Đám cưới là dịp vui mừng cho cô dâu, chú rể, cho gia đình hai họ và cho thực khách. Không cung cấp đủ thức ăn, thức uống cho khách là điều xấu hổ, mang tiếng suốt đời, một xỉ nhục cho gia đình. Đức Kitô và môn đệ Ngài đi dự tiệc cưới trong làng Cana. Giữa tiệc gia đình hết rượu. Có thể gia đình nghèo không đủ tiền mua rượu, cũng có thể gia đình chưa hề tổ chức tiệc nên thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức. Chúng ta không biết rõ. Điều chúng ta biết rõ là Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Đức Kitô biết nỗi khổ tâm của gia đình. Bà nói cùng Đức Kitô. Gia đình chủ tiệc hết rượu. Bà không hề yêu cầu Đức Kitô làm điều gì, chỉ thông báo cho Ngài biết gia đình gặp trở ngại lớn, hết rượu đãi khách. Dường như hai mẹ con tâm đầu í hợp trong vấn đề này. Cả hai cùng ngầm hiểu. Đức Kitô hiểu rõ Đức Trinh Nữ Maria mong muốn gì nơi Ngài. Đức Trinh Nữ tin là Đức Kitô sẽ làm điều gì tốt đẹp cho gia đình. Đức Kitô đáp với Đức Trinh Nữ. Việc này đâu can chi đến Mẹ, giờ Con chưa đến. Thoạt nghe câu này chúng ta có cảm tưởng dường như đây là lời từ chối khéo. Nhiều người bất bình điều Đức Kitô đáp. Đức Trinh Nữ Maria không hiểu khác. Bà tin Đức Kitô hứa làm điều tốt đẹp. Ngài nói với bà: Giờ con chưa đến nhưng vì mẹ yêu cầu con sẽ giúp họ trong trường hợp đặc biệt này. Hiểu như thế nên bà căn dặn gia nhân giúp việc trong tiệc cưới: Nếu Ngài bảo gì thì cứ làm theo. Ngạc nhiên thay, gia nhân vâng phục Đức Kitô và bà Maria.
Đức Kitô nói gia nhân hãy đổ nước đầy vào các chum vại trước cửa nhà. Đổ đầy nước tới miệng chum vại cho biết không còn có thể bỏ thêm thứ gì vào được nữa. Nếu bỏ vào nước sẽ tràn ra. Đức Kitô vẫn ngồi tại bàn cùng các môn đệ. Ngài nói với gia nhân mang nước lại cho chủ tiệc. Nuớc từ chum vại mang đến cho chủ tiệc biến thành rượu ngon. Chủ tiệc nói với chú rể. Rượu ngon, thượng hảo hạng này chú đem ra hơi trễ. Đúng ra phải mang ra ngay từ đầu tiệc; ai lại chờ cho khác gần say mới mang rượu thượng hảo hạng ra bao giờ. Chủ tiệc nói thế bởi ông không biết rượu từ đâu đến. Không ai hiểu Đức Kitô làm thế nào mà nước lã biến thành rượu ngon, kể cả kẻ giúp việc cũng không biết. Khách dự tiệc chỉ biết thưởng thức, còn rượu từ đâu đến thì ai cũng tin là do chủ tiệc cung cấp. Chủ tiệc thì trong lòng nóng như lửa đốt vì nhà hết rượu, tìm đâu ra rượu đãi khách cho đỡ mất mặt.
Điều rõ ràng, Đức Kitô không hề đụng chạm đến chum vại, cũng không hề đến gần nước. Nước biến thành rượu ngon bởi chúng vâng lệnh Ngài. Chỉ có một giải thích hợp lí duy nhất là từ í định thầm kính trong tâm tư Đức Kitô, Ngài ra lệnh cho nước biến thành rượu và chúng vâng phục. Đức Kitô làm được việc khác thường, trái luật thiên nhiên bởi Ngài là Chúa của thế giới thiên nhiên. Rất ít khi Đức Kitô can thiệp vào luật thiên nhiên và chúng luôn nghe theo lời Ngài. Biến nước thành rượu, Ngài đi trên ngọn sóng, Ngài ra lệnh cho sóng gió im lặng, Ngài hoá bánh ra nhiều, Ngài cho Phêrô mẻ cá lớn bắt gần bờ hồ, đều là những thí dụ điển hình.
Phép lạ nước lã thành rượu ngon cho chúng ta một số bài học đức tin.
Thứ nhất, Đức Kitô có thể làm phép lạ cách khác nhưng ngài chọn cho phép gia nhân đóng góp vào việc Ngài hoá nước thành rượu. Bởi được cộng tác với Ngài nên gia nhân cũng được chia sẻ vinh quang Ngài ban cho họ, và họ cảm thấy hữu dụng trong việc phục vụ. Ngày nay Đức Kitô tiếp tục kêu gọi Kitô hữu sống phục vụ chia sẻ công việc hai ngàn năm trước ngài bắt đầu trong cuộc đời rao giảng công khai.
Thứ hai, sáu chum vại đựng nước dùng rửa tay theo phong tục thanh tẩy của người Do Thái. Đức Kitô biến nước thanh tẩy thành rượu cho biết nước thường trở thành rượu đặc biệt. Điều này cho biết bất cứ điều gì Đức Kitô thực hiện đều mang lại hoan lạc cho con người, đồng thời giúp giải quyết khó khăn ngoài khả năng con người có thể thực hiện.
Thứ ba, Đức Kitô dự tiệc cưới tái xác định điều Thiên Chúa dậy về bí tích Hôn Nhân. Sau này kẻ chống đối thử hỏi Ngài. Họ hỏi có được phép li dị không? Đức Kitô một lần nữa tái xác nhận giá trị truyền thống gia đình và tính bất di bất dịch của bí tích Hôn Nhân. Sự gì Thiên Chúa liên kết, con người không được phép phân li. Rõ ràng khi Thiên Chúa là trung tâm điểm cuộc sống gia đình, gia đình đó hạnh phúc, yên vui, đầm ấm.
Thứ tư, Đức Trinh Nữ Maria và Đức Kitô không đến dự tiệc mà không có quà tặng. Thực ra sự hiện diện của các Ngài là món quà quí hơn mọi món quà. Biết thế nhưng các Ngài vẫn mang quà lại cho đôi tân hôn để nói lên tầm quan trọng bí tích Hôn Nhân Thiên Chúa Giáo. Đức Kitô tặng đôi tân hôn hàng ngàn lít rượu thượng hảo hạng. Số rượu còn lại sau tiệc cưới, đôi tân hôn có thể mang bán lấy tiền trang trải tiệc cưới, đồng thời có vốn tạo dựng cuộc sống gia đình trong tương lai.
Một khi Chúa trao ban, Ngài luôn cho dư thừa.
TiengChuong.org
Changing
To change something we need to add something else to make the change. Without adding something we could change nothing. Jesus added nothing into the water, but changed the water into, not an ordinary one, but the best wine. He had the power beyond the natural world. It meant He was the Lord of nature.
A wedding was supposed to be a happy occasion, and having insufficient food or drink for guests would be shameful. The Canna's wedding ran out of wine. Probably the bridegroom's family was poor in both finance and organizational skills. We don't know. Mary, Mother of Jesus, came to their rescue. She told Jesus, the family had no more wine. She made no such clear request of her Son, but simply told Him about the host's problem. It seemed both Jesus and Mary shared the same mind's wave length on this matter. He understood exactly what she was expecting of Him, and she was certain that He would do something good for the family. Jesus said to Mary that His hour has not yet come. The implication would be that, by her request, He would make an exception. Mary gave a clear instruction to the servants, implying that Mary believed Jesus certainly would do something about it, even though His hour had not yet come. She had no idea what Jesus would do to save the bridegroom's family, but boldly told the servants, 'Do whatever he tells you'. Surprisingly, the servants obeyed both Mary and Jesus. They simply did their job as they were told, without asking or understanding.
Jesus told the servants to fill the jars with water. 'And they filled them to the brim'. Filling to the brim meant there was no more room left in the jars for Jesus to add on anything. He didn't even come near the jars, but simply asked the servants to fill the water into the jars. He then told them to bring the water to the steward. The water turned into wine. No one added anything to the water. Jesus transformed the water into the best wine by His will. When we truly believe in Jesus, He could transform our life, transform us into God's chosen people. The water in the jars, in a mysterious way, turned into the best wine. No one, not even the servants who carried out the work, knew when and how the water turned into wine. The wedding guests knew nothing, just imply enjoyed the best wine. Apart from Jesus no one knew how the water changed into wine. Jesus' power was hidden from them all.
Jesus could make the miracle differently, all by Himself, but He allowed the servants to carry out the work. They became His assistants and shared the glory of His miracle. Jesus worked through the servants and made them feel worthwhile. Today Jesus asked us to continue the work He had begun on earth, and to share His gift of everlasting life.
The six jars of water was used for purification as Jewish ritual custom. Changing the ritual water into wine, Jesus was creating an ordinary thing- ritual water- to special thing. His new creation not just brought joy to the wedding guests, but it saved the bridegroom's family from disgrace.
Jesus and His disciples went to the wedding to affirm the traditional family value. Sometime later, His opponents challenged Him about the notion of divorce. Jesus affirmed them the traditional teaching about the unbreakable bond of the Sacrament of marriage. When God is the centre of our life, our family, we have joy and love.
Mary and Jesus would not have a free feast at the wedding. The changing a hundred of gallons of water into the best wine to save the bridegroom from disgrace. It also gave financial support for the newly wedded couple. They could sell the wine left over from the party for financial gain. Whenever God gives, God gives abundantly.
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.
Bấy giờ, Đức Giê-su trở lại thành Ca-phác-na-um. Hay tin Người ở nhà, dân chúng tụ tập lại, đông đến nỗi ngoài cửa cũng không còn chỗ đứng. Người nói lời Thiên Chúa cho họ. Bấy giờ người ta đem đến cho Đức Giê-su một kẻ bại liệt, có bốn người khiêng. Nhưng vì dân chúng quá đông, nên họ không sao khiêng đến gần Người được. Họ mới dỡ mái nhà, ngay trên chỗ Người ngồi, làm thành một lỗ hổng, rồi thả người bại liệt nằm trên chõng xuống. Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giê-su bảo người bại liệt: “Này con, tội con được tha rồi.” Nhưng có mấy kinh sư đang ngồi đó, họ nghĩ thầm trong bụng rằng: “Sao ông này lại dám nói như vậy? Ông ta nói phạm thượng! Ai có quyền tha tội, ngoài một mình Thiên Chúa?” Tâm trí Đức Giê-su thấu biết ngay họ đang thầm nghĩ như thế, Người mới bảo họ: “Sao các ông lại nghĩ thầm trong bụng những điều ấy? Trong hai điều: một là bảo người bại liệt: ‘Tội con được tha rồi’, hai là bảo: ‘Đứng dậy, vác chõng mà đi’, điều nào dễ hơn? Vậy, để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội, -Đức Giê-su bảo người bại liệt-, Ta truyền cho con: Đứng dậy, vác chõng mà đi về nhà!” Người bại liệt đứng dậy, và lập tức vác chõng đi ra trước mặt mọi người, khiến ai nấy đều sửng sốt và tôn vinh Thiên Chúa. Họ bảo nhau: “Chúng ta chưa thấy vậy bao giờ !”
Đó là lời Chúa
41. Nếu con muốn thăng tiến đến bước cao nhất thì con phải dũng cảm ra tay, kê cái rìu trên gốc tư dục, chặt triệt tình cảm yêu bản thân mình và yêu các vật thế gian.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ở Phôi Châu có một người cõng một quái thai đi đến chợ và mời chào khách đến coi để kiếm tiền.
Quái thai ấy có một cái cổ dài và hai cái đầu, mặt mày tương đối, tổng cộng có bốn tay và bốn chân. Có người đến cáo với huyện lệnh là người ấy lừa tiền, huyện quan bèn ra lệnh cho sai nha kéo quần ông ta xuống, đánh mười mấy roi nơi mông và đuổi ông ta ra khỏi kinh thành.
Có người hỏi ông ta:
- “Thằng bé này là do ông sinh dưỡng phải không?”
Ông ta trả lời:
- “Phải”.
Người ấy cười nói:
- “Tội không phải ở nơi mông, tại sao lại đánh nơi mông chứ?”
(Kim Hồ Thất Mặc)
Suy tư 66:
Cái miệng nói tầm bậy, cái mông bị đánh.
Con mắt nhìn tầm bậy, cái mông bị đánh.
Cái tay tháy máy, cái mông bị đánh.
Cái chân đi tầm bậy, cái mông bị đánh... Tóm lại, cái mông là nơi “chịu trận” cho toàn thân, khi những bộ vị “cao sang” như mắt, miệng, tay chân làm bậy.
Có tín hữu nọ nói với tôi rằng: đạo của mình sướng thật vì có “ông cha”, hễ cứ phạm tội thì đến nhà thờ “trút cả” cho ổng nghe là nhẹ nhàng !
Xét về đức tin và bí tích thì “ông cha” là người thay mặt Thiên Chúa để tha tội cho hối nhân; xét về mặt thân thể thì “ông cha” là “cái mông” -chi thể của thân thể- để chịu giáo hữu tra tấn; xét về mặt vệ sinh thì “ông cha” là cái “giỏ rác” để giáo hữu “vứt bỏ rác rưởi” tội lỗi vào trong giỏ...
Buồn và đau khổ nhất của linh mục là khi ngồi tòa giải tội, tội của giáo dân càng lớn càng nhiều, thì tâm hồn của các ngài các đau khổ hơn, bởi vì các ngài cảm nghiệm rằng: vì mình là mục tử nhưng chưa làm tròn bổn phận mục tử, nên giáo dân mới phạm tội nhiều và to lớn như vậy...
Các giáo dân hãy cầu nguyện nhiều cho các linh mục, bởi vì nổi đau khổ nhất của các ngài là vẫn còn có nhiều giáo dân phạm tội trọng.
“Tội không phải ở nơi mông” nhưng mông là một phần chi thể của thân thể.
Ai hiểu được thì hiểu...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
(Thứ Bảy sau Chúa Nhật I TN – 1Sm 9,1-4.17-19;10,1a; Mc 2,13-17)
Chuyện nhà đạo: Một ứng viên nào được thụ phong linh mục hay được tấn phong giám mục thì bà con tín hữu thường xác tín đó là người được Chúa chọn. Nếu có ai đó đang tu mà chuyển hướng thì lại nói Chúa gọi thì nhiều mà Chúa chọn thì ít! Đã từng hỏi các bé thiếu nhi trong thánh lễ hôn phối rằng: “Có phải Chúa “bắt” hai anh chị này cưới nhau không?” Các bé vô tư trả lời ngay: “Dạ không”. Kitô hữu trưởng thành đều nhận biết bí tích hôn phối thành sự là do hai anh chị ý thức, tự do tự nguyện kết hôn với nhau. Và cũng chính hai anh chị, (đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy) là người cử hành bí tích hôn phối.
Xin mạnh dạn khẳng định rằng Thiên Chúa không trực tiếp chọn bất cứ ai vào thừa tác vụ này, thừa tác vụ kia, kể cả thừa tác vụ có thánh chức. Vậy chúng ta hiểu thế nào về lời của Chúa Giêsu: “Không phải các con chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con”(Ga 15,16). Chúa Giêsu chọn các môn đệ, các tông đồ là theo nhân tính, vì Tin Mừng tường thuật trước khi chọn lấy mười hai vị đặt làm tông đồ thì Chúa Giêsu đã “thức trắng một đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa” (x.Lc 6,12-16).
Thiên Chúa không trực tiếp chọn người làm vua tiên khởi cho dân Israel mà trao cho tiên tri Samuel. Saolê được xức dầu làm vua Israel nhưng rồi thời gian sau đó ông đã mất ngai vàng vào tay Đavid, cũng là người do tiên tri Samuel chọn và xức dầu. Chúa Giêsu theo nhân tính đã chọn mười hai vị đặt làm tông đồ và trong đó có một vị là Giuđa Iscariốt đã “rời bỏ hàng ngũ” tông đồ. Tin Mừng ngày thứ Bảy sau Chúa Nhật I Thường Niên tường thuật việc Chúa Giêsu chọn gọi Lêvi, một nhân viên thu thuế làm tông đồ (x.Mc 2,12-17). Theo quan niệm người Do thái thời bấy giờ nhân viên thu thuế là hạng người tội lỗi gấp đôi người thường, được xem tương đương như phường “bán thân nuôi miệng”, vì Tin Mừng thường kể tên hai hạng người này đi liền nhau. Saolê mà tiên tri Samuel chọn là một thanh niên cao ráo, đẹp trai chỉ một nỗi là thuộc chi tộc con út của Giacob là Bengiamin.
Thử hỏi dựa vào tiêu chí nào để chọn gọi người phụng sự chương trình Thiên Chúa cách đặc biệt? Qua việc chọn gọi của Chúa Giêsu và tiên tri Samuel thì chúng ta khó tìm tìm thấy điểm chung. Và câu trả lời là “không thấy tiêu chí nào rõ nét”, nghĩa là bất cứ ai cũng có thể được chọn gọi, miễn là họ sau đó đáp ứng được sự tuyển chọn nhờ được huấn luyện.
Xin có thiển ý về việc chọn gọi các ứng sinh vào hàng nam nữ tu sĩ hay linh mục. Phải chăng khi nhiều giáo phận và một số dòng tu đặt tiêu chí “cái bằng Đại học” là quá khe khắt và có thể bất cập? Có đó nhiều thanh niên nam nữ có nhiệt huyết, có khả năng nhưng vì hoàn cảnh nào đó mà không “kiếm được cái bằng Đại học” thì vô tình chúng ta đã loại họ ra khỏi cơ hội sống cống hiến? Trong thực tế tại Việt Nam thì giá trị của tấm bằng Đại học chưa thực sự nói lên điều gì. Phải chăng chuyện “sính bằng cấp” ở ngoài xã hội đã len vào Giáo hội? Hơn nữa khi chọn các ứng sinh thì các giáo phận, các dòng tu đều có kỳ thi tuyển thì tại sao không mở rộng khâu đầu vào để cho có thêm nhiều ứng viên tham gia thi tuyển? Dù không quá khích là bỏ mọi tiêu chí, nhưng thiết nghĩ rằng về trình độ học vấn thì mức “tốt nghiệp phổ thông” là đạt.
Thiên Chúa không trực tiếp chọn gọi, tuyển lựa, nhưng trao cho những vị có thẩm quyền trong Giáo hội chọn gọi các ứng viên làm tông đồ. Ngay đến vị lãnh đạo cao cấp nhất trong Giáo Hội Công Giáo là Đức Giáo Hoàng, thế mà hiện nay Thiên Chúa vẫn để cho Hồng Y cử tri đoàn cái quyền bầu chọn. Môn đệ không hơn Thầy. Khi có được quyền tuyển chọn thì có đó trách nhiệm phải gánh vác. Xin các vị hữu trách hãy noi gương Thầy Chí Thánh Giêsu.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Kinh Mai Khôi chính là kinh Mân Côi mà bình thường giáo dân nào cũng thuộc, lại siêng năng đọc mỗi ngày nữa. Đó là một thói quen rất tốt từ bao đời nay nơi nhiều Người Công Giáo. Người ta đọc kinh lần hạt. Đây là hình thức cầu nguyện phổ thông và khá đơn giản, lại dễ thực hành. Rất ước mong hình thức này vẫn được duy trì trong khuôn khổ các việc đạo đức thông thường và lòng sùng kính cá nhân. Sau đây xin đề cập đến chất Tin Mừng và tính Giáo Hội trong lòng sùng kính này cho phù hợp với Hiến Chế Lumen Gentium (Ánh Sáng Muôn Dân) chương VIII, Tông Huấn Marialis Cultus của ĐGH Phao-lô VI và Rosarium Virginis Mariae của ĐGH Gio-an Phao-lô II.
1.Nội dung hay chất Tin Mừng trong Kinh Mai Khôi
Trước hết xin nói về nội dung hay chất Tin Mừng trong Kinh Mai Khôi. Thời đại này, Lời Chúa được nhấn mạnh và Tin Mừng được đề cao. Một nền đạo đức mới đặt nền tảng trên Lời Chúa đã ra đời để bổ túc cho nền đạo đức cũ vốn được xây dựng trên các thứ lòng sùng kính. Vào các giai đoạn lịch sử, Lời Chúa ít được biết đến và Phụng Vụ là một mảnh vườn khép kín đối với giáo dân thì người ta phải chạy đến các thứ lòng sùng kính để nuôi dưỡng lòng đạo đức của mình. Đó là điều tự nhiên và dễ hiểu. Nhưng bây giờ, tình thế đã thay đổi nên lòng đạo đức cũng phải có căn bản vững vàng hơn. Căn bản đó là Kinh Thánh và Phụng Vụ. Ngoài Thánh Lễ và Các Giờ Kinh Pphụng Vụ ra, Chuỗi Kinh Mai Khôi đáp ứng được đòi hỏi này, vì các kinh đọc trong đó lấy từ Kinh Thánh, Phụng Vu và các mầu nhiệm suy ngắm cũng là những mấu nhiệm về cuộc đời Chúa Cứu Thế rút ra từ các Sách Tin Mừng.
Quả vậy. Kinh Kính Mừng là lời chào của Thiên Thần Gáp-ri-en đến báo tin cho Đức Mẹ, Kinh Lạy Cha là kinh Chúa Giê-su dạy cho các Tông Đồ và Kinh Sáng Danh là vinh tụng ca Giáo Hội dùng để kết thúc mỗi thánh vịnh, khi đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Còn các mầu nhiệm thì cũng là những biến cố vui mừng, đau khổ, sáng láng trong cuộc đời Chúa Cứu Thế.
Năm Sự Vui là gì, nếu không phải là cuộc đời Chúa Giê-su ở giai đoạn thơ ấu, từ lúc thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ cho tới khi Người tìm được Con Mình trong đền thờ. Những biến cố này đều được ghi trong các Sách Tin Mừng Nhất Lãm.
Năm Sự Thương là gì, nếu không phải là giai đoạn cuối cùng trong cuộc đời Chúa Cứu Thế, khi Người lên Giê-ru-sa-lem, bị điệu đến dinh Tổng Trấn Phi-la-tô, bị hành hình rồi bị treo trên thập giá.
Năm Sự Mừng là gì, nếu không phải là giai đoạn chót trong cuộc đời tại thế của Chúa Giê-su, từ khi Người sống lại, ban thần khí cho các Tông Đồ rồi lên trời, hẹn ngày lại đến trong vinh quang.
Năm Sự Sáng là gì, nếu không phải là những biến cố đặc biệt liên quan đến Phép Rửa tại Sông Gio-đan, Phép Lạ Biến Nước Thành Rượu Ngon tại Ca-na, công cuộc Rao Giảng Tin Mừng và kêu gọi Ăn Năn Sám Hối, Cuộc Hiển Dung trên núi Ta-bo và việc thành lập Chức Linh Mục và Bí tTch Thánh Thể?
Như vậy, Chuỗi Kinh Mai Khôi là một bản tóm tắt gọn gàng, dễ nhớ về những biến cố quan trọng trong cuộc đời Chúa Cứu Thế. Mỗi khi đọc một chục kinh Mai Khôi là chúng ta có dịp nhớ lại một mầu nhiệm và sống ý nghĩa của mầu nhiệm ấy. Lần Chuỗi Mai Khôi là thực hành lời thánh Phao-lô khuyên tín hữu Phi-líp-phê : “Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Ki-tô Giê-su. Đức Giê-su vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã làm cho mình hóa ra không, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Ngượi lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên CâyThập Tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu.” (Pl 2,5-9)
Bốn câu trong chương 2 thư Phi-líp-phê tóm tắt được các mầu nhiệm vui mừng, đau khổ trong cuộc đời Chúa Cứu Thế và khuyên nhủ tín hữu dựa vào đó mà có những tâm tình xứng hợp khi đối xử với nhau là từ bỏ độc quyền, hạ mình xuống, hy sinh, vâng phục để được vinh hiển trong ngày Chúa quang lâm.
Ngoài ra, Chuỗi Kinh Mai Khôi lại còn có nội dung Tin Mừng ở điểm này nữa là địa vị của Đức Mẹ mà chúng ta tôn kính, khi lần Chuỗi Mai Khôi. Mai Khôi là những bông hồng đẹp được tượng trưng bằng các Kinh Kính Mừng để tôn vinh Người. Đức Mẹ đã có mặt trong cuộc đời Chúa Cứu Thế từ những giây phút đầu cho đến những giây phút cuối. Sự có mặt của Người vừa kín đáo lại vừa bi thảm. Người có mặt đó nhưng lại hoàn toàn tùy thuộc vào Con của Mình, như trong Tiệc Cưới Ca-na hay trong cảnh cậu bé Giê-su ở lại trong đền thờ, nghe các bậc thầy Do thái và đặt ra các câu hỏi cho các ông, sau cuộc trẩy hội lên Giê-ru-sa-lem. Đức Mẹ là người đầu tiên đã suy nghĩ và họa lại những tâm tình của Chúa Giê-su trong đời sống của mình. Bây giờ Đức Mẹ lại giúp chúng ta chuyển hiện những tâm tình này vào đời sống. Vì vậy, ĐGH Lê-ô XIII trong thông điệp Adjutricem Populi mới viết : “Một trong những lợi điểm chính của Chuỗi Mai Khôi là tạo cho tín hữu một phương tiện đơn giản và dễ dàng để nuôi dưỡng lòng tin.”
2. Chuỗi kinh Mai Khôi mang tính Giáo Hội
Giáo Hội nhận Chuỗi Kinh Mai Khôi là lời kinh của mình và không ngớt lời khen ngợi. Trong thông điệp Octobri Mense, lại cũng ĐGH Lê-ô XIII viết : “Tất cả lòng sùng kính Đức Mẹ cô đọng lại trong Chuỗi Kinh Mai Khôi.”
Giáo Hội là một cộng đồng rộng lớn không biên giới bao gồm những người tin nhận Chúa Giê-su Ki-tô. Lời kinh nào muốn có tính Giáo Hội thì phải được Giáo Hội công nhận đã đành mà còn phải phổ cập nữa. Về điêm này, Kinh Mai Khôi thật là phổ cập vì đó là kinh của mọi tín hữu, ai cũng đọc được, từ người trẻ cho đến người già, người thông thái cũng như người không có học hay ít học, người giầu hay người nghèo, người khỏe mạnh cũng như người đau yếu, khi vui cũng như lúc buồn, khi làm việc cũng như lúc nghỉ ngơi. Kinh này lại có thể đọc được ở bất cứ đâu hay trong hoàn cảnh nào, ở nhà thờ, ở nhà mình, ở ngoài đường, trong nơi yên lặng hay giữa chốn ồn ào náo động và nhất là đọc chung với nhau trong gia đình hay những khi có đông người Công Giáo họp nhau lại.
Tính Giáo Hội của Kinh Mai Khôi lại càng tỏ hiện trong ba tổ chức được công nhận dưới đây:
2,1 Hội Mai Khôi
Hội qui tụ những người tình nguyện suy ngắm các mầu nhiệm Mai Khôi mỗi tuần một lần.
2,2 Hội Mai Khôi vĩnh viễn
Hội này do linh mục Ricci thành lập năm 1629 và được linh mục Chardon sắp xếp, tổ chức lại ở Lyon năm 1858. Mục đích của Hội là dâng lời ca tụng liên lỉ, phân chia cho mỗi người mỗi tháng một lần suy ngắm toàn bộ Chuỗi Mai Khôi vào ngày giờ được ấn định trước.
2,3 Chuỗi Mai Khôi sống
Hội này được thành lập tại Lyon năm 1826 do cô Pauline Jaricot, chia cho mỗi người mỗi ngày đọc một chục Kinh Mai Khôi và suy ngắm về một mầu nhiệm.
Kết luận
Trên đây là hai điểm đặc biệt về Chuỗi Kinh Mai Khôi, tức chất Tin Mừng và tính Hội Thánh được bao gồm trong đó. Chúng ta lần hạt với ý thức là mình đang làm một công việc có chất Tin Mừng, được Giáo Hội công nhận và nhiệt tình khuyến khích, một công việc thu tóm lại tất cả cuộc đời Chúa Cứu Thế.
Như vậy lần Chuỗi Mai Khôi theo thói quen, đọc mà không nghĩ đến các mầu nhiệm trong cuộc đời Chúa Cứu Thế, hoặc không đọc bao giờ hay đôi khi mới đọc đều là những điểm cần phải suy nghĩ lại để điều chỉnh cho phù họp với ý nghĩa và giá trị của chuỗi kinh này.
L.m. An-rê Đỗ Xuân Quế O.P.
CHÚA NHẬT II Tn -C-
Isaia 62: 1-5; Tvịnh 95; 1 Côrinthô 12: 4-11; Gioan 2: 1-11
Thông báo hai người sắp đính hôn sẽ khiến cho cả hai gia đình suy nghĩ. Còn bạn bè và người thân của họ thích thú. Tuy nhiên, đôi khi lại có hình ảnh như "một cặp đôi trên thiên đàng" thì gia đình và bạn bè của đôi bên sẽ vui mừng. Mặc dù đôi khi, ngoài hai người là chàng trai và cô gái mà có cả những bà con hai bên rất yêu mến chúc phúc cho cả hai người. Một cảm nghĩ xãy ra giữa hai người là đây chính là "một đôi lứa trên thiên đàng".
Bạn có thể nghe được những điều như "Họ có quá ít điểm chung". Người nam để dành nhiều thì giờ xem các trận thể thao, còn người nữ thì dành nhiều thì giờ để “tám” hay nhắn tin điện thoại”. "Thật ra thì người nam cũng làm như thế. Tối hôm trước tôi thấy cả hai người vào tiệm ăn, và cả hai đều đang nhắn tin”. “Người nữ có học thức hơn anh ấy. Anh ta hình như không có nhiều tham vọng”. “Cô ta là người chi phối mọi việc, còn anh ta thì quá dễ tính”. “Cô ta thì xử dụng đồng tiền rất thoải mái, còn anh ta thì tiết kiệm”. Và cuộc sống cứ thế mà tiếp tục. Câu chuyện vẫn được trao đổi tại bàn ăn, ngoài tầm tai của hai người. Cuối cùng, mọi người đồng ý, cho là cặp đôi này, có vẻ có nhiều rủi ro lớn!
Chúng ta đang trao đổi với nhau xung quanh bàn tiệc Thánh Thể của chúng ta hôm nay. Đó là những mẫu chuyện về gia đình, hay nói về đời sống hôn nhân, một cuộc hôn nhân khác hệ, giữa hai bên khác biệt nhau, thật sự họ không giống nhau tí nào cả. Bài trích sách ngôn sứ Isaia và bài phúc âm thánh Gioan hôm nay phù hợp với nhau như bàn tay mang vừa găng tay.
Ngôn sứ Isaia nói với dân chúng Israel ở nơi lưu đày. Dân Ísrael đã gặp nguy khốn vì họ không trông cậy vào Thiên Chúa là Đấng đang chăm sóc cho họ, và bởi họ đã phá bỏ lời giao ước và liên kết chính trị một cách tồi tệ với các dân ngoại, để chống lại nước Babylon. Bởi thế dân Babylon xâm lấn Giêrusalem, phá huỷ thành trì và bắt các người lãnh đạo, các nghệ sĩ, và các thợ thủ công chuyên nghiệp đi lưu đày, và để lại những người nghèo nhất, và những người yếu đuối nhất để canh tác đất đai. Đây là câu chuyện thường xãy ra thời xa xưa; Những lao động chính bị bẳt làm nô lệ, rời xa quê hương yêu mến của họ để tính quật khởi của họ.
Hôm nay nơi bàn ăn, gia đình thử bàn luận với nhau về một hình ảnh như là "Thiên Chúa có thể làm tốt hơn là Ngài tham dự vào việc của loài người. Hãy xem việc đó đã dẫn đưa đến đâu. Ồ! Thiên Chúa có thể đứng từ xa, hay chỉ bằng một thao tác nhỏ như lúc Tạo Dựng - mặc dù có thể gây nên sự chán nản. Nhưng Thiên Chúa là một thẩm phán của chúng ta. Ở giờ phút sau cùng, Ngài trở lại để phán xét về những việc chúng ta đã làm. Điều đó chắc sẽ làm giảm bớt cảm giác bị bội phản. Bớt đi số lần Thiên Chúa nói với Israel và chúng ta sao dân chúng lại làm như thế?!"
Nhưng, hình như Thiên Chúa bị mù quáng vì tính Ngài yêu thương chúng ta. Thật ra đó là một tình yêu đầy mê mụi! Có người đã nói về tình yêu thương của Thiên Chúa đối với loài người chúng ta: "Điều đó sẽ không bao giờ kéo dài. Loài người rất yếu đuối thường thay đổi. Họ sẽ nhiều lần thay đổi việc hết lần này qua lần khác. Họ giống như những người lưu đày nơi vùng lạ.
Thiên Chúa có thể sử dụng một số người trong chúng ta để cộng tác với Ngài. Một người khôn ngoan đến nói với Thiên Chúa. "Trái tim con sắp tan nát; lần này rồi đến lần khác. Có đáng bị như thế không? Ngài hãy chối bỏ họ đi!” Nhưng, hôm nay, ngôn sứ Isaia nói thay Thiên Chúa cho những người bị lưu đày đang tan nát và chán chường ở nơi xứ lạ quê người. Ngôn sứ nhớ những cách gọi tên đầy khinh dễ cho những người đi lưu đày là "đồ bị ruồng bỏ" "đồ bỏ rơi". Nhưng, cũng giống như các cặp vợ chồng thường dùng tên thú cưng đặt cho nhau. Ngôn sứ nói là Thiên Chúa sẽ đặt tên cho dân Israel, không còn những tên xấu nữa. Ngài như là một người chồng xưa sẽ đặt tên người vợ sống ở nơi xa.
Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta khi chúng ta ra đi lang thang, khi chúng ta tự chọn sự ngu mụi. Khi đức tin của chúng ta không còn hăng say nhiệt thành nữa. Tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta vẫn không hề nguội lạnh, cho dù chúng ta đã đi theo đường lối xuẩn ngốc và tội lỗi. Thiên Chúa luôn luôn trở lại để tha thứ cho chúng ta. Thiên Chúa luôn luôn tìm kiếm sự thân mật với loài người trong yêu thương, để cứu chúng ta ra khỏi chính chúng ta, để đưa chúng ta trở về quê thật, tránh khỏi mọi nơi lưu đày mà chúng ta đã lưu lạc đến.
Ai đã làm cho mọi sự lộn xộn như thế. Chắc là do dân Israel đã làm, từ lần này qua lần khác. Họ đã giết các ngôn sứ mà Thiên Chúa đã gởi đến để giúp họ. Nhưng, Thiên Chúa không thể dễ dàng lay chuyển được họ. Làm sao chúng ta biết được như thế? Vì Chúa Giêsu đến dự tiệc cưới ở Cana và, nếu chúng ta nghe lời ngôn sứ Isaia hôm nay, chúng ta nhận ra đó không phải chỉ là tiệc cưới của một đôi lứa vo danh, trong một làng nhỏ, và nơi đó không còn trong lịch sử. Sự hiện diện của Chúa Giêsu ở tiệc cưới và những gì Ngài đã làm ở đó loan báo rằng Đấng Mêsia được mong đợi bấy lâu nay đã đến. Chú rể đã đến để nhận cô dâu. Chúa Giêsu là chủ trì của tiệc cưới. và Ngài đã cung cấp một lượng rượu ngon rất dồi dào 120 - 150 gallons!
Như các ngôn sứ đã hứa, Thiên Chúa là Ý Trung Nhân đầy yêu thương rộng lượng, và đến cuối đời Ngài có thể cung cấp một bữa tiệc đầy thức ăn ngon lành, và rượu ngon tràn ngập. Sự ngập tràn của rượu là dấu chỉ ân phúc cho chúng ta. Chúng ta có thể đã tự đi trên "một chặng đường dài", hay một đoạn ngắn, để tự lưu đày bản thân mình. Nhưng, chúng ta đã trở lại tiệc cưới này để gặp lại Thiên Chúa của chúng ta một lần nữa. Thiên Chúa là Tình Lang đầy yêu thương luôn rộng lượng, là Đấng không bao giờ bỏ rơi chúng ta, và Ngài luôn luôn chào đón chúng ta trở về. Ngài luôn cung cấp cho chúng ta một khởi nghiệp mới, hết lần này qua lần khác. Thiên Chúa là Đấng đã gọi chúng ta, như Isaia gọi chúng ta bằng cái tên rất thân thương là "Cục cưng của Ta!"
Hãy thử gọi tên đó hoài, một ngày hay suốt đời. Bất kể có những sự kiện gì xãy ra, chúng ta sử dụng tiêu chuẩn nào để đánh giá bản thân chúng ta. Hãy nghe tiếng nói yêu thương của Thiên Chúa đã gọi chúng ta là "Cục cưng của Ta!". Tôi biết là theo bất cứ tiêu chuẩn đo lường bình thường nào, điều vô giá trị trong tình yêu. Nhưng, nếu chúng ta cố gắng mang lấy danh hiệu mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta trong Chúa Giêsu, thì điều đó sẽ giúp ích gì cho bản thân chúng ta? Điều đó có ảnh hưởng gì đến niềm tin của chúng ta vào Thiên Chúa? Còn với các láng giềng chúng ta, những người mà Thiên Chúa muốn tiếp cận với tình yêu mến như những gì chúng ta đã được hưởng? Chúng ta sẽ xử lý như thế nào để luôn được nghe Thiên Chúa gọi chúng ta là "Cục cưng của Ta!"?
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
2nd SUNDAY -C-
Isaiah 62: 1-5; Psalm 96; 1 Corinthians 12: 4-11; John 2: 1-11
The announcement of an engagement certainly stirs the whole family – both families. When it seems like a "match made in heaven" friends and relatives of the couple are delighted. Sometimes though, while both the engaged woman and man are well-liked, there may be talk among the relatives, outside the hearing of the couple. A feeling may float among them that this is not exactly a "match made in heaven."
You hear things like, "They have so little in common." "He spends so much time watching sports, she’s always on the phone, or texting." "Well he does too. The other night I saw them in a restaurant and they were both texting." "She has more education than he. He seems to have no ambition." "She’s a plugger, he’s too easygoing." "She’s free with money, he’s frugal." And so it goes. Conversations like that may go on around the dinner table – out of the couple’s earshot. Bottom line, all agree, this union, to say the least, seems like a big risk.
We are having a conversation around our Eucharistic supper table now. It is a family conversation and it is about an espousal, a marriage of a different kind, between two very unlikely parties, a very unlikely pair. The readings from Isaiah and John fit like hand in a glove.
Isaiah is talking to a people in exile. Israel has been devastated because they didn’t trust God to care for them, so they broke the covenant and made bad political alliances with pagan nations against the Babylonians. So, the Babylonians swept in, destroyed Jerusalem and took the leaders, artists and craftspeople into exile, leaving the poorest and most fragile behind to tend the land. It was a common ancient practice: take the heart of the nation into slavery, away from their beloved land. Break their spirit.
Today our table, family conversation, might go like this: "God could do better than get involved in human affairs. Look where that leads. God should keep a distance, or just be satisfied being Creator – even though that would have its frustrations as well. Maybe God could be our Judge, come back at the End to pass judgment on how we did. That certainly would reduce the feelings of betrayal and the number of times God might say to Israel and to us, ‘How could you?!’"
But God seems blinded by love for us. And what a risky love that is! Someone could say about God’s loving relationship with us humans, "It will never last. Humans are too fickle, they’ll go off and do their own thing, again and again. They are like exiles in a foreign land.
Maybe God could use what some of us have had – a wise aunt – to tell God, "You’re going to have your heart broken again and again. Is it worth it? Give up on them!" But the prophet Isaiah speaks on God’s behalf today, to exiles, broken and dispirited in a foreign country. The prophet remembers the derogatory names people called the exiles" "Forsaken," "Desolate." But just as married couples have pet names for one another, the prophet says God will have names for Israel. No longer, "Forsaken." No longer, "Desolate." God, like an ancient groom, is going to claim a spouse who has been living far away.
God doesn’t give up on us when we go a-wandering. When we make foolish choices. When our faith loses its ardor. God’s passion for us doesn’t cool, despite our foolish and sinful ways. God keeps coming back to us with forgiveness. God keeps seeking intimacy with us humans, to save us from ourselves, to fetch us back from whatever exile we have wandered off into.
We so mess things up – certainly Israel did, again and again, even killing the prophets God had sent to help them. But God can’t be shaken off easily. How do we know? Because Jesus arrives at a wedding feast in Cana and, if we heard the prophet Isaiah today, we realize it isn’t just a wedding of an unknown couple in a small village, whose location is lost to history. Jesus’ presence at the wedding and what he does there, announces that the long-awaited Messiah has arrived. The bridegroom has come to claim his bride. Jesus is the host at the banquet, and he provides a super-abundance of wine – 120-150 gallons!
It is as the prophets promised. God is an extravagant Lover and at the end time would provide a banquet with plenty of food, choice, rich wine. That superabundance of wine is a symbol for us. We might have traveled a "long distance," or a short one, on our own into exile. But we have returned to this wedding feast to again meet our God – the Daring and Persistent, Lover God. Who doesn’t give up on us, always welcoming us back. Who always offers us a new beginning, again and again. Who calls us, Isaiah tells us, endearing names – "My Delight."
Try that name on for size, for a day – or a lifetime. No matter what happens, what standards we use to measure ourselves, hear God’s loving voice calling out to us, "My Delight." I know, by any usual standards of measurement, that doesn’t make sense. But if we tried on and wore that title God gives us in Jesus, what would that do for our sense of ourselves? How would it affect our faith in God? What about our neighbor, whom God also reaches out to with the same love we have received? How should we treat another God also calls, "My Delight.?"
(Chúa Nhật II TN C)
Trăm năm hạnh phúc là lời chúc không thể thiếu trong các tiệc cưới. Tình duyên mãi sắt son và mặn nồng là điều ai cũng ước mong khi bước vào đời sống hôn nhân – gia đình. Nói về chữ tình thì có lẽ tình hôn nhân đứng hàng đầu so với các thứ tình nhân loại khác như tình mẫu tử, phụ tử, bằng hữu… Đức Bênêđictô XVI đã nhận định: “Tình yêu này, tình yêu giữa người nam và người nữ, trong đó hồn xác kết hợp bất khả phân ly và mở ra cho con người một lời hứa hạnh phúc dường như không cưỡng lại được, có vẻ là kiểu mẫu của tình yêu; bên cạnh tình yêu này, thoạt nhìn mọi hình thức khác của tình yêu hầu như mờ nhạt đi” (TĐ Thiên Chúa Là Tình Yêu số 2).
Tình yêu hôn nhân được đề cao không nguyên chỉ vì người ta thoáng nhận ra nét đẹp là sự hết lòng và tính vô cầu nơi tình yêu này mà còn thấy được tầm quan trọng của nó là làm nên gia đình vốn là tế bào của xã hội. Quả thật lịch sử minh chứng rằng ở đâu mà tình yêu hôn nhân bị hạ giá thì ở đó đời sống xã hội dễ bị xuống cấp, bất ổn và nền đạo đức dễ bị băng hoại. Thánh Tông đồ dân ngoại đã dùng tình yêu đôi lứa làm dấu chỉ cho tình yêu của Đức Kitô dành cho Hội Thánh. Nhiều Ngôn sứ như Hôsê, Isaia cũng dùng hình ảnh tình yêu hôn nhân để diễn tả tình yêu của Thiên Chúa dành cho dân Người. “Như trai tài sánh duyên cùng thục nữ, Đấng tác tạo người sẽ cưới ngươi về. Như cô dâu là niềm vui cho chú rể, ngươi cũng là niềm vui cho Chúa ngươi thờ” (Is 62,5).
Con Thiên Chúa đã làm người, chào đời trong một mái gia đình. Khởi đầu công cuộc rao giảng Tin Mừng và trong lần đầu tiên thể hiện quyền năng, Chúa Giêsu đã cứu giúp một đôi tân hôn khỏi bẽ mặt trước quan khách trong một tiệc cưới. Qua bài tường thuật của tin mừng thánh Gioan về phép lạ hóa nước thành rượu ngon của Chúa Giêsu tại tiệc cưới Cana chúng ta có thể rút ra đôi điều nhận định về đời sống hôn nhân gia đình:
- Luôn có đó nhiều sự kiện hay biến cố dù không mong vẫn cứ đến, dù chẳng muốn vẫn cứ xảy ra. Đã tổ chức tiệc cưới thì việc chuẩn bị rượu cách đủ đầy và có dư là điều như tất yếu. Với người Do Thái thời bấy giờ thì đây là chuyện hẳn nhiên, vì theo phong tục tập quán thì tiệc cưới có thể kéo dài từ ba đến bảy ngày. Tiệc cưới tại Cana có thể nói là đám tiệc không nhỏ. Chúng ta có thể luận suy điều này vì có người quản tiệc và số lượng chum nước dùng cho việc thanh tẩy (sáu chum nước, mỗi chum khoảng từ 80 dến 120 lít nước). Tiệc lớn, ắt gia đình phải khá giả. Nhà khá giả thì chuyện chuẩn bị rượu cho khách không phải là chuyện quá sức và dĩ nhiên ít khi bị xao lãng. Thế mà tiệc chưa tàn thì rượu đã hết!
Từng hỏi nhiều đôi hôn nhân chung sống từ muời, hai muơi năm trở lên rằng các bạn đã bất hòa với nhau bao nhiêu lần, thì được câu trả lời là đếm không hết. Lại hỏi tần suất những lần mà những chuyện không như ý lớn nhỏ xảy ra là bao nhiêu, thì được trả lời là khoảng trên dưới một tháng một lần, có khi nhiều hơn. Quả thật khi đã chung sống, chung mâm, chung nhà, chung… thì khó tránh được sự “chung đụng” do nhiều nguyên nhân khách quan hay chủ quan từ phía này hoặc phía kia. Nhìn nhận hiện thực cuộc sống để rồi chủ động tìm cách giải quyết, khắc phục, nghĩa là để duy trì và phát triển sự mặn nồng của tình yêu.
- Ngoài nỗ lực của bản thân người trong cuộc là đôi bạn thì rất cần đến sự giúp đỡ của người thân và cả những người hữu quan miễn là họ vốn có tấm lòng và sự bén nhạy với các tình huống. Tấm lòng và sự nhạy bén của Mẹ Maria trong tiệc cưới Cana thì chúng ta đã rõ. Không kể Chúa Giêsu, có lẽ khách dự tiệc hôm ấy đang ở cao trào của tiệc vui vì tình trạng “ngà ngà say”, nên dường như chẳng có ai phát hiện sự cố thiếu rượu. Với tấm lòng nhạy bén, Mẹ Maria đã nhận ra sự cố này để rồi đến xin Chúa Giêsu ra tay can thiệp, cứu giúp.
“Chuyện mình thì quáng, chuyện người thì sáng”. Sự thường người ngoài cuộc thì dễ có sự bình tâm để nhìn nhận vấn đề hơn. Tuy nhiên người ở ngoài này phải có cái tâm, cái tình và cái nhìn cách nào đó như tình người trong cuộc, nghĩa là xem chuyện người như chuyện của mình. Để cho tình yêu hôn nhân vững vàng trước những sóng gió bể đời, thì sự góp phần của mẹ cha, ông bà, thân bằng quyến thuộc là điều đáng trân trọng và đáng cầu mong. Xin đừng quên vai trò thiết yếu và hữu hiệu của người Mẹ đã nhận nhân loại chúng ta làm con khi Người đứng dưới chân thập giá năm nào (x.Ga 19,26-27). Đến với Mẹ thì chắc chắn chúng ta sẽ được Mẹ dẫn đến với Giêsu, Con của Mẹ là Đấng mà không có sự gì là không thể làm được.
- Đã yêu thì không chờ cơ hội cũng chẳng đợi đến thời đến buổi. Dù chưa đến giờ bày tỏ vinh quang, nhưng vì yêu thương Chúa Giêsu đã ra tay giáng phúc cho đôi tân hôn hôm ấy. Dù đã cùng với các môn đệ lánh riêng một nơi để nghỉ ngơi thế mà trước đoàn lũ dân chúng đông đảo như chiên không người chăn thì Chúa Giêsu đã tiếp tục giảng dạy họ nhiều điều (x.Mc 6,30-34). Tình yêu đòi hỏi chúng ta phải làm ngay hôm nay những gì ở trong tầm tay. Thiên Chúa là Tình Yêu và với Người thì mọi sự đều là hiện tại. Đã yêu hay sẽ yêu thì chưa hẳn là yêu. Động từ yêu cần phải luôn ở trong thì hiện tại.
- Sự kiện Chúa Giêsu làm cho sáu chum nước tức là khoảng sáu đến bảy trăm lít nước lã hóa thành rượu ngon hảo hạng khiến chúng ta nhận ra một quy luật của tình yêu đó là phải nhiều và mặn nồng hơn mãi. Có lẽ nhiều đôi bạn như chưa nhận thức đủ quy luật này. Tương tự như sự học, chuyện tình yêu như con thuyền đi dòng nước ngược. Không tiến thì ắt lùi.
- Để mặn nồng trong tình yêu thì lời căn dặn của Mẹ Maria quả là rất đáng lắng nghe và tuân giữ: “Người bảo gì thì hãy làm theo”. Thực thi lời Chúa dạy là điều tất yếu, nếu muốn vẹn chữ tình. Xin chớ dong dài luận lý trước mệnh lệnh Chúa truyền nếu chúng ta đã tin nhận Người là Đấng toàn tri và nhân hậu vô cùng. Vẫn có đó nhiều lứa đôi than vãn rằng con cầu xin mãi mà Chúa chưa ban cho gia đình ấm êm, thuận hòa. Trong nhiều lý do thì thường có lý do này là họ vẫn mãi cố chấp biện minh cho mình mà không thực thi điều Chúa phán trong lương tâm hay qua sự hướng dẫn của các mục tử hay qua sự khuyên bảo của những người khôn ngoan và đầy thiện ý.
- “Hãy đổ nước đầy các chum!” Đây là nước dùng cho việc thanh tẩy theo tục lệ của người Do Thái thời bấy giờ. Tập tục lúc bấy giờ, khi dùng bữa người Do Thái không ngồi trên ghế mà nằm nghiêng giữa sàn nhà. Vì thế việc rửa chân tay không chỉ mang tính lễ nghi thanh tẩy theo truyền thống mà còn để giữ vệ sinh cho sàn nhà, nơi các thực khách nằm mà dùng bữa. Để giữ sự mặn nồng tình yêu thì Chúa Giêsu lại ra lệnh làm một việc của sự thanh tẩy. Điều này nhắc nhớ chúng ta sự thật này: những bất hòa, bất ổn trong tình yêu hôn nhân gia đình thường có nguyên nhân là lỗi hay tội của ai đó hay của cả đôi bên. Thanh tẩy tâm hồn là điều cần thực hiện liên lĩ. Thanh tẩy không nguyên chỉ để cho tâm hồn mình trong sáng, tinh sạch mà còn vì hạnh phúc của người mình yêu thương.
Tu thân -Tề gia - Trị quốc - Bình thiên hạ. Cái nhìn của người xưa vẫn chưa hề lỗi vậy.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Khi được mời dự tiệc cưới tại Cana, Mẹ Maria không ngồi vào bàn ăn uống trò chuyện với mọi người như một người khách; trái lại, với tất cả tình yêu của người mẹ hiền, Mẹ đảm nhận vai trò người tôi tớ hầu hạ phục dịch mọi người. Chính vì thế, dù là người không uống rượu, Mẹ là người đầu tiên phát hiện ra các hũ rượu đã cạn rồi.
Nguy quá, biết làm sao để cứu đôi tân hôn khỏi bẽ mặt, cho thực khách được vui vầy. Thế là Mẹ chạy đến xin Chúa Giê-su giải quyết. Mặc dù chưa hề thấy Chúa Giê-su làm bất cứ dấu lạ nào, Mẹ cũng vững tin là Ngài có cách giải quyết vấn đề. Thế nên, Mẹ mới gọi những người giúp việc đến và bảo họ: “Hễ Ngài bảo gì thì các anh hãy làm theo.”
Những người nầy rất ngạc nhiên trước lời khuyến dụ của Mẹ Maria, tuy nhiên, họ vẫn vâng theo lời Mẹ.
Thế rồi Chúa Giê-su đến nói với họ: “Các anh hãy múc nước đổ đầy các chum nầy đi.”
Những chum nầy chứa nước cốt để cho thực khách rửa tay chân, mặt mày trước khi vào bàn tiệc. Giờ đây mọi người đã nhập tiệc và đang vui đùa ăn uống, thì đổ vào làm gì? Thế nhưng, vì vâng lời Mẹ dặn “Hễ Ngài bảo gì thì hãy làm theo”, nên các anh vâng lệnh Chúa truyền.
Khi sáu chum đá đã đầy nước, Chúa Giê-su truyền cho các người giúp việc múc nước cho người chủ tiệc nếm, bấy giờ mọi người đều sửng sốt vì nước đã hóa thành rượu ngon. Thế là phép lạ xảy ra cách tuyệt vời!
Hôm nay, tuy gia đình, xóm giềng chúng ta không thiếu rượu, nhưng có thể đang thiếu tình thương, thiếu lòng tha thứ, thiếu tinh thần hy sinh phục vụ và chúng ta rất cần Chúa đến cứu chúng ta thoát khỏi tình cảnh đáng buồn nầy.
Chúa Giê-su sẵn sàng cứu giúp chúng ta như xưa Ngài đã cứu giúp đôi tân hôn tại tiệc cưới Ca-na. Hôm nay, Ngài không bảo chúng ta hãy đổ nước đầy các chum đá, nhưng Ngài bảo: “Hãy đổ đầy tình yêu thương vào trái tim các con, rồi rót tình yêu đó cho mọi người.” Nếu chúng ta làm theo lời Chúa dạy, thì phép lạ yêu thương sẽ xảy ra. Gia đình chúng ta đang ngột ngạt vì thiếu tình thương sẽ chan hòa hạnh phúc, xóm làng chúng ta sẽ chan chứa niềm vui.
Và Chúa Giê-su cũng dạy bảo chúng ta: “Hãy đổ đầy tha thứ ngập lòng các con.” Nếu chúng ta làm theo lời Chúa dạy, một phép lạ tuyệt vời khác cũng sẽ xảy ra: Gia đình chúng ta không còn xích mích bất hòa nhưng luôn thuận hòa êm ấm. Làng xóm chúng ta không còn ghen ghét giận hờn nhưng luôn vui vẻ bình an.
Rồi Chúa Giê-su lại bảo chúng ta: “Hãy đổ đầy tâm hồn con tinh thần hy sinh và phục vụ.” Nếu chúng ta làm theo lời Chúa dạy, một phép lạ thần kỳ khác sẽ xảy ra: Gia đình, xóm làng, xứ đạo chúng ta sẽ phát triển tốt đẹp và mọi người đoàn kết gắn bó với nhau trong tình nghĩa anh em một nhà.
Lạy Chúa Giê-su,
Nếu những người giúp việc trong tiệc cưới Ca-na không vâng lời Chúa dạy, không đổ nước đầy sáu chum đá thì sẽ chẳng có rượu ngon dư dật cho những người dự tiệc hôm ấy.
Và hôm nay, nếu chúng con không vâng lời Chúa truyền, không đổ đầy yêu thương, lòng tha thứ, tinh thần hy sinh phục vụ… vào tâm hồn mình, thì gia đình, làng xóm chúng con không hy vọng có hạnh phúc, đoàn kết, an vui.
Xin cho chúng con vâng theo lời Chúa để cuộc sống gia đình của chúng con và mọi người được chan hòa hạnh phúc, yêu thương. Amen.
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
(Suy niệm lễ Thánh Tâm Chúa Giê-su)
Đây là một câu chuyện tình có thực đã được dựng thành phim và được chiếu trên đài truyền hình Pháp năm 1996. Nội dung câu chuyện như sau:
Antôn là một chàng trai người Phi châu, mồ côi mẹ sống với cha trên đất Pháp. Không có giấy tờ, cũng chẳng có việc làm, nơi ở là một góc phố tối tăm trên căn gác vừa chật lại vừa hẹp. Điều trớ trêu thay Antôn lại yêu Valery, một cô gái người Pháp thuộc gia đình quý tộc, nặng óc kỳ thị. Tình yêu của hai người đầy dẫy những thăng trầm bấp bênh vì màu da chủng tộc. Nhiều lần cha mẹ của Valery đã đến nói rõ với cha của Antôn rằng, họ sẽ không đời nào cho con gái chung sống với người da đen.
Trong đau khổ và tuyệt vọng, hai người đành quyết định đi tìm khung trời mới cho riêng họ. Thế rồi cô gái bèn đánh liều ăn cắp tiền của cha mẹ và lên đường đi xa, nhưng họ đã bị bắt giữ ngay trong đêm họ trốn đi. Quá nhiều xúc động dồn dập qua nhiều biến cố, Valery bị nhồi máu cơ tim phải nhập viện. Gia đình cô nhân cơ hội này để cắt đứt mối liên lạc giữa hai người, và để ngăn ngừa mọi hậu hoạ, cha mẹ Valery đã báo cảnh sát biết về tình trạng cư trú bất hợp pháp của hai cha con Antôn, nhưng cảnh sát đã không bắt được Antôn, vì hôm ấy chàng trai da đen thất tình còn mải lang thang ngoài đường phố. Nhiều tuần lễ sau, các bác sĩ cho biết Valery cần phải được thay tim ngay lập tức thì mới có hy vọng sống sót. Vô tình biết được tin này, Antôn đã lén thăm người yêu đang đau bệnh.
Trở về nơi con phố quen thuộc của anh, vắng bóng người cha yêu dấu, chàng trai khóc suốt đêm cho đến khi cảnh sát ập đến nhà để bắt chàng; họ thấy chàng mê mẩn trong bất tỉnh, thay vì đưa chàng vào nhà tù, họ đã đưa chàng nhập viện và chỉ vài tiếng sau chàng trút hơi thở cuối cùng, trong túi áo của chàng người ta chỉ tìm thấy vỏn vẹn một tờ di chúc với dòng chữ như sau:
“Xin trao tặng trái tim này cho Valery, người yêu của tôi”, và Valery đã được cứu sống nhờ trái tim người mình yêu trao tặng.
Kính thưa quý ông bà và anh chị em, Chúng ta đang sống trong một thế giới mà trong đó sự vô cảm đang lan tràn, đang lên ngôi. Điều này Đức Thánh Cha Phanxico cũng nêu rõ trong sứ điệp Mùa Chay 2015 vừa qua, Ngài nhấn mạnh “Thường thì khi chúng ta mạnh khoẻ và dễ chịu, chúng ta quên mất những người khác (Chúa Cha không bao giờ làm như thế): chúng ta không quan tâm đến những vấn đề của họ, những nỗi đau và bất công họ đang chịu... Tâm hồn chúng ta trở nên lạnh lùng. Bao lâu tôi còn tương đối mạnh khoẻ và dễ chịu, thì tôi chẳng nghĩ đến những người không được khoẻ mạnh. Ngày nay, thái độ vô cảm ích kỷ này mang một chiều kích toàn cầu, đến độ chúng ta có thể nói đó là một thứ toàn cầu hoá thói vô cảm.”
Kính thưa quý ông bà và anh chị em,
Vì thái độ vô cảm, vì thái độ dửng dưng, không coi trọng nhau, không quan tâm đến nhau nên bạo lực, hận thù và ghen ghét đang xảy ra từng giây phút trong cuộc đời của mỗi người chúng ta. Có thể nói chủ nghĩa “Mac-kê-nô” đã và đang ăn sâu vào tận đáy lòng của mỗi người, dẫn đến thiếu hy sinh, thiếu yêu thương và thiếu bác ái cho nhau. Điều đó cũng làm cho chiều kích nhân bản: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín cũng bị sói mòn mà không muốn nói là đang bị vùi dập.
Thưa ông bà và anh chị em,
Có thể nói chúng ta đang sống trong một thế giới được coi là thế giới phát triển về mọi mặt, khoa học kỹ thuật lên ngôi, trí óc con người được coi là phát triển tột đỉnh,...tuy nhiên, khi trí óc con người mở ra, phát triển thì trái tim con người dường như bị co lại, không muốn nói là bị đóng lại và bị chai cứng.
Thế giới chúng ta được gọi là thế giới tiến bộ, thế giới phẳng, nhờ vậy mà con người dễ dàng xích lại gần nhau hơn, cùng giao lưu, cùng làm việc, cùng đối thoại với nhau dù cách xa nhau hàng vạn cây số, dù cách nhau nửa quả địa cầu. Chẳng hạn con cái của chúng ta đang tha phương cầu thực ở các nước bạn xa xôi chúng ta, thế nhưng chúng ta có cảm tưởng rất gần gũi qua mạng internet, qua điện thoại để cùng nhau hỏi thăm, cùng nhau chia sẻ khi cần thiết.
Tuy nhiên, một đàng nền khoa học phát triển, một đàng con người đang tiến triển về mọi lĩnh vực, thì hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng bị lún sâu và phân biệt cách rõ ràng. Hình như tình thương đối với nhau cũng như mọi lĩnh vực trong cuộc sống đang được đánh đổi bằng vật chất, cụ thể là đồng tiền là number One, là số 1. Tiền được xem là tiên là phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già, là cái đà của danh vọng, là cái lọng để che thân, là cái cân của công lý, có tiền là hết ý,...
Có thể cái ‘nạn’ đó không trừ một ai, không tha cho ai, nó ăn sâu vào tận từng con người, từng gia đình, từng giáo họ, từng giáo xứ, và trên toàn thế giới.
Ngoài ra, thưa quý ông bà và anh chị em,
Vẫn còn đó những bất hòa, bất thuận, vẫn còn đó cảnh chết chóc lan tràn không những qua các cuộc chiến tranh, khủng bố; qua việc con giết cha, mẹ giết đứa con khi nó chưa kịp chào đời, anh giết em, vợ chồng giết nhau, người tình giết nhau,...bạo lực gia đình, bạo lực học đường, bạo lực đường phố, nạn “đút tiền” để các bác sĩ, y tá được mệnh danh là “Lương y như từ mẫu” để tiêm cho bệnh nhân nhẹ hơn, để được cấp cứu nhanh hơn,...vvv
Kính thưa quý ông bà và anh chị em,
Cùng với ông bà và anh chị em, chúng ta vừa nêu lên những vấn nạn, những hiện tượng được xem là nền văn hóa sự chết đang “nở rộ” khắp từng ngõ hẻm trên toàn thế giới, tại sao lại xảy ra như vậy? Xin trả lời ngay, vì chúng ta thiếu gắn kết đối với tình yêu của Thiên Chúa; vì chúng ta thiếu chiêm ngắm trái tim của Chúa Giêsu; vì chúng ta thiếu đời sống cầu nguyện, thiếu đời sống yêu mến thánh lễ,...
Kính thưa, chính vì yêu thương, dù con người tội lỗi, Thiên Chúa đã ban Con Một của Ngài đến thế gian để cứu độ thế gian. Quả thật, không có tình yêu nào cao cả bằng tình yêu của người đã hy sinh tính mạng của mình vì bạn hữu. Chính Đức Giêsu Kito mang bản tính Thiên Chúa, nhưng đã không ngần ngại mang lấy bản tính con người để trở nên giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi. Ngài đã đồng hành với những người cùng khổ, ngài cho kẻ què đi được, kẻ mù thấy được, kẻ điếc nghe được, kẻ bệnh hoạn được chữa lành; Ngài sẵn sàng tha thứ cho những người tội lỗi biết ăn năn hối cải; ngay cả cái chết Ngài cũng đã chiến thắng,...Quả thật, khi tôi yêu ai, tôi muốn được trở nên gần gũi với người ấy, cũng vậy vì yêu thế gian nên Chúa Giêsu, Ngôi Lời Nhập Thể đã đến để ở cùng con người chúng ta, chính Ngài là Emmanuel. Nơi Ngài tràn ngập một trái tim hiền hậu, một trái tim yêu thương, một trái tim khiêm tốn,..Xin uốn lòng chúng ta nên trái tim Chúa có nghĩa là chúng ta cũng hãy học hỏi và noi gương bắt chước lòng quảng đại, vị tha và yêu thương nơi Chúa.
Thật vậy, đâu là việc cụ thể để chúng ta uốn nắn lòng, trái tim của chúng ta cùng nhịp đập, cùng giống như trái tim Chúa? Kính thưa quý ông bà và anh chị em, hằng ngày chúng ta đọc kinh thương người có 14 mối, thương xác bảy mối: nhưng chúng ta có thật sự cho kẻ khát uống không? Có cho kẻ đói ăn không? Kẻ bị rách rưới hiện diện đó, chúng ta có cho họ mặc không? Bao nhiêu kẻ bệnh hoạn, tật nguyền đang đau đớn, đang khát khao một sự an ủi, hỏi han của chúng ta, nhưng dường như chúng ta không muốn lắng nghe và để ý tới họ? Nhiều người đang không nhà không cửa đang phải vất va vất vướng khắp nơi đang cần một chỗ để trọ qua đêm, nhưng chúng ta vẫn đóng cửa tâm hồn, đóng cửa nhà vật chất để không muốn nhìn thấy họ để tránh phiền hà, tránh liên lụy. Bao nhiêu kẻ đang làm mất lòng ta, bao nhiêu người đang bất hòa vì một hiểu nhầm, vì một lời nói không vừa ý, vì một hành động sai trái,... chúng ta có thật sự quảng đại để tha thứ, để làm hòa và nhường nhịn vì tình yêu không? Ôi nói sao cho vừa, nói sao cho hết điều mà Chúa muốn chúng ta nên giống trái tim Chúa.
Kính thưa quý ông bà và anh chị em,
Mừng lễ Thánh Tâm trong dịp tuần chầu, một đàng chúng ta được mời gọi hãy chiêm ngắm tình yêu vô vị lợi, lòng thương xót vô bờ bến của Chúa, đàng khác, chúng ta được mời gọi hãy cố gắng mặc lấy Đức Kitô, uốn nắn lòng, trái tim của chúng ta nên giống trái tim Chúa, để trái tim chúng ta cùng một nhịp đập với Trái tim Chúa trong mọi suy nghĩ, trong mọi lời nói, trong mọi việc làm ở khắp mọi nơi, mọi lúc và mọi hoàn cảnh. Như Anh Anton đã sẵn sàng hy sinh hiến tặng quả tim của mình cho Valery, nhất là như Đức Kito đã trao ban quả tim yêu thương của Ngài cho chúng ta, chúng ta cũng được mời gọi hãy sống cho tha nhân, hãy sống vì người khác, cho người khác và hãy sống với mọi người.
Là con thảo của Thánh Tâm Chúa, chúng ta hãy là cuốn sách Tin Mừng sống động cho người khác đọc, cho anh chị em lương dân đang sống chung quanh chúng ta đọc. Tuy nhiên, để xứng đáng là cuốn sách Tin Mừng cho người khác, tiên vàn chúng ta hãy suy xét lại con người cũ của chúng ta với biết bao điều sai trái xúc phạm đến Chúa và tha nhân để nhanh chân bước tới Tòa Giải tội để làm hòa với Chúa và với anh chị em hầu tận hưởng được hiệu quả ân sủng trong những ngày trọng đại này. Xin cám ơn quý obace.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
(Suy niệm Chúa nhật II thường niên C)
Trong phần phụng vụ của Chúa nhật II thường niên C hôm nay, chúng ta được mời gọi tham dự tiệc cưới với Chúa Giê-su tại Cana. Chính tại nơi đây, Đức Giê-su đã làm phép lạ đầu tiên bằng cách biến nước thành rượu. Việc biến nước thành rượu của Đức Giê-su trong bữa tiệc hôm nay có sự can thiệp rất quan trọng của Đức Maria. Cùng tham dự tiệc cưới tại Cana hôm nay, ngoài thực khách của chú rể cô dâu, còn có sự tham dự của Đức Giê-su, Đức Maria và các Tông Đồ. Chúng ta thấy sự tinh ý của Đức Maria khi quan sát thấy tiệc đang vui mà rượu nồng lại bị hết mất, và vì tinh tưởng vào quyền năng của Đức Giê-su, nên Mẹ đã ngỏ ý ngay với Con của Mẹ là Đức Giê-su: “Họ hết rượu rồi” (Ga 1, 3). Một sự quan tâm hết sức ý nghĩa của Đức Maria ngay lúc mọi người đang bị thiếu thốn. Nhưng Đức Giê-su đã trả lời Đức Maria xem ra hơi lạnh nhạt và như giả vờ không quan tâm đến chuyện ‘bao đồng’, Ngài đáp: Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến”. (c.4). Chúng ta tin chắc rằng Đức Giê-su, là hình ảnh Thiên Chúa tình yêu, Ngài luôn biết trước mọi sự và luôn luôn chạnh lòng thương, vì thế, chuyện Đức Maria quan tâm cũng là chuyện của Đức Giê-su. Cho nên khi Đức Maria đặt vấn đề với Đức Giê-su về việc thiếu rượu tại tiệc cưới là điều Đức Giê-su đã biết và muốn đưa Mẹ Ngài cùng can thiệp vào sự giúp đỡ, giải cứu và chạnh lòng thương tới tha nhân. Quả thật, chúng ta thấy rằng đây không là điều đáng trách nhưng là lời đáng khen qua sự can thiệp của Đức Giê-su đối với Đức Maria.
Về phần Đức Maria, Mẹ vẫn luôn tin tưởng vào Con của Mẹ, vì thế, dù Đức Giê-su trách nhẹ Mẹ nhưng Mẹ vẫn nói với gia nhân: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo”. (c.5) Đây mới là vấn đề mà chúng ta sẽ làm rõ hơn trong bài chia sẻ này. Thật vậy, vì tin tưởng vào quyền năng của Đức Giê-su, Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể, con của Đức Maria, Đức Maria không ngần ngại để minh định rằng: Người bảo gì, các anh cứ làm theo. Người là Thiên Chúa có quyền trên mọi sự, Người phán một lời muôn loài muôn vật đã tồn tại từ hư không, nên Lời Người có sức biến đổi, có sức làm nóng lên các tâm hồn lạnh giá, có sức xua trừ mọi thần ô uế và bệnh tật.
Hôm nay, chuyện hết rượu tại tiệc cưới Cana là một trong bao nhiêu chuyện khác nơi đời thường, nhờ sự can thiệp trực tiếp và nhờ sự dạy bảo của Đức Maria đối với các gia nhân: Người bảo gì, các anh cứ làm theo. Đức Giê-su đã thực hiện ngay ngang qua việc bảo các gia nhân đổ đầy 6 chum nước lã. Nhờ sự vâng lời của các gia nhân kèm theo quyền năng của Đức Giê-su, nước lã đã biến thành rượu ngon. Rượu ngon như thế nào, chúng ta không được nếm thử, nhưng chúng ta biết được ngang qua những lời nói của người quản tiệc: “Ai cũng thết rượu ngon trước, và khi khách đã ngà ngà mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh lại giữ rượu ngon mãi cho đến bây giờ.” (c.10).
Quả thật, nhờ sự dặn dò của Đức Maria với các gia nhân: Người bảo gì, các anh cứ làm theo, và nhờ việc thực hiện theo Lời Đức Giê-su nói, tất cả mọi việc đã được đổi thay: bữa tiệc không bị gián đoạn, niềm vui càng được nhân lên. Trong cuộc sống thường ngày cũng thế, mỗi ngày chúng ta đối diện với rất nhiều điều, nhiều khi chúng ta lúng ta lúng túng khó để giải quyết, nhưng nghe lời Đức Maria, chúng ta hãy để tâm nghe lời Chúa dạy bảo và thực hành liên lỉ thì mọi sự sẽ được thành công. Vì “Ai là mẹ Ta, ai là anh em Ta?... ai làm theo ý Thiên Chúa, thì người ấy là anh chị em và là mẹ Ta” (Mc 3, 33). Hoặc “Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá” (Mt 7, 24). Như vậy,
Chúng ta sống câu nói của Đức Maria: “Người bảo gì, các anh cứ làm theo” như thế nào?
Hằng ngày, trong khi đời sống thường ngày, chúng ta phải sinh sống, làm việc, học tập, chúng ta không thể không có những va chạm, những mâu thuận, những ghen ghét, những gây hấn làm cho chúng ta khó chịu, buồn bực và chán chường. Đứng trước các vấn đề đó, Chúa Giê-su bảo chúng ta: “Anh em hãy yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em, như vậy anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt” (Mt 5,44-45). Như vậy, theo như lời Đức Maria dặn, chúng ta phải cố gắng thực hành những lời dạy dỗ, bảo ban của Đức Giê-su để tình tương thân tương ái được nhân lên, sự chia rẽ và thù hận phải đẩy lui. Mặt khác, đứng trước sự dối trá, vu khống, bịa đặt, xét đoán, chúng ta được Đức Giê-su dạy bảo: “có thì nói có, không thì nói không; nói thêm thắt là do sự dữ mà ra”.(Mt 5,37), nghĩa là chúng ta phải sống thành thật và sống bác ái với anh chị em đồng loại. Nhiều lần chúng ta bất hiếu, hỗn láo và bất trung bất nghĩa với đấng sinh thành, Đức Giê-su nhắc nhở chúng ta: “Hãy thờ cha kính mẹ.” (Mt 15,4), nghĩa là chúng ta đừng làm cho cha mẹ buồn sầu, nhưng biết vâng lời, chăm sóc và giúp đỡ cho các ngài khi về già, ốm đau và nhất là khi các ngài qua đời. Hơn nữa, khi chúng ta đối diện với những khó khăn và xung đột trong gia đình: giữa vợ chồng với nhau, giữa cha mẹ và con cái và giữa anh chị em với nhau, Đức Giê-su dạy bảo: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” (Ga 15,12) Yêu thương là phải tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả và yêu mến tất cả. Đứng trước sự hỗn loạn và bất trung của đời sống vợ chồng, Đức Giê-su mời gọi chúng ta: “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Chớ ngoại tình. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi.”(Mt 5, 27-28), nghĩa là chúng ta phải cố gắng sống chung thuỷ với vợ/ chồng của mình mà không tơ vương các mối tình khác bên ngoài. Đứng trước sự thờ ơ, chủ quan và mải mê sự đời, Đức Giê-su mời gọi mỗi người: “Vậy anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo Ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em, vì Ngày ấy sẽ ập xuống trên mọi dân cư khắp mặt đất. Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người.” (Lc 21, 34-36),…
Quả thật, ngang qua tiệc cưới Cana, chúng ta được mời gọi hãy chạy đến với Đức Maria và biết lắng nghe tiếng của Mẹ để cố gắng thực hành lời của Đức Giê-su dạy bảo hằng ngày để cuộc sống chúng ta ngày càng tốt đẹp và thánh thiện hơn. Trong mọi biến cố buồn vui của cuộc sống, như là ‘hình ảnh tiệc cưới Cana ngày xưa’, chúng ta sẽ thiếu đi vị ngọt tình yêu, tình mến, tình hiệp nhất và sự bình an đích nếu chúng ta thiếu vắng sự hiện diện của Đức Maria, của Đức Giê-su. Ngày xưa nhờ sự hiện diện của Mẹ Maria trong đám tiệc, Đức Giê-su đã không từ chối sự can thiệp để làm cho niềm vui của tiệc cưới được nên trọn. Ngày nay, để gia vị cuộc sống ngày càng thêm vui, càng thêm hạnh phúc và niềm nở giữa người với người, chúng ta cũng đừng quên mời Đức Maria và Chúa Giê-su tham dự vào tất cả mọi suy nghĩ, lời nói và nhất là việc làm của mỗi cá nhân, của gia đình và của cả cộng đoàn.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
(Aleteia)
Gonzague và Théophile, 22 tuổi sẽ rời Angers, Pháp, tháng 11 năm 2021 bằng xe moto đến Thánh địa. Họ dự định sẽ đến Giêrusalem vào tháng 2 năm 2022, để gửi gấm tất cả những lời cầu nguyện được trao phó cho họ.
Trước cuộc hành trình năm tháng này, Gonzague và Théophile đã cầu nguyện bằng lần hạt Mân Côi hàng ngày.
Điều gì đã thúc đẩy hai chàng trẻ mới bắt đầu công việc làm - Gonzague là một chuyên gia về các thiết bị trợ thính và Théophile là một nhân viên kế toán - dấn thân vào một cuộc phiêu lưu như vậy?
Sau những năm tháng theo học tại Trường Truyền giáo và Từ thiện Emmanuel, nơi họ theo học các chuyên ngành, họ muốn “tiếp tục sứ mệnh và dấn thân phục vụ người khác và cho Chúa” như họ giải thích trên đài phát thanh Công Giáo Pháp RCF- Anjou.
Hai người tự nguyện phục vụ tha nhân hàng ngày bằng cách cầu nguyện cho những ý chỉ xin họ dâng lên cho Đức Mẹ Palestine ở Beit Shemesh, phía tây Giêrusalem, vào tháng Hai.
Mọi người yểm trợ họ
Trong khi chờ đợi, họ đã thực hiện việc này bằng Lần Chuỗi Mân Côi hàng ngày. Điều mà dân chúng nghi ngại cho họ là cả hai không rành tiếng Ý hoặc tiếng Bosnia thì làm sao họ vượt qua những chuỗi ngày ngang qua hai nước đó?
Họ trả lời: Chúng tôi đã tâm sự với Chúa Giêsu: “Nếu Chúa muốn chúng tôi rao giảng về Chúa, hãy biến cuộc hành trình này thành hiện thực.”
Họ đã vui vẻ lên đường với một ít hành lý, với niềm tín thác vào Thiên Chúa “Chúng tôi muốn được chở che bởi sự Quan Phòng của Chúa. Chúng tôi sẽ được chào đón bởi các tu viện hoặc các gia đình.”
Sau khi băng qua dãy núi Alps giữa Pháp và Ý, Gonzague và Théophile dừng chân tại Bosnia, nơi họ dự định ở đó ba tuần và mơ ước sẽ giúp hòa giải giữa các phe nhóm, họ sẽ giúp cho hiệp hội của những người trẻ đang gặp khó khăn, qua việc sửa chữa khu phòng tắm dành cho những người vô gia cư.
Sau đó họ lại tiếp tục bằng xe máy vào ngày 27 tháng 12, hướng về Hy Lạp và sau đó là Israel, nơi họ sẽ đến thăm Dòng nữ Beit Shemesh và giúp đỡ một hiệp hội khác ở Bethlehem được gọi là Ngôi nhà Trẻ thơ Phanxicô.
Lúc quay trở về, vào tháng Ba hoặc tháng Tư, hai người muốn quay trở lại Ý, nơi họ dự định dừng chân ở Rôma để tiếp kiến và nhận phép lành của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Để liên lạc với Théophile và Gonzague, cầu nguyện, bạn hãy gửi email về: pelerin.emmaus@gmail.com
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là thánh lễ phạt tạ đã được cử hành vào hôm Thứ Ba, ngày 11 tháng Giêng, lúc 7 giờ tối, do Đức Cha Pascal Delannoy, giám mục giáo phận chủ tế cùng các linh mục trong giáo phận.
Trong tuyên bố đưa ra hôm thứ Hai 10 tháng Giêng, Đức Cha Pascal của giáo phận Saint Denis, cho biết như sau:
Trong khoảng từ đêm Chúa Nhật đến sáng thứ Hai ngày 10 tháng Giêng, nhà thờ Saint-Pierre ở Bondy đã bị trộm cắp và đập phá.
Tọa lạc tại trung tâm thành phố, ngôi thánh đường này được mở cửa hàng ngày từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối
Hôm Chúa Nhật 9 tháng Giêng, Cha Jocelyn Petitfils, phó xứ, đóng cửa nhà thờ lúc 7 giờ tối. Ngày hôm sau, một tình nguyện viên đã mở cửa một vài phút trước 8 giờ sáng, trước khi đi làm. Anh ta ngay lập tức nhận thấy rằng các hòm tiền của nhà thờ đã bị cưa bằng máy mài để lấy trộm tiền.
Được cảnh báo, Cha Petitfils đã đến hiện trường và quan sát những thiệt hại khác:
- Một cửa sổ kính màu bị vỡ
- Nhà tạm bị đập nát, bể tung và trống rỗng bên trong
- Phòng thánh có cửa bị hỏng và nơi có các đồ phụng vụ khác bị đánh cắp. Máy tính xách tay bị lấy mất. Căn phòng bị lục tung.
Cuối buổi sáng, cảnh sát khoa học hình sự phân tích hiện trường đã đến tiếp theo là các đội kỹ thuật của tòa thị chính. Giáo phận Saint-Denis-en-France đã đệ đơn khiếu nại lên cảnh sát.
Source:/saint-denis.catholique.fr
Hôm thứ Ba 11 tháng Giêng, Tòa Giám Quản Rôma, đã mạnh mẽ lên án một hành vi diễn ra bên ngoài một ngôi thánh đường là “xúc phạm và không thể chấp nhận được”. Sau khi quan tài được đưa ra khỏi nhà thờ sau một đám tang, những người đưa tang đã phủ lên quan tài lá cờ Đức Quốc xã và giơ tay chào theo kiểu phát xít.
Các bức ảnh và video về cảnh bên ngoài nhà thờ Thánh Lucia sau lễ tang hôm thứ Hai đã được cổng thông tin trực tuyến Open của Ý đăng tải. Các bức ảnh và video này cho thấy khoảng hai chục người đang tụ tập bên ngoài nhà thờ chung quanh một chiếc quan tài phủ một lá cờ hình chữ vạn và hét lên “Presente!”, nghĩa là “Có mặt!” với cánh tay phải của họ giơ lên theo theo kiểu chào của bọn phát xít.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Ba, Tòa Giám Quản Rôma đã lên án mạnh mẽ cảnh tượng này và nhấn mạnh rằng cả cha xứ, cũng như linh mục cử hành tang lễ, đều không biết những gì sẽ diễn ra bên ngoài sau khi thánh lễ an táng kết thúc.
Tuyên bố gọi lá cờ Đức Quốc xã có thêu hình chữ vạn là “một biểu tượng kinh khủng không thể tương hợp với Kitô Giáo.”
Tuyên bố cho biết: “Sự lạm dụng một biểu tượng ý thức hệ và bạo lực, đặc biệt là ngay sau một hành động thờ phượng gần một địa điểm linh thiêng, là rất nghiêm trọng, gây xúc phạm và không thể chấp nhận được đối với cộng đồng Giáo Hội ở Rôma và đối với tất cả những người có thiện chí trong thành phố của chúng ta”.
Tuyên bố dẫn lời linh mục quản xứ, là Cha Alessandro Zenobbi, cho biết bản thân ngài và Giáo Hội lên án một cách mạnh mẽ “mọi lời nói, cử chỉ và biểu tượng đã được sử dụng bên ngoài nhà thờ, vốn xuất phát từ các ý thức hệ cực đoan đối nghịch với thông điệp của Phúc âm của Chúa Kitô”.
Các bản tin Ý xác định người chết là một cựu chiến binh 44 tuổi của nhóm cực hữu Forza Nuova, người đã chết vào cuối tuần qua vì cục máu đông.
Về mặt kỹ thuật, Đức Thánh Cha Phanxicô là Giám Mục của Rôma, nhưng ngài giao quyền quản lý hàng ngày của giáo phận cho vị Giám Quản của ngài, là Đức Hồng Y Angelo De Donatis.
Source:AP
Văn phòng báo chí của Tòa Tổng Giám Mục Sucre báo cáo rằng Đức Hồng Y Ricardo Centellas Guzman,Tổng Giám Mục và cũng là chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục Bolivia,, có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 trong những ngày gần đây, nhưng đang trong tình trạng ổn định, tuân thủ các biện pháp cách ly.
Tuyên bố của Tòa Tổng Giám Mục cho biết:
“Cách đây vài ngày, chính xác là một tuần, Đức Tổng Giám Mục của chúng ta đã xuất hiện các triệu chứng nhẹ của COVID, vì lý do này, một xét nghiệm chẩn đoán đã được thực hiện, Đức Hồng Y Centellas đã có kết quả dương tính với coronavirus.”
Theo báo cáo y tế gần đây nhất, tình trạng của Đức Tổng Giám Mục ổn định, và ngài đang tuân thủ các biện pháp cách ly. Văn phòng báo chí cho biết thêm: “Chúng tôi đánh giá cao sự quan tâm của các tín hữu, giới truyền thông và toàn thể người Công Giáo.
“Sự tôn trọng đối với phần còn lại và sự cách ly của Đức Hồng Y của chúng ta” cũng được yêu cầu.
Tòa Tổng Giám mục giải thích rằng sự lây lan xảy ra “sau những công việc mục vụ không mệt mỏi của Đức Hồng Y được thực hiện tại các thị trấn và thành phố trong đó ngài ban bí tích Thêm Sức cho hơn 10,000 thanh thiếu niên trong khoảng 200 nhà thờ thuộc 29 thành phố trong miền Chuquisaca”.
Văn phòng báo chí cũng lưu ý rằng có những trường hợp dương tính trong “các linh mục, và tu sĩ nam nữ, nhưng những trường hợp này không làm ảnh hưởng đến các cử hành Phụng Vụ và các dịch vụ khác được cung cấp cho người dân.”
Hôm Thứ Ba, ngày 11 tháng Giêng, một tuyên bố của Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Bolivia cũng thông báo rằng Đức Hồng Y Toribio Porco Ticona, Tổng Giám Mục hiệu tòa của Corocoro, cũng được chẩn đoán dương tính với COVID-19.
Thông cáo cho biết thêm: “Hiện tại, Đức Hồng Y đang được chăm sóc y tế đầy đủ với tất cả các kế hoạch an toàn sinh học, và được thông báo rằng sức khỏe của ngài đã ổn định. Chúng tôi kêu gọi dân Chúa cùng cầu nguyện thêm để sức khỏe của Đức Hồng Y Toribio và các bệnh nhân COVID-19 được phục hồi nhanh chóng”.
Như thế, tính cho đến nay đã có 27 vị Hồng Y bị nhiễm coronavirus, trong đó, đáng buồn là 3 vị Hồng Y đã thiệt mạng.
Văn phòng báo chí của Tòa Tổng Giám Mục Sucre yêu cầu ở cuối thông điệp rằng “chúng tôi xin anh chị em cầu nguyện thêm cho Giáo Hội và cho người dân của chúng ta, hy vọng rằng tình huống khó khăn như thế này sẽ sớm qua đi. Chúng tôi cũng kêu gọi sự quan tâm có trách nhiệm của tất cả chúng ta, những người sống ở đây trong vùng đất được Chúa chúc lành”.
Hôm 10 tháng Giêng, Bộ trưởng Bộ Y tế và Thể thao Jeyson Auza cho biết Bolivia đã đạt số ca nhiễm kỷ lục với 60,801 ca trong tuần đầu tiên của năm 2022. Mặc dù vậy, tỷ lệ tử vong đã giảm xuống còn 0.6% các trường hợp nhiễm coronavirus.
Auza đã xác nhận sự lưu hành của biến thể omicron trong nước, nhưng ông giải thích rằng nó không phải là một biến thể chiếm ưu thế, biến thể Delta vẫn tiếp tục chiếm ưu thế và “điều đó khiến chúng tôi lo lắng hơn, tuy nhiên, chiến lược giảm thiểu và tiêm chủng không có gì thay đổi”.
Source:ACIPrensa
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Nhân dịp ra mắt cuốn sách “Jesuit At Large: Essays and Reviews of Paul V. Mankowski, SJ” nghĩa là “Dòng Tên Tổng Lược: Những Bài Khảo Luận Và Phê Bình Của Paul V. Mankowski, SJ”, trên tờ First Things, ông có bài viết nhan đề “The Mighty Pen Of Father Paul Mankowski, S.J.”, hay “Ngòi Bút Mạnh Mẽ Của Linh Mục Dòng Tên Paul Mankowski”.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Vào mùa hè trước khi Công đồng Vatican II khai mạc, Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII đã gặp gỡ Đức Hồng Y Léon-Joseph Suenens tại dinh thự mùa hè của Giáo Hoàng tại Castel Gandolfo. “Tôi biết phần của tôi trong Công Đồng sẽ như thế nào,” Đức Giáo Hoàng nói với vị Tổng Giám Mục người Bỉ. “Tôi sẽ phải chịu đựng.” Đức Giáo Hoàng Gioan là người đã biết trước, và không chỉ vì những tuần lễ khai mạc của Công đồng sẽ gây tranh cãi; không lâu trước khi Công đồng Vatican II bắt đầu công việc, vị Giáo Hoàng được chẩn đoán mắc căn bệnh ung thư đau đớn sẽ giết chết ngài trong vòng chưa đầy một năm.
Khi Paul Mankowski, đang hoàn thành sự nghiệp đại học xuất sắc tại Đại học Chicago và đang mong đợi các nghiên cứu sau đại học và một cuộc sống hôn nhân viên mãn, bất ngờ anh nhận được lời kêu gọi từ Đấng Tối Cao từ bỏ kế hoạch của mình và gia nhập Dòng Tên, tôi không nghĩ anh ấy đã tưởng tượng rằng vai trò của mình trong Dòng Tên sẽ là phải chịu đựng: trong, vì, và cho cộng đồng mà anh đã trải qua 44 năm với tư cách là tập sinh, linh mục, học giả, và là dấu chỉ mâu thuẫn. Người đàn ông đã trở thành Cha Mankowski, SJ, rất cứng rắn, và là một cựu võ sĩ quyền anh, cha ấy biết rõ cách chịu đòn. Nhưng ngài không phải là một kẻ thích thú với những đau đớn, và ngài không cố ý tìm kiếm sự đau khổ. Nó đến với ngài, và ngài đã chịu đựng nó, vì cùng một lý do mà Đức Gioan XXIII đã chấp nhận đau khổ của mình: Đó là vì lợi ích của một điều tốt đẹp hơn và một vinh quang lớn hơn - vinh quang của Thiên Chúa.
Cái chết của Cha Mankowski vào tháng 9 năm 2020 là một nỗi kinh hoàng không lường trước được sau một năm chịu nhiều đòn đau. Chúng tôi đã nói chuyện qua điện thoại và trao đổi qua e-mail với mức độ thường xuyên đã đánh dấu tình bạn của chúng tôi trong ba thập kỷ; Tôi và bất kỳ người bạn nào khác của ngài đều không lường trước được rằng, khi Cha Paul Mankowski, 66 tuổi, ngồi vào ghế nha sĩ vào ngày 3 tháng 9 năm 2020, ngài sẽ ngã quỵ vì chứng phình động mạch não. Vài ngày sau, vẫn chưa thể hiểu được sao cha ấy đã ra đi một cách đột ngột như vậy, một suy nghĩ nảy ra trong tôi: Một số bài viết của Cha Mankowski nên được tập hợp lại thành một tuyển tập để những người khác có thể biết về tác giả đầy linh hứng này, cái nhìn sâu sắc, và không kém phần hóm hỉnh của ngài. Những người bạn của tôi tại nhà xuất bản Ignatius cũng đồng ý như vậy. Và nhờ công việc tốt của họ, Jesuit at Large: Essays and Reviews của Paul V. Mankowski, SJ mới được xuất bản cùng với phần giới thiệu tiểu sử của tôi.
Một số bài tiểu luận được sưu tầm đưa chúng ta đi sâu vào các cuộc chiến phụng vụ, đáng tiếc, đã một lần nữa bùng lên trong Giáo Hội. Là một nhà kinh điển được đào tạo, người hiểu rõ một số bản dịch các bản văn Thánh lễ sang tiếng địa phương tệ hại như thế nào, Cha Paul Mankowski đã cử hành cả hai hình thức của Nghi thức Rôma với lòng tôn kính và hân hoan. Ngài cũng có thể nói rõ tại sao vị linh mục cử hành lại là người tôi tớ cho phụng vụ, chứ không phải chủ nhân của nó — và tại sao thứ phụng vụ tự biên tự diễn lại là một hành vi xúc phạm đến Thiên Chúa và là một thực hành đáng ghét và cao ngạo trong chủ nghĩa giáo sĩ.
Có lẽ chỉ có Cha Paul Mankowski mới có thể giải thích sự bất đồng chính kiến với thông điệp Humanae Vitae – Sự Sống Con Người - và giáo huấn của thông điệp ấy về các phương tiện phù hợp luân lý để điều hoà sinh sản trong hôn nhân đã làm băng hoại đời sống thánh hiến của những người không kết hôn. Và không ai có thể xiên lại với nhau những ngớ ngẩn của các phường hội trí thức đương thời như Cha Mankowski. Một trong những bài luận trong Jesuit at Large, “Điều tôi thấy ở Học viện Tôn giáo Hoa Kỳ”, vừa mang tính hài hước vừa là một cuộc mổ xẻ khoa học về đời sống trí thức ngày nay, được viết nhiều thập kỷ trước khi “woke” – “thức tỉnh” - trở thành một phần của từ vựng quốc gia.
Là một nhà phê bình sách, Cha Paul Mankowski không có đồng nghiệp: khi được thông tin sâu sắc về chủ đề của một cuốn sách nhất định (cho dù là tiểu sử văn học hoặc phân tích Kinh Qur'an, một cuốn tiểu thuyết ngớ ngẩn của Norman Mailer hoặc một nghiên cứu khoác lác về Chúa Giêsu của AN Wilson); ngài viết vô cùng dí dỏm; và với một văn phong tạo nên sự khác biệt. Trong bài đánh giá về Evelyn Waugh: A Life Revisited của Philip Eade, ngài đã viết rằng “trong độ tuổi từ mười lăm đến mười bảy, [Waugh] đã có được khả năng thông thạo văn xuôi tiếng Anh gần như thành thục một cách kỳ lạ [và] trong suốt quãng đời còn lại của mình, ông có hết mọi thứ chỉ thiếu khả năng viết một câu nhàm chán”. Tôi không biết ngài có được kỹ năng này ở độ tuổi nào, nhưng điều tương tự có thể nói về Cha Paul Mankowski, người có những câu nói vừa lấp lánh vừa hướng đạo.
Cha Mankowski sẽ còn đạt được nhiều hơn thế nữa nếu các bề trên của ngài không ngăn cản ngài xuất bản trong nhiều năm. Quyết định đó đã tước đi một trong những cây bút mạnh mẽ nhất của thế giới Công Giáo nói tiếng Anh. Tôi hy vọng rằng Jesuit at Large sẽ giúp nhiều người trong số những người bị tước đoạt như vậy khám phá ra một trong những linh hồn sáng chói nhất và những người con cao quý nhất của Giáo Hội Hoa Kỳ, vào ngày kỷ niệm đầu tiên ngài qua đời trong Chúa Giêsu Kitô.
Source:First Things
Các trường hợp Covid-19 tiếp tục tăng một cách đột biến, dẫn đến việc xếp hàng dài đến mức kinh hoàng tại các địa điểm thử nghiệm. Trong khi đó, bộ dụng cụ thử nghiệm nhanh tại nhà đã biến mất trên các kệ hàng của siêu thị và tiệm thuốc tây.
Giờ đây, một vấn đề khác đã xuất hiện: Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ, gọi tắt là FTC, đang cảnh báo về các bộ dụng cụ thử nghiệm giả được bán trực tuyến cho những khách hàng tuyệt vọng.
FTC cho biết trong một thông cáo báo chí trong tuần này rằng “Không có gì ngạc nhiên khi, theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, gọi tắt là FDA, các bộ dụng cụ thử nghiệm tại nhà giả mạo và trái phép đang xuất hiện trên mạng khi những kẻ lừa đảo lợi dụng cơ hội nhu cầu gia tăng đột biến”
Theo FDA, tự kiểm tra coronavirus - còn được gọi là xét nghiệm tại nhà hoặc xét nghiệm không cần kê toa - là một trong số các biện pháp giảm thiểu rủi ro có thể bảo vệ mọi người bằng cách giảm nguy cơ lây lan coronavirus. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, gọi tắt là CDC, cho biết những xét nghiệm này có thể được thực hiện tại nhà hoặc bất cứ nơi nào, bất kể tình trạng hoặc các triệu chứng và dễ sử dụng để có kết quả nhanh chóng.
Biến thể Omicron đã gây ra một làn sóng lây lan rất nhanh tại Hoa Kỳ với con số ước tính có thể lên đến 1 triệu ca mắc mới mỗi ngày. Có hai lý do: bản thân biến thể Omicron có tính lây lan nhanh. Biến thể Omicron cũng không gây ra các triệu chứng tỏ tường. Nhiều người đã nhiễm coronavirus nhưng hoàn toàn không hay biết. Họ tiếp tục đi làm, đi nhà thờ, học hành như bình thường và do đó lây cho người khác. Bằng cách tự thử nghiệm nhanh, ta có thể biết và đưa ra quyết định đúng đắn trước khi gặp gỡ những người khác.
Biến thể Omicron có khả năng lây truyền cao tiếp tục làm gia tăng các trường hợp mắc bệnh Covid-19 và số ca nhập viện, các chuyên gia y tế cho rằng điều quan trọng là cần tiếp tục các biện pháp an toàn để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Một trong những phương pháp này là kiểm tra thường xuyên, ngay cả khi bạn không cảm thấy bị ốm hoặc có triệu chứng nào.
Thật không may, nguồn cung không thể theo kịp nhu cầu, tuy nhiên, theo Mara Aspinall, giáo sư tại Cao đẳng Giải pháp Y tế tại Đại học Arizona với việc Omicron có khả năng lây lan mạnh hơn, việc xét nghiệm sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
“Chúng ta đang ở một thời điểm rất, rất bấp bênh. Thử nghiệm là chiến lược thoát ra duy nhất của chúng ta trong số tất cả những biện pháp khả thi.”
Tuy nhiên, các bộ dụng cụ thử nghiệm đang khan hiếm và ngày càng đắt đỏ, buộc một số người phải tìm kiếm trên mạng hoặc bất cứ đâu có thể tìm được chúng.
Source:CNN
Một nhà nghiên cứu ở Síp đã phát hiện ra một biến thể coronavirus mới kết hợp giữa biến thể Delta và biến thể Omicron và được đặt biệt danh là Deltacron. Vào thời điểm mà thế giới đang hết sức lo ngại về Omicron, các báo cáo về biến thể mới này đã gây ra một sự lo ngại rất lớn. Đặc điểm của biến thể Omicron là lây lan cực nhanh, trong khi Delta gây ra những tàn phá cơ thể kinh hoàng. Kết hợp giữa lây cực nhanh và tàn phá thật kinh hoàng, loại biến thể mới này thực sự hết sức đáng âu lo. Thành ra, sàn chứng khoán chao đảo, paracetamol biến mất khỏi các quầy hàng trong các siêu thị và nhà thuốc tây. Bên cạnh đó rapid antigen self-tests, tức là các dụng cụ để tự xét nghiệm xem mình có nhiễm coronavirus không cũng trở nên khan hiếm và tràn lan các dụng cụ cả.
Tuy nhiên, khi Deltacron đang là tiêu đề thịnh hành trên các phương tiện truyền thông xã hội, nhiều chuyên gia cho rằng nó không phải là một biến thể thực sự, mặc dù, cho đến nay khoa học gia ở đảo Síp phát hiện ra biến thể mới này vẫn khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình.
Đây là những gì chúng ta biết cho đến nay:
1. Leondios Kostrikis, giáo sư khoa học sinh học tại Đại học Síp, gọi biến thể mới này là 'Deltacron'. Các báo cáo cho biết chủng này có mã di truyền giống Omicron, và có bộ gen giống Delta.
2., Bloomberg đưa tin là có 25 trường hợp Deltacron đã được tìm thấy cho đến nay.
3. Trong một cuộc phỏng vấn, Kostrikis nói, “Chúng tôi sẽ xem trong tương lai liệu biến thể mới này có gây ra bệnh lý trầm trọng hơn hay dễ lây lan hơn hay liệu nó sẽ chiếm ưu thế.”
4. Trình tự của 25 trường hợp Deltacron đã được gửi tới GISAID, cơ sở dữ liệu quốc tế theo dõi những thay đổi của virus, vào ngày 7 tháng Giêng.
5. Nhà virus học Tom Peacock nói trên mạng xã hội rằng Deltacron có thể không phải là một biến thể thực tế, mà có thể là kết quả của sự ô nhiễm. “Khi các biến thể mới được đưa qua một loạt các phòng thí nghiệm, sự nhiễm bẩn không phải là hiếm (những thể tích chất lỏng rất nhỏ có thể gây ra điều này) - thường thì những trường hợp nhiễm bẩn khá rõ ràng này không được các phương tiện truyền thông lớn đưa tin”.
Ông viết: “Các biến thể gây ra do tái tổ hợp chắc chắn đáng để theo dõi và gần như chắc chắn cuối cùng sẽ xuất hiện, nhưng ví dụ cụ thể này gần như chắc chắn là do ô nhiễm”.
Bác sĩ Eric Topol đã gọi Deltacron là một 'scariant' thay vì một “variant”, tức là “biến thể hù dọa”, thay vì một biến thể. “Loại 'scariant' này chả là biến thể cái quái gì, chỉ khiến rất nhiều người sợ hãi, một cách không cần thiết”.
Source:Hindustantimes.com
Hôm thứ Hai, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho rằng việc tiêm vắc xin chống lại coronavirus là một “nghĩa vụ đạo đức” và phàn nàn rằng nhiều người đã bị lung lay bởi các “thông tin vô căn cứ” và quyết định từ chối một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để cứu mạng trong đại dịch.
Đức Phanxicô đã sử dụng một số từ ngữ mạnh mẽ nhất của mình để kêu gọi mọi người tiêm chủng trong bài phát biểu trước các đại sứ trong ngoại giao đoàn cạnh Tòa thánh. Đây là một sự kiện thường niên trong đó ngài đặt ra các mục tiêu chính sách đối ngoại của Vatican trong năm mới.
Đức Thánh Cha Phanxicô, 85 tuổi, thường tránh nói về việc tiêm chủng như một “nghĩa vụ đạo đức”, mặc dù các cố vấn COVID-19 của ngài đã gọi đó là “trách nhiệm đạo đức”. Đức Phanxicô đã gọi tiêm chủng là “một hành động yêu thương” và việc từ chối tiêm chủng là “hành động tự sát”.
Tuy nhiên, hôm thứ Hai, ngài đã đi một bước xa hơn, khi nói rằng các cá nhân có trách nhiệm chăm sóc cho bản thân “và điều này có nghĩa là tôn trọng sức khỏe của những người xung quanh chúng ta. Chăm sóc sức khỏe là một nghĩa vụ đạo đức”, ngài khẳng định.
Ngài than thở rằng ngày càng có nhiều sự chia rẽ ý thức hệ khiến nhiều người quyết định không tiêm chủng.
“Mọi người thường để bản thân bị ảnh hưởng bởi hệ tư tưởng của thời đại, thường được củng cố bởi những thông tin vô căn cứ hoặc sự thật được ghi chép kém,” ngài nói, đồng thời kêu gọi áp dụng một “liệu pháp thực tế” để sửa chữa sự méo mó này.
Đức Thánh Cha nói thêm: “Vắc-xin không phải là một phương tiện chữa bệnh thần kỳ, nhưng chắc chắn rằng bên cạnh các phương pháp điều trị khác cần được phát triển, chúng đại diện cho giải pháp hợp lý nhất để ngăn ngừa căn bệnh này”.
Đức Phanxicô lặp lại lời kêu gọi viện trợ vắc xin cho các quốc gia, đặc biệt là ở những nơi trên thế giới có tỷ lệ tiêm chủng thấp, và kêu gọi sửa đổi các quy tắc cấp bằng sáng chế để các nước nghèo hơn có thể phát triển vắc xin của riêng họ.
Ngài nói: “Điều phù hợp là các tổ chức như Tổ chức Thương mại Thế giới và Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới điều chỉnh các công cụ pháp lý của họ để tránh các quy tắc độc quyền tạo thành những trở ngại hơn nữa đối với sản xuất và đối với việc tiếp cận có tổ chức và nhất quán đối với chăm sóc sức khỏe ở cấp độ toàn cầu”.
Đức Phanxicô đã có bài phát biểu trước một nhóm các nhà ngoại giao ít hơn nhiều so với thường lệ, và bỏ qua phần tiếp kiến mà các đại sứ rất thích: đó là cơ hội chào hỏi riêng và trao đổi vài lời. Các hạn chế rõ ràng là một phản ứng đối với sự gia tăng theo cấp số nhân của các trường hợp coronavirus ở Ý.
Về các chủ đề khác, Đức Phanxicô than thở về sự tàn phá Syria, kêu gọi “cải cách chính trị và hiến pháp” để đất nước có thể được “tái sinh”, đồng thời kêu gọi tránh mọi biện pháp trừng phạt tránh nhắm vào dân thường. Ngài không chỉ đích danh nước Nga, nhưng kêu gọi “các giải pháp lâu dài và có thể chấp nhận được” cho Ukraine và nam Caucasus lấy cảm hứng từ “sự tin tưởng có đi có lại và sự sẵn sàng tham gia vào các cuộc thảo luận bình tĩnh”.
Và ngài cũng kêu gọi giao tiếp cởi mở hơn để tránh chiến tranh văn hóa, mặc dù Đức Thánh Cha đã không nêu đích danh ý thức hệ giới tính và các chủ đề nóng khác.
“Một số thái độ không còn chỗ cho tự do ngôn luận và hiện đang mang hình thức 'văn hóa loại trừ' xâm nhập vào nhiều vòng kết nối và các tổ chức công cộng. Dưới chiêu bài bảo vệ sự đa dạng, nó sẽ hủy bỏ mọi cảm giác về căn tính, với nguy cơ khiến làm tắt tiếng các quan điểm.”
Source:AP
(Aleteia)
Gabriel Barbier đã mạnh mẽ chia sẻ ngày 12 tháng 11 năm 2021, tại Vương cung thánh đường Nữ Vương Maria các Thiên thần ở Assisi, Ý: “Tôi là một chiến binh, và giống như hầu hết các bạn, tôi đã trải nghiệm những nỗi tuyệt vọng và bị bỏ rơi trong thế giới này một cách đáng thương, nhưng việc vượt qua sa mạc đã cho tôi cơ hội để nhận ra tình yêu của Chúa!"
Mọi người không nghĩ rằng ông Barbier, một người vô thần lâu năm, lại có thể chia sẻ những điều như vậy nơi công cộng và trước mặt Đức Thánh Cha Phanxicô!
Nhưng thực tế, ông Barbier đã làm chứng trước mặt Đức Thánh Cha và 500 người nghèo hiện diện trong Ngày Thế giới dành cho Người nghèo. Ông ấy chia sẻ câu chuyện đời ông một cách thẳng thắn, với cả tấm lòng thành. Ông đã tiếp chuyện trực tiếp với Đức Thánh Cha và đề cập đến tổ chức Fratello (“Huynh Đệ”), một tổ chức đứng ra tổ chức sự kiện này hàng năm. Từ đó đến nay, những lời chứng của ông đã gây được tiếng vang sâu sắc cho hàng nghìn người qua internet.
Trong bài nói ông thân thưa:
Kính gửi Đức Thánh Cha Phanxicô, “Người Anh” yêu quí,
Con xin chân thành cám ơn Đức Thánh Cha đã hướng dẫn chúng con trong Ngày Thế giới dành cho Người nghèo này. Tên con là Gabriel và con đến từ Paris. Con là thành viên của APA, Hiệp hội “Huynh Đệ”.
Con xin làm chứng trước Đức Thánh Cha về tình bạn tuyệt vời của chúng con. ĐTC biết sự yếu đuối và mong manh của chúng con khi đối diện với những cười chê sỉ nhục!... Xin cho chúng con, những người nghèo về tâm hồn, biết tìm thấy sức mạnh nơi Thiên Chúa, Đấng Cứu Rỗi thế gian!
Chính Chúa là gia nghiệp lớn nhất của chúng ta. “Phúc cho những người nghèo khó, hiền lành, hay thương xót; phước cho những ai khát khao công lý, phước cho những người có tâm hồn trong sạch. Chúng ta hãy luôn vui tươi và yêu thương ”. Ngay cả khi chúng ta bị người đời nhạo báng, ngay cả khi chúng ta bị bắt bớ vì Nước Trời, vì phần thưởng của chúng ta thật to lớn. Xin cảm ơn Đức Thánh Cha luôn là bạn của chúng con, là “đại huynh” của chúng con!
Hỡi các bạn thân yêu của tôi trong Đại Hội “Huynh Đệ”, tôi là một chiến binh, và giống như hầu hết các bạn, tôi đã đối diện với tuyệt vọng và bị bỏ rơi trong thế giới ngày càng trở nên tàn nhẫn này, việc tôi đã vượt qua sa mạc cô đơn trống vắng tuyệt vọng là cơ hội để tôi nhận ra tình yêu của Thiên Chúa!
Tôi xác tín rằng chính trong những hoàn cảnh tuyệt vọng, Thiên Chúa, Đấng nhân từ, mời gọi chúng ta đến với niềm vui lớn nếu chúng ta biết lắng nghe Người, để tìm kiếm Người. Vì chính Chúa đã phán: "Hãy đến với Ta với tất cả trái tim và Ta sẽ bổ sức cho các ngươi."
Tôi đã được chịu Bí tích Thanh Tẩy ở tuổi 60 – tôi là người xuất thân từ một gia đình vô thần, nhưng Chúa Giêsu đã biến đổi tôi nên con Chúa.
Ân sủng mà tôi cầu xin cho chínhmình và cho các bạn đang tụ họp nơi đây, và điều mà tôi kêu cầu Đức Trinh Nữ Cực Thánh là: “Lạy Mẹ Maria, xin hãy giúp con! Lạy Mẹ Maria, xin hãy đến giúp con! ”
Đức Thánh Cha Phanxicô thân yêu của con, chúng con xin hứa cầu nguyện cho ĐTC với tất cả trái tim của chúng con. Amen.
Corpus mysticum [Nhiệm Thể]
Trước chiến tranh, de Lubac đã viết một cuốn sách, tức cuốn Corpus mysticum [Nhiệm Thể], nhưng không thể xuất bản cho đến năm 1944. Ngài được bổ nhiệm làm giám khảo thứ hai cho việc bảo vệ một luận án tiến sĩ về Tổng Phó tế Florius thành Lyons (thế kỷ thứ chín), và vì vậy ngài đã phải đọc kỹ về lịch sử thần học của Bí tích Thánh Thể. Trong khi đi nghỉ ở Aix-en-Provence để hồi phục sức khỏe, ngài đã tận dụng cơ hội, không những để nhiều lần gặp gỡ Maurice Blondel đáng kính, mà còn để nghiên cứu mối liên hệ giữa Thánh Thể và Giáo Hội. Không dựa vào bất cứ ý tưởng có sẵn nào từ các tài liệu thứ cấp, de Lubac mải mê nghiên cứu các nguồn và thực hiện một khám phá đáng lưu ý liên quan đến câu định nghĩa Giáo hội là Corpus Christi (Nhiệm thể Chúa Kitô), như Thánh Phaolô vốn gọi Giáo hội. Trong suốt thiên niên kỷ đầu tiên, nhiều sắc thái chuyên biệt hơn đã được thêm vào ý niệm Corpus Christi. Mình thật của Chúa Kitô, Corpus Christi verum là Giáo hội, thì Corpus Christi mysticum là Thánh Thể. Vào đầu thời kỳ trung cổ, người ta nhấn mạnh hơn đến sự Hiện diện Thực sự của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể, và các tĩnh từ đã được chuyển vị. Giờ đây, Mình Thánh Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể là Corpus Christi verum, trong khi Giáo hội trở thành Corpus Christi mysticum. Trong cuốn sách ngài đặt tựa đề Corpus mysticum (10), de Lubac cho thấy trong những thế kỷ tiếp theo, Giáo hội như một mầu nhiệm đức tin đã dần dần biến mất khỏi tâm thức Kitô hữu như thế nào (11). Việc tái khám phá khái niệm bí tích về Giáo hội này đã dứt khoát dọn đường cho lối hiểu về Giáo hội đã được Công đồng Vatican II thiết lập, trong đó, điều 1 của Lumen gentium, nói: “Giáo Hội ở trong Chúa Kitô như bí tích hoặc dấu chỉ và khí cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại”.
____________________________________________________________
Ghi Chú
1 Henri de Lubac, Images de l’abbé Monchanin [Hình ảnh của Cha Monchanin] (1967). Tập sách nhỏ này đã giành được giải thưởng Grand prix catholique de littérature [Đại giải thưởng Văn chương Công Giáo] năm 1968.
2 Henri de Lubac, “Apologétique et théologie” [Khoa Hộ giáo và Thần học], được xuất bản như một tiểu luận trên tạp chí Nouvelle revue théologique (Tân Tạp chí Thần học] năm 1930.
3 Hans Urs von Balthasar, Test Everything, Keep What Is Good [Khảo sát Mọi sự, Giữ lại Những Gì tốt đẹp] (San Francisco: Ignatius Press, 1986), trang 11-12.
4 Xavier Tilliette, “Henri de Lubac achtzigjährig”, Internationale Katholische Zeitschrift Communion 5 [“Henri de Lubac ở tuổi tám mươi ”, Tạp chí Công Giáo Quốc tế Communion 5] (1976): 187, số 12.
5 Victor Fontoynont, SJ. (1880-1958), nguyên là hiệu trưởng nghiên cứu thần học ở Lyons-Fourvière.
6 Jean Daniélou, SJ. (1905-1974), là sinh viên và là bạn của de Lubac. Năm 1943, ngài được bổ nhiệm làm giáo sư về văn học và lịch sử Kitô giáo thời kỳ đầu tại Học viện Công Giáo ở Paris. Ngài đồng sáng lập loạt sách Sources chrétiennes và cộng tác tại Công đồng Vatican II. Năm 1969, ngài được phong Hồng Y.
7 Henri Bouillard, SJ. (1908-1981), là giáo sư thần học tín lý ở Lyons-Fourvière và là tổng biên tập đầu tiên của bộ sách Théologie. Năm 1950, ngài, de Lubac và những người khác bị gọi về Lyons vì nghi ngờ họ đang giảng dạy một “thần học mới”. Năm 1957, ngài lấy một văn bằng tại một trường đại học công lập ở Paris với luận án về Karl Barth. Năm 1967, ngài gia nhập nhân viên giảng huấn của Học viện Công Giáo ở Paris.
8 Yves Congar, O.P. (1904-1995), được bổ nhiệm làm giáo sư thần học tín lý tại học viện của Dòng Đa Minh ở Le Saulchoir vào năm 1931. Từ năm 1956 đến năm 1968, ngài giảng dạy ở Strasbourg, và từ đó về sau, ở Paris. Cùng với de Lubac, năm 1960, ngài được bổ nhiệm vào ủy ban thần học chuẩn bị Công đồng Vatican II. Ngài được phong Hồng Y vào năm 1994.
9 Karl Rahner, tập san Catholicisme, Zeitschrift für Katholische Theologie 63 [Tạp chí Thần học Công Giáo] (1939): 443tt., In lại trong K. Rahner, Sämtliche Werke [Karl Rahner, Tòan tập], vol. 4 (1997), trang 484tt.
10 Henri de Lubac, Corpus mysticum: L’Euchariste et l’Église au Moyen Âge, Etude historique [Nhiệm thể: Than1h thể và Giáo Hội thời Trung cổ] (Paris: Aubier, 1944).
11 Về chủ đề này, xem bên dưới, trang 179-81.
__________________________________________________________________
Thế Chiến hai và cuộc kháng chiến trí thức
Ngày 10 tháng 5 năm 1940, Quân đội Đức bất ngờ xâm chiếm Pháp. Chiến tranh và sự chiếm đóng đã buộc de Lubac phải trốn khỏi Lyons hai lần. Bất chấp những khó khăn bên trong và bên ngoài, đó là thời gian sáng tạo và phong phú. Việc ngài vật lộn trí thức với các ý thức hệ Quốc xã và Mácxít đã dẫn đến những tác phẩm có giá trị vượt xa những dịp khiến sáng tác ra chúng.
Sau khi Paris bị chiếm đóng vào ngày 14 tháng 6 năm 1940, Pháp bị chinh phục. Thống chế Pétain (1856-1951), người đã tạo nên danh tiếng cho chính mình trong Thế Chiến thứ nhất bằng cách bảo vệ thành công Verdun và là người đã nắm giữ các chức vụ chính trị khác nhau kể từ cuộc chiến đó, được Quốc hội bầu làm đệ nhất bộ trưởng (hoặc thủ tướng) vào ngày 16 tháng 6. Ông thương lượng việc ngừng bắn với Hitler tại Compiègne vào ngày 22 tháng 6. Nước Pháp chia thành Vùng phía Bắc bị chiếm đóng và Vùng phía Nam tự do. Vào ngày 11 tháng 7, Pétain còn được bổ nhiệm làm quốc trưởng. Trụ sở chính của Chính phủ Vichy được đặt tại khu nghỉ dưỡng sức khỏe Vichy ở Trung Tâm Massif. Pétain hợp tác một cách hạn chế với thế lực chiếm đóng và ban bố luật theo đường lối Quốc Xã liên quan đến người Do Thái. Song song với chính phủ Vichy, một Ủy ban quốc gia lâm thời của những người Pháp tự do được thành lập tại Luân Đôn dưới sự lãnh đạo của Tướng de Gaulle. Cho đến khi Khu vực phía Nam cũng bị chiếm đóng, Lyons là trung tâm của Nước Pháp Tự do và do đó cũng là trung tâm của cuộc kháng chiến trí thức và chính trị.
Các bản thảo trong rương hành lý của ngài
Vào tháng 6 năm 1940, de Lubac, cùng với một nhóm đồng nghiệp, lần đầu tiên rời Lyons để lên đường đến La Louvesc (nằm ở phía nam Lyons, ở Trung tâm Massif), để trốn tránh quân Đức đang tiến tới. Trong hành lý của mình, ngài mang theo những tài liệu mà ngài đã sưu tầm cho cuốn Surnaturel. Tại vị trí an toàn, ngài sắp đặt các đoạn trích theo thứ tự, và cuốn sách bắt đầu thành hình. Theo hồi ký của de Lubac, nó đã sẵn sàng để xuất bản sớm nhất là vào năm 1941.
Sau khi Pháp đầu hàng và bị phân chia, đường phân giới được vẽ về phía bắc của Lyons, và do đó de Lubac quay trở lại Lyons, và học viện lần đầu tiên được tiếp tục hoạt động như thường lệ. Trong năm học 1941-1942, de Lubac đã giảng về nhà xã hội chủ nghĩa Pháp thời kỳ đầu, là Pierre Joseph Proudhon (1809-1865). Ngay sau khi chiến tranh kết thúc, ngài đã có thể xuất bản chúng thành sách (1).
Proudhon, người đã cãi nhau dữ dội với Karl Marx vào năm 1848 và cuối cùng chia tay với ông ta, đã mê hoặc de Lubac như một người tìm tòi, mặc dù bề ngoài đi theo những con đường khác và chiến đấu chống lại Giáo hội, nhưng trong suốt quãng đời còn lại của mình, ông vẫn không thể thoát khỏi ý tưởng về Thiên Chúa.
Cuốn sách về Proudhon, dựa trên một loạt các bức thư chưa từng được biết đến trước đây hoặc ít nhất chưa được xuất bản và các tài liệu khác, chưa được đánh giá như là tài liệu nguồn và vẫn là khởi điểm cần thiết cho các nghiên cứu thêm về chủ đề Proudhon và Kitô giáo.
Chiến tranh lan tới Lyons
De Lubac đã minh nhiên bác bỏ rằng ngài đã nhiều lần bị quân Đức bắt giữ, như đôi khi đã được báo cáo. Tuy nhiên, đúng là sau khi quân đội Đức tiến quân vào vùng vẫn được tự do cho đến nay, bao gồm cả Lyons, vào mùa thu năm 1942, ngài phải trốn khỏi thành phố một lần nữa vào năm 1943, vì Gestapo đang tìm kiếm ngài. Lần này ngài tìm được nơi ẩn náu trong một nhà dòng ở Vals (một suối nước khoáng ở phía nam Lyons). Ngài đã sử dụng khoảng thời gian hoàn toàn ẩn dật này để soạn lại và mở rộng cuốn Surnaturel của ngài. “Tận dụng các nguồn tài liệu do thư viện Vals cung cấp, bản thảo đã phình to lên. Khi tôi quay trở lại Lyons ngay sau khi quân đội Đức bỏ đi, nó đã sẵn sàng được chuyển đến nhà in ”(Phục Vụ Giáo Hội, trang 35).
Tuy nhiên, cuốn sách thứ ba có nguồn gốc trong những năm chiến tranh và cho thấy rõ ràng những dấu vết của cuộc kháng chiến trí thức của ngài chống lại chủ nghĩa toàn trị: Le drame de l'humanisme athée (Bi kịch của chủ nghĩa duy nhân bản vô thần), năm 1944, cũng giống như cuốn Catholicisme, là một tác phẩm gồm các tiểu luận thoạt đầu được viết độc lập với nhau. Phần đầu bao gồm một loạt các bài thuyết giảng nửa bí mật dọc theo đường lối chống Quốc xã, trong khi phần thứ hai, thuần nhất hơn, là bài thuyết giảng của ngài về Auguste Comte và khái niệm “tôn giáo tích cực” của nhà văn này; phần thứ ba là sưu tập một số tiểu luận “nhiệt tình nhưng, tôi phải thừa nhận, khá hời hợt” về Dostoyevsky (Phục Vụ Giáo Hội, trang 40). Bản dịch tiếng Đức đầu tiên của Eberhard Steinacker (Die Tragodie des Humanismus ohne Gott [Bi kịch của chủ nghĩa duy nhân bản vô thần] (1950), hiện đã không còn bản in) được thay thế bằng bản tiếng Đức năm 1984 đã được sửa đổi của Hans Urs von Balthasar (2). Bản vừa kể, giống như ấn bản tiếng Pháp được sửa đổi và mở rộng năm 1983, bao gồm như phần phụ lục một tiểu luận khác về chủ đề “Nietzsche như nhà huyền nhiệm học”, mà de Lubac đã xuất bản năm 1950 trong tuyển tập Affrontements mystiques [Các cuộc Đụng độ Huyền nhiệm]. Tiểu luận này, như von Balthasar nhận định, “cũng rất quan trọng đối với sự hiểu biết hiện đại của chúng ta về Nietzsche vì, với sự minh mẫn đặc trưng của mình, Henri de Lubac cố gắng vượt qua hay duy trì câu đố tâm lý về những nỗ lực của Nietzsche đến hoặc duy trì sự mâu thuẫn giữa ‘Overman’ [siêu nhân] và ‘Eternal Return’[luân hồi?] (*)”(Le drame de l'humanisme athée ,trang 10). Ý tưởng căn bản của các tiểu luận cá thể là sự hiểu lầm hoàn toàn bi thảm về chủ nghĩa nhân bản hiện đại, chủ nghĩa này khiến Thiên Chúa và con người chống lại nhau và bắt nguồn từ giả định cho rằng sự phụ thuộc vào Thiên Chúa hạ thấp con người và hủy hoại tự do của họ, đến nỗi con người chỉ có thể đạt được sự vĩ đại thực sự của mình khi họ từ bỏ ý tưởng về Thiên Chúa. Trong một đoạn văn khác, de Lubac quả quyết chủ đề khá súc tích: “Thiên Chúa bị bác bỏ vì đã hạn chế con người, và người ta quên rằng chính mối liên hệ của con người với Thiên Chúa đã ban cho họ “ một thứ vô hạn” nào đó. Thiên Chúa bị bác bỏ vì đã nô dịch con người, và con người quên rằng chính mối liên hệ của con người với Thiên Chúa đã giải thoát họ khỏi mọi nô dịch.... Không có Thiên Chúa, con người bị mất nhân tính ”(DG, tr. 194, 193).
Kháng chiến trí thức, Les Cahiers du Témoignage chrétien
Với cuốn Résistance chrétienne à l’antisémitisme (Kitô giáo đề kháng chủ nghĩa bài Do Thái) (1988) (3), de Lubac có ý định nhắc lại nhiều sáng kiến đa dạng mà các Kitô hữu đã thực hiện để chống lại việc đàn áp người Do Thái và để bảo vệ những nỗ lực đó khỏi những giải thích sai lầm. Dù không nhằm biện minh cho lập trường của mọi giám mục đối với chính phủ Vichy, de Lubac đã dứt khoát phủ nhận rằng ngài là tác giả của một cuốn hồi ký gán cho ngài trong những năm ngay sau cuộc chiến tranh mà giới giám mục Pháp bị chỉ trích dữ dội (4). De Lubac minh nhiên muốn loại kháng chiến chống lại chủ nghĩa Quốc xã của ngài được hiểu là cuộc kháng chiến trí thức chứ không phải chính trị. Điều này càng trở nên cấp thiết đối với ngài, vì lập trường chính trị của nhiều bề trên không hề rõ ràng.
Vào tháng 10 năm 1940, chính phủ Vichy ban hành luật đầu tiên liên quan đến người Do Thái (sẽ có tính hạn chế hơn nữa bằng các biện pháp khác, đặc biệt là những luật được thông qua vào ngày 2 tháng 6 năm 1941). Tất cả người Do Thái ở Pháp buộc phải đăng ký và đeo Ngôi sao Đavít ở nơi công cộng: đây là những biện pháp sơ bộ dẫn đến việc trục xuất và giết người hàng loạt. Giữa những người trở lại Kitô giáo, có sự phân biệt giữa những người được rửa tội trước ngày 25 tháng 6 năm 1940 và những người được rửa tội sau ngày đó. Tại các rạp chiếu phim của Pháp, bộ phim tuyên truyền Jud Süss của Quốc xã đã được trình chiếu. Trong một bản thông báo bí mật gửi cho một trong những bề trên dòng của mình, ngày 25 tháng 4 năm 1941, de Lubac bày tỏ sự ngỡ ngàng của mình trước những thủ tục thấp hèn và vô nhân đạo, theo đó chủ nghĩa bài Do Thái đang cố gắng thu hút người ủng hộ ở Pháp (5). Ngài nhắc lại việc dứt khoát bác bỏ bất cứ hình thức bài Do Thái nào theo Huấn quyền của Giáo hội; ngài chỉ trích ngành lập pháp và cảnh báo chống lại việc xâm nhập của tinh thần độc ác này vào cả các cơ sở tu trì. Bản thông báo đã được các bề trên của ngài đón nhận nồng nhiệt, trừ Cha Norbert Boynes, SJ., Phụ tá Bề trên cả, người đã đến thăm Pháp trong giai đoạn 1940-1942 và phản đối sự thiếu trung thành với chế độ Vichy của nhiều tu sĩ dòng Tên trẻ. De Lubac, một trong những người bị những lời buộc tội này nhắm tới, đã viết một bức thư đầy nhiệt huyết để tự bào chữa gửi cho Bề trên Giám tỉnh của mình (ngày 24 tháng 7 năm 1941), trong đó ngài đấu tranh chống lại những nỗ lực “tống khứ [ngài] khỏi Dòng Tên vĩnh viễn, có thể nói như vậy ”, mà không nêu rõ lý do buộc tội. Ngài khẳng định nhiều lần rằng ngài chưa bao giờ vi phạm hai nguyên tắc vốn quy định tác phong của các tu sĩ Dòng Tên trong các vấn đề chính trị: (1) Các tu sĩ Dòng Tên không được tham gia vào chính trị mà phải làm việc cho Nước Chúa. (2) Lòng trung thành cần có đối với chính phủ phải được phân biệt với lập trường của người ta liên quan đến việc lập luật của nó, về việc này, nhà thần học có thể mạo hiểm để đưa ra phán đoán, đặc biệt vào lúc khi việc thực hành tôn giáo bị đe dọa nghiêm trọng (xem ASC, 245-46 ).
Về khía cạnh trên, chúng ta nên lưu ý, ngoài các tiểu luận đã đề cập trước đây từng được thu thập trong cuốn Bi kịch của Chủ nghĩa Duy Nhân bản Vô thần, việc tham gia của de Lubac trong dự án mang tên Cahiers du Témoignage chrétien (Tập san Chứng từ Kitô giáo), do Cha Pierre Chaillet, SJ cầm đầu. Vào mùa thu năm 1941, tập đầu tiên xuất hiện. Nó mang tựa đề France, prends garde de perdre ton âme (Hỡi Nước Pháp, hãy cẩn thận kẻo mất linh hồn) và được viết hoàn toàn bởi Cha Gaston Fessard, SJ. Các tập khác sau đó nhanh chóng xuất hiện liên tiếp. De Lubac không những viết cho bộ này (ẩn danh), để không ai xác định được quyền tác giả của những đóng góp đặc thù, mà còn cẩn thận duyệt từng tập và thậm chí đọc các bản in thử. Chúng giả thiết phải duy trì một tiêu chuẩn bác học cao, đồng thời thể hiện lòng trung thành hoàn toàn với Giáo Hội Công Giáo.
Tổng Giám mục Paris, Đức Hồng Y Jean-Marie Lustiger, nhớ lại rằng ngài đã tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 50 giải phóng Paris (năm 1944) bằng cách cử hành Thánh lễ Tạ ơn tại Nhà thờ Đức Bà Paris vào tháng 8 năm 1984:
“Vào ngày đó, tôi đã có duyên được Đức Hồng Y de Lubac ở bên cạnh, và tôi có thể trích dẫn một số bài báo của ngài mà trong thời chiến đã xuất hiện trên tạp chí hầm trú Témoignage chrétien (Chứng từ Kitô giáo) và điều đó mang lại vinh dự lớn cho Giáo hội. Các bản văn linh đạo và thần học này cũng có tính chính trị, theo nghĩa mạnh nhất của từ này; chúng nói tới việc tôn trọng con người và việc phủ nhận sự sùng bái ngẫu tượng. Chính sự kiện, bốn mươi năm sau, Đức Hồng Y de Lubac và tôi đã đồng tế thánh lễ đó tại nhà thờ Đức Bà Paris với sự hiện diện của các viên chức chính phủ có nghĩa là một phán quyết đã được thông qua đối với thời kỳ đó — và đối với tôi điều đó dường như rất quan trọng ”(6).
Trong một số của tập san Témoignage chrétien, các biên tập viên đã công bố bản văn sau đây của Giám mục Berlin, tức Bá tước Konrad von Preysing (7), người, trong thời Đệ tam Quốc xã, là một trong những nhà lãnh đạo Giáo hội can đảm đứng ở tiền tuyến trong cuộc chiến tâm linh của Giáo hội chống lại chế độ Quốc Xã ở Đức.
“Chúng ta không thể nghi ngờ gì nữa: chúng ta là những Kitô hữu, dấn thân vào một trận chiến cam go. Chống chúng ta, một tôn giáo khát máu đang trỗi dậy. Các dấu hiệu chiến đấu đang nhấp nháy ở khắp mọi nơi, khắp mọi nơi từ việc khinh bỉ bác bỏ giáo lý của Chúa Kitô đến lòng căm thù say sưa và lộ liễu. Một loạt các tuyên bố [hàng loạt các cáo buộc] vay mượn từ cả lịch sử lẫn hiện tại đang tràn dâng chống chúng ta. Mục tiêu của trận chiến rất rõ ràng: đó là việc đàn áp và trục xuất Kitô giáo. Một tiếng reo vui mừng chiến thắng đang dấy lên từ hàng ngũ chống Kitô giáo (ASC, trang 51-52) ”.
Hai năm sau khi chiến tranh kết thúc, vào thứ Bảy, ngày 30 tháng 8 năm 1947, de Lubac gặp Đức Giám Mục Konrad von Preysing tại Berlin: “Khi, vào năm 1947, tại Berlin, tôi có cuộc trò chuyện với Đức Cha von Preysing, chúng tôi ôm nhau lòng đầy xúc động, nói rằng, từ cả hai phía, chúng tôi đã lãnh đạo cùng một cuộc chiến, chống lại cùng một kẻ thù của Chúa Kitô, với cùng một vũ khí thiêng liêng” (ASC, trang 51). Theo Herbert Vorgrimler (8), de Lubac coi cuộc gặp gỡ của ngài với Đức Cha von Preysing và cuộc trao đổi của họ về chủ đề Kháng chiến là một trong những “sự kiện quan trọng nhất trong cuộc đời ngài”.
Sau chiến tranh von Preysing là giám mục của một thành phố bị chia cắt, nửa phía Đông của thành phố này từng được giải phóng khỏi một chế độ độc tài toàn trị để rồi lại nằm dưới sự thống trị của một chế độ độc tài khác. Trong một lá thư mục vụ vào năm 1949 về mối liên hệ của con người hiện đại với Thiên Chúa, ngài đã trích dẫn gần như từng chữ những phân tích của de Lubac từ cuốn Bi kịch của Chủ nghĩa Duy Nhân bản Vô thần. “Trong hơn một trăm năm nay, thế giới hiện đại từng mơ ước và nói về một cuộc giải phóng hoàn toàn của con người. Người ta vốn tin rằng ý tưởng về Thiên Chúa là trở ngại cho việc phát triển tự do của con người, việc giải phóng con người không thể khả hữu nếu không có sự giải phóng khỏi Thiên Chúa. Chúng ta đang đứng trước những tàn tích mà quá trình giải phóng con người đã mang lại. Những tàn tích hữu hình, rờ mó được, nhưng đau đớn hơn: đó là tàn tích tinh thần” (9).
Những đám mây đen của chiến tranh đã gần như tan biến khi những nghi ngờ về tính chính thống của de Lubac lại trồi lên. Trận bão bùng phát vào năm 1946.
______________________________________________
Ghi Chú
(*)Eternal return (Tiếng Đức: Ewige Wiederkunft; cũng gọi là eternal recurrence) là một khái niệm cho rằng vũ trụ và mọi hiện hữu và năng lực đều đã tái xuất hiện, và sẽ tiếp tục tái xuất hiện, vô tận lần trong thời gian hoặc không gian bất tận.
1 Henri de Lubac, Proudhon et le christianisme (Proudhon và Kitô giáo] (1945). Bản tiếng Anh: The Un-Marxian Socialist: A Study of Proudhon [Một nhà duy xã hội Phi Máxxít: Một Nghiên cứu về Proudhon] của R. E. Scantlebury (New York: Sheed & Ward, 1948).
2 Henri de Lubac, Le Drame de l’humanisme athée [Bi kịch của Chủ Nghĩa Duy Nhân bản Vô thần] (1944); Bản tiếng Đức Über Gott hinaus: Tragödie des Atheistischen Humanismus [Bên ngoài Thiên Chúa: Thảm kịch của Chủ nghĩa Duy Nhân bản Vô thần] của Hans Urs von Balthasar (1984). Bản tiếng Anh: The Drama of Atheist Humanism [Bi kịch của Chủ Nghĩa Duy Nhân bản Vô thần], của Edith M. Riley (New York: Sheed & Ward, 1950); của Albert Wimmer (San Francisco: Nhà xuất bản Ignatius, 1995). Ấn bản năm 1995 được trích dẫn ở đây là DAH.
3 Henri de Lubac, Christian Resistance to Anti-Semitism: Memories from 1940-1944 [Kitô giáo phản kháng chống lại chủ nghĩa bài Do Thái: Các Hồi ký từ năm 1940-1944], Bản tiếng Anh của Elizabeth Englund (San Francisco: Ignatius Press, 1990). Được trích dẫn là CR.
4 Jacques Prévotat, “Les Évêques sous l’Occupation: un démenti du cardinal de Lubac” [Các Giám Mục thời Chiếm đóng: Lời Cải chính của Đức Hồng Y de Lubac], Communio (ấn bản tiếng Pháp), 17 (1992): 126-32.
5 Bản thông tri của Henri de Lubac chống lại chủ nghĩa bài Do Thái đã được công bố toàn bộ trong Jean Chelini, L’Eglise sous Pie XII: la Tourmente [Giáo Hội dưới thời Đức Piô XII: Sóng gió ba đào], 1939-1945 (1983), trang 295-310. Các đoạn trích cũng được in trong CR, tr. 251.
6 Xem Jean-Marie Lustiger, Choosing God, Chosen by God [Chọn Chúa, Được Chúa chọn] (San Francisco: Ignatius Press, 1991), trang 89-90. Lustiger, sinh là người Do Thái năm 1926, được rửa tội vào ngày 25 tháng 8 năm 1940, sau khi được Giám mục Courcoux của Orleans giảng dạy. Năm 1979, chính ngài được phong làm Giám mục Orleans; và năm 1980, Tổng Giám mục Paris. Năm 1983 (cùng với de Lubac), ngài được phong Hồng Y. Mẹ của Lustiger bị sát hại vào năm 1943 ở trại Auschwitz.
7 Konrad von Preysing (1880-1950) trở thành Giám mục Eichstätt năm 1932, Giám mục Berlin năm 1935; và ngài được phong Hồng Y năm 1946.
8 Herbert Vorgrimler, “Henri de Lubac”, trong Hans Jürgen Schultz, chủ biên, Tendenzen der Theologie im 20. Jahrhundert: Eine Geschichte in Portraits [Xu hướng thần học thế kỷ XX: lịch sử trong các phác thảo tiểu sử] (1966), tr. 419.
9 Trích dẫn từ Stephan Adam, Bischof Konrad von Preysing [Giám mục Konrad von Preysing] (1996), trang 190tt., số 812.
Kỳ sau: Một nền “Thần học Mới”?
Thời tiết Sài Gòn những ngày cuối năm có nắng nhẹ với không khí se se lạnh. Nhiều người đang vội vã hoàn tất những công việc của năm cũ và háo hức đón chào năm mới … nhưng khi nghỉ ngơi, tĩnh lặng thì dường như cũng có chút gì đó khựng lại, chùng chình, dùng dằng, níu kéo.
Nhìn cuốn lịch cũ mỏng dần nhiều người không khỏi bồi hồi nhớ lại quá khứ, những gì đã diễn ra trong một năm qua và ngẫm nghĩ về mình, về người, về đời. Những kỉ niệm trong năm cũng ùa về nhẹ nhàng như con gió làm lay động những suy tư, ký ức.
Dù lặng lẽ hay ồn ào, một năm rồi cũng đang chuẩn bị qua đi. Thời gian làm mọi thứ già nua, bạc trắng theo nó. Chúng ta thầm biết ơn sự quan tâm giúp đỡ, sẻ chia của người thân, bè bạn, đồng nghiệp để mình gặt hái thành công. Đồng thời cũng là dịp nhìn lại mình đã có những gì thiếu sót, “chưa phải” với người khác để biết bày tỏ lời xin lỗi chân thành.
Những ngày cuối năm như những “nốt trầm” đệm giữa năm cũ và năm mới. Người ta thường dễ tha thứ cho lỗi lầm của những ngày qua, sẽ gật đầu để quên đi những gì không may mắn, phiền muộn và hướng về một năm mới an lành và hạnh phúc. Xin hãy dành tất cả tình yêu thương và lòng tha thứ cho nhau, bởi đã là con người, có ai trong đời không một lần mắc chút sai lầm!
Có những người khi gặp gỡ, vẫn câu hẹn hò quen thuộc “hôm nào gặp lại nhé!”. Rồi cái “hôm nào” ấy cứ trôi tuột qua, thi thoảng có nhớ lại thì lại tự bào chữa cho mình, “để khi khác vì tháng rộng ngày dài gặp lúc nào chẳng được”. Rồi những việc đã tự cho vào mục cần làm ngay, vậy mà có chuyện đột xuất đành gác lại, cũng vẫn là câu quen thuộc “để lúc khác”…
Chợt nhận ra người ta nói đúng, thời gian không đợi chờ ai cả. Đó là khi thảng thốt nhận tin một người quen vừa mất, chợt lặng đi vì nhớ lại lời hẹn “hôm nào gặp nhé” vẫn chưa thực hiện được. Đó là khi ta ngồi tĩnh lặng một mình, thấy còn nhiều việc dang dở, ước thời gian dài thêm để làm được chuyện này chuyện nọ cho trọn vẹn. Đó còn là khi chợt thấy đôi nếp nhăn ngay khóe mắt, đầu điểm thêm vài sợi tóc bạc mới thấy rõ màu thời gian hiển hiện …
Những ngày cuối năm còn là cơ hội để nhìn lại, nhớ lại, ôn lại quá khứ và hướng tới tương lai. Đó là thời khắc để đếm lại, tổng kết, tính sổ và hoạch định kế hoạch mới cho tương lai như lời Kinh Thánh “Xin dạy chúng con đếm tháng ngày mình sống, ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan.” (Tv 90,12)
Năm 2021 sắp trôi qua, chắc hẳn ai cũng đều đồng ý đây là một năm dịch bệnh, thiên tai. Đại dịch Covid-19 bùng phát và hoành hành khắp thế giới, lây nhiễm và lan tràn nhanh chóng, gây ra cái chết cho nhiều người và khiến nền kinh tế toàn cầu suy thoái, cuộc sống vô vàn khó khăn. Rồi lũ lụt ở nơi này, nước nọ … như trút thêm gánh nặng khiến dân tình lao đao, khốn khó.
Một năm với nhiều biến cố, nhiều thay đổi. Nhiều người “vỡ kế hoạch” vì không thể đi giao dịch làm ăn, du lịch đây đó hay không thể về thăm quê hương. Nhiều kẻ “gãy gánh” không thực hiện được những ước mơ, dự định của mình. Với Covid-19, nhiều thói quen của con người đã phải thay đổi, người ta phải tập để hình thành nhiều thói quen mới như đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, cúi chào thân tình thay cho cái bắt tay nồng nhiệt, …
Trong “cái khó ló cái khôn,” không thể gặp gỡ và làm việc trực tiếp, người ta nghĩ đến làm việc, hội họp, học online, … và cả tham dự Thánh lễ qua mạng internet. Trong cơn dịch, người ta kêu gọi sự ý thức về “chúng ta” thay cho “cái tôi” hẹp hòi; những thành phần dễ bị tổn thương hơn trong xã hội như người già, người bệnh, trẻ em… được chú ý chăm sóc và bảo vệ hơn. Tương quan hàng xóm láng giềng và tình cảm gia đình được tái khẳng định và xây dựng. Người ta tập trung vào sự thinh lặng, cầu nguyện và sống phó thác nhiều hơn.
Người đời dù không hiểu biết về Thiên Chúa, nhưng cũng đã dồn hết trí lực và tiền của để vượt qua nghịch cảnh; còn chúng ta là những người đã được Chúa báo trước về những dấu hiệu khởi đầu cho ngày cuối cùng: “Dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ. Sẽ có những trận động đất lớn, và nhiều nơi sẽ có ôn dịch và đói kém; sẽ có những hiện tượng kinh khủng và điềm lạ lớn lao từ trời xuất hiện.” (Lc 21,10-11) thì đã sửa soạn được những gì?
Dịch bệnh, thiên tai là điều chẳng ai muốn xảy ra nhưng vẫn nằm trong thánh ý của Thiên Chúa. Những thói quen cũ phải được thay đổi được xem như là “đường tránh”, là trệch đường so với lộ trình quen thuộc. Nhưng nó lại khơi mào cho một sự thay đổi sâu xa cái nhìn của ta về Thiên Chúa, về thế giới và về bản thân.
Chỉ khi nào tiếp cận với những thực tế không quen thuộc ấy thì các hàng rào bảo vệ của tâm lý và đạo đức cũ mới dần dần sụp đổ. Những rào cản đã từng ngăn không cho ta sẵn sàng đón nhận sự khác biệt của Thiên Chúa và tha nhân. Muốn hiểu mình thì phải chấp nhận đi đường tránh. Cuộc sống cũ thường ngày sẽ bị biến đổi, dù cách tổ chức bên ngoài vẫn như cũ.
Một năm kết thúc với cái “bình thường mới”, có lẽ tất cả mọi người Kitô hữu chúng ta đều thấy rằng điều quan trọng không phải là sống hay chết, nhưng là sống để làm sáng danh Chúa và chết là chết cho Chúa. “Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa. Vậy, dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa” (Rm 14,8).
Hãy vững lòng trông cậy với Đức tin đã được mạc khải. Nếu Chúa cho chúng ta sống thì hãy nhớ sự sống của chúng ta luôn ảnh hưởng đến cộng đồng. Hãy sống với tình yêu cho đi và đừng có những hành động gây vấp phạm cho người khác.
Nếu Chúa cho phép chúng ta phải chết thì phải chết cho Chúa vì Chúa luôn ở cùng chúng ta dù cái chết có đến với ta cách cô đơn lạnh lẽo không người thân thích.
Luôn tin nhớ trong ngày cuối cùng, những người đã chết dù có bị hỏa thiêu hay mục nát trong lòng đất cũng sẽ thức dậy để sống đời đời với Chúa. “Trong một giây lát, trong một nháy mắt, khi tiếng kèn cuối cùng vang lên. Vì tiếng kèn sẽ vang lên, và những kẻ chết sẽ trỗi dậy mà không còn hư nát; còn chúng ta, chúng ta sẽ được biến đổi.” (1 Cor 15,52).
1. Tuyên bố của giáo phận Saint Denis về vụ trộm cắp và đập phá các ảnh tượng tại nhà thờ Saint-Pierre ở Bondy, ngày 10 tháng Giêng năm 2022
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là thánh lễ phạt tạ đã được cử hành vào hôm Thứ Ba, ngày 11 tháng Giêng, lúc 7 giờ tối, do Đức Cha Pascal Delannoy, giám mục giáo phận chủ tế cùng các linh mục trong giáo phận.
Trong tuyên bố đưa ra hôm thứ Hai 10 tháng Giêng, Đức Cha Pascal của giáo phận Saint Denis, cho biết như sau:
Trong khoảng từ đêm Chúa Nhật đến sáng thứ Hai ngày 10 tháng Giêng, nhà thờ Saint-Pierre ở Bondy đã bị trộm cắp và đập phá.
Tọa lạc tại trung tâm thành phố, ngôi thánh đường này được mở cửa hàng ngày từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối
Hôm Chúa Nhật 9 tháng Giêng, Cha Jocelyn Petitfils, phó xứ, đóng cửa nhà thờ lúc 7 giờ tối. Ngày hôm sau, một tình nguyện viên đã mở cửa một vài phút trước 8 giờ sáng, trước khi đi làm. Anh ta ngay lập tức nhận thấy rằng các hòm tiền của nhà thờ đã bị cưa bằng máy mài để lấy trộm tiền.
Được cảnh báo, Cha Petitfils đã đến hiện trường và quan sát những thiệt hại khác:
- Một cửa sổ kính màu bị vỡ
- Nhà tạm bị đập nát, bể tung và trống rỗng bên trong
- Phòng thánh có cửa bị hỏng và nơi có các đồ phụng vụ khác bị đánh cắp. Máy tính xách tay bị lấy mất. Căn phòng bị lục tung.
Cuối buổi sáng, cảnh sát khoa học hình sự phân tích hiện trường đã đến tiếp theo là các đội kỹ thuật của tòa thị chính. Giáo phận Saint-Denis-en-France đã đệ đơn khiếu nại lên cảnh sát.
Source:/saint-denis.catholique.fr
2. Tòa Giám Quản Rôma lên án vụ phủ cờ chữ vạn lên quan tài trong đám tang
Hôm thứ Ba 11 tháng Giêng, Tòa Giám Quản Rôma, đã mạnh mẽ lên án một hành vi diễn ra bên ngoài một ngôi thánh đường là “xúc phạm và không thể chấp nhận được”. Sau khi quan tài được đưa ra khỏi nhà thờ sau một đám tang, những người đưa tang đã phủ lên quan tài lá cờ Đức Quốc xã và giơ tay chào theo kiểu phát xít.
Các bức ảnh và video về cảnh bên ngoài nhà thờ Thánh Lucia sau lễ tang hôm thứ Hai đã được cổng thông tin trực tuyến Open của Ý đăng tải. Các bức ảnh và video này cho thấy khoảng hai chục người đang tụ tập bên ngoài nhà thờ chung quanh một chiếc quan tài phủ một lá cờ hình chữ vạn và hét lên “Presente!”, nghĩa là “Có mặt!” với cánh tay phải của họ giơ lên theo theo kiểu chào của bọn phát xít.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Ba, Tòa Giám Quản Rôma đã lên án mạnh mẽ cảnh tượng này và nhấn mạnh rằng cả cha xứ, cũng như linh mục cử hành tang lễ, đều không biết những gì sẽ diễn ra bên ngoài sau khi thánh lễ an táng kết thúc.
Tuyên bố gọi lá cờ Đức Quốc xã có thêu hình chữ vạn là “một biểu tượng kinh khủng không thể tương hợp với Kitô Giáo.”
Tuyên bố cho biết: “Sự lạm dụng một biểu tượng ý thức hệ và bạo lực, đặc biệt là ngay sau một hành động thờ phượng gần một địa điểm linh thiêng, là rất nghiêm trọng, gây xúc phạm và không thể chấp nhận được đối với cộng đồng Giáo Hội ở Rôma và đối với tất cả những người có thiện chí trong thành phố của chúng ta”.
Tuyên bố dẫn lời linh mục quản xứ, là Cha Alessandro Zenobbi, cho biết bản thân ngài và Giáo Hội lên án một cách mạnh mẽ “mọi lời nói, cử chỉ và biểu tượng đã được sử dụng bên ngoài nhà thờ, vốn xuất phát từ các ý thức hệ cực đoan đối nghịch với thông điệp của Phúc âm của Chúa Kitô”.
Các bản tin Ý xác định người chết là một cựu chiến binh 44 tuổi của nhóm cực hữu Forza Nuova, người đã chết vào cuối tuần qua vì cục máu đông.
Về mặt kỹ thuật, Đức Thánh Cha Phanxicô là Giám Mục của Rôma, nhưng ngài giao quyền quản lý hàng ngày của giáo phận cho vị Giám Quản của ngài, là Đức Hồng Y Angelo De Donatis.
Source:AP
3. Đức Hồng Y Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Bolivia xét nghiệm dương tính với COVID-19
Văn phòng báo chí của Tòa Tổng Giám Mục Sucre báo cáo rằng Đức Hồng Y Ricardo Centellas Guzman,Tổng Giám Mục và cũng là chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục Bolivia,, có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 trong những ngày gần đây, nhưng đang trong tình trạng ổn định, tuân thủ các biện pháp cách ly.
Tuyên bố của Tòa Tổng Giám Mục cho biết:
“Cách đây vài ngày, chính xác là một tuần, Đức Tổng Giám Mục của chúng ta đã xuất hiện các triệu chứng nhẹ của COVID, vì lý do này, một xét nghiệm chẩn đoán đã được thực hiện, Đức Hồng Y Centellas đã có kết quả dương tính với coronavirus.”
Theo báo cáo y tế gần đây nhất, tình trạng của Đức Tổng Giám Mục ổn định, và ngài đang tuân thủ các biện pháp cách ly. Văn phòng báo chí cho biết thêm: “Chúng tôi đánh giá cao sự quan tâm của các tín hữu, giới truyền thông và toàn thể người Công Giáo.
“Sự tôn trọng đối với phần còn lại và sự cách ly của Đức Hồng Y của chúng ta” cũng được yêu cầu.
Tòa Tổng Giám mục giải thích rằng sự lây lan xảy ra “sau những công việc mục vụ không mệt mỏi của Đức Hồng Y được thực hiện tại các thị trấn và thành phố trong đó ngài ban bí tích Thêm Sức cho hơn 10,000 thanh thiếu niên trong khoảng 200 nhà thờ thuộc 29 thành phố trong miền Chuquisaca”.
Văn phòng báo chí cũng lưu ý rằng có những trường hợp dương tính trong “các linh mục, và tu sĩ nam nữ, nhưng những trường hợp này không làm ảnh hưởng đến các cử hành Phụng Vụ và các dịch vụ khác được cung cấp cho người dân.”
Hôm Thứ Ba, ngày 11 tháng Giêng, một tuyên bố của Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Bolivia cũng thông báo rằng Đức Hồng Y Toribio Porco Ticona, Tổng Giám Mục hiệu tòa của Corocoro, cũng được chẩn đoán dương tính với COVID-19.
Thông cáo cho biết thêm: “Hiện tại, Đức Hồng Y đang được chăm sóc y tế đầy đủ với tất cả các kế hoạch an toàn sinh học, và được thông báo rằng sức khỏe của ngài đã ổn định. Chúng tôi kêu gọi dân Chúa cùng cầu nguyện thêm để sức khỏe của Đức Hồng Y Toribio và các bệnh nhân COVID-19 được phục hồi nhanh chóng”.
Như thế, tính cho đến nay đã có 27 vị Hồng Y bị nhiễm coronavirus, trong đó, đáng buồn là 3 vị Hồng Y đã thiệt mạng.
Văn phòng báo chí của Tòa Tổng Giám Mục Sucre yêu cầu ở cuối thông điệp rằng “chúng tôi xin anh chị em cầu nguyện thêm cho Giáo Hội và cho người dân của chúng ta, hy vọng rằng tình huống khó khăn như thế này sẽ sớm qua đi. Chúng tôi cũng kêu gọi sự quan tâm có trách nhiệm của tất cả chúng ta, những người sống ở đây trong vùng đất được Chúa chúc lành”.
Hôm 10 tháng Giêng, Bộ trưởng Bộ Y tế và Thể thao Jeyson Auza cho biết Bolivia đã đạt số ca nhiễm kỷ lục với 60,801 ca trong tuần đầu tiên của năm 2022. Mặc dù vậy, tỷ lệ tử vong đã giảm xuống còn 0.6% các trường hợp nhiễm coronavirus.
Auza đã xác nhận sự lưu hành của biến thể omicron trong nước, nhưng ông giải thích rằng nó không phải là một biến thể chiếm ưu thế, biến thể Delta vẫn tiếp tục chiếm ưu thế và “điều đó khiến chúng tôi lo lắng hơn, tuy nhiên, chiến lược giảm thiểu và tiêm chủng không có gì thay đổi”.
Source:ACIPrensa
4. Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha: Công việc là một thành phần cốt yếu để nên thánh
Lúc 9 giờ sáng, thứ Tư 12 tháng Giêng năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến chung khoảng 1,000 tín hữu hành hương, tại Đại thính đường Phaolô Đệ Lục ở nội thành Vatican. Đây là buổi tiếp kiến chung thứ hai trong năm nay. Ngồi hàng đầu trong thính đường, có một số người khuyết tật và các đôi tân hôn.
Sau khi Đức Thánh Cha làm dấu thánh giá khai mạc, đến phần tôn vinh Lời Chúa, với đoạn Tin mừng theo thánh Matthêu (13:54-55.57) được các linh mục công bố bằng tám thứ tiếng:
“Khi về đến quê hương của Ngài, Chúa Giêsu giảng dạy trong hội đường của họ và dân chúng ngạc nhiên và nói: “Từ đâu ông được khôn ngoan và làm những việc lạ lùng này? Ông chẳng phải là con bác thợ mộc sao? Và mẹ ông chẳng phải tên là Maria sao? và đối với họ đó là cớ vấp phạm.”
Trong bài huấn dụ tiếp đó, Đức Thánh Cha tiếp tục loạt bài về thánh Giuse. Bài thứ bảy này mang tựa đề: “Thánh Giuse, người thợ mộc”.
Mở đầu, Đức Thánh Cha nói: Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Các thánh sử Mátthêu và Máccô gọi Thánh Giuse là “bác thợ mộc”. Trước đó, chúng ta đã nghe thấy người dân ở Nadarét, khi nghe Chúa Giêsu nói, đã tự hỏi: “Đây không phải là con của bác thợ mộc hay sao?” (13:55; xem Mc 6: 3). Chúa Giêsu đã thực hành nghề của cha mình.
Thuật ngữ tekton trong tiếng Hy Lạp, được sử dụng để chỉ công việc của Thánh Giuse, đã được dịch theo nhiều cách khác nhau. Các Giáo phụ Latinh dịch là “thợ mộc”. Nhưng chúng ta nên nhớ rằng vào thời Palestine của Chúa Giêsu, gỗ không chỉ được sử dụng để làm máy cày và các đồ nội thất khác nhau, mà còn dùng để xây nhà, vốn có khung bằng gỗ và mái nhà có nóc dùng làm sân làm bằng những chiếc đà nối với cành cây và đất.
Do đó, “thợ mộc” là một chữ chung chung, chỉ cả thợ mộc lẫn thợ thủ công tham gia vào các hoạt động liên quan đến xây dựng. Đó là một việc làm khá vất vả, phải làm việc với các vật liệu nặng như gỗ, đá và sắt. Xét về quan điểm kinh tế, nó không bảo đảm thu nhập lớn, như có thể suy ra từ việc Đức Maria và thánh Giuse, khi dâng Chúa Giêsu trong Đền thờ, chỉ dâng đôi chim gáy hoặc chim bồ câu (x. Lc 2:24), như Luật đã quy định cho người nghèo (x. Lv 12: 8).
Như thế, cậu bé Giêsu đã học nghề này từ cha mình. Vì vậy, khi trưởng thành, Người bắt đầu rao giảng, những người hàng xóm ngạc nhiên hỏi: “Nhưng người này do đâu mà có sự khôn ngoan và những công việc vĩ đại này?” (Mt 13:54), và họ đã vấp phạm vì Người (x. câu 57), vì Người là con bác thợ mộc, nhưng Người ăn nói như một luật sĩ, và họ vấp phạm vì điều này.
Sự kiện tiểu sử về Thánh Giuse và Chúa Giêsu này khiến tôi liên tưởng đến tất cả những người lao động trên thế giới, đặc biệt là những người làm công việc mệt nhọc trong các hầm mỏ và một số nhà máy nào đó; những người bị bóc lột qua công việc không có giấy tờ; các nạn nhân của lao động: chúng ta đã thấy rất nhiều cảnh này ở Ý mấy lúc gần đây; những đứa trẻ buộc phải làm việc và những em lục lọi thùng rác để tìm kiếm thứ gì đó có thể bán được...
Tôi xin nhắc lại những gì tôi đã nói: những công nhân giấu mặt, những công nhân lao động nặng nhọc trong các hầm mỏ và trong một số nhà máy nào đó: chúng ta hãy nghĩ đến họ. Chúng ta hãy nghĩ về họ. Chúng ta hãy nghĩ về những người bị bóc lột với công việc không được khai báo, những người được trả lương lậu, một cách ranh mãnh, không có lương hưu, không có bất cứ điều gì cả. Và nếu anh chị em không làm việc, anh chị em sẽ không có an sinh xã hội. Công việc không có giấy tờ. Và ngày nay có rất nhiều công việc không có giấy tờ.
[Chúng ta hãy nghĩ đến] những nạn nhân của việc làm, những người bị tai nạn lao động. Đối với những đứa trẻ bị buộc phải làm việc: điều này thật khủng khiếp! Một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi chơi, đáng lẽ được chơi, bị bắt phải lao động như một người lớn! Trẻ em bị buộc phải làm việc. Và trong số đó - những em đáng thương! - những em lục lọi các bãi rác để tìm kiếm thứ gì đó có thể bán được: các em đến các bãi rác... Tất cả những người này là anh chị em của chúng ta, những người kiếm sống bằng cách này: người ta không dành cho họ một nhân phẩm! Chúng ta hãy nghĩ về điều đó. Và điều đó đang xảy ra ngày nay, trên thế giới, điều đó đang xảy ra ngày nay.
Nhưng tôi cũng nghĩ đến những người không có việc làm. Có bao nhiêu người đi gõ cửa các nhà máy, xí nghiệp [hỏi] "Có việc gì để làm không?" - “Không, không có gì, không có gì cả". [Tôi nghĩ] đến những người cảm thấy nhân phẩm của họ bị tổn thương vì họ không thể tìm ra việc làm này. Họ trở về nhà: “Và? anh đã tìm được việc gì chưa? ” - “Không, không có gì… Anh đến Caritas và anh mang bánh mì về”. Điều mang lại phẩm giá không phải là mang bánh mì về nhà. Anh chị em có thể nhận nó từ Caritas - không, điều này không mang lại cho anh chị em phẩm giá. Điều mang lại cho anh chị em phẩm giá là kiếm được cơm bánh - và nếu chúng ta không đem lại cho người dân, đàn ông và đàn bà của chúng ta, khả năng kiếm được cơm bánh, thì đó là một sự bất công xã hội ở nơi đó, ở quốc gia đó, ở lục địa đó. Các nhà lãnh đạo phải đem lại cho mọi người khả năng kiếm được cơm bánh, vì khả năng kiếm ăn này mang lại cho họ phẩm giá. Đó là một việc xức dầu thánh cho phẩm giá, cho việc làm. Và điều này rất quan trọng.
Nhiều người trẻ, nhiều ông bố, bà mẹ trải qua thử thách khi không có một việc làm giúp họ sống thanh thản. Họ sống ngày qua ngày. Và việc tìm việc làm rất thường trở thành tuyệt vọng đến mức khiến họ mất hết hy vọng và khát vọng sống. Trong thời kỳ đại dịch này, nhiều người đã mất việc làm - chúng ta biết điều này - và một số, bị gánh nặng đè bẹp không thể chịu đựng nổi, đến mức phải tự kết liễu mạng sống mình. Tôi muốn tưởng nhớ từng người trong số họ và gia đình của họ ngày hôm nay. Chúng ta hãy dành một chút thời gian im lặng, tưởng nhớ những người đàn ông, những người đàn bà này, những người đang tuyệt vọng vì không thể tìm được việc làm.
Người ta chưa xem xét đủ sự kiện này là việc làm là một thành tố thiết yếu của đời sống con người, và thậm chí còn là con đường nên thánh nữa. Việc làm không chỉ là phương tiện kiếm sống mà thôi: nó còn là nơi chúng ta tự phát biểu, cảm thấy mình hữu dụng và học được bài học lớn về tính cụ thể, giúp giữ cho đời sống tinh thần không trở thành chủ nghĩa duy linh.
Tuy nhiên, thật không may, lao động thường là con tin cho cảnh bất công xã hội và thay vì là một phương tiện của con người, nó trở thành một ngoại vi hiện sinh. Tôi thường tự hỏi: Chúng ta làm công việc hàng ngày với tinh thần nào? Làm thế nào để chúng ta đối phó với sự mệt mỏi? Chúng ta có thấy hoạt động của mình chỉ liên quan đến vận mệnh của mình hay cũng liên quan đến vận mệnh của nhiều người khác nữa? Thực thế, việc làm là một cách phát biểu nhân cách của chúng ta, vốn tự bản chất có tính tương quan. Và, việc làm cũng là một cách để phát biểu óc sáng tạo của chúng ta: mỗi người chúng ta làm việc theo cách riêng của mình, với phong cách riêng của mình: cùng một việc làm nhưng với những phong cách khác nhau.
Thật tốt khi nghĩ tới sự kiện chính Chúa Giêsu đã làm việc và học nghề thủ công này từ Thánh Giuse. Hôm nay, chúng ta nên tự hỏi chúng ta có thể làm gì để phục hồi giá trị của việc làm; và chúng ta có thể đóng góp gì, như một Giáo hội, để việc làm có thể được cứu chuộc khỏi luận lý học lợi nhuận thuần túy và có thể được trải nghiệm như một quyền và nghĩa vụ căn bản của con người, một điều vốn phát biểu và làm tăng phẩm giá của họ.
Anh chị em thân mến, vì tất cả những điều trên, hôm nay tôi muốn cùng anh chị em đọc lại lời cầu nguyện mà Thánh Phaolô VI đã dâng lên Thánh Giuse vào ngày 1 tháng 5 năm 1969:
Lạy Thánh Cả Giuse,
Đấng bảo trợ Giáo Hội!
Đấng sát cánh với Ngôi Lời thành xác phàm,
Ngài từng làm việc mỗi ngày để kiếm cơm bánh, bằng cách
rút tỉa sức mạnh từ Người để sống và lao công;
Ngài từng trải nghiệm tâm tình lo lắng cho ngày mai,
tâm tình cay đắng của nghèo đói, sự bấp bênh của việc làm:
Ngài là người hôm nay nêu gương sáng,
khiêm tốn dưới mắt người đời
nhưng được tôn vinh hơn hết dưới mắt Thiên Chúa:
Xin ngài che chở người lao động trong cuộc sống khó nhọc hàng ngày của họ,
bảo vệ họ khỏi nản lòng,
khỏi nổi loạn tiêu cực,
và khỏi những cám dỗ yêu thích khoái lạc;
và xin gìn giữ hòa bình trên thế giới,
nền hòa bình một mình nó mới có thể bảo đảm sự phát triển của các dân tộc.
Amen.
Hôm 5 tháng Giêng vừa qua, Linh mục Dòng Tên Pat Conroy, người từng là tuyên úy của Hạ viện từ tháng 5 năm 2011 đến tháng Giêng năm 2021, đã trả lời phỏng vấn được đăng trên tờ The Washington Post, trong đó ngài bảo vệ các chính trị gia Công Giáo, những người thúc đẩy việc tiếp cận phá thai. Ngài đã đi xa đến mức viện dẫn Thánh Thomas Aquinas về lương tâm để bảo vệ lập trường của mình.
Trước Cha Pat Conroy, một linh mục Dòng Tên khác là Cha Robert Drinan đã ra tranh cử Dân biểu Hạ Viện Hoa Kỳ và trong suốt thời gian từ năm 1971 đến 1981, ông liên tục bảo vệ cho những luật lệ cho phép phá thai. Tháng 6 năm 1996, ông đi xa đến mức viết một bài trên tờ New York Times ủng hộ luật phá thai bán phần khi sinh, tiếng Anh là Partial-birth abortion. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho biết như sau:
Phá thai bán phần khi sinh, gọi tắt là PBA, là thuật ngữ Quốc hội đã sử dụng để mô tả một thủ thuật vượt ranh giới từ phá thai sang giết hại trẻ sơ sinh. Bác sĩ đưa một phần đáng kể đứa trẻ còn sống ra bên ngoài cơ thể của người mẹ - toàn bộ phần đầu trong ca “sinh nở đầu ra trước”; hoặc phần thân cho đến rốn trong ca “sinh nở chân ra trước” -- sau đó giết chết đứa trẻ bằng cách đập vỡ hộp sọ của nó hoặc loại bỏ não của đứa bé bằng máy hút.
Đức Hồng Y John O'Connor đã rất tức giận, và viết trên chuyên mục Công Giáo ở New York Times: “Tôi thành thật xin lỗi ông, Cha Drinan, nhưng ông đã sai, đã sai chết người. Ông lẽ ra đã phải cất lên tiếng nói có thần có thế của mình cho cuộc sống; nhưng ông đã cất lên tiếng nói cho cái chết. Một luật sư còn khó lòng đóng cái vai trò đó. Huống hồ là một linh mục như ông”.
Điều tệ hại là cả Cha Robert Drinan và Cha Pat Conroy đều cố làm cho người ta hiểu rằng họ đã nhận được sự chấp thuận của các bề trên Dòng Tên trong hành động đồng loã với tội ác phá thai. Đó là một sự dối trá. Một dòng đáng kính như Dòng Tên không thể ủng hộ phá thai.
Nhà xuất bản Ignatius, được thành lập bởi Cha Joseph Fessio, một linh mục Dòng Tên vừa cho ra mắt cuốn “Jesuit At Large: Essays and Reviews of Paul V. Mankowski, SJ” nghĩa là “Dòng Tên Tổng Lược: Những Bài Khảo Luận Và Phê Bình Của Paul V. Mankowski, SJ” trong đó Cha Paul Mankowski, cũng là một linh mục Dòng Tên lên tiếng bênh vực cho nhà Dòng và nêu đích danh những thành phần bất lương phản bội lại Dòng Tên trong mưu toan biến đảng Dân Chủ Mỹ thành đảng phá thai.
Cuốn sách gây nên một phản ứng tức giận từ nhiều phía. Ngay cả cựu thủ tướng Úc là ông Tony Abbot cũng lên tiếng.
Trong chương trình hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu với quý vị và anh chị em các bài nhận định nhan đề “Sách của linh mục kể câu chuyện buồn về sự đồng lõa phá thai của các tu sĩ Dòng Tên ở Mỹ” của Cha Raymond J. de Souza là chủ bút của tờ Convivium Magazine.
Cha Raymond J. de Souza là chủ bút của tờ Convivium Magazine. Hôm 7 tháng Giêng, trên tờ National Catholic Register, ngài có bài nhận định nhan đề “Priest’s Book Tells Sad Tale of Jesuits’ Abortion Complicity in the US”, nghĩa là “Sách của linh mục kể câu chuyện buồn về sự đồng lõa phá thai của các tu sĩ Dòng Tên ở Mỹ”.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Ngày 7 tháng Giêng năm 2022
Cần một giáo sĩ nổi tiếng để che chắn cho các chính trị gia Công Giáo, những người đã bỏ phiếu duy trì và mở rộng quyền tiếp cận phá thai à? Trong hơn 50 năm, Dòng Tên đã có một người đàn ông sẵn sàng. Đó là một vụ tai tiếng nghiêm trọng nơi một trong những dòng đáng kính nhất của Giáo hội.
Linh mục Dòng Tên Pat Conroy, người từng là tuyên úy của Hạ viện từ tháng 5 năm 2011 đến tháng Giêng năm 2021, đã trả lời phỏng vấn được đăng trên tờ The Washington Post trong tuần này, trong đó ngài bảo vệ các chính trị gia Công Giáo, những người thúc đẩy việc tiếp cận phá thai. Ngài đã đi xa đến mức viện dẫn Thánh Thomas Aquinas về lương tâm để bảo vệ lập trường của mình, điều này vừa đáng xấu hổ vừa không xứng đáng với phẩm giá đào tạo thích đáng của Dòng Tên.
Đối với những người có trí nhớ lâu hơn, ý tưởng về một tu sĩ Dòng Tên nổi tiếng từ Hạ viện bảo vệ những luật lệ cho phép phá thai không phải là mới. Cha Conroy là một phiên bản nghèo nàn của linh mục Dòng Tên quá cố Robert Drinan, nhưng ông vẫn là một người dẫn đầu cho những gì mà các anh em của ông quen gọi là “truyền thống của Dòng Tên”.
15 năm trước vào tuần này, Cha Drinan đã trở lại trong ánh đèn sân khấu. Xin nhắc lại hoàn cảnh. Đầu năm 2007, Nancy Pelosi trở thành người phụ nữ đầu tiên làm Chủ tịch Hạ viện, đỉnh cao của một sự nghiệp chính trị đáng nể. Việc bà ấy trở thành Chủ tịch Hạ viện một lần nữa vào 15 năm sau là bằng chứng thêm về thế lực chính trị đáng gờm mà bà ấy vẫn còn.
Pelosi, nhận thức được cột mốc quan trọng mà bà đã đạt được vào năm 2007, nên đã tổ chức một buổi dạ tiệc kéo dài 4 ngày để đánh dấu việc bà nhận vai trò Chủ tịch Hạ Viện. Nó bắt đầu bằng một Thánh lễ “công nhận Chủ tịch Hạ viện Nancy D'Alesandro Pelosi,” tại trường cũ của bà là Đại học Chúa Ba Ngôi ở Washington, DC. Vị chủ tế và giảng thuyết trong thánh lễ chính là Cha Drinan, lúc đó 86 tuổi. Đó là sự kiện công khai lớn cuối cùng của ông. Ông mất sau đó trong cùng một tháng.
Ở đó có một câu chuyện tai tiếng về sự đồng lõa của các tu sĩ Dòng Tên trong việc phá thai ở Mỹ, một câu chuyện được kể hoàn toàn hơn trong một cuốn sách mới quan trọng của linh mục quá cố Dòng Tên Paul Mankowski, người biết một số anh em của mình là các tu sĩ Dòng Tên và bề trên của ngài đã phản bội Dòng Tên.
Cha Robert Drinan là một người có tài năng phi thường, ngay cả so với những tiêu chuẩn cao của các tu sĩ Dòng Tên được biết đến trong những năm 1960. Ông là hiệu trưởng trường luật Boston College ở tuổi 36, và đã dẫn dắt ngôi trường đó lên những tầm cao mới trong hơn 14 năm. Năm 1970, ông ra tranh cử vào Quốc hội ở tiểu bang Massachusetts và được bầu làm Dân biểu Đảng Dân chủ năm lần, phục vụ từ năm 1971 đến năm 1981.
Vào tháng 5 năm 1980, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ra lệnh cho ông không được tái tranh cử vào tháng 11 năm đó, và do đó Cha Drinan rời Quốc hội vào tháng Giêng năm 1981. Quyết định của Đức Gioan Phaolô II được ban hành như một phần của lệnh cấm rộng rãi hơn đối với các giáo sĩ nắm giữ các chức vụ chính trị. Khi Đức Giáo Hoàng đưa ra lời dứt khoát, Cha Drinan đã tuân theo, nói rằng sự thách thức là “không thể tưởng tượng được”. Tuy nhiên, trong thực tế, thách thức đã là phương thức hoạt động của ông trong suốt một thập kỷ.
Cha Drinan tranh cử vào năm 1970 trên nền tảng phản đối Chiến tranh Việt Nam mạnh mẽ và là dân biểu đầu tiên đưa ra các bài báo luận tội Tổng thống Richard Nixon. Sau vụ Roe kiện Wade vào năm 1973, ông đã bảo vệ phán quyết này và là một lá phiếu đáng tin cậy ủng hộ việc mở rộng giấy phép phá thai, bao gồm cả việc tài trợ bằng tiền đóng thuế của người dân, trong suốt thời gian phục vụ quốc hội của mình.
Vị linh mục Dòng Tên này là cha đỡ đầu cho đảng Dân chủ trở thành đảng phá thai, một sự chuyển đổi được dẫn dắt bởi các đảng viên Dân chủ Công Giáo - Ted Kennedy, Joe Biden, Mario Cuomo và sau đó là chính Pelosi. Không có linh mục Công Giáo nào làm nhiều hơn trong việc cổ vũ hợp pháp hóa phá thai cho bằng Cha Drinan.
Thánh lễ cách đây 15 năm trong tuần này là một bài diễn văn tốt nghiệp phù hợp, truyền lại ngọn lửa chính trị ủng hộ phá thai cho Pelosi, người coi ông như một nguồn cảm hứng về cách một người Công Giáo trung thành có thể thúc đẩy quyền tiếp cận phá thai.
“Cha Drinan là nguồn cảm hứng cho rất nhiều người trong Quốc hội, không chỉ những người phục vụ với ngài mà cả những người đến sau chúng tôi,” bà Tân Chủ tịch Hạ Viện nói khi ông qua đời. “Tôi đặc biệt vinh dự rằng vào đầu tháng này, Cha Drinan đã chủ trì một thánh lễ tại trường cũ của tôi, Đại học Chúa Ba Ngôi, trước khi tôi tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Hạ Viện. Ngài đã cử hành Thánh lễ đó để vinh danh các trẻ em ở Darfur và Katrina, và giảng rằng 'nhu cầu của mọi trẻ em là nhu cầu của chính Chúa Giêsu Kitô.' Trong suốt cuộc đời của mình, Cha Drinan không chỉ rao giảng thông điệp đó về công lý và nhân quyền; ngài đã thể hiện điều đó”.
Đúng vậy, sự kiện công khai cuối cùng của Cha Drinan là tuyên bố rằng “nhu cầu của mọi trẻ em là nhu cầu của chính Chúa Giêsu Kitô” trong khi cuồng nhiệt ủng hộ Chủ tịch Hạ Viện phò phá thai hăng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Trong suốt những năm 1970, người ta thường hỏi rằng làm thế nào mà Cha Drinan có thể phục vụ trong Quốc hội với tư cách là một linh mục, chứ chưa nói đến một linh mục lại sử dụng lá phiếu lập pháp và vị trí công quyền của mình để thúc đẩy cho việc phá thai. Cha Drinan và các anh em Dòng Tên của ông nhiều lần gây ấn tượng rằng ông đã nhận được sự chấp thuận của các bề trên Dòng Tên và các giám mục địa phương của mình.
Đó là một sự dối trá.
Bây giờ chúng ta biết điều đó một cách đầy đủ hơn, nhờ Cha Mankowski, một tu sĩ Dòng Tên thậm chí còn xuất sắc hơn Cha Drinan. Ngài đã đột ngột qua đời vào tháng 9 năm 2020.
Nhà xuất bản Ignatius, được thành lập bởi Cha Joseph Fessio, một tu sĩ Dòng Tên khác mong muốn sự thật được biết đến, gần đây đã xuất bản cuốn “Jesuit At Large: Essays and Reviews of Paul V. Mankowski, SJ” – “Dòng Tên Tổng Lược: Những Bài Khảo Luận Và Phê Bình Của Paul V. Mankowski, SJ” - do George Weigel biên tập.
Bộ sưu tập di cảo đưa ra một số bài tiểu luận và đánh giá hấp dẫn của Cha Mankowski, vừa gay gắt vừa trào phúng, đôi khi cả hai cùng một lúc. Bộ sưu tập là một lời giới thiệu xứng đáng cho những ai chưa đọc Cha Mankowski - và là một nguyên nhân gây tiếc nuối vì họ đã không đọc ngài sớm hơn.
Phần đáng chú ý nhất của cuốn sách là một bản ghi nhớ chưa từng được xuất bản trước đó từ tháng 4 năm 2007, do Cha Mankowski gửi cho một số bạn bè của ngài, có tựa đề: “Chuyện ứng cử của Cha Drinan và Văn khố Tỉnh Dòng New England”. Mặc dù chưa bao giờ tự mình công bố nó, vì những rắc rối của ngài với các bề trên Dòng Tên, ngài rõ ràng muốn có một hồ sơ chính xác để lưu lại cho hậu thế.
Hồ sơ đó hiện đã được công bố. Rõ ràng điều mà nhiều người Công Giáo coi là một vụ tai tiếng vào những năm 1970 thực sự còn tồi tệ hơn nhiều.
Cha Mankowski đang nghiên cứu trong kho lưu trữ của Dòng Tên ở New England vào đầu những năm 1990. Ngài đã tình cờ thấy hồ sơ của Cha Drinan. Ngài đã yêu cầu và được phép sao chép tài liệu cho một bài báo về sự phục vụ của Cha Drinan tại Quốc hội.
Cha Mankowski phát hiện ra rằng, Cha Drinan không hề được phép ứng cử vào Quốc hội, mà hơn thế nữa, Bề trên Tổng quyền Dòng Tên, là Cha Pedro Arrupe, còn nhiều lần ngăn cấm. Cha Drinan và Cha William Guindon của Dòng Tên, Giám tỉnh nhà Dòng tại New England, đã âm mưu ủng hộ việc ra ứng cử của Cha Drinan và làm trái lệnh của Cha Arrupe. Các hồ sơ cung cấp rất chi tiết những lời nói dối và quanh co trốn tránh của cả Cha Drinan và Cha Guindon trong nhiều năm.
Cha Mankowski biết rằng tài liệu này sẽ sửa lại ấn tượng sai lầm rằng toàn bộ Dòng Tên nói chung rất hài lòng với việc Cha Drinan thúc đẩy việc phá thai trong Quốc hội. Nó cũng sẽ tiết lộ các tu sĩ Dòng Tên cao cấp ở New England đã bất lương đến mức nào trong những năm 1970.
Cha Mankowski quyết định không viết một bài báo về việc ứng cử của Cha Drinan. Đó là một công việc cực kỳ khó chịu, và Cha Drinan dường như là một người “hết thời” rồi.
Đến tháng 6 năm 1996, Tờ New York Times đăng bài viết của Cha Drinan “với tư cách là một linh mục Dòng Tên,” ca ngợi quyết định phủ quyết của Tổng thống Bill Clinton đối với lệnh cấm phá thai bán phần khi sinh, tiếng Anh là partial-birth abortion. Xin mở ngoặc giải thích như sau: Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho biết Phá thai bán phần khi sinh, gọi tắt là PBA, là thuật ngữ Quốc hội đã sử dụng để mô tả một thủ thuật vượt ranh giới từ phá thai sang giết hại trẻ sơ sinh. Bác sĩ đưa một phần đáng kể đứa trẻ còn sống ra bên ngoài cơ thể của người mẹ - toàn bộ phần đầu trong ca “sinh nở đầu ra trước”; hoặc phần thân cho đến rốn trong ca “sinh nở chân ra trước” -- sau đó giết chết đứa trẻ bằng cách đập vỡ hộp sọ của nó hoặc loại bỏ não của đứa bé bằng máy hút.
Việc một linh mục ủng hộ cho việc hợp pháp hóa phá thai bằng cách phá thai bán phần khi sinh như thế đã gây sốc ngay cả những người có thiện cảm với ông ta.
Đức Hồng Y John O'Connor đã rất tức giận, và viết trên chuyên mục Công Giáo ở New York: “Tôi thành thật xin lỗi ông, Cha Drinan, nhưng ông đã sai, đã sai chết người. Ông lẽ ra đã phải cất lên tiếng nói có thần có thế của mình cho cuộc sống; nhưng ông đã cất lên tiếng nói cho cái chết. Một luật sư còn khó lòng đóng cái vai trò đó. Huống hồ là một linh mục như ông”.
Cha Mankowski đánh giá rằng việc Cha Drinan trở lại cuộc sống công cộng gây tranh cãi đòi hỏi sự thật phải được nói ra. Ngài đã đưa tài liệu của mình cho giáo sư James Hitchcock, nhà sử học nổi tiếng tại Đại học St. Louis của Dòng Tên. Hitchcock đã xuất bản tài liệu này trong một bài báo vào mùa hè năm đó trên tờ Catholic World Report với nhan đề “Sự nghiệp chính trị kỳ lạ của Cha Drinan.”
Các tu sĩ Dòng Tên bùng nổ trong cơn thịnh nộ nóng như que cời lửa. Không phải là thịnh nộ với Cha Drinan vì quan điểm của ông ta, không phải là nổi giận với các tu sĩ Dòng Tên đã cho phép điều đó, không phải là bức xúc với các bề trên đã che đậy cho sự dối trá. Giới lãnh đạo Dòng Tên Hoa Kỳ hạ búa bổ xuống đầu Cha Mankowski, người không che giấu vai trò của mình trong việc cung cấp tài liệu lưu trữ cho Giáo sư Hitchcock.
Weigel viết trong phần giới thiệu biên tập của mình: “Kết quả của tất cả những điều này đối với Cha Paul Mankowski là rất khắc nghiệt. Ngài đã bị cấm trong nhiều năm không được xuất bản dưới tên của chính mình. Ngài đã bị hạn chế trong công việc mục vụ của mình. Ngài thường bị coi như một tên cùng đinh. Và dù cuối cùng ngài được phép khấn trọn và trở thành một ‘spiritual coadjutor’ - ‘trợ giáo tâm linh’- trong Dòng Tên, Cha Mankowski đã bị từ chối ‘kết hợp đầy đủ’ vào nhà Dòng (liên quan đến 'lời thề thứ tư' nổi tiếng của Dòng Tên về việc tuân theo giáo hoàng, liên quan đến sứ vụ truyền giáo).”
Theo Weigel, việc công bố bản ghi nhớ của Cha Mankowski cùng với tài liệu hỗ trợ là “rất cần thiết cho việc minh oan cho Cha Mankowski sau khi ngài qua đời”, đã được một số anh em Dòng Tên của ngài ủng hộ từ lâu, ngay cả khi họ chất đống những lời ca tụng xa hoa dành cho Cha Drinan.
Mười lăm năm kể từ ngày lễ cuối cùng của Cha Drinan dành cho Pelosi, cả Chủ tịch Hạ Viện và Tổng thống Joe Biden đều quay sang các tu sĩ Dòng Tên để che chắn cho chính trị phá thai của họ. Gần đây, cả hai đều tìm cách triều yết vị giáo hoàng đầu tiên của Dòng Tên, với Biden tuyên bố Đức Thánh Cha Phanxicô chấp thuận cho ông ta được tiếp tục Rước Lễ tại giáo xứ Dòng Tên ở Washington mà ông thường dự lễ.
Bản thân là một cựu giám tỉnh Dòng Tên và là người ngưỡng mộ Cha Arrupe, chắc chắn Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ cảm thấy tai tiếng - nếu không muốn nói là ngạc nhiên - khi biết mức độ đồng lõa của Dòng Tên trong vụ tai tiếng khủng khiếp trong sự nghiệp quốc hội của Cha Robert Drinan.
Đối với các linh mục và anh em trung tín khác, các tu sĩ Dòng Tên như vậy đã trở thành nổi tiếng đến mức nào trong việc đồng lõa che đậy cho những người Công Giáo cổ vũ quyền phá thai?
Hãy xem bài báo năm 1997 này của Maureen Dowd của tờ New York Times, một người Công Giáo ủng hộ luật phá thai tự do. Cô ấy đang viết về chương trình Nothing Sacred – “Không có gì là thánh thiêng”, một chương trình truyền hình trong đó một “linh mục trẻ tuổi sành điệu, lanh lợi, dễ thương” thúc đẩy hối nhân đi phá thai:
Dowd viết: “Tôi không nghĩ rằng chương trình này phản ánh quan điểm của giới tinh hoa giải trí hay, như một số nhà phê bình đã dài dòng cho rằng, là quan điểm của các nhà sản xuất chương trình Do Thái 'không thực hành đạo'. Tôi nhận ra quan điểm này là của giới tinh hoa Dòng Tên. Các tu sĩ Dòng Tên là các hoa tiêu của Giáo Hội, giới trí thức giảng dạy thường được nhìn thấy đang uống các loại rượu đắt tiền và đi du lịch nước ngoài và phát minh ra những cách diễn giải giáo lý của Giáo Hội”.
Trong “Năm Inhaxiô” đặc biệt này do Dòng Tên tuyên bố, ưu tiên của người Inhaxiô đối với việc kiểm tra lương tâm xem ra có vẻ phù hợp khi liên hệ đến hoạt động chính trị của Cha Drinan, giờ đây bản ghi nhớ của Cha Mankowski đã tiết lộ một câu chuyện hoàn chỉnh hơn.
Phần kết:
Trong một bài báo trước, tôi đã viết về nỗ lực thất bại của Thánh Gioan Phaolô II trong việc cải tổ Dòng Tên vào tháng 10 năm 1981. Chắc chắn là trường hợp tai tiếng của Cha Drinan, và sự bất lực rõ ràng của Cha Arrupe, đã góp phần vào kết luận của Đức Gioan Phaolô II rằng giới lãnh đạo Dòng Tên không có khả năng tự cải cách.
Về điều đó, Cha Mankowski cũng đồng tình. Trong một lá thư năm 2004 có trong cuốn “Jesuit At Large”, ngài viết cho một người đàn ông trẻ tuổi hỏi về việc gia nhập Dòng Tên:
“Tôi tin chắc rằng, hiện tại, Dòng Tên là một dòng xuống cấp. Điều đó có nghĩa là nó có những vấn đề nghiêm trọng trong mọi nỗ lực của mình ở tất cả các cấp chính quyền, và quan trọng hơn là nó đã mất khả năng tự sửa chữa bằng chính nội lực của mình. … Thật tình, tôi phải nói rằng, hiện tại, tôi không thấy có dấu hiệu nào cho thấy khả năng hay thiện chí của ban lãnh đạo Dòng Tên Rôma trong việc giải quyết và khắc phục những vấn đề này”.
Dù vậy, Cha Mankowski không mất hy vọng, và biết rằng đặc sủng của Ignatius đã được đổ vào các bình đất. Ngài đã truyền lại lời khuyên này, bất chấp tình trạng ảm đạm của Dòng: “Nói thế, nhưng nếu tôi phải làm lại tất cả, bất chấp những gì tôi biết bây giờ, tôi sẽ vào Dòng Tên vào ngày mai.”
Người ta hy vọng rằng giờ đây, Cha Mankowski vẫn đang nỗ lực hết mình cho việc cải tổ Dòng Tên, và lúc này may thay, ngài đã vượt quá tầm với của các vị bề trên quyết tâm làm nản lòng sứ mệnh thiết yếu đó.
Source:National Catholic Register
1. Các quan chức y tế cảnh báo công chúng về bộ dụng cụ thử nghiệm Covid-19 giả.
Các trường hợp Covid-19 tiếp tục tăng một cách đột biến, dẫn đến việc xếp hàng dài đến mức kinh hoàng tại các địa điểm thử nghiệm. Trong khi đó, bộ dụng cụ thử nghiệm nhanh tại nhà đã biến mất trên các kệ hàng của siêu thị và tiệm thuốc tây.
Giờ đây, một vấn đề khác đã xuất hiện: Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ, gọi tắt là FTC, đang cảnh báo về các bộ dụng cụ thử nghiệm giả được bán trực tuyến cho những khách hàng tuyệt vọng.
FTC cho biết trong một thông cáo báo chí trong tuần này rằng “Không có gì ngạc nhiên khi, theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, gọi tắt là FDA, các bộ dụng cụ thử nghiệm tại nhà giả mạo và trái phép đang xuất hiện trên mạng khi những kẻ lừa đảo lợi dụng cơ hội nhu cầu gia tăng đột biến”
Theo FDA, tự kiểm tra coronavirus - còn được gọi là xét nghiệm tại nhà hoặc xét nghiệm không cần kê toa - là một trong số các biện pháp giảm thiểu rủi ro có thể bảo vệ mọi người bằng cách giảm nguy cơ lây lan coronavirus. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, gọi tắt là CDC, cho biết những xét nghiệm này có thể được thực hiện tại nhà hoặc bất cứ nơi nào, bất kể tình trạng hoặc các triệu chứng và dễ sử dụng để có kết quả nhanh chóng.
Biến thể Omicron đã gây ra một làn sóng lây lan rất nhanh tại Hoa Kỳ với con số ước tính có thể lên đến 1 triệu ca mắc mới mỗi ngày. Có hai lý do: bản thân biến thể Omicron có tính lây lan nhanh. Biến thể Omicron cũng không gây ra các triệu chứng tỏ tường. Nhiều người đã nhiễm coronavirus nhưng hoàn toàn không hay biết. Họ tiếp tục đi làm, đi nhà thờ, học hành như bình thường và do đó lây cho người khác. Bằng cách tự thử nghiệm nhanh, ta có thể biết và đưa ra quyết định đúng đắn trước khi gặp gỡ những người khác.
Biến thể Omicron có khả năng lây truyền cao tiếp tục làm gia tăng các trường hợp mắc bệnh Covid-19 và số ca nhập viện, các chuyên gia y tế cho rằng điều quan trọng là cần tiếp tục các biện pháp an toàn để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Một trong những phương pháp này là kiểm tra thường xuyên, ngay cả khi bạn không cảm thấy bị ốm hoặc có triệu chứng nào.
Thật không may, nguồn cung không thể theo kịp nhu cầu, tuy nhiên, theo Mara Aspinall, giáo sư tại Cao đẳng Giải pháp Y tế tại Đại học Arizona với việc Omicron có khả năng lây lan mạnh hơn, việc xét nghiệm sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
“Chúng ta đang ở một thời điểm rất, rất bấp bênh. Thử nghiệm là chiến lược thoát ra duy nhất của chúng ta trong số tất cả những biện pháp khả thi.”
Tuy nhiên, các bộ dụng cụ thử nghiệm đang khan hiếm và ngày càng đắt đỏ, buộc một số người phải tìm kiếm trên mạng hoặc bất cứ đâu có thể tìm được chúng.
Source:CNN
2. Deltacron có thật không? Các nhà khoa học nói gì về biến thể mới được tìm thấy ở Síp
Một nhà nghiên cứu ở Síp đã phát hiện ra một biến thể coronavirus mới kết hợp giữa biến thể Delta và biến thể Omicron và được đặt biệt danh là Deltacron. Vào thời điểm mà thế giới đang hết sức lo ngại về Omicron, các báo cáo về biến thể mới này đã gây ra một sự lo ngại rất lớn. Đặc điểm của biến thể Omicron là lây lan cực nhanh, trong khi Delta gây ra những tàn phá cơ thể kinh hoàng. Kết hợp giữa lây cực nhanh và tàn phá thật kinh hoàng, loại biến thể mới này thực sự hết sức đáng âu lo. Thành ra, sàn chứng khoán chao đảo, paracetamol biến mất khỏi các quầy hàng trong các siêu thị và nhà thuốc tây. Bên cạnh đó rapid antigen self-tests, tức là các dụng cụ để tự xét nghiệm xem mình có nhiễm coronavirus không cũng trở nên khan hiếm và tràn lan các dụng cụ cả.
Tuy nhiên, khi Deltacron đang là tiêu đề thịnh hành trên các phương tiện truyền thông xã hội, nhiều chuyên gia cho rằng nó không phải là một biến thể thực sự, mặc dù, cho đến nay khoa học gia ở đảo Síp phát hiện ra biến thể mới này vẫn khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình.
Đây là những gì chúng ta biết cho đến nay:
1. Leondios Kostrikis, giáo sư khoa học sinh học tại Đại học Síp, gọi biến thể mới này là 'Deltacron'. Các báo cáo cho biết chủng này có mã di truyền giống Omicron, và có bộ gen giống Delta.
2., Bloomberg đưa tin là có 25 trường hợp Deltacron đã được tìm thấy cho đến nay.
3. Trong một cuộc phỏng vấn, Kostrikis nói, “Chúng tôi sẽ xem trong tương lai liệu biến thể mới này có gây ra bệnh lý trầm trọng hơn hay dễ lây lan hơn hay liệu nó sẽ chiếm ưu thế.”
4. Trình tự của 25 trường hợp Deltacron đã được gửi tới GISAID, cơ sở dữ liệu quốc tế theo dõi những thay đổi của virus, vào ngày 7 tháng Giêng.
5. Nhà virus học Tom Peacock nói trên mạng xã hội rằng Deltacron có thể không phải là một biến thể thực tế, mà có thể là kết quả của sự ô nhiễm. “Khi các biến thể mới được đưa qua một loạt các phòng thí nghiệm, sự nhiễm bẩn không phải là hiếm (những thể tích chất lỏng rất nhỏ có thể gây ra điều này) - thường thì những trường hợp nhiễm bẩn khá rõ ràng này không được các phương tiện truyền thông lớn đưa tin”.
Ông viết: “Các biến thể gây ra do tái tổ hợp chắc chắn đáng để theo dõi và gần như chắc chắn cuối cùng sẽ xuất hiện, nhưng ví dụ cụ thể này gần như chắc chắn là do ô nhiễm”.
Bác sĩ Eric Topol đã gọi Deltacron là một 'scariant' thay vì một “variant”, tức là “biến thể hù dọa”, thay vì một biến thể. “Loại 'scariant' này chả là biến thể cái quái gì, chỉ khiến rất nhiều người sợ hãi, một cách không cần thiết”.
Source:Hindustantimes.com
3. Đức Giáo Hoàng nói rằng tiêm vắc xin là một 'nghĩa vụ đạo đức'
Hôm thứ Hai, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho rằng việc tiêm vắc xin chống lại coronavirus là một “nghĩa vụ đạo đức” và phàn nàn rằng nhiều người đã bị lung lay bởi các “thông tin vô căn cứ” và quyết định từ chối một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để cứu mạng trong đại dịch.
Đức Phanxicô đã sử dụng một số từ ngữ mạnh mẽ nhất của mình để kêu gọi mọi người tiêm chủng trong bài phát biểu trước các đại sứ trong ngoại giao đoàn cạnh Tòa thánh. Đây là một sự kiện thường niên trong đó ngài đặt ra các mục tiêu chính sách đối ngoại của Vatican trong năm mới.
Đức Thánh Cha Phanxicô, 85 tuổi, thường tránh nói về việc tiêm chủng như một “nghĩa vụ đạo đức”, mặc dù các cố vấn COVID-19 của ngài đã gọi đó là “trách nhiệm đạo đức”. Đức Phanxicô đã gọi tiêm chủng là “một hành động yêu thương” và việc từ chối tiêm chủng là “hành động tự sát”.
Tuy nhiên, hôm thứ Hai, ngài đã đi một bước xa hơn, khi nói rằng các cá nhân có trách nhiệm chăm sóc cho bản thân “và điều này có nghĩa là tôn trọng sức khỏe của những người xung quanh chúng ta. Chăm sóc sức khỏe là một nghĩa vụ đạo đức”, ngài khẳng định.
Ngài than thở rằng ngày càng có nhiều sự chia rẽ ý thức hệ khiến nhiều người quyết định không tiêm chủng.
“Mọi người thường để bản thân bị ảnh hưởng bởi hệ tư tưởng của thời đại, thường được củng cố bởi những thông tin vô căn cứ hoặc sự thật được ghi chép kém,” ngài nói, đồng thời kêu gọi áp dụng một “liệu pháp thực tế” để sửa chữa sự méo mó này.
Đức Thánh Cha nói thêm: “Vắc-xin không phải là một phương tiện chữa bệnh thần kỳ, nhưng chắc chắn rằng bên cạnh các phương pháp điều trị khác cần được phát triển, chúng đại diện cho giải pháp hợp lý nhất để ngăn ngừa căn bệnh này”.
Đức Phanxicô lặp lại lời kêu gọi viện trợ vắc xin cho các quốc gia, đặc biệt là ở những nơi trên thế giới có tỷ lệ tiêm chủng thấp, và kêu gọi sửa đổi các quy tắc cấp bằng sáng chế để các nước nghèo hơn có thể phát triển vắc xin của riêng họ.
Ngài nói: “Điều phù hợp là các tổ chức như Tổ chức Thương mại Thế giới và Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới điều chỉnh các công cụ pháp lý của họ để tránh các quy tắc độc quyền tạo thành những trở ngại hơn nữa đối với sản xuất và đối với việc tiếp cận có tổ chức và nhất quán đối với chăm sóc sức khỏe ở cấp độ toàn cầu”.
Đức Phanxicô đã có bài phát biểu trước một nhóm các nhà ngoại giao ít hơn nhiều so với thường lệ, và bỏ qua phần tiếp kiến mà các đại sứ rất thích: đó là cơ hội chào hỏi riêng và trao đổi vài lời. Các hạn chế rõ ràng là một phản ứng đối với sự gia tăng theo cấp số nhân của các trường hợp coronavirus ở Ý.
Về các chủ đề khác, Đức Phanxicô than thở về sự tàn phá Syria, kêu gọi “cải cách chính trị và hiến pháp” để đất nước có thể được “tái sinh”, đồng thời kêu gọi tránh mọi biện pháp trừng phạt tránh nhắm vào dân thường. Ngài không chỉ đích danh nước Nga, nhưng kêu gọi “các giải pháp lâu dài và có thể chấp nhận được” cho Ukraine và nam Caucasus lấy cảm hứng từ “sự tin tưởng có đi có lại và sự sẵn sàng tham gia vào các cuộc thảo luận bình tĩnh”.
Và ngài cũng kêu gọi giao tiếp cởi mở hơn để tránh chiến tranh văn hóa, mặc dù Đức Thánh Cha đã không nêu đích danh ý thức hệ giới tính và các chủ đề nóng khác.
“Một số thái độ không còn chỗ cho tự do ngôn luận và hiện đang mang hình thức 'văn hóa loại trừ' xâm nhập vào nhiều vòng kết nối và các tổ chức công cộng. Dưới chiêu bài bảo vệ sự đa dạng, nó sẽ hủy bỏ mọi cảm giác về căn tính, với nguy cơ khiến làm tắt tiếng các quan điểm.”
Source:AP