Ngày 15-01-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Công lý là gì?
Gioan Lê Quang Vinh
05:07 15/01/2009
Khi Chúa Giêsu bị đưa ra trước toà án Rôma, Philatô hỏi Người “Ông là Vua sao?”. Khi Chúa Giêsu xác nhận Người là Vua, và Người đến để làm chứng cho sự thật, Philatô ngạc nhiên hỏi Người “Sự thật là gì?”. Chúa Giêsu im lặng không trả lời, bởi vì cả cuộc đời và lời rao giảng của Người đã là câu trả lời đầy đủ về sự thật rồi, và bây giờ dù Người có trả lời thì cũng chưa chắc Philatô hiểu được. Trong lòng ông chưa có chỗ cho những mầu nhiệm cao cả bước vào. Và Chúa Giêsu cũng im lặng để làm trọn Lời Kinh Thánh tiên báo về Con Chiên cứu độ lặng lẽ tiến dâng hy lễ. Ngày hôm nay Giáo Hội Chúa không im lặng nữa, mà đang và sẽ mãi mãi lên tiếng làm chứng cho công lý và sự thật theo lệnh truyền của Thầy Chí Thánh. Dân Chúa khắp nơi cũng đang thắp nến cầu nguyện cho công lý và hòa bình được tái lập trên đất nước này. Thế gian vốn sợ hãi ánh sáng, bỗng bật lên câu hỏi như Philatô ngày xưa: “Công lý là gì?”. Hỏi thì hỏi như thế, nhưng dường như thế gian vẫn sợ có câu trả lời, bởi vì dù không hiểu ngọn ngành công lý là gì, công lý phát xuất từ đâu, nhưng lương tri con người dạy họ rằng công lý đứng về phía ánh sáng. Ánh sáng thì lại xua tan bóng tối của thế gian. Bài viết này không có tham vọng trả lời cho các vấn nạn về công lý, mà chỉ xin cố gắng tìm một số định nghĩa đơn giản nhất dựa vào huấn giáo của Hội Thánh.

Trong mười hai chương chính của Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo, không có chương nào dành riêng cho Công Lý, nhưng bàng bạc trong mỗi trang, mỗi dòng đều có bóng dáng của công lý. Nếu chịu khó ngồi đếm những lần khái niệm “công lý” được lặp lại, thì người ta sẽ gặp hơn 130 lần trong các chương mục, và chương nào cũng qui về công lý. Điều này là gì nếu không phải là một thông điệp rõ ràng mà Giáo Hội với tư cách là người thừa kế các mầu nhiệm Nước Trời gửi đến cho nhân loại? John Rawls, triết gia Hoa Kỳ, cho rằng công lý là đặc tính tiên quyết của tất cả các định chế xã hội. Giáo Hội thì hiểu rằng công lý và hoà bình là dấu chỉ của thời Thiên Sai, là triều đại của Vua vinh hiển. Công lý (justice) được hiểu là sự công bằng, sự liêm khiết, sự hợp lý, sự phán quyết công minh, phù hợp pháp luật, và trên hết là sự thực thi lề luật Thiên Chúa, cả luật tự nhiên ghi khắc trong lòng người và luật được Thiên Chúa truyền dạy cho dân Ngài.

1. Công lý là việc thực thi lề luật Thiên Chúa.

Tin Mừng gọi Thánh Giuse là Người Công Chính (Mt. 1, 19), người sống cho công lý, vì Ngài làm trọn lề luật Thiên Chúa và vâng phục Thiên Chúa trong mọi tình huống. Đức Kytô hy tế cũng được gọi là Người Công Chính cùng trong ý nghĩa ấy. Công lý trước tiên là việc làm cho Thánh Ý Thiên Chúa và luật Ngài được thành toàn ngay giữa trần gian này. Ngay cả những người chưa nhận biết Thiên Chúa vẫn có thể thực thi công lý khi họ hành xử phù hợp với luật tự nhiên và theo tiếng nói của lương tâm. Thiên Chúa khôn ngoan đã thiết lập những định chế mà trong đó con người dù hoang sơ đến mấy cũng nhận ra đâu là cái đúng đâu là cái sai, cái thiện và cái ác. Và đó chính là bước khởi đầu để mở đường cho công lý đi vào cõi nhân sinh một cách trọn vẹn khi con người đón nhận ơn cứu độ. Giáo Hội khi loan báo Tin Mừng, dạy cho con người biết lề luật của Thiên Chúa thì cũng “dạy cho con người biết những đòi hỏi của công lý và hoà bình phù hợp với sự khôn ngoan của Thiên Chúa” (HTXH. 63, GLGHCG 2419). Hiến chế Mục Vụ Gaudium et Spes của Công Đồng Vatican II có một định nghĩa tuyệt vời về công lý khi dạy rằng “với sự trợ giúp cần thiết của ân huệ Chúa, một thế hệ mới gồm những con người mới sẽ được khai sinh, làm khuôn mẫu cho một nhân loại mới”. Giáo Hội muốn nói rằng "nhân loại mới ấy là nhân loại sống trong một trật tự xã hội, kinh tế và chính trị mới. Trật tự ấy phải được khai sinh trong hoà bình, công lý và liên đới". (HTXH. 19). Trật tự ấy là gì nếu không phải và việc thực thi thánh luật của Thiên Chúa? Luật pháp nói chung có những mục đích cụ thể, nhưng tất cả đều qui về mục đích chung là duy trì và củng cố trật tự xã hội. Luật Thiên Chúa làm cho trật tự này trở nên hoàn hảo trong triều đại của Ngài. Và từ đó, "sự công chính và nền hòa bình viên mãn sẽ triển nở". Khi con người chối bỏ sự hiện diện của Thiên Chúa và muốn đối kháng với Ngài thì công lý không thể hiện diện. (Cái mâu thuẫn làm con người khổ sở trong những xã hội từ chối Thiên Chúa là một mặt họ từ chối sự hiện hữu của Thiên Chúa, mặt khác họ lại nỗ lực chống báng và lên án Ngài, Đấng họ cố gắng cho là không có mặt. Không gì đau khổ và khắc khoải hơn là phải vừa la lên "ông không có ở đây" vừa phải lo lắng "có thể ông đã đến đây"!) Sẽ rất hài hước và vô lý khi nói về công lý khi không chấp nhận trật tự xã hội, điều kiện đầu tiên của công lý. Mà trật tự làm sao có được khi lề luật của Đấng Tạo Thành bị loại bỏ? Lời Chúa Giêsu dạy tưởng như đơn giản "của Caesar hãy trả cho Caesar, của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa" lại là nan giải bởi vì trật tự ấy nếu thành hiện thực thì cái tưởng là của Caesar hóa ra là của Thiên Chúa. Trả cho Thiên Chúa thì trước cái nhìn hạn hẹp và thiển cận của lòng tham con người, dường như họ bị mất mát và thua thiệt. Phải có một cái tâm trong sáng và quảng đại và cái nhìn sâu thẳm, người ta mới hiểu được "trả cho Thiên Chúa" chính là thực thi công lý, và chính khi "trả cho Thiên Chúa" thì mọi thứ lại được Ngài "ban cho gấp trăm ngay ở đời này".

2. Công lý và việc phán quyết đúng đắn theo pháp luật.

Thần công lý là biểu tượng của pháp luật. Nếu pháp luật được thực thi theo nguyên tắc vô tư, không thiên vị, công bằng và tuyệt đối, thì công lý xuất hiện. Vô tư là không ưu tiên cho ai, không nhượng bộ cho thế lực nào và không chèn ép ai. Công bằng là xét xử đúng theo hành động người ta đã làm, không thêm bớt, không vu cáo và không dồn ai vào đường cùng. Tinh thần thượng tôn pháp luật mà Giáo Hội nhấn mạnh là đường dẫn đến công lý. Nhưng khi nói đến việc thực thi pháp luật, người ta cũng phải đặt vấn đề pháp luật ấy phải như thế nào để việc thực thi trở nên dấu chỉ của công lý. Một pháp luật không bênh vực cho người nghèo, người cô thế, mà chỉ nhẳm bảo vệ quyền lợi cho những cá nhân có quyền lực, thì luật ấy tự nó không phù hợp với ý định của Thiên Chúa, nguồn mạch của công lý. Trong Tổng Luận Thần Học, thánh Tôma Aquinô nhấn mạnh "Luật con người chỉ là luật bao lâu nó phù hợp với lý trí đúng đắn, và bởi đó, luật ấy được rút ra từ luật vĩnh cửu. Tuy nhiên, khi luật đi ngược lại lý trí, nó được xem là luật bất công; trong trường hợp đó, nó không còn là luật mà thay vào đó, nó trở thành một hành vi bạo lực" (cf. HTXH 398). Công bằng xã hội phải được đề cao trong luật pháp. Nếu luật pháp hoặc việc thực thi luật pháp không bảo đảm công ích và công bằng, thì chắc chắn luật ấy và hành xử ấy không đem lại công lý cho xã hội và cho con người. Trong những xã hội văn minh, khi thẩm phán đặt tay trên Kinh Thánh mà thề phải xét xử công minh, khi tinh thần thượng tôn pháp luật được đề cao, thì người ta có thể tin phán quyết của pháp luật. Còn trong những xã hội mà luật lệ không minh bạch, việc xét xử cũng theo quán tính hay theo những khuôn mẫu và những chỉ định vượt ra ngoài pháp luật, thì thần công lý cũng đành đau lòng đứng ngắm mà thôi. Tóm lại. luật hợp lý, minh bạch và việc phán xử phù hợp luật ấy mở đường cho công lý.

3. Công lý là công bằng xã hội.

Giới răn các tôn giáo luôn đề cao công bằng. Giới răn Thiên Chúa càng đề cao công bằng vì Thiên Chúa là Đấng chí công, không chấp nhận những gian tà bất chính. Khi công bằng vượt trên khuôn khổ cá nhân để điều chỉnh toàn bộ xã hội thì trở thành công lý. Công bằng xã hội là tích trữ và sử dụng của cải chính đáng của mỗi cá nhân, đồng thời không xâm phạm đến tài sản của người khác. Bóc lột hay tham nhũng là những hình thức xâm phạm tài sản công một cách tồi tệ nhất. Nhưng tránh việc xâm phạm tài sản của người khác như thế chưa đủ. Giáo Hội dạy rằng "của cải là một điều tốt xuất phát từ Thiên Chúa và phải được người sở hữu nó sử dụng và lưu thông thế nào cho cả người túng thiếu cũng được hưởng. (HTXH 329). Rõ ràng việc chia sẻ của cải là nghĩa vụ công bằng trước khi nó là hành vi bác ái. Đối với những người có trách nhiệm trong cộng đồng chính trị, thì việc bảo vệ tài sản chính đáng và quyền tư hữu của người dân là đòi buộc cấp bách của công bằng xã hội, là một trong những phương thế thiết lập trật tự xã hội và duy trì công lý. Nhà chính trị lỗi lạc Machiavelli đã viết: “Quan trọng hơn hết, quân vương cần tránh xâm phạm tài sản của người khác. Thường thì con cái sẽ quên đi cái chết của cha mình nhanh hơn việc quên đi số tài sản thừa kế bị cướp mất” (Machiavelli, Quân Vương, chương 17). Và do đó, khi không thực thi công lý thì không thể duy trì trật tự xã hội. Mà dù cho trật tự xã hội có vẻ như ổn định, thì hòa bình vẫn không được tạo lập vì lòng người vẫn cứ khắc khoải bồn chồn, lo lắng bất an. Khi nói về của cải, Giáo Hội cũng dạy rằng công ích phải được ưu tiên và đây là một trong những nguyên tắc chính yếu làm nền tảng của Học Thuyết Xã Hội Công Giáo. Từ thời Cựu Ước, khi con người chưa văn minh, những mối quan hệ giữa dân giao ước đã khác với các dân tộc lân cận. "Những mối quan hệ của này được qui định bởi điều được gọi là quyền của người nghèo: "Nếu người nào trong các ngươi nghèo, một người trong anh chị em các ngươi..., các ngươi không được đóng lòng hay khóa tay lại, mà phải mở rộng tay với người ấy và cho người ấy vay đủ cái người ấy cần" (Đnl 15,7-8; HTXH 23). Một lần nữa chúng ta thấy rõ đối với lề luật Thiên Chúa và quan điểm của Giáo Hội, việc chia sẻ là nghĩa vụ của đức công bằng. Và do đó, khi xã hội không đứng về phía người nghèo, hay chỉ nói rằng mình đứng về phía người nghèo nhưng vẫn không quan tâm đến những nhu cầu chính đáng của họ, thì xã hội ấy vẫn tồn tại những bất công, và không thể được coi là có công lý.

Trình bày vài khái niệm như trên dĩ nhiên là chưa đầy đủ để phác họa toàn cảnh một bức tranh công lý, nhưng ít ra cũng xin được gợi lên một định nghĩa căn bản về công lý. Đây là quan điểm của Giáo Hội Công giáo, nhưng xin chú ý rằng những quan điểm ấy rất nhân bản và rất phổ quát, đơn giản là vì Giáo Hội tự bản chất là "công giáo", là phổ quát, điều mà người tín hữu tuyên xưng trong kinh Tin Kính. Giáo Hội cũng xác định đối tượng của giáo huấn xã hội của Giáo Hội là xã hội loài người, do đó Giáo Hội tồn tại nơi những con người và vì những con người. Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln xác định "chính quyền là cho dân và vì dân", thì Giáo Hội ngay từ khởi thủy đã là cho con người và vì con người một cách trọn vẹn và sâu xa hơn. Mà khi Giáo Hội đã vì con người mà lên tiếng, thì các định chế xã hội cũng hãy đồng thanh và hợp lực mà tiếp sức cho sứ mạng này. Những xã hội muốn loại Giáo Hội ra bên lề thì cũng không đón nhận sứ điệp công lý mà Giáo Hội thừa lệnh Chúa gieo vào cuộc đời này.

Xin Thánh Cả Giuse, Đấng đã âm thầm thực thi công lý để nước Chúa mau đến, Đấng bảo trợ Giáo Hội, chúc lành cho hành trình đi tìm công lý của Giáo Hội, một hành trình cao quí nhưng cũng có quá nhiều thử thách, đặc biệt trên quê hương chúng con.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một cử chỉ đẹp của Tổng Thống Bush trước khi rời tòa Bạch Ốc: Công Bố ngày 16 tháng 1, 2009 là Ngày Tự Do Tôn Giáo
Nguyễn Kim Ngân
00:01 15/01/2009
Một cử chỉ đẹp của Tổng Thống Bush trước khi rời tòa Bạch Ốc: Công Bố ngày 16 tháng 1, 2009 là Ngày Tự Do Tôn Giáo

Theo tin từ Thông Tấn Xã Công giáo (CNA), ngày 13 tháng 1 năm 2009, chỉ không đầy một tuần lễ trước khi mãn nhiệm kỳ, Tổng Thống Bush đã công bố ngày 16 tháng 1 là Ngày Tự Do Tôn Giáo, mà ông gọi là ngày Quốc Gia Hoa Kỳ cử hành “di sản tự do tôn giáo.”

Sau khi ghi nhận rằng “tự do tôn giáo chính là nền tảng cho một xã hội lành mạnh và đầy triển vọng,” vị Tổng Thống thứ 43 của Hoa Kỳ đã giải thích rằng trong Ngày Tự Do Tôn Giáo, “chúng ta nhìn nhận tầm quan trọng của việc thông qua nghị quyết Virginia năm 1786 về Tự Do Tôn Giáo” cũng như thừa nhận “các quyền tự do đầu tiên được lên ngôi trong Bản Hiến Chương Nhân Quyền, trong đó bảo đảm việc tất cả mọi người dân Hoa Kỳ đều được tự do thực hành (mọi sinh họat) tôn giáo.”

Tổng Thống Bush còn thêm rằng quốc gia Hoa Kỳ này đã được gầy dựng từ bàn tay của những con người đã từng phải trốn chạy do bị bách hại vì tôn giáo, và Tổng Thống xác nhận rằng “quyền tự do tôn giáo họ gây dựng ở nơi đây sẽ mãi mãi là một trong những phúc lành lớn nhất mà Thượng Đế đã ban cho đất nước này.”

“Hoa Kỳ luôn sát cánh với những người bất đồng về lý do tôn giáo cũng như hết mọi kẻ tin đạo tại khắp mọi nơi trên toàn thế giới, nhất là những người sống niềm tin của mình một cách hòa bình,” ông nói thêm như thế. “Tự do không phải là ân huệ mà chính quyền có thể ban cho, cũng không phải là một thứ quyền lợi chỉ dành riêng cho người dân Hoa Kỳ mà thôi; tự do là quyền bẩm sinh của mỗi người, nam cũng như nữ, bất kể già trẻ, trên toàn thế giới. Thế nhưng, không có thứ tự do nào căn cơ bằng quyền được thờ phượng theo đúng lương tâm của con người.”

Để kết luận, Tổng Thống xác nhận rằng Ngày Tự Do Tôn Giáo không chỉ là một “cơ hội để cử hành di sản tự do tôn giáo của chúng ta,” mà còn là một thời điểm để “nuôi dưỡng một nền văn hóa của lòng nhẫn nhục và hòa bình, cũng như để canh tân những điều mình đã cam kết hầu bảo đảm cho mỗi người trên trái đất này có thể vui hưởng những quyền lợi căn bản của con người.”

Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Denver (Colorado), là vị đã từng phục vụ trong Ủy Ban Hoa Kỳ về Quyền Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế suốt hơn ba năm rưỡi, đã đồng ý (với Tổng Thống) về tầm quan trọng của tự do tôn giáo. Ngài nói với CNA rằng: “Là người Hoa Kỳ, quyền tin vào Thượng Đế và thực hành niềm tin tôn giáo của mình mà không bị quấy nhiễu chính là một thứ tự do quý báu nhất. Tuy nhiên chính sự tự do này lại cũng thuộc về tất cả mọi người xét như là con cái của cùng một Cha trên trời.”

Ngài nói tiếp: “Tổng Thống Bush đã đáp đúng ý nguyện của mọi tín hữu ở khắp mọi nơi khi công bố ngày 16 tháng 1, 2009 là Ngày Tự Do Tôn Giáo. Cầu mong tất cả những vị kế nhiệm ông cũng sẽ dành cho tự do tôn giáo một sự quý trọng và sự bảo đảm tương tự.”
 
Làm Cha Mẹ Mười Chín Lần
Vũ Văn An
00:23 15/01/2009
Làm Cha Mẹ Mười Chín Lần

Ông James và Bà Kathleen Littleton đã đáp lại lời mời gọi trao ban sự sống đến 19 lần, tuy 5 trong số 19 đứa con của họ đã qua đời. Họ tả lại niềm vui nuôi dưỡng 14 đứa con đó trong một cuốn sách tựa là “Better by the Dozen, Plus Two” (Một Tá Con Cộng Hai Tốt Hơn) và ngày 12 tháng 1 vừa qua, họ có dành cho Hãng Tin Zenit một cuộc phỏng vấn, đề cập tới quyết định tạo lập một gia đình đông con và lý do tại sao họ xa lánh công luận văn hóa thịnh hành mà không ít người Công Giáo đang tin theo.

Yêu thương, hy vọng và tin tưởng

Được hỏi nếu phải cho ý kiến, cặp vợ chồng này sẽ khuyên người ta ra sao trong việc nhận ra ý Chúa qua lời mời gọi của Giáo Hội phải sinh sản có trách nhiệm, Ông James cho hay: câu trả lời cho câu hỏi ấy hệ ở luật yêu thương, và lẽ dĩ nhiên, hệ ở lòng hy vọng và tin tưởng, không sợ hãi là thứ hiện đang ung thối xã hội ngày nay. Ông và vợ ông từng mắc lầm lỗi đáng tiếc là khi bắt đầu cuộc hôn nhân, họ đã tin theo cái dối trá của ngừa thai nhân tạo. Nhờ ơn thánh Chúa, họ đã từ bỏ được lầm lỗi trên và nhờ thế đã được ơn mưa móc có đến 19 người con, trong đó 14 còn sống trên dương gian và 5 đã về thiên đàng.

Theo ông, Giáo Hội dạy rằng điều cần thiết là mỗi và mọi hành vi vợ chồng tự chúng phải được qui hướng về việc phụ tạo ra sự sống nhân bản (Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, số 2366). Giáo Hội có cho phép các cặp vợ chồng được ngắt quãng các lần sinh vì những lý do chính đáng qua phương pháp kế hoạch hóa gia đình cách tự nhiên. Cho nên, theo ông, các cặp vợ chồng phải chủ quan tìm ra ý Chúa hàng tháng liên quan tới sự cởi mở và sẵn sàng của họ trong việc cùng với Người chào đón một sự sống mới, đem vào đời và đem vào vĩnh cửu một con người mới, đẹp xinh, một con người nhân bản không thể mô phỏng được, hoàn toàn độc đáo, với sứ mệnh tán tụng Thiên Chúa và cứu rỗi các linh hồn, một sứ mệnh không ai thay thế được và hết sức cần thiết.

Khả thể trên không phải là một áp đặt, nhưng đúng hơn là một ơn phúc siêu việt của quyền năng sáng tạo vô biên nơi chính Thiên Chúa. Ta phải khiêm hạ và kính sợ khi nghĩ rằng Cha chúng ta ở trên trời đã quyết định đặt cái quyền trao ban sự sống mới tùy thuộc vào quyết định và lòng tốt của các hữu thể nhân bản, những con người mà Người cũng ban cho một quyền lực khủng khiếp khác nữa là ý chí tự do. Người sẽ không bao giờ can thiệp vào ý chí tự do của ta, nhưng tựu chung, ta được mời gọi đáp trả ơn phúc này và mọi ơn phúc của Người trong yêu thương.

Nhân đức cậy mà Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đang cố gắng thúc giục thế giới hướng về, hết sức trọng yếu đối với việc cởi mở chào đón sự sống mới trong hôn nhân. Ông James cho hay: ông từng gặp khá nhiều người chỉ mong nhận được lời khích lệ hay một gương sáng để có được hy vọng và can đảm mà thực hiện điều họ biết rõ họ rất mong muốn trong tận đáy lòng, điều mà Chúa cũng muốn, là mở lòng mình ra, nếu có diễm phúc, để chào đón một đứa con khác trong cuộc hôn nhân của mình. Cảm thức hân hoan, nhẹ lòng và bình an của họ hết sức hiển nhiên khi họ chia sẻ hay mặc nhiên nhắc tới quyết định sẵn sàng chào đón sự sống mới bước vào thời gian và vĩnh cửu.

Ông James không có ý nói mọi người phải có càng nhiều con bao nhiêu có thể về phương diện thể lý càng tốt mà không đếm xỉa gì tới hoàn cảnh cụ thể của họ. Nhưng ông khích lệ các cặp vợ chồng nên quảng đại và tái thẩm định khả năng có thể có một đứa con nữa nếu Chúa ban ơn ấy. Họ nên xem sét việc ấy trong một thái độ đầy cầu nguyện, sẵn sàng mở lòng ra chấp nhận ý Chúa với cái nhìn siêu nhiên, đầy tràn đức tin.

Đối với ông, nếu ta biết cầu nguyện và chiêm niệm Chúa Giêsu Kitô và tình yêu của Người cũng như sự kỳ diệu của từng hữu thể nhân bản, so với những điều hạ cấp như sợ sệt hay khuynh hướng vị kỷ và duy vật, nếu, điều này quan trọng nhất, ta biết sống cuộc sống Thánh Thể và bí tích, nếu ta biết xin ơn hướng dẫn của Vị Khách êm dịu của linh hồn là Chúa Thánh Thần, và nếu ta biết khiêm nhường tìm lời khuyên của những bậc thông thái và thánh thiện, thì việc ta đáp trả ơn phúc trao ban sự sống mới của Cha nhân từ sẽ có được một cái nhìn mới, sâu sắc hơn và chân thật hơn.

Ông James và vợ thường gợi ý cho các cặp vợ chồng khác đừng chỉ áp dụng lý trí hay trí khôn mà thôi, cả những gì mà nền văn hóa đương thịnh đang cố gắng áp đặt, mà phải áp dụng cả đức tin nữa để tránh đừng làm cho Chúa ra nhỏ bé, đừng đóng khung Người trong chiếc hộp nhỏ xíu. Cha trên trời của chúng ta dư quyền lực và khả năng cấp dưỡng mọi điều ta cần, chắc chắn Người làm thế. Người không bao giờ bị qua mặt về lòng độ lượng.

Quả là một cảm nhận đầy giải thoát và bình an khi ta liều lĩnh một chút, phóng mình ra khơi trong yêu thương và tin tưởng vào Thiên Chúa vô cùng yêu thương của ta.

Đối với Kathleen, Thiên Chúa là đấng sáng tạo, ta chỉ là người cộng tác.Việc tạo nên một sự sống mới hệ ở ý Chúa dành sẵn cho ta. Hoàn toàn tùy ở Chúa muốn ta được phúc hay không được phúc có con. Điều ấy đòi ta phải hết sức quảng đại, đầy đức tin và tin tưởng vào kế hoạch của Người dành cho cuộc hôn nhân và đời sống ta. Nhưng điều hết sức giải thoát là biết được rằng Chúa ở với ta mọi lúc, và nếu Chúa đã dựng nên ta, Người sẽ nâng đỡ ta.

Người cũng ban cho ta ơn bậc sống để ta làm cha mẹ và làm người cấp dưỡng tốt. Còn nếu Người không ban cho ta ơn phúc có con, thì điều ấy cũng là ý Người, mà nào Người có bao giờ lại không muốn điều tốt cho ta đâu. Ta chỉ cần sống mỗi ngày một tin, yêu và quảng đại hơn, để bảo đảm rằng ý Chúa chứ không phải ý ta được thể hiện, vì chỉ có điều đó mới làm ta hạnh phúc và đem lại bình an cho ta.

Huấn luyện con cầu nguyện ngay trong bụng

Ông James và Bà Kathleen cho rằng cần phải đào tạo đứa con cầu nguyện ngay trong lúc nó còn trong bụng mẹ. Nhưng việc đào tạo tính khí thì sao? Nếu phải bắt đầu ngay từ buổi đầu thời ấu thơ, thì phải làm cách nào?

Đối với vấn đề này, Ông James cho rằng việc đào luyện và thánh hóa con phải bắt đầu từ lúc chúng còn trong bụng mẹ và chắc chắn trong suốt tuổi thơ và quá cả tuổi thơ ấy nữa. Chúa Giêsu là Đấng thánh hóa; ta chỉ là những người cộng tác vào công trình của Người. Hãy đọc Luca 1:41, khi Gioan nhẩy mừng trong bụng Êlisabét lúc nghe Đức Mẹ chào thăm. Điều này phải xẩy ra khi ta cưu mang con trong lòng và đem hài nhi của ta tham dự Thánh Lễ hay đi viếng Chúa Giêsu trong Phép Thánh Thể, nơi ơn thánh từ Chúa Kitô lan tỏa vào linh hồn con cái ta và dĩ nhiên cả ta nữa.

Hiện có nhiều kỹ thuật thực tiễn rất hữu ích từ nhiều nguồn khác nhau để đào luyện tính khí ở các độ tuổi khác nhau, và trong cuốn sách của cặp vợ chồng này, họ có trình bày một số ý tưởng và kinh nghiệm thuộc lãnh vực này. Nhưng cần phải nói ngay: mọi kỹ thuật đều vô dụng, nếu không nối kết với cây nho là Chúa Giêsu Kitô. Ở đây, ta thấy tính tối thượng của ơn thánh, trong đó, để đào luyện con cái ta về nhân đức, ta phải trước nhất và đầu hết đem chúng theo tham dự Thánh Lễ, cũng như các bí tích khác, nhất là bí tích Thống Hối, và cùng cầu nguyện với chúng.

Con cái tức khắc và hân hoan vâng lời cha mẹ

Ông James và Kathleen Littleton cũng nói với Zenit về kinh nghiệm nuôi dạy các người con biết vâng lời của họ cũng như các người con biết suy nghĩ một cách có phê phán và cởi mở đối với ơn gọi làm linh mục hay tu dòng. Họ cũng đề cập tới điều con cái họ nhận định về kinh nghiệm trên lúc chúng đã rời tổ ấm.

Về đức vâng lời tức khắc và hân hoan, Ông James cho biết: họ nuôi dạy con cái với tinh thần hy sinh. Họ không muốn con cái họ khi đã trưởng thành đến với họ mà nói” “Thưa ba, thưa má, sao ba, má lại làm hại con bằng cách nhượng bộ? Tại sao ba, má lại luôn cho con điều con muốn, và khi con muốn nó? Sao ba, má không cho con khả năng biết hy sinh? Sao ba, má không đào luyện ý chí con khi ba, má có cơ hội?”

Hai ông bà cố gắng đào luyện các con biết vâng lời. Đức vâng lời ấy phải tức khắc và hân hoan, biểu lộ phẩm chất và cần mẫn. Nói cách khác, khi được yêu cầu làm điều gì đó, ông bà mong chúng làm ngay tức khắc với thái độ tích cực, chú ý tối đa tới các chi tiết của nhiệm vụ, và thực hiện điều ấy nhanh chóng bao nhiêu có thể, không lãng phí thời gian. Thiếu bất cứ đức tính nào trên đây đều thực sự không còn là đức vâng lời nữa

Làm thế nào thực hiện được việc ấy? Trước nhất, con cái đâu phải là thiên thần, chúng chỉ là người, cho nên đây chỉ là chuyện phải luôn cố gắng. Họ cố gắng giúp chúng hiểu rõ cha mẹ chờ mong chúng điều gì. Cần phải có sự nhất quán và cần mẫn cả trong điều cha mẹ chờ mong lẫn trong việc buộc chúng phải chịu tính số. Và rồi, rất có thể phải đưa ra các biện pháp tiêu cực khi một đứa con không vâng lời, như tăng gấp đôi một công việc đòi hỏi khi nó ta thán. Ông James không ủng hộ việc thường xuyên cảnh cáo, mặc dù đôi khi, vì khôn ngoan, ông phải làm thế. Trong khi ấy, hai ông bà cố gắng dùng nhiều cách động viên tích cực như tưởng thưởng một túi kẹo cho đứa con có tác phong tốt nhất sau một thời kỳ đã chỉ định trước. Ích lợi phụ trội của việc ấy là đào luyện tinh thần biết chia sẻ, vì đứa con nhận được túi kẹo kia được quyền tự do giữ trọn cho mình hay chia sẻ với anh chị em. Hai ông bà được diễm phúc thấy tất cả các con đều học được tinh thần chia sẻ như thế. Phần thưởng cũng có thể là một cuộc đi chơi hay một sinh hoạt thể thao nào đó.

Ông James cho biết, ông cũng ráng gặp riêng mỗi đứa con mỗi tháng một lần để đích thân hướng dẫn thiêng liêng từng đứa, dù có khi không thực hiện được đều đặn. Mỗi đứa đều có mục tiêu riêng, xứng hợp với lứa tuổi, như một nhân đức phải thực tập hay một cam kết và mục tiêu cầu nguyện. Có thể nói, chúng là những người đồng hành cùng chịu trách nhiệm đối với việc cố gắng đào luyện riêng của chúng. Điều ấy hết sức chủ yếu.

Và điều quan trọng nhất là gia đình ông lãnh nhận bí tích thống hối với nhau hàng tuần. Họ diễm phúc được cha xứ đặc biệt cho phép các con của họ lãnh nhận bí tích này ngay lúc chúng mới lên sáu. Sự tự phản tỉnh và các ơn thánh của bí tích xót thương này hết sức cần thiết đối với việc vun trồng nhân đức và sự thánh thiện, khiến cho việc làm cha mẹ của ông bà dễ dàng hơn đến 99 phần trăm.

Bà Kathleen, thì cho hay: hai ông bà cố gắng nuôi dạy con cái biết mô phỏng Chúa Kitô như mẫu mực mọi nhân đức. Mục tiêu duy nhất của Chúa Kitô trên trần gian là làm theo ý Chúa Cha ở trên trời, không phải vì sợ hãi, mà vì yêu thương hoàn toàn. Do đó, hai ông bà luôn cố gắng đào luyện con cái biết vâng lời tức khắc và hân hoan, một đức vâng lời dựa trên cùng một nguyên động lực là yêu thương, chứ không sợ sệt. Yêu là tự hiến, nên mỗi đứa con cần học biết điều này: chúng hiện diện trên thế gian để phục vụ như Chúa Kitô đã phục vụ, chứ không phải để được phục vụ. Phục vụ là bày tỏ yêu thương cho người khác, trong khi cau có, thiếu bác ái và tự cô lập mình không do Chúa, chỉ tạo chia rẽ và mất trật tự. Từ chối hợp tác vì lòng vị kỷ sẽ làm cả gia đình gặp trở ngại.

Mỗi thành viên của gia đình cần phải góp phần vào sự vận hành tốt đẹp của cả gia hộ. Tình yêu tự hiến là ra khỏi bản thân mình. Điều ấy không tự nhiên phát khởi nơi con cái, mà ngay cả nơi người trưởng thành cũng thế, nên cha mẹ luôn phải cố gắng củng cố bài học này. Chỉ làm được việc ấy khi ta biết liên tục giải thích lý do tại sao cần phải làm việc với nhau, cho chúng thấy hậu quả của những chọn lựa sai lầm, nhưng quan trọng hơn hết là cho chúng thấy các chứng tá tích cực và niềm hân hoan do kết quả của một gia đình có trật tự và an bình đem lại, một gia đình đã trở thành mái ấm che chở đầy yêu thương. Khi đã đạt được, đức vâng lời mau mắn và hân hoan sẽ mang lại hoà hợp và trật tự cho gia đạo, trong khi thiếu nó, gia đạo chỉ còn hỗn mang, mất trật tự. Đó là lý do khiến hai ông bà luôn giúp các con hiểu rằng mỗi đứa chúng đều được yêu thương, được cần tới và là thành phần cốt cán của gia đình, mỗi đứa đều có một vị trí và một sứ mệnh độc đáo trong đó.

Giúp con biết suy nghĩ có phê phán

Ông James: “chúng tôi huấn luyện các cháu biết suy nghĩ có phê phán, bằng cách đôi khi thảo luận với các cháu về vấn đề này. Điều ấy hết sức quan yếu. Thí dụ, chúng tôi nêu ra một biến cố thời sự hay một chuyện gì đó vô tình đọc trên truyền thông, rồi khảo sát chuyện ấy bằng con mắt phê phán để tìm ra sự thật, xem nó tròn méo ra sao so với quan điểm siêu nhiên của Chúa. Chúng tôi có thể xét xem người viết có nghị trình gì. Chúng tôi cũng có thể đề cập tới các ảnh hưởng có thể có của nền văn hóa đương thịnh, hay quan điểm văn hóa duy tương đối về phương diện luân lý được phát biểu trong đó, và so sánh nó với chân lý khách quan. Chúng tôi xét xem biến cố ấy, bài báo ấy hay cuốn phim ấy ở mức độ nào trên bàn cân luân lý Kitô Giáo. Đó là một thực tập tuyệt diệu giúp các con khai triển lối suy tư có phê phán cũng như kỹ năng biện biệt (discernment) mà chúng sẽ rất cần đến suốt đời. Tựu chung, chúng sẽ cần phải tự đứng vững bằng đôi chân của chúng mà biện biệt được chân lý để sống với chân lý ấy.

Chúng tôi cố gắng để Chúa Thánh Thần chiếm hữu và thúc đẩy chúng tôi trong tư cách cha mẹ, biết nắm lấy các cơ may bất cứ khi nào chúng xuất hiện. Chúng tôi mời gọi các con thảo luận hỗ tương để khảo sát mọi vấn đề dưới ánh sáng chân lý. Điều ấy có thể thực hiện được khi gia đình tụ họp bên bàn ăn, hay bất cứ ở đâu và vào bất cứ lúc nào. Thí dụ như gần đây, tôi cùng các con đổ nhiên liệu cho chiếc xe “ven” tại một trạm xăng. Thấy một biểu ngữ lớn chăng trước cửa tiệm tạp hóa với hàng chữ “Get more good stuff” (Hãy mua thêm đồ tốt), tôi bỗng khởi sự một cuộc đối thoại hào hứng và đầy khôi hài về cái biểu ngữ ấy và cái sứ điệp vật chất chủ nghĩa của nó. Ta có cần thêm đồ tốt không? Há ta đã không đủ đồ tốt hay sao? Ta biết để đâu cái thứ đồ tốt kia? Ta biết làm gì với thứ đồ tốt ấy khi nó trở thành đồ tồi, đồ vất đi? Liệu thêm đồ tốt có làm ta hạnh phúc hay kết cục sẽ làm ta thèm có thêm đồ tốt? Bố con tôi được một dịp thích thú khai thác đủ thứ nực cười của cái sứ điệp kia.

Tôi tin rằng những kinh nghiệm như thế sẽ khắc ghi chân lý một cách sâu sắc, và giúp ta biện biệt được một cách thích đáng, có phê phán, các sứ điệp lầm lẫn và sai lạc mà nền văn hóa đương thịnh đang không ngừng hắt tung vào mặt ta”.

Phản ứng của các con đã trưởng thành

Được hỏi một số con đã trưởng thành nói gì về kinh nghiệm lớn lên với quá nhiều anh chị em như thế, và dựa vào ý kiến của chúng, hai ông bà có phải thay đổi thái độ cũng như thực hành nào liên quan đến cách giáo dục con cái không, Ông James trả lời: “Tôi không nghĩ thế. Điều này đặc biệt hiển nhiên qua sự kiện tất cả các con lớn tuổi của chúng tôi đều thích dành nhiều thì giờ sống với gia đình khi chúng từ trường đại học trở về nhà chẳng hạn. Có va chạm không? Thưa: dĩ nhiên là có. Nhưng đặc biệt trong một gia đình lớn, tôi nghĩ mỗi thành viên đều mau chóng học được điều này: họ không phải là cái rốn của vũ trụ, và cũng nhanh chóng học được các nhân đức cần thiết, biết mau chóng tha thứ và khoan dung.

Còn về phần thứ hai của câu hỏi, hễ sống là phải học hỏi, nhưng một cách chủ yếu, Kathleen và tôi không làm khác bao nhiêu so với cách chúng tôi làm trước đây. Riêng với tôi, tôi ước mong có thể làm tốt hơn để ôn hòa tình nóng như lửa và dễ mất nhẫn nại của mình, vì tôi hay “:phản ứng tức khắc” thay vì bình tĩnh và điềm đạm. Tuy nhiên, tôi hết sức khâm phục và lấy làm an ủi khi biết rằng Chúa Giêsu biết rõ mỗi người chúng ta như thế nào. Người biết rõ mọi lầm lỗi và yếu đuối nhân bản của ta, ấy thế nhưng Người vẫn quyết định ủy thác cho ta việc chăn dắt con cái của Người. Tôi xác tín rằng Người sẵn sàng bù trừ tất cả các thiếu sót trong ta. Ta chỉ được kêu gọi phải cố gắng hết mình, ngoài ra nên tin tưởng phó thác mọi sự khác trong tay Người”.

Bà Kathleen thì cho hay: “Chúng tôi thấy rằng tình yêu tự nhân thừa lên. Nói cách khác, càng yêu, ta càng có thể yêu hơn. Với mỗi đứa con, tình yêu cha mẹ của chúng ta mỗi ngày một lớn mạnh và nhân thừa. Tình yêu của chúng ta gia tăng, không hề giảm đi. Nhiều cha mẹ thú nhận với bọn tôi rằng họ sợ có thêm đứa con nữa vì họ nghĩ họ đã cho hết tình yêu của họ cho một hay hai đứa con hiện nay của họ mất rồi. Họ sợ không còn đủ tình yêu để phân phát nữa, để mà cho đi nữa. Nỗi sợ ấy thiếu cơ sở chân lý và không đúng với kinh nghiệm của bọn tôi. Trái tim con người có khả năng yêu thương gần như vô giới hạn vì nó được Chúa dựng nên giống hình ảnh Người.

Cũng thế, tình yêu mà con cái chúng tôi dành cho nhau cũng nhân thừa với mỗi thành viên mới của gia đình. Con cái bọn tôi, ngay lúc còn nhỏ, cũng làm bọn tôi ngạc nhiên khi chúng hứng chí được thấy đứa em sơ sinh. Không hề có dấu hiệu ích kỷ nào, sợ từ nay ba má không đủ thì giờ hay yêu thương mà phân phát cho mọi người. Trái lại là đàng khác, chỉ thấy niềm vui và hạnh phúc to lớn khi chúng tôi loan tin vui. Ngay bây giờ, con cái tôi vẫn tiếp tục hỏi, cầu nguyện và hy vọng có thêm em cho gia đình, mặc dù chỉ có phép lạ việc ấy mới xẩy ra ở tuổi tôi!

Lớn lên trong một gia đình lớn, tự nhiên con cái học được tính đại lượng và tinh thần phục vụ, mà còn khai triển được cả sự gần gũi, yêu thương và tùy thuộc nhau nữa. Bất cứ ai từng quan sát, cũng thấy các con của chúng tôi biết chăm sóc lẫn nhau. Chúng là bạn tốt nhất của nhau vì chúng chia sẻ sự gần gũi nhau về tuổi tác, chia sẻ của cải chung cũng như chia sẻ các kinh nghiệm buồn vui của cuộc sống gia đình. Chúng lớn lên trong khung cảnh một đơn vị gia đình gắn bó. Như đã viết một cách chi tiết trong cuốn sách của chúng tôi, hệ thống “trách nhiệm lớn, trách nhiệm nhỏ” (charge-master and younger charge) đã tạo nên một mối liên kết yêu thương giữa các con nhỏ tuổi và các con lớn tuổi hơn. Chúng thực sự thương yêu nhau, vì các cháu lớn đảm nhiệm phần quan yếu trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng các em trai em gái nhỏ. Đó quả là một ơn phúc và đã tạo nên một liên hệ hết sức đặc biệt, sẽ kéo dài suốt đời.

Về câu hỏi chúng tôi có phải thay đổi thái độ hay thực hành nào dựa vào các nhận xét của chúng không, chúng tôi phải khiêm hạ trả lời là không, không hề. Chúng tôi luôn cố gắng nuôi dưỡng các con với sự nâng đỡ và ơn thánh của Chúa, nhận được qua lời cầu nguyện và các bí tích. Chúng tôi lắng nghe trong cầu nguyện và hành động dựa trên sự soi sáng của Người. Lối sống của chúng tôi dựa trên phẩm trật các giá trị và ưu tiên, luôn lấy Chúa làm tâm điểm mọi điều chúng tôi làm.

Chúng tôi thường phải chọn con đường hẹp, không để con cái chạy theo đám đông, nhưng giúp chúng nhận ra giá trị của lối sống bác ái, nết na và đạo đức. Chúa là Đấng đã đào tạo nên con cái chúng tôi. Người đáng được công đối với mọi thiện ích đạt được. Giờ đây chúng tôi chỉ mong đợi hoa trái một đời kết hợp với Người. Chúng tôi diễm phúc được nghe chính con cái lớn tuổi nhìn nhận rằng chúng tôi “đúng” ngay trong các quyết định khó khăn. Chúng đã biến đức tin thành của riêng và đang sống cuộc sống của chúng dựa trên cùng những nguyên tắc và giá trị vốn được vun trồng trong đơn vị gia đình…”

Con cái và ơn gọi

Một số con cái của ông bà từng tham dự các chương trình tìm hiểu ơn gọi và thực tế, một người con trai của ông bà đang theo học tại một tiểu chủng viện. Được hỏi ông bà đã làm gì để cổ vũ tinh thần cởi mở đối với ơn gọi làm linh mục và tu trì, Bà Kathleen trả lời: “Các nhân đức quảng đại, phục vụ người khác, vô vị kỷ và có tinh thần trách nhiệm, từng được khai triển trong gia đình đông con, tiếp tục tự tỏ hiện trong các quyết định chọn ơn gọi hay chọn nghề nghiệp, được các con đã lớn của chúng tôi nhận biết như là ý Chúa dành sẵn cho chúng. Từ ngày cuốn sách của chúng tôi được xuất bản, một trong các con gái của chúng tôi đã hoàn toàn dâng mình cho Chúa Kitô trong bậc tận hiến ngoài đời (lay consecrated). Con gái lớn nhất của chúng tôi làm việc toàn thời gian cho Tổng Giáo Phận Chicago. Các con gái thuộc tuổi học đại học của chúng tôi đang chọn những nghề có thể sử dụng được nền giáo dục trong đức tin Công Giáo để phục vụ người khác trong các lãnh vực giáo dục, luật lệ, y khoa và tâm lý… Con trai tôi đang học ở tiểu chủng viện để nhận ra ơn gọi làm linh mục trong khi vẫn nhận được nền giáo dục tối ưu của bậc trung học và nền đào tạo trong đức tin Công Giáo. Mỗi đứa trong bẩy người con lớn nhất của chúng tôi đều đã tham dự các chương trình tìm hiểu lúc các cháu đang học trung học mong dành cho Chúa cơ hội đầu hết trong cuộc đời non trẻ của chúng. Điều ấy không ngẫu nhiên xẩy ra. Ngay từ đầu cuộc hôn nhân của chúng tôi, một cách mầu nhiệm, Chúa đã dẫn dắt để chúng tôi đặt Người làm tâm điểm gia đình và cuộc sống của chúng tôi. Thoạt đầu, việc ấy khởi diễn qua lời cầu nguyện bộc phát với Đức Mẹ, rồi Đức Mẹ dẫn chúng tôi tới Con Trai của Ngài. Và càng năng đọc kinh mân côi, chúng tôi càng được dẫn tới với Thánh Lễ hàng ngày và xưng tội hàng tuần trong tư cách toàn bộ đơn vị gia đình, và tới lòng yêu mến và hiểu biết đức tin mỗi ngày một gia tăng, và sau cùng là chấp nhận các giáo huấn của Giáo Hội.

Hiệu quả của việc trên đối với từng thành viên của gia đình khá rõ ràng qua phương cách chúng tôi sống cuộc sống và các quyết định mà chúng tôi đã tự chọn. Cuộc sống của chúng tôi lấy Chúa làm trung tâm vì sau cùng, chúng tôi biết rằng tại sao Người đã tạo nên chúng tôi. Chính là để biết, yêu và phụng sự Người và đem người khác đến chỗ làm như thế”

Kathleen Naab ghi lại cho Hãng Tin Zenit, ngày 12 tháng 1 năm 2009
 
Đức Hồng Y Bertone sẽ thăm viếng Tây Ban Nha
Bùi Hữu Thư
03:51 15/01/2009

Đức Hồng Y Bertone sẽ thăm viếng Tây Ban Nha



VATICAN, ngày 14, tháng 1, 2009
(Zenit.org).- Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh của Đức Thánh Cha Benedict XVI, sẽ viếng thăm Tây Ban Nha tháng tới, theo thông báo của Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha ngày hôm nay.

Đức Hồng Y Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh


Đức Hồng Y được các giám mục Tây Ban Nha mời tham dự ngày kỷ niệm 60 năm Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc tế. Ngài sẽ viếng thăm quốc gia này từ ngày 3 đến ngày 5 Tháng Hai.

Văn phòng truyền thông của Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha cho hay vị Tổng Trưởng Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh sẽ trình bầy đề tài “Nhân quyền dưới triều đại Benedict XVI."

Đức Hồng Y Bertone cũng sẽ gặp gỡ các ban ngành của Hội Đồng Giám Mục, và với các giới chức trong chính quyền Tây Ban Nha.

Đức Hồng Y Bertone hiện đang ở bên Mễ Tây Cơ, nơi ngài đại diện cho Đức Thánh Cha Benedict XVI tại Đại Hội Thế Giới kỳ Thứ Sáu về Gia Đình.

Ảnh Tượng được lựa chọn cho Đại Hội Thế Giới về Gia Đình lần thứ Sáu tại Mễ Tây Cơ
 
Barack Obama tránh né những lời cầu nguyện của chức sắc Công giáo
Phụng Nghi
16:11 15/01/2009
Trên trang web Beliefnet.com, ông Steven Waldman ghi nhận rằng hàng giáo sĩ Công giáo sẽ vắng mặt trong số những nhà lãnh đạo các tôn giáo được Barack Obama tuyển chọn tham dự ngày lễ nhậm chức của mình.

Cho đến nay báo chí đã loan tin về hai người được Obama mời tham dự: Mục sư Rick Warren đạo Tin Lành Evangelical, và Giám mục công khai đồng tính Gene Robinson đạo Tin Lành Episcopalian.

Người thứ ba được Obama chọn là Sharon Watkins, chủ tịch và mục sư của giáo hội Disciples of Christ. Ông này sẽ thuyết giảng trong buổi lễ cầu nguyện tổ chức ngày 21 tháng giêng, một ngày sau khi Obama tuyên thệ nhậm chức. Giáo hội này là một chi phái nhỏ thuộc đạo Tin Lành, có khuynh hướng cấp tiến, hiện có 3754 cộng đoàn với chừng 690 ngàn giáo dân tại Hoa kỳ va Canada.

Người theo đạo Tin Lành thứ tư được mời tham dự lễ tuyên thệ của Obama là Mục sư Joseph Lowery, nhà lãnh đạo nhân quyền đã cùng với mục sư Martin Luther King Jr. thành lập Nghị hội Lãnh đạo Kitô giáo Miền Nam (Southern Christian Leadership Conference). Ông này sẽ chúc phúc lành trong buổi lễ nhậm chức của Obama.

Trong khi cả 4 người Obama chọn đều là những người theo đạo Tin Lành – mặc dầu họ rất khác biệt nhau về quan niệm tín lý - ông Waldman trên website Beliefnet nói trên còn nói rõ rằng trước năm 1990, theo thông lệ, bao giờ cũng có một vị đại diện giáo hội Công giáo trong số các vị giáo sĩ được mời dự lễ tuyên thệ nhậm chức của tổng thống.

Waldman gợi lên ý kiến cho rằng sở dĩ lần này có việc loại bỏ những vị không thuộc giáo hội Tin Lành là vì nhóm Obama đã quá rối rắm trong nền chính trị thiên về chiến tranh văn hóa – đó là đu giây để giữ thăng bằng giữa quyền lợi của người đồng tính, và các vấn đề phái tính, chủng tộc – đến độ quên mất, hay hạ thấp vai trò, lấy tôn giáo làm nền tảng theo lối cổ xưa.

Chúng tôi ngờ việc Obama bỏ qua không mời một vị đại diện Công giáo là điều hoàn toàn cố ý hơn thế nhiều. Người ta đã thấy rất rõ là trong Đại hội Toàn quốc đảng Dân chủ năm nay tại Denver, họ đã loại bỏ việc mời Tổng giám mục Charles Chaput giáo phận Denver, không giống như thông lệ các đại hội trước đây thường mời các vị giám mục sở tại, chẳng hạn như Đức Hồng y Roger Mahony giáo phận Los Angeles tại Đại hội Toàn quốc đảng Dân chủ năm 2000 tổ chức tại thành phố này.

Tại sao lại có sự ngần ngại hiện nay trong số đảng viên Dân chủ không muốn để cho các giám mục Công giáo lên tiếng trong các nghị hội họ tổ chức? Có lẽ vì họ sợ rằng hầu như bất cứ giám mục Công giáo nào họ mời đến sẽ kêu gọi quốc gia chú ý đến việc Đảng Dân chủ không còn tôn trọng sự thánh thiêng của đời sống trẻ chưa sinh, bởi lẽ đảng đã công khai đề cao quyền phá thai.

Quả vậy, đó chính là điều Đức Hồng y Roger Mahony đã làm khi nêu lên vấn đề phá thai cả trong bài thuyết giảng lẫn trong kinh cầu nguyện trước cử tọa là các đảng viên Dân chủ nhóm họp tại thành phố của ngài năm 2000. Trong lời cầu nguyện, Đức hồng y nói: “Lạy Thiên Chúa, chúng con tin tưởng rằng Chúa mãi mãi giúp chúng con cam kết sẽ bảo vệ sự sống và phúc lợi của tất cả mọi người, đặc biệt là những trẻ chưa sinh, người bệnh hoạn và kẻ già nua, những người không nhà và những kẻ sắp bị tử hình.”

Các giám mục Hoa kỳ còn mạnh mẽ hơn trong những can thiệp suốt tám năm qua khi nói lên những nghĩa vụ luân lý đạo đức mà mỗi người Mỹ trong bộ máy công quyền phải bảo vệ sự sống của những trẻ chưa ra đời. Các ngài cũng đã đặc biệt kêu gọi Obama chú tâm đến vấn đề này sau khi ông đắc cử, với bản tuyên bố ngày 12 tháng 11 kết án Dự luật Tự do Chọn lựa (Freedom of Choice Act) là chống lại sự sống; dự luật này Obama đã hứa là sẽ ký ban hành khi ông làm tổng thống.

Như thế, chỉ có thể suy đoán rằng Barack Obama – người mà theo công luận được coi là ứng cử viên cực kỳ ủng hộ phá thai nhất được bầu vào tòa Bạch ốc – không muốn để cho một trong những vị chủ chăn của Giáo hội tại Hoa kỳ có cơ hội được nhắc nhở ông rằng nghĩa vụ tôn trọng sự sống của những em bé chưa sinh người Mỹ phải được áp dụng cho tất cả mọi hành động của Obama trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của ông.

Nguồn: Tom McFeely (National Catholic Reporter)
 
Đức Thánh Cha: Công tác của cảnh sát có thể là sứ mệnh, dịch vụ, thánh thiện
Bùi Hữu Thư
23:27 15/01/2009

Đức Thánh Cha: Công tác của cảnh sát có thể là sứ mệnh, dịch vụ, thánh thiện



VATICAN ngày 15, tháng 1, 2009
(Zenit.org).- ĐTC Benedict XVI nói, hoàn thành nhiệm vụ với tình yêu, nhất là khi khó khăn, có thể là một kinh cầu đưa dẫn đến việc nên thánh.

ĐTC khẳng định như vậy hôm nay khi tiếp kiến các nhân viên của Văn Phòng Thanh Tra Trung Ương về An Ninh Công Cộng tại Tòa Thánh.

Trong buổi gặp gỡ hàng năm theo truyền thống, ĐTC công nhận những hy sinh của các cảnh sát viên, cũng như của gia đình họ, vì “công việc của họ đòi hỏi phải luân phiên để thường trực canh gác khu vực quanh quảng trường Thánh Phêrô và Vatican."

Ngài nói: "Một năm mới là một khởi đầu mới và chúng ta có nhiều ước mong và hy vọng. Tuy nhiên chúng ta không thể che dấu sự kiện là có rất nhiều đám mây đen đe dọa đang kéo đến chân trời.

"Nhưng, chúng ta không được nản lòng; mà phải giữ cho ngọn lửa của hy vọng cháy sáng trong tim chúng ta.

"Đối với chúng ta, các Kitô hữu, niềm hy vọng chân chính là Chúa Kitô, là qùa tặng Chúa Cha ban cho nhân loại. [...] Chỉ có Chúa Kitô mới có thể giúp chúng ta xây dựng một thế giới trong đó có công bình và tình yêu ngự trị."

ĐTC khuyên cử tọa coi công việc của họ như một sứ mệnh, “một dịch vụ cho tha nhân qua việc giữ gìn trật tự và an ninh, đồng thời, cũng là một hình thức khổ hạnh; điều mà chúng ta có thể gọi là phải thường xuyên thức tỉnh, điều này đòi hỏi phải có sự dung hòa giữa kỷ luật và sự hòa nhã, giữa tự chủ và chú tâm đón chào các khách hành hương và du khách đến Vatican."

Ngài tiếp: "Nếu thực thi với tình yêu, dịch vụ này trở nên một kinh cầu, một kinh cầu được Thiên Chúa hài lòng hơn khi công việc của các bạn không được biết ơn, nhàm chán và mệt mỏi, nhất là trong những đêm tối và thời tiết xấu

"Chính nhờ việc hoàn tất bổn phận tốt đẹp mà mỗi cá nhân đã được rửa tội có thể đạt được ơn gọi để nên thánh."
 
Top Stories
Andrà in appello la condanna degli otto cattolici di Thai Ha
AFP Romandie
08:25 15/01/2009
La Corte di Hanoi ha accolto la richiesta di riesaminare il caso. Sebene la sentenza contro di loro sia stata mie, i condannati vogliono che sia riconosciuta la loro innocenza. A farli decidere anche le falsità scritte sul processo dai media statali.

Hanoi (AsiaNews) – Andrà alla Corte d’appello il caso degli otto cattolici condannati in prima istanza per la vicenda della parrocchia di Thai Ha , (nella foto, una veglia di preghiera) ad Hanoi. L’8 gennaio, infatti, la Corte, con decisione 50/HSPT, ha accettato di esaminare il loro caso. La data dell’udienza sarà fissata entro i prossimi due mesi.

L’appello è stato frapposto contro un ingiusto verdetto prronunciato contro gli otto catolici per il loro ruolo che l’accusa ha descritto al Tribunale del popolo di Ba Dinh come “condotta disordinata” e “danneggiamento di proprietà statali”, senza permettere alla difesa di presentare qualsiasi prova.

Sebbene la condanna sia stata sorprendentemente lieve - 12-17 mesi, senza ammonimento amministrativo – gli imputati non vi vogliono vedere una clemenza senza precedenti – grazie all’attenzione mondiale colla quale il processo è stato seguito – ma vogliono semplicemnete la verità e l’assoluzione dalle accuse. L’appello è il prossimo, e finale, passo per realizzare tale obiettivo.

Un altro fattore che ha contribuito alla decisione di ricorrere in appello sono state le falsità diffuse dai media statali durante e dopo il processo. Accusati e testimoni hanno riferito che tutti gli imputati si diciararono non colpevoli davanti al tribunale. Ma i media statali, in particolare il /New Hanoi News/ e /Vietnam// Television 1/ deliberatamente hanno riportato che “tutti gli imputatti hanno ammesso la loro colpevolezza, riconoscendo che hanno compiuto azioni negative in violazione della legge”. Contro questa pratica, ci sono ora due denunce contro entrambi i media, per mostrare a tutto il mondo come sono veramente immorali e non credibili i media statali.

(Source: 13/01/2009 http://www.asianews.it/index.php?l=it&art=14198&size=A )
 
Regimes change, but Vietnamese devotion to Mary remains firm
by Thanh Thuy
08:27 15/01/2009
It is a form of love and trust that emerged in the era of the kings and feudalism. Today, the people note that the children of Catholic families are not involved in drugs or criminal activities, and are improving social harmony. A special year of indulgence granted by Cardinal Stafford to the faithful of Thai Ha.

Hanoi (AsiaNews) - Vietnam has had to face war since the country was first founded. The population was governed for a thousand years by China, for a century by the French, and for 50 years it was divided into two parts, the south and the north. But in every age and under every regime, Vietnamese Catholics have had a special devotion to their Mother Mary.

It is the same today. "When I find myself in difficulty," says Ngoc, a high school English teacher in Ho Chi Minh City, "I always go to the image of the Virgin Mary in my parish. Also when I have problems in my family. I pray to Our Lady of Graces. The image of Mary is present in all families and parishes. Time passes quickly, but the Lady of peace is always standing in front of the Cathedral of Our Lady, or the Mother of Perpetual Help at the Redemptorists. In every town, village, and area where there are poor laborers, the people go to Mary and pray with and for each another."

One young woman, Thu, talks about her experience with her prayer group: "in my family, we pray together every evening, and also on the anniversary of the death of our relatives. We get together and recite the rosary. When I go to Mary, I feel peace in my heart, and this helps me to live and to demonstrate Christian charity in society. The Virgin has helped, sustained, and strengthened our faith in God."

In effect, the Vietnamese pray together as a family: whole towns and villages demonstrate their devotion to Mary. They pray, their songs resound, and the people of other religions get the idea that Catholics are good people, which brings their own children to the faith. Their children are not involved in drugs or crime and stealing, and they reduce the social problems in the area. The education of their families improves coexistence and development in society.

In many parishes, after the Mass, the faithful sing hymns to the Virgin before returning home. On the occasion of the month of the rosary, to honor Our Lady, in May and October, flowers are offered in the parishes, together with the recitation of the rosary and the singing of hymns. Vietnamese Catholics have eight centuries of devotion to Our Lady: with feudalism, capitalism, and socialism.

"Vietnam," a former professor in Hanoi explains to AsiaNews, "has many important remnants of devotion to Our Lady. These are closely connected to the country's history, and to every development of our Church. Mary is always present, she protects and helps the faithful, the Church, and all good-hearted people." He recalls that the Immaculate was brought in 1861 to the province of Nam Dinh, in the diocese of Bui Chu, at the time of King Tu Duc, who persecuted the Church and had many Catholics killed. In 1895, the Church of Our Lady of the Rosary was built in the province of Ninh Binh, in the diocese of Phat Diem. In 1991, John Paul II inaugurated a holy year there.

Then there is the national shrine in La Vang, in the province of Quan Tri, archdiocese of Hue. The history books and the volume on the Holy Land by La Vang say that this was also the location of the village of Co Vuu, the ancient name of an area of the parish of Dih Cat. The parish was instituted in 1777, at the time of King Canh Tinh. After this, there was the regime of Tay Son. Back then, in the province of Quango Tri (one of the poorest provinces, and the most harshly tried by war), the Catholics lived in peace and helped each other, but Nguyen Quang Toan of the regime of Tay Son had them arrested and cruelly killed. When King Tu Duc died,the movement of Can Vuong rose up in arms and became the movement Binh Tay Sat Ta, which means "they defeated the French and killed Catholics."

So the Church in Vietnam has spent a great deal of time under feudal kings and dictators of capitalism and socialism. But Our Lady is always present, she protects helps us, now as in the past. As the lunar new year approaches in Vietnam, we trust in God and in our Church. The good news has come among us. And now the major penitentiary, Cardinal Francis James Stafford, in the name of the Holy See has granted a year of plenary indulgence for all of the faithful of Vietnam who participate with devotion at the Mass and in other ceremonies for Our Lady of Perpetual Help at the parish of Thai Ha in Hanoi, from January 31 of this year to May 5, 2010, under the normal conditions of going to confession, receiving communion, and praying according to the intentions of the Holy Father.

Through this event, the Church and the faithful have unity, community, they pray, love, and help one another in the love of Jesus.

(Source: http://www.asianews.it/index.php?l=en&art=14190&size=A)
 
Władze wietnamskie walczą z Kościołem, wprowadzają godzinę policyjną w Boże Narodzenie, prześladują kapłanów i wiernych (tiếng Ba Lan)
Łukasz Sianożęcki
08:28 15/01/2009
(Nhà nước Việt Nam chống đối tôn giáo, cảnh sát ngăn cản giáo dân tham dự lễ Giáng Sinh, họ theo dõi linh mục và các tín hữu)

Wietnamscy katolicy nieustannie prześladowani przez komunistyczne władze i szykanowani przez media postanowili ostatecznie domagać się swych praw na drodze sądowej. Dwie działaczki katolickie złożyły do sądu wniosek oskarżający rządowe środki przekazu o zafałszowywanie relacji z toczącego się przeciwko nim procesu. W swoich przekazach dziennik "Hanoimoi" oraz telewizja publiczna VTV1 poinformowały, że ośmiu wiernych z parafii Thai Ha w Hanoi przyznało się do prowadzenia nielegalnej działalności religijnej i udziału w zakazanych manifestacjach. Katolicy jednoznacznie zaprzeczają tym doniesieniom. Sprawa jest bezprecedensowa, proces przeciwko mediom publicznym będzie pierwszym w historii kraju.

Skazane przed miesiącem w pokazowym procesie działaczki z parafii Ojców Redemptorystów Thai Ha w Hanoi twierdzą, iż media całkowicie zafałszowały ich zeznania w toczącym się procesie. Ponadto dziennikarze zupełnie bez skrupułów kłamali, informując widzów i czytelników, iż skazani przyznali się wówczas do winy.

- Trzeba pogratulować wielkiej odwagi cywilnej tym katoliczkom. Przecież dokładnie wiemy, że w takich systemach totalitarnych, jaki panuje w komunistycznym Wietnamie, sądy są również skorumpowane - powiedział w rozmowie z "Naszym Dziennikiem" ks. Waldemar Cisło, dyrektor polskiej sekcji organizacji Pomoc Kościołowi w Potrzebie. - Działanie parafianek z parafii Thai Ha trzeba traktować jako odważne danie świadectwa, nieakceptowanie tego, co się w kraju dzieje, zaprotestowanie wobec propagandy kłamstwa - dodaje.

Sprawa dotyczyła ośmiu parafian domagających się zwrotu zajętego przez władze w 1954 roku terenu dawnego przedstawicielstwa Watykanu w Hanoi. Sąd wymierzył oskarżonym kary od 12 do 17 miesięcy pozbawienia wolności w zawieszeniu za nielegalną działalność religijną, manifestacje poza miejscem kultu i zniszczenie muru na terenie spornym. To właśnie zniszczenie bezprawnie postawionego na terenie kościelnym muru było jedynym zarzutem, do którego parafianie się przyznali. Adwokat oskarżonych już złożył odwołanie się od wyroku pierwszej instancji.

W pozwie skierowanym przeciwko dziennikowi "Hanoimoi" i telewizji VTV1 kobiety domagają się sprostowania i odwołania nieprawdziwych informacji na ich temat. - Te z mediów, które podały, że szczerze przyznaliśmy się do winy i błagaliśmy o rządową litość, muszą dokonać korekty - uzasadniają.

Walka z Kościołem katolickim jest wpisana w program komunistycznych władz. Niespełna tydzień temu wydały one dekret, który jednoznacznie stwierdza, iż zagarnięte Kościołowi ziemie nie będą podlegały zwrotowi. Katolicy w całym kraju poprzez modlitewne czuwania wyrażają swój sprzeciw wobec tego typu decyzji. Podpisany przez premiera Wietnamu Nguyena Tana Dunga dekret jednoznacznie przekreśla nadzieje na odzyskanie któregokolwiek z blisko 2500 zagrabionych przez władze obiektów kościelnych. Zdaniem komentatorów, zarówno ten dokument, jak i pokazowy proces przeciwko wiernym z Thai Ha ma na celu zastraszenie katolików w innych częściach kraju. Twierdzenia, iż modlitewne czuwania wzbudzają "niepokoje społeczne", są bowiem całkowicie absurdalne.

Obecnie, co doskonale obrazuje powyższy przykład, komuniści w tej walce zamierzają używać na szeroką skalę także kontrolowanych przez siebie mediów. Mimo złożenia pozwu szanse na wygranie sprawy wydają się nikłe. Przekaz, który otrzyma opinia publiczna z tego procesu, także z całą pewnością będzie przekłamany.

Licząca 6 milionów katolików społeczność Wietnamu spotyka się z nieustannymi szykanami ze strony władz. Choćby sami redemptoryści z Thai Ha doświadczają nieustannych nacisków z tej strony. Ostatnio domagano się zmiany przełożonych tamtejszego klasztoru, którzy według rządzących wykazują "całkowitą pogardę dla prawa". Z kolei prezydent Hanoi Nguyen The Thao wnosił o przeniesienie siedziby zakonników poza teren stolicy kraju. Obecnie redemptorystom udało się sprzeciwić samorządowi, jednak nie wiadomo, jak długo będą w stanie stawiać opór. - Musimy przygotować się na więcej prześladowań - ostrzega o. John Nguyen.

Z kolei w prowincji Son La rząd zakazał obchodów Świąt Bożego Narodzenia, stwierdzając, iż nie mogą się one odbyć z powodu "braku przedstawicieli tej religii w regionie". W rzeczywistości w prowincji Son La mieszka co najmniej trzy tysiące wiernych Kościoła katolickiego. Aby zapobiec gromadzeniu się chrześcijan w prywatnych domach, w dniach 24-26 grudnia wprowadzono w całym regionie godzinę policyjną. Sytuacja taka trwa już blisko pięć lat. W 2004 roku biskup miejsca Anthony Vu Huy Chuong złożył petycję do miejscowych władz o możliwość sprawowania Mszy Świętej dwa razy do roku: na Wielkanoc i Boże Narodzenie. Co roku jednak uzyskuje tę samą odpowiedź, iż na terenie, gdzie nie ma wiernych, nie ma potrzeby sprawowania ceremonii.

(Source: Łukasz Sianożęcki – Nasz Dziennik, http://www.naszdziennik.pl/index.php?typ=wi&dat=20090113&id=wi11.txt)
 
Cambiano i regimi, ma nei vietnamiti resta salda la devozione a Maria
by Thanh Thuy
08:30 15/01/2009
Un amore ed una fiducia nati fin dai tempi dei re e del feudalesimo. Oggi la gente nota che i bambini delle famiglie cattoliche non sono coinvolti nella droga o in attività criminose e migliorano la convienza sociale. Uno speciale anno di indulgenza concesso dal card. Stafford ai fedeli di Thai Ha.

Hanoi (AsiaNews) – Il Vietnam si è confrontato con la guerra fin dall’inizio della costruzione del Paese. La popolazione è stata governata per mille anni dalla Cina, per un secolo dai francesi e per 50 anni è stata divisa in due parti, il sud ed il nord. Ma in ogni tempo e con ogni regime, i cattolici vietnamiti hanno avuto una speciale venerazione per la Madre Maria.

E anche ora. “Quando mi trovo davanti a difficoltà – racconta Ngoc, insegnante di inglese alle superiori, a Ho Chi Minh City – vado sempre alla Madonna della mia parrocchia. Anche quando ho problemi in famiglia. Io prego Nostra Signora delle grazie. L’immagine di Maria è presente in tutte le famiglie e le parrocchie. Il tempo passa rapidamente, ma la Signora della pace sta sempre di fronte alla cattedrale di Nostra Signora ed anche alla Madre del perpetuo soccorso, dai Redentoristi. In ogni paese, villaggio e zone di lavoratori poveri, la gente va da Maria e prega per e con gli altri”.

Una ragazza, Thu, riferisce la sua esperienza con il gruppo di preghiera: “Nella mia famiglia abbiamo l’abitudine di pregare insieme tutte le sere ed anche negli anniversari della morte dei nostri parenti. Ci riuniamo e recitiamo il rosario. Quando vado dalla Madonna, mi sento tranquilla nel cuore, mi aiuta a vivere e mi mostra la carità cristiana nella società. La Vergine ha aiutato, sostenuto e consolidato la nostra fede in Dio”.

Effettivamente, i vietnamiti pregano insieme in famiglia: paesi e villaggi mostrano in modo pubblico la loro devozione a Maria. Preghiere e canti risuonano e le persone di altre religioni pensano che I cattolici sono persone buone ed anche i loro figli seguono la fede. I bambini non sono coinvolti nella droga o in crimini e furti e fanno diminuire i mali sociali della zona. L’educazione delle loro famiglie migliora la convivenza e lo sviluppo della società.

In molte parrocchie, dopo la messa, I fedeli innalzano canti alla Vergine, prima di tornare a casa. In occasione del mese del rosario, per onorare Nostra Signora, a maggio e ottobre, le parrocchie danno vita ad offerte floreali, recitano il rosario ed innalzano canti. I cattolici vietnamiti hanno una tradizione di otto secoli di venerazione per Nostra Signora: col feudalesimo, il capitalismo e il socialismo.

“Il Vietnam – spiaga ad AsiaNews un ex professore di Hanoi – ha numerose importanti vestigia di Nostra Signora. Esse sono strettamente legate alla storia del Paese e ad ogni sviluppo della nostra Chiesa. Maria è sempre presente, protegge ed aiuta i fedeli, la Chiesa e tutte le persone che hanno buon cuore”. Egli ricorda che l’Immacolata è stata portata nel 1861 nella provincia di Nam Dinh, diocesi di Bui Chu, al tempo di re Tu Duc, che perseguitò la Chiese e fece uccidere molti cattolici. Nel 1895 fu costruita la chiesa di Nostra Signora del Rosario della provincia di Ninh Binh, diocesi di Phat Diem. Nel 1991 Giovanni Paolo II le concesse un anno santo.

Poi c’è il santuario nazionale di La Vang, nella provincia di Quan Tri, arcidiocesi di Hue. I libri di storia ed il volume sulla Terra santa di La Vang scrivono che lì c’era il villaggio di Co Vuu e questo è anche l’antico nome di una zona della parrocchia di Dih Cat. La parrocchia fu istituita nel XVIII secolo, nel 1777, al tempo di re Canh Tinh. Dopo ci fu il regime di Tay Son. Allora, nella provincia di Quang Tri (una delle più povere e duramente provate dalla guerra) i cattolici vivevano serenamente e aiutandosi l’un l’altro, ma Nguyen Quang Toan, del regime di Tay Son, li fece arrestare e uccidere crudelmente. Quando re Tu Duc morì, si sollevò in armi e divenne il movimento Binh Tay Sat Ta, che significa “hanno sconfitto e francesi e ucciso i cattolici”.

Così, la Chiesa in Vietnam ha passato mollto tempo sotto i re feudali ed i dittatori di capitalismo e socialismo. Ma Nostra Signora è sempre presente, ci protegge e ci aiuta, ora come in passato. Mentre in Vietnam si avvicina l’inizio dell’anno lunare, noi confidiamo in Dio e nella nostra Chiesa. La Buona novella è venuta tra noi. Ed ora il penitenziere maggiore, cardinale Francis James Stafford, a nome della Santa Sede ha concesso un anno di indulgenza plenaria per tutti i fedeli del Vietnam che, confessati, partecipano devotamente alla messa o ad altre cerimonie di Nostra Signora del Perpetuo soccorso alla parrocchia di Thai Ha, ad Hanoi dal 31 gennaio di quest’anno al 5 maggio del 2010, alle normali condizioni di essersi confessati e comunicati e di pregare secondo le intenzioni del Santo Padre.

Attraverso questo evento, la Chiesa ed I fedeli hanno unità, comunità, pregano, amano e aiutano nell’amore di Gesù.

http://www.asianews.it/index.php?l=it&art=14190&size=A
 
Milczenie byłoby akceptacją (tiếng Ba Lan)
Dziękuję za rozmowę
08:32 15/01/2009
Milczenie byłoby akceptacją (tiếng Ba Lan)

(Thinh lặng nghĩa là bị cướp đi)

Z ks. Waldemarem Cisłą, dyrektorem polskiej sekcji organizacji Pomoc Kościołowi w Potrzebie, rozmawia Sławomir Jagodziński

Obrona prawdy i własnej godności to motywy, jakie kierowały dwiema katoliczkami, które postanowiły wytoczyć proces mediom fałszywie relacjonującym miesiąc temu przebieg rozprawy sądowej z ich udziałem. W kraju, gdzie Kościół jest prześladowany, taka determinacja wiernych musi chyba budzić podziw?

- Trzeba pogratulować wielkiej odwagi cywilnej tym katoliczkom. Przecież dokładnie wiemy, że w takim systemie totalitarnym, jaki panuje w komunistycznym Wietnamie, sądy są również skorumpowane. Ma to miejsce w totalitarnych systemach politycznych, ale przecież i tych, które teoretycznie już wyzwoliły się z totalitaryzmu i żyją w demokracji. Bo ludzie jednak zostają i okazuje się, że wyroki sędziów są warunkowane np. ich przeszłością czy związkami z pewnymi systemami. W takich krajach jak Wietnam, Chiny aparat sądowy jest bardzo podporządkowany władzy i nie sądzę, aby któryś sędzia chciał się narazić, wydając wyrok nie po linii władz. Może to dla niego oznaczać represje i koniec kariery. Mając to wszystko na uwadze, działanie parafianek z Thai Ha trzeba traktować jako odważne danie świadectwa, nieakceptowanie tego, co się w kraju dzieje, jako protest wobec propagandy kłamstwa.

Działania władz mają na celu przestraszenie wiernych, aby nie domagali się zwrotu zagarniętych parafii terenów, aby bali się protestować i siedzieli cicho. Temu przecież miał służyć pokazowy proces "za zakłócanie porządku publicznego" wytoczony miesiąc temu ośmiu wiernym...

- To typowe działania systemów totalitarnych: wymuszanie milczenia poprzez zastraszanie, prześladowanie, odbieranie wolności czy poprzez pokazowe ukaranie kogoś dla przykładu. To wszystko ma przede wszystkim jedno zadanie, jeden przekaz dla niesfornych obywateli: jak będziecie protestować, stawiać się, domagać czegoś, to i was to spotka. Jednocześnie milczenie zawsze przez władze totalitarne będzie wykorzystywane propagandowo jako forma "akceptacji" dla ich działań. W przypadku tych parafian z Thai Ha komunistom nie udało się uzyskać efektu "milczącej akceptacji". To wszystko dzięki odwadze tamtejszych katolików. Trzeba naprawdę bardzo docenić to, że mimo prześladowań zdobyli się oni na wytoczenie procesów mediom, które ukazały ich w fałszywym świetle.

Tutaj nie sposób nie zatrzymać się nad rolą mediów, które włączyły się w antykatolicką propagandę w Wietnamie...

- Nawet w krajach o tak zwanej ugruntowanej demokracji ciągle mówimy o manipulacji w mediach, o fałszowaniu informacji, o wybiórczym podawaniu faktów, a co dopiero w kraju, gdzie panuje komunistyczny system totalitarny. Przecież informacje o danym fakcie zawsze można podać w określony sposób, a w sytuacji uzależnienia mediów od władz zawsze będzie to sposób, który im służy. Wytoczenie przez dwie katoliczki procesu wietnamskim mediom już zostało odnotowane przez światowe agencje. Świat usłyszał, że media wysługują się tam władzom, że stały się tubą propagandową, że napisały coś, co nie było zgodne z prawdą. Mądry odbiorca tych informacji siłą rzeczy może zadać sobie pytanie o oddziaływanie mediów, jakiemu i on jest na co dzień poddawany w swoim kraju. I to już będzie cenne.

Mówiąc o mediach w służbie totalitarnych systemów, trzeba wspomnieć np. o Wenezueli i o tym, co tam wyprawia prezydent Hugo Chavez. Środki przekazu zostały przez niego spacyfikowane, a ostatnia niezależna i w miarę obiektywna telewizja zamknięta. To jest ta sama metoda, co w Wietnamie, ale też w innych reżimach. Zresztą podobnie jest na Kubie czy w krajach leżących na wschód od nas. Myśmy sami to także przerabiali w czasach PRL. Media dostają tzw. oficjalną wersję informacji na określony temat i tylko to mogą publikować. Niestety, my w tym dziedzictwie, w tym skażeniu środowiska dziennikarskiego nadal żyjemy. Dokładnie to ukazała niemal alergiczna reakcja wielu znanych dziennikarzy na próbę lustracji tego środowiska...

W tzw. krajach demokratycznych mamy przecież do czynienia z terrorem poprawności politycznej, która na media działa podobnie jak systemy totalitarne...

- Prześladowanie chrześcijan w świecie, o którym informacje tak trudno przebijają się w mediach, jest tego przykładem. Przecież wystarczy przypomnieć wydarzenia, jakie w ubiegłym roku miały miejsce w Indiach. Trwające tygodniami krwawe pogromy w stanie Orisa, gdzie w barbarzyński sposób mordowani byli wyznawcy Chrystusa, nie znajdowały szerszego zainteresowania mediów. "Nasz Dziennik" o tym pisał na bieżąco, ale czemu inni nie? Było zupełnie inaczej, gdy doszło do ataków terrorystycznych w Bombaju. Liczba ofiar porównywalna, ale wówczas niektóre stacje były w stanie podawać informacje przez całą dobę. Czy chrześcijańska krew jest mniej cenna, że nie warto o jej przelewaniu informować? Dlaczego przemilcza się barbarzyńskie akty przemocy, jeśli dotyczą one wyznawców Chrystusa?

Wietnam od lat odnotowywany jest w raportach organizacji Pomoc Kościołowi w Potrzebie o prześladowaniu chrześcijan "Prześladowani i zapomniani". Czy to się kiedyś zmieni?

- W Wietnamie, tak jak zresztą w innych krajach komunistycznych, nie można mówić o pełnym poszanowaniu wolności religijnej. Wszystko musi być kontrolowane przez władze, a próby działań "wbrew oficjalnej linii" są zwalczane. W wielu rejonach dochodzi do prześladowań chrześcijan. Działalność Kościoła jest ograniczana. Ostatnio największą agresję władze stosują wobec tych, którzy upominają się o zagarnięte przez państwo kościelne tereny. Temu wszystkiemu towarzyszy propaganda, także w mediach, mająca na celu zniszczenie dobrego wizerunku katolików czy biskupów. Tak było w przypadku ks. abp. Josepha Ngo Quang Kieta z Hanoi, który w październiku ubiegłego roku poparł katolików żądających zwrotu zagarniętych terenów parafii Thai Ha. Media już wtedy dały się poznać jako główne narzędzie władz w nagonce na katolickiego arcybiskupa. Chociaż były sygnały, że sytuacja w Wietnamie się poprawiła pod względem poszanowania wolności religijnej, to wydarzenia ostatniego roku tym sygnałom zaprzeczyły.

(Source: Dziękuję za rozmowę., http://www.naszdziennik.pl/index.php?typ=wi&dat=20090113&id=wi12.txt)
 
Vietnam: Verurteilte Katholiken gehen in Berufung (tiếng Đức)
Radio Vaticana
08:33 15/01/2009
Việt Nam: Giáo dân bị án tòa nộp đơn kháng án

VAtican -14/01/2009 - Acht verurteilte Katholiken aus der Pfarrei Thai Ha in Hanoi gehen in Berufung. Am vergangenen Donnerstag hatte das Gericht in Hanoi mitgeteilt, den Fall der Gläubigen innerhalb der nächsten zwei Monate wieder aufzunehmen. Die acht Katholiken waren Anfang Dezember vergangenen Jahres zu Haftstrafen zwischen 12 und 17 Monaten verurteilt worden, weil sie an Gebetswachen für die Rückgabe des Grundstücks der Pfarrei von Thai Ha teilgenommen hatten. Entgegen den Aussagen von Verurteilten und Zeugen hatten staatliche Medien zuvor berichtet, die Gläubigen hätten sich schuldig bekannt, die öffentliche Ordnung gestört und Staatseigentum beschädigt zu haben.

(Source: Radio Vaticana, http://www.oecumene.radiovaticana.org/ted/Articolo.asp?c=258500)
 
Wietnam: katoliczki zaskarżają media (tiếng Ba Lan)
Niedziela
08:35 15/01/2009
(Việt Nam: Giáo dân kiện các cơ quan truyền thông của nhà nước)

Dwie wietnamskie katoliczki, skazane przed miesiącem na karę więzienia w zawieszeniu wniosły skargę przeciwko oficjalnym mediom protestując przeciw fałszywym doniesieniom z procesu. 8 grudnia ub. roku ośmioro katolików z parafii Thai Ha w Hanoi zostało skazanych na kary od 12 do 17 miesięcy pozbawienia wolności w zawieszeniu, za nielegalną działalność religijną, manifestacje poza miejscem kultu i zniszczenie muru na terenie spornym.

W minionym tygodniu dwie skazane w tej sprawie kobiety złożyły skargę przeciwko dziennikowi Hanoimoi oraz telewizji publicznej VTV1. Zarzuciły mediom fakt przypisania im winy. Tymczasem obydwie są przekonane, że nie popełniły żadnego wykroczenia modląc się o sprawiedliwość i pokój.

Podczas całego procesu przyznały się jedynie do rozbicia muru, postawionego bezprawnie na terenie kościelnym. Żądają zamieszczenia oficjalnych sprostowań. Już wcześniej cała grupa ośmiorga skazanych wniosła odwołanie od orzeczenia pierwszej instancji.

Od ponad roku wietnamscy katolicy domagają się zwrotu Kościołowi należących do niego terenów. 6 stycznia b.r. premier Socjalistycznej Republiki Wietnamu, Nguyễn Tấn Dũng wydał dyrektywę wymierzoną przeciwko wszelkim protestom społeczności katolickiej, czy wiernych innych religii, domagających się zwrotu majątku kościelnego. Zapowiedziano w niej, że żaden z 2250 obiektów, o których odzyskanie zabiega Kościół katolicki w Wietnamie, nie zostanie zwrócony właścicielowi.

Zdaniem obserwatorów dokument ten nie tylko przekreśla szanse na odzyskanie przez Kościół zabranych mu majątków, ale także ostrzega, że surowo karane będą manifestacje wiernych, „powodujące niepokój społeczny”.

(Source: KAI/AFP, http://www.niedziela.pl/wiad.php?p=200901&idw=153)
 
Vietnam Catholics file suits against state media over trial reports
AFP
08:36 15/01/2009
HANOI (AFP) — Two Vietnamese Catholics have filed legal suits against state media outlets in the communist country over their coverage of a recent trial stemming from a tense land dispute with the church.

In their rare legal complaints, the two women demanded corrections, apologies and damages from a state newspaper and a television station for reporting that they had pleaded guilty in court to charges of disorderly conduct and vandalism, which they deny.

The women were among eight Hanoi parishioners tried last month after taking part in mass prayer vigils for the return of a church property in the capital that was taken over by the one-party state half a century ago.

The Hanoi Moi (New Hanoi) daily and VTV1 television -- which, like all, Vietnamese media fall under party and state control -- at the time reported that all eight of the Catholics had admitted their guilt in court.

But Nguyen Thi Viet, 54, and Ngo Thi Dung, 60, in their complaints denied having admitted to any wrongdoing during the vigils at the disputed Thai Ha parish property, which was later turned into a public park.

"At the trial, the two women rejected the accusations by the state," the lawyer for the two women, Le Tran Luat, told AFP. "They did not admit to having committed crimes and breaking the law."

"However, the Hanoi Moi newspaper and VTV1 ran news that all the defendants had bent their heads and admitted the crimes. That was wrong."

The women each asked for just under 50 dollars in damages from each media outlet for publishing the "deliberately false and distorted" reports which they said had harmed their reputations, VietCatholic.net reported.

The eight were convicted of "disorderly conduct" and "damaging state property" for tearing down a wall around the disputed property last August. All were found guilty but released with non-custodial sentences or warnings.

The defendants in late December launched an appeal.

Luat said he had submitted the complaints late last week at two Hanoi courts and was awaiting replies this week on whether the cases would be heard.

The legal challenges against the media outlets mark a new tactic in the Catholics' struggle to reclaim the seized properties since thousands of faithful first started holding mass prayer vigils in late 2007.

Vietnam, a former French colony and a unified communist country since the war ended in 1975, has Southeast Asia's largest Catholic community after the Philippines -- at least six million out of a population of 86 million.

Prime Minister Nguyen Tan Dung in a directive last week reminded local authorities to speed up granting land rights for religious establishments that meet required legal regulations, the state-run Vietnam News Agency said.

The premier also "warned that any attempt to make use of the land issue to incite public disorder, undermine national. .. unity and violate the laws will be punished strictly in line with the law."

(Source: http://www.google.com/hostednews/afp/article/ALeqM5jjNOYhihQXK4kRkpoPhiwmmLmt9w)
 
Freedom of Choice Act (FOCA) being voted on in coming weeks
Tracy Pham
05:04 15/01/2009
Prayer and Fasting Campaign to Begin NOW….

Dear Family and Friends,

Your help is needed, immediately. Please take a moment to read this, and view the attached video link. Please pray for these needs and pass this on to all your brothers and sisters!

THE FREEDOM OF CHOICE ACT (FOCA) is proposed by President-elect Barack Obama, who has promoted passage and has promissed to sign it if it comes before him. For those of you who do not know, the Freedom of Choice Act (FOCA) is scheduled to be signed if Congress passes it on January 21-22 of 2009. If made a law, all limitations on abortion will be lifted which will result in the following:

The implications go far beyond the abortion issue and affect everyone! Under FOCA:
All hospitals will be required to perform abortions upon request. That would include Catholic hospitals (and many non-Catholic hospitals, too) which cannot comply under any circumstances.

If this happens, it will force Bishops to close down all Catholic hospitals, as they have solemnly vowed they must, and with deep regret.

It would result in the immediate closure of over 30% of all the hospitals in the United States...


some of the very finest hospitals and emergency centers that serve some of the largest communities in the country, with some of the best and most dedicated staff. Many have renowned accomplishments in treating of cancer, lung and heart diseases, and are often the finest teaching facilities in the world, with the most beds. Doctors, nurses, staff, and pharmacists who oppose abortion would be forced to choose between compliance with law, or--as many will be forced to do--abandon their careers.

Countless promising young people into the future will simply be forced to abandon futures in medicine and choose other professions because of their choice to protect and respect unborn lives.

That scenario would create a terrible vacuum in the medical field, leaving what's left for the rest of us when we, or a loved one, is in their hospital beds... in the hands of the people who don't value the life of a baby.

All U.S. tax payers would be forced to fund abortions with their tax Dollars.

Parental notification will no longer be required in any state. It is projected that the number of abortions will increase by a 100,000 or more annually. Perhaps most importantly the government will now have control in the issue of abortion.

Needless to say this information is disturbing, but sadly true. As anyone who is against the needless killing of innocent children, we must stand as one. We must stop this horrific act before it becomes a law.

Please call your legislators in Washington where ever you live and TELL THEM NOT TO VOTE FOR THE FREEDOM OF CHOICE ACT!! We can stop this murder and get back to CHRISTIAN principles in this country if we become a unified voice for life, and if we pray together as a nation.

Prayers can stop this.
Barack Obama Promises to Sign Freedom of Choice Act -
http://www.youtube.com/watch?v=pf0XIRZSTt8
http://www.youtube.com/watch?v=fyFrGbAvfHc&feature=related
http://www.youtube.com/watch?v=BYRpIf2F9NA&feature=related

The Plan: Nine days of prayer, accompanied with fasting for two of the days,

I encourage you to pray your strongest prayers with intentions to stop the FOCA for nine consecutive days.

The hope is that this will branch and blossom as to become a global effort with maximum impact.
We have very little time so we all must act fast. Please pass this letter to 5 or more people to start the prayer for nine consecutive days.

Please, and only if you are physically fit, also fast for at least two days during the prayer. Fasting can also be the denial of an activity you enjoy and normally engage in.God is eternal, and sees your prayers whenever you begin, so if you get this after the 11th, begin your own nine days of prayer, with the intention of praying with everyone else. The most important thing is to pray. Remember that with God all things are possible and the power of prayer is undeniable.

If you are against the senseless killing of defenseless children then the time is now to do something about it!
 
Vietnam: des catholiques portent plainte contre des médias officiels
AFP Romandie
08:24 15/01/2009
HANOI - Deux catholiques vietnamiennes, condamnées à de la prison avec sursis pour trouble à l'ordre public et dégradation de propriété, ont porté plainte contre des médias officiels, contestant la couverture de leur procès, a indiqué leur avocat lundi.

Huit catholiques, âgés de 21 à 63 ans, avaient comparu le 8 décembre à Hanoï. On leur reprochait des activités religieuses illégales, dans des manifestations hors des lieux de culte, et la destruction d'un mur sur un terrain que se disputent l'église et le régime communiste.

Ils avaient reconnu leur participation aux rassemblements mais affirmé avoir voulu défendre la propriété de l'église. Sept avaient écopé de peines de prison avec sursis, le huitième d'un avertissement.

Dans une rare initiative, deux d'entre eux, deux femmes, ont déposé plainte la semaine dernière contre le quotidien Hanoi Moi et la chaîne publique de télévision VTV1. Elles reprochent aux médias de leur avoir fait reconnaître avoir violé la loi, a expliqué Me Le Tran Luat.

Nguyen Thi Viet et Ngo Thi Dung estiment ne pas avoir "commis de délit en faisant des prières simplement pour la justice et la paix", a-t-il poursuivi. "Pendant tous le temps de l'enquête et du procès, elles ont seulement reconnu avoir cassé un mur illégalement construit sur la terre de l'Eglise".

Elles demandent "des corrections officielles" dans ces médias, a-t-il ajouté.

Précédemment, les huit catholiques avaient déjà tous fait appel du verdict de première instance, intervenu après des mois de tensions avec le régime.

Il y a un an, les catholiques amorçaient des manifestations sur le terrain de l'ex-ambassade du Vatican à Hanoï, l'un des sites les plus symboliques dont ils contestent la saisie par les communistes après le départ des Français en 1954.

Ces rassemblements s'étaient multipliés et étendus à un autre site, celui de Thai Ha où le mur avait été détruit et où les catholiques ont accusé la police d'agressions avec des matraques électriques -- version contestée par Hanoï.

L'Eglise catholique vietnamienne compte la communauté la plus importante d'Asie du Sud-Est après celle des Philippines -- quelque six millions de fidèles sur 86 millions d'habitants.

Comme les autres religions, elle reste soumise au contrôle du régime. Mais elle conserve des revendications, dont la restitution de terrains.

La semaine dernière, selon l'Agence vietnamienne d'information (officielle), le Premier ministre, Nguyen Tan Dung, a demandé aux autorités locales de "résoudre rapidement" les cas litigieux liés à ces terres, en "assurant l'harmonisation des intérêts nationaux et religieux".

Mais il a mis en garde les catholiques contre "toute tentative d'utiliser la question de la terre pour inciter au désordre public, nuire à la grande unité nationale et violer les lois".

Le Vietnam et le Vatican n'ont plus de relations diplomatiques. Nguyen Tan Dung a toutefois effectué une visite historique au Saint-Siège en 2007.

(http://www.romandie.com/infos/news2/090112072643.ijjqeoj5.asp ©AFP / 12 janvier 2009 08h26)
 
Ruling against eight Vietnamese Catholics Appealed
Asia-News
08:37 15/01/2009
Asia News (www.asianews.it/ 1/14/2009) - The defendants are appealing because they were not allowed to present any evidence in their own defense.

Hanoi (AsiaNews) – Hanoi’s Court of Appeal will hear the case involving eight Catholics sentenced by a lower court in the Thai Ha parish church case in Hanoi. Last Wednesday the Court of Appeal accepted in fact to hear the appeal and will announce the date of the new hearing within two months.

The defendants are appealing what they consider an unfair ruling by the Ba Dinh’s People’s Court for “disorderly conduct” and “damaging state property” because they were not allowed to present any evidence in their own defence.

Although the sentence is surprisingly lenient, 12 to 17 months without an administrative warning—due according to the defendants to the worldwide publicity their case received—, they still seek the truth and want to be exonerated of all charges.

The appeal is the next and final step in their quest for this goal.

Another factor that contributed to their decision to appeal is the false reports about the case presented by state media during and after the trial.

Defendants and witnesses reported that the former pleaded not guilty before the court. But state media, especially the New Hanoi News and Vietnam Television 1, deliberately reported that the “all defendants had admitted their guilt, acknowledging that they had done wrongful things in violation of the law.”

Two complaints were filed against state media for this kind of malpractice to show the world how immoral and unreliable they actually are.

(Source: http://www.catholic.org/international/international_story.php?id=31569&cb300=vocations)
 
Tin Đáng Chú Ý
Thống đốc Virginia chọn một phụ nữ gốc Việt làm giám đốc truyền thông
Saigon Echo
05:31 15/01/2009
Thống Đốc Timothy Kaine của tiểu bang Virginia đã bổ nhiệm một Giám Đốc Truyền Thông mới là cô Lynda Trần 30 tuổi, cư ngụ tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, sẽ thay thế ông Delacey Skinner, người đã rời vị trí này để làm việc cho ứng viên Thống Đốc Đảng Dân Chủ Terry McAuliffe. Cô Lynda Trần trước đây là phó giám đốc truyền thông của nghiệp đoàn công nhân dịch vụ quốc tế, nơi cô đã làm việc 8 năm trong nhiều chức vụ khác nhau.

Cô Trần có bằng cử nhân của trường đại học Pennsylvania và bằng cao học của trường đại học Georgetown tại Hoa Thịnh Đốn. Quyết định bổ nhiệm này sẽ có hiệu lực bắt đầu từ ngày 7 tháng giêng, và cô Lynda sẽ điều hành 7 nhân viên để thực hiện những chương trình liên lạc với giới truyền thông về những sinh hoạt của Thống đốc. Cô Lynda Trần 30 tuổi sinh trưởng tại Hoa Thịnh Đốn, cha mẹ của cô là người Việt tỵ nạn sang Hoa Kỳ từ năm 1975, và trong buổi họp báo để loan tin này Thống đốc Timothy Kaine đã hết lời khen ngợi cô và cho rằng kinh nghiệm và khả năng của cô sẽ giúp cho cô hoàn tất nhiệm vụ một cách hoàn hảo.
 
Sinh viên Việt 23 tuổi tốt nghiệp y khoa hạng tối ưu tại Liege, Bỉ quốc
Saigon Echo
05:34 15/01/2009
Sinh viên Việt 23 tuổi tốt nghiệp y khoa hạng tối ưu tại Liege, Bỉ quốc

Một sinh viên Việt Nam đã trở thành đề tài cho báo chí tại Bỉ tìm kiếm để phỏng vấn, khi anh Đặng Vũ Thiên Thanh mới 23 tuổi tốt nghiệp y khoa hạng tối ưu tại Trường đại học Y khoa thành phố Liège của Bỉ cách đây 4 năm, đã tốt nghiệp Bác sĩ và là thành viên trẻ nhất của Hội Bác sĩ quốc gia Bỉ. Sau đó anh đã lấy thêm được bằng tiến sĩ khoa học.

Chàng thanh niên gốc Việt này trong 4 năm qua đã giành được 12 giải thưởng lớn của Bỉ, châu Âu và cả giải thưởng quốc tế nghiên cứu về giấc ngủ. Thanh thường xuyên vắng nhà để đi diễn thuyết ở các nước về lĩnh vực rất khó và khá mới mẻ do chỉ mới được bước đầu nghiên cứu từ đầu thế kỷ 21, đó là ngành nghiên cứu não bộ, trí nhớ và thần kinh. Vào ngày 30 tháng 9 vừa qua khi Thanh tròn 28 tuổi, Viện hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ đã công bố một công trình do Thanh làm trưởng nhóm nghiên cứu, với đề tài cho thấy não bộ vẫn còn thức khi con người đang trong giấc ngủ sâu.

Phát minh này đã được các trường đại học nổi tiếng ở châu Âu, Mỹ, Úc, Nhật, Nam Hàn giới thiệu và sẽ được nghiên cứu rộng rãi thêm trong ngành y khoa trong tương lai. Gia đình anh đã rất hãnh diện khi cho biết Thanh luôn được xếp trong bảng danh sách các nhà khoa học chuyên về ngành não học ở tầm vóc quốc tế.

Trong tương lai Thanh sẽ còn nhiều hứa hẹn vì nghiên cứu về lĩnh vực quá mới. Thanh theo cha mẹ rời Việt Nam đi tỵ nạn khi mới 2 tuổi. Trước mắt anh đang chuẩn bị để làm việc hai năm tại khoa thần kinh học tại Bệnh viện Massachusetts General của Đại học Harvard Hoa Kỳ trong vài tháng tới.

Tại đây anh sẽ được giao nhiệm vụ áp dụng kết quả nghiên cứu của anh vào thực tế, tổ chức và thiết lập phòng thí nghiệm về giấc ngủ với Đại học Harvard và tham gia chữa bệnh ở khu vực bệnh nhân bị mắc bệnh rối loạn về giấc ngủ và bệnh liên quan đến não trạng.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Kinh Trong Sương
Lm. Trần Cao Tường
18:06 15/01/2009

KINH TRONG SƯƠNG



Ảnh của Cao Tường

Trong tĩnh lặng và tin tưởng

Bạn tìm được sức mạnh

(Isaia 30:15)

In quietness and trust

is your strength

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền