Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Bẩy 16/1: Ta đến để kêu gọi người tội lỗi – Lm. Phêrô Nguyễn Văn Cao, SJ
Giáo Hội Năm Châu
01:18 15/01/2021
Video bắt đầu lúc 7g tối 15/1 (giờ VN)
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mác-cô. (Mc 2:13-17)
Hôm ấy, Đức Giê-su lại đi ra bờ biển hồ. Toàn thể dân chúng đến với Người, và Người dạy dỗ họ. Đi ngang qua trạm thu thuế, Người thấy ông Lêvi là con ông An-phê, đang ngồi ở đó. Người bảo ông: "Anh hãy theo tôi!" Ông đứng dậy đi theo Người. Người đến dùng bữa tại nhà ông.
Nhiều người thu thuế và người tội lỗi cùng ăn với Đức Giêsu và các môn đệ, vì họ đông đảo và đã đi theo Người. Những kinh sư thuộc nhóm Pharisêu thấy Người ăn uống với những kẻ tội lỗi và người thu thuế, thì nói với các môn đệ Người: "Sao! Ông ấy ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi!" Nghe thấy thế, Đức Giê-su nói với họ: "Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi".
Kính thưa quí ông bà và anh chị em,
Trong bài Tin Mừng hôm nay tiếp tục ngày hôm qua, Đức Giêsu bị các kinh sư tấn công, vì Ngài đã làm những điều dưới mắt họ là gai chướng và phạm thượng. Họ tấn công Ngài vì 2 chuyện:
Trước hết Đức Giêsu chọn ông Lêvi còn gọi là Mát-thêu làm môn đệ rồi đến nhà ông dùng bữa. Là một người thu thuế, bận bịu với tiền bạc và sổ sách nên trong mắt của các nhà cầm quyền Do Thái ông bị coi là ô uế vì tiếp xúc với dân ngoại và dính dáng đến tiền bạc, dối trá tham lam. Ông bị coi là tội nhân, bị gạt ra khỏi cộng đoàn dân Chúa.
Sau đó, Ngài còn cùng ngồi ăn với nhiều người tội lỗi và thu thuế nữa. Họ cũng như Lêvi bị gạt ra khỏi cộng đoàn dân Chúa. Đây là điều bị cấm trong Do thái giáo thời bấy giờ.
Tuy nhiên, đối với Thiên Chúa, ngài coi tội nhân như người đau ốm. Người đau thì cần thầy thuốc, cần sự lại gần để săn sóc của lương y. Họ cần chữa lành và đón nhận, chứ không cần phán xét và lên án. Đức Giêsu chính là vị lương y đến để kêu gọi người tội lỗi (c. 17).
Lời mời của Đức Giêsu đối với Lêvi cũng là lời mời gọi chúng ta: “Anh hãy theo tôi” để chia sẻ tình bạn và sứ vụ của Ngài.
Ngài gọi ông giống như Ngài gọi các tông đồ khác khi các ông còn đang loay hoay và bận tâm với những vấn đề của cuộc sống. Ông không ngỡ ngàng hoặc băn khoăn, mặc cảm như Phêrô: “Xin xa con vì con là kẻ tội lỗi” nhưng đã dứt khoát “đứng dậy đi theo Người.”
Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta ngỡ ngàng, băn khoăn hoặc mặc cảm khi tiếng gọi của Chúa: Tại sao Chúa lại chọn con? Tại sao lại dẫn con đi trên con đường này? Tại sao Chúa lại sai con? Tại sao Chúa lại trao cho con sứ mạng này? Tại sao Chúa lại trao cho cho “chén” này?… Hơn nữa, Chúa không chỉ gọi chúng ta ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời, nhưng ngay từ trong lòng mẹ, như thánh Phao-lô xác tín trong thư gởi cho tín hữu Galata đoạn 1 câu 15: “Thiên Chúa đã dành riêng tôi ngay từ khi tôi còn trong lòng mẹ, và đã gọi tôi nhờ ân sủng của Người.” Ân sủng của Chúa sẽ giúp chúng ta hoàn thành sứ mạng Chúa giao nếu chúng ta tin tưởng, phó thác và làm hết khả năng.
Lời mời gọi của Chúa không chỉ trong quá khứ mà còn trong mỗi ngày sống và nhất là mỗi khi chúng ta lựa chọn để sống xứng đáng là con cái của Chúa và hiện tại hóa hằng ngày, thậm chí phải diễn ra hằng ngày. Đức Giêsu đã “Đi ngang qua trạm thu thuế, Người thấy ông Lêvi là con ông An-phê, đang ngồi ở đó” và Ngài gọi ông. Ngài cũng đi ngang qua đời ta mỗi ngày, và lúc nào ngài cũng thấy chúng ta đang loay hoay làm cái gì đó, bận tâm chuyện gì đó. Ngài gọi chúng ta thật bao dung và quảng đại; và mời gọi chúng ta đáp lại một cách bao dung và quảng đại như lời đáp đầu tiên của chúng ta trong bước đường đi theo Đức Ki-tô trong một ơn gọi.
Hơn thế nữa, Ông Lêvi và biết bao người bị coi là người tội lỗi và bị ruồng bỏ khỏi cộng đoàn luôn mong muốn được lắng nghe, được chấp nhận, được tha thứ, được thông cảm chứ không phải bị phê bình, chỉ trích và lên án bởi vậy khi Đức Giêsu mời gọi ông đã dứt khoát đứng dậy đi theo Ngài. Và bữa tiệc là thời gian mà Đức Giêsu đón nhận, lắng nghe, không lên án hoặc phán xét mà chữa lành tâm hồn họ.
Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta mang những cặp mắt kính định kiến để phê bình người này hoặc lên án người kia, mà lại không ý thức chính mình cũng đầy khiếm khuyết và tội lỗi. Những xích mích, đụng độ và căng thẳng trong đời sống gia đình, hàng xóm láng giềng vẫn thường xảy ra. Nguyên nhân cũng chỉ vì chúng ta chỉ thấy những tật xấu, những mặt tiêu cực của nhau chứ không nhận ra những điều thiện hảo tốt đẹp nơi những người mà chúng ta gặp gỡ.
Trong những năm mục vụ, tôi gặp rất nhiều trường hợp trong bệnh viện cũng như gia đình và cá nhân nhiều người vì chuyện này nọ làm khủng hoảng tâm lý đã đi đến một kết cuộc không hay, như bỏ rơi gia đình, buồn rầu, chán nản, quá mặc cảm, quá căng thẳng, suy sụp, và có khi tuyệt vọng hoặc hoang tưởng v.v… Nhiều người trở nên sống trong im lặng, tránh gặp người khác, trở nên trầm cảm và sống lầm lũi như một kẻ độc hành, lòng mang nặng mặc cảm tội lỗi, yếu hèn. Tệ hơn nữa một số người cảm thấy chán đời, cuộc sống không còn ý nghĩa đã đưa đến việc tự kết thúc cuộc đời. Họ cần người lắng nghe, thông cảm, chia sẻ và hướng dẫn để có thể tìm được một lối thoát trong cuộc sống.
Cha Carôlô Hồ Bạc Xái kể lại một cảm nghiệm của ngài:
Chỉ vì ham mê cờ bạc mà anh hàng xóm của tôi, sau khi tiêu hết tài sản của gia đình, đã dùng những viên thuốc ngủ để kết thúc cuộc đời, ngay trong lúc đứa con thứ hai của anh chào đời. Thế nhưng anh đã không chết. Sau khi từ bệnh việc trở về, tôi thấy anh sống trong im lặng, lầm lũi như một kẻ độc hành, lòng mang nặng mặc cảm tội lỗi, yếu hèn.
Sau một thoáng suy nghĩ và do dự, tôi quyết định đến thăm anh, và chỉ sau mấy lời tôi hỏi thăm, anh đã bật khóc. Tôi đã quyết định đúng và đã bước đến với anh khi anh đang cần chia sẻ và cảm thông. Nhưng không phải lúc nào tôi cũng làm được như vậy, trong khi có biết bao người đang cần đến nụ cười thông cảm của tôi.
Vì thế, Lời Chúa ngày hôm nay như là một ngọn đèn soi chiếu cõi không gian tâm hồn còn u tối của chúng ta, để chính Chúa chứ không ai khác nói với mỗi người hãy yêu thương nhau, đừng chấp nhất nhau vì những tội lỗi của quá khứ, nhưng biết đón nhận nhau như chính Chúa đã đón nhận chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con ý thức được thân phận chúng con còn nhiều lỗi lầm và thiếu xót nhưng xin cho chúng con biết mau mắn đáp lại lời mời gọi của Chúa hằng ngày. Xin cũng cho chúng con biết lắng nghe, chấp nhận, tha thứ, và thông cảm hơn là nhìn bằng con mắt định kiến để phê bình, xét đoán và lên án người khác. Amen
Đến xem và ở lại
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
04:50 15/01/2021
CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM B
"ĐẾN XEM VÀ Ở LẠI"
Để có thể yêu nhau, giả thiết hai người phải gặp gỡ nhau, biết nhau. Nói cách khác, trước khi có lời của trái tim, đã có lời của ánh mắt. Khoảng cách từ ánh mắt đến trái tim là hành trình tình yêu.
Như vậy sự tiếp xúc và gặp gỡ cần thiết biết chừng nào cho tình yêu...
Tôi muốn so sánh hành trình tình yêu đó với việc BIẾT và YÊU Chúa mà các tông đồ đã có. Tin Mừng Chúa nhật hôm nay diễn tả cụ thể hành trình này.
Các môn đệ, sau khi được thánh Gioan Baotixita giới thiệu Chúa Giêsu, đã đến gặp Chúa, ngỏ lời với Chúa: "Thưa Thầy, Thầy ở đâu?". Chúa mới gọi: "Hãy đến mà xem". Nhưng họ không chỉ đến xem. Tác giả Tìn Mừng ghi nhận: "Họ đã đến xem chỗ Người ở và ở lại với Người".
Như hai người yêu nhau, càng gặp gỡ, tình yêu càng sâu đậm. Hành trình theo Chúa cũng đòi phải "đến xem", rồi mới "ở lại với Người". Càng ở lại với Chúa bao nhiêu, lòng yêu mến Chúa trong ta càng tràn đầy, càng mạnh mẽ.
Cặp động từ "Đến xem", "ở lại" là nền tảng, là căn bản, là mấu chốt của đoạn Tin Mừng.
Không chỉ có thế, cặp động từ này còn có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều. Bởi nếu không "đến xem", không "ở lại" với Chúa, không bao giờ trở thành môn đệ của Chúa. Vì thế, cặp động từ này lại càng trở thành nền tảng, căng bản, mấu chốt của sứ vụ tông đồ mà người môn đệ Chúa Giêsu cần phải có.
"Đến xem" là chứng kiến, là gặp gỡ, là tiếp xúc với Chúa để có kinh nghệm về Chúa. Nhưng kinh nghiệm thôi, chưa đủ. Cần phải có cảm nghiệm tình yêu của Chúa dành cho mình. Do đó cần "ở lại" với Chúa. "Ở lại" là lãnh nhận và cảm nhận tình Chúa yêu mình. "Ở lại" là ở lại trong tình yêu của Chúa.
Nếu gọi khoảng cách từ ánh mắt đến trái tim là hành trình của tình yêu đôi lứa, thì việc đến xem và ở lại bên Chúa của chúng ta là hành trình tình yêu của con người đáp lại Thiên Chúa đi từ giác quan đến tâm hồn.
Các tông đồ, sau khi đã có kinh nghiệm về Thầy Giêsu và cảm nghiệm lớn lao về tình yêu của Thầy, mới có thể rao giảng lời của Thầy cho mọi người, mới can đảm hy sinh cả một đời cho Tin Mừng mà Thầy truyền dạy.
Để có được hành trình tình yêu ấy, để được "ở lại" bằng chính tình yêu của mình đối với Thầy, người Kitô hữu buộc phải sống đời sống cầu nguyện.
Phải cầu nguyện nhiều mới có thể ở lại trong tình yêu của Chúa Giêsu. Như các tông đồ xưa, một khi đã ở lại trong tình yêu của Chúa, người tín hữu hôm nay mới có thể rao giảng Tin Mừng cách thiết thực.
Tuy nhiên, việc rao giảng không thể thực hiện bằng lời nói suông mà phải bằng đời sống bác ái, biết phục vụ, biết giúp đỡ, biết tha thứ...
Một người luôn gây sự với người khác, hay một người luôn coi mình là trên, là nhất, không bao giờ là một chứng nhân của Tin Mừng.
Vì thế, để ở lại trong tình yêu của Chúa Giêsu, đời sống cầu nguyện rất cần thiết, nhưng chưa đủ. Bên cạnh việc cầu nguyện, còn phải biết sống tốt, sống gương mẫu.
Khi làm được như thế, ta mới thực sự là người truyền giáo đúng nghĩa. Vì khi đó, ta thực sự chứng tỏ là mình đã và vẫn "đến xem và ở lại" với Chúa.
"ĐẾN XEM VÀ Ở LẠI"
Để có thể yêu nhau, giả thiết hai người phải gặp gỡ nhau, biết nhau. Nói cách khác, trước khi có lời của trái tim, đã có lời của ánh mắt. Khoảng cách từ ánh mắt đến trái tim là hành trình tình yêu.
Như vậy sự tiếp xúc và gặp gỡ cần thiết biết chừng nào cho tình yêu...
Tôi muốn so sánh hành trình tình yêu đó với việc BIẾT và YÊU Chúa mà các tông đồ đã có. Tin Mừng Chúa nhật hôm nay diễn tả cụ thể hành trình này.
Các môn đệ, sau khi được thánh Gioan Baotixita giới thiệu Chúa Giêsu, đã đến gặp Chúa, ngỏ lời với Chúa: "Thưa Thầy, Thầy ở đâu?". Chúa mới gọi: "Hãy đến mà xem". Nhưng họ không chỉ đến xem. Tác giả Tìn Mừng ghi nhận: "Họ đã đến xem chỗ Người ở và ở lại với Người".
Như hai người yêu nhau, càng gặp gỡ, tình yêu càng sâu đậm. Hành trình theo Chúa cũng đòi phải "đến xem", rồi mới "ở lại với Người". Càng ở lại với Chúa bao nhiêu, lòng yêu mến Chúa trong ta càng tràn đầy, càng mạnh mẽ.
Cặp động từ "Đến xem", "ở lại" là nền tảng, là căn bản, là mấu chốt của đoạn Tin Mừng.
Không chỉ có thế, cặp động từ này còn có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều. Bởi nếu không "đến xem", không "ở lại" với Chúa, không bao giờ trở thành môn đệ của Chúa. Vì thế, cặp động từ này lại càng trở thành nền tảng, căng bản, mấu chốt của sứ vụ tông đồ mà người môn đệ Chúa Giêsu cần phải có.
"Đến xem" là chứng kiến, là gặp gỡ, là tiếp xúc với Chúa để có kinh nghệm về Chúa. Nhưng kinh nghiệm thôi, chưa đủ. Cần phải có cảm nghiệm tình yêu của Chúa dành cho mình. Do đó cần "ở lại" với Chúa. "Ở lại" là lãnh nhận và cảm nhận tình Chúa yêu mình. "Ở lại" là ở lại trong tình yêu của Chúa.
Nếu gọi khoảng cách từ ánh mắt đến trái tim là hành trình của tình yêu đôi lứa, thì việc đến xem và ở lại bên Chúa của chúng ta là hành trình tình yêu của con người đáp lại Thiên Chúa đi từ giác quan đến tâm hồn.
Các tông đồ, sau khi đã có kinh nghiệm về Thầy Giêsu và cảm nghiệm lớn lao về tình yêu của Thầy, mới có thể rao giảng lời của Thầy cho mọi người, mới can đảm hy sinh cả một đời cho Tin Mừng mà Thầy truyền dạy.
Để có được hành trình tình yêu ấy, để được "ở lại" bằng chính tình yêu của mình đối với Thầy, người Kitô hữu buộc phải sống đời sống cầu nguyện.
Phải cầu nguyện nhiều mới có thể ở lại trong tình yêu của Chúa Giêsu. Như các tông đồ xưa, một khi đã ở lại trong tình yêu của Chúa, người tín hữu hôm nay mới có thể rao giảng Tin Mừng cách thiết thực.
Tuy nhiên, việc rao giảng không thể thực hiện bằng lời nói suông mà phải bằng đời sống bác ái, biết phục vụ, biết giúp đỡ, biết tha thứ...
Một người luôn gây sự với người khác, hay một người luôn coi mình là trên, là nhất, không bao giờ là một chứng nhân của Tin Mừng.
Vì thế, để ở lại trong tình yêu của Chúa Giêsu, đời sống cầu nguyện rất cần thiết, nhưng chưa đủ. Bên cạnh việc cầu nguyện, còn phải biết sống tốt, sống gương mẫu.
Khi làm được như thế, ta mới thực sự là người truyền giáo đúng nghĩa. Vì khi đó, ta thực sự chứng tỏ là mình đã và vẫn "đến xem và ở lại" với Chúa.
Vai Trò Trung Gian
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:51 15/01/2021
Nghe hai từ trung gian, không ít người trong chúng ta cảm thấy khó chịu. Quả thật trong các hoạt động kinh doanh buôn bán cũng như trong các dịch vụ, hễ có trung gian là hầu như có “phết phẩy”, có những chi phí không như ý. Dĩ nhiên không ai chấp nhận một sự tồn tại của chuỗi các trung gian nặng nề, vô bổ, gây phiền hà và gây lãng phí. Vì thế người ta tìm cách loại bỏ bớt những trung gian ấy ngay cả trong các sinh hoạt hành chính. Chuyện bỏ bớt “các cửa, các dấu” để tiến đến mô hình một cửa một dấu là một trong những nỗ lực của cải cách hành chính nước nhà chúng ta. Thế nhưng cần phải xác nhận rằng tác nhân trung gian vẫn còn đó vị trí và vai trò cần thiết không thể thiếu trong đời sống kinh tế, xã hội lẫn tâm linh.
Một chân lý trong niềm tin Kitô giáo: Thiên Chúa ban ơn cho con người thường là qua các trung gian. Không kể đến thuở ban đầu của buổi sáng tạo, ngoài việc trực tiếp phú ban linh hồn, thì Thiên Chúa ban cho chúng ta sự sống thể lý cùng những ơn lành khác đều thường qua các trung gian là tổ tiên, ông bà, bố mẹ, thầy cô, các vị mục tử trong Hội thánh…Ngược lại, để đến với Thiên Chúa thì các trung gian luôn có đó vị trí, vai trò cần thiết dường như là tất yếu theo chương trình Thiên Chúa đặt định.
Hai lần Thiên Chúa gọi Samuel, thế mà Samuel vẫn không nhận biết. Để có thể nhận ra tiếng Chúa phán, trẻ Samuel đã phải cần đến sự chỉ dạy của tư tế Hêli (x.1Sm 3,3b-10) (Bài đọc 1). Chính nhờ lời giới thiệu của thầy Gioan Tẩy Giả mà hai môn đệ mới tiếp cận được với Chúa Giêsu để rồi theo Người và ở lại với Người ngày hôm ấy. Nhờ một trung gian là Anrê mà Simon Phêrô đã đến gặp Chúa Giêsu và Hội Thánh chúng ta đã có được một vị Tông đồ nhiệt thành, vị Giáo hoàng tiên khởi (x.Ga 1,35-42) (bài Tin Mừng). Thánh Tông đồ dân ngoại khẳng định rằng thân xác chúng ta là một trung gian để chúng ta kết hợp nên một với Chúa Kitô. Và thân xác chúng ta là Đền thờ, một trung gian để Chúa Thánh Thần ngự trong chúng ta (x.1Cor 6,13-20) (Bài đọc 2).
Qua các bài đọc của Thánh lễ Chúa Nhật II TN B, xin được đề ra vài tiêu chí của sự trung gian hầu cho các tác nhân trung gian thực sự là những chiếc cầu nối hữu hiệu, cách đặc biệt giữa Thiên Chúa và con người.
1.Biết Chúa và biết người: Anrê đã trở thành một người trung gian đích thực giữa Simon, anh mình với Chúa Giêsu là nhờ ngài vốn biết rõ anh mình. Chuyện anh em ruột biết rõ nhau là chuyện bình thường, anh em như thể chân tay. Anrê còn là người biết Chúa Giêsu một cách nào đó, nhờ đã đến và ở với Chúa Giêsu ngày hôm ấy, sau khi được thầy Gioan Tẩy giả giới thiệu.
Hình như ít có ai tranh cãi về tiêu chí này. Để làm trung gian thì cần phải biết cả hai phía. Tuy nhiên cái biết ở đây không dừng lại sự nhận thức bằng lý trí mà còn với cả sự gắn bó bằng ý chí. Không mến phục Giêsu hoặc không yêu thương anh mình thì Anrê chưa chắc đã đóng vai trò một trung gian.
2.Đựơc Chúa chọn gọi và trao phó trách nhiệm: Chúng ta nhận ra tiêu chí này qua vai trò của Gioan Tẩy Giả. Ngài là đấng được Thiên Chúa chọn gọi ngay từ trong dạ mẹ (x.Gr 1,4-5) Ngài được Chúa trao phó cho trách nhiệm làm tiếng hô trong hoang mạc là dọn đường cho đấng Thiên sai ngự đến (x.Is 40,1-5).
Vấn đề đặt ra là làm sao nhận ra được tiếng Chúa chọn gọi. Dễ được mấy ai có diễm phúc được Chúa Giêsu chọn gọi cách trực tiếp như các tông đồ ngày xưa. Nhìn vào cuộc đời vị Tiền Hô, chúng ta có thể xác định rằng tiếng Chúa gọi chúng ta thường qua các biến cố cuộc sống (các hiện tượng xảy ra với nhà Giacaria), qua việc dạy bảo của mẹ cha (việc ông Giacaria và bà Isave đặt tên cho con trẻ khác với truyền thống nói lên điều này), qua việc nghiền ngẫm Thánh Kinh (nếu không có yếu tố này thì Gioan hẳn sẽ khó nhận ra vai trò của mình qua lời tiên báo của Ngôn sứ Isaia ngày nào).
3. Được Hội Thánh chuẩn nhận: Cái tiêu chí này được thể hiện qua vai trò của Tư Tế Hêli. Dù rằng tư tế Hêli còn thiếu sót trong một vài trách nhiệm của mình như lơ là việc dạy bảo con cái khiến cho hai người con trai của ông là Khópni và Pinkhát ra hư hỏng (x.1Sm 2,22-35), nhưng không ai phủ nhận vai trò của ông trong việc hướng dẫn trẻ Samuel lắng nghe tiếng Chúa phán.
Chúng ta cần thú nhận rằng cái tiêu chí thứ ba này thường gây tranh luận cho nhiều người bên trong lẫn bên ngoài Hội Thánh, đặc biệt, với các anh em ly khai. Thế nhưng dòng lịch sử thánh minh định rõ rằng Thiên Chúa đã dùng con đường này, phương thức này. Phương thức này, con đường này đã manh nha hình thành trong thời Cựu Ước qua việc Thiên Chúa truyền lệnh cho Môsê cắt đặt Aaron làm Tư Tế và chọn chi tộc Lêvi lo việc tế tự (x.Xh 4,13-16; 28,1-5). Và đến thời Tân Ước, Chúa Giêsu đã minh nhiên thiết lập Hội Thánh trên các Tông đồ và trao quyền tài thẩm cho các ngài (x.Mt 16,13-19; Ga 20,19-23). Trong thực tế, dù là cá biệt, nhưng vẫn tồn tại hiện tượng “thầy cả Hêli” Đời sống cá nhân có điều gì lầm lỗi thì chẳng ai khẳng quyết nhưng chắc chắn thầy đã sai lỗi nhiều trong việc giáo dục con cái. Ước gì Kitô hữu chúng ta làm theo lời dạy của Chúa Cứu thế: “Các kinh sư và những người Pharisêu ngồi trên tòa Môsê mà giảng dạy. Vậy những gì họ nói thì anh em hãy làm, nhưng đừng theo hành động của họ…” (Mt 23,2-3).
Đến với Thiên Chúa, gặp gỡ Thiên Chúa là một diễm phúc của nhân loại chúng ta. Thiên Chúa đã tạo các trung gian là để cho mọi người có thể đến với Người, gặp gỡ Người cách thuận lợi dễ dàng và hữu hiệu theo hoàn cảnh, khả năng và điều kiện của từng người. Chính vì thế các tác nhân trung gian mãi luôn cần thiết cho nhân loại chúng ta. Tuy nhiên các tác nhân trung gian ấy vẫn ở bên ngoài chúng ta. Có một tác nhân gần gũi, thiết thân nhất với mỗi người chúng ta đó là chính con người, thân xác chúng ta. Chúa Kitô đã tự hiến thân mình trong hình bánh rượu hiến tế trên các bàn thờ. Con người, thân xác chúng ta là nơi Chúa muốn đến để nên một với chúng ta. Dù chẳng đáng Chúa ngự vào, nhưng với tâm hồn khiêm nhu, xin Chúa làm cho tâm hồn, thân xác chúng ta được lành mạnh thì chúng ta sẽ làm một với Chúa cách trọn vẹn. Và Nước Trời đang ở giữa chúng ta (x.Lc 17,21).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ 2 Mùa Quanh Năm B.17.1.2021
Lm Francis Lý văn Ca
15:03 15/01/2021
ĐẦU LÊ: Anh Chị Em thân mến,
Phụng vụ lời Chúa hôm nay hướng chúng ta đến ơn gọi mà mỗi người được Chúa kêu mời đáp lại tiếng của Ngài. Qua câu chuyện Chúa gọi Samuên, khi cậu còn niên thiếu, khi ở trong đền thờ cận kề thầy cả Êli. Hằng ngày cậu chuyên cần phụng sự thầy cả Êli trong những việc bàn thờ, Chúa đã gọi cậu từ thuở ấy.
Với cái nhìn khách quan và tổng quát, chúng ta sẽ thấy trên thế giới ngày nay, ơn thiên triệu sút giảm hơn những thập niên trước đây. Nhìn vào các bản thống kê trên mạng lưới điện toán, chúng ta có thể biết được khá chính xác trong những giáo phận có bao nhiêu linh mục, tu sĩ nam nữ…
Chúng ta hướng những lời cầu nguyện của chúng ta về ơn thiên triệu trong thánh lễ hôm nay. Chúng ta cầu nguyện cho thanh thiếu niên nam nữ, luôn sẵn sàng đáp lại tiếng gọi của Chúa, như các tông đồ ngày xưa đã đáp lại tiếng Chúa và bước đi theo Ngài.
Với những tư tưởng dẫn nhập, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Chúa gọi Samuên khi cậu còn là một cậu bé. Cậu chưa hiểu thế nào là Chúa gọi. Thầy cả Êli đã giúp cậu khám phá ra tiếng của Chúa. Những bậc làm cha mẹ, hãy giúp con cái đáp lại tiếng Chúa, nhận ra tiếng gọi khi con em còn sống dưới mái gia đình.
TRƯỚC BÀI II:
Với những khó khăn và phức tạp của đời sống gia đình và cộng đoàn, thánh Phaolô đã nhắn nhủ giáo dân thành Côrintô luôn sống liên kết với thân thể mầu nhiệm là Đức Kitô.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Các tông đồ của Gioan Tiền Hô đã từ giã ông, để theo Đức Kitô, qua sự giới thiệu của Gioan. Đây là những tông đồ đầu tiên Chúa đã gọi khi bắt đầu sứ vụ và đời sống công khai của Ngài.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa hiện diện với nhân loại qua Lời Ngài. Lời Ngài phán qua muôn thế hệ dưới nhiều hình thức khác nhau. Chúng ta cầu xin Chúa ban ơn để luôn tuân giữ Lời Ngài và thực thi Lời Ngài trong cuộc sống hôm nay:
1. Xin Chúa gìn giữ Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc tông du của Ngài, được bình an và đạt nhiều kết quả như lòng mong ước. Xin Chuá cũng ban cho các phẩm trật trong Giáo Hội, ơn khôn ngoan và sáng suốt để hướng dẫn Giáo Hội theo đúng giáo lý Tông Truyền. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin ban ơn cho giới trẻ hôm nay, được hướng dẫn về đời sống thiêng liêng, để họ có những hiểu biết về cuộc sống hiến dâng. Với ơn Chúa tác động và lời cầu nguyện của những bậc phụ mẫu, Giáo Hội được tăng số những kẻ dâng mình cho Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta cầu nguyện cho ơn thiên triệu; xin cho giới trẻ thêm can đảm, đầy nghị lực, chuyên cần học hỏi để thích nghi và phục vụ Giáo Hội trong hoàn cảnh mới hôm nay. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta cầu nguyện cho những nam nữ tu sĩ; xin cho họ luôn trung thành với ơn gọi, kiên trì trong việc tu học, để sau nầy sẽ trở thành những thợ làm vườn nho của Chúa nhiệt thành và thánh thiện. Chúng ta cùng nguyện xin
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho những tín hữu của Chúa và những linh hồn mồ côi đã qua đời trong năm vừa qua, đặc biệt là những nạn nhân của Covid-19 (20) được hưởng một mùa Xuân bất diệt trên thiên quốc. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, Chúa hiện với chúng con qua bí tích Thánh Thể và Lời Hằng Sống. Xin cho chúng con biết nhận ra Chúa trong phục vụ. Xin vun trồng nơi chúng con tình yêu mến nồng nàn và tăng sức cho chúng con bằng ơn thánh. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Phụng vụ lời Chúa hôm nay hướng chúng ta đến ơn gọi mà mỗi người được Chúa kêu mời đáp lại tiếng của Ngài. Qua câu chuyện Chúa gọi Samuên, khi cậu còn niên thiếu, khi ở trong đền thờ cận kề thầy cả Êli. Hằng ngày cậu chuyên cần phụng sự thầy cả Êli trong những việc bàn thờ, Chúa đã gọi cậu từ thuở ấy.
Với cái nhìn khách quan và tổng quát, chúng ta sẽ thấy trên thế giới ngày nay, ơn thiên triệu sút giảm hơn những thập niên trước đây. Nhìn vào các bản thống kê trên mạng lưới điện toán, chúng ta có thể biết được khá chính xác trong những giáo phận có bao nhiêu linh mục, tu sĩ nam nữ…
Chúng ta hướng những lời cầu nguyện của chúng ta về ơn thiên triệu trong thánh lễ hôm nay. Chúng ta cầu nguyện cho thanh thiếu niên nam nữ, luôn sẵn sàng đáp lại tiếng gọi của Chúa, như các tông đồ ngày xưa đã đáp lại tiếng Chúa và bước đi theo Ngài.
Với những tư tưởng dẫn nhập, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Chúa gọi Samuên khi cậu còn là một cậu bé. Cậu chưa hiểu thế nào là Chúa gọi. Thầy cả Êli đã giúp cậu khám phá ra tiếng của Chúa. Những bậc làm cha mẹ, hãy giúp con cái đáp lại tiếng Chúa, nhận ra tiếng gọi khi con em còn sống dưới mái gia đình.
TRƯỚC BÀI II:
Với những khó khăn và phức tạp của đời sống gia đình và cộng đoàn, thánh Phaolô đã nhắn nhủ giáo dân thành Côrintô luôn sống liên kết với thân thể mầu nhiệm là Đức Kitô.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Các tông đồ của Gioan Tiền Hô đã từ giã ông, để theo Đức Kitô, qua sự giới thiệu của Gioan. Đây là những tông đồ đầu tiên Chúa đã gọi khi bắt đầu sứ vụ và đời sống công khai của Ngài.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa hiện diện với nhân loại qua Lời Ngài. Lời Ngài phán qua muôn thế hệ dưới nhiều hình thức khác nhau. Chúng ta cầu xin Chúa ban ơn để luôn tuân giữ Lời Ngài và thực thi Lời Ngài trong cuộc sống hôm nay:
1. Xin Chúa gìn giữ Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc tông du của Ngài, được bình an và đạt nhiều kết quả như lòng mong ước. Xin Chuá cũng ban cho các phẩm trật trong Giáo Hội, ơn khôn ngoan và sáng suốt để hướng dẫn Giáo Hội theo đúng giáo lý Tông Truyền. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin ban ơn cho giới trẻ hôm nay, được hướng dẫn về đời sống thiêng liêng, để họ có những hiểu biết về cuộc sống hiến dâng. Với ơn Chúa tác động và lời cầu nguyện của những bậc phụ mẫu, Giáo Hội được tăng số những kẻ dâng mình cho Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta cầu nguyện cho ơn thiên triệu; xin cho giới trẻ thêm can đảm, đầy nghị lực, chuyên cần học hỏi để thích nghi và phục vụ Giáo Hội trong hoàn cảnh mới hôm nay. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta cầu nguyện cho những nam nữ tu sĩ; xin cho họ luôn trung thành với ơn gọi, kiên trì trong việc tu học, để sau nầy sẽ trở thành những thợ làm vườn nho của Chúa nhiệt thành và thánh thiện. Chúng ta cùng nguyện xin
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho những tín hữu của Chúa và những linh hồn mồ côi đã qua đời trong năm vừa qua, đặc biệt là những nạn nhân của Covid-19 (20) được hưởng một mùa Xuân bất diệt trên thiên quốc. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, Chúa hiện với chúng con qua bí tích Thánh Thể và Lời Hằng Sống. Xin cho chúng con biết nhận ra Chúa trong phục vụ. Xin vun trồng nơi chúng con tình yêu mến nồng nàn và tăng sức cho chúng con bằng ơn thánh. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Ơn gọi là Hồng ân và Sứ vụ
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
20:12 15/01/2021
CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN
1 Sm 3,3b-10.19; 1 Cr 6,13c-15a.17-20; Ga 1,35-42
Ơn gọi là hồng ân và sứ vụ
Bước vào mùa thường niên với Chúa Nhật II, phụng vụ năm B, chúng ta suy niệm về một chủ đề rất ý nghĩa mà Lời Chúa hôm nay gợi lên, đó là: “Ở lại trong Chúa để có thể làm chứng cho Chúa.”
1- Được gọi cho một lý tưởng
Trong bài đọc I, chúng ta nghe lại câu chuyện về ơn gọi của Samuen. Cậu bé ở trong nhà Đức Chúa, trong đền thánh Chúa, cậu sống ở đó với Chúa. Tại môi trường đó, cậu có thể phân định tiếng Chúa kêu gọi nhờ sự đồng hành và giúp đỡ của tư tế Êli. Cậu đã lắng nghe Chúa gọi cậu ba lần trong giấc ngủ. Cậu cứ tưởng là Êli gọi. Nhưng sau đó, nhờ Êli, cậu mới nhận ra tiếng đó là tiếng Chúa gọi cậu. Và cậu đã đáp trả tiếng Chúa gọi: “Xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe” (1Sm 3,10). Cậu đã trở thành một tiên tri vĩ đại của Ítraen. Sau thời gian ở lại với Chúa, sống bên Chúa, bây giờ, Samuen trở thành người nói về Thiên Chúa như một tiên tri; và để thi hành sứ vụ của mình như một ngôn sứ, ông phải ở lại trong Chúa nếu không sứ vụ của ông không thể thực hiện tốt (x. 1 Sm 3,3b-10.19).
Trong bài đọc II (1 Cr 6,13-15.17-20), thánh Phaolô nhắc nhở các tín hữu ở Côrintô và cả chúng ta nữa hãy dùng chính thân xác mình để sống cho một lý tưởng cao cả và xa rời những nếp sống tội lỗi: “Thưa anh em, thân xác con người không phải để gian dâm, mà để phụng sự Chúa, vì Chúa làm chủ thân xác… Thân xác chúng ta là đền thờ của Chúa Thánh Thần, Đấng ngự trong lòng chúng ta. Vậy chúng ta hãy tôn vinh Thiên Chúa trong thân xác chúng ta.” Anh em hãy ở lại trong Chúa. Anh em hãy ở lại trong Nhiệm Thể Chúa Kitô, là Giáo Hội. Anh em hãy ở lại trong Thần Khí của Đức Kitô và hãy kết hiệp với Nhiệm Thể Chúa Kitô là Đầu chúng ta, và với Chúa Thánh Thần, Đấng được đổ vào lòng chúng ta, để chúng ta có thể làm chứng cho thế giới về bằng một đời sống công chính, ngay thẳng và thánh thiện. Một cách đặc biệt, chúng ta làm chứng cho thế giới qua thân xác của chúng ta. Bởi vì thân xác của chúng ta là một phần của Nhiệm Thể Chúa Kitô.
Như thế, sứ mạng làm chứng này chỉ có thể mang lại kết quả tốt đẹp khi chúng ta biết ở lại và kết hiệp với Chúa Giêsu.
2- Được gọi để làm chứng cho Chúa
Bài Tin Mừng trình thuật về sự kiện khi Gioan Tẩy Giả đang đứng với hai người môn đệ trong nhóm môn đệ của ông, họ thấy Đức Giêsu đi ngang qua. Gioan Tẩy Giả lên tiếng nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa” (Ga 1,36). Đây là người đến từ Thiên Chúa và Người là Con Chiên giống như con chiên trong Cựu Ước, con chiên đó sẽ hiến mình để tội lỗi thế gian tẩy xóa. Giống như Êli trong bài đọc I, Gioan Tẩy Giả hướng dẫn và giới thiệu các môn đệ của mình đến với Chúa Giêsu. Ông đã giúp họ phân định họ phải đi tới đâu. Ông không chiếm giữ họ. Ông không nói với họ rằng: Hãy ở lại với tôi, hãy ở bên tôi. Không! Ông không làm như thế. Ông chỉ tay về phía Chúa Giêsu và nói với họ: Đây là Con Chiên đích thật. Đây là Đấng Mêsia mà chúng ta mong đợi. Hãy đến gặp Người. Và họ đã đến gặp Chúa Giêsu.
Khi thấy họ đến với mình, Chúa Giêsu muốn họ bước theo Người mà không bị một sự áp đặt nào cả. Nên Người đơn giản hỏi họ: “Các anh tìm gì thế?” Họ trả lời: “Thầy ở đâu?” Người trả lời: “Hãy đến mà xem.” Tin Mừng không nói cho chúng ta biết Chúa Giêsu đang ở đâu cả. Có phải Người ở trong nhà? Có phải Người ở trong một cái lều, hay Người ở ngoài trời? Chúng ta không biết Người ở đâu cả. Đây là dụng ý của tác giả Tin Mừng. Nơi Người ở không phải là vấn đề nhà cửa, nơi chốn. Nhưng Người luôn ở trong sứ vụ của mình. Người là Con Thiên Chúa được Chúa Cha sai đến và Người mời gọi các môn đệ Gioan đến mà xem. Họ đã đến và ở lại với Người suốt ngày hôm đó. Khi ở với Người, họ biết Người, nhìn thấy sứ vụ của Người và được mời gọi cộng tác với Người.
Giờ đây, đến lượt họ, ông Anrê đi gặp người anh mình là ông Simon và nói: “Chúng tôi đã gặp Đấng Mêsia.” Chúng tôi đã đến ở với Người và có kinh nghiệm về sứ vụ của Đấng Cứu Thế. Rồi sau đó, ông Anrê đưa người anh của mình tới Chúa Giêsu và chứng kiến việc Chúa Giêsu đặt cho Simon một tên gọi mới, đó là “Phêrô, nghĩa là đá, trên đá này, Thầy sẽ xây dựng Hội Thánh của Thầy.” Như thế, những ai đã ở với Chúa Giêsu rồi đều được mời gọi chia sẻ chính sứ vụ của Chúa Giêsu. Anrê và Phêrô, cả hai đều trở thành những chứng nhân cho Chúa Giêsu. Nhưng trước hết họ phải ở lại với Chúa và biết Người.
3- Đến lượt chúng ta
Chúng ta biết rằng Tin Mừng là nguồn mạch gợi hứng lớn lao đối với tất cả mọi người. Đặc biệt, đối với những ai được Chúa kêu gọi hiến mình cho Chúa và tha nhân để sống đời độc thân dâng hiến. Vì thế, chúng ta cần phải khám phá ơn gọi của mỗi người chúng ta:
Tiên vàn, chúng ta được mời gọi hãy ở lại với Chúa. Nếu không có những giây phút kết hợp thân tình với Chúa, chúng ta có thể chia sẻ với người khác điều gì về Chúa? Chúng ta không thể cho điều mình không có. Vì thế, chúng ta cần ở lại với Người, sống kết hợp thân tình với Chúa.
Thứ đến, ở lại với Chúa không có nghĩa là chúng ta khép kín chính mình chỉ trong tương quan với Chúa, làm chúng ta lãng quên thế giới và tha nhân. Không! Chúng ta kết hợp với Chúa Giêsu, chúng ta ở lại với Người để chúng ta có thể đi ra gặp gỡ người khác và làm chứng cho Chúa.
Thứ ba, khi làm chứng cho Chúa, chúng ta không có kéo người khác về với mình, chúng ta không thành lập những nhóm cận vệ để phục vụ mình, cũng không chiêu mộ những fans hâm mộ để ca tụng mình. Chúng ta thiết lập Nhiệm Thể Chúa Kitô và cũng giống như Êli, Gioan Tẩy Giả và thánh Phaolô, chúng ta không nói dân chúng hãy ở lại trong tôi, hãy đến với tôi. Không! Nhưng chúng ta mời gọi họ hãy đến với Chúa Giêsu và hãy để cho họ tự do đến với Chúa giống như Anrê và tất cả những Tông Đồ vĩ đại khác đã làm.
Trong Chúa Nhật này, chúng ta hãy nhớ đến rất nhiều người đã phục vụ như là người hướng dẫn, giống với Gioan Tẩy Giả, đã dẫn dắt chúng ta đến với Chúa Giêsu và ở lại với Người, đó là cha mẹ chúng ta, thầy cô giáo, hay những ai đã gợi hứng cho chúng ta trong việc theo đuổi ơn gọi và thi hành sứ vụ mình. Đồng thời, chúng ta cũng phải trở thành những chứng nhân cho Chúa Giêsu.
Đồng thời, chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa ban cho Giáo Hội có nhiều ơn gọi thiên triệu. Bởi “lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít.” Vì càng ngày, càng thiếu những người trẻ dám theo đuổi ơn gọi tu trì. Mỗi người chúng ta có bổn phận cổ võ ơn thiên triệu và đóng góp phần mình cho công cuộc đào tạo linh mục và tu sỹ của Giáo Hội. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
1 Sm 3,3b-10.19; 1 Cr 6,13c-15a.17-20; Ga 1,35-42
Ơn gọi là hồng ân và sứ vụ
Bước vào mùa thường niên với Chúa Nhật II, phụng vụ năm B, chúng ta suy niệm về một chủ đề rất ý nghĩa mà Lời Chúa hôm nay gợi lên, đó là: “Ở lại trong Chúa để có thể làm chứng cho Chúa.”
1- Được gọi cho một lý tưởng
Trong bài đọc I, chúng ta nghe lại câu chuyện về ơn gọi của Samuen. Cậu bé ở trong nhà Đức Chúa, trong đền thánh Chúa, cậu sống ở đó với Chúa. Tại môi trường đó, cậu có thể phân định tiếng Chúa kêu gọi nhờ sự đồng hành và giúp đỡ của tư tế Êli. Cậu đã lắng nghe Chúa gọi cậu ba lần trong giấc ngủ. Cậu cứ tưởng là Êli gọi. Nhưng sau đó, nhờ Êli, cậu mới nhận ra tiếng đó là tiếng Chúa gọi cậu. Và cậu đã đáp trả tiếng Chúa gọi: “Xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe” (1Sm 3,10). Cậu đã trở thành một tiên tri vĩ đại của Ítraen. Sau thời gian ở lại với Chúa, sống bên Chúa, bây giờ, Samuen trở thành người nói về Thiên Chúa như một tiên tri; và để thi hành sứ vụ của mình như một ngôn sứ, ông phải ở lại trong Chúa nếu không sứ vụ của ông không thể thực hiện tốt (x. 1 Sm 3,3b-10.19).
Trong bài đọc II (1 Cr 6,13-15.17-20), thánh Phaolô nhắc nhở các tín hữu ở Côrintô và cả chúng ta nữa hãy dùng chính thân xác mình để sống cho một lý tưởng cao cả và xa rời những nếp sống tội lỗi: “Thưa anh em, thân xác con người không phải để gian dâm, mà để phụng sự Chúa, vì Chúa làm chủ thân xác… Thân xác chúng ta là đền thờ của Chúa Thánh Thần, Đấng ngự trong lòng chúng ta. Vậy chúng ta hãy tôn vinh Thiên Chúa trong thân xác chúng ta.” Anh em hãy ở lại trong Chúa. Anh em hãy ở lại trong Nhiệm Thể Chúa Kitô, là Giáo Hội. Anh em hãy ở lại trong Thần Khí của Đức Kitô và hãy kết hiệp với Nhiệm Thể Chúa Kitô là Đầu chúng ta, và với Chúa Thánh Thần, Đấng được đổ vào lòng chúng ta, để chúng ta có thể làm chứng cho thế giới về bằng một đời sống công chính, ngay thẳng và thánh thiện. Một cách đặc biệt, chúng ta làm chứng cho thế giới qua thân xác của chúng ta. Bởi vì thân xác của chúng ta là một phần của Nhiệm Thể Chúa Kitô.
Như thế, sứ mạng làm chứng này chỉ có thể mang lại kết quả tốt đẹp khi chúng ta biết ở lại và kết hiệp với Chúa Giêsu.
2- Được gọi để làm chứng cho Chúa
Bài Tin Mừng trình thuật về sự kiện khi Gioan Tẩy Giả đang đứng với hai người môn đệ trong nhóm môn đệ của ông, họ thấy Đức Giêsu đi ngang qua. Gioan Tẩy Giả lên tiếng nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa” (Ga 1,36). Đây là người đến từ Thiên Chúa và Người là Con Chiên giống như con chiên trong Cựu Ước, con chiên đó sẽ hiến mình để tội lỗi thế gian tẩy xóa. Giống như Êli trong bài đọc I, Gioan Tẩy Giả hướng dẫn và giới thiệu các môn đệ của mình đến với Chúa Giêsu. Ông đã giúp họ phân định họ phải đi tới đâu. Ông không chiếm giữ họ. Ông không nói với họ rằng: Hãy ở lại với tôi, hãy ở bên tôi. Không! Ông không làm như thế. Ông chỉ tay về phía Chúa Giêsu và nói với họ: Đây là Con Chiên đích thật. Đây là Đấng Mêsia mà chúng ta mong đợi. Hãy đến gặp Người. Và họ đã đến gặp Chúa Giêsu.
Khi thấy họ đến với mình, Chúa Giêsu muốn họ bước theo Người mà không bị một sự áp đặt nào cả. Nên Người đơn giản hỏi họ: “Các anh tìm gì thế?” Họ trả lời: “Thầy ở đâu?” Người trả lời: “Hãy đến mà xem.” Tin Mừng không nói cho chúng ta biết Chúa Giêsu đang ở đâu cả. Có phải Người ở trong nhà? Có phải Người ở trong một cái lều, hay Người ở ngoài trời? Chúng ta không biết Người ở đâu cả. Đây là dụng ý của tác giả Tin Mừng. Nơi Người ở không phải là vấn đề nhà cửa, nơi chốn. Nhưng Người luôn ở trong sứ vụ của mình. Người là Con Thiên Chúa được Chúa Cha sai đến và Người mời gọi các môn đệ Gioan đến mà xem. Họ đã đến và ở lại với Người suốt ngày hôm đó. Khi ở với Người, họ biết Người, nhìn thấy sứ vụ của Người và được mời gọi cộng tác với Người.
Giờ đây, đến lượt họ, ông Anrê đi gặp người anh mình là ông Simon và nói: “Chúng tôi đã gặp Đấng Mêsia.” Chúng tôi đã đến ở với Người và có kinh nghiệm về sứ vụ của Đấng Cứu Thế. Rồi sau đó, ông Anrê đưa người anh của mình tới Chúa Giêsu và chứng kiến việc Chúa Giêsu đặt cho Simon một tên gọi mới, đó là “Phêrô, nghĩa là đá, trên đá này, Thầy sẽ xây dựng Hội Thánh của Thầy.” Như thế, những ai đã ở với Chúa Giêsu rồi đều được mời gọi chia sẻ chính sứ vụ của Chúa Giêsu. Anrê và Phêrô, cả hai đều trở thành những chứng nhân cho Chúa Giêsu. Nhưng trước hết họ phải ở lại với Chúa và biết Người.
3- Đến lượt chúng ta
Chúng ta biết rằng Tin Mừng là nguồn mạch gợi hứng lớn lao đối với tất cả mọi người. Đặc biệt, đối với những ai được Chúa kêu gọi hiến mình cho Chúa và tha nhân để sống đời độc thân dâng hiến. Vì thế, chúng ta cần phải khám phá ơn gọi của mỗi người chúng ta:
Tiên vàn, chúng ta được mời gọi hãy ở lại với Chúa. Nếu không có những giây phút kết hợp thân tình với Chúa, chúng ta có thể chia sẻ với người khác điều gì về Chúa? Chúng ta không thể cho điều mình không có. Vì thế, chúng ta cần ở lại với Người, sống kết hợp thân tình với Chúa.
Thứ đến, ở lại với Chúa không có nghĩa là chúng ta khép kín chính mình chỉ trong tương quan với Chúa, làm chúng ta lãng quên thế giới và tha nhân. Không! Chúng ta kết hợp với Chúa Giêsu, chúng ta ở lại với Người để chúng ta có thể đi ra gặp gỡ người khác và làm chứng cho Chúa.
Thứ ba, khi làm chứng cho Chúa, chúng ta không có kéo người khác về với mình, chúng ta không thành lập những nhóm cận vệ để phục vụ mình, cũng không chiêu mộ những fans hâm mộ để ca tụng mình. Chúng ta thiết lập Nhiệm Thể Chúa Kitô và cũng giống như Êli, Gioan Tẩy Giả và thánh Phaolô, chúng ta không nói dân chúng hãy ở lại trong tôi, hãy đến với tôi. Không! Nhưng chúng ta mời gọi họ hãy đến với Chúa Giêsu và hãy để cho họ tự do đến với Chúa giống như Anrê và tất cả những Tông Đồ vĩ đại khác đã làm.
Trong Chúa Nhật này, chúng ta hãy nhớ đến rất nhiều người đã phục vụ như là người hướng dẫn, giống với Gioan Tẩy Giả, đã dẫn dắt chúng ta đến với Chúa Giêsu và ở lại với Người, đó là cha mẹ chúng ta, thầy cô giáo, hay những ai đã gợi hứng cho chúng ta trong việc theo đuổi ơn gọi và thi hành sứ vụ mình. Đồng thời, chúng ta cũng phải trở thành những chứng nhân cho Chúa Giêsu.
Đồng thời, chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa ban cho Giáo Hội có nhiều ơn gọi thiên triệu. Bởi “lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít.” Vì càng ngày, càng thiếu những người trẻ dám theo đuổi ơn gọi tu trì. Mỗi người chúng ta có bổn phận cổ võ ơn thiên triệu và đóng góp phần mình cho công cuộc đào tạo linh mục và tu sỹ của Giáo Hội. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Công cụ của Ân Sủng
Lm. Minh Anh
22:23 15/01/2021
CÔNG CỤ CỦA ÂN SỦNG
“Ông liền đứng dậy đi theo Người”.
Kính thưa Anh Chị em,
Matthêu đứng dậy đi theo Chúa Giêsu. Sự vắn gọn của cụm từ này nhấn mạnh sự chóng vánh của Matthêu khi ông đáp lời Chúa gọi. Chính trong sự ‘bật dậy’ này, người ta có thể thấy một sự dứt khoát tách khỏi một ‘hoàn cảnh tội lỗi’; đồng thời, ý thức tuân theo một cuộc sống mới, cuộc sống công chính, để trở nên một ‘công cụ của ân sủng’ trong sự thông hiệp với Chúa Giêsu.
Matthêu sẽ là một tông đồ thánh sử, người sẽ viết Lời Thiên Chúa vốn “là lời hằng sống, linh nghiệm, sắc bén hơn mọi thứ gươm hai lưỡi” như tác giả thư Do Thái hôm nay lưu ý; hoặc như Thánh Vịnh đáp ca tung hô, “Lạy Chúa, lời Chúa là thần trí và là sự sống”; Matthêu quả là một một ‘công cụ của ân sủng’. Như vậy, sự thánh thiện của một cuộc sống không đơn thuần chỉ là tách rời khỏi tội lỗi, nhưng là một sự tham phần vào tình yêu và sự thánh thiện của Thiên Chúa; cũng không chỉ là sự tách biệt khỏi một cái gì đó, nhưng còn là sự biến đổi để trở thành một người nào đó, một người mà Thiên Chúa nhắm đến khi tạo dựng mỗi người để họ trở nên.
Cũng thế, khi kêu gọi chúng ta, Chúa Giêsu không bao giờ đưa cho chúng ta một tấm bản đồ; thay vào đó, Ngài trao cho mỗi người một chiếc la bàn. Chúng ta hoàn toàn không nhìn thấy toàn bộ bức tranh; đơn giản, chúng ta chỉ biết phương hướng. Mỗi ngày, Ngài mời gọi chúng ta đi theo Ngài, chìm sâu hơn vào Ngài, tham phần vào tình yêu của Ngài, và để mắt gắn chặt vào Ngài như “ngọn đèn cháy sáng trong nơi tối tăm”, như chiếc kim la bàn luôn luôn chỉ đúng hướng. Matthêu thực sự không biết đời mình sẽ kết thúc ở đâu, nhưng ông biết, nó phải thay đổi; và những thay đổi đó cần phải bắt đầu từ đâu. Matthêu hoàn toàn tin chắc, Chúa Giêsu là người đáng để ông tin cậy, tin đến nỗi ông sẽ phó thác đời mình cho Ngài, mặc cho tương lai đùn đẩy; Matthêu đâu biết rằng, rồi đây, ông sẽ là một ‘công cụ của ân sủng’, công cụ của Lời.
Niềm vui của Matthêu phớn phỡ qua bữa tiệc tại nhà ông; ở đó, Chúa Giêsu đồng bàn với ông, với bạn bè ông; họ ăn mừng ngày Matthêu ‘vĩnh khấn’. Ở đây, thật thâm trầm với những lời của Khải Huyền, “Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta”. Matthêu có thể đã nói ‘không’, hoặc ‘chưa’, hoặc ‘không phải bây giờ’ với Chúa Giêsu; và nếu từ đầu, đã có một sự từ chối, thì hẳn đã không có một bữa tiệc tối nào xảy ra và do đó, nhiều người bạn của Matthêu đã bỏ lỡ cuộc gặp gỡ thân mật với Chúa Giêsu vào đêm hôm đó, một cuộc gặp gỡ biết đâu đã thay đổi vĩnh viễn một số cuộc đời của họ. Chúa Giêsu gõ cửa cuộc đời Matthêu; may thay, ông đã mở rộng cửa cho Ngài. Sau đó, như người phụ nữ Samaritanô, Matthêu chạy đi tìm những người khác để họ cũng có thể gặp Ngài; bằng việc thưa “vâng” của Matthêu, Chúa Giêsu đã có thể chạm vào cuộc sống của những người khác. Và như vậy, bất cứ khi nào chúng ta thưa “vâng” với Chúa, Ngài sẽ làm một điều gì đó không chỉ cho chúng ta, mà qua chúng ta, những người khác cũng được tham phần vào tình yêu và ân sủng của Ngài. Như Mẹ Maria, người đã thưa “vâng” và đã trở nên một ‘công cụ của ân sủng’; cũng thế, Matthêu, một ‘công cụ của ân sủng’.
Một người đàn ông sống ở Long Island rất hài lòng với chiếc phong vũ biểu tốt nhất vừa tậu được của mình. Thế nhưng, lúc về đến nhà, ông vô cùng thất vọng khi thấy chiếc kim của nó có vẻ như bị kẹt; nó chỉ vào khu vực có dấu ‘bão’. Lắc mạnh nó vài lần, chiếc kim vẫn kẹt ở vị trí cũ, ông bực bội ngồi xuống, viết một lá thư phàn nàn, gửi cho cửa tiệm bán nó. Tối hôm sau, từ văn phòng trở về Long Island, ông tìm lại không chỉ chiếc phong vũ biểu đã mất nhưng mà cả ngôi nhà. Thì ra, chiếc kim của nó đã chỉ đúng, rằng, có một trận cuồng phong!
Anh Chị em,
Lời kêu gọi bước theo Chúa Giêsu trước hết, là một lời kêu gọi hoán cải tâm hồn; tiếp đến, là một lời kêu gọi tham phần vào tình yêu và sự thánh thiện của Thiên Chúa; để rồi, mỗi người có thể trở nên một ‘công cụ của ân sủng’. Matthêu đã trải nghiệm tiến trình đó trong cuộc đời mình; ông đã trở nên một chiếc phong vũ biểu chính xác cho hậu thế. Không chỉ báo cho người khác có một trận cuồng phong, Matthêu còn chỉ ra một Đấng có uy quyền trên cả cuồng phong, cuồng phong trong thiên nhiên, cuồng phong trong các tâm hồn. Như Matthêu, mỗi chúng ta được mời gọi trở nên một ‘công cụ của ân sủng’ cho tha nhân; mỗi chúng ta thật giá trị trước Thiên Chúa, trước anh em. Vậy hãy “là” điều Chúa muốn theo ý Chúa, theo bổn phận và trách nhiệm mình.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, trong mọi đấng bậc, Chúa mời gọi con trước hết, để con hoán cải; để con tham phần vào tình yêu và sự thánh thiện của Chúa. Với ơn thánh Chúa và sự trợ lực của Thánh Thần, xin biến đổi con, để con trở nên một ‘công cụ của ân sủng’ Chúa như Matthêu đã trở nên”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Ông liền đứng dậy đi theo Người”.
Kính thưa Anh Chị em,
Matthêu đứng dậy đi theo Chúa Giêsu. Sự vắn gọn của cụm từ này nhấn mạnh sự chóng vánh của Matthêu khi ông đáp lời Chúa gọi. Chính trong sự ‘bật dậy’ này, người ta có thể thấy một sự dứt khoát tách khỏi một ‘hoàn cảnh tội lỗi’; đồng thời, ý thức tuân theo một cuộc sống mới, cuộc sống công chính, để trở nên một ‘công cụ của ân sủng’ trong sự thông hiệp với Chúa Giêsu.
Matthêu sẽ là một tông đồ thánh sử, người sẽ viết Lời Thiên Chúa vốn “là lời hằng sống, linh nghiệm, sắc bén hơn mọi thứ gươm hai lưỡi” như tác giả thư Do Thái hôm nay lưu ý; hoặc như Thánh Vịnh đáp ca tung hô, “Lạy Chúa, lời Chúa là thần trí và là sự sống”; Matthêu quả là một một ‘công cụ của ân sủng’. Như vậy, sự thánh thiện của một cuộc sống không đơn thuần chỉ là tách rời khỏi tội lỗi, nhưng là một sự tham phần vào tình yêu và sự thánh thiện của Thiên Chúa; cũng không chỉ là sự tách biệt khỏi một cái gì đó, nhưng còn là sự biến đổi để trở thành một người nào đó, một người mà Thiên Chúa nhắm đến khi tạo dựng mỗi người để họ trở nên.
Cũng thế, khi kêu gọi chúng ta, Chúa Giêsu không bao giờ đưa cho chúng ta một tấm bản đồ; thay vào đó, Ngài trao cho mỗi người một chiếc la bàn. Chúng ta hoàn toàn không nhìn thấy toàn bộ bức tranh; đơn giản, chúng ta chỉ biết phương hướng. Mỗi ngày, Ngài mời gọi chúng ta đi theo Ngài, chìm sâu hơn vào Ngài, tham phần vào tình yêu của Ngài, và để mắt gắn chặt vào Ngài như “ngọn đèn cháy sáng trong nơi tối tăm”, như chiếc kim la bàn luôn luôn chỉ đúng hướng. Matthêu thực sự không biết đời mình sẽ kết thúc ở đâu, nhưng ông biết, nó phải thay đổi; và những thay đổi đó cần phải bắt đầu từ đâu. Matthêu hoàn toàn tin chắc, Chúa Giêsu là người đáng để ông tin cậy, tin đến nỗi ông sẽ phó thác đời mình cho Ngài, mặc cho tương lai đùn đẩy; Matthêu đâu biết rằng, rồi đây, ông sẽ là một ‘công cụ của ân sủng’, công cụ của Lời.
Niềm vui của Matthêu phớn phỡ qua bữa tiệc tại nhà ông; ở đó, Chúa Giêsu đồng bàn với ông, với bạn bè ông; họ ăn mừng ngày Matthêu ‘vĩnh khấn’. Ở đây, thật thâm trầm với những lời của Khải Huyền, “Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta”. Matthêu có thể đã nói ‘không’, hoặc ‘chưa’, hoặc ‘không phải bây giờ’ với Chúa Giêsu; và nếu từ đầu, đã có một sự từ chối, thì hẳn đã không có một bữa tiệc tối nào xảy ra và do đó, nhiều người bạn của Matthêu đã bỏ lỡ cuộc gặp gỡ thân mật với Chúa Giêsu vào đêm hôm đó, một cuộc gặp gỡ biết đâu đã thay đổi vĩnh viễn một số cuộc đời của họ. Chúa Giêsu gõ cửa cuộc đời Matthêu; may thay, ông đã mở rộng cửa cho Ngài. Sau đó, như người phụ nữ Samaritanô, Matthêu chạy đi tìm những người khác để họ cũng có thể gặp Ngài; bằng việc thưa “vâng” của Matthêu, Chúa Giêsu đã có thể chạm vào cuộc sống của những người khác. Và như vậy, bất cứ khi nào chúng ta thưa “vâng” với Chúa, Ngài sẽ làm một điều gì đó không chỉ cho chúng ta, mà qua chúng ta, những người khác cũng được tham phần vào tình yêu và ân sủng của Ngài. Như Mẹ Maria, người đã thưa “vâng” và đã trở nên một ‘công cụ của ân sủng’; cũng thế, Matthêu, một ‘công cụ của ân sủng’.
Anh Chị em,
Lời kêu gọi bước theo Chúa Giêsu trước hết, là một lời kêu gọi hoán cải tâm hồn; tiếp đến, là một lời kêu gọi tham phần vào tình yêu và sự thánh thiện của Thiên Chúa; để rồi, mỗi người có thể trở nên một ‘công cụ của ân sủng’. Matthêu đã trải nghiệm tiến trình đó trong cuộc đời mình; ông đã trở nên một chiếc phong vũ biểu chính xác cho hậu thế. Không chỉ báo cho người khác có một trận cuồng phong, Matthêu còn chỉ ra một Đấng có uy quyền trên cả cuồng phong, cuồng phong trong thiên nhiên, cuồng phong trong các tâm hồn. Như Matthêu, mỗi chúng ta được mời gọi trở nên một ‘công cụ của ân sủng’ cho tha nhân; mỗi chúng ta thật giá trị trước Thiên Chúa, trước anh em. Vậy hãy “là” điều Chúa muốn theo ý Chúa, theo bổn phận và trách nhiệm mình.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, trong mọi đấng bậc, Chúa mời gọi con trước hết, để con hoán cải; để con tham phần vào tình yêu và sự thánh thiện của Chúa. Với ơn thánh Chúa và sự trợ lực của Thánh Thần, xin biến đổi con, để con trở nên một ‘công cụ của ân sủng’ Chúa như Matthêu đã trở nên”, Amen.
(Tgp. Huế)
Thánh Lễ Chúa Nhật II Thường Niên 17/1 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
22:36 15/01/2021
BÀI ĐỌC I: 1 Sm 3, 3b-10. 19
“Lạy Chúa, xin hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang nghe”.
Trích sách Samuel quyển thứ nhất.
Ngày ấy, Samuel ngủ trong đền thờ Chúa, nơi đặt Hòm Bia Thiên Chúa. Chúa đã gọi Samuel; cậu trả lời: “Này con đây”, rồi chạy đến Hêli và nói: “Này con đây, vì thầy gọi con”. Hêli trả lời: “Ta đâu có gọi, hãy trở về ngủ đi”. Samuel đi ngủ lại. Nhưng Chúa gọi Samuel lần nữa, và Samuel chỗi dậy, chạy đến Hêli và nói: “Này con đây, vì thầy gọi con”. Hêli trả lời: “Này con, Ta đâu có gọi, hãy trở về ngủ đi”. Samuel chưa nhận ra Chúa, và lời Chúa chưa được mạc khải cho cậu. Chúa lại gọi Samuel lần thứ ba. Cậu chỗi dậy, chạy đến Hêli và nói: “Này con đây, vì thầy gọi con”. Hêli biết Chúa đã gọi Samuel, nên nói với Samuel: “Hãy đi ngủ, và nếu Người còn gọi con, thì con nói rằng: ‘Lạy Chúa, xin hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang nghe'”. Samuel trở về chỗ mình và ngủ lại. Chúa đến gần và gọi Samuel như những lần trước: “Samuel, Samuel!” Và Samuel thưa: “Lạy Chúa, xin hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang nghe”.
Phần Samuel ngày càng lớn lên. Chúa hằng ở cùng cậu, và cậu không để rơi mất lời nào của Chúa.
Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 39, 2 và 4ab. 7-8a. 8b-9. 10
Đáp: Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Chúa (c. 8a và 9a).
Xướng: 1) Con đã cậy trông, con đã cậy trông ở Chúa, Ngài đã nghiêng mình về bên con, Ngài đã đặt trong miệng con một bài ca mới, bài ca mừng Thiên Chúa chúng ta. – Đáp.
2) Hy sinh và lễ vật thì Chúa chẳng ưng, nhưng Ngài đã mở rộng tai con. Chúa không đòi hỏi lễ toàn thiêu và lễ đền tội, bấy giờ con đã thưa: “Này con xin đến”. – Đáp.
3) Như trong quyển vàng đã chép về con: lạy Chúa, con sung sướng thực thi ý Chúa, và pháp luật của Chúa ghi tận đáy lòng con. – Đáp.
4) Con đã loan truyền đức công minh Chúa trong Đại Hội, thực con đã chẳng ngậm môi, lạy Chúa, Chúa biết rồi. – Đáp.
BÀI ĐỌC II: 1 Cr 6, 13c-15a, 17-20
“Thân xác anh em là chi thể của Chúa Kitô”.
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Cô-rintô.
Anh em thân mến, thân xác không phải vì dâm dật, mà vì Chúa, và Chúa vì thân xác. Thiên Chúa đã cho Chúa sống lại, cũng sẽ dùng quyền năng Người cho ta sống lại.
Anh em không biết thân xác anh em là chi thể của Chúa Kitô sao? Nhưng ai kết hợp với Chúa thì nên một thần trí. Vậy hãy xa lánh dâm dật. Mọi tội lỗi người ta phạm đều ngoài thân xác, nhưng kẻ tà dâm thì phạm tội trong thân xác mình. Anh em không biết thân xác anh em là đền thờ Chúa Thánh Thần, Đấng ngự trong anh em mà anh em đã nhận lãnh nơi Thiên Chúa, vì anh em không còn thuộc về chính mình nữa sao? Vì anh em đã được mua chuộc bằng một giá rất lớn. Vậy anh em hãy tôn vinh Chúa trong thân xác anh em.
Đó là lời Chúa.
ALLELUIA: Mt 11, 23
Alleluia, alleluia! – Lạy Cha là Chúa trời đất, Chúa đáng chúc tụng, vì đã mạc khải cho các trẻ nhỏ biết những mầu nhiệm nước trời. – Alleluia.
PHÚC ÂM: Ga 1, 35-42
“Họ xem chỗ Người ở, và ở lại với Người”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Gioan đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông nhìn theo Chúa Giêsu đang đi mà nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa”. Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Chúa Giêsu. Chúa Giêsu ngoảnh mặt lại, thấy họ đi theo Mình, thì nói với họ: “Các ngươi tìm gì?” Họ thưa với Người: “Rabbi, nghĩa là: thưa Thầy, Thầy ở đâu?” Người đáp: “Hãy đến mà xem”. Họ đã đến và xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy, lúc đó độ chừng giờ thứ mười.
Anrê, em ông Simon Phêrô, (là) một trong hai người đã nghe Gioan nói và đã đi theo Chúa Giêsu. Ông gặp Simon anh mình trước hết và nói với anh: “Chúng tôi đã gặp Đấng Messia, nghĩa là Đấng Kitô”. Và ông dẫn anh mình tới Chúa Giêsu. Chúa Giêsu nhìn Simon và nói: “Ngươi là Simon, con ông Gioan, ngươi sẽ được gọi là Kêpha, nghĩa là Đá”.
Đó là lời Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Mỗi ngày có tới 13 tín hữu hữu bị giết vì niềm tin trên thế giới
Thanh Quảng sdb
04:03 15/01/2021
Mỗi ngày có tới 13 tín hữu hữu bị giết vì niềm tin trên thế giới
(Tin Vatican) Tổ chức phi chính phủ Open Doors phát hành bản báo cáo hàng năm “Danh sách những quốc gia cần được theo dõi trên thế giới” đã liệt kê 50 quốc gia hàng đầu nơi những người tín hữu bị bức hại vì đức tin.
Theo thống kê thì mỗi ngày trên thế giới có tới:
- 13 người tín hữu hữu bị giết vì đức tin,
- 12 nhà thờ hoặc cơ sở Thiên Chúa giáo bị tấn công,
- 12 người tín hữu bị bắt hoặc bị tù một cách vô cớ, trong khi 5 người khác bị bắt cóc.
Theo bản báo cáo thường niên của Danh sách những quốc gia cần được theo dõi trên thế giới năm 2021 do một tổ chức phi lợi nhuận Open Doors bá cáo các cuộc đàn áp chống lại người tín hữu, cổ súy các lời cầu nguyện và nhắn nhở cho các tín hữu đang bị bách hại là họ không bị lãng quên.
Trong buổi họp báo hôm thứ Tư (13/1/21), ông David Curry, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của tổ chức “Open Doors Hoa Kỳ” cho hay “Số lượng người tin vào Thiên Chúa đang bị bách hại, có nghĩa là Giáo hội đang bị bóp ngẹt, các tín hữu phải im lặng, và đức tin của họ bị mai một!” Tuy nhiên, ông cho biết, đó không phải là những gì đang xảy ra "khi họ tìm cách trốn chạy vào rừng sâu hay sa mạc." Ngày càng nhiều tín hữu bị bắt!
Trong các quốc gia được liệt kê, bản báo cáo cho biết có 309 triệu tín hữu đang sống ở những vùng bị bắt bớ "rất gắt gao" hoặc "cực đoan". Con số này tăng 260 triệu so với hồi năm ngoái.
Bản báo cáo cũng cho biết 31 triệu người khác từ 24 quốc gia nằm ngoài 50 quốc gia đầu sổ - chẳng hạn như Cuba, Sri Lanka, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Nếu chúng ta tính trung bình thì cứ 8 người tín hữu trên toàn thế giới, thì có 1 người đang phải đối diện với sự ngược đãi. Phân tích các dữ liệu, tổ chức Open Doors xác định có một số xu hướng gia tăng về con số bị bách hại!... Chủ nghĩa thống trị Hồi giáo ở châu Phi vùng sa mạc Sahara cho hay đại dịch Covid-19 đã đóng một vai trò cho những việc đàn áp tôn giáo dưới chiêu bài cứu trợ phân biệt đối xử, cưỡng bức cải đạo, và như một lời biện minh cho việc tăng cường giám sát và kiểm duyệt.
Một yếu tố khác thúc đẩy thêm sự bách hại các tín hữu là các cuộc tấn công cực đoan trên khắp vùng châu Phi cận Sahara, từ Nigeria và Cameroon đến Burkina Faso, Mali và vượt xa hơn nữa.
Năm nay, trong danh sách 10 quốc gia khủng bố không thay đổi, kế tiếp sau Triều Tiên là Afghanistan, tiếp theo là Somalia, Libya, Pakistan, Eritrea, Yemen, Iran, Nigeria và Ấn Độ.
Sudan lần đầu tiên được rút ra khỏi danh sách 10 quốc gia sau sáu năm liền bị liệt kê vào danh sách, sau khi Sudan bãi bỏ án tử hình trước tội cải đạo, nhằm phát huy quyền tự do tôn giáo trong Hiến pháp mới, sau ba thập kỷ đất nước bị Luật Hồi giáo cai trị. Tuy nhiên, Sudan vẫn nằm trong danh sách thứ 13, như các nhà nghiên cứu Open Doors lưu ý là những người theo đạo Hồi, vẫn phải đối diện với nhiều cuộc tấn công, tẩy chay và phân biệt đối xử từ gia đình và cộng đồng của họ, trong khi phụ nữ theo đạo Thiên Chúa phải đối diện với bạo lực tình dục. Ấn Độ vẫn nằm trong số 10 quốc gia bị liệt kê trong ba năm liên tiếp vì “sự gia tăng bạo lực đối với các nhóm tôn giáo thiểu số do chủ nghĩa cực đoan của người Ấn giáo (Hindu) mà chính phủ chủ xướng”.
(Tin Vatican) Tổ chức phi chính phủ Open Doors phát hành bản báo cáo hàng năm “Danh sách những quốc gia cần được theo dõi trên thế giới” đã liệt kê 50 quốc gia hàng đầu nơi những người tín hữu bị bức hại vì đức tin.
Theo thống kê thì mỗi ngày trên thế giới có tới:
- 13 người tín hữu hữu bị giết vì đức tin,
- 12 nhà thờ hoặc cơ sở Thiên Chúa giáo bị tấn công,
- 12 người tín hữu bị bắt hoặc bị tù một cách vô cớ, trong khi 5 người khác bị bắt cóc.
Theo bản báo cáo thường niên của Danh sách những quốc gia cần được theo dõi trên thế giới năm 2021 do một tổ chức phi lợi nhuận Open Doors bá cáo các cuộc đàn áp chống lại người tín hữu, cổ súy các lời cầu nguyện và nhắn nhở cho các tín hữu đang bị bách hại là họ không bị lãng quên.
Trong buổi họp báo hôm thứ Tư (13/1/21), ông David Curry, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của tổ chức “Open Doors Hoa Kỳ” cho hay “Số lượng người tin vào Thiên Chúa đang bị bách hại, có nghĩa là Giáo hội đang bị bóp ngẹt, các tín hữu phải im lặng, và đức tin của họ bị mai một!” Tuy nhiên, ông cho biết, đó không phải là những gì đang xảy ra "khi họ tìm cách trốn chạy vào rừng sâu hay sa mạc." Ngày càng nhiều tín hữu bị bắt!
Trong các quốc gia được liệt kê, bản báo cáo cho biết có 309 triệu tín hữu đang sống ở những vùng bị bắt bớ "rất gắt gao" hoặc "cực đoan". Con số này tăng 260 triệu so với hồi năm ngoái.
Bản báo cáo cũng cho biết 31 triệu người khác từ 24 quốc gia nằm ngoài 50 quốc gia đầu sổ - chẳng hạn như Cuba, Sri Lanka, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Nếu chúng ta tính trung bình thì cứ 8 người tín hữu trên toàn thế giới, thì có 1 người đang phải đối diện với sự ngược đãi. Phân tích các dữ liệu, tổ chức Open Doors xác định có một số xu hướng gia tăng về con số bị bách hại!... Chủ nghĩa thống trị Hồi giáo ở châu Phi vùng sa mạc Sahara cho hay đại dịch Covid-19 đã đóng một vai trò cho những việc đàn áp tôn giáo dưới chiêu bài cứu trợ phân biệt đối xử, cưỡng bức cải đạo, và như một lời biện minh cho việc tăng cường giám sát và kiểm duyệt.
Một yếu tố khác thúc đẩy thêm sự bách hại các tín hữu là các cuộc tấn công cực đoan trên khắp vùng châu Phi cận Sahara, từ Nigeria và Cameroon đến Burkina Faso, Mali và vượt xa hơn nữa.
Năm nay, trong danh sách 10 quốc gia khủng bố không thay đổi, kế tiếp sau Triều Tiên là Afghanistan, tiếp theo là Somalia, Libya, Pakistan, Eritrea, Yemen, Iran, Nigeria và Ấn Độ.
Sudan lần đầu tiên được rút ra khỏi danh sách 10 quốc gia sau sáu năm liền bị liệt kê vào danh sách, sau khi Sudan bãi bỏ án tử hình trước tội cải đạo, nhằm phát huy quyền tự do tôn giáo trong Hiến pháp mới, sau ba thập kỷ đất nước bị Luật Hồi giáo cai trị. Tuy nhiên, Sudan vẫn nằm trong danh sách thứ 13, như các nhà nghiên cứu Open Doors lưu ý là những người theo đạo Hồi, vẫn phải đối diện với nhiều cuộc tấn công, tẩy chay và phân biệt đối xử từ gia đình và cộng đồng của họ, trong khi phụ nữ theo đạo Thiên Chúa phải đối diện với bạo lực tình dục. Ấn Độ vẫn nằm trong số 10 quốc gia bị liệt kê trong ba năm liên tiếp vì “sự gia tăng bạo lực đối với các nhóm tôn giáo thiểu số do chủ nghĩa cực đoan của người Ấn giáo (Hindu) mà chính phủ chủ xướng”.
Linh mục James Martin luận tội các Giám Mục đã dám chống lại Biden
Đặng Tự Do
04:05 15/01/2021
Đức Cha Richard Stika, Giám Mục giáo phận Knoxville bày tỏ sự bất mãn của ngài về một bài viết gần đây của linh mục James Martin cho rằng những lời chỉ trích của các nhà lãnh đạo Công Giáo đối với lập trường của ông Joe Biden về vấn đề phá thai đã góp phần tạo ra các điều kiện cho cuộc bạo loạn ngày 6 tháng Giêng tại Điện Capitol Hoa Kỳ.
James Martin là linh mục dòng Tên, hoạt động cho quyền của người đồng tính, đã phát biểu ủng hộ ông Joe Biden và bà Kamala Harris trong Đại Hội của đảng Dân Chủ. Ông được xem là một khai quốc công thần cho triều đại Joe Biden vì có đại công vận động người Công Giáo ủng hộ Biden bất kể các chống đối quyết liệt của các Hồng Y, Giám mục và linh mục.
Bài viết của Martin có tựa đề “How Catholic Leaders Helped Give Rise to Violence at the U.S. Capitol,” nghĩa là “Các nhà lãnh đạo Công Giáo đã góp phần dẫn đến bạo loạn tại Điện Capitol Hoa Kỳ như thế nào” đăng ngày 12 tháng Giêng trên trang web của tạp chí Dòng Tên America, nơi Martin là cộng tác viên biên tập.
Bài viết này khá nguy hiểm vì nó gán cho các Hồng Y, Giám Mục, và linh mục chống lại ông Joe Biden tội tung ra các “hate speech”, tức là các “diễn từ thù hận”, là một tội hình sự. Nó răn đe những ai chống lại các chính sách phò phá thai tại Hoa Kỳ và hải ngoại của chính quyền mới.
Martin đã thu thập nhiều bài bình luận của các giám mục và linh mục, trong đó các ngài chỉ trích lập trường của Biden liên quan đến phá thai, và đặt câu hỏi liệu một người Công Giáo có nên bỏ phiếu cho ông Joe Biden hay không. Mặc dù những lời chỉ trích này dao động từ nhẹ nhàng đến bốc lửa, Martin cho rằng những lời chỉ trích của các giám mục và linh mục “không phản ánh đầy đủ giáo huấn của Giáo Hội” và gửi đi thông điệp rằng cuộc bầu cử vừa qua là “một trận chiến gần như là chung cuộc giữa thiện và ác”.
Martin nhận định rằng “có lẽ những bình luận này đã góp phần vào tình trạng bất ổn trong nước”.
Đức Cha Stika đã đáp lại lời chỉ trích của Martin về những bình luận của ngài liên quan đến Biden.
“Tôi không xin lỗi về những dòng tweet của mình vì tôi đồng ý với Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ rằng phá thai là vấn đề tối thượng trong thời đại ngày nay”, Đức Cha Stika nói trên Twitter ngày 13 tháng Giêng “Ông Biden thích nói về đức tin Công Giáo của mình. Có lẽ ông ta nên nhận ra rằng việc phá thai liên quan đến nhân quyền của trẻ em, và tối hậu là việc lạm dụng trẻ em. Có lẽ tôi còn chưa nhấn mạnh đủ trong bài báo liên quan đến vấn đề phá thai như một vấn đề tối thượng”.
Tranh cãi đã nổ ra sau bạo lực và bạo loạn tại Điện Capitol giữa những người ủng hộ Tổng thống Trump và cảnh sát vào tuần trước, đã dẫn đến 5 người chết và hàng chục cảnh sát bị thương. Các công tố viên dường như đang giam giữ một nghi phạm có liên quan đến hai thiết bị nổ được bỏ lại tại trụ sở chính của các đảng chính trị lớn.
Trong một bài viết dài, Martin đã tìm cách kết nối tình trạng bất ổn với những người chỉ trích mạnh mẽ việc phá thai. Ông cáo buộc đã có “sự phỉ báng cá nhân phổ biến đối với các ứng cử viên từ các nhà lãnh đạo Công Giáo” dẫn đến vụ bạo động ở Điện Capitol Hoa Kỳ. Ông nêu danh tính nhiều vị trước khi trích dẫn hai bài bình luận do Đức Cha Stika viết trên Twitter ngày 21 tháng 8.
Đức Cha Stika viết: “Tôi không hiểu làm thế nào mà ông Biden có thể tự nhận mình là một người Công Giáo tốt và trung thành khi ông ta phủ nhận quá nhiều giáo huấn của Giáo hội, đặc biệt là việc lạm dụng nghiêm trọng các thai nhi và vi phạm nhân quyền của những người vô tội nhất, là các thai nhi chưa được chào đời”.
“Ông ta lại còn ca ngợi người đứng liên danh với mình, là người hết lần này đến lần khác đã thể hiện trong các phiên điều trần tại Thượng viện rằng bà ta là một người bài Công Giáo một cách quyết liệt.”
Martin đã không trích dẫn phần còn lại trong lời bình luận trên Twitter của Đức Cha Stika “Thật buồn cho liên danh này. Trước đây tôi chưa từng nghĩ rằng Tổng thống đương nhiệm là người hoàn toàn ủng hộ cuộc sống, nhưng ông ấy chính thật là người chống phá thai cũng như ủng hộ tự do tôn giáo”.
Sau khi trích dẫn các tweets của Đức Cha Stika, Martin ngay lập tức trích dẫn một dòng tweet bốc lửa đã bị xóa của Cha Frank Pavone, giám đốc quốc gia của phong trào Linh mục vì Sự sống và là một cựu thành viên trong nhóm Công Giáo ủng hộ chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump.
Martin lập luận rằng “sự phỉ báng cá nhân từ hàng giáo sĩ Công Giáo chắc chắn làm phát sinh sự thiếu tôn trọng nơi các tín hữu, khiến anh chị em giáo dân dễ dàng phỉ báng chính phủ và các nhà lãnh đạo dân sự”. Martin đã luận tội hàng giáo sĩ Công Giáo Hoa Kỳ với cáo buộc rằng “một số lượng đáng báo động các giáo sĩ Công Giáo đã góp phần tạo ra môi trường dẫn đến cuộc bạo loạn chết người tại Điện Capitol Hoa Kỳ. Nực cười thay, các linh mục và giám mục, những người tự cho mình là phò sinh đã giúp tạo ra một môi trường đầy thù hận dẫn đến tình trạng lộn xộn, bạo lực và cuối cùng là cái chết”.
Trong cố gắng dập tắt các tiếng nói phò sự sống, bài viết của Martin đã chỉ trích mạnh các linh mục đã rất nổi tiếng trên internet như Cha James Altman của Giáo phận LaCrosse. Video lan truyền trên YouTube của Cha Altman “Bạn không thể vừa là người Công Giáo vừa theo Đảng Dân chủ” đã thu hút khoảng 1.2 triệu lượt xem trước cuộc bầu cử.
Các đối tượng chỉ trích khác của Martin bao gồm cả Đức Hồng Y Raymond Burke. Vị Hồng Y cho rằng Biden có liên quan đến “tội ác nghiêm trọng, vô đạo đức và là nguồn gốc của tai tiếng”. Martin cũng tấn công Đức Cha Thomas Daly, Giám mục Spokane, là người đã đặt câu hỏi làm thế nào một người Công Giáo có thể bỏ phiếu cho “một ứng cử viên như Biden nếu phá thai là một tội ác nội tại”.
Martin cũng trích dẫn những tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò, cựu Sứ thần Tòa thánh tại Hoa Kỳ, người đã gọi Biden là “một con rối do giới tinh hoa thao túng, một con rối trong tay những người khát quyền và sẵn sàng làm bất cứ điều gì để bành trướng nó”.
Martin cho biết những ví dụ như vậy đã dẫn đến bạo lực tại Tòa Nhà Quốc Hội và ông ta có bổn phận phải sửa sai các Hồng Y, Giám Mục và linh mục.
Ông ta viết:
“Các giám mục và linh mục cần phải hiểu những tác động thực tế của ngôn ngữ khinh miệt và thậm chí là mất nhân tính như vậy. Các giám mục và linh mục Công Giáo có trách nhiệm dạy dỗ đạo đức, nhưng họ không được tạo ra nhằm mục đích phán xét người khác hoặc đối xử với người khác bằng sự khinh miệt cay đắng như vậy. Hậu quả nhãn tiền của loại ngôn ngữ này đã được phơi bày tại Điện Capitol vào ngày 6 tháng Giêng.”
“Sai lầm của các nhà lãnh đạo Công Giáo phải được sửa chữa, đó là sai lầm mà Giáo Hội bây giờ cần phải ăn năn.”
Cần phải nhấn mạnh rằng nhận xét của linh mục James Martin cho rằng các giám mục và linh mục dùng đến ngôn ngữ “mất nhân tính” là hàm hồ và sống sượng. Trong suốt bài viết rất dài, ông ta không đưa ra được một trường hợp cụ thể nào để chứng minh cho nhận xét của mình. Các giám mục và linh mục chỉ đề cập đến giáo lý Công Giáo về sự sống con người chứ không tấn công cá nhân ông Joe Biden và bà Kamala Harris. Ngay cả các phương tiện truyền thông Công Giáo, cũng không ai dùng các từ hạ cấp để đề cập đến hai nhân vật này. Chẳng hạn, quý vị độc giả sẽ không tìm thấy bất cứ bài viết nào của chúng tôi trong đó gọi ông Joe Biden là “thằng”.
Rõ ràng là linh mục James Martin đang muốn dằn mặt các Hồng Y, Giám Mục và linh mục tại Mỹ. Điều này khiến chúng ta nhớ lại cách thức các linh mục thân cộng ở Sàigòn đối xử với Đức Khâm Sứ Toà Thánh và các Giám Mục khi cộng sản chiếm được miền Nam Việt Nam.
Bài viết của James Martin tiên báo cho một thời kỳ khó khăn mới của Giáo Hội. Trong hoàn cảnh đảng Dân Chủ đã nắm được Hành Pháp, nắm luôn cả Lập Pháp tại cả lưỡng viện Quốc Hội, các vị Hồng Y, Giám Mục, linh mục nào dám lên tiếng chống phá thai, hôn nhân đồng tính, an tử có thể sẽ gặp rắc rối to, cả về mặt dân sự và ngay bên trong nội bộ Giáo Hội với các linh mục cấp tiến được đảng Dân Chủ ủng hộ như James Martin.
Source:Catholic News AgencyFather James Martin connects Catholic leaders to Capitol riots; Bishop Stika unimpressed
James Martin là linh mục dòng Tên, hoạt động cho quyền của người đồng tính, đã phát biểu ủng hộ ông Joe Biden và bà Kamala Harris trong Đại Hội của đảng Dân Chủ. Ông được xem là một khai quốc công thần cho triều đại Joe Biden vì có đại công vận động người Công Giáo ủng hộ Biden bất kể các chống đối quyết liệt của các Hồng Y, Giám mục và linh mục.
Bài viết của Martin có tựa đề “How Catholic Leaders Helped Give Rise to Violence at the U.S. Capitol,” nghĩa là “Các nhà lãnh đạo Công Giáo đã góp phần dẫn đến bạo loạn tại Điện Capitol Hoa Kỳ như thế nào” đăng ngày 12 tháng Giêng trên trang web của tạp chí Dòng Tên America, nơi Martin là cộng tác viên biên tập.
Bài viết này khá nguy hiểm vì nó gán cho các Hồng Y, Giám Mục, và linh mục chống lại ông Joe Biden tội tung ra các “hate speech”, tức là các “diễn từ thù hận”, là một tội hình sự. Nó răn đe những ai chống lại các chính sách phò phá thai tại Hoa Kỳ và hải ngoại của chính quyền mới.
Martin đã thu thập nhiều bài bình luận của các giám mục và linh mục, trong đó các ngài chỉ trích lập trường của Biden liên quan đến phá thai, và đặt câu hỏi liệu một người Công Giáo có nên bỏ phiếu cho ông Joe Biden hay không. Mặc dù những lời chỉ trích này dao động từ nhẹ nhàng đến bốc lửa, Martin cho rằng những lời chỉ trích của các giám mục và linh mục “không phản ánh đầy đủ giáo huấn của Giáo Hội” và gửi đi thông điệp rằng cuộc bầu cử vừa qua là “một trận chiến gần như là chung cuộc giữa thiện và ác”.
Martin nhận định rằng “có lẽ những bình luận này đã góp phần vào tình trạng bất ổn trong nước”.
Đức Cha Stika đã đáp lại lời chỉ trích của Martin về những bình luận của ngài liên quan đến Biden.
“Tôi không xin lỗi về những dòng tweet của mình vì tôi đồng ý với Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ rằng phá thai là vấn đề tối thượng trong thời đại ngày nay”, Đức Cha Stika nói trên Twitter ngày 13 tháng Giêng “Ông Biden thích nói về đức tin Công Giáo của mình. Có lẽ ông ta nên nhận ra rằng việc phá thai liên quan đến nhân quyền của trẻ em, và tối hậu là việc lạm dụng trẻ em. Có lẽ tôi còn chưa nhấn mạnh đủ trong bài báo liên quan đến vấn đề phá thai như một vấn đề tối thượng”.
Tranh cãi đã nổ ra sau bạo lực và bạo loạn tại Điện Capitol giữa những người ủng hộ Tổng thống Trump và cảnh sát vào tuần trước, đã dẫn đến 5 người chết và hàng chục cảnh sát bị thương. Các công tố viên dường như đang giam giữ một nghi phạm có liên quan đến hai thiết bị nổ được bỏ lại tại trụ sở chính của các đảng chính trị lớn.
Trong một bài viết dài, Martin đã tìm cách kết nối tình trạng bất ổn với những người chỉ trích mạnh mẽ việc phá thai. Ông cáo buộc đã có “sự phỉ báng cá nhân phổ biến đối với các ứng cử viên từ các nhà lãnh đạo Công Giáo” dẫn đến vụ bạo động ở Điện Capitol Hoa Kỳ. Ông nêu danh tính nhiều vị trước khi trích dẫn hai bài bình luận do Đức Cha Stika viết trên Twitter ngày 21 tháng 8.
Đức Cha Stika viết: “Tôi không hiểu làm thế nào mà ông Biden có thể tự nhận mình là một người Công Giáo tốt và trung thành khi ông ta phủ nhận quá nhiều giáo huấn của Giáo hội, đặc biệt là việc lạm dụng nghiêm trọng các thai nhi và vi phạm nhân quyền của những người vô tội nhất, là các thai nhi chưa được chào đời”.
“Ông ta lại còn ca ngợi người đứng liên danh với mình, là người hết lần này đến lần khác đã thể hiện trong các phiên điều trần tại Thượng viện rằng bà ta là một người bài Công Giáo một cách quyết liệt.”
Martin đã không trích dẫn phần còn lại trong lời bình luận trên Twitter của Đức Cha Stika “Thật buồn cho liên danh này. Trước đây tôi chưa từng nghĩ rằng Tổng thống đương nhiệm là người hoàn toàn ủng hộ cuộc sống, nhưng ông ấy chính thật là người chống phá thai cũng như ủng hộ tự do tôn giáo”.
Sau khi trích dẫn các tweets của Đức Cha Stika, Martin ngay lập tức trích dẫn một dòng tweet bốc lửa đã bị xóa của Cha Frank Pavone, giám đốc quốc gia của phong trào Linh mục vì Sự sống và là một cựu thành viên trong nhóm Công Giáo ủng hộ chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump.
Martin lập luận rằng “sự phỉ báng cá nhân từ hàng giáo sĩ Công Giáo chắc chắn làm phát sinh sự thiếu tôn trọng nơi các tín hữu, khiến anh chị em giáo dân dễ dàng phỉ báng chính phủ và các nhà lãnh đạo dân sự”. Martin đã luận tội hàng giáo sĩ Công Giáo Hoa Kỳ với cáo buộc rằng “một số lượng đáng báo động các giáo sĩ Công Giáo đã góp phần tạo ra môi trường dẫn đến cuộc bạo loạn chết người tại Điện Capitol Hoa Kỳ. Nực cười thay, các linh mục và giám mục, những người tự cho mình là phò sinh đã giúp tạo ra một môi trường đầy thù hận dẫn đến tình trạng lộn xộn, bạo lực và cuối cùng là cái chết”.
Trong cố gắng dập tắt các tiếng nói phò sự sống, bài viết của Martin đã chỉ trích mạnh các linh mục đã rất nổi tiếng trên internet như Cha James Altman của Giáo phận LaCrosse. Video lan truyền trên YouTube của Cha Altman “Bạn không thể vừa là người Công Giáo vừa theo Đảng Dân chủ” đã thu hút khoảng 1.2 triệu lượt xem trước cuộc bầu cử.
Các đối tượng chỉ trích khác của Martin bao gồm cả Đức Hồng Y Raymond Burke. Vị Hồng Y cho rằng Biden có liên quan đến “tội ác nghiêm trọng, vô đạo đức và là nguồn gốc của tai tiếng”. Martin cũng tấn công Đức Cha Thomas Daly, Giám mục Spokane, là người đã đặt câu hỏi làm thế nào một người Công Giáo có thể bỏ phiếu cho “một ứng cử viên như Biden nếu phá thai là một tội ác nội tại”.
Martin cũng trích dẫn những tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò, cựu Sứ thần Tòa thánh tại Hoa Kỳ, người đã gọi Biden là “một con rối do giới tinh hoa thao túng, một con rối trong tay những người khát quyền và sẵn sàng làm bất cứ điều gì để bành trướng nó”.
Martin cho biết những ví dụ như vậy đã dẫn đến bạo lực tại Tòa Nhà Quốc Hội và ông ta có bổn phận phải sửa sai các Hồng Y, Giám Mục và linh mục.
Ông ta viết:
“Các giám mục và linh mục cần phải hiểu những tác động thực tế của ngôn ngữ khinh miệt và thậm chí là mất nhân tính như vậy. Các giám mục và linh mục Công Giáo có trách nhiệm dạy dỗ đạo đức, nhưng họ không được tạo ra nhằm mục đích phán xét người khác hoặc đối xử với người khác bằng sự khinh miệt cay đắng như vậy. Hậu quả nhãn tiền của loại ngôn ngữ này đã được phơi bày tại Điện Capitol vào ngày 6 tháng Giêng.”
“Sai lầm của các nhà lãnh đạo Công Giáo phải được sửa chữa, đó là sai lầm mà Giáo Hội bây giờ cần phải ăn năn.”
Cần phải nhấn mạnh rằng nhận xét của linh mục James Martin cho rằng các giám mục và linh mục dùng đến ngôn ngữ “mất nhân tính” là hàm hồ và sống sượng. Trong suốt bài viết rất dài, ông ta không đưa ra được một trường hợp cụ thể nào để chứng minh cho nhận xét của mình. Các giám mục và linh mục chỉ đề cập đến giáo lý Công Giáo về sự sống con người chứ không tấn công cá nhân ông Joe Biden và bà Kamala Harris. Ngay cả các phương tiện truyền thông Công Giáo, cũng không ai dùng các từ hạ cấp để đề cập đến hai nhân vật này. Chẳng hạn, quý vị độc giả sẽ không tìm thấy bất cứ bài viết nào của chúng tôi trong đó gọi ông Joe Biden là “thằng”.
Rõ ràng là linh mục James Martin đang muốn dằn mặt các Hồng Y, Giám Mục và linh mục tại Mỹ. Điều này khiến chúng ta nhớ lại cách thức các linh mục thân cộng ở Sàigòn đối xử với Đức Khâm Sứ Toà Thánh và các Giám Mục khi cộng sản chiếm được miền Nam Việt Nam.
Bài viết của James Martin tiên báo cho một thời kỳ khó khăn mới của Giáo Hội. Trong hoàn cảnh đảng Dân Chủ đã nắm được Hành Pháp, nắm luôn cả Lập Pháp tại cả lưỡng viện Quốc Hội, các vị Hồng Y, Giám Mục, linh mục nào dám lên tiếng chống phá thai, hôn nhân đồng tính, an tử có thể sẽ gặp rắc rối to, cả về mặt dân sự và ngay bên trong nội bộ Giáo Hội với các linh mục cấp tiến được đảng Dân Chủ ủng hộ như James Martin.
Source:Catholic News Agency
Bồ Đào Nha: Một tu viện dòng nữ bị virus thăm viếng hầu như toàn bộ!
Thanh Quảng sdb
05:13 15/01/2021
Bồ Đào Nha: Một tu viện dòng nữ bị virus thăm viếng hầu như toàn bộ!
Evora, Bồ Đào Nha, ngày 14 tháng 1 năm 2021 (theo CNA)
Một tu viện các nữ tu Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm ở Tổng giáo phận Évora, Bồ Đào Nha đang đối diện với đợt bùng phát Covid-19 vô cùng to lớn, đến độ Đức Giám Mục sở tại phải kêu gọi Giáo phận cầu nguyện cho các sơ và các người già cả mà các sơ đang phục vụ.
Theo một công bố ngày 14 tháng Giêng của tổng giáo phận, thì 14 trong số 16 sơ đã bị nhiễm virus, cũng như 12 nhân viên của Trung tâm dưỡng lão “Nossa Senhora do Paço” và một số cư dân đã bị nhiễm bệnh.
Bản tin mới nhất
Đức Tổng Giám Mục Francisco Senra Coelho cho biết: “Tôi vô cùng quan tâm đến những tin tức đáng lo ngại liên quan đến các Nữ tu từ Tu viện Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội (Campo Maior), cũng như những người mà các sơ đang phục vụ. "Chúng tôi hiện đang chờ các cuộc kiểm tra thêm trong khi tất cả các sơ vẫn bị cách ly trong phòng riêng của họ."
Đức Tổng xin toàn thể Tổng giáo phận cùng hiệp lời cầu nguyện để cộng đoàn các sơ mau chóng được bình phục.
Theo sơ phụ trách Tu viện ở Campo Maior cho hay “chỉ có một sơ bị các triệu chứng trầm trọng như sốt cao và đau nhức cơ thể. Các sơ khác chỉ còn ho và sốt nhẹ”.
Sơ cho biết: “Hiện tại, tất cả chúng tôi đều tự cô lập trong phòng của mình, Hai sơ có kết quả xét nghiệm âm tính đã cung cấp các bữa ăn cho chúng tôi và thị trưởng của thành phố (Campo Maior) giúp chúng tôi rất nhiệt tình, cung cấp cho chúng tôi những gì chúng tôi cần thiết.”
Trong số 14 nữ tu bị nhiễm bệnh, người trẻ nhất là 26 tuổi và người lớn nhất là 77 tuổi.
Hội dòng cũng điều hành một trung tâm hưu dưỡng rất nổi tiếng trong vùng; trước đây các sơ còn điều hành chương trình giúp đỡ cho những người già cả neo đơn sống tại gia, một con số đáng kể trong địa phương này.
Chương trình này đã ngừng hoạt động từ tháng 4 năm 2020 vì đại dịch Covid-19.
Sau khi số trường hợp Covid-19 được xác nhận đột biến kỷ lục sau lễ Giáng sinh, Thủ tướng nước Bồ Đào Nha, ông António Costa đã ra lệnh giới nghiêm toàn quốc bắt đầu từ thứ Sáu ngày 15 tháng Giêng.
Chính phủ cũng đang cứu xét xem có còn tiếp tục tổ chức cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra vào ngày 24/1 tới đây hay không?
Tags: Tin tức Công Giáo, Covid-19
Evora, Bồ Đào Nha, ngày 14 tháng 1 năm 2021 (theo CNA)
Một tu viện các nữ tu Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm ở Tổng giáo phận Évora, Bồ Đào Nha đang đối diện với đợt bùng phát Covid-19 vô cùng to lớn, đến độ Đức Giám Mục sở tại phải kêu gọi Giáo phận cầu nguyện cho các sơ và các người già cả mà các sơ đang phục vụ.
Theo một công bố ngày 14 tháng Giêng của tổng giáo phận, thì 14 trong số 16 sơ đã bị nhiễm virus, cũng như 12 nhân viên của Trung tâm dưỡng lão “Nossa Senhora do Paço” và một số cư dân đã bị nhiễm bệnh.
Bản tin mới nhất
Đức Tổng Giám Mục Francisco Senra Coelho cho biết: “Tôi vô cùng quan tâm đến những tin tức đáng lo ngại liên quan đến các Nữ tu từ Tu viện Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội (Campo Maior), cũng như những người mà các sơ đang phục vụ. "Chúng tôi hiện đang chờ các cuộc kiểm tra thêm trong khi tất cả các sơ vẫn bị cách ly trong phòng riêng của họ."
Đức Tổng xin toàn thể Tổng giáo phận cùng hiệp lời cầu nguyện để cộng đoàn các sơ mau chóng được bình phục.
Theo sơ phụ trách Tu viện ở Campo Maior cho hay “chỉ có một sơ bị các triệu chứng trầm trọng như sốt cao và đau nhức cơ thể. Các sơ khác chỉ còn ho và sốt nhẹ”.
Sơ cho biết: “Hiện tại, tất cả chúng tôi đều tự cô lập trong phòng của mình, Hai sơ có kết quả xét nghiệm âm tính đã cung cấp các bữa ăn cho chúng tôi và thị trưởng của thành phố (Campo Maior) giúp chúng tôi rất nhiệt tình, cung cấp cho chúng tôi những gì chúng tôi cần thiết.”
Trong số 14 nữ tu bị nhiễm bệnh, người trẻ nhất là 26 tuổi và người lớn nhất là 77 tuổi.
Hội dòng cũng điều hành một trung tâm hưu dưỡng rất nổi tiếng trong vùng; trước đây các sơ còn điều hành chương trình giúp đỡ cho những người già cả neo đơn sống tại gia, một con số đáng kể trong địa phương này.
Chương trình này đã ngừng hoạt động từ tháng 4 năm 2020 vì đại dịch Covid-19.
Sau khi số trường hợp Covid-19 được xác nhận đột biến kỷ lục sau lễ Giáng sinh, Thủ tướng nước Bồ Đào Nha, ông António Costa đã ra lệnh giới nghiêm toàn quốc bắt đầu từ thứ Sáu ngày 15 tháng Giêng.
Chính phủ cũng đang cứu xét xem có còn tiếp tục tổ chức cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra vào ngày 24/1 tới đây hay không?
Tags: Tin tức Công Giáo, Covid-19
Đức Giáo Hoàng dự định chuyến đi Argentina và Uruguay
Trần Mạnh Trác
13:51 15/01/2021
Trong một cuộc phỏng vấn với CNS vào ngày 13 tháng 1, ông Guzman Carriquiry, tân đại sứ Uruguay, từng là thư ký của Ủy ban Giáo hoàng về Châu Mỹ Latinh, cho biết ông đã dự định hỏi Đức Giáo Hoàng về chuyến thăm được chờ đợi từ lâu vào dịp ông đệ trình ủy nhiệm thư ngày 9 tháng 1.
Sau nhiều năm mập mờ về việc liệu Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ có bao giờ thực hiện chuyến thăm tới Uruguay và Argentina hay không, ông Carriquiry cho biết ông đã thu thập ‘hết can đảm’ để hỏi Đức Giáo Hoàng như sau “liệu chuyến đi không còn có hy vọng gì nữa chăng?"
"Làm sao mà thế được!" Đức Giáo Hoàng kêu lên, theo lời ông Carriquiry. “Tôi mong ước và dự định đến Rio de la Plata - đến Uruguay và về thăm quê nhà của tôi.”
Rio del la Plata là một phần của biên giới giữa hai quốc gia Nam Mỹ này.
Đức Giáo Hoàng cũng đã đưa ra nhận xét tương tự trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 11 năm 2019 với hãng thông tấn Argentina Telam, trong đó Ngài nói rằng Ngài "háo hức muốn về" thăm quê hương của mình.
Ông Carriquiry nói với CNS rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho biết ban đầu Ngài đã lên kế hoạch cho chuyến thăm Uruguay, Argentina và Chile vào tháng 10 năm 2017.
“Nhưng sau đó, người Chile đã cảnh báo tôi rằng tháng 10 là quá gần với cuộc bầu cử tổng thống Chile và muốn chuyến thăm được dời sang tháng 1,” Đức Giáo Hoàng nói.
Đức Giáo Hoàng giải thích rằng nếu Ngài đi, “Tôi sẽ không tìm thấy ai ở Uruguay và Argentina bởi vì vào tháng Giêng, mọi người đều đi biển; các thành phố trống rỗng, ” Ông Carriquiry nói lại.
“Bây giờ tôi phải đợi đại dịch chấm dứt và nói chung có những điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện chuyến đi, ngay sau khi Chuá Quan Phòng cho phép”, theo lời kể lại của đại sứ.
Ông Carriquiry không phải là một người xa lạ với Vatican. Ông từng được Thánh Phaolô VI phong chức vụ trưởng văn phòng của Hội đồng Giáo hoàng về Giáo dân vào năm 1977. Đến năm 1991, Thánh Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm ông làm thư ký của hội đồng đó, là một chức vụ mà ông giữ cho đến năm 2011 thì Đức Giáo Hoàng Benedict XVI bổ nhiệm ông làm thư ký của Ủy ban Giáo hoàng về Châu Mỹ Latinh.
Ông Carriquiry nói với CNS rằng khi đến Vatican, Tổng GM Leonardo Sapienza, nhiếp chính của phủ Giáo hoàng, đã nói với ông, "Ông đã biết mọi điều ở đây rồi, như thể là ông dọn về nhà vậy."
Ông cho biết chính phủ Uruguay đã không coi đức tin của ông cũng như 50 năm phục vụ cuả ông tại Vatican là những xung đột lợi ích, nhưng là một mối lợi lớn để thúc đẩy những quan hệ với Vatican.
Ông nói: “Tổng thống (Luis) Lacalle đã chọn tôi làm đại sứ vì hiểu rất rõ niềm tin Công Giáo của tôi”. "Nhưng đồng thời, tôi tôn trọng những qui ước đã được thiết lập và công quyền của quốc gia."
Ông nói thêm, khái niệm tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước, “là một truyền thống mạnh mẽ ở Uruguay, mà tôi tôn trọng và đại diện”. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chính phủ không đánh giá cao “sự đóng góp quan trọng cuả Giáo Hội, trong khuôn khổ rộng rãi của sự tự do tôn giáo, đã cống hiến cho lợi ích chung của người dân Uruguay.”
Về cuộc gặp gỡ giữa ông và Đức Giáo Hoàng Phanxicô, ông Carriquiry nói với CNS rằng Đức Giáo Hoàng đã chào đón ông, vợ, các con và cháu của ông "rất vui vẻ" và cuộc gặp "đầy tình cảm và hạnh phúc."
Đã từng quen biết vị đại sứ này từ những ngày còn là tổng giám mục của Buenos Aires, Đức Giáo Hoàng có một mối tình thân thiết với ông Carriquiry. Vào tháng 6 năm 2019, chính Đức Giáo Hoàng đã chủ trì thánh lễ kỷ niệm 50 năm ngày cưới của vợ chồng ông.
“Điều đầu tiên mà Đức Giáo Hoàng nói với tôi khi xuất trình ủy nhiệm thư là 'thật là số phận trớ trêu mà giờ đây chúng ta lại gặp nhau với tư cách là những người đại diện khác nhau', Ông Carriquiry nói lại.
Đức Thánh Cha Phanxicô “rất xúc động khi ngài nói lời từ biệt,” theo ông Carriquiry. “Tôi không nói lên điều này để mà khoe khoang đâu, nhưng thực sự Ngài đã nói với tôi, 'Đây là một ngày đáng ghi nhớ.'"
Crackdowns bắt đầu: Đại sứ Mỹ cạnh Tòa Thánh Callista Gingrich từ biệt Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
15:30 15/01/2021
Đại sứ Hoa Kỳ cạnh Tòa thánh, Callista Gingrich, đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Sáu khi bà chuẩn bị rời Rôma vào lúc tổng thống của Donald Trump kết thúc nhiệm kỳ.
Callista Gingrich sẽ rời nhiệm sở vào ngày 20 tháng Giêng để trở về Hoa Kỳ. Ông Patrick Connell sẽ là Tham Tán (Chargé d 'Affaires) cho đến khi một đại sứ mới được bổ nhiệm.
Gingrich đã được Tổng thống Trump đề cử làm Đại sứ Hoa Kỳ cạnh Tòa thánh vào tháng 5 năm 2017, nhưng mãi đến 5 tháng sau đó, sau những cuộc điều trần khó khăn, mới được Thượng viện Hoa Kỳ xác nhận vào ngày 16 tháng 10 cùng năm.
Những cuộc điều trần đầy khó khăn của Gingrich vào năm 2017, như một hệ quả tất nhiên của việc bà tham gia tích cực vào các tổ chức phò sinh, tiên đoán những gì sẽ xảy ra cho bà một khi tổng thống Trump thất cử. Chính quyền Biden mà chịu để yên cho bà ở vị trí thì thật là một chuyện lạ bốn phương. Vì thế, ngay cả khi Biden chưa nhậm chức, bà đã chào từ biệt Đức Thánh Cha Phanxicô.
Trong ba năm ở Rôma, Gingrich, vợ của cựu Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich, là một người rất năng nổ. Bà đã thu hút sự chú ý đến các vấn đề như buôn người, đàn áp Kitô hữu và tự do tôn giáo, bằng cách tổ chức các hội nghị chuyên đề và các sự kiện khác.
Trên Twitter, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tòa thánh cho biết ngày 15 tháng Giêng “Đại sứ và phu quân Newt Gingrich rất vinh dự được có chuyến thăm từ biệt với Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày hôm nay”.
Hai người cũng đã gặp gỡ các quan chức Vatican khác hôm thứ Sáu. Gingrich đã viết trên Twitter vào ngày 15 tháng Giêng rằng bà đã có một “chuyến thăm tuyệt đẹp hôm nay với Đức Hồng Y Parolin” và một “chuyến thăm tuyệt đẹp Điện Tông tòa”.
Trong một cuộc phỏng vấn trên trang web của Đền Thánh Quốc Gia Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, được xuất bản vào tháng 9 năm 2020, Gingrich nói “đó là một trải nghiệm đáng kinh ngạc và mãn nguyện khi làm đại sứ của quốc gia chúng ta cạnh Tòa thánh”.
“Hoa Kỳ và Tòa Thánh hợp tác trong nhiều mục tiêu đối ngoại quan trọng. Từ việc thúc đẩy tự do tôn giáo và đối thoại giữa các tôn giáo, đến chống buôn người, hỗ trợ nhân đạo, ngăn chặn xung đột và bạo lực, quan hệ đối tác của chúng ta với Tòa thánh là một lực lượng toàn cầu vì thiện ích”, bà nói.
Gingrich, là một người Công Giáo từ tấm bé, cũng lưu ý rằng làm việc ở Rôma và Vatican đã “củng cố rất nhiều” đức tin của bà.
“Mỗi lần tôi tham gia vào một cuộc họp tại Vatican hoặc tham dự một nghi lễ phụng vụ của Đức Thánh Cha tại Đền Thờ Thánh Phêrô, tôi cảm thấy vinh dự và may mắn”, bà nói.
Vào tháng 5 năm 2020, Gingrich kêu gọi sự chú ý đến vai trò của các tổ chức dựa trên đức tin trong việc cung cấp các quỹ cứu trợ của chính phủ Hoa Kỳ để hỗ trợ những người đang bị đau khổ do coronavirus ở Ý.
“Nước Mỹ đang tài trợ các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức dựa trên đức tin mà hiệu quả có thể cung cấp sự hỗ trợ quan trọng”, bà nói với EWTN.
“Điều quan trọng là tiền của Mỹ phải được sử dụng tốt. Các tổ chức dựa trên niềm tin là những đối tác hiệu quả và đáng tin cậy. Họ được truyền cảm hứng bởi ý thức về mục đích và sự cống hiến để giúp đỡ những người khó khăn nhất”, bà đại sứ nói.
Trong một chuyên mục cho Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, năm 2019, Gingrich đã phản ánh về 35 năm quan hệ ngoại giao với Tòa thánh.
“Mặc dù đại sứ quán của chúng ta mới chính thức thành lập vào năm 1984, nhưng quan hệ của chúng ta với Tòa Thánh đã có từ thời lập quốc”, bà nói.
“Trong suốt lịch sử của chúng ta, các tổng thống Hoa Kỳ đã công nhận vai trò quan trọng của Tòa Thánh trong việc thúc đẩy hòa bình và công lý. Từ năm 1870 đến năm 1984, một số đặc phái viên tổng thống đã được cử đến Vatican để thảo luận về các vấn đề nhân đạo và chính trị. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, phái viên của Tổng thống Franklin Roosevelt đã gặp gỡ Đức Giáo Hoàng Pius XII, và đã làm việc với Tòa thánh để nuôi những người tị nạn Âu châu, cung cấp viện trợ cho Đông Âu và giúp đỡ các tù nhân chiến tranh”.
Gingrich nói rằng trong Chiến tranh Lạnh với Liên Xô, Tổng thống Ronald Reagan và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II “nhận ra rằng mối quan hệ không chính thức giữa Hoa Kỳ và Tòa thánh không còn đủ để đáp ứng những nguy cơ do chủ nghĩa Cộng sản gây ra”.
Hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau tại Thành phố Vatican vào năm 1982, và trong vòng hai năm, quan hệ ngoại giao chính thức đã được thiết lập.
Bà kể lại rằng:
“Khi Đại sứ Wilson trình quốc thư cho Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào ngày 9 tháng 4 năm 1984, Đức Giáo Hoàng nói với ông rằng sự hợp tác mới giữa Hoa Kỳ và Tòa thánh có nghĩa là ‘nỗ lực chung để bảo vệ phẩm giá và quyền của con người’”.
“Trong 35 năm qua, sự hợp tác độc đáo này đã làm được điều đó. Nó đã tồn tại, theo lời của Tổng thống Reagan ‘vì lợi ích của những người yêu chuộng hòa bình ở khắp mọi nơi’”.
Callista Gingrich là chủ tịch của Gingrich Productions ở Arlington, Virginia, và chủ tịch của tổ chức bác ái phi lợi nhuận Gingrich Foundation.
Bà từng là một ca viên lâu năm của dàn hợp xướng tại Đền Thánh Quốc Gia Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Washington, DC
Newt và Callista kết hôn vào năm 2000. Newt theo đạo Công Giáo vào năm 2009 và giải thích, trong một cuộc phỏng vấn cùng năm với Deal Hudson tại InsideCatholic.com, rằng chứng tá của Callista với tư cách là một người Công Giáo đã đưa ông đến với đức tin.
Hai vợ chồng đã làm việc cùng nhau trong một bộ phim tài liệu được phát hành vào năm 2010, “Chín ngày thay đổi thế giới”, tập trung vào chuyến hành hương năm 1979 của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đến Ba Lan, khởi đầu cho tiến trình giải thể cộng sản tại Đông Âu.
Source:Catholic News AgencyVatican ambassador Callista Gingrich has farewell meeting with Pope Francis
Callista Gingrich sẽ rời nhiệm sở vào ngày 20 tháng Giêng để trở về Hoa Kỳ. Ông Patrick Connell sẽ là Tham Tán (Chargé d 'Affaires) cho đến khi một đại sứ mới được bổ nhiệm.
Gingrich đã được Tổng thống Trump đề cử làm Đại sứ Hoa Kỳ cạnh Tòa thánh vào tháng 5 năm 2017, nhưng mãi đến 5 tháng sau đó, sau những cuộc điều trần khó khăn, mới được Thượng viện Hoa Kỳ xác nhận vào ngày 16 tháng 10 cùng năm.
Những cuộc điều trần đầy khó khăn của Gingrich vào năm 2017, như một hệ quả tất nhiên của việc bà tham gia tích cực vào các tổ chức phò sinh, tiên đoán những gì sẽ xảy ra cho bà một khi tổng thống Trump thất cử. Chính quyền Biden mà chịu để yên cho bà ở vị trí thì thật là một chuyện lạ bốn phương. Vì thế, ngay cả khi Biden chưa nhậm chức, bà đã chào từ biệt Đức Thánh Cha Phanxicô.
Trong ba năm ở Rôma, Gingrich, vợ của cựu Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich, là một người rất năng nổ. Bà đã thu hút sự chú ý đến các vấn đề như buôn người, đàn áp Kitô hữu và tự do tôn giáo, bằng cách tổ chức các hội nghị chuyên đề và các sự kiện khác.
Trên Twitter, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tòa thánh cho biết ngày 15 tháng Giêng “Đại sứ và phu quân Newt Gingrich rất vinh dự được có chuyến thăm từ biệt với Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày hôm nay”.
Hai người cũng đã gặp gỡ các quan chức Vatican khác hôm thứ Sáu. Gingrich đã viết trên Twitter vào ngày 15 tháng Giêng rằng bà đã có một “chuyến thăm tuyệt đẹp hôm nay với Đức Hồng Y Parolin” và một “chuyến thăm tuyệt đẹp Điện Tông tòa”.
Trong một cuộc phỏng vấn trên trang web của Đền Thánh Quốc Gia Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, được xuất bản vào tháng 9 năm 2020, Gingrich nói “đó là một trải nghiệm đáng kinh ngạc và mãn nguyện khi làm đại sứ của quốc gia chúng ta cạnh Tòa thánh”.
“Hoa Kỳ và Tòa Thánh hợp tác trong nhiều mục tiêu đối ngoại quan trọng. Từ việc thúc đẩy tự do tôn giáo và đối thoại giữa các tôn giáo, đến chống buôn người, hỗ trợ nhân đạo, ngăn chặn xung đột và bạo lực, quan hệ đối tác của chúng ta với Tòa thánh là một lực lượng toàn cầu vì thiện ích”, bà nói.
Gingrich, là một người Công Giáo từ tấm bé, cũng lưu ý rằng làm việc ở Rôma và Vatican đã “củng cố rất nhiều” đức tin của bà.
“Mỗi lần tôi tham gia vào một cuộc họp tại Vatican hoặc tham dự một nghi lễ phụng vụ của Đức Thánh Cha tại Đền Thờ Thánh Phêrô, tôi cảm thấy vinh dự và may mắn”, bà nói.
Vào tháng 5 năm 2020, Gingrich kêu gọi sự chú ý đến vai trò của các tổ chức dựa trên đức tin trong việc cung cấp các quỹ cứu trợ của chính phủ Hoa Kỳ để hỗ trợ những người đang bị đau khổ do coronavirus ở Ý.
“Nước Mỹ đang tài trợ các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức dựa trên đức tin mà hiệu quả có thể cung cấp sự hỗ trợ quan trọng”, bà nói với EWTN.
“Điều quan trọng là tiền của Mỹ phải được sử dụng tốt. Các tổ chức dựa trên niềm tin là những đối tác hiệu quả và đáng tin cậy. Họ được truyền cảm hứng bởi ý thức về mục đích và sự cống hiến để giúp đỡ những người khó khăn nhất”, bà đại sứ nói.
Trong một chuyên mục cho Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, năm 2019, Gingrich đã phản ánh về 35 năm quan hệ ngoại giao với Tòa thánh.
“Mặc dù đại sứ quán của chúng ta mới chính thức thành lập vào năm 1984, nhưng quan hệ của chúng ta với Tòa Thánh đã có từ thời lập quốc”, bà nói.
“Trong suốt lịch sử của chúng ta, các tổng thống Hoa Kỳ đã công nhận vai trò quan trọng của Tòa Thánh trong việc thúc đẩy hòa bình và công lý. Từ năm 1870 đến năm 1984, một số đặc phái viên tổng thống đã được cử đến Vatican để thảo luận về các vấn đề nhân đạo và chính trị. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, phái viên của Tổng thống Franklin Roosevelt đã gặp gỡ Đức Giáo Hoàng Pius XII, và đã làm việc với Tòa thánh để nuôi những người tị nạn Âu châu, cung cấp viện trợ cho Đông Âu và giúp đỡ các tù nhân chiến tranh”.
Gingrich nói rằng trong Chiến tranh Lạnh với Liên Xô, Tổng thống Ronald Reagan và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II “nhận ra rằng mối quan hệ không chính thức giữa Hoa Kỳ và Tòa thánh không còn đủ để đáp ứng những nguy cơ do chủ nghĩa Cộng sản gây ra”.
Hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau tại Thành phố Vatican vào năm 1982, và trong vòng hai năm, quan hệ ngoại giao chính thức đã được thiết lập.
Bà kể lại rằng:
“Khi Đại sứ Wilson trình quốc thư cho Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào ngày 9 tháng 4 năm 1984, Đức Giáo Hoàng nói với ông rằng sự hợp tác mới giữa Hoa Kỳ và Tòa thánh có nghĩa là ‘nỗ lực chung để bảo vệ phẩm giá và quyền của con người’”.
“Trong 35 năm qua, sự hợp tác độc đáo này đã làm được điều đó. Nó đã tồn tại, theo lời của Tổng thống Reagan ‘vì lợi ích của những người yêu chuộng hòa bình ở khắp mọi nơi’”.
Callista Gingrich là chủ tịch của Gingrich Productions ở Arlington, Virginia, và chủ tịch của tổ chức bác ái phi lợi nhuận Gingrich Foundation.
Bà từng là một ca viên lâu năm của dàn hợp xướng tại Đền Thánh Quốc Gia Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Washington, DC
Newt và Callista kết hôn vào năm 2000. Newt theo đạo Công Giáo vào năm 2009 và giải thích, trong một cuộc phỏng vấn cùng năm với Deal Hudson tại InsideCatholic.com, rằng chứng tá của Callista với tư cách là một người Công Giáo đã đưa ông đến với đức tin.
Hai vợ chồng đã làm việc cùng nhau trong một bộ phim tài liệu được phát hành vào năm 2010, “Chín ngày thay đổi thế giới”, tập trung vào chuyến hành hương năm 1979 của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đến Ba Lan, khởi đầu cho tiến trình giải thể cộng sản tại Đông Âu.
Source:Catholic News Agency
Đức Ông Pope: Năm bài học từ Covid-19 đối với Giáo Hội
Vũ Văn An
16:43 15/01/2021
Trong một bài trước, Đức Ông Charles Pope của Tổng giáo phận Washington D.C. đã nói về Năm Bài Học của Năm 2020 về phương diện xã hội và chính trị (xem: Năm bài học của năm 2020, tại http://www.vietcatholic.net/News/html/264824.htm). Trong bài này, ngài nói tới Năm bài học của năm 2020 về phương diện Giáo Hội. Chủ điểm là: trong 9 tháng qua, Giáo Hội cho người ta cảm tưởng các bí tích không hề là điều quan trọng và chúng ta có thật ít điều để cung ứng trong cuộc khủng hoảng.
Theo Đức Ông Pope, đáng buồn thay, chúng ta xử lý sự việc không tốt, nhưng ngài hy vọng chúng ta đã học được nhiều bài học đáng giá. Thiển nghĩ nay là lúc nhìn lại và khảo sát các lầm lẫn của ta để tránh được chúng trong tương lai.
Thứ nhất, đáng lẽ ta không nên ngưng các Thánh Lễ công cộng.
Dù việc ngưng trên có thể cần thiết trong một số trường hợp (hay thậm chí trong nhiều trường hợp) nhưng chắc chắn không cần thiết trong mọi trường hợp. Ngay ở cao điểm việc cấm cửa do đại dịch, việc tụ tập của 10 người hay ít hơn vẫn còn được phép ở nhiều khu vực. Trước đó, một số giáo phận đã hoàn toàn ngưng các thánh lễ công cộng dù thống đốc của họ vẫn cho phép các cuộc tụ tập lên đến 250 người; nhiều giáo phận khác ngưng các thánh lễ công cộng khi 50 người vẫn được thống đốc cho phép.
Tại sao thế? Nếu chỉ 10 người được phép, thì đáng lẽ ta nên cử hành thánh lễ cho 10 người, nhất là những người năng tham dự thánh lễ hàng ngày. Tại sao lại đóng cửa hoàn toàn? Ngay cả khi có lệnh “phải ở nhà”, vệc kính viếng một nhà thờ hay nơi thờ phượng vẫn được phép ở phần lớn các vùng. Tại sao lại cứ nằng nặc ngưng mọi cử hành Thánh Lễ công cộng? Đáng lẽ ta nên tuân hành các mệnh lệnh dân chính trong khi vẫn cử hành Thánh Lễ cho một nhóm nhỏ hơn. Phải chăng một số Giám Mục nghĩ rằng các giáo xứ không có khả năng lo liệu giữ được số người nhỏ hơn?
Còn quá đáng hơn nữa, một số mục tử được chỉ thị phải khóa các lối vào nhà thờ của họ, cấm công chúng vào để cầu nguyện riêng. Một số giám mục ra chỉ thị: không ai được phép Rước Lễ và xưng tội trong bất cứ hoàn cảnh nào. Điều này đã vượt xa những gì mà chính quyền dân sự yêu cầu. Trong giáo phận của tôi, thật may mắn, chúng tôi được khuyến khích để các nhà thờ của chúng tôi mở cửa cho người ta đến cầu nguyện, xưng tội và tổ chức các buổi Chầu Thánh Thể, miễn là không vượt quá giới hạn tham dự bắt buộc. Chúng tôi đã chầu Thánh Thể mỗi ngày và không bao giờ vượt quá số lượng người đã được qui định. Nếu có quá nhiều người, một số sẽ đợi ở bên ngoài cho đến khi những người khác rời đi. Khi tôi cử hành thánh lễ “riêng” của mình, tôi có ba chủng sinh giúp lễ (tất cả đều cư trú trong nhà xứ) và một số nữ tu từ tu viện của chúng tôi tham dự; tất cả họ đều được “phép” rước lễ. Khi một số giáo dân lặng lẽ đến, tôi cũng sẽ cho họ Rước lễ. Trong tất cả các thời gian đó, chúng tôi không bao giờ vượt quá giới hạn tham dự do các cơ quan dân sự quy định hoặc bỏ qua bất cứ chính sách nào của họ. Mười đến 15 người trong một nhà thờ có tới 700 chỗ ngồi khó là một đám đông! Tại sao nhiều giáo phận nghiêm khắc hơn yêu cầu của các nhà lãnh đạo thế tục? Có phải vi sợ virus không? Có sợ bị kiện tụng không? Nếu việc cấm cửa bị áp đặt, chúng ta không nên nghiêm khắc hơn yêu cầu của các nhà lãnh đạo thế tục! Nếu cần, chúng ta nên đấu tranh để quyền tự do tôn giáo của chúng ta được tập hợp một cách an toàn, như một số nơi đã làm.
Thứ hai, chúng ta đã không sáng tạo như đáng lý phải sáng tạo trong việc mở rộng các bí tích cho những người ở bên ngoài Thánh lễ và phụng vụ.
Ngay cả khi chúng ta phải giới hạn số người bên trong nhà thờ, tại sao chúng ta không cố gắng đem Mình Thánh đến cho người ta bằng nhiều cách khác? Thói quen cho Rước Lễ ngoài Thánh Lễ không được khuyến khích, ngoại trừ khi có lý do nghiêm trọng. Đại dịch khắp thế giới không phải là lý do nghiêm trọng hay sao! Một số linh mục đã thử những giải pháp sáng tạo như thánh lễ ở bãi đậu xe và rước lễ hoặc xưng tội bằng cách lái xe qua. Những linh mục khác (như tôi) đợi trong nhà thờ vào các Chúa Nhật, rồi cho Rước Lễ bất cứ người nào đến cầu nguyện riêng, yêu cầu được rước lễ. Điều ấy không khó, vả lại, chúng tôi không bao giờ bất tuân bất cứ quy tắc nào do chính quyền dân sự đưa ra. Tại sao rất nhiều linh mục không được khuyến khích hoặc bị cấm thử những giải pháp như vậy? Trong giáo phận của tôi, chúng tôi được phép giải tội với điều kiện là màn tòa được che vải, đeo khẩu trang, có kem rửa tay và các tòa giải tội được làm vệ sinh thường xuyên. Tuy nhiên, tại một số giáo phận, việc xưng tội hoặc bị cấm hoàn toàn hoặc bị yêu cầu phải duy trì khoảng cách sáu feet và ở ngoài trời, vi phạm phần nào quyền được giấu tên của các tín hữu.
Những điều như vậy có thực sự cần thiết không? Tại sao chúng ta phải hạn chế quá những gì được yêu cầu? Chúng ta phải học hỏi qua cái nhìn trở lui 20/20 để làm mọi điều có thể làm được trong tương lai nhằm giữ cho các bí tích sẵn có đó cho dân Chúa, cho dù chúng ta không thể nhóm họp với số lượng lớn.
Thứ ba, chúng ta đã quá nhấn mạnh tới các Thánh lễ trực tuyến và chiếu lại.
Ảo là điều không có thật. Phần lớn được tạo ra từ sự bùng nổ của các kết nối trực tuyến mà các linh mục và giáo xứ đã tạo ra do việc cấm cửa và các mệnh lệnh cách ly xã hội. Điều này có một khía cạnh tốt: một số cuộc hội họp, các lớp nghiên cứu và học hỏi Kinh thánh có thể hoạt động tốt trên mạng. Tuy nhiên, nhiều người đã cảm thấy mệt mỏi với những cuộc họp trực tuyến liên tục và bỏ lỡ việc xây dựng cộng đồng phát sinh từ việc tương tác thể lý giữa con người với nhau.
Hạn từ "ảo" có nghĩa là "gần như, không có thực". Thí dụ, nói, “Anh ta gần như phát điên khi nghe tin tức”, có nghĩa là anh ta không thực sự điên mà dường như điên. Thánh lễ trực tuyến hoặc chiếu lại có chỗ đứng của chúng, nhưng chúng không thể thay thế cho việc hiện diện thể lý trong Thánh lễ. Bạn không thể rước lễ trực tuyến, hoặc xưng tội trực tuyến, hoặc thông công thực sự trực tuyến. Bạn phải thực sự ở đó...
Cũng có nhiều bàn tán về việc người ta có thể rước lễ thiêng liêng. Điều này cũng có chỗ đứng của nó, nhưng nó không phải là một khái niệm cần được nhấn mạnh khi người ta có thể rước lễ thể lý. Thậm chí có một số người Công Giáo mắng nhiếc người khác là “háu ăn thiêng liêng” khi họ đau buồn cách chính đáng vì bị từ khước các bí tích. Họ được cho biết: họ nên hài lòng với các Thánh lễ trực tuyến và rước lễ thiêng liêng. Theo truyền thống, chúng ta vốn cung cấp thánh lễ truyền hình cho những người buộc phải ở nhà, nhưng khi các hạn chế về đại dịch không còn nữa, chúng ta nên ngừng tất cả trừ thánh lễ do giáo phận bảo trợ dành cho những người buộc phải ở nhà. Đã có quá nhiều người nghe nói rằng họ thích Thánh lễ truyền hình hơn vì rất thuận tiện khi có thể ở nhà trong bộ đồ ngủ. Điều này sai; họ phải tham dự thánh lễ để thực sự lãnh nhận các bí tích. Viễn kiến 20/20 của chúng ta phải giúp chúng ta khẳng định lại rằng ảo không giống cũng không tốt như thực.
Thứ tư, chúng tôi đã lãng phí một thời điểm giáo huấn chủ yếu.
Một trong những vấn đề lớn của thời hiện đại là nhiều người coi đau khổ và cái chết không có ý nghĩa gì. Đau khổ xem ra vô nghĩa đối với thế giới hiện đại đến nỗi an tử hay tự tử với sự trợ giúp của y sĩ được đề xuất nhằm làm cho nó ra nhẹ nhàng. Nhưng với tư cách là một Giáo hội, chúng ta quá lo sợ thế giới sẽ chỉ trích chúng ta bằng những lời đại khái như, "các anh đâu có quan tâm đến mọi người đang chết". Tất nhiên, điều đó không đúng - chính vì chúng ta quan tâm nên đã cố gắng mang lại ý nghĩa và mục đích cho đau khổ và cái chết, những điều chắc chắn sẽ xẩy đến với tất cả chúng ta. Thực thế, truyền thống kinh thánh dạy chúng ta rằng đau khổ và cuối cùng cái chết là một trong những biến cố có ý nghĩa nhất trong cuộc đời chúng ta! Cuộc sống viên mãn của chúng ta không phải ở đây - nó ở trên Thiên đàng. Về chủ đề đau khổ, Thánh Phaolô nói: " Cho nên chúng tôi không chán nản. Trái lại, dù con người bên ngoài của chúng tôi có tiêu tan đi, thì con người bên trong của chúng tôi ngày càng đổi mới. Thật vậy, một chút gian truân tạm thời trong hiện tại sẽ mang lại cho chúng ta cả một khối vinh quang vô tận, tuyệt vời. Vì thế, chúng ta mới không chú tâm đến những sự vật hữu hình, nhưng đến những thực tại vô hình. Quả vậy, những sự vật hữu hình thì chỉ tạm thời, còn những thực tại vô hình mới tồn tại vĩnh viễn” (2 Cr 4: 16-18). Nếu chúng ta trung thành, ngày chúng ta chết là ngày trọng đại và hạnh phúc nhất trong cuộc đời vì chúng ta rời khỏi thế giới đôi khi điên rồ này và về nhà để gặp Thiên Chúa trên Thiên đàng, nơi mọi sự đều có ý nghĩa.
Tôi nhớ tôi nằm trong Phòng chăm sóc đặc biệt những ngày đầu tiên mắc chứng COVID, mông lung suy nghĩ về sự kiện tôi có thể sẽ chết. Với lượng oxy nặng 100% và vẫn đang phải vật lộn để vượt qua tình trạng suy hô hấp, điều chắc chắn là tự nhiên tôi sợ chết, nhưng tôi tin lời của Thánh Phaolô, khi ngài nói: “vì đối với tôi, sống là Đức Kitô, và chết là một mối lợi. Nếu sống ở đời này mà công việc của tôi được sinh hoa kết quả, thì tôi không biết phải chọn đàng nào. Vì tôi bị giằng co giữa hai đàng : ao ước của tôi là ra đi để được ở với Đức Kitô, điều này tốt hơn bội phần: nhưng ở lại đời này thì cần thiết hơn, vì anh em. Và tôi biết chắc rằng tôi sẽ ở lại và ở bên cạnh tất cả anh em để giúp anh em tấn tới...”(Pl 1: 21-26).
Tôi không biết những người không có đức tin nghĩ gì về cái chết, nhưng tôi quả biết điều này: Chúng ta phải cho họ biết viễn kiến của chúng ta: cái chết không phải là kết thúc, toàn bộ cuộc sống của chúng ta trên thế giới này là một lời mời lên cao hơn và tìm kiếm điều ở trên chứ không phải điều ở dưới (xem Cl 3: 1). Thiên Chúa cung ứng một điều gì đó tốt hơn, một điều gì đó cao hơn. Cái chết (cũng như đau khổ dẫn tới nó) không phải là điều tồi tệ nhất. Thế giới này không phải là ngôi nhà về lâu về dài của chúng ta. Mục tiêu của chúng ta là được ở với Thiên Chúa trên Thiên đàng. Không phải đau khổ hoặc chết vì COVID-19, mà là chết trong tội trọng mới là mối đe dọa lớn nhất của chúng ta. Điều này dẫn đến nhận xét cuối cùng trong suy tư này.
Thứ năm, chúng ta đã truyền đạt ý niệm cho rằng cơ thể thể lý quan trọng hơn linh hồn.
Khi hủy bỏ Thánh lễ và không cho rước lễ và xưng tội trong một thời gian kéo dài như vậy, dường như chúng ta gửi đi một thông điệp nói rằng thể xác quan trọng hơn linh hồn của chúng ta. Mặc dù đình chỉ các cuộc tụ họp đông người có thể là điều hợp lý, nhưng chúng ta đã không cố gắng đủ để cung cấp quyền tiếp cận các bí tích theo nhiều cách khác. Các mệnh lệnh cấm cửa và đeo mặt nạ chưa từng có, các cuộc phỏng vấn có tính xâm phạm và vụ tiết lộ của các cơ quan y tế chính phủ về bệnh nhân COVID-19 cho thấy một sự tập chú cao độ vào mối đe dọa có thể xảy ra đối với sự sống và phúc lợi con người. Dù quan điểm của bạn về những vấn đề này ra sao và mức độ chúng cần thiết như thế nào, chúng chắc chắn thể hiện sự tập chú cao độ vào mối đe dọa thể lý của COVID-19. Liệu người ta ở khắp nơi có tập chú như thế hay không vào căn bệnh tội lỗi và những hậu quả chết người và vĩnh viễn của tội trọng! Hãy tưởng tượng có khi nào mọi người sẵn lòng chấp nhận các biện pháp quyết liệt để ngăn ngừa sự lây lan của tội lỗi và gây ra tai tiếng. Một bài hát cũ từ những năm 1950 có dòng này: "Mọi người đều lo lắng về trái bom nguyên tử đó, nhưng dường như không ai lo lắng về ngày Chúa của tôi sẽ đến".
Trong tư cách một mục tử, tôi rất lo ngại khi một số lượng lớn người nhận được thông điệp cho rằng các bí tích không phải là điều chủ yếu. Theo chiều suy nghĩ này, bạn có thể sẵn sàng chịu mạo hiểm sức khỏe để đi mua thực phẩm hoặc rượu hoặc tham gia một cuộc biểu tình, nhưng lãnh nhận các bí tích không đủ quan trọng để có thể mạo hiểm đến mang bệnh. Đừng bận tâm khi có một ít trường hợp được báo cáo về việc người Công Giáo mắc COVID-19 trong Thánh lễ.
Cho đến nay, chỉ một phần ba những người đã tham dự Thánh lễ trước tháng Ba năm 2020 đã trở lại tham dự Thánh lễ và các bí tích. Nếu bệnh dịch chấm dứt vào ngày mai, tôi nghi ngờ 100% sẽ đột ngột trở lại với Thánh Lễ. Nhiều người nhận được thông điệp lớn tiếng và rõ ràng: Các bí tích không quan trọng như thế. Tất nhiên, vấn đề là các bí tích là điều chủ yếu, và đó là lý do tại sao Chúa ban chúng cho chúng ta. Chúng là thức ăn và thuốc chữa cho linh hồn chúng ta! “Nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Con Người, các ngươi sẽ không có sự sống trong các ngươi” (Ga 6:53).
Chúng ta sẽ phải cố gắng hết sức để tháo bỏ thông điệp mà nhiều người đã nhận được và kêu gọi họ trở lại với các bí tích với một cảm thức vừa vui mừng vừa cảnh giác, với sự khích lệ và cảnh báo.
Đó là năm bài học mà chúng ta đã học được từ năm 2020 và học được qua viễn kiến “20/20”. Nhân tố kết hợp nhiều bài trong số này là chúng ta, trong tư cách Giáo hội, đã không có mặt ở đó để giúp dân Chúa khi họ cần tới chúng ta. Chúng ta có rất ít để nói ngoài việc giới thiệu họ với các phương tiện truyền thông và những người mặc áo khoác trắng của phòng thí nghiệm. Mặc dù chúng ta thực hiện nhiều vòng tay lớn ảo đáng kể, đối với quá nhiều người, việc phát hiện cửa nhà thờ bị khóa và nhà xứ đóng cửa là một dấu hiệu nói ngược lại.
Có rất nhiều trường hợp ngoại lệ tuyệt vời ngược với điều ấy: các linh mục và giáo xứ có óc sáng tạo, xông xáo trong các cộng đồng với tràng chuỗi Mân Côi và rước kiệu Thánh Thể, cử hành các thánh lễ ngoài trời, v.v. Nhưng cũng có quá nhiều người trong chúng ta co cụm, tạo ấn tượng cho rằng trong một cuộc khủng hoảng, Giáo hội thực sự không có bao nhiêu để cung ứng và tất cả những điều đó không có liên quan. Mong sao chúng ta đừng bao giờ để điều đó xảy ra nữa! Căn cứ vào Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, chúng ta là người gìn giữ ý nghĩa, người phân phối hy vọng và sứ giả của lòng can đảm. Lẽ ra chúng ta phải là một ngọn đèn sáng láng, nhưng, tôi sợ chúng ta tự giấu mình dưới giỏ lúa ít nhất trong tư cách tập thể. Chúng ta chờ nghe những gì các chuyên gia nói với chúng ta và đôi khi cầu xin chính quyền địa phương cho phép chúng ta mở cửa trở lại và coi chúng ta là "chủ yếu".
Lời bạt:
Khi các hạn chế vì đại dịch bắt đầu được dỡ bỏ, giáo xứ của bạn có kế hoạch truyền bá Tin Mừng hơn là "chúng ta hãy hy vọng họ sẽ quay trở lại" không? Chúng ta sẽ phải làm tốt hơn thế nếu chúng ta hy vọng sẽ xây dựng lại những con số thảm bại ấy. Người ta cần Chúa Giêsu. Họ cần thuốc bí tích và việc đào tạo về Phụng vụ Thánh. Bạn và giáo xứ của bạn sẵn sàng làm gì để xây dựng lại đoàn chiên Thiên Chúa? Trong bài viết tiếp theo, tôi sẽ chia sẻ một kế hoạch mà giáo xứ của tôi đã sử dụng trong quá khứ và dự định sử dụng vào mùa xuân, và tôi hy vọng sẽ mang lại lợi ích cho các bạn.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chúa nhật, ngày lễ mừng khởi thủy của Kitô giáo.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
09:53 15/01/2021
Từ năm 2020 đại dịch vi trùng Corona hoành hành thế giới, Giáo Hội Công Giáo cho phép người tín hữu Công Giáo được miễn trừ giữ luật buộc bổn phận thiêng liêng ngày Chúa nhật, như trong 10 giới răn của Thiên Chúa và 6 điều răn Hội Thánh truyền dậy“ Thánh hóa, dự lễ ngày Chúa nhật“. Vì để bảo vệ sức khoẻ tránh không để cho vi trùng Corona lây lan truyền nhiễm từ người sang người.
Xưa nay người tín hữu Công Giáo hằng tuần giữ bổn phận đạo đức thiêng liêng này. Và đó là sức sống thiêng liêng cho tâm hồn đức tin người Công Giáo. Bỗng chốc luật buộc này được Giáo hội tạm thời tha bổng bao lâu bệnh đại dịch còn đe dọa không phải tham dự thánh lễ ngày Chúa nhật ở thánh đường.
Thay vào đó người tín hữu có thể ở nhà xem lễ trực tuyến qua màn ảnh truyền hình, hay cùng nhau đọc kinh cầu nguyện. Đây là một cung cách sống giữ đạo mới trong bối cảnh khủng hoảng khó khăn vì bệnh dịch đe dọa lan tràn.
Ngày Chúa nhật với đức tin Công Giáo là ngày lễ trọng trong nếp sống tinh thần đức tin.
Vậy đâu là ý nghĩa thần học đạo đức ngày chúa nhật?
Hai ngày lễ cao trọng trong nếp sống đức tin Công Giáo: Lễ mừng Chúa Giêsu giáng sinh và lễ mừng Chúa Giêsu Kitô phục sinh.
Lễ mừng Chúa Giêsu giáng sinh được thiết lập mừng kính vào thế kỷ thứ tư sau Chúa giáng sinh.
Lễ mừng Chúa Giêsu phục sinh sống lại từ cõi chết. Đây là ngày lễ quan trọng của đức tin Kitô giáo. Nếu Chúa Giêsu Kitô không phục sinh sống lại từ cõi chết, đức tin Kitô giáo không có nền tảng. Đây là ngày lễ mừng ơn cứu chuộc, lễ niềm hy vọng cho đời sống mai sau, khi cuộc đời con người trên trần gian chấm dứt được Chúa cứu độ cho linh hồn sống lại trong nước Chúa trên thiên đàng. Nhưng ngày lễ mừng kính hằng năm như hiện nay được phát triển thành hình trong dòng lịch sử thời gian nếp sống phụng vụ Giáo hội từ thế kỷ thứ hai sau Chúa giáng sinh.
Ngay từ khởi đầu, sau khi Chúa Giêsu Kitô trở về trời, các tín hữu Kitô giáo tiên khởi từ thế kỷ thứ nhất đã hằng tuần vào ngày Chúa nhật tập họp nhau lại cầu nguyện tưởng nhớ sự đau khổ, sự chết và sống lại của Chúa Giêsu Kitô. Như thế ngày Chúa nhật là ngày lễ mừng đã có trước, là khởi thủy của người tín hữu Kitô giáo.
Ngày Chúa nhật theo Kinh Thánh là ngày khởi đầu công trình sáng tạo thiên nhiên. Ngày Chúa nhật là ngày thứ nhất, sau khi Thiên Chúa sáng tạo công trình thiên nhiên, Ngài nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy, ngày Sabbat.
Ngày kế tiếp, với đức tin Công Giáo, sau ngày Sabbat là ngày Chúa nhật, ngày Chúa Giêsu Kitô sống lại từ cõi chết. Ngày Chúa nhật vì thế trở thành ngày mừng Chúa Giêsu Kitô sống lại hằng tuần.
Phúc âm Thánh sử Marcô viết thuật lại: „1 Vừa hết ngày Sa-bát, bà Ma-ri-a Mác-đa-la với bà Ma-ri-a mẹ ông Gia-cô-bê, và bà Sa-lô-mê, mua dầu thơm để đi ướp xác Đức Giê-su.2 Sáng tinh sương ngày thứ nhất trong tuần, lúc mặt trời hé mọc, các bà ra mộ.“ ( Mc 16,1-2).
Phúc âm Thánh sử Gioan ( Ga 20,19-26), và Thánh sử Luca ( Lc 24,13-35) thuật lại biến cố Chúa Giêsu Kitô sống lại hiện ra với các Tông đề vào ngày thứ nhất trong tuần.
Ngày Chúa nhật là ngày Chúa Giêsu Kitô phục sinh sống lại. Thánh Gioan Tông đồ trong sách kinh thánh Khải Huyền đã gọi ngày này là „ ngày của Chúa - dies dominica“ ( Kh 1,10)
Tên ngày Chúa nhật của các ngôn ngữ có gốc rễ tiếng latinh cũng bắt nguồn từ „ dies dominica“ như tiếng Ý: domenica, tiếng Pháp: dimanche, tiếng Tây ban nha: domingo.
Ngôn ngữ các nước có ảnh hưởng nhiều nghiêng về văn hóa Hylạp Roma tên ngày Chúa nhật là ngày mặt trời: Sonntag, sunday, zondag.
Cách thế hiểu này có nguồn gốc nơi Kinh Thánh, như tiên tri Malachi đã nói đến “mặt trời công chính sẽ mọc lên, mang theo các tia sáng chữa lành bệnh.“ ( Malachi 3,20).
Và từ khi đạo Công Giáo loan truyền sang đế quốc Roma, từ thời xa xưa ở nhiều nền văn hóa dân gian, ngày 25.12. là một ngày đặc biệt, là ngày bản lề chuyển tiếp sang mùa Đông với thời tiết gía lạnh cùng tối tăm. Theo văn hóa người Roma, họ kính thờ Thần Saturn, vị Thần mặt Trời không hề bị chiến thắng vào ngày này.
Những tín hữu Chúa Kitô từ năm 217 sau Chúa Giáng sinh, dưới thời Đức Giáo Hoàng Hippolytus, Giáo Hội Công Giáo thành Roma đã tìm cách lấy ngày này, thay vì thờ thần mặt trời theo nghi lễ xã hội của dân ngoại Roma, làm ngày mừng sinh nhật Chúa Giesu sinh xuống làm người trên trần gian, Đấng là Mặt Trời công chính.
Ngày Chúa nhật cũng còn được gọi là „ngày thứ tám“. Vì ngày này đánh dấu mốc thời gian chót đã qua với bảy ngày trong tuần lễ. Ngày này báo chỉ về sự tròn đầy chung kết và bước sang thời gian vĩnh cửu, khi Chúa Giêsu Kitô lại đến và làm cho tròn đầy viên mãn. Và như thế ngày Chúa nhật cũng còn ẩn chứa ý nghĩa ngày chung thẩm.
Ngay từ thưở ban đầu thời Giáo hội lúc sơ khai mới thành lập, vào ngày Chúa nhật các tín hữu Chúa Giêsu Kitô đã tập họp mừng lễ tế Tạ ơn- Eucharistie-. Chỉ vào ngày Chúa nhật Giáo hội thưở sơ khai lúc ban đầu cử hành mừng lễ tế Tạ ơn. Vào các ngày thường trong tuần người tín hữu gặp họp nhau để đọc Kinh Thánh cầu nguyện thôi.
Ngày Chúa nhật là ngày dâng lễ tế Tạ ơn mừng kính Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết mang lại ơn cứu chuộc cho linh hồn con người khỏi hình phạt tội lỗi do Ông Bà nguyên tổ Adong Eva gây ra hậu qủa cho con người.
Khi người tín hữu Chúa Kitô dâng lễ Tạ ơn, họ không chỉ tưởng nhớ đến những biến cố trong đời Chúa Giêsu Kitô trong tinh thần đức tin, nhưng trong bữa mừng tiệc ly họ gặp gỡ Đấng sống lại từ cõi chết trong Bí Tích Thánh Thể qua tiếp nhận tấm Bánh Mình Thánh Chúa Giêsu Kitô, như ngày xưa Thánh Toma tông đồ đã được phúc xỏ ngón tay vào cạnh sườn Chúa Giêsu sống lại, và cũng như ngày xưa hai Môn đệ trên đường Emmaus được cùng bàn ăn với Chúa Giêsu sống lại lúc Ngài hiện ra bẻ bánh với họ.
Ngày Chúa nhật là ngày lễ mừng khởi thủy của đức tin Kitô giáo. Ngày này là ngày mừng công trình sáng tạo mới Thiên Chúa thực hiện nơi Chúa Giêsu Kitô: cho Ngài sống lại từ cõi chết. Đấng là mặt trời soi chiếu ánh sáng sự sống cho trần gian.
„ Ngày Chúa nhật là ngày mang lại lợi ích tốt cho con người. Với người tín hữu Chúa Giêsu Kitô ngày này ẩn chứa khía cạnh thánh đức mang lại cơ hội cho họ có thời giờ nghỉ ngơi kín múc sức lực tinh thần qua cầu nguyện.
Ngày Chúa nhật là ngày được ban thưởng cho nghỉ ngơi lấy lại sức khoẻ sự thư giãn thân xác xác cũng như tinh thần, cơ tốt cho hội họp gia đình cùng gặp gỡ thăm hỏi bạn bè.“ ( Đức Giáo Hoàng Benedictô 16.)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Xưa nay người tín hữu Công Giáo hằng tuần giữ bổn phận đạo đức thiêng liêng này. Và đó là sức sống thiêng liêng cho tâm hồn đức tin người Công Giáo. Bỗng chốc luật buộc này được Giáo hội tạm thời tha bổng bao lâu bệnh đại dịch còn đe dọa không phải tham dự thánh lễ ngày Chúa nhật ở thánh đường.
Thay vào đó người tín hữu có thể ở nhà xem lễ trực tuyến qua màn ảnh truyền hình, hay cùng nhau đọc kinh cầu nguyện. Đây là một cung cách sống giữ đạo mới trong bối cảnh khủng hoảng khó khăn vì bệnh dịch đe dọa lan tràn.
Ngày Chúa nhật với đức tin Công Giáo là ngày lễ trọng trong nếp sống tinh thần đức tin.
Vậy đâu là ý nghĩa thần học đạo đức ngày chúa nhật?
Hai ngày lễ cao trọng trong nếp sống đức tin Công Giáo: Lễ mừng Chúa Giêsu giáng sinh và lễ mừng Chúa Giêsu Kitô phục sinh.
Lễ mừng Chúa Giêsu giáng sinh được thiết lập mừng kính vào thế kỷ thứ tư sau Chúa giáng sinh.
Lễ mừng Chúa Giêsu phục sinh sống lại từ cõi chết. Đây là ngày lễ quan trọng của đức tin Kitô giáo. Nếu Chúa Giêsu Kitô không phục sinh sống lại từ cõi chết, đức tin Kitô giáo không có nền tảng. Đây là ngày lễ mừng ơn cứu chuộc, lễ niềm hy vọng cho đời sống mai sau, khi cuộc đời con người trên trần gian chấm dứt được Chúa cứu độ cho linh hồn sống lại trong nước Chúa trên thiên đàng. Nhưng ngày lễ mừng kính hằng năm như hiện nay được phát triển thành hình trong dòng lịch sử thời gian nếp sống phụng vụ Giáo hội từ thế kỷ thứ hai sau Chúa giáng sinh.
Ngay từ khởi đầu, sau khi Chúa Giêsu Kitô trở về trời, các tín hữu Kitô giáo tiên khởi từ thế kỷ thứ nhất đã hằng tuần vào ngày Chúa nhật tập họp nhau lại cầu nguyện tưởng nhớ sự đau khổ, sự chết và sống lại của Chúa Giêsu Kitô. Như thế ngày Chúa nhật là ngày lễ mừng đã có trước, là khởi thủy của người tín hữu Kitô giáo.
Ngày Chúa nhật theo Kinh Thánh là ngày khởi đầu công trình sáng tạo thiên nhiên. Ngày Chúa nhật là ngày thứ nhất, sau khi Thiên Chúa sáng tạo công trình thiên nhiên, Ngài nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy, ngày Sabbat.
Ngày kế tiếp, với đức tin Công Giáo, sau ngày Sabbat là ngày Chúa nhật, ngày Chúa Giêsu Kitô sống lại từ cõi chết. Ngày Chúa nhật vì thế trở thành ngày mừng Chúa Giêsu Kitô sống lại hằng tuần.
Phúc âm Thánh sử Marcô viết thuật lại: „1 Vừa hết ngày Sa-bát, bà Ma-ri-a Mác-đa-la với bà Ma-ri-a mẹ ông Gia-cô-bê, và bà Sa-lô-mê, mua dầu thơm để đi ướp xác Đức Giê-su.2 Sáng tinh sương ngày thứ nhất trong tuần, lúc mặt trời hé mọc, các bà ra mộ.“ ( Mc 16,1-2).
Phúc âm Thánh sử Gioan ( Ga 20,19-26), và Thánh sử Luca ( Lc 24,13-35) thuật lại biến cố Chúa Giêsu Kitô sống lại hiện ra với các Tông đề vào ngày thứ nhất trong tuần.
Ngày Chúa nhật là ngày Chúa Giêsu Kitô phục sinh sống lại. Thánh Gioan Tông đồ trong sách kinh thánh Khải Huyền đã gọi ngày này là „ ngày của Chúa - dies dominica“ ( Kh 1,10)
Tên ngày Chúa nhật của các ngôn ngữ có gốc rễ tiếng latinh cũng bắt nguồn từ „ dies dominica“ như tiếng Ý: domenica, tiếng Pháp: dimanche, tiếng Tây ban nha: domingo.
Ngôn ngữ các nước có ảnh hưởng nhiều nghiêng về văn hóa Hylạp Roma tên ngày Chúa nhật là ngày mặt trời: Sonntag, sunday, zondag.
Cách thế hiểu này có nguồn gốc nơi Kinh Thánh, như tiên tri Malachi đã nói đến “mặt trời công chính sẽ mọc lên, mang theo các tia sáng chữa lành bệnh.“ ( Malachi 3,20).
Và từ khi đạo Công Giáo loan truyền sang đế quốc Roma, từ thời xa xưa ở nhiều nền văn hóa dân gian, ngày 25.12. là một ngày đặc biệt, là ngày bản lề chuyển tiếp sang mùa Đông với thời tiết gía lạnh cùng tối tăm. Theo văn hóa người Roma, họ kính thờ Thần Saturn, vị Thần mặt Trời không hề bị chiến thắng vào ngày này.
Những tín hữu Chúa Kitô từ năm 217 sau Chúa Giáng sinh, dưới thời Đức Giáo Hoàng Hippolytus, Giáo Hội Công Giáo thành Roma đã tìm cách lấy ngày này, thay vì thờ thần mặt trời theo nghi lễ xã hội của dân ngoại Roma, làm ngày mừng sinh nhật Chúa Giesu sinh xuống làm người trên trần gian, Đấng là Mặt Trời công chính.
Ngày Chúa nhật cũng còn được gọi là „ngày thứ tám“. Vì ngày này đánh dấu mốc thời gian chót đã qua với bảy ngày trong tuần lễ. Ngày này báo chỉ về sự tròn đầy chung kết và bước sang thời gian vĩnh cửu, khi Chúa Giêsu Kitô lại đến và làm cho tròn đầy viên mãn. Và như thế ngày Chúa nhật cũng còn ẩn chứa ý nghĩa ngày chung thẩm.
Ngay từ thưở ban đầu thời Giáo hội lúc sơ khai mới thành lập, vào ngày Chúa nhật các tín hữu Chúa Giêsu Kitô đã tập họp mừng lễ tế Tạ ơn- Eucharistie-. Chỉ vào ngày Chúa nhật Giáo hội thưở sơ khai lúc ban đầu cử hành mừng lễ tế Tạ ơn. Vào các ngày thường trong tuần người tín hữu gặp họp nhau để đọc Kinh Thánh cầu nguyện thôi.
Ngày Chúa nhật là ngày dâng lễ tế Tạ ơn mừng kính Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết mang lại ơn cứu chuộc cho linh hồn con người khỏi hình phạt tội lỗi do Ông Bà nguyên tổ Adong Eva gây ra hậu qủa cho con người.
Khi người tín hữu Chúa Kitô dâng lễ Tạ ơn, họ không chỉ tưởng nhớ đến những biến cố trong đời Chúa Giêsu Kitô trong tinh thần đức tin, nhưng trong bữa mừng tiệc ly họ gặp gỡ Đấng sống lại từ cõi chết trong Bí Tích Thánh Thể qua tiếp nhận tấm Bánh Mình Thánh Chúa Giêsu Kitô, như ngày xưa Thánh Toma tông đồ đã được phúc xỏ ngón tay vào cạnh sườn Chúa Giêsu sống lại, và cũng như ngày xưa hai Môn đệ trên đường Emmaus được cùng bàn ăn với Chúa Giêsu sống lại lúc Ngài hiện ra bẻ bánh với họ.
Ngày Chúa nhật là ngày lễ mừng khởi thủy của đức tin Kitô giáo. Ngày này là ngày mừng công trình sáng tạo mới Thiên Chúa thực hiện nơi Chúa Giêsu Kitô: cho Ngài sống lại từ cõi chết. Đấng là mặt trời soi chiếu ánh sáng sự sống cho trần gian.
„ Ngày Chúa nhật là ngày mang lại lợi ích tốt cho con người. Với người tín hữu Chúa Giêsu Kitô ngày này ẩn chứa khía cạnh thánh đức mang lại cơ hội cho họ có thời giờ nghỉ ngơi kín múc sức lực tinh thần qua cầu nguyện.
Ngày Chúa nhật là ngày được ban thưởng cho nghỉ ngơi lấy lại sức khoẻ sự thư giãn thân xác xác cũng như tinh thần, cơ tốt cho hội họp gia đình cùng gặp gỡ thăm hỏi bạn bè.“ ( Đức Giáo Hoàng Benedictô 16.)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Văn Hóa
Hôm Nay : Nước Hằng Sống
Đinh Văn Tiến Hùng
18:11 15/01/2021
Mỗi khi giảng thuyết trong Thánh Lễ, Vị Chủ sự thường mở đầu bằng câu :
-Tin Mừng Hôm nay dạy rằng….
-Hôm nay chúng ta cùng với Giáo Hội mừng Lễ kính….
*Trình thuật theo Thánh Kinh.
-Chính Chúa Giêsu đã dạy ta cầu nguyện qua Kinh Lạy Cha :
“Lạy cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, ý Cha dưới đất cũng như trên trời.
Xin Cha cho chúng con Hôm nay lương thực hằng ngày và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con, xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ- Amen.
-Thiên Sứ loan báo Tin Mừng cho các mục đồng trong đêm Chúa Giáng Sinh :
“Anh em đừng sợ! Này ta báo cho anh em một Tin Mừng trọng đại cho toàn dân.Hôm nay Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít. Người là Đấng Kitô Đức Chúa… (Lc.2 : 10- 11)
-Hôm nay không có ngôi sao xuất hiện bên trời Đông để dẫn đường cho 3 Đạo Sĩ đến thờ lạy Chúa Hài Đồng như Lễ Hiển Linh xưa, nhưng chúng ta có ánh sáng rực rỡ hơn, đó lá Ánh sáng Lời Chúa chỉ đường cho chúng ta đi theo và hướng dẫn nhiều người đến với Ngài, nên Thánh Phaolô đã mời gọi mọi người :
“Anh em hãy chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời !” (Pl.2 : 15)
-Trong lúc toàn dân chịu Phép Rửa, Chúa Giêsu cũng chịu Phép Rửa và khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình chim bồ câu, lại có tiếng từ trời phán rằng :
“Con là Con của Cha, hôm nay cha đã sinh ra con.”
(Lc.3: 22)
-Ông Giakêu người thâu thuế thấp nhỏ, thấy dân chúng đi theo Chúa rất đông, nên ông muốn nhìn được Ngài ông phải trèo lên cây. Khi Chúa đi ngang qua chợt thấy ông Ngài liền bảo :
“Hỡi Giakêu hãy xuống mau! Vì hôm nay Ta phải lưu lại nhà ngươi.”
(Lc.19: 1-10)
-Khi Chúa chịu đóng đinh vào thập giá trên đồi Golgota giữa hai tên tội phạm, người trộm lành xin với Chúa khi nào về Nước Trời cho ông đi cùng. Chúa phán với ông :
“Ta bảo thật ! Hôm nay ngươi sẽ ở cùng Ta trên Thiên Đàng !” (Lc.23 : 43)
-Lúc Chua Giêsu bị bắt, ông Phêrô đã âm thầm đi theo, nhưng bị nhận ra, ông đã chối Chúa 3 lần, bỗng nghe tiếng gà gáy ông hối hận ra ngoài khóc lóc và nhớ lại lời Chúa đã báo trước :
“Đêm hôm nay trước khi gà gáy, con đã chối Ta ba lần.” (Mt.26)
-Khi Chúa Giêsu trở về Nazarét nơi sinh trưởng, Ngài vào nguyện đường và người ta trao Ngài sách tiên tri Isaia, Ngài đọc đoạn chép rằng : Chúa Thánh Thần ngự trên tôi, xức dầu cho tôi và sai đi rao giảng Tin Mừng…Rồi Ngài gấp sách lại nói :
“Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các ngươi vừa nghe.” (Lc.4: 21)
-Philatô biết rõ chỉ vì ghen ghét mà chúng đã nộp Ngài và lúc quan đang xét xử, thì bà vợ sai người đến nói rằng :
“Xin ông đừng can thiệp đến Người công chính này, vì hôm nay trong giấc chiêm bao, tôi đã phải đau đớn rất nhiều về Người này.” (Mt.27: 19)
-“Mỗi ngày anh em hãy khuyên bảo nhau cho đến bao lâu còn nói được là ngày hôm nay, để không ai trong anh em bị tội lỗi mê hoặc trỏ nên chai đá. Vì chúng ta được đồng phần cùng Đức Kitô, nên chúng ta giữ vững lòng tin ban đầu cho đến cùng.” (Dt.3: 7-14)
“Tại sao hôm nay Thiên Chúa sát hại chúng ta trước mặt quân Philitinh? (Sm.4: 1-14)
“Ước gì hôm may các ngươi nghe tiếng Ta : các ngươi đừng cứng lòng !
(Tv.94)
“Ngày hôm nay nếu các ngươi nghe tiếng Chúa, thì các ngươi đừng cứng lòng như hồi nổi loạn, như ngày chúng thử thách Ta và Ta đã thấy các việc Ta làm suốt 40 năm. Vì thế Ta đã nổi giận với dòng giống này. (Hr.3: 7-14)
……………………………………
HÔM NAY : NƯỚC THẾ TRẦN
Hôm nay,
Đất trời đây là do Chúa tạo dựng,
Muôn vạn tinh cầu lấp lánh cao xa,
Núi cao vút cùng biển trải bao la,
Do bàn tay diệu kỳ Chúa nâng đỡ.
Hôm nay,
Con người kiêu ngạo nào đâu biết sợ,
Chia rẽ chủng loại, phân biệt màu da,
Xóa bỏ tôn giáo không thể giao hòa,
Muốn thay cả quyền năng của Thượng Đế.
Hôm nay,
Mặt đất rung chuyển, cuồn cuộn sóng bể,
Núi lửa phun trào, hỏa hoạn dâng cao,
Hầm sập đất lở,,người chết biết bao,
Vẫn chẳng lay chuyển lòng người sỏi đá.
Hôm nay,
Chiến tranh khoa học tinh vi tàn phá,
Tàu ngầm nguyên tử, khí cụ tàng hình,
Đại dịch gieo rắc thần chết quanh mình,
Cũng bởi con người giấc mơ vương bá.
Hôm nay,
Con người cố quên một Đấng Cao Cả,
Giáng xuống thế trần hình phạt ngày xưa,
Bốn mươi ngày Đại Hồng Thủy trút mưa,
Nhân loại chết chìm, Noe được cứu.
Hôm nay,
Muốn sống hòa binh ta đang tìm kiếm,
Nếu biết quên mình cuộc sống hồi sinh,
Hãy ngưng trò chơi điên rồ chiến tranh,
Hãy đem yêu thương muôn người mến phục.
Hôm nay,
Lòng con giờ đây không còn khổ nhục,
Vì nhận Chúa là Ánh Sáng Hòa Bình,
Ngài rực rỡ hơn ánh sáng bình minh,
Con theo Chúa trên đường về Đất Hứa.
Đinh văn Tiến Hùng
VietCatholic TV
HĐGM Mỹ hoan nghênh cử chỉ đẹp cuối cùng của chính quyền Tổng thống Trump dành cho Công Giáo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:12 15/01/2021
1. Bộ Trưởng Y Tế và Nhân Vụ Hoa Kỳ: hiện đã đã có 4000 biến thể của virus Tàu, không thể truy tìm ra chủng loại nguyên thuỷ tại Mỹ nữa.
Trong một bài phản bác luận điệu của thống đốc tiểu bang New York là Andrew Cuomo khi ông này chỉ trích nội các tổng thống Trump về cách họ giải quyết không nhanh chóng việc đi lại của người dân trong thời Covid, Bộ Trưởng Y Tế và Nhân Vụ Hoa Kỳ là Alex Azar đã tiết lộ rằng hiện đã có gần 4000 biến thể của coronavirus và con người không cách nào ngăn chận việc chúng lan tràn được.
Bộ trưởng Azar chê trách thống đốc Cuomo rằng “ông cứ tiếp tục mị dân một cách dốt nát”. Ông cho biết: “Quý vị không thể nào ngăn chận được sự lan tràn của virus. Chúng ta đã thấy có tới gần 4000 biến thể”. Và ông cảnh báo “chúng ta không còn có thể tìm được biến thể virus Tàu nguyên thuỷ ở Mỹ nữa. Chúng đã thay đổi đến mức đó.”
Tuy nhiên, ông cũng nói rằng: “căn cứ theo dữ liệu thì không thấy có chủng loại nào trầm trọng hơn”
Trung Tâm Kiểm Soát Dịch Bệnh CDC tại Hoa Kỳ thông báo hôm thứ Tư vừa qua rằng hiện có khoảng 52 trường hợp COVID-19 chủng mới đã được khám phá tại Mỹ. Trong số này, California có 26 vụ bị lây nhiễm biến thể từng bị tìm thấy ở Anh Quốc tháng trước, Florida với 22 vụ, Colorado 2 vụ, Georgia và New York mỗi nơi 1 vụ.
Source:New Max
2. Ý bắt đầu triển khai vắc-xin phòng ngừa covid
Tử vong tại Ý, tính đến ngày 12 tháng Giêng, đã lên đến 79,203 người chết, trong số 2,289,021 trường hợp nhiễm coronavirus.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây do Vatican News thực hiện tại bệnh viện San Giovanni ở Rôma nơi đầu tiên thực hiện việc tiêm chủng coronavirus.
Các bác sĩ và y tá là những người được tiêm vắc-xin Covid trước hết. Đến nay, trên toàn nước Ý đã có 282 bác sĩ chết vì bị nhiễm coronavirus. Nhiều người trong số họ, đặc biệt là trong cuộc cách ly lần thứ nhất, được xem như những vị cứu tinh và nhận được sự cảm ơn của cả dân tộc Ý.
Đức Thánh Cha đã 84 tuổi và sẽ tròn 85 tuổi vào ngày 17/12 năm nay. Theo dự kiến, Đức Thánh Cha sẽ được chích ngừa vắc-xin chống Coronavirus trong tuần này. Trong cuộc phỏng vấn, dành cho đài truyền hình TG5 của Ý ngài nói tất cả mọi người đều cần phải được chích ngừa.
Ưu tiên tiêm chủng sẽ dành cho các nhân viên y tế và an ninh của Vatican, cho người già và “những nhân viên thường xuyên tiếp xúc với công chúng nhất”. Khoảng 450 người, bao gồm cả Lực lượng Vệ binh Thụy Sĩ, cư trú tại Thành phố Vatican, trong khi nhiều người khác làm việc tại các văn phòng, bảo tàng và các cơ sở khác của thành phố này.
Cho đến nay, quốc gia thành Vatican đã ghi nhận ít nhất 27 trường hợp được xác nhận nhiễm coronavirus. Một số trường hợp vào mùa thu năm ngoái bao gồm Lực lượng Vệ binh Thụy Sĩ, những người thường tham dự các sự kiện với Đức Giáo Hoàng.
Source:Crux
3. Hội Đồng Giám Mục Mỹ hoan nghênh cử chỉ đẹp của chính quyền Tổng thống Trump đối với các tổ chức nhận con nuôi
Chính quyền Trump đã hoàn thành một quy tắc trong tuần này cho phép các cơ quan nhận con nuôi dựa trên tín ngưỡng được nhận tài trợ của liên bang bất kể quan điểm của họ về hôn nhân đồng giới.
Bộ Y Tế Và Dịch Vụ Nhân Sinh, gọi tắt là HHS, đã ban hành quy tắc cuối cùng dưới thời chính quyền Tổng thống Trump nhằm bảo vệ các cơ quan nhận con nuôi dựa trên đức tin
Trong một quy tắc cuối cùng được ban hành vào ngày 7 tháng Giêng, HHS đã sửa đổi quy tắc năm 2016 của chính quyền Obama trong đó quy định rằng các khoản trợ cấp của liên bang chỉ được trao cho các cơ quan nhận con nuôi nào sẵn sàng cho các cặp đồng tính nhận con nuôi.
Trước đây, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã mạnh mẽ phản đối quy định năm 2016, nói rằng nó “đe dọa đóng cửa các nhà cung cấp dịch vụ xã hội dựa trên đức tin, cụ thể là các cơ quan nhận nuôi và chăm sóc trẻ em tôn trọng quyền được có mẹ và có cha của trẻ em”.
Ủy Ban Các Hoạt Động Phò Sinh của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, và nhóm pháp lý Liên minh Bảo vệ Tự do, gọi tắt là ADF, đã ca ngợi quy tắc mới vì đã bảo vệ quyền tự do tôn giáo của các cơ quan chăm sóc nuôi dưỡng và giao nhận con nuôi dựa trên tín ngưỡng.
“Có hàng trăm nghìn trẻ em trong hệ thống chăm sóc nuôi dưỡng Công Giáo. Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng và nhận nuôi dựa trên niềm tin đóng một vai trò không thể thiếu trong việc phục vụ những trẻ em dễ bị tổn thương này. Tuy nhiên, Obama đã trừng phạt họ vì lập trường chỉ chấp nhận cho các gia đình truyền thống nhận con nuôi, để bảo đảm các em có một môi trường trưởng thành có cả cha lẫn mẹ,” cố vấn cao cấp của ADF, là ông Zack Pruitt cho biết.
Quy tắc mới, theo Pruitt, “ mang lại hy vọng cho trẻ em, nhiều lựa chọn hơn cho các bà mẹ sinh con, hỗ trợ gia đình và tăng tính linh hoạt cho các tiểu bang đang vất vả đối phó với các nhu cầu thực sự của con người”.
Trong khi đó, quy tắc cũ “phân biệt đối xử với những người cung cấp dịch vụ dựa trên đức tin chỉ vì niềm tin của họ về hôn nhân. Quy tắc ấy không đặt trẻ em lên trước hết”.
Vào tháng 11 năm 2019, chính quyền đã công bố thay đổi quy tắc được đề xuất và cho biết họ sẽ ngừng thực thi một số điều khoản mà chính quyền Obama quy định, mà HHS cáo buộc là sai trái.
Quy tắc cuối cùng của HHS được ban hành vào thứ Năm cho thấy quy tắc cũ đã vi phạm Đạo luật Khôi phục Tự do Tôn giáo “trong nhiều trường hợp”.
Các cơ quan tôn giáo trên khắp đất nước đang phải đấu tranh với các sắc lệnh của các tiểu bang và địa phương yêu cầu họ phải trao con nuôi cho các cặp đồng tính.
Trường hợp của Cơ quan Dịch vụ Xã hội Công Giáo của Tổng Giáo phận Philadelphia, gọi tắt là CSS, hiện đang được đưa ra trước Tòa án Tối cao; là một thí dụ điển hình. Thành phố Philadelphia đã ngừng ký hợp đồng với CSS vào năm 2018 để buộc họ phải đồng ý làm việc với các cặp đồng tính, bất kể niềm tin của nhóm về hôn nhân.
Source:Catholic News Agency
4. Ðức Thánh Cha bổ nhiệm giáo dân đầu tiên làm chủ tịch Ủy ban Kỷ luật của giáo triều Roma.
Hôm 8 tháng Giêng, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm ông Vincenzo Buonomo, viện trưởng đại học Giáo hoàng Laterano ở Roma, làm chủ tịch Ủy ban Kỷ luật của giáo triều Roma, thay thế Ðức Cha Giorgio Corbellini, người đã giữ trách nhiệm này từ năm 2010 và qua đời ngày 13 tháng 11 năm 2020.
Ông Buono, 59 tuổi, là giáo sư về luật quốc tế và cũng là cố vấn của Tòa Thánh từ những năm 1980. Ông đã làm việc với Ðức Hồng Y Agostino Casaroli, Quốc vụ khanh Tòa Thánh từ năm 1979 đến 1990; và với Ðức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh từ năm 2006 đến 2013.
Năm 2014 Ðức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm ông làm cố vấn của Vatican. Năm 2018 ông trở thành giáo dân đầu tiên được bổ nhiệm làm viện trưởng Ðại học Giáo hoàng Laterano.
Ủy ban Kỷ luật của giáo triều Roma, được thành lập năm 1981, là cơ quan kỷ luật chính trong giáo triều, bộ máy hành chính của Tòa thánh. Ủy ban có trách nhiệm xác định các biện pháp trừng phạt đối với các nhân viên của giáo triều bị cáo buộc có hành vi sai trái, từ đình chỉ đến sa thải.
Ủy ban gồm có một chủ tịch và 6 thành viên, được Ðức Thánh Cha bổ nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm. Chủ tịch đầu tiên của Ủy ban là Ðức Hồng Y Rosalio Castillo Lara, người Venezuela, từ năm 1981 đến 1990. Sau đó là Ðức Hồng Y người Ý Vincenzo Fagiolo, từ năm 1990 đến 1997. Chủ tịch thứ ba là Ðức Hồng Y người Ý Mario Francesco Pompedda, từ năm 1997 đến 1999. Tiếp đến, Ðức Hồng Y người Tây Ban Nha Julián Herranz Casado đã giám sát ủy ban từ năm 1999 đến năm 2010.
Cùng ngày 8 tháng Giêng Phòng Báo chí Tòa Thánh cũng thông báo Ðức Thánh Cha đã bổ nhiệm hai thành viên mới cho ủy ban, đó là Ðức ông Alejandro W. Bunge, người Argentina, Chủ tịch Văn phòng Lao động của Tòa Thánh, và ông Maximino Caballero, giáo dân người Tây Ban Nha, Tổng Thư ký của Ủy ban Kinh tế
Source:Holy See Press Office