Ngày 15-01-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:35 15/01/2024

7. Có hai hạng người cần phải luôn rước lễ: một là người hoàn mỹ, Thánh Thể có thể gìn giữ lòng nhiệt tâm của họ; hai là người không hoàn mỹ, Thánh Thể có thể làm cho họ đạt tới từng bước hoàn mỹ.

(Thánh Francis de Sales)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:50 15/01/2024
53. HAI DƯƠNG TƯƠNG NGỘ

Dương Văn Khanh ở Triết Giang làm bộ hình lang trung, còn Dương Văn Khanh ở Sơn Tây thì làm bộ hộ lang trung, cả hai người cùng làm lang trung ở kinh thành, lại vừa cùng tên cùng họ, cho nên rất dễ khiến người ta lầm lẩn.

Một hôm, Dương Văn Khanh ở Triết Giang mời Trần Sư Triệu dự tiệc, sau khi nhận thiệp mời, Sư Triệu bèn theo ngày viết trên thiệp mà đi dự, nhưng đi lầm đến nhà của Dương Văn Khanh ở Sơn Tây. Gặp lúc Văn Khanh ngủ, người nhà vào bẩm báo có Sư Triệu đến, Văn Khanh vội vàng đích thân ra mời vào ngồi hầu.

Ngồi rất lâu, cũng không thấy Văn Khanh có tình ý mời ăn tiệc, Sư Triệu liền nghĩ thầm: “Một bàn tiệc rượu đơn giản cũng được vậy, không nên lãng phí”. Văn Khanh nghe được thì có chút kinh ngạc, trong bụng nghĩ tại sao Sư Triệu nói mình đãi khách? Giữa lúc nghi ngại nhưng cũng vẫn ra lệnh cho người nhà chuẩn bị tiệc rượu.

Nhưng qua một lúc sau, Dương Văn Khanh ở Triết Giang sai người truy tìm tung tích mà đến bẩm báo với Sư Triệu:

- “Chủ nhân đã đợi rất lâu giờ, mời đại nhân đi mau”.

Sư Triệu tỉnh ngộ hỏi:

- “Té ra là chủ nhân của ngươi mời ta, ta đi nhầm nhà rồi !”

Và cười lớn mà đi theo.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 53:

Lầm lẫn tên người này với người nọ là chuyện thường xảy ra trong cuộc sống, nhất là đối với những người đãng trí và tuổi tác cao.

Trong đời sống thiêng liêng cũng có những lúc người Ki-tô hữu lầm lẫn chuyện đọc kinh và chuyện hy sinh là hai chuyện không ăn nhập gì với nhau, cho nên họ chỉ biết đọc kinh cho nhiều mà không có hy sinh, bởi vì hy sinh và cầu nguyện phải đi đôi với nhau; đọc kinh cầu nguyện mà không hy sinh thì giống như xác mà không có hồn, hy sinh mà không cầu nguyện thì giống như linh hồn không có thân xác, cho nên lời cầu nguyện chỉ có thế giá trước mặt Thiên Chúa khi chúng ta kết hợp lời cầu nguyện và hy sinh là một...

Đức Chúa Giê-su đã hy sinh chết trên thập giá, và cũng trên thập giá Ngài đã cầu nguyện cho những kẻ đóng đinh Ngài, do đó mà chúng ta biết được hy sinh và cầu nguyện phải đi đôi với nhau trong đời sống đức tin của người Ki-tô hữu.

Nhầm lẫn vì tuổi tác cao, nhầm lẫn vì trùng tên họ là chuyện thường xảy ra trong cuộc sống, nhưng tách cầu nguyện và hy sinh ra làm hai là một nhầm lẫn rất lớn của người Ki-tô hữu, bởi vì cầu nguyện kèm với hy sinh là bảo bối để kéo ơn Thiên Chúa xuống trên chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


--------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Ngày 16/01: Con người làm chủ ngày Sa-bát – Lm. Phêrô Trần Ngọc Đức, SDB
Giáo Hội Năm Châu
03:03 15/01/2024

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô,

Vào một ngày sa-bát, Đức Giê-su đi băng qua cánh đồng lúa. Dọc đường, các môn đệ bắt đầu bứt lúa. Người Pha-ri-sêu liền nói với Đức Giê-su : “Ông coi, ngày sa-bát mà họ làm gì kia? Điều ấy đâu được phép!” Người đáp: “Các ông chưa bao giờ đọc trong Sách sao? Ông Đa-vít đã làm gì, khi ông và thuộc hạ bị thiếu thốn và đói bụng? Dưới thời thượng tế A-bi-a-tha, ông vào nhà Thiên Chúa, ăn bánh tiến, rồi còn cho cả thuộc hạ ăn nữa. Thứ bánh này không ai được phép ăn ngoại trừ tư tế.”

Người nói tiếp: “Ngày sa-bát được tạo ra cho loài người, chứ không phải loài người cho ngày sa-bát. Bởi đó, Con Người làm chủ luôn cả ngày sa-bát.”

Đó là lời Chúa
 
Ai sẽ cứu con người?
Lm. Minh Anh
15:22 15/01/2024

AI SẼ CỨU CON NGƯỜI?
“Con Người làm chủ luôn cả ngày Sabbat!”.

Đầu thế kỷ 20, Trung Quốc uỷ cho một tác giả viết tiểu sử Hudson Taylor, nhà truyền giáo vĩ đại của lục địa này, với mục đích bôi nhọ ông và xuyên tạc sự thật. Nhưng càng nghiên cứu, tác giả ngày càng ấn tượng bởi tính cách thánh thiện và đầy niềm tin của Taylor. Cuối cùng, trước nguy cơ mất mạng, ông gác bút, vượt biên, từ bỏ chủ nghĩa vô thần và tin nhận Chúa Kitô. Ông nói, “Nhân loại cần một Đấng Cứu Rỗi biết bao!”.

Kính thưa Anh Chị em,

“Nhân loại cần một Đấng Cứu Rỗi biết bao!”. Câu nói này không chỉ xuất phát từ cảm nhận của người viết tiểu sử Taylor, nhưng còn từ trải nghiệm thất bại của chính quyền Trung Quốc, khi tác giả không chỉ ‘không làm bồi bút’, mà còn tin nhận Chúa Kitô! Tin Mừng hôm nay làm sáng tỏ điều đó.

Các môn đệ đang đói đưa tay hái lúa mà ăn. Rủi thay, hôm ấy là ngày Sabbat. Các biệt phái bắt lỗi. Khi luật trở thành mục đích, đứng trên con người, cả những người đói, thì ‘ai sẽ cứu con người?’. Là những nhà lãnh đạo, các biệt phái đã chôn sâu luật Thiên Chúa bên dưới lớp luật nhân tạo của họ, đến nỗi cả những người đói cũng không được phép hái những bông hạt để ăn trong ngày Sabbat. Vậy thì làm thế nào nhân loại có thể được dẫn dắt một cách an toàn trên con đường đích thực dẫn đến sự cứu rỗi, mà không vướng vào gai gốc của những nghi lễ sai lầm và những giới luật tuỳ tiện một cách vô vọng! ‘Ai sẽ cứu con người?’. Con Thiên Chúa, Đấng hạ mình làm người, đem đến sự thật viên mãn; một sự thật giải thoát con người bằng tình yêu.

Trước những biệt phái đường bệ, Chúa Giêsu không nhượng bộ nhưng nhân ái thu phục họ bằng việc trích dẫn đoạn Thánh Kinh mà họ biết rất rõ; từ đó, Ngài tiết lộ sự thật theo cách mà họ có thể chấp nhận. Rằng, họ đã lạc xa tôn giáo chân chính; trong đó, tình yêu đối với Thiên Chúa và con người chiếm ưu thế. Không dừng ở đó, Ngài còn táo bạo thốt lên, “Con Người làm chủ luôn cả ngày Sabbat!”. Ngài muốn nói rằng, thẩm quyền của Ngài ngang bằng thẩm quyền Thiên Chúa. Vì thế, điều Ngài chờ đợi nơi họ không gì khác hơn là một hành vi đức tin, tin nhận ngôi vị Thiên Chúa của Ngài.

‘Ai sẽ cứu con người?’. Chính Thiên Chúa đã chuẩn bị ‘Đấng Sẽ Cứu’ đó từ ngàn xưa. Ngài reo lên qua Thánh Vịnh đáp ca hôm nay, “Ta đã tìm ra nghĩa bộc Đavít!”. Đúng thế, bài đọc Samuel tường thuật việc chuẩn bị đó. Loại bỏ Saun, Thiên Chúa đã chọn Đavít. Từ dòng dõi này, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ ra đời.

Anh Chị em,

‘Ai sẽ cứu con người?’. Chính Chúa Kitô! Đức Phanxicô nói, “Bất cứ điều gì dẫn bạn đến với Chúa Kitô đều có giá trị cứu rỗi, và chỉ những gì đến từ Chúa Kitô mới có giá trị. Ngài là trung tâm! Hãy luôn tự hỏi, điều này có đưa bạn đến với Chúa Kitô không? Hãy tiếp tục! Thái độ này có đến từ Chúa Kitô không? Hãy tiếp tục! Nhưng nếu nó không dẫn bạn đến với Chúa Kitô và nếu nó không đến từ Ngài thì điều đó khá hiểm nghèo. Nếu bạn không thể tôn thờ Chúa Kitô, thì thiếu một điều gì đó. Vì Ngài là Cứu Chúa!”.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, hãy thanh tẩy con khỏi mọi giả hình của ‘chủ nghĩa pháp lý’ và ‘chủ nghĩa lễ nghi!’. Cho con một trái tim luôn thổn thức vì con người như trái tim của Chúa!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tạp chí CruxNow phỏng vấn Đại sứ Do Thái bên cạnh Tòa Thánh về chiến tranh Do Thái - Hamas
Vũ Văn An
00:51 15/01/2024

Tạp chí CruxNow ngày 22 tháng 12 đã phỏng vấn Đại sứ IsraeI tại Tòa Thánh, Raphael Schutz, về hai biến cố trong chiến tranh Israel-Hamas: vụ quân đội Do Thái sát hại hai mẹ con người Palestine tại khu vực Nhà Thờ giáo xứ Thánh Gia, nhà thờ Công Giáo duy nhất hiện hữu tại Gaza; và vụ việc được ông cho là người Palestine không muốn giải pháp hai nhà nước, họ chỉ muốn tiêu diệt người Do Thái.

Sau đây là nguyên văn cuộc phỏng vấn:



Crux: Để bắt đầu, trước tiên tôi muốn đề cập đến sự việc xảy ra tại giáo xứ Công Giáo ở Gaza. Tòa thượng phụ đã nói rằng Quân đội Do Thái phải chịu trách nhiệm về vụ sát hại hai phụ nữ ở đó và về vụ tấn công vào tu viện trực thuộc giáo xứ. Sự hiểu biết của ông về những gì đã xảy ra là gì?

Đại sứ Schutz: Đầu tiên, tôi muốn nói rằng về nguyên tắc chung, tất cả nạn nhân kể từ ngày 7 tháng 10 đều là nạn nhân của Hamas, bởi vì Hamas là thực thể đã châm ngòi chiến tranh bằng cuộc tấn công tàn bạo vào Israel. Những gì Israel làm là tiến hành một cuộc chiến tranh tự vệ với mục đích cuối cùng là làm cho Dải Gaza cũng như các khu vực khác của Israel được an toàn và đảm bảo cho người dân của chúng tôi, một điều không phải là tình hình hiện nay.

Về việc bi thảm hai người phụ nữ bị bắn chết, tôi có thể nói rằng những bi kịch như thế là một phần của chiến tranh. Một ngày trước khi chuyện này xảy ra, chuyện này xảy ra vào thứ Bảy, và vào thứ Sáu, Quân đội Do Thái đã vô tình giết chết ba trong số những con tin tìm cách bỏ chạy và cố gắng đầu hàng nhưng bị coi là Hamas và bị bắn chết, điều này đối với chúng tôi là một bi kịch to lớn. Những người đó bị giam cầm 70 ngày, khi chạy thoát được thì bị chúng tôi giết chết. Vì vậy, về mặt kỹ thuật, có thể đúng là những người phụ nữ đã bị Quân đội Do Thái bắn, mặc dù điều này chưa được xác minh 100%, nhưng ngay cả khi điều này là sự thật thì điều này không phải do ác ý hay cố ý, đó là một sai lầm như những sai khác trong thời gian chiến tranh.

Trong bối cảnh này, tôi thấy rất khó chịu khi Tòa Thượng phụ Latinh ở Giêrusalem rất nhanh chóng, chỉ vài giờ sau khi vụ việc xảy ra, không cần điều tra, đã đăng một tuyên bố gọi Israel là quốc gia giết người, Quân đội Do Thái là những kẻ giết người 'một cách lạnh lùng' về cơ bản là lặp lại kiểu kết án xưa coi người Do Thái là kẻ chuyên giết Kitô hữu để tế lễ (blood libel). Không ai ở Israel cố tình làm điều đó. Ngoài ra, chúng tôi nhớ rằng vào đầu cuộc chiến đã có một cuộc tấn công vào một bệnh viện và Israel bị đổ lỗi, nhưng sau đó người ta phát hiện ra rằng đó không phải là Israel mà là do lực lượng dân quân địa phương đã bắn. Như thế, có thể Quân đội Do Thái đã giết hai người phụ nữ: Khủng khiếp, bi thảm, nhưng không cố ý.

Về giọng điệu của lời tuyên bố đó của Tòa thượng phụ, điều này báo hiệu điều gì về mối quan hệ với họ? Mối quan hệ có trở nên khó khăn vì cuộc chiến này không?

Một lần nữa, nó thật khủng khiếp. Tôi không biết tại sao họ lại tự do sử dụng ngôn ngữ này. Họ phải đưa ra câu trả lời này. Tôi cũng không nghe thấy bất cứ lời minh xác nào, không phải từ họ, không phải từ bất cứ thành phần nào khác. Vì vậy, điều tôi chỉ có thể bày tỏ là sự tức giận, thất vọng, thất vọng của tôi trước cách dùng từ dễ dãi, hời hợt khi nhắc đến sự việc này.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã can thiệp nhiều lần vào cuộc chiến hiện nay ở Gaza. Trong một số trường hợp, bao gồm cả bài phát biểu nhân lúc đọc Kinh Truyền Tin vào trưa Chúa Nhật vừa qua, ngài đã gọi chiến tranh là ‘chủ nghĩa khủng bố’. Phản ứng của ông đối với điều này là gì? Ông có thấy khó chịu với giọng điệu của Đức Thánh Cha không?

Có hai yếu tố trong các lời bình luận mà tôi muốn đưa ra. Một là chuyên biệt với việc sử dụng hạn từ 'khủng bố'. Tôi muốn nói rằng, theo hiểu biết tốt nhất của tôi, không có nhà lãnh đạo có trách nhiệm nào trong thế giới tự do, tôi không nói về Iran hoặc những người hành xử như vậy, đã gọi cuộc chiến của chúng tôi là khủng bố tự vệ. Có thể có những lời chỉ trích, đôi khi thậm chí có thể có những lời chỉ trích chính đáng đối với hành động này hay hành động kia, nhưng nhìn chung, các nhà lãnh đạo của thế giới tự do chấp nhận rằng Israel đang thực hiện quyền tự vệ của mình và ngay cả khi có chỉ trích, cũng không ai gọi nó là khủng bố. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là liệu tất cả các nhà lãnh đạo của thế giới tự do có nhầm lẫn không? Đây là nhận xét đầu tiên của tôi. Nhận xét thứ hai của tôi liên quan đến việc đóng khung toàn bộ vấn đề là 'cuộc chiến ở Gaza', một phần của điều tôi gọi là 'diễn ngôn nông cạn' xung quanh nó, bởi vì theo quan điểm của Israel, đây không phải là một cuộc chiến ở Gaza. Israel đã bị tấn công vào ngày 7 tháng 10, và kể từ đó có ít nhất bốn mặt trận: Chúng ta đang có một cuộc chiến tranh đang diễn ra với cường độ trung bình từ Lebanon, do Hezbollah thực hiện; chúng ta có các tên lửa và tên lửa ngẫu nhiên được các lực lượng địa phương phóng từ Syria; và chúng ta thấy người Houthi từ Yemen tuyên chiến với Israel mà không có hành động khiêu khích, chúng tôi không liên quan gì đến người Houthi, (những người) đang cố gắng ngăn chặn hoạt động vận chuyển hàng hóa của hải quân quốc tế bằng tàu ở Biển Đỏ. Đối với chúng tôi, đó là một cuộc chiến trên ít nhất bốn mặt trận. Vì vậy, gọi đó là “cuộc chiến ở Gaza” là bỏ qua vấn đề thực sự và hạn chế phạm vi mối đe dọa mà Israel đang phải đối mặt.

Ông cho rằng những lời của Đức Thánh Cha có tác động gì khi ngài nói ra cách ngài đã nói? Giọng nói của ngài vang xa đến mức nào?

Giáo hoàng là giáo hoàng, khi ngài bước ra và nói thì mọi người lắng nghe. Ngài có thẩm quyền quốc tế duy nhất mà ngài có, và đây là lý do tại sao những gì ngài nói lại quan trọng, bởi vì mọi người lắng nghe và nghe.

Tôi cũng muốn yêu cầu ông cập nhật tình hình của các con tin. Có bao nhiêu người đã được giải thoát? Có bao nhiêu người vẫn đang bị giam cầm? Ông nghĩ mình sắp đưa được mọi người về nhà đến mức nào?

Theo những gì tôi biết, con số ban đầu tính vào ngày 7 tháng 10 là khoảng 250. Hiện tại, con số mà chúng tôi biết đang bị giam giữ là khoảng 130, tức là khoảng một nửa. Thật không may, chúng tôi biết rằng một số người trong số họ không còn sống nữa. Hamas giữ thi thể, xác chết. Tôi không thể nói cho bạn biết có bao nhiêu. Hầu hết phụ nữ và hầu hết trẻ em đều được thả ra, nhưng chúng tôi biết thực tế là có ít nhất hai em bé, một em thậm chí chưa đầy một tuổi vẫn còn ở đó. Họ bị bắt sống và chưa được thả ra, và chúng tôi không biết liệu họ có còn sống hay không. Mẹ của họ cũng chưa về. Một số phụ nữ khác vẫn đang bị giam cầm, và đây là lý do tại sao giai đoạn ngưng chiến đầu tiên kết thúc, vì Hamas đã không thả những phụ nữ mà chúng tôi đã đồng ý. Bây giờ tôi hiểu rằng đang có những cuộc đàm phán để đạt được một thỏa thuận khác. Có một cuộc trò chuyện ở Warsaw, một cuộc gặp giữa người đứng đầu Mossad, người đứng đầu CIA và Thủ tướng Qatar, nhưng cho đến khi nhìn thấy, chúng tôi mới biết. Hôm qua, một số chiến binh thánh chiến đã công bố một số video về hai con tin, một trong số họ ở độ tuổi cuối 40 và một người khác ở độ tuổi cuối 70, và một ngày trước đó, Hamas đã công bố một video về ba con tin, những người đàn ông ở độ tuổi 70 và 80. Tất cả đều trông rất tệ; họ không nhận được thuốc của họ. Các con tin được thả đã kể những câu chuyện về điều kiện giam cầm rất khó khăn, vì vậy tất nhiên có rất nhiều lo lắng về điều gì có thể xảy ra với những con tin vẫn còn sống.

Ông có thấy khả năng có một cơ hội khác cho một lệnh ngừng bắn ngắn hạn, để thả con tin hoặc cung cấp viện trợ nhân đạo trong tương lai gần không?

Tôi không biết. Viện trợ nhân đạo đang đổ vào Dải Gaza mỗi ngày, điều này đang diễn ra như chúng ta đang nói, mặc dù lời hứa đưa các con tin được Hội Hồng thập tự đến thăm vẫn chưa được tuân giữ. Giống như bạn, hiện tại tôi đã đọc tin tức về một số cuộc trò chuyện liên quan đến khả năng thả thêm con tin. Có hai trường phái tư tưởng, nếu bạn thích, ở Israel. Rất nhiều người trong quân đội, trong ban lãnh đạo, họ nói rằng chỉ có áp lực quân sự mà chúng tôi thực hiện đối với Hamas mới có thể thực hiện được đợt thả con tin đầu tiên cho đến nay, vì vậy chúng tôi phải tiếp tục duy trì áp lực. Mở một ngoặc đơn, tôi có thể nói với bạn rằng trong số những gia đình đã gặp giáo hoàng, ít nhất hai gia đình sau đó được xác định là (đã) bị giết. Sau đó tôi đã nói chuyện với hai gia đình qua điện thoại. Một số người trong số họ đã quay trở lại, và một số vẫn chưa được biết đến. Vì vậy, một trường phái tư tưởng khác cho rằng mỗi ngày trôi qua, cơ hội đưa họ sống sót trở về nhà ngày càng nhỏ, vì vậy vấn đề này cần được ưu tiên hiện nay, giải cứu con tin bằng đàm phán, sau đó mới đưa chiến tranh trở lại thành ưu tiên hàng đầu, hạ thấp năng lực quân sự của Hamas. Đó là một tình thế tiến thoái lưỡng nan khủng khiếp và tôi không thể nói với bạn rằng tôi có lập trường, nhưng đây là hai cách xem xét nó trong dư luận Israel và trong giới lãnh đạo Israel.

Về cuộc gặp gỡ của Đức Thánh Cha với gia đình các con tin, cuộc gặp gỡ đó có ý nghĩa gì đối với các gia đình và đối với Israel?

Một số gia đình khi bước ra khỏi cuộc họp đã nói một cách tích cực rằng Đức Giáo Hoàng đã thể hiện rất nhiều sự tương cảm và hứa sẽ làm những gì có thể để giúp đỡ. Các thành viên khác trong gia đình hơi thất vọng vì cuộc họp rất ngắn, chỉ khoảng 20 phút và có 12 người và không phải ai cũng có thể nói được, nhưng thông điệp vẫn truyền tải, ngay cả đối với những người không có thời gian để nói một chữ.

Về cơ bản, đó là niềm hy vọng rằng Đức Giáo Hoàng cùng với những người khác trên trường quốc tế có thể tạo ra sự khác biệt. Tất nhiên, tôi hy vọng ngài vẫn có thể làm được với những người còn lại. Ấn tượng rất tích cực về việc ngài dành tình cảm cho họ, rằng ngài quan tâm và ngài nói rõ ràng rằng ngài muốn giúp đỡ những gì ngài có thể. Chúng tôi biết rằng Hamas không chính xác nghe những gì Giáo hoàng nói, nhưng Hamas nói chuyện với Qatar và Qatar có một số đòn bẩy, hoặc một số quốc gia khác cũng có thể có một số đòn bẩy, và nếu Đức Giáo Hoàng nói chuyện với họ, rồi Qatar thì có thể giúp ích được ít nhất một cách gián tiếp.

Đức Hồng Y Parolin hôm thứ Bảy đã gặp gỡ một phái đoàn của Liên đoàn Ả Rập và một số đại sứ của các quốc gia trong khu vực đó. Họ nói về cuộc chiến ở Gaza, nhưng họ cũng một lần nữa kêu gọi giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột Israel-Palestine. Israel thấy cuộc gặp đó như thế nào? Liệu giải pháp hai nhà nước có khả hữu vào thời điểm này không?

Hãy bắt đầu với giải pháp hai nhà nước. Phần này của điều tôi gọi là 'diễn ngôn nông cạn' xung quanh cuộc xung đột này. Tôi tin rằng cuộc xung đột này không liên quan gì đến giải pháp hai nhà nước. Không hề, vì Hamas không nói về giải pháp hai nhà nước, Hamas không nói về đường biên giới năm 1967, Hamas không muốn Israel hiện hữu. Vì vậy, khi cuộc thảo luận đi chệch hướng khỏi những gì nên thảo luận - mà theo quan điểm của chúng tôi, là bản chất của Hamas và sự kiện Hamas là một nhân tố quan trọng trong xã hội Palestine - khi nó đi chệch hướng sang cuộc thảo luận tự động về giải pháp hai nhà nước, thì tôi sẽ nói rằng đó không phải là nói về vấn đề thực sự.

Ngoài ra, khi bà thấy thông cáo mà Vatican công bố sau cuộc họp, nó nói về nhu cầu cứu trợ nhân đạo ở Gaza, nhu cầu ngừng bắn, tình trạng đặc biệt cho Giêrusalem, và nó không đề cập đến Hamas, ngày 7 tháng 10, các con tin; tất cả những yếu tố này đã không được đề cập. Đây là điều tôi tin là còn thiếu.

Trong quá khứ, chính phủ Israel ủng hộ ý tưởng về giải pháp hai nhà nước, kể từ Oslo năm 1993 và sau đó là với Ehud Barak và Ehud Olmert, và thậm chí cả Netanyahu làm Thủ tướng vào năm 2009. Ở đây, chúng ta phải bàn một chút lịch sử, bởi vì khi những người Palestine được cho là ôn hòa nói rằng họ sẵn sàng chấp nhận giải pháp hai nhà nước, thì có một sắc thái quan trọng ở đây, bởi vì khi chúng ta nói về giải pháp hai nhà nước trước đây, chúng ta nói về hai nhà nước cho cả hai dân tộc, bởi vì luận lý của hai quốc gia là có hai dân tộc, hai quốc tịch và mỗi dân tộc có quyền tự thỏa mãn mình trong một quốc gia, và đây là lý do tại sao hai quốc gia phải là hai quốc gia, nhưng, theo như tôi được biết, người Palestine thì không bao giờ đồng ý với công thức hai nhà nước dành cho hai dân tộc vì họ cũng nói về “quyền được trở về”.

Bây giờ, “quyền trở về nghĩa là gì?” Nó có nghĩa là chấm dứt quyền hiện hữu của người Do Thái. Trong các cuộc biểu dương, trong các cuộc biểu tình ‘từ sông ra biển, Palestine phải được tự do’, điều này đồng nghĩa với việc diệt chủng đối với Israel, đơn giản chỉ vậy thôi. Nhiều người Palestine sẽ nói rằng những người tị nạn, hoặc con cháu của những người tị nạn, sẽ có điều mà họ cho là quyền định cư ở Israel, điều này làm mất đi luận lý của hai nhà nước đối với nội dung của hai dân tộc, bởi vì những gì họ nói là chúng ta có Palestine, và sau đó chúng ta cũng có Israel, nơi người Palestine có quyền định cư. Đây là điều mà không chính phủ nào ở Israel chấp nhận.

Thứ hai, nên hỏi những người tự gọi là những người Palestine ôn hòa, tại sao lại từ chối giải pháp này vào năm 1937, với Ủy ban Peel, tại sao lại từ chối nghị quyết 181 của Liên Hợp Quốc vào năm 1947? Tại sao lại từ chối nó với Ehud Barak và Vua David vào năm 2000? Tại sao bạn từ chối nó với Ehud Olmert ở Annapolis năm 2008, khi gần như 100% lãnh thổ West Bank và Gaza được chính phủ Israel đề xuất, trong đó có Đông Giêrusalem là thủ đô của Palestine? Tại sao lần nào bạn cũng từ chối nó?

Cuối cùng, tôi tin rằng câu trả lời là tầm nhìn của người Palestine cho đến nay, mặc dù họ đã nói rõ ràng về giải pháp hai nhà nước, nhưng tầm nhìn của họ luôn đặt vấn đề căm ghét Israel lên hàng đầu. Chỉ ở vị trí thứ hai, nếu không muốn nói là thấp hơn, là việc xây dựng họ trong tư cách một xã hội, một đất nước, một dân tộc.

Giọng điệu này đến từ người Palestine hay Hamas? Hay chúng giống nhau, theo quan điểm của ông?

Từ người Palestine! Nếu nói từ sông ra biển, Palestine sẽ được tự do, nghĩa là từ sông Giócđăng đến Địa Trung Hải, đó là lãnh thổ của Israel ngày nay. Vì vậy, về cơ bản đây là lời kêu gọi diệt chủng, và bạn luôn nghe thấy nó trong các cuộc biểu dương.

Họ nói về sự chiếm đóng và mọi người không nhớ rằng Gaza đã không bị chiếm đóng trước ngày 7 tháng 10. Israel rời Gaza vào năm 2005 và người Palestine vào thời điểm đó có thể xây dựng một xã hội, một quốc gia, có thể bắt đầu quá trình xây dựng ở Gaza. Thay vào đó, họ lấy hàng triệu đô la và đầu tư vào cơ sở hạ tầng quân sự mà chúng ta thấy hiện nay, bởi vì đối với họ, việc chiến đấu với Israel và chấm dứt sự hiện hữu của Israel, quan trọng hơn nhiều so với việc làm điều gì đó mang tính xây dựng với chính họ.

Ngoài ra còn có vấn đề về các khoản thanh toán lớn cho gia đình của những kẻ khủng bố đã thực hiện hành động chống lại người Israel. Ngoài ra, coi Gaza là nơi mà trong 20 năm qua không có xã hội dân sự. Đó là khu vực trong đó cơ sở hạ tầng khủng bố, cơ sở hạ tầng lớn nhất từ trước đến nay, được xây dựng và mọi thứ khác đều bị coi là thứ yếu trước cơ sở hạ tầng này. Trường học còn được dùng làm kho chứa đạn dược. Điều tương tự với phòng khám, bệnh viện cũng vậy, nơi thờ phượng cũng vậy. Không nhất thiết phải là nhà thờ, mà là đền thờ Hồi giáo. Nên hiểu điều này.

Lời chỉ trích chính của tôi đối với người Palestine, khi họ nói rằng Israel là 'đứa trẻ hư hỏng', và họ là nạn nhân, tôi nói rằng tài sản duy nhất mà người Palestine đưa ra bàn đàm phán là tình trạng nạn nhân, không có gì tích cực, và họ coi tình trạng nạn nhân này và họ mang nó đến Liên Hợp Quốc, họ mang nó đến mọi diễn đàn quốc tế và họ chiếm đoạt các diễn đàn này. Ưu tiên hàng đầu của họ là chống lại Israel. Họ ghét Israel hơn họ yêu chính mình. Không chỉ ở Hamas, mà còn ở Chính quyền Palestine. Vì vậy, khi tôi nghe nói rằng chúng tôi là đứa trẻ hư hỏng, ý tôi là, Israel đã nhiều lần thể hiện sự sẵn sàng trao đổi lãnh thổ để đạt được hòa bình, với Ai Cập, với chính người Palestine, với Jordan, và chúng tôi đã dỡ bỏ các khu định cư trong quá khứ khi nó phục vụ hòa bình, điều này cũng đưa ra câu trả lời.

Quay trở lại ngày hôm nay, nói về giải pháp hai nhà nước là hoàn toàn nằm ngoài bối cảnh, bởi vì những gì đang xảy ra hiện nay không phải là về giải pháp hai nhà nước, mà là về quyền hiện hữu của Israel ở bất cứ biên giới nào. Tôi muốn giới lãnh đạo Palestine nói to và rõ ràng: Israel có quyền hiện hữu, không phải vì nó đã hiện hữu, mà bởi vì người Do Thái là một dân tộc đích thực trên vùng đất này.

Điều này cũng có nghĩa là xóa bỏ diễn ngôn cho rằng Israel là sản phẩm của chủ nghĩa thực dân mà chúng ta thường xuyên nghe thấy. Đây là một lời nói dối, đây chỉ là một lời nói dối! Bạn không thể lấy lịch sử và phủ nhận nó, và lịch sử là người Do Thái luôn ở đó, đó không chỉ là lịch sử thành văn, mà còn là khảo cổ học, vì vậy đừng biến chúng tôi thành những kẻ thực dân da trắng đến từ bên ngoài, bởi vì đây là điều góp phần tạo nên sự căm ghét và sự thiếu hiểu biết về con người chúng tôi.

Suy cho cùng thì đây là lý do tại sao tôi không thể đưa ra câu trả lời cho bạn về việc liệu giải pháp hai nhà nước có còn là điều mà chính phủ Israel sẽ ủng hộ hoặc có thể hỗ trợ trong tương lai hay không. Đơn giản là tôi không thể.

Vì vậy, ngay cả khi Hamas không còn là một phần của phương trình, vẫn sẽ có khó khăn khi coi đây là một lựa chọn thực tế?

Trước đây, tôi rất ủng hộ giải pháp hai nhà nước, khi hiệp định Oslo được ký kết vào năm 1993. Điều này tôi có thể nói ở bình diện bản thân. Ngày nay tôi bi quan hơn nhiều, chủ yếu là vì tôi phát hiện ra rằng có một bộ phận lớn trong xã hội Palestine không thực sự ủng hộ nó.

Đã có một số cáo buộc cho rằng Israel đang lợi dụng cuộc chiến hiện tại để mở rộng các khu định cư ở Palestine và West Bank. Phản ứng của ông trước những cáo buộc này là gì?

Gần đây tôi chưa thấy bất cứ công trình xây dựng mới nào có ý nghĩa hoặc quan trọng. Ngược lại, tôi thấy một số bài đăng được tạo ra trong những ngày và tuần gần đây đã bị quân đội dỡ bỏ…vì nó là bất hợp pháp, và trong khi chúng ta đang đối mặt với chiến tranh, những người thực hiện các hoạt động bất hợp pháp như vậy lại tạo thêm gánh nặng cho công việc và tới sứ mệnh của quân đội Israel. Tôi chắc chắn rằng không có kế hoạch lớn nào để thúc đẩy và mở rộng các khu định cư.

Đã có nhiều lời kêu gọi ngừng bắn ở Gaza. Khi nào Israel sẵn sàng xem xét ngừng bắn và liệu Tòa Thánh có vai trò nào trong việc đạt được điều này không?

Lệnh ngừng bắn tự nó không phải là mục đích cuối cùng. Lệnh ngừng bắn là tích cực miễn là nó phục vụ các mục đích quân sự, mà cuối cùng sẽ giảm đến mức tối thiểu, nếu không muốn nói là xóa bỏ hoàn toàn, năng lực quân sự của Hamas để giúp người Israel có thể trở về nhà của họ giáp biên giới Dải Gaza. Tôi tin rằng lệnh ngừng bắn có thể xảy ra vào ngày mai nếu Hamas quyết định hạ vũ khí, đầu hàng và thả con tin.

Nếu điều này không xảy ra, thì lệnh ngừng bắn chẳng là gì ngoài một chiến thắng đối với Hamas, bởi vì rõ ràng họ sẽ tận dụng nó để lấy lại năng lực quân sự đã đánh mất trong hai tháng qua. Vì vậy, một lần nữa, tôi không coi lệnh ngừng bắn là một lý tưởng, một sự kết thúc. Đó là một phương tiện để đạt được mục đích của cuộc chiến, nó là công cụ, và nếu mọi người kêu gọi ngừng bắn vô điều kiện, theo quan điểm của tôi, họ đang rơi vào tay Hamas, và điều này hoàn toàn có trong hồ sơ.

Vatican đang cố gắng trở thành lương tâm đạo đức của cuộc xung đột này. Có chỗ nào dành cho những cân nhắc về mặt đạo đức mà Tòa Thánh đang cố gắng đưa ra bàn thảo trong cuộc chiến này?

Tôi nghĩ rằng những cân nhắc về mặt đạo đức trong chiến tranh là cần thiết; không những quan trọng mà còn cần thiết. Đây là lý do tại sao chúng ta có luật pháp quốc tế và chúng ta nên tiến hành chiến tranh theo luật pháp quốc tế, nhưng lập trường đạo đức này không có nghĩa là chủ nghĩa duy hòa. Sự phân biệt này phải được thực hiện.

Chúng ta đang cận kề Giáng sinh và Năm mới, thông thường đại sứ quán luôn có thói quen gửi rượu và quà vào dịp cuối năm. Năm nay, thay vào đó, vì ngày 7 tháng 10, chúng tôi đã quyết định gửi “thông điệp trong chai”, Gỉang viên 3:1-8:

“Ở dưới bầu trời này,
mọi sự đều có lúc,
mọi việc đều có thời:
một thời để chào đời,
một thời để lìa thế;
một thời để trồng cây,
một thời để nhổ cây;
một thời để giết chết,
một thời để chữa lành;
một thời để phá đổ,
một thời để xây dựng;
một thời để khóc lóc,
một thời để vui cười;
một thời để than van,
một thời để múa nhảy;
một thời để quăng đá,
một thời để lượm đá;
một thời để ôm hôn,
một thời để tránh hôn;
một thời để kiếm tìm,
một thời để đánh mất;
một thời để giữ lại,
một thời để vất đi;
một thời để xé rách,
một thời để vá khâu;
một thời để làm thinh,
một thời để lên tiếng;
một thời để yêu thương,
một thời để thù ghét;
một thời để gây chiến,
một thời để làm hoà”.

Đây là đạo đức, nhưng đây không phải là chủ nghĩa duy hòa. Có lúc chiến tranh, có lúc hòa bình, nhưng tiếc thay bây giờ lại là lúc chiến tranh. Vì vậy, tôi phân biệt rõ ràng giữa đạo đức, điều cần thiết đối với mọi người, đối với mỗi con người, và chủ nghĩa duy hòa, đối với tôi là một khái niệm rất sai lầm, xa rời thực tế.

Khi Đức Giáo Hoàng nói rằng mọi cuộc chiến đều là một thất bại, tôi chấp nhận điều đó theo nghĩa là mọi việc phải được thực hiện để ngăn chặn chiến tranh, và nếu chúng ta thất bại thì sẽ có chiến tranh. Nhưng khi có chiến tranh, chiến tranh có một số mục đích, và những mục đích này, những mục tiêu này, chúng phải đạt được. Không ai trong những năm 40, khi quân đồng minh tiến đến Berlin, nói về lệnh ngừng bắn. Đầu tiên, hãy đạt được mục tiêu và sau đó chúng ta có thể làm việc vào ngày sau chiến tranh.
 
Hang đá giáng sinh được Đức Gioan Phaolô II viếng thăm hàng năm và người tạo ra nó một cách bất ngờ
Vũ Văn An
01:05 15/01/2024

Antoine Mekary của tạp chí ALETEIA, ngày 23 tháng 12, tường thuật việc Đức Gioan Phaolô II viếng thăm hang đá Giáng sinh được tạo ra bởi công trình của một nhân viên sở vệ sinh hàng năm trong triều đại giáo hoàng của ngài. Ngày nay hang đá độc đáo này vẫn thu hút rất nhiều du khách.



Cách Quảng trường Thánh Phêrô năm phút đi bộ, ẩn mình trong sân được bao quanh bởi các tòa nhà dân cư, là một cảnh Chúa giáng sinh đặc biệt. Được xây dựng vào năm 1972 bởi Giuseppe Ianni, một người dọn rác làm việc cho dịch vụ vệ sinh đô thị (AMA) của Rome, nó được coi là tái tạo Palestine vào thời điểm Chúa Giêsu sinh ra và truyền bá thông điệp hòa bình. Khi Giuseppe đặt viên đá đầu tiên vào vị trí, ông không bao giờ đoán được rằng hang đá của mình sẽ trở nên nổi tiếng khắp thế giới.

Kể từ năm 1972, cảnh Chúa giáng sinh này đã được mọi loại người đến thăm, bao gồm Mẹ Teresa, các chính trị gia Ý và Đức Gioan Phaolô II, người đã đến xem hang đá này hàng năm vào ngày 6 tháng 1, từ năm 1979 đến năm 2002. Mặc dù Giuseppe đã qua đời vào tháng 6 năm 2022, công việc và đức tin của ông vẫn còn sống động trong cảnh Chúa giáng sinh, điều này tiếp tục là bằng chứng cho thấy Chúa Kitô có thể được sinh ra ngay cả ở những nơi không ngờ tới nhất.

Salvatore Ianni, 61 tuổi, một trong sáu người con của Giuseppe, nói với Aleteia trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 12: “Cha tôi luôn so sánh rằng khi công nhân vệ sinh dọn dẹp đường phố thì chiếc nôi cũng có thể làm sạch tâm hồn, bất kể hệ thống niềm tin của người ta là gì. Cảnh Chúa giáng sinh này là đứa con thứ bảy của cha tôi,” anh nói đùa và chỉ vào hang đá phức tạp trải dài phía sau anh.

Hang đá ngày nay được tạo thành từ 2,234 viên đá, trong đó có 350 viên do người Công Giáo từ khắp nơi trên thế giới muốn đóng góp mang đến. Nó bao gồm 100 ngôi nhà, nhiều con đường dài hơn 170 feet, ba con sông, bảy cây cầu và bốn đường dẫn nước, tất cả đều có nước chảy. Những hình tượng đầy màu sắc của dân làng, những người chăn cừu và nhiều hơn nữa trên cấu trúc bằng đá.

Các khởi đầu khiêm tốn

Hang đá bắt đầu hoạt động vào năm 1972 khi Giuseppe xin phép các ông chủ của mình để xây dựng cảnh Giáng Sinh tại chi nhánh Sở Dịch vụ Vệ sinh Đô thị nơi ông làm việc, gần Vatican. Ông đã thu lượm được một số hỗ trợ kinh tế từ các đồng nghiệp của mình để mua vật liệu, đá tạo thành từ tro núi lửa và đá lửa, và bắt đầu điêu khắc thành Bêlem trong thời gian rảnh rỗi trong căn phòng nơi các công nhân vệ sinh cất giữ xe tải dọn vệ sinh và các máy móc khác của họ.

Salvatore nói: “Người quyết định mang hang đá đến một nơi khiêm tốn […] cũng nghĩ rằng đây có thể là điểm gặp gỡ tốt cho cả khu phố”. Vào thời điểm đó “trong guồng máy xã hội, dường như những người dọn rác nằm trong số những người cuối cùng”.

Salvatore giải thích: “Cảnh Chúa giáng sinh được sinh ra từ một hành vi đức tin. Và thực sự đức tin của người đã khiến người viết một lá thư đơn giản cho Đức Thánh Cha, mời ngài đến thăm hang đá và các công nhân vệ sinh.”

Trước sự ngạc nhiên của Giuseppe, Đức Giáo Hoàng vào thời điểm đó, Đức Phaolô VI, đã chấp nhận và là vị giáo hoàng đầu tiên đến thăm vào năm 1974. Giuseppe sau đó đã lặp lại cử chỉ này vào lễ Giáng sinh năm 1978, vài tháng sau khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô được bầu.

Một truyền thống của Đức Gioan Phaolô II

Đức Gioan Phaolô II, giống như người tiền nhiệm, đã đồng ý và khi đến nơi, Giuseppe quyết định hỏi Đức Giáo Hoàng Ba Lan xem ngài có muốn đến thăm hàng năm các công nhân vệ sinh và hang đá của họ hay không. Đức Gioan Phaolô II đã đồng ý và trên thực tế đã đến trong 24 năm tiếp theo, cho đến năm 2003 khi sức khỏe của ngài trở nên quá yếu.

“Tôi nhớ rất rõ chuyến thăm đầu tiên, người ta rất tò mò xung quanh vị Giáo hoàng mới người ngoại quốc này, […] ngài là người mang đến sự mới lạ. Thái độ của ngài thực sự là về sự tiếp xúc; đó là một điều phi thường,” Salvatore, người mới 16 tuổi khi Đức Gioan Phaolô II đến lần đầu tiên, nhớ lại.

Ngày hôm đó, Giuseppe không phải là người duy nhất đặt câu hỏi với Đức tân Giáo hoàng. Khi Đức Gioan Phaolô II đến gần cô con gái lớn Vittoria, 21 tuổi, cô nắm lấy tay Đức Thánh Cha và nói với ngài rằng cô sẽ kết hôn trong vài tháng nữa. Sau đó cô ấy hỏi liệu ngài có thể cử hành không. “Cũng tự nhiên như ngài đã đồng ý đến thăm hang đá Giáng sinh, Đức Thánh Cha đã đồng ý với chị tôi, người đã đưa ra yêu cầu này một cách táo bạo và nghịch ngợm. Đó là một điều bất ngờ”, Salvatore nói thế. Trên thực tế, Đức Gioan Phaolô II đã làm lễ kết hôn cho Vittoria và chồng bà vào ngày 25 tháng 2 năm 1979.

Đức Gioan Phaolô II là một trong nhiều nhân vật nổi tiếng đến viếng thăm hang đá, mặc dù ngài là người thường xuyên nhất. Mẹ Teresa cũng đã đến thăm vào năm 1996, Thủ tướng Ý Giulio Andreotti vào năm 1991, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI vào năm 2006, và Tổng thống Ý Giorgio Napolitano vào năm 2007. Khi sự phổ biến của cảnh Chúa giáng sinh ngày càng tăng, Sở Dịch vụ Vệ sinh Đô thị quyết định dành toàn bộ căn phòng cho nó, đưa các máy móc vệ sinh đi nơi khác và cho phép mọi người đến thăm hang đá miễn phí. Sở Dịch vụ Vệ sinh Đô thị ước tính có khoảng 1,000 du khách ghé thăm mỗi năm.

Một cảnh Chúa giáng sinh cho hòa bình

“Đức Thánh Cha được chào đón giữa chúng tôi, những người thu lượm rác. Chúng tôi cầu nguyện cho hòa bình thế giới,” được viết trên một trong những bức tường trong căn phòng chứa cảnh Chúa giáng sinh.

Sinh năm 1935, Giuseppe đã trải qua những khó khăn và tổn thương trong Thế chiến thứ hai, mất cả cha lẫn mẹ năm 9 tuổi và sau đó bị xa cách các anh chị em của mình cho đến tuổi thiếu niên. Trải qua những năm tháng đau thương này, ông không nghi ngờ gì rằng cảnh Chúa giáng sinh sẽ được dâng hiến cho hoà bình giữa các dân tộc.

Salvatore chỉ vào một khung đựng một mảnh giấy trắng có dòng chữ mờ trên đó: “Đừng đưa tiền mà hãy cầu nguyện cho hòa bình trên trái đất”, ký tên “các công nhân vệ sinh”.

Salvatore nói: “Cha tôi từ chối bằng mọi cách mọi khoản đóng góp bằng tiền mà mọi người có thể đóng góp, […] tiền lẽ ra không được đưa vào đây […] hang đá luôn được dành riêng cho hòa bình thế giới”.

Thay vì tiền, mọi người bắt đầu mang đá từ đất nước của họ, thứ mà Giuseppe lần đầu tiên đưa vào cảnh Chúa giáng sinh. Nhưng khi hết chỗ, họ bắt đầu đặt chúng trên các bức tường của căn phòng. Croatia, Colombia, Mỹ và thậm chí cả một mảnh đá mặt trăng đều trang trí cho nhà trẻ và khu vực xung quanh.

Một người có đức tin và học hỏi

Một danh sách những cái tên truy tìm gia phả của Chúa Kitô, từ Ápraham đến Thánh Giuse và Đức Mẹ Maria, chạy dọc theo cảnh Chúa giáng sinh dẫn đến nơi đặt các tượng của Thánh Gia trong một hang động nhỏ sáng sủa. Salvatore giải thích rằng cha anh say mê nghiên cứu Kinh thánh vì ông muốn hang đá có “sự thật lịch sử”.

Thực tế, khi được hỏi nhân chứng nào mà anh tin rằng cha anh và hang đá của ông vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, Salvatore đã trả lời bằng ba yếu tố: “đức tin, học hỏi và hy vọng”.

Con trai ông giải thích: “Đức tin của cha tôi không phải là điều gì trống rỗng hay ma thuật. Nó dựa trên những sự thật cụ thể của cuộc sống.”

Salvatore nói thêm: “Cảnh Chúa giáng sinh thuộc về Sở Dịch vụ Vệ sinh Đô thị, như cha tôi luôn mong muốn. Chúng tôi chỉ cần tiếp tục làm chứng cho người trong tư cách người quan sát từ bên ngoài. […] Thực tế, hang đá Giáng sinh không phải là một địa điểm vật chất mà là thông điệp tâm linh được nó mang theo.”
 
Giáo Hội càng thêm hoang mang về chúc lành đồng tính. Phân tích của ba Giáo sư Hoa Kỳ
J.B. Đặng Minh An dịch
09:43 15/01/2024

Giáo sư John Finnis là Giáo sư danh dự về Luật và Triết học pháp lý tại Đại học Oxford và phục vụ trong Ủy ban Thần học Quốc tế về Giáo lý Đức tin từ năm 1986 đến năm 1991.

Giáo sư Robert P. George là Giáo sư Luật học tại Đại học Princeton.

Giáo sư Peter Ryan, là linh mục Dòng Tên là Chủ tịch phụ trách Đạo đức Đời sống tại Đại Chủng viện Thánh Tâm và từng là giám đốc điều hành của Ủy ban Giáo lý và Giáo luật của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ từ năm 2013 đến năm 2016.

Ba vị vừa có bài bình luận về Tuyên ngôn Fiducia Supplicans và thông cáo báo chí sau đó trên tờ First Things với nhan đề “The Church Sows More Confusion About Same-Sex Blessings”, nghĩa là “Giáo Hội càng thêm hoang mang về chúc lành đồng tính”.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Vào ngày 18 tháng 12, Bộ Giáo lý Đức tin của Tòa thánh đã công bố Fiducia Supplicans. Tuyên ngôn đó tuyên bố rằng các linh mục có thể chúc lành một cách tự phát cho các cặp vợ chồng trong những tình huống “bất thường”—ví dụ, các cặp “tái hôn” hoặc đồng tính—trong một số giới hạn nhất định. Những giới hạn đó được cho là để bảo vệ chứng tá của Giáo hội đối với những giáo huấn của Giáo hội về đạo đức tình dục và hôn nhân, những sự thật mà lý trí và sự mặc khải thiêng liêng có thể nhận biết được. Tuy nhiên, nhiều giám mục và hội đồng giám mục đã bày tỏ lo ngại rằng việc ban phép lành như vậy sẽ cản trở chứng tá đó, làm suy yếu giáo huấn của Giáo hội rằng (1) hôn nhân là sự kết hợp bất khả phân ly giữa vợ chồng và (2) mọi hành vi tình dục ngoài hôn nhân đều là tội trọng.

Đáp lại, Bộ Giáo Lý Đức Tin đã đưa ra một thông cáo báo chí nhằm làm rõ Fiducia Supplicans. Nhưng thông cáo báo chí hoàn toàn không đầy đủ. Tuân theo nó sẽ không ngăn chặn được tác hại nghiêm trọng mà Bộ Giáo Lý Đức Tin cho rằng họ hy vọng sẽ tránh được. Mười ba đoạn văn dưới đây giải thích lý do tại sao chúng tôi kêu gọi các giám mục và linh mục không nên cho phép hoặc ban phép lành đang được đề cập: những trường hợp mà những phép lành như thế có thể không gây tổn hại nghiêm trọng là rất hiếm, nếu không muốn nói là trên thực tế, không hế tồn tại—ít nhất là khi không có những điều kiện mà chúng tôi sẽ đề cập đến.

1. Với một ngoại lệ nhỏ, được thảo luận dưới đây, thông cáo báo chí chỉ nhấn mạnh các khía cạnh của Fiducia Supplicans khiến nó trở thành trở ngại cho việc truyền bá, bảo vệ và sống theo lời dạy của phúc âm về đạo đức tình dục.

2. Thông cáo báo chí khẳng định rằng Fiducia Supplicans, là một Tuyên ngôn, “không chỉ là một phản hồi hay một lá thư.” Nhưng cả hai tài liệu đều bỏ qua giáo huấn phúc âm có liên quan một cách trọng tâm đã được tái khẳng định trong Tuyên ngôn trước đây của cùng Bộ Giáo Lý Đức Tin, đó là Tuyên ngôn Persona Humana được công bố ngày 29 tháng 12 năm 1975 [bàn về luân lý tính dục].

3. “Việc tuân thủ luật luân lý trong lĩnh vực tính dục và thực hành khiết tịnh đã bị đe dọa đáng kể, đặc biệt là nơi những Kitô hữu kém nhiệt thành, bởi xu hướng hiện nay là nếu không thể phủ nhận thẳng thừng thì người ta giảm thiểu đến mức có thể thực tại nghiêm trọng của tội lỗi, ít nhất là trong đời sống thực tế của con người....

Một người... phạm tội trọng không chỉ khi hành động của anh ta xuất phát từ sự khinh miệt trực tiếp đối với tình yêu Thiên Chúa và người lân cận, mà còn khi anh ta có ý thức và tự do, vì bất cứ lý do gì, chọn một điều gì đó vô trật tự nghiêm trọng. Vì trong sự lựa chọn này... đã bao gồm cả sự khinh thường giới răn của Thiên Chúa: con người quay lưng lại với Thiên Chúa và đánh mất lòng bác ái. Hiện nay, theo truyền thống Kitô giáo và giáo huấn của Giáo hội, và như lý trí đúng đắn cũng thừa nhận, trật tự luân lý về tính dục bao hàm những giá trị cao quý của sự sống con người đến nỗi mọi vi phạm trực tiếp trật tự này đều là nghiêm trọng về mặt khách quan....

Do đó, các mục tử của các linh hồn phải thực hành lòng kiên nhẫn và lòng nhân hậu; nhưng họ không được phép vô hiệu hóa các điều răn của Chúa, cũng như không được phép giảm bớt trách nhiệm của con người một cách vô lý. “Không hề giảm bớt giáo huấn cứu độ của Chúa Kitô là một hình thức bác ái cao cả dành cho các linh hồn. Nhưng điều này phải luôn đi kèm với sự kiên nhẫn và lòng nhân hậu, như chính Chúa đã nêu gương khi đối xử với mọi người. Ngài đến không phải để kết án mà để cứu rỗi, Ngài thực sự không khoan nhượng với sự ác nhưng thương xót từng người”.

Cũng như Fiducia Supplicans, thông cáo báo chí quanh co né tránh sử dụng từ “tội lỗi”, chứ đừng nói đến “tội trọng” hoặc “tội đặc biệt nghiêm trọng” khi nói về “các kết hợp bất thường”. Thông cáo báo chí chỉ đề cập đến tội lỗi khi đề cập đến lời cầu xin phước lành mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện. Những tài liệu tham khảo này gợi ý, nếu không muốn nói là khẳng định, rằng không có sự khác biệt quan trọng về mặt đạo đức hoặc mục vụ giữa (a) chúc lành cho những người chẳng may sa ngã nhất thời, và (b) chúc lành cho những người là những bên tham gia vào một mối quan hệ được thể hiện bằng hành vi tội lỗi. Chưa bao giờ Giáo hội cho phép ban phép lành theo một mô tả xác định người nhận bằng cách nhắc đến tội lỗi của họ (ví dụ: chẳng bao giờ có một lời chúc phúc dành riêng cho những người viết phim khiêu dâm chẳng hạn).

4. Do đó, thông cáo báo chí (và cả Tuyên ngôn Fiducia Supplicans) đã bỏ qua điều mà Tuyên ngôn Persona Humana coi là trọng tâm: đó là học thuyết Kitô giáo về đạo đức tình dục phải đối mặt với những mối đe dọa chưa từng có trong thời đại chúng ta. Persona Humana lưu ý (1) sự biến mất của các chuẩn mực pháp lý, xã hội và văn hóa từng ủng hộ học thuyết Kitô Giáo về đạo đức tình dục; (2) sự xuất hiện của các quy tắc làm xói mòn đức tin nơi các tín hữu, con cái của họ và bất kỳ ai mà họ có thể truyền giáo; và (3) sự lan rộng trong Giáo hội những quan điểm thần học và thực hành mục vụ thách thức giáo lý đó. Những mối đe dọa này bây giờ còn dữ dội hơn nhiều. Và đối với họ, người ta có thể thêm một yếu tố mà Tuyên ngôn Persona Humana không hề ngờ tới: là (4) sự ưu ái của Tòa thánh đối với những người trong Giáo hội khét tiếng vì sự bác bỏ học thuyết đó một cách công khai hoặc bóng gió, và thậm chí còn ưu ái trong việc bổ nhiệm những người ấy.

5. Trong hoàn cảnh này, nhiều độc giả của Fiducia Supplicans đã nghĩ rằng trong đời thực sẽ là thiếu thận trọng nếu cố gắng vạch ra và không thể duy trì được sự phân biệt mà Tuyên ngôn đề cập đến: giữa (a) chúc lành cho các mối quan hệ tội lỗi và (b) chúc phúc cho những cá nhân trong “cặp” liên quan đến những mối quan hệ như vậy. Hoặc ít nhất, nhiều người đã nghi ngờ rằng các cặp hoặc những người tham gia vào các chúc lành ấy thực sự có thể phân biệt và đánh giá cao sự khác biệt này trừ khi các giám mục chấp thuận, hoặc các linh mục ban những phép lành như thế đặt ra một số điều kiện:

rằng thừa tác viên không được có ý định hợp pháp hóa bất cứ điều gì và phải bảo đảm rằng phép lành thậm chí không giống với phép lành phụng vụ (FS §§39-40);

rằng các mục tử phải tuyên bố rõ ràng với những người có mặt rằng ngài, giống như Giáo hội, “không có ý định hợp pháp hóa bất cứ điều gì”;

rằng thừa tác viên phải chỉ định rằng lời cầu nguyện không phải là một phép lành của sự kết hợp mà là một điều gì đó giống như một “Lời kêu cầu và chuyển cầu” để được hướng dẫn và ân sủng của Thiên Chúa, bao gồm cả ân sủng hoán cải khỏi tội lỗi;

rằng cặp đó không được có ý định xin chúc phúc như một cách nào đó để hợp pháp hóa tình trạng của họ (§31); Và

rằng trước tiên họ phải nói rõ với mục tử rằng cả họ và bất kỳ ai giúp đỡ họ đều không coi lời chúc phúc là một sự hợp pháp hóa kết hiệp của họ.

Những điều kiện như vậy sẽ hỗ trợ đầy đủ cho lý luận của Fiducia Supplicans, mặc dù bản thân Tuyên bố có thể được hiểu là hướng dẫn các mục tử không được đặt ra bất cứ điều kiện nào. Nếu không có những điều kiện như thế, các phúc lành đang được đề cập sẽ gây ra gương mù trên hết cho các cặp đang tìm kiếm chúng, những người hơn ai hết cần được dạy giáo lý về chính những sự thật bị che khuất bởi các phúc lành đó. Vì vậy, việc từ bỏ những điều kiện như trên là một hành vi vô trách nhiệm nghiêm trọng về mặt mục vụ.

6. Để phản đối việc các mục tử và các thừa tác vụ đưa ra những điều kiện như vậy, thông cáo báo chí nói như thể chỉ cần ý định không gửi thông điệp chấp thuận của bộ trưởng (hoặc Bộ Giáo Lý Đức Tin) mà thôi - là đủ để ngăn cản những người khác cảm nhận bất kỳ thông điệp tán thành nào như vậy: Bởi vì theo mô tả lý tưởng hóa của Bộ Giáo Lý Đức Tin ( § 5.2) “hình thức chúc lành không theo nghi thức “, với “ sự đơn giản và ngắn gọn “ “ không có ý biện minh cho bất cứ điều gì không được chấp nhận về mặt đạo đức “ và “ chỉ là phản ứng của một mục tử đối với hai người cầu xin sự giúp đỡ của Chúa”, do đó, “ mục tử không thể áp đặt các điều kiện....”

7. Bằng cách từ chối những điều kiện có thể biến mô tả đó thành hiện thực, thông cáo báo chí gần như bảo đảm rằng mọi người sẽ bỏ qua sự khác biệt giữa việc chúc phúc cho các cá nhân và việc chúc phúc cho sự kết hợp tội lỗi của họ. Tuy nhiên, sự khác biệt đó được thừa nhận là rất quan trọng đối với Tuyên ngôn, chưa kể đến Bản phúc trình năm 2021 (mà Tuyên ngôn tuyên bố sẽ giữ nguyên) trong đó khẳng định rằng Giáo hội không thể chúc lành cho những kết hợp đồng giới và các kết hợp tội lỗi khác.

8. Một ngoại lệ đối với việc thông cáo báo chí nhấn mạnh các khía cạnh có vấn đề của Fiducia Supplicans là tuyên bố của nó rằng “việc chúc lành không được diễn ra ở một nơi nổi bật trong một tòa nhà thiêng liêng, hoặc trước bàn thờ, vì điều này cũng [tức là, giống như bất kỳ nghi lễ đám cưới nào] sẽ tạo ra sự nhầm lẫn. “ Nhưng cả điều kiện này cũng chưa bắt đầu đối mặt với những hoàn cảnh trong thế giới thực sẽ làm suy yếu mạnh mẽ bất kỳ nỗ lực nào nhằm phân biệt việc chúc lành cho những cá nhân; với việc chúc lành cho những kết hợp công khai vô đạo đức của họ.

9. Những trường hợp như vậy bao gồm những trường hợp sau: Bộ Giáo Lý Đức Tin phớt lờ hoặc từ chối khẳng định rằng cặp đó và vị mục tử rõ ràng bác bỏ mọi ý định hoặc hy vọng rằng lời chúc phúc sẽ hợp pháp hóa mối quan hệ tình dục theo bất kỳ cách nào. Bộ Giáo Lý Đức Tin cũng không xem xét rằng các sự kiện không xảy ra ở “địa điểm nổi bật trong tòa nhà thiêng liêng” vẫn có thể xảy ra trong tòa nhà linh thiêng và những gì xảy ra “riêng tư” có thể được chụp ảnh hoặc ghi lại và phổ biến rộng rãi. Bộ Giáo Lý Đức Tin nói và nhắc lại rằng những lời chúc phúc đang được đề cập sẽ là “tự phát”; nó không giải quyết được vô số trường hợp mà chúng sẽ được lên kế hoạch trước. Và thông cáo báo chí của Bộ Giáo Lý Đức Tin rõ ràng là im lặng về phản ứng đối với Tuyên ngôn của các giáo sĩ, là những người đã làm suy yếu một cách rõ ràng sự khác biệt giữa việc chúc phúc cho các cá nhân và việc chúc phúc cho sự kết hợp. Những người này bao gồm các giáo sĩ đã sắp xếp để công chúng chụp ảnh trên toàn thế giới để chúc phúc cho một cặp đôi đồng giới trong những hoàn cảnh xóa bỏ sự phân biệt—ví dụ: trong khi linh mục đeo khăn choàng cầu vồng hoặc cặp đôi nắm tay nhau một cách lãng mạn.

10. Trong nỗ lực xoa dịu những lo ngại của các giám mục, thông cáo báo chí chỉ xem xét một trong nhiều kịch bản khác nhau trong đó có thể tìm kiếm một phước lành. Và đó là một ví dụ khác xa với những trường hợp trong thế giới thực được hình dung bởi những người đã ép Giáo hội ban hành những phước lành mới. Trong “ví dụ cụ thể” được xem xét ở mục 5, không có gì về cặp đôi cho những người đang quan sát họ (có mặt tại chỗ hoặc trên mạng xã hội) thấy rằng mối quan hệ này là “bất thường” hoặc vô đạo đức, và cặp đôi không bao giờ ám chỉ rằng họ đang tìm kiếm một phước lành về quan hệ tình dục của họ (trái ngược với sự giúp đỡ từ Chúa để tìm việc làm và vượt qua bệnh tật, v.v.). Ngược lại, các trường hợp trong thế giới thực chủ yếu liên quan đến các cặp đôi có thái độ hoặc hoàn cảnh khác cho thấy rõ ràng rằng họ có quan hệ tình dục và, trong trường hợp các cặp đồng giới, một cặp được coi là vô đạo đức vì rõ ràng là không thể thực hiện được quan hệ tình dục để trở thành vợ chồng.

11. Thông cáo báo chí yêu cầu các giám mục và hội đồng giám mục (sau khi suy xét kỹ lưỡng) bổ sung thẩm quyền của họ vào cùng với thẩm quyền do Bộ Giáo Lý Đức Tin đưa ra, và không đặt ra thêm điều kiện nào. Tuy nhiên, một số điều kiện được Bộ Giáo Lý Đức Tin cho phép chỉ nhằm mục đích tránh nhầm lẫn với đám cưới. Những điều kiện đó không được thiết kế để duy trì sự phân biệt giữa việc chúc lành cho những người, và việc chúc lành cho những hành vi tội lỗi mà họ thể hiện là sẵn sàng tham gia. Và thông cáo báo chí cũng không cấm các giám mục và các linh mục không được gợi ý (hoặc bày tỏ hy vọng) rằng Tuyên ngôn đánh dấu một bước hướng tới việc Giáo hội chấp thuận về mặt đạo đức đối với các mối quan hệ tình dục đồng giới và ngoài hôn nhân khác. Điều này cũng làm suy yếu nghiêm trọng sự khác biệt mà Fiducia Supplicans đã khẳng định.

12. Tất cả những sự im lặng và tự mãn này, tuy không phủ nhận giáo lý Công Giáo về hoạt động tình dục, nhưng có xu hướng gợi ý rằng giáo lý đó không quan trọng lắm. Họ cho rằng cùng lắm đó là vấn đề lý tưởng, hơn là những vấn đề tuyệt đối đạo đức mà lý trí có thể nhận biết được và được xác nhận bởi mặc khải thiêng liêng. Nhưng lòng thương xót thực sự và lòng bác ái cao cả được Persona Humana tán dương – là lòng bác ái không bao giờ làm suy giảm giáo huấn cứu độ của Chúa Kitô – đòi hỏi các mục tử phải giảng dạy một cách thẳng thắn những gì Thánh Phaolô đã dạy (xem 1 Cô-rinh-tô 6:9-11): Để tìm được ơn cứu độ, người ta phải giữ vững sự thánh hóa nhận được khi rửa tội bằng cách tránh xa và ăn năn mọi tội trọng, kể cả tội tình dục. Sự thật đang bị đe dọa, mà các mục tử có trách nhiệm nghiêm chỉnh phải truyền đạt, đó là các hành vi tình dục là vô đạo đức trầm trọng trừ khi chúng thể hiện và hiện thực hóa một sự kết hợp hôn nhân cam kết và độc quyền, một loại kết hợp trong đó những con người mới có quyền được sinh ra và nuôi dạy.

13. Bằng cách khen ngợi một thực hành mà nếu không có tất cả các điều kiện cần thiết, sẽ che khuất sự thật về đức tin và lý trí, cặp tài liệu của Bộ Giáo Lý Đức Tin đang tạo ra một trở ngại mới to lớn cho việc hoàn thành trách nhiệm mục vụ cũng là một mệnh lệnh của việc truyền giáo.


Source:First Things
 
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc tháng 1 năm 2024 nhấn mạnh tới việc mục vụ của người giáo dân và phát động Năm cầu nguyện
Thanh Quảng sdb
16:40 15/01/2024
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc tháng 1 năm 2024 nhấn mạnh tới việc mục vụ của người giáo dân và phát động Năm cầu nguyện

Vào lễ kính Lời Chúa 21/1/2024, ĐTC sẽ trao Thừa tác viên Đọc sách cho 2 ứng viên và chín người khác sẽ nhận chức vụ Giáo lý viên. Họ là những tín hữu đại diện cho dân Chúa, họ đến từ Brazil, Bolivia, Hàn Quốc, Chad, Đức và Antilles

Theo Thông tấn xã ZENIT ngày 15.01.2024 thì vào Chúa nhật thứ năm lễ kính Lời Chúa sẽ được cử hành vào ngày 21 tháng 1 năm 2024, một Ngày lễ do Đức Thánh Cha Phanxicô thiết lập vào ngày 30 tháng 9 năm 2019. Với chủ đề được rút ra từ Tin Mừng Thánh Gioan: “Hãy ở lại trong Lời Thầy” (Ga 8:31).

Vào lúc 9 giờ 30 sáng Chúa Nhật, ngày 21 tháng Giêng, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự Thánh lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô và sau đó, với mục đích làm sống lại trọng trách của các tín hữu là phải biết Kinh Thánh, ngài sẽ trao sách Tin Mừng Máccô cho một số thành viên trong thánh lễ.

Các thừa tác viên được trao tặng sách thánh trong thánh lễ này sẽ là các thừa tác viên Đọc sách và dậy Giáo lý cho một số giáo dân: hai người sẽ nhận được thừa tác Đọc sách và chín người sẽ nhận thừa tác dậy Giáo lý. Họ là những tín hữu giáo dân đại diện cho Công đồng dân Chúa và họ đến từ Brazil, Bolivia, Hàn Quốc, Chad, Đức và Antilles.

Mục đích nhấn mạnh tới vấn đề thiết yếu là Phúc âm hóa thế giới, của Bộ Truyền giáo, do Đức Thánh Cha ủy thách cho trách vụ thúc đẩy sự kiện này, đã cung cấp trực tuyến một sự trợ giúp phụng vụ-mục vụ miễn phí để sống Lời Chúa và cầu nguyện trong cộng đồng, trong gia đình và cá nhân.

Văn bản, năm nay chỉ có phiên bản kỹ thuật số, có thể được tải xuống bằng tiếng Ý, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Pháp và tiếng Ba Lan tại www.evangelizatiio.va. Đó là một công cụ đưa ra những đề xuất nhằm thúc đẩy một cuộc gặp gỡ sâu sắc với Lời Chúa trong cộng đồng, trong gia đình, trong cuộc sống hàng ngày, và cũng bao gồm các bài viết, suy niệm, văn bản Chầu Thánh Thể và những gợi ý mục vụ khác nữa.

Nhân dịp Chúa nhật kính Lời Chúa, Đức Thánh Cha sẽ chính thức khai mạc Năm Cầu nguyện, chuẩn bị cho Năm Thánh 2025. Sau khi thúc đẩy việc suy tư về các tài liệu và nghiên cứu những thành quả của Công đồng Vatican II vào năm 2023, theo ý muốn của Đức Thánh Cha Phanxicô, năm 2024 sẽ được dành riêng cho các giáo phận trên toàn thế giới để khám phá lại tính trọng tâm của việc cầu nguyện và năm 2025 là Năm Thánh Cầu Nguyện.
 
Đức Thánh Cha trong cuộc phỏng vấn mới nói về sức khỏe, việc từ chức và kế hoạch tông du trong tương lai
J.B. Đặng Minh An dịch
18:40 15/01/2024
Tờ Crux có bài tường trình nhan đề “Pope in new interview talks health, resignation, future travel plans”, nghĩa là “Đức Thánh Cha trong cuộc phỏng vấn mới nói về sức khỏe, việc từ chức và kế hoạch tông du trong tương lai”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Trong một cuộc phỏng vấn mới, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài có sức khỏe tốt và phủ nhận mọi kế hoạch từ chức, đồng thời cho biết ngài có một số chuyến công du nước ngoài được lên kế hoạch trong năm nay, bao gồm một điểm dừng chân vào mùa hè ở Polynesia và một chuyến trở lại Á Căn Đình tiềm năng.

Nói về sức khỏe của mình, Đức Phanxicô trong cuộc phỏng vấn đã nói đùa rằng “Tôi vẫn còn sống” bất chấp nhiều thử thách về sức khỏe vào năm ngoái, bao gồm hai lần nằm viện và một cơn viêm phế quản gần đây đã buộc ngài phải hủy chuyến đi đã lên kế hoạch tới Dubai vào đầu tháng 12 để tham dự Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hiệp Quốc COP28

Khi được hỏi liệu ngài có cân nhắc việc từ chức hay không, Đức Thánh Cha nói, “đó không phải là một ý nghĩ, một mối quan tâm hay thậm chí là một mong muốn”.

“Đó là một khả năng mở ra cho tất cả các giáo hoàng, nhưng hiện tại, nó không phải là trung tâm trong suy nghĩ, lo lắng và cảm xúc của tôi,” ngài nói và nói thêm, “miễn là tôi có khả năng phục vụ, tôi sẽ tiếp tục; khi tôi không thể chịu đựng được nữa, sẽ đến lúc phải suy nghĩ về điều đó.”

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói chuyện với nhà báo người Ý Fabio Fazio trên chương trình truyền hình nổi tiếng Che Tempo Che Fa nghĩa là “Thời tiết như thế nào”, được phát sóng vào tối Chúa nhật. Đây là lần xuất hiện thứ hai của ngài trên chương trình kể từ khi được bầu vào ngôi Giáo Hoàng năm 2013.

Trong cuộc phỏng vấn kéo dài khoảng 50 phút, Đức Phanxicô đã đề cập đến nhiều vấn đề khác ngoài sức khỏe của ngài, bao gồm chiến tranh, di cư, kế hoạch tông du trong tương lai và cuộc tranh cãi gần đây về quyết định của ngài cho phép ban phép lành ngoài phụng vụ cho các cặp đồng giới.

Khi đề cập đến kế hoạch tông du quốc tế cho năm 2024, Đức Thánh Cha thông báo rằng ngài dự định đến Polynesia vào tháng 8 và chuyến trở lại Á Căn Đình tiềm năng sẽ được thảo luận vào cuối mùa thu. Đức Phanxicô trong một cuộc phỏng vấn trước đây cho biết ngài cũng sẽ đến thăm Bỉ trong năm nay.

Về Á Căn Đình, chuyến đi đánh dấu chuyến trở lại đầu tiên của ngài kể từ khi được bầu vào ngôi Giáo Hoàng, ngài nói: “Tôi muốn đi, đã mười năm rồi. Tôi muốn đi.”

Đức Thánh Cha cũng đề cập đến cuộc tranh cãi gần đây do Tuyên ngôn Fiducia Supplicans của Bộ Giáo lý Đức tin gây ra: “Về ý nghĩa mục vụ của các phép lành,” được công bố ngày 18 tháng 12 và cho phép các mục tử ban phép lành tự phát, không phụng vụ cho các cặp trong những tình huống bất hợp pháp, bao gồm các cặp ly dị và tái hôn và những cặp đồng giới.

Sau khi Tuyên ngôn được công bố, đã có một làn sóng phản ứng dữ dội từ các nhà phê bình, những người cáo buộc Đức Giáo Hoàng là dị giáo, trong khi những người ủng hộ ca ngợi động thái này là một bước tiến đáng kể trong việc tiếp cận mục vụ với cộng đồng LGBTQ+.

Một số hội đồng giám mục hoan nghênh động thái này, trong khi những hội đồng khác, đặc biệt là toàn bộ Phi Châu, đã từ chối ban phước lành cho các cặp đồng giới, với tư cách một cặp hoặc với tư cách cá nhân, với lý do nhạy cảm về văn hóa và khả năng tạo ra sự lầm lạc.

Trong cuộc phỏng vấn của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng đôi khi “các quyết định không được chấp nhận” và mọi người không thực sự hiểu những gì họ đang chỉ trích.

“Điều nguy hiểm, điều tôi không thích, là đi đến những kết luận tồi tệ,” ngài nói, đề cập đến những cáo buộc dị giáo, thay vì “nói chuyện, bày tỏ sự nghi ngờ và tiến hành một cuộc thảo luận huynh đệ”.

Ngài nói đây là những gì đã xảy ra với Fiducia Supplicans, và nhấn mạnh như ngài thường nói rằng “Chúa ban phước cho tất cả mọi người, mọi người, mọi người, những người đến với Ngài. Mọi người.”

“Sau đó, mọi người phải xem con đường nào Chúa đề ra cho họ, nhưng chúng ta phải nắm lấy tay họ và giúp họ đi theo con đường đó, chứ không phải lên án họ ngay từ đầu. Đây là hành động mục vụ của Giáo hội”.

Đức Phanxicô nhấn mạnh đến sự cần thiết phải quảng đại trong việc tha thứ, đặc biệt nói với các cha giải tội rằng “hãy tha thứ mọi thứ”, và rằng “trong 54 năm làm linh mục, chỉ một lần tôi đã từ chối sự tha thứ, do tính đạo đức giả của người đó”.

Ngài nói, nếu Thiên Chúa trừng phạt thì đó là “để sửa chữa vì tình yêu thương”.

Ngài cũng nói về những nỗ lực cải cách đang diễn ra của ngài, đồng thời cho biết cải cách cấp bách nhất là “cải cách trái tim, dành cho tất cả các Kitô hữu”.

Các cơ cấu và thể chế được thay đổi, điều chỉnh và cập nhật vài năm một lần ở cấp độ máy móc để có thể đáp ứng các nhu cầu hiện đại, “nhưng trái tim phải được cải cách mỗi ngày. Đây là một công việc hàng ngày,” ngài nói, “Chúng ta phải đổi mới tâm hồn mình mọi lúc, mọi ngày.”

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đề cập đến vấn đề chiến tranh, đặc biệt trích dẫn các cuộc chiến đang diễn ra ở Gaza và ở Ukraine, đồng thời cho biết ngài lo ngại sự leo thang hơn nữa của tất cả các cuộc xung đột toàn cầu.

“Nó sẽ kết thúc như thế nào? Giống như con tàu của Nô-ê? Điều này làm tôi sợ hãi, khả năng tự hủy diệt mà nhân loại ngày nay có”, và một lần nữa Đức Thánh Cha lên án hoạt động buôn bán vũ khí toàn cầu.

Đề cập đến Ukraine, ngài than thở rằng có nhiều trẻ em “không cười”, nói rằng “việc một đứa trẻ quên mất nụ cười của mình là tội ác, điều này tạo nên chiến tranh”. Ngài cũng chỉ ra cuộc xung đột giữa Israel và Palestine, nói rằng hai dân tộc “được kêu gọi trở thành anh em, lại tiêu diệt lẫn nhau”.

Về vấn đề di cư, ngài lên án sự “tàn ác” mà họ bị đối xử và lưu ý rằng có một “mafia đã bắt giữ và bóc lột họ” trên hành trình của họ.

Ngài nhớ lại một trường hợp gần đây trong đó những kẻ buôn người đã tra tấn một người di cư và yêu cầu một số tiền lớn để đổi lấy tự do cho người đó, ngài nói: “Cảm ơn Chúa, chúng tôi đã tìm được một ân nhân và anh ta đã được trả tự do.”

Đức Thánh Cha nói “Mọi người đều có quyền ở nhà và di cư,” đồng thời lưu ý rằng các quốc gia Síp, Hy Lạp, Malta, Ý và Tây Ban Nha đang phải gánh chịu gánh nặng của cuộc khủng hoảng di cư và cầu xin các quốc gia này, “Xin vui lòng, đừng đóng cửa biên giới.”

Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng một số quốc gia này “không có trẻ em, họ cần lực lượng lao động. Một số quốc gia này có những thị trấn trống rỗng” và ủng hộ chính sách di cư cân bằng ở Âu Châu, công bằng cho tất cả các bên.

Đức Thánh Cha nói rằng: “Chúng ta phải giải quyết vấn đề di cư, tiêu diệt tất cả bọn mafia bóc lột người di cư và tiến tới giải quyết các vấn đề của người dân trong nước cũng như vấn đề di cư và ở lại quê hương cũng là một quyền. Cả hai đều phải được tôn trọng.”

Đức Phanxicô cũng giải thích lời kêu gọi cầu nguyện thường xuyên của ngài, nói rằng ngài đưa ra yêu cầu này bởi vì “tôi là một người tội lỗi và tôi cần sự giúp đỡ của Chúa để trung thành với ơn gọi mà Ngài đã ban cho tôi”.

“Mỗi người đều có ơn gọi riêng mà họ phải thực hiện,” ngài nói, đồng thời nói rằng ngài với tư cách là một giám mục có “trách nhiệm rất lớn đối với giáo hội. Tôi biết những điểm yếu của mình và vì điều này, tôi phải cầu nguyện, xin mọi người cầu nguyện cho tôi, để tôi luôn trung thành với công việc của Chúa và để tôi không rơi vào thái độ của một mục tử tầm thường.”

Ngài nói, một mục tử phải ở bên người dân của mình và biết nhu cầu của họ, đồng thời yêu cầu người xem một lần nữa cầu nguyện cho ngài, “để tôi luôn tiến về phía trước, để tôi không thất bại trong bổn phận của mình” và nói đùa thêm, “làm ơn, hãy cầu nguyện trong sự ủng hộ, đừng chống lại!”


Source:Crux
 
Đức Thánh Cha Phanxicô nói ‘Tôi thích nghĩ rằng hỏa ngục trống rỗng’
J.B. Đặng Minh An dịch
19:16 15/01/2024


Đức Thánh Cha Phanxicô vừa có một cuộc phỏng vấn mà chỉ ngay sau đó đã bùng lên những phản ứng trên thế giới. Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, có bài tường trình tương đối ôn hòa với nhan đề “Pope Francis: ‘I like to think of hell as empty’”, nghĩa là “Đức Thánh Cha Phanxicô nói ‘Tôi thích nghĩ rằng hỏa ngục trống rỗng’”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã xuất hiện trên chương trình trò chuyện vào khung giờ vàng nổi tiếng nhất nước Ý vào tối Chúa Nhật, nơi ngài chia sẻ ngài hy vọng hỏa ngục sẽ “trống rỗng” như thế nào.

Ba triệu người ở Ý đã theo dõi cuộc phỏng vấn truyền hình dài gần một giờ với Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 14 Tháng Giêng, trong đó Đức Thánh Cha phản ứng lại việc phản đối Tuyên ngôn gần đây của Vatican về các phước lành đồng tính, báo trước các chuyến đi sắp tới của Đức Giáo Hoàng đến Polynesia và Á Căn Đình, và phát biểu về nỗi sợ hãi của ngài về vũ khí hạt nhân.

Vị Giáo hoàng 87 tuổi bắt đầu xuất hiện trên chương trình truyền hình “Che Tempo Che Fa” nghĩa là “Thời tiết như thế nào”, bằng cách nói đùa rằng ngài “vẫn còn sống” và không có kế hoạch từ chức.

“Chừng nào tôi còn cảm thấy mình còn khả năng phục vụ thì tôi sẽ tiếp tục. Khi tôi không thể làm được nữa, sẽ đến lúc phải suy nghĩ về điều đó”, Đức Phanxicô nói.

Hỏa ngục 'trống rỗng'?

Khi được người phỏng vấn, Fabio Fazio hỏi, ngài “tưởng tượng hỏa ngục như thế nào”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trả lời ngắn gọn.

“Điều tôi sắp nói không phải là một giáo điều về đức tin mà là quan điểm cá nhân của tôi: Tôi thích nghĩ hỏa ngục là trống rỗng; Tôi hy vọng là như vậy,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo nói rằng giáo huấn Công Giáo “khẳng định sự tồn tại của hoả ngục và sự vĩnh cửu của nó. Ngay sau khi chết, linh hồn của những người chết trong tình trạng phạm tội trọng sẽ xuống hỏa ngục, nơi họ phải chịu hình phạt của hỏa ngục, là 'ngọn lửa đời đời'. Hình phạt chính của hỏa ngục là sự xa cách vĩnh viễn khỏi Thiên Chúa, là nơi duy nhất con người có thể có được cuộc sống và hạnh phúc mà con người được tạo dựng và khao khát.”

Sách giáo lý cũng nói: “Trong niềm hy vọng, Giáo hội cầu nguyện cho ‘tất cả mọi người được cứu rỗi’”.

Các nhà thần học như Hans Urs von Balthasar trong cuốn sách “Chúng ta có dám hy vọng rằng tất cả mọi người đều được cứu rỗi không?” đã đưa ra khả năng người ta có thể “hy vọng” rằng hỏa ngục có thể trống rỗng vì những gì Chúa Giêsu đã hoàn thành trên thập tự giá, tạo ra sự khác biệt giữa sự cứu rỗi phổ quát như một niềm hy vọng và sự cứu rỗi phổ quát như một học thuyết, là điều mà Hans Urs von Balthasar bác bỏ.

Tuy nhiên, trong cuốn sách năm 2012 có nhan đề “Liệu nhiều người có được cứu không? Vatican II thực sự dạy gì và những hệ quả của nó đối với việc Tân Phúc âm hóa”, nhà truyền giáo Công Giáo người Mỹ Ralph Martin đã viết rằng “điều thúc đẩy các Tông đồ và toàn bộ lịch sử truyền giáo của Kitô giáo là từ mặc khải của Thiên Chúa, họ biết rằng nhân loại sẽ hư mất, hư mất vĩnh viễn, nếu không có Chúa Kitô, và mặc dù có thể xảy ra là trong những điều kiện nghiêm ngặt nhất định người ta có thể được cứu rỗi mà không có đức tin rõ ràng và chưa được rửa tội, nhưng 'rất thường xuyên', thực tế không phải như vậy.”

Đức Thánh Cha Phanxicô trước đây đã nói về sự tồn tại của hỏa ngục trong các bài phát biểu trước công chúng trong suốt 10 năm triều đại giáo hoàng của ngài. Vào tháng 3 năm 2014, ngài nói trong một bài phát biểu rằng các thành viên Mafia nên thay đổi cuộc sống của họ “khi vẫn còn thời gian, để bạn không phải rơi vào hỏa ngục. Đó là điều đang chờ đợi bạn nếu bạn tiếp tục đi trên con đường này.”

Một chuyến đi được chờ đợi từ lâu đến Á Căn Đình?

Trong cuộc phỏng vấn, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng xác nhận rằng ngài dự định đến Polynesia vào tháng 8 và chuyến đi tiềm năng tới quê hương Á Căn Đình của ngài có thể diễn ra vào cuối năm 2024.

Đức Thánh Cha, người từng là tổng giám mục của Buenos Aires trong 15 năm, đã không trở lại Á Căn Đình kể từ khi ngài trở thành giáo hoàng vào năm 2013.

Tổng thống mới của Á Căn Đình, Javier Milei, đã gửi cho Đức Thánh Cha Phanxicô lời mời chính thức về thăm quê hương của ngài vào đầu tháng này.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài muốn đến Á Căn Đình “nếu điều đó có thể thực hiện được” và cũng lưu ý rằng đây là “thời điểm khó khăn đối với đất nước”.

“Tôi lo lắng vì mọi người đang phải chịu đựng quá nhiều,” ngài nói.

Đức Thánh Cha Phanxicô sợ điều gì?

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói nhiều trong cuộc phỏng vấn về mong muốn hòa bình trong các cuộc chiến ở Ukraine và Thánh địa, đồng thời nói với người dẫn chương trình truyền hình rằng ngài nói chuyện hàng ngày với giáo xứ Công Giáo ở Gaza qua điện thoại.

Khi được hỏi điều gì khiến ngài sợ hãi, Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời rằng “sự leo thang của chiến tranh làm tôi sợ hãi”, làm dấy lên bóng ma chiến tranh hạt nhân.

Ngài nói rằng với tiềm năng vũ khí hạt nhân có thể “hủy diệt mọi thứ”, người ta tự hỏi “kết cục của chúng ta sẽ như thế nào, giống như con tàu của Nô-ê chăng?”

“Điều đó làm tôi sợ – khả năng tự hủy diệt mà nhân loại ngày nay có,” Đức Phanxicô nói.

Đây là lần thứ hai Đức Thánh Cha Phanxicô xuất hiện trên “Che Tempo Che Fa”, chương trình thường phát sóng các cuộc phỏng vấn trực tiếp với các chính trị gia, những người nổi tiếng, nghệ sĩ và vận động viên. Khách mời gần đây của chương trình bao gồm cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama năm 2021 và Lady Gaga.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói chuyện với chương trình truyền hình được ghi hình ở Milan, miền bắc nước Ý, cách xa Vatican.

Tại sao Đức Thánh Cha Phanxicô liên tục xin cầu nguyện

Trong cuộc phỏng vấn, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng được hỏi tại sao ngài kết thúc mọi bài phát biểu và yêu cầu mọi người cầu nguyện cho ngài.

Đức Thánh Cha trả lời: “Bởi vì tôi là một người tội lỗi và tôi cần sự giúp đỡ của Chúa để luôn trung thành với ơn gọi mà Ngài đã ban cho tôi”.

“Là một giám mục, tôi có trách nhiệm rất lớn đối với Giáo hội. Tôi nhận ra những điểm yếu của mình - đó là lý do tại sao tôi phải cầu nguyện, cầu cho mọi người cầu nguyện cho tôi luôn trung thành phục vụ Chúa, để tôi không rơi vào thái độ của một mục tử tầm thường, không chăm sóc đàn chiên của mình.” ngài nói thêm.


Source:Catholic News Agency
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ngân khánh Gm Phêrô Trần Đình Tứ_ bài 7
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
16:33 15/01/2024

NGÂN KHÁNH GIÁM MỤC - ĐÁP TỪ CỦA ĐỨC CHA PHÊRÔ TRẦN ĐÌNH TỨ TRONG LỄ NHẬM CHỨC CHÁNH TÒA PHÚ CƯỜNG NGÀY 26.1.1999

Xem Hình

Trước khi bắt đầu thánh lễ nhậm chức Giám mục Chánh tòa Giáo phận Phú Cường (ngày 26.1.1999), sau lời chúc mừng của Cha Giuse Maria Trần Thái Hiến, Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ có lời đáp từ.

Chúng ta cùng đọc lại trích lời đáp từ của Đức Cha Phêrô 25 năm về trước:

Trọng kính Quý đức Cha, Quý Viện Phụ,
Kính thưa Quý Khách và toàn thể Cộng đoàn.

Trước hết, con xin chân thành cám ơn Quý Đức Cha, Quý Viện Phụ đã tới tham dự Lễ nhậm chức của con hôm nay. Sự hiện diện của Quý Đức Cha, Quý Viện Phụ sẽ khích lệ con rất nhiều trên bước đường thi hành tác vụ Giám Mục, và trở nên dấu chỉ hiệp nhất yêu thương cho toàn thể cộng đoàn giáo phận chúng con.

Con cũng xin ghi ơn mối tình hiệp thông của Đức Hồng Y Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (Đức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng nhận chức Chủ tịch HĐGM VN 6 năm, tương đương 2 nhiệm kỳ 1995-2001 - chú thích của người biên soạn), của các Đức Cha, các Viện Phụ khác, đã gởi điện tín, thư từ chúc mừng và cầu nguyện cho con, ngay từ khi được tin Tòa Thánh chính thức bổ nhiệm con làm Giám mục Phú Cường...

...Tôi cũng rất cảm động trước sự có mặt và những lời phát biểu chân tình của các Vị đại diện các tôn giáo bạn. Các vị là những người gần gũi với chúng tôi trong công cuộc phục vụ hạnh phúc của đồng bào, và thăng tiến phẩm giá con người vươn tới những lý tưởng cao đẹp.
Ngoài ra, tôi cảm thấy được khích lệ và an ủi rất nhiều, khi nhận ra các linh mục, các tu sĩ nam nữ, anh chị em giáo dân, bạn bè, thân quyến, đồng hương... đã nhiệt tình đến tham dự thánh lễ hôm nay, để cầu nguyện cho tôi và cho Giáo phận Phú Cường.

Sau hết, tôi xin cám ơn Cha Giám Quản, Cha Niên trưởng, quý Cha, quý Chủng sinh, Quý Thầy, Quý Dì, và toàn thể anh chị em giáo dân trong Giáo phận Phú Cường nhà, đã cầu nguyện và giúp đỡ tôi rất nhiều trong những ngày vừa qua, và đặc biệt đã biểu lộ tâm tình tôn quý và thái độ vâng phục đối với tôi trong lễ Nhậm chức Giám Mục hôm nay.

Nguyện xin Chúa nân đỡ và chúc lành cho mối tình yêu thương hiệp nhất trong gia đình giáo phận chúng ta.

Một lần nữa, xin hết lòng tri ân và cám ơn tất cả mọi người.

(+ GIÁM MỤC PHÊRÔ TRẦNH ĐÌNH TỨ)

Lm JB NGUYỄN MINH HÙNG (biên soạn)
 
Church Documents
Túy Vân 16 Jan 024
J.B. Đặng Minh An dịch
19:59 15/01/2024
1. Đức Thánh Cha Phanxicô nói ‘Tôi thích nghĩ rằng hỏa ngục trống rỗng’

Đức Thánh Cha Phanxicô vừa có một cuộc phỏng vấn mà chỉ ngay sau đó đã bùng lên những phản ứng trên thế giới. Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, có bài tường trình tương đối ôn hòa với nhan đề “Pope Francis: ‘I like to think of hell as empty’”, nghĩa là “Đức Thánh Cha Phanxicô nói ‘Tôi thích nghĩ rằng hỏa ngục trống rỗng’”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã xuất hiện trên chương trình trò chuyện vào khung giờ vàng nổi tiếng nhất nước Ý vào tối Chúa Nhật, nơi ngài chia sẻ ngài hy vọng hỏa ngục sẽ “trống rỗng” như thế nào.

Ba triệu người ở Ý đã theo dõi cuộc phỏng vấn truyền hình dài gần một giờ với Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 14 Tháng Giêng, trong đó Đức Thánh Cha phản ứng lại việc phản đối Tuyên ngôn gần đây của Vatican về các phước lành đồng tính, báo trước các chuyến đi sắp tới của Đức Giáo Hoàng đến Polynesia và Á Căn Đình, và phát biểu về nỗi sợ hãi của ngài về vũ khí hạt nhân.

Vị Giáo hoàng 87 tuổi bắt đầu xuất hiện trên chương trình truyền hình “Che Tempo Che Fa” nghĩa là “Thời tiết như thế nào”, bằng cách nói đùa rằng ngài “vẫn còn sống” và không có kế hoạch từ chức.

“Chừng nào tôi còn cảm thấy mình còn khả năng phục vụ thì tôi sẽ tiếp tục. Khi tôi không thể làm được nữa, sẽ đến lúc phải suy nghĩ về điều đó”, Đức Phanxicô nói.

Hỏa ngục 'trống rỗng'?

Khi được người phỏng vấn, Fabio Fazio hỏi, ngài “tưởng tượng hỏa ngục như thế nào”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trả lời ngắn gọn.

“Điều tôi sắp nói không phải là một giáo điều về đức tin mà là quan điểm cá nhân của tôi: Tôi thích nghĩ hỏa ngục là trống rỗng; Tôi hy vọng là như vậy,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo nói rằng giáo huấn Công Giáo “khẳng định sự tồn tại của hoả ngục và sự vĩnh cửu của nó. Ngay sau khi chết, linh hồn của những người chết trong tình trạng phạm tội trọng sẽ xuống hỏa ngục, nơi họ phải chịu hình phạt của hỏa ngục, là 'ngọn lửa đời đời'. Hình phạt chính của hỏa ngục là sự xa cách vĩnh viễn khỏi Thiên Chúa, là nơi duy nhất con người có thể có được cuộc sống và hạnh phúc mà con người được tạo dựng và khao khát.”

Sách giáo lý cũng nói: “Trong niềm hy vọng, Giáo hội cầu nguyện cho ‘tất cả mọi người được cứu rỗi’”.

Các nhà thần học như Hans Urs von Balthasar trong cuốn sách “Chúng ta có dám hy vọng rằng tất cả mọi người đều được cứu rỗi không?” đã đưa ra khả năng người ta có thể “hy vọng” rằng hỏa ngục có thể trống rỗng vì những gì Chúa Giêsu đã hoàn thành trên thập tự giá, tạo ra sự khác biệt giữa sự cứu rỗi phổ quát như một niềm hy vọng và sự cứu rỗi phổ quát như một học thuyết, là điều mà Hans Urs von Balthasar bác bỏ.

Tuy nhiên, trong cuốn sách năm 2012 có nhan đề “Liệu nhiều người có được cứu không? Vatican II thực sự dạy gì và những hệ quả của nó đối với việc Tân Phúc âm hóa”, nhà truyền giáo Công Giáo người Mỹ Ralph Martin đã viết rằng “điều thúc đẩy các Tông đồ và toàn bộ lịch sử truyền giáo của Kitô giáo là từ mặc khải của Thiên Chúa, họ biết rằng nhân loại sẽ hư mất, hư mất vĩnh viễn, nếu không có Chúa Kitô, và mặc dù có thể xảy ra là trong những điều kiện nghiêm ngặt nhất định người ta có thể được cứu rỗi mà không có đức tin rõ ràng và chưa được rửa tội, nhưng 'rất thường xuyên', thực tế không phải như vậy.”

Túy Vân xin mở ngoặc để tóm tắt rằng có hai khuynh hướng. Khuynh hướng thứ nhất, như Hans Urs von Balthasar, cho rằng Chúa Giêsu đã hoàn thành việc cứu rỗi nhân loại trên thập tự giá, và như thế mọi người sẽ được cứu, và, do đó, hỏa ngục là trống rỗng. Khuynh hướng thứ hai, như Ralph Martin, cho rằng ơn Cứu Độ không tự động dành cho tất cả mọi người. Để được sống đời đời, người ta cần phải sống trong ân nghĩa với Chúa. Như thế, hỏa ngục không phải là trống rỗng. Gian dâm, ngoại tình, trộm cắp, giết người cướp của và nhiều thứ tội ác khác, sẽ đưa ta đến đó. Chính vì thế, trong lời truyền phép, linh mục dùng cụm từ “cho nhiều người được tha tội” không phải “cho mọi người được tha tội”. “Tất cả các con hãy nhận lấy mà uống: Vì này là chén Máu Thầy, Máu giao ước mới và vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội. Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy.”

Đức Thánh Cha Phanxicô trước đây đã nói về sự tồn tại của hỏa ngục trong các bài phát biểu trước công chúng trong suốt 10 năm triều đại giáo hoàng của ngài. Vào tháng 3 năm 2014, ngài nói trong một bài phát biểu rằng các thành viên Mafia nên thay đổi cuộc sống của họ “khi vẫn còn thời gian, để bạn không phải rơi vào hỏa ngục. Đó là điều đang chờ đợi bạn nếu bạn tiếp tục đi trên con đường này.”

Một chuyến đi được chờ đợi từ lâu đến Á Căn Đình?

Trong cuộc phỏng vấn, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng xác nhận rằng ngài dự định đến Polynesia vào tháng 8 và chuyến đi tiềm năng tới quê hương Á Căn Đình của ngài có thể diễn ra vào cuối năm 2024.

Đức Thánh Cha, người từng là tổng giám mục của Buenos Aires trong 15 năm, đã không trở lại Á Căn Đình kể từ khi ngài trở thành giáo hoàng vào năm 2013.

Tổng thống mới của Á Căn Đình, Javier Milei, đã gửi cho Đức Thánh Cha Phanxicô lời mời chính thức về thăm quê hương của ngài vào đầu tháng này.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài muốn đến Á Căn Đình “nếu điều đó có thể thực hiện được” và cũng lưu ý rằng đây là “thời điểm khó khăn đối với đất nước”.

“Tôi lo lắng vì mọi người đang phải chịu đựng quá nhiều,” ngài nói.

Đức Thánh Cha Phanxicô sợ điều gì?

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói nhiều trong cuộc phỏng vấn về mong muốn hòa bình trong các cuộc chiến ở Ukraine và Thánh địa, đồng thời nói với người dẫn chương trình truyền hình rằng ngài nói chuyện hàng ngày với giáo xứ Công Giáo ở Gaza qua điện thoại.

Khi được hỏi điều gì khiến ngài sợ hãi, Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời rằng “sự leo thang của chiến tranh làm tôi sợ hãi”, làm dấy lên bóng ma chiến tranh hạt nhân.

Ngài nói rằng với tiềm năng vũ khí hạt nhân có thể “hủy diệt mọi thứ”, người ta tự hỏi “kết cục của chúng ta sẽ như thế nào, giống như con tàu của Nô-ê chăng?”

“Điều đó làm tôi sợ – khả năng tự hủy diệt mà nhân loại ngày nay có,” Đức Phanxicô nói.

Đây là lần thứ hai Đức Thánh Cha Phanxicô xuất hiện trên “Che Tempo Che Fa”, chương trình thường phát sóng các cuộc phỏng vấn trực tiếp với các chính trị gia, những người nổi tiếng, nghệ sĩ và vận động viên. Khách mời gần đây của chương trình bao gồm cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama năm 2021 và Lady Gaga.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói chuyện với chương trình truyền hình được ghi hình ở Milan, miền bắc nước Ý, cách xa Vatican.

Tại sao Đức Thánh Cha Phanxicô liên tục xin cầu nguyện

Trong cuộc phỏng vấn, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng được hỏi tại sao ngài kết thúc mọi bài phát biểu và yêu cầu mọi người cầu nguyện cho ngài.

Đức Thánh Cha trả lời: “Bởi vì tôi là một người tội lỗi và tôi cần sự giúp đỡ của Chúa để luôn trung thành với ơn gọi mà Ngài đã ban cho tôi”.

“Là một giám mục, tôi có trách nhiệm rất lớn đối với Giáo hội. Tôi nhận ra những điểm yếu của mình - đó là lý do tại sao tôi phải cầu nguyện, cầu cho mọi người cầu nguyện cho tôi luôn trung thành phục vụ Chúa, để tôi không rơi vào thái độ của một mục tử tầm thường, không chăm sóc đàn chiên của mình.” ngài nói thêm.

2. Giáo Hội càng thêm hoang mang về chúc lành đồng tính. Phân tích của ba Giáo sư Hoa Kỳ sau thông cáo báo chí của Bộ Giáo Lý Đức Tin

Giáo sư John Finnis là Giáo sư danh dự về Luật và Triết học pháp lý tại Đại học Oxford và phục vụ trong Ủy ban Thần học Quốc tế về Giáo lý Đức tin từ năm 1986 đến năm 1991.

Giáo sư Robert P. George là Giáo sư Luật học tại Đại học Princeton.

Giáo sư Peter Ryan, là linh mục Dòng Tên là Chủ tịch phụ trách Đạo đức Đời sống tại Đại Chủng viện Thánh Tâm và từng là giám đốc điều hành của Ủy ban Giáo lý và Giáo luật của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ từ năm 2013 đến năm 2016.

Ba vị vừa có bài bình luận về Tuyên ngôn Fiducia Supplicans và thông cáo báo chí sau đó trên tờ First Things với nhan đề “The Church Sows More Confusion About Same-Sex Blessings”, nghĩa là “Giáo Hội càng thêm hoang mang về chúc lành đồng tính”.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Vào ngày 18 tháng 12, Bộ Giáo lý Đức tin của Tòa thánh đã công bố Fiducia Supplicans. Tuyên ngôn đó tuyên bố rằng các linh mục có thể chúc lành một cách tự phát cho các cặp vợ chồng trong những tình huống “bất thường”—ví dụ, các cặp “tái hôn” hoặc đồng tính—trong một số giới hạn nhất định. Những giới hạn đó được cho là để bảo vệ chứng tá của Giáo hội đối với những giáo huấn của Giáo hội về đạo đức tình dục và hôn nhân, những sự thật mà lý trí và sự mặc khải thiêng liêng có thể nhận biết được. Tuy nhiên, nhiều giám mục và hội đồng giám mục đã bày tỏ lo ngại rằng việc ban phép lành như vậy sẽ cản trở chứng tá đó, làm suy yếu giáo huấn của Giáo hội rằng (1) hôn nhân là sự kết hợp bất khả phân ly giữa vợ chồng và (2) mọi hành vi tình dục ngoài hôn nhân đều là tội trọng.

Đáp lại, Bộ Giáo Lý Đức Tin đã đưa ra một thông cáo báo chí nhằm làm rõ Fiducia Supplicans. Nhưng thông cáo báo chí hoàn toàn không đầy đủ. Tuân theo nó sẽ không ngăn chặn được tác hại nghiêm trọng mà Bộ Giáo Lý Đức Tin cho rằng họ hy vọng sẽ tránh được. Mười ba đoạn văn dưới đây giải thích lý do tại sao chúng tôi kêu gọi các giám mục và linh mục không nên cho phép hoặc ban phép lành đang được đề cập: những trường hợp mà những phép lành như thế có thể không gây tổn hại nghiêm trọng là rất hiếm, nếu không muốn nói là trên thực tế, không hế tồn tại—ít nhất là khi không có những điều kiện mà chúng tôi sẽ đề cập đến.

1. Với một ngoại lệ nhỏ, được thảo luận dưới đây, thông cáo báo chí chỉ nhấn mạnh các khía cạnh của Fiducia Supplicans khiến nó trở thành trở ngại cho việc truyền bá, bảo vệ và sống theo lời dạy của phúc âm về đạo đức tình dục.

2. Thông cáo báo chí khẳng định rằng Fiducia Supplicans, là một Tuyên ngôn, “không chỉ là một phản hồi hay một lá thư.” Nhưng cả hai tài liệu đều bỏ qua giáo huấn phúc âm có liên quan một cách trọng tâm đã được tái khẳng định trong Tuyên ngôn trước đây của cùng Bộ Giáo Lý Đức Tin, đó là Tuyên ngôn Persona Humana được công bố ngày 29 tháng 12 năm 1975 bàn về luân lý tính dục.

3. “Việc tuân thủ luật luân lý trong lĩnh vực tính dục và thực hành khiết tịnh đã bị đe dọa đáng kể, đặc biệt là nơi những Kitô hữu kém nhiệt thành, bởi xu hướng hiện nay là nếu không thể phủ nhận thẳng thừng thì người ta giảm thiểu đến mức có thể thực tại nghiêm trọng của tội lỗi, ít nhất là trong đời sống thực tế của con người....

Một người... phạm tội trọng không chỉ khi hành động của anh ta xuất phát từ sự khinh miệt trực tiếp đối với tình yêu Thiên Chúa và người lân cận, mà còn khi anh ta có ý thức và tự do, vì bất cứ lý do gì, chọn một điều gì đó vô trật tự nghiêm trọng. Vì trong sự lựa chọn này... đã bao gồm cả sự khinh thường giới răn của Thiên Chúa: con người quay lưng lại với Thiên Chúa và đánh mất lòng bác ái. Hiện nay, theo truyền thống Kitô giáo và giáo huấn của Giáo hội, và như lý trí đúng đắn cũng thừa nhận, trật tự luân lý về tính dục bao hàm những giá trị cao quý của sự sống con người đến nỗi mọi vi phạm trực tiếp trật tự này đều là nghiêm trọng về mặt khách quan....

Do đó, các mục tử của các linh hồn phải thực hành lòng kiên nhẫn và lòng nhân hậu; nhưng họ không được phép vô hiệu hóa các điều răn của Chúa, cũng như không được phép giảm bớt trách nhiệm của con người một cách vô lý. “Không hề giảm bớt giáo huấn cứu độ của Chúa Kitô là một hình thức bác ái cao cả dành cho các linh hồn. Nhưng điều này phải luôn đi kèm với sự kiên nhẫn và lòng nhân hậu, như chính Chúa đã nêu gương khi đối xử với mọi người. Ngài đến không phải để kết án mà để cứu rỗi, Ngài thực sự không khoan nhượng với sự ác nhưng thương xót từng người”.

Cũng như Fiducia Supplicans, thông cáo báo chí quanh co né tránh sử dụng từ “tội lỗi”, chứ đừng nói đến “tội trọng” hoặc “tội đặc biệt nghiêm trọng” khi nói về “các kết hợp bất thường”. Thông cáo báo chí chỉ đề cập đến tội lỗi khi đề cập đến lời cầu xin phước lành mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện. Những tài liệu tham khảo này gợi ý, nếu không muốn nói là khẳng định, rằng không có sự khác biệt quan trọng về mặt đạo đức hoặc mục vụ giữa (a) chúc lành cho những người chẳng may sa ngã nhất thời, và (b) chúc lành cho những người là những bên tham gia vào một mối quan hệ được thể hiện bằng hành vi tội lỗi. Chưa bao giờ Giáo hội cho phép ban phép lành theo một mô tả xác định người nhận bằng cách nhắc đến tội lỗi của họ (ví dụ: chẳng bao giờ có một lời chúc phúc dành riêng cho những người viết phim khiêu dâm chẳng hạn).

4. Do đó, thông cáo báo chí (và cả Tuyên ngôn Fiducia Supplicans) đã bỏ qua điều mà Tuyên ngôn Persona Humana coi là trọng tâm: đó là học thuyết Kitô giáo về đạo đức tình dục phải đối mặt với những mối đe dọa chưa từng có trong thời đại chúng ta. Persona Humana lưu ý (1) sự biến mất của các chuẩn mực pháp lý, xã hội và văn hóa từng ủng hộ học thuyết Kitô Giáo về đạo đức tình dục; (2) sự xuất hiện của các quy tắc làm xói mòn đức tin nơi các tín hữu, con cái của họ và bất kỳ ai mà họ có thể truyền giáo; và (3) sự lan rộng trong Giáo hội những quan điểm thần học và thực hành mục vụ thách thức giáo lý đó. Những mối đe dọa này bây giờ còn dữ dội hơn nhiều. Và đối với họ, người ta có thể thêm một yếu tố mà Tuyên ngôn Persona Humana không hề ngờ tới: là (4) sự ưu ái của Tòa thánh đối với những người trong Giáo hội khét tiếng vì sự bác bỏ học thuyết đó một cách công khai hoặc bóng gió, và thậm chí còn ưu ái trong việc bổ nhiệm những người ấy.

5. Trong hoàn cảnh này, nhiều độc giả của Fiducia Supplicans đã nghĩ rằng trong đời thực sẽ là thiếu thận trọng nếu cố gắng vạch ra và không thể duy trì được sự phân biệt mà Tuyên ngôn đề cập đến: giữa (a) chúc lành cho các mối quan hệ tội lỗi và (b) chúc phúc cho những cá nhân trong “cặp” liên quan đến những mối quan hệ như vậy. Hoặc ít nhất, nhiều người đã nghi ngờ rằng các cặp hoặc những người tham gia vào các chúc lành ấy thực sự có thể phân biệt và đánh giá cao sự khác biệt này trừ khi các giám mục chấp thuận, hoặc các linh mục ban những phép lành như thế đặt ra một số điều kiện:

rằng thừa tác viên không được có ý định hợp pháp hóa bất cứ điều gì và phải bảo đảm rằng phép lành thậm chí không giống với phép lành phụng vụ (FS §§39-40);

rằng các mục tử phải tuyên bố rõ ràng với những người có mặt rằng ngài, giống như Giáo hội, “không có ý định hợp pháp hóa bất cứ điều gì”;

rằng thừa tác viên phải chỉ định rằng lời cầu nguyện không phải là một phép lành của sự kết hợp mà là một điều gì đó giống như một “Lời kêu cầu và chuyển cầu” để được hướng dẫn và ân sủng của Thiên Chúa, bao gồm cả ân sủng hoán cải khỏi tội lỗi;

rằng cặp đó không được có ý định xin chúc phúc như một cách nào đó để hợp pháp hóa tình trạng của họ (§31); Và

rằng trước tiên họ phải nói rõ với mục tử rằng cả họ và bất kỳ ai giúp đỡ họ đều không coi lời chúc phúc là một sự hợp pháp hóa kết hiệp của họ.

Những điều kiện như vậy sẽ hỗ trợ đầy đủ cho lý luận của Fiducia Supplicans, mặc dù bản thân Tuyên bố có thể được hiểu là hướng dẫn các mục tử không được đặt ra bất cứ điều kiện nào. Nếu không có những điều kiện như thế, các phúc lành đang được đề cập sẽ gây ra gương mù trên hết cho các cặp đang tìm kiếm chúng, những người hơn ai hết cần được dạy giáo lý về chính những sự thật bị che khuất bởi các phúc lành đó. Vì vậy, việc từ bỏ những điều kiện như trên là một hành vi vô trách nhiệm nghiêm trọng về mặt mục vụ.

6. Để phản đối việc các mục tử và các thừa tác vụ đưa ra những điều kiện như vậy, thông cáo báo chí nói như thể chỉ cần ý định không gửi thông điệp chấp thuận của bộ trưởng (hoặc Bộ Giáo Lý Đức Tin) mà thôi - là đủ để ngăn cản những người khác cảm nhận bất kỳ thông điệp tán thành nào như vậy: Bởi vì theo mô tả lý tưởng hóa của Bộ Giáo Lý Đức Tin ( § 5.2) “hình thức chúc lành không theo nghi thức “, với “ sự đơn giản và ngắn gọn “ “ không có ý biện minh cho bất cứ điều gì không được chấp nhận về mặt đạo đức “ và “ chỉ là phản ứng của một mục tử đối với hai người cầu xin sự giúp đỡ của Chúa”, do đó, “ mục tử không thể áp đặt các điều kiện....”

7. Bằng cách từ chối những điều kiện có thể biến mô tả đó thành hiện thực, thông cáo báo chí gần như bảo đảm rằng mọi người sẽ bỏ qua sự khác biệt giữa việc chúc phúc cho các cá nhân và việc chúc phúc cho sự kết hợp tội lỗi của họ. Tuy nhiên, sự khác biệt đó được thừa nhận là rất quan trọng đối với Tuyên ngôn, chưa kể đến Bản phúc trình năm 2021 (mà Tuyên ngôn tuyên bố sẽ giữ nguyên) trong đó khẳng định rằng Giáo hội không thể chúc lành cho những kết hợp đồng giới và các kết hợp tội lỗi khác.

8. Một ngoại lệ đối với việc thông cáo báo chí nhấn mạnh các khía cạnh có vấn đề của Fiducia Supplicans là tuyên bố của nó rằng “việc chúc lành không được diễn ra ở một nơi nổi bật trong một tòa nhà thiêng liêng, hoặc trước bàn thờ, vì điều này cũng [tức là, giống như bất kỳ nghi lễ đám cưới nào] sẽ tạo ra sự nhầm lẫn. “ Nhưng cả điều kiện này cũng chưa bắt đầu đối mặt với những hoàn cảnh trong thế giới thực sẽ làm suy yếu mạnh mẽ bất kỳ nỗ lực nào nhằm phân biệt việc chúc lành cho những cá nhân; với việc chúc lành cho những kết hợp công khai vô đạo đức của họ.

9. Những trường hợp như vậy bao gồm những trường hợp sau: Bộ Giáo Lý Đức Tin phớt lờ hoặc từ chối khẳng định rằng cặp đó và vị mục tử rõ ràng bác bỏ mọi ý định hoặc hy vọng rằng lời chúc phúc sẽ hợp pháp hóa mối quan hệ tình dục theo bất kỳ cách nào. Bộ Giáo Lý Đức Tin cũng không xem xét rằng các sự kiện không xảy ra ở “địa điểm nổi bật trong tòa nhà thiêng liêng” vẫn có thể xảy ra trong tòa nhà linh thiêng và những gì xảy ra “riêng tư” có thể được chụp ảnh hoặc ghi lại và phổ biến rộng rãi. Bộ Giáo Lý Đức Tin nói và nhắc lại rằng những lời chúc phúc đang được đề cập sẽ là “tự phát”; nó không giải quyết được vô số trường hợp mà chúng sẽ được lên kế hoạch trước. Và thông cáo báo chí của Bộ Giáo Lý Đức Tin rõ ràng là im lặng về phản ứng đối với Tuyên ngôn của các giáo sĩ, là những người đã làm suy yếu một cách rõ ràng sự khác biệt giữa việc chúc phúc cho các cá nhân và việc chúc phúc cho sự kết hợp. Những người này bao gồm các giáo sĩ đã sắp xếp để công chúng chụp ảnh trên toàn thế giới để chúc phúc cho một cặp đôi đồng giới trong những hoàn cảnh xóa bỏ sự phân biệt—ví dụ: trong khi linh mục đeo khăn choàng cầu vồng hoặc cặp đôi nắm tay nhau một cách lãng mạn.

10. Trong nỗ lực xoa dịu những lo ngại của các giám mục, thông cáo báo chí chỉ xem xét một trong nhiều kịch bản khác nhau trong đó có thể tìm kiếm một phước lành. Và đó là một ví dụ khác xa với những trường hợp trong thế giới thực được hình dung bởi những người đã ép Giáo hội ban hành những phước lành mới. Trong “ví dụ cụ thể” được xem xét ở mục 5, không có gì về cặp đôi cho những người đang quan sát họ (có mặt tại chỗ hoặc trên mạng xã hội) thấy rằng mối quan hệ này là “bất thường” hoặc vô đạo đức, và cặp đôi không bao giờ ám chỉ rằng họ đang tìm kiếm một phước lành về quan hệ tình dục của họ (trái ngược với sự giúp đỡ từ Chúa để tìm việc làm và vượt qua bệnh tật, v.v.). Ngược lại, các trường hợp trong thế giới thực chủ yếu liên quan đến các cặp đôi có thái độ hoặc hoàn cảnh khác cho thấy rõ ràng rằng họ có quan hệ tình dục và, trong trường hợp các cặp đồng giới, một cặp được coi là vô đạo đức vì rõ ràng là không thể thực hiện được quan hệ tình dục để trở thành vợ chồng.

11. Thông cáo báo chí yêu cầu các giám mục và hội đồng giám mục (sau khi suy xét kỹ lưỡng) bổ sung thẩm quyền của họ vào cùng với thẩm quyền do Bộ Giáo Lý Đức Tin đưa ra, và không đặt ra thêm điều kiện nào. Tuy nhiên, một số điều kiện được Bộ Giáo Lý Đức Tin cho phép chỉ nhằm mục đích tránh nhầm lẫn với đám cưới. Những điều kiện đó không được thiết kế để duy trì sự phân biệt giữa việc chúc lành cho những người, và việc chúc lành cho những hành vi tội lỗi mà họ thể hiện là sẵn sàng tham gia. Và thông cáo báo chí cũng không cấm các giám mục và các linh mục không được gợi ý (hoặc bày tỏ hy vọng) rằng Tuyên ngôn đánh dấu một bước hướng tới việc Giáo hội chấp thuận về mặt đạo đức đối với các mối quan hệ tình dục đồng giới và ngoài hôn nhân khác. Điều này cũng làm suy yếu nghiêm trọng sự khác biệt mà Fiducia Supplicans đã khẳng định.

12. Tất cả những sự im lặng và tự mãn này, tuy không phủ nhận giáo lý Công Giáo về hoạt động tình dục, nhưng có xu hướng gợi ý rằng giáo lý đó không quan trọng lắm. Họ cho rằng cùng lắm đó là vấn đề lý tưởng, hơn là những vấn đề tuyệt đối đạo đức mà lý trí có thể nhận biết được và được xác nhận bởi mặc khải thiêng liêng. Nhưng lòng thương xót thực sự và lòng bác ái cao cả được Persona Humana tán dương – là lòng bác ái không bao giờ làm suy giảm giáo huấn cứu độ của Chúa Kitô – đòi hỏi các mục tử phải giảng dạy một cách thẳng thắn những gì Thánh Phaolô đã dạy (xem 1 Cô-rinh-tô 6:9-11): Để tìm được ơn cứu độ, người ta phải giữ vững sự thánh hóa nhận được khi rửa tội bằng cách tránh xa và ăn năn mọi tội trọng, kể cả tội tình dục. Sự thật đang bị đe dọa, mà các mục tử có trách nhiệm nghiêm chỉnh phải truyền đạt, đó là các hành vi tình dục là vô đạo đức trầm trọng trừ khi chúng thể hiện và hiện thực hóa một sự kết hợp hôn nhân cam kết và độc quyền, một loại kết hợp trong đó những con người mới có quyền được sinh ra và nuôi dạy.

13. Bằng cách khen ngợi một thực hành mà nếu không có tất cả các điều kiện cần thiết, sẽ che khuất sự thật về đức tin và lý trí, cặp tài liệu của Bộ Giáo Lý Đức Tin đang tạo ra một trở ngại mới to lớn cho việc hoàn thành trách nhiệm mục vụ cũng là một mệnh lệnh của việc truyền giáo.
 
Thu Trinh News 16 Jan 2024
VietCatholic Media
21:46 15/01/2024
1. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến quân số của Nga.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thu Trinh..

Ngày 11 tháng 1 năm 2023, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Nga, Dmitri Medvedev, tuyên bố rằng có 500.000 người đã gia nhập lực lượng vũ trang Nga vào năm 2023. Rất có khả năng con số này đã bị thổi phồng đáng kể.

Trong nỗ lực đáp ứng chỉ tiêu tuyển dụng, quân đội Nga từ tháng 4 năm 2023 đã cho phép học sinh mới ra trường ký hợp đồng với quân đội Nga. Dữ liệu gần đây do Mediazona và BBC Russian Service công bố cho thấy ít nhất 5 người Nga sinh năm 2005 đã thiệt mạng trong cuộc xung đột.

Rất có thể việc tuyển quân của Nga để duy trì chiến tranh chủ yếu được tuyển dụng từ các cộng đồng nông thôn và nghèo khó của Nga.

2. Nga tuyên án một sinh viên với cáo buộc hành động cho an ninh Ukraine

Chính quyền địa phương cho biết Nga đã tuyên án 5 năm tù cho một sinh viên 20 tuổi vì bị cáo buộc làm việc cho các cơ quan đặc biệt của Ukraine và lên kế hoạch phá hoại các cuộc tấn công vào các căn cứ quân sự.

Theo AFP, chi nhánh cơ quan an ninh FSB tại thành phố Kurgan miền trung nước Nga cho biết thanh niên này đã bị bắt giữ vì nghi ngờ làm việc với tình báo nước ngoài.

Tuyên bố được phát cho các hãng thông tấn Nga cho biết: “Bị cáo đã lên kế hoạch thực hiện hành vi phá hoại tại các cơ sở hạ tầng quân sự và xã hội”.

FSB cũng tuyên bố sinh viên này, người mà họ chưa xác định danh tính, đã lên kế hoạch phát tán tuyên truyền ủng hộ Ukraine trực tuyến và cung cấp thông tin chi tiết về hoạt động thực thi pháp luật và quân đội trong khu vực.

3. Anh cử 20.000 quân tới cuộc tập trận lớn nhất của NATO kể từ chiến tranh lạnh

PA Media đưa tin Anh sẽ cử 20.000 quân nhân tới một trong những cuộc tập trận quân sự lớn nhất của NATO kể từ sau chiến tranh lạnh.

Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Anh, Grant Shapps, sẽ thông báo việc triển khai các thành viên lục quân, hải quân và không quân Anh, gọi tắt là RAF, tới cuộc tập trận gồm 31 quốc gia trên khắp Âu Châu trong bài phát biểu tại Luân Đôn vào thứ Hai.

Ông sẽ nói rằng sự đóng góp cho cuộc tập trận Steadfast Defender sẽ mang lại “sự bảo đảm quan trọng trước mối đe dọa của Putin” khi ông cảnh báo phương Tây đang đứng ở “ngã ba đường”.

Khoảng 16.000 binh sĩ cùng xe tăng, pháo binh và trực thăng sẽ được quân đội Anh triển khai trên khắp Đông Âu bắt đầu từ tháng tới như một phần của cuộc tập trận.

Hải quân Hoàng gia sẽ triển khai hơn 2.000 thủy thủ trên 8 tàu chiến và tàu ngầm, trong khi hơn 400 lính biệt kích của Thủy quân lục chiến Hoàng gia sẽ được cử đến Vòng Bắc Cực.

RAF sẽ sử dụng máy bay tấn công F-35B Lightning và máy bay giám sát Poseidon P-8.

Trong bài phát biểu tại Lancaster House, Bộ trưởng Quốc phòng Shapps nói:

Chúng ta đang ở trong một kỷ nguyên mới và chúng ta phải sẵn sàng ngăn chặn đối phương, sẵn sàng lãnh đạo các đồng minh và sẵn sàng bảo vệ đất nước của mình bất cứ khi nào có tiếng gọi.

Ngày nay, các đối thủ của chúng ta đang bận rộn xây dựng lại các rào cản của chúng, các đối phương cũ đang hồi sinh, các chiến tuyến đang được vẽ lại, các xe tăng theo đúng nghĩa đen là trên bãi cỏ Ukraine và nền tảng của trật tự thế giới đang bị lung lay tận cốt lõi. Chúng ta đang đứng ở ngã ba đường.

Nó được đưa ra sau khi các bộ trưởng công bố gói hỗ trợ thêm 2,5 tỷ bảng Anh cho Ukraine và các cuộc không kích của RAF, với Mỹ, nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen.
 
VietCatholic TV
Nức lòng quân dân: Sáng nay, chỉ trong 10 phút, Ukraine hạ 2 máy bay đắt giá của Nga. Vũ khí bí mật?
VietCatholic Media
03:00 15/01/2024


1. Ukraine vừa bắn hạ hai máy bay chỉ huy tốt nhất của Nga

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Ukrainian Sources: We Just Shot Down Two Of Russia’s Best Command Planes”, nghĩa là “Nguồn tin Ukraine: Chúng tôi vừa bắn hạ hai máy bay chỉ huy tốt nhất của Nga”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân

Lực lượng phòng không Ukraine được tường trình đã bắn hạ hai máy bay chỉ huy hiếm nhất và có giá trị nhất của lực lượng không quân Nga hôm Chúa Nhật: một máy bay cảnh báo sớm radar Beriev A-50 và một sở chỉ huy trên không Ilyushin Il-22.

Truyền thông Ukraine đã dẫn lời các quan chức chính phủ xác nhận các vụ bắn hạ.

Đài phát thanh RBC của Ukraine đã loan tải những gì họ tuyên bố là đoạn ghi âm của phi hành đoàn Il-22 đang phát tín hiệu SOS tới những người điều khiển dường như ở Anapa, phía bờ biển phía nam Biển Azov của Nga. “Khẩn cấp yêu cầu xe cứu thương và đội cứu hỏa,” phi hành đoàn nói qua radio.

Có vẻ như ít nhất chiếc Il-22 đã bị hư hại. Theo Kyiv Independent, chiếc Il-22 bốn động cơ, có thể chở tới 10 người và giúp chuyển tiếp tín hiệu vô tuyến cũng như điều phối các hoạt động tiền tuyến — đã bị tấn công dọc theo bờ biển Biển Azov vào tối Chúa Nhật.

Lực lượng không quân Nga chỉ có 30 chiếc Il-22 và các biến thể sau khi lính đánh thuê nổi loạn của Tập đoàn Wagner bắn hạ một trong những chiếc máy bay đắt tiền ở miền Tây nước Nga vào tháng 6. Sở chỉ huy Ilyushin chỉ kém một chút so với máy bay cảnh báo sớm Beriev.

Máy bay phản lực A-50 bốn động cơ là câu trả lời của Nga đối với máy bay cảnh báo sớm chính của Hoa Kỳ, Boeing E-3. Mái vòm radar gắn phía trên của A-50 chứa một radar quay có thể quét 360 độ, phát hiện máy bay ở khoảng cách xa tới 250 dặm. Phi hành đoàn gồm 15 người của chiếc A-50 theo dõi máy bay địch và điều phối các chuyến bay của máy bay bạn.

Không quân Nga chỉ có 9 chiếc A-50M và những chiếc A-50U nâng cấp. Lực lượng Ukraine hoặc đặc công Belarus dường như đã làm hư hại một trong những chiếc A-50 tại căn cứ ở Belarus vào tháng 2.

Kyiv Independent tuyên bố một chiếc A-50 đã bị bắn hạ “ngay sau khi nó đi làm nhiệm vụ ở khu vực Kyrylivka của Zaporizhzhia” ở miền nam Ukraine. Vụ bắn hạ được cho là xảy ra chỉ 10 phút sau khi Il-22 bị bắn trúng.

Nếu Ukraine thực sự tấn công cả Il-22 và A-50 thì Chúa Nhật 14 Tháng Giêng, sẽ đánh dấu ngày tồi tệ nhất đối với lực lượng không quân Nga trong 23 tháng kể từ khi Nga mở rộng chiến tranh với Ukraine. Tệ hơn nữa là vào tháng 12, khi người Ukraine bắn hạ ba máy bay ném bom chiến đấu Sukhoi của Nga trong một cuộc phục kích hỏa tiễn phức tạp ở miền nam Ukraine.

Nếu vụ bắn hạ đã xảy ra thì cần phải hỏi bằng cách nào. Trong khi hệ thống phòng không tốt nhất của Ukraine – Patriot PAC-2 do Mỹ sản xuất – có thể tấn công máy bay từ khoảng cách 90 dặm, thì những chiếc A-50 và Il-22 thường bay ở rìa của phạm vi đó.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là các máy bay chỉ huy được cho là đã gặp khó khăn trong việc khắc phục tình trạng gây nhiễu điện từ. Justin Bronk, Nick Reynolds và Jack Watling giải thích trong một báo cáo năm 2022 cho Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia ở Luân Đôn: “Các lực lượng Ukraine nhận thấy A-50 khá dễ bị hạ cấp do tấn công điện tử”.

Có phải máy bay chỉ huy của Nga đã tiến gần đến tiền tuyến hơn để rồi radar và radio của họ có thể bị chế ngự bởi khả năng gây nhiễu? Có thể, nhưng đó chỉ là suy đoán. Và không thể xác minh ngay bây giờ hơn chính những vụ bắn hạ.

2. Thị trưởng Nga ăn hối lộ hạng gộc xin lên đường ra mặt trận thay vì ngồi tù 12 năm

Hôm Chúa Nhật 14 Tháng Giêng, tờ Kommersant dẫn lời một luật sư đưa tin, một cựu thị trưởng thành phố Vladivostok của Nga đã nhập ngũ chiến đấu ở Ukraine và đã lên đường ra mặt trận sau khi bị kết án 12 năm tù vì tội tham nhũng.

Oleg Gumenyuk, cựu thị trưởng Vladivostok, năm ngoái đã bị kết án 12 năm tù vì nhận hối lộ 38 triệu rúp hay 432.000 Mỹ Kim. Reuters đưa tin, ông giữ chức thị trưởng từ năm 2018 đến năm 2021, từ chức trong bối cảnh có nhiều chỉ trích về hồ sơ của ông từ các quan chức địa phương và liên bang.

“Theo lệnh được ban hành cho Gumenyuk, anh ta phải trình diện với đơn vị quân đội của mình vào ngày 22 tháng 12,” Kommersant dẫn lời luật sư Andrei Kitaev của Gumenyuk cho biết. Kitaev không thể đưa ra bình luận ngay lập tức.

Hàng chục ngàn tù nhân Nga đã tình nguyện phục vụ ở Ukraine để tận dụng lời đề nghị khoan hồng cho những người sống sót sau thời gian làm việc ở mặt trận.

Những người chống đối Kitaev tin rằng ông ta sẽ hối lộ cho các quan chức quân sự Nga để làm những công việc ở tuyến sau và như thế chỉ sau 6 tháng, ông ta sẽ thoát vòng tù tội. Nếu phải ra tiền tuyến, Kitaev chắc chắn sẽ chết vì ông ta mập quá, chạy không nổi.

3. Cuộc biểu tình hàng tuần “Stand with Ukraine” bên ngoài tòa thị chính Sydney hôm Chúa Nhật kêu gọi Australia gửi 45 máy bay trực thăng Taipan mà nước này không còn sử dụng tới Ukraine.

Ukraine muốn mua trực thăng Taipan đã ngừng hoạt động của Australia nhưng chúng được cho là đang bị loại bỏ.

Vào tháng 9 năm ngoái, trực thăng MRH-90 của Quân đội Úc đã được cho nghỉ hưu sớm hơn 14 tháng so với dự kiến, sau khi một vụ tai nạn ở Queensland khiến 4 nhân viên quốc phòng thiệt mạng trong một cuộc tập trận hai tháng trước đó.

Ukraine đã đưa ra yêu cầu chính thức về MRH-90 vào ngày 19 tháng 12 năm 2023, bất chấp những lo ngại về an toàn và hoạt động của máy bay.

“Đánh giá rủi ro của chúng tôi là khác nhau. Chúng ta đang có chiến tranh,” Anton Bogdanovych, người giúp tổ chức một cuộc biểu tình của những người ủng hộ Ukraine ở Sydney hôm Chúa Nhật, nói với đài ABC của Australia.

4. Ukraine đã thổi bay hệ thống mới tinh của Nga để chống máy bay không người lái bằng Trí Tuệ Nhân Tạo

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Russia Sent Its New A.I. Drone-Killer To Ukraine. A Ukrainian Drone Blew It Up.”, nghĩa là “Nga đã gửi một hệ thống mới tinh nhằm chống máy bay không người lái bằng Trí Tuệ Nhân Tạo của mình tới Ukraine. Một máy bay không người lái của Ukraine đã thổi bay nó.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Điều nguy hiểm là nó gần như trở thành một truyền thống mới trong cuộc chiến rộng lớn hơn của Nga ở Ukraine. Người Nga phát triển một hệ thống điện tử mới lạ mắt và triển khai nó ra tiền tuyến – sau đó nhanh chóng để mất nó vào tay pháo binh, bom hoặc máy bay không người lái của Ukraine.

Nó lại xảy ra vào tuần này, khi nhóm máy bay không người lái Shadow của Ukraine săn lùng và cho nổ tung một hệ thống chỉ huy và điều khiển tác chiến điện tử RB-109A Bylina rất mới và rất hiếm.

Bylina là một bộ máy thu tinh vi, được đóng gói trong năm xe tải, có chức năng phát hiện và xác định chính xác các radar và đài của đối phương, đồng thời nhờ trí tuệ nhân tạo tích hợp sẵn, tự động ra tín hiệu cho các thiết bị gây nhiễu điện tử được liên kết để tấn công vào các radar và đài. Máy thu của Bylina có thể cảm nhận được nguồn phát từ cách xa hàng trăm dặm.

Tất cả những gì có thể nói, Bylina không phải là kẻ gây nhiễu. Đó là một hệ thống chỉ huy được hỗ trợ bởi Trí Tuệ Nhân Tạo giúp thiết bị gây nhiễu hoạt động hiệu quả hơn. Theo một đánh giá, Bylina góp phần tăng hiệu quả hơn năm mươi phần trăm.

Mặt trận điện tử có thể là mặt trận quan trọng nhất của cuộc chiến rộng lớn hơn hiện nay. Đó là bởi vì máy bay không người lái có chất nổ nhỏ là một trong những vũ khí quan trọng nhất và chúng bắn trúng hay trượt tùy thuộc vào việc đối phương có thể gây nhiễu hay không.

Nhờ chiến dịch gây nhiễu thành công của Ukraine mà một đơn vị nhỏ Thủy Quân Lục Chiến đã bám trụ trên đầu cầu hẹp ở tả ngạn sông Dnipro ở miền nam Ukraine. Thủy quân lục chiến có thể lái máy bay không người lái của họ; Quân đội Nga không thể lái máy bay không người lái của riêng họ.

Và phần lớn là do chiến dịch gây nhiễu của Nga thất bại mà quân đội Nga đã không thể chiếm được thành phố Avdiivka ở miền đông Ukraine. Một lần nữa, người Ukraine có thể điều khiển máy bay không người lái của họ và tấn công mọi cuộc tấn công của Nga.

Vì vậy, thật hợp lý khi vào mùa thu năm ngoái, quân đội Nga đã đưa những chiếc Bylinas hoạt động đầu tiên ra tiền tuyến sau nhiều năm thử nghiệm thực tế chiến trường. Theo Điện Cẩm Linh, Bylina lẽ ra phải góp phần làm gia tăng khả năng của Nga trong việc gây nhiễu tín hiệu của đối phương bằng cách chọn lựa các thiết bị tấn công tốt nhất.

Thay vào đó, ít nhất một trong những chiếc Bylina hiếm hoi - chúng là hệ thống cấp lữ đoàn nên có lẽ chỉ có một số ít ở Ukraine - đã bị phát hiện, bị máy bay không người lái tấn công và cháy rụi, ở Donetsk, miền đông Ukraine.

Cuộc tấn công thật mỉa mai – một máy bay không người lái hạ gục hệ thống chống máy bay không người lái.

Ukraine đã kích hoạt một trong những thiết bị gây nhiễu GPS tốt nhất của Nga bằng một quả bom dẫn đường bằng GPS. Máy bay không người lái Ukraine đã làm nổ tung thiết bị gây nhiễu máy bay không người lái của Nga. Hỏa tiễn hành trình của Ukraine đã tấn công các địa điểm phòng không của Nga, nơi có nhiệm vụ bao gồm bắn hạ hỏa tiễn hành trình.

Gần đây nhất, vào đầu Tháng Giêng, truyền thông Nga tuyên bố triển khai tới Ukraine radar phản công công nghệ cao mới nhất của lực lượng Nga, có chức năng phát hiện đạn pháo đang lao tới. Vài giờ sau ở miền nam Ukraine, người Ukraine đã cho nổ tung nó… bằng một quả đạn pháo.

Người Nga không chỉ mất hàng trăm xe tăng, phương tiện chiến đấu mà còn cả hàng ngàn binh sĩ trong cuộc tấn công mùa đông tốn kém nhưng cho đến nay vẫn thất bại. Họ cũng đang ngày càng mất đi những công cụ hỗ trợ chiến trường tốt nhất và khó thay thế nhất. Radar. Thiết bị gây nhiễu. Các hệ thống chỉ huy và kiểm soát như Bylina.

Ảnh hưởng của những mất mát này sẽ không rõ ràng ngay lập tức. Nhưng theo thời gian, việc người Nga tự vệ trước đạn pháo, hỏa tiễn và máy bay không người lái của Ukraine sẽ trở nên khó khăn hơn và việc triển khai các hệ thống pháo, hỏa tiễn và máy bay không người lái của riêng họ cũng khó khăn hơn không kém.

5. Chuyên gia truyền hình nhà nước Nga cảnh báo cuộc sống 'ngày càng tồi tệ hơn' giữa chiến tranh Ukraine

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian State TV Pundit Warns Life 'Keeps Getting Worse' Amid Ukraine War”, nghĩa là “Chuyên gia truyền hình nhà nước Nga cảnh báo cuộc sống 'ngày càng tồi tệ hơn' giữa chiến tranh Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy

Chuyên gia truyền hình nhà nước Nga Aleksandr Sytin gần đây đã cảnh báo rằng cuộc sống “ngày càng trở nên tồi tệ hơn” ở Nga trong bối cảnh cuộc chiến với Ukraine.

Putin phát động cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022, tuyên bố tìm cách “phi Quốc Xã hóa” chính phủ quốc gia Đông Âu này và hy vọng giành được chiến thắng nhanh chóng. Gần hai năm sau, nỗ lực phòng thủ mạnh mẽ hơn dự đoán của Ukraine đã chặn bước tiến của Nga và cả hai bên tiếp tục chiến đấu để giành quyền kiểm soát lãnh thổ phía đông Ukraine.

Quân đội Nga đã phải đối mặt với vô số thách thức trong bối cảnh xung đột, bao gồm cả những khó khăn trong việc tuyển dụng và duy trì quân đội được huấn luyện tốt, có kỷ luật. Các nhà phân tích quân sự lưu ý rằng quân đội của Putin thiếu động lực và các câu hỏi về cách đối xử với quân đội đã được đặt ra sau khi một đoạn video xuất hiện trên mạng cho thấy các binh sĩ bị ném xuống hố vì từ chối chiến đấu.

Sytin, một nhà khoa học chính trị, gần đây đã xuất hiện trên Meet Point, một chương trình trò chuyện chính trị xã hội hàng ngày của Nga, với tư cách là người tham gia hội thảo. Trong một đoạn clip của chương trình được chia sẻ hôm thứ Bảy trên X của Julia Davis, người sáng lập nhóm giám sát Russia Media Monitor, người dẫn chương trình Andrey Norkin đã hỏi hội thảo rằng liệu có điều gì vào năm 2024, ngoài cuộc bầu cử Mỹ, có thể ảnh hưởng “nghiêm trọng” đến Nga hay không.

Tham luận viên Gevorg Mirzayan, phó giáo sư cao cấp về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, dự đoán rằng “sẽ không ai từ bỏ Ukraine, nhưng nước này sẽ nhận được ít tiền hơn”.

“Điều này cho chúng ta cơ hội tiếp tục thành công cuộc chiến vào năm 2024…Dự đoán của tôi cho năm 2024 là, chiến tranh rất có thể sẽ không kết thúc vì mục tiêu của chúng ta rất tham vọng, rất tham vọng,” ông nói.

Sytin dự đoán chiến tranh Nga-Ukraine “sẽ còn kéo dài” và “Nga tiếp tục phát triển kinh tế nhưng cuộc sống ở đây ngày càng tồi tệ hơn”.

Newsweek đã liên hệ với chính phủ Nga thông qua hình thức trực tuyến để bình luận về nhận xét của Sytin.

Theo Viện Kinh tế Thế giới Kiel, một viện nghiên cứu của Đức chuyên theo dõi hỗ trợ quốc tế cho Ukraine, tính đến cuối tháng trước, Mỹ đã viện trợ quân sự, tài chính và nhân đạo hơn 79 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine kể từ khi bắt đầu chiến tranh. Kyiv.

Trong khi Tổng thống Joe Biden vẫn là đồng minh lớn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, sự ủng hộ tài trợ cho cuộc chiến đã giảm dần trong các thành viên Quốc Hội, những người muốn chuyển trọng tâm sang các vấn đề trong nước như sự gia tăng của người di cư bất hợp pháp ở biên giới phía Nam.

Trong khi đó, Nga có thể gặp vấn đề về dân số, vì Cơ quan Thống kê Nhà nước Liên bang nước này dự đoán dân số sẽ giảm tự nhiên với mức trung bình khoảng 500.000 người mỗi năm, với tổng dân số giảm 7,6 triệu người vào năm 2046.

Tháng 11 vừa qua, Putin cho biết đất nước phải đối mặt với “những thách thức khó khăn về nhân khẩu học” và thương tiếc cho sự suy tàn của các gia đình lớn truyền thống, nói rằng “việc có nhiều con và một gia đình đông con nên trở thành tiêu chuẩn.

6. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Nga

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo..

Người dân thường có thể cảm nhận được tác động của cuộc chiến chống Ukraine đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Nga.

Truyền thông Nga đưa tin người dân đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ bệnh viện trên khắp cả nước (1). Tình trạng thiếu hụt các sản phẩm y tế cũng đang được báo cáo (2), bao gồm cả kháng sinh phổ rộng (3).

Phương Thảo xin mở ngoặc để giải thích: Thuật ngữ “broad-spectrum antibiotics” hay “kháng sinh phổ rộng” được sử dụng để chỉ các loại kháng sinh có hiệu quả chống lại cả vi khuẩn gram dương và gram âm, trái ngược với penicillin, có hiệu quả chủ yếu chống lại vi khuẩn gram dương và streptomycin, hoạt động chủ yếu chống lại vi khuẩn gram âm.

Chiến tranh có thể sẽ góp phần đáng kể vào tình trạng này khi các bệnh viện đang điều trị cho những người bị thương. Chính phủ cũng đang bị buộc phải giảm quỹ y tế dân sự trên toàn quốc do thiếu nhân viên y tế và áp lực tài chính (4).

7. Nga mất 5.270 binh sĩ, 53 xe tăng trong một tuần

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Loses 5,270 Soldiers, 53 Tanks in One Week: Kyiv”, nghĩa là “Kyiv cho biết Nga mất 5.270 binh sĩ, 53 xe tăng trong một tuần.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy

Theo số liệu do các quan chức Ukraine tổng hợp, Nga đã mất thêm 5.000 quân trong tuần này khi lực lượng của nước này tiếp tục chịu tổn thất nặng nề trong cuộc xâm lược đang diễn ra.

Tính đến Chúa Nhật, 5.270 binh sĩ Nga đã bị loại khỏi vòng chiến kể từ đầu tuần, số liệu từ Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraine cho thấy; 440 vào Thứ Hai, 820 vào Thứ Ba, 800 vào Thứ Tư, 830 vào Thứ Năm, 840 vào Thứ Sáu, 700 vào Thứ Bảy — và 840 vào hôm Chúa Nhật.

Trong giai đoạn đầu của cuộc xâm lược toàn diện của Vladimir Putin vào tháng 2 năm 2022, Kyiv ước tính tổn thất của Nga là khoảng từ 400 đến 600 một tuần trong khoảng 10 tháng đầu tiên, mặc dù thỉnh thoảng có những mức tăng đột biến lên tới hơn 800.

Con số thương vong chính xác của Nga vẫn chưa rõ ràng, con số của Ukraine cao hơn các ước tính khác. Cuối tháng 10, giới chức quốc phòng Anh cho biết tổn thất của Mạc Tư Khoa lên tới 190.000 nhân sự, bao gồm cả những người thiệt mạng và bị thương vĩnh viễn, nhưng con số này không bao gồm lính đánh thuê của Tập đoàn Wagner.

Ngày 6 tháng 2 năm 2023, lần đầu tiên Ukraine chứng kiến tổng số thương vong của Mạc Tư Khoa lên tới hơn 1.000 người trong một ngày, khi con số này lên tới 1.030. Con số thương vong hàng ngày lên tới bốn con số đã trở nên thường xuyên hơn trong vài tháng qua, đặc biệt kể từ tháng 10, khi Nga phát động cuộc tấn công vào Avdiivka, ở khu vực Donetsk.

Con số thiệt mạng lên tới đỉnh điểm là 1.380 vào ngày 19 tháng 10 và số liệu mới nhất, theo Ukraine, đưa thiệt hại của Nga lên tới 370.000.

Trong khi con số thương vong chính xác của Nga vẫn chưa rõ ràng, bằng chứng từ thực địa cho thấy quân đội Điện Cẩm Linh đang bị bao vây bởi tình trạng vô tổ chức, dễ mắc phải những sai lầm chiến thuật và thiếu hụt trang thiết bị khiến tổn thất càng trầm trọng hơn. Đồng thời, Ukraine đã có thể sử dụng hỏa tiễn tầm xa và máy bay không người lái để tấn công các mục tiêu trong khu vực do Mạc Tư Khoa xâm lược.

Những tổn thất rõ ràng của Nga đã khiến Mạc Tư Khoa ban hành nhiều đợt huy động quân nhân khỏe mạnh, trong khi quân đội đang phục vụ không được phép nghỉ phép cho đến khi chiến tranh kết thúc, gây ra bất đồng chính kiến trong nước.

Ukraine chưa tiết lộ số thương vong do bảo vệ lãnh thổ của mình khi tìm cách duy trì tinh thần; Mạc Tư Khoa gần đây tuyên bố Kyiv đã mất 215.000 quân kể từ khi chiến tranh bắt đầu. Dân số trước chiến tranh của Nga gấp ba lần dân số Ukraine.

Lực lượng vũ trang Ukraine cho biết 53 xe tăng Nga cũng đã bị vô hiệu hóa trong tuần này. Họ thường xuyên công bố các cảnh quay cho thấy máy bay không người lái do Ukraine điều khiển thả chất nổ xuống xe tăng, trong khi tổn thất về thiết giáp của Mạc Tư Khoa đã khiến nước này phải dựa vào các phương tiện chiến đấu thời Liên Xô.

Kyiv cũng cho biết 58 hệ thống pháo binh của Nga đã bị phá hủy và 49 máy bay không người lái đã bị hạ gục.

8. Phát ngôn nhân cho biết Viktor Orbán chưa yêu cầu tham gia nhóm Nghị viện Liên Hiệp Âu Châu cánh hữu

Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán vẫn chưa chính thức yêu cầu gia nhập nhóm Nghị viện Âu Châu cánh hữu do nhóm Huynh Đệ Ý và đảng Pháp Luật và Công lý của Ba Lan thống trị, mặc dù đã nói rằng ông đang tổ chức các cuộc đàm phán, theo một phát ngôn viên.

Tại một cuộc họp báo với giới truyền thông quốc tế vào tháng trước, Orbán cho biết rằng ông đang tổ chức các cuộc đàm phán về tư cách thành viên với nhóm Bảo thủ và Cải cách Âu Châu, gọi tắt là ECR, theo chủ nghĩa dân tộc cánh hữu, theo một trang web của chính phủ Hung Gia Lợi.

Nhưng Michael Strauss, phát ngôn nhân của ECR, cho biết hôm thứ Sáu: “Theo hiểu biết của tôi, họ đã không yêu cầu tham gia bởi vì khi đó nó sẽ nằm trong bất kỳ chương trình họp nhóm nào của chúng tôi.”

Phái đoàn khá lớn gồm 12 thành viên Quốc Hội của Orbán hiện không có trụ sở chính trị trong Nghị viện Âu Châu sau khi rời khỏi nhóm Đảng Nhân dân Âu Châu trung hữu vào năm 2021 trong một tranh chấp pháp quyền.

Theo Cuộc thăm dò ý kiến của POLITICO, số ghế của ECR dự kiến sẽ tăng sau cuộc bầu cử Liên Hiệp Âu Châu vào tháng 6 và việc bổ sung các thành viên Quốc Hội của Orbán sẽ khiến họ có ảnh hưởng lớn hơn. ECR đã suy yếu như một lực lượng nghị viện thiểu số kể từ khi Đảng Bảo thủ Anh ra đi.

Hiện đang bị kẹt trong cuộc chiến với các nước Liên Hiệp Âu Châu khác về việc gửi tiền tới Ukraine, Orbán sẽ có nhiều quyền lực hơn để định hình chương trình nghị sự của Liên Hiệp Âu Châu khi đất nước của ông đảm nhận chức chủ tịch Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu vào tháng 7 năm nay.

Chủ đề gai góc về sự gần gũi của Orbán với Nga và lập trường của ông về cuộc xâm lược Ukraine đã gây chia rẽ quan điểm trong ECR. Một số đảng quốc gia trong ECR, chẳng hạn như Vox cực hữu của Tây Ban Nha, được coi là ủng hộ việc Orbán gia nhập, trong khi các thành viên ôn hòa hơn như Tiệp sẽ phản đối.

Phát ngôn nhân của ECR, Strauss cho biết: “Về chủ đề này, tôi chỉ có thể nói những gì tôi luôn nói, rằng về cơ bản, tất cả những ai đang chia sẻ các giá trị của chúng tôi như được đưa ra trong Tuyên bố Praha đều được mời ghi danh làm thành viên ECR. Sau đó, đó sẽ là quyết định của cả nhóm.”

9. Các quan chức Ukraine cho biết Nga pháo kích vào Kherson khiến ít nhất 6 người bị thương

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Hai 15 Tháng Giêng, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska cho biết cuộc pháo kích của Nga vào Kherson đã làm ít nhất sáu người dân bị thương.

Cô cho biết “Lực lượng Nga đã bắn 28 quả đạn vào Kherson hôm thứ Bảy, đánh vào các khu dân cư và cơ sở hạ tầng cảng. Ít nhất sáu người bị thương.”

Kherson thường xuyên bị pháo kích kể từ khi lực lượng Nga rời thành phố và rút lui qua sông Dnipro vào tháng 11 năm 2022.
 
Tin vui trọng đại: Đức Cha Rolando Álvarez thoát khỏi nhà tù bọn độc tài, vừa đáp xuống Rôma
VietCatholic Media
04:51 15/01/2024


1. Sau gần 18 tháng ngồi tù, Đức Giám Mục Rolando Álvarez đã được trả tự do và bị lưu đầy sang Vatican

Hôm Chúa nhật, chế độ độc tài Nicaragua Daniel Ortega, đã trả tự do cho Đức Cha Rolando José Álvarez của Matagalpa đang bị cầm tù, và trục xuất vị giáo phẩm này khỏi đất nước.

Đức Cha Álvarez đến Thành phố Vatican vào chiều Chúa Nhật 14 Tháng Giêng.

Vị giám mục đã bị kết án 26 năm 4 tháng tù và là tù nhân chính trị ở Nicaragua kể từ tháng 8 năm 2022, cùng với 18 linh mục và chủng sinh khác đã bị cầm tù vào tháng 12 năm 2023.

Trong số các giáo sĩ bị lưu đày cùng với Đức Cha Álvarez có Đức Cha Isidoro Mora, thuộc Giáo phận Siuna, cùng với 14 linh mục và hai chủng sinh cũng đang bị giam giữ như tù nhân chính trị.

Vì nhóm linh mục và chủng sinh đó đã bị giam giữ ở Nicaragua vào tháng trước, nên người ta biết rất ít về nơi ở của các ngài cũng như những cáo buộc chống lại các ngài; một số linh mục bị giam giữ đã trên 65 tuổi hoặc có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Các nhà hoạt động nhân quyền ở Nicaragua đã lập luận rằng các giáo sĩ đã bị bắt giữ như một phần trong nỗ lực phối hợp của chế độ Nicaragua nhằm gây áp lực buộc Vatican phải trao cho chính phủ quyền giám sát chính thức về việc bổ nhiệm các giám mục theo mô hình mà Vatican đã ký với Trung Quốc.

Một tuyên bố từ chế độ đưa ra hôm Chúa nhật xác nhận việc trục xuất các giáo sĩ, nói rằng việc thả họ được bảo đảm thông qua các kênh ngoại giao. Tuyên bố giải thích rằng “các thỏa thuận với Tòa thánh đã bảo đảm việc gửi và tiếp nhận các giám mục, linh mục và chủng sinh tại Vatican”.

Bản văn nói, “Tổng thống nước Cộng hòa, Chính phủ Hòa giải và Thống nhất Quốc gia và nhân dân Nicaragua, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Đức Thánh Cha Phanxicô; và Phủ Quốc vụ khanh Tòa thánh; là Đức Hồng Y Pietro Parolin, và nhóm làm việc của ngài, vì sự phối hợp rất tôn trọng và kín đáo được thực hiện để thực hiện chuyến đi đến Vatican của hai giám mục, 15 linh mục và hai chủng sinh”.

Danh sách những người lưu vong do Giám mục Álvarez đứng đầu, người bị chế độ độc tài Ortega giam giữ từ tháng 8 năm 2022 và bị kết án 26 năm tù vào tháng 2 năm 2023. Bất chấp những nỗ lực đưa ngài đi lưu vong, Đức Cha Álvarez ban đầu bác bỏ khả thể này trong những tháng đầu tiên bị giam cầm. Tuy nhiên, lần này ngài phải đồng ý có thể vì lo lắng cho tình trạng của các Giám Mục và linh mục khác đang bị giam cầm. Cũng có thể có những áp lực khác.

Vào tháng 12, The Pillar đưa tin rằng vị giám mục sẵn sàng bị lưu đày khỏi đất nước trong bối cảnh có nhiều báo cáo về sức khỏe của ngài không tốt, nhưng khi một nhóm linh mục và tù nhân chính trị bị trục xuất sang Hoa Kỳ vào tháng 2 năm 2022, Đức Cha Álvarez đã không tham gia cùng các ngài vì các các điều kiện đặt ra cho khả thể trả tự do cho ngài chưa bao giờ được giải thích thỏa đáng cho ngài và ngài được yêu cầu ký vào một tờ giấy trắng có thể được dùng làm lời thú tội.

Chế độ Ortega, vào hôm Chúa nhật, cũng trục xuất một giám mục khác đang bị cầm tù, Giám mục Isidoro Mora của Giáo phận Siuna, người đã bị giam giữ sau khi nhắc đến Đức Cha Álvarez trong bài giảng vào ngày 19 tháng 12.

“Tôi muốn bày tỏ lời chào mừng của Hội đồng Giám mục Nicaragua. Chúng tôi luôn hiệp nhất cầu nguyện cho Giáo phận Matagalpa thân yêu này, cầu nguyện cho Đức Cha Rolando, cầu nguyện cho cuộc hành trình của mỗi người trong các bạn” Đức Cha Mora nói trong bài giảng ngày 19 tháng 12, nhân kỷ niệm 99 năm thành lập Giáo phận Matagalpa, nơi ngài là tổng đại diện cho đến năm 2021.

“Chúng ta hiệp nhất trong lời cầu nguyện, trong sự hiệp thông, trong đức tin, trong tình yêu, trong sự dịu dàng.”

Đức Cha Mora bị bắt một ngày sau khi giảng bài giảng đó, cùng với hai chủng sinh, trên đường đi cử hành lễ thêm sức trong giáo phận của ngài.

Cùng với hai vị giám mục, danh sách các giáo sĩ bị trục xuất hôm Chúa nhật bao gồm hơn một chục linh mục, trong đó có Cha Óscar Escoto và Cha Jader Guido, người bị giam giữ một thời gian ngắn vào đêm Giáng Sinh và được thả.

Tin tức về các vụ trục xuất đã được xác nhận bởi Đức Giám Mục Silvio Báez, người đã đề cập đến các cuộc đàm phán giữa Hoa Kỳ, Vatican và chế độ Nicaragua trong bài giảng ngày 14 Tháng Giêng.

Đức Cha Báez nói hôm Chúa nhật, trước khi kết thúc bài giảng tại giáo xứ Santa Agatha ở Miami, “Theo thông tin mà tôi bắt đầu nhận được sáng nay cả từ Rôma lẫn từ Washington và Managua… các giám mục, linh mục và chủng sinh được thả ra khỏi nhà tù đã bị bắt cóc một cách bất công vì họ vô tội, đã hạ cánh xuống sân bay Fiumicino ở Rome và đã được Tòa Thánh nghênh đón”.

Vào chiều Chúa Nhật, các bức ảnh được công bố chụp Đức Giám Mục Rolando Álvarez và Giám mục Isidoro Mora đồng tế thánh lễ ở Rôma, và một bức ảnh khác chụp các linh mục lưu vong được Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, tiếp đón.

Vụ trục xuất này là vụ trục xuất lớn thứ ba các linh mục Nicaragua khỏi đất nước của họ trong vòng chưa đầy một năm.

Vào tháng 2 năm 2023, bốn linh mục, một phó tế chuyển tiếp và hai chủng sinh đã bị trục xuất sang Hoa Kỳ.

Vào tháng 10 năm 2023, 12 linh mục đã bị trục xuất, và vào Chúa Nhật, 17 linh mục và 2 chủng sinh đã bị lưu đày.

Tổng cộng, khoảng 110 linh mục đã bị lưu đày khỏi Nicaragua kể từ năm 2018. Các linh mục khác đã trốn khỏi Nicaragua sau khi nhận được những lời đe dọa, và những linh mục khác vẫn bị từ chối nhập cảnh vào Nicaragua sau khi đi du lịch nước ngoài.

Con số chính xác các linh mục bị lưu đày vẫn chưa được biết; vì lý do an ninh, nhiều linh mục không công khai việc lưu vong của mình cho đến nhiều tháng sau khi các ngài rời Nicaragua.

Nhưng số linh mục lưu vong chiếm khoảng 15% giáo sĩ Công Giáo Nicaragua.

Các nguồn tin địa phương đã nói với The Pillar rằng tình hình ở giáo phận Matagalpa – nơi Đức Cha Álvarez làm giám mục – đặc biệt khó khăn. Giáo phận có 51 linh mục vào năm 2019 và ngày nay có khoảng 20 linh mục.

Ba giáo phận Nicaragua có các giám mục lưu vong – Jinotega, do Đức Cha Mora lãnh đạo, cùng với Matagalpa và Esteli, cả hai đều do Giám mục Álvarez lãnh đạo.

Hiện tại, hai giáo phận Nicaragua được lãnh đạo bởi các giám mục đã qua tuổi nghỉ hưu – Bluefields và Jinotega – và Đức Hồng Y Leopoldo Brenes của Managua sẽ tròn 75 tuổi vào tháng 3, có nghĩa là 6 trong số 9 giáo phận Nicaragua sẽ rơi vào tình huống lãnh đạo bất thường.

Vì ngày càng có nhiều giáo sĩ Nicaragua dường như vẫn sẵn sàng tố cáo chế độ Ortega, nên năm 2024 có thể còn là một thách thức lớn hơn đối với Giáo hội ở Nicaragua.

Nếu Ortega cuối cùng không có được sự nhượng bộ của Vatican trong việc bổ nhiệm giám mục theo mô hình Trung Quốc, thì chính trị gia này có thể sẽ tiếp tục trục xuất các linh mục và giám mục Nicaragua cho đến khi vết chân định chế của Giáo Hội Công Giáo giảm đi đáng kể ở Nicaragua - Ortega đã theo đuổi con đường tương tự với các trường đại học và các đảng phái chính trị ở Nicaragua.

2. Tòa Thánh không mở Văn khố tòa Sứ thần tại Thụy Sĩ

Tòa Thánh từ chối mở văn khố Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở Thụy Sĩ, theo lời yêu cầu của các nghiên cứu gia về những vụ lạm dụng tính dục trong Công giáo tại nước này.

Theo báo Sonntagsblick, số ra ngày 07 tháng Giêng vừa qua tại Thụy Sĩ, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã trả lời như sau cho những người hỏi: “Chiếu theo Công ước Vienne về ngoại giao (năm 1961), Văn khố của các sứ quán là điều luôn luôn bất khả xâm phạm và ở mọi nơi”. Vì thế, chúng tôi không thể mở Văn khố của Tòa Sứ thần Tòa Thánh”.

Để làm sáng tỏ về những vụ lạm dụng trong quá khứ trong Giáo hội Công giáo tại Thụy Sĩ, hai nữ nghiên cứu gia thuộc Đại học Zurich, do Giáo hội Công giáo tại nước này ủy nhiệm, đã yêu cầu được đọc các tài liệu văn khố của Giáo hội ở nhiều cấp độ, và các nơi, trong đó có cả Văn khố của Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở thủ đô Berne. Phúc trình đầu tiên được công bố ngày 12 tháng Chín năm ngoái (2023), theo đó trong vòng 70 năm qua, đã có hơn 1.000 vụ với hơn 500 người lạm dụng trong môi trường Giáo hội. Đức Hồng Y Parolin cho biết mặc dù văn khố của Tòa Sứ thần không được mở, nhưng các tài liệu trong văn khố của các Giáo hội Công giáo ở Thụy Sĩ cũng như của Bộ Giáo lý đức tin có thể được mở cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu.

Bộ Giáo lý đức tin là cơ quan xét xử những vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên.

Tuy có lời tuyên bố như trên của Đức Hồng Y Parolin, hai nữ nghiên cứu gia cho biết sẽ tiếp tục vận động để có thể tìm tòi trong Văn khố Tòa Sứ thần, vì theo hai bà, văn khố này rất quan trọng. “Điều thiết yếu là theo dõi thư từ giữa Thụy Sĩ, Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở thủ đô Berne và Roma để khám phá những vụ thực sự được tố giác và thủ tục diễn tiến như thế nào”

3. Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 14 Tháng Giêng,, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, Chúa Nhật vui vẻ!

Hôm nay Tin Mừng trình bày cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với các môn đệ đầu tiên (x. Ga 1,35-42). Cảnh tượng này mời gọi chúng ta nhớ lại cuộc gặp gỡ đầu tiên với Chúa Giêsu. Mỗi người chúng ta đều đã có cuộc gặp gỡ đầu tiên với Chúa Giêsu, khi còn là một đứa trẻ, một thanh niên, một người trẻ, một người trưởng thành… Tôi gặp Chúa Giêsu lần đầu tiên khi nào? Hãy cố gắng nhớ lại điều này một chút. Và sau suy nghĩ này, ký ức này, hãy đổi mới niềm vui được theo Chúa và tự hỏi – đi theo Chúa Giêsu có nghĩa là làm môn đệ của Chúa Giêsu – làm môn đệ Chúa Giêsu có nghĩa là gì? Theo bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta có thể rút ra ba từ: tìm kiếm Chúa Giêsu, ở lại với Chúa Giêsu và loan báo Chúa Giêsu. Tìm kiếm, ở lại, và tuyên xưng.

Trước hết là tìm kiếm. Hai môn đệ, nhờ chứng tá của Gioan Tẩy Giả, bắt đầu đi theo Chúa Giêsu; Ngài “thấy họ đi theo thì hỏi: ‘Các anh tìm gì?’” (c. 38). Đó là những lời đầu tiên Chúa Giêsu nói với họ: trước hết, Ngài mời gọi họ nhìn vào nội tâm, tự vấn về những ước muốn mà họ mang trong lòng. “Bạn đang tìm kiếm điều gì?”. Chúa không muốn tạo ra những người chiêu dụ tín đồ, Ngài không muốn thu hút những người theo Ngài cách hời hợt; Chúa muốn những người tự vấn và để mình được thử thách bởi Lời Ngài. Vì vậy, muốn làm môn đệ Chúa Giêsu, trước hết cần phải tìm kiếm Ngài, cần phải tìm kiếm Ngài, sau đó phải có một tâm hồn rộng mở, tìm kiếm chứ không phải một tâm hồn mãn nguyện hay tự mãn.

Các môn đệ đầu tiên tìm kiếm điều gì qua động từ thứ hai: ở lại? Họ không tìm kiếm tin tức hay thông tin về Thiên Chúa, hay những dấu hiệu hay phép lạ, nhưng họ mong muốn được gặp Chúa Giêsu, gặp Đấng Messia, trò chuyện với Ngài, ở lại với Ngài, lắng nghe Ngài. Câu hỏi đầu tiên họ hỏi là gì? “Thầy đang ở đâu?” (câu 38). Và Chúa Kitô mời gọi họ ở lại với Người: “Hãy đến mà xem” (c. 39). Ở lại với Ngài, ở lại với Ngài: đây là điều quan trọng nhất đối với người môn đệ Chúa. Tóm lại, đức tin không phải là một lý thuyết, không; đó là một cuộc gặp gỡ - đó là một cuộc gặp gỡ. Đó là đi xem Chúa ở đâu và ở với Ngài. Gặp gỡ Chúa và ở lại với Ngài.

Tìm kiếm, ở lại và cuối cùng là tuyên bố. Các môn đệ tìm kiếm Chúa Giêsu, sau đó họ đi với Người và ở lại với Người suốt buổi tối. Và bây giờ, là tuyên xưng. Sau đó, họ quay lại và tuyên xưg. Tìm kiếm, ở lại, tuyên xưng. Tôi có tìm kiếm Chúa Giêsu không? Tôi có ở lại với Chúa Giêsu không? Tôi có can đảm rao giảng Chúa Giêsu không? Cuộc gặp gỡ đầu tiên của các môn đệ với Chúa Giêsu là một trải nghiệm mạnh mẽ đến nỗi hai môn đệ luôn nhớ về thời gian: “Lúc đó vào khoảng giờ thứ mười” (c. 39). Điều này cho chúng ta thấy sức mạnh của cuộc gặp gỡ đó. Và tâm hồn họ tràn ngập niềm vui đến nỗi ngay lập tức họ cảm thấy cần phải truyền đạt món quà họ đã nhận được. Quả thực, một trong hai người, Thánh Anrê, vội vàng chia sẻ điều đó với em trai mình.

Anh chị em thân mến, hôm nay chúng ta cũng hãy nhớ lại cuộc gặp gỡ đầu tiên của chúng ta với Chúa. Mỗi người chúng ta đều có cuộc gặp gỡ đầu tiên, trong gia đình hay bên ngoài… Tôi đã gặp Chúa khi nào? Chúa đã chạm đến lòng tôi khi nào? Và chúng ta hãy tự hỏi: chúng ta có còn là môn đệ, say mê Chúa, chúng ta có tìm kiếm Chúa, hay chúng ta chỉ ổn định trong một đức tin được hình thành bởi những thói quen? Chúng ta có ở lại với Ngài trong lời cầu nguyện không, chúng ta có biết cách giữ im lặng với Ngài không? Tôi có biết cách cầu nguyện với Chúa, giữ im lặng với Ngài không? Và rồi chúng ta có cảm thấy ước muốn chia sẻ, công bố vẻ đẹp của cuộc gặp gỡ với Chúa không?

Xin Mẹ Maria Rất Thánh, môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu, ban cho chúng ta lòng khao khát tìm kiếm Ngài, ước muốn ở lại với Ngài và ước muốn loan báo Ngài.

Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha tiếp tục

Tôi chào tất cả anh chị em, người Rôma và những người hành hương đến từ Ý và nhiều nơi trên thế giới. Đặc biệt tôi xin chào các thành viên của Hermandad Sacramental de Nuestra Señora de los Remedios từ Villarrasa, Tây Ban Nha.

Chúng ta đừng quên cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ lở đất ở Colombia, nơi đã cướp đi sinh mạng của nhiều người.

Và chúng ta đừng quên những người đang phải chịu sự tàn khốc của chiến tranh ở rất nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Ukraine, Palestine và Israel. Đầu năm trao nhau lời chúc hòa bình nhưng vũ khí vẫn tiếp tục giết chóc, hủy diệt. Chúng ta hãy cầu nguyện để những người có quyền lực đối với những cuộc xung đột này suy ngẫm về thực tế rằng chiến tranh không phải là cách giải quyết vấn đề, bởi vì nó gieo rắc cái chết cho dân thường và phá hủy các thành phố cũng như cơ sở hạ tầng. Nói cách khác, ngày nay chiến tranh tự nó đã là một tội ác chống lại loài người. Chúng ta đừng quên điều này: chiến tranh tự nó là một tội ác chống lại loài người. Người dân cần hòa bình! Thế giới cần hòa bình! Cách đây vài phút, tôi đã nghe trong chương trình “A Sua Immagine”, Cha Faltas, đại diện Hạt Dòng Thánh Địa ở Giêrusalem: ngài nói về việc giáo dục vì hòa bình. Chúng ta phải giáo dục vì hòa bình. Chúng ta có thể thấy rằng chúng ta - toàn thể nhân loại - chưa được giáo dục đủ để ngăn chặn mọi chiến tranh. Chúng ta hãy luôn cầu nguyện để có được ân sủng này: giáo dục hòa bình.

Tôi chúc tất cả anh chị em một ngày Chúa Nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt!
 
Putin cử cả trung đoàn xe tăng đi kéo xác chiến xa. Nhận định của các Tướng Mỹ về thế trận năm nay
VietCatholic Media
17:32 15/01/2024

1. Putin cử cả trung đoàn xe tăng đi tìm xác các chiến xa bị phá hủy

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “The Russians Have Lost So Many Vehicles Around Krynky, They’ve Assigned A Tank Regiment To Fetch The Wrecks”, nghĩa là “Người Nga đã mất rất nhiều phương tiện xung quanh Krynky, họ đã cử một trung đoàn xe tăng đi tìm xác tàu.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân

Vào giữa năm 2023, Điện Cẩm Linh đã tổ chức một đội quân dã chiến mới xung quanh Sư đoàn cơ giới số 70 bằng cách kết hợp ba trung đoàn cơ giới — 24, 26 và 28 — với một lữ đoàn pháo binh và Trung đoàn xe tăng 17.

Vài tháng sau, vào tháng 9, Tập đoàn quân vũ trang tổng hợp số 18 tân lập được triển khai đến tiền tuyến bên tả ngạn sông Dnipro ở Kherson, miền nam Ukraine.

Thật đúng lúc để gặp Lữ đoàn thủy quân lục chiến số 35 của Ukraine khi lực lượng này đang di chuyển qua Dnipro và bảo vệ đầu cầu ở Krynky trên bờ trái do Nga kiểm soát.

Giờ đây, Trung đoàn 17 chịu trách nhiệm thu hồi số lượng phương tiện mà quân Nga đã đánh mất khi cố gắng đánh bật lực lượng thủy quân lục chiến khỏi Krynky nhưng không thành công.

Trung tâm Chiến lược Phòng thủ Ukraine, gọi tắt là CDS, lưu ý: “Trung đoàn xe tăng 17 thuộc Sư đoàn súng trường cơ giới số 70 trong hai tuần đã cố gắng di tản các xe thiết giáp bị hư hỏng và không thể hoạt động khỏi khu vực chiến đấu tích cực ở khu vực Krynky”. Nỗ lực này xảy ra ở phía bắc đường T2206, nối từ đông sang tây cách Krynky hai dặm về phía nam.

CDS giải thích: “Nỗ lực di tản này có sự tham gia của cả các đơn vị sửa chữa và di tản cũng như Tiểu đoàn xe tăng số 2 của trung đoàn”. Mặc dù các phương tiện phục hồi bọc thép chuyên dụng có cần cẩu có thể là phương tiện tốt nhất để kéo các phương tiện bị phá hủy, nhưng trong trường hợp khẩn cấp, xe tăng cũng có thể được dùng để kéo — và xe tăng có thể tự vệ.

Việc cả một tiểu đoàn xe tăng với hàng chục xe tăng T-90 dường như được dành riêng cho nhiệm vụ phục hồi đã nói lên mức độ tổn thất nặng nề của Nga xung quanh Krynky.

Trong ba tháng phản công thất bại nhằm vào các khu vực tiêu diệt máy bay không người lái và pháo binh của Ukraine cũng như trên các bãi mìn mà máy bay không người lái thả vào ban đêm, Quân Đoàn Tổng Hợp thứ 18 và các đội hình khác ở Kherson đã mất ít nhất 163 xe tăng, phương tiện chiến đấu, pháo, bệ phóng hỏa tiễn và xe tải. Lực lượng Ukraine chỉ mất 33 xe, chủ yếu ở hữu ngạn Dnipro.

Không phải tất cả các tổn thất đều được xóa bỏ hoàn toàn... nếu người Nga có thể thu hồi được thân tàu và đưa chúng đến các cơ sở sửa chữa. Sự triệt để mà các lữ đoàn Ukraine thu hồi các phương tiện bị hư hỏng của họ giải thích lý do tại sao gần như toàn bộ 21 chiếc Leopard 2A6 do Đức sản xuất của Ukraine đều bị hư hại nhưng có lẽ một nửa trong số đó vẫn đang hoạt động.

Phải thừa nhận rằng công việc của các kỹ sư Nga khó khăn hơn. Xe tăng kiểu phương Tây như Leopard 2 có xu hướng giữ phần lớn đạn trong ngăn nổ. Khi Leopard 2 trúng đạn, gây ra vụ nổ thứ cấp, vụ nổ đó sẽ thoát ra ngoài và ra khỏi tháp pháo.

Ngược lại, xe tăng Nga có xu hướng giữ đạn trong băng chuyền nạp đạn tự động bên dưới tháp pháo. Đánh một chiếc T-72 hoặc T-80 và gây ra vụ nổ thứ cấp, chiếc xe tăng có thể phóng tháp pháo của nó lên cao hàng trăm feet. Không có xe tăng nào có thể được phục hồi sau khi tháp pháo bị văng ra ngoài.

Chẳng ích gì khi lấy lại một chiếc xe tăng bị mất tháp pháo. Nhưng có hàng chục xe tải bị hư hỏng, xe trinh sát BRDM, xe thiết giáp chở quân BTR và pháo tự hành đang rỉ sét giữa Krynky và đường T2206 có thể đáng được thu hồi.

Nếu Trung đoàn xe tăng 17 có thể lấy được một số phương tiện đó, điều đó có thể xoa dịu phần nào đòn tấn công khi trận chiến giành Krynky tiếp tục diễn ra và tổn thất của Nga ngày càng tăng.

2. Tỷ phú Nga nhận định khó có hòa bình cho đến ít nhất là tháng 5, 2025

Tỷ phú Nga Oleg Deripaska cho biết hôm Chúa Nhật rằng khó có thể có hòa bình ở Ukraine cho đến ít nhất là tháng 5 năm 2025 và cuộc thảo luận mang tính xây dựng tại Davos về việc chấm dứt xung đột sẽ không thể thực hiện được vì sẽ không có phái đoàn Nga tham dự.

Antony Blinken, ngoại trưởng Hoa Kỳ, Tổng thống Emmanuel Macron của Pháp và một số nhà lãnh đạo Trung Đông dự kiến sẽ tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào tuần tới, nơi các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt chiến tranh ở Gaza và Ukraine là trọng tâm trong chương trình nghị sự.

“Thật đáng tiếc khi một cuộc nói chuyện mang tính xây dựng về tình hình ở Ukraine sẽ không diễn ra – sẽ không có phái đoàn Nga”, Deripaska nói trong một bài đăng trên ứng dụng Telegram, theo Reuters. “Đừng chờ đợi hòa bình trước tháng 5 năm 2025.”

Deripaska, người được cho là đã kiếm bộn tiền nhờ mua cổ phần trong các nhà máy nhôm, đã bị Anh trừng phạt vì bị cáo buộc có quan hệ với Vladimir Putin. Ông đã đưa ra một thách thức pháp lý chống lại các biện pháp trừng phạt.

3. Người Ukraine đang được kêu gọi chế tạo máy bay không người lái cho quân đội tại nhà như một phần của dự án “Máy bay không người lái của nhân dân”.

Theo Bộ trưởng chuyển đổi kỹ thuật số của Ukraine Mykhailo Fedorov, tổ chức phi chính phủ Victory Drones đứng đằng sau dự án “People's Drone”.

Những người tham gia có thể tham gia khóa học kỹ thuật miễn phí để tự học cách lắp ráp máy bay không người lái FPV (góc nhìn thứ nhất) 7 inch tại nhà.

Máy bay không người lái FPV có chi phí sản xuất rẻ và có thể bay vào mục tiêu một cách chính xác. Chúng có khả năng phá hủy các thiết bị quân sự đắt tiền hơn nhiều. Theo Fedorov, máy bay không người lái là “những kẻ thay đổi cuộc chơi” trong cuộc chiến.

Khóa học cung cấp các phiên học Zoom với người hướng dẫn, danh sách các thành phần cũng như các công cụ và vật liệu cần phải mua để chế tạo máy bay không người lái FPV, cũng như quyền tiếp cận cộng đồng kỹ sư đưa ra lời khuyên và câu trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào.

Máy bay không người lái đã lắp ráp sẽ được bàn giao cho những người hướng dẫn của Victory Drone để kiểm tra phẩm chất và nếu đạt yêu cầu sẽ được chuyển giao cho quân đội.

“Những người tham gia khóa học đã bàn giao hơn 100 máy bay không người lái cho quân đội. Nhìn chung, hơn 80% trong số đó đã được giao cho người hướng dẫn Victory Drones trong tình trạng hoạt động tốt, trong khi số còn lại cần một số điều chỉnh. Đây là tỷ lệ thành công rất cao của việc lắp ráp thí điểm!” Fedorov nói.

4. Bắc Hàn vừa phóng một hỏa tiễn tầm trung ra biển

Reuters đưa tin, Bắc Hàn đã phóng một hỏa tiễn tầm trung ra biển hôm Chúa Nhật, giữa lúc căng thẳng tăng cao sau vụ phóng hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa và vệ tinh do thám quân sự đầu tiên của Bình Nhưỡng gần đây.

Hoa Kỳ và các đồng minh trước đây đã lên án điều mà họ mô tả là việc Nga bắn hỏa tiễn của Bắc Hàn vào Ukraine. Washington gọi điều đó là ghê tởm và Hán Thành gọi Ukraine là địa điểm thử nghiệm hỏa tiễn có khả năng hạt nhân của Bình Nhưỡng. Mạc Tư Khoa và Bình Nhưỡng phủ nhận tiến hành bất kỳ thỏa thuận vũ khí nào nhưng năm ngoái cam kết sẽ tăng cường quan hệ quân sự.

Bắc Hàn đã tăng cường áp lực lên Hán Thành trong những tuần gần đây, tuyên bố nước này là “đối phương chính”, nói rằng miền Bắc sẽ không bao giờ đoàn tụ với miền Nam và thề sẽ tăng cường khả năng tấn công hạt nhân vào Mỹ và các đồng minh của Mỹ ở Thái Bình Dương.

Chính phủ bị cô lập của Bình Nhưỡng đang xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với Mạc Tư Khoa. Hãng thông tấn Bắc Hàn KCNA hôm Chúa Nhật cho biết Ngoại trưởng Thôi Thiện Cơ (Choe Son Hui) sẽ thăm Nga từ thứ Hai đến thứ Tư theo lời mời của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.

“Việc Bình Nhưỡng phô trương sức mạnh sẽ là mối lo ngại vượt ngoài Hán Thành, vì sự hợp tác quân sự của nước này với Mạc Tư Khoa làm gia tăng bạo lực ở Ukraine và vì nước này có thể sẵn sàng thách thức Mỹ và các đồng minh hơn trong khi sự chú ý toàn cầu tập trung vào Trung Đông. Leif -Eric Easley, giáo sư nghiên cứu quốc tế tại Đại học Ewha Womans, cho biết.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ Năm đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với ba thực thể của Nga và một cá nhân liên quan đến việc chuyển giao và thử nghiệm hỏa tiễn đạn đạo của Bắc Hàn để Nga sử dụng chống lại Ukraine.

5. Vai trò của miền Nam bán cầu trong các cuộc đàm phán về công thức hòa bình của Ukraine đã được chú trọng ở Davos, nơi các cố vấn an ninh quốc gia họp vào Chúa Nhật.

Nhiều quốc gia không liên kết từ Phi Châu, Mỹ Châu Latinh, Trung Đông và Á Châu phần lớn đứng ngoài cuộc về Ukraine sẽ có đại diện tại khu nghỉ dưỡng miền núi Thụy Sĩ trong tuần này.

Cố vấn an ninh quốc gia Nigeria Nuhu Ribadu có thể được nhìn thấy đang tham dự cuộc họp. Yermak cho biết có sự tham gia của 18 quốc gia Á Châu, 12 quốc gia Phi Châu và 6 quốc gia Nam Mỹ.

Ông cho biết trên tài khoản Telegram của mình: “Các quốc gia từ miền Nam bán cầu ngày càng tham gia nhiều hơn vào công việc của chúng tôi.

Ukraine, với sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ các đồng minh, đã liên tục tuyên bố sẽ không bỏ cuộc cho đến khi giành lại được mọi phần lãnh thổ mà Nga đã chiếm giữ.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu các quốc gia ở Nam bán cầu có đồng ý với đó như một công thức hòa bình hay không.

6. Trung Quốc cần tham gia vào các nỗ lực chấm dứt chiến tranh giữa Ukraine và Nga

Đồng chủ tịch Thụy Sĩ trong cuộc họp tại Davos gồm các nhà ngoại giao hàng đầu nhằm chuẩn bị nền tảng cho kế hoạch hòa bình cho biết hôm Chúa Nhật rằng Trung Quốc cần tham gia vào các nỗ lực chấm dứt chiến tranh giữa Ukraine và Nga.

“Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng. Chúng ta phải tìm cách hợp tác với Trung Quốc về vấn đề này”, ủy viên hội đồng liên bang Thụy Sĩ Ignazio Cassis phát biểu trong một cuộc họp báo sau phiên họp.

Trung Quốc không có đại diện tại cuộc họp của các cố vấn an ninh quốc gia trước Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos.

Cuộc họp của hơn 80 quan chức là cuộc họp thứ tư như vậy do Ukraine tổ chức, mà Cassis cho rằng phải mở đường cho các cuộc đàm phán giữa Mạc Tư Khoa và Kyiv về việc chấm dứt chiến tranh.

“Một nền hòa bình cho người dân Ukraine là điều cần thiết khẩn cấp… Chúng ta phải làm mọi cách để chấm dứt cuộc chiến này”, Cassis nói và cho biết thêm rằng cho đến nay Nga và Ukraine vẫn chưa sẵn sàng nhượng bộ.

Cassis cho rằng các quốc gia đã có đối thoại với Nga như Brazil, Ấn Độ và Nam Phi đều tham gia vào các cuộc thảo luận ở Davos và có thể đóng vai trò quan trọng.

“Sự tham gia của liên minh Brics là rất quan trọng vì các quốc gia này có mối quan hệ với Nga… Tất cả điều này có thể tạo ra phong trào tập thể này nhằm thu hút các quốc gia ở xa xung đột nhưng có thể đóng vai trò ảnh hưởng đến Trung Quốc và Nga”, Cassis nói.

7. Đan Mạch phân bổ gói viện trợ mới hơn 21 triệu Mỹ Kim cho Ukraine

Đan Mạch sẽ phân bổ gói viện trợ mới cho Ukraine với số tiền hơn 21 triệu Mỹ Kim để khôi phục thành phố Nikolaev ở miền nam Ukraine. Gói hỗ trợ, cùng với những nội dung khác, bao gồm các dự án rà phá bom mìn đất nông nghiệp và xây dựng lại ký túc xá của Đại học Nông nghiệp Bang Nikolaev.

“Đan Mạch là một trong những đối tác cam kết nhất của chúng tôi trong quá trình phục hồi. Vào mùa xuân năm 2023, đất nước này nhận được sự bảo trợ đối với Nikolaev và vùng Nikolaev. Kể từ đó, chúng tôi đã đạt được tiến bộ trong việc khôi phục thành phố - hầu hết các dự án của các gói viện trợ trước đây đều đã được hoàn thành hoặc đang tiến triển thành công”, Alexander Kubrakov, Bộ trưởng Bộ Phát triển Cộng đồng, Lãnh thổ và Cơ sở hạ tầng của Ukraine cho biết.

Trước đó, Đan Mạch và Thụy Điển cùng công bố gói hỗ trợ quân sự mới cho Ukraine trị giá khoảng 240 triệu euro, bao gồm các phương tiện chiến đấu bộ binh, BBC đưa tin.

8. Nhận định của các tướng lãnh về khả năng kết thúc chiến tranh Ukraine

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “The 3 Ways the Ukraine War Could End”, nghĩa là “3 cách chiến tranh Ukraine có thể kết thúc.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Ba kịch bản cho cuộc chiến do Vladimir Putin phát động ở Ukraine đã được Philip Breedlove, cựu Tư lệnh Đồng minh Tối cao Âu Châu, vạch ra – và hai trong số đó liên quan đến chiến thắng của Nga.

Ông nói với Newsweek: “Nếu chúng ta không làm gì khác hơn những gì chúng ta đang làm hiện nay thì cuối cùng Ukraine sẽ thua vì Nga có nhiều người và có chiều sâu hơn Ukraine”.

“Nếu phương Tây bỏ rơi Ukraine, người Ukraine sẽ chiến đấu dũng cảm nhưng hàng chục ngàn người Ukraine nữa sẽ chết và cuối cùng Nga sẽ khuất phục toàn bộ Ukraine, nơi một lần nữa sẽ là chư hầu của Nga.”

Nhưng có một con đường mang lại hy vọng cho Ukraine, theo Tướng Philip M. Breedlove, người từng là tư lệnh NATO từ năm 2013 đến năm 2016 đã chứng kiến hậu quả của việc Putin sáp nhập Crimea vào năm 2014 trước cuộc xâm lược toàn diện của ông.

Tướng bốn sao nói: “Nếu phương Tây chọn trao cho Ukraine những gì họ cần để giành chiến thắng thì Ukraine sẽ thắng trong cuộc chiến này”. “Cuộc chiến này sẽ kết thúc đúng như cách các nhà hoạch định chính sách phương Tây mong muốn nó kết thúc.”

Nhu cầu có thêm vũ khí phương Tây đã khiến Volodymr Zelenskiy bực tức đưa ra lời cầu xin trong tuần này rằng cuộc chiến chống lại Putin không chỉ của Kyiv. Tổng thống Ukraine cho biết hôm thứ Năm: “Hắn sẽ không dừng lại cho đến khi tất cả chúng ta cùng nhau kết liễu hắn”.

Lời cảnh báo được đưa ra khi các nhà lập pháp Mỹ quay trở lại Washington sau khi một số thành viên Quốc Hội cản trở gói an ninh trị giá 61,4 tỷ Mỹ Kim dành cho Ukraine trước Giáng Sinh.

Trong thời gian Quốc hội tạm nghỉ đó, Ukraine đã hứng chịu một cuộc pháo kích của Nga trong 5 ngày trong dịp Năm mới, trong đó hơn 500 hỏa tiễn và máy bay không người lái đã được bắn khắp cả nước, phá hủy một bệnh viện phụ sản, trường học, các căn nhà và giết chết 45 người.

Khi cuộc chiến gần bước sang năm thứ ba vào ngày 24 tháng 2, ngày càng có nhiều lời kêu gọi từ một số nhà lập pháp Hoa Kỳ yêu cầu Zelenskiy tham gia đàm phán và nhượng lại lãnh thổ. Tuy nhiên, đánh giá của Viện Nghiên cứu Chiến tranh vào tháng 12 đã mô tả những hậu quả thảm khốc của việc đóng băng xung đột mà chung cuộc sẽ làm cho tình trạng tồi tệ hơn, thậm chí là một Putin chiến thắng.

Một Ukraine bị đánh bại sẽ đẩy quân đội Nga giàu kinh nghiệm chiến đấu trở nên lớn hơn đáng kể so với lực lượng trước cuộc xâm lược cạnh biên giới NATO, từ Hắc Hải đến Bắc Băng Dương. Sẽ cần đến các hệ thống phòng không tiên tiến mà chỉ máy bay tàng hình của Mỹ mới có thể thách thức, để lại những lỗ hổng trong khả năng răn đe của Mỹ trước Trung Quốc.

ISW, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington, DC, cũng cho rằng một cuộc xung đột bị đóng băng sẽ còn tồi tệ hơn việc tiếp tục giúp đỡ Ukraine vì nó sẽ cho Putin thời gian chuẩn bị cho nỗ lực chiến tranh mới và đối đầu với NATO.

Trung Tướng Ben Hodges nhận xét rằng”Cuộc chiến của Ukraine là cuộc chiến của Mỹ. Chúng ta không muốn thấy Putin giành chiến thắng. Một kết thúc có lợi trong năm tới phụ thuộc vào việc thông qua viện trợ này bởi vì nếu không, Putin sẽ có được sự tự tin, động lực và đòn bẩy.”

Cuộc phản công được quảng cáo rộng rãi của Ukraine bắt đầu vào tháng 6 năm 2023 với mục đích chiếm lại lãnh thổ bị Nga tạm chiếm đã không mang lại kết quả như Kyiv hoặc các đồng minh đã trang bị vũ khí cho cuộc chiến chống lại sự xâm lược của Putin mong đợi.

Ông nói: “Chiến tranh cơ động bắt đầu với ưu thế trên không. Chúng ta chưa trao cho Ukraine những gì họ cần để thiết lập ưu thế trên không”.

Ông cũng lưu ý rằng trong khi Ukraine đã được cung cấp một số vũ khí tầm ngắn thì ATACMS (Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật của quân đội) của Mỹ là những biến thể cũ hơn với đầu đạn chùm kém hiệu quả hơn các phiên bản hiện đại.

“Chúng ta không mang lại cho họ những gì họ cần để giành chiến thắng. Đúng hơn, chúng ta chỉ cung cấp cho họ đủ để tiếp tục ở lại chiến trường”.

Những sai lầm của Ukraine

Tướng Breedlove nhận xét rằng các phương tiện chiến đấu Bradley của Mỹ và xe tăng Leopard do Đức sản xuất sẽ hiệu quả hơn nếu chúng được chuyển giao sớm hơn. Ngoài ra, cuộc chiến giành Bakhmut, ở tỉnh Donetsk, đã phải trả giá quá đắt. Ông nói: “Ukraine đã phạm sai lầm. Ukraine đã mắc kẹt ở Bakhmut quá lâu, mất đi rất nhiều người có kinh nghiệm.

“Họ đã tiến hành huấn luyện không đầy đủ cho cuộc chiến cơ động của họ và cho các lữ đoàn tấn công của họ. Họ đặt niềm tin vào những lữ đoàn mới thành lập. Chúng tôi biết từ Chiến tranh thế giới thứ hai rằng các đơn vị mới thành lập cần thời gian để tự làm việc. Thông thường, việc củng cố các lữ đoàn hoặc đơn vị có kinh nghiệm hiện có là lựa chọn khôn ngoan hơn.

Không chỉ việc thiếu sự yểm trợ trên không đã làm tổn hại đến cuộc phản công của Ukraine. Gressel nói: “Phương Tây đã đánh giá thấp tốc độ tác chiến điện tử của Nga đối với loại đạn chính xác được điều khiển bằng GPS và khiến nó kém hiệu quả hơn”.

“Tôi vô cùng lo lắng cho năm nay vì đây sẽ là một năm rất khó khăn đối với Ukraine. Gressel cho biết, chúng ta chưa tăng cường sản xuất đạn dược cho cả bom pháo và súng cối đơn giản đến mức có thể mang lại cho Ukraine ưu thế về hỏa lực”, Gressel nói, mặc dù ông hy vọng năm 2025 sẽ tốt hơn nếu chuỗi cung ứng vũ khí và huấn luyện quân đội Ukraine được cải thiện.

Chiến lược Chiến tranh Lạnh

Những lợi ích mà Ukraine đạt được trong năm 2022 bao gồm việc chiếm lại Kharkiv và Kherson, đánh lui lực lượng Nga khỏi Kyiv và giáng đòn vào Hạm đội Hắc Hải của Putin, lực lượng này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Nhưng những lợi ích trước đó đã truyền cảm hứng cho Zelenskiy và chính quyền Tổng thống Biden đặt ra “các mục tiêu phi thực tế” với cuộc phản công năm 2023.

Ông nói: “Tôi nghĩ đã đến lúc các đối tác phương Tây của Ukraine chuyển sang chiến lược đã được chứng minh trong Chiến tranh Lạnh”. Điều này có nghĩa là ngăn chặn và kiềm chế Nga “bất cứ nơi nào họ cần và bất cứ điều gì họ cần ở Ukraine và dọc biên giới NATO”.

Ukraine có thể chỉ ra một số điểm tích cực lớn. Nó gần như đã giành lại được quyền kiểm soát hoàn toàn vùng Tây Bắc Hắc Hải, đẩy hải quân Nga về phía Đông và Đông Nam. Trên đất liền, các lực lượng Ukraine đã tiến lên đủ mức để bắt đầu sử dụng hỏa lực pháo binh tầm ngắn vào cây cầu đất liền dẫn tới Crimea, nơi họ thường xuyên tấn công.

Nhưng giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến sẽ định hình an ninh Âu Châu trong vài thập kỷ tới không chỉ là sự giúp đỡ của Mỹ. Đồng minh của Putin ở Liên minh Âu Châu, Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orban, tháng trước đã phủ quyết gói trị giá 50 tỷ euro (55 tỷ Mỹ Kim) từ Brussels. Nếu không có gói này, ông Zelenskiy cho rằng Kyiv sẽ khó tồn tại khi chiến tranh bước sang năm thứ ba vào ngày 24 tháng 2..

“Sự hỗ trợ của phương Tây dành cho Ukraine nên tập trung lại vào việc xây dựng các công sự và khả năng phòng thủ nhiều tầng ở Ukraine, đào tạo tân binh và thúc đẩy sản xuất vũ khí của họ để bất kỳ nỗ lực nào của Nga nhằm tấn công hoặc chiếm thêm đất đai của họ sẽ gặp phải hỏa lực và cơn giận dữ,” Kovalenko nói.

“Vladimir Putin luôn tìm kiếm nơi mà ông ấy có thể chiếm thế thượng phong. Nhưng việc chuyển đổi chiến lược Ukraine sang chiến lược phòng thủ, kết hợp với răn đe, sẽ không thực sự mang lại lợi thế cho ông ấy vì dù sao thì người Ukraine cũng sẽ không đầu hàng”.