Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:58 18/01/2019
30. NGƯỜI ĐI ĐƯỜNG GIẢNG BÀI
Có hai người trên đường đi chửi nhau:
- “Anh có tâm lừa đảo”.
- “Anh là kẻ không hiểu đạo trời !”...
Có ông thầy giáo đi ngang qua nghe như vậy thì nói với học trò:
- “Các con nghe kìa, hai người này giảng bài mà lại giảng rất hay nữa đó !”
Học trò không hiểu, nói:
- “Hai người ấy đang chửi nhau, sao lại nói là giảng bài ?”
Thầy giáo trả lời:
- “Các con có thấy không, hai người ấy lúc thì nói “đạo trời” lúc thì nói “tâm”, đó không phải giảng bài thì là giảng gì chứ ?”
Học trò vẫn không hiểu, lại hỏi:
- “Thì là giảng bài, nhưng việc gì mà phải chửi nhau đến đỏ mặt tía tai như thế ?”
Thầy giáo nói:
- “Các con coi, những người giảng dạy thời nay, có ai giảng mà ngôn hành đều nhất trí như thế không ???”
(Ứng hài lục)
Suy tư 30:
Ý tứ của ông thầy giáo trên đây rất sâu, học trò làm sao hiểu được !
Lúc chúng ta chửi nhau thì ngôn hành rất ăn khớp: miệng nói tay chỉ chọt xỉa xói.
Khi chúng ta đánh nhau thì ngôn hành cũng rất đúng điệu: miệng hầm hè tay đấm chân đá.
Khi chúng ta lừa dối mị dân (anh em) thì ngôn hành và tâm cũng rất hợp nhau: miệng nói lời ngon ngọt, tay vỗ vai ra vẻ thân thiện, nhưng lòng thì đầy âm mưu...
Nếu khi chúng ta giảng dạy về Tin Mừng mà ngôn hành hiệp nhất thì có rất nhiều người tin vào Chúa; nếu khi chúng ta đi khuyên bảo người nguội lạnh đức tin đi lễ nhà thờ, mà chồng con của chúng ta sống đạo tốt lành thì chắc chắn lời của chúng ta được mọi người đón nhận; khi chúng ta giảng dạy giáo dân là phải sống bác ái sống khó nghèo, mà chúng ta thực hành như thế thì chắc chắn có rất nhiều người theo Chúa...
Thế gian còn có rất nhiều người chưa nhận biết Đức Chúa Giê-su, bởi vì vẫn còn có những người Ki-tô hữu ngôn hành bất nhất không phù hợp với tinh thần Phúc Âm của Đức Chúa Giê-su...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có hai người trên đường đi chửi nhau:
- “Anh có tâm lừa đảo”.
- “Anh là kẻ không hiểu đạo trời !”...
Có ông thầy giáo đi ngang qua nghe như vậy thì nói với học trò:
- “Các con nghe kìa, hai người này giảng bài mà lại giảng rất hay nữa đó !”
Học trò không hiểu, nói:
- “Hai người ấy đang chửi nhau, sao lại nói là giảng bài ?”
Thầy giáo trả lời:
- “Các con có thấy không, hai người ấy lúc thì nói “đạo trời” lúc thì nói “tâm”, đó không phải giảng bài thì là giảng gì chứ ?”
Học trò vẫn không hiểu, lại hỏi:
- “Thì là giảng bài, nhưng việc gì mà phải chửi nhau đến đỏ mặt tía tai như thế ?”
Thầy giáo nói:
- “Các con coi, những người giảng dạy thời nay, có ai giảng mà ngôn hành đều nhất trí như thế không ???”
(Ứng hài lục)
Suy tư 30:
Ý tứ của ông thầy giáo trên đây rất sâu, học trò làm sao hiểu được !
Lúc chúng ta chửi nhau thì ngôn hành rất ăn khớp: miệng nói tay chỉ chọt xỉa xói.
Khi chúng ta đánh nhau thì ngôn hành cũng rất đúng điệu: miệng hầm hè tay đấm chân đá.
Khi chúng ta lừa dối mị dân (anh em) thì ngôn hành và tâm cũng rất hợp nhau: miệng nói lời ngon ngọt, tay vỗ vai ra vẻ thân thiện, nhưng lòng thì đầy âm mưu...
Nếu khi chúng ta giảng dạy về Tin Mừng mà ngôn hành hiệp nhất thì có rất nhiều người tin vào Chúa; nếu khi chúng ta đi khuyên bảo người nguội lạnh đức tin đi lễ nhà thờ, mà chồng con của chúng ta sống đạo tốt lành thì chắc chắn lời của chúng ta được mọi người đón nhận; khi chúng ta giảng dạy giáo dân là phải sống bác ái sống khó nghèo, mà chúng ta thực hành như thế thì chắc chắn có rất nhiều người theo Chúa...
Thế gian còn có rất nhiều người chưa nhận biết Đức Chúa Giê-su, bởi vì vẫn còn có những người Ki-tô hữu ngôn hành bất nhất không phù hợp với tinh thần Phúc Âm của Đức Chúa Giê-su...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 2 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:59 18/01/2019
Chúa Nhật II THƯỜNG NIÊN
Lời Chúa: Ga 2, 1-11.
“Đức Giê-su đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Ca-na miền Ga-li-lê”.
Bạn thân mến,
Khi tốt nghiệp đại học và kiếm được việc làm tốt, bạn thường làm việc với thái độ hăng say nhiệt tình để chứng tỏ sự yêu thích nghề của bạn, và có lúc, bạn làm việc để chứng minh tài năng của bạn cho mọi người biết, đó là một điều tốt đẹp cho giới trẻ hôm nay...
Đức Chúa Giê-su cũng như bạn, việc đầu tiên mà Ngài làm để cho mọi người -nhất là các môn đệ- biết Ngài chính là Đấng Mes-si-a đến trong thế gian, khi Ngài làm phép lạ biến nước thành rượu ngon, để gia đình và cô dâu chú rể thêm vui. Đó không phải vì Đức Chúa Giê-su kiêu ngạo, nhưng có ba lý do để Ngài làm phép là đầu tiên này:
1. Vâng lời Đức Mẹ Ma-ri-a.
Sự vâng lời này cho chúng ta thấy có sự liên hệ mật thiết tình mẫu tử giữa Đức Mẹ Ma-ri-a và Đức Chúa Giê-su, là mẫu gương cho những người làm con trong gia đình.
2. Mặc khải cho môn đệ biết Ngài là Đấng Mes-si-a.
Để củng cố đức tin cho các tông đồ khi các ông đi theo làm môn đệ của Ngài, phép lạ mà Đức Chúa Giê-su đã thực hiện trong tiệc cưới Ca-na là dấu hiệu cho các môn đệ biết Ngài chính là Đấng muôn dân trông đợi.
3. Yêu thương người.
Điều răn mới của Đức Chúa Giê-su là: an hem hãy yêu thương nhau. Và Ngài đã thực hiện điều răn yêu thương này cách trọn vẹn và triệt để…
Theo chân Đức Chúa Giê-su, cũng với ba lý do trên đây, khi bạn làm việc hăng say tích cực chính là một cách “mặc khải” cho mọi người biết bạn là một người Ki-tô hữu; không phải vì khoe khoang, nhưng là để chứng tỏ bạn là một trong những người anh em của mọi người; không phải để được khen ngợi, nhưng là để họ thấy công việc của bạn và sau đó nhận ra Đấng Mes-si-a đang ở trong bạn.
Phép lạ đầu tiên mà Đức Chúa Giê-su làm tại Ca-na miền Ga-li-lê-a trong tiệc cưới, cũng sẽ tiếp tục xảy ra ngày hôm nay nơi bạn, khi bạn vâng lời Chúa, tìm kiếm Chúa qua Thánh Kinh qua cuộc sống, và phục vụ tha nhân.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lời Chúa: Ga 2, 1-11.
“Đức Giê-su đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Ca-na miền Ga-li-lê”.
Bạn thân mến,
Khi tốt nghiệp đại học và kiếm được việc làm tốt, bạn thường làm việc với thái độ hăng say nhiệt tình để chứng tỏ sự yêu thích nghề của bạn, và có lúc, bạn làm việc để chứng minh tài năng của bạn cho mọi người biết, đó là một điều tốt đẹp cho giới trẻ hôm nay...
Đức Chúa Giê-su cũng như bạn, việc đầu tiên mà Ngài làm để cho mọi người -nhất là các môn đệ- biết Ngài chính là Đấng Mes-si-a đến trong thế gian, khi Ngài làm phép lạ biến nước thành rượu ngon, để gia đình và cô dâu chú rể thêm vui. Đó không phải vì Đức Chúa Giê-su kiêu ngạo, nhưng có ba lý do để Ngài làm phép là đầu tiên này:
1. Vâng lời Đức Mẹ Ma-ri-a.
Sự vâng lời này cho chúng ta thấy có sự liên hệ mật thiết tình mẫu tử giữa Đức Mẹ Ma-ri-a và Đức Chúa Giê-su, là mẫu gương cho những người làm con trong gia đình.
2. Mặc khải cho môn đệ biết Ngài là Đấng Mes-si-a.
Để củng cố đức tin cho các tông đồ khi các ông đi theo làm môn đệ của Ngài, phép lạ mà Đức Chúa Giê-su đã thực hiện trong tiệc cưới Ca-na là dấu hiệu cho các môn đệ biết Ngài chính là Đấng muôn dân trông đợi.
3. Yêu thương người.
Điều răn mới của Đức Chúa Giê-su là: an hem hãy yêu thương nhau. Và Ngài đã thực hiện điều răn yêu thương này cách trọn vẹn và triệt để…
Theo chân Đức Chúa Giê-su, cũng với ba lý do trên đây, khi bạn làm việc hăng say tích cực chính là một cách “mặc khải” cho mọi người biết bạn là một người Ki-tô hữu; không phải vì khoe khoang, nhưng là để chứng tỏ bạn là một trong những người anh em của mọi người; không phải để được khen ngợi, nhưng là để họ thấy công việc của bạn và sau đó nhận ra Đấng Mes-si-a đang ở trong bạn.
Phép lạ đầu tiên mà Đức Chúa Giê-su làm tại Ca-na miền Ga-li-lê-a trong tiệc cưới, cũng sẽ tiếp tục xảy ra ngày hôm nay nơi bạn, khi bạn vâng lời Chúa, tìm kiếm Chúa qua Thánh Kinh qua cuộc sống, và phục vụ tha nhân.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ban nhạc Rock của các nữ tu trẻ sẽ trình diễn tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Panama
Đặng Tự Do
02:46 18/01/2019
Chúng tôi là các nữ tu trẻ bao gồm các sơ đến từ Chí Lợi, Nhật Bản, Ecuador, Trung Quốc và Costa Rica”, nữ tu Ivonne, nghệ sĩ guitar, 37 tuổi, một thành viên của ban nhạc Siervas, cho biết như trên.
“Đây là một hình thức khác để mang thông điệp Tin Mừng của chúng ta đến với thế giới, bằng thế mạnh của chúng tôi là âm nhạc mà chúng tôi rất ưa thích. Âm nhạc cũng giúp thể hiện rất nhiều về bản sắc của chúng tôi”, sơ Ivonne nói.
Ban nhạc Siervas, hay Người Tôi Tớ, chuyên trình bày những bài hát Kitô Giáo nổi tiếng với một phong thái, và âm thanh hoàn toàn giống như những ban nhạc chuyên nghiệp trong làng nhạc rock chính thống.
Nhưng vẻ bề ngoài thì rất khác biệt, những điệu giựt của các ca sĩ hát nhạc rock với các quần Jean rách rưới được nhường chỗ cho vẻ nhu mì của các nữ tu trong tu phục với hai màu đen trắng trên sân khấu.
Số lượt người truy cập trên YouTube
“Với hơn 20 videos được sản xuất khéo léo trên YouTube, Siervas đã xây dựng được danh tiếng quốc tế của mình với hơn 30,000 người theo dõi thường xuyên khi các sơ truyền đạt thông điệp về “tình yêu, niềm vui, và hy vọng.”
Video kế bên, “HOY DESPIERTO”, nghĩa là “Hôm Nay”, của các sơ, thu hình tại thành phố Lima, đã gây được chú ý lớn trên YouTube với hơn hai triệu lượt người xem.
Và giờ đây, ban nhạc Siervas với 11 nữ tu thành viên, có trụ sở ở Peru sẽ trình diễn tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Panama.
Trong chuyến lưu diễn tại Panama, các chị cũng trình diễn tại một nhà tù phụ nữ, một bệnh viện dành cho các trẻ em bệnh ung thư và một số trường học.
Không chỉ có âm nhạc
Ngày thứ Ba 29 tháng Giêng, sau khi trở về từ Panama, các sơ lại tiếp tục công việc mang thực phẩm đến cho những người vô gia cư trên đường phố của thủ đô Peru.
Ban nhạc Siervas của các nữ tu “được hình thành tại Lima vào năm 2014 khi các nữ tu có khả năng âm nhạc thuộc nhiều quốc tịch khác nhau muốn hình thành một ban nhạc để trình bày sứ điệp Tin Mừng cho người trẻ,” sơ Arisa, 24 tuổi người Nhật cho biết.
“Đó là một kế hoạch của Thiên Chúa kết hiệp chúng tôi lại với nhau,” sơ Arisa, một tay vĩ cầm (violin) của ban nhạc nói thêm.
Đến nay, ban nhạc đã lưu diễn ở 11 quốc gia trong đó có Hoa Kỳ.
Source: Manila Bulletin Rock and roll nuns to perform for pope in Panama
Đức Thánh Cha lên án cuộc tấn công khủng bố tại Kenya
Đặng Tự Do
04:46 18/01/2019
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp bày tỏ sự gần gũi và lời cầu nguyện của ngài cho những người bị ảnh hưởng bởi một cuộc tấn công vào tổ hợp khách sạn Nairobi, trong đó ít nhất 21 người thiệt mạng.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ tình liên đới và nói rằng ngài đang cầu nguyện cho các nạn nhân và tất cả những người bị ảnh hưởng bởi vụ tấn công khủng bố bi thảm vào tổ hợp khách sạn DusitD2 của Nairobi. Ngài mô tả cuộc tấn công này là một “hành động bạo lực vô nghĩa”.
Trong một bức điện tín được Đức Hồng Y Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, gởi thay mặt cho ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài rất buồn khi biết tin về những thiệt hại nhân mạng và con số đông đảo những người bị thương trong vụ tấn công tại thủ đô Nairobi của Kenya.
Ngài bày tỏ tình liên đới chân thành với tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi bi kịch này và cho biết ngài đang cầu nguyện đặc biệt cho linh hồn những người quá cố và ơn chữa lành tinh thần và thể xác cho những người bị thương.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã lên tiếng ca ngợi các cơ quan dân sự và các nhân viên cấp cứu khi họ anh dũng giúp đỡ các nạn nhân của vụ tấn công này, và trên hết ngài cầu nguyện xin Chúa gìn giữ họ, tăng cường sức mạnh và an ủi họ sau một cuộc chiến đấu kéo dài 20 giờ đồng hồ để tái chiếm các khách sạn bị bọn khủng bố chiếm giữ. Năm tên khủng bố đã bị giết chết tại hiện trường trong khi giao tranh với các lực lượng an minh. Chín người đã bị bắt giữ để điều tra.
Trong khi đó tại Nairobi, công binh và các lực lượng chống khủng bố tiếp tục tìm kiếm các chất nổ còn sót lại sau vụ tấn công hôm thứ Ba.
Nhóm cực đoan al-Shabab liên kết với al-Qaida đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công này.
Source: Vatican News Pope: ‘ Kenya attack senseless act of violence’
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ tình liên đới và nói rằng ngài đang cầu nguyện cho các nạn nhân và tất cả những người bị ảnh hưởng bởi vụ tấn công khủng bố bi thảm vào tổ hợp khách sạn DusitD2 của Nairobi. Ngài mô tả cuộc tấn công này là một “hành động bạo lực vô nghĩa”.
Trong một bức điện tín được Đức Hồng Y Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, gởi thay mặt cho ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài rất buồn khi biết tin về những thiệt hại nhân mạng và con số đông đảo những người bị thương trong vụ tấn công tại thủ đô Nairobi của Kenya.
Ngài bày tỏ tình liên đới chân thành với tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi bi kịch này và cho biết ngài đang cầu nguyện đặc biệt cho linh hồn những người quá cố và ơn chữa lành tinh thần và thể xác cho những người bị thương.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã lên tiếng ca ngợi các cơ quan dân sự và các nhân viên cấp cứu khi họ anh dũng giúp đỡ các nạn nhân của vụ tấn công này, và trên hết ngài cầu nguyện xin Chúa gìn giữ họ, tăng cường sức mạnh và an ủi họ sau một cuộc chiến đấu kéo dài 20 giờ đồng hồ để tái chiếm các khách sạn bị bọn khủng bố chiếm giữ. Năm tên khủng bố đã bị giết chết tại hiện trường trong khi giao tranh với các lực lượng an minh. Chín người đã bị bắt giữ để điều tra.
Trong khi đó tại Nairobi, công binh và các lực lượng chống khủng bố tiếp tục tìm kiếm các chất nổ còn sót lại sau vụ tấn công hôm thứ Ba.
Nhóm cực đoan al-Shabab liên kết với al-Qaida đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công này.
Source: Vatican News Pope: ‘ Kenya attack senseless act of violence’
Đức Hồng Y Kasper: Những người chống đối Đức Phanxicô muốn có “mật nghị Hồng Y bầu Giáo Hoàng mới”
Đặng Tự Do
07:26 18/01/2019
Hôm 8 tháng Giêng, Đức Hồng Y Walter Kasper đã dành cho chương trình “Báo cáo München” của Đài Truyền Hình Quốc Gia Đức ARD một cuộc phỏng vấn trong đó ngài cảnh báo rằng nhiều người chống đối Đức Thánh Cha Phanxicô đang muốn lợi dụng tai tiếng lạm dụng tính dục để kết thúc triều đại Giáo Hoàng của ngài càng sớm càng tốt.
Ban Biên Tập của tờ Crux do ký giả lão thành John Allen làm chủ biên có bài tường trình sau về cuộc phỏng vấn này. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem ở đây: German prelate says papal enemies want ‘a new conclave’ – (Giám Mục Đức nói những kẻ thù của Đức Giáo Hoàng muốn có ‘một mật nghị bầu Giáo Hoàng mới’). Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Một vị giám mục Đức thường được xem là một trong những đồng minh thân cận nhất của Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ hiện đang được các đối thủ của Đức Giáo Hoàng sử dụng như một cơ sở để kết thúc triều Giáo Hoàng của Đức Phanxicô, và bầu lên một vị Giáo Hoàng mới phù hợp với chương trình nghị sự của họ.
“Có những người chỉ đơn giản là không thích triều Giáo Hoàng này. Họ muốn kết thúc nó càng sớm càng tốt, để, có thể nói, là triệu tập một mật nghị bầu Giáo Hoàng mới. Họ cũng muốn mật nghị này diễn ra theo ý của họ, để có một kết quả phù hợp với ý tưởng của họ”, Đức Hồng Y Walter Kasper, người Đức, đã nói như trên trong một cuộc phỏng vấn gần đây.
Đức Hồng Y Kasper, là chủ tịch danh dự của Hội đồng Giáo hoàng về Cổ vũ Đại kết Kitô giáo, đã nói về Đức Phanxicô và cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục giáo sĩ hiện nay trong chương trình “Báo cáo München” gần đây, do đài truyền hình quốc gia ARD của Đức phát sóng.
Trong chương trình này, cũng có các cuộc phỏng vấn với Đức Hồng Y Raymond Burke, người Mỹ, và một nạn nhân bị lạm dụng là Marie Collins, người Ái Nhĩ Lan. Đức Hồng Y Kasper lập luận rằng có một số nhóm trong Giáo hội đang lợi dụng cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục như một cơ sở để kết thúc triều Giáo Hoàng của Đức Phanxicô.
Đức Hồng Y Burke là một trong bốn vị Hồng Y đã viết và công bố 5 “dubia” – tức là 5 điểm hồ nghi cần làm sáng tỏ - về Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục do Đức Phanxicô công bố vào năm 2016. Tông Huấn Amoris Laetitia, đã mở ra một cánh cửa thận trọng cho người Công Giáo ly dị và tái hôn được rước lễ.
Vào thời điểm đó, nhiều người lập luận rằng tài liệu này gây nhầm lẫn, mơ hồ và khó diễn giải. Dù cuộc thảo luận đã dịu lại trong ba năm qua, căng thẳng vẫn chưa hoàn toàn tan biến.
Tuy nhiên, bên cạnh các vấn đề về tín lý, lại cũng đã có những tranh luận về tính khí và phong cách cai trị của Đức Phanxicô, như được mô tả trong cuốn sách vào năm 2017 của Henry Sire. Cuốn “The Dictator Pope” (vị Giáo Hoàng Độc tài), trích dẫn các nguồn bên trong nội bộ Vatican, đã vẽ nên một bức tranh tiêu cực về Đức Phanxicô, mô tả ngài như một người dễ mất bình tĩnh, sử dụng ngôn ngữ cộc cằn và muốn khống chế.
Ngày 26 tháng 8 năm 2018, trong một bức thư được tung ra vào ngày cuối cùng chuyến tông du của Đức Phanxicô đến Dublin nhân dịp Cuộc gặp gỡ các gia đình thế giới, Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò, người từng là Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ từ năm 2011 đến năm 2016, đã buộc tội Đức Phanxicô bỏ qua cáo buộc về những hành vi sai trái của cựu Hồng Y Theodore McCarrick, hiện đang bị điều tra vì ba cáo buộc lạm dụng trẻ vị thành niên; và kêu gọi Đức Giáo Hoàng từ chức.
Ngay sau đó, cố nhiên là có nhiều người muốn xác minh các tố cáo của Đức Tổng Giám Mục Viganò. Tuy nhiên, cũng có nhiều người đặt câu hỏi về ý định của bức thư, vì nó đã được công bố vào cuối chuyến đi đầy sóng gió của Đức Thánh Cha Phanxicô, tại một nơi ngài đang phải đối mặt với những áp lực to lớn đối với việc giải quyết cuộc khủng hoảng lạm dụng ở Ái Nhĩ Lan, sau một mùa hè khó khăn với những tai tiếng lạm dụng tính dục ở Mỹ từ việc công bố báo cáo của bồi thẩm đoàn Pennsylvania, và những tiết lộ về các cáo buộc lạm dụng và các hành vi sai trái của McCarrick.
Lá thư của Đức Tổng Giám Mục Viganò là một pha trộn rất lạ lùng giữa sự phẫn nộ chính đáng, những sự kiện có vẻ khó bác bỏ, ẩn ý cá nhân và những hàm ý có tính ý thức hệ, trong khi nêu ra cái gọi là “hành lang vận động đồng tính” bên trong Vatican. Lá thư ấy đã thành công trong việc làm mất uy tín Đức Phanxicô trong lòng một số người Công Giáo tại Hoa Kỳ.
Trong những lời bình luận của mình trong chương trình của đài truyền hình ARD, Đức Hồng Y Kasper cho biết các đối thủ của Đức Giáo Hoàng đang sử dụng một chiến lược “không thích đáng” khi biến cuộc thảo luận về vấn đề lạm dụng thành một cuộc thảo luận về “Đức Giáo Hoàng Phanxicô”, đến mức mà Đức Hồng Y gọi đó là “một sự lạm dụng [tai tiếng] lạm dụng”.
Theo nhận xét của Đức Hồng Y Kapser: “Điều này chuyển hướng sự chú ý của chúng ta đối với vấn đề thực sự, và đây là phần rất xấu xa của nó”. Ngài nói thêm rằng biến cuộc thảo luận thành một vấn đề về triều giáo hoàng của Đức Phanxicô “đang làm chúng ta phân tâm”, mất tập trung vào những vấn đề quan trọng hơn, như sự phát triển tốt hơn các “phương tiện phòng ngừa” khi đề cập đến việc làm sao bảo vệ trẻ vị thành niên khỏi bị lạm dụng.
Source: Crux - German prelate says papal enemies want ‘a new conclave’
Ban Biên Tập của tờ Crux do ký giả lão thành John Allen làm chủ biên có bài tường trình sau về cuộc phỏng vấn này. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem ở đây: German prelate says papal enemies want ‘a new conclave’ – (Giám Mục Đức nói những kẻ thù của Đức Giáo Hoàng muốn có ‘một mật nghị bầu Giáo Hoàng mới’). Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Một vị giám mục Đức thường được xem là một trong những đồng minh thân cận nhất của Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ hiện đang được các đối thủ của Đức Giáo Hoàng sử dụng như một cơ sở để kết thúc triều Giáo Hoàng của Đức Phanxicô, và bầu lên một vị Giáo Hoàng mới phù hợp với chương trình nghị sự của họ.
“Có những người chỉ đơn giản là không thích triều Giáo Hoàng này. Họ muốn kết thúc nó càng sớm càng tốt, để, có thể nói, là triệu tập một mật nghị bầu Giáo Hoàng mới. Họ cũng muốn mật nghị này diễn ra theo ý của họ, để có một kết quả phù hợp với ý tưởng của họ”, Đức Hồng Y Walter Kasper, người Đức, đã nói như trên trong một cuộc phỏng vấn gần đây.
Đức Hồng Y Kasper, là chủ tịch danh dự của Hội đồng Giáo hoàng về Cổ vũ Đại kết Kitô giáo, đã nói về Đức Phanxicô và cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục giáo sĩ hiện nay trong chương trình “Báo cáo München” gần đây, do đài truyền hình quốc gia ARD của Đức phát sóng.
Trong chương trình này, cũng có các cuộc phỏng vấn với Đức Hồng Y Raymond Burke, người Mỹ, và một nạn nhân bị lạm dụng là Marie Collins, người Ái Nhĩ Lan. Đức Hồng Y Kasper lập luận rằng có một số nhóm trong Giáo hội đang lợi dụng cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục như một cơ sở để kết thúc triều Giáo Hoàng của Đức Phanxicô.
Đức Hồng Y Burke là một trong bốn vị Hồng Y đã viết và công bố 5 “dubia” – tức là 5 điểm hồ nghi cần làm sáng tỏ - về Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục do Đức Phanxicô công bố vào năm 2016. Tông Huấn Amoris Laetitia, đã mở ra một cánh cửa thận trọng cho người Công Giáo ly dị và tái hôn được rước lễ.
Vào thời điểm đó, nhiều người lập luận rằng tài liệu này gây nhầm lẫn, mơ hồ và khó diễn giải. Dù cuộc thảo luận đã dịu lại trong ba năm qua, căng thẳng vẫn chưa hoàn toàn tan biến.
Tuy nhiên, bên cạnh các vấn đề về tín lý, lại cũng đã có những tranh luận về tính khí và phong cách cai trị của Đức Phanxicô, như được mô tả trong cuốn sách vào năm 2017 của Henry Sire. Cuốn “The Dictator Pope” (vị Giáo Hoàng Độc tài), trích dẫn các nguồn bên trong nội bộ Vatican, đã vẽ nên một bức tranh tiêu cực về Đức Phanxicô, mô tả ngài như một người dễ mất bình tĩnh, sử dụng ngôn ngữ cộc cằn và muốn khống chế.
Ngày 26 tháng 8 năm 2018, trong một bức thư được tung ra vào ngày cuối cùng chuyến tông du của Đức Phanxicô đến Dublin nhân dịp Cuộc gặp gỡ các gia đình thế giới, Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò, người từng là Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ từ năm 2011 đến năm 2016, đã buộc tội Đức Phanxicô bỏ qua cáo buộc về những hành vi sai trái của cựu Hồng Y Theodore McCarrick, hiện đang bị điều tra vì ba cáo buộc lạm dụng trẻ vị thành niên; và kêu gọi Đức Giáo Hoàng từ chức.
Ngay sau đó, cố nhiên là có nhiều người muốn xác minh các tố cáo của Đức Tổng Giám Mục Viganò. Tuy nhiên, cũng có nhiều người đặt câu hỏi về ý định của bức thư, vì nó đã được công bố vào cuối chuyến đi đầy sóng gió của Đức Thánh Cha Phanxicô, tại một nơi ngài đang phải đối mặt với những áp lực to lớn đối với việc giải quyết cuộc khủng hoảng lạm dụng ở Ái Nhĩ Lan, sau một mùa hè khó khăn với những tai tiếng lạm dụng tính dục ở Mỹ từ việc công bố báo cáo của bồi thẩm đoàn Pennsylvania, và những tiết lộ về các cáo buộc lạm dụng và các hành vi sai trái của McCarrick.
Lá thư của Đức Tổng Giám Mục Viganò là một pha trộn rất lạ lùng giữa sự phẫn nộ chính đáng, những sự kiện có vẻ khó bác bỏ, ẩn ý cá nhân và những hàm ý có tính ý thức hệ, trong khi nêu ra cái gọi là “hành lang vận động đồng tính” bên trong Vatican. Lá thư ấy đã thành công trong việc làm mất uy tín Đức Phanxicô trong lòng một số người Công Giáo tại Hoa Kỳ.
Trong những lời bình luận của mình trong chương trình của đài truyền hình ARD, Đức Hồng Y Kasper cho biết các đối thủ của Đức Giáo Hoàng đang sử dụng một chiến lược “không thích đáng” khi biến cuộc thảo luận về vấn đề lạm dụng thành một cuộc thảo luận về “Đức Giáo Hoàng Phanxicô”, đến mức mà Đức Hồng Y gọi đó là “một sự lạm dụng [tai tiếng] lạm dụng”.
Theo nhận xét của Đức Hồng Y Kapser: “Điều này chuyển hướng sự chú ý của chúng ta đối với vấn đề thực sự, và đây là phần rất xấu xa của nó”. Ngài nói thêm rằng biến cuộc thảo luận thành một vấn đề về triều giáo hoàng của Đức Phanxicô “đang làm chúng ta phân tâm”, mất tập trung vào những vấn đề quan trọng hơn, như sự phát triển tốt hơn các “phương tiện phòng ngừa” khi đề cập đến việc làm sao bảo vệ trẻ vị thành niên khỏi bị lạm dụng.
Source: Crux - German prelate says papal enemies want ‘a new conclave’
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Kinh Chiều khai mạc Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo
J.B. Đặng Minh An dịch
15:34 18/01/2019
Lúc 5g30 chiều thứ Sáu 18 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự Kinh Chiều tại Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành để khai mạc Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo. Chủ đề của Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo năm nay, được Giáo hội tại Indonesia đề nghị, là “Anh em phải theo đuổi công lý và chỉ công lý mà thôi”. Đó là một câu trích từ Sách Đệ Nhị Luật (16: 18-20).
Năm ngoái, 2018 và những năm trước, theo truyền thống của các vị tiền nhiệm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi kinh chiều trọng thể bế mạc Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô vào chiều ngày 25 tháng Giêng. Năm nay, ngài chủ sự buổi kinh chiều trọng thể khai mạc tuần lễ này vì tuần tới ngài phải tông du Panama nhân dịp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Tham dự buổi lễ có khoảng 20 vị Hồng Y, và các Giám Mục trong giáo triều Rôma, cùng đông đảo giáo sĩ, tu sĩ và anh chị em giáo dân. Bên cạnh đó, còn có đại diện của các Giáo hội Kitô và các Cộng đồng Giáo hội khác hiện diện tại Rôma; đặc biệt là Đức Tổng Giám Mục Gennadios, đại diện của Tòa Thượng Phụ Đại Kết; Đức Cha Bernard Ntahoturi, tân đại diện tại Rôma cho Đức Tổng Giám Mục Canterbury của Anh Giáo. Ngoài ra, còn có phái đoàn Đại Kết Phần Lan; các sinh viên của Viện Đại kết Bossey, đang trong chuyến thăm Rôma để đào sâu kiến thức của họ về Giáo Hội Công Giáo; và các sinh viên Chính Thống đang theo học tại Rôma.
Vào đầu buổi lễ, Đức Thánh Cha đã cùng cầu nguyện với các nhà lãnh đạo Kitô giáo khác tại trước mộ Thánh Phaolô Tông Đồ.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay đánh dấu sự khởi đầu của Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo, trong đó tất cả chúng ta được mời gọi khẩn cầu từ Thiên Chúa ân sủng tuyệt vời này. Sự hiệp nhất Kitô giáo là một thành quả của ân sủng Thiên Chúa, và chúng ta phải từ bỏ chính mình để chấp nhận ân sủng ấy với con tim rộng mở và quảng đại. Chiều nay, tôi hết sức vui mừng được cầu nguyện cùng với đại diện của các Giáo hội khác có mặt tại Rôma và tôi xin gởi đến các vị một lời chào huynh đệ và chân thành. Tôi cũng chào mừng phái đoàn đại kết đến từ Phần Lan, các sinh viên của Viện Đại kết tại Bossey, là những người đang đến thăm Rôma để đào sâu kiến thức về Giáo Hội Công Giáo. Lời chào của tôi cũng xin được gởi đến cho các sinh viên trẻ của các Giáo Hội Chính thống và Chính thống Đông phương được tài trợ bởi Ủy ban Hợp tác Văn hóa với các Giáo Hội Chính thống của Hội đồng Cổ vũ Đại kết Kitô giáo.
Sách Đệ Nhị Luật cho thấy người dân Israel hạ trại trong vùng đồng bằng Moab, đang sắp tiến vào vùng đất mà Thiên Chúa đã hứa với họ. Tại đây, Môisê, với tư cách là một người cha tốt lành và là người lãnh đạo được Chúa bổ nhiệm, đã nhắc lại Lề Luật với mọi người, đồng thời hướng dẫn và nhắc nhở họ rằng họ phải sống với lòng trung tín và công lý một khi họ được định cư trong miền Đất Hứa.
Đoạn văn chúng ta vừa nghe cho thấy cách thức cử mừng ba ngày lễ chính trong năm: Pesach (Lễ Vượt qua), Shavuot (Lễ Ngũ Tuần), Sukkot (Lễ Lều). Dân Israel được yêu cầu cảm tạ những điều tốt đẹp họ nhận được từ Thiên Chúa. Việc cử mừng các ngày lễ này mời gọi mọi người cùng tham gia. Không ai bị loại trừ: “Anh em sẽ liên hoan trước nhan Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, cùng với con trai con gái, tôi tớ nam nữ, với thầy Lêvi ở trong các thành của anh em, với ngoại kiều và cô nhi quả phụ sống giữa anh em, ở nơi Chúa là Thiên Chúa anh em sẽ chọn, để danh Ngài ngự trị ở đó.” (Đnl 16:11).
Mỗi ngày lễ này đòi hỏi một cuộc hành hương đến địa điểm mà Chúa sẽ chọn, để danh Ngài ngự trị ở đó (câu 2). Ở đó, người Do Thái trung tín phải đến trước mặt Thiên Chúa. Mặc dù dân Israel là những người nô lệ ở Ai Cập, không có tài sản cá nhân, nhưng họ không được đến trước mặt Chúa với hai bàn tay không (câu 16); của lễ của mỗi người phải tương ứng với phước lành nhận được từ Chúa. Như thế, tất cả sẽ nhận được phần của họ trong sự giàu có của đất nước và sẽ được hưởng ơn ích từ lòng nhân lành của Thiên Chúa.
Chúng ta không nên ngạc nhiên khi văn bản Kinh Thánh chuyển từ việc cử hành ba đại lễ chính sang việc bổ nhiệm các thẩm phán. Các ngày lễ tự chúng khuyến khích mọi người thực thi công lý, khẳng định rằng tất cả đều hoàn toàn bình đẳng và tất cả đều phụ thuộc vào lòng thương xót của Chúa. Các ngày lễ ấy cũng mời gọi tất cả mọi người phải chia sẻ với người khác những ân sủng họ đã nhận được. Tôn vinh danh dự và vinh quang dành cho Chúa trong những ngày lễ hàng năm này đi đôi với việc mang đến danh dự và công lý cho người lân cận với ta, đặc biệt là những người yếu đuối và những người cần giúp đỡ.
Các Kitô hữu Indonesia, khi suy nghĩ về chủ đề được chọn cho Tuần lễ cầu nguyện này, đã quyết định lấy cảm hứng từ Sách Đệ Nhị Luật: “Anh em phải theo đuổi công lý và chỉ công lý mà thôi” (16:20). Họ lo ngại sâu sắc rằng sự tăng trưởng kinh tế của đất nước mình, được thúc đẩy bởi não trạng cạnh tranh, đang khiến nhiều người rơi vào cảnh nghèo đói và chỉ cho một số thiểu số người trở nên vô cùng giàu có. Điều này gây nguy hiểm cho sự hòa hợp của một xã hội trong đó mọi người thuộc các dân tộc, ngôn ngữ và tôn giáo khác nhau sống chung với nhau và chia sẻ ý thức trách nhiệm với nhau.
Nhưng đó không chỉ đơn thuần là trường hợp ở Indonesia; đó là một tình huống chúng ta thấy trên toàn thế giới. Khi xã hội không còn dựa trên nguyên tắc liên đới và thiện ích chung, chúng ta chứng kiến tình cảnh đáng nhục nhã trong đó có những người phải sống trong những hoàn cảnh khó khăn bên cạnh những tòa nhà chọc trời, những khách sạn lớn và trung tâm mua sắm sang trọng, là những biểu tượng của sự giàu có đáng kinh ngạc. Chúng ta đã quên sự khôn ngoan trong luật pháp Môisê: nếu sự giàu có không được chia sẻ, xã hội sẽ ly tán.
Thánh Phaolô, trong thư viết cho dân thành Rôma, đã áp dụng cùng một suy nghĩ cho cộng đồng Kitô giáo: “Bổn phận của chúng ta, những người có đức tin vững mạnh, là phải nâng đỡ những người yếu đuối, không có đức tin vững mạnh, chứ không phải chiều theo sở thích của mình” (Rm 15: 1). Theo gương Chúa Giêsu Kitô, chúng ta phải nỗ lực hết sức để xây dựng những người yếu đuối. Liên đới và chia sẻ trách nhiệm phải là luật lệ chi phối gia đình Kitô.
Là dân thánh của Thiên Chúa, chúng ta cũng thường thấy mình đang ở trước thềm tiến vào vương quốc Chúa hứa. Tuy nhiên, vì chúng ta cũng bị chia rẽ, chúng ta cần phải nhớ lại những lệnh truyền hướng đến công lý của Thiên Chúa. Kitô hữu cũng quá liều lĩnh khi chấp nhận cái tâm lý khét tiếng của người Israel xưa và người Indonesia đương đại, cụ thể là trong khi theo đuổi sự giàu sang, chúng ta quên đi những người yếu đuối và những người cần được giúp đỡ. Thật dễ dàng để quên đi sự bình đẳng cơ bản tồn tại giữa chúng ta: rằng tất cả chúng ta đã từng có thời là nô lệ của tội lỗi, rằng Chúa đã cứu chúng ta trong phép Rửa và gọi chúng ta là con cái của Ngài. Thật dễ dàng để nghĩ rằng ân sủng thiêng liêng được ban cho chúng ta là tài sản của chúng ta, là một cái gì đó chúng ta phải được hưởng, là tài sản của chúng ta. Những ân sủng chúng ta đã nhận được từ Thiên Chúa cũng có thể khiến chúng ta mù lòa trước những ân sủng được trao cho các Kitô hữu khác. Thật là một tội lỗi nghiêm trọng khi hạ thấp hoặc xem thường những ân sủng mà Chúa đã ban cho anh chị em của chúng ta, và nghĩ rằng cách nào đó là Chúa ít trân trọng họ hơn chúng ta. Khi chúng ta say sưa với những suy nghĩ như vậy, chúng ta cho phép chính ân sủng mà chúng ta đã nhận được trở thành nguồn gốc cho sự tự hào, bất công và chia rẽ. Và như thế, làm sao chúng ta có thể vào được vương quốc Chúa hứa đây?
Việc thờ phượng xứng hợp với vương quốc đó, sự thờ phượng được đòi hỏi bởi công lý, là một cử mừng bao gồm tất cả mọi người, một tiệc mừng trong đó những món quà nhận được phải dành cho tất cả và phải được chia sẻ cho mọi người. Để thực hiện những bước đầu tiên hướng đến miền đất hứa là sự hiệp nhất giữa chúng ta, trước hết chúng ta phải nhận ra một cách khiêm nhường rằng những phước lành chúng ta nhận được không phải là của chúng ta, không phải vì chúng ta có quyền được hưởng; nhưng những phước lành đã đến với chúng ta như một món quà, được trao để được chia sẻ với những người khác. Sau đó, chúng ta phải thừa nhận giá trị của ân sủng được ban cho các cộng đồng Kitô giáo khác. Kết quả là, chúng ta muốn được chia sẻ những ân sủng của người khác. Một dân Kitô giáo được đổi mới và được làm giàu bằng cách trao đổi những ân sủng với nhau sẽ là một dân tộc có khả năng tiến bước vững chắc trong cuộc lữ hành và tự tin trên con đường dẫn đến sự hiệp nhất.
Vào cuối buổi lễ, trước khi Đức Thánh Cha ban Phép Lành Tòa Thánh, Đức Hồng Y Kurt Kurt Koch, Chủ Tịch Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Đại kết Kitô giáo, đã gửi lời chào tới Đức Thánh Cha nhân danh các vị tham dự.
Source: Libreria Editrice Vaticana - VESPERS FOR THE BEGINNING OF THE OCTAVE OF PRAYER FOR CHRISTIAN UNITY HOMILY OF HIS HOLINESS POPE FRANCIS Basilica of St. Paul Outside-the-Walls Friday, 18 January 2019
Năm ngoái, 2018 và những năm trước, theo truyền thống của các vị tiền nhiệm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi kinh chiều trọng thể bế mạc Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô vào chiều ngày 25 tháng Giêng. Năm nay, ngài chủ sự buổi kinh chiều trọng thể khai mạc tuần lễ này vì tuần tới ngài phải tông du Panama nhân dịp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Tham dự buổi lễ có khoảng 20 vị Hồng Y, và các Giám Mục trong giáo triều Rôma, cùng đông đảo giáo sĩ, tu sĩ và anh chị em giáo dân. Bên cạnh đó, còn có đại diện của các Giáo hội Kitô và các Cộng đồng Giáo hội khác hiện diện tại Rôma; đặc biệt là Đức Tổng Giám Mục Gennadios, đại diện của Tòa Thượng Phụ Đại Kết; Đức Cha Bernard Ntahoturi, tân đại diện tại Rôma cho Đức Tổng Giám Mục Canterbury của Anh Giáo. Ngoài ra, còn có phái đoàn Đại Kết Phần Lan; các sinh viên của Viện Đại kết Bossey, đang trong chuyến thăm Rôma để đào sâu kiến thức của họ về Giáo Hội Công Giáo; và các sinh viên Chính Thống đang theo học tại Rôma.
Vào đầu buổi lễ, Đức Thánh Cha đã cùng cầu nguyện với các nhà lãnh đạo Kitô giáo khác tại trước mộ Thánh Phaolô Tông Đồ.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay đánh dấu sự khởi đầu của Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo, trong đó tất cả chúng ta được mời gọi khẩn cầu từ Thiên Chúa ân sủng tuyệt vời này. Sự hiệp nhất Kitô giáo là một thành quả của ân sủng Thiên Chúa, và chúng ta phải từ bỏ chính mình để chấp nhận ân sủng ấy với con tim rộng mở và quảng đại. Chiều nay, tôi hết sức vui mừng được cầu nguyện cùng với đại diện của các Giáo hội khác có mặt tại Rôma và tôi xin gởi đến các vị một lời chào huynh đệ và chân thành. Tôi cũng chào mừng phái đoàn đại kết đến từ Phần Lan, các sinh viên của Viện Đại kết tại Bossey, là những người đang đến thăm Rôma để đào sâu kiến thức về Giáo Hội Công Giáo. Lời chào của tôi cũng xin được gởi đến cho các sinh viên trẻ của các Giáo Hội Chính thống và Chính thống Đông phương được tài trợ bởi Ủy ban Hợp tác Văn hóa với các Giáo Hội Chính thống của Hội đồng Cổ vũ Đại kết Kitô giáo.
Sách Đệ Nhị Luật cho thấy người dân Israel hạ trại trong vùng đồng bằng Moab, đang sắp tiến vào vùng đất mà Thiên Chúa đã hứa với họ. Tại đây, Môisê, với tư cách là một người cha tốt lành và là người lãnh đạo được Chúa bổ nhiệm, đã nhắc lại Lề Luật với mọi người, đồng thời hướng dẫn và nhắc nhở họ rằng họ phải sống với lòng trung tín và công lý một khi họ được định cư trong miền Đất Hứa.
Đoạn văn chúng ta vừa nghe cho thấy cách thức cử mừng ba ngày lễ chính trong năm: Pesach (Lễ Vượt qua), Shavuot (Lễ Ngũ Tuần), Sukkot (Lễ Lều). Dân Israel được yêu cầu cảm tạ những điều tốt đẹp họ nhận được từ Thiên Chúa. Việc cử mừng các ngày lễ này mời gọi mọi người cùng tham gia. Không ai bị loại trừ: “Anh em sẽ liên hoan trước nhan Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, cùng với con trai con gái, tôi tớ nam nữ, với thầy Lêvi ở trong các thành của anh em, với ngoại kiều và cô nhi quả phụ sống giữa anh em, ở nơi Chúa là Thiên Chúa anh em sẽ chọn, để danh Ngài ngự trị ở đó.” (Đnl 16:11).
Mỗi ngày lễ này đòi hỏi một cuộc hành hương đến địa điểm mà Chúa sẽ chọn, để danh Ngài ngự trị ở đó (câu 2). Ở đó, người Do Thái trung tín phải đến trước mặt Thiên Chúa. Mặc dù dân Israel là những người nô lệ ở Ai Cập, không có tài sản cá nhân, nhưng họ không được đến trước mặt Chúa với hai bàn tay không (câu 16); của lễ của mỗi người phải tương ứng với phước lành nhận được từ Chúa. Như thế, tất cả sẽ nhận được phần của họ trong sự giàu có của đất nước và sẽ được hưởng ơn ích từ lòng nhân lành của Thiên Chúa.
Chúng ta không nên ngạc nhiên khi văn bản Kinh Thánh chuyển từ việc cử hành ba đại lễ chính sang việc bổ nhiệm các thẩm phán. Các ngày lễ tự chúng khuyến khích mọi người thực thi công lý, khẳng định rằng tất cả đều hoàn toàn bình đẳng và tất cả đều phụ thuộc vào lòng thương xót của Chúa. Các ngày lễ ấy cũng mời gọi tất cả mọi người phải chia sẻ với người khác những ân sủng họ đã nhận được. Tôn vinh danh dự và vinh quang dành cho Chúa trong những ngày lễ hàng năm này đi đôi với việc mang đến danh dự và công lý cho người lân cận với ta, đặc biệt là những người yếu đuối và những người cần giúp đỡ.
Các Kitô hữu Indonesia, khi suy nghĩ về chủ đề được chọn cho Tuần lễ cầu nguyện này, đã quyết định lấy cảm hứng từ Sách Đệ Nhị Luật: “Anh em phải theo đuổi công lý và chỉ công lý mà thôi” (16:20). Họ lo ngại sâu sắc rằng sự tăng trưởng kinh tế của đất nước mình, được thúc đẩy bởi não trạng cạnh tranh, đang khiến nhiều người rơi vào cảnh nghèo đói và chỉ cho một số thiểu số người trở nên vô cùng giàu có. Điều này gây nguy hiểm cho sự hòa hợp của một xã hội trong đó mọi người thuộc các dân tộc, ngôn ngữ và tôn giáo khác nhau sống chung với nhau và chia sẻ ý thức trách nhiệm với nhau.
Nhưng đó không chỉ đơn thuần là trường hợp ở Indonesia; đó là một tình huống chúng ta thấy trên toàn thế giới. Khi xã hội không còn dựa trên nguyên tắc liên đới và thiện ích chung, chúng ta chứng kiến tình cảnh đáng nhục nhã trong đó có những người phải sống trong những hoàn cảnh khó khăn bên cạnh những tòa nhà chọc trời, những khách sạn lớn và trung tâm mua sắm sang trọng, là những biểu tượng của sự giàu có đáng kinh ngạc. Chúng ta đã quên sự khôn ngoan trong luật pháp Môisê: nếu sự giàu có không được chia sẻ, xã hội sẽ ly tán.
Thánh Phaolô, trong thư viết cho dân thành Rôma, đã áp dụng cùng một suy nghĩ cho cộng đồng Kitô giáo: “Bổn phận của chúng ta, những người có đức tin vững mạnh, là phải nâng đỡ những người yếu đuối, không có đức tin vững mạnh, chứ không phải chiều theo sở thích của mình” (Rm 15: 1). Theo gương Chúa Giêsu Kitô, chúng ta phải nỗ lực hết sức để xây dựng những người yếu đuối. Liên đới và chia sẻ trách nhiệm phải là luật lệ chi phối gia đình Kitô.
Là dân thánh của Thiên Chúa, chúng ta cũng thường thấy mình đang ở trước thềm tiến vào vương quốc Chúa hứa. Tuy nhiên, vì chúng ta cũng bị chia rẽ, chúng ta cần phải nhớ lại những lệnh truyền hướng đến công lý của Thiên Chúa. Kitô hữu cũng quá liều lĩnh khi chấp nhận cái tâm lý khét tiếng của người Israel xưa và người Indonesia đương đại, cụ thể là trong khi theo đuổi sự giàu sang, chúng ta quên đi những người yếu đuối và những người cần được giúp đỡ. Thật dễ dàng để quên đi sự bình đẳng cơ bản tồn tại giữa chúng ta: rằng tất cả chúng ta đã từng có thời là nô lệ của tội lỗi, rằng Chúa đã cứu chúng ta trong phép Rửa và gọi chúng ta là con cái của Ngài. Thật dễ dàng để nghĩ rằng ân sủng thiêng liêng được ban cho chúng ta là tài sản của chúng ta, là một cái gì đó chúng ta phải được hưởng, là tài sản của chúng ta. Những ân sủng chúng ta đã nhận được từ Thiên Chúa cũng có thể khiến chúng ta mù lòa trước những ân sủng được trao cho các Kitô hữu khác. Thật là một tội lỗi nghiêm trọng khi hạ thấp hoặc xem thường những ân sủng mà Chúa đã ban cho anh chị em của chúng ta, và nghĩ rằng cách nào đó là Chúa ít trân trọng họ hơn chúng ta. Khi chúng ta say sưa với những suy nghĩ như vậy, chúng ta cho phép chính ân sủng mà chúng ta đã nhận được trở thành nguồn gốc cho sự tự hào, bất công và chia rẽ. Và như thế, làm sao chúng ta có thể vào được vương quốc Chúa hứa đây?
Việc thờ phượng xứng hợp với vương quốc đó, sự thờ phượng được đòi hỏi bởi công lý, là một cử mừng bao gồm tất cả mọi người, một tiệc mừng trong đó những món quà nhận được phải dành cho tất cả và phải được chia sẻ cho mọi người. Để thực hiện những bước đầu tiên hướng đến miền đất hứa là sự hiệp nhất giữa chúng ta, trước hết chúng ta phải nhận ra một cách khiêm nhường rằng những phước lành chúng ta nhận được không phải là của chúng ta, không phải vì chúng ta có quyền được hưởng; nhưng những phước lành đã đến với chúng ta như một món quà, được trao để được chia sẻ với những người khác. Sau đó, chúng ta phải thừa nhận giá trị của ân sủng được ban cho các cộng đồng Kitô giáo khác. Kết quả là, chúng ta muốn được chia sẻ những ân sủng của người khác. Một dân Kitô giáo được đổi mới và được làm giàu bằng cách trao đổi những ân sủng với nhau sẽ là một dân tộc có khả năng tiến bước vững chắc trong cuộc lữ hành và tự tin trên con đường dẫn đến sự hiệp nhất.
Vào cuối buổi lễ, trước khi Đức Thánh Cha ban Phép Lành Tòa Thánh, Đức Hồng Y Kurt Kurt Koch, Chủ Tịch Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Đại kết Kitô giáo, đã gửi lời chào tới Đức Thánh Cha nhân danh các vị tham dự.
Source: Libreria Editrice Vaticana - VESPERS FOR THE BEGINNING OF THE OCTAVE OF PRAYER FOR CHRISTIAN UNITY HOMILY OF HIS HOLINESS POPE FRANCIS Basilica of St. Paul Outside-the-Walls Friday, 18 January 2019
Các Giám mục Ý đang chỉnh lại các hướng dẫn mới để bảo vệ trẻ vị thành niên.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
18:14 18/01/2019
Khi Vatican đang chuẩn bị tổ chức Hội nghị thượng đỉnh quốc tế của các giám mục vào tháng 2 về giáo sĩ lạm dụng tình dục, các Giám mục Ý đang chỉnh lại các hướng dẫn mới để bảo vệ trẻ vị thành niên.
Cha Stefano Russo, Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Ý (CEI), đã phát biểu khi kết thúc cuộc họp tháng 1 của Hội đồng Thường trực CEI, diễn ra trong thời gian 14-16 tháng giêng dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch, Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti. Trong cuộc họp báo ngày 16 tháng 1, Cha đã cho biết rằng “Đã có một gợi ý ban đầu để nghĩ ra một quá trình hành động trong tương lai”. Cha nói thêm “Chúng tôi muốn thúc đẩy sự chú ý về việc bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất”
Trong cuộc họp, đã có một không gian mở rộng dành để thảo luận và giải quyết về các hướng dẫn để bảo vệ trẻ vị thành niên theo yêu cầu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Mặc dù những hướng dẫn sẽ không được công bố cho đến tháng 5, nhưng các Giám mục đã phê chuẩn việc tạo ra một khuôn khổ quốc gia để tư vấn cho các giáo sĩ và giám mục về các thực hành tốt nhất về lạm dụng tình dục. Đức Giám Mục Lorenzo Ghizzoni được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy ban bảo vệ trẻ vị thành niên thuộc Hội đồng Giám mục Ý.
Mitch Russo nói “Các nạn nhân của lạm dụng tình dục dự kiến sẽ gặp Ủy ban trong quá trình thu thập hội họp, nhưng chúng tôi muốn chuyển nó sớm hơn vì đã không có đủ thời gian.”
Thay vào đó, các nạn nhân sẽ gặp Bassetti vào tháng 2, trước ngày 21-24 tháng 2 dịp Hội nghị những người đứng đầu các Hội đồng Giám mục trên khắp thế giới. Các nạn nhân sẽ phải đợi đến tháng 3 để gặp các thành viên của CEI, ông Russo nói.
Tổng thư ký giải thích rằng trong khi các nạn nhân không phải là một phần của quá trình tạo ra các hướng dẫn hoặc khuôn khổ quốc gia, thì các cố vấn là thành phần của Ủy ban đã không phải là những người nói theo một cách trừu tượng. Đây là những chuyên gia biết các nạn nhân và tính toán theo viễn cảnh của họ, ông Russo nói thêm rằng, vì nhiều nạn nhân của giáo sĩ lạm dụng tình dục là trẻ vị thành niên, các em nên được bảo vệ và không được đưa vào hậu cần của việc xác định chính sách.
Tuy nhiên, phát ngôn viên cho những người sống sót bày tỏ sự háo hức được tham gia. “Tôi biết hơn 700 nạn nhân người lớn của lạm dụng tình dục”, Francesco Zanardi, người sống sót lạm dụng giáo sĩ và chủ tịch của Rete L’Abuso (Mạng lưới Lạm dụng), hiệp hội duy nhất của nạn nhân bị giáo sĩ lạm dụng ở Ý, nói trong một cuộc phỏng vấn với Crux ngày 16 tháng 1.
Vào ngày 20 tháng 12, một phân bộ của nạn nhân và gia đình của Mạng lưới Lạm dụng (Rete L’Abuso) đã gửi thư cho ĐHY Bassetti để sẵn sàng cho một cuộc họp sau khi Đức Phanxicô yêu cầu tất cả các lãnh dạo của các giám mục gặp gỡ các nạn nhân trước Hội nghị vào tháng hai. Ông Zanardi nói “Chúng tôi không nhận được phản hồi nào”
Không giống như ở Hoa Kỳ hoặc Úc, nơi những nỗ lực đã được thực hiện để hiểu mức độ lạm dụng tình dục của giáo sĩ lan rộng như thế nào, ở Ý số nạn nhân và chiều kích của hiện tượng vẫn chưa được biết.
Tôi không thể đưa ra bất kỳ con số nào, Russo nói với các nhà báo thêm rằng, đó là vì những tố cáo theo giáo luật phải được gửi về Bộ Giáo lý Đức tin. Đức Thánh Cha đã gửi những câu hỏi đến Hội đồng Giám mục Ý để biết chi tiết hơn về việc lạm dụng tình dục do giáo sĩ đã bành trướng thế nào.
Kể từ khi cuộc khủng hoảng lạm dụng giáo sĩ xảy ra vào năm 2001, Giáo hội và các tổ chức của Ý đã không đưa ra bất kỳ tài liệu nào về số vụ lạm dụng, những vụ xét xử theo giáo luật hoặc dân luật và những người sống sót.
Zanardi nói “Bạn có thể nghĩ rằng các linh mục ấu dâm không tồn tại ở Ý!”
Trên trang web của hiệp hội, Mạng lưới Lạm dụng đếm được hơn 800 nạn nhân lạm dụng giáo sĩ và 17 phòng khám cho các linh mục ấu dâm trong nước. Một người sống sót nói thêm “Thật vô lý khi chúng tôi theo dõi và nhà nước thì không, đặc biệt là những gì đang xảy ra ở phần còn lại của thế giới.
Zanardi nói rằng ở Chile và Argentina, nơi các vụ bê bối lạm dụng của giáo sĩ đã làm rung chuyển giáo hội địa phương, dư luận đã phản ứng mạnh mẽ và kích thích các chính phủ hành động.
“Ở đây, chúng tôi có một tình huống kịch tính ở Ý, và không có một lương tâm dân sự về vấn đề này.”
“Mười tám năm sau khi vụ bê bối vỡ ra, vấn đề vẫn chưa được giải quyết” Zardi vẫn tiếp tục. “Có bao nhiêu người đã hy sinh trong mười tám năm này?”
Các ấn phẩm Công Giáo và dân sự Ý thường báo cáo các vụ bê bối lạm dụng diễn ra ở nơi khác, nhưng theo các chuyên gia thực sự, cũng có nhiều trường hợp xảy ra ở sân sau của giáo hoàng mà không trở thành đề tài chính.
Cha Fortunato Di Noto đã thành lập quỹ phi lợi nhuận Meter tại giáo xứ của Cha năm 1995 với vài tín hữu quan tâm. Trong 12 năm qua, họ đã trình tài liệu cho 23 cơ quan cảnh sát điều tra quốc gia và quốc tế, dẫn đến việc 300 người bị bắt và theo dõi 23 ngàn tu sĩ và giáo dân bị tố cáo lạm dụng trẻ em vị thành niên. Trong khi Cha tuyên bố luôn luôn tin tưởng vào cam kết của Giáo hội tại Ý vì đã có những bước đi nghiêm túc trong việc chống lạm dụng tình dục, nhưng “vấn đề là thiếu phối hợp”
Cha Di Noto nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói tất cả khi ngài chỉ ra chủ nghĩa giáo sĩ và chủ nghĩa ưu tú là những tệ nạn, là căn nguyên của cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục trong Giáo hội, nhấn mạnh rằng tất cả các thành viên giáo sĩ là những tín hữu trước hết và trên hêt đã được rửa tội và từ bỏ Satan.
“Tôi tin chắc rằng điều đó không đúng khi chúng ta nói rằng chúng ta là một phần của nạn nhân”, linh mục nói với quan điểm toàn cầu, trích dẫn báo cáo của Liên minh Châu u nói rằng hơn 18 triệu trẻ vị thành niên là nạn nhân của lạm dụng.
Chúng tôi vẫn đang tranh luận vào năm 2019 về việc tín hữu Kitô có nên bảo vệ trẻ em hay không!
Đây là một quá trình đồng bộ, một trong những hành trình rất dài, nhưng được thực hiện một cách cẩn thận, để cấu trúc này có thể hoạt động một cách hiệu quả. Họ chờ đợi một phản ứng hoạt động rõ ràng vượt ra ngoài cơ chế bảo vệ bản thân mà không bảo vệ người khác.
Tôi tin chắc rằng điều đó không đúng khi chúng tôi nói rằng chúng tôi là một phần của nạn nhân, linh mục nói với quan điểm toàn cầu, trích dẫn báo cáo của Liên minh châu u nói rằng hơn 18 triệu trẻ vị thành niên là nạn nhân của lạm dụng lục địa già.
Theo vị linh mục này, không nên có linh mục hay giám mục đứng đầu các ủy ban này về lạm dụng tình dục trong Giáo hội. Nên có phụ nữ, giáo dân, nữ tu và nạn nhân và những người đàn ông thành tâm sẽ sẵn sàng áp dụng các quy tắc.”
Di Noto nói rằng quan điểm này phản ánh tình cảm của Thư của Đức Phanxicô gửi dân Chúa vào tháng 8 năm 2018. “Chúng ta không phải tạo ra các chuyên gia trong cuộc chiến chống ấu dâm, chúng ta cần phải tạo ra một lương tâm thực tế và cụ thể.” Mối nguy hiểm thực sự đối với Giáo hội là “sự phân mảnh của nó và sự quan liêu thái quá”, nơi các giải pháp không rõ ràng, các hành động bị hoãn lại và nạn nhân trượt xuống khỏi sách ưu tiên.
“Trở thành một phần của nạn nhân là một niềm đam mê và là một sự lựa chọn…rất nhiều việc đã được thực hiện, nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải thực hiện”
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Trong cuộc họp, đã có một không gian mở rộng dành để thảo luận và giải quyết về các hướng dẫn để bảo vệ trẻ vị thành niên theo yêu cầu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Mặc dù những hướng dẫn sẽ không được công bố cho đến tháng 5, nhưng các Giám mục đã phê chuẩn việc tạo ra một khuôn khổ quốc gia để tư vấn cho các giáo sĩ và giám mục về các thực hành tốt nhất về lạm dụng tình dục. Đức Giám Mục Lorenzo Ghizzoni được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy ban bảo vệ trẻ vị thành niên thuộc Hội đồng Giám mục Ý.
Mitch Russo nói “Các nạn nhân của lạm dụng tình dục dự kiến sẽ gặp Ủy ban trong quá trình thu thập hội họp, nhưng chúng tôi muốn chuyển nó sớm hơn vì đã không có đủ thời gian.”
Thay vào đó, các nạn nhân sẽ gặp Bassetti vào tháng 2, trước ngày 21-24 tháng 2 dịp Hội nghị những người đứng đầu các Hội đồng Giám mục trên khắp thế giới. Các nạn nhân sẽ phải đợi đến tháng 3 để gặp các thành viên của CEI, ông Russo nói.
Tổng thư ký giải thích rằng trong khi các nạn nhân không phải là một phần của quá trình tạo ra các hướng dẫn hoặc khuôn khổ quốc gia, thì các cố vấn là thành phần của Ủy ban đã không phải là những người nói theo một cách trừu tượng. Đây là những chuyên gia biết các nạn nhân và tính toán theo viễn cảnh của họ, ông Russo nói thêm rằng, vì nhiều nạn nhân của giáo sĩ lạm dụng tình dục là trẻ vị thành niên, các em nên được bảo vệ và không được đưa vào hậu cần của việc xác định chính sách.
Tuy nhiên, phát ngôn viên cho những người sống sót bày tỏ sự háo hức được tham gia. “Tôi biết hơn 700 nạn nhân người lớn của lạm dụng tình dục”, Francesco Zanardi, người sống sót lạm dụng giáo sĩ và chủ tịch của Rete L’Abuso (Mạng lưới Lạm dụng), hiệp hội duy nhất của nạn nhân bị giáo sĩ lạm dụng ở Ý, nói trong một cuộc phỏng vấn với Crux ngày 16 tháng 1.
Vào ngày 20 tháng 12, một phân bộ của nạn nhân và gia đình của Mạng lưới Lạm dụng (Rete L’Abuso) đã gửi thư cho ĐHY Bassetti để sẵn sàng cho một cuộc họp sau khi Đức Phanxicô yêu cầu tất cả các lãnh dạo của các giám mục gặp gỡ các nạn nhân trước Hội nghị vào tháng hai. Ông Zanardi nói “Chúng tôi không nhận được phản hồi nào”
Không giống như ở Hoa Kỳ hoặc Úc, nơi những nỗ lực đã được thực hiện để hiểu mức độ lạm dụng tình dục của giáo sĩ lan rộng như thế nào, ở Ý số nạn nhân và chiều kích của hiện tượng vẫn chưa được biết.
Tôi không thể đưa ra bất kỳ con số nào, Russo nói với các nhà báo thêm rằng, đó là vì những tố cáo theo giáo luật phải được gửi về Bộ Giáo lý Đức tin. Đức Thánh Cha đã gửi những câu hỏi đến Hội đồng Giám mục Ý để biết chi tiết hơn về việc lạm dụng tình dục do giáo sĩ đã bành trướng thế nào.
Kể từ khi cuộc khủng hoảng lạm dụng giáo sĩ xảy ra vào năm 2001, Giáo hội và các tổ chức của Ý đã không đưa ra bất kỳ tài liệu nào về số vụ lạm dụng, những vụ xét xử theo giáo luật hoặc dân luật và những người sống sót.
Zanardi nói “Bạn có thể nghĩ rằng các linh mục ấu dâm không tồn tại ở Ý!”
Trên trang web của hiệp hội, Mạng lưới Lạm dụng đếm được hơn 800 nạn nhân lạm dụng giáo sĩ và 17 phòng khám cho các linh mục ấu dâm trong nước. Một người sống sót nói thêm “Thật vô lý khi chúng tôi theo dõi và nhà nước thì không, đặc biệt là những gì đang xảy ra ở phần còn lại của thế giới.
Zanardi nói rằng ở Chile và Argentina, nơi các vụ bê bối lạm dụng của giáo sĩ đã làm rung chuyển giáo hội địa phương, dư luận đã phản ứng mạnh mẽ và kích thích các chính phủ hành động.
“Ở đây, chúng tôi có một tình huống kịch tính ở Ý, và không có một lương tâm dân sự về vấn đề này.”
“Mười tám năm sau khi vụ bê bối vỡ ra, vấn đề vẫn chưa được giải quyết” Zardi vẫn tiếp tục. “Có bao nhiêu người đã hy sinh trong mười tám năm này?”
Các ấn phẩm Công Giáo và dân sự Ý thường báo cáo các vụ bê bối lạm dụng diễn ra ở nơi khác, nhưng theo các chuyên gia thực sự, cũng có nhiều trường hợp xảy ra ở sân sau của giáo hoàng mà không trở thành đề tài chính.
Cha Fortunato Di Noto đã thành lập quỹ phi lợi nhuận Meter tại giáo xứ của Cha năm 1995 với vài tín hữu quan tâm. Trong 12 năm qua, họ đã trình tài liệu cho 23 cơ quan cảnh sát điều tra quốc gia và quốc tế, dẫn đến việc 300 người bị bắt và theo dõi 23 ngàn tu sĩ và giáo dân bị tố cáo lạm dụng trẻ em vị thành niên. Trong khi Cha tuyên bố luôn luôn tin tưởng vào cam kết của Giáo hội tại Ý vì đã có những bước đi nghiêm túc trong việc chống lạm dụng tình dục, nhưng “vấn đề là thiếu phối hợp”
Cha Di Noto nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói tất cả khi ngài chỉ ra chủ nghĩa giáo sĩ và chủ nghĩa ưu tú là những tệ nạn, là căn nguyên của cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục trong Giáo hội, nhấn mạnh rằng tất cả các thành viên giáo sĩ là những tín hữu trước hết và trên hêt đã được rửa tội và từ bỏ Satan.
“Tôi tin chắc rằng điều đó không đúng khi chúng ta nói rằng chúng ta là một phần của nạn nhân”, linh mục nói với quan điểm toàn cầu, trích dẫn báo cáo của Liên minh Châu u nói rằng hơn 18 triệu trẻ vị thành niên là nạn nhân của lạm dụng.
Chúng tôi vẫn đang tranh luận vào năm 2019 về việc tín hữu Kitô có nên bảo vệ trẻ em hay không!
Đây là một quá trình đồng bộ, một trong những hành trình rất dài, nhưng được thực hiện một cách cẩn thận, để cấu trúc này có thể hoạt động một cách hiệu quả. Họ chờ đợi một phản ứng hoạt động rõ ràng vượt ra ngoài cơ chế bảo vệ bản thân mà không bảo vệ người khác.
Tôi tin chắc rằng điều đó không đúng khi chúng tôi nói rằng chúng tôi là một phần của nạn nhân, linh mục nói với quan điểm toàn cầu, trích dẫn báo cáo của Liên minh châu u nói rằng hơn 18 triệu trẻ vị thành niên là nạn nhân của lạm dụng lục địa già.
Theo vị linh mục này, không nên có linh mục hay giám mục đứng đầu các ủy ban này về lạm dụng tình dục trong Giáo hội. Nên có phụ nữ, giáo dân, nữ tu và nạn nhân và những người đàn ông thành tâm sẽ sẵn sàng áp dụng các quy tắc.”
Di Noto nói rằng quan điểm này phản ánh tình cảm của Thư của Đức Phanxicô gửi dân Chúa vào tháng 8 năm 2018. “Chúng ta không phải tạo ra các chuyên gia trong cuộc chiến chống ấu dâm, chúng ta cần phải tạo ra một lương tâm thực tế và cụ thể.” Mối nguy hiểm thực sự đối với Giáo hội là “sự phân mảnh của nó và sự quan liêu thái quá”, nơi các giải pháp không rõ ràng, các hành động bị hoãn lại và nạn nhân trượt xuống khỏi sách ưu tiên.
“Trở thành một phần của nạn nhân là một niềm đam mê và là một sự lựa chọn…rất nhiều việc đã được thực hiện, nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải thực hiện”
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Đức Thánh Cha lên án vụ tấn công vào học viện cảnh sát tại Colombia khiến 21 người thiệt mạng
Đặng Tự Do
20:12 18/01/2019
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp bày tỏ sự gần gũi và lời cầu nguyện của ngài cho những người bị ảnh hưởng bởi một vụ tấn công khủng bố tại Colombia.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ tình liên đới và nói rằng ngài đang cầu nguyện cho các nạn nhân và tất cả những người bị ảnh hưởng bởi vụ tấn công bằng xe bom vào một học viện cảnh sát tại thủ đô Bogota của Colombia làm ít nhất 21 người bị thiệt mạng và 50 người khác bị thương nặng.
Trong một bức điện tín được Đức Hồng Y Hồng Y Pietro Parolin, gởi thay mặt cho ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài rất buồn khi biết tin về những thiệt hại nhân mạng và con số đông đảo những người bị thương trong bạo lực vô nhân tính này.
Ngài bày tỏ tình liên đới chân thành với tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi bi kịch này và cho biết ngài đang cầu nguyện đặc biệt cho linh hồn những người quá cố và ơn chữa lành tinh thần và thể xác cho những người bị thương.
Lúc 9g30 sáng thứ Năm 17 tháng Giêng, một chiếc xe hơi chở khoảng 80kg bom đã vượt qua hàng rào kiểm soát và tông thẳng vào học viện cảnh sát “Tướng Santander” trước khi phát nổ. Sức công phá kinh hoàng làm bể hết các cửa kính các cửa sổ của một tòa nhà gần đó.
Tin tức ban đầu cho biết có 10 người bị thiệt mạng. Tuy nhiên, đến sáng thứ Sáu, bệnh viện cho biết con số người thiệt mạng đã lên hơn gấp đôi là 21 người. Trong khi đó, có khoảng 50 bị thương, một số vẫn còn trong tình trạng nguy kịch.
Toàn văn bức điện của Đức Thánh Cha như sau:
Kính gởi Đức Hồng Y Rubén Salazar Gómez
Tổng giám mục Bogotá
Trước tin tức về vụ tấn công khủng bố tàn khốc gieo rắc nỗi đau và cái chết tại thành phố Bogota, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ nỗi buồn sâu sắc nhất của ngài đối với những nạn nhân đã thiệt mạng trong một hành động vô nhân tính như vậy và dâng những lời cầu nguyện cho sự an nghỉ ngàn thu của họ. Trong những khoảnh khắc kinh hoàng và buồn bã này, ngài cũng muốn đưa ra sự hỗ trợ và gần gũi với nhiều người bị thương, với gia đình của họ và cho toàn xã hội Colombia.
Đức Thánh Cha một lần nữa lên án bạo lực mù quáng, là một sự xúc phạm rất nghiêm trọng đối với Đấng Tạo Hóa, và dâng lời cầu nguyện của ngài lên Chúa xin thương giúp bảo tồn việc xây dựng sự hòa hợp và hòa bình ở quốc gia này và trên khắp thế giới.
Với những mong muốn đó, Đức Thánh Cha ban phép lành Tòa Thánh cho tất cả các nạn nhân, gia đình của họ và người dân Colombia yêu dấu.
Đức Hồng Y Pietro Parolin
Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh
Source: Vatican News - Pope Francis prays for victims of Colombia terrorist attack
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ tình liên đới và nói rằng ngài đang cầu nguyện cho các nạn nhân và tất cả những người bị ảnh hưởng bởi vụ tấn công bằng xe bom vào một học viện cảnh sát tại thủ đô Bogota của Colombia làm ít nhất 21 người bị thiệt mạng và 50 người khác bị thương nặng.
Trong một bức điện tín được Đức Hồng Y Hồng Y Pietro Parolin, gởi thay mặt cho ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài rất buồn khi biết tin về những thiệt hại nhân mạng và con số đông đảo những người bị thương trong bạo lực vô nhân tính này.
Ngài bày tỏ tình liên đới chân thành với tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi bi kịch này và cho biết ngài đang cầu nguyện đặc biệt cho linh hồn những người quá cố và ơn chữa lành tinh thần và thể xác cho những người bị thương.
Lúc 9g30 sáng thứ Năm 17 tháng Giêng, một chiếc xe hơi chở khoảng 80kg bom đã vượt qua hàng rào kiểm soát và tông thẳng vào học viện cảnh sát “Tướng Santander” trước khi phát nổ. Sức công phá kinh hoàng làm bể hết các cửa kính các cửa sổ của một tòa nhà gần đó.
Tin tức ban đầu cho biết có 10 người bị thiệt mạng. Tuy nhiên, đến sáng thứ Sáu, bệnh viện cho biết con số người thiệt mạng đã lên hơn gấp đôi là 21 người. Trong khi đó, có khoảng 50 bị thương, một số vẫn còn trong tình trạng nguy kịch.
Toàn văn bức điện của Đức Thánh Cha như sau:
Kính gởi Đức Hồng Y Rubén Salazar Gómez
Tổng giám mục Bogotá
Trước tin tức về vụ tấn công khủng bố tàn khốc gieo rắc nỗi đau và cái chết tại thành phố Bogota, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ nỗi buồn sâu sắc nhất của ngài đối với những nạn nhân đã thiệt mạng trong một hành động vô nhân tính như vậy và dâng những lời cầu nguyện cho sự an nghỉ ngàn thu của họ. Trong những khoảnh khắc kinh hoàng và buồn bã này, ngài cũng muốn đưa ra sự hỗ trợ và gần gũi với nhiều người bị thương, với gia đình của họ và cho toàn xã hội Colombia.
Đức Thánh Cha một lần nữa lên án bạo lực mù quáng, là một sự xúc phạm rất nghiêm trọng đối với Đấng Tạo Hóa, và dâng lời cầu nguyện của ngài lên Chúa xin thương giúp bảo tồn việc xây dựng sự hòa hợp và hòa bình ở quốc gia này và trên khắp thế giới.
Với những mong muốn đó, Đức Thánh Cha ban phép lành Tòa Thánh cho tất cả các nạn nhân, gia đình của họ và người dân Colombia yêu dấu.
Đức Hồng Y Pietro Parolin
Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh
Source: Vatican News - Pope Francis prays for victims of Colombia terrorist attack
Tại cuộc tuần hành phò sinh, tổng thống Trump thề sẽ phủ quyết mọi luật phò phá thai
Đặng Tự Do
20:57 18/01/2019
Tổng thống Trump và Phó Tổng thống Pence đã gây ngạc nhiên cho hàng ngàn người biểu tình chống phá thai được tổ chức tại Công Viên Quốc Gia ở Washington DC khi đưa ra những bài phát biểu không có trong chương trình trong cuộc tuần hành phò sinh vào hôm thứ Sáu 18 tháng Giêng.
Phó tổng thống Pence và vợ, Karen Pence, đã bước lên sân khấu trước những tiếng reo hò thích thú của một đám đông những người phò sinh mang theo các bích chương và biểu ngữ chống phá thai.
Phó tổng thống Pence kết luận diễn từ của mình bằng một bất ngờ thứ hai. Ông loan báo rằng tổng thống Trump đã nói chuyện trong cuộc tuần hành phò sinh năm ngoái qua một video, năm nay một lần nữa đã chuẩn bị sẵn bài phát biểu qua video của mình với những người tuần hành.
“Khi chúng ta nhìn vào mắt của một đứa trẻ sơ sinh, chúng ta thấy vẻ đẹp và tâm hồn con người và sự uy nghi trong kỳ công sáng tạo của Chúa. Chúng ta biết rằng mọi cuộc sống đều có ý nghĩa”, tổng thống Trump nói trong video của mình, trước khi liệt kê các hành động chống phá thai của chính quyền và thề sẽ phủ quyết bất cứ luật nào được thông qua bởi Quốc Hội giờ đây do đang Dân chủ kiểm soát, nếu như luật ấy có thể phương hại đến “chiến dịch ngăn chặn phá thai.”
Ông nói rằng ông đã ký một lá thư gởi cho Quốc hội vào hôm thứ Sáu tuyên bố ý định phủ quyết bất kỳ luật nào như vậy.
Phó tổng thống Pence cũng đã đưa ra một danh sách các hành động chống phá thai, bao gồm việc bổ nhiệm các thẩm phán phò sinh vào các tòa án phúc thẩm trên khắp đất nước, và việc g phục hồi chính sách Mexico City cấm dùng tiền tài trợ của chính phủ cho bất kỳ tổ chức viện trợ nước ngoài có liên quan đến phá thai.
Trích dẫn một đoạn Kinh Thánh trong sách Tiên tri Giêrêmia, phó tổng thống nói:
“Hãy lắng nghe sự thật”, “Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi; trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hoá ngươi” (Gr 1:5)
Với những lời này phó tổng thống Pence kết luận rằng “Chúa sẽ không bao giờ bỏ rơi các bạn”
Source: Washington Post Trump and Pence give surprise addresses at antiabortion March for Life
Phó tổng thống Pence và vợ, Karen Pence, đã bước lên sân khấu trước những tiếng reo hò thích thú của một đám đông những người phò sinh mang theo các bích chương và biểu ngữ chống phá thai.
Phó tổng thống Pence kết luận diễn từ của mình bằng một bất ngờ thứ hai. Ông loan báo rằng tổng thống Trump đã nói chuyện trong cuộc tuần hành phò sinh năm ngoái qua một video, năm nay một lần nữa đã chuẩn bị sẵn bài phát biểu qua video của mình với những người tuần hành.
“Khi chúng ta nhìn vào mắt của một đứa trẻ sơ sinh, chúng ta thấy vẻ đẹp và tâm hồn con người và sự uy nghi trong kỳ công sáng tạo của Chúa. Chúng ta biết rằng mọi cuộc sống đều có ý nghĩa”, tổng thống Trump nói trong video của mình, trước khi liệt kê các hành động chống phá thai của chính quyền và thề sẽ phủ quyết bất cứ luật nào được thông qua bởi Quốc Hội giờ đây do đang Dân chủ kiểm soát, nếu như luật ấy có thể phương hại đến “chiến dịch ngăn chặn phá thai.”
Ông nói rằng ông đã ký một lá thư gởi cho Quốc hội vào hôm thứ Sáu tuyên bố ý định phủ quyết bất kỳ luật nào như vậy.
Phó tổng thống Pence cũng đã đưa ra một danh sách các hành động chống phá thai, bao gồm việc bổ nhiệm các thẩm phán phò sinh vào các tòa án phúc thẩm trên khắp đất nước, và việc g phục hồi chính sách Mexico City cấm dùng tiền tài trợ của chính phủ cho bất kỳ tổ chức viện trợ nước ngoài có liên quan đến phá thai.
Trích dẫn một đoạn Kinh Thánh trong sách Tiên tri Giêrêmia, phó tổng thống nói:
“Hãy lắng nghe sự thật”, “Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi; trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hoá ngươi” (Gr 1:5)
Với những lời này phó tổng thống Pence kết luận rằng “Chúa sẽ không bao giờ bỏ rơi các bạn”
Source: Washington Post Trump and Pence give surprise addresses at antiabortion March for Life
Tuổi trẻ là tương lai Giáo Hội
Vũ Văn An
21:45 18/01/2019
Giữa lúc Giáo Hội lao đao vì tai tiếng giáo sĩ lạm dụng tình dục và hình ảnh giáo sĩ nói riêng và Giáo Hội nói chung mất đi rất nhiều sức lôi cuốn, thuyết phục, linh mục Patrick Briscoe, Dòng Đa Minh, đem lại cho ta một chút sinh khí khi tường thuật “Trái tim không hư nát, 17,000 người trẻ, và niềm hy vọng của SEEK19”.
Cha cho hay cùng một lúc với việc các giám mục Hoa Kỳ tụ tập nhau tại chủng viện Mundelein theo yêu cầu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô để dự một tuần cầu nguyện và suy niệm liên quan đến cuộc khủng hoảng giáo sĩ lạm dụng tình dục, thì 17,000 người trẻ đã gặp nhau cách đó 200 dặm tại Indianapolis, Indiana. Trong khi các vị mục tử của Giáo Hội cấm phòng, thì Trung Tâm Hội Nghị Indiana được biến đổi để chào đón Hội Nghị SEEK hai năm một lần của Fellowship of Catholic University Students (FOCUS)( Hiệp Thông Sinh Viên Đại Học Công Giáo). Chỉ có ơn quan phòng của Thiên Chúa mới có thể sắp xếp sự trùng hợp về thời gian này.
Vì các cuộc tụ tập của người trẻ như Ngày Giới Trẻ Thế Giới, Hội Nghị Tuổi Trẻ Công Giáo Toàn Quốc, và SEEK luôn gợi niềm hy vọng lớn lao cho tương lai Giáo Hội. Những cuộc biểu lộ đức tin đầy hân hoan và niềm tin do những bài giáo lý không có tính hộ giáo tạo ra đủ để khích lệ bất cứ cõi lòng cởi mở nào từng chứng kiến chúng tận mắt.
Tuy nhiên, theo Cha Briscoe, Hội Nghị SEEK đặc biệt nổi bật. Tuần lễ hội nghị là thời khắc mạnh mẽ trong lịch sử Công Giáo Hoa Kỳ. Và tại SEEK 2019, ơn thánh Thiên Chúa quả đang làm việc một cách tỏ tường.
Các đặc điểm của SEEK
Các nhà tổ chức SEEK cố ý cung cấp cho sinh viên những cuộc gặp gỡ bản thân với Chúa Kitô. Ưu tiên được dành để gặp gỡ Người trong các bí tích. Mỗi ngày của hội nghị đều bắt đầu với một phụng vụ đầy tôn kính. Những Thánh lễ này, với quy mô hàng chục ngàn người tham dự, được làm cho trang nghiêm hơn nhờ âm nhạc tuyệt đẹp của chúng cho thấy các điển hình bài ca và thánh ca truyền thống, phối hợp hậu cần hoàn hảo, và thuyết giảng hấp dẫn. Hàng ngàn người lãnh nhận bí tích giải tội. Việc Tôn Thờ Thánh Thể có sẵn suốt cả ngày trong một không gian yên tĩnh để cầu nguyện.
Hơn nữa, một dàn các diễn giả nổi tiếng, cả nam lẫn nữ, như Nữ tu Bethany Madonna, S.V., Curtis Martin, Jen Fulwiler, Cha Mike Schmitz, và hàng tá các diễn giả khác, bằng các bài phát biểu chủ chốt và các phiên hội thảo, đã cung ứng các bài thuyết trình năng động được thiết kế để khuyến khích và gợi hứng cũng như đưa ra giáo huấn chính thống trong đức tin.
Tuy nhiên, đây là những đặc điểm của hội nghị. Chúng diễn ra mỗi lần SEEK được tổ chức. Thành thử nhiều người tự hỏi, năm nay có gì khác?
Trái tim không hư nát của Thánh Gioan Maria Vianney
Vào tối thứ Sáu, trái tim không hư nát của Thánh Gioan Maria Vianney đã đến với SEEK 2019. Thánh Gioan Maria Vianney, sống ở Pháp vào thế kỷ 19, có một cuộc sống cầu nguyện và ăn chay khắt khe, nhưng trên hết, tận tụy với việc làm của ngài trong tư cách người phân phát lòng thương xót ở tòa giải tội. Ngài nghe các cuộc xưng tội hàng giờ. Và hàng ngày. Thành thử thật thích đáng xiết bao khi Thiên Chúa ban cho người đàn ông yêu người rất nhiều này một trái tim không hư nát!
Tin tức lan truyền từ từ về sự xuất hiện của thánh tích, nhưng sau vài giờ, các nhà tổ chức thấy mình cần hạn chế việc vào hội trường nơi thánh tích được trưng bày, vì hơn 3,000 người đã chiếm hết chỗ để cầu nguyện trước thánh tích. Hội trường lưu giữ thánh tích đã được biến đổi, với sự sắp xếp tuyệt đẹp các nghệ phẩm Công Giáo, thành một nhà nguyện xứng đáng, nơi việc thờ lạy Thánh Thể được tổ chức trong suốt cuối tuần. Rosemary Sullivan, Giám đốc Điều hành của Hội Nghị Các Giám Đốc Ơn Gọi Giáo phận Toàn Quốc (NCDVD), đã mô tả cảnh đó như sau, “tôi đã mục kích cả một cơn sóng thần của niềm vui thầm lặng”. Sự sốt sắng biểu lộ trong việc tôn thờ Bí tích Cực Thánh và việc sùng kính thánh tích của Thánh Gioan Vianney là điều thật sự đáng chú ý.
Việc nhìn thấy quá nhiều người trẻ và linh mục tôn kính thánh tích như thế đủ cho thấy một thoáng nhìn về các loại lời cầu nguyện được dâng lên Thiên Chúa suốt trong những ngày cuối tuần. Khi người ta cung kính quỳ gối trước trái tim vị thánh, và nhẹ nhàng chạm vào chiếc hộp mạ vàng chứa nó, Cha Briscoe cho biết: ngài thấy một phần của cuộc trò chuyện thánh thiêng đang diễn ra. Như Sullivan phát biểu, “tôi thấy Thánh Gioan Vianney đang lôi kéo các cõi lòng về với Thiên Chúa”.
Ngày hôm sau thánh tích được rước kiệu và được đặt trước bàn thờ chính trong giờ Thánh lễ. Sở dĩ thế vì Thứ bảy là ngày lễ Thánh Gioan Neumann, một vị giống thánh Gioan Vianney ở Philadelphia. Giống như Thánh Gioan Vianney, vị thánh này đã hiến thân cho thừa tác vụ của mình trong tư cách thuyết giảng và giải tội, và bất chấp mọi thử thách, đã thành lập một số trường Công Giáo để giáo dục giới trẻ của chúng ta. Với việc đặt tại một vị trí nổi bật trước bàn thờ, trái tim đang dạy chúng ta rằng sự gần gũi với Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể sẽ làm cho trái tim chúng ta giống như trái tim Chúa Kitô. Như Thánh Gioan Vianney từng nói, “ Khi trái tim trong sạch và đơn sơ, nó không thể không yêu thương, vì nó đã khám phá ra nguồn gốc của tình yêu là Thiên Chúa”.
Chuyến viếng thăm của thánh tích tại SEEK được thực hiện nhờ sự hợp tác của hội Hiệp sĩ Columbus, là hội hiện đang tổ chức một vòng thánh du toàn quốc cho thánh tích và Hội Nghị Các Giám Đốc Ơn Gọi Giáo phận Toàn Quốc, một tổ chức chuyên khuyến khích các ơn gọi linh mục. Sullivan nhận xét rằng nhờ sự chuyển cầu của Thánh Gioan Vianney, gian hàng tài trợ của Hội Nghị Các Giám Đốc Ơn Gọi Giáo phận Toàn Quốc bận rộn hơn bao giờ hết!
Tính tối thượng của Chúa Kitô
Trong sự cận kề có tính quan phòng quan trọng này – tức việc các giám mục cấm phòng và hội nghị SEEK 2019 - một điều gì đó đã trở nên rõ ràng. Chuyển giao đức tin chỉ là: tiếp tục truyền lại truyền thống của chúng ta. Người ta gặp gỡ Chúa Kitô trong các bí tích và trong các thánh của Người. Người trẻ ôm lấy Giáo hội vì họ vốn được mời gọi ôm lấy những điều của Thiên Chúa mà Giáo hội vốn có từ những thuở nào.
Một số người có thể được hướng dẫn để tin rằng sự hiện diện của một thánh tích, hoặc những biểu thức khác như thế của đời sống sùng kính, sẽ làm xao lãng mối tương quan với Chúa Kitô. Trái lại mới đúng. Nếu có một chủ đề cho những ngày cuối tuần, thì đó là tính tối thượng của Chúa Kitô.
Trong thời đức tin của chúng ta đang bị thách thức bởi các vết thương do các linh mục gây ra, chúng ta có thể nhìn vào cuộc sống và sự chuyển cầu của Thánh Gioan Vianney. Người có trái tim hoàn toàn đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô chắc chắn sẽ truyền cảm hứng cho những người đàn ông và đàn bà trẻ trong thời đại chúng ta để họ quay về với Chúa Kitô.
Cha Briscoe biết thế vì cha đã nhìn thấy điều ấy.
Cha cho hay cùng một lúc với việc các giám mục Hoa Kỳ tụ tập nhau tại chủng viện Mundelein theo yêu cầu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô để dự một tuần cầu nguyện và suy niệm liên quan đến cuộc khủng hoảng giáo sĩ lạm dụng tình dục, thì 17,000 người trẻ đã gặp nhau cách đó 200 dặm tại Indianapolis, Indiana. Trong khi các vị mục tử của Giáo Hội cấm phòng, thì Trung Tâm Hội Nghị Indiana được biến đổi để chào đón Hội Nghị SEEK hai năm một lần của Fellowship of Catholic University Students (FOCUS)( Hiệp Thông Sinh Viên Đại Học Công Giáo). Chỉ có ơn quan phòng của Thiên Chúa mới có thể sắp xếp sự trùng hợp về thời gian này.
Vì các cuộc tụ tập của người trẻ như Ngày Giới Trẻ Thế Giới, Hội Nghị Tuổi Trẻ Công Giáo Toàn Quốc, và SEEK luôn gợi niềm hy vọng lớn lao cho tương lai Giáo Hội. Những cuộc biểu lộ đức tin đầy hân hoan và niềm tin do những bài giáo lý không có tính hộ giáo tạo ra đủ để khích lệ bất cứ cõi lòng cởi mở nào từng chứng kiến chúng tận mắt.
Tuy nhiên, theo Cha Briscoe, Hội Nghị SEEK đặc biệt nổi bật. Tuần lễ hội nghị là thời khắc mạnh mẽ trong lịch sử Công Giáo Hoa Kỳ. Và tại SEEK 2019, ơn thánh Thiên Chúa quả đang làm việc một cách tỏ tường.
Các đặc điểm của SEEK
Các nhà tổ chức SEEK cố ý cung cấp cho sinh viên những cuộc gặp gỡ bản thân với Chúa Kitô. Ưu tiên được dành để gặp gỡ Người trong các bí tích. Mỗi ngày của hội nghị đều bắt đầu với một phụng vụ đầy tôn kính. Những Thánh lễ này, với quy mô hàng chục ngàn người tham dự, được làm cho trang nghiêm hơn nhờ âm nhạc tuyệt đẹp của chúng cho thấy các điển hình bài ca và thánh ca truyền thống, phối hợp hậu cần hoàn hảo, và thuyết giảng hấp dẫn. Hàng ngàn người lãnh nhận bí tích giải tội. Việc Tôn Thờ Thánh Thể có sẵn suốt cả ngày trong một không gian yên tĩnh để cầu nguyện.
Hơn nữa, một dàn các diễn giả nổi tiếng, cả nam lẫn nữ, như Nữ tu Bethany Madonna, S.V., Curtis Martin, Jen Fulwiler, Cha Mike Schmitz, và hàng tá các diễn giả khác, bằng các bài phát biểu chủ chốt và các phiên hội thảo, đã cung ứng các bài thuyết trình năng động được thiết kế để khuyến khích và gợi hứng cũng như đưa ra giáo huấn chính thống trong đức tin.
Tuy nhiên, đây là những đặc điểm của hội nghị. Chúng diễn ra mỗi lần SEEK được tổ chức. Thành thử nhiều người tự hỏi, năm nay có gì khác?
Trái tim không hư nát của Thánh Gioan Maria Vianney
Vào tối thứ Sáu, trái tim không hư nát của Thánh Gioan Maria Vianney đã đến với SEEK 2019. Thánh Gioan Maria Vianney, sống ở Pháp vào thế kỷ 19, có một cuộc sống cầu nguyện và ăn chay khắt khe, nhưng trên hết, tận tụy với việc làm của ngài trong tư cách người phân phát lòng thương xót ở tòa giải tội. Ngài nghe các cuộc xưng tội hàng giờ. Và hàng ngày. Thành thử thật thích đáng xiết bao khi Thiên Chúa ban cho người đàn ông yêu người rất nhiều này một trái tim không hư nát!
Tin tức lan truyền từ từ về sự xuất hiện của thánh tích, nhưng sau vài giờ, các nhà tổ chức thấy mình cần hạn chế việc vào hội trường nơi thánh tích được trưng bày, vì hơn 3,000 người đã chiếm hết chỗ để cầu nguyện trước thánh tích. Hội trường lưu giữ thánh tích đã được biến đổi, với sự sắp xếp tuyệt đẹp các nghệ phẩm Công Giáo, thành một nhà nguyện xứng đáng, nơi việc thờ lạy Thánh Thể được tổ chức trong suốt cuối tuần. Rosemary Sullivan, Giám đốc Điều hành của Hội Nghị Các Giám Đốc Ơn Gọi Giáo phận Toàn Quốc (NCDVD), đã mô tả cảnh đó như sau, “tôi đã mục kích cả một cơn sóng thần của niềm vui thầm lặng”. Sự sốt sắng biểu lộ trong việc tôn thờ Bí tích Cực Thánh và việc sùng kính thánh tích của Thánh Gioan Vianney là điều thật sự đáng chú ý.
Việc nhìn thấy quá nhiều người trẻ và linh mục tôn kính thánh tích như thế đủ cho thấy một thoáng nhìn về các loại lời cầu nguyện được dâng lên Thiên Chúa suốt trong những ngày cuối tuần. Khi người ta cung kính quỳ gối trước trái tim vị thánh, và nhẹ nhàng chạm vào chiếc hộp mạ vàng chứa nó, Cha Briscoe cho biết: ngài thấy một phần của cuộc trò chuyện thánh thiêng đang diễn ra. Như Sullivan phát biểu, “tôi thấy Thánh Gioan Vianney đang lôi kéo các cõi lòng về với Thiên Chúa”.
Ngày hôm sau thánh tích được rước kiệu và được đặt trước bàn thờ chính trong giờ Thánh lễ. Sở dĩ thế vì Thứ bảy là ngày lễ Thánh Gioan Neumann, một vị giống thánh Gioan Vianney ở Philadelphia. Giống như Thánh Gioan Vianney, vị thánh này đã hiến thân cho thừa tác vụ của mình trong tư cách thuyết giảng và giải tội, và bất chấp mọi thử thách, đã thành lập một số trường Công Giáo để giáo dục giới trẻ của chúng ta. Với việc đặt tại một vị trí nổi bật trước bàn thờ, trái tim đang dạy chúng ta rằng sự gần gũi với Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể sẽ làm cho trái tim chúng ta giống như trái tim Chúa Kitô. Như Thánh Gioan Vianney từng nói, “ Khi trái tim trong sạch và đơn sơ, nó không thể không yêu thương, vì nó đã khám phá ra nguồn gốc của tình yêu là Thiên Chúa”.
Chuyến viếng thăm của thánh tích tại SEEK được thực hiện nhờ sự hợp tác của hội Hiệp sĩ Columbus, là hội hiện đang tổ chức một vòng thánh du toàn quốc cho thánh tích và Hội Nghị Các Giám Đốc Ơn Gọi Giáo phận Toàn Quốc, một tổ chức chuyên khuyến khích các ơn gọi linh mục. Sullivan nhận xét rằng nhờ sự chuyển cầu của Thánh Gioan Vianney, gian hàng tài trợ của Hội Nghị Các Giám Đốc Ơn Gọi Giáo phận Toàn Quốc bận rộn hơn bao giờ hết!
Tính tối thượng của Chúa Kitô
Trong sự cận kề có tính quan phòng quan trọng này – tức việc các giám mục cấm phòng và hội nghị SEEK 2019 - một điều gì đó đã trở nên rõ ràng. Chuyển giao đức tin chỉ là: tiếp tục truyền lại truyền thống của chúng ta. Người ta gặp gỡ Chúa Kitô trong các bí tích và trong các thánh của Người. Người trẻ ôm lấy Giáo hội vì họ vốn được mời gọi ôm lấy những điều của Thiên Chúa mà Giáo hội vốn có từ những thuở nào.
Một số người có thể được hướng dẫn để tin rằng sự hiện diện của một thánh tích, hoặc những biểu thức khác như thế của đời sống sùng kính, sẽ làm xao lãng mối tương quan với Chúa Kitô. Trái lại mới đúng. Nếu có một chủ đề cho những ngày cuối tuần, thì đó là tính tối thượng của Chúa Kitô.
Trong thời đức tin của chúng ta đang bị thách thức bởi các vết thương do các linh mục gây ra, chúng ta có thể nhìn vào cuộc sống và sự chuyển cầu của Thánh Gioan Vianney. Người có trái tim hoàn toàn đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô chắc chắn sẽ truyền cảm hứng cho những người đàn ông và đàn bà trẻ trong thời đại chúng ta để họ quay về với Chúa Kitô.
Cha Briscoe biết thế vì cha đã nhìn thấy điều ấy.
ĐTGM Joseph Naumann: Tội ác lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ làm phương hại đến chứng tá phò sinh của Giáo Hội
Đặng Tự Do
22:03 18/01/2019
Giữa đêm đen mịt mù cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ, hàng chục ngàn người Công Giáo Mỹ đã tập trung tại thủ đô Washington để phản đối phá thai. Đức Tổng Giám Mục Joseph Naumann nhắc nhở những người tham dự rằng tai tiếng lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên làm phương hại đến chứng tá phò sự sống của Giáo hội.
“Đối với tất cả người Công Giáo, những tháng vừa qua đã là thời gian vô cùng khó khăn,” Đức Tổng Giám Mục nói. “Chúng ta đã bị tan nát tâm hồn bởi tai tiếng lạm dụng tính dục của các giáo sĩ và các trường hợp thất bại của các giám mục trong việc đáp lại với một lòng từ bi đối với các nạn nhân bị lạm dụng, và trong nghĩa vụ bảo vệ đầy đủ các thành viên trong đàn chiên của mình.”
Đức Tổng Giám Mục Naumann nói tiếp rằng: “Việc lạm dụng trẻ em hoặc trẻ vị thành niên đã xói mòn chính nghĩa phò sinh vì nó là một sự bất công nghiêm trọng và là một hành vi xâm phạm đáng ghê tởm đối với phẩm giá của con người”. “Hơn thế nữa, việc không thể đáp ứng một cách hiệu quả với cuộc khủng hoảng lạm dụng đang làm suy yếu mọi thừa tác vụ khác trong Giáo hội.”
Nhận xét của Đức Tổng Giám Mục Naumann đã được đưa ra tại Đền thánh Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở thủ đô Washington vào đêm thứ Năm 17 tháng Giêng là Đêm canh thức quốc gia cho sự sống, diễn ra hàng năm vào đêm trước cuộc tuần hành phò sinh. Cuộc diễn hành này một sự kiện diễn ra hàng năm để phản đối phán quyết của Tối Cao Pháp Viện trong vụ kiện Roe v. Wade, mở đường cho việc hợp pháp hóa phá thai trên toàn cõi Hoa Kỳ.
Sự kiện năm nay đánh dấu năm đầu tiên của Đức Tổng Giám Mục Nuamann trong tư cách là người đứng đầu ủy ban phò sinh của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ (USCCB), và, theo truyền thống, với cương vị đó, ngài đã là chủ tế và là vị thuyết giảng cho Thánh lễ khai mạc Đêm canh thức quốc gia cho sự sống.
Đức Cha Naumann là tổng giám mục của tổng giáo phận Kansas City, của tiểu bang Kansas từ tháng Giêng năm 2005, và là thành viên lâu năm của ủy ban về các hoạt động phò sinh của USCCB. Ngài đã được bầu làm chủ tịch ủy ban này vào ngày 14 tháng 11 năm 2017, và vào tháng 11 vừa qua, ngài đã chính thức thay thế Đức Hồng Y Timothy Dolan khi vị Hồng Y Tổng Giám Mục New York mãn nhiệm.
Đức Tổng Giám Mục đã mở đầu bài giảng của mình bằng cách nhắc lại các vụ kiện Roe chống Wade và Doe chống Bolton, mà ngài nói là những trường hợp “dựa trên sự lừa dối.”
“Khẳng định của Tối Cao Pháp Viện rằng Hiến pháp Hoa Kỳ bao gồm quyền phá thai là vô lý”.
Bốn mươi sáu năm sau những phán quyết đó, Đức Tổng Giám Mục Naumann nhận thấy rằng có một số “tia hy vọng mới” loé lên từ những thay đổi gần đây tại Tối Cao Pháp Viện, và ngài bày tỏ hy vọng rằng các vị thẩm phán Tòa Án Tối Cao có thể có “sự tái xét và thừa nhận sai lầm bi thảm của tòa này trước đó.”
Source: Crux Bishops’ pro-life leader says abuse of minors ‘upends’ witness
“Đối với tất cả người Công Giáo, những tháng vừa qua đã là thời gian vô cùng khó khăn,” Đức Tổng Giám Mục nói. “Chúng ta đã bị tan nát tâm hồn bởi tai tiếng lạm dụng tính dục của các giáo sĩ và các trường hợp thất bại của các giám mục trong việc đáp lại với một lòng từ bi đối với các nạn nhân bị lạm dụng, và trong nghĩa vụ bảo vệ đầy đủ các thành viên trong đàn chiên của mình.”
Đức Tổng Giám Mục Naumann nói tiếp rằng: “Việc lạm dụng trẻ em hoặc trẻ vị thành niên đã xói mòn chính nghĩa phò sinh vì nó là một sự bất công nghiêm trọng và là một hành vi xâm phạm đáng ghê tởm đối với phẩm giá của con người”. “Hơn thế nữa, việc không thể đáp ứng một cách hiệu quả với cuộc khủng hoảng lạm dụng đang làm suy yếu mọi thừa tác vụ khác trong Giáo hội.”
Nhận xét của Đức Tổng Giám Mục Naumann đã được đưa ra tại Đền thánh Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở thủ đô Washington vào đêm thứ Năm 17 tháng Giêng là Đêm canh thức quốc gia cho sự sống, diễn ra hàng năm vào đêm trước cuộc tuần hành phò sinh. Cuộc diễn hành này một sự kiện diễn ra hàng năm để phản đối phán quyết của Tối Cao Pháp Viện trong vụ kiện Roe v. Wade, mở đường cho việc hợp pháp hóa phá thai trên toàn cõi Hoa Kỳ.
Sự kiện năm nay đánh dấu năm đầu tiên của Đức Tổng Giám Mục Nuamann trong tư cách là người đứng đầu ủy ban phò sinh của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ (USCCB), và, theo truyền thống, với cương vị đó, ngài đã là chủ tế và là vị thuyết giảng cho Thánh lễ khai mạc Đêm canh thức quốc gia cho sự sống.
Đức Cha Naumann là tổng giám mục của tổng giáo phận Kansas City, của tiểu bang Kansas từ tháng Giêng năm 2005, và là thành viên lâu năm của ủy ban về các hoạt động phò sinh của USCCB. Ngài đã được bầu làm chủ tịch ủy ban này vào ngày 14 tháng 11 năm 2017, và vào tháng 11 vừa qua, ngài đã chính thức thay thế Đức Hồng Y Timothy Dolan khi vị Hồng Y Tổng Giám Mục New York mãn nhiệm.
Đức Tổng Giám Mục đã mở đầu bài giảng của mình bằng cách nhắc lại các vụ kiện Roe chống Wade và Doe chống Bolton, mà ngài nói là những trường hợp “dựa trên sự lừa dối.”
“Khẳng định của Tối Cao Pháp Viện rằng Hiến pháp Hoa Kỳ bao gồm quyền phá thai là vô lý”.
Bốn mươi sáu năm sau những phán quyết đó, Đức Tổng Giám Mục Naumann nhận thấy rằng có một số “tia hy vọng mới” loé lên từ những thay đổi gần đây tại Tối Cao Pháp Viện, và ngài bày tỏ hy vọng rằng các vị thẩm phán Tòa Án Tối Cao có thể có “sự tái xét và thừa nhận sai lầm bi thảm của tòa này trước đó.”
Source: Crux Bishops’ pro-life leader says abuse of minors ‘upends’ witness
Top Stories
Vietnam demolitions pit Catholic Church against authorities
Reuters
04:18 18/01/2019
BANGKOK (Thomson Reuters Foundation) - The demolition of about 100 homes near Ho Chi Minh City, including one owned by the Catholic Church, has pitted the church against authorities in the latest such dispute over land in the Communist Party-ruled country.
Residents in Tan Binh district received no warning of the demolitions earlier this month and were given little compensation, according to local media reports.
Land conflicts have risen in Vietnam since the ruling Communist Party launched its economic reforms, or doi moi, in the late 1980s, which resulted in more farming land being taken over to build highways and large industrial zones.
Disputes over property between Catholics and authorities are common, and have posed one of the key obstacles to a normalization of relations with the Vatican.
“Historically, the party-state has distrusted the Catholic Church because of its close connection to the French colonial government,” said John Gillespie, director of the Asia-Pacific Business Regulation Group at Monash University in Melbourne.
Church land was taken over by the state after 1954 in the North, although some of the land was returned during the 1980s and 1990s when the government relaxed its opposition to organized religion, he told the Thomson Reuters Foundation.
“Current disputes often occur when former church land is redeveloped by the private sector,” he said on Thursday.
Vietnam has the most number of Catholics in Southeast Asia after the Philippines.
In several incidents, churches and monasteries in Hanoi, Hue and Saigon have been attacked and come under pressure to accept demolition and the expropriation of their land, according to a report published Wednesday by Christian group Open Doors.
Local authorities cited by state-run Tuoi Tre newspaper said the homes in Tan Binh district were built illegally on public land.
The incident reflected a “pattern of behavior” of the government towards church land in the country, said Vincent Long Van Nguyen, a Vietnamese-born bishop in Australia.
“Authorities often resort to the use of force to seize such properties and land in places which have potential commercial value,” Nguyen said in a statement posted last week on the website of the diocese of Parramatta near Sydney.
“The latest land grabbing exercise has caused extensive damage, destruction and hurt to hundreds of families. Many have been left homeless, their livelihoods ruined and their lives irreparably damaged,” he said.
Authorities in Tan Binh district were not available for comment.
Last year, Catholic nuns were beaten in a protest over disputed land, while in 2017 violence erupted over land belonging to the Thien An Saint Benedict monastery in Hue, about 700 km (435 miles) southeast of the capital Hanoi.
Source: Reuters Vietnam demolitions pit Catholic Church against authorities
Residents in Tan Binh district received no warning of the demolitions earlier this month and were given little compensation, according to local media reports.
Land conflicts have risen in Vietnam since the ruling Communist Party launched its economic reforms, or doi moi, in the late 1980s, which resulted in more farming land being taken over to build highways and large industrial zones.
Disputes over property between Catholics and authorities are common, and have posed one of the key obstacles to a normalization of relations with the Vatican.
“Historically, the party-state has distrusted the Catholic Church because of its close connection to the French colonial government,” said John Gillespie, director of the Asia-Pacific Business Regulation Group at Monash University in Melbourne.
Church land was taken over by the state after 1954 in the North, although some of the land was returned during the 1980s and 1990s when the government relaxed its opposition to organized religion, he told the Thomson Reuters Foundation.
“Current disputes often occur when former church land is redeveloped by the private sector,” he said on Thursday.
Vietnam has the most number of Catholics in Southeast Asia after the Philippines.
In several incidents, churches and monasteries in Hanoi, Hue and Saigon have been attacked and come under pressure to accept demolition and the expropriation of their land, according to a report published Wednesday by Christian group Open Doors.
Local authorities cited by state-run Tuoi Tre newspaper said the homes in Tan Binh district were built illegally on public land.
The incident reflected a “pattern of behavior” of the government towards church land in the country, said Vincent Long Van Nguyen, a Vietnamese-born bishop in Australia.
“Authorities often resort to the use of force to seize such properties and land in places which have potential commercial value,” Nguyen said in a statement posted last week on the website of the diocese of Parramatta near Sydney.
“The latest land grabbing exercise has caused extensive damage, destruction and hurt to hundreds of families. Many have been left homeless, their livelihoods ruined and their lives irreparably damaged,” he said.
Authorities in Tan Binh district were not available for comment.
Last year, Catholic nuns were beaten in a protest over disputed land, while in 2017 violence erupted over land belonging to the Thien An Saint Benedict monastery in Hue, about 700 km (435 miles) southeast of the capital Hanoi.
Source: Reuters Vietnam demolitions pit Catholic Church against authorities
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giới Trẻ Hố Nai họp mặt cuối năm
Hoàng Bá Qúy
10:32 18/01/2019
Gp Xuân Lộc: Chiều tối ngày 17 tháng 1 năm 2019, vào lúc 18g30 tại khuôn viên giáo họ Hà Phát, giáo xứ Hà Nội, giáo phận Xuân Lộc, hơn 300 bạn trẻ thuộc 18 giáo xứ, giáo họ trong hạt Hố Nai tham dự buổi sinh hoạt thường kỳ cuối năm có hiện diện của cha Đặc Trách Giới Trẻ Gioan Vũ Xuân Nghị, cha phó Đặc Trách Vicente Trần Huy Hoàng. Đây là những ngày cuối năm Mâụ Tuất, là dịp các bạn trẻ chúc tuổi quý cha và gặp gỡ chúc tuổi nhau, cũng là giây phút hồi tâm giúp các bạn trẻ kiểm điểm về đời sống của mình với Thiên Chúa và với anh chị em.
Xem Hình
Giới Trẻ hạt Hố Nai thực sự hồi sinh từ khi cha Gioan Vũ Xuân Nghị nhận đặc trách giới Trẻ giáo hạt từ tháng 9 năm 2017. Cha quy tụ, gặp gỡ các anh chị em ban trị sự, ban điều hành giới trẻ 18 giáo xứ, giáo họ để tìm hiểu và bàn thảo tìm ra phương hướng, cùng nhau lên chương trình cho việc gặp gỡ rộng hơn gồm các bạn trẻ trong toàn hạt. Thứ năm đầu tháng chẵn, cha Gioan bàn thảo cùng các ban trị sự các giáo xứ và thứ Năm đầu tháng lẻ, sẽ là buổi sinh hoạt chung cho các bạn trẻ toàn giáo hạt.
Và từ tháng 1 năm 2018, vào ngày thứ Năm đầu tháng lẻ đã diễn ra buổi sinh hoạt chung cho các bạn trẻ trong hạt. Chương trình là cầu nối giúp các bạn trẻ trong hạt gặp gỡ giao lưu, gồm ít phút sinh hoạt với trò chơi băng reo, những bài ca sinh hoạt sôi động, tiếp đến, các bạn vào thánh đường nghe chia sẻ của cha hướng dẫn theo đề tài phụng vụ hoặc xã hội, kết thúc ngày sinh hoạt là chầu Thánh Thể. Trước khi ra về, các bạn sẽ quây quần bên nhau qua bữa ăn nhẹ, xen lẫn những tiết mục văn nghệ vui tươi, trẻ trung.
Nhờ những giây phút bên Thánh Thể và bên nhau, tinh thần của các bạn trẻ trong hạt được nâng lên rất nhiều, tình hiệp nhất yêu thương, gắn bó với nhau đằm thắm hơn. Những buổi sinh hoạt chung giới trẻ hạt đã quy tụ được hơn 250 bạn trẻ và ngày cuối năm hôm nay hiện diện hơn 300 bạn trẻ. Riêng với lễ bổn mạng Giới Trẻ hạt lần đầu tiên vừa qua (15.8.2018), đã có hơn 1000 bạn trẻ tham dự thánh lễ sốt sắng.
Tâm tình trước Thánh Thể trong dịp này, cha Gioan thay mặt các bạn trẻ cảm tạ Chúa qua một năm cũ bình an và xin Chúa ban nhiều ơn lành trong năm mới. Xin cho nhiều các bạn trẻ khi đến tham dự những buổi sinh hoạt chung tại nơi đây cảm nhận được như thực sự trở về nhà mình, nơi đầy ắp tiếng cười, niềm vui và tình yêu thương.
Xin cảm tạ Hồng Ân Thiên Chúa.
Ước mong có nhiều bạn trẻ biết hy sinh những giây phút riêng tư và lôi cuốn những bạn trẻ khác đến với những giờ sinh hoạt chung đầy bổ ích này, nhằm biến đổi đời sống, mở lòng đón nhận Lòng Thương Xót của Chúa và trở thành dấu chỉ Lòng Thương Xót của Chúa đến với các bạn trẻ khác.
Xem Hình
Giới Trẻ hạt Hố Nai thực sự hồi sinh từ khi cha Gioan Vũ Xuân Nghị nhận đặc trách giới Trẻ giáo hạt từ tháng 9 năm 2017. Cha quy tụ, gặp gỡ các anh chị em ban trị sự, ban điều hành giới trẻ 18 giáo xứ, giáo họ để tìm hiểu và bàn thảo tìm ra phương hướng, cùng nhau lên chương trình cho việc gặp gỡ rộng hơn gồm các bạn trẻ trong toàn hạt. Thứ năm đầu tháng chẵn, cha Gioan bàn thảo cùng các ban trị sự các giáo xứ và thứ Năm đầu tháng lẻ, sẽ là buổi sinh hoạt chung cho các bạn trẻ toàn giáo hạt.
Và từ tháng 1 năm 2018, vào ngày thứ Năm đầu tháng lẻ đã diễn ra buổi sinh hoạt chung cho các bạn trẻ trong hạt. Chương trình là cầu nối giúp các bạn trẻ trong hạt gặp gỡ giao lưu, gồm ít phút sinh hoạt với trò chơi băng reo, những bài ca sinh hoạt sôi động, tiếp đến, các bạn vào thánh đường nghe chia sẻ của cha hướng dẫn theo đề tài phụng vụ hoặc xã hội, kết thúc ngày sinh hoạt là chầu Thánh Thể. Trước khi ra về, các bạn sẽ quây quần bên nhau qua bữa ăn nhẹ, xen lẫn những tiết mục văn nghệ vui tươi, trẻ trung.
Nhờ những giây phút bên Thánh Thể và bên nhau, tinh thần của các bạn trẻ trong hạt được nâng lên rất nhiều, tình hiệp nhất yêu thương, gắn bó với nhau đằm thắm hơn. Những buổi sinh hoạt chung giới trẻ hạt đã quy tụ được hơn 250 bạn trẻ và ngày cuối năm hôm nay hiện diện hơn 300 bạn trẻ. Riêng với lễ bổn mạng Giới Trẻ hạt lần đầu tiên vừa qua (15.8.2018), đã có hơn 1000 bạn trẻ tham dự thánh lễ sốt sắng.
Tâm tình trước Thánh Thể trong dịp này, cha Gioan thay mặt các bạn trẻ cảm tạ Chúa qua một năm cũ bình an và xin Chúa ban nhiều ơn lành trong năm mới. Xin cho nhiều các bạn trẻ khi đến tham dự những buổi sinh hoạt chung tại nơi đây cảm nhận được như thực sự trở về nhà mình, nơi đầy ắp tiếng cười, niềm vui và tình yêu thương.
Xin cảm tạ Hồng Ân Thiên Chúa.
Ước mong có nhiều bạn trẻ biết hy sinh những giây phút riêng tư và lôi cuốn những bạn trẻ khác đến với những giờ sinh hoạt chung đầy bổ ích này, nhằm biến đổi đời sống, mở lòng đón nhận Lòng Thương Xót của Chúa và trở thành dấu chỉ Lòng Thương Xót của Chúa đến với các bạn trẻ khác.
Trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc khai giảng khóa đào tạo Giáo viên Mầm Non
Nữ Tu Têrêsa Ngọc Lễ, OP
11:12 18/01/2019
Trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc khai giảng khóa đào tạo Giáo viên Mầm Non, bậc Đại Học
Sáng Thứ Tư 16/1/2019, trong Hội Trường của Trường Cao Đẳng Hòa Bình - thuộc sở Sáng Thứ Tư 16/1/2019, trong Hội Trường của Trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc–trực thuộc Tòa Giám Mục đã diễn ra lễ khai giảng khóa đào tạo Cử Nhân Mầm Non cho các tân sinh viên theo học Niên khóa 2018-2022. Đây là khóa đầu tiên đào tạo ngành Mầm Non, văn bằng cử nhân, hệ vừa làm vừa học.
Có thể nói được rằng, đây là bước đầu thành công của Trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc trong tiến trình liên kết đào tạo với Trường Đại Học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh để đào tạo Giáo viên Mầm Non bậc đại học cũng như hứa hẹn nhiều ngành sư phạm khác nữa cũng sẽ được tổ chức trong tương lai.
Vì thế, khác với những chương trình khai giảng mà trường vẫn tổ chức, lễ khai giảng khóa đào tạo Giáo viên Sư phạm Mầm Non bậc đại học này có dấu ấn đặc biệt khác. Tham dự buổi khai giảng có sự hiện diện khá đầy đủ của hai trường liên kết. Phía Trường Đại Học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh có sự hiện diện của Thạc sỹ Lê Hùng Cường - Phó Trưởng Phòng Đào tạo, Tiến sĩ Dương Minh Thành- Trưởng khoa Giáo dục Tiểu Học, Thạc sỹ Đinh Tiến Toàn - Chuyên viên Khoa Giáo dục Tiểu học, Thạc sỹ Triệu Tất Đạt- Phó Trưởng Khoa Giáo dục Mầm Non và một vài vị đại diện ban ngành khác của Trường Đại Học. Phía Trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc là sự hiện diện của Cha Giuse Nguyễn Văn Uy - Hiệu Trưởng Trường Cao Đẳng, Tiến sĩ Phêrô Trịnh Thanh Toản, Phó Hiệu Trưởng, quý Thầy Cô Phòng Đào tạo, các Khoa, cũng như Quý Cha, quý Dì Quản sinh. Đặc biệt, trong lễ khai giảng này, ngoài quý nữ tu là các sinh viên sẽ theo học tham dự, còn có sự hiện diện của quý Bề trên hoặc đại diện Bề trên các Hội Dòng có các chị em trong Dòng sẽ là sinh viên của khóa đào tạo Giáo viên Mầm Non đầu tiên của Trường. Điều này nói lên sự quan tâm và tính hiệp thông của các hội dòng với việc giáo dục- đào tạo của Trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc.
Xem Hình
Sau phần đón tiếp quý Bề Trên, các tân sinh viên, cũng như Ban Lãnh đạo của trường Đại Học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, những tiết mục văn nghệ mở đầu, giới thiệu thành phần tham dự, chương trình Lễ Khai Giảng chính thức bắt đầu bằng việc : Cha Giuse Nguyễn Văn Uy, Hiệu trưởng Trường, đã có lời chào mừng đến mọi người hiện diện trong buổi khai giảng này. Liền kề sau những lời chào mừng, Cha Hiệu Trưởng đã dùng mô hình hoạt động của công nghệ truyền thông 4.0, với sự kết nối các thành viên, các công ty, các vùng miền hay các đất nước lại với nhau trong cái gọi là toàn cầu hóa để nói lên sự liên kết đào tạo giữa hai trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc và Đại học Sư Phạm Tp. HCM, một sự liên kết đem lại nhiều lợi ích, niềm vui cho công cuộc giáo dục đào tạo trong xã hội Việt Nam hôm nay.
Để giải thích lý do của việc liên kết đào tạo với trường ĐHSP Tp. HCM, cha Hiệu trưởng đã gợi dẫn lại đến mục tiêu cũng như các hoạt động của trường đã, đang diễn ra, cũng như những thành quả đạt được trong việc giáo dục của Trường. Tất cả những gì đang có hiện nay, hoặc những hoạt động trong tương lai nhằm đáp ứng xu thế, nhu cầu của thời đại, của con người trong lãnh vực giáo dục đào tạo không chỉ trong Giáo phận Xuân Lộc, trong địa bàn Tỉnh Đồng Nai, nhưng còn mở ra, đáp ứng được những nhu cầu của học sinh sinh viên đến từ các Giáo phận khác, của hơn 54 tỉnh thành trong nước. Do đó, việc liên kết đào tạo với trường ĐHSP để mở ngành học Mầm Non cũng là để đáp ứng những nhu cầu của xã hội và của những người muốn được học nâng cao kiến thức phục vụ cho sự nghiệp hay sứ vụ của họ.
Bên cạnh đó, cha Giuse viện dẫn thêm những ích lợi khác của việc mở những khóa đào tạo Mầm Non tại Trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc như sinh viên không phải đi học xa, tiết giảm kinh phí,... Vì vậy, trước thành công bước đầu của việc tuyển sinh, thi tuyển và xét kết quả, 50 sinh viên khóa đầu tiên của Đại Học Mầm non, hệ vừa học vừa làm quả là một niềm vui chung cho Trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc và Trường ĐHSP Tp. HCM. Trước khi kết thúc phần phát biểu, Cha Hiệu Trưởng đã có lời cám ơn với Ban Lãnh Đạo Trường ĐHSP, cũng như quý giáo sư Tiến sĩ, Thạc sĩ trong các ban của Trường Đại Học đã nhiệt tình hỗ trợ để việc liên kết đào tạo được thành công. Nhờ đó, Trường Cao Đẳng và ĐHSP Tp.HCM cùng nhau xây dựng và đào tạo được những giáo viên Mầm Non “có tâm và có tầm”.
Trước khi công bố quyết định công nhận các sinh viên trúng tuyển Đại Học Sư phạm Tp. HCM, khóa đầu tiên liên kết với Trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc, đào tạo giáo viên Mầm Non bậc đại học, hệ vừa học vừa làm, Ths Lê Hùng Cường- Phó Trưởng Phòng Đào tạo của Đại Học Sư Phạm Tp. HCM đã bày tỏ niềm vui liên kết với trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc. Với sự tiếp xúc, hay quan sát trong những lần đến với Trường, làm việc với Cha Hiệu Trưởng, quý Cha, quý Thầy Cô của trường, cũng như gặp các sinh viên, vị giáo sư này bày tỏ một sự cảm phục vì cách làm việc, tổ chức…cũng như sự lễ phép của sinh viên trong trường.
Trước khi kết thúc chương trình khai giảng, một tân sinh viên đã đại diện để nói lên cảm tưởng và lời cám ơn đến quý Cha, quý Giáo Sư, quý Thầy Cô trong các ban ngành của hai trường ĐHSP Tp. HCM và Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc.
Với hồng ân Thiên Chúa, chương trình lễ khai giảng khóa đầu tiên đào tạo giáo viên Mầm Non tại Trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc đã có những thành công, để lại những ấn tượng tốt đẹp đối với Ban Lãnh Đạo Trường Đại Học Sư phạm Tp.HCM và quý khách.
Đồng thời, sự liên kết đào tạo giữa hai trường đang mở ra những hứa hẹn cho các chương trình mới trong tương lai như tăng nhanh về số lượng sinh viên theo học ngành Mầm non trong các khóa kế tiếp, có thêm các khóa đào tạo mới.
Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P
Sáng Thứ Tư 16/1/2019, trong Hội Trường của Trường Cao Đẳng Hòa Bình - thuộc sở Sáng Thứ Tư 16/1/2019, trong Hội Trường của Trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc–trực thuộc Tòa Giám Mục đã diễn ra lễ khai giảng khóa đào tạo Cử Nhân Mầm Non cho các tân sinh viên theo học Niên khóa 2018-2022. Đây là khóa đầu tiên đào tạo ngành Mầm Non, văn bằng cử nhân, hệ vừa làm vừa học.
Có thể nói được rằng, đây là bước đầu thành công của Trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc trong tiến trình liên kết đào tạo với Trường Đại Học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh để đào tạo Giáo viên Mầm Non bậc đại học cũng như hứa hẹn nhiều ngành sư phạm khác nữa cũng sẽ được tổ chức trong tương lai.
Vì thế, khác với những chương trình khai giảng mà trường vẫn tổ chức, lễ khai giảng khóa đào tạo Giáo viên Sư phạm Mầm Non bậc đại học này có dấu ấn đặc biệt khác. Tham dự buổi khai giảng có sự hiện diện khá đầy đủ của hai trường liên kết. Phía Trường Đại Học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh có sự hiện diện của Thạc sỹ Lê Hùng Cường - Phó Trưởng Phòng Đào tạo, Tiến sĩ Dương Minh Thành- Trưởng khoa Giáo dục Tiểu Học, Thạc sỹ Đinh Tiến Toàn - Chuyên viên Khoa Giáo dục Tiểu học, Thạc sỹ Triệu Tất Đạt- Phó Trưởng Khoa Giáo dục Mầm Non và một vài vị đại diện ban ngành khác của Trường Đại Học. Phía Trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc là sự hiện diện của Cha Giuse Nguyễn Văn Uy - Hiệu Trưởng Trường Cao Đẳng, Tiến sĩ Phêrô Trịnh Thanh Toản, Phó Hiệu Trưởng, quý Thầy Cô Phòng Đào tạo, các Khoa, cũng như Quý Cha, quý Dì Quản sinh. Đặc biệt, trong lễ khai giảng này, ngoài quý nữ tu là các sinh viên sẽ theo học tham dự, còn có sự hiện diện của quý Bề trên hoặc đại diện Bề trên các Hội Dòng có các chị em trong Dòng sẽ là sinh viên của khóa đào tạo Giáo viên Mầm Non đầu tiên của Trường. Điều này nói lên sự quan tâm và tính hiệp thông của các hội dòng với việc giáo dục- đào tạo của Trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc.
Xem Hình
Sau phần đón tiếp quý Bề Trên, các tân sinh viên, cũng như Ban Lãnh đạo của trường Đại Học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, những tiết mục văn nghệ mở đầu, giới thiệu thành phần tham dự, chương trình Lễ Khai Giảng chính thức bắt đầu bằng việc : Cha Giuse Nguyễn Văn Uy, Hiệu trưởng Trường, đã có lời chào mừng đến mọi người hiện diện trong buổi khai giảng này. Liền kề sau những lời chào mừng, Cha Hiệu Trưởng đã dùng mô hình hoạt động của công nghệ truyền thông 4.0, với sự kết nối các thành viên, các công ty, các vùng miền hay các đất nước lại với nhau trong cái gọi là toàn cầu hóa để nói lên sự liên kết đào tạo giữa hai trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc và Đại học Sư Phạm Tp. HCM, một sự liên kết đem lại nhiều lợi ích, niềm vui cho công cuộc giáo dục đào tạo trong xã hội Việt Nam hôm nay.
Để giải thích lý do của việc liên kết đào tạo với trường ĐHSP Tp. HCM, cha Hiệu trưởng đã gợi dẫn lại đến mục tiêu cũng như các hoạt động của trường đã, đang diễn ra, cũng như những thành quả đạt được trong việc giáo dục của Trường. Tất cả những gì đang có hiện nay, hoặc những hoạt động trong tương lai nhằm đáp ứng xu thế, nhu cầu của thời đại, của con người trong lãnh vực giáo dục đào tạo không chỉ trong Giáo phận Xuân Lộc, trong địa bàn Tỉnh Đồng Nai, nhưng còn mở ra, đáp ứng được những nhu cầu của học sinh sinh viên đến từ các Giáo phận khác, của hơn 54 tỉnh thành trong nước. Do đó, việc liên kết đào tạo với trường ĐHSP để mở ngành học Mầm Non cũng là để đáp ứng những nhu cầu của xã hội và của những người muốn được học nâng cao kiến thức phục vụ cho sự nghiệp hay sứ vụ của họ.
Bên cạnh đó, cha Giuse viện dẫn thêm những ích lợi khác của việc mở những khóa đào tạo Mầm Non tại Trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc như sinh viên không phải đi học xa, tiết giảm kinh phí,... Vì vậy, trước thành công bước đầu của việc tuyển sinh, thi tuyển và xét kết quả, 50 sinh viên khóa đầu tiên của Đại Học Mầm non, hệ vừa học vừa làm quả là một niềm vui chung cho Trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc và Trường ĐHSP Tp. HCM. Trước khi kết thúc phần phát biểu, Cha Hiệu Trưởng đã có lời cám ơn với Ban Lãnh Đạo Trường ĐHSP, cũng như quý giáo sư Tiến sĩ, Thạc sĩ trong các ban của Trường Đại Học đã nhiệt tình hỗ trợ để việc liên kết đào tạo được thành công. Nhờ đó, Trường Cao Đẳng và ĐHSP Tp.HCM cùng nhau xây dựng và đào tạo được những giáo viên Mầm Non “có tâm và có tầm”.
Trước khi công bố quyết định công nhận các sinh viên trúng tuyển Đại Học Sư phạm Tp. HCM, khóa đầu tiên liên kết với Trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc, đào tạo giáo viên Mầm Non bậc đại học, hệ vừa học vừa làm, Ths Lê Hùng Cường- Phó Trưởng Phòng Đào tạo của Đại Học Sư Phạm Tp. HCM đã bày tỏ niềm vui liên kết với trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc. Với sự tiếp xúc, hay quan sát trong những lần đến với Trường, làm việc với Cha Hiệu Trưởng, quý Cha, quý Thầy Cô của trường, cũng như gặp các sinh viên, vị giáo sư này bày tỏ một sự cảm phục vì cách làm việc, tổ chức…cũng như sự lễ phép của sinh viên trong trường.
Trước khi kết thúc chương trình khai giảng, một tân sinh viên đã đại diện để nói lên cảm tưởng và lời cám ơn đến quý Cha, quý Giáo Sư, quý Thầy Cô trong các ban ngành của hai trường ĐHSP Tp. HCM và Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc.
Với hồng ân Thiên Chúa, chương trình lễ khai giảng khóa đầu tiên đào tạo giáo viên Mầm Non tại Trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc đã có những thành công, để lại những ấn tượng tốt đẹp đối với Ban Lãnh Đạo Trường Đại Học Sư phạm Tp.HCM và quý khách.
Đồng thời, sự liên kết đào tạo giữa hai trường đang mở ra những hứa hẹn cho các chương trình mới trong tương lai như tăng nhanh về số lượng sinh viên theo học ngành Mầm non trong các khóa kế tiếp, có thêm các khóa đào tạo mới.
Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P
Giáo phận Đà Nẵng mừng 56 năm thành lập
Tôma Trương Văn Ân
18:03 18/01/2019
Lúc 17 giờ 15 chiều Thứ sáu, ngày 18 / 1 / 2019, Cộng đoàn dân Chúa Giáo phận hân hoan tham dự Thánh lễ tạ ơn tại nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng, Mừng 56 năm thành lập Giáo phận ( 18 / 1 / 1963 – 18 / 1 / 2019 ), Mừng 404 năm dân Chúa đón nhận Tin Mừng trên mảnh đất này ( 18 / 1 / 1615 – 2019).
Xem Hình
Đức Cha Giuse – Giám mục Giáo phận cùng đồng tế với Linh mục đoàn của giáo phận. Với ý lễ: “Tạ ơn Thiên Chúa, tri ân các Bậc Tiền nhân còn tại thế hay đã qua đời và biết ơn nhau, vui mừng và tin tưởng, yêu thương và cộng tác với nhau xây dựng Hội Thánh và phát triển việc Loan báo Tin Mừng, hướng về tương lai vững vàng trong niềm hy vọng. Giáo phận vượt qua bao thăng trầm của lịch sử, để hôm nay mọi thành phần dân Chúa đồng tâm nhất trí vang lời ca ngợi: “ Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”(TV 117,1). Thiên Chúa đã biến những thăng trầm lịch sử, biến cố trong dòng lịch sử thành Lịch sử Cứu độ”.
Trong bài giảng, qua đoạn Tin Mừng ( Lc 17,11-19) Chúa Giê-su chữa lành 10 người phong hủi, nhưng chỉ có 1 người Samari ( Ngoại giáo) quay trở lại tạ ơn Thiên Chúa. Đức Cha Giuse nêu những ý nghĩa của lời tạ ơn, Ngài mời gọi cộng đoàn tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh, trong hân hoan vui mừng cũng như trong khó khăn thất vọng, trong hợp hoan cũng như trong chia ly, trong mọi biến cố thăng trầm của lịch sử, của biến động xã hội. Giáo phận qua 56 năm vui mừng và thử thách, bình an và hy vọng, hội nhập, hòa giải và phát triển…. tất cả là Hồng ân của Thiên Chúa, minh chứng sự hiện diện của Thiên Chúa yêu thương. Đức Cha đã mời gọi cộng đoàn dâng lời tạ ơn Chúa, như Lời Kinh Tiền Tụng chung IV: “ Tạ ơn Thiên Chúa là một hồng ân: Lạy Chúa là Cha chí thánh, là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, chúng con tạ ơn Chúa mọi nơi mọi lúc, thật là chính đáng, phải đạo và đem lại ơn cứu độ cho chúng con.Tuy Chúa không cần chúng con ca tụng, nhưng việc chúng con cảm tạ Chúa lại là một hồng ân Chúa ban, vì những lời chúng con ca tụng chẳng thêm gì cho Chúa, nhưng đem lại cho chúng con ơn cứu độ “.
Giáo phận Đà Nẵng được Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII thiết lập ngày 18 / 1 / 1963, với Sắc Chỉ: In Vitae Naturalis Similitudinem. Giáo phận được tách ra từ Giáo phận Qui Nhơn, địa giới hành chính lúc đó gồm: Thị xã Đà Nẵng, Tỉnh Quảng Tín và Tỉnh Quảng Nam. Đức Cha Phê-rô Maria Phạm Ngọc Chi đương chức Giám mục Giáo phận Qui Nhơn được bổ nhiệm Giám mục tiên khởi Giáo phận Đà Nẵng. Khi được thành lập, Giáo phận có 84.000 Giáo dân. Có 35 địa sở ( Giáo xứ), 15.000 Dự tòng, 365 Họ nhánh, 40 Linh mục, 200 Tu sĩ nam nữ.
“Giáo phận Đà Nẵng được thành lập ( 18 / 1 / 1963 ) trong thời gian đang diễn ra Công Đồng Vat II (11/10/1962 đến 8 / 12 /1965) là Đứa con của Công Đồng Vat II, như huấn từ của Đức Giám Mục PM Phạm Ngọc Chi – Giám mục tiên khởi trong ngày nhận Chức 1 / 5 / 1963: “ Tôi rất vui mừng vì việc thiết lập địa phận Đà Nẵng trùng năm với việc chiêu tập Công đồng Vat II. Lịch sử Đà Nẵng sẽ gắn liền với lịch sử Công đồng Vat II. Cũng như Giáo Hội sau Công đồng có một bộ mặt mới, một tinh thần mới, thì Đà Nẵng của Công đồng Vat II cũng sẽ có một bộ mặt và tinh thần mới, bộ mặt của Chúa Ki-tô “. Chính quyết tâm xây dựng Giáo phận theo tinh thần Công đồng vat II của Đức Giám Mục tiên khởi, đã định hướng cho mọi nổ lực xây dựng và phát triển của Giáo phận sau này. Các Ủy Ban được thành lập theo các Tự sắc của Đức Thánh Cha Phao-lô VI: Ủy ban Phụng vụ, Ủy ban Truyền Thông, Ủy ban Công Giáo Tiến hành, Ủy ban Caritas, Ủy ban Giáo dục, Ủy ban Công lý hòa bình…. Các Hội đồng mục vụ, Hội đồng Linh mục, Hội đồng Giáo xứ …. Với các qui Chế tương ứng được hình thành. Các khóa huấn luyện, học tập đào tạo ….. một tinh thần sống Đạo tinh tuyền nhằm hướng đến việc loan báo Tin Mừng cách hữu hiệu” ( trích Lược sử Giáo phận Đà Nẵng).
Hiện nay Giáo phận Đà Nẵng trải dài trên diện tích 11.694,5 Km2 gồm địa giới hành chính Thành phố Đà Nẵng và Tỉnh Quảng Nam; có 72.495 Giáo dân của 50 Giáo xứ và 8 Giáo họ biệt lập, thuộc 5 Giáo Hạt: Hạt Đà Nẵng, Hạt Hòa Vang, Hạt Hội An, Hạt Trà Kiệu và Hạt Tam Kỳ. Dưới sự chăm sóc mục vụ của 110 Linh mục với 86 Linh mục Triều và 24 Linh mục Dòng; có 294 Tu sĩ nam nữ của các Hội Dòng đang phục vụ tại Giáo phận; 32 Đại Chủng sinh; 890 Giáo Lý viên; hơn 10.000 học viên của các cấp lớp Giáo lý; Các Đoàn thể Tông đồ đang hiện diện và phát triển gồm có: Legio Mariae, Hồn Nhỏ, Thiếu Nhi Thánh Thể, Hùng Tâm Dũng Chí, Cursilo, Thăng tiến hôn nhân gia đình, Caritas, Tông đồ khuyết tật, Hướng Đạo Sinh Công Giáo, Bác ái Vinh Sơn, Khôi Bình và Phan Sinh tại thế.
Xin Thiên Chúa gắn kết mọi thành phần dân Chúa trong tình yêu và Lòng thương xót của Chúa, để mỗi người biết cộng tác hiệp thông xây dựng Hội Thánh. Tạ ơn Chúa vì muôn ơn, Tri ân quý Đức Cha, Quý cha và Ông Bà Anh chị đã tận tâm tận lực xây dựng Giáo phận, Giáo Hội. Xin dâng lên Chúa niềm vui và hy vọng cho một tương lai với nổ lực sống bác ái, sống Đức tin, làm nhân chứng loan báo Tin Mừng cho anh em về một Thiên Chúa tình yêu, cảm nhận được tình yêu, hạnh phúc và sự an bình.
Toma Trương Văn Ân
Xem Hình
Đức Cha Giuse – Giám mục Giáo phận cùng đồng tế với Linh mục đoàn của giáo phận. Với ý lễ: “Tạ ơn Thiên Chúa, tri ân các Bậc Tiền nhân còn tại thế hay đã qua đời và biết ơn nhau, vui mừng và tin tưởng, yêu thương và cộng tác với nhau xây dựng Hội Thánh và phát triển việc Loan báo Tin Mừng, hướng về tương lai vững vàng trong niềm hy vọng. Giáo phận vượt qua bao thăng trầm của lịch sử, để hôm nay mọi thành phần dân Chúa đồng tâm nhất trí vang lời ca ngợi: “ Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”(TV 117,1). Thiên Chúa đã biến những thăng trầm lịch sử, biến cố trong dòng lịch sử thành Lịch sử Cứu độ”.
Trong bài giảng, qua đoạn Tin Mừng ( Lc 17,11-19) Chúa Giê-su chữa lành 10 người phong hủi, nhưng chỉ có 1 người Samari ( Ngoại giáo) quay trở lại tạ ơn Thiên Chúa. Đức Cha Giuse nêu những ý nghĩa của lời tạ ơn, Ngài mời gọi cộng đoàn tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh, trong hân hoan vui mừng cũng như trong khó khăn thất vọng, trong hợp hoan cũng như trong chia ly, trong mọi biến cố thăng trầm của lịch sử, của biến động xã hội. Giáo phận qua 56 năm vui mừng và thử thách, bình an và hy vọng, hội nhập, hòa giải và phát triển…. tất cả là Hồng ân của Thiên Chúa, minh chứng sự hiện diện của Thiên Chúa yêu thương. Đức Cha đã mời gọi cộng đoàn dâng lời tạ ơn Chúa, như Lời Kinh Tiền Tụng chung IV: “ Tạ ơn Thiên Chúa là một hồng ân: Lạy Chúa là Cha chí thánh, là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, chúng con tạ ơn Chúa mọi nơi mọi lúc, thật là chính đáng, phải đạo và đem lại ơn cứu độ cho chúng con.Tuy Chúa không cần chúng con ca tụng, nhưng việc chúng con cảm tạ Chúa lại là một hồng ân Chúa ban, vì những lời chúng con ca tụng chẳng thêm gì cho Chúa, nhưng đem lại cho chúng con ơn cứu độ “.
Giáo phận Đà Nẵng được Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII thiết lập ngày 18 / 1 / 1963, với Sắc Chỉ: In Vitae Naturalis Similitudinem. Giáo phận được tách ra từ Giáo phận Qui Nhơn, địa giới hành chính lúc đó gồm: Thị xã Đà Nẵng, Tỉnh Quảng Tín và Tỉnh Quảng Nam. Đức Cha Phê-rô Maria Phạm Ngọc Chi đương chức Giám mục Giáo phận Qui Nhơn được bổ nhiệm Giám mục tiên khởi Giáo phận Đà Nẵng. Khi được thành lập, Giáo phận có 84.000 Giáo dân. Có 35 địa sở ( Giáo xứ), 15.000 Dự tòng, 365 Họ nhánh, 40 Linh mục, 200 Tu sĩ nam nữ.
“Giáo phận Đà Nẵng được thành lập ( 18 / 1 / 1963 ) trong thời gian đang diễn ra Công Đồng Vat II (11/10/1962 đến 8 / 12 /1965) là Đứa con của Công Đồng Vat II, như huấn từ của Đức Giám Mục PM Phạm Ngọc Chi – Giám mục tiên khởi trong ngày nhận Chức 1 / 5 / 1963: “ Tôi rất vui mừng vì việc thiết lập địa phận Đà Nẵng trùng năm với việc chiêu tập Công đồng Vat II. Lịch sử Đà Nẵng sẽ gắn liền với lịch sử Công đồng Vat II. Cũng như Giáo Hội sau Công đồng có một bộ mặt mới, một tinh thần mới, thì Đà Nẵng của Công đồng Vat II cũng sẽ có một bộ mặt và tinh thần mới, bộ mặt của Chúa Ki-tô “. Chính quyết tâm xây dựng Giáo phận theo tinh thần Công đồng vat II của Đức Giám Mục tiên khởi, đã định hướng cho mọi nổ lực xây dựng và phát triển của Giáo phận sau này. Các Ủy Ban được thành lập theo các Tự sắc của Đức Thánh Cha Phao-lô VI: Ủy ban Phụng vụ, Ủy ban Truyền Thông, Ủy ban Công Giáo Tiến hành, Ủy ban Caritas, Ủy ban Giáo dục, Ủy ban Công lý hòa bình…. Các Hội đồng mục vụ, Hội đồng Linh mục, Hội đồng Giáo xứ …. Với các qui Chế tương ứng được hình thành. Các khóa huấn luyện, học tập đào tạo ….. một tinh thần sống Đạo tinh tuyền nhằm hướng đến việc loan báo Tin Mừng cách hữu hiệu” ( trích Lược sử Giáo phận Đà Nẵng).
Hiện nay Giáo phận Đà Nẵng trải dài trên diện tích 11.694,5 Km2 gồm địa giới hành chính Thành phố Đà Nẵng và Tỉnh Quảng Nam; có 72.495 Giáo dân của 50 Giáo xứ và 8 Giáo họ biệt lập, thuộc 5 Giáo Hạt: Hạt Đà Nẵng, Hạt Hòa Vang, Hạt Hội An, Hạt Trà Kiệu và Hạt Tam Kỳ. Dưới sự chăm sóc mục vụ của 110 Linh mục với 86 Linh mục Triều và 24 Linh mục Dòng; có 294 Tu sĩ nam nữ của các Hội Dòng đang phục vụ tại Giáo phận; 32 Đại Chủng sinh; 890 Giáo Lý viên; hơn 10.000 học viên của các cấp lớp Giáo lý; Các Đoàn thể Tông đồ đang hiện diện và phát triển gồm có: Legio Mariae, Hồn Nhỏ, Thiếu Nhi Thánh Thể, Hùng Tâm Dũng Chí, Cursilo, Thăng tiến hôn nhân gia đình, Caritas, Tông đồ khuyết tật, Hướng Đạo Sinh Công Giáo, Bác ái Vinh Sơn, Khôi Bình và Phan Sinh tại thế.
Xin Thiên Chúa gắn kết mọi thành phần dân Chúa trong tình yêu và Lòng thương xót của Chúa, để mỗi người biết cộng tác hiệp thông xây dựng Hội Thánh. Tạ ơn Chúa vì muôn ơn, Tri ân quý Đức Cha, Quý cha và Ông Bà Anh chị đã tận tâm tận lực xây dựng Giáo phận, Giáo Hội. Xin dâng lên Chúa niềm vui và hy vọng cho một tương lai với nổ lực sống bác ái, sống Đức tin, làm nhân chứng loan báo Tin Mừng cho anh em về một Thiên Chúa tình yêu, cảm nhận được tình yêu, hạnh phúc và sự an bình.
Toma Trương Văn Ân
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hậu cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng: Cuộc đấu không cân sức giữa chính quyền và dân
Khánh An-VOA
10:15 18/01/2019
17/01/2019 - Những diễn tiến “hậu cưỡng chế” ở khu vực vườn rau Lộc Hưng tiếp tục căng thẳng sau khi hàng trăm ngôi nhà ở ở nơi đây đã bị san thành bình địa vào tuần qua.
Sự thật đang bị bóp méo?
Hôm 16/1, Công an quận Tân Bình thông tin trên báo chí rằng cơ quan này đang “củng cố hồ sơ” để xử lý gần 20 người có hành vi gây rối trật tự công cộng, chống đối lực lượng và chống người thi hành công vụ ở khu đất vườn rau Lộc Hưng.
“Khu vực vườn rau Lộc Hưng thuộc phường 6 là nơi có tình hình an ninh trật tự phức tạp, có nhiều thành phần bất hảo, nghiện ma túy, tổ chức đá gà… Qua nhiều lần theo dõi, công an đã phát hiện xử lý rất nhiều trường hợp phạm pháp”, báo Dân Việt trích thông tin từ Công an quận Tân Bình để mở đầu cho bản tin về việc xử lý “nhóm chống đối” ở khu vườn rau Lộc Hưng.
Vẫn theo công an Tân Bình, trong khi tiến hành cưỡng chế, họ đã phát hiện “có phòng cách âm và thiết bị ghi âm, ghi hình phục vụ cho các hoạt động truyền thông, tài liệu có nội dung tuyên truyền xấu”, đồng thời cho biết “đã xác định các đối tượng cầm đầu và đang củng cố hồ sơ xử lý nghiêm trước pháp luật”, trích Dân Việt.
Trước đó, chính quyền phường 6, quận Tận Bình, đã tiến hành hai đợt cưỡng chế vào ngày 4/1 và 8/1, phá bỏ hàng trăm ngôi nhà của người dân khu vực vườn rau Lộc Hưng với lý do là những ngôi nhà này đã được xây dựng trái phép trên “đất công”.
Mặc dù báo chí nhà nước hoàn toàn im tiếng vào thời điểm diễn ra cưỡng chế, nhưng qua những thông tin được cập nhật trên mạng xã hội, nhiều tầng lớp dân chúng đã lên án vụ cưỡng chế là “phi pháp” và “phi nhân” khi chính quyền thực hiện việc cưỡng chế một cách bất ngờ và gấp rút ngay vào những ngày sát Tết Nguyên Đán, là dịp mà mọi gia đình lẽ ra phải được sum họp, quây quần, chứ không phải rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất”.
Lên tiếng “lý giải” trên báo chí hôm 15/1, sau khi đã “làm việc” với Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM, lãnh đạo quận Tân Bình nói rằng “Hiện nay không quy định cấm cưỡng chế ở một khoảng thời gian nhất định nào, nhưng lưu ý là phải trước Tết 15 ngày”, báo Vietnamnet dẫn lời của một lãnh đạo giấu tên của UBND quận Tân Bình.
Vẫn thông qua báo chí nhà nước, chính quyền quận Tân Bình thông tin cho công chúng rằng có đến 134 hộ dân trong khu vực vườn rau Lộc Hưng là có nhà ở bên ngoài. Nhưng theo lời ông Cao Hà Trực, một đại diện của người dân vườn rau Lộc Hưng, nói với VOA thì thông tin này “không đúng sự thật” vì không thể xem nhà của con cái đã trưởng thành và ra riêng là của các hộ gia đình ở đây được.
Ngoài việc bị truyền thông nhà nước nhắm vào theo hướng “nhóm người chống đối”, những người từng sống ở vườn rau Lộc Hưng thông tin cho VOA rằng họ hiện đang “gặp nguy hiểm”, “bị theo dõi” vì đã lên tiếng và cố gắng đưa những thông tin về vụ cưỡng chế ra cho công chúng.
Cuộc đấu không cân sức
Cho tới nay, đã có gần 20 luật sư nhận lời trợ giúp pháp lý cho người dân ở vườn rau Lộc Hưng, và tất cả các thông tin từ phía người dân đều được “minh bạch hóa” thông qua truyền thông xã hội.
Trong khi đó, một đại diện của “Nhóm Luật sư Lộc Hưng” nói với VOA hôm 16/1 rằng phía chính quyền đến nay vẫn chưa đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào để khẳng định việc làm của mình là đúng theo pháp luật, ngoại trừ một thông báo cưỡng chế được đưa ra vào ngày 5/1, tức là sau khi công việc đã được tiến hành.
“Nếu cưỡng chế theo diện trái phép thì phải có các quy định chặt chẽ, tống đạt đến từng người, có các biên bản… Về điều này thì chúng tôi được người dân báo là không có. Tuy nhiên, chính quyền nói là họ có làm, nhưng họ vẫn chưa trưng ra được các quyết định, biên bản cưỡng chế…”, LS. Trần Vũ Hải, đại diện cho nhóm luật sư, nói với VOA.
“Chỉ có một thông báo cấp phường, với những viện dẫn không căn cứ theo Luật Đất đai, pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính hay nghị định của chính phủ về việc tháo dỡ, xử phạt hành chính vi phạm trong lĩnh vực xây dựng, mà chỉ căn cứ vào chủ trương của UBND thành phố hay thông báo của Thành ủy thành phố”, LS. Trịnh Vĩnh Phúc, cũng thuộc nhóm luật sư, giải thích thêm với VOA.
Theo LS. Trịnh Vĩnh Phúc, việc tiến hành cưỡng chế trên thực tế cũng có nhiều điểm không giống như trong thông báo.
“(Thông báo) nói rằng cưỡng chế những căn nhà xây dựng trái phép từ thời điểm ngày 1/1/2018, tức là diễn ra trong năm 2018, nhưng khi thực hiện cưỡng chế họ lại cưỡng chế toàn bộ khu vực vườn rau Lộc Hưng rộng gần 5 ha, trong đó có nhiều căn nhà đã được xây dựng từ nhiều năm trước”.
Sau khi hoàn thành việc cưỡng chế, chính quyền đã cho lực lượng túc trực ngày đêm trong khu vực này và không cho người dân quay trở lại để thu gom sắt vụn, gạch vụn, tôn… để bán, mặc dù đây vẫn được xem là tài sản của người dân, theo nhận định của LS. Trịnh Vĩnh Phúc.
Sẽ có khởi tố hình sự?
Luật sư Trần Vũ Hải, người từng là trung gian kết nối giữa người dân ở Đồng Tâm với chính quyền trong vụ phản đối cưỡng chế đất nổi tiếng vào năm 2017, nhận định với VOA rằng “không sớm thì muộn sẽ có vụ án khởi tố hình sự đối với những người làm sai” trong vụ cưỡng chế phá nhà ở vườn rau Lộc Hưng.
“Chúng tôi hiện đang nghiên cứu, xem xét những chứng cứ, tài liệu do người dân cung cấp và yêu cầu các cơ quan chức năng cũng phải cung cấp các thông tin mà họ cho rằng họ làm đúng, có căn cứ”, LS. Hải cho biết.
Những ngày qua, phía người dân đã liên tục trưng ra các giấy tờ, bằng chứng để chứng minh cho lập luận của họ rằng (1) việc cưỡng chế là sai quy định của pháp luật, và (2) họ hội đủ tiêu chuẩn để được cấp sổ đỏ trên khu đất đã sinh sống từ năm 1955.
“Từ năm 1999 đến giờ, có vị lãnh đạo nào dám đối thoại với dân tới nơi tới chốn rằng đất này là đất của nhà nước, là đất công hay không? Hay là vẫn còn thiếu nợ người dân câu trả lời?”, ông Cao Hà Trực nói với VOA.
“Chúng tôi có niềm tin rằng người dân nói đúng, những lập luận của họ là có lý”, LS. Trần Vũ Hải nói.
“Nếu chính quyền nói họ coi đây là đất thuộc quyền quản lý trực tiếp của nhà nước thì họ hãy đưa ra các bằng chứng pháp lý. Chúng tôi thấy rằng các bằng chứng và căn cứ pháp lý của họ là không có. Trong khi đó, Luật Đất đai của Việt Nam công nhận cho những người sử dụng đất lâu dài từ trước tới nay mà không có tranh chấp, kể cả không có giấy tờ, thì phải được cấp giấy chứng nhận sử dụng hợp lệ”, LS. Hải nói thêm.
Một văn bản nêu “quan điểm của Tòa Tổng Giám mục về quyền lợi và nghĩa vụ của các hộ dân canh tác tại khu ‘Vườn rau’, phường 6, quận Tân Bình” vào năm 2007 cũng xác nhận khu đất này “hoàn toàn không phải đất của nhà nước cũ sở hữu”, là điểm mà chính quyền dựa vào và cho rằng khu vực này là “đất công” sau năm 1975.
“Nhà nước cũ chỉ sở hữu 1 phần nhỏ (1,5 ha), diện tích còn lại thuộc quyền sở hữu của Giáo hội (3 ha) và một số sở hữu khác. Dù vậy, Công văn số 5201/BTNMT-ĐĐ ngày 23/11/2006 lại vô tình hay hữu ý ghi: ‘… thời Pháp thuộc, 4,8 ha đất mà các hộ dân đề nghị được xác nhận quá trình sử dụng đất tại phường 6, quận Tân Bình thuộc 6,8 ha đất do Quốc gia Việt Nam và Hội đồng quản trị Công Giáo địa phận Sài Gòn đứng bộ được chính quyền Pháp sử dụng với mục đích chính là làm bãi anten cho đài phát tín…’”
Trên các diễn đàn mạng xã hội, nhiều luật sư, chuyên gia pháp lý cũng “nghiêng” về phía người dân khi đưa ra các bài phân tích về vụ cưỡng chế ở vườn rau Lộc Hưng theo các góc độ pháp lý.
VOA đã nhiều lần liên lạc tìm cách với các lãnh đạo địa phương để tìm hiểu thông tin và quan điểm từ phía chính quyền nhưng không được trả lời.
Sau khi cưỡng chế, chính quyền gần đây ra thông báo sẽ áp dụng đơn giá 7.055.000 đồng/m2 để tính hỗ trợ cho người dân có “canh tác thực tế” tại vườn rau Lộc Hưng đến hết ngày 3/1/2019. Tuy nhiên, theo nhận định của LS. Trịnh Vĩnh Phúc, thông báo này cũng có những điểm “kỳ lạ” trong vụ việc mà ông nói là “đặt người dân vào tình thế đã rồi”.
“Loại người ta ra khỏi miếng đất, rồi san bằng đất, rồi bây giờ hỗ trợ một cách võ đoán, ra một thông báo yêu cầu người dân đến công an quận Tân Bình hoặc công an phường 6, quận Tân Bình, để nhận tiền. Điều đó hết sức lạ lùng. Nhận tiền mà phải đến cơ quan công an nhận, còn nếu không nhận thì tước bỏ luôn”, LS. Trịnh Vĩnh Phúc nói.
Về phía người dân, đại diện của họ nói rằng họ không chấp nhận mức “hỗ trợ” trên vì không dựa trên căn cứ pháp lý, đồng thời cho biết họ đã tìm mọi cách để có thể “tiếp xúc” với chính quyền, kể cả việc đi khiếu kiện tới trung ương trong suốt gần 20 năm qua, nhưng những quyền lợi về đất đai của họ vẫn không được giải quyết.
“Tôi chẳng còn tin tưởng vào việc nhà nước sẽ giải quyết cho chúng tôi. Đơn chúng tôi đưa lên, Trung ương đề nghị thành phố có câu trả lời mà họ im luôn, không thèm trả lời. Ông Lê Hoàng Quân có công văn gửi chúng tôi cam kết sẽ họp với tập thể bà con chúng tôi nhưng tới bây giờ có họp đâu? Đánh lừa, bảo chờ. Đến nay đã 10 năm rồi. Trốn biệt tăm”, ông Cao Hà Trực thất vọng nói với VOA.
Sự thật đang bị bóp méo?
Hôm 16/1, Công an quận Tân Bình thông tin trên báo chí rằng cơ quan này đang “củng cố hồ sơ” để xử lý gần 20 người có hành vi gây rối trật tự công cộng, chống đối lực lượng và chống người thi hành công vụ ở khu đất vườn rau Lộc Hưng.
Lấy thân chặn xe ủi đến cưỡng chế |
Vẫn theo công an Tân Bình, trong khi tiến hành cưỡng chế, họ đã phát hiện “có phòng cách âm và thiết bị ghi âm, ghi hình phục vụ cho các hoạt động truyền thông, tài liệu có nội dung tuyên truyền xấu”, đồng thời cho biết “đã xác định các đối tượng cầm đầu và đang củng cố hồ sơ xử lý nghiêm trước pháp luật”, trích Dân Việt.
Trước đó, chính quyền phường 6, quận Tận Bình, đã tiến hành hai đợt cưỡng chế vào ngày 4/1 và 8/1, phá bỏ hàng trăm ngôi nhà của người dân khu vực vườn rau Lộc Hưng với lý do là những ngôi nhà này đã được xây dựng trái phép trên “đất công”.
Mặc dù báo chí nhà nước hoàn toàn im tiếng vào thời điểm diễn ra cưỡng chế, nhưng qua những thông tin được cập nhật trên mạng xã hội, nhiều tầng lớp dân chúng đã lên án vụ cưỡng chế là “phi pháp” và “phi nhân” khi chính quyền thực hiện việc cưỡng chế một cách bất ngờ và gấp rút ngay vào những ngày sát Tết Nguyên Đán, là dịp mà mọi gia đình lẽ ra phải được sum họp, quây quần, chứ không phải rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất”.
Lên tiếng “lý giải” trên báo chí hôm 15/1, sau khi đã “làm việc” với Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM, lãnh đạo quận Tân Bình nói rằng “Hiện nay không quy định cấm cưỡng chế ở một khoảng thời gian nhất định nào, nhưng lưu ý là phải trước Tết 15 ngày”, báo Vietnamnet dẫn lời của một lãnh đạo giấu tên của UBND quận Tân Bình.
Vẫn thông qua báo chí nhà nước, chính quyền quận Tân Bình thông tin cho công chúng rằng có đến 134 hộ dân trong khu vực vườn rau Lộc Hưng là có nhà ở bên ngoài. Nhưng theo lời ông Cao Hà Trực, một đại diện của người dân vườn rau Lộc Hưng, nói với VOA thì thông tin này “không đúng sự thật” vì không thể xem nhà của con cái đã trưởng thành và ra riêng là của các hộ gia đình ở đây được.
Ngoài việc bị truyền thông nhà nước nhắm vào theo hướng “nhóm người chống đối”, những người từng sống ở vườn rau Lộc Hưng thông tin cho VOA rằng họ hiện đang “gặp nguy hiểm”, “bị theo dõi” vì đã lên tiếng và cố gắng đưa những thông tin về vụ cưỡng chế ra cho công chúng.
Cuộc đấu không cân sức
Cho tới nay, đã có gần 20 luật sư nhận lời trợ giúp pháp lý cho người dân ở vườn rau Lộc Hưng, và tất cả các thông tin từ phía người dân đều được “minh bạch hóa” thông qua truyền thông xã hội.
Trong khi đó, một đại diện của “Nhóm Luật sư Lộc Hưng” nói với VOA hôm 16/1 rằng phía chính quyền đến nay vẫn chưa đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào để khẳng định việc làm của mình là đúng theo pháp luật, ngoại trừ một thông báo cưỡng chế được đưa ra vào ngày 5/1, tức là sau khi công việc đã được tiến hành.
“Nếu cưỡng chế theo diện trái phép thì phải có các quy định chặt chẽ, tống đạt đến từng người, có các biên bản… Về điều này thì chúng tôi được người dân báo là không có. Tuy nhiên, chính quyền nói là họ có làm, nhưng họ vẫn chưa trưng ra được các quyết định, biên bản cưỡng chế…”, LS. Trần Vũ Hải, đại diện cho nhóm luật sư, nói với VOA.
Một khế ước thuê ruộng trước năm 1975 |
Theo LS. Trịnh Vĩnh Phúc, việc tiến hành cưỡng chế trên thực tế cũng có nhiều điểm không giống như trong thông báo.
“(Thông báo) nói rằng cưỡng chế những căn nhà xây dựng trái phép từ thời điểm ngày 1/1/2018, tức là diễn ra trong năm 2018, nhưng khi thực hiện cưỡng chế họ lại cưỡng chế toàn bộ khu vực vườn rau Lộc Hưng rộng gần 5 ha, trong đó có nhiều căn nhà đã được xây dựng từ nhiều năm trước”.
Sau khi hoàn thành việc cưỡng chế, chính quyền đã cho lực lượng túc trực ngày đêm trong khu vực này và không cho người dân quay trở lại để thu gom sắt vụn, gạch vụn, tôn… để bán, mặc dù đây vẫn được xem là tài sản của người dân, theo nhận định của LS. Trịnh Vĩnh Phúc.
Sẽ có khởi tố hình sự?
Luật sư Trần Vũ Hải, người từng là trung gian kết nối giữa người dân ở Đồng Tâm với chính quyền trong vụ phản đối cưỡng chế đất nổi tiếng vào năm 2017, nhận định với VOA rằng “không sớm thì muộn sẽ có vụ án khởi tố hình sự đối với những người làm sai” trong vụ cưỡng chế phá nhà ở vườn rau Lộc Hưng.
“Chúng tôi hiện đang nghiên cứu, xem xét những chứng cứ, tài liệu do người dân cung cấp và yêu cầu các cơ quan chức năng cũng phải cung cấp các thông tin mà họ cho rằng họ làm đúng, có căn cứ”, LS. Hải cho biết.
Những ngày qua, phía người dân đã liên tục trưng ra các giấy tờ, bằng chứng để chứng minh cho lập luận của họ rằng (1) việc cưỡng chế là sai quy định của pháp luật, và (2) họ hội đủ tiêu chuẩn để được cấp sổ đỏ trên khu đất đã sinh sống từ năm 1955.
“Từ năm 1999 đến giờ, có vị lãnh đạo nào dám đối thoại với dân tới nơi tới chốn rằng đất này là đất của nhà nước, là đất công hay không? Hay là vẫn còn thiếu nợ người dân câu trả lời?”, ông Cao Hà Trực nói với VOA.
“Chúng tôi có niềm tin rằng người dân nói đúng, những lập luận của họ là có lý”, LS. Trần Vũ Hải nói.
“Nếu chính quyền nói họ coi đây là đất thuộc quyền quản lý trực tiếp của nhà nước thì họ hãy đưa ra các bằng chứng pháp lý. Chúng tôi thấy rằng các bằng chứng và căn cứ pháp lý của họ là không có. Trong khi đó, Luật Đất đai của Việt Nam công nhận cho những người sử dụng đất lâu dài từ trước tới nay mà không có tranh chấp, kể cả không có giấy tờ, thì phải được cấp giấy chứng nhận sử dụng hợp lệ”, LS. Hải nói thêm.
Một văn bản nêu “quan điểm của Tòa Tổng Giám mục về quyền lợi và nghĩa vụ của các hộ dân canh tác tại khu ‘Vườn rau’, phường 6, quận Tân Bình” vào năm 2007 cũng xác nhận khu đất này “hoàn toàn không phải đất của nhà nước cũ sở hữu”, là điểm mà chính quyền dựa vào và cho rằng khu vực này là “đất công” sau năm 1975.
“Nhà nước cũ chỉ sở hữu 1 phần nhỏ (1,5 ha), diện tích còn lại thuộc quyền sở hữu của Giáo hội (3 ha) và một số sở hữu khác. Dù vậy, Công văn số 5201/BTNMT-ĐĐ ngày 23/11/2006 lại vô tình hay hữu ý ghi: ‘… thời Pháp thuộc, 4,8 ha đất mà các hộ dân đề nghị được xác nhận quá trình sử dụng đất tại phường 6, quận Tân Bình thuộc 6,8 ha đất do Quốc gia Việt Nam và Hội đồng quản trị Công Giáo địa phận Sài Gòn đứng bộ được chính quyền Pháp sử dụng với mục đích chính là làm bãi anten cho đài phát tín…’”
Trên các diễn đàn mạng xã hội, nhiều luật sư, chuyên gia pháp lý cũng “nghiêng” về phía người dân khi đưa ra các bài phân tích về vụ cưỡng chế ở vườn rau Lộc Hưng theo các góc độ pháp lý.
VOA đã nhiều lần liên lạc tìm cách với các lãnh đạo địa phương để tìm hiểu thông tin và quan điểm từ phía chính quyền nhưng không được trả lời.
Sau khi cưỡng chế, chính quyền gần đây ra thông báo sẽ áp dụng đơn giá 7.055.000 đồng/m2 để tính hỗ trợ cho người dân có “canh tác thực tế” tại vườn rau Lộc Hưng đến hết ngày 3/1/2019. Tuy nhiên, theo nhận định của LS. Trịnh Vĩnh Phúc, thông báo này cũng có những điểm “kỳ lạ” trong vụ việc mà ông nói là “đặt người dân vào tình thế đã rồi”.
“Loại người ta ra khỏi miếng đất, rồi san bằng đất, rồi bây giờ hỗ trợ một cách võ đoán, ra một thông báo yêu cầu người dân đến công an quận Tân Bình hoặc công an phường 6, quận Tân Bình, để nhận tiền. Điều đó hết sức lạ lùng. Nhận tiền mà phải đến cơ quan công an nhận, còn nếu không nhận thì tước bỏ luôn”, LS. Trịnh Vĩnh Phúc nói.
Về phía người dân, đại diện của họ nói rằng họ không chấp nhận mức “hỗ trợ” trên vì không dựa trên căn cứ pháp lý, đồng thời cho biết họ đã tìm mọi cách để có thể “tiếp xúc” với chính quyền, kể cả việc đi khiếu kiện tới trung ương trong suốt gần 20 năm qua, nhưng những quyền lợi về đất đai của họ vẫn không được giải quyết.
“Tôi chẳng còn tin tưởng vào việc nhà nước sẽ giải quyết cho chúng tôi. Đơn chúng tôi đưa lên, Trung ương đề nghị thành phố có câu trả lời mà họ im luôn, không thèm trả lời. Ông Lê Hoàng Quân có công văn gửi chúng tôi cam kết sẽ họp với tập thể bà con chúng tôi nhưng tới bây giờ có họp đâu? Đánh lừa, bảo chờ. Đến nay đã 10 năm rồi. Trốn biệt tăm”, ông Cao Hà Trực thất vọng nói với VOA.
Tết Ta hay Tết Tàu ?
Đinh Văn Tiến Hùng
11:43 18/01/2019
Kỷ Hợi 2019 tại Việt Nam
Khắp Đất Nước tràn ngập những kẻ thù,
Lòng người trĩu nặng, trời đất âm u,
Sống vất vưởng sắp đến ngày mất nước !
Bọn Tàu cộng đổ vào như quân cướp,
Ồn ào, dơ bẩn như lũ cái bang,
Náo loạn, giành giật, điệu bộ nghênh ngang,
Coi Viêt Nam là thuộc địa của chúng.
Chiếm giữ Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc,
Đặc khu kinh tế, trọng điểm nước ta,
Dân Tàu lũ lượt, tự do vào ra,
Nhưng lại tuyệt cấm người Việt lui tới.
Không chỉ các nơi cửa khẩu biên giới,
Mà còn nhiều tỉnh khắp Bắc, Trung, Nam,
Khi mua bán hay hàng hóa đem sang,
Chúng ngang nhiên sài tiền nhân dân tệ.
Xem đây là thuộc địa, dân nô lệ,
Nên chúng thẳng tay đàn áp đánh người,
Trước bọn côn an một lũ đười ươi,
Đứng trơ mặt không dám vào can thiệp.
Hết đất Thủ Thiêm tà quyền cướp hết,
Đến vườn rau Lộc Hưng xóm đạo nghèo,
Phải chăng tà quyền đang phải vâng theo,
Những thủ đoạn của ngoại bang thâm độc ?
Ôi dân nghèo biết bao năm cực nhọc,
Dựng đơn sơ một mái ấm gia đình,
Bỗng phút chốc bị đập phá tan tành,
Khi Tết đến phải lang thang vất vưởng !
Hành động minh chứng thật là ô nhục,
Bóc lột dân để dâng lũ quan thày,
Việt cộng chính là bọn cướp ban ngày,
Đẩy dân nghèo vào con đường thuyệt vọng !
*Đất Nước ta bây giờ như thế đấy !
Bọn tà quyền vẫn cúi mặt làm ngơ,
Nhận Tàu cộng làm chúa tể tôn thờ,
Vì sung sướng được làm quan thái thú.
Hãy nhìn lại trang sử hào hùng cũ,
Những Năm Hợi oanh liệt của năm xưa,
Hai Bà Trưng phá giặc giữ cõi bờ,
Để mở đầu ghi một trang sử mới. (1)
Những Ngô Quyền, Hưng Đạo Vương quật khởi,
Phá tan Hán Mông trên sóng Bạch Đằng,
Giành độc lập tự chủ cho Giang San,
Khiến giặc xâm lăng tan hàng khiếp đảm. (2)
Nhưng đừng quên một năm Hợi ảm đạm,
Để lại vết nhơ không thể xóa mờ,
Khi Nguyễn tất Thành chính tên giặc Hồ,
Bồi tàu mở đầu âm mưu bán nước. (3)
Sao Việt cộng không biết noi gương trước ?
Của tổ tiên quyết tâm chống giặc thù,
Biến Đất Nước giờ đâu còn Mùa Xuân,
Tết Ta hay Tết Tàu năm Kỷ Hợi ?
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
(*)Ghi chú: (1) Năm Kỷ Hợi 39 Hai Bà Trưng khởi nghĩa phá tan quân Đông Hán.
(2 Năm Kỷ Hợi 939 Ngô Quyền dẹp quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng và cũng trên sóng Bạch Đằng
Năm Đinh Hợi 1287 Hưng Đạo Vương đại thắng Nguyên Môn . (3) Năm Đinh Hợi 1911, Nguyễn tất Thành tức Hồ chi Minh xuống làm bồi tàu Latouche Treville mở đầu âm mưu bán nước bôi nhọ trang sử Việt.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tài Liệu Sau Cùng của Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 2018 về Giới Trẻ, Phần 2, Chương 3
Vũ Văn An
04:40 18/01/2019
Chương III: Sứ mệnh đồng hành
Giáo hội đồng hành
Đối diện với các lựa chọn
91. Trong thế giới đương thời, với đặc tính đa nguyên lúc nào cũng hiển hiện hơn và sự sẵn có các giải pháp luôn rộng rãi hơn, chủ đề lựa chọn được đặt ra một cách hết sức mạnh mẽ và ở các bình diện khác nhau, nhất là đứng trước các hành trình sống ngày càng ít thẳng thừng (linéaire) hơn và luôn mang đặc điểm bấp bênh hơn. Trên thực tế, người trẻ thường dao động giữa các cách tiếp cận vừa cực đoan vừa ngây thơ: một số người cho rằng mình bị mắc kẹt vào một số phận đã được ấn định và khắc nghiệt, trong khi nhiều người khác cảm thấy bị choáng ngợp bởi một lý tưởng xuất sắc trừu tượng, trong khuôn khổ cạnh tranh dã man và bạo động.
Do đó, đồng hành với họ để giúp họ đưa ra các lựa chọn có giá trị, ổn định và dựa trên các nền tảng vững chắc là một việc phục vụ mà sự cần thiết tự nó khiến ta cảm nhận. Đối với Giáo hội, có mặt, hỗ trợ và đồng hành trong cuộc hành trình hướng tới những lựa chọn đích thực là một cách để thực thi chức năng làm mẹ của mình, bằng cách sinh cho tự do các đứa con của Thiên Chúa. Việc phục vụ này không là gì khác ngoài việc kéo dài cách thức mà Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô vốn hành động đối với dân của Người: qua sự hiện diện liên tục và thân tình, một sự gần gũi tận tụy và yêu thương và một sự dịu dàng vô hạn.
Cùng nhau bẻ bánh
92. Như câu chuyện về các môn đệ Emmau đã dạy chúng ta, đồng hành đòi hỏi phải sẵn sàng cùng nhau đi đến cuối con đường, và do đó sẵn sàng thiết lập mối liên hệ có ý nghĩa. Nguồn gốc của thuật ngữ "đồng hành" nói đến tấm bánh được bẻ ra và cùng chia sẻ (cum pane), với tất cả sự phong phú biểu tượng của con người và của bí tích trong lời ám chỉ này. Do đó, cộng đồng trong tính toàn bộ của nó là chủ thể đầu tiên của đồng hành, vì chính trong lòng cộng đồng, cái khung liên hệ này đã tự khai triển; khung này có thể hỗ trợ con người trong việc thực hiện cuộc hành trình của họ và cung cấp cho họ các điểm tham chiếu và định hướng.
Sự đồng hành dọc đường phát triển nhân bản và Kitô giáo hướng tới cuộc sống trưởng thành là một trong những hình thức qua đó, cộng đồng tự chứng tỏ có khả năng tự đổi mới và đổi mới thế giới.
Bí tích Thánh Thể là ký ức sống động của biến cố vượt qua, là nơi ưu tuyển của việc truyền giảng Tin Mừng và lưu truyền đức tin nhằm hoàn thành sứ mệnh. Trong cuộc tập họp để cử hành Thánh Thể, kinh nghiệm đích thân được Chúa Giêsu chạm tới, được Người huấn giáo và chữa lành đi kèm với từng người trong hành trình trưởng thành bản thân của họ.
Các môi trường và vai trò
93. Ngoài các thành viên trong gia đình, tất cả những người quan trọng trong các môi trường khác nhau của cuộc sống người trẻ, chẳng hạn như các nhà giáo, các hoạt náo viên (animateurs), huấn luyện viên và các nhân vật tham chiếu khác, nhất là các nhà chuyên nghiệp, được mời gọi đóng một vai trò trong việc đồng hành. Mặc dù không có độc quyền về đồng hành, các linh mục và tu sĩ nam nữ có một nghĩa vụ chuyên biệt bắt nguồn từ ơn gọi của họ và là điều họ phải tái khám phá, theo yêu cầu của những người trẻ tuổi có mặt tại phiên họp của Thượng hội đồng và nhân danh nhiều người khác. Kinh nghiệm của một số giáo hội đánh giá cao vai trò của giáo lý viên như là những người đồng hành của các cộng đồng Kitô giáo và các thành viên của họ.
Đồng hành với sự hội nhập vào xã hội
94. Việc đồng hành không thể tự giới hạn vào hành trình tăng trưởng thiêng liêng và các thực hành đời sống Kitô hữu. Việc đồng hành dọc hành trình dần dần lãnh trách nhiệm giữa lòng xã hội cũng có kết quả, ví dụ như trong môi trường chuyên nghiệp hoặc trong việc dấn thân có tính chính trị - xã hội. Theo chiều hướng này, Phiên họp Thượng hội đồng đã khuyến nghị việc trân qúi học thuyết xã hội của Giáo hội. Trong các xã hội và các cộng đồng giáo hội luôn có tính đa văn hóa và đa tôn giáo nhiều hơn, việc đồng hành chuyên biệt để sống tính đa dạng là điều cần thiết, để có thể chứng minh giá trị của nó trong việc làm phong phú xã hội và khả thể hiệp thông huynh đệ, chống lại sự cám dỗ kép của uẩn khúc bản sắc (repli identitaire) và thuyết duy tương đối.
Đồng hành cộng đồng, nhóm và bản thân
Một căng thẳng phong phú
95. Có một tính bổ sung có tính cấu thành giữa việc đồng hành bản thân và việc đồng hành cộng đồng, mà mọi nền linh đạo hoặc nhạy cảm có tính giáo hội được mời gọi liên hợp một cách độc đáo. Trong một số thời điểm đặc biệt tế nhị, ví dụ, trong giai đoạn biện phân để đưa ra các lựa chọn căn bản hoặc trong thời điểm phải vượt qua các giây phút quan yếu, chính việc đồng hành bản thân, trước nhất, phải tỏ ra phong phú đặc biệt. Dù sao, nó cũng vẫn quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, như một cách thâm hậu hóa mối liên hệ với Chúa.
Chúng ta cũng phải nhấn mạnh tính cấp bách của việc đích thân đồng hành với các chủng sinh và linh mục trẻ, các tu sĩ đang được đào tạo, cũng như các cặp đang trong quá trình chuẩn bị kết hôn và trong những ngày đầu tiên sau khi cử hành bí tích này, bằng cách lấy cảm hứng từ thời kỳ dự tòng.
Đồng hành cộng đồng và nhóm
96. Chúa Giêsu đã đồng hành với nhóm các môn đệ của Người bằng cách chia sẻ với họ cuộc sống hàng ngày. Kinh nghiệm cộng đồng nêu bật những phẩm chất và giới hạn của mỗi con người và giúp ý thức một cách khiêm nhường rằng nếu không chia sẻ ơn phúc nhận được vì lợi ích của mọi người, thì không thể theo chân Chúa.
Kinh nghiệm trên được tiếp diễn trong thực hành của Giáo hội, là cơ chế luôn thấy người trẻ hòa nhập vào các nhóm, các phong trào và hiệp hội đủ loại, nơi họ cảm nghiệm được một môi trường ấm áp và chào đón và các mối liên hệ sâu đậm mà họ rất mong muốn. Việc hòa nhập vào các thực tại như vậy có một tầm quan trọng đặc biệt, một khi đã thực hiện được diễn trình khai tâm Kitô giáo, vì nó mang đến cho người trẻ một mảnh đất thuận lợi để tiếp tục làm cho ơn gọi Kitô giáo của họ chín mùi. Trong các môi trường này, cần phải khuyến khích sự hiện diện của các mục tử để đảm bảo có được sự đồng hành thích đáng.
Trong các nhóm, các nhà giáo dục và sinh động hóa tượng trưng cho trụ cột tham chiếu về phương diện đồng hành, trong khi các liên hệ bằng hữu, đang phát triển giữa họ, tạo thành cơ sở cho việc đồng hành giữa những người cùng trang lứa.
Đồng hành thiêng liêng có tính bản thân
97. Việc đồng hành thiêng liêng là một diễn trình muốn giúp con người dần dần hội nhập các chiều kích khác nhau của cuộc sống để theo chân Chúa Giêsu. Diễn trình này có ba khía cạnh: lắng nghe cuộc sống, gặp gỡ Chúa Giêsu và đối thoại mầu nhiệm giữa tự do của Thiên Chúa và tự do của con người. Người đồng hành chào đón một cách kiên nhẫn, khơi lên những câu hỏi chân thực và nhận ra các dấu chỉ của Chúa Thánh Thần trong đáp trả của người trẻ.
Trong sự đồng hành thiêng liêng có tính bản thân, chúng ta học cách nhận ra, giải thích và lựa chọn dưới ánh sáng đức tin và lắng nghe những gì Chúa Thánh Thần gợi ý trong cuộc sống hàng ngày (xin xem Đức Phanxicô, Evangelii Gaudium, Số 169-173). Đặc sủng đồng hành thiêng liêng, ngay trong truyền thống, cũng không nhất thiết nối kết với thừa tác vụ thụ phong. Chưa bao giờ như hiện nay lại cần có những người hướng dẫn thiêng liêng đến thế, những người cha và người mẹ, với kinh nghiệm đức tin và nhân tính sâu sắc chứ không chỉ được đào tạo về trí thức. Thượng hội đồng hy vọng rằng sẽ có một sự tái khám phá, cũng trong môi trường này, nguồn tài nguyên tuyệt vời phát sinh ra đời sống thánh hiến, cách riêng đời sống thánh hiến nữ, và các giáo dân, lớn tuổi và trẻ trung, được chuẩn bị kỹ càng.
Đồng hành và Bí tích Hòa giải
98. Bí tích Hòa giải đóng một vai trò không thể thiếu trong việc thúc đẩy đời sống đức tin, một đời sống có đặc điểm không những ở các giới hạn và tính mỏng dòn của nó, mà còn ở tội lỗi nữa. Thừa tác vụ hòa giải và đồng hành thiêng liêng phải được phân biệt một cách thích đáng vì cùng đích và hình thức của chúng khác nhau. Một tính tiệm tiến (gradualité) lành mạnh và khôn ngoan của hành trình sám hối, trong đó có phần tham gia của nhiều nhân vật giáo dục đa dạng, giúp người trẻ nhận ra đời sống đạo đức của họ, làm chín mùi cảm thức đúng đắn về tội lỗi và nhất là mở lòng ra đón nhận niềm vui giải thoát của lòng thương xót, là điều thích hợp về phương diện mục vụ.
Đồng hành toàn diện
99. Hơn nữa, Thượng hội đồng nhìn nhận sự cần thiết phải cổ vũ việc đồng hành toàn diện, trong đó các khía cạnh thiêng liêng được tích hợp tốt đẹp với các khía cạnh nhân bản và xã hội khác nhau. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã giải thích về nó, "sự biện phân thiêng liêng không loại trừ các cống hiến nhân bản, hiện sinh, tâm lý, xã hội học hay luân lý. Nhưng nó vượt qua chúng" (Gaudete et exsultate, số 170). Đây là những yếu tố để nắm được một cách năng động và tôn trọng các nền văn hóa và linh đạo khác nhau, không loại trừ hay nhầm lẫn.
Đồng hành tâm lý hoặc tâm lý trị liệu, nếu cởi mở với siêu việt, có thể có tính nền tảng đối với con đường hội nhập của nhân cách, bằng cách làm cho một số khía cạnh khép kín hay bị ngăn chặn của nhân cách một lần nữa có khả năng tiếp cận được với sự tăng trưởng của ơn gọi. Người trẻ sống trọn sự phong phú và mong manh của việc là một "công trường mở rộng" ("chantier ouvert"). Đồng hành tâm lý không những có thể giúp họ kiên nhẫn nhận ra lại lịch sử bản thân của họ, mà còn giúp họ cởi mở đối với các vấn đề, ngõ hầu giúp họ đạt được một sự cân bằng ổn định hơn về cảm giới.
Đồng hành trong việc đào tạo để gia nhập thừa tác vụ thụ phong và đời sống thánh hiến
100. Khi chào đón người trẻ vào các nhà đào tạo hoặc các chủng viện, điều quan trọng là kiểm tra việc họ có bén rễ đủ vào một cộng đồng, sự ổn định của họ trong các mối liên hệ bằng hữu với những người cùng trang lứa, các cố gắng của họ trong học tập hoặc việc làm, các liên kết của họ với cảnh nghèo và đau khổ. Trong việc đồng hành thiêng liêng, việc khai tâm cầu nguyện và làm việc nội tâm là những điều có tính quyết định, để học cách biện phân trước hết ngay trong cuộc sống của chính mình, nhất là qua các hình thức từ bỏ mình và khổ hạnh. Sống độc thân vì Nước Trời (x. Mt 19:12) phải được hiểu như một ơn phúc cần nhìn nhận và xác minh, một cách tự do, hân hoan, nhưng không và khiêm nhường, trước khi được nhận chịu chức hoặc khấn lần đầu. Sự đóng góp của tâm lý học phải được quan niệm như một trợ cụ để trưởng thành về cảm giới và sự hội nhập nhân cách, và được hòa nhập vào hành trình đào tạo theo qui chế (déontologie) chuyên nghiệp và tôn trọng sự tự do cảm xúc của người đang trong diễn trình đào tạo. Khuôn mặt vị viện trưởng hoặc người chịu trách nhiệm đào tạo luôn trở nên quan trọng hơn trong việc thống nhất hóa hành trình đào tạo, để đạt tới một sự biện phân thực tiễn, nhờ việc tham khảo ý kiến mọi người liên hệ tới việc đào tạo, và trong một số trường hợp, để quyết định khả thể có thể gián đoạn việc đào tạo, bằng cách chuyển sang một con đường ơn gọi khác.
Một khi giai đoạn đào tạo ban đầu đã hoàn thành, cần phải bảo đảm có sự đào tạo thường xuyên và đồng hành với các linh mục và những người thánh hiến, nam và nữ, đặc biệt là những người trẻ nhất. Những người này thường phải đối đầu với những thách thức và trách nhiệm không cân xứng. Nhiệm vụ đồng hành với họ không những thuộc về một số đại biểu nhất định, mà còn phải được các giám mục và cấp trên đích thân thực hiện.
Các người đồng hành có phẩm chất
Được kêu gọi để đồng hành
101. Bằng nhiều cách, người trẻ yêu cầu chúng ta làm nổi bật khuôn mạo của những người đồng hành. Việc phục vụ đồng hành là một sứ mệnh đích thực, nhằm thúc đẩy sự sẵn sàng làm việc tông đồ của những người đã hoàn thành nó. Giống như phó tế Philip, người đồng hành được dẫn dắt để tuân theo tiếng gọi của Chúa Thánh Thần, bằng cách ra đi và bỏ lại phía sau sự bao bọc của các tường thành Giêrusalem, biểu tượng của cộng đồng Kitô giáo, để đến một nơi hoang địa và khắc nghiệt, thậm chí có thể còn nguy hiểm nữa, nơi bạn phải khó nhọc lắm mới với tới cỗ xe. Sau khi với tới, ngài còn phải tìm cách bước vào mối liên hệ với người du khách xa lạ, để kích thích một câu hỏi vốn không được đưa ra một cách tự phát (xem Cv 8: 26-40). Nói tóm lại, đồng hành đòi hỏi phải đặt mình vào quyền sắp xếp của Thần Trí Chúa và của người được đồng hành, bằng cách cống hiến mọi phẩm chất và khả năng của mình, và có can đảm đặt mình sang một bên một cách khiêm nhường.
Khuôn dạng người đồng hành
102. Người đồng hành tốt là một người quân bình, có khả năng lắng nghe, có xu hướng đức tin và cầu nguyện, và là người từng đối đầu với các yếu đuối và mỏng dòn của chính mình. Đây là lý do tại sao họ biết chào đón các người trẻ được họ đồng hành, mà không duy luân lý hay nuông chiều sai lầm. Khi cần thiết, họ cũng có thể đưa ra lời sửa lỗi huynh đệ.
Việc ý thức được rằng đồng hành là một sứ mệnh đòi hỏi sự bén rễ sâu sắc vào đời sống thiêng liêng sẽ giúp họ được tự do đối với những người trẻ được họ đồng hành: họ sẽ tôn trọng vấn đề hành trình của họ, bằng cách hỗ trợ họ bằng lời cầu nguyện và bằng cách vui hưởng các thành quả mà Chúa Thánh Thần tạo ra nơi những người biết mở lòng mình ra, mà không tìm cách áp đặt ý muốn hay sở thích của mình. Họ cũng sẽ có khả năng phục vụ người khác, thay vì chiếm lĩnh trung tâm sân khấu và tiếp nhận các thái độ chiếm hữu và thao túng vốn tạo ra sự phụ thuộc và gây trở ngại cho tự do của người ta. Sự tôn trọng sâu sắc này cũng sẽ là một bảo đảm tốt hơn chống lại các nguy cơ thống trị (tiếng Ý plagio) (*) và lạm dụng dưới bất kỳ hình thức nào.
Sự quan trọng của việc đào tạo
103. Để có thể hoàn thành việc phục vụ của mình, người đồng hành cần phải vun xới đời sống thiêng liêng của mình, bằng cách nuôi dưỡng mối liên hệ của mình với Đấng đã giao cho mình sứ mệnh này. Đồng thời, họ cần phải cảm nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng giáo hội mà họ là thành phần. Điều quan trọng là họ nhận được một sự đào tạo chuyên biệt về thừa tác vụ đặc thù này và đến lượt mình, có thể hưởng được một cuộc đồng hành giám sát.
Cuối cùng, phải nhớ rằng các đặc điểm đặc trưng của sự kiện làm Giáo hội, và là điều các người trẻ nhấn mạnh một cách tích cực, là sự sẵn có đó và khả năng làm việc theo nhóm: nhờ cách này, chúng ta sẽ có ý nghĩa hơn, hiệu quả và sắc bén hơn trong việc đào tạo người trẻ. Khả năng này trong công việc cộng đồng đòi hỏi một số nhân đức có tính tương quan chuyên biệt phải chín mùi: kỷ luật lắng nghe và khả năng nhường chỗ cho người khác, mau mắn tha thứ và sẵn sàng có đó để tham gia hành động theo linh đạo hiệp thông chân chính.
Kỳ sau: Chương 4: Nghệ thuật Biện phân
___________________________________________________________________________________________________________
(*) Có bản tiếng Việt dịch là "đạo văn". Thực ra, nguyên bản tiếng Ý, như đã ghi chú trong bài, sử dụng hạn từ "plagio", có ý nói đến hình luật Ý phạt những người ỷ quyền bắt người khác phục tùng mình. Luật này tuy đã thôi áp dụng vào năm 1981, nhưng vẫn được sử dụng ở đây, chúng tôi tạm dịch là "thống trị" như bản Tiếng Anh vừa được phổ biến.
Giáo hội đồng hành
Đối diện với các lựa chọn
91. Trong thế giới đương thời, với đặc tính đa nguyên lúc nào cũng hiển hiện hơn và sự sẵn có các giải pháp luôn rộng rãi hơn, chủ đề lựa chọn được đặt ra một cách hết sức mạnh mẽ và ở các bình diện khác nhau, nhất là đứng trước các hành trình sống ngày càng ít thẳng thừng (linéaire) hơn và luôn mang đặc điểm bấp bênh hơn. Trên thực tế, người trẻ thường dao động giữa các cách tiếp cận vừa cực đoan vừa ngây thơ: một số người cho rằng mình bị mắc kẹt vào một số phận đã được ấn định và khắc nghiệt, trong khi nhiều người khác cảm thấy bị choáng ngợp bởi một lý tưởng xuất sắc trừu tượng, trong khuôn khổ cạnh tranh dã man và bạo động.
Do đó, đồng hành với họ để giúp họ đưa ra các lựa chọn có giá trị, ổn định và dựa trên các nền tảng vững chắc là một việc phục vụ mà sự cần thiết tự nó khiến ta cảm nhận. Đối với Giáo hội, có mặt, hỗ trợ và đồng hành trong cuộc hành trình hướng tới những lựa chọn đích thực là một cách để thực thi chức năng làm mẹ của mình, bằng cách sinh cho tự do các đứa con của Thiên Chúa. Việc phục vụ này không là gì khác ngoài việc kéo dài cách thức mà Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô vốn hành động đối với dân của Người: qua sự hiện diện liên tục và thân tình, một sự gần gũi tận tụy và yêu thương và một sự dịu dàng vô hạn.
Cùng nhau bẻ bánh
92. Như câu chuyện về các môn đệ Emmau đã dạy chúng ta, đồng hành đòi hỏi phải sẵn sàng cùng nhau đi đến cuối con đường, và do đó sẵn sàng thiết lập mối liên hệ có ý nghĩa. Nguồn gốc của thuật ngữ "đồng hành" nói đến tấm bánh được bẻ ra và cùng chia sẻ (cum pane), với tất cả sự phong phú biểu tượng của con người và của bí tích trong lời ám chỉ này. Do đó, cộng đồng trong tính toàn bộ của nó là chủ thể đầu tiên của đồng hành, vì chính trong lòng cộng đồng, cái khung liên hệ này đã tự khai triển; khung này có thể hỗ trợ con người trong việc thực hiện cuộc hành trình của họ và cung cấp cho họ các điểm tham chiếu và định hướng.
Sự đồng hành dọc đường phát triển nhân bản và Kitô giáo hướng tới cuộc sống trưởng thành là một trong những hình thức qua đó, cộng đồng tự chứng tỏ có khả năng tự đổi mới và đổi mới thế giới.
Bí tích Thánh Thể là ký ức sống động của biến cố vượt qua, là nơi ưu tuyển của việc truyền giảng Tin Mừng và lưu truyền đức tin nhằm hoàn thành sứ mệnh. Trong cuộc tập họp để cử hành Thánh Thể, kinh nghiệm đích thân được Chúa Giêsu chạm tới, được Người huấn giáo và chữa lành đi kèm với từng người trong hành trình trưởng thành bản thân của họ.
Các môi trường và vai trò
93. Ngoài các thành viên trong gia đình, tất cả những người quan trọng trong các môi trường khác nhau của cuộc sống người trẻ, chẳng hạn như các nhà giáo, các hoạt náo viên (animateurs), huấn luyện viên và các nhân vật tham chiếu khác, nhất là các nhà chuyên nghiệp, được mời gọi đóng một vai trò trong việc đồng hành. Mặc dù không có độc quyền về đồng hành, các linh mục và tu sĩ nam nữ có một nghĩa vụ chuyên biệt bắt nguồn từ ơn gọi của họ và là điều họ phải tái khám phá, theo yêu cầu của những người trẻ tuổi có mặt tại phiên họp của Thượng hội đồng và nhân danh nhiều người khác. Kinh nghiệm của một số giáo hội đánh giá cao vai trò của giáo lý viên như là những người đồng hành của các cộng đồng Kitô giáo và các thành viên của họ.
Đồng hành với sự hội nhập vào xã hội
94. Việc đồng hành không thể tự giới hạn vào hành trình tăng trưởng thiêng liêng và các thực hành đời sống Kitô hữu. Việc đồng hành dọc hành trình dần dần lãnh trách nhiệm giữa lòng xã hội cũng có kết quả, ví dụ như trong môi trường chuyên nghiệp hoặc trong việc dấn thân có tính chính trị - xã hội. Theo chiều hướng này, Phiên họp Thượng hội đồng đã khuyến nghị việc trân qúi học thuyết xã hội của Giáo hội. Trong các xã hội và các cộng đồng giáo hội luôn có tính đa văn hóa và đa tôn giáo nhiều hơn, việc đồng hành chuyên biệt để sống tính đa dạng là điều cần thiết, để có thể chứng minh giá trị của nó trong việc làm phong phú xã hội và khả thể hiệp thông huynh đệ, chống lại sự cám dỗ kép của uẩn khúc bản sắc (repli identitaire) và thuyết duy tương đối.
Đồng hành cộng đồng, nhóm và bản thân
Một căng thẳng phong phú
95. Có một tính bổ sung có tính cấu thành giữa việc đồng hành bản thân và việc đồng hành cộng đồng, mà mọi nền linh đạo hoặc nhạy cảm có tính giáo hội được mời gọi liên hợp một cách độc đáo. Trong một số thời điểm đặc biệt tế nhị, ví dụ, trong giai đoạn biện phân để đưa ra các lựa chọn căn bản hoặc trong thời điểm phải vượt qua các giây phút quan yếu, chính việc đồng hành bản thân, trước nhất, phải tỏ ra phong phú đặc biệt. Dù sao, nó cũng vẫn quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, như một cách thâm hậu hóa mối liên hệ với Chúa.
Chúng ta cũng phải nhấn mạnh tính cấp bách của việc đích thân đồng hành với các chủng sinh và linh mục trẻ, các tu sĩ đang được đào tạo, cũng như các cặp đang trong quá trình chuẩn bị kết hôn và trong những ngày đầu tiên sau khi cử hành bí tích này, bằng cách lấy cảm hứng từ thời kỳ dự tòng.
Đồng hành cộng đồng và nhóm
96. Chúa Giêsu đã đồng hành với nhóm các môn đệ của Người bằng cách chia sẻ với họ cuộc sống hàng ngày. Kinh nghiệm cộng đồng nêu bật những phẩm chất và giới hạn của mỗi con người và giúp ý thức một cách khiêm nhường rằng nếu không chia sẻ ơn phúc nhận được vì lợi ích của mọi người, thì không thể theo chân Chúa.
Kinh nghiệm trên được tiếp diễn trong thực hành của Giáo hội, là cơ chế luôn thấy người trẻ hòa nhập vào các nhóm, các phong trào và hiệp hội đủ loại, nơi họ cảm nghiệm được một môi trường ấm áp và chào đón và các mối liên hệ sâu đậm mà họ rất mong muốn. Việc hòa nhập vào các thực tại như vậy có một tầm quan trọng đặc biệt, một khi đã thực hiện được diễn trình khai tâm Kitô giáo, vì nó mang đến cho người trẻ một mảnh đất thuận lợi để tiếp tục làm cho ơn gọi Kitô giáo của họ chín mùi. Trong các môi trường này, cần phải khuyến khích sự hiện diện của các mục tử để đảm bảo có được sự đồng hành thích đáng.
Trong các nhóm, các nhà giáo dục và sinh động hóa tượng trưng cho trụ cột tham chiếu về phương diện đồng hành, trong khi các liên hệ bằng hữu, đang phát triển giữa họ, tạo thành cơ sở cho việc đồng hành giữa những người cùng trang lứa.
Đồng hành thiêng liêng có tính bản thân
97. Việc đồng hành thiêng liêng là một diễn trình muốn giúp con người dần dần hội nhập các chiều kích khác nhau của cuộc sống để theo chân Chúa Giêsu. Diễn trình này có ba khía cạnh: lắng nghe cuộc sống, gặp gỡ Chúa Giêsu và đối thoại mầu nhiệm giữa tự do của Thiên Chúa và tự do của con người. Người đồng hành chào đón một cách kiên nhẫn, khơi lên những câu hỏi chân thực và nhận ra các dấu chỉ của Chúa Thánh Thần trong đáp trả của người trẻ.
Trong sự đồng hành thiêng liêng có tính bản thân, chúng ta học cách nhận ra, giải thích và lựa chọn dưới ánh sáng đức tin và lắng nghe những gì Chúa Thánh Thần gợi ý trong cuộc sống hàng ngày (xin xem Đức Phanxicô, Evangelii Gaudium, Số 169-173). Đặc sủng đồng hành thiêng liêng, ngay trong truyền thống, cũng không nhất thiết nối kết với thừa tác vụ thụ phong. Chưa bao giờ như hiện nay lại cần có những người hướng dẫn thiêng liêng đến thế, những người cha và người mẹ, với kinh nghiệm đức tin và nhân tính sâu sắc chứ không chỉ được đào tạo về trí thức. Thượng hội đồng hy vọng rằng sẽ có một sự tái khám phá, cũng trong môi trường này, nguồn tài nguyên tuyệt vời phát sinh ra đời sống thánh hiến, cách riêng đời sống thánh hiến nữ, và các giáo dân, lớn tuổi và trẻ trung, được chuẩn bị kỹ càng.
Đồng hành và Bí tích Hòa giải
98. Bí tích Hòa giải đóng một vai trò không thể thiếu trong việc thúc đẩy đời sống đức tin, một đời sống có đặc điểm không những ở các giới hạn và tính mỏng dòn của nó, mà còn ở tội lỗi nữa. Thừa tác vụ hòa giải và đồng hành thiêng liêng phải được phân biệt một cách thích đáng vì cùng đích và hình thức của chúng khác nhau. Một tính tiệm tiến (gradualité) lành mạnh và khôn ngoan của hành trình sám hối, trong đó có phần tham gia của nhiều nhân vật giáo dục đa dạng, giúp người trẻ nhận ra đời sống đạo đức của họ, làm chín mùi cảm thức đúng đắn về tội lỗi và nhất là mở lòng ra đón nhận niềm vui giải thoát của lòng thương xót, là điều thích hợp về phương diện mục vụ.
Đồng hành toàn diện
99. Hơn nữa, Thượng hội đồng nhìn nhận sự cần thiết phải cổ vũ việc đồng hành toàn diện, trong đó các khía cạnh thiêng liêng được tích hợp tốt đẹp với các khía cạnh nhân bản và xã hội khác nhau. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã giải thích về nó, "sự biện phân thiêng liêng không loại trừ các cống hiến nhân bản, hiện sinh, tâm lý, xã hội học hay luân lý. Nhưng nó vượt qua chúng" (Gaudete et exsultate, số 170). Đây là những yếu tố để nắm được một cách năng động và tôn trọng các nền văn hóa và linh đạo khác nhau, không loại trừ hay nhầm lẫn.
Đồng hành tâm lý hoặc tâm lý trị liệu, nếu cởi mở với siêu việt, có thể có tính nền tảng đối với con đường hội nhập của nhân cách, bằng cách làm cho một số khía cạnh khép kín hay bị ngăn chặn của nhân cách một lần nữa có khả năng tiếp cận được với sự tăng trưởng của ơn gọi. Người trẻ sống trọn sự phong phú và mong manh của việc là một "công trường mở rộng" ("chantier ouvert"). Đồng hành tâm lý không những có thể giúp họ kiên nhẫn nhận ra lại lịch sử bản thân của họ, mà còn giúp họ cởi mở đối với các vấn đề, ngõ hầu giúp họ đạt được một sự cân bằng ổn định hơn về cảm giới.
Đồng hành trong việc đào tạo để gia nhập thừa tác vụ thụ phong và đời sống thánh hiến
100. Khi chào đón người trẻ vào các nhà đào tạo hoặc các chủng viện, điều quan trọng là kiểm tra việc họ có bén rễ đủ vào một cộng đồng, sự ổn định của họ trong các mối liên hệ bằng hữu với những người cùng trang lứa, các cố gắng của họ trong học tập hoặc việc làm, các liên kết của họ với cảnh nghèo và đau khổ. Trong việc đồng hành thiêng liêng, việc khai tâm cầu nguyện và làm việc nội tâm là những điều có tính quyết định, để học cách biện phân trước hết ngay trong cuộc sống của chính mình, nhất là qua các hình thức từ bỏ mình và khổ hạnh. Sống độc thân vì Nước Trời (x. Mt 19:12) phải được hiểu như một ơn phúc cần nhìn nhận và xác minh, một cách tự do, hân hoan, nhưng không và khiêm nhường, trước khi được nhận chịu chức hoặc khấn lần đầu. Sự đóng góp của tâm lý học phải được quan niệm như một trợ cụ để trưởng thành về cảm giới và sự hội nhập nhân cách, và được hòa nhập vào hành trình đào tạo theo qui chế (déontologie) chuyên nghiệp và tôn trọng sự tự do cảm xúc của người đang trong diễn trình đào tạo. Khuôn mặt vị viện trưởng hoặc người chịu trách nhiệm đào tạo luôn trở nên quan trọng hơn trong việc thống nhất hóa hành trình đào tạo, để đạt tới một sự biện phân thực tiễn, nhờ việc tham khảo ý kiến mọi người liên hệ tới việc đào tạo, và trong một số trường hợp, để quyết định khả thể có thể gián đoạn việc đào tạo, bằng cách chuyển sang một con đường ơn gọi khác.
Một khi giai đoạn đào tạo ban đầu đã hoàn thành, cần phải bảo đảm có sự đào tạo thường xuyên và đồng hành với các linh mục và những người thánh hiến, nam và nữ, đặc biệt là những người trẻ nhất. Những người này thường phải đối đầu với những thách thức và trách nhiệm không cân xứng. Nhiệm vụ đồng hành với họ không những thuộc về một số đại biểu nhất định, mà còn phải được các giám mục và cấp trên đích thân thực hiện.
Các người đồng hành có phẩm chất
Được kêu gọi để đồng hành
101. Bằng nhiều cách, người trẻ yêu cầu chúng ta làm nổi bật khuôn mạo của những người đồng hành. Việc phục vụ đồng hành là một sứ mệnh đích thực, nhằm thúc đẩy sự sẵn sàng làm việc tông đồ của những người đã hoàn thành nó. Giống như phó tế Philip, người đồng hành được dẫn dắt để tuân theo tiếng gọi của Chúa Thánh Thần, bằng cách ra đi và bỏ lại phía sau sự bao bọc của các tường thành Giêrusalem, biểu tượng của cộng đồng Kitô giáo, để đến một nơi hoang địa và khắc nghiệt, thậm chí có thể còn nguy hiểm nữa, nơi bạn phải khó nhọc lắm mới với tới cỗ xe. Sau khi với tới, ngài còn phải tìm cách bước vào mối liên hệ với người du khách xa lạ, để kích thích một câu hỏi vốn không được đưa ra một cách tự phát (xem Cv 8: 26-40). Nói tóm lại, đồng hành đòi hỏi phải đặt mình vào quyền sắp xếp của Thần Trí Chúa và của người được đồng hành, bằng cách cống hiến mọi phẩm chất và khả năng của mình, và có can đảm đặt mình sang một bên một cách khiêm nhường.
Khuôn dạng người đồng hành
102. Người đồng hành tốt là một người quân bình, có khả năng lắng nghe, có xu hướng đức tin và cầu nguyện, và là người từng đối đầu với các yếu đuối và mỏng dòn của chính mình. Đây là lý do tại sao họ biết chào đón các người trẻ được họ đồng hành, mà không duy luân lý hay nuông chiều sai lầm. Khi cần thiết, họ cũng có thể đưa ra lời sửa lỗi huynh đệ.
Việc ý thức được rằng đồng hành là một sứ mệnh đòi hỏi sự bén rễ sâu sắc vào đời sống thiêng liêng sẽ giúp họ được tự do đối với những người trẻ được họ đồng hành: họ sẽ tôn trọng vấn đề hành trình của họ, bằng cách hỗ trợ họ bằng lời cầu nguyện và bằng cách vui hưởng các thành quả mà Chúa Thánh Thần tạo ra nơi những người biết mở lòng mình ra, mà không tìm cách áp đặt ý muốn hay sở thích của mình. Họ cũng sẽ có khả năng phục vụ người khác, thay vì chiếm lĩnh trung tâm sân khấu và tiếp nhận các thái độ chiếm hữu và thao túng vốn tạo ra sự phụ thuộc và gây trở ngại cho tự do của người ta. Sự tôn trọng sâu sắc này cũng sẽ là một bảo đảm tốt hơn chống lại các nguy cơ thống trị (tiếng Ý plagio) (*) và lạm dụng dưới bất kỳ hình thức nào.
Sự quan trọng của việc đào tạo
103. Để có thể hoàn thành việc phục vụ của mình, người đồng hành cần phải vun xới đời sống thiêng liêng của mình, bằng cách nuôi dưỡng mối liên hệ của mình với Đấng đã giao cho mình sứ mệnh này. Đồng thời, họ cần phải cảm nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng giáo hội mà họ là thành phần. Điều quan trọng là họ nhận được một sự đào tạo chuyên biệt về thừa tác vụ đặc thù này và đến lượt mình, có thể hưởng được một cuộc đồng hành giám sát.
Cuối cùng, phải nhớ rằng các đặc điểm đặc trưng của sự kiện làm Giáo hội, và là điều các người trẻ nhấn mạnh một cách tích cực, là sự sẵn có đó và khả năng làm việc theo nhóm: nhờ cách này, chúng ta sẽ có ý nghĩa hơn, hiệu quả và sắc bén hơn trong việc đào tạo người trẻ. Khả năng này trong công việc cộng đồng đòi hỏi một số nhân đức có tính tương quan chuyên biệt phải chín mùi: kỷ luật lắng nghe và khả năng nhường chỗ cho người khác, mau mắn tha thứ và sẵn sàng có đó để tham gia hành động theo linh đạo hiệp thông chân chính.
Kỳ sau: Chương 4: Nghệ thuật Biện phân
___________________________________________________________________________________________________________
(*) Có bản tiếng Việt dịch là "đạo văn". Thực ra, nguyên bản tiếng Ý, như đã ghi chú trong bài, sử dụng hạn từ "plagio", có ý nói đến hình luật Ý phạt những người ỷ quyền bắt người khác phục tùng mình. Luật này tuy đã thôi áp dụng vào năm 1981, nhưng vẫn được sử dụng ở đây, chúng tôi tạm dịch là "thống trị" như bản Tiếng Anh vừa được phổ biến.
Sứ điệp tiệc cưới Cana
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
11:06 18/01/2019
Sứ điệp tiệc cưới Cana
Kinh thánh thuật lại Chúa Giêsu, mẹ người và các Môn đệ đi dự tiệc cưới Cana. Trong tiệc mừng ngày cưới Chúa Giêsu theo lời yêu cầu của mẹ Maria đã làm phép lạ cho nước lã biến thành rượu , và các Môn đệ tin vào Người( Ga 2,1-12).
Tại sao Chúa Giêsu làm phép lạ ở tiệc cưới Cana, và chất chứa sứ điệp tin mừng gì ?
Mở đầu bài tường thuật, Thánh Gioan viết: „ Ngày thứ ba có tiệc cưới tại Cana“ ( Ga 2,1). Tuy ngắn gọn, nhưng mốc điểm thời gian này lại diễn tả những hình ảnh căn bản trong đức tin Kitô giáo.
Ngày thứ ba sau bốn ngày như Thánh Gioan tường thuật, cũng là ngày Sabbat, ngày lễ nghỉ theo luật đạo Do Thái. Ngày Sabbat là ngày công trình sáng tạo thiên nhiên củaThiên Chúa hoàn thành, nên là ngày lễ nghỉ.
Tiệc cưới Cana nói về mầu nhiệm nhập thể làm người của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu. Nơi Chúa Giêsu con người được khôi phục tạo dựng trở lại, như thuở khai sinh công trình sáng tạo lúc ban đầu. Đồng thời ngày thứ ba nhắc nhớ đến ngày Chúa Giêsu chỗi dậy sống lại từ kẻ chết. Qua sự sống lại của Chúa Giêsu đời sống con người được biến đổi và được hoàn thành với rượu thần linh Thiên Chúa. Trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa mừng tiệc cưới giữa Ngài với con người. Như người đàn ông và người phụ nữ nối kết với nhau, cũng vậy Thiên Chúa và con người trở nên một trong sự nhập thể làm người và sống lại của Chúa Giêsu.
Và giữa tiệc mừng hết rượu., làm sao có thể mừng tiếp được. Hình ảnh này nói đến điều gì sâu xa hơn nữa: họ không còn tình yêu nữa. Họ không còn khả năng quy hướng về tình yêu. Và như thế con người lâm vào bước đường bối rối khủng hoảng.
Và như thế sự giải thoát cho họ ra khỏi hoàn cảnh khó khăn vì không có khả năng hướng về tình yêu, là quan trọng cần thiết hơn. Sáu chum đá đựng nước có sẵn nơi đó. Con số sáu là con số không toàn vẹn. Cũng vậy đời sống con người đâu có toàn vẹn. Đời sống con người là một chuỗi những làm việc cố gắng vất vả cùng than khóc. Vì thế đời sống trở nên khô cứng mà những chum đá kia là hình ảnh biểu tượng cho.
Nước đựng trong chum đá theo luật lệ dùng cho việc thanh tẩy rửa chân tay. Sự tẩy rửa chính thực không xảy diễn ra theo luật lệ cũ thời xa xưa, nhưng qua sự nhập thể làm người của Chúa Giêsu. Trong đó Thiên Chúa mang đến sự thanh tẩy cho con người. Và sự đẹp thuở ban đầu của con người được khôi phục trở lại.
Mẹ Chúa Giêsu cũng cùng đến tham dự tiệc cưới. Thánh sử Gioan viết thuật lại lúc bắt đầu sứ mạng của Chúa Giêsu ở Cana có mặt mẹ người. Và lúc kết thúc cuộc đời sứ mạng của Chúa Giêsu , mẹ người cũng có mặt đứng dưới chân thập gía. Như thế Đức Mẹ Maria đóng một vai trò quan trọng trong sứ mạng, một biểu tượng thâm sâu trong cuộc đời Chúa Giesu.
Mẹ Chúa Giêsu đã như người khởi động cho phép lạ được hiện thực. Mẹ Maria đã thực hiện cho phép lạ xuống thế làm người của Chúa Giêsu con mình được sinh ra trên trần gian. Mẹ Maria trở nên cổng để cho Chúa Giêsu bước qua đi đến với con người. Mẹ Maria đã dẫn đưa chúa Giêsu đi đến với con người. Là người phụ nữ, mẹ Maria đã có trực giác nhậy bén cảm nhận ra sự thiếu thốn đầu tiên: thiếu rượu mừng.
Dù câu trả lời của Chúa Giesu: „Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và con? Giờ con chưa tới“, nhưng mẹ maria không hiểu câu nói theo kiểu lạnh lùng từ chối, mà tin rằng Chúa Giêsu con mình là rượu làm cho trái tim lòng con người được có niềm vui, và Chúa Giêsu sẽ làm phép lạ ban cho họ rượu. Vì thế mẹ Maria nói với những người giúp việc: Hễ người bảo gì, các anh cứ làm theo!
Các Thánh giáo phụ hiểu cắt nghĩa trình thuật lịch sử này theo hai hình ảnh trái ngược nhau giữa sáu chum đá đựng nước trở thành rượu. Những chum bằng đá là hình ảnh khô cứng sống theo luật lệ thói tục, còn rượu là hình ảnh biểu tượng cho sự vui mừng, sự linh hoạt sống động. Đời sống con người nhận được hương vị mới nhờ việc Chúa Giêsu nhập thề sinh xuống làm người trên trần gian. Với nước không thể ăn tiệc mừng lễ được. Lễ mừng cần có rượu tạo mang đến niềm vui, niềm hoan lạc cho lòng con người. Sáu chum này ở Cana hướng chỉ về chum thứ bảy của Người bị treo trên thập gía được mở ra, khi người lính lấy cây giáo đâm thủng qua cạnh sườn Người chết treo trên đó máu và nước chảy tuôn trào ra. Đây là hình ảnh tình yêu Thiên Chúa đã nhập thể trở thành người nơi trần gian.
Các Giáo phụ nhìn ra nơi tiệc cưới Cana mầu nhiệm của Đức Mẹ Maria là mẹ Giáo hội. Phép lạ nước biến hoá thành rượu là do Đức Mẹ Maria đã xin cùng Chúa Giêsu con mình thực hiện. Maria được nói bằng danh xưng „Bà“ ( Ga 2,4) như ngày xưa Evà cũng được Thiên Chúa gọi xưng là„Bà“ thời cựu ước trong vườn địa đàng ( St 3,15) và trong giờ phút sau cùng nơi thập gía, Chúa Giêsu cũng gọi mẹ mình đứng dưới chân với danh xưng „ Bà“ ( Ga 19,26) với ý nghĩa „ mẹ của mọi loài chúng sinh“.
Trình thuật tiệc cưới phép lạ Cana trong kinh thánh không là một truyện thần thoại cổ tích. Vì nó không thuộc vào những chuyện thần tiên có chi tiết hấp dẫn ngọan mục, nhưng ẩn chứa một mầu nhiệm sâu xa hơn nhiều.
Tiệc cưới Cana là hình ảnh chất chứa niềm hy vọng của một bức tranh mầu sắc ngày Chúa phục sinh mang lại một tạo dựng mới cho đời sống tinh thần con người với những thiếu thốn bất toàn, với những khát vọng cho đời sống được tràn đầy có ý nghĩa.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Kinh thánh thuật lại Chúa Giêsu, mẹ người và các Môn đệ đi dự tiệc cưới Cana. Trong tiệc mừng ngày cưới Chúa Giêsu theo lời yêu cầu của mẹ Maria đã làm phép lạ cho nước lã biến thành rượu , và các Môn đệ tin vào Người( Ga 2,1-12).
Tại sao Chúa Giêsu làm phép lạ ở tiệc cưới Cana, và chất chứa sứ điệp tin mừng gì ?
Mở đầu bài tường thuật, Thánh Gioan viết: „ Ngày thứ ba có tiệc cưới tại Cana“ ( Ga 2,1). Tuy ngắn gọn, nhưng mốc điểm thời gian này lại diễn tả những hình ảnh căn bản trong đức tin Kitô giáo.
Ngày thứ ba sau bốn ngày như Thánh Gioan tường thuật, cũng là ngày Sabbat, ngày lễ nghỉ theo luật đạo Do Thái. Ngày Sabbat là ngày công trình sáng tạo thiên nhiên củaThiên Chúa hoàn thành, nên là ngày lễ nghỉ.
Tiệc cưới Cana nói về mầu nhiệm nhập thể làm người của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu. Nơi Chúa Giêsu con người được khôi phục tạo dựng trở lại, như thuở khai sinh công trình sáng tạo lúc ban đầu. Đồng thời ngày thứ ba nhắc nhớ đến ngày Chúa Giêsu chỗi dậy sống lại từ kẻ chết. Qua sự sống lại của Chúa Giêsu đời sống con người được biến đổi và được hoàn thành với rượu thần linh Thiên Chúa. Trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa mừng tiệc cưới giữa Ngài với con người. Như người đàn ông và người phụ nữ nối kết với nhau, cũng vậy Thiên Chúa và con người trở nên một trong sự nhập thể làm người và sống lại của Chúa Giêsu.
Và giữa tiệc mừng hết rượu., làm sao có thể mừng tiếp được. Hình ảnh này nói đến điều gì sâu xa hơn nữa: họ không còn tình yêu nữa. Họ không còn khả năng quy hướng về tình yêu. Và như thế con người lâm vào bước đường bối rối khủng hoảng.
Và như thế sự giải thoát cho họ ra khỏi hoàn cảnh khó khăn vì không có khả năng hướng về tình yêu, là quan trọng cần thiết hơn. Sáu chum đá đựng nước có sẵn nơi đó. Con số sáu là con số không toàn vẹn. Cũng vậy đời sống con người đâu có toàn vẹn. Đời sống con người là một chuỗi những làm việc cố gắng vất vả cùng than khóc. Vì thế đời sống trở nên khô cứng mà những chum đá kia là hình ảnh biểu tượng cho.
Nước đựng trong chum đá theo luật lệ dùng cho việc thanh tẩy rửa chân tay. Sự tẩy rửa chính thực không xảy diễn ra theo luật lệ cũ thời xa xưa, nhưng qua sự nhập thể làm người của Chúa Giêsu. Trong đó Thiên Chúa mang đến sự thanh tẩy cho con người. Và sự đẹp thuở ban đầu của con người được khôi phục trở lại.
Mẹ Chúa Giêsu cũng cùng đến tham dự tiệc cưới. Thánh sử Gioan viết thuật lại lúc bắt đầu sứ mạng của Chúa Giêsu ở Cana có mặt mẹ người. Và lúc kết thúc cuộc đời sứ mạng của Chúa Giêsu , mẹ người cũng có mặt đứng dưới chân thập gía. Như thế Đức Mẹ Maria đóng một vai trò quan trọng trong sứ mạng, một biểu tượng thâm sâu trong cuộc đời Chúa Giesu.
Mẹ Chúa Giêsu đã như người khởi động cho phép lạ được hiện thực. Mẹ Maria đã thực hiện cho phép lạ xuống thế làm người của Chúa Giêsu con mình được sinh ra trên trần gian. Mẹ Maria trở nên cổng để cho Chúa Giêsu bước qua đi đến với con người. Mẹ Maria đã dẫn đưa chúa Giêsu đi đến với con người. Là người phụ nữ, mẹ Maria đã có trực giác nhậy bén cảm nhận ra sự thiếu thốn đầu tiên: thiếu rượu mừng.
Dù câu trả lời của Chúa Giesu: „Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và con? Giờ con chưa tới“, nhưng mẹ maria không hiểu câu nói theo kiểu lạnh lùng từ chối, mà tin rằng Chúa Giêsu con mình là rượu làm cho trái tim lòng con người được có niềm vui, và Chúa Giêsu sẽ làm phép lạ ban cho họ rượu. Vì thế mẹ Maria nói với những người giúp việc: Hễ người bảo gì, các anh cứ làm theo!
Các Thánh giáo phụ hiểu cắt nghĩa trình thuật lịch sử này theo hai hình ảnh trái ngược nhau giữa sáu chum đá đựng nước trở thành rượu. Những chum bằng đá là hình ảnh khô cứng sống theo luật lệ thói tục, còn rượu là hình ảnh biểu tượng cho sự vui mừng, sự linh hoạt sống động. Đời sống con người nhận được hương vị mới nhờ việc Chúa Giêsu nhập thề sinh xuống làm người trên trần gian. Với nước không thể ăn tiệc mừng lễ được. Lễ mừng cần có rượu tạo mang đến niềm vui, niềm hoan lạc cho lòng con người. Sáu chum này ở Cana hướng chỉ về chum thứ bảy của Người bị treo trên thập gía được mở ra, khi người lính lấy cây giáo đâm thủng qua cạnh sườn Người chết treo trên đó máu và nước chảy tuôn trào ra. Đây là hình ảnh tình yêu Thiên Chúa đã nhập thể trở thành người nơi trần gian.
Các Giáo phụ nhìn ra nơi tiệc cưới Cana mầu nhiệm của Đức Mẹ Maria là mẹ Giáo hội. Phép lạ nước biến hoá thành rượu là do Đức Mẹ Maria đã xin cùng Chúa Giêsu con mình thực hiện. Maria được nói bằng danh xưng „Bà“ ( Ga 2,4) như ngày xưa Evà cũng được Thiên Chúa gọi xưng là„Bà“ thời cựu ước trong vườn địa đàng ( St 3,15) và trong giờ phút sau cùng nơi thập gía, Chúa Giêsu cũng gọi mẹ mình đứng dưới chân với danh xưng „ Bà“ ( Ga 19,26) với ý nghĩa „ mẹ của mọi loài chúng sinh“.
Trình thuật tiệc cưới phép lạ Cana trong kinh thánh không là một truyện thần thoại cổ tích. Vì nó không thuộc vào những chuyện thần tiên có chi tiết hấp dẫn ngọan mục, nhưng ẩn chứa một mầu nhiệm sâu xa hơn nhiều.
Tiệc cưới Cana là hình ảnh chất chứa niềm hy vọng của một bức tranh mầu sắc ngày Chúa phục sinh mang lại một tạo dựng mới cho đời sống tinh thần con người với những thiếu thốn bất toàn, với những khát vọng cho đời sống được tràn đầy có ý nghĩa.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Tài Liệu Sau Cùng của Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 2018 về Giới Trẻ, Phần 2, Chương 4
Vũ Văn An
22:50 18/01/2019
Chương IV: Nghệ thuật biện phân
Giáo hội, môi trường biện phân
Rất nhiều ý nghĩa trong các truyền thống linh đạo
104. Đồng hành ơn gọi là một chiều kích căn bản của diễn trình biện phân về phía người được kêu gọi lựa chọn. Thuật ngữ "biện phân" được sử dụng theo nhiều nghĩa, mặc dù có liên quan với nhau. Trong một ý nghĩa tổng quát hơn, biện phân chỉ một diễn trình dẫn đến việc đưa ra các quyết định quan trọng; theo nghĩa thứ hai, chuyên biệt hơn với truyền thống Kitô giáo và trên đó chúng ta sẽ dừng lại một cách đặc biệt hơn, nó tương ứng với năng động tính thiêng liêng nhờ đó một người, một nhóm hoặc một cộng đồng tìm cách nhận ra và nghinh đón thánh ý Thiên Chúa trong tính cụ thể của hoàn cảnh họ: "Hãy kiểm tra mọi sự: điều gì tốt, hãy giữ lại" (1 Tx 5: 21). Như một sự sẵn có đó để nhận ra tiếng nói của Chúa Thánh Thần và nghinh đón lời kêu gọi của Người, biện phân là một chiều kích thiết yếu trong lối sống của Chúa Giêsu, một thái độ căn bản hơn là một hành vi đúng từng điểm.
Xuyên suốt lịch sử của Giáo hội, các nền linh đạo khác nhau đã đối diện với chủ đề biện phân, với những điểm nhấn khác nhau, nhất là theo sự đa dạng của nhạy cảm đặc sủng và các thời đại lịch sử. Trong thời gian Thượng hội đồng, chúng ta đã nhận ra một số yếu tố chung không loại bỏ sự đa dạng của các ngôn ngữ: sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc sống và lịch sử của mỗi người; khả thể nhận ra hành động của Người; vai trò của cầu nguyện, của đời sống bí tích và của khổ hạnh; sự đương đầu không ngừng với các đòi hỏi của Lời Chúa; tự do liên quan đến các điều chắc chắn đã nhận được; kiểm nghiệm liên tục với cuộc sống hàng ngày; tầm quan trọng của việc đồng hành thỏa đáng.
Tại tâm điểm Lời Chúa và Giáo Hội
105. Trong tư cách một "thái độ nội tâm bén rễ sâu trong một hành vi đức tin" (Đức Phanxicô, Bài diễn văn trước Phiên Họp Toàn Thể đầu tiên của Thượng Hội Đồng Giám Mục thường lệ lần thứ XV, ngày 3 tháng 10 năm 2018), việc biện phân tự thân phải tham chiếu Giáo hội, một cơ chế có sứ mệnh làm cho từng người đàn ông và đàn bà gặp gỡ Chúa, Đấng vốn làm việc trong đời sống và trong tâm hồn họ.
Bối cảnh của cộng đồng giáo hội tạo điều kiện cho bầu không khí tin cậy và tự do cho việc tìm kiếm ơn gọi của mình trong một môi trường tĩnh tâm và cầu nguyện; nó mang đến những cơ hội cụ thể để đọc lại câu chuyện của chính mình và khám phá những ơn phúc và những điểm dễ bị thương tổn của mình dưới ánh sáng Lời Chúa; nó cho phép ta đối đầu với các nhân chứng có các giải pháp khác cho đời sống. Cuộc gặp gỡ với người nghèo cũng kích thích việc thâm hậu hóa những gì là chủ yếu trong cuộc hiện sinh, trong khi các Bí tích - đặc biệt là Bí tích Thánh Thể và Hòa giải - nuôi dưỡng và duy trì những người khám phá ý muốn của Thiên Chúa.
Chân trời cộng đồng luôn được ngụ hàm trong bất cứ cuộc biện phân nào, một việc không bao giờ có thể bị giản lược vào chiều kích cá nhân. Đồng thời, bất cứ cuộc biện phân cá nhân nào cũng thách thức cộng đồng, bằng cách kích thích họ lắng nghe những gì Chúa Thánh Thần gợi ý cho họ thông qua kinh nghiệm thiêng liêng của các thành viên của họ: giống như mọi tín hữu, Giáo hội luôn biện phân.
Lương tâm trong biện phân
Chúa nói với trái tim
106. Biện phân thu hút sự chú ý đến những gì đang xảy ra trong trái tim của từng người đàn ông và đàn bà. Trong các bản văn Thánh Kinh, thuật ngữ "trái tim" được sử dụng để chỉ điểm trung tâm của nội tâm tính của con người, trong đó việc lắng nghe Lời mà Thiên Chúa liên tục ngỏ cùng họ trở thành tiêu chuẩn đánh giá đời sống và các lựa chọn của nó (xem Tv 139). Sách thánh xem xét chiều kích bản thân, nhưng đồng thời nhấn mạnh cả chiều kích cộng đồng. Ngay cả "trái tim mới" được các tiên tri hứa hẹn cũng không phải là một ơn phúc cá nhân, mà liên quan đến tất cả Israel, với truyền thống và lịch sử cứu độ của nó, nơi tín đồ được lồng vào (xem Edk 36: 26-27). Các Tin mừng tiếp tục đường hướng này: Chúa Giêsu nhấn mạnh tầm quan trọng của nội tâm tính và đặt trái tim vào tâm điểm của đời sống luân lý (xem Mt 15: 18-20).
Ý niệm Kitô giáo về lương tâm
107. Thánh Tông đồ Phaolô làm phong phú thêm những gì đã được truyền thống Thánh Kinh khai triển về trái tim, bằng cách liên hệ nó với thuật ngữ "lương tâm", mà ngài lấy từ nền văn hóa của thời ngài. Chính trong lương tâm, chúng ta thấu hiểu thành quả của cuộc gặp gỡ và hiệp thông với Chúa Kitô: một sự biến đổi cứu rỗi và chào đón tự do mới. Truyền thống Kitô giáo nhấn mạnh lương tâm như nơi ưu tuyển của sự thân mật đặc biệt với Thiên Chúa và của cuộc gặp gỡ với Người, nơi tiếng nói của Người tự làm cho mình hiện diện: "lương tâm là trung tâm bí nhiệm nhất của con người, nơi tôn nghiêm trong đó họ ở một mình với Thiên Chúa và tiếng nói của Người tự làm cho mình được nghe thấy"(Gaudium et spes, số 16). Lương tâm này không trùng hợp với cảm thức tức thời và hời hợt, cũng không phải là việc "nhận thức về chính mình": nó chứng thực một sự hiện diện siêu việt mà mỗi người tìm thấy trong nội tâm tính của mình, nhưng lại không phải là sở hữu của mình.
Việc đào tạo lương tâm
108. Đào tạo lương tâm là hành trình cả đời, trong đó, người ta học cách nuôi dưỡng cùng những cảm xúc như Chúa Giêsu Kitô, bằng cách chấp nhận các tiêu chuẩn chọn lựa và các ý hướng hành động của Người (xem Pl 2: 5). Để đạt đến chiều kích sâu xa nhất của lương tâm, theo viễn kiến Kitô giáo, điều quan trọng là phải dành một sự chú ý lớn lao cho nội tâm tính, bao hàm, trước nhất, các khoảng thời gian im lặng, chiêm niệm cầu nguyện và lắng nghe Lời Chúa, với sự hỗ trợ của việc thực hành bí tích và huấn giáo của Giáo hội. Ngoài ra, cần phải thực hành thói quen tốt, được kiểm chứng trong việc xét mình: một thao tác trong đó không chỉ là vấn đề nhận diện tội lỗi của mình, mà còn nhận ra việc làm của Thiên Chúa trong kinh nghiệm hàng ngày của riêng mình, trong các biến cố của lịch sử và các nền văn hóa nơi chúng ta đang sống, trong chứng từ của rất nhiều người đàn ông và đàn bà đi trước chúng ta hoặc những người đang đồng hành với chúng ta bằng sự khôn ngoan của họ. Tất cả các điều này giúp ta lớn lên trong nhân đức khôn ngoan (prudence), bằng cách nói rõ định hướng toàn bộ cho cuộc sống với những lựa chọn cụ thể, với một sự thanh thản hiểu rõ các ơn phúc và giới hạn của mình. Chàng trai trẻ Solomon yêu cầu ơn phúc này hơn bất cứ mọi ơn phúc khác (xem 1 V 3: 9).
Lương tâm giáo hội
109. Lương tâm của mọi tín hữu trong chiều kích bản thân nhất của họ luôn gắn liền với lương tâm giáo hội. Chỉ qua sự trung gian của Giáo hội và truyền thống đức tin của Giáo Hội, chúng ta mới có thể tiếp cận khuôn mặt đích thực của Thiên Chúa được mặc khải trong Chúa Giêsu Kitô. Do đó, sự biện phân thiêng liêng tự trình bầy như một việc làm thành thực của lương tâm, trong ý chí của nó muốn biết điều tốt có thể thực hiện được, mà nhờ đó, người ta có thể đưa ra các quyết định có trách nhiệm, bằng cách áp dụng lý trí thực tiễn một cách thỏa đáng và tự để được soi sáng bởi mối liên hệ bản thân với Chúa Giêsu.
Việc thực hành biện phân
Quen thuộc với Chúa
110. Như một cuộc gặp gỡ với Chúa, Đấng tự làm cho Người hiện diện trong sự thân mật của trái tim, biện phân có thể được hiểu như một hình thức cầu nguyện đích thực. Đây là lý do tại sao nó đòi phải có những khoảng thời gian thích hợp cho việc tĩnh tâm, cả trong sự thường xuyên của cuộc sống hàng ngày lẫn trong những thời điểm đặc biệt, chẳng hạn như buổi tĩnh tâm, các buổi linh thao, các cuộc hành hương, v.v. Một cuộc biện phân nghiêm túc tự nuôi dưỡng bằng mọi dịp gặp gỡ Chúa và thâm hậu hóa việc làm quen với Người, trong các thực tại khác nhau trong đó, Người tự làm cho Người hiện diện: các bí tích, đặc biệt Bí tích Thánh Thể và Hòa giải, lắng nghe và sự suy niệm Lời Chúa, đọc Sách Thánh theo lối cầu nguyện (lectio divina) trong cộng đồng, cảm nghiệm huynh đệ về đời sống cộng đồng, gặp gỡ người nghèo mà Chúa Giêsu vốn đồng hóa với.
Các thiên hướng của trái tim
111. Tự mở lòng ra để lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần đòi hỏi các thiên hướng nội tâm chính xác: thiên hướng (disposition) đầu tiên là chú ý của trái tim, được tăng giá trị bởi sự im lặng và khả năng làm trống rỗng, những việc đòi phải khổ hạnh (ascèse). Các thiên hướng không kém căn bản là sự sáng suốt, chấp nhận bản thân và ăn năn, kết hợp với ý muốn đặt trật tự cho cuộc sống mình, bằng cách từ bỏ những gì có thể trở thành một trở ngại, để lấy lại được sự tự do nội tâm cần thiết để thực hiện lựa chọn hoàn toàn được Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Biện phân tốt cũng đòi hỏi phải chú ý đến các chuyển động của trái tim, bằng cách trở nên luôn có khả năng nhận ra chúng nhiều hơn và đặt tên cho chúng. Cuối cùng, biện phân đòi có sự can đảm để dấn thân vào cuộc đấu tranh thiêng liêng, vì các cơn cám dỗ và chướng ngại vật do Tên Ma Lanh đặt trên đường đi của chúng ta sẽ không thể không xuất hiện.
Đối thoại đồng hành
112. Các truyền thống linh đạo khác nhau đồng ý với nhau về sự kiện này: việc biện phân tốt cần phải thường xuyên đối đầu với một hướng dẫn thiêng liêng. Nói lên điều đã sống một cách chân thực và có tính bản thân sẽ giúp minh xác nó. Đồng thời, người đồng hành đảm nhận một chức năng thiết yếu như người đối đầu từ bên ngoài, bằng cách trở thành người trung gian cho sự hiện diện mẫu thân của Giáo hội. Đây là một chức năng tế nhị, đã được thảo luận ở chương trước.
Quyết định và xác nhận
113. Biện phân như một chiều kích trong lối sống của Chúa Giêsu và của các môn đệ Người cho phép các diễn trình cụ thể nhằm thoát khỏi tình trạng do dự, để đảm nhiệm trách nhiệm đối với các quyết định. Do đó, các diễn trình biện phân không thể kéo dài vô tận, cả trong hành trình bản thân lẫn trong hành trình cộng đồng và định chế. Quyết định được theo sau bởi một giai đoạn cũng có tính căn bản không kém phải đem ra thực hiện và chứng nghiệm trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, điều sẽ không thể thiếu là tiếp tục theo đuổi bằng một giai đoạn chăm chú lắng nghe những cảm xúc bên trong, để hiểu thấu tiếng nói Chúa Thánh Thần. Sự đối đầu với các thực tại cụ thể mang một tầm quan trọng đặc biệt trong viễn tượng này. Đặc biệt, các truyền thống linh đạo khác nhau cho thấy giá trị cuộc sống huynh đệ và việc phục vụ người nghèo như các thời điểm đem các quyết định đã làm ra thử nghiệm và như nơi con người được biểu lộ trọn vẹn.
Kỳ sau: Phần III: "Ngay giờ ấy, họ lên đường"
Giáo hội, môi trường biện phân
Rất nhiều ý nghĩa trong các truyền thống linh đạo
104. Đồng hành ơn gọi là một chiều kích căn bản của diễn trình biện phân về phía người được kêu gọi lựa chọn. Thuật ngữ "biện phân" được sử dụng theo nhiều nghĩa, mặc dù có liên quan với nhau. Trong một ý nghĩa tổng quát hơn, biện phân chỉ một diễn trình dẫn đến việc đưa ra các quyết định quan trọng; theo nghĩa thứ hai, chuyên biệt hơn với truyền thống Kitô giáo và trên đó chúng ta sẽ dừng lại một cách đặc biệt hơn, nó tương ứng với năng động tính thiêng liêng nhờ đó một người, một nhóm hoặc một cộng đồng tìm cách nhận ra và nghinh đón thánh ý Thiên Chúa trong tính cụ thể của hoàn cảnh họ: "Hãy kiểm tra mọi sự: điều gì tốt, hãy giữ lại" (1 Tx 5: 21). Như một sự sẵn có đó để nhận ra tiếng nói của Chúa Thánh Thần và nghinh đón lời kêu gọi của Người, biện phân là một chiều kích thiết yếu trong lối sống của Chúa Giêsu, một thái độ căn bản hơn là một hành vi đúng từng điểm.
Xuyên suốt lịch sử của Giáo hội, các nền linh đạo khác nhau đã đối diện với chủ đề biện phân, với những điểm nhấn khác nhau, nhất là theo sự đa dạng của nhạy cảm đặc sủng và các thời đại lịch sử. Trong thời gian Thượng hội đồng, chúng ta đã nhận ra một số yếu tố chung không loại bỏ sự đa dạng của các ngôn ngữ: sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc sống và lịch sử của mỗi người; khả thể nhận ra hành động của Người; vai trò của cầu nguyện, của đời sống bí tích và của khổ hạnh; sự đương đầu không ngừng với các đòi hỏi của Lời Chúa; tự do liên quan đến các điều chắc chắn đã nhận được; kiểm nghiệm liên tục với cuộc sống hàng ngày; tầm quan trọng của việc đồng hành thỏa đáng.
Tại tâm điểm Lời Chúa và Giáo Hội
105. Trong tư cách một "thái độ nội tâm bén rễ sâu trong một hành vi đức tin" (Đức Phanxicô, Bài diễn văn trước Phiên Họp Toàn Thể đầu tiên của Thượng Hội Đồng Giám Mục thường lệ lần thứ XV, ngày 3 tháng 10 năm 2018), việc biện phân tự thân phải tham chiếu Giáo hội, một cơ chế có sứ mệnh làm cho từng người đàn ông và đàn bà gặp gỡ Chúa, Đấng vốn làm việc trong đời sống và trong tâm hồn họ.
Bối cảnh của cộng đồng giáo hội tạo điều kiện cho bầu không khí tin cậy và tự do cho việc tìm kiếm ơn gọi của mình trong một môi trường tĩnh tâm và cầu nguyện; nó mang đến những cơ hội cụ thể để đọc lại câu chuyện của chính mình và khám phá những ơn phúc và những điểm dễ bị thương tổn của mình dưới ánh sáng Lời Chúa; nó cho phép ta đối đầu với các nhân chứng có các giải pháp khác cho đời sống. Cuộc gặp gỡ với người nghèo cũng kích thích việc thâm hậu hóa những gì là chủ yếu trong cuộc hiện sinh, trong khi các Bí tích - đặc biệt là Bí tích Thánh Thể và Hòa giải - nuôi dưỡng và duy trì những người khám phá ý muốn của Thiên Chúa.
Chân trời cộng đồng luôn được ngụ hàm trong bất cứ cuộc biện phân nào, một việc không bao giờ có thể bị giản lược vào chiều kích cá nhân. Đồng thời, bất cứ cuộc biện phân cá nhân nào cũng thách thức cộng đồng, bằng cách kích thích họ lắng nghe những gì Chúa Thánh Thần gợi ý cho họ thông qua kinh nghiệm thiêng liêng của các thành viên của họ: giống như mọi tín hữu, Giáo hội luôn biện phân.
Lương tâm trong biện phân
Chúa nói với trái tim
106. Biện phân thu hút sự chú ý đến những gì đang xảy ra trong trái tim của từng người đàn ông và đàn bà. Trong các bản văn Thánh Kinh, thuật ngữ "trái tim" được sử dụng để chỉ điểm trung tâm của nội tâm tính của con người, trong đó việc lắng nghe Lời mà Thiên Chúa liên tục ngỏ cùng họ trở thành tiêu chuẩn đánh giá đời sống và các lựa chọn của nó (xem Tv 139). Sách thánh xem xét chiều kích bản thân, nhưng đồng thời nhấn mạnh cả chiều kích cộng đồng. Ngay cả "trái tim mới" được các tiên tri hứa hẹn cũng không phải là một ơn phúc cá nhân, mà liên quan đến tất cả Israel, với truyền thống và lịch sử cứu độ của nó, nơi tín đồ được lồng vào (xem Edk 36: 26-27). Các Tin mừng tiếp tục đường hướng này: Chúa Giêsu nhấn mạnh tầm quan trọng của nội tâm tính và đặt trái tim vào tâm điểm của đời sống luân lý (xem Mt 15: 18-20).
Ý niệm Kitô giáo về lương tâm
107. Thánh Tông đồ Phaolô làm phong phú thêm những gì đã được truyền thống Thánh Kinh khai triển về trái tim, bằng cách liên hệ nó với thuật ngữ "lương tâm", mà ngài lấy từ nền văn hóa của thời ngài. Chính trong lương tâm, chúng ta thấu hiểu thành quả của cuộc gặp gỡ và hiệp thông với Chúa Kitô: một sự biến đổi cứu rỗi và chào đón tự do mới. Truyền thống Kitô giáo nhấn mạnh lương tâm như nơi ưu tuyển của sự thân mật đặc biệt với Thiên Chúa và của cuộc gặp gỡ với Người, nơi tiếng nói của Người tự làm cho mình hiện diện: "lương tâm là trung tâm bí nhiệm nhất của con người, nơi tôn nghiêm trong đó họ ở một mình với Thiên Chúa và tiếng nói của Người tự làm cho mình được nghe thấy"(Gaudium et spes, số 16). Lương tâm này không trùng hợp với cảm thức tức thời và hời hợt, cũng không phải là việc "nhận thức về chính mình": nó chứng thực một sự hiện diện siêu việt mà mỗi người tìm thấy trong nội tâm tính của mình, nhưng lại không phải là sở hữu của mình.
Việc đào tạo lương tâm
108. Đào tạo lương tâm là hành trình cả đời, trong đó, người ta học cách nuôi dưỡng cùng những cảm xúc như Chúa Giêsu Kitô, bằng cách chấp nhận các tiêu chuẩn chọn lựa và các ý hướng hành động của Người (xem Pl 2: 5). Để đạt đến chiều kích sâu xa nhất của lương tâm, theo viễn kiến Kitô giáo, điều quan trọng là phải dành một sự chú ý lớn lao cho nội tâm tính, bao hàm, trước nhất, các khoảng thời gian im lặng, chiêm niệm cầu nguyện và lắng nghe Lời Chúa, với sự hỗ trợ của việc thực hành bí tích và huấn giáo của Giáo hội. Ngoài ra, cần phải thực hành thói quen tốt, được kiểm chứng trong việc xét mình: một thao tác trong đó không chỉ là vấn đề nhận diện tội lỗi của mình, mà còn nhận ra việc làm của Thiên Chúa trong kinh nghiệm hàng ngày của riêng mình, trong các biến cố của lịch sử và các nền văn hóa nơi chúng ta đang sống, trong chứng từ của rất nhiều người đàn ông và đàn bà đi trước chúng ta hoặc những người đang đồng hành với chúng ta bằng sự khôn ngoan của họ. Tất cả các điều này giúp ta lớn lên trong nhân đức khôn ngoan (prudence), bằng cách nói rõ định hướng toàn bộ cho cuộc sống với những lựa chọn cụ thể, với một sự thanh thản hiểu rõ các ơn phúc và giới hạn của mình. Chàng trai trẻ Solomon yêu cầu ơn phúc này hơn bất cứ mọi ơn phúc khác (xem 1 V 3: 9).
Lương tâm giáo hội
109. Lương tâm của mọi tín hữu trong chiều kích bản thân nhất của họ luôn gắn liền với lương tâm giáo hội. Chỉ qua sự trung gian của Giáo hội và truyền thống đức tin của Giáo Hội, chúng ta mới có thể tiếp cận khuôn mặt đích thực của Thiên Chúa được mặc khải trong Chúa Giêsu Kitô. Do đó, sự biện phân thiêng liêng tự trình bầy như một việc làm thành thực của lương tâm, trong ý chí của nó muốn biết điều tốt có thể thực hiện được, mà nhờ đó, người ta có thể đưa ra các quyết định có trách nhiệm, bằng cách áp dụng lý trí thực tiễn một cách thỏa đáng và tự để được soi sáng bởi mối liên hệ bản thân với Chúa Giêsu.
Việc thực hành biện phân
Quen thuộc với Chúa
110. Như một cuộc gặp gỡ với Chúa, Đấng tự làm cho Người hiện diện trong sự thân mật của trái tim, biện phân có thể được hiểu như một hình thức cầu nguyện đích thực. Đây là lý do tại sao nó đòi phải có những khoảng thời gian thích hợp cho việc tĩnh tâm, cả trong sự thường xuyên của cuộc sống hàng ngày lẫn trong những thời điểm đặc biệt, chẳng hạn như buổi tĩnh tâm, các buổi linh thao, các cuộc hành hương, v.v. Một cuộc biện phân nghiêm túc tự nuôi dưỡng bằng mọi dịp gặp gỡ Chúa và thâm hậu hóa việc làm quen với Người, trong các thực tại khác nhau trong đó, Người tự làm cho Người hiện diện: các bí tích, đặc biệt Bí tích Thánh Thể và Hòa giải, lắng nghe và sự suy niệm Lời Chúa, đọc Sách Thánh theo lối cầu nguyện (lectio divina) trong cộng đồng, cảm nghiệm huynh đệ về đời sống cộng đồng, gặp gỡ người nghèo mà Chúa Giêsu vốn đồng hóa với.
Các thiên hướng của trái tim
111. Tự mở lòng ra để lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần đòi hỏi các thiên hướng nội tâm chính xác: thiên hướng (disposition) đầu tiên là chú ý của trái tim, được tăng giá trị bởi sự im lặng và khả năng làm trống rỗng, những việc đòi phải khổ hạnh (ascèse). Các thiên hướng không kém căn bản là sự sáng suốt, chấp nhận bản thân và ăn năn, kết hợp với ý muốn đặt trật tự cho cuộc sống mình, bằng cách từ bỏ những gì có thể trở thành một trở ngại, để lấy lại được sự tự do nội tâm cần thiết để thực hiện lựa chọn hoàn toàn được Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Biện phân tốt cũng đòi hỏi phải chú ý đến các chuyển động của trái tim, bằng cách trở nên luôn có khả năng nhận ra chúng nhiều hơn và đặt tên cho chúng. Cuối cùng, biện phân đòi có sự can đảm để dấn thân vào cuộc đấu tranh thiêng liêng, vì các cơn cám dỗ và chướng ngại vật do Tên Ma Lanh đặt trên đường đi của chúng ta sẽ không thể không xuất hiện.
Đối thoại đồng hành
112. Các truyền thống linh đạo khác nhau đồng ý với nhau về sự kiện này: việc biện phân tốt cần phải thường xuyên đối đầu với một hướng dẫn thiêng liêng. Nói lên điều đã sống một cách chân thực và có tính bản thân sẽ giúp minh xác nó. Đồng thời, người đồng hành đảm nhận một chức năng thiết yếu như người đối đầu từ bên ngoài, bằng cách trở thành người trung gian cho sự hiện diện mẫu thân của Giáo hội. Đây là một chức năng tế nhị, đã được thảo luận ở chương trước.
Quyết định và xác nhận
113. Biện phân như một chiều kích trong lối sống của Chúa Giêsu và của các môn đệ Người cho phép các diễn trình cụ thể nhằm thoát khỏi tình trạng do dự, để đảm nhiệm trách nhiệm đối với các quyết định. Do đó, các diễn trình biện phân không thể kéo dài vô tận, cả trong hành trình bản thân lẫn trong hành trình cộng đồng và định chế. Quyết định được theo sau bởi một giai đoạn cũng có tính căn bản không kém phải đem ra thực hiện và chứng nghiệm trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, điều sẽ không thể thiếu là tiếp tục theo đuổi bằng một giai đoạn chăm chú lắng nghe những cảm xúc bên trong, để hiểu thấu tiếng nói Chúa Thánh Thần. Sự đối đầu với các thực tại cụ thể mang một tầm quan trọng đặc biệt trong viễn tượng này. Đặc biệt, các truyền thống linh đạo khác nhau cho thấy giá trị cuộc sống huynh đệ và việc phục vụ người nghèo như các thời điểm đem các quyết định đã làm ra thử nghiệm và như nơi con người được biểu lộ trọn vẹn.
Kỳ sau: Phần III: "Ngay giờ ấy, họ lên đường"
Văn Hóa
Không Mấy Thuở, Mời Ngài !
Sơn Ca Linh
11:08 18/01/2019
Không mấy thuở, làng bên mời tiệc cưới,
Chỗ thân quen ai lại nở chối từ.
Cả Mẹ lẫn Con, môn đệ đầy dư,
Ai chẳng biết “một mặt hơn mười gói” !
Mà cũng hay, Sách Trời xưa đã nói :
“Hôn nhân đại sự, chuyện của Chúa Trời”.
Nên đã mang “phận Thiên Chúa vào đời”,
Biết đâu được, hôm nay “Giờ” đã điểm !
Đôi bạn trẻ, tình yêu, ôi mầu nhiệm !
Nhưng đời mà ! Có ai thuộc chữ “Ngờ” !
Giữa tiệc đời đang hạnh phúc như mơ,
Bỗng dang dở, éo le... “nhà hết rượu” !
Hôn nhân, gia đình chuyện dài lưu cữu,
Mới mặn nồng giờ nhạt nhẽo phôi phai.
Đầu : sáng xuân tươi, cuối : lạnh đông dài,
Thì ra vẫn… “Tiệc Cana hết rượu” !
Không mấy thuở Mẹ ra tay cầu cứu,
Mà Con đành : mang mặt lạnh làm ngơ !
Mẹ vững tin : Nước Trời đã tới “Giờ”,
Con ở đây sẽ tuôn tràn “Rượu Mới” !
“Chuyện Cana” trên vạn đường thế giới,
Hết rượu, nhạt tình, oan ức, chông gai…
Mượn lời Mẹ, không mấy thuở, mời Ngài,
Mau đến dự và ban cho “Rượu mới” !
Sơn Ca Linh
Chúa Nhật 19/01/2019
Tiễn biệt Bs Tạ Thanh Minh, một người dấn thân phục vụ cho Xã hội và Giáo hội
Gs Trần Văn Cảnh
17:04 18/01/2019
Là một giáo dân đạo đức, đầy tình bác ái với mọi người và vững mạnh niềm Tin, Cậy, Mến với Chúa, hôm nay Bs Tạ Thanh Minh đã an bình ra đi về nước Chúa. Nhưng gia đình Bs cũng như các bạn bè thân tình không khỏi thương tiếc. May thay, thực tế, những người bạn của Bs Tạ Thanh Minh đã cùng nhau cầu nguyện cho linh hồn An Tôn của Bác Sĩ. Họ xin rằng : « Chúa đã chúc lành cho cuộc sống trần gian của Bác sĩ ; Thì nay, trên Nước Trời và bên cạnh Chúa, Xin Chúa ân thưởng cho Bác sĩ như Chúa muốn ».
Bây giờ, thực tế, họ đã đang cùng nhau khởi đầu tham dự Thánh Lễ tiễn biệt. Rồi sau đó, dăm ba vị đại diện sẽ nói Lời Tiễn Biệt Bác Sĩ Tạ Thanh Minh.
1- THÁNH LỄ TIỄN BIỆT
Trong Nhà Vòm nghĩa trang Père Lachaise Paris, những giáo dân bạn của bác sĩ Tạ Thanh Minh và gia đình đã hiện diện đông đủ, đầy ắp người, ngồi kín tất cả các ghế. Các giáo sĩ cũng đã sẵn sàng, đứng dưới chân bàn thờ, gồm 6 giáo sĩ linh mục là Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh, Cha Sở Gilbert Nguyễn Kim Sang, cha phó Giuse Trần Anh Dũng, cha phó Gioan Vũ Minh Sinh, cha Giuse Đinh Đồng Thượng Sách, cha Giuse Nguyễn Văn Nên, và 2 thầy sáu vĩnh viễn là thầy Phêrô Phạm Bá Nha, và thầy Giuse Giang Minh Đức.
Đúng 15g30, người dẫn chương trình là Gs Trần Văn Cảnh mời các linh mục và các thầy sáu cùng chuẩn bị đồng tế. Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh ra cửa Nhà Vòm đón linh cữu Bs Tạ Thanh Minh vào đặt giữa nhà thờ, ngay dưới chân bàn thờ. Ngài thắp nến, rảy nước phép, xông hương và thắp nhang trước linh cữu. Rồi ra đứng trước linh cữu, bên cạnh và cùng các giáo sĩ, Đức Ông Giuse khởi đầu thánh lễ tiễn biệt bằng cách chia sẻ đôi lời tiễn biệt và nhắc đến đôi điều về cuộc đời của Bác Sĩ Tạ Thanh Minh : « Bác sĩ Tạ Thanh Minh có hai đức tính tự nhiên rất nổi : Thứ nhất là ít nói. Mà khi nói, thì lời nói đắn đo, cân nhắc chắc chắn, vừa đủ, không dư thừa. Thứ hai là tinh thần trách nhiệm : trách nhiệm trong gia đình, trong cộng đoàn, trong nghề nghiệp và trong xã hội, làm công việc bác ái, liên đới xã hội. Có lời nói chín chắn và có tinh thần trách nhiệm như vậy, là có đời sống chân thực của người Công Giáo, làm chứng cho đức tin và gương mẫu, như một gia tài thiêng liêng để lại cho con cháu trong gia đình, không cần khoa trương, quảng bá, nhưng sống đời sống của Đức Kitô, mang ánh sáng của Ngài đến khắp nơi ». Và như để biểu lộ niềm Tin của mình, Đức Ông mời Chị Minh Khánh và bốn người con đến gần linh cữu, thắp 5 ngọn nến để trên quan tài. Rồi Đức Ông mời tất cả 5 linh muc và 2 phó tế cùng ngài khởi đầu đồng tế thánh lễ.
Sau Thánh thư và Phúc Âm, cha Trần Anh Dũng đã tiến ra trước kệ sách và chia sẻ Lời Chúa về « Niềm Hy Vọng » qua 2 bài Thánh Kinh đã được chọn lựa cho thánh lễ . Bài Đọc 1 : Tx4, 13-18 « Nhờ Đức Giêsu, Thiên Chúa sẽ đem những người đã chết đến làm một với Người ». Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Thêxalônica. « Anh em thân mến, chúng tôi chẳng muốn để anh em không biết gì về số phận những người đã an nghỉ, để anh em khỏi buồn phiền như những người khác, là những kẻ không có niềm hy vọng. Vì nếu chúng ta tin Đức Giêsu đã chết và đã sống lại, thì cũng vậy, những người đã chết nhờ Đức Giêsu, Thiên Chúa sẽ đem họ đến làm một với Người. Bởi vậy, chúng tôi dựa vào lời Chúa để nói cùng anh em điều này: chúng ta, những kẻ đang sống, những kẻ còn sót lại khi Chúa đến, thì chúng ta không đi trước những người đã an nghỉ. Vì khi nghe lệnh và tiếng Tổng lãnh Thiên thần, và tiếng loa Thiên Chúa, thì chính Chúa từ trời ngự xuống, và những người đã chết trong Đức Kitô sẽ sống lại trước hết, rồi đến chúng ta, những kẻ đang sống, những kẻ còn sống sót, chúng ta sẽ được nhắc lên cùng với họ trên các tầng mây, đi đón Đức Kitô trên không trung, và như vậy, chúng ta sẽ được ở cùng Chúa luôn mãi. Vì thế, anh em hãy dùng những lời đó mà an ủi nhau."
Bài Tin Mừng Chúa Giêsu theo thánh Gioan, Ga 6, 37-40 « Ai tin vào Người Con thì được sống muôn đời ». Khi ấy, Chúa Giêsu nói với đám đông rằng : Tất cả những người Chúa Cha ban cho tôi đều sẽ đến với tôi, và ai đến với tôi, tôi sẽ không loại ra ngoài, vì tôi tự trời mà xuống, không phải để làm theo ý tôi, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai tôi. Mà ý của Đấng đã sai tôi là tất cả những kẻ Người đã ban cho tôi, tôi sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết. Thật vậy, ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết."
Sau bài chia sẻ của cha Trần Anh Dũng, người dẫn chương trình mời hai bác sĩ Deloye Joseph và Nguyễn Văn Mùi lên đọc « Lời nguyện giáo dân ». Hai vị đã lần lượt đọc 4 lời nguyện 1- Cầu cho linh hồn Antôn được an táng hôm nay, 2- Cầu cho gia đình và thân nhân, 3- Cầu cho những người gặp sầu khổ, 4- Cầu cho Giáo Hội, cho mỗi người chúng ta và cho thế giới. Rồi Thánh Lễ Tiễn Biệt đã tiếp tục được cử hành một cách trang nghiêm, sốt sắng với những bài « Ca dâng lễ », « Sự sống thay đổi », « Hãy tiếp nhận con », « Từ chốn luyện hình », « Hỡi người hãy nhớ mình là bụi tro ». Và sau cùng, thánh lễ tiễn biệt đã được kết thúc bằng nghi thức hỏa táng.
2- NHỮNG LỜI TIỄN BIỆT
Bs Minh tại Đài Thuyền nhân Chùa Khánh Anh |
Dưới khía cạnh tác giả lời tiễn biệt, chính thức thì có bốn loại người nói lời vĩnh biệt. Một là của Thượng Tọa Thích Quảng Đạo, trụ trì chùa Khánh Anh. Hai là của những đồng nghiệp Y giới, như lời vĩnh biệt của Bác Sĩ Hoàng Cơ Lân, của Bác sĩ Giáo sư giải phẫu thần kinh Nguyễn Quyền Tài (đến từ Mỹ), của Bs Nguyễn Văn Chi, Bs Nguyễn Văn Lộc. Ba là của các bạn bè xã hội, như của Luật sư Lê Đình Thông, Trưởng Ban Mục Vụ Giáo Xứ Việt Nam Paris, của bà Nguyễn Thu Thủy, Hội trưởng Hội Gia Long Paris. Bốn là của những học trò Y Khoa như của Bs Nguyễn Hữu Tuấn, Bs Nguyễn Kim Hương, BS Lương Lễ Hoàng, BS Phạm Đức Kiêm, …
Dưới khía cạnh mục tiêu và nội dung, thì lời tiễn biệt có rất nhiều biểu lộ khác nhau. Xin trích dẫn ít lời tiễn biệt sau đây cùng bác sĩ Tạ Thanh Minh :
1. Ghi nhớ công đức của Bs Tạ Thanh Minh trong việc xây cất đài tưởng niệm tại Chùa Khánh Anh
2. Xin phép nhắc lại vài nét về đời sống của anh Bác sĩ Tạ Thanh Minh
3. Đây chỉ là mấy hàng ngắn từ biệt một người bạn thân là Bác sĩ Tạ Thanh Minh
4. Chia buồn cùng chị Tạ Thanh Minh và tang quyến.
5. Hôm nay là ngày tiễn đưa lần cuối anh Antoine Tạ Thanh Minh, Anh là người ôn hòa bộc trực, luôn luôn giúp đỡ mọi người.
6. Với tính tình năng động của một người dấn thân, anh đã để lại nhiều công trình và hoạt động đáng kể về lãnh vực y khoa lẫn văn hóa trong khối người Việt Hải ngoại
7. Hội Gia Long Hải Ngoại có dịp làm việc với anh khi anh khởi xướng tờ báo song ngữ Việt Pháp tên là « TRẺ VIỆT », tức « LE JEUNE VIETNAMIEN », nhằm mục đích khuyến khích con em Việt làm quen và gìn giữ phong hóa Việt Nam
8. Tờ báo rất được hoan nghênh và có bảo trợ của một số đông Hội Đoàn
9. Cầu mong anh thật an bình, thảnh thơi nơi nước Chúa, Vĩnh biệt anh Antoine Tạ Thanh Minh
10. Được vinh hạnh nhận sự giáo huấn của Thầy Tạ Thanh Minh, nguyên Giáo Sư Bác Sĩ phụ trách Bộ Môn Cơ Thể Học và Hệ Thần Kinh Não Bộ
11. Để lại trong ký ức của toàn thể sinh viên hình ảnh tốt đẹp của một vị Giáo Sư tận tâm hết mình giảng dạy
12. Thấp thoáng đâu đây bóng dáng thầy, Từng bàn Thầy đến để bảo ban, Dặn dò trò nhỏ xương đầu gối, Cố nhớ về sau để giúp người !
13. Xin Thầy cho chúng tôi được vinh hạnh cúi đầu thật thấp để chân thành cảm tạ công ơn của Thầy, của một người Thầy Thuốc
14. Năm xưa bước chân vào trường, Thầy đây giảng dạy tận tường chi ly, Tay Thầy vẽ từng bước đi, Môn cơ thể học em mê theo Thầy
15. Sang Pháp Thầy vẫn miệt mài, Khám bệnh dìu dắt học trò năm xưa,
16. Cùng trò tổ chức vui chơi, Hội Y Việt Pháp mỗi năm vài lần, Họp mặt Tân niên tại nhà, Trò đến ca hát chung vui với Thầy
17. Một lần Thầy bước qua đây, Cali nắng ấm đón Thầy đến chơi
18. Nay Thầy ngàn thu ra khơi, Chẳng còn đau đớn bệnh nơi xứ người, Nhẹ thân Thầy lướt mây Trời, Vi vu theo gió đi về Bồng Lai, Thiên Đàng Chúa đang giang tay, Đón lấy linh hồn Antoine xum vầy
19. Vài hàng gởi tới bên Thầy, Ngàn thu vĩnh biệt xa rời thế gian
20. Với những tâm tình thương tiếc nhất, chúng em xin thành kính phân ưu cùng Cô và tang quyến.
21. Xin cầu nguyện để hương linh Thầy Tạ Thanh Minh được an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng trong tình thương của Chúa.
Thời gian cầu nguyện tiễn biệt qua thánh lễ cho bác sĩ An-Tôn Tạ Thanh Minh khởi đầu từ 15g30. Bây giờ đã 17g00. Một giờ ba mươi phút đã trôi qua. Mọi người nghiêm trang nghe ngóng, yên lạng suy tư, cùng nhau hát thánh ca, bình tĩnh chia sẻ Lời Chúa, chia sẻ tâm tình và ý tưởng, … Tất cả đều muốn tìm cách nhận ra ánh sáng của Chúa, tìm ra những ý tưởng Chúa gợi cho mình.
Những ý tưởng nào đã được gợi ra ? - Nhiều ý tưởng đã được chia sẻ, gợi ra :
1- Ý tưởng về « bản chất con người là bụi tro, một mai người sẽ trở về bụi tro ».
2- Ý tưởng về « sự hiện hữu của chốn luyện hình u tối, vọng tiếng bao linh hồn khóc than ».
3- Ý tưởng về « Xin Chúa hãy tiếp nhận con trong giây phút này, đừng để cô đơn, lạnh lùng u tối cướp mất thời gian, chiếm hết trời mây, bàn tay Chúa đâu ? Con đang tìm Ngài » !
4- Ý tưởng về « Sự sống thay đổi ».
5- Ý tưởng về « Từ vực sâu u tối, con cầu xin Chúa, Chúa ơi ».
6- Ý tưởng về « Nhờ Đức Giêsu, Thiên Chúa sẽ đem những người đã chết đến làm một với Người ».
7- Ý tưởng về « Ai tin vào Người Con thì được sống muôn đời ». Và như vậy, thì « khi Chúa thương gọi tôi về, hồn tôi (sẽ) hân hoan như trong một giấc mơ, Miệng tôi nức vui tiếng cười, lưỡi tôi vang lời ca hát. Ngàn dân tung hô, tôi thật vinh phúc » !
Paris, ngày 14.02.2019
VietCatholic TV
Video Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 34: Giới thiệu về quốc gia Panama
VietCatholic Network
12:59 18/01/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính chào quý vị và anh chị em,
Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 34, với chủ đề “Vâng, tôi đây nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần truyền” (Lc 1:38), sẽ diễn ra từ 22 đến 27 tháng Giêng tại thành phố Panama.
Trong chương trình này, chúng tôi xin hân hạnh gởi đến quý vị và anh chị em một phóng sự đặc biệt giới thiệu về đất nước Panama.
1- Địa Dư Và Dân Số
Panama có tên gọi gọi chính thức là nước Cộng hoà Panama, là một quốc gia ở Trung Mỹ. Quốc gia này có biên giới với Costa Rica về phía tây, Colombia về phía đông nam, biển Caribê về phía bắc và Thái Bình Dương về phía nam. Thủ đô và thành phố lớn nhất là Panama City, đó là một đại đô thị và là nơi cư trú của hơn 2 triệu dân trong tổng số gần 4 triệu dân của nước này.
Panama rộng 75,420 km2, đứng thứ 110 về diện tích trong số các quốc gia thế giới, trong đó 74,320 km2 là đất liền và 1,080 km2 là biển và sông hồ. Panama có chiều dài duyên hải 2,490 km.
Rừng rậm bao phủ 40% diện tích đất liền Panama, tại đó có nhiều loài động thực vật nhiệt đới, một số không thấy được ở những nơi khác.
Theo thống kê vào tháng 7, 2018, Panama hiện có 3,800,600 dân trong đó người Công Giáo chiếm 85% và Tin Lành chiếm 15% còn lại.
2- Lịch Sử Cận Đại
Trước khi người Tây Ban Nha đến vào thế kỷ 16, Panama là vùng đất của các bộ lạc bản địa người da đỏ. Panama tách khỏi Tây Ban Nha vào năm 1821 và gia nhập một liên hiệp mang tên Cộng hoà Đại Colombia. Đến khi Đại Colombia giải thể vào năm 1831, Panama trở thành Cộng hoà Colombia. Do được Hoa Kỳ giúp đỡ, Panama ly khai từ Colombia vào năm 1903, và cho phép Hoa Kỳ xây dựng kênh đào Panama từ năm 1904 đến 1914. Năm 1977, một hiệp định được ký kết theo đó Hoa Kỳ chuyển giao toàn bộ kênh đào cho Panama cho quốc gia này vào ngày 31 tháng 12 năm 1999.
Doanh thu từ thuế kênh đào tiếp tục chiếm một phần đáng kể trong thu nhập quốc dân của Panama. Tuy nhiên, thương mại, ngân hàng và du lịch cũng là các lĩnh vực đang phát triển và mang lại nhiều nguồn lợi lớn cho quốc gia này. Năm 2015, Panama đứng thứ 60 trên thế giới về chỉ số phát triển nhân bản. Kể từ năm 2010 đến nay, Panama giữ vững vị trí là quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh thứ nhì tại Mỹ Latinh.
3- Cơ Cấu Chính Phủ
Panama theo chế độ dân chủ lập hiến, trong đó tổng thống Panama vừa là lãnh đạo quốc gia vừa là lãnh đạo chính phủ.
Cơ quan hành pháp gồm có Tổng thống, và 2 Phó Tổng thống, được bầu với nhiệm kỳ 5 năm. Nội các được chỉ định bởi Tổng thống.
Cơ quan lập pháp bao gồm Quốc hội lập pháp lưỡng viện gồm 71 thành viên được bầu cử với nhiệm kỳ 5 năm.
Cơ quan tư pháp bao gồm Tối Cao Pháp Viện gồm 9 thẩm phán được chỉ định với nhiệm kỳ 10 năm; 5 tòa án tối cao, và 3 tòa thượng thẩm.
4- Tổng Thống Panama Juan Carlos Varela
Tổng thống Panama hiện nay là ông Juan Carlos Varela. Ông sinh ngày 13 tháng 12 năm 1963 là một chính trị gia người Panama và là Tổng thống Panama từ năm 2014. Ông Varela từng là Phó Tổng thống Panama từ năm 2009 đến 2014. Trước đó, ông từng là Bộ trưởng Ngoại Giao từ tháng 7 năm 2009 đến tháng 8 năm 2011. Ông cũng từng là Chủ tịch của đảng Panameñistas là đảng chính trị lớn thứ ba ở Panama, từ năm 2006 đến 2016.
Tổng thống Juan Carlos Varela là một người Công Giáo nhiệt thành và là thành viên của phong trào Opus Dei. Ông là con của một gia đình giầu có vào bậc nhất tại Panama và đã từng theo học kỹ sư tại Hoa Kỳ. Năm 1992, ông kết hôn với nữ ký giả Lorena Castillo. Hai người đã có 3 người con.
Phủ tổng thống Panama có tên gọi là Palacio de las Garzas. Theo chương trình, lúc 9 giờ 45 sáng thứ Năm 24 tháng Giêng, chính quyền Panama sẽ chính thức đón tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô tại đây.
Sau các nghi thức lúc 10 giờ, Đức Thánh Cha sẽ gặp riêng Tổng thống Juan Carlos Varela. Sau 40 phút hội kiến, lúc 10 giờ 40, Đức Thánh Cha sẽ gặp chính quyền dân sự và đại diện các tầng lớp văn hóa xã hội Panama và ngoại giao đoàn tại dinh Bolivar gần đó.
5- Địa Điểm Diễn Ra Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Lần Thứ 34
Địa điểm diễn ra các biến cố chính của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới là khu vực Cinta Costera. Cinta Costera là tiếng Tây Ban Nha, có nghĩa là Vành đai Duyên hải. Cinta Costera là một dự án cải tạo đất rộng 26 ha (64 mẫu Anh) ở thành phố Panama, được hoàn thành vào năm 2009 với chi phí 189 triệu đô la.
Vành đai Duyên hải này kéo dài từ Paitilla đến El Chorrillo. Chính phủ Panama chia dự án thành hai phần gọi là Cinta Costera I và Cinta Costera II. Năm 2014, dự án Cinta Costera III được khai trương với những khoản đầu tư quốc tế rất lớn. Trong dự án này, Panama đã xây sân vận động Maracana, các đường xa lộ và hàng loạt các cầu vượt bao quanh khu vực khảo cổ Casco Viejo và khu thành cổ Panama, là nơi đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Trong thời gian xảy ra Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, Cinta Costera I được đặt tên là Campo Santa María la Antigua . Antigua là tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là cổ xưa. Khi người Tây Ban Nha đến Panama vào thế kỷ 16, họ mang theo trong cuộc hành trình vượt biển một bức ảnh Đức Mẹ từ nhà thờ chánh tòa thành Seville, và gọi đó là bức ảnh Santa María la Antigua, hay Đức Mẹ Cố Hương, Đức Mẹ nơi nhà thờ chánh tòa cũ, ở quê hương Tây Ban Nha của họ. Bức ảnh này được tin tưởng đã mang đến nhiều phép lạ cho các tín hữu Panama. Vì thế, Giáo Hội Panama nhận Santa María la Antigua là quan thầy..
Campo được người dân Nam Mỹ dùng để chỉ các thảo nguyên mênh mông ít có cây cối. Campo Santa María la Antigua nếu dịch là “Cánh đồng Đức Mẹ thành Seville” có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khu vực này, được dùng chủ yếu cho các buổi học giáo lý và cho cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày thứ Năm 24 tháng Giêng, là một khu đô thị với các công viên rộng lớn, chứ không phải một vùng nông thôn.
Các biến cố khác như chặng đàng Thánh Giá ngày thứ Sáu 25 tháng Giêng, Đêm Canh Thức 26 tháng Giêng và thánh lễ bế mạc được tường trình sẽ diễn ra tại một khu vực rộng lớn hơn ở Cinta Costera II, nơi được đặt tên là Juan Pablo II, tức là Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong thời gian Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Phóng sự đặc biệt - Đức Thánh Cha khai mạc Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:53 18/01/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Năm ngoái, 2018 và những năm trước, theo truyền thống của các vị tiền nhiệm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi kinh chiều trọng thể bế mạc Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô vào chiều ngày 25 tháng Giêng. Năm nay, ngài chủ sự buổi kinh chiều trọng thể khai mạc tuần lễ này vì tuần tới ngài phải tông du Panama nhân dịp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Tham dự buổi lễ có khoảng 20 vị Hồng Y, và các Giám Mục trong giáo triều Rôma, cùng đông đảo giáo sĩ, tu sĩ và anh chị em giáo dân. Bên cạnh đó, còn có đại diện của các Giáo hội Kitô và các Cộng đồng Giáo hội khác hiện diện tại Rôma; đặc biệt là Đức Tổng Giám Mục Gennadios, đại diện của Tòa Thượng Phụ Đại Kết; Đức Cha Bernard Ntahoturi, tân đại diện tại Rôma cho Đức Tổng Giám Mục Canterbury của Anh Giáo. Ngoài ra, còn có phái đoàn Đại Kết Phần Lan; các sinh viên của Viện Đại kết Bossey, đang trong chuyến thăm Rôma để đào sâu kiến thức của họ về Giáo Hội Công Giáo; và các sinh viên Chính Thống đang theo học tại Rôma.
Vào đầu buổi lễ, Đức Thánh Cha đã cùng cầu nguyện với các nhà lãnh đạo Kitô giáo khác tại trước mộ Thánh Phaolô Tông Đồ.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay đánh dấu sự khởi đầu của Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo, trong đó tất cả chúng ta được mời gọi khẩn cầu từ Thiên Chúa ân sủng tuyệt vời này. Sự hiệp nhất Kitô giáo là một thành quả của ân sủng Thiên Chúa, và chúng ta phải từ bỏ chính mình để chấp nhận ân sủng ấy với con tim rộng mở và quảng đại. Chiều nay, tôi hết sức vui mừng được cầu nguyện cùng với đại diện của các Giáo hội khác có mặt tại Rôma và tôi xin gởi đến các vị một lời chào huynh đệ và chân thành. Tôi cũng chào mừng phái đoàn đại kết đến từ Phần Lan, các sinh viên của Viện Đại kết tại Bossey, là những người đang đến thăm Rôma để đào sâu kiến thức về Giáo Hội Công Giáo. Lời chào của tôi cũng xin được gởi đến cho các sinh viên trẻ của các Giáo Hội Chính thống và Chính thống Đông phương được tài trợ bởi Ủy ban Hợp tác Văn hóa với các Giáo Hội Chính thống của Hội đồng Cổ vũ Đại kết Kitô giáo.
Sách Đệ Nhị Luật cho thấy người dân Israel hạ trại trong vùng đồng bằng Moab, đang sắp tiến vào vùng đất mà Thiên Chúa đã hứa với họ. Tại đây, Môisê, với tư cách là một người cha tốt lành và là người lãnh đạo được Chúa bổ nhiệm, đã nhắc lại Lề Luật với mọi người, đồng thời hướng dẫn và nhắc nhở họ rằng họ phải sống với lòng trung tín và công lý một khi họ được định cư trong miền Đất Hứa.
Đoạn văn chúng ta vừa nghe cho thấy cách thức cử mừng ba ngày lễ chính trong năm: Pesach (Lễ Vượt qua), Shavuot (Lễ Ngũ Tuần), Sukkot (Lễ Lều). Dân Israel được yêu cầu cảm tạ những điều tốt đẹp họ nhận được từ Thiên Chúa. Việc cử mừng các ngày lễ này mời gọi mọi người cùng tham gia. Không ai bị loại trừ: “Anh em sẽ liên hoan trước nhan Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, cùng với con trai con gái, tôi tớ nam nữ, với thầy Lêvi ở trong các thành của anh em, với ngoại kiều và cô nhi quả phụ sống giữa anh em, ở nơi Chúa là Thiên Chúa anh em sẽ chọn, để danh Ngài ngự trị ở đó.” (Đnl 16:11).
Mỗi ngày lễ này đòi hỏi một cuộc hành hương đến địa điểm mà Chúa sẽ chọn, để danh Ngài ngự trị ở đó (câu 2). Ở đó, người Do Thái trung tín phải đến trước mặt Thiên Chúa. Mặc dù dân Israel là những người nô lệ ở Ai Cập, không có tài sản cá nhân, nhưng họ không được đến trước mặt Chúa với hai bàn tay không (câu 16); của lễ của mỗi người phải tương ứng với phước lành nhận được từ Chúa. Như thế, tất cả sẽ nhận được phần của họ trong sự giàu có của đất nước và sẽ được hưởng ơn ích từ lòng nhân lành của Thiên Chúa.
Chúng ta không nên ngạc nhiên khi văn bản Kinh Thánh chuyển từ việc cử hành ba đại lễ chính sang việc bổ nhiệm các thẩm phán. Các ngày lễ tự chúng khuyến khích mọi người thực thi công lý, khẳng định rằng tất cả đều hoàn toàn bình đẳng và tất cả đều phụ thuộc vào lòng thương xót của Chúa. Các ngày lễ ấy cũng mời gọi tất cả mọi người phải chia sẻ với người khác những ân sủng họ đã nhận được. Tôn vinh danh dự và vinh quang dành cho Chúa trong những ngày lễ hàng năm này đi đôi với việc mang đến danh dự và công lý cho người lân cận với ta, đặc biệt là những người yếu đuối và những người cần giúp đỡ.
Các Kitô hữu Indonesia, khi suy nghĩ về chủ đề được chọn cho Tuần lễ cầu nguyện này, đã quyết định lấy cảm hứng từ Sách Đệ Nhị Luật: “Anh em phải theo đuổi công lý và chỉ công lý mà thôi” (16:20). Họ lo ngại sâu sắc rằng sự tăng trưởng kinh tế của đất nước mình, được thúc đẩy bởi não trạng cạnh tranh, đang khiến nhiều người rơi vào cảnh nghèo đói và chỉ cho một số thiểu số người trở nên vô cùng giàu có. Điều này gây nguy hiểm cho sự hòa hợp của một xã hội trong đó mọi người thuộc các dân tộc, ngôn ngữ và tôn giáo khác nhau sống chung với nhau và chia sẻ ý thức trách nhiệm với nhau.
Nhưng đó không chỉ đơn thuần là trường hợp ở Indonesia; đó là một tình huống chúng ta thấy trên toàn thế giới. Khi xã hội không còn dựa trên nguyên tắc liên đới và thiện ích chung, chúng ta chứng kiến tình cảnh đáng nhục nhã trong đó có những người phải sống trong những hoàn cảnh khó khăn bên cạnh những tòa nhà chọc trời, những khách sạn lớn và trung tâm mua sắm sang trọng, là những biểu tượng của sự giàu có đáng kinh ngạc. Chúng ta đã quên sự khôn ngoan trong luật pháp Môisê: nếu sự giàu có không được chia sẻ, xã hội sẽ ly tán.
Thánh Phaolô, trong thư viết cho dân thành Rôma, đã áp dụng cùng một suy nghĩ cho cộng đồng Kitô giáo: “Bổn phận của chúng ta, những người có đức tin vững mạnh, là phải nâng đỡ những người yếu đuối, không có đức tin vững mạnh, chứ không phải chiều theo sở thích của mình” (Rm 15: 1). Theo gương Chúa Giêsu Kitô, chúng ta phải nỗ lực hết sức để xây dựng những người yếu đuối. Liên đới và chia sẻ trách nhiệm phải là luật lệ chi phối gia đình Kitô.
Là dân thánh của Thiên Chúa, chúng ta cũng thường thấy mình đang ở trước thềm tiến vào vương quốc Chúa hứa. Tuy nhiên, vì chúng ta cũng bị chia rẽ, chúng ta cần phải nhớ lại những lệnh truyền hướng đến công lý của Thiên Chúa. Kitô hữu cũng quá liều lĩnh khi chấp nhận cái tâm lý khét tiếng của người Israel xưa và người Indonesia đương đại, cụ thể là trong khi theo đuổi sự giàu sang, chúng ta quên đi những người yếu đuối và những người cần được giúp đỡ. Thật dễ dàng để quên đi sự bình đẳng cơ bản tồn tại giữa chúng ta: rằng tất cả chúng ta đã từng có thời là nô lệ của tội lỗi, rằng Chúa đã cứu chúng ta trong phép Rửa và gọi chúng ta là con cái của Ngài. Thật dễ dàng để nghĩ rằng ân sủng thiêng liêng được ban cho chúng ta là tài sản của chúng ta, là một cái gì đó chúng ta phải được hưởng, là tài sản của chúng ta. Những ân sủng chúng ta đã nhận được từ Thiên Chúa cũng có thể khiến chúng ta mù lòa trước những ân sủng được trao cho các Kitô hữu khác. Thật là một tội lỗi nghiêm trọng khi hạ thấp hoặc xem thường những ân sủng mà Chúa đã ban cho anh chị em của chúng ta, và nghĩ rằng cách nào đó là Chúa ít trân trọng họ hơn chúng ta. Khi chúng ta say sưa với những suy nghĩ như vậy, chúng ta cho phép chính ân sủng mà chúng ta đã nhận được trở thành nguồn gốc cho sự tự hào, bất công và chia rẽ. Và như thế, làm sao chúng ta có thể vào được vương quốc Chúa hứa đây?
Việc thờ phượng xứng hợp với vương quốc đó, sự thờ phượng được đòi hỏi bởi công lý, là một cử mừng bao gồm tất cả mọi người, một tiệc mừng trong đó những món quà nhận được phải dành cho tất cả và phải được chia sẻ cho mọi người. Để thực hiện những bước đầu tiên hướng đến miền đất hứa là sự hiệp nhất giữa chúng ta, trước hết chúng ta phải nhận ra một cách khiêm nhường rằng những phước lành chúng ta nhận được không phải là của chúng ta, không phải vì chúng ta có quyền được hưởng; nhưng những phước lành đã đến với chúng ta như một món quà, được trao để được chia sẻ với những người khác. Sau đó, chúng ta phải thừa nhận giá trị của ân sủng được ban cho các cộng đồng Kitô giáo khác. Kết quả là, chúng ta muốn được chia sẻ những ân sủng của người khác. Một dân Kitô giáo được đổi mới và được làm giàu bằng cách trao đổi những ân sủng với nhau sẽ là một dân tộc có khả năng tiến bước vững chắc trong cuộc lữ hành và tự tin trên con đường dẫn đến sự hiệp nhất.
Vào cuối buổi lễ, trước khi Đức Thánh Cha ban Phép Lành Tòa Thánh, Đức Hồng Y Kurt Kurt Koch, Chủ Tịch Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Đại kết Kitô giáo, đã gửi lời chào tới Đức Thánh Cha nhân danh các vị tham dự.
Source: Libreria Editrice Vaticana - VESPERS FOR THE BEGINNING OF THE OCTAVE OF PRAYER FOR CHRISTIAN UNITY HOMILY OF HIS HOLINESS POPE FRANCIS Basilica of St. Paul Outside-the-Walls Friday, 18 January 2019