Ngày 20-01-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Những mối phúc đích thực
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:55 20/01/2010
CHÚA NHẬT 6 THƯỜNG NIÊN, năm C

Lc 6, 17.20-26

Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu chúng ta không khỏi ngạc nhiên và sửng sốt khi Chúa Giêsu chúc phúc cho những người nghèo đói, khóc than, bị oán ghét, bị khai trừ, sỉ nhục và đi kèm theo là những lời nguyền rủa những người giàu có, no nê, phè phỡn, vui cười, được mọi người ca tụng. Chúng ta có thể nhận ra những nghịch lý, những đối chọi giữa người giàu, kẻ nghèo, giữa những người đói khát và những người no nê. Đây là hai giai cấp trong xã hội giữa giàu và nghèo mà Tin Mừng mô tả để người môn đệ Chúa chọn lựa.

Có một nghịch lý rất cơ bản mà Tin Mừng gợi lên, đó là Chúa luôn chúc phúc cho những người nghèo khó không ham lợi lộc thế gian, biết cam với số phận, biết bám chặt vào Chúa. Đối với những người này, Chúa luôn hướng họ tới một niềm hy vọng hạnh phúc tương lai. Chúa cũng không lên án những người giàu có biết chia sẻ, biết cảm thông với người khác. Chúa chỉ lên án những hạng giàu có như ông phú hộ giàu không biết quan tâm, không thương xót. Những người giàu có biết chia sẻ sẽ được hạnh phúc cả đời này, lẫn đời sau bởi vì họ biết trao ban, cảm thông và sẻ chia.Chúa không lên án của cải nói chung, nhưng lên án cách đặc biệt cách sử dụng tiền của. Vâng, của cải có thể tốt nhưng cũng có thể xấu. Tiền bạc là con dao hai lưỡi: nó có thể sử dụng vào việc tốt cũng như việc xấu. Chúa lên án những người giàu chỉ khư khư bám lấy của cải và chỉ thiển cận nhìn thấy cái nẫm, cái kho tàng của mình thôi. Họ để cho tiền của nhận chìm họ trong những sự việc hào nhoáng bề ngoài, những sự mau qua của trần thế này. Họ không hiểu cái mau qua và cùng đích của đời sống, của con người. Họ quên đi cùng đích hay mục đích của con người là “ Hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người “ ( Mt 6, 33 ). Chính vì thế mà họ đã chỉ tìm phương tiện, và để cùng đích tan biến trong phương tiện.Chúa chỉ lên án hạng giàu sang nhưng sống ích kỷ, sống bo bo với con người của mình. Họ sống theo chủ nghĩa cá nhân và quên đi họ còn mắc nợ nhiều người bởi vì đời sống con người là một sự liên đới không thể tách rời. Chúng ta sống có nợ với nhau, chúng ta nợ ấy cho kẻ đói ăn, cho kẻ kẻ rách rưới ăn mặc, cho kẻ khát uống, thăm viếng kẻ tù đày. Nói như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: ” Sống trên đời phải có tấm lòng “. Đặc biệt Chúa dạy: ” Hãy thương yêu nhau như Thầy đã thương các con “. Do đó, người giàu, làm giàu một cách lương thiện, chính đáng không phải là tội.Tiêu xài căn cơ, đúng không phải là điều xấu xa. Nhưng giầu có, hưởng thụ và làm ngơ trước sự đau khổ của người khác là một tội ác. Hạnh phúc thật không phải do sự giầu có mà là sự trao ban như thánh Phaolô viết: ” Cho thì có phúc hơn nhận lãnh “. Hạnh phúc thật là sống trong an bình, thanh thản và tử tế với mọi người.

Lời Chúa trong bài Tin Mừng hôm nay đã mở ra cho chúng ta một chân trời mới, một trật tự mới, trật tự khác với trật tự chúng ta đang sống. Trật tự, chân trời mới được đặt trên nền tảng là chính Thiên Chúa, niềm tin và niềm cậy trông của người môn đệ Chúa. Giầu có biết chia sẻ, biết trao ban là hạnh phúc thật. Nghèo khó nhưng biết phó thác, tin tường, cậy trông và không tham lam của cải, không tham lam tiền của của ngưởi khác là hạnh phúc thật.

Thánh Luca ghi lại những lời chúc phúc và những lời chúc dữ của Chúa Giêsu với chủ ý vạch ra con đường mà những người muốn theo Chúa phải lựa chọn. Con đường đó là con đường siêu thoát đối với những quyến rũ, những cạm bẫy của trần gian để chỉ khao khát và tìm kiếm và cậy trông vào Chúa đến cùng.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn biết tin tưởng, cậy trông và phó thác nơi bàn tay nhân từ đầy thương yêu của Chúa. Amen.
 
Bàn giao năm cũ
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
07:00 20/01/2010
THÁNH LỄ GIAO THỪA

Mt 5, 1-10

Giây phút huyền nhiệm của đêm giao thừa như có một sự gì đó hết sức linh thiêng vì năm cũ chuyển giao cho năm mới. Đây là giây phút trời với đất gặp nhau, trời và đất giao hòa như lời Thánh vịnh 133,3 viết:” Cúi xin Đấng tạo thành trời đất, xuống cho đoàn con muôn ngàn phúc cả từ núi thánh Sion “. Lời khẩn cầu ấy phải là lời nguyện xin của mỗi người, mỗi gia đình khấn van Chúa tưới đổ muôn hồng ân xuống năm mới để người người, nhà nhà được an bình, thịnh vượng và hạnh phúc.

Với truyền của người Việt Nam, đêm giao thừa là đêm thánh thiêng, đêm con người gặp gỡ thần linh, đêm con người gặp gỡ trời và đất. Thường người lớn trong gia đình đứng trước bàn thờ tổ tiên, ông bà để khấn vái tổ tiên, khấn xin người trên ban cho gia đình được nhiều hồng phúc, ban cho gia đình được dồi dào sức khỏe, may mắn và bình an. Đối với các Kitô hữu, giây phút giao thừa là giây phút con người gặp gỡ Thiên Chúa để nói lời cảm tạ tri ân Ngài vì muôn ân phúc Ngài đã ban cho con người, cho mỗi người, cho gia đình trong suốt một năm qua. Do đó, giây phút giao thừa là giây phút linh thiêng nhất: Thiên Chúa gặp gỡ con người và con người gặp gỡ Thiên Chúa. Giây phút linh thánh trời và đất gặp nhau, Thiên Chúa đang ở với con người và con người đang đối diện với Thiên Chúa. Giây phút huyền diệu này con người không biết diễn tả sao cho hết tình Chúa thương yêu con người. Trong giây phút ấy, con người chỉ biết hợp cùng Giáo Hội ca tụng và cảm tạ Thiên Chúa: ” Lạy Cha chí thánh là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, chúng con tạ ơn Cha mọi nơi mọi lúc, thật là chính đáng, phải đạo và sinh ơn cứu độ cho chúng con. Trong Cha chúng con được hiện hữu, được sống và hoạt động. Ngay trên cõi đời này, chẳng những chúng con hằng nghiệm thấy hiệu quả tình thương của Cha, mà còn nhận bảo chứng sự sống muôn đời. Quả vậy, chúng con được nhận lãnh ân huệ mở đầu là Chúa Thánh Thần, nhờ Người, Cha đã cho Đức Kitô sống lại từ cõi chết; do đó, chúng con hy vọng, muôn đời được sống lại từ cõi chết “ ( Lời Kinh Tiền Tụng Chúa Nhật IV Thường niên ). Chúng ta có thể nói không ngoa vì giây phút này là giây phút tuyệt hảo, giây phút hạnh phúc nhất con người gặp gỡ Đấng vô cùng chí thánh, giống như giây phút trên núi Sinai, Môsê không dám nhìn vào bụi gai đang cháy khi Thiên Chúa đang ở đó. Môsê phải cúi mặt xuống, không dám nhìn vào Chúa.

Vâng, mỗi nước, mỗi dân tộc có một tập tục, một cách thể hiện để đón năm mới, nhưng dù với cách nào, với tập tục nào, truyền thống nào, người môn đệ Chúa luôn coi giây phút giao thừa là giây phút linh thiêng, giây phút năm cũ sẽ nhường chỗ cho một năm mới tới. Người môn đệ Chúa luôn ước mong năm mới sẽ đẹp hơn, tốt hơn năm cũ. Người môn đệ Chúa sẽ xua đi tất cả những gì được coi như xui xẻo, coi như không được may mắn của năm cũ và đón chào những gì tốt hơn, quí hơn của năm mới mà Thiên Chúa sẽ trao ban cho họ.

Lạy Chúa Giêsu, trong giây phút linh thánh của đêm giao thừa, xin cho mọi người môn đệ Chúa luôn biết nói lời cảm tạ tri ân Thiên Chúa vì những ơn huệ đã nhận lãnh và nhận ra những hồng ân mà Ngài sẽ ban cho nhân loại, cho con người, cho mỗi gia đình trong năm mới bắt đầu này. Amen.
 
Hạnh phúc đầu năm
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
07:03 20/01/2010
MỒNG MỘT TẾT - CẦU BÌNH AN CHO NĂM MỚI

Mt 5,1-10

Mỗi năm vào ngày đầu năm mới người ta vẫn chúc tụng nhau và cầu chúc cho nhau những điều may mắn, những điều tốt đẹp nhất, những điều hạnh phúc nhất.Hôm nay ngày 01 tết Canh Dần, phụng vụ cho chúng ta đọc lại tám mối phúc thật của Chúa Giêsu để chúng ta hiểu được thế nào là hạnh phúc thật, thế là là những người được Chúa chúc phúc.

Sống nơi cõi trần, con người ai cũng muốn mình được may mắn, được tốt đẹp, đặc biệt được hạnh phúc. Do đó, con người tranh đấu để sinh tồn, con người phấn đấu để vượt khó, vượt lên cả số phận của mình. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã hứa ban Nước Trời là hạnh phúc đích thật cho các môn đệ Chúa. Chúa cũng đảm bảo cho những con người hiền lành, sầu khổ, có tâm hồn trong sạch, bị bách hại sẽ được” đất nước làm cơ nghiệp “ được “ Thiên Chúa xót thương” được “ nhìn thấy Thiên Chúa “ được “ gọi là con Thiên Chúa “. Và để những lời chúc phúc của Chúa trở nên hiện thực cho đời sống, cho con người, Chúa mời gọi các môn đệ Chúa phải trải qua đau khổ, vác thập giá và trải qua cái chết với Ngài trên thập giá. Đối với Chúa phải qua thập giá mới tới được vinh quang. Chính vì thế, người môn đệ Chúa sẽ không thể nhận được lời chúc phúc, sẽ không thể nào được hạnh phúc nếu không trải qua cuộc hành trình thập giá. Không có đau khổ không có vinh quang. Không có cái chết, không có sự phục sinh. Chúa muốn dạy chúng ta rằng muốn có hạnh phúc, muốn được tài lộc phải hy sinh, chịu khó, đổ mồ hôi sôi nước mắt. Bởi vì, không ai nằm chờ sung rụng rồi sẽ được giầu có nếu họ không chịu khó, phấn đấu, cực nhọc. Không ai muốn sống lâu mà cứ luôn phung phí sức khỏe, không biết tập luyện, kiêng khem vv…

Ngày đầu năm mới, chúng ta cảm tạ hồng ân Thiên Chúa vì Người đã dựng nên chúng ta giống hình ảnh của Người và còn hứa ban “ Nước Trời “ cho chúng ta.

Chúng ta cảm tạ tri ân Thiên Chúa vì Ngài đã ban cho chúng ta một năm qua được lãnh nhận nơi Ngài biết bao hồng ân, Ngài yêu thương và thành tín với chúng ta dù rằng nhiều khi chúng ta phản bội Ngài.

Chúng ta hãy tạ ơn Thiên Chúa vì Ngài luôn là người Cha đầy tình thương xót, luôn tha thứ mỗi lần chúng ta xúc phạm đến ngài và chẳng trách cứ chúng ta.

Đầu năm mới chúng ta hãy sống và chúc cho nhau một năm mới đầy yêu thương, đầy ý nghĩa vì Chúa là mùa xuân vĩnh cửu, mùa xuân không bao giờ tàn úa, nhạt phai.

Chúa là mùa xuân, chúng ta hãy mở tung cõi lòng để đón nhận những lời chúc phúc của Thiên Chúa, đồng thời, chúng ta phải sống yêu thương như Ngài yêu thương chúng ta và Ngài đã hy sinh mạng sống vì yêu thương chúng ta.

Tạ ơn Chúa vì lời chúc phúc của Chúa vẫn luôn hiện thực trong đời sống của mọi người.

Tạ ơn Chúa vì hạnh phúc được làm con Chúa trong tin yêu và hy vọng và như thế lời chúc đầu năm mới: an bình, tuổi mới và sống lâu vẫn là những điều quí hóa bởi vì đó là hoa quả của tình yêu của Chúa là mùa xuân vĩnh cửu.

Lạy Chúa, xin ban cho chúng con một năm mới vui tươi và hạnh phúc. Amen.
 
Hiếu thảo với Cha Mẹ
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
07:10 20/01/2010
MỒNG HAI TẾT - KÍNH NHỚ ÔNG BÀ TỔ TIÊN

Mt 15, 1-6

Truyền thống dân tộc Việt Nam quả rất cao quí khi ông bà tổ tiên, cha mẹ luôn được mọi người kính yêu, hiếu thảo. Tuy nhiên, Hội Thánh Việt Nam luôn dành ngày mồng hai tết để con cái cháu chắt tưởng nhớ tới tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Giáo Hội luôn cho con cái hiểu rằng việc hiếu thảo có giá trị rất cao và là một trong những điều Chúa dạy. Bởi vì, trong mười điều răn của Chúa, giới răn thứ bốn:” Hãy thảo kính cha mẹ “ là một giới răn được xếp trong mười điều Chúa dạy bảo. Chính vì thế, hôm nay, con cái của Chúa dâng thánh lễ này để cầu nguyện cho ông bà tổ tiên, cha mẹ là một điều thích hợp, phải lẽ đồng thời cũng rất hợp với lời dạy của Chúa Giêsu trong đoạn Tin Mừng của thánh Matthêu 15, 1-6.

Ngược lại với quan niệm, suy nghĩ của dân Do Thái, đặc biệt là các Kinh sư, Pharisêu về vấn đề báo hiếu, Chúa Giêsu luôn đề cao việc hiếu thảo đối với ông bà tổ tiên, cha mẹ, các bậc sinh thành, dưỡng dục. Kinh sư và Pharisêu cho rằng theo lời của tiền nhân thì tất cả những gì họ làm cho cha mẹ đều là tế phẩm dâng lên Thiên Chúa,do đó, họ làm như thế là đủ rồi, là tròn bổn phận và trách nhiệm rồi, không cần phải thờ cha kính mẹ nữa. Họ giới hạn bổn phận và nghĩa vụ dựa trên vật chất, và họ gán cho nó tính chất đạo đức. Đối với Chúa Giêsu, Ngài nói cho các Pharisêu, các Kinh sư và mọi người biết rằng: ” Phải thảo kính cha mẹ…” theo đúng giới răn thứ bốn trong thập giới của Thiên Chúa đã trao cho ông Môsê: ” Thảo kính cha mẹ “. Chúa nói: ” Kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử “. Chúa Giêsu mở ra cho thế giới, cho con người, cho mỗi người một chân trời mới về nghĩa vụ và bổn phận đối với các bậc sinh thành. Vật chất cần thật nhưng tấm lòng, con tim, tinh thần còn có giá trị cao vời hơn. Thật vậy, xưa cũng như nay, vấn đề hiếu thảo đối với các bậc sinh thành luôn được đặt ra với nhiều quan niệm và suy nghĩ khác nhau. Ngày nay, tại nhiều đất nước, việc truyền bá tự do luôn được đề cao, nhiều nơi xem sự tự do là chính mà quên đi giá trị đạo đức. Do đó, giá trị truyền thống hiếu thảo đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ bị coi nhẹ. Nhiều nước, luật pháp bảo vệ tự do quá đáng: cha mẹ không được nói nặng tới con cái, chứ chưa nói tới quát nạt, to tiếng hay đánh sửa dạy. Nhiều nước, con cái tới 18 tuổi được luật pháp bảo hộ theo ý của mình. Cha mẹ luôn phải dè chừng với con cái. Nên, giá trị đạo đức bị lung lay: con cái muốn làm gì thì làm.Luân lý bị coi nhẹ. Cha mẹ được xem như gánh nặng đối với con cái. Con cái thích tự lập, ở riêng. Người già đã có nhà xã hội, nhà dưỡng lão vv…Việc hiếu thảo đối với cha mẹ được xem nhẹ. Cha mẹ già thường cảm thấy cô đơn, buồn tủi.Có người đã nói cay chua, mỉa mai: ” Ước gì mình được con cái chăm sóc như con chó mà con mình đang nuôi “. Đó là sự thực nhưng sự thực thật cay đắng và mỉa mai.Thiết tưởng, mọi gia đình phải nhìn vào mẫu của gia đình thánh Giuse, Mẹ Maria và Chúa Giêsu để noi gương bắt chước. Chúa là Chúa nhưng làm người, Ngài luôn vâng lời, tuân phục và sống thảo hiếu với cha mẹ của mình.

Dân tộc Việt Nam luôn còn giữ được truyền thống thảo hiếu và giáo dân Việt Nam còn biết lắng nghe lời Chúa và thực hành lời Chúa. Do đó, nghĩa vụ, bổn phận đối với các bậc sinh thành, tổ tiên luôn được trân trọng giữ gìn.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm lòng mến cho chúng con để chúng con luôn biết thảo hiếu với tổ tiên, cha mẹ: sống thì thăm hỏi, giúp đỡ, nuôi dưỡng, khi các Ngài khuất bóng thì biết xin lễ, cầu nguyện và làm những việc phúc đức dâng cho cha mẹ, tổ tiên. Amen.
 
Xin Chúa chúc lành
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
07:13 20/01/2010
MỒNG BA TẾT - THÁNH HÓA CÔNG ĂN VIỆC LÀM

Mt 25, 14-30

Người Pháp có câu nói thật chí lý: ” Làm bởi bay, ban bởi Ta “ ( L’homme propose, Dieu dispose ). Giáo Hội Việt Nam luôn hướng dẫn, dạy con cái mình: ” Phải cầu nguyện, phải kêu xin không ngừng “. Do đó, làm việc là do bàn tay, do trí óc sáng tạo, lao động của con người nhưng nếu người môn đệ Chúa không được Chúa ban ơn, sức khỏe không có, trí khôn không sáng, chắc chắn công ăn việc làm của mình không tốt đẹp. Giáo Hội Việt Nam dành ngày mồng ba tết âm lịch để cầu xin Chúa thánh hóa công ăn việc làm.

Có nhiều người lầm tưởng, công ăn việc làm cần gì phải được thánh hóa. Làm ăn được là do sự năng nổ, giỏi giang của mình mà. Nói thế cũng đúng một phần mà hoàn toàn không phải thế. Vì, con người luôn có phần hồn phần xác. Xác có khỏe mới lao động được, còn thân xác yếu đuối, đau lên đau xuống hoài, chắc chắn công việc cũng không đi tới đâu. Con người có giỏi, có kỹ thuật cao, nhưng mưa không thuận, gió không hòa thì mùa màng cũng không đem lại nhiều kết quả.Thánh lễ hôm nay xoay quanh việc lao động, sản xuất.Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh của Người và đặt con người trong vườn Eden, rồi dạy con người trồng trọt nghĩa là dạy con người lao động. Thiên Chúa muốn con người góp tay và trí tuệ để làm cho vũ trụ mà Chúa dựng xây càng ngày càng đẹp, càng ngày càng phong phú, mọi người đều có của ăn, của để. Bài Tin Mừng đề cập đến việc ông chủ trao cho mỗi người một số vốn và bắt con người phải lao động để làm lời số vốn ông chủ đã trao. Lao động phải mệt nhọc, lao động đòi hỏi phải cố gắng, phấn đấu hy sinh, nhưng lao động luôn mang ý nghĩa đẹp, ý nghĩa cao sâu, tuyệt vời do Chúa chúc lành:” Lạy Chúa, Chúa đã muốn cho con người phải lao động để làm chủ thiên nhiên. Xin cho chúng con được thấm nhuần tinh thần Kitô giáo, để công ăn việc làm của chúng con trong năm mới này nêu cao tình tương thân tương ái, và góp phần vào sự nghiệp chung là hoàn thành chương trình sáng tạo của Chúa “ ( Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh hóa công ăn việc làm ). Hoặc

“Bao lâu trái đất này còn, còn gieo còn gặt còn vun còn trồng. Bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, ngày đêm thời tiết không ngừng luân phiên” và Thánh vịnh 64, 12 cũng viết:” Bốn mùa Chúa đổ hồng ân, Ngài gieo mầu mỡ ngập tràn lối đi “.

Như thế, đối với người môn đệ Chúa lao động trí óc hay chân tay đều do quyền Chúa. Ngài có chúc lành, có ban ơn thì công việc mới tốt lành được. Chúa Giêsu cũng đã làm việc và làm việc không ngừng. Ngài đã làm việc để nêu gương cho nhân loại và để mang lại cho lao động ý nghĩa cao cả. Lao động đối với Ngài là lời tạ ơn, là cầu nguyện, là cứu độ, là nâng cao phẩm giá con người. Thánh Phaolô đã viết một câu thật chí lý: ” Không làm thì đừng có ăn “.

Chúng ta hãy dùng lời tiền tụng thánh lễ ngày mồng ba tết để cùng nhau cầu nguyện:” Lạy Chúa, chính Chúa đã dựng nên con người giống hình ảnh Chúa và giao trách nhiệm trông coi trái đất. Chúa còn sai Con Một giáng trần để chia sẻ thân phận người lao động, và thực hiện chương trình cứu độ muôn dân. Quả vậy, Người đã bắt chước Cha hoạt động không ngừng, nêu gương cho chúng con biết chuyên cần làm việc, không những để no cơm ấm áo, và góp phần xây dựng xã hội loài người, mà còn để làm rạng danh Cha, và mở rộng Nước Trời ngay tại trần thế “. Amen.
 
Tiếp nối sứ mạng của Chúa Giê-su
LM Inhaxiô Trần Ngà
11:44 20/01/2010
Chúa Nhật 3 thường niên (Lc 4, 14-21)

Sau khi nghe bài giảng về Thiên Chúa là Cha nhân lành, là Đấng đầy lòng thương xót, một tín hữu không đồng tình với vị giảng thuyết. Đầu óc ông quay cuồng bởi những câu hỏi như:

Làm sao người ta có thể tin Thiên Chúa là Đấng nhân lành khi Chúa nhắm mắt làm ngơ trước biết bao nhiêu người đau khổ, tuyệt vọng của con người mà không ban cho họ chút ủi an hay một niềm hy vọng?

Làm sao người ta tin được Thiên Chúa là Cha nhân ái khi có biết bao người phải chịu cảnh giam cầm trong ngục tù, trong sự trói buộc của các đam mê mà Người không ra tay giải thoát?

Thật khó tin có Thiên Chúa là Đấng tốt lành khi Người để cho những người mù, nhất là mù tối trong tâm hồn, không được nhìn thấy ánh sáng chân lý.

Và bao nhiêu người bị áp bức, bị gông cùm sao Chúa không giải thoát họ?

Đêm hôm ấy, trằn trọc không ngủ được vì những câu hỏi như thế lởn vởn trong đầu, ông ta chợt nhận ra câu đáp của Thiên Chúa từ trong vắng lặng của màn đêm:

- Ta đã ra tay rồi đó, sao con còn trách Ta?
- Chúa ra tay lúc nào đâu? Chúa đã làm gì để cứu vớt những người tuyệt vọng, những người bị giam cầm, những người mù tối, những người bị áp bức?
- Ta đã dựng nên con và đặt con hiện diện giữa lòng đời để con thay Ta mà hành động. Thế sao còn trách Ta?

Có một điều quan trọng nhưng thường bị lãng quên, đó là chúng ta là những cánh tay, là những bàn tay của Thiên Chúa và Thiên Chúa hành động, thực hiện mọi việc qua chúng ta. Thiên Chúa có làm gia tăng số người trên mặt đất thì Người cũng thực hiện việc đó qua trung gian một người cha và một người mẹ trong gia đình. Thiên Chúa muốn nuôi dạy cho thế hệ trẻ nên tốt thì Người cũng thực hiện điều đó qua cha mẹ thầy cô.

Xưa kia Thiên Chúa Cha đã sai Chúa Giê-su đem Tin Mừng cho người nghèo, giải thoát cho kẻ bị giam cầm, đem ánh sáng cho người mù tối, trả tự do cho người bị áp bức… thế nào, thì hôm nay, Chúa Giê-su cũng sai chúng ta nối gót Người thực hiện những công việc đó. Chúa Giê-su vẫn đêm ngày nhắc nhở chúng ta: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Gioan 20, 21)

Thế là chúng ta phải lựa chọn: Hoặc là chấp nhận ở lại trong nhiệm thể Chúa Giê-su, trở thành cánh tay nối dài của Chúa Giê-su để tiếp tục sứ mạng của Người, hoặc là chúng ta tự cắt lìa mình ra khỏi Chúa Giê-su để khỏi bị Người sử dụng và sai khiến.

Tờ Times, một tờ báo tên tuổi của Anh, cuối mỗi năm có bình chọn một nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất thế giới trong năm đó. Năm 2004, tờ báo bình chọn tổng thống George W. Bush làm nhân vật quan trọng nhất trong năm. Năm 2005, tờ báo chọn vợ chồng Bill Gates vì những hoạt động từ thiện của hai vợ chồng nầy. Năm 2006 vừa qua, báo Times chọn một nhân vật chẳng ai ngờ, nhân vật đó là, là... chính BẠN.

Đúng vậy, đây không phải là chuyện đùa. Mỗi người trong chúng ta làm nên lịch sử. Thế giới nầy có được đổi mới, có được tiến bộ hay không cũng là nhờ sự cộng tác của từng người, của mỗi một người trong cộng đồng nhân loại.

Đừng nghĩ rằng mình chỉ là một hạt cát bé nhỏ vô ích, vì những bãi cát mênh mông được tạo nên bằng những hạt cát bé nhỏ như thế đó.

Đừng nghĩ rằng mình chỉ là một giọt nước li ti không nghĩa lý gì, vì cả đại dương bao la cũng được tạo nên bằng những giọt nước li ti như vậy đó.

Hãy nhận ra rằng mình là chi thể của Chúa, là khí cụ cứu rỗi của Người. Hãy để Chúa sử dụng chúng ta như khí cụ xây dựng hoà bình của Chúa.

Lời ngôn sứ Isaia nhắm đến Chúa Giê-su hôm xưa cũng nhắm đến mỗi người chúng ta: "Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức." (Lc 4, 18-19)

Là thân mình của Chúa Giê-su, chúng ta hãy hiệp thông với Chúa Giê-su để thực hiện từng câu từng chữ của lời sấm nầy như Người đã làm, để mai đây, chúng ta có thể nói với mọi người như Chúa Giê-su: "hôm nay, đã ứng nghiệm nơi tôi đoạn sách mà quý vị vừa nghe".
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:11 20/01/2010
NGƯỜI KHÔN NGOAN NGỘ ĐẠO

N2T


Svetaketu là một trong những hiền sĩ danh tiếng của Ấn Độ thời cổ đại, khôn ngoan của ông ta được rèn luyện như thế này mà có: khi ông ta chưa đủ bảy tuổi thì được phụ thân đưa đi học. Dựa vào sự thông minh và cần mẫn của mình mà ông ta liên tiếp đứng đầu các bạn, hơn nữa chưa tới bảy tuổi mà được gọi là chuyên gia xuất sắc về kinh điển.

Sau khi học hành thành tài thì trở về quê hương, phụ thân muốn trắc nghiệm năng lực của ông ta, bèn hỏi: “Con có biết học môn gì rồi sau đó không cần học những thứ gì khác nữa ? Con lãnh hội được thứ gì mà khi hiểu thấu đáo rồi thì sẽ không có bất cứ đau khổ nào nữa ? Con tinh thông thứ gì mà không thể truyền thụ được ?”

- “Đều chưa có.”

- “Vậy thì mấy năm đi học coi như vứt bỏ ?”


Trong lời nói của phụ thân có chứa đựng chân lý, khiến cho ông ta khắc ghi trong tâm cốt, thế là ông ta bắt đầu thí nghiệm, và từ trong việc tĩnh tọa suy nghĩ sâu xa mà phát hiện rằng: lời nói thì không thể biểu đạt được sự khôn ngoan.

(Lắng nghe của loài ếch)

Suy tư:

Khôn ngoan không hệ tại nơi lời nói nhưng hệ tại trong cách suy nghĩ và hành động, bởi vì có những người ăn nói khôn ngoan nhưng hành động thì dại dột, bởi vì lời nói thì như thoảng mây bay.

Có những người suy nghĩ rất khôn ngoan và hành động cẩn mật, nhưng họ lại không muốn cho người khác biết mình là người khôn, nên có khi lời nói như người ngu dại. Có những người học hết sách hết vở nhưng đạo làm người thì vẫn chưa ngộ được, cho nên họ sống không có tình người với những người chung quanh, bởi vì đạo làm người lấy chữ nhân và ái làm gốc...

Ngộ được đạo làm người thì sống chí tình với mọi người mà không sợ phải mất lòng ai, nhưng ngộ được đạo làm con Chúa thì không những không làm mất lòng ai, mà còn làm cho người khác trở thành con Chúa như họ vậy, bởi vì chính tinh thần Phúc Âm “kính Chúa yêu người” làm cho họ trở nên ngọn lửa sưởi ấm tâm hồn tha nhân.

-------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:13 20/01/2010
N2T


7. Người khác làm việc thiện nếu trong lòng tôi vui vẻ, thì trong đó có thể có một phần của tôi.

(Thánh Augustine)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:14 20/01/2010
N2T


348. Ngoại quan với bản thân sự vật thì thường thường là hoàn toàn không phù hợp, người thế gian đều dễ dàng bị lừa vì những trang sức bên ngoài.

 
Hồng ân cứu độ
Lm Jb Nguyễn Minh Phương, C.Ss.R
21:35 20/01/2010
Chúa nhật II thường niên C (Lc 4,1-4; 4, 14-22)

Trước khi nhậm chức, các nguyên thủ quốc gia thường công bố diễn văn thể hiện đường hướng hoạt động sẽ mang lại lợi ích cho đất nước.

Trong thực tế, “nhân vô thập toàn”. Mọi cố gắng của con người luôn giới hạn nên tôn giáo mới chính là lời đáp cho con người tìm về lẽ sống.

Hôm nay, khai mạc sứ vụ loan báo Tin Mừng cứu độ, Đức Giê-su đã công bố lời ngôn sứ I-sai-i-a. Lời ấy không lý thuyết phô trương, nhưng ứng nghiệm nơi cuộc đời của Người.

I. LỜI NHẬP THỂ

Ngày Sa-bát, Người Do Thái vào hội đường để nghe công bố và giải thích lời Chúa. Họ đón nhận giáo huấn của Đức Chúa nhờ nghe và suy gẫm lời của Người.

Ngày nọ, trong hội đường Do Thái, một nhân vật đặc biệt xuất hiện giữa đám đông dân chúng. Sau khi công lời ngôn sứ I-sai-i-a, người ấy khẳng định những lời ông ta vừa công bố hôm nay đã ứng nghiệm (x. Lc 4, 20). Người ấy chính là Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể làm người mang tên Giê-su.

Bằng ngôn ngữ và văn hóa của nhân loại, Đức Giê-su đã công bố lời Thiên Chúa và quả quyết lời Thiên đã ứng nghiệm nơi sứ vụ cứu thế của Người. Một sứ vụ do Chúa Cha sai thực hiện trong sự thông hiệp của Chúa Thánh Thần: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn…” (Lc 4, 18).

Như vậy, đón nhận Chúa Giê-su và lời của Người là đón nhận giáo huấn của Thiên Chúa trong ân sủng của Chúa Thánh Thần. Nói cách khác, muốn đón nhận giáo huấn của Thiên Chúa người ta phải đón nhận ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần trong sự thần phục suy tôn Chúa Giê-su là Cứu Chúa. “Nơi Người ơn cứu độ chan chứa” (Tv 129, 7).

II. LỜI GIẢI THOÁT

Ơn cứu độ nơi Chúa Giê-su không mơ hồ trừu tượng. Sự hiện diện của Người ở đâu đều mang lại ơn đổi mới đến đó:

- Được Đức Giê-su chữa lành, mẹ vợ ông Phê-rô đã trỗi dậy phục vụ (x. Mc 1, 31).

- Đón tiếp Đức Giê-su đến nhà, ông Gia-kêu đã được ơn hoán cải nên đã quyết tâm đền bù thiệt hại gấp bốn, và chia nửa gia tài cho người nghèo (x. Lc 19, 8).

- Nghe lời Đức Giê-su chỉ dạy, gười phụ nữ Sa-ma-ri bên bờ giếng Gia-cóp đã nhận ra sự thật nên nhanh chóng trở về làng kêu gọi mọi người ra gặp Đức Giê-su (x. Ga 4, 28).

- Ánh mắt của Đức Giê-su đã giúp ông Phê-rô hoán cải (x. Lc 22, 61).

- Lời hứa của Đức Giê-su trên thập giá, đã bảo đảm cho người trộm lành được phúc thiên đàng (x. Lc 23, 43).

- Cuộc sống và sự chết của Đức Giê-su đã giúp cho viên sĩ quan chỉ huy nhận ra Người là Con Thiên Chúa (Mt 27, 54).

- Nghe lời Chúa Giê-su Phục Sinh cắt nghĩa Sách Thánh và tham dự Thánh Lễ do chính Đấng Phục sinh dâng hai môn đệ trên đường Em-mau, đã phục hồi tinh thần, ngay trong đêm trỗi dậy trở lại Giê-ru-sa-lem (x. Lc 23, 33).

- Tiếng Chúa Giê-su Phục Sinh gọi đã giúp bà Ma-ri-a Mác-đa-la nhận ra Chúa và hăng hái lên đường loan báo tin vui Chúa đã phục sinh (x. Ga 20, 16).

- Nghe lời Chúa Giê-su Phục sinh, các Tông Đồ đã vượt qua cơn mệt mỏi chán chường hầu vững vàng thả lưới bắt cá (x. Ga 21, 6) và hân hoan ra đi khắp nơi loan báo tin vui cứu độ có Chúa cùng hiện diện và dấu lạ kèm theo (x. Mc 16, 20).

Như vậy, Chúa Giê-su chính là Lời Chúa đã thành xác phàm. Lời ấy đã: phục sinh người chết, xua trừ quỉ mà, mang lại niềm hy vọng, chữa lành bệnh tật thân xác và tâm linh: người điếc nghe được, người mù xem thất, người câm nói được, người què đi được… công bố năm hồng ân cứu độ và vẫn đang được tiếp nối nơi những hoạt động của Hội Thánh Chúa.

III. LỜI CỨU ĐỘ

Hoạt động cứu thế của Chúa Giê-su đã khởi đi từ việc công bố lời Thiên Chúa, thứ đến là những hoạt động cứu sống nhân mạng, chữa lành bệnh tật thân xác và tâm linh. Đỉnh cao của hoạt động cứu thế là: Công bố năm hồng ân với ơn giải thoát: “kẻ giam cầm biết họ được tha… trả tự do cho người bị áp bức” (Lc 4, 18).

Năm hồng ân chính là thời gian Thiên Chúa ban ơn đặc biệt cho con người. Trong Chúa Giê-su, Thiên Chúa đã thi ân cho nhân lọai. Chính việc Chúa Giê-su đến trong thế gian đã thực sự đem lại thời hồng phúc, thời cứu rỗi.

Trong Chúa Giê-su, phẩm giá con người được nâng cao. Họ không còn bị nô lệ cho bất cứ một thể chế nào hay hệ tư tưởng nào. Thiên Chúa đã giải thoát họ để họ hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa và thờ phượng Người trong chân lý và sự thật.

Nối tiếp họat động cứu thế của Chúa Giê-su, Hội Thánh không ngừng loan báo tin vui cứu độ bằng lời, bằng tình yêu với những họat động trợ giúp cụ thể, nhất là bằng chính mạng sống của mình.

Ngày nay, theo định kỳ 25 năm và những dịp đặc biệt, Hội Thánh mở Năm Thánh hầu giúp dân Chúa ý thức sâu sắc thời gian thánh là thời gian hồng ân Thiên Chúa ban cho con người để họ thánh hóa cuộc sống, củng cố đức tin, sống tình hiệp nhất yêu thương và hiệp thông huynh đệ trong lòng Hội Thánh và thế giới, và nhất là tuyên xưng đức tin một cách chân thành và sống sống động nơi Chúa Giê-su Cứu Thế.

Hội Thánh đang đồng hành với nhân nhân loại đây đó vẫn còn nhiều vấn nạn về phận con người: Con người hiện diện trên đời để làm gì? Sau khi chết con người đi về đâu? Đâu là con đường giải thoát?...Tự sức con người, những câu hỏi này mãi mãi chỉ là vấn nạn. Do đó, Hội Thánh mang nơi mình sứ vụ làm chứng cho niềm tin, trở nên trung gian để muôn người tìm đến với Chúa Giê-su, đón nhận lời của Người hầu khám phá lẽ sống cho đời mình.


Tuyên ngôn của tân nguyên thủ quốc gia là những thiện chí giúp ích cho đất nước an bình thịnh vượng.
Tuy nhiên,giữa lý thuyết và thực tế luôn có khoảng cách.
Trong khi đồng hành với cuộc đời, người tín hữu chọn bước theo Chúa Giê-su, tin Người là con đường là sự thật và là sự sống, “Nơi Người ơn cứu độ chan chứa” (Tv 129, 7).
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nói tại đại chủng viện là “Chúa Kitô có sức mạnh hơn bạo lực.”
Bùi Hữu Thư
10:17 20/01/2010
Trong bài diễn văn của ngài khi lãnh nhận tước vị công dân danh dự của thành phố Freising

Rôma, Thứ Tư, 20 tháng 1, 2010 (El Mundo visto desde Roma)- Sự tan hoang do Đức Quốc Xã gây nên, ước muốn được tái sinh sau cuộc chiến và sự xác tín rằng bạo tàn có thể bị Chúa Kitô đánh bại, là những ý tưởng thấm nhuần những năm Đức Thánh Cha được đào tạo tại đại chủng viện.

Chính ngài đã cảm xúc nhắc lại khi ngài tiếp phái đoàn của thành phố Đức, Freising, đến Vatican để tặng cho ngài tước vị công dân danh dự.

Trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha nhắc lại mối tương quan mật thiết đã liên kết ngài với thành phố này, khi được sát nhập vào lãnh thổ của Tổng Giáo Phận Bavaria, nơi ngài chăn dắt từ năm 1977 đến 1982, trước khi được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm bộ trưởng Thánh Bộ Đức Tin.

Huy hiệu của thành phố Freising


Một sự liên kết đặc biệt cũng được đề cao trong việc bầu Giáo Hoàng Joseph Ratzinger là có thêu trên áo ngài huy hiệu Giáo Hoàng hình ảnh "Người Moor thành Freising" là cái đầu người da đen có đội vương miện ở bên trái, cũng được tất cả các tổng giám mục tại Monaco Freising sử dụng từ năm 1817, năm có “Thoả ước Bavaria,” đánh dấu việc thiết lập tổng giáo phận, và “Con Gấu Corbini,” đề cập đến một huyền thoại liên quan đến vị giám mục Corbini, đến từ Arpajon, gần Paris, khoảng năm 724 để rao giảng Tin Mừng cho Bavaria xưa cổ.

Huy hiệu Đức Thánh Cha Benedict có đầu người Moor và con gấu Corbinia


Trong bài diễn từ ứng khẩu, Đức Thánh Cha nói về ngày 3 tháng 2 năm 1946, khi đại chủng viện Freising được mở cửa sau một thời gian chờ đợi lâu dài để đón nhận một nhóm các ứng viên muốn trở thành linh mục.

Đức Thánh Cha Benedict XVI giải thích: vào lúc đó, một phần của chủng viện đã biến thành bệnh viện quân sự dành cho các tù binh ngoại quốc đang chờ đợi để được hồi hương; mặc dầu thiếu tiện nghi các ứng viên vẫn vui sống trong niềm hoan lạc.

Ngài nói: "Chúng tôi phải ở trong các phòng ngủ và lớp học, v.. v.., nhưng chúng tôi rất sung sướng, không phải vì cuối cùng, các đau thương và đe dọa của chiến tranh và Đức Quốc Xã đã chấm dứt, nhưng vì chúng tôi đã được bước vào con đường ơn gọi của chúng tôi.”

Ngài tiếp: "Chúng tôi biết rằng Đức Kitô mạnh hơn bạo lực, hơn quyền lực của ý thức hệ Nazi, và cơ chế áp bức của họ.”

Ngài nói: "Chúng tôi biết rằng chúng tôi thuộc về Đức Kitô và tương lai, và chúng tôi biết rằng Người đã gọi và cần chúng tôi. Người cần chúng tôi.”

"Chúng tôi biết rằng người dân vào buổi giao thời đang chờ đợi, chờ đợi các linh mục đến với một nguồn sống đức tin mới mẻ để xây dựng cho Nhà Chúa sống động.”

Rồi tiếp đến những năm cao học về triết lý và thần học tại Freising, ngài sau đó trở thành giáo sư môn Tín Lý và Thần Học Căn Bản, trong đó các giáo sư “không những chỉ là giáo sư mà còn là sinh viên, là những người cung cấp thành quả của khả năng chuyên biệt, nhưng còn là những người chú trọng đến việc ban cho sinh viên của ăn thiết yếu và lành mạnh để họ có thể tiếp nhận đức tin từ nội tâm.”

Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng nhắc lại ngày ngài được chiụ chức linh mục cùng với người anh tên Georg, tại nhà thờ chánh tòa Freising ngày 29 tháng 6, 1951, và cảm giác khi nằm sấp mình trước bàn thờ, trong lúc đọc Kinh Cầu Các Thánh.

Ngài thú nhận: "Khi bạn nằm sấp mình ở đó, một lần nữa bạn ý thức được sự đau thương của mình, và tự hỏi: liệu tôi có đủ sức làm việc này hay không?”

Sau khi được Đức Hồng Y lớn tuổi Faulhaber đặt tay trên đầu, "Tôi cảm nhận rằng đó chính là Chúa Kitô đang đặt tay trên đầu tôi và nói: Con thuộc về Ta, con không thuộc về con, Ta yêu con, con phải phục vụ Ta. Ngoài ra ý thức rằng việc đặt tay trên đầu này là một ân sủng không những chỉ tạo nên các bổn phận, mà trên hết còn là một qùa tặng, rằng Người đang ở với tôi, và tình yêu của Người che chở tôi và hướng dẫn tôi."

Cuối cùng, ký ức của Đức Thánh Cha dừng lại ở thời gian 3 năm rưỡi ngài sống với cha mẹ ngài tại căn nhà ở Lerchenfeldhof, khiến cho ngài “cảm thấy Freising ‘thực sự’ là quê hương của ngài.”

Đức Thánh Cha cũng nhắc đến thành phố có các tháp cao tại Dombert, ngọn đồi trên đó nhà thờ chánh tòa được xây, và “để ghi nhận một chiều cao khác biệt đối với không gian; ngài muốn nói đến chiều kích chính thật của Thiên Chúa, từ đó phát xuất tình yêu tạo dựng chúng ta, và làm cho chúng ta trở thành những “con người nhân bản” đích thực.

Vào lúc mở đầu của buổi tiếp kiến, theo Nhật Báo L'Osservatore Romano, Thị Trưởng Freising, Dieter Thalhammer, chào mừng Đức Thánh Cha Benedict thay mặt tất cả cử tọa hiện diện. Trích dẫn Thomas Mann, ông nói: “một công dân Freising không chỉ là một người sanh ra tại đây hay sinh sống ở đây suốt cuộc đời, nhưng là một người mà cuộc sống và công việc được liên kết với nơi này, là người yêu mến nơi này và được quý chuộng.”

Ông tiếp: "Trong ý nghĩa này, ngài là một công dân Freising,"

Ông thị trưởng cũng nói với Đức Thánh Cha là sẽ có một bảng tưởng niệm bằng đồng ghi nhận việc ban tặng tước vị công dân danh dự cho ngài được gắn tại khuôn viên của nhà thờ chánh tòa.
 
Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo tại Hàn Quốc
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
11:36 20/01/2010
ROMA, 19/01/2010 (zenit.org)- Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu là một « cơ hội lớn » tại Hàn Quốc, Hãng Thông Tấn Báo chí Tòa Thánh Vatican Fides nhận xét.

Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo năm nay diễn ta từ ngày 18 đến 25 tháng Giêng là một « thời cơ tốt đẹp đối với các Kitô hữu để vượt qua những sự chia rẽ giữa họ », vì « sự hiệp nhất khởi đi từ việc chúng ta cố gắng bao nhiêu có thể nhằm mưu cầu đức tin chân chính, lại vừa loại bỏ những thành kiến và đa nghị, đồng thời nhắc nhớ rằng tất cả chúng ta được mời gọi trở nên một để làm chứng cho Chúa Kitô Phục Sinh », đức cha Hyginus Kim Hee-joong, chủ tịch Ủy Ban Thăng Tiến Hiệp Nhất giữa các Kitô hữu và Đối Thoại Liên Tôn trực thuộc HĐGM Hàn Quốc nhận định.

Đức cha Hyginus Kim Hee-joong đã công bố một sứ điệp với chủ để của Tuần Lễ Cầu cho sự Hiệp Nhất: « Chính anh em là chứng nhân của những điều này » (Lc 24,48), và cùng lúc mời gọi tất cả các tín hữu tại các nhà thờ địa phương tổ chức trong tuần này những buổi cử hành, những cuộc gặp gỡ để suy nghĩ và kiểm điểm, những khoảnh khắc huynh đệ trong phạm vị đại kết để gia tăng mối quan hệ với những cộng đồng Kitô giáo khác trên địa bàn.

Đức cha Hyginus Kim Hee-joong nhấn mạnh rằng « Maria Mađalêna, Phêrô và cả hai môn đệ trên đường Emaus đã không làm chứng cho Đức Kitô theo cùng một cách thức. Nhưng, trong mọi trường hợp, chiến thắng của Đức Giêsu trên sự chết đã là trung tâm điểm của lời chứng đối với tất cả trong số họ ». Điều đó muốn nói rằng « các Kitô hữu cần phải có một sự chú ý thật to lớn đối với việc tuyên xưng đức tin chung giữa họ, nhằm chỉ cho tha nhân thấy đức tin của mình được thể hiện qua đời sống ».
 
Buổi canh thức cầu nguyện của Cộng Đoàn Đại Kết Taizé ở Singapour
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
11:37 20/01/2010
ROMA, 20/01/2010 (zenit.org)- Ngày 29/01 tới đây, một buổi canh thức sẽ được diễn ra tại nhà thờ chính tòa Chúa Chiên Lành, đất nước Singapour trong khuôn khổ « cuộc hành hương niềm tin trên địa cầu » dành cho các bạn trẻ thanh thiếu niên do các thầy Cộng Đoàn Đại Kết Taizé tổ chức trên khắp các châu lục kể từ năm 1970.

Cuộc gặp gỡ tại Manila từ ngày 3 đến ngày 7 tháng hai tới đây sẽ là một chặng mới của cuộc hành hương niềm tin trên địa cầu, được thành lập do sáng kiến của Vị Bề Trên Cộng Đoàn Đại Kết Taizé, thầy Roger.

Đó sẽ là cuộc gặp gỡ lần thứ năm tại Á Châu tiếp theo sau các cuộc gặp ở lần trước tại Madras, Ấn Độ vào năm 1985 và 1988, tại Manila, Philippin vào năm 1991, và tại Kolkata, Ấn Độ vào năm 2006.

Chủ đề chung cho cuộc gặp gỡ lần này là « Cuộc sống nội tâm và tình liên đới đồng loại », được xoanh quanh « lòng tin, hòa bình, và hòa giải ».

Theo Cộng Đoàn Đại Kết Taizé, mục đích của những cuộc gặp này là nhằm « nâng đỡ người trẻ trong việc tìm kiếm Thiên Chúa cũng như trong ước muốn dấn thân của họ đối với Giáo Hội và xã hội ».

Thầy Alois, người kế vị thầy Roger, Bề Trên Sáng Lập sẽ tới Singapour trên con đường hướng về cuộc gặp gỡ niềm tin tại Manila. « Ngài mong đợi cầu nguyện cùng với các bạn trẻ và cả với những ai mong muốn cầu nguyện cho niềm tin, hòa bình và hòa giải trong chúng ta và trong thế giới », Cộng Đoàn Taizé xác định.
 
Phổ biến bản đề cương của Thượng hội đồng giám mục về Trung Đông
Phụng Nghi
13:00 20/01/2010
VATICAN CITY (Zenit.org).- “Lineamenta” hay là bản đề cương của Thượng hội đồng các giám mục về Trung Đông vào tháng 10 sắp tới, đã được Tòa thánh Vatican phổ biến hôm 19 tháng giêng.

Thượng hội đồng giám mục từ ngày 10 đến 24 tháng 10 có chủ đề “Giáo hội Công giáo ở Trung Đông: Hiệp nhất và Chứng nhân: “Các tín hữu thời bấy giờ đông đảo, mà chỉ có một lòng một ý.” (CV 4:32)

Một cơ cấu tiền-Thượng hội đồng đang chuẩn bị cho Thượng hội đồng. Cơ cấu này gồm 7 vị thượng phụ: 6 thuộc Giáo hội Công giáo nghi lễ Đông phương và 1 là vị thượng phụ Jerusalem theo nghi lễ Latinh. Ngoài ra, còn có 4 vị lãnh đạo tại Giáo triều Roma.

Bản đề cương được phổ biến bằng các ngôn ngữ Ả rập, Anh, Pháp và Ý.

Phần dẫn nhập của văn bản này đề cập đến những tiêu chí mục vụ chính của Thượng hội đồng giám mục: “để tăng cường và kiên vững người Kitô hữu trong căn tính của họ qua Lời Chúa và các nhiệm tích, làm sâu sắc thêm sự hiệp nhất trong giáo hội giữa các Giáo hội đặc biệt.”

Theo thông lệ, mỗi phần trong bản đề cương có kèm theo các câu hỏi. Tổng cộng có tất cả 32 câu hỏi và mục đích là để hướng dẫn sự suy tư của các thành viên trong tổ chức: đó là Thượng hội đồng các Giáo hội Công giáo Đông phương (các hội đồng giám mục, các bộ phận thuộc Giáo triều Roma, Liên hiệp các Bề trên chính), và thảo luận về nội dung của tài liệu, áp dụng những điều khẳng định vào thực tế của các thực thể giáo hội tương quan.

Hạn chót để trả lời các câu hỏi là ngày lễ Phục sinh 4 tháng 4 năm 2010, nhằm để phổ biến "Instrumentum Laboris" hay tài liệu làm việc, mà Đức giáo hoàng Benedict XVI sẽ trao cho các đại diện của Giáo hội Công giáo Đông phương trong cuộc tông du tại Cyprus vào tháng 6 sắp tới.

Vì tầm quan trọng của Đất thánh đối với mọi người Kitô hữu, Tài liệu làm việc cũng còn xem xét những đóng góp của các cá nhân, đặc biệt về vấn đề yểm trợ tinh thần và vật chất cho các Kitô hữu và các Giáo hội vùng Trung Đông.

Vai trò không thể thay thế của Kitô hữu vùng Đất Thánh

Trong những khu vực mà người Kitô hữu bị coi không phải là công dân, việc làm chứng nhân cho Chúa Kitô và các giá trị Tin Mừng là điều cốt yếu, không chỉ cho sự canh tân bây giờ mà còn cho một tương lai tốt đẹp hơn.

Đó là lời đề xướng được phát biểu hôm nay của Tổng giám mục Nikola Eterovic, tổng thư ký Thượng hội đồng các giám mục, trong cuộc họp báo trình bầy bản đề cương của Thượng hội đồng về Trung Đông sẽ được tổ chức vào tháng 10 sắp tới.

Tài liệu gồm ba chương này đề cập đến mục tiêu của Thượng hội đồng và, như thường lệ, đưa ra những vấn nạn để xem xét và sẽ được sử dụng để chuẩn bị cho tài liệu làm việc của Thượng hội đồng.

Một trong những vấn đề chủ yếu trong bản đề cương, theo Tổng giám mục Eterovic, là mối liên lạc với Hồi giáo.

“Buồn thay, vì thiếu sự phân biệt giữa tôn giáo và chính trị, nên người Kitô hữu hành đạo thường bị coi là nằm ở vị trí không phải người công dân. Như vậy, điều cần là phải trở thành chứng nhân cho Chúa Kitô và các giá trị của Tin Mừng trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống, riêng tư, gia đình và công cộng. Vì thế, khi lời chứng về cuộc sống của người Kitô hữu được coi như men của một xã hội được canh tân, thì đó là điều thiết yếu cho hiện tại và tương lai của Trung Đông.”

Ra đi ồ ạt

Tài liệu cũng xét tới vấn đề hiện đang xảy ra là chuyện rời bỏ Đất Thánh ào ạt của nhiều người Kitô hữu.

Tổng giám mục Eterovic cho rằng thực trạng ra đi ồ ạt như thế đang làm suy yếu toàn bộ xã hội.

Người Kitô hữu “yểm trợ bằng lời cầu nguyện và viện trợ cụ thể cho những người anh chị em mình ở Trung Đông, cái nôi của Đạo Chúa, và cũng là nơi xuất phát hai tôn giáo độc thần khác: Do thái giáo và Hồi giáo.”

“Ngoài lời cầu nguyện và lòng bác ái, Kitô giáo còn có một sự đóng góp nữa cho vùng đất triền miên trong cảnh tranh chấp này: đó là hy vọng.

“Niềm hy vọng Kitô giáo, xuất phát từ Thánh Địa, đã khích lệ người tín hữu suốt 2000 năm qua. Ngày nay cũng thế, ngay cả giữa những khó khăn và thử thách, niềm hy vọng đó vẫn còn tiếp tục, đối với những Kitô hữu và những người có thiện chí, là một nguồn không vơi cạn của đức tin, đức bác ái và niềm vui được làm chứng nhân cho Chúa Giêsu Phục sinh, Người vẫn hiện diện giữa cộng đồng các môn đệ của Người.”
 
Lại thêm một trận động đất mạnh 6.1 độ Richter làm rung chuyển Haiti, người dân hoảng loạn
Peter Nguyễn Minh Trung
13:00 20/01/2010
PORT-AU-PRINCE, HAITI, 20-01-2010 (AP) - Cơn dư chấn mạnh 6.1 độ Richter đã làm rung chuyển Haiti một lần nữa vào thứ tư, 8 ngày sau trận động đất kinh hoàng nhất trong vòng hàng trăm năm qua đã quét sạch thủ đô Haiti hôm 12-01-2010. Cơn địa chấn lần này làm cho các tòa nhà và các đống gạch vụn vốn đã đổ nát nay còn rung lắc dữ dội hơn, người dân la hét chạy ngoài đường phố.

Trận động đất mạnh 6.1 độ Richter hôm nay là cơn địa chấn mạnh nhất trong hàng loạt 40 dư chấn sau động đất hôm 12-01. Hiện vẫn chưa có các báo cáo thiệt hại hay thương vong rõ ràng về trận động đất mới này.

Tiếng than khóc, kêu la kinh hoàng tràn ngập đường phố của những người sống sót sau trận động đất hôm 12-01. Lúc 6h03 sáng giờ địa phương, binh lính Mỹ đã cho tháo dỡ tạm các trại lánh nạn để có thêm không gian thông thoáng, mây bụi bốc lên trên khắp thủ đô.

Cục Khảo sát Địa chấn Mỹ cho biết cơn động đất mới mạnh 6.1 độ Richter và có tâm chấn khoảng 35 dặm (60km) về phía Tây Bắc thủ đô Port-au-Prince, ở độ sâu khoảng 6.2 dặm (9.9km) dưới lòng đất, xa hơn một chút so với tâm chấn của trận động đất lịch sử hôm 12-01.

Trung sĩ người Mỹ Steve Payne hiện đang có mặt tại Haiti để phân phát thực phẩm cho người dân tại trại lánh nạn gồm 25.000 người cho biết cảm giác về trận động đất mới nhất: "Lúc đó tôi giống như đang đứng trên boong tàu hoặc trên một quả banh."

Theo Hội Đồng Liên Minh Châu Âu, trận động đất mạnh 7 độ Richter tuần trước đã gần như san bằng thủ đô Port-au-Prince của Haiti và các vùng lân cận. Người ta ước tính số người thiệt mạng lên đến 200.000 và hiện 75.000 thi thể đã được chôn cất. Trận động đất cũng khiến cho 250.000 người bị thương và 1.5 triệu người mất nhà cửa, ước tính có hơn 3 triệu người bị ảnh hưởng của động đất.

Hôm qua, nhiều máy bay trực thăng của Mỹ đáp xuống khu vực dinh Tổng thống Haiti bị đổ nát để bố trí binh sĩ và phân phối vật phẩm cứu trợ tại Port-au-Prince.

Cùng lúc, tại New York, Hội Đồng Bảo An Liên Hiêp Quốc đã đồng ý tăng thêm 2.000 binh sĩ và 1.500 cảnh sát vào lực lượng nhiều ngàn nhân viên Liên Hiệp Quốc đã có mặt tại Haiti. Tàu bệnh viện “Comfort" của Hải quân Hoa Kỳ hiện đang trên đường tới Haiti, dự kiến vào hôm nay tàu "Comfort" trang bị 1.000 giường sẽ đến nơi. Tin cho biết, hai bé trai người Haiti bị thương nặng đã được máy bay trực thăng Hoa Kỳ đưa lên tàu vẫn đang trên đường đến để phẫu thuật khẩn cấp tối hôm qua.

Các đống đổ nát gây trở ngại cho những chiếc tàu lớn chở thực phẩm và các nhu yếu phẩm cứu trợ từ Mỹ và các nước khác đến. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates hôm nay cho biết Hoa Kỳ đang đưa thêm nhiều tàu tới Haiti nhằm giúp nước này phục hồi sau trận động đất, trong đó có cả chiếc tàu chuyên dọn dẹp những đống đổ nát cản trở hoạt động tại bến cảng chính của thủ đô Port-au-Prince.
 
Đức Thánh Cha kêu gọi người trẻ thể hiện bằng những thái độ cụ thể cho sự hiệp nhất
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
14:25 20/01/2010
ROMA, 20/01/2010 (zenit.org)- Thể hiện việc cầu nguyện cho sự hợp nhất bằng những thái độ cụ thể: đó là điều mà Đức Thánh Cha đề nghị cách riêng với những người trẻ qua: nghĩa cử hòa giải, lễ vật, quây quần gia đình.

Đức Giáo Hoàng đã dành bài giáo lý của thứ tư tuần này trong phòng Đức Phaolô VI tại Tòa Thánh Vatican để nói về Tuần Cầu Nguyện cho sự Hiệp Nhất các Kitô hữu.

Về buổi tiếp kiến, ngài đã « khích lệ » những người trẻ, các bệnh nhân, các cặp vợ chồng trẻ hãy « thể hiện bằng những thái độ thực tiễn đối với việc cầu nguyện cho sự Hiệp Nhất Kitô giáo »

« Ước mong những ngày suy gẫm này đối với các con, hỡi những người trẻ, là lời mời gọi trở thành những người kiến tạo hòa bình và hòa giải », Đức Thánh Cha đã đề nghị.

« Các bệnh nhân yêu mến, ước chi đây là một thời điểm thuận lợi để dâng những đau khổ bệnh tật của anh chị em cho sự hiệp thông giữa các Kitô hữu khả dĩ khá phức tạp », ngài nói thêm.

« Còn anh chị em, những đôi vợ chồng trẻ, mong rằng đây là một dịp để sống hơn nữa ơn gọi đặc thù của các con là trở nên một tấm lòng và một tâm hồn », Đức Thánh Cha khuyến dụ.

Như mọi năm, Tuần Cầu Nguyện cho sự Hiệp Nhất các Kitô hữu đã được bắt đầu hôm thứ hai 18/01 vừa rồi, và sẽ kết thúc vào thứ hai tới ngày 25/01.

Nhân dịp này, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự trọng thể giờ kinh chiều II, của lễ kính thánh Phaolô trở lại vào thứ hai tới đây ngày 25/01, lúc 17h30 tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô ngoài Thành, cùng với sự hiện diện của những vị đại diện các Giáo Hội khác và của các cộng đoàn Hội Thánh Công Giáo tại Roma.

Hàng giáo sĩ hiện đang ở Roma và các tín hữu được mời tham dự buổi cử hành này.
 
Điều thần kỳ sau động đất ở Haiti - Cụ bà thoát chết nhờ cầu nguyện
Peter Nguyễn Minh Trung
14:27 20/01/2010
PORT-AU-PRINCE, HAITI, 20-01-2010 (Yahoo, AP) -- Các đội tìm kiếm cứu hộ vẫn đang nỗ lực chiến đấu với những đống đổ nát sau động đất kinh hoàng nhất trong vòng 200 năm qua tại Haiti, đã mang về nhiều câu chuyện khó tin và cảm động. Trong đó có câu chuyện về việc giải cứu cụ bà 69 tuổi theo đạo Công giáo rất đạo đức. Cụ kể rằng cụ luôn cầu nguyện Chúa và Đức Mẹ khi bị vùi lấp dưới đống đổ nát cho tới khi nhóm cứu hộ người Mexico kéo được cụ ra.

Cụ bà Zizi đã được cứu thoát
Cụ bà Ena Zizi đã có mặt tại Tòa Tổng Giám Mục Port-au-Prince hôm 12-01 khi trận động đất xảy ra khiến bà nằm dưới đống gạch đổ sụp. Bà kể: "Lúc đó tôi chỉ biết có Chúa và, tôi chẳng nghĩ đến người nào khác cả."

7 Ngày sau trận động đất, cụ bà Zizi đã được cứu thoát. Các bác sĩ cho biết bà mất nhiều nước, vỡ xương đùi phải và gãy chân.

Nhân viên cứu hộ người Mexico vẫn chưa hết phấn khích và xúc động kể lại: "Chúng tôi đã tìm kiếm, đào bới suốt cả tuần lễ và rồi nghe được tiếng kêu của một phụ nữ, có lúc nhìn thấy bà cử động. Chúng tôi tiếp tục đào mãi cho đến lúc cụ chụp được tay tôi. Tôi hôn vào trán bà cụ và bà nói với tôi vẻ cảm kích 2 tiếng: "Con trai !".

Các đồng nghiệp của anh cứu hộ ôm nhau chia sẻ niềm vui sướng. Bờ mi họ long lanh nước mắt.

Các nhân viên đã khiêng cụ bà Ena Zizi trên một chiếc cáng gỗ và đưa tới một phòng khám dã chiến. Cụ tuy mất nước nhưng vẫn nói được và trong tình trạng sốc nặng.

Con trai của cụ Ena Zizi là Maxime Janvier cho biết anh chưa bao giờ từ bỏ hy vọng mẹ mình sẽ được tìm thấy. "Chúng tôi lúc nào cũng cầu nguyện cho bà và Chúa đã nhận lời", Janvier nói với CNN.

Theo các nguồn tin, Giáo hội Công giáo tại Haiti chịu tổn thất lớn nhất trong lịch sử khi hàng loạt nhà thờ, dòng tu, chủng viện, cơ sở Giáo hội, kể cả Tòa Tổng Giám Mục Port-au-Prince đều sụp đổ, chôn vùi và giết chết hàng trăm linh mục, nam nữ tu sĩ và chủng sinh. Trong đó đặc biệt là sự ra đi của hai vị mục tử thủ đô Haiti: thi thể Đức Tổng Giám Mục Joseph Serge Miot được tìm thấy ngay trong ngày 12-01 dưới đống gạch vụn tại văn phòng Tòa TGM, xác của Đức ông Benoît Seguiranno là Tổng đại diện Giáo phận thủ đô cũng được tìm thấy sau đó (ngài là Đức ông chứ không phải Giám mục như một số trang tin Công giáo Việt Nam đã đăng).

Theo Niên Giám Tòa Thánh, Tổng giáo phận thủ đô Port-au-Prince được thành lập ngày 03-10-1861 và Giám mục tiên khởi là Đức TGM Martial-Guillaume-Marie Testard du Cosquer. Giáo phận này có diện tích trải rộng 5.500 m2, chia làm 62 giáo xứ với 300 linh mục triều và dòng, tổng số dân là 4 triệu người, trong đó có 3 triệu người Công giáo, chiếm 71% dân số.

Với sự qua đi của Đức TGM Joseph Serge Miot, Tổng Giáo Phận Port-au-Prince hiện đang trống tòa và được tạm điều hành bởi Đức cha phụ tá Joseph Lafontant. Đức cha François-Wolff Ligondé, nguyên TGM của giáo phận thủ đô, năm nay 82 tuổi và vừa mới trải qua sinh nhật hôm 17-01 (vài ngày sau động đất) vẫn khỏe mạnh. Tại đây, Đức Sứ Thần Tòa Thánh là Tổng Giám Mục Bernardito Cleopas Auza.
 
Malaysia bắt giữ 8 nghi can đánh bom các Nhà thờ
Peter Nguyễn Minh Trung
15:11 20/01/2010
KUALA LUMPUR, 20-01-2010 (AsiaNews) -- Cảnh sát Malaysia đã bắt giữ 8 thanh niên bị tình nghi là đã thực hiện hàng loạt vụ đánh bom vào các Nhà thờ Công giáo tại thủ đô nước này, mở màn cho một loạt tấn công vào các nơi thờ phượng Thiên Chúa Giáo.

Họ là những kẻ bị tình nghi gây ra hành động đặt bom, đốt cháy, ném đá và bom xăng vào Nhà thờ Metro Tabernacle. Cảnh sát đang điều tra sự liên hệ giữa 8 người này với 10 vụ tấn công các cơ sở thờ tự khác, xuất phát từ những quyết định gây nhiều tranh cãi của Tòa Án Tối Cao Malaysia đối với việc cho phép Công giáo dùng từ "Allah" để chỉ Thiên Chúa.

Bakri Zinin, chỉ huy trưởng cảnh sát điều tra liên bang, cho biết các thanh niên này có độ tuổi từ 21 đến 26 và bị cáo buộc có liên quan vào tội ác phá hủy Nhà thờ Metro Tabernacle. Hôm 08-01, một số kẻ đã ném đá và nhiều thứ gây cháy nổ vào nhà thờ kể trên khiến nơi đây bị thiệt hại nghiêm trọng và phá hủy hoàn toàn tầng trệt của ngôi thánh đường.

Trong những tuần gần đây, 11 nhà thờ Thiên Chúa Giáo mà đa phần là Công giáo, cùng với 1 đền thờ của người Sikh và 1 đền thờ Hồi giáo đã bị tấn công sau khi Tòa Án Tối Cao Malaysia, hồi tháng trước, phán quyết rằng những Kitô giáo có thể dùng từ "Allah" khi nói đến Thiên Chúa.

Phán quyết trên đã gây ra nhiều phản ứng của giới Hồi giáo. Nhiều nhóm hoạt động và giáo sĩ Hồi giáo cho rằng quyết định của Tòa là đúng và nên được tôn trọng. Trong khi đó chính phủ và phe Hồi giáo cực đoan cho rằng Tòa đã ra phán quyết "vi hiến" và phản đối một cách tức giận. Còn Công giáo thì cho rằng những cáo buộc như thế là vô lý.

Trên thực tế, từ "Allah" đã được các tín hữu Kitô giáo sử dụng từ rất lâu đời ở vùng Trung Đông, cũng như Indonesia, và thậm chí là ngay ở Malaysia giới Công giáo cũng đã dùng từ này để chỉ Thiên Chúa trước khi đạo Hồi du nhập đến đây.

Bất chấp các chứng minh lịch sử rằng người Công giáo đã sử dụng từ "Allah" ở Malaysia từ thế kỷ thứ 17, tức là nhiều năm trước khi có Hồi giáo tại quốc gia này, chính phủ ủng hộ các nhóm Hồi giáo đã có đơn kháng án lại quyết định của Tòa Tối Cao.

Malaysia là một quốc gia đa sắc tộc với dân số là 25 triệu. 60% người Malaysia là Hồi giáo và gốc Mã Lai, 25% là người Trung Quốc, Ấn Độ chiếm 8%. Trong đó, tổng số Kitô hữu là 10%, và Công giáo chiếm 3.17% dân số nước này.
 
Haiti: Đất nước khốn cùng!
Lữ Giang
15:27 20/01/2010
Nhân vụ động đất xẩy ra ở Haiti hôm 12.1.2010 gây ra thảm họa lớn cho đất nước này, bình luận gia Nick Caistor có viết một bài dưới nhan đề “Haiti's history of misery” (Lịch sử khốn khổ của Haiti) được đài BBC phổ biến hôm 14.1.2010.

Người dân Haiti
Nick Castor là một nhà nghiên cứu về lịch sử và những vấn đề của Mỹ Châu Latin, do đó ông có nhiều nhận định khá sau sắc về Haiti. Mở đầu bài nói trên, ông viết:

“Haiti có vẻ là nơi phải hứng chịu quá nhiều hậu quả của các đợt hỗn loạn, nghèo khổ và thiên tai. Và cũng như bao lần trước đây tại nước này, vào đúng lúc tình hình có vẻ đang tiến triển tốt hơn thì một thảm họa mới lại giáng xuống.”

Trước khi trở lại những nhận định của Nick Castor, chúng ta thử nhìn qua đât nước và con nguời của Haiti.

SỐNG BẰNG BÁNH ĐẤT!

Trong bài “Rising food costs force haiti’s poor to resort to eating dirt” (Gia tăng giá thực phẩm bắt buộc người nghèo ở Haiti phải ăn đất) phổ biến ngày 29.1.2008, ký giả Jonathan M. Katz của hãng thông tấn AP cho biết trong giờ ăn trưa ở một trong những khu ổ chuột tồi tàn nhất Haiti, Charlene Dumas đang ngồi gặm những mẩu bánh đất. Với giá thực phẫm gia tăng, những người nghèo nhất ở Haiti không đủ tiền mua gạo ăn hằng ngày, một số phải dùng những biện pháp khác để lấp đầy dạ dày của họ.

Bà mẹ 16 tuổi Charlene cùng với đứa con trai mới 1 tháng tuổi đã phải xử dụng biện pháp chữa đói của cha ông để lại: ăn bánh làm từ đất sét khô lấy từ vùng cao nguyên miền trung của Haiti. Đó là thứ đất sét (mud) từ lâu được phụ nữ có thai và trẻ em coi trọng bởi theo họ chúng chống axít và có nhiều calcium!

Một khu làm bánh đất
Nhưng ở những nơi như Cité Soleil chẳng hạn, một khu ổ chuột bên bờ biển mà Charlene đang sống cùng đứa con nhỏ của mình, 5 đứa trẻ khác, và hai cha mẹ đều thất nghiệp, bánh được làm bằng đất bình thường (dirt), muối, và dầu thực vật đã trở thành bữa ăn hàng ngày của họ.

Charlene nói: “Khi mẹ tôi không nấu gì cả, tôi phải ăn chúng ba bữa một ngày”. Woodson, con trai của cô, nằm im trên tay cô, trông thậm chí còn nhỏ hơn cả lúc cậu bé mới ra chào đời.

Mặc dù thích vị béo cũng như vị mặn của chiếc bánh đất, nhưng Charlene cho biết những chiếc bánh đó làm cô thấy đau dạ dày. Cô nói: “Khi tôi cho con bú, thằng bé dường như thỉnh thoảng cũng bị đau bụng vậy”.

Những người đi buôn chở đất từ thị trấn Hinche ở miền trung đến chợ La Saline, để chúng giữa những bàn rau, thịt ruồi nhặng bâu đầy. Những người phụ nữ mua đất về sau đó nhào nặn chúng thành bánh đất ở những nơi như Fort Dimanche, một khu ổ chuột gần đó.

Mang những rổ đất và nước leo từng bậc thang lên mái của một nhà tù cũ, họ nhặt nhạnh đá, sỏi trong đất trên một tấm khăn, rồi sau đó quấy chúng trong mỡ và muối. Rồi họ nhào nặn hợp chất đó thành bánh đất, phơi khô chúng dưới ánh nắng mặt trời. Khi bánh đã "chín", chúng được cho vào rổ mang ra chợ hoặc ra ngoài đường phố bán.

Khi một phóng viên ăn thử loại bánh đó, anh ta đã phải nhổ ra ngay lập tức khi miếng bánh vừa chạm vào đầu lưỡi. Vài giờ sau, mùi vị khó chịu của đất vẫn còn nhờ nhợ trong miệng.

Theo một số chuyên gia nghiên cứu tục ăn đất, bánh đất vừa có tác hại vừa có tác dụng đối với sức khoẻ. Đất có thể có động thực vật ký sinh hoặc chất độc gây chết người. Tuy nhiên, nó cũng có thể củng cố thêm hệ miễn dịch của bào thai ở trong tử cung đối với một số bệnh. Nhưng bác sỹ Gabriel Thimothee, người đứng đầu bộ Y tế Haiti cho biết: "Hãy tin tôi, nếu tôi thấy ai ăn thứ bánh đó tôi sẽ ngăn họ ngay".

Bà Marie Noel, 40 tuổi, là người bán bánh đất trong chợ để kiếm tiền nuôi 7 đứa con. Gia đình bà cũng ăn thứ bánh đó. Bà nói: "Tôi hy vọng một ngày nào đó tôi sẽ có đủ thức ăn để chúng tôi không phải ăn những thứ này nữa. Tôi biết loại bánh đó không tốt".

Trên tờ The Guardian của Anh ngày 29.7.2008, ký giả Rory Carroll cũng đã viết bài “Haiti: Bánh đất đã trở thành bửa ăn ổn định khi giá thực phẩm vượt lên trên tầm với của gia đình” để nói lên tình trạng tương tự. Ký giả này kể lại, bà Marie-Carmelle Baptiste, 35 tuổi, một người sản xuất bánh đất, đã nói với ông ta: “Bánh này làm cho khỏi đói. Các ông ăn những bánh đó khi các ông phải ăn”.

Haiti là một quốc gia ở Tây bán cầu, trong vùng biển Caribé, Trung Mỹ, gần sát với Cuba, gồm một phần phía tây của đảo Hispaniola. Phía đông của hòn đảo này là Cộng Hoà Dominican (Dominican Republic). Haiti có những dãy núi cao khoảng 2.800 mét chạy dài từ đông sang tây, xen kẻ với những thung lũng và đồng bằng đông dân. Chữ Haiti phát xuất từ thổ ngữ AYITI của người Taino trong vùng có nghĩa là “đất của những núi cao” (land of high mountains). Diện tích Haiti chỉ có 27.750 cây số vuông (tương đương với tiểu bang Maryland) nhưng dân số nay đã lên khoảng 8.700.000 người, gồm có 95% là người Phi Châu da đen, 80% theo Thiên Chúa Giáo La Mã và 16% theo Tin Lành. Ngôn ngữ chính là tiếng Pháp và tiếng Créole.

Tài nguyên thiên nhiên là bauxite và tôm cá. Nông phẩm gồm cà phê, mía, gạo và bắp. Sản phẩm kỹ nghệ là đường biến chế, gạo, hàng vãi và xi-măng. 66% làm nghề nông, 25% làm ngành dịch vụ và 9% làm kỹ nghệ hay thương mại. Tài nguyên ít, con người lại thường ỷ lại, lười biếng, hay xâu xé nhau và không có khả năng vương lên, nên Haiti được coi là nước nghèo nhất ở Tây bán cầu.

Hiện nay khoảng 80% người dân Haiti phải sống dưới 2 đô la một ngày, trong khi chỉ một phần rất nhỏ những người giàu có đang nắm giữ toàn bộ nền kinh tế.

MỘT LỊCH SỬ BI THẢM

Christopher Columbus đã cập bến Môle Saint-Nicolas ngày 3.12.1492 và tuyên bố đảo này thuộc Tây Ban Nha và đặt tên cho nó là La Espanola. Đây là vùng đất mà những người thuộc sắc tộc da đỏ Carib và Arawak (Carib and Arawak Indians) đang sinh sống. Các thống đốc Tây Ban Nha bắt đầu nhập cảng những người nô lệ Phi Châu vào để khai thác. Năm 1697 vùng đất này trở thành thuộc địa của Pháp và được đổi tên thành Saint Domingue. Năm 1791, một nữa triệu người nô lệ đã nổi loạn và năm 1801, Pierre Dominique Toussaint l’Ouverture tuyên bố độc lập. Hoàng Đế Napoleon đã đưa quân đến dẹp loạn, nhưng người da đen đã thắng và năm 1804, nước này tuyên bố độc lập trên toàn đảo Hispaliona và lấy tên là Haiti, tức đất của những núi cao.

Tuy nhiên, năm 1843, nhóm dân theo Tây Ban Nha ở phần phía đông đảo Hispaliona nổi loạn và thành lập một quốc gia khác lấy tên là Cộng Hoà Dominican (Dominican Republic). Nước này rộng đến 48.442 cây số vuông, nói tiếng Tây Ban Nha và có nền văn minh cao hơn.

Trong thế kỷ 19, Haiti bị cai trị bởi một chuổi các chế độ độc tài làm nền kinh tế kiệt quệ. Năm 1915, Hoa Kỳ đem quân xâm chiếm nước này. Sau Đại Chiến II, Haiti được trao trả độc lập, Dumarsais Estimé được chọn làm Tổng Thống. Nhưng năm 1949, Tướng Paul Magloire làm đảo chánh và đưa Haiti trở lại chế độ độc tài. Năm 1957, François Duvalier được bầu làm Tổng Thống và trở thành một nhà độc tài khét tiếng. Ông bị ám sát năm 1971 và người con của ông là Jean-Claude, thường được gọi là “Baby Doc”, lên kế vị. Năm 1986 “Baby Doc” phải bỏ nước ra đi sau những cuộc rối loạn liên tiếp. Tháng 1 năm 1988 quân đội tổ chức bầu cử và Leslie Manigat được bầu làm Tổng Thống. Nhưng đến tháng 8 Tướng Prosper Avril lại làm đảo chánh. Ông tổ chức bầu cử Tổng Thống ngày 6.12.1990 và Linh mục Jean-Bertrand Aristide được bầu làm Tổng Thống. Aristide nhận chức ngày 7.2.1991 và được hoan hô như là một anh hùng dân chủ. Nhưng đến tháng 9, Tổng Thống Aristide bị đảo chánh phải đi lưu vong. Hoa Kỳ và các nước trong tổ chức các quốc gia Mỹ Châu đã áp dụng cấm vận và phong tỏa hải cảng Port-au-Prince, nên ngày 15.10.1994 quân đội Haiti đồng ý trao quyền lại cho Aristide. Quân đội Hoa Kỳ đem quân vào gìn giữ an ninh cho việc chuyển quyền và kể từ ngày 31.3.1995 lực lượng gìn giữ Hoà Bình của LHQ đến thay quân đội Hoa Kỳ.

Chính quyền Haiti quyết định tổ chức bầu cử lại, nhưng Linh mục Aristide không tái tranh cử nữa và chỉ định René Préval thay thế ông. Trong cuộc bầu cử ngày 27.12.1995, René Préval thắng cử và trở thành Tổng Thống.

Lính LHQ đến gìn giữ hoà hình
Năm 2000 Linh mục Aristide tái ứng cử và đắc cử, nhưng chế độ Aristide trong nhiệm kỳ thứ hai này bị tố cáo là tham nhũng. Báo cáo của Ủy ban Công lý và Hoà bình Haiti công bố vào tháng 4 năm 2003 cho biết rằng giết người, bạo hành, bắt cóc: một chuỗi các tội ác xảy ra hằng ngày ở Haiti. Có 117 người chết trong 4 tháng đầu năm. Hội Đồng Giám Mục Haiti đã lên tiếng: “Chúng tôi nhận thấy rằng tình đoàn kết giữa con người với nhau đã tan biến. Chúng tôi lo lắng về sự cẩu thả của một số người nắm giữ vận mệnh của những người khác”.

Năm 2004 quân đội lại làm đảo chánh. Boniface Alexandre lên lãnh đạo chính phủ lâm thời. Phái Bộ Ổn Định cuả LHQ (The United Nations Stabilization Mission) liền đến Haiti. Trong cuộc bầu cử vào tháng 2 năm 2006, René Préval, người thân tín của Aristide, lại tái đắc cử lần thứ hai.

Chúng ta hãy nghe một số đoạn trong bài “Lịch sử khốn khổ của Haiti” do ký giả Nick Caistor tường thuật lại:

1.- Thiên tai

Rất nhiều cư dân trong khu ổ chuột bị buộc phải tới Port-au-Prince vì điều kiện tại các vùng nông thôn còn khổ hơn. Tình trạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng, Aids và các bệnh kinh niên khác đang lan tràn.

Haiti chiếm 1/3 khu núi phía tây của đảo Hispaniola. Khi những người châu Âu lần đầu đặt chân tới đây cách đây hơn 500 năm, họ ngạc nhiên là đất nước này lại có nhiều rừng đến như vậy. Giờ đây, chỉ còn 3% rừng nguyên sinh còn sót lại. Phần lớn các khu rừng đã bị chặt để lấy gỗ hoặc làm than củi, vốn là nhiên liệu phổ biến nhất tại nước này. Chính việc chặt phá rừng đã làm gia tăng các hậu quả của một loạt trận bão đổ vào nước này năm 2008, khiến gần một ngàn người thiệt mạng và một triệu người bị mất nhà cửa sau khi bốn cơn bão ập vào thành phố quan trọng là Gonaives trong vài tuần...

2.- Bão tố chính trị

Bên cạnh thiên tai, Haiti còn phải gánh chịu nhiều hậu quả trong suốt lịch sử đầy biến động chính trị và các chế độ cai trị tồi.

Khi ‘Baby Doc’ Duvalier bị truất quyền năm 1986, có vẻ như nước này cuối cùng cũng được hưởng một giai đoạn dân chủ. Sau vài năm bất ổn, hi vọng mới được hình thành và gắn với cuộc bầu cử năm 1990, khi cựu tu sĩ Công giáo Jean-Bertrand Aristide đắc cử.

Tuy nhiên, giai đoạn cầm quyền của ông ta chấm dứt chỉ sau vài tháng, khi các tướng tá quân đội lên tước quyền. Kinh nghiệm dân chủ tại Haiti bị cắt ngắn, hàng ngàn người trở thành nạn nhân của chế độ mới và hàng người người khác phải bỏ chạy khỏi nước này trên các xuồng bè tự tạo.

Lượng thuyền nhân di tản quá lớn vào Mỹ năm 1994 đã thuyết phục Tổng thống Bill Clinton rằng đã đến lúc phải dẹp bỏ các sĩ quan quân đội ở Haiti. Một lần nữa, ông Jean-Bertrand Aristide được phục hồi quyền lực, và một kỷ nguyên chính trị mới có vẻ bắt đầu.

Dưới sự cầm quyền của ông Aristide và người kế nhiệm là René Préval, cùng với sự trợ giúp của Liên Hiệp Quốc cũng như các tổ chức viện trợ quốc tế khác, đời sống đã cải thiện đôi chút, mặc dù Haiti vẫn là quốc gia nghèo nhất tại Tây bán cầu, với thu nhập bình quân chưa đầy hai dollar/ngày.

Khi ông Aristide tái đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ hai vào năm 2001, tình hình chính trị lại thụt lùi, với nhiều biến động và bạo lực gia tăng. Tổng thống Aristide bị buộc phải từ chức vào đầu năm 2004, sau vài tháng biến động chính trị leo thang tại nước này. Một lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ với 9000 lính được gởi tới Haiti từ đó nhằm mang lại ổn định và giúp xây đường xá cũng như các cơ sở hạ tầng quan trọng khác.

3.- Dập tắt hi vọng

Dưới thời của Tổng thống René Préval, vốn đắc cử nhiệm kỳ hai vào năm 2006, tình trạng tại Haiti đã có những cải thiện quan trọng: công ăn việc làm được tạo ra, các khu ổ chuột trở nên đỡ bạo lực và bắt đầu có dấu hiệu gia tăng về du lịch.

Nhưng giờ đây, cũng như bao lần đã xảy ra trong quá khứ của Haiti, những hi vọng mới này lại bị dập tắt. Liên Hiệp Quốc và cộng đồng quốc tế phải đưa ra những nỗ lực khổng lồ đơn giản chỉ để cứu hộ cho hàng ngàn nạn nhân cũng như dọn dẹp sau động đất.

Nói chuyện sau những thảm họa năm 2008, Tổng thống Préval nói Haiti cần sự giúp đỡ lâu dài chứ không nên để “luôn bị bỏ rơi một mình để đối phó với những thảm họa mới”.

Đối diện với khu dinh Tổng thống tại Champ de Mars ở Port-au-Prince là một bức tượng lớn mô tả những người bị bỏ rơi trên hoang đảo, là các nô lệ bỏ trốn, vốn là biểu tượng của cuộc đấu tranh giành độc lập của Haiti vào cuối thế kỷ 18.

Người dân Haiti giờ đây cần có tinh thần tương tự nếu họ muốn vượt qua thảm họa mới đây nhất giáng xuống nước này.

NÉN HƯƠNG LÒNG

Trong bài “Nén hương lòng” đăng trong mục “Chuyện có thật” trên website hayyeuthuongnhau.org ngày 24.11.2008, Linh mục Martino Nguyễn Bá Thông ở St. Frances Cabrini Catholic Church, GA, có kể lại câu chuyện sau đây sau một chuyến viếng thăm Haiti (những tiểu đề do chúng tôi thêm vào):

1.- Lâm cảnh cùng khốn

Người Haiti mang dòng máu da đen. Tổ tiên của họ là những nô lệ đến từ Phi Châu nên một phần nào tính “thụ động” vẫn còn trong họ, chính vì thế đất nước họ rất nghèo và chậm phát triển.

Miền nam của Haiti có những mảnh đất màu mỡ trồng rất nhiều soài, chuối và lúa gạo, nhưng vẫn với những công cụ thô sơ và sản xuất bằng tay nên không thể nào cạnh tranh nổi với thế giới công nghệ tiên tiến của ngày hôm nay. Chẳng hạn như soài của họ ăn rất ngon và rất thơm (như soài thanh ca của VN vậy đó) nhưng họ lại không biết bảo quản nên khi ăn trái nào cũng bị nhão từ bên trong – và chuối thì cũng như thế. Khi tôi đi qua các ruộng lúa đang vàng khoe thóc, thì vẫn nhìn thấy các người còm lưng gặt lúa và đập lúa bằng chính đôi tay của mình. Thế mới biết được, Việt Nam chúng ta vẫn còn hơn họ nhiều lắm...

Nhắc đến nhà thương thì tôi nghĩ cũng nên nói để qúy vị rõ là cả nước Haiti vừa mới có nhà thương phục vụ 24 giờ một ngày đầu tiên cách đây khoảng một năm. Tuy vậy khi vào nhà thương, gia đình người bệnh cần phải ra trước cửa bệnh viện mua cho bác sĩ đôi găng tay khám bệnh vì bệnh viện không có găng tay...

Haiti có 3 không: không đường, không điện, không nước nên tỉ lệ bị nhiễm HIV ở đây rất cao.

Tôi là kẻ đã lang thang với trẻ bụi đời khắp năm châu (mời bạn đọc những chia sẻ trước của tôi sẽ rõ) trên 10 năm nay. Đã nhìn thấy những cảnh đời bất hạnh và cuộc sống nghèo khổ đến độ tôi nghĩ không thể nào nghèo hơn được nữa. Tôi không dám nói những gì tôi nhìn thấy ở Haiti là nghèo nhất, nhưng có thể nói là một trong những nước nghèo nhất. Cái khổ nhất mà tôi đã chứng kiến tận mắt là ở Zaire và Rwanda (hai nước ở Phi Châu) khi mà con người phải ăn “đất” để sống...

2.- Tên của em là Matthew!

Lần đầu tiên, tôi gặp nó cũng là một đêm tối trời. Tôi vẫn còn nhớ hôm ấy đang lang thang đạp xe vòng quanh nhà thờ Saint Mark ở nước Haiti, nhân chuyến tôi đi thăm giáo xứ “kết nghĩa” với giáo xứ của tôi, thì cái xe đứt sên. Đang loay hoay chưa biết thế nào thì nó xuất hiện. Với những ngón tay thoăn thoắt và hai viên đá trên tay, nó đã có thể nối lại sợi dây sên cho xe và rồi nó lại biến nhanh vào bóng đêm như lúc nó xuất hiện.

Một em bé Haiti
Và thế là tôi cũng chẳng còn nhớ đến nó. Và rồi sáng Chủ Nhật khi tôi đồng tế trong Thánh Lễ thì nó lại xuất hiện. Đứng trên Cung Thánh tôi thấy nó cứ thập thò ngoài cửa nhà thờ không vào. Và cuối lễ qua một người thông dịch tôi đã biết được tên và cuộc đời của nó!

Tên của em là Matthew! Cả ông bà nội ngoại của em đã mất vì bệnh Siđa (do vi khuẩn HIV). Bố mẹ em cũng đã mất vì căn bệnh này cách đây gần 5 năm. Không ai biết là em có họ hàng thân thích hay không? Cũng chẳng ai biết là em có còn anh chị em ruột thịt hay không? Những người dân ở khu này chỉ biết đến em là một đứa trẻ “có thể” cũng bị mang vi khuẩn HIV, mồ côi và lang thang. Tuy vậy, theo lời của họ thì em là một đứa bé rất ngoan, luôn giúp đỡ người khác khi cần và chưa bao giờ ăn cắp của ai cái gì! Mỗi khi em đói mà không có gì ăn thì em lại ra cây xăng gần đó xin người qua lại bố thí, mà nếu cuối ngày chẳng được gì thì em lại gõ cửa nhà cha xứ!

Thế là không biết vì sao, tôi tự mình phá lệ do chính tôi đặt ra – đó là nhận một đứa trẻ làm con nuôi. Tôi không nuôi em trong nhà xứ, và em cũng không ở nhà bố mẹ tôi. Nhưng tôi nuôi em bằng tình thương và dĩ nhiên là cả vật chất nữa. Cuộc sống Linh Mục của tôi “không nên” nhận con nuôi, vì điều đó có thể sẽ làm tôi phải lo lắng thêm về vật chất – vì mỗi tháng tôi sẽ phải gởi cho em 50 USD, đó là chưa kể đến những lúc “trái gió trở trời”, nhưng em là một ngoại lệ. Với lại không biết em sẽ còn sống được bao lâu nữa...

Mỗi tháng tôi gởi tiền “tiếp tế” cho em! Và cứ mỗi khi em nhận được tiền em lại viết cho tôi một lá thư bằng tiếng Pháp! Cũng may, tôi có vài giáo dân biết tiếng Pháp nên cũng không đến nỗi nào!

Noel vừa qua, tôi “thặng dư” cho em một chút, coi như đó là món quà Chúa Giáng Sinh tặng em và tôi nhận được một lá thư của em rất dài, xin được trích một đoạn như sau:

“Bố Thông yêu quý,

“... Đã gần 5 năm nay con “tủi thân” một mình vì không có cha mẹ. Nhưng hôm nay con đã dám ngẩng cao đầu nhìn mọi người vì con đã... có một người cha! Con đã bắt đầu dám vào bên trong nhà thờ để đi lễ, không còn phải lén lút đứng ở bên ngoài nữa. Con đã khoe với mọi người là con đã có một người cha! Là bố đó!

“Bố còn nhớ tấm hình mà con với bố chụp chung mà bố gởi cho con không? Lúc nào con cũng mang nó bên người! Đi đâu con cùng khoe là con không còn “cô đơn”, không những con đã có một người cha, mà cha của con lại là một Linh Mục nữa đó! Từ ngày mọi người biết con là “con nuôi” của bố, họ đối xử với con tốt hơn – và bố tin con đi, con cũng đã và đang làm cho bố hãnh diện đó!

“Dành dụm từ những đồng tiền bố cho con, con đã “xây” được một cái nhà bằng “vách đất” 4 mét vuông và giờ đây con không còn phải “lang thang” nữa. Con đã có chỗ “nương thân”. Và chỗ nương thân của con cũng là chỗ mà những người bị nhiễm vi khuẩn HIV như con có thể đến tá túc! Con vẫn đang chia sẻ tình thương của bố dành cho con đến với mọi người đó!

“À bố ơi, đã có hai người chết trong nhà của mình (em gọi căn nhà của em đang ở là nhà của em và tôi). Con ước gì có bố ở đây để bố Xức Dầu và Cầu Nguyện cho họ! Nhưng bây giờ bố vẫn có thể xin Chúa được mà phải không bố?...”


Thật tôi không thể tin đó là lá thư của đứa bé chỉ khoảng 18 tuổi với trình độ văn hoá lớp 3.

Hôm nay cũng là một đêm tối trời – sau bữa ăn tối tôi hay đi bộ qua nhà thờ để chầu thánh thể thì chuông điện thoại cầm tay của tôi reo - đầu dây bên kia là giọng nói của ông thầy xứ gọi từ Haiti...

Cúp điện thoại, tôi thẫn thờ bước vào nhà chầu. Không ngờ, mới gần em đó mà giờ đã quá xa, xa khỏi tầm với của con người. Cầu xin cho em được bình an nơi đó! Tôi sẽ dâng lễ cầu nguyện cho Linh Hồn của em! À, mà quên nữa chứ, ngày mai tôi sẽ gởi tiền để trả chi phí an táng cho em. Vì em là đứa con mà tôi đã nhận! Tí nữa thì bố quên – con tha lỗi cho bố nhé!

Bố của con,

LM Martinô Nguyễn Bá Thông


Chúng tôi thường đọc website www.hayyeuthuongnhau.org và theo dõi những việc LM Nguyễn Bá Thông đã làm trong nhiều năm qua, một đôi khi có tường thuật lại. Nay đọc câu chuyện trên, bổng nhiên tôi chợt nhớ lại mùa bầu cử ở Mỹ sắp tới, nhiều chiếc ghế “thơm” đang hiện ra trước mắt. Bổn cũ được soạn lại: Các chính khứa Bolsa nô nức hô hào “phải thống nhất cộng đồng sau lưng tôi” để chiếm cho bằng được những chiếc ghế đó và cùng nhau ngồi ở Bolsa tiếp tục đấu tranh cho “dân chủ và dân quyền trên quê hương” bằng... tuyên ngôn, tuyên cáo và kháng thư!

MISERE MEI, DEUS

Tổ chức Y tế liên châu Mỹ nói số người chết ở Haiti là từ 50.000 tới 100.000, trong khi Thủ tướng Haiti Jean-Max Bellerive nói ít nhất là 100.000. Ông nói 25.000 xác chết đã được thu gom và chôn cất. Nhân viên cứu trợ đang nỗ lực tìm người sống sót còn mắc kẹt dưới đống đổ nát. Phóng viên Chris Barria cho biết: "Tình trạng thật là vô trật tự, hỗn loạn, và cảnh sát lại không có mặt ở đây. Người ta đánh nhau, ném đá vào nhau." Ủy Ban Hồng Thập Tự Quốc Tế ước tính có khoảng 3 triệu người Haiti – tương đương 1/3 dân số - có thể cần cứu trợ khẩn cấp!

Nhìn lại tình trạng của Haiti rồi nghe tuyên cáo đòi “giải phóng quê hương”, tôi chỉ biết đọc lời nguyện: “Misere mei, Deus, secundum magnam misericordiam tuam...” Lạy Chúa, xin thương đến Haiti và quê hương chúng con theo lượng khoan dung của Chúa!
 
Giáo dục văn hóa sự sống
Vũ Văn An
19:32 20/01/2010
Trong một hội nghị các y sĩ Ý tại Vatican hồi tháng 11 năm ngoái, Đức HY quốc vụ khanh Tòa Thánh, Tarcisio Bertone, đã nhấn mạnh tới nhu cầu cấp thiết phải giáo dục xã hội về văn hóa sự sống. Ngài cho rằng tuy từ bản chất, y khoa vốn có sứ mệnh bảo vệ và chăm sóc sự sống con người, nhưng trên thực tế một số bộ phận của nó đang mỗi ngày mỗi thực hiện những hoạt động nhằm chống lại con người. Một đàng, họ cố gắng loại trừ sự sống đang thai nghén hay những cuộc đời sắp kết thúc; đàng khác, càng ngày lương tâm người ta càng khó phân biệt được thiện với ác trong những điều có tác động tới chính giá trị nền tảng của sự sống con người.

Đức HY Bertone nhắc cho các thính giả của ngài hay: “Hành động của một bác sĩ Công Giáo tỏ ra hữu ích không phải chỉ đối với sức khỏe thể lý, mà theo một nghĩa nào đó, còn hữu ích cho cả sức khỏe luân lý và thiêng liêng của người bệnh nữa”. Vì “thể xác và tinh thần hợp nhất với nhau trong con người đến nỗi chúng ảnh hưởng lẫn nhau, và nhiệm vụ chính của qúy vị là canh chừng sự sống và phát huy sự sống để nó thể hiện hoàn toàn”.

Chủ nghĩa giản lược

Dựa vào Thông Điệp Bác Ái trong Chân Lý, Đức HY Bertone chỉ trích quan điểm duy vật và có tính máy móc về sự sống con người, một quan điểm vốn “giản lược tình yêu không chân lý thành một cái vỏ rỗng mà người ta vốn nhét gì vào tùy ý” và do đó tạo ra nhiều hậu quả tiêu cực đối với việc phát triển con người toàn diện.

Theo Đức Hồng Y, muốn giáo dục văn hóa sự sống, điều cần thiết “phải có khả năng chiêm ngắm trong mọi hữu thể nhân bản sự phản chiếu nét đẹp và tình yêu của Thiên Chúa. Không có Thiên Chúa, con người không còn nhận ra mình như một “tạo vật khác đầy lạ lùng” so với mọi tạo vật khác trên trần gian, và chỉ biết coi mình như một trong các sinh vật khác, dù đã đạt tới mức hoàn hảo rất cao.

Dựa vào Thông Điệp “Phúc Âm Sự Sống” của Đức Gioan Phaolô II, Đức HY Bertone chỉ ra rằng: “Chính trong sự xa cách giữa Thiên Chúa và con người, ta tìm thấy động lực dẫn tới việc làm mất đi giá trị của sự sống con người, và do đó phát sinh ra ý tưởng cao ngạo cho rằng mình có thể quán xuyến được sự sống ấy, bất cần tới Đấng Hóa Công”.

Trong ngữ cảnh ấy, Đức HY Quốc Vụ Khanh lên án nạn phá thai và nạn chết vì đói: “Có những mạng sống không đáng đưa tin và việc mất nó cũng không gây được ngỡ ngàng nào. Có những trận tuyến cực thánh để cứu sống những người có án tử hay để bảo vệ quyền sống cho những kẻ phạm trọng tội, trong khi ấy cái chết của những người vô tội lại bị coi là hợp pháp và hợp luân, với đầy đủ luật lệ được đa số các nghị viện dân sự thông qua. Trên thực tế, xúc cảm, ý thức hệ và lý do chính trị đã thay thế hẳn cho lương tâm được soi sáng đúng đắn”.

Lời thề giả hình

Tình thế hiện nay tại nhiều quốc gia cho thấy các bác sĩ, những người tuyên thệ sẽ tuân giữ một thứ qui luật đạo đức nghề nghiệp, đã tiếp tục chứng nhận một điều gì đó là tốt cho sức khỏe, dù họ có đủ lý do để tin rằng nó có hại tới sức khỏe của bệnh nhân. Đó là kết luận của một cuộc thăm dò mới đây liên quan tới nạn phá thai.

Bài nghiên cứu tựa là “Các Phản Ứng đối với Việc Phá Thai và Sức Khỏe Tâm Thần Tiếp Sau Đó” (British Journal of Psychiatry, November 2009), do David Fergusson và các đồng nghiệp thực hiện, nhằm phân tích các dữ kiện thu thập được từ cuộc thăm dò về Sức Khỏe và Phát Triển tại Christchurch, New Zealand. Cuộc thăm dò này theo dõi và đo lường thường xuyên 1,265 người từ lúc mới sinh đến lúc 30 tuổi.

Fergusson thấy rằng trong nhóm này, 80% phụ nữ, từng phá thai một lần và cảm thấy hối tiếc về việc đó (chiếm đa số), có nguy cơ phát triển bệnh tâm thần nhiều hơn các phụ nữ trong cùng một hoàn cảnh nhưng cương quyết mang thai đến ngày sinh nở. Suy diễn từ các dữ kiện này, các tác giả cho rằng ít nhất 5% các bệnh tâm thần của phụ nữ dưới 30 tuổi là do hậu quả của nạn phá thai.

Đặt khám phá trên vào viễn tượng chung, ta hãy để ý đến các bệnh nhân hút thuốc, họ có đến gần 80% nguy cơ gia tăng khả thể bị nhồi máu cơ tim. Có nghĩa là nạn phá thai xem ra có hại cho sức khỏe tâm thần của phụ nữ y như hút thuốc có hại cho tim của họ vậy.

Nghiên cứu của Fergusson không đơn độc; nó chỉ xác nhận những khám phá trước đó dựa trên các thăm dò tại Christchurch cũng như các thăm dò khác. Duyệt lại toàn bộ các chứng cớ, Fergusson nhận định rằng dù có chứng cớ rõ ràng cho thấy việc phá thai gia tăng nguy cơ mắc bệnh tâm thần, thì lại “không có bằng chứng nào cho thấy việc mang thai miễn cưỡng cho đến lúc sinh nở có liên quan gì tới việc gia tăng nguy cơ mắc các thứ bệnh ấy”.

Biện minh

Ấy thế mà tại New Zealand và tại Anh cũng như xứ Wales, người ta lại biện minh cho nạn phá thai dựa trên lý do sức khỏe tâm thần. Tại New Zealand chẳng hạn, luật định rằng: hai bác sĩ phải chứng minh rằng “tiếp tục mang thai sẽ đưa lại hậu quả trầm trọng đe dọa sức khỏe tâm thần”. Hơn 98% các vụ phá thai đã được chấp thuận dựa vào căn bản ấy. Năm ngoái, theo Ủy Ban Giám Sát Phá Thai của nước này, nhờ chứng nhận các vụ phá thai như thế, các bác sĩ đã nhận được 5 triệu dollars lệ phí.

Truyện gì đang xẩy ra ở đó? Người ta dám nghĩ rằng trong nghề này, họ cũng thấy cùng một nguyên tắc từng gây ra sự gian lận và tham nhũng trong các lãnh vực khác, nghĩa là: nghề nào thoái hóa cũng mỗi ngày mỗi phát sinh thêm tham nhũng. Nói cho đúng, tự nó, phá thai là hình thức thoái hóa của nghề y, vì nó đại biểu cho việc sử dụng kỹ năng y khoa vào mục tiêu chẳng có tính y khoa chút nào (có thể ví nó với việc bác sĩ chích thuốc độc giết một tù nhân). Vì trực tiếp tấn công mạng sống của một con người vô tội chưa sinh ra, phá thai không thể biện minh được về phương diện y khoa, nó chỉ là một thủ tục tùy tiện, thực dụng...

Các bác sĩ tại Anh đang có dấu hiệu khó chịu vì thực hành hiện nay. Còn nhớ năm 1993, Hiệp Hội Hoàng Gia Các Nhà Phân Tâm Học cho rằng: “nguy cơ đối với sức khỏe tâm lý do việc phá thai trong tam cá nguyệt đầu tiên gây ra ít hơn nhiều so với nguy cơ liên quan tới việc tiếp tục mang thai, một việc rõ ràng có hại cho sức khỏe tâm thần của người mẹ”. Tuy nhiên, năm ngoái, quan điểm ấy đã bị bác bỏ và bị thay hế bằng một khẳng định khác cho rằng: “vấn đề liệu việc phá thai có gây hậu quả tai hại hay không cho sức khỏe tâm thần của phụ nữ vẫn còn chưa được hoàn toàn giải quyết. Chứng cớ nghiên cứu hiện nay không đưa lại kết luận dứt khoát. Một số nghiên cứu cho thấy không có chứng cớ tai hại nào, trong khi đó, nhiều nghiên cứu khác đã nhận diện được hàng loạt các xáo trộn tâm thần tiếp theo việc phá thai”.

Xem ra, họ đã thay đổi quan điểm từ khuyến cáo phá thai vì lý do sức khỏe tâm thần tới giữ trung lập; nhưng thực tế họ đã đi xa hơn vì câu hỏi họ đặt ra lúc này là: liệu việc phá thai có dẫn tới các xáo trộn tâm thần hay không, như người ta vốn nghi ngờ?

Chứng cớ có tính chung kết

Ngược lại, liệu phá thai có thực sự ích lợi cho sức khỏe tâm thần của phụ nữ hay không, đối với họ, không hẳn là một câu hỏi để ngỏ (open question): chứng cớ chung quyết cho thấy nó chẳng ích lợi gì.

Các khám phá của Fergusson và các chứng cớ khác đưa lại nhiều hệ luận vượt xa các thẩm quyền tài phán từng biện minh việc phá thai dựa trên sức khỏe tâm thần... Thực vậy, các hậu quả của phá thai đối với sức khỏe tâm thần có tiềm năng tệ hơn là chính nghiên cứu của Fergusson từng cho thấy, vì hai lý do sau đây:

1. Fergusson chỉ nghiên cứu các phụ nữ cỡ tuổi 30. Ây thế nhưng, hiện có chứng cớ cho thấy hậu quả tai hại của phá thai nơi phụ nữ có thể được châm ngòi do các biến cố mãi sau này trong đời, như thai nghén, sinh con, hay cái chết của một người thân trong gia đình.

2. Fergusson chỉ theo phương thức đã được các cuộc nghiên cứu trước đó đặt để, và do đó chỉ khảo sát một loại bệnh tâm thần nào đó nhất định, như “trầm cảm lớn; các xáo trộn khiến người ta lo âu xao xuyến như hốt hoảng, sợ khoảng rộng, sợ đám đông, hay sợ một điều đặc thù nào đó…); ghiền rượu; ghiền ma túy”.

Nhưng các nhà lâm sàng học dày dặn vốn nhấn mạnh rằng với các phụ nữ phá thai, người ta còn có thể thấy thêm các xáo trộn phụ như không biết thích ứng và hội chứng bị căng thẳng sau các thảm họa (Post Traumatic Stress Syndrome), ấy là chưa kể các cơn đau phụ lâm sàng và trầm cảm, là triệu chứng có thực đối với các phụ nữ liên hệ nhưng các khám nghiệm chưa hẳn đã nắm bắt được.

Do đó, sự ưng thuận có hiểu biết thực sự đòi phụ nữ phải nói cho người phụ nữ muốn phá thai như sau: “các cuộc nghiên cứu từng chứng tỏ rằng một lần phá thai duy nhất cũng đủ làm tăng 80% nguy cơ chị có thể mắc các chứng bệnh tâm thần trầm trọng trước khi chị 30 tuổi, và cũng có tiềm năng mắc bệnh tâm thần một cách tổng quát suốt cả cuộc đời còn lại”. Hiển nhiên, hiện nay, người ta chưa cho phụ nữ biết như thế.

Từ cuộc nghiên cứu của Fergusson, một sự kiện phụ xem ra cũng làm người ta nghi ngờ rằng cuộc nghiên cứu này chỉ mới phát hiện được cái đỉnh của băng sơn mà thôi. Fergusson xác định xem liệu có nên dựa vào báo cáo của một người đàn bà để cho phép bà ta phá thai hay không. Trong khoảng ba năm một, các phụ nữ thường được hỏi là trong khoảng thời gian ấy họ có thai hay không và chuyện gì đã xẩy ra cho cái thai ấy, nó kết thúc ra sao: xẩy thai, sinh nở bình thường hay phá thai. Lúc 30 tuổi, họ lại được hỏi cùng câu hỏi ấy một lần nữa cho suốt khoảng thời gian trước đó. Nên nhớ: các câu trả lời đã được đưa ra một cách tư riêng và nặc danh. Như thế, các dữ kiện đã được thu thập theo phương thức khiến người ta không sợ các câu trả lời ấy sẽ được xếp theo một cá nhân đặc thù nào nhất định. Tuy nhiên, Fergusson vẫn thấy có tới 32% các phụ nữ thuộc nhóm nghiên cứu từ khước không cho biết họ từng phá thai. Điều này có nghĩa: trong một khoảng ba năm nào đó họ không cho biết đã phá thai, nhưng đến lúc 30 tuổi, nhìn lại, thì họ lại cho biết có phá thai; hay ngược lại, 30 tuổi nhìn lại họ không cho biết đã phá thai trong khi có thông báo đã phá thai trong một khoảng ba năm nào đó trước đó. Xét chung, các phụ nữ trong nhóm nghiên cứu đã báo cáo thiếu sót các vụ phá thai họ từng tiến hành. So sánh với các dữ kiện từ dân số nói chung, rõ ràng các phụ nữ trong nhóm chỉ báo cáo 85% các trường hợp phá thai của họ.

Bác bỏ

Diễn dịch điều trên qua ngôn ngữ bình thường, ta thấy trong một cuộc nghiên cứu nặc danh, trong đó các câu trả lời được đưa ra một cách tư riêng và không gây bối rối hay xấu hổ công cộng, mà gần phân nửa số phụ nữ được yêu cầu đã từ khước nhìn nhận mình có phá thai, dù đã được hỏi một cách trực tiếp về việc ấy và việc phá thai đâu phải là một việc người ta dễ quên hay làm ngơ được.

Một sự kiện khác liên quan đến cuộc nghiên cứu của Fergusson xem ra khá lạ khi so sánh với việc báo cáo thiếu này. Ông cũng yêu cầu các phụ nữ lúc 30 tuổi đưa ra phán đoán về tính đúng đắn trong các quyết định phá thai của họ. Câu hỏi đó như sau: quyết định đó nhất định đúng, nhất định sai hay không chắc chắn là đúng hay sai? Fergusson thấy 90% trả lời rằng quyết định của họ nhất định đúng.

Hai sự kiện lạ lùng ấy, một đàng khá nhiều người không chịu báo cáo mình phá thai (một hình thức bác bỏ), một đàng đa số lại giáo điều cho là quyết định phá thai của mình đúng đắn, xem ra cho thấy nơi những người phụ nữ này có cả một tranh chấp nội tâm sâu sắc. Tranh chấp này dù cuối cùng không dẫn tới những chứng bệnh tâm thần rõ nét, thì ít nhất cũng không tương hợp với một trạng thái tâm thần an bình và hạnh phúc. Người ta hẳn sẽ cảm thấy sợ hãi và run rẩy khi nhớ tới câu nói của Mẹ Chân Phúc Têrêxa thành Calcutta: trong một vụ phá thai, có hai chủ thể chết yểu, đó là đứa trẻ chưa sinh và lương tâm người mẹ. Thiết tưởng cũng cần thêm cái chết thứ ba: đó là sự liêm chính y khoa của người y sĩ khuyến cáo hay thi hành việc phá thai ấy.
 
Chúa Thánh Thần luôn luôn trẻ trung.
Đức Ông Nguyễn Quang Sách
21:53 20/01/2010
Đức Giáo Hoàng ghi nhận các Thánh làm mới mẻ Giáo Hội trong mọi thời đại.

VATICAN Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói trong mỗi thế hệ các thánh sinh ra và đem lại sự mới mẻ cho Giáo Hội, mặc dầu những sự đau buồn và “những phương diện tiêu cực cuộc hành trình của mình”.

Đức Giáo Hoàng khẳng định sự này hôm Thứ Tư 13/1 khi ngài suy tư, trong buổi tiếp kiến chung, về các hội dòng hành khất do các Thánh Fhanxicô và Đôminicô thành lập thời Trung Cổ.

Đức Thánh Cha ghi nhận rằng các tu sĩ Phanxicô và Đôminicô gặp ba “nhu cầu ý nghĩa của Giáo Hội thời đại này.”

Hội Dòng Anh Em Hèn Mọn và Hội Dòng các Cha Giảng Thuyết “chấp nhận một kiểu sống khó nghèo Tin Mừng,” ngài nhận xét. Nhưng không như những hội dòng hiện hành khác của thời đại, kiểu sống này được “dựa trên sự hiệp thông với Giáo Hội hũu hình và một sự hiểu biết Kitô hữu lành mạnh về sự tốt đẹp của tạo vật.”

Hai là, Đức Thánh Cha nói tiếp, các hội dòng mới--được thiết lâp trong những khu vực thành thị hơn là trong vùng quê—có khả năng phục vụ hiệu nghiệm người giáo dân, “nhiều kẻ trở thành những thành viên các “Dòng Ba của các Hội Dòng này.”’

Và, để qua một bên yếu tố cổ điển của sự vững bền đan viện, các tu sĩ Phanxicô và Dominicô” góp phần đổi mới toàn diện sự sống Giáo Hội và sự biến đổi thiêng liêng của xã hội,” ngài nói.

Phúc Âm hoá Văn hóa

Các thành viên những hội dòng này trở thành những lãnh đạo thiêng liêng của các hành phố Trung Cổ, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khẳng định, bằng cách đổi mới và phúc âm hóa văn hóa, cách riêng qua sự hiện diện của họ trong các đại học.

Họ khẳng định “sự hòa hợp đức tin và lý trí, và việc xây dựng sự tổng hợp cả thể của thần học kinh viện”.

Đức Giáo Hoàng nói rằng chứng từ của những vị sáng lập này và của những vị kết hợp với họ có nhiêu bài học cho ngày nay.

Ngài khuyến khích rằng “gương thánh thiện và kiểu sống tin mừng của họ linh hứng sự minh chứng của chúng ta cho Tin Mừng và những cố gắng của chúng ta lôi kéo thế giới về với Chúa kitô và Giáo Hội Người.”

“Anh Chị em thân mến,” Dức Giáo Hoàng kết thúc, “trên thực tế chúng ta hãy kêu xin, lúc bắt đầu năm này, Chúa Thánh Thần, tuổi trẻ muôn đời của Giáo Hội: Xin Người làm cho mỗi người chúng ta cảm thấy sự khẩn cấp ban một chứng từ nhất quán và can đảm của Tin Mừng, ngõ hầu không bao giờ thíếu các thánh, là những vị làm cho Gíao Hội sáng chói như một Nàng Dâu luôn trong trắng và đẹp đẻ, không tì ố và không vết nhăn, có khả năng thu hút thế gíơ tới Chúa Kitô, tới sự cứu độ của Ngưòi.”
 
Huấn từ Đức Giáo Hoàng với Ngoại giao Đoàn
Đức Ông Nguyễn Quang Sách
21:56 20/01/2010
“Muốn xây dựng hoà bình, Người ta phải bảo vệ Tạo Vật”

VATICAN (Zenit.org).- Bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khi tiếp kiến hôm nay các thành phần ngoại giao đoàn được ủy nhiệm bên cạnh Toà thánh, trong cuộc gặp gỡ truyền thống ngày đầu năm.

*** *

Thưa các ngài đại sứ,

Quí Bà và Quí Ông

Cuộc gặp gỡ truyền thống này trong ngày đầu năm, hai tuần sau việc cử hành sự sinh của Ngôi Lời Nhập Thể, là một dịp rất vui mừng cho tôi. Như chúng ta công bố trong phụng vụ: “Chúng con nhận biết trong Chúa Kitô sự mặc khải tình yêu của Chúa. Không con mắt nào có thể thấy vinh quang của Người là Chúa chúng ta, nhưng bây giờ Người được thấy như một người chúng ta. Người vốn đươc sinh ra trước mọi thời gian, nay bắt đầu hiện hữu trong thời gian, để khi làm cho mọi loài sa ngã được chổi dậy trong Người, Người phục hồi tình trạng nguyên tuyền cho vạn vạt, và dẵn đưa con người lấm lạc trở về quê trới “ (Kinh Tiền Tụng Giáng Sinh II).

Trong ngày Giáng Sinh chúng ta chiêm ngắm mầu nhiệm Thiên Chúa và mầu nhiệm tạo vật: qua sứ điệp các thiên thần gởi đến các mục đồng, chúng ta lãnh nhận tin mửng cứu rỗi của con người và sự đổi mới của toàn thể vũ trụ. Đó là lý do tại sao, trong Sứ Điệp của tôi gởi cho Ngày thế Giới Hoà Bình 2010, tôi khuyến khích tất cả những người thiện chí—là những người nam và nữ mà các thiên thần đã hứa cho sự hoà bình-- phải bảo vệ tạo vật. Trong cũng một tinh thần niềm vui tôi hân hạnh chào mỗi người trong quí vị, cách đặc biệt những ngườii hiện diện lần đầu tiên trong nghi thức này.

Tôi cám ơn quí vị hết lòng vì những lời chúc tốt đẹp gởi đến tôi do Niên Trưởng của quí vụ, Đại Sứ Alejandro Valladares Lanza, và tôi lập lại tôi rất qúi trọng sứ vụ của qúi vị bên cạnh Toà Thánh. Nhờ quí vị, tôi gởi những lời chào chân tình và những cầu chúc tốt đẹp hoà bình và hạnh phúc cho những vị lãnh đạo và dân chúng những xứ mà các vị đại diện cách xứng đáng. Tội cũng nghĩ tới tất cả những nước khác trên mặt địa cầu: vị kế Nhiệm Pherô giữ cửa nhà mình rộng mở cho tất cả mọi người với hy vọng duy trì những tương quan có thể góp phần cho sự tiến triển của gia đình nhân loại.

Đây là một nguyên nhân cho sự thoả mãn sâu sắc là, cách đây ít tuần, những tương quan ngoại giao trọn vẹn được thiết lập giữa Toà Thánh và Liên Bang Nga. Cuộc thăm viếng mới đây của Chủ Tịch nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cũng rất có ý nghĩa; Viêt Nam là một nước tôi rất yêu qúi, nơi Giáo Hội cử hành bằng một Năm Thánh sự hiện diện lâu đời của mình. Trong tinh thần cởi mở này, suốt năm 2009 tôi gặp nhiều nhà lãnh đạo chính trị trên kháp thế giói; Tôi cũng viếng thăm một số quí vị ấy và muốn tiếp tục làm như vậy, tới mức có thể.

Giáo Hội mở cửa cho mọi người bởi vì, trong Thiên Chúa, Giáo Hội sống cho nhũng kẻ khác! Như vậy Giáo Hôi chia sẻ sâu sắc những vận mệnh của nhân loại, mà trong năm mới này tiếp tục bị ảnh hưởng bởi một cơn khủng hoảng ấn tượng mạnh về mặt kinh tế toàn cầu và do đó một sự bất an nghiêm trọng và trải dài xã hội. Trong Thông Điệp Caritas in Veritate của tôi, tôi mời mọi người tìm hiểu những nguyên do sâu săc hơn của tình huống này: trong cuộc phân tích cuối cùng, những tình huống đó được gặp trong một cách suy nghĩ toán học ích kỷ phổ biến, quên công nhận những hạn chế cố hữu trong mọi tạo vật.

Hôm nay tôi muốn nhấn mạnh rằng cách suy nghĩ như vậy làm hại tạo vật. Mỗi người trong chúng ta có lẽ có thể dẫn chứng một gương nguy hại mà sự đó đã gây cho môi trường trên thế giới. Tôi xin cống hiến một gương, từ một số những kẻ khác, trích dẫn từ lịch sử mới đây của Chấu Âu.

Cách đây 20 năm, sau sự sụp đổ bức tường BáLinh và sự đổ sụp các chế độ vật chất và vô thần, đã nhiều thập kỷ cai trị một phần lục địa này, phải chăng không dễ dàng ước tính dự thiệt hại lớn mà một hệ thống kinh tế thiếu qui chiếu đến sự thật về con người đã làm không những cho giá trị và quyền tự do của những cá nhân và các dân tộc, mà còn cho chính Tạo vật, bằng cách làm hư đất, nước và khí? Sự từ chối Thiên Chúa làm méo mó quyền tự do con người, nhưng còn phá hoại tạo vật. Do đó việc bảo vệ tạo vật không phải là câu trả lời chính yếu cho một nhu cầu đạo đức học, nhưng còn hơn nhiều cho một nhu cầu luân lý, trong mức tối đa thiên nhiên diễn tả một chương trình tình yêu và chân lý có trước chúng ta và đến từ Thiên Chúa.

Vì lẽ này tôi chia sẻ sự quan tâm ngày càng gia tăng phát sinh từ sự chống cự kinh tế và chính trị để giao chiến sự suy thoái môi trường. Vấn đề này là hiển nhiên cả mới đây, trong Khóa Hợp XVI của Hội Nghị các Quốc gia Thành Viên Liên Hiệp Quốc, Công Ước Thay Đổi Khí Hậu được tổ chức tại Copenhagen từ 7 tới 18/12 vừa qua. Tôi tin tưởng rằng trong vòng năm nay, trước là tại Bonn và sau là tại Thành Phố Mêxicô, sẽ có thể đạt được một sự đồng thuận xử lý hiệu quả vấn đề này. Vấn đề này càng quan trọng hơn hết vì lẽ tương lai một số nước lâm nguy, cách riêng những đảo quốc.

Tuy nhiên, điều thích hợp là sự quan tâm và dấn thân này cho môi trường phải dược nằm trong khuôn khổ rộng hơn của những thách đố lớn bây giờ đang đối mặt nhân loại. Nếu chúng ta muốn xây dựng hoà bình thật sự, làm sao chúng ta có thể phân cách, hay là có khi gây bất hòa, giữa sự bảo vệ môi trường và sự bảo vệ sự sống con người, kể cả sự sống của trẻ chưa sinh? Chính trong sự con người tôn trọng chính mình mà cảm giác của họ về trách nhiệm đối với với tạo vật được chứng tỏ.

Như Thánh Thomas Aquinas đã dạy, con người biểu thị tất cả những gì cao trọng nhất trong vũ trụ (x. Summa Theologiae, 1,q.29, a.3). Hơn nữa, như tôi đã lưu ý trong Hội nghị Thượng Đỉnh Thế giới FAO về An Ninh Lương Thực, “thế giới có đủ thức ăn cho tất cả cư dân của nó” (Phát biểu ngày 16/11/2009, N,2) miễn là tính ích kỷ không khiến một số người tích trữ những của cải nhằm dành cho mọi người.

Tôi muốn nhấn mạnh lại rằng sự bảo vệ tạo vật đòi hỏi một sự quản trị thích hợp những tài nguyên thiên nhiên của những xứ khác nhau và, hơn hết, của những xứ bị thiệt thòi về mặt kinh tế. Tôi nghĩ tới lục địa châu Phi, mà tôi được vui mừng thăm viếng tháng 3 vừa qua trong chuyến tông du của tôi tại Cameroon và Angola, và là lục địa chủ đề cho những thảo luận của Hội Nghi Đặc Biệt mới đây của Thương Hội Đồng Giám Mục. Các nghị phụ Thượng Hội Đồng quan tâm đến sự xói mòn và sa mạc hoá những vùng đất rộng có thể cày bừa được, như là hệ quả của sư siêu khai thác và ô nhiễm môi trường (x. Dề nghị 22). Tại châu Phi, như các nơi khác, cần phải thực thi những quyết định chính trị và kinh tế bảo đảm “những hình thức sản xuất nông nghiệp và kỹ nghệ có khả năng tôn trọng tạo vật và thoả mãn những nhu cầu hàng đầu của mọi người “ (Sứ diệp Ngày Thế Gới Hoà Bình 2010, No 10).

Làm sao chúng ta có thể quên rằng, đối với vấn đề này, chiến đấu để tới được những nguồn lợi tự nhiên là một trong những nguyên nhân của một số vụ xung đột, nhất là tại Phi Châu, cũng như là một sự đe doạ khắp nơi? Cũng vì lẽ này, tôi đã mạnh mẻ lặp lại là muốn xây dựng hoà bình, ta phải bảo vệ tạo vật! Hơn nữa, còn có những lãnh vực rộng lớn, ví dụ tại Afganistan hay là trong một số xứ thuộc Châu Mỹ Latinh nơi mà canh nông vụ, vô phúc, còn liên kết với sản xuất những chất ma túy, và là một nguồn hữju lý cho việc làm và thu hoạch. Nếu chúng ta muốn có hoà bình, chúng ta cần gìn giữ tạo vật bằng cách tái hướng những sinh hoạt này; một làn nữa tôi khuyên cộng đồng quốc tế đừng bằng lòng với chuyện buôn ma túy và với những vấn đề luân lý và xã hội nghiêm trọng mà nó tạo nên.

Thưa quí bà và quí ông, việc bảo vệ tạo vật thật là một yêu tố quan trọng của hoà bình và công lý! Giữa nhiều thách đó nó biểu lộ, một trong những yếu tố quan trọng nhất là chi phí về quân sự ngày càng gia tăng và cái giá duy trì và phát triển những kho hạt nhân. Những tài nguyên khổng lồ đang bị hao phí cho những mục tiêu này, khi chúng có thể dược dành cho sự phát triển các dân tộc, cách riêng những dân tộc nghèo nhất. Vì lẽ này tôi vững lòng hy vọng rằng, trong Hội Nghị Duyệt Xét Hiệp Ước Không-Sản Xuất Nguyên Tử đã nhóm họp tại Nữu Ước tháng 5 này, sẽ có những quyết định cụ thể đối với sự giải trừ vũ khí, với một mục tiêu giải thoát hành tinh chúng ta khỏi những vũ khí nguyên tử.

Cách chung hơn, tôi dau buồn về sự kiện sản xuất và xuất khẩu vũ khí giúp lưu truyền mãi mãi những vụ xung đột và bạo lực, như tại Darfur, tại Somalie hay là Cộng Hoà Dân Chủ Congo. Cùng với sự bất lực của các phe trực tiếp liên hệ, để rút lui khỏi vòng xoắn bạo lực và đau khổ xuất hiện từ những vụ xung đột này, có sự bất lực bề ngoài của những xứ khác và những tổ chức quốc tế phục hồi hoà bình, đừng nói chi tới sự dửng dưng, thực tế lên tới sự chấp nhận, của công luận quốc tế, không cần nhấn mạnh tới sự lan rộng mà những vụ xung đột làm thiệt hai và làm xuống cấp mội trường.

Sau cùng, sao tôi có thể không nhắc tới nạn khủng bố, làm hại vô số mạng sống vô tội và sinh sự âu lo lan rộng. Trong cơ hội long trọng này, tôi muốn lập lại lời kêu gọi tôi đã làm trong lúc đọc Kinh truyền Tin ngày 1/1 vừa qua cho tất cả những kẻ thuộc những nhóm vũ trang, bât cứ loại nào, từ bỏ con đường bạo lực và mở lòng của họ đón nhận niềm vui hoà bình.

Những hành vi nghiêm trọng bạo lực mà tôi vừa mới ám chỉ, hoà lẫn với những tai hoạ nghèo, đói, những tai nạn thiên nhiên và sự phá hủy môi trường, đã giúp tăng thêm những hàng ngủ di dân bỏ quê hương mình. Vì sự xuất hành lan tràn như vậy, tôi muốn khuyên nhủ các thẩm quyền dân sự khác nhau thực hiện việc làm của mình với công lý, tình liên đới và sự lo xa. Ở đây tôi muốn nói cách riêng về những Kitô hữu Trung Đông. Bị quấy rối liện tục nhiều cách, cả khi thực hiện quyền tự do tôn gíao của họ, họ từ bỏ đất nước của cha ông họ, nơi Giáo Hội mọc rễ trong các thế kỷ đầu. Để cống hiến họ sự can đảm và để cho họ cảm thấy sự gần gũi cả các anh chị em của họ trong đức tin, tôi đã triệu tập cho mùa thu sắp tới một khóa Hợp Đặc biệt Thượng Hội Đồng Giám mục tại vùng Trung Đông này.

Thưa quí bà và qúi ông, cho tới đây, tôi chỉ ám chỉ tới một ít phương diện của vấn đề môi trường. Nhưng những nguyên nhân của tình huống mà bây giờ ai cũng thấy rõ thì thuộc trật tự luân lý, và vấn để phải đối mặt với khung một chương trình giáo dục to lớn nhằm cổ võ một sự thay đổi hiệu nghiệm tư tưởng và xây dựng những kiểu sống mới.

Cộng đồng những kẻ tin có thể và ước muốn tham gia sự này, nhưng, muốn làm như vậy, vai trò công khai của họ phải được thừa nhận. Buồn thay, trong một số quốc gia, chủ yếu tại phương Tây, ngưới ta ngày càng gặp trong những nhóm chính trị và văn hoá, cũng như trong các phương tiện, sự tôn trọng hiếm có và thỉng thoảng sự thù nghịch, nếu không phải là sự khinh bỉ, hướng về tôn giáo và Kitô Giáo cách riêng. Điều rõ ràng là nếu thuyết tương đối được xem như một yếu tố thiết yếu của nền dân chủ, người ta có nguy cơ nhìn sự tục hóa trong chiều hướng loại trừ hay là, chính xác hơn, chối bỏ tầm quan trọng xã hội của tôn giáo.

Nhưng một phương pháp như thế xây dựng sự đối đầu và sự chia rẽ, làm mất hoà bình, làm hại sinh thái học nhân bản và, bằng cách loại trừ trên nguyên tắc những phương pháp khác với phương pháp của mình, kết thúc trong sự chết. Như vậy có một nhu cầu khẩn cấp phác hoạ một sự tục hóa tích cực và cởi mở, sự tục hoá, dựa trên sự tự trị đúng của trật từ trần thế và trật tự thiêng liêng, có thể nuôi dưỡng sự hợp tác lành mạnh và một tinh thần trách nhiệm chia sẻ.

Ở đây tôi nghĩ tới châu Âu, mà, bây giờ khi Hiệp Ước Lisbon đã sinh hiệu quả, đã đi vào một giai đoạn mới tiến trình hội nhập của nó, một tiến trình mà Toà Thánh sẽ tiếp tục theo dõi với một sự chăm chú gần gũi.

Khi ghi nhận cách thỏa mãn Hiêp Ước đó cung cấp cho Liên Hiệp châu Âu duy trì một sự đối thoại “cởi mở, trong sáng và điều hòa” với các Giáo Hội (Art.17), Tôi bày tỏ hy vọng của tôi là trong khi xây dựng tương lai của mình, châu Âu sẽ luôn luôn nhờ đến nguồn căn tính Kitô hữu của mình. Như tôi nói trong chuyến thăm viếng Tông Toà của tôi tháng 9 Cộng Hoà Czech, châu Âu có một vai trò không thể thay thế phải đóng “cho sự đào tạo lương tâm của mỗi thế hệ và cho sự cổ võ một sự đồng thuận đạo đức nền tảng phục vụ bất cứ ai gọi lục địa này là “nhà” (Cuộc Hợp với các Thẩm Quyền Dân Sự và Chính trị và với Ngoại Giáo Đoàn, 26/9/2009)

Để hoàn thành suy tư, chúng ta phải nhớ rằng vấn đề môi trường là phức tạp; ta có thể so sánh nó với một hình lăng trụ nhiều mặt. Các tạo vật khác nhau và có thể được bảo vệ hay bị lâm nguy, trong nhiều cách, như chúng ta biết do kinh nghiệm hằng ngày. Một sự tấn công như thế đến từ những luật hay là những đề nghị, là những thứ, nhân danh chiến thắng sự kỳ thị, đánh tại nền tảng sinh vật học của sự khác biệt giữa các phái. Tôi nghĩ tới, ví dụ một số xứ tại châu Âu hay Bắc và Nam Mỹ. Thánh Columban nói rằng: “Nếu bạn mất quyền tự do, bạn mất giá trị” (Ep.4 ad Attela, in S. Columbani Opera, Dublin, 1957, p. 34). Nhưng tự do không thể tuyệt đối, bởi vì con người không phải là Thiên Chúa, nhưng là hình ảnh của Thiên Chúa, là tạo vật của Thiên Chúa. Đối với con người, con đàng phải theo không thể được quyết định tùy hứng hay theo ý muốn riêng, nhưng đúng hơn phải phù hợp với cấu trúc Đấng sáng tạo muốn.

Sự bảo vệ tạo vật cũng lôi kéo những thách đố khác, chỉ có thể khuất phục bởi sự liên đới quốc tế. Tôi nghĩ tới những tai nạn thiên nhiên năm trước đã gieo rắc sự chết, sự đau khổ và sự phá hủy tại Phi Luật Tân, Việt Nam, Lào, Cam Bốt và Đài Loan. Tôi cũng không thể bỏ qua Inđônesia và, gần chúng ta hơn, vùng Abruzzi, bị những nạn động đất phá hủy. Đối mặt với những biến cố như thế, sự giúp đở quảng đại sẽ không bao giờ thiếu, vì chính sự sống con cái Thiên Chúa lâm nguy.

Nhưng, cộng với sự liên đới, sự bảo vệ tạo vật cũng kêu gọi sự hoà thuận và tình trạng ổn định, giữa các quốc gia. Mỗi khi những sự bất đồng và những xung đột nổi lên giữa họ, muốn bảo vệ hoà bình họ phải theo đuổi kiên trì con đường đối thoại xây dựng. Đó là sự xảy ra cách đây 25 năm với Hiệp Ước Hoà Bình và Tình bạn giữa Argentina và Chilê, được là nhờ trung gian của Toà Thánh. Hiệp Ước này đã sinh ra hoa quả dồi dào trong sự hợp tác và thịnh vượng đã sinh lợi bằng cách nào đó cho tất cả châu Mỹ Latinh. Cũng trong một lãnh vực thế giới, tôi vui mừng bởi sự xích gần giữa Columbia và Ecuador sau nhiều tháng căn thẳng.

Tại Đất Thánh, tôi tha thiết kêu gọi ngườ i Israel và Palestine phải đối thoại và tôn trọng những quyền lợi của nhau.

Một lần nữa tôi kêu gọi mọi người thừa nhận quyền Nhà Nước Israel được hiện hữu và hưởng hoà bình và an ninh tong những biên giới quốc tế công nhận. Cũng vậy, quyền của dân Palestine đối với một quê hương có chủ quyền và độc lập, hầu sống trong phẩm giá và hưởng sự tự do đi lại, phải được thừa nhận.

Tôi cũng muốn xin sự ủng hộ của mọi người đối với sự bảo vệ căn tính và đặc tính thánh thiêng của Jerusalem, và của gia sản văn hoá và tôn giáo của nó, là điếu có giá trị phổ quát. Như vậy chỉ có thành phố độc nhất, thánh thiêng và bị khổ sở nặng nề nầy, sẽ là một dấu và báo hiệu của sự hoà bình này mà Thiên Chúa ước muốn cho toàn thể gia đình nhân loại. Do lòng yêu sự đối thoại và hoà bình bảo vệ tạo vật, tôi khuyến khich các lãnh đạo chính phủ và các công dân Iraq từ bỏ những chia rẽ của họ và sự cám dỗ dùng bạo lực và sự bất khoan dung, hầu cùng nhau xây dựng tương lai xứ sở mình.

Các cộng đồng Kitô hữu cũng muốn thực hiện sự đóng góp của mình, nhưng nếu sự này mà có đuợc, họ cần được bảo đảm về sự kính nễ, an ninh và tự do. Pakistan cũng đã bị đánh nặng bởi bạo lực trong những tháng gần đây và một số tình tiết trực tiếp nhằm đến thiểu số Kitô hữu. Tôi xin tất cả mọi sự phải được thực hiện để tránh tái diễn những hành vi tấn công như thế, và bảo đảm rằng các kitô hữu cảm thấy đầy đủ mình là một phần sự sống của xứ sở mình. Khi nói về những hành vi bạo lức chống ngườ i Kitô hữu, tôi không thể bỏ qua mà không nhắc tới sự tấn công thê thảm mà cộng đồng Coptic Ai Cập chịu dựng trong những ngày này, khi họ cử hành Lễ Giáng Sinh.

Liên quan tới Iran, tôi tỏ bày hy vọng rằng qua đối thoại và cộng tác, những giải pháp chung sẽ được gặp trên cấp bậc quốc gia cũng như quốc tế. Tôi khuyến khích Lebanon, đã ngóc lên từ một cơn khủng hoảng chính trị dài, tiếp tục theo con đường hoà thuận. Tôi hy vọng rằng Honduras, sau một thời kỳ bất trắc và không ổn, sẽ di chuyển tới một sự phục hồi đới sống chính trị và xã hội bình thường. Tôi cũng ước ao như vậy cho Guinea và Madagascar với sự trợ giúp hiệu nghiệm và vô vị lỡi của cộng đồng quốc tế.

Thưa quí bà và qúi ông, cuối cái nhìn khái quát này, do ngắn ngủi, không thể nhắc nhớ mọi tình huống đáng ghi nhó, tôi nhớ những lời Thánh Phaolô Tông Đồ, đối với ngài “ muôn loài thọ tạo cùng rên siết và quằn quại” và “chúng ta cũng rên siết trong lòng” (Rom 8:20-23). Có quá nhiều đau khổ trong thế giới chúng ta, và sự ích kỷ con ngườii tiếp tục bằng nhiều cách hảm hại tạo vật. Vì lẽ này, sự ao ước được cứu độ ảnh hưởng mọi tạo vật là điều càng mãnh liệt hơn và hiện diện trong tâm hồn mọi người nam và người nữ, kẻ tin hay là không tin cũng vậy,

Giáo Hội chỉ rõ câu trả lời cho sự mong mỏi này là Chúa kitô “là trưởng tử sinh ra trước mọi loài thọ tạo, vì trong Người, muôn vật được tạo thành trên trời cũng như dưới đất” (Col 1:15-16). Nhìn Người, tôi khuyên mọi người thiện chí làm việc cách tin cẩn và quảng đại vì phẩm giá và quyền tư do con người. Mong sao sự sáng và sức mạnh của Chúa Giêsu giúp chúng ta tôn trọng snh thái học con người, trong sự hiểu biết rằng sinh thái học tự nhiên cũng sẽ mang lại lợi ích, vì quyển sách tạo vật là một và bất khả phân rẽ. Như vậy chúng ta sẽ có khả năng xây dựng hoà bình, ngày nay cho các thế hệ mai sau. Tôi cầu chúc Năm Mới cho mọi người!
 
Đức Giáo Hoàng khẳng định dấn thân đến sự hiệp nhất.
Đức Ông Nguyễn Quang Sách
21:58 20/01/2010
Đức Thánh Cha ghi nhận 25 năm về những cuộc hành hương Công Giáo Tin Lành tại Phần Lan.

VATICAN CITY (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khẳng định sự dấn thân “hết lòng” của Giáo Hội đối với những tương quan hiệp nhất, khi tiếp rước một phái đoàn Công Giáo-Lutheran từ Phần Lan trong tuần lễ hiến dâng cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô hữu.

Hôm nay 18/1 Đức Giáo Hoàng ghi nhận rằng cuộc thăm viếng đánh dấu kỷ niệm thứ 25 về những chuyến du hành tới Rome nhằm ngày lễ Thánh Henrik, quan thầy quê hương của họ, sẽ được cử hành ngày Thứ Ba.

Đức Thánh Cha nói, “tôi xin cám ơn mà nói rằng những cuộc hợp này đã góp phần có ý nghĩa hầu tăng cường những tương quan giữa các Kitô hữu trong quốc gia của anh em.”

Bằng tiếng Anh, ngài khẳng định rằng con đường hiệp nhất này đã được ôm lây “cách tận tình” bởi Giáo Hội Công Giáo, một cách riêng từ Công Đồng Vatican 2.

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI công nhận lời phát biểu của phái đoàn nhắc lại rằng “Thông cáo chung về Giáo Lý sự Thánh Hoá, nay đã được 10 năm, là một dấu cụ thể về tình huynh đệ tái khám phá giữa các tín hữu Lutheranô và Công Giáo.”

“Trong bối cảnh này,” ngài nói tíếp,” Tôi vui mừng ghi nhận việc làm mới đây của sự đối thoại Lutheran-Công Giáo Nordic tại Phần Lan và Thụy Điển trên những vấn đề phát sinh từ Thông Cáo chung”.

“Có hy vọng lớn là văn bản hệ quả của sự đối thoại sẽ đóng góp tích cực cho con đường dẫn tới sự phục hồi sự hiệp nhất đã mất của chúng ta,” Đức Giáo Hoàng nói thêm.

Ngài bày tỏ òng biết ơn của ngài cho phái đoàn vì “sự bền chí” trong cuộc hành hương chung 25 năm của anh em.

Những năm này, Đức Giáo Hoàng nói, “ chứng tỏ lòng kính trọng của anh em đới với kẻ Kế Vị Phero cũng như đức tin tốt lành và sự muốn hiệp nhất qua sự đôi thoại huynh đệ.”

Ngài nói tiếp: “Tôi sốt sắng cầu nguyện cho các Giáo Hội Kitô hữu khác nhau và những cộng đồng giáo hội mà anh em đại diện có thể xây dựng trên cảm giác huynh đệ này như chúng ta bền chí trong cuộc hành hương chung của chúng ta.

“Trên anh em và tất cả những kẻ nhờ sự chăm sóc mục vụ của anh em, tôi vui mừng kêu xin xuống nhiều phúc lành của Thiên Chúa Toàn Năng.”
 
Tin Mừng đòi buộc tính chất nhạy cảm đối với những người di dân
Đức Ông Nguyễn Quang Sách
22:05 20/01/2010
Đức Giáo Hoàng nhắc lại chính Chúa Giêsu là một người tị nạn

VATICAN (Zenit. Org.) Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khuyên bảo các Kitô hữư biết thông cảm với số phận những người di dân và tị nạn như tinh thần Tin Mừng đòi hỏi, khi nhắc lại rằng Hài Đồng Giêsu cũng đã là một người tị nạn.

Đức Giáo Hoàng hôm Chúa Nhật 17/1 lên tiếng bênh vực những ngừoi sống xa quê hương trong bài phát biểu của ngài trước khi đọc Kinh Truyền Tin với những kẻ qui tụ trong Quảng Trường Thánh Pherô. Hôm nay kỷ niệm Ngày Thế Giới Di Dân và Tị nạn.

Đức Thánh Cha khẳng định rằng Giáo Hội luôn ở bên cạnh những kẻ di dân và tị nạn, quan sát sự nâng đở của Giáo Hội đạt tới “những chiều cao đặc biệt lúc bắt đàu thế kỷ thứ 20. Về phuơng diện này, ngài nhác đến Thánh Frances Cabrini (1850-1917), và Chân Phước Giám Mục Giovani Battista Scalabrini (1839-1905).

Đức Giáo Hoàng ghi nhận rằng sứ điệp chính thức của ngài cho sự cử hành ngày thê giới hôm nay tập trung vào giớit trẻ di dân và dời chỗ.

“Chúa Giêsu Kitô, lúc mới sinh sống qua kinh nghiệm thảm kịch làm một kẻ tị nạn vì những ngăm đe của Herode, dạy các môn dệ của ngài đón rước các em nhỏ với sư cung kính và lòng yêu lớn,” ngài suy niệm.

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khẳng định Em bé cũng vậy, trên thực tế, bất kể quốc tịch hay màu da của nó, trước hết và hơn hết phải luôn đươc xem như một con người, là hình ảnh của Thiên Chúa, được cổ võ và bảo vệ khỏi mọi sự cho ra rìa và lợi dụng. Cách riêng, điều cần thiết là lo lắng hết sức hầu các em nhỏ đang sống trong một nước ngoài, được luật pháp bảo vệ và hơn hết được đề phòng trong vô số vấn đề.
 
Phép lạ: Sau 7 ngày nạn nhân dưới nhà thờ chánh tòa đổ nát tại Haiti vẫn còn sống.
Ngọc Loan
23:31 20/01/2010
Mexcicô Nhóm cấp cứu tìm người sống sót trong trận động đất tại Haiti của Caritas đã tìm thấy và kéo ra được 5 người vẫn còn sống dưới đám gạch đổ nát của nhà thờ Chánh Tòa, trong trận động đất tại Haiti vào ngày 19/1, tức sau 7 ngày xảy ra trận động đất, và họ đã cho đây là một phép lạ.

Người đầu tiên đã tìm thấy và được cứu sống là bà Enu Zizi đã được nhóm cấp cứu chuyên nghiệp từ Mexicô và Nam Phi làm việc cật lực trong 2 tiếng đống hồ để cứu bà ra.

Bà Zizi đã nói với những người cứu bà “Tôi yêu mến các ông”, vừa khi họ đem được bà ra khỏi đám đổ nát.

Ông Alejandro de Hoyos thuộc tổ chức Caritas Quintana Roo là một người thuộc nhóm cấp cứu của Mêxicô đã điện thoại cho Thông Tấn Xã Công Giáo Hoa Kỳ có trụ sở tại Cancun, và ông cho đây là một phép lạ.

Qua thông dịch viên của Caritas là ông Ruth Schoffl người Áo, ông Alejandro nói rằng “thật sự giống như chứng kiến một phép lạ nhỏ. Sau hơn một tuần tìm kiếm, chúng tôi nghe thấy tiếng động. Tôi có thể nói chuyện với bà qua người thông dịch.”

Người cầm đầu toán cấp cứu từ Nam Phi, ông Ahmed Ham đã gọi nhóm cấp cứu “đây là một chuyện tuyệt vời trong toán chúng tôi đã cảm nghiệm được”.

“Thật đây là lần đầu tiên chúng tôi đã cứu mạng sống con người sau một thời gian xảy ra nạn động đất lâu như thế. Nhờ vậy nhóm cấp cứu đã tăng thêm nghị lực tiếp tục tìm kiếm thêm và vẫn còn nuôi hy vọng”.

Nhưng tiếc thay, Đức Ông Charles Benoi, chưởng ấn của Tổng Giáo Phận không nằm trong số những người may mắn được tìm thấy sống sót. Họ đã tìm thấy thi thể của ngài “với bàn tay còn cầm hộp mặt nhật trong đó có bánh Thánh”.

Phép lạ tìm thấy bà Zizi còn sống là một trong những điểm nóng nổi bật từ khi có trận động đất với cường độ 7 đã san bằng Port-au-Prince ngày 12/1. Các toán cấp cứu đã cố san bằng đống gạch vụn tìm người sống sót, cộng thêm những khó khăn về vấn đề an ninh và thiếu thốn trầm trọng thực phẩm và nước uống, và lại có thêm một trận động đất sau đó vào ngày 20/1 với cường độ 6.1, đã gây thêm hoang mang lo sợ và bất ổn tại thủ phủ Haiti.

Nhóm cấp cứu từ quốc gia Mêxicô tại Haiti được gọi là nhóm “Gophers” đã hoạch định sẽ trở về lại Cancun vào ngày 20/1.

Ông De Hoyos nói nhóm cấp cứu nguyên thủy từ Haiti gồm có những nhân viên bảo vệ dân sự và toán cứu hỏa từ Cancun và đã được thay thế bằng nhóm “Gophers” là một nhóm từ Mêxico, mà trước đây họ là những người lính cứu hỏa đã có kinh nghiệm cứu cấp trong trận động đất kinh hoàng tại thành phố Mexicô vào năm 1985.

Nhóm này đã được nổi danh vì kinh nghiệm moi móc đống gạch vụn cứu người tại các tòa nhà cao lớn bị sụp đổ sau thảm trạng động đất.
 
Top Stories
Thai Binh bishop refutes govt cross ‘dismantling’ claims
Asia-News
06:07 20/01/2010
Thai Binh Bishop Francis Nguyen Van Sang has denied Vietnamese government claims that the Dong Chiem crucifix was “dismantled”, saying that “debris from the explosion was everywhere” as evidenced by many photos.

Bishop Francis Nguyen Van Sang
“The crucifix was smashed by sledge-hammers and blown up by explosives. Armed soldiers and police men who participated in the attack, along with parishioners who rushed to the site and witnessed the incident knew it clearly,” Bishop Nguyen Van Sang said, Viet Catholic reports.

“No, it was not dismantled as distorted by The Vietnamese News Agency in a report that contradicted the statement of the archdiocese of Hanoi,” he added.

“The debris from the explosion was everywhere, as shown in the photos on the electronic website www.vietcatholic.org. Whether crucifix had been ‘dismantled’ or ’smashed up’, let the fact speak for itself. No one can deny it,” he continued.

Responding to the accusation that the crucifix had been illegally constructed on top of Mount Che from 3-4 March 2009, Fr Nguyen Van Huu, the parish priest, responded that the crucifix had been there for years. “Last year, we only consolidated it, something that has always been there.”

Bishop Nguyen added that the consolidation was “surely approved by local authorities at various levels” at least verbally, “because during the course of the construction people of faith or no faith had been hauling all kinds of constructing materials to the site of the crucifix before the very eyes of the authority in broad daylight, not during the night.”

It was reported that local authorities including Lieu, the head of the Communist Party of Dong Chiem, came to share the joy with parishioners at a celebration party after the crucifix had successfully been constructed, VietCatholic says.

In a written statement, Lieu confirmed the Jan. 6 attack on the parishioners, expressing his disagreement with the destruction of the cross that caused some parishioners to be injured.

“In the 2010 Jubilee’s spirit of communion and dialogue and as suggested by bishops of northern dioceses, a solution that cause the least damage should be sought,” Bishop Nguyen proposed.

“Practically, I think we should hold a meeting for both sides to exchange ideas in a peaceful manner which promises to cause the least damage to both sides if there is any.”

He urged the government “to allow the re-construction of the crucifix on Mount Worship to be carried out without interference.”
 
Ho Chi Minh City, trial begins against four pro human rights activists
Asia-News
06:09 20/01/2010
Among them is Paul Le Cong Dinh, a Catholic lawyer and critic of the communist government. They risk from a minimum of 12 years to death. Democratic movements abroad denounce the "growing repression" of those fighting for freedom of expression.

Ho Chi Minh City (AsiaNews / Agencies) - The trial lawyer Paul Le Cong Dinh Catholic and three other democracy activists started today at the people's court in Ho Chi Minh City. The defendants are accused of subversion and conspiracy to overthrow the communist government. They risk a sentence ranging from a minimum of 12 years in prison to death.

The case brought against Vietnamese activists has aroused resentment abroad. Pro human rights groups consider it a sign of the growing repression of democratic movements and those fighting for freedom of expression. The hearing should last two days.

For some time the Vietnamese government has not held a trial on charges of subversion, considered one of the most serious crimes by the communist regime. The four defendants - Paul Le Cong Dinh, 41, Tran Huynh Duy Thuc, 43, Nguyen Tien Trung, 26, and Le Thang Long, 42 - were arrested last June on a less serious charge: spreading anti-government propaganda. However, in early December, the prosecutor aggravated the position of those arrested with more serious charges.

Paul Le Cong Dinh (pictured), a Vietnamese Catholic lawyer of 41 years, has repeatedly defended human rights activists and is the author of publications that highlight the shortcomings of the economic, social and political development of his country.

In the case filed by prosecutor - the government Vietnam News Agency (VNA) reports - it also speaks of "links with groups reactionary and hostile elements in exile" to form "reactionary political organizations." The aim would be to "undermine" the political leadership by a non-violent revolution "in an attempt to realize their "peaceful evolution ".

It seems unlikely that the activists in the dock will be condemned to capital punishment. However, they are likely to spend several years in prison.
 
Ho Chi Minh City, al via il processo contro quattro attivisti pro diritti umani
Asia-News
06:11 20/01/2010
Fra loro vi è anche Paul Le Cong Dinh, avvocato cattolico e voce critica del governo comunista. Essi rischiano condanne da un minimo di 12 anni alla pena capitale. Movimenti democratici all’estero denunciano la “crescente repressione” di quanti si battono per la libertà di espressione.

Ho Chi Minh City (AsiaNews/Agenzie) – È iniziato oggi, nel tribunale popolare di Ho Chi Minh City, il processo a carico dell’avvocato cattolico Paul Le Cong Dinh e di altri tre attivisti per la democrazia. Gli imputati sono accusati di sovversione e complotto volto a rovesciare il governo comunista. Essi rischiano una pena che varia da un minimo di 12 anni di galera alla pena di morte.

Il processo intentato a carico degli attivisti vietnamiti ha suscitato sdegno all’estero. Gruppi pro diritti umani lo considerano un segno della crescente repressione dei movimenti democratici e di quanti si battono per la libertà di espressione. L’udienza dovrebbe durare due giorni.

Da tempo il governo vietnamita non intentava un processo con l’accusa di sovversione, considerato uno dei reati più gravi dal regime comunista. I quattro imputati – Paul Le Cong Dinh, 41 anni, Tran Huynh Duy Thuc, 43 anni, Nguyen Tien Trung, 26 anni, e Le Thang Long, 42 anni – sono stati arrestati nel giugno scorso con un capo di imputazione meno grave: diffusione di propaganda antigovernativa. Tuttavia, all’inizio di dicembre il pubblico ministero ha aggravato la posizione degli arrestati con accuse più gravi.

Paul Le Cong Dinh (nella foto), avvocato vietnamita cattolico di 41 anni, ha più volte difeso attivisti per i diritti umani ed è autore di pubblicazioni che evidenziano i difetti del sistema economico, sociale e politico del suo Paese.

Nel fascicolo depositato dal pm – riferisce l’agenzia governativa Vietnam News Agency (Vna) – si parla inoltre di “legami con gruppi reazionari ed elementi ostili in esilio” per formare “organizzazioni politiche reazionarie”. L’obiettivo sarebbe quello di “minare” la leadership politica attraverso una lotta “non-violenta”, nel tentativo di realizzare la loro “evoluzione in modo pacifico”.

Appare poco probabile che gli attivisti alla sbarra saranno condannati alla pena capitale. Tuttavia, essi rischiano di trascorrere diversi anni in prigione.
 
“越南通讯社”否认东占镇压、攻击亚洲新闻通讯社
Asia-News
07:44 20/01/2010
政府喉舌指亚洲新闻通讯社在报道十字架“被移开”时“诽谤中伤”;另有官方媒体称十字架是被教友们摧毁的。遗憾的是,上述文章避而不谈炸药一段;避而不谈警察的棍棒制止了堂区教友的抗议;避而不谈主教邀请当局不要进一步“激化民众的不满情绪、愤怒和失望”

河内(亚洲新闻)—越南政府官方媒体“越南通讯社”于一月十六日就东占十字架被摧毁事件撰文,指“天主教徒没有遭到镇压”。更有甚者,文中白纸黑字指“asianews.it就日前非法矗立十字架被移开事件散布诽谤中伤之词”;“梵蒂冈电台和玛利亚电台先后转载,造成了国际社会的误解和忧虑”。

在此,我们对文中用词一一说明。“越南通讯社”指“移开”十字架,给人的感觉是拆下来又重新装上的东西。但事实上,正如阮文山主教表明、亚洲新闻通讯社报道的,十字架被公安和士兵用炸药炸毁了。另有《新河内报》和《越南之声》等亲政府媒体,甚至宣称是“教友们在接受政府教育、深刻认识到错误后,自己把十字架毁掉了”。

我们不知道这里所指的究竟是以下列举的天主教徒与否:是一月七日被捕的五位教友?“移开”十字架事件发生后的第二天,五位堂区教友被捕、两位被打入院治疗(见照片)。且均因他们与其他教友一起抗议将十字架毁掉,才遭到了棒打。天主教徒新闻记者在了解情况时遭到攻击、被打昏在了大街上。数以千计准备声援东占教友的天主教徒们遭到警方制止,并被收缴了驾驶执照。最后,百余名教友驾驶摩托车冲破重重障碍赶到了事发地点。还是那些一月十三日在当地人大办公室前抗议的两千多名教友和民众。不知道官媒指的究竟是哪些?!

更令人匪夷所思,此类“天主教徒没有遭到镇压”的事件居然惊动了多位越南主教。他们或亲自前往事发地点慰问教友、或致函河内总主教区吴光杰总主教表示关怀和支持。一月七日,河内总主教区秘书长痛斥炸毁十字架是“不折不扣的亵渎”。并补充说,“弱势和无辜平民遭到攻击是野蛮和非人的行径,严重践踏了人性尊严。此类愚昧的行径,应遭到谴责”。

或许听取国内北部地区十位主教就这一事件的立场,比掩盖事实和责任者更加明智。主教们邀请当局不要采取进一步“激化民众不满情绪、愤怒和失望”的做法;重申“与政府合作”的愿望,从而维护国家利益,建设全体成员都能和睦相处、且“不遭镇压”的“大家庭”。
 
Ammnesty International: Vietnamese dissidents’ trial a mockery of justice
Janice Beanland
11:34 20/01/2010
AMNESTY INTERNATIONAL PRESS RELEASE
For Immediate Release


20 January 2010

Vietnamese dissidents’ trial a mockery of justice

Amnesty International calls for the immediate and unconditional release of four Vietnamese prisoners of conscience jailed today for their peaceful pro-democracy activism.

In a trial lasting one day, a court in Ho Chi Minh City convicted the four dissidents of “activities aimed at overthrowing the people’s administration” and sentenced them to between five and 16 years in prison.

“These people should never have been arrested in the first place, let alone charged and sentenced. The trial allowed no meaningful defense for the accused, demonstrating all too clearly the lack of tolerance for free speech and peaceful dissent, and the court’s lack of independence,” said Brittis Edman, Amnesty International’s Viet Nam researcher.

The sentences come against a backdrop of escalating repression against critics of the government. A new wave of arrests began in May 2009, targeting independent lawyers, bloggers and pro-democracy activists critical of government policies. Over 30 prisoners of conscience remain behind bars after unfair trials.

The court convicted Tran Huynh Duy Thuc, 43, a former internet company owner and businessman, to 16 years’ imprisonment and five years of house arrest upon release. IT engineer and blogger Nguyen Tien Trung, 26, was sentenced to seven years in prison, while prominent lawyer Le Cong Dinh, 41, and businessman Le Thang Long, 42, each received five year sentences.

Last month, the prosecution decided to change the original charges from Article 88, "conducting propaganda" against the state, to the more serious Article 79, “carrying out activities aimed at overthrowing the people’s administration.”

“The trial made a complete mockery of justice, disregarding fundamental human rights such as the principle of presumption of innocence and the right to defense”, said Brittis Edman.

The prosecution gave no evidence to support the indictment, and the judges deliberated for only 15 minutes before returning with the judgment, which took 45 minutes to read and clearly had been prepared in advance of the hearing.

Family members, diplomats and journalists observed the trial from an adjacent room through a video link. Many had been turned away, including several family members of Tran Huynh Duy Thuc.

The trial also shows the urgent need to reform the serious short-comings of the 1999 Penal Code, the vague provisions of which criminalize peaceful dissent, contrary to Viet Nam’s obligations under international law.

Background

Article 79 Carrying out activities aimed at overthrowing the people’s administration:

Those who carry out activities, establish or join organizations with intent to overthrow the people’s administration shall be subject to the following penalties:
1. Organizers, instigators and active participants or those who cause serious consequences shall be sentenced to between twelve and twenty years of imprisonment, life imprisonment or capital punishment;
2. Other accomplices shall be subject to between five and fifteen years of imprisonment.

END/

Public Document
_______________________________________
For more information please call Amnesty International's press office in London, UK, on +44 20 7413 5566 or email: press@amnesty.org
Brittis Edman, Amnesty International Researcher on Viet Nam, may be contacted at: + 46 70 722 6086 or skype: brittis.edman
_______________________________________
Janice Beanland
Campaigner - Southeast Asia Team
Amnesty International - International Secretariat
Tel: + 44 (0) 20 7413 5660
Skype: janicebeanland
 
Wietnam: Parafia ma zapłacić (Ba Lan)
Info.wiara.pl
11:42 20/01/2010
Po przymusowym usunięciu figury Matki Bożej z parafialnego cmentarza władze obciążają Kościół kosztami wydatków poniesionych przez rząd

dodane 2010-01-20: Parafianie z kościoła w Bau Sen, którym rządowe siły zabrały siłą figurę Matki Bożej dwa miesiące temu, znowu stali się ofiarami przemocy. Władze, które dokonały zburzenia, zażądały teraz, aby parafianie pokryli koszty rozbiórki.

W liście datowanym na 11 stycznia, wysłanym do ks. Piotra Nguyen, proboszcza parafii Bau Sen w diecezji Vinh, Ludowy Komitet zażądał od proboszcza, aby zwrócił lokalnym władzom wszystkie wydatki poniesione podczas usuwania przez te władze figury Matki Bożej z terenu cmentarza w dniu 5 listopada 2009. „Albo zapłacicie kwotę 276,485,732 VND (wietnamskich dongów), albo stawicie czoła sądowemu pozwowi i wszystkie wasze majętności będą skonfiskowane”

Kwota, której równowartość wynosi ok. 15.000 dolarów, powinna być wpłacona w ciągu jednego miesiąca, licząc od 7 stycznia 2010. Jeśli ta kwota nie zostanie wpłacona w całości na rachunek Biura Finansów i Planowania w dystrykcie Bo Trach do wyznaczonego terminu, władze dokonają konfiskaty wartościowych przedmiotów aż do uzyskania wymaganej kwoty, a ks. Piotr Nguyen będzie odpowiadał przed Cywilnym i Administracyjnym Sądem za zebranie pieniędzy.

„Gdyby Pan Nguyen Van Huu nie zastosował się do żądania, wtedy Ludowy Komitet Dystryktu nakaże wszystkim odpowiednim organom, aby dokonały konfiskaty wszelkich cennych rzeczy, których wartość w sumie będzie równa kwocie usunięcia figury w zgodzie z obowiązującym, prawem” – zagrożono w liście.

Wspomniana figura Matki Bożej, która jest przedmiotem żądania rekompensaty, została umieszczona przez parafian w kwietniu 2008 r. na wysokiej skale znajdującej się na parafialnym cmentarzu, naprzeciw kościoła w Bau Sen.

21 września 2008 r. Ludowy Komitet podjął decyzję, żeby zmusić parafię Bau Sen do usunięcia figury. Decyzja ta wstrząsnęła wspólnotą katolicką w całym regionie, gdyż figura została umieszczona na terenie należącym do parafii. Na miejscu cmentarza rozmieszczono setki policjantów wyposażonych w broń, pałki, gazy łzawiące i tresowane psy, aby zdławić opór miejscowej ludności katolickiej.

Przy całym zamieszaniu spowodowanym przez niejasne, nieprzewidywalne i absurdalne działania władz w Bau Sen, w dystrykcie Bo Trach, każdy musi zadać sobie pytanie, czy podobne rachunki zostaną wystawione również Archidiecezji Hanoi, obciążając ją za dzieło zniszczenia i chaos spowodowane przez władze państwowe na terenie nuncjatury w Hanoi?

Albo czy władze zażądają od duchowieństwa i parafian w Thai Ha zwrotu kosztów za użycie buldożerów i ciężkiego sprzętu podczas wyburzania klasztoru redemptorystów we wrześniu 2008 r. i ewentualnego urządzenia publicznego parku na koszt parafii?

(Source: J.B. An Dang/tł. Etek, vietcatholic.net/News/Html/75868.htm | http://info.wiara.pl/doc/415608.Wietnam-Parafia-ma-zaplacic)
 
Activists sentenced in Vietnam
Aljazeera Net
12:30 20/01/2010
SAIGON Wednesday, January 20, 2010 -- A Vietnamese court has sentenced four democracy activists to between five and 16 years in prison.

The group was convicted in a one-day trial on Wednesday in Ho Chi Minh City on charges of collaborating with foreigners in a plot to overthrow the government.

Le Cong Dinh, a 41-year-old leading human rights lawyer, and Nguyen Tien Trung, 26, a computer expert and blogger, were said to have undertaken "activities aimed at subverting the people's administration".

The two other defendants, Tran Huynh Duy Thuc, 43, and Le Thang Long, 42, internet entrepreneurs from Ho Chi Minh City and Hanoi, respectively, were convicted of the same charge.

The defendants could have been handed the death penalty.

Foreign media were barred from the courtroom, although they were allowed to watch proceedings via a video link.

Political change

The group was arrested in June last year along with Tran Anh Kim, a former army officer who was sentenced last month to five and a half years in prison for subversion.

The four were accused of collaborating online with foreigners to promote democracy and joining the banned Democratic Party of Vietnam.

Dinh, who studied law in the US on a Fulbright scholarship, was accused of going to Bangkok to attend a seminar on nonviolent political change organised by Viet Tan, an international pro-democracy network with members inside Vietnam.

According to Vietnamese authorities, police also found a draft of a new Vietnamese constitution when they raided Dinh's Ho Chi Minh City law office in June.

Vietnam's government has labelled Viet Tan a terrorist organisation.

The latest case is the most high profile in a year-long crackdown on dissidents and bloggers.

Show trial

Vietnamese media had quoted prosecutors as saying the charges against Dinh constituted a "particularly serious violation of national security".

Carlyle Thayer, director of the Australian Defence Academy in Canberra, told Al Jazeera that the government had been determined to make an example of the four in a show trial.

"These individuals have taken protests in Vietnam a step further than it has ever been," he said.

"They designed a political party, they have mapped out a strategy and tactics and have particularly targeted dissidents within the communist party and tried to win them over in an attempt to challenge the party by non-violent means. .. Now that this movement has emerged, they are determined to crush it."

On the eve of the trial, Viet Tan issued a statement condemning what it called the "arbitrary charges" against Dinh and other democracy activists.

"The people of Vietnam have the right to discuss and advocate for the political system that best serves them," it said.

"Viet Tan is committed to empowering Vietnamese to effect social change through peaceful, nonviolent means."

Vietnamese authorities periodically launch campaigns against political dissent and the latest trial is being seen by some as the result of jockeying among political factions in advance of next year's Communist party congress, which is held every five years.

(Source: http://english.aljazeera.net/news/asia-pacific/2010/01/2010120115337427629.html)
 
Redemptorist brutally beaten by police, archdiocese of Hanoi condemns
J.B. An Dang
16:55 20/01/2010
In a strong-worded statement dated Jan. 20, Hanoi Archdiocese condemns the escalating violence against Catholics at Dong Chiem by the local government reporting that a group of priests and religious, on their way to visit the parish, have been attacked causing a Redemptorist Brother bloodily injured.
Redemptorist Br. Anthony Nguyen Van Tang after being attacked


“After the attack against Mr. Nguyen Huu Vinh on Jan. 11, another similar incident has just occurred. On Jan. 20, police brutally beat Redemptorist Br. Anthony Nguyen Van Tang to lose consciousness,” the Press Release of the archdiocese reported.

The statement signed by Fr. John Le Trong Cung, Vice-chancellor of Hanoi Archdiocese, explained that a group of priests and religious of Hanoi Deanery had wanted to visit the parish after the leak out of news of escalating violence against parishioners and priests of Dong Chiem which, as of Jan. 20, “was completely besieged as police at checkpoints prohibited any outsiders to get in.”

The archdiocesan delegation “was stopped by police force at Xay Bridge, 500m away from Dong Chiem where the attack occurred.”

In an urgent report sent to Vietnam Redemptorist Provincial Superior Fr. Peter Nguyen Van Khai, spokesperson of Hanoi Redemptorist wrote: “At the police checkpoint at Xay Bridge, four of five police men attacked Redemptorist Br. Anthony Nguyen Van Tang and a lay man.”

“The lay man was slightly injured, but Br. Anthony Nguyen suffered serious injuries on the head, lips and eyes,” added Fr. Peter Nguyen.

“The victim was savagely assaulted until he became unconscious. The shirt of the lay man, and the one of a motorbike driver, who helped to transport him to a nearby parish, were soaked with the Redemptorist's blood,” the priest continued noting that locals recognized that attackers were “police from inner city of Hanoi”.

The statement of Hanoi Archdiocese went on expressing its great concern on the violent situation at Dong Chiem.

“Hundreds of anti-riot police, militiamen, and plain-clothes police are deployed in the area to blockade and close all gateways to and from the parish.”

Moreover, “Fr. Nguyen Van Huu, pastor of the Dong Chiem, and his assistant priest, Fr. Nguyen Van Lien have been repeatedly summoned and interrogated by police”, and “parishioners have been subjected for beatings and massive arrests.”

Listing the names of 16 detainees, the statement of the archdiocese briefly described how they had been arrested. Some were arrested on the way to the local market. Some were seized at home and their relatives who protested their detention were brutally beaten.

The statement observed that it was the beatings and massive arrests of parishioners that turned the peaceful life of this poor farming hamlet of Dong Chiem upside down. Also, parishioners have suffered a ruthless wave of mental persecution with messages on public loud speakers pouring threatening language all day long.

Facing the wake of outright persecutions, the archdiocese has asked all Catholics to “fervently pray for priests and parishioners of Dong Chiem, especially for those who have been jailed and attacked, in this time of difficulty; and for human rights are soon to be respected”.

Parishes are requested to sing the Peace prayer of St. Francis of Assisi at the end of each and every Mass until and only when the persecution against them stops and justice for all is restored.
 
Public Announcement from the Office of Hanoi Archdiocese on Dong Chiem current situation
Rev. John Le Trong Cung
21:29 20/01/2010
The Office of
Archdiocese of Hanoi


Hanoi Jan 20, 2010

To: All priests, Religious men and women, and all brothers and sisters in Christ of Hanoi Archdiocese.

The Office of Archdiocese of Hanoi would like to give you an update on the current situation at Dong Chiem parish, An Phu village, My Duc district as follow:

After successfully knocking down and demolishing the crucifix on Mount Worship in the early hours of Jan 6, 2010, the local government went on to terrorize the fragile mind of Dong Chiem parishioners by means of mega speakers blaring non stop their propaganda of accusatory, slanderous and insulting content which aimed directly at the pastors and parishioners; of hundreds of riot police, military armed forces and plainclothes police to barricade all gateways and prevent traffic in and out of Dong Chiem.

-On Jan 17, 2010 the police had made an arrested and detained Mrs. Dinh Thi Huong and Mr. Nguyen Van Dang. These two individuals are now still in custody. Mrs. Huong's daughter, Bach Thi Ai, a 10th grader, was brutally assaulted by the police.

-On Jan 18, Mrs. Pham Thi Heo, Mrs. Dinh Thi Dau, and Mrs. Tran Thi Thu had been detained by the police for 24 hours as they were on their way to the market place.

- On Jan 19 and Jan 20, Mrs Dinh Thi Huyen, Mrs. Bach Thi Ha and Mrs. Bach Thi Quyen were summoned by the police for questioning by district Police in My Duc.

- The most severe cases involved Mr. JB Nguyen Huu Vinh who was knocked out of consciousness at a police check point in Dong Chiem on Jan 11, and most recently Bro. Nguyen Van Tang, a monk from the Redemptorist monastery was also beaten until losing consciousness on Jan 20 when on his way to visit Dong Chiem.

- Dong Chiem's pastor Fr. Jos Nguyen Van Huu, and the associated pastor Fr. Jos Nguyen Van Lien were repeatedly ordered to come for police questionings.

Dong Chiem on Jan 20 was completely isolated from outsiders. No one from other places is allowed to go in Dong Chiem, including the priests from Hanoi Deanery. The police stopped them at the Xay bridge, 500 m to Dong Chiem.

Facing this very tense situation which seems to be getting worst, we ask for all in our archdiocesan family to continue to pray fervently for our priests and parishioners in Dong Chiem, especially for those who were victims of physical assault and detention to hold on tight to their faith in this very difficult time, that they will be willing to share the cross our Lord Jesus Christ had carried. We also ask that human fundamental rights to be respected in order for our country to be truly at peace, democracy and civilization.

Respectfully yours,

Rev. John Le Trong Cung
Vice-chancellor of Hanoi Archdiocese,

NB: This announcement to be read throughout every churches from now on til Sunday Jan 24, 2010. After each mass, the congregation will sing "The Prayer of Peace" and "The Diocesan Paryer" to pray for Dong Chiem parish.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hình ảnh Trại Hè Thanh Niên Giáo Xứ Thánh Marcô Inala Úc Châu... tiếp theo
Lm Vũđình Tường
02:55 20/01/2010
Hình ảnh phần hai - Trại hè Đoàn Thanh Niên Công Giáo Giáo Xứ Thánh Marcô Inala Úc Châu được tổ chức vào hai ngày Thứ Sáu 15 và Thứ Bảy 16 tháng 1 năm 2010.

Xem hình ảnh xin bấm vào đây







 
CĐCGVN TGP Sydney Thắp Nến Hiệp Thông Cầu Nguyện cho Giáo Xứ Đồng Chiêm
Diệp Hải Dung
21:41 20/01/2010
SYDNEY - Tối thứ Tư ngày 20/01/2010 các Giáo Đoàn và Hội Đoàn, Đoàn Thể trong Cộng Đồng đã đến nhà thờ St. Luke Revseby tham dự Thánh lễ thắp Nến hiệp thông cầu nguyện cho Giáo Xứ Đồng Chiêm Việt Nam.

Hình ảnh Sydney hướng về Đồng Chiêm cầu nguyện

Khai mào Đêm thắp Nến và Hiệp Thông Cầu nguyện cho Giáo Xứ Đồng Chiêm, Ca đoàn Thánh Tử Đạo Anrê Phú Yên Giáo Đoàn Revesby hợp ca bài Con Có Một Tổ Quốc (Thơ của Đức Cố Hồng Y FX Nguyễn Văn Thuận).

Nghi thức Suy Tôn Thánh Giá được khai mạc khi ông Giang Hoan Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney tường trình về việc nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đập phá Thánh Giá tại Núi Thờ, đánh trọng thương giáo dân Giáo xứ Đồng Chiêm không những vi phạm Nhân Quyền, Tự Do Tôn Giáo của người dân mà còn xúc phạm đến biểu tượng thiêng liêng nhất của người Công Giáo chúng ta. Chúng ta hôm nay không những hiệp thông và cầu nguyện cho Giáo xứ Đồng Chiêm, cho quê hương và Giáo Hội Mẹ Việt Nam được Tự Do thật sự mà còn cầu nguyện cho chính chúng ta luôn biết chia sẻ quan tâm đồng hành với đồng bào ruột thịt tại quê nhà.

Sau đó, trên màn ảnh Projector trình chiếu những hình ảnh chứng minh cụ thể về Giáo Xứ Đồng Chiêm bị đàn áp khi nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam triệt hạ cây Thánh Giá trên Núi Thờ do Cha Paul Văn Chi sơ lược thuyết giải về sự kiện tại Đồng Chiêm. Màn ảnh chiếu lại những hình ảnh đau thương của Giáo Xứ Đồng Chiêm trong từng giai đoạn, đặc biệt qua bài phỏng vấn của 3 thanh niên Việt Nam sống tại Hà Nội nói rất trung thực về những sự đàn áp và triệt hạ Thánh Giá tại Đồng Chiêm.

KHI THEO DÕI TRÊN MÀN HÌNH, CỘNG ĐỒNG CGVN TGP SYDNEY HƯỚNG VỀ ĐỒNG CHIÊM VỚI NHỮNG HÌNH ẢNH LỊCH SỬ:

Đồng Chiêm Thánh Giá Núi Thờ

Thiên Nhiên Hùng Vĩ mộng mơ hiền hoà.


Sự kiện Giáo Xứ Đồng Chiêm bị bách hại qua sự kiện nhà cầm quyền cộng sản đã dùng bom mìn triệt hạ và đập phá Thánh Giá vào lúc 2 giờ sáng ngày 6.1.2010. Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã giở thủ đoạn đàn áp dã man tại Đồng Chiêm, khi huy động lực lượng đông đảo từ 600 tới 1000 người gồm dân quân tự vệ, công an, cảnh sát cơ động với súng ống, chó nghiệp vụ, dùi cui, lựu đạn cay...3 giới trẻ VN được phỏng vấn trên radio VOA: Anh Trung, Anh Tạo, Chị Thuý sống gần Đồng Chiêm và họ kể rất trung thực những diễn tiến đàn áp tại Đồng Chiêm.

Đồng Chiêm, Một Giáo Xứ Nghèo và Dân chất phác, đơn sơ, nhưng niềm tin Công Giáo tuyệt vời.

Thánh Giá Núi Thờ của Giáo Xứ Đồng Chiêm, nơi đang diễn ra những bách hại, Nhà Cầm quyền CSVN huỷ diệt Thánh Giá. Khi nhà Cầm Quyền Cộng Sản Việt Nam đã dùng bom mìn để đập phá Thánh Giá trên Núi Thờ tại Đồng Chiêm, đây là một hành vi xúc phạm tột cùng. Thánh Giá là một biểu tượng linh thánh của người Kitô Giáo, mà cả tỷ người trên thế giới tôn kính. Thế nhưng, người Cộng Sản Việt Nam đã dã man đập phá, họ đã xúc phạm đến trái tim của những người Việt Nam nói riêng, và của toàn nhân loại nói chung.

Thiên Nhiên Hùng Vĩ của Đồng Chiêm. Qua dấu chỉ đau thương tại Toà Khâm Sứ, Thái Hà, Vĩnh Long, Tam Toà, Loan Lý, Bầu Sen, Đồng Chiêm này, và qua những lá thư hiệp thông của 9 Giám Mục miền Bắc và 1 Giám Mục Kontum, của Cộng Đồng Dân Chúa trên toàn thế giới, và những sự kiện đàn áp các Tôn Giáo khác như sự kiện Bát Nhã của Giáo Hội Phật Giáo, Giáo Hội Tin Lành, Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo, Cao Đài Giáo, chúng ta thấy Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nóí riêng, và các Tôn Giáo nói chung, còn phải chịu nhiều những đau khổ và thử thách, gian truân.

Hiền hoà mộng mơ của Đồng Chiêm. Chúng tôi, những người Việt Nam hải ngoại luôn hướng lòng hiệp thông và cầu nguyện cho Đồng Chiêm và Giáo Hội Việt Nam cũng như các Tôn Giáo, được sớm hưởng những quyền Tự Do căn bản của con người, mà quyền Tự Do Tôn Giáo là linh thiêng nhất trong đời sống con người trên thế giới, nước nào cũng tôn trọng tuyệt đối, trừ Việt Nam Cộng Sản.

2 giờ sáng CSVN đã dung vũ khí và bạo lực trấn áp Giáo Dân và dung mìn triệt hạ cây Thánh Giá, là biểu tượng của Niềm Tin Công Giáo.CSVN Dã tâm tàn ác đã đánh đập những người dân lành, đặc biệt 2 chị em phụ nữ là bà Đinh Thị Song và bà Bạch Thị Phòng bị đánh trọng thương, máu me lênh láng.

Một xúc phạm lớn lao đến biểu tượng thiêng liêng nhất của Niềm Tin Kitô Giáo đó là sự huỷ diệt Thánh Giá trên Núi Thờ của Đồng Chiêm.

CSVN dã nhân và tàn ác khi đàn áp những giáo dân đa số là đàn bà trẻ con. Cho tới ngày 19/01/2010, có 16 giáo dân bị nhà cấm quyền CSVN bắt giữ.

Xử dụng Vũ khí trên những giáo dân vô tội. Vũ khí còn để lại trên hiện trường Núi Thờ chiều ngày 6/01/2010: 10 trái lựu đạn nổ, 10 trái khói mầu, 2 vỏ bình xịt hơi cay do Công An chế tạo. Đau buồn tủi nhục biết bao khi người Giáo dân Đồng Chiêm lãnh đủ những trấn áp bằng dùi cui, roi điện, hơi cay, do những công an hung hăng trấn áp người giáo dân vô tội trên Núi Thờ khi họ cố tình triệt tiêu Thánh Giá.

Những nạn nhân vô tội của Chế độ CS bạo tàn: Các chị em phụ nữ bị thương do công an CSVN đàn áp. Ký giả JB Nguyễn Hữu Vinh bị đánh gẫy răng và bất tỉnh khi đến Đồng Chiêm.

Di tích còn lại của Cây Thánh Giá. Giáo dân lại dựng Thánh Giá bằng tre lên.

Giọt nước mắt Đồng Chiêm cho những giáo dân vô tội vừa nằm xuống.

Những tiếng la khóc thất thanh đau khổ, những hành hạ dã man.

Tín hữu Đồng Chiêm thật anh hùng.

Nêu gương sáng chói đức tin kiên trung.

Không sợ gian nan cùng khổ cực.

Vẫn cứ hiên ngang giữa bão bùng.

Tất cả thái độ anh hùng để bảo vệ Thánh Giá Chúa Kitô.

Những Vành khăn tang thương đau và oan ức. Cả Giáo Xứ đã chit khăn tang trong Thánh Lễ tại Đồng Chiêm, để khóc thương cho Thánh Giá bị xỉ nhục và triệt hạ, Giáo Xứ Đồng Chiêm đã noi gương các Thánh Tử Đạo Việt Nam trong kiên trung bảo vệ Thánh Giá.

Giới Trẻ Việt Nam lên đường dựng lại Thánh Giá bằng tre nứa trên Núi Thờ.Thánh Giá Đồng Chiêm là biểu tượng của Niềm Tin Kitô đã được dựng lại do Thiếu Nhi và Giới trẻ vào ngày 16 và 17/01/2010 Sau đó, nhà cầm quyền lại phá hủy, giới trẻ lại tiếp tục dưng lên.

Các báo chí quốc tế đưa tin sự kiện Đồng Chiêm: VOA, BBC, AP Hoa Kỳ, AFP, Sydney Herald Tribune Australia, Reuters, Vatican Radio, Veritas Radio, Asia News, Italy, Balan, Pháp, Đức và rất nhiều hãng thông tấn quốc tế...

Khai mạc Thánh Lễ với 3 hồi chiêng trống vang lên từ cuối thánh đường và nghi thức Suy Tôn Thánh Giá được Hội Đồng Mục Vụ Sydney trang trọng cung nghinh lên bàn thờ và dựng ngay trên bàn thờ Tổ Quốc và các Thánh Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam. Quý Cha với phẩm phục Đỏ và quý Hội Đồng Mục Vụ thắp lên nén hương dâng trước bàn thờ cùng hiệp ý cầu nguyện cho Giáo Xứ Đồng Chiêm và quê hương Tổ Quốc Việt Nam.

Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn nói ngày hôm nay Ban Tuyên Úy và các Đoàn Thể trong Cộng Đồng đã đến đây tham dự Thánh lễ và hiệp thông cầu nguyện cho Giáo xứ Đồng Chiêm đã bị nhà cầm quyền CSVN bách hại triệt phá cây Thánh Giá trên Núi Thờ và cầu nguyện cho quê hương Việt Nam mau được hưởng nền Tự Do Tôn Giáo, Nhân Quyền và Công Lý. Thánh lễ cử hành gồm quý Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Dương Thanh Liêm, Cha Mai Đào Hiền, và Thầy Phó Tế Đặng Đình Nên cùng hiệp dâng Thánh lễ.

Trong bài giảng hôm nay Cha Dương Thanh Liêm nói hôm nay chúng ta qui tụ về đây không có lẽ cầu nguyện cho Giáo Sĩ, Giáo Dân ở xứ Đồng Chiêm, nhưng đây là dịp để chúng ta cảm tạ Chúa vì chúng ta đưọc sống trên mảnh đất vàng Úc Châu này. Ở đây chúng ta không bị bách hại Tôn Giáo, không ai tự ý đập phá hoặc bắt chúng ta phải hạ Thánh Giá xuống. Tuy nhiên chúng ta hãy canh chừng với những cảm bẫy khác của cuộc sống có thể làm chúng ta lãng quên, thậm chí coi thưòng căn tính KiTô hữu của chính mình là những người tin nhận và mến yêu Thánh Giá cứu rỗi của Đức KiTô. Đôi lúc chính chúng ta lại làm cho Thánh Giá trong tâm hồn chúng ta bị sụp đổ rỉ sét…vì thế khi cầu nguyện cho các Giáo Sĩ và Giáo dân Đồng Chiêm, chúng ta hãy cầu cho nhau để Thánh Giá trong tâm hồn chúng ta không bị rỉ sét vì đố kỵ vì ghen tương, vì quyền lợi riêng tư, sự ích kỷ, ham mê thế gian và danh vọng… Ước gì trong Thánh lễ hôm nay chúng ta hoà nhịp với hàng triệu con tim trên thế giới, qua lời cầu bầu của các Thánh Tử Đạo Việt Nam và ông bà Tổ Tiên giúp chúng ta luôn mang trong mình Thánh Giá của tình thương và lòng tha thứ. Thánh Giá của Hòa Bình và Công Lý, của Hạnh Phúc và Bình An.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, tất cả mọi người cùng giơ cao ngọn Nến và đồng hát bài Kinh Hòa Bình để hiệp thông hướng về Giáo xứ Đồng Chiêm và quê hương Việt Nam sơm được Công Lý, Nhân Quyền, và Tự Do Tôn Giáo.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cảm nghĩ của thanh niên VN về vụ tranh chấp tại Đồng Chiêm
VOA News
06:03 20/01/2010
Tin tức từ Giáo hội cho biết hàng trăm công an trang bị võ trang đã phá sập cây thánh giá và hành hung một số giáo dân tại giáo xứ Đồng Chiêm, thôn Đồng Chiêm, xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội sáng sớm ngày 6/1 vừa qua, trong số này có 2 người bị thương nặng phải nhập viện. Hình ảnh các nạn nhân đầm đìa máu được phổ biến trên mạng Internet. Văn phòng Tòa Tổng giám mục Hà Nội lên án vụ việc là một hành động đàn áp tôn giáo, trong khi báo chí nhà nước bác bỏ điều mà họ gọi là xuyên tạc, đồng thời khẳng định không có sự đàn áp. Phía nhà nước giải thích lý do của việc tháo dỡ thánh giá là thực hiện kỷ cương phép nước.

Ghi nhận và cảm nghĩ của người trẻ về vụ việc này như thế nào? Đó là nội dung cuộc trao đổi với 3 thanh niên: một người từ Hà Nội, một người là dân địa phương tận mắt chứng kiến vụ việc, và một người là cư dân ở gần khu vực Đồng Chiêm.

Trung: Em là Trung đến từ Hà Nội.

Tạo: Em là Tạo, ở thôn Ải, Hợp Thanh, Mỹ Đức, Hà Nội, cách Đồng Chiêm khoảng 2 cây số.

Thúy: Em là Thúy, ở cách Đồng Chiêm 3km.

Trà Mi: Các bạn được biết đến vụ việc xảy ra ở Đồng Chiêm hôm 6/1 qua phương tiện nào?

Thúy: Khi em trên đường đi học thì thấy rất nhiều công an đứng chặn. Họ bảo đi lối khác, lối này đang làm đường. Khi lên tới trường thì em đựơc nghe thông tin từ giáo xứ Đồng Chiêm rằng ngừơi ta đã hạ đổ cây thánh giá.

Trà Mi: Tức là ngay khi xảy ra vụ việc, Thúy có đi ngang qua khu vực đó và bị cấm không đựơc vào.

Thúy: Vâng.

Trà Mi: Cảm ơn Thúy. Bây giờ mời Tạo.

Tạo: Em đang ở nhà thì nghe dân bàn tán có lực lựơng võ trang về triệt hạ cây thánh giá ở dứơi giáo xứ Đồng Chiêm. Em đi xuống thấy công an chặn đường không cho ai qua lại khu vực đó. Em xuống tận nơi, trèo lên chân núi. Em thấy khối bê tông giáo xứ Đồng Chiêm cất công dựng lên trong 3 ngày bị công an đập phá tan tành, vứt các khối bê tông xuống khe núi gần đó. Từ đó trở đi, an ninh khu vực đó nghiêm ngặt lắm. Ngày nào công an cũng ngồi chặn các ngã đường đến núi đó. Có hai ngừơi phụ nữ khoảng 50 và 40 tuổi bị lực lựơng công an ra tay đánh vào đầu. Họ bị thương nặng. Lúc đó, dân biểu tình không cho đập phá cây thánh giá. Thế là bọn công an quay lại đập. Ngừơi nhà của hai người bị thương nặng đòi đưa đi bệnh viện nhưng công an ngăn cản không cho ngừơi nhà đưa đi. Họ tự đưa đi và không cho người nhà đi theo. Lúc họ đập phá thánh giá là vào ban đêm. Hai giờ sáng công an về và năm giờ sáng họ bắt đầu đập hạ thánh giá.

Trà Mi: Báo Hà Nội Mới nói rằng lực lựơng chức năng “thuyết phục giáo dân giải tán” chứ không có cảnh đánh đập giáo dân?

Tạo: Không có chuyện đó. Lực lựơng võ trang họ đàn áp dân nhiều lắm. Họ quát mắng, chửi bới, chứ không có thuyết phục gì cả. Giáo dân ở Đồng Chiêm tất cả có bao nhiêu người đều ra hết, khoảng mấy trăm người. Công an dùng lựu đạn cay, hơi cay, và dùi cui đánh để xua đuổi dân về, nhưng dân không về. Dân cứ ngồi đó than khóc thôi.

Trà Mi: Bây giờ xin mời Trung.

Trung: Em đựơc biết thông tin về Đồng Chiêm do em đọc trên Internet, báo trong nước và của nước ngoài.

Trà Mi: Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra tranh chấp đất đai giữa chính quyền với công giáo. Riêng vụ việc này, các bạn nhận xét như thế nào về tính chất của nó?

Trung: Chính quyền Việt Nam muốn dùng vụ việc này để dằn mặt Giáo hội công giáo.

Thúy: Em thấy vụ này còn to hơn cả vụ ở Thái Hà và Tòa Khâm Sứ. Họ đã đánh người như thế còn lấy dùi cui điện dí vào đầu ngừơi ta.

Tạo: Theo em, vụ việc ở 42 Phố Nhà Chung và ở Thái Hà là những vụ tranh chấp đất đai nó khác. Còn vụ việc ở giáo xứ Đồng Chiêm, họ dùng bạo lực để đàn áp cộng đoàn dân Chúa nhiều quá. Đập phá triệt hạ cây thánh giá như thế là một sự xúc phạm.

Trà Mi: Theo chỗ các bạn ghi nhận, nguyên nhân nào dẫn đến vụ xô xát này?

Tạo: Cái Núi Thờ đó là của giáo xứ Đồng Chiêm từ trước. Thế nhưng tranh chấp thì cũng phải đối thọai, chứ họ dùng đến hàng trăm công an đến dỡ cây thánh giá như thế thì không đáng.

Trà Mi: Phía công giáo lên án việc làm của chính quyền là đàn áp, trong khi chính quyền nói rằng hành động của họ là xử lý việc xây dựng trái phép. Quan điểm của các bạn ra sao?

Trung: Chính quyền làm như vậy là sai. Họ đã huy động rất nhiều công an, chó nghiệp vụ, lựu đạn, hơi cay đến để đàn áp người dân khi mà chưa nói chuyện, chưa đối thoại với dân, lại còn làm việc lén lút lúc giữa đêm nữa. Em cho là không minh bạch.

Trà Mi: Phía chính quyền giải thích rằng khởi điểm từ việc linh mục Nguyễn Văn Hữu tự ý vận động giáo dân xây dựng thánh giá không xin phép, chính quyền đã yêu cầu tự tháo dỡ mà phía công giáo lại không chấp hành, và rằng vi phạm, coi thường pháp luật như thế thì nhà nứơc phải cưỡng chế tháo dỡ là điều dĩ nhiên. Ý kiến của các bạn ra sao?

Tạo: Trước kia chừng chục năm nay đã có cây thánh giá trên Núi Thờ rồi, nhưng nó ở quy mô nhỏ, bằng bương với luồng. Bây giờ cha và giáo xứ Đồng Chiêm muốn dựng lên một cây thánh giá to hơn, đẹp hơn, bằng bê tông cốt thép thôi. Trước kia cũng có sao người ta không tháo dỡ, không phản đối?

Trà Mi: Vì hồi xưa chắc có lẽ do tượng thánh giá đó nhỏ bé, chưa là vấn đề. Sau khi được xây dựng quy mô lên, xét về luật, nó có thể vi phạm luật pháp?

Trung: Nói vậy bé và to đều là dựng lên trái phép cả, thế sao bé họ không phạt mà to người ta lại phạt ạ?

Trà Mi: Thế nhưng nếu không có biện pháp chế tài với những việc làm không xin phép thì liệu chăng ai muốn dựng lên cái gì thì dựng, xây nên cái gì thì xây, mọi chuyện sẽ như thế nào, quản lý sẽ ra sao?

Thúy: Em nghe ông ngoại em cũng là người Đồng Chiêm nói là kể từ khi xây dựng nhà thờ Đồng Chiêm, cái núi ấy thuộc quyền sở hữu của nhà xứ. Vậy thì nhà xứ có quyền được dựng thánh giá chứ ạ?

Trà Mi: Thế nhưng ở Việt Nam, chắc các bạn cũng biết luật quy định rằng đất đai do nhà nước quản lý. Cho nên muốn xây dựng cái gì cũng phải xin phép, muốn sử dụng cái gì cũng phải đựơc cấp phép.

Tạo: Cái Núi Thờ thuộc quyền quản lý sao giấy tờ không minh bạch, không có một công văn, văn bản nào về giáo xứ Đồng Chiêm rằng địa chính thuộc nhà nước quản lý hoặc thuộc một cơ quan nào đấy quản lý? Sao khi cây thánh giá được dựng nên họ lại đập phá?

Trung: Theo em, luật đất đai Việt Nam chưa hoàn chỉnh, nên nhà nước vụ việc nào cũng đưa câu nói đất đai thuộc nhà nước quản lý, nên rất khó làm việc.

Tạo: Nhà nước và các cơ quan chức năng có thiếu gì cách giải quyết như hòa giải hoặc đối thoại với nhau chứ làm gì phải đưa lực lượng võ trang hùng hậu đến như thế để đàn áp dân? Các cơ quan chức năng làm như thế là không được.

Trà Mi: Sự đàn áp chỉ xảy ra sau khi có sự phản đối, kháng cự của người dân địa phương, của những giáo dân…

Thúy: Làm gì giáo dân người ta phản kháng mấy, người ta chỉ có đứng ra đấy để cầu nguyện thôi chứ người ta có đánh lại đâu.

Tạo: Khi thấy các cơ quan chức năng đụng chạm đến cây thánh giá, điểm dựa tinh thần, niềm tin, ánh sáng bị phạm thượng thì giáo dân giáo xứ Đồng Chiêm kia phản kháng là điều đương nhiên rồi.

Trà Mi: Những ý kiến ngược lại có thể cho rằng nếu như không làm sai, không phản kháng thì đã không xảy ra những hậu quả đáng tiếc như thế, các bạn thấy sao?

Trung: Em muốn làm rõ từ xử lý và từ đàn áp khác nhau như thế nào. Xử lý nghĩa là làm đúng theo trình tự pháp luật. Còn đàn áp là sử dụng lực lượng công an, chó nghiệp vụ, hơi cay, lựu đạn đến. Như vậy họ đã chuẩn bị trước rất kỹ lưỡng cho việc phá hoại ở đấy rồi.

Trà Mi: Nhìn chung các bạn không đồng tình với cách giải quyết của nhà nước. Vậy theo các bạn, ngoài biện pháp mà nhà nước đã áp dụng như thế, có cách giải quyết nào ổn thỏa hơn để tránh những điều đáng tiếc như thế không?

Thúy: Theo em, nếu nhà nước có đầy đủ cơ sở, có bằng chứng và hồ sơ lý lịch của cái núi đó thì họ cần gọi tất cả giáo dân ra trình bày rồi hẳn phá. Lúc đó thì giáo dân phải nhất trí với văn bản của nhà nước thôi. Đằng này họ lại đi phá vào ban đêm, phá như thế chẳng khác nào là phá trộm, đi ăn trộm.

Trà Mi: Mời các bạn khác, các bạn có ý kiến nào khác không?

Trung: Theo em, phương pháp duy nhất là đối thoại. Chính quyền phải đối thoại với giáo dân để tìm ra phương cách hợp lý nhất vì luật pháp đất đai của Việt Nam chưa minh bạch, chưa hoàn thiện. Cho nên việc xử lý bất kỳ vụ đất đai nào chỉ dựa trên ý kiến chủ quan của một bên mà không đưa ra được những bằng chứng lịch sử của khu đất đấy, hoặc những giấy tờ hợp pháp để làm bằng chứng cụ thể.

Trà Mi: Ý Trung cho rằng ý kiến của bên giáo hội chưa được lắng nghe. Trong thời gian gần đây, đây là lần thứ ba trên địa bàn Hà Nội nổi lên những vụ tranh chấp giữa chính quyền với giáo hội công giáo liên quan tới đất đai. Theo các bạn, làm thế nào để vụ này không đẩy tình hình lên mức căng thẳng nóng hơn?

Trung: Cái đó phải phụ thuộc vào chính quyền thôi. Nếu họ cứ ra tay đàn áp giáo dân như trong thời gian vừa qua thì chắc chắn vụ này sẽ còn nóng hơn nữa.

Tạo: Theo em thì hình như vụ việc này không có lối thoát. Phía công giáo ở Việt Nam bị thiệt thòi nhiều vấn đề lắm. Chính quyền ở Việt Nam họ có quyền có thế trong tay nên họ muốn làm gì thì làm. Em nghĩ là phải có cơ quan nước ngoài nào đó can thiệp vào thật mạnh mẽ thì mới được chứ còn ở trong nước giáo dân công giáo Việt Nam chịu thiệt thòi nhiều nhưng không có cách nào để giải quyết được. Bởi lẽ chính quyền Việt Nam thường dùng võ lực để đàn áp giáo dân.

Trà Mi: Bạn nói công giáo chịu nhiều thiệt thòi, bạn có thể nói rõ hơn những thiệt thòi đó là gì trong khi phía nhà nước vẫn khẳng định rằng đã tạo mọi điều kiện tốt nhất?

Tạo: Một số vụ việc em biết như ở trong Trầm Cháy, cách giáo xứ Nghĩa Ải 15 cây số. Khi họ hành lễ thì bị chính quyền ở địa phương đó hạch sách, tìm đủ mọi cách ngăn cản không cho cha xứ vào làm lễ đâu ạ.

Trung: Chính quyền phải xem xét lại luật đất đai của nhà nước đi đã. Luật pháp mà không hoàn thiện thì hai bên rất khó làm việc. Chính quyền lại không hành xử theo đúng luật pháp nữa.

Trà Mi: Có người nào đó cho rằng đòi nhà nước sửa đổi luật lệ thì điều này không phải là một sớm một chiều, nhưng nếu có sự nhượng bộ từ phía giáo hội công giáo thì chắc là đã không xảy ra những vụ đáng tiếc đó. Các bạn nghĩ sao?

Trung: Chính quyền có quyền lực trong tay và họ muốn đàn áp tôn giáo nào thì họ đàn áp thôi. Ví dụ như vụ ở Tu viện Bát Nhã ở Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Trà Mi: Sau những gì diễn ra và trước những diễn tiến mới nhất này, hy vọng về việc Việt Nam bang giao với Tòa thánh có bị ảnh hưởng gì chăng?

Tạo: Năm 2009 Chủ tịch Nguyễn Minh Triết sang thăm và làm việc với Tòa thánh Vatican. Sau đó ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, theo em là đầu sỏ trong vụ này, đàn áp giáo dân như thế thì chẳng khác nào là ngang nhiên dội một gáo nước lạnh. Một ông thì ra sức quan hệ, làm việc. Một ông thì đi cản phá, làm bức tường ngăn cản giữa nhà nước với giáo hội công giáo. Em chỉ mong làm sao họ quan tâm hơn đến mọi tôn giáo ở Việt Nam, có nhìn nhận đúng đắn về tôn giáo hơn, quyền tự do tôn giáo được mở rộng hơn.

Thúy: Em mong là cái quyền tự do tôn giáo ấy cần phải để cho người ta sử dụng. Nếu không có sự bất công thì giáo hội cũng không đòi làm gì cả.

Trung: Theo em, tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là ân huệ xin-cho như lời Đức tổng giám mục Ngô Quang Kiệt đã nói. Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, và vì dân phải hành xử theo đúng pháp luật và làm cho quyền tự do dân chủ, tự do tôn giáo, nhân quyền của người dân trong nước được tốt hơn chứ không phải là đàn áp người dân trong nước rất nhiều mà lại cuối đầu trước giặc ngoại xâm, điển hình là để cho Hoàng Sa-Trường Sa bị Trung Quốc lấn chiếm.

Trà Mi: Xin cảm ơn tất cả các bạn đã dành thời gian tham gia chương trình này.

Trà Mi cũng rất mong nhận được thư và được quý thính giả góp tiếng trong chương trình này tại địa chỉ email Vietnamese@VOANews.com. Các bạn nhớ để lại số phone để Trà Mi liên lạc mời tham gia nhé.

Tạp chí Thanh Niên sẽ mang đến quý vị và các bạn một câu chuyện khác vào tối thứ ba tuần sau. Trà Mi kính chào tạm biệt quý vị.
 
Ngày 20.1: Tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đến thăm giáo dân Đồng Chiêm bị đánh bất tỉnh!
Lạc Việt
08:49 20/01/2010
ĐỒNG CHIÊM - Sáng 20/01/2010 cảnh sát khống chế toàn bộ các ngả đường vào Đồng Chiêm và bao vây nhà thờ Đồng Chiêm. Con đường lội qua sông cũng bị phong tỏa. Cảnh sát đứng ở cả hai bên sông và ngay trong làng Đồng Chiêm.

Chính quyền đe dọa sử dụng bạo lực trên toàn bộ cả làng. Số thanh niên và trung niên ở trong làng ít ỏi vì đi làm ăn xa, số còn lại phải lánh khỏi làng để khỏi bị tấn công. Người dân cho biết: cảnh sát mặc thường phục rất hung hăng, cố tình đi lại và gây hấn để có cớ đánh bắt người. Tòan bộ các giáo dân của làng Đồng Chiêm bị khống chế trong nhà mình. Hiếm ai có thể ra đường.

Có một số linh mục từ Hà Nội đi thăm Đồng Chiêm, nhưng cũng bị chặn đường không cho vào nên phải tập trung tại nhà thờ Nghĩa Ải. Một linh mục trong đoàn cho biết tin như sau:

"Đang khi chúng tôi ở nhà xứ Nghĩa Ải thì có một giáo dân chở một người mặt mũi bê bết máu đến. Đó chính là thầy Nguyễn văn Tặng tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế Hà nội. Thầy Tặng bị đánh vết thương đầy mình, bị thương vào mí, mắt, đầu và mang tai. Thầy bị bất tỉnh. Được biết thầy Tặng sau khi vào thăm giáo xứ Đồng Chiêm trở ra thì bị công an rượt đuổi và đánh bị thương, nên giáo dân này đưa tới nhà thờ Nghĩa Ải này.

Sau đó chúng tôi muốn đi Đồng Chiêm để tìm hiểu nội tình ra sao, nhưng khi đến cầu Xây thì bị rất nhiều công an chặn lại và nhất định không cho vào Đồng Chiêm. Chúng tôi phải quay trở lại giáo xứ Nghĩa ải. Vì không vào được Đồng Chiêm nên linh mục đoàn chúng tôi phải quay trở về Hà nội lúc 2 giờ chiều".

Đang khi đó, bản tường trình của LM Nguyễn văn Khải báo cáo cho Cha Bề Trên Dòng Chúa Cứu Thế có đoạn viết như sau:

"Nhân có đoàn linh mục Hà Nội vào thăm Đồng Chiêm, thầy Antôn Nguyễn Văn Tặng và cha Giuse Nguyễn Văn Phượng cũng lên đường cùng một số anh chị em giáo dân các giáo xứ Nhà Thờ Lớn, Hàng Bột, Hàm Long, Thái Hà.

Trong lúc cha Phượng đang đợi đoàn linh mục ở nhà thờ Nghĩa Ải thì thầy Tặng và các giáo dân đi trước vào Đồng Chiêm. Khoảng 10 h sáng, khi cách nhà thờ Đồng Chiêm khoảng 100 m, thì thầy điện thoại báo cho con biết là cả nhóm đang bị một nhóm công an xông ra chặn đường, cướp đi của thầy một cái túi xách, bên trong có một chiếc áo dòng, một máy ảnh và một máy quay phim, một điện thoại.

Thầy cũng báo cho con biết là có khoảng 20 công an viên xông vào đánh thầy, nhưng chưa bị thương nghiêm trọng. Thấy nguy hiểm, thầy và các giáo dân đã chạy vào nhà một giáo dân gần nhất để bảo toàn tính mạng. Đấy là nhà ông Chiến, ở phía sau nhà thờ Đồng Chiêm.

Con đã lập tức báo ngay sự vụ cho cha chính xứ và cha phó xứ Đồng Chiêm, xin các ngài có cách giúp đỡ thầy và các giáo dân. Lát sau cha xứ Đồng Chiêm nói với con rằng ngài đã điện thoại báo cho công an xã biết sự vụ này và yêu cầu công an có bổn phận phải bảo đảm sự an toàn cho các tu sĩ, giáo dân đến thăm Đồng Chiêm.

Khoảng 20 phút sau, qua điện thoại nối được với nhóm giáo dân, con biết Trưởng công an xã An Phú, tên là Hoán, có mặt tại nhà ông Chiến cùng với Phó Trưởng công an huyện Mỹ Đức. Công an xã yêu cầu thầy và các giáo dân về UBND xã để kiểm tra giấy tờ. Thầy và các giáo dân đã phản đối đòi hỏi trái pháp luật này, nhưng công an cũng khống chế thầy và các giáo dân không cho đi ra khỏi nhà ông Chiến.

Lát sau họ lại đưa ra yêu cầu nếu có cha Hữu ra bảo lãnh thì họ cho đi. Con đã gọi điện thoại ngay cho cha Hữu nói lại yêu cầu này và xin cha Hữu đích thân tìm ra nhà ông Chiến.

Khoảng 10 h 40’ cha Hữu đã có mặt tại nhà ông Chiến, nhưng một mặt công an đã áp lực cha Hữu không được đón tiếp các tu sĩ và giáo dân, mặt khác họ ép buộc thầy Tặng và các giáo dân quay ra khỏi làng, chứ không được vào nhà thờ thăm cha chính phó xứ và giáo dân Đồng Chiêm.

Cha Hữu liền nhờ một giáo dân chở thầy Tặng và một anh giáo dân ra, các giáo dân còn lại phải đi bộ. Khi tới gần Cầu Xây, cha Hữu dừng lại đợi các bà đi bộ. Trong khi đó, xe chở thầy Tặng và anh giáo dân tiếp tục chạy trước và đến đầu Cầu Xây, thì có bốn, năm công an xông ra đánh thầy Tặng và anh giáo dân. Anh giáo dân bị thương nhẹ, còn thầy Tặng bị thương nặng vào đầu, vào môi, vào mí mắt nên bất tỉnh. Máu me chảy thấm áo anh giáo dân và anh xe ôm. Các giáo dân đã nhận mặt được một số công an đánh người và khẳng định rằng những công an đấy từ nội thành Hà Nội ra Đồng Chiêm.

Thầy Tặng được đưa về nhà thờ Nghĩa Ải và được cha Bùi Quang Tào, Chính xứ Nghĩa Ải, mời một bác sĩ đến sơ cứu cho đến khi thầy tỉnh vào lúc khoảng 12 h 30. Ngay khi ấy, cha Phượng và các cha TGP Hà Nội hiện diện đã lo liệu đưa thầy về bệnh viện Việt-Đức.

Khoảng 14 h, thầy được đưa về tới phòng cấp cứu của bệnh viện Việt-Đức. Tại đây, các bác sĩ đã mau chóng chụp X quang, chụp cắt lớp đầu và siêu âm lòng ngực và bụng cho thầy, đồng thời tiến hành khâu vết thương ở mí mắt thầy- Khâu mất 7 mũi. Các bác sĩ cho biết thầy chỉ bị chấn thương sọ não, còn não bộ bên trong may mắn chưa gặp tổn thương gì nghiêm trọng.

Lúc này là 17 h, thầy đang được các bác sĩ theo dõi ở phòng cấp cứu bệnh viện Việt-Đức. Có các thân nhân của thầy và các cha các thầy tu viện DCCT Hà Nội và các giáo dân ở cùng thầy. Mọi người nỗ lực cao nhất để cấp cứu thầy và bảo vệ thầy. Xin Cha Bề Trên Giám Tỉnh và quý cha quý thầy đừng quá lo lắng."


Tin từ Đồng Chiêm diện ra cho biết: Hiện nhà thờ Đồng Chiêm cũng bị giám sát và phong tỏa. Công an Hà Nội sử dụng mọi biện pháp bạo lực để đe dọa và theo dõi các linh mục và giáo dân ở đây.

Xin dân Chúa tiếp tục cầu nguyện cho các linh mục và anh chị em giáo dân Đồng Chiêm.
 
Hình tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế bị đánh bất tỉnh ở Đồng Chiêm và được cấp cứu!
Phạm Minh
09:02 20/01/2010
 
Tòa Giám Mục Hà Nội thông báo về diễn tiến tình hình giáo xứ Đồng Chiêm
LM Gioan Lê Trọng Cung
11:29 20/01/2010
VĂN PHÒNG
TÒA TỔNG GIÁM MỤC HÀ NỘI


Hà Nội ngày 20 tháng 1 năm 2010

Kính gửi: Quí Cha
Quí Tu sĩ nam nữ, Chủng sinh
và toàn thể Anh chị em giáo dân trong Tổng Giáo Phận Hà Nội.

Văn Phòng Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội xin thông báo về diễn tiến tình hình giáo xứ Đồng Chiêm (Xã An Phú, Huyện Mỹ Đức, Hà Nội) như sau:

Sau khi đã triệt hạ và đập phá Thánh Giá trên Núi Thờ của giáo xứ rạng sáng ngày 6/1/2010, chính quyền địa phương tiếp tục khủng bố tinh thần giáo dân Đồng Chiêm bằng cách dùng loa phóng thanh công suất lớn liên tục phát đi những bài lên án, lăng mạ và vu khống cha xứ, cha phó và giáo dân Đồng Chiêm, đồng thời huy động hàng trăm cảnh sát cơ động, lực lượng vũ trang và công an chìm phong tỏa và ngăn chặn mọi lối vào giáo xứ Đồng Chiêm. Ngoài ra:

- Ngày 17/01/2010 công an đã bắt giam bà Đinh Thị Hường và ông Nguyễn Văn Đãng, tới nay vẫn chưa được thả. Cháu Bạch Thị Ái, học sinh lớp 10, con của bà Hường cũng bị công an đánh đập dã man.

- Ngày 18/01/2010 các bà Phạm Thị Heo, Đinh Thị Dậu và Trần Thị Thu đang lúc đi chợ bị công an bắt và tạm giam 24 giờ.

- Trong hai ngày 19 và 20/01/2010 các bà Đinh Thị Huyền, Bạch Thị Hà và Bạch Thị Quyên bị công an huyện Mỹ Đức triệu tập để xét hỏi từ sáng đến tối.

- Nghiêm trọng hơn là vụ đánh đập tàn nhẫn ông Nguyễn Hữu Vinh ngày 11/01/2010 tại trạm gác công an ở làng Đồng Chiêm và đánh bất tỉnh thày Nguyễn Văn Tặng, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, ngày 20/01/2010 trên đường vào Đồng Chiêm.

- Riêng cha xứ Đồng Chiêm Giuse Nguyễn Văn Hữu và cha phó Giuse Nguyễn Văn Liên thì bị công an nhiều lần gửi giấy gọi lên điều tra xét hỏi.

Ngày 20/01/2010 Đồng Chiêm hoàn toàn bị bao vây cô lập, bất cứ ai đến từ bên ngoài đều bị công an tại các trạm kiểm soát ngăn chặn không cho vào. Các linh mục của giáo hạt Hà Nội vào thăm giáo xứ Đồng Chiêm đã bị lực lượng công an chặn lại ở Cầu Xây, cách Đồng Chiêm 500 m, không được vào.

Trước tình hình mỗi lúc một thêm căng thẳng, xin toàn thể gia đình Tổng Giáo Phận tiếp tục cầu nguyện tha thiết cho cha xứ, cha phó và giáo dân xứ Đồng Chiêm nhất là những anh chị em bị đánh đập, giam cầm, được giữ vững niềm tin giữa muôn vàn thử thách, sẵn sàng chia sẻ thập giá Chúa Kitô. Đồng thời xin cho các quyền cơ bản của con người được tôn trọng để đất nước có được nền hòa bình, công lý, dân chủ và văn minh thật sự.

Trân trọng thông báo

Linh mục Gioan Lê Trọng Cung
Chánh Văn Phòng

N.B. Thông báo này được đọc trong tất cả các nhà thờ từ hôm nay cho đến hết Chúa Nhật 24/01/2010. Sau mỗi thánh lễ, các cộng đoàn sẽ hát “Kinh Hòa Bình” và “Cầu Cho Giáo Phận” để cầu nguyện cho giáo xứ Đồng Chiêm.
 
Phái đoàn Luật sư Quốc tế không được vào quan sát phiên tòa xử Ls Lê Công Định...
Blog FreeLeCongĐinh
12:14 20/01/2010
SAIGÒN - Một phái đoàn gồm 3 người thuộc Hội Luật sư Quốc Tế dược chỉ định tới Việt Nam quan sát phiên tòa xử các nhà bất đồng chính kiến Ls Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung và Lê Thăng Long, nhưng hôm 19.1 chỉ có hai người là Ông George Hwang và Sinfah Tunsarawuth là vào được Saigòn, còn Bà Shaw không được Việt Nam cấp visa nên không nhập cảnh vào Việt Nam được.

Thế nhưng vào lúc 7g30 sáng hôm nay (20.1) hai luật sư đại diện của Hội Luật Sư Quốc Tế, Ông George Hwang và Sinfah Tunsarawuth, cùng với thông dịch viên đã bị công an ngăn cản không cho vào giám sát phiên toà xử nêu trên.

Theo Hội IBA cho biết thì Phái đoàn được dẫn đầu bởi Bà Erin L. Shaw, quốc tịch Canada, thuộc Hội Đồng Thẩm Phán Quốc Tế và 2 luật sư George Hwang, quốc tịch Singapore và Luật sư Sinfah Tunsarawuth, quốc tịch Thái, thành viên của Mạng Lưới Pháp Lý Đông Nam Á Bảo Vệ Truyền Thông. Phái đoàn được cử đến Việt Nam do sự yêu cầu của Hội Luật Sư Quốc Tế và với sự bảo trợ của các tòa đại sứ thuộc 3 quốc gia Âu châu.

Mục tiêu của chuyến đi này được biết gồm:

Hình 4 nhà bất đồng chính kiến trước tòa hôm nay 20.1
1. Minh chứng cho công chúng, toà án Việt Nam và nhà nước Việt Nam về sự quan tâm của cộng đồng pháp lý quốc tế đối với phiên toà xét xử Ls Lê Công Định;
2. Tìm hiểu và lượng định về lý do khởi tố, quá trình tố tụng dẫn đến phiên tòa;
3. Thu thập dữ kiện về diễn tiến của phiên toà, tính minh bạch của quá trình xét xử, tính chất của bản án cáo buộc bị can và luật pháp liên hệ được dùng để xét xử bị cáo;
4. Tường trình về diễn tiến của phiên toà, đặc biệt lưu ý đến các yếu tố và tiêu chuẩn luật pháp quốc tế đảm bảo cho một phiên toà xét xử công bằng;
5. Lập bản đề nghị đệ nạp cho Hội Luật Sư Quốc Tế và các cơ quan thẩm quyền pháp lý Việt Nam liên hệ trong vụ án và phiên toà;
6. Bảo đảm tính độc lập, khách quan và chuẩn mực chuyên môn của Hội Luật Sư Quốc Tế.

Ngày hôm nay khi không được vào tham dự phiên tòa xử, hai luật sư Phái đoàn IBA đã gửi báo cáo về trụ sở văn phòng ở Luân Đôn là: hai ông đã yêu cầu được gặp Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao để được biết lý do vì sao phái đoàn giám sát quốc tế không được phép vào tham dự khi chính nhà nước Việt Nam quy định đây là phiên toà xét xử công khai và đồng thời yêu cầu có sự giải thích chính thức từ Bộ Tư Pháp VN về lý do từ chối các văn thư yêu cầu của Hội Luật Sư Quốc Tế được giám sát phiên tòa xử Ls Lê Công Định, vốn là 1 thành viên của Hội.

Hai luật sư cho biết sau đó họ đã được mời sang phòng bên cạnh và giữ lại đấy trong lúc phiên toà khai mạc. Sau thời gian chờ đợi, một số người không cho biết chức vụ, cấp bậc hoặc đang phục vụ trong bộ phận nào trong cơ cấu chính quyền đã thay phiên nhau vào gặp các luật sư, nhưng không ai trình bày lý do hoặc giải quyết rốt ráo yêu cầu của 2 vị giám sát viên.

Sau đó, hai người đã sang văn phòng Bộ Ngoại Giao với hy vọng sẽ gặp được cấp bộ có khả năng giải quyết yêu cầu của phái đoàn. Tuy nhiên, đến khoảng 11 giờ trưa, hai luật sư đành bó tay trước sự bất chấp mọi tiêu chuẩn pháp lý quốc tế của nhà nước Việt Nam.

Một yêu cầu khác của phái đoàn là được gặp luật sư Lê Công Định trong tù giam hoặc trong thời gian có mặt tại tòa. Chúng ta hãy chờ xem phản ứng của nhà nước ra sao vào ngày mai.

(Theo tin từ blog FreeLeCongDinh)

 
Dân Chúa Âu Châu hiệp thông Tôn vinh Thánh Giá cầu nguyện với Đồng Chiêm
Lm Stêphanô Bùi Thượng Lưu
17:01 20/01/2010
Dân Chúa Âu châu Hiệp thông Tôn vinh Thánh Giá
cầu nguyện với Đồng Chiêm cho công lý - hòa bình tại Việt Nam


Thánh Giá là biểu tượng của Ðức Tin, Tình Yêu và Tha Thứ.

Kính gửi quý cha,
quý vị đại diện các cộng đoàn và các tổ chức,
Quý độc giả thân mến,


Đáp lời kêu gọi của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội trong Thông Báo Về Vụ Việc Thánh Giá Trên Núi Thờ Của Giáo Xứ Ðồng Chiêm bị csVN triệt hạ đập phá đêm ngày mùng 6.1.2010:

“Vào lúc 2 giờ sáng ngày 6 tháng 1 năm 2010, các lực lượng vũ trang chính quyền vào khoảng 600 cho đến 1.000 người gồm dân quân tự vệ, công an, và cảnh sát cơ động với súng ống, chó nghiệp vụ, dùi cui, lựu đạn cay đã phong tỏa các giáo xứ Nghĩa Ải, Tụy Hiền, Ðồng Chiêm, chặn lại tất cả các lối đi và khu vực Núi Thờ. Họ bắt đầu triệt hạ và đập phá Thánh Giá bằng bê tông trên núi này. Trước hành động phạm thánh như vậy, giáo dân Ðồng Chiêm đã kêu gọi họ ngừng ngay những hành vi xúc phạm đó. Thế nhưng giáo dân đã bị cảnh sát ném lựu đạn cay và một số đã bị đánh đập tàn nhẫn trong đó có hai người bị thương nặng hiện đang còn phải nằm bệnh viện để điều trị.

Chúng tôi vô cùng đau buồn, vì xúc phạm đến Thánh Giá là xúc phạm đến Chúa Kitô. Ðó là một sự phạm thánh! Xúc phạm đến Thánh Giá là xúc phạm đến biểu tượng thánh thiêng nhất của đức tin Kitô giáo và Giáo Hội. Ðánh đập tàn nhẫn những người dân vô tội và vô phương tự vệ là một hành động dã man vô nhân đạo xúc phạm trầm trọng đến phẩm giá con ngưòi. Ðây là hành vi thô bạo đáng bị lên án!

Trong tình hiệp thông của Giáo Hội, xin các cha, tu sĩ nam nữ, chủng sinh, và tất cả anh chị em hãy tích cực cầu nguyện cho giáo xứ Ðồng Chiêm được vững vàng chia sẻ thập giá Chúa Kitô. Chúng ta cũng cầu nguyện cho đất nước được thực sự công bằng dân chủ và văn minh, những giá trị thiêng liêng được tôn trọng và các quyền con người được bảo vệ. ”

Cùng hiệp thông với toàn thể Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam và các cộng đoàn CGVN tại hải ngoại, nguyệt san Dân Chúa Âu Châu xin phát động lại chiến dịch hiệp thông Tôn vinh Thánh Giá, cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình tại Việt Nam, nhân dịp tất niên và mừng Xuân Canh Dần sắp tới, trong suốt Mùa Chay thánh và cao điểm là Thứ Sáu Tuần Thánh…

Xin mỗi cá nhân, mỗi gia đình trong các giờ kinh sớm tối; xin các liên gia và các cộng đoàn, chúng ta cùng tổ chức các buổi đọc kinh liên gia hay các buổi cầu nguyện chung, trong tình hiệp thông cầu nguyện vào những ngày cuối năm Đinh Sửu, hay các buổi lễ cầu an cho Xuân Mới Canh Dần, để tôn vinh Thánh Giá Chúa và cầu nguyện cho công lý-hòa bình được rạng tỏa trên Quê Hương tăm tối, cho những người đã xúc phạm đến Thánh Giá Chúa biết sám hối, cho Quốc Thái Dân an.

Để buổi cầu nguyện đạt đuợc thành quả tốt đẹp, cần chuẩn bị in các bài hát bản kinh, cần tóm các bản tin để thông tin trước hoặc sau giờ cầu nguyện, có thể chiếu hình ảnh thời sự về Đồng Chiêm, mỗi tham dự viên đầu chít khăn tang và tay cầm nến sáng… quây quần chung quanh bàn thờ với Thánh Giá Chúa. Bắt đầu giờ cầu nguyện có thể rước và tôn vinh Thánh Giá…

Kính mong tất cả mọi người, mọi gia đình và mọi cộng đoàn tích cực tham gia, hiệp thông đặc biệt với giáo dân Đồng Chiêm, với toàn thể Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam, trong chiến dịch Tôn Vinh Thánh Giá cầu nguyện cho Công Lý - Hòa Bình tại Việt Nam.

Trân trọng
TM/ Ban Điều Hành nguyệt san Dân Chúa Âu Châu
 
Tin Đáng Chú Ý
Đảng Cộng Hòa chiến thắng vang dội ghế Thượng viện quan trọng cho thấy dân chúng Mỹ đã mất tin tưởng vào Obama!
Peter Nguyễn Minh Trung
14:33 20/01/2010
HOA KỲ, 20-01-2010 (AP) -- Ứng viên Đảng Cộng Hòa Scott Philip Brown đã thực sự làm shock chính trường Mỹ và làm tươi mới Thượng viện khi ông thắng lợi vẻ vang trong cuộc đua giành chức Thượng Nghị Sĩ liên bang của tiểu bang Massachusetts.

Tân nghị sĩ Scott Brown
Với chiến thắng của mình, ông đã giúp Đảng Cộng Hòa cân bằng quyền lực tại Điện Capitol. Đây còn là "thông điệp vô cùng mạnh mẽ" mà các cử tri muốn gửi đến chính quyền đa số Đảng Dân Chủ của Obama tại Washington.

Kết quả bầu cử là một đòn không những mạnh mà còn choáng đối với tổng thống Barack Obama. Theo đó, chương trình cải tổ y tế của ông Obama qua dự luật liên bang được đem ra bỏ phiếu chung cuộc vào tháng này có thể sẽ khó được thông qua tại Thượng viện, vì Scott Brown là người mạnh mẽ chống lại dự luật này. Y tế được coi là mục tiêu hàng đầu trong chương trình hành động nhiệm kỳ tổng thống năm đầu của Obama.

Ngoài ra, những vấn đề hoạch định chính sách đối nội của Đảng Dân Chủ giờ đây có thể vấp phải trở ngại lớn. Các thành viên Đảng Cộng Hòa đã ăn mừng chiến thắng quan trọng của họ.

Ghế thượng nghị sĩ đại diện cho tiểu bang Massachusetts bị bỏ trống từ năm ngoái do cái chết của Thượng Nghị Sĩ Đảng Dân Chủ, Edward Kennedy. Kennedy đã nắm chiếc ghế quyền lực này 46 năm cho tới khi mất vào tháng 08-2009 vì bệnh ung thư não. Thắng lợi này của Đảng Cộng Hòa đã lấy mất thế đa số 60 ghế của Đảng Dân Chủ tại Thượng viện và làm cho cán cân quyền lực tại đây được cân bằng.

Ứng viên Đảng Dân Chủ cùng chạy đua với ông Scott Brown là bà Martha Coakley thừa nhận thua cuộc khi kết quả kiểm phiếu cho thấy ông Brown dẫn trước ngay từ những lá phiếu đầu.

Đêm qua, tổng thống Obama đã gọi điện thoại cho cả hai ứng cử viên và chúc mừng ông Brown về chiến thắng xuất sắc. Obama nói rằng ông nóng lòng muốn được hợp tác với ông Brown về các vấn đề khẩn thiết mà cử tri Massachusetts cũng như toàn dân Mỹ đang quan tâm.

Một trong những vấn đề khẩn thiết đầu tiên Đảng Dân chủ sẽ phải đương đầu là làm sao giải thích được một thất bại chính trị hiển nhiên như thế và làm cách nào để thông qua dự luật cải tổ bảo hiểm y tế toàn diện được sự hậu thuẫn của tổng thống Obama, nhưng lại vấp phải sự chống đối mãnh liệt của các nhà lập pháp Cộng Hòa ở cả Thượng lẫn Hạ viện Quốc Hội Hoa Kỳ, trong đó Thượng Nghị Sĩ tân cử Scott Brown là một trong số những người chỉ trích dự luật mãnh liệt nhất.

Một đòn chí tử

Theo BBC, việc bà Martha Coakley thua phiếu là đòn chí tử đối với Đảng Dân Chủ của tổng thống và chương trình nghị sự quốc nội của đảng này. Kết quả bầu cử này xem ra chẳng vui vẻ gì trong dịp kỷ niệm một năm ngày Tổng thống Obama nhậm chức. Ông Brown đã đánh bại đối thủ Coakley với số phiếu cách biệt là 52% so với 47%. Đây là thắng lợi mà nhiều chuyên gia phân tích coi như một trở ngại rất đáng kể cho Tổng thống Barack Obama và chương trình lập pháp của ông với sự yểm trợ của Đảng Dân Chủ trước đó chiếm đa số tại lưỡng viện Quốc hội.

Đây quả là một trong các bất ngờ chính trị lớn nhất trong những năm gần đây. Đó là sự thất bại của phe Dân Chủ tại địa hạt cử tri mà đảng này liên tục nắm giữ suốt 50 năm qua bởi "người khổng lồ" Edward (Ted) Kennedy. Ông Brown sẽ điền vào 2 năm còn khuyết lại trong nhiệm kỳ của cố Thượng Nghị Sĩ Edward Kennedy cho đến năm 2012 rồi tiến hành bầu cử lại.

Chiến thắng của ông Brown là cao điểm của làn sóng ủng hộ tăng vọt một cách ngoạn mục trong những cuộc thăm dò dư luận tuần qua. Ông đã vượt qua mức dẫn điểm mạnh của Bộ trưởng Tư pháp Bang, bà Martha Coakley, để thắng trong cuộc chạy đua ở một tiểu bang mà số cử tri ủng hộ Đảng Dân Chủ luôn luôn cao hơn hẳn số cử tri ủng hộ Đảng Cộng Hòa. Sung sướng trước thắng lợi này, Thượng Nghị Sĩ tân cử Scott Brown đã đánh đi một thông điệp đến các ủng hộ viên của mình tại đại bản doanh ở Boston.

Trong bài diễn văn, ông Brown nói: “Cử tri Massachusetts đã mang lại một thắng lợi to lớn. Tôi sẽ mãi ghi nhớ rằng, tuy vinh dự thuộc về tôi, nhưng chiếc ghế Thượng viện này không thuộc về bất cứ một cá nhân nào, một chính đảng nào, như tôi đã nói trước đây và quý vị nghe điều đó hôm nay. Quý vị sẽ còn nghe rất rõ ràng rằng đây là cái ghế của nhân dân. Hôm nay, tiếng nói độc lập của người Massachusetts đã vang lên. Cử tri Massachusetts đã bất chấp mọi dự đoán của các chuyên gia phân tích.”

Ông Brown chỉ trích dự luật cải tổ y tế của Obama, ông nói rằng các đề nghị đó sẽ tăng thuế, triệt tiêu công ăn việc làm, khiến nhiều người mắc nợ và nhiều phạm trù đạo đức khác. Scott Brown đã làm nên lịch sử dù trong chiến dịch tranh cử ông chỉ đi một chiếc xe tải loại nhỏ. Ông giành được ủng hộ của các cử tri bất mãn trước tỷ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng, tình hình khủng hoảng kinh tế tồi tệ vẫn tiếp diễn bất chấp một số dấu hiệu phục hồi và cách mà chính quyền tại Washington chi tiêu các gói tiền khổng lồ.

Đối thủ của ông Brown trong bài diễn văn thừa nhận thất bại, bà Coakley công nhận rằng nhiều cử tri đã phẫn nộ. Bà nói bà "cảm thấy đau đớn trước kết quả kiểm phiếu."

Cựu thống đốc bang Massachusetts của Đảng Cộng Hòa là ông Mitt Romney cho rằng chiến thắng của ông Brown "đã làm thay đổi toàn cục diện" chính trị, ông Romney tự hào trước chiến thắng của đảng mình dù khi tranh cử bà Coakley đã được chính tổng thống Obama đi vận động cùng. Romney còn nói: "Chiến thắng của ông Brown là một phát súng cả thế giới nghe thấy" làm méo mặt những ông bà nghị Đảng Dân Chủ ngồi tại Washington D.C.

Lãnh tụ Đảng Dân Chủ tại Thượng viện, Harry Reid nói ông sẽ chào đón ông Brown vào phòng họp. Và còn nói thêm, chỗ ngồi của Brown sẽ được sửa soạn ngay khi Thượng viện nhận được giấy xác nhận từ các giới chức bầu cử ở Massachusetts.

Chiến thắng của ông Brown dẫn đến nguy cơ rõ ràng đối với một số mục tiêu lập pháp chính của tổng thống Obama, trong đó có dự luật cải tổ y tế. Điều hài hước là cố TNS Edward Kennedy tại Massachusetts vốn là người dành cả đời vận động để thông qua chủ trương đem lại bảo hiểm y tế cho mọi công dân Mỹ.

Đến hôm nay, các đảng viên Dân Chủ và hai đảng viên độc lập thường bỏ phiếu theo phe Dân Chủ đã nắm giữ 60 trong số 100 ghế tại Thượng viện Hoa Kỳ. 60 cũng là con số vừa tròn để vượt qua các cố gắng trì hoãn việc thông qua những dự luật hay tu chính án gây tranh cãi, ví dụ như dự luật cải tổ y tế do tổng thống Obama đề xuất.

Tuy Đảng Dân Chủ vẫn giữ được thế đa số tại lưỡng viện Quốc hội sau chiến thắng của ông Brown, nhưng giờ đây cán cân đã đổi sang chiều của phe Cộng Hòa, và sẽ là không thể nếu tổng thống Obama và Đảng Dân Chủ của ông muốn thông qua bất cứ điều gì mà không cần sự ủng hộ của Đảng Cộng Hòa như trước đây nữa.

Các đảng viên Dân Chủ vẫn cố gắng vớt vát phút cuối khi tuyên bố: "Đảng Dân Chủ làm mọi việc vì người dân, còn phe Cộng Hòa chỉ lo cho Wall Street". Phe Dân Chủ còn thề là sẽ thúc đẩy cho dự luật y tế được thông qua bất chấp chiến thắng của ông Brown. Nhưng tuyên bố ấy dường như quá muộn khi các chuyên gia sau khi bị bất ngờ đều nhận định rằng: Mọi nỗ lực của Obama đã không thành, có thể tổng thống phải dừng chân.

Peter Nguyễn Minh Trung
 
Việt Nam tuyên án tù 4 nhà bất đồng chính kiến
VOA
16:52 20/01/2010
Bốn nhân vật bất đồng chính kiến ở Việt Nam hôm nay bị đưa ra Tòa án Nhân dân TPHCM xét xử vì đã cổ xúy cho dân chủ-đa đảng, một hành động bị nhà cầm quyền Hà Nội xem là mưu phản.

Theo tin của các hãng thông tấn AFP, AP, và Reuters, các ông Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long bị truy tố về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, dựa theo điều 79 Bộ Luật Hình Sự. Họ bị tố cáo là đã cấu kết với các tổ chức tranh đấu cho dân chủ Việt Nam ở hải ngoại.

Phiên tòa vốn dự trù diễn ra trong hai ngày 20 và 21, nhưng sau phần bào chữa của các luật sư kéo dài tới gần 7 giờ tối nay giờ Việt Nam, tòa án đã tuyên án. Ông Trần Huỳnh Duy Thức bị tuyên án tù 16 năm cộng với 5 năm quản chế. Ông Lê Công Định và ông Lê Thăng Long bị tuyên 5 năm tù và 3 năm quản thúc. Nguyễn Tiến Trung nhận án 7 năm cùng thời gian quản thúc 3 năm.

Các tổ chức nhân quyền quốc tế nói rằng vụ xét xử này có động cơ chính trị, trong lúc các nhà lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng vào năm tới.

Tường thuật của các hãng tin quốc tế cho biết phiên tòa ở Sài Gòn được xúc tiến dưới các biện pháp an ninh nghiêm nhặt. Các nhà báo và các nhà ngoại giao theo dõi phiên tòa qua màn ảnh truyền hình tại một phòng riêng trong pháp đình. Cảnh sát cấm không cho những người này mang theo máy thu âm, thu hình và điện thoại di động.

Khi phát biểu trước tòa, ông Lê Công Định, 41 tuổi, từng theo học tại Đại học Tulane ở Mỹ, nói rằng Đảng Dân chủ Việt Nam mà ông là một thành viên chủ trương đa nguyên đa đảng và muốn mang lại một sự thay đổi trong hệ thống chính trị. Ông cho biết trong thời gian theo học ở nước ngoài ông đã chịu ảnh hưởng của Tây phương về dân chủ, tự do và nhân quyền. Ông Định cũng thừa nhận một cách điềm tĩnh rằng ông đã vi phạm Điều 79 Bộ Luật Hình sự.

Ông Nguyễn Tiến Trung, 26 tuổi, từng du học ở Pháp, nói với tòa án rằng ông đã phạm sai lầm vì non nớt, thiếu kinh nghiệm và thừa nhận là những hành động của ông đã vi phạm pháp luật. Ông Trung nói thêm rằng ông cảm thấy ân hận vì những hành động của mình đã ảnh hưởng tới gia đình và bạn bè.

Hãng tin Reuters trích lời ông Kenneth Fairfax, Tổng lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn nói rằng Bộ Ngoại giao ở Washington đã yêu cầu giới hữu trách Việt Nam trả tự do ngay cho các ông Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, và Lê Thăng Long. Ông nói rằng thêm rằng những điều họ làm là hành xử các quyền con người được thế giới thừa nhận.

Nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế đã theo dõi sát phiên xử, đồng thời kêu gọi Việt Nam phóng thích các nhà hoạt động dân chủ này để thể hiện sự tôn trọng nhân quyền như đã cam kết với quốc tế.

Từ Pháp, bà Lucie Morillon, đại diện Hội Nhà báo Không biên giới RSF, nói với Ban Việt Ngữ VOA rằng:

“Chúng tôi đã theo dõi vụ này trong nhiều tháng nay. Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải trả tự do cho những nhà hoạt động dân chủ Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, và Lê Thăng Long. Chúng tôi kêu gọi sự quan tâm của công luận quốc tế rằng những ngừơi này không làm gì sai trái, họ chỉ thực hành quyền tự do bày tỏ quan điểm. Họ phải đi tù về điều này thì sẽ càng làm gia tăng thêm áp lực quốc tế đối với quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến dịch kêu gọi và áp lực Hà Nội phải tôn trọng quyền tự do ngôn luận đựơc cả thế giới công nhận. Thật là một sai lầm khi Việt Nam bỏ tù những ngừơi này vì điều đó một lần nữa chứng minh cho thế giới thấy Hà Nội đàn áp những tiếng nói bất đồng như thế nào.”

Về việc bị cáo Nguyễn Tiến Trung và Lê Công Định nhận tội trứơc toà, bà Morillon nói rằng:

“Họ không có sự lựa chọn nào khác vì họ bị đặt dứơi nhiều áp lực từ chính quyền. Họ là những người vô tội. Những điều họ làm không phải là tội vì họ chỉ thể hiện quyền tự do bày tỏ quan điểm cá nhân, không có gì gọi là “lật đổ chính quyền” như nhà nứơc Việt Nam tố cáo.”

Từ Anh Quốc, phát biểu với ban Việt Ngữ VOA, ông Brad Adams, giám đốc đặc trách vùng Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, nhấn mạnh:

“Chúng tôi theo dõi phiên xử rất chặt chẽ. Chúng tôi muốn xem xem phiên toà này có công bằng hay không, nếu đúng là phiên toà công bằng thì có nghĩa là Hà Nội phải huỷ bỏ những cáo buộc nêu ra. Những điều mà các nhà hoạt động này đã làm không phải là một cái tội theo luật quốc tế khi họ kêu gọi dân chủ và bẩu cử tự do. Những ngừơi này bị tuyên án tù, nhà cầm quyền Việt Nam đã thể hiện rõ sự độc tài của mình và chúng tôi nghĩ rằng nhiều nước trên thế giới nên xem xét lại mối quan hệ với Việt Nam.”

Nguồn: VOA, AFP, Reuters, AP