Ngày 25-01-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 26/01: Bài học từ cây đèn – Kính Thánh Timôthê và thánh Titô. Lm. Antôn Nguyễn Thế Nhân, SSS
Giáo Hội Năm Châu
03:12 25/01/2023

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Chẳng lẽ mang đèn tới để đặt dưới cái thùng hay dưới gầm giường? Nào chẳng phải là để đặt trên đế sao? Vì chẳng có gì che giấu mà không được tỏ lộ, chẳng có gì bí ẩn mà không được đưa ra ánh sáng. Ai có tai để nghe thì hãy nghe!”

Người nói với các ông: “Hãy để ý tới điều anh em nghe. Anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em, và còn cho anh em hơn nữa. Vì ai đã có, thì được cho thêm; còn ai không có, thì ngay cái đang có cũng sẽ bị lấy đi.”

Đó là lời Chúa
 
Không phải ngẫu nhiên
Lm Minh Anh
14:12 25/01/2023

KHÔNG PHẢI NGẪU NHIÊN
“Tất cả do bởi ý định của Thiên Chúa!”.
Trong “Comme Des Cœurs Brûlants”, “Như Những Con Tim Cháy Bỏng”, A. Vidot, 30 tuổi, kể lại lý do cải đạo thú vị của cô. “20 tuổi, sinh viên; tôi cần tĩnh lặng. Hai cô bạn bán cho tôi “phiếu đi nghỉ” tại một tu viện trên núi. Tôi điện thoại báo trước, tôi không đến để cầu nguyện, tôi chưa rửa tội. Họ nói, “Đến đây, chúng tôi chờ cô!”. Ngay tối đầu tiên, qua sự quan tâm và lắng nghe nhân ái của một nữ tu, tôi bồi hồi; nhưng động cơ thực sự là khi tôi nhận ra tình yêu Chúa dành cho tôi, một tình yêu duy nhất và đặc biệt. Bênêđictô 16 nói, “‘Không phải ngẫu nhiên’ mà chúng ta hiện hữu như một sản phẩm vô nghĩa của một quá trình tiến hoá. Mỗi chúng ta được mong đợi, được yêu thương, mỗi chúng ta là cần thiết!”. Tôi cảm nhận điều này đến tận xương tuỷ!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Cũng thế, ‘không phải ngẫu nhiên’ mà hôm nay Giáo Hội mừng kính hai thánh Timôthê và Titô ngay sau ngày lễ thánh Phaolô; ‘không phải ngẫu nhiên’ mà Timôthê và Titô được chọn làm cộng sự viên của ngài; và càng ‘không phải ngẫu nhiên’ khi người đi gieo lại gieo được hạt vào đất tốt như Tin Mừng hôm nay nói đến. Vì lẽ, “Tất cả do bởi ý định của Thiên Chúa!”.

Timôthê và Titô được gọi là “sứ đồ của Sứ Đồ”. Quả vậy, trong buổi đầu ân sủng của Giáo Hội sơ khai, các tông đồ đã xới được những rãnh sâu đầu tiên tại các vùng đất dân ngoại, gieo vào đó những hạt giống mà những người đi sau sẽ tưới tẩm, vun xới và thu hoạch. Đó là những Kitô hữu có một nền giáo dục tốt. Bài đọc thứ nhất cho biết, Phaolô vô cùng cảm kích bà ngoại và người mẹ của Timôthê, “Cha nhớ lại đức tin trung thành của con, đức tin mà bà ngoại con là Lois đã có trước, rồi đến mẹ con là Êunikê”. Vì thế, “Con chớ hổ thẹn làm chứng cho Chúa!”.

Như vậy, ‘không phải ngẫu nhiên’ mà Phaolô chọn Timôthê để truyền chức Giám mục; và dĩ nhiên, cả Titô nữa. Lois và Êunikê được chúng ta, những người đọc thư này, tưởng nhớ. Hãy mơ về những gì Phaolô sẽ kể về bạn và tôi nếu ngài viết thư cho con cháu chúng ta và những ai Chúa trao vào tay chúng ta! Chúng ta phải là những người “Kể cho muôn dân được biết những kỳ công Chúa làm” cho con cháu, cho các thế hệ như Thánh Vịnh đáp ca nói đến.

Với bài Tin Mừng, dụ ngôn gieo giống trình bày một loạt các loại hình đất, nơi mà hạt giống rơi xuống gần như tình cờ! Tuy vậy, ‘không phải ngẫu nhiên’ mà các hạt rơi xuống mảnh đất này mà không rơi vào mảnh đất kia! Chúng ta cần ân sủng Chúa để tránh xa sự ơ hờ của một mảnh đất hời hợt! Cần khám phá thế nào là một không gian màu mỡ, cung cấp chiều sâu cần thiết; và cần tách khỏi của cải vốn có nguy cơ làm tắc nghẽn hay đứt lìa khỏi ‘Thân Nho’ ban sự sống! Hãy cộng tác và trở nên niềm vui cho Người Gieo, hầu có thể chung vui với Chủ khi mùa về!

Anh Chị em,

“Tất cả do bởi ý định của Thiên Chúa!”. Alexia Vidot còn nhắc lại lời của Đức Bênêđictô 16, “Gốc ngọn của sự kiện chúng ta là Kitô hữu không phải là một quyết định đạo đức hay một ý tưởng vĩ đại, nhưng là sự gặp gỡ cá vị với Đấng mang lại cho cuộc sống bạn một chân trời mới! Và đó là một định hướng quyết định cho cuộc sống!”. Đó đích thực là điều Vidot đã sống! Cũng thế, Timôthê, Titô có mặt trên đời, làm Giám mục, không phải chỉ do Phaolô đặt tay hay do bà ngoại hoặc người mẹ, hay một ai sắp đặt; nhưng “bởi ý định của Thiên Chúa”. Cũng thế, nhờ Chúa Kitô, chúng ta sống và hoạt động; không bao giờ, chúng ta thoát khỏi vòng tay yêu thương và quyền năng của Chúa, dẫu Ngài luôn ẩn mình. Vấn đề là bạn và tôi biết giữ cho mình một tâm hồn lặng đủ để nghe Ngài. Chỉ khi mối tương quan với Ngài trở nên thâm sâu, chúng ta mới đủ sức tin tưởng, phó thác và mềm mỏng thực hiện ý định yêu thương ngàn đời của Ngài.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, ‘không phải ngẫu nhiên’ mà giờ này, con đang ở đây với những gì con có, những gì con là. Giúp con sống sao cho đẹp lòng Chúa, đúng với những gì Chúa kỳ vọng!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:07 25/01/2023

12. Con người ta nếu chỉ biết yêu chuộng và mong muốn sự vật muôn đời thì mới thật là có phúc; người như thế thì không vì hoàn cảnh thuận lợi mà tự cao và không vì nghịch cảnh mà lay động, họ ở thế gian này không có gì là yêu và cũng không có gì là sợ.

(Thánh Gregorius)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:08 25/01/2023
45. THÁI TỬ CHƯA SINH

Trịnh vương hỏi quan đại thần là Trịnh Triệu:

- “Thái tử như thế nào rồi?”

Trịnh triệu trả lời:

- “Thái tử còn chưa sinh ra.”

Trịnh vương kinh ngạc hỏi:

- “Ta đã lập thái tử mà nhà ngươi lại nói thái tử chưa sinh ra, là sao vậy?”

Trịnh triệu nói:

- “Mặc dù đã lập thái tử, nhưng đại vương yêu thích mỹ nữ và lấy nhiều vợ bé. Nếu ngài sủng ái người đàn bà nào đã có con trai thì ngài nhất định yêu con bà ấy. Đã yêu thì tất nhiên sẽ lập thái tử, cho nên tôi nói thái tử chưa sinh ra là vậy.”

( Hàn Phi Tử )

Suy tư 45:

Giáo hội dù trải qua bao nhiêu thăng trầm của thời đại, vẫn luôn trung thành với giáo huấn của Đức Chúa Giê-su về bí tích hôn phối: một vợ một chồng và bất khả phân ly.

Người ta kháng nghị đòi để linh mục lấy vợ, người ta kháng nghị đòi truyền chức linh mục cho phụ nữ, dĩ nhiên giáo hội chẳng bao giờ làm theo những kháng nghị ấy. Nhưng chưa thấy kháng nghị nào đòi đàn ông được lấy nhiều vợ, đàn bà được lấy nhiều chồng.

Có nhiều loại tình yêu, mà tình yêu nào cũng có những đặc trưng của nó. Tình yêu của những người làm công tác từ thiện thì trải rộng cho mọi người mà không bị lệ thuộc vào một ai; tình yêu bạn bè dành cho nhau thì trải rộng trên một số bạn bè thân thiết; tình yêu cha mẹ dành cho con cái thì chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình rồi sau đó đến bà con thân thuộc; tình yêu của vợ chồng hoặc tình yêu chân thật của đôi trai gái thì đòi hỏi không được chia sẻ cho ai, nghĩa là không yêu tay ba tay bốn, mà chỉ có tình yêu giữa hai người với nhau mà thôi.

Hôn phối, tự nó là một tình yêu chung thủy như Đức Chúa Giê-su yêu thương Hội Thánh, và nó cũng sẽ là nhà tù cho những người không chung thuỷ trong đời sống hôn nhân một vợ một chồng.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Liên Khúc: Đừng - Luke 10:1-9
Nguyễn Trung Tây
19:56 25/01/2023
□ Nguyễn Trung Tây
Liên Khúc: “Đừng” - Luke 10:1-9


“Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. Ðừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Đừng chào hỏi ai dọc đường” (Luke 10:3-4).

Chúa sao cứ nói những điều nghe đến là nghịch nhĩ.

Chúa sai con đi truyền giáo, tới những làng mạc xa xôi hẻo lánh, mà Chúa lại bảo đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép.

Vậy rồi đói, con ghé vô đâu ăn trưa, ăn tối. Chúa cứ nghĩ thiên hạ hoặc chủ quán mở cửa buôn bán chỉ để cho con ghé vào ăn chùa. “Vâng, vâng, em mời bác vào uống miếng nước. Mời bác cứ tự nhiên bước đi không trả tiền”.

Chúa dặn đừng mang theo hành lý bao bị. Vậy rồi nhỡ may con lỡ độ đường, đêm khuya con màn trời chiếu đất, nằm dưới gốc cây à?

Chúa dặn đừng mang theo giày dép. Khổ! Không đi dép, rồi con đạp lên gai. Chân mưng mủ, lúc ấy bắt đền Chúa à!

Rồi đi đường gặp người ta, con nghe lời Chúa, không chào hỏi, người ta mắng con mấy mắng, “Tưởng đỗ Cụ rồi là ngon lắm sao? Mặt sao nhìn ‘lemon question’ quá! (Lemon: Chanh, Question: Hỏi, Lemon question: Chanh hỏi…). Đến là vãi tội!

Vừa mới rao bán được mấy gánh than, Chúa hiện ra ngay. Chúa vẫn thế, muôn đời kiên nhẫn. Ngài ôn tồn giải thích,

— Ðừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường. Ý Chúa muốn con tập trung vào đàn chiên mà Thầy trao cho con chăm sóc, giáo dân họ đang khao khát Lời Chúa, chứ không phải là điều gì khác.

— Đừng mang theo hành trang bởi Chúa muốn nhắc nhở con nhân chi sơ tính bổn thiện, con gõ cửa, người ta sẽ cho con ngủ nhờ.

— Đừng mang theo giày dép, đừng chào hỏi ai, ý Chúa muốn nói, con hãy tập trung vào chỉ một việc mà thôi: Rao giảng Tin Mừng tới muôn dân.

Hiểu chưa?

Suy Niệm
Vâng, Lời Ngài là sức sống đời con!
(Trích Suy Niệm Ta Thương Tổn Ta sẽ xuất bản)
 
Đường Lối Chúa
Lm Vũđình Tường
19:58 25/01/2023
Con người có quyền tự do chọn lựa lối sống cho mình. Một là chọn thiên về vật chất, coi vật chất trọng hơn cả; hai là chọn thiên về cuộc sống tâm linh, coi đời sống tâm linh quan trọng nhất trên đời. Ba là chọn cuộc sống trung dung, hài hoà giữa vật chất và tâm linh. Lối sống hài hoà này biết dùng thời giờ kiếm sống và cũng dành thời giờ riêng cho cuộc sống tâm linh. Cả đời sống vật chất lẫn đời sống tâm linh đều tồn tại trong mỗi người chúng ta. Dù tồn tại trong ta, nhưng hai lối sống đó không thể pha trộn. Tuy nhiên con người có thể dùng những gì thuộc về vật chất để làm giầu cho cuộc sống tâm linh; trong khi đó sức mạnh tâm linh mang lại an vui, thoải mái, hoan lạc cho cuộc vật chất. Cuộc sống vật chất cần thiết cho cơ thể bởi từ nguyên thủy, sách Sáng Thế Kí trong chương trình tạo dựng, Chúa dựng nên con người bằng bùn đất. Con người đó chưa có sự sống. Chúa thở 'hơi' vào mũi người đất đó và người đất có sự sống. Như thế sự sống con người có được là do Thần Khí Chúa ban cho. Vì thế con người luôn phải nhớ cảm tạ Đấng ban cho ta sự sống. Bởi thân thể do bùn đất mà ra nên thân thể luôn muốn trở về nguồn gốc của nó. Trong khi phần tâm linh đến từ Thiên Chúa cho nên tâm linh luôn muốn vươn cao lên. Vì thế hai ước muốn này luôn cạnh tranh nhau, bên nào cũng mong giành phần thắng cho mình. Vật chất muốn quyền lãnh đạo trong ta, trong khi tâm linh lại khuyên ta đừng chiều theo dục vọng vật chất. Dục vọng con người không bao giờ thoả mãn; nó liên tục đòi cho đến khi thân thể kiệt quệ. Chọn sống theo 'Mười Điều Răn' Chúa truyền dạy chính là chọn sống theo đường lối Chúa. Đường lối này giúp ta thay đổi, cảm hoá con người, dẫn ta đến gần Chúa hơn, trở nên giống Chúa hơn. Đức Kitô khi còn ở trần gian Ngài không phải chỉ rao giảng, mà chính Ngài chọn sống theo đường lối này.

Mười Điều Răn không nhắc về quá khứ nhưng nói đến hiện tại và tương lai cho biết Thiên Chúa cho chúng ta cơ hội, một bắt đầu mới, khởi đi từ hiện tại. Là môn đệ Đức Kitô, chúng ta học từ Ngài, bước theo bước chân Ngài. Bởi chính đường lối này dẫn đến hạnh phúc và sự sống đời này, bao gồm luôn sự sống trường sinh. Đi theo Đức Kitô chính là bảo vệ, hỗ trợ sự sống. Qua tình yêu Chúa chúng ta phục hồi những gì đã chết và làm cho những gì đang sống, sống mạnh hơn. Chúa ban sự sống cho hình người bằng đất, Chúa ban cho ta chia sẻ sự sống đó trong việc cộng tác với Chúa sinh sản thêm con người.

Bước theo đường Mười Điều Răn cuộc sống của chính ta và tha nhân được thay đổi, chuyển hướng, từ nghèo đói sang cơm no, áo ấm; từ thất vọng chuyển sang hy vọng; từ tang thương, sầu khổ, chuyển sang vui mừng, hy vọng; từ xấu xa tội lỗi, hoán cải thành tốt lành, con tim trong sáng; hành hạ và chiến tranh tan biến trong xã hội. Kitô hữu không đơn độc khi thực hành những điều đó nhưng có Đức Kitô hỗ trợ, khuyến khích ban sinh lực.

Sống theo đường lối Chúa, Kitô hữu có thể không giầu sang vật chất, nhưng giầu tinh thần, giầu bác ái, giầu tình thương và cuộc sống giầu bình an. Kitô hữu đến cùng Chúa xin Ngài biến đổi con tim sỏi đá thành con tim yêu mến. Sống theo đường lối Chúa, thế gian có thể không biết đến hay làm ngơ và ngay cả bách hại; bù lại Kitô hữu nhận ân sủng, cảm thấy Chúa kề bên, nâng đỡ, cùng đồng hành với họ trong gian truân. Quan trọng nhất là bình an trong tâm hồn, thanh thản trong giấc ngủ và con tim thấy no thoả tình Chúa. Chúa không ban cho vật chất nhưng ban tình yêu, lòng mến. Chính điều này mang í nghĩa cho cuộc sống.

Điều Răn Chúa dường như cho biết những ai dùng quyền thế bách hại người khác, hiện tại họ cảm thấy họ may mắn, họ quyền thế, quên mất may mắn đó có giới hạn; trong khi nạn nhân của họ hiện đang đau khổ, khóc lóc; tương lai sẽ vĩnh viễn hưởng ân thánh, bình an vĩnh cửu. Mười Điều Răn cũng nhắc nhở thế giới vật chất không tạo dựng con người, nó chỉ ban cho con người thức ăn, chốn ở. Kitô hữu sống trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian vì thế tích trữ của cải hư nát sẽ có ngày chúng hư nát. Sống theo đường lối Chúa dùng của cải hư nát biến chúng thành tồn tại muôn đời bằng cách cho đi, san sẻ, giúp đỡ với khả năng hạn hẹp của mình.

Đường lối Chúa kêu gọi Kitô hu trở thành muối, men cho đời để qua việc bác ái người ta nhận biết họ là môn đệ trung thành của Đức Kitô. Học chia sẻ, sống bác ái là thực hành cách sống trên thiên quốc, để khi bước chân vào cõi trường sinh ta không bỡ ngỡ nhưng đã quen với lối sống tốt lành nơi trần thế.

Xin ơn biết yêu quí giá trị nước trời và dùng giá trị trần thế làm bàn đạp tiến vào nước trời.

TiengChuong.org

Road Map

People can make choices in life by choosing the earthly value, the heavenly one or the combination of the two sets of values. They co-exist within a person because both are innate values. The earthly values belong to our physical body, which we first originate from. The Creation story tells us God made us out of dust and from dust we return. The earthly shape had no life yet. Life began when God breathed into the figure's nostrils and gave it life. The breath of God is the life that is given to us and we have life. The two sets of values are not mixed, and try to influence each other. We are the arbiter to conduct our life. When we choose to follow the way of the world; we conduct our lives in a worldly way; when we follow the Beatitudes, we follow God's way, and our lives will be transformed to be more like God. The Beatitudes mention nothing about the past, but talk about present and future which indicates that God gives us a new start. The Beatitudes help us to do the transformation by giving us the road map, that throughout his life Jesus preached and practiced the Beatitudes. We, His followers, hope to follow in His footstep. The Beatitudes is the way of life that leads to life and eternal life, and the road map Jesus walked would help us to achieve such blessed. In order to follow Jesus, we need to be pro-life, support life, and even re-create life. Through Jesus' road map, we learn from God to make things alive and active. God gave life to the soil figure at the creation, and God gives us the power to share that life- giving by re-creation. When we follow the Beatitudes, deadly things such as destitution, mourning, discomfort, impure heart, persecution, and war, will be transformed to be life-giving. We can't do it on our own but with God's grace, we can transform them to be sources of life-giving.

We may be poor in material but rich in spirituality; we may mourn now, but never lose hope in God, and look beyond our present situation. When we turn toward God, God will change our heart, from the heart of stone; to the heart of flesh. When we work for peace and justice that will eradicate persecution and war. When we live according to God's way of life we are blessed because God fills our hearts with God's love.

Blessedness doesn't depend on world material, but on God's love. When our hearts open to receive God's grace, we are satisfied and that gives meaning to our lives. The Beatitudes seem to remind us that those who exercise their power unjustly feel they are fortunate at the present, but it won't last long; while their victims who suffer now for the just cause, 'shall rejoice and be glad' forever in God's kingdom.

Our physical bodies are made of world materials. The Beatitudes remind us that the world doesn't make us, but only gives support and feeds our physical body. We live in the world, but don't belong to the world. There is no need to accumulate wealth because we are unable to keep them forever. We are called to do the incredible, and that is to change perishable values into unperishable ones.

The Beatitudes call us to be light, and salt for the world by means of sharing within our capacity the world resources in our hands to others. This sharing will ease the burden of life. It will make them feel that they are fortunate to know you. And you in turn feel fortunate when you make God's name known to others. By sharing, one learns to be ready to live in God's kingdom on earth. When we actually get there, the new life will no more be foreign to us, and we fit well into the new life God has prepared for those who follow God's way. We learn to love not the earthly richness, but the heavenly one and that is another blessed.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài Giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô về Niềm đam mê truyền giáo: Chúa Giêsu là thầy dạy việc công bố
Vu Van An
14:55 25/01/2023


Theo tin Tòa Thánh, nhân buổi yết kiến chung tại Hội trường Phaolô VI, Thứ tư, ngày 25 tháng 1 năm 2023, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý nói về niềm đam mê rao giảng Tin mừng của ngài, nhấn mạnh tới lòng nhiệt thành tông đồ của người tín hữu với Chúa Giêsu như thầy dạy việc công bố. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh công bố:



Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!

Thứ Tư tuần trước, chúng ta đã suy tư về Chúa Giêsu như mẫu mực của việc công bố, về trái tim mục tử của Người luôn vươn tới những người khác. Hôm nay chúng ta nhìn Người như thầy dạy việc công bố. Chúng ta hãy để cho chúng ta được hướng dẫn bởi tình tiết Người rao giảng trong hội đường của làng Người, làng Nadarét. Chúa Giêsu đọc một đoạn sách của ngôn sứ Isaia (x. 61:1-2) rồi làm mọi người ngạc nhiên với một “bài giảng” rất ngắn, gồm một câu, một câu duy nhất. Và Người nói thế này: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh mà anh em vừa nghe” (Lc 4:21). Đây là bài giảng của Chúa Giêsu: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh thánh mà anh em vừa nghe”. Điều này có nghĩa là đối với Chúa Giêsu, đoạn văn tiên tri đó chứa đựng điều cốt yếu của những gì Người muốn nói về chính Người. Vì thế, mỗi khi nói về Chúa Giêsu, chúng ta nên lặp lại lời loan báo đầu tiên về Người này. Vì vậy, hãy xem lời loan báo đầu tiên này bao gồm những gì. Năm yếu tố thiết yếu có thể được nhận diện.

Yếu tố đầu tiên là niềm vui. Chúa Giêsu công bố: «Thần Khí Chúa ngự trên tôi; […] Người sai tôi đem tin mừng cho người nghèo khó” (c. 18), tức là loan báo một niềm hân hoan, một niềm vui. Tin mừng: chúng ta không thể nói về Chúa Giêsu mà không có niềm vui, vì đức tin là một câu chuyện về tình yêu được chia sẻ. Làm chứng cho Chúa Giêsu, làm điều gì đó cho người khác nhân danh Người, là nói giữa dòng đời rằng anh chị em đã nhận được một món quà tuyệt vời mà không lời nào có thể diễn tả được. Thay vào đó, khi thiếu niềm vui, Tin Mừng không tới, bởi vì nó - chính từ ngữ nói lên điều đó - nó là một tin vui, và Tin Mừng có nghĩa là một tin tốt lành, một tin vui. Một Kitô hữu buồn bã có thể nói về những điều đẹp đẽ, nhưng tất cả đều vô ích nếu tin tức do họ loan đi không vui tươi. Một nhà tư tưởng đã nói: "một Kitô hữu buồn là một Kitô hữu buồn": anh chị em đừng quên điều này.

Chúng ta bàn đến khía cạnh thứ hai: giải thoát. Chúa Giêsu nói rằng Người được sai đến “để loan báo việc giải thoát tù nhân” (ibid.). Điều này có nghĩa là bất cứ ai công bố Thiên Chúa, thì không thể cải đạo, không, họ không thể gây áp lực cho người khác, nhưng soi sáng họ: không áp đặt gánh nặng, nhưng cất gánh nặng cho họ; mang lại sự bình an, không mang lại mặc cảm tội lỗi. Dĩ nhiên, theo Chúa Giêsu liên quan đến khổ hạnh, nó liên quan đến hy sinh; mặt khác, nếu mọi thứ đẹp đẽ đều đòi hỏi những điều này, thì thực tế cuộc sống càng đòi hỏi biết bao! Nhưng ai làm chứng cho Đức Kitô thì cho thấy vẻ đẹp của đích đến hơn là sự mệt mỏi của cuộc hành trình. Chúng ta có khi kể cho ai đó về một chuyến đi thú vị mà chúng ta vừa thực hiện. Thí dụ, chúng ta nói về vẻ đẹp của các địa điểm, về những gì chúng ta đã thấy và trải nghiệm, chứ không nói về thời gian để đến đó và xếp hàng đợi ở sân bay, không! Vì vậy, mọi loan báo xứng với Đấng Cứu Chuộc phải loan báo sự giải phóng. Giống như của Chúa Giêsu. Hôm nay có niềm vui, vì tôi đến để giải thoát.

Khía cạnh thứ ba: ánh sáng. Chúa Giêsu nói rằng Người đến để “làm cho người mù trông thấy” (ibid.). Điều đáng chú ý là suốt trong toàn bộ Kinh thánh, trước Chúa Kitô, việc chữa lành một người mù chưa bao giờ xuất hiện. Trên thực tế, đó là một dấu hiệu đã được hứa hẹn sẽ đến với Đấng Mêxia. Nhưng ở đây không những chỉ là cái nhìn thể lý mà còn là ánh sáng cho phép anh chị em nhìn cuộc sống một cách mới mẻ. Có một việc "đến với ánh sáng", một việc tái sinh chỉ xảy ra với Chúa Giêsu. Nếu chúng ta nghĩ về nó, đây là cách cuộc sống Kitô hữu bắt đầu đối với chúng ta: với Bí tích Rửa tội, mà thời xưa được gọi một cách chính xác là "sự soi sáng". Và Chúa Giêsu ban cho chúng ta ánh sáng nào? Người mang đến cho chúng ta ánh sáng của quyền làm con cái: Người là Con yêu dấu của Chúa Cha, hằng sống muôn đời; và cùng với Người, chúng ta cũng là con cái của Thiên Chúa được yêu thương mãi mãi, bất chấp những lỗi lầm và khiếm khuyết của chúng ta. Khi đó cuộc sống không còn là một bước tiến mù quáng về phía hư vô, không: đây không phải là vấn đề của số phận hay may mắn. Đây không phải là thứ phụ thuộc vào cơ hội hay các vì sao, hay thậm chí là sức khỏe hay tài chính, không. Cuộc sống tùy thuộc vào tình yêu, vào tình yêu của Chúa Cha, Đấng chăm sóc chúng ta, những người con yêu dấu của Người. Thật tuyệt vời biết bao khi chia sẻ ánh sáng này với những người khác! Anh chị em có nghĩ rằng cuộc sống của mỗi người chúng ta - cuộc sống của tôi, cuộc sống của anh chị em, cuộc sống của chúng ta - là một hành vi tình yêu không? Đó có phải là một lời mời yêu thương không? Đây là điều tuyệt vời! Nhưng chúng ta thường quên điều này, khi đối đầu với những khó khăn, trước những tin xấu, thậm chí khi đối đầu - và điều này thật tồi tệ - tính thế gian, lối sống thế gian.

Khía cạnh thứ tư của lời loan báo: chữa lành. Chúa Giêsu nói rằng Người đến “để trả tự do cho những người bị áp bức” (ibid.). Bị áp bức là người cảm thấy bị đè bẹp trong cuộc sống bởi một điều gì đó xảy ra: bệnh tật, mệt mỏi, gánh nặng trong lòng, mặc cảm tội lỗi, sai lầm, thói hư, tội lỗi... Bị áp bức bởi điều này. Chẳng hạn, chúng ta hãy nghĩ tới mặc cảm tội lỗi. Có bao nhiêu người trong chúng ta đã phải chịu đựng điều này? Chúng ta hãy nghĩ một chút về mặc cảm tội lỗi vì điều này, điều kia... Điều đè nặng chúng ta, trên hết, chính là sự dữ mà không một loại thuốc hay phương thuốc nào của con người có thể chữa lành: tội lỗi. Và nếu một người có mặc cảm tội lỗi về điều gì đó mà họ đã làm, và điều này cảm thấy khó chịu... Nhưng tin mừng là với Chúa Giêsu, sự dữ cổ xưa này, tội lỗi, dường như bất khả chiến bại, không còn tiếng nói cuối cùng của nó nữa.

Tôi có thể phạm tội vì tôi yếu đuối. Mỗi chúng ta đều có thể phạm tội, nhưng đây không phải là lời cuối cùng. Lời cuối cùng là bàn tay dang rộng của Chúa Giêsu nâng anh chị em lên khỏi tội lỗi. “Nhưng thưa cha, Người làm thế khi nào? Một lần?” Không. “hai lần?” Không. “Ba lần?” Không. Luôn luôn. Bất cứ khi nào anh chị em đau ốm, Chúa luôn giang tay giúp đỡ. Anh chị em chỉ cần nắm lấy và để cho Người dẫn anh chị em đi. Tin vui là với Chúa Giêsu, sự dữ cổ xưa này không còn lời cuối cùng nữa: lời cuối cùng là bàn tay dang rộng của Chúa Giêsu đưa anh chị em tiến về phía trước. Chúa Giêsu luôn chữa lành chúng ta khỏi tội lỗi. Và tôi phải trả bao nhiêu tiền để được chữa bệnh này? Không phải trả gì cả. Người chữa lành cho chúng ta luôn luôn và miễn phí. Người mời gọi những ai “mệt mỏi và bị áp bức” - như Người nói trong Tin Mừng - hãy đến với Người (x. Mt 11:28). Và vì vậy, đồng hành với ai đó đến gặp gỡ Chúa Giêsu là đưa họ đến bác sĩ tim, người nâng cao cuộc sống. Người ta nói: “Anh chị ơi, tôi không có câu trả lời cho rất nhiều vấn đề của anh chị, nhưng Chúa Giêsu biết anh chị, Chúa Giêsu yêu anh chị, Người có thể chữa lành anh chị và làm dịu trái tim anh chị. Hãy đi và để họ lại với Chúa Giêsu”.

Những ai mang gánh nặng cần một sự vuốt ve cho quá khứ. Nhiều lần chúng ta nghe nói: “Nhưng tôi cần hàn gắn quá khứ của mình... Tôi cần một cái vuốt ve cho quá khứ đã đè nặng lên tôi…” Họ cần sự tha thứ. Và bất cứ ai tin vào Chúa Giêsu đều có chính điều này để tặng cho người khác: sức mạnh của sự tha thứ, thứ giải thoát linh hồn khỏi mọi nợ nần. Anh chị em đừng quên: Thiên Chúa quên tất cả. Làm thế nào mà như thế cho được? Đúng, Người quên mọi tội lỗi của chúng ta, Người không có ký ức về chúng. Chúa tha thứ mọi sự vì Người quên tội chúng ta. Chúng ta chỉ cần đến gần Chúa và Người sẽ tha thứ cho chúng ta mọi sự. Anh chị em hãy nghĩ về một điều gì đó trong Tin Mừng, về người bắt đầu nói: "Lạy Chúa, con đã phạm tội!" Đứa con trai đó... Và người cha lấy tay bịt miệng anh ta. “Không, không sao đâu, không có gì…” Ông không để anh ta nói hết… Và điều đó thật tuyệt. Chúa Giêsu chờ đợi chúng ta để tha thứ cho chúng ta, để chữa lành chúng ta. Và bao nhiêu lần? Một lần? Hai lần? Không. Luôn luôn. “Nhưng thưa cha, con luôn làm những điều giống nhau…” Và Người cũng sẽ luôn làm những điều tương tự: tha thứ cho anh chị em, ôm anh chị em. Xin vui lòng, chúng ta hãy tin tưởng điều này. Đây là cách anh chị em yêu Chúa. Bất cứ ai mang gánh nặng và cần được vuốt ve quá khứ đều cần được tha thứ, và Chúa Giêsu làm điều này. Và đây là điều Chúa Giêsu ban cho: giải thoát linh hồn khỏi mọi nợ nần. Kinh thánh nói về một năm khi người ta thoát khỏi gánh nặng nợ nần: Năm Thánh, năm ân sủng. Như thể đó là điểm cuối cùng của việc công bố.

Thực vậy, Chúa Giêsu nói rằng Người đến “để công bố một năm hồng ân của Chúa” (Lc 4:19). Đó không phải là một năm thánh được lên kế hoạch, giống như năm thánh chúng ta có bây giờ, trong mọi thứ đã được lên kế hoạch và chúng ta nghĩ về cách thực hiện và không thực hiện… Không. Nhưng với Chúa Kitô, ân sủng làm cho cuộc sống mới đến và luôn luôn gây kinh ngạc. Chúa Kitô là Năm Thánh của từng ngày, từng giờ, Đấng đến gần anh chị em, vuốt ve anh chị, tha thứ cho anh chị em. Và lời loan báo của Chúa Giêsu phải luôn mang lại sự kinh ngạc của ân sủng. Sự kinh ngạc này… “Tôi không thể tin được, tôi đã được tha thứ, tôi đã được tha thứ” Nhưng Thiên Chúa của chúng ta vĩ đại biết bao! Vì không phải chúng ta làm nên những việc lớn lao, nhưng chính ơn Chúa, Đấng, qua cả chúng ta, làm nên những việc khôn lường. Và đây là những điều ngạc nhiên của Chúa. Chúa là bậc thầy của những điều bất ngờ. Người luôn làm chúng ta ngạc nhiên, luôn chờ đợi chúng ta. Chúng ta đến, và Người đứng đợi. Luôn luôn. Tin Mừng đi kèm với một cảm giác lạ lùng và mới lạ mang tên: Chúa Giêsu.

Xin Người giúp chúng ta loan báo điều đó như Người mong muốn, thông truyền niềm vui, sự giải thoát, ánh sáng, sự chữa lành và sự kinh ngạc. Đây là cách Chúa Giêsu truyền đạt chính Người.

Điều cuối cùng: tin vui này, mà Tin Mừng nói, được ngỏ “cho người nghèo” (c. 18). Chúng ta thường quên mất họ, nhưng họ lại là những người tiếp nhận được đề cập rõ ràng, bởi vì họ là những người yêu quí của Chúa. Chúng ta hãy nhớ đến họ và nhắc nhở mình rằng, để đón Chúa, mỗi người chúng ta phải trở nên “nghèo khó bên trong”. Không đủ nếu chỉ như thế này, không: [anh chị em phải trở nên “nghèo khó bên trong”. Với sự nghèo khó này khiến người ta phải thốt lên… “Lạy Chúa, con cần sự tha thứ, con cần sự giúp đỡ, con cần sức mạnh”. Cái nghèo này mà tất cả chúng ta đều có: trở nên nghèo từ bên trong. Đó là vấn đề vượt qua mọi đòi hỏi tự mãn để hiểu mình cần ân sủng, và luôn luôn cần đến Người. Nếu có ai đó nói với tôi: Thưa cha, con đường ngắn nhất để gặp Chúa Giêsu là gì? Hãy làm cho mình thành thiếu thốn. Hãy biến mình thành người cần ân sủng, cần sự tha thứ, cần niềm vui. Và Người sẽ đến với bạn. Cám ơn anh chị em.
 
Diễn từ bế mạc Tuần thứ 56 Cầu nguyện cho Hiệp nhất các Kitô hữu
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
20:20 25/01/2023


Lúc 17h30 ngày thứ Tư 25 Tháng Giêng, tại Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự Kinh Chiều Lễ Trọng Thánh Phaolô Tông đồ Trở Lại, kết thúc Tuần thứ 56 Cầu nguyện cho Hiệp nhất các Kitô hữu với chủ đề:

“Hãy học làm điều lành, hãy tìm kiếm sự công bình” (Is 1:17).

Đại diện của các Giáo hội và Cộng đoàn Giáo hội khác đã tham dự buổi cử hành.

Trong diễn từ nhân dịp này, Đức Thánh Cha nói:

Chúng ta vừa nghe lời Chúa, là lời linh hứng trong Tuần Cầu Nguyện cho Sự Hiệp Nhất Các Kitô Hữu. Những lời đó rất mạnh mẽ, thực sự mạnh mẽ đến nỗi những lời ấy có vẻ không phù hợp khi chúng ta cử hành niềm vui được cùng nhau với tư cách là anh chị em trong Chúa Kitô cử hành một phụng vụ trọng thể để ca tụng Người. Trong những ngày đầy rẫy những bản tin bi thảm và đáng lo ngại, có lẽ chúng ta có thể dễ dàng bỏ qua những lời lên án tội lỗi của xã hội như trong Kinh thánh! Tuy nhiên, nếu chúng ta nhạy cảm với sự bất an sâu sắc của thời đại mà chúng ta đang sống, chúng ta nên quan tâm nhiều hơn đến những gì gây đau khổ cho Chúa, Đấng mà chúng ta đang sống cho Ngài. Và vì chúng ta đã tập hợp nhân danh Ngài, chúng ta không thể không đặt lời nói của Ngài vào trung tâm của mọi thứ. Lời đó mang tính tiên tri: Thiên Chúa, nói qua tiếng nói của ngôn sứ Isaia, khuyên nhủ chúng ta và thúc giục chúng ta hoán cải. Khuyên nhủ và hoán cải là hai từ mà tôi muốn suy tư với anh chị em buổi tối hôm nay.

1. Khuyên nhủ. Chúng ta hãy nghe đôi điều về những gì Thiên Chúa phán: “Khi các ngươi đến trình diện Ta … đừng đem những lễ vật vô ích đến nữa … Khi các ngươi dang tay cầu nguyện, Ta bịt mắt không nhìn; các ngươi có đọc kinh cho nhiều, Ta cũng chẳng thèm nghe” (Is 1:12.13.15). Điều gì đã khơi dậy sự phẫn nộ của Chúa đến mức Ngài quở trách nặng nề những người mà Ngài vô cùng yêu mến? Văn bản tiết lộ hai động cơ. Trước hết, Người lên án việc trong Đền Thờ của Người, nhân danh Người, người ta không làm điều Người muốn: Người muốn hương hoa, nhang khói và lễ vật, mà là giúp đỡ người nghèo, trả lại công bằng cho trẻ mồ côi, ủng hộ cho người góa bụa được công bằng (xem câu 17). Vào thời của tiên tri Isaia, và không chỉ vào thời đó, người ta thường nghĩ rằng những người giàu có, những người dâng cúng nhiều và coi thường người nghèo, sẽ được Chúa ban phước. Tuy nhiên, điều này đã và đang hoàn toàn hiểu lầm Chúa. Chính những người nghèo là những người Chúa Giêsu tuyên xưng là có phúc (x. Lc 6:20), và trong dụ ngôn về cuộc phán xét cuối cùng, Người đồng hóa mình với những người đói khát, khách lạ, người túng thiếu, bệnh tật và tù nhân (x. Mt 25:35-36). Vì vậy, đây là nguyên nhân đầu tiên khiến Ngài phẫn nộ: Thiên Chúa đau khổ khi chúng ta, những người tự xưng là những người trung thành với Ngài, đặt cách nhìn sự vật của mình lên trước Ngài, khi chúng ta tuân theo sự phán xét của thế gian hơn là phán quyết của thiên đàng, khi chúng ta bằng lòng với những lễ nghi bên ngoài nhưng vẫn thờ ơ với những người mà Ngài quan tâm nhất. Chúng ta có thể nói rằng Thiên Chúa đau buồn vì sự thờ ơ và thiếu hiểu biết của chúng ta.

Thêm vào đó, có một động cơ thứ hai và nghiêm trọng hơn là sự xúc phạm đến Đấng Tối Cao. Đó là bạo lực báng bổ. Ngài nói với chúng ta: “Ta không chịu nổi ngày đầu tháng, ngày sa-bát, ngày đại hội, không chịu nổi những người cứ phạm tội ác rồi lại cứ lễ lạt linh đình. … Tay các ngươi đầy máu… Hãy rửa cho sạch, tẩy cho hết, và vứt bỏ tội ác của các ngươi cho khỏi chướng mắt Ta.” (Is 1:13.15.16). Thiên Chúa “thịnh nộ”, vì sự tàn ác đã gây ra cho đền thờ của Thiên Chúa là con người, ngay cả khi Người đang được tôn vinh trong những đền thờ vật chất mà chúng ta dựng lên! Chúng ta có thể hình dung những đau khổ khi Ngài phải chứng kiến chiến tranh và những hành động bạo lực do những người tự nhận mình là Kitô hữu gây ra. Chúng ta nhớ lại câu chuyện về một vị thánh đã phản đối sự tàn bạo của một vị vua bằng cách cho ông ta ăn thịt trong mùa Chay. Khi nhà vua nhân danh lòng đạo đức phẫn nộ từ chối nhận món quà, người của Chúa đã hỏi ông tại sao ông lại đắn đo về việc ăn thịt động vật, trong khi không ngần ngại hy sinh thịt của con cái Chúa.

Thưa anh chị em, lời khuyên này của Chúa mang đến cho chúng ta nhiều điều đáng suy nghĩ, với tư cách là những Kitô hữu từng cá nhân cũng như những hệ phái Kitô. Tôi muốn khẳng định một lần nữa rằng “ ngày nay, với nền linh đạo và thần học phát triển của chúng ta, chúng ta không có lời bào chữa nào. Tuy nhiên, có những người dường như cảm thấy được khuyến khích hoặc ít nhất là được đức tin của họ cho phép ủng hộ nhiều loại chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và bạo lực, tư tưởng bài ngoại và khinh thường, thậm chí ngược đãi những người khác. Đức tin, và chủ nghĩa nhân văn mà niềm tin Kitô truyền cảm hứng, phải duy trì ý thức phê phán khi đối mặt với những khuynh hướng này, và đưa ra phản ứng ngay lập tức bất cứ khi nào chúng ngóc đầu lên” (Fratelli Tutti, 86). Theo gương thánh Phaolô, nếu chúng ta ước muốn rằng ân sủng của Thiên Chúa nơi chúng ta không trở nên vô ích (x. 1Cr 15,10), thì chúng ta phải chống lại chiến tranh, bạo lực và bất công ở bất cứ nơi nào chúng bắt đầu xuất hiện.. Chủ đề của Tuần Cầu nguyện này được chọn bởi một nhóm Kitô hữu từ Minnesota, ý thức được những bất công đã gây ra trong quá khứ đối với người bản địa và trong thời đại của chúng ta đối với người Mỹ gốc Phi. Trước những hình thức khác nhau của sự khinh bỉ và phân biệt chủng tộc, trước sự thờ ơ, thiếu hiểu biết và bạo lực phạm thánh, lời Chúa khuyên chúng ta: “hãy học làm điều thiện, tìm kiếm công lý” (Is 1:17). Tố cáo thôi chưa đủ, chúng ta còn phải từ bỏ điều ác, chuyển từ điều ác sang điều thiện. Nói cách khác, sự khiển trách là để hoán cải chúng ta.

2. Hoán cải. Sau khi chẩn đoán những sai lầm của chúng ta, Chúa yêu cầu chúng ta sửa chữa những sai lầm ấy và qua vị tiên tri, Ngài phán với chúng ta: “Hãy rửa cho sạch, tẩy cho hết, và vứt bỏ tội ác của các ngươi cho khỏi chướng mắt Ta.” (c. 16). Tuy nhiên, biết rằng chúng ta bị choáng ngợp và dường như bị tê liệt vì nhiều tội lỗi của chúng ta, Ngài hứa rằng chính Ngài sẽ rửa sạch tội lỗi của chúng ta. Chúa phán: “Hãy đến đây, ta cùng nhau tranh luận! Tội các ngươi, dầu có đỏ như son, cũng ra trắng như tuyết; có thẫm tựa vải điều, cũng hoá trắng như bông” (c. 18). Các bạn thân mến, vì không hiểu Thiên Chúa và vì bạo lực ẩn nấp trong chúng ta, chúng ta không thể tự giải thoát mình. Không có Thiên Chúa, không có ân sủng của Người, chúng ta không được chữa lành khỏi tội lỗi của mình. Ân sủng của Thiên Chúa là nguồn gốc cho sự hoán cải của chúng ta. Chúng ta thấy điều này nơi cuộc đời của Thánh Tông Đồ Phaolô, người mà chúng ta tưởng nhớ hôm nay. Tự mình, chúng ta không thể thành công, nhưng với Chúa, tất cả đều có thể. Tự mình, chúng ta không thành công, nhưng cùng nhau, điều đó là có thể. Vì Chúa yêu cầu các môn đệ cùng nhau hoán cải. Hoán cải là đòi hỏi của người dân; nó có bản chất cộng đồng và giáo hội. Do đó, chúng ta cũng tin rằng việc hoán cải đại kết của chúng ta phát triển đến mức chúng ta nhận ra mình cần ân sủng của Thiên Chúa, cần lòng thương xót của Người. Khi nhìn nhận rằng chúng ta lệ thuộc vào Thiên Chúa về mọi sự, chúng ta sẽ thực sự, với sự trợ giúp của Người, cảm thấy và thực sự “nên một” (Ga 17:21).

Thật là một điều tuyệt vời khi được cùng nhau cởi mở, trong ân sủng của Thánh Linh, đón nhận sự thay đổi quan điểm này. Tái khám phá ra rằng “tất cả các tín hữu trên khắp thế giới đều hiệp thông với nhau trong Chúa Thánh Thần, để - như Thánh Gioan Kim Khẩu đã viết – 'những người sống ở Rôma biết những người ở Ấn Độ là một phần của cùng một thân thể'“ ( Lumen Gentium, 13; In Io. Hom., 65,1). Trên hành trình hiệp thông này, tôi biết ơn vì rất nhiều Kitô hữu, thuộc các cộng đồng và truyền thống khác nhau, đang đồng hành với sự tham gia và quan tâm đến hành trình đồng nghị của Giáo Hội Công Giáo, mà tôi tin tưởng sẽ ngày càng trở nên đại kết. Chúng ta đừng quên rằng việc đồng hành cùng nhau và thừa nhận rằng chúng ta hiệp thông với nhau trong Chúa Thánh Thần kéo theo một sự thay đổi, sự phát triển mà chỉ có thể xảy ra, như Đức Bênêđictô XVI đã viết, “trên cơ sở của một cuộc gặp gỡ mật thiết với Thiên Chúa, một cuộc gặp gỡ đã trở thành một sự hiệp thông của ý chí, thậm chí ảnh hưởng đến cảm xúc của tôi. Sau đó, tôi học cách nhìn người khác không chỉ bằng con mắt và cảm xúc của mình, mà từ quan điểm của Chúa Giêsu Kitô. Bạn của Ngài là bạn của tôi” (Deus Caritas Est, 18).

Xin Thánh Phaolxe Tông đồ giúp chúng ta thay đổi, hoán cải; cầu mong ngài cầu bầu cho chúng ta điều gì đó về lòng dũng cảm bất khuất của chính ngài. Vì trong cuộc hành trình của chúng ta, thật dễ dàng để làm việc cho nhóm của chúng ta hơn là cho vương quốc của Thiên Chúa, trở nên thiếu kiên nhẫn, và từ bỏ niềm hy vọng vào ngày mà “tất cả các Kitô hữu sẽ được tập hợp lại, trong một cử hành chung” Bí tích Thánh Thể, và vào sự hiệp nhất của Giáo hội duy nhất, mà Chúa Kitô đã ban cho Giáo hội của Người ngay từ đầu” (Unitatis Redintegratio, 4). Chính vì hướng đến ngày hôm đó, chúng ta đặt niềm tin tưởng vào Chúa Giêsu, vào Lễ Vượt Qua và vào bình an của chúng ta: trong khi chúng ta cầu nguyện và tôn thờ Người, thì Người luôn hành động. Và chúng ta được an ủi bởi những lời của Thánh Phaolô, mà chúng ta có thể cảm thấy được nói với mỗi người chúng ta: “Ơn Thầy đủ cho anh em” (2 Cr 12:9).

Các bạn thân mến, trong tinh thần huynh đệ, tôi muốn chia sẻ những suy nghĩ này rằng lời Chúa đã đánh thức trong tôi, để nhờ Chúa khuyên bảo, nhờ ân sủng của Người, chúng ta có thể thay đổi và lớn lên nhờ cầu nguyện, phục vụ, đối thoại và cùng nhau hướng tới sự hiệp nhất trọn vẹn mà Chúa Kitô mong muốn. Bây giờ tôi muốn đưa ra lời cảm ơn chân thành của tôi. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Tổng Giám Mục Polykarpos, Đại diện của Tòa Thượng phụ Đại kết, đối với Đức Cha Ian Ernest¸ Đặc Sứ của Tổng Giám mục Canterbury tại Rôma, và lời cám ơn chân thành các đại diện của các cộng đồng Kitô hữu khác hiện diện nơi đây. Tôi bày tỏ tình đoàn kết nhiệt thành của mình với các thành viên của Hội đồng các Giáo Hội và tổ chức tôn giáo toàn Ukraine. Tôi đặc biệt chào mừng các sinh viên Chính thống giáo và Chính thống giáo Đông phương đang được nhận được các học bổng do Ủy ban Hợp tác Văn hóa với các Giáo hội Chính thống giáo trong Thánh Bộ Cổ vũ Hiệp nhất Kitô giáo, và những sinh viên từ Học viện Đại kết Bossey thuộc Hội đồng Đại kết các Giáo Hội Kitô. Tôi cũng xin gửi lời chào nồng nhiệt đến Thầy Alois và anh em Taizé, những người đang tham gia chuẩn bị cho buổi canh thức cầu nguyện đại kết trước khi khai mạc phiên họp tiếp theo của Thượng Hội đồng Giám mục. Xin cho tất cả chúng ta cùng nhau tiến bước trên con đường Chúa đã đặt trước mặt chúng ta, là con đường hiệp nhất.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Nét Đẹp Của Phụ Nữ Việt Nam
Phó tế Phạm Bá Nha
13:53 25/01/2023
Trang sử loài người lúc đầu thật rõ rệt. Khi tạo dựng xong, Thiên Chúa thấy ông lẻ loi cô đơn, một mình, muốn ông có đôi, mới lấy xương sườn cụt của ông mà tạo thành Eva, người đàn bà làm vợ (x, St 2, 22-25). Như vậy người vợ là món quà của chồng. Phải kính trọng và qúi mến vợ. Như ý muốn Thiên Chúa. Nhưng chính vì qúa chiều, nghe vợ mà mất nghĩa với nhau mà phản nghịch Chúa (x. St 3, 1-19)

Ai xem phim Et Dieu Créa la Femme. (Và Chúa tạo dựng đàn bà) thấy địa vị đáng qúi của hai người. Nười này là món quà của người kia, và ngược lại.

Người tây phương cư xử đặc biệt với phụ nữ, đã xếp đàn bà vào hạng trên. Khi xưng hô, họ nói : Mesdames et Messieurs hay Landies and Gentlemen. Còn VN thì xếp đàn bà sau các ông, nói : Thưa qúi ông qúi bà.

Nỗi Bất Hạnh của Phụ Nữ Việt Nam

Quan niệm coi thường con gái, nên có thời người phụ nữ VN coi như bất hạnh thiệt thòi, ngay khi mới sinh ra đã đánh giá ‘Thập nữ viết vô’’ (mười người con gái kể như là không). Và ngay việc lập gia đình, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Làm con gái khi đã có đôi. Bình tĩnh nghe lời than thân của người con gái VN.

Cha ông hay đem luân lý đánh giá phụ nữ :

- Nhất nam viết hữu ( : một nam là đủ)

Thập nữ viết vô ( : mười nữ cũng như không)

-Khôn ngoan cũng thì đàn bà

Dẫu rằng ngu dại cũng là đàn ông

Tham lam của cha mẹ, hay món nợ gia đình phải trả, mà con gái bước vào nhà chồng

Chồng em vừa xấu vừa đen

Vừa kém đôi mắt vừa hèn chân đi

Chồng em rỗ sứt rỗ sì

Chân đi chữ bát, mặt thì ngưỡng thiên

Chẳng may gặp người chồng chẳng ra gì, không công danh, phận hẩm hưu. Chỉ nghĩ tới mình chồng chúa vợ tôi.

Chồng em nó chẳng ra gì

Tổ tôm xóc đĩa nó thì chơi hoang

Nói ra xấu thiép hổ chàng

Nó giận nó phá tan hoang cửa nhà

Em nói ra đây có chúng chị em nhà

Còn dăm ba thúng thóc với vài cân bông

Em bán đi trả nợ cho chồng

Còn ăn hết nhịn cho thỏa lòng chồng con

Đắng cay ngậm quả bồ hòn

Cửa nhà gia thế chồng con kém người

Em nói ra đây sợ chúng chị em cười

Con nhà gia theo phải chồng người đần ngu.

Rồng vàng tìm nước ao tù

Người khôn ở với người ngu nặng mình.

Duyên số hay ngọai cảnh mà chồng già vợ trẻ, chồng thấp vợ cao. Không xứng đôi vừa lứa. xấu hổ với dân làng và bạn bè thân thích.

Vô duyên lấy phải chồng già

Ra đường bạn hỏi rằng cha hay chồng

Chỉ còn than thân trách phận, khi gượng ép chung chồng. Đúng là thiếu học hành và giáo dục.

Thân em làm lẽ chồng hờ

Có câu như chính thất mà lê giữa giường

Tối tối chị giữ mất buồng

Cho em manh chiếu nằm suông chuồng bò

Mong chồng, chồng chẳng xuống cho

Đến khi chồng xuống gà o o gáy dòn

Mày làm cho mất vía kinh hồn về nỗi chồng con.

Tục tảo hôn còn cám cảnh hơn, buồn tủi cho phận má hồng :

Bố mẹ tham giầu gả em cho thằng bé tí ti

Làng trên xóm dưới thiếu gì trai tơ

Em đem thân cho thằng bé nó dày vò

Mùa đông tháng rét nó nằm co trong lòng

Cũng mang là tiếng có chồng

Chín đêm chọc tiết nằm không cả mười

Nói ra sợ chị em cười

Má hồng bỏ quá thiệt đời xuân xanh

Đêm đêm sờ mó lần quanh cho đỡ buồn

Buồn tình em bế nó lên

Nó còn bé dại chẳng nên cơm cháo gì

Nó ngủ nó gáy khì khì

Một giấc đến sáng còn gì là xuân

Chị em ơi! Hoa nở mấy lần

Tội gì mà lấy chồng non

Sớm chồng mà lại mượn con bán cười

Quan niệm cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Gả ép tai hại đem đến đổ vỡ

Tôi đi đường tôi, anh đi đường anh

Tình nghĩa đôi ta, có thế thôi

Nét Đẹp của Phụ Nữ Việt Nam

Vui và lý tưởng nhất là giây phút ‘‘tỏ tình’’ cái đẹp e thẹn, xa xa ướm hỏi :

Gió dập, gió đẩy gió đùa

Sao em lờ lững mà chưa lấy chồng.

Kìa dây thiên lý ngang trời

Sao cho quân tử gặp người thuyền quyên

Miếng trầu là đầu câu chuyện, bớt duyên cũng là đây

- Trầu đã có cây, cau đã có cây

Nhân duyên chưa định, trầu này ai ăn

Trầu này trầu túi trầu khen

Trầu này dải yếm, anh ăn trầu nào

Trầu này trầu tính trầu tình

Trầu nhân, trầu nghĩa, trầu mình trầu ta

Trầu này têm tối hôm qua

Giấu cha giấu mẹ, đem ra cho chàng.



-Gặp nhau mời một miếng trầu

Gọi là chút nghĩa về sau mà chào

Lúc giáp mặt, hỏi cho ra lẽ mới đặt niềm tin, hy vọng

- Bấy lâu vụng mặt khát khao

Nay mặt giáp mặt biết bao tình

Ngó lên mây bạc trời hồng

Thương em hỏi thiệt có chồng hay chưa?

Trước mắt bước quan trọng, bắt truyện, sẽ tiến bước nữa

- Bao giờ cho gạo bén sàng

Cho trăng bén gió, cho nàng bén ta?

- Ðộc gì hai cửa một nhà

Vào ra thấy mặt kẻo mà nhớ thương

- Cô kia cắt cỏ bên sông

Có muốn lấy chồng, thì hãy sang đây

Sang đây anh nắm bàn tay

Anh hỏi câu này : có lấy anh không?

Lúc giao duyên, bén rễ

Hôm qua anh đến chơi nhà

Thấy mẹ nằm võng, thấy cha nằm giường

Thấy em nằm đất anh thương

Anh về mua gỗ đóng giường cho em

Cao vọng hơn. Nhưng lững lờ, mà thực tế

Chớ gì anh lấy được nàng

Thì anh mua gạch Bát Tràng về xây

Xây dọc rồi lại xây ngang

Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.

Cuối là mong duyên thắm chỉ hồng. Chung nhà, mái, chăn và chung gối

- Ai xinh thì mặc ai xinh

Ông Trời đã quyết se mình với ta

- Gối chăn, gối chiếu không êm

Gối lụa không mềm bằng gối tay em

-Cầu mong đây vợ đây chồng

Tay bế con gái, tay bồng con trai

Người con gái VN, có 4 đức tính mà không đâu có. Khi còn trong gia đình, được mẹ dạy từng bước, tuân theo. Chuẩn bị kỹ lưỡng. Đến khi lấy chồng làm vợ, có đủ : Công, Dung, Ngôn, Hạnh. Chúng ta có thể tìm trong văn chương Việt Nam, vào thời nào cũng có, diễn tả nét đẹp tự nhiên hoặc cao siêu của người phụ nũ VN yêu qúi.

CÔNG là công việc làm chân tay. Việc trong nhà và ngoài gia đình. Trong nhà gồm bép núc, may vá, kim chỉ, say lúa giã gạo, nuôi lợn vớt bèo. Công theo nghĩa rộng còn là nuôi và dạy con. Bằng ấy việc qúa nhiều. Viêc làng việc nước đã có chồng lo. Chu toàn bổn phận cả trong lẫn ngoài

- Nửa đêm ân ái cùng chồng

Nửa đêm về sáng gánh gồng ra đi

Bổn phận với song thân hai bên

Anh đi em ở lại nhà

Nuôi con phụng dưỡng mẹ già sớm trưa

Lầm than bao quản nắng mưa

Anh đi anh liệu ganh đua với đời

Lòng mẹ bao la như biển với con

- Em đi làm mướn không công

Áo rách mặc áo vai sờn mặc vai

Chợ xa đi sớm về trưa

Nuôi con bao quản nặng mưa dãi dầu

Phụ nữ VN cần cù, chăm chỉ gắng sức trợ giúp chồng, nuôi con

Quanh năm buôn bán ở ven sông

Nuôi đủ năm con với một chồng

Lặn lội thân cò nơi quãng vắng

Eo xèo mặt nước buổi đò đông (Tú Xương)

Mong lấy chồng văn nhân văn hay chữ tốt, học hành thành đạt. Nên thức khuya dạy sớm lo lắng việc học hành của chồng, để còn

-Kiệu anh đi trước, võng nàng theo sau

- Khuyên chàng đọc sách ngâm thơ

Dầu hao thiếp rót đèn mờ thiếp khêu

Đôi bên bác mẹ cùng già

Lấy anh hay chữ để mà cậy trông

Mùa hè cho chí mùa đông

Mùa nào thức ấy cho chồng đi thi

Hột gạo thiếp lại gánh đi

Hỏi thăm chàng học ở nơi nao

Hỏi thăm đến ngõ thì vào

Tay đặt gánh xuống, miệng chào thưa anh.

Thi sỹ Nguyên Sa mô tả nét đẹp cô gái VN, đẹp từ ngón tay

Trên bàn tay năm ngón

Có ngón dài ngón ngón

Có ngón chỉ đường đi

Có ngón đeo nhẫn

Ngón tay tô môi

Ngón tay đánh phấn

Ngón tay chải đầu

Ngón tay cầm tiền

Ngón tay lái xe

Ngón tay thì cọc-sê

Ngón tay cài khuy áo

Em còn ngón nào giữ lấy anh (Năm Ngón Tay)



DUNG là vẻ đẹp bên ngoài của người con gái VN. Con gái VN thùy mỵ, đoan trang, mảnh mai, uyển chuyển. Nên gọi là phái yếu. Nét đẹp tăng lên khi ‘‘gái một con mòn con mắt’’. Thể xác triển nở đầy đặn, đẹp ra.

Đi đâu vội vã em ơi

Chiếu trải không nằm, trầu mời không ăn

Thưa rằng: bố mẹ tôi rên

Làm thân con gái chớ ăn trầu người

Người phụ nữ dù trẻ hay có tuổi, son nét đẹp tự nhiên, còn tăng thêm son phấn. Đẹp ở nhà mộc mạc, đẹp hơn khi ra ngoài nhờ khéo trang điểm. Như nhà văn Khái Hưng xác nhận đàn bà VN có hai bộ mặt : ở nhà và ngoài xã hội (thêm phấn son).

Văn hào Nguyễn Du, trong Đoạn Trường Tân Thanh, tả nét đẹp đang xuân của chị em Kiều, biểu tượng của con gái chúng ta. Sắc Trời cho. Tài do có công luyện tập. Ngang nhau

Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phân hơn

Làn thu thủy, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liệu hờn kém xanh

Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một, tài đành hứa hai

Thông minh vốn sẵn tính Trời

Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm

Cung thương lầu bậc ngũ âm

Nghề riêng ăn đứt, hồ cầm một trương

Khúc nhà tay lựa nên chương

Một thiên bác mệnh lại càng não nhân

Phong lưu rất mực hồng quần

Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê (ĐTTT. 23-36)

NGÔN là lời ăn tiếng nói địu dàng, tự nhiên, đơn sơ. Đừng ăn ra, nói quàng. Trên môi lúc nào cũng có nụ cười. VN ví ‘’Tiếng chào cao hơn mâm cỗ”. ‘’Lời nói không mất tiền mua’’. Lời nói chân tình, mộc måc, dễ thương trong giới dân quê VN. Thật thà ngay trong nhà, không ai chê cười.

-Ai mà nói dối với ai

Thì Trời giáng hứa cây khoai ngoài đồng

Ai mà nói dối với chồng

Thì Trời giáng hứa cây hồng bờ ao

Tướng mạo quan trọng.

- Người khôn đón trước rào sau

Để cho người dại biết đâu mà mò

- Năm quan mua lấy miếng cười

Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen.

Răng đen ai nhuộm cho mình

Là duyên ta thắm, để tình ta say.

Đàn ông rộng miệng thì sang

Đàn bà rộng miệng tan hoang cửa nhà

Đàn ông rộng miệng thì tài

Đàn bà rộng miệng điếc tai láng giềng

Ăn nói rào đón trước sau, tỏ khôn ngoan, nết na, gia giáo

-Cô kia má phấn môi son

Nắng dầu mưa dãi càng giòn càng ưa

Cô kia mắt trên mây trời

Vàng đeo, bạc cuốn cũng dơ dáng người.

Kìa ai lao đao ngoài da

Mà trong rỗng tuếch như hoa muống rồng

Nữ sỹ Đoàn Thị Điểm đã viết trong ‘Chinh Phụ Ngâm’ lời ăn tiếng nói của người đàn bà trẻ có chồỗng đi lính xa lâu không về. Nỗi biệt ly, tình nhớ thương, phần lo cho chồng xông pha trận mạc. Phần tủi nỗi mình phải phấn ủ nhị tàn, lời âm thầm thiết tha, tả tình cảnh thiếu phụ vọng chồng biết thủ tiết. Mong cho chồng chóng về sum vầy vui vẻ.

Ngoài đầu cầu nước trong như lọc

Đường bên cầu cỏ mọc còn non

Đưa chàng lòng dười dười buồn

Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền

Nước có chảy mà phiền chẳng rửa

Dõ có thơm mà đà chẳng khuây

Như rồi như lại cầm tay

Bước đi một bước dây dây lại đầng (Lúc Biệt Ly)



HẠNH là tính tình. Cái nết Çánh chết cái đẹp. Qua ca dao, thấy tình cảm cô gái VN kín đáo, khép lép

-Người xấu duyên lặn vào trong

Bao nhiêu cái đẹp duyên bong ra ngoài

- Người thanh tiếng nói cũng thanh

Chuông kêu, sẽ đánh bên thành cũng kêu.

-Xá gì một mớ trầu cay

Sao anh chẳng hỏi những ngày còn non

Bây giờ em đã có chồng

Như chim vào lồng, như cá cắn câu

Cá cắn câu biết đâu mà gỡ

Chim vào lồng biết thuở nào ra.

Dù không nên duyên thì thành nghĩa bạn bè, cả hai đều qúi và trân trọng ngoài xã hội

Mời anh xơi miếng trầu cay

Dù mặn, dù nhạt, dù cay dù nồng

Dù chẳng nên nghĩa vợ chồng

Xơi dăm ba miếng kẻo lòng nhớ thương.

Lúc nào cũng vì chồng, nghèo túng, vẫn mực yêu thương

Chồng em áo rách em thương

Chồng người áo gấm xông hương mặc người

Muối mặn ba năm vẫn còn mặt

Gừng cay chín tháng vẫn còn cay

Dù lên danh vọng có ăn mày ta cũng theo.

Chưa chồng nón thúng quai thao

Chồng rồi nó rách quai nào thì quai

Chợ xa đi sớm về trưa

Nuôi con bao quản nắng mưa dãi dầu.

- Phải chi em vác nổi súng đồng

Thì em đi lính, theo chồng mấy hôm

Chữ hiếu trên chữ tình. Hiếu là đức tính qúi nhất của con gái VN

Ai bưng cau trầu đón đó

Dám xin chịu khó mang về

Em rầy theo chân thầy gót mẹ

Phận làm con trọn bề hiếu trung?

Trái tim phự nữ VN luôn chung thủy với chồng. Một vợ một chồng

Chồng em áo rách em thương

Chồng người áo gấm, xông hương mặc người

Chưa chồng nón thúng quai thao

Chồng rồi nó rách quai nào mặc quai

Muối mặn ba năm vẫn còn mặn

Gừng cay chín tháng vẫn còn cay

Đạo nghĩa cang thường chớ công đổi thay

Dù nên danh vọng có ăn mày cũng theo nhau

Trong tác phẩm ‘’Nửa Chừng Xuân’’, nhà văn Khái Hưng, có đoạn diễn tả tính nết Cô Mai, vợ tương lai Lộc :

Rồi một buổi chiều, buổi chiều Ãy, Mai không bao giờ quên được! Đứng bên làn nước biếc in trời. Lộc ngỏ lọi lấy Mai làm vợ. Biết bao âu yếm trong đôi mắt nhìn nhau... Mai nhớ lại quay mặt đi... Mai sung sướng quá... Mai không ngờ đâu lại có ngày hôm nay trong đời Mai.

Nhưng gía ngay buổi tối, Mai được mục kích một tấn kịch diễn trong căn nhà ở phố H, thì chắc sự sung sướng của nàng cũng chỉ đến đó thì kết liễu. Lộc về đến nhà đem đầu đuôi câu chuyện kể cho mẹ nghe. Người mẹ mà Lộc qúi mến, mà Lộc chưa từng trái lệnh một lần. Nào những Mai là con nhà nho giáo. Mai tốt với em. Mai bị quẫn bách. Mai bị hà hiếp. Mai là cô giáo hoàn toàn vô dụng nhan và đức hạnh. Và Lộc xin phép mẹ cưới Mai làm vợ.

Khốn cho Mai chỉ hoàn toàn đối với Lộc mà thôi, chứ đối với bà Phán, thì Mai chỉ là con bé khốn nạn, vô giáo dục, một con bé trong đám hạ lưu không đáng làm vợ một quan tham tá. Những lời tán tụng của con, bà Án để ngoài tai hết. Bà cho con bà dại dột bị lời ngon ngọt của cô gái giang hồ cám dỗ…(Sài Gòn tái bản, 1999. tr. 104)

Mẫu Người Phụ Nữ Hoàn Hảo Tuyệt Hảo

Ngày 4.9.2016, thế giới đã ngưỡng mộ Mẹ Thánh Têrêxa Calcutta một phụ nữ hoàn hảo tuyệt vời, xứng đáng là mẫu gương sáng về ăn nói, việc làm, cư xử, tính tình và thánh thiện.

Ông Sean Callahan, thuộc Catholic Relief Services (CRS) kể lại : Một hôm đi họp với Mẹ Têrêxa Calcutta, nói với Mẹ, trên đường phố có gặp một người tiều tụy bệ rặc, quần áo tả tơi, rất yếu mệt. Nghe thế, Mẹ hỏi ông đang ở đâu, gặp khoảng mấy giờ, để Mẹ gọi xe cấp cứu. Mẹ còn cho số điện thoåi, khi gặp trường hợp như vậy thì gọi ngay.

Có lần nhân viên điện thoại Mẹ cho biết lũ lụt đang tràn vào Bangladesh. Mẹ hỏi có thể lấy xe vận tải chở đồ tiếp cứu các nữ tu yêu cầu. Tôi trả lời phải có giấy phép, vì phải, qua biên giới. Mẹ nói : anh lo xe, tôi giấy phép. Mẹ đã đích thân làm, không sai phái. Chúng tôi đem đủ giấy tờ và các nữ tu ra khỏi biên giới, đúng như dự liệu. Năm 1995, vì sức khỏe, Sean Callahan về Hoa Kỳ. Mẹ có đến thăm ông tại trụ sở CRS.

Linh mục dòng Tên Brian Kolodiejchuk, cáo thỉnh viên án phong thánh cho Mẹ Têrêxa Calcutta, có viết cuốn ‘‘A Call to Mercy. Hearts to Love. Hands to Serve’’ (Tiếng Gọi về Nguồn Xót Thương. Những Trái Tim Yêu Thương, Những Đôi Tay Phục Vụ). Tóm lại, 5 cách sống, như di sản của Thánh Têrêxa Calcutta :

Hãy trở thành tiếng kêu cứu thay cho những kẻ không có tiếng nói. Sứ điệp Mẹ thật đơn giản : người nghèo phải được biết rằng chính tay Mẹ chạm tới những người phong cùi và mắc bệnh liệt kháng. Mẹ căn dặn chúng ta hãy ‘nhìn thấy’’những kẻ đáng thương nhất giữa những người nghèo bằng cách dấn thân và ra đi gặp gỡ họ.

Hãy quyết tâm, những công ngài xin giúp đỡ. Mẹ thành lập tu hội “Thừa Sai Bác Ái” vào 1950, sau khi được Tòa Thánh Vatican phê chuẩn. Không có tiền của, Mẹ sẵn sàng ngửa tay xin đồ ăn và phẩm vật cứu trợ. Với quyết tâm, Mẹ đã hiến thân cứu giúp những kẻ cùng khốn và bị xã hội phát lờ. Khi Mẹ qua đời, các nữ tu của Mẹ đang làm việc trong 4000 viện mồ côi, nhà nghỉ dưỡng và trung tâm bác ái rải rác trên thế

giới. Mẹ bảo : Hãy biết dấn thân cho lý tưởng và chung tay làm việc với người khác để thực hiện lý tưởng ấy.

Hãy cầu nguyện : Tuy là người của Thiên Chúa, Mẹ không tránh khỏi cám dỗ ‘‘chật vật’’ Chúa khi đối diện với những trầm luân thống khổ nơi những người Mẹ đang gặp gỡ hàng ngày. Nhưng quan trọng hơn hết, Mẹ cầu nguyện miệt mài, liên lỷ. Mẹ cầu nguyện để thấu hiểu, xin trợ giúp, kiên cường. Nhờ cầu nguyện, Mẹ đã có thể tiếp tục công việc Mẹ hằng yêu mến. Đó là giúp đỡ kẻ nghèo cơ cực.

Hãy sống khiêm nhường. Về cuối đời, Mẹ đi vào vùng ánh sáng chói lòa của sân khấu thế giới, khiến cho biết bao người đều biết đến Mẹ. Nhất là khi Mẹ nhận giải Nobel hòa bình vào năm 1979. Mẹ không hề dừng lại ở danh tiếng đó. Mẹ luôn tự nhận là “Tôi không xứng đáng”. Suốt đời Mẹ chỉ sống đơn sơ như nữ tỳ nhỏ bé của Chúa. Mẹ lúc nào cũng chỉ quanh quẩn với những con người nghèo khó khốn cùng để xoa dịu nỗi đau khổ của họ và gieo rắc bình an bất tận.

Hãy mỉm cười : cuối cùng ta không cần cầu kỳ cao xa để trở nên giống Mẹ, mà chỉ cần làm điều dễ dàng không tốn phí, mỉm cười. Những câu nói thời danh nhất bao gồm nhũng món quà đơn giản nhất tình yêu, bình an hay nụ cười. Mẹ nói : hãy cười với nhau, hãy dành thời gian cho nhau hãy vui với nhau khi có nhau. Theo Mẹ, khi chia sẻ với người khác một nụ cười tươi tin tưởng, đó là lúc ta chia sẻ một phần con người mình. (vietcatholic.net/news. 27.8.2016)

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, dẫn phái đoàn tham dự lễ phong thánh cho Mẹ Têrêxa 4.9.2016, đã vinh Mẹ là người phục vụ người nghèo. Mẹ là tôi tớ của Thiên Chúa và nhân loại. Ấn Độ hãnh diện về Ngài.

Nhà văn Trà Lũ Trần Trung Lương, Canada đã viết, 9.2016, trong bài ‘’Lời khuyên của Mẹ (Têrêxa)’’ gửi khắp nơi, như sau: Mẹ là dòng áo trắng xứ giàu có mà đi phục vụ xứ nghèo hèn thì quá đi xuống. Mà không phải đi xuống tới số mà xuống ti đáy tận cùng. Mẹ đã ôm các em bé bệnh tật dơ bẩn bị bỏ rơi bên vệ đường vào lòng. Mẹ đem về nhà nuôi chăm sóc, không phải một ngày, không phải một tuần mà nhiều tháng nhiều năm như vậy, hình như trên 40 năm. Mẹ không chỉ cho bé ăn mà mà còn cho bé nụ cười, cho bé tình thương.

Trong bài diễn văn khi nhận giải Nobel Hòa Bình, 10.12.1997, Oslo, Na Uy, Mẹ nói : một chén cơm, miếng bánh, vậy là đã xua được cơn đói của họ. Thế nhưng một người bị ruồng bỏ, bị hất hủi khước từ, không được yêu thương, không được quan tâm. Đó mới là thứ nghèo khó cùng khủng khiếp và rất khó chữa lành.

Tổng kết lại, tất cả những việc bác ái Mẹ Têrêxa làm đều xoay quanh hai chữ ‘‘yêu thương’’, yêu cả xác cả hồn. Biểu hiệu cho tình yêu đích thực là nụ cười. Do đó, lời Mẹ trối trăn trước khi lìa đời là ‘các con hãy cười nhiều hơn nữa’.

Phó tế Phạm Bá Nha
 
VietCatholic TV
Tin vui cho Ukraine: Đức, Mỹ đồng loạt gửi xe tăng cho Ukraine. Moscow nghi Kyiv có vũ khí bí mật
VietCatholic Media
03:14 25/01/2023


1. Số máy bay Nga rơi tăng vọt. Mạc Tư Khoa nghi ngờ Anh đã cung cấp một hệ thống phòng không đặc biệt cho Ukraine

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Tư 25 tháng Giêng, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết trong 24 giờ qua, lực lượng Phòng vệ Ukraine đã đẩy lùi mọi cuộc tấn công của quân xâm lược Nga ở hướng Lyman và Avdiivka. Ngoài ra, quân đội Ukraine đã tiến hành 11 cuộc không kích vào các vị trí của kẻ thù.

Lực lượng không quân Ukraine đã tiến hành 8 cuộc tấn công vào binh sĩ, kho đạn dược và thiết bị quân sự của đối phương, và 3 cuộc tấn công khác vào các vị trí hệ thống hỏa tiễn phòng không của Nga.

“Trong ngày hôm qua, trong vòng 30 phút, các đơn vị hỏa tiễn và phòng không của Lực lượng Phòng không đã phá hủy 3 trực thăng tấn công Ka52 của Nga đang hoàn thành nhiệm vụ gần Yevhenivka, quận Volnovakha, vùng Donetsk.”

“Gần Bakhmut, quân phòng thủ Ukraine cũng bắn hạ một trực thăng tấn công Ka52 và 2 máy bay Su25 của Nga”.

Trong thời gian gần đây, số máy bay và trực thăng của Nga bị bắn rơi đã tăng vọt. Đồng thời, trong cả hai trường hợp máy bay Su25 bị bắn rơi trong 24 giờ qua, các phi công có lẽ hoàn toàn không nhận thức được những nguy hiểm nên đã không kịp bấm nút phóng ra khỏi máy bay. Họ nổ tung theo con tầu. Các bloggers quân sự Nga ngờ rằng Vương Quốc Anh vừa cung cấp cho Ukraine một hệ thống phòng không đặc biệt mà hệ thống radar trên các máy bay Nga không phát hiện được hay không phát hiện kịp.

Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết thêm các đơn vị hỏa tiễn và pháo binh Ukraine đã đánh trúng 8 cụm tập trung quân xâm lược.

Trong khi đó, quân đội Nga đã thực hiện 5 cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và 13 cuộc không kích, đồng thời tấn công bằng hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt hơn 10 lần. Kẻ thù cũng đã tấn công cường tập vào các mục tiêu dân sự ở Kostiantynivka của khu vực Donetsk bằng hỏa tiễn. Ở hướng Bakhmut, địch dùng xe tăng và cả các loại pháo tấn công hơn 20 khu định cư.

Trong 24 giờ qua, quân Nga đã mất 690 binh sĩ, 2 xe tăng, 8 xe thiết giáp, 2 hệ thống pháo, 1 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 2 chiến đấu cơ Su25 và 4 chiếc trực thăng Ka52.

Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 24 Tháng Giêng, 122.170 quân xâm lược Nga bị loại khỏi vòng chiến. Ngoài ra, lực lượng Ukraine đã phá hủy 3.152 xe tăng Nga, 6.284 xe thiết giáp, 2.148 hệ thống pháo, 448 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 220 hệ thống phòng không, 289 máy bay chiến đấu, 281 máy bay trực thăng, 1.897 máy bay không người lái cấp tác chiến và chiến thuật, 749 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 4.944 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 194 đơn vị thiết bị chuyên dụng.

2. Tin vui cho Ukraine: Đức quyết định gửi xe tăng Leopard tới Ukraine

Sau nhiều tháng tranh luận, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã quyết định cung cấp xe tăng chiến đấu cho Ukraine. Tạp chí Spiegel của Đức cho biết như trên trích dẫn các nguồn tin từ chính phủ.

“Quyết định đã được đưa ra: Đức sẽ cung cấp xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 cho Ukraine.” Theo tạp chí, Đức sẽ cung cấp xe tăng Leopard 2 A6. Hầu hết các quốc gia ở Âu Châu đang sở hữu các xe tăng Leopard 2 A4, nghĩa là đời cũ hơn.

Chính phủ Đức cũng muốn cho phép các quốc gia khác như Ba Lan gửi những chiếc xe tăng như vậy tới Ukraine. Các đồng minh khác, bao gồm cả những nước từ Scandinavia, cũng muốn cung cấp xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 cho Ukraine.

Tờ Wall Street Journal đưa tin vào chiều thứ Ba rằng Hoa Kỳ đang xem xét cung cấp một số lượng đáng kể xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams cho Ukraine. Pháp cũng đang cân nhắc gửi xe tăng chiến đấu tới Ukraine.

Quyết định của Đức dường như được đưa ra sau nhiều ngày tham vấn chuyên sâu với các đồng minh, bao gồm cả Washington. Scholz luôn nhấn mạnh rằng ông chỉ muốn cung cấp xe tăng chiến đấu cùng với các quốc gia khác, chẳng hạn như Hoa Kỳ.

Theo tạp chí, xe tăng Leopard do Đức sản xuất sẽ được cung cấp cho Ukraine từ kho dự trữ của Bundeswehr. Trong trung hạn và dài hạn, các xe tăng chiến đấu khác có thể sẽ đi thẳng từ các công ty công nghiệp quốc phòng.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius hôm thứ Ba đã gặp Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tại Berlin.

3. Thụy Sĩ có kế hoạch cho phép tái xuất vũ khí sang Ukraine

Ủy ban Chính sách An ninh của Hội đồng Quốc gia Thụy Sĩ đã ủng hộ một sáng kiến của quốc hội cho phép tái xuất khẩu trang thiết bị chiến tranh trong một số trường hợp nhất định, đặc biệt là trong trường hợp chiến tranh Nga-Ukraine.

Dịch vụ báo chí của quốc hội Thụy Sĩ đã báo cáo điều này vào hôm thứ Ba.

“Ủy ban Chính sách An ninh của Hội đồng Quốc gia đã thông qua, với 14 phiếu thuận và 11 phiếu chống, một kiến nghị và một sáng kiến của ủy ban quốc hội liên quan đến việc tái xuất khẩu trang thiết bị chiến tranh,”

Sáng kiến của quốc hội cũng muốn sửa đổi Điều 18 của Đạo luật Liên bang về Vật liệu chiến tranh để vô hiệu hóa các tuyên bố không tái xuất nếu xác định rằng việc tái xuất vật liệu chiến tranh sang Ukraine là cần thiết để Ukraine có thể chiến thắng. Sửa đổi này cần được tuyên bố khẩn cấp và có hiệu lực cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2025.

Ủy ban Chính sách An ninh tin rằng Thụy Sĩ nên hỗ trợ nhiều hơn cho Ukraine và những thay đổi được đề xuất không vi phạm luật trung lập của Thụy Sĩ, vì đây không phải là việc xuất khẩu thiết bị trực tiếp. Phần thiểu số trong ủy ban lo ngại rằng việc tái xuất khẩu vũ khí của Thụy Sĩ sang Ukraine có thể gây ra vấn đề từ quan điểm trung lập, đặc biệt là liên quan đến nguyên tắc đối xử bình đẳng.

4. Chính quyền Biden cân nhắc gửi 30 xe tăng Abrams tới Ukraine

Chính quyền Mỹ hiện đang cân nhắc mua khoảng 30 xe tăng Abrams M1 cho Ukraine thay vì cung cấp chúng từ kho dự trữ của Ngũ Giác Đài, là một quá trình có thể mất vài tháng.

“Quyết định gửi hơn 30 xe tăng có thể được công bố ngay sau ngày thứ Tư, mặc dù có thể mất vài tháng để các xe tăng được giao”

Các quan chức Mỹ cho biết các chi tiết vẫn đang được giải quyết. Một quan chức cho biết những chiếc xe tăng này sẽ được mua theo gói Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine sắp tới, cung cấp tài trợ tầm xa hơn cho vũ khí và thiết bị được mua từ các nhà cung cấp thương mại.

Thông báo của Mỹ dự kiến sẽ phối hợp với thông báo của Đức rằng họ sẽ chấp thuận yêu cầu của Ba Lan chuyển giao xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất cho Ukraine.

Tờ Wall Street Journal đã đưa tin trước đó, đề cập đến các quan chức Hoa Kỳ, rằng chính quyền Biden đang nghiêng về việc gửi một số lượng đáng kể xe tăng Abrams M1 đến Ukraine và thông báo về việc giao hàng có thể được đưa ra trong tuần này.

5. Yermak nói: Ukraine sẽ có mọi thứ cần thiết để phản công và giành lại lãnh thổ

Ukraine sẽ có mọi thứ cần thiết để tiến hành một cuộc phản công và chiếm lại lãnh thổ của mình. Người đứng đầu Văn phòng Tổng thống Ukraine Andriy Yermak cho biết điều này vào sáng hôm thứ Tư.

“Chúng ta sẽ có mọi thứ. Tất cả mọi thứ để giành lại của các lãnh thổ của chúng ta trong các cuộc phản công. Cả lính tăng và xạ thủ sẽ hài lòng, và sau đó là các phi công,” ông nói.

Yermak nói thêm rằng toàn bộ nhóm của tổng thống đang làm việc về vấn đề này cùng với các đối tác phương Tây của Ukraine.

Các báo cáo trước đó cho biết, Hà Lan sẵn sàng xem xét việc chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine nếu chính phủ Kyiv yêu cầu.

Trong khi đó, theo tạp chí Spiegel của Đức, sau nhiều tháng tranh luận, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cuối cùng đã quyết định cung cấp xe tăng chiến đấu Leopard 2 cho Ukraine.

6. Ngũ Giác Đài xác nhận Washington cân nhắc gửi xe tăng Abrams tới Ukraine

Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận chính quyền Mỹ đang xem xét khả năng cung cấp cho Ukraine xe tăng Abrams M1 do Mỹ sản xuất, nhưng sẽ không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về vấn đề này vào thời điểm này.

Phát ngôn nhân của Bộ Quốc phòng, Chuẩn tướng Pat Ryder cho biết điều này tại một cuộc họp báo hôm thứ Ba.

“Tôi biết báo chí đưa tin rằng Mỹ đang xem xét cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine. Tôi không có thông báo nào để đưa ra vào thời điểm này và khi chúng được đưa ra, chúng tôi chắc chắn sẽ cho các bạn biết,” ông nói.

Ông cũng nói thêm rằng Hoa Kỳ tiếp tục “giữ liên lạc chặt chẽ” với Ukraine và các đồng minh và đối tác quốc tế về các yêu cầu hỗ trợ an ninh cấp bách nhất của Ukraine, bao gồm các nhu cầu gần, trung và dài hạn của họ.

Tờ Wall Street Journal đã đưa tin trước đó, đề cập đến các quan chức Hoa Kỳ, rằng chính quyền Biden đang nghiêng về việc gửi một số lượng đáng kể xe tăng Abrams M1 đến Ukraine và thông báo về việc giao hàng có thể được đưa ra trong tuần này.

7. Loại máy bay chiến đấu được cung cấp bởi các đối tác đã được xác định

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Tư 25 tháng Giêng, Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine

đã biết Ukraine sẽ nhận loại máy bay chiến đấu nào từ các đồng minh, cũng như các điều kiện huấn luyện phi hành đoàn.

“Chúng ta đã yêu cầu cung cấp cho Ukraine một máy bay đa năng ngay từ khi bắt đầu cuộc xâm lược của Nga. Điều này có thể hiểu được bởi vì nếu không có hàng không, không có sự yểm trợ đáng tin cậy của không quân thì rất khó tiến hành bất kỳ hoạt động chiến đấu nào”.

Theo Ihnat, chủ đề hàng không chưa bao giờ rời khỏi chương trình nghị sự. Vấn đề cung cấp máy bay chiến đấu liên tục được đặt ra bởi các nhà lãnh đạo quân sự cấp cao hơn và các quan chức hàng đầu của Bộ Quốc phòng.

Chủ đề này cũng được các quan chức Ukraine trong các giới quốc tế khác nhau thảo luận liên tục. “Các phi công chiến tranh của chúng ta đã đến Hoa Kỳ, kinh phí được phân bổ cho việc đào tạo phi hành đoàn của chúng ta...Chủ đề hàng không chưa bao giờ rời khỏi chương trình nghị sự. Loại máy bay có khả năng sẽ được cung cấp cho Ukraine và các điều khoản đào tạo nhân sự tương ứng đã được xác định”, ông nói.

Ihnat giải thích rằng đó không chỉ là đào tạo phi hành đoàn mà còn là đào tạo các kỹ sư hàng không. “Đây là thành phần cực kỳ quan trọng không thể bỏ qua. Đó là lý do tại sao quá trình này không đơn giản. Chẳng hạn như việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng – ở đây, Bộ Cơ sở hạ tầng cũng sẽ tham gia để chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho các sân bay quân sự của chúng ta để tiếp nhận các thiết bị đó. Mọi nỗ lực đang được thực hiện để ước mơ chuyển sang loại máy bay này của chúng ta thành hiện thực càng sớm càng tốt”, ông nói.

Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Dmytro Kuleba cho biết chủ đề Ukraine nhận máy bay chiến đấu từ các đối tác đã được khai thông. Phía Ukraine đã thông báo cho các đối tác rằng năm nay nước này cần có được tất cả các loại vũ khí cần thiết để đạt được chiến thắng.

Cũng có thông tin cho rằng Hà Lan sẽ sẵn sàng xem xét việc chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine trong trường hợp có yêu cầu tương ứng, cũng như hỗ trợ xe tăng Leopard 2.

8. Quan chức Tòa Bạch Ốc thảo luận về sự phức tạp của việc học cách sử dụng xe tăng Abrams

Quyết định gửi xe tăng Abrams do Mỹ sản xuất tới Ukraine sẽ dựa trên một quy trình “lặp đi lặp lại” xung quanh nhu cầu của Ukraine, loại viện trợ nào phù hợp để Mỹ gửi và những cân nhắc kỹ thuật xung quanh việc vận hành và bảo dưỡng xe tăng. Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia, cho biết như trên hôm thứ Ba.

Tướng Kirby nói “Chúng ta đã nói về thực tế rằng Abrams là một hệ thống có khả năng đáng kinh ngạc nhưng nó là một hệ thống rất tốn kém để vận hành và bảo trì. Nó có một động cơ phản lực - điều đó không có nghĩa là người Ukraine không thể học nó, điều đó chỉ có nghĩa là chúng ta phải tính đến tất cả những thứ đó với bất kỳ hệ thống nào mà chúng ta sẽ cung cấp cho họ. “

Đầu ngày thứ Ba, CNN đưa tin rằng chính quyền Biden đang hoàn thiện kế hoạch gửi xe tăng đến Ukraine và có thể đưa ra thông báo ngay trong tuần này, theo ba quan chức Mỹ quen thuộc với các cuộc thảo luận. Các quan chức cho biết thời điểm giao xe tăng thực tế vẫn chưa rõ ràng và thông thường phải mất vài tháng để huấn luyện quân đội sử dụng xe tăng một cách hiệu quả.

Kirby thừa nhận rằng sự phức tạp của các hệ thống Abrams có thể đóng một vai trò trong quyết định chia sẻ xe tăng của Mỹ với Ukraine.

“Không muốn đưa ra trước bất kỳ quyết định nào chưa được thảo luận, tôi chỉ muốn nói lại với các bạn rằng, với bất kỳ hệ thống tiên tiến nào, các bạn phải tính đến những thứ như chuỗi cung ứng và thời gian bảo trì cũng như tần suất bạn có thể duy trì chúng hoạt động và làm thế nào để bạn sử dụng chúng một cách hiệu quả,” Kirby nói, đồng thời nhấn mạnh thêm rằng việc bảo đảm quân đội Ukraine được huấn luyện đầy đủ về các hệ thống “hoàn toàn ảnh hưởng” đến quyết định của Hoa Kỳ.

Cho đến nay, Mỹ đã bắt đầu cung cấp các xe tăng T-72 đã được tân trang lại từ thời Liên Xô, nhưng các xe tăng hiện đại của phương Tây đã đi trước một thế hệ về khả năng tấn công vào các vị trí của kẻ thù. Tuy nhiên, Kirby bác bỏ ý kiến cho rằng việc cung cấp các hệ thống mới hơn có thể làm leo thang căng thẳng với Nga.

Ông nói: “Hãy nghĩ kỹ, đừng phạm sai lầm — bên duy nhất leo thang chiến tranh là Nga, họ đã bắt đầu và họ đã leo thang chiến tranh kể từ đó. Ý tôi là, chúng ta không nói nhiều về điều đó trong vài ngày qua, nhưng họ vẫn đang sử dụng hỏa tiễn hành trình và máy bay không người lái để tấn công các mục tiêu dân sự và cơ sở hạ tầng, đánh sập điện và nước trong khi người Ukraine đang phải chịu đựng mùa đông tàn khốc. Vì vậy, ý tôi là chính Nga mới là kẻ xâm lược ở đây, chính Nga đã leo thang”.
 
Trại lính Nga ở Mariupol trúng HIMARS, nổ long trời. Sau Đức, Mỹ, nhiều nước đưa xe tăng cho Kyiv
VietCatholic Media
14:39 25/01/2023


1. Doanh trại hơn 200 lính Nga ở Mariupol nổ suốt đêm. Trong 24 giờ Nga mất 910 binh sĩ và 9 xe tăng

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Tư 25 tháng Giêng, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết một doanh trại của Nga chứa 200 quân xâm lược tại Mariupol đã bị nổ tung từ khuya ngày thứ Ba đến tận trưa ngày thứ Tư.

Những kẻ xâm lược đã biến Mariupol và những ngôi làng gần nhất thành một trung tâm hậu cần quân sự, nhiều binh lính Nga có vũ trang đã được cung cấp chỗ ở và nhiều loại thiết bị quân sự của kẻ thù được tích lũy ở đó.

Một thực hành rất nguy hiểm của quân Nga là tích lũy đạn dược ngay trong địa điểm đóng quân.

Hiện nay, vẫn chưa rõ tổn thất của phía Nga. Tuy nhiên, các nguồn tin tình báo cho thấy một số lớn binh sĩ đã bị chôn vùi dưới đống gạch vụn và chỉ được bắt đầu giải thoát sau khi những tiếng nổ đã im bặt.

Trong một báo cáo sơ khởi, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết chưa kể số lính Nga tử thương trong vụ tấn công doanh trại này vì chưa thể kiểm đếm được, trong ngày qua, đã có 910 binh sĩ Nga tử trận, chủ yếu tại thành phố Bakhmut.

2. Tình hình chiến sự tại khu vực Donetsk

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Tư 25 tháng Giêng, Pavlo Kyrylenko, thống đốc Donetsk của Ukraine, một trong những khu vực bị xâm lược của Donbas mà Liên bang Nga tuyên bố đã sáp nhập, đã cho biết tình hình trong ngày tại địa phương của mình. Ông tuyên bố 10 thường dân đã bị thương bởi hỏa lực của Nga ngày hôm qua.

Ở hướng Volnovakha, 42 ngôi nhà bị hư hại dưới ngọn lửa dữ dội. Hậu quả của vụ pháo kích Kostyantynivka ngày hôm qua là 5 người bị thương và 10 tòa nhà cao tầng bị hư hại. Tại Bakhmut, hội đồng thành phố, Cung văn hóa, Trung tâm cung cấp dịch vụ xã hội và nhà nồi hơi đã bị hư hại.

Tình hình ở Soledar là “căng thẳng”. Các lực lượng thân Nga tuyên bố đã chiếm được nó, nhưng Ukraine vẫn chưa thừa nhận rằng nó đã bị mất. Quân Ukraine vẫn còn ở phía Tây thành phố và tiếp tục chống trả quyết liệt.

3. Ngoại trưởng Phần Lan gọi thông tin Mỹ và Đức điều xe tăng tới Ukraine là “tin rất tốt”

Bộ trưởng Ngoại giao Phần Lan Pekka Haavisto hoan nghênh các báo cáo hôm thứ Ba rằng Hoa Kỳ và Đức đang lên kế hoạch gửi xe tăng chiến đấu tới Ukraine, và nói với các phóng viên báo chí rằng đó là “tin rất tốt”.

Hãng tin Der Spiegel của Đức đưa tin hôm thứ Ba rằng Đức chuẩn bị giao xe tăng Leopard 2 cho Ukraine, trích dẫn các nguồn tin từ chính phủ Đức.

Trong khi đó, chính quyền Biden đang hoàn thiện kế hoạch gửi xe tăng Abrams do Mỹ sản xuất tới Ukraine và có thể đưa ra thông báo ngay trong tuần này, theo ba quan chức Mỹ quen thuộc với các cuộc thảo luận.

Haavisto lưu ý rằng mặc dù chưa có “xác nhận cuối cùng” về quyết định được báo cáo của Đức, nhưng “có thể có mối liên hệ” giữa cả hai diễn biến. Đức đã chỉ ra với Mỹ vào tuần trước rằng họ sẽ không gửi xe tăng Leopard trừ khi Mỹ cũng đồng ý gửi xe tăng Abrams.

Ngoại trưởng Phần Lan nói với CNN: “Bây giờ, tất nhiên nếu Leopard 2 di chuyển và Abrams di chuyển về phía Mỹ, Ukraine sẽ nhận được những vũ khí mà họ cần để bảo vệ lãnh thổ của mình”. “Tin tức này rất tốt.”

4. Bộ Quốc phòng Đức cho biết họ có 320 xe tăng Leopard 2 trong kho

Phát ngôn nhân của Bộ Quốc phòng Đức nói với CNN rằng quân đội Đức có 320 xe tăng Leopard 2, nhưng không tiết lộ có bao nhiêu chiếc sẽ sẵn sàng chiến đấu.

Phát ngôn nhân giải thích rằng những chiếc Leopard 2 đó – tất cả đều thuộc dòng A5, A6 và A7, đang ở các giai đoạn khác nhau về tình trạng, trạng thái sửa chữa và sẵn sàng triển khai.

Cô cho biết, quân đội Đức không còn sở hữu Leopard 1, đây là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực cũ hơn. Tương tự như vậy, Đức không có các mẫu Leopard 2 cũ hơn như A4 trong kho.

Nhà sản xuất vũ khí Rheinmetall tuần trước cho biết họ có 139 chiếc Leopard trong kho, nhưng trong số đó chỉ có 29 chiếc Leopard 2 sẵn sàng chiến đấu để được giao vào mùa xuân năm nay. 29 chiếc đó về mặt lý thuyết đã được cam kết với các nước bên thứ ba như một phần của việc trao đổi xe tăng.

Theo công ty, phần còn lại của số xe tăng cần được chuẩn bị trong một khoảng thời gian dài hơn.

Phát ngôn nhân của Rheinmetall hôm thứ Ba nói với CNN rằng trong số còn lại của kho hàng - 88 xe tăng Leopard 1 - một số ít có thể được giao trong khoảng 9 tháng và số còn lại trong một năm.

Một nhà sản xuất vũ khí khác của Đức, FFG, có 99 chiếc Leopard trong kho của mình, nhưng chỉ có dòng Leopard 1 cũ hơn, phát ngôn nhân của công ty nói với CNN.

Ngay cả khi một chiếc xe tăng đã sẵn sàng và được sửa chữa, nó vẫn cần đạn dược và phụ tùng thay thế để có thể triển khai.

5. Chính phủ Na Uy và Tây Ban Nha có thể gửi xe tăng Leopard tới Ukraine

Chính phủ Na Uy đang xem xét gửi một số xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất tới Ukraine, tờ báo Aftenposten và Dagens Naeringsliv có trụ sở tại Oslo đưa tin.

Trích dẫn các nguồn ẩn danh quen thuộc với cuộc thảo luận, các tờ báo này cho biết Na Uy, một thành viên NATO có biên giới với Nga, có thể đóng góp 4 hoặc 8 trong số 36 xe tăng Leopard 2 của nước này.

Ở Tây Ban Nha, tờ El País đưa tin rằng chính phủ sẵn sàng cam kết gửi xe tăng tới Ukraine.

Tây Ban Nha sẽ tham gia chuyển giao xe tăng Leopard cho Kyiv sau khi Đức, sau nhiều tháng từ chối chuyển giao, đã đồng ý cung cấp xe tăng chiến đấu mạnh mẽ do Đức sản xuất cho Quân đội Ukraine. Chính phủ Tây Ban Nha đã đặt điều kiện tham gia vào chiến dịch này là cung cấp cho Ukraine một hệ thống có khả năng chống lại hỏa lực của xe tăng hiện đại của Nga dựa trên sự tồn tại của một thỏa thuận ở cấp độ Âu Châu.

6. Tình nguyện viên Vương quốc Anh thiệt mạng ở miền đông Ukraine trong khi giúp di tản nhân đạo

Các tình nguyện viên người Anh Chris Parry và Andrew Bagshaw đã thiệt mạng trong một nhiệm vụ di tản nhân đạo ở thị trấn Soledar, miền đông Ukraine, theo một tuyên bố từ gia đình Parry, được văn phòng đối ngoại Vương quốc Anh công bố hôm thứ Tư. Bagshaw là người mang hai quốc tịch New Zealand và Anh.

Gia đình Parry là một gia đình giầu có ở Anh. Họ làm chủ hai bệnh viện lớn ở thủ đô Luân Đôn.

“Chúng tôi vô cùng đau buồn phải thông báo rằng Chrissy yêu quý của chúng tôi đã thiệt mạng cùng với đồng nghiệp của cháu là Andrew Bagshaw trong khi cố gắng di tản nhân đạo một bà cụ khỏi Soledar, miền đông Ukraine,” tuyên bố của gia đình Parry cho biết. “Sự quyết tâm quên mình của cháu trong việc giúp đỡ người già, trẻ nhỏ và những người có hoàn cảnh khó khăn ở đó đã khiến chúng tôi và đại gia đình của cháu vô cùng tự hào.”

“Chúng tôi chưa bao giờ tưởng tượng rằng mình sẽ phải nói lời tạm biệt với Chris khi cháu có một cuộc sống đầy đủ phía trước. Cháu là một người con trai chu đáo, một người anh trai tuyệt vời, một người bạn tốt nhất của rất nhiều người và là một người thương mến của Olga,” tuyên bố nói thêm.

“Cháu thấy mình bị thu hút đến Ukraine vào tháng 3 trong giờ phút đen tối nhất khi bắt đầu cuộc xâm lược của Nga và giúp đỡ những người gặp khó khăn nhất, cứu sống hơn 400 người cùng với nhiều động vật bị bỏ rơi. Không thể nói thành lời rằng cháu sẽ nhớ đến nhường nào nhưng cháu sẽ mãi mãi ở trong trái tim của chúng tôi”.

Tuyên bố có chữ ký của các thành viên gia đình Rob, Christine và Katy Parry: “Chúng tôi cảm thấy rất vinh dự khi cháu là thành viên gia đình chúng tôi”.

Văn phòng Ngoại giao, Liên bang và Phát triển Vương quốc Anh đã yêu cầu quyền riêng tư cho gia đình vào thời điểm này.

Thông tin thêm về trường hợp này: Gia đình của cả hai người đàn ông trước đây cho biết cả hai đã đến Ukraine để làm tình nguyện viên nhân đạo. CNN không thấy có bằng chứng họ tham gia chiến sự ở Ukraine.

Vào ngày 9 Tháng Giêng, cảnh sát Ukraine thông báo rằng họ đang tìm kiếm Bagshaw và Parry. Cảnh sát Ukraine lưu ý rằng hai người Anh “rời Kramatorsk đến Soledar” – nơi xảy ra giao tranh dữ dội gần đây – “và mất liên lạc với họ,” CNN đưa tin trước đó.

7. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh

Trong bản tin tình báo mới nhất hôm 25 Tháng Giêng, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh cho rằng xe tăng T-14 Armata chỉ là trò tuyên truyền. Thực tế là các đơn vị Nga không muốn nhận xe tăng này vì nó có quá nhiều vấn đề. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Như đã đưa tin trước đó, Nga đã làm việc để chuẩn bị một số lượng nhỏ xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata cho đợt triển khai hoạt động đầu tiên của loại này ở Ukraine.

Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, các lực lượng được triển khai của Nga đã miễn cưỡng chấp nhận đợt xe tăng T-14 đầu tiên được giao cho họ vì những chiếc xe này ở trong tình trạng quá tồi tệ.

Không rõ chính xác khía cạnh nào của các phương tiện đã gây ra phản ứng này, nhưng trong vòng ba năm qua, các quan chức Nga đã mô tả công khai các vấn đề liên quan đến động cơ và hệ thống chụp ảnh nhiệt của T-14.

Vào năm 2021, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đã mô tả quá trình sản xuất theo kế hoạch cho năm 2022 chỉ là một đợt “thử nghiệm-công nghiệp”. Do đó, không có khả năng bất kỳ xe tăng T-14 nào được triển khai sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn thông thường để thiết bị mới được xem là hoạt động.

8. Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga nói Nga có vũ khí “khá đầy đủ”

Dmitry Medvedev, phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, hôm thứ Ba tuyên bố rằng “các đối thủ” của Mạc Tư Khoa đang theo dõi hoạt động sản xuất vũ khí ở nước này sẽ thất vọng vì nước này có “đủ mọi thứ”, theo hãng thông tấn nhà nước TASS.

Ông Medvedev đưa ra bình luận này trong chuyến thăm nhà máy Kalashnikov ở thành phố Izhevsk, nơi ông tổ chức một cuộc họp tập trung vào việc sản xuất các loại vũ khí thiết yếu và phương tiện quân sự.

Ông nhấn mạnh rằng: “Chúng ta đã thấy các phương tiện, và hôm nay chúng ta sẽ nói về việc sản xuất những vũ khí thiết yếu nhất, trong đó chú trọng đến máy bay không người lái, vốn có nhu cầu đặc biệt cao trong chiến dịch quân sự đặc biệt. Đương nhiên, chúng ta sẽ thảo luận về một số vấn đề quan trọng khác, đặc biệt là khi xem xét rằng cần phải liên tục quay lại với chúng và xem xét những gì đang được sản xuất và sản xuất như thế nào.”

“Và các đối thủ của chúng ta cũng đang theo dõi, vì họ thỉnh thoảng tuyên bố rằng chúng ta thiếu thứ này, thứ kia, rằng chúng ta chỉ có đủ hỏa tiễn cho một vài cuộc tấn công nữa, hoặc thứ gì đó tương tự. Vì vậy, tôi muốn làm họ thất vọng – chúng ta đã có đủ mọi thứ,” ông nói

9. Putin thừa nhận thiếu thuốc men và có sự tăng giá một số loại thuốc

Tổng thống Nga Vladmir Putin cho biết hôm thứ Ba rằng các cuộc kiểm tra đã chỉ ra sự thiếu hụt một số loại thuốc tại các hiệu thuốc của Nga cũng như việc tăng giá.

“Thực tế là, thứ nhất, giá của chúng ta đã tăng lên gần đây và đã có sự thiếu hụt nhất định của một số loại thuốc, mặc dù thực tế là chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng trong sản xuất dược phẩm,” ông Putin nói trong một cuộc họp trực tuyến với các thành viên của chính phủ.

“Trong ba quý đầu năm ngoái, nó đã tăng khoảng 22%, với thuốc sản xuất trong nước chiếm 60% thị trường của chúng ta,”

Ông nói thêm: “Tuy nhiên, có sự thiếu hụt một số loại thuốc và giá của chúng đã tăng lên.”

Một số bối cảnh: Các cửa hàng ở Mạc Tư Khoa đã đóng cửa khi các doanh nghiệp phải đối mặt với sự sụp đổ kinh tế do các lệnh trừng phạt lớn của phương Tây nhằm đáp trả cuộc chiến ở Ukraine. Trong khi các kệ hàng ở hầu hết các cửa hàng vẫn đầy ắp hàng, các sản phẩm phương Tây ngày càng trở nên khan hiếm và rất đắt đỏ, càng đẩy giá cả lên cao, vốn đã đè nặng lên nhiều hộ gia đình Nga.

10. Điện Cẩm Linh cảnh cáo rằng phê duyệt giao xe tăng cho Ukraine sẽ ảnh hưởng đến quan hệ Nga-Đức

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết việc Berlin chấp thuận giao xe tăng Leopard 2 cho Ukraine chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quan hệ giữa Nga và Đức, vốn đã ở mức khá thấp.

Peskov nói rằng hiện tại “không có cuộc đối thoại thực chất nào với Đức hoặc với các nước Liên Hiệp Âu Châu và NATO khác.”

“Tất nhiên, việc giao hàng như vậy không phải là điềm tốt cho tương lai của các mối quan hệ. Họ sẽ để lại những dấu vết cho những gì sắp xảy ra,” Peskov nói thêm trong một cuộc họp báo thường kỳ.

Phát biểu của ông Peskov được đưa ra khi khi Ba Lan chính thức đề nghị Đức chấp thuận chuyển giao một số xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất cho Ukraine hôm thứ Ba.

11. Đại Sứ Nga tại Hoa Kỳ cho rằng việc cung cấp xe tăng cho Ukraine của Washington là một 'sự khiêu khích trắng trợn'

Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho biết, khả năng Washington chuyển giao xe tăng chiến đấu cho Ukraine sẽ là “một hành động khiêu khích trắng trợn khác” chống lại Nga.

“Rõ ràng là Washington đang cố tình gây ra một thất bại chiến lược đối với chúng tôi,” Antonov nói.

“Nếu Hoa Kỳ quyết định cung cấp xe tăng, thì chắc chắn họ sẽ không thể biện minh cho bước đi đó bằng những lập luận cho rằng Hoa Kỳ chỉ cung cấp 'vũ khí phòng thủ'. Đây sẽ là một hành động khiêu khích trắng trợn khác chống lại Liên bang Nga”.

12. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đề cập đến cho tiêu quốc phòng trong năm nay

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hy vọng các quốc gia thành viên của liên minh sẽ tăng mục tiêu chi tiêu hiện tại cho quốc phòng lên 2% sản lượng quốc gia khi họ gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh ở Vilnius vào tháng 7, ông nói với tờ báo Die Welt của Đức.

“Tôi cho rằng sẽ có một mục tiêu mới cho chi tiêu quốc phòng khi chúng ta gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius vào tháng 7 năm nay,” ông Stoltenberg nói.

“Mục tiêu 2% ban đầu kéo dài trong một thập kỷ, tức là cho đến năm 2024, vì vậy chúng ta phải cập nhật nó ngay bây giờ.”

Stoltenberg cho biết ông chưa thể nói các quốc gia thành viên sẽ đồng ý về điều gì. “Nhưng tôi cho rằng đó sẽ là một mục tiêu tham vọng hơn trước đây, bởi vì mọi người đều thấy rằng chúng ta cần đầu tư nhiều hơn,” ông nói thêm.
 
Vụ đốt kinh Koran ở Thụy Điển làm phức tạp thêm cuộc chiến Ukraine. Tuần hành phò sinh đông đảo 2023
VietCatholic Media
17:46 25/01/2023


1. Việc đốt kinh Koran ở Thụy Điển đang làm phức tạp thêm cuộc chiến ở Ukraine

Liên minh các nền văn minh và một số quốc gia có đa số dân theo đạo Hồi đã lên án hành động mạo hiểm của lãnh đạo đảng cực hữu Đan Mạch.

Đại diện cấp cao của Liên minh các nền văn minh của Liên Hiệp Quốc đã lên án việc đốt sách thánh Hồi giáo của một chính trị gia cực hữu người Thụy Điển gốc Đan Mạch là một “hành động hèn hạ”.

Rasmus Paludan, lãnh đạo đảng chính trị cực hữu Hard Line của Đan Mạch, đã thực hiện màn mạo hiểm bên ngoài đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Thụy Điển dưới sự bảo vệ của cảnh sát địa phương hôm thứ Sáu.

Người phát ngôn của Miguel Angel Moratinos cho biết: “Mặc dù Đại diện cấp cao nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận như một quyền cơ bản của con người, nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng hành động đốt kinh Koran là biểu hiện của sự căm ghét đối với người Hồi giáo”.

“Đó là hành vi thiếu tôn trọng và xúc phạm các tín đồ của đạo Hồi và không nên bị nhầm lẫn với quyền tự do ngôn luận,” tuyên bố nói thêm.

Moratinos, người đứng đầu một cơ quan của Liên Hiệp Quốc tự mô tả nhiệm vụ của mình là “tận tâm thúc đẩy sự hiểu biết giữa các cộng đồng đa dạng”, cho biết ông lo ngại về sự gia tăng “phân biệt đối xử, không khoan dung và bạo lực… nhằm vào các thành viên của nhiều tôn giáo và cộng đồng khác ở nhiều nơi trên thế giới.”.

Ông kêu gọi xây dựng “sự tôn trọng lẫn nhau” và thúc đẩy “xã hội toàn diện và hòa bình bắt nguồn từ nhân quyền và phẩm giá cho tất cả mọi người”.

Ngay sau khi Paludan đốt một bản sao của Kinh Qur'an, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, Mevlut Cavusoglu, đã lên án chính quyền Thụy Điển vì đã không cấm biểu tình.

“Đó là một hành động phân biệt chủng tộc. Nó không phải là về quyền tự do ngôn luận,” ông nói.

Các quốc gia Ả Rập - bao gồm Ả Rập Saudi, Jordan và Kuwait - cũng như các quốc gia đa số theo đạo Hồi khác như Pakistan và Somalia cũng đã lên án trò đốt sách này.

Bộ Ngoại giao Somalia cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Hai: “Cho phép hành động thù hận xúc phạm các giá trị và tôn nghiêm của đạo Hồi là hoàn toàn không thể chấp nhận được”. “Đó không là gì khác ngoài một hành vi mị dân nhằm thúc đẩy hận thù và phân biệt chủng tộc, đồng thời phục vụ các chương trình nghị sự của chủ nghĩa cực đoan và khủng bố.”

Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson nói rằng mặc dù quyền tự do ngôn luận là một phần cơ bản của nền dân chủ, nhưng “những gì hợp pháp không nhất thiết phải phù hợp.”

Ông nói: “Đốt những cuốn sách thiêng liêng đối với nhiều người là một hành động hết sức thiếu tôn trọng.

Một nhóm người biểu tình đã tập trung bên ngoài đại sứ quán Thụy Điển ở Ankara vào cuối tuần qua để phản đối việc đốt kinh Koran. Tại Bangladesh, người dân cũng biểu tình phản đối vụ việc.

Vào tháng 4, thông báo của Paludan về một “chuyến du lịch” đốt kinh Qur'an trong tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo đã gây ra bạo loạn trên khắp Thụy Điển.

Các quan sát viên cho rằng việc đốt kinh Koran ở Thụy Điển đang làm phức tạp thêm cuộc chiến ở Ukraine. Căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Thụy Điển đã gia tăng trong những tuần gần đây trong bối cảnh các cuộc biểu tình của phe cực hữu và người Kurd ở Stockholm.

Hôm thứ Hai, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đe dọa sẽ hủy bỏ tư cách thành viên NATO của Thụy Điển vì vụ đốt kinh Koran này

“Những người cho phép những lời báng bổ như vậy trước đại sứ quán của chúng ta không còn có thể mong đợi sự ủng hộ của chúng ta đối với tư cách thành viên NATO của họ”, ông Erdogan cho biết hôm thứ Hai.

Ông nói thêm: “Nếu bạn yêu mến các thành viên của các tổ chức khủng bố và kẻ thù của đạo Hồi rất nhiều đến mức bảo vệ họ, thì chúng ta khuyên bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ của họ cho an ninh của đất nước bạn.”

Theo hãng tin AP, ông Erdogan cho biết tư cách thành viên NATO của Thụy Điển là “không xảy ra”.

Tưởng cũng nên biết thêm: Các quyết định của NATO được đưa ra trên cơ sở đồng thuận, có nghĩa là tất cả 30 Quốc Hội của các quốc gia thành viên liên minh phải chấp thuận cho Thụy Điển và Phần Lan tham gia. Cho đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên duy nhất chưa thông qua tư cách thành viên của họ. Tình hình còn phức tạp hơn khi Phần Lan tuyên bố bày tỏ tình đoàn kết với Thụy Điển, và chỉ vào NATO khi cùng vào với Thụy Điển.

Với việc ngăn chặn Thụy Điển và Phần Lan tham gia NATO, Erdogan đang mang lại chiến thắng cho cuộc chiến chống NATO của Putin.

Vladimir Putin sẽ là một trong những người được hưởng lợi khi tư cách thành viên NATO của Thụy Điển bị chặn.

Putin đã ủng hộ việc chống lại sự mở rộng của liên minh, điều mà ông coi là xâm phạm ảnh hưởng của Mạc Tư Khoa giữa các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu. Trong những tháng dẫn đến cuộc xâm lược Ukraine, Putin đã lên án khả năng Ukraine tham gia liên minh.

Mạc Tư Khoa đã đe dọa trả đũa nếu Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO. Putin cũng cho biết “việc mở rộng cơ sở hạ tầng quân sự vào lãnh thổ này chắc chắn sẽ kích động phản ứng của chúng ta”.