Ngày 14-02-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày tình yêu: chia sẻ với các bạn trai & bạn gái (tiếp theo)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:01 14/02/2009
b. Sức mạnh thân xác

Sức mạnh thân xác không có nghĩa là trở thành lực sĩ để đi thi lực sĩ đẹp, nhưng có nghĩa là con trai thì nên có một sức khỏe bền bỉ dẽo dai, để chịu đựng mưa gió, đề kháng với bệnh tật, để làm việc và nhất là để...bảo vệ bạn gái của mình chứ.

Sức mạnh thân xác quan trọng lắm, quan trọng nên mới xuất hiện rất nhiều loại thuốc tây thuốc tàu để giữ gìn và bồi dưỡng sức khỏe, bởi vì sức khỏe là vàng, vàng bốn số chín đàng hoàng, mà người có vàng thì muốn gì lại không được chứ ? Con trai thì chắc chắn phải có sức khỏe, rất ít con trai bệnh hoạn mà thành đạt trong cuộc sống, cũng rất ít con trai móm mém hom hem bệnh lên bệnh xuống mà trở thành cái “đinh” dòm ngó của các tiểu thơ, hay nói văn hoa hơn là lọt mắt xanh của các cô.

Vậy, con trai phải làm gì để có sức khỏe, tôi xin chia sẻ kinh nghiệm với các bạn.

1. Tập thể dục

Khi còn học ở phổ thông các con trai cũng như con gái đều có giờ thể dục thể thao, mà người ta gọi đó là thể thao học đường, các giờ thể dục thể thao này thường là vì có điểm nên học sinh miễn cưỡng học chứ không mấy hứng thú, chỉ có một số ít học sinh thích thể thao mới thích mà thôi (có lẽ các trường từ tiểu học cho đến đại học ở Việt Nam chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế về phòng ốc, cũng như về phương diện mặt bằng cho thể dục thể thao nơi trường học).

Tập thể dục làm cho thân thể được mạnh khỏe tráng kiện, các bạn con trai ở thành phố không thấy ở vườn Tao Đàn, công viên 2 tháng 9 hoặc các công viên lớn trong thành phố sao, sáng sớm nào cũng có rất nhiều ông cụ bà cụ đến đó để tập thể dục, có người thì chạy bộ, có người thì múa quyền, có người đánh võ, có người tập thái cực quyền, có người đánh cầu lông, lại có những ông bà cụ thong thả đi bộ hít thở, cười nói vui vẻ yêu đời.v.v...buổi sáng tập thể dục hoặc tập võ thuật ba mươi phút thì bằng buổi chiều tập một giờ đồng hồ, tại sao vậy, bởi vì ban sáng khí trời trong lành, mới ngủ dậy vận động thân thể máu huyết lưu thông làm cho con người sảng khoái yêu đời.

Con trai mà không biết tập thể dục là người có tính ươn lười, hành động không nhanh nhẹn và dễ sinh bệnh hoạn, những con trai này thường không có óc cầu tiến, sức chịu đựng không bền, do đó mà công việc thường không đạt đến mục đích vì bệnh hoạn và vì sức khỏe không đủ để làm việc. Không một công ty nào nhận người bệnh hoạn yếu đau hoặc ốm o gầy mòn vào làm việc cho họ, nếu họ không muốn công ty của mình bị lỗ vốn và có khi phá sản; cũng không một dòng tu chủng viện nào nhận những người ốm yếu vào tu, vì đó là cả một gánh nặng cho cộng đoàn của họ.

Sức khỏe nó quan trọng như thế, cho nên các bạn trai nên tập làm quen một vài môn thể thao nào đó, ít nữa là một môn, để rèn luyện thân thể của mình. Thời đại văn minh tiên tiến hôm nay, môn thể thao nào cũng có, dụng cụ luyện tập cũng phong phú, chỉ cần những con trai có ý chí, có nghị lực là việc tập thể thao không có gì là khó.

Các môn thể thao cần có nhiều người là bóng đá, bóng chuyền bóng rổ, con trai nên chọn mà chơi, đó là những môn thể thao lành mạnh, làm cho người luyện tập vừa hứng thú vừa khỏe mạnh, ngoài ra còn có những mốn bóng bàn, cầu lông, tennis cũng là những môn thể thao nhẹ nhàng được nhiều người ưa thích.

Võ thuật cũng là một môn thể thao làm cho thân thể con người phát triển toàn diện, con trai thì nên biết múa roi đánh quyền, bởi vì có nhiều người quan niệm học võ là để đi đánh bậy, thậm chí có những linh mục hiện nay vẫn còn có quan niệm cổ hủ là đi tu mà học võ làm chi, làm cha làm thầy làm bà sơ mà học võ thì coi không được, không ích lợi gì cả ! Đúng là quan niệm lỗi thời.

Hồi tôi con làm thầy ở trong phân viện của dòng tại Việt Nam, mỗi ngày tôi đều có luyện võ, một hôm đi gặp cha linh hướng, không biết có thầy nào mách lại với ngài không mà ngài hỏi tôi là nghe nói thầy có võ, tôi thành thật trả lời với ngài là có, ngài liền đi một bài moral, đại khái là như thế này: đã đi tu rồi mà còn học võ làm gì, học võ là để cho mấy đứa thanh niên ngoài đời, nó muốn đánh ai gây lộn với ai cũng được, còn thầy thì gây sự với ai mà học võ ! Tôi chỉ cười và nói mình học võ để giữ gìn sức khỏe. Và quả thật như thế, võ thuật là môn mà tôi đam mê từ nhỏ, có lẽ nhờ học võ mà tôi có sức chịu đựng dẻo dai, có sức làm việc không biết mệt mỏi, và nhất là thân thể khỏe mạnh ít bệnh hoạn, đó là một sự lựa chọn –mà theo tôi nghĩ- Thiên Chúa đã an bài mọi sự cho tôi trước khi tôi làm linh mục, và hôm nay nhờ học võ mà tôi khi làm thầy giúp xứ đã làm được rất nhiều việc, một mình thức khuya dậy sớm trong những ngày lễ lớn như giáng sinh, phục sinh, tết...mà đối với các thầy khác chắc là không làm được như thế, vậy mà tôi vẫn cứ khỏe mạnh không đau ốm, đó là hiệu quả của việc tập võ và luyện tập thể thao vậy.

Trên thế giới có nhiều môn võ, ở Việt Nam chúng ta cũng có rất nhiều võ phái, từ Taekwondo, Karatedo, Judo, Thái cực quyền, Thiếu Lâm, Võ Đang.v.v... rất nhiều, chỉ cần con trai thích và chọn một môn võ hợp với vóc dáng và sở thích của mình là ngon lành, khỏi sợ bệnh hoạn. Thời nay con trai con gái đều tập thể dục, con trai thì muốn khỏe mạnh, con gái thì muốn có một vóc dáng mi nhon nên tập thể dục, nhưng dù mục đích gì chăng nữa thì cũng phải tập thể dục để giữ gìn sức khỏe của mình.

Con trai thời nay, ít người ham mê học võ và tập luyện thể dục, đó là một thiếu sót lớn là một thiệt thòi không những cho cá nhân mà còn thiệt thòi cho xã hội và giáo hội. Cứ tập thể dục đi rồi các bạn sẽ thấy nó giúp cho bạn như thế nào: yêu đời thích làm việc và sáng tạo.

Thiên Chúa đã ban cho con người một hình hài nghiêm túc, nhưng hình hài thân xác ấy cần được chính mình chăm sóc để càng ngày càng xứng đáng với địa vị làm con Thiên Chúa hơn, có ích cho gia đình cho xã hội và cho giáo hội hơn, cho nên khi con người coi thường thân xác của mình bằng cách hủy hoại một phần thân thể, bằng cách hút cần sa, xì ke ma túy, hoặc để thân xác dần dần tàn lụi khi có thể cứu chữa được là coi thường Đấng tạo hóa, và cũng có thể nói là phạm đến điều răn thứ năm của Thiên Chúa: chớ giết người. Giết người không có nghĩa là chỉ cầm dao chém người hoặc cầm súng bắn người mà thôi, mà còn là khi coi thường thân xác của mình cũng là phạm tội ấy, bởi vì ai coi thường thân xác của mình –không vì lý do yêu người- thì cũng không thể tôn trọng thân xác của người khác được...

Thể dục thể thao rất cần thiết cho mọi người nói chung và con trai nói riêng, bởi vì xã hội rất cần đến những con người có một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện.

2. Việc ăn uống

Ăn uống là việc rất tế nhị, nó bao gồm nét văn hóa và văn minh của dân tộc, nó cũng nói lên tính cách của con người khi ăn uống.

Có những con trai ăn uống nhồm nhoàm miệng chép chép kêu thành tiếng, có những con trai ăn uống không biết người trên kẻ dưới, có những con trai ăn như chết đói lâu ngày, có những con trai khi ăn thì nói chuyện và cười ha hả bay cả thức ăn vào người đối diện, tất cả những kiểu cách ăn uống ấy đều bày tỏ cho người ta thấy mình không có văn hóa và phàm phu tục tử, cho nên, trong việc ăn uống, con trai cần phải tỏ ra mình là một con người lịch sự có văn hóa và có trình độ.

Người ta thường nói: “Ăn để mà sống, không phải sống để ăn”, câu nói này đơn sơ nhưng rất có ý nghĩa. Vì ăn để mà sống nên con người rất chú trọng đến việc ăn uống; ăn để mà sống cũng có nghĩa là ăn uống làm sao để có chất dinh dưỡng bồi bổ cơ thể mệt mỏi sau một ngày làm việc mệt nhọc.

Có những chàng trai sau một ngày làm việc mệt nhọc, thay vì nghĩ ngơi lại sức hoặc đi học thêm cái gì đó để mở mang kiến thức, thì họ lại tụm năm tụm ba quây quần chung quanh bàn nhậu, nhậu cho đến say quên đường về, rượu vào lời ra ồn ào to tiếng, chửi rủa và gây sự, có khi đưa đến án mạng. Những thanh niên này đang phá hủy dần sinh mạng của mình bằng rượu bia, đang dần dần phá hoại hạnh phúc gia đình của mình vì rượu bia, đang dần dần đi vào con đường sa đọa vì rượu bia... Cho nên, con trai cần phải chừng mực trong ăn uống, đừng làm mất nét hiên ngang vì chuyện ăn uống, nhất là chuyện nhậu nhẹt.

Ăn để mà sống, sống để làm việc, làm việc để cho xã hội ngày càng phát triển, để cho bản thân mình có ích lợi cho mọi người hơn, đó là ăn để sống; có những con trai không phải ăn để sống nhưng sống để ăn, sống để ăn thì giống như người ta bắt con chó giữ nhà, bắt con trâu kéo cày và bắt con bò kéo xe, bởi vì đó là chức năng của chúng nó; bởi vì sống để mà ăn nên có những con trai ăn lúc nào trong ngày cũng được, ăn không biết no; có những con trai ăn như chưa bao giờ được ăn, nên thái độ ăn uống trở thành “chướng mắt” người khác.

Ăn uống có điều độ là cách thức giúp con người giữ gìn sức khỏe tránh khỏi bệnh tật, đừng ăn no quá, đừng ăn thêm khi thấy đã đủ, đó là bí quyết của phép làm cho thân thể khỏe mạnh.

Tuy nhiên, trong linh đạo tu đức có nhắc nhở rằng: “Những ai quá chú trọng đến việc ăn uống, đặt nặng vấn đề ăn uống, thì tâm hồn họ không có gì cả”, Không có gì cả nghĩa là tâm hồn rỗng tuếch vắng bóng sự hy sinh, vắng bóng sự hãm mình, và nhất là khi chú trọng đến việc ăn uống quá mức, thì làm cho con người ta dễ sinh ra hưởng thụ và cảm thấy nhạt nhẽo khi thức ăn không vừa miệng... các chàng trai hãy để ý chuyện này.

(còn tiếp)

---------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://360.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.comtaibytw@hotmail.com
 
Valentine: Yêu Là Hy Sinh
Tuyết Mai
00:04 14/02/2009
Ngay từ cái thuở ban đầu trên thế gian này chỉ có một đôi tình nhân yêu nhau say đắm và thắm thiết lắm!. Yêu nhau đến độ chỉ quấn quít bên nhau ngày lẫn đêm, không muốn xa nhau một nửa bước. Tôi muốn nói đến tình yêu của hai con người lịch sử, là sáng tạo của Thiên Chúa, không ai khác hơn là hai ông bà Adong và Evà ấy mà! Tình yêu đó đẹp đẽ biết bao! Mà không đẹp đẽ sao được, bởi Thiên Chúa đã kết hợp hai ông bà để luôn có nhau trong đời. Không bao giờ tách rời nhau. Không bao giờ phân ly. Bởi nếu không có tình yêu ban đầu ấy, thì lẽ đương nhiên sẽ không có chúng ta ngày hôm nay, phải không thưa anh chị em?

Định luật tình yêu của Thiên Chúa ngay từ cái thuở ban đầu luôn là tốt đẹp nếu chúng ta biết vâng theo Lời của Ngài chỉ dẫn. Bởi Lời của Ngài không được chúng ta tôn trọng, nên mới có những sự đảo điên, nên mới có những sự việc xẩy ra sái với luân thường đạo lý. Nên xã hội ngày hôm nay mới có rất nhiều vấn đề mà chúng ta làm bậc cha mẹ cũng phải bó tay khi nhìn thấy con cái của chúng ta đi sai đường và rất lầm lạc trong cái nhìn của vấn đề. Vì có phải chung quanh chúng đều bắt chước lẫn nhau? Vì có phải chung quanh chúng là có những bậc cha mẹ không có thời giờ để dậy dỗ chúng, mới xẩy ra những chuyện éo le, mới có những cặp tình nhân bất bình thường nhan nhãn trước mắt chúng ta và ngay bên đời hằng ngày chúng ta nhìn thấy!?

Nhưng thôi đấy chỉ là một góc lề và một phần nhỏ của xã hội ngày nay mà thôi!? Nhân ngày Lễ Valentine sắp đến đây, tôi xin được gợi lại một chút kỷ niệm của tuổi thanh xuân, khi tình yêu là một sự ấp ủ tràn đầy hạnh phúc trong trái tim của tôi khi có được người yêu. Người yêu của tôi lúc ấy tôi nghĩ rằng chắc hẳn phải có bàn tay Thiên Chúa sắp xếp và se duyên nên tôi mới vô tình gặp được đối tượng như mình hằng ao ước và hằng nguyện cầu với Thiên Chúa. Và quả thật vậy, anh là một người nam thật tuyệt vời và thật hợp với tánh tình khó thương của tôi.

Anh của tôi cái thời ấy còn trẻ nên mê thể thao lắm! Anh là tay đạp xe đạp nhà nghề, tôi rất thích nhìn thấy anh trong y phục và ngồi trên chiếc xe đạp, trông vừa lạ mắt và vừa thấy bảnh làm sao!? Cái thuở ấy tình yêu đối với tôi thơ mộng và rất là lãng mạn y như những chuyện tình trong chuyện Quỳnh Giao mà trước năm 75 rất nhiều thiếu nữ ở tuổi học đại học rất mê và thích ước ao chuyện mình rồi sẽ được giống như vậy, trong giai đoạn đầu của chuyện mà thôi! Dạo ấy tôi không rành đạp xe đạp, nhưng vì muốn được đi theo anh tôi cũng ráng sắm chiếc xe đạp để đạp theo anh ra tới tận biển. Con đường này dân đạp xe đạp đi thường lắm để tập thể dục. Vì là đê cao, phần xi măng bên trên cái cống nước thật lớn, cũng vừa đủ cho hai chiếc xe đạp mà thôi! Anh thì đạp xe phía trước, còn tôi thì lọc cọc theo sau, mà tim tôi nó muốn rụng ra ngoài vì nhìn xuống nước chảy bên dưới cũng khá sâu, nước thì cũng khá nhiều, và chảy cũng xiết lắm! Tưởng tượng trời bên ngoài thì lạnh mà ngộ nhỡ đạp xe hơi trệch ra bên ngoài thì Chúa ơi còn gì cái tấm thân không bơi giỏi này!? Nhưng vì muốn được theo anh mà phải cam chịu và đánh liều.

Có phải cái thuở ban đầu khi yêu nhau, phái nữ không bao giờ nhìn người yêu bằng cặp mắt thực tế, mà toàn thấy anh như là một hoàng tử trong mắt em, cho nên không thấy cái xấu của anh một tí ti nào!? Cái gì anh muốn cũng gật. Cái gì anh đề nghị là chịu ngay. Cái gì nơi anh cũng là nhất. Lời ăn tiếng nói của anh sao thấy hay quá! Cách anh xử xự sao thấy hào hoa phong nhã quá! Cách anh chìu chuộng sao thấy quân tử quá! Và còn bao nhiêu thứ đẹp đẽ khác nữa về anh. Yêu anh thì yêu cả tông ty họ hàng. Yêu anh thì con chó khó ưa của anh cũng trờ thành dễ thương. Yêu anh thì những gì anh muốn cũng chìu, cũng chẳng thấy khó chịu, cũng chẳng thấy khó nghe, cũng chẳng cần thiết để cãi lại, vì yêu anh thì anh là tất cả! Hay ngược lại với các đấng mày râu cũng thế thưa có đúng không?! Cho đến khi cả hai cùng dắt nhau ra nhà thờ để Thiên Chúa chứng kiến, để cho họ hai bên chứng kiến, và để cho chiếc nhẫn yêu thương được trao vào ngón tay của hai người. Để cho cuộc đời hai ta từ nay sẽ trọn vẹn thuộc về nhau từ nay cho đến chết. Và Lời kết hợp của Chúa trên hai người được đọc to lên cho mọi người cùng được nghe.

Thế rồi cuộc sống ngày lại ngày bên anh trở thành rất bình thường như bao nhiêu cặp vợ chồng khác. Tôi nhớ khi lấy nhau rồi, thì bắt đầu tôi trông đứng trông ngồi để mong cho có được mụn con như người ta. Mới có ba tháng lấy nhau mà tôi đã chộn rộn lên là sao chưa thấy triệu chứng gì là ói mửa là có bầu!? Rồi thì đêm ngày tôi cầu xin với Chúa tôi xin hãy ban cho tôi được mụn con, cho gia đình được ấm cúng hơn. Rồi thì sáu tháng tôi cũng chưa thấy gì, vợ chồng tôi bắt đầu rủ nhau đi đến nơi linh thánh để cầu nguyện. Thế rồi cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho chúng tôi sau cùng cũng được một cháu gái chào đời. Rồi hai năm sau Chúa ban cho chúng tôi thêm một cháu gái nữa! Đến sáu năm sau Chúa ban cho chúng tôi được một cháu trai sau cùng. Cuộc đời vợ chồng của chúng tôi bắt đầu từ đứa con gái thứ nhất đã cho tôi thấy tình vợ chồng có thay đổi rất nhiều, vì phải vừa làm vợ, làm mẹ, và vừa là người làm công. Anh không trả lương cho tôi, mà còn cằn nhằn cẳn nhẳn, đòi hỏi đủ mọi thứ!? Sao trước đây tôi chẳng thấy những điều đòi hỏi của chồng tôi là khó chịu? Sao tôi không thấy những gì anh nói là chướng tai và khó nghe? Sao tôi không thấy anh xài tiền kỹ? Mà bây giờ tất cả những gì của anh đã làm tôi chán ngán và thường bực mình? Bực mình vì sao anh không hiểu một tí ti gì về công việc tôi làm công không cho gia đình. Từ cái phải đi làm cũng như anh, nhưng khi về đến nhà thì tôi xắn hai tay áo lên, đầu tắt mặt tối để lo cho con cái: Nào là ăn uống, tắm rửa, nấu nướng, lau chùi, dọn dẹp, và hầu ông chồng chỉ ngồi chơi không? Có phải người nam này trước đây trong mắt tôi, anh là tất cả!? Anh là tất cả của đời tôi? Mà cớ gì giờ đây tôi thấy anh như là một của nợ? Mà cớ gì tôi đã coi anh như một con người xa lạ? Ngộ quá! Có những lúc tôi nói một mình là giá như tôi biết trước được cuộc sống vợ chồng như bây giờ đây thì thà tôi ở giá còn sướng hơn. Có những lúc vợ chồng cơm không lành, canh không ngọt, tôi đã nói thẳng với chồng tôi như thế!

Nhưng được cái anh chỉ cười rồi bảo sẽ theo tôi và bắt tôi ký công tra (contract) thêm 20 nữa! Tôi giận lên bảo sẽ đem mấy con đi thật xa, thì anh bảo con anh đâu thì anh đi theo đó! Chịu thì chịu mà không chịu cũng ráng mà chịu, vì đã lỡ thề với Chúa rồi! Tôi đành chịu thua kẻ nói ngang nói bướng không chịu được. Và thật tình, tình yêu vợ chồng của bao nhiêu gia đình không khác nhau mấy! Chỉ có điều khác nhau ở chỗ khéo là chồng giận thì vợ làm lành. Chớ có bao giờ dại mà lại đổ thêm xăng vào lửa bao giờ. Rồi thì thiết yếu nhất là vợ chồng ráng tạo cho nhau thời giờ để kể cho nhau nghe mà thông cảm những nỗi khổ cả hai cùng gặp phải nơi sở làm. Gỡ rối và giúp nhau cách xử sự với người mà hay ghen ghét với mình. Giúp nhau nâng đỡ nhau trong cuộc sống, để cùng nhau gầy dựng một gia đình như gia đình Thánh Gia. Luôn có Chúa trong cuộc đời. Cùng một ý với nhau để dậy dỗ con, chứ đừng vợ thì một ý rồi chồng thì một ý khác thì không thể nào dậy con cái cho được. Cần thiết là nung nóng tình yêu vợ chồng. Không còn gì hạnh phúc cho bằng là vợ chồng luôn tương kính như tân. Biết chìu chồng và luôn kính nể anh trước mặt người đời và cả trong họ hàng. Dậy con cái từ thuở còn thơ chữ hiếu và giữ đạo làm con. Luôn sợ Thiên Chúa và giữ luật Chúa. Gia đình luôn thuận thảo và hòa nhã với nhau. Như câu thơ của Khổng Tử là: "Tề gia trị trị quốc bình thiên hạ" là vậy! Phải biết giữ thể diện cho chồng mình. Như những phu nhân trước đây là Phu Nhân của Tổng Thống Bush, Phu Nhân của Tổng Thống Raegan, và còn nhiều Phu Nhân khôn khéo khác nữa!. Và phụ nữ chúng ta nên học và bắt chước như câu: "Sau lưng người đàn ông thành công là có bóng người đàn bà".

Tôi nghiệm thấy tình vợ chồng êm thắm hay không nhiều là do người vợ trong gia đình. Vợ hiền thục khéo nhịn chồng, khéo bảo chồng, khéo khuyên chồng, vén khéo, thì gia đình luôn ấm êm, thưa có phải không anh chị em? Hy vọng một ít chia sẻ của tôi cũng giúp phần nào cho những cặp vợ chồng trẻ chưa có kinh nghiệm.

Valentine có nghĩa là Tình Yêu, vậy xin Thiên Chúa chúc phúc lành trên con cái của Ngài để ngày ấy sẽ là ngày nhân loại dâng lên Ba Ngôi Thiên Chúa lời cảm tạ và tri ân một Tình Yêu hải hà và độ lượng Ngài đã luôn dành ban cho chúng ta. Ngày đó sẽ nhắc nhở cho gia đình luôn yêu thương nhau; Vợ cám ơn chồng; Chồng cám ơn vợ; Con cái cám ơn cha mẹ; Anh chị em cám ơn lẫn nhau; Cám ơn hàng xóm láng giềng, bạn bè, và tất cả mọi người trên khắp mọi nơi, vì Tình Yêu là lẽ sống và là hạnh phúc nếu chúng ta luôn yêu thương nhau. Đối xử với nhau như anh chị em cùng một Cha chung ngự trên Trời là Đấng toàn năng muôn đời hằng hữu. Amen.
 
Dơ bẩn
Lm Vũđình Tường
01:39 14/02/2009
Có người bị chỉ trích ăn dơ, ở bẩn. Có người bị phê bình ăn bẩn, ở dơ. Lại cũng có người bị bình phẩm là sạch sẽ quá mức đến độ ra vào thăm hỏi cũng thấy ngại vì sợ làm phiền lòng chủ.

Thực ra khó mà xác định ranh giới dơ sạch của các món ăn hàng ngày. Món nào dơ, món nào sạch có lẽ tuỳ thuộc từng cá nhân, lệ thuộc xóm làng, phong tục dân tộc và điều kiện sinh sống địa phương.

Cóc, nhái, ếch, rắn, rết, bò cạp, lươn, dế, kiến, cào cào, châu chấu. Kẻ kị thứ này, người sợ thứ khác. Kẻ cho là ghê, kẻ khác lại khoái khẩu. Ăn vào thấy ngon, tăng sức khoẻ vì có nhiều chất dinh dưỡng. Ăn thường xuyên cảm thấy ngán; lâu lâu ăn một lần thấy ngon; ăn lần đầu thấy ơn ớn. Diễn tả bạo ăn hay kén ăn nghe êm tai hơn là nói ăn sạch, ăn dơ.

Phong tục xưa

Phong tục xưa tối kị một số điều

Thứ nhất một số món ăn.

Thứ hai phong cách ăn.

Thứ ba người ăn chung bàn.

Thứ tư tình trạng sức khoẻ.

Thức ăn được nhắc đến nhiều nhất là các loại ghi cấm kị trong sách luật Levi chương 11.

Cách ăn được coi là sạch khi người đó rửa tay trước khi ăn. Ăn mà không rửa tay coi như là ăn dơ. Đi đường về mà ăn không rửa tay là dơ.

‘họ không ăn gì khi chưa rửa tay cẩn thận. Thức gì mua ngoài chợ về cũng phải rảy nước đã rồi mới ăn. Họ còn giữ nhiều tập tục khác nữa như rửa chén bát, bình lọ và các đồ đồng’ Mc 7,4

Ngồi chung bàn ăn với phường trộm cắp, giới thu thuế bị coi là người tội lỗi là người ăn dơ, ở bẩn. Mc 2,16.

Sờ tay vào xác chết coi như bị ô uế. Mắc bệnh nan y không chữa trị được bị coi là ô uế. Bị loại khỏi cộng đoàn. Sống tách biệt một nơi. Trở thành kẻ vô gia cư. Vô thân thích vì không được đến gần những người thân. Xã hội coi họ như đã chết.

Xã hội đương thời

Chỉ có một món ăn dơ, không phải chiên, xào, nấu, nướng. Món ăn này không phải chuẩn bị, lúc nào cũng có sẵn, không bao giờ thiếu. Không ai tặng kẻ làm cho mình bực, tức, nóng, giận ăn những món trong sạch, ngon lành. Món cho ăn trong lúc bực tức, nóng giận phải là món dơ, bẩn bởi vì cho ăn trong lúc thiếu tự chủ, trong lúc cả giận mất khôn. Cho người ăn để hả cơn giận, giảm bực tức, hả dạ, thoả lòng. Dơ bẩn hiểu theo nghĩa trên không phải là những gì từ bên ngoài vào mà là những gì sẵn trong lòng gặp cơ hội thuận tiện sẽ phát ra. Đâu mấy ai ý thức là trước khi cho người thưởng thức món dơ, tục tĩu chính họ là nạn nhân vì nó phát ra từ trong lòng; trong khi người nghe chưa chắc đã ăn trúng.

Thời xưa ăn dơ, ở bẩn chú trọng nhiều đến thực phẩm ảnh hưởng đến thân xác. Ngày nay quan niệm ăn dơ, ở bẩn biến thái, chú trọng nhiều đến phần tinh thần và tâm linh hơn thân xác. Người ta dùng thân xác để làm nhục thân xác. Làm cho xấu hổ, làm bại hoại tinh thần. Hầu hết các câu nói dơ bẩn đều ít nhiều liên quan đến thân xác. Bình thường thì che đậy khi cả giận lại phơi ra. Tệ hơn nữa phong trào tục hoá đang xúc phạm đến đức tin và Thiên Chúa bằng cách biến những câu nói thánh thiện, hình ảnh Chúa nhân lành thành các câu chửi rủa để nhục mạ niềm tin người khác.

Đạo đức chung

Quan niệm chung của đại đa số chúng ta là những người đạo đức thì ăn dơ, ở bẩn hướng dẫn, điều khiển bởi giác quan và cảm nghiệm. Các câu đại loại như thấy dòi bọ mà sợ. Nghe diễn tả mà ớn lạnh. Sờ vào toàn thân nổi gai ốc. Ngửi vào muốn ngất xỉu. Để tránh cảm giác đó người ta đeo khẩu trang, kính, vớ tay tạo cảm giác an toàn khi phải làm việc hôi hám, khó ngửi mong tránh các loại bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm gây thiệt mạng.

Mặt khác người đạo đức hay tìm cách vụng trộm, ước ao, thèm khát ăn dơ, ở bẩn. Trả tiền để được ăn dơ, lén lút để được ở bẩn. Dối trá dưới mọi hình thức mong không ai biết việc họ làm. Trá hình dưới dạng này, kiểu nọ mong lợi nhuận tối đa, bất chấp lẽ phải, công bằng hay đau khổ gây cho người khác. Làm như thế rõ ràng là cố tình, có mục đích, chủ trương, trong việc ăn dơ, ở bẩn.

Thánh thiện

Người có lòng thánh thiện quan niệm dơ bẩn khác với thành phần đạo đức mà thiếu thánh thiện. Họ không sợ các cặn bã, dơ bẩn thân xác thải ra. Họ tối kị dơ bẩn từ trong lòng phát ra. Mọi hình thức làm cho tâm hồn ra dơ bẩn, biến tâm hồn thành chai đá, chống lại tình yêu Thiên Chúa đều là ăn dơ, ở bẩn. Đều phải xa lánh, hết sức chống lại các cám dỗ dù có phải thiệt thân cũng nên làm. Mọi liên hệ xa gần với Satan đều là dơ bẩn vì chúng là cha của ô uế. Đến gần chúng đã không nên, huống chi để chúng nhập vào người. Đức Kitô nói rõ,

‘không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ trong con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế… Vì từ bên trong, từ lòng người xuất phát những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tị, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng. Tất cả những điều xấu xa đó, đều từ trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế’. Mc 7,20tt.

Dơ bẩn thân xác giết chết thân xác, dơ bẩn tâm hồn giết chết linh hồn. Dơ bẩn tâm hồn đáng khiếp hơn dơ bẩn thân xác.

TÌM BÀI CŨ:

Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html

Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html

Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
 
Ngày Tình Nhân - ''Có Phải Không?''
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
13:50 14/02/2009
“Có phải không?”

Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng nghe bài hát “Chung Kết Trầu cau”. Đây là một bài hát lời hay, thấu lý đạt tình và rất lên thơ với đoạn:

Chung kết trầu cau trong vôi nồng là duyên son thắm

Xe tơ hồng thành dây chung mối nối câu vuông tròn

Câu hát ngân vang hoà quyện hai con người xa lạ và khác biệt nên một trong tình yêu lứa đôi. Từ nay họ chung lứa chung tình. Từ nay họ cùng sánh bước bên nhau với duyên tình nồng thắm. Một cuộc tình tưởng chừng như cũng có lần dang dở. Một cuộc tình tưởng chừng như khó vượt qua những khác biệt về tính tình, về văn hoá, về trình độ. Thế nhưng, họ đã vượt qua những cản trở do sự khác biệt gây ra, do sự hiểu lầm mang đến. Họ đã chọn nhau để cùng nhau đi suốt cuộc đời. Một lựa chọn kết hôn không dựa trên những rung động của tiếng sét ái tình mà dựa trên một chuỗi dài những ngày tìm hiểu trong chân thành và tôn trọng lẫn nhau. Một chọn lựa trưởng thành chấp nhận sự giới hạn của mình để cần sự bổ túc và nâng đỡ nhau trong tình nghĩa vợ chồng.

Một lựa chọn đi đến kết hôn không phải là một sớm một chiều mà được trải rộng qua thời gian với bao nhiêu là ưu tư lo lắng về tương lai, về tính chân thật của tình yêu. Như bài thơ “Có thật không đã diễn tả.

Có thật không tình anh là biển khát ?

Chờ sóng em để hát khúc giao mùa

Có thật không hay anh chỉ nói đùa

Xa xa quá nói sao vừa mong nhớ

Một tình yêu chân thật không dừng lại ở những buổi hẹn hò thề non hẹn biển. Nhưng yêu nhau luôn hướng đến sự chung sống trọn đời với nhau. Thế nên, khi yêu nhau người ta vẫn khao khát có ngày “Võng chàng đi trước – Kiệu nàng theo sau”. Đó là lý do mà cô gái đã hỏi chàng trai:

Có thật không tình anh là con phố ?

Đợi em về pháo nổ rộn đường quê

Có mẹ già đứng đợi ở con đê

Cô dâu nhỏ mới về thăm đất tổ

Nhưng tình yêu sao vẫn thấy mong manh. Vì “Sông sâu còn có kẻ dò – Lòng người thăm thẳm trùng khơi khôn dò”. Thế nên, người đang yêu vẫn sợ người mình yêu gian dối, thiếu chung tình.

Có thật không tình anh là nắng hạ ?

Sưỡi lòng em băng giá chốn quê người

Có thật anh yêu em nhất trên đời

Hay đó cũng chỉ là lời gian dối

Có thật không tình anh là tuyệt đối ?

Chỉ mình em anh nói tiếng yêu thương

Vâng tình yêu là thế! Tình yêu luôn đòi hỏi nên một với nhau, luôn mong mỏi chung lứa, chung tình với nhau cho đến trọn đời.

Hôm nay cũng là ngày Tình nhân (14/02). Ngày mà người ta đề cao sự chung thuỷ vợ chồng. Yêu thương gắn kết vói nhau cho đến trọn đời.

Theo truyền thuyết kể rằng: Thánh Valentino, tử đạo tại Rô-ma năm 269. Thánh nhân là một linh mục sống dưới thời bạo chúa Claudio. Vào thời điểm lúc ấy, bạo chúa Claudio muốn có một đội quân hùng mạnh nên đã ra lệnh mọi người nam tới tuổi trưởng thành đều phải nhập ngũ. Ông còn ra lệnh cấm mọi cuộc kết hôn để tránh cản trở việc gia nhập quân đội. Thế nhưng, thánh Claudio vẫn âm thầm làm lễ cưới cho các đôi tình nhân. Và một lần ngài đã bị bắt quả tang khi đang làm lễ cưới. Đôi hôn phối chạy thoát. Thánh nhân thì bị bắt. Nhận ra tình yêu của thánh nhân dành cho các bạn trẻ, nhiều bạn trẻ đã đến thăm thánh nhân trong ngục thất. Họ ném ho và những bước thư ngắn qua cửa sổ cho thánh nhân. Một trong những bạn trẻ đó là con gái của người gác ngục. Cô đã thường xuyên đến thăm thánh nhân và bày tỏ lòng kính trọng đối với thánh nhân. Trước khi bị đem ra pháp trường, thánh nhân đã để lại cho cô bé bức thư cám ơn với hàng chữ: “Gửi con tình yêu từ Valentino của con”.

Lời nhắn này được viết vào ngày thánh nhân phải chết (14.02.269). Phải chăng đó chính là nguồn gốc việc gửi thiệp và tặng quà trong ngày lễ này.

Cầu chúc cho các anh chị chưa yêu tìm được tình yêu. Cầu chúc cho các anh chị đang yêu tìm được tìm yêu chân thật và trung tín. Cầu chúc cho mọi người tìm gặp hạnh phúc trong tình yêu lứa đôi. Nguyện xin tình yêu Chúa nâng đỡ và chúc lành cho những ai đang yêu và đã yêu.
 
Mỗi Ngày Một Câu Kinh Thánh - Từ ngày 16 đến 28.02.2009
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
13:55 14/02/2009
MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH

Từ 16-02 đến 28-02-2009

Ngày 16-02-09: Anh em đã được Thiện Chúa tuyển chọn và mời gọi, thì hãy cố gắng hết mình, để làm cho các ơn đó nên vững mạnh. Có thế anh em sẽ không bao giờ vấp ngã. (2 Pr 1, 10)

Các ơn đó là lòng tin, đức độ, hiểu biết, tiết độ và kiên nhẫn. Tôi đã được Chúa chọn, hãy quyết tâm tu luyện đêm ngày để nên thánh.

Ngày 17-02-09: Vì thế, tôi luôn nhắc anh em nhớ lại những điều trên (các nhân đức bạn đang tập luyện), mặc dầu anh em đã biết rồi và đang sống vững vàng theo sự thật anh em hiện nắm giữ. ((2 Pr 1, 12)

Thánh Phêrô thấy các nhân đức trên rất cần, nên không ngừng khuyên bạn và tôi hãy luôn tập luyện cho thật vững để đi tới đích.

Ngày 18-02-09: Căn cứ vào điều này, chúng ta nhận ra rằng ta biết Thiên Chúa, đó là chúng ta giữ các điều răn của Người. (1Ga 2,3)

Tôi biết Ngài là tôi có mối tương giao trực tiếp với Thiên Chúa. Mà tiêu chuẩn để nhận ra bạn biết Thiên Chúa là thực hành Lời Ngài.

Ngày 19-02-09: Ai nói rằng mình biết Người mà không tuân giữ các điều răn của Người, đó là kẻ nói dối,… ((1 Ga 2, 4)

Nhiều người giả hình chỉ khoe biết Chúa bằng môi miệng bề ngoài. Tôi biết đây là sống giống như Ngài và thực hành Lời của Ngài.

Ngày 20-02-09: Còn hễ ai giữ Lời Người dạy, nơi kẻ ấy tình yêu Thiên Chúa đã thực sự nên hoàn hảo. Căn cứ vào điều ấy, chúng ta biết được mình đang ở trong Thiên Chúa. (1 Ga 2, 5)

Dấu để biết bạn yêu Chúa là thực hành Lời Ngài, mà khi sống Lời Ngài thì bạn đang ở trong Thiên Chúa, được trở nên một với Ngài.

Ngày 21-02-09: Đức Chúa là Thiên Chúa phán: “Ta là An-pha và Ô-mê-ga, là Đấng hiện có, đã có và đang đến, là Thiên Chúa Toàn Năng. (Kh 1, 8).

Đây là chữ đầu tiên và cuối cùng của Hy-lạp, Thiên Chúa là nguyên lý và cứu cánh của mọi thụ tạo. Tôi phải thờ phương Ngài trong sự liên kết với Đức Kitô và hiệp nhất với Chúa Thánh Thần.

Ngày 22-02-09: Tôi là Gioan, một người anh em của anh em, tôi cùng chia sẻ nỗi gian chuân…tôi đang ở đảo gọi là Pát-mô, vì đã rao giảng Lời Thiên Chúa và Lời chứng của Đức Giêsu. (Kh 1, 9)

Gioan đang bị Rôma giam giữ ở đảo Pat-mô vì rao giảng Lời Chúa. Hôm nay, vì học hỏi Lời Chúa mà bạnbị khinh chê ghen ghét không?

Ngày 23-02-09: Tôi đã xuất thần vào ngày của Chúa và nghe đằng sau tôi có một tiếng lớn như thể tiếng kèn. (Kh 1, 10)

Xuất thần hiểu là được linh hứng trong Thần Khí để hiểu biết về những mầu nhiệm Thiên Chúa. Trong ngày cánh chung của Đức Kitô sẽ đến xét xử bạn và tôi đã làm được những gì cho Hội thánh?

Ngày 24-02-09: “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì vua Hê-rô-đê sắp tìm cách giết Hài Nhi đấy!” (Mt 2, 13)

Hài Nhi Giêsu chính là Mô-sê mới, vừa chào đời đã là nạn nhận của bạo chúa. Bạn và tôi hãy tin tưởng và khôn ngoan khi nói về Chúa.

Ngày 25-02-09: Ông ở đó cho cho đến khi vua Hê-rô-đê băng hà, để ứng nghiệm Lời Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ:

Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai-cập. (Mt 2, 15)

It-ra-en lưu đày tại Ai-cập, được Thiên Chúa dùng Mô-sê giải phóng và dẫn về đất Ca-na-an để trở thành một dân đông đảo. Tôi luôn tin vào sự quan phòng của Chúa trong các biến cố hiện nay.

Ngày 26-02-09: Sứ thần báo mộng cho ông rằng: “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người về đất It-ra-en, vì những kẻ tìm giết hài Nhi đã chết rồi.” (Mt 2, 20)

Đây chính là Lời Thiên Chúa báo cho Mô-sê về cái chết của Pharaô. Tôi noi gương thánh Giuse lắng nghe tiếng Chúa nói, trong mọi lúc vui buồn của cuộc sống, để tỉnh thức và đem ra thực hành.

Ngày 27-02-09: Nhưng vì nghe biết Ác-khê-lao đã kế vị vua cha là Hê-rô-đê, cai trị miền Giuđê, nên ông sợ không dám về đó. Rồi sau khi được báo mộng, ông lui về miền Ga-li-lê. (Mt 2, 22)

Ông vua này độc ác không kém gì vua cha, nên ông đã bị hoàng đế Au-gut-tô truất phế và đày sang xứ Ga-li-a Pháp. Xin giúp con được sự khôn ngoan của Thánh Thần như ông Giuse trong mọi hành động.

Ngày 28-02-09: và đến ở một thành kia gọi là Na-da-ret, để ứng nghiệm Lời đã phán qua miệng các ngôn sứ rằng:

Người sẽ được gọi là người Na-da-ret. (Mt 2, 23)

Gia đình Chúa về ở tại Nadaret đó là đặc điểm của Đấng Mê-si-a. Xin dạy con sống chứng nhân cho những người trong khu xóm.

Phó tế: JB Nguyễn văn
 
Những vấn nạn liên quan đến Rước Lễ và tráng chén
LM. Phêrô Trần Thế Tuyên
16:51 14/02/2009
Những vấn nạn liên quan đến Rước Lễ và tráng chén

Câu hỏi 1: Nếu tôi tự cầm Mình Thánh chúa chấm vào Máu Thánh Chúa, tôi vừa được rước lễ dưới hai hình, vừa giữ được vệ sinh, tránh bệnh truyền nhiễm do việc uống chung chén thánh với người khác?

Qui Chế Tổng Quát về Thánh Lễ theo Nghi Thức Rôma số 245 (Missale Romanum, Institutio Generalis, n, 245) cho xử dụng bốn hình thức rước Máu Thánh Chúa như sau:

1) Uống trực tiếp Máu Thánh Chúa từ chén lễ.
2) Chấm Mình Chúa vào Máu Chúa (intinctio)
3) Nhận Máu Chúa từ ống bôm (tube)
4) Nhận Máu Chúa qua chiếc muỗng (spoon)

Giám Mục địa phận có thể bỏ hình thức dùng ống bôm và dùng muỗng trong việc rước Máu Thánh Chúa, nhưng phải duy trì việc rước Máu Thánh Chúa bằng cách uống trực tiếp từ chén thánh và hình thức chấm Mình Chúa vào Máu Chúa.

Hình thức rước Máu Thánh Chúa bằng cách lấy Mình Thánh Chúa chấm vào Máu Thánh Chúa, tiếng latinh gọi là intinctio phải do linh mục thực hiện: chính linh mục lấy Mình Chúa chấm vào Máu Thánh chúa và đặt vào lưỡi của người rước lễ. Bánh lễ dùng cho hình thức chấm vào rượu nầy không được quá mỏng và quá nhỏ, và chỉ Linh Mục mới được cho rước lễ theo hình thức chấm vào Máu Thánh Chúa nầy mà thôi. (Qui Chế Tổng Quát số 285b và 287)

Người rước lễ, không được tự mình nhận Mình Thánh chúa rồi chấm vào Máu Thánh chúa. Lý do:

a) Thần học về Bí Tích Thánh Thể: Thánh Thể, biểu tượng trọn vẹn của hợp nhất. Hợp nhất diễn đạt qua việc ăn cùng mâm và uống cùng một chén rượu “Rồi Chúa Giêsu cầm lấy chén rượu, tạ ơn, trao cho các môn đệ và phán ‘tất cả các con, hãy cầm lấy mà uống, đây là máu Thầy, máu Giao Ước sẽ đổ ra mang ơn tha tội cho muôn người” (Matthêu 26:27-28). Thánh Phaolô cũng nhấn mạnh về hợp nhất trong trong Bí Tích Thánh thể qua Thư gửi Giáo Đoàn Corintô “Vì ổ bánh là một, chúng ta tuy nhiều, nhưng là một thân thể, vì chúng ta cùng ăn chung một ổ bánh” (I Cor.10: 17). Nên người chấm Mình Thánh Chúa vào Máu Thánh Chúa đã không thể hiện được sự hợp nhất trọn vẹn của Thánh Thể. Họ đã không uống cùng chén rượu với người khác.

Người ta thích chấm Mình Thánh Chúa vào Máu Thánh Chúa vì lý do vệ sinh, tránh những bệnh hoạn truyền nhiễm từ những người đã uống trước. Tuy nhiên, Thánh Bộ Phuợng Tự và Kỷ Luật Bí Tích qua giáo huấn Redemptionis Sacramentum (được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chấp thuận ngày 19.3.2004) không thấy đề cập đến vấn đề nầy. Người ta mặc nhiên đồng ý với Qui Tắc về việc rước lễ dưới hai hình của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ số 45 cho rằng: Chén thánh được lau sạch sẽ, kỹ lưỡng sau mỗi lần uống được coi như đã giảm thiểu tối đa việc lây nhiễm rồi.

b) Kính trọng và bảo toàn Mình Máu Thánh chúa:

• Nếu người rước lễ tự chấm Mình Chúa vào Máu Thánh chúa, họ rất dễ chấm quá sâu, nhúng những ngón tay của mình vào trong Máu Thánh chúa. Điều nầy càng làm mất vệ sinh hơn.
• Nếu người ta tự chấm lấy Máu Thánh Chúa, rất có thể gây nên sự rơi rớt những giọt Máu Thánh Chúa trong khoảng cách giữa chén thánh và miệng của người rước lễ. Đó là chưa nói đến trường hợp Mình Thánh Chúa bị sủng ướt và rơi xuống đất.

Để bảo vệ toàn vẹn sự thánh thiện tuyệt đối của Bí Tích Thánh Thể, Thánh Bộ Phượng Tự và Kỷ Luật Bí Tích qua Giáo Huấn Redemptionis Sacramentum số 107 cũng nhắc đến khoảng Giáo Luật 1367 về hình phạt vạ tuyệt thông dành cho Toà Thánh đối với những ai xúc phạm nghiêm trọng (Graviora delicta) đến bí tích Thánh Thể qua những dạng thức sau:

• Quăng ném Mình Máu Thánh chúa, hoặc mang đi khỏi nhà tạm và lưu giữ Mình Máu Thánh Chúa với mục đích phạm thánh.
• Giả bộ cử hành Thánh Lễ làm cho ngườI khác tưởng đó là thánh lễ thật.
• Đồng tế với những giáo sĩ của các giáo phái không hiệp thông với Công Giáo hay không có Bí tích truyền chức thánh như Công Giáo.
• Giáo Sĩ làm lễ, truyền phép chỉ có một hình. Chỉ đọc lời truyền phép bánh và rượu mà không cử hành trọn vẹn Thánh Lễ.

Giáo sĩ mang những tội phạm kể trên sẽ bị huyền chức (dismissal from Clerical state).

Câu hỏi 2: Sau khi rước lễ, người giúp lễ hay thừa tác viên ngoại thường của việc cho chịu lễ có được tráng chén lễ hay bình đựng Mình Thánh Chúa ở bàn bên cạnh bàn thờ không?

Xin xác định một vài yếu tố hay tên gọi cần thiết để tránh lẫn lộn:

Thừa tác viên Thánh Thể (Minister of the Eucharist) là người nhận lãnh chức linh mục thành sự (a validly ordained Priest), chỉ người nầy mới được cử hành thánh lễ trong chính con người của Chúa Kitô (in persona Christi) – Giáo Luật § 900. Nên không ai được gọi là thừa tác viên ngoại thường của Bí Tích Thánh Thể cả (extraordinary minister of the Eucharist) hay thừa tác viên đặc biệt của Bí Tích Thánh Thể (special minister of the Eucharist). Thánh Thể không chấp nhận có thừa tác viên ngoại thường.

Tuy nhiên phụng vụ Thánh Lễ có thừa tác viên ngoại thường trong việc cho rước lễ (extraordinary minister of Holy Communion) khi không có đủ thừa tác viên bình thường để đáp ứng nhu cầu. Thừa tác viên bình thường của việc cho chịu lễ là Giám Mục, linh mục và Phó Tế. Nên Giám Mục, linh mục hay phó tế không được nhường việc trao Mình Máu Thánh Chúa cho thừa tác viên ngoại thường để gọi là “cho có việc phục vụ bàn thánh” Thừa tác viên ngoại thường chỉ thực hành việc cho rước lễ khi không có đủ thừa tác viên bình thường. Thừa tác viên ngoại thường khi thi hành nhiệm vụ không được trao quyền lại cho bất cứ ai khác, thí dụ nhường cho Cha Mẹ trao Mình Thánh Chúa cho con cái trong dịp Rước Lễ Lần đầu. Tất cả trích trong Giáo Huấn Redemptionis Sacramentum từ số 154 – 160).

Về việc tráng chén sau khi cho chịu lễ, xin trích dịch nguyên văn Huấn thị Redemptionis Sacramentum số 119 như sau “ Sau khi đã cho chịu lễ xong, linh mục trở lại bàn thờ, Ngài có thể đứng tại bàn thờ hay tại bàn để bánh rượu bên cạnh bàn thờ (the credence table) để trút đĩa hứng Mình Thánh chúa, bình đựng Mình Thánh chúa vào chén Thánh, rồi Ngài làm sạch chén lễ theo những qui định trong Thánh Lễ và lau sạch chén lễ bằng khăn thánh. Nếu có Phó Tế thì Phó Tế và linh mục trở lại bàn thờ sau khi cho chịu lễ và làm sạch chén thánh. Tuy nhiên, nếu có hiều bình thánh và chén thánh, thì được phép tạm thu gọn lại, đậy lại, đặt trên khăn tuyết (corporal), đặt trên bàn thờ hay bàn phụ bên cạnh bàn thờ và làm sạch ngay sau khi đã giải tán dân chúng. Ngoài ra, nếu người giúp lễ được huấn luyện chu đáo có thể tiếp tay với linh mục hay phó tế trong việc làm sạch hay xếp đặt chén thánh, bình Thánh cả trên bàn thờ hay trên bàn phụ cạnh bàn thờ. Trong trường hợp không có Thầy phó tế, người giúp lễ có thể mang Bình Thánh và Chén Thánh đến bàn phụ cạnh bàn thờ để làm sạch, lau chùi hay xếp đặt lại trong cách thế thông thường”

Huấn thị Redemptionis Sacramentum số 119 nầy được trình bày dựa trên Nguyên tắc tổng quát về Thánh Lễ theo nghi thức Roma số 163, 183 và 192.

Cả trong Huấn Thị và Nguyên tắc tổng quát, chúng ta không thấy đề cập đến việc thừa tác viên ngoại thường cho rước lễ giúp linh mục tráng chén, làm sạch và mang cất Mình Thánh chúa vào nhà tạm như chúng ta thấy thường ngày trong các nhà thờ.

Trong Nguyên tắc tổng quát về Thánh Lễ theo nghi lễ Roma số 163 còn nói “ Sau khi cho chịu lễ xong, chính linh mục, ngay lập tức uống cạn Máu Thánh chúa còn lại ngay tại bàn thờ. Mình Thánh Chúa, Ngài có thể rước ngay tại bàn thờ hay mang cất nơi dành riêng cho Mình Thánh chúa”

Chuyện chúng ta thấy và làm dường như sai với luật phụng vụ chăng? Thưa không! Những thừa tác viên ngoại thường giúp linh mục hay Thầy Phó Tế làm sạch bình thánh, tráng và lau sạch chén thánh, sau đó cất Mình Thánh Chúa vào nhà tạm là việc được phép theo qui chế phụng vụ của Giáo Hội địa phương và được chuẩn nhận bởi Hội Đồng Giám Mục hay Giám Mục địa phận.

Huấn thị về phụng vụ Redemptionis Sacramentum số 19 nói “Giám Mục địa phận, vị quản lý hàng đầu về mầu nhiệm của Chúa trong Giáo Hội địa phương được trao phó cho Ngài phải là người điều động, cỗ võ và bảo vệ toàn bộ đời sống phụng vụ của Giáo Hội.” Cũng trong Huấn thị nầy, số 21 nói “Điều liên quan đến Giám Mục địa phận là trong quyền hạn của mình, Ngài có quyền ban hành những chỉ thị phụng vụ mà giáo dân trong giáo phận phải giữ.” (Hiến Chế Lumen Gentium số 26)

Các Giám Mục đã vận dụng quyền lãnh đạo của mình và cho phép thừa tác viên ngoại thường trong việc cho chịu lễ để tráng chén thánh, làm sạch bình thánh và cất giữ Mình Thánh vào nhà tạm. Họ có thể làm chuyện nầy ngay tại bàn thờ hay tại bàn bên cạnh bàn thờ.

Hơn nữa, người giúp lễ (Acolyte) theo phân định phụng vụ là người có nhiệm vụ thắp nến trên bàn thờ, mang nến hầu trong việc kiệu rước và mang rượu nước cho linh mục trong việc chuẩn bị lễ vật. Nếu phải so sánh, người giúp lễ không có vị trí quan trọng trong phụng vụ bằng thừa tác viên ngoại thường trong việc cho chịu lễ. Vậy mà người giúp lễ được phép giúp linh mục hay phó tế trong việc làm sạch bình thánh hay tráng chén thánh theo như Nguyên Tắc Tổng Quát về Thành Lễ Rôma hay Huấn Thị Redemptionis Sacramentum cho phép. Điều nầy mặc nhiên cho thấy thừa tác viên ngoại thường trong việc chịu lễ được phép làm điều mà người giúp lễ được làm.

Có người nói rằng việc nầy dành riêng cho linh mục hay phó tế mà thôi, vì có nghi thức, nghĩa là khi tráng chén linh mục phải nguyện thầm “Lạy Chúa! Xin cho con nhận lãnh những món quà nầy thành sự thanh luyện tâm hồn. Xin cho con được ơn chữa lành và tăng sức, từ nay và mãi về sau” Đúng, có nghi thức dành cho linh mục nếu linh mục làm việc tráng chén thánh. Tuy nhiên nghi thức nầy đã không đề cập tới trong việc làm sạch và tráng chén thánh được thực hiện bởi phó tế hay người giúp lễ.

Trong sách lễ Roma bằng tiếng Anh do Hội Đồng Giám Mục Canada cho xử dụng từ năm 1974 nói “The vessels are cleansed by the priest or deacon after the communion or after Mass, if possible at the side table. While cleaning the vessels, the priest says quietly “Lord, may I receive. . . “ Đang khi đó trong Nghi thức Thánh Lễ bằng tiếng Pháp trang 135 nói “ Lorsque la distribution de la communion est achevée, le prêtre, le diacre ou l’acolyte purifie la patène sur le calice, et le calice lui-même, de preference à la crédence. It peut aussi le faire après la messe. S’il faire lui-mêm la purification, le prêtre dit a voix basse “ Puission-nous acceuillir. . . ” Cũng là nghi nthức thánh lễ theo nghi lễ Roma, nhưng bản tiếng Anh không nói gì đến người giúp lễ. Bản tiếng Pháp nói đến người giúp lễ và nghi thức tráng chén nếu được làm bởi linh mục thì linh mục đọc…Như vậy, phải hiểu là nếu người khác, không là linh mục làm thì không đọc lời nguyện thầm trên, tức không có nghi thức.

Nói rằng: Qui tắc tổng quát về Thánh Lễ Rôma cũng như Redemptionis Sacramentum cho phép người giúp lễ hay thừa tác viên ngoại thường trong việc cho rước lễ được phép làm sạch đĩa hứng, bình thánh hay tráng chén thánh, chúng tôi không hàm ý rằng: Linh mục chủ tế PHẢI để cho giáo dân làm chuyện đó. Không, nếu linh mục chủ tế dành riêng việc đó cho mình, chúng ta phải tôn trọng quyền thừa tác viên Thánh Thễ in persona Christi của linh mục chủ tế. Và linh mục chủ tế cũng nên hiểu rằng: giáo dân phục vụ Thánh Lễ trong vai trò giúp lễ hay thừa tác viên ngọai thường việc cho chịu lễ cũng có thể làm chuyện nầy.

Lm. Phêrô Trần thế Tuyên và những linh mục trong nhóm “cùng nhau học hỏi” ở Canada

 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:57 14/02/2009
VỐN ĐÃ ĐẦY ĐỦ

N2T


Các đệ tử khát vọng cầu cho được trí huệ khôn ngoan, nhưng không thể đạt đến bí quyết của nó.

Đại sư nói: "Không ai có thể được nó, càng không thể nắm nó.”

Đại sư nhìn thấy đệ tử ủ rũ như thế bèn nói: “An tâm đi, các con cũng sẽ không mất nó đâu.”

Suốt ngày hôm ấy các đệ tử đều tìm tòi cái không cách gì được ấy, và báu vật cũng không cách gì mất đi được.

(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Báu vật quý nhất của con người chính là sự khôn ngoan, sự khôn ngoan này có được là nhờ vào trí huệ minh mẫn mà Thiên Chúa ban cho, và chính mình biết vận dụng trong mọi hoàn cảnh để sự khôn ngoan được phát triển mỗi ngày.

Sự khôn ngoan này không ai có thể có được nếu Thiên Chúa không ban cho, và cũng không ai nắm nó được nếu không có lòng khiêm tốn.

- Khôn ngoan đến từ Thiên Chúa là biết tìm kiếm lợi ích cho linh hồn, mà khôn ngoan của thế gian thì chỉ biết tím kiếm ích lợi của thân xác.

- Khôn ngoan đến từ Thiên Chúa thì có những lời nói hòa giải đem lại sự hiệp nhất, mà khôn ngoan của thế gian thì chỉ biết nói những lời gây chia rẻ và khinh mạn.

- Khôn ngoan đến từ Thiên Chúa thì biết tìm kiếm những ích lời cho cộng đoàn và tha nhân, mà khôn ngoan của thế gian thì chỉ biết tìm kiếm lợi ích cho cá nhân mình mà thôi.

Sự khôn ngoan của Thiên Chúa vẫn hằng ngày quanh quẫn bên chúng ta, nếu chúng ta mở rộng tâm hồn đón nó, thì nó sẽ vào cư ngụ chung với chúng ta và làm cho chúng ta nên tốt hơn, nhưng nếu chúng ta dùng tâm hồn kiêu ngạo để đón nó, thì suốt đời sẽ không nắm được nó, bởi vì sự khôn ngoan đích thực là bởi Thiên Chúa mà đến.

Có sự khôn ngoan của Thiên Chúa là có tất cả, đó là sự đầy đủ của tâm hồn.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:58 14/02/2009
N2T


81. Nếu bạn trung tín trong việc nhỏ và hết lòng vui vẻ trung thành với Thiên Chúa, thì trong việc lớn Thiên Chúa nhất định sẽ giúp đỡ bạn.

(Thánh Teresa of Lisieux)
 
Mỗi ngày một câu Cách Ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:59 14/02/2009
N2T


25. Mỗi người khi thông qua bước ngoặc cuộc đời, thì thế nào cũng sẽ bỏ đi một vài việc nào đó.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha lập lại, lập trường chống Do Thái không có chỗ đứng trong Giáo Hội
Bùi Hữu Thư
02:40 14/02/2009

Đức Thánh Cha lập lại, lập trường chống Do Thái không có chỗ đứng trong Giáo Hội



Ngài nói việc chối bỏ Holocaust không thể chấp nhận

VATICAN 12, tháng 2, 2009
(Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói, bất cứ sự chối bỏ hay coi thường sự bạo tàn của Holocaust "không thể dung thứ và chấp nhận.”

Đức Thánh Cha khẳng định điều này hôm nay khi tiếp Hiệp Hội các chủ tịch các Tổ Chức Do Thái Tại Hoa Kỳ, đang nhóm họp tại Ý đồng thời với chương trình thăm viếng mục vụ của họ tại Do Thái.

Cuộc tiếp xúc của Đức Thánh Cha với các lãnh đạo Do Thái xẩy ra vào một thời điểm then chốt của mối liên hệ Do Thái-Công Giáo, đã chịu thiêt hại của sự mâu thuẫn do giám mục Richard Williamson thuộc nhóm LeFèbvre gây ra, ông là người chối bỏ việc tàn sát người Do Thái bằng hơi ngạt.

Đức Thánh Cha và Tòa Thánh đã có nhiều lời tuyên bố khẳng định việc Giáo Hội kính trọng người Do Thái. Trong diễn từ hôm nay, Đức Thánh Cha Benedict XVI nhắc lại cuộc viếng thăm Auschwitz của ngài năm 2006.

Ngài hỏi, "Không có ngôn từ nào có thể diễn tả nổi kinh nghiệm về nỗi cảm xúc sâu xa này. Trong khi tôi đi qua cổng của nơi chốn kinh hoàng này, hình ảnh của những thảm cảnh hiện ra. Tôi suy niệm về muôn vàn tù nhân, biết bao người là Do Thái, đã phải qua đoạn đường này để bị giam cầm tại Auschwitz và tại tất cả các trại tù khác.

"Các con cháu của Abraham, đau khổ và bị hạ phẩm giá, không có gì để an ủi họ ngoài đức tin nơi Thiên Chúa của tổ tiên của họ. Làm sao chúng ta có thể bắt đầu thấu hiểu thảm hoạ gớm ghê đã xẩy ra trong những nhà tù khổ nhục này? Tất cả nhân loại phải cảm thấy xấu hổ sâu đậm về sự bạo tàn dã man đối với người dân của chúng ta vào thời đó."

Đức Thánh Cha tiếp tục ghi nhận rằng ngài đang chuẩn bị viếng thăm Do Thái vào tuần lễ thứ hai tháng 5.

Rồi ngài suy tư về lịch sử 2000 năm của mối tương quan giữa Do Thái giáo và Giáo Hội, công nhận rằng “đã trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau, đôi khi rất đau lòng khi nhớ lại."

Ngài khẳng định rằng tuyên ngôn "Nostra Aetate" của Công Đồng Vatican II đã hướng dẫn mối tương quan này ngay từ khi đươc soạn thảo.

Đức Thánh Cha nói, "Giáo Hội cương quyết cam đoan chối từ mọi thái độ chống Do Thái và tiếp tục xây dựng các mối liên hệ tốt đẹp và lâu bền giữa hai cộng đồng.”

Ngài tiếp:"Sự thù ghét và khinh bỉ những người nam, nữ và trẻ em được thực hiện qua Holocaust là một tội lỗi xúc phạm đến Thiên Chúa và nhân loại. Điều này phải thật rõ ràng đối với tất cả mọi người, nhất là những ai đồng ý với truyền thống của Thánh Kinh, theo đó tất cả mọi con ngưòi đều được cấu tạo theo hình ảnh và giống Thiên Chúa.

"Không thể thắc mắc được là việc chối bỏ hay coi thường tội ác ghê gớm này hoàn toàn không thể dung thứ hay chấp nhận."

Đức Thánh Cha Benedict XVI kết luận bằng cách mong muốn rằng ký ức về Holocaust sẽ mãi mãi “là những lưu ý cho chúng ta về tương lai, và thôi thúc chúng ta phải cố gắng để hoà giải."

Ngài nói, "Nhớ lại thì phải làm tất cả mọi sự trong quyền hạn của chúng ta để ngăn ngừa một thảm họa tương tự xẩy ra cho gia đình nhân loại bằng cách xây dựng những nhịp cầu thân hữu lâu bền. Tôi tha thiết cầu xin cho ký ức về tội phạm ghê tởm này sẽ tăng cường sự quyết tâm của chúng ta để hàn gắn những vết thương đã từ lâu hủy hoại mối tương quan giữa Kitô hữu và người Do Thái. Tôi chân thành mong ước là tình thân hữu chúng ta đang có sẽ càng ngày càng mạnh mẽ hơn, để cho sự cam kết không lay chuyển của Giáo Hội cho mối tương quan tôn kính và hòa điệu với dân nước của iáo Ước sẽ mang hiều hoa trái dồi dào."

Đại biểu của các lãnh tụ Do Thái tiếp kiến Đức Thánh Cha Rabbi Arthur Schneier, chủ tịch Hội Kêu Gọi Lương Tâm (Appeal of Conscience Foundation). Vị Rabbi này đã đón chào Đức Thánh Cha tại Đền Thờ Park East khi ngài tông du New York tháng Tư vừa qua.

Rabbi Schneier nói, "Là một người sống sót sau vụ Holocaust, tôi đã có rất nhiều ngày tháng đau thương và khó khăn, khi phải đối chất với những người chối từ Holocaust như vị giám mục của Hội Dòng Thánh Piô X. Các nạn nhân của Holocaust chưa cho chúng tôi quyền tha thứ những ai gây thảm họa cũng như những người chối từ Holocaust. Cám ơn ngài vì đã thấu hiểu nỗi đau thương và khắc khoải của chúng tôi."
 
Đức Giáo Hoàng Với Tân Đại Sứ Úc tại Vatican
Vũ Văn An
02:56 14/02/2009
Đức Giáo Hoàng Với Tân Đại Sứ Úc Tại Vatican

VATICAN CITY, 12 tháng Hai, 2009 (Zenit.org).- Sau đây là diễn văn của Đức Bênêđíctô XVI đọc vào ngày hôm nay, nhân dịp tiếp nhận ủy nhiệm thư của Ông Timothy Andrew Fischer, đại sứ thường trú đầu tiên của Úc bên cạnh Tòa Thánh

Thưa Ông Đại Sứ

Thật là một vui mừng đặc biệt cho tôi được chào mừng ông tới Vatican và tiếp nhận Ủy Nhiệm Thư cử ông làm Đại Sứ Ngoại Thường và Toàn Quyền của Úc tại Tòa Thánh. Tôi xin ông vui lòng chuyển tới Tổng Toàn Quyền là Bà Quentin Bryce, và Chính Phủ cũng như nhân dân quí quốc lòng biết ơn đối với những lời chúc thăm của họ. Với những kỷ niệm sống động về cuộc thăm viếng mới đây của tôi tại xứ sở tuơi đẹp của ông, tôi xin bảo đảm với ông rằng tôi luôn cầu nguyện cho sinh phúc của qúi quốc và đặc biệt tôi xin được gửi lời chia buồn tới các cá nhân và gia đình đang buồn sầu tại Victoria, là những người đã mất người thân trong các vụ hoả hoạn mới đây.

Việc bổ nhiệm ông làm Đại Sứ thường trú đầu tiên của Úc cạnh Tòa Thánh đánh dấu giai đoạn mới đáng hoan nghênh trong các mối liên hệ ngoại giao của chúng ta và đem lại một cơ hội để thâm hậu hóa sự hiểu biết lẫn nhau và mở rộng hơn nữa sự hợp tác vốn đã có ý nghĩa của chúng ta. Việc Giáo Hội giao tiếp với xã hội dân sự được đặt căn bản trên niềm xác tín rằng tiến bộ nhân bản, bất kể là của cá nhân hay cộng đồng, tùy thuộc vào việc nhìn nhận ơn gọi siêu nhiên thích đáng đối với từng con người. Chính là do Thiên Chúa mà mọi người đàn ông và đàn bà đã nhận được phẩm giá chủ yếu (xem Sáng Thế 1:27) và khả năng tìm kiếm chân lý và sự thiện của họ. Bên trong cái nhìn rộng lớn ấy, ta có thể đi ngược lại với các xu hướng của chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa duy hiệu quả (pragmatism & consequentialism), hết sức thịnh hành ngày nay. Các chủ nghĩa này chỉ xem sét các triệu chứng và hậu quả của chống đối, của mảnh vụn hóa xã hội, của mù mờ luân lý, chứ không chú ý cho tới gốc rễ của chúng. Khi đem chiều kích linh thiêng của nhân loại ra ánh sáng, thì tâm trí cá thể tự nhiên được lôi kéo tới Thiên Chúa và tới các kỳ diệu của sự sống con người, một sự sống tự nó vốn là chân, mỹ, các giá trị luân lý và người khác. Nhờ cách đó, ta có thể tìm thấy một nền tảng vững chắc để hợp nhất xã hội và duy trì được một tầm nhìn đầy hy vọng.

Ngày Giới Trẻ Thế Giới là một biến cố hết sức quan trọng đối với Giáo Hội hoàn vũ và đối với nước Úc. Những phản hồi đánh giá cao vẫn đang còn tiếp tục vang lên ngay bên trong quí quốc lẫn từ khắp mặt địa cầu. Trên hết, mọi Ngày Giới Trẻ Thế Giới đều là một biến cố thiêng liêng: một thời điểm để giới trẻ, mà không phải ai ai cũng có liên hệ gần gũi với Giáo Hội, gặp gỡ được Thiên Chúa trong một cảm nghiệm cầu nguyện, học hỏi và lắng nghe sâu sắc, và nhờ đó tiến tới chỗ cảm nghiệm được đức tin trong hành động. Như ông Đại Sứ đã nhận xét, chính các cư dân Sydney đã được niềm vui đơn sơ của khách hành hương gây cảm hứng. Tôi cầu xin cho thế hệ mới của giới trẻ Kitô Hữu này tại Úc Châu và trên toàn thế giới biết hướng lòng hứng khởi của họ đối với mọi điều chân thiện vào việc rèn đúc tình bạn chống lại mọi chia rẽ và tạo không gian để sống đức tin trong và cho thế gian, làm khung cảnh cho hy vọng và đức ái thực tiễn.

Thưa Ông Đại Sứ, dị biệt văn hóa đem lại sự phong phú cho cấu trúc xã hội của nước Úc ngày nay. Trong nhiều thập niên qua, cấu trúc ấy từng bị hoen ố bởi nhiều bất công mà người Thổ Dân từng phải chịu một cách đau đớn. Nhờ lời xin lỗi do Thủ Tướng Rudd đưa ra năm ngoái, một thay đổi sâu xa trong trái tim đã được khẳng nhận. Ngày nay, được đổi mới trong tinh thần hòa giải, cả các cơ quan chính phủ lẫn các trưởng thượng thổ dân đều có thể đương đầu một cách cương quyết và đầy cảm thương với toàn bộ các thách đố trước mặt. Một điển hình nữa cho thấy ý của chính phủ ông muốn cổ vũ lòng tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hóa là cố gắng đáng khen của chính phủ ấy trong việc làm dễ dàng các đối thoại và hợp tác liên tôn cả trong nước lẫn ở trong vùng. Các sáng kiến như thế giúp bảo tồn được các gia tài văn hóa, nuôi dưỡng chiều kích công của tôn giáo, và làm ngời lên các giá trị mà không có chúng trái tim xã hội dân sự sẽ héo úa.

Hoạt động ngoại giao của Úc tại Thái Bình Dương, Á Châu và gần đây tại Phi Châu là một hoạt động nhiều mặt và đang lớn rộng. Sự hỗ trợ tích cực của quí quốc đối với Các Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ (Millennium Development Goals), rất nhiều những hùn hạp trong vùng, nhiều sáng kiến để củng cố Hiệp Ước Không Phổ Biến Vũ Khí Hạch Nhân, và sâu sắc quan tâm tới việc phát triển kinh tế hợp công chính đều là những hỗ trợ nổi tiếng và đáng kính. Và trong khi các tranh tối tranh sáng của việc hoàn cầu hóa đang đụng tới khắp thế giới một cách ngày càng phức tạp, thì qúi quốc đang chứng tỏ là mình sẵn sàng đáp ứng một số các đòi hỏi của nó một cách có nguyên tắc, có trách nhiệm và đầy canh tân. Trong số đó, không hẳn không quan trọng chính là những đe doạ đầy thách thức đối với công trình sáng tạo của Thiên Chúa qua việc thay đổi khí hậu. Có lẽ hơn bao giờ hết trong lịch sử con người của chúng ta, mối liên hệ nền tảng giữa Đấng Hóa Công, Công Trình Tạo Dựng và Tạo Vật cần được cân nhắc và kính trọng. Từ sự nhìn nhận này, ta có thể khám phá ra một qui tắc chung về đạo đức học, bao gồm các qui phạm bắt rễ trong luật tự nhiên mà Thiên Chúa đã khắc ghi vào trái tim mọi con người nhân bản.

Trong sứ điệp của tôi gửi Ngày Hòa Bình Thế Giới (World Day of Peace), tôi đặc biệt lưu ý tới nhu cầu cần phải có một phương thức đạo đức trong việc tạo ra các hùn hạp tích cực giữa thị trường, xã hội dân sự và nhà nước (xem số 12). Về phương diện này, tôi thích thú ghi nhận quyết tâm của Chính Phủ Úc trong việc thiết lập ra các mối liên hệ hợp tác dựa trên các giá trị công bằng (fairness), quản lý tốt, và một cảm thức tình lân bang trong vùng. Một chủ trương đạo đức thực sự phải có mặt giữa lòng mọi chính sách phát triển có trách nhiệm, biết tôn trọng và có tính bao hàm xã hội (socially inclusive). Chính đạo đức học mới làm cho một đáp ứng đầy cảm thương và đại lượng đối với nghèo đói trở thành một điều bắt buộc; đạo đức học biến thành khẩn trương việc hy sinh các lợi ích có tính duy cản vệ (protectionist) giúp cho các xứ nghèo có thể bước vào các thị trường phát triển, cũng như nó đã biến thành hợp lý việc các quốc gia nhất định đòi cho bằng được việc phải biết tính sổ và trong sáng trong việc sử dụng nguồn viện trợ tài chánh nơi các quốc gia tiếp nhận.

Về phần mình, Giáo Hội có một truyền thống lâu dài trong lãnh vực chăm sóc sức khỏe. Trong lãnh vực này, Giáo Hội đặt lên hàng đầu phương thức đạo đức đối với các nhu cầu đặc thù của mọi cá nhân. Nhất là tại các nước nghèo hơn, Các Dòng Tu và các cơ quan của Giáo Hội, trong đó có nhiều nhà truyền giáo Úc, đã tài trợ và cung cấp nhân viên cho một mạng lưới rộng lớn các bệnh viện và bệnh xá, đôi khi tại các vùng xa xôi nơi nhà nước không thể phục vụ dân chúng của họ được. Đặc biệt đáng quan tâm là việc cung cấp chăm sóc y tế cho các gia đình, trong đó có việc chăm sóc sản khoa cao cấp cho phụ nữ. Tuy nhiên quả là oái oăm, khi có nhóm đã lợi dụng các chương trình viện trợ để cổ vũ việc phá thai, coi nó như một hình thức chăm sóc sức khoẻ ‘người mẹ’: lấy đi một mạng sống, lấy cớ là để cải thiện phẩm chất sự sống!

Thưa ông Đại Sứ, tôi chắc chắn rằng việc cử nhiệm ông sẽ củng cố thêm mối dây liên kết thân hữu vốn đã có giữa nước Úc và Tòa Thánh. Trong khi thi hành các trách nhiệm mới của mình, ông sẽ gặp được hàng loạt các phòng sở khác nhau của Giáo Triều Rôma sẵn sàng trợ giúp ông hoàn thành nhiệm vụ. Tôi thành tâm khẩn cầu Thiên Chúa Tối Cao ban dư đầy phúc lành trên ông đại sứ, gia đình ông cùng đồng bào ông.
 
Một Linh Mục Việt Nam truyền giáo tại Papua New Guinea bị đả thương
Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
05:12 14/02/2009
Papua New Guinea – Linh mục Antôn Nguyễn Ngọc Dũng SDB bị tấn công

Theo tin từ mạng lưới Salesian (ANS – Vanimo) thì hôm qua 12/2/2009 linh mục Antôn Nguyễn Ngọc Dũng bị một học sinh trung học say rượu ở Vanimo đánh trọng thương. Ngài được đưa vào bệnh viện ở Vanimo để chữa trị, nhưng nếu tình trạng sức khoẻ của ngài không khả qua thì dòng Don Bosco sẽ dàn xếp để đưa ngài về nhà thương ở thủ đô là Port Moresby.

Linh mục Antôn Nguyễn Ngọc Dũng 38 tuổi, ngài được lớn lên và nhập dòng Don Bosco từ Việt Nam. Ngài ước ao đi truyền giáo nên năm 2002 ngài được gửi đi Phi luật tân nhập tỉnh dòng Phi và từ 1/9/2008 được gửi đi làm việc tại Papua New Guinea và làm việc tại trường trung học ở Vanimo.

Linh mục Andrew Wong, bề trên miền Á Châu và Úc Châu kêu gọi mọi người cầu nguyện cho tình trạng sức khoẻ của cha Dũng. Vanimo là một tỉnh thuộc miền Tây Bắc của đảo Sandaun cách biên giới Nam Dương khoảng 30 cây số. Vùng này là nơi sản xuất gỗ. Giáo hội và chính quyền rất quan ngại về vấn đề nghiện ngập của giới trẻ và từ tệ nạn đó đã phát sinh nhiều phe đảng đánh đấm nhau.
 
Cứu trợ hỏa hoạn cháy rừng tại Victoria Úc Châu
Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
05:17 14/02/2009
CỨU TRỢ HẢO HOẠN TẠI VICTORIA ÚC CHÂU

Trước tình trạng thảm khốc của cơn cháy rừng tệ hại nhất tại tiểu bang Victoria Úc Châu làm tiêu rụi gần 500 ngàn mẫu rừng, cháy rụi gần hai ngàn cơ sở và nhà cửa cũng như các nông trại và làm thiệt mạng 181 người.

Cơn cháy rừng này phát xuất từ thứ Bảy tuần qua khi khí hậu lên 46.50 độ, một mức độ nóng nhất từ trước tới nay… Cơn cháy rừng này do những kẻ phá hoại châm ngòi đốt mà cảnh sát mói bắt được một thủ phạm vào hôm qua.

Trước thảm cảnh này toàn dân Úc đã hợp lòng yểm trợ, đã thu được gần 35 triệu và rất nhiều tặng vật trợ giúp cho các nạn nhân.

Riêng báo Dân Chúa cũng phát động chiến dịch chia cơm sẻ áo với những người đã một thời rộng tay đón tiếp chúng ta, những người tỵ nạn. Sau đây là danh sách bà con yểm trợ Bushfire qua báo Dân Chúa Úc Châu:

- Nguyễn Thị Huyền Anh – Vic $200.00

- Nguyễn Hồng Thế – Vic $1000.00

- Uyên Trung – Vic $100.00

- Quỳnh Đào – Vic $150.00

- Bà má Quang Bích – Vic $100.00

- Trạng Tịnh – Vic $200.00

- Vân Nguyệt – Vic $50.00

- Mai Thị Thêu – Vic $200.00

- Mai Thị Thu – Vic $50.00

- Trần Mỹ Hạnh – NSW $100.00

- Nguyễn Khắc Hiếu – Vic $200.00

- Victor Lý – Vic $50.00

- AC Long Suy – Vic $200.00

- Huy Hoàng – Vic $50.00

- Nguyễn Đức Thạnh – Vic $200.00

- Nguyễn Kim Nhung – Vic $100.00

- Nguyễn Thị Minh Ánh – NSW $1000.00

- Hồ Quốc Sắc & Kim Thủy – Vic $600.00

- Hoàng Hoa – Vic $200.00

- ÔB Hinh và gia đình – Vic $300.00

- Đào Thanh Tuyền – Vic $500.00

- An Danh - UL - Vic $100.00

- Nhà hàng Thuận An – Sunshine - Vic $4000.00

- Giáo xứ St Margaret Mary’s Brunswick – Vic $500.00

Tổng kết cho tới hôm nay, Dân Chúa Úc Châu thu được $9,750.00. Trong tổng số tiền này được trích ra để giúp trực tiếp gia đình anh chị Hưởng Thúy bị cháy nhà và tài sản tại Kingslake $5,000.00 số còn lại là $4,750.00 được gửi về Văn phòng cứu trợ của Tổng giáo phận Melbourne.

Linh mục Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb

(chủ nhiệm)
 
Đức Thánh Cha kêu gọi cầu nguyện cho “Con thuyền của Thánh Phêrô”
Bùi Hữu Thư
16:14 14/02/2009

Đức Thánh Cha kêu gọi cầu nguyện cho “Con thuyền của Thánh Phêrô”



Ngài nói hải trình không luôn luôn được biển êm sóng lặng

VATICAN ngày 13, tháng 2, 2009
(Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI kêu gọi tín hữu cầu xin Thiên Chúa canh giữ “Con thuyền của Thánh Phêrô”, vì không luôn luôn có được biển êm sóng lặng.

Đức Thánh Cha nói như vậy tối ngày Thứ Năm vào cuối một cuộc trình diễn âm nhạc tại sảnh đường Phaolô VI để kỷ niệm 80 ngày thành lập quốc gia Thánh Đô Vatican.

Ca Đoàn Đức Mẹ và Ban Nhạc Đại Hòa Tấu RTE từ Dublin, Ái Nhĩ Lan, trình diễn tác phẩm "Messiah" của Georg Friedrich Handel.

Đức Thánh Cha nói, “Buổi hòa tấu này kỷ niệm một biến cố quan trọng của Tòa Thánh, là một trong nhiều biến cố được tổ chức vào dịp này với chủ đề: ‘Một Mảnh Đất Nhỏ Bé với Một Sứ Mệnh Cao Cả.”

Đức Thánh Cha tiếp: "Tôi muốn cảm tạ tất cả những ngưòi đã đóng góp cho một thời điểm quan trọng của Giáo Hội Công Giáo, kỷ niệm 80 năm 'Civitas Vaticana,' chúng ta cảm thấy có nhu cầu phải tuyên dương tất cả những ai đã yểm trợ trong quá khứ và hiện tại trong 80 năm lịch sử của mảnh đất nhỏ bé này."

Đức Thánh Cha Benedict XVI nhắc đến Đức Giáo Hoàng Piô XI, "người công bố việc ký kết hiệp ước Lateran Pacts và nhất là việc thành lập quốc gia Thánh Đô Vatican, đã lựa chọn lời thánh Phanxicô Assisi. Ngài nói tình trạng mới của Giáo Hội như một quốc gia theo thánh Phanxicô, ‘chỉ có đủ số người để liên kết các linh hồn với nhau.'"

Đức Thánh Cha tiếp, "Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa, Đấng lèo lái ‘Con thuyền Thánh Phêrô’ qua những biến cố không luôn luôn dễ dàng, sẽ tiếp tục canh giữ quốc gia nhỏ bé này.”

Ngài kêu gọi, "Trên hết chúng ta hãy xin Thiên Chúa giúp đỡ người kế vị Thánh Phêrô đang chèo lái con thuyền này, nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, có thể thực thi sứ vụ một cách trung thành và hữu hiệu như nền tảng và sự hiệp nhất của Giáo Hội Công Giáo, được xuất phát từ tâm điểm Vatican và lan tràn tới khắp nẻo đường trên thế giới."
 
Các giám mục Đài Loan kêu gọi truyền giáo, chú trọng đến giáo dân và ủng hộ người Công Giáo Trung Quốc
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
16:59 14/02/2009
Đài Bắc (AsiaNews) – Trong thư mục vụ đầu năm mới, các giám mục Đài Loan đã nói đến sự cấp bách của Tân Phúc Âm Hóa noi theo Thánh Phaolô, những ưu tư qua cuộc khủng hoảng kinh tế, tầm quan trọng của sự dấn thân nơi giáo dân, và luôn quan tâm đến những người Công Giáo tại Trung Hoa lục địa.

Vào thời đểm đầu năm mới, năm mà Giáo Hội Đài Loan kỷ niệm 150 năm loan báo Tin Mừng đến đất nước này, Hội đồng Giám Mục Đài Loan mời gọi cộng đoàn Công Giáo của hòn đảo này đoái nhìn lên mẫu gương Thánh Phaolô: "Ngài tin vào Chúa Kitô để trở thành một con người hoàn toàn mới". Các giám mục cổ võ linh mục và giáo dân không ngừng ghi nhớ về truyền thống, đôi khi là truyền thống anh hùng của Giáo Hội địa phương, và cũng không lờ đi sự đánh giá cao của xã hội dành cho hoạt động giáo dục và từ thiện của người Công Giáo: "Chúng ta hãy rời khỏi bờ để lưới cá trong bình an, chúng ta hãy can đảm chèo thuyền ra chỗ sâu, nơi có những cơn sóng lớn bất ngờ, và thả lưới bắt cá".

Trong thư mục vụ, các giám mục Đài Loan cũng đưa ra cái nhìn ưu tư về "bất ổn xã hội" của hòn đảo này. Tham nhũng, đấu tranh giữa các tầng lớp chính trị, và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu "làm sâu thêm những đau đớn cùng cực và thất vọng của người dân". Đối mặt với hoàn cảnh này, các giám mục nhắn nhủ “cần hòa giải với Thiên Chúa, hòa giải với Thiên Nhiên và hòa giải với tha nhân trên con đường chúng ta đi".

Nhấn mạnh đến sự trùng hợp kỷ niệm 150 năm loan báo Tin Mừng với năm Giáo Hội Hoàn Vũ cung hiến cho Thánh Phaolô, các giám mục chỉ ra rằng mẫu gương của vị Tông Đồ Dân Ngoại như là lời mời gọi truyền giáo gửi đến tất cả cộng đoàn Kitô giáo. Cuộc khủng hoảng ơn gọi một mặt cho thấy xã hội biểu thị "sự cần thiết an ủi", mặt khác đòi hỏi rằng các giáo sĩ cần phải được sự ủng hộ bằng những nỗ lực và khả dụng của giáo dân. "Giáo Hội Công Giáo tại Đài Loan khá bảo thủ, có xu hướng phụ thuộc quá đáng vào giáo quyền, vào linh mục và nữ tu. Giờ là lúc để giáo dân lộ diện, dùng năng lực cá nhân của họ để phục vụ Giáo Hội."

Kêu gọi động lực mới để loan báo Tin Mừng, các giám mục yêu cầu tất cả các tín hữu trên hòn đảo này chú trọng vào một số yếu tố cụ thể. Trong yếu tố đầu tiên "chúng ta có thể hòa nhập vào thế giới ngày nay, để trở nên quen thuộc với những vui mừng và hy vọng của các thế hệ hiện tại, cũng như với ưu phiền và lo lắng của họ". Vì lý do này, thật cần thiết "để được sáng tạo trong công cuộc loan báo Tin Mừng". "Các nhà lãnh đạo Giáo Hội không nên nhìn từ trên xuống, nhưng chấp nhận những đề nghị từ giáo dân, bằng cách sử dụng tài năng tương ứng của họ dự phần vào việc ra quyết định trong Giáo Hội". Về phần mình, giáo dân phải "nhận ra rằng Giáo Hội là một yếu tố không thể thiếu được trong đời sống họ": chỉ như thế họ mới có thể theo chân Thánh Phaolô trong nỗ lực truyền giáo của mình.

Yếu tố quyết định thứ hai cho tương lai của Giáo Hội Đài Loan là sự tham gia sâu hơn vào các cộng đoàn trong các hoạt động và các dự án xã hội đại diện cho các thế hệ trẻ hơn. Đối với các giám mục, những điều này cũng mang đến cơ hội để "thu hút nhiều hơn những người không phải Kitô hữu tham gia hay ủng hộ các hoạt động từ thiện của Giáo Hội nhất là phục vụ cho những cư dân mới, những công nhân nhập cư, người già, người tàn tật, và người bị gạt bỏ bên lề xã hội".

Nhắc lại huấn từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, nhân dịp các giám mục viếng thăm Rôma ‘ad limina’, các giám mục lặp lại với các tín hữu rằng Đức Thánh Cha "luôn cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc". "Chúng ta nên động viên đa số giáo dân tại Trung Hoa lục địa bằng chính kinh nghiệm của chúng ta." Đối với các giám mục, quyền tự do hành động lớn hơn là một cơ hội để "ủng hộ việc hình thành người dân tận hiến ở Trung Quốc và vì thế mối quan hệ của đa số giáo dân với Giáo Hội Hoàn Vũ sẽ được nâng cao một cách thích đáng".
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Liên Đoàn CGVN tại Đức vận động xây dựng Tượng Đài Tị Nạn Hamburg
Vincent Nguyễn Văn Rị
00:29 14/02/2009


Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức
vận động xây dựng Tượng Đài Tị Nạn Hamburg


Kính gởi: Quí vị Thuyền Nhân Cap Anamur
Kính thưa Qúy vị,

Địa điểm xây dựng tượng đài tị nạn VN
Để nói lên chính nghĩa Quốc gia của thuyền nhân tị nạn cộng sản Việt Nam, để đánh dấu biến cố lịch sử hãi hùng có một không hai, biến cố chúng ta đã thoát khỏi cơn kinh hoàng thập tử nhất sinh và luôn khắc ghi sâu đặm trong tim con tàu Cap Anamur cứu sống thuyền nhân trên biển đông, hưởng ứng lời kêu gọi của Hội Xây Dựng Tượng Đài Tị Nạn Hamburg (được cấp giấy phép ngày 24.11.2008 và đã chính thức ra mắt với các hội đoàn), qua sự yểm trợ tinh thần của các vị lãnh đạo tôn giáo, Dr. Ernst Albrecht- Nguyên ThHiến tiểu bang Niedersachen, Dr. Rupert Neudeck - Chủ Tịch Ùy Ban Cap Anamur, với mục đích tri ân đến nhân dân và chính quyền Đức cũng như Ủy ban Cap Anamur đã nhân đạo cứu vớt và cưu mang chúng ta trong suốt 30 năm qua. Liên Đoàn Công Giáo Việt nam tại Đức chúng tôi tha thiết mời gọi mọi người cùng nhau chung tay góp công sức và tiền bạc theo khả năng từng cá nhân, hầu cộng đồng tị nạn chúng ta sớm có được một Tượng Đài, cùng trong hình ảnh đó chúng ta tưởng nhớ đến số phận đồng bào ruột thịt chúng ta đã bỏ mình trong lòng biển trên hành trình tìm tự do.

Đây là nghĩa cử tốt đẹp của mọi người chúng ta góp phần nhỏ bé vào việc xây dựng Tượng Đài. Qua đó, chúng ta sống đúng với tâm tình: „Ăn qủa nhớ kẻ trông cây“ và hình ảnh Tượng Đài Tị Nạn chúng ta không đi vào quên lãng.

Tượng Đài sẽ được khánh thành tại hải cảng Hamburg ngày 12 tháng 09 năm 2009.

Tiền quyên góp xin chuyển vào trương mục Liên Đoàn trước ngày 30.06.2009 theo địa chỉ:

Lê Minh Thu Hồng, Stichwort Tượng Đài Tỵ Nạn Hamburg
Konto.Nr.222237007, BLZ: 61161696, Volksbank Filder eG
Ngoài Đức Quốc xin ghi: DE: 11611616960222237007
BIC: GE NODES 1NHB

Danh sách ủng hộ sẽ được thông báo và cám ơn trên trang Web Liên Đoàn: www. ldcg.de

Trân trọng kính chào
T/M Ban Chấp Hành
Vincent Nguyễn Văn Rị
Phó Chủ Tịch Nội Vụ Xử Lý Thường Vụ LĐCGVN tại Đức

Hành Trình vượt biển Đông tìm Tự Do

Chứng tích lịch sử hãi hùng không bao giờ quên lãng, 500.000 thuyền nhân Việt Nam đã chết chìm dưới lòng biển Đông, họ chết thay cho chúng ta được sống. Chúng ta cầu nguyện cho họ.

Chúng ta cám ơn chính phủ và nhân dân Đức cùng Ủy Ban Cap Anamur đã nhân đạo cứu vớt 11.300 thuyền nhân tỵ nạn được định cư tại Cộng Hòa Liên Bang Đức và tại các quốc gia tự do khác.

 
Chương trình đón tiếp phái đoàn Tòa Thánh đến thăm Giáo Phận Thái Bình
TGM Thái Bình
04:57 14/02/2009
Theo tin từ Toà TGM Hà Nội, phái đoàn Toà Thánh Vatican nhận lời mời của bộ ngoại giao Việt Nam sẽ chính thức viếng thăm Hà Nội để làm việc với phái đoàn của chính phủ Việt Nam từ ngày 15 đến 19 tháng 2 năm 2009, sau đó sẽ chính thức thăm Giáo phận Thái Bình vào ngày 20/02/09 và Giáo phận Bùi Chu vào ngày 21/02/09.

Đây là phái đoàn chính thức của Toà Thánh Vatican, cũng là của Giáo Hội Công Giáo do ba Đức Ông tham gia và chính thức thăm Giáo phận nhà. Vậy, là con cái của Hội Thánh Công Giáo Tông truyền, chúng ta có nhiệm vụ và vinh dự đón tiếp phái đoàn cho trọng thể, thấm đậm tình nghĩa con cái và thực hiện quyền lợi cũng như nghĩa vụ của công dân.

Toà Giám Mục Thái Bình phác thảo chương trình đón tiếp phái đoàn Toà Thánh như sau:

Phần I: đón tiếp tại Nhà thờ Chính toà Thái Bình:

-7 giờ: đoàn xe đón phái đoàn từ Hà Nội về Thái Bình.
-9 giờ: phái đoàn đến Khách sạn.
-10 giờ: cuộc đón tiếp trọng thể tại quảng trường Nhà thờ Chính toà Thái Bình, do chính Đức Giám Mục chủ trì, sau đó phái đoàn vào thăm Nhà thờ Chính toà.

Phần II: đón rước phái đoàn về Gx Đền Thánh Đông Phú:

11 giờ: phái đoàn cùng các linh mục, nam nữ tu sĩ và mọi thành phần trong Giáo phận do Cha Tổng đại diện kinh dẫn, tiến về Gx Đền Thánh Đông Phú - Trung tâm tôn thờ Thánh Thể đêm ngày, cũng là Đền Thánh kính các Thánh Tử đạo Việt Nam của Giáo phận.

-12 giờ: cuộc chào đón tại Lễ đài Đức Mẹ La Vang Gx Đông Phú, sau đó sẽ dâng Thánh Lễ do Đức Ông Parolin chủ tế và diễn giảng.
-14 giờ: phái đoàn trở về thành phố Thái Bình.
-15 giờ 30: phái đoàn chào thăm UBND tỉnh Thái Bình.
-16 giờ: phái đoàn thăm viếng Chủng viện Thánh Tâm Thái Bình.
-16 giờ 30: phái đoàn thăm viếng Dòng nữ Đaminh Thái Bình.
-17 giờ: cuộc chào tạm biệt phái đoàn tại khách sạn và đoàn xe của Giáo phận Bùi Chu sẽ đón phái đoàn.

Mấy lời căn dặn cần thiết:

Để cuộc đón tiếp được diễn ra trong tinh thần trật tự, vui mừng và thể hiện được tình cảm hân hoan của cộng đoàn Giáo phận, Toà Giám Mục đề nghị các cha trong Giáo phận: không dâng lễ tại nhiệm sở của mình, nhưng tập trung tại Nhà thờ Chính toà lúc 10 giờ để cùng với Đức Giám Mục và các thành phần long trọng đón tiếp phái đoàn Toà Thánh; tập trung dâng lễ tại Gx Đền Thánh Đông Phú vào lúc 12 giờ (xin các cha mang lễ phục màu đỏ).

Các linh mục và nam nữ tu sĩ trong các dòng tu nên mang tu phục của mình; các thành phần khác nên mang y phục trang trọng theo đoàn thể hoặc y phục chỉnh tề và có mặt trong buổi đón tiếp phái đoàn trọng đại này.

Tất cả mọi người tham dự cuộc đón tiếp nên mang cờ Toà Thánh trong tay để đi rước. Sau phần đón tiếp thứ I tại Nhà thờ Chính toà, Toà Giám Mục khuyên mọi người, bất kỳ ai thuộc mọi thành phần, có phương tiện nên đi theo phái đoàn về Đền Thánh Tử đạo để cùng dâng lễ như chương trình đã định.

Như Toà Giám Mục đã có ý kiến ở trên, một lần nữa xin nhắc nhở mọi thành phần Dân Chúa nên tham dự cuộc đón tiếp ở cả hai phần: tại Nhà thờ Chính toà và Gx Đền Thánh Đông Phú cho đông đủ. Đồng thời Toà Giám Mục kêu mời mọi người giữ gìn an ninh, giao thông trật tự, tuân theo sự hướng dẫn của các ban trật tự, ban tổ chức, sao cho chúng ta thể hiện được tinh thần người Công Giáo tốt và công dân hoàn hảo.

Sau cùng, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy cầu nguyện và chuẩn bị cho cuộc viếng thăm của phái đoàn Toà Thánh Vatican đến Hà Nội và các nơi đạt được những kết quả tích cực, mang lại nhiều ích lợi cho Giáo Hội và cho đất nước Việt Nam thân yêu.

Thái Bình, ngày 11 tháng 02 năm 2009.

Toà Giám Mục Thái Bình
 
Trách nhiệm xã hội của UB Bác Ái Xã Hội Caritas Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường
LM Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
08:03 14/02/2009
Trong Hội thảo Khoa học Quốc tế “Trách nhiệm Xã hội trong Điều kiện Kinh tế Thị trường” do Viện Triết học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với MISEREOR và Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) đồng tổ chức từ ngày 12 đến 15-2-2009 tại Quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng, chúng tôi rất hân hạnh được thay mặt cho Uỷ ban Bác ái Xã hội (UBBAXH) - Caritas Việt Nam thuộc HĐGMVN để trình bày đường hướng hoạt động của chúng tôi trước trách nhiệm xã hội trong điều kiện của nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay.

Kể từ tháng 5-2007, trên diễn đàn kinh tế xã hội, chúng ta đã nghe rất nhiều bài phát biểu về trách nhiệm xã hội của Nhà nước [1], của Chính phủ [2], của các nhà khoa học [3], của doanh nhân [4], của thanh niên [5] … trong điều kiện kinh tế thị trường. Trong khuôn khổ bài này, chúng tôi không dám đưa ra những nhận định hay những đường hướng lớn lao về lĩnh vực kinh tế thị trường, nhất là trong hoàn cảnh suy thoái và khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, vì chúng tôi chỉ là một tổ chức tương đối nhỏ so với các tổ chức khác, với số tín hữu khoảng 6 triệu người trên tổng số 86 triệu dân trong cả nước, lại không phải là một cơ quan điều hành hay tham gia trực tiếp vào lĩnh vực này. Vì vậy, chúng tôi chỉ trình bày một vài ý kiến nhỏ theo đề tài: Trách nhiệm Xã hội của UBBAXH - Caritas Việt Nam và Uỷ Ban này có thể làm được gì trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay.

1. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA UBBAXH - CARITAS VIỆT NAM

1.1. Trách nhiệm xã hội

Trước hết, với tư cách công dân đang sống trong xã hội này, trên đất nước này, người Công giáo có trách nhiệm làm cho xã hội này được ổn định và phát triển, cũng như xây dựng và bảo vệ đất nước để làm cho mọi người sống trên đất nước này được hưởng hoà bình, tự do, hạnh phúc. Với tư cách là người con của gia đình nhân loại, người Công giáo cũng có trách nhiệm tham gia vào sinh hoạt của cộng đồng quốc tế, bảo vệ môi trường sinh thái, chia sẻ nguồn lực, trợ giúp mọi dân tộc trong những lúc gặp thiên tai, hoạn nạn để chung hưởng nền hoà bình và thịnh vượng, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Thương mại Thế giới.

Hơn nữa, với tư cách là Kitô hữu, người Công giáo Việt Nam còn có trách nhiệm xây dựng một nền nhân bản toàn diện và liên đới, mà Công đồng Vatican II đã giới thiệu trong Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes (Vui mừng và Hy vọng) vào năm 1965, và Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà bình khai triển trong Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo vào năm 2004 (x. UBBAXH/HĐGMVN, Tóm lược HTXH của Giáo hội Công giáo, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2007, tr. 29-39). Chính trong tinh thần liên đới với dân tộc và nhân loại, mỗi người tín hữu Công giáo Việt Nam phải đảm nhận trách nhiệm xã hội của mình trước biết bao vấn đề do nền kinh tế thị trường đặt ra để làm cho sự phát triển được bền vững và hạnh phúc được lâu dài.

1.2. Trong điều kiện kinh tế thị trường

Việt Nam đã đi từ nền kinh tế chỉ đạo sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa [6]. Đây là một sự chọn lựa phù hợp với xu thế toàn cầu. Nền kinh tế thị trường dựa trên nguyên tắc cơ bản là tôn trọng quyền tự do cá nhân. Mặc dù còn có những bất ổn và yếu kém, nhưng điều không thể chối cãi là những cơ sở tư nhân hiện đại và tinh thần doanh nghiệp cộng với nền dân chủ chính trị đã cung ứng những yếu tố tốt nhất để bảo vệ tự do cá nhân và cung ứng những đường lối rộng rãi nhất dẫn đến sự phát triển kinh tế và thịnh vượng cho tất cả mọi người (x. Michael Watts, Kinh tế Thị trường là gì?, Học viện Công dân, 2008).

Giáo hội Công giáo cũng đã xác nhận giá trị của nền kinh tế thị trường: “Thị trường tự do là một định chế có tầm quan trọng xã hội vì nó có khả năng bảo đảm cho việc sản xuất hàng hoá và cung ứng các dịch vụ được kết quả thực sự... Một thị trường cạnh tranh thực sự chính là một công cụ hữu hiệu để con người đạt được các mục tiêu quan trọng của công lý: đó là điều hoà các lợi nhuận quá đáng của các doanh nghiệp cá thể, đáp ứng các yêu cầu của người tiêu thụ, sử dụng và bảo tồn các nguồn lực cách hiệu quả hơn, tưởng thưởng xứng đáng cho việc điều hành và cải tiến, thực hiện hữu ích thông tin để người ta có thể so sánh và mua bán các hàng hoá trong bầu khí cạnh tranh lành mạnh” (x. UBBAXH/HĐGMVN, Tóm lược HTXH của Giáo hội Công giáo, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2007, số 347).

Tuy nhiên, chính con người là chủ thể điều hành thị trường và là mục tiêu mà thị trường nhắm tới. Con người xây dựng nên doanh nghiệp để sản xuất ra những sản phẩm mình tiêu thụ. Con người sử dụng những nguồn lực và tài nguyên thiên nhiên nhưng đồng thời lại nhận chịu những hậu quả từ thiên nhiên gây ra. Con người phổ biến những thông tin và lại bị ảnh hưởng bởi những thông tin đó. Con người xây dựng nên chính quyền nhưng lại bị chi phối bởi những luật lệ do chính quyền quy định. Hơn nữa, chúng ta đừng quên con người luôn bị những tham vọng và dục vọng chi phối, nên nền kinh tế thị trường sẽ gặp những bất ổn, xáo trộn, thậm chí suy thoái, nếu mỗi con người không hành động theo lương tâm chân chính của mình và nếu chính quyền không đảm nhận trách nhiệm phục vụ công ích cho toàn xã hội. Vì vậy, “không thể đánh giá thị trường tự do một cách độc lập với các mục tiêu mà thị trường tự do muốn thực hiện và độc lập với giá trị mà thị trường ấy đem đến ở mức độ tác động vào xã hội” (x. UBBAXH/HĐGMVN, Tóm lược HTXH của Giáo hội Công giáo, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2007, số 348).

Trong kỷ nguyên kinh tế và tài chính toàn cầu, ngoài các cơ hội còn có những rủi ro gắn liền với những chiều hướng mới trong các mối quan hệ thương mại và tài chính. Sự khủng hoảng kinh tế và tài chính của một nước, một khu vực có thể kéo theo cả một guồng máy sản xuất và tiêu thụ của nhiều quốc gia. Sự khủng hoảng của nền kinh tế bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng trong số đó có sự giả dối và lòng tham của con người. George Soros, nhà đầu tư huyền thoại người Hungari, vào tháng 5-2008, đã phát biểu: “Hệ thống tài chính hùng mạnh toàn cầu thực ra được xây dựng trên một số quan niệm giả dối và vì vậy nó đang có nguy cơ sụp đổ” [7].

Những cuộc khủng hoảng về lương thực (do thiên tai và đầu cơ tích trữ), dầu mỏ (do khủng hoảng chính trị và đầu cơ), tài chính (do giá trị ảo của các khoản tín dụng, chứng khoán giả tạo) diễn ra trong mấy tháng cuối năm 2008 đã minh chứng lời phát biểu đó là đúng. Dù 825 hay 1.000 tỷ USD của Chính phủ Mỹ [8] cũng khó có thể cứu nền tài chính của cường quốc kinh tế số một này khỏi sụp đổ và cứu nền kinh tế toàn cầu khỏi khủng hoảng [9].

Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2009 với khẩu hiệu “Hình thành thế giới hậu khủng hoảng”, từ ngày 28-1 đến 1-2-2009 ở Davos, Thuỵ Sĩ, đã thảo luận các tiêu chí về đạo đức trong kinh doanh, xác định quan điểm phát triển kinh tế liên quan đến những thách thức và khả năng mới, đề nghị thiết lập Hội đồng Kinh tế Liên Hiệp Quốc và xây dựng một bản hiến chương về trật tự kinh tế toàn cầu [10]. Sau 5 ngày làm việc của hơn 2.000 nhà lãnh đạo kinh tế và chính trị, Diễn đàn đã không mang lại kết quả cụ thể nào đáng kể [11]. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang và sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam như thế nào vẫn còn là ẩn số.

1.3. Trong điều kiện kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay

Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay cũng không thể không bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu này. Nhiều công ty đang và sẽ không thể xuất hàng sang các nước Âu Mỹ vì mãi lực giảm, dẫn đến hàng triệu công nhân mất việc làm; nhiều nhà máy sẽ phải đóng cửa hay làm việc cầm chừng. Các ngành liên quan như thương nghiệp, du lịch, khách sạn, vận tải cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay, nhiều doanh nghiệp vì quá chú trọng đến lợi nhuận riêng lẻ mà không quan tâm đến công ích và sự phát triển toàn diện của con người. Trong quá trình sản xuất, người ta đã dùng những hoá chất độc hại, những nguyên liệu kém chất lượng hay giả tạo nên huỷ hoại sức khoẻ của con người, gây ô nhiễm môi trường, đánh lừa khách hàng bằng những thông tin sai lạc hay thổi phồng quá đáng về chất lượng của sản phẩm. Những doanh nghiệp độc quyền đã thao túng thị trường, đầu cơ tích trữ hay tăng giá bán mua khiến cho những người có đồng lương cố định hay những người nghèo phải sống rất chật vật. Tất cả sự giả dối và hành động thiếu lành mạnh này xuất phát từ lòng tham của con người. Vì vậy, việc điều chỉnh các hoạt động sai phạm của thị trường tự do này cần đến việc giáo dục ý thức công dân và đào tạo lương tâm ngay chính của mỗi cá nhân cũng như sự can thiệp kịp thời và hiệu quả của chính quyền.

Cuộc khủng hoảng kinh tế cũng dẫn đến sự xáo trộn trong đời sống xã hội. Tội phạm có thể có chiều hướng gia tăng, nhất là các tội phạm liên quan đến kinh tế. Chúng ta cũng không thể không quan tâm đến các tệ nạn xã hội khác như mãi dâm, trộm cắp, nghiện rượu, nghiện ma tuý có thể gia tăng từ sự thất nghiệp, nghèo đói của nhiều thành phần xã hội. Khi đời sống kinh tế còn tương đối ổn định, người ta có thể dễ dàng nuôi giữ con cái, bảo dưỡng cha mẹ, nhưng khi gặp khó khăn, số người bỏ con (phá thai) sẽ tăng cao, dù Việt Nam vẫn đang là một trong vài nước đứng đầu thế giới về tệ nạn phá thai (từ 1,4 đến 2 triệu ca/năm); số người già, neo đơn (2 đến 3 triệu) sẽ càng thiếu thốn hơn; số người khuyết tật (5,5 triệu) sẽ bị bớt đi các khoản tiền trợ cấp cho việc học hành, sinh sống. Chúng tôi tự hỏi UBBAXH - Caritas Việt Nam có thể đóng góp được gì trong tình hình xã hội hiện nay?

2. UBBAXH - CARITAS VIỆT NAM CÓ THỂ ĐÓNG GÓP GÌ TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY

2.1. Những hoạt động bác ái xã hội cụ thể

UBBAXH - Caritas Việt Nam là một cơ quan hoạt động dưới sự chỉ đạo của HĐGMVN để thực hiện các hoạt động bác ái xã hội theo những mục đích, tôn chỉ rõ ràng đã được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam (PACCOM) chấp thuận ngày 2-7-2008 (x. UBBAXH/HĐGMVN, Cẩm nang Caritas Việt Nam, Quy chế, Điều 6,7,9, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2009, tr. 22-23).

Tổ chức này đã được thành lập tại 26 giáo phận, đang cố gắng triển khai tại 2.694 giáo xứ (x. HĐGMVN, Số liệu thống kê của Giáo hội Việt Nam, tính đến ngày 31-12-2007) để có thể thúc đẩy hơn 6 triệu người tín hữu thể hiện tình yêu thương đại đồng của Thiên Chúa cho mọi người như Đức Giêsu Kitô đã làm. Rồi từ những tín hữu Công giáo, UBBAXH - Caritas Việt Nam hy vọng có thể tác động lên nhiều người khác trong xã hội qua cộng đồng người Việt trong cũng như ngoài nước.

Ngoài những dự án cụ thể dành cho những người nghèo khổ, bệnh tật, những nạn nhân thiên tai, nạn nhân xã hội như sinh viên học sinh nghèo, người khuyết tật, trẻ mồ côi, di dân, các người già bị bỏ rơi, các bà mẹ đơn hành, người nhiễm HIV, người nghiện ma tuý, người bị bệnh phong, bệnh mãn tính…, UBBAXH - Caritas Việt Nam đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng một nền nhân bản toàn diện và liên đới cho người tín hữu Việt Nam. Lý do là vì chính con người mới là yếu tố cơ bản xác định, định hướng và thực hiện nền kinh tế, và kinh tế “chỉ là một khía cạnh, một chiều hướng trong toàn bộ hoạt động của con người” (UBBAXH/HĐGMVN, Tóm lược HTXH của Giáo hội Công giáo, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2007, số 375). Nếu con người được đào tạo đầy đủ để bảo vệ và phát triển các mối tương quan, thì dù theo bất cứ nền kinh tế nào, con người sẽ có nhiều cơ may để đạt được hạnh phúc, an vui cho bản thân cũng như sự phát triển cho xã hội cách bền vững hơn.

Một khi xác định con người Việt Nam là yếu tố cơ bản của nền kinh tế quốc gia, chúng ta tự hỏi làm sao nền kinh tế ấy có thể phát triển tốt đẹp và bền vững nếu nhiều người Việt Nam, trong cấu trúc tâm lý xã hội của mình từ bao thế kỷ nay, vẫn giữ những nét tiêu cực như nghi ngờ người khác, không hết mình lo cho việc chung và gìn giữ của chung, trốn thuế, lạm dụng của công, làm việc cầm chừng, ý thức thi hành pháp luật kém…[12]. Những điểm tiêu cực này là hậu quả sau 11 thế kỷ bị ngoại xâm đô hộ và 10 thế kỷ sống dưới nền quân chủ độc tài. Chúng như những lớp đất cằn cỗi cần được cày xới, nhặt đi những sỏi đá, bồi đắp thêm những loại phân bón của ý thức về ích lợi chung, biết hy sinh vì đại nghĩa, tập cộng tác chân thành và có các nguyên tắc làm việc chung với nhau thì mới mong trồng lên được những con người mạnh mẽ, tài giỏi trên xã hội thị trường toàn cầu hoá hiện nay. Đây là vấn đề xây dựng đạo đức và bảo vệ các giá trị truyền thống đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đã được bàn luận nhiều trong thời gian gần đây [13].

Hơn nữa, dù pháp luật có quy định chặt chẽ và dư luận xã hội có áp lực mạnh mẽ đến đâu cũng không thể bắt ép từng cá nhân vào một khuôn mẫu của đời sống giản dị, lương thiện, kiềm chế tham vọng và dục vọng, lưu tâm giúp đỡ người nghèo khổ, nếu chính cá nhân đó không tự nguyện đón nhận. Đây là vấn đề giáo dục lương tâm ngay chính cho con người mà UBBAXH - Caritas Việt Nam đang cố gắng đóng góp vào việc này bằng cách giới thiệu cho tín hữu Công giáo nền nhân bản toàn diện và liên đới.

2.2. Xây dựng nền nhân bản toàn diện và liên đới

* Gọi là nền nhân bản vì đây là cả một hệ thống suy tư lấy con người làm gốc, làm nền tảng thay vì lấy vật chất hay thần linh. Trước đây, khi khoa học chưa phát triển, con người bái thờ những sức mạnh thiên nhiên hay vật chất vì chúng mạnh hơn con người. “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”. Nhưng khi con người chế ngự được thiên nhiên, thì thần linh cũng biến mất. Chế tạo ra cột thu lôi thì Thần Thiên Lôi cũng không còn. Sau đó, con người lại tìm ra các thần linh tưởng tượng làm nguồn gốc cho những hoạt động tinh thần như thần Jupiter, Mars, Venus, Diana, Minerva… Người tín hữu Kitô giáo cũng có những lúc đã quá chú trọng đến những kinh lễ dành cho Thiên Chúa mà coi nhẹ những hoạt động bác ái xã hội dành cho con người. Từ Công đồng Vatican II, nhiều tín hữu mới nhận ra rằng con người là con đường của Giáo Hội (x. UBBAXH/HĐGMVN, Tóm lược HTXH của Giáo hội Công giáo, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2007, số 62) và cũng là con đường của Thiên Chúa, vì “Ngôi Lời Thiên Chúa đã làm người” (Kinh Thánh Tân Ước, Tin Mừng Gioan 1,14) và sống với con người để làm cho tất cả những giá trị của con người thành cao cả vô biên (x. CĐ. Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, số 22).

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, người ta dường như trở về với thời kỳ bái vật, bái thần khi sùng bái vật chất, coi tiền bạc là thước đo của mọi giá trị, có khả năng vô biên, “có tiền mua tiên cũng được”, và coi thường những giá trị cao quý của con người.

* Gọi là nhân bản toàn diện vì theo quan điểm của Giáo hội Công giáo, con người được Thiên Chúa tạo dựng thành một thể thống nhất với tinh thần và thể xác (x. UBBAXH/HĐGMVN, Tóm lược HTXH của Giáo hội Công giáo, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2007, số 127). “Thông qua thân xác mình, con người thống nhất nơi mình các yếu tố của thế giới vật chất” (UBBAXH/HĐGMVN, Tóm lược HTXH của Giáo hội Công giáo, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2007, số 128). Mỗi ngày, qua đồ ăn, thức uống, khí trời, con người hoà hợp với vạn vật và thống nhất chúng nơi mình. Nhờ tinh thần, con người có thể đi vào vạn vật để khám phá ra chúng và thấy mình vượt lên trên thế giới vật chất với phẩm giá độc đáo và lương tâm ngay chính. Hơn nữa, con người có thể mở ra với siêu việt để gặp gỡ được tinh thần tuyệt đối là Thiên Chúa và những thụ tạo khác (x. UBBAXH/HĐGMVN, Tóm lược HTXH của Giáo hội Công giáo, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2007, số 128, 129, 130) để cuối cùng con người khám phá ra mình hiện hữu như một cái “tôi” độc lập, có khả năng hiểu mình, làm chủ mình và tự quyết về mình (x. UBBAXH/HĐGMVN, Tóm lược HTXH của Giáo hội Công giáo, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2007, số 131).

* Gọi là liên đới vì con người toàn diện này có 4 mối quan hệ căn bản kèm theo 4 tinh thần để thể hiện mối quan hệ ấy.

- Trong tương quan với Thiên Chúa, con người giữ tinh thần thảo hiếu, vì Ngài là nguồn của mọi hiện hữu, của chân thiện mỹ, của sự sống vĩnh hằng và hạnh phúc vô biên. Con người sẽ giữ tinh thần thảo hiếu này đối với cha mẹ, thầy dạy, ông bà, tổ tiên, dân tộc, là những người thay mặt Chúa chuyển sự sống, sự thật, tình yêu và ân phúc cho ta.

- Trong tương quan với mọi người sống trên trái đất và cả trong vũ trụ, con người giữ tinh thần huynh đệ, đối xử với nhau như anh em trong cùng một đại gia đình, không kỳ thị vì bất cứ khác biệt nào. Con người thể hiện tinh thần huynh đệ này bằng cách tránh những hành vi tiêu cực như dối trá, tham lam, bất công, dâm đãng, xúc phạm đến thân xác hay danh dự người khác theo tinh thần của Mười Điều Răn và bằng cách thể hiện những hành vi tích cực qua đời sống trong sáng, bác ái, chân thực, ôn hoà, dám hy sinh vì đại nghĩa, dám chấp nhận những thiệt thòi để nhường cho người khác những cái tốt hơn theo tinh thần Tám Mối Phúc của Đức Giêsu.

- Trong tương quan với vạn vật, con người giữ tinh thần huynh trưởng để chuyên cần học hỏi, siêng năng lao động, bảo vệ môi trường sống, biết chia sẻ những tài nguyên và vật lực cho người yếu kém, sống tiết kiệm và giản dị như những anh chị lớn thay mặt cho Đấng Tạo Hoá quản lý muôn loài (x. Kinh Thánh Cựu Ước, Sách Sáng Thế 1,28) và loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo (x. Kinh Thánh Tân Ước, Tin Mừng Marcô 16,15).

- Trong tương quan với chính mình, con người giữ tinh thần tự chủ: làm chủ bản thân, tình cảm, những tham vọng và cả dục vọng để trở thành một con người tự do thật sự trước mọi ràng buộc của cuộc sống. Làm chủ thời giờ, tiền bạc, tài năng và ân huệ Chúa ban để mỗi giây phút sống đều tạo ra những giá trị tích cực cho đời mình và đời người. Một nụ cười, một lời cám ơn, một lời xin lỗi, một câu khích lệ chỉ tốn vài giây, nhưng thử hỏi mỗi ngày chúng ta đã thể hiện được bao nhiêu cho người thân, cho bạn bè và những người ở quanh ta để giảm sự căng thẳng và những áp lực trong cuộc sống!

UBBAXH - Caritas Việt Nam đã và đang soạn thảo những kỹ năng sống để giúp tín hữu thể hiện được nền nhân bản này qua những khoá đào tạo cho các hội viên, tình nguyện viên, và nhất là cho các bạn trẻ.

KẾT LUẬN

Bàn về trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường, chúng ta thấy mở ra cả một chân trời bao la để mọi thành phần xã hội có thể cùng nhau đóng góp cho đất nước Việt Nam mỗi ngày một thêm tươi đẹp và phát triển. Dù nền kinh tế Việt Nam có thể bị đám mây đen của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu che phủ, chúng tôi vẫn tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc nếu tất cả cùng chung sức chung lòng để tạo nên mùa xuân cho dân tộc Việt Nam.

Cầu chúc tất cả quý vị mãi là những cánh chim không mỏi cho mùa xuân dân tộc.
Kính chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.

Chú thích:
[1] x. Vũ Quang Việt, TS. Kinh tế, Kinh tế Thị trường và Xã hội Công dân như một hệ thống: Trường hợp Việt Nam, ngày 22-11-2005, New York University; Nguyễn Xuân Nghĩa, Diễn đàn Kinh tế hằng tuần, ngày 22-10-2008.
[2] x. Michael Watts, Kinh tế Thị trường là gì?; Chính phủ trong nền Kinh tế Thị trường; Tài chính trong nền Kinh tế Thị trường, Học viện Công dân 2008, website: http://usinfo.state.gov/products/pubs/market; NN, Bài Thảo luận Chính sách số 1: Tình trạng bất ổn vĩ mô: Nguyên nhân và phản ứng chính sách, Chương trình Châu Á của Harvard University và Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright; Bài Thảo luận Chính sách số 2: Vượt qua khủng hoảng và tiếp tục đẩy mạnh cải cách, Chương trình Châu Á của Harvard University và Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright; Bài Thảo luận Chính sách số 3: Nguyên nhân sâu xa về mặt cơ cấu của bất ổn vĩ mô, Chương trình Châu Á của Harvard University và Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright; Lựa chọn thành công, bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai của Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Chương trình Châu Á của Harvard University và Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
[3] x. Viện Triết học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hội thảo về Trách nhiệm Xã hội trong Điều kiện nền Kinh tế Thị trường ở Việt Nam Hiện nay, ngày 24-6-2008.
[4] x. Ngô Hương, Thực hiện Trách nhiệm Xã hội: Nhiệm vụ Tất yếu của Doanh nghiệp, Trung tâm Phát triển và Hội nhập, tháng 1-2007.
[5] x. Chi đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Các buổi Toạ đàm: ngày 28-2-2008 tại Viện Xã hội học: “Một số khía cạnh lý thuyết về vốn xã hội”; ngày 24-6-2008 tại Viện Triết học: “Trách nhiệm Xã hội trong Điều kiện nền Kinh tế Thị trường ở Việt Nam Hiện nay.
[6] x. Hà Đăng, Kinh tế Thị trường qua các bước đổi mới tư duy, Tạp chí Cộng Sản. Website: http://tapchicongsan.org.vn, ngày 10-4-2007; GS. Bùi Ngọc Chưởng - PGS. Mai Trung Hậu, Góp phần Tìm hiểu Kinh tế Thị trường Định hướng Xã hội Chủ nghĩa, ngày 18-2-2008, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Lê Xuân Đình, Hướng tới nền Kinh tế Thị trường Hiện đại theo Định hướng Xã hội Chủ nghĩa, Tạp chí Cộng Sản, số 21 (165), năm 2008.
[7] x. P. Hồng (tổng hợp), Nhìn lại kinh tế thế giới năm qua, Báo Công An, số 1736, ngày 27-12-2008, tr. 14.
[8] x. Hiếu Trung, “Canh bạc ngàn tỉ” của Obama, Báo Tuổi Trẻ, ngày 1-2-2009, tr. 20.
[9] x. Hữu Tú-CSTT, Triển vọng Kinh tế Vĩ mô và Thị trường Thế giới năm 2009 qua một số dự báo, theo Internet.
[10] x. Hiếu Trung, “Canh bạc ngàn tỉ” của Obama, Báo Tuổi Trẻ, ngày 1-2-2009, tr. 20.
[11] x. Hải Minh, Diễn đàn Kinh tế Thế giới bế mạc: Thiếu giải pháp, Báo Tuổi Trẻ, ngày 3-2-2009, tr. 20.
[12] x. Nguyễn Ngọc Sơn, Cấu trúc Tâm lý và Văn hoá của Người Việt Nam đối với các vấn đề xã hội, Hội thảo Quốc tế về Công bằng Xã hội, Trách nhiệm Xã hội và Đoàn kết Xã hội, ngày 15-10-2007, tại Hà Nội.
[13] x. Đỗ Lan Hiền, Vấn đề Xây dựng Đạo đức trong Bối cảnh Phát triển Kinh tế Thị trường, Tạp chí Triết Học, ngày 21-5-2007; Lê Thị Tuyết Ba, Vấn đề Bảo vệ các Giá trị Đạo đức Truyền thống trong nền Kinh tế Thị trường ở Việt Nam, Tạp chí Triết Học, ngày 4-5-2007.


Tổng Thư ký Uỷ ban Bác ái Xã hội - Caritas Việt Nam
 
Trường đại học Công Giáo đầu tiên của Mỹ có văn phòng đại diện tại Việt Nam
Trần Công Minh
08:21 14/02/2009
SAIGÒN - - SAIGÒN - Trường Đại Học Loyola University of Chicago của Mỹ vừa được phép thành lập Văn phòng đại diện tại Saigòn. Đây là trường đại học đầu tiên của Mỹ có văn phòng đại diện tại Việt Nam

Theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, kể từ đầu tháng 2, văn phòng đại diện sẽ thực hiện chức năng văn phòng liên lạc, tìm hiểu và giới thiệu khả năng hợp tác về giáo dục, đào tạo giữa Đại học Loyola Chicago với các trường đại học và cơ sở giáo dục, đào tạo của Việt Nam; thúc đẩy hợp tác thông qua việc xúc tiến xây dựng các dự án, chương trình hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển giáo dục của Việt Nam.

Được biết, ngày 13/01/2009, đoàn đại biểu Trường ĐH Loyola Chicago (Hoa Kỳ), do TS.Patrick Boyle, Phó hiệu trưởng làm trưởng đoàn, đã đến thăm và làm việc với Đại học quốc gia thành phố Saigòn.

Nhân dịp này, dưới sự chứng kiến của ông Kenneth Fairfax, Tổng lãnh sự Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ tại Saigòn, ĐHQG-HCM và Trường Đại học Loyola Chicago đã kí kết ghi nhớ hợp tác. Theo đó, hai bên thống nhất các hợp tác trong việc trao đổi sinh viên, giảng viên, trao đổi thông tin, chương trình đào tạo, kế hoạch thực hiện các chương trình và nghiên cứu chung, đào tạo cán bộ quản lý cũng như hỗ trợ đề án nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh.

Dưới đây là một vài nét giới thiệu sơ lược về trường Đại học Loyola Chicago (LUC):

Đại học Loyola Chicago tại thành phố Chicago, bang Illinois, miền Trung Tây nước Mỹ, được thành lập năm 1870. Trường hiện có khoảng 16.000 sinh viên, với 71 chương trình hệ cử nhân, 85 chương trình hệ cao học, 31 chương trình đào tạo tiến sĩ. Hiện nay trường đã có liên kết đào tạo với 27 trường cao đẳng và đại học khác. Trường được công nhận là một trong những tổ chức giáo dục có uy tín tại Mỹ và trên thế giới.

Báo cáo về đào tạo của trường năm học 2005 – 2006

Tổng số sinh viên: 14.764, Trong đó:

40% sinh viên đại học từ các vùng khác trên đất Mỹ tham dự
68 chuyên đề chính và 69 chuyên đề phụ cho bậc đại học
Có 77 chương trình đào tạo bậc cao học, 36 chương trình đào tạo bậc tiến sĩ và 3 chương trình đào tạo chuyên gia
Có 120.000 cựu sinh viên trong đó có 80.000 sinh viên là người Chicago
Tỷ lệ sinh viên /giảng viên (2004) là 13:1
Học phí cho bậc đại học (hệ chính quy năm 2006): 26.000$

Trường có một trung tâm nghiên cứu Trung Quốc tại Bắc Kinh – Trung Quốc (The Beijing Center for Chinese Studies)

Website: http://www.luc.edu/
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Biết bị độc nhưng vẫn giành ăn
Hồng Hà /DCND
00:10 14/02/2009
Ngày 4/2/2009 tại Thường Tín, Hà Nội, hàng ngàn con gà không kiểm dịch được cán bộ viên chức thú y phun hoá chất trước khi đem tiêu huỷ đã bị dân cướp sạch. Dù đã cảnh báo gà bị độc, dân vẫn bất chấp tính mạng, nhào vào cướp gà.

Chất thải quặng bauxite hủy diệt môi trường sống
Tại hiện trường khi xảy ra cướp gà, ông Vũ Văn Dũng, cán bộ địa phương cho biết đã “nói cho dân làng biết là gà đã bị phun hoá chất và không ăn được, nhưng họ không nghe”. Kết quả là có hơn 1000 con gà bị phun hoá chất, gà không kiểm dịch có khả năng bị nhiễm khuẩn đã vào bụng nhân dân, hoặc đang bán ra thị trường để chờ ngày gây độc.

Dịch cúm gia cầm đã xảy ra thường xuyên. Nhiều người bị chết vì nạn dịch này. Các tỉnh hiện nay nằm trong danh sách bị cúm là Cà Mau, Sóc Trăng, Nghệ An, Hậu Giang. Mới đây thêm người bị chết ở Quảng Ninh. Ở Thanh Hoá, hai chị em gái cùng ăn thịt ngan có dấu hiệu bệnh, sau đó người chị gái 13 tuổi đã phát bệnh và chết ngay. Tình trạng gà bị nhiễm lây vi khuẩm cúm gia cầm H5N1 không phải người dân không biết. Nhiều trường hợp cúm gia cầm dẫn đến tử vong đã được thông báo trên báo đài. Vậy mà dân vẫn nhào vào cướp gà đem về nhà ăn, hoặc bán ra thị trường. Bất kể tình trạng nhiểm độc của gà có thể làm chết cả chính họ lẫn người thân trong gia đình, gây ảnh hưởng lây lan xấu ngoài xã hội.

Điều gì đã làm cho người dân bất kể tính mạng? Vì quá đói, nghèo khổ, túng thiếu hay vì lòng tham nên dân đã bất cần sự an toàn, sinh mạng của họ. Bên cạnh cái thiếu thốn, nghèo đói và tham lam quá độ còn có điều gì sâu xa hơn nữa?. Phải chăng, chính vì sự ngu dốt, vì thiếu hiểu biết về nguy hại của dịch đối với mạng sống và tác động của nó vào môi trường xung quanh đã làm cho người dân hành xử mù quáng, ngu xuẫn và vô trách nhiệm với đồng loại.

Hình ảnh người dân Việt Nam nhào vào cướp gà để thu lợi, bất kể gà bị cúm, bất kể gà bị tẩm thuốc trùng giống như hình ảnh thu nhỏ của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và hàng chục lãnh đạo trong Bộ chính trị CSVN đã quyết định cho Trung Quốc vào Việt Nam khai thác Bauxite ở Tây nguyên. Bauxite là “sinh tử phù” của Trung Quốc để cấy vào Tây nguyên nhằm gây dựng cơ sở tình báo, chính trị và quân sự theo sách lược tầm ăn dâu. Bauxite cũng là chất độc nhằm giết dần môi trường sống của nhân dân ở Tây nguyên nói riêng và đất nước, con người Việt Nam nói chung. Bauxite cũng là cái bẫy ngầm để vừa làm tê liệt, khống chế nền kinh tế Việt Nam vưà có khả năng xây dựng bàn đạp cho chiến lược quân sự của Trung Quốc “muốn chiềm Việt Nam, phải đánh ở ngay giữa xương sống”. Từ lâu, Trung Quốc đã liên tục áp lực tại biển Đông, gia tăng sách lược bao vây và hạn chế chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Trường Sa-Hoàng Sa, nhằm đánh vỡ hy vọng của Việt Nam vào việc khai thác tiềm lực kinh tế ở biển Đông. Mặt khác, Trung Quốc lại vỗ về, phủ dụ Việt Nam lá bài tiềm năng kinh tế “vô cùng to lớn” về khai thác quặng mõ Bauxite ở Tây Nguyên. Đây là kế “Dương Đông Kích Tây” mà Chính trị bộ đảng CSVN đã lọt bẩy.

Những năm 90 khi chính sách ngoại giao Trung -Việt còn căng thẳng sau cuộc chiến 1979. Nhân dân các vùng biên giới phiá Bắc thi đua nhau giết trâu bò để bán móng cho lái buôn Trung Quốc, vì tin đồn bán móng được lãi cao. Lái buôn Tàu vượt biên giới vào làng mua với giá rất cao, lý do giải thích tại sao mua móng trâu bò còn cao hơn cả thịt, các lái buôn Tàu cho biết là mua móng để làm cao, làm thuốc vì móng trâu bò ở Việt Nam có giá trị tốt hơn móng ở Trung quốc. Vì vậy, nhân dân các làng vùng biên giới thi đua giết bò, giết trâu để bán móng, bất kể nhỏ to. Dịch thu mua móng kéo dài một thời gian rồi đột nhiên ngưng mua, hàng ngàn trâu bò trong độ tuổi sản xuất bị giết chết, hàng ngàn móng trâu bò trở thành vật phế thải. Hậu quả là nhiều năm sau đó mùa màng bị thất thu, sản xuất nông nghiệp đã bị đình động, trâu bò không đủ số cung cấp cho việc đồng áng vì đã bị giết hàng loạt để bán móng. Bên kia biên giới Việt Trung, bộ máy tình báo, an ninh Trung Quốc xoa tay cười hỉ hả. Họ chỉ cần bỏ ra vài chục triệu nhân dân tệ đã gây biết bao khó khăn cho nhân dân Việt Nam ở các vùng biên giới. Tai hại của nạn mua móng, giết trâu bò vô tội vạ phải mất nhiều năm mới hồi phục được.

Hiện nay, tệ nạn tiền giả lưu hành ở Việt Nam rất cao. Phần lớn bọn buôn bạc giả chạy qua Trung Quốc mua rẻ rồi mang về Việt Nam bán lời. Hàng năm, tiền giả Việt Nam lưu hành hàng trăm tỷ đồng cũng đủ làm nền kinh tế Việt Nam bị chới với. Bọn in bạc giả không phải là những tay tội phạm tài tử, đường dây chuyên nghiệp này có liên hệ chằng chịt với tình báo Trung Quốc, An ninh Việt Nam biết rỏ xuất xứ tiền giả nhưng bó tay. Cuộc chiến tranh Trung-Việt mang nhiều màu sắc, không nhất thiết phải cần súng đạn, xe tăng tràn qua biên giới. Tiền giả, hàng giả, hàng nhái Trung Quốc tuồn qua cửa khẩu có khả năng khống chế, lũng đoạn nền kinh tế Việt Nam còn hửu hiệu hơn xe tăng, đại pháo.

Bauxite là giai đoạn xâm nhập cao ở mức độ chiến lược. Trung quốc đang khai thác Bauxite ở nước họ rẻ hơn, vừa giải quyết được nạn thất nghiệp hiện nay đã lên đến 26 triệu người, vừa làm chủ khả năng kiểm soát tài nguyên, vừa hiệu quả cao về mặt kinh tế. Tại sao lại chỉ muốn khai thác Bauxite ở Việt Nam?.

Hãy cứ tưởng tượng hàng chục ngàn công nhân Việt Nam sẽ làm thuê cho Trung Quốc ở Tây nguyên. Hàng trăm ngàn mẫu đồi núi, rừng Tây Nguyên bị san bằng, biến thành bùn đỏ. Việt Nam từng bước lệ thuộc vào nguồn thu nhập quặng mõ Bauxite. Cả nước Việt Nam, kinh tế bị cột chặt vào mặt hàng xuất khẩu Bauxite, hàng chục ngàn con người làm công quặng mõ Bauxite để kiếm sống; cả vùng rừng núi Tây Nguyên bị huỷ hoại, mất khả năng ngăn chận lũ, môi trường bị tàn phá. Cả một thãm hoạ trước mắt sẽ chụp xuống đầu dân tộc và đất nước Việt Nam sau khi Trung Quốc khai thác triệt để tài nguyên rồi bỏ ngang. Ai trách nhiệm giải quyết hàng chục ngàn con người bị thương tật, bệnh hoạn, vật vờ do hậu quả nhiều năm sống gần hoá chất.?. Ai ngăn chận nạn lũ lụt sẽ tràn xuống Tây Nguyên và miền Trung, gây ra cảnh màn trời chiếu đất. Môi trường thiên nhiên, rừng núi bị hủy hoại, đất đai, sông ngòi bị bùn đỏ xâm thực, mất điều kiện canh tác và làm ra của cải cho nhiều thế hệ sau. Khả năng rất cao nhân dân các Tỉnh Tây Nguyên và Miền Trung bị rơi vào nạn đói vì hậu quả thiếu đất canh tác và lũ lut. Cả triệu người Miền Bắc từng bị chết đói năm Ất Dậu khi quân phiệt Nhật bắt nhân dân trồng đay thay vì trồng luá. Ai bù lổ ngay khoản tài chánh khổng lồ bị thiếu hụt từ nguồn thu Bauxite khi Trung Quốc doạ bỏ ngang dự án để áp lực Việt Nam về quân sự, chính trị, ngoại giao và kinh tế khi cần thiết?

Chất thải quặng Bauxite chụp từ vệ tinh
Những bài học nóng vì thua thiệt do Trung Quốc chơi đểu vẫn còn đó. Vụ thu mua móng trâu bò, vụ in và phát hành bạc giả, vụ ngăn Việt Nam vào WTO, vụ lấn chiếm và giành hải đảo Trường Sa – Hoàng Sa, vụ đe doạ khai thác dầu khí làm Việt Nam mất hàng tỷ dollars từ hảng dầu BP của Anh và Exxon của Mỹ v.v… Tất cả những sự kiện đó lãnh đạo CS không thể không biết. Toàn bộ viễn ảnh nguy hại trên chỉ thuần tuý ở phương diện kinh tế, chưa nói đến khiá cạnh phức tạp từ các lãnh vực quân sự, chính trị và xã hội do bề sâu của việc khai thác Bauxite ở Tây Nguyên gây ra.

Bauxite ở Tây Nguyên cũng giống như thịt gà độc, dính vào nó chỉ chờ ngày bị tàn phá, huỷ diệt. Câu hỏi đặt ra là tại sao nguy hiễm cho sự tồn vong của dân tộc và đất nước như vậy mà lãnh đạo đảng CSVN ở Chính Trị bộ vẫn nhắm mắt tin theo Trung Quốc, giống như hoạt cảnh “biết bị độc nhưng vẫn dành ăn.” ?.

Bên cạnh bản chất tham lam và sự nghèo khó. Tệ nạn ngu dốt, thiếu hiểu biết về những tác động liên hệ của nhiễm độc và môi trường sinh thái là yếu tố dẫn đến sự kiện mù quáng ăn thịt gà độc. Điều này, cũng như việc ký kết khai thác quặng Bauxite ở Tây Nguyên của đảng CSVN, bất kể hậu quả tàn phá cho dân tộc Việt nam và ngay chính bản thân của họ nữa.

Từ nhiều năm nay, lãnh đạo đảng CSVN là những kẻ thất học hoặc thiếu học. Họ không đủ trình độ căn bản để hiểu ra những liên hệ về sinh thái học, môi trường học và mối tương quan của thiên nhiên đối với con người. Đòi hỏi sự giải thích cặn kẻ để ông Nguyễn Tấn Dũng hiểu, cũng khó như phân tích các mối quan hệ hổ tương giữa “phá rừng và lũ lụt” cho một anh chăn trâu, chưa xong bậc tiểu học. Ông Nguyễn Tấn Dũng theo Đảng CSVN từ lúc 12 tuổi, thời gian ở trong rừng ông không có điều kiện để học. Trình độ của ông Dũng lúc đó chỉ ở mức tiểu học. Sau 1975, ông được kết nạp vào đảng CSVN và giữ nhiệm vụ là một y tá quèn ở Huyện. Gần 35 năm sau ông trở thành Thủ tướng nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Mặc dù lý lịch ông tự khai hiện nay có trình độ đại học nhưng điều đó chỉ là học “dõm”, để bịp thiên hạ. Ông không có học để đủ trình độ căn bản hiểu được các nguyên lý của sinh thái. Bản chất không học, cộng thêm sự hãnh tiến, đắc chí của kẻ nắm quyền lực làm cho ông và những đồng chí của ông mù quáng, có những quyết định sai lầm.

Sự thực là không riêng ông Nguyễn Tấn Dũng mà nhiều vị lãnh đạo khác trong đảng CSVN đều thất học. Ông Võ Văn Kiệt ít học, ông Phan Văn Khải cũng vậy. Trong cuộc tiếp kìến Tổng Thống George Bush tại toà nhà trắng, ông Khải đã cầm tờ giấy nhỏ trên tay để đọc mấy lời chúc tụng làm cả nước Việt Nam xấu hổ. Ông Đỗ Mười nếu không theo đảng CSVN thì cũng chỉ là anh thiến heo làng. Ông Lê Đức Anh chắng hơn gì mấy, trước khi tham gia đảng ông là cặp rằng, coi phu đồn điền cao xu, và gian ác có tiếng. Ông Lê Duẫn, không làm cách mạng thì suốt đời chỉ là anh công nhân đường sắt. Hàng chục năm nay, dân tộc Việt Nam bị lãnh đạo bởi những con người như vậy thì đất nước Việt Nam phải trở thành “bùn đỏ” là hệ quả tất yếu.

Có nhiều can ngăn, cảnh báo về quyết định sai lầm của Đảng CSVN qua sự kiện ký kết cho Trung Quốc khai thác Bauxite. Trả lời phóng viên, ông Dũng cho biết ““vấn đề khai thác bauxite tại Tây Nguyên là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà Nước.”. Nói cách khác, Chính trị bộ với hơn chục lãnh đạo đã quyết định rồi, đừng có ai lên tiếng cản ngăn. Đảng CSVN có hơn 3 triệu đảng viên, bao nhiêu đảng viên đã được hội ý về sự kiện trọng đại này? Quyết định này dẫn đến sự tồn vong của đất nước và dân tộc nhưng Đảng CSVN có tham khảo Quốc hội không? Dù Quốc hội “bù nhìn”, nhưng ít nhất cũng phải có sự tham khảo cho ra vẻ chứ? Nếu cả dân tộc và đất nước Việt Nam phải chịu gánh nặng hậu quả từ vụ án “Bauxite”, thì thủ phạm gây án là ai? Chính trị bộ hay bao gồm luôn cả 3 triệu đảng viên đảng CSVN và những vị gọi là “đại biểu quốc hội” nước CHXHCNVN?

Khi người dân nhảy chồm vào cướp gà bị nhiễm trùng để ăn, vì lòng tham và ngu dốt, họ đã bất kể bị ngộ độc vì họ không đủ trình độ để thấy hiểm họa lâu dài cho chính bản thân họ. Có thể trong số những người này không bị chết ngay vì cúm gà nhưng ảnh hưởng của thuốc diệt trùng sẽ tàn phá cơ thể họ, lây lan và truyền qua các thế hệ con cháu. Khi ông Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo Đảng CSVN trong Chính trị bộ, đồng ý cho Trung Quốc tiến vào Tây Nguyên khai thác Bauxite, quyết định sai lầm này không những hủy họai, tàn phá đất nước và dân tộc Việt Nam, mà còn có khả năng sẽ tạo thành mầm độc để triệt tiêu ngay chính đảng CSVN.

Trong họa có phúc. Hoạ 1975 đã đẩy hàng triệu con dân Việt lưu lạc khắp nơi trên thế giới. Nhờ vậy, lực lượng người Việt hải ngoại đã và đang hình thành một sức mạnh đáng kể, từng bước ảnh hưởng trực tiếp vào sinh hoạt kinh tế và chính trị tại Việt Nam. Hoạ Bauxite cũng vậy, giống như trùng độc nằm trong con gà từng bước lây lan, và hủy diệt ngay cả chủ thể của nó. Quặng mỏ Bauxite ở Tây Nguyên sẽ là điểm cực nóng để biến thành “bùn đỏ”, chôn vùi sự nghiệp chính trị đảng CSVN. Hãy cứ đợi đấy!.

(Nguồn: Hồng Hà http://dangdcnd.blogspot.com/ )
 
Mua dây buộc mình
Phong Thương
04:50 14/02/2009

MUA DÂY BUỘC MÌNH



Đối với chính quyền Hà Nội, có vẻ như những vấn đề về Công Giáo đã khép lại, khi họ vội vã xây hai vườn hoa đạt tiêu chuẩn cấp xã ngay tại thủ đô. Ban đầu, với tài phù phép, chính quyền Hà Nội dự định sử dụng hai khu đất này vào những mục đích không minh bạch, nhắm phục vụ quyền lợi cho một nhóm người có thế lực. Nhưng ý đồ của nhóm người này sớm bị phát hiện và bị bại lộ dưới sức ép mạnh mẽ của hàng vạn người đang quyết tâm đòi công bằng, lẽ phải.

Thay vì phải tổ chức một cuộc đối thoại công khai, minh bạch trước công luận; thay vì phải hành xử theo cách thức đàng hoàng của một nhà nước pháp quyền, do dân và vì dân, thì chính quyền Hà Nội lại hành xử theo đúng bản chất kiêu ngạo của họ. Đó là sử dụng các phương tiện truyền thông, đài báo để làm biến dạng sự thật đang diễn ra. Người ta né tránh lý do khởi nguồn việc người Công Giáo đòi đất và tệ hơn nữa, người ta cố tình đi sâu vào những sự việc lắt nhắt, mổ xẻ, nâng cấp và cố tình dàn dựng một hình ảnh không hay về người Công Giáo.

Thậm chí, vào thời điểm cao trào của cuộc chiến thông tin bôi nhọ, chính quyền Hà Nội, qua các cơ quan thông tấn báo chí, còn khoác cho người Công Giáo ý tưởng là “bị thế lực thù địch xúi dục”, một số phần tử muốn phá hoại an ninh… thiếu nước, chụp thêm cho người Công giáo cái mũ: “phần tử khủng bố.” Điều này thì không lạ, bởi truyền thông của chính quyền từ lâu đã không ngần ngại hay sợ bị trừng phạt khi vùi dập những đối tượng mà chính quyền không ưa.

Những việc làm như thế như mang dây trói buộc người khác vào một định kiến mà mình rắp tâm tạo ra. Nếu là tổ chức hay đảng phái nào đó dùng trò này để hạ thấp đối thủ còn dễ tạm chấp nhận. Nhưng đường đường nhà nước cầm quyền tuyệt đối mà sử dụng trò như vậy chưa biết có đạt mục đích không ? Trước mắt đã tự làm cho mình vấy bùn. Khác nào cầm dây buộc người chưa xong, chính mình cũng đã tự trói mình.

Của người phúc ta

Xây hai vườn hoa là một nước cờ khá mới mà chính quyền Hà Nội đã làm. Thâm ý của việc này là biến miếng đất của người Công Giáo thành đất chung của toàn dân. Nếu người Công Giáo tiếp tục đòi hỏi thì họ phải đối đầu với quyền lợi của nhân dân. Thứ nữa là chính quyền đã lợi dụng việc xây vườn hoa để tỏ cho dư luận thấy họ rộng lượng, quan tâm đến đời sống tinh thần của bà con nhân dân. Tuy nhiên, người biết suy nghĩ thừa hiểu rằng chính quyền chả rộng lượng gì mà ban phát cho nhân dân hai vườn hoa ở địa thế mà không một nhà kiến trúc nào lựa chọn (chắc ông chủ tịch Lê Thế Thảo với chuyên môn của mình biết rõ điều đó). Việc xây những vườn hoa ấy là lựa chọn bất đắc dĩ mang tính giải pháp thời cuộc.

Giải quyết tạm thời với phía người Công Giáo yên ắng rồi, giờ còn bài toán nữa phải giải là quyền lợi của nhóm đã đầu tư vào hai khu đất trước kia. Đối với nhóm đầu tư miếng đất ở 178 Nguyễn Lương Bằng (cho mục đích xây biệt thư, lô nhà ở), việc giải quyết đơn giản, đó là có thể cấp nhiều mảnh đất khác nhau ở Hà Nội bù cho họ. Cái này êm thấm và dư luận khó tìm hiểu. Nhưng đối với miếng đất ở 42 Nhà Chung thì phức tạp bởi mục đích của nhóm đầu tư vào đó là kinh doanh. Mà đất kinh doanh thì cần phải ở vị trí đẹp, tiện lợi… chính quyền Hà Nội sau khi xây vườn hoa 42 Nhà Chung xong, cần phải có một vị trí tương xứng để bù cho nhóm đầu tư. Một quyết định liều lĩnh, bất chấp dư luận quần chúng, miễn sao giải quyết được thúc bách mà nhóm đầu tư có thế lực đang đòi hỏi quyền lợi. Đó là Hà Nội cho xây khách sạn ASA HANOI ROYAL tại công viên Thống Nhất.

Có lẽ khi xâm phạm công viên Thống Nhất, chính quyền Hà Nội đánh giá rằng dù sao công viên Thống Nhất là đất chung của người dân, mà người dân Việt Nam thì từ lâu được đào tạo có bản tính là “cha chung không ai khóc”. Chính quyền đã bất chấp tất cả những ý kiến xác đáng phản đối từ nhân dân. Khách sạn SAS đang được khởi công phần móng, mặc cho cảnh quan và môi trường đang bị ỗ nhiễm trầm trọng vì lượng xe cộ tập trung dày đặc trong nội thành. Đáng ra phải dãn bớt những công trình lớn, tập trung nhiều người và xe cộ ở nội thành, thì ủy ban nhân dân TP Hà Nội lại cố nhồi nhét bằng mọi giá vào giữa lòng thủ đô một chốn kinh doanh phục vụ ăn chơi của những kẻ lắm tiền.

Tăng Minh Phụng và UBND TP. Hà Nội

Có lẽ suốt cuộc đời, nhiều người dân Hà Nội không đặt chân lên vườn hoa 1-6 hay vườn hoa Hàng Trống. Thật khó mà có cảm giác vui vẻ khi đến hai nơi này do bởi vị trí của nó và bởi sự miễn cưỡng hình thành của hai vườn hoa. Nhưng với Công viên Thống Nhất, thử hỏi mấy ai trong số người Hà Nội chưa đặt chân đến? Cho dù với sự quản lý, quan liêu và tắc trách của nhà nước làm công viên kém hấp dẫn đi, nhưng một khoảng không bao la giữa cây và nước vẫn là nơi thu hút nhiều người dân Hà Nội đến để tìm những không gian yên tĩnh, thoáng đãng giữa cái thành phố càng ngày càng lộn xộn và lúc nhúc này.

Nếu người dân Hà Nội có sự đoàn kết như người Công Giáo, có lẽ, sẽ có khả năng khiến cho chính quyền phải tìm cái gì đó để đền bù cho một phần công viên Thống Nhất của người dân bị xâm hại. Khi ấy, liệu UBND TP. Hà Nội sẽ làm gì? Lại lấy đất ở chỗ khác ra bù vào, và ở nơi lấy đất đó người ta lại bất bình thì sao.

Bỗng nhiên tưởng vụ làm hai vườn hoa là nước cờ hay. Nhưng rút cục chỉ là vay chỗ này, đập trả chỗ kia. Khiến UBND TP. Hà Nội không khác gì đại gia Tăng Minh Phụng trong việc trả nợ ngân hàng, cũng loanh quanh, vá víu. Có thể UBND TP. Hà Nội trông đợi vào sự thiếu đoàn kết, tạo nên tiếng nói mạnh mẽ của người dân Hà Nội trong đòi hỏi món nợ công viên Thống Nhất. Hy vọng này là có cơ sở vì người dân Hà Nội bàng quan trong việc tranh đấu đòi quyền lợi chung, họ không ý thức như người dân Phương Tây trong việc phản đối những công trình xâm hại môi trường hay biến của chung thành của riêng này.

Nếu ý thức của người dân tốt thì UBNDTP Hà Nội khéo phải đi vào con đường mà đại gia Tăng Minh Phụng đã đi.

Luật Nhân Quả

Sau những cố gắng huy động mọi nguồn lực như tòa án, cảnh sát, dân phòng, báo chí, truyền hình... mất nhiều thời gian và tốn kém nhưng không đạt được mục đích ban đầu là xây lô biệt thự và khách sạn, cũng không đạt được mục đích hạ thấp người Công Giáo và các lãnh tụ tinh thần của họ, chính quyền giờ vừa nợ người Công Giáo một lời xin lỗi về những bôi bác, gian trá mà giới truyền thông đã tung ra, đồng thời nợ nhân dân Hà Nội về việc cắt xén công viên Thống Nhất.

Nhìn lại những gì mà chính quyền Hà Nội đã làm bắt đầu từ hai khu đất 178 Nguyễn Lương Bằng và 42 Nhà Chung đến nay, thì thấy rằng mọi biện pháp đều theo cảm tính chủ quan, xuất phát từ sự ỷ lại sức mạnh trong tay, không có dũng khí để đi đến quyết định minh bạch, hợp lòng người. Thay vì chọn một cách tốt để giải quyết dứt điểm, chấm dứt mọi cơn sóng ngầm trong lòng dân... UBND TP. Hà Nội lại chọn cách giải quyết chắp vá thiếu bản lĩnh của người lãnh đạo chính trị. Đó là: một mặt dùng cảnh sát ngăn chặn cuộc nguyện cầu đòi Công Lý – Sự Thật của người công giáo, một mặt dùng truyền thông xuyên tạc, cắt xén làm sai lệch sự thật dẫn đến UBND TP. Hà Nội giờ phải lâm vào cảnh nợ trả, nợ mang, chuốc thêm tai tiếng, mất uy tín.

Bài học mà UBND TP. Hà Nội cần rút ra để giải quyết món nợ lòng vòng này là nhanh chóng chấm dứt việc lấn chiếm công viên Thống Nhất; đồng thời, giải quyết khách quan, đúng theo pháp luật đơn khiếu nại của giáo dân về những tin tức, bài báo sai trái mà truyền thông đã đưa. Tránh dùng thủ đoạn dây dưa, lần khất làm cho người đi khiếu nại mất nhiều thời gian chờ đợi, đi lại. Cũng là tránh mua thêm dây buộc mình trong sự việc vốn dĩ giờ đã như mối tơ vò. Hy vọng chính quyền Hà Nội sẽ vì sự yên bình, ổn định của toàn xã hội, để không những buộc thêm dây mà sẽ cởi bớt dây mà trước đó đã buộc.

14/2/2008
 
Yêu mến Mẹ Công Lý Thái Hà trong tâm tình hiệp nhất
J.B Nguyễn Hữu Vinh
23:53 14/02/2009
THÁI HÀ - Những diễn biến tại Thái Hà và Toà Khâm sứ vừa qua đã được sự hiệp thông của nhiều nơi trong và ngoài Giáo hội Công giáo Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Sự hiệp thông và cầu nguyện đã thể hiện sự lớn mạnh của Giáo hội Công giáo Việt Nam và xác tín những giá trị lớn lao của Giáo hội Hiệp nhất, thông công.

Hiệp nhất để tiến bước

Sự hiệp thông đó có tác dụng mạnh mẽ làm cho các thế lực thế gian phải kiêng dè trong những hành động bạo lực chống phá Giáo hội và đàn áp giáo dân, tu sĩ. Đã có một giai đoạn đen tối trong lịch sử Giáo hội. Khi đó, những tín hữu công giáo được xếp một thứ hạng đứng ngoài vòng bảo vệ của luật pháp, luôn là mục tiêu của sự kỳ thị, bôi nhọ và trấn áp, bất cứ ai cũng có thể đem đến cho người Công giáo những thứ không ai muốn là chuyện bình thường.

Nhưng, những người Công giáo với tinh thần đoàn kết chặt chẽ, được sự hướng dẫn của Thánh Linh với sự ôn hoà và tấm lòng khoan dung, tha thứ đã dần bước lên những nấc thang giá trị mới.

Sự hiệp nhất, yêu thương đó đã làm cho những trái tim chai đá nhất cũng phải xúc động. Xúc động vì những tín hữu xa xôi đã nghe tiếng kêu của cộng đồng dân Chúa Thái Hà, Hà Nội mà đến bên họ khi nguy nan, giúp đỡ họ khi khốn khó, cầu nguyện cho họ khi sự dữ vây quanh. Tự hào vì giáo hội Công giáo Việt Nam đã kiên vững hơn rất nhiều từ trong nhận thức và hành động. Người Công giáo đã hiểu được rằng, họ là những tạo vật được Chúa ban cho đầy đủ mọi quyền bình đẳng với bất cứ một dân tộc, một tầng lớp, một cá nhân nào.

Chính vì vậy họ đã bước lên.

Hải Phòng – Thái Hà: Hiệp thông trong tình yêu Mẹ

Những ngày này, nhiều đoàn khách hành hương lũ lượt kéo nhau về bên Mẹ Công lý Thái Hà càng chứng tỏ sự vượt lên tất cả những khó khăn về cuộc sống đời thường cho một giá trị tinh thần, đạo đức và nhân bản của những người Công giáo Việt Nam.

Trong các giáo phận mạnh mẽ, kiên trung, chỉ lấy một giáo phận để làm thí dụ: Giáo phận Hải Phòng.

Nơi cách xa Hà Nội không chỉ là 100km từ Toà Giám mục, mà là cả mấy trăm km kể từ Quảng Ninh miền địa đầu đất nước, tiếp giáp với đất nước Trung Hoa cộng sản đang hết sức sắt máu với những người Công giáo anh em trên đất nước họ, đến những xứ họ ở Hải Phòng, Hưng Yên, Giáo phận Hải Phòng luôn đồng hành cùng anh chị em trên bước đường đi tìm kiếm Sự thật, Công lý và Hoà bình.

Những ngày đã qua, luôn luôn bên cạnh Thái Hà, Toà Khâm sứ Hà Nội là các giáo xứ, giáo họ ở Hải Phòng. Luôn luôn bên cạnh các tín hữu Hà Nội là các giáo dân của giáo phận này, luôn đồng hành với Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt là Đức Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên, một Giám mục trẻ tuổi nhưng sự dũng cảm và năng động bắt nhịp cuộc sống và hơi thở của Giáo hội hết sức nhạy bén.

Từ những ngày trên linh địa Đức Bà, từng đoàn người hành hương đến thăm viếng Mẹ với những buổi cầu nguyện mạnh mẽ và sâu xa đến những ngày Thái Hà bị vùi dập, những lá thư hiệp thông, những lời nói ân cần vẫn vang lên từ Giáo phận này nâng đỡ những tín hữu và Giáo xứ đang gặp cơn nguy biến.

Biết bao nhiêu sự kiện, bao con người và hành động của cả Giáo phận đã tỏ rõ tấm lòng với những tín hữu anh em của mình mà không ai có thể thống kê được những tình cảm anh em ruột thịt GP Hải Phòng đã dành cho GP Hà Nội.

Ở đó, từ Giám mục đến những giáo dân nơi xa xôi hoặc cất công hành hương về Thái Hà, hoặc dâng lời cầu nguyện âm thầm hay những buổi cầu nguyện công khai đã nói lên tấm lòng và tâm hồn của mình với những nghĩa cử hết sức đáng trân trọng và đầy nặng tình nghĩa.

Ở đó, những sự kiện, những khó khăn và những biến động của Hà Nội đều được sự dõi theo và luôn sẵn sàng hiệp thông của tất cả cộng đồng dân Chúa.

Ngay khi giáo dân Thái Hà đang trong sự rình rập của hàng loạt công an với vô vàn những mưu đồ nhằm bóp nát ý chí của giáo dân, thì Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên đã cùng hàng trăm giáo dân đến tận Thái Hà cũng hiệp thông với anh chị em ở đây.

Ngay khi phiên toà xét xử 8 giáo dân Thái Hà kết thúc trong sự lúng túng, hoảng hốt của nhà nước và được coi là chiến thắng của công lý, sự thật dù đang nhỏ nhoi, anh chị em đã được hưởng cảm giác hết sức hân hoan bởi lá thư chúc mừng của vị Giám mục trẻ tuổi và can đảm gửi đến.

Ngày mở đầu Năm Thánh Thái Hà, đích thân Giám mục Vũ Văn Thiên đã đến để cùng dâng lên Thiên Chúa những lời tâm tình, cầu nguyện cho Thái Hà luôn mạnh mẽ và kiên vững. Hơn thế, Ngài đã đem đến cho giáo dân và những người khác một tấm gương về sự trung tín, lòng mến và sự hi sinh cao cả với anh em mình.

Trong những ngày đầu năm Thánh Thái Hà, lũ lượt các giáo xứ, giáo họ từ khắp nơi đổ về, nhất là vào ngày thứ bảy, Chủ nhật, trong đó, rất nhiều đoàn đến từ địa phận Hải Phòng.

Họ đến với Mẹ Công lý Thái Hà để tỏ lòng sùng kính Mẹ đã ban nhiều Hồng ân cho Giáo phận, để tỏ lòng yêu mến và hiệp thông với anh chị em Thái Hà và nhất là đồng tâm cầu nguyện cho Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đang bị những ngón đòn thù nhơ bẩn của các thế lực thế gian, từ báo chí của nhà cầm quyền Hà Nội trong và sau vụ cướp đất làm vườn hoang.

Những đoàn hành hương đông đảo từ chính giáo phận này đến Thái Hà với đầy đủ các hội đoàn, hùng dũng, oai phong bước lên Đền Thánh đã làm nức lòng cảm phục từ những tín hữu thập phương đến đây. Những cuộc lễ tưng bừng bởi Giám mục, linh mục từ Hải Phòng đã khẳng định những giá trị của tinh thần hiệp thông mạnh mẽ.

Tại buổi lễ ngày 14/2/2009 tại Thái Hà, linh mục Phaolô Vũ Đình Viết - Chánh văn phòng TGM Hải Phòng - khẳng định: Bên cạnh các danh hiệu của Đức Mẹ ở Việt Nam như Mẹ La Vang, Mẹ Tà pao, Mẹ Trà Kiệu thì không thể không nhắc đến Mẹ Công lý Thái Hà.

Chúng tôi thật cảm phục khi có đoàn xe hành hương về Mẹ Công Lý Thái Hà đã phải gắn lên đầu xe chữ “song hỉ” chuyên dùng cho đám cưới. Thì ra đây là một cách để các giáo dân có thể vượt qua quãng đường xa xôi, tránh nguy cơ bị chặn đuổi về giữa chừng như nhiều đoàn đã bị buộc phải quay trở lại khi về viếng Mẹ Công Lý Thái Hà.

Lên Đền Thánh, những gương mặt lạ mà thân thương làm ấm lên những tấm lòng của cộng đồng dân Chúa Thái Hà, giúp họ đủ can đảm vượt qua sóng gió đang chờ đợi ở phía trước trên con đường đi tìm Công lý, Sự thật và Hoà bình.

Thực tế cho thấy, nơi nào có một giám mục và linh mục đoàn luôn đồng hành với niềm tin và nhu cầu của giáo dân, thì nơi đó có cuộc sống đức tin luôn mạnh mẽ, đạo đức và vững vàng để vượt qua sóng gió. Hải Phòng đã chứng minh điều này bằng thực tế. Giám mục đã dẫn đầu trong các hành động và giáo dân đã bước tiếp con đường đó. Đó là con đường làm mạnh mẽ một Giáo hội Công giáo đoàn kết chặt chẽ, dám đối mặt với những sự ác, sự xấu xa và những sự dối trá bất công để đem lại cho giáo hữu, nhân dân và đất nước những thành quả mới, thoát khỏi sự nhục nhã mà đất nước này, dân tộc này đang phải gánh chịu về sự tụt hậu trước cộng đồng quốc tế.

Một kinh nghiệm rút ra từ thực tế

Sức mạnh của Giáo hội là niềm tin vững chắc vào Thiên Chúa và Mẹ Maria. Lòng tin đó được chuyển hoá thành những hành động mạnh mẽ và anh hùng của từng tín hữu để làm chứng cho Thiên Chúa.

Niềm tin của người tín hữu, những hoạt động tôn giáo của giáo dân có được tôn trọng hay không, phần lớn nhờ sự hiệp thông và đoàn kết. Để tạo ra điều đó, sự lãnh đạo của hàng giáo phẩm là một yếu tố hết sức quan trọng.

Những nơi các lãnh đạo giáo hội kiên cường, vững vàng và đạo đức, không sợ hãi và không thoả hiệp với những thế lực đen tối, thì ở đó giáo dân được hưởng nhiều hơn những thành quả của sự tiến bộ của loài người: Quyền tự do tôn giáo, một quyền căn bản mà Thiên Chúa đã ban tặng cho tất cả mọi người, bình đẳng.

Những nơi hàng giáo phẩm và lãnh đạo giáo hội địa phương thể hiện sự khiếp nhược, thoả hiệp hoặc bởi những lý do cá nhân nào đó mà tự bản thân mình không vượt qua được cái tôi nhỏ mọn, thì nơi đó đời sống tín ngưỡng của cộng đồng giáo dân luôn đặt vào hàng thứ yếu. Những nơi đó, giáo dân sẽ lại được hưởng một chế độ toàn trị khốc liệt về quyền cơ bản của mình: Tự do tôn giáo. Ở đó, đời sống đạo đức và nhân phẩm con người bị coi nhẹ, bị chà đạp và nhục mạ. Ở đó, đời sống người tín hữu luôn được xếp vào một hạng người đặc biệt ngoài lề xã hội.

Dưới con mắt của người đời, sự thoả hiệp, sự sợ hãi khiếp nhược nhiều khi được đánh giá là sự “khôn ngoan” – sự khôn ngoan của thế gian. Nhưng dưới con mắt của cộng đồng tín hữu, đó là sự hèn nhát và nhiều khi là sự phản bội.

Để mỗi tín hữu, mỗi giáo họ, giáo xứ và giáo phận cũng như toàn thể Giáo hội Việt Nam và Giáo hội Hoàn vũ thực sự lớn mạnh và phát triển, điều thiết yếu là phải tăng cường sự hiệp nhất, thông công. Sự hiệp nhất thông công đó không chỉ có bằng những lời cầu nguyện âm thầm cách riêng, mà còn là những hành động cụ thể, những công việc biểu hiện thể nguyện vọng, thái độ của chính mỗi người và mỗi nơi trước bạo quyền và trước các thế lực thế gian.

Điều này lại càng là một nhu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay, khi cả xã hội và Giáo hội đang cần bước lên những bước mạnh mẽ trên con đường mưu tìm Sự thật, Công lý, Hoà bình nhằm cứu vãn một xã hội đã suy đồi nặng nề trên mọi mặt.

Tất cả mọi việc được sự quan phòng của Thiên Chúa, nhưng hành động ra sao là quyền tự do của mỗi người. Vì vậy, chúng ta không thể không hành động theo đường hướng đúng đắn mà Giáo hội đã đặt ra cho mỗi người khi chúng ta trở thành con cái Chúa và bước vào ngôi nhà chung Giáo hội: Hãy là nến sáng, là muối đất, là ngôn sứ của Thiên Chúa toàn năng.

Hà Nội, ngày 14/2/2009
 
Văn Hóa
Samson, tình yêu và cạm bẫy
Sa Mạc Hồng
11:47 14/02/2009
Hỡi nàng Đalila xinh đẹp
Ta dẫn nàng đi giữa cánh đồng
Ngát hương thơm mùi sữa cam tùng
Tình yêu ngọt ngào như táo chín
Ta say rượu quý, ngất ngây hương
Nghe đâu đây khúc nhạc Nghê Thường
Bên người yêu tuyệt trần kiều diễm!

Hỡi Đalila đầy quyến rũ
Ta say nàng hoan lạc trào dâng
Đất Giuđa hớn hở nhảy mừng
Núi Tao Phùng tưng bừng hoan hỷ
Hãy vui lên thiếu nữ Sion
Suối tình yêu tuôn chảy ngập tràn
Hãy vui lên, ngàn muôn hải đảo!

Ôi! Đức Chúa, Chúa Tể Càn Khôn
Xin Ngài trút cơn giận trên con
Xin Ngài dẫn con ra ánh sáng
Gánh chịu điều công chính của Ngài
Rượu, đam mê, tất cả cuốn trôi
Còn chén đựng hoang tàn, đổ nát
Và vương miện anh dũng rã rời!


Hỡi nàng Đalila quỉ quyệt
Ta say tình quên những điều răn
Là đường đi, chìa khóa khôn ngoan
Men rượu, men tình, ta mất trí
Còn đâu sức mạnh với hàm lừa
Xé mảnh sư tử của ngày xưa
Cổng thành trên vai không hề nặng!

Hỡi nàng Đalila phản bội
Nàng như người canh giữ vườn đêm
Trên tay nàng trườn con rắn độc
Vây hãm cả Giêrusalem
Thay vì thắt lưng, sợi dây thừng
Không còn bím tóc, đầu cạo trọc
Và mật ngọt là vết sắt nung!

Ôi! Xin Ngài, Đức Chúa Giavê
Trên vai con, cối đá nặng nề
Đang xay nhuyễn lòng con sám hối
Đôi mắt con, cửa sổ tâm hồn
Đã đóng lại tấm màn đổi mới
Con chân thành hối tiếc ăn năn
Vì đời con, vết hằn dục tính
Nỗi nhục nhằn của tuổi thanh xuân!


Lạy Ngài, Đức Chúa từ muôn thuở
Xin đừng ngoảnh mặt chẳng nhìn con
Núi Sinai vang lời khiển trách
Đỉnh Khôrếp tuyên án khổ hình
Con ước ao được chính thân mình
Hóa tro bụi chung cùng dục vọng
Để trong Ngài sức mạnh vô bờ
Hồn con sống mãi tới thiên thu!


(Viết phỏng theo Kinh Thánh: Sách Thẩm Phán)
 
Valentine và ta - chẳng lúc nào nguôi
Tú Nạc
14:14 14/02/2009
Chẳng lúc nào nguôi.
Từng giây phút Chúa đoái nhìn vì ơn cứu rỗi.
Sự bình thường là gì là lòng ta yếu đuối,
là mù quáng đối với bản thân mình,
lòng tham của ai kia
nào có thể ban phúc với thời gian.
Ta muốn lời tin yêu tự cất lên tiếng nói
vì đó là gì – là tro bụi, là sỏi đá,
là thử thách bộn bề, là tất cả những gì chúng ta đã đi qua,
vì chúng ngân nga như hồi niệm chính mình.
Nó giúp ta nghe ngày tận thế và sống lại của ta,
nó giúp ta cảm nhận quê nhà trong đời thường trần thế,
nơi ai kia được sinh hạ mỗi ngày
trong ánh sáng ta chở che tầm mắt –
ánh sáng đó kéo lên như mành cửa
để chúc phúc những con người thánh thiện, phong phú,
lãng quên và mê muội,
và thánh hóa ngôi nhà nhỏ trong ta.

Mỗi điều ban phúc cho ta thoát khỏi chốn bình thường
và mỗi lúc là nụ hôn Người - Cứu Độ.

(2009 – Valentine - NMS & CTTT, Ý thơ "Ordinary Time" - Fr. Pier Giorgio DiCicco)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Yêu - Love
Nguyễn Đức Cung
14:03 14/02/2009

YÊU - LOVE



Ảnh của Nguyễn Đức Cung

Chốn xưa mình vẫn hẹn hò

Nơi chim muông cũng chuyện trò yêu đương

Nào bao giờ hết vấn vương…!.!

(nđc)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền