Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 16/02: Đức Giêsu Đấng Chữa Lành - Suy Niệm: Lm. Phaolô Nguyễn Trọng Thiên, SVD
Giáo Hội Năm Châu
03:55 15/02/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.
Khi ấy, Đức Giê-su và các môn đệ đến Bết-xai-đa. Người ta dẫn một người mù đến, và nài xin Đức Giê-su sờ vào anh ta. Người cầm lấy tay anh mù, đưa ra khỏi làng, rồi nhổ nước miếng vào mắt anh, đặt tay trên anh và hỏi: “Anh có thấy gì không?” Anh ngước mắt lên và thưa: “Tôi thấy người ta, trông họ như cây cối, họ đi đi lại lại.” Rồi Người lại đặt tay trên mắt anh, anh trông rõ và khỏi hẳn; anh thấy tỏ tường mọi sự. Người cho anh về nhà và dặn: “Anh đừng có vào làng.”
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:56 15/02/2022
11. Thánh Ngôn của Thiên Chúa mời gọi con sau khi nghe xong thì theo đó mà thực hành, chứ không phải kêu con đi giải thích những chỗ tối nghĩa. Mặc dù trong Thánh Kinh có những chỗ mà chúng ta không hiểu rõ ràng, nhưng cũng có những chỗ không rõ ràng đợi chúng ta đi thực hành.
(Hiền sĩ Becky Hitchcock)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:00 15/02/2022
99. NGỌC HOÀNG THƯỞNG RƯỢU
Thần tiên các phương về triều bái ngọc hoàng.
Ngọc hoàng truyền lệnh:
- “Thưởng các tiên uống rượu”.
Quan đại thần coi về rượu lấy danh sách đăng ký các thần tiên và chức vụ ra chuẩn bị phân phối rượu, nhưng viết cả ba ngàn năm cũng chưa hết. Ngọc hoàng hỏi tình huống như thế nào, quan đại thần coi rượu nói:
- “Các thần tiên đều có mang theo người khiêng kiệu”.
Ngọc hoàng nói:
- “Người khiêng kiệu cũng đăng ký”.
Nhưng đã qua bảy ngàn năm mà vẫn chưa đăng ký hết, ngọc hoàng lại hỏi tình huống như thế nào, quan đại thần coi rượu đáp:
- “Người khiêng kiệu lại mang theo người khiêng kiệu của mình”.
Ngọc hoàng trầm ngâm suy nghĩ rất lâu, thở dài một tiếng, kết quả không thưởng được rượu ngon.
(Cung Định Am toàn tập)
Suy tư 99:
Thần tiên thì vô số, mỗi thần tiên có bốn người khiêng kiệu, lấy vô số nhân với bốn thì vô số gấp bốn lần; mỗi người khiêng kiệu lại đem theo người khiêng kiệu của mình, thì con số vô số gấp bốn này sẽ nhân lên vô cùng tận, ngọc hoàng thở dài cũng phải thôi.
Có những người Ki-tô hữu khi cầu nguyện thì cầu nguyện theo kiểu “ăn theo”: họ cầu xin cho mình được mọi thứ trên đời, từ công việc làm ăn đến chuyện tình duyên, từ chuyện nhà cửa vợ con đến chuyện ngoài xã hội, từ chuyện cầu xin trúng số độc đắc đến chuyện con heo con gà trong nhà, họ cầu xin cho thật nhiều, kể lể cho thật nhiều giờ, nhưng rất ít có người cầu xin cho mình biết chấp nhận thánh ý của Thiên Chúa, rất ít người cầu xin cho mình sửa đổi tính nết sống hiền lành và khiêm nhượng.
Trước mặt Thiên Chúa ai cầu xin bao nhiêu thì...tùy hỉ, Ngài đều biết rõ, nhưng được ơn hay không là tùy vào mức độ yêu mến của mình, vào mức độ cầu nguyện thật tâm chứ không theo mức độ “ăn theo” mà tâm không thật.
Ngọc hoàng của những người theo đạo dân gian thở dài vì các thần tiên “ăn theo” quá nhiều, nên qua mười ngàn năm rồi mà các thần tiên cũng chưa được uống rượu thưởng.
Cũng vậy, khi cầu nguyện mà chúng ta thấy Thiên Chúa lâu nhận lời của mình, thì phải tự xét mình lại lời cầu nguyện của mình có “ăn theo” không, nghĩa là cầu xin cho thật nhiều mà không một chút sám hối, tin yêu và khiêm tốn...!
Một đời người so với mười ngàn năm thì bao nhiêu lắm đâu, cho nên hãy kiên nhẫn và xét mình lại trong khi cầu nguyện, Thiên Chúa thích như thế.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thần tiên các phương về triều bái ngọc hoàng.
Ngọc hoàng truyền lệnh:
- “Thưởng các tiên uống rượu”.
Quan đại thần coi về rượu lấy danh sách đăng ký các thần tiên và chức vụ ra chuẩn bị phân phối rượu, nhưng viết cả ba ngàn năm cũng chưa hết. Ngọc hoàng hỏi tình huống như thế nào, quan đại thần coi rượu nói:
- “Các thần tiên đều có mang theo người khiêng kiệu”.
Ngọc hoàng nói:
- “Người khiêng kiệu cũng đăng ký”.
Nhưng đã qua bảy ngàn năm mà vẫn chưa đăng ký hết, ngọc hoàng lại hỏi tình huống như thế nào, quan đại thần coi rượu đáp:
- “Người khiêng kiệu lại mang theo người khiêng kiệu của mình”.
Ngọc hoàng trầm ngâm suy nghĩ rất lâu, thở dài một tiếng, kết quả không thưởng được rượu ngon.
(Cung Định Am toàn tập)
Suy tư 99:
Thần tiên thì vô số, mỗi thần tiên có bốn người khiêng kiệu, lấy vô số nhân với bốn thì vô số gấp bốn lần; mỗi người khiêng kiệu lại đem theo người khiêng kiệu của mình, thì con số vô số gấp bốn này sẽ nhân lên vô cùng tận, ngọc hoàng thở dài cũng phải thôi.
Có những người Ki-tô hữu khi cầu nguyện thì cầu nguyện theo kiểu “ăn theo”: họ cầu xin cho mình được mọi thứ trên đời, từ công việc làm ăn đến chuyện tình duyên, từ chuyện nhà cửa vợ con đến chuyện ngoài xã hội, từ chuyện cầu xin trúng số độc đắc đến chuyện con heo con gà trong nhà, họ cầu xin cho thật nhiều, kể lể cho thật nhiều giờ, nhưng rất ít có người cầu xin cho mình biết chấp nhận thánh ý của Thiên Chúa, rất ít người cầu xin cho mình sửa đổi tính nết sống hiền lành và khiêm nhượng.
Trước mặt Thiên Chúa ai cầu xin bao nhiêu thì...tùy hỉ, Ngài đều biết rõ, nhưng được ơn hay không là tùy vào mức độ yêu mến của mình, vào mức độ cầu nguyện thật tâm chứ không theo mức độ “ăn theo” mà tâm không thật.
Ngọc hoàng của những người theo đạo dân gian thở dài vì các thần tiên “ăn theo” quá nhiều, nên qua mười ngàn năm rồi mà các thần tiên cũng chưa được uống rượu thưởng.
Cũng vậy, khi cầu nguyện mà chúng ta thấy Thiên Chúa lâu nhận lời của mình, thì phải tự xét mình lại lời cầu nguyện của mình có “ăn theo” không, nghĩa là cầu xin cho thật nhiều mà không một chút sám hối, tin yêu và khiêm tốn...!
Một đời người so với mười ngàn năm thì bao nhiêu lắm đâu, cho nên hãy kiên nhẫn và xét mình lại trong khi cầu nguyện, Thiên Chúa thích như thế.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Phương cách biến thù thành bạn
Lm. Đan Vinh
06:25 15/02/2022
CHÚA NHẬT 7 THƯỜNG NIÊN C
1 Sm 26,2.7-9.12-13.22-23; 1 Cr 15,45-49; Lc 6,27-38
PHƯƠNG CÁCH BIẾN THÙ THÀNH BẠN
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG : Lc 6,27-38
(27) Thầy nói với anh em là những người đang nghe Thầy đây: Hãy yêu thương kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em. (28) Hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em. (29) Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong. (30) Ai xin thì hãy cho. Ai lấy cái gì của anh thì đừng đòi lại. (31) Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy. (32) Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì có ân nghĩa gì đâu? Ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ. (33) Và nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì còn gì là ơn với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng làm như thế. (34) Nếu anh em cho vay mà hy vọng đòi lại được, thì còn gì ơn với nghĩa? Cả người tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi vay mượn để được trả lại sòng phẳng. (35) Trái lại, anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả. Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao. Vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ơn và quân độc ác”. (36) Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. (37) Anh em đừng xét đoán thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. (38) Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy.
2. Ý CHÍNH : Bài Tin mừng hôm nay là bản tóm lược các lời Đức Giê-su dạy về cách cư xử đối với kẻ thù và những kẻ gian ác, để xứng đáng làm con Thiên Chúa và được tóm lại như sau :
Hãy chúc lành để đáp lại những kẻ nguyền rủa; Hãy xin Chúa ban điều tốt lành cho những kẻ vu khống mình; Hãy dùng nhu thắng cương và lấy ơn báo óan; Hãy làm cho kẻ khác trước điều mình muốn họ làm cho mình. Hãy tỏ lòng khoan dung nhân từ đối với những kẻ vô ơn bạc ác với mình. Làm ơn và cho vay mượn mà không mong báo đền. Không xét đoán ý trái và đừng vội kết án tha nhân. Hãy quảng đại tha thứ và cho đi. Tất cả những điều tốt ấy sẽ không vô ích, nhưng sẽ được Thiên Chúa báo đền ở đời sau.
3. CHÚ THÍCH :
- C 27-28 : + Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em : Kẻ thù ở đây cụ thể là những kẻ ganh ghét làm hại ta, những người nguyền rủa, vu khống, đánh đập và tước đoạt tài sản của ta... Yêu kẻ thù không phải chỉ về phạm vi tình cảm suông, nhưng là đáp trả những việc xấu của kẻ gian ác như : Chúc lành cho kẻ nguyền rủa ta, cầu nguyện cho kẻ vu khống ta.
- C 29-31 : +Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy: Đây là một nguyên tắc căn bản trong cách đối nhân xử thế. Tô-bi-a cha cũng khuyên Tô-bi-a con tương tự : “Điều con không thích, thì cũng đừng làm cho ai cả” (Tb 4,15). Còn Đức Khổng Tử thì dạy : “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (Điều mình không muốn, thì đừng làm cho người). Lời dạy của Đức Giê-su đây lại nhấn mạnh tính tích cực : Các môn đệ cần noi gương Thiên Chúa trên trời, Đấng “luôn tỏ lòng nhân hậu đối với mọi người”. Ngay cả phường vô ơn và kẻ độc ác”, Người cũng sẵn sàng ban ơn lành cho họ nữa.
- C 35 : + Con Đấng Tối Cao : Ai đối xử khoan dung với kẻ thù như thế sẽ được gọi là “Con Đấng Tối Cao”, một danh hiệu được ban cho vị vua thuộc dòng dõi Đa-vít (x. 2 Sm 7,14). Đức Giê-su đã được sứ thần đến truyền tin cho Đức Ma-ri-a gọi bằng danh hiệu này (x. Lc 1,32). Ngòai ra, những kẻ “ăn ở thuận hòa” cũng được gọi là “con Thiên Chúa” nữa (x. Mt 5,9).
- C 36-37: +Anh em đừng xét đoán... Đừng lên án... Hãy tha thứ...: Xét đoán là một hành vi nhân linh, mà mọi người cần thực hiện trong cuộc sống. Sự xét đóan khôn ngoan sẽ giúp người ta phân biệt được người tốt kẻ xấu, điều nào đúng hay sai, quan trọng nhiều hay ít, việc gì cần làm trước hay làm sau... Nếu biết xét đoán đúng và áp dụng phương pháp hữu hiệu thì mọi việc sẽ thành công. Ở đây, Đức Giê-su dạy các môn đệ : “Đừng xét đoán”, nghĩa là đừng đoán xét ý trái cách bất công cho người khác, vì việc kết án chỉ dành riêng cho Thiên Chúa, “Đấng thấu suốt mọi bí ẩn” vào ngày tận thế. Còn hiện tại, Thiên Chúa không phán xét và không kết tội ai, và luôn khoan dung tha thứ cho những kẻ tội lỗi có lòng sám hối ăn năn... Sau này chúng ta có được xét xử khoan dung hay không, là tùy thái độ hiện tại của ta đối với tha nhân, như lời Chúa phán : “Anh em đong bằng đấu nào, thì sẽ được đong lại bằng đấu ấy”. Chúng ta sẽ nhận được ơn tha thứ của Thiên Chúa nếu biết tha thứ lỗi lầm cho anh em, như lời kinh Lạy Cha: “Xin tha tội cho chúng con, như chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con” (Lc 11,4).
4. HỎI ĐÁP :
- HỎI : Khi dạy “Giơ má bên kia cho kẻ vả mặt mình, không cản nó lấy luôn cả áo trong”. Phải chăng Đức Giê-su muốn các môn đệ cứ để mặc cho kẻ gian ác lộng hành, để chúng tiếp tục làm hại nhiều người hiền lương yếu đuối?
ĐÁP: Thực ra đây chỉ là một kiểu nói nghịch lý, được cường điệu hóa theo cách nói của người Do thái, tương tự như lời Chúa đòi người ta phải tự móc mắt, chặt tay chân, nếu các bộ phận ấy nên dịp tội cho mình (x. Mt 5,29-30). Người ta không được hiểu những lời này hoàn toàn theo nghĩa đen. Bằng chứng là lúc bị điệu ra xét xử, Đức Giê-su đã không đưa má kia cho tên thuộc hạ của thượng tế Khan-na khi hắn vả mặt Người, trái lại Người hạch lại nó : “Nếu tôi nói sai, anh chứng minh xem sai ở chỗ nào; Còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?” (Ga 18,23). Tuy vậy, Đức Giê-su luôn đòi môn đệ phải biết nhẫn nhịn chịu đựng kẻ gian ác. Có lần Người đã quở trách hai anh em Gia-cô-bê và Gio-an khi họ xin Thầy dùng sấm sét tiêu diệt dân làng Sa-ma-ri vì họ đã từ chối đón tiếp thầy trò vào ở trọ trong làng của họ (x Lc 9,55). Ngôn sứ I-sai-a cũng tuyên sấm về thái độ của người Tôi Trung của Đức Chúa, ứng nghiệm nơi Đức Giê-su trong cuộc khổ nạn như sau : “Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ” (Is 50,6). Ở đây Đức Giê-su chỉ muốn dạy các môn đệ một phương thức đấu tranh bất bạo động : Hãy dùng tình thương để cảm hóa kẻ ác, lấy nhu thắng cương, lấy sự hiền lành chinh phục những kẻ cường bạo, theo nguyên tắc “thêm bạn bớt thù và biến thù thành bạn”, giúp cho những kẻ gian ác có cơ hội hòan lương.
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Anh em hãy cho thì sẽ được Thiên Chúa cho lại” (Lc 6,38a).
2. CÂU CHUYỆN:
1) LẤY ƠN BÁO OÁN ĐỂ HOÁ GIẢI HẬN THÙ :
MARTIN LUTHER KING là mục sư người da đen, đã chủ trương đấu tranh chống nạn phân biệt chủng tộc tại Hoa Kỳ bằng phương thế bất bạo động của Đức Giê-su là dùng Tình Thương để hoá giải thù hận. Câu chuyện về chú bé da đen do ông kể lại đã minh hoạ cho chủ trương tốt đẹp này của ông :
Có một chú bé da đen tên là TOM. Một hôm theo thói quen, vừa tan trường là em lại chạy đi phân phát báo cho các trường trong vùng để lấy tiền giúp đỡ gia đình. Hôm ấy em lại bất ngờ bị mót tiểu dọc đường. Thay vì đi tiểu đại vào một gốc cây gần đó như mọi lần, lần này Tom lại chạy vào một nhà vệ sinh dành riêng cho người da trắng bên đường để vừa đi tiểu vừa quan sát xem nhà vệ sinh của người da trắng tốt đẹp như thế nào.
Được vào trong nhà vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát, Tom cảm thấy sung sướng. Bất ngờ Tom nghe có tiếng chân người bước nhanh trên nền nhà về hướng nhà vệ sinh mà em đang ở bên trong. Chưa kịp phản ứng thì em đã bị một người đàn ông da trắng giữ chặt và đánh Tom một cái bạt tai khiến em té ngã đập đầu vào tường nhà vệ sinh đau điếng. Kèm theo cái tát là những lời nguyền rủa tên da đen đã dám vi phạm luật của tiểu bang A-la-ba-ma nước Mỹ. Theo đó thì người da đen không được phép bén mảng đến những nơi dành riêng cho người da trắng, kể cả nhà vệ sinh.
Được chứng kiến cảnh tượng đau lòng trên, Martin Luther King đã khuyên nhủ bé Tom như sau :
- Cháu Tom bé nhỏ đáng thương ơi ! Cháu có thể lựa chọn một trong hai thái độ đáp trả : Một là chạy ra khỏi nhà vệ sinh, nhặt mấy cục đá bên đường ném vào đầu gã đàn ông da trắng khốn kiếp vừa ra tay đánh đập cháu, rồi chạy nhanh về khu người da đen nói với mọi người : Có ngày chúng ta sẽ cùng nhau giết sạch bọn da trắng đã dám khinh thường và đối xử bất công tàn nhẫn với người da đen chúng ta.
Hai là cháu sẽ chọn thái độ cao thượng hơn là : Cháu sẽ im lặng nhớ đến Chúa Giê-su ngày xưa, cũng đã từng bị kẻ gian ác xô té mấy lần trên đường vác thập giá lên núi sọ. Nhưng lần nào Người cũng im lặng, lại trỗi dậy để tiếp tục vác thập giá đi lên đỉnh đồi chịu chết trên cây thập giá. Người đã cầu xin Chúa Cha tha cho những kẻ hành hạ mình : “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34). Vậy cháu hãy tha thứ cho người da trắng đã hạ nhục cháu nhé. Tom ơi ! Trả thù là điều quá dễ, nhưng yêu thương mới là khó. Chúng ta là những người da đen Hoa- Kỳ, chúng ta muốn xây dựng ngày mai tươi sáng hơn nhưng chỉ có tình thương mới làm được việc đó cháu ạ !
Mỗi người chúng ta hôm nay cũng hãy nhớ rằng : "Tình yêu là liều thuốc kỳ diệu chữa trị mọi vết thương của cả người cho lẫn người nhận".
2) THA THỨ ĐỂ BIẾN THÙ THÀNH BẠN :
LEV TOLSTOY đã nói tương tự như lời Đức Giê-su dạy về sự tha thứ cho kẻ thù : "Tình yêu diệu kỳ. Ở đâu có tình yêu, ở đó có sự sống".
Một hiệp sỹ dũng cảm tên là HIDEBRAND bị một bạn đồng nghiệp tên là Bruno nhục mạ nặng nề. Hidebrand thề sẽ trả thù đích đáng. Ông suy nghĩ và đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho hành động trả thù của mình. Ông đã chọn địa điểm và thời giờ thuận lợi để thi hành ý định. Hôm ấy ông đã thức dậy vào lúc nửa đêm, một mình võ trang đầy đủ đi đến nơi thanh vắng mà ông biết kẻ thù của ông là Bruno sẽ đi ngang qua. Trên đường đi ông nhìn thấy một nhà nguyện bắt đầu mở cửa. Ông liền đi vào trong đó chờ sáng. Trong lúc chờ đợi ông quan sát các bức tranh trong nhà nguyện.
Bức tranh thứ nhất vẽ Đức Giê-su mặc áo choàng đỏ, đầu đội mão gai, phía dưới có ghi bằng chữ Latinh câu này : "Bị lăng nhục, Người không đáp trả bằng lăng nhục".
Bức thứ hai nhắc lại cảnh đau buồn khi Người bị đánh đòn, với hàng chữ : "Khi chịu khổ đau như thế, Người đã không nói lời đe dọa".
Và cuối cùng bức thứ ba trình bày Đức Giê-su trên cây thập giá với hàng chữ : "Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm".
Nhìn liên tiếp ba bức tranh như thế, tâm hồn Hidebrand đã bị xúc động mạnh. Ông quỳ gối xuống và bắt đầu cầu nguyện. Dần dần cơn hận thù giảm đi, rồi biến mất. Ông còn ngồi lại đó chờ kẻ thù của ông đến, nhưng không phải để chém giết nhưng để tha thứ và hoà giải với nhau. (Góp nhặt)
3) ĐỊNH LUẬT QUẢ BÁO TRONG GIAO TIẾP XÃ HỘI:
Cách đây ít lâu có một phụ nữ viết một bài đăng trên một tạp chí tôn giáo, kể lại kinh nghiệm về định luật quả báo trong quan hệ giao tiếp với tha nhân như sau:
“Tôi là một phụ nữ tuổi trung niên và tính tình khép kín. Tôi không thích giao tiếp với bất cứ ai vì sợ bị họ quấy rầy. Chính vì thế mà tôi đã sống cô đơn nhiều năm trong một căn hộ chật hẹp với số tiền trợ cấp xã hội ba tháng một lần. Thái độ khép kín đó đã làm cho tôi bị suy nhược thần kinh. Một ngày nọ tôi bị đau nặng phải đi điều trị tại một bệnh viện miễn phí. Nằm viện đã lâu mà bệnh tình cũng không thuyên giảm. Trong thời gian này tôi cảm thấy cô đơn vì không có ai đến thăm. Chỉ có cô em gái của tôi ở nước ngoài là còn nhớ đến tôi và gửi cho tôi một thùng quà kèm theo thiệp chúc mừng No-en vào mỗi dịp lễ Giáng Sinh cuối năm. Rồi một ngày nọ, cô em gái duy nhất kia lại bị chết đột ngột do tai nạn giao thông. Tin này khiến cho tôi càng thêm tuyệt vọng. Một hôm, tình cờ tôi đọc được một thông báo trong tập san của bệnh viện nơi tôi đang điều trị, nội dung như sau : “Tổ chức thiện nguyện chúng tôi đang cần có thêm người tình nguyện phục vụ các bệnh nhân tê liệt tại tầng lầu ba của bệnh viện”. Thế là tôi quyết định đăng ký làm thử công việc thiện nguyện này để tránh sự nhàm chán trong lúc nhàn rỗi. Chỉ có Chúa mới biết tại sao tôi lại tình nguyện làm một việc vất vả không lương này. Nhưng theo tôi hiểu thì chắc là Người muốn dùng việc ấy để chữa lành bệnh tinh thần cho tôi.
Ngày nọ, tôi được bà trưởng hội phân công đến giúp cho một bà cụ bị tê liệt mà đã từ lâu không một thân nhân nào còn đến thăm hỏi giúp đỡ bà. Bà cụ thường tủi thân và luôn than vãn trách móc con cháu đã đối xử tệ bạc với bà. Nhận thấy cụ cần được động viên an ủi, nên tôi hay đến ngồi bên cạnh, vừa bóp tay chân cho cụ vừa lắng nghe cụ tâm sự. Mỗi lần như vậy, cụ lại có dịp kể cho tôi nghe những nỗi đau khổ mà chồng con đã đối xử tệ bạc với cụ. Một hôm tôi ghé tai khẽ nói với cụ rằng : Tôi có một bà mẹ có nét mặt phúc hậu rất giống cụ. Tôi cảm thấy yêu cụ như yêu mẹ ruột của tôi. Nghe vậy, nét mặt cụ đột nhiên biến đổi : Cụ im lặng nhìn thẳng vào mắt tôi và hỏi : “Có thật vậy không hả cô?”. Tôi trả lời : “Đúng thật như vậy đó ! Con rất yêu cụ như yêu mẹ ruột của con !”. Và ngay lúc ấy, tôi cảm thấy trong người tôi một mối xúc cảm lạ lùng, nó làm biến đổi con tim vốn chai lỳ của tôi. Trước đây tôi không có thiện cảm với ai, nhưng giờ đây tôi lại thấy mọi người đều dễ thương và tôi sẵn sàng tiếp xúc với những người đau khổ để đem niềm vui và tình thương đến cho họ. Cũng từ ngày đó tôi không còn cảm thấy căng thẳng thần kinh nữa và tôi quyết định không uống thuốc chữa bệnh thần kinh mỗi ngày như trước. Tôi ăn ngủ bình thường và lên cân. Căn bệnh suy nhược thần kinh của tôi tự nhiên biến mất. Trong lần tái khám định kỳ, bác sĩ chữa trị cho tôi tỏ ra ngạc nhiên khi thấy tôi bình phục rất nhanh mà không cần uống thuốc mỗi ngày như trước”.
Câu chuyện nói trên cho thấy : Chính khi chúng ta thể hiện tình thương đối với tha nhân là lúc chúng ta cũng nhận được ơn chữa lành căn bệnh tinh thần của mình.
4) BIẾN THÙ THÀNH BẠN LÀ CÁCH TIÊU DIỆT KẺ THÙ HỮU HIỆU NHẤT :
Trong cuộc nội chiến tại nước Hoa Kỳ, sự hận thù giữa hai miền Nam Bắc ngày một thêm sâu đậm. Lần kia, tổng thống ÁP-RA-HAM LANH-CÔN (Abraham Lincoln) đã bị nhiều người Bắc Mỹ chỉ trích khi ông chủ trương cần đối xử khoan dung đối với đám dân nổi loạn ở miền Nam. Những người này nhắc cho Lanh-côn nhớ rằng cuộc chiến tranh giữa hai miền vẫn đang tiếp diễn. Theo họ, quân đội miền Nam là kẻ thù, và tất cả bọn họ đều cần phải bị tiêu diệt. Bấy giờ tổng thống Lanh-côn đáp : “Cách tiêu diệt kẻ thù hữu hiệu nhất chính là biến kẻ thù trở thành bạn hữu của chúng ta bằng lòng khoan dung tha thứ”.
Lời nói của Lanh-côn rất phù hợp với lời Đức Giê-su dạy trong Tin Mừng hôm nay : “Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em. Hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em… Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao. Vì Người nhân hậu với cả phường vô ơn và quân độc ác” (Mt 5,27-28.35).
3. THẢO LUẬN: Chúng ta nên làm gì đối với những người đang thù ghét và nói xấu chống lại chúng ta?
4. SUY NIỆM :
1) ÁC GIẢ ÁC BÁO :
Người xưa có câu : “Ác giả ác báo”, “Gieo gió gặt bão” : Ai làm ác thì sẽ gặp phải điều ác. Lấy oán báo oán chỉ tăng thêm óan thù. Chỉ có ánh sáng mới xoá tan được bóng tối. Chỉ có tình thương mới hóa giải hận thù. Nếu chúng ta không sống theo lời dạy của Chúa Giê-su để tha thứ cho tha nhân điều họ đã xúc phạm đến ta thì phản ứng dây chuyền của sự ác là hận thù sẽ ngày càng tăng thêm, rồi bạo lực sẽ kéo theo bạo lực và tất cả chúng ta đều bị rơi vào hố diệt vong.
2) HẬU QUẢ TAI HẠI CỦA LÒNG THÙ HẬN :
Một nhà tâm lý đã nói rằng : “Nếu anh nuôi lòng thù hận và muốn giết chết kẻ thù đã làm hại anh, thì anh hãy sắm sẵn hai chiếc quan tài : Một chiếc dành cho kẻ thù sắp bị anh giết chết. Còn chiếc kia sẽ dành cho chính anh. Vì anh cũng sẽ bị chết dần chết mòn do sợ hãi bị trả thù hay sợ sự trừng phạt của công lý”. Thực vậy, hận thù gây tác hại. Nó làm tổn thương về tinh thần cho người đang nuôi oán thù trong lòng. Nó còn huỷ diệt nhân cách của họ như Ba-con đã nói : “Khi trả thù, người ta biến mình thành ngang hàng với kẻ thù. Còn khi tha thứ thì người ta sẽ vượt cao hơn kẻ thù của mình”.
3) YÊU THƯƠNG - PHƯƠNG CÁCH HỮU HIỆU ĐỂ HÓA GIẢI HẬN THÙ :
Các chuyên gia tâm lý ngày nay đều công nhận rằng : “Hận thù thì hủy diệt, còn yêu thương mới làm phát triển nhân cách con người”. Tình yêu có phép mầu để biến thù thành bạn. Áp-ram Lanh-côn (Abaham Lincon) nói : “Biến thù thành bạn, tức là ta đã tiêu diệt kẻ thù rồi vậy !”. Chính Chúa Giê-su trong Tin mừng hôm nay đã dạy chúng ta : “Anh em hãy yêu kẻ thù... Hãy tha thứ thì sẽ được thứ tha. Hãy cho đi thì sẽ được cho lại !” (Lc 6,35).
4) LÀM GÌ ĐỂ BIẾN THÙ THÀNH BẠN? :
- Tìm ra nguyên nhân khiến ta bị thù ghét để khắc phục :
Hầu hết sự ganh ghét của người khác đối với ta là do nỗi sợ sẽ không còn được tôn trọng và yêu thương. Việc xác định nguyên nhân ta bị ganh ghét là bước đầu cần làm để hóa giải sự thù ghét của kẻ khác. Sự ganh ghét có thể do chúng ta có ngoại hình đep hơn; được nhiều người quý mến hơn; được cấp trên tín nhiệm và trao trách nhiệm cao hơn; được hưởng phúc lộc dồi dào hơn… Một khi đã tìm ra nguyên nhân khiến ta bị thù ghét, chúng ta sẽ khắc phục và hóa giải sự thù ghét.
- Khắc phục và hoá giải sự thù ghét bằng thực thi yêu thương :
+ Kín đáo khen ngợi những ưu điểm của đối phương :
Lời khen ưu điểm của đối phương cách tế nhị và thành thật là phương thế hữu hiệu để hóa giải hận thù và biến thù thành bạn như Tuân Tử đã nói : “Ai khen ta mà khen phải là bạn ta. Ai chê ta mà chê phải là thầy ta. Ai nịnh hót ta đó chính là kẻ thù của ta vậy.”
+ Đi bước trước để làm hòa và biến thù thành bạn :
Sự xuất hiện của những người ganh ghét trong cuộc sống là điều không thể tránh khỏi. Ngay cả Đức Giê-su vốn là “Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Lc 4,34), nhưng vẫn bị các đầu mục dân Do thái thù ghét và chỉ trích : “Ông ta là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi" (Lc 7,34). Lời Chúa hôm nay dạy chúng ta cách hóa giải những thù ghét của kẻ khác bằng cách không chấp nhất nhưng đi bước trước đến với họ và “biến thù thành bạn” bằng các phương thế như sau :
. Cầu xin Chúa ban ơn lành cho kẻ đã nói xấu và vu khống làm hại ta;
. Lấy ơn báo óan : Làm một việc tốt cho kẻ đang thù ghét ta;
. Làm ơn và cho vay mà không mong báo đền;
. Không xét đoán ý trái và không kết án tha nhân cách hồ đồ và bất công;
. Sẵn sàng tha thứ không chỉ tha bảy lần nhưng tha bảy mươi lần bảy;
. Quảng đại cho họ lời khen thành thật để động viên tinh thần và chia sẻ vật chất...
Đây là những việc sẽ khó thực hiện nếu không quyết tâm cao và không được ơn Chúa nâng đỡ trợ giúp. Khi bị người khác thù ghét nói xấu và làm hại, chúng ta cần bình tĩnh tìm cách hóa giải hận thù để nên môn đệ đích thực của Đức Giê-su.
5. NGUYỆN CẦU
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin cho con quả tim của Chúa. Xin cho con đừng khép lại trước tha nhân, nhưng biết quảng đại mở ra, biết vươn tâm hồn lên cao, vượt qua mọi ích kỷ tầm thường của loài người, để mặc lấy tâm tình bao dung nhân hậu của Thiên Chúa. Xin cho con đủ sức vượt qua mọi oán hờn nhỏ nhen cùng mọi trả thù ti tiện. Xin cho con luôn giữ được tâm hồn bình thản, không để cho bất cứ yếu tố bên ngoài nào làm xáo trộn, khuấy động tâm can con.
- LẠY CHÚA. Xin cho quả tim con đủ lớn để yêu được những người tự nhiên con có ác cảm. Xin cho vòng tay con rộng mở để ôm cả những kẻ đang ganh ghét, vu khống và làm hại con. Nhờ đó con hy vọng sẽ được Chúa tha thứ tội lỗi và xứng đáng làm con thảo của Chúa Cha trên trời và nên môn đệ thực sự của Chúa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Đích Thực Là Thấy
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:55 15/02/2022
Đích Thực Là Thấy
(Thứ Tư sau Chúa Nhật VI Thường Niên – Mc 8,22-26)
Thánh sử Maccô tường thuật việc Chúa Giêsu chữa lành người mù ở Bétsaiđa với nhiều chi tiết thú vị và thậm chí cũng khó hiểu. Vì sao Chúa Giêsu lại nhổ nước bọt vào mắt người mù? Có lời giải thích rằng người mù này không phải là mù bẩm sinh, chỉ là bị một thương tổn nào đó nên dùng nước bọt cũng có sức sát khuẩn! Tin mừng thứ tư có tường thuật câu chuyện Chúa Giêsu chữa lành cho một người mù bẩm sinh bằng cách nhổ nước bọt xuống đất, trộn thành bùn và xức vào mắt người mù rồi bảo anh ta hãy đến hồ Silôác mà rửa. Anh ta đến rửa ở hồ và khi về thì nhìn thấy được (x.Ga 9,1-7). Như thế lối giải thích ở trên xem ra không thuyết phục. Xin có cái nhìn về hiệu quả chữa lành bệnh mù theo tiến trình câu chuyện.
Sau khi nhổ nước miếng vào mắt người bệnh, Chúa Giêsu đặt tay trên anh và hỏi: “Anh có thấy gì không?” Anh ngước mắt lên và thưa: “Tôi thấy người ta, trông họ như cây cối, họ đi đi lại lại”(x.Mc 8,23-24). Hiệu quả ban đầu của việc trông thấy là nhận ra tha nhân như là sinh vật, là hữu thể có sự sống và có thể chuyển động. Như thế trước đây khi bị mù thì người bệnh không thấy tha nhân và nếu có “thấy” thì tha nhân chỉ như là vật bất động, có thể là thứ hàng hóa để sở hữu hay để chiếm hữu và sử dụng.
Tin mừng tường thuật tiếp Chúa Giêsu lại đặt tay trên mắt người mù và anh trông thấy rõ ràng và khỏi bệnh; anh thấy tỏ tường mọi sự (x.Mc 8,25). Hiệu quả đích thực của sự thấy đó là nhận ra mọi sự tỏ tường, nhất là nhận ra tha nhân không chỉ là hữu thể có sự sống mà còn là hình ảnh và là họa ảnh của Đấng Toàn Năng, là một nhân vị cùng xương, cùng thịt như chúng ta với đủ đầy phẩm vị cao quý đáng được yêu thương và tôn trọng.
Để thẩm định mức độ thấy của mình thiết tưởng rằng cần xét xem chúng ta nhìn tha nhân và đón nhận họ như thế nào. Vẫn có đó nhiều người nhìn tha nhân không hơn kém là một đồ vật, một thứ hàng hóa để chiếm hữu, để sử dụng. Vẫn còn đó không ít người xem tha nhân đơn thuần là sinh vật có sự sống, vì thiếu phẩm vị và quyền lợi căn bản phải được tôn trọng. Qua việc đặt tay của Chúa Giêsu trên người mù, Kitô hữu tin nhận rằng chỉ khi tiếp xúc, gắn bó với Thiên Chúa thì chúng ta mới đích thực là thấy. Khi ấy chúng ta không chỉ nhận biết tỏ tường cách nào đó về các sự vật hiện tượng mà còn đặc biệt thấy tha nhân là hữu thể liên vị và đồng phẩm giá với chúng ta như Ađam đã thốt lên: “Đây là xương bởi xương tôi, là thịt bởi thịt tôi”(x. St 2, 23).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Thứ Tư sau Chúa Nhật VI Thường Niên – Mc 8,22-26)
Thánh sử Maccô tường thuật việc Chúa Giêsu chữa lành người mù ở Bétsaiđa với nhiều chi tiết thú vị và thậm chí cũng khó hiểu. Vì sao Chúa Giêsu lại nhổ nước bọt vào mắt người mù? Có lời giải thích rằng người mù này không phải là mù bẩm sinh, chỉ là bị một thương tổn nào đó nên dùng nước bọt cũng có sức sát khuẩn! Tin mừng thứ tư có tường thuật câu chuyện Chúa Giêsu chữa lành cho một người mù bẩm sinh bằng cách nhổ nước bọt xuống đất, trộn thành bùn và xức vào mắt người mù rồi bảo anh ta hãy đến hồ Silôác mà rửa. Anh ta đến rửa ở hồ và khi về thì nhìn thấy được (x.Ga 9,1-7). Như thế lối giải thích ở trên xem ra không thuyết phục. Xin có cái nhìn về hiệu quả chữa lành bệnh mù theo tiến trình câu chuyện.
Sau khi nhổ nước miếng vào mắt người bệnh, Chúa Giêsu đặt tay trên anh và hỏi: “Anh có thấy gì không?” Anh ngước mắt lên và thưa: “Tôi thấy người ta, trông họ như cây cối, họ đi đi lại lại”(x.Mc 8,23-24). Hiệu quả ban đầu của việc trông thấy là nhận ra tha nhân như là sinh vật, là hữu thể có sự sống và có thể chuyển động. Như thế trước đây khi bị mù thì người bệnh không thấy tha nhân và nếu có “thấy” thì tha nhân chỉ như là vật bất động, có thể là thứ hàng hóa để sở hữu hay để chiếm hữu và sử dụng.
Tin mừng tường thuật tiếp Chúa Giêsu lại đặt tay trên mắt người mù và anh trông thấy rõ ràng và khỏi bệnh; anh thấy tỏ tường mọi sự (x.Mc 8,25). Hiệu quả đích thực của sự thấy đó là nhận ra mọi sự tỏ tường, nhất là nhận ra tha nhân không chỉ là hữu thể có sự sống mà còn là hình ảnh và là họa ảnh của Đấng Toàn Năng, là một nhân vị cùng xương, cùng thịt như chúng ta với đủ đầy phẩm vị cao quý đáng được yêu thương và tôn trọng.
Để thẩm định mức độ thấy của mình thiết tưởng rằng cần xét xem chúng ta nhìn tha nhân và đón nhận họ như thế nào. Vẫn có đó nhiều người nhìn tha nhân không hơn kém là một đồ vật, một thứ hàng hóa để chiếm hữu, để sử dụng. Vẫn còn đó không ít người xem tha nhân đơn thuần là sinh vật có sự sống, vì thiếu phẩm vị và quyền lợi căn bản phải được tôn trọng. Qua việc đặt tay của Chúa Giêsu trên người mù, Kitô hữu tin nhận rằng chỉ khi tiếp xúc, gắn bó với Thiên Chúa thì chúng ta mới đích thực là thấy. Khi ấy chúng ta không chỉ nhận biết tỏ tường cách nào đó về các sự vật hiện tượng mà còn đặc biệt thấy tha nhân là hữu thể liên vị và đồng phẩm giá với chúng ta như Ađam đã thốt lên: “Đây là xương bởi xương tôi, là thịt bởi thịt tôi”(x. St 2, 23).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tiểu chủng viện ở Burkina Faso bị tấn công
Đặng Tự Do
05:42 15/02/2022
Một cây thánh giá đã bị phá hủy trong một cuộc tấn công vào tiểu chủng viện Saint Kisito ở Bougui, Burkina Faso, ngày 10 tháng 2 năm 2022.
Tiểu chủng viện Thánh Kisito de Bougui, đã bị tấn công trong đêm, tổ chức bác ái của Đức Giáo Hoàng Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, gọi tắt là CAN, cho biết hôm thứ Sáu.
Không có người nào thiệt mạng trong cuộc tấn công, diễn ra vào đêm 10 rạng sáng 11 tháng 2, mặc dù “có rất nhiều thiệt hại về vật chất.”
Tiểu chủng viện Thánh Kisito de Bougui nằm ở Bougui, cách Fada N'gourma khoảng 5 dặm về phía đông. Đây là nơi sinh sống của bảy cha giáo và 146 tiểu chủng sinh.
ACN cho biết họ đã được các đối tác địa phương thông báo “rằng các chiến binh thánh chiến đến bằng xe máy” vào tối ngày 10 tháng 2 và tấn công chủng viện trong một giờ.
Những kẻ tấn công đã đốt cháy hai ký túc xá, một phòng học và một phương tiện giao thông. Một chiếc xe khác đã bị đánh cắp.
Theo ACN, một cây thánh giá đã bị phá hủy, và những kẻ tấn công nói “họ không muốn nhìn thấy cây thánh giá”. Chúng nói với các chủng sinh “các ngươi nên đi ngay bây giờ, nếu bọn tao trở lại và thấy ai vẫn ở đây, chúng tao sẽ giết hết.”
ACN cho biết các chủng sinh hiện đang ở với gia đình của họ trong một tuần, và một số cư dân của Bougui đang rời thị trấn.
Burkina Faso, nằm ở Tây Phi, đã chứng kiến sự gia tăng bạo lực Hồi giáo trong những năm gần đây.
Một cuộc đảo chính đã diễn ra ở nước này vào tháng trước, và tân tổng thống đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khôi phục an ninh.
Một số nhà thờ đã bị tấn công vào năm 2019 và năm ngoái thi thể của một linh mục mất tích đã được tìm thấy trong một khu rừng.
Vào tháng 12 năm 2019, Đức Cha Justin Kientega của Ouahigouya cho biết các cuộc tấn công vào nhà thờ như vậy là một phần trong nỗ lực của các phần tử Hồi giáo cực đoan nhằm “kích động xung đột giữa các tôn giáo ở một quốc gia nơi các tín hữu Kitô và người Hồi giáo luôn sống hòa bình bên nhau”.
Khoảng 60 phần trăm dân số Burkina Faso theo đạo Hồi, 23 phần trăm theo Kitô Giáo, hầu hết là Công Giáo, và 15 phần trăm theo tín ngưỡng bản địa truyền thống.
Source:Catholic News Agency
Lần đầu tiên, một Kitô hữu sẽ đứng đầu Tối Cao Pháp Viện của Ai Cập
Đặng Tự Do
05:44 15/02/2022
Boulos Fahmy, một tín hữu Chính Thống Giáo Coptic, vừa được bổ nhiệm làm Chủ tịch Tối Cao Pháp Viện Hiến Pháp. Ở Ai Cập, các tín hữu Kitô chỉ chiếm 10% dân số và thường là mục tiêu của các cuộc tấn công khủng bố của các lực lượng Hồi giáo.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một thành viên của thiểu số Kitô giáo Ai Cập đã trở thành luật gia hàng đầu của đất nước.
Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi tuần này đã bổ nhiệm thẩm phán Chính Thống Giáo Coptic Boulos Fahmy làm Chủ tịch Tối Cao Pháp Viện Hiến Pháp Ai Cập. Boulos Fahmy từng là phó chủ tịch của tòa án này, tiếp quản chức danh này từ Thẩm phán Marei Amr, là người đã từ chức vì lý do sức khỏe.
Fahmy, 65 tuổi, được bổ nhiệm vào Công tố viện năm 1978. Ông cũng từng là thẩm phán và sau đó là người đứng đầu Tòa phúc thẩm. Ông cũng là chủ tịch của Tòa án Hiến pháp.
Theo thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, Tối Cao Pháp Viện Hiến Pháp Ai Cập là một cơ quan tài phán hiến pháp độc lập, được thành lập vào năm 1979 để thay thế Tối Cao Pháp Viện do Tổng thống Gamal Abd Nasser thành lập 10 năm trước đó. Chức năng chính của nó là xác minh và xác nhận tính hợp hiến của các luật và quy định do chính quyền Ai Cập ban hành. Nó cũng giải quyết các mâu thuẫn giữa các bản án của các tòa án khác.
Fides chỉ ra rằng Điều 2 của Hiến pháp Ai Cập, có hiệu lực vào năm 2014, công nhận “các nguyên tắc của Sharia Hồi giáo” là “nguồn chính của pháp luật.” Hãng tin cho biết: Sau Cách mạng năm 2011, trong thời gian Tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo giành được nhiều quyền lực hơn trong chính phủ, Tòa án Tối cao đã phản đối các chương trình Hồi giáo hóa cứng nhắc của luật pháp Ai Cập.
Việc bổ nhiệm Fahmy hôm thứ Tư đã được nhiều người Hồi giáo ở Ai Cập ca ngợi, trong đó có Moushira Khattab, người đứng đầu Hội đồng Nhân quyền Quốc gia do chính phủ bổ nhiệm. Khattab gọi quyết định này là “lịch sử” và “một bước đi khổng lồ” trong lĩnh vực chính trị và dân quyền, theo hãng tin AP.
Nhưng Ishak Ibrahim, một chuyên gia nổi tiếng về các vấn đề Kitô giáo ở Ai Cập, cho biết động thái này sẽ có tác động rất ít đến việc chấm dứt sự phân biệt đối xử đối với người Kitô giáo, những người mà ông nhận định là có rất ít đại diện trong các cơ quan nhà nước của Ai Cập.
“Nó sẽ không có tác động đáng kể đến việc xóa bỏ phân biệt đối xử và bảo đảm cơ hội cho mọi công dân có công lý và bình đẳng,” Ibrahim cho biết trong một bài đăng trên Facebook. “Chúng tôi có thể nói rằng có một sự cải thiện đáng kể khi chúng tôi nhận thấy tỷ lệ phần trăm các tín hữu Kitô giữ chức vụ đã được nâng lên 2 phần trăm gần với tỷ lệ phần trăm của họ.”
Các Kitô Hữu chiếm gần 10% dân số Ai Cập. Hầu hết là Chính thống giáo Coptic, mặc dù cũng có một thiểu số, bao gồm cả Công Giáo Coptíc và Chính thống giáo Hy Lạp. Kitô hữu Coptic tạo thành cộng đồng Kitô giáo lớn nhất ở Trung Đông.
Tổng thống El-Sisi đã bày tỏ tình đoàn kết với cộng đồng Kitô Giáo Coptic, nơi trong quá khứ từng là mục tiêu của các cuộc tấn công khủng bố. Vào năm 2018, lần đầu tiên trong lịch sử, ông đã bổ nhiệm một phụ nữ Kitô giáo Coptic làm thống đốc tỉnh vào năm 2018. Ông cũng cho phép xây dựng các nhà thờ trên khắp đất nước sau nhiều thập kỷ bị hạn chế.
Source:Aleteia
Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh từng bị đặt máy nghe lén
Đặng Tự Do
05:45 15/02/2022
Một cựu quan chức của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh nói với các công tố viên của Vatican rằng các quan chức thứ hai tại Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã phải nhờ các sĩ quan tình báo Ý tìm kiếm các máy nghe lén trong văn phòng của ngài.
Đức Tổng Giám Mục Edgar Peña Parra, là sostituto, tức là Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và Đức Ông Mauro Carlino, đã yêu cầu các quan chức tình báo Ý kiểm tra văn phòng và điện thoại của các ngài để tìm các thiết bị điện tử gián điệp, đồng thời yêu cầu cung cấp thông tin về những cá nhân “đang cố gắng đột nhập vào các cơ cấu kinh tế của Tòa thánh với mục đích xấu”, theo lời khai mới được báo cáo trong cuộc điều tra của Tòa thánh Vatican về tội phạm tài chính.
Lời khai được cho là đến từ Vincenzo Mauriello, một cựu quan chức giáo dân trong văn phòng giao thức của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, người được cho là đã giúp kết nối Đức Tổng Giám Mục Peña Parra với một nhân viên tình báo Ý, theo một báo cáo ngày 9 tháng 2 từ trang tin tức ADN Kronos của Ý.
Mauriello nói với các điều tra viên của Vatican rằng trong một cuộc họp vào tháng 5 hoặc tháng 6 năm 2019, Đức Tổng Giám Mục Peña Parra nói với anh rằng ngài muốn văn phòng mới của mình được kiểm tra để tìm ra các thiết bị nghe lén, vì ngài phát hiện ra rằng các yếu tố trong các cuộc trò chuyện riêng tư của ngài thường xuyên được biết đến xung quanh Vatican.
Đáp lại, Mauriello đã nói với Đức Tổng Giám Mục rằng anh biết một người thích hợp có thể thực hiện cuộc truy quét - là một sĩ quan mà anh ta biết tại Cơ quan An ninh và Thông tin Nội bộ Ý, gọi tắt là AISI, là “một người Công Giáo ngoan đạo”.
Mauriello tuyên bố rằng sau khi Đức Tổng Giám Mục chấp thuận, anh ta đã hộ tống nhân viên tình báo, người chưa được nêu tên trong báo cáo của ADN Kronos, đến văn phòng của Đức Tổng Giám Mục Peña Parra, và sau đó sĩ quan tình này đã cùng với Đức Ông Mauro Carlino thực hiện cuộc truy quét. Ông Mauriello nói với các nhà điều tra hai giờ sau đó anh quay lại để hộ tống viên sĩ quan ra khỏi tòa nhà.
Đến nay, vẫn không rõ tại sao Đức Tổng Giám Mục Peña Parra lại chọn sử dụng một sĩ quan tình báo Ý để bảo vệ văn phòng của mình, thay vì hiến binh Vatican, hoặc cảnh sát liên bang Ý, là những người có chuyên môn đáng kể trong việc phát hiện các thiết bị nghe lén điện tử.
Trong dịp thứ hai, Mauriello nói, anh đã đưa viên sĩ quan và cấp trên của người sĩ quan này vào Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh trong một cuộc họp khác với Đức Tổng Giám Mục Peña Parra và Đức Ông Carlino, trong đó họ thảo luận về việc tiến hành “do thám” một số cá nhân cho Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
“Tôi không được cho biết tên của những người các vị muốn do thám,” Mauriello nói với các nhà điều tra, “tôi cũng không hỏi vì những điều này không thuộc thẩm quyền của tôi.” Tuy nhiên, anh nói rằng anh đã chỉ ra với hai quan chức an ninh Ý sau cuộc họp, rằng Đức Tổng Giám Mục Peña Parra “có thể được so sánh với một Bộ trưởng Bộ Nội vụ, và nếu ngài muốn tìm hiểu thông tin thì đó là vì lợi ích của Tòa thánh, và, trong mọi trường hợp, thuộc phạm vi quyền hạn của ngài”.
Khi hai sĩ quan trở lại Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh vài tuần sau đó để trình bày báo cáo sơ bộ, Mauriello nói rằng họ đã bị hiến binh Vatican chặn lại, vì yêu cầu được biết họ là ai. Mặc dù Đức Ông Carlino đã can thiệp và đưa các sĩ quan Ý đến cuộc họp của họ cùng với Đức Tổng Giám Mục Peña Parra, nhưng vụ việc đã dẫn đến một báo cáo chính thức của hiến binh Vatican.
Vài tuần sau, Đức Ông Carlino yêu cầu Mauriello cho ngài liên lạc lại với các nhân viên tình báo Ý, vì ngài sợ rằng điện thoại di động của mình đã bị xâm nhập.
Theo báo cáo của ADN Kornos, Mauriello đã cung cấp tường thuật của mình cho các công tố viên trong một tuyên bố bằng văn bản vào tháng 10 năm 2019, ngay sau khi anh bị đình chỉ công việc tại Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Việc Maurello bị đình chỉ diễn ra sau khi hiến binh Vatican đột kích các văn phòng của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và văn phòng của cơ quan giám sát tài chính nội bộ của Vatican, gọi tắt là AIF.
Mauriello lặp lại lời kể tương tự trong cuộc phỏng vấn với các nhà điều tra vào tháng Giêng năm 2020. Cục tình báo Ý đã phủ nhận lời khai của Maurello, gọi lời kể của anh là “vô căn cứ”.
Tin tức về lời khai của Mauriello là tin tức mới nhất trong một loạt các vụ rò rỉ bằng chứng thu thập được trong quá trình điều tra kéo dài gần hai năm liên quan đến các vấn đề tài chính của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Vào tháng Bảy năm ngoái, cuộc điều tra đó đã dẫn đến việc buộc tội mười cá nhân có liên quan đến Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh với một loạt tội phạm tài chính - bao gồm cả Đức Ông Carlino và Hồng Y Angelo Becciu.
Đức Tổng Giám Mục Peña Parra trở thành sostituto vào năm 2018, thay thế Hồng Y Becciu, người đã giữ chức vụ này trong gần một thập kỷ.
Các luật sư cho các bị cáo cho đến nay vẫn giữ cho quá trình tòa án bị đình trệ trong các phiên điều trần trước khi xét xử, bằng cách làm dấy lên một loạt các phản đối công tố viện của Tòa Thánh về các thủ tục đối với vụ án.
Trong vài tháng gần đây, khi các thẩm phán Vatican cho thấy họ ngày càng mất kiên nhẫn để tiến hành giai đoạn sơ bộ của phiên tòa, một loạt báo cáo đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Ý nêu chi tiết các đoạn trích từ bằng chứng thu thập liên quan đến lời khai của một số nhân chứng khác nhau, bao gồm cả những lời kể trước đây về cáo buộc gián điệp và các nỗ lực chống gián điệp của Đức Ông Carlino và Đức Tổng Giám Mục Peña Parra, và sự liên lạc với tình báo Ý.
Đoạn video xuất hiện vào tháng trước cho thấy Luciano Capaldo, một nhà phát triển bất động sản tham gia chặt chẽ vào kế hoạch của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh về tòa nhà ở số 60 Đại lộ Sloane ở London, giải thích với các nhà điều tra rằng anh ta đã đồng ý giúp các quan chức Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, bao gồm cả Đức Ông Carlino, theo dõi GIanluigi Torzi, Người môi giới của Vatican trong thương vụ mua bán tài sản.
Torzi đã bị Tòa thánh Vatican buộc tội tống tiền, rửa tiền và lừa đảo.
Capaldo cũng nói với các công tố viên rằng anh ta đã để Đức Ông Carlino liên lạc với một “chuyên gia bảo mật” để giúp ngài giải quyết lo ngại rằng điện thoại di động của ngài đang bị theo dõi, có thể là bởi chính quyền Vatican.
Đồng thời, cũng nổi lên rằng Marco Simeon, một giáo dân được báo chí Ý gọi là “nhà vận động hành lang của Becciu” vì có quan hệ với vị Hồng Y bị thất sủng, nói với các công tố viên rằng một liên lạc của ông trong tình báo Ý đã cảnh báo ông rằng Torzi đã tiếp cận các sĩ quan yêu cầu thông tin về Hồng Y Becciu và những người khác có liên quan đến Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, tất cả những người này sau đó đã bị Vatican buộc tội.
Phiên tòa ở Thành phố Vatican sẽ tiếp tục vào ngày 18 tháng 2.
Source:Pillar Catholic
Đức Giám Mục Arizona kêu gọi cầu nguyện và ăn chay khi nhóm đền thờ Satan tổ chức phiên khoáng đại tại thành phố này
Đặng Tự Do
16:09 15/02/2022
Xin hãy cầu nguyện cho Arizona!
Nhóm Đền thờ Satan ở Arizona sẽ tổ chức hội nghị khoáng đại có tên là “SatanCon” từ ngày 11 đến 13 tháng 2 năm 2022 tại Scottsdale, Arizona.
Cả nhóm sẽ dành hội nghị này để đề ra các đường lối chống lại Hội đồng Thành phố Scottsdale sau khi thành phố từ chối các yêu cầu của nhóm Đền thờ Satan tại một trong những cuộc họp của Hội Đồng.
“Không phải là bất mãn và khó chịu, chúng tôi sẽ đưa Satan đến Scottsdale. Chúng tôi đang mang bữa tiệc đến cho bạn, Scottsdale, và đó sẽ là một sự kiện đáng nhớ”, đồng sáng lập nhóm Đền thờ Satan, Lucien Greaves cho biết trong một thông cáo báo chí.
Thành viên địa phương và đạo sĩ Satan Chalice Blythe cho biết nhóm cũng muốn “thiết lập mối quan hệ cộng đồng ở Scottsdale.”
Đức Cha Thomas Olmsted, Giám Mục Giáo phận Phoenix đã đưa ra một thư mục vụ, kêu gọi “các tín hữu đoàn kết trong cuộc chiến tâm linh”.
Đức Cha Olmsted không khuyến khích biểu tình hoặc phản đối công khai, vì lo ngại lây nhiễm coronavirus nhưng thay vào đó yêu cầu các tín hữu cầu nguyện, ăn chay và hy sinh hãm mình phạt tạ các tội lỗi.
Ngài nói thêm rằng “đây là những vũ khí tinh thần hiệu quả nhất chống lại nỗ lực vô ích của Sa-tan trong việc gieo rắc sự chia rẽ và bối rối ở giữa chúng ta.”
Ngài đặc biệt thúc giục anh chị em giáo dân đọc kinh cầu Tổng Lãnh Thiên Thần Micae.
Source:Church POP
Những người biểu tình chiếm một nhà thờ Công Giáo ở Brazil, gây chia rẽ trầm trọng
Đặng Tự Do
16:11 15/02/2022
Một cuộc biểu tình của các nhà hoạt động da đen chống lại việc giết một người tị nạn Congo ở Brazil đã kết thúc với việc một nhà thờ bị một số người biểu tình chiếm đóng vào cuối Thánh lễ.
Hôm 5 tháng 2, các tổ chức Da đen đã tổ chức các cuộc biểu tình tại một số thành phố của Brazil để phản đối việc giết anh Moïse Kabagambe, một người tị nạn Congo bị đánh chết tại một ki-ốt ở bãi biển Rio de Janeiro vào ngày 24 tháng Giêng sau khi yêu cầu người quản lý của anh ta trả tiền lương cho anh vì mấy tháng nay cứ khất lần hẹn nữa.
Nhiều người ở quốc gia Nam Mỹ coi vụ giết hại Kabagambe là hậu quả của nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống.
Vài ngày sau đó, cụ thể vào hôm 2 tháng 2, một vụ giết người khác đã khiến nhiều người Brazil phẫn nộ hơn. Durval Teófilo Filho, một công nhân da đen, bị một người hàng xóm bắn chết khi anh ta đến gần lối vào khu chung cư của họ. Aurélio Alves Bezerra, một trung sĩ Hải quân, bị cáo buộc đã bắn vào Teófilo vì cho rằng anh ta là một tên trộm. Khi nhận ra người đàn ông này không có vũ khí và là hàng xóm của mình, anh ta đã đưa nạn nhân đến bệnh viện, nhưng người da đen xấu số đã chết sau đó.
Vợ của nạn nhân, cũng như nhiều nhà hoạt động, nói rằng anh ta bị giết vì anh ta là người Da đen.
Trong các cuộc biểu tình ngày 5 tháng 2, những người biểu tình đã tôn vinh Kabagambe và Teófilo và yêu cầu chấm dứt phân biệt chủng tộc ở Brazil, đặc biệt là bạo lực đối với người Da đen.
Tại Curitiba, Bang Paraná, một nhóm các nhà hoạt động Da đen đã tụ tập trước Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi của những người Da đen ở thị trấn Thánh Bênêđíctô. Nhà thờ được xây dựng vào những năm 1940 tại cùng khu vực của một nhà thờ trước đó, là một công trình từ thế kỷ 18 do những người nô lệ xây dựng.
Được lãnh đạo bởi thành viên hội đồng thành phố và nhà hoạt động Da đen Renato Freitas, và những người tham gia cuộc biểu tình đã mang biểu ngữ chống phân biệt chủng tộc và kêu gọi công lý trong trường hợp của Kabagambe. Họ tập trung bên ngoài một nhà thờ đang cử hành thánh lễ.
Khi chế độ nô lệ còn hợp pháp ở Brazil, từ năm 1500 cho đến khi chế độ này bị bãi bỏ vào năm 1888, người Phi Châu và người Brazil gốc Phi thường không được phép đến cùng một nhà thờ với giai cấp thống trị da trắng. Nhiều lần, những người bị bắt làm nô lệ và những người theo chủ nghĩa tự do Da đen đã tạo ra các huynh đoàn Công Giáo, tổ chức xây dựng các nhà thờ và nghĩa trang của riêng họ. Một số huynh đoàn này đã đóng một vai trò quan trọng trong việc mua lại tự do cho nô lệ.
Một câu chuyện được đăng tải bởi tờ báo cánh tả Brasil de Fato cho biết một phó tế đã yêu cầu những người biểu tình rời khỏi khu vực vì họ đã làm náo loạn thánh lễ và làm phiền những người đi lễ đang rời khỏi nhà thờ sau buổi cử hành. Câu nói của vị phó tế này đã khiến những người tham gia cuộc biểu tình tức giận và chiếm nhà thờ trong nhiều giờ khiến nhiều thánh lễ sau đó phải bị hủy bỏ.
Cuộc biểu tình đã khiến nhiều người trong Giáo hội phẫn nộ. Tổng giáo phận Curitiba đã đưa ra một tuyên bố vài ngày sau đó lên án cuộc biểu tình này.
“Lập trường của Tổng giáo phận Curitiba là lên án các hành vi bạo lực gây tổn thương như vậy. Luật pháp và quyền công dân đều bị tấn công.”
Tuyên bố nhấn mạnh rằng các vấn đề chủng tộc ở Brazil đòi hỏi “nhiều suy tư và phân tích trung thực nhằm thúc đẩy các chính sách công cộng tạo ra sự bình đẳng về quyền lợi.” Văn bản gọi cuộc biểu tình là một hành động “bất khoan dung”.
Sự phân cực chính trị hiện tại ở Brazil nhanh chóng làm trầm trọng thêm cuộc tranh cãi. Những chỉ trích về cuộc biểu tình ngày càng gia tăng nhanh chóng trong số những người ủng hộ ông Bolsonaro trên mạng xã hội. Đích thân tổng thống đã công bố một bài bình luận về vụ việc vào ngày 7 tháng Hai.
Ông nói: “Tin rằng sẽ nắm quyền một lần nữa, phe Cánh tả thể hiện bộ mặt thật của mình là căm ghét và coi thường truyền thống của nhân dân chúng ta.”
“Nếu những kẻ tội phạm như vậy không tôn trọng nhà của Thiên Chúa, một nơi linh thiêng, và xúc phạm đức tin của hàng triệu Kitô hữu, thì họ sẽ tôn trọng ai đây?” Bolsonaro hỏi.
Theo ý kiến của nhà thần học Mario Betiato, sống ở Curitiba, “nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống ở Brazil là có thật và cần phải đấu tranh - và Hội đồng Giám mục tán thành cuộc đấu tranh như vậy - nhưng phương pháp mà nhóm đó sử dụng không được thần học Kitô ủng hộ.”
“Những công dân hợp lý trên khắp Brazil đã phản đối những lời nói căm thù, một điều đáng khen ngợi. Tuy nhiên, cuộc biểu tình đó trong nhà thờ báo hiệu và tái tạo lời nói căm thù,” ông giải thích.
Source:Crux
Gương hùng anh của một bác sĩ trẻ chết vì Covid trong khi dấn thân phục vụ bệnh nhân…
Thanh Quảng sdb
17:55 15/02/2022
Gương hùng anh của một bác sĩ trẻ chết vì Covid trong khi dấn thân phục vụ bệnh nhân…
Aleteia: Ricardo Sanches
Lucas Augusto Pires, một bác sĩ 32 tuổi người Brazil phát biểu một cách xác tín trước khi ông ấy được đưa vào ICU để điều trị Covid-19: "Tôi mắc căn bệnh này khi làm những gì tôi yêu thích, chăm sóc bệnh nhân của tôi với tình yêu và sự tận tâm; nếu tôi còn sống, tôi vẫn tiếp tục phục vụ như tôi đã làm..."
Vào tháng 7 năm 2021, bác sĩ Lucas Augusto Pires, một bác sĩ phẫu thuật thần kinh phát biểu trong khi ông đã nhiễm căn bệnh quái ác khi ông phục vụ các bệnh nhân.
Tôi sẽ vào ICU vì lúc này do các triệu chứng nhiễm Covid-19 của tôi ngày càng trầm trọng. Tôi không thể tin được, nhưng tôi cảm ơn bạn bè của tôi vì những lời cầu nguyện của họ dành cho tôi. Tôi nhiễm vi rút này, khi phục vụ những bệnh nhân tôi gặp gỡ, chăm sóc họ với một tình yêu mến và hết lòng tận tâm! Nếu tôi sống sót tôi sẽ tiếp tục phục vụ như vậy!
Bất chấp tình hình khẩn cấp của mình, ông đã dành thời giờ để làm chứng cho đức tin của mình nơi Thiên Chúa và các kế hoạch của Ngài cho tha nhân như ông xác tín:
Tôi xác tín rằng Thiên Chúa là Đấng làm chủ mọi loài. Đường lối và mục đích của Ngài luôn luôn công bình và hoàn hảo, và cùng đích cho mọi sự là Chúa muốn mang lại điều tốt đẹp nhất cho những ai yêu mến Chúa, những người sống theo tôn ý của Chúa.
Các biến chứng Covid-19 đã làm cho bác sĩ choáng ngợp suy yếu và qua đời ngày 8 tháng 8 năm 2020. Ông để lại người vợ trẻ và hai đứa con thơ. Câu chuyện đã nhanh chóng được chia sẻ trên mạng và các trang web qua các ngôn ngữ khác nhau trên khắp thế giới, làm rung động trái tim của nhiều người.
Khi ông qua đời, những lời biết ơn đối với công việc của một bác sĩ trẻ đã tràn ngập trên các trang mạng. Cuộc đời của ông - được đánh dấu bằng lòng dũng cảm và tình yêu nghề nghiệp - đã truyền cảm hứng cho những người thân, bạn bè và nhiều người xa lạ… Mọi người tự hào cảm kích trước tấm gương anh hùng đã hy sinh mạng sống để cứu người và phục vụ tha nhân.
Aleteia: Ricardo Sanches
Lucas Augusto Pires, một bác sĩ 32 tuổi người Brazil phát biểu một cách xác tín trước khi ông ấy được đưa vào ICU để điều trị Covid-19: "Tôi mắc căn bệnh này khi làm những gì tôi yêu thích, chăm sóc bệnh nhân của tôi với tình yêu và sự tận tâm; nếu tôi còn sống, tôi vẫn tiếp tục phục vụ như tôi đã làm..."
Vào tháng 7 năm 2021, bác sĩ Lucas Augusto Pires, một bác sĩ phẫu thuật thần kinh phát biểu trong khi ông đã nhiễm căn bệnh quái ác khi ông phục vụ các bệnh nhân.
Tôi sẽ vào ICU vì lúc này do các triệu chứng nhiễm Covid-19 của tôi ngày càng trầm trọng. Tôi không thể tin được, nhưng tôi cảm ơn bạn bè của tôi vì những lời cầu nguyện của họ dành cho tôi. Tôi nhiễm vi rút này, khi phục vụ những bệnh nhân tôi gặp gỡ, chăm sóc họ với một tình yêu mến và hết lòng tận tâm! Nếu tôi sống sót tôi sẽ tiếp tục phục vụ như vậy!
Bất chấp tình hình khẩn cấp của mình, ông đã dành thời giờ để làm chứng cho đức tin của mình nơi Thiên Chúa và các kế hoạch của Ngài cho tha nhân như ông xác tín:
Tôi xác tín rằng Thiên Chúa là Đấng làm chủ mọi loài. Đường lối và mục đích của Ngài luôn luôn công bình và hoàn hảo, và cùng đích cho mọi sự là Chúa muốn mang lại điều tốt đẹp nhất cho những ai yêu mến Chúa, những người sống theo tôn ý của Chúa.
Các biến chứng Covid-19 đã làm cho bác sĩ choáng ngợp suy yếu và qua đời ngày 8 tháng 8 năm 2020. Ông để lại người vợ trẻ và hai đứa con thơ. Câu chuyện đã nhanh chóng được chia sẻ trên mạng và các trang web qua các ngôn ngữ khác nhau trên khắp thế giới, làm rung động trái tim của nhiều người.
Khi ông qua đời, những lời biết ơn đối với công việc của một bác sĩ trẻ đã tràn ngập trên các trang mạng. Cuộc đời của ông - được đánh dấu bằng lòng dũng cảm và tình yêu nghề nghiệp - đã truyền cảm hứng cho những người thân, bạn bè và nhiều người xa lạ… Mọi người tự hào cảm kích trước tấm gương anh hùng đã hy sinh mạng sống để cứu người và phục vụ tha nhân.
Toàn văn cuộc phỏng vấn ĐTGM Georg Gänswein về mưu toan hạ nhục Đức Bênêđíctô
J.B. Đặng Minh An dịch
19:03 15/02/2022
Ngày 14 tháng Hai, tờ National Catholic Register đã công bố toàn bộ cuộc phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein về mưu toan hạ nhục Đức Bênêđíctô.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Sáng nay chúng tôi cùng nhau cử hành thánh lễ như mọi ngày. Sau đó chúng tôi cử hành Phụng Vụ giờ kinh và ăn sáng. Và sau đó ngài làm công việc của mình, và tôi đang ở đây bây giờ. Ngài hiện rất tốt, áp lực đã được dỡ bỏ, tạ ơn Chúa, sau khi lá thư của ngài được công bố cùng với bản xác minh thực tế. Nhưng tôi có thể nói, ngài luôn bình tĩnh và đầy tin tưởng vào Chúa. Tất nhiên, đó là một điều để chống lại các áp lực, và một điều khác là chịu được áp lực bên trong. Nhưng, cảm ơn Chúa, ngài đã làm được như vậy, ngài bình tĩnh và trên hết, ngài chưa bao giờ đánh mất khiếu hài hước của mình.
Trong bức thư gần đây nhất của mình, Đức Bênêđíctô XVI đã xin lỗi các nạn nhân bị lạm dụng tình dục nhưng cũng bác bỏ mọi cáo buộc. Sao hai điều này có thể đi cùng nhau?
Bạn biết câu chuyện; một sai lầm đã được thực hiện sau khi công bố báo cáo Munich. Nhưng đó không phải là một sai lầm về phía Đức Bênêđíctô, như chính ngài đã chỉ ra trong lá thư của mình. Bản xác minh thực tế giải thích chuyện đó đã xảy ra như thế nào. Đó là một sự giám sát không may đã xảy ra. Nó không nên xảy ra. Nhưng nó đã xảy ra.
Tôi vẫn còn nhớ khi chúng tôi xem lại bản tuyên bố mà ngài gửi cho công ty luật, trong phần “hỏi và đáp” cuối cùng, ngài nói: “Cuộc họp đó, cuộc họp nổi tiếng, vào ngày 15 tháng Giêng năm 1980, tôi không nhớ. Nhưng nếu người ta nói rằng tôi vắng mặt, thì sự vắng mặt này được chứng minh - hoặc đã được chứng minh hồi đó - vì có một tài liệu của cuộc họp”. Và đó là nơi sai lầm đã xảy ra. “Nếu người ta nói rằng tôi vắng mặt, tôi chấp nhận điều đó. Tôi không nhớ”. Tôi nói: “Thưa Đức Thánh Cha, nó nằm trong các hồ sơ kỹ thuật số mà chúng con vừa kiểm tra, vì vậy chúng con có thể cho rằng đó là sự thật.” Điều đó đã không được kiểm tra lại, không hề, cho đến khi kết thúc. Nó chỉ xuất hiện trở lại khi báo cáo được trình bày và một trong những chuyên gia nói: “Chúng tôi có bằng chứng ở đây, Đức Bênêđíctô đã có mặt chứ không vắng mặt”. Tôi đã bị sốc và những người khác cũng bị sốc. Và sau đó chúng tôi kiểm tra lại. Và thực sự, đã có một sự nhầm lẫn. Tôi đã nói với Đức Bênêđíctô, và ngài nói: “Chúng ta phải nói ngay rằng đó là một sai lầm từ phía chúng ta.” Nó không cố ý, vì vậy nó không phải là một lời nói dối - những lời nói dối xảy ra có chủ đích; đó chỉ là một sai lầm. “Chúng ta phải nói điều này càng sớm càng tốt,” ngài nhấn mạnh. “Hãy chuẩn bị một thông cáo báo chí, thảo luận với Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và sau đó tiếp tục.”
Và do đó, vào chiều ngày 24 tháng Giêng, tôi đã đưa ra một thông cáo báo chí và thông báo rằng sẽ có một tuyên bố trong đó đích thân Đức Bênêđíctô sẽ bình luận về vấn đề này. Và sau đó, có tuyên bố của ngài. Ngài nói, “Tôi sẽ đích thân viết một lá thư. Nhưng cũng cần phải có câu trả lời cho các cáo buộc chống lại tôi, và không chỉ cho các cáo buộc, mà còn cho những lời xuyên tạc ác ý, dựa trên tài liệu hồ sơ. Do đó, sẽ có một bức thư cá nhân từ phía tôi, và phần thứ hai, một phụ lục hoặc - như chúng tôi gọi nó là Faktencheck trong tiếng Đức – tức là một 'xác minh thực tế'“. Đức Bênêđíctô viết lá thư, còn những cố vấn – mà bây giờ chúng ta biết rõ tên của họ - đã giúp ngài soạn thảo bản ghi nhớ - đã thực hiện phần của họ và cho biết lỗi này xảy ra như thế nào, và ai là người phải chịu trách nhiệm về điều đó.
Về sai lầm này. Báo cáo lạm dụng có hơn 1,000 trang. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đã nhận được một danh mục các câu hỏi trước khi báo cáo này được xuất bản, bao gồm hàng nghìn trang tài liệu. Chúng phải được xem xét lại, và sau đó, dựa trên tài liệu này, ngài đã viết một phản hồi dài 82 trang. Trong tài liệu này, có sai sót về việc Đức Bênêđíctô có tham gia vào một cuộc họp hay không. Tuy nhiên, các trường hợp lạm dụng thậm chí không được thảo luận trong cuộc họp này và điều này được ghi lại. Đức Tổng Giám Mục có thể thảo luận thêm về điều này không?
Cho phép tôi cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô được hỏi liệu ngài có sẵn sàng tham gia vào báo cáo này hay không. Ngài nói: “Tôi không có gì phải giấu, tôi sẽ sẵn lòng làm điều đó.” Sau đó, ngài nhận được khoảng 20 trang câu hỏi và được thông báo rằng ngài tất nhiên sẽ có khả năng tham khảo tài liệu trên cơ sở các câu hỏi đã được biên soạn. Đức Bênêđíctô trả lời rằng, vì tuổi của mình, ngài sẽ không thể đến Munich, vì vậy không thể đến Tòa Tổng Giám mục để tham khảo các hồ sơ lưu trữ. Sau đó, người ta đề xuất rằng điều này cũng có thể được thực hiện bằng kỹ thuật số. Nhưng vì Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô không quen thuộc với thế giới máy tính mới, thế giới kỹ thuật số, nên tôi đề nghị ngài giao cho một giáo sư, Giáo sư Mückl từ Rôma, như bây giờ đã được biết đến, là người mà tôi biết rất rõ và đánh giá cao: Ngài là một luật sư và một nhà giáo luật và một nhà thần học rất giỏi. Giáo sư Mückl cũng phải ký vào một tuyên bố giữ bí mật cho giáo phận và công ty luật, và nói rằng ông sẽ nhận nhiệm vụ và tất nhiên, giữ im lặng. Đó là những gì Giáo sư đã làm, và sau đó ông ấy được giới thiệu với 8,000 trang hồ sơ kỹ thuật số. Giáo sư không thể sao chép. Vì vậy, Giáo sư Mückl phải làm những gì ông ấy đã làm khi còn là sinh viên: phải ghi chép. Và đó là một khối lượng thông tin đáng kinh ngạc.
Ông ấy có bao nhiêu thời gian? Có đến mức ba tháng không?
Không, không, trên thực tế, thông tin về định dạng kỹ thuật số không được cung cấp ngay từ đầu mà chỉ được cung cấp theo yêu cầu. Và vị Giáo sư đã làm việc theo cách của mình để vượt qua điều đó. Và sau đó, tất nhiên, mọi thứ được sắp xếp theo một trình tự hợp lý liên quan đến các câu hỏi. Sau đó, các nhà tư vấn hoặc các nhân viên vẽ ra một bản thảo đầu tiên. Và Đức Bênêđíctô đã xem qua. Và trong bản nháp đầu tiên này, sự nhầm lẫn, sai lầm đã xảy ra. Không ai nhận ra sự nhầm lẫn, không ai trong bốn người cộng tác, cả tôi cũng như Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô. Như tôi đã nói trước đây: Khi ngài hỏi tôi: “Có đúng là tôi không có mặt hay không?” Tôi đã trả lời “Vâng, đó là những gì người nói, đó là những gì các tập tin nói.” Và đó là sai lầm.
Vâng, sau đó mọi thứ đã diễn ra. Tuyên bố đã được gửi qua đường bưu điện, 82 trang được viết bởi các chuyên gia tư vấn, và Đức Bênêđíctô thường xuyên đọc lại, thực hiện một số thay đổi và cải thiện mọi thứ. Và cuối cùng, nó dài 82 trang. Và sau đó có những lời chỉ trích: “Nó quá kỳ cục, không phải giọng của Đức Bênêđíctô chút nào,” họ nói. Nhưng đối với các câu hỏi pháp lý, thường khá phức tạp và được viết bằng ngôn ngữ hơi “gợn sóng” - tôi có thể nói như vậy - người ta chỉ có thể trả lời bằng cùng một ngôn ngữ.
Thưa Đức Tổng Giám Mục, những điều gì đã xảy ra tiếp theo?
Ngày cuối cùng để gửi các trang trả lời này qua thư đã được ấn định vào ngày 15 tháng 12, hạn chót, có thể nói như vậy. Sau đó, công ty luật đã thông báo trong một thông cáo báo chí rằng nó sẽ được công bố vào tuần thứ ba của tháng Giêng. Đó là tất cả những gì chúng tôi đã nghe, tất cả những gì chúng tôi biết. Chúng tôi được thông báo rằng chúng tôi có thể tải xuống mọi thứ sau khi trình bày báo cáo, tập PDF và sau đó chúng tôi có thể đọc mọi thứ. Và ở đây chúng ta không nói về 1,000, mà là gần 2,000 trang! Báo cáo có 1,983 trang, bao gồm tuyên bố của Đức Bênêđíctô và tuyên bố của các Hồng Y khác. Hãy tưởng tượng số lượng giấy khổng lồ đó: 2,000 trang và được mong đợi sẽ trả lời ngay lập tức! Điều đó đơn giản là không thể. Một tuần sau, Đức Hồng Y Marx thông báo rằng một cuộc họp báo sẽ được tổ chức tại Munich. Và Đức Bênêđíctô nói: “Tôi phải đọc cái này trước, tôi muốn đọc cái này trước. Và tôi cũng sẽ yêu cầu các nhân viên đọc nó. Và sau đó tôi sẽ trả lời”. Bạn phải thừa nhận rằng với bất kỳ ai, người ở mọi lứa tuổi, rằng điều này cần có thời gian.
Gần 500 trường hợp đã được ghi lại trong báo cáo này. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đã bị quy lỗi vì xử lý sai bốn trường hợp. … Bức thư của Đức Giáo Hoàng đã được xuất bản gần đây. Đó là một bức thư rất cá nhân và kèm theo đó là một phản hồi có tính pháp hơn để bác bỏ những lời chỉ trích. Nhưng lá thư có giọng điệu đầy cảm xúc. Đức Giáo Hoàng thay mặt Giáo hội xin lỗi tất cả các nạn nhân. Nhiều đại diện truyền thông giải thích nó như thể ngài đang xin lỗi cụ thể về những trường hợp cụ thể. Nhưng điều đó không đúng phải không, thưa Đức Tổng Giám Mục?
Trước khi tôi trả lời câu hỏi của bạn, tôi muốn trở lại cuộc họp tai tiếng. Nghi thức của cuộc họp có nội dung: “Hiện diện trong cuộc họp là Đức Hồng Y Ratzinger, Tổng Giám mục”; Cha Tổng Đại diện lúc đó không có mặt. Ngài đã vắng mặt. Nhân viên chịu trách nhiệm đã nhận được yêu cầu từ một giáo phận ở Đức, hỏi liệu một linh mục đến Munich trong một thời gian nhất định để điều trị có được phép ở lại nhà xứ ở Munich hay không. Đó là chủ đề của cuộc họp. Yêu cầu của giáo phận đã được chấp nhận. “Chúng tôi sẽ chỉ định một linh mục hoặc một cha quản xứ mà vị đó có thể ở chung,” biên bản cho biết. Đó không hề là một sự tán đồng gì hết cả. Đó chỉ là về việc liệu yêu cầu này có nên được chấp nhận hay không. Và Đức Hồng Y Ratzinger, người có mặt, đương nhiên đồng ý: Tất nhiên, nếu chúng ta giúp được, chúng ta sẽ giúp. Điều gì xảy ra sau đó, sự hợp tác ở đây, sự hợp tác ở đó, nằm ngoài tầm hiểu biết của Đức Ratzinger. Vào thời điểm đó, điều đó đã không hề được thảo luận. Ngoài ra, lý do của liệu pháp, rằng đó có thể là một linh mục ấu dâm, không bao giờ được đề cập đến. Không có đề cập đến điều đó trong giao thức. Tuyên bố rằng Đức Ratzinger biết về điều đó, rằng Đức Ratzinger đã bảo vệ vị linh mục này và che đậy cho anh ta, chỉ đơn giản là một lời nói dối. Và tôi phải nói một cách khá thẳng thắn: Đó là một sự xuyên tạc ác ý. Nó đơn thuần là không đúng sự thật. Bạn phải biết sự thật đúng như bản chất của chúng, và cũng phải chấp nhận sự thật đúng như bản chất của chúng. Và sau đó tôi có thể giải thích chúng. Nhưng tôi không thể đặt xe trước con ngựa. Tôi hoàn toàn không thể. Đó là một cách nói xuyên tạc ác ý. Và điều đó cuối cùng đã lấy đi uy tín đạo đức của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô, để ngài không còn có thể tự bảo vệ mình.
Nhưng hãy để tôi trả lời câu hỏi mà bạn đã hỏi tôi trước đây: Bạn hoàn toàn đúng: khi viết bức thư, Đức Bênêđíctô nói: “Đó phải là một bức thư rất cá nhân. Và đó là lý do tại sao có sự khác biệt giữa bức thư của tôi và bản xác minh. Để mọi người có thể thấy rằng đây là bức thư của tôi, bức thư tôi đã viết và xác minh thực tế, là tác phẩm của bốn người cộng tác, mà tôi biết và tôi chấp thuận”. Nhưng lá thư này là thứ mà ngài đã viết trước sự hiện diện của Chúa. Đoạn cuối có lẽ là chìa khóa cho tất cả. Ngài nói: “Chẳng bao lâu, tôi sẽ thấy mình đứng trước cuộc phán xét cuối cùng của cuộc đời mình,” trước một thẩm phán công minh.
Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên ngài xin lỗi các nạn nhân bị lạm dụng. Tôi nhớ rất rõ, và điều này cũng được đề cập trong lá thư, rằng, trong các chuyến tông du của mình với tư cách là giáo hoàng, ngài thường gặp những người từng bị các linh mục lạm dụng tình dục. Những cuộc gặp gỡ này rất xúc động, luôn diễn ra trong nhà nguyện, không có báo chí, luôn bắt đầu trong nhà nguyện bằng một lời cầu nguyện ngắn, và sau đó là cuộc họp. Và sau đó tôi có thể thấy những cuộc gặp gỡ này có những tác động gì. Và đây chỉ đơn giản là báo cáo sự kiện. Nhiều nạn nhân trong số này đã làm chứng sau đó, trên đài phát thanh hoặc trên TV, cuộc gặp gỡ này đã giúp họ như thế nào và mọi áp lực, gánh nặng đã được giảm bớt ra sao. Đức Bênêđíctô luôn nói: Mỗi nạn nhân của sự lạm dụng là một người đã phải gánh chịu quá nhiều; mỗi trường hợp lạm dụng là quá nhiều, và cuối cùng điều đó không thể được sửa chữa. Điều duy nhất có thể giúp đỡ là lời cầu xin tha thứ và, có thể nói, là lời cầu khẩn đặt những người này dưới sự bảo vệ của Thiên Chúa.
Đức Tổng Giám Mục đã đồng hành cùng ngài trong nhiều năm. Là một người đã làm việc với Đức Bênêđíctô, là người đã hỗ trợ ngài, thái độ của ngài đối với vấn đề lạm dụng có thay đổi hay không, hay vẫn luôn như chúng ta đã thấy trong bức thư?
Tôi đã làm việc trong Bộ Giáo lý Đức tin từ năm 1996, với tư cách là một nhân viên và sau đó, từ năm 2003, với tư cách là thư ký riêng của ngài. Và ngay từ đầu tôi đã thấy thái độ của ngài như thế nào. Nó giống hệt như ngày nay, cũng giống như khi ngài còn là giáo hoàng, nó không bao giờ thay đổi. Ngược lại, ngay từ đầu ngài đã bị thuyết phục rằng cần phải minh bạch, cần phải rõ ràng, rằng chúng ta phải gọi mọi thứ đíc danh của chúng, và chúng ta không được che đậy bất cứ điều gì. Và ngài đã làm điều này cùng với Đức Gioan Phaolô II, cố gắng để các hành động tuân theo niềm tin của ngài. Nói cách khác: Vatican phải làm gì, Giáo hội phải làm gì để thực sự đạt được mục tiêu này? Sự thay đổi tư duy, tất nhiên, phải được theo sau bởi một sự thay đổi trên bình diện luật pháp, nghĩa là chúng ta thực sự có một công cụ để làm điều gì đó đối với vấn nạn này. Sau đó, Đức Gioan Phaolô II đã biến Bộ Giáo lý Đức tin thành một tòa án, nếu tôi có thể giải thích theo cách đó, ban cho nó đủ năng lực cần thiết. Năng quyền này trước đây đã được ban cho một Bộ khác. Đức Gioan Phaolô II đã cất nó khỏi Bộ này và trao nó cho Bộ Giáo lý Đức tin. Và kể từ đó, quá trình sửa chữa, làm rõ, đã khở sự.
Đức Bênêđíctô, khi còn là Hồng Y Ratzinger, cũng đóng vai trò quyết định trong việc xử lý các trường hợp lạm dụng trong Giáo hội, phải không thưa Đức Tổng Giám Mục?
Ngài không chỉ đóng vai trò quyết định, ngài còn là nhân vật quyết định, là người quyết định; người không chỉ đề xuất sự minh bạch mà còn thực hiện các bước cụ thể hướng tới minh bạch. Có thể nói, ngài là “cha đẻ của sự minh bạch”, và do đó ngài cũng thuyết phục được Thánh Giáo Hoàng Đức Gioan Phaolô II.
Điều đó có dễ dàng cho ngài hay không, hay ngài phải chiến đấu để đạt được? Những nỗ lực cải cách của ngài có được chào đón với vòng tay rộng mở không?
Tôi không muốn nhiều chuyện, nhưng thực sự có sức đề kháng bên trong. Và sự phản kháng này đã được thể hiện rất rõ ràng. Nhưng ngài luôn tin chắc rằng sự đề kháng này có thể và phải vượt qua với sự giúp đỡ của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và vì vậy điều đó đã xảy ra. Cảm ơn Chúa! Nếu bạn tham khảo tài liệu lưu trữ của Bộ Giáo Lý Đức Tin, bạn có thể thấy một loạt các tài liệu quan trọng dẫn từng bước, giống như một bức tranh khảm, đến mục tiêu chính xác này. Và điều đó được tiếp tục: Với tư cách là giáo hoàng, tất nhiên, ngài tiếp tục theo đuổi con đường này ở cấp độ cao hơn và hiệu quả hơn. Và đây là khuynh hướng cũng được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục.
Cá nhân con đã đọc và nghe rất ít về những sự kiện này trong vài ngày và tuần qua trên các phương tiện truyền thông. Đức Tổng Giám Mục có cảm giác sau bức thư này, ngay cả sau khi làm rõ về mặt pháp lý, các tín hữu trên khắp thế giới hiểu rằng mọi cáo buộc đã được làm sáng tỏ? Đức Tổng Giám Mục thấy điều đó như thế nào?
Nếu tôi có thể đánh giá được điều đó, tôi sẽ cảm thấy an tâm hơn nhiều. Tôi thực sự không biết chắc chắn. Tôi chỉ có thể nói rằng đã có, và có những phản ứng truyền thông rất khác nhau, cũng khác nhau giữa các quốc gia. Ví dụ, khi tôi nhìn vào nước Đức, và ở đây khái quát một chút, tôi phải nói rằng mọi người đã cố gắng để buộc tội Đức Bênêđíctô về một điều gì đó. Tôi có thể quan sát thấy một sự thiên vị lớn, thậm chí là không thể chấp nhận được đối với con người của ngài, kết hợp với sự thiếu hiểu biết về sự thật. Họ không biết những điều đó hoặc không muốn xem xét chúng một cách nghiêm túc vì nó có thể không tương ứng với câu chuyện đã được tạo ra. Và rõ ràng là người ta có ý chống lại ngài, ngay cả trên cương vị Hồng Y Ratzinger với tư cách là tổng trưởng, và cả trên cương vị Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, một số điều đơn giản là không có thật vẫn được giữ nguyên. Nghĩa là, người ta ước muốn gây khó cho ngài.
Và điều đó gây sốc cho tôi. Nhân vật, trong vấn đề quan trọng này - toàn bộ vấn đề về lạm dụng và ấu dâm - đã gợi ý và sau đó thực hiện các công cụ quyết định để giúp đỡ, dù với tư cách là tổng trưởng hay với tư cách là giáo hoàng, đang bị buộc tội về một điều gì đó mâu thuẫn với 25 năm sứ vụ của ngài. Vì vậy, những gì tôi nhận thấy, lặp đi lặp lại, một mặt là sự thiếu hiểu biết và mặt khác là đánh giá quá cao ý kiến của chính mình. Và đó là điều không liên quan gì đến việc đưa tin trung thực. Tôi chỉ có thể hy vọng rằng những người đã và đang đọc bức thư, những người biết Đức Hồng Y Ratzinger, Đức Bênêđictô, sẽ không để mình bị ảnh hưởng hoặc bị thuyết phục bởi những nhận định thiên vị như vậy. Đó là hy vọng của tôi.
Chúng ta có thể đã nói rằng danh tiếng của Đức Bênêđíctô XVI đã bị ảnh hưởng rất nhiều từ báo cáo lạm dụng này và những nghi ngờ được lèo lái sai trái. Nhưng tại sao điều này lại xảy ra bây giờ? Và có lẽ chúng ta có thể suy đoán một chút: Phải chăng bản báo cáo này cũng có một chiều kích chính trị, nhất là khi chúng ta nghĩ đến tình hình của Giáo hội ở Đức lúc này, phải không thưa Đức Tổng Giám Mục?
Khi báo cáo được khởi sự cách đây hai năm, nếu tôi nhớ không nhầm thì nó đã được dự trù công bố vào năm ngoái. Sau đó nó đã bị hoãn lại vì nhiều lý do khác nhau. Tôi nghĩ lần cuối cùng nó bị hoãn là từ tháng 11 đến tháng Giêng. Chúng ta có thể suy đoán về mức độ mà điều này được kết nối theo thời gian hoặc quan hệ nhân quả với những gì bạn đã đề cập, nêu đích danh nó một cách rõ ràng, đó là Tiến Trình Công Nghị ở Đức và các phong trào khác. Nhưng có một điều rõ ràng là: Những mục tiêu nhất định mà Tiến Trình Công Nghị hướng tới là điều mà con người và công việc của Đức Bênêđíctô đã cản đường. Và có một nguy cơ to lớn là mọi thứ liên quan đến ấu dâm và lạm dụng giờ đây đều được coi là nguyên nhân độc nhất, có thể nói như thế, để mở ra Tiến Trình Công Nghị này trước rồi mở ra những thứ tiếp theo trên con đường đó. Tuần trước, chúng ta đã xem những văn bản nào đã được thông qua, và điều này tiên báo là sẽ dẫn đến đâu.
Chúng ta đang nói về những giáo huấn luân lý của Giáo hội. Những người tham gia Tiến Trình Công Nghị ở Đức đã bỏ phiếu về các vấn đề như tình dục, hôn nhân, chức linh mục, và bác bỏ quan điểm của Giáo hội.
Vâng, ý tôi là, Tiến Trình Công Nghị này là một sự kiện, về mặt thần học hay giáo hội học, không tương ứng với một thượng hội đồng. Đó là một sự kiện có thể được tổ chức, và họ cũng có thể tạo ra các văn bản. Nhưng những bản văn này không có giá trị ràng buộc nào, và chắc chắn không có lợi cho đời sống của Giáo Hội. Chúng ta sẽ xem kết quả của những bản văn này xem chúng có thể mang lại kết quả nào hay không cho tiến trình của Thượng Hội đồng thế giới. Tôi tin rằng chúng sẽ không có kết quả. Có thể nói, nếu người ta muốn có một Giáo hội khác không còn dựa trên sự mặc khải, nếu người ta muốn có một cấu trúc khác của Giáo hội không còn là bí tích nữa mà là một thứ dân chủ giả tạo, thì người ta cũng phải thấy rằng điều này không liên quan gì đến sự hiểu biết Công Giáo, đến Giáo hội học Công Giáo, và sự hiểu biết của Công Giáo về Giáo hội.
Báo cáo cũng được sử dụng để biện minh cho Tiến Trình Công Nghị ở Đức. Nó đã được trình bày như là phản ứng cho các báo cáo về lạm dụng. Liệu có công bằng nếu chúng ta nói rằng có một chương trình nghị sự chính trị, thậm chí là ý thức hệ đang được theo đuổi ở đây, và những người sống sót sau vụ lạm dụng đang bị lợi dụng?
Đó cũng là xác tín của tôi. Người ta luôn nói rằng các nạn nhân của lạm dụng là trọng tâm. Và điều đó hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, cũng có khái niệm “lạm dụng lạm dụng”. Và đó chính xác là mối nguy hiểm nằm ở đây. Chúng ta không được quên rằng bất cứ khi nào một người cố gắng thao túng một cái gì đó hoặc một ai đó, họ thường cố gắng đạt được mục tiêu bằng cách che giấu nó đằng sau một thực tế khác, có thể nói như vậy, cho đến khi họ nghĩ rằng đã đạt được mục tiêu.
Nhưng tôi có thể thành thật nói với bạn rằng tôi rất lạc quan. Lợi thế của cuộc sống ở đây ở Rôma là bạn được tiếp xúc với rất nhiều quốc gia khác nhau, rất nhiều lục địa khác nhau. Và một số người nói với tôi: Chúng tôi không thể hoặc không còn hiểu được những gì đang xảy ra ở đất nước của bạn. Nói chung là thế này: ở Đức, những người đã có cuộc họp ở Frankfurt và bây giờ đã có văn bản của họ, nghĩ rằng họ phải dạy bảo Rôma, rằng tiếng nói quan trọng của họ phải được lắng nghe ở Rôma để giúp Rôma, có thể nói như vậy, thì họ được hoan nghênh làm như thế. Tuy nhiên, hãy thận trọng hơn, và bây giờ tôi muốn nói điều đó một cách thẳng thừng, hãy bớt tự mãn, nhẹ nhàng một chút, cũng như xem lại cách trình bày trước công chúng.
Trong lá thư của mình, Đức Bênêđíctô cũng đề cập đến việc Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ sự ủng hộ đối với vị giáo hoàng danh dự. Ngài đang ủng hộ ngài như thế nào?
Ngài đã rất rõ ràng. Ngài đã gọi điện và bảo đảm với Đức Bênêđíctô về tình đoàn kết của ngài, sự tin tưởng tuyệt đối của ngài, sự tin cậy huynh đệ và lời cầu nguyện của ngài. Ngài cũng nói rằng ngài không thể hiểu tại sao họ lại ra tay với Đức Bênêđíctô tàn bạo như thế. Khi Đức Bênêđíctô viết bức thư của mình, ngài đã gửi nó cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tất nhiên là trước khi nó được công bố. Ngài cảm ơn Đức Phanxicô về cuộc điện thoại, và hỏi ngài có ổn không. Hai ngày sau, một bức thư tuyệt đẹp của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi cho Đức Bênêđictô đã đến - một lá thư, trong đó ngài trấn an Đức Bênêđíctô một lần nữa và với những lời lẽ thực sự cảm động về sự ủng hộ, tình đoàn kết và sự tin tưởng của ngài, và nói với Đức Bênêđíctô rằng ngài hết lòng ủng hộ. Tôi đã được hỏi có thể công bố bức thư này không. Đó là một bức thư riêng mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết cho Đức Bênêđíctô, và vì vậy nó nên được giữ bí mật và riêng tư. Nhưng người ta được phép nói về lá thư đó.
Trong bức thư, Đức Bênêđíctô XVI đã đề cập rằng ngài đã ở cuối cuộc đời dài của mình, nó gần giống như một bức thư từ biệt. Chúng ta sẽ nhớ đến ngài như thế nào? Di sản của ngài sẽ là gì?
Một số nhà bình luận đã nói rằng bức thư này là một minh chứng tinh thần. Và tôi nghĩ rằng tôi đồng ý. Theo một cách nào đó, bức thư này là một minh chứng thiêng liêng, bởi vì ngài đã viết nó trước mặt Thiên Chúa, với tư cách là một người có đức tin, một người - như chúng ta biết - muốn đưa vào huy hiệu giám mục của mình một từ trong Thư của Thánh Gioan: “llaboratores Veritatis”, “Đồng Nghiệp Của Sự Thật”. Có thể nói đây là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời ngài - khoa học, cá nhân, nhưng cũng là cuộc đời linh mục và giáo hoàng của ngài. Và ngài cam kết sâu sắc với phương châm này. Ngài đã làm mọi cách để sống cho phù hợp: cũng như và đặc biệt là đối với sự trung thực.
Tôi tin rằng một khi những cơn bão này qua đi và một số điều ngài bị buộc tội chỉ đơn giản là những điều “thối nát” - nói một cách thô thiển như thế - người ta sẽ thấy rằng sự rõ ràng trong suy nghĩ của ngài, sự rõ ràng trong công việc của ngài, những điều ngài đã làm, tỏa sáng rực rỡ và là một kho tàng lớn lao cho Giáo Hội: cho những ai tin, cho những người trung tín, một kho tàng có thể sinh nhiều hoa trái.
Xin chân thành cảm ơn Đức Tổng Giám Mục rất nhiều về cuộc trò chuyện này.
Cảm ơn bạn đã mời tôi.
Source:National Catholic Register
Văn Hóa
Henri De Lubac: Tư Tưởng Của Cha Teilhard De Chardin tiếp theo và hết
Vũ Văn An
18:25 15/02/2022
Chương 3: Ghi chú về Teilhard và Vấn đề Sự Ác *
Trong một bức thư ngày 2 tháng 1 năm 1952, Teilhard chỉ ra “tầm quan trọng lớn hơn mà việc minh nhiên xem xét sự ác nắm giữ trong suy nghĩ của tôi”. Nơi mà nó luôn luôn nắm giữ thật là lớn lao. Bản chất một công trình như Phénomène humain không cho phép ngài xem xét mọi khía cạnh của nó. Divin Milieu có thể minh nhiên hơn — mặc dù loại “khảo luận về sự hoàn thiện” này được ngỏ với một Kitô hữu đã dấn thân vững chắc vào con đường cứu rỗi. Sự ác, không những của đau khổ hay cái chết thể lý, mà nếu ta dám nói, thì cả sự ác đệ nhất hạng, kẻ thù xấu xa của Thiên Chúa, là Tội lỗi, được trình bầy ở đó với những đặc điểm rất đáng lưu ý. Chính vì điều này mà tác giả, trong một tinh thần hết sức dũng cảm, đã dành cả phần cuối cùng, với tiêu đề quan trọng: “Bóng tối bên ngoài và những linh hồn đã mất”, để đề cập tới một số giáo huấn nghiêm khắc nhất của Tin Mừng. Sức mạnh của sự ác được trình bầy với chúng ta như đang hoạt động trong Vũ trụ, và “không những chỉ là những lực phi ngã của giảm tốc và lệch hướng: mà còn có những sự hiện diện tối tăm xung quanh chúng ta, trà trộn với Sự hiện diện sáng láng của Thiên Chúa”. Nơi một số hữu thể, “sự ác, như thể, đã trở thành nhập thể, đã được bản chất hóa”. Dưới ảnh hưởng của chúng, như Kinh thánh dạy chúng ta, ngày tận cùng thời gian sẽ được đánh dấu bằng một cuộc ly giáo sâu xa. Ngay từ khi khởi nguyên loài người chúng ta, một lỗi lầm nguyên thủy bí nhiệm đã “làm phức tạp và xấu thêm” tình huống của con người, và chúng ta phải qui cho gánh nặng của nó rất nhiều “sự quá trớn đến bối rối trong việc tràn ngập tội lỗi” đến nỗi chúng ta phải thực sự lưu ý. Việc hình thành của thế giới được theo đuổi, nhưng, trên thực tế, nó sẽ không tiến hành, mà không có "sự mất mát dứt điểm": "Có những bóng tối, không những thấp hơn, mà còn ở bên ngoài". Do đó, chúng ta được mời gọi suy niệm một cách nghiêm túc “mầu nhiệm của việc trầm luân” mà cuộc đào ngũ của những linh hồn sa ngã đã tạo ra “giữa Nhiệm Thể”, xem xem làm thế nào “người bị trầm luân bị loại trừ khỏi thánh nhan sáng láng và khỏi hạnh phúc”của Sự Viên Mãn [Pleroma]. Đó có thể là kết thúc cho mỗi người chúng ta: được gọi để "tập hợp", chúng ta có nguy cơ "phân rẽ". Hỏa ngục hiện hữu như một yếu tố cấu trúc vũ trụ. Không thể nói rằng ngài đã không hiểu được bi kịch của Chúa Kitô trong cuộc đấu tranh của Người với việc từ khước của con người và với tội lỗi của họ. Viễn kiến của ngài về thế giới rất cảm kích. “Lạy Chúa Giêsu, ít nhất con muốn đưa tính trầm trọng mỗi ngày một khủng khiếp hơn của Việc Trầm Luân vào quan điểm và thực hành thông thường của con về Thế giới”. "Lửa hỏa ngục và lửa thiên đàng không phải là hai lực lượng khác nhau mà là các biểu hiện trái ngược nhau của một và của cùng một năng lực". Ngài sẽ lặp lại cho đến cùng rằng, nếu con người lớn lên, thì đó là “vì điều thiện hay điều ác”. Ngài sẽ khẩn cầu ơn cứu rỗi cho tất cả mọi người qua “một lời cầu nguyện táo bạo” (191-92).
__________________________________________
Ghi Chú: * Chưa được công bố
Chương 4: Thư gửi cho một Nghị phụ Công đồng mà từ ngài tôi vừa nghe thấy, ở Phòng Họp Khoáng đại Đại tại Nhà Thờ Thánh Phêrô, một can thiệp không có lợi cho Teilhard *
Rôma, ngày 22 tháng 10 năm 1965
... Những lời tốt lành mà ngài đã nói vào ngày hôm kia về các chuyên viên khuyến khích con viết cho ngài.
Ngài mạnh mẽ nhắc lại, trong can thiệp của ngài, sự hiện hữu của cái ác trên thế giới và ảnh hưởng mà ma quỷ gây ra trong đó. Không nghi ngờ gì nữa, hãy cho phép con, cùng với nhiều người khác, bày tỏ lòng biết ơn của con đối với ngài về điều đó. Nhưng, nếu ngài cũng cho phép, con xin nói thêm rằng ngài sẽ rất vui mừng nếu ngài biết rằng sự thật quá chắc chắn ấy đã được Cha Teilhard de Chardin nhắc lại một cách mạnh mẽ không kém.
Tất nhiên, trong các bài viết về khoa học và triết lý khoa học của mình, Cha Teilhard thường không có dịp nói về những điều này. Nhưng trong cuốn Milieu divin, một tác phẩm tôn giáo mà ngài đặc biệt coi trọng, ngài mời người đọc suy gẫm về mầu nhiệm sự ác, về sự rối loạn hiển hiện trong thế giới, một rối loạn mà nguyên nhân của nó không những là lỗi lầm nguyên tổ được nhắc nhớ cách rõ ràng mà còn trong hành động của các quyền lực bản vị xấu xa (ma quỷ). Và trong cùng cuốn Milieu divin này, cũng như trong một số trước tác khác, không hề giảng dạy bất cứ loại “Chủ nghĩa Origen” nào (nếu người ta hiểu chủ nghĩa này như là học lý phục nguyên vạn vật [apocatastasis]), ngài nhất quán đặt chúng ta trước sự kiện ghê gớm của việc có thể bị trầm luân. Theo hiểu biết của con, không có nhà văn tôn giáo đương thời nào nói về tín điều hỏa ngục với sự kiên quyết can đảm như Cha Teilhard.
Cái được gọi là “chủ nghĩa lạc quan” của ngài thoạt đầu đối lập với tất cả những chủ nghĩa bi quan vô thần, bất kể chúng xuất phát từ môi trường khoa học (như Henri Poincaré) hay từ các trào lưu triết học gần đây hơn (như với Sartre); ngài cũng phản ứng chống lại những lệch lạc trong suy nghĩ của các tín hữu, nhân danh đức tin và đức cậy Kitô giáo, đặt cơ sở trên sự chiến thắng dứt khoát của Chúa Kitô phục sinh. Nhưng ngài tuyệt đối không dẹp bỏ thảm kịch của cõi nhân sinh. Việc lựa chọn không thể tránh giữa Thiện và Ác (giữa Nổi Loạn và Thờ Lạy), tạo ra sự chọn lựa giữa cứu rỗi và trầm luân, liên tục được gợi lên trong các trước tác của Cha Teilhard, ngay trong các trước tác không trực tiếp nại tới ánh sáng của Mạc khải.
Không có cuốn sách nào ở đây, nên con không thể chỉ ra cho ngài rất nhiều bản văn mà con vốn dựa vào ở đây. (Một số nhất định đã được trích dẫn trong tác phẩm của con về La Pensée Relgieuse du Père Teilhard de Chardin [1962], một tác phẩm đã được các Bề trên của con, ở Pháp và Rôma, yêu cầu con viết và đã nhận được trọn sự chấp thuận của họ). Nhưng chỉ cần đọc Milieu divin (trong các chương cuối cùng của nó) cũng có thể đủ cho những gì thiết yếu. Con biết rằng những sai lầm liên quan tới Cha Teilhard rất thường xuyên, vì những người được gọi là môn đệ (một số người trong số họ, nói tiếng Đức, đã phản bội nghiêm trọng tư tưởng của ngài) cũng nhiều như vì một số người gièm pha. Đó là lý do tại sao con cảm thấy có nghĩa vụ khiêm tốn cung cấp cho ngài lời chứng này. Nó phát xuất từ một người không đặc biệt “theo trường phái Teilhard” nhưng là người đã biết đủ về con người và công việc của Cha để có cơ hội không bị nhầm lẫn nghiêm trọng về chúng.
Xin ngài, người Cha tôn kính nhất của con, chấp nhận sự bày tỏ lòng kính trọng và sự tận tâm sâu sắc của con trong Chúa Giêsu Kitô.
Tái bút: Ngài đã trích dẫn, nếu con nhớ không lầm, bài Thánh ca Vật chất (Hymne à la matière). Con xin ngài lưu ý tới sự kiện này là Bài Thánh ca này thường được sao lại một cách không hoàn chỉnh đến hai lần! Một mặt, một số câu bị lược bỏ, chính lại là những câu gợi lên sự nguy hiểm của Vật chất, sự cần thiết của việc chiến đấu với nó và chống lại sự hấp dẫn của nó. Mặt khác, người ta quên nói rằng nó đóng vai trò kết luận cho một nghiên cứu biểu tượng về La Puissance Spirituelle de la Matière [Sức mạnh tinh thần của vật chất], mà từ đó có việc bài Thánh ca này được đặt trên môi miệng của một Kitô hữu từng trải qua các giai đoạn khổ hạnh [ascesis] và hy sinh. Cũng hơi giống như cách mà Thánh Gioan Thánh Giá đã thốt lên, khi diễn giải Thánh Phaolô: “Trời là của tôi, Đất là của tôi...”
___________________________________________
Ghi Chú
* Bản văn chưa được công bố. Tại Công Đồng, một diễn giả (không phải người Pháp) tuyên bố tại Phòng Đại hội (Aula) năm 1965, tin rằng mình phóng một mũi tên chống lại Teilhard: “Haec terra numquam paradisum erit!” [trái đất này không bao giờ là thiên đàng cả!]. Vì ngài không thiên kiến bao nhiêu, nên không có gì dễ dàng hơn, qua trao đổi thư từ, để soi sáng ngài, và ít lâu sau, tôi rất vui mừng được ngài viếng thăm tại Nhà thờ Thánh Phêrô, ở diễn đàn chuyên viên: xem ra ngài rất vui được biết Teilhard tốt hơn một chút. (Teilhard posthume [Paris, Fayard, 1977], 147).
Chương 5: Teilhard và Newman *
Ngay từ khi còn học tập, Pierre Teilhard de Chardin, giống như và thậm chí còn hơn bạn của ngài, là Pierre Rousselot, đã có được một nền giáo dục tiếng Anh thực sự. Danh sách các tác giả người Anh mà ngài quen thuộc khá dài, ngoài các tác phẩm kỹ thuật, trong đó chúng tôi liệt kê chuyên khảo nổi tiếng của A. White, Warfare of Science with Theology. Trong số những cuốn sách mà ngài đặc biệt quan tâm, từ khoảng năm 1910 đến năm 1920, có những tên Newman, Kipling, Wells, Benson - cũng như một số người Mỹ: Edgar Allen Poe, Emerson và William James.
Newman đã giữ một vị trí vô song trong sự quí mến của ngài. Có lẽ chính Auguste Valensin là người đầu tiên khiến ngài đọc Newman, vào thời điểm họ nghiên cứu triết học ở Jersey. Dù sao, trong khuôn viên thần học ở Ore Place, ngài không thể không gặp vị này. Chắc chắn ngài đã đọc hai bài báo quan trọng mà Cha Léonce de Grandmaison, trên Études năm 1906, đã dành cho “John Henri Newman được coi như bậc thầy” (1). Các giáo sư và những người bạn làm việc của ngài thường nói về cách trong đó Tyrrell và Loisy đã sử dụng Newman và lạm dụng học thuyết của vị này. Teilhard vô cùng ngưỡng mộ Newman. Vào tháng 10 năm 1911, Teilhard rất vui khi được đến thăm nơi lưu giữ ký ức của vị này tại Oxford. Mỗi lần được gặp vị này, ngài đều cảm thấy thiện cảm của mình gia tăng và sự hợp đồng tư tưởng với vị này càng trở nên gần gũi hơn. Ngài viết vào năm 1919 rằng cuốn Apologia [Hộ Giáo] của Newman cách nào đó là một trong những cuốn sách cần thiết, cuốn sách duy nhất nên được viết ra (2). Trong Tiểu luận về Development [Khai triển] của vị này, Teilhard cũng nhận ra một công trình phát sinh từ chính những nhu cầu đời sống nội tâm của tác giả. Ngài thấy trong đó một con người đang tìm kiếm giải pháp cho vấn đề tôn giáo, vấn đề tổng thể, khi nó xuất hiện trong cuộc đời mình. Đó là điều mà bản thân ngài hằng khao khát khi khởi sự viết tiểu luận đầu tiên vào năm 1916 về “La Vie cosmique” [Đời sống vũ trụ]. Hai điều khác ở Newman đã thu hút ngài. Vị này biết cách giải thoát mình khỏi những tranh chấp hết sức đặc thù để đi đến những vấn đề nền tảng, “hữu cơ”, những vấn đề liên quan đến lợi ích nguyên thủy của Nước Thiên Chúa. Ngoài ra, tuy không bị lung lay trong đức tin của mình, vị này cảm thấy các phản bác một cách thấm thía; vì vậy ngài run sợ khi thấy những người trẻ, những tâm hồn cởi mở đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng tôn giáo của thời đại họ, và thành công thực sự đối với ngài dường như là nhờ những nghiên cứu dũng cảm và táo bạo, bên ngoài bất cứ “vòng vây” trí thức nào. Trong những năm sau đó, Teilhard rất thường suy tư về vấn đề phát triển tín lý; trong một bối cảnh hoàn toàn khác về hoàn cảnh và ý nghĩ, ngài cũng hiểu rằng đối với ngài, đó là một vấn đề quan trọng, và người ta có thể nói, mặc dù dường như ngài đã quên Newman vào cuối đời, nhưng vị này vẫn là một trong những người đã nuôi dưỡng tư duy của ngài.
Trong thế chiến 1914-1918, ngài đã viết cho Cha Victor Fontoynont (ngày 15 tháng 3 năm 1916): “Do nhu cầu và lý lẽ, tôi đã trở lại với việc suy nghĩ và cầu nguyện, thỉnh thoảng vẫn phấn khích được đọc một trong những cuốn sách đó (những cuốn sách duy nhất nên được viết ra) trong đó một cuộc đời đã được tiết lộ, cuốn Apologia của Newman...”
Vào ngày 2 tháng 2 năm 1916, ngài viết thư cho Marguerite Teilhard: “em vẫn chưa rời cuốn Apologia của Newman...” Vào ngày 22 tháng 7 năm 1916, một lần nữa: “Để giải tỏa sự nhàm chán của chiến hào, em đã đọc Newman catholique của Thureau-Dangin. Hơn bao giờ hết, em có thiện cảm với Đức Hồng Y vĩ đại, người rất táo bạo, rất tin tưởng, rất ‘tràn đầy sức sống và suy nghĩ’, như chính ngài đã nói — và đồng thời cũng rất mâu thuẫn. Và em cảm thấy, một lần nữa, trong sâu thẳm của mình, thần khí kêu gọi người ta tới với công trình vĩ đại hòa giải giữa Tình yêu tối cao và dứt khoát của Thiên Chúa với Tình yêu Sự sống thấp hơn (nhưng chính đáng và cần thiết) được bao trùm trong các hình thức tự nhiên của nó.. Một loạt các ý tưởng của Newman... rất khoáng đạt, rất đơn giản, rất hiện thực,... đã đi vào tâm trí em như đi vào một ngôi nhà chúng vẫn cư ngụ từ lâu. Và em càng thấy an ủi hơn khi tìm thấy việc hợp đồng khuynh hướng và ý kiến này vì người cảm thấy chúng một cách nhạy bén như thế đã, tuy không bị chướng tai gai mắt, trải qua cách khó khăn cơn cám dỗ khắc nghiệt phát xuất trước thời và mùa suy nghĩ của mình”.
Vào ngày 5 tháng 12 năm 1916: “Ngài và em, Newman nói đâu đó trong Apologia của ngài, khi đề cập tới cảm giác sâu sắc mà ngài đã trải qua tại một thời điểm nhất định về hai Điều Chủ Yếu duy nhất đang được suy xét — những điều mà trong đó mọi điều còn lại được tóm lược và giữa chúng mọi điều còn lại được sắp xếp" (Ngày 28 tháng 2): “Càng đọc Newman, em càng cảm thấy mối liên hệ (thật khiêm tốn, chắc chắn là như vậy!) giữa tâm trí của ngài và tâm trí của chính em. Và một hệ quả của sự hòa hợp này là sự phấn khởi mà tấm gương của ngài đã truyền cho em về việc hoàn thành công việc của mình”.
Chính trong Newman, ngài đã đọc được suy nghĩ này mà ngài luôn được truyền cảm hứng: “Những ai muốn làm cho chân lý chiến thắng trước thời của nó đều có nguy cơ kết cục ở dị giáo” (“Genèse d’une pensée”, 145).
____________________________________________________
Ghi Chú: *Bản văn chưa được đăng tải.
1 Études, 109 (1906), 721-50.
2 Blondel et Teilhard: Correspondance (Beauchesne, 1966), 104-5.
Chương 6. Tinh thần sâu sắc nhất của công trình Teilhard
“Đức tin của tôi phải bao hàm Giáo hội (chính thức) và những chỉ dẫn của Giáo hội đối với tôi, ở mức độ cao nhất” (20 tháng 10 năm 1943). Đó là lý do tại sao ngài không muốn mạo hiểm, bằng cách hơi tách mình ra khỏi cộng đồng tín hữu, “trở thành những cymbalum tinniens [chũm chọe om xòm] được Kinh thánh nói đến”. Giờ đây, ngài biết mình có thể sai lầm, giống như bất cứ ai khác: “Hạnh phúc thay cho chúng ta vì có thẩm quyền của Giáo hội! Để mặc chúng ta, chúng ta sẽ có nguy cơ bị trôi dạt xiết bao? Thậm chí ngài còn đi xa hơn khi nói rằng chính tính khí của ngài khiến việc bảo vệ thẩm quyền này còn cần thiết với ngài hơn với những ai khác (Teilhard et notre temps [Paris: Aubier, 1971], 119).
“Đối với tôi, dường như tôi hiếm khi làm việc hoàn toàn cho một mình Thiên Chúa. Tôi tin tưởng rằng Người sẽ ban cho tôi ánh sáng và sức mạnh để kết thúc tốt đẹp những gì tôi mong muốn chỉ làm cho Người mà thôi”(Peking, ngày 8 tháng 2 năm 1940, khi đang viết Phénomène humain).
“Tôi hy vọng rằng Chúa sẽ giúp tôi, vì chính chỉ để cố gắng làm cho khuôn mặt của Người được nhìn thấy và yêu thương mà tôi đã phải trải qua tất cả những rắc rối này... ” (NLV, 41-42, gửi M. T.-C, ngày 7 tháng 3 năm 1940).
Chứng cớ có thể đưa ra để chứng minh rằng mục tiêu “duy nhất” trong hành động của ngài trong thế giới là “làm cho Khuôn mặt của Chúa được nhìn thấy và yêu thương” có ở đó. Trong một tiểu luận mà ngài đã suy gẫm vào năm 1937, đó là “chương cuối cùng về Tình yêu của Thiên Chúa” mà ngài muốn đặt tất cả sự quan tâm của mình vào, “phần còn lại là một bệ đỡ của các khối đã được biết đến”; tương tự như vậy, vào cuối đời, ngài muốn kết thúc công trình của mình bằng một tác phẩm được dành hoàn toàn cho “Tình yêu của Thiên Chúa”. Ngài không được ban cho thời gian để làm như vậy. Nhưng ngài đã có thể làm tốt hơn thế: hoàn thành trọn vẹn niềm hy vọng mà ngài luôn ấp ủ đó là vượt qua đến cùng mọi xung đột, bên ngoài hay bên trong, “bằng tình yêu thương”.
VietCatholic TV
Priest demands justice for his priestly brother. Pastor acidentally discovered something so weird
VietCatholic Media
04:00 15/02/2022
1. Priest demands justice for his brother
Vietnamese government officials have said that the man who brutally murdered Father Joseph Tran Ngoc Thanh on January 29 was “mentally unstable.” But Fr. Anthony Dang Huu Nam, of Vinh Diocese, does not believe it was the true motive of Nguyen Van Kien, the murderer. He demands justice for Father Joseph Tran. As most of Vietnamese Catholics, he fears that the killing may have been intended as a warning, to deter Catholic missionaries from working in the country’s Central Highlands region.
Fr. Anthony Dang is widely known for his public speaking out against exploitation of environment and human rights abuse in Vietnam. In 2016, when he was pastor of Tan Yen parish, Fr. Anthony Dang helped residents whose lives and livelihood were directly affected by toxic waste dumping allegedly cause by Taiwanese company Formosa Plastics Group in Central Vietnam to file 506 claims against the company. The claims were dismissed by local court, and the plaintiffs suffered continual harassment, threats, and physical attacks. Fr. Anthony Dang was also subject to stalking and assaults by government's thugs.
His parishioners had come to his rescue many times, and his superior, then bishop Paul Nguyen Thai Hop refused to restrict Fr. Anthony Dang activities as per request of Nghe An provincial government, allowing Fr. Anthony to keep fighting for justice for the victims of chemical spill and later, the tragic death of 39 victims, many from his diocese on Oct 23, 2019 in England while being smuggled into England by human trafficking groups.
2. Unknown gunmen killed our priest: Lagos Catholic Bishops lament senseless killings
The Catholic Bishops of Lagos Ecclesiastical Province have expressed worries over the spate of violent crimes and “senseless killings” across the country.
The Province, comprising of the Archdiocese of Lagos and the Dioceses of Ijebu Ode and Abeokuta respectively, also condemned the killing of a Catholic priest in Abeokuta by unknown gunmen.
A statement issued at the end of its first meeting of the year, held at St. Agnes Catholic Church, Maryland, Lagos, and signed by the Chairman of Forum, Most Rev. Francis Obafemi Adesina, and Secretary, Most Rev. Alfred Adewale Martins, called on government to put an end to killings and violence across the country.
The meeting was attended by the leadership and representatives of the Clergy, the Consecrated persons and the various associations of the Lay Faithful who gave reports of their activities for the previous year under review.
The statement: “After careful deliberation on issues affecting the church in the Province and the state of affairs in our country, Nigeria, we hereby regret to note that despite the wide outcry of condemnation that has greeted the continuous senseless killings of innocent lives and other waves of violence across the country, it is far from being abated.
“For instance, in the wake of the 2022 New Year, a priest of the Diocese of Abeokuta, Rev. Fr. Luke Adeleke, was killed by unknown gunmen while carrying out his priestly activities. Very recently, it was reported that in Taraba State, a Catholic Church was razed to the ground for no reason.
“These and numerous other cases of violence have been the hallmark of our nation. How long would these be allowed to continue? We will continue to call on the government to utilize all the state resources at their disposal to put an end to these dastardly acts of killing and violence across the country before it consumes everyone.”
Source:Vanguard
3. Priest helps police discover human organ trafficking in Ogun
Men of Ogun State Police Command in the early hours of yesterday arrested 43-year-old Kehinde Oladimeji and his wife, Adejumoke Raji, for allegedly being in possession of fresh human parts.
The couple, according to a statement by the command’s Public Relations Officer, Abimbola Oyeyemi, are residents of No.72 MKO Abiola Way, Leme, Abeokuta.
Oyeyemi said, “The couple were arrested following a report lodged at Kemta Divisional Headquarters by Chief Moshood Ogunwolu, the Baale of Leme community, that Fr. Adisa Olarewaju who is a co-tenant with the suspects informed him of offensive odour coming out from the room of the suspects”.
He added that upon the complaint, the DPO Kemta Division, CSP Adeniyi Adekunle, led his detectives to the scene where a search was conducted.
“On searching the room, a plastic bowl containing different parts of a human being was discovered and the couple were promptly arrested”, Oyeyemi said.
“On interrogation, the suspects confessed that they were herbalists and that the human parts comprising of hands, breasts and other parts were given to them by one Michael who they claimed, resides in Adatan area of Abeokuta.
“All efforts to locate the said Michael proved abortive as the suspects could not locate his house.
“It will be recalled that a dismembered body of an unknown person was found in a swamp area at Leme area of Abeokuta about a week ago, it is not yet clear whether the parts are that of the found body or not”.
Meanwhile, the state Commissioner of Police, Lanre Bankole, has ordered the immediate transfer of the suspects to Homicide Section of the State Criminal Investigation and Intelligence Department for investigation.
The CP vowed that anyone who may be directly or indirectly involved in the crime would be brought to book.
Fr. Adisa Olarewaju said that after several attacks on Catholics last year, he was instructed by his bishop to be vigilant to be vigilant to any suspicious activities.
Source:Vanguard
4. Call for Peace in Ukraine - Address by His All-Holiness Ecumenical Patriarch Bartholomew after the Divine Liturgy on the Sunday of the Publican and the Pharisee
Last Sunday, 13 of February, while Catholics around the world celebrate the sixth Sunday of Ordinary Time, our Orthodox brothers and sisters observe the Sunday of the Publican and the Pharisee, that is the beginning of Great Lent.
His All-Holiness Ecumenical Patriarch Bartholomew celebrated Holy Liturgy at the St.George's Patriarchal Cathedral of Constantinople. Nedilsky Roman Bogdanovich, the Consul General of Ukraine in Istanbul, Turkey attended the event.
In his homily Patriarch Bartholomew called for peace in Ukraine. He said:
Honorable Consuls General,
Beloved children in the Lord,
On this Sunday, dedicated to the parable of the Publican and the Pharisee, marking the entrance to a period of penitence, fasting and ascetical struggles as preparation for the Holy and Great Pascha, we are called to fervent prayer with all our hearts for the preservation of peace in Ukraine. Indeed, the possibility of a new war in Europe, resulting from the escalation of violent rhetoric and militarization of the borders between Russia and Ukraine, should be unequivocally opposed. We call for enduring peace, stability and justice in the region. Peace is a matter of choice and must be shared by all the forces engaged in this extremely complex and sensitive geopolitical context. The duty of us all is to pray for and actively contribute to a peaceful resolution of conflict situations and to the unconditional respect and protection of human rights and dignity. Human conflict may very well be inevitable in this fallen and broken world; but war and violence are certainly to be opposed with every fiber of our being.
The ancient Greeks spoke about “peace” (“εἰρήνη”) as a condition “exceedingly rich and immensely fruitful” (“βαθύπλουτος καὶ βαθύκαρπος”). They adored peace as a goddess, depicted with her son Plutos (“Wealth”) in her bosom. Closer to our times, Benjamin Franklin reminded us that “there never was a good war or a bad peace.” War can appear sweet only to those who have not experienced it (“γλυκὺ δὲ πόλεμος ἀπείροισιν”). Indeed, if we allow our hearts and minds to freely express themselves, without any fear or passion, they will certainly not speak in favor of war, but they will unequivocally praise peace.
We firmly believe that there is no solution possible to preserve and guarantee peace outside the path of dialogue, which abolishes the conditions that lead to violence and war. Peace comes from mutual respect and cooperation. Within an environment of growing uncertainty with regard to human affairs, the word of the Church has to be a clear message of reconciliation and peace, of love and justice, of brotherhood and solidarity.
We call upon all parties involved to pursue this path of dialogue and respect for international law, in order to bring an end to the conflict and allow all Ukrainians to live in harmony. Arms are not the solution. On the contrary, they can only promise war and violence, sorrow and death. As our beloved brother Francis, the Pope of Rome, recently said: “Let us not forget war is madness.” All Church ministers, all representatives of religious traditions, all those in position of authority, all people of good will, each one of us, should call for a peaceful resolution of this dangerous escalation of words and means that weight heavily and ominously upon the head of the Ukrainian people. Silence and indifference are not an option. There is no peace without constant vigilance. Therefore, we are all “sentenced” to peace, which means, destined to the permanent struggle for its establishment and defense.
May the God of love and peace bless you all!
Source:ilsismografo
Tiết lộ đáng lo: Phủ Quốc Vụ Khanh từng bị đặt máy nghe lén. Diễn biến lịch sử vừa diễn ra ở Ai Cập
VietCatholic Media
05:41 15/02/2022
1. Tiểu chủng viện ở Burkina Faso bị tấn công
Một cây thánh giá đã bị phá hủy trong một cuộc tấn công vào tiểu chủng viện Saint Kisito ở Bougui, Burkina Faso, ngày 10 tháng 2 năm 2022.
Tiểu chủng viện Thánh Kisito de Bougui, đã bị tấn công trong đêm, tổ chức bác ái của Đức Giáo Hoàng Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, gọi tắt là CAN, cho biết hôm thứ Sáu.
Không có người nào thiệt mạng trong cuộc tấn công, diễn ra vào đêm 10 rạng sáng 11 tháng 2, mặc dù “có rất nhiều thiệt hại về vật chất.”
Tiểu chủng viện Thánh Kisito de Bougui nằm ở Bougui, cách Fada N'gourma khoảng 5 dặm về phía đông. Đây là nơi sinh sống của bảy cha giáo và 146 tiểu chủng sinh.
ACN cho biết họ đã được các đối tác địa phương thông báo “rằng các chiến binh thánh chiến đến bằng xe máy” vào tối ngày 10 tháng 2 và tấn công chủng viện trong một giờ.
Những kẻ tấn công đã đốt cháy hai ký túc xá, một phòng học và một phương tiện giao thông. Một chiếc xe khác đã bị đánh cắp.
Theo ACN, một cây thánh giá đã bị phá hủy, và những kẻ tấn công nói “họ không muốn nhìn thấy cây thánh giá”. Chúng nói với các chủng sinh “các ngươi nên đi ngay bây giờ, nếu bọn tao trở lại và thấy ai vẫn ở đây, chúng tao sẽ giết hết.”
ACN cho biết các chủng sinh hiện đang ở với gia đình của họ trong một tuần, và một số cư dân của Bougui đang rời thị trấn.
Burkina Faso, nằm ở Tây Phi, đã chứng kiến sự gia tăng bạo lực Hồi giáo trong những năm gần đây.
Một cuộc đảo chính đã diễn ra ở nước này vào tháng trước, và tân tổng thống đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khôi phục an ninh.
Một số nhà thờ đã bị tấn công vào năm 2019 và năm ngoái thi thể của một linh mục mất tích đã được tìm thấy trong một khu rừng.
Vào tháng 12 năm 2019, Đức Cha Justin Kientega của Ouahigouya cho biết các cuộc tấn công vào nhà thờ như vậy là một phần trong nỗ lực của các phần tử Hồi giáo cực đoan nhằm “kích động xung đột giữa các tôn giáo ở một quốc gia nơi các tín hữu Kitô và người Hồi giáo luôn sống hòa bình bên nhau”.
Khoảng 60 phần trăm dân số Burkina Faso theo đạo Hồi, 23 phần trăm theo Kitô Giáo, hầu hết là Công Giáo, và 15 phần trăm theo tín ngưỡng bản địa truyền thống.
Source:Catholic News Agency
2. Lần đầu tiên, một Kitô hữu sẽ đứng đầu Tối Cao Pháp Viện của Ai Cập
Boulos Fahmy, một tín hữu Chính Thống Giáo Coptic, vừa được bổ nhiệm làm Chủ tịch Tối Cao Pháp Viện Hiến Pháp. Ở Ai Cập, các tín hữu Kitô chỉ chiếm 10% dân số và thường là mục tiêu của các cuộc tấn công khủng bố của các lực lượng Hồi giáo.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một thành viên của thiểu số Kitô giáo Ai Cập đã trở thành luật gia hàng đầu của đất nước.
Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi tuần này đã bổ nhiệm thẩm phán Chính Thống Giáo Coptic Boulos Fahmy làm Chủ tịch Tối Cao Pháp Viện Hiến Pháp Ai Cập. Boulos Fahmy từng là phó chủ tịch của tòa án này, tiếp quản chức danh này từ Thẩm phán Marei Amr, là người đã từ chức vì lý do sức khỏe.
Fahmy, 65 tuổi, được bổ nhiệm vào Công tố viện năm 1978. Ông cũng từng là thẩm phán và sau đó là người đứng đầu Tòa phúc thẩm. Ông cũng là chủ tịch của Tòa án Hiến pháp.
Theo thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, Tối Cao Pháp Viện Hiến Pháp Ai Cập là một cơ quan tài phán hiến pháp độc lập, được thành lập vào năm 1979 để thay thế Tối Cao Pháp Viện do Tổng thống Gamal Abd Nasser thành lập 10 năm trước đó. Chức năng chính của nó là xác minh và xác nhận tính hợp hiến của các luật và quy định do chính quyền Ai Cập ban hành. Nó cũng giải quyết các mâu thuẫn giữa các bản án của các tòa án khác.
Fides chỉ ra rằng Điều 2 của Hiến pháp Ai Cập, có hiệu lực vào năm 2014, công nhận “các nguyên tắc của Sharia Hồi giáo” là “nguồn chính của pháp luật.” Hãng tin cho biết: Sau Cách mạng năm 2011, trong thời gian Tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo giành được nhiều quyền lực hơn trong chính phủ, Tòa án Tối cao đã phản đối các chương trình Hồi giáo hóa cứng nhắc của luật pháp Ai Cập.
Việc bổ nhiệm Fahmy hôm thứ Tư đã được nhiều người Hồi giáo ở Ai Cập ca ngợi, trong đó có Moushira Khattab, người đứng đầu Hội đồng Nhân quyền Quốc gia do chính phủ bổ nhiệm. Khattab gọi quyết định này là “lịch sử” và “một bước đi khổng lồ” trong lĩnh vực chính trị và dân quyền, theo hãng tin AP.
Nhưng Ishak Ibrahim, một chuyên gia nổi tiếng về các vấn đề Kitô giáo ở Ai Cập, cho biết động thái này sẽ có tác động rất ít đến việc chấm dứt sự phân biệt đối xử đối với người Kitô giáo, những người mà ông nhận định là có rất ít đại diện trong các cơ quan nhà nước của Ai Cập.
“Nó sẽ không có tác động đáng kể đến việc xóa bỏ phân biệt đối xử và bảo đảm cơ hội cho mọi công dân có công lý và bình đẳng,” Ibrahim cho biết trong một bài đăng trên Facebook. “Chúng tôi có thể nói rằng có một sự cải thiện đáng kể khi chúng tôi nhận thấy tỷ lệ phần trăm các tín hữu Kitô giữ chức vụ đã được nâng lên 2 phần trăm gần với tỷ lệ phần trăm của họ.”
Các Kitô Hữu chiếm gần 10% dân số Ai Cập. Hầu hết là Chính thống giáo Coptic, mặc dù cũng có một thiểu số, bao gồm cả Công Giáo Coptíc và Chính thống giáo Hy Lạp. Kitô hữu Coptic tạo thành cộng đồng Kitô giáo lớn nhất ở Trung Đông.
Tổng thống El-Sisi đã bày tỏ tình đoàn kết với cộng đồng Kitô Giáo Coptic, nơi trong quá khứ từng là mục tiêu của các cuộc tấn công khủng bố. Vào năm 2018, lần đầu tiên trong lịch sử, ông đã bổ nhiệm một phụ nữ Kitô giáo Coptic làm thống đốc tỉnh vào năm 2018. Ông cũng cho phép xây dựng các nhà thờ trên khắp đất nước sau nhiều thập kỷ bị hạn chế.
Source:Aleteia
3. Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh bị đặt máy nghe lén
Một cựu quan chức của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh nói với các công tố viên của Vatican rằng các quan chức thứ hai tại Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã phải nhờ các sĩ quan tình báo Ý tìm kiếm các máy nghe lén trong văn phòng của ngài.
Đức Tổng Giám Mục Edgar Peña Parra, là sostituto, tức là Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và Đức Ông Mauro Carlino, đã yêu cầu các quan chức tình báo Ý kiểm tra văn phòng và điện thoại của các ngài để tìm các thiết bị điện tử gián điệp, đồng thời yêu cầu cung cấp thông tin về những cá nhân “đang cố gắng đột nhập vào các cơ cấu kinh tế của Tòa thánh với mục đích xấu”, theo lời khai mới được báo cáo trong cuộc điều tra của Tòa thánh Vatican về tội phạm tài chính.
Lời khai được cho là đến từ Vincenzo Mauriello, một cựu quan chức giáo dân trong văn phòng giao thức của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, người được cho là đã giúp kết nối Đức Tổng Giám Mục Peña Parra với một nhân viên tình báo Ý, theo một báo cáo ngày 9 tháng 2 từ trang tin tức ADN Kronos của Ý.
Mauriello nói với các điều tra viên của Vatican rằng trong một cuộc họp vào tháng 5 hoặc tháng 6 năm 2019, Đức Tổng Giám Mục Peña Parra nói với anh rằng ngài muốn văn phòng mới của mình được kiểm tra để tìm ra các thiết bị nghe lén, vì ngài phát hiện ra rằng các yếu tố trong các cuộc trò chuyện riêng tư của ngài thường xuyên được biết đến xung quanh Vatican.
Đáp lại, Mauriello đã nói với Đức Tổng Giám Mục rằng anh biết một người thích hợp có thể thực hiện cuộc truy quét - là một sĩ quan mà anh ta biết tại Cơ quan An ninh và Thông tin Nội bộ Ý, gọi tắt là AISI, là “một người Công Giáo ngoan đạo”.
Mauriello tuyên bố rằng sau khi Đức Tổng Giám Mục chấp thuận, anh ta đã hộ tống nhân viên tình báo, người chưa được nêu tên trong báo cáo của ADN Kronos, đến văn phòng của Đức Tổng Giám Mục Peña Parra, và sau đó sĩ quan tình này đã cùng với Đức Ông Mauro Carlino thực hiện cuộc truy quét. Ông Mauriello nói với các nhà điều tra hai giờ sau đó anh quay lại để hộ tống viên sĩ quan ra khỏi tòa nhà.
Đến nay, vẫn không rõ tại sao Đức Tổng Giám Mục Peña Parra lại chọn sử dụng một sĩ quan tình báo Ý để bảo vệ văn phòng của mình, thay vì hiến binh Vatican, hoặc cảnh sát liên bang Ý, là những người có chuyên môn đáng kể trong việc phát hiện các thiết bị nghe lén điện tử.
Trong dịp thứ hai, Mauriello nói, anh đã đưa viên sĩ quan và cấp trên của người sĩ quan này vào Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh trong một cuộc họp khác với Đức Tổng Giám Mục Peña Parra và Đức Ông Carlino, trong đó họ thảo luận về việc tiến hành “do thám” một số cá nhân cho Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
“Tôi không được cho biết tên của những người các vị muốn do thám,” Mauriello nói với các nhà điều tra, “tôi cũng không hỏi vì những điều này không thuộc thẩm quyền của tôi.” Tuy nhiên, anh nói rằng anh đã chỉ ra với hai quan chức an ninh Ý sau cuộc họp, rằng Đức Tổng Giám Mục Peña Parra “có thể được so sánh với một Bộ trưởng Bộ Nội vụ, và nếu ngài muốn tìm hiểu thông tin thì đó là vì lợi ích của Tòa thánh, và, trong mọi trường hợp, thuộc phạm vi quyền hạn của ngài”.
Khi hai sĩ quan trở lại Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh vài tuần sau đó để trình bày báo cáo sơ bộ, Mauriello nói rằng họ đã bị hiến binh Vatican chặn lại, vì yêu cầu được biết họ là ai. Mặc dù Đức Ông Carlino đã can thiệp và đưa các sĩ quan Ý đến cuộc họp của họ cùng với Đức Tổng Giám Mục Peña Parra, nhưng vụ việc đã dẫn đến một báo cáo chính thức của hiến binh Vatican.
Vài tuần sau, Đức Ông Carlino yêu cầu Mauriello cho ngài liên lạc lại với các nhân viên tình báo Ý, vì ngài sợ rằng điện thoại di động của mình đã bị xâm nhập.
Theo báo cáo của ADN Kornos, Mauriello đã cung cấp tường thuật của mình cho các công tố viên trong một tuyên bố bằng văn bản vào tháng 10 năm 2019, ngay sau khi anh bị đình chỉ công việc tại Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Việc Maurello bị đình chỉ diễn ra sau khi hiến binh Vatican đột kích các văn phòng của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và văn phòng của cơ quan giám sát tài chính nội bộ của Vatican, gọi tắt là AIF.
Mauriello lặp lại lời kể tương tự trong cuộc phỏng vấn với các nhà điều tra vào tháng Giêng năm 2020. Cục tình báo Ý đã phủ nhận lời khai của Maurello, gọi lời kể của anh là “vô căn cứ”.
Tin tức về lời khai của Mauriello là tin tức mới nhất trong một loạt các vụ rò rỉ bằng chứng thu thập được trong quá trình điều tra kéo dài gần hai năm liên quan đến các vấn đề tài chính của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Vào tháng Bảy năm ngoái, cuộc điều tra đó đã dẫn đến việc buộc tội mười cá nhân có liên quan đến Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh với một loạt tội phạm tài chính - bao gồm cả Đức Ông Carlino và Hồng Y Angelo Becciu.
Đức Tổng Giám Mục Peña Parra trở thành sostituto vào năm 2018, thay thế Hồng Y Becciu, người đã giữ chức vụ này trong gần một thập kỷ.
Các luật sư cho các bị cáo cho đến nay vẫn giữ cho quá trình tòa án bị đình trệ trong các phiên điều trần trước khi xét xử, bằng cách làm dấy lên một loạt các phản đối công tố viện của Tòa Thánh về các thủ tục đối với vụ án.
Trong vài tháng gần đây, khi các thẩm phán Vatican cho thấy họ ngày càng mất kiên nhẫn để tiến hành giai đoạn sơ bộ của phiên tòa, một loạt báo cáo đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Ý nêu chi tiết các đoạn trích từ bằng chứng thu thập liên quan đến lời khai của một số nhân chứng khác nhau, bao gồm cả những lời kể trước đây về cáo buộc gián điệp và các nỗ lực chống gián điệp của Đức Ông Carlino và Đức Tổng Giám Mục Peña Parra, và sự liên lạc với tình báo Ý.
Đoạn video xuất hiện vào tháng trước cho thấy Luciano Capaldo, một nhà phát triển bất động sản tham gia chặt chẽ vào kế hoạch của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh về tòa nhà ở số 60 Đại lộ Sloane ở London, giải thích với các nhà điều tra rằng anh ta đã đồng ý giúp các quan chức Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, bao gồm cả Đức Ông Carlino, theo dõi GIanluigi Torzi, Người môi giới của Vatican trong thương vụ mua bán tài sản.
Torzi đã bị Tòa thánh Vatican buộc tội tống tiền, rửa tiền và lừa đảo.
Capaldo cũng nói với các công tố viên rằng anh ta đã để Đức Ông Carlino liên lạc với một “chuyên gia bảo mật” để giúp ngài giải quyết lo ngại rằng điện thoại di động của ngài đang bị theo dõi, có thể là bởi chính quyền Vatican.
Đồng thời, cũng nổi lên rằng Marco Simeon, một giáo dân được báo chí Ý gọi là “nhà vận động hành lang của Becciu” vì có quan hệ với vị Hồng Y bị thất sủng, nói với các công tố viên rằng một liên lạc của ông trong tình báo Ý đã cảnh báo ông rằng Torzi đã tiếp cận các sĩ quan yêu cầu thông tin về Hồng Y Becciu và những người khác có liên quan đến Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, tất cả những người này sau đó đã bị Vatican buộc tội.
Phiên tòa ở Thành phố Vatican sẽ tiếp tục vào ngày 18 tháng 2.
Source:Pillar Catholic
Âu lo: Sa tan mở hội nghị loan báo tin buồn cho giới trẻ. Nhà thờ bị chiếm. ĐTGM Gänswein lên tiếng
VietCatholic Media
16:06 15/02/2022
1. Đức Giám Mục Arizona kêu gọi cầu nguyện và ăn chay khi nhóm đền thờ Satan tổ chức phiên khoáng đại tại thành phố này.
Xin hãy cầu nguyện cho Arizona!
Nhóm Đền thờ Satan ở Arizona sẽ tổ chức hội nghị khoáng đại có tên là “SatanCon” từ ngày 11 đến 13 tháng 2 năm 2022 tại Scottsdale, Arizona.
Cả nhóm sẽ dành hội nghị này để đề ra các đường lối chống lại Hội đồng Thành phố Scottsdale sau khi thành phố từ chối các yêu cầu của nhóm Đền thờ Satan tại một trong những cuộc họp của Hội Đồng.
“Không phải là bất mãn và khó chịu, chúng tôi sẽ đưa Satan đến Scottsdale. Chúng tôi đang mang bữa tiệc đến cho bạn, Scottsdale, và đó sẽ là một sự kiện đáng nhớ”, đồng sáng lập nhóm Đền thờ Satan, Lucien Greaves cho biết trong một thông cáo báo chí.
Thành viên địa phương và đạo sĩ Satan Chalice Blythe cho biết nhóm cũng muốn “thiết lập mối quan hệ cộng đồng ở Scottsdale.”
Đức Cha Thomas Olmsted, Giám Mục Giáo phận Phoenix đã đưa ra một thư mục vụ, kêu gọi “các tín hữu đoàn kết trong cuộc chiến tâm linh”.
Đức Cha Olmsted không khuyến khích biểu tình hoặc phản đối công khai, vì lo ngại lây nhiễm coronavirus nhưng thay vào đó yêu cầu các tín hữu cầu nguyện, ăn chay và hy sinh hãm mình phạt tạ các tội lỗi.
Ngài nói thêm rằng “đây là những vũ khí tinh thần hiệu quả nhất chống lại nỗ lực vô ích của Sa-tan trong việc gieo rắc sự chia rẽ và bối rối ở giữa chúng ta.”
Ngài đặc biệt thúc giục anh chị em giáo dân đọc kinh cầu Tổng Lãnh Thiên Thần Micae.
Source:Church POP
2. Những người biểu tình chiếm một nhà thờ Công Giáo ở Brazil, gây chia rẽ trầm trọng
Một cuộc biểu tình của các nhà hoạt động da đen chống lại việc giết một người tị nạn Congo ở Brazil đã kết thúc với việc một nhà thờ bị một số người biểu tình chiếm đóng vào cuối Thánh lễ.
Hôm 5 tháng 2, các tổ chức Da đen đã tổ chức các cuộc biểu tình tại một số thành phố của Brazil để phản đối việc giết anh Moïse Kabagambe, một người tị nạn Congo bị đánh chết tại một ki-ốt ở bãi biển Rio de Janeiro vào ngày 24 tháng Giêng sau khi yêu cầu người quản lý của anh ta trả tiền lương cho anh vì mấy tháng nay cứ khất lần hẹn nữa.
Nhiều người ở quốc gia Nam Mỹ coi vụ giết hại Kabagambe là hậu quả của nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống.
Vài ngày sau đó, cụ thể vào hôm 2 tháng 2, một vụ giết người khác đã khiến nhiều người Brazil phẫn nộ hơn. Durval Teófilo Filho, một công nhân da đen, bị một người hàng xóm bắn chết khi anh ta đến gần lối vào khu chung cư của họ. Aurélio Alves Bezerra, một trung sĩ Hải quân, bị cáo buộc đã bắn vào Teófilo vì cho rằng anh ta là một tên trộm. Khi nhận ra người đàn ông này không có vũ khí và là hàng xóm của mình, anh ta đã đưa nạn nhân đến bệnh viện, nhưng người da đen xấu số đã chết sau đó.
Vợ của nạn nhân, cũng như nhiều nhà hoạt động, nói rằng anh ta bị giết vì anh ta là người Da đen.
Trong các cuộc biểu tình ngày 5 tháng 2, những người biểu tình đã tôn vinh Kabagambe và Teófilo và yêu cầu chấm dứt phân biệt chủng tộc ở Brazil, đặc biệt là bạo lực đối với người Da đen.
Tại Curitiba, Bang Paraná, một nhóm các nhà hoạt động Da đen đã tụ tập trước Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi của những người Da đen ở thị trấn Thánh Bênêđíctô. Nhà thờ được xây dựng vào những năm 1940 tại cùng khu vực của một nhà thờ trước đó, là một công trình từ thế kỷ 18 do những người nô lệ xây dựng.
Được lãnh đạo bởi thành viên hội đồng thành phố và nhà hoạt động Da đen Renato Freitas, và những người tham gia cuộc biểu tình đã mang biểu ngữ chống phân biệt chủng tộc và kêu gọi công lý trong trường hợp của Kabagambe. Họ tập trung bên ngoài một nhà thờ đang cử hành thánh lễ.
Khi chế độ nô lệ còn hợp pháp ở Brazil, từ năm 1500 cho đến khi chế độ này bị bãi bỏ vào năm 1888, người Phi Châu và người Brazil gốc Phi thường không được phép đến cùng một nhà thờ với giai cấp thống trị da trắng. Nhiều lần, những người bị bắt làm nô lệ và những người theo chủ nghĩa tự do Da đen đã tạo ra các huynh đoàn Công Giáo, tổ chức xây dựng các nhà thờ và nghĩa trang của riêng họ. Một số huynh đoàn này đã đóng một vai trò quan trọng trong việc mua lại tự do cho nô lệ.
Một câu chuyện được đăng tải bởi tờ báo cánh tả Brasil de Fato cho biết một phó tế đã yêu cầu những người biểu tình rời khỏi khu vực vì họ đã làm náo loạn thánh lễ và làm phiền những người đi lễ đang rời khỏi nhà thờ sau buổi cử hành. Câu nói của vị phó tế này đã khiến những người tham gia cuộc biểu tình tức giận và chiếm nhà thờ trong nhiều giờ khiến nhiều thánh lễ sau đó phải bị hủy bỏ.
Cuộc biểu tình đã khiến nhiều người trong Giáo hội phẫn nộ. Tổng giáo phận Curitiba đã đưa ra một tuyên bố vài ngày sau đó lên án cuộc biểu tình này.
“Lập trường của Tổng giáo phận Curitiba là lên án các hành vi bạo lực gây tổn thương như vậy. Luật pháp và quyền công dân đều bị tấn công.”
Tuyên bố nhấn mạnh rằng các vấn đề chủng tộc ở Brazil đòi hỏi “nhiều suy tư và phân tích trung thực nhằm thúc đẩy các chính sách công cộng tạo ra sự bình đẳng về quyền lợi.” Văn bản gọi cuộc biểu tình là một hành động “bất khoan dung”.
Sự phân cực chính trị hiện tại ở Brazil nhanh chóng làm trầm trọng thêm cuộc tranh cãi. Những chỉ trích về cuộc biểu tình ngày càng gia tăng nhanh chóng trong số những người ủng hộ ông Bolsonaro trên mạng xã hội. Đích thân tổng thống đã công bố một bài bình luận về vụ việc vào ngày 7 tháng Hai.
Ông nói: “Tin rằng sẽ nắm quyền một lần nữa, phe Cánh tả thể hiện bộ mặt thật của mình là căm ghét và coi thường truyền thống của nhân dân chúng ta.”
“Nếu những kẻ tội phạm như vậy không tôn trọng nhà của Thiên Chúa, một nơi linh thiêng, và xúc phạm đức tin của hàng triệu Kitô hữu, thì họ sẽ tôn trọng ai đây?” Bolsonaro hỏi.
Theo ý kiến của nhà thần học Mario Betiato, sống ở Curitiba, “nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống ở Brazil là có thật và cần phải đấu tranh - và Hội đồng Giám mục tán thành cuộc đấu tranh như vậy - nhưng phương pháp mà nhóm đó sử dụng không được thần học Kitô ủng hộ.”
“Những công dân hợp lý trên khắp Brazil đã phản đối những lời nói căm thù, một điều đáng khen ngợi. Tuy nhiên, cuộc biểu tình đó trong nhà thờ báo hiệu và tái tạo lời nói căm thù,” ông giải thích.
Source:Crux
3. Đức Tổng Giám Mục Gänswein nói về trào lưu muốn hủy hoại cuộc đời và sự nghiệp của Đức Bênêđíctô XVI
Phát biểu với một tờ báo Ý, thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 lưu ý rằng có những người 'không bao giờ yêu mến ngài như một cá nhân, không thích thần học của ngài, và triều đại giáo hoàng của ngài.'
Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein đã tuyên bố rằng có một trào lưu không chỉ nhằm hủy hoại cuộc đời và sự nghiệp của Đức Bênêđíctô XVI mà còn coi những cáo buộc gần đây về việc giải quyết lạm dụng là cơ hội để xóa ngài khỏi ký ức chính thức của Giáo hội.
Trong các bình luận ngày 9 tháng 2 với nhật báo Ý Corriere della Sera, nghĩa là Tin Chiều, thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng danh dự cho biết ngài tin rằng có một phong trào “thực sự muốn phá hủy con người và sự nghiệp của Đức Bênêđíctô XVI”.
Có những người “không bao giờ yêu mến ngài như một cá nhân, không thích thần học của ngài, và triều đại giáo hoàng của ngài.”
Đức Tổng Giám Mục Gänswein nói thêm rằng các thành viên của phong trào này coi các cuộc tấn công gần đây chống lại ngài là “một cơ hội lý tưởng để thanh toán, giống như một cuộc săn tìm damnatio memoriae, nghĩa là một sự lên án ký ức để một người bị loại khỏi các trình thuật chính thức.”
Đức Tổng Giám Mục người Đức đã phát biểu ngay sau khi Đức Bênêđíctô công bố một bức thư cho các tín hữu vào hôm thứ Ba, trong đó vị Giáo Hoàng Danh Dự 94 tuổi bày tỏ nỗi buồn trước tội lỗi lạm dụng tính dục trong Giáo Hội mà trên cương vị một nhà lãnh đạo Giáo Hội ngài cảm thấy bị liên lụy, nhưng bác bỏ các cáo buộc nhắm vào ngài, và kêu gọi Giáo Hội đừng để bị tội lỗi lạm dụng tính dục làm tê liệt.
Ngài nói: “Mỗi trường hợp lạm dụng tình dục đều kinh khủng và không thể sửa chữa được. Những nạn nhân của lạm dụng tình dục có sự đồng cảm sâu sắc nhất của tôi và tôi cảm thấy rất đau buồn cho từng trường hợp riêng lẻ.”
Nhưng Đức Bênêđíctô phủ nhận rằng cá nhân ngài đã giải quyết sai các trường hợp lạm dụng, mỗi trường hợp đều được nêu chi tiết trong phụ lục của lá thư do bốn luật sư thay mặt cho Đức Bênêđíctô XVI biên soạn. Ba vị tiến sĩ về giáo luật và một luật sư cho biết tất cả bốn cáo buộc chống lại ngài trong một báo cáo mới được công bố về lạm dụng tình dục ở Tổng giáo phận Munich và Freising đều là sai sự thật.
Đức Bênêđíctô bị buộc tội có sơ suất trong việc giải quyết các vụ lạm dụng tình dục khi ngài còn là Đức Tổng Giám Mục của Munich và Freising từ năm 1977 đến năm 1982, nhưng các luật sư khẳng định rằng vào thời điểm đó, Đức Tổng Giám Mục Joseph Ratzinger không hề biết rằng các linh mục được nêu có liên quan đến tội lỗi lạm dụng tình dục.
Trong một bản ghi nhớ 82 trang mà họ đã thay mặt Đức Bênêđíctô đệ trình cho các nhà điều tra Munich, họ đã nhầm lẫn tuyên bố rằng ngài không tham gia một cuộc họp vào năm 1980 để thảo luận về việc cho phép một linh mục đến tổng giáo phận trị liệu.
Tiến sĩ Korta đã vô tình mắc phải lỗi phiên âm và ghi nhầm rằng Đức Joseph Ratzinger không có mặt trong cuộc họp Giáo Vụ vào ngày 15 tháng Giêng năm 1980. Người ta không thể gán lỗi phiên âm này cho Đức Bênêđíctô XVI như là một lời tuyên bố sai sự thật có ý thức hoặc một “lời nói dối”.
Hơn nữa, sẽ chẳng có nghĩa lý gì nếu Đức Bênêđíctô cố tình phủ nhận sự hiện diện của ngài tại cuộc họp: trên thực tế, biên bản cuộc họp được đưa ra bởi Đức Joseph Ratzinger. Do đó, sự hiện diện của Đức Joseph Ratzinger là hiển nhiên. Hơn nữa, một tiểu sử của Đức Bênêđíctô XVI được xuất bản vào năm 2020 cho biết: “Với tư cách là một giám mục, trong cuộc họp Giáo Vụ năm 1980, ngài chỉ đồng ý rằng linh mục được đề cập có thể đến Munich để trải qua liệu pháp tâm lý”
Tuy nhiên, các kẻ thù của Đức Bênêđíctô đã sử dụng cái lỗi bé tí này để phát động các cuộc tấn công vào danh dự của ngài.
Giám mục Georg Bätzing, người đứng đầu Hội đồng Giám mục Đức, yêu cầu Đức Bênêđíctô XVI phải xin lỗi vì đã giải quyết sai các trường hợp lạm dụng đồng thời ông bày tỏ sự cảm kích đối với Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng giám mục đương nhiệm của Munich, mặc dù Đức Hồng Y Marx phải đối mặt với ít nhất hai trường hợp chính ngài giải quyết sai.
Cuộc tấn công hèn hạ
Trong cuộc phỏng vấn với Corriere della Sera, Đức Tổng Giám Mục Gänswein nói rằng bất kỳ ai biết Đức Bênêđíctô đều “biết rằng cáo buộc nói dối là vô lý” và nói thêm rằng “cần phải phân biệt giữa mắc một lỗi nhỏ và nói dối.”
Ông đề cập đến những nhận xét được đưa ra trên tờ Quan Sát Viên Rôma của Đức Hồng Y Fernando Filoni, người đã viết về “sự trung thực sâu sắc và rất cao về mặt đạo đức và trí tuệ” của Đức Bênêđíctô và giải thích rằng “Tôi không bao giờ tìm thấy ở ngài bất kỳ bóng tối hay cố gắng che giấu hoặc giảm thiểu bất cứ điều gì.”
Đức Tổng Giám Mục Gänswein cho biết Đức Bênêđíctô XVI đã đọc bài báo đó. Không có ai gợi ý hay yêu cầu Đức Hồng Y Fernando Filoni viết bài đó, nhưng ngài viết theo lương tâm mình. “Những người thân cận với Đức Bênêđíctô đều biết rõ Đức Joseph Ratzinger- Bênêđíctô XVI đã nói gì và làm gì liên quan đến toàn bộ vấn đề về tội ấu dâm”.
“Ngài là người đầu tiên hoạt động với tư cách là một Hồng Y và sau đó ngài tiếp tục đường lối minh bạch với tư cách là Giáo hoàng,” Đức Tổng Giám Mục Gänswein tiếp tục. “Ngay từ triều đại giáo hoàng của Thánh Gioan Phaolô II, ngài đã thay đổi tâm lý hiện tại và đặt ra đường lối mà Giáo hoàng Phanxicô đang tiếp tục.”
Thư ký riêng lâu năm của Đức Bênêđíctô nói rằng, “thật không may, nhiều người đã bị lừa bởi cuộc tấn công hèn hạ này; có rất nhiều bùn được ném. Đó là một thực trạng đáng buồn”. Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục nói rằng mặc dù Đức Bênêđíctô vẫn “rất yếu, như một lẽ tự nhiên ở tuổi của ngài, sự yếu đuối về thể chất không làm mất đi sự hiện diện tinh thần và trí tuệ của ngài.”
Các cuộc tấn công nhằm vào Đức Bênêđíctô XVI diễn ra vào khoảng thời gian diễn ra cuộc họp toàn thể quan trọng của “Tiến Trình Công Nghị” của Đức, cuộc họp cuối tuần qua đã bỏ phiếu để kêu gọi những lời chúc phúc cho người đồng tính; những thay đổi đối với Giáo lý về đồng tính luyến ái; phong chức linh mục cho phụ nữ; bãi bỏ luật độc thân linh mục trong Giáo hội Latinh; và truất quyền Giáo Hoàng trong việc bổ nhiệm Giám Mục để trao cho giáo dân quyền bầu các tân giám mục.
Source:National Catholic Register