Ngày 17-02-2022
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Yêu kẻ thù
Lm. Thái Nguyên
00:10 17/02/2022



YÊU KẺ THÙ
Chúa Nhật 7 Thường Niên năm C : Lc 6, 27-38

Cầu nguyện

Sách Samuel thuật lại chuyện vua Saun dẫn một đạo quân đông tới ba ngàn người đi lùng giết Đavít. Một đêm kia, Saun nằm ngủ mê mệt trong trại thì Đavít đột nhập vào. Người tùy tùng của Đavít thấy đây là dịp may hiếm có nên xúi Đavít giết vua Saun. Nhưng Đavít chỉ lấy cây giáo của Saun, rồi sang phía bên kia hô lớn để Saun biết, và yêu cầu cho người sang lấy lại ngọn giáo. Việc này khiến vua Saun cảm động, và biết rằng Đavít sau này sẽ là người hoàn thành nghiệp lớn.

Chúa Giêsu hôm nay dạy ta phải yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét mình. Đây là điều hết sức khó khăn, nhưng Chúa biết chúng ta có thể làm được với ơn thánh. Lịch sử đạo cũng như đời, thời nào cũng vẫn có những tấm gương như thế. Hơn nữa, đời sống con người phải có lý tưởng để vươn lên, không thể sống tầm thường, thô thiển theo bản năng tự nhiên của mình. Lý tưởng của chúng ta là hoàn thiện như Cha trên trời, “Đấng vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác”.

Nếu cứ theo bản năng tự nhiên thì ai cũng muốn phục thù, nhưng “Lấy oán báo oán, oán chập chùng”. Khi chọn thái độ báo thù là ta bị thù hận làm nhiễm độc. Trả thù có thể thỏa mãn sự tức giận của ta, nhưng lại làm con tim ta trống rỗng, nhân tính bị hư hại, và nhân cách ra hư hỏng. Khi nuôi lòng hận thù hay muốn trả thù, ta không chỉ tiêu hao nhiều năng lực, làm tổn hại thể chất, mà còn mất đi bình an và hạnh phúc đời mình. Chỉ có ánh sáng mới xoá tan được bóng tối. Chỉ có tình thương mới dập tắt được hận thù. Nếu lòng thù hận làm tiêu hao năng lực thì lòng yêu thương lại tăng cường nghị lực trong ta. Oscar Wilde viết : "Khi Chúa Giêsu dạy hãy tha thứ cho kẻ thù là Ngài không nhằm đến lợi ích của kẻ thù mà nhắm đến lợi ích của chính bản thân ta”.

Yêu thương kẻ thù là trang sức cao cấp của tinh thần, làm cho đời ta thêm cao đẹp, và góp phần làm cho cuộc sống mỗi người thêm cao quí. Nếu ta không sống theo lời Chúa Giêsu dạy, phản ứng dây chuyền của sự ác là hận thù sẽ tăng thêm hận thù, bạo lực sẽ kéo theo bạo lực, và tất cả chúng ta sẽ rơi vào hố diệt vong. Ai cũng muốn tiêu diệt kẻ thù cho hả giận, nhưng biến thù thành bạn mới là cách tiêu diệt kẻ thù một cách trí tuệ nhất. Đó chính là sức mạnh của tình yêu, sức mạnh có tính sáng tạo và cứu độ. Chúa Giêsu đã làm như vậy khi Ngài xin Cha tha thứ cho những kẻ hành hạ, vu khống và nhục mạ mình (x. Lc 23, 34).

Chắc chắn Chúa Giêsu không đòi ta yêu kẻ thù như yêu người thân, không thể yêu bằng tình cảm nhưng có thể yêu bằng hành động. Yêu là làm ơn, là chúc phúc, là cho vay. Yêu là cầu nguyện và làm điều tốt cho kẻ thù. Chính những hành động tốt lành đó sẽ làm ta yên lòng và kẻ thù cũng sẽ mềm lòng. Dù sao cũng phải giải tỏa những bất bình trong lòng mình trước để không còn chấp nhất nữa. Vấn đề không nằm ở kẻ thù mà nằm ở phản ứng của chính mình. Ai cũng có quyền lựa chọn một phản ứng, tại sao không thể lựa chọn một phản ứng tốt hơn?

Thật ra kẻ thù nhiều khi đáng thương hơn đáng ghét, vì hành động vô tình chứ không cố ý, vì không làm chủ nổi mình, vì chỉ nhận thức tới mức độ đó, chưa thể sống hơn… Nếu có cái nhìn hiểu biết và cảm thông như thế, ta sẽ khai phóng được những năng lực tiêu cực trong mình, và có một tâm thế mới để nhìn kẻ thù như người anh em, và tìm cách giao hảo với những cử chỉ và thái độ thân thiện. Cố gắng làm như vậy không phải vì giả bộ hay nhượng bộ trước những điều xấu, nhưng là một nỗ lực thắng vượt tình cảm tự nhiên. Ðó không phải là hành vi của kẻ yếu, nhưng là dấu hiệu của tính quả cảm và lòng bao dung.

Thế giới văn minh không chỉ là những tiến bộ của khoa học bên ngoài, nhưng chủ yếu là những chiến thắng của con người trên lòng dạ ích kỷ của mình. Hơn nữa, chúng ta còn có những lý do và động cơ siêu nhiên trong việc yêu kẻ thù. Lý do là Thiên Chúa sẽ đối xử với ta như ta đối xử với tha nhân: xét đoán sẽ bị xét đoán, tha thứ sẽ được tha thứ, lên án sẽ bị lên án, cho đi sẽ được cho lại… Còn động cơ cao cả chính là lời hứa của Chúa Giêsu:“Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao". Là con, nên chúng ta phải là hình ảnh sống động của một Thiên Chúa đầy lòng thương xót, là sự góp phần vào nền hòa bình viên mãn mai ngày trong trời mới đất mới.

Cầu nguyện

Lạy Chúa Giêsu!
Chúa dạy chúng con yêu kẻ thù,
nhưng rồi điều đó thật là khó,
vì có những tổn thương quá nặng nề,
nhưng nếu con không làm như thế,
thì tâm con vẫn cứ mãi u mê,
không thắng được ích kỷ hận thù,
thì đời con vẫn chưa là Kitô hữu.
Yêu thương là lý tưởng vươn lên mãi,
không thể dừng lại ở một mức độ nào,
dù kẻ thù gây thiệt hại ra sao,
con vẫn phải bao dung và nhân hậu.
Con không thể yêu kẻ thù bằng tình cảm,
nhưng Chúa mời con yêu bằng hành động,
yêu là làm ơn làm phúc sống hiệp thông,
là cầu nguyện cho họ điều lành điều tốt.
Cho con biết nhìn Chúa trên thập giá,
máu thắm tuôn ra mà vẫn nói thứ tha,
vẫn chở che những kẻ đan tâm hành hạ,
vẫn xin Cha mở rộng lượng hải hà.
Cuộc đời là một chuỗi những vượt qua,
nhất là vượt qua những tranh chấp hận thù,
dám yêu tất cả dù người thân hay kẻ lạ,
để mỗi ngày con hoàn thiện giống Chúa Cha.
Xin Chúa làm mềm lại trái tim con,
đừng cứng cỏi để khỏi phải ưu phiền,
nhưng luôn trong tâm thái dịu hiền,
để giải tỏa mọi oan khiên sầu não,
cho yêu thương như dòng suối dạt dào,
luôn tuôn chảy dâng trào niềm vui mới,
và an bình rộng trải khắp muôn nơi. Amen.
 
Một Chúa Kitô bên trong
Lm. Minh Anh
00:40 17/02/2022

MỘT CHÚA KITÔ BÊN TRONG
“Còn các con, các con bảo Thầy là ai?”.

Một giọng đàn ông rè rè gọi đến kho quân cụ của sư đoàn; ông muốn biết số lượng vũ khí và phương tiện. Người trực điện thoại nói, “Chúng tôi còn 3 xe Jeep, 4 xe tăng, 500 súng trường và một tấn đạn. Ồ, chúng tôi cũng còn hai chiếc Cadillac dành cho các tướng béo”. Im lặng, sau đó là câu trả lời, “Một cách riêng tư, bạn biết tôi là ai không?”; “Không!”. “Tôi là Đại tướng Westin”; “Tướng quân, ông biết tôi là ai không?”. “Không!”; “Hẹn gặp lại, béo!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Câu chuyện vui của anh lính trực điện thoại đưa chúng ta về một câu chuyện tương tự, nhưng nghiêm túc hơn, của trình thuật Tin Mừng hôm nay. Chúa Giêsu đặt cho các môn đệ một câu hỏi thật khó, “Còn các con, các con bảo Thầy là ai?”. Đó là một câu hỏi khó; bởi lẽ, đó là câu hỏi của trái tim về ‘một Chúa Kitô bên trong’; vì thế, cũng chỉ trái tim mới có thể trả lời nó!

“Các con bảo Thầy là ai?”, một câu hỏi mà mỗi người chỉ có thể trả lời bằng chính đời sống thấm nhuần cầu nguyện của mình; bởi lẽ, mỗi người phải sống nó, chiến đấu với nó, và vượt qua nó! Mỗi người phải suy nghĩ và trả lời nó từ khía cạnh này, “Chúa Kitô là ai đối với tôi?”. Câu hỏi này không xác định nhiều về Chúa Kitô, nhưng xác định ‘người’ trả lời nó! Tôi đã có những kinh nghiệm nào về Ngài, ‘một Chúa Kitô bên trong?’. Cá nhân tôi đã học được gì nơi Ngài? Bởi lẽ, lịch sử của Chúa Kitô và lịch sử của cá nhân tôi phải kết hợp với nhau để trở thành một chương duy nhất mà cả hai, ‘Ngài và tôi’, cùng chia sẻ!

Vậy, nếu tôi không có gì nhiều để nói theo hiểu biết trực tiếp của mình về Chúa Kitô; hoặc nếu những trải nghiệm nội tâm của tôi bị lu mờ bởi vật chất và tinh thần thế tục, thì tôi phải đưa câu hỏi của Ngài lên một cấp độ tiếp theo, “Tôi là ai đối với Chúa Kitô?”. Đây cũng là một câu hỏi của trái tim! Tôi là ai đối với Ngài sẽ được quyết định phần lớn bởi việc ‘tôi là ai’ đối với Ngài trong cầu nguyện và trong đời sống. ‘Một Chúa Kitô bên trong’ chỉ được biết đến bởi những ai được Ngài mặc khải! Điều này sẽ không xảy ra theo cách tiếp cận đơn thuần bằng xương bằng thịt, cũng không chỉ diễn ra theo dòng chảy của các sự kiện phụng vụ; nhưng Chúa Kitô đó chỉ có thể có và chỉ được hiểu biết bằng một trải nghiệm cá nhân qua cầu nguyện và qua việc kết hiệp với Ngài trong từng hơi thở cuộc sống! Vì thế, hãy cầu xin cho mình những ân sủng nội tâm cần thiết, hầu chúng ta có thể trải nghiệm Ngài, trải dài bằng một đời sống cầu nguyện và bác ái; từ đó, có thể xác định ‘tôi là ai’ và đâu là tính cách của tôi được hình thành trong Ngài!

Cách cụ thể, Giacôbê trong bài đọc hôm nay cho thấy phần nào câu trả lời cho câu hỏi kép trên, “Chúa Kitô là ai đối với tôi?”, và “Tôi là ai đối với Chúa Kitô?”. Chúa Kitô là những người nghèo, Ngài ở trong họ; và nếu tôi kịp nhận ra Ngài trong những anh chị em của tôi thì đó mới đích thực là Ngài, ‘một Chúa Kitô bên trong’. Nhưng nếu tôi không nhận ra Ngài, khi tôi còn thiên tư tây vị, thì Ngài vẫn mãi xa lạ với tôi, với việc cầu nguyện cũng như cuộc sống của tôi.

Anh Chị em,

“Các con bảo Thầy là ai?”. Câu hỏi quan trọng đó đang được Chúa Giêsu đặt ra cho mỗi người chúng ta. “Thầy là ai đối với con?”, những người đã được gọi để nên những thợ gặt lành nghề; thế nhưng, vẫn vật vờ ươn ế? “Thầy là ai đối với con?”, những người đã theo đạo lâu năm; nhưng bị thói quen mài mòn, đã đánh mất mối tình đầu? “Thầy là ai đối với con?”, những người đang trải qua một thời kỳ khó khăn và cần vực dậy bản thân để bắt đầu lại? Đây là điều Chúa Giêsu quan tâm: trở thành ‘một Chúa Kitô bên trong’ mỗi người, trở thành trung tâm của suy nghĩ, trở thành điểm quy chiếu cho tình cảm của chúng ta. Tắt một lời, Ngài muốn là tình yêu của cuộc đời chúng ta. Không phải ý kiến của chúng ta về Ngài, Ngài không quan tâm đến các ý kiến; Ngài quan tâm tình yêu của chúng ta, cho dù Ngài có ở trong trái tim chúng ta hay không.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, chớ gì toàn bộ cuộc sống của con là một câu trả lời trọn vẹn cho tất cả những ai muốn biết Ngài, ‘một Chúa Kitô bên trong’ đang lấp đầy trái tim và ý chí của con!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Ngày 18/02: Ta đầu tư gì cho đời mình - Suy Niệm: Lm. Giuse Đỗ Tuấn Anh, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
03:44 17/02/2022

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

Khi ấy, Đức Giê-su gọi đám đông cùng với các môn đệ lại. Người nói với họ rằng: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy. Vì được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì người ta nào có lợi gì? Quả thật, người ta lấy gì mà đổi lại mạng sống mình? Giữa thế hệ ngoại tình và tội lỗi này, ai hổ thẹn vì tôi và những lời tôi dạy, thì Con Người cũng sẽ hổ thẹn vì kẻ ấy, khi Người ngự đến cùng với các thánh thiên thần, trong vinh quang của Cha Người.”

Đức Giê-su còn nói với họ: “Tôi bảo thật các người: trong số những người có mặt ở đây, có những kẻ sẽ không phải nếm sự chết, trước khi thấy Triều Đại Thiên Chúa đến, đầy uy lực.”

Đó là lời Chúa
 
Yêu Thương
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
18:29 17/02/2022
Yêu Thương

(CN VII TN C)

Khi nói đến Phật giáo thì người ta nghĩ ngay đến cụm từ “từ bi – hỉ xả”, nói đến Khổng giáo thì không thể không liên tưởng đến “trung dung – chính danh chính phận, nói đến Lão giáo thì phải nói đến “vô vi” còn khi nói đến Công Giáo thì người ta thường nhấn mạnh đến “công bình - bác ái”. Có thể nói đó là những nét đặc trưng của từng tôn giáo để người ta phân biệt. Đã từng hỏi bà con tín hữu rằng bác ái là gì thì dễ thường được câu trả lời là yêu thương. Tuy nhiên khi hỏi rằng nếu chỉ hiểu yêu thương theo nghĩa luân lý thì có khác gì tổ tiên ông cha dạy chúng ta “thương người như thể thương thân” hay “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” thì chắc chắn còn đó nhiều tín hữu Kitô không thể trả lời cách rõ ràng và chính xác dĩ nhiên là cách tương đối mang tính khả tín.

Có thể trả lời không sợ sai lầm rằng bác ái là yêu thương nhau nhờ, trong, với và như Chúa đã yêu thương chúng ta, đặc biệt qua Đức Kitô, Con một Thiên Chúa đã làm người. Phụng vụ Lời Chúa của Chúa Nhật VII TN C mà Giáo hội cho trích đọc, cách riêng qua bài đọc thứ nhất trích Sách Samuel quyển thứ nhất (1Sam 26, 2.7-9.12-13.22-23) và bài Tin Mừng theo thánh Luca (Lc 6,27-38) trình bày tiến trình yêu thương cách cụ thể khởi đi từ mặt tiêu cực đến động thái tích cực.

-Yêu thương theo nghĩa tiêu cực là không làm hại tha nhân. Các triết gia và hiền giả xưa đã từng khuyên dạy điều này. “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (Khổng Tử); “Điều gì anh ghét chịu đựng thì đừng làm cho bất cứ ai” (Philô); “Những gì khiến anh bực bội bởi tay người khác gây ra, thì đừng làm những sự ấy cho tha nhân” (Socrates). Ông Tobia cha cũng khuyên dạy cậu Tôbia con: “Điều gì con không thích, thì cũng đừng làm cho ai cả” (Tb 4,15).

Bài đọc thứ nhất trích Sách Samuel tường thuật câu chuyện Đavít trong một tình huống thuận lợi tình cờ có thể giết chết Saolê nhưng ông đã không ra tay mặc dầu khi ấy Saolê đang lùng giết ông. Lý do mà Đavit đưa ra để ngăn không cho Abisai giết vua Saolê là vì Saolê là người đã được Thiên Chúa xức dầu.

-Yêu thương theo nghĩa tích cực là nỗ lực thực thi điều tốt, điều tốt nhất cho tha nhân theo khả năng và hoàn cảnh của mình bất kể họ là người thân hay kẻ lạ, là người dễ thương hay là đáng ghét, là người yêu thương mình hay là kẻ đang thù ghét mình và làm hại mình. Chúa Giêsu truyền dạy: “Thầy bảo các con đang nghe Thầy đây: Các con hãy yêu kẻ thù, và hãy làm ơn cho những kẻ ghét mình, hãy chúc phúc cho những kẻ nguyền rủa mình, hãy cầu nguyện cho những kẻ vu khống mình. Để làm nổi rõ chân lý này Chúa Giêsu đã dùng lối nói ngoa ngữ nghĩa là nói quá đi như “ai vả má con bên này, thì đưa cả má bên kia; ai lột áo ngoài của con, thì con cũng đừng cản nó lấy áo trong” (Lc 6,1-27-30). Và lý do Chúa Giêsu đưa ra để đòi hỏi chúng ta phải sống yêu thương cách tích cực và đến cùng đó là vì tất cả mọi người dù là công chính hay tội nhân đều là con cái của Thiên Chúa, Đấng nhân hậu từ bi, là Cha toàn năng chí ái. Động thái yêu thương theo nghĩa tích cực này được tóm lại trong lề luật vàng mà Chúa Giêsu đã khẳng định là trọng tâm của mọi lề luật và lời các ngôn sứ: “Các con muốn người ta làm điều gì cho các con, thì hãy làm cho người ta như vậy” (Lc 6,31; x.Mt 78,12).

Vấn đề đặt ra là làm sao ta có thể vượt qua tâm lý tự nhiên thường tình để yêu thương kẻ đang thù ghét ta, để làm ơn cho những người đã hãm hại ta cách bất công và vô cớ? Thiết nghĩ rằng chỉ có niềm tin được thể hiện qua việc rèn luyện nhân đức và nhất là biết nhìn vào Chúa Giêsu để biết sống yêu thương đúng cách thế phù hợp với từng đối tượng theo từng hoàn cảnh. Đọc Tin Mừng chúng ta thấy Chúa Giêsu không chỉ bày tỏ tình yêu khi động viên khích lệ người yếu đuối, cùng khổ, khi nhân hậu tha thứ người có tội biết khiêm nhu mà cả khi Người nghiêm khắc vạch trần những sai lầm của nhiều vị lãnh đạo trong Do Thái giáo hay cả vua Hêrôđê thì cũng là yêu thương họ muốn làm ơn cho họ.

Hội Thánh Công Giáo đã cụ thể hóa đạo yêu thương trong kinh “Thương người có mười bốn mối: Thương xác bảy mối – Thương linh hồn bảy mối”. Yêu thương không chỉ là biết cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống… mà còn phải biết răn bảo kẻ có tội, mở dạy kẻ mê muội… Vấn đề là chúng ta phải biết áp dụng mối yêu thương nào cho đối tượng nào, hoàn cảnh nào cho phù hợp với cả tấm lòng son. Để thực hiện lý tưởng này chắc chắn cần phải có sự xác tín và cảm nghiệm sâu xa về tình Cha trên trời được thể hiện qua Đấng làm người là Giêsu Kitô, đồng thời không thể thiếu sự luyện tập sống yêu thương quảng đại cách tiệm tiến cụ thể từng ngày.

Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Tiết lộ một ước muốn
Lm. Minh Anh
20:05 17/02/2022
TIẾT LỘ MỘT ƯỚC MUỐN

“Ai muốn theo Tôi, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Tôi!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Tin Mừng hôm nay bất ngờ đặt một câu hỏi tối quan trọng, đến nỗi, trừ phi nó được trả lời trước; bằng không, những gì Chúa Giêsu nói, sẽ không mảy may ảnh hưởng gì đến chúng ta! “Tôi có muốn đi theo Chúa Giêsu không?”. Như thế, rõ ràng, nó đã manh nha ‘tiết lộ một ước muốn!’.

Thật dễ dàng! Ai trong chúng ta cũng có thể khẳng định thưa, “Vâng, lạy Chúa, con muốn đi theo Ngài!”; vậy mà, sẽ còn nhiều điều hơn thế! Hơn là một quyết định, “Ai muốn theo Tôi” còn ‘tiết lộ một ước muốn’ đáng kinh ngạc! Nó tiết lộ rằng, ước muốn đi theo Chúa Giêsu thường không phải là bước đầu tiên, mà là bước cuối cùng! Bởi lẽ, bước đầu tiên, là chúng ta đến với sự hiểu biết chân lý và tin nhận nó; bước thứ hai, muốn những gì đã chọn; và bước thứ ba, một khi ân sủng đã hoạt động và biến đổi, chúng ta bắt đầu “khao khát” và “ước ao” tất cả những gì Chúa Giêsu muốn; đồng thời, muốn “ôm lấy” tất cả những gì Ngài kêu gọi mỗi người!

Vậy, nếu hết lòng đi theo Chúa Giêsu, tôi sẽ thấy mình “ước muốn” điều gì? Này đây, tôi sẽ muốn những gì Chúa Giêsu muốn! Cụ thể, tôi muốn bỏ mình, vác thập giá và dõi bước theo Ngài. Bạn có mong muốn điều đó không? Tình yêu đích thực của Chúa Kitô đòi hỏi chúng ta đạt thấu ‘cấp độ khát vọng’ của một tình yêu hy sinh và vị tha. Đây là ‘đỉnh cao toàn thiện’ của tình yêu! Chúng ta được kêu gọi để yêu thương mà không tính toán hay sợ hãi những đòi hỏi mà tình yêu vẫy gọi. Hoặc, xa hơn, chúng ta được đề nghị ôm choàng cả những đau đớn và khó khăn, vì đó là ý muốn Thiên Chúa. Ý muốn của Ngài chắc chắn bao gồm cả những hành động hy sinh; nhưng cuối cùng, tình yêu đích thực sẽ ước muốn ngay cả những hy sinh ấy!

Thánh Giacôbê, trong bài đọc hôm nay, gọi những hành động hy sinh và vị tha ấy là những việc làm của đức tin. Ngài nói, “Cũng như xác không hồn là xác chết, thì đây, đức tin không việc làm là đức tin chết”. Tình yêu đòi hỏi chúng ta ôm trọn tất cả những gì Thiên Chúa muốn; đôi khi, đó là tha nhân; và đôi khi, đó còn là những giới răn của Ngài như Thánh Vịnh đáp ca hôm nay cho biết, “Hạnh phúc thay người nào, những ưa cùng thích mệnh lệnh Chúa truyền ban!”.

Trong cuốn “Hãy Trở Thành Ánh Sáng Của Tôi!”, “Come Be My Light!”, Mẹ Têrêxa kể, “Một ngày nọ, tôi thấy một trong những thanh tuyển bước ra khỏi nhà với khuôn mặt thườn thượt, tôi gọi em ấy lại và nói, “Chúa Giêsu đã nói gì, vác thập giá đi trước Ngài hay đi theo Ngài?”; cô ấy mỉm cười, ôm lấy tôi, đáp lại, “Đi theo Ngài”. Tôi hỏi, “Vậy tại sao con lại tìm cách đi trước Ngài?””. Thập giá Chúa Kitô không chỉ là một giả định đúng đắn sức nặng của một đời sống thánh thiện, nó còn là một thái độ! Thái độ sai lầm có thể đè bẹp tinh thần, khiến chúng ta đau khổ như một người ngoại đạo: ‘cô đơn’; đang khi một đức tin khiêm hạ lại bày tỏ Đấng mà chúng ta đi theo Ngài; Đấng chỉ đường, Đấng nâng đỡ, thắp lên hy vọng, và là Đấng dẫn chúng ta đến một niềm vui Kitô sâu sắc. Rõ ràng, đức tin đó ‘tiết lộ một ước muốn’ được nên giống Thầy!

Anh Chị em,

“Tôi có muốn đi theo Chúa Giêsu không?”. Hôm nay, suy gẫm câu hỏi căn bản nhất này, mỗi người chúng ta tự hỏi, ‘Tôi có sẵn sàng tự nguyện đón nhận và thậm chí, mong muốn ôm trọn tất cả những gì tình yêu Chúa Kitô đòi hỏi không?’. Hãy đưa ra sự chọn lựa; và Chúa Giêsu sẽ đặt ước muốn của Ngài vào trái tim chúng ta. Hãy nói “Có” với Chúa và “ôm lấy” thập giá của Ngài, thập giá đời mình! Đó có thể là một người thân nghiện ngập, một người con bất hiếu, một bề trên khắt khe, một người anh em hay chị em nghễnh ngãng trong cộng đoàn; hoặc đó còn là một cơn bạo bệnh, mất việc hay dịch tễ… Để cuối cùng, chúng ta sẽ mãi mãi biết ơn chính mình, vì đã yêu như vậy; bởi lẽ, Thiên Chúa sẽ không bao giờ thua lòng quảng đại của một ai!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, Chúa đã ‘tiết lộ một ước muốn’ của Chúa cho con, xin cho con đừng từ chối. Con muốn ôm lấy thập giá đời con, đạt đến một mức độ tình yêu mà qua đó, con trao trọn bản thân cho Ngài, thậm chí, dám ước mong những hy sinh lớn lao hơn!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Xóa bỏ hận thù bằng tình yêu thương
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
22:22 17/02/2022


Phần đông nhân loại xưa nay chủ trương ghét bỏ, loại trừ, thậm chí là tiêu diệt kẻ thù không thương tiếc.

Chỉ mới nghĩ đến kẻ thù, người ta thấy hậm hực trong lòng; vừa thoáng thấy bóng dáng kẻ thù, người ta cảm thấy bực bội, lòng căm hận sôi lên; khi đối diện với kẻ thù thì muốn nguyền rủa, xỉ vả, đánh đập… Nhiều người còn tìm cách làm hại kẻ thù cách nầy cách khác.

Và khi chưa có dịp trả thù cho hả hê, người ta nuôi oán thù dai dẳng trong lòng năm nầy qua năm khác khiến tâm hồn mất bình an, cuộc sống mất hạnh phúc. Nuôi oán thù như thế chẳng khác gì nhâm nhi thuốc độc hằng ngày, gây tác hại nghiêm trọng cho thân xác cũng như tâm hồn, tự chuốc bệnh vào thân và cắt giảm tuổi thọ. Oán hận người khác là tự hại mình cách dại dột. Tuy nhiên, xóa bỏ oán thù khỏi tâm hồn là điều rất khó.

Làm sao dập tắt oán thù?

Muốn dập tắt đám cháy lớn, người ta phải dùng đến nước; muốn dập tắt hận thù, thì phải nhờ đến tình thương. Tình thương là phương thế hiệu quả nhất để xóa bỏ hận thù. Chính vì thế, Chúa Giê-su chủ trương xóa bỏ hận thù bằng lòng yêu thương, được thể hiện cụ thể qua việc làm ơn, chúc lành, cầu nguyện cho kẻ thù. Ngài dạy: “Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em” (Lc 6, 27-28).

Tha thứ cho kẻ thù đã khó; yêu kẻ thù càng khó hơn; thế mà Chúa dạy phải vươn lên một bậc cao hơn là làm ơn cho kẻ ghét ta, chúc lành cho kẻ nguyền rủa ta, cầu nguyện cho kẻ vu khống ta… Thật là những giáo huấn siêu phàm và rất tuyệt vời!

Chưa từng có danh nhân nào, bậc thánh hiền hay vị tôn sư nào… từ xưa tới nay để lại cho loài người những lời khuyên dạy cao cả, siêu phàm như thế!

Không chỉ dạy chúng ta yêu thương kẻ thù, Chúa Giê-su còn thể hiện lòng yêu thương kẻ thù nghịch cách tuyệt vời hơn hết.

Trong cuộc khổ nạn, sau khi bị lùng bắt giữa đêm khuya như một tên gian phi và bị kết án cách bất công trước tòa Phi-la-tô, Chúa Giê-su chịu một trận đòn dã man, tàn bạo… giáng xuống thân mình, rồi phải vác thập tự giá lảo đảo lên đồi Can-vê. Đến nơi, Ngài chịu lột trần; chịu đau đớn khủng khiếp khi đội hành quyết đóng đinh Ngài vào thập giá; chịu treo thân trần trụi trên thập giá cho ruồi mòng chích hút, lại còn bị bao người qua lại nhiếc móc, thách thức, nhạo cười…

Dù vậy, Chúa Giê-su không thù không oán, không dùng lời lăng mạ để đáp lại lăng mạ, không xuống khỏi thập giá để tiêu diệt quân thù, không dùng quyền năng mà trừng trị những tên khốn kiếp… Trái lại, Ngài nhìn họ bằng ánh mắt xót thương. Ngài sợ Chúa Cha trừng phạt tội ác tày trời họ đã gây ra, nên trước khi tắt thở, Ngài ngước mắt lên trời, tha thiết cầu xin Cha tha thứ cho kẻ gây đau thương khốn đốn cho Ngài: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23, 34).

Ôi! Tuyệt vời biết bao! Chỉ có Chúa Giê-su là đấng duy nhất trên đời đã tỏ lòng thương xót và tha thứ cho kẻ lăng nhục, hành hạ, phỉ báng và giết chết Ngài… đến mức cao vời như thế mà thôi.

Lạy Chúa Giê-su,

Tha thứ cho kẻ thù đã khó, yêu thương kẻ thù lại càng khó hơn, làm ơn làm phúc và cầu nguyện cho kẻ thù là điều vượt quá sức người. Xin cho chúng con biết chiêm ngắm tấm gương yêu thương, tha thứ, cầu nguyện cho kẻ thù của Chúa và vâng lời Chúa dạy để sẵn sàng tha thứ cho những kẻ thù nghịch với mình. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại ‘tình yêu dành cho chức vụ hòa giải’ của Đức Hồng Y quá cố người Ý
Đặng Tự Do
16:18 17/02/2022


Hôm thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi lời chia buồn của ngài sau cái chết của Đức Hồng Y Luigi De Magistris ở tuổi 95.

Trong một bức điện do Tòa thánh Vatican công bố vào ngày 16 tháng 2, Đức Thánh Cha đã bày tỏ lòng kính trọng đối với Đức Hồng Y nguyên Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao, đã qua đời tại Cagliari, thủ phủ của đảo Sardinia của Ý, vài ngày trước sinh nhật lần thứ 96 của ngài.

“Khi tưởng nhớ người anh em đáng kính này, người hoạt động với lòng nhiệt thành không thể chê trách được, đã phục vụ Chúa và Giáo hội với sự tận tụy tuyệt vời, tôi nghĩ đến ngài với lòng biết ơn về sự dấn thân quảng đại của ngài tại Tòa thánh với tư cách là một cộng tác viên siêng năng và khôn ngoan của những vị tiền nhiệm của tôi,” Đức Giáo Hoàng nói trong một thông điệp gửi cho Đức Tổng Giám Mục Giuseppe Baturi của Cagliari.

“Tôi cũng nghĩ đến tình yêu của ngài đối với sứ vụ hòa giải, mà ngài luôn thực hiện với sự bảo đảm đáng ngưỡng mộ, dành cho thiện ích của các linh hồn.”

L’Unione Sarda, một tờ nhật báo địa phương, đưa tin rằng dù tuổi cao vị Hồng Y tiếp tục ngồi tòa giải tội tại Nhà thờ Cagliari cho đến vài năm trước khi đã quá yếu.

Đức Hồng Y Luigi De Magistris sinh tại Cagliari vào ngày 23 tháng 2 năm 1926.

Sau khi lấy bằng nghệ thuật tự do tại Đại học Cagliari, ngài theo học tại Chủng viện Giáo hoàng Rôma. Ngài được thụ phong linh mục của tổng giáo phận Cagliari ngày 12 tháng 4 năm 1952.

Sau các nghiên cứu sâu hơn tại Đại học Giáo hoàng Lateranô, ngài bắt đầu phục vụ Tòa thánh khi được bổ nhiệm làm thư ký tại trường Đại học Giáo hoàng này vào năm 1958.

Một năm sau, ngài được chuyển đến Bộ Giáo lý Đức tin.

Năm 1969, Ngài được chuyển đến Ủy ban Công Chúng Sự Vụ của Tòa Thánh.

Mười năm sau, ngài được bổ nhiệm làm nhiếp chính của Tòa Ân Giải Tối Cao, một tòa án của Giáo triều Rôma chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến các Ân Xá, Bí tích và ấn tín bí tích Hòa Giải.

Ngài được bổ nhiệm làm giám mục chính tòa Nova và được tấn phong giám mục vào ngày 28 tháng 4 năm 1996.

Vào tháng 11 năm 2001, ngài được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao. Vào năm 2003, ở tuổi 77, ngài đã nghỉ hưu.

Ngài là cố vấn của Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, Bộ Phong thánh, Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, Bộ Giáo sĩ và Ủy ban Giáo hoàng Ecclesia Dei.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã tấn phong Hồng Y cho ngài vào ngày 14 tháng 2 năm 2015.

Tang lễ của ngài được tổ chức tại nhà thờ chính tòa Cagliari vào ngày 17 tháng 2.
Source:castedduonline.it
 
Đức Thánh Cha sẽ sớm triệu tập công nghị tấn phong Hồng Y
Đặng Tự Do
16:19 17/02/2022


Như chúng tôi vừa loan tin, Đức Hồng Y Luigi De Magistris, nguyên Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao, người được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong Hồng Y vào ngày 14 tháng 2 năm 2015, vừa mới qua đời.

Với cái chết này của ngài, tình trạng Hồng Y đoàn có thể tóm tắt như sau:

Số Hồng Y cử tri là 119 vị, bao gồm 12 vị được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong, 38 vị bởi Đức Bênêđíctô XVI, và 69 vị bởi Đức Thánh Cha Phanxicô.

Số Hồng Y không còn quyền bầu Giáo Hoàng là 94 vị, bao gồm 44 vị được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong, 27 vị bởi Đức Bênêđíctô XVI, và 23 vị bởi Đức Thánh Cha Phanxicô.

Tổng cộng là 213 vị bao gồm 56 vị được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong, 65 vị bởi Đức Bênêđíctô XVI, và 92 vị bởi Đức Thánh Cha Phanxicô.

Các Hồng Y không còn quyền bầu Giáo Hoàng thường là do trên 80 tuổi, trừ trường hợp Đức Hồng Y Giovanni Angelo Becciu mới 73 tuổi, nhưng bị Đức Giáo Hoàng Phanxicô tước bỏ các quyền và đặc quyền của vị Hồng Y vào ngày 24 tháng 9 năm 2020.

Từ đây đến ngày 29 tháng 12, 10 Hồng Y cử tri khác sẽ mất quyền bầu Giáo Hoàng. Do đó, nếu không có bổ sung thêm các tân Hồng Y, tính đến cuối năm 2022, chỉ còn 109 Hồng Y. Như thế, trong năm 2022, khả thể rất cao là Đức Thánh Cha sẽ triệu tập công nghị tấn phong hàng chục tân Hồng Y.

Việc dự báo danh sách các tân Hồng Y trong triều đại Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày càng khó khăn. Đức Giáo Hoàng hầu như luôn luôn mang đến cho Giáo hội những bất ngờ đáng kể. Theo truyền thống, các vị được tấn phong sẽ được thông báo trước. Tuy nhiên, trong những năm qua, nhiều vị cho biết rất ngạc nhiên khi hay tin.

Dù thế nào, tên của một số nhân vật quan trọng trong Giáo triều Rôma liên tục được lưu truyền: Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher (67 tuổi), đương kim Bộ trưởng Quan hệ với các dân nước của Vatican; Đức Tổng Giám Mục Hàn Quốc Lagiarô Du Huỳnh Trị Tổng trưởng Bộ Giáo sĩ từ ngày 11 tháng 6 năm 2021, ngài sẽ 70 tuổi vào tháng 11; Đức Tổng Giám Mục Arthur Roche (72 tuổi), tân Tổng trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, Đức Tổng Giám Mục Fernando Vérgez Alzaga (76 tuổi), nguyên Tổng Giám Mục Leeds; tân Chủ tịch của Ủy ban Giáo hoàng về Quốc gia Thành phố Vatican.

Trong hàng giáo phẩm Việt Nam, 3 vị Tổng Giám Mục là những người có nhiều triển vọng được tấn phong Hồng Y nhất.

Nếu tính theo thâm niên Tổng Giám Mục, trước hết, chúng ta có Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Tổng Giám Mục Huế. Ngài sinh năm 1949, được thụ phong linh mục tại giáo phận Nha Trang vào năm 1992. Ngày 12 tháng 06, 2004, ngài được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Giám mục chính toà giáo phận Thanh Hoá. Ngày 29 tháng 10, 2016, ngài được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Tổng giám mục Chính toà Tổng giáo phận Huế, kiêm Giám quản Tông toà giáo phận Thanh Hoá.

Tiếp theo là Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Tổng Giám Mục Hà Nội. Ngài sinh năm 1960, được thụ phong linh mục năm 1988. Ngày 06 tháng 11, 2002, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Giám mục Hải Phòng. Ngày 17 tháng 11 năm 2018, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên làm Tổng giám mục Hà Nội.

Sau cùng là Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Tổng Giám Mục Sài Gòn. Ngài sinh năm 1953, được thụ phong linh mục tại giáo phận Xuân Lộc năm 1990. Ngày 25 tháng 07, 2009, ngài được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bổ nhiệm làm Giám mục Chính tòa Giáo phận Phát Diệm. Ngày 19 tháng 10, 2019, ngài được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Sài Gòn.

Trong số 7 công nghị tấn phong Hồng Y trước đây của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự 2 công nghị vào tháng Hai, 2 công nghị vào tháng Sáu, 2 công nghị vào tháng Mười Một và một công nghị vào tháng Mười.
Source:ilsismografo
 
Linh mục giúp cảnh sát khám phá nạn buôn bán nội tạng người ở Ogun
Đặng Tự Do
16:21 17/02/2022


Các thành viên của Bộ chỉ huy cảnh sát bang Ogun vào đầu giờ ngày Chúa Nhật 13 tháng Hai đã bắt giữ Kehinde Oladimeji, 43 tuổi và vợ của anh ta, Adejumoke Raji, vì bị cáo buộc tàng trữ các bộ phận cơ thể tươi sống của con người.

Theo một tuyên bố của viên chức Quan hệ Công chúng của Bộ Tư lệnh Cảnh Sát, Abimbola Oyeyemi, hai vợ chồng này là cư dân tại số 72 MKO Abiola Way, Leme, Abeokuta.

Oyeyemi nói “Hai vợ chồng này đã bị bắt sau một bản báo cáo được gửi tại đồn cảnh sát Kemta bởi Khu phố Trưởng Moshood Ogunwolu, thuộc cộng đồng Baale ở Leme, rằng Cha Adisa Olarewaju, người cùng thuê nhà với các nghi phạm đã thông báo cho ông ta biết mùi khó chịu phát ra từ phòng của các nghi phạm “.

Ông nói thêm rằng theo khiếu nại, Phòng DPO Kemta, và cảnh sát trưởng Adeniyi Adekunle, đã dẫn các thám tử của mình đến hiện trường để tiến hành khám xét.

Oyeyemi nói: “Khi lục soát căn phòng, một chiếc bát nhựa chứa các bộ phận khác nhau của con người đã được phát hiện và hai vợ chồng này đã bị bắt ngay lập tức”.

“Khi thẩm vấn, các nghi phạm thú nhận rằng họ là những nhà thảo dược và các bộ phận cơ thể người bao gồm tay, ngực và các bộ phận khác đã được trao cho họ bởi một Michael nào đó, người mà họ khai, đang sống ở khu vực Adatan của Abeokuta.

“Tất cả những nỗ lực để xác định vị trí của Michael nói trên đều tỏ ra thất vọng vì những kẻ tình nghi không thể xác định được nhà của anh ta.

“Cần nhắc lại rằng một thi thể không nguyên vẹn của một người không rõ danh tính đã được tìm thấy trong một khu vực đầm lầy ở khu vực Leme của Abeokuta khoảng một tuần trước, vẫn chưa rõ các bộ phận đó có phải là của thi thể được tìm thấy hay không”.

Trong khi đó, Ủy viên Cảnh sát của bang, Lanre Bankole, đã ra lệnh chuyển ngay các nghi phạm đến Bộ phận Án mạng của Cục Điều tra Hình sự và Tình báo bang để điều tra.

Lực lượng cảnh sát Nigeria thề rằng bất cứ ai có thể liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tội ác sẽ bị đưa ra trước công lý.

Cha Adisa Olarewaju nói rằng sau một số vụ tấn công người Công Giáo vào năm ngoái, ngài đã được giám mục của mình chỉ thị phải đề cao cảnh giác với bất kỳ hoạt động đáng ngờ nào.
Source:Vanguard
 
Camilla Parker Bowles có phải là người Công Giáo không?
Đặng Tự Do
16:23 17/02/2022


Suy đoán về đức tin của con dâu nữ hoàng một lần nữa lại dấy lên.

Trước tin Nữ hoàng Elizabeth II bày tỏ mong muốn Camilla Parker Bowles, Nữ công tước xứ Cornwall, được công nhận là nữ hoàng trong ngày Thái tử Charles lên ngôi, những đồn đoán về đức tin của bà lại một lần nữa dấy lên.

Camilla đã được rửa tội tại nhà thờ Firle ở Sussex, theo Anh giáo. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân đầu tiên của cô vào năm 1973 là với Henry Parker Bowles, một người theo Công Giáo. Công chúa Anne, con gái duy nhất của Nữ hoàng Elizabeth II, trước đó đã có một mối tình lãng mạn ngắn ngủi với ông này, nhưng cô buộc phải chia tay vì ông là người Công Giáo.

Ông Parker Bowles và Camilla được một linh mục Công Giáo làm phép cưới tại Nhà nguyện Quân đội Hoàng gia lúc bấy giờ, nay được gọi là Nhà nguyện của Vệ binh, nhưng không có tài liệu nào về việc Camilla từng cải đạo theo đức tin của chồng.

Từ cuộc hôn nhân này, kết thúc bằng vụ ly hôn năm 1994, hai đứa con ra đời - Tom và Laura Parker-Bowles. Cả hai đều lớn lên theo Công Giáo, đặc biệt là nhờ ảnh hưởng của bà nội của họ, Ann Parker Bowles.

Tôn trọng Giáo Hoàng

Một sự thật gây tò mò là đám cưới của Thái tử Charles và Camilla Parker đã được lên kế hoạch vào ngày 8 tháng 4 năm 2005, nhưng họ phải hoãn lại một ngày, vì nó trùng với tang lễ của Thánh Gioan Phaolô II, mà Thái tử Charles đã thay mặt Hoàng gia tham dự.

Giao thức khi triều yết Đức Giáo Hoàng

Bà Camilla mặc trang phục màu vàng nhạt khi bà và Thái tử Charles lần đầu gặp Đức Thánh Cha Phanxicô. Theo nghi thức, chỉ các nữ hoàng Công Giáo mới có thể mặc đồ trắng khi triều yết Đức Giáo Hoàng; tất cả những người khác, theo nghi thức, phải mặc trang phục màu đen. Sự lựa chọn trang phục của Nữ công tước trong dịp đó có thể gửi đi một thông điệp không rõ ràng về tín ngưỡng tôn giáo của cô.

Tuy nhiên, quyết định của Camilla được cho là dựa trên lập trường của Đức Giáo Hoàng là không nghiêm khắc với những quy tắc ăn mặc này. Ngoài ra, cô ấy không mặc màu trắng tinh khiết và Thái tử Charles chưa phải là vua, vì vậy lựa chọn kiểu quần áo này không có nhiều ý nghĩa trong hoàn cảnh hiện tại.

Trước đây, khi bà Camilla và Thái tử Charles gặp Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, bà mặc đồ đen, bao gồm cả mạng che mặt.

Nữ hoàng Công Giáo trong tương lai?

Mọi thứ chỉ ra rằng Camilla Parker Bowles đã kết hôn với một người Công Giáo, nhưng có lẽ chưa bao giờ cải đạo sang Công Giáo. Nhưng điều này không có nghĩa là trong tương lai không thể có một phụ nữ Công Giáo hoặc phối ngẫu Công Giáo trong Hoàng Gia Anh.

Trên thực tế, luật kế vị đã thay đổi vào năm 2013, tám năm sau đám cưới của Charles và Camilla. Ngoài việc tuyên bố rằng người thừa kế ngai vàng không nhất thiết là con trai đầu lòng của quốc vương. Điều này không áp dụng trong trường hợp của Nữ hoàng Elizabeth II vì Vua George VI chỉ có con gái, mà chỉ đơn giản là em bé đầu tiên, dù là nam hay nữ. Luật kế vị cũng cho phép người phối ngẫu là một người Công Giáo.

Tuy nhiên, hiện tại, vị quốc vương trị vì – cũng là người đứng đầu Giáo Hội Anh giáo – vì thế người ấy không được là người Công Giáo. Điều này đặc biệt quan trọng khi giải quyết vấn đề trẻ em, trong trường hợp hôn nhân hoàng gia giữa một quốc vương Anh giáo và một phối ngẫu hoàng gia Công Giáo, vì theo Giáo luật, con cái của những người Công Giáo trong các cuộc hôn nhân hỗn hợp phải được nuôi dạy theo Công Giáo.

Vì vậy, trong tương lai, có thể có một phối ngẫu nữ hoàng Công Giáo hoặc phối ngẫu thái tử Công Giáo ở Anh. Có lẽ đó sẽ không phải là Camilla hoặc Kate Middleton. Nhưng Hoàng tử George, là con trai cả của Hoàng tử William và là người thứ ba kế vị ngai vàng, có thể kết hôn với một phụ nữ Công Giáo mà không gặp bất kỳ vấn đề gì.
Source:Aleteia
 
Cha Roger Landry, Tuyên úy toàn quốc của Catholic Voices USA, gọi Cha Trần Ngọc Thanh là vị tử đạo vì Bí Tích Giải Tội.
Vũ Văn An
19:19 17/02/2022
Cái chết của Cha Trần Ngọc Thanh tiếp tục được dư luận Công Giáo hoàn cầu nhắc đến, nhưng chính thức gọi cái chết của ngài là tử vì đạo thì dường như ít thấy. Vì vậy, Cha Roger Landry, tuyên úy toàn quốc của Catholic Voices USA, có lẽ là người đầu tiên viết “The Martyrs of the Sacrament of Confession” trên trang mạng The National Catholic Register ngày 16 tháng 2 khi nói về Cha Trần Ngọc Thanh (https://www.ncregister.com/blog/confession-martyrdom):



Vào ngày 30 tháng Giêng, sau khi cử hành các Thánh lễ sáng Chúa Nhật, tôi giật mình bởi một tin nhắn từ một người bạn, một nữ tu kín dòng Đa Minh, với tin tức nói rằng một trong những người anh em thiêng liêng của chị trong Dòng Thuyết giáo đã bị sát hại khi đang nghe xưng tội vào đêm hôm trước ở Việt Nam.

Linh mục Giuse Trần Ngọc Thanh, 40 tuổi, thụ phong năm 2018, vừa cử hành Thánh lễ vọng Chúa Nhật lúc 18 giờ tại Giáo xứ Sa Loong, Đăk Mót, thuộc giáo phận Kon Tum, nơi ngài vừa nhận nhiệm sở. Thánh lễ cử hành cho Chúa nhật thứ tư Mùa thường niên, trong đó Giáo hội suy nghĩ về việc những người cùng quê Nadarét của Chúa Giêsu, sau khi nghe Người giảng, đã nhanh chóng đi từ kinh ngạc đến nghi ngờ để tìm cách giết Người. Chúng ta cũng nghe về những đau khổ của tiên tri Giêrêmia và nghe ca khúc nổi tiếng của Thánh Phaolô mô tả tình yêu kiên nhẫn, nhân hậu và trường tồn như thế nào.

Cha Giuse, sau khi giảng về những bài đọc đó, chắc sẽ công bố bằng ngôn ngữ thân xác chiều kích tiên tri của những lời lẽ đó.

Ngay sau khi kết thúc thánh lễ, Cha Giuse đã đi nghe xưng tội trên chiếc ghế nhựa của tòa giải tội tạm ở cuối nhà nguyện Truyền giáo. Lúc 7 giờ 15, anh Nguyễn Văn Kiên, một thanh niên không giữ đạo Công Giáo có mẹ đang tham dự Thánh lễ, lao vào cầm mã tấu đâm vào đầu cha Giuse hai nhát. Ngài gục xuống trong máu, trẻ em và người lớn trong nhà thờ la hét lên, và một tu huynh Đa Minh và là trưởng ca đoàn, Thầy Antôn Phan Văn Giáo, chạy đến cố gắng bảo vệ vị linh mục.

Khi Kiên giơ mã tấu lên định chém vào đầu Thầy Anthony, vị ca trưởng này đã giơ ghế nhựa lên để tự vệ, nhưng chiếc ghế đâu có chống đỡ được, đã bị chém làm đôi. Kiên bắt đầu dùng mã tấu đuổi theo Thầy Anthony vào giữa nhà nguyện, nhưng khi vị tu sĩ Đa Minh trẻ tuổi thấy nhiều trẻ em có mặt và hiểu rõ khả thể các em có thể bị thảm sát, thầy đã can đảm quay về phía anh Kiên, người tìm cách chém thầy một lần nữa. Vị tu huynh nhỏ bé đã có thể quật ngã kẻ giết người, túm lấy anh ta từ phía sau và đặt anh ta vào một thế bị nghẹt thở, khi các giáo dân trong giáo xứ lao vào.

Thầy Anthony khẩn khoản xin giáo dân đừng đánh Kiên để trả thù mà hãy kiềm chế anh và gọi cảnh sát. Thầy đến chăm sóc cho Cha Giuse và được một người trong giáo xứ đưa ngài đến bệnh viện ở Ngọc Hồi, cách đó khoảng tám dặm. Sau khi mất máu khoảng năm giờ, Cha Giuse qua đời lúc 11 giờ 30 đêm hôm đó. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, cha đã tha thứ cho kẻ giết mình. Cha được chôn cất vào ngày hôm sau. Phần mộ của cha kể từ hôm đó đã trở thành nơi hành hương của các Kitô hữu và những người khác, xếp hàng để cầu nguyện, đặt hoa và bày tỏ lòng tôn kính của họ.

Có sự hồ đồ về điều gì đã khiến Nguyễn Văn Kiên tấn công Cha Giuse trong tòa giải tội. Một số người mô tả anh ta bị bệnh tâm thần, nhưng Đức Giám Mục Giáo phận Kon Tum, người cử hành lễ tang cho cha đã lặp lại ý kiến của cha mẹ Kiên rằng anh ta không “mất trí theo nghĩa thông thường,” mà là “lờ phờ và không thực hành đức tin”. Một số người nói rằng anh ta là một kẻ lạm dụng ma túy.

Trong khi anh ta có một người em gái đang ở trong một nhà biện phân ơn gọi tu dòng, anh ta cũng có một người em trai đã phải ngồi tù ba năm vì tội ngộ sát. Cha mẹ anh nói rằng trong khi anh kiếm tiền từ việc làm trang trại và sửa chữa xe máy, anh cũng hay “nổi giận, quậy phá, lớn tiếng chửi bới mọi người, đập phá tivi, thậm chí cả bàn thờ trong nhà và đánh đập các thành viên trong gia đình”. Họ nói thêm rằng anh cũng mắc chứng “hoang tưởng” về việc bị bắt nạt và về tiềm năng không thể tìm được vợ. Các tu sĩ Đa Minh Việt Nam, những người tuy nói rằng họ cũng tha thứ cho anh ta, nhưng muốn ít nhất phải có một phiên tòa xét xử để động cơ giết người được đưa ra ánh sáng.

Nhiều người đã lập tức gọi Cha Giuse là một vị tử đạo của tòa giải tội. Trong khi có một số linh mục đã tử đạo vì bảo vệ ấn tín của bí tích giải tội - Thánh John Nepomuk (mất năm 1393), Thánh Mateo Correa (mất năm 1927), Chân phước Felipe Císcar Puig (mất năm 1936) và Chân phước Fernando Olmedo (mất năm 1936) - Tôi không biết có linh mục nào bị giết khi nghe xưng tội. Cho đến bây giờ.

Mặc dù, từ chiều kích con người, luôn luôn có sự phẫn nộ tự nhiên đối với việc giết hại những người vô tội, và cái chết của vị linh mục và tu sĩ truyền giáo trẻ tuổi này, người con và người anh em, phải được than khóc một cách chân thành và theo bản năng, thì từ quan điểm bí tích cũng có điều gì đó khá vinh hiển về cái chết của ngài.

Bí tích thống hối và hòa giải trọn bề nói tới cái chết và sự phục sinh. Chúa Giêsu Kitô đã bị giết hại một cách dã man - bị binh lính La Mã xé xác, dùng búa đóng đinh vào gỗ, chế nhạo và đội vương miện bằng gai - nhưng qua cái chết và sự phục sinh sau đó, Người đã xóa bỏ tội lỗi của thế giới.

Tòa giải tội là nơi sử dụng lời của Chúa Giêsu trong Dụ ngôn Người con hoang đàng, “kẻ chết… sống lại” (Luca 15:24). Đối với một linh mục được thụ phong trong con người của Chúa Kitô, được dạy lúc thụ phong phải mô phỏng cuộc sống mình theo mầu nhiệm thập giá của Chúa, thì luận lý chết và phục sinh này được xây dựng trong việc cử hành mọi bí tích, nhưng nó đặc biệt rõ ràng trong bí tích giải tội. Việc thường xuyên thực hành nó bao hàm một hình thức tử đạo.

Hình thức tử đạo thường thấy nhất là hình thức chờ đợi. Thánh John Vianney, vị thánh quan thầy của các linh mục giáo xứ và là vị giải tội nổi tiếng và anh hùng nhất trong lịch sử Giáo hội, đã phải chờ đợi trong tòa giải tội gần một thập niên trước khi các giáo dân của ngài bắt đầu biết tận dụng hồng ân lòng Chúa thương xót. Tuy nhiên, ngài đã chờ đợi như một bằng chứng sâu sắc về tầm quan trọng của bí tích.

Sau 10 năm kiên nhẫn cầu nguyện và rao giảng, các giáo dân của ngài - và nhiều người từ khắp nước Pháp sau cuộc cách mạng thế kỷ 19 - đã đến không ngừng. Nhiều linh mục vẫn cảm nghiệm cuộc tử đạo chờ đợi này, vốn là một cái chết thực sự đối với tính thế gian thiêng liêng, khi các ngài kiên trì được dùng như những lời quảng cáo đại biểu cho tiếng kêu: “Hãy hòa giải với Thiên Chúa” (2 Cr 5:20).

Nhưng khi người ta nắm được tầm quan trọng của bí tích, có thể có một hình thức tử đạo khác, mà chúng ta có thể gọi là “tử đạo của đám đông”, khi có quá nhiều người đến mà một người “mắc kẹt” hàng giờ trong đó. Điều này xảy ra ở Ars, nơi mà trong 30 năm cuối đời, Thánh John Vianney phải nghe xưng tội trong 12-18 giờ mỗi ngày. Ngài gọi tòa giải tội của mình là cây thánh giá mà trên đó ngài bị đóng đinh suốt cả ngày khi tìm cách phân phát quyền năng cứu chuộc của máu thánh Chúa Kitô, từng người một, cho những người mà Chúa Kitô đã chết cho. Ngài cũng gọi hộp gỗ của tòa giải tội là “quan tài” của mình, nơi ngài chết cho chính mình để Đấng Cứu Chuộc nhân từ có thể sống.

Có điều gì đó tương tự xảy ra khi một linh mục có gánh nặng hạnh phúc khi giải tội cho những hàng dài người. Giữa niềm vui lớn lao của thiên đàng và niềm vui thường sâu sắc của con người nơi các hối nhân được tha thứ, cũng có một hình thức tự chết có liên quan, vì linh mục cam chịu những gì cần trong nội tâm để cơ bản giữ cho mình bất động và dành hết chú ý cho mỗi người, hàng giờ. Ngài chiến đấu với sự mệt mỏi và đôi khi sự lặp đi lặp lại, dịu dàng khóc với những người khóc, và đôi khi đấu tranh với những hối nhân cần thêm sự cứng rắn yêu thương để giải thoát họ khỏi một số trường hợp tội lỗi gần kề. Trong khi nhiều người có thể đánh giá cao những ưu tiên, sự cam kết và khả năng chịu đựng của một linh mục như vậy, thì ít người hiểu được trải nghiệm của hạt lúa mì là như thế nào (Ga 12:24).

Nhưng khía cạnh rõ ràng nhất của sự tử đạo tại tòa giải tội là ấn tín giải tội, một dấu ấn ngăn cản một linh mục tiết lộ nội dung của những gì ngài nghe được, ngay cả khi ngài bị đe dọa bỏ tù, tra tấn hoặc tử hình. Đôi khi việc tử đạo diễn ra tương đối thường xuyên, khi những chi tiết về những gì một linh mục đã nghe cứ luẩn quẩn trong tâm trí và linh hồn ngài, như các chi tiết về những tội ác bạo lực đã được xưng thú, hoặc khi ngài nhận ra quá muộn rằng lẽ ra ngài phải đưa ra những lời khuyên khác. Những lần khác, sự tử đạo rõ ràng hơn, chẳng hạn như khi một linh mục bị buộc tội nói hoặc làm điều gì đó trong tòa giải tội mà thực sự ngài không làm, nhưng không thể nói một lời để tự bào chữa. Những lần khác phi thường hơn, khi các linh mục bị sát hại vì bảo vệ ấn tín, như chúng ta thấy trong cuộc đời của các vị thánh mà tôi đã đề cập ở trên.

Vào thời điểm khi một số quốc gia và tiểu bang đang cố gắng yêu cầu các linh mục phá bỏ ấn tín bí tích trong những trường hợp đặc biệt - điều mà các linh mục không những không thể làm theo giáo luật mà còn đơn giản là sẽ không làm - khía cạnh tử đạo này có thể sẽ được chứng kiến thường xuyên hơn trong thời gian tới, khi các linh mục được nhà nước chỉ định làm thừa tác vụ trong nhà tù một cách miễn cưỡng.

Vào ngày 29 tháng Giêng, Cha Giuse không biết điều gì đang chờ đợi mình sau Thánh lễ khi ngài mặc một chiếc dây choàng màu tím và ngồi xuống để nghe xưng tội. Nhưng việc thực hành bình thường cuộc tử đạo tại tòa giải tội chắc chắn đã chuẩn bị cho ngài những gì Chúa biết là sẽ đến.

Và sự tử đạo của ngài đối với bí tích của lòng thương xót của Chúa Kitô là một lời nhắc nhở sâu sắc đối với những vị giải tội đồng nghiệp của ngài, và thực sự cho tất cả các tín hữu, về tầm quan trọng của bí tích, sự hy sinh xứng đáng mà bí tích bao hàm và sự sống mà bí tích ban phát.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thông báo về Thánh Lễ tưởng niệm và cầu nguyện cho Cha Giuse Trần Ngọc Thanh
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Giáo Phận Orange, CA
03:55 17/02/2022


Hiệp cùng toàn thể các tín hữu Công Giáo Việt Nam trên toàn thế giới, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Giáo Phận Orange, CA, sẽ cử hành Thánh Lễ tưởng niệm và cầu nguyện cho Cha Giuse Trần Ngọc Thanh.

Ngài là một linh mục Dòng Đaminh, bị thảm sát vào ngày 29/01/2022 tại giáo xứ Đăk Mót, Giáo Phận Kon Tum Việt Nam, đang khi thi hành sứ vụ linh mục, ban ơn hòa giải cho giáo dân.

Thánh Lễ sẽ được cử hành vào lúc 5:30 chiều thứ Sáu, ngày 25 tháng 2 năm 2022, tại Nhà Thờ Chính Tòa Chúa Kitô, 13280 Chapman Ave, Garden Grove.

Thánh Lễ sẽ do Đức Cha Tôma Nguyễn Thái Thành chủ tế, và linh mục Phạm Ngọc Hùng sẽ thuyết giảng. Đồng thời còn có các linh mục Việt Nam thuộc giáo phận Orange cùng đồng tế.

Tiếp tục sau Thánh Lễ là nghi thức rước nến ra Linh Đài Đức Mẹ La Vang để tưởng niệm và cầu nguyện cho một nhà truyền giáo nhiệt thành. Kính mời cộng đồng dân Chúa đến tham dự Thánh Lễ và thắp lên một ngọn nến để cầu nguyện cho vị chứng nhân tình yêu. Ngài đã chết đi như hạt lúa mì rơi xuống đất để Giáo Hội tiếp tục trổ sinh nhiều hoa trái.
 
VietCatholic TV
ĐGM Nguyễn Thái Thành sẽ chủ sự Thánh Lễ và Thắp Nến tưởng niệm Cha Giuse Thanh tại Orange, California
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Giáo Phận Orange, CA
03:48 17/02/2022


Hiệp cùng toàn thể các tín hữu Công Giáo Việt Nam trên toàn thế giới, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Giáo Phận Orange, CA, sẽ cử hành Thánh Lễ tưởng niệm và cầu nguyện cho Cha Giuse Trần Ngọc Thanh.

Ngài là một linh mục Dòng Đaminh, bị thảm sát vào ngày 29/01/2022 tại giáo xứ Đăk Mót, Giáo Phận Kon Tum Việt Nam, đang khi thi hành sứ vụ linh mục, ban ơn hòa giải cho giáo dân.

Thánh Lễ sẽ được cử hành vào lúc 5:30 chiều thứ Sáu, ngày 25 tháng 2 năm 2022, tại Nhà Thờ Chính Tòa Chúa Kitô, 13280 Chapman Ave, Garden Grove.

Thánh Lễ sẽ do Đức Cha Tôma Nguyễn Thái Thành chủ tế, và linh mục Phạm Ngọc Hùng sẽ thuyết giảng. Đồng thời còn có các linh mục Việt Nam thuộc giáo phận Orange cùng đồng tế.

Tiếp tục sau Thánh Lễ là nghi thức rước nến ra Linh Đài Đức Mẹ La Vang để tưởng niệm và cầu nguyện cho một nhà truyền giáo nhiệt thành. Kính mời cộng đồng dân Chúa đến tham dự Thánh Lễ và thắp lên một ngọn nến để cầu nguyện cho vị chứng nhân tình yêu. Ngài đã chết đi như hạt lúa mì rơi xuống đất để Giáo Hội tiếp tục trổ sinh nhiều hoa trái.
 
Gay go: ĐHY Duka tố cáo HY Marx và GM Batzing tiêu hàng trăm ngàn € của GH để bôi nhọ Đức Bênêđíctô
VietCatholic Media
04:00 17/02/2022


1. Đức Hồng Y Tiệp cáo buộc Hồng Y Marx gài bẫy để bôi nhọ Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16

Đức Hồng Y Dominik Duka, Tổng Giám Mục thủ đô Prague, hay còn gọi là Praha, đã cáo buộc Hồng Y Reinhard Marx của Munich đã “bôi nhọ và làm hoen ố” danh tiếng của Đức Bênêđíctô XVI. Đức Hồng Y Duka nói rằng ngài “quy trách nhiệm cho Tổng giám mục Munich, và cả Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, là Giám Mục Georg Bätzing của Limburg vì đã bôi nhọ và làm hoen ố danh tiếng của Đức Giáo Hoàng Đức Bênêđíctô XVI.”

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đinh Nhung

Dẫn nhập của tổng giáo phận Prague

Đức Hồng Y Dominik Duka đã lên tiếng trước những diễn biến mới nhất trong các cáo buộc chống lại Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, theo đó người ta cáo buộc ngài đã có sơ suất trong việc điều tra bốn trường hợp quấy rối tình dục trẻ vị thành niên bởi các giáo sĩ trong nhiệm kỳ của ngài tại Tổng giám mục Munich. Đức Bênêđíctô XVI gần đây đã gửi một bức thư ngỏ tới các tín hữu của Tổng giáo phận Munich, trong đó ngài bày tỏ sự hối tiếc về các trường hợp lạm dụng tình dục trong Giáo Hội.

Một lá thư được viết bởi bốn luật sư giải quyết vụ án đã được công bố cùng với lá thư của Đức Bênêđíctô XVI.

Dưới đây là tuyên bố của Đức Hồng Y Dominika Duka về những cáo buộc chống lại Đức Bênêđíctô XVI

Thưa các vị Hồng Y, các ngài không được giữ im lặng. Các ngài phải hét lên.

Munich đã phản bội lần thứ hai

Việc công bố bức thư của Đức Giáo Hoàng danh dự quả thực là một cái nhìn thoáng qua vào bên trong tâm hồn của các linh mục, giám mục và giáo hoàng, là những người đã đánh giá lại cuộc đời của ngài, nhưng không còn đủ can đảm để lên tiếng về mọi chi tiết cụ thể liên quan đến ngài.

Sau các phân tích của các chuyên gia pháp lý của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, họ cho chúng ta thấy từng dòng một về cách thức hoạt động của cái gọi là thiện chí trong Tổng giáo phận Munich. Đó là một trong những nỗi thất vọng lớn nhất mà tôi đã trải qua trong Giáo Hội Công Giáo Rôma của chúng ta. Làm hoen ô danh tiếng một người, làm người ấy bị tổn thương một cách bất công và thậm chí không cho người ấy cơ hội để cái gọi là thiện chí này đánh giá có lợi cho người ấy, cái mà phải tiêu tốn hàng trăm nghìn euro, bởi vì nó không cho phép mọi khả năng trì hoãn pháp lý? Tôi tự hỏi: chuyện này là gì?

Trong bài báo của tôi, đăng trên tạp chí Die Tagespost của Đức, tôi đã chỉ ra một thực tế sau đây: đó là tất cả từ những người mới bắt đầu, đến các linh mục theo học giáo luật, ngay cả một giáo dân tốt nghiệp Khoa Thần học và đã tham dự một khóa học về giáo luật, đều phải hiểu rằng Đức Joseph Ratzinger của tổng giám mục Munich lúc đó không có thẩm quyền và không có cách nào để giải quyết vụ việc - Linh mục X là một linh mục của giáo phận Essen.

Đó là lý do tại sao tôi phản đối và tôi thực sự dám kêu gọi Tổng Giám mục Munich, Tòa Giám Mục, và cả Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, phải chịu trách nhiệm về việc bôi nhọ và làm hoen ố thanh danh của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI.

+ Đức Hồng Y Dominik Duka, Tổng giám mục Praha


Source:Arcibiskupství pražské

2. Chung quanh tuyên bố của Đức Hồng Y Dominik Duka, Tổng giám mục Praha

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Chúng tôi vừa trình bày với quý vị và anh chị em toàn văn tuyên bố của Đức Hồng Y Dominik Duka, Tổng giám mục Praha.

Để rộng đường dư luận, xin được nói thêm như sau.

Tội lỗi lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ đã được các Giám Mục cấp tiến Đức dùng làm chiêu bài để mở ra Tiến Trình Công Nghị trong đó hô hào thay đổi các giáo lý và kỷ luật truyền thống của Giáo Hội như chúc lành và công nhận các kết hiệp đồng tính, phong chức linh mục cho phụ nữ, bãi bỏ luật độc thân linh mục, thay đổi giáo huấn về tính dục, giải thích lại Kinh Thánh về đồng tính luyến ái, cho người Tin lành được rước lễ…

Trong tính toán đó, Hồng Y Reinhard Marx, Tổng Giám Mục Munich-Freising đã tiêu tốn hàng trăm nghìn euro của Giáo Hội khi giao cho một công ty luật tiến hành cuộc điều tra tình trạng lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ, nhằm tạo ra sức ép buộc phải có những thay đổi về tín lý và kỷ luật của Giáo Hội. Cuộc điều tra này được khởi động cách đây hơn 2 năm từ tháng 11 năm 2019, và được dự trù công bố vào tháng 11 năm 2021.

Tháng 10 năm ngoái 2021, Tiến Trình Công Nghị Đức có nguy cơ sụp đổ dưới sức nặng của chính nó vì chính các tham dự viên nhận ra sự vô lý của các đòi hỏi của các Giám Mục cấp tiến Đức và phong trào giáo dân cực đoan ZdK. Tội lỗi lạm dụng tính dục là một vấn đề nghiêm trọng của Giáo Hội. Nhưng tại sao để giải quyết tội lỗi lạm dụng tính dục cần phải cho người Tin lành được rước lễ trong các thánh lễ Công Giáo? Tại sao phải chúc lành và công nhận các kết hiệp đồng tính, phong chức linh mục cho phụ nữ, bãi bỏ luật độc thân linh mục, thay đổi giáo huấn về tính dục, giải thích lại Kinh Thánh về đồng tính luyến ái, tái định nghĩa lại hôn nhân? Hay tai tiếng lạm dụng tình dục giáo sĩ chỉ là chiêu bài cho các Giám Mục Đức tung ra những nghị trình mà họ đã ấp ủ từ lâu.

Chính vì thế, hơn một nửa tham dự viên bỏ họp khiến cho các cuộc bỏ phiếu không thể diễn ra vì không đủ túc số. Trong bối cảnh đó, thay vì công bố báo cáo về tình trạng lạm dụng tại Tổng giáo phận Munich-Freising vào tháng 11, người ta hoãn lại và cố lôi Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 xuống bùn. Họ trao cho ngài một bản câu hỏi gồm 20 trang và hỏi ngài những câu hỏi gài bẫy, chẳng hạn như cách đây 42 năm vào ngày 15 tháng Giêng năm 1980 ngài có tham dự một cuộc họp không; và yêu cầu trả lời trong một thời gian ngắn, không cho phép mọi khả năng trì hoãn pháp lý. Thật ra, ngài có tham dự các cuộc họp nào đó hay không đều có trong các biên bản. Họ không cần phải hỏi. Vấn đề là họ cố tình gài bẫy ngài. Thử hỏi mấy người trong chúng ta có thể nhớ được những gì diễn ra gần một nửa thế kỷ trước?

Gần 500 trường hợp đã được ghi lại trong báo cáo lạm dụng tính dục tại Munich được công bố vào ngày 20 tháng Giêng vừa qua, trong đó công ty luật cho rằng Đức Hồng Y Ratzinger đã có sai sót trong 4 trường hợp. Sau đó, chính họ rút xuống còn 3 trường hợp. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là trong suốt cuộc họp báo, họ chỉ xoáy vào Đức Bênêđíctô.

Vấn đề là họ muốn lôi Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 xuống bùn, tạo ra một xung động mới để Tiến Trình Công Nghị Đức có thể tiếp tục và như chúng ta thấy trong những ngày qua, họ đã thông qua được các văn bản kêu gọi chúc lành và công nhận các kết hiệp đồng tính, phong chức linh mục cho phụ nữ, và bãi bỏ luật độc thân linh mục.

3. Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha:

Sáng thứ Tư, ngày 16 tháng Hai năm 2022 đã có hơn 500 tín hữu hành hương đến tham dự buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô, bắt đầu lúc quá 9 giờ, tại Đại thính đường Phaolô VI ở nội thành Vatican. Đây là buổi tiếp kiến chung thứ bẩy kể từ đầu năm nay

Như thường lệ, sau khi Đức Thánh Cha làm dấu thánh giá khai mạc, mọi người đã nghe tám nhân viên tại Tòa Thánh đọc bằng tám thứ tiếng đoạn Tin mừng theo thánh Matthêu (2:13-15):

Khi các nhà chiêm tinh đã ra về, thì sứ thần Chúa hiện ra báo mộng cho ông Giuse rằng: “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Aicập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì vua Hêrôđê sắp tìm giết Hài Nhi đấy!” Ông Giuse liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Aicập. Ông ở đó cho đến khi vua Hêrôđê băng hà, để ứng nghiệm lời Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ: Ta đã gọi con Ta ra khỏi Aicập.

Trong bài giáo lý tiếp đó, Đức Thánh Cha tiếp tục loạt bài về thánh Giuse. Bài thứ mười hai này mang tựa đề: “Thánh Giuse quan thầy Giáo Hội Hoàn Vũ”.

Mở đầu bài giáo lý, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!

Hôm nay chúng ta kết thúc chu kỳ các bài giáo lý về nhân vật Thánh Giuse. Các bài giáo lý này bổ sung cho Tông thư Patris corde, được viết nhân dịp kỷ niệm 150 năm việc Chân phước Piô IX công bố Thánh Giuse là Quan thầy Giáo Hội Công Giáo. Nhưng tước hiệu này có nghĩa gì? Thánh Giuse là “quan thầy của Giáo hội” có nghĩa gì? Hôm nay, tôi muốn suy gẫm về điều này với anh chị em.

Cả trong trường hợp này, các sách Tin Mừng cũng cung cấp cho chúng ta chìa khóa chính xác nhất để giải thích. Thật vậy, ở phần cuối của mỗi câu chuyện mà Thánh Giuse là nhân vật chính, Tin Mừng ghi nhận việc ngài mang Hài Nhi và mẹ Người đi theo và thực hiện những gì Thiên Chúa đã ra lệnh cho ngài (x. Mt 1:24; 2:14, 21). Như thế, sự kiện nhiệm vụ của Thánh Giuse là bảo vệ Chúa Giêsu và Đức Mẹ Maria rất nổi bật. Ngài là người bảo vệ chính của các Đấng: “Thật vậy, Chúa Giêsu và Đức Maria, Mẹ của Người, là kho tàng đức tin quý giá nhất của chúng ta” [1] (Tông thư Patris corde, 5). Và kho báu này được Thánh Giuse bảo vệ.

Trong kế hoạch cứu độ, Con không thể tách rời khỏi Mẹ, khỏi Đấng “tiến bước trong cuộc lữ hành đức tin và trung thành gìn giữ sự kết hợp với Con của mình tới tận Thập giá” (Lumen Gentium, 58), như Công Đồng Vatican II nhắc nhở chúng ta.

Theo một nghĩa nào đó, Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse là hạt nhân nguyên thủy của Giáo hội. Chúa Giêsu là người và là Thiên Chúa; Đức Maria, người môn đệ đầu tiên và là Mẹ; và Thánh Giuse, người giám hộ. Và chúng ta cũng vậy "Chúng ta nên luôn xem xét liệu chính bản thân chúng ta, chúng ta có đang bảo vệ Chúa Giêsu và Mẹ Maria hay không, vì các Đấng cũng được giao phó một cách mầu nhiệm cho trách nhiệm, sự chăm sóc và gìn giữ an toàn của chính chúng ta" (Patris corde, 5). Và ở đây, có một dấu vết rất đẹp cho thấy ơn gọi của Kitô hữu: bảo vệ. Bảo vệ sự sống, bảo vệ sự phát triển của con người, bảo vệ trí óc con người, bảo vệ trái tim con người, bảo vệ việc làm của con người. Chúng ta có thể nói, Người Kitô hữu giống như Thánh Giuse: họ phải bảo vệ. Làm một Kitô hữu không phải chỉ là tiếp nhận đức tin, tuyên xưng đức tin, mà còn bảo vệ sự sống, sự sống của chính mình, sự sống của người khác, sự sống của Giáo hội. Con Đấng Tối Cao đã đến thế gian trong một tình trạng hết sức yếu đuối: Chúa Giêsu sinh ra như thế đấy, yếu đuối, yếu đuối. Người muốn được che chở, bảo vệ, chăm sóc. Thiên Chúa đã tin cậy Thánh Giuse cũng như Đức Maria, đấng đã tìm thấy nơi ngài một chàng rể yêu thương và kính trọng mình và luôn chăm sóc mình và Hài Nhi. “Theo nghĩa này, Thánh Giuse không thể nào khác hơn là Người Bảo vệ Giáo hội, vì Giáo hội là sự tiếp nối của Thân thể Chúa Kitô trong lịch sử, ngay cả khi tình mẫu tử của Đức Maria được phản ảnh trong tình mẫu tử của Giáo hội. Trong việc ngài tiếp tục bảo vệ Giáo hội, thánh Giuse tiếp tục bảo vệ Hài nhi và Mẹ của Người, và cả chúng ta nữa, bằng tình yêu của chúng ta đối với Giáo hội, chúng ta tiếp tục yêu mến Chúa Hài đồng và mẹ của Người” (sđd).

Hài nhi này là Đấng sẽ nói: "Bất cứ điều gì các ngươi làm cho một trong những người anh em nhỏ mọn nhất của Ta, anh em đã làm cho Ta" (Mt 25:40). Vì vậy, mọi người đói và khát, mọi người xa lạ, mọi người di cư, mọi người không quần áo, mọi người bệnh, mọi tù nhân đều là “Hài Nhi” được Thánh Giuse chăm sóc. Và chúng ta được mời gọi bảo vệ những người này, những anh chị em của chúng ta, như Thánh Giuse đã làm. Đó là lý do tại sao ngài được kêu cầu như người bảo vệ mọi người túng thiếu, bị lưu đày, chịu đau khổ và thậm chí cả những người sắp chết - chúng ta đã nói về điều này thứ Tư tuần trước. Và chúng ta cũng phải học nơi Thánh Giuse việc “bảo vệ” các điều tốt lành này: yêu Chúa Hài Đồng và mẹ của Người; yêu mến các bí tích và dân Chúa; yêu thương người nghèo và giáo xứ của chúng ta. Mỗi thực tại này luôn là Hài nhi và mẹ của Người (xem Patris corde, 5). Chúng ta phải bảo vệ, vì với điều này, chúng ta bảo vệ Chúa Giêsu, như Thánh Giuse đã làm.

Ngày nay, chuyện thông thường, diễn ra hàng ngày, là chỉ trích Giáo hội, chỉ ra những điểm mâu thuẫn của Giáo Hội - nhiều lắm- là chỉ ra các tội lỗi của Giáo Hội, những tội lỗi trên thực tế là các bất nhất của chúng ta, những tội lỗi của chúng ta, vì Giáo hội luôn là một dân tộc gồm những người tội lỗi gặp được lòng thương xót của Thiên Chúa. Chúng ta hãy tự hỏi mình xem trong thâm tâm, chúng ta có yêu mến Giáo Hội như hiện Giáo Hội là hay không, tức là Dân Thiên Chúa đang trên đường lữ hành còn nhiều hạn chế, nhưng với một ước muốn lớn lao là phục vụ và yêu mến Thiên Chúa. Thực vậy, chỉ có tình yêu thương mới làm chúng ta có khả năng nói sự thật một cách trọn vẹn, một cách không phe phái; có khả năng nói điều sai, nhưng cũng biết nhận ra tất cả sự tốt lành và thánh thiện đang hiện diện trong Giáo hội, bắt đầu chính từ Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Yêu mến Giáo hội, bảo vệ Giáo hội và đồng hành cùng Giáo hội. Nhưng Giáo hội không phải là một nhóm nhỏ gần gũi với linh mục và chỉ huy mọi người, không. Giáo hội là tất cả mọi người, tất cả mọi người. Đang lữ hành. Bảo vệ lẫn nhau, chăm sóc lẫn nhau. Đây là một câu hỏi hay: khi tôi gặp vấn đề với ai đó, tôi có cố gắng chăm sóc họ không, hay ngay lập tức lên án họ, phỉ báng họ, tiêu diệt họ? Chúng ta phải bảo vệ, luôn luôn bảo vệ!

Anh chị em thân mến, tôi khuyến khích anh chị em cầu xin sự chuyển cầu của Thánh Giuse ngay vào chính các thời điểm khó khăn nhất trong cuộc sống và cộng đồng của anh chị em. Khi lỗi lầm của chúng ta trở thành một tai tiếng, chúng ta hãy cầu xin Thánh Giuse cho chúng ta can đảm để nói lên sự thật, xin sự tha thứ và khiêm tốn bắt đầu lại. Ở những nơi mà sự bách hại ngăn cản việc loan báo Tin Mừng, chúng ta hãy cầu xin Thánh Giuse sức mạnh và sự kiên nhẫn để chịu đựng sự ngược đãi và đau khổ vì lợi ích của Tin Mừng. Ở những nơi khan hiếm tài nguyên vật chất và nhân lực và làm cho chúng ta trải nghiệm nghèo đói, nhất là khi chúng ta được kêu gọi phục vụ những người cuối hết, những người không có khả năng tự vệ, các trẻ mồ côi, người bệnh, bị xã hội ruồng bỏ, chúng ta hãy cầu xin Thánh Giuse làm Sự Quan Phòng cho chúng ta. Biết bao vị thánh đã hướng về ngài! Biết bao người trong lịch sử Giáo Hội đã tìm thấy nơi ngài một đấng quan thầy, một người bảo vệ, một người cha!

Chúng ta hãy noi gương các ngài, và vì lý do này, hôm nay, chúng ta cầu nguyện: Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện với Thánh Cả Giuse bằng lời cầu nguyện tôi đã đặt ở phần kết của Tông Thư Patris corde, phó thác cho ngài các ý chỉ của chúng ta và, một cách đặc biệt, Giáo hội đang đau khổ và đang bị thử thách. Và bây giờ, anh chị em có trong tay lời cầu nguyện bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau – tôi nghĩ là bốn -; và tôi nghĩ nó cũng sẽ xuất hiện trên màn hình. Vì vậy, cùng nhau, mỗi người bằng ngôn ngữ riêng của mình, chúng ta hãy cầu nguyện với Thánh Giuse.

Kính chào, đấng giám hộ Chúa cứu thế, phu quân của Trinh nữ Maria.

Thiên Chúa đã giao phó Con Một của Người cho ngài;

nơi ngài, Đức Maria đã đặt niềm tin tưởng của ngài;

với ngài, Chúa Kitô đã trở thành người phàm.

Lạy Thánh Giuse diễm phúc, cả cho chúng con nữa,

xin ngài tỏ ra là một người cha,

và hướng dẫn chúng con trong con đường sống của chúng con.

Xin cầu bầu cho chúng con ân sủng, lòng thương xót và đức can đảm,

và bảo vệ chúng con khỏi mọi sự dữ. Amen.


_______________________________________________________________________________________

Ghi chú:

[1] Sắc lệnh của Bộ Phụng Tự Quemadmodum Deus (8 tháng 12 năm 1870): ASS 6 (1870-71), 193; Xem Đức Piô IX, Tông thư Inclytum Patriarcham (ngày 7 tháng 7 năm 1871): lo. cit., 324-327.
 
Quan hệ Vatican – TQ ló dạng? Mối thù hai dòng Hồi Giáo. Mẹ danh thủ Cristiano Ronaldo được gặp ĐTC
VietCatholic Media
05:49 17/02/2022


1. Mẹ của danh thủ túc cầu Cristiano Ronaldo gặp Đức Thánh Cha Phanxicô, tặng áo làm quà

Mẹ của cầu thủ túc cầu người Bồ Đào Nha, bà Maria Dolores dos Santos Viveiros da Aveiro, đã tặng Đức Thánh Cha Phanxicô một trong những chiếc áo thi đấu của con trai bà trong buổi tiếp kiến Đức Giáo Hoàng hôm thứ Tư ngày 9 tháng 2.

Ronaldo được coi là một trong những cầu thủ bóng đá xuất sắc nhất mọi thời đại, và có tài khoản Instagram được theo dõi nhiều thứ hai trên thế giới. Anh cũng là một người Công Giáo thực hành đạo.

“Tôi theo đạo Công Giáo và tôi cảm ơn Chúa vì tất cả những gì ngài ban cho tôi”, Ronaldo nói vào năm 2018. “Tôi không đòi hỏi bất cứ điều gì, nhờ Chúa mà tôi có tất cả, tôi chỉ đơn giản cảm ơn Ngài đã bảo vệ gia đình và bạn bè của tôi”.

Dolores đã tặng cho Giáo hoàng chiếc áo đấu số 7 của con trai bà.

Đức Thánh Cha Phanxicô được tường thuật là rất thích túc cầu.

“Tôi muốn nhìn thấy những nỗ lực của nam giới và phụ nữ trẻ trong thể thao, bởi vì thể thao là một điều kỳ diệu,” Đức Giáo Hoàng nói. “Thể thao mang lại những gì tốt nhất trong chúng ta. Hãy tiếp tục với điều này, bởi vì nó rất cao quý.”

Giáo hoàng sẽ đưa áo thi đấu của Ronaldo vào bộ sưu tập được trưng bày tại các viện bảo tàng ở Vatican.
Source:Church POP

2. Năm mươi ngôi mộ của các tín hữu Ahmadi bị xâm phạm ở Hafizabad

Khoảng 50 ngôi mộ các tín hữu Ahmadi đã bị cảnh sát và các giáo sĩ Hồi giáo xúc phạm vào Chúa Nhật tuần trước tại nghĩa trang Ahmadiyya ở Premkot, cách Lahore khoảng 110 km.

Được xây dựng vào năm 1974, nghĩa trang có những ngôi mộ với các dòng chữ và biểu tượng của người Hồi Giáo Ahmadi khác với các bài viết và biểu tượng của Hồi Giáo Sunni.

Một nhóm phần tử cực đoan đã phá hủy những ngôi mộ có khắc những câu kinh Quran và đe dọa sẽ phá hủy nhà của những tín hữu Ahmadi địa phương nếu họ cũng không xóa các dòng chữ Hồi giáo khỏi nhà của họ.

Phản ứng về vụ việc, bộ phận báo chí của Jama'at Ahmadiyya Pakistan đã tweet: “Cuộc đàn áp được thực hiện chống lại Cộng đồng Ahmadi ở Pakistan không chỉ giới hạn ở những người còn sống, mà những người Ahmadi đã qua đời, mồ mả của họ cũng không được an toàn”.

Aamir Mahmood, phát ngôn viên của cộng đồng Ahmadi ở Punjab, nhấn mạnh rằng hành động của cảnh sát đối với cộng đồng Ahmadi ở Pakistan là vi phạm các quyền cơ bản của con người.

Trước khi xảy ra vụ việc, các trạng sư Amir Nazir, Mehr Asif, Ali Raza và những người khác đã đệ trình Báo cáo thông tin đầu tiên chống lại người Ahmadi theo luật báng bổ của Pakistan vì đã viết những câu thơ Hồi giáo trên các ngôi mộ. Cảnh sát đã từ chối nhận đơn của họ.

Ủy ban Nhân quyền Pakistan đã tweet rằng họ “kinh hoàng khi biết rằng khoảng 45 ngôi mộ của các tín hữu Ahmadi bị cảnh sát Hafizabad ở Premkot cho là mạo phạm. Những hành động như vậy gần như trở thành thông lệ, khiến các thành viên của cộng đồng Ahmadi bị coi như đã là chết mặc dù họ vẫn còn sống.

Ủy ban Nhân quyền Pakistan nói thêm: “Việc xúc phạm mồ mả là một sự xúc phạm đến phẩm giá con người và không thể được phép. Nếu chính phủ thành thật trong nỗ lực biến Pakistan trở thành một xã hội hòa nhập hơn, thì chính phủ phải chống lại và trừng phạt tất cả những hành vi như vậy”.

Trên phương tiện truyền thông xã hội, nhiều nhà hoạt động khác nhau đã phát động một chiến dịch chống lại việc xúc phạm mồ mả, kêu gọi chính quyền thực hiện các biện pháp ngay lập tức để bảo vệ các nhóm thiểu số tôn giáo.

Phong trào Hồi Giáo Ahmadi được thành lập ở Ấn Độ thuộc Anh vào cuối thế kỷ 19 bởi Mirza Ghulam Ahmad, người tự xưng là Mahdi, tức là đấng cứu thế mà người Hồi giáo mong đợi sẽ đến vào cuối thời gian.

Cả Hồi giáo Sunni và Shiite /si-ai/ đều coi ông là một kẻ dị giáo.

Năm 1974, quốc hội Pakistan tuyên bố cộng đồng Ahmadi không phải là các tín hữu Hồi Giáo. Một thập kỷ sau, họ bị cấm xưng mình là người Hồi giáo, không được giảng đạo Hồi, cũng không được hành hương đến Ả Rập Xê-út dự lễ hajj, là cuộc hành hương truyền thống mà người Hồi giáo được yêu cầu thực hiện ít nhất một lần trong đời.

Ở Pakistan, khoảng 10 triệu người trong tổng dân số 220 triệu người không theo đạo Hồi. Ba mục sư Kitô Giáo đã bị tấn công một tuần trước, một trong ba người sau đó đã chết vì các vết thương quá nghiêm trọng.

Theo nhiều cư dân địa phương, việc coi thường nghĩa trang là một cử chỉ không khoan dung khác trong một môi trường chính trị hỗn loạn, đang đặt ra những câu hỏi quan trọng về sự an toàn của các nhóm thiểu số trong nước.
Source:Asia News

3. Phải chăng liên hệ ngoại giao giữa Vatican và Bắc Kinh có đang ló dạng ở chân trời?

Các động thái gần đây của Tòa Thánh trong việc cử viên chức ngoại giao cao cấp nhất của mình tại Đài Loan đi làm sứ thần tại Rwanda, cộng đồng ngoại giao không khỏi có thắc mắc về mối liên hệ có thể có trong tương lai giữa Tòa Thánh và Trung Quốc. Chuyên gia về Vatican, Andrea Gagliarducci, ngày 11 tháng 2 vừa qua có bài nhận định nhan đề “Are diplomatic relations between the Vatican and Beijing on the horizon?”, nghĩa là “Phải chăng liên hệ ngoại giao giữa Vatican và Bắc Kinh có đang ló dạng ở chân trời?”

Theo các nguồn tin của Vatican, việc thiết lập liên hệ ngoại giao với Bắc Kinh không ló dạng ở chân trời, bất chấp những gì một số cuộc bổ nhiệm gần đây có thể gợi ý.

Ngày 31 tháng Giêng, Vatican cho biết Đức Ông Arnaldo Catalan, chargé d’affaires, hay đại biện lâm thời, của Tòa Thánh ở Đài Loan, đã được cử nhiệm đến Rwanda, nơi ngài sẽ là sứ thần Tòa thánh.

Mấy ngày sau đó, cụ thể là ngày 5 tháng 2, Đức Ông Javier Herrera Corona, người đứng đầu Phái đoàn Nghiên cứu của Tòa thánh tại Hương Cảng, được bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa thánh tại Cộng hòa Congo và Gabon.

Các bổ nhiệm trên khiến hai phái bộ ngoại giao của Vatican có liên quan chặt chẽ với Trung Quốc không có viên chức cao cấp nào, khiến người ta đặt câu hỏi liệu Tòa thánh có đang thay đổi chiến lược ngoại giao của mình hay không.

Tòa thánh đã có một sứ thần ở Bắc Kinh. Nhưng vào năm 1949, khi Mao Trạch Đông nắm quyền, Trung Quốc và Tòa thánh đã cắt đứt liên hệ. Năm 1951, Sứ thần Tòa thánh, là Đức Tổng Giám Mục Antonio Riberi, lánh nạn tại Hương Cảng, khi đó là một lãnh địa bảo hộ của Anh, và từ năm 1952, ngài sang Đài Loan.

Năm 1966, Tòa Khâm sứ được nâng lên thành Tòa Sứ thần, được chính thức gọi là Tòa Sứ Thần Cộng Hòa Trung Hoa, tên chính thức của Đài Loan.

Năm 1971, Liên Hiệp Quốc quyết định thay thế các đại diện của Đài Loan bằng các đại diện của Trung Quốc. Kể từ đó, Tòa thánh không còn bổ nhiệm Sứ thần tại Đài Bắc. Tòa Sứ thần luôn được lãnh đạo bởi một chargé d’affaires hay đại biện lâm thời, người thấp hơn Sứ thần một bậc. Do đó, Đức Ông Catalan là nhà ngoại giao cao cấp nhất của Vatican tại Đài Bắc.

Nền ngoại giao Vatican cũng quan sát Trung Quốc từ một “phái đoàn nghiên cứu” đặt trụ sở tại Hương Cảng, có liên hệ với Tòa Sứ thần ở Phi Luật Tân. Năm 2016, Niên giám Giáo hoàng lần đầu tiên báo cáo trong phần chú thích địa chỉ và số điện thoại của phái đoàn này.

Do đó, sự ra đi của các Đức Ông Catalan và Herrera Corona dường như cho thấy có sự thay đổi đang diễn ra trong cả liên hệ Vatican-Đài Bắc và Vatican-Bắc Kinh. Vì nếu Tòa thánh muốn thiết lập liên hệ ngoại giao với Bắc Kinh, thì trước tiên Tòa thánh phải bỏ rơi Đài Loan, nơi đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chỉ là một tỉnh nổi loạn. Đến nay, Tòa thánh là một trong 14 quốc gia vẫn công nhận Đài Loan.

Nhưng theo một nguồn tin quen thuộc với chính sách ngoại giao Đức Giáo Hoàng, “ít có xác suất” liên hệ ngoại giao chính thức với Bắc Kinh sẽ sớm được thiết lập.

Nguồn tin cho hay, trước hết, cả Đức Ông Catalan lẫn Đức Ông Herrera Corona “ít lâu nay đều đã chạy đua để được thăng cấp”. Việc các ngài được đề cử gần như đồng thời làm Sứ thần Tòa thánh là “đáng tiếc, nhưng không phải là một phần của bất cứ âm mưu hay kế hoạch nào”.

Quả tình Đức Giáo Hoàng cần bổ nhiệm các sứ thần mới, và một vài động thái khác có thể được dự kiến trong những tháng tới. Thí dụ, trước khi Đức Ông Catalan được bổ nhiệm làm Sứ thần tại Rwanda và Đức Ông Herrera Corona tại Congo và Gabon, có 14 tòa sứ thần không có sứ thần lãnh đạo. Bây giờ, vẫn còn 12 sứ thần bị bỏ trống. Một số tòa rất quan trọng, chẳng hạn như Mễ Tây Cơ, Venezuela và Liên minh Âu Châu.

Vatican có 180 phái bộ đại diện ngoại giao ở nước ngoài. Trong số này, 106 là các phái bộ đại diện thường trú. Ngoài ra, Tòa thánh có các Sứ thần được cử cho nhiều quốc gia. Vatican cũng thường mở văn phòng Sứ thần tại các quốc gia cần có đại diện thường trực. Tòa cuối cùng được mở tại Armenia, mặc dù Sứ thần thường trú ở Georgia và đại diện cho Tòa thánh cả ở thủ đô Tbilisi của Georgia lẫn ở thủ đô Yerevan của Armenia.

Khoảng 10% các phái bộ thường trú hiện đang bị bỏ trống. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi sẽ có những động thái tiếp theo trong những tháng tới vì chúng đã được lên kế hoạch và là những thuyên chuyển cần thiết.

Tòa Sứ thần tại Đài Bắc và phái đoàn nghiên cứu tại Hương Cảng sẽ có lãnh đạo mới. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng đang bị bỏ trống vào lúc này. Đại biện lâm thời đã rời Đài Loan, nhưng Đức Ông Pavol Talapka, đệ nhất thư ký của tòa sứ thần, vẫn ở lại. Tại Hương Cảng, Đức Ông Alvaro Izurieta y Sea người Á Căn Đình, đến Hương Cảng năm 2020 với tư cách là phó trưởng phái bộ và vẫn còn ở đó.

Nguồn tin từ Vatican khẳng định rằng hiện tại Trung Quốc không quan tâm đến việc có liên hệ ngoại giao với Vatican hay việc Vatican cắt đứt liên hệ với Đài Loan.

Nguồn tin giải thích, điều này là do, “mặc dù Trung Quốc rất khắt khe trong quan hệ ngoại giao công khai với Đài Loan, nhưng có một lượng lớn thương mại giữa Đài Bắc và Bắc Kinh. Khoảng một triệu người Đài Loan hướng tới Trung Quốc đại lục để làm việc và sau đó quay trở lại Đài Loan”.

Hơn nữa, ưu tiên trong các cuộc đàm phán giữa Vatican và Bắc Kinh là đàm phán lại thỏa thuận về việc bổ nhiệm các giám mục đã được đồng ý lần đầu vào năm 2018 và sau đó được gia hạn thêm hai năm vào năm 2020 trên cơ sở thử nghiệm. Sau đó, Trung Quốc và Tòa thánh sẽ phải quyết định xem nên xác nhận thỏa thuận, sửa đổi hay hủy bỏ nó.

Kể từ khi thỏa thuận được ký kết, đã có năm giám mục được Tòa thánh bổ nhiệm với sự chấp thuận của cả Rôma lẫn Bắc Kinh. Nhưng tên của các giám mục mới vẫn chưa được đưa vào Niên giám Giáo hoàng, mặc dù bản tin của văn phòng báo chí Tòa thánh công bố cáo phó của các giám mục Trung Quốc.

Theo Niên giám Giáo hoàng, Trung Quốc được chia thành 150 tổng giáo phận, giáo phận và miền phủ doãn tông tòa trải rộng trên 20 tỉnh của giáo hội. Nhưng bức tranh này có từ năm 1950 bởi vì, kể từ khi Mao Trạch Đông nắm quyền, các niên giám Giáo hoàng đã không được cập nhật. Các giáo phận của Trung Quốc được coi là bỏ trống, ngoại trừ Macao và Hương Cảng, là những nơi có hoàn cảnh chính trị khác.

Về phần mình, Đài Loan đang nắm bắt mọi cơ hội để chứng tỏ sự gần gũi của mình với Tòa thánh. Khẩu hiệu mới của nó là “Đài Loan thân thiện - Fratelli Tutti,” có ý nhắc đến thông điệp mới nhất của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Trong những năm gần đây, Tòa Đại sứ Đài Loan bên cạnh Tòa thánh đã đặc biệt cam kết hỗ trợ các định chế của Tòa thánh và Giáo Hội Công Giáo qua các chương trình viện trợ nhân đạo. Thí dụ, vào tháng 10 năm ngoái, Đại sứ Matthêu Lý Thế Minh đã trao 300 chiếc túi ngủ đa năng, phẩm chất cao được sản xuất tại Đài Loan cho giám đốc Caritas Ý, trong một buổi lễ có sự tham dự của một viên chức thuộc bộ phận người di cư và tị nạn của Bộ Phục Vụ Phát Triển Nhân Bản Toàn Diện.

Tòa thánh cũng đã gửi nhiều tín hiệu gián tiếp về sự gần gũi với Đài Loan. Năm 2017, đại hội quốc tế Tông Đồ Biển Khơi được tổ chức tại nước này. Năm 2018, một phái đoàn Lão giáo từ Đài Loan đã đến thăm Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Cũng trong năm 2017, hội nghị Phật giáo - Thiên chúa giáo lần thứ sáu do Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn tổ chức đã diễn ra tại Đài Loan.

Ngày 5 tháng 10 năm 2017, tại một hội nghị được tổ chức tại Đại học Giáo hoàng Urbannô để kỷ niệm 75 năm thiết lập liên hệ ngoại giao giữa Tòa thánh và Đài Loan, “bộ trưởng ngoại giao” của Vatican, Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, đã nói với Đại sứ Lý Thế Minh rằng “Tòa thánh sẽ tiếp tục làm bạn đồng hành tận tụy của qúi vị trong đại gia đình các dân tộc, ủng hộ mọi sáng kiến góp phần vào đối thoại, cổ vũ nền văn hóa gặp gỡ đích thực, và xây dựng những nhịp cầu huynh đệ và hòa bình vì lợi ích của mọi người”.

Bây giờ vấn đề là chờ đợi các bổ nhiệm mới cho tòa sứ thần ở Đài Bắc và phái bộ nghiên cứu ở Hương Cảng, cũng như theo dõi các tín hiệu cuối cùng sẽ dẫn đến việc tái tục thỏa thuận giữa Trung Quốc và Tòa thánh về việc bổ nhiệm các giám mục. Nếu bất cứ điều gì cần thay đổi, nó sẽ được nhìn từ những biến cố này.
Source:Catholic News Agency
 
Hy vọng Việt Nam có tân Hồng Y trong năm nay. Hồng Y Đoàn sau sự qua đi của ĐHY Luigi De Magistris
VietCatholic Media
16:17 17/02/2022


1. Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại ‘tình yêu dành cho chức vụ hòa giải’ của Đức Hồng Y quá cố người Ý

Hôm thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi lời chia buồn của ngài sau cái chết của Đức Hồng Y Luigi De Magistris ở tuổi 95.

Trong một bức điện do Tòa thánh Vatican công bố vào ngày 16 tháng 2, Đức Thánh Cha đã bày tỏ lòng kính trọng đối với Đức Hồng Y nguyên Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao, đã qua đời tại Cagliari, thủ phủ của đảo Sardinia của Ý, vài ngày trước sinh nhật lần thứ 96 của ngài.

“Khi tưởng nhớ người anh em đáng kính này, người hoạt động với lòng nhiệt thành không thể chê trách được, đã phục vụ Chúa và Giáo hội với sự tận tụy tuyệt vời, tôi nghĩ đến ngài với lòng biết ơn về sự dấn thân quảng đại của ngài tại Tòa thánh với tư cách là một cộng tác viên siêng năng và khôn ngoan của những vị tiền nhiệm của tôi,” Đức Giáo Hoàng nói trong một thông điệp gửi cho Đức Tổng Giám Mục Giuseppe Baturi của Cagliari.

“Tôi cũng nghĩ đến tình yêu của ngài đối với sứ vụ hòa giải, mà ngài luôn thực hiện với sự bảo đảm đáng ngưỡng mộ, dành cho thiện ích của các linh hồn.”

L’Unione Sarda, một tờ nhật báo địa phương, đưa tin rằng dù tuổi cao vị Hồng Y tiếp tục ngồi tòa giải tội tại Nhà thờ Cagliari cho đến vài năm trước khi đã quá yếu.

Đức Hồng Y Luigi De Magistris sinh tại Cagliari vào ngày 23 tháng 2 năm 1926.

Sau khi lấy bằng nghệ thuật tự do tại Đại học Cagliari, ngài theo học tại Chủng viện Giáo hoàng Rôma. Ngài được thụ phong linh mục của tổng giáo phận Cagliari ngày 12 tháng 4 năm 1952.

Sau các nghiên cứu sâu hơn tại Đại học Giáo hoàng Lateranô, ngài bắt đầu phục vụ Tòa thánh khi được bổ nhiệm làm thư ký tại trường Đại học Giáo hoàng này vào năm 1958.

Một năm sau, ngài được chuyển đến Bộ Giáo lý Đức tin.

Năm 1969, Ngài được chuyển đến Ủy ban Công Chúng Sự Vụ của Tòa Thánh.

Mười năm sau, ngài được bổ nhiệm làm nhiếp chính của Tòa Ân Giải Tối Cao, một tòa án của Giáo triều Rôma chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến các Ân Xá, Bí tích và ấn tín bí tích Hòa Giải.

Ngài được bổ nhiệm làm giám mục chính tòa Nova và được tấn phong giám mục vào ngày 28 tháng 4 năm 1996.

Vào tháng 11 năm 2001, ngài được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao. Vào năm 2003, ở tuổi 77, ngài đã nghỉ hưu.

Ngài là cố vấn của Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, Bộ Phong thánh, Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, Bộ Giáo sĩ và Ủy ban Giáo hoàng Ecclesia Dei.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã tấn phong Hồng Y cho ngài vào ngày 14 tháng 2 năm 2015.

Tang lễ của ngài được tổ chức tại nhà thờ chính tòa Cagliari vào ngày 17 tháng 2.
Source:castedduonline.it2. Đức Thánh Cha sẽ sớm triệu tập công nghị tấn phong Hồng Y

Như chúng tôi vừa loan tin, Đức Hồng Y Luigi De Magistris, nguyên Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao, người được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong Hồng Y vào ngày 14 tháng 2 năm 2015, vừa mới qua đời.

Với cái chết này của ngài, tình trạng Hồng Y đoàn có thể tóm tắt như sau:

Số Hồng Y cử tri là 119 vị, bao gồm 12 vị được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong, 38 vị bởi Đức Bênêđíctô XVI, và 69 vị bởi Đức Thánh Cha Phanxicô.

Số Hồng Y không còn quyền bầu Giáo Hoàng là 94 vị, bao gồm 44 vị được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong, 27 vị bởi Đức Bênêđíctô XVI, và 23 vị bởi Đức Thánh Cha Phanxicô.

Tổng cộng là 213 vị bao gồm 56 vị được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong, 65 vị bởi Đức Bênêđíctô XVI, và 92 vị bởi Đức Thánh Cha Phanxicô.

Các Hồng Y không còn quyền bầu Giáo Hoàng thường là do trên 80 tuổi, trừ trường hợp Đức Hồng Y Giovanni Angelo Becciu mới 73 tuổi, nhưng bị Đức Giáo Hoàng Phanxicô tước bỏ các quyền và đặc quyền của vị Hồng Y vào ngày 24 tháng 9 năm 2020.

Từ đây đến ngày 29 tháng 12, 10 Hồng Y cử tri khác sẽ mất quyền bầu Giáo Hoàng. Do đó, nếu không có bổ sung thêm các tân Hồng Y, tính đến cuối năm 2022, chỉ còn 109 Hồng Y. Như thế, trong năm 2022, khả thể rất cao là Đức Thánh Cha sẽ triệu tập công nghị tấn phong hàng chục tân Hồng Y.

Việc dự báo danh sách các tân Hồng Y trong triều đại Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày càng khó khăn. Đức Giáo Hoàng hầu như luôn luôn mang đến cho Giáo hội những bất ngờ đáng kể. Theo truyền thống, các vị được tấn phong sẽ được thông báo trước. Tuy nhiên, trong những năm qua, nhiều vị cho biết rất ngạc nhiên khi hay tin.

Dù thế nào, tên của một số nhân vật quan trọng trong Giáo triều Rôma liên tục được lưu truyền: Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher (67 tuổi), đương kim Bộ trưởng Quan hệ với các dân nước của Vatican; Đức Tổng Giám Mục Hàn Quốc Lagiarô Du Huỳnh Trị Tổng trưởng Bộ Giáo sĩ từ ngày 11 tháng 6 năm 2021, ngài sẽ 70 tuổi vào tháng 11; Đức Tổng Giám Mục Arthur Roche (72 tuổi), tân Tổng trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, Đức Tổng Giám Mục Fernando Vérgez Alzaga (76 tuổi), nguyên Tổng Giám Mục Leeds; tân Chủ tịch của Ủy ban Giáo hoàng về Quốc gia Thành phố Vatican.

Trong hàng giáo phẩm Việt Nam, 3 vị Tổng Giám Mục là những người có nhiều triển vọng được tấn phong Hồng Y nhất.

Nếu tính theo thâm niên Tổng Giám Mục, trước hết, chúng ta có Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Tổng Giám Mục Huế. Ngài sinh năm 1949, được thụ phong linh mục tại giáo phận Nha Trang vào năm 1992. Ngày 12 tháng 06, 2004, ngài được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Giám mục chính toà giáo phận Thanh Hoá. Ngày 29 tháng 10, 2016, ngài được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Tổng giám mục Chính toà Tổng giáo phận Huế, kiêm Giám quản Tông toà giáo phận Thanh Hoá.

Tiếp theo là Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Tổng Giám Mục Hà Nội. Ngài sinh năm 1960, được thụ phong linh mục năm 1988. Ngày 06 tháng 11, 2002, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Giám mục Hải Phòng. Ngày 17 tháng 11 năm 2018, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên làm Tổng giám mục Hà Nội.

Sau cùng là Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Tổng Giám Mục Sài Gòn. Ngài sinh năm 1953, được thụ phong linh mục tại giáo phận Xuân Lộc năm 1990. Ngày 25 tháng 07, 2009, ngài được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bổ nhiệm làm Giám mục Chính tòa Giáo phận Phát Diệm. Ngày 19 tháng 10, 2019, ngài được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Sài Gòn.

Trong số 7 công nghị tấn phong Hồng Y trước đây của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự 2 công nghị vào tháng Hai, 2 công nghị vào tháng Sáu, 2 công nghị vào tháng Mười Một và một công nghị vào tháng Mười.
Source:ilsismografo

3. Linh mục giúp cảnh sát khám phá nạn buôn bán nội tạng người ở Ogun

Các thành viên của Bộ chỉ huy cảnh sát bang Ogun vào đầu giờ ngày Chúa Nhật 13 tháng Hai đã bắt giữ Kehinde Oladimeji, 43 tuổi và vợ của anh ta, Adejumoke Raji, vì bị cáo buộc tàng trữ các bộ phận cơ thể tươi sống của con người.

Theo một tuyên bố của viên chức Quan hệ Công chúng của Bộ Tư lệnh Cảnh Sát, Abimbola Oyeyemi, hai vợ chồng này là cư dân tại số 72 MKO Abiola Way, Leme, Abeokuta.

Oyeyemi nói “Hai vợ chồng này đã bị bắt sau một bản báo cáo được gửi tại đồn cảnh sát Kemta bởi Khu phố Trưởng Moshood Ogunwolu, thuộc cộng đồng Baale ở Leme, rằng Cha Adisa Olarewaju, người cùng thuê nhà với các nghi phạm đã thông báo cho ông ta biết mùi khó chịu phát ra từ phòng của các nghi phạm “.

Ông nói thêm rằng theo khiếu nại, Phòng DPO Kemta, và cảnh sát trưởng Adeniyi Adekunle, đã dẫn các thám tử của mình đến hiện trường để tiến hành khám xét.

Oyeyemi nói: “Khi lục soát căn phòng, một chiếc bát nhựa chứa các bộ phận khác nhau của con người đã được phát hiện và hai vợ chồng này đã bị bắt ngay lập tức”.

“Khi thẩm vấn, các nghi phạm thú nhận rằng họ là những nhà thảo dược và các bộ phận cơ thể người bao gồm tay, ngực và các bộ phận khác đã được trao cho họ bởi một Michael nào đó, người mà họ khai, đang sống ở khu vực Adatan của Abeokuta.

“Tất cả những nỗ lực để xác định vị trí của Michael nói trên đều tỏ ra thất vọng vì những kẻ tình nghi không thể xác định được nhà của anh ta.

“Cần nhắc lại rằng một thi thể không nguyên vẹn của một người không rõ danh tính đã được tìm thấy trong một khu vực đầm lầy ở khu vực Leme của Abeokuta khoảng một tuần trước, vẫn chưa rõ các bộ phận đó có phải là của thi thể được tìm thấy hay không”.

Trong khi đó, Ủy viên Cảnh sát của bang, Lanre Bankole, đã ra lệnh chuyển ngay các nghi phạm đến Bộ phận Án mạng của Cục Điều tra Hình sự và Tình báo bang để điều tra.

Lực lượng cảnh sát Nigeria thề rằng bất cứ ai có thể liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tội ác sẽ bị đưa ra trước công lý.

Cha Adisa Olarewaju nói rằng sau một số vụ tấn công người Công Giáo vào năm ngoái, ngài đã được giám mục của mình chỉ thị phải đề cao cảnh giác với bất kỳ hoạt động đáng ngờ nào.
Source:Vanguard

4. Camilla Parker Bowles có phải là người Công Giáo không?

Suy đoán về đức tin của con dâu nữ hoàng một lần nữa lại dấy lên.

Trước tin Nữ hoàng Elizabeth II bày tỏ mong muốn Camilla Parker Bowles, Nữ công tước xứ Cornwall, được công nhận là nữ hoàng trong ngày Thái tử Charles lên ngôi, những đồn đoán về đức tin của bà lại một lần nữa dấy lên.

Camilla đã được rửa tội tại nhà thờ Firle ở Sussex, theo Anh giáo. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân đầu tiên của cô vào năm 1973 là với Henry Parker Bowles, một người theo Công Giáo. Công chúa Anne, con gái duy nhất của Nữ hoàng Elizabeth II, trước đó đã có một mối tình lãng mạn ngắn ngủi với ông này, nhưng cô buộc phải chia tay vì ông là người Công Giáo.

Ông Parker Bowles và Camilla được một linh mục Công Giáo làm phép cưới tại Nhà nguyện Quân đội Hoàng gia lúc bấy giờ, nay được gọi là Nhà nguyện của Vệ binh, nhưng không có tài liệu nào về việc Camilla từng cải đạo theo đức tin của chồng.

Từ cuộc hôn nhân này, kết thúc bằng vụ ly hôn năm 1994, hai đứa con ra đời - Tom và Laura Parker-Bowles. Cả hai đều lớn lên theo Công Giáo, đặc biệt là nhờ ảnh hưởng của bà nội của họ, Ann Parker Bowles.

Tôn trọng Giáo Hoàng

Một sự thật gây tò mò là đám cưới của Thái tử Charles và Camilla Parker đã được lên kế hoạch vào ngày 8 tháng 4 năm 2005, nhưng họ phải hoãn lại một ngày, vì nó trùng với tang lễ của Thánh Gioan Phaolô II, mà Thái tử Charles đã thay mặt Hoàng gia tham dự.

Giao thức khi triều yết Đức Giáo Hoàng

Bà Camilla mặc trang phục màu vàng nhạt khi bà và Thái tử Charles lần đầu gặp Đức Thánh Cha Phanxicô. Theo nghi thức, chỉ các nữ hoàng Công Giáo mới có thể mặc đồ trắng khi triều yết Đức Giáo Hoàng; tất cả những người khác, theo nghi thức, phải mặc trang phục màu đen. Sự lựa chọn trang phục của Nữ công tước trong dịp đó có thể gửi đi một thông điệp không rõ ràng về tín ngưỡng tôn giáo của cô.

Tuy nhiên, quyết định của Camilla được cho là dựa trên lập trường của Đức Giáo Hoàng là không nghiêm khắc với những quy tắc ăn mặc này. Ngoài ra, cô ấy không mặc màu trắng tinh khiết và Thái tử Charles chưa phải là vua, vì vậy lựa chọn kiểu quần áo này không có nhiều ý nghĩa trong hoàn cảnh hiện tại.

Trước đây, khi bà Camilla và Thái tử Charles gặp Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, bà mặc đồ đen, bao gồm cả mạng che mặt.

Nữ hoàng Công Giáo trong tương lai?

Mọi thứ chỉ ra rằng Camilla Parker Bowles đã kết hôn với một người Công Giáo, nhưng có lẽ chưa bao giờ cải đạo sang Công Giáo. Nhưng điều này không có nghĩa là trong tương lai không thể có một phụ nữ Công Giáo hoặc phối ngẫu Công Giáo trong Hoàng Gia Anh.

Trên thực tế, luật kế vị đã thay đổi vào năm 2013, tám năm sau đám cưới của Charles và Camilla. Ngoài việc tuyên bố rằng người thừa kế ngai vàng không nhất thiết là con trai đầu lòng của quốc vương. Điều này không áp dụng trong trường hợp của Nữ hoàng Elizabeth II vì Vua George VI chỉ có con gái, mà chỉ đơn giản là em bé đầu tiên, dù là nam hay nữ. Luật kế vị cũng cho phép người phối ngẫu là một người Công Giáo.

Tuy nhiên, hiện tại, vị quốc vương trị vì – cũng là người đứng đầu Giáo Hội Anh giáo – vì thế người ấy không được là người Công Giáo. Điều này đặc biệt quan trọng khi giải quyết vấn đề trẻ em, trong trường hợp hôn nhân hoàng gia giữa một quốc vương Anh giáo và một phối ngẫu hoàng gia Công Giáo, vì theo Giáo luật, con cái của những người Công Giáo trong các cuộc hôn nhân hỗn hợp phải được nuôi dạy theo Công Giáo.

Vì vậy, trong tương lai, có thể có một phối ngẫu nữ hoàng Công Giáo hoặc phối ngẫu thái tử Công Giáo ở Anh. Có lẽ đó sẽ không phải là Camilla hoặc Kate Middleton. Nhưng Hoàng tử George, là con trai cả của Hoàng tử William và là người thứ ba kế vị ngai vàng, có thể kết hôn với một phụ nữ Công Giáo mà không gặp bất kỳ vấn đề gì.
Source:Aleteia