Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 22/02: Chúa Giêsu là ai? – Lập Tông Tòa Thánh Phêrô Tông Đồ - Lm. Giuse Lăng Kinh Luân, CS
Giáo Hội Năm Châu
03:31 21/02/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu đến miền Xêsarêa Philipphê, và hỏi các môn đệ rằng: “Người ta bảo Con Người là ai?” Các ông thưa: “Kẻ thì bảo là Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là Êlia, kẻ khác lại bảo là Giêrêmia hay một trong các tiên tri!” Chúa Giêsu nói với các ông: “Phần các con, các con bảo Thầy là ai?” Simon Phêrô thưa rằng: “Thầy là Ðức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Chúa Giêsu trả lời rằng: “Hỡi Simon con ông Giona, con có phúc, vì chẳng phải xác thịt máu huyết mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời. Vậy Thầy bảo con biết: Con là Ðá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được”.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:59 21/02/2022
22. Thánh Kinh giống như tấm kính soi linh hồn, phản ảnh lại khuôn mặt thật của nội tâm là khiết tịnh hay là ô nhiễm. Chúng ta có thể nhìn rất rõ ràng.
(Thánh Gregory pope)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:05 21/02/2022
3. QUAN NHỎ NÓI LỚN
Tuần kiểm là võ quan cấp thấp nhất trong huyện.
Nhưng cũng có một tuần kiểm khoe khoang với vợ rằng:
- “Chức quan này của ta là cấp đặc biệt, có thể nói là ngang hàng với quan tuần phủ đại nhân của tỉnh”.
Một hôm, tuần phủ đi qua đường, vợ lặng lẽ đi theo sau lưng tuần kiểm để quan sát, thì thấy ông ta quỳ phục xuống đất để nghênh tiếp quan lớn, đến nỗi muốn nhúc nhích cũng không dám nhúc nhích. Trở về nhà vợ nổi cơn tam bành nói với chồng:
- “Ông lừa tôi?”
Tuần kiểm nói:
- “Bà hiểu cái khỉ mốc gì! Quỳ xuống trên đất là một loại lễ nghi tôn kính người, giả như ta đi đến trong phủ của quan tuần phủ tỉnh, thì ông ta cũng sẽ quỳ xuống để nghênh tiếp ta vậy !”
(Nhất Tiếu)
Suy tư 3:
Lễ nghi tiếp đón thì có nhiều cách:
- Tiếp đón nguyên thủ các quốc gia thì trãi thảm đỏ từ trên máy bay cho đến phòng họp báo và có dàn nhạc tò ti tò te và bắn súng đại bác chào mừng.
- Tiếp đón các vị nhỏ chức hơn thì có xe đưa đón, có văn nghệ giúp vui...
- Tiếp đón các vị nhỏ hơn nữa thì một vài tràng pháo tay.v.v...
Trên thế gian này chưa có vị cấp trên nào quỳ phủ phục xuống đất để tiếp đón phục vụ cấp dưới thấp nhất của mình (Ga 13, 1-15). Nhưng chỉ có một Đức Chúa Giê-su Ki-tô –Đấng cứu thế của nhân loại, là vua trên các vua, chúa trên các chúa, mà lại cúi xuống rửa chân và phục vụ các đệ tử của mình, đó là một lễ nghi tiếp đón và phục vụ đầy khiêm tốn, yêu thương và nhân lành của Đức Chúa Giê-su.
Vậy mà, có một vài người Ki-tô hữu tiếp đón Đức Chúa Giê-su cách lạnh nhạt và vô lễ: họ đi rước lễ với bộ áo quần của buổi dạ tiệc hở trước bày sau; họ đi rước lễ với thái độ không cung kính như đi lãnh cái bánh bít-quy...
Ai cũng chuẩn bị phòng khách đẹp để đón tiếp khách quý, nhưng hỏi có mấy người ý thức rằng mình đang chuẩn bị đón tiếp vị vua cả trời đất vào trong tâm hồn mình, để chuẩn bị cho tốt đẹp? Nếu có người góp ý, thì họ nói rằng: "Anh biết cái mốc khỉ gì, Chúa đâu cần lễ nghi bên ngoài..."
Có bên trong mới bày ra bên ngoài chứ ! Ha ha ha...
Đúng là quan nhỏ nói lớn.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tuần kiểm là võ quan cấp thấp nhất trong huyện.
Nhưng cũng có một tuần kiểm khoe khoang với vợ rằng:
- “Chức quan này của ta là cấp đặc biệt, có thể nói là ngang hàng với quan tuần phủ đại nhân của tỉnh”.
Một hôm, tuần phủ đi qua đường, vợ lặng lẽ đi theo sau lưng tuần kiểm để quan sát, thì thấy ông ta quỳ phục xuống đất để nghênh tiếp quan lớn, đến nỗi muốn nhúc nhích cũng không dám nhúc nhích. Trở về nhà vợ nổi cơn tam bành nói với chồng:
- “Ông lừa tôi?”
Tuần kiểm nói:
- “Bà hiểu cái khỉ mốc gì! Quỳ xuống trên đất là một loại lễ nghi tôn kính người, giả như ta đi đến trong phủ của quan tuần phủ tỉnh, thì ông ta cũng sẽ quỳ xuống để nghênh tiếp ta vậy !”
(Nhất Tiếu)
Suy tư 3:
Lễ nghi tiếp đón thì có nhiều cách:
- Tiếp đón nguyên thủ các quốc gia thì trãi thảm đỏ từ trên máy bay cho đến phòng họp báo và có dàn nhạc tò ti tò te và bắn súng đại bác chào mừng.
- Tiếp đón các vị nhỏ chức hơn thì có xe đưa đón, có văn nghệ giúp vui...
- Tiếp đón các vị nhỏ hơn nữa thì một vài tràng pháo tay.v.v...
Trên thế gian này chưa có vị cấp trên nào quỳ phủ phục xuống đất để tiếp đón phục vụ cấp dưới thấp nhất của mình (Ga 13, 1-15). Nhưng chỉ có một Đức Chúa Giê-su Ki-tô –Đấng cứu thế của nhân loại, là vua trên các vua, chúa trên các chúa, mà lại cúi xuống rửa chân và phục vụ các đệ tử của mình, đó là một lễ nghi tiếp đón và phục vụ đầy khiêm tốn, yêu thương và nhân lành của Đức Chúa Giê-su.
Vậy mà, có một vài người Ki-tô hữu tiếp đón Đức Chúa Giê-su cách lạnh nhạt và vô lễ: họ đi rước lễ với bộ áo quần của buổi dạ tiệc hở trước bày sau; họ đi rước lễ với thái độ không cung kính như đi lãnh cái bánh bít-quy...
Ai cũng chuẩn bị phòng khách đẹp để đón tiếp khách quý, nhưng hỏi có mấy người ý thức rằng mình đang chuẩn bị đón tiếp vị vua cả trời đất vào trong tâm hồn mình, để chuẩn bị cho tốt đẹp? Nếu có người góp ý, thì họ nói rằng: "Anh biết cái mốc khỉ gì, Chúa đâu cần lễ nghi bên ngoài..."
Có bên trong mới bày ra bên ngoài chứ ! Ha ha ha...
Đúng là quan nhỏ nói lớn.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Đảo Ngược Hình Thể !
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:26 21/02/2022
Đảo Ngược Hình Thể !
(Thứ Ba ngày 22/02 – Lập Tông Tòa Thánh Phêrô - 1P 5,1-4;Mt 16,13-19)
Hàng năm vào ngày 22 tháng 02 Giáo Hội Công Giáo khi kính nhớ việc lập Tông Tòa Thánh Phêrô thì không giới hạn tấm lòng và tầm nhìn vào cái ngai tòa của vị Đại Diện Chúa Kitô ở trần gian là Đức Giáo Hoàng. Trọng tâm của ngày lễ này là chính Giáo hội mà Chúa Kitô thiết lập trên đá tảng Phêrô và các tông đồ. Tin Mừng cho chúng ta thấy chính niềm tin của Phêrô và các bạn đồng môn, qua lời tuyên xưng của vị tông đồ cả, là cơ sở để Chúa Giêsu chọn các vị làm nền tảng cho tòa nhà Giáo hội Người sẽ xây và Người khẳng định là quyền lực của thần dữ “sẽ không thắng được” (x.Mt 16,13-19).
Có thể nói từ trước đến nay, dựa vào lời mạc khải, Kitô hữu chúng ta tin nhận các tông đồ là những viên đá tảng được Chúa Giêsu chọn làm nền móng căn nhà Giáo hội mà Người xây. Đã là đá móng nền dĩ nhiên có vai trò vị trí quan trọng trong việc nâng đỡ và gìn giữ sự vững chắc của tòa nhà. Tuy nhiên vị thế của đá móng nền phải là ở phía dưới. Thế nhưng theo thời gian các đá móng nền ấy đã từng được đặt lên trên cao chót vót của tòa nhà với hình “kim tự tháp”. Nói đến Giáo hội thì người ta trình bày đó là Đức Giáo Hoàng, các Hồng Y, Giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và cuối cùng là tập thể giáo dân.
Tạ ơn Chúa, Công Đồng Vaticanô II đã “lật ngược” cái hình “kim tự tháp” này khi biết trở về nguồn với Tin Mừng, cách riêng với lời của Chúa Giêsu: “Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Giáo hội của Thầy, và quyền lực của tử thần sẽ không thắng được” (Mt 16,18). Chính thánh tông đồ cả Phêrô đã ý thức điều này nên ngài nhắn nhủ với các mục tử trong Giáo hội hãy nhiệt thành và khiêm hạ phục vụ đoàn chiên Chúa trao, đừng lấy quyền mà thống trị vì ham hố lợi lộc thấp hèn (x.P 5,1-4).
Hiến chế tín lý về Giáo hội của Công đồng Vaticanô II đã phác họa hình ảnh Giáo hội cách rõ nét. Các mục tử là những người đầy tớ của đoàn chiên Chúa. Có Đức Giáo Hoàng tự nhận và tự mình tôi tớ của các tôi tớ. Hẳn chúng ta đã rõ vị thế của người đầy tớ thường là ở phía dưới. Thế nhưng thử hỏi vì sao “tinh thần giáo sĩ trị” lại hình thành và trở nên một trong những nguyên nhân gây ra biết bao điều đáng tiếc và thật đáng trách khiến cho các Đức Giáo Hoàng gần đây cách riêng Đức Phanxicô phải thẳng thắn nhìn nhận và đấm ngực ăn năn xin lỗi công khai?
Thiển nghĩ rằng trong nhiều nguyên nhân thì có đó một nguyên nhân là sự “bất tương đồng” giữa lý thuyết thần học về Giáo hội theo Công đồng Vaticanô II với việc thể chế, luật lệ hóa các sinh hoạt và tổ chức trong Giáo hội theo Bộ Giáo luật năm 1983. Các vị trong hàng “đầy tớ”, ở hàng đá móng nền phía dưới không chỉ được đề cao chức vị mà còn được trao quá nhiều quyền, trong khi đó những người ở hàng trên, hàng được phục vụ thì dường như chẳng có quyền gì với người hàng dưới. Có lời dí dỏm rằng những người ở hàng trên trong cái hình “cái tháp lật ngược” của Công Đồng Vaticanô II đã có cái quyền rất to, đó là “quyền vâng phục” rồi, còn đòi hỏi gì nữa !
Thượng Hội Đồng “Hiệp Hành”: “Hiệp Thông – Tham Gia – Sứ Vụ” đang mở ra là một trong những nỗ lực của Đức Phanxicô thực thi giáo huấn của Cộng Đồng Vaticanô II để dần hoàn thiện chân dung tòa nhà Giáo hội đúng và đẹp ý Chúa Giêsu. Mong sao Thượng Hội Đồng không dừng lại ở các hình thức “họp hành” nhưng tiến triển tốt đẹp và gặt hái nhiều kết quả như lòng Chúa mong ước.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Thứ Ba ngày 22/02 – Lập Tông Tòa Thánh Phêrô - 1P 5,1-4;Mt 16,13-19)
Hàng năm vào ngày 22 tháng 02 Giáo Hội Công Giáo khi kính nhớ việc lập Tông Tòa Thánh Phêrô thì không giới hạn tấm lòng và tầm nhìn vào cái ngai tòa của vị Đại Diện Chúa Kitô ở trần gian là Đức Giáo Hoàng. Trọng tâm của ngày lễ này là chính Giáo hội mà Chúa Kitô thiết lập trên đá tảng Phêrô và các tông đồ. Tin Mừng cho chúng ta thấy chính niềm tin của Phêrô và các bạn đồng môn, qua lời tuyên xưng của vị tông đồ cả, là cơ sở để Chúa Giêsu chọn các vị làm nền tảng cho tòa nhà Giáo hội Người sẽ xây và Người khẳng định là quyền lực của thần dữ “sẽ không thắng được” (x.Mt 16,13-19).
Có thể nói từ trước đến nay, dựa vào lời mạc khải, Kitô hữu chúng ta tin nhận các tông đồ là những viên đá tảng được Chúa Giêsu chọn làm nền móng căn nhà Giáo hội mà Người xây. Đã là đá móng nền dĩ nhiên có vai trò vị trí quan trọng trong việc nâng đỡ và gìn giữ sự vững chắc của tòa nhà. Tuy nhiên vị thế của đá móng nền phải là ở phía dưới. Thế nhưng theo thời gian các đá móng nền ấy đã từng được đặt lên trên cao chót vót của tòa nhà với hình “kim tự tháp”. Nói đến Giáo hội thì người ta trình bày đó là Đức Giáo Hoàng, các Hồng Y, Giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và cuối cùng là tập thể giáo dân.
Tạ ơn Chúa, Công Đồng Vaticanô II đã “lật ngược” cái hình “kim tự tháp” này khi biết trở về nguồn với Tin Mừng, cách riêng với lời của Chúa Giêsu: “Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Giáo hội của Thầy, và quyền lực của tử thần sẽ không thắng được” (Mt 16,18). Chính thánh tông đồ cả Phêrô đã ý thức điều này nên ngài nhắn nhủ với các mục tử trong Giáo hội hãy nhiệt thành và khiêm hạ phục vụ đoàn chiên Chúa trao, đừng lấy quyền mà thống trị vì ham hố lợi lộc thấp hèn (x.P 5,1-4).
Hiến chế tín lý về Giáo hội của Công đồng Vaticanô II đã phác họa hình ảnh Giáo hội cách rõ nét. Các mục tử là những người đầy tớ của đoàn chiên Chúa. Có Đức Giáo Hoàng tự nhận và tự mình tôi tớ của các tôi tớ. Hẳn chúng ta đã rõ vị thế của người đầy tớ thường là ở phía dưới. Thế nhưng thử hỏi vì sao “tinh thần giáo sĩ trị” lại hình thành và trở nên một trong những nguyên nhân gây ra biết bao điều đáng tiếc và thật đáng trách khiến cho các Đức Giáo Hoàng gần đây cách riêng Đức Phanxicô phải thẳng thắn nhìn nhận và đấm ngực ăn năn xin lỗi công khai?
Thiển nghĩ rằng trong nhiều nguyên nhân thì có đó một nguyên nhân là sự “bất tương đồng” giữa lý thuyết thần học về Giáo hội theo Công đồng Vaticanô II với việc thể chế, luật lệ hóa các sinh hoạt và tổ chức trong Giáo hội theo Bộ Giáo luật năm 1983. Các vị trong hàng “đầy tớ”, ở hàng đá móng nền phía dưới không chỉ được đề cao chức vị mà còn được trao quá nhiều quyền, trong khi đó những người ở hàng trên, hàng được phục vụ thì dường như chẳng có quyền gì với người hàng dưới. Có lời dí dỏm rằng những người ở hàng trên trong cái hình “cái tháp lật ngược” của Công Đồng Vaticanô II đã có cái quyền rất to, đó là “quyền vâng phục” rồi, còn đòi hỏi gì nữa !
Thượng Hội Đồng “Hiệp Hành”: “Hiệp Thông – Tham Gia – Sứ Vụ” đang mở ra là một trong những nỗ lực của Đức Phanxicô thực thi giáo huấn của Cộng Đồng Vaticanô II để dần hoàn thiện chân dung tòa nhà Giáo hội đúng và đẹp ý Chúa Giêsu. Mong sao Thượng Hội Đồng không dừng lại ở các hình thức “họp hành” nhưng tiến triển tốt đẹp và gặt hái nhiều kết quả như lòng Chúa mong ước.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Có thể tạo nên một sự khác biệt
Lm. Minh Anh
22:45 21/02/2022
CÓ THỂ TẠO NÊN MỘT SỰ KHÁC BIỆT
“Phần các con, các con bảo Thầy là ai?”.
Một triết gia nhận định, “Không một tiến bộ vĩ đại nào đã được thực hiện trong khoa học, chính trị và tôn giáo mà không gây tranh cãi! Cũng không một con người nào có thể thắp sáng thế giới, truyền cảm hứng cho thế giới, ảnh hưởng nhất đến tâm trí loài người trên thế giới; để sau cùng, cứu lấy thế giới… cho bằng “Giêsu”, một con người cũng gây tranh cãi nhất thế giới!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật thú vị, Tin Mừng ngày lễ Lập Tông Toà Phêrô hôm nay cho biết, “Giêsu”, con người gây tranh cãi nhất thế giới ấy, muốn thăm dò dư luận về Ngài; và quan trọng hơn, “Giêsu” đó, yêu cầu mỗi cá nhân chúng ta xác nhận Ngài, “Phần các con, các con bảo Thầy là ai?”, một xác nhận ‘có thể tạo nên một sự khác biệt!’.
Công bằng mà nói, cách chúng ta trả lời câu hỏi “Thầy là ai?” sẽ quyết định cách chúng ta sống chính cuộc đời mình: các giá trị và niềm tin của chúng ta, niềm hy vọng cho cuộc sống mai sau của chúng ta, lòng bác ái và sự phục vụ hiện tại của chúng ta. Tất cả những điều này được gợi hứng bởi một niềm tin chúng ta có về Ngài. “Thầy là ai?”, một câu hỏi nhất thiết liên quan đến một cam kết quan trọng từ phía chúng ta; việc trả lời câu hỏi này đòi hỏi một sự thay đổi trong thái độ và hành vi của mỗi người, một thái độ và hành vi vốn ‘có thể tạo nên một sự khác biệt!’.
Với Phêrô, ông đã trả lời, “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống!”. Phêrô hiểu rằng, Đấng Kitô không chỉ là một tiên tri hay một thầy dạy khai sáng các lẽ thật, nhưng là ‘một Ai đó’, ‘một Điều gì đó’ hơn thế nữa! Ngài là Đấng Kitô, tức là Đấng Cứu Thế; không chỉ là Đấng Messia, nhưng còn là Con Thiên Chúa Hằng Sống. Ôi, một Giêsu Kitô ngang hàng với Thiên Chúa trong mọi sự! Câu trả lời này đã đổi thay cuộc đời Phêrô, một câu trả lời thực sự đã cởi mở trái tim Phêrô để có thể đón nhận ân sủng của Thánh Thần. Trong Kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng niềm tin của Phêrô; mỗi khi lãnh nhận Bí tích Thánh Thể, chúng ta cùng đáp lại lời Phêrô: ‘Chúng con tin Ngài là Con Thiên Chúa; ngoài Ngài ra, không có ơn cứu độ nào khác!’.
Lời tuyên xưng của Phêrô lúc đó, có lẽ ông chưa hiểu rõ, nhưng dần dà, nhờ Chúa Thánh Thần, Phêrô hiểu, đây không phải là câu trả lời đơn giản của trí tuệ cho một câu hỏi, nhưng là nhận lấy một vị trí, một lập trường dứt khoát trước Thiên Chúa và trước thế giới. Phêrô chấp nhận lẽ thật về Đấng Kitô; đổi lại, Chúa Kitô cũng đã trao Hội Thánh cho Phêrô coi sóc. Qua thư của mình hôm nay, Phêrô căn dặn các Kỳ Lão, những mục tử đã được cắt đặt, hãy hy sinh cho đoàn chiên, “Không phải như người chuyên chế lộng hành, nhưng phải nên gương sáng cho đoàn chiên”. Nhờ đó, đoàn chiên Chúa được chăm sóc, mỗi con chiên cảm nghiệm, Chúa đang chăm sóc mình, “Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi” như tâm tình Thánh Vịnh đáp ca.
Phêrô sẽ là “đá”, nền tảng của Hội Thánh mà Chúa Kitô là Đá Tảng Góc Tường. Chính Ngài đã ban cho Phêrô sự bảo đảm rằng, Hội Thánh sẽ trường tồn mãi. Khi chúng ta tuyên xưng niềm tin vào Ngài, Chúa Kitô cũng giao cho chúng ta một nhiệm vụ; được làm “tông đồ”, và được cử làm “sứ giả của Đấng Kitô” cho thế giới và dĩ nhiên, ‘có thể tạo nên một sự khác biệt’. Lập trường của chúng ta trước sự thật này kéo theo một cam kết, cũng là một hậu quả: Chúng ta phải kiên định với đức tin của mình mỗi ngày bằng cả cuộc sống. Phải, bằng cả cuộc sống!
Anh Chị em,
“Giêsu”, một con người gây tranh cãi nhất thế giới! Và còn hơn thế nữa, “Giêsu” ấy đã làm cho thế giới, toàn thể vũ trụ và nhân loại trong đó, trở về trật tự ban đầu trong công trình tạo dựng. Vì thế, chính nhờ mối tương quan cá vị của mỗi người với Chúa Giêsu, nhờ ân sủng Thánh Thần của Ngài, chúng ta sẽ thay đổi cách sống, lối nghĩ, và phương thức hành động. Hãy để niềm tin của mình trở thành một lối sống vốn có thể làm chứng cho Ngài trước thế giới. Như vậy, trong mọi đấng bậc, mỗi chúng ta sẽ ‘có thể tạo nên một sự khác biệt’ khi quyết nên giống Đấng kêu gọi mình. Lời gọi ấy có thể là thập giá, bắt bớ… những gì Phêrô đã trải qua; nhưng biết rằng, phần thưởng mai ngày dành cho chúng ta, như đã dành cho Phêrô, thật trọng hậu!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin trở nên trung tâm của đời con, trở nên mục tiêu dấn thân của con trong Giáo Hội và trong xã hội; ở đó, con cũng ‘có thể tạo nên một sự khác biệt’. Tại sao không?”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Câu chuyện hút máu kinh hoàng. Bọn buôn người Trung Quốc ngang nhiên hành động trên lãnh thổ Việt Nam
Đặng Tự Do
04:32 21/02/2022
Một người Trung Quốc sống ở tỉnh Giang Tô bị lừa và bị bọn buôn người Trung Quốc ép buộc vượt biên giới sang Việt Nam, cư trú tại Sài gòn một thời gian trước khi bị đưa sang thành phố Sihanoukville của Campuchia. Anh ta bị hút máu liên tục, và bị đe dọa mổ lấy nội tạng. Sứ quán Trung Quốc tại Nam Vang đã xác nhận tin này.
Trước câu chuyện kinh hoàng này, Bộ Ngoại Giao Úc Đại Lợi đã khuyến cáo các công dân Úc hạn chế du lịch Việt Nam và Campuchia.
Tờ South China Morning Post có bài tường trình nhan đề “Blood slave’ kidnapped by Chinese crime gang in Cambodia drained for months and threatened with organ harvesting”, nghĩa là “'Nô lệ máu' bị băng nhóm tội phạm Trung Quốc bắt cóc sang Campuchia, bị hút máu nhiều tháng và bị đe dọa mổ cướp nội tạng”.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng.
Người đàn ông bị 4 tên canh gác bao vây trên giường cùng với 7 nạn nhân khác và bị đe dọa mổ cướp nội tạng nếu không cung cấp được máu
Anh ta đã trốn thoát được với sự giúp đỡ của một thành viên trong nhóm phẫu thuật và hiện đang hồi phục trong bệnh viện
Vụ một người đàn ông Trung Quốc bị một băng đảng ở thành phố Sihanoukville của Campuchia bắt cóc và dùng làm “nô lệ máu” đã khiến giới chức nước này bàng hoàng.
Người đàn ông, họ Lý, đã tìm cách trốn thoát vào đầu tháng này với sự giúp đỡ của một thành viên của băng đảng điều hành một hoạt động lừa đảo trực tuyến bằng cách sử dụng một công ty giả mạo, Chutian Metropolis News đưa tin.
Theo tờ báo tiếng Trung Asia Pacific Times có trụ sở tại Campuchia, Lý, 31 tuổi đến từ tỉnh Giang Tô phía đông Trung Quốc, bị lấy 800ml máu mỗi tháng kể từ tháng 8 năm ngoái. Theo tờ báo, rất có thể máu đã được bán cho những cá nhân mua trực tuyến.
Hệ quả của thời gian cơ cực này, là cánh tay của Lý đầy vết bầm tím và vết kim tiêm. Lý đã bị rút nhiều máu đến nỗi trong lần lấy máu cuối cùng, y tá đã phải lấy máu trên đầu anh sau khi các tĩnh mạch trên cánh tay của anh không thể cung cấp đủ máu.
Các hướng dẫn về hiến máu an toàn khuyến cáo không được lấy quá 500ml mỗi lần hiến và cho dù chất lỏng có thể tự thay thế trong vòng 48 giờ, cơ thể con người có thể mất vài tháng để các tế bào hồng huyết cầu tự bổ sung đầy đủ. Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ khuyến cáo mọi người không nên hiến máu thường xuyên. Lần sau cách lần trước ít nhất 56 ngày. Tuy nhiên, tính đến các tế bào hồng huyết cầu mất đi, số lần hiến tặng có thể được thực hiện một cách an toàn cần phải giảm xuống chỉ khoảng ba lần trong một năm mà thôi, tức là ít nhất phải cách nhau hơn 120 ngày. Không rõ băng nhóm này đã sử dụng phương pháp nào để hút máu Lý.
Khi nhập viện vào ngày 12 tháng 2, Lý đã cận kề cái chết vì lục phủ ngũ tạng tan nát, báo cáo của tờ báo cho biết.
Hiện anh ta đang trong tình trạng ổn định và được điều trị y tế liên tục.
Theo Lý, anh ta từ chối tham gia vào một kế hoạch lừa đảo do băng đảng điều hành, và sau khi họ phát hiện ra anh ta là trẻ mồ côi và không thể đòi tiền chuộc, họ đã sử dụng anh ta như một “nô lệ máu”.
Asia Pacific Times tường trình rằng theo lời khai của Lý, một trong những thành viên băng đảng đã đe dọa anh ta bằng cách nói rằng nếu họ không thể lấy máu từ cơ thể của anh ta, anh ta sẽ bị bán cho những người thu hoạch nội tạng. Anh ta cho biết các thành viên băng đảng thường sử dụng kích điện để đánh anh ta và những người bị giam giữ khác.
Anh ta nói rằng anh ta nhìn thấy ít nhất bảy người đàn ông khác bị giam trong một căn phòng lớn. Lý cho biết những người đàn ông khác không bị lấy máu nhiều như anh ta vì máu của anh ta thuộc nhóm máu O, một nhóm máu phổ biến. Anh cho biết “bác sĩ” đầu tiên xét nghiệm máu của anh đã nhận xét: “Nhóm máu O của anh khá có giá trị!”
Lý từng làm nhân viên bảo vệ ở Thâm Quyến và Bắc Kinh trước khi bị dụ đến khu tự trị người Trang ở Quảng Tây, miền nam Trung Quốc bởi một quảng cáo tuyển dụng giả. Khi đã ở đó, anh ta bị một băng đảng bắt cóc đưa anh ta đến biên giới Việt - Trung và dùng súng ép buộc anh ta phải vượt biên giới sang phía Việt Nam.
Đầu tiên anh ta được đưa đến Sài gòn và sau đó đến Sihanoukville của Campuchia bằng tàu thủy. Lý cho biết sau đó anh ta bị bán cho một băng nhóm khác đang điều hành một công ty lừa đảo trực tuyến với giá 18,500 Mỹ Kim.
“Từ những nhà quản lý hàng đầu đến các nhân viên của công ty này đều là người Trung Quốc. Họ đối xử lạnh nhạt với chúng tôi”, Lý cho biết như trên và nói thêm rằng họ coi anh ta và các nạn nhân khác như “công cụ kiếm tiền “.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia cho biết trên trang web của họ hôm thứ Tư rằng họ đã thúc giục cảnh sát Campuchia ưu tiên điều tra vụ việc. Đại sứ quán cũng đã cử nhân viên đến thăm Lý trong bệnh viện vào đầu tuần này.
Một người đàn ông Trung Quốc điều hành một tài khoản mạng xã hội nêu bật tội ác ảnh hưởng đến công dân Trung Quốc ở Campuchia nói với Chutian Metropolis News rằng việc bắt cóc và sử dụng “nô lệ máu” không phải là hiếm ở Campuchia.
Người đàn ông, chỉ được xác định bằng bí danh trực tuyến Along, cho biết nhiều công ty lừa đảo trực tuyến ở Campuchia sẽ đánh đập nhân viên bằng gậy điện khi họ không thể mang lại kết quả kinh doanh tốt hoặc không tuân theo các quy tắc của họ. Một số nhân viên sẽ bị bán lại.
“Trong những trường hợp này, công ty sẽ cố gắng bằng mọi cách để khai thác giá trị của bạn, bao gồm cả việc lấy máu của bạn,” anh ta nói.
Source:South China Morning Post
Cửa hàng bánh cả ba vị Giáo Hoàng đều khen
Đặng Tự Do
04:33 21/02/2022
Il Picchio, ở Loreto, Ý, được biết đến với món ăn ngọt ngào có mối liên hệ mật thiết với ba vị giáo hoàng gần đây: Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Bênêđíctô XVI và Đức Thánh Cha Phanxicô.
Thành phố Loreto, trên Bờ biển Adriatic của Ý, được cả thế giới biết đến với đền thánh Đức Mẹ có ba bức tường của Nhà Thánh Nagiarét.
Truyền thống cho chúng ta biết rằng vào ngày 10 tháng 5 năm 1291, Nhà Thánh Nagiarét đã được các Thiên thần dỡ khỏi nền móng ở Nagiarét và đưa băng qua Địa Trung Hải từ Palestine đến một ngọn đồi của làng Dalmatia thuộc thị trấn nhỏ Tersatto.
Năm 1294, khi quân Hồi Giáo tiến chiếm Albania và có khả năng sẽ phạm thánh, ngôi nhà đột nhiên biến mất khỏi Tersatto. Một số người chăn chiên quả quyết đã nhìn thấy vào ngày 10 tháng Mười Hai năm 1294, Nhà Thánh được các Thiên thần nâng lên lơ lửng trên không, băng qua biển Adriatic và đến một khu rừng cách thành phố Recanati của Ý 6.5km. Tin tức lan truyền nhanh chóng và hàng ngàn người đến xem ngôi nhà nhỏ giống như một nhà thờ. Ngôi nhà trở thành nơi hành hương và nhiều phép lạ đã diễn ra ở đó. Nhưng kẻ cướp từ khu vực rừng cây gần đó bắt đầu làm khổ những người hành hương, vì vậy Nhà Thánh được đưa đến một nơi an toàn hơn cách đó không xa. Nhưng ở nơi này cũng không xong vì hai anh em sở hữu mảnh đất đang tranh cãi nhau. Ngôi nhà đã được chuyển đến địa điểm hiện nay. Hai anh em nhà nọ trở nên hòa thuận với nhau ngay khi Nhà Thánh định cư ở vị trí cuối cùng. Thật là lạ lùng, bất cứ nơi nào Nhà Thánh đáp xuống, ngôi nhà đều nằm vững chãi một cách kỳ diệu trên mặt đất, mặc dù không có nền móng gì cả.
Người dân địa phương ở Loreto kháo nhau rằng trong thị trấn của họ có một cửa hàng bánh ngọt được gọi là Il Picchio.
Mặc dù tất cả các loại bánh ngọt do Il Picchio làm đều rất ngon, nhưng chúng đặc biệt nổi tiếng với một loại, cụ thể là: Il Dolce del Papa, tức là Chiếc bánh của Đức Giáo Hoàng. Chiếc bánh ngọt này có một câu chuyện thú vị, vì nó được kết nối với ba vị giáo hoàng gần đây: Thánh Gioan Phaolô II, Đức Bênêđíctô XVI và Đức Thánh Cha Phanxicô.
Người sáng tạo ra món tráng miệng này là một phụ nữ khéo tay tên là Elisabetta Picchio. Vốn xuất thân từ vùng núi Abruzzo ở phía nam Loreto, cô lớn lên trong sự đơn sơ tại nơi lưu giữ hài cốt của Thánh Gabriel của Đức Mẹ Sầu Bi. Cô chuyển đến Loreto sau khi kết hôn với một người lính cứu hỏa.
Sau khi định cư tại thị trấn Loreto, cô bắt đầu làm việc. Cô và em gái biết may vá và làm bánh. Vì đã có quá nhiều thợ may trong vùng, họ đã quyết định mở một tiệm bánh.
Trong những năm đầu tiên, Elisabetta theo học tại một học viện nấu ăn, nơi các đầu bếp làm bánh ngọt cùng nhau tìm hiểu các công thức nấu ăn. Ở đó, cô phát hiện ra một món tráng miệng có tên “il Peccato di Gola”, nghĩa là “Tội lỗi của kẻ háu ăn” - một loại kem bơ mát lạnh được kẹp giữa hai chiếc bánh trứng đường hạnh nhân. Sau khi hoàn thiện nó bằng cách làm cho nó nhẹ hơn và mỏng hơn, sự đổi mới đã được đón nhận nồng nhiệt và công việc kinh doanh của cô ấy đã thành công.
Là một người tín hữu nhiệt thành, cô có một mối quan hệ tốt đẹp với Đức Tổng Giám Mục của Loreto là Đức Cha Angelo Comastri, trong nhiệm kỳ của ngài ở Loreto từ 1996 đến 2005. Đến lượt mình, Đức Cha Comastri lại có mối quan hệ tốt đẹp với Thánh Giáo Hoàng Đức Gioan Phaolô II. Thực tế, vị Thánh Giáo Hoàng đã đến Loreto năm lần trong triều đại giáo hoàng của ngài.
Đức Cha Comastri thường gởi biếu Đức Giáo Hoàng dầu ô liu và các loại bánh được sản xuất tại địa phương. Vào một dịp Giáng Sinh, ngài đã yêu cầu Elisabetta Picchio làm cho một chiếc bánh panettone, một loại bánh ngọt truyền thống của ngày lễ, để mang vào Vatican. Cô ấy đã làm như vậy và cũng làm thêm chiếc Peccato di Gola của cô ấy.
Trước sự ngạc nhiên của cô, cô đã sớm nhận được một bức thư viết tay từ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II để cảm ơn cô về món tráng miệng hảo hạng. Peccato di Gola nhanh chóng trở thành vật phải có trong các kiện hàng được gửi từ Loreto đến Vatican.
Khi Đức Giáo Hoàng đến Loreto vào dịp sinh nhật lần thứ 83 tiếp theo, cửa hàng bánh ngọt Picchio đã vinh dự được nướng bánh cho ngài.
Trong thời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô, gia đình Picchio tiếp tục gửi đồ tráng miệng của họ đến Rôma. Khi ngài đến Loreto để mừng sinh nhật của mình, một lần nữa, Il Picchio có vinh dự được nướng bánh cho ngài.
Họ đã hợp tác với một chuyên gia về công thức nấu ăn lịch sử để tạo ra thứ gì đó thực sự đáng chú ý. Họ lục lọi các tác phẩm của Thánh Hildegard thành Bingen, một nữ tu thế kỷ 12, uyên bác đến từ Bavaria là quê hương của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô. Trong số nhiều chủ đề mà thánh nữ viết, thánh nữ đã mô tả một món bánh mì Bavaria. Với mô tả đó, Il Picchio đã tái tạo lại món tráng miệng lịch sử. Khi nó được trình bày cho Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô, ngài đã rất ngạc nhiên bởi sự sáng tạo của họ.
Elisabetta cũng đã tặng cho Đức Giáo Hoàng một trong những món mới nướng của họ, Il Peccato di Gola. Trong một bài giảng vào ngày Chúa Nhật tiếp theo sau chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng, Đức Tổng Giám Mục Loreto nói rằng Đức Bênêđíctô, khi đang nếm món tráng miệng có tên lạ lùng, “tội lỗi của sự háu ăn”, đã nhận xét rằng một cái gì đó ngon không thể là một tội lỗi. Có lẽ câu nói đó đã gieo vào tâm trí Elisabetta một hạt giống. Cô ấy sẽ đổi tên nó.
Trong triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô, Elisabetta cuối cùng đã quyết định đổi tên. Cô ấy muốn gọi nó, Il Dolce del Papa “Bánh của Giáo hoàng”. Tuy nhiên, cô cảm thấy tự ý làm thế thì quá đáng. Vì vậy, cô đã viết một lá thư cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô để xin phép ngài. Trước sự vui mừng của cô, ngài đã trả lời bằng một lá thư đồng ý cho cô.
Khi nhìn lại cuộc đời mình, Elisabetta Picchio nói cô tạ ơn Chúa với lòng biết ơn sâu sắc. Cô nhận ra mình đã được ban nhiều ân sủng theo nhiều cách khác nhau.
Source:Aleteia
Câu chuyện gián điệp của Vatican chiếm vị trí trung tâm khi phiên tòa xét xử vụ mua bán nhà ở Luân Đôn tiếp tục
Đặng Tự Do
04:35 21/02/2022
Phiên tòa xét xử vụ lừa đảo và tống tiền lớn trong vụ mua bán nhà ở Luân Đôn của Vatican đã được tái tục vào hôm thứ Sáu 18 tháng Hai sau khi phơi bày một số thực tế khó hiểu về cách thức hoạt động của Tòa Thánh, với một câu chuyện gián điệp mới có lẽ phù hợp với một bộ phim kinh dị 007 hơn là hoạt động của Tòa Thánh.
Theo lời khai của nhân chứng Vincenzo Mauriello, Đức Tổng Giám Mục Edgar Peña Parra, là Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã yêu cầu các thành viên của cơ quan mật vụ Ý đến để tìm các máy nghe lén trong văn phòng của ngài, và sau đó ủy thác cho họ theo dõi một số người, hoàn toàn qua mặt lực lượng hiến binh Vatican trong quá trình này.
Các hành động được cho là của Đức Tổng Giám Mục Edgar Peña Parra đặt ra một số câu hỏi cơ bản về an ninh và chủ quyền của Quốc gia Thành phố Vatican, vì ngài cố tình mời các đặc vụ tình báo nước ngoài vào nội khu của Tòa Thánh, và sau đó thuê họ trong các công tác tình báo.
Đức Cha Peña Parra không bị buộc tội gì, mặc dù cấp dưới của ngài nằm trong số 10 người bị đưa ra xét xử trong một vụ án bao gồm cả một vị Hồng Y quyền lực một thời vì liên quan đến khoản đầu tư 350 triệu euro của Vatican vào một bất động sản ở Luân Đôn.
Trong phiên tòa xét xử diễn ra hôm thứ Sáu, các công tố viên đã buộc tội người quản lý tiền lâu năm của Tòa Thánh, những người môi giới và luật sư người Ý đã lấy của Tòa Thánh hàng chục triệu euro chi phí và sau đó tống tiền Vatican 15 triệu euro để cuối cùng được toàn quyền sở hữu tài sản.
Một trong những cấp phó cũ của Đức Cha Peña Parra, là ông Vincenzo Mauriello, nói với các công tố viên rằng vào tháng 5 hoặc tháng 6 năm 2019, sau khi thỏa thuận Luân Đôn được hoàn tất, Đức Cha Peña Parra nói với anh ta rằng ngài muốn thực hiện một cuộc kiểm tra an ninh văn phòng của mình vì ngài tin rằng các cuộc trò chuyện riêng tư của mình “sau một thời gian ngắn được đồn ra bên ngoài. “
Đức Cha Peña Parra hỏi liệu Mauriello có biết ai bên ngoài bộ máy an ninh Vatican có thể thực hiện công việc này không và Mauriello nói rằng anh đã gợi ý một người bạn làm việc trong cơ quan tình báo AISI của Ý. Sau cuộc họp sơ bộ, điệp viên, Andrea Tineri, đã tiến hành cuộc truy quét vào một buổi chiều thứ Sáu khi ít người ở trong dinh thự.
Không có gì được tìm thấy. Nhưng Đức Cha Peña Parra sau đó đã yêu cầu Tineri cung cấp một số hồ sơ tình báo về các nhân vật quan trọng. Tineri và sếp của anh này tại AISI đã trình bày những phát hiện với Đức Cha Peña Parra trong những cuộc gặp gỡ của họ trên đất Vatican.
Adnkronos dẫn lời các quan chức tình báo Ý giấu tên phủ nhận lời khai của Mauriello. Nhưng các công tố viên của Vatican đã xác định Tineri là một trong những người liên lạc của Mauriello, và cho biết anh ta đã đến thăm Vatican tám lần.
Việc Vatican và Ý hợp tác trong các vấn đề an ninh không có gì lạ: Cảnh sát Ý tuần tra quảng trường Thánh Phêrô, và có những mức độ hợp tác chính thức giữa hiến binh Vatican và cơ quan thực thi pháp luật Ý. Nhưng các hoạt động gián điệp của Tineri cho Đức Cha Peña Parra chắc chắn đã nằm ngoài các kênh chính thức. Mauriello kể lại rằng có lúc anh đã phải hộ tống Tineri đi ngang qua phòng an ninh của Vatican vì các hiến binh đặt quá nhiều câu hỏi.
Source:AP
Đức Tổng Giám Mục Peter Machado lên án việc phá hủy Tượng Chúa Giêsu ở Kolar
Đặng Tự Do
16:34 21/02/2022
Hôm thứ Bảy 31 tháng 10, năm ngoái, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào mừng Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi đến Vatican trong 55 phút. Đó là một thời gian rất lâu theo tiêu chuẩn của Vatican.
Bản thân Modi đã lên Twitter để nói với hơn 72 triệu người theo dõi của mình rằng ông đã có một “cuộc gặp rất ấm áp” với Đức Giáo Hoàng.
“Tôi đã có cơ hội thảo luận nhiều vấn đề với ông ấy và cũng mời ông ấy đến thăm Ấn Độ,” ông viết trong một thông điệp được minh họa bằng bốn bức tranh.
Trái với các phương tiện truyền thông Tây phương, người Công Giáo không tỏ ra mừng rỡ trước biến cố này. Họ thừa hiểu rằng Narenda Modi, là chủ tịch đảng Ấn Giáo cực đoan Bharatiya Janata, gọi tắt là BJP, chỉ làm một động tác giả với Đức Giáo Hoàng. Họ thậm chí còn tiên đoán rằng Giáo Hội tại Ấn Độ sắp phải đối diện với các khó khăn rất lớn sau khi động tác giả này được thực hiện tại Vatican để che mắt công luận thế giới. Thật thế, bách hại đã nổi lên tại 21 trong 28 bang của Ấn Độ. Hầu hết các bang thông qua luật cấm cải đạo nhằm chặn đứng cơ hội truyền giáo của các tín hữu Kitô.
Diễn biến mới đây nhất là vụ kéo sập tượng Chúa Giêsu đã có cách đây 25 năm tại Karnataka hôm 14 tháng Hai.
Trong một tuyên bố báo chí, Đức Tổng Giám Mục Peter Machado của Bangaluru đã lên án việc phá dỡ tượng Chúa Giêsu tại Gokunte, Quận Kolar ở Karnataka. Ngài than thở rằng các cuộc tấn công vào các nhà thờ trên khắp tiểu bang vẫn tiếp tục với sự cuồng nhiệt không hề suy giảm. Chiến dịch phá dỡ có hệ thống và phi lý được theo đuổi với sự xúi giục và trợ giúp của chính phủ và bộ máy của nó.
Đức Tổng Giám Mục Peter Machado cho biết thêm, “Thật đáng buồn khi lưu ý rằng một cuộc phá hủy tàn nhẫn khác đối với một Công trình Kitô giáo, trong đó có Tượng Chúa Giêsu cao 6m và 14 chặng đàng Thánh giá đã được thực hiện bởi chính quyền Taluka tại một Làng Kitô giáo, Gokunte, ở Kolar, cách Bangalore 65 km. Đây là một Quận của Karnataka tiếp giáp với biên giới Andhra. Mặc dù Giáo Hội có đầy đủ tài liệu về hai mẫu đất nơi có các công trình kiến trúc này, nhưng chính quyền địa phương coi chúng là không đúng hoặc không đầy đủ. Vấn đề vẫn đang được xét xử tại Tòa án. Trên thực tế, tòa án đã có lệnh cấm không được phá dỡ, trước khi có chỉ thị của Tòa án cấp cao”.
Đức Tổng Giám Mục Peter Machado cũng tuyên bố, “Bất chấp lệnh giữ nguyên hiện trạng và các nỗ lực của chúng tôi để giúp bà Tehsildar Shobitha hiểu các chỉ thị của tòa án, bà ấy đã từ chối hợp tác và thậm chí không nhìn nhận các chỉ thị mới của tòa án. Chúng tôi đã không nhận được thông báo bằng văn bản về hành động sắp xảy ra. Được trang bị với 200 cảnh sát, bà đã giám sát việc phá dỡ đến nửa đêm ngày 14 tháng 2 năm 2022 và kéo bức tượng 6m xuống đất, điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến không chỉ tình cảm của cộng đồng Kitô giáo mà còn của những người theo đạo khác. Thật đau lòng khi thấy hàng trăm người rơi nước mắt. Ngay cả khi giả định rằng các cấu trúc không được cấp phép đầy đủ, các cơ quan Chính phủ có thể có đủ quyền hạn để chính thức hóa các cấu trúc này, đã tồn tại hơn 25 năm. Chẳng phải Chính phủ Karnataka gần đây đã đưa ra dự luật bảo vệ các công trình tôn giáo trái phép được xây dựng trên đất của chính phủ để các công trình này không bị phá bỏ ở Karnataka sao? Có phải đặc quyền này chỉ áp dụng cho một số nhóm tôn giáo nhất định và không áp dụng cho các cộng đồng thiểu số không?”
Source:Mangalorean.com
Vatican cố gắng đề cao chức linh mục trong bối cảnh khủng hoảng vì lạm dụng
Đặng Tự Do
16:36 21/02/2022
Hôm thứ Năm, Vatican đã mở hội nghị ba ngày về việc tái đề cao chức linh mục Công Giáo trong bối cảnh sụt giảm ơn gọi và khủng hoảng tín nhiệm liên quan đến các tai tiếng lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ.
Người tổ chức hội nghị, Đức Hồng Y Marc Ouellet, cho biết mục đích của hội nghị chuyên đề là phá bỏ một khái niệm được “giáo sĩ hóa” về chức tư tế là gốc rễ của các tai tiếng. Ngài cáo buộc rằng một số linh mục đã giả định quyền lực trên đàn chiên của họ, trong khi chức tư tế thực sự là một sứ vụ phục vụ dân Chúa.
Sự bóp méo như vậy đã tạo ra một cuộc khủng hoảng, trong đó “lạm dụng tình dục chỉ là phần nổi của tảng băng chìm”, Đức Hồng Y Ouellet nói. Ngài cho rằng lạm dụng quyền lực, lạm dụng lương tâm và tâm linh, là những hành vi “băng hoại” khác của các linh mục.
Đức Hồng Y cho biết ngài hy vọng hội nghị sẽ giúp lập biểu đồ “một trạng thái cân bằng mới”, trong đó cách riêng phụ nữ sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong Giáo Hội Công Giáo.
Đức Thánh Cha Phanxicô khai mạc hội nghị lặp lại lời kêu gọi của ngài đối với các linh mục là hãy gần gũi với Thiên Chúa, các giám mục của họ, các linh mục khác và dân Chúa.
Đức Phanxicô không đề cập đến các tai tiếng lạm dụng tính dục, nhưng ngài cũng đổ lỗi cho “chủ nghĩa giáo sĩ” vì đã bóp méo ý nghĩa thực sự của chức linh mục, mà ngài nói là ơn gọi phục vụ chứ không phải quyền lực.
Ngài nói: “Chủ nghĩa giáo sĩ là một sự bóp méo vì nó không dựa trên sự gần gũi với người khác mà dựa trên khoảng cách”.
Ngài nhấn mạnh rằng “Thời đại mà chúng ta đang sống đòi hỏi chúng ta không chỉ trải nghiệm sự thay đổi, mà còn phải chấp nhận nó khi nhận ra rằng thời điểm của chúng ta là thời kỳ của sự thay đổi mang tính lịch sử.”
“Chúng ta có thể phản ứng theo nhiều cách khác nhau trước thách thức của sự thay đổi. Vấn đề là trong khi nhiều hành động và thái độ có thể hữu ích và tốt, không phải tất cả chúng đều mang hương vị của Tin Mừng.”
“Một thái độ khác có thể là của sự lạc quan quá mức – ‘Mọi thứ sẽ ổn thôi’ - dẫn đến việc phớt lờ nỗi đau liên quan đến sự biến đổi này và không chấp nhận những căng thẳng, phức tạp và mơ hồ của thời điểm hiện tại”.
“Cả hai đều là một loại trốn chạy. Chúng là phản ứng của người chăn chiên thuê khi nhìn thấy con sói đến và bỏ chạy: hoặc hướng về quá khứ hoặc hướng tới tương lai. Cả hai đều không thể dẫn đến các giải pháp trưởng thành.”
“Những thách thức này cũng đang ảnh hưởng đến cuộc sống của các linh mục; một triệu chứng của điều này là cuộc khủng hoảng ơn gọi mà các cộng đồng của chúng ta đã trải qua ở một số nơi. Tuy nhiên, thông thường, điều này xảy ra là do sự vắng bóng lòng nhiệt thành tông đồ nơi các cộng đoàn hầu dễ lây lan, kết quả là họ thiếu sự nhiệt tình và hấp dẫn. Ở đâu có sự sống và lòng nhiệt thành, và ước muốn mang Chúa Kitô đến cho người khác, các ơn gọi chân chính sẽ xuất hiện. Ngay cả trong các giáo xứ có các linh mục không đặc biệt gắn bó và vui tươi, đời sống tích cực và huynh đệ của cộng đoàn có thể đánh thức ước muốn dâng hiến trọn vẹn cuộc đời của một người cho Thiên Chúa và cho việc rao giảng Tin Mừng. Điều này đặc biệt đúng nếu cộng đoàn đó kiên trì cầu nguyện cho các ơn gọi và can đảm đề xuất cho những người trẻ của mình một con đường dâng hiến đặc biệt.”
Đức Thánh Cha đặc biệt nhấn mạnh rằng: “Cuộc đời của một linh mục trên hết là lịch sử cứu độ của một người đã được rửa tội. Chúng ta đừng bao giờ quên rằng mỗi ơn gọi cụ thể, kể cả ơn gọi Truyền Chức Thánh, là sự hoàn thành của bí tích rửa tội. Nói cách khác, luôn luôn sẽ là một cám dỗ lớn khi sống chức linh mục mà không có bí tích rửa tội, chúng ta quên rằng ơn gọi chính yếu của chúng ta là nên thánh. Nên thánh có nghĩa là làm cho chúng ta phù hợp với Chúa Giêsu, để cho tâm hồn chúng ta rộn ràng với những tâm tình giống như Người (x. Pl 2:15). Chỉ khi cố gắng yêu thương người khác như Chúa Giêsu, chúng ta mới làm cho Thiên Chúa trở nên hữu hình và hoàn thành ơn gọi nên thánh của mình. Thật vậy, Thánh Gioan Phaolô II đã nhắc nhở chúng ta rằng, ‘linh mục, giống như mọi thành viên khác của Giáo hội, phải lớn lên trong nhận thức rằng bản thân mình luôn cần được phúc âm hoá’”
Chính thức, hội nghị không phải là về các tai tiếng lạm dụng tình dục. Nhưng bài phát biểu khai mạc của Đức Hồng Y Ouellet đã làm rõ vấn đề này như bối cảnh khó tránh khỏi cho các cuộc thảo luận.
Một vấn đề khác được nêu ra hội nghị là cuộc khủng hoảng trong ơn gọi linh mục. Hội nghị cũng bao gồm các phiên họp dành riêng cho các câu hỏi về đời sống độc thân linh mục và vai trò của phụ nữ trong Giáo Hội.
Theo số liệu thống kê của Vatican công bố trong tháng này, có 410,219 linh mục Công Giáo trên thế giới vào năm 2020, giảm 4,117 so với năm trước đó. Sự sụt giảm nghiêm trọng ở Bắc Mỹ và Châu Âu được bù đắp bởi sự gia tăng của các tân linh mục ở Phi Châu và Á Châu.
Số liệu thống kê cũng cho thấy số lượng chủng sinh chuẩn bị cho chức linh mục giảm, từ 114,058 vào năm 2019 xuống còn 111,855 vào năm 2020.
Source:AP
Linh mục đã hiến mạng sống để cứu một chú bé Tây Ban Nha được phong chân phước tử đạo
Đặng Tự Do
16:37 21/02/2022
Một linh mục đứng ra bảo vệ một cậu bé 15 tuổi khi cậu sắp bị hành quyết trong cuộc nội chiến đẫm máu ở Tây Ban Nha sẽ nằm trong nhóm 16 linh mục, chủng sinh và giáo dân sắp được phong chân phước ở Granada, Tây Ban Nha.
Thánh lễ tuyên chân phước cho các vị tử đạo, trong đó có Cha Jose Becerra, sẽ diễn ra tại nhà thờ chính tòa Granada vào ngày 26 tháng Hai.
Ban đầu thánh lễ được dự kiến diễn ra vào tháng 5 năm 2020, nhưng đã bị trì hoãn do đại dịch COVID-19.
Cuộc nội chiến tại Tây Ban Nha đã kéo dài từ ngày 17/7/1936 đến 1/4/1939. Trong cuộc chiến này,13 Giám Mục, 4172 linh mục triều và các chủng sinh, 2364 linh mục dòng và các nam tu sĩ cùng với 283 nữ tu đã bị Mặt Trận Bình Dân sát hại. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong 233 vị tử đạo Tây Ban Nha. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tôn phong 498 vị. Cho đến nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tôn phong cho 525 vị tử đạo Tây Ban Nha.
Sinh tại Alhama de Granada, Cha José Becerra Sánchez làm linh mục tại thị trấn quê hương của mình cho đến khi bị bắt và bỏ tù bởi các chiến binh chống giáo sĩ vào năm 1936.
Trong thời gian bị giam cầm, các chiến binh cũng bắt giam Eduardo Raya Mijoler, một cậu bé 15 tuổi. Ngày hôm sau, cậu bé bị áp giải khỏi phòng giam, có lẽ sẽ bị hành quyết.
Khi nhìn thấy người thanh niên trẻ tuổi bị bắt đi, Cha Becerra 61 tuổi nói với các lính canh: “Đừng bắt cậu bé đó, cậu ấy vẫn còn rất trẻ. Đưa tôi đi, tôi đã là một ông già rồi”.
Theo Tổng giáo phận Granada, cậu bé Raya, còn sống đến ngày nay, được vị linh mục tử đạo chết thay, đã làm chứng trong tiến trình phong chân phước, rằng ông thực sự đã được phóng thích nhờ có Cha Becerra chết thay cho mình.
“Cho đến chừng nào tôi còn sống, tôi sẽ không bao giờ quên được lòng dũng cảm và tình yêu của vị linh mục này, là người sẵn sàng chết vì tôi,” Raya nói trong lời khai của mình.
Trong khi một số tù nhân được thả tự do, những người khác - kể cả Becerra - bị đưa đến Malaga. Các chiến binh đã đưa vị linh mục Tây Ban Nha đến một nhà chứa gái mãi dâm và cố gắng ép buộc ngài vi phạm lời thề trinh khiết của mình. Họ cũng hứa sẽ thả ngài nếu ngài giẫm lên một cây thánh giá.
“Tôi thà chết cả ngàn lần hơn là làm điều đó,” vị linh mục nói với những kẻ bắt giữ mình.
Không thành công trong nỗ lực của họ, các dân quân đã buộc một sợi dây quanh cổ ngài và kéo ngài ra bến tàu, ném thi thể đang hoi hóp của ngài xuống nước.
Tổng giáo phận Granada cho biết một buổi cầu nguyện sẽ diễn ra vào đêm trước của Thánh lễ phong chân phước để tôn vinh 16 vị tử đạo.
Cha Francisco Tejerizo, linh mục Dòng Chúa Cứu Thế, trưởng ban tổ chức lễ tuyên chân phước cho biết: “Chúng tôi hiệp nhất trong lời cầu nguyện, và chúng tôi cầu xin sự chuyển cầu của các vị tử đạo Granada của chúng tôi. Cầu mong lễ kỷ niệm này củng cố đức tin của chúng ta cũng như đời sống và chứng tá của các cộng đồng Kitô hữu của chúng ta”.
Trong tổng số 50 triệu dân Tây Ban Nha, 70% là người Công Giáo. 11% là người vô thần. Như thế, tỷ lệ người vô thần tại Tây Ban Nha thuộc loại cao nhất trong các nước Âu Châu. Tuy nhiên, nói thế cũng chưa đủ, những người vô thần tại Tây Ban Nha khác với những người vô thần ở các quốc gia khác là họ không có khuynh hướng sống chung hòa bình, nhưng quyết liệt “ăn thua đủ”. Nói theo kiểu cộng sản, họ quyết liệt muốn giải quyết vấn đề “ai thắng ai”. Đó chính là bối cảnh của cuộc nội chiến Tây Ban Nha.
Source:Crux
Đất Thánh - Dự án của Chính phủ Israel nhằm đưa Núi Ôliu vào Vườn quốc gia! Mối quan tâm: kế hoạch này ảnh hưởng tới các nơi thánh ra sao?
Thanh Quảng sdb
17:42 21/02/2022
Đất Thánh - Dự án của Chính phủ Israel nhằm đưa Núi Ôliu vào Vườn quốc gia! Mối quan tâm: kế hoạch này ảnh hưởng tới các nơi thánh ra sao?
Jerusalem theo Thông tấn xã Fides thì núi Oliu ở Jerusalem, là trung tâm của dự án do chính quyền Israel khởi xướng nhằm mở rộng ranh giới Vườn quốc gia, bao gồm đất của Giáo hội gồm Nhà thờ Muôn Dân, xây trên chỗ Chúa quì cầu nguyện trước khi bị trao nộp là một đia danh rất quan trọng đối với những người tin theo Chúa trên toàn thế giới. Các bước thực hiện dự án đã khiến các địa danh ở Thánh địa bị đặt trong tình trạng báo động, và đại diện của một số Giáo hội đã viết thỉnh nguyện thư cho Bộ trưởng Môi trường Israel để xét lại dự án...
Dự án, cho đến nay vẫn chưa được công bố, được xác định với Kế hoạch mang số 101-674788 cho thấy các đường biên giới của Vườn quốc gia quanh Bức tường thành Jerusalem được nới rộng bao gồm một phần lớn Núi Cây Dầu, bao gồm Thung lũng Kidron và Ben Hinnom. Kế hoạch, do Cơ quan Công viên và môi trường Thiên nhiên Israel (INPA) hoạch định, và được đệ trình lên Ủy ban Quy hoạch và Xây dựng của thành phố Jerusalem để phê duyệt sơ bộ vào ngày 2 tháng 3.
Trong khi đó, vào thứ Sáu ngày 18 tháng Hai, Thượng phụ Chính thống Hy Lạp của Jerusalem Theopolis III, Đức Tổng Giám Mục Francesco Patton, đại diện Tông tòa Công Giáo tại Thánh địa và Thượng phụ Nourhan Manougian, Giáo hội Chính thống Armenia tại Jerusalem đã đệ trình thỉnh nguyện thư lên bà Bộ trưởng Tamar Zandberg, trông coi bộ Bảo vệ Môi trường, người giám sát dự án INPA, kêu gọi bà điều chỉnh dự án, tôn trọng các địa danh thánh của các Giáo hội trong khi thực hiện dự án và kế hoạch.
"Kế hoạch được INPA chính thức trình bày" - xuất bản trên tờ báo trực tuyến The Times of Israel - có vẻ như nó đã được đưa ra và đang được điều phối, và tìm phương cách thực hiện với các mục tiêu là tịch thu và quốc hữu hóa những địa danh linh thiêng đối với Giáo Hội Công Giáo, làm thay đổi bản chất của nó".
Trong lá thư từ các đại diện Giáo hội cho kế hoạch là "tàn bạo", "Dưới chiêu bài bảo vệ không gian xanh, nhưng kế hoạch nhằm phục vụ cho một ý thức hệ phủ nhận địa vị và quyền sở hữu của các Giáo hội ở Jerusalem!"
Các nhà lãnh đạo các Giáo hội cũng gửi văn thư ấy tới các tòa đại sứ và lãnh sự của Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Anh, Bỉ và Thụy Điển ở Jerusalem.
Người phát ngôn của INPA cho hay dự án nhằm bảo vệ di sản tự nhiên và lịch sử của khu vực trên quan điểm môi trường và sẽ không ảnh hưởng đến quyền tư hữu của các tư nhân hoặc các tổ chức sở hữu khu đất.
Công viên Quốc gia bao quanh tường thành Jerusalem – theo tờ Times của Israel – đã có từ năm 1970 và chính phủ thời đó đã hoạch định đường biên giới cho dự án, nhưng đã cẩn thận tránh bao gồm phần lớn Núi Oliu, nơi có hơn một chục địa danh lịch sử của Giáo Hội Công Giáo, bao gồm Tu viện Bridgettine, Nhà thờ con gà gáy (Viri Galilaei), Hang Gethsemane và Vườn các Tông đồ. Vào thời điểm đó, các nhà chức trách đã xem xét "giai đoạn hai" của dự án, nhằm mở rộng khu Vườn Quốc gia, nhưng phương án đó đã được gác lại, vì không muốn gây ra những phản ứng trước dự án, do tính chất đặc biệt của khu vực đó. Hơn 5 thập kỷ sau, dự án mở rộng lại được đem ra bàn lại, trong khi các thành viên của các nhóm chống chính phủ Israel nghi ngờ là chính phủ có ý muốn làm suy yếu dần sự hiện diện của người Palestine tại các khu vực tranh chấp ở Đông Jerusalem. Theo các nhà phân tích này thì kế hoạch mở rộng vườn quốc gia cũng nằm trong chiến lược đó, một chiến lược có tính cách chủ nghĩa dân tộc rộng lớn hơn nhằm "bao vây" Thành phố Jerusalem cổ. (GV) (Agenzia Fides, 21/2/2022)
Jerusalem theo Thông tấn xã Fides thì núi Oliu ở Jerusalem, là trung tâm của dự án do chính quyền Israel khởi xướng nhằm mở rộng ranh giới Vườn quốc gia, bao gồm đất của Giáo hội gồm Nhà thờ Muôn Dân, xây trên chỗ Chúa quì cầu nguyện trước khi bị trao nộp là một đia danh rất quan trọng đối với những người tin theo Chúa trên toàn thế giới. Các bước thực hiện dự án đã khiến các địa danh ở Thánh địa bị đặt trong tình trạng báo động, và đại diện của một số Giáo hội đã viết thỉnh nguyện thư cho Bộ trưởng Môi trường Israel để xét lại dự án...
Dự án, cho đến nay vẫn chưa được công bố, được xác định với Kế hoạch mang số 101-674788 cho thấy các đường biên giới của Vườn quốc gia quanh Bức tường thành Jerusalem được nới rộng bao gồm một phần lớn Núi Cây Dầu, bao gồm Thung lũng Kidron và Ben Hinnom. Kế hoạch, do Cơ quan Công viên và môi trường Thiên nhiên Israel (INPA) hoạch định, và được đệ trình lên Ủy ban Quy hoạch và Xây dựng của thành phố Jerusalem để phê duyệt sơ bộ vào ngày 2 tháng 3.
Trong khi đó, vào thứ Sáu ngày 18 tháng Hai, Thượng phụ Chính thống Hy Lạp của Jerusalem Theopolis III, Đức Tổng Giám Mục Francesco Patton, đại diện Tông tòa Công Giáo tại Thánh địa và Thượng phụ Nourhan Manougian, Giáo hội Chính thống Armenia tại Jerusalem đã đệ trình thỉnh nguyện thư lên bà Bộ trưởng Tamar Zandberg, trông coi bộ Bảo vệ Môi trường, người giám sát dự án INPA, kêu gọi bà điều chỉnh dự án, tôn trọng các địa danh thánh của các Giáo hội trong khi thực hiện dự án và kế hoạch.
"Kế hoạch được INPA chính thức trình bày" - xuất bản trên tờ báo trực tuyến The Times of Israel - có vẻ như nó đã được đưa ra và đang được điều phối, và tìm phương cách thực hiện với các mục tiêu là tịch thu và quốc hữu hóa những địa danh linh thiêng đối với Giáo Hội Công Giáo, làm thay đổi bản chất của nó".
Trong lá thư từ các đại diện Giáo hội cho kế hoạch là "tàn bạo", "Dưới chiêu bài bảo vệ không gian xanh, nhưng kế hoạch nhằm phục vụ cho một ý thức hệ phủ nhận địa vị và quyền sở hữu của các Giáo hội ở Jerusalem!"
Các nhà lãnh đạo các Giáo hội cũng gửi văn thư ấy tới các tòa đại sứ và lãnh sự của Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Anh, Bỉ và Thụy Điển ở Jerusalem.
Người phát ngôn của INPA cho hay dự án nhằm bảo vệ di sản tự nhiên và lịch sử của khu vực trên quan điểm môi trường và sẽ không ảnh hưởng đến quyền tư hữu của các tư nhân hoặc các tổ chức sở hữu khu đất.
Công viên Quốc gia bao quanh tường thành Jerusalem – theo tờ Times của Israel – đã có từ năm 1970 và chính phủ thời đó đã hoạch định đường biên giới cho dự án, nhưng đã cẩn thận tránh bao gồm phần lớn Núi Oliu, nơi có hơn một chục địa danh lịch sử của Giáo Hội Công Giáo, bao gồm Tu viện Bridgettine, Nhà thờ con gà gáy (Viri Galilaei), Hang Gethsemane và Vườn các Tông đồ. Vào thời điểm đó, các nhà chức trách đã xem xét "giai đoạn hai" của dự án, nhằm mở rộng khu Vườn Quốc gia, nhưng phương án đó đã được gác lại, vì không muốn gây ra những phản ứng trước dự án, do tính chất đặc biệt của khu vực đó. Hơn 5 thập kỷ sau, dự án mở rộng lại được đem ra bàn lại, trong khi các thành viên của các nhóm chống chính phủ Israel nghi ngờ là chính phủ có ý muốn làm suy yếu dần sự hiện diện của người Palestine tại các khu vực tranh chấp ở Đông Jerusalem. Theo các nhà phân tích này thì kế hoạch mở rộng vườn quốc gia cũng nằm trong chiến lược đó, một chiến lược có tính cách chủ nghĩa dân tộc rộng lớn hơn nhằm "bao vây" Thành phố Jerusalem cổ. (GV) (Agenzia Fides, 21/2/2022)
Top Stories
Outrage after Vietnamese officials disrupted Mass celebrated by Hanoi Archbishop
J.B. An Dang
05:49 21/02/2022
Outraged parishioners watched in horror as officials stormed a church in Hoa Binh Province and disrupted Mass. The worshippers were pretty taken aback by the incident on Sunday Feb 20 when Vietnamese officials wearing their helmets disrupted the 10 AM Mass celebrated by Hanoi Archbishop. “It was pretty confronting and really troubling to see the liturgy being stopped by several officials,” Archdiocese of Hanoi reported.
Local officials in plain clothes interrupted the Sunday morning service at Vu Ban parish. Led by the head of the local Communist Party chapter, they jumped to the altar, yelling at the Archbishop Joseph Vũ Văn Thiên of Hanoi to request that the Mass to be stopped immediately, and the congregation to be dispersed. Archbishop Joseph was concelebrating the seventh Sunday of Ordinary Time with some other diocesan priests at Vu Ban parish to mark the “Missionary Day of the Archdiocese.”
Built decades ago, the church is the largest one in Vu Ban town and can house hundreds of people.
The concelebrants and parishioners tried their best to protect Archbishop Joseph Thiên and removed the communist harassers out of the church. Though order was restored, and the Mass resumed after that, the surprise ambush left the congregation dumbfounded and shaken.
Moreover, the incident happened when the dust of the horrific murder of Fr. Joseph Tran Ngoc Thanh, a Dominican missionary in Kon Tum province has not even settled. It has stunned both Catholics and believers of other religions in Vietnam for its audacity and blatancy in terms of violation of religious and human rights.
“When have we seen this behaviour before in history? This is the first time I have ever seen local government officials approaching the altar to disrupt the Holy Mass without waiting for it to end before harassing the priests as they used to do in the past. This is such uncultured, lawless action. It is a blatant blasphemy or sacrilege,” said Fr. Peter Nguyen Van Khai. He had been the former spokesperson of Vietnamese Redemptorists before travelling to Rome for further study.
Local officials in plain clothes interrupted the Sunday morning service at Vu Ban parish. Led by the head of the local Communist Party chapter, they jumped to the altar, yelling at the Archbishop Joseph Vũ Văn Thiên of Hanoi to request that the Mass to be stopped immediately, and the congregation to be dispersed. Archbishop Joseph was concelebrating the seventh Sunday of Ordinary Time with some other diocesan priests at Vu Ban parish to mark the “Missionary Day of the Archdiocese.”
Built decades ago, the church is the largest one in Vu Ban town and can house hundreds of people.
The concelebrants and parishioners tried their best to protect Archbishop Joseph Thiên and removed the communist harassers out of the church. Though order was restored, and the Mass resumed after that, the surprise ambush left the congregation dumbfounded and shaken.
Moreover, the incident happened when the dust of the horrific murder of Fr. Joseph Tran Ngoc Thanh, a Dominican missionary in Kon Tum province has not even settled. It has stunned both Catholics and believers of other religions in Vietnam for its audacity and blatancy in terms of violation of religious and human rights.
“When have we seen this behaviour before in history? This is the first time I have ever seen local government officials approaching the altar to disrupt the Holy Mass without waiting for it to end before harassing the priests as they used to do in the past. This is such uncultured, lawless action. It is a blatant blasphemy or sacrilege,” said Fr. Peter Nguyen Van Khai. He had been the former spokesperson of Vietnamese Redemptorists before travelling to Rome for further study.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hà Nội: Xưng là đại diện chính quyền đòi ‘giải tán’ Thánh Lễ
Người Việt
10:14 21/02/2022
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Hai người xưng là đại diện chính quyền địa phương xông lên Cung Thánh đòi “giải tán” Thánh Lễ do tổng giám mục Hà Nội chủ tế.
Trang web Tổng Giáo Phận Hà Nội ngày 21 Tháng Hai, tường thuật như sau: “Cuối Thánh lễ, có hai người xưng là đại diện chính quyền thị trấn Vụ Bản xông lên Cung Thánh đòi giải tán Thánh Lễ. Sự cố này làm Thánh Lễ bị gián đoạn ít phút. Tuy nhiên, cộng đoàn phụng vụ vẫn giữ được sự trang nghiêm. Trong khi đó, một số linh mục đồng tế và một số giáo dân đã ra can thiệp đề nghị hai người này rời khỏi nhà thờ để Thánh Lễ được tiếp tục.”
Cho đến ngày 21 Tháng Hai, chưa thấy truyền thông trong nước đưa tin vụ này, và cũng thưa thấy chính quyền địa phương giải thích.
Một số Facebookers không những thuật tin về chuyện này mà còn kèm theo một video clip ngắn chừng 42 giây của sự việc.
Vẫn theo bản tin của Tổng Giáo Phận Hà Nội, Tổng Giám Mục Giuse Vũ Văn Thiên tới thăm giáo họ Đồng Tâm, thuộc giáo xứ Vụ Bản, một giáo họ non trẻ nhỏ bé toạ lạc bên cạnh thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình, trong hành trình “Ngày truyền giáo của tổng giáo phận.”
Ngay sau Thánh Lễ, Tổng Giám Mục Vũ Văn Thiên đến giáo họ Đồng Tâm cách nhà thờ Vụ Bản khoảng 5 km, cùng cộng đoàn dâng lời tạ ơn Thiên Chúa.
Việc hai người xưng là đại diện chính quyền, một người mặc áo mưa, tự tiện xông tới cản trở Thánh Lễ có thể được coi là sách nhiễu tôn giáo.
Ngày 29 Tháng Giêng vừa qua, Linh Mục Giuse Trần Ngọc Thanh, thuộc Dòng Đa Minh Việt Nam, đang giải tội tại nhà thờ thuộc xã Saloong, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kontum, bị một người tên Nguyễn Văn Kiên xông tới chém vỡ sọ thiệt mạng, gây rúng động dư luận trong và ngoài nước.
Ngày 22 Tháng Mười Hai, 2021, một nhóm tín đồ Tin Lành ở xã Ea Lâm, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, tố cáo bị công an sách nhiễu, cản trở các hoạt động tôn giáo của họ khi đang chuẩn bị cho Lễ Giáng Sinh sắp đến.
Các tổ chức tôn giáo độc lập, tức không nằm trong hệ thống tôn giáo nhà nước, thường xuyên bị nhà cầm quyền CSVN đàn áp dưới nhiều hình thức khác nhau, theo các tổ chức quốc tế theo dõi nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Trong khi đó, Việt Nam luôn luôn bác bỏ tất cả những cáo buộc về đàn áp tôn giáo mỗi khi Ủy Hội Quốc Tế Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới (USCIRF) thúc giục Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa tên quốc gia này trở lại danh sách “Các Nước Cần Quan Tâm Đặc Biệt” (Country of Particular Concern-CPC). (TN) [đ.d.]
Chuyện xảy ra hôm Chủ Nhật, 20 Tháng Hai, tại thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, khi Tổng Giám Mục Vũ Văn Thiên dâng Thánh Lễ.
Trang web Tổng Giáo Phận Hà Nội ngày 21 Tháng Hai, tường thuật như sau: “Cuối Thánh lễ, có hai người xưng là đại diện chính quyền thị trấn Vụ Bản xông lên Cung Thánh đòi giải tán Thánh Lễ. Sự cố này làm Thánh Lễ bị gián đoạn ít phút. Tuy nhiên, cộng đoàn phụng vụ vẫn giữ được sự trang nghiêm. Trong khi đó, một số linh mục đồng tế và một số giáo dân đã ra can thiệp đề nghị hai người này rời khỏi nhà thờ để Thánh Lễ được tiếp tục.”
Cho đến ngày 21 Tháng Hai, chưa thấy truyền thông trong nước đưa tin vụ này, và cũng thưa thấy chính quyền địa phương giải thích.
Một số Facebookers không những thuật tin về chuyện này mà còn kèm theo một video clip ngắn chừng 42 giây của sự việc.
Vẫn theo bản tin của Tổng Giáo Phận Hà Nội, Tổng Giám Mục Giuse Vũ Văn Thiên tới thăm giáo họ Đồng Tâm, thuộc giáo xứ Vụ Bản, một giáo họ non trẻ nhỏ bé toạ lạc bên cạnh thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình, trong hành trình “Ngày truyền giáo của tổng giáo phận.”
Bản tin cho biết thêm, tổng giám mục chủ sự Thánh Lễ tại nhà thờ nhỏ bé của giáo xứ thay vì tại nhà nguyện của giáo họ Đồng Tâm như đã dự định. Hiện diện trong Thánh Lễ còn có Linh Mục Nguyễn Văn Thoan, quản hạt Mỹ Đức Hoà Bình, cùng các linh mục trong giáo hạt, tu sĩ và giáo dân trong giáo xứ.
Ngay sau Thánh Lễ, Tổng Giám Mục Vũ Văn Thiên đến giáo họ Đồng Tâm cách nhà thờ Vụ Bản khoảng 5 km, cùng cộng đoàn dâng lời tạ ơn Thiên Chúa.
Việc hai người xưng là đại diện chính quyền, một người mặc áo mưa, tự tiện xông tới cản trở Thánh Lễ có thể được coi là sách nhiễu tôn giáo.
Ngày 29 Tháng Giêng vừa qua, Linh Mục Giuse Trần Ngọc Thanh, thuộc Dòng Đa Minh Việt Nam, đang giải tội tại nhà thờ thuộc xã Saloong, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kontum, bị một người tên Nguyễn Văn Kiên xông tới chém vỡ sọ thiệt mạng, gây rúng động dư luận trong và ngoài nước.
Ngày 22 Tháng Mười Hai, 2021, một nhóm tín đồ Tin Lành ở xã Ea Lâm, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, tố cáo bị công an sách nhiễu, cản trở các hoạt động tôn giáo của họ khi đang chuẩn bị cho Lễ Giáng Sinh sắp đến.
Các tổ chức tôn giáo độc lập, tức không nằm trong hệ thống tôn giáo nhà nước, thường xuyên bị nhà cầm quyền CSVN đàn áp dưới nhiều hình thức khác nhau, theo các tổ chức quốc tế theo dõi nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Trong khi đó, Việt Nam luôn luôn bác bỏ tất cả những cáo buộc về đàn áp tôn giáo mỗi khi Ủy Hội Quốc Tế Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới (USCIRF) thúc giục Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa tên quốc gia này trở lại danh sách “Các Nước Cần Quan Tâm Đặc Biệt” (Country of Particular Concern-CPC). (TN) [đ.d.]
VietCatholic TV
Giơ cả má bên kia nữa có phải là ngu quá không? Giải thích của Đức Giáo Hoàng trưa Chúa Nhật 20/2
VietCatholic Media
04:22 21/02/2022
Chúa Nhật 20 tháng Hai, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ 7 Mùa Quanh Năm. Bài Tin Mừng thuật lại biến cố Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ hãy có lòng thương xót.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Thầy bảo các con đang nghe Thầy đây: Các con hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn cho những kẻ ghét mình, hãy chúc phúc cho những kẻ nguyền rủa mình, hãy cầu nguyện cho những kẻ vu khống mình. Ai vả má con bên này, thì đưa cả má bên kia; ai lột áo ngoài của con, thì con cũng đừng cản nó lấy áo trong. Ai xin, thì con hãy cho và ai lấy gì của con, thì đừng đòi lại. Các con muốn người ta làm điều gì cho các con, thì hãy làm cho người ta như vậy. Nếu các con yêu những kẻ yêu các con, thì còn ân nghĩa gì nữa? Vì cả những người tội lỗi cũng yêu những ai yêu họ. Và nếu các con làm ơn cho những kẻ làm ơn cho các con, thì còn ân nghĩa gì? Cả những người tội lỗi cũng làm như vậy. Và nếu các con cho ai vay mượn mà trông người ta trả lại, thì còn ân nghĩa gì? Cả những người tội lỗi cũng cho những kẻ tội lỗi vay mượn để rồi được trả lại sòng phẳng.
Vậy các con hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn, và cho vay mượn mà không trông báo đền. Phần thưởng của các con bấy giờ sẽ lớn lao, và các con sẽ là con cái Ðấng Tối Cao, vì Người nhân hậu với những kẻ bội bạc và những kẻ gian ác.
Vậy các con hãy ở nhân từ như Cha các con là Ðấng nhân từ. Ðừng xét đoán, thì các con sẽ khỏi bị xét đoán; đừng kết án, thì các con khỏi bị kết án. Hãy tha thứ, thì các con sẽ được tha thứ. Hãy cho, thì sẽ cho lại các con; người ta sẽ lấy đấu hảo hạng, đã dằn, đã lắc và đầy tràn mà đổ vào vạt áo các con. Vì các con đong đấu nào, thì cũng sẽ được đong trả lại bằng đấu ấy”.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào buổi sáng!
Trong bài Tin Mừng của Phụng vụ ngày hôm nay, Chúa Giêsu cho các môn đệ một số chỉ dẫn căn bản về cuộc sống. Chúa đề cập đến những tình huống khó khăn nhất, những tình huống thử thách đối với chúng ta, những tình huống đặt chúng ta trước những kẻ thù và những người chống lại chúng ta, những kẻ luôn cố gắng làm hại chúng ta. Trong những trường hợp này, người môn đệ của Chúa Giêsu được kêu gọi không nhượng bộ bản năng và hận thù, nhưng hãy đi xa hơn, xa hơn nhiều. Vượt lên trên bản năng, vượt lên trên hận thù. Chúa Giêsu nói: “Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em” (Lc 6:27). Và cụ thể hơn nữa: “Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa” (câu 29). Khi chúng ta nghe điều này, đối với chúng ta, dường như Chúa đang yêu cầu điều không thể. Hơn nữa, tại sao lại yêu kẻ thù? Nếu anh chị em không phản ứng với những kẻ bắt nạt, mọi hành vi lạm dụng đều được bật đèn xanh, và điều này là không công bằng. Nhưng nó có thực sự như vậy không? Chúa có thực sự đòi hỏi chúng ta những điều không thể, và quả thật là bất công không? Lẽ nào lại như vậy sao?
Trước tiên, chúng ta hãy xem xét cảm giác bất công mà chúng ta cảm thấy khi “giơ cả má bên kia nữa”. Và chúng ta hãy nghĩ về Chúa Giêsu. Trong cuộc thương khó, trong lần xét xử bất công trước mặt thầy thượng tế, một lúc nào đó, Chúa Giêsu nhận được một cái tát vào mặt từ một tên lính canh. Và Ngài cư xử như thế nào? Ngài không xúc phạm anh ta, không, nhưng Ngài nói với người lính canh: “Nếu tôi nói sai, anh chứng minh xem sai ở chỗ nào; còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?” (Ga 18:23). Ngài yêu cầu một lý do cho cái ác đã nhận được. Giơ cả má bên kia nữa không có nghĩa là chịu đựng trong im lặng, chịu thua bất công. Với câu hỏi của mình, Chúa Giêsu tố cáo những gì là bất công. Nhưng Ngài làm điều đó mà không tức giận, không bạo lực, thực sự với lòng tốt. Ngài không muốn gây ra một cuộc tranh cãi, nhưng muốn xoa dịu sự phẫn uất, và điều này rất quan trọng: cùng nhau dập tắt hận thù và bất công, cố gắng phục hồi người anh em tội lỗi. Điều này không dễ dàng, nhưng Chúa Giêsu đã làm được và Ngài bảo chúng ta cũng phải làm. Giơ cả má bên kia nữa là như thế: sự hiền lành của Chúa Giêsu là một phản ứng mạnh mẽ hơn so với cú đánh mà Ngài đã phải nhận. Giơ cả má bên kia nữa không phải là hành động thối lui của kẻ thất bại, mà là hành động của một người có nội lực lớn hơn. Giơ cả má bên kia nữa là để chiến thắng cái ác bằng điều thiện, điều này mở ra một lỗ hổng trong lòng kẻ thù, vạch trần sự vô lý trong lòng căm thù của hắn. Và thái độ này, thái độ giơ cả má bên kia nữa, không phải do tính toán hay hận thù sai khiến mà bởi tình yêu. Anh chị em thân mến, chính tình yêu thương nhưng không và không mong đền đáp mà chúng ta nhận được từ Chúa Giêsu đã tạo ra trong trái tim một cách làm tương tự như Ngài, là từ chối mọi sự trả thù. Chúng ta đã quá quen với luận lý trả thù: “Ngươi đã làm thế này với ta, ta sẽ làm như vậy với ngươi”, hoặc mang trong mình mối hận thù, oán hận làm hại, hủy hoại con người.
Chúng ta đi đến sự phản đối khác: liệu một người có thể yêu kẻ thù của mình không? Nếu chỉ phụ thuộc vào chúng ta thì điều đó là không thể. Nhưng chúng ta hãy nhớ rằng khi Chúa yêu cầu một điều gì đó, thì Ngài cũng ban cho chúng ta ân sủng để làm được điều đó. Chúa không bao giờ đòi hỏi chúng ta một điều gì đó trước khi Ngài ban cho chúng ta ân sủng cần thiết. Khi Người nói với tôi rằng hãy yêu kẻ thù, Người muốn ban cho tôi khả năng để có thể làm như vậy. Nếu không có khả năng đó thì chúng ta không thể, nhưng Ngài nói với anh chị em “Hãy yêu kẻ thù” và Ngài ban cho anh chị em khả năng để yêu. Thánh Augustinô đã cầu nguyện theo cách này - hãy lắng nghe lời cầu nguyện đẹp đẽ này: Lạy Chúa, “hãy ban cho con những huấn lệnh của Ngài, và truyền cho con những gì Ngài muốn” (Tự Thú, X, 29,40), bởi vì Chúa đã ban điều đó cho con. Chúng ta nên xin Chúa những gì? Chúa vui khi ban cho chúng ta điều gì? Thưa: Sức mạnh để yêu, vì đó không phải là một sự vật, mà là Chúa Thánh Thần. Sức mạnh để yêu thương là Chúa Thánh Linh, và với Thánh Linh của Chúa Giêsu, chúng ta có thể đáp lại điều ác bằng điều thiện, chúng ta có thể yêu những người làm hại chúng ta. Đây là những gì Kitô Hữu làm. Thật đáng buồn biết bao, khi có những dân tộc và con người tự hào là Kitô lại coi người khác là kẻ thù và nghĩ đến chuyện gây chiến với nhau! Thật đáng buồn.
Còn chúng ta, chúng ta có cố gắng sống theo những lời mời gọi của Chúa Giêsu không? Hãy nghĩ về một người đã làm tổn thương chúng ta. Mọi người đều có ai đó vướng bận trong tâm trí mình. Thông thường, chúng ta đã bị ai đó làm hại, chúng ta nghĩ về người đó. Có thể có một mối hận thù trong chúng ta. Vì vậy, với người gây đau khổ cho chúng ta này, chúng ta hãy đặt hình ảnh của Chúa Giêsu, hiền lành, ngay trong thử thách, sau cái tát. Và sau đó chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần tác động trong tâm hồn chúng ta. Cuối cùng, chúng ta hãy cầu nguyện cho người đó: cầu nguyện cho những người đã hại chúng ta (x. Lc 6:28). Khi có ai đó làm điều gì xấu với chúng ta, chúng ta ngay lập tức đi nói với người khác và chúng ta cảm thấy mình là nạn nhân. Chúng ta hãy dừng lại, và cầu nguyện cùng Chúa cho người đó, hãy giúp anh ta, và vì vậy cảm giác bực bội này biến mất. Cầu nguyện cho những người đã đối xử tệ với chúng ta là điều đầu tiên để chuyển hóa điều ác thành điều tốt, điều tốt ấy là lời cầu nguyện. Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta trở thành những người hòa bình đối với mọi người, đặc biệt là đối với những người thù địch và không thích chúng ta.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến
Tôi bày tỏ sự gần gũi của tôi với những người dân bị lũ lụt tàn phá trong những ngày gần đây, tôi đang nghĩ đến vùng đông nam Madagascar, nơi bị ảnh hưởng bởi một loạt cơn lốc xoáy và khu vực Petropolis ở Brazil, bị tàn phá bởi lũ lụt và lở đất. Xin Chúa đón nhận những người đã chết vào chốn bình an, an ủi những người thân trong gia đình họ và nâng đỡ những ai đang hoạn nạn.
Hôm nay là Ngày Quốc Gia các nhân viên y tế, và chắc hẳn chúng ta còn nhớ đến nhiều bác sĩ, y tá, điều dưỡng viên, những người tình nguyện gần gũi người bệnh, chữa bệnh cho họ, giúp họ khỏi bệnh, giúp đỡ họ. Chủ đề chính trong chương trình “Theo Hình Ảnh Ngài” ngày hôm nay là “Không ai cứu được chính mình”. Và trong cơn đau ốm, chúng ta cần một ai đó để cứu chúng ta, để giúp chúng ta. Sáng nay, một bác sĩ nói với tôi rằng một người sắp chết vào thời Covid đã nói với anh ta: “Hãy nắm lấy tay tôi, tôi đang hấp hối và tôi cần bàn tay của anh”. Các nhân viên y tế anh hùng, những người đã thể hiện sự anh dũng này trong thời gian Covid, nhưng sự anh hùng vẫn còn mỗi ngày. Xin gửi tới các bác sĩ, y tá, điều dưỡng, anh chị em tình nguyện viên một tràng pháo tay và lời cảm ơn trân trọng!
Tôi nhiệt liệt chào mừng tất cả anh chị em, những người Rôma và những người hành hương đến từ Ý và từ các quốc gia khác nhau.
Đặc biệt, tôi chào các tín hữu của Madrid, Segovia, Burgos và Valladolid, ở Tây Ban Nha - rất nhiều người Tây Ban Nha ở đây! - cũng như giáo xứ Santa Francesca Cabrini ở Rôma và các sinh viên của Viện Thánh Tâm Barletta.
Tôi chào và khuyến khích nhóm “Progetto Arca”, nhóm này trong những ngày gần đây đã bắt đầu hoạt động xã hội ở Rôma, để giúp đỡ những người vô gia cư. Và chào các con cái của Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, thật ngoan!
Chúc mọi người một ngày Chúa Nhật vui vẻ. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em một bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Source:Holy See Press OfficePAPA FRANCESCO ANGELUS Piazza San Pietro Domenica, 20 febbraio 2022
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Thầy bảo các con đang nghe Thầy đây: Các con hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn cho những kẻ ghét mình, hãy chúc phúc cho những kẻ nguyền rủa mình, hãy cầu nguyện cho những kẻ vu khống mình. Ai vả má con bên này, thì đưa cả má bên kia; ai lột áo ngoài của con, thì con cũng đừng cản nó lấy áo trong. Ai xin, thì con hãy cho và ai lấy gì của con, thì đừng đòi lại. Các con muốn người ta làm điều gì cho các con, thì hãy làm cho người ta như vậy. Nếu các con yêu những kẻ yêu các con, thì còn ân nghĩa gì nữa? Vì cả những người tội lỗi cũng yêu những ai yêu họ. Và nếu các con làm ơn cho những kẻ làm ơn cho các con, thì còn ân nghĩa gì? Cả những người tội lỗi cũng làm như vậy. Và nếu các con cho ai vay mượn mà trông người ta trả lại, thì còn ân nghĩa gì? Cả những người tội lỗi cũng cho những kẻ tội lỗi vay mượn để rồi được trả lại sòng phẳng.
Vậy các con hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn, và cho vay mượn mà không trông báo đền. Phần thưởng của các con bấy giờ sẽ lớn lao, và các con sẽ là con cái Ðấng Tối Cao, vì Người nhân hậu với những kẻ bội bạc và những kẻ gian ác.
Vậy các con hãy ở nhân từ như Cha các con là Ðấng nhân từ. Ðừng xét đoán, thì các con sẽ khỏi bị xét đoán; đừng kết án, thì các con khỏi bị kết án. Hãy tha thứ, thì các con sẽ được tha thứ. Hãy cho, thì sẽ cho lại các con; người ta sẽ lấy đấu hảo hạng, đã dằn, đã lắc và đầy tràn mà đổ vào vạt áo các con. Vì các con đong đấu nào, thì cũng sẽ được đong trả lại bằng đấu ấy”.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào buổi sáng!
Trong bài Tin Mừng của Phụng vụ ngày hôm nay, Chúa Giêsu cho các môn đệ một số chỉ dẫn căn bản về cuộc sống. Chúa đề cập đến những tình huống khó khăn nhất, những tình huống thử thách đối với chúng ta, những tình huống đặt chúng ta trước những kẻ thù và những người chống lại chúng ta, những kẻ luôn cố gắng làm hại chúng ta. Trong những trường hợp này, người môn đệ của Chúa Giêsu được kêu gọi không nhượng bộ bản năng và hận thù, nhưng hãy đi xa hơn, xa hơn nhiều. Vượt lên trên bản năng, vượt lên trên hận thù. Chúa Giêsu nói: “Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em” (Lc 6:27). Và cụ thể hơn nữa: “Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa” (câu 29). Khi chúng ta nghe điều này, đối với chúng ta, dường như Chúa đang yêu cầu điều không thể. Hơn nữa, tại sao lại yêu kẻ thù? Nếu anh chị em không phản ứng với những kẻ bắt nạt, mọi hành vi lạm dụng đều được bật đèn xanh, và điều này là không công bằng. Nhưng nó có thực sự như vậy không? Chúa có thực sự đòi hỏi chúng ta những điều không thể, và quả thật là bất công không? Lẽ nào lại như vậy sao?
Trước tiên, chúng ta hãy xem xét cảm giác bất công mà chúng ta cảm thấy khi “giơ cả má bên kia nữa”. Và chúng ta hãy nghĩ về Chúa Giêsu. Trong cuộc thương khó, trong lần xét xử bất công trước mặt thầy thượng tế, một lúc nào đó, Chúa Giêsu nhận được một cái tát vào mặt từ một tên lính canh. Và Ngài cư xử như thế nào? Ngài không xúc phạm anh ta, không, nhưng Ngài nói với người lính canh: “Nếu tôi nói sai, anh chứng minh xem sai ở chỗ nào; còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?” (Ga 18:23). Ngài yêu cầu một lý do cho cái ác đã nhận được. Giơ cả má bên kia nữa không có nghĩa là chịu đựng trong im lặng, chịu thua bất công. Với câu hỏi của mình, Chúa Giêsu tố cáo những gì là bất công. Nhưng Ngài làm điều đó mà không tức giận, không bạo lực, thực sự với lòng tốt. Ngài không muốn gây ra một cuộc tranh cãi, nhưng muốn xoa dịu sự phẫn uất, và điều này rất quan trọng: cùng nhau dập tắt hận thù và bất công, cố gắng phục hồi người anh em tội lỗi. Điều này không dễ dàng, nhưng Chúa Giêsu đã làm được và Ngài bảo chúng ta cũng phải làm. Giơ cả má bên kia nữa là như thế: sự hiền lành của Chúa Giêsu là một phản ứng mạnh mẽ hơn so với cú đánh mà Ngài đã phải nhận. Giơ cả má bên kia nữa không phải là hành động thối lui của kẻ thất bại, mà là hành động của một người có nội lực lớn hơn. Giơ cả má bên kia nữa là để chiến thắng cái ác bằng điều thiện, điều này mở ra một lỗ hổng trong lòng kẻ thù, vạch trần sự vô lý trong lòng căm thù của hắn. Và thái độ này, thái độ giơ cả má bên kia nữa, không phải do tính toán hay hận thù sai khiến mà bởi tình yêu. Anh chị em thân mến, chính tình yêu thương nhưng không và không mong đền đáp mà chúng ta nhận được từ Chúa Giêsu đã tạo ra trong trái tim một cách làm tương tự như Ngài, là từ chối mọi sự trả thù. Chúng ta đã quá quen với luận lý trả thù: “Ngươi đã làm thế này với ta, ta sẽ làm như vậy với ngươi”, hoặc mang trong mình mối hận thù, oán hận làm hại, hủy hoại con người.
Chúng ta đi đến sự phản đối khác: liệu một người có thể yêu kẻ thù của mình không? Nếu chỉ phụ thuộc vào chúng ta thì điều đó là không thể. Nhưng chúng ta hãy nhớ rằng khi Chúa yêu cầu một điều gì đó, thì Ngài cũng ban cho chúng ta ân sủng để làm được điều đó. Chúa không bao giờ đòi hỏi chúng ta một điều gì đó trước khi Ngài ban cho chúng ta ân sủng cần thiết. Khi Người nói với tôi rằng hãy yêu kẻ thù, Người muốn ban cho tôi khả năng để có thể làm như vậy. Nếu không có khả năng đó thì chúng ta không thể, nhưng Ngài nói với anh chị em “Hãy yêu kẻ thù” và Ngài ban cho anh chị em khả năng để yêu. Thánh Augustinô đã cầu nguyện theo cách này - hãy lắng nghe lời cầu nguyện đẹp đẽ này: Lạy Chúa, “hãy ban cho con những huấn lệnh của Ngài, và truyền cho con những gì Ngài muốn” (Tự Thú, X, 29,40), bởi vì Chúa đã ban điều đó cho con. Chúng ta nên xin Chúa những gì? Chúa vui khi ban cho chúng ta điều gì? Thưa: Sức mạnh để yêu, vì đó không phải là một sự vật, mà là Chúa Thánh Thần. Sức mạnh để yêu thương là Chúa Thánh Linh, và với Thánh Linh của Chúa Giêsu, chúng ta có thể đáp lại điều ác bằng điều thiện, chúng ta có thể yêu những người làm hại chúng ta. Đây là những gì Kitô Hữu làm. Thật đáng buồn biết bao, khi có những dân tộc và con người tự hào là Kitô lại coi người khác là kẻ thù và nghĩ đến chuyện gây chiến với nhau! Thật đáng buồn.
Còn chúng ta, chúng ta có cố gắng sống theo những lời mời gọi của Chúa Giêsu không? Hãy nghĩ về một người đã làm tổn thương chúng ta. Mọi người đều có ai đó vướng bận trong tâm trí mình. Thông thường, chúng ta đã bị ai đó làm hại, chúng ta nghĩ về người đó. Có thể có một mối hận thù trong chúng ta. Vì vậy, với người gây đau khổ cho chúng ta này, chúng ta hãy đặt hình ảnh của Chúa Giêsu, hiền lành, ngay trong thử thách, sau cái tát. Và sau đó chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần tác động trong tâm hồn chúng ta. Cuối cùng, chúng ta hãy cầu nguyện cho người đó: cầu nguyện cho những người đã hại chúng ta (x. Lc 6:28). Khi có ai đó làm điều gì xấu với chúng ta, chúng ta ngay lập tức đi nói với người khác và chúng ta cảm thấy mình là nạn nhân. Chúng ta hãy dừng lại, và cầu nguyện cùng Chúa cho người đó, hãy giúp anh ta, và vì vậy cảm giác bực bội này biến mất. Cầu nguyện cho những người đã đối xử tệ với chúng ta là điều đầu tiên để chuyển hóa điều ác thành điều tốt, điều tốt ấy là lời cầu nguyện. Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta trở thành những người hòa bình đối với mọi người, đặc biệt là đối với những người thù địch và không thích chúng ta.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến
Tôi bày tỏ sự gần gũi của tôi với những người dân bị lũ lụt tàn phá trong những ngày gần đây, tôi đang nghĩ đến vùng đông nam Madagascar, nơi bị ảnh hưởng bởi một loạt cơn lốc xoáy và khu vực Petropolis ở Brazil, bị tàn phá bởi lũ lụt và lở đất. Xin Chúa đón nhận những người đã chết vào chốn bình an, an ủi những người thân trong gia đình họ và nâng đỡ những ai đang hoạn nạn.
Hôm nay là Ngày Quốc Gia các nhân viên y tế, và chắc hẳn chúng ta còn nhớ đến nhiều bác sĩ, y tá, điều dưỡng viên, những người tình nguyện gần gũi người bệnh, chữa bệnh cho họ, giúp họ khỏi bệnh, giúp đỡ họ. Chủ đề chính trong chương trình “Theo Hình Ảnh Ngài” ngày hôm nay là “Không ai cứu được chính mình”. Và trong cơn đau ốm, chúng ta cần một ai đó để cứu chúng ta, để giúp chúng ta. Sáng nay, một bác sĩ nói với tôi rằng một người sắp chết vào thời Covid đã nói với anh ta: “Hãy nắm lấy tay tôi, tôi đang hấp hối và tôi cần bàn tay của anh”. Các nhân viên y tế anh hùng, những người đã thể hiện sự anh dũng này trong thời gian Covid, nhưng sự anh hùng vẫn còn mỗi ngày. Xin gửi tới các bác sĩ, y tá, điều dưỡng, anh chị em tình nguyện viên một tràng pháo tay và lời cảm ơn trân trọng!
Tôi nhiệt liệt chào mừng tất cả anh chị em, những người Rôma và những người hành hương đến từ Ý và từ các quốc gia khác nhau.
Đặc biệt, tôi chào các tín hữu của Madrid, Segovia, Burgos và Valladolid, ở Tây Ban Nha - rất nhiều người Tây Ban Nha ở đây! - cũng như giáo xứ Santa Francesca Cabrini ở Rôma và các sinh viên của Viện Thánh Tâm Barletta.
Tôi chào và khuyến khích nhóm “Progetto Arca”, nhóm này trong những ngày gần đây đã bắt đầu hoạt động xã hội ở Rôma, để giúp đỡ những người vô gia cư. Và chào các con cái của Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, thật ngoan!
Chúc mọi người một ngày Chúa Nhật vui vẻ. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em một bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Source:Holy See Press Office
Bàng hoàng: TQ tiết lộ vụ hút máu - Bọn buôn nội tạng TQ làm ăn ở Sài Gòn ung dung như trên đất Tầu
VietCatholic Media
04:31 21/02/2022
1. Câu chuyện hút máu kinh hoàng. Bọn buôn người Trung Quốc ngang nhiên hành động trên lãnh thổ Việt Nam
Một người Trung Quốc sống ở tỉnh Giang Tô bị lừa và bị bọn buôn người Trung Quốc ép buộc vượt biên giới sang Việt Nam, cư trú tại Sài gòn một thời gian trước khi bị đưa sang thành phố Sihanoukville của Campuchia. Anh ta bị hút máu liên tục, và bị đe dọa mổ lấy nội tạng. Sứ quán Trung Quốc tại Nam Vang đã xác nhận tin này.
Trước câu chuyện kinh hoàng này, Bộ Ngoại Giao Úc Đại Lợi đã khuyến cáo các công dân Úc hạn chế du lịch Việt Nam và Campuchia.
Tờ South China Morning Post có bài tường trình nhan đề “Blood slave’ kidnapped by Chinese crime gang in Cambodia drained for months and threatened with organ harvesting”, nghĩa là “'Nô lệ máu' bị băng nhóm tội phạm Trung Quốc bắt cóc sang Campuchia, bị hút máu nhiều tháng và bị đe dọa mổ cướp nội tạng”.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng.
Người đàn ông bị 4 tên canh gác bao vây trên giường cùng với 7 nạn nhân khác và bị đe dọa mổ cướp nội tạng nếu không cung cấp được máu
Anh ta đã trốn thoát được với sự giúp đỡ của một thành viên trong nhóm phẫu thuật và hiện đang hồi phục trong bệnh viện
Vụ một người đàn ông Trung Quốc bị một băng đảng ở thành phố Sihanoukville của Campuchia bắt cóc và dùng làm “nô lệ máu” đã khiến giới chức nước này bàng hoàng.
Người đàn ông, họ Lý, đã tìm cách trốn thoát vào đầu tháng này với sự giúp đỡ của một thành viên của băng đảng điều hành một hoạt động lừa đảo trực tuyến bằng cách sử dụng một công ty giả mạo, Chutian Metropolis News đưa tin.
Theo tờ báo tiếng Trung Asia Pacific Times có trụ sở tại Campuchia, Lý, 31 tuổi đến từ tỉnh Giang Tô phía đông Trung Quốc, bị lấy 800ml máu mỗi tháng kể từ tháng 8 năm ngoái. Theo tờ báo, rất có thể máu đã được bán cho những cá nhân mua trực tuyến.
Hệ quả của thời gian cơ cực này, là cánh tay của Lý đầy vết bầm tím và vết kim tiêm. Lý đã bị rút nhiều máu đến nỗi trong lần lấy máu cuối cùng, y tá đã phải lấy máu trên đầu anh sau khi các tĩnh mạch trên cánh tay của anh không thể cung cấp đủ máu.
Các hướng dẫn về hiến máu an toàn khuyến cáo không được lấy quá 500ml mỗi lần hiến và cho dù chất lỏng có thể tự thay thế trong vòng 48 giờ, cơ thể con người có thể mất vài tháng để các tế bào hồng huyết cầu tự bổ sung đầy đủ. Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ khuyến cáo mọi người không nên hiến máu thường xuyên. Lần sau cách lần trước ít nhất 56 ngày. Tuy nhiên, tính đến các tế bào hồng huyết cầu mất đi, số lần hiến tặng có thể được thực hiện một cách an toàn cần phải giảm xuống chỉ khoảng ba lần trong một năm mà thôi, tức là ít nhất phải cách nhau hơn 120 ngày. Không rõ băng nhóm này đã sử dụng phương pháp nào để hút máu Lý.
Khi nhập viện vào ngày 12 tháng 2, Lý đã cận kề cái chết vì lục phủ ngũ tạng tan nát, báo cáo của tờ báo cho biết.
Hiện anh ta đang trong tình trạng ổn định và được điều trị y tế liên tục.
Theo Lý, anh ta từ chối tham gia vào một kế hoạch lừa đảo do băng đảng điều hành, và sau khi họ phát hiện ra anh ta là trẻ mồ côi và không thể đòi tiền chuộc, họ đã sử dụng anh ta như một “nô lệ máu”.
Asia Pacific Times tường trình rằng theo lời khai của Lý, một trong những thành viên băng đảng đã đe dọa anh ta bằng cách nói rằng nếu họ không thể lấy máu từ cơ thể của anh ta, anh ta sẽ bị bán cho những người thu hoạch nội tạng. Anh ta cho biết các thành viên băng đảng thường sử dụng kích điện để đánh anh ta và những người bị giam giữ khác.
Anh ta nói rằng anh ta nhìn thấy ít nhất bảy người đàn ông khác bị giam trong một căn phòng lớn. Lý cho biết những người đàn ông khác không bị lấy máu nhiều như anh ta vì máu của anh ta thuộc nhóm máu O, một nhóm máu phổ biến. Anh cho biết “bác sĩ” đầu tiên xét nghiệm máu của anh đã nhận xét: “Nhóm máu O của anh khá có giá trị!”
Lý từng làm nhân viên bảo vệ ở Thâm Quyến và Bắc Kinh trước khi bị dụ đến khu tự trị người Trang ở Quảng Tây, miền nam Trung Quốc bởi một quảng cáo tuyển dụng giả. Khi đã ở đó, anh ta bị một băng đảng bắt cóc đưa anh ta đến biên giới Việt - Trung và dùng súng ép buộc anh ta phải vượt biên giới sang phía Việt Nam.
Đầu tiên anh ta được đưa đến Sài gòn và sau đó đến Sihanoukville của Campuchia bằng tàu thủy. Lý cho biết sau đó anh ta bị bán cho một băng nhóm khác đang điều hành một công ty lừa đảo trực tuyến với giá 18,500 Mỹ Kim.
“Từ những nhà quản lý hàng đầu đến các nhân viên của công ty này đều là người Trung Quốc. Họ đối xử lạnh nhạt với chúng tôi”, Lý cho biết như trên và nói thêm rằng họ coi anh ta và các nạn nhân khác như “công cụ kiếm tiền “.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia cho biết trên trang web của họ hôm thứ Tư rằng họ đã thúc giục cảnh sát Campuchia ưu tiên điều tra vụ việc. Đại sứ quán cũng đã cử nhân viên đến thăm Lý trong bệnh viện vào đầu tuần này.
Một người đàn ông Trung Quốc điều hành một tài khoản mạng xã hội nêu bật tội ác ảnh hưởng đến công dân Trung Quốc ở Campuchia nói với Chutian Metropolis News rằng việc bắt cóc và sử dụng “nô lệ máu” không phải là hiếm ở Campuchia.
Người đàn ông, chỉ được xác định bằng bí danh trực tuyến Along, cho biết nhiều công ty lừa đảo trực tuyến ở Campuchia sẽ đánh đập nhân viên bằng gậy điện khi họ không thể mang lại kết quả kinh doanh tốt hoặc không tuân theo các quy tắc của họ. Một số nhân viên sẽ bị bán lại.
“Trong những trường hợp này, công ty sẽ cố gắng bằng mọi cách để khai thác giá trị của bạn, bao gồm cả việc lấy máu của bạn,” anh ta nói.
Source:South China Morning Post
2. Cửa hàng bánh cả ba vị Giáo Hoàng đều khen
Il Picchio, ở Loreto, Ý, được biết đến với món ăn ngọt ngào có mối liên hệ mật thiết với ba vị giáo hoàng gần đây: Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Bênêđíctô XVI và Đức Thánh Cha Phanxicô.
Thành phố Loreto, trên Bờ biển Adriatic của Ý, được cả thế giới biết đến với đền thánh Đức Mẹ có ba bức tường của Nhà Thánh Nagiarét.
Truyền thống cho chúng ta biết rằng vào ngày 10 tháng 5 năm 1291, Nhà Thánh Nagiarét đã được các Thiên thần dỡ khỏi nền móng ở Nagiarét và đưa băng qua Địa Trung Hải từ Palestine đến một ngọn đồi của làng Dalmatia thuộc thị trấn nhỏ Tersatto.
Năm 1294, khi quân Hồi Giáo tiến chiếm Albania và có khả năng sẽ phạm thánh, ngôi nhà đột nhiên biến mất khỏi Tersatto. Một số người chăn chiên quả quyết đã nhìn thấy vào ngày 10 tháng Mười Hai năm 1294, Nhà Thánh được các Thiên thần nâng lên lơ lửng trên không, băng qua biển Adriatic và đến một khu rừng cách thành phố Recanati của Ý 6.5km. Tin tức lan truyền nhanh chóng và hàng ngàn người đến xem ngôi nhà nhỏ giống như một nhà thờ. Ngôi nhà trở thành nơi hành hương và nhiều phép lạ đã diễn ra ở đó. Nhưng kẻ cướp từ khu vực rừng cây gần đó bắt đầu làm khổ những người hành hương, vì vậy Nhà Thánh được đưa đến một nơi an toàn hơn cách đó không xa. Nhưng ở nơi này cũng không xong vì hai anh em sở hữu mảnh đất đang tranh cãi nhau. Ngôi nhà đã được chuyển đến địa điểm hiện nay. Hai anh em nhà nọ trở nên hòa thuận với nhau ngay khi Nhà Thánh định cư ở vị trí cuối cùng. Thật là lạ lùng, bất cứ nơi nào Nhà Thánh đáp xuống, ngôi nhà đều nằm vững chãi một cách kỳ diệu trên mặt đất, mặc dù không có nền móng gì cả.
Người dân địa phương ở Loreto kháo nhau rằng trong thị trấn của họ có một cửa hàng bánh ngọt được gọi là Il Picchio.
Mặc dù tất cả các loại bánh ngọt do Il Picchio làm đều rất ngon, nhưng chúng đặc biệt nổi tiếng với một loại, cụ thể là: Il Dolce del Papa, tức là Chiếc bánh của Đức Giáo Hoàng. Chiếc bánh ngọt này có một câu chuyện thú vị, vì nó được kết nối với ba vị giáo hoàng gần đây: Thánh Gioan Phaolô II, Đức Bênêđíctô XVI và Đức Thánh Cha Phanxicô.
Người sáng tạo ra món tráng miệng này là một phụ nữ khéo tay tên là Elisabetta Picchio. Vốn xuất thân từ vùng núi Abruzzo ở phía nam Loreto, cô lớn lên trong sự đơn sơ tại nơi lưu giữ hài cốt của Thánh Gabriel của Đức Mẹ Sầu Bi. Cô chuyển đến Loreto sau khi kết hôn với một người lính cứu hỏa.
Sau khi định cư tại thị trấn Loreto, cô bắt đầu làm việc. Cô và em gái biết may vá và làm bánh. Vì đã có quá nhiều thợ may trong vùng, họ đã quyết định mở một tiệm bánh.
Trong những năm đầu tiên, Elisabetta theo học tại một học viện nấu ăn, nơi các đầu bếp làm bánh ngọt cùng nhau tìm hiểu các công thức nấu ăn. Ở đó, cô phát hiện ra một món tráng miệng có tên “il Peccato di Gola”, nghĩa là “Tội lỗi của kẻ háu ăn” - một loại kem bơ mát lạnh được kẹp giữa hai chiếc bánh trứng đường hạnh nhân. Sau khi hoàn thiện nó bằng cách làm cho nó nhẹ hơn và mỏng hơn, sự đổi mới đã được đón nhận nồng nhiệt và công việc kinh doanh của cô ấy đã thành công.
Là một người tín hữu nhiệt thành, cô có một mối quan hệ tốt đẹp với Đức Tổng Giám Mục của Loreto là Đức Cha Angelo Comastri, trong nhiệm kỳ của ngài ở Loreto từ 1996 đến 2005. Đến lượt mình, Đức Cha Comastri lại có mối quan hệ tốt đẹp với Thánh Giáo Hoàng Đức Gioan Phaolô II. Thực tế, vị Thánh Giáo Hoàng đã đến Loreto năm lần trong triều đại giáo hoàng của ngài.
Đức Cha Comastri thường gởi biếu Đức Giáo Hoàng dầu ô liu và các loại bánh được sản xuất tại địa phương. Vào một dịp Giáng Sinh, ngài đã yêu cầu Elisabetta Picchio làm cho một chiếc bánh panettone, một loại bánh ngọt truyền thống của ngày lễ, để mang vào Vatican. Cô ấy đã làm như vậy và cũng làm thêm chiếc Peccato di Gola của cô ấy.
Trước sự ngạc nhiên của cô, cô đã sớm nhận được một bức thư viết tay từ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II để cảm ơn cô về món tráng miệng hảo hạng. Peccato di Gola nhanh chóng trở thành vật phải có trong các kiện hàng được gửi từ Loreto đến Vatican.
Khi Đức Giáo Hoàng đến Loreto vào dịp sinh nhật lần thứ 83 tiếp theo, cửa hàng bánh ngọt Picchio đã vinh dự được nướng bánh cho ngài.
Trong thời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô, gia đình Picchio tiếp tục gửi đồ tráng miệng của họ đến Rôma. Khi ngài đến Loreto để mừng sinh nhật của mình, một lần nữa, Il Picchio có vinh dự được nướng bánh cho ngài.
Họ đã hợp tác với một chuyên gia về công thức nấu ăn lịch sử để tạo ra thứ gì đó thực sự đáng chú ý. Họ lục lọi các tác phẩm của Thánh Hildegard thành Bingen, một nữ tu thế kỷ 12, uyên bác đến từ Bavaria là quê hương của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô. Trong số nhiều chủ đề mà thánh nữ viết, thánh nữ đã mô tả một món bánh mì Bavaria. Với mô tả đó, Il Picchio đã tái tạo lại món tráng miệng lịch sử. Khi nó được trình bày cho Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô, ngài đã rất ngạc nhiên bởi sự sáng tạo của họ.
Elisabetta cũng đã tặng cho Đức Giáo Hoàng một trong những món mới nướng của họ, Il Peccato di Gola. Trong một bài giảng vào ngày Chúa Nhật tiếp theo sau chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng, Đức Tổng Giám Mục Loreto nói rằng Đức Bênêđíctô, khi đang nếm món tráng miệng có tên lạ lùng, “tội lỗi của sự háu ăn”, đã nhận xét rằng một cái gì đó ngon không thể là một tội lỗi. Có lẽ câu nói đó đã gieo vào tâm trí Elisabetta một hạt giống. Cô ấy sẽ đổi tên nó.
Trong triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô, Elisabetta cuối cùng đã quyết định đổi tên. Cô ấy muốn gọi nó, Il Dolce del Papa “Bánh của Giáo hoàng”. Tuy nhiên, cô cảm thấy tự ý làm thế thì quá đáng. Vì vậy, cô đã viết một lá thư cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô để xin phép ngài. Trước sự vui mừng của cô, ngài đã trả lời bằng một lá thư đồng ý cho cô.
Khi nhìn lại cuộc đời mình, Elisabetta Picchio nói cô tạ ơn Chúa với lòng biết ơn sâu sắc. Cô nhận ra mình đã được ban nhiều ân sủng theo nhiều cách khác nhau.
Source:Aleteia
3. Công Giáo lỏng lẻo và Tiến Trình Công Nghị Đức. Nhận định đáng báo động của Tiến sĩ George Weigel
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Trong bài báo có nhan đề “Liquid Catholicism and the German Synodal Path”, nghĩa là “Công Giáo lỏng lẻo và Tiến Trình Công Nghị Đức”, ông khẳng định hai thái độ bội giáo của hàng giáo phẩm cấp tiến Đức và các giáo dân cực đoan trong phong trào ZdK.
Theo dòng thời gian khi con người bắt đầu âu lo về số lượng đường tiêu thụ, hãng Coca-Cola đã lần lượt cho ra mắt Coca-Cola Light, thường được gọi là Coke Lite, có ít đường hơn là loại ban đầu. Kế đó, họ cho ra mắt Coke Zero, hoàn toàn không có đường.
Tác giả đã mượn những từ này để nói về “Catholic Lite” – “Công Giáo Nhạt”, trong đó người ta hô hào giảm bớt các đòi buộc của Tin Mừng, nhạt đạo đi một chút. Theo tác giả “Catholic Lite” tất yếu sẽ dẫn đến “Catholic Zero”, chẳng còn chút sắc mầu Công Giáo nào, như các Giám Mục cấp tiến Đức đang hô hào.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Hai mươi năm trước, trong Mùa Chay năm 2002, tôi đã bắt đầu sử dụng thuật ngữ “Catholic Lite” để mô tả một trào lưu tách Giáo hội ra khỏi nền tảng trong Kinh thánh và truyền thống: nhằm hình thành một đạo Công Giáo không thể nói cho bạn biết chắc chắn rằng đạo ấy tin gì hoặc những gì là cần thiết cho một cuộc sống công chính; một Giáo hội của những biên giới rộng mở, không thể hoặc không muốn xác định rõ ràng những ý tưởng và hành động nào khiến cho sự hiệp thông trọn vẹn với Nhiệm thể của Chúa Kitô bị phá vỡ. Trào lưu “Catholic Lite” thường được quảng bá như một phản ứng mục vụ đối với những thách thức văn hóa của thời kỳ cận đại và hậu hiện đại; thích hợp với thời cận đại và hậu hiện đại, không phải bằng lòng nhiệt tình đối thoại, mà bằng một cái ngáp cứng họng.
Tôi chẳng hề biết một trường hợp nào mà trào lưu Catholic Lite này đã dẫn đến một đạo Công Giáo sôi nổi, thực hiện công việc mà Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII và Công đồng Vaticanô II đã đặt ra trước Giáo hội: là sự hoán cải và thánh hóa thế giới. Ngược lại, Catholic Lite luôn dẫn đến chứng xơ cứng giáo hội. Đạo Công Giáo đang tồn tại và sống còn ngày nay là một đạo Công Giáo đón nhận bản giao hưởng của chân lý Công Giáo như là câu trả lời cho lòng khao khát giải phóng con người chân chính và cộng đồng nhân loại đích thực của thế giới: một Giáo hội của những người tội lỗi phấn đấu cho sự hoàn thiện Kitô. Ngược lại, đạo Công Giáo đang chết, ở khắp mọi nơi, là Giáo Hội của thứ Catholic Lite.
Tuy nhiên, tôi đã học được một cách khó khăn rằng thuật ngữ “Catholic Lite” thực sự khó dịch sang các ngôn ngữ khác. Trong nhiều năm, tôi đã tưởng tượng rằng sự phổ biến toàn cầu của các sản phẩm Coca-Cola sẽ khiến cụm từ chưa được dịch là “Catholic Lite” trở nên dễ hiểu; cũng theo cái đà đó, hình ảnh tiếp theo mà tôi bắt đầu sử dụng là “Catholic Zero,” vì “Catholic Lite chắc chắn sẽ dẫn đến Catholic Zero” là thứ còn ngu hơn nữa. Tôi sẽ tránh cho bạn những chi tiết đẫm máu, nhưng một số bản dịch gần đây về tác phẩm của tôi đã quá khó hiểu đến nỗi tôi đã thay đổi hình ảnh và bây giờ tôi xin đề cập đến “Liquid Catholicism” - “Công Giáo lỏng lẻo”: một Giáo hội nhẹ nhàng về nội dung, chạy theo nền văn hóa xung quanh và hình dung bản thân mình chủ yếu loay hoay trong lĩnh vực làm những việc tốt, theo cách hiểu của thế gian thế nào là “việc tốt”.
Những cái chết nói trên của trào lưu Catholic Lite hoặc Công Giáo lỏng lẻo hiện đang được hiển thị đầy đủ trong “Tiến Trình Công Nghị” của Đức: một quá trình kéo dài nhiều năm, bị chi phối bởi các quan chức và học giả của Giáo hội, dường như quyết tâm tái tạo lại Giáo Hội Công Giáo như một hình thức đạo Tin lành tự do. Gần đây nhất, Tiến Trình Công Nghị đã quyết định vũ khí hóa cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ như một lý do để đầu hàng tinh thần thời đại trong các vấn đề liên quan đến ý thức hệ giới tính và luân lý trong tình yêu của người. Tuy nhiên, điều quan trọng cần phải hiểu là sự đầu hàng có thể đoán trước được của Tiến Trình Công Nghị đối với những vấn đề “nóng bỏng” này phản ánh một sự bội giáo sâu sắc được thể hiện trong hai quan niệm gây chết người liên quan đến Phúc âm.
Sự bội giáo đầu tiên, lặng lẽ nhưng không thể nhầm lẫn, cho rằng mặc khải của Chúa trong Kinh thánh và truyền thống không bị ràng buộc theo thời gian. Chúa Giêsu phán rằng hôn nhân là mãi mãi; Tiến Trình Công Nghị có thể thay đổi điều đó. Thánh Phaolô và toàn bộ truyền thống Kinh thánh dạy rằng hoạt động đồng tính vi phạm kế hoạch của Thiên Chúa dành cho tình yêu con người được ghi khắc trong việc con người được tạo ra có nam có nữ; Tiến Trình Công Nghị có thể thay đổi điều đó, bởi vì chúng ta là những người hậu hiện đại biết rõ hơn Chúa. Truyền thống Công Giáo hai nghìn năm, được xác nhận một cách chung cuộc bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1994, dạy rằng Giáo hội không được phép phong chức phó tế, linh mục hoặc giám mục cho phụ nữ, bởi vì làm như vậy sẽ làm sai lệch quan hệ phu thê giữa Chúa Kitô Thầy Cả Thượng Phẩm và Hiền thê của ngài, là Giáo Hội; tinh thần thời đại nói rằng điều đó là vô nghĩa và Tiến Trình Công Nghị Đức đồng ý với tinh thần thời đại. Như thế sự bội giáo đầu tiên là cho rằng lịch sử có thể phán xét mặc khải; không có các điểm quy chiếu ổn định cho sự hiểu biết về bản thân Công Giáo; và chúng ta có toàn quyền muốn làm gì thì làm, chứ không phải là Chúa Kitô.
Sự bội giáo thứ hai dạy một khái niệm sai lầm về tự do là “quyền tự chủ”. Tuy nhiên, tự do đích thực không phải là “quyền tự chủ”. “Quyền tự chủ” là một đứa trẻ ba tuổi đập tán loạn vào một cây đàn piano, đây không phải là âm nhạc mà là tiếng ồn (ngoại trừ Mozart). Tự do đích thực là một nhạc sĩ đã thành thạo các kỹ thuật chơi piano (thường là thông qua các bài tập mệt mỏi nhàm chán), đọc và biểu diễn một bản nhạc (là một dạng quy tắc khác phải tuân theo), từ đó tạo ra âm nhạc tuyệt vời. Như Giáo Hội Công Giáo hiểu, tự do đích thực là làm điều đúng đắn với lý do đúng đắn như một vấn đề của thói quen đạo đức (còn được gọi là “nhân đức”). Tự do đích thực không phải là “sự lựa chọn” hay bất kỳ câu thần chú vô tâm nào khác của thời đại. Tự do như là sự hoang đàng chẳng qua là sự nô lệ mình tự gây ra cho mình. Tự do đích thực là sự giải phóng thông qua chân lý đạo đức vì cái thiện và cái đẹp.
Công Giáo lỏng lẻo ngự trị tối cao trong các cuộc thảo luận của Tiến Trình Công Nghị Đức. Kết quả sẽ không phải là sự đổi mới theo phúc âm mà là sự từ bỏ phúc âm mạnh hơn nữa.
Source:First Things
4. Câu chuyện gián điệp của Vatican chiếm vị trí trung tâm khi phiên tòa xét xử vụ mua bán nhà ở Luân Đôn tiếp tục
Phiên tòa xét xử vụ lừa đảo và tống tiền lớn trong vụ mua bán nhà ở Luân Đôn của Vatican đã được tái tục vào hôm thứ Sáu 18 tháng Hai sau khi phơi bày một số thực tế khó hiểu về cách thức hoạt động của Tòa Thánh, với một câu chuyện gián điệp mới có lẽ phù hợp với một bộ phim kinh dị 007 hơn là hoạt động của Tòa Thánh.
Theo lời khai của nhân chứng Vincenzo Mauriello, Đức Tổng Giám Mục Edgar Peña Parra, là Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã yêu cầu các thành viên của cơ quan mật vụ Ý đến để tìm các máy nghe lén trong văn phòng của ngài, và sau đó ủy thác cho họ theo dõi một số người, hoàn toàn qua mặt lực lượng hiến binh Vatican trong quá trình này.
Các hành động được cho là của Đức Tổng Giám Mục Edgar Peña Parra đặt ra một số câu hỏi cơ bản về an ninh và chủ quyền của Quốc gia Thành phố Vatican, vì ngài cố tình mời các đặc vụ tình báo nước ngoài vào nội khu của Tòa Thánh, và sau đó thuê họ trong các công tác tình báo.
Đức Cha Peña Parra không bị buộc tội gì, mặc dù cấp dưới của ngài nằm trong số 10 người bị đưa ra xét xử trong một vụ án bao gồm cả một vị Hồng Y quyền lực một thời vì liên quan đến khoản đầu tư 350 triệu euro của Vatican vào một bất động sản ở Luân Đôn.
Trong phiên tòa xét xử diễn ra hôm thứ Sáu, các công tố viên đã buộc tội người quản lý tiền lâu năm của Tòa Thánh, những người môi giới và luật sư người Ý đã lấy của Tòa Thánh hàng chục triệu euro chi phí và sau đó tống tiền Vatican 15 triệu euro để cuối cùng được toàn quyền sở hữu tài sản.
Một trong những cấp phó cũ của Đức Cha Peña Parra, là ông Vincenzo Mauriello, nói với các công tố viên rằng vào tháng 5 hoặc tháng 6 năm 2019, sau khi thỏa thuận Luân Đôn được hoàn tất, Đức Cha Peña Parra nói với anh ta rằng ngài muốn thực hiện một cuộc kiểm tra an ninh văn phòng của mình vì ngài tin rằng các cuộc trò chuyện riêng tư của mình “sau một thời gian ngắn được đồn ra bên ngoài. “
Đức Cha Peña Parra hỏi liệu Mauriello có biết ai bên ngoài bộ máy an ninh Vatican có thể thực hiện công việc này không và Mauriello nói rằng anh đã gợi ý một người bạn làm việc trong cơ quan tình báo AISI của Ý. Sau cuộc họp sơ bộ, điệp viên, Andrea Tineri, đã tiến hành cuộc truy quét vào một buổi chiều thứ Sáu khi ít người ở trong dinh thự.
Không có gì được tìm thấy. Nhưng Đức Cha Peña Parra sau đó đã yêu cầu Tineri cung cấp một số hồ sơ tình báo về các nhân vật quan trọng. Tineri và sếp của anh này tại AISI đã trình bày những phát hiện với Đức Cha Peña Parra trong những cuộc gặp gỡ của họ trên đất Vatican.
Adnkronos dẫn lời các quan chức tình báo Ý giấu tên phủ nhận lời khai của Mauriello. Nhưng các công tố viên của Vatican đã xác định Tineri là một trong những người liên lạc của Mauriello, và cho biết anh ta đã đến thăm Vatican tám lần.
Việc Vatican và Ý hợp tác trong các vấn đề an ninh không có gì lạ: Cảnh sát Ý tuần tra quảng trường Thánh Phêrô, và có những mức độ hợp tác chính thức giữa hiến binh Vatican và cơ quan thực thi pháp luật Ý. Nhưng các hoạt động gián điệp của Tineri cho Đức Cha Peña Parra chắc chắn đã nằm ngoài các kênh chính thức. Mauriello kể lại rằng có lúc anh đã phải hộ tống Tineri đi ngang qua phòng an ninh của Vatican vì các hiến binh đặt quá nhiều câu hỏi.
Source:AP
Xúc động: Vị linh mục hy sinh cứu một cậu bé. Chiến dịch phá hủy tượng Chúa sau khi Modi gặp ĐTC
VietCatholic Media
16:33 21/02/2022
1. Đức Tổng Giám Mục Peter Machado lên án việc phá hủy Tượng Chúa Giêsu ở Kolar
Hôm thứ Bảy 31 tháng 10, năm ngoái, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào mừng Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi đến Vatican trong 55 phút. Đó là một thời gian rất lâu theo tiêu chuẩn của Vatican.
Bản thân Modi đã lên Twitter để nói với hơn 72 triệu người theo dõi của mình rằng ông đã có một “cuộc gặp rất ấm áp” với Đức Giáo Hoàng.
“Tôi đã có cơ hội thảo luận nhiều vấn đề với ông ấy và cũng mời ông ấy đến thăm Ấn Độ,” ông viết trong một thông điệp được minh họa bằng bốn bức tranh.
Trái với các phương tiện truyền thông Tây phương, người Công Giáo không tỏ ra mừng rỡ trước biến cố này. Họ thừa hiểu rằng Narenda Modi, là chủ tịch đảng Ấn Giáo cực đoan Bharatiya Janata, gọi tắt là BJP, chỉ làm một động tác giả với Đức Giáo Hoàng. Họ thậm chí còn tiên đoán rằng Giáo Hội tại Ấn Độ sắp phải đối diện với các khó khăn rất lớn sau khi động tác giả này được thực hiện tại Vatican để che mắt công luận thế giới. Thật thế, bách hại đã nổi lên tại 21 trong 28 bang của Ấn Độ. Hầu hết các bang thông qua luật cấm cải đạo nhằm chặn đứng cơ hội truyền giáo của các tín hữu Kitô.
Diễn biến mới đây nhất là vụ kéo sập tượng Chúa Giêsu đã có cách đây 25 năm tại Karnataka hôm 14 tháng Hai.
Trong một tuyên bố báo chí, Đức Tổng Giám Mục Peter Machado của Bangaluru đã lên án việc phá dỡ tượng Chúa Giêsu tại Gokunte, Quận Kolar ở Karnataka. Ngài than thở rằng các cuộc tấn công vào các nhà thờ trên khắp tiểu bang vẫn tiếp tục với sự cuồng nhiệt không hề suy giảm. Chiến dịch phá dỡ có hệ thống và phi lý được theo đuổi với sự xúi giục và trợ giúp của chính phủ và bộ máy của nó.
Đức Tổng Giám Mục Peter Machado cho biết thêm, “Thật đáng buồn khi lưu ý rằng một cuộc phá hủy tàn nhẫn khác đối với một Công trình Kitô giáo, trong đó có Tượng Chúa Giêsu cao 6m và 14 chặng đàng Thánh giá đã được thực hiện bởi chính quyền Taluka tại một Làng Kitô giáo, Gokunte, ở Kolar, cách Bangalore 65 km. Đây là một Quận của Karnataka tiếp giáp với biên giới Andhra. Mặc dù Giáo Hội có đầy đủ tài liệu về hai mẫu đất nơi có các công trình kiến trúc này, nhưng chính quyền địa phương coi chúng là không đúng hoặc không đầy đủ. Vấn đề vẫn đang được xét xử tại Tòa án. Trên thực tế, tòa án đã có lệnh cấm không được phá dỡ, trước khi có chỉ thị của Tòa án cấp cao”.
Đức Tổng Giám Mục Peter Machado cũng tuyên bố, “Bất chấp lệnh giữ nguyên hiện trạng và các nỗ lực của chúng tôi để giúp bà Tehsildar Shobitha hiểu các chỉ thị của tòa án, bà ấy đã từ chối hợp tác và thậm chí không nhìn nhận các chỉ thị mới của tòa án. Chúng tôi đã không nhận được thông báo bằng văn bản về hành động sắp xảy ra. Được trang bị với 200 cảnh sát, bà đã giám sát việc phá dỡ đến nửa đêm ngày 14 tháng 2 năm 2022 và kéo bức tượng 6m xuống đất, điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến không chỉ tình cảm của cộng đồng Kitô giáo mà còn của những người theo đạo khác. Thật đau lòng khi thấy hàng trăm người rơi nước mắt. Ngay cả khi giả định rằng các cấu trúc không được cấp phép đầy đủ, các cơ quan Chính phủ có thể có đủ quyền hạn để chính thức hóa các cấu trúc này, đã tồn tại hơn 25 năm. Chẳng phải Chính phủ Karnataka gần đây đã đưa ra dự luật bảo vệ các công trình tôn giáo trái phép được xây dựng trên đất của chính phủ để các công trình này không bị phá bỏ ở Karnataka sao? Có phải đặc quyền này chỉ áp dụng cho một số nhóm tôn giáo nhất định và không áp dụng cho các cộng đồng thiểu số không?”
Source:Mangalorean.com
2. Vatican cố gắng đề cao chức linh mục trong bối cảnh khủng hoảng vì lạm dụng
Hôm thứ Năm, Vatican đã mở hội nghị ba ngày về việc tái đề cao chức linh mục Công Giáo trong bối cảnh sụt giảm ơn gọi và khủng hoảng tín nhiệm liên quan đến các tai tiếng lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ.
Người tổ chức hội nghị, Đức Hồng Y Marc Ouellet, cho biết mục đích của hội nghị chuyên đề là phá bỏ một khái niệm được “giáo sĩ hóa” về chức tư tế là gốc rễ của các tai tiếng. Ngài cáo buộc rằng một số linh mục đã giả định quyền lực trên đàn chiên của họ, trong khi chức tư tế thực sự là một sứ vụ phục vụ dân Chúa.
Sự bóp méo như vậy đã tạo ra một cuộc khủng hoảng, trong đó “lạm dụng tình dục chỉ là phần nổi của tảng băng chìm”, Đức Hồng Y Ouellet nói. Ngài cho rằng lạm dụng quyền lực, lạm dụng lương tâm và tâm linh, là những hành vi “băng hoại” khác của các linh mục.
Đức Hồng Y cho biết ngài hy vọng hội nghị sẽ giúp lập biểu đồ “một trạng thái cân bằng mới”, trong đó cách riêng phụ nữ sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong Giáo Hội Công Giáo.
Đức Thánh Cha Phanxicô khai mạc hội nghị lặp lại lời kêu gọi của ngài đối với các linh mục là hãy gần gũi với Thiên Chúa, các giám mục của họ, các linh mục khác và dân Chúa.
Đức Phanxicô không đề cập đến các tai tiếng lạm dụng tính dục, nhưng ngài cũng đổ lỗi cho “chủ nghĩa giáo sĩ” vì đã bóp méo ý nghĩa thực sự của chức linh mục, mà ngài nói là ơn gọi phục vụ chứ không phải quyền lực.
Ngài nói: “Chủ nghĩa giáo sĩ là một sự bóp méo vì nó không dựa trên sự gần gũi với người khác mà dựa trên khoảng cách”.
Ngài nhấn mạnh rằng “Thời đại mà chúng ta đang sống đòi hỏi chúng ta không chỉ trải nghiệm sự thay đổi, mà còn phải chấp nhận nó khi nhận ra rằng thời điểm của chúng ta là thời kỳ của sự thay đổi mang tính lịch sử.”
“Chúng ta có thể phản ứng theo nhiều cách khác nhau trước thách thức của sự thay đổi. Vấn đề là trong khi nhiều hành động và thái độ có thể hữu ích và tốt, không phải tất cả chúng đều mang hương vị của Tin Mừng.”
“Một thái độ khác có thể là của sự lạc quan quá mức – ‘Mọi thứ sẽ ổn thôi’ - dẫn đến việc phớt lờ nỗi đau liên quan đến sự biến đổi này và không chấp nhận những căng thẳng, phức tạp và mơ hồ của thời điểm hiện tại”.
“Cả hai đều là một loại trốn chạy. Chúng là phản ứng của người chăn chiên thuê khi nhìn thấy con sói đến và bỏ chạy: hoặc hướng về quá khứ hoặc hướng tới tương lai. Cả hai đều không thể dẫn đến các giải pháp trưởng thành.”
“Những thách thức này cũng đang ảnh hưởng đến cuộc sống của các linh mục; một triệu chứng của điều này là cuộc khủng hoảng ơn gọi mà các cộng đồng của chúng ta đã trải qua ở một số nơi. Tuy nhiên, thông thường, điều này xảy ra là do sự vắng bóng lòng nhiệt thành tông đồ nơi các cộng đoàn hầu dễ lây lan, kết quả là họ thiếu sự nhiệt tình và hấp dẫn. Ở đâu có sự sống và lòng nhiệt thành, và ước muốn mang Chúa Kitô đến cho người khác, các ơn gọi chân chính sẽ xuất hiện. Ngay cả trong các giáo xứ có các linh mục không đặc biệt gắn bó và vui tươi, đời sống tích cực và huynh đệ của cộng đoàn có thể đánh thức ước muốn dâng hiến trọn vẹn cuộc đời của một người cho Thiên Chúa và cho việc rao giảng Tin Mừng. Điều này đặc biệt đúng nếu cộng đoàn đó kiên trì cầu nguyện cho các ơn gọi và can đảm đề xuất cho những người trẻ của mình một con đường dâng hiến đặc biệt.”
Đức Thánh Cha đặc biệt nhấn mạnh rằng: “Cuộc đời của một linh mục trên hết là lịch sử cứu độ của một người đã được rửa tội. Chúng ta đừng bao giờ quên rằng mỗi ơn gọi cụ thể, kể cả ơn gọi Truyền Chức Thánh, là sự hoàn thành của bí tích rửa tội. Nói cách khác, luôn luôn sẽ là một cám dỗ lớn khi sống chức linh mục mà không có bí tích rửa tội, chúng ta quên rằng ơn gọi chính yếu của chúng ta là nên thánh. Nên thánh có nghĩa là làm cho chúng ta phù hợp với Chúa Giêsu, để cho tâm hồn chúng ta rộn ràng với những tâm tình giống như Người (x. Pl 2:15). Chỉ khi cố gắng yêu thương người khác như Chúa Giêsu, chúng ta mới làm cho Thiên Chúa trở nên hữu hình và hoàn thành ơn gọi nên thánh của mình. Thật vậy, Thánh Gioan Phaolô II đã nhắc nhở chúng ta rằng, ‘linh mục, giống như mọi thành viên khác của Giáo hội, phải lớn lên trong nhận thức rằng bản thân mình luôn cần được phúc âm hoá’”
Chính thức, hội nghị không phải là về các tai tiếng lạm dụng tình dục. Nhưng bài phát biểu khai mạc của Đức Hồng Y Ouellet đã làm rõ vấn đề này như bối cảnh khó tránh khỏi cho các cuộc thảo luận.
Một vấn đề khác được nêu ra hội nghị là cuộc khủng hoảng trong ơn gọi linh mục. Hội nghị cũng bao gồm các phiên họp dành riêng cho các câu hỏi về đời sống độc thân linh mục và vai trò của phụ nữ trong Giáo Hội.
Theo số liệu thống kê của Vatican công bố trong tháng này, có 410,219 linh mục Công Giáo trên thế giới vào năm 2020, giảm 4,117 so với năm trước đó. Sự sụt giảm nghiêm trọng ở Bắc Mỹ và Châu Âu được bù đắp bởi sự gia tăng của các tân linh mục ở Phi Châu và Á Châu.
Số liệu thống kê cũng cho thấy số lượng chủng sinh chuẩn bị cho chức linh mục giảm, từ 114,058 vào năm 2019 xuống còn 111,855 vào năm 2020.
Source:AP
3. Linh mục đã hiến mạng sống để cứu một chú bé Tây Ban Nha được phong chân phước tử đạo
Một linh mục đứng ra bảo vệ một cậu bé 15 tuổi khi cậu sắp bị hành quyết trong cuộc nội chiến đẫm máu ở Tây Ban Nha sẽ nằm trong nhóm 16 linh mục, chủng sinh và giáo dân sắp được phong chân phước ở Granada, Tây Ban Nha.
Thánh lễ tuyên chân phước cho các vị tử đạo, trong đó có Cha Jose Becerra, sẽ diễn ra tại nhà thờ chính tòa Granada vào ngày 26 tháng Hai.
Ban đầu thánh lễ được dự kiến diễn ra vào tháng 5 năm 2020, nhưng đã bị trì hoãn do đại dịch COVID-19.
Cuộc nội chiến tại Tây Ban Nha đã kéo dài từ ngày 17/7/1936 đến 1/4/1939. Trong cuộc chiến này,13 Giám Mục, 4172 linh mục triều và các chủng sinh, 2364 linh mục dòng và các nam tu sĩ cùng với 283 nữ tu đã bị Mặt Trận Bình Dân sát hại. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong 233 vị tử đạo Tây Ban Nha. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tôn phong 498 vị. Cho đến nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tôn phong cho 525 vị tử đạo Tây Ban Nha.
Sinh tại Alhama de Granada, Cha José Becerra Sánchez làm linh mục tại thị trấn quê hương của mình cho đến khi bị bắt và bỏ tù bởi các chiến binh chống giáo sĩ vào năm 1936.
Trong thời gian bị giam cầm, các chiến binh cũng bắt giam Eduardo Raya Mijoler, một cậu bé 15 tuổi. Ngày hôm sau, cậu bé bị áp giải khỏi phòng giam, có lẽ sẽ bị hành quyết.
Khi nhìn thấy người thanh niên trẻ tuổi bị bắt đi, Cha Becerra 61 tuổi nói với các lính canh: “Đừng bắt cậu bé đó, cậu ấy vẫn còn rất trẻ. Đưa tôi đi, tôi đã là một ông già rồi”.
Theo Tổng giáo phận Granada, cậu bé Raya, còn sống đến ngày nay, được vị linh mục tử đạo chết thay, đã làm chứng trong tiến trình phong chân phước, rằng ông thực sự đã được phóng thích nhờ có Cha Becerra chết thay cho mình.
“Cho đến chừng nào tôi còn sống, tôi sẽ không bao giờ quên được lòng dũng cảm và tình yêu của vị linh mục này, là người sẵn sàng chết vì tôi,” Raya nói trong lời khai của mình.
Trong khi một số tù nhân được thả tự do, những người khác - kể cả Becerra - bị đưa đến Malaga. Các chiến binh đã đưa vị linh mục Tây Ban Nha đến một nhà chứa gái mãi dâm và cố gắng ép buộc ngài vi phạm lời thề trinh khiết của mình. Họ cũng hứa sẽ thả ngài nếu ngài giẫm lên một cây thánh giá.
“Tôi thà chết cả ngàn lần hơn là làm điều đó,” vị linh mục nói với những kẻ bắt giữ mình.
Không thành công trong nỗ lực của họ, các dân quân đã buộc một sợi dây quanh cổ ngài và kéo ngài ra bến tàu, ném thi thể đang hoi hóp của ngài xuống nước.
Tổng giáo phận Granada cho biết một buổi cầu nguyện sẽ diễn ra vào đêm trước của Thánh lễ phong chân phước để tôn vinh 16 vị tử đạo.
Cha Francisco Tejerizo, linh mục Dòng Chúa Cứu Thế, trưởng ban tổ chức lễ tuyên chân phước cho biết: “Chúng tôi hiệp nhất trong lời cầu nguyện, và chúng tôi cầu xin sự chuyển cầu của các vị tử đạo Granada của chúng tôi. Cầu mong lễ kỷ niệm này củng cố đức tin của chúng ta cũng như đời sống và chứng tá của các cộng đồng Kitô hữu của chúng ta”.
Trong tổng số 50 triệu dân Tây Ban Nha, 70% là người Công Giáo. 11% là người vô thần. Như thế, tỷ lệ người vô thần tại Tây Ban Nha thuộc loại cao nhất trong các nước Âu Châu. Tuy nhiên, nói thế cũng chưa đủ, những người vô thần tại Tây Ban Nha khác với những người vô thần ở các quốc gia khác là họ không có khuynh hướng sống chung hòa bình, nhưng quyết liệt “ăn thua đủ”. Nói theo kiểu cộng sản, họ quyết liệt muốn giải quyết vấn đề “ai thắng ai”. Đó chính là bối cảnh của cuộc nội chiến Tây Ban Nha.
Source:Crux