Ngày 22-02-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Ba 23/2: Cách nguyện và ý nguyện. Suy niệm của linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hương
Giáo Hội Năm Châu
01:06 22/02/2021

Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 22-February-2021 theo giờ Việt Nam


PHÚC ÂM: Mt 6, 7-15

“Vậy các ngươi hãy cầu nguyện như thế này”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Khi cầu nguyện, các con đừng nhiều lời như dân ngoại: họ nghĩ là phải nói nhiều mới được chấp nhận. Đừng làm như họ, vì Cha các con biết rõ điều các con cần, ngay cả trước khi các con xin. Vậy các con hãy cầu nguyện như thế này:

” ‘Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con, xin chớ đến chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen’.

“Vì nếu các con có tha thứ cho người ta những lầm lỗi của họ, thì Cha các con, Đấng ngự trên trời, mới tha thứ cho các con. Nếu các con không tha thứ cho người ta, thì Cha các con cũng chẳng tha thứ lỗi lầm cho các con”.

Đó là lời Chúa.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hiện tượng băng giá chưa từng thấy ở Texas
Đặng Tự Do
16:11 22/02/2021


Giữa một cơn bão mùa đông khiến nhiệt độ đóng băng và tình trạng mất điện trên diện rộng ở phần lớn tiểu bang Texas, những người Công Giáo đang nỗ lực giúp đỡ những người hàng xóm của họ ngay cả khi chính họ cũng đang phải đối phó với tình trạng thiếu điện và nước.

Nhiệt độ lạnh bất thường ở hầu hết Texas - với các mức thấp kỷ lục ở các thành phố như San Antonio và Corpus Christi - cùng với tuyết và băng đã làm tê liệt phần lớn tiểu bang trong tuần qua và gây ra các vấn đề liên quan đến việc cung cấp điện nước trên diện rộng.

Gần 3.5 triệu người ở Texas không có điện vào sáng thứ Tư. Nhiều người không thể ở trong nhà của họ vì quá lạnh lẽo đã kéo tới các cửa hàng bàn đồ nội thất nơi có thể sưởi ấm.

Các nhà thờ Công Giáo ở một số giáo phận Texas, bao gồm San Antonio và Fort Worth, đã mở cửa để phục vụ như những nơi trú ẩn ấm áp.

Tại tổng giáo phận San Antonio, bao gồm một phần của trung tâm Nam Texas, ít nhất sáu nhà thờ mở cửa cung cấp nơi trú ẩn khẩn cấp mặc dù một số vẫn tiếp tục gặp phải các vấn đề về điện và nước.

Tại Fort Worth, Đức Cha Michael Olson thông báo rằng Nhà thờ Công Giáo Các Thánh ở phía bắc của thành phố đang phục vụ dân chúng quanh vùng như một nơi trú ẩn ấm áp.

Tại Giáo phận Brownsville, nằm ngay bên kia biên giới từ Matamoros, Mexico, cơ quan bác ái Công Giáo địa phương đã hỗ trợ những người di cư và những người cắm trại bên phía biên giới Mễ Tây Cơ trong nhiều năm, nhưng nhiệt độ băng giá đã tạo ra những thách thức mới.

Cái lạnh tàn khốc đóng băng tiểu bang Texas không chỉ làm tê liệt đến tận xương tủy những người không chuẩn bị - hàng nghìn con rùa cũng đã lãnh đủ.

Hàng ngàn con rùa biển không quen với nhiệt độ giảm xuống đột ngột đã trôi dạt vào các bãi biển của Đảo South Padre, ngoài khơi bờ biển phía nam Texas. Các tình nguyện viên đã đưa khoảng 4,700 con rùa đến một trung tâm hội nghị, nơi chúng đang được giữ trong các bồn tắm và các thùng nước ấm trước khi có thể được thả ra biển khi nhiệt độ ấm hơn.

Wendy Knight, giám đốc điều hành của trung tâm nghiên cứu và bảo tồn Sea Turtle Inc, là người đã chỉ đạo nỗ lực này cho biết: “Đó là một sự kiện chưa từng xảy ra”. Knight cho biết bình thường chỉ có 100 đến 500 con rùa dạt vào các bãi biển ở nam Texas mỗi mùa đông.

Ông cho biết những con rùa này “choáng váng vì lạnh” – đó là tình trạng thường thấy nơi các động vật máu lạnh. Khi nhiệt độ đột ngột xuống thấp chúng gần như hôn mê và không thể di chuyển. Chúng trôi dạt trên biển và bị sóng đánh vào bờ.

“Vì thế, chúng tôi đã đưa chúng đến trung tâm hội nghị để phục hồi nhiệt độ cơ thể cho chúng”.
Source:Catholic News Agency

 
Tiến sĩ George Weigel khám phá sống thế nào cho xứng đáng bằng cách giới thiệu các nhân vật lịch sử
Đặng Tự Do
16:13 22/02/2021


Tiến sĩ George Weigel trong tháng này đã phát hành một cuốn sách thu thập những hồi tưởng về một loạt các nhân vật lịch sử, với mục tiêu khám phá “ý nghĩa của việc sống một cuộc đời xứng đáng”.

“Not Forgotten: Elegies For, and Reminiscences Of, a Diverse Cast of Characters, Most of Them Admirable” nghĩa là “Một Dàn Những Nhân Vật Đa Dạng, Hầu Hết Đáng Ngưỡng Mộ, Người Đời Không Quên, Là Đối Tượng Của Các Bài Điếu Văn Và Hồi Ký”

Cuốn sách bao gồm 70 nhân vật, một số người Weigel đã quen biết và một số người mà ông “ngưỡng mộ từ xa”.

Những người này bao gồm những nhân vật như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Jackie Robinson, và Charles Krauthammer.

“Cuốn sách này thực sự là một thăm dò về ý nghĩa của 'ơn gọi' và các hình thái sống một cuộc đời xuất sắc”, Weigel nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA.

Cuốn sách có các nhân vật tôn giáo, vận động viên, chính trị gia và nhân vật truyền thông, cùng những người khác. Weigel nói: “Không phải tất cả những nhân vật này đều sống cuộc đời tương tự, nhưng dẫu sao họ đều được người đời nhớ đến”.

“Giữa tất cả sự khác biệt của họ, những người nam nữ trong album hồi tưởng của tôi đều dạy chúng ta những bài học quan trọng về ý nghĩa của việc sống một cuộc sống cho xứng đáng. Một số người, phải thừa nhận rằng, đã dạy chúng ta sống thế nào cho xứng đáng dọc theo con đường cũ qua negativa, nghĩa là con đường mà chúng ta không nên đi”.

Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Source:Catholic News Agency
 
Hiện tượng lạ sau khi máu thánh không hóa lỏng: Núi Etna phủ đầy bầu trời Ý với làn khói màu cam
Đặng Tự Do
16:14 22/02/2021


Đoạn video và những bức ảnh tuyệt đẹp từ thị trấn Paterno và Catania của Sicilia cho thấy một đám khói màu cam khổng lồ lan rộng trên bầu trời. Tuy nhiên, đối với nhiều người Ý cảnh quan bất ngờ này xảy ra vào đúng ngày Thứ Tư Lễ Tro có thể là một dấu chỉ không hay.

Những đợt dung nham nóng bỏng bùng phát bắn lên bầu trời đã xảy ra vào khoảng 10h30 tối 15 tháng Giêng và lác đác vẫn tiếp diễn cho đến nay.

Ngọn núi lửa cao 3,330 mét, nằm cách Napoli 350km về phía Nam đã phun dung nham và tro bụi bay tràn ngập một vùng biển Địa Trung Hải và vùng Catania.

Lần phun trào cuối cùng của núi lửa này là vào năm 1992. Những vụ nổ đầy màu sắc từ Núi Etna thắp sáng bầu trời đêm liên tiếp trong nhiều ngày.

Hôm thứ Tư 16 tháng 12, tại Naples tiếng Ý gọi là Napoli, máu của Thánh Gennariô vẫn khô đặc, không có bất cứ dấu chỉ hóa lỏng nào, một giọt cũng không có.

Diễn biến này được nhiều người Ý xem là một điềm rất xấu. Vài ngày trước đó, một cây cầu đột nhiên gẫy làm đôi trong đêm. Một chiếc xe chở khách đã lao xuống dòng sông.

Hôm thứ Sáu 8 tháng Giêng, trong bãi đậu xe của bệnh viện Ospedale del Mare, nghĩa là bệnh viện Biển, ở Napoli, bên Ý, một khoảng đất rộng 2,000 mét vuông đã bất ngờ sụp xuống, tạo thành một hố sâu, nuốt chửng cả 3 chiếc xe hơi đang đậu trong bãi đậu xe.

Trong khi đó, số trường hợp nhiễm coronavirus tăng mạnh khiến Ý phải tái lập tình trạng khẩn cấp sau Đêm Giáng Sinh.

Nhiều cư dân của Napoli tin rằng việc máu của thánh nhân không hóa lỏng là một dấu chỉ cho thấy các bi kịch sẽ xảy đến cho thành phố. Trong quá khứ xa xôi nhất, sự vắng mặt của các phép lạ thường được kết hợp với các tổn thất quân sự, các vụ phun trào núi lửa, và sự bùng phát của các dịch bệnh.
Source:Reuters
 
ĐTC Phanxicô: Tỏa lan Lòng thương xót Chúa Giêsu
Thanh Quảng sdb
17:10 22/02/2021
ĐTC Phanxicô: 'Tỏa lan Lòng thương xót Chúa Giêsu'

Đức Thánh Cha Phanxicô nói chúng ta được kêu gọi để truyền bá “ngọn lửa của lòng thương xót của Chúa Giêsu”, trong một lá thư đánh dấu kỷ niệm 90 năm lần đầu tiên Chúa hiện ra cùng thánh nữ Maria Faustina Kowalska hiện ra ở Płock, Ba Lan.

(Tin Vatican - Christopher Wells)

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một tâm thư cho Đức Cha và Giáo phận Płock, Ba Lan, nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày Chúa Giêsu nhân ái hiện ra lần đầu với thánh nữ Maria Faustina Kowalska, một nữ tu Ba Lan. Những lần hiện ra với thánh Faustina đã hình thành nền tảng cho lòng sùng kính Lòng Chúa Thương Xót.

Trong lá thư của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại những lời được Chúa nói với nữ thánh Faustina vào ngày 22 tháng 2 năm 1931: “Hãy vẽ một bức tranh theo mẫu mà con thấy, với lời chú thích: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác nơi Chúa”. Cha mong muốn hình ảnh này được tôn kính trước là trong nhà nguyện của con và sau đó là trên khắp thế giới.” Hình ảnh của Lòng Chúa Thương Xót sau đó được lan tỏa ra khắp thế giới.

Đức Thánh Cha Phanxicô viết: “Cha chia sẻ niềm vui với Giáo phận Płock, ước mong sự kiện đặc biệt này đã được cả thế giới biết đến và vẫn còn sống động trong trái tim của các tín hữu trong giáo phận”.

Đức Thánh Cha khuyến khích các tín hữu “hãy nài xin Chúa Kitô ban cho chúng ta món quà lòng thương xót,” để lòng thương xót của Chúa Kitô “bao trùm chúng ta và thấm nhập vào chúng ta,” để chúng ta có “can đảm trở về với Chúa Giêsu, cảm nghiệm tình yêu và lòng thương xót của Ngài trong các Bí tích" và để "cảm nhận sự gần gũi và dịu dàng của Ngài," để chúng ta "có thể có thêm khả năng thương xót, nhẫn nại, tha thứ và yêu thương."

ĐTC lưu ý như vị tiền nhiệm của ngài, Thánh Gioan Phaolô II, "Tông đồ của Lòng Thương Xót", đã "gửi thông điệp về lòng thương xót của Chúa đến với mọi người trên thế giới."

Năm 2002, trong chuyến viếng thăm Đền Lòng Thương Xót Chúa ở Krakow, thánh Giáo Hoàng Ba Lan đã nói: “Ngọn lửa của lòng thương xót này cần được truyền lại cho thế giới. Trong lòng nhân ái của Thiên Chúa, thế giới sẽ tìm thấy hòa bình và nhân loại sẽ tìm được hạnh phúc!”

Đến lượt mình, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh, “Đây là một thách đố đặc biệt đối với Giáo hội ở Płock, được đánh dấu bởi sự mặc khải này”; cho cộng đoàn của Nữ tu Faustina, cho nhà dòng các Nữ tu Đức Mẹ Thương xót; cho thành phố Płock, "và cho mỗi người chúng ta."

ĐTC Phanxicô kết luận: “Hãy truyền bá ngọn lửa tình yêu thương xót của Chúa Giêsu.“ Hãy cho mọi người thấy dấu hiệu về sự hiện diện của Chúa giữa họ.
 
Văn Hóa
CHÚA GIÊSU MỈM CƯỜI, nụ cười độc đáo của mỗi người
Vũ Văn An
17:50 22/02/2021

CHÚA GIÊSU MỈM CƯỜI



(Nguyên bản: Le Sourire de Jésus
par Pierre Descouvemont
Bản tiếng Việt của Vũ Văn An
)



Kết Luận

Nụ cười độc đáo của mỗi người

Con người tìm cách biết khuôn mặt riêng của mình

Lúc con người chưa tìm ra cả gương soi lẫn hình chụp, họ đã tìm cách biết nhân dạng mình. Những mặt nạ, từ lâu, vốn là cách để trả lời câu hỏi luôn ám ảnh các hữu thể nhân bản : tôi là ai? Tôi sẽ có khuôn mặt nào lúc tôi gặp các tổ tiên mà tôi hằng tưởng nhớ, hay cầu khẩn,,,, trong điệu vũ thánh này : bộ mặt của con báo, của một ông già hay của một con quái vật?

Mặt nạ hiển nhiên có những chức năng khác. Được các người đàn ông và đàn bà đang nhẩy múa ở công trường làng mạc, chúng làm thành hiện diện ngay giữa cộng đồng các bậc tổ tiên vừa qua đời hay đã qua đời nhiều năm trước, những vị thần mà ta phải hòa giải bằng ân huệ hay cần được che chở.

Chúng cũng giúp người ta mơ ước được làm ai đó khác hẳn. Khi mang mặt nạ của một người giầu có, người nghèo, trong thời gian lễ hội, được sống điều kiện xã hội sẽ không bao giờ là của anh ta cả; khi mang y phục của một vị vua, người đeo mặt nạ tự tưởng tượng trong vài giờ anh ta có đủ mọi thứ quyền uy.

Việc sáng chế ra gương soi đã giúp con người thực hiện được một tiến bộ nào đó trong việc ý thức nhân dạng của mình. Nó giúp họ biết hình ảnh, lật ngược, của chính khuôn mặt họ. Nhưng bí ẩn vẫn chưa vì thế được tỏ lộ bao nhiêu. Rembrandt đã vẽ 42 bức chân dung của chính mình, Van Gogh vẽ đến 67 bức như thế. Nhưng cả hai đều không giải đáp được câu hỏi mà nhà nghệ sĩ nhất thiết tự nêu lên trong trường hợp tương tự : khuôn mặt đích thực của tôi ra sao, cái tôi thực sự của tôi là gì?

Khoa chụp hình cũng làm thất vọng. Khi tôi mở các trang của cuốn album gia đình, tôi khó xác dịnh được sự giống nhau giữa khuôn mặt trẻ thơ của tôi và khuôn mặt tôi vừa có cách đây 8 tiếng, tôi không luôn có thể trả lời cho câu hỏi : cái tôi đích thực của tôi là gì? Khuôn mặt đời đời của tôi sẽ ra sao? (75).

Kitô hữu thích hướng về Khuôn Mặt Chúa Kitô hơn

Kitô hữu được giải thoát khỏi nỗi hoài nhớ trên. Thay vì mất thì giờ lục lọi khuôn mặt riêng của mình, họ chấp nhận để mình bị lôi cuốn bởi Khuôn Mặt Thiên Chúa, khuôn mặt Chúa Kitô, trên đó phản chiếu trọn vẹn vinh quang Thiên Chúa.

Cái nhìn của họ trước nhất hướng về Chúa Kitô bị xỉ nhục, bị lăng nhục, méo mó hình hài, vì chính ở đó, toả sáng hơn hết « lòng thương xót dịu dàng của Thiên Chúa » như Bernanos quen nói. Thánh Têrêxa viết cho chị Céline, « Chị hãy nhìn Nhan đáng tôn thờ của Người! Chị hãy nhìn đôi mắt lờ đờ và cụp xuống của Người! Chị hãy nhìn các vết thương của Người... Chị hãy nhìn Chúa Giêsu ở Khuôn Mặt Người, ở đấy, chị sẽ thấy Người yêu thương ta xiết bao ! » (76).

Và khuôn mặt đó là lời công bố về Đấng sẽ được ban cho ta, nếu ta tiếp tục chiêm ngắm nó vì càng nhìn và chiêm ngưỡng nó, ta càng trở nên dịu dàng và khiêm nhường trong lòng, đầy lòng tốt và dịu dàng (2Cr 3 :12).

Thánh Têrêxa viết cho chị Céline, « Khi Chúa Giêsu đã nhìn một linh hồn nào, thì lập tức Người ban cho họ việc Người giống Thiên Chúa, miễn là linh hồn này liên tục hướng cái nhìn của họ vào một mình Người mà thôi » (77).

Thánh Phaolô dạy điều trên một cách minh nhiên trong thư thứ hai gửi tín hữu Côrintô : « Tất cả chúng ta, mặt không màn che, chúng ta phản chiếu vinh quang của Chúa như một bức gương; như vậy, chúng ta được biến đổi nên giống cũng một hình ảnh đó, ngày càng trở nên rực rỡ hơn, như do bởi tác động của Chúa là Thần Khí” (2Cr 3:18).

Thánh Têrêxa vốn ca hát niềm hy vọng trên trong một lời cầu nguyện của ngài: “Lạy Thánh Nhan đáng thờ lạy của Chúa Giêsu, Vẻ Đẹp duy nhất làm trái tim con vui sướng, xin đoái thương in trong con việc Chúa Giống Thiên Chúa” (78).

Trên một tấm giấy da nhỏ mà ở giữa thánh nữ đã dán một chiếc tem hình Thánh Nhan, ngài phát biểu ước nguyện sâu xa nhất của ngài: “Lạy Chúa Giêsu, xin làm cho con nên giống Chúa!”.

Khuôn mặt đời đời Thiên Chúa chuẩn bị cho ta

Còn về khuôn mặt sẽ là của ta khi ta phục sinh - ta hy vọng điều đó dành cho sự sống đời đời!- ta không thể tưởng tượng được, nhưng ta biết rằng nó sẽ phản ảnh vinh quang của Đấng Phục Sinh. Như Thánh Tông đồ Gioan từng viết trong thư thứ nhất của ngài, « chúng ta sẽ nên giống như Người, vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy” (1Ga 3:2). Đúng, sẽ rạng chiếu trên ta sự huy hoàng của Khuôn Mặt hiển dung và làm cho hiển dung của Người.

Con sẽ sinh ra trên trời
Trong thân xác hoàn toàn mới
Đầy một nét trẻ vĩnh cửu
Dưới ánh quang Đấng Phục Sinh

Thiên Chúa sẽ lau khô mọi nước mắt khỏi mắt ta. Tốt hơn nữa, Người còn biến đổi chúng thành những hạt kim cương lung linh hàng ngàn tinh tú. Cuối cùng, chúng ta sẽ thấy sự phong phú kỳ diệu của các cuộc thử thách từng làm tối đen khuôn mặt của chúng ta trên trái đất; các vết nhăn của chúng ta sẽ lóng lánh ánh sáng hân hoan:

Chính trên tấm vải mộc thô
Con đã căng các thập giá
Nhưng trên trời Chúa sẽ tỏ
Vẻ đẹp của những điểm tốt
Marie Baudouin-Croix

Khuôn mặt mà Thiên Chúa sẽ ban cho ta, do đó, sẽ càng đẹp đẽ hơn khi ta càng dâng cho Người nhiều nụ mỉm cười trong suốt cuộc sống dài của chúng ta. Thiên Chúa không cân nhắc số lượng các công trình của ta, mà là tình yêu chúng ta dùng hoàn tất các công trình này (1Cr 13:1-3).

Vào ngày sau hết, Thiên Chúa sẽ không nói với ta: “Cho ta xem công trình của con”, nhưng, như Chàng Rể trong Diễm Ca, Người sẽ nói với ta điều Người vốn thủ thỉ trong những ngày ta còn lữ thứ:

Nào, cho anh thấy mặt,
nào, cho anh nghe tiếng,
vì tiếng em ngọt ngào
và mặt em duyên dáng
(Dc 2:14).

Đúng, mỗi ngày, ta đều có khả thể tuyệt diệu được làm cho trái tim Thiên Chúa ta vui tươi bằng phẩm chất nụ mỉm cười và lòng sốt mến trong các bài ca của ta.

Và khi tới lúc xuất hiện trước mặt Người, ta có thể thưa với Người: “Lạy Chúa, có lẽ con không có điều gì lớn lao dâng lên Chúa, nhưng dù sao xin Chúa ban cho con một chỗ nhỏ xíu trên thiên đàng của Chúa. Nếu không, Chúa sẽ mất nụ cười của con! Nó độc đáo ở trên đời!”.

Kỳ tới: Phụ Lục: Cười và Mỉm Cười
 
VietCatholic TV
Nằm mơ cũng không thấy nổi: Tượng Mẹ Fatima sẽ đến thăm các nước Sô Viết cũ. Trái tim Mẹ đã thắng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:14 22/02/2021


1. Ta hãy cầu xin cho Đức Giáo Hoàng: Erbil bị pháo kích bằng hỏa tiễn

Một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn nhằm vào lực lượng liên quân ở Iraq gần Sân bay Quốc tế Erbil ở Kurdistan thuộc Iraq đã khiến một người thiệt mạng và một số người khác bị thương. Một nhà thầu dân sự người Iraq đã chết, bên cạnh đó còn có một quân nhân Hoa Kỳ và một số nhà thầu Mỹ bị thương khi quả hỏa tiễn phát nổ.

Erbil là địa điểm chủ yếu Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm trong ngày Chúa Nhật 7 tháng Ba. Thật vậy, theo dự trù, sáng 7 tháng 3, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ khởi hành từ Baghdad đến Erbil. Khi đến sân bay, ngài sẽ được chào đón bởi các nhà chức trách tôn giáo và dân sự trong khu vực của người Kurd ở Iraq. Sau các nghi thức chào đón và gặp gỡ xã giao, Đức Thánh Cha sẽ dùng trực thăng để bay đến Mosul. Nơi đây, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi cầu nguyện cho các nạn nhân chiến tranh tại Hosh al-Bieaa.

Kế đó, ngài sẽ đáp trực thăng đến Qaraqosh để thăm cộng đồng Qaraqosh tại Nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội.

Vào buổi chiều, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ trở lại Erbil, nơi ngài sẽ cử hành Thánh Lễ tại sân vận động “Franso Hariri”. Sau thánh lễ, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành về Baghdad.

Trong công cuộc giải phóng Mosul và vùng đồng bằng Nineveh, các tín hữu Kitô trong vùng đã thành lập một lữ đoàn Kitô Giáo, gọi là Lữ đoàn Babylon, để giải phóng các vùng lãnh thổ lọt vào tay bọn khủng bố Hồi Giáo IS.

Sau khi thành phố này được giải phóng, lữ đoàn này đã được giải tán. Tuy nhiên, Lực lượng Huy động Nhân dân - Popular Mobilization Forces, gọi tắt là PMF - của người Shiite, được Iran hậu thuẫn, không bị giải tán và ngày càng lớn mạnh.

Trong tổng số 39,650,000 dân Iraq; người Hồi Giáo chiếm đến 99% dân số; trong đó 59% theo Hồi Giáo Shiite; 40% theo Hồi Giáo Sunni. Tuy nhiên, tại Mosul người Hồi Giáo Sunni chiếm đa số. Sau khi tổng thống Saddam Hussein, một người Hồi Giáo Sunni, bị Hoa Kỳ lật đổ vào tháng Tư năm 2003, người Hồi Giáo Sunni tại Mosul thường không coi chính quyền Baghdad, với đa số các thành viên theo Hồi Giáo Shiite là những người đại diện cho mình. Theo ước lượng của lực lượng cảnh sát liên bang Iraq, là một trong các lực lượng tinh nhuệ tham chiến tại Mosul và đang điều hành việc vãn hồi an ninh tại thành phố này, ít nhất 15% dân số Mosul đã theo bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Chính vì thế, trong cuộc tổng tấn công giải phóng Mosul vào đầu năm 2017, 16,000 quân PMF bị cấm không được vào thành Mosul vì lo ngại họ sẽ tắm máu người Hồi Giáo Sunni.

Ngày nay, quân PMF vẫn tiếp tục hoạt động trong vùng. Một tuyên bố được cho là từ một lực lượng dân quân của PMF đưa ra nhìn nhận trách nhiệm về vụ này. Tuy nhiên, các giới chức Iraq nói họ không tin và vẫn đang làm việc để xác định ai là người chịu trách nhiệm. Iran đã phủ nhận mọi dính líu đến vụ này.

Nhóm chiến binh Shiite đưa ra tuyên bố nhận trách nhiệm tự xưng là “Những người bảo vệ của Lữ đoàn máu” - “The Guardians of the Blood Brigade”.

Nhóm này nói: “Sự chiếm đóng của Mỹ sẽ không an toàn trước các cuộc tấn công của chúng tôi ở bất kỳ tấc đất nào của quê hương, và ngay cả ở Kurdistan, nơi chúng tôi hứa sẽ thực hiện các hoạt động hiệu quả khác”

Hôm thứ Ba, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh đã phủ nhận bất kỳ mối liên hệ nào với các cuộc tấn công hôm thứ Hai ở Erbil. “Chúng tôi mạnh mẽ bác bỏ những tin đồn cho rằng Iran dính líu vào vụ này. Chúng tôi cũng lên án những nỗ lực khác nhằm bôi nhọ Iran” Khatibzadeh nói, theo hãng thông tấn nhà nước Mehr của Iran.

Bằng cách tính toán quỹ đạo của các hỏa tiễn, Mỹ có thể xác định vị trí địa điểm phóng hỏa tiễn khá nhanh. Quân đội Mỹ và Iraq đã đến địa điểm này. Các binh sĩ đã tìm thấy một bệ phóng hỏa tiễn di động được gắn ở phía sau một chiếc xe tải, cũng như một bệ phóng cố định. Họ cũng tìm thấy sáu hỏa tiễn chưa nổ.
Source:CNN

2. Nằm mơ cũng không thấy nổi: Tượng Đức Mẹ Fatima sẽ đến thăm Armenia, Georgia và Azerbaijan lần đầu tiên

Dưới thời Sô Viết, cụm từ “Đức Mẹ Fatima” được coi là một điều tối kỵ, các tài liệu của mật vụ liên kết “bí mật Fatima” với các âm mưu “lật đổ chính quyền cách mạng”. Ai cổ vũ hay chỉ đơn giản là nhắc đến lòng sùng kính Đức Mẹ Fatima là ở tù như chơi.

Sau thời Sô Viết, cụm từ “Đức Mẹ Fatima” vẫn chưa hết cấm kỵ khi các Giáo Hội Chính Thống âu lo về những đợt truyền giáo mới của người Công Giáo.

Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi, trong đời của chúng ta, chúng ta sẽ được hân hạnh thấy Tượng Đức Mẹ Fatima đến thăm các quốc gia Sô Viết cũ là Armenia, Georgia và Azerbaijan vào tháng 9 tới đây. Trái tim Mẹ đã thắng. Đúng như lời Đức Mẹ đã nói khi xưa “trên cây sồi làng Fatima xa xôi”.

Sứ thần Tòa thánh tại Armenia và Georgia, là Đức Tổng Giám Mục José Bettencourt, cho biết trong một tuyên bố với thông tấn xã Ecclesia rằng “Người Công Giáo trong vùng Caucasus vui mừng trước tin tức về chuyến viếng thăm của Tượng Đức Mẹ Fatima đến khu vực này.”

Đức Tổng Giám Mục Bettencourt nói rằng Tượng Đức Mẹ Fatima sẽ mang thông điệp về “hòa giải và hòa bình” khi được rước đến các giáo xứ và cộng đồng ở ba quốc gia này. Sáng kiến này là để đáp lại những lo ngại của Đức Thánh Cha Phanxicô. Trong bài phát biểu ngày 8 tháng 2 trước ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh rằng ngài đang theo dõi với một sự “chú ý đặc biệt” đến tình hình hiện tại ở Nam Caucasus, nơi “một số cuộc xung đột tiếp tục diễn ra. âm ỉ”.

Đức Thánh Cha lưu ý rằng những xung đột này “làm suy yếu sự ổn định và an ninh của toàn bộ khu vực.”

Armenia và Azerbaijan gần đây đã nổ ra một cuộc chiến tranh liên quan đến khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh.
Source:Catholic News Agency
3. George Weigel: Sách Xuất Hành, Mùa Chay và Trở thành một quốc gia đích thực

Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Vào ngày đầu Mùa Chay, ông có bài nhận định sau đăng trên tờ First Things ngày 17 tháng Hai, 2021 với nhan đề “Exodus, Lent, and Becoming a True Nation”, nghĩa là “Sách Xuất Hành, Mùa Chay và Trở thành một quốc gia đích thực”.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Exodus, Lent, and Becoming a True Nation

By George Weigel

Sách Xuất Hành, Mùa Chay và Trở thành một quốc gia đích thực


Mười năm trước, tôi bắt đầu một Mùa Chay đặc biệt nhất trong đời bằng cách đi bộ lên Đồi Aventine đến Vương Cung Thánh Đường Thánh Sabina vào ngày đầu tiên của cuộc hành hương viếng các nhà thờ Rôma — cuộc hành trình kéo dài tám tuần dẫn đến việc hình thành cuốn sách “Roman Pilgrimage: The Station Churches” (“Hành hương Rôma: Các Nhà Thờ Chặng), đồng tác giả với bạn tôi Elizabeth Lev và con trai tôi, Stephen. [Những người hành hương đến Rôma trong Mùa Chay có thể tham gia vào một phong tục đẹp có từ thế kỷ thứ tư. Phong tục này được bắt đầu như một cách để củng cố ý thức cộng đồng trong thành phố đồng thời tôn vinh các thánh tử đạo của Rôma. Họ cùng nhau đi qua các đường phố trong khi đọc Kinh Cầu Các Thánh. Cuối ngày, họ sẽ đến một nhà thờ được chỉ định trong ngày hôm đó, gọi là nhà thờ chặng - Station Church - Đức Giáo Hoàng sẽ cử hành thánh lễ cho cộng đồng địa phương ở nhà thờ đó. Thánh Giáo Hoàng Gregoriô Cả đã thiết lập thứ tự các nhà thờ phải được viếng thăm, những lời cầu nguyện được đọc và chỉ định đây là một thực hành Mùa Chay. Sau này, Đức Thánh Cha chỉ tham dự cùng với cộng đồng địa phương trong thánh lễ đầu tiên vào Thứ Tư Lễ Tro tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Sabina. Năm nay, 2021, do tình trạng đại dịch coronavirus, điều này cũng không xảy ra – chú thích của người dịch]

Liz Lev là người hướng dẫn kiến trúc và nghệ thuật Anglophone hàng đầu ở Thành phố Vĩnh cửu, và những mô tả tuyệt vời của cô về các nhà thờ chặng của Rôma đã xác nhận sự thật được gợi ý bởi những bức ảnh đầy linh hứng của Stephen (được đánh giá cao nhất trong ấn bản sách điện tử của cuốn Roman Pilgrimage): Vẻ đẹp mở ra cửa sổ vào chân lý sâu sắc của đức tin Công Giáo. Những đóng góp của tôi cho cuốn sách — những suy ngẫm về các bài đọc phụng vụ mỗi ngày từ Thứ Tư Lễ Tro đến Tuần Lễ Phục Sinh — đã giúp làm cho Mùa Chay đó trở thành một Mùa Chay đặc biệt bổ ích, vì việc viết những bài suy niệm đó khiến tôi tìm hiểu sâu hơn về các bài đọc trong Thánh Lễ và các giờ Kinh Sách

Mỗi Mùa Chay, Giáo hội đọc 20 chương đầu tiên của Sách Xuất hành trong kinh nguyện hàng ngày, trong các Giờ kinh Phụng vụ. Than ôi, sự quen thuộc, có thể làm tắt đi sức mạnh của cuốn sách đầy cảm hứng đó, vốn là cốt lõi của Cựu Ước. Trong Mùa Chay năm 2011, tôi đã tìm thấy ý nghĩa mới trong Sách Xuất Hành thông qua việc đọc kỹ hơn các bài bình luận của các Giáo phụ đi kèm với câu chuyện về ông Môisê và dân tộc Israel non trẻ trong Sách Kinh Nhật Tụng. Các giáo phụ trong thiên niên kỷ đầu tiên đã kín múc dưỡng chất tinh thần từ Sách Xuất Hành vì họ coi cuốn sách thứ hai của Torah như một nguồn trí tuệ, chứ không phải là một hiện vật để mổ xẻ. Năm nay, hành trình Mùa Chay của tôi qua Sách Xuất Hành sẽ được bổ sung thêm bởi lời bình của một người thông thái đương thời, là Leon R. Kass.

Mặc dù có nhiều sai lầm, thời đại của chúng ta bằng cách nào đó đã tạo ra một người thầy lý tưởng ở Leon Kass: nhà nhân văn uyên bác, bác sĩ y khoa, nhà đạo đức sinh học nổi bật, một nhân vật lớn và cố vấn khôn ngoan - một học giả Do Thái từng giúp người Công Giáo tại Đại học Giáo hoàng Gregoriô đọc Kinh thánh như họ chưa bao giờ làm trước đó. Cuốn sách mới của Kass, “Founding God's Nation: Reading Exodus” - “Hình thành Dân Tộc của Chúa: Đọc Sách Xuất Hành” - (Nhà xuất bản Đại học Yale), bổ sung cho cuốn sử thi trước của anh, "The Beginning of Wisdom: Reading Genesis” – “Sự khởi đầu của Trí tuệ: Đọc sách Sáng thế” (Free Press); cả hai cuốn sách đều phát triển sau nhiều năm nghiên cứu, tìm kiếm ráo riết qua những bản văn Kinh thánh cùng với các sinh viên. Và từ cách đọc cởi mở đó về Sách Xuất Hành, một câu chuyện quen thuộc mang một ý nghĩa mới: Giờ đây, thông qua lời bình luận của Kass, Sách Xuất Hành cung cấp cho chúng ta một phản ánh sâu sắc về ý nghĩa của việc trở thành một dân tộc chân chính, một dân tộc không chỉ là một tập hợp các cá nhân hay một mạng lưới các gia đình.

Điều gì tạo nên một dân tộc, một quốc gia? Theo Sách Xuất Hành, một quốc gia cần một câu chuyện được chia sẻ. Trong trường hợp của dân Israel, đó đã là và vẫn là câu chuyện về việc họ được giải thoát khỏi ách nô lệ ở Ai Cập, nơi mà sự nô lệ đã ngăn cản họ trở thành một dân tộc thực sự. Một quốc gia cũng cần một biến cố lập quốc, trong đó người dân đồng ý với một lối sống chung. Trong Sách Xuất Hành, sự kiện lập quốc ấy là sự chấp nhận tự do (như Kass khẳng định), “một cái ách trở thành cây sự sống” — đó là giao ước Sinai, Mười Điều Răn và Luật Môisê. Và một dân tộc chân chính cần đáp lại một cách xứng đáng khát vọng của con người là được tiếp xúc với một điều gì đó vĩ đại hơn chính chúng ta. Vì vậy, Sách Xuất Hành hướng dẫn độc giả đến việc từ chối những việc thờ phượng sai lầm (con bê vàng) vì lợi ích của sự thờ phượng chân thật — sự thờ phượng một mình Đấng đáng được thờ phượng; Đấng đi vào lịch sử để giải phóng dân tộc mình và yêu cầu họ đi theo con đường của Người trong tương lai.

Do đó, Sách Xuất hành đặt ra những câu hỏi quan trọng về tình hình Hoa Kỳ đương đại của chúng ta. Liệu chúng ta có thể trở thành quốc gia được mô tả trong lời dẫn nhập của Hiến pháp - “Chúng ta Dân tộc Hoa Kỳ” - nếu thế hệ tương lai được dạy một câu chuyện sai lầm về nước Mỹ trong “dự án 1619” gian dối của tờ New York Times, hiện đang được áp đặt trên các trường học khắp đất nước? Chúng ta có thể thực sự là một dân tộc không nếu thay vì dấn thân có mục đích, theo giao ước chung để hình thành một “Liên minh hoàn hảo hơn” nhằm “bảo đảm các Phước lành của Tự do cho chính chúng ta và hậu duệ của chúng ta”, các mối quan hệ của chúng ta với tư cách là công dân chỉ đơn thuần là vấn đề giao dịch - bạn sẽ có được thứ gì đó, nếu tôi nhận được một cái gì đó? Liệu chúng ta có thể là một quốc gia thực sự không nếu chúng ta quay sang tôn thờ vị thần giả là tiền tài, và cúi đầu trước những đấng cứu thế giả trá của nền chính trị bản sắc, và chìm đắm trong đạo lý sai lầm là “Tôi đã làm theo cách của tôi”?

Có nhiều điều để suy nghĩ và cầu nguyện trong Mùa Chay này. Cuốn sách Xuất hành là một người bạn đồng hành tốt trong cuộc hành trình Mùa Chay, và Leon Kass là một chỉ dẫn đáng ngưỡng mộ về những chân lý được tìm thấy trong cuốn sách tuyệt vời đó.
Source:First Things

4. Đức Tổng Giám Mục Naumann: Đạo Công Giáo tự mâu thuẫn của Biden về ngừa thai cần được sửa chữa

Theo Hãng tin CNA ngày 16 tháng Hai, 2021, việc Tổng thống Joe Biden từ lâu vốn tự trình bầy mình như một người Công Giáo sùng đạo mâu thuẫn với lập trường chính trị mạnh mẽ của ông ta trong việc ủng hộ phá thai. Đối với Đức Tổng Giám Mục Joseph Naumann, điều này có nghĩa là Biden cần phải thừa nhận việc đó, và các giám mục cần phải sửa sai ông ta.



Đức Cha Naumann, Tổng giám mục của Thành phố Kansas, thuộc tiểu bang Kansas, nói với Catholic World Report , trong một cuộc phỏng vấn được công bố ngày 13 tháng 2, rằng, “Tổng thống nên chấm dứt việc tự định nghĩa mình như một người Công Giáo sùng đạo, và thừa nhận rằng quan điểm của ông về việc phá thai là trái với giáo huấn luân lý Công Giáo. Sẽ là một cách tiếp cận trung thực hơn khi ông nói rằng ông không đồng ý với Giáo hội của mình về vấn đề quan trọng này và ông đã hành động trái với giáo huấn của Giáo hội”.

Vị tổng giám mục nói thêm, “Khi ông ta nói rằng ông ta là một người Công Giáo sùng đạo, chúng tôi các giám mục có trách nhiệm sửa chữa ông ta. Mặc dù người ta đã trao cho vị tổng thống này quyền lực và thẩm quyền, nhưng ông ta không thể định nghĩa thế nào là người Công Giáo và thế nào là giáo huấn luân lý Công Giáo”.

Ngài nói, “Điều ông ta đang làm bây giờ là soán vai trò các giám mục và khiến mọi người bối rối. Ông ta tuyên bố rằng ông ta là người Công Giáo nhưng sẽ buộc mọi người ủng hộ việc phá thai thông qua tiền thuế của họ. Các giám mục cần phải chấn chỉnh ông ta, vì tổng thống đang hành động trái với đức tin Công Giáo”.

Đức Cha Naumann cũng là chủ tịch Ủy ban về các hoạt động phò sinh của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ. Với vai trò này, ngài đã đưa ra phản ứng nhanh chóng của các giám mục đối với tuyên bố ngày 22 tháng 1 của Biden ủng hộ việc phá thai hợp pháp vào dịp kỷ niệm phán quyết Roe kiện Wade của Tối cao Pháp viện.

Tuyên bố của các giám mục Hoa Kỳ viết, “Chúng tôi đặc biệt kêu gọi tổng thống bác bỏ phá thai và cổ vũ việc viện trợ phò sinh cho phụ nữ và các cộng đồng đang cần trợ giúp”.

Cuộc phỏng vấn Đức Cha Naumann diễn ra chỉ vài tuần sau khi Biden trở thành người Công Giáo thứ hai làm tổng thống Hoa Kỳ, với các viên chức chính phủ luôn nhấn mạnh đến việc ông tham dự Thánh lễ.

Trong khi trước đây, với tư cách là Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đại diện cho Delaware, Biden từng ủng hộ một số hạn chế đối với hoạt động phá thai và tài trợ cho hoạt động phá thai, nhưng kể từ đó, Biden đã ủng hộ việc bãi bỏ Tu chính án Hyde, vốn cấm hầu hết các khoản tài trợ liên bang cho việc phá thai.

Tại một cuộc họp báo ngày 20 tháng 1 vào ngày đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống của Biden, Owen Jensen của EWTN News đã hỏi thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki rằng Biden dự định làm gì liên quan đến Tu chính án Hyde và Chính sách Mexico City.

Psaki không đưa ra bất cứ chi tiết nào. Anh ta chỉ nói với các phóng viên, “Nhưng tôi xin nhân cơ hội này nhắc nhở tất cả các bạn rằng ông ấy (Biden) là một người Công Giáo sùng đạo và là người thường xuyên đi lễ nhà thờ. Ông ấy bắt đầu một ngày của mình bằng việc tham dự nhà thờ vào sáng nay".

Trong những ngày đầu của nhiệm kỳ tổng thống, Biden đã bãi bỏ Chính sách Mexico City, là chính sách cấm liên bang tài trợ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cổ vũ hoặc thực hiện phá thai như một phương pháp kế hoạch hóa gia đình. Với Phó Tổng thống Kamala Harris, Biden đã nhấn mạnh cam kết của mình trong việc bổ nhiệm các thẩm phán liên bang ủng hộ quyền phá thai và hệ thống hóa các tiền lệ của tòa án ủng hộ phá thai thành luật liên bang.

Vấn đề các giáo sĩ Công Giáo nên phản ứng ra sao với các chính trị gia ủng hộ quyền phá thai được đưa ra trong chiến dịch tranh cử tổng thống của Biden. Cuộc phỏng vấn Naumann của Catholic World Report đã thảo luận về các hành động của Cha Robert Morey, một linh mục ở Nam Carolina, người đã từ chối cho Biden rước lễ trong Thánh lễ năm 2019 vì quan điểm phá thai của ông ta.

Đức Tổng Giám Mục nói về linh mục ấy, “Tôi nghĩ rằng ngài đã hành động dựa vào và làm theo lương tâm của mình. Tôi tin rằng tổng thống có trách nhiệm không tiến lên Rước Lễ".

Đức Tổng Giám Mục nói thêm, “Khi người Công Giáo lãnh nhận Bí tích Thánh Thể, họ thừa nhận sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu, và cũng tin vào các giáo huấn của Giáo hội. Tổng thống Biden không tin vào những lời dạy của Giáo hội về tính thánh thiêng của sự sống con người, và ông ta không nên đặt linh mục vào tình huống phải quyết định có cho phép ông ta rước Thánh Thể hay không. Ông ta nên biết điều đó sau 78 năm làm một người Công Giáo”.

Đức Cha Naumann cho biết "mối quan tâm lớn nhất" của ngài là việc có thể loại bỏ Tu chính án Hyde.

Trong năm bầu cử Hoa Kỳ 2004, các giám mục Hoa Kỳ đã ban hành bản tuyên bố “Người Công Giáo trong Đời sống Chính trị” dành cho các giám mục cá thể quyền quyết định từ chối cho các chính trị gia ủng hộ việc phá thai Rước Lễ.

Cùng năm đó, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, đã gửi một lá thư cho Theodore McCarrick, lúc đó là Tổng Giám mục của Washington, với mong muốn rằng nó sẽ được đọc cho các giám mục đồng nghiệp.

Bức thư nói rằng các chính trị gia ủng hộ việc phá thai, sau lần đầu tiên bị mục tử của họ nhắc nhở về giáo huấn của Giáo hội và cảnh báo không nên tiến lên rước lễ, “không được phép rước lễ”.

Đức Hồng Y Ratzinger, người sẽ được bầu làm Giáo hoàng Bênêđictô XVI vào năm 2005, cho biết: định nghĩa của Giáo Hội về việc tham dự “tỏ tường” vào “tội trọng” áp dụng vào “trường hợp một chính trị gia Công Giáo, khi ông ta nhất quán vận động và bỏ phiếu cho các đạo luật phá thai và an tử bừa bãi”.

McCarrick đã đọc một số đoạn nhưng không phải trọn bức thư gửi cho các giám mục đồng nghiệp của mình tại cuộc họp mùa hè năm 2014 của họ, bỏ qua những phần chính. Ông ta nói rằng Ratzinger đồng ý với quyết định của các giám mục dành quyền phán quyết về việc không cho Rước Lễ cho từng giám mục. Toàn bộ bức thư của Ratzinger sau đó đã được tường trình công khai.

Các chủ đề khác trong cuộc phỏng vấn Đức Cha Naumann của Catholic World Report bao gồm các suy nghi về Cuộc Diễn Hành Phò Sinh, một dự thảo sửa đổi hiến pháp Kansas để bác bỏ kết luận của Tòa án Tối cao Tiểu bang về quyền phá thai, việc có thể cho phép vắc xin về mặt đạo đức và liệu việc sử dụng chúng có phải là bắt buộc hay không, và việc tạo luật lệ như dự luật Equality Act liên bang, một dự luật có thể buộc các định chế tôn giáo hành động chống lại các niềm tin tôn giáo của họ.
Source:Catholic News Agency
 
Các hiện tượng lạ tại Hoa Kỳ và Ý trong ngày Thứ Tư Lễ Tro. Thử thách chung quanh chuyến tông du Iraq
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:07 22/02/2021


1. Hiện tượng băng giá chưa từng thấy ở Texas

Giữa một cơn bão mùa đông khiến nhiệt độ đóng băng và tình trạng mất điện trên diện rộng ở phần lớn tiểu bang Texas, những người Công Giáo đang nỗ lực giúp đỡ những người hàng xóm của họ ngay cả khi chính họ cũng đang phải đối phó với tình trạng thiếu điện và nước.

Nhiệt độ lạnh bất thường ở hầu hết Texas - với các mức thấp kỷ lục ở các thành phố như San Antonio và Corpus Christi - cùng với tuyết và băng đã làm tê liệt phần lớn tiểu bang trong tuần qua và gây ra các vấn đề liên quan đến việc cung cấp điện nước trên diện rộng.

Gần 3.5 triệu người ở Texas không có điện vào sáng thứ Tư. Nhiều người không thể ở trong nhà của họ vì quá lạnh lẽo đã kéo tới các cửa hàng bàn đồ nội thất nơi có thể sưởi ấm.

Các nhà thờ Công Giáo ở một số giáo phận Texas, bao gồm San Antonio và Fort Worth, đã mở cửa để phục vụ như những nơi trú ẩn ấm áp.

Tại tổng giáo phận San Antonio, bao gồm một phần của trung tâm Nam Texas, ít nhất sáu nhà thờ mở cửa cung cấp nơi trú ẩn khẩn cấp mặc dù một số vẫn tiếp tục gặp phải các vấn đề về điện và nước.

Tại Fort Worth, Đức Cha Michael Olson thông báo rằng Nhà thờ Công Giáo Các Thánh ở phía bắc của thành phố đang phục vụ dân chúng quanh vùng như một nơi trú ẩn ấm áp.

Tại Giáo phận Brownsville, nằm ngay bên kia biên giới từ Matamoros, Mexico, cơ quan bác ái Công Giáo địa phương đã hỗ trợ những người di cư và những người cắm trại bên phía biên giới Mễ Tây Cơ trong nhiều năm, nhưng nhiệt độ băng giá đã tạo ra những thách thức mới.

Cái lạnh tàn khốc đóng băng tiểu bang Texas không chỉ làm tê liệt đến tận xương tủy những người không chuẩn bị - hàng nghìn con rùa cũng đã lãnh đủ.

Hàng ngàn con rùa biển không quen với nhiệt độ giảm xuống đột ngột đã trôi dạt vào các bãi biển của Đảo South Padre, ngoài khơi bờ biển phía nam Texas. Các tình nguyện viên đã đưa khoảng 4,700 con rùa đến một trung tâm hội nghị, nơi chúng đang được giữ trong các bồn tắm và các thùng nước ấm trước khi có thể được thả ra biển khi nhiệt độ ấm hơn.

Wendy Knight, giám đốc điều hành của trung tâm nghiên cứu và bảo tồn Sea Turtle Inc, là người đã chỉ đạo nỗ lực này cho biết: “Đó là một sự kiện chưa từng xảy ra”. Knight cho biết bình thường chỉ có 100 đến 500 con rùa dạt vào các bãi biển ở nam Texas mỗi mùa đông.

Ông cho biết những con rùa này “choáng váng vì lạnh” – đó là tình trạng thường thấy nơi các động vật máu lạnh. Khi nhiệt độ đột ngột xuống thấp chúng gần như hôn mê và không thể di chuyển. Chúng trôi dạt trên biển và bị sóng đánh vào bờ.

“Vì thế, chúng tôi đã đưa chúng đến trung tâm hội nghị để phục hồi nhiệt độ cơ thể cho chúng”.
Source:Catholic News Agency

2. Thủ tướng mới của Ý dẫn lời Đức Giáo Hoàng trong bài phát biểu đầu tiên tại quốc hội

Trong bài phát biểu đầu tiên của mình trước các nhà lập pháp, tân thủ tướng của Ý, Mario Draghi, đã trích dẫn những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô liên quan đến sự thất bại của nhân loại trong việc quan tâm đến môi trường.

Phát biểu trước hạ viện của Quốc hội Ý vào ngày 17 tháng 2, Draghi đã đưa ra kế hoạch hướng dẫn Ý vượt qua đại dịch Covid-19, cũng như những thách thức sau đại dịch mà đất nước này chắc chắn sẽ phải đối mặt, bao gồm cả biến đổi khí hậu.

Không chỉ sự nóng lên toàn cầu có “ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sức khỏe của chúng ta”, vùng đất mà “các thành phố lớn đã lấy đi của tự nhiên có thể là một trong những nguyên nhân lây truyền vi rút từ động vật sang người”, ông nói.

“Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói, 'Những thảm kịch tự nhiên là phản ứng của Trái đất đối với sự ngược đãi của chúng ta. Nếu tôi hỏi Chúa bây giờ Chúa đang nghĩ gì, tôi không nghĩ rằng Chúa sẽ nói với tôi điều đó tốt lắm. Chúng ta là những người đã làm hỏng công việc của Chúa!'“, Draghi nói.

Câu nói của Đức Giáo Hoàng được trích ở trên lấy từ một bài nói chuyện trong một buổi tiếp kiến chung do Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra vào tháng 4 năm 2020 để đánh dấu Ngày Trái đất lần thứ 50, được thành lập vào năm 1970 nhằm nâng cao nhận thức và mối quan tâm của cộng đồng đối với môi trường cũng như tác động của nó đối với sức khỏe và cuộc sống của con người.

Ông Draghi đã được Tổng thống Ý Sergio Mattarella chọn làm thủ tướng để thành lập chính phủ mới sau khi cựu Thủ tướng Giuseppe Conte không bảo đảm được đa số nghị viện.

Ý đã trải qua một sự rung chuyển chính trị sau khi Matteo Renzi, một thượng nghị sĩ Ý từng giữ chức thủ tướng trong thời gian ngắn từ năm 2014 đến năm 2016, rút đảng Viva Italia của mình khỏi chính phủ liên minh sau khi không đồng ý với kế hoạch chi tiêu của Thủ tướng Conte để ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính do đại dịch Covid-19 gây ra.

Tuy nhiên, việc tổng thống chọn Draghi làm tân thủ tướng đã được hoan nghênh bởi nhiều người coi nhà kinh tế nổi tiếng là một lựa chọn tốt để đưa Ý thoát khỏi cuộc suy thoái kinh hoàng hiện nay.
Source:Catholic Universe

3. Tiến sĩ George Weigel khám phá sống thế nào cho xứng đáng bằng cách giới thiệu các nhân vật lịch sử

Tiến sĩ George Weigel trong tháng này đã phát hành một cuốn sách thu thập những hồi tưởng về một loạt các nhân vật lịch sử, với mục tiêu khám phá “ý nghĩa của việc sống một cuộc đời xứng đáng”.

“Not Forgotten: Elegies For, and Reminiscences Of, a Diverse Cast of Characters, Most of Them Admirable” nghĩa là “Một Dàn Những Nhân Vật Đa Dạng, Hầu Hết Đáng Ngưỡng Mộ, Người Đời Không Quên, Là Đối Tượng Của Các Bài Điếu Văn Và Hồi Ký”

Cuốn sách bao gồm 70 nhân vật, một số người Weigel đã quen biết và một số người mà ông “ngưỡng mộ từ xa”.

Những người này bao gồm những nhân vật như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Jackie Robinson, và Charles Krauthammer.

“Cuốn sách này thực sự là một thăm dò về ý nghĩa của 'ơn gọi' và các hình thái sống một cuộc đời xuất sắc”, Weigel nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA.

Cuốn sách có các nhân vật tôn giáo, vận động viên, chính trị gia và nhân vật truyền thông, cùng những người khác. Weigel nói: “Không phải tất cả những nhân vật này đều sống cuộc đời tương tự, nhưng dẫu sao họ đều được người đời nhớ đến”.

“Giữa tất cả sự khác biệt của họ, những người nam nữ trong album hồi tưởng của tôi đều dạy chúng ta những bài học quan trọng về ý nghĩa của việc sống một cuộc sống cho xứng đáng. Một số người, phải thừa nhận rằng, đã dạy chúng ta sống thế nào cho xứng đáng dọc theo con đường cũ qua negativa, nghĩa là con đường mà chúng ta không nên đi”.

Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.


Source:Catholic News Agency

4. Hiện tượng lạ sau khi máu thánh không hóa lỏng: Núi Etna phủ đầy bầu trời Ý với làn khói màu cam

Đoạn video và những bức ảnh tuyệt đẹp từ thị trấn Paterno và Catania của Sicilia cho thấy một đám khói màu cam khổng lồ lan rộng trên bầu trời. Tuy nhiên, đối với nhiều người Ý cảnh quan bất ngờ này xảy ra vào đúng ngày Thứ Tư Lễ Tro có thể là một dấu chỉ không hay.

Những đợt dung nham nóng bỏng bùng phát bắn lên bầu trời đã xảy ra vào khoảng 10h30 tối 15 tháng Giêng và lác đác vẫn tiếp diễn cho đến nay.

Ngọn núi lửa cao 3,330 mét, nằm cách Napoli 350km về phía Nam đã phun dung nham và tro bụi bay tràn ngập một vùng biển Địa Trung Hải và vùng Catania.

Lần phun trào cuối cùng của núi lửa này là vào năm 1992. Những vụ nổ đầy màu sắc từ Núi Etna thắp sáng bầu trời đêm liên tiếp trong nhiều ngày.

Hôm thứ Tư 16 tháng 12, tại Naples tiếng Ý gọi là Napoli, máu của Thánh Gennariô vẫn khô đặc, không có bất cứ dấu chỉ hóa lỏng nào, một giọt cũng không có.

Diễn biến này được nhiều người Ý xem là một điềm rất xấu. Vài ngày trước đó, một cây cầu đột nhiên gẫy làm đôi trong đêm. Một chiếc xe chở khách đã lao xuống dòng sông.

Hôm thứ Sáu 8 tháng Giêng, trong bãi đậu xe của bệnh viện Ospedale del Mare, nghĩa là bệnh viện Biển, ở Napoli, bên Ý, một khoảng đất rộng 2,000 mét vuông đã bất ngờ sụp xuống, tạo thành một hố sâu, nuốt chửng cả 3 chiếc xe hơi đang đậu trong bãi đậu xe.

Trong khi đó, số trường hợp nhiễm coronavirus tăng mạnh khiến Ý phải tái lập tình trạng khẩn cấp sau Đêm Giáng Sinh.

Nhiều cư dân của Napoli tin rằng việc máu của thánh nhân không hóa lỏng là một dấu chỉ cho thấy các bi kịch sẽ xảy đến cho thành phố. Trong quá khứ xa xôi nhất, sự vắng mặt của các phép lạ thường được kết hợp với các tổn thất quân sự, các vụ phun trào núi lửa, và sự bùng phát của các dịch bệnh.
Source:Reuters

5. Ðức Tổng giám mục giáo phận Erbil lên án vụ tấn công.

Ðức Cha Bashar Matti Warda, Tổng giám mục giáo phận Erbil, thủ phủ miền Kurdistan Iraq, mạnh mẽ lên án vụ pháo kích hỏa tiễn trong đêm 15 tháng 2 năm 2021, vào khu vực phi trường và căn cứ quân sự của Ðồng minh do Hoa Kỳ lãnh đạo ở Erbil.

Vụ pháo kích làm cho một nhà thầu người Iraq tử nạn và sáu người khác bị thương, trong đó có một quân nhân Mỹ.

Tại Erbil, có 3,500 binh sĩ đồng minh, trong đó có 860 người Ý, tất cả đều dấn thân trong sứ vụ quốc tế tên là “Prima Parthica”, từ ngày 14 tháng 10 năm 2014 nhắm chống lại nhà nước Hồi giáo IS. Nhóm dân quân Saray Awliya al-Dam, thân Iran, quen gọi là “Những chiến binh lữ đoàn máu” tự nhận là tác giả vụ pháo kích nói trên. Ðây là cuộc tấn công cầu tiên trong gần hai tháng nay chống lại các vị trí quân sự và ngoại giao tây phương ở Iraq.

Phản ứng về vụ này, trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Sir của Hội đồng Giám mục Ý ngày 16 tháng 2 năm 2021, Ðức Tổng giám mục Warda nói rằng “đất nước Iraq rất cần những lời hy vọng để xây dựng một tương lai hòa bình và sống chung, dựa trên luật pháp và công lý. Iraq đang cần những sứ điệp khác, chứ không phải các tên lửa hoặc những vụ khủng bố. Ngôn từ về tương lai của chúng ta phải là hòa giải, sống chung, tôn trọng các quyền. Chúng ta phải ra khỏi đường hầm bạo lực và tấn công, vì thế cuộc viếng thăm sắp tới của Ðức Giáo hoàng ngày càng là điều sinh tử đối với toàn thể đất nước chúng ta và cho cả toàn vùng Trung Ðông nữa. Vì thế, chúng tôi quyết liệt lên án cuộc tấn công và sẵn sàng lắng nghe, rồi mang ra thực hành những lời của Ðức Giáo hoàng Phanxicô”.

Hồi tháng Giêng năm 2020, cũng xảy ra một cuộc tấn công tương tự vào phi trường Erbil, ít ngày sau khi tướng Qasem Soleimani của Iran bị giết tại phi trường thủ đô Baghdad. Ngày 21 tháng 1 năm 2021, đã xảy ra hai vụ khủng bố tự sát tại quảng trường Tayaran cũng ở Baghdad, làm cho hàng chục người chết và 100 người bị thương. Lực lượng nhà nước Hồi giáo IS tự nhận là tác giả hai vụ khủng bố này.
Source:SIR