“Cha Ta trên trời cũng xử với các con đúng như thế”.
Kính thưa Anh Chị em,
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay nói đến nợ nần: người nợ Chúa; người nợ người. Thế nhưng, ‘như một dòng suối phải chảy’, người phải tha cho người, nếu muốn Chúa tha cho mình.
Bài đọc Đaniel cho thấy con người nợ Chúa biết bao! “Vì tội lỗi chúng con, chúng con bị nhục nhã ở mọi nơi”; “Xin hãy đối xử với chúng con theo lòng nhân hậu của Chúa”. Tin Mừng cho thấy, người cũng nặng nợ với người. Chúa Giêsu nói đến một người nợ lớn, một người nợ nhỏ; cả hai không trả nổi và nài xin ‘chủ mình’ hoãn lại. Chủ chạnh thương, tha món nợ cực lớn cho người thứ nhất, nhưng người này không tha cho bạn mình, y tống bạn vào ngục. Chủ y nói, “Sao ngươi không thương xót bạn ngươi như ta đã thương ngươi?”;và Chúa Giêsu kết luận, “Cha Ta trên trời cũng xử với các con đúng như thế”.Điều đó không có nghĩa là Thiên Chúa hẹp hòi đến độ sẽ xét xử người như người cư xử với người; Lời Chúa muốn nói, ai không mở lòng ra với anh em, làm sao họ có thể mở lòng ra với Thiên Chúa hầu nhận lãnh ơn Người cứu độ.
Điều Chúa Giêsu đang nói ‘như một dòng suối phải chảy’, đó là cho đi và nhận lại sự tha thứ của Thiên Chúa. Điều thú vị là, chúng ta thường dễ dàng nghĩ đến việc tha thứ cho người khác hơn là cầu xin sự tha thứ cho mình. Chân thành cầu xin tha thứ buộc chúng ta phải thành thật thừa nhận tội lỗi mình, điều này rất khó.Trong Tin Mừng hôm nay, người đàn ông xem ra chân thành khi cầu xin cho anh, anh “sấp mình” dưới chân chủ; chủ động lòng, tha cả món nợ vốn nhiều hơn điều anh cầu xin. Thế nhưng, liệu anh có thực sự chân thành hay anh chỉ là một diễn viên giỏi? Đúng thế, có vẻ như anh ta là một diễn viên giỏi, bởi ngay sau khi được xoá khoản nợ khổng lồ,anh hẹp hòi với con nợ cỏn concủa anh; thay vì thể hiện xót thương,điều đáng tiếc đã xảy ra, “Y tóm lấy, bóp cổ mà nói, ‘Hãy trả nợ cho ta!’”.Tại sao? Bởi lẽy không mảy may động lòng trước tình yêu vô hạn lớn lao qua sự tha thứ nhưng không món nợ mà y và cả gia đình y không trả nổi.
Sự tha thứ, nếu là thật, phải ảnh hưởng đến mọi sự nơi chúng ta. Nó là một cái gì đó phải ‘xin, cho, nhận và cho lại’ ‘như một dòng suối phải chảy’. Chúng ta có thể dừng lại với một số câu hỏi:Tôicó thành thật hối hận vì một tội lỗi nào đó không;tôi có nói, “Xin lỗi”‘một ai đó’ không? Khi được thứ tha, điều đó tác dụng gì đến tôi? Nó có khiếntôi nhân từ hơn đối với người khác không?Đến lượt mình, tôicó thể tặng trao sự tha thứ và xót thương cùng một mức độ mà tôi hy vọng nhận được từ Thiên Chúa và từ những người khác không?Nếu ‘không thể’ trả lời “Có” cho tất cả các câu hỏi này thì câu chuyện hôm nay được viết cho tôi; nó được viết để giúp tôi trưởng thành hơn trong các ânhuệ thương xót và sự tha thứ của Thiên Chúa. Đây là những câu hỏi khó đối mặt nhưng cần thiết phải đối mặt, nếu chúng ta muốn thoát khỏi gánh nặng của sự tức giận và oán hờn; sự tức giận và oán hờn đè nặng lên chúng ta và Thiên Chúa muốn chúng phải được giải thoát ‘như một dòng suối phải chảy’.
Anh Chị em,
Nếu có bất kỳ sự phản kháng nào đối với các câu hỏi trên, chúng ta hãy tập trung vào điều khiến mình bị tác động; hãy cầu xin và để ơn Chúa tưới gội hầu mang lại sự hoán cải sâu sắc hơn vềđiểm yếu đó. Sai lỗi là việc của người, tha thứ là việc của Trời; bao lâu không đi vào quỹ đạo xót thương của Thiên Chúa, bấy lâu chúng ta không thể tha thứ cho anh em. Đừng sợ!Khi dựng nên con người, Thiên Chúa đã thổi sinh khí vào lỗ mũi nó như một năng lựcthần linh; vì thế, con người có đủ sức mạnhthần linh để tha thứ vô hạn như Thiên Chúa, không phải bảy lần nhưng ‘vô cùng lần bảy’. Hãy kết nối, khai thông đời mình vào dòng chảy thần linhấy để được tắm gội trong đó, và ‘như một dòng suối phải chảy’, chúng ta sẽ trào tràn sức sống, sự thứ tha và lòng thương xót của Thiên Chúa cho anh chị em mình khi noi gương Đức Giêsu Kitô, “Xin Cha tha cho họ!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con nhìn nhận tội lỗi của con, nhìn nhận nó trong ánh sáng và lòng thương xót vô hạn của Chúa. ‘Như một dòng suối phải chảy’, xin cho con biết xót thương anh em con”, Amen.
(Tgp. Huế)
PHÚC ÂM: Mt 5, 17-19
“Ai giữ và dạy người ta giữ, sẽ được kể là người cao cả trong Nước Trời”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Các con đừng tưởng Ta đến để huỷ bỏ lề luật hay các tiên tri: Ta không đến để huỷ bỏ, nhưng để kiện toàn. Vì Ta bảo thật các con: Cho dù trời đất có qua đi, thì một chấm, một phẩy trong bộ luật cũng không bỏ sót, cho đến khi mọi sự hoàn thành. Bởi vậy, ai huỷ bỏ một trong những điều luật nhỏ mọn nhất, và dạy người khác làm như vậy, sẽ kể là người nhỏ nhất trong Nước Trời; trái lại, ai giữ và dạy người ta giữ những điều đó, sẽ được kể là người cao cả trong Nước Trời”.
Ðó là lời Chúa.
42. Thiên Chúa coi trọng những người công chính, vì một người công chính mà Ngài tha tội cho vô số người tội lỗi.
(Thánh Hieronimus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Người nọ phụng dưỡng mẹ kế (dì ghẻ) và muốn bày tỏ chút lòng hiếu thảo, bèn đi hỏi một ông thầy đồ già mà gàn:
- “Ngày xưa ai là người có hiếu với dì ghẻ nhất?”
Thầy đồ gàn nói:
- “Mẫn Tử Khiêm là có hiếu nhất, ông ta mùa đông mặc áo bông lau và đem áo ấm của mình cho con của dì ghẻ mặc.”
Người ấy cũng mặc áo bông lau.
Lại hỏi:
- “Còn ai có hiếu nhất nữa không?”
Thầy đồ gàn nói:
- “Dì ghẻ của Hoàng Tường mùa đông muốn ăn cá tươi, ông ta nằm trong băng giá để bắt cá cho dì ghẻ ăn”.
Người ấy vội vàng nói:
- “Cái đạo hiếu này khó thực hành thật”.
Thầy đồ gàn hỏi nguyên nhân tại sao, người ấy trả lời:
- “Nghĩ lại áo của Hoàng Tường nhất định là phải dày lắm”.
(Tiếu Tán)
Suy tư 84:
Con cái hiếu thảo với cha mẹ thì gọi là đạo hiếu, đạo hiếu thì dù có khó mấy chăng nữa cũng phải chu toàn, bởi vì cha mẹ đã suốt đời hy sinh chịu trăm ngàn khó nhọc để cho con cái được như ngày hôm nay.
Đạo hiếu khó giữ hay không thì không phải là chuyện nằm trong băng giá để bắt cá cho cha mẹ ăn, cũng không phải là do nhường áo cho anh chị em con của mẹ ghẻ, cũng không phải là chuyện nhà nghèo không tiền để phụng dưỡng cha mẹ, nhưng khó chính là lòng dạ con cái không thấy được những hy sinh to lớn mà cha mẹ phải chịu khi dưỡng dục con cái.
Người Ki-tô hữu muốn giữ đạo hiếu thì không cần đi hỏi ai cả, bởi chính họ đã được Thiên Chúa ghi sẵn chữ “hiếu thảo cha mẹ” trong tâm hồn rồi, cho nên trong cuộc sống, dù với bao công việc phải làm, thì họ cũng vẫn dành thời giờ chăm sóc cách này hay cách khác, để cha mẹ vui vẻ an hưởng tuổi già trong hạnh phúc nhìn thấy con cháu hòa thuận biết yêu thương nhau.
Đạo hiếu –đối với người Ki-tô hữu- thì rất dễ giữ, bởi vì họ biết kính thờ và yêu mến Thiên Chúa, mà người kính mến Thiên Chúa thì chắc chắn cũng sẽ giữ trọn đạo hiếu với cha mẹ của mình...
Ai yêu mến Thiên Chúa thì chắc chắn sẽ thảo hiếu với cha mẹ của mình và sống hòa thuận yêu mến anh chĩ em trong gia đình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Phiên tòa dự kiến bắt đầu vào ngày thứ Hai theo giờ địa phương với việc sàng lọc các bồi thẩm viên, những người sẽ cân nhắc các tội danh giết người và ngộ sát đối với cựu cảnh sát viên Derek Chauvin của sở cảnh sát Minneapolis.
Vụ việc được coi như một cuộc trưng cầu dân ý về bạo lực của cảnh sát đối với người Mỹ da đen.
Ông Chauvin xuất hiện tại tòa trong bộ vest và cà vạt màu xanh nước biển, áo sơ mi trắng và khẩu trang đen, ghi chú vào một tập giấy pháp lý màu vàng trên bàn trước mặt ông.
Thẩm phán Peter Cahill của Tòa án Quận Hennepin đã quyết định dành ra ba tuần để lựa chọn bồi thẩm đoàn, lưu tâm đến những khó khăn trong việc tìm kiếm các bồi thẩm viên khách quan trong một vụ án đã thúc đẩy các cuộc biểu tình lan rộng trên khắp nước Mỹ và chứng kiến Floyd trở thành một biểu tượng quốc tế về công lý chủng tộc.
Trong khi đó những người hoạt động trong phong trào Black Lives Matter, gọi tắt là BLM, đã bắt đầu tràn ra các đường phố và hô hào các bản án rất nặng dành cho cảnh sát viên Chauvin.
Theo nhận định của các quan sát viên, bất kể tòa án này đưa ra phán quyết nào, một bộ phận trong xã hội Hoa Kỳ sẽ bất đồng gay gắt. Những cuộc bạo loạn và cướp bóc như chúng ta thấy rộ lên hồi cuối tháng Năm và suốt tháng Sáu năm ngoái gần như rất khó tránh.
Trong bối cảnh đó, Đức Tổng Giám Mục Berna Hebda của tổng giáo phận Saint Paul và Minneapolis đã ra tuyên bố sau.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Với phiên tòa xét xử cựu nhân viên cảnh sát Minneapolis Derek Chauvin bắt đầu vào thứ Hai, có một mức độ lo lắng nhất định tràn ngập các Thành phố Minneapolis và Saint Paul. Đối với nhiều người, sự bắt đầu của phiên tòa gợi lại ký ức về cơn giận dữ bùng phát vào mùa xuân năm ngoái sau cái chết của anh George Floyd. Chúng ta nhớ lại tình trạng bạo lực và bất ổn đi kèm với những lời kêu gọi công lý. Nhiều người hiện đang lo sợ về những gì có thể xảy ra trong phiên tòa và hậu quả của nó - bất kể phán quyết cuối cùng của bồi thẩm đoàn sẽ như thế nào. Và tất cả cảm xúc đó càng dâng cao bởi đại dịch đang diễn ra đã mang lại thêm cái chết, bệnh tật và nỗi buồn cho thế giới, đất nước, tiểu bang, cộng đồng và gia đình của chúng ta.
Vào Chúa Nhật thứ ba của Mùa Chay này, chúng ta cùng với Hội Thánh trên khắp thế giới chúng ta nghe lời cầu nguyện trong Thánh Vịnh 95: “Nếu hôm nay anh em nghe thấy tiếng Ngài, thì đừng cứng lòng nữa”. Thiên Chúa luôn luôn yêu cầu chúng ta lắng nghe tiếng nói của Ngài và để cho tiếng nói đó thâm nhập vào trái tim của chúng ta. Chúng ta không thể để trái tim mình chai cứng. Chúa kêu gọi chúng ta trở thành những con người của hòa bình, hy vọng và tình yêu. Ngài cũng kêu gọi chúng ta trở thành những người của công lý – chứ không phải những kẻ trả thù.
Tôi hy vọng anh chị em sẽ tham gia cùng tôi trong suốt thời gian thử thách này bằng cách lắng đọng thời gian trong cuộc sống bận rộn của chúng ta để dừng lại và cầu nguyện. Cho dù chúng ta có thể mất 30 giây hay 30 phút, chúng ta hãy cam kết cầu nguyện mỗi ngày cho hòa bình trong cộng đồng của chúng ta, hòa bình cho gia đình Floyd và hòa bình cho các anh chị em phản ứng đầu tiên của chúng ta đang làm việc để bảo vệ chúng ta. Xin hãy cùng tôi cầu nguyện xin Chúa cho chấm dứt tai họa phân biệt chủng tộc ở đất nước chúng ta.
Chúng ta đã hết lần này đến lần khác thấy rằng chúng ta không có khả năng tự mình mang lại hòa bình, bình đẳng và công bằng cho thế giới của chúng ta. Nếu có một lần nào đó để cùng nhau tham gia và cầu xin Thiên Chúa nhân từ của chúng ta giúp đỡ, thì đây chính là lần này. “Nếu hôm nay anh em nghe thấy tiếng Ngài, thì đừng cứng lòng nữa”.
Theo luật của tiểu bang Minnesota, các cáo buộc giết người cấp 1 hoặc cấp 2 thường yêu cầu các công tố viên chứng minh một bị can có ý định giết nạn nhân.
Giết người cấp 1 là mức độ nghiêm trọng nhất với 3 dấu hiệu cấu thành tội phạm bao gồm người phạm tội cố ý, có cân nhắc và suy tính trước khi thực hiện hành vi giết người. “Cố ý” ở đây được hiểu là người phạm tội có chủ tâm giết người.
Giết người cấp 2 là hành vi cố ý giết người nhưng không có kế hoạch. Đối tượng hành động nóng vội, không cân nhắc nhưng hiểu rõ hành vi của mình có thể gây nguy hiểm. Giết người cấp 2 cũng được áp dụng trong trường hợp đối tượng đột nhiên nảy sinh ý định giết người.
Ngược lại, giết người cấp 3 áp dụng cho bất kỳ đối tượng nào “gây ra cái chết của người khác bằng cách thực hiện một hành động cực kỳ nguy hiểm cho họ trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”.
Vì vậy, để cáo buộc Chauvin giết người cấp 3, các công tố viên không cần phải chứng minh rằng anh ta muốn giết George Floyd chết. Họ chỉ cần phải chứng minh rằng quỳ trên cổ ai đó trong hơn 8 phút, khi người đó cầu xin sự sống, là hành động cực kỳ nguy hiểm và diễn ra trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Các tiểu bang khác nhau có những bản án khác nhau với các tội danh. Ở tiểu bang Minnesota, bản án tối đa cho người bị kết án giết người cấp 3 là 25 năm tù, cộng với khoản tiền phạt lên tới 40,000 Mỹ Kim.
Chauvin cũng bị buộc tội ngộ sát cấp 2. Thông thường các công tố viên buộc tội bị cáo với một tội danh nghiêm trọng, sau đó cũng buộc tội bị can với một cáo buộc ít nghiêm trọng hơn, phòng trừ trường hợp các công tố viên không thể có được bản án về tội đầu tiên.
Ngộ sát có 2 loại, ngộ sát do lỗi cố ý và ngộ sát do vô ý. Ngộ sát cố ý là hành vi cố ý khi thủ phạm bị khiêu khích. Ngộ sát do vô ý là bị đơn vô ý không thực hiện một nghĩa vụ mà pháp luật quy định họ phải thực hiện.
Theo luật của tiểu bang Minnesota, một người có thể bị cáo buộc tội ngộ sát cấp 2 nếu “do sơ suất tạo ra rủi ro nguy hiểm, gây ra cái chết hoặc tổn hại cơ thể nghiêm trọng cho người khác”. Cáo buộc này có thể dẫn đến bản án tối đa lên tới 10 năm tù, cộng với khoản tiền phạt lên tới 20,000 Mỹ Kim.
Source:Catholic Spirit
Trên chuyến bay trở về từ Iraq vào ngày 8 tháng 3, Đức Thánh Cha Phanxicô cho các phóng viên hay dự kiến chuyến viếng thăm Budapest vào tháng 9 để cử hành Thánh lễ bế mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế.
(Tin Vatican - Robin Gomes)
Hội đồng Giám mục Công Giáo Hungary (HCBC) qua một tuyên bố ngắn hôm thứ Hai (8/3/2021) cho hay: “Chúng tôi rất vui khi biết Đức Thánh Cha đã thông báo quyết định tông du Budapest để tham dự Thánh lễ bế mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 52. Chúng tôi hy vọng chuyến tông du này sẽ là một sự khích lệ to lớn và củng cố thiêng liêng cho tất cả chúng tôi và cho những người tham dự Đại hội Thánh Thể lần này cũng như tương lai,” đó là lời tuyên bố của Đức Hồng Y Peter Erdo, Tổng giám mục Esztergom-Budapest, và Giám mục Andras Veres của Gyor, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hungary (HCBC).
Đại hội Thánh Thể Quốc tế dự kiến từ ngày 5 đến ngày 12 tháng 9, tại Budapest.
Chuyến tông du của ĐTC đến Budapest, và có thể thăm cả Slovakia.
Tuyên bố của Hội đồng giám mục Hungary là để đáp lại thông báo về chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô, mà trong cuộc họp báo trên chuyến bay trở về từ Iraq của ĐTC vào hôm thứ Hai. Đức Thánh Cha đã trả lời một câu hỏi về chuyến viếng thăm quê hương Argentina của ĐTC sẽ xảy ra lúc nào, sau gần 8 năm triều đại giáo hoàng của Ngài. ĐTC trả lời: “Tôi không biết liệu chuyến đi có thành hiện thực hay không, ĐTC thừa nhận chuyến tông du Iraq, Ngài cảm thấy mệt hơn nhiều so với những chuyến tông du khác. “Chúng ta đã thấy,” vị giáo hoàng 84 tuổi nói, “Ưu tiên lúc này là tôi sẽ phải đi Hungary để tham dự Thánh lễ bế mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế” chứ không phải chuyến thăm quê hương.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng cho biết có thể ngài sẽ viếng thăm nước láng giềng Slovakia luôn. “Budapest chỉ cách Bratislava hai giờ lái xe, tại sao lại không đến thăm Slovakia?” Các giám mục Slovakia chưa bình luận gì về khả thể của chuyến thăm này.
Đức Thánh Cha cho hay ngài không đột ngột đưa ra quyết định về các chuyến tông du nước ngoài của mình. Đó là một quá trình dài được manh nha về các chuyến tông du khả thi. Đức Thánh Cha thảo luận với các cố vấn của mình, lắng nghe họ, suy tư và cầu nguyện nhiều trước khi quyết định, vì đây là những chuyến hành trình dài."
Đại hội Thánh Thể Quốc tế
Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 52 tại Budapest ban đầu dự định vào tháng 9 năm 2020; nhưng vì đại dịch, Ủy ban Giáo hoàng của Tòa thánh về Đại hội Thánh Thể Quốc tế và các giám mục Hungary đã quyết định hoãn lại cho đến năm nay.
Đại hội Thánh Thể là một cuộc tập hợp các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân với mục đích cử hành và tôn vinh Chúa Giêsu Thánh Thể và tìm kiếm những phương tiện tốt nhất để truyền bá kiến thức và lòng sùng mộ Bí tích này cho thế giới. Sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu Kitô trong Bí tích Thánh Thể là một trong những tín điều chính yếu của đức tin Công Giáo và do đó có tầm quan trọng tối cao như là kho tàng quý giá nhất mà Chúa Giêsu Kitô để lại cho Giáo hội. Do đó, Bí tích Thánh Thể là trung tâm của phụng vụ Công Giáo và là nguồn gốc đạo đức Kitô giáo.
Nên các Đại Hội Thánh Thể được tổ chức ở cấp quốc tế, quốc gia, khu vực liên giáo phận v.v... Đại hội Thánh Thể Quốc tế do Tòa thánh triệu tập và quyết định địa điểm mà có thể do một giám mục hoặc do hội đồng giám mục đề xuất.
Các Đại hội Thánh Thể Quốc tế đã được tổ chức trên khắp thế giới kể từ sau lần đầu tiên được tổ chức ở Lille, nước Pháp vào năm 1881. Đây là lần thứ hai Đại hội được tổ chức tại Hungary. Budapest đã tổ chức lần trước vào năm 1938.
Khi đã trải qua những sóng gió của cuộc đời, khi mái tóc đã bạc màu sương gió thời gian… người ta thường trầm mặc hơn, ít nói hơn. Hoặc vì người ta ngao ngán với “nhân tình, thế thái”, thu mình vào trong cái vỏ ốc tự ti của mình. Nhưng cũng có thể người ta thinh lặng để suy tính, không vội vã mà hành động khôn ngoan hơn. Có nhiều người chỉ cần thinh lặng mà làm được những việc phi thường và tìm được biết bao niềm vui trong cuộc sống.
Thánh Giuse đứng đầu trong số ít những người đó. Trước mọi vấn đề ngài đều thinh lặng dùng đức tin để tìm hiểu, suy xét và đón nhận. Thánh Phaolô trong thư gởi cho tín hữu Do Thái đã viết: “Đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy.” (Dt 11,1). Nhờ đức tin thánh Giuse được chọn làm bạn Đức Maria và có sứ mạng “chăm sóc Đức Giêsu”.
Tin Mừng gồm tóm cả đời sống thánh thiện và gương mẫu của ngài bằng hai từ công chính. Công chính ở chỗ biết can đảm trong nghịch cảnh, một sự công chính vượt lên trên việc tuân thủ lề luật, do lòng kinh trọng sâu xa trước việc làm của Thiên Chúa. Ngôn từ công chính của Tin Mừng gợi lên cho chúng ta lòng khâm phục về thánh cả Giuse, một con người trầm lặng luôn sống theo thánh ý Chúa, luôn thực hiện tuyệt đối chương trình cứu chuộc của Chúa.
Tin Mừng theo Thánh Matthêu thuật lại bốn lần sứ thần báo mộng đều được thánh Giuse đáp trả bằng tiếng nói xin vâng trong thinh lặng, thinh lặng để lắng nghe tiếng Chúa. Ngài đã thinh lặng khi biết tin Maria đã mang thai trước khi hai người về chung sống, nhờ đó mà ngài nghe được tiếng Chúa, làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà.
Các lần báo mộng tiếp theo khiến Giuse đang đêm phải tất tả đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập rồi sau đó lại được báo mộng đem Hài Nhi và mẹ Người về đất Ít-ra-en, vì những kẻ tìm giết Hài Nhi đã chết rồi. Cuối cùng lui về miền Ga-li-lê, và đến ở tại một thành kia gọi là Na-da-rét. Trước mọi biến cố phong ba bão táp của cuộc đời, thánh Giuse luôn thinh lặng làm theo ý Chúa, nhờ đó mà ngài đã làm cho mọi sự nên trọn hảo trong vai trò cha nuôi Chúa cứu thế.
Ngài vẫn luôn giữ thái độ thinh lặng khi phải đương đầu với những thử thách cam go của cuộc đời Hài Nhi. Một thái độ sống khiêm nhu để vâng theo ý Chúa dù rằng ngài cũng rất suy tư, lo toan tìm mọi cách để Thánh gia có được sự an toàn nhất. Thánh Giuse đã có mặt trong mọi lúc nguy biến mà Chúa Giêsu và Đức Mẹ cần đến, nhưng khi Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ rao giảng công khai thì cuộc đời của ngài cũng bắt đầu chấm dứt một cách thinh lặng nơi trần gian này. Không một lời thắc mắc, bộc bạch, sự thinh lặng thánh của ngài đã diễn tả được cuộc đời của một con người hoàn toàn thuộc về Chúa, cho Chúa và vì Chúa.
Sự thinh lặng của ngài không phải là là do sợ hãi, nhu nhược hay dửng dưng với cuộc đời mà là tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Ngài cương quyết trong hành động, can đảm sống đương đầu với thực tế hơn là nói suông. Thái độ sống của ngài là luôn làm theo thánh ý Chúa trong việc gìn giữ Thánh gia. Chính cử chỉ, hành động và lối sống của ngài đã minh chứng ngài là con người luôn thinh lặng để lắng nghe và tuân hành thánh ý Chúa.
Thinh lặng cũng là một ngôn ngữ, ngôn ngữ nội tâm, ngôn ngữ tín thác, ngôn ngữ đức tin, ngôn ngữ chân thật. Ngài đã thinh lặng khi cùng Maria bôn ba tìm kiếm con suốt ba ngày trời, nhờ đó mà ngài đã vâng theo thánh ý Chúa dù rằng ngài chưa hiểu hết những gì đang xảy ra. Ngài đã thinh lặng để lắng nghe tiếng nói của con tim mình luôn rung nhịp yêu thương với trái tim Maria và Hài Nhi yêu dấu. Ngài đã thinh lặng để cho tiếng Chúa vang lên trong tâm hồn của mình mà nhờ đó ngài đã tìm được con Chúa giữa giòng người đông đúc trẩy hội đền Giê-ru-sa-lem.
Nếu không có một đức tin chân thật, một đức ái chân thành. Thánh Giuse sẽ không làm theo điềm báo của các giấc mộng. Tính chân thành của ngài là sống đức ái trong thinh lặng, là dám hi sinh cho người mình yêu, từ đó ngài sống cho và vì Đức Maria và Chúa Giêsu. Cuộc đời con người luôn có biết bao điều xảy ra ngoài dự định và tầm hiểu biết. Khi chưa hiểu rõ vấn đề, con người thường hay quyết đoán vội vã theo lý lẽ của mình vì thế hãy bình tâm thinh lặng để nghe theo lời Chúa trước mọi biến cố xảy ra.
Lạy Thánh Giuse bổn mạng, xin chia sẻ cho con một chút thinh lặng để con tìm ra ý Chúa trong từng biến cố cuộc đời. Để những điều con nói hay viết ra đều đẹp lòng Chúa và mang lại lợi ích cho bản thân, đoàn thể và cộng đồng dân Chúa. Xin thánh hóa sự thinh lặng của con để nó không trở thành cái vỏ để con cúi đầu chui vào ẩn nấp, đảm bảo cho sự an toàn của bản thân. Xin cầu bầu cùng Chúa để con khỏi “sa chước cám dỗ” từ chỗ thinh lặng không dám nói những điều mình đang trăn trở, suy nghĩ, rồi trở nên “dửng dưng đối với tha nhân và với Thiên Chúa”.
Kính dâng Thánh Bổn mạng - Năm Thánh Giuse 2021
1. Nearer, my God, to thee,
Nearer to thee!
E’en though it be a cross
That raiseth me,
Still all my song shall be,
Nearer, my God, to thee;
Nearer, my God, to thee,
Nearer to thee!
2. Though like the wanderer,
The sun gone down,
Darkness be over me,
My rest a stone;
Yet in my dreams I’d be
Nearer, my God, to thee;
Nearer, my God, to thee,
Nearer to thee!
3. There let the way appear,
Steps unto heaven;
All that thou sendest me,
In mercy given;
Angels to beckon me
Nearer, my God, to thee;
Nearer, my God, to thee,
Nearer to thee!
4. Then, with my waking thoughts
Bright with thy praise,
Out of my stony griefs
Bethel I’ll raise;
So by my woes to be
Nearer, my God, to thee;
Nearer, my God, to thee,
Nearer to thee!
5. Or if, on joyful wing
Cleaving the sky,
Sun, moon, and stars forgot,
Upward I fly,
Still all my song shall be,
Nearer, my God, to thee;
Nearer, my God, to thee,
Nearer to thee!
CÀNG GẦN CHÚA HƠN.
1. Chúa ôi, cho con càng gần,
Gần nơi Chúa hơn;
Dẫu phải mang cây thập tự,
Càng gần Chúa hơn;
Trong lúc đau thương sầu u,
Con vẫn luôn xin Giê-xu;
Chúa ôi, cho con gần Ngài,
Càng gần Chúa hơn.
2. Dẫu khi kim ô lặn rồi,
Lạc nơi hiểm nguy;
Đá thiêng con kê đầu nằm,
Hồi trời tối tăm;
Trong giấc chiêm bao nguyện mong,
Mong Chúa cho nương bên lòng;
Chúa ôi cho con gần Ngài,
Càng gần Chúa hơn.
3. Ước nơi đây thông tận trời,
Một thang kết liên;
Xuống lên trên thang rạng ngời,
Nhiều vị sứ thiêng;
Đem phước yêu thương từ nay,
Ban xuống cho con mọi ngày;
Chúa ôi cho con gần Ngài,
Càng gần Chúa hơn.
4. Tỉnh giấc con ca ngợi Ngài,
Dội vang bốn bên,
Thoát ly ưu tư buồn rầu,
Lập một Bê-tên;
Khi đối phương gây họa tai,
Cương quyết nương thân nơi Ngài;
Chúa ôi cho con gần Ngài,
Càng gần Chúa hơn.
5. Đến lúc con bay về trời,
Thật khoan khoái thay;
Bỏ xa trăng, sao, mặt trời,
Vùn vụt lướt bay;
Con vẫn hoan ca dậy vang,
Xin Chúa đem con được gần;
Chúa ôi cho con gần Ngài,
Càng gần Chúa hơn !
*Phụ dẫn:
- Bài thơ ‘ Nearer, My God To Thee ‘ do nữ diễn viên & nhà thơ Sara Flower Adam sáng tác năm 1841. Người đầu tiên soạn thành nhạc là chị gái nhà thơ tên Eliza Flower và Dr Lowell Mason phổ nhạc năm 1856 chính thức được phổ biến rộng rãi tới nay. Nhà soạn nhạc Sir Jack Westrup chuyển thành bản hợp xướng.
Rồi trở thành bản Thánh Ca bất hủ đã xuất hiện trong nhiều chương trình truyền hình và phim ảnh, nổi tiếng nhất là trong phim TITANIC phát hành năm 1997 và đã trình diễn trong những trường hợp đặc biệt sau:
-Tổng Thống William McKinley rất ưa thích nhạc phẩm này, nên khi ông qua đời sau phút mặc niệm tại Quảng trường Midison & Union, New York, ban nhạc tưởng niệm với ca khúc này. Sau đó Thánh Lễ cử hành tại Điện Westminster, Anh quốc cũng dùng ca khúc nêu trên.
-TT. James Garfield bị ám sát năm 1881, lễ an táng tại nghĩa trang Lakeview, Ohio, ban nhạc được trổi lên bản Thánh Ca ‘ Nearer, My God to Thee ‘ để mặc niệm.
-Nhạc phẩm trình diễn trong phim San Francisco năm 1936 đoạt giải Oscar.
-Phim sản xuất tại Anh quốc năm 1917 mang tên ‘ Nearer, My God To Thee ‘
-Nổi bật nhất, nhạc phẩm được trình tấu trên con tàu tử thần Titanic:
‘Con tàu dài hai trăm sáu mươi mét, như một cao ốc mười tầng, trôi êm đềm trong biển lặng mơ màng. Trời trong xanh những vì sao lấp lánh mời gọi, đưa lòng người bay vút lên cao. Chuyến hải hành đầu tiên mang theo hơn hai ngàn tân khách…
Bỗng thân tàu rung chuyển như con quái vật cựa mình. Mọi người vẫn tiếp nối vui chơi, vì tin rằng ‘đại kình ngư ’ không có gì cản nổi. Nhưng con tàu đã bị một tảng băng khổng lồ dài hàng trăm mét cắt ngọt làm đôi… Họ đầy kinh hòang ngơ ngác nhận những chiếc áo cứu sinh, hốt hoảng hỗn loạn, níu kéo chia tay vợ chồng, con cái, người tình, vĩnh biệt trong tiếng gào khóc nghẹn ngào, vì những phao cứu sinh chỉ đủ cho trẻ em và phụ nữ.
Sóng biển tràn ngập cuốn trôi đi tất cả. Điện tín viên gấp rút phát đi tiếng kêu cấp cứu SOS. Con tàu từ từ chìm xuống lòng đại dương mang theo gần hai ngàn sinh mạng, cùng với ban nhạc 7 nhạc công dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Wallace Harley, vẫn can đảm trình tấu bản giao hưởng: ‘Nearer, My God To Thee’
Đó là con tàu kiêu căng tự hào TITANIC chìm sâu trong biển North Atlantic đêm 14/4/1912.
Rồi sau hằng thế kỷ người ta vẫn nhắc đến tai nạn khủng khiếp này qua truyền thông mang tính hư cấu và dựng thành cuốn phim đồ sộ, lồng trong khung cảnh huy hoàng tráng lệ với mối tình đấy thơ mộng bi thương.’
Mới đây danh ca khiếm thị Andrea Bocelli cất cao tiếng hát tuyệt vời ‘Nerer, My God To Thee’ trong mùa đại dịch Covid-19 với nguyện vọng sẽ đưa nhân loại
đến gần nhau hơn.
Khi xem cuốn phim với nhạc phẩm bất hủ nêu trên, lòng trào dâng cảm xúc với đôi dòng thơ kết thúc:
-Hỡi thế nhân đừng xa rời Thượng Đế !
Hãy ngợi ca nhìn vũ trụ bao la,
Vạn vật tinh tú sinh động hài hòa,
Sẽ nhận thấy một uy quyền kỳ diệu.
Nghe đâu đây trong trùng dương sóng biển,
Bài ca mời gọi ‘Càng gần Chúa hơn’
Nghe ngân vang gây xúc động tâm hồn,
Khiến lòng ta trào dâng tình yêu mến !
Hỡi thế nhân đừng xa rời Thượng Đế !
Hãy ngợi ca Đấng tạo dựng muôn loài,
Dâng kính Ngài lòng cảm mến không phai,
Để đời ta sống ‘Càng gần với Chúa’.
Đinh văn Tiến Hùng
Một Thiên Chúa, Một Tổ Phụ
Căn tính xác định nguồn gốc của một người. Căn tính cá nhân được nhận dạng qua tên và nguồn gốc nơi ông bà tổ tiên đã sinh ra. Đức Giêsu được xác định đến từ Nazareth, con trai của ông thợ mộc Joseph và Maria. Trong bản gia phả của thánh sử Matthew, Đức Giêsu Nazareth được truy nguồn gốc tới Abraham (Matt 1:1). Qua cuộc hành trình tới vùng đất Ur của tổ phụ Abraham, Pope Francis tái xác nhận căn tính và nguồn gốc của người tín hữu Kitô với tín hữu Hồi giáo và Do Thái giáo.
Tại vùng đất Ur nay thuộc Iraq, Abraham đã nhận được lời mời gọi của Thiên Chúa, rời bỏ quê cha đất tổ, di dân đến vùng đất Canaan, nay bao gồm Do Thái và Palestine. Trên hành trình di dân đến vùng đất mới, Thiên Chúa nhiều lần đối thoại với Abraham và hứa sẽ biến ông trở thành tổ phụ của một dòng dõi đông như sao trên trời. Bởi thế, Ngài đổi tên Abram sang Abraham, có nghĩa là “cha của nhiều người.” Đúng như lời hứa của Thiên Chúa, Abraham đã trở thành tổ phụ của Do Thái giáo, Kitô giáo, và Hồi giáo. Cả ba tôn giáo này đều thờ phượng Thiên Chúa. Trong những bối cảnh riêng biệt, Do Thái gọi Thiên Chúa là Adonai, Kitô giáo gọi Ngài là Abba/Cha, và Hồi giáo gọi Ngài là Allah. Ngày hôm nay, tín đồ của Kitô giáo là 2.382 tỷ người, chiếm khoảng 31.1% dân số thế giới của 7.79 tỷ người; tín đồ Hồi giáo là 1.907 tỷ người chiếm khoảng 24.9%; và Do Thái giáo là 14.7 triệu chiếm khoảng 0.18%. Lời hứa của Thiên Chúa với tổ phụ Abraham trở thành một sự thật!
Tại quê hương của tổ phụ Abraham, Pope Francis đã chia sẻ một thông điệp không ai có thể chối từ. Đó là, tín hữu của Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo là hoa quả của một lời hứa từ Thiên Chúa tới Abraham. Hơn thế nữa, Pope Francis đã mời gọi tín hữu của ba tôn giáo này nhìn lên bầu trời để nhận ra các vị sao mà Thiên Chúa và vị tổ phụ đã cùng ngước nhìn và chiêm ngắm khi những cuộc đối thoại giữa hai người đang diễn ra. Chưa hết, Pope Francis còn nhấn mạnh đến một chi tiết sâu sắc mang đầy nét biểu tượng. Đó là, trong khi đang chiêm ngắm những ngôi sao này, tổ phụ Abraham đã nhìn thấy những người con cháu của Tam giáo.
Bởi có chung một Thiên Chúa, trên tất cả đây là một Thiên Chúa của từ bi, Pope Francis đặt vấn đề với tín hữu Tam giáo. Vị lãnh đạo Công Giáo tin rằng thù ghét anh chị em của mình là một điều sỉ nhục tới danh thánh của Đấng Tối Thượng mà họ cùng tin vào và tôn thờ. Pope Francis xác định thù ghét có thể được nhận ra qua thái độ “thù địch, chủ nghĩa cực đoan và bạo động.” Ba điều này không được sinh ra từ trái tim từ bi của Tam giáo, nhưng là một “sự phản bội” Thiên Chúa của tổ phụ Abraham.
Pope Francis tự nhận mình là “người hành hương” về vùng đất thánh. Ngài nói, để khẩn cầu sự tha thứ và hòa giải từ Thiên Chúa sau nhiều năm chiến tranh và khủng bố giữa ba tôn giáo. Là một người hành hương, vị lãnh đạo của người Công Giáo viếng thăm vùng đất cội nguồn. Nơi đây, đại diện cho tất cả tín hữu Công Giáo nói riêng và, ở một góc độ nào đó, cho người Kitô hữu, Pope Francis xác định nguồn gốc thế trần của tín đồ Kitô giáo. Nơi đây, Pope Francis cũng đã mời gọi tín đồ của cả ba tôn giáo chia sẻ và hân hoan với món quà quý giá của tương đồng thay vì tiếp tục chia rẽ và thù hận bởi khác biệt. Điểm tương đồng nổi bật chính là chúng ta đã tới từ một Thiên Chúa và một tổ phụ. Bởi vậy tín đồ của cả ba tôn giáo đều là anh chị em của nhau. Và đây là căn tính đặc thù của tín đồ Tam giáo.
Căn tính tương đồng này, Pope Francis không chỉ chia sẻ tới người Hồi giáo mà cả người Kitô giáo và Do Thái giáo. Bởi thế, Pope Francis đã tuyên bố chuyến tông du tới Iraq là một cuộc hành hương xám hối, để khẩn cầu sự tha thứ và hòa giải từ Thiên Chúa của Abraham sau bao nhiêu năm chiến tranh giữa những người anh chị em có chung một gốc nguồn.
Những tế bào sống đầu tiên của trái đất đã đến từ những hạt bụi của ngôi sao trong vũ trụ. Từ đơn bào, vào một giây phút nào đó, cuộc sống đơn bào nhân đôi lên, và tiếp tục nhân ra thành những sinh vật đầu tiên trên quả địa cầu. Con người dưới lăng kiếng khoa học do đó có nguồn gốc từ những ngôi sao trong vũ trụ. Cũng không là một điều bất ngờ trong cuộc đối thoại với Abraham, Thiên Chúa nói và cũng là một lời hứa rằng con cháu của ông sẽ đông như ngôi sao trên bầu trời. Liên kết lại những điểm tương đồng, tín đồ của ba tôn giáo chia sẻ chung một mối liên hệ có thể gọi là “thiên bào.” Từ tổ phụ Abraham, từ những ngôi sao của vũ trụ, và từ một “bào thai” trong lòng của một Thiên Chúa, tín đồ Do Thái, Kitô và Hồi giáo đã nẩy sinh. Bởi thế, họ đều là anh chị em của nhau. Điều này một lần nữa xác định căn tính tuyệt đối của tín đồ Tam giáo.
Từ một nguồn gốc một căn tính, tín đồ Tam giáo thật sự giống nhau nhiều hơn là chúng ta đã từng nghĩ!
Lm Nguyễn Trung Tây
1. Khí phách nữ tu Miến Điện anh hùng
Trong bản tin đánh đi chiều thứ Ba 9 tháng Ba, Sky News Australia cho biết ít nhất hai người được xác nhận đã chết ở thành phố Myitkyina hôm thứ Hai sau khi đụng độ với lực lượng an ninh.
Sơ Ann Roza Nu Tawng trước đó cho biết sơ đã sẵn sàng chết để cứu người khác sau khi quỳ gối trước cảnh sát vũ trang ở thủ phủ bang Kachin.
Một số người đã gọi cảnh này, vào ngày 28 tháng 2, là “khoảnh khắc Thiên An Môn” của Myanmar.
Trong y phục nữ tu, sơ Ann Roza 45 tuổi, một lần nữa đã xuất hiện gần các cuộc biểu tình trong thành phố vào sáng thứ Hai 8 tháng Ba. Sơ đang quỳ gối trước cảnh sát gần một nhà thờ Công Giáo, cùng đi với sơ còn có 2 nữ tu khác và một linh mục.
Kể lại những sự kiện kinh hoàng vào buổi sáng thứ Hai 8 tháng Ba, sơ Ann Roza nói với Sky News Australia: “Đầu tiên tôi cầu xin cảnh sát đừng đánh đập, đừng bắt giữ, đừng đàn áp những người biểu tình, bởi vì những người biểu tình không làm điều gì xấu, họ chỉ hô các khẩu hiệu bày tỏ ý kiến của mình. Nếu các anh tiếp tục bắn giết họ, hôm nay là ngày tôi sẽ chết.”
Cảnh sát cũng quỳ xuống sụp lạy sơ và nói “Chúng tôi cũng là dân vùng này, chúng tôi phải làm điều này. Xin sơ làm phước hãy tránh xa khỏi chỗ này.”
“Tôi trả lời, ‘không, nếu các anh muốn bắn giết, các anh phải bước qua xác tôi!”
“Sau đó, cảnh sát nói ‘chúng tôi phải dỡ bỏ rào chắn này trên đường’. Sau đó họ đã dỡ bỏ rào chắn và một lúc sau thì những người biểu tình quay trở lại”.
“Lúc đó khoảng 12 giờ trưa, lực lượng an ninh chuẩn bị đàn áp, vì thế tôi lại van xin họ, tôi quỳ xuống trước mặt họ và van xin đừng bắn và đừng bắt người dân”.
“Cảnh sát cũng quỳ xuống và họ nói với tôi rằng họ phải làm điều đó vì điều này là để ngăn chặn cuộc biểu tình”.
“Sau đó, hơi cay đã được sử dụng và tôi khó thở và choáng váng, sau đó tôi nhìn thấy người đàn ông đã ngã xuống đường, anh ta đã bị bắn.”
Biên tập viên của Myitkyina News Journal nói với Sky News rằng, tính đến giờ ăn trưa, ít nhất hai người đã được xác nhận đã chết.
Sơ nói rằng do hơi cay nên sơ không biết liệu cảnh sát hay quân đội đã bắn vào những người biểu tình, nhưng sơ hy vọng đó không phải là những binh lính mà sơ đã nói chuyện.
“Tôi rất buồn,” sơ nói. “Cảnh sát nói với tôi rằng họ sẽ không trấn áp hay bắn giết dã man, nhưng cuối cùng họ đã làm được”.
“Tôi thấy một người khác bị thương nặng”.
“Người bị bắn vào đầu vẫn thở được khi đến trạm y tế và người dân cố gắng cứu chữa nhưng cuối cùng người này đã chết”.
Source:Sky News
2. Minesota và cả Hoa Kỳ có thể rơi vào đại họa bạo lực. Lời kêu gọi khẩn thiết của Đức Tổng Giám Mục Berna Hebda
Phiên tòa xét xử cựu nhân viên cảnh sát Derek Chauvin vì cái chết của George Floyd đã bị trì hoãn khi thẩm phán tranh cãi một lệnh vào phút cuối của tòa án cấp cao hơn buộc phải xem xét lại việc bổ sung thêm tội danh giết người cấp ba.
Phiên tòa dự kiến bắt đầu vào ngày thứ Hai theo giờ địa phương với việc sàng lọc các bồi thẩm viên, những người sẽ cân nhắc các tội danh giết người và ngộ sát đối với cựu cảnh sát viên Derek Chauvin của sở cảnh sát Minneapolis.
Vụ việc được coi như một cuộc trưng cầu dân ý về bạo lực của cảnh sát đối với người Mỹ da đen.
Ông Chauvin xuất hiện tại tòa trong bộ vest và cà vạt màu xanh nước biển, áo sơ mi trắng và khẩu trang đen, ghi chú vào một tập giấy pháp lý màu vàng trên bàn trước mặt ông.
Thẩm phán Peter Cahill của Tòa án Quận Hennepin đã quyết định dành ra ba tuần để lựa chọn bồi thẩm đoàn, lưu tâm đến những khó khăn trong việc tìm kiếm các bồi thẩm viên khách quan trong một vụ án đã thúc đẩy các cuộc biểu tình lan rộng trên khắp nước Mỹ và chứng kiến Floyd trở thành một biểu tượng quốc tế về công lý chủng tộc.
Trong khi đó những người hoạt động trong phong trào Black Lives Matter, gọi tắt là BLM, đã bắt đầu tràn ra các đường phố và hô hào các bản án rất nặng dành cho cảnh sát viên Chauvin.
Theo nhận định của các quan sát viên, bất kể tòa án này đưa ra phán quyết nào, một bộ phận trong xã hội Hoa Kỳ sẽ bất đồng gay gắt. Những cuộc bạo loạn và cướp bóc như chúng ta thấy rộ lên hồi cuối tháng Năm và suốt tháng Sáu năm ngoái gần như rất khó tránh.
Trong bối cảnh đó, Đức Tổng Giám Mục Berna Hebda của tổng giáo phận Saint Paul và Minneapolis đã ra tuyên bố sau.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Với phiên tòa xét xử cựu nhân viên cảnh sát Minneapolis Derek Chauvin bắt đầu vào thứ Hai, có một mức độ lo lắng nhất định tràn ngập các Thành phố Minneapolis và Saint Paul. Đối với nhiều người, sự bắt đầu của phiên tòa gợi lại ký ức về cơn giận dữ bùng phát vào mùa xuân năm ngoái sau cái chết của anh George Floyd. Chúng ta nhớ lại tình trạng bạo lực và bất ổn đi kèm với những lời kêu gọi công lý. Nhiều người hiện đang lo sợ về những gì có thể xảy ra trong phiên tòa và hậu quả của nó - bất kể phán quyết cuối cùng của bồi thẩm đoàn sẽ như thế nào. Và tất cả cảm xúc đó càng dâng cao bởi đại dịch đang diễn ra đã mang lại thêm cái chết, bệnh tật và nỗi buồn cho thế giới, đất nước, tiểu bang, cộng đồng và gia đình của chúng ta.
Vào Chúa Nhật thứ ba của Mùa Chay này, chúng ta cùng với Hội Thánh trên khắp thế giới chúng ta nghe lời cầu nguyện trong Thánh Vịnh 95: “Nếu hôm nay anh em nghe thấy tiếng Ngài, thì đừng cứng lòng nữa”. Thiên Chúa luôn luôn yêu cầu chúng ta lắng nghe tiếng nói của Ngài và để cho tiếng nói đó thâm nhập vào trái tim của chúng ta. Chúng ta không thể để trái tim mình chai cứng. Chúa kêu gọi chúng ta trở thành những con người của hòa bình, hy vọng và tình yêu. Ngài cũng kêu gọi chúng ta trở thành những người của công lý – chứ không phải những kẻ trả thù.
Tôi hy vọng anh chị em sẽ tham gia cùng tôi trong suốt thời gian thử thách này bằng cách lắng đọng thời gian trong cuộc sống bận rộn của chúng ta để dừng lại và cầu nguyện. Cho dù chúng ta có thể mất 30 giây hay 30 phút, chúng ta hãy cam kết cầu nguyện mỗi ngày cho hòa bình trong cộng đồng của chúng ta, hòa bình cho gia đình Floyd và hòa bình cho các anh chị em phản ứng đầu tiên của chúng ta đang làm việc để bảo vệ chúng ta. Xin hãy cùng tôi cầu nguyện xin Chúa cho chấm dứt tai họa phân biệt chủng tộc ở đất nước chúng ta.
Chúng ta đã hết lần này đến lần khác thấy rằng chúng ta không có khả năng tự mình mang lại hòa bình, bình đẳng và công bằng cho thế giới của chúng ta. Nếu có một lần nào đó để cùng nhau tham gia và cầu xin Thiên Chúa nhân từ của chúng ta giúp đỡ, thì đây chính là lần này. “Nếu hôm nay anh em nghe thấy tiếng Ngài, thì đừng cứng lòng nữa”.
Theo luật của tiểu bang Minnesota, các cáo buộc giết người cấp 1 hoặc cấp 2 thường yêu cầu các công tố viên chứng minh một bị can có ý định giết nạn nhân.
Giết người cấp 1 là mức độ nghiêm trọng nhất với 3 dấu hiệu cấu thành tội phạm bao gồm người phạm tội cố ý, có cân nhắc và suy tính trước khi thực hiện hành vi giết người. “Cố ý” ở đây được hiểu là người phạm tội có chủ tâm giết người.
Giết người cấp 2 là hành vi cố ý giết người nhưng không có kế hoạch. Đối tượng hành động nóng vội, không cân nhắc nhưng hiểu rõ hành vi của mình có thể gây nguy hiểm. Giết người cấp 2 cũng được áp dụng trong trường hợp đối tượng đột nhiên nảy sinh ý định giết người.
Ngược lại, giết người cấp 3 áp dụng cho bất kỳ đối tượng nào “gây ra cái chết của người khác bằng cách thực hiện một hành động cực kỳ nguy hiểm cho họ trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”.
Vì vậy, để cáo buộc Chauvin giết người cấp 3, các công tố viên không cần phải chứng minh rằng anh ta muốn giết George Floyd chết. Họ chỉ cần phải chứng minh rằng quỳ trên cổ ai đó trong hơn 8 phút, khi người đó cầu xin sự sống, là hành động cực kỳ nguy hiểm và diễn ra trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Các tiểu bang khác nhau có những bản án khác nhau với các tội danh. Ở tiểu bang Minnesota, bản án tối đa cho người bị kết án giết người cấp 3 là 25 năm tù, cộng với khoản tiền phạt lên tới 40,000 Mỹ Kim.
Chauvin cũng bị buộc tội ngộ sát cấp 2. Thông thường các công tố viên buộc tội bị cáo với một tội danh nghiêm trọng, sau đó cũng buộc tội bị can với một cáo buộc ít nghiêm trọng hơn, phòng trừ trường hợp các công tố viên không thể có được bản án về tội đầu tiên.
Ngộ sát có 2 loại, ngộ sát do lỗi cố ý và ngộ sát do vô ý. Ngộ sát cố ý là hành vi cố ý khi thủ phạm bị khiêu khích. Ngộ sát do vô ý là bị đơn vô ý không thực hiện một nghĩa vụ mà pháp luật quy định họ phải thực hiện.
Theo luật của tiểu bang Minnesota, một người có thể bị cáo buộc tội ngộ sát cấp 2 nếu “do sơ suất tạo ra rủi ro nguy hiểm, gây ra cái chết hoặc tổn hại cơ thể nghiêm trọng cho người khác”. Cáo buộc này có thể dẫn đến bản án tối đa lên tới 10 năm tù, cộng với khoản tiền phạt lên tới 20,000 Mỹ Kim.
Source:Catholic Spirit