Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:06 13/03/2015
ĐỨC CHÚA GIÊ-SU CẢI TRANG
Có một tu viện, trước đây khi còn thời gian huy hoàng, tiếng đọc kinh nghe thao thao bất tuyệt, nhưng trải qua bao năm tháng, thời gian huy hoàng không trở lại, vắng tanh, chừng như tu viện này phải đóng cửa.
Tâm tình của tu viện trưởng già rất nặng nề, ông ta nghe nói trên núi nọ có một triết nhân sung mãn sự khôn ngoan, do đó mà ông ta lặn lội đường sá xa xôi, đi thỉnh giáo triết nhân làm thế nào để chấn hưng được tu viện ?
Triết nhân đáp:
- “Tôi không có phương pháp gì hay cả, nhưng ngài có biết chăng, trong số các tu sĩ của ngài có một người là Đức Chúa Giê-su cải trang đó ?”
Sau khi trở về tu viện, tu viện trưởng già chia sẻ sự việc này cho mọi người, mọi người nhìn nhau và đồng thời trong lòng nghĩ rằng, ai là người có khả năng là Đức Chúa Giê-su cải trang nhất ? Bởi vì Đức Chúa Giê-su có thể cải trang thành hình dáng bất cứ người nào nên ai ai cũng có thể là Ngài.
Không lâu sau, tu viện đầy tràn sức sống mới, các tu sĩ ai cũng đầy lòng nhân ái, mọi người đều sống kính trên nhường dưới.
Không bao lâu, người mộ đạo lại không ngớt lui tới tu viện này, người tham gia tĩnh tâm càng lúc càng nhiều, tu viện lại một lần nữa khôi phục lại tình trạng hưng thịnh của ban đầu.
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)
Suy tư:
Cộng đoàn là nơi để mọi thành viên thực tập nên thánh, tu viện là nơi ở của những người muốn làm thánh ngay khi còn ở thế gian này, do đó mà ma quỷ luôn tìm mọi cách để phá hoại tu viện hoặc cộng đoàn của Giáo Hội.
- Tu viện hay cộng đoàn nào không còn tình yêu được phát xuất từ Thiên Chúa nữa, thì cộng đoàn tu viện ấy sẽ trở thành nhà tù giam cầm mọi thành viên.
- Tu viện hay cộng đoàn nào chia bè chia phái, thì tu viện hay cộng đoàn ấy sớm muộn gì cũng tan rã , bởi vì Thánh Thần là hiệp nhất chứ không phải là chia rẽ.
- Khi tu viện hay cộng đoàn sa sút về đời sống tu đức, thì nguyên nhân chinh là mỗi thành viên thiếu sự cầu nguyện...
Đức Chúa Giê-su không cần cải trang thành các thành viên trong tu viện nữa, bởi vì mỗi một thành viên là hình ảnh của Thiên Chúa, và là môn đệ của Đức Chúa Giê-su, thì chính họ là những Giê-su vậy.
Khi chúng ta nhìn thấy Đức Chúa Giê-su nơi tha nhân thì chúng ta sẽ không còn nói xấu nhau nữa, không còn phê bình chỉ trích nhau nữa, không còn vu oan giá họa cho nhau nữa, trái lại, chúng ta càng yêu mến Đức Chúa Giê-su nơi tha nhân hơn.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
---------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Có một tu viện, trước đây khi còn thời gian huy hoàng, tiếng đọc kinh nghe thao thao bất tuyệt, nhưng trải qua bao năm tháng, thời gian huy hoàng không trở lại, vắng tanh, chừng như tu viện này phải đóng cửa.
Tâm tình của tu viện trưởng già rất nặng nề, ông ta nghe nói trên núi nọ có một triết nhân sung mãn sự khôn ngoan, do đó mà ông ta lặn lội đường sá xa xôi, đi thỉnh giáo triết nhân làm thế nào để chấn hưng được tu viện ?
Triết nhân đáp:
- “Tôi không có phương pháp gì hay cả, nhưng ngài có biết chăng, trong số các tu sĩ của ngài có một người là Đức Chúa Giê-su cải trang đó ?”
Sau khi trở về tu viện, tu viện trưởng già chia sẻ sự việc này cho mọi người, mọi người nhìn nhau và đồng thời trong lòng nghĩ rằng, ai là người có khả năng là Đức Chúa Giê-su cải trang nhất ? Bởi vì Đức Chúa Giê-su có thể cải trang thành hình dáng bất cứ người nào nên ai ai cũng có thể là Ngài.
Không lâu sau, tu viện đầy tràn sức sống mới, các tu sĩ ai cũng đầy lòng nhân ái, mọi người đều sống kính trên nhường dưới.
Không bao lâu, người mộ đạo lại không ngớt lui tới tu viện này, người tham gia tĩnh tâm càng lúc càng nhiều, tu viện lại một lần nữa khôi phục lại tình trạng hưng thịnh của ban đầu.
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)
Suy tư:
Cộng đoàn là nơi để mọi thành viên thực tập nên thánh, tu viện là nơi ở của những người muốn làm thánh ngay khi còn ở thế gian này, do đó mà ma quỷ luôn tìm mọi cách để phá hoại tu viện hoặc cộng đoàn của Giáo Hội.
- Tu viện hay cộng đoàn nào không còn tình yêu được phát xuất từ Thiên Chúa nữa, thì cộng đoàn tu viện ấy sẽ trở thành nhà tù giam cầm mọi thành viên.
- Tu viện hay cộng đoàn nào chia bè chia phái, thì tu viện hay cộng đoàn ấy sớm muộn gì cũng tan rã , bởi vì Thánh Thần là hiệp nhất chứ không phải là chia rẽ.
- Khi tu viện hay cộng đoàn sa sút về đời sống tu đức, thì nguyên nhân chinh là mỗi thành viên thiếu sự cầu nguyện...
Đức Chúa Giê-su không cần cải trang thành các thành viên trong tu viện nữa, bởi vì mỗi một thành viên là hình ảnh của Thiên Chúa, và là môn đệ của Đức Chúa Giê-su, thì chính họ là những Giê-su vậy.
Khi chúng ta nhìn thấy Đức Chúa Giê-su nơi tha nhân thì chúng ta sẽ không còn nói xấu nhau nữa, không còn phê bình chỉ trích nhau nữa, không còn vu oan giá họa cho nhau nữa, trái lại, chúng ta càng yêu mến Đức Chúa Giê-su nơi tha nhân hơn.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
---------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:08 13/03/2015
N2T |
31. Lấy đức ái đối xử với người, thì Thiên Chúa ở trong lòng của người yêu người.
(Thánh Francis de Sales)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”
--------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Mẫu xét mình trước khi xưng tội do Phòng đặc trách các Buổi cử hành do Đức Thánh Cha chủ sự
Lm Phanxicô Borgia Trần Văn Khả
09:21 13/03/2015
MẪU XÉT MÌNH TRƯỚC KHI XƯNG TỘI
(Dịch theo nguyên bản tiếng Ý do Phòng đặc trách các Buổi cử hành do Đức Thánh Cha chủ sự, ngày 11-03-2015 -- Linh mục Phanxicô Borgia Trần Văn Khả, ngày 12-03-2015).
1. Tôi có đi xưng tội với một lòng ao ước chân thành để được thanh luyện, để trở về, canh tân đời sống và nên bạn nghĩa thiết hơn với Thiên Chúa, không? hay tôi coi đó như là một gánh nặng, mà vì thế họa hoằn tôi mới sẵn sàng thực hiện việc này?
2. Tôi đã quên, hoặc, cố tình che giấu các tội trọng trong dịp xưng tội lần trước hoặc trong những lần xưng tội trước đây?
3. Tôi đã làm việc đền tội mà Cha giải tội đã ra cho tôi, chưa? Tôi đã đền bù các lỗi lầm mà tôi đã gây ra chưa? Tôi có cố gắng đem ra thực hiện các quyết định được đề ra để sửa trị đời sống của tôi theo Phúc Âm?
Dưới ánh sáng của Lời Chúa, mỗi người xét mình.
I. Chúa nói : "Con hãy yêu mến Thiên Chúa của con hết lòng con".
1. Con tim của tôi có thực sự hướng về Thiên Chúa không; tôi có thể nói là tôi yêu mến Thiên Chúa thực sự, trên hết mọi sự và với tình yêu của một người con, trong việc trung thành giữ các giới răn của Ngài không? Tôi có để cho mình bị nhào lộn với các sự vật trần thế chóng qua không? Và ý hướng hành động của tôi có luôn ngay thẳng không?
2. Đức tin của tôi vào Thiên Chúa có vững vàng không? Chúa là Đấng, mà trong Con của Ngài, đã ngỏ lời của Ngài với chúng ta? Tôi có chấp nhận hoàn toàn vào giáo huấn của Giáo Hội không? Tôi có lưu tâm tới việc huấn luyện Kitô của tôi, qua việc lắng nghe Lời của Thiên Chúa, tham dự vào các buổi học giáo lý, tránh xa tất cả những điều có thể lừa dối đức tin của tôi? Tôi có luôn luôn tuyên xưng đức tin của tôi vào Thiên Chúa và nơi Giáo Hội với sự can đảm và không sợ hãi không? Tôi có lo biểu lộ tôi là người Kitô trong đời sống riêng tư và công cộng của tôi không?
3. Tôi có cầu nguyện ban sáng và ban chiều không? Và lời cầu nguyện của tôi có thực sự là cuộc nói chuyện với Thiên Chúa, như con tim với con tim, hoặc đó chỉ là việc thực hành đạo đức trống rỗng bên ngoài? Tôi có biết dâng lên Thiên Chúa các mối lo nghĩ bận tâm của tôi, các niềm vui và các đau khổ của tôi không? Tôi có tin tưởng nhớ đến Ngài cả trong những con cám dỗ không?
4. Tôi có tôn kính và yêu mến danh thánh của Thiên Chúa, hoặc tôi đã xúc phạm tới danh thánh đó với những lời chửi rủa, thề gian thề dối, với việc kêu tên Ngài vô cớ? Tôi có bất kính với Đức Mẹ và các Thánh không?
5. Tôi có thánh hóa Ngày của Chúa và các Lễ của Giáo Hội không, với việc tham dự cách tích cực, chú ý và đạo đức, vào các buổi cử hành phụng vụ, và nhất là Thánh Lễ không? Tôi có tránh làm việc không cần thiết trong các Ngày Lễ không? Tôi có giữ luật buộc xưng tội một năm ít là một lần không và có rước lễ trong Mùa Phục Sinh không?
6. Tôi có tôn thờ những "loại thần thánh khác" không? Nghĩa là các cách biểu lộ hoặc các sự vật mà tôi lưu tâm tới hoặc những vật mà tôi đặt tín thác vào chúng hơn là vào Thiên Chúa, thí dụ, của cải giầu sang, mê tín dị đoan, lên đồng bóng và các hình thức khác tương tự?
II. Chúa nói : "Các con hãy yêu mến nhau, như Cha đã yêu các con".
1. Tôi có thực sự yêu mến tha nhân không, hoặc tôi lại lợi dụng anh chị em của tôi, dùng họ vào các mối lợi của tôi và đối xử với họ theo cách mà chính tôi cũng không muốn bị đối xử như thế ? Tôi có gây nên gương mù gương xấu bằng lời nói và các hành động của tôi không?
2. Trong gia đình của tôi, tôi có kiên nhẫn và với tình yêu chân thực đóng góp vào việc ích lợi chung và vào cuộc sống thanh thản của người khác không?
Với từng thành phần trong gia đình :
- Với con cái. Tôi có vâng lời cha mẹ tôi không, tôi có kính trọng và làm vinh danh họ không? Tôi có trợ giúp họ trong các nhu cầu cần thiết về đàng thiêng liêng và vật chất không? Tôi có dấn thân tại trường học không? Tôi có kính trọng quyền bính không? Tôi có nêu gương tốt trong mọi hoàn cảnh không?
- Với cha mẹ. Tôi có lo lắng giáo dục con cái theo tinh thần Kitô không? Tôi đã làm gương tốt cho chúng không? Tôi có nâng đỡ chúng và hướng dẫn chúng với quyền hành của tôi không?
- Với vợ chồng. Tôi có luôn trung thành trong tình cảm và hành động của tôi không? Tôi có biết thông cảm trong những giờ phút lo âu không?
3. Tôi có biết cho đi từ chính tôi, mà không sống cô lập ích kỷ với những ai nghèo túng hơn tôi không? Hoặc tôi có đối xử với tốt với người thân cận, đặc biệt với những người nghèo, yếu đuối, những người bị loại ra ngoài, những người di dân không?
4. Tôi có chú ý tới sứ mệnh được trao phó cho tôi không? Tôi có tham gia vào các công việc tông đồ và bác ái của Giáo Hội, vào các sáng kiến và vào đời sống của giáo xứ không? Tôi có cầu nguyện và đóng góp vào cho các nhu cầu của Giáo Hội và của thế giới không, thí dụ : cho việc nhất của Giáo Hội, cho việc rao giảng Tin Mừng cho muôn dân, cho việc thiết lập hòa bình và công lý, không?
5. Tôi có lưu tâm tới thiện ích và sự thịnh vượng của cộng đoàn nhân loại, trong đó tôi đang sống hay tôi chỉ lưu tâm tới ích lợi riêng của tôi? Theo sức có thể, tôi có tham gia vào các sáng kiến hầu cổ võ công lý, nền luân lý công cộng, sự hài hòa, các việc gây phúc thiện, không? Tôi có thực hiện các bổn phận người công dân không? Tôi có trả thuế má đều đặn không?
6. Tôi có sống công bằng, dấn thân, lương thiện trong việc làm, có sẵn sàng muốn đóng góp việc phục vụ của tôi vào công ích không? Tôi có trả lương theo lẽ công bằng cho các công nhân và tất cả những người dưới quyền của tôi, không? Tôi có chu toàn các thỏa thuận và giữ trung thành với các lời hứa không?
7. Tôi có thể hiện với nhà cầm quyền chân chính, sự vâng lời và sự kính trọng đúng hợp không?
8. Nếu tôi có giữ nhiệm vụ nào hoặc thi hành công việc lãnh đạo nào, tôi có lo chỉ tìm đem lại ích lợi cho tôi hay tôi dấn thân lo cho ích lợi của người khác, với tinh thần phục vụ?
9. Tôi có sống sự thật và sự trung tín, hay tôi đã đem lại điều xấu cho người khác bằng các lời nói dối, các lời thóa mạ, xuyên tạc, các phán đoán quá chủ quan của tôi, và vi phạm các điều bí mật?
10. Tôi có xúc phạm tới sự sống và sự an toàn thế lý của người thân cận không? Tôi có làm tổn thương đến danh dự của họ, có làm thiệt hại của cải họ có, không? Tôi có gây ra hoặc khuyên thực hiện việc phá thai không? Tôi có nín thinh trong những hoàn cảnh mà trong đó tôi có thể khích lệ thực hiện điều lành không? Trong cuộc sống hôn nhân tôi có kính trọng giáo huấn của Giáo Hội với việc mở ra đón nhận sự sống và kính trọng sự sống không? Tôi có hành động chống lại sự toàn vẹn thể xác (thí dụ : làm mất khả năng sinh sản) không? Tôi có luôn luôn trung thành cả trong tâm trí của tôi không? Tôi có giữ lại trong tôi sự thù oán một ai không? Tôi có hay cãi lẫy sinh sự không? Tôi có nói những lời xỉ nhục và những lời nói xúc phạm, khi gây ra những cuộc xô xát và hận thù không? Tôi có cố tình phạm lỗi và bỏ qua cách ích kỷ làm chứng về sự vô tội của người thân cận không? Khi lái xe, hoặc khi xử dụng các phương tiện giao thông khác tôi có để tôi và người khác rơi vào tình trạng nguy hiểm không?
11. Tôi có trộm cắp không? Tôi có ham muốn một cách bất chính của cải của người khác không? Tôi có làm thiệt hại về tiền của cuẩ tha nhân không? Tôi có đền bù những gì tôi đã lấy đi và tôi có đền bù lại các thiệt hại đã gây ra không?
12. Tôi đã có nhận các điều thiệt hại, sai lỗi, vậy tôi có sẵn sàng làm hòa và tha thứ vì tình yêu của Đức Kitô, hoặc giữ lại trong con tim của tôi sự ghét ghen và ước muốn trả thù?
III. Đức Kitô, Chúa nói : "Các con hãy nên trọn lành như Cha"
1. Đâu là hướng định nền tảng của đời sống của tôi? Tôi có lo lắng với niềm cậy trông về cuộc sống đời đời không? Tôi có tìm cách làm cho đời sống thiêng liêng của tôi được sống động bằng việc cầu nguyện, đọc và suy niệm lời của Thiên Chúa, bằng việc tham dự vào các bí tích, không? Tôi có thực hành việc hãm mình không? Tôi có sẵn sàng và nhất quyết dứt khoát với các tính xấu, làm cho lệ thuộc các tham muốn dục vọng và các hướng chiều về điều xấu không? Tôi có phản ứng vì các lý do ghen tị, tôi có làm chủ thói mê ăn uống của tôi không? Tôi có tự phụ và kiêu ngạo không; tôi có huênh hoang để nói quá về mình đến nỗi đi tới việc khinh thường người khác và coi mình hơn họ, không? Tôi có áp đặt nơi người khác ý muốn của tôi, làm chìm đi tự do của họ và coi thường các quyền lợi của họ, không?
2. Tôi đã dùng thời giờ, sức lực, và các ơn huệ mà tôi đã lãnh nhận được từ Thiên Chúa như là "những nén bạc trong Phúc Âm" thế nào? Tôi có dùng tất cả các các phương tiện này để hằng ngày làm tăng trưởng thêm trong sự hoàn thiện của đời sống thiêng liêng của tôi và trong việc phục vụ người thân cận không? Tôi có sống thụ động hay lười biếng, không? Tôi đã dùng internet và các phương tiện truyền thông xã hội khác, thế nào?
3. Tôi có kiên nhẫn chấp nhận các đau khổ của đời sống trong tinh thần đức tin không? Tôi có tìm cách thực hành sự hãm mình, để làm hoàn tất điều còn thiếu trong cuộc khổ nạn của Đức Kitô không? Tôi có giữ luật ăn chay và kiêng thịt không?
4. Tôi đã giữ thân xác của tôi trong trắng và thanh sạch theo bậc sống của tôi thế nào, khi nghĩ rằng đó là đền thờ của Chúa Thánh Thần, được hướng tới cuộc sống lại và vinh quang sau này. Tôi có giữ gìn các giác quan của tôi và có tránh làm cho mình ra nhơ bẩn trong tinh thần và thân xác, với tư tưởng và các ước muốn xấu, bằng lời nói và các hành động bất xứng, không? Tôi có để mình đọc các bài sách báo, các bản văn, kịch trường, các cuộc giải trí ngược lại với sự lương thiện nhân bản và Kitô, không? Tôi có là gương xấu cho người khác với cách sống của tôi, không?
5. Tôi có hành động chống lại lương tâm của tôi không, vì sợ hãi hay vì giả hình?
6. Tôi có luôn tìm cách xử sự trong hết mọi tình huống theo sự tự do đích thực của con cái của Thiên Chúa và theo luật của Chúa Thánh Thần, hoặc tôi đã để tôi làm nô lệ các tham vọng của tôi?
7. Tôi có bỏ việc lành mà tôi có thể thực hiện không?
(Dịch theo nguyên bản tiếng Ý do Phòng đặc trách các Buổi cử hành do Đức Thánh Cha chủ sự, ngày 11-03-2015.)
Linh mục Phanxicô Borgia Trần Văn Khả, ngày 12-03-2015
(Dịch theo nguyên bản tiếng Ý do Phòng đặc trách các Buổi cử hành do Đức Thánh Cha chủ sự, ngày 11-03-2015 -- Linh mục Phanxicô Borgia Trần Văn Khả, ngày 12-03-2015).
1. Tôi có đi xưng tội với một lòng ao ước chân thành để được thanh luyện, để trở về, canh tân đời sống và nên bạn nghĩa thiết hơn với Thiên Chúa, không? hay tôi coi đó như là một gánh nặng, mà vì thế họa hoằn tôi mới sẵn sàng thực hiện việc này?
2. Tôi đã quên, hoặc, cố tình che giấu các tội trọng trong dịp xưng tội lần trước hoặc trong những lần xưng tội trước đây?
3. Tôi đã làm việc đền tội mà Cha giải tội đã ra cho tôi, chưa? Tôi đã đền bù các lỗi lầm mà tôi đã gây ra chưa? Tôi có cố gắng đem ra thực hiện các quyết định được đề ra để sửa trị đời sống của tôi theo Phúc Âm?
Dưới ánh sáng của Lời Chúa, mỗi người xét mình.
I. Chúa nói : "Con hãy yêu mến Thiên Chúa của con hết lòng con".
1. Con tim của tôi có thực sự hướng về Thiên Chúa không; tôi có thể nói là tôi yêu mến Thiên Chúa thực sự, trên hết mọi sự và với tình yêu của một người con, trong việc trung thành giữ các giới răn của Ngài không? Tôi có để cho mình bị nhào lộn với các sự vật trần thế chóng qua không? Và ý hướng hành động của tôi có luôn ngay thẳng không?
2. Đức tin của tôi vào Thiên Chúa có vững vàng không? Chúa là Đấng, mà trong Con của Ngài, đã ngỏ lời của Ngài với chúng ta? Tôi có chấp nhận hoàn toàn vào giáo huấn của Giáo Hội không? Tôi có lưu tâm tới việc huấn luyện Kitô của tôi, qua việc lắng nghe Lời của Thiên Chúa, tham dự vào các buổi học giáo lý, tránh xa tất cả những điều có thể lừa dối đức tin của tôi? Tôi có luôn luôn tuyên xưng đức tin của tôi vào Thiên Chúa và nơi Giáo Hội với sự can đảm và không sợ hãi không? Tôi có lo biểu lộ tôi là người Kitô trong đời sống riêng tư và công cộng của tôi không?
3. Tôi có cầu nguyện ban sáng và ban chiều không? Và lời cầu nguyện của tôi có thực sự là cuộc nói chuyện với Thiên Chúa, như con tim với con tim, hoặc đó chỉ là việc thực hành đạo đức trống rỗng bên ngoài? Tôi có biết dâng lên Thiên Chúa các mối lo nghĩ bận tâm của tôi, các niềm vui và các đau khổ của tôi không? Tôi có tin tưởng nhớ đến Ngài cả trong những con cám dỗ không?
4. Tôi có tôn kính và yêu mến danh thánh của Thiên Chúa, hoặc tôi đã xúc phạm tới danh thánh đó với những lời chửi rủa, thề gian thề dối, với việc kêu tên Ngài vô cớ? Tôi có bất kính với Đức Mẹ và các Thánh không?
5. Tôi có thánh hóa Ngày của Chúa và các Lễ của Giáo Hội không, với việc tham dự cách tích cực, chú ý và đạo đức, vào các buổi cử hành phụng vụ, và nhất là Thánh Lễ không? Tôi có tránh làm việc không cần thiết trong các Ngày Lễ không? Tôi có giữ luật buộc xưng tội một năm ít là một lần không và có rước lễ trong Mùa Phục Sinh không?
6. Tôi có tôn thờ những "loại thần thánh khác" không? Nghĩa là các cách biểu lộ hoặc các sự vật mà tôi lưu tâm tới hoặc những vật mà tôi đặt tín thác vào chúng hơn là vào Thiên Chúa, thí dụ, của cải giầu sang, mê tín dị đoan, lên đồng bóng và các hình thức khác tương tự?
II. Chúa nói : "Các con hãy yêu mến nhau, như Cha đã yêu các con".
1. Tôi có thực sự yêu mến tha nhân không, hoặc tôi lại lợi dụng anh chị em của tôi, dùng họ vào các mối lợi của tôi và đối xử với họ theo cách mà chính tôi cũng không muốn bị đối xử như thế ? Tôi có gây nên gương mù gương xấu bằng lời nói và các hành động của tôi không?
2. Trong gia đình của tôi, tôi có kiên nhẫn và với tình yêu chân thực đóng góp vào việc ích lợi chung và vào cuộc sống thanh thản của người khác không?
Với từng thành phần trong gia đình :
- Với con cái. Tôi có vâng lời cha mẹ tôi không, tôi có kính trọng và làm vinh danh họ không? Tôi có trợ giúp họ trong các nhu cầu cần thiết về đàng thiêng liêng và vật chất không? Tôi có dấn thân tại trường học không? Tôi có kính trọng quyền bính không? Tôi có nêu gương tốt trong mọi hoàn cảnh không?
- Với cha mẹ. Tôi có lo lắng giáo dục con cái theo tinh thần Kitô không? Tôi đã làm gương tốt cho chúng không? Tôi có nâng đỡ chúng và hướng dẫn chúng với quyền hành của tôi không?
- Với vợ chồng. Tôi có luôn trung thành trong tình cảm và hành động của tôi không? Tôi có biết thông cảm trong những giờ phút lo âu không?
3. Tôi có biết cho đi từ chính tôi, mà không sống cô lập ích kỷ với những ai nghèo túng hơn tôi không? Hoặc tôi có đối xử với tốt với người thân cận, đặc biệt với những người nghèo, yếu đuối, những người bị loại ra ngoài, những người di dân không?
4. Tôi có chú ý tới sứ mệnh được trao phó cho tôi không? Tôi có tham gia vào các công việc tông đồ và bác ái của Giáo Hội, vào các sáng kiến và vào đời sống của giáo xứ không? Tôi có cầu nguyện và đóng góp vào cho các nhu cầu của Giáo Hội và của thế giới không, thí dụ : cho việc nhất của Giáo Hội, cho việc rao giảng Tin Mừng cho muôn dân, cho việc thiết lập hòa bình và công lý, không?
5. Tôi có lưu tâm tới thiện ích và sự thịnh vượng của cộng đoàn nhân loại, trong đó tôi đang sống hay tôi chỉ lưu tâm tới ích lợi riêng của tôi? Theo sức có thể, tôi có tham gia vào các sáng kiến hầu cổ võ công lý, nền luân lý công cộng, sự hài hòa, các việc gây phúc thiện, không? Tôi có thực hiện các bổn phận người công dân không? Tôi có trả thuế má đều đặn không?
6. Tôi có sống công bằng, dấn thân, lương thiện trong việc làm, có sẵn sàng muốn đóng góp việc phục vụ của tôi vào công ích không? Tôi có trả lương theo lẽ công bằng cho các công nhân và tất cả những người dưới quyền của tôi, không? Tôi có chu toàn các thỏa thuận và giữ trung thành với các lời hứa không?
7. Tôi có thể hiện với nhà cầm quyền chân chính, sự vâng lời và sự kính trọng đúng hợp không?
8. Nếu tôi có giữ nhiệm vụ nào hoặc thi hành công việc lãnh đạo nào, tôi có lo chỉ tìm đem lại ích lợi cho tôi hay tôi dấn thân lo cho ích lợi của người khác, với tinh thần phục vụ?
9. Tôi có sống sự thật và sự trung tín, hay tôi đã đem lại điều xấu cho người khác bằng các lời nói dối, các lời thóa mạ, xuyên tạc, các phán đoán quá chủ quan của tôi, và vi phạm các điều bí mật?
10. Tôi có xúc phạm tới sự sống và sự an toàn thế lý của người thân cận không? Tôi có làm tổn thương đến danh dự của họ, có làm thiệt hại của cải họ có, không? Tôi có gây ra hoặc khuyên thực hiện việc phá thai không? Tôi có nín thinh trong những hoàn cảnh mà trong đó tôi có thể khích lệ thực hiện điều lành không? Trong cuộc sống hôn nhân tôi có kính trọng giáo huấn của Giáo Hội với việc mở ra đón nhận sự sống và kính trọng sự sống không? Tôi có hành động chống lại sự toàn vẹn thể xác (thí dụ : làm mất khả năng sinh sản) không? Tôi có luôn luôn trung thành cả trong tâm trí của tôi không? Tôi có giữ lại trong tôi sự thù oán một ai không? Tôi có hay cãi lẫy sinh sự không? Tôi có nói những lời xỉ nhục và những lời nói xúc phạm, khi gây ra những cuộc xô xát và hận thù không? Tôi có cố tình phạm lỗi và bỏ qua cách ích kỷ làm chứng về sự vô tội của người thân cận không? Khi lái xe, hoặc khi xử dụng các phương tiện giao thông khác tôi có để tôi và người khác rơi vào tình trạng nguy hiểm không?
11. Tôi có trộm cắp không? Tôi có ham muốn một cách bất chính của cải của người khác không? Tôi có làm thiệt hại về tiền của cuẩ tha nhân không? Tôi có đền bù những gì tôi đã lấy đi và tôi có đền bù lại các thiệt hại đã gây ra không?
12. Tôi đã có nhận các điều thiệt hại, sai lỗi, vậy tôi có sẵn sàng làm hòa và tha thứ vì tình yêu của Đức Kitô, hoặc giữ lại trong con tim của tôi sự ghét ghen và ước muốn trả thù?
III. Đức Kitô, Chúa nói : "Các con hãy nên trọn lành như Cha"
1. Đâu là hướng định nền tảng của đời sống của tôi? Tôi có lo lắng với niềm cậy trông về cuộc sống đời đời không? Tôi có tìm cách làm cho đời sống thiêng liêng của tôi được sống động bằng việc cầu nguyện, đọc và suy niệm lời của Thiên Chúa, bằng việc tham dự vào các bí tích, không? Tôi có thực hành việc hãm mình không? Tôi có sẵn sàng và nhất quyết dứt khoát với các tính xấu, làm cho lệ thuộc các tham muốn dục vọng và các hướng chiều về điều xấu không? Tôi có phản ứng vì các lý do ghen tị, tôi có làm chủ thói mê ăn uống của tôi không? Tôi có tự phụ và kiêu ngạo không; tôi có huênh hoang để nói quá về mình đến nỗi đi tới việc khinh thường người khác và coi mình hơn họ, không? Tôi có áp đặt nơi người khác ý muốn của tôi, làm chìm đi tự do của họ và coi thường các quyền lợi của họ, không?
2. Tôi đã dùng thời giờ, sức lực, và các ơn huệ mà tôi đã lãnh nhận được từ Thiên Chúa như là "những nén bạc trong Phúc Âm" thế nào? Tôi có dùng tất cả các các phương tiện này để hằng ngày làm tăng trưởng thêm trong sự hoàn thiện của đời sống thiêng liêng của tôi và trong việc phục vụ người thân cận không? Tôi có sống thụ động hay lười biếng, không? Tôi đã dùng internet và các phương tiện truyền thông xã hội khác, thế nào?
3. Tôi có kiên nhẫn chấp nhận các đau khổ của đời sống trong tinh thần đức tin không? Tôi có tìm cách thực hành sự hãm mình, để làm hoàn tất điều còn thiếu trong cuộc khổ nạn của Đức Kitô không? Tôi có giữ luật ăn chay và kiêng thịt không?
4. Tôi đã giữ thân xác của tôi trong trắng và thanh sạch theo bậc sống của tôi thế nào, khi nghĩ rằng đó là đền thờ của Chúa Thánh Thần, được hướng tới cuộc sống lại và vinh quang sau này. Tôi có giữ gìn các giác quan của tôi và có tránh làm cho mình ra nhơ bẩn trong tinh thần và thân xác, với tư tưởng và các ước muốn xấu, bằng lời nói và các hành động bất xứng, không? Tôi có để mình đọc các bài sách báo, các bản văn, kịch trường, các cuộc giải trí ngược lại với sự lương thiện nhân bản và Kitô, không? Tôi có là gương xấu cho người khác với cách sống của tôi, không?
5. Tôi có hành động chống lại lương tâm của tôi không, vì sợ hãi hay vì giả hình?
6. Tôi có luôn tìm cách xử sự trong hết mọi tình huống theo sự tự do đích thực của con cái của Thiên Chúa và theo luật của Chúa Thánh Thần, hoặc tôi đã để tôi làm nô lệ các tham vọng của tôi?
7. Tôi có bỏ việc lành mà tôi có thể thực hiện không?
(Dịch theo nguyên bản tiếng Ý do Phòng đặc trách các Buổi cử hành do Đức Thánh Cha chủ sự, ngày 11-03-2015.)
Linh mục Phanxicô Borgia Trần Văn Khả, ngày 12-03-2015
Tòa Thánh và Liên Hợp Quốc bênh vực tín hữu Kitô Trung Đông
Lm. Trần Đức Anh OP
11:05 13/03/2015
GENÈVE. Phái đoàn Tòa Thánh và nhiều nước khác tại LHQ ở Genève công bố tuyên ngôn chung bênh vực nhân quyền của các tín hữu Kitô và các cộng đồng khác ở Trung Đông.
Tuyên ngôn được sự bảo trợ của Liên bang Nga, Liban và Tòa Thánh, và được 51 quốc gia Âu Mỹ khác ký tên ủng hộ, trong đó có Hoa Kỳ, nhưng không có nước A Rập Hồi giáo nào.
Tuyên ngôn được trình bày trong phiên họp ngày 13-3-2015 của Khóa họp thứ 28 của Hội đồng LHQ về nhân quyền, nhóm tại Genève và được coi như một cử chỉ liên đới với những Kitô hữu và những người thuộc các cộng đồng khác đang chịu đau khổ vì những vi phạm liên tục và trầm trọng đối với các nhân quyền của họ, nhất là tại Trung Đông.
Tuyên ngôn nhấn mạnh đến tình trạng nguy hiểm mà các tín hữu Kitô đang phải chịu tại miền này và nhìn nhận rằng những lạm dụng mà các tín hữu và những người thuộc các chủng tộc và văn hóa khác nhau phải chịu chỉ vì họ muốn thực thi tự do tôn giáo và tín ngưỡng, mà không phải chịu bách hại hoặc bị giết.
Tuyên ngôn có đoạn viết: ”Những đóng góp tích cực của các tín hữu Kitô tại các quốc gia và xã hội khác nhau ở Trung Đông là điều được nhiều người biết đến và có tính chất sáng tạo. Chúng tôi tin tưởng rằng các chính phủ, mọi vị lãnh đạo tôn giáo và dân sự ở Trung Đông sẽ cùng với chúng tôi đương đầu với tình trạng nguy hiểm này bằng cách cùng nhau xây dựng một nền văn hóa sống chung hòa bình. Trong một thế giới hoàn cầu hóa, sự đa nguyên là một điều làm cho phong phú... Một tương lai mà không có các cộng đồng khác nhau ở Trung Đông sẽ có nguy cơ lớn với những hình thức mới về bạo lực, loại trừ, thiếu hòa bình và phát triển”.
Tuyên ngôn chung của Tòa Thánh và các nước kêu gọi cộng động quốc tế ủng hộ sự hiện diện từ lâu đời của mọi cộng đồng tôn giáo và chủng tộc ở Trung Đông. ”Chính tại miền này các tôn giáo thế giới đã xuất hiện, kể cả Kitô giáo. Giờ đây các tôn giáo này đang bị đe dọa nghiêm trọng vì cái gọi là 'Nhà nước Hồi giáo' (Daesh, IS) và Al Qaida, cũng như các nhóm khủng bố liên kết với họ. Chúng làm gián đoạn cuộc sống của các cộng đồng ấy và tạo ra nguy cơ làm cho các Kitô hữu hoàn toàn biến mất.. Vì thế chúng tôi kêu gọi mọi quốc gia tái khẳng định quyết tâm tôn trọng các quyền của mỗi người, nhất là quyền tự do tôn giáo, vốn được ghi trong các văn kiện quốc tế về các quyền cơ bản của con người” (SD 13-3-2015)
Tuyên ngôn được sự bảo trợ của Liên bang Nga, Liban và Tòa Thánh, và được 51 quốc gia Âu Mỹ khác ký tên ủng hộ, trong đó có Hoa Kỳ, nhưng không có nước A Rập Hồi giáo nào.
Tuyên ngôn được trình bày trong phiên họp ngày 13-3-2015 của Khóa họp thứ 28 của Hội đồng LHQ về nhân quyền, nhóm tại Genève và được coi như một cử chỉ liên đới với những Kitô hữu và những người thuộc các cộng đồng khác đang chịu đau khổ vì những vi phạm liên tục và trầm trọng đối với các nhân quyền của họ, nhất là tại Trung Đông.
Tuyên ngôn nhấn mạnh đến tình trạng nguy hiểm mà các tín hữu Kitô đang phải chịu tại miền này và nhìn nhận rằng những lạm dụng mà các tín hữu và những người thuộc các chủng tộc và văn hóa khác nhau phải chịu chỉ vì họ muốn thực thi tự do tôn giáo và tín ngưỡng, mà không phải chịu bách hại hoặc bị giết.
Tuyên ngôn có đoạn viết: ”Những đóng góp tích cực của các tín hữu Kitô tại các quốc gia và xã hội khác nhau ở Trung Đông là điều được nhiều người biết đến và có tính chất sáng tạo. Chúng tôi tin tưởng rằng các chính phủ, mọi vị lãnh đạo tôn giáo và dân sự ở Trung Đông sẽ cùng với chúng tôi đương đầu với tình trạng nguy hiểm này bằng cách cùng nhau xây dựng một nền văn hóa sống chung hòa bình. Trong một thế giới hoàn cầu hóa, sự đa nguyên là một điều làm cho phong phú... Một tương lai mà không có các cộng đồng khác nhau ở Trung Đông sẽ có nguy cơ lớn với những hình thức mới về bạo lực, loại trừ, thiếu hòa bình và phát triển”.
Tuyên ngôn chung của Tòa Thánh và các nước kêu gọi cộng động quốc tế ủng hộ sự hiện diện từ lâu đời của mọi cộng đồng tôn giáo và chủng tộc ở Trung Đông. ”Chính tại miền này các tôn giáo thế giới đã xuất hiện, kể cả Kitô giáo. Giờ đây các tôn giáo này đang bị đe dọa nghiêm trọng vì cái gọi là 'Nhà nước Hồi giáo' (Daesh, IS) và Al Qaida, cũng như các nhóm khủng bố liên kết với họ. Chúng làm gián đoạn cuộc sống của các cộng đồng ấy và tạo ra nguy cơ làm cho các Kitô hữu hoàn toàn biến mất.. Vì thế chúng tôi kêu gọi mọi quốc gia tái khẳng định quyết tâm tôn trọng các quyền của mỗi người, nhất là quyền tự do tôn giáo, vốn được ghi trong các văn kiện quốc tế về các quyền cơ bản của con người” (SD 13-3-2015)
ĐHY Tổng Trưởng Bộ giáo lý đức tin kêu gọi các Giám Mục
Lm. Trần Đức Anh OP
11:06 13/03/2015
ROMA. ĐHY Gerhard Mueller, Tổng trưởng Bộ Giáo lý đức tin, nhắc nhở rằng các GM giáo phận trên thế giới có nghĩa vụ hoạt động để phòng ngừa những vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên.
Trong bài thuyết trình hôm 9-3-2015 và được đăng trên báo ”Quan sát viên Roma” của Tòa Thánh số ra ngày 12-3-2015, ĐHY Mueller nói: ”Các GM có nghĩa vụ làm sao để các LM trong giáo phận thuộc quyền đừng phạm các tội lạm dụng. Và nếu những tội ác đó xảy ra và được kiểm chứng thì việc xét xử thuộc thẩm quyền của Bộ giáo lý đức tin, nhưng bộ này luôn cần sự giúp đỡ và cộng tác của các vị Bản quyền cũng như các nhà giáo luật được chuẩn bị kỹ lưỡng, để hành động một cách hữu hiệu và khôn ngoan”.
ĐHY Mueller được mời thuyết trình trong khuôn khổ khóa học đặc biệt tiến hành trong 2 ngày 9 và 10-3 tại Đại học Giáo Hoàng Urbaniana của Bộ truyền giáo về ”Các tội ác nghịch bí tích thống hối”. ĐHY trình bày chung về các tội ác được Giáo Hội gọi là “Những tội ác nặng nhất” trong đó có cả những tội lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, và ngài nhấn mạnh rằng các vị bản quyền của các giáo phận và các cộng sự viên có nghĩa vụ ”phòng ngừa và cảnh giác để tránh cho các tội ác ấy khỏi xảy ra”.
ĐHY Mueller cũng nhận xét: trong vòng 15 năm qua, Giáo Hội đã phải đương đầu với ”một thách đố nghiêm trọng khiến cho uy tín của Giáo Hội bị nghi ngờ vì một số tội ác của một số phần tử của Giáo Hội và vì Giáo Hội thiếu câu trả lời đối phó với tình trạng ấy. (CNS 12-3-2015)
Trong bài thuyết trình hôm 9-3-2015 và được đăng trên báo ”Quan sát viên Roma” của Tòa Thánh số ra ngày 12-3-2015, ĐHY Mueller nói: ”Các GM có nghĩa vụ làm sao để các LM trong giáo phận thuộc quyền đừng phạm các tội lạm dụng. Và nếu những tội ác đó xảy ra và được kiểm chứng thì việc xét xử thuộc thẩm quyền của Bộ giáo lý đức tin, nhưng bộ này luôn cần sự giúp đỡ và cộng tác của các vị Bản quyền cũng như các nhà giáo luật được chuẩn bị kỹ lưỡng, để hành động một cách hữu hiệu và khôn ngoan”.
ĐHY Mueller được mời thuyết trình trong khuôn khổ khóa học đặc biệt tiến hành trong 2 ngày 9 và 10-3 tại Đại học Giáo Hoàng Urbaniana của Bộ truyền giáo về ”Các tội ác nghịch bí tích thống hối”. ĐHY trình bày chung về các tội ác được Giáo Hội gọi là “Những tội ác nặng nhất” trong đó có cả những tội lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, và ngài nhấn mạnh rằng các vị bản quyền của các giáo phận và các cộng sự viên có nghĩa vụ ”phòng ngừa và cảnh giác để tránh cho các tội ác ấy khỏi xảy ra”.
ĐHY Mueller cũng nhận xét: trong vòng 15 năm qua, Giáo Hội đã phải đương đầu với ”một thách đố nghiêm trọng khiến cho uy tín của Giáo Hội bị nghi ngờ vì một số tội ác của một số phần tử của Giáo Hội và vì Giáo Hội thiếu câu trả lời đối phó với tình trạng ấy. (CNS 12-3-2015)
Đức Thánh Cha tuyên bố Năm Thánh Từ Bi
Lm. Trần Đức Anh OP
15:34 13/03/2015
VATICAN. Lúc 5 giờ chiều 13-3-2015, ĐTC đã chủ sự nghi thức thống hối tại Đền thờ Thánh Phêrô, với phần xưng thú và giải tội cá nhân sau đó. Ngài long trong tuyên bố Năm Thánh Từ Bi thương xót từ 8-12-2015 đến 20-11-2016.
Hiện diện tại Đền thờ có một số Hồng Y và Giám Mục, LM và tu sĩ cùng với ngàn ngàn tín hữu.
Sau lời chào phụng vụ của ĐTC, mọi người đã nghe đoạn thư thánh Phaolô gửi tín hữu thành Ephêsô (2,4-10) trong đó thánh nhân nói về Thiên Chúa giàu lòng từ bi đã làm cho chúng ta từ trong tội lỗi được sống lại với Chúa Kitô: nhờ ơn thánh của Chúa, chúng ta được cứu thoát.. Chúng ta là công trình của Thiên Chúa, chúng ta được tạo dựng trong Đức Giêsu Kitô, để làm việc thiện. Tiếp đến là bài Tin Mừng theo thánh Luca (7,36-50) kể lại sự tích Chúa Giêsu dùng bữa tại nhà người biệt phái Simon. Một người đàn bà tội lỗi mang dầu thơm đến xức chân Chúa và lấy tóc mà lau. Trước phản ứng của người biệt phái, Chúa cho biết tội lỗi của bà ta tuy nhiều, nhưng đã được tha thứ vì bà đã yêu mến nhiều.
Bài giảng của Đức Thánh Cha
Ngài diễn giải bài Tin Mừng, phân tích thái độ của người đàn bà tội lỗi và của ông Simon người Biệt Phái:
- ”Có tình yêu của người đàn bà tội lỗi hạ mình trước mặt Chúa, nhưng trước đó đã có tình yêu thương xót của Chúa Giêsu đối với bà, thúc đẩy bà đến gần. Giọt lệ thống hối và niềm vui rửa chân cho Thầy, tóc của bà lau khô chân CHúa với lòng biết ơn, những nụ hôn bà biểu lộ lòng quí mến thanh khiết của bà... Mỗi cử chỉ của bà nói lên tình yêu và biểu lộ ước muốn của bà mong được một sự chắc chắn vững vàng trong cuộc sống: chắc chắn mình được tha thứ. Và Chúa Giêsu ban cho bà sự chắc chắn ấy bằng cách đón nhận và tỏ cho bà tình thương của Thiên Chúa đối với bà: Thiên Chúa tha thứ cho bà rất nhiều vì bà đã yêu mến nhiều (Lc 7,47).
- Trái lại, người biệt phải không tìm được con đường tình yêu. Ông ta dừng lại trong hình thức bề ngoài, không có khả năng thực hiện một bước tiến để đến gặp Chúa Giêsu Đấng ban ơn cứu độ cho ông. Simon đã mời Chúa dùng bữa, nhưng không thực sự đón tiếp Ngài.. Phán đoán của ông về người phụ nữ làm cho ông xa lìa sự thật và không để cho ông hiểu ai là người khách của ông. Ông dừng lại ở bề mặt bên ngoài và không có khả năng nhìn con tim.
Từ đó, ĐTC nói: ”Lời nhắc nhở của Chúa Giêsu thúc đẩy mỗi ngừơi chúng ta đừng bao giờ dừng lại ở bề ngoài của sự việc, nhất là khi chúng ta đứng trước một con người. Chúng ta được kêu gọi nhìn xa hơn, nhắm đến con tim để thấy mỗi người có khả năng quảng đại dường nào. Không ai có thể bị loại khỏi lòng từ bi của Thiên Chúa; tất cả biết con đường để đến với lòng từ bi ấy và Giáo Hội là nhà đón tiếp mọi người và không từ khước một ai.
Tuyên bố Năm Thánh Từ Bi
Và ĐTC nói rằng: ”Anh chị em thân mến, tôi thường suy nghĩ xem làm thế nào để Giáo Hội có thể làm nổi bật hơn sứ mạng của mình là làm chứng nhân về lòng từ bi. Đó là một con đường bắt đầu bằng sự hoán cải tinh thần. Vì thế, tôi quyết định ấn định Năm Thánh đặc biệt, có trọng tâm là lòng từ bi của Chúa. Đây sẽ là một Năm Thánh Từ Bi. Chúng ta muốn sống năm này dưới ánh sáng lời Chúa nói: ”Các con hãy có lòng từ bi thương xót như Chúa Cha” (Xc Lc 6,36).
Năm Thánh này sẽ bắt đầu từ lễ Đức Mẹ Vô nhiễm tới đây (8-12-2015) và sẽ kết thúc ngày 20-11-2016, Chúa Nhật lễ Chúa Kitô là Vua Vũ Trụ và là tôn nhan sinh động của lòng từ bi Chúa Cha. Tôi ủy thác việc tổ chức Năm Thánh này cho Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, để có thể linh hoạt năm này như một giai đoạn mới trên hành trình của Giáo Hội trong sứ mạng mang Tin Mừng từ bi cho mỗi người”.
”Tôi xác tín rằng toàn thể Giáo Hội có thể tìm được trong Năm Thánh này niềm vui để tái khám phá và làm cho lòng từ bi Chúa phong phú, qua đó tất cả chúng ta được kêu gọi mang lại an ủi cho mỗi người nam nữ trong thời đại chúng ta. Ngay từ bây giờ tôi phó thác cho Mẹ Từ Bi, xin Mẹ ghé mắt nhìn chúng ta và canh giữ hành trình của chúng ta”.
Cử hành bí tích thống hối
Sau bài giảng của ĐTC, mọi người đã xét mình trong thinh lặng, rồi xưng tội riêng và lãnh nhận bí tích xá giải do 48 linh mục và một số GM ban. Cả ĐTC cũng xưng tội trước khi giải tội cho một số hối nhân. Các vị giải tội hầu hết là các cha dòng thuộc đoàn giải tội ở 4 đại vương cung thánh đường Roma, và tòa Ân giải tối cao.
Buổi cử hành nghi thức thống hối kết thúc với phần tạ ơn và phép lành của ĐTC. Đây là lần thứ 2 ngài chủ sự nghi thức thống hối mùa chay với phép xá giải cá nhân tại Đền thờ Thánh Phêrô.
Và giống như năm ngoái, buổi lễ thống hối được nối tiếp với chương trình gọi là ”24 giờ cho Chúa” do Hội đồng Tòa Thánh tái Truyền Giảng Tin Mừng, đề xướng và được cử hành tại 3 thánh đường ở trung tâm Roma, trong đó các tín hữu cầu nguyện và lãnh nhận bí tích hòa giải. Có 60 LM tình nguyện giải tội cho các tín hữu, kể cả ĐHY Mauro Piacenza, Chánh tòa Ân giải tối cao, và tất cả các LM nhân viên của Tòa này.
Nhiều giáo phận trên thế giới cũng cử hành các buổi lễ tương tự trong mùa chay.
Thông cáo về Năm Thánh Từ Bi
Trong thông cáo công bố sau lời tuyên bố của ĐTC, Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng cho biết việc thông báo chính thức và long trọng Năm Thánh sẽ được cử hành với việc đọc và công bố tại Cửa Năm Thánh Tông Sắc vào Chúa Nhật kính lòng Từ Bi Chúa, tức là Chúa Nhật thứ hai sau lễ Phục Sinh tới đây (12-4-2015).
Nghi thức khai mạc Năm Thánh Từ Bi là lễ Mở Cửa Năm Thánh. 4 đại vương cung thánh đường ở Roma đều có Cửa Năm Thánh. Nghi thức này diễn tả tượng trưng ý niệm theo đó trong Năm Thánh, một ”hành trình đặc biệt” tiến về ơn cứu độ được cống hiến cho các tín hữu. Sau lễ nghi mở Cửa Năm Thánh ở Đền thờ Thánh Phêrô, cũng sẽ có lễ nghi tương tự tại 3 Đại vương cung thánh đường khác ở Roma. (SD 12-3-2015)
Hiện diện tại Đền thờ có một số Hồng Y và Giám Mục, LM và tu sĩ cùng với ngàn ngàn tín hữu.
Sau lời chào phụng vụ của ĐTC, mọi người đã nghe đoạn thư thánh Phaolô gửi tín hữu thành Ephêsô (2,4-10) trong đó thánh nhân nói về Thiên Chúa giàu lòng từ bi đã làm cho chúng ta từ trong tội lỗi được sống lại với Chúa Kitô: nhờ ơn thánh của Chúa, chúng ta được cứu thoát.. Chúng ta là công trình của Thiên Chúa, chúng ta được tạo dựng trong Đức Giêsu Kitô, để làm việc thiện. Tiếp đến là bài Tin Mừng theo thánh Luca (7,36-50) kể lại sự tích Chúa Giêsu dùng bữa tại nhà người biệt phái Simon. Một người đàn bà tội lỗi mang dầu thơm đến xức chân Chúa và lấy tóc mà lau. Trước phản ứng của người biệt phái, Chúa cho biết tội lỗi của bà ta tuy nhiều, nhưng đã được tha thứ vì bà đã yêu mến nhiều.
Bài giảng của Đức Thánh Cha
Ngài diễn giải bài Tin Mừng, phân tích thái độ của người đàn bà tội lỗi và của ông Simon người Biệt Phái:
- ”Có tình yêu của người đàn bà tội lỗi hạ mình trước mặt Chúa, nhưng trước đó đã có tình yêu thương xót của Chúa Giêsu đối với bà, thúc đẩy bà đến gần. Giọt lệ thống hối và niềm vui rửa chân cho Thầy, tóc của bà lau khô chân CHúa với lòng biết ơn, những nụ hôn bà biểu lộ lòng quí mến thanh khiết của bà... Mỗi cử chỉ của bà nói lên tình yêu và biểu lộ ước muốn của bà mong được một sự chắc chắn vững vàng trong cuộc sống: chắc chắn mình được tha thứ. Và Chúa Giêsu ban cho bà sự chắc chắn ấy bằng cách đón nhận và tỏ cho bà tình thương của Thiên Chúa đối với bà: Thiên Chúa tha thứ cho bà rất nhiều vì bà đã yêu mến nhiều (Lc 7,47).
- Trái lại, người biệt phải không tìm được con đường tình yêu. Ông ta dừng lại trong hình thức bề ngoài, không có khả năng thực hiện một bước tiến để đến gặp Chúa Giêsu Đấng ban ơn cứu độ cho ông. Simon đã mời Chúa dùng bữa, nhưng không thực sự đón tiếp Ngài.. Phán đoán của ông về người phụ nữ làm cho ông xa lìa sự thật và không để cho ông hiểu ai là người khách của ông. Ông dừng lại ở bề mặt bên ngoài và không có khả năng nhìn con tim.
Từ đó, ĐTC nói: ”Lời nhắc nhở của Chúa Giêsu thúc đẩy mỗi ngừơi chúng ta đừng bao giờ dừng lại ở bề ngoài của sự việc, nhất là khi chúng ta đứng trước một con người. Chúng ta được kêu gọi nhìn xa hơn, nhắm đến con tim để thấy mỗi người có khả năng quảng đại dường nào. Không ai có thể bị loại khỏi lòng từ bi của Thiên Chúa; tất cả biết con đường để đến với lòng từ bi ấy và Giáo Hội là nhà đón tiếp mọi người và không từ khước một ai.
Tuyên bố Năm Thánh Từ Bi
Và ĐTC nói rằng: ”Anh chị em thân mến, tôi thường suy nghĩ xem làm thế nào để Giáo Hội có thể làm nổi bật hơn sứ mạng của mình là làm chứng nhân về lòng từ bi. Đó là một con đường bắt đầu bằng sự hoán cải tinh thần. Vì thế, tôi quyết định ấn định Năm Thánh đặc biệt, có trọng tâm là lòng từ bi của Chúa. Đây sẽ là một Năm Thánh Từ Bi. Chúng ta muốn sống năm này dưới ánh sáng lời Chúa nói: ”Các con hãy có lòng từ bi thương xót như Chúa Cha” (Xc Lc 6,36).
Năm Thánh này sẽ bắt đầu từ lễ Đức Mẹ Vô nhiễm tới đây (8-12-2015) và sẽ kết thúc ngày 20-11-2016, Chúa Nhật lễ Chúa Kitô là Vua Vũ Trụ và là tôn nhan sinh động của lòng từ bi Chúa Cha. Tôi ủy thác việc tổ chức Năm Thánh này cho Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, để có thể linh hoạt năm này như một giai đoạn mới trên hành trình của Giáo Hội trong sứ mạng mang Tin Mừng từ bi cho mỗi người”.
”Tôi xác tín rằng toàn thể Giáo Hội có thể tìm được trong Năm Thánh này niềm vui để tái khám phá và làm cho lòng từ bi Chúa phong phú, qua đó tất cả chúng ta được kêu gọi mang lại an ủi cho mỗi người nam nữ trong thời đại chúng ta. Ngay từ bây giờ tôi phó thác cho Mẹ Từ Bi, xin Mẹ ghé mắt nhìn chúng ta và canh giữ hành trình của chúng ta”.
Cử hành bí tích thống hối
Sau bài giảng của ĐTC, mọi người đã xét mình trong thinh lặng, rồi xưng tội riêng và lãnh nhận bí tích xá giải do 48 linh mục và một số GM ban. Cả ĐTC cũng xưng tội trước khi giải tội cho một số hối nhân. Các vị giải tội hầu hết là các cha dòng thuộc đoàn giải tội ở 4 đại vương cung thánh đường Roma, và tòa Ân giải tối cao.
Buổi cử hành nghi thức thống hối kết thúc với phần tạ ơn và phép lành của ĐTC. Đây là lần thứ 2 ngài chủ sự nghi thức thống hối mùa chay với phép xá giải cá nhân tại Đền thờ Thánh Phêrô.
Và giống như năm ngoái, buổi lễ thống hối được nối tiếp với chương trình gọi là ”24 giờ cho Chúa” do Hội đồng Tòa Thánh tái Truyền Giảng Tin Mừng, đề xướng và được cử hành tại 3 thánh đường ở trung tâm Roma, trong đó các tín hữu cầu nguyện và lãnh nhận bí tích hòa giải. Có 60 LM tình nguyện giải tội cho các tín hữu, kể cả ĐHY Mauro Piacenza, Chánh tòa Ân giải tối cao, và tất cả các LM nhân viên của Tòa này.
Nhiều giáo phận trên thế giới cũng cử hành các buổi lễ tương tự trong mùa chay.
Thông cáo về Năm Thánh Từ Bi
Trong thông cáo công bố sau lời tuyên bố của ĐTC, Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng cho biết việc thông báo chính thức và long trọng Năm Thánh sẽ được cử hành với việc đọc và công bố tại Cửa Năm Thánh Tông Sắc vào Chúa Nhật kính lòng Từ Bi Chúa, tức là Chúa Nhật thứ hai sau lễ Phục Sinh tới đây (12-4-2015).
Nghi thức khai mạc Năm Thánh Từ Bi là lễ Mở Cửa Năm Thánh. 4 đại vương cung thánh đường ở Roma đều có Cửa Năm Thánh. Nghi thức này diễn tả tượng trưng ý niệm theo đó trong Năm Thánh, một ”hành trình đặc biệt” tiến về ơn cứu độ được cống hiến cho các tín hữu. Sau lễ nghi mở Cửa Năm Thánh ở Đền thờ Thánh Phêrô, cũng sẽ có lễ nghi tương tự tại 3 Đại vương cung thánh đường khác ở Roma. (SD 12-3-2015)
Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về Ơn Gọi và Sư Vụ của Những Người Cao Niên
Phaolô Phạm Xuân Khôi
19:56 13/03/2015
“Chúng ta có thể cảm tạ Chúa vì những ơn ích nhận được, và lấp đầy khoảng trống vô ơn bao bọc quanh Người. Chúng ta có thể cầu bầu cho những kỳ vọng của các thế hệ trẻ…. Chúng ta có thể nhắc nhở những người trẻ đầy tham vọng rằng một cuộc đời không có tình yêu là một cuộc đời cằn cỗi. Chúng ta có thể nói với những người trẻ đang sợ hãi rằng nỗi lo âu về tương lai có thể được khắc phục. Chúng ta cũng có thể dạy cho những người trẻ chỉ biết yêu mình rằng cho đi còn vui hơn là nhận lại.”
Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô được ban hành ngày 11 tháng 3 năm 2015 trong buổi Triều Yết Chung tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Hôm nay ĐTC tiếp tục chu kỳ Giáo Lý về Gia Đình. Ngài giải thích về ơn gọi và sứ vụ của những người cao niên.
* * *
Anh chị em thân mến, chào anh chị em.
Trong bài giáo lý hôm nay, chúng ta tiếp tục suy nghĩ về ông bà, bằng cách xét đến giá trị và vai trò quan trọng của các ngài trong gia đình. Tôi làm thế qua việc đồng hoá chính mình với những người ấy, vì tôi cũng thuộc thế hệ này.
Khi ở Phi Luật Tân, dân Phi chào đón tôi bằng từ: “Lolo Kiko” - nghĩa là Ông Francis - họ gọi “Lolo Kiko!” Điều quan trọng đầu tiên cần phải nhấn mạnh là: sự thật là xã hội có khuynh hướng loại bỏ chúng tôi, nhưng Chúa chắc chắn là không. Chúa không bao giờ loại bỏ chúng tôi. Người mời gọi chúng ta đi theo Người trong tất cả mọi giai đoạn của cuộc đời, và tuổi già cũng có một ân sủng và một sứ vụ, một ơn gọi đích thực của Chúa. Tuổi già là một ơn gọi. Tuổi già chưa phải là lúc để “gác mái chèo nghỉ ngơi.” Giai đoạn này của cuộc đời chắc chắn khác những giai đoạn trước; chúng ta cũng có một chút “tự sáng tạo” vì xã hội của chúng ta chưa sẵn sàng, cả về tâm linh và luân lý, để ban cho thời điểm này của cuộc đời một giá trị trọn vẹn. Bởi vì, thực ra, có thời gian để tuỳ nghi xử dụng không phải là điều thông thường; điều đó còn đúng hơn nữa với thời nay. Và linh đạo Kitô giáo cũng phần nào bị bất ngờ khi phải phác thảo một linh đạo cho những người cao niên. Nhưng cảm tạ Chúa vì không thiếu những chứng từ của những vị thánh cao niên!
Tôi rất cảm động vì “Ngày của những người Cao Niên” đã được tổ chức ở đây, tại Quảng Trường Thánh Phêrô vào năm ngoái, chật ních cả quảng trường. Tôi đã nghe những câu chuyện của những người cao niên là những người đã hy sinh phục vụ tha nhân, và cả những câu chuyện của các cặp vợ chồng, họ nói: “Chúng con kỷ niệm 50 năm thành hôn; chúng con mừng 60 năm thành hôn.” Điều quan trọng là để cho những người trẻ, là những người sớm cảm thấy mệt mỏi, chứng kiến điều ấy. Chứng từ về sự chung thuỷ của những vị cao niên thật là quan trọng. Và ngày hôm đó có rất nhiều chứng từ như thế ở quảng trường này. Đó là một suy nghĩ phải được tiếp tục, cả trong Hội Thánh lẫn ngoài đời. Tin Mừng đến cùng chúng ta với một hình ảnh rất đẹp và đáng khích lệ. Đó là hình ảnh của ông Simeon và bà Anna, mà Tin Mừng về Thời Thơ Ấu của Chúa Giêsu kể lại cho chúng ta, được Thánh Luca biên soạn. Họ chắc chắn là đã già, “Ông cụ” Simeon và “nữ ngôn sứ” Anna, đã 84 tuổi. Không giấu tuổi người phụ nữ này. Tin Mừng nói rằng họ hằng ngày chờ đợi sự xuất hiện của Chúa, với lòng trung thành lớn lao, trong nhiều năm dài. Họ muốn gặp Người hôm đó, thu thập các dấu chỉ về Người mà họ chỉ biết qua trực giác lúc ban đầu. Có lẽ khi ấy họ cũng phần nào muốn buông xuôi đành chết trước khi biến cố này xảy ra: nhưng việc chờ đợi lâu dài ấy vẫn tiếp tục chiếm ngự toàn thể cuộc sống của họ, họ không có nhiệm vụ nào quan trọng hơn nhiệm vục này: chờ đợi Chúa và cầu nguyện. Vâng, khi Đức Mẹ Maria và Thánh Giuse đến Đền Thánh để chu toàn huấn lệnh của Lề Luật, ông Simeon và bà Anna bất ngờ được Chúa Thánh Thần đánh động và sinh động hoá (x Lc 2:27). Sức nặng của tuổi già và sự chờ đợi biến mất trong một giây phút ấy. Họ đã nhận ra Hài Nhi, và đã tìm thấy một sức mạnh mới, cho một sứ vụ mới: tạ ơn và làm chứng cho Dấu Chỉ này của Thiên Chúa. Ông Simeon ứng khẩu một thánh thì tuyệt đẹp về niềm vui (Lc 2:29-32) – vào lúc đó ông là một thi sĩ - và Bà Anna đã trở thành người đầu tiên rao giảng về Chúa Giêsu, “bà đã nói về Người cho tất cả những ai đang trông chờ ơn cứu chuộc của Giêrusalem” (Lk 2:38).
Các ông bà thân yêu, các người cao niên thân mến, chúng ta hãy theo vết chân của những vị lão thành phi thường này! Chúng ta cũng hãy phần nào trở thành những thi sĩ của cầu nguyện: chúng ta hãy vui mừng trong việc tìm kiếm lời lẽ của mình; chúng ta hãy nhận lời mà Lời Chúa dạy chúng ta làm của mình. Những lời cầu nguyện của các ông bà và những người cao niên là một món quà tuyệt vời cho Hội Thánh! Lời cầu nguyện của các ông bà và những người cao niên là một món quà cho Hội Thánh, là một kho báu! Đó cũng là cách tiêm chích sự khôn ngoan lớn lao vào toàn thể xã hội con người: đặc biệt là một xã hội quá bận rộn, quá ràng buộc, quá phân tâm. Phải có người hát cho họ, hát những dấu chỉ của Chúa, phải có người loan báo những dấu chỉ của Thiên Chúa, và phải có người cầu nguyện cho họ! Chúng ta hãy nhìn vào Đức Bênêđictô XVI, người đã chọn dành giai đoạn cuối cùng của đời mình trong cầu nguyện và lắng nghe Thiên Chúa! Và điều này tuyệt đẹp! Olivier Clement, một tín hữu vĩ đại của thế kỷ trước, theo truyền thống Chính Thống, đã nói: “Một nền văn minh mà ở đó không còn cầu nguyện là một nền văn minh trong đó tuổi già không còn ý nghĩa. Và điều này thật đáng sợ. Việc chúng ta cần trước hết nơi tất cả những người cao niên là cầu nguyện, bởi vì tuổi già được ban cho chúng ta để làm việc này.” Chúng ta cần những người già cầu nguyện vì tuổi già được ban cho chúng ta chính là để làm việc này. Việc cầu nguyện của người cao niên là một điều tuyệt đẹp.
Chúng ta có thể cảm tạ Chúa vì những ơn ích nhận được, và lấp đầy khoảng trống vô ơn bao bọc quanh Người. Chúng ta có thể cầu bầu cho những kỳ vọng của các thế hệ trẻ và đem lại phẩm giá cho việc tưởng niệm và sự hy sinh của những thế hệ đã qua. Chúng ta có thể nhắc nhở những người trẻ đầy tham vọng rằng một cuộc đời không có tình yêu là một cuộc đời cằn cỗi. Chúng ta có thể nói với những người trẻ đang sợ hãi rằng nỗi lo âu về tương lai có thể được khắc phục. Chúng ta cũng có thể dạy cho những người trẻ chỉ biết yêu mình rằng cho đi còn vui hơn là nhận lại. Các ông bà nội ngoại tạo thành bản “hợp ca” thường trực của một cung thánh tâm linh vĩ đại, ở đó những lời khẩn nguyện và những bài ca ngợi khen nâng đỡ cộng đồng đang làm việc và đấu tranh trong các lĩnh vực của cuộc sống.
Cuối cùng, cầu nguyện không ngừng thanh luyện tâm hồn. Lời ngợi khen và khẩn cầu Thiên Chúa ngăn ngừa việc cứng lòng trong oán hờn và ích kỷ. Sự hoài nghi của một người già đã đánh mất ý nghĩa của chứng từ của mình, coi thường người trẻ và không chịu truyền thông sự khôn ngoan của cuộc đời, là một điều tồi tệ biết bao! Trái lại, đẹp thay sự khuyến khích mà những bậc cao niên có thể cho những người trẻ đang tìm kiếm ý nghĩa của đức tin và cuộc đời! Đó thực sự là sứ vụ của ông bà, là ơn gọi của những người cao niên. Những lời của ông bà có một điều gì đặc biệt cho giới trẻ. Và các em biết điều ấy. Tôi vẫn còn mang với tôi trong Sách Nguyện những lời mà bà tôi đã viết cho tôi ngày tôi chịu chức linh mục, tôi thường xuyên đọc chúng và chúng có ích cho tôi.
Tôi muốn có một Hội Thánh thách thức nền văn hóa xa thải với niềm vui tràn đầy của một vòng tay ôm ấp mới giữa những người trẻ và người già! Và đây, vòng tay ôm ấp này, là điều tôi cầu xin Chúa hôm nay!
http://giaoly.org/vn/
Nguyên bản: http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2015/documents/papa-francesco_20150311_udienza-generale.html
* * *
Anh chị em thân mến, chào anh chị em.
Trong bài giáo lý hôm nay, chúng ta tiếp tục suy nghĩ về ông bà, bằng cách xét đến giá trị và vai trò quan trọng của các ngài trong gia đình. Tôi làm thế qua việc đồng hoá chính mình với những người ấy, vì tôi cũng thuộc thế hệ này.
Khi ở Phi Luật Tân, dân Phi chào đón tôi bằng từ: “Lolo Kiko” - nghĩa là Ông Francis - họ gọi “Lolo Kiko!” Điều quan trọng đầu tiên cần phải nhấn mạnh là: sự thật là xã hội có khuynh hướng loại bỏ chúng tôi, nhưng Chúa chắc chắn là không. Chúa không bao giờ loại bỏ chúng tôi. Người mời gọi chúng ta đi theo Người trong tất cả mọi giai đoạn của cuộc đời, và tuổi già cũng có một ân sủng và một sứ vụ, một ơn gọi đích thực của Chúa. Tuổi già là một ơn gọi. Tuổi già chưa phải là lúc để “gác mái chèo nghỉ ngơi.” Giai đoạn này của cuộc đời chắc chắn khác những giai đoạn trước; chúng ta cũng có một chút “tự sáng tạo” vì xã hội của chúng ta chưa sẵn sàng, cả về tâm linh và luân lý, để ban cho thời điểm này của cuộc đời một giá trị trọn vẹn. Bởi vì, thực ra, có thời gian để tuỳ nghi xử dụng không phải là điều thông thường; điều đó còn đúng hơn nữa với thời nay. Và linh đạo Kitô giáo cũng phần nào bị bất ngờ khi phải phác thảo một linh đạo cho những người cao niên. Nhưng cảm tạ Chúa vì không thiếu những chứng từ của những vị thánh cao niên!
Tôi rất cảm động vì “Ngày của những người Cao Niên” đã được tổ chức ở đây, tại Quảng Trường Thánh Phêrô vào năm ngoái, chật ních cả quảng trường. Tôi đã nghe những câu chuyện của những người cao niên là những người đã hy sinh phục vụ tha nhân, và cả những câu chuyện của các cặp vợ chồng, họ nói: “Chúng con kỷ niệm 50 năm thành hôn; chúng con mừng 60 năm thành hôn.” Điều quan trọng là để cho những người trẻ, là những người sớm cảm thấy mệt mỏi, chứng kiến điều ấy. Chứng từ về sự chung thuỷ của những vị cao niên thật là quan trọng. Và ngày hôm đó có rất nhiều chứng từ như thế ở quảng trường này. Đó là một suy nghĩ phải được tiếp tục, cả trong Hội Thánh lẫn ngoài đời. Tin Mừng đến cùng chúng ta với một hình ảnh rất đẹp và đáng khích lệ. Đó là hình ảnh của ông Simeon và bà Anna, mà Tin Mừng về Thời Thơ Ấu của Chúa Giêsu kể lại cho chúng ta, được Thánh Luca biên soạn. Họ chắc chắn là đã già, “Ông cụ” Simeon và “nữ ngôn sứ” Anna, đã 84 tuổi. Không giấu tuổi người phụ nữ này. Tin Mừng nói rằng họ hằng ngày chờ đợi sự xuất hiện của Chúa, với lòng trung thành lớn lao, trong nhiều năm dài. Họ muốn gặp Người hôm đó, thu thập các dấu chỉ về Người mà họ chỉ biết qua trực giác lúc ban đầu. Có lẽ khi ấy họ cũng phần nào muốn buông xuôi đành chết trước khi biến cố này xảy ra: nhưng việc chờ đợi lâu dài ấy vẫn tiếp tục chiếm ngự toàn thể cuộc sống của họ, họ không có nhiệm vụ nào quan trọng hơn nhiệm vục này: chờ đợi Chúa và cầu nguyện. Vâng, khi Đức Mẹ Maria và Thánh Giuse đến Đền Thánh để chu toàn huấn lệnh của Lề Luật, ông Simeon và bà Anna bất ngờ được Chúa Thánh Thần đánh động và sinh động hoá (x Lc 2:27). Sức nặng của tuổi già và sự chờ đợi biến mất trong một giây phút ấy. Họ đã nhận ra Hài Nhi, và đã tìm thấy một sức mạnh mới, cho một sứ vụ mới: tạ ơn và làm chứng cho Dấu Chỉ này của Thiên Chúa. Ông Simeon ứng khẩu một thánh thì tuyệt đẹp về niềm vui (Lc 2:29-32) – vào lúc đó ông là một thi sĩ - và Bà Anna đã trở thành người đầu tiên rao giảng về Chúa Giêsu, “bà đã nói về Người cho tất cả những ai đang trông chờ ơn cứu chuộc của Giêrusalem” (Lk 2:38).
Các ông bà thân yêu, các người cao niên thân mến, chúng ta hãy theo vết chân của những vị lão thành phi thường này! Chúng ta cũng hãy phần nào trở thành những thi sĩ của cầu nguyện: chúng ta hãy vui mừng trong việc tìm kiếm lời lẽ của mình; chúng ta hãy nhận lời mà Lời Chúa dạy chúng ta làm của mình. Những lời cầu nguyện của các ông bà và những người cao niên là một món quà tuyệt vời cho Hội Thánh! Lời cầu nguyện của các ông bà và những người cao niên là một món quà cho Hội Thánh, là một kho báu! Đó cũng là cách tiêm chích sự khôn ngoan lớn lao vào toàn thể xã hội con người: đặc biệt là một xã hội quá bận rộn, quá ràng buộc, quá phân tâm. Phải có người hát cho họ, hát những dấu chỉ của Chúa, phải có người loan báo những dấu chỉ của Thiên Chúa, và phải có người cầu nguyện cho họ! Chúng ta hãy nhìn vào Đức Bênêđictô XVI, người đã chọn dành giai đoạn cuối cùng của đời mình trong cầu nguyện và lắng nghe Thiên Chúa! Và điều này tuyệt đẹp! Olivier Clement, một tín hữu vĩ đại của thế kỷ trước, theo truyền thống Chính Thống, đã nói: “Một nền văn minh mà ở đó không còn cầu nguyện là một nền văn minh trong đó tuổi già không còn ý nghĩa. Và điều này thật đáng sợ. Việc chúng ta cần trước hết nơi tất cả những người cao niên là cầu nguyện, bởi vì tuổi già được ban cho chúng ta để làm việc này.” Chúng ta cần những người già cầu nguyện vì tuổi già được ban cho chúng ta chính là để làm việc này. Việc cầu nguyện của người cao niên là một điều tuyệt đẹp.
Chúng ta có thể cảm tạ Chúa vì những ơn ích nhận được, và lấp đầy khoảng trống vô ơn bao bọc quanh Người. Chúng ta có thể cầu bầu cho những kỳ vọng của các thế hệ trẻ và đem lại phẩm giá cho việc tưởng niệm và sự hy sinh của những thế hệ đã qua. Chúng ta có thể nhắc nhở những người trẻ đầy tham vọng rằng một cuộc đời không có tình yêu là một cuộc đời cằn cỗi. Chúng ta có thể nói với những người trẻ đang sợ hãi rằng nỗi lo âu về tương lai có thể được khắc phục. Chúng ta cũng có thể dạy cho những người trẻ chỉ biết yêu mình rằng cho đi còn vui hơn là nhận lại. Các ông bà nội ngoại tạo thành bản “hợp ca” thường trực của một cung thánh tâm linh vĩ đại, ở đó những lời khẩn nguyện và những bài ca ngợi khen nâng đỡ cộng đồng đang làm việc và đấu tranh trong các lĩnh vực của cuộc sống.
Cuối cùng, cầu nguyện không ngừng thanh luyện tâm hồn. Lời ngợi khen và khẩn cầu Thiên Chúa ngăn ngừa việc cứng lòng trong oán hờn và ích kỷ. Sự hoài nghi của một người già đã đánh mất ý nghĩa của chứng từ của mình, coi thường người trẻ và không chịu truyền thông sự khôn ngoan của cuộc đời, là một điều tồi tệ biết bao! Trái lại, đẹp thay sự khuyến khích mà những bậc cao niên có thể cho những người trẻ đang tìm kiếm ý nghĩa của đức tin và cuộc đời! Đó thực sự là sứ vụ của ông bà, là ơn gọi của những người cao niên. Những lời của ông bà có một điều gì đặc biệt cho giới trẻ. Và các em biết điều ấy. Tôi vẫn còn mang với tôi trong Sách Nguyện những lời mà bà tôi đã viết cho tôi ngày tôi chịu chức linh mục, tôi thường xuyên đọc chúng và chúng có ích cho tôi.
Tôi muốn có một Hội Thánh thách thức nền văn hóa xa thải với niềm vui tràn đầy của một vòng tay ôm ấp mới giữa những người trẻ và người già! Và đây, vòng tay ôm ấp này, là điều tôi cầu xin Chúa hôm nay!
http://giaoly.org/vn/
Nguyên bản: http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2015/documents/papa-francesco_20150311_udienza-generale.html
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Phủ Cam phát học bổng cho học sinh
Trương Trí
09:07 13/03/2015
Tối 12/3/ năm 2015, tại Nhà thờ Phủ Cam, Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh, Quản xứ Chính tòa Phủ Cam đã dâng Thánh lễ Tạ ơn và cầu nguyện cho các vị ân nhân đã giúp cho các em học sinh nghèo trong Giáo xứ học bỗng hàng tháng.
Hình ảnh
Các em học sinh từ Tiểu học cho đến sinh viên Đại học gồm 23 em được nhận học bỗng EDM và 23 em ăn theo, 21 em được nhận học bỗng Singapore và 20 em được nhận học bỗng Nguyễn Anh Cát.
Các em hân hoan và chỉnh tề trong hàng ngủ rước Cha chủ tế tiến lên bàn thờ, đồng thời các em phụ trách phần Phụng vụ như: Đọc sách Thánh và đọc Lời nguyện Giáo dân.
Mở đầu Thánh lễ, Cha chủ tế mời gọi cộng đoàn hiệp với cha mẹ và các em học sinh được nhận học bỗng dâng Thánh lễ cầu nguyện cho các ân nhân đã giúp cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong Giáo xứ có được học bỗng để theo học văn hóa. Tuy số tiền học bỗng không phải là quá lớn, nhưng cũng đủ để giúp các em trang trải học phí, đỡ bớt phần nào gánh nặng cho cha mẹ các em.
Sau Thánh lễ, các em và cha mẹ tập trung tại Hội trường Nhà Mục vụ Giáo xứ, Ban Văn hóa Xã hội nhắc nhỡ các em phải thường xuyên tham gia học Giáo lý, trau dồi đạo đức và nhân bản.
Cha Tổng Đại diện điểm danh các em học sinh được nhận học bỗng, Ngài nhắc các em phải biết công ơn của các vị ân nhân và luôn nhớ cầu nguyện cho các ân nhân đó.
Học bỗng của các em được cấp theo hàng tháng, Ban Văn hóa Xã hội đã phát cho các em từng quí, như vậy số tiền các em được nhận sẽ khá lớn, có thể giúp các em đóng học phí. Ví dụ: học bỗng EDM có 5 sinh viên được nhận mức 750 ngàn/tháng, như vậy mỗi quí được nhận 2.250 ngàn đồng, 13 em học sinh nhận mức 350 ngàn/tháng, mỗi quí như vậy được nhận 1.050 ngàn đồng. Học bỗng Singapore, mỗi em được nhận 400 ngàn mỗi quí. Học bỗng Nguyễn Anh Cát là một Bác sĩ tân tòng của Giáo xứ nay định cư tại Mỹ, hàng tháng Bác sĩ gởi 100usd giúp cho 20 học sinh khó khăn.
Hình ảnh
Các em học sinh từ Tiểu học cho đến sinh viên Đại học gồm 23 em được nhận học bỗng EDM và 23 em ăn theo, 21 em được nhận học bỗng Singapore và 20 em được nhận học bỗng Nguyễn Anh Cát.
Các em hân hoan và chỉnh tề trong hàng ngủ rước Cha chủ tế tiến lên bàn thờ, đồng thời các em phụ trách phần Phụng vụ như: Đọc sách Thánh và đọc Lời nguyện Giáo dân.
Mở đầu Thánh lễ, Cha chủ tế mời gọi cộng đoàn hiệp với cha mẹ và các em học sinh được nhận học bỗng dâng Thánh lễ cầu nguyện cho các ân nhân đã giúp cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong Giáo xứ có được học bỗng để theo học văn hóa. Tuy số tiền học bỗng không phải là quá lớn, nhưng cũng đủ để giúp các em trang trải học phí, đỡ bớt phần nào gánh nặng cho cha mẹ các em.
Sau Thánh lễ, các em và cha mẹ tập trung tại Hội trường Nhà Mục vụ Giáo xứ, Ban Văn hóa Xã hội nhắc nhỡ các em phải thường xuyên tham gia học Giáo lý, trau dồi đạo đức và nhân bản.
Cha Tổng Đại diện điểm danh các em học sinh được nhận học bỗng, Ngài nhắc các em phải biết công ơn của các vị ân nhân và luôn nhớ cầu nguyện cho các ân nhân đó.
Học bỗng của các em được cấp theo hàng tháng, Ban Văn hóa Xã hội đã phát cho các em từng quí, như vậy số tiền các em được nhận sẽ khá lớn, có thể giúp các em đóng học phí. Ví dụ: học bỗng EDM có 5 sinh viên được nhận mức 750 ngàn/tháng, như vậy mỗi quí được nhận 2.250 ngàn đồng, 13 em học sinh nhận mức 350 ngàn/tháng, mỗi quí như vậy được nhận 1.050 ngàn đồng. Học bỗng Singapore, mỗi em được nhận 400 ngàn mỗi quí. Học bỗng Nguyễn Anh Cát là một Bác sĩ tân tòng của Giáo xứ nay định cư tại Mỹ, hàng tháng Bác sĩ gởi 100usd giúp cho 20 học sinh khó khăn.
Đức TGM Phaolô Bùi văn Đọc dâng Thánh Lễ tại Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:12 13/03/2015
Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi văn Đọc dâng Thánh Lễ tại Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao
Hình ảnh
1. Đàng Thánh Giá và Chầu Thánh Thể tối 12.3
Giáo Hội sống Mùa Chay Thánh, đây cũng là dịp Giáo Hội kính nhớ Thánh Cả Giuse. Một sắp xếp niên lịch phụng vụ mang nhiều ý nghĩa. Nhiều nhân đức trổi vượt nên Thánh Giuse trở nên mẫu gương sống Mùa Chay cho mọi tín hữu. Đặc biệt là giới Gia trưởng, Thánh Giuse chính là mẫu mực của một người chồng thuỷ chung tận tụy, một người cha khả ái hiền hoà. Hành hương tháng 3 là dịp anh em Gia trưởng tề tựu về bên Mẹ Tàpao.
Tại linh địa Tàpao, trong tâm tình Mùa Chay Thánh, hiệp thông cuộc thương khó của Chúa Giêsu Kitô, tối 12/03/2015, Đức Cha Giuse Giám mục Gp Phan Thiết cùng cộng đoàn sốt sắng đi Đàng Thánh Giá trọng thể tại quảng trường trung tâm.
Đoàn rước kiệu Đức Mẹ khởi đầu với nghi thức xông hương, với nến sáng trên tay, Giới Gia Trưởng GP Phan Thiết và quý khách hành hương cung nghinh Đức Mẹ rước lên lễ đài.
Nghi thức đi đàng thánh giá bắt đầu với lời cầu nguyện và suy niệm qua từng chặng Đàng Thánh giá do Giới Gia Trưởng hướng dẫn. Cha Hạt trưởng Bắc Tuy Phêrô Nguyễn Xuân Anh, đặc trách Gia trưởng Giáo phận vác thánh giá đi hết 14 chặng. Mỗi chặng, Đức Cha Giuse cùng cộng đoàn quỳ gối tay cầm nến sáng trên tay thinh lặng hiệp thông từng chặng đàng thương khó của Chúa Giêsu.
Sau nghi thức suy tôn Thánh Giá, Đức Cha Giuse đặt Mình Thánh Chúa vào hào quang, cộng đoàn quỳ gối tôn thờ Thánh Thể. Sau giờ chầu chung và phép lành Thánh Thể, lần lượt mỗi cộng đoàn đã đăng ký trước, chầu Mình Thánh suốt đêm.
2. Thánh lễ trọng thể sáng 13.3
Thánh lễ Truyền Tin kính Đức Mẹ tại Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao sáng ngày 13/3/2015 do Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc chủ sự. Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống Giám Mục Phan Thiết và hơn 60 cha trong ngoài giáo phận cùng hiệp dâng thánh lễ. Đông đảo anh em Gia trưởng GP Phan Thiết và hàng chục ngàn khách hành hương hiệp thông cầu nguyện.
Đức Tổng mời gọi mọi người hãy sốt sắng cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô, cho Giáo Hội toàn cầu, đặc biệt cho Giáo Hội tại Việt Nam, cầu nguyện cho việc Loan báo Tin mừng Tình Yêu của Thiên Chúa tại Việt Nam, cầu nguyện cho xã hội và Đất nước Việt Nam.
Đức Tổng đã tham gia vào lời kêu gọi của Tổ chức Công Giáo Thế Giới là ăn chay cầu nguyện cho việc làm sạch môi trường và làm giảm bớt ảnh hưởng việc biến đổi khí hậu, ngài mời gọi mọi người hãy ăn chay cầu nguyện và góp phần làm cho bầu không khí thiên nhiên và bầu khí tâm linh của đất nước được gìn giữ trong sạch.
Đức Tổng Phaolô giảng lễ, suy niệm Tin Mừng (Lc 1,26–38), Truyền Tin cho Đức Trinh Nữ Maria. Nội dung như sau:
Anh chị em rất thân mến,
1. Hôm nay chúng ta cử hành Thánh Lễ Truyền Tin, kỷ niệm biến cố Sứ thần Gabriel được Thiên Chúa sai đến báo tin cho Mẹ Maria là Mẹ đã được chọn làm thân mẫu Đức Giêsu Kitô, Con Một của Thiên Chúa, mà Thiên Chúa đã quyết định gởi đến trần gian để cứu độ loài người. Chúng ta đang ở trong Mùa Chay, nhưng Thiên Chúa muốn lòng chúng ta hướng tới Mẹ Maria và Giêsu, con của Mẹ, hướng tới mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa. Mẹ Maria đã được chuẩn bị như thế nào cho biến cố trọng đại này?
2. Chắc chắn Mẹ Maria đã được Thiên Chúa chuẩn bị rất kỷ lưỡng, từ thưở đời đời. Thiên Chúa đã chuẩn bị cho Mẹ từ thưở khai thiên lập địa. Mẹ đã được Thiên Chúa tiền định và tuyển chọn từ lúc khai sinh vũ trụ. Sáng kiến tuyển chọn đó của Thiên Chúa đã được Người loan báo một cách kín đáo và tế nhị qua các sấm ngôn của các tiên tri, như trong đoạn sách lsaia, bài đọc một hôm nay: “Này đây người trinh nữ sẽ mang thai, sẽ sinh hạ con trai, và đặt tên là Em-ma-nu-en.” ( Is 7,14 ). Đức Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, cũng đã chuẩn bị chính mình, đã sẵn sàng đáp lại ý muốn cứu độ hoàn toàn phát xuất tư tình thương của Thiên Chúa: “Lạy Thiên Chúa này Con đây, Con đến để thực thi ý Ngài.” ( Dt 10, 7)
3. Ngày Lễ hôm nay là lễ của Chúa Giêsu, cũng là lễ của Đức Mẹ, chúng ta noi gương sứ thần Gabriel mừng Mẹ: “Mừng vui lên hỡi Đấng đầy ân sủng! Đức Chúa ở cùng Bà!” ( Lc 1, 28 ). Chúng ta đến với Đức Mẹ với lòng kính trọng sâu xa, như sứ thần Gabriel đã chào mừng Mẹ với sự kính nể đặc biệt. Sứ thần đã tuyên dương Mẹ là Đấng đầy ân sủng! Quả thật tâm hồn Mẹ tràn trề ân sủng! Mẹ là Đấng “Đầy ân phúc” vì Mẹ đã được Thiên Chúa chúc phúc. Thiên Chúa yêu thương Mẹ, gìn giữ Mẹ “trong trắng”, không nhiễm một vết nhơ tội lỗi nào, kể cả vết nhơ tội Ađam. Mẹ xinh đẹp, Mẹ tinh tuyền, Mẹ đẹp lòng Thiên Chúa. Mẹ là thụ tạo xinh đẹp nhất của Thiên Chúa, Mẹ là kiệt tác của “Bàn Tay Thiên Chúa” là Chúa Thánh Thần.
4. Tin mà sứ thần truyền đạt cho Đức Mẹ là tin về Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, sẽ Nhập Thể làm người trong Cung Lòng Mẹ: “Này đây Bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao.” ( Lc 1, 31 - 32 ). Chúa Thánh Thần là Bàn tay của Thiên Chúa trong mầu nhiệm Tạo Dựng, và cả trong mầu nhiệm Cứu Độ nữa. Lời sứ thần Gabriel nói với Đức Mẹ rất rõ, sau khi Mẹ đã bày tỏ sự thắc mắc là cách Mẹ thụ thai Chúa Giêsu: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và Quyền Năng Đấng Tối Cao rợp bóng trên bà, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” ( Lc 1, 35).
5. Đáp lại lời truyền tin của sứ thần, Mẹ Maria thưa: “Vâng, tôi đây là nữ tỷ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”( Lc 1, 38 ). Hai tiếng “xin vâng” của Đức Mẹ đã đi vào Lịch Sử Cứu độ, là lời đáp thay cho toàn thể nhân loại, đại diện cho tất cả nữ giới. Giờ đây, mọi người Công Giáo đều phải biết ơn Đức Mẹ. Đức Mẹ đã đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa “giàu lòng thương xót”, đã đón nhận thay cho nhân loại mọi ân sủng của Thiên Chúa, đón nhận Chúa Giêsu Kitô là Ân Sủng lớn nhất, nơi đó chúng ta nhận lãnh hết ơn này tới ơn nọ. Chúng ta tạ ơn Thiên Chúa, nhờ Đức Giêsu Kitô, Con của Mẹ, Đấng đã hiến dâng thân mình làm lễ tế, chỉ một lần là đủ.
6. Hôm nay ngày 13, ngày Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, mời gọi mọi người ăn năn thống hối và lần hạt mân côi, kính Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội. Chúng ta đến đây, linh địa Tà-Pao này, để đáp lại lời mời gọi của Đức Mẹ. Chúng ta hãy sốt sắng cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô, cho Giáo Hội toàn cầu, đặc biệt là Giáo Hội tại Việt Nam. Hãy cầu nguyện cho việc Loan báo Tin mừng Tình Yêu của Thiên Chúa tại Việt Nam. Hãy cầu nguyện cho xã hội và Đất nước Việt Nam. Xin cho mãnh đất thân yêu này được nguyên vẹn, cho bầu không khí thiên nhiên và tâm linh của Đất nước được gìn giữ trong sạch. Tôi đã chọn ngày hôm nay làm ngày ăn chay cầu nguyện của giáo tỉnh Sàigòn, cầu nguyện cho việc bảo vệ môi trường sống của loài người được tốt đẹp và hữu hiệu, xin Chúa nhậm lời chúng con!
Cuối thánh lễ, Cha Phêrô Nguyễn Xuân Anh, đặc trách Giới Gia trưởng đọc danh sách Ban Đại Diện Hội Gia Trưởng Giáo Phận Phan Thiết nhiệm kỳ mới. Đức Cha Giuse trao ủy nhiệm thư cho từng thành viên: Ông Giacôbe Trần Thanh Thủy, Hội Trưởng; Ông Antôn Hoàng Văn Tâm, Hội Phó; Ông Phêrô Nguyễn Đại Tích, Hội Phó; Ông Augustinô Hoàng Tấn Trung, Thư ký; Ông Phaolô Nguyễn Văn Hiếu, Thủ quỹ; Ông Phaolô Nguyễn Phúc Hải, Ủy viên; Ông Đôminicô Trần Ngọc Tiến, Ủy viên; Ông Philipphê Nguyễn Hữu Vàng, Ủy viên; Ông Phaolô Nguyễn Văn Tình, Ủy viên; Ông Antôn Trần Đình Phúc. Đức Cha cũng trao tặng bằng khen cho Ông Gioan Baotixita Nguyễn Thành Thơ, Hội phó Nhiệm kỳ 2010-2014.
Cha Phêrô dâng lời tri ân lên quý Đức Cha, quý cha và cộng đoàn: Thật là vinh dự cho chúng con khi được tiếp đón Đức Tổng trong chuyến viếng thăm mục vụ GP Phan Thiết và Trung Tâm Thánh Mẫu TàPao hôm nay. Sự hiện diện của Đức Tổng nói lên tấm lòng ưu ái của HĐGMVN và TGP Sài gòn với đoàn con Phan Thiết, và nơi đây, tại TTTM TàPao này, Sự hiện diện ấy còn tỏ bày cho chúng con lòng mến yêu Mẹ Maria TàPao quí mến, không chỉ của Phan Thiết mà còn là của tất cả những ai thành tâm đến với Mẹ kêu khấn, nài van.
Chúng con xin hết lòng cảm ơn Đức Tổng đã chủ sự Thánh lễ, cùng chia sẻ cho chúng con niềm vui “Chúa là nguồn vui của đời con”. Và qua Đức Tổng, chúng con kính lời cảm ơn HĐGMVN và quí TGP Sài gòn, nguyện xin Chúa ban muôn ơn lành cho Đức Tổng, để mãi mãi “Chúa là nguồn vui” của Đức Tổng.
Cộng Đoàn Giáo Phận, TTTM TàPao, Hội Gia Trưởng Giáo Phận, cùng tất cả khách hành hương hôm nay, đồng lòng xin tri ân Đức Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết vì tấm lòng mục tử nhân lành của Đức Cha hằng trải ra cho đoàn chiên để nhờ tình thương, nhân đức, lời cầu nguyện và sự chăm sóc của Đức Cha mà đoàn chiên được sống và sống dồi dào. Chúng con kính mừng Bổn Mạng Đức Cha, nhân ngày lễ Thánh Giuse sắp đến, và nguyện xin Chúa ban muôn ơn Mục Tử cho Đức Cha qua lời cầu bàu cách đặc biệt của thánh Cả Giuse.
Hai lẳng hoa tươi dâng lên hai Đức Cha như tấm lòng thảo hiểu của chúng con.
Hội Gia Trưởng GP chúng con cảm ơn quí Cha, quí TTTM TàPao, quí Tu Sĩ Nam Nữ, và quí cộng đoàn hành hương đã cùng đồng hành với Hội Gia Trưởng trong ngày Đại Hội, qua việc đi Đàng Thánh Giá, Chầu Thánh Thể, Thánh Lễ, lời cầu nguyện và những đóng góp cho chúng con được một một ngày sống sốt sắng thánh thiện tại TTTM TàPao này. Nguyện xin Chúa ban muôn ơn lành cho quí vị qua lời cầu báu của Mẹ Maria TàPao rất đáng mến yêu. Chúng con đồng kính tri ân.
Tiếp theo, Đức Cha Giuse làm phép nước và ảnh tượng cho khách hành hương.Mọi người ra về trong tâm tình tạ ơn Thánh Giuse cùng với những ơn lành Đức Mẹ TàPao ban tặng. Tất cả cộng đoàn quyết tâm thực thi lời mời gọi của Đức TGM Phaolô: ăn chay và cầu nguyện cho việc bảo vệ môi trường sống của con người được tốt đẹp và hữu hiệu hơn.
Hình ảnh
1. Đàng Thánh Giá và Chầu Thánh Thể tối 12.3
Giáo Hội sống Mùa Chay Thánh, đây cũng là dịp Giáo Hội kính nhớ Thánh Cả Giuse. Một sắp xếp niên lịch phụng vụ mang nhiều ý nghĩa. Nhiều nhân đức trổi vượt nên Thánh Giuse trở nên mẫu gương sống Mùa Chay cho mọi tín hữu. Đặc biệt là giới Gia trưởng, Thánh Giuse chính là mẫu mực của một người chồng thuỷ chung tận tụy, một người cha khả ái hiền hoà. Hành hương tháng 3 là dịp anh em Gia trưởng tề tựu về bên Mẹ Tàpao.
Tại linh địa Tàpao, trong tâm tình Mùa Chay Thánh, hiệp thông cuộc thương khó của Chúa Giêsu Kitô, tối 12/03/2015, Đức Cha Giuse Giám mục Gp Phan Thiết cùng cộng đoàn sốt sắng đi Đàng Thánh Giá trọng thể tại quảng trường trung tâm.
Đoàn rước kiệu Đức Mẹ khởi đầu với nghi thức xông hương, với nến sáng trên tay, Giới Gia Trưởng GP Phan Thiết và quý khách hành hương cung nghinh Đức Mẹ rước lên lễ đài.
Nghi thức đi đàng thánh giá bắt đầu với lời cầu nguyện và suy niệm qua từng chặng Đàng Thánh giá do Giới Gia Trưởng hướng dẫn. Cha Hạt trưởng Bắc Tuy Phêrô Nguyễn Xuân Anh, đặc trách Gia trưởng Giáo phận vác thánh giá đi hết 14 chặng. Mỗi chặng, Đức Cha Giuse cùng cộng đoàn quỳ gối tay cầm nến sáng trên tay thinh lặng hiệp thông từng chặng đàng thương khó của Chúa Giêsu.
Sau nghi thức suy tôn Thánh Giá, Đức Cha Giuse đặt Mình Thánh Chúa vào hào quang, cộng đoàn quỳ gối tôn thờ Thánh Thể. Sau giờ chầu chung và phép lành Thánh Thể, lần lượt mỗi cộng đoàn đã đăng ký trước, chầu Mình Thánh suốt đêm.
2. Thánh lễ trọng thể sáng 13.3
Thánh lễ Truyền Tin kính Đức Mẹ tại Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao sáng ngày 13/3/2015 do Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc chủ sự. Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống Giám Mục Phan Thiết và hơn 60 cha trong ngoài giáo phận cùng hiệp dâng thánh lễ. Đông đảo anh em Gia trưởng GP Phan Thiết và hàng chục ngàn khách hành hương hiệp thông cầu nguyện.
Đức Tổng mời gọi mọi người hãy sốt sắng cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô, cho Giáo Hội toàn cầu, đặc biệt cho Giáo Hội tại Việt Nam, cầu nguyện cho việc Loan báo Tin mừng Tình Yêu của Thiên Chúa tại Việt Nam, cầu nguyện cho xã hội và Đất nước Việt Nam.
Đức Tổng đã tham gia vào lời kêu gọi của Tổ chức Công Giáo Thế Giới là ăn chay cầu nguyện cho việc làm sạch môi trường và làm giảm bớt ảnh hưởng việc biến đổi khí hậu, ngài mời gọi mọi người hãy ăn chay cầu nguyện và góp phần làm cho bầu không khí thiên nhiên và bầu khí tâm linh của đất nước được gìn giữ trong sạch.
Đức Tổng Phaolô giảng lễ, suy niệm Tin Mừng (Lc 1,26–38), Truyền Tin cho Đức Trinh Nữ Maria. Nội dung như sau:
Anh chị em rất thân mến,
1. Hôm nay chúng ta cử hành Thánh Lễ Truyền Tin, kỷ niệm biến cố Sứ thần Gabriel được Thiên Chúa sai đến báo tin cho Mẹ Maria là Mẹ đã được chọn làm thân mẫu Đức Giêsu Kitô, Con Một của Thiên Chúa, mà Thiên Chúa đã quyết định gởi đến trần gian để cứu độ loài người. Chúng ta đang ở trong Mùa Chay, nhưng Thiên Chúa muốn lòng chúng ta hướng tới Mẹ Maria và Giêsu, con của Mẹ, hướng tới mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa. Mẹ Maria đã được chuẩn bị như thế nào cho biến cố trọng đại này?
2. Chắc chắn Mẹ Maria đã được Thiên Chúa chuẩn bị rất kỷ lưỡng, từ thưở đời đời. Thiên Chúa đã chuẩn bị cho Mẹ từ thưở khai thiên lập địa. Mẹ đã được Thiên Chúa tiền định và tuyển chọn từ lúc khai sinh vũ trụ. Sáng kiến tuyển chọn đó của Thiên Chúa đã được Người loan báo một cách kín đáo và tế nhị qua các sấm ngôn của các tiên tri, như trong đoạn sách lsaia, bài đọc một hôm nay: “Này đây người trinh nữ sẽ mang thai, sẽ sinh hạ con trai, và đặt tên là Em-ma-nu-en.” ( Is 7,14 ). Đức Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, cũng đã chuẩn bị chính mình, đã sẵn sàng đáp lại ý muốn cứu độ hoàn toàn phát xuất tư tình thương của Thiên Chúa: “Lạy Thiên Chúa này Con đây, Con đến để thực thi ý Ngài.” ( Dt 10, 7)
3. Ngày Lễ hôm nay là lễ của Chúa Giêsu, cũng là lễ của Đức Mẹ, chúng ta noi gương sứ thần Gabriel mừng Mẹ: “Mừng vui lên hỡi Đấng đầy ân sủng! Đức Chúa ở cùng Bà!” ( Lc 1, 28 ). Chúng ta đến với Đức Mẹ với lòng kính trọng sâu xa, như sứ thần Gabriel đã chào mừng Mẹ với sự kính nể đặc biệt. Sứ thần đã tuyên dương Mẹ là Đấng đầy ân sủng! Quả thật tâm hồn Mẹ tràn trề ân sủng! Mẹ là Đấng “Đầy ân phúc” vì Mẹ đã được Thiên Chúa chúc phúc. Thiên Chúa yêu thương Mẹ, gìn giữ Mẹ “trong trắng”, không nhiễm một vết nhơ tội lỗi nào, kể cả vết nhơ tội Ađam. Mẹ xinh đẹp, Mẹ tinh tuyền, Mẹ đẹp lòng Thiên Chúa. Mẹ là thụ tạo xinh đẹp nhất của Thiên Chúa, Mẹ là kiệt tác của “Bàn Tay Thiên Chúa” là Chúa Thánh Thần.
4. Tin mà sứ thần truyền đạt cho Đức Mẹ là tin về Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, sẽ Nhập Thể làm người trong Cung Lòng Mẹ: “Này đây Bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao.” ( Lc 1, 31 - 32 ). Chúa Thánh Thần là Bàn tay của Thiên Chúa trong mầu nhiệm Tạo Dựng, và cả trong mầu nhiệm Cứu Độ nữa. Lời sứ thần Gabriel nói với Đức Mẹ rất rõ, sau khi Mẹ đã bày tỏ sự thắc mắc là cách Mẹ thụ thai Chúa Giêsu: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và Quyền Năng Đấng Tối Cao rợp bóng trên bà, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” ( Lc 1, 35).
5. Đáp lại lời truyền tin của sứ thần, Mẹ Maria thưa: “Vâng, tôi đây là nữ tỷ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”( Lc 1, 38 ). Hai tiếng “xin vâng” của Đức Mẹ đã đi vào Lịch Sử Cứu độ, là lời đáp thay cho toàn thể nhân loại, đại diện cho tất cả nữ giới. Giờ đây, mọi người Công Giáo đều phải biết ơn Đức Mẹ. Đức Mẹ đã đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa “giàu lòng thương xót”, đã đón nhận thay cho nhân loại mọi ân sủng của Thiên Chúa, đón nhận Chúa Giêsu Kitô là Ân Sủng lớn nhất, nơi đó chúng ta nhận lãnh hết ơn này tới ơn nọ. Chúng ta tạ ơn Thiên Chúa, nhờ Đức Giêsu Kitô, Con của Mẹ, Đấng đã hiến dâng thân mình làm lễ tế, chỉ một lần là đủ.
6. Hôm nay ngày 13, ngày Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, mời gọi mọi người ăn năn thống hối và lần hạt mân côi, kính Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội. Chúng ta đến đây, linh địa Tà-Pao này, để đáp lại lời mời gọi của Đức Mẹ. Chúng ta hãy sốt sắng cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô, cho Giáo Hội toàn cầu, đặc biệt là Giáo Hội tại Việt Nam. Hãy cầu nguyện cho việc Loan báo Tin mừng Tình Yêu của Thiên Chúa tại Việt Nam. Hãy cầu nguyện cho xã hội và Đất nước Việt Nam. Xin cho mãnh đất thân yêu này được nguyên vẹn, cho bầu không khí thiên nhiên và tâm linh của Đất nước được gìn giữ trong sạch. Tôi đã chọn ngày hôm nay làm ngày ăn chay cầu nguyện của giáo tỉnh Sàigòn, cầu nguyện cho việc bảo vệ môi trường sống của loài người được tốt đẹp và hữu hiệu, xin Chúa nhậm lời chúng con!
Cuối thánh lễ, Cha Phêrô Nguyễn Xuân Anh, đặc trách Giới Gia trưởng đọc danh sách Ban Đại Diện Hội Gia Trưởng Giáo Phận Phan Thiết nhiệm kỳ mới. Đức Cha Giuse trao ủy nhiệm thư cho từng thành viên: Ông Giacôbe Trần Thanh Thủy, Hội Trưởng; Ông Antôn Hoàng Văn Tâm, Hội Phó; Ông Phêrô Nguyễn Đại Tích, Hội Phó; Ông Augustinô Hoàng Tấn Trung, Thư ký; Ông Phaolô Nguyễn Văn Hiếu, Thủ quỹ; Ông Phaolô Nguyễn Phúc Hải, Ủy viên; Ông Đôminicô Trần Ngọc Tiến, Ủy viên; Ông Philipphê Nguyễn Hữu Vàng, Ủy viên; Ông Phaolô Nguyễn Văn Tình, Ủy viên; Ông Antôn Trần Đình Phúc. Đức Cha cũng trao tặng bằng khen cho Ông Gioan Baotixita Nguyễn Thành Thơ, Hội phó Nhiệm kỳ 2010-2014.
Cha Phêrô dâng lời tri ân lên quý Đức Cha, quý cha và cộng đoàn: Thật là vinh dự cho chúng con khi được tiếp đón Đức Tổng trong chuyến viếng thăm mục vụ GP Phan Thiết và Trung Tâm Thánh Mẫu TàPao hôm nay. Sự hiện diện của Đức Tổng nói lên tấm lòng ưu ái của HĐGMVN và TGP Sài gòn với đoàn con Phan Thiết, và nơi đây, tại TTTM TàPao này, Sự hiện diện ấy còn tỏ bày cho chúng con lòng mến yêu Mẹ Maria TàPao quí mến, không chỉ của Phan Thiết mà còn là của tất cả những ai thành tâm đến với Mẹ kêu khấn, nài van.
Chúng con xin hết lòng cảm ơn Đức Tổng đã chủ sự Thánh lễ, cùng chia sẻ cho chúng con niềm vui “Chúa là nguồn vui của đời con”. Và qua Đức Tổng, chúng con kính lời cảm ơn HĐGMVN và quí TGP Sài gòn, nguyện xin Chúa ban muôn ơn lành cho Đức Tổng, để mãi mãi “Chúa là nguồn vui” của Đức Tổng.
Cộng Đoàn Giáo Phận, TTTM TàPao, Hội Gia Trưởng Giáo Phận, cùng tất cả khách hành hương hôm nay, đồng lòng xin tri ân Đức Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết vì tấm lòng mục tử nhân lành của Đức Cha hằng trải ra cho đoàn chiên để nhờ tình thương, nhân đức, lời cầu nguyện và sự chăm sóc của Đức Cha mà đoàn chiên được sống và sống dồi dào. Chúng con kính mừng Bổn Mạng Đức Cha, nhân ngày lễ Thánh Giuse sắp đến, và nguyện xin Chúa ban muôn ơn Mục Tử cho Đức Cha qua lời cầu bàu cách đặc biệt của thánh Cả Giuse.
Hai lẳng hoa tươi dâng lên hai Đức Cha như tấm lòng thảo hiểu của chúng con.
Hội Gia Trưởng GP chúng con cảm ơn quí Cha, quí TTTM TàPao, quí Tu Sĩ Nam Nữ, và quí cộng đoàn hành hương đã cùng đồng hành với Hội Gia Trưởng trong ngày Đại Hội, qua việc đi Đàng Thánh Giá, Chầu Thánh Thể, Thánh Lễ, lời cầu nguyện và những đóng góp cho chúng con được một một ngày sống sốt sắng thánh thiện tại TTTM TàPao này. Nguyện xin Chúa ban muôn ơn lành cho quí vị qua lời cầu báu của Mẹ Maria TàPao rất đáng mến yêu. Chúng con đồng kính tri ân.
Tiếp theo, Đức Cha Giuse làm phép nước và ảnh tượng cho khách hành hương.Mọi người ra về trong tâm tình tạ ơn Thánh Giuse cùng với những ơn lành Đức Mẹ TàPao ban tặng. Tất cả cộng đoàn quyết tâm thực thi lời mời gọi của Đức TGM Phaolô: ăn chay và cầu nguyện cho việc bảo vệ môi trường sống của con người được tốt đẹp và hữu hiệu hơn.
Văn Hóa
Gửi cho Người chối Chúa
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
17:23 13/03/2015
Gửi cho Người chối Chúa
Bác Phêrô kính mến,
Cháu là người luôn ngưỡng mộ và quý mến bác. Ngưỡng mộ vì lòng nhiệt thành đi theo Thầy Giêsu nơi bác; và quý mến vì tinh thần hối lỗi chân thành của bác. Bác đúng là mẫu người lý tưởng để có thể bước theo Giêsu đến hết cuộc đời. Con đường thập giá luôn đòi người theo lòng nhiệt thành để quyết tâm vượt khổ và sự khiêm tốn để hoán cải không ngừng trước sự công phá của Satan. Còn nhớ trong sân của vị thượng tế đêm đó, nếu không hối hận sau ba lần chối Thầy thì cuộc đời của bác chắc không khác gì kẻ bán Chúa. Trước cuộc khổ nạn của Đức Giêsu, cháu muốn gửi đến bác đôi dòng tâm sự. Ước mong với tấm gương của bác, cháu quyết tâm làm chứng cho Chúa trong cuộc sống hằng ngày.
Có được môn đệ mạnh mẽ và hăng hay là niềm an ủi cho người thầy. Chắc Thầy Giêsu vui lắm khi nghe bác khẳng khái: "Dầu tất cả có vấp ngã vì Thầy đi nữa, thì con đây cũng chẳng bao giờ vấp ngã". Trong vai trò niên trưởng, bác hiên ngang đứng mũi chịu sào để bảo vệ cho Thầy, vì đêm nay “đàn chiên sẽ tan tác.” Thầy Giêsu tinh tế và trìu mến biết bao khi nhắc khéo bác: “Nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần". Là người hùng, bác đời nào chối thầy phản Chúa! Và anh em của bác cũng hết mực trung thành với Thầy.
Nhưng tinh thần thì hăng hái nhưng xác thịt lại yếu đuối vô cùng! Cuộc khổ nạn của Thầy vừa bắt đầu, anh em của bác vội “chạy mất dép”, chỉ còn bác với Gioan theo Thầy xa xa. Chen lấn giữa đoàn người, bác nghĩ thầm: “Chẳng ai nhận ra mình đâu!” Rồi nhờ quen biết, bác mạnh dạn tiến vào trong sân để có thể nhìn Thầy dễ hơn. Tâm trí hoảng sợ, lòng dạ rối bời, bầu không khí lúc ấy càng khiến bác hoang mang hơn. Trong tâm thế ấy, bác đã phũ phàng chối Thầy của mình.
Bất ngờ một người tớ gái đến hỏi: "Cả bác nữa, bác cũng đã theo ông Giêsu, người Galilê đó chứ gì?" Một câu hỏi xã giao hay cắt cớ, thưa bác? Đối với người khác, đó là một câu chào để tạo mối tương quan; nhưng với bác trong hoàn cảnh này, lời chấp nhận sẽ là mối nguy hại cho bác. Khổ nỗi cô bé ấy hỏi lớn quá khiến nhiều người nghe được, nên bác đã chối Thầy lần thứ nhất trước mặt mọi người: “Tôi không biết cô nói gì!” Vậy mà mấy ngày trước bác thề sống chết với Thầy! Đúng là “có gặp hoạn nạn mới biết chân tình!” Tương quan gắn bó thân thiết ba năm trời với Thầy, giờ bắt đầu bị rạn nứt. Thử hỏi ai đủ can đảm để chấp nhận lời quy gán nguy hiểm ấy? Bởi lẽ, người nào liên lụy tới Giêsu lúc này, sẽ khó lòng thoát khỏi vòng lao lý? Nên sau lời chối này, bác chủ động đi ra cổng để khỏi bị những ánh mắt nghi kỵ xét dò.
Nhưng “tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa”. Bác lại bị một tớ gái khác hỏi hóc búa hơn: “Bác này cũng theo ông Giêsu người Nadarét đấy.” Hóc búa vì ai ai cũng biết danh xưng và nguồn gốc của “tên tội nhân” trong kia. Nhớ lại ngày xưa, bác quyết tâm từ bỏ mọi sự để bước theo “Giêsu –người Nadarét đấy”; vậy mà giờ đây “theo ông Giêsu” lại là nỗi ám ảnh đáng sợ với bác dường nào! Tận thâm tâm, chắc bác không muốn chối Thầy phản Chúa. Điều đáng tiếc là bác công khai thề không biết Thầy trước bàn dân thiên hạ: "Tôi không biết người ấy". Bác ơi, không biết Giêsu nghĩa là đi vào cõi chết (Ga 3,16); chối từ Giêsu nghĩa là loại bỏ một mối tương quan sống còn của kiếp người.
Người đời có thể thông cảm với bác trong hai lần chối trước, nhưng “quá tam ba bận” thì họ tin rằng bác đã xác tín xa Thầy. Xui xẻo cho bác là đám đông muốn thách thức niềm tin của bác với Thầy Giêsu. Họ nhìn chằm chằm vào bác và lớn tiếng: “Ðúng là bác cũng thuộc bọn họ. Cứ nghe giọng nói của bác là biết ngay”. Lúc này bác không thể thoát khỏi tài nhận diện của họ. Bởi lẽ ba năm vừa rồi bác nổi tiếng như cồn khi theo Giêsu. Do đó, họ đã xác định được gốc tích của bác. Đúng là một khi bị dồn vào bước đường cùng, người ta sẽ trở thành một con hổ hung giữ để kháng cự bằng mọi giá. Bác đã thốt lên những lời độc địa và thề rằng: “Tôi không biết người ấy”. Mọi sự đã quá rõ! Bác đã ruồng bỏ Thầy Giêsu. Tương quan thầy trò bị bác đơn phương cắt đứt. Ai có thể nối lại mối dây thầy-trò của bác với Người?
Cảm ơn chú gà đã cất lên tiếng gáy hệt như một hồi chuông báo hiệu cho bác đã đi sai đường. Đúng hơn, tạ ơn “ánh mắt tinh tế và trìu mến” của Thầy Giêsu đã kéo bác trở về. Ánh mắt ấy có sức mạnh lạ kỳ giúp bác sực nhớ lời Thầy đã nói: “Gà chưa kịp gáy thì anh đã chối Thầy ba lần”. Bác ra ngoài, khóc lóc thảm thiết. Bác khóc như một em bé hối lỗi vì không nghe lời cha mẹ. Giọt nước mắt của bác tuôn chảy, gột rửa hết những vẩn đục trong tâm hồn, hết những “lời độc địa” vừa rồi. Và nhờ đó, sau này bác đã nên một vị tông đồ vĩ đại, một Giáo Hoàng tiên khởi và một trụ cột tuyệt vời giúp Thầy Giêsu xây dựng Hội Thánh của Người.
Kính lạy thánh Phêrô,
Câu chuyện chối Thầy của ngài cũng là vấn đề nổi cộm của thời đại chúng cháu hôm nay. Người ta không chỉ chối Chúa bằng học thuyết, bằng lời nói, bằng hành động mà còn bằng cả sự dửng dưng tôn giáo đáng sợ! Ước gì nhờ ánh mắt nhân từ của Thầy Chí Thánh, chúng cháu cũng nhận được sức mạnh, có được tình yêu để can đảm nói cho mọi người: “Tôi là môn đệ của Chúa Giêsu, tôi muốn làm chứng cho Người…”
Gửi đến ngài đôi dòng tâm sự…
Thủ Đức, mùa Chay 2015
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
Bác Phêrô kính mến,
Cháu là người luôn ngưỡng mộ và quý mến bác. Ngưỡng mộ vì lòng nhiệt thành đi theo Thầy Giêsu nơi bác; và quý mến vì tinh thần hối lỗi chân thành của bác. Bác đúng là mẫu người lý tưởng để có thể bước theo Giêsu đến hết cuộc đời. Con đường thập giá luôn đòi người theo lòng nhiệt thành để quyết tâm vượt khổ và sự khiêm tốn để hoán cải không ngừng trước sự công phá của Satan. Còn nhớ trong sân của vị thượng tế đêm đó, nếu không hối hận sau ba lần chối Thầy thì cuộc đời của bác chắc không khác gì kẻ bán Chúa. Trước cuộc khổ nạn của Đức Giêsu, cháu muốn gửi đến bác đôi dòng tâm sự. Ước mong với tấm gương của bác, cháu quyết tâm làm chứng cho Chúa trong cuộc sống hằng ngày.
Nhưng tinh thần thì hăng hái nhưng xác thịt lại yếu đuối vô cùng! Cuộc khổ nạn của Thầy vừa bắt đầu, anh em của bác vội “chạy mất dép”, chỉ còn bác với Gioan theo Thầy xa xa. Chen lấn giữa đoàn người, bác nghĩ thầm: “Chẳng ai nhận ra mình đâu!” Rồi nhờ quen biết, bác mạnh dạn tiến vào trong sân để có thể nhìn Thầy dễ hơn. Tâm trí hoảng sợ, lòng dạ rối bời, bầu không khí lúc ấy càng khiến bác hoang mang hơn. Trong tâm thế ấy, bác đã phũ phàng chối Thầy của mình.
Bất ngờ một người tớ gái đến hỏi: "Cả bác nữa, bác cũng đã theo ông Giêsu, người Galilê đó chứ gì?" Một câu hỏi xã giao hay cắt cớ, thưa bác? Đối với người khác, đó là một câu chào để tạo mối tương quan; nhưng với bác trong hoàn cảnh này, lời chấp nhận sẽ là mối nguy hại cho bác. Khổ nỗi cô bé ấy hỏi lớn quá khiến nhiều người nghe được, nên bác đã chối Thầy lần thứ nhất trước mặt mọi người: “Tôi không biết cô nói gì!” Vậy mà mấy ngày trước bác thề sống chết với Thầy! Đúng là “có gặp hoạn nạn mới biết chân tình!” Tương quan gắn bó thân thiết ba năm trời với Thầy, giờ bắt đầu bị rạn nứt. Thử hỏi ai đủ can đảm để chấp nhận lời quy gán nguy hiểm ấy? Bởi lẽ, người nào liên lụy tới Giêsu lúc này, sẽ khó lòng thoát khỏi vòng lao lý? Nên sau lời chối này, bác chủ động đi ra cổng để khỏi bị những ánh mắt nghi kỵ xét dò.
Nhưng “tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa”. Bác lại bị một tớ gái khác hỏi hóc búa hơn: “Bác này cũng theo ông Giêsu người Nadarét đấy.” Hóc búa vì ai ai cũng biết danh xưng và nguồn gốc của “tên tội nhân” trong kia. Nhớ lại ngày xưa, bác quyết tâm từ bỏ mọi sự để bước theo “Giêsu –người Nadarét đấy”; vậy mà giờ đây “theo ông Giêsu” lại là nỗi ám ảnh đáng sợ với bác dường nào! Tận thâm tâm, chắc bác không muốn chối Thầy phản Chúa. Điều đáng tiếc là bác công khai thề không biết Thầy trước bàn dân thiên hạ: "Tôi không biết người ấy". Bác ơi, không biết Giêsu nghĩa là đi vào cõi chết (Ga 3,16); chối từ Giêsu nghĩa là loại bỏ một mối tương quan sống còn của kiếp người.
Người đời có thể thông cảm với bác trong hai lần chối trước, nhưng “quá tam ba bận” thì họ tin rằng bác đã xác tín xa Thầy. Xui xẻo cho bác là đám đông muốn thách thức niềm tin của bác với Thầy Giêsu. Họ nhìn chằm chằm vào bác và lớn tiếng: “Ðúng là bác cũng thuộc bọn họ. Cứ nghe giọng nói của bác là biết ngay”. Lúc này bác không thể thoát khỏi tài nhận diện của họ. Bởi lẽ ba năm vừa rồi bác nổi tiếng như cồn khi theo Giêsu. Do đó, họ đã xác định được gốc tích của bác. Đúng là một khi bị dồn vào bước đường cùng, người ta sẽ trở thành một con hổ hung giữ để kháng cự bằng mọi giá. Bác đã thốt lên những lời độc địa và thề rằng: “Tôi không biết người ấy”. Mọi sự đã quá rõ! Bác đã ruồng bỏ Thầy Giêsu. Tương quan thầy trò bị bác đơn phương cắt đứt. Ai có thể nối lại mối dây thầy-trò của bác với Người?
Cảm ơn chú gà đã cất lên tiếng gáy hệt như một hồi chuông báo hiệu cho bác đã đi sai đường. Đúng hơn, tạ ơn “ánh mắt tinh tế và trìu mến” của Thầy Giêsu đã kéo bác trở về. Ánh mắt ấy có sức mạnh lạ kỳ giúp bác sực nhớ lời Thầy đã nói: “Gà chưa kịp gáy thì anh đã chối Thầy ba lần”. Bác ra ngoài, khóc lóc thảm thiết. Bác khóc như một em bé hối lỗi vì không nghe lời cha mẹ. Giọt nước mắt của bác tuôn chảy, gột rửa hết những vẩn đục trong tâm hồn, hết những “lời độc địa” vừa rồi. Và nhờ đó, sau này bác đã nên một vị tông đồ vĩ đại, một Giáo Hoàng tiên khởi và một trụ cột tuyệt vời giúp Thầy Giêsu xây dựng Hội Thánh của Người.
Kính lạy thánh Phêrô,
Câu chuyện chối Thầy của ngài cũng là vấn đề nổi cộm của thời đại chúng cháu hôm nay. Người ta không chỉ chối Chúa bằng học thuyết, bằng lời nói, bằng hành động mà còn bằng cả sự dửng dưng tôn giáo đáng sợ! Ước gì nhờ ánh mắt nhân từ của Thầy Chí Thánh, chúng cháu cũng nhận được sức mạnh, có được tình yêu để can đảm nói cho mọi người: “Tôi là môn đệ của Chúa Giêsu, tôi muốn làm chứng cho Người…”
Gửi đến ngài đôi dòng tâm sự…
Thủ Đức, mùa Chay 2015
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cúng Rằm Tháng Giêng
Nguyễn Bá Khanh
20:52 13/03/2015
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Ngày Rằm tháng Giêng,
ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới,
theo tục xưa gọi là: Tết Nguyên Tiêu.
Ngày này, người Việt Nam
thường đi lễ Chùa,
để cầu mong cho sự bình yên,
khoẻ mạnh quanh năm.
Nên có câu:.
Cúng quanh năm
Không bằng cúng rằm tháng giêng.