Ngày 25-03-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lần theo trái tim
Lm. Minh Anh
17:16 25/03/2024
LẦN THEO TRÁI TIM
“Chúa Giêsu cảm thấy tâm thần xao xuyến”; vì “Một người trong các con sẽ nộp Thầy!”.

Trong “In the Eye of the Storm”, “Giữa Tâm Bão”, M. Lucado viết, “Khi bạn không thể lần theo bàn tay Thiên Chúa, hãy lần theo trái tim Ngài, bất kể bão của bạn thuộc loại nào!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Lời Chúa hôm nay cho biết, ngay “giữa tâm bão” của phản bội, bị bỏ rơi, Chúa Giêsu vẫn ‘lần theo trái tim’ Chúa Cha; nhờ đó, Ngài vượt qua tất cả và đi đến cùng.

Gioan viết, “Chúa Giêsu cảm thấy tâm thần xao xuyến”. Điều này tiết lộ rõ nét nhân tính của Ngài! Là Thiên Chúa, nhưng với trái tim con người, Chúa Giêsu yêu Giuđa bằng tình yêu Chúa Cha yêu Ngài. Vì thế, dù bị phản bội, Ngài vẫn ‘thả neo’ trong tình yêu của Cha, luôn ‘lần theo trái tim’ Cha; nhờ đó, Ngài có khả năng yêu thương Giuđa đến cùng. Dẫu thế, Ngài vẫn xao xuyến! “Xao xuyến” theo nghĩa Ngài bất lực vì không thể làm gì khác hơn để thay đổi tâm trí và trái tim người môn đệ. Không phải Ngài bị xúc phạm hay Ngài nổi giận vì sự phản bội; đúng hơn, trái tim Ngài một lần nữa bùng cháy yêu thương với nỗi buồn sâu sắc trước việc mất một linh hồn mà Ngài đã yêu thương hết tình.

Giuđa có ý chí tự do, không có nó, Giuđa không đi theo Chúa Giêsu! Nhưng cũng với ý chí tự do, Giuđa chọn phản bội Thầy. Tại sao? Đó là một quá trình mà Giuđa đã để mình đi quá xa trong mối tương quan với Thầy, một tương quan ngày càng lỏng lẻo; bên cạnh đó là những tham vọng thế tục ngày càng tăng. Từ đó, tâm tưởng Giuđa ngày càng hư hỏng. Giuđa không lần theo bàn tay Thầy mình qua những việc Ngài làm, những lời Ngài dạy để nhận biết Ngài là ai, đến từ đâu; cũng không ‘lần theo trái tim’ Ngài, một trái tim yêu thương vô bờ, kể cả Giuđa, con người phản bội. Vì thế, Giuđa đi đến tuyệt vọng!

Tuần Thánh, thời điểm lý tưởng để bạn và tôi thử hỏi, liệu tương quan của tôi với Chúa Giêsu ngày càng nồng nàn hay lỏng lẻo? Nói cách khác, đời sống cầu nguyện của tôi thế nào? Chúa Giêsu có là tất cả đối với tôi? Cách sống của tôi có làm Ngài xao xuyến? Mỗi ngày, tôi được gọi để khám phá Ngài bằng tất cả sức mạnh và tình yêu; nhưng phải chăng, như Giuđa, tôi thường phản bội khi để những gì là thế tục làm hỏng hóc ơn gọi Kitô hữu, ơn gọi tông đồ của mình? Lời Chúa giục giã chúng ta ‘cho phép linh hồn luôn quỳ gối’ và quỳ gối nhiều hơn, để lần theo những gì Thiên Chúa đã làm trong Hội Thánh, trong thế giới hoặc trong chính mình; và nhất là ‘lần theo trái tim’ Ngài để biết tình yêu Ngài dành cho bạn và tôi còn lớn hơn tình yêu Ngài dành cho Giuđa, kẻ phản bội!

Anh Chị em,

“Chúa Giêsu cảm thấy tâm thần xao xuyến”. Chính tình yêu dành cho Giuđa lớn hơn tội lỗi của ông làm xao xuyến trái tim Chúa Giêsu. Nếu không yêu Giuđa, việc bán Thầy của ông sẽ không gây thương tổn cho Ngài. Với bạn và tôi thì sao? Liệu trái tim Chúa Giêsu có đau đớn vì những chọn lựa của tôi trong cuộc sống? Hãy trung thực, đừng bao biện! Nếu Ngài “xao xuyến” theo bất kỳ cách nào do hành động của tôi, tôi vẫn không có lý do gì để tuyệt vọng. Đúng hơn, nó phải là nguyên nhân của sự vui mừng khi tôi nhận thức sự yếu đuối và tội lỗi của mình để ‘lần theo trái tim’ Ngài mà hoán cải khi còn kịp! Ngài yêu tôi hơn tôi yêu mình!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, giữa bất kỳ tâm bão nào, giúp con chỉ ‘lần theo trái tim’ Chúa, một trái tim không còn chút máu, chút nước nào chỉ vì yêu thương con!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Ba kỷ vật tình yêu
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
17:18 25/03/2024
BA KỶ VẬT TÌNH YÊU
Suy niệm Thánh Lễ Tiệc Ly
(Ga 13, 1-15)

Phụng vụ chiều thứ Năm Tuần Thánh, Giáo hội cử hành Bí tích Thánh Thể do Chúa Giêsu thiết lập vào sau bữa tối cuối cùng với các Tông Đồ trong nhà Tiệc Ly, trước đêm hấp hối trong vườn cây Dầu, để muôn đời tưởng nhớ tới sự Hiện Diện Thực Sự của Người giữa chúng ta. Đây là Thánh lễ sau hết được cử hành trước Đêm Vọng Phục Sinh Thứ Bẩy Tuần Thánh. Vì là Lễ sau hết nên lúc hát Kinh Vinh Danh, các chuông nhà thờ reo lên, và sẽ chỉ reo lại vào đúng lúc hát Kinh Vinh Danh trong Đêm Vọng Phục Sinh. Sau Thánh lễ chiều nay, các khăn bàn thờ đều được lột sạch, các chân nến và thánh giá được cất đi, người ta không còn trưng hoa nữa để loan báo ngày đại tang của Giáo hội và cũng ngụ ý nói rằng, Giáo hội không cử hành lễ nào nữa cho đến ngày Chúa Kitô sống lại.

Vì yêu, Chúa Giêsu đã lập Bí tích Thánh Thể, lấy chính Thịt Máu Mình làm của ăn của uống nuôi dưỡng chúng ta. Để tiếp tục yêu thương và tha thứ, Chúa thiết lập thiên chức Linh mục đời đời. Và cũng chính hôm nay, Chúa truyền dạy chúng ta phải yêu thương nhau như Chúa đã yêu.

Thánh Thể

Trong Bữa Tiệc Ly Thánh, Chúa Kitô đã thiết lập Bí tích Thánh Thể. Lời thánh Phaolô nói về điều nầy được coi như là bài tường thuật cổ xưa nhất về bửa Tiệc Ly của Chúa, có ghi lại rằng Chúa Giêsu, “trong đêm Người bị phản bội, đã cầm lấy bánh và sau khi dâng lời chúc tụng, thì bẻ bánh ra và nói: “Ðây là Mình Ta, được trao ban cho chúng con; hãy làm việc nầy mà nhớ đến Ta”; Cũng vậy, vào cuối bữa ăn, Chúa cầm lấy chén rượu và nói: “Ðây là chén của giao ước mới trong Máu Ta; hãy làm việc này, mỗi lần anh em uống chén này, để nhớ đến Ta”. Thật vậy, mỗi lần anh em ăn bánh và uống chén nầy, anh em loan truyền việc Chúa chịu chết, cho đến khi Người lại đến” (x. 1 Cr 11, 23- 26).

Những lời long trọng trong đó được thông truyền qua các thế kỷ chứng tích kỷ niệm việc thiết lập bí tích Thánh Thể. Mỗi năm, vào ngày thứ Năm Tuần Thánh, chúng ta nhớ lại điều này, và trong tinh thần, chúng ta hướng về Căn Phòng Tiệc Ly.

Thiên Chức Linh Mục

Chưa hết, thiết lập Bí tích Thánh Thể xong, Chúa Giêsu cũng lập luôn Bí tích Truyền Chức Thánh. Chúa nói với các Tông Đồ hiện diện : “Các con hãy làm việc này để nhớ đến Thầy” (Lc 22, 19;1 Cr 11, 24). Với lời trên, Chúa Giêsu đã thiết lập Thiên Chức Linh mục, để qua các linh mục, Thánh lễ được tiếp tục cửa hành cho đến muôn đời. Kinh Tiền Tụng của Thánh Lễ làm phép Dầu sáng nay mạc khải đầy đủ cho chúng ta ý nghĩa ấy: “Chúa đã lấy tình huynh đệ tuyển chọn một số người, để họ tham gia thánh vụ của Người nhờ việc đặt tay. Cha muốn họ nhân danh Người tái diễn hy lễ cứu độ, dọn cho con cái Cha bàn tiệc Vượt Qua, lấy tình thương dẫn dắt, lấy lời Cha nuôi dưỡng và dùng các bí tích bổi bổ dân thánh của Cha”. Và cũng chính ngày Thứ Năm này, Chúa Giêsu nói: “Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34), như thế, giới luật yêu thương đã được Chúa ban truyền.

Giới luật yêu thương

Một nghi lễ vô cùng đặc biệt của Thánh lễ chiều nay là Lễ Rửa Chân. Con Thiên Chúa làm người, là Đức Chúa, đã mặc lấy thái độ của người tôi tớ và quì xuống rửa chân cho các môn sinh của Người. Trong bữa ăn tối cuối cùng trước khi chịu tử nạn, Chúa Giêsu đã rửa chân cho các môn đệ. Thánh Phêrô đã từ chối và phản đối: “Lạy Thầy, Thầy định rửa chân cho con ư? … không đời nào Thầy sẽ rửa chân cho con”. Nhưng Chúa Giêsu bảo : “Nếu thầy không rửa chân cho con, con sẽ không được dự phần với Thầy” (Ga 13,14-15).

Rửa chân là bổn phận phục vụ và là công việc của tôi tớ (hoặc nô lệ). Ngày xưa, tôi tớ phải rửa chân cho chủ. Chúa Giêsu là Thầy và Đức Chúa, đã mặc lấy thái độ của người tôi tớ và quì xuống rửa chân cho các môn đệ của Người. Romano Guardini, một thần học gia nói rằng: “Thái độ của người tôi tớ quì gối trước ông chủ, đó không phải là khiêm tốn. Đơn giản là việc anh ta phải làm, hoàn toàn đúng. Một người xứng quì gối trước kẻ tiểu nhân mới là người khiêm nhường thật sự“. Sau khi rửa chân cho các môn đệ, một lần nữa, Người mời gọi chúng ta: “Thầy đã làm gương cho các con, để các con cũng bắt chước mà làm như Thầy đã làm cho các con” (Ga 13,15). Bằng cách này, Người thiết lập một sự liên kết thân mật giữa Bí tích Thánh Thể, Bí tích của quà tặng hy sinh và huấn lệnh yêu thương.

Hôm nay, kỷ niệm ngày Chúa Giêsu thiết lập thiên chức Linh mục, chúng ta có nhiều dịp nhắc đi nhắc lại một câu rất sâu sắc nhưng cũng cần phải tìm hiểu thêm : Không có Thánh Thể thì không có chức Linh mục – không có chức Linh mục thì cũng không có Bí tích Thánh Thể (chỉ một lần rồi thôi). Hai điều đó liên kết chặt chẽ với nhau nhờ đức bác ái. Không thể tham dự Thánh Thể nếu không có Tư Tế, nhưng cũng không thể tham dự Thánh Thể nếu không có đức bác ái và sự tha thứ. Trong Bí tích Thánh Thể, tất cả chúng ta đều tham dự vào một Mình Thánh, một Máu Thánh. Trở nên một, chúng ta không còn tách biệt được nữa.

Ai tham dự bàn tiệc của Chúa thì người đó không thể tách rời khỏi bổn phận yêu thương anh em. Mỗi lần chúng ta tham dự Bàn tiệc Thánh Thể, chúng ta thưa “Amen” trước Mình và Máu Thánh Chúa, như thế chúng ta cam kết thực hiện điều Ðức Kitô đã làm, là “rửa chân” cho anh chị em, trở nên một hình ảnh thực sự và tỏ tường của Ðấng “đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ”(Phil 2,7).
Tình yêu là kỷ vật cao quý nhất mà Ðức Kitô để lại cho những ai được Người kêu gọi bước theo. Thánh Thể là Kỷ Vật tuyệt đỉnh của tình yêu, một ơn cao cả, nhưng cũng là một trách nhiệm lớn lao cho những ai tiếp nhận. Nghi thức rửa chân nói lên sự khiêm tốn của mình đối với người khác. “Rửa chân cho nhau” chứ không phải rửa chân cho người trên hay cho người dưới, tất cả đều là tha thứ, yêu thương và giúp đỡ nhau.

Chúng ta cầu xin Chúa cho Thánh lễ cử hành chiều hôm nay, đưa chúng ta vào trong mầu nhiệm của Bí tích Thánh Thể, mầu nhiệm của thiên chức Linh mục, và giới răn trọng nhất là bác ái yêu thương. Chúng ta cố gắng ghi nhớ những điều này để đưa vào trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Amen.

 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:16 25/03/2024

31. Thánh Thể là nơi ẩn giấu các ân sủng kỳ diệu, duy chỉ có các tôi trung của Đức Chúa Giê-su mới có thể nhận ra được; những tôi tớ bất trung, những người thường phạm tội hoàn toàn không thể nghiệm được.

(sách Gương Chúa Giê-su)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:20 25/03/2024
12. VAY CHÁO LỜI CƠM

Có người thích cho vay ăn lời, về sau cửa nhà sa sút, trong nhà chỉ còn lại một đấu lương thực, nhưng ông ta vẫn không quên được tính cho vay ăn lời, suy đi nghĩ lại, cuối cùng thì ông ta có phương pháp để cho vay ăn lời, đem gạo nấu thành cháo và cho vay.

Có người hỏi:

- “Anh cho người ta vay cháo thì cần gì lấy lời chứ?”

Ông ta trả lời:

- “Lời cơm.”

(Tiếu lâm)

Suy tư 12:

Cho vay ăn lời là chuyện bình thường, nhưng ăn lời quá mức cho vay thì là lỗi đức bác ái và công bằng, người ta gọi đó là bốc lột người nghèo, mà những người nghèo là bạn hữu của Đức Chúa Giê-su.

Người thích cho vay nặng lãi là người lười lao động và là người làm giàu trên mồ hôi nước mắt của người nghèo, những người cho vay nặng lãi ấy chắc chắn không phải là người Ki-tô hữu, mà nếu họ là người Ki-tô hữu chăng nữa thì cũng chỉ là Ki-tô hữu trong sổ bộ Rửa Tội của nhà xứ mà thôi, chứ trong cuộc sống họ không thể là người làm chứng Tin Mừng của Đức Chúa Giê-su cho mọi người được, vì họ chỉ biết có tiền và lợi nhuận cắt cổ người khác mà thôi...

Nghề nghiệp nào cũng tốt nếu nghề ấy không trái với lương tâm và giáo huấn của Đức Chúa Giê-su, cũng như giáo huấn của Giáo Hội. Cho vay lấy lời không phải là tội, nhưng sẽ là tội lớn khi chúng ta lấy lời quá mức quy định...

Cho vay cháo để lấy lời bằng cơm là tâm địa của người luôn thích cho vay ăn lời nặng lãi, nhưng giúp cháo mời cơm là lòng dạ của người Ki-tô hữu luôn biết kính mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Thứ Ba Tuần Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:21 25/03/2024
THỨ BA TUẦN THÁNH

Phêrô chối Thầy

“Một người trong anh em sẽ nộp Thầy … Gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba lần”.

Không có gì đau khổ cho bằng người con phủ nhận cha mẹ là ngừơi đã sinh ra mình; không có gì xúc phạm cho bằng khi một học trò được thầy yêu quý lại công khai phủ nhận không phải là thầy của mình; không có sự vô ơn nào to lớn cho bằng phủ nhận đấng sinh thành dưỡng dục và người đã dạy dỗ mình. Thánh Phê-rô là người hiểu rõ sâu sắc nhất về hành vi của mình khi phủ nhận Đức Chúa Giê-su là thầy của mình; Giu-đa Is-ca-ri-ot cũng đã trả giá về việc mình đã phản bội sư phụ kính yêu và bán Ngài ba mươi đồng bạc cho các thượng tế...

Đã nhiều lần trong cuộc sống, chúng ta đã đóng vai trò của Phê-rô, của Giu-đa Is-ca-ri-ot khi phạm tội...

A. Suy Niệm.

Nguyên nhân làm cho thánh Phê-rô chối Chúa.

1. Sợ liên lụy.

Con người ta ai cũng sợ chết, nhưng sợ chết đôi lúc không ngại bằng sợ liên lụy đến bản thân hoặc là sợ liên luỵ đến gia đình.

Thánh Phê-rô đã sợ liên luỵ đến bản thân vì mình là môn đệ của kẻ đang bị bắt, bị tra tấn ở trong dinh kia, cho nên đã từ chối không biết người đang bị hỏi cung, bị tra tấn đánh đòn ấy là ai !

Ba năm không rời thầy một bước, ba năm được thầy giáo huấn dạy dỗ để trở nên giống thầy: loan truyền tin mừng nước Thiên Chúa cho mọi loài thụ tạo; ba năm đã nhìn thấy vô số những điều kì diệu mà thầy mình đã làm cho mọi người như người câm nói được, người què biết đi, người bệnh được lành, kẻ chết sống lại; và quan trọng hơn, trong ba năm ấy thánh Phê-rô cũng như các tông đồ khác đã được thầy mình –Đức Chúa Giê-su- yêu thương cách đặc biệt, hay nói cách khác, các tông đồ đã sống trong sự yêu thương của Đức Chúa Giê-su.

Vậy mà Phê-rô vẫn cứ chối thầy, vẫn cứ sợ sệt trước câu nói của tên tớ gái: “Cả bác nữa, bác cũng đã theo ông Giê-su, người Ga-li-lê đó chứ gì?”. Thánh Phê-rô giờ đây không còn hùng dũng hiên ngang tuyên bố là sẽ theo thầy cho đến chết nữa, nhưng đã nhụt chí anh hùng, mất hết niềm tin và đã trở thành kẻ hèn nhát chối bỏ Đức Chúa Giê-su là thầy của mình, thánh Phê-rô sợ liên lụy đến bản thân.

2. Mất niềm tin.

Thánh Phê-rô có lý của Phê-rô: khi bị bắt, Đức Chúa Giê-su không kháng cự, không la hét, không làm phép lạ để trốn thoát, thần tượng một con người vĩ đại Giê-su đã mất tiêu khi bị tên tớ gái phát giác mình là môn đệ của thầy Giê-su. Thánh Phê-rô nhất thời đã mất niềm tin vào thầy của mình, ngài đã bỏ cuộc khi nói: “Tôi không biết người ấy”.

Tên tớ gái có lý của nó: nghe giọng nói của Phê-rô liền biết ngày là người Ga-li-lê, cùng quê hương với người bị tra tấn đánh đâp trong kia – Đức Chúa Giê-su. Thế nhưng thánh Phê-rô đã phủ nhận điều ấy, ngài không còn tin vào mắt mình nữa khi tận mắt chứng kiến cảnh thầy bị bắt, chối quách cho yên thân để khỏi bị làm khó dễ, để khỏi bị liên lụy: ngài đã mất niềm tin vào Đức Chúa Giê-su.

B. Xét mình.

Trong cuộc sống có những lúc chúng ta trở thành một Phê-rô thứ hai: hăng hái mạnh dạn nói sẽ theo Chúa cho đến cùng, nhưng rồi đã phủ nhận Chúa là Thiên Chúa và là Đấng cứu độ chúng ta.

Chúng ta đã sợ liên luỵ vì mang danh Ki-tô hữu khi cơn bách hại đạo đến, chúng ta đã sợ liên luỵ đến gia đình và bản thân khi có người nhận ra chúng ta là người Ki-tô hữu, cho nên chúng ta không đi nhà thờ, chúng ta không dám công khai giữ đạo, và tệ hơn, chúng ta đã từ chối và phủ nhận Đức Chúa Giê-su bằng lí do “thật chính đáng” là giữ đạo tại tâm, để rồi không thiết tha gì với những phụng vụ và bí tích của Giáo Hội.

Có người bị mất niềm tin khi thấy gia đình gặp nhiều chuyện thử thách: bỏ đạo.

Có người qua một cuộc khủng hoảng gương xấu của một vài linh mục, đã mất cả niềm tin vào Giáo Hội và vào Đức Chúa Giê-su: không tham dự thánh lễ hoặc các bí tích của các linh mục “có tiếng” ấy...

Chúng ta đã lãnh nhận ơn này đến ơn khác của Thiên Chúa, chúng ta đã nhìn thấy và cảm nghiệm rất rõ tình yêu của Thiên Chúa đối với mỗi người, nhưng vì sợ liên luỵ đến danh dự của bản thân, sợ liên luỵ đến gia đình và công ăn việc làm mà phủ nhận Thiên Chúa trong cuộc sống của mình...

C. Cầu nguyện.

Lạy Đức Chúa Giê-su,

Hơn bao giờ hết, Tuần Thánh là thời gian mà chúng con cần phải kết hợp mật thiết với Chúa nhất, để chia sẻ những khổ nhục mà Chúa đã chịu vì tội lỗi của chúng con.

Đứng trước những người thù hận và ghen ghét làm quan toà xét xử, Chúa rất muốn có một môn đệ chia sẻ những cực hình, nhưng ngay cả người Chúa yêu nhất cũng đã chối Chúa. Người mà Chúa yêu nhất không những chỉ là một Phê-rô, một Gioan, Gia-cô-bê, hay tất cả các tông đồ mà thôi, nhưng là tất cả chúng con nữa. Nhưng tất cả mọi người thân thương ấy –có cả chúng con- đã không còn nhìn nhận Chúa là Thầy và là Chúa của mình nữa, bởi vì ai cũng sợ: sợ chết và sợ liên luỵ...

Lạy Chúa, có lẽ nơi Chúa cơn đau phần xác thì ít, mà nỗi đau đớn trong linh hồn thì nhiều vì những bội phản của chúng con: khi chúng con không làm tròn bổn phận của mình là chúng con đã phủ nhận Chúa đang kêu gọi và trao trách nhiệm cho chúng con; khi chúng con vẫn còn sống trong những ngạo mạn của mình là chúng con đã phủ nhận Chúa đang dùng chính chúng con để loan báo Tin Mừng cho mọi người; khi chúng con vẫn còn ghen ghét những việc làm tốt đẹp và thành công của anh chị em, là chúng con đã phủ nhận Chúa đang hoạt động trong con người của họ.

Lạy Chúa, Tuần Thánh đã đến và Tuần Thánh sẽ qua đi, năm này qua năm khác, chúng con vẫn hứa vẫn quyết tâm kết hợp với Chúa và theo Chúa suốt đời, nhưng Tuần Thánh qua đi chúng con lại lơ là với bổn phận và từ từ phủ nhận Chúa trong cuộc sống của chúng con...

Xin ban cho chúng con ơn khiêm tốn, để chúng con biết mình là ai và Chúa là ai, để chúng con có một quyết tâm trung thành với Chúa suốt cuộc đời của chúng con. Amen


Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Ngày 26/03: Đức Giêsu tự nguyện bước vào Thành – Lm. Phêrô Trần Văn Tiến.
Giáo Hội Năm Châu
03:02 25/03/2024

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan,

Khi ấy, đang dùng bữa với các môn đệ, Đức Giê-su cảm thấy tâm thần xao xuyến. Người tuyên bố: “Thật, Thầy bảo thật anh em : có một người trong anh em sẽ nộp Thầy.” Các môn đệ nhìn nhau, phân vân không biết Người nói về ai. Trong số các môn đệ, có một người được Đức Giê-su thương mến. Ông đang dùng bữa, đầu tựa vào lòng Đức Giê-su. Ông Si-môn Phê-rô làm hiệu cho ông ấy và bảo: “Hỏi xem Thầy muốn nói về ai?” Ông này liền nghiêng mình vào ngực Đức Giê-su và hỏi: “Thưa Thầy, ai vậy?” Đức Giê-su trả lời: “Thầy chấm bánh đưa cho ai, thì chính là kẻ ấy.” Rồi Người chấm một miếng bánh, trao cho Giu-đa, con ông Si-môn Ít-ca-ri-ốt. Y vừa ăn xong miếng bánh, Xa-tan liền nhập vào y. Đức Giê-su bảo y: “Anh làm gì thì làm mau đi!” Nhưng trong số các người đang dùng bữa, không ai hiểu tại sao Người nói với y như thế. Vì Giu-đa giữ túi tiền, nên có vài người tưởng rằng Đức Giê-su nói với y: “Hãy mua những món cần dùng trong dịp lễ”, hoặc bảo y bố thí cho người nghèo. Sau khi ăn miếng bánh, Giu-đa liền đi ra. Lúc đó, trời đã tối.

Khi Giu-đa đi rồi, Đức Giê-su nói: “Giờ đây, Con Người được tôn vinh, và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người. Nếu Thiên Chúa được tôn vinh nơi Người, thì Thiên Chúa cũng sẽ tôn vinh Người nơi chính mình, và Thiên Chúa sắp tôn vinh Người.

“Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi. Anh em sẽ tìm kiếm Thầy; nhưng như Thầy đã nói với người Do-thái: ‘Nơi tôi đi, các người không thể đến được’, bây giờ, Thầy cũng nói với anh em như vậy.”

Ông Si-môn Phê-rô nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu vậy?” Đức Giê-su trả lời: “Nơi Thầy đi, bây giờ anh không thể theo đến được; nhưng sau này anh sẽ đi theo.” Ông Phê-rô thưa : “Thưa Thầy, sao con lại không thể đi theo Thầy ngay bây giờ được? Con sẽ thí mạng con vì Thầy!” Đức Giê-su đáp: “Anh sẽ thí mạng vì Thầy ư? Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba lần.”

Đó là lời Chúa
 
Ngày 27/03: Duy chỉ Thiên Chúa thấu hiểu tâm can Giu-đa – Lm. Giuse Vũ Ngọc Tuyển, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
22:39 25/03/2024


Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu,

Khi ấy, một người trong Nhóm Mười Hai tên là Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, đi gặp các thượng tế mà nói: “Tôi nộp ông Giê-su cho quý vị, thì quý vị muốn cho tôi bao nhiêu.” Họ quyết định cho hắn ba mươi đồng bạc. Từ lúc đó, hắn cố tìm dịp thuận tiện để nộp Đức Giê-su.

Ngày thứ nhất trong tuần bánh không men, các môn đệ đến thưa với Đức Giê-su: “Thầy muốn chúng con dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu?” Người bảo: “Các anh đi vào thành, đến nhà một người kia và nói với ông ấy: “Thầy nhắn: thời của Thầy đã gần tới, Thầy sẽ đến nhà ông để ăn mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ của Thầy.” Các môn đệ làm y như Đức Giê-su đã truyền, và dọn tiệc Vượt Qua.

Chiều đến, Đức Giê-su vào bàn tiệc với mười hai môn đệ. Đang bữa ăn, Người nói: “Thầy bảo thật anh em, một người trong anh em sẽ nộp Thầy.” Các môn đệ buồn rầu quá sức, lần lượt hỏi Người: “Thưa Ngài, chẳng lẽ con sao?” Người đáp: “Kẻ giơ tay chấm chung một đĩa với Thầy, đó là kẻ nộp Thầy. Đã hẳn Con Người ra đi theo như lời đã chép về Người, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người : thà nó đừng sinh ra thì hơn!” Giu-đa, kẻ nộp Người cũng hỏi : “Ráp-bi, chẳng lẽ con sao?” Người trả lời: “Chính anh nói đó!”

Đó là lời Chúa
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vatican cho biết các nữ phó tế, không phải luật độc thân, sẽ được thảo luận tại Thượng Hội đồng
Vũ Văn An
15:06 25/03/2024

Elise Ann Allen, trên bản tin ngày 15 tháng 3 năm 2024 của Crux, tường trình rằng những nhà tổ chức Thượng Hội đồng Giám mục đang diễn ra của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã công bố hôm thứ Năm rằng mười nhóm làm việc khác nhau đã được thành lập trong Giáo triều Rôma để giải quyết các chủ đề cụ thể được đưa ra từ phiên họp năm ngoái.

Họ cho biết, những chủ đề này được giới hạn ở các vấn đề được đề cập bên trong hội trường Thượng Hội đồng và bao gồm các câu hỏi nóng bỏng như quyền tiếp cận chức phó tế của phụ nữ và cách chào đón cộng đồng LGBTQ+.

Khi được hỏi cụ thể liệu các nhóm làm việc có đề cập đến các vấn đề đồng tính luyến ái và chức phó tế cho phụ nữ hay không, Đức ông Piero Coda, tổng thư ký của Ủy ban Thần học Quốc tế, cho biết “tất nhiên chúng nằm trong chương trình nghị sự” và rằng nhiều tài liệu khác nhau sẽ được đưa vào để suy tư về các chủ đề này.

“Nếu bạn nhìn kỹ vào vấn đề tiếp cận chức phó tế, người ta nói cụ thể rằng đó là một chủ đề nổi lên từ phiên họp thượng hội đồng và là vấn đề đồng ý về nhu cầu phải có một nghiên cứu này,” ngài nói thế, đồng thời cho biết kết quả của hai ủy ban trước đây do Đức Giáo Hoàng Phanxicô thành lập để xem xét vấn đề chưa có kết luận cuối cùng sẽ được xem xét trong nghiên cứu hiện tại.

Tuy nhiên, khi được hỏi liệu một nhóm làm việc chuyên về mối quan hệ giữa các Giáo Hội Công Giáo Latinh và Đông phương có giải quyết được vấn đề gây tranh cãi về việc bắt buộc linh mục phải sống độc thân hay không, Đức Hồng Y Mario Grech, tổng thư ký văn phòng Vatican của Thượng Hội đồng Giám mục, đã nói không.

Đức Hồng Y Grech nói: “Chủ đề về đời sống độc thân chưa bao giờ được đưa ra bàn thảo trong phiên họp".

Tương tự như vậy, Đức Hồng Y Dòng Tên Jean-Claude Hollerich của Luxembourg, Tổng Tường trình viên của Thượng Hội đồng về Tính đồng nghị, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhắc lại rằng “các nhóm nghiên cứu này không đề cập đến tất cả các chủ đề được thảo luận trong Giáo hội”.

Ngài nói, “Họ chỉ bàn đến những điểm đã được dân Chúa trình bày trong quá trình Thượng Hội đồng, Chúng tôi không làm chính trị giáo hội, chúng tôi là tôi tớ của tiến trình thượng hội đồng này”.

Hollerich cho biết ngài đã cố gắng và tin rằng mình đã thành công trong thượng hội đồng “không đưa nội dung của riêng tôi mà là nội dung đến từ dân Chúa”.

Các nhà tổ chức cũng được hỏi liệu một nhóm làm việc chuyên xem xét “các vấn đề gây tranh cãi về tín lý, mục vụ và đạo đức” có xem xét lại các phước lành dành cho các cặp đồng tính hay không trước phản ứng dữ dội lan rộng do tuyên bố của Vatican cho phép chúng tạo ra.

Tuyên bố Fiducia Supplicans, được Bộ Giáo lý Đức tin công bố vào tháng 12 năm 2023, nêu ra các phương pháp ban phước lành cho các cặp trong những tình huống bất hợp lệ và đã tạo ra phản ứng dữ dội và tranh luận.

Tuy nhiên, ĐHY Hollerich nói với các nhà báo hôm thứ Năm rằng đối với ngài, Fiducia Supplicans “là một tài liệu rất quan trọng”, mô tả nó là “rất đẹp, bởi vì nó có nghĩa là Thiên Chúa yêu thương tất cả mọi người, ngay cả những người đang ở trong hoàn cảnh bất hợp lệ”.

Ngài nói rằng Phép lành được ban là một dấu hiệu của tình yêu Thiên Chúa, và thêm rằng “Đó là một tài liệu mục vụ, không phải là một tài liệu tín lý” và Thượng Hội đồng không liên quan gì đến nó.

“Tôi thấy nó rất đẹp trong bối cảnh mục vụ của tôi, nó giúp ích cho tôi. Tôi nghĩ rằng những gì Bộ Giáo lý Đức tin và Đức Giáo Hoàng đã quyết định không phải là một vấn đề sẽ được đưa ra lại trong Thượng hội đồng”, ngài nói, nhưng thêm rằng đây là ý kiến cá nhân của ngài.

Hôm thứ Năm, Vatican đã công bố hai tài liệu từ Thượng hội đồng Giám mục về Tính đồng nghị, khai mạc vào năm 2021 và bao gồm các cuộc tham vấn ở cấp địa phương, lục địa và hoàn cầu, tuyệt đỉnh là cuộc họp đầu tiên trong số hai phiên họp kéo dài một tháng tại Rome vào tháng 10 năm 2023.

Phiên họp kéo dài một tháng thứ hai và cũng là phiên họp cuối cùng sẽ được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 27 tháng 10, để xem xét sâu hơn các vấn đề nảy sinh từ các giai đoạn tham vấn khác nhau, cũng như các điểm thảo luận chính nổi lên trong cuộc họp năm ngoái, đem quá trình kéo dài nhiều năm đến hồi kết.

Tài liệu đầu tiên có tựa đề “Làm thế nào để trở thành một Giáo hội đồng nghị trong truyền giáo?” đưa ra năm viễn cảnh khác nhau mà nó cho rằng đòi hỏi sự suy tư thần học trước cuộc họp thượng hội đồng năm nay.

Những viễn cảnh đó bao gồm “bộ mặt đồng nghị của Giáo hội địa phương” xem xét các thực tại và thừa tác vụ địa phương, bao gồm cả vấn đề về sự tham gia của phụ nữ và tiềm năng thành lập các thừa tác vụ mới, và “bộ mặt đồng nghị của các nhóm giáo hội” về mối liên hệ giữa các hội đồng giám mục quốc gia, khu vực và lục địa.

Một viễn ảnh khác là “bộ mặt đồng nghị truyền giáo của Giáo hội hoàn vũ”, mà tài liệu nói ám chỉ “một cách thức mới để thực thi thừa tác vụ Phêrô” và xem xét mối quan hệ giữa các giám mục và giáo hoàng, cũng như chủ đề đại kết.

Các gốc rễ phụng vụ và bí tích của một “Giáo hội đồng nghị” khám phá nền giáo hội học về sự tham gia của giáo dân trong khi tôn trọng thẩm quyền phẩm trật là một viễn ảnh khác cần được suy gẫm, cũng như “Giáo hội đồng nghị trong truyền giáo”, đề cập đến việc phúc âm hóa nền văn hóa so với việc hội nhập văn hóa đức tin và nhu cầu “hiệp thông giáo hội” ở mọi bình diện đối với các vấn đề mục vụ và luân lý chính.

Một tài liệu thứ hai cũng đã được công bố phác thảo mười nhóm nghiên cứu khác nhau dành riêng cho các vấn đề cụ thể đã nổi lên trong tiến trình Thượng Hội đồng cho đến nay, và sẽ được văn phòng Thượng Hội đồng giải quyết với sự cộng tác của các cơ quan có thẩm quyền của Giáo triều Rôma.

Các nhóm nghiên cứu này là:

Một số khía cạnh trong mối quan hệ giữa Giáo Hội Công Giáo Đông phương và Giáo hội Latinh;

Lắng nghe tiếng kêu của người nghèo;

Sứ mệnh trong môi trường kỹ thuật số;

Việc sửa đổi văn kiện “Ratio Fundamentalis Institutionis Sacerdotalis” [Lý lẽ Căn bản của Định chế Linh mục] theo quan điểm đồng nghị truyền giáo;

Một số vấn đề thần học và giáo luật liên quan đến các hình thức thừa tác vụ cụ thể;

Việc sửa đổi, theo quan điểm truyền giáo đồng nghị, các tài liệu liên quan đến mối quan hệ giữa các Giám mục, đời sống thánh hiến và các hiệp hội trong Giáo hội;

Một số khía cạnh về con người và thừa tác vụ của Giám mục (tiêu chuẩn lựa chọn ứng viên vào chức vụ Giám mục, chức năng tư pháp của các Giám mục, tính chất và tiến trình của các chuyến viếng thăm tông đồ ad limina) từ góc độ đồng nghị truyền giáo;

Vai trò của các Đại diện của Giáo hoàng theo viễn ảnh đồng nghị truyền giáo;

Các tiêu chuẩn thần học và các phương pháp luận đồng nghị để chia sẻ sự phân định các vấn đề gây tranh cãi về tín lý, mục vụ và đạo đức;

Việc tiếp nhận những thành quả của hành trình đại kết trong các thực hành của Giáo hội.

Trong lá thư ngày 22 tháng 2 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi ĐHY Grech ra lệnh thành lập các nhóm nghiên cứu này, Đức Giáo Hoàng nói rằng các nhóm phải bao gồm không chỉ các viên chức giáo triều, mà cả các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới, không chỉ tập hợp chuyên môn của họ mà còn cả “các kinh nghiệm đương thời trong dân Chúa quy tụ tại các giáo hội địa phương.”

Các nhóm nghiên cứu này đã bắt đầu công việc của họ và được giao nhiệm vụ phát triển một kế hoạch làm việc mà họ sẽ trình bày trong cuộc họp thượng hội đồng vào tháng 10 năm nay. Họ đã được yêu cầu kết thúc nghiên cứu của mình và trình kết quả lên Đức Giáo Hoàng trước tháng 6 năm 2025.

Do có nhiều vấn đề đang được giải quyết, các nhóm nghiên cứu đang hợp tác chặt chẽ với Ủy ban Thần học Quốc tế, Ủy ban Kinh thánh Giáo hoàng và ủy ban Giáo luật được thành lập với sự đồng ý của Bộ Văn bản Lập pháp.

Tài liệu cho biết, các chuyên gia tham gia nhóm nghiên cứu phải đến từ nhiều hậu cảnh văn hóa và địa lý khác nhau, họ phải đại diện cho các lĩnh vực chuyên môn khác nhau và phải bao gồm cả nam lẫn nữ.

Văn phòng Thượng Hội đồng Giám mục của Vatican cũng sẽ thành lập một “Diễn đàn thường trực” để khám phá sâu hơn các khía cạnh thần học, pháp lý, mục vụ, tâm linh và truyền thông của “tính đồng nghị của Giáo hội”.

Các nhà tổ chức nhấn mạnh hôm thứ Năm rằng các nhóm, mặc dù được thành lập để đáp lại Thượng Hội đồng, nhưng không phải là một phần của Thượng hội đồng, mà là một sáng kiến cá nhân của Đức Giáo Hoàng được thiết kế để tồn tại lâu hơn chính Thượng hội đồng về tính đồng nghị.

Phát biểu với báo chí, ĐHY Hollerich cho biết chủ đề cụ thể của Thượng Hội đồng “là tính đồng nghị. Rất nhiều chủ đề được đưa ra từ dân Chúa, nhưng không thể xử lý tất cả các chủ đề này trong một thượng hội đồng”.

Ngài nói: “Cần phải có một sự suy tư nào đó, vì vậy Đức Giáo Hoàng đã đảm nhận trách nhiệm của mình với tư cách là mục tử của Giáo hội hoàn vũ” để khám phá các vấn đề cụ thể được quan tâm rộng rãi.

Tương tự như vậy, Nữ tu Simona Brambilla, tân thư ký của Bộ Đời sống Thánh hiến và các Hiệp hội Đời sống Tông đồ của Vatican, cho biết Thượng Hội đồng “không phải về chủ đề này hay chủ đề kia”.

Bà nói: “Điều quan trọng là làm thế nào để suy tư theo cách đồng nghị”, đồng thời cho biết Giáo hội ở các bình diện khác nhau “phải làm rõ cách thực hiện sự suy tư này theo cách đồng nghị” và “cùng nhau đồng hành” trong việc giải quyết các chủ đề quan trọng được nhiều người quan tâm.

Bà nói, điều này “áp dụng cho tất cả các chủ đề” trong Thượng Hội đồng, xem xét cách chúng được nêu lên, cách suy gẫm về chúng và cách sống chúng “theo cách thức đồng nghị…không phải về chủ đề này hay chủ đề kia, mà là tính đồng nghị.”
 
Đức Thánh Cha chia sẻ: Giới trẻ là niềm hy vọng sống động của một Giáo hội đang chuyển động…
Thanh Quảng sdb
17:37 25/03/2024
Đức Thánh Cha chia sẻ: Giới trẻ là niềm hy vọng sống động của một Giáo hội đang chuyển động…

Nhân kỷ niệm 5 năm Tông huấn “Chúa Kitô Sống”, ‘Christus vivit’, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi giới trẻ “hãy lên tiếng” “làm chứng cho mọi người về niềm vui nảy sinh từ tình bạn với Chúa Kitô”.

(Tin Vatican - Christopher Wells)

“Sự thâm tín” rằng “Chúa Kitô đang sống và Ngài muốn bạn sống” đã truyền cảm hứng cho Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ cho giới trẻ, nhân kỷ niệm 5 năm Tông huấn Christus vivit của ngài, được viết sau Thượng hội đồng năm 2018 về “ người trẻ, đức tin và sự phân định ơn gọi.”

“Trên hết,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong thông điệp được công bố hôm thứ Hai, “Tôi muốn những lời nói của tôi trở thành nguồn hy vọng mới” cho những người trẻ có thể đang chán nản trong một thế giới “được đánh dấu bởi quá nhiều xung đột và quá nhiều đau khổ. ”

Chúa Kitô đang sống và yêu thương bạn

Đức Thánh Cha bảo đảm với giới trẻ rằng “Chúa Kitô đang sống và Ngài yêu thương chúng con bằng một tình yêu vô hạn”. Đức Thánh Cha mời gọi các bạn trẻ “bước đi với Ngài như một người bạn, chào đón Ngài bước vào cuộc sống của chúng con và để Ngài chia sẻ tất cả những niềm vui và hy vọng, những vấn nạn, những khắc khoải của thời điểm này trong cuộc sống của chúng con”.

Ngài tiếp tục nhắc nhở mọi người về “sứ mạng vĩ đại” mà giới trẻ đã nhận là “làm chứng trước mọi người về niềm vui phát sinh từ tình bạn với Chúa Kitô”, nhắc nhở cho các bạn trẻ về lời mời gọi của Ngài để lên tiếng và sự khuyến khích của Ngài để “hàn gắn những bất đồng” như được diễn đạt trong ngôn ngữ Tây Ban Nha “¡Hagan lío!”

Sống trước sự hiện diện của Chúa Giêsu, Đức Thánh Cha nói với giới trẻ, sẽ cho phép các con “hồi ức về quá khứ” để làm trổ sinh hoa trái và giúp chúng con “tìm thấy lòng can đảm cho cuộc sống hiện tại” và “để đối diện tương lai với niềm hy vọng”.

Niềm hy vọng của Giáo hội ‘đang chuyển động’

Tông huấn Christus vivit, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “hoa trái của Giáo hội là muốn cùng nhau tiến lên bằng cách lắng nghe, đối thoại và liên tục khám phá ra ý muốn của Chúa”, kết quả của Thượng hội đồng về Giới trẻ năm 2018 đã dọn đường cho Thượng Hội đồng hiện tại về tính đồng nghị.

Đức Thánh Cha nói với giới trẻ: “Bây giờ, ở giai đoạn mới này trong hành trình Giáo hội của chúng ta, hơn bao giờ hết, chúng ta cần thu hút những sáng tạo của các bạn trẻ để khám phá ra những con đường mới, nhưng luôn trung thành với cội nguồn của chúng ta”.

Nhắc nhở giới trẻ rằng họ là “niềm hy vọng sống động của Giáo hội đang chuyển động”, Đức Thánh Cha Phanxicô cám ơn họ vì sự hiện diện và những đóng góp của họ cho đời sống của Giáo hội.

ĐTC kết thúc thông điệp của mình bằng cách khuyến khích giới trẻ “đừng bao giờ rời bỏ Giáo hội vì Giáo hội không có “chất xúc tác” kích hoạt các bạn; làm động cơ vươn lên và thành toàn với cách sống đặc biệt của các bạn mà loan báo niềm vui của Chúa Giêsu phục sinh!”
 
Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng, người thúc đẩy đối thoại với Đức Phanxicô, từ chức
Vũ Văn An
18:04 25/03/2024

Bản tin của AsiaNews ngày 20/03/20024 cho hay:

Tin đồn gần đây đã được xác nhận: Đảng Cộng sản Việt Nam đã chấp nhận việc “từ chức” của Chủ tịch Võ Văn Thưởng vì những “khuyết điểm” không xác định cho thấy mức độ bất ổn chính trị của đất nước.

Đối với các nhà phân tích quốc tế, tình hình này có nguy cơ làm suy yếu niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài và khả năng đối thoại với nhiều đối tác khác nhau, bao gồm cả Vatican. Các bước quan trọng đã được thực hiện dưới thời nguyên thủ quốc gia sắp mãn nhiệm, bao gồm cả lời mời gần đây của ông tới Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm đất nước này.

Trong tuyên bố đưa ra hôm nay, chính phủ cáo buộc chủ tịch nước vi phạm nội quy của đảng, nhấn mạnh “những khuyết điểm của ông đã tác động tiêu cực đến dư luận, ảnh hưởng đến uy tín của đảng, nhà nước và cá nhân ông”.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng, một trong những cơ quan ra quyết định hàng đầu của Việt Nam, đã chấp thuận đơn từ chức của Thưởng không quá một năm sau khi được bầu.

Chủ tịch nước Việt Nam chủ yếu giữ vai trò mang tính nghi lễ nhưng vẫn là một trong bốn cơ quan chính trị hàng đầu ở quốc gia Đông Nam Á này.

Vào tháng 1 năm 2023, người tiền nhiệm của ông, Nguyễn Xuân Phúc, cũng trải qua trải nghiệm tương tự và “tự nguyện” từ chức vì “những vi phạm và sai trái” mà ông được cho là đã phạm phải khi giữ chức thủ tướng từ năm 2016 đến năm 2021.

Cuộc họp của Ủy ban Trung ương diễn ra một ngày trước phiên họp bất thường của Quốc hội, khi các nhà lập pháp dự kiến sẽ xác nhận quyết định của đảng và bắt đầu quá trình chọn người kế nhiệm.

Sự thay đổi lãnh đạo gần đây ở quốc gia độc đảng này có liên quan đến một chiến dịch chống tham nhũng rộng lớn, được mệnh danh là “lò lửa rừng rực”, nhằm mục đích xóa bỏ nạn tham nhũng tràn lan, nhưng cũng được coi là một công cụ để giải quyết tranh chấp trong nội bộ đảng.

Võ Văn Thưởng, 53 tuổi, đã từ chức vài ngày sau khi công an Việt Nam thông báo bắt giữ một cựu bí thư tỉnh Quảng Ngãi, miền Trung Việt Nam, liên quan đến cáo buộc tham nhũng (cách đây một thập niên). Lúc đó Thưởng là bí thư địa phương.

Cựu chủ tịch nước hiện nay được coi là thân cận với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhân vật quyền lực nhất của Việt Nam và là kiến trúc sư chính của chiến dịch chống tham nhũng.

Năm ngoái, Quốc hội Việt Nam phải mất hơn một tháng rưỡi mới bầu được chủ tịch nước mới. Tuy nhiên, lần này, cuộc khủng hoảng chính trị có thể được giải quyết nhanh chóng hơn và một chủ tịch mới được bổ nhiệm, dù chỉ để trấn an các nhà đầu tư nước ngoài về sự ổn định của đất nước cũng như của các định chế hàng đầu.

Trên thực tế, hôm thứ Hai, sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm tài chính chính của đất nước, đã mất gần 3% trong phiên giao dịch sớm sau khi có tin tức đề cập đến việc chủ tịch nước sắp từ chức.

Theo công ty môi giới Mirae Asset Securities, doanh số bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài trong ngày thứ Hai và thứ Ba lên tới khoảng 80 triệu USD.

Một cố vấn cho các tập đoàn nước ngoài tại Việt Nam cho biết: “Việc loại bỏ Thưởng có thể khiến các quyết định chính sách và hành chính chậm hơn do các quan chức lo lắng hơn về tiến trình của chiến dịch chống tham nhũng”.

Bất chấp điều này, có sự đồng thuận là quan điểm của Hà Nội về các chính sách chủ chốt khó có thể thay đổi.
 
Một năm nhiều gập gềnh trên đường đi cho ĐGH Phanxicô
Vũ Văn An
19:28 25/03/2024

Cha Raymond J. de Souza, trên First Things ngày 25/03/2024, nhận định rằng lễ kỷ niệm 11 năm ngày nhậm chức của Đức Giáo Hoàng (19 tháng 3) rơi vào một thời điểm khó khăn, với cuộc tranh cãi hoàn cầu về nhận định “cờ trắng” Ukraine của ngài, trong đó ngài nói rằng Ukraine nên đàm phán để chấm dứt chiến tranh với Nga. Đáng tiếc là nó lại phù hợp, vì năm thứ 11 của triều đại giáo hoàng là một năm gập ghềnh đối với Đức Phanxicô. Một năm trước, người ta mong đợi, sau cái chết của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI và Đức Hồng Y George Pell, con đường sẽ rộng mở hơn cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô đi theo chương trình của ngài. Mọi chuyện không diễn ra suông sẻ như vậy.

Ngay cả trong số những người ủng hộ nhiệt thành nhất của Đức Phanxicô cũng có sự bất an. Mike Lewis của Where Peter Is đã viết vào tháng 12 rằng “đã đến lúc bắt đầu lại... bởi vì nhiều người Công Giáo đơn giản là không hiểu Đức Phanxicô.” Massimo Faggioli ở Commonweal than thở rằng “dường như không có vị giáo phẩm nào ở Vatican có thể nói chuyện với người Đức ở cùng bình diện thần học như Đức Hồng Y Ratzinger hay Đức Hồng Y Mueller đã làm” và tự hỏi liệu “một Vatican với sự lãnh đạo của người Mỹ Latinh có thể hòa giải những khác biệt hay không giữa Đức và Châu Phi.” Michael Sean Winters của tờ National Catholic Reporter thú nhận rằng “vị giáo hoàng tuyệt vời của chúng ta đã sai lầm khủng khiếp về Ukraine”.

Vì thế năm thứ mười một thật là khó khăn. Dưới đây là 11 khúc mắc trên đường đi từ tháng 3 năm 2023 đến tháng 3 năm 2024.

1. Nicaragua

Vào tháng 3 năm 2023, chế độ Ortega ở Nicaragua đã trục xuất sứ thần của giáo hoàng – một dấu hiệu bi thảm về việc gia tăng đàn áp Giáo hội. Đạo luật này là một phần của việc chế độ bỏ tù các giám mục và linh mục, trục xuất các Thừa sai Bác ái, và chiến dịch trừng phạt pháp lý chống lại các tổ chức của Giáo hội. Tuy nhiên, việc cắt đứt quan hệ ngoại giao một cách hiệu quả đã nhấn mạnh rằng chính sách đối ngoại của Vatican không có tác dụng đáng kể ở Châu Mỹ Latinh, dù ở Nicaragua, Venezuela hay thậm chí là Argentina.

Vào tháng 1 năm 2024, được coi là một chiến thắng cho chính sách ngoại giao của Tòa thánh khi các Giám mục Nicaragua Rolando Álvarez của Matagalpa và Isidoro del Carmen Mora Ortega của Siuna, cùng với nhiều linh mục khác, được thả ra khỏi nhà tù và bị đày đến Rome. Nhưng việc họ bị trục xuất khỏi đất nước và xa đàn chiên của mình chỉ là một sự cải thiện tương đối so với những lựa chọn còn khủng khiếp hơn ở quê nhà.

2. Argentina

Đức Giáo Hoàng Phanxicô luôn chú ý cẩn thận đến chính trị ở quê nhà, thường viện dẫn tình hình chính trị là lý do tại sao ngài chưa bao giờ trở lại thăm với tư cách giáo hoàng. Tháng 12 năm ngoái, Javier Milei đã giành được chiến thắng vang dội cho chức tổng thống, sau một chiến dịch tranh cử trong đó ông đã nhắc đến Đức Giáo Hoàng một cách thiếu tôn trọng, thô lỗ và thô tục nhất. Trong ký ức còn sống, chưa có nguyên thủ quốc gia dân chủ nào từng nói về giáo hoàng theo cách như vậy, chứ đừng nói đến ở quê nhà.

Trong khi người Argentina dường như không quá bận tâm đến điều đó, thì các “linh mục khu ổ chuột” gắn liền với tầm nhìn của Đức Phanxicô ở Argentina đã tổ chức một số sự kiện, trước và sau cuộc bầu cử, để thể hiện sự phản đối của họ đối với Milei.

Sau cuộc bầu cử, Đức Giáo Hoàng tỏ ra ân cần và Milei đã có giọng điệu thân thiện, thậm chí còn ôm hôn nồng nhiệt Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Rôma và mời ngài đến thăm Argentina. Tuy nhiên, sự thù địch trong lời hùng biện trong chiến dịch tranh cử của ông đã gây sốc cho người Công Giáo trong năm qua.

3. Đức

“Con đường đồng nghị” của Đức tiếp tục tiến bước một cách thách thức, không quan tâm đến những cảnh cáo, lời khẩn cầu và lời khuyên răn từ Rome. Tiến bộ nhỏ đã đạt được vào tháng trước khi cuộc bỏ phiếu về việc thành lập hội đồng đồng nghị thường trực cho Đức bị hoãn lại. Năm nay, một số phiên đối thoại đã được lên kế hoạch giữa các viên chức Đức và Rôma. Đức là một lời nhắc nhở thường xuyên về việc đây là một triều giáo hoàng có sự chia rẽ gia tăng như thế nào.

4. Chủ nghĩa đế quốc Nga

Vào tháng 8, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, khi nói chuyện với một nhóm thanh niên Nga, đã khuyến khích họ tự hào về “nước Nga vĩ đại”. Ngài đề cập đến các nhân vật hoàng gia Catherine và Peter Đại đế. Với những lời lên án thường xuyên của ngài đối với chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân ở những nơi khác, bài ca ngợi đế quốc Nga này rất đáng lưu ý.

Những người dân bị khuất phục bởi quyền lực của Nga – người Litva, người Ba Lan, người Ukraine – đã ngạc nhiên và tổn thương trước những nhận xét của Đức Giáo Hoàng, tự hỏi liệu sự ngưỡng mộ nào đó đối với chủ nghĩa đế quốc Nga có đang thúc đẩy cách tiếp cận của Đức Giáo Hoàng đối với cuộc chiến chống Ukraine hay không.

5. Thành Cát Tư Hãn

Ngay sau bài phát biểu về đế quốc Nga, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ca ngợi “Hòa bình Mông Cổ” của Thành Cát Tư Hãn trong chuyến thăm Ulaanbaatar, và tuyên bố rằng đế quốc này là hình mẫu của tự do tôn giáo. Nhận xét của ngài là một cách đọc đầy thiện cảm khác về lịch sử đế quốc. Chuyến đi đến Mông Cổ là chuyến đi đầu tiên của Đức Giáo Hoàng, cũng như đánh giá tích cực về một đế chế thường gắn liền với sự chinh phục, tàn bạo, hãm hiếp và cướp bóc. Theo thông lệ, các giáo hoàng sẽ tìm thấy điều gì đó đáng khen ngợi trong lịch sử của bất cứ quốc gia nào họ đến thăm. Đức Phanxicô chắc chắn đã thực hiện nỗ lực đó trong số những người thừa kế của người Mông Cổ.

6. Thượng Hội đồng về tính đồng nghị

Tiến trình đồng nghị cho một Giáo hội đồng nghị là sáng kiến hàng đầu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, mời người Công Giáo tìm ra “một cách thức mới để là Giáo hội”, như Đức Hồng Y Christophe Pierre, Sứ thần Tòa thánh tại Washington, đã nói. Quá trình hội nghị khổng lồ có nhiều khúc mắc khác nhau trong suốt năm 2023, và Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gia hạn tiến trình này thêm một năm nữa. Nó được cho là sẽ lên đến tuyệt đỉnh trong một phiên họp thượng hội đồng khác sẽ nhóm họp tại Rome trong một tháng vào tháng 10 này. Rồi vào tuần trước, ngài đã kéo dài tiến trình đồng nghị đến năm 2025 và có lẽ xa hơn nữa.

Một dự án hành chánh lớn như vậy chắc chắn sẽ trao quyền lớn cho các quản trị viên của thượng hội đồng. Điều đó được thấy rõ ràng trong những ngày cuối cùng của Thượng Hội đồng, khi hàng trăm đại biểu được đọc một bản văn dài 40 trang (chỉ bằng tiếng Ý). Hơn một nghìn sửa đổi đã được đệ trình để các nhà quản trị thượng hội đồng xem xét trong một phiên họp kéo dài suốt đêm trước khi được bỏ phiếu vào ngày hôm sau. Quá trình đó dường như không phù hợp với tầm nhìn của Đức Giáo Hoàng về “Chúa Thánh Thần là nhân vật chính” của Thượng Hội đồng.

7. Cha. Marko Rupnik, tu sĩ Dòng Tên

Vụ tai tiếng linh mục lạm dụng bẩn thỉu của Cha Marko Rupnik đã tạo ra những diễn biến đáng thất vọng trong suốt cả năm. Nó đã đạt đến điểm thấp trong chính cuộc họp thượng hội đồng, khi có tin tức cho biết, sau khi bị trục xuất khỏi Dòng Tên, Cha Rupnik đã được giáo phận quê hương của ông ở Slovenia chấp nhận với tư cách tốt.

Tin tức này đã gây ra sự kinh ngạc rộng rãi trong số các thành viên Thượng Hội đồng đến nỗi chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đến phát biểu trước toàn thể hội nghị vào chiều hôm đó. Đó là một khoảnh khắc siêu thực. Không nói một lời nào về vụ tai tiếng Rupnik, Đức Giáo Hoàng chỉ trích cách lựa chọn trang phục truyền thống của các chủng sinh. Không ai trong hội trường biết rõ điều gì đã làm vấn đề đó ra cấp bách trong khi các hàng tít trên khắp thế giới đang dẫn đầu về Rupnik.

8. Laudate Deum

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã công bố Laudate Deum, một tông huấn “tiếp theo” của thông điệp Laudato Si năm 2015 của ngài, trùng với thời điểm diễn ra phiên họp thượng hội đồng. Đó là một tài liệu đặc biệt nhất của Đức Giáo Hoàng, vì nó tuyên bố về các vấn đề chuyên biệt khoa học và chính sách cụ thể, đồng thời được dùng như một loại tài liệu làm việc của tổ chức phi chính phủ cho hội nghị khí hậu sắp tới ở Dubai.

Bản văn có rất ít tiếng vang. Một phần vì về cơ bản nó không phải là một bản văn tôn giáo mà là một bản văn chính trị, và một phần vì Đức Giáo Hoàng Phanxicô có ý định đích thân vận động hành lang cho nó ở Dubai, nhưng không thể thực hiện chuyến đi vì lý do sức khỏe.

9. Đức Hồng Y Raymond Burke

Đức Hồng Y Raymond Burke đã không hề e ngại trước những lời chỉ trích của mình đối với triều giáo hoàng. Tuy nhiên, thật là một cú sốc ở Giáo triều Rôma khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô quyết định cắt tiền trợ cấp của ngài (thực sự là tiền hưu trí, vì Burke đã nghỉ hưu) và loại bỏ căn hộ được trợ cấp của ngài. Nó có vẻ không xứng đáng với phẩm giá của chức vụ giáo hoàng. Và tất nhiên, nó mời gọi sự so sánh trong tương lai khi các Hồng Y khác duy trì lương hưu và căn hộ của họ.

10. Tính đồng nghị bị phá hoại một cách bí mật

Quá trình đồng nghị vẫn tiếp tục, nhưng không rõ ràng là nó có giữ được bất cứ sự tín nhiệm nào hay không. Việc công bố Fiducia Supplicans vào tháng 12 về việc ban phép lành cho các cặp vợ chồng bất hợp pháp và đồng tính đã tiết lộ rằng các viên chức cấp cao của giáo triều đang làm việc bí mật sau lưng Thượng Hội đồng. Trong khi Thượng Hội đồng quyết định không đề cập đến chủ đề này thì Bộ Giáo lý Đức tin đã tiến hành một cách vội vàng bí mật, với sự hỗ trợ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Do đó, tiến trình đồng nghị hoàn toàn không liên quan đến một vấn đề đã làm rung chuyển Giáo hội. Tại sao đầu tư thêm năng lực vào nó?

Sau Fiducia, câu hỏi không phải là tiến trình thượng hội đồng sẽ quyết định điều gì trong năm nay. Câu hỏi là: Nó có quan trọng không?

11. Sự bác bỏ của Chính thống giáo Coptic

Điểm nổi bật của năm vừa qua là chuyến viếng thăm Rôma vào tháng 5 của Giáo Hoàng Tawadros, người đứng đầu Giáo hội Chính thống Coptic ở Ai Cập, một trong những Giáo hội Chính thống cổ xưa. Tại cuộc họp đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố rằng ngài sẽ công nhận quyết định của Chính thống giáo Coptic về việc “phong thánh” cho 21 vị tử đạo của Libya, bị chặt đầu vào năm 2015 dưới bàn tay của ISIS. Đó là một quyết định đại kết giàu trí tưởng tượng.

Chưa đầy một năm sau, Chính thống giáo Coptic đã đình chỉ mọi cuộc đối thoại với Giáo Hội Công Giáo vì “sự thay đổi quan điểm” của Đức Giáo Hoàng về vấn đề đồng tính luyến ái, như họ gọi nó. Fiducia đã làm tổn hại đến sự hiệp nhất Kitô giáo.

Cuối cùng, những ngày cận kề lễ kỷ niệm được đánh dấu bằng cuộc phỏng vấn “cờ trắng”, gây phẫn nộ ở Ukraine đang đau khổ. Đó là một dạng tóm tắt của năm thứ mười một. Sau một năm đầy biến động, liệu năm tới có yên bình hơn không?
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Nghi thức Thứ Năm Tuần Thánh
Đinh văn Tiến Hùng
23:33 25/03/2024
Nghi Thức THỨ NĂM TUẦN THÁNH
( Trích theo nghi thức hướng dẫn cuả TGP/HÀ NỘI )

Lễ chiều và Tiệc ly

Chiều nay, Giáo hội kêu mời chúng ta sống lại những giây phút cao qúi tuyệt vời nhất của tình yêu Chúa Kitô, một tình yêu không thể đo lường hay sánh ví. Tình yêu bao la đó được thể hiện qua việc Người thành lập Lễ Hy Sinh là Nhiệm Tích Thánh Thể, để rồi sẽ hoàn tất trên Núi Sọ.

Vì thế, phụng vụ hôm nay trổi một điệp khúc : Chúa Kitô đã yêu thương loài người đến tột độ : Người đã để lại cho chúng ta một bảo chứng tuyệt vời của tình yêu : đó là Nhiệm tích Thánh Thể : lấy Thịt Máu mình làm của ăn nuôi hồn con cái. Đồng thời để ở lại với chúng ta cho đến tận thế, làm của lễ hiến tế Chúa Cha mỗi ngày trên bàn thờ. Không ai biết yêu thương bằng người biết hiến mạng sống mình vì kẻ mình yêu.

Có thể nói được rằng : bài học đầu tiên và cũng là lời trăng trối cuối cùng của Chúa trong những ngày khổ nạn là : hãy tự hiến và tận hiến. Một sự tận hiến không tính toán, so đo, không do dự, vị kỷ, không tiếc rẻ vì đã theo Chúa. Tự hiến hết mình, trọn vẹn cho Thiên Chúa và cho tha nhân. Ai không biết tự hiến, người đó không thể hy vọng trở thành môn đệ đích thực của Chúa Kitô.

Các bản văn phụng vụ Thánh Lễ hôm nay đã làm nổi bật ý lực ấy của Lễ Vượt Qua và Nhiệm Tích Thánh Thể.

Hôm nay, Chúa tự nộp mình cho kẻ tội lỗi, đồng thời Người tự cho ta trong Nhiệm Tích Thánh Thể. Hai bộ mặt của mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh.

Ca hiệp lễ, ca tâm niệm, ca dâng lễ và kinh tiền tụng hôm nay đã ca tụng bộ mặt vinh quang Mầu Nhiệm Cứu Thế : Vì chúng ta, Chúa Kitô đã tự hạ, vâng lời cho đến chết, vì thế Thiên Chúa đã suy tôn Người và tặng ban cho Người một danh hiệu cao quý hơn mọi danh hiệu.
Thánh lễ kỷ niệm Chúa Giêsu lập phép Thánh Thể chiều hôm nay, giờ này nhắc ta nhớ lại bầu khí trang trọng, nhưng vô cùng xúc động tại Phòng Tiệc Ly ngày xưa. Thực ra, là một vị Thiên Chúa quyền năng nhưng Chúa Giêsu không thể không nghĩ ra được một cách thế nào cao hơn, tuyệt vời hơn để biểu hiện tình yêu nồng nàn của Người đối với chúng ta bằng cách lập phép Thánh Thể.

Chúng ta hãy cảm nhận tấm lòng vô biên của Chúa, và phấn đấu sống tốt hơn để đáp trả tình yêu cao vời của Chúa.

– Sau bài hát “Vinh Danh”, chấm dứt chuông nhạc rộn ràng để bước vào một màn cảnh mới, màn cảnh bi thương khổ nạn của Chúa Giêsu : chính đêm nay Chúa bắt đầu tự nộp mình trong tay quân dữ. Chúng ta hãy theo sát bước chân Chúa trong các chặng khổ nạn này.

* Mời cộng đoàn đứng lên. Thánh Lễ chuẩn bị bắt đầu. (hát ca nhập lễ)

Nghi thức rửa chân (sau giảng)

Linh mục, vị thủ lãnh của cộng đoàn cởi áo ngoài, lấy khăn vải thắt lưng, bước xuống lấy nước rửa chân cho các ông. Ý nghĩa diễn lại cử chỉ Chúa Giêsu ngày xưa rửa chân cho các môn đệ : một bài học khiêm nhường phục vụ và luật bác ái.

Giờ phút trang nghiêm và cảm động, nếu không nhận ra ý định sâu xa của Thầy Chí Thánh, thì chúng ta có thể thốt ra lời từ chối này : “Không, đời nào Thầy lại rửa chân cho con !”. Nhưng, qua những cử chỉ khiêm nhường đó, Chúa Giêsu đã trăng trối cho chúng ta một bài học tâm phúc, Thầy đã làm gương cho các con để các con cũng hãy làm như vậy (Ga 13,15). Các con hãy rửa chân cho nhau, đó là điều Chúa muốn dạy bảo và nêu gương cho các Tông Đồ, để các ngài cũng như chúng ta biết khiêm tốn và mau mắn phục vụ, vì yêu thương anh em.

Hãy cầu xin Chúa cho chúng ta biết nhìn thấy Chúa nơi anh em, biết yêu thương và phục vụ anh em như chính Chúa đã yêu thương và phục vụ chúng ta.

Rửa chân xong, mời cộng đoàn đứng dậy, sốt sắng dâng lên Chúa những lời cầu nguyện.

Kiệu Thánh Thể

Sau lời nguyện hiệp lễ, phụng vụ tiếp tục bằng cuộc rước Kiệu Thánh thể long trọng sang bàn thờ bên cạnh. Đây không phải là một cuộc đưa Chúa đi ẩn mình hoặc có ý ám chỉ nhà tạm là Ghết-sê-ma-ni, hay ngôi mộ như có người lầm tưởng. Cuộc cất mình Chúa hôm nay nhằm mục đích dành cho bệnh nhân và để chịu lễ ngày mai.

Sở dĩ cuộc rước có tính cách long trọng, vì Giáo Hội muốn đón mừng kỷ niệm ngày Chúa lập phép Thánh Thể, nhiệm tích tình yêu của Chúa đối vời nhân loại. Ôi ! Nhiệm tích cao quý, chúng ta hãy khiêm cung thờ lạy.

ĐÊM CANH THỨC
(Trước lúc chầu)

Chúng ta hãy sống với Chúa những giây phút cô đơn thống khổ và mướt máu : “Linh hồn Thầy buồn đến chết được ! Các con hãy ở đây và tỉnh thức với Thầy” (Mt 26,38). “Không lẽ các con không tỉnh thức được với Thầy một giờ sao !” (Mt 26,40)
Đáp trả lời mời gọi của Chúa, đêm nay, đêm canh thức, chúng ta hãy đưa hết tâm tình chầu chực Chúa, đền tạ Chúa, để chia sẻ nỗi cô đơn đau buồn với Chúa trong tinh thần sám hối ăn năn. Chúng ta hãy theo sát Chúa vào vườn Giệt và các công nghị Do Thái đêm nay, nơi Chúa hấp hối lo buồn toát mồ hôi, máu, và bị đánh đòn sỉ vả trăm ngàn khốn khổ.

LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Thứ Năm Tuần Thánh

1. Chúa lập Phép Thánh Thể và Phép Truyền Chức để biểu lộ tình yêu tuyệt đỉnh của Chúa; nên lương thực nuôi dân Chúa, ở lại với Giáo Hội mỗi ngày. Xin cho Giáo hội luôn trung thành thực thi sứ mệnh thiêng liêng cao cả của mình một cách trọn hảo.

2. Xin Chúa cho các nhà lãnh đạo quốc gia biết nhiệt tâm phục vụ vì dân vì nước. Tất cả cho công lí và hòa bình, cho hạnh phúc đích thực của mọi người.

3. Thế giới ngày nay văn minh tiến bộ, thế nhưng biết bao người đang lâm cảnh đau thương; chiến tranh hận thù, cuộc sống đau khổ, bệnh tật hiểm nghèo. Xin Chúa cho họ gặp tình thương Chúa, gặp những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ nhiệt tình, để cuộc sống được trở lại thanh bình, hạnh phúc.

4. Đâu có tình yêu thương bác ái, thì đó là dấu chỉ con cái Chúa. Xin Chúa cho mọi người trong cộng đoàn chúng con, biết nêu cao tinh thần bác ái, đoàn kết giúp đỡ nhau. Đồng thời biết cảm nghiệm tình yêu bao la của Chúa trong Phép Thánh Thể, để sốt sắng tôn sùng, mến yêu và kết hiệp với Chúa mỗi ngày trong hiệp lễ.


MỘT SỐ ĐIỀU CẦN NHỚ
THỨ NĂM

– Nhà tạm hoàn toàn trống
– Bánh đủ rước lễ ngày mai
– Kinh Vinh Danh : rung chuông (rồi thôi đến Vọng Phục Sinh).
– Lễ như thường (hai bài đọc)
– Sau bài giảng : rửa chân
– Sau Lời Nguyện Hiệp Lễ : kiệu Thánh Thể
(đoàn rước : Thánh giá đi đầu, hai nến, hai bình hương, Mình Thánh sau cùng).
– Đến bàn thờ phụ : xông hương
– Trở về : ra “lột” bàn thờ (tất cả cất hết)
………………….
Xong lời nguyện hiệp lễ : kiệu Thánh Thể (đứng dưới bàn thờ bỏ hương, linh mục quỳ xông hương, quàng khăn và lên kiệu Mình Thánh).
Phẩm phục : trắng.

ĐINH QUÂN ( Trích hướng dẫn nghi thức )
 
Văn Hóa
Truyền thống Trí thức Công Giáo trong Thế kỷ Hai mươi, chương hai 1
Vũ Văn An
16:52 25/03/2024


Chương 2: Triết học Công Giáo trong thời kỳ hỗn loạn



Trong đêm từ ngày 10 đến ngày 11 tháng 11 năm 1691, một người Pháp ở độ tuổi đôi mươi tên là René Descartes đã có một loạt ba giấc mơ hoặc viễn kiến mạnh mẽ. Lúc đó ông phục vụ cho một hoàng tử nước ngoài, nhưng đang miệt mài giải quyết một số vấn đề toán học phức tạp. Những giấc mơ đến với ông khi ông đang ngủ, hoặc cố gắng ngủ, ở Neuburg an der Donau, một thị trấn nằm giữa Augsburg và Regensburg, nơi trước đây là địa điểm diễn ra Cuộc Tuyên Xưng nổi tiếng năm 1530 mô tả niềm tin của Luther, sau này là một thị trấn đại học nơi Joseph Ratzinger, tức Đức Giáo Hoàng tương lai Bênêđictô XVI, sẽ dạy thần học vào những năm 1970. Descartes đang cố gắng kết hợp toán học và vật lý thì những giấc mơ của ông xuất hiện, và chúng dường như tiết lộ một giải pháp cách nào đó cũng liên quan đến tôn giáo. Trong giấc mơ đầu tiên, ông thấy mình đang ở giữa những cơn gió hú khi cố gắng đến nhà nguyện tại trường trung học Dòng Tên cũ của ông ở La Flèche. Và trong giấc mơ cuối cùng, ông bị bao vây bởi một loại tinh thần xấu xa nào đó. Dù sao, ông cảm thấy mình được trao chìa khóa để giải quyết vấn đề của mình, và do đó, sau một thời gian, ông thề hứa sẽ thực hiện một cuộc hành hương đến đền thờ Đức Mẹ Loreto ở Ý, cuộc hành hương mà sau đó ôngđã thực hiện.

Thế là bắt đầu một trong những bước ngoặt quan trọng nhất trong triết học hiện đại: một mô tả toán học về các hiện tượng vật lý và, trong một bước phát triển tiếp theo, bước ngoặt hướng nội của Descartes nhằm tìm kiếm một sự chắc chắn tuyệt đối về sự hiện hữu của chính ông trong tư cách một hữu thể biết suy nghĩ—câu nói nổi tiếng “Cogito ergo sum” (Tôi nghĩ do đó tôi hiện hữu). Khoa học và toán học đã có một quá trình phát triển rất thành công. Triết lý thì ở thế tranh chấp nhiều hơn. Một câu chuyện ban đầu, có lẽ là ngụy tạo, kể về một phụ nữ trẻ hơi điên điên [featherheaded] đến gặp triết gia trong một phòng khách ở Pháp và hỏi, “Nhưng thưa ông Descartes, còn tôi thì sao? Tôi không suy nghĩ, nhưng tôi vẫn hiện hữu.” Những bộ óc nghiêm túc hơn đã hỏi mệnh đề này có nghĩa gì, chẳng hạn, khi chúng ta đang ngủ hoặc bất tỉnh hoặc không nhận thức được chính mình. Nhưng đối với tất cả những nghi ngờ nảy sinh về việc chạy tới các nội dung của tâm trí cá nhân để tìm sự chắc chắn, Descartes đã có một tác động khôn lường đối với việc hầu như mọi triết gia hiện đại đã nghĩ sao về con người và thế giới.

Triết lý không dám nói ra tên của nó

Một trào lưu lớn khác mà chúng ta phải kể đến trong triết học Công Giáo hiện đại là một trào lưu mà tên của nó, một số người nói đùa, ghê gớm đến mức tốt nhất là không nên nhắc đến nó trước công chúng: đó là hiện tượng học. Trường phái này khá quan trọng, nhất là bởi vì, trong một phần tư thế kỷ cuối cùng của hế kỷ 20 và sau đó, Giáo hội được lãnh đạo bởi một vị giáo hoàng vốn là một nhân vật quan trọng trong tư tưởng hiện tượng học. Đức Gioan Phaolô II có thể không có những đóng góp to lớn, độc đáo cho phong trào hiện tượng học rộng lớn hơn, nhưng ngài minh họa một trong những lý do tại sao nó lại lôi cuốn nhiều người, một mặt, đã chán nản với việc quay sang chủ thể từ Descartes qua Kant, hoặc mặt khác, một số người thực hành thứ Tân Kinh Viện khô khan hơn. Ngay từ cái tên của nó, hiện tượng học dường như đã là một công việc khá bí truyền, mang đậm chất Giéc-manh [Teutonic] xa rời cuộc sống hàng ngày. Nhưng như trong trường hợp của Karol Wojtyła, việc thực hành hiện tượng luận thực sự lại mở chủ thể cho thế giới và thêm vào một truyền thống như thuyết Tôma giúp làm cho nó phản ảnh toàn bộ thực tại một cách phong phú hơn.

Như đã biết, thuật ngữ hiện tượng học ít nhất có từ Hegel, nhưng phiên bản hiện đại có nguồn gốc chủ yếu từ Edmund Husserl (1859—1938). Bất cứ điều gì khác có thể nói về hiện tượng học dưới bàn tay của Husserl – và đây là một chủ đề phức tạp và gây nhiều tranh cãi – thì ảnh hưởng của nó đối với các sinh viên của ông đã được thiết lập rõ ràng. Nhiều nhân vật lỗi lạc nhất—Adolf Reinach, Dietrich von Hildebrand, và Edith Stein nổi bật trong số họ—đã trở thành Kitô hữu, và những người khác, như Max Scheler và Martin Heidegger, bày tỏ các quan điểm rõ ràng ít nhiều nằm ở ranh giới đức tin. Stein đặc biệt quan trọng đối với công việc của Husserl khi bà phục vụ với tư cách là trợ lý của ông (Heidegger tiếp nối trong vị trí đó), tổ chức các bản thảo của ông—vốn thường được trước tác một cách bừa bãi—thành những cuốn sách có thể xuất bản. Dù sao, chính vị thầy trọng tuổi đã ghi nhận biết bao học trò của ông đã lao vào và quay trở lại với đức tin, cho rằng ông nên được mệnh danh là một Giáo phụ. Lúc gần chết, chính ông cũng đã trở thành một Kitô hữu.

Có một lý do tại sao rất nhiều sinh viên của ông bắt đầu nghĩ rằng đức tin có thể là một khả thể trở lại. Husserl bắt đầu bằng cách cố gắng trình bày lại một vấn đề đã gây khó khăn cho toàn bộ triết học hiện đại: Nếu chúng ta bắt đầu với những ý tưởng trong tâm trí, như nơi Descartes, thì làm sao có thể biết được rằng có bất cứ điều gì khác hiện hữu ở “bên ngoài” các suy nghĩ của chúng ta, và liệu có thể có mối liên hệ nào giữa thế giới bên ngoài và những gì chúng ta tìm thấy ở bên trong không? Tóm lại, triết học hiện đại đang kinh qua một cuộc khủng hoảng về nhận thức luận (lý thuyết về nhận thức) và về mối liên hệ rất lung lay với thực tại. Mặc dù ý định của Husserl đôi khi bị hiểu lầm (và theo các học trò của ông và các độc giả sau này, dường như ông thường quay trở lại chủ nghĩa chủ quan cũ), ông đã cố gắng khắc phục những vấn đề này bằng cách điều chỉnh lại cách chúng ta nhìn vào các hiện tượng, sự tự bộc lộ của một thế giới tự nó ngỏ lời với chúng ta. Ông không bắt đầu với chủ thể biệt lập - hơi vô lý khi chúng ta bắt đầu nghĩ về nó. Descartes học ra sao để nói câu “Cogito ergo sum” nếu không phải trong các khóa học tiếng Latinh với các tu sĩ Dòng Tên ở La Flèche, và tại sao ông lại lao vào việc tìm kiếm một cách tuyệt vọng các cơ sở nhận thức luận nếu các cơ sở đó không sụp đổ trong nền văn hóa mà ông vốn là một thành phần sáng chói?

Bằng cách đặt tất cả những câu hỏi như “luôn luôn đã rồi” trong một bối cảnh cụ thể, hiện tượng học đã loại bỏ một cách đúng đắn nhiều câu hỏi hóc búa triết học hiện đại phát sinh và vẫn thường phát sinh từ quan điểm sai lầm và phiến diện về việc chúng ta là ai và chúng ta là gì. Học thuyết Tôma hiện đại cũng đã cố gắng giải quyết vấn đề nhận thức luận nơi Descartes, nhưng đôi khi nó dường như tiến hành theo hướng – ít nhất trong các điều kiện hiện đại – dẫn đến những ngõ cụt giống như chủ nghĩa Descartes. Trong học thuyết Tôma cổ điển, “các hình ảnh giác ấn” [phantasms] được trí hiểu tác nhân biến thành những hình ảnh tâm trí và ghi ấn vào trí hiểu khả hữu. Công thức này dường như giải thích mọi điều nhưng dường như cũng chen một loại sức mạnh mầu nhiệm cũng như hình ảnh hoặc trung gian nào đó vào giữa chúng ta và thế giới. Theo cách riêng của nó, diễn trình này, nhìn từ một góc độ nào đó, dường như cũng có thể tách ly thế giới và suy nghĩ, mặc dù nó không được sử dụng theo cách này. Tất nhiên, học thuyết Tôma là một phong trào tinh vi và có nhiều cách để đáp ứng những vấn đề như vậy. Nhưng hiện tượng học ở mức tốt nhất của nó có một số điểm khởi đầu đáng lưu ý nhằm khuếch đại lực đẩy cơ bản của học thuyết Tôma khiến cho nhận thức hoàn toàn phù hợp với cách sự vật thực sự là.

Một khái niệm quan trọng trong hiện tượng học là ý hướng tính, vốn là một thuật ngữ kỹ thuật có nghĩa một điều gì đó hoàn toàn khác với ý định mà chúng ta thường hiểu. Hiện tượng học chấp nhận quan điểm hàng ngày mà chúng ta có cho rằng khi chúng ta có ý thức thì đó luôn là ý thức về một điều gì đó. Đôi khi chúng ta chỉ ý thức được những suy nghĩ hoặc nhận thức của chính mình, như trong Descartes, nhưng điển hình hơn, chúng ta nhận thức được bản thân đang ở trong một thế giới trong đó sự vật tự biểu lộ cho chúng ta nhiều cách khác nhau có thể giải thích được một cách thận trọng. Chúng ta vừa ở trong thế giới đó vừa là một hữu thể có khả năng tiếp nhận các biểu hiện của các hữu thể trong thế giới đó, “các tặng cách [datives] của bộc lộ”, như Cha Robert Sokolowski thường nói. (1) Theo quan điểm này, các biểu lộ không phải chỉ là “những hình tướng”[appearances] như những hình tướng đã được khái niệm hóa trong phần lớn triết học hiện đại, đặc biệt trong lập luận nổi tiếng của Immanuel Kant khi cho rằng chúng ta chỉ có thể biết hiện tượng (những điều xuất hiện trong tâm trí chúng ta), không bao giờ biết được noumena (tự thể, sự vật trong chính chúng như chúng thực sự hiện hữu, giả sử chúng thực sự hiện hữu). Một khi chúng ta coi những hình tướng như một loại trung gian giữa tâm trí và sự vật theo kiểu hiện đại hoặc như một biểu tượng trong tâm trí, thì toàn bộ khó khăn trong việc quay trở lại thế giới bên ngoài lại nảy sinh.

Hiện tượng học không giải quyết được vấn đề nan giải này, bởi vì nó không thể được giải quyết. Nó bắt đầu ở một nơi khác bằng cách nói rằng các hữu thể trên thế giới tự “tiết lộ” chúng cho những hữu thể có khả năng nhận được sự tiết lộ đó. Tiết lộ đơn giản chỉ là những hữu thể đó theo một cách hiện hữu nào đó của chúng:

“Hiện tượng học thừa nhận thực tại và sự thật của các hiện tượng, những sự vật xuất hiện. ‘Là một bức tranh’ hay ‘là một đối tượng được tri nhận’ hoặc ‘là một biểu tượng’ không phải chỉ có trong tâm trí, như truyền thống Descartes làm chúng ta tin. Chúng là những cách trong đó sự vật có hiện hữu. Cách sự vật xuất hiện là một phần hữu thể của sự vật; sự vật xuất hiện như chúng là, và chúng là như chúng xuất hiện. Sự vật không phải chỉ hiện hữu; chúng cũng tự biểu lộ như những gì chúng là.” (2)

Phản ứng thông thường đối với loại khẳng định này là chúng ta phạm sai lầm về những gì xuất hiện với chúng ta hoặc đôi khi chúng ta có những ảo giác thuộc thị giác hoặc thính giác về những thứ không “thực sự” hiện hữu và những trải nghiệm như vậy sẽ khiến chúng ta cảnh giác về sự thật của các xuất hiện. Hiện tượng học không phủ nhận rằng những vấn đề như vậy phát sinh, nhưng nó lập luận rằng chúng ta không thể mắc những sai lầm như vậy nếu chúng ta chưa có—và tin tưởng ở một mức độ nào đó—những giải thoát thông thường của nhận thức có ý thức của chúng ta về thế giới. Sai lầm, ảo giác và các hiện tượng sai lệch khác tự chúng là những biểu lộ có thể kiểm tra được. Thí dụ, một ảo giác có thể được nhận diện là như vậy ngay cả bởi chính người mắc chứng ảo giác đó và sau đó có lẽ truy tìm nó do một tri nhận sai lầm hoặc một tình trạng thể chất hoặc cảm xúc nào đó đã tạo ra ảo giác đó. Tuy nhiên, không có khó khăn nào trong số này buộc chúng ta phải phủ nhận rằng chúng ta là những người tiếp nhận những biểu lộ rất khác nhau của nhiều loại hữu thể.

Đây có vẻ là một vấn đề nhỏ, nhưng đối với bất cứ ai quen thuộc với khó khăn được nhiều trường phái triết học hiện đại khác nhau gặp phải trong việc chuyển từ những ý tưởng trong tâm trí sang thế giới—và thiệt hại to lớn mà khó khăn này gây ra cho quan niệm của công chúng về chân lý như một tiêu chuẩn chung— nó có tiềm năng bùng nổ. Hầu như tất cả các khai triển chi tiết sau này về động thái duy nhất này đều không tốt bằng. Một khi chúng ta thừa nhận rằng những niềm tin và nhận thức của lương tri có giá trị chân lý của riêng chúng trong cách nhìn nhận sự vật thông thường, thì tất cả những điều còn lại - sự suy tư triết học sử dụng, nhưng không thay thế, những cách hiểu biết "bình thường" này - có thể tốt hơn hoặc tồi tệ hơn tùy thuộc vào kỹ năng của người suy tưởng cũng như sự nhạy cảm và kỹ năng của cá nhân nhà hiện tượng học trong việc phân loại các bình diện và loại sự thật khác nhau. Ngoài ra, việc nhấn mạnh vào cách sự vật tự biểu lộ với chúng ta đòi hỏi cả sự quan sát cẩn thận ở bình diện bình thường và việc cẩn thận bao gồm tất cả các loại hiện tượng đến với chúng ta. Chẳng hạn, một số nhà hiện tượng học giỏi nhất sẽ tìm đến một tiểu thuyết gia tinh tế như Henry James hoặc các nhà thơ để có những hiểu biết sâu sắc về thế giới và con người.

Triết học này không thể chỉ dựa vào các diễn dịch trừu tượng theo kiểu duy tâm hay bằng lòng với những quan niệm hiện thực thô thiển về những vật thể bên ngoài tác động lên một loại phim ảnh trong tâm trí:

“Đối với hiện tượng học, không có sự xuất hiện ‘đơn thuần’ và không có gì ‘chỉ’ là sự xuất hiện. Hình tướng là có thật; chúng thuộc về hữu thể. Sự vật quả xuất hiện. Hiện tượng học cho phép chúng ta nhận ra và khôi phục thế giới dường như đã mất khi chúng ta bị nhốt vào thế giới nội tại của chính mình bởi những nhầm lẫn triết học. Những sự vật từng bị tuyên bố có tính thuần tâm lý giờ đây được coi là có tính hữu thể, một phần hữu thể của sự vật. Hình ảnh, từ ngữ, biểu tượng, đối tượng được tri nhận, trạng thái sự việc, các tâm trí khác, luật pháp và các quy ước xã hội đều được thừa nhận là thực sự ở đó, như chia sẻ hữu thể và như có khả năng xuất hiện theo phong cách riêng của chúng.” (3)

Các nhà triết học nghiêm túc đương nhiên sẽ muốn tiếp tục sử dụng cái nhìn sâu sắc có tính sửa chữa này để khám phá thêm về triết học, và nhiều người đã làm như vậy theo nhiều cách khác nhau.

Một dấu hiệu cho thấy hiện tượng học có sức mạnh to lớn trong việc mở toang không gian đóng kín của triết học hiện đại, như đã lưu ý trước đó, là việc nhiều sinh viên của Husserl đã trở thành tín hữu Kitô giáo, một điều đôi khi làm ông thất vọng, trong khi những người khác, lúc bắt đầu đã là tín hữu, nay tìm được sự hỗ trợ bổ sung trong phương thức này giúp họ xem xét các hiện tượng của niềm tin. Như đã đề cập trên đây, một người theo phương pháp hiện tượng luận là Karol Wojtyła, người vừa hấp thụ truyền thống vừa đóng góp cho nó trước khi gánh vác những nhiệm vụ khác.

Mặc dù đến sau trong những bước phát triển này, nhưng sự tham gia của Wojtyła giúp làm sáng tỏ một số đặc điểm của toàn bộ diễn trình. Như chúng ta đã thấy trong chương đầu tiên, Wojtyła đã có cách tiếp cận dựa trên kinh nghiệm đối với các vấn đề trí thức. Khi theo học Garrigou-Lagrange ở Rôma, ngài đã hấp thụ rất nhiều triết lý trung tâm của phái Tôma của tiền bán thế kỷ XX, nhưng trong luận án tiến sĩ của ngài, ngài đã áp dụng nó vào các tác phẩm của nhà huyền nhiệm vĩ đại dòng Cát Minh, Thánh Gioan Thánh Giá. Sau đó, khi Wojtyła quyết định lấy bằng tiến sĩ thứ hai, ngài chuyển sang nghiên cứu hiện tượng học của Max Scheler và sau đó thậm chí còn viết một chuyên luận dày đặc, The Acting Person, đề cập đến nhiều chủ đề hiện tượng học khác nhau. Tuy nhiên, một trong những nhà giải thích sắc sảo nhất về ngài tuyên bố rằng Karol Wojtyła đã cho thấy “cuối cùng ngài đã trở lại với Thánh Tôma, sau mỗi cuộc gặp gỡ của ngài với triết học hiện đại. Sự trở lại này, mà trên đó ngài đã suy gẫm một cách có phê phán, là phương tiện mà với nó, Wojtyła đã tạo ra một cấu trúc triết học độc đáo.” (4)

Không ngạc nhiên gì khi Wojtyła chuyển sang hiện tượng luận. Mối quan tâm của ngài đối với triết học không bao giờ chỉ đơn thuần là trí thức, mà đúng hơn, nó kết hợp với mối quan tâm của ngài đối với người khác và các vai trò mục vụ khác nhau của ngài. Ở mức tốt nhất, hiện tượng học, với sự tôn trọng đối với các phương thức hiểu biết tự nhiên và chú ý cẩn thận đến tất cả các cách các hữu thể bộc lộ bản thân với chúng ta, cung cấp cho ta một cách tiếp cận mới mẻ cho các câu hỏi triết học, một cách tiếp cận có lẽ phong phú hơn bất cứ điều gì khác trong triết học hiện đại hoặc thậm chí cổ đại. Một người theo học thuyết Tôma vĩ đại như Jacques Maritain, ý thức rõ các cáo buộc thông thường về sự cứng ngắc và thiếu trí tưởng tượng thường hướng vào học thuyết Tôma hiện đại, đã đề xuất những điều sau đây trong một bức thư nổi tiếng:

"Điều đáng tiếc đối với cách giảng dạy kinh viện điển hình, và trên hết là phương pháp thần học cẩm nang (manualism), là thói quen bỏ qua yếu tố trực giác rất thiết yếu và thay thế nó ngay từ đầu bằng một phép biện chứng giả tạo gồm các khái niệm và công thức. Không thể làm được gì nếu trí hiểu chưa nhìn thấy—nếu triết gia hay triết gia tập sự không có trực giác trí thức về hữu thể. Từ quan điểm này, người ta nên lưu ý tới lợi ích sư phạm lớn của một năm khai tâm triết học hoàn toàn tập trung vào sự cần thiết của việc dẫn dắt tâm trí đến việc trực giác hữu thể và những trực giác căn bản khác mà nhờ đó triết học của trường phái Tôma mới sống còn.” (5)

Sự hấp dẫn đầu tiên của Wojtyła đối với hiện tượng học dường như được thúc đẩy bởi một cảm giác tương tự và cũng bởi tình bạn với Roman Ingarden, một trong những học trò xuất sắc nhất của Husserl và là một người bạn Ba Lan.

Bản thân Ingarden có lập trường nhiệt tình nhưng phê phán đối với công trình của Husserl, tin rằng trong các bản văn bản sau này của ông, Husserl đã quay lưng lại với các trực giác quan trọng của công trình trước đó của ông. Ingarden coi hiện tượng học là một phương pháp có thể làm phong phú thêm các trường phái triết học khác, chứ không phải là một triết học hoàn chỉnh tự trong nó. Dường như ông đã phản đối chủ yếu vì nó thiếu tính siêu hình học và tương đối kém khai triển các mối quan tâm về đạo đức, ít nhất trước nửa thế kỷ này—hai vấn đề cũng được Wojtyła quan tâm hàng đầu. Không ai có thể xác định chính xác lý do tại sao Wojtyła lại chọn viết về Max Scheler, một nhân vật đầy màu sắc nhưng không ổn định trong số các học trò trực tiếp của Husserl, tác phẩm của ông đặc biệt nhấn mạnh đến hiện tượng các phản ứng xúc cảm đối với sự vật và kinh nghiệm như đối lập với các khái niệm triết học trừu tượng. Có lẽ cả Ingarden, một trong những thành viên của ủy ban luận án của Wojtyła, và bản thân vị giáo hoàng tương lai chỉ đơn giản tin rằng Scheler quan trọng trong giới Ba Lan đủ để phải phản hồi phần nào. Sau cái chết của Scheler vào năm 1928, một nhân vật không kém quan trọng là Martin Heidegger vĩ đại đã gọi ông là “thế lực mạnh nhất” trong nền triết học hiện đại.

Đối với Wojtyła, vẫn đang chuyển dịch giữa các cách tiếp cận của trường phái Tôma và hiện tượng học, những phê phán của Scheler về Kant đã đưa chất liệu quan trọng trở lại cuộc điều tra đạo đức. Kant nhấn mạnh nghiêm ngặt tới nhiệm vụ chống lại việc cảm giác phần nhiều bị bỏ rơi khỏi trải nghiệm bình thường của con người. Như trong nhiều cấu trúc trí thức hiện đại khác, những chân lý mà chủ nghĩa Kant chứa đựng - có một yếu tố nghĩa vụ trong cuộc sống của chúng ta - và sự rõ ràng biểu kiến trong các khái niệm của ông đã được mua bằng cái giá rất quý giá và phong phú của con người. Scheler lập luận rằng giá trị và bất giá trị, giống như yêu và ghét, là những phản ứng căn bản đối với sự vật trong thế giới. Những phản ứng ban đầu của chúng ta có thể sai lầm, nhưng nếu không nhận ra những cảm xúc tự phát của mình, chúng ta sẽ không thể xác định được giá trị nào cả. Ông sắp xếp các giá trị theo thứ bậc và cố gắng chứng tỏ những lựa chọn sai lầm liên quan đến việc thích giá trị thấp như khoái lạc hơn giá trị cao hơn như cao quý, chân thực, đẹp đẽ hoặc thánh thiện. Đối với tất cả những khó khăn tiềm ẩn của nó, cách tiếp cận của Scheler ít nhất cũng có ưu điểm là cho phép thảo luận về kinh nghiệm sống, mà đối với Kant, đôi khi, dường như là một điều không liên quan và có lẽ là một sự sao nhãng khỏi nghĩa vụ tuyệt đối.

Đối với một nhân vật như Wojtyła, người suốt đời thể hiện mối quan tâm mục vụ nhằm khuyến khích điều tốt, sự nhạy cảm văn học đối với sự phức tạp của động cơ con người, và mong muốn hiểu biết của một triết gia, dường như đã có một sự say mê với lối suy nghĩ này, một lối suy nghĩ gần như đúng về sự vật. Ít nhất nó đã bắt đầu với một kiểu chấp nhận thống nhất về mọi điều có tính nhân bản. Nhưng Wojtyła dường như cũng đã rút tỉa học thuyết Tôma cho các tác phẩm của mình – mặc dù không ai có thể gọi ngài là một người theo học thuyết Tôma theo nghĩa mạnh của thuật ngữ này. Ngài lập luận rằng Scheler đã không nhận ra rằng các giá trị, mặc dù có lẽ bắt nguồn từ cảm xúc, chỉ có thể được đánh giá hoặc sắp xếp dựa trên cơ sở của một điều khác, tức là, các phán đoán về giá trị của hành động con người. Hành động của con người nơi Aristốt và Thánh Tôma có một giá trị kép: nó nhằm mục đích đạt được điều tốt đẹp và cũng hoàn thiện người thực hiện hành động bằng cách phát triển bên trong người hành động đúng đắn những năng lực tiềm tàng theo truyền thống gọi là các nhân đức. (Trong khía cạnh này, Wojtyła đại diện cho một truyền thống khác với Josef Pieper: ngài mong muốn mang lại một cái nhìn phong phú về lao động của con người, một quan niệm có lẽ nói về phẩm giá của các tầng lớp lao động ở châu Âu, những người mang tiếng đã từ bỏ đức tin.) Kant ít sử dụng đến nhân đức, bởi vì đối với ông, hành động đạo đức là sự lựa chọn trần trụi của ý chí muốn phù hợp với quy luật đạo đức. Scheler đã đi đến một thái cực ngược lại khi cố gắng đặt căn bản cho đạo đức dựa trên những cảm xúc hướng dẫn ý chí, điều này có thể dẫn đến niềm tin sai lầm - một niềm tin dường như đã dẫn đến sự rối loạn không nhỏ trong tác phong bản thân của chính Scheler – cho rằng những cảm xúc mạnh mẽ hơn cho chúng ta biết hơn cả về sự hoàn thiện đạo đức của chính chúng ta.

Liệu triết học của Scheler hay sự phê phán một phần của Wojtyła về nó có đứng vững trước thử thách của thời gian hay không là việc vẫn còn phải chờ xem. Nói một cách nghiêm túc, hiện nay, có vẻ như cả hai sẽ không được ghi nhớ là có đóng góp lớn cho triết học. Nhưng sự quan tâm đến việc phục hồi một đời sống con người đầy đủ hơn, bao gồm cả đời sống tình cảm, cho suy tư về triết học và đạo đức đã dẫn Wojtyła và nhiều người đương thời của ngài vào những nẻo đường mới. Theo một nghĩa nào đó, điều mà Kant, Scheler và cả chính Wojtyła, cùng với các triết gia hiện đại khác, đang tìm cách thực hiện là bảo tồn những điều thiết yếu của con người bằng cách bắt đầu từ con người. Truyền thống Aristốt-Tôma lâu đời hơn đã bắt đầu, trong hầu hết các lối hiểu, với một số ý tưởng siêu hình dẫn khởi từ thế giới. Khoa học cổ thời với vũ trụ học quy địa dường như cung cấp một nền tảng vững chắc cho quan điểm của họ về con người. Việc thay thế vũ trụ học cổ xưa đó bằng một vũ trụ học hiện đại không chỉ làm suy yếu các quan điểm triết học và đạo đức bắt nguồn từ khoa học cổ thời, mà còn làm phức tạp thêm việc sử dụng khoa học cho các vấn đề của con người. Vật lý hiện đại trình bày một hệ thống khó khăn hơn nhiều để tích hợp vào một sự hiểu biết có thể chấp nhận được về những điều thuộc con người và thần linh.

Trong hoàn cảnh đó, hai lựa chọn thay thế duy nhất là hỗn loạn – điều rõ ràng đã xuất hiện trong một số trào lưu hậu hiện đại cấp tiến hơn – hoặc là sự đúc kết lại toàn bộ dự án bắt đầu với sự nhấn mạnh mạnh mẽ vào ý nghĩa triết học của con người. Điều khá quan trọng là dự án đó bắt đầu ra sao. Nơi Descartes và Kant, con người hoạt động trong một chân trời rõ ràng và khác biệt, nhưng cũng khô cằn và hạn chế. Để phản ứng, Scheler đã cố gắng đưa tình cảm của con người và toàn bộ kinh nghiệm trở lại vọng nhìn. Cảm nhận được vấn đề trong tất cả các cách tiếp cận này, Wojtyła đã quay sang Thánh Tôma và truyền thống Tôma, nơi ngài tìm thấy một ý niệm sâu sắc về con người, nhưng một ý niệm tương đối kém phát triển theo các tiêu chuẩn đương thời. Wojtyła đã đưa ra phương thuốc sâu xa cho vấn đề này bằng một “sự đổi mới” thực sự bằng cách lấy điều thiện và đạo đức, thay vì hiện hữu, làm điểm khởi đầu có thể giúp chúng ta phục hồi chiều kích siêu hình. (6) Rocco Buttiglione, một người bạn của Wojtyła trong nhiều năm và là một người có thẩm quyền thông diễn, bình luận: “Dưới ánh sáng của điều này, nay đã rõ việc đặt câu hỏi liệu có thể lấy lại các phạm trù căn bản của siêu hình học theo học thuyết Tôma dựa trên cơ sở suy tư về kinh nghiệm đạo đức của con người, như được tiến hành bằng phương pháp hiện tượng học là điều quan trọng xiết bao.” (7) Buttiglione nói rằng cách cuối cùng trong Năm Con Đường nổi tiếng của Thánh Tôma để chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa, thường được gọi là lập luận theo ý định [design], phụ thuộc vào kinh nghiệm của con người. Do đó, nó đưa ra một con đường từ con người và điều thiện đến siêu hình học đích thực – một siêu hình học không chỉ áp đặt các chân lý trừu tượng lên con người, như Scheler e ngại, mà đúng hơn là biến chân lý của kinh nghiệm bản thân thành một cánh cửa dẫn vào trật tự của hữu thể.

Có lẽ tầm quan trọng lớn nhất của nghiên cứu này đối với ơn gọi sau này của Wojtyła là cơ sở mới mẻ mà nó mang lại cho ngài để tiếp cận các vấn đề về tình dục trong các tác phẩm như Love and Responsibility [Tình yêu và Trách nhiệm] và, trong tư cách là giáo hoàng, Theology of the Body [Thần học về Thân xác]. Trong cả hai tác phẩm quan trọng này, ngài cho phép cả thành phần cảm xúc của tình yêu bình thường của con người lẫn yếu tố chuẩn mực bắt nguồn từ hiện tượng học về trải nghiệm tình yêu và ý nghĩa của các hành vi thể xác, trong khi Scheler thì không cho phép như vậy.

Tuy nhiên, đóng góp chính của Wojtyła cho hiện tượng học đích thực là The Acting Person [Con Người Hành Động]. Bản dịch tiếng Anh của tác phẩm này đã gây ra tranh cãi lớn, bắt đầu với tiêu đề, mà trong nguyên bản tiếng Ba Lan được dịch sát nghĩa hơn là “Người và Hành động”. (8) Được xuất bản năm 1969, nó rõ ràng được sử dụng như một phản hồi đối với một số khuynh hướng phi luật [antinomian] được thả lỏng xung quanh Công đồng Vatican II, vốn tìm cách khẳng định điều thiện trong các ý niệm hiện đại về tự do của con người nhưng phần nào đã vướng vào những biến động văn hóa hoàn cầu năm 1968. Vị giáo hoàng tương lai, người đã từng là một người cấp tiến tại Công đồng, du nhập một số phân biệt quan trọng. Trong lời nói đầu của mình, ngài tuyên bố rằng ngài sẽ tìm cách trả lời một câu hỏi nằm chính ở điểm giao nhau của hai truyền thống: “Đâu là mối liên hệ giữa hành động như được giải thích bởi đạo đức truyền thống là actus humanus [hành vi nhân bản] và hành động như một trải nghiệm?” Câu trả lời là mê cung và ẩn phiá sau một ngôn ngữ gần như không thể hiểu thấu, nhưng lý tưởng—hợp nhất những hiểu biết sâu sắc cổ xưa và hiện đại—là điều rõ ràng. Wojtyła đã không thành công trong việc giải quyết vấn đề này, nhưng ngài không đơn độc trong nỗ lực đó.
 
Suy Niệm: Lá Dừa Mùa Chay
Nguyễn Trung Tây
18:16 25/03/2024
□ Nguyễn Trung Tây
Suy Niệm: Lá Dừa Mùa Chay

https://www.youtube.com/watch?v=O2VHaoaN00Q&t=16s

ÚC CHÂU - Mùa hè Úc Châu, xoài Darwin bán khắp nơi. Ăn xoài xong, tôi ơ hờ quẳng bỏ hột xoài. Bẵng đi một tháng, tôi nhìn thấy hột xoài vẫn nằm lẻ loi ngoài sân vườn. Nhìn hột xoài mốc meo, tôi không còn nhận ra hình dạng trái xoài Darwin to tròn thơm ngát ngày nào. Xót xa cho phận xoài, tôi cúi xuống đào lỗ làm đám tang chôn hột xoài. Rồi quên đi...

Thứ Ba trước ngày thứ Tư Lễ Tro, cha Giám Đốc chủng viện hỏi tôi còn giữ lại những lá dừa Lễ Lá năm ngoái hay không? Cha nhờ tôi đốt lá dừa lấy tro cho ngày Lễ Tro. Tôi đi vô phòng, cầm những lá dừa năm ngoái mang ra sân vườn. Nhìn những cánh lá khô quắt cong queo trên tay, tôi thấy lại lá dừa xanh năm ngoái. Hôm đó tôi mặc áo đỏ Lễ Lá vẩy nước phép lên những cành lá dừa xanh màu lá mạ. Màu xanh năm ngoái tươi vui giờ này đổi sang màu lá úa. Sợi lá dầy cứng năm xưa giờ này gầy ốm khẳng khiu. Nhìn đến là thương cho một kiếp thảo sinh. Tự nhiên tôi mơ ước nếu lá dừa đừng biến đổi màu sắc và hình thể. Tự dưng tôi thương tiếc cho đời lá ngắn ngủi. Bỗng nhiên tôi ngần ngại không muốn nổi lửa đốt lá dừa cháy ra tro.

BÁC - Cách đây mấy tháng vào lúc nửa đêm bạn tôi gọi điện thoại báo tin thân phụ vừa qua đời. Bác trai tôi vẫn thường xuyên ghé vào thăm hỏi. Bác sinh ra tại phố Hàng Đào Hà Nội, di cư vào Ông Tạ Sài Gòn, sinh viên Sĩ Quan Đà Lạt, bay sang California tu nghiệp hai năm, tham dự hội chợ quốc tế Osaka tại Nhật rồi ở lại tu nghiệp thêm một năm, sau năm 75 quay lại về Bắc cải tạo Hoàng Liên Sơn mười năm, tái định cư tại Melbourne Úc Châu năm 90. Có lần tôi nói,

— Bác sinh ra bọc vải điều, lại có sao Thiên Mã. Cho nên bác đi từ Bắc vào Nam, bốn vùng chiến thuật dấu giầy ghi đậm. Mỹ bác cũng biết. Nhật bác cũng rành. Giờ lại đi Úc. Nhất bác.

Bác gật đầu, nụ cười hiền hòa,

— Ừ, bác thấy mình đi cũng nhiều thật. Mà lần nào cũng đi xa.

Nghĩ ngợi khoảng một giây, bác lại nói,

— Không biết lần này thì sao?

Tôi nhận ra ánh mắt bác đăm chiêu,

— Nghĩ đi nghĩ lại, thấy mình đúng là tro bụi…

Bác như đang nói với chính mình,

— Hành trình một đời người cũng đã xong. Hành lý cũng đã gọn gàng!

Tự nhiên bác buông lời gọn, âm vui tươi,

— Lần này thì lại đi…

Tôi nhìn bác, hồn hiểu liền chữ đi của bác.

NGƯỜI BỆNH - Tháng trước tôi ghé vào bệnh viện thăm chồng cô em họ. Nhìn người nằm trên giường bệnh, tôi không nhận ra được khuôn mặt quen thuộc. Những sợi tóc đen dầy cứng giờ đã rụng hết, trơ lại bên trên vầng trán cao khoảng trống mênh mông. Màu da tuổi ba mươi giờ này không còn hồng hào nhưng bủng beo tai tái bởi căn bệnh hiểm nghèo. Dọc theo hai bên cánh tay bệnh nhân cắm sâu những ống chích, một bên dây máu đỏ và thuốc truyền vào, một bên dây nước biển. Tôi ngồi xuống bên giường bệnh muốn lắng nghe nhiều hơn. Nhưng bởi thuốc và bệnh, người bệnh cũng kiệt sức không nói nhiều. Tôi cầm quyển kinh, lúng túng chọn bài Phúc Âm. Cuối cùng, tôi chọn Tám Mối Phúc Thật,

— Phúc cho ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an (Matt 5:5).

Tôi thấy hai hàng nước mắt chảy xuống hai gò má xanh xao của người bệnh. Tự nhiên tôi cũng muốn khóc theo.

CU, nhà gần nhà dòng. Sáng Chúa Nhật thánh lễ xong, tôi mang Mình Thánh Chúa đến tư gia cho cụ. Đầu giường nơi cụ nằm có tấm hình cụ ông và cụ bà thời còn trẻ. Trong hình, cụ quấn khăn nhung đen, cần cổ cao thon tròn đều kiềng vàng, má lúm đồng tiền để lộ hàm răng trắng đều, đôi mắt mở lớn long lanh, nhìn đẹp quá. Thấy tôi chăm chú nhìn bức hình, cụ nói,

— Cái hình thời mới di cư vào Nam đấy mà. Khi đó tôi sinh được cháu đầu lòng mới non một tháng. Đấy, cái đứa bé đang ẵm trên tay là nó đấy.

Nói chuyện một hồi với cụ, tôi mới biết “cháu đầu lòng mới non một tháng” giờ cũng đã có cháu nội,

— Đây hình mấy đứa chắt nội… Thằng nào giờ cũng lớn tướng cả rồi.

Nhìn hình cụ ngày xưa, tôi không cầm được, bật miệng khen,

— Cụ ơi! Cụ đẹp quá…

Cụ cười móm mém hai hàm răng,

— Cha cứ nói, thì cũng một thời hoa khôi trong xóm giáo nhà ta. Nhưng thôi, cũng chỉ là thế gian…

Tôi nhìn cụ, lặng người. Vâng, thôi, cũng chỉ là thế gian, phận người cũng như phận lá, nhân sinh cũng như thảo sinh, tất cả cũng chỉ là bụi tro rồi sẽ quay về bụi tro...

Tôi thôi tiếc xót cho một đời lá dừa, nhưng quyết định nổi lửa đốt lá. Ngọn lửa bừng bừng đốt cháy đổi màu lá úa sang màu nâu, rồi là xám tro, rồi đen tuyền, màu của đất lành dưỡng nuôi.

BÁC - Thân phụ bạn tôi nhắm mắt lại. Theo lời yêu cầu của người chết, bạn tôi thiêu xác thân phụ. Sau nghi thức làm phép linh cửu tại nghĩa trang, nhân viên nhà quàn chuyển áo quan xuống lò đốt. Tôi đứng cạnh bạn chứng kiến ngọn lửa lem lẻm đốt cháy linh cửu. Gỗ quan cháy để lộ ra xác người bên trong cong oằn dưới ngọn lửa tưởng như người chết sống dậy dãy dụa đớn đau. Bạn tôi không cầm được nước mắt, ngã gục vào vai tôi khóc nức nở. Chúng tôi quyết định bỏ về. Hôm sau quay lại chỉ để nhận được hũ tro.

Tôi hốt tro đen của lá dừa vô chén. Mang vô nhà nguyện, tôi đặt chén tro giữa cung thánh, chuẩn bị cho nghi thức Lễ Tro ngày mai. Nhìn tro lá dừa, tôi nghĩ tới hũ tro thân phụ người bạn và hũ tro tương lai thật gần của chồng cô em họ.

NGƯỜI BỆNH - Ngày hôm qua, gia đình nước mắt ngắn dài bàn chuyện hậu sự cho người thân ba mươi tuổi. Mọi người quyết định hỏa táng xác người thân. Tôi ngồi bên giường bệnh, tiếp tục đọc Tám Mối Phúc Thật,

— Phúc cho ai hiền lành, vì họ sẽ được đất hứa làm gia nghiệp (Matt 5:4)…

Người bệnh hôm nay rất tỉnh,

— Xin cha cầu nguyện cho em…

Tôi lúng túng chọn lựa chữ nghĩa,

— Anh sẽ làm lễ… cầu bình an cho chú…

Tôi ngần ngại,

— Cho anh hỏi một câu có được không?

Người bệnh thều thào hơi thở,

— Cha cứ hỏi…

Tôi nói nho nhỏ, nhưng rõ từng âm,

— Anh cầu nguyện cho chú, nhưng chú có cầu nguyện cho mình hay không?

Người bệnh nói liền,

— Có chứ. Em cầu nguyện với Chúa nếu cho em làm lại, em sẽ sống khác…

Tôi hỏi,

— Khác như thế nào?

Người bệnh đôi mắt long lanh,

— Em sẽ thiết tha với cuộc sống nhiều hơn. Cha ơi, ba mươi năm trôi qua nhanh quá!

Ba mươi năm qua trôi nhanh thật. Tuổi ba mươi, có mấy người nghĩ hành trình trần thế sẽ chấm dứt, hành lý phải gọn gàng cho một chuyến đi xa.

CỤ - Chiều ngày thứ Tư lễ Tro, tôi lại ghé vào nhà cụ, mang theo Mình Thánh Chúa để cụ rước lương thực thiêng liêng. Cụ nhìn tôi cười trơ hai lợi răng,

— Vất vả cha quá!

Tôi hóm hỉnh nói,

— Vậy là bác “nợ” cháu một lời kinh rồi nhé.

Cụ nói ngay,

— Việc gì cứ phải một lời kinh. Tôi là tôi đọc cho cha ba tràng chuỗi mỗi ngày đấy.

Tôi lấy tro của lá dừa, xức dấu thánh giá lên đầu cụ,

— Hãy nhớ mình là bụi tro…

Rồi tôi cho cụ rước lễ,

— Lạy Chúa, con không đáng Chúa ngự vào nhà con. Nhưng xin Chúa phán một lời thì linh hồn con sẽ lành mạnh.

— Mình Thánh Chúa Kitô,

Cụ hai tay chắp lại, đầu cúi xuống,

— Amen.

Cụ rước lễ xong, tôi ngồi xuống nói chuyện. Chuyện qua chuyện lại một hồi, hai cụ cháu hết chuyện. Cụ lấy sách trong đầu, lật từng trang sách thời tây càn ngoài Bắc kể cho tôi nghe,

— Mỗi lần tây càn tổng bên cạnh, thầy u vội vàng đẩy tôi vào sâu trong hầm dưới sàn cung thánh nhà thờ họ giáo. Sống dưới chân Chúa có lần tới cả tuần lễ. Làm thân con gái thời loạn, thật khổ…

Tôi hỏi cụ,

— Tám mươi năm rồi, từ Bắc vô Nam, từ Nam qua Úc, bác có lời hay ý đẹp nào muốn truyền lại cho con cháu hay không?

Cụ mắng yêu tôi,

— Cha đến là khéo nói...

Nhìn thấy tôi ánh mắt thiết tha và thật thà, cụ chép miệng,

— Nhưng thôi, cha hỏi thì nói. Tám mươi năm rồi, tôi vẫn không có điều gì hối tiếc. Của thế gian thì thôi giả lại cho thế gian. Linh hồn của Chúa thì thôi giả lại cho Chúa. Cha thấy, mới tháng trước con cháu mừng sinh nhật linh đình lắm, hành trình tám mươi năm rồi, hành lý giờ đã gói ghém cẩn thận đâu ra đấy. Giá ngày mai Chúa có cất đi, tôi vẫn sẵn sàng. Còn cha, hành lý của cha đã bọc gói tới đâu rồi?

Tôi cúi đầu chào cụ. Bước ra ngoài xe, tôi tự hỏi nếu ngày hôm nay Chúa gọi tôi về, hành lý tu sĩ tôi đã sẵn sàng hay chưa?

NHÀ DÒNG NGÔI LỜI - Nhà dòng Ngôi Lời có phong tục xướng tên cha, hoặc thầy, hoặc nữ tu thuộc đại gia đình Ngôi Lời vào ngày lễ giỗ.

— Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho linh hồn Cha Kevin, Thầy Sáu John, Sơ Mary…

Có những người tôi biết mặt, biết rõ.

Cha Kevin lớn tuổi, tính tình vui vẻ, bao dung. Gặp ai cũng cười mở miệng hỏi thăm. Nói chuyện với cha Kevin thì cười không dứt, bởi ngài có biệt tài kể chuyện tiếu lâm. Thế đấy! Buổi chiều vẫn thấy cha ngồi ăn cơm tối. Buổi tối trôi qua. Sáng không thấy cha đi lễ. Gọi điện thoại ngài không trả lời, ngoài lời nhắn văng vẳng từ trong máy. Mở cửa bước vào phòng chỉ để thấy cha Kevin nhắm mắt ngủ yên trên giường, chấm dứt hành trình bẩy mươi hai năm. Một người yêu đời, yêu người, luôn luôn rộng rãi với nhân gian qua nụ cười ân sủng, tôi tin cha Kevin hành lý ngài đã sẵn sàng.

Thầy Sáu John trẻ măng, đụng xe, mang vào bệnh viện, hai tuần sau nhắm mắt từ trần. Từ khi đụng xe cho tới khi mất đi, thầy Sáu John không bao giờ tỉnh lại. Cái tang của thầy Sáu John là một cái sốc dữ dội cho mọi người. Mọi người tham dự tang lễ hoặc sụt sùi hoặc nức nở thương tiếc cho một đời tu sĩ quá ngắn. Chỉ còn mấy tháng nữa thôi, thầy Sáu sẽ bước lên cung thánh. Nhưng chỉ bởi lơ đãng, một mạng người bị bôi xóa để lại bao nhiêu thương tiếc cho người còn sống. Hành trình hai mươi tám năm của thầy Sáu chấm dứt khi xe lật tung, quay mấy vòng trước khi đâm đầu vào lề đường xa lộ. Tôi không biết hành lý thầy Sáu John đã sẵn sàng hay chưa. Nhưng lần ghé thăm thầy trong phòng Cấp Cứu, tôi không thấy trên khuôn mặt nét đau đớn. Thầy nằm đó trên giường bệnh, đôi mắt nhắm lại như người đang ngủ mơ, một giấc mơ về cõi trời nơi đó thầy Sáu với hành lý gọn gàng đang bước tới.

Sơ Mary của tuổi năm mươi thì đặc biệt hơn. Có lần sơ kể tôi nghe,

— Lần đó thật là vớ vẩn, chẳng đâu vào với đâu. Hôm đó thứ Tư ăn chay. Buổi tối, đang dậy Giáo lý Lớp Tân tòng, tự nhiên toát mồ hôi, người lạnh toát, lao đao xiêu vẹo trên đôi bàn chân. Nhìn xuống lớp học, miệng muốn kêu cứu nhưng thở không ra… Thế là ngã té bất tỉnh… Mở mắt ra, thấy mình nằm trong phòng Cấp Cứu. Tưởng bị tim? Hóa ra tại người thiếu nước...

Sơ nói nho nhỏ vào tai tôi,

— Cũng tại hôm đó thứ Tư ăn Chay, Sơ lại không ăn không uống chi nguyên cả ngày. Hèn chi quỵ ngã! Lúc đang nằm trên băng ca xe cấp cứu, Sơ lại lẩn thẩn nghĩ ngợi nếu còn được sống để trở về với cõi trần gian, mình sẽ sống khác, sống thiết tha với mọi người và với mình nhiều hơn…

Vẫn lại cụm từ sống thiết tha mà tôi đã nghe từ miệng chồng cô em…

Yêu người Phi Châu, Sơ Mary xin đổi sang Sudan làm việc với người thổ dân. Trong một lần mắc kẹt giữa hai lằn đạn. Sơ nằm xuống kết thúc hành trình năm mươi năm. Nhà dòng đốt xác Sơ ra tro rải từ trên núi xuống đồng bằng theo lời yêu cầu của người nữ tu Dòng Chúa Thánh Linh. Tôi nhớ hôm tiễn Sơ tại phi trường bay sang Sudan, tôi thấy Sơ chỉ xách theo một vali hành lý. Sơ Mary lúc nào cũng vậy, hành lý nữ tu gọn gàng và sẵn sàng. Nhớ tới Sơ Mary, tôi hay đọc câu kinh,

— Phúc cho ai có lòng thương xót, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương (Matt 5:7).

CHỊ TÔI - Có lần chị tôi gọi điện thoại tới. Bà ấy than thở đứa con gái hư hỏng mất nết! Tôi buột miệng hỏi,

— Nó hư làm sao?

Chị tôi nói ngay,

— Thì tôi bảo nó học bác sĩ, nó cãi lại mẹ bỏ đi học ngành khác. Mà tưởng học ngành chi béo bổ, hóa ra nó đâm đầu vào ngành báo chí. Mà cậu biết rồi, con bé học giỏi nhất trường, năm nào cũng mang về bằng khen hạng nhất toàn trường. Con với cái, rõ là khổ!

Tiền điện thoại viễn liên không rẻ, nhưng tôi cứ phải tiếp tục nghe điệp khúc “học bác sĩ”, “cãi lại mẹ”, “ học báo chí”, “ơi là khổ” hơn cả tiếng đồng hồ. Tự nhiên tôi cũng thấy thật tình là khổ cho bà chị và cho mình,

— Chị ơi, con chị nó có hành lý của riêng nó. Còn chị, chị đã chuẩn bị hành lý cho mình hay chưa?

Điện thoại viễn liên, nhưng tôi vẫn nhìn thấy những nét hằn trên khuôn mặt của chị tôi,

— Hành lý? Cậu nói hành lý nào?

NGƯỜI BỆNH - Như phép lạ, người bệnh ba mươi tuổi hồi sinh. Sau một lần giải phẫu theo triết lý còn nước còn tát, cơn bệnh hiểm nghèo bị đẩy lui. Nhận được tin mừng, tôi ghé vào bệnh viện. Người vợ đứng ngay bên giường bệnh nghẹn ngào nói,

— Cô em ruột của anh ấy đang đi hành hương đất thánh. Ngày nào cũng gọi điện thoại về. Em nhờ cô ấy cầu nguyện cho. Cô ấy còn ghé vào cả chỗ Bức Tường Than Khóc nữa. Bệnh của nhà em chỉ có Chúa chữa. Thật đúng là phép lạ!

Tôi ngồi xuống bên cạnh giường người vừa nhận được phép lạ. Tôi lại giở cuốn kinh, đọc lại lời Tám Mối Phúc Thật,

— Phúc cho ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an (Matt 5:5).

Đọc kinh xong, thấy người hồi phục mắt nhắm lại như thiu thiu ngủ, tôi yên lặng đứng dậy, tính đi về. Nhưng người bệnh đã mở mắt ra, thần sắc rạng rỡ nhìn tôi nhoẻn miệng cười,

— Cám ơn cha đã cầu nguyện cho em…

Tôi nhắc nhở người bệnh,

— Cám ơn Chúa thì đúng nhất… Nhưng cũng đừng có quên, chính chú cũng đã cầu nguyện cho mình.

Người bệnh khuôn mặt trầm tư,

— Cha nói đúng, hồi xưa em mở miệng ra là nhờ vả người khác cầu nguyện. Riêng mình thì chẳng bao giờ chịu mở miệng cầu nguyện với Chúa.

Tôi hỏi,

— Anh nhớ có lần chú nói nếu Chúa cho cơ hội làm lại…

Người bệnh gật đầu,

— Em nhớ chứ, em đã cầu nguyện với Chúa nếu cho con sống lại, con sẽ sống khác, sống thiết tha với đời và với mình hơn…

Tôi ngạc nhiên, hỏi lại,

— Anh không hiểu sống thiết tha là sống như thế nào?

Người hồi phục nhìn lên trần nhà rồi nhìn qua khung cửa,

— Hồi trước em chỉ nghĩ tới tiền. Em muốn có thật nhiều tiền để vợ con hạnh phúc, thiên hạ phải nể phục, bởi em tin tưởng vào triết lý, “Miệng kẻ sang có gang có thép!”. Nhưng hai tháng vừa rồi nằm trên giường bệnh, ngày nào em cũng chỉ thấy bóng em một mình đổ dài trên vách tường. Em đau, một mình em chịu. Em khóc, một mình em hay. Nếu em nhắm mắt lại chết đi, vẫn chỉ một mình mình đi. Sáng sáng em thấy cảnh đời vẫn nhộn nhịp tấp nập bên khung cửa. Mặt trời vẫn rộn ràng, chim vẫn hót líu lo, xe bus vẫn dừng lại ngay trước cửa trạm. Tự nhiên em thấy tiếc cho một quãng thời gian ba mươi năm dài em sống không thiết tha với cuộc đời và với mình.

Người hồi phục kết luận,

— Giờ sống lại, em cũng sẽ làm lại hành lý cuộc đời.

Tôi nhận ra đôi mắt người hồi phục long lanh.

ÚC CHÂU - Trời mùa hè Úc Châu tiếp tục thiêu đốt cư dân tiểu bang Victoria. Chiều hôm nay, bầu khí oi nồng ẩm thấp gọi mời tôi rời bỏ văn phòng bước ra sân vườn. Nhìn xuống, tôi khám phá ra lần đốt lá dừa lấy tro, mình đã làm rớt một cành lá dừa xuống đất. 40 ngày mùa Chay vừa qua, lá dừa bị bỏ quên vẫn nằm im lìm trên sân vườn, vẫn khô quắn cong queo. Tôi cúi xuống nhặt lên cành lá. Thật bất ngờ, tôi nhìn thấy cây xoài xanh non bé tí ti nhú cao được hơn một gang tay. Gió hè oi nồng thổi nhẹ rung rinh ba chiếc lá non mà tưởng như cây xoài bé con đang giơ tay vẫy chào. Nhìn cây xoài bé tí, tôi không nhận ra hình dạng của hột xoài mốc đen ngày nào. Nhìn cây xoài xanh non, tôi nhận ra trái xoài ngày nào đã đi hết hành trình thảo mộc. Bây giờ cây xoài con mới mở ra ba cánh lá lại đang chập chững những bước đi mới cho một cuộc hành trình mới.

Tôi nhìn lá dừa còn sót lại. Lá dừa đã đi hết hành trình thảo mộc. Giờ này lá dừa cũng đã sẵn sàng hành lý để được hóa thân. Tôi lại nổi lửa đốt lá dừa ra bụi tro. Lần này tôi không mang tro vô nhà nguyện nữa, nhưng rắc chung quanh gốc cây xoài con làm chất màu nuôi dưỡng cây non… Tôi vô nhà nguyện. Quỳ dưới cung thánh, tôi ngẩng lên nhìn Chúa chết lặng lẽ trên cây thập giá. Qua mái vòm trên cung thánh, nắng hè hoàng hôn tiếp tục xiên xiên chiếu sáng một khoảng thân xác loang lổ máu đỏ của Chúa. Chúa trên cây thập giá đã đi hết hành trình ba mươi ba năm. Hành lý Ngài lúc nào mà chẳng gọn gàng, cho nên có tới ba lần Chúa đã tiên đoán trước về cuộc tử nạn của mình. Hôm nay thứ Sáu Tuần Thánh. Chiều nay xác Ngài được tháo xuống, chôn sâu trong mộ. Lung linh trong tia nắng chiều tàn của ngày tử nạn trên đồi Golgotha, tôi nhận ra hình ảnh Phục Sinh của ngôi mộ trống. Tôi lật Phúc Âm thánh sử Mátthêu, đọc tiếp,

Sau ngày Sabát, khi ngày thứ nhất trong tuần vừa ló rạng, bà Maria Mađalêna và một bà Maria khác, đi viếng mộ. Và kìa, đất rung chuyển dữ dội: thiên thần Chúa từ trời xuống, đến lăn tảng đá ra, rồi ngồi lên trên; diện mạo người như ánh chớp, và y phục trắng như tuyết. Thấy người, lính canh khiếp sợ, run rẩy và hóa ra như chết. Thiên thần lên tiếng bảo các phụ nữ: “Phần các bà, các bà đừng sợ! Tôi biết các bà tìm Ðức Giêsu, Ðấng bị đóng đinh. Người không có ở đây, vì Người đã sống dậy như Người đã nói” (Matt 28:1-6).

Ơn trời tuôn đổ tôi hiểu, bởi Đức Giêsu đã chết đi, chôn trong mộ, hạt giống đức tin mới bắt đầu nứt vỏ nẩy ra một mầm sống mới, mầm sống Giáo hội. Hai ngàn năm rồi mầm sống Giáo hội tiếp tục vươn cao hóa ra cây Giáo hội ngàn đời xanh tươi. Tự nhiên tôi lại nhớ tới trái xoài Darwin ngọt ngào, hột xoài mốc meo, và cây xoài xanh non ba lá trong sân vườn chủng viện. Ơn trời đổ xuống, tôi cảm nghiệm nhiều hơn về khái niệm và ý nghĩa của Mùa Chay và Mùa Phục Sinh.

□ Nguyễn Trung Tây
 
VietCatholic TV
Chiêu ném bom lượn của Nga nguy hiểm thế nào? Kyiv thề tiếp tục tấn công vào các cơ sở dầu mỏ Nga
VietCatholic Media
03:07 25/03/2024


1. Máy bay F-16 của Ukraine phải săn lùng máy bay ném bom lượn Sukhoi của Nga ngay cả khi nó nguy hiểm

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine’s F-16s Must Hunt Down Russia’s Sukhoi Glide-Bombers—Even If It’s Dangerous”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy,

Bom lượn thô sơ—với cánh bật ra và bộ dụng cụ dẫn đường bằng vệ tinh gắn chặt—được cho là vũ khí quyết định trong tháng thứ 25 của cuộc chiến rộng lớn hơn của Nga với Ukraine.

Có thể mang tính quyết định hơn so với máy bay không người lái có góc nhìn thứ nhất bùng nổ. Thậm chí có thể còn hơn cả vua chiến đấu truyền thống: là pháo binh, mà người Nga gọi là Thần chiến tranh.

Và hiện tại, Ukraine có thể làm được rất ít điều để chống trả. Các hỏa tiễn và bệ phóng phòng không tốt nhất của nước này đang bị thiếu hụt trầm trọng. Các chiến đấu cơ của Liên Xô cũ thiếu tầm hoạt động để đối đầu với máy bay ném bom lượn. Và những chiếc F-16 cũ của Âu Châu, có thể mang lại cơ hội chiến đấu cho người Ukraine, vẫn chưa đến.

Thả hàng trăm quả bom lượn KAB trở lên mỗi ngày từ khoảng cách xa tới 40 dặm, chiến đấu cơ-ném bom Sukhoi của không quân Nga phá hủy một cách có hệ thống các tuyến phòng thủ của Ukraine, mở đường cho các nhóm tấn công của quân đội Nga tiến lên, mặc dù vẫn phải trả giá đắt.

KAB là lý do chính khiến lực lượng đồn trú của Ukraine ở thành phố phía đông Avdiivka cuối cùng phải rút lui vào tháng trước sau một trận chiến tàn khốc kéo dài 4 tháng. Tất nhiên, lý do chính khác là các thành viên Quốc Hội Hoa Kỳ đã cắt viện trợ cho Ukraine bắt đầu từ tháng 10, tước đi nguồn đạn dược quan trọng của lực lượng Ukraine.

Vào đỉnh điểm của trận chiến giành Avdiivka vào giữa tháng 2, lực lượng không quân Nga đã tung ra 250 chiếc KAB chỉ trong hai ngày. Egor Sugar, một người lính thuộc Lữ đoàn xung kích số 3 của Ukraine, đơn vị bảo vệ cuộc rút lui của đơn vị đồn trú Avdiivka, viết: “Những quả bom này phá hủy hoàn toàn mọi vị trí”.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh ở Washington, DC cảnh báo khi Avdiivka thất thủ, chiến dịch ném bom lượn Avdiivka có thể “báo trước một sự thay đổi trong hoạt động của Nga ở những nơi khác dọc chiến tuyến”.

ISW đã đúng. Hiện nay, thông lệ tiêu chuẩn của lực lượng không quân Nga là tập trung ném bom lượn vào bất kỳ thị trấn nào mà quân đội Nga muốn chiếm giữ. Nhóm phân tích Frontelligence Insight của Ukraine giải thích: “Trước cuộc tấn công, người Nga triển khai bom thả từ trên không dẫn đường KAB nhằm vào các vị trí của Ukraine và tiến hành pháo kích chuẩn bị bằng pháo binh”.

Frontellect Insight lưu ý rằng các cuộc tấn công trên mặt đất của Nga sau vụ ném bom “dù có quy mô tương đối nhỏ nhưng diễn ra thường xuyên và nhất quán”. “Khi kết hợp với việc thả bom từ trên không, các cuộc tấn công bằng pháo binh và triển khai máy bay không người lái, những cuộc tấn công này tỏ ra gây tổn thất đáng kể” đối với quân đội Ukraine đang thiếu đạn dược.

Do đó, các vụ đánh bom KAB đã đẩy quân Ukraine ra khỏi Avdiivka và trong vài tuần sau đó cũng ra khỏi các thị trấn ngay phía tây Avdiivka. Rõ ràng có ý định leo thang các cuộc tấn công vào Bilohorivka, cách Avdiivka 55 dặm về phía bắc, người Nga cũng đang nhắm tới nhiều KAB hơn vào khu định cư đó.

Lực lượng không quân Ukraine đã nhanh chóng chống trả các máy bay ném bom lượn của Nga trong vài tuần sau khi Avdiivka thất thủ. Rõ ràng là đang triển khai các bệ phóng di động cho hỏa tiễn phòng không Patriot do Mỹ sản xuất, mỗi hỏa tiễn có tầm bắn xa tới 90 dặm, Ukraine đã bắn hạ 13 chiếc Sukhoi Su-34 và Sukhoi Su-35 của Nga trong 13 ngày.

Nhưng sau đó, vào ngày 9 tháng 3, một người điều khiển máy bay không người lái lành nghề - hoặc ít nhất là may mắn - người Nga đã phát hiện một đội Patriot đang di chuyển cách tiền tuyến khoảng 20 dặm, và ra hiệu cho một hỏa tiễn đạn đạo phóng từ mặt đất Iskander làm nổ tung hai bệ phóng và dường như đã giết chết các thành viên Ukraine đang điều khiển Patriot.

Bị cắt viện trợ của Mỹ, lực lượng không quân Ukraine không thể dễ dàng thay thế bất kỳ bệ phóng Patriot nào bị mất. Xem xét tổng cộng lực lượng không quân chỉ có khoảng hai chục bệ phóng, không có gì ngạc nhiên khi sau cuộc tấn công ngày 9 tháng 3, lực lượng này dường như đã kéo những chiếc Patriot còn sống sót của mình ra xa tiền tuyến.

Đồng thời, các kỹ thuật viên Nga đã điều chỉnh thiết kế của KAB để tăng tầm hoạt động của nó từ 25 dặm lên 40 dặm. Đột ngột, cán cân quyền lực thay đổi. Lực lượng phòng không Ukraine không còn có thể chống lại máy bay ném bom lượn của Nga.

Và đừng trông chờ vào các chiến đấu cơ MiG và Sukhoi của Ukraine sẽ đảm nhận vai trò phòng không dọc theo chiến tuyến. Hàng chục máy bay Mikoyan MiG-29 và Sukhoi Su-27 của không quân Ukraine có thể phát hiện các mục tiêu trên không ở khoảng cách 50 hoặc 60 dặm bằng radar N019, N001 hoặc N010 và tấn công chúng ở khoảng cách bằng một nửa khoảng cách đó bằng hỏa tiễn R-27.

Điều đó có nghĩa là phải vượt qua chiến tuyến để đối đầu với các máy bay phản lực Nga được trang bị KAB – điều mà các phi công Ukraine thường không làm. Và vì lý do tốt. Chiến đấu cơ của Ukraine thiếu thiết bị gây nhiễu điện tử. Khi bay gần hoặc bên trong phòng tuyến của Nga, chúng cực kỳ dễ bị phòng không Nga tấn công.

50 hoặc 60 chiếc F-16 của Lockheed Martin mà Ukraine chuẩn bị nhận từ Đan Mạch, Hà Lan và Na Uy có thể mang lại cho các chỉ huy Ukraine những lựa chọn mới. Được trang bị hệ thống tự bảo vệ AN/ALQ-213 — kết hợp các cảm biến, thiết bị gây nhiễu và các biện pháp đối phó như gây nhiễu và pháo sáng để bảo vệ máy bay phản lực khỏi hỏa tiễn — những chiếc F-16 có thể bay gần tiền tuyến một cách an toàn hoặc thậm chí bay qua nó.

Phát hiện mục tiêu ở xa tới 70 dặm bằng radar AN/APG-66(V)2, các phi công F-16 có thể phóng hỏa tiễn AIM-120 từ khoảng cách 57 dặm – đủ xa để bắn trúng máy bay ném bom lượn mà không cần tiến sâu vào lãnh thổ Nga và các vùng không gian được kiểm soát nghiêm nhặt.

Có lẽ quan trọng nhất, AIM-120 là hỏa tiễn bắn và quên với radar cực nhỏ. Phi công có thể di chuyển đi ngay sau khi bắn nó. Ngược lại, R-27ER tốt nhất là hỏa tiễn bán chủ động. Phi công phải chiếu sáng mục tiêu bằng radar của chính mình trong suốt chuyến bay của R-27. Điều đó khiến anh ta dễ bị bắn trả.

Không ai có thể khẳng định F-16 bắn AIM-120 là siêu vũ khí hoặc bất khả xâm phạm trước hỏa tiễn của đối phương. Một khi triển khai chúng tham gia chiến đấu trong những tuần hoặc tháng tới, Ukraine sẽ mất F-16 và các phi công - có thể là rất nhiều trong số họ. Câu hỏi lớn là Kyiv đạt được gì sau sự hy sinh này.

Nếu các chỉ huy Ukraine thực sự đánh giá cao mối nguy hiểm mà KAB của Nga gây ra cho các vị trí của Ukraine trên mặt đất, họ phải triển khai F-16 một cách mạnh mẽ và tấn công vào các máy bay Sukhoi của Nga đang tung ra những quả bom lượn sát thương.

Frontelligence Insight giải thích: “Thách thức đặt ra do việc sử dụng rộng rãi KAB có thể vẫn còn tồn tại, và giải pháp chỉ có thể đạt được thông qua việc mua sắm và triển khai bổ sung các hệ thống phòng không Patriot và máy bay F-16 được trang bị hệ thống phòng không tiên tiến không đối không”

2. Ukraine bác bỏ tuyên bố cho rằng phương Tây gây áp lực ngăn chặn các cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Nga

Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine rejects claims of Western pressure over attacks on Russian oil facilities”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Kyiv thề sẽ tiếp tục tấn công các nhà máy lọc dầu của Nga

Ukraine đã bác bỏ tuyên bố rằng một loạt cuộc tấn công vào các nhà máy lọc dầu của Nga có nguy cơ khiến các đồng minh phương Tây xa lánh, trong khi các quan chức cao cấp ở Kyiv khẳng định nước này có quyền tấn công vào ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch sinh lợi của Mạc Tư Khoa.

Mykhailo Podolyak, cố vấn văn phòng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, cho biết chính phủ chưa nhận được cuộc gọi nào từ Hoa Kỳ yêu cầu Ukraine dừng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga.

Bình luận của Podolyak, được văn phòng Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko chuyển đến POLITICO, trái ngược với các báo cáo trước đó của Financial Times rằng Mỹ đã kêu gọi quốc gia Đông Âu này kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng lớn vì sợ khiến giá dầu tăng vọt và thúc đẩy sự trả đũa từ Điện Cẩm Linh.

Podolyak trong bình luận được RBC-Ukraine công bố lần đầu đã gọi báo cáo trong đó Mỹ chỉ trích các cuộc tấn công vào các nhà máy lọc dầu là “thông tin giả mạo” và cho biết “Ukraine sẽ tiếp tục phá hủy các cơ sở hạ tầng nhiên liệu ở Nga”.

Một quan chức Tòa Bạch Ốc từ chối bình luận về việc liệu họ có yêu cầu Ukraine tạm dừng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng liên quan đến năng lượng hay không vì lo ngại ảnh hưởng đến giá nhiên liệu.

“Chúng tôi từ lâu đã nói rằng chúng tôi không khuyến khích hoặc xúi giục các cuộc tấn công bên trong nước Nga”, Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia nói. “Những gì chúng tôi đang làm là giúp Ukraine tự vệ trước sự xâm lược của Nga”.

Phát biểu với POLITICO, Galushchenko nhắc lại rằng các cuộc tấn công của Ukraine vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga vẫn “công bằng” do Mạc Tư Khoa tấn công vào Ukraine, mặc dù ông cũng cho biết các kế hoạch quân sự không phải là “lĩnh vực” của ông. Bình luận của ông được đưa ra sau khi Nga tiến hành một trong những cuộc tấn công lớn nhất trong cuộc chiến kéo dài hai năm chống lại Ukraine, phá hủy cơ sở hạ tầng điện lực ước tính khiến hơn một triệu người Ukraine không có điện.

Galushchenko nói thêm rằng những người đồng cấp của ông ở các bộ năng lượng Âu Châu khác vẫn chưa phàn nàn rằng việc Ukraine tấn công vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Nga đang làm rung chuyển thị trường năng lượng.

Galushchenko nói: “Tôi có nhiều liên hệ với các bộ trưởng năng lượng ở Âu Châu và tôi chưa bao giờ nghe những thông điệp loại này.

Oleg Ustenko, cố vấn kinh tế cao cấp của Zelenskiy, cũng bác bỏ cáo buộc rằng chiến lược quân sự bí mật của Ukraine đang làm suy yếu sự ổn định của thương mại toàn cầu.

Ông nói: “Tất cả những 'tai nạn' ở các nhà máy lọc dầu của Nga không có nghĩa là Nga không thể tiếp tục xuất khẩu dầu. “Nếu các nhà máy lọc dầu ngừng hoạt động, sẽ có thêm nguồn cung dầu thô cho thị trường quốc tế. Nếu người Nga không thể lọc dầu trong nước, điều đó có nghĩa là họ sẽ không thể nhận đủ tiền mặt - và đó là tất cả những gì họ quan tâm vì họ phải tiếp tục cuộc chiến này”.

Nhưng Ustenko lập luận rằng nếu các lệnh trừng phạt của phương Tây được thực thi tốt hơn và hiệu quả hơn trong việc bảo đảm Mạc Tư Khoa kiếm được ít tiền hơn từ xuất khẩu năng lượng thì các nhà máy lọc dầu khó có thể trở thành mục tiêu quan trọng như vậy.

Lượng dầu tinh chế ở Nga trong tuần này đã chạm mức thấp nhất 10 tháng trong bối cảnh một loạt các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào các cơ sở chế biến lớn nằm sâu trong nước.

Một nguồn tin quân sự Ukraine nói với CNN: “Mục tiêu của chúng tôi là lấy đi tài nguyên của đối phương và giảm dòng tiền dầu và nhiên liệu mà Nga đang sử dụng trực tiếp cho cuộc chiến”.

Đại tá Philip Ingram, cựu sĩ quan tình báo quân đội Anh và nhà hoạch định NATO, cho biết: “Nó có tác dụng vì nó phá hủy cơ sở hạ tầng dầu mỏ và cơ sở hạ tầng quốc gia quan trọng khác mà Nga dựa vào”.

“Nó giống như một con muỗi - khi bạn không thể tìm thấy nó, không thể giết nó và nó cứ quay trở lại hết đêm này sang đêm khác, bạn sẽ kiệt sức,” ông nói, “đó là một cách rất tốt để giảm áp lực tiền tuyến. Nếu bạn chỉ nhìn vào chuyển động của tiền tuyến, Ukraine đang hoạt động kém hơn trong cuộc chiến này nhưng tài năng về những gì tình báo quân sự của họ đang làm ở các khía cạnh khác của cuộc xung đột đang tạo ra sự khác biệt.”

Nga đã tiến hành một loạt các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái trên khắp Ukraine vào thứ Sáu, khiến hơn một triệu người không có điện và 5 người thiệt mạng, tấn công các cơ sở hạ tầng quan trọng như đập thủy điện Dnipro và cắt đứt đường dây điện tại Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhya.

Galushchenko cho biết nước này đã sửa chữa những hư hỏng ở hệ thống truyền tải điện vào giữa trưa nhưng thiết bị vẫn dễ bị tổn thương. Lực lượng Nga đã sử dụng 150 loại hỏa tiễn, máy bay không người lái và các loại vũ khí khác trong cuộc tấn công vào hệ thống điện mà Galushchenko gọi là cuộc tấn công lớn nhất vào Ukraine trong cuộc chiến.

“Đó là một cuộc tấn công lớn, nhưng điều đó không có nghĩa là trước đó họ không tấn công,” Galushchenko nói trong một cuộc phỏng vấn từ văn phòng của ông ở Kyiv. “Cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine đang bị tấn công hàng ngày.”

Bộ trưởng năng lượng Ukraine nhắc lại nhu cầu của nước này về viện trợ tài chính quốc tế để giúp khắc phục những thiệt hại mà Nga đã gây ra cho hệ thống năng lượng của Ukraine. Đảng Dân chủ ở Mỹ đang đề nghị giúp Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson giữ vững lập trường ngày càng mong manh nếu ông sớm đưa gói viện trợ Ukraine lên sàn bỏ phiếu.

Galushchenko nói: “Người Nga đã tăng số lượng hỏa tiễn mà họ có thể sử dụng cùng lúc. “Họ đã tăng số lượng máy bay không người lái mà họ có thể sử dụng cùng một lúc. Vì vậy, điều đó có nghĩa là chúng ta cũng phải tăng số lượng phòng thủ để có thể ngăn chặn mọi hoạt động này của Nga”.

3. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine kêu gọi Đan Mạch tài trợ đào tạo thêm phi công F-16

Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov kêu gọi Đan Mạch tài trợ cho việc đào tạo thêm phi công Ukraine trên máy bay F-16 ở các nước khác nếu có thể.

Bộ Quốc phòng đã công bố điều này trên Facebook, Ukrinform đưa tin.

Tuyên bố cho biết: “Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov, cùng với Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine Oleksandr Syrskyi, đã gặp phái đoàn Đan Mạch do Bộ trưởng Quốc phòng Troels Lund Poulsen dẫn đầu ở Kyiv”.

Umerov lưu ý rằng hợp tác quốc phòng giữa hai nước đang phát triển và một cơ chế thống nhất mới để đầu tư vào các công ty Ukraine đang được phát triển. Các ưu tiên trong lĩnh vực này là đầu tư trực tiếp, các công ty quốc phòng chung và nội địa hóa sản xuất ở Ukraine.

Bộ trưởng Quốc phòng cảm ơn Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch vì vai trò của nước này trong nhiều sáng kiến hỗ trợ Ukraine, đặc biệt là đồng lãnh đạo cung cấp máy bay F-16 và đào tạo phi công Ukraine.

Umerov nói: “Tôi kêu gọi các đối tác Đan Mạch tài trợ cho việc đào tạo thêm phi công F-16 Ukraine ở các nước khác nếu có thể”.

Ông cũng thông báo cho phái đoàn Đan Mạch về tình hình chiến trường.

Bộ Quốc phòng cho biết thêm, các bên đã thảo luận về nhu cầu trước mắt và lâu dài của quân đội Ukraine.

Như đã đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Poulsen đã tham gia Diễn đàn An ninh Kyiv 16. Ông cho rằng các nước NATO có thể và phải làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ Ukraine, vì sẽ quá muộn sau hai hoặc ba năm nữa.

4. Nga còn lại bao nhiêu hỏa lực sau hai năm chiến tranh?

Tờ Newsweek đưa ra câu hỏi trên trong bài tường trình nhan đề “How Much Firepower Does Russia Have Left After Two Years of War?”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Đối với tất cả những thất bại của họ ở Ukraine, các lực lượng Nga đã chứng tỏ khả năng tiếp tục hoạt động bất chấp những tổn thất được báo cáo đáng kinh ngạc trong hai năm chiến tranh toàn diện.

Một mùa đông giao tranh cam go và những lợi ích băng giá của Nga đã chứng kiến động lực chiến trường quay trở lại Mạc Tư Khoa, với việc các nhà lãnh đạo Ukraine đang vật lộn để tăng cường nhân lực và phải đối mặt với sự cắt giảm đột ngột viện trợ quân sự từ phương Tây – và đặc biệt là Mỹ.

Năm nay có vẻ sẽ là một năm khó khăn cho sự sống còn của Ukraine. Các cuộc tấn công của Nga - chủ yếu nhằm mục đích hoàn thành việc chinh phục toàn bộ khu vực phía đông Donbas, bao gồm các tỉnh Luhansk và Donetsk - dự kiến sẽ tiếp tục, bất chấp chi phí cao về nhân mạng và trang thiết bị.

Cả Ukraine và Nga đều không công bố số liệu thương vong chi tiết hoặc thường xuyên. Một báo cáo tình báo Mỹ được giải mật được Reuters trích dẫn vào tháng 12 ước tính có 315.000 quân Nga chết và bị thương kể từ tháng 2 năm 2022, chiếm khoảng 90% quân số trước cuộc xâm lược của nước này. Kyiv tuyên bố đã “loại bỏ” khoảng 435.000 quân nhân Nga.

Tờ New York Times trích dẫn một đánh giá bị rò rỉ của quân đội Mỹ hồi tháng 8 cho thấy tổng số thương vong của Ukraine là khoảng 124.500 đến 131.000, trong đó có tới 17.500 người thiệt mạng trong chiến đấu. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết vào tháng 2 rằng 31.000 đồng bào của ông đã thiệt mạng trong hai năm chiến đấu.

Điện Cẩm Linh đã tăng cường quân số bằng việc huy động và bắt tù binh. Vào tháng 8 năm 2022, Putin ra lệnh tăng số lượng binh sĩ tại ngũ 13%—khoảng 137.000 quân—nhằm nâng tổng số lên 1,15 triệu. Tiếp theo là “huy động một phần” 300.000 quân dự trữ.

Theo cơ sở dữ liệu Cân bằng Quân sự năm 2024 của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, các lực lượng vũ trang của Nga hiện có khoảng 1,1 triệu quân đang hoạt động ở tất cả các quân chủng, trong đó có 500.000 quân đang phục vụ trong quân đội. Mạc Tư Khoa có thêm 1,5 triệu người dự bị trên tất cả các tuyến.

Cuộc chiến diễn ra rất khó khăn đối với các đơn vị thiết giáp của Nga, vốn được coi là đội tiên phong có sức tàn phá mạnh mẽ nhằm đánh sập phòng tuyến của Ukraine. Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên cho biết quân đội Nga bắt đầu cuộc chiến với 3.100 xe tăng, trong đó 2.200 chiếc đã bị mất.

Khoảng trống đã được lấp đầy bằng những nền tảng cũ như T-62 được sản xuất vào những năm 1970. Cơ quan này cho biết Mạc Tư Khoa hiện có khoảng 1.300 xe tăng đang được sử dụng. Một số xe tăng cũ đã được chuyển đổi thành bệ bắn tĩnh và thậm chí còn được trang bị thuốc nổ để sử dụng làm thiết bị nổ tự chế trên xe hay VBIED.

Trong số bị mất có hàng chục xe tăng chiến đấu chủ lực T-90; Nền tảng chiến đấu tiên tiến nhất đã được chứng minh của Nga. Việc giới thiệu hệ thống hiện đại nhất bị trì hoãn từ lâu – loại T-14 Armata được quảng cáo rầm rộ nhưng hiếm thấy – đã bị hủy bỏ vào đầu năm nay, với việc tập đoàn quốc phòng Rostec viện dẫn chi phí tăng vọt.

Báo cáo Cân bằng quân sự 2024 của IISS cho biết Nga còn lại khoảng 1.750 xe tăng các loại, trong đó có hơn 200 chiếc T-90, với số xe tăng lên tới 4.000 chiếc đang được lưu trữ.

“Thần chiến tranh” của Nga – như tên gọi pháo binh của Mạc Tư Khoa trong lịch sử – đôi khi bị các tay súng Ukraine đối lập làm cho im lặng nhưng vẫn đóng một vai trò quan trọng trên chiến trường. Theo IISS, nước này có 4.397 khẩu súng các loại. Ukraine tuyên bố đã phá hủy hơn 10.700 chiếc trong cuộc giao tranh cho đến nay.

Về không quân, Nga đã không phát huy được ưu thế về số lượng trong giai đoạn đầu của cuộc chiến. Máy bay Ukraine vẫn thực hiện các chuyến xuất kích thường xuyên và - được hỗ trợ bởi kho vũ khí phòng không ngày càng tăng của Ukraine - đã đặt phần lớn không phận quốc gia ra khỏi giới hạn đối với máy bay Nga.

Ukraine tuyên bố đã bắn rơi 347 máy bay Nga các loại kể từ tháng 2 năm 2022. Trang web tình báo nguồn mở Oryx liệt kê 97 máy bay bị phá hủy và 8 máy bay bị hư hỏng.

Tuy nhiên, máy bay của Mạc Tư Khoa đang có tác động then chốt trên mặt trận phía đông, sử dụng bom lượn để tấn công các vị trí của Ukraine tại các điểm nóng như Avdiivka. Nga cũng vẫn đang sử dụng nhiều loại máy bay để phóng hỏa tiễn tầm xa tới các thành phố và mục tiêu cơ sở hạ tầng của Ukraine. Kyiv ước tính Mạc Tư Khoa vẫn còn khoảng 900 trong số 2.300 hỏa tiễn chiến lược trước chiến tranh.

IISS báo cáo rằng lực lượng không quân Nga có khoảng 1.169 máy bay cánh cố định, bao gồm 129 máy bay ném bom, 188 chiến đấu cơ, 433 chiến đấu cơ tấn công mặt đất và 257 máy bay tấn công mặt đất chuyên dụng, cộng thêm 208 chiếc nữa được giao cho các đơn vị hàng không hải quân. Báo cáo của Military Balance cho biết lực lượng không quân cũng có khoảng 340 máy bay trực thăng tấn công.

Một số thất bại đáng ngạc nhiên nhất của Mạc Tư Khoa đều xảy ra trên biển, khi Kyiv trau dồi chiến lược tấn công hàng hải bất đối xứng hiện đại. Nga vẫn tự hào có lực lượng hải quân lớn thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Trung Quốc, nhưng Hạm đội Hắc Hải của nước này - một trong bốn lực lượng chính cùng với các hạm đội Baltic, Thái Bình Dương và phương Bắc - đã bị đánh bại trong hai năm qua.

Hạm đội Hắc Hải bắt đầu cuộc xâm lược với khoảng 80 tàu. Ukraine tuyên bố đã phá hủy 27 chiếc và buộc ít nhất 15 chiếc khác phải sửa chữa. Trụ sở của Hạm đội tại thành phố Sevastopol bị tạm chiếm ở Crimea đã bị phá hủy và một số cơ sở ụ tàu quan trọng bị hư hỏng nặng.

Trong số những tổn thất nổi bật nhất cho đến nay có tàu khu trục mang hỏa tiễn dẫn đường Moskva, tàu ngầm tấn công Rostov-na-Donu, tàu hộ tống Ivanovets và tàu đổ bộ Caesar Kunikov.

5. Nhà máy điện hạt nhân bị ảnh hưởng bởi hỏa tiễn Nga

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Nuclear Power Plant Impacted by Russian Missiles”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, bị lực lượng Nga xâm lược, đã bị ảnh hưởng bởi một cuộc tấn công hỏa tiễn quy mô lớn do Mạc Tư Khoa phát động hôm thứ Sáu.

Nhà điều hành năng lượng nguyên tử Ukraine Energoatom cho biết nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia “đang trên bờ vực ngừng hoạt động” sau khi Nga tiến hành điều mà Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko mô tả là một trong những cuộc tấn công quy mô lớn nhất vào ngành năng lượng Ukraine trong cuộc chiến. Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để yêu cầu bình luận.

Nhà máy hạt nhân—lớn nhất Âu Châu—đã nằm dưới sự kiểm soát của Nga kể từ đầu tháng 3 năm 2022, chỉ vài ngày sau khi cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine của Vladimir Putin bắt đầu. Đây là một trong những địa điểm đầu tiên bị lực lượng Nga chiếm giữ.

Sáu lò phản ứng của nó đang ở chế độ tắt và một đường dây điện còn lại đang cung cấp lượng điện cần thiết để ngăn chặn sự tan chảy của lò phản ứng.

Khi ZNPP bị lực lượng Nga chiếm giữ vào tháng 3 năm 2022, đã có mối lo ngại rộng rãi về thảm họa hạt nhân tiềm ẩn tại nhà máy, nơi vẫn là mục tiêu pháo kích khi lực lượng Ukraine và Nga đụng độ trong khu vực. Cả Ukraine và Nga đều cáo buộc lực lượng của nhau tấn công nhà máy.

Energoatom cho biết nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia đã bị ngắt khỏi đường dây điện chính bên ngoài cơ sở trong một cuộc tấn công hỏa tiễn quy mô lớn vào Ukraine lúc 5h10 sáng. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế cho biết một đường dây điện dự phòng vẫn đang hoạt động.

Energoatom cho biết: “Hiện tại, nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Âu Châu chỉ được kết nối với hệ thống điện Ukraine bằng đường dây truyền tải điện Zaporizhzhia TPP-Ferrosplavna OPL-330kV”. “Đường dây này gần đây đã được các công nhân năng lượng Ukraine sửa chữa vì nó đã ngừng hoạt động trong một thời gian dài do bị hư hại do một vụ pháo kích khác của Nga.

Energoatom nói thêm: “Trong trường hợp họ thất bại, mối đe dọa về tai nạn hạt nhân và phóng xạ sẽ xuất hiện”.

Petro Kotin, nhà lãnh đạo Energoatom, cho biết trên Telegram: “Tình huống như vậy cực kỳ nguy hiểm và có nguy cơ dẫn đến tình trạng khẩn cấp”.

Kotin cho biết thêm: “Nếu đường dây cuối cùng còn lại nối cơ sở với lưới điện quốc gia bị ngắt, nhà máy sẽ lại bị mất điện, vi phạm nghiêm trọng các điều kiện vận hành an toàn của nhà máy”.

“ Bây giờ, đối phương đang thực hiện cuộc tấn công quy mô lớn nhất vào năng lượng Ukraine trong thời gian gần đây”, đồng thời cho biết thêm rằng các cuộc tấn công đã làm hư hỏng “một trong những đường dây truyền tải điện” cung cấp năng lượng cho nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.

“Có sự việc mất điện ở một số khu vực. Các công ty năng lượng đang nỗ lực khôi phục nguồn cung cấp điện. Cố gắng hết sức để trả lại ánh sáng cho mọi người càng sớm càng tốt”, Galushchenko nói thêm. “Đối phương không thể bị đe dọa hay bị bẻ gãy. Chúng tôi đã chứng minh điều đó vào năm ngoái và bây giờ chúng tôi sẽ chứng minh điều đó”.

Bridget Brink, đại sứ Mỹ tại Ukraine, đã lên án các cuộc tấn công hôm thứ Sáu, gọi chúng là “man rợ”.

“Trong ngày thứ hai liên tiếp, toàn bộ Ukraine đã bị đánh thức trước bình minh bởi mối đe dọa từ hỏa tiễn hành trình và siêu thanh đang lao tới”, Brink viết trên X,. “Các cuộc tấn công dã man của Nga nhằm vào toàn bộ người dân tiếp tục đe dọa dân thường và vi phạm luật pháp quốc tế. Ukraine cần sự giúp đỡ của chúng tôi ngay bây giờ.”

6. Tấn công cơ sở năng lượng, Nga cố gắng làm suy yếu ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine

Lực lượng Nga đang tấn công các cơ sở năng lượng của Ukraine, nhằm mục đích làm suy yếu năng lực công nghiệp quốc phòng của nước này. Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết như trên.

“Các cuộc tấn công tăng cường của Nga vào mùa đông 2023-2024 được cho là tấn công nặng nề vào các doanh nghiệp cơ sở công nghiệp quốc phòng của Ukraine và các cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng vào đầu mùa xuân năm 2024 có thể nhằm mục đích làm sập lưới năng lượng một phần nhằm ngăn cản nỗ lực của Ukraine muốn nhanh chóng mở rộng các doanh nghiệp cơ sở công nghiệp quốc phòng của mình”, ISW nói.

ISW nhấn mạnh rằng lực lượng Nga đã thất bại trong việc đánh sập mạng lưới năng lượng của Ukraine vào ngày 22 tháng 3 nhưng có thể tiếp tục các cuộc tấn công tăng cường vào cơ sở hạ tầng năng lượng trong một loạt các cuộc tấn công tiếp theo, “đặc biệt là lợi dụng sự chậm trễ liên tục trong hỗ trợ an ninh của phương Tây được cho là sẽ hạn chế đáng kể chiếc ô phòng thủ không phận của Ukraine”.

Các cuộc tấn công của Nga cũng có thể hỗ trợ các nỗ lực của Nga nhằm gây bất ổn cho Ukraine, khi các nhà phân tích cho rằng Điện Cẩm Linh đang tìm cách làm suy yếu niềm tin trong nước và quốc tế đối với chính phủ Ukraine.

ISW lưu ý: “Bộ chỉ huy tác chiến phía Nam của Ukraine đã cảnh báo vào ngày 22/3 rằng Nga đang chuẩn bị các hoạt động thông tin nhằm miêu tả sai lệch rằng Ukraine không có khả năng phòng thủ”.

Như Ukrinform đã đưa tin trước đó, vào ngày 22 tháng 3, Nga đã phóng một loạt hỏa tiễn và máy bay không người lái kết hợp vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, đó là đợt tấn công lớn nhất kể từ đầu năm. Các cơ sở sản xuất điện bị ảnh hưởng trên khắp đất nước. Trong số các cơ sở hạ tầng quan trọng bị hư hại do cuộc tấn công có đập thủy điện Dnipro Kakhovska ở Zaporizhzhia.

7. Các bức ảnh gợi ý về tàu ngầm Nga được tăng cường bằng 'lồng đối phó' chống máy bay không người lái

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian Submarines Reinforced With Anti-Drone 'Cope Cages,' Photos Suggest”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Một tàu ngầm của Nga đã được trang bị một lớp giáp để bảo vệ bổ sung trước mối đe dọa từ các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine.

Một chiếc lồng đối phó, hay một tấm áo giáp tự chế, là một tính năng thường xuyên của xe tăng và các phương tiện bọc thép khác trên chiến trường, nhưng biện pháp bảo vệ này cũng đã được phát hiện trên tháp chỉ huy của tàu ngầm hỏa tiễn đạn đạo hạt nhân lớp Delta-IV Tula., được chiếu trên truyền hình Nga.

Cơ quan truyền thông quân sự The War Zone cho biết đây dường như là lần đầu tiên hệ thống bảo vệ như vậy được lắp đặt trên bất kỳ loại tàu hải quân nào, vì Nga đang tìm cách bảo vệ thiết bị của mình khỏi mối đe dọa từ máy bay không người lái và thuyền không người lái của Ukraine.

Tờ báo này lưu ý rằng đoạn phim cho thấy con tàu đã cập cảng đối diện với Vepr, một tàu ngầm tấn công hạt nhân thuộc Dự án 971U, mặc dù nó không có lớp giáp trên đỉnh tháp chỉ huy.

Tàu ngầm Tula là tàu lớp Delfin được biên chế cho Hạm đội phương Bắc của Hải quân Nga và có trụ sở tại Gadzhiyevo ở vùng Murmansk xa xôi phía bắc của đất nước.

Với lượng giãn nước khi lặn khoảng 15.500 tấn, nó có thể mang theo tới 16 hỏa tiễn đạn đạo phóng từ tàu ngầm R-29RMU Sineva.

War Zone cho biết, thiết kế màn hình trên tàu phù hợp với tính năng bảo vệ bổ sung đã trở thành thương hiệu của các phương tiện Nga tham chiến ở Ukraine, thậm chí còn được trưng bày tại triển lãm quốc phòng Army-2023 tổ chức bên ngoài Mạc Tư Khoa.

Những hình ảnh gần đây về việc huy động quân đội Israel sau các cuộc tấn công của Hamas ở miền nam Israel cũng cho thấy ngày càng có nhiều xe tăng Merkava của Lực Lượng Phòng Vệ Israel, gọi tắt là IDF, được gắn lồng đối phó.

Trong khi máy bay không người lái là một phần không thể thiếu trong cuộc chiến của Ukraine chống lại sự xâm lược của Mạc Tư Khoa trên chiến trường, thì lại có sự gia tăng đột biến các cuộc tấn công bằng đường không nhằm vào các cơ sở nằm sâu trong lãnh thổ Nga, mặc dù Kyiv thường không nhận trách nhiệm về chúng.

Các kho nhiên liệu và nhà máy lọc dầu trên khắp nước Nga là mục tiêu chính và những tuần gần đây đã chứng kiến các cuộc tấn công ở khu vực phía nam Krasnodar, khu vực Rostov cạnh biên giới Ukraine cũng như gần St. Petersburg.

Truyền thông Nga hôm thứ Tư đưa tin rằng Bộ năng lượng nước này đang làm việc với Lực lượng Vệ binh Quốc gia - Rosgvardiya - để tăng cường bảo vệ các nhà máy lọc dầu sử dụng hệ thống phòng thủ hỏa tiễn.

Nga thường xuyên sử dụng máy bay không người lái để tấn công cơ sở hạ tầng ở Ukraine. Theo chính quyền quân sự khu vực, hôm thứ Tư, các lực lượng Nga đã tiến hành 56 cuộc tấn công riêng biệt vào tỉnh Sumy suốt cả ngày, khiến hai người bị thương. Cùng với máy bay không người lái, súng cối, pháo binh và hỏa tiễn cũng được sử dụng trong các cuộc tấn công.
 
Lễ Lá, khởi sự Tuần Thánh tại Vatican. Bất ngờ: Đức Thánh Cha không giảng sau bài Thương Khó
VietCatholic Media
05:18 25/03/2024


Sáng Chúa Nhật 24 tháng Ba Lễ Lá, khởi sự Tuần Thánh, là tuần lễ quan trọng nhất trong Phụng Vụ Công Giáo đã được cử hành tại quảng trường Thánh Phêrô. Ngày Chúa Nhật Lễ Lá này cũng là ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 39 được cử hành ở cấp giáo phận.

Trước sự hiện diện của đông đảo các tín hữu, theo ước lượng sơ khởi lên đến 70.000 người, gấp đôi năm 2022 khi mới thoát khỏi đại dịch coronavirus, cuộc rước lá, tưởng niệm biến cố Chúa Giêsu khải hoàn vào thành Giêrusalem đã diễn ra trọng thể, và được tiếp nối bằng thánh lễ tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa.

Các cành lá dừa các bạn trẻ cầm trong cuộc rước lá do các Cộng đoàn Con đường Tân dự tòng trao tặng; còn các cây và cành ô liu trang trí bàn thờ và Quảng trường thánh Phêrô do miền Puglie nam Italia tặng. Sau cùng 2 ngàn cành lá dừa màu vàng được kết bện rất nghệ thuật, do các chính quyền ở thành phố San Remo và Bordighera và một số tổ chức khác ở miền Liguria trao tặng theo một truyền thống có từ thế kỷ 16. Các cành lá này được đoàn đồng tế, kinh sĩ đoàn Đền thờ Thánh Phêrô và đoàn giúp lễ và một số người khác cầm trong tay.

Vì không đi lại được dễ dàng, nên Đức Thánh Cha phải dùng xe để đến tận khu vực cây tháp bút ở giữa quảng trường, nơi diễn ra các nghi thức làm phép lá.

Đồng tế với ngài và tham dự cuộc rước lá có 30 Hồng Y và 50 Giám Mục. Phần thánh ca, ngoài ca đoàn Sistina của Tòa thánh, còn có ca đoàn và ban nhạc của giáo phận Roma và ca đoàn Mẹ Giáo Hội.
 
Tổng kho dầu Crimea nổ tung. Trong một ngày, Nga mất 2 chiến hạm, 24 xe tăng, 44 cỗ pháo. IS trở lại
VietCatholic Media
14:31 25/03/2024

1. Ukraine cho biết Nga mất 44 hệ thống pháo binh, 24 xe tăng và 2 tàu chiến trong một ngày

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Loses 44 Artillery Systems, 24 Tanks and 2 Ships in a Day: Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng Thứ Hai, 25 Tháng Ba, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết lực lượng Nga ở Ukraine đã mất 44 hệ thống pháo binh và 24 xe tăng trong 24 giờ qua, đồng thời cho biết hỏa tiễn cũng đã bắn trúng và phá hủy hai tàu đổ bộ lớn của Nga ở bán đảo Crimea bị sáp nhập.

Nga đã mất tổng cộng 6.876 xe tăng kể từ khi nổ ra cuộc chiến tổng lực vào tháng 2 năm 2022, theo số liệu cập nhật do lực lượng vũ trang Ukraine công bố hôm Chúa Nhật. Mạc Tư Khoa cũng đã mất 10.855 hệ thống pháo binh trong 25 tháng chiến tranh, theo thống kê của Ukraine.

Trong một tuyên bố trước đó hôm Chúa Nhật, Tư Lệnh lực lượng không quân Ukraine, Trung tướng Mykola Oleshchuk, cho biết không quân nước này đã tấn công thành công hai tàu đổ bộ lớn của Nga là Yamal và Azov, một trung tâm liên lạc ở thành phố cảng Sevastopol của Crimea cũng như các cơ sở hạ tầng khác chưa được xác định.

Kyiv đã thành công hơn trong việc tấn công vào hạm đội Hắc Hải của Mạc Tư Khoa, một phần đóng ở Crimea, hơn là trong việc kiềm chế bước tiến của Nga về phía tây trên đất liền Ukraine. Tuy nhiên, những thắng lợi gần đây, chẳng hạn như thành phố chiến lược phía đông Avdiivka, bị lực lượng Điện Cẩm Linh chiếm giữ vào giữa tháng 2, đã khiến cả hai bên phải trả giá đắt.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh cho biết hôm thứ Bảy rằng lực lượng Nga đã tiến nhẹ về phía tây Avdiivka.

Nga được cho là sẽ tiến hành các cuộc tấn công mới nhằm vào hệ thống phòng thủ của Ukraine trong những tháng tới khi những tháng mùa xuân và mùa hè ấm áp hơn đang đến gần. Bất chấp tổn thất nặng nề đối với các hệ thống quan trọng như pháo binh và xe tăng, Nga vẫn cố gắng bổ sung kho thiết bị và tăng cường sản xuất các hệ thống mới, duy trì các cuộc tấn công vào quân đội tiền tuyến Ukraine.

Ukraine, dựa vào viện trợ của phương Tây để tiếp tục nỗ lực chiến tranh, đang phải vật lộn để duy trì tốc độ hoạt động mà không có lời hứa cụ thể về việc giao hàng trong tương lai từ người ủng hộ lớn nhất của họ là Mỹ.

Gói viện trợ trị giá 60 tỷ Mỹ Kim đã bị trì hoãn tại Quốc hội trong nhiều tháng và biện pháp “tạm dừng ngắn hạn” trị giá 300 triệu Mỹ Kim viện trợ quân sự do Ngũ Giác Đài công bố hồi đầu tháng này sẽ khó làm dịu đi những lo ngại về việc kho đạn dược cạn kiệt của Ukraine sẽ ảnh hưởng đến tiến bộ của Nga như thế nào..

Kyiv đang đánh mất nguồn lực của chính mình trong cuộc chiến tranh tiêu hao. Bộ Quốc phòng Nga hôm Chúa Nhật cho biết Ukraine đã mất 15.587 xe tăng và các phương tiện chiến đấu bọc thép khác, cùng với 8.514 khẩu pháo dã chiến và súng cối, kể từ tháng 2 năm 2022. Các số liệu của Nga đưa ra rất khó xác minh và có xu hướng cường điệu hóa.

2. Ukraine không kích khiến hai tàu chiến Nga bị hư hại nặng ở Crimea

Lực lượng không quân Ukraine đêm Chúa Nhật đã tấn công hai tàu đổ bộ lớn của Nga là Yamal và Azov cũng như một trung tâm liên lạc quân sự và một số cơ sở hạ tầng của Hạm đội Hắc Hải của Nga ở Sevastopol bị tạm chiếm.

Tư Lệnh lực lượng không quân Ukraine, Trung tướng Mykola Oleshchuk, cho biết “Lực lượng phòng thủ Ukraine đã tấn công thành công các tàu đổ bộ lớn Yamal và Azov của Nga, một trung tâm liên lạc cũng như một số cơ sở hạ tầng của Hạm đội Hắc Hải của Liên bang Nga tại Sevastopol bị tạm chiếm”.

Theo các blogger quân sự Nga, cuộc tấn công của Ukraine đã được bắt đầu bằng các máy bay không người lái. Trong khi các lực lượng Nga đang vất vả đối phó, Ukraine đã tung ra một đợt tấn công khác bằng hỏa tiễn, và cuối cùng là các hỏa tiễn Storm Shadow của Anh và SCALP của Pháp. Cuộc tấn công của lực lượng không quân Ukraine kéo dài trong nhiều giờ gây ra mệt mỏi. Kết quả cuối cùng là cả hai tàu đổ bộ lớn Yamal và Azov của Nga bị hỏa tiễn Ukraine đánh trúng.

Số phận của hai tàu đổ bộ lớn Yamal và Azov vẫn còn là đề tài gây ra tranh cãi. Kênh Rybar của Nga có nguồn tin từ lực lượng an ninh Nga cho rằng cả hai con tàu đang chìm dần. Tuy nhiên, một số blogger quân sự Nga chỉ dừng lại ở mức cho rằng cả hai bị hư hại nặng nhưng chưa chìm hẳn và các nỗ lực tiếp cứu thủy thủ đoàn vẫn đang được tiếp tục. Con số các thủy thủ bị thiệt mạng cũng là một chi tiết chưa được làm rõ. Các ước tính bi quan cho rằng có thể có đến vài chục người bị nổ tung mất tích.

3. Tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Ukraine về vụ tấn công khủng bố tại Tòa thị chính Crocus của Nga

Bộ Trưởng Ngoại Giao Ukraine Dmytro Kuleba đã cung cấp lời giải thích ngắn gọn cho khán giả nước ngoài về các chủ đề hiện tại được đặc biệt quan tâm liên quan đến Ukraine.

Vào ngày 22 tháng 3 năm 2024, các tay súng không rõ danh tính đã xả súng điên cuồng nhắm vào dân thường tại Tòa thị chính Crocus ở Krasnogorsk trong khu vực Mạc Tư Khoa.

Dmytro Kuleba đã trình bày các điểm chính sau:

Những cáo buộc do các quan chức Nga đưa ra về việc Ukraine liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Krasnogorsk là vô căn cứ và mang tính vu khống. Ukraine không liên quan gì đến làn sóng khủng bố đang tiếp diễn ở Nga dưới chế độ độc tài của Vladimir Putin.

Ukraine chiến đấu chống lại sự xâm lược của Nga bằng các biện pháp thông thường: đó là tấn công vào các cơ sở quân sự và các cơ sở tạo điều kiện cho Putin tiếp tục chiến tranh.

Phong trào kháng chiến của Nga đang đấu tranh chống lại chế độ Điện Cẩm Linh ở các vùng Belgorod và Kursk của Liên bang Nga, cũng kiên quyết bác bỏ các cáo buộc chống lại họ.

Nghi phạm chính trong vụ tấn công khủng bố ở Krasnogorsk là chế độ Điện Cẩm Linh, vốn không né tránh những hành động khiêu khích bạo lực để đạt được mục tiêu riêng của mình.

Sự thành lập chế độ của Putin vào năm 1999 bắt đầu bằng vụ đánh bom các khu chung cư ở Mạc Tư Khoa, Buynaksk và Volgodonsk. Có bằng chứng hợp lý về sự liên quan của các cơ quan an ninh Nga trong các cuộc tấn công khủng bố đó.

Hồi đó, chất nổ được đưa vào trung tâm thành phố một cách dễ dàng. Giờ đây, một nhóm tay súng cầm súng trường tự động đã đến thành phố mà không ai để ý. Xưa và nay, thường dân bị giết để Putin nói rằng đó không phải là ông ta mà là một số kẻ khủng bố thần thoại.

Điện Cẩm Linh không quan tâm đến công dân của mình, hàng trăm ngàn người đã được huy động và chết trong một cuộc chiến vô cớ và vô lý chống lại Ukraine.

Giết hại thường dân là một phần trong sách hướng dẫn của Nga. Họ đang và sẽ làm điều tương tự ở khu vực Mạc Tư Khoa hoặc bất cứ nơi nào trên khắp nước Nga như họ đã làm ở Bucha và Mariupol của Ukraine.

Những bi kịch thường xuyên xảy ra đối với những người Ukraine ôn hòa phải hứng chịu sự khủng bố và xâm lược của hỏa tiễn Nga, những nạn nhân của Mariupol, đáng được cộng đồng quốc tế thông cảm không kém những người thiệt mạng và bị thương ở Krasnogorsk.

Chế độ Putin sẽ cố gắng sử dụng thảm kịch ở Krasnogorsk để làm mất uy tín của Ukraine trong mắt cộng đồng quốc tế, kích động làn sóng cuồng loạn chống Ukraine ở Nga và kéo đất nước này ra khỏi sự cô lập quốc tế dưới biểu ngữ “chung tay chống khủng bố”.

Cách tốt nhất để tưởng nhớ các nạn nhân của vụ tấn công khủng bố ở Krasnogorsk là ngăn Putin suy đoán về thảm kịch nhằm củng cố chế độ độc tài và cổ vũ chiến tranh.

Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế kiên quyết bác bỏ những cáo buộc sai trái của Nga về việc Ukraine bị cáo buộc có liên quan đến vụ tấn công Krasnogorsk và tăng cường hỗ trợ nhà nước chúng tôi trong việc chống lại hành động xâm lược tội phạm của Nga.

4. Ukraine tấn công kho dầu ở Crimea

Một kho dầu gần khu định cư Gvardiyske ở quận Simferopol của Crimea bị tạm chiếm được tường trình đã bị máy bay không người lái của Ukraine tấn công. Cư dân địa phương đã nghe thấy những tiếng nổ rất lớn trong khu vực và đã được yêu cầu tìm chỗ ẩn náu. Đại Tá Georgi Gleba, phát ngôn nhân của lực lượng đặc biệt Ukraine cho biết như trên trong cuộc họp báo chiều thứ Hai 25 Tháng Ba.

Ông cho biết sáng Chúa Nhật, ngày 24/3, khi hỏa tiễn Nga đang tấn công Ukraine, khoảng 20 vụ nổ đã xảy ra ở Crimea. Cuộc tấn công nhằm vào một kho dầu gần làng Gvardiyske.

“Người ta lưu ý rằng sau một loạt vụ nổ tại một kho dầu bị quân xâm lược gần Gvardiyske, quận Simferopol, một đám cháy đã bùng phát và những đám khói bốc lên từ xa. Theo thông tin từ các nguồn mở, địa điểm này đã bị máy bay không người lái tấn công”.

Ông cho biết thêm, “có giả định rằng đồn quân sự có trụ sở tại Gvardiyske cũng bị tấn công. Sau đó, việc di tản cư dân khỏi khu dân cư gần kho dầu bắt đầu được tiến hành”.

Theo báo cáo của lực lượng không quân Ukraine, hai tàu đổ bộ lớn của Nga đóng tại Sevastopol là Yamal và Azov, trung tâm liên lạc quân sự và một số cơ sở hạ tầng của Hạm đội Hắc Hải, đã bị tấn công.

5. Ba Lan cho biết máy bay 'được kích hoạt' khi hỏa tiễn hành trình của Nga bay vào không phận

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Poland Says Aircraft 'Activated' As Russian Cruise Missile Enters Airspace”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Theo quân đội Warsaw, một hỏa tiễn hành trình của Nga bắn vào miền Tây Ukraine vào sáng sớm Chúa Nhật đã đi vào không phận của thành viên NATO là Ba Lan.

Warsaw cho biết hỏa tiễn đã bay vào không phận Ba Lan gần thị trấn phía đông Oserdów, nằm ở biên giới đất nước với Ukraine, ngay trước 4:30 sáng giờ địa phương.

Quân đội Ba Lan cho biết trong một tuyên bố đăng trên mạng xã hội: “Trong số những thứ khác, không quân Ba Lan và đồng minh đã được kích hoạt”. Điều này “có thể dẫn đến mức độ tiếng ồn gia tăng, đặc biệt là ở phía đông nam đất nước”, Warsaw cho biết

Quân đội Ba Lan cho biết thêm, Mạc Tư Khoa đang tấn công vào các thị trấn ở phía tây Ukraine bằng phi đội máy bay tầm xa và hệ thống radar của Ba Lan đã theo dõi hỏa tiễn trong suốt chuyến bay của nó. Hỏa tiễn đã ở trong không phận NATO trong 39 giây.

Vào cuối tháng 12 năm 2023, các quan chức quân sự Ba Lan cho biết một vật thể lạ đã xâm nhập không phận Ba Lan từ hướng biên giới nước này với Ukraine.

Các nước NATO đã cẩn thận tránh can dự trực tiếp vào cuộc chiến ở Ukraine, và những sự việc liên quan đến các nước láng giềng làm tăng thêm lo ngại về việc xung đột ngày càng mở rộng. Một cuộc tấn công vào một thành viên của liên minh được coi là một cuộc tấn công vào tất cả, điều này có thể khiến cuộc chiến leo thang vượt xa tình trạng hiện tại.

Hôm Chúa Nhật, lực lượng không quân Ukraine cho biết Nga đã tấn công lãnh thổ của họ bằng 29 hỏa tiễn hành trình Kh-101 và Kh-555 được phóng bởi máy bay tầm xa đóng tại căn cứ Engels-2, một cơ sở phía nam nước Nga chứa các máy bay ném bom chiến lược của Mạc Tư Khoa. Kyiv cho biết lực lượng phòng không đã phá hủy 18 hỏa tiễn.

Các quan chức Ukraine ở khu vực Lviv phía tây đất nước và xung quanh thủ đô Kyiv đã báo cáo về các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hành trình và việc sử dụng Kinzhal, hay Dagger, hỏa tiễn phóng từ trên không mà Mạc Tư Khoa gọi là hỏa tiễn siêu thanh.

Thượng Tướng Serhiy Popko, Thống Đốc Biệt khu Thủ đô Kyiv, mô tả cuộc tấn công qua đêm là “cuộc tấn công hỏa tiễn lớn thứ ba vào Ukraine trong bốn ngày qua”. Quân đội Ba Lan hôm Chúa Nhật cho biết họ đã phát hiện “hoạt động không quân tầm xa cường độ cao” từ Nga vào đầu giờ Chúa Nhật, đồng thời cho biết thêm rằng hoạt động này “liên quan đến các cuộc không kích và hỏa tiễn tấn công vào các vật thể nằm trên lãnh thổ Ukraine”.

Sáng sớm ngày thứ Bảy, Ukraine cho biết Nga đã phóng bốn hỏa tiễn phòng không dẫn đường qua miền đông Ukraine và 34 máy bay không người lái Shahed. Ngày hôm trước, lực lượng không quân Kyiv cho biết Mạc Tư Khoa đã tiến hành 151 cuộc tấn công, sử dụng 88 hỏa tiễn và 63 máy bay không người lái tấn công. Sáng thứ Năm, Kyiv cho biết họ đã phá hủy 29 hỏa tiễn hành trình và hai hỏa tiễn đạn đạo của Nga.

6. Phòng không bắn hạ hai máy bay không người lái trinh sát của Nga ở vùng Mykolaiv

Lực lượng phòng không đã bắn hạ hai máy bay không người lái trinh sát của Nga trên bầu trời khu vực Mykolaiv - cấp độ tác chiến và chiến thuật và một Supercam.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Hai, 25 Tháng Ba, qua cầu truyền hình phát ngôn nhân Bộ Tư Lệnh Phía Nam Nataliya Humenyuk cho biết: “Trong ngày 24 tháng 3, tại khu vực Mykolaiv, lực lượng phòng không miền nam Ukraine đã tiêu diệt hai máy bay không người lái trinh sát của Nga - một Supercam và một UAV tác chiến-chiến thuật”.

Như đã đưa tin, trong đêm 24/3, Lực lượng Phòng vệ Ukraine đã tiêu diệt 18 hỏa tiễn hành trình Kh-101/kh-555 của địch và 25 UAV tấn công loại Shahed-136/131.

7. Những người chỉ trích Putin cho rằng vụ nổ súng ở buổi hòa nhạc ở Mạc Tư Khoa là hoạt động 'cờ giả' do chính Putin gây ra

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin Critics Suggest Moscow Concert Shooting Was 'False Flag' Operation”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Một số người chỉ trích Putin đã bắt đầu cáo buộc chính phủ nước này thực hiện vụ nổ súng tại địa điểm tổ chức buổi hòa nhạc ở Mạc Tư Khoa như một hoạt động “cờ giả” để biện minh cho sự leo thang chống lại Ukraine.

Hôm thứ Sáu, một nhóm tay súng đã nổ súng tại Tòa thị chính Crocus, một địa điểm tổ chức buổi hòa nhạc lớn ở phía tây Mạc Tư Khoa, theo báo cáo ban đầu từ hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti. Theo hãng tin AP, ít nhất 133 người đã thiệt mạng trong vụ việc. Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, cũng như các quan chức hàng đầu của Nga, gọi đây là một “cuộc tấn công khủng bố”. Chính quyền Nga cho biết họ đã bắt giữ 11 người liên quan đến vụ tấn công, trong đó có 4 người được cho là có liên quan trực tiếp.

Ngay sau vụ tấn công, Nhà nước Hồi giáo đã lên tiếng nhận trách nhiệm. Trong bài phát biểu đầu tiên về tình hình này, Putin cáo buộc rằng các thực thể Ukraine đã phối hợp với các tay súng để giúp họ cố gắng trốn thoát qua biên giới vào Ukraine, mặc dù ông không thẳng thừng cáo buộc chính phủ Ukraine có bất kỳ sự liên quan nào. Newsweek vẫn chưa thể xác minh tuyên bố của Putin và Ukraine đã kiên quyết phủ nhận họ có liên quan đến vụ tấn công.

Trên một số bài đăng gần đây trên X,, những người chỉ trích Putin và chính phủ Nga đã cáo buộc rằng vụ nổ súng là một hoạt động “cờ giả” do Điện Cẩm Linh dựng lên, có khả năng được sử dụng như một cái cớ để leo thang chiến tranh ở Ukraine diễn ra kể từ tháng 2 năm 2022.

“Nhìn chung, mọi thứ đang trở nên rõ ràng hơn,” WarTranslation, một dự án truyền thông độc lập chuyên dịch các tài liệu về cuộc chiến sang tiếng Anh, viết. “Đầu tiên - có tin đồn rằng một chiếc xe mang biển số Ukraine đã được phát hiện. Bây giờ Putin trực tiếp nói rằng Ukraine đã chuẩn bị sẵn cơ hội để vượt biên. Trong một hoặc hai ngày nữa, họ sẽ nói rằng các cơ quan đặc biệt của Ukraine đã phối hợp hành động với những kẻ khủng bố. Sau một thời gian, 'chế độ Kyiv' sẽ bị cáo buộc tổ chức tội ác này và việc tổng động viên và các biện pháp khác sẽ được công bố. Ai đang nói rằng 'cờ giả' là nhảm nhí?

“Vụ xả súng ở Mạc Tư Khoa khiến tôi nghĩ đến hai điều: tuyệt đối không có sự an toàn cho người dân bình thường mặc dù bộ máy thực thi pháp luật ngày càng phát triển; và thứ hai, nó đánh hơi thấy một hoạt động gắn cờ giả,” Boris Bondarev, một “nhà ngoại giao Nga lưu vong,” đã cho biết như trên.

Một số người cũng đưa ra so sánh với một vụ việc tương tự xảy ra năm 1999, trong đó các hành vi bạo lực được cho là hoạt động cờ giả được sử dụng để biện minh cho cuộc chiến với Chechnya.

Nhà báo Alexey Kovalyov viết để tiếp nối với Bondarev: “Nga là một quốc gia cảnh sát thất bại mỗi khi cố gắng kiểm soát bất cứ thứ gì khác ngoài những người biểu tình ôn hòa không vũ trang”. “Điều đó, hoặc bây giờ tôi tin chắc hơn bao giờ hết rằng vụ đánh bom Mạc Tư Khoa năm 1999 thực sự là hoạt động cờ giả của Putin.”

Nhà nghiên cứu Pekka Kallioniemi viết: “Không có ích gì khi đưa ra bất kỳ tuyên bố lớn nào về vụ xả súng ở Mạc Tư Khoa, nhưng tôi không loại trừ hoạt động cờ giả”. “Đây là những gì FSB và Putin đã làm vào năm 1999 để biện minh cho Chiến tranh Chechnya lần thứ hai và nâng cao uy tín cũng như hình ảnh của Putin như một nhà lãnh đạo mạnh mẽ. “

Newsweek đã liên hệ với các chuyên gia quốc phòng nước ngoài qua email để lấy bình luận vào chiều thứ Bảy.

8. Ukraine chặn 11 trong số 15 máy bay không người lái sát thủ của Nga trên bầu trời Nikopol

Tại khu vực Nikopol, Lực lượng Phòng vệ Ukraine đã phá hủy 11 máy bay không người lái tấn công của Nga trong số 15 chiếc được phóng vào cộng đồng vào hôm Chúa Nhật.

Phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska cho biết:

“Trong ngày, người Nga đã chỉ đạo 14 máy bay không người lái kamikaze và một máy bay không người lái mang chất nổ vào các cộng đồng dân cư trên toàn khu vực và ba lần bắn pháo nòng. Trong số 15 máy bay không người lái các loại, Lực lượng Phòng vệ Ukraine đã chặn được 11 chiếc.”

Không có thương vong nào được báo cáo trong khu vực. Đối phương nhắm vào thị trấn Nikopol và các khu định cư ở các cộng đồng nông thôn Myriv, Marhanets và Pokrovsk.

Vào hôm Chúa Nhật, quân xâm lược đã tấn công quận Nikopol ở vùng Dnipropetrovsk 18 lần

9. Với sự chú ý của thế giới vào Gaza, ISIS đang quay trở lại toàn cầu

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “With World's Attention on Gaza, ISIS Is Making a Global Comeback”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Với phần lớn sự chú ý của quốc tế tập trung vào cuộc chiến đang diễn ra ở Dải Gaza, nhóm chiến binh Nhà nước Hồi giáo, gọi tắt là ISIS, đã liên tục tăng cường các hoạt động trên khắp các châu lục và tạo tiền đề cho sự hồi sinh của tình trạng hỗn loạn toàn cầu.

Mối đe dọa tiềm ẩn này đã xuất hiện vào hôm thứ Sáu khi ISIS tuyên bố chịu trách nhiệm về vụ thảm sát nhằm vào buổi hòa nhạc được tổ chức tại Tòa thị chính Crocus bên ngoài Mạc Tư Khoa. Nó đánh dấu cuộc tấn công đẫm máu nhất của phiến quân trên đất Nga kể từ cuộc khủng hoảng con tin tại nhà hát năm 2002 ở thủ đô. Các chuyên gia và quan chức cảnh báo chiến dịch tiếp theo có thể nhằm vào hầu như bất kỳ ai, kể cả công dân Mỹ.

Chỉ một ngày trước cuộc tấn công, Tổng tư lệnh Bộ Tư lệnh Trung ương Hoa Kỳ Michael Kurilla đã nói với các nhà lập pháp tại Quốc hội rằng “ISIS-Khorasan vẫn có khả năng và ý chí tấn công các lợi ích của Hoa Kỳ và phương Tây ở nước ngoài chỉ trong vòng sáu tháng mà không có cảnh báo nào”. Nhiều tuần trước đó, Đại sứ quán Mỹ tại Mạc Tư Khoa đã kêu gọi công dân Mỹ tránh các sự kiện đông người, “bao gồm cả các buổi hòa nhạc”.

Cuộc tấn công mới nhất đã thu hút sự chú ý quốc tế đối với các chiến binh thánh chiến, những kẻ ở thời kỳ đỉnh cao chỉ cách đây một thập kỷ đã chủ trì một vương quốc tự xưng trải dài khắp Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, gốc rễ của nỗ lực hồi sinh của IS đã tồn tại được một thời gian.

Theo Tướng Michael Kurilla, cái gọi là tỉnh Khorasan (ISIS-K hay ISKP) của nhóm này đã hoạt động đặc biệt tích cực ở Afghanistan, sử dụng quốc gia do Taliban nắm giữ để tiến hành các cuộc tấn công chống lại nước láng giềng Iran và Pakistan, bất chấp nỗ lực của các chính phủ của cả ba nước. Các chiến binh cũng bắt đầu mở rộng hoạt động ra ngoài khu vực, với Nga, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ và Tajikistan gần đây đã trấn áp các âm mưu được cho là của ISIS-K.

“Sự tăng đột biến gần đây trong hoạt động của ISIS-K trong khu vực không phải là sự phát triển qua đêm”. ISIS-K đã lên kế hoạch thông qua đường lối đa hướng từ vài năm nay.”

Từ Pháp đến Trung Quốc và xa hơn nữa

Tướng Michael Kurilla nhấn mạnh rằng ISIS chưa bao giờ ngại ngùng về tham vọng quốc tế của mình, nhưng chi nhánh Khorasan của chúng đặc biệt lên tiếng trong việc truyền đạt sự chuẩn bị để mở rộng chiến dịch của mình. Trong một bài viết trên tạp chí Voice of Khurasan của ISIS-K số ra tháng này, nhóm này nói rằng “lãnh thổ của Hồi giáo không bao giờ giới hạn ở Afghanistan mà còn rộng hơn nhiều”.

Tác giả viết: “Vùng đất của Hồi giáo là vùng đất mà người Hồi giáo giành được bằng sự hy sinh của họ, bao trùm khắp Phi Châu, bắt đầu từ Đông Turkestan, đến Tajikistan, Uzbekistan, Azerbaijan”. “Nó kéo dài đến Chechnya và Dagestan, và từ Thổ Nhĩ Kỳ đến tận Andalus và các nước Trung Đông, Pakistan, Afghanistan, Ấn Độ và nhiều hơn nữa…”

Bài báo tiếp tục phân định một biên giới của vương quốc tự xưng ở miền nam nước Pháp; một cái khác giữa Indonesia và Australia; và thứ ba là giữa các nước láng giềng có đa số người Thổ Nhĩ Kỳ và Hồi giáo của Nga ở Trung Á, nơi từ lâu đã phải vật lộn với phe ly khai Hồi giáo; và khu vực Tân Cương của Trung Quốc, nơi ISIS-K đã tìm cách khơi dậy cuộc nổi dậy của người Duy Ngô Nhĩ để ủng hộ một Đông Turkestan Hồi giáo độc lập.

Câu chuyện trang bìa của ấn bản đặc biệt này của ISIS-K đã tấn công vào Tổng thống Recep Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ, nơi nhóm này đã tuyên bố thực hiện vụ tấn công chết người vào một nhà thờ Công Giáo Rôma ở Istanbul vào cuối Tháng Giêng. Ấn bản trước nổi bật với sự góp mặt của Lãnh đạo tối cao Ali Khamenei của Iran, nơi ISIS-K tuyên bố thực hiện vụ tấn công nguy hiểm nhất trong lịch sử 45 năm của Cộng hòa Hồi giáo chỉ vài tuần trước đó tại thành phố Kerman.

Thông điệp của ISIS-K đã đả kích nhiều đối phương, bao gồm cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Joe Biden, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Putin, cũng như các nhà lãnh đạo của Hamas và đặc biệt là Taliban. đã tìm cách làm hao mòn tính hợp pháp và nhân lực.

Tướng Michael Kurilla cảnh báo rằng mặc dù Afghanistan có thể không nằm trong phạm vi ảnh hưởng của ISIS-K nhưng nó dường như là căn cứ hoạt động của chúng. Nhóm này lần đầu nắm giữ quyền lực ở quốc gia bị chiến tranh tàn phá này trong thời kỳ trỗi dậy nhanh chóng ở nước láng giềng Trung Đông cách đây một thập kỷ và xung đột với cả chính phủ Afghanistan do Mỹ hậu thuẫn và Taliban.

Vào thời điểm các thành trì ban đầu của ISIS ở Iraq và Syria rơi vào tay một loạt chiến dịch riêng biệt do các lực lượng địa phương được tiến hành bởi liên minh Mỹ, Nga và Iran, nhóm này đã bắt đầu đặt nền móng cho quá trình chuyển đổi sang tập trung vào Afghanistan. Đất nước này từ lâu đã được coi là “nghĩa địa của các đế chế” với lịch sử thất bại trước những kẻ xâm lược quyền lực lớn hơn như Đế quốc Anh, Liên Xô và Hoa Kỳ.

Khi quân đội Hoa Kỳ rút khỏi chiến dịch kéo dài hai thập kỷ ở Afghanistan vào tháng 8 năm 2021, họ làm như vậy với sự bảo đảm rằng Taliban sẽ tiếp tục cuộc chiến chống lại các nhóm chiến binh như Al-Qaeda và ISIS. Nhưng Tiểu vương quốc Hồi giáo hiện đang cầm quyền đã phải vật lộn để ngăn chặn mối đe dọa đang lan rộng, bất chấp một chiến dịch chống nổi dậy tích cực.

ISIS-K tiễn quân Mỹ rời đi bằng cách tiến hành vụ đánh bom liều chết tại Sân bay Quốc tế Hamid Karzai của Kabul, giết chết 13 quân nhân Mỹ và khoảng 170 thường dân Afghanistan. Nhóm này nhanh chóng được huy động để tận dụng khả năng cơ động mới phát hiện của mình nhằm thúc đẩy một sứ mệnh, không giống như nhiệm vụ của Taliban, vượt xa biên giới Afghanistan.

Tướng Michael Kurilla cho biết: “Sau khi Taliban tiếp quản, ISIS-K đã kích hoạt chiến lược đầy tham vọng là 'quốc tế hóa' chương trình nghị sự của mình — chiến lược này dường như đã gây được tiếng vang trực tiếp với khán giả trên khắp Nam và Trung Á cũng như những người ở xa hơn”. “Chiến lược này được nhấn mạnh bởi chiến dịch tuyên truyền đa ngôn ngữ, trong đó coi ISIS-K là đối thủ chính trong khu vực và toàn cầu đối với các chế độ đàn áp.”

Ông coi sự hiện diện ngày càng tăng của ISIS-K ở Afghanistan là yếu tố chính thúc đẩy sự trỗi dậy của tổ chức này.

“Taliban là lực lượng chống khủng bố duy nhất đang cố gắng kiềm chế ISIS-K ở Afghanistan, hiện tại Hoa Kỳ không có sự hiện diện ở nước này và Taliban đã tràn ngập nỗ lực cai trị toàn bộ đất nước. Taliban là những kẻ nổi dậy hiệu quả; họ kém hiệu quả hơn nhiều với tư cách là một lực lượng chống nổi dậy.”

Giờ đây, Tướng Michael Kurilla cảnh báo rằng ISIS-K đặt ra một “mối đe dọa đáng kể” và cả các cuộc tấn công cũng như âm mưu của chúng từ Trung Đông đến Âu Châu đều chứng tỏ rằng nhóm này “vẫn có ý định tiến hành các cuộc tấn công, cùng với đó, có vẻ như, sự gia tăng ngày càng tăng”. khả năng làm được điều đó.”

Điện Cẩm Linh và Tòa Bạch Ốc trong tầm ngắm

Mối quan hệ giữa Washington, Mạc Tư Khoa và các nhóm Hồi giáo rất phức tạp, bắt nguồn từ những hành động cuối cùng của Chiến tranh Lạnh. Khi Liên Xô tìm cách cứu một chính phủ vệ tinh ở Afghanistan thông qua can thiệp quân sự trực tiếp vào năm 1979, Mỹ đã chuyển sang chống lại Điện Cẩm Linh bằng cách ủng hộ một liên minh rộng lớn gồm những người nổi dậy, những người cuối cùng sẽ giành chiến thắng sau một thập kỷ, với việc Liên Xô sụp đổ chỉ hai năm sau đó..

Những mujahideen này đã chuyển sang đấu đá nội bộ dẫn đến sự nổi lên của Taliban và Al-Qaeda. Sau vụ tấn công 11/9 năm 2001, do thủ lĩnh Al-Qaeda và cựu chiến binh Liên Xô Osama bin Laden dàn dựng, Hoa Kỳ sẽ phát động cuộc chiến dài nhất từ trước đến nay chống lại Afghanistan, nơi Al-Qaeda đang được Taliban che chở. Putin, khi chưa đi được nửa nhiệm kỳ đầu tiên, là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gửi lời chia buồn tới Tòa Bạch Ốc về vụ tấn công lịch sử trên đất Mỹ.

Tuy nhiên, không giống như Mỹ, cuộc chiến chống lại người Hồi giáo của Nga luôn gần gũi hơn. Trong ba thập kỷ qua, Nga đã tiến hành hai cuộc chiến chống lại lực lượng ly khai Chechnya theo đạo Hồi trên lãnh thổ của mình và tìm cách hỗ trợ các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ trấn áp hoạt động thánh chiến ở Trung Á.

Nhận thấy sự trỗi dậy của phiến quân Hồi giáo sau các cuộc can thiệp do Mỹ dẫn đầu ở Iraq và Libya, Mạc Tư Khoa đã tiến hành một cuộc can thiệp quân sự nước ngoài chưa từng có để hỗ trợ Tổng thống Syria Bashar al-Assad chống lại quân nổi dậy, một số nhóm được Washington hậu thuẫn, trong bối cảnh IS đang bành trướng vào năm 2015. Cho đến ngày nay, cả quân đội Mỹ và Nga vẫn ở Syria để hỗ trợ các mục tiêu đối lập và Mạc Tư Khoa chỉ tăng gấp đôi ảnh hưởng của mình ở các khu vực dễ bị IS tấn công khác, chẳng hạn như tiền tuyến ngày càng hoạt động tích cực ở khu vực Sahel của Phi Châu.

Do tầm quan trọng địa chính trị của Nga, dân số Hồi giáo đông đảo và sự xung đột giữa ý thức hệ Hồi giáo cực đoan của ISIS và khuynh hướng Thiên chúa giáo Chính thống Nga, các chiến binh thánh chiến từ lâu đã nhắm Mạc Tư Khoa.

Tướng Michael Kurilla nói: “Nga là đối phương ưu tiên hàng đầu của IS kể từ những ngày đầu thành lập”. “Vào năm 2014, cựu vương Abu Bakr al-Baghdadi đã coi Nga là đối phương chính cùng với Hoa Kỳ.”

Ông nói thêm: “Nga đã thu hút sự chú ý của IS thông qua việc can thiệp quân sự vào Syria và trên khắp Phi Châu, quan hệ với Taliban và một số chính sách khác”. “Mạc Tư Khoa được coi là trung tâm quyền lực của cái mà IS gọi là 'Chiến tranh phương Đông'“.

Đối phương ngoài tầm với

Trong khi Nga được cho là sẽ đưa ra phản ứng cứng rắn trước cuộc tấn công của phiến quân ở Mạc Tư Khoa, thì việc tấn công vào tận gốc rễ của IS đã chứng tỏ là một thách thức khó nắm bắt.

Tướng Michael Kurilla nói: “Điều rõ ràng là Nhà nước Hồi giáo vẫn có ý định và khả năng chỉ đạo các hoạt động bên ngoài—trên quy mô đáng kể”. “Sự sụp đổ của tàn tích cuối cùng của lãnh thổ nhà nước Hồi Giáo vào năm 2019 thực sự là một bước thụt lùi lớn, nhưng đây là một tổ chức kiên nhẫn và duy trì khả năng thực hiện các cuộc tấn công cũng như kích động những người ủng hộ bạo lực.”

Với mạng lưới tài chính phức tạp, các chiến dịch tuyên truyền tích cực trải dài khắp các châu lục và nhiều mục tiêu, Tướng Michael Kurilla nói rằng có lẽ tài sản lớn nhất của nhóm là “sự khó đoán và khả năng luôn tận dụng động lực địa phương, trái ngược với các nhóm chiến binh khác vốn có những hướng dẫn nghiêm ngặt”.

Do đó, “Chính phủ Hoa Kỳ và phương Tây có không gian hạn chế để chống lại ISKP nói chung” và “việc giải quyết trực tiếp ISKP trong các khu vực của riêng họ vẫn rất khó xảy ra do kịch bản chính trị khu vực hiện tại, đặc biệt là khi nó đang diễn ra trong những tháng đầu tiên của năm 2024.”

Tướng Michael Kurilla cho biết: “Sự mất lòng tin lẫn nhau giữa các nước láng giềng sẽ gây khó khăn cho sự hợp tác an ninh tích hợp và thực sự giữa Mỹ với các đồng minh và chính phủ khu vực diễn ra một cách hiệu quả”.
 
ĐTC cầu nguyện cho những người Nga bị IS khủng bố, và cả người Ukraine bị người Nga đổ oan, khủng bố
VietCatholic Media
17:21 25/03/2024


1. 40 Bài Tĩnh Tâm Mùa Chay - Thứ Ba Tuần Thánh

THỨ BA 26/3/ 2024

Isaia 49:1-6

Thánh Vịnh 70(71):1-6, 15, 17

Ga 13:21-33, 36-38

“Thật, Thầy bảo thật anh em: có một người trong anh em sẽ nộp Thầy” (Ga 13:21)

Hôm nay, Chúa Giêsu, với tâm hồn bối rối, đã vạch trần kẻ phản bội bằng cách đưa cho hắn một miếng bánh nhúng nước. Có một chút mỉa mai ở đây. Thứ Năm Tuần Thánh kỷ niệm ngày Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Thánh Thể bằng bánh. Nhà thần học thế kỷ thứ tư, Ephrem người Syria, trong bài giảng Memra vào ngày thứ năm Tuần Thánh, đã viết rằng khi Chúa Giêsu chấm bánh, “Ngài đã rửa sạch lời chúc phúc trên đó và do đó đánh dấu kẻ phạm tội.... Như vậy Giuđa không ăn bánh thánh, cũng không uống chén sự sống. Ông ta tức giận vì bánh của mình đã bị nhúng, vì ông ta biết rằng mình không đáng sống”.

Đối với chúng ta ngày nay, thật dễ dàng để phán xét Giuđa. Sự phản bội của Giuđa ta có vẻ hiển nhiên và dễ dàng bị lên án. Theo nhiều cách, nó là như vậy. Tuy nhiên, khi chúng ta phạm tội trọng, làm cắt đứt mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa, chúng ta trở nên giống như Giuđa, kẻ đã quay lưng lại với Thiên Chúa. Tuy nhiên, Giuđa có bạn đồng hành. Phúc Âm của Thánh Gioan Chương 13 kết thúc với việc Chúa Giêsu tiên đoán Phêrô sẽ chối Người ba lần. Chúng ta cũng có một chút gì đó của Phêrô trong chúng ta - khía cạnh thiêng liêng của chúng ta, nơi chúng ta tuyên bố yêu mến Chúa Giêsu, nhưng lại phủ nhận Người bằng hành động của mình.

Chúa Giêsu đã chọn cả Giuđa và Phêrô làm tông đồ của Người. Như Giáo hội hiện đại chứng minh, Thiên Chúa làm việc với những người tội lỗi. Mặc dù vậy, sự khác biệt giữa một vị thánh và một tội nhân rất đơn giản: vị thánh ăn năn trở lại. Đó là câu chuyện về hai kẻ phản bội. Phêrô ăn năn trong khi Giuđa tuyệt vọng.

Khi chúng ta phạm tội, chúng ta đóng vai cả Giuđa và Phêrô. Tuy nhiên, có một sự thật lớn hơn. Đó là: Tất cả chúng ta đều có Chúa ở trong chúng ta. Ngoài sự phản bội còn có hy vọng - nếu chúng ta ăn năn. Quay lưng lại với Chúa không nhất thiết phải là một tư thế cố định. Niềm hy vọng là tấm lá chắn cho sự tuyệt vọng, đối nghịch với sự bỏ cuộc, và niềm hy vọng tỏa sáng trong tòa giải tội. Khi chúng ta đến gần Lễ Phục Sinh, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta sống lại một lần nữa vì Ngài đã sống lại cho tất cả mọi người.

Lạy Chúa Giêsu, tạ ơn Chúa vì cái chết hy sinh của Chúa.

Xin giúp con hướng về Chúa trong Tuần Thánh này. Amen.

2. Đức Hồng Y Pizzaballa nhận định Lễ Phục sinh năm nay tại Thánh địa đầy khó khăn

Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, Thượng phụ Công giáo Giêrusalem, mô tả tình trạng tại Thánh địa hiện nay là “không thể chịu nổi” và “lần đầu tiên dân chúng phải đương đầu với nạn đói”.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Truyền hình Công giáo “TV 2000”, truyền đi ngày 21 tháng Ba vừa qua, Đức Hồng Y Pizzaballa nói: “Xét một cách khách quan, tình hình thật không thể chịu nổi. Chúng tôi luôn có rất nhiều vấn đề thuộc loại này, kể cả tình trạng kinh tế tài chánh đã luôn luôn rất bấp bênh nhưng không bao giờ có nạn đói. Nhưng nay, lần đầu tiên chúng tôi phải đương đầu với nạn đói. Đây là điều không thể chịu nổi”.

Đức Hồng Y cũng nói rằng “Tất cả các cộng đồng tôn giáo, chính trị và xã hội phải làm tất cả những gì có thể để khắc phục tình trạng này. Sự yếu kém của Mỹ tạo nên tình trạng tiến thoái lưỡng nan, vì cho đến nay, vẫn luôn có người giải quyết ổn thoả mọi vấn đề. Giờ đây, tất cả những điều ấy không còn nữa, chúng tôi phải thực hiện ngay tại đây. Tôi không biết có thể hay không, bằng cách nào và khi nào người ta có thể làm được”.

Áp Tuần thánh, Đức Hồng Y Pizzaballa trấn an rằng sẽ có những phép được cấp cho các tín hữu Kitô sống tại các lãnh thổ Palestine được tới Giêrusalem. Ngài nói: “Các giấy phép sẽ được cấp cho chúng tôi. Chúng tôi đã nhấn mạnh với chính quyền Israel rằng nếu họ cho phép người Hồi giáo được tới Giêrusalem nhân dịp thánh chay tịnh Ramadan, thì họ cũng phải cho phép các Kitô hữu vào dịp lễ Phục sinh. Cho dù ít hơn, nhưng chúng tôi cũng sẽ được hàng ngàn giấy phép cho Lễ Lá cũng như Lễ Phục sinh. Đây sẽ là một Lễ Phục sinh khó khăn. Tôi nghĩ đến sự cô đơn của Chúa Giêsu tại vườn Giệtsimani, nỗi cô đơn ấy cũng là nỗi cô đơn của tất cả chúng tôi”.

3. Đức Thánh Cha Phanxicô trong Chúa Nhật Lễ Lá: Chúa Giêsu vào Giêrusalem như một vị vua khiêm nhường

Vào Chúa nhật Lễ Lá, hàng trăm linh mục, giám mục, Hồng Y và giáo dân đã long trọng rước những cành cọ lớn qua Quảng trường Thánh Phêrô để bắt đầu phụng vụ đầu tiên của Tuần Thánh.

“Anh chị em thân mến, từ đầu Mùa Chay đến nay chúng ta đã chuẩn bị tâm hồn bằng việc sám hối và các công việc bác ái”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói bằng giọng nhẹ nhàng khi bắt đầu Thánh lễ Chúa nhật Lễ Lá vào ngày 24 tháng 3.

“Hôm nay chúng ta tụ họp lại để cùng với toàn thể Giáo hội báo trước sự khởi đầu của việc cử hành mầu nhiệm vượt qua của Chúa chúng ta, nghĩa là cuộc khổ nạn và sự phục sinh của Người”.

Phát biểu tại Quảng trường Thánh Phêrô được trang hoàng bằng cây cọ và cây xanh, Đức Thánh Cha mời gọi đám đông theo bước chân Chúa Giêsu khi Ngài tiến vào Giêrusalem “để được ân sủng của Ngài trở thành những người tham dự vào thập giá, chúng ta cũng có thể được thông phần vào sự phục sinh của Ngài và trong cuộc sống của Ngài.”

Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định không đọc bài giảng được chuẩn bị cho Thánh lễ Chúa Nhật Lễ Lá vào phút cuối mà không giải thích. Vị giáo hoàng 87 tuổi, đến dự Thánh lễ trên xe lăn, đã nhờ các trợ lý đọc một số bài phát biểu cho ngài trong những tuần gần đây.

Đức Thánh Cha đã đọc những lời cầu nguyện trong Thánh lễ và phát biểu vào cuối phụng vụ, đưa ra lời kêu gọi hòa bình ở Ukraine và cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ tấn công khủng bố ở Mạc Tư Khoa.

Trong lời kêu gọi hòa bình của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra một suy tư ngắn gọn về trình thuật Tin Mừng về việc Chúa Giêsu cưỡi lừa vào Giêrusalem với tư cách là Hoàng tử Hoà bình.

“Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu đã vào Giêrusalem như một vị vua khiêm nhường và hoà bình. Chúng ta hãy mở lòng mình với Ngài. Chỉ có Ngài mới có thể giải thoát chúng ta khỏi thù hận, hận thù, bạo lực, bởi vì Ngài là lòng thương xót và sự tha thứ tội lỗi”, Đức Thánh Cha nói.

Chúa Nhật Lễ Lá là Thánh Lễ duy nhất trong năm có hai bài Tin Mừng được công bố. Tin Mừng Marcô trình thuật Chúa Giêsu cỡi lừa vào Giêrusalem được đọc lớn vào đầu Thánh lễ và sau đó Cuộc Khổ nạn của Chúa được long trọng công bố với ca đoàn hát lời của đám đông.

Theo lực lượng hiến binh Vatican, ước tính có khoảng 60.000 người đã tham dự thánh lễ của Đức Giáo Hoàng.

Khi kết thúc phụng vụ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đi qua Quảng trường Thánh Phêrô trên xe giáo hoàng chào đón những người hành hương nhiệt tình vẫy cờ và reo hò.

Đức Thánh Cha Phanxicô có một lịch trình bận rộn trong Tuần Thánh. Ngài sẽ chủ sự Thánh lễ truyền phép tại Đền Thờ Thánh Phêrô vào sáng thứ Năm trước khi đến nhà tù nữ ở Rôma để dâng Thánh lễ Tiệc Ly vào Thứ Năm Tuần Thánh.

Đức Thánh Cha cũng dự kiến sẽ chủ sự buổi lễ tưởng niệm Cuộc Khổ nạn của Chúa vào Thứ Sáu Tuần Thánh tại Vatican và chủ trì việc sùng kính Đàng Thánh Giá tại Đấu trường Rôma ở Rôma.

Vào Thứ Bảy Tuần Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự phụng vụ Vọng Phục sinh, nơi ngài sẽ rửa tội cho những tân tòng. Vào sáng Chúa Nhật Phục Sinh, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ trở lại Quảng trường Thánh Phêrô để tham dự Thánh lễ và sẽ ban phép lành Phục sinh “urbi et orbi” hàng năm.

Kết thúc Thánh lễ Chúa Nhật Lễ Lá, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: “Và bây giờ chúng ta hướng về Đức Trinh Nữ Maria cầu nguyện. Chúng ta hãy học nơi Mẹ cách ở gần Chúa Giêsu trong những ngày Tuần Thánh, để đạt tới niềm vui Phục Sinh.

4. Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện cho các nạn nhân vụ tấn công khủng bố ở Mạc Tư Khoa trong Thánh lễ Chúa Nhật Lễ Lá

Đức Thánh Cha Phanxicô đã cầu nguyện cho các nạn nhân của “vụ tấn công khủng bố hèn hạ” ở Mạc Tư Khoa vào cuối Thánh lễ Chúa Nhật Lễ Lá tại Vatican.

Ít nhất 137 người thiệt mạng sau khi các tay súng nổ súng tại buổi biểu diễn âm nhạc ở phòng hòa nhạc ở Mạc Tư Khoa vào tối thứ Sáu.

Chi nhánh Afghanistan của nhóm Nhà nước Hồi giáo đã tuyên bố chịu trách nhiệm về vụ tấn công ở Nga - một tuyên bố mà các quan chức tình báo Mỹ đã xác nhận.

Bộ Trưởng Ngoại Giao Vương Quốc Anh David Cameron cho biết tình báo nước này đã biết trước bọn khủng bố Hồi Giáo IS có kế hoạch tấn công Nga và qua các kênh ngoại giao đã thông báo cho chính quyền Nga. Nhưng nhà cầm quyền Nga đã phớt lờ. Sau đó, Putin đã cố cáo buộc Ukraine gây ra vụ này và mở các cuộc không kích tấn công tàn bạo vào lãnh thổ Ukraine.

Phát biểu tại Quảng trường Thánh Phêrô vào ngày 24 tháng 3, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cầu nguyện cho gia đình các nạn nhân cũng như cho sự hoán cải của những thủ phạm vụ tấn công.

“Xin Chúa đón nhận họ trong bình an và an ủi gia đình họ. Xin Người hoán cải tâm hồn của những người lên kế hoạch, tổ chức và thực hiện những hành động vô nhân đạo này, xúc phạm đến Thiên Chúa, Đấng đã truyền lệnh: ‘Ngươi không được giết người’”, Đức Thánh Cha nói.

Sau khi cầu nguyện cho các nạn nhân ở Mạc Tư Khoa, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi lâu dài cho hòa bình ở Ukraine, yêu cầu mọi người cầu nguyện đặc biệt cho những người ở Ukraine không có điện.

Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả anh chị em chúng ta đang đau khổ vì chiến tranh”.

“Một cách đặc biệt, tôi đang nghĩ đến Ukraine tử đạo, nơi rất nhiều người thấy mình không có điện vì các cuộc tấn công dữ dội nhằm vào cơ sở hạ tầng, ngoài việc gây ra cái chết và đau khổ, còn có nguy cơ xảy ra một thảm họa nhân đạo thậm chí còn lớn hơn”.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm: “Xin anh chị em đừng quên Ukraine đang bị dày vò. Và chúng ta hãy nghĩ về Gaza, nơi phải chịu đựng rất nhiều đau khổ và rất nhiều nơi chiến tranh khác.”

Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi hòa bình vào cuối Thánh lễ Chúa Nhật Lễ Lá, nơi ngài quyết định không giảng vào phút cuối mà không giải thích.

Trước khi đọc Kinh Truyền Tin với đám đông vào cuối Thánh lễ, Đức Phanxicô đã suy tư ngắn gọn về trình thuật Tin Mừng về việc Chúa Giêsu cưỡi lừa vào Giêrusalem.

“Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu đã vào Giêrusalem như một vị vua khiêm nhường và hoà bình. Chúng ta hãy mở lòng mình với Ngài. Chỉ có Ngài mới có thể giải thoát chúng ta khỏi thù hận, hận thù, bạo lực, vì Ngài là lòng thương xót và tha thứ tội lỗi”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

Vị Giáo hoàng 87 tuổi, đến dự Thánh lễ trên xe lăn, có một tuần bận rộn phía trước khi ngài dự kiến chủ trì các phụng vụ mỗi ngày trong Tam Nhật Phục Sinh.

“Và bây giờ chúng ta hướng về Đức Trinh Nữ Maria cầu nguyện. Chúng ta hãy học nơi Mẹ cách ở gần Chúa Giêsu trong những ngày Tuần Thánh, để đạt đến niềm vui Phục Sinh”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói.
 
Kyiv đánh trúng 3 chiến hạm Nga trong trận mưa 18 hỏa tiễn trút xuống Crimea. Thế giới lật tẩy Putin
VietCatholic Media
22:47 25/03/2024


1. Có nhiều khả năng Ukraine đã đánh trúng ba tàu Nga trong cuộc tấn công mới vào Hạm đội Hắc Hải

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine 'Likely' Hit Three Russian Ships in New Black Sea Fleet Assault”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Theo hải quân Kyiv, Ukraine có thể đã tấn công thành công vào ba tàu Nga ở Hắc Hải, chứ không phải chỉ có hai tàu đổ bộ như đã được báo cáo hôm Chúa Nhật.

Hôm Chúa Nhật, Kyiv cho biết họ đã tấn công hai tàu đổ bộ lớn của Nga là Yamal và Azov, cũng như một trung tâm liên lạc ở thành phố Sevastopol của Crimea, cũng như các cơ sở hạ tầng chưa xác định khác. Các tài khoản tình báo nguồn mở và các blogger quân sự Nga đưa tin rằng Ukraine đã sử dụng hỏa tiễn hành trình Storm Shadow và SCALP phóng từ trên không do phương Tây cung cấp để tấn công cảng Crimea.

Theo hãng tin độc lập Astra của Nga, tổng cộng có 18 hỏa tiễn đã trút xuống Sevastopol và lực lượng phòng không Nga đã chặn được 11 hỏa tiễn trong số đó.

Trong một tuyên bố cập nhật hôm thứ Hai, cơ quan tình báo quân sự Kyiv cho biết họ đã tấn công một trong những nhà máy sửa chữa tàu của Nga ở Sevastopol, nơi tàu Yamal đang neo đậu. GUR cho biết trong một tuyên bố rằng tàu đổ bộ đang trong tình trạng “nghiêm trọng” với một lỗ thủng rất lớn ở ụ tàu phía trên.

Truyền thông Ukraine dẫn lời Thuyền trưởng Thiếu Tá Dmytro Pletenchuk, phát ngôn nhân của hải quân Ukraine, cho biết: “Chúng tôi có thể xác nhận rằng cả hai tàu đổ bộ đều bị hư hại rất nặng”. “Một chiếc đã ngay lập tức được kéo lên sửa chữa.”

Pletenchuk cho biết con tàu thứ ba có thể đã bị mắc kẹt trong các cuộc tấn công cuối tuần qua. Ông Pletenchuk cho biết Kyiv đang xác minh liệu tàu trinh sát Ivan Khurs của Nga có bị hư hại vào ngày thứ Bảy hay không. Phát ngôn nhân nói với Đài Âu Châu Tự do/Radio Liberty do Hoa Kỳ hậu thuẫn, con tàu “có nhiều khả năng đã bị hư hại nặng”.

Hai hỏa tiễn đã đánh trúng Ivan Khurs, Astra đưa tin, trích dẫn nguồn tin giấu tên. Chính quyền Nga ở Crimea báo cáo về một cuộc tấn công hỏa tiễn “quy mô lớn” vào Sevastopol vào tối thứ Bảy.

Hiện chưa rõ mức độ thiệt hại đối với các tàu của Hạm đội Hắc Hải của Nga, nhưng các cuộc tấn công dù sao cũng phản ánh mô hình thành công của Ukraine trong việc tấn công vào tài sản của Nga xung quanh Crimea. Nga đã kiểm soát bán đảo này trong một thập kỷ và căn cứ của nước này tại thành phố cảng Sevastopol là một trong những cơ sở chính của Hạm đội Hắc Hải.

Ukraine đã tuyên bố sẽ đòi lại Crimea và đã định kỳ tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và hỏa tiễn nhằm làm suy giảm hạm đội của Nga quanh Crimea. Ukraine tấn công Ivan Khurs bằng máy bay không người lái vào tháng 5 năm 2023.

Nhưng các cuộc tấn công cuối tuần của Ukraine, “bất kể mức độ thiệt hại gây ra như thế nào, có thể sẽ tiếp tục ngăn cản lực lượng Nga tái triển khai tàu tới Sevastopol”, Viện Nghiên cứu Chiến tranh cho biết hôm Chúa Nhật.

Các cuộc tấn công của Ukraine đã đẩy Hạm đội Hắc Hải của Nga ra khỏi Sevastopol, trong khi Mạc Tư Khoa phải di dời tài sản đến Novorossiysk, một thành phố cảng ở Hắc Hải nằm trong lãnh thổ Nga được quốc tế công nhận và quan trọng hơn là cách xa vùng biển duyên hải của Ukraine.

Mạc Tư Khoa hiện nay thận trọng hơn nhiều trong việc giữ các tàu lớn, mới hơn của mình ở Crimea và đã chuyển một số tàu đến Novorossiysk, Thuyền trưởng Hải quân Ukraine đã nghỉ hưu Andrii Ryzhenko nói với Newsweek vào đầu tháng 3.

Các báo cáo cũng cho thấy Điện Cẩm Linh đang lên kế hoạch xây dựng một căn cứ quân sự mới tại cảng Ochamchire ở Abkhazia, một khu vực ly khai của Georgia. Điều này sẽ đẩy các tài sản ở Hắc Hải của Nga ra xa bờ biển Ukraine hơn nữa.

Bộ Quốc phòng Anh tuần trước đánh giá rằng Nga có thể đã hạn chế hầu hết các hoạt động ở phía đông Hắc Hải. Trong một đánh giá sau đó, họ cho biết Nga đang sử dụng mồi nhử tại các căn cứ ở Hắc Hải để ngăn chặn các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và hỏa tiễn của Ukraine.

2. Vladimir Putin kiêu ngạo phớt lờ cảnh báo của Anh và Mỹ về cuộc tấn công khủng bố lớn

Ký giả Nick Parker của tờ The Sun có trụ sở ở London cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Arrogant Vladimir Putin ignored British and US warnings of major terror attack”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh

Vladimir Putin đã phớt lờ cảnh báo của Anh và Mỹ về một cuộc tấn công khủng bố - vào ngày các chiến binh thánh chiến bố trí địa điểm nơi chúng sẽ giết ít nhất 140 người.

Các cơ quan tình báo phương Tây đã thông báo cho Nga về mối đe dọa IS sắp xảy ra hai tuần trước vụ kinh hoàng hôm thứ Sáu tại Tòa thị chính Crocus.

Putin nhận được thông tin tình báo vào ngày 7 tháng 3 - cùng ngày nghi phạm khủng bố Shamsuddin Fariddun được nhìn thấy trong một buổi biểu diễn tại phòng hòa nhạc.

Một nhiếp ảnh gia đang chụp ảnh du khách đã chụp được tên quái vật đến từ Tajikistan và sau đó đã nhận ra hắn trên TV.

Một ngày sau, có thông tin tiết lộ rằng đại sứ quán Mỹ và Anh đã đưa ra cảnh báo về một cuộc tấn công nhằm vào “các cuộc tụ tập lớn” ở Mạc Tư Khoa.

Các nhà phân tích tin rằng điều đó đã khiến bọn khủng bố trì hoãn kế hoạch của chúng.

Nhưng ba ngày trước cuộc tấn công vào buổi hòa nhạc ở vùng ngoại ô phía tây Krasnogorsk của Mạc Tư Khoa, Putin ngạo mạn đã nói về những lời cảnh báo:

“Nó giống như hành vi tống tiền trắng trợn và có ý định đe dọa và gây bất ổn cho xã hội của chúng ta.”

Các tay súng sau đó đã xông vào buổi hòa nhạc, bắn những người biểu diễn và đốt cháy tòa nhà.

Lực lượng an ninh FSB của Nga cho biết 11 người đã nhanh chóng bị bắt giữ, trong đó có 4 kẻ tấn công chính.

FSB ngày hôm qua đã công bố những đoạn video rùng rợn về cảnh Putin tra tấn các nghi phạm - có lẽ là để thể hiện phản ứng cứng rắn, nhưng điều đó xảy ra quá muộn sau khi cơ quan an ninh không nhận thấy cuộc tấn công sắp xảy ra.

Một nghi phạm đang bị cho ăn chiếc tai bị cắt của chính mình.

Trong một video khác, người ta thấy Fariddun sùi bọt mép khi bị điện giật vào bộ phận sinh dục của mình.

Đêm qua, hai nghi phạm, Dalerdzhon Barotovich Mirzoyev và Saidakrami Murodali Rachabalizoda, đã bị bịt mắt dẫn vào tòa.

Cả hai đều có vẻ bị đánh đập nặng nề.

IS-K thuộc nhánh IS đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công nhưng Putin, người đặt hoa cho các nạn nhân tại một nhà thờ ngày hôm qua, tuyên bố những kẻ khủng bố đã “trên đường tới Ukraine” và đã chuẩn bị sẵn một “điểm vượt biên”.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy gọi Putin là “cặn bã” vì cố gắng lôi kéo Kyiv và cảm ơn những người đã từ chối “để Nga lừa dối thế giới thông qua tuyên truyền và tống tiền”.

3. Thế giới Hồi Giáo nổi giận với Putin

Thế giới Hồi Giáo nổi giận với Putin sau khi Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, công bố đoạn phim tra tấn các nghi phạm vụ tấn công khủng bố ở phòng hòa nhạc Mạc Tư Khoa, Reuters cho biết như trên.

Cơ quan an ninh của Putin trước đó đã công bố những đoạn phim khủng khiếp về các cuộc thẩm vấn của họ.

Một đoạn clip gây sốc cho thấy nghi phạm bị cắt lỗ tai rồi ép ăn chính lỗ tai của mình.

Trong một trường hợp khác, một nghi phạm dường như bị mất một mắt và người đầy máu.

Trong khi đó, người đàn ông thứ ba được quay phim bị trói và run rẩy gần một khu rừng khi những người thẩm vấn hét lên những câu hỏi với anh ta.

Một người đàn ông khác bị điện giật vào bộ phận sinh dục khi sùi bọt mép.

Hình ảnh từ tòa án quận Mạc Tư Khoa cho thấy một trong những nghi phạm đang ngồi trong chuồng của bị cáo với miếng băng trên tai bị cắt đứt.

Hình ảnh phòng xử án được truyền thông Nga công bố cũng cho thấy một nghi phạm khác được đưa đến trên xe lăn dường như đã bị móc mất một mắt.

Một người khác bị thâm mắt và đeo một chiếc túi nhựa rách quanh cổ, còn nghi phạm thứ tư với khuôn mặt sưng tấy dường như mất phương hướng và cố gắng mở mắt.

Tất cả các biện pháp này đang gây ra một làn sóng phản đối dữ dội trên các mạng xã hội, và các cuộc biểu tình ở Tajikistan, quê hương của 4 nghi phạm, và ở các quốc gia Trung Đông.

An ninh đã được tăng cường tại Pháp, đặc biệt quanh các nhà thờ trong tuần này khi người Công Giáo cử hành Tuần Thánh, thu hút một số lớn các tín hữu.

4. Anh cảnh báo Putin không nên lợi dụng vụ xả súng hàng loạt ở Mạc Tư Khoa để tăng cường nỗ lực chiến tranh

Bộ Ngoại Giao Vương Quốc Anh đã cảnh báo Putin không được sử dụng vụ tấn công khủng bố ở Mạc Tư Khoa làm cái cớ để tăng cường chiến tranh chống Ukraine. Ông David Cameron, Bộ Trưởng Ngoại Giao Vương Quốc Anh cho biết như trên hôm Thứ Hai, 25 Tháng Ba.

Ông Cameron đã đưa ra lập trường trên sau cuộc tấn công cường tập của Nga vào lãnh thổ Ukraine hôm Chúa Nhật, 24 Tháng Ba.

Hôm thứ Bảy, ngày 23 tháng 3, Putin tuyên bố các tay súng bỏ trốn sau vụ tấn công đã cố gắng lẩn trốn và di chuyển về phía Ukraine, nơi “một cửa sổ đã được chuẩn bị sẵn để chúng vượt qua biên giới”.

Một nguồn tin an ninh cao cấp của chính phủ Anh nói với cơ quan truyền thông: “Việc Putin tuyệt vọng đổ tất cả những điều này lên Ukraine là không có gì đáng ngạc nhiên, vì ông ấy đang cố gắng lừa dối người dân Nga hơn nữa trong khi giả vờ rằng không có bất đồng chính kiến nào ở Nga”.

Ông Cameron cho rằng Tổng thống Nga không nên lấy “mối liên hệ phức tạp” này làm cái cớ để tăng cường cuộc chiến bất hợp pháp ở Ukraine. Theo Bộ Trưởng Ngoại Giao Cameron, Putin biết rất rõ Ukraine không liên quan gì đến vụ xả súng ở Mạc Tư Khoa. Chính phủ Vương Quốc Anh qua Bộ Ngoại Giao đã thông báo cho Nga về một kế hoạch tấn công khủng bố ít nhất 72 giờ trước khi cuộc tấn công xảy ra. Tuy nhiên, phía Nga đã bác bỏ và coi đó chỉ là trò hăm dọa không có cơ sở.

Ông Cameron nhấn mạnh rằng: “Các kênh truyền thông Nga đã phát tán các video giả được làm như thật về các quan chức Ukraine nhằm đổ lỗi cho Ukraine và cung cấp cho Putin một số biện pháp bào chữa cho những tội ác chiến tranh mà ông ấy đã phạm phải ở Ukraine hoặc tệ hơn, là cớ cho những tội ác tiếp theo.”

Bộ Trưởng Ngoại Giao Anh khẳng định rằng “Không có dấu hiệu nào cho thấy có bất kỳ mối liên hệ nào với Ukraine, cũng như không có lý do đáng tin cậy nào cho thấy sự liên quan của họ”.

Như các phương tiện truyền thông Nga đã đưa tin, vào tối thứ Sáu, các tay súng có vũ trang mặc đồng phục ngụy trang đã đột nhập vào phòng hòa nhạc Crocus City Hall trước buổi biểu diễn của ban nhạc Nga, rải súng tự động vào đám đông.

Trong cuộc tấn công, các vụ nổ đã làm rung chuyển địa điểm trước khi nó chìm trong biển lửa. Ít nhất 60 người được cho là đã chết ngay tại chỗ và hơn một trăm người bị thương. Tính đến thời điểm hiện tại, 137 người được xác nhận đã thiệt mạng và 140 người bị thương.

5. Harris: Không có bằng chứng Ukraine liên quan đến vụ tấn công khủng bố Mạc Tư Khoa

Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Harris: No evidence Ukraine involved in Moscow terror attack”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Phó Tổng thống Kamala Harris hôm Chúa Nhật đã bác bỏ tuyên bố của Putin rằng Ukraine đã nhúng tay vào vụ tấn công khủng bố ở Mạc Tư Khoa khiến ít nhất 133 người thiệt mạng.

“ Không,” Harris nói khi được Rachel Scott của ABC hỏi liệu Mỹ có bất kỳ bằng chứng nào về việc Ukraine có liên quan đến vụ tấn công vào phòng hòa nhạc ở thủ đô của Nga vào tối thứ Sáu hay không. “Đầu tiên, hãy để tôi bắt đầu bằng cách nói những gì đã xảy ra là một hành động khủng bố và số người thiệt mạng rõ ràng là một thảm kịch và tất cả chúng ta nên gửi lời chia buồn tới những gia đình đó.”

“Không, không có bất kỳ bằng chứng nào và trên thực tế, những gì chúng tôi biết là ISIS-K thực sự phải chịu trách nhiệm về những gì đã xảy ra,” Harris nói thêm.

Putin cho rằng lực lượng Ukraine có liên quan trong bài phát biểu trên truyền hình tối thứ Bảy. Các quan chức Ukraine đã phủ nhận mọi liên quan đến vụ thảm sát, trong khi chi nhánh của nhóm Nhà nước Hồi giáo ở Afghanistan đã nhận trách nhiệm về vụ việc trở thành một trong những vụ tấn công nguy hiểm nhất trên đất Nga trong những năm gần đây.

Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia, cho biết các cơ quan Mỹ đã cảnh báo các quan chức Nga hồi đầu tháng này về khả năng xảy ra một cuộc tấn công khủng bố theo kế hoạch ở Mạc Tư Khoa.

“Đầu tháng này, Chính phủ Hoa Kỳ có thông tin về một cuộc tấn công khủng bố đã được lên kế hoạch ở Mạc Tư Khoa – có khả năng tấn công vào các cuộc tụ họp lớn, bao gồm cả các buổi hòa nhạc – khiến Bộ Ngoại giao phải đưa ra lời khuyên công khai cho người Mỹ ở Nga. Chính phủ Mỹ cũng chia sẻ thông tin này với chính quyền Nga theo chính sách 'nghĩa vụ cảnh báo' lâu đời của nước này”, ông cho biết trong một tuyên bố.

6. Cảnh báo khủng bố ở Pháp: Các nghi phạm vụ thảm sát ở Mạc Tư Khoa bị đánh tơi bời nhận tội trước tòa. Pháp nâng mối đe dọa khủng bố lên mức cao nhất

Ký giả Katie Davis của tờ The Sun có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “TERROR ALERT Battered Moscow massacre suspects plead guilty in court as France raises terror threat to highest level”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh

Nghi phạm khủng bố IS bị buộc tội giết 140 người ở Mạc Tư Khoa đã bị đưa ra tòa với những vết cắt và vết bầm tím. Một người rõ ràng đã bị cắt đứt tai.

Hàng trăm người tại buổi hòa nhạc đã bị bắn chết vào tối thứ Sáu trong vụ tấn công nguy hiểm nhất ở Nga trong hai thập kỷ.

Vladimir Putin tuyên bố Chúa Nhật là ngày quốc tang sau khi thề sẽ trừng phạt tất cả những kẻ đứng sau vụ tấn công.

Ít nhất 140 người thiệt mạng, trong đó có 3 trẻ em và 182 người bị thương.

Bốn người đàn ông bị buộc tội nổ súng vào đám đông đã bị lôi vào phòng xử án hôm Chúa Nhật trong tình trạng đầy máu và bầm tím.

Cơ quan an ninh của Putin trước đó đã công bố những đoạn phim khủng khiếp về các cuộc thẩm vấn của họ.

Một đoạn clip gây sốc cho thấy nghi phạm bị cắt lỗ tai rồi ép ăn chính lỗ tai của mình.

Trong một trường hợp khác, một nghi phạm dường như bị mất một mắt và người đầy máu.

Trong khi đó, người đàn ông thứ ba được quay phim bị trói và run rẩy gần một khu rừng khi những người thẩm vấn hét lên những câu hỏi với anh ta.

Một người đàn ông khác bị điện giật vào bộ phận sinh dục khi sùi bọt mép.

Hình ảnh từ tòa án quận Mạc Tư Khoa cho thấy một trong những nghi phạm đang ngồi trong chuồng của bị cáo với miếng băng trên tai bị cắt đứt.

Hình ảnh phòng xử án được truyền thông Nga công bố cũng cho thấy một nghi phạm khác được đưa đến trên xe lăn dường như đã bị móc mất một mắt.

Một người khác bị thâm mắt và đeo một chiếc túi nhựa rách quanh cổ, còn nghi phạm thứ tư với khuôn mặt sưng tấy dường như mất phương hướng và cố gắng mở mắt.

Tòa án quận Basmanny của Mạc Tư Khoa hôm Chúa Nhật đã buộc tội 4 nghi phạm có hành vi khủng bố liên quan đến vụ tấn công, nêu tên họ là Dalerdzhon Mirzoyev, Saidakrami Rachabalizoda, Shamsidin Fariduni và Muhammadsobir Fayzov.

Họ cho biết những người đàn ông, được truyền thông Nga xác định đều là công dân của nước cộng hòa Tajikistan thuộc Liên Xô cũ sống ở Nga, sẽ bị tạm giam trước khi xét xử cho đến ngày 22 tháng 5.

Ba trong số bốn người đã nhận tội đối với mọi cáo buộc.

Cho đến nay, 11 người đã bị bắt giữ, trong đó có 4 tay súng bị tình nghi, đã trốn khỏi phòng hòa nhạc và tìm đường đến vùng Bryansk, cách Mạc Tư Khoa khoảng 340 km về phía Tây Nam.

Sau vụ tấn công, Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất.

Thủ tướng Gabriel Attal cho biết quyết định này được đưa ra vài tháng trước khi Paris đăng cai Thế vận hội Olympic, “trong bối cảnh Nhà nước Hồi giáo tuyên bố chịu trách nhiệm về vụ tấn công và các mối đe dọa đè nặng lên đất nước chúng ta”.

Hệ thống cảnh báo khủng bố của Pháp có ba cấp độ và cấp độ cao nhất được kích hoạt sau khi xảy ra một cuộc tấn công ở Pháp hoặc nước ngoài hoặc khi mối đe dọa về một cuộc tấn công được coi là sắp xảy ra.

Nó cho phép thực hiện các biện pháp an ninh đặc biệt như tăng cường tuần tra bởi lực lượng vũ trang ở những nơi công cộng như nhà ga, phi trường và các địa điểm tôn giáo.

Putin đã cố gắng liên kết vụ tàn sát ở Mạc Tư Khoa với Ukraine một cách tàn nhẫn và vô căn cứ, tuyên bố rằng các nghi phạm đang hướng về phía Ukraine khi họ bị bắt.

Nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã gọi tên bạo chúa là “kẻ hèn hạ” vì cố gắng đổ lỗi cho Kyiv.

Zelenskiy nói rằng “hoàn toàn có thể đoán trước” rằng Putin sẽ nắm bắt thời điểm kinh hoàng của đất nước để chỉ tay vào Ukraine.

Các cơ quan tình báo phương Tây đã thông báo với Nga về mối đe dọa IS sắp xảy ra hai tuần trước vụ khủng bố hôm thứ Sáu.

Putin nhận được thông tin tình báo vào ngày 7 tháng 3 - cùng ngày nghi phạm khủng bố Shamsuddin Fariddun được nhìn thấy trong một buổi biểu diễn tại phòng hòa nhạc.

Một ngày sau, có thông tin tiết lộ rằng đại sứ quán Mỹ và Anh đã đưa ra cảnh báo về một cuộc tấn công nhằm vào “các cuộc tụ tập lớn” ở Mạc Tư Khoa.

Các nhà phân tích tin rằng điều đó đã khiến bọn khủng bố trì hoãn kế hoạch của chúng.

Nhưng ba ngày trước cuộc tấn công vào buổi hòa nhạc ở vùng ngoại ô phía tây Krasnogorsk của Mạc Tư Khoa, ông Putin kiêu ngạo đã nói về những cảnh báo: “Nó giống như một hành vi tống tiền trắng trợn và có ý định đe dọa và gây bất ổn cho xã hội của chúng ta”.

Mikhail Khodorkovsky, từng là người giàu nhất nước Nga trước khi lên tiếng chống lại Vladimir Putin và thành lập Trung tâm Dossier nhằm điều tra các hành vi phi pháp của Putin cho rằng Putin cần một vụ tấn công như thế nên đã để nó xảy ra.

7. Tổn thất khổng lồ của Hạm đội Hắc Hải sau khi có thêm hai tàu bị tấn công

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia's Huge Black Sea Fleet Losses After Two More Ships Hit”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Theo Ukraine, Nga đã mất thêm hai tàu đổ bộ nữa ở Hắc Hải, đây là tổn thất nặng nề dưới tay Kyiv và gây chấn động mới nhất đối với hạm đội Mạc Tư Khoa trong khu vực.

Quân đội Ukraine hôm Chúa Nhật cho biết họ đã tấn công thành công hai tàu đổ bộ lớn của Nga là Yamal và Azov, một trung tâm liên lạc ở thành phố Sevastopol của Crimea cũng như các cơ sở hạ tầng khác chưa được xác định.

Chính quyền do Nga cài đặt tại thành phố cảng cho biết Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công hỏa tiễn “quy mô lớn” vào Sevastopol, nhưng lực lượng phòng không đã chặn được hỏa tiễn.

Việc mất thêm hai tàu đổ bộ lớp Ropucha làm tăng thêm những tổn thất nặng nề mà Ukraine đã gây ra cho hạm đội Hắc Hải của Nga đóng tại bán đảo Crimea. Mạc Tư Khoa đã kiểm soát Crimea trong một thập kỷ, nhưng Ukraine tuyên bố sẽ đòi lại lãnh thổ này.

Kyiv có lực lượng hải quân nhỏ nhưng đã sử dụng máy bay không người lái và tấn công hỏa tiễn tầm xa để chống lại Hạm đội Hắc Hải của Nga, bao gồm cả các tàu đổ bộ của nước này. Ukraine đã phá hủy một số tàu đổ bộ của Mạc Tư Khoa, trong đó có tàu Caesar Kunikov lớp Ropucha vào giữa tháng 2.

Ngay sau khi Nga mất tàu Caesar Kunikov, Dmytro Pletenchuk, phát ngôn nhân của hải quân Ukraine, cho biết Nga chỉ còn 5 trong số 13 tàu đổ bộ lớp Ropucha ở Hắc Hải.

Đầu tháng 8/2023, Ukraine cho biết các thuyền không người lái của hải quân nước này đã tấn công tàu Olenegorsky Gornyak, làm hư hại tàu đổ bộ.

Vào tháng 9 năm 2023, Kyiv đã tấn công vào tàu Minsk lớp Ropucha bằng hỏa tiễn hành trình. Quân đội Ukraine sau đó cho biết vào cuối tháng 12/2023 rằng họ đã phá hủy tàu đổ bộ Novocherkassk của Nga ở cảng Feodosia phía đông Crimea. Mạc Tư Khoa cũng mất tàu đổ bộ Saratov lớp Tapir vào tay hỏa tiễn Ukraine trong những tuần đầu tiên của cuộc chiến.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps hồi cuối tháng 12 cho biết Nga đã mất 20% hạm đội Hắc Hải trong 4 tháng trước đó.

Tàu đổ bộ của Nga là một trong nhiều mục tiêu của Ukraine ở Hắc Hải. Kyiv đã phá hủy một tàu ngầm Nga, Rostov-on-Don, và tiêu diệt các tàu khác kể từ đầu năm, như một tàu tuần tra Nga và một tàu hộ tống trang bị hỏa tiễn.

Các cuộc tấn công của Kyiv đã gây nguy hiểm cho sự kiểm soát của Nga ở khu vực Hắc Hải gần Ukraine nhất. Mạc Tư Khoa vẫn thống trị phần lớn các khu vực khác trên biển, mặc dù đã hạn chế hoạt động ở phần phía đông của khu vực sau những tổn thất đáng kể.

Điện Cẩm Linh đã di dời một số tài sản ở Hắc Hải từ Crimea đến căn cứ Novorossiysk ở vùng Krasnodar của Nga, cách xa bờ biển Ukraine hơn. Mạc Tư Khoa cũng được cho là đang thành lập một căn cứ hải quân khác ở Abkhazia, một khu vực ly khai được quốc tế công nhận là một phần của Georgia.

8. Cuộc tấn công buổi sáng của Nga: Hỏa hoạn tại cơ sở hạ tầng quan trọng đã được dập tắt ở vùng Lviv

Tại vùng Lviv, lực lượng cấp cứu đã dập tắt đám cháy tại một cơ sở hạ tầng quan trọng bị quân xâm lược tấn công vào ban đêm và buổi sáng.

Thống đốc khu vực Lviv, Maksym Kozytskyi, cho biết như trên,

Kozytskyi cho biết: “Lính cứu hỏa đã dập tắt đám cháy tại một cơ sở hạ tầng quan trọng ở vùng Lviv, nơi bị quân xâm lược tấn công vào ban đêm và buổi sáng”.

Ông lưu ý rằng 61 nhân viên cấp cứu đã làm việc tại cơ sở từ sáng để dập tắt đám cháy.

Theo các báo cáo trước đó, sáng sớm Chúa Nhật, quân đội Nga đã tấn công khu vực Lviv bằng hai hỏa tiễn Kyndzhal.

9. Nga muốn tấn công NATO, “chỉ là bây giờ không thể”

Sự hung hăng từ phía Nga đặt ra mối đe dọa thực sự đối với các đồng minh NATO, nhưng hiện tại Mạc Tư Khoa không có đủ nguồn lực cho mục đích này nên Điện Cẩm Linh sẽ áp dụng mọi công cụ để gieo rắc hỗn loạn và đe dọa các quốc gia mà họ coi là mục tiêu thuận tiện.

Ý kiến này được bày tỏ bởi chuyên gia của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia, Oleksiy Yizhak, người đã phát biểu trên chương trình truyền hình quốc gia hôm Thứ Hai, 25 Tháng Ba.

“Mối đe dọa đối với các nước NATO từ Nga luôn hiện hữu. Ngay khi người Nga thấy rằng có thể tấn công ai đó là an toàn, họ sẽ tấn công vì phương thức quyền lực của họ được sắp xếp theo cách mà họ KHÔNG THỂ KHÔNG tiến hành chiến tranh để bảo toàn nó”, Yizhak nói.

Ông lưu ý rằng, theo quan điểm của ông, hiện tại nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh toàn diện chống lại các đồng minh NATO là thấp, nhưng luôn có những rủi ro hỗn hợp.

“Những hành động khiêu khích nhất định, gieo rắc hỗn loạn – đây là điều Nga sẽ làm bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào họ có thể, bao gồm cả sự trợ giúp của làn sóng người tị nạn mà nước này gửi đến từ các quốc gia khác. Tức là Nga sẽ sử dụng mọi công cụ để gây hỗn loạn ngay bây giờ, bất cứ khi nào có cơ hội”, chuyên gia dự đoán.

Bình luận về khả năng Nga phát động một cuộc chiến tranh lớn chống lại NATO, ông lưu ý rằng để làm như vậy, Mạc Tư Khoa trước tiên ít nhất cần phải ký một hiệp định đình chiến và đóng băng cuộc chiến với Ukraine, nếu không Nga sẽ không có đủ nguồn lực cho một cuộc xâm lược khác.

“Bây giờ, tôi muốn nói rằng họ muốn làm điều đó nhưng bây giờ thì không thể… Nhưng ngay khi có thể, họ sẽ nổ ra một cuộc chiến chống lại các đồng minh NATO”

Theo chuyên gia, để tồn tại, chế độ Nga cần phải “xuất khẩu hỗn loạn”, và để đạt được mục đích này, người Nga chọn những mục tiêu thuận lợi nhất.

“Bây giờ có vẻ thuận tiện cho họ đe dọa NATO, vào lúc khác có vẻ thuận tiện cho họ đe dọa Moldova, sau đó là người khác… Đe dọa NATO có lợi cho họ vì nó giải thích tại sao lợi ích trong cuộc chiến chống Ukraine rất hạn chế đối với họ. họ. Họ tuyên bố họ đang chiến đấu với NATO”, chuyên gia lưu ý.

Trong bối cảnh này, ông nhớ lại khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu báo cáo với Putin về việc chiếm giữ Avdiivka, ông nói rằng người Nga đã đánh bại “liên minh 67 quốc gia do NATO dẫn đầu” ở đó và giờ họ “mạnh đến mức có thể đánh bại”. NATO.”

“ Tôi nghĩ ý tưởng ở đây cũng giống như vậy – nói rằng họ sẽ tấn công NATO. Họ thực sự muốn làm điều đó, nhưng bây giờ thì họ không thể,” Yizhak nói.

Như Ukrinform đã đưa tin trước đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tin rằng việc các quan chức Nga cuối cùng đã gọi cuộc chiến chống Ukraine là một cuộc chiến chứ không phải một hoạt động đặc biệt sẽ đưa người Âu Châu đến gần hơn với việc nhận ra thực tế.

10. Vụ tấn công khủng bố ở Mạc Tư Khoa sẽ gây thêm nhiều đau khổ cho người Ukraine

MARK ALMOND là giám đốc Viện Nghiên cứu Khủng hoảng, Oxford, của Anh vừa có bài viết trên tờ Daily Mail về vụ tấn công khủng bố ở Thủ đô Mạc Tư Khoa, nhan đề “MARK ALMOND: Putin trông bất lực - điều đó nguy hiểm cho Ukraine và phương Tây... Cứu lấy làn da của chính mình với cái giá phải trả rất lớn về nhân mạng giờ đây là chiến lược của ông ta.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng.

Ba ngày sau khi chứng kiến vụ tấn công khủng bố tàn khốc nhất đất nước trong nhiều năm qua, người dân Nga đang để tang. Và phương Tây đang chờ đợi động thái tiếp theo của Điện Cẩm Linh.

Trong khi một nhánh của Nhà nước Hồi giáo (ISIS-Khorasan hoặc ISIS-K) đã dứt khoát nhận trách nhiệm về vụ tàn sát 140 người ở Mạc Tư Khoa vào tối thứ Sáu, thì Vladimir Putin lại khẳng định Ukraine phải chịu trách nhiệm.

Hôm thứ Bảy, trong bài phát biểu công khai đầu tiên sau vụ thảm sát, Tổng thống Nga đã hoàn toàn không đề cập đến IS mà thay vào đó tuyên bố rằng “phía Ukraine” đã “chuẩn bị một cơ hội” để những kẻ khủng bố chạy trốn sang nước đó sau vụ tấn công.

Tuy nhiên, tình báo Mỹ khẳng định họ “không có lý do gì để nghi ngờ” chính IS phải chịu trách nhiệm và quả thực đã cảnh báo vài tuần trước rằng một cuộc tấn công như vậy có thể xảy ra.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cũng phủ nhận sự liên quan, nói rằng: 'Putin cặn bã, thay vì trấn an người dân của mình, lại im lặng trong một ngày để nghĩ cách liên kết chuyện này với Ukraine.'

Bất chấp điều đó, Putin rõ ràng hy vọng đổ lỗi cho Kyiv để tăng cường sự ủng hộ trong nước cho cuộc xâm lược đang diễn ra của ông ta - và biện minh cho việc leo thang xung đột.

Chỉ riêng sáng hôm qua, Nga đã phóng 57 hỏa tiễn hành trình vào thủ đô Ukraine và thành phố Lviv phía tây Ukraine.

Với việc Ukraine có ít vũ khí chống hỏa tiễn – và viện trợ của Mỹ bị đình trệ bởi chính trị Washington và việc chuyển vũ khí sang Israel – Nga có ý định nghiền nát quân phòng thủ Ukraine trong một cuộc chiến tiêu hao không thương tiếc.

Tuy nhiên, bất chấp niềm tin ngày càng tăng của Điện Cẩm Linh rằng chiến thắng có thể được bảo đảm ở Ukraine, cuộc tấn công này – bản thân nó đã đủ khủng khiếp, với số người chết có thể tăng cao – đã khiến Putin trông yếu đuối và bất lực.

Đúng vậy, bốn nghi phạm bị buộc tội thực hiện vụ xả súng đã bị bắt giữ, với các đoạn video lan truyền cho thấy những người đàn ông, bị trói tay sau lưng, bị tra tấn bởi những kẻ bắt giữ tàn bạo người Nga. Một người được chụp ảnh với các điện cực dường như được gắn vào bộ phận sinh dục của anh ta; một người khác được cho là đã bị ép ăn chiếc tai bị cắt rời của chính mình.

Nhưng việc bắt giữ, làm nhục và tra tấn những kẻ bị cáo buộc là thủ phạm là quá ít, quá muộn.

Người dân Nga bình thường bây giờ sẽ tự hỏi liệu Putin có thể ngăn chặn cuộc tấn công trước khi nó diễn ra hay không. Phải chăng ông già KGB và các cơ quan an ninh của ông ta đã bị phân tâm khi tập trung vào câu hỏi khó hiểu người Ukraine của ông ta?

Xét cho cùng, đây không phải là vụ tấn công khủng bố Hồi giáo đầu tiên trên đất Nga. Năm 2002 xảy ra vụ bao vây nhà hát Mạc Tư Khoa, khiến 132 con tin thiệt mạng - thực tế là hầu hết là do khí gây mê do lực lượng đặc biệt Nga thả ra. Hai năm sau, 334 người - trong đó có 186 trẻ em - thiệt mạng trong vụ xả súng ở trường học Beslan.

Putin đã lợi dụng cả hai dịp này để biện minh cho các cuộc tấn công tăng cường nhằm vào lực lượng ly khai Chechnya theo đạo Hồi và để trấn áp phe đối lập trong nước. Sự can thiệp mang tính quyết định của ông vào cuộc nội chiến ở Syria năm 2015, hỗ trợ Tổng thống Assad chống lại một loạt đối phương trong đó có IS, càng kích động các phần tử Hồi giáo cực đoan chống lại ông ta.

Năm 2017, tàu điện ngầm St Petersburg bị đánh bom, khiến 15 người thiệt mạng và 45 người bị thương.

Và trong những năm gần đây, Nga đã chiến đấu chống lại các phe phái IS – chủ yếu thông qua các lực lượng ủy nhiệm như Tập đoàn Wagner hiện đã giải tán – tại các quốc gia ở rìa sa mạc Sahara, như Burkina Faso, Mali và Niger, trong nỗ lực kiểm soát tài nguyên thiên nhiên của Phi Châu.

Cùng với nhau, tất cả những điều này đã giúp thúc đẩy các giáo phái Hồi giáo toàn trị chống lại ông ta. Vì vậy, đối với tất cả những hành động hiếu chiến của Putin ở Ukraine, đối phương trong nước nguy hiểm nhất của ông gần như chắc chắn là chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo. Và điều đó đặt ra cho ông ta một vấn đề nữa.

Nga có dân số Hồi giáo khổng lồ - ít nhất 14 triệu công dân và hàng triệu công nhân nhập cư.

Truyền thông Nga tuyên bố bốn nghi phạm trong vụ tấn công hôm thứ Sáu đến từ Tajikistan - một quốc gia nghèo, có đa số người theo đạo Hồi thuộc Liên Xô cũ, nơi cung cấp một lượng lớn người di cư sang Nga.

Putin hết sức cần tránh gây căng thẳng trong các cộng đồng này để ngăn chặn thêm các cuộc tấn công khủng bố bùng phát hoặc tệ hơn là bùng nổ các cuộc chiến tranh ly khai ở các khu vực của Nga có đông dân số theo đạo Hồi.

Ông ta có thể vừa giành được một cuộc bầu cử giả mạo khác và sát hại nhà phê bình quyền lực nhất của mình, Alexei Navalny, trong một trại giam ở Bắc Cực.

Nhưng hàng chục ngàn binh sĩ Nga đã thiệt mạng trong một 'chiến dịch đặc biệt' dự kiến chỉ kéo dài vài tuần khi nó được triển khai hơn hai năm trước. Cuộc chiến đã rơi vào bế tắc, ngay cả khi điều kiện lâu dài có lợi cho Điện Cẩm Linh.

Giờ đây, một cuộc tấn công khủng bố trong nước đã gây kinh hoàng cho đất nước của ông ta, làm sứt mẻ hình ảnh của ông ta như một nhà lãnh đạo bất khả chiến bại và khuyến khích những phần tử Hồi giáo cực đoan khác ở các khu vực biên giới đầy bất ổn trong đế chế rộng lớn của ông.

Bằng cách đổ lỗi cho Ukraine về điều này thay vì đổ lỗi cho thủ phạm thực sự, ông ta có thể đạt được một chiến thắng tuyên truyền tạm thời. Nhưng việc tăng cường các cuộc tấn công vào Ukraine sẽ chỉ làm tăng thêm nguy cơ xung đột đó leo thang hơn nữa - và lôi kéo các chủ thể khác, trong đó có NATO.

Cứu lấy làn da của chính mình với tổn thất nhân mạng khổng lồ hiện là chiến lược của Putin. Liệu người Nga có rơi vào mưu đồ độc ác của hắn không?