Ngày 30-03-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Cùng chết với Ngài
Lm Vũđình Tường
06:34 30/03/2017
Đức Kitô nói với các môn đệ Lazarus bạn của chúng ta đang ngủ, chúng ta đi Judea đánh thức anh ấy. Các ông không hiểu nên Đức Kitô nói rõ hơn. Lazarô đã chết chúng ta đến cứu anh ấy. Nghe vậy các tông đồ hoảng sợ bởi trước đó các ông biết rõ lãnh đạo Do Thái tìm cách giết Đức Kitô nên các ông lên tiếng. Họ đang tìm cách hãm hại Thầy mà Thầy lại đến đó sao? Ông Thomas lên tiếng nói với các bạn thì chúng ta cùng đi để cùng chết với Ngài. Theo mạch văn thì câu trên có giọng điệu phản đối hơn là hỗ trợ í kiến đi gặp chị em Martha và Maria. Khi nói câu trên có lẽ Thomas không thể nào biết được cùng chết với Đức Kitô là một đặc ân, không phải là một án phạt khổ hình. Từ lúc gặp Đức Kitô Phục Sinh Thomas và các tông đồ trở thành con người mới, sống cho Đức Kitô và các ông đều đổ máu mình ra làm chứng nhân cho Đức Kitô, ngoại trừ Gioan chết bệnh ở tuổi già. Việc hy sinh mạng sống mình cho Đức Kitô là bằng chứng tình yêu các ông yêu mến Đức Kitô hơn cả chính mạng sống mình. Không gì trên đời quí hơn là yêu mến Đức Kitô và chết cho Đức Kitô vì đó là một đặc ân. Kitô hữu có cuộc sống như những người khác nhưng khi đến giờ lìa bỏ cuộc sống trần thế, tất cả chúng ta đều ước mong được cùng chết với Đức Kitô bởi đó là một đặc ân. Mục đích của cuộc sống nơi trần thế là làm chứng nhân cho Đức Kitô Phục Sinh và khi chết được cùng chết với Ngài. Cùng chết với Ngài sẽ cùng được sống lại với Ngài, hưởng cuộc sống trường sinh, nơi không còn than khóc, đau khổ.

Không ai có thể trốn được sự chết. Tất cả chúng ta đều trải qua sự chết và muốn chết ở tuổi già, chết cách tự nhiên mà không phải chết cách đau khổ. Chết đau khổ, bị hành hạ thân xác, bêu xấu, tủi nhục vì đức tin là một án phạt ghê rợn, nặng nề nhất xã hội bắt người đó phải chịu. Giáo Hội thương tiếc những tín hữu bị bách hại vì đức tin, đồng thời Giáo Hội cũng tuyên xưng danh tánh và và lòng mến người đó dành riêng cho Đức Kitô. Họ trở thành anh hùng trong danh sách các thánh nam nữ. Anh hùng bởi họ cho kẻ chém giết họ biết lòng mến Đức Kitô của họ mạnh hơn cả đau khổ, tình yêu họ dành cho Đức Kitô thắng vượt cả sự chết và cái chết đau khổ của họ không đi vào quên lãnh nhưng được tuyên xưng là anh hùng tử đạo. Họ bị chết nơi phòng giam kín hay một địa phương nào đó nhưng tình yêu của họ dành cho Đức Kitô được Giáo Hội qua mọi thời đại, không ngừng nghỉ tuyên xưng hàng năm với ngày lễ tưởng nhớ, lễ kính trọng thể vượt không gian và thời gian cùng toàn thế giới ca tụng.

Kitô hữu vững tin và tin mãnh liệt là được chết cùng và cho Đức Kitô là một đặc ân, đặc sủng, không phải ai cũng được mà dành riêng cho Kitô hữu trung tín, yêu mến Đức Kitô một cách chân thành. Kitô hữu ước mong khi chết được cùng chết với Đức Kitô và không bị chết cách cô đơn, buồn tủi bởi có Đức Kitô cùng đồng hành trên con đường mà không một ai, kể cả người thân, nơi trần gian có thể giúp. Chết với Đức Kitô chính là chết trong ân sủng Chúa, chết trong tin yêu, hy vọng và lòng mến, mến Chúa, yêu tha nhân.

Khi ban sự sống lại cho Lazarus Đức Kitô cho biết Ngài là Chúa của sự sống và sự sống lại. Cái chết trên thập tự của Ngài sẽ được Chúa Cha, chúa của sự sống, qua sự hoạt động của Chúa Thánh Thần mang sự sống lại cho Đức Kitô. Kẻ bắt bớ, kẻ kết án, kẻ tra tấn, kẻ làm nhục Đức Kitô trên tin tưởng họ đã chiến thắng vẻ vang, đã thực hiện đuợc ước mơ họ mong thực hiện. Ba ngày sau ước mơ của họ tan thành mây khoí, bởi Thiên Chúa ban sự sống lại cho Đức Kitô, Ngài có thể thua nhiều trận chiến nhưng thắng trận chiến cuối cùng. khải hoàn, Phục Sinh, Đức Kitô thắng vượt thần chết. Con người luôn sợ thần chết. Đức Kitô đã không sợ mà còn bắt thần chết phục tùng, vâng lời Ngài.
Chúng ta xin ơn được chết cùng với Đức Kitô.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Làm người đánh thức
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:03 30/03/2017
LÀM NGƯỜI ĐÁNH THỨC

(Chúa Nhật V Mùa Chay A)

“Lazarô, bạn của chúng ta đang ngủ; tuy vậy, Thầy đi đánh thức anh ấy dậy.” (Ga 11,11). Vì không hiểu ngụ ý của Chúa Giêsu, các tông đồ đã phản ứng cách tự nhiên:

“Nếu anh ấy đang ngủ thì tự khắc sẽ dậy”. Chúa Giêsu đã từng có lần nói về tình trạng một người đã chết như là đang ngủ, chẳng hạn với cô bé gái con ông Giairô, viên trưởng Hội đường (x.Mc 6,39). Như thế, việc làm cho một ai đó sống lại từ cõi chết được Chúa ví như là đánh thức họ dậy. Và chúng ta cũng có thể loại suy cách nào đó rằng khi đánh thức một ai đó là giúp họ lại được sống hay được sống lại đúng phẩm vị của mình.

1. Những người cần được đánh thức là những người đang ngủ mê.

-Trong những hạnh phúc trần thế chóng qua: Những thiện hảo đời này thật đáng quý nhưng chúng không thể lấp đầy ước vọng của con người. Dù cho đủ đầy những thành công về danh vị hay lợi lộc vật chất thì mọi sự rồi sẽ qua đi khi mà tuổi già chợt đến. Đặc biệt khi cái chết cận kề thì người ta mới nghiệm ra rằng chẳng có thể lấy gì mà mua được sự sống và mạng sống thật đáng quý biết bao. Có thể nói kiếp người là một chuỗi băn khoăn lo lắng mãi cho đến khi nghỉ yên trong lòng đất lạnh. Thế nhưng, tình trạng quá mãi lo lắng băn khoăn chính là một trong những hình thái mê ngủ vậy.

-Trong sự ganh đua hơn thiệt, được mất: Cái được, cái thua, cái mất, cái thắng ở đời này chỉ là tương đối. Rất nhiều khi những tưởng rằng thắng mà hoá thua, nghĩ rằng được mà lại mất. Nhiều vận động viên thể dục, thể thao trong các cuộc thi tài đã nghiệm thấy việc chiến thắng bản thân mới là điều quan trọng nhất. Và sự thật này thường được đón nhận khi người ta chiến bại hơn là chiến thắng.

2. Cùng với Đức Kitô, xin làm người đánh thức tha nhân.

Một sự thật hiển nhiên dễ dàng đón nhận đó là sẽ chẳng một ai thoát được cái chết. Sự chết là một hiện tượng tất yếu của mọi loài xét như là sinh vật. Đã có sinh, thời có tử. Thế nhưng, cái chết là một sự thật mà con người, sinh vật bậc cao thường khó chấp nhận, đúng hơn là khó đón nhận vì luôn có đó khát vọng được trường sinh bất tử nơi lòng người. Chúa Kitô đã từng mời gọi “hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh” (Ga 6,27). Để làm được điều này thì hãy tin vào Người là Đấng Thiên Chúa sai đến. Vì chính Người là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Người, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Người thì sẽ không bao giờ phải chết” (Ga 11,25-26). Tin vào Chúa Kitô là sống như Người đã sống “không phải đến để được người ta hầu hạ, nhưng để hầu hạ người ta và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,28). Tin vào Chúa Kitô là đón nhận lời Người và đem ra thực hành trong cuộc sống.

Để làm người đánh thức tha nhân thì cùng với Chúa Kitô, chúng ta cần:

- Ra đi: Ra đi khỏi sự yên ổn cá nhân mình, ra đi khỏi tình yêu vị kỷ và dĩ nhiên là chấp nhận bao gian khó đang chờ phía trước. Tông đồ Tôma đã giận lẫy với các bạn: “Cả chúng ta nữa, chúng ta cùng đi để cùng chết với Thầy” (Ga 11,16).

-Có tấm lòng xót thương: Thấy Chúa Giêsu khóc thương Lazarô, “người Do Thái mới nói: “ Kìa xem ! Ông ta thương Lazarô biết mấy” (Ga 11,35). Thiếu một trái tim biết thao thức trước hạnh phúc của tha nhân, biết thổn thức trước đau khổ của đồng loại thì đừng mong đánh thức được một ai.

-Đặt niềm tin vào quyền năng của Thiên Chúa: “Chúa Giêsu ngước mắt lên và nói: “Lạy Cha, con cảm tạ Cha, vì Cha đã nhậm lời con…” (Ga 11,41). Chính nhờ và với quyền năng của Thiên Chúa thì những sự tốt lành mới tỏ hiện. Quả thật, chúng ta không thể đánh thức lòng người nếu không có ân sủng Chúa độ trì.

Thức tỉnh là một trong những đề tài được nhiều nhà đạo đức hôm nay nói đến. Mãi mê thế sự là một biểu hiện của con người mọi thời, đặc biệt thời đại hôm nay. Thỉnh thoảng người ta chợt bừng tỉnh khi đối diện với cái chết của người này, người kia hoặc đối diện với cái chết đang cận kề mình. Thế nhưng những thời khắc thức tỉnh ấy rất dễ thoáng qua hay là quá bất chợt và kết quả thu được chẳng là bao. Chính vì thế mãi rất cần những con người đánh thức tha nhân. Chúa Kitô đã tiên phong, bạn và tôi, chúng ta có sẵn sàng tiếp bước Người để làm người đánh thức không? Ước gì chúng ta góp với Đấng Cứu độ một tay làm cho nhân trần bừng tỉnh về sự sống trường sinh mà chúng ta thường tuyên xưng: “Tôi tin có sự sống đời đời”. Chính khi biết hướng đến sự sống đời đời thì con người sẽ biết sống sự sống đời này cách hữu ích và có ý nghĩa.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa - Ban Mê Thuột
 
Đức tin cho chúng ta sự sống đời đời
Lm Jude Siciliano OP
14:44 30/03/2017
Chúa Nhật V Mùa Chay - A
Êzêkien 37: 12-14; Roma 8: 8-11; Gioan 11: 1-45 Lm. Jude Siciliano, OP

Đức tin cho chúng ta sự sống đời đời

Thiên Chúa đang đứng trước cửa mộ. Đây là hình ảnh mạnh mẻ có ảnh hưởng nhất trong các bài đọc hôm nay, làm cho tôi rúng động. Nấm mộ là nơi nghỉ cuối cùng của đời chúng ta trên hành trình đến với Thiên Chúa. Và thật là một nơi dừng chân kinh khủng có phải không? Ở các nghĩa trang ở Hoa Kỳ người ta dọn dẹp, cắt cỏ sạch sẻ. Họ đào mộ, để đất lên một bên và xung quanh mộ bao phủ một thảm cỏ xanh nhân tạo trông như mặt cỏ xanh trong sân bóng đá. Trên miệng phần mộ có khung kim loại và có giây đai to bản đặt ngang để chịu đựng cái hòm. Gia đình và bạn bè vẫn ngồi trong xe đợi trong khi người ta sắp đặt các vòng hoa. Nếu thời tiết xấu thì có một mái vải được giăng ra che người đi đưa đám và quan tài khỏi tuyết hay mưa. Quan tài được để hổng chân trên miệng hầm mộ bởi sức nâng của giây bản dày thẳng ngang, rồi người đi đưa đám sẽ được mời vào. Các người làm việc đứng ra một bên, chờ đợi. Có người thừa dịp này hút một điếu thuốc. Họ sẽ trở lại làm việc sau khi mọi người ra về.

Lời kinh cầu cuối cùng đọc xong, mỗi người đưa đám lấy một cành hoa, chào người quá cố, rồi đặt hoa trên hòm trước khi ra về. Nhưng, mặc dù nơi phần mộ được dọn dẹp sạch sẻ, chúng ta biết chúng ta nhìn vào đâu: đó là phần mộ nơi chúng ta đặt người thân thương xuống, và có thể là tất cả đời sống chúng ta. Những người phu mộ đứng đợi gần đó, rồi sẻ bắt tay vào đưa hòm người thân thương xuống đất và chúng ta không trông thấy người đó nữa.

Tôi biết là tôi đang tả cảnh chôn cất đẹp nhất ở Hoa kỳ. Ở các nơi nghèo nàn nhất, người quá cố được bọc trong khăn vải liệm, rồi để vào trong một cái hòm bằng gỗ do người nhà làm ra. Phần mộ do bạn bè đào lên nơi đất đá, và có thể có vài cái hoa đặt trên mặt đất đã lấp hòm bia. Nhưng, trong văn hóa chúng ta, phần đông chúng ta ra về sau khi chúng ta đã trông thấy hòm hạ xuống huyệt. Chúng ta không trông thấy phần đất lấp trên hòm của người thân thương. Chúng ta cũng có cách che lấp sự chết với những lời nói nhẹ nhàng. Nhưng, mặc dù chúng ta chôn cất người quá cố theo cách nào đi nữa, phần mộ là nơi chúng ta không còn năng lực gì nữa, và sự chết đã chiếm đoạt đời sống chúng ta.

Bây giờ bạn hãy tưởng tượng cảnh chôn cất một cách khác. Rồi bạn hãy đọc Kinh Thánh hôm nay và hãy xem phần mộ trong bài sách thứ nhất và bài sách thứ ba, và hãy nghe lời an ủi đời sống trong thơ thánh Phao lô gởi giáo hữu thành Rô ma. Bài sách này cam đoan với chúng ta là chúng ta không ở một mình chúng ta trong lúc vô cùng khốn đốn. Những lúc đó không tránh khỏi nhìn thấy nỗi đau đớn của chúng ta và đưa lời hỏi và tỏ lòng chán nản với Thiên Chúa: "Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây...". Nhưng trong những lúc đó chúng ta chấp nhận nỗi lo buồn và cảm thấy bất lực của chúng ta trong khi chúng ta nhìn vào sự chết, nhìn vào ngôi mộ, chúng ta biết một điều không thể tưởng tượng được. Kinh Thánh nói: trong lúc chúng ta vô cùng yếu đuối, Thiên Chúa đứng cạnh chúng ta nơi phần mộ và nói lên lời hứa, và sự sống hình như cười chê sự thật trước mắt chúng ta. Sau bao nhiêu kết luận lý tưởng, sự chết đã thắng chúng ta. Nhưng, Thiên Chúa nói: "KHÔNG ĐÂU !!!!" viết với chữ hoa và theo bao nhiêu dấu chấm than. Như ngôn sứ Ezekiel nói: "Này ta sẽ mở cửa mồ các ngươi ! Ta sẽ đem các ngươi lên khỏi mồ, hỡi dân Ta!" Các dấu chấm than có ảnh hưởng nhấn mạnh những lời đó. Chỉ có Thiên Chúa mới nói những lời như thế với quyền uy chắc chắn vì chúng ta không thể nào nói lời hứa như thế được.

Ngôn sứ Ezekiel không viết để an ủi một gia đình hay vài người bạn đã có người thân thương qua đời. Ông ta viết cho tất cả một dân chúng về sự chết của tổ quốc họ và sự tàn phá nơi đất thánh của họ. Ngôn sứ nói đến dân Israel bị tù đày ở Babylon. Họ đã trông thấy sự tàn phá của Giêrusalem, nơi họ yêu mến, và Đền Thờ Giêrusalem bị tiêu hủy năm 587 trước Công Nguyên. Ngôn sứ dùng hình ảnh sống động là các xương chết khô để gây nên niềm hy vọng là Thiên Chúa có thể làm cho những "xương khô" đấy sống dậy với ơn Thần Khí và Lời nói. Thiên Chúa dùng ngôn sứ để nói lên lời sấm hứa hẹn của Thiên Chúa. Thị kiến của ngôn sứ không nói đến sự sống lại cuối cùng. Nhưng bài sách hôm nay nói đến ý Thiên Chúa cho dân Ngài cảm thấy sống lại bởi đã bị cắt đứt khỏi, không những quê hương họ mà cả khỏi Thiên Chúa họ. Và họ đang đau khổ nơi tù đày xa lạ. Vậy, Thiên Chúa có thể làm việc không thể làm được đó để dựng lại dân Israel; đưa dân chúng về lại Giêrusalem và giúp họ xây dựng lại Đền Thờ hay không? "Được chứ". Ngôn sứ hứa Thiên Chúa quyền lực vô cùng "Ta sẽ ban thần khí của Ta xuống trong các ngươi. Và các ngươi sẽ được sống. Ta sẽ cho các ngươi an cư nơi thửa đất của các ngươi".

Khi nghe lời ngôn sứ Ezekiel nói với dân Israel, chúng ta tự hỏi: dân chúng có thể để lại người thân thương đã qua đời ở nơi tù đày để trở về xứ sở xây dựng lại đời sống của họ hay không? Một gia đình có thể còn đoàn tụ khi một người cha hay mẹ chết sớm hay không? Hoặc khi một người anh em bị chết một cách đau đớn vì khủng bố hay vì nạn nghiện ma tuý hay không? Hoặc nữa khi chiến tranh gây loạn lạc, và dân chúng phải phiêu lưu nơi khác hay không? Sự chết đã làm bao nhiêu người cùng làm việc chung với nhau phải đương đầu với bao nhiêu cảnh ngộ khác, vậy còn người sống sót thì sao? Hãy nghe lời Thiên Chúa nói "Ta sẽ cho các ngươi an cư nơi thửa đất của các ngươi. Và các ngươi sẽ biết chính Ta, là Đức Chúa. Ta đã nói và sẽ thi hành". Vậy bây giờ hãy xem lời hứa đó nói cho ai và như thế nào.

Chúng ta quay về bài phúc âm: Câu chuyện có đặc tính riêng biệt vì đó là câu chuyện một người bị chết sau khi đau ốm; có lời quở trách; có lời tỏ lòng tin nơi sự không thể thực hiện được; có việc than khóc, thiếu tin tưởng, trông thấy sự không thể thực hiện được rồi đến đức tin. Và hơn nữa, Chúa Giêsu phải tự Ngài bày tỏ Ngài, và qua phép lạ này thì sự chống đối Ngài ngày càng thêm mạnh mẻ, và bắt đầu đưa đến sự chết của Ngài. Trong khi Thiên Chúa không tỏ ra về ngôi mộ của anh Ladarô, phép lạ này sẽ làm cho Thiên Chúa cũng đau đớn nhiều. Anh Ladarô là bạn của Chúa Giêsu, và như trong câu chuyện, chúng ta được khuyến khích tin tưởng chúng ta cũng là bạn của Chúa Giêsu. Nhưng, trong phần phúc âm thánh Gioan trước câu chuyện này "...vì giờ đã đến, giờ mọi kẻ ở trong mồ sẽ nghe tiếng người Con và sẽ ra khỏi đó..." (Ga 5: 28). Chúng ta, những người bạn của Chúa Giêsu tin tưởng vào những lời đó trong lúc chúng ta đứng bên ngôi mộ chưa lấp của biết bao nhiêu người thân thương và nghĩ đến ngôi mộ chờ đợi chúng ta nữa.

Chúa Giêsu hoàn toàn có uy quyền ở đây. Không ai có thể thối thúc Ngài. Ngay cả lời kêu cứu khẩn cấp của các người chị của anh Ladarô. Chúa Giêsu có thể tỏ ra Ngài không phải là một người bạn thật lòng, không tỏ vẻ lo lắng gì về việc đó. Vì sao Chúa Giêsu lại để đợi lâu đến thế? (Và vi sao chúng ta lại phải đặt câu hỏi và nghi ngờ khi chỉ một lời nói của Chúa Giêsu có thể làm chúng ta chết có thể được sống lại?). Có một điều chắc chắn là- sau khi chờ đợi chúng ta biết anh Ladarô đã chết! Bà Mácta nói lên sự thật "Thưa Thầy, nặng mùi rồi, vì em con ở trong mồ đã được 4 ngày".

Thật là một hoàn cảnh bi đát: một người chết từ trong mồ bước ra, chân tay còn quấn trong vải liệm và mặt còn phủ khăn. Rồi đến phiên Chúa Giêsu sẽ chết theo cách bạo lực. Theo phong tục, người ta sẽ quấn thân xác Ngài vào khăn liệm, và đặt Ngài trong một ngôi mộ. Một nhóm người bạn và gia đình sẽ đứng gần đó bên một ngôi mộ khác và nhìn vào một cách lạnh lùng. Và họ cũng cảm thấy bất lực trong lúc họ ôm nhau an ủi nhau. Nhưng, mọi sự không thể mất đi. Thiên Chúa sẽ đến thăm ngôi mộ này và nói một lời sống động trên Chúa Giêsu và Thần Khí Thiên Chúa sẽ làm cho Ngài sống lại, một đời sống hoàn toàn mới. Có thể tưởng tượng được như thế không? Với sự sống lại của Ngài, tất cả chúng ta, những ai đã chịu chết sẽ được lãnh niềm hy vọng và đáp lại "chúng ta sẽ sống lại".

Trong khi chúng ta suy ngẫm đoạn sách này, hãy chú ý phúc âm của thánh Gioan. Đối với thánh Gioan, lời Thiên Chúa hứa qua Chúa Giêsu đã là sự thật đối với những người đã chịu phép rửa. Đời sống mới của chúng ta không bắt đầu sau khi chúng ta trút hơi thở cuối cùng, hay sau khi thân xác chúng ta đã được chôn vào ngôi mộ. Nhưng, đời sống mới đó bắt đầu ngay bây giờ. Chúng ta hãy đọc câu văn khác trong phúc âm thánh Gioan "Thật, tôi bảo thật các ông: giờ đã đến - và chính là lúc này đây đây - giờ các kẻ chết nghe tiếng Con Thiên Chúa; ai nghe thì sẽ được sống” (Ga 5: 25). chúng ta được sự sống mới trong chúng ta ngay cả khi chúng ta nhìn vào những ngôi mộ trong đời sống chúng ta.

Lẽ cố nhiên, có sự chết của gia đình và bạn bè. Nhưng chúng ta cũng thấy sự chết nếu chúng ta: bị mất việc làm; bị rớt ra khỏi đại học; bị một cơn bệnh ngặt nghèo; bị mất sức lực thể xác và tinh thần vì già nua; bị mất chương trình lập gia đình hay sinh con cái; khi có một đứa con ra đi đến trường lần đầu hay ra đi lập gia đình v.v... Vậy có thể có đời sống mới sau những ngôi mộ này hay những ngôi mộ khác hay không?: "Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thi dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy sẽ không bao giờ phải chết. Chị có tin thế không?" Và chúng ta cùng cô Mácta đáp lại "Thưa Thầy có. Con vẫn tin Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thể gian".

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP



5th Sunday of Lent (A)
Ezekiel 37: 12-14; Romans 8: 8-11; John 11: 1-45


God is standing outside the tomb – this is the strong image that touches me in today’s readings. The tomb – our last stop on our journey to God. And what a terrible stopping-off-place it is! At American cemeteries the undertakers and grave diggers do their jobs well. The hole is dug, the excavated soil placed off to the side and the area surrounding the grave is covered with artificial green turf. (It looks like the astro-turf of indoor football stadiums.) Over the grave is a metal framed contraption and thick straps are hung from it to support the coffin. Family and friends remain in their cars until the workers ready the site with flowers. If the weather is foul, there is an awning to protect the mourners and the casket from rain or snow. When all is neatly arranged the mourners are invited to come to the grave site. The coffin is suspended over the grave, supported by that frame and straps. The grave diggers take their break off to the side, some grabbing a smoke during their idle moments. Soon they will be needed again, but not till after everyone has left.

The final prayers are said, each mourner takes a flower from the nearby floral arrangements, bids farewell to the deceased and places the flower on the coffin before they leave. But no matter how antiseptic the grave site and how orderly the process, we know what we are looking at – it’s a grave to which we are assigning one we have loved, perhaps all of our lives. Those nearby grave diggers will soon be placing our loved one into the earth and we will see them no more.

Of course, I know I am describing American first-world funeral practices. In the poorest lands the body is wrapped in a simple cloth or placed in a wooden coffin made by a family member, a grave is scratched out of rocky soil by friends, and perhaps a flower or two is left on the earth that has been scrapped back into the grave. But in our culture, most of us leave before we get to see the casket lowered into the earth. We can’t watch the final triumph of the grave as it claims our beloved dead. We also have our ways of camouflaging death with cosmetics and euphemisms. But no matter where and how we bury the dead, the grave finds us at our most vulnerable and seems to have its triumphant moments over us.

Hold this burial scene, the one you are most familiar with, in your imagination. Then look at the scriptures for today and see the graves in the first and third readings and hear the life-assuring words of the Romans passage. The scriptures assure us we are not alone at our most desolate moments. They don’t avoid recognizing our pain and voicing our questions and even our disappointment in God. "If you had only been here...." But while they acknowledge our grief and feelings of impotency, as we stare at death’s handiwork, the grave – they also tell us something unimaginable. The scriptures say that, in our most vulnerable moments, God stands with us at the grave and makes a promise of life that seems to mock the evidence before us. Death, by all logical conclusions, has defeated us. But God says, "NO!!!!"–in capital letters with a few exclamation points. As Ezekiel puts it, "Then you shall know that I am the Lord, when I open your graves and have you rise from them, O my people!" (Check out the text, it has an exclamation point, and should have a few more to emphasize the impact of those words!) Only God can speak with such authority and certainty, for we are in no place to make such a promise on our own.

Ezekiel is not writing to console a family or a few friends over the death of a loved one. Ezekiel is writing for an entire people over the death of their nation and the destruction of their religious holy places. The prophet is speaking to the Jewish exiles in Babylon who have seen their beloved Jerusalem destroyed and their Temple desecrated (587 B.C.E.). Using the vivid dead-bones vision (37: 1-10) Ezekiel evokes the hope that God can raise these people, these "dry bones," by means of God’s Spirit and Word. The prophet is God’s instrument for proclaiming this promise. Ezekiel’s vision isn’t addressing a final resurrection, but today’s reading suggests God will raise up the people who feel cut off, not only from their homeland, but also from God, as they languish in foreign captivity. Can God do the impossible and restore Israel, take the people home to Jerusalem and help them rebuild the Temple? "Yes" – God is that powerful, and promises Ezekiel. "I will put my spirit in you that you may live and I will settle you upon your land."

Hearing Ezekiel address the people we wonder: can people leaving a loved one behind for burial rebuild their lives? Can a family hold together as a family when its mother or father dies young? When a sibling is tragically killed in a random act of violence, or an overdose? When a war causes civilian upheaval and displacement? Death has so many co-workers dealing out death in so many forms. What will happen to the survivors? Hear what God has to say: "I will settle you upon you land; thus you will know that I am God." Let’s see how else the promise is made and to whom. We turn to the gospel.

The story gets more personal in the gospel for in it we get: a sick person who dies, a reprimand, an expression of faith in the impossible, weeping, disbelief, seeing the impossible and then coming to belief. In addition, Jesus will have to pay personally and dearly for this miracle, for it will intensify opposition to him and begin the scheming that leads to his own grave. While God doesn’t stand helplessly by Lazarus’ grave, this miracle of life will cost God dearly as well. Lazarus is Jesus’ friend and as we hear this story we are encouraged to believe that we are friends as well. As Jesus said earlier in John, "...an hour is coming in which all those in their tombs shall hear his [the Son of Man’s] voice and come forth." (5: 28) We friends of Jesus trust these words as we stand by the open graves of so many loved ones and anticipate that a similar grave awaits us as well.

Jesus is very much in charge here. No one can rush him, not even the urgent pleas of the dying Lazarus’ sisters. He risks the appearance of not being their true friend, seeming unconcerned. Why does he wait so long? (And why are we also left with questions and doubts when a word from him could raise us from our death beds?) One thing is for sure – after the delay we know Lazarus is really dead! Practical Martha names the reality, "Lord, by now there will be a stench, he has been dead four days."

What a scene: the dead man emerging from the dark, dank tomb with his burial cloths dangling from his resuscitated body! Soon Jesus will suffer a violent death. They will also wrap him, as was their custom, in burial cloths and place him in a tomb. Another group of family and friends will stand by yet one more grave and peer into its coldness. They too will feel helpless as they huddle to comfort one another. But all is not totally lost. God will visit this grave and speak a word of life over Jesus and God’s Spirit will raise him up to a completely new life. Who could have imagined? With his resurrection all of us who suffer death will be given the gift of hope and respond, "We too will rise."

As we interpret this passage, note this about John’s gospel. For John, the life God promises in Jesus is already present to the baptized. Our new life does not begin after we have breathed our last breath, or when our bodies are surrendered to the grave—it begins now. To call upon another verse from John, "I solemnly assure you, an hour is coming, has indeed come, when the dead shall hear the voice of the Son of God, and those who have heeded it shall live” (5:25). We have new life in us even as we stare at the many grave sites in the course of our lives.

There are the deaths of family and friends, of course. But we also face death if we; lose our jobs; flunk out of college; get a crippling disease; lose our physical or mental strengths in old age; give up plans of being married and having children; have our last child go off to school or get married, etc. Is new life possible beyond these and other graves? In this life? The believer, hearing today’s scriptures, is encouraged to believe that God has not abandoned us at our graves and will call out our names, utter a life-giving Word and breathe into us a resurrecting Spirit. "I am the resurrection and the life; whoever believes in me, even if he/she dies, will live, and everyone who lives and believers in me will never die. Do you believe this?" And we respond with Martha, "Yes, Lord, I have come to believe that you are the Christ, the Son of God, the one who is coming into the world."
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ V Mùa Chay A. 2.4.2017
Lm Francis Lý văn Ca
15:49 30/03/2017
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta đang tiến gần đến những ngày lễ trọng trong năm phụng vụ. Chúa Nhật tuần sau, chúng ta sẽ bắt đầu Tuần Thánh với Chúa Nhật Lễ Lá. Chúng ta sẽ cùng Chúa Giêsu khải hoàn vào thành Giêrusalem và sau đó cùng tham dự vào sự thương khó và phục sinh của Chúa.

Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta sẽ nghe bài tường thuật về việc cải tử hoàn sinh Lazarô, người bạn thân của Chúa đã chết được 4 ngày. Đây là hình bóng của cái chết của Chúa sẽ được mai táng trong mồ sau nầy. Nhưng không đủ 3 ngày thì Ngài đã tự mình sống lại.

Qua cái chết và sống lại của Lazarô và Đức Kitô, mỗi ngưòi tin hữu chúng ta cũng sẽ qua cái chết của chính mình cho tội lỗi và sống lại vinh quang trong ân sủng. Đó là chủ đề chính của các bài đọc và bài chia sẻ trong thánh lễ Chúa Nhật hôm nay.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lẽ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Chúa hứa qua miệng tiên tri Ezekiel là Ngài sẽ giải thoát dân Ngài và đưa họ vào Đất Hứa. Đây là hình ảnh thật sự của ngày phán xét cánh chung, khi xác loài người sẽ sống lại và hoàn với hồn để chịu phán xét trước tòa Thiên Chúa.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô giúp tín hữu Rôma suy gẫm về sự chết của Đức Kitô đã mang lại cho nhân loại sự cứu rỗi. Từ ý nghĩa được cứu rỗi chúng ta phải quy phục mọi hành vi của mình đều nhắm đến sự cứu rỗi đó.

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Phúc Âm tường thuật về câu chuyện chết và sống lại của Lazarô là hình bóng cái chết và sống lại của Đức Kitô. Cuộc đời trần thế của mỗi người tín hữu chúng ta cũng phải trải qua hai giai đoạn sinh và tử. Chúng ta đã được "sinh" ra và trong thế gian, hiện đang sống, hãy cố gắng thực hiện những sự gì đó để khi chúng ta "tử" có được ý nghĩa cao cả.


LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa mời gọi chúng ta cùng đồng hành với Ngài trên con đường dương thế. Trên con đường nầy, Chúa nuôi dưỡng chúng ta bằng Lời Sống và Bánh Trường Sinh. Giờ đây, chúng ta cùng dâng lên Ngài những ý nguyện cầu sau đây:

1. Xin Chúa tuôn đổ hồng ân dồi dào của Chúa trên Đức Thánh Cha Phanxicô và các phẩm trật trong Giáo Hội, để các Ngài tiếp tục chăn dắt đàn chiên của Chúa về đến chốn trường sinh. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Xin cho những nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới, với ơn khôn ngoan Chúa ban, họ sẽ đem đến cho con dân trong xứ sở của họ cơm no áo ấm. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin cho những thân bằng quyến thuộc trong cộng đoàn: những người già cả, ốm đau, liệt lào, những anh chị em hay gia đình gặp những khó khăn buồn phiền về tinh thần lẫn vật chất. với ơn Chúa ban họ sẽ đặt hết tất cả những khó khăn vào bàn tay quan phòng diệu kỳ và quyền năng của Chúa. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Chúng ta dùng ít giây thinh lặng, để dâng lên Chúa những ý nguyện cầu của cá nhân hay gia đình mà chúng ta muốn muốn đặt trước tôn nhan Chúa hôm nay............ Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời, những linh hồn mồ côi được hưởng mùa xuân bất diệt trên thiên quốc. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, là Cha của mọi nguồn ân sủng, xin ban cho các tôi tớ của Chúa đã yên nghỉ, hiện còn bị giam cầm nơi luyện tội, được hưởng kiến nhan thánh Chúa. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thư Đức Thánh Cha về Đại Hội kỳ 9 các Gia đình Công Giáo
Lm. Trần Đức Anh OP
09:31 30/03/2017
VATICAN. ĐTC kêu gọi đào sâu suy tư và chia sẻ về nội dung Tông Huấn ”Amoris laetitia” (Niềm vui yêu thương), trong dịp chuẩn bị và tiến hành Đại Hội kỳ 9 các gia đình Công Giáo thế giới.

Đại Hội sẽ tiến hành từ ngày 21 đến 26-8 năm 2018, tại Dublin thủ đô Cộng hòa Ailen, về đề tài: ”Tin Mừng gia đình, niềm vui cho thế giới”.

ĐTC đưa ra lời kêu gọi trên đây trong thư gửi các gia đình Công Giáo thế giới được công bố trong cuộc họp báo sáng hôm 30-3-2017, của ĐHY Kevin Joseph Farrell, người Ai Len, Tổng trưởng Bộ giáo dân, gia đình và sự sống, cùng với Đức Cha Diarmuid Martin, TGM giáo phận Dublin.

ĐTC viết: ”Chúng ta có thể đặt câu hỏi: Tin Mừng có tiếp tục là niềm vui cho thế giới hay không? Gia đình có tiếp tục là Tin Mừng cho thế giới ngày nay hay không?”. Ngài xác quyết là có và khẳng định rằng ”Gia đình chính là sự khẳng định của Thiên Chúa là Tình Yêu. Chỉ đi từ tình yêu gia đình mới có thể biểu lộ, phổ biến và tái tạo tình thương của Thiên Chúa trong thế giới. Nếu không có tình yêu thì không thể sống như con cái Thiên Chúa, như vợ chồng, như cha mẹ và anh chị em”.

Cụ thể hơn, ĐTC giải thích rằng ”các gia đình cần phải tự hỏi xem mình có thường sống bởi tình yêu, cho tình yêu và trong tình yêu hay không. Điều này có nghĩa là hiến thân, tha thứ, không dạy đời, ân cần săn sóc và tôn trọng người bạn đường của mình. Đời sống gia đình sẽ tốt đẹp hơn nếu mỗi ngày họ sống 3 lời đơn sơ: xin làm ơn, cám ơn, và xin lỗi. Mỗi ngày chúng ta cảm nghiệm sự dòn mỏng và yếu đuối, vì thế tất cả chúng ta, các gia đình và các mục tử, cần có sự tái khiêm tốn để ước muốn học hỏi, và được giáo dục, giúp đỡ và được giúp đỡ, đồng hành, phân định và hội nhập tất cả những người thiện chí”.

ĐTC tái bày tỏ mong ước một ”Giáo Hội đi ra ngoài, không tự tham chiếu, một Giáo Hội không rời xa những vết thương của con người, nhưng là một Giáo Hội từ bi thương xót, loan báo trọng tâm mạc khải của Thiên Chúa Tình Thương chính là Lòng Thương Xót. Chính lòng thương xót này đổi mới chúng ta trong tình yêu.. Chúng ta biết có bao nhiêu gia đình Kitô là nơi sống và là chứng nhân về lòng thương xót. Sau năm thánh lòng thương xót họ càng thương xót hơn và cuộc gặp gỡ tại Dublin cò thể cống hiến những dấu chỉ cụ thể về lòng thương xót”.

Sau cùng, ĐTC ủy thác cho ĐHY Farrell và các cộng sự viên nhiệm vụ xác định một cách đặc thù giáo huấn của Tông Huấn Niềm vui Yêu thương qua đó, Giáo Hội muốn rằng các gia đình luôn tiến hành, trong cuộc lữ hành nội tâm là một sự biểu hiện cuộc sống đích thực”.

Họp báo

Trong cuộc họp báo, Đức TGM Diarmuid Martin cho biết chương 8 của Tông Huấn ”Amoris laetitia” bàn về các gia đình mong manh hơn (ly dị, ly thân, tái hôn dân sự, vv..) không thể chiếm vị trí trung tâm trong việc chuẩn bị Đại hội gia đình thế giới ở Dublin. ”Phải nói về các gia đình bị tấn công, chúng ta không thể có một lối tiếp cận ý thức hệ, nhưng ta phải tự hỏi làm sao đương đầu với các thách đố? Làm sao gia đình có thể sống trong xã hội này? Nhất là tại một số vùng nghèo, người ta hãnh diện vì có con cái, là gia đình, điều này xảy ra ở Ai Len, nhưng không phải chỉ ở nước này mà thôi, cả ở Roma nữa, và Giáo Hội phải để ý đến điều đó.. Dầu sao điều đầu tiên không phải là nhiều giáo lý về gia đình, nhưng là tình yêu đối với con cái, như Chúa Giêsu đã nói”.

ĐHY Farrell nhận xét rằng ”nhiều khi người ta chỉ nói về một khía cạnh của Tông huấn ”Amoris laetitia” (ngài ám chỉ đến chương 8), mà ít để ý đến giáo huấn của toàn văn kiện, nhất là chương 2, 3 và 4 cũng rất quan trọng. Trong Giáo Hội, có những gia đình ở nhiều nơi với các não trạng khác nhau, điều quan trọng là giái thích đời sống hôn nhân; chúng ta cần đồng hành với các gia đình trong giai đoạn tiền hôn nhân và rồi trong toàn thể đời sống hôn nhân.. Chúng ta phải luôn đồng hành và hiểu, chúng ta là Giáo Hội. Nhiều gia đình không đi nhà thờ, xa lìa Giáo Hội và việc chuẩn bị cho Đại hội ở Dublin cũng phải để ý đến những điều đó” (SD, Ansa 30-3-2017)
 
Cơ quan bác ái “Đồng tiền thánh Phêrô” mở tài khoản Twitter và Instagram
Hồng Thủy Op
09:43 30/03/2017
Vatican – Mọi người trên khắp thế giới có thể kết nối trực tiếp với văn phòng “Đồng tiền thánh Phêrô” qua Twitter (@Obolus_EN) và Instagram.

Đây là cơ quan nhận sự đóng góp của các tín hữu như dấu chỉ sự chia sẻ của họ với những quan tâm của Đức Giáo Hoàng cho các nhu cầu khác nhau của Giáo Hội toàn cầu.

Vào tháng 11/2016, cơ quan bác ái này đã mở một trang web với các ngôn ngữ Anh, Italia và Tây ban nha nhắm thông tin trực tiếp, chính xác và minh bạch cho các tĩn hữu Công Giáo khắp thế giới và những ai muốn giúp cho những người nghèo khổ nhất.

Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng đã được đăng trên trang web, nay cũng được post trên Twitter và Instagram, với các hình ảnh, suy tư và thông tin về các công việc bác ái của Tòa Thánh.

Cơ quan bác ái “Đồng tiền thánh Phêrô” cam kết hỗ trợ các chương trình lớn nhỏ trên khắp thế giới, như xây dựng bệnh viện nhi ở Bangui, Trung phi, xoa dịu đau khổ của dân Ucraina và hỗ trợ đại học Công Giáo đầu tiên ở trên đát Giordan.

Nhờ sáng kiến của Tòa Thánh cùng với sự cộng tác của Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh, Bộ truyền thông và Phủ Thống đốc thành Vatican, các tài khoản Twitter bằng các ngôn ngữ Anh, Italia và Tây ban nha – “Obolo di San Pietro: @obolus_it”; “Obolo de San Pedro: @obolus_es”; “Peter’s Pence:@obolus_en” – và tài khoản Instagram “Obolus: obolus_va” có thể đươch các tín hữu Công Giáo khắp thế giới theo dõi. (SD 30/03/2017)
 
Phó TT. Pence dùng lá phiếu quyết định khi Thượng Viện tiến tới luật phò sự sống.
Giuse Thẩm Nguyễn
21:02 30/03/2017
Phó TT. Pence dùng lá phiếu quyết định khi Thượng Viện tiến tới luật phò sự sống.

(EWTN News/CNA) Phó Tổng Thổng Mike Pence đã bỏ lá phiếu quyết định tại Thượng Viện hôm thứ Năm nhằm tiến tới một đạo luật cho phép các tiểu bang một lần nữa quyền từ chối việc dùng quỹ Liên Bang để cấp cho các cơ sở phá thai của tổ chức Kế Hoạch Gia Đình (Planned Parenthood).

Maureen Ferguson, một chuyên viên cao cấp về chính sách của Hiệp Hội Công Giáo phát biểu rằng lá phiếu này “là một thắng lợi cho tất cả người dân Hoa Kỳ vì họ không muốn dùng tiền đóng thuế của mình để trả cho công nghệ phá thai cũng như việc buôn bán nội tạng của những thai nhi xấu số này.”

Vấn đề này đã trở thành luật dưới thời Obama vào tháng Mười Hai năm ngoái. Luật này cấm các tiểu bang giữ lại quỹ Liên Bang cấp cho các cơ sở phá thai của Planned Parenthood theo Title X trong khi các tiểu bang vẫn có thể làm việc này với các cơ sơ y tế khác.

Vào hôm thứ Năm, Thượng Viện đã bỏ phiếu không chấp thuận dự luật mà Hạ Viện đã thông qua, dẫn đến việc có thể hủy bỏ luật quy định của Bộ Y Tế.

Thượng nghị sĩ Cộng Hòa Lisa Murkowski của Alaska và Susan Collins của Main đã cùng với phía Dân Chủ chống lại việc hủy bỏ và số phiếu bằng nhau 50/50. Pence đã dùng lá phiếu quyết định của mình để làm số phiếu nghiêng về luật phò sự sống.

Theo Susan A. Anthony List, nhóm phò sự sống, thì đây là cuộc bầu phiếu đầu tiên về phá thai tại Thượng Viện từ năm 2015.

“Chúng ta cám ơn Phó Tổng Thống Mike Pence, người đã từng chiến đấu chống lại việc cấp quỹ cho các tổ chức Planned Parenthook khi còn là một Dân Biểu. Từ Đại Lộ Pennsylvania, ông đã đến với lá phiếu quyết định của mình để bảo vệ giá trị nhân bản và đời sống các thai nhi.” Ferguson đã phát biểu như thế.

Nhớ lại hồi tháng Mười Hai, Bộ Y Tế đã quy định rằng các tiểu bang chỉ có thể giữ lại tiền quỹ của Liên Bang theo Title X nếu các cơ sở này không cung cấp các dịch vụ mà ngân quỹ dành cho như ngừa thai, xét nghiệm thai và điều trị vô sinh.

Vì thế Planned Parenthood đã trở thành tổ chức phá thai lớn nhất nước vì các tiểu bang đã không giữ lại quỹ dành cho các chi nhánh phá thai của họ.

Cũng theo Planned Parenthood thì những năm gần đây từ 2014-15, tổ chức này đã thực hiện trên 323,999 vụ phá thai hằng năm và họ cũng nhận được trên $550 triệu tiền tài trợ từ ngân quỹ liên bang, tiểu bang và địa phương hay từ các chương trình y tế của chính phủ và tiền bồi hoàn.

Tổ chức này cũng làm dấy lên những tranh cãi về vai trò của nó trong việc mua bán cơ phận của các thai nhi bị phá thai. cũng như việc lấy các mô và dùng cho mục đích nghiên cứu y khoa.

Trung Tâm Tiến Bộ Y Khoa đã cho phát những đoạn phim bí mật ngắn, bắt đầu từ mù hè năm 2015 trong đó ghi lại các cuộc nói chuyện giữa các nhân viên của Planned Parenthood, đồng thời cũng có những hình ảnh của các bác sĩ bàn về giá cả của các thai mô với người đóng giả vai người đi thu mua các mô.

Chính quyền tiểu bang đã cho tiến hành điều tra tổ chức này, nhưng vẫn chưa có đủ chứng cớ để buộc tội vì tiền bồi hoàn với một giá vừa phải cho chi phí điều hành thì được liên bang cho phép. Tuy nhiên, vào tháng Giêng năm nay, Ủy Ban Điều Tra Ha Viện đã đưa ra bản báo cáo cho thấy tổ chức này đã có những lạm dụng.

Chẳng hạn như các nhân viên của tổ chức này đã thú nhận là các phòng khám đã không tuân thủ những quy định của tổ chức về những vấn đề quan trọng như trao đổi thai mô hay là việc phá thai bất hợp pháp với mục đích là thu hoạch các mô.

Một bản tường trình khác của viện phò sự sống Charlotte Lozier cho hay là qua các cuộc kiểm tra tài chánh, tổ chức Planned Parenthood đã tính tiền Medicaid vượt số tiến bồi hoàn và các cơ sở y tế khác với tổng số tiền lên tới hơn $130 triệu. Tổ chức này cũng tính tiền Medicaid để lấy tiền bồi hoàn trong những trường hợp phá thai và dịch vụ liên hệ ở Nebraska và New York.

Marjorie Dannenfelser, chủ tịch hội phò sự sống Susan B. Anthony List, kêu gọi hãy cho tiểu bang quyền xử dụng quỹ theo Title X cho các phòng khám thực sự cung cấp dịch vụ sức khỏe, nhất là từ khi những lạm dụng của tổ chức Planned Parenthood được khám phá.

Nếu dự luật này được thông qua Quốc Hội và được Tổng Thống Trump ký thành luật thì nó sẽ “vô hiệu hóa món quà ăn chia của Tổng Thống Obama dành cho kỹ nghệ phá thai”

Chính phủ liên bang sẽ không còn bao giờ can thiệp vào các nỗ lực của chính quyền tiểu bang để thực hiện ý chí của người dân -muốn hỗ trợ tài chánh cho sức khỏe thực sự của phụ nữ, chứ không phải cho việc phá thai.”

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Curia Tân Sơn Nhì mừng lễ Mẹ Truyền Tin
Phương Nga
09:05 30/03/2017
GIÁO XỨ TÂN PHÚ - CURIA TÂN SƠN NHÌ MỪNG LỄ MẸ TRUYỀN TIN

Mỗi năm,cứ đến Lễ Truyền Tin,Curia Tân Sơn Nhì lại tổ chức lễ Dâng mình và Cầu nguyện cho toàn Curia gồm 3 giáo xứ :Tân Phú-Phú Thọ Hòa và Mạc Tin(hạt Tân Sơn Nhì);cũng trên tinh thần đó,năm nay buổi lễ được mừng kính trọng thể vào lúc 8g ngày 25-03-2017 tại thánh đường gx Tân Phú.

Xem Hình

CẦU NGUYỆN :

Sau khi ổn định,chị Maria Hoa (Phó Curia) xướng kinh

-Kinh Chúa Thánh Thần

-Lần hạt Mân Côi Năm sự Vui

-Kinh Lạy Nữ Vương

Giờ cầu nguyện kết thúc,Anh Trưởng Curia Nguyễn Văn Kiến mời cộng đoàn đứng lên chào mừng Cha Linh giám Giuse Kiều Hoàng An,anh cũng thay mặt ban Quản trị chào mừng tất cả quý Ban Điều hành và Quý Hội viên trong Curia, anh giới thiệu một HV từ Đồng Tháp lên đây công tác, nhưng đã tìm đến để xin được tham dự buổi lễ trọng đại này.

HUẤN TỪ CỦA CHA LINH GIÁM

1-Hôm nay chúng ta họp nhau nơi đây với mục đích gì ? Thưa Để chúng ta đặt tay lên Vexium trước thánh tượng Mẹ Maria dâng mình cho Mẹ và đọc lại câu “ Lạy Nữ Vương là Mẹ con, toàn thân con thuộc về Mẹ và mọi sự của con là của Mẹ”

2-Chúng ta đọc để làm gì ? Thưa để nhớ lại và làm mới lại tinh thần Legio,vì những thử thách trong lúc thi hành công tác,vì sự lười biếng yếu đuối của bản thân.Tuy vậy, sự hiện diện của các HV trong buổi lễ này đã nói lên lòng yêu mến,vì có nhiều cách biểu lộ lòng yêu mến,nhưng có mặt vẫn là cách tỏ lòng yêu mến cụ thể nhất.

3-“Toàn thân con thuộc về Mẹ ..”câu nói này phải thật sự xuất phát tự đáy lòng chứ không chỉ làm cho chiếu lệ!

4- Chúng ta dâng mình để làm gì ?

Lý do đơn giản,vì toàn thể con người Mẹ Maria đã thuộc về Chúa Giêsu nên thông qua Mẹ, chúng ta cũng được thuộc về Chúa.Thánh Phaolo nói “ Ước gì những điều chúng ta cử hành cũng là những điều chúng ta thực hành ..”

Vậy xin hãy phó dâng không chỉ bằng lời nói mà phải bằng cả tấm lòng và cả trái tim.Ước mong sự hiện diện đông đủ của các Hội viên Curia TSN hôm nay sẽ được duy trì mãi mãi trong những ngày Thứ Ba đầu tháng.

NGHI THỨC DÂNG MÌNH :

Anh Trưởng mời anh Khương phụ trách Vexium, các Hội viên xếp hai hàng xuống cuối nhà thờ bằng lối đi bên cạnh và trở vào bằng lối giữa nhà thờ để thực hiện nghi thức Dâng mình,ca đoàn hát bài “ Kìa Bà nào đang tiến lên như rạng đông ....”trong số HV Dâng mình có 2 HV ngồi xe lăn, có trên 10 HV ở tuổi 90 trở lên,cụ Maria Tình 96t vẫn tự chống gậy đến dự lễ và các cháu Junior nhỏ nhất là 15 tuổi;ngoài các HV Legio,Ban QT cũng mời tất cả cộng đoàn hiện diện lên dâng mình cho Đức Mẹ,kết thúc nghi thức là những tấm ảnh lưu niệm của Cha Linh giám Giuse và Ban QT Curia chụp cùng các Đội trong 3 giáo xứ.

THÁNH LỄ :

Đúng 10g,Cha Linh giám Giuse Kiều Hoàng An bước lên bàn thánh chủ sự thánh lễ,Cha nói:

Chúng ta cùng nghe hai tiếng “Xin Vâng “ của Mẹ Maria và Lời Chúa;xin Chúa cho chúng ta mở đôi tai của mình để lắng nghe Lời Chúa và cùng dâng lên Chúa một Năm Mới hoạt động cho Legio,chúng ta biết làm mới lại tinh thần đức tin để chúng ta luôn có Chúa và Mẹ Maria đồng hành trong sứ mạng mà Chúa đã trao cho chúng ta.

Theo Tin mừng Thánh Luca,Cha chia sẻ :

Chúng ta vừa nghe lại một trình thuật rất quan trọng,đó là Lễ Mẹ Truyền Tin 25-03 và tính đến ngày 25-12 mỗi năm là Lễ Giáng Sinh, tức là sau 9 tháng thì Ngôi Hai Con Chúa ra đời ,như vậy niềm vui của mầu nhiệm Truyền Tin đã gắn liền với niềm vui của mầu nhiệm Giáng Sinh,có phù hợp không khi chúng ta cử hành lễ Truyền Tin trong mùa Chay Thánh,và chúng ta sắp chiêm ngưỡng Mẹ Maria đứng dưới chân thập giá Chúa Giêsu ?

Lời nói” Kính chào Đức Maria đầy ơn phúc ...của sứ thần Gabiriel nối tiếp có một câu quan trọng hơn “ Maria! Đừng sợ ..” Vì sao Mẹ Maria lại sợ ?

-Vì đón nhận Chúa khi thưa thành hôn sẽ bị ném đá ?

-Vì có Chúa mà gia đình Mẹ vẫn nghèo?

-Vì Mẹ có nhà cửa mà Chúa cứ lang thang không ổn định ?

-Vì Mẹ phải góa bụa sớm nuôi con một mình?

-Và cuối cùng Mẹ phải chứng kiến Chúa chịu khổ nạn,chịu chết trên Thánh giá vv.

Cũng như anh chị em đang sống trên trần gian cũng từng ngày phải “Sợ “

-Sợ gia đình không đầy đủ cơm áo

-Sợ không có con cái

-Có con lại sợ con hư hỏng

-Sợ bệnh tật vv

-Dấn thân thì sợ người ta hiểu lầm

-Yêu thương thì sợ bị phản bội

-Lắng nghe lời Chúa thì sợ người ta bảo mình đạo đức giả;và còn nhiều nỗi sợ hãi khác mà chính Chúa Giêsu cũng đã trải qua”Lạy Thiên Chúa trời con ! sao Chúa lại bỏ con ? “ Mẹ Maria cũng sợ nhưng mẹ luôn tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa và chúng ta cũng hãy noi gương Mẹ trong sự phó thác như vậy.

Hôm nay, khi đặt tay lên Vexium và đọc câu “Lạy Nữ Vương là Mẹ con toàn thân con thuộc về Mẹ ..” vì Mẹ Maria luôn thuộc về Thiên Chúa,nên chúng ta qua Mẹ sẽ đến gần với Chúa hơn.

Ước gì ,sự đông đủ này sẽ luôn lặp lại vào những ngày lễ Thứ Ba cuối tháng và các buổi sinh hoạt trong Năm Mới Legio .Xin Chúa và Mẹ Maria luôn phù hộ cho tất cả chúng ta,những Đạo binh Đức Mẹ hôm nay và mãi mãi .

Trước khi nhận phép lành,anh Phêrô Kiến đã thay mặt toàn thể Curia dâng lên Cha chánh xứ, quý Cha lời tri ân,vì đã tạo điều kiện cho Curia được tổ chức buổi lễ và Cha Giuse Linh giám chủ tế đã đến tham dự và đã dâng thánh lễ cầu nguyện.

Anh cũng cám ơn Ban Quản trị,Quý Hội viên, Ca đoàn,Nhóm nhiếp ảnh và tất cả HV thuộc Curia TSN đã đến hiệp dâng thánh lễ và hiện diện trong buổi lễ này.

Buổi lễ kết thúc lúc 12g cùng ngày trong niềm tin yêu vào Chúa và Mẹ Maria vì toàn thân HV đã thuộc về Mẹ.

Phương Nga
 
Xứ Tân Phú Sàigòn: Hội các Bà Mẹ Công Giáo mừng lễ bổn mạng
Phương Nga
09:16 30/03/2017
GIÁO XỨ TÂN PHÚ–HỘI CÁC BÀ MẸ Công Giáo MỪNG BỔN MẠNG LỄ MẸ TRUYỀN TIN

Các Bà mẹ CG gx Tân Phú đã có một ngày vui trọn vẹn và hân hoan trong buổi lễ mừng kính Bổn mạng Mẹ Truyền Tin vào lúc 17g ngày 24-03-2017 tại thánh đường gx Tân Phú.

RƯỚC KIỆU:

Một cuộc rước trọng thể tượng Mẹ Maria quỳ để nghe sứ thần Truyền Tin vòng quanh nhà thờ, đã có Ban Chấp hành cùng hàng trăm Hội viên trong đồng phục áo dài khăn xanh tham dự,cha Chánh xứ Giuse Lê Đình Quế Minh Linh hướng của Hội chủ sự,cha Giuse Nguyễn Minh Đức (Phó xứ Bùi Môn) và cha Giuse Kiều Hoàng An (Phó xứ Tân Phú ) và các vị khách mời : Quý Sơ các dòng,Ban điều hành CBMCG TGP, Hạt Tân Sơn Nhì,BĐH của 14 xứ trong giáo hạt Tân Sơn Nhì,Hội đồng MV Xứ họ,Đại diện các Đoàn thể gx Tân Phú,quý Ân nhân,Đội hoa họ Thăng Thiên và cộng đoàn dân Chúa,tuy không kèn trống,nhưng những bài hát do chính ca đoàn các BMCG đã hát lên “ Tung Hô Nữ Vương,Kính Mừng Nữ Vương,Cung Chúc Trinh Vương đã tạo nên một bầu khí tưng bừng nhưng trang trọng.

Xem Hình

THÁNH LỄ :

Đúng 17g 45 cuộc rước kết thúc,Cha chủ sự mở lời : Chúng ta nhìn lên cung thánh hôm nay có cha Phó xứ Bùi Môn về dâng lễ mừng lễ bổn mạng các BMCG xứ chúng ta,Ban ĐH TGP và giáo hạt TSN,các Xứ bạn và rất đông các Hội viên trong gx,tôi rất vui mừng vì càng đông thì chúng ta càng nhiều lời cầu nguyện và được nhiều ơn.Xin chào mừng quý Cha,quý Khách và xin Chúa ban cho các BMCG chúng ta được đẹp như Mẹ Maria trong sự thùy mị và khiêm nhường.

Theo bài giảng theo Thánh Luca ( 1,26-38)

Hôm nay Hội Các BMCG gx mừng lễ bổn mạng nên nhà thờ khá đông và có bầu khí hân hoan,đối với nhân loại hơn 4000 năm khao khát Chúa giáng trần thì Sứ thần Gabiriel đã đến và mở lời chào “Mừng vui lên hỡi đấng đầy ân sủng,Thiên Chúa ở cùng Bà “( 1,28) Maria! Đừng sợ vì Bà đẹp lòng Thiên Chúa và này đây Bà sẽ thụ thai , hạ sinh một con Trai ,đặt tên là Giêsu Người sẽ nên cao cả và được gọi là con Đấng Tối Cao “1,30-32)

Nếu Lễ Giáng Sinh được ví như cánh hoa sắp nở thì lễ Mẹ Truyền Tin là một nụ hoa,và hàng năm chúng ta đã đón những ngày lễ này để rồi trong ngày sau hết chúng ta cũng được hạnh phúc và vinh quang với Người.qua bài Tin Mừng này chúng ta hãy chiêm ngắm thái độ khiêm nhường của Mẹ Maria và tình yêu của Chúa Giê su vì Ngài đã làm mọi cách để đến với chúng ta.Các BMCG hãy cầu xin Chúa đến với gia đình chúng ta để chúng ta có một đức tin vững mạnh và nhận Chúa là gia nghiệp của mình.Thiên Chúa đã có kế hoạch của Người và Người chỉ còn chờ hai tiếng “Xin vâng “của Mẹ Maria, và Mẹ cũng đã dõng dạc tuyên bố điều này nên Mẹ đã đẹp lòng Thiên Chúa .

Chúng ta hãy cầu xin cho chúng ta biết nhận ra Thánh ý Chúa trong đời sống hàng ngày và chúng ta phải biết nói hai tiếng “Xin vâng “như Mẹ Maria;mặc dù có những lúc chúng ta thấy khó khăn khi đứng trước bao nhiêu thử thách và biến cố và phải chọn lựa giữa mọi điều .Nhưng nếu ta siêng năng cầu nguyện thì ta sẽ nhận ra Thánh ý Chúa và mọi thử thách sẽ vượt qua một cách dễ dàng.Xin Chúa chúc lành cho quý Cha,quý Tu sĩ,quý Khách và cách riêng Hội CBM CG gx Tân Phú để mọi người luôn được ở trong vòng tay yêu thương của Ngài.

NGHI THỨC NHẬP HỘI :

Chị Maria Hoan Hội trưởng đọc tên 16 Tân Hội viên sắp tuyên hứa, các chị bước lên cung thánh và đứng vòng quanh trước mặt Cha Chủ sự :

Cha chủ sự đọc lời nguyện và thẩm vấn các chị em :

- Các chị em xin ơn gì ?

- Các chị có nhận định rõ ràng về vai trò của Hội chưa ?

- Các chị có ý thức Người mẹ là Linh mục trong gia đình CG không ?

- Sau khi các Tân Hội viên trả lời đầy đủ về ý nghĩa và vai trò của Hội viên Hội Các Bà mẹ Công Giáo

Cha chủ sự làm phép khăn quàng và phù hiệu và trao cho các Tân Hội viên

Tất cả Tân Hội viên cùng Cộng đoàn cùng đọc 10 Điều Tâm Niệm của Hội Các BMCG

Cha chủ sự đọc lời nguyện kết thúc,Cha mời các Tân Hội viên quay xuống cộng đoàn để mọi người chúc mừng.

Thánh lễ tiếp tục với phần Phụng vụ Thánh Thể, ca đoàn hát bài “ Như Hương Tỏa Bay” các chị trong Ban Điều hành cùng Hội viên trong trang phục cổ truyền đã diễn nguyện một cách sốt sắng và rất đẹp mắt.

Trước khi ban phép lành,Chị Maria Hoan đã thay mặt Hội để dâng lời tri ân lên Cha Chánh xứ chủ sự cũng là Linh hướng của Hội Các BMCG gx Tân Phú,Cha Giuse Phó xứ Bùi Môn,Cha Giuse Phó xứ Tân Phú đã đến dâng thánh lễ để cầu nguyện cho Hội, đặc biệt Cha Phó xứ Bùi Môn đã phải đi đường xa đến đây.

Cám ơn HĐMV gx,Ban Điêu hành 5 giáo họ,Ban ĐH CBMCG TGP Sài Gòn và hạt Tân Sơn Nhì ,Quý Sơ,Quý Đoàn thể,Quý Ân nhân,Đội Hoa, Ca đoàn ,Ban Âm thanh ánh sáng,Ban Truyền thông,Ban ĐH Hội,toàn thể Hội viên và cộng đoàn dân Chúa đã giúp đỡ cho Hội cách này hay cách khác và hôm nay đến hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho Hội,nhất là Giáo họ Thăng Thiên đã giúp làm Phông tòa Đức Mẹ rất lộng lẫy và đẹp.

Buổi lễ kết thúc lúc 19g cùng ngày trong niềm tin yêu vào Tình yêu của Chúa và Mẹ Maria,vì Mẹ đã đóng góp cho công cuộc cứu chuộc vĩ đại của Thiên Chúa dành cho loài người qua hai tiếng “Xin vâng”

Phương Nga
 
Giải Phụ Nữ Quốc Tế Quả Cảm được phát cho Mẹ Nấm đang bị giam giữ
Xavier Nguyễn Đông
09:26 30/03/2017


Một bà mẹ các em Thiếu Nhi Thánh Thể đang bị giam cầm vì những chia sẻ nhân quyền trên Mạng đã được Hoa Kỳ vinh danh là một Phụ Nữ Quốc Tế Quả Cảm.

Bút hiệu Mẹ Nấm, bà tên thật là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị Công An tỉnh Khánh Hoà bắt giam từ tháng 10 năm ngoái vì đã lên tiếng tranh đấu cho vấn đề Ô Nhiễm Môi Trường và phản đối tập đoàn Fomosa, tuy nhiên theo Chính quyề̀n VN thì bà phạm tội Tuyên Truyền Chống Nhà Nước CHXHCN, chống đối chính sách Đảng và Nhà Nước, bôi nhọ các cá nhân và đã bị bắt theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự.

Năm nay Hoa Kỳ đã trao giải thưởng Phụ Nữ Quốc Tế Quả Cảm cho 13 phụ nữ nối danh trên thế giới, tất cả 12 người khác đã có mặt để nhận giải, trừ bà Như Quỳnh được trao giải vắng mặt.

Bà được Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Tom Shannon nhắc tới một cách đặc biệt như là: "người chỉ trích mạnh mẽ các bất công, vi phạm nhân quyền" ở Việt Nam. Bà được vinh danh vì "quyết tâm phơi bày bất công, tham nhũng, và dùng tiếng nói của mình để bảo vệ quyền và tự do của người dân".

Phát ngôn bộ Ngoại Giao VN, Lê Hải Bình, đã lên tiếng phản đối việc trao giải của Hoa Kỳ. Từ chối không đề cập đến tội trạng hoặc tình trạng giam cầm cuả bà Như Quỳnh, người phát ngôn chỉ nói "Việt Nam cho rằng Bộ Ngoại giao Mỹ trao giải thưởng cho một cá nhân đang bị tạm giam để điều tra vì hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam là một hành động thiếu khách quan, không phù hợp và không có lợi cho việc phát triển quan hệ hai nước".
 
Thánh lễ đặt viên đá xây dựng giáo họ Phanxicô Xaviê tại đảo Hòn Tre – GP Long Xuyên
Văn Minh
10:14 30/03/2017
Thánh lễ đặt viên đá xây dựng giáo họ Phanxicô Xaviê tại đảo Hòn Tre – GP Long Xuyên

“Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả chỉ là uổng công” Tv 126.

Vào sáng thứ Ba ngày 28.03.2017, khoảng 600 giáo dân sống dải rác trên đảo, Hòn Tre – Hòn Giang (thuộc quần đảo Hải Tặc) cùng một số giáo dân từ trong giáo xứ Hà Tiên, Rạch Giá, thuộc giáo phận Long Xuyên, hân hoan chào đón quý Đức Cha, quý cha, quý thầy, quý soeur, cùng quý vị ân nhân quy tụ về đảo Hòn Tre tham dự Thánh lễ. Để tạo điều kiện thuận lợi và cho mọi người đi ra đảo được an toàn, tốt đẹp, cha xứ Giuse Đinh Mạnh Hùng, và cha phó Giuse Trần Đình Lợi, đã thuê 05 chuyến tầu cao tốc đưa mọi người từ bến phà Hà Tiên đi ra đảo, mỗi chuyến đưa được hơn 100 người đi mất 45 phút/chuyến với đoạn đường (biển) dài 18 Km. Được biết, đây là lần đầu tiên sau sáu mươi năm bà con giáo dân sống trên đảo Hòn Tre, và Hòn Giang, được Đức Cha về thăm mục vụ và dâng Thánh lễ đặt viên đá xây dựng ngôi nhà thờ giáo họ Phanxicô Xaviê nơi biển đảo xa xôi đầy nắng và gió này.

Xem Hình

Thánh lễ trọng thể đã diễn ra lúc 9g30, do Đức Cha Giuse Trần Văn Toản, Giám mục phụ tá, giáo phận Long Xuyên – chủ tế. Đồng tế cùng ngài có quý cha nguyên Tổng đại diện, quý cha hạt trưởng hạt Hà Tiên, cha Giuse Đinh Mạnh Hùng, chánh xứ Hà Tiên, cha phó Giuse Trần Đình Lợi, cùng 40 quý cha đến từ trong và ngoài giáo phận Long Xuyên.

Đến tham dự Thánh lễ, ngoài bà con giáo dân trên đảo Hòn Tre, Hòn Giang, còn có quý thầy, quý soeur, quý vị khách mời đến từ Phan Thiết, Bảo Lộc, Sài Gòn, và Long Xuyên cùng hiệp dâng.

Đầu lễ, cha xứ Giuse Đinh Mạnh Hùng, thay mặt ngỏ lời chào mừng quý Đức Cha, quý cha, quý thầy, quý soeur, quý vị ân nhân, thân nhân, cùng quý vị khách mời đã đến hiệp dâng Thánh lễ hôm nay bằng một tràng pháo tay giòn giã của cộng đoàn. Sau đó, vị đại diện giáo họ lên cảm ơn quý Đức Cha, quý cha, quý vị ân nhân, cùng mọi thành phần dân Chúa hiện diện trong Thánh lễ hôm nay, cũng như chính quyền các cấp đã tao mọi điều kiện cho giáo họ tổ chức Thánh lễ được diễn ra tốt đẹp. Nhân đây, vị đại diện cũng cũng nói lên tiến trình xây dựng của ngôi thánh đường giáo họ Phanxicô Xaviê đã được khởi công từ tháng 07.2016 đến nay cơ bản đã xây xong phần chân móng. Đáp lời, Đức Cha Giuse thay mặt Giáo phận có lời cảm ơn quý Đức Cha cố tiên khởi, quý cha cố, cùng những người đã đến đặt nền móng đức tin nơi đảo Hòn Tre, Hòn Giang, chúc mừng cha xứ Giuse Đinh Mạnh Hùng, cha phó Giuse Trần Đình Lợi, cùng anh chị em giáo dân nơi đây là những người đang tiếp nối sứ vụ loan báo Tin Mừng của Đức Kitô đến cho mọi người nơi biển đảo này. Đồng thời, chúc cho ngôi thánh đường sớm được hoàn thành, nhanh chóng, để có nơi phụng thờ Thiên Chúa được tốt đẹp hơn.

Trong phần giảng lễ, Đức Cha Giuse đã diễn tả nét đẹp thật dễ thương nơi Thánh Phêrô, từ một con người chài lưới bắt cá, Thiên Chúa đã biến đổi thành chài lưới người. Cũng vậy, Thánh Phanxicô Xaviê được giáo họ Hòn Tre nhận làm quan thầy cũng thật dễ thương, Thánh Nhân đã từ bỏ vinh hoa phú quý ở đời để đi ra khơi rao giảng Tin Mừng từ Châu Âu đến Châu Á không biết mệt mỏi trong suốt cuộc đời của mình. Và hôm nay, cũng lại thật dễ thương, quý cha, quý thầy, quý soeur đây, cũng đã nghe tiếng Chúa mời gọi ra khơi tiếp nối sứ vụ loan báo Tin Mừng không chỉ cho người Kitô hữu mà còn cho những người ngoài Kitô hữu nữa. Song song với việc loan báo Tin Mừng, quý cha còn chia sẻ Bác ái cho những người có hoàn cảnh khó khăn không phần biệt tôn giáo trên đảo vào Mùa Giáng Sinh như; gạo, mì gói, dầu ăn, đường, sữa. Mùa Trung Thu, tổ chức văn nghệ, rước đèn, phát quà cho các em cùng nhiều vật dụng khác…

Sau bài giảng, Đức Cha chủ sự đọc lời nguyện và rẩy nước phép trên mảnh đất rộng khoảng 3000m2, và trên viên đá xây dựng.

Thánh lễ được tiếp nối với phần phụng vụ Thánh Thể, và kết thúc lúc 11g00 cùng ngày.

Trước khi ra về, quý vị đại diện trao cho mỗi người tham dự Thánh lễ một phần cơm hộp. Được biết hiện nay, đời sống của những người trên đảo vẫn chưa có điện quốc gia, còn phụ thuộc vào máy phát điện của chính quyền địa phương phát mấy tiếng trong ngày, nước ngọt sinh hoạt trông vào nguồn nước mưa tự nhiên. Vì thế, để xây dựng một ngôi thánh đường ngoài đảo kinh phí sẽ tăng gấp hai ba lần so với trong đất liền. Qua đây, xin cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện và rộng tay giúp đỡ cho giáo họ sớm có được ngôi thánh đường để cùng nhau làm sáng Danh Chúa nơi đảo Hòn Tre này.

Đôi nét về giáo họ Phanxicô Xaviê – đảo Hòn Tre.

Giáo họ Hòn Tre có từ năm 1938, được mua lại của một tư nhân do ông Phù Dung cẩm, cho đến năm 1992 được khởi công, và hoàn thành năm 2000, cùng một khu đất bên kia đường tạo lập năm 2002 dùng làm nơi để xe, trường giữ trẻ và nhà các nữ tu dòng Chúa Quan Phòng.

Linh mục phụ trách:

1938 – 1950 cha Médrignac

1957 – 1972 cha Micae Lê Tấn Công

1972 -1974 cha Giuse Trần Thiên Định

1974 – 2011 cha Giuse Phan Văn Lung

2011 đến nay do cha Giuse Đinh mạnh Hùng, và cha phó Giuse Trần Đình Lợi, cùng với trên 500 nhân khẩu sống bằng nghề chài lưới đánh bắt cá dải rác trên đảo Hòn Tre và Hòn Giang, cha phó Giuse Trần Đình Lợi thường ra đảo dâng Thánh lễ vào chiều thứ Bảy và sáng Chúa Nhật hằng tuần.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tìm đâu dân quyền ở Việt Nam ?
Phạm Trần
08:56 30/03/2017
TÌM ĐÂU DÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM ?


Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa có Hiến pháp và hàng hà sa số Luật nói về quyền và nghĩa vụ công dân, nhưng có đốt đuốc đi tìm cũng không thấy quyền dân được nói, được nghe và được viết ra những điều mình muốn.

Vậy Hiến pháp và Luật viết ra để làm gì, nếu không phải chỉ để khoe hàng hay đọc cho đã con mắt và nghe cho sướng lỗ tai ?

Chẳng hạn như Điều 2 Hiến pháp 2013 viết:”Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.”

Thưc tế dân không dính dáng gì đến nhà nước này vì nó không do dân bầu lên. Nhà nước của đảng duy nhất cầm quyền cũng chỉ “vì nhân dân” để tuyên truyền cho câu nói “Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân” của ông Hồ Chí Minh.

Nhưng những người thừa kế ông Hồ lại không làm theo lời dặn của ông bảo:”Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.

Nếu các “cháu ngoan” của “Bác” làm đúng như thế thì không những đất nước và người dân đã bớt khốn khó mà đảng cũng đâu phải tiếp tục đầu bù tóc rối từ năm này qua năm khác để lo “ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” trong cán bộ, đảng viên ?

Đến khỏan 2/Điều 2, Hiến pháp còn vẽ vời rằng :”Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.”

Thực tế không phải như vậy . Nhân dân chỉ được “ khoác áo làm chủ” để ăn bánh vẽ. Bằng chứng cho thấy Đảng nắm hết mọi thứ quyền để nuôi cán bộ ăn no béo ù. Trong khi nông dân, chiếm 70% dân số, công nhân lao động và những trí thức không chịu nghe theo đảng bằng mọi gía lại mang số phận hẩm hiu và thiệt thòi nhất trong xã hội.

Chẳng hạn như chuyện “đất đai thuộc về tòan dân” mà nhà nước lại dành quyền quản lý và độc quyền sử dụng như quy định trong Điều 53 :”Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”

Ai ủy quyền cho nhà nước “đại diện” để làm chủ và “qủan lý” đất của dân ? Chẳng có “văn tự điền thổ” hay hợp đồng nào giữa đảng và dân đã minh thị như thế.

Được đà, Quốc hội (của đảng) còn duy trì quyền được độc tôn cai trị đất nước trong Hiến pháp cho đảng Cộng sản như Điều 4 viết:”Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”

Chưa hết, đảng này còn“tự nhiên như người Hà Nội” để nhét chữ vào miệng dân nói rằng:”Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta…” (Cuơng lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ qúa độ lên Xã hội Chủ nghĩa—Bổ sung, phát triển 2011)

Nhân dân nào đã nói với đảng như thế, hay đảng đã “cả vú lấp miệng em” để nói văng mạng ?

QUYỀN DÂN Ở ĐÂU ?

Sau những vẽ vời dân chủ nửa vời như thế, Hiến pháp 2013 còn dành hẳn Chương II, từ Điều 14 đến Điều 49 để phô trương về “ Quyền con người và nghĩa vụ cơ bản của công dân”

Nhưng dù có rào trước đón sau thì nhiều điều của Chương này đã vô hiệu hóa ngay từ khi sọan thảo.

Chẳng hạn như Điều 23 viết:”Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

Cụm từ “do pháp luật quy định” là con dao hai lưỡi đã triệt tiêu ý nghĩa “tự do đi lại và cư trú” của công dân . Nhà nước đã tận dụng triệt để các Điều 79, 87,88 và 89 của Bộ Luật Hình sự 1999 để tước bỏ quyền đi lại của nhiều công dân, trong đó có những người tham gia vào công cuộc đấu tranh cho dân chủ, tự do và nhân quyền ở Việt Nam.

Tiêu chuẩn quy tội của những điều này rất mơ hồ và đượm mầu sắc quy chụp lên các đối tượng nhà nước nhằm vào.

Tỷ dụ Điều 79 viết “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” quy định các đối tượng bị trừng phạt gồm:” Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau”:

1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình;

2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

Điều 87. “Tội phá hoại chính sách đoàn kết” viết:

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm:

a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với lực lượng vũ trang, với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội;

b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;

c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội;

d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.

2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Điều 88. “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” :

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;

b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân;

c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

Điều 89. “Tội phá rối an ninh” :

1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 82 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm

TÔN GIÁO ĐẾN NGÔN LUẬN

Bước qua Điều 24 của Hiến pháp 2013, chúng ta sẽ thấy cái đuôi “lợi dụng tín ngưỡng” được chêm vào để hạn chế, kiểm soát và kìm kẹp người có đạo.

Hiến pháp cam đoan:

1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Không cần phải dài dòng hay phân bua với nhà nước. Nhiều năm qua, chính quyền ở nhiều nơi trong nước đã chiếm đọat tài sản của các Tổ chức Tôn giáo như tịch thu đất đai, đền thờ, đình chùa hay các địa điểm thờ phượng của người dân mà nhà nước cứ leo lẻo “không hề có xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo”.

Ngược lại, khi bị phản đối và khiếu kiện như “con kiến đi kiện củ khoai” thì nhà nước lại gán tội “ngăn cản thi hành luật pháp” hay “lợi dụng tôn giáo” để họat động chống phá nhà nước, hoặc gay gắt hơn, họ bảo các vị đã “chống lại chính quyền nhân dân”.

Đến Điều 25, Hiến pháp cũng viết cong queo:”Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

Hay: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.

Ai cũng biết, các Tổ chức Nhân quyền trên Thế giới, Liên Hiệp Quốc, Liên hiệp Châu Âu và Bộ Ngọai giao Mỹ đều biết Điều 25 chỉ viết ra để chơi cho vui. Bởi vì Nhà nước Việt Nam đã vênh vang không chấp nhận cho tư nhân ra báo và khẳng định báo đài là các cơ quan được sử dụng để tuyền truyền cho chủ trương, chính sách của nhà nước và bảo vệ đảng CSVN.

Các dự thảo luật về “hội họp, lập hội, biểu tình” cứ thậm thụt đưa ra Quốc hội rồi lại rút để tiếp thu ý kiến hay bổ cung đã vài phen rồi mà chưa biết sẽ lùi cho đến bao giờ ?.

Nhà nước của đảng còn tìm mọi cách để ngăn cấm quyền “thông tin” và “được thông tin” của người dân. Các quyền được tiếp cận thông tin qua Internet, Facebook cũng bị ngăn chặn và kiểm soát nghiêm ngặt.

BẢO VỆ ĐỘC TÀI

Hai văn kiện chứng minh cho hành động độc tài và độc quyền thông tin của nhà nước Việt Nam được gói ghém trong:

- Thông tư số 38/2016/TT-BTTTT, ngày 26/12/2016 “Quy định chi tiết về việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới.”



-Nghị định 72/2013/NĐ-CP, ngày 15/03/2013 nhằm “ Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng”.

Mục đích của 2 văn kiện này là nhắm kiểm soát và truy lùng các thông tin được nhà nước quy kết là “độc hại” du nhập qua đường viễn thông và internet từ bên ngoài vào Việt Nam, và giao dịch, sử dụng tại các địa điểm tiếp nhận hay các tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam.

Thông tư 38 ấn định thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông được sàng lọc, cấm đoán và quyết định biện pháp chế tài các thông tin từ bên ngoài vào Việt Nam. Nội dung cũng quy định trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ Internet vào Việt Nam như Google và Yahoo v.v.. và bổn phận của họ phải tuân thủ.

Tuy nhiên, Thông tư 38 chỉ là cái đuôi nối dài để áp dụng triệt để nội dung ấn định trong Nghị định 72/2013, ban hành ngày 15/03/2913 bởi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Điều 1 của Nghị định 72/2013 viết:” Nghị định này quy định chi tiết việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng; bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng, bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.”

Điều 2. Cho biết “Đối tượng áp dụng” :

“Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng, bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.”

Điều 3. Nói về “Giải thích từ ngữ”, viết chi tiết các loại hoạt động bị chi phối như sau:

1. Mạng là khái niệm chung dùng để chỉ mạng viễn thông (cố định, di động, Internet), mạng máy tính (WAN, LAN).

2. Dịch vụ Internet là một loại hình dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ truy nhập Internet và dịch vụ kết nối Internet:

a) Dịch vụ truy nhập Internet là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng Internet khả năng truy nhập đến Internet;

b) Dịch vụ kết nối Internet là dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông khả năng kết nối với nhau để chuyển tải lưu lượng Internet.

3. Trạm trung chuyển Internet là một hệ thống thiết bị viễn thông được một tổ chức hoặc doanh nghiệp thiết lập để cung cấp dịch vụ kết nối Internet.

4. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet là doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ Internet quy định tại Khoản 2 Điều này.

5. Đại lý Internet là tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cho người sử dụng Internet thông qua hợp đồng đại lý Internet ký với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet để hưởng hoa hồng hoặc bán lại dịch vụ truy nhập Internet để hưởng chênh lệch giá.

6. Điểm truy nhập Internet công cộng bao gồm:

a) Địa điểm mà đại lý Internet được quyền sử dụng hợp pháp để cung cấp dịch vụ;

b) Điểm truy nhập Internet công cộng của doanh nghiệp là địa điểm mà đơn vị thành viên hoặc cá nhân đại diện cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet trực tiếp quản lý để cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cho người sử dụng Internet;

c) Điểm truy nhập Internet công cộng tại khách sạn, nhà hàng, sân bay, bến tàu, bến xe, quán cà phê và điểm công cộng khác là địa điểm mà tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng hợp pháp để cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cho người sử dụng Internet.

7. Người sử dụng Internet là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet hoặc điểm truy nhập Internet công cộng để sử dụng các ứng dụng và dịch vụ trên Internet.

Tiếp theo, khỏan này giải thích tiếp:

8. Tài nguyên Internet là tập hợp tên và số thuộc quyền quản lý của Việt Nam, bao gồm:

a) Tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”, các tên miền khác liên quan đến quyền lợi quốc gia Việt Nam; địa chỉ Internet, số hiệu mạng, các tên và số khác được các tổ chức quốc tế phân bổ cho Việt Nam thông qua Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC);

b) Tên miền quốc tế, địa chỉ Internet, số hiệu mạng, tên và số khác được tổ chức quốc tế phân bổ cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.

TRÒ CHƠI CŨNG KIỂM SOÁT

9. Dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng (gọi tắt là dịch vụ trò chơi điện tử) là việc cung cấp cho người chơi khả năng truy nhập vào mạng và chơi các trò chơi điện tử trên mạng.

10. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng (gọi tắt là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử) là doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử thông qua việc thiết lập hệ thống thiết bị và sử dụng hợp pháp phần mềm trò chơi điện tử.

11. Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng là địa điểm mà tổ chức, cá nhân được toàn quyền sử dụng hợp pháp để cung cấp cho người chơi khả năng truy nhập vào mạng và chơi trò chơi điện tử thông qua việc thiết lập hệ thống thiết bị tại địa điểm đó.

12. Người chơi trò chơi điện tử trên mạng (gọi tắt là người chơi) là cá nhân giao kết hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử hoặc điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng để chơi trò chơi điện tử.

13. Thông tin trên mạng là thông tin được lưu trữ, truyền đưa, thu thập và xử lý thông qua mạng.

14. Thông tin công cộng là thông tin trên mạng của một tổ chức, cá nhân được công khai cho tất cả các đối tượng mà không cần xác định danh tính, địa chỉ cụ thể của các đối tượng đó.

TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN

15. Thông tin riêng là thông tin trên mạng của một tổ chức, cá nhân mà tổ chức, cá nhân đó không công khai hoặc chỉ công khai cho một hoặc một nhóm đối tượng đã được xác định danh tính, địa chỉ cụ thể.

16. Thông tin cá nhân là thông tin gắn liền với việc xác định danh tính, nhân thân của cá nhân bao gồm tên, tuổi, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử và thông tin khác theo quy định của pháp luật.

17. Dịch vụ nội dung thông tin là dịch vụ cung cấp thông tin công cộng cho người sử dụng dịch vụ.

18. Nguồn tin chính thức là những thông tin được đăng, phát trên báo chí Việt Nam hoặc trên các trang thông tin điện tử của cơ quan Đảng, Nhà nước theo quy định pháp luật về báo chí, sở hữu trí tuệ.

19. Thông tin tổng hợp là thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin, nhiều loại hình thông tin về một hoặc nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

20. Hệ thống thông tin là tập hợp các thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin bao gồm phần cứng, phần mềm và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động lưu trữ, xử lý, truyền đưa, chia sẻ, trao đổi, cung cấp và sử dụng thông tin.

21. Trang thông tin điện tử (website) là hệ thống thông tin dùng để thiết lập một hoặc nhiều trang thông tin được trình bày dưới dạng ký hiệu, số, chữ viết, hình ảnh, âm thanh và các dạng thông tin khác phục vụ cho việc cung cấp và sử dụng thông tin trên Internet.

22. Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.

23. An toàn thông tin là sự bảo vệ thông tin và các hệ thống thông tin tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin.

24. An ninh thông tin là việc bảo đảm thông tin trên mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bí mật nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Như vậy thì những loại tin nào bị ngăn cấm truyền tải và thu nhập ?

Nhà nước Việt Nam cho biết trong Điều 4. Khi nói về “Chính sách phát triển, quản lý Internet và thông tin trên mạng” là nhằm:”Khuyến khích phát triển các nội dung, ứng dụng tiếng Việt phục vụ cho cộng đồng người Việt Nam trên Internet. Đẩy mạnh việc đưa các thông tin lành mạnh, hữu ích lên Internet.

Họ cũng nói sẽ :”Ngăn chặn những hành vi lợi dụng Internet gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục và vi phạm quy định của pháp luật. Áp dụng các biện pháp bảo vệ trẻ em, thanh thiếu niên khỏi tác động tiêu cực của Internet.

Bảo đảm chỉ những thông tin hợp pháp theo pháp luật Việt Nam mới được truyền, kể cả truyền qua biên giới, đến người sử dụng Internet tại Việt Nam.”

CÁC VIỆC BỊ CẤM

Vậy người cung cấp dịch vụ thông tin trên Internet hay Facebook, Google, Yahoo v.v… cũng như người tiếp nhận ở Việt Nam bị ngăn cấm trong các lĩnh vực nào ?

Điều 5 của Nghị định 72/2013 quy định bị cấm nếu:

1. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích:

a) Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo;

b) Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định;

d) Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;

đ) Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm;

e) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

2. Cản trở trái pháp luật việc cung cấp và truy cập thông tin hợp pháp, việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ hợp pháp trên Internet của tổ chức, cá nhân.

3. Cản trở trái pháp luật hoạt động của hệ thống máy chủ tên miền quốc gia Việt Nam ".vn", hoạt động hợp pháp của hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

4. Sử dụng trái phép mật khẩu, khóa mật mã của tổ chức, cá nhân; thông tin riêng, thông tin cá nhân và tài nguyên Internet.

5. Tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền hợp pháp của tổ chức, cá nhân; tạo, cài đặt, phát tán phần mềm độc hại, vi-rút máy tính; xâm nhập trái phép, chiếm quyền điều khiển hệ thống thông tin, tạo lập công cụ tấn công trên Internet.

Những lý do ngăn cấm và biện pháp kiểm soát, ngăn chận hoạt động của Internet và các dạng truyền thông điện tử khác từ ngoài vào Việt Nam và ở trong nước đã cho thấy đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam đang lo sợ trước trận cuồng phong của khoa học kỹ thuật truyền thông.

HÌNH ẢNH TRƯỚC MẮT

Nhưng liệu họ có thành công không, hay chỉ dọn đường cho một cuộc chiến thông tin và truyền thông mới với nước ngoài và với người dân của mình ?

Hiện nay, khi đảng tung hết khả năng để đối phó với cơn phong ba “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” trong nội bộ đàng thì họ cũng phải đương đấu với nhiều cán bộ, đảng viên không còn muốn đảng tồn tại nữa.

Thậm chí còn có nhiều cán bộ đảng viên đã tiếp tay phát tán các thông tin nói xấu lãnh đạo hay chỉ trích đường lối và chính sách của đảng và nhà nước.

Báo Quân đội Nhân dân báo động ngày 23/03/2017:”Đáng tiếc là trước những thông tin bịa đặt, xấu độc như trên, có một số người, trong đó có cả cán bộ, đảng viên đã suy nghĩ giản đơn, sử dụng chính những thông tin đó để chia sẻ, bình luận trên mạng xã hội hoặc tán phát thông tin trong cộng đồng kiểu “câu chuyện làm quà”, gây dư luận xã hội không đúng về lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Thông tin từ cơ quan chức năng cho biết, thời gian qua, đã xuất hiện một số trường hợp cán bộ, đảng viên dùng mạng xã hội và thông tin di động tán phát thông tin xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín lãnh đạo, gây chia rẽ nội bộ. Trong đó, có người đến mức bị xử lý hình sự. Có người từ chỗ viết bài, đăng tải thông tin phản biện xã hội đã bị kẻ xấu lôi kéo, kích động trở thành đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước theo kiểu “hóa mù ra mưa”. Những trường hợp này biểu hiện vi phạm "tự diễn biến", "tự chuyển hóa” đã rất rõ ràng.

Nhưng hiện nay, còn xảy ra hiện tượng không ít người tuy chưa đến mức vi phạm “tự diễn biến", "tự chuyển hóa” nhưng đã rơi vào trạng thái “tiềm năng” của vi phạm khi hiếu kỳ, tò mò, thích đọc, chia sẻ, bình luận thông tin “lạ” từ những trang mạng xã hội xấu độc.”

Vậy tình trạng xã hội Việt Nam ngày nay ra sao ? Muốn biết, hãy nghe những lời nói thẳng và nói thật của Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam trong bài giảng “Mạch nước vọt đến sự sống đời đời” trước 6,000 giáo dân tại giáo xứ Song Ngọc (Giáo phận Vinh) ngày 19/03/2017.

Cha Nam nói:” Nhìn vào xã hội Việt Nam, chúng ta thấy: Một xã hội thiếu vắng tình người, sự ích kỷ, hẹp hòi, hận thù, ghen ghét đang hoành hành. Một xã hội được lãnh đạo bởi cảnh sát, nhà tù, dùi cui, chó nghiệp vụ và bọn côn đồ. Một xã hội được định hướng để sẵn sàng chà đạp lên công lý và sự thật, nhân phẩm và nhân quyền. Một xã hội được đặt trong tay những kẻ sẵn sàng khấu đầu thờ giặc, rước voi về giày mả tổ, cõng rắn cắn gà nhà, đánh đổi cả công lao xương máu của tiền nhân để đổi lấy tiền, quyền và gái đẹp. Một xã hội đang bị nhiễm độc bởi chủ thuyết vô thần, con người chạy theo trào lưu tự do hưởng thụ, sống không có đời sau, chỉ tìm chiếm đoạt. Một xã hội đầy anh hùng nhưng thiếu vắng tình yêu. Một xã hội mà cái đẹp và chân lý chỉ nằm trên giấy tờ, băng rôn và khẩu hiệu. Một xã hội chuyên tuyên truyền, lọc lừa, gian dối, nói một đàng, làm một nẻo, mà lại toàn làm bậy. Một xã hội quái thai nên sinh ra những đứa con quái thú. Ngoại trừ các quan chức, tất cả đều là nạn nhân và là kẻ vô thừa nhận, bị loại ra bên lề cuộc sống.”

Linh mục Nam nói tiếp:”Cũng mới ngày 14/3 vừa qua, trong khi người dân thắp hương tưởng niệm các tử sỹ ngã xuống dưới họng súng của quân Trung cộng trong cuộc cướp đảo Gạc Ma thì bị nhà cầm quyền ngăn cản, sách nhiễu và đàn áp đẫm máu. Khắp dải đất hình chữ S này đâu đâu cũng có tượng đài ngàn tỉ, nhưng mạng người thì không bằng cái móng tay. Người dân khởi kiện Formosa để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, bảo vệ sự sống và tương lai con cháu giống nòi, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ thì nhà cầm quyền cho là phản động, thẳng tay đàn áp. Thậm chí còn đe dọa, khủng bố, đòi khởi tố. Con rồng cháu tiên nay chỉ là những hình nhân. Trong khi đó ngày 15/3 vừa qua tại Đài Loan, người dân Đài Loan biểu tình, yêu cầu Formosa phải đền bù thỏa đáng cho người Việt và phải giải quyết triệt để thảm họa môi trường thì được nhà cầm quyền và cảnh sát Đài Loan bảo vệ.

Người Việt chúng ta của cải bị cướp, nhân phẩm bị chà đạp, nhân quyền bị tước đoạt, tự do bị loại bỏ. Một đất nước có hơn 3000 km bờ biển lại phải nhập khẩu muối, một đất nước với hơn 90 triệu người, trong đó có đến 80% nông nghiệp lại phải đi nhập trứng gà. Trong khi đó người dân không chỉ lưu vong trên chính quê hương của mình mà còn phải đi làm tôi, làm điếm, làm ác một cách ồ ạt ở xứ người.” (Trích Website Tin Mừng Cho Người Nghèo-Dòng Chúa Cứu Thế Sàigòn).

Với những đau xót như thế đã và đang diễn ra trên đất nước Việt Nam, thử hỏi quyền của người dân đang nằm ở đâu mà Lê Hải Bình, Phát ngôn viên Bộ Ngọai giao Việt Nam VẪN còn mê sảng nói rằng:” Chính sách nhất quán của VN là bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân. Các nỗ lực và thành tựu của VN trong việc không ngừng đảm bảo và cải thiện các quyền cơ bản của người dân thời gian qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.” (Bộ Ngọai giao, 13/03/2017)

Phạm Trần

(03/017)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ân Toàn Xá dịp kỷ niệm 100 năm Fatima
Lm. Nguyễn Hữu Thy
15:04 30/03/2017
Ân Toàn Xá dịp kỷ 100 năm Fatima

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima thuộc Bồ Đào Nha, Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định thiết lập Ân Đại Xá hay Ân Toàn Xá trong suốt năm mừng kỷ niệm 100 năm này, kể từ ngày 27.11.2016 đến ngày 26.11.2017.

Định Nghĩa: Ân Xá là gì?

Theo Giáo Luật khoản 992 hay theo Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo số 1471, Ân Xá được định nghĩa: "Ân xá là tha những hình phạt tạm do tội gây nên, dù tội đã được tha. Muốn được hưởng nhờ Ân Xá, người Kitô hữu phải hội đủ điều kiện và thi hành những điều Hội Thánh qui định. Với tư cách là trung gian phân phát ơn cứu chuộc, Hội Thánh dùng quyền để ban phát và áp dụng kho tàng công phúc của Đức Kitô và các thánh.

Tùy việc tha vạ một phần hay toàn bộ hình phạt tạm, mà chúng ta gọi là Tiểu Xá hay Đại Xá
."(1)

Điều kiện hưởng Ân Toàn Xá Fatima

Linh địa quốc tế Fatima đã ra thông báo cho hay rằng tất cả các tín hữu muốn được hưởng Ân Toàn Xá trong năm kỷ niệm 100 năm biến cố lịch sử Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, thì:

• Trước hết, nhất thiết phải chu toàn các điều kiện thông thường, đó là: Xưng tội, rước lễ và cầu nguyện chỉ theo ý Đức Giáo Hoàng.

• Tiếp đến, phải thực hiện một trong ba hình thức tỏ lòng sùng kính Đức Mẹ Fatima sau đây:

1) Hình thức thứ nhất: "Các tín hữu đích thân đi hành hương Linh địa Fatima ở Bồ Đào Nha và tham dự Thánh Lễ hay một trong những giờ cầu nguyện trọng thể và công khai nhằm tôn kính Đức Trinh Nữ Maria." Ngoài ra, các tín hữu còn phải đọc kinh Lạy Cha và kinh Tin Kính cũng như lời khẩn nguyện dâng lên Mẹ Thiên Chúa.

2) Hình thức thứ hai: Người tín hữu phải kính viếng và tham dự Thánh Lễ, Giờ Chầu hay một buổi cầu nguyện công khai và trọng thể trước một bức tượng hay một bức ảnh Đức Mẹ Fatima ở bất cứ một nhà thờ, nhà nguyện hay ở một nơi tôn nghiêm nào đó trong các ngày Đức Mẹ hiện ra trong Năm Kỷ Niệm này, (tức vào các ngày 13 hàng tháng, từ tháng 5 đến tháng 10. 2017) để tôn kính Đức Trinh Nữ Maria. Trong trường hợp này, người ta cũng phải đọc kinh Lạy Cha, kinh Tin Kính cũng như kêu cầu Đức Mẹ Fatima.

3) Hình thức thứ ba: Các tín hữu vì do già yếu, bệnh tật hay vì một lý do quan trọng bất khả kháng nào đó mà không thể đích thân tham dự vào cuộc hành hương Linh địa Fatima hay vào Thánh Lễ, Giờ Chầu hay các giờ cầu nguyện công khai và trọng thể với các tín hữu khác trước các tượng ảnh Đức Mẹ Fatima để tỏ lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria, thì họ cũng có thể cầu nguyện trước một bức tượng hay ảnh Đức Mẹ Fatima và phải hợp ý tham dự cách thiêng liêng với các tín hữu khác trong các Thánh Lễ, các Giờ Chầu hay các giờ cầu nguyện trong các ngày Đức Mẹ hiện ra, (tức vào các ngày 13 hàng tháng, từ tháng 5 đến tháng 10. 2017.) Và tất nhiên, trong những trường hợp này, người tín hữu cần phải "hết lòng tin tưởng phó thác vào sự chuyển cầu của Mẹ Maria mà dâng lên Thiên Chúa từ nhân các kinh nguyện, các khổ đau và các hy sinh đời mình làm hy lễ đẹp lòng Người."

Lạy Đức Mẹ Fatima, xin cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử! Amen

Lm. Nguyễn Hữu Thy

_______________________

1. xem Phaolô VI: Tông Hiến «Giáo Lý về lòng khoan dung», 1-3.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cây Đa Làng Xưa
Nguyễn Ngọc Liên
19:52 30/03/2017
CÂY ĐA LÀNG XƯA
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Cây đa giếng nước quê nhà
Mái đình còn đó người xa chưa về
Người ơi, người có nhớ quê
(Ca dao)
 
VietCatholic TV
Thời sự tuần qua 31/03/2017: Đức Thánh Cha gặp gỡ các nguyên thủ quốc gia và các nhà lãnh đạo Châu Âu
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
22:09 30/03/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là tại hành lang dẫn vào phòng họp Sala Regia trong dinh Tông Tòa của Vatican vào lúc 6 giờ chiều ngày thứ Sáu 24 tháng Ba. Đức Thánh Cha và Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đang bắt tay các Hồng Y và Giám Mục và các chức sắc của Tòa Thánh trước khi có cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo các quốc gia Âu Châu và đọc một diễn từ quan trọng nói lên quan điểm của Tòa Thánh về tương lai của đại lục này.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Như chúng tôi đã đưa tin, các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu đã có cuộc họp thượng đỉnh ở Rôma trong các ngày từ 24 đến 25 tháng Ba. Cuộc gặp gỡ này được tổ chức nhân kỷ niệm lần thứ 60 Hiệp ước Rôma, thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu. Tổ chức này sau đó đã phát triển thành Liên Hiệp Âu Châu.

Từ 6 quốc gia sáng lập ban đầu là Bỉ, Pháp, Tây Đức, Ý, Lục Xâm Bảo và Hà Lan, Liên Hiệp Âu Châu ngày nay gồm có 28 quốc gia thành viên, trải dài trên một diện tích rộng 4,475,757 cây số vuông với một dân số lên đến 510 triệu dân.

Nghị trình trong cuộc họp tại Rôma của các nhà lãnh đạo Âu Châu sẽ bao gồm việc thảo luận về tương lai của Liên minh trong 10 năm tới, sự rút lui của Anh, những chấn thương tài chính lặp đi lặp lại, làn sóng di cư và chủ nghĩa mị dân đang gia tăng nhanh chóng.

Lúc 6h chiều, tại phòng họp Sala Regia trong dinh Tông Tòa của Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo Âu Châu và đọc một diễn từ quan trọng nói lên quan điểm của Tòa Thánh về tương lai của đại lục này.

Sau diễn từ chào mừng Đức Thánh Cha của ông Paolo Gentiloni, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa Italia, và ông Antonio Tajani, Chủ tịch Quốc hội Châu Âu, Đức Thánh Cha nói:

“Kính thưa quý vị,

Tôi cảm ơn quý vị đã có mặt tại đây vào tối nay, trước khi kỷ niệm 60 năm ngày ký Hiệp định thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu và Cộng đồng Năng lượng nguyên tử Châu Âu. Tôi xin chuyển đến mỗi người trong quý vị tình yêu của Tòa Thánh đối với các quốc gia và cho toàn thể Châu Âu. Tương lai của Tòa Thánh, theo sự quan phòng của Chúa được liên kết không thể tách rời đối với lục địa này. Tôi đặc biệt biết ơn ông Paolo Gentiloni, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa Italia, vì những lời chào mừng danh dự nhân danh quý vị, và vì những nỗ lực mà Italia đã thực hiện để chuẩn bị cho cuộc họp này. Tôi cũng cảm ơn Ngài Antonio Tajani, Chủ tịch Quốc hội Châu Âu, là người đã bày tỏ khát vọng của người dân trong Liên Hiệp Âu Châu vào dịp kỷ niệm này.”

Nhấn mạnh rằng ký ức về quá khứ là cần thiết cho hiện tại và tương lai, Đức Thánh Cha nói:

“Quay lại Kinh Thành Rôma, sáu mươi năm sau, không thể chỉ đơn thuần là một sự tưởng nhớ những điều trong quá khứ nhưng còn là một biểu hiện cho mong muốn làm sống lại lại sự kiện đó ngõ hầu đánh giá cao tầm quan trọng của nó đối với hiện tại. Chúng ta cần phải đắm mình trong những thách thức của thời điểm lúc bấy giờ, để có thể đối mặt với những thách thức của ngày hôm nay và ngày mai. Kinh thánh, với những câu chuyện lịch sử phong phú, có thể dạy cho chúng ta một bài học cơ bản. Chúng ta không thể hiểu được thời đại của chúng ta một cách tách biệt với quá khứ, coi quá khứ chỉ là một tập hợp các sự kiện xa xôi, vì thực ra quá khứ là bạch huyết cầu cho cuộc sống hiện tại. Không nhận thức như thế, thực tế mất đi sự thống nhất của nó, lịch sử mất đi luận lý xuyên suốt của nó, và nhân loại mất đi cảm thức về hoạt động và tiến bộ của nó hướng về tương lai.

Ngày 25 tháng 3 năm 1957 là một ngày đầy những hy vọng, mong đợi, nhiệt tình và háo hức. Chỉ những sự kiện nào có ý nghĩa ngoại thường và đem đến những hệ quả lịch sử mới có thể trở nên độc đáo trong lịch sử loài người. Ký ức của ngày hôm đó liên quan đến những hy vọng ngày hôm nay và sự mong đợi của người dân Châu Âu, là những người đang kêu gọi một sự biện phân trong hiện tại, để cuộc hành trình đã được bắt đầu có thể tiếp tục với một nhiệt tình và một sự tự tin mới.”

Đức Thánh Cha nhận xét rằng những người khai sáng và các nhà lãnh đạo châu Âu thời đó không chỉ nhắm đến thịnh vượng về vật chất nhưng trên hết là việc xây dựng một xã hội nhân bản và công bình. Đức Thánh Cha giải thích như sau:

“Điều này là rất rõ ràng đối với những người khai sáng và các nhà lãnh đạo, là những người đã ký kết hai Hiệp ước hình thành nên thực tại chính trị, kinh tế, văn hoá và nhân bản mà ngày nay chúng ta gọi là Liên minh châu Âu. Như P.H. Spaak, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bỉ đã nói, “đúng là, chúng ta nhắm đến một sự thịnh vượng vật chất của người dân, mở rộng nền kinh tế, các tiến bộ xã hội và các khả năng thương mại và công nghiệp hoàn toàn mới, nhưng trên hết là chúng ta hướng đến việc hoài thai một cuộc sống nhân bản, huynh đệ và công bình.[1]

Sau những năm đen tối và đổ máu của Thế chiến thứ hai, các nhà lãnh đạo thời đó đã tin tưởng vào khả năng có được một tương lai tốt đẹp hơn. “Họ không thiếu sự dũng cảm, cũng không hành động quá muộn. Ký ức về những bi kịch và thất bại vào thời điểm đó dường như đã truyền cảm hứng cho họ và mang đến cho họ một sự can đảm cần thiết để bỏ lại đằng sau những tranh chấp cũ giữa họ với nhau để có thể tư duy và hành động theo một phương thế hoàn toàn mới mẻ, hầu có thể mang lại sự chuyển đổi lớn nhất ... của Châu Âu.”[2]

Những người khai sáng nhắc nhở chúng ta rằng châu Âu không phải là tập hợp các quy tắc phải tuân theo, hoặc một cuốn kim chỉ nam hướng dẫn về các quy trình và thủ tục phải được thực hiện. Đó là một lối sống, một cách để hiểu con người dựa trên phẩm giá siêu việt và bất khả nhượng của họ, như một cái gì đó không chỉ đơn giản là một tổng hợp các quyền cần phải được bảo vệ hoặc những đòi hỏi cần phải được thăng tiến. Nơi căn cội của ý tưởng về châu Âu, chúng ta thấy “bản chất và trách nhiệm của con người, với sự lên men của tình huynh đệ được đề cập trong Kinh Thánh..., cùng với ước vọng về chân lý và công lý, được tôi luyện trong những kinh nghiệm hàng ngàn năm”[3] Rôma, với ơn gọi của nó về tính phổ quát, [4] tượng trưng cho kinh nghiệm đó và do đó đã được chọn làm nơi ký kết Hiệp ước. - Như Bộ trưởng Ngoại giao Hà Lan, J. Luns, đã nhận xét - Rôma “đã đặt nền tảng chính trị, pháp lý và xã hội cho nền văn minh của chúng ta”.[5]

Rõ ràng, ngay từ đầu, trái tim của dự án chính trị châu Âu chính là con người. Rõ ràng rằng các Hiệp Ước có thể vẫn chỉ là những văn bản chết nếu chúng không có sinh khí. Yếu tố đầu tiên của sức sống châu Âu chính là tình đoàn kết. Như Thủ tướng Lục Xâm Bảo, J. Bech nói, “cộng đồng kinh tế châu Âu sẽ chỉ có thể tồn tại lâu dài và thành công nếu nó liên tục trung thành với tinh thần đoàn kết châu Âu đã tạo ra nó, và nếu ý chí chung của châu Âu được chứng minh là mạnh mẽ hơn ý chí của từng quốc gia”. [6] Tinh thần đó vẫn còn cần thiết ngày nay, khi chúng ta đối diện với các xung động ly tâm và sự cám dỗ để hạ giảm các lý tưởng sáng lập ra Liên minh vào các nhu cầu về sản xuất, kinh tế và tài chính mà thôi.

Đoàn kết tạo ra sự cởi mở đối với người khác. Thủ tướng Đức K. Adenauer nói: “Kế hoạch của chúng tôi không phải vì lợi ích cá nhân”[7]. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp, C. Pineau, đã lặp lại quan điểm này: “Chắc chắn các nước thống nhất ... không có ý định cô lập mình khỏi phần còn lại của thế giới và vây quanh mình bằng những rào cản không thể vượt qua được”[8]. Trong một thế giới đã quá quen thuộc với bi kịch của các bức tường và những chia rẽ, điều quan trọng là phải hoạt động cho một Âu Châu thống nhất và mở rộng, và phải loại bỏ những hàng rào không tự nhiên chia cách châu lục này từ biển Baltic đến Adriatic. Những nỗ lực đã được thực hiện để phá bỏ bức tường đó! Tuy nhiên, ngày hôm nay ký ức về những nỗ lực đó đã bị lãng quên. Bi kịch của các gia đình bị chia cắt, của nghèo đói và lầm than phát sinh từ sự chia rẽ đó cũng bị quên lãng. Ở những nơi mà các thế hệ đang mong muốn được thấy sự sụp đổ của những dấu chỉ thù hằn, thì ngày này chúng ta lại tranh luận làm thế nào để tránh né “những nguy hiểm” của thời đại: bắt đầu với những hồ sơ dài các phụ nữ, những người đàn ông và các trẻ em đang chạy trốn chiến tranh và đói nghèo, là những người chỉ mong tìm kiếm được một tương lai cho bản thân và người thân của họ.”

Đức Thánh Cha nhắc nhở các nhà lãnh đạo rằng một trong những thành tựu quan trọng nhất của Hiệp Ước Châu Âu là một nền hòa bình kéo dài trong nhiều thập niên qua. Ngài nói:

“Trong thời đại đánh mất ký ức hôm nay, chúng ta thường quên đi một thành tựu to lớn khác của tình đoàn kết đã được phê chuẩn ngày 25 tháng 3 năm 1957: đó là thời kỳ hòa bình dài nhất trải qua nhiều thế kỷ. “Những người theo thời gian thường thấy mình trong các phe đối lập, chiến đấu chống lại nhau ... bây giờ thấy mình thống nhất và được làm giàu bằng các đặc tính quốc gia đặc thù của họ”.[9] Hòa bình luôn là kết quả của sự đóng góp tự do và ý thức của tất cả mọi người. Tuy nhiên, “đối với nhiều người ngày nay, hòa bình xuất hiện như là một phước lành xem ra là đương nhiên”, [10] đến mức nhiều người xem thường nó. Nhưng thực ra, hòa bình là một điều tốt đẹp, quý giá và cần thiết, nếu không có hòa bình, chúng ta không thể xây dựng một tương lai cho bất cứ ai, và chúng ta sẽ lâm vào tình cảnh “sống ngày nào biết ngày ấy thôi”.

Dù là lần đầu tiên được thai nghén ra, Liên Hiệp Âu Châu đã được sinh ra từ một dự án rõ ràng, được xác định cẩn thận và được cân nhắc kỹ lưỡng. Mỗi dự án có giá trị đều hướng đến tương lai, và tương lai là của những người trẻ, là những người được kêu gọi thực hiện những hy vọng và hứa hẹn của mình.[11] Những người khai sáng đã có một cảm thức rõ ràng là các nỗ lực chung không phải chỉ vượt qua biên giới các quốc gia mà thôi, nhưng còn phải vượt qua cả biên giới thời gian, để gắn kết các thế hệ với nhau, tất cả đều chia sẻ trong việc xây dựng ngôi nhà chung.”

Sau khi đã dành phần đầu trong bài nói chuyện để nói về những người đã khai sáng ra Châu Âu, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng nguồn gốc của nền văn minh châu Âu là tính chất Kitô giáo”, vì nếu không có tính chất này thì những giá trị về phẩm giá, tự do và công lý của phương Tây sẽ là những điều không thể hiểu nổi. Ngài nói:

Kính thưa quý vị,

Tôi đã dành phần đầu trong bài nói chuyện để nói về những người đã khai sáng ra Châu Âu, để chúng ta có thể bị thách thức bởi những lời nói của họ, về tính kịp thời trong tư duy của họ, lòng khao khát theo đuổi công ích của họ, lòng xác tín của họ trong việc chia sẻ một công cuộc vượt quá mỗi người trong chính họ, và chiều kích của những lý tưởng đã truyền cảm hứng cho họ. Mẫu số chung của họ là tinh thần phục vụ, kết hiệp với niềm đam mê chính trị và ý thức rằng “nguồn gốc của nền văn minh châu Âu có tính Kitô giáo”, [12] nếu không có tính chất này thì những giá trị về phẩm giá, tự do và công lý của phương Tây sẽ là những điều không thể hiểu nổi. Như thánh Gioan Phaolô II đã khẳng định: “Cả ngày nay, linh hồn của Âu Châu vẫn thống nhất, bởi vì, ngoài nguồn gốc chung của nó, những giá trị Kitô và nhân bản giống nhau vẫn sống động. Sự tôn trọng phẩm giá con người, ý thức sâu xa về công lý, tự do, siêng năng, tinh thần sáng kiến, tình yêu gia đình, tôn trọng cuộc sống, khoan dung, mong muốn hợp tác và hoà bình: tất cả đều là những dấu chỉ đặc thù của nó” [13] Trong thế giới đa văn hóa của chúng ta, những giá trị này sẽ tiếp tục có vị trí chính đáng của chúng nếu chúng tiếp tục duy trì mối quan hệ sống còn với nguồn gốc sâu xa của mình. Kết quả của sự kết nối này sẽ giúp xây dựng các xã hội “thế tục” thực sự, không có những mâu thuẫn ý thức hệ, với không gian bình đẳng cho người bản xứ và người nhập cư, cho những tín hữu và những người không tin.

Trước các cuộc khủng hoảng ngày càng lan rộng trong thế giới chúng ta, Đức Thánh Cha kêu gọi các nhà lãnh đạo có một sự biện phân cần thiết để thấy rằng tuy rằng chúng ta đang sống trong một thời gian đầy những thách đố, nhưng đó cũng là thời gian đầy những cơ hội. Ngài nói:

Thế giới đã thay đổi rất nhiều trong sáu mươi năm qua. Nếu những người khai sáng ra Cộng Đồng Âu Châu, sau khi sống sót qua một cuộc xung đột tàn hại, đã được truyền cảm hứng bởi niềm hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn và quyết tâm theo đuổi nó bằng cách tránh những xung đột mới, thì thời đại của chúng ta lại đang bị chi phối bởi khái niệm khủng hoảng. Chúng ta có cuộc khủng hoảng kinh tế ghi đậm dấu vết trong thập kỷ qua; cùng với cuộc khủng hoảng gia đình và các mô hình xã hội; chúng ta cũng có “một cuộc khủng hoảng các định chế” ngày lan rộng và cuộc khủng hoảng người di cư. Nhiều cuộc khủng hoảng gây ra lo sợ và hoang mang sâu sắc trong con người thời nay, là những người đang hoài mong một tầm nhìn tương lai mới. Tuy nhiên thuật ngữ “khủng hoảng” không nhất thiết là tiêu cực. Nó không chỉ đơn giản chỉ ra một khoảnh khắc đau đớn phải chịu đựng. Từ “khủng hoảng” có nguồn gốc từ động từ Hy Lạp kríno, nghĩa là biện phân, cân nhắc, và đánh giá. Thời đại của chúng ta hiện nay là khoảng thời gian của biện phân, một khoảng thời gian trong đó chúng ta được mời gọi xác định điều gì là thiết yếu để xây dựng trên đó. Đó là thời gian của thách đố và cơ hội.

Như thế, chìa khóa giải nghĩa cho việc đọc những khó khăn của hiện tại và tìm kiếm câu trả lời cho tương lai là gì? Trở lại với tư duy của các vị khai sáng sẽ không mang lại kết quả nào trừ phi nó có thể giúp chỉ ra một con đường và tạo ra động lực để đối diện với tương lai và đem lại một nguồn hy vọng. Khi một cơ thể mất đi cảm giác định hướng và không còn có thể nhìn về phía trước, nó sẽ trải qua một sự hồi quy và, về lâu dài, có nguy cơ chết dần mòn. Vậy thì cái gì là di sản của những người khai sáng? Đâu là những tiềm năng các vị đã chỉ ra để chúng ta có thể vượt qua những thách thức phía trước? Họ hy vọng gì cho châu Âu của ngày hôm nay và ngày mai?

Câu trả lời của họ được tìm thấy chính xác trong các trụ cột mà họ quyết tâm xây dựng cộng đồng kinh tế châu Âu. Tôi đã đề cập đến những điều này: đó là vị trí trung tâm của con người, sự liên đới hiệu quả, sự cởi mở với thế giới, theo đuổi hoà bình và phát triển, cởi mở với tương lai. Những người cai trị có trách nhiệm tìm hiểu những con đường hy vọng, xác định những cách thức cụ thể để bảo đảm rằng các bước đi quan trọng được thực hiện; những nỗ lực đó đến nay vẫn chưa hề bị lãng phí, nhưng chúng là những cam kết cho một cuộc hành trình dài và hiệu quả.

Để tìm thấy hy vọng, điều cần thiết là các chính sách xã hội cần phải đặt con người nơi vị trí trung tâm và nơi tình liên đới với nhau như các nhà khai sáng nên Liên Hiệp Âu Châu đã nhấn mạnh. Đức Thánh Cha giải thích điều này như sau:

Châu Âu tìm thấy niềm hy vọng mới khi con người là trung tâm và trái tim các định chế của nó. Tôi tin rằng điều này đòi hỏi một sự sẵn sàng lắng nghe chu đáo và tin tưởng những mong đợi mà các cá nhân, xã hội và các dân tộc hình thành nên Liên Hiệp Âu Châu đã và đang lên tiếng. Đáng buồn thay, người ta thường có cảm giác rằng “sự chia rẽ” đang gia tăng giữa các công dân và các cơ quan của châu Âu, thường được coi là cách biệt với dân chúng và không chú ý đến những cảm giác khác nhau hiện diện trong Liên minh. Xác nhận tính trung tâm của con người cũng có nghĩa là khôi phục lại tinh thần gia đình, theo đó mỗi người đều tự do chia sẻ với gia đình theo khả năng và tài năng của mình. Điều này giúp ghi nhớ rằng châu Âu là một gia đình các dân tộc [14] và - như trong mỗi gia đình tốt - có những mức độ nhạy cảm khác nhau, nhưng tất cả đều có thể phát triển trong một sự hiệp nhất. Liên minh châu Âu được sinh ra như một sự thống nhất các khác biệt và một sự thống nhất trong sự khác biệt. Sự khác biệt không nên là một lý do gây ra sợ hãi, cũng không nên nghĩ rằng sự thống nhất được duy trì bởi tính đồng nhất. Sự thống nhất là một sự hòa hợp trong một cộng đồng. Các vị khai sáng đã chọn thuật ngữ đó làm dấu ấn cho các cơ quan phát sinh ra từ các Hiệp Ước và họ nhấn mạnh rằng các nguồn lực và tài năng của mỗi người hiện đang được tập hợp lại. Ngày nay, Liên minh Châu Âu cần khôi phục ý thức chủ yếu như là “cộng đồng” của con người và các dân tộc, để nhận ra rằng “toàn thể lớn hơn một phần, nhưng nó cũng lớn hơn tổng các phần của nó” [15] và do đó “chúng ta phải liên tục mở rộng tầm nhìn của mình để nhìn thấy những lợi ích lớn hơn sẽ đem lại lợi ích cho tất cả chúng ta” [16]. Những người khai sáng đã tìm kiếm sự hài hòa trong đó toàn thể có mặt trong mỗi bộ phận, và các bộ phận - theo cách riêng của nó - đều có trong toàn bộ.

Châu Âu tìm thấy hy vọng mới trong tình đoàn kết, đây cũng là loại thuốc giải độc hiệu quả nhất cho các hình thái mỵ dân hiện đại. Đoàn kết đòi hỏi phải nhận thức được mình là thành viên của một cơ thể duy nhất, trong khi đồng thời có khả năng chia sẻ thông tin với mọi người và với toàn thể. Khi một người đau khổ, tất cả đều khổ đau (xem 1 Cor 12:26).

Nhắc đến vụ khủng bố vừa diễn ra tại Luân Đôn hôm thứ Tư 22 tháng Ba khiến 4 người chết và khoảng 40 người bị thương, Đức Thánh Cha nói:

Hôm nay, cùng với Vương quốc Anh, chúng ta thương tiếc các nạn nhân của cuộc tấn công khủng bố diễn ra ở Luân Đôn hai ngày trước. Vì tình liên đới không chỉ là lý tưởng; Nó thể hiện trong các hành động cụ thể và các bước đưa chúng ta đến gần hơn với các nước láng giềng của chúng ta, bất kể họ gặp phải tình huống nào. Các hình thức của chủ nghĩa mỵ dân thay vào đó là kết quả của một chủ nghĩa ích kỷ giam hãm con người và ngăn ngừa họ vượt qua và “nhìn xa hơn” tầm nhìn hẹp hòi của họ. Cần phải bắt đầu suy nghĩ lại một lần nữa trong tư cách là người châu Âu, để tránh những nguy hiểm của sự đồng nhất đáng sợ hoặc thái độ vênh vang của chủ nghĩa đặc thù. Chính trị cần loại lãnh đạo này, là những người biết tránh xa việc vuốt ve các cảm xúc của quần chúng để mưu toan dành được sự đồng tình ủng hộ của họ, nhưng thay vào đó, trong tinh thần liên đới và tương nhượng, thảo ra các chính sách có thể làm cho toàn bộ Liên minh phát triển hài hòa. Kết quả là, những người chạy nhanh hơn có thể chìa ra một bàn tay cho những người chậm hơn, và những người gặp khó khăn hơn sẽ có thể bắt kịp những người dẫn đầu.

Hy vọng của Âu Châu cũng chỉ được tìm thấy khi đại lục này đừng đóng kín vào chính mình nhưng mở rộng cửa với thế giới, với các cuộc gặp gỡ với các dân tộc khác và các nền văn hóa khác. Đức Thánh Cha nói:

Châu Âu tìm thấy hy vọng mới khi nó từ chối khuất phục sự sợ hãi hoặc tự đóng kín mình dưới những hình thức an ninh giả tạo. Ngược lại, lịch sử của Châu Âu đã được xác định rất nhiều bởi các cuộc gặp gỡ với các dân tộc khác và các nền văn hóa khác; bản sắc của Châu Âu “là, và luôn luôn là một bản sắc năng động và đa văn hóa”. [17] Thế giới trông đợi dự án của châu Âu với một sự quan tâm lớn như trong ngày đầu tiên, khi đám đông tụ tập tại quảng trường Capitol của Rome với những thông điệp chúc mừng bùng nổ từ các quốc gia khác. Ngày nay, thậm chí còn đúng hơn nữa, nếu chúng ta nghĩ đến những quốc gia đã yêu cầu trở thành một phần của Liên hiệp và những quốc gia nhận được viện trợ rất hào phóng để chống lại các ảnh hưởng của đói nghèo, bệnh tật và chiến tranh. Sự mở cửa với thế giới bao hàm khả năng “đối thoại như là một hình thức gặp gỡ” [18] ở tất cả các cấp, bắt đầu với cuộc đối thoại giữa các quốc gia thành viên, giữa các tổ chức và công dân, và với rất nhiều những người nhập cư đang đổ xô vào bờ của Liên minh. Đối phó với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về nhập cư trong những năm gần đây như thể đó chỉ là vấn đề về số lượng hoặc kinh tế, hoặc vấn đề về an ninh thôi thì chưa đủ. Vấn đề nhập cư đặt ra một câu hỏi sâu sắc hơn, đó là vấn đề chủ yếu về văn hoá. Châu Âu hiện nay đề xuất loại hình văn hoá nào? Sự sợ hãi, ngày càng trở nên rõ ràng hơn, có căn nguyên bắt nguồn từ việc đánh mất đi những lý tưởng của mình. Nếu không có cách đối phó được lấy cảm hứng từ những lý tưởng đó, chúng ta sẽ bị thống trị bởi nỗi sợ hãi rằng những người khác sẽ làm mất đi những thói quen thông thường của chúng ta, sẽ tước đoạt những tiện nghi quen thuộc, và bằng cách nào đó họ sẽ đặt vấn đề về lối sống của chúng ta, một lối sống mà thường chỉ co cụm trong sự giàu có về vật chất. Tuy nhiên, sự phong phú của châu Âu luôn luôn là sự cởi mở về tinh thần và khả năng dám đặt ra các câu hỏi cơ bản về ý nghĩa của cuộc sống. Sự cởi mở với cảm thức về sự vĩnh cửu cũng song hành với sự cởi mở tích cực với thế giới, dù đôi khi cũng có những căng thẳng và sai lầm. Tuy nhiên sự thịnh vượng ngày nay dường như đã cắt bớt đôi cánh của lục địa này và hạ thấp tầm nhìn của nó. Châu Âu có một di sản những lý tưởng và các giá trị tinh thần độc đáo trên thế giới, xứng đáng được đề xuất một lần nữa với sự nhiệt thành và sức sống mới, vì đây là thuốc giải độc tốt nhất chống lại khoảng trống các giá trị trong thời đại chúng ta, đang tạo ra một địa hình phì nhiêu cho các hình thái cực đoan. Đây là những lý tưởng hình thành nên châu Âu, một “bán đảo châu Á” trải dài từ rặng Urals đến Đại Tây Dương.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng hòa bình cũng là một điều kiện cho hy vọng của Âu Châu có thể được triển nở. Đức Thánh Cha nói:

Châu Âu tìm thấy hy vọng mới khi đầu tư vào phát triển và hòa bình. Sự phát triển không phải là kết quả của việc kết hợp các hệ thống sản xuất khác nhau. Nó liên quan đến toàn bộ con người: phẩm giá lao động, điều kiện sống tốt đẹp, được tiếp cận với giáo dục và chăm sóc y tế cần thiết. “Sự phát triển là tên mới của hòa bình”, [19] Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục nói, vì không có hòa bình thật sự bất cứ khi nào con người bị bỏ quên hoặc bị buộc phải sống trong cảnh nghèo khó. Không có hòa bình nếu không có công ăn việc làm và những triển vọng kiếm được một mức lương xứng đáng. Không có hòa bình ở các vùng ngoại vi các thành phố của chúng ta, nếu tiếp tục còn sự lạm dụng ma túy và bạo lực.

Châu Âu tìm thấy hy vọng mới khi mở rộng cửa cho tương lai, khi mở cửa cho giới trẻ, đem lại cho họ những triển vọng nghiêm túc về giáo dục và những khả năng thực sự để bước vào lực lượng lao động, khi đầu tư vào gia đình, là tế bào đầu tiên và cơ bản của xã hội, khi tôn trọng lương tâm và lý tưởng của các công dân khi cho các bà mẹ có thể có con mà không sợ không thể hỗ trợ cho họ, khi bảo vệ cuộc sống trong tất cả sự thiêng liêng của nó.

Trong phần kết luận Đức Thánh Cha nói:

Kính thưa quý vị,

Ngày nay, với sự gia tăng chung về tuổi thọ của mọi người, sáu mươi được xem là tuổi trưởng thành hoàn toàn, một thời điểm quan trọng khi chúng ta lại được kêu gọi tự vấn. Ngày hôm nay đây, Liên minh châu Âu cũng được mời gọi để tự vấn chính mình trong việc chăm sóc cho người yếu đau với những bệnh tật không thể tránh khỏi trong tuổi già, và trong việc tìm ra các phương thế mới xoay chuyển xu thế này. Tuy nhiên, không giống như con người, Liên minh châu Âu không phải đối mặt với một tuổi già không thể tránh khỏi, nhưng đối diện với khả năng của một sự trẻ trung mới. Thành công của nó sẽ phụ thuộc vào sự sẵn sàng để làm việc cùng nhau một lần nữa, và sự sẵn sàng của mình dám đánh cược với tương lai. Là những nhà lãnh đạo, quý vị được kêu gọi làm bừng sáng lên con đường của một “chủ nghĩa nhân bản mới của châu Âu” [20] được hình thành từ các lý tưởng và hành động cụ thể. Điều này có nghĩa là không sợ đưa ra các quyết định thiết thực có khả năng đáp ứng các vấn đề thực sự của con người, và có thể đứng vững với những thách đố của thời gian.

Về phần tôi, tôi sẵn sàng bảo đảm với quý vị về sự gần gũi của Tòa Thánh và Giáo Hội với Châu Âu như một tổng thể, với sự tăng trưởng mà Châu Âu đã, đang và sẽ luôn luôn tiếp tục đóng góp. Xin Chúa ban muôn ơn lành cho Âu Châu, và xin Ngài bảo vệ và ban cho Châu Âu ơn bình an và tiến bộ. Tôi xin mượn nơi đây những lời Joseph Bech đã tuyên bố trên Đồi Capitol của Rôma: Ceterum censeo Europam esse aedificandam - hơn nữa, tôi tin rằng châu Âu phải được dựng xây.

Cảm ơn quý vị.