Ngày 04-03-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:19 04/03/2015
KHÔN NGOAN CỦA VỊ SĨ QUAN NGƯỜI THỤY SĨ

Trong thời đệ nhị thế chiến, Thụy Sĩ tuyên bố trung lập không can dự vào chuyện chiến sự, nhưng có rất nhiều người Do Thái chạy qua Thụy Sĩ để tránh nạn, viên sĩ quan chỉ huy người Đức ở biên giới thấy vậy thật không hợp nhãn, bèn tìm cơ hội để cho Thuy Sĩ biết mặt một tí.

Một hôm, một tên lính Đức vâng lệnh đưa một hộp quà được gói rất đẹp và trang nhã tặng cho viên quan chỉ huy người Thụy Sĩ phòng vệ biên giới, khi viên sĩ quan chỉ huy người Thụy Sĩ cẩn thận mở cái hộp ra, thì thấy bên trong bỏ đầy phân ngựa rất hôi thối không thể ngửi được.

Ngày hôm sau, một binh lính Thụy Sĩ cũng cầm một gói quà được gói rất đẹp, đem qua cho viên sĩ quan chỉ huy người Đức, viên sĩ quan chỉ huy người Đức này đứng xa xa nói: “Không cần suy nghĩ cũng biết chúng nó tặng thứ gì rồi ?”

Nhưng khi tên lính mở hộp quà ra, thì thấy bên trong bỏ đầy bánh mì bơ, lại còn kèm thêm một mảnh giấy viết như sau:

- “Theo tập tục của quý quốc, xin biếu ngài sản phẩm cao cấp nhất của nước chúng tôi.”

(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)

Suy tư:

Con người ta thường hay có tâm trạng như nhau: hể anh “chơi” tui thì tui sẽ “chơi” lại cho bỏ ghét; hể anh phê bình tui thì tui sẽ tìm cách làm nhục anh cho hả dạ; hể anh nổi trội hơn tui thì tui sẽ tìm cách dìm anh xuống, và nếu tui có quyền thì sẽ “đì” anh sói trán.v.v...thế là trần gian hiếm khi có hòa bình, cộng đoàn thì như một nhà tù lớn và gia đình như nhà tù nhỏ.

Nhưng người Ki-tô hữu thì luôn nhớ đến lời dạy của Đức Chúa Giê-su: “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác”, (Mt 5, 38-39)vì thế cho nên trong cuộc sống họ luôn đối xử với nhau không như những người khác, bởi vì họ đã nhìn thấy những khuyết điểm của tha nhân cũng là những khuyết điểm của họ, bởi vì họ nhìn thấy sự bất toàn của họ nơi tha nhân.

Sự khôn ngoan của vị sĩ quan người Thụy Sĩ bắt nguồn từ lời dạy của Đức Chúa Giê-su trong Phúc Âm là hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em (Lc 6, 28).

Chắc chắn tâm hồn của viên sĩ quan người Đức sẽ ân hận suốt đời vì cách đối xử đầy tình Chúa tình người của viên sĩ quan người Thụy Sĩ.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư


--------------------

http://www.vietcatholic.net

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:28 04/03/2015
TRẠM CỨU NGƯỜI
N2T

Trên bờ biển nọ có một chiếc thuyền cứu hộ, vì có nhiều người bị vùi xác dưới biển sâu, cho nên có một vài người địa phương nhiệt tình làm một trạm sơ sài để cứu người. Nhân viên cứu hộ đứng trên trạm để quan sát, ai ai cũng có sự nhiệt thành làm việc thiện, họ dựa vào kỹ thuật bơi lội của mình nên cứu được nhiều sinh mạng vô giá, và cái trạm cứu người này dần dần nổi tiếng khắp nơi.
Tiếng lành đồn xa, có rất nhiều người hăng hái bỏ ra thời gian, tiền bạc và tặng phẩm để trang bị cho trạm cứu người này, và đào tạo thêm nhiều nhân viên cứu hộ; trạm cứu hộ sơ sài ấy phút chốc đã thay đổi bộ mặt và trở thành một tòa lầu lớn được trang bị hoàn thiện và hùng vĩ.
Mọi người đều đến nơi ấy để tổ chức các cuộc hội họp và tiệc tùng, dần dần trạm cứu hộ biến thành một câu lạc bộ, hoạt động buôn bán làm ăn và sự nghiệp ngày càng phát triển, nhưng hoạt động cứu hộ thì ngày càng tàn lụi.
Thuyền cứu nạn vẫn không ngừng phát triển, nhưng thật đáng tiếc vì không còn mấy người quan tâm đến nó nữa.
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)

Suy tư:
Có rất nhiều người khi mới bước chân vào đời thì vạch ra một đường đi cho mình rất là lý tưởng, rất là cao quý.
Nhưng trong khi cật lực làm việc và thành công, thì lại vô tình quên mất đi lý tưởng cao đẹp của mình:
- Có người muốn làm linh mục để truyền giáo, nên cố gắng học hành cho tốt, đến khi tốt nghiệp thành đạt thì lý tưởng làm linh mục đã không còn nữa, vì những cám dỗ của vật chất.
- Có người muốn trở thành bác sĩ hết mình vì bệnh nhân, nhưng khi đỗ đạt thành bác sĩ thì quên mất lý tưởng phục vụ bệnh nhân nghèo, vì những món tiền béo mập của những bệnh nhân giàu có.
- Có người muốn trở thành một quan tòa chí công vô tư nên đã nỗ lực học hành và đào luyện nhân cách, nhưng khi làm quan án thì lý tưởng chí công vô tư chạy mất tiêu, bởi vì có những món tiền “lót tay” làm cho lý tưởng phục vụ chí công vô tư của họ như khói lam chiều tan biến trên không...
Lý tưởng ban đầu rất mạnh và rất đẹp, nhưng rất ít người đi trọn lý tưởng của mình vì họ không đặt mình trong tay Chúa, vì họ không cầu xin cho được ơn bền đỗ dù cho gặp những hoàn cảnh bất lợi.
Và điều quan trọng nhất làm cho họ đánh mất đi lý tưởng cao đẹp ban đầu của mình, đó là họ không đem lý tưởng của mình để bàn hỏi với Thiên Chúa, tức là cầu nguyện...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:31 04/03/2015
N2T

32. Đức ái nếu tồn tại thì có thể hoàn thành việc lớn, nhưng nếu dừng lại thì nó cũng sẽ không tồn tại.

(Thánh Gregorius)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha tiếp kiến 60 Giám Mục bạn Phong Trào Tổ Ấm
Lm. Trần Đức Anh OP
09:31 04/03/2015
VATICAN. ĐTC đề cao vai trò của các GM trong việc tăng cường tình hiệp nhất của các tín hữu Kitô quanh bàn tiệc Thánh Thể.

Ngài nhắc lại đạo lý trên đây trong buổi tiếp kiến sáng thứ tư 4-3-2015, dành cho 60 GM bạn của Phong trào Focolare (Tổ Ấm), tham dự khóa hội thảo thứ 38 từ 3 đến 6-3-2015 tại Castel Gandolfo về đề tài: ”Thánh Thể, mầu nhiệm hiệp thông”.

Hiện diện tại buổi tiếp kiến, cũng có chị Maria Voce, Chủ tịch Phong trào Tổ Ấm và vị đồng chủ tịch là LM Jesús Morán Cepedano người Tây Ban Nha.

Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, ĐTC nhận xét rằng ”đoàn sủng hiệp nhất là một đặc điểm của Phong trào Tổ Ấm, ăn rễ sâu nơi Thánh Thể.. Nếu không có Thánh Thể thì sự hiệp nhất sẽ mất đi một nguồn thu hút thần thiêng và bị thu hẹp thành một thứ tình cảm và một năng động nhân bản, tâm lý và xã hội học mà thôi. Trái lại, Thánh Thể đảm bảo cho sự hiệp nhất có trung tâm là Chúa Kitô và chính Thánh Linh của Chúa thúc đẩy những bước đường và sáng kiến gặp gỡ và hiệp thông của chúng ta”.

ĐTC cũng nhắc lại chân lý: GM chính là nguyên lý hiệp nhất của Giáo Hội, nhưng điều này sẽ không xảy ra nếu không có Thánh Thể. GM tụ họp Dân Chúa không phải quanh bản thân và những tư tưởng của GM, nhưng là quanh Chúa Kitô hiện diện trong Lời Chúa và trong bí tích Mình và Máu Chúa... Như thế Giám mục, được Chúa Kitô củng cố, trở thành Tin Mừng sinh động, trở thành Bánh được bẻ ra để nuôi sống nhiều người, cùng với lời giảng và chứng tá của GM.”

ĐTC tái bày tỏ tình liên đới đặc biệt với một số GM hiện diện đến từ những vùng đất đẫm máu là Siria và Irak, cũng như từ Ucraina. Ngài nói: ”Trong đau khổ mà anh em đang sống cùng với dân của mình, anh em cảm nghiệm sức mạnh đến từ Chúa Giêsu Thánh Thể, sức mạnh để tiến bước hiệp nhất trong đức tin và hy vọng”.

Trong số 60 GM bạn của Phong trào Tổ Ấm tại cuộc Hội thảo có các vị đến từ 4 nước Á châu là Hàn quốc, Thái Lan, Myanmar và Ấn độ. Điều hợp viên khóa hội thảo là Đức Tân Hồng Y Phanxicô Xavie Kiengsak Kovithananij, TGM giáo phận Bangkok, Thái Lan.

Các GM đã nghe chứng từ của các GM đến từ các nước đang có chiến tranh như Siria, Irak, Liban và cả Ucraina. (SD 4-3-2015)
 
ĐTC: Giáo Hội luôn trân quý, yêu thương và biết ơn người già là kho tàng khôn ngoan của xã hội
Linh Tiến Khải
10:43 04/03/2015
Bỏ rơi không săn sóc thăm viếng cha mẹ già là một tội trọng. Vô tâm, thờ ơ, khinh rẻ và gạt bỏ người già là một tội. Một xã hội không sự gần gũi, trong đó sự nhưng không và lòng yêu thương trìu mến không cần đáp trả đang biến mất, là một xã hội đồi bại.

Kính thưa quý vị thính giả, ĐTC Phanxicô đã khẳng định như trên với gần 20.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư hôm qua.

Mở đầu bài huấn dụ ĐTC nói ngài dành hai bài giáo lý để nói về điều kiện hiện nay của người già, trong gia đình là các ông bà nội ngoại, và ơn gọi của tuổi già trong xã hội ngày nay.

Dựa trên kinh nghiệm đã có khi là Tổng Giám Mục Buenos Aires ĐTC nói về các vấn đề của người già như sau:

Các người già bị bỏ rơi, và không phải chỉ bị bỏ rơi trong sự bấp bênh vật chất. Họ bị bỏ rơi trong sự bất lực ích kỷ chấp nhận các hạn hẹp của họ phản ánh các hạn hẹp của chúng ta, trong nhiều khó khăn mà ngày nay họ phải vượt thắng để sống còn trong một nền văn minh không cho phép họ tham gia, nói lên suy tư của họ, cũng không là những người được quy chiếu theo mô hình tiêu thụ của chủ trương chỉ có người trẻ là ích lợi và có thể hưởng thụ. Trái lại đối với toàn xã hội, các người già này đáng lý ra phải là kho dự trữ khôn ngoan của dân tộc chúng ta. Người già là kho dự trữ khôn ngoan của dân tộc chúng ta. Chúng ta để cho lương tâm ngủ một cách dễ dàng biết bao khi không có tình yêu!

Và xảy ra như vậy. Tôi còn nhớ khi viếng thăm các nhà dưỡng lão, tôi đã nói chuyện với ai đó và biết bao lần tôi đã nghe điều này: “Bác khỏe không? Con cái ra sao rồi?” “Tôi khỏe, tôi khỏe” “Bác có mấy con?” “Nhiều lắm”. “Chúng có tới thăm bác không?” “Có, có, luôn luôn, vâng chúng có đến, chúng có đến”. “Lần cuối cùng các con đến thăm bác là khi nào?” Và bà cụ già, tôi đặc biệt nhớ một bà cụ đã nói: “Ôi, vào lễ Giáng Sinh”. Lúc đó chúng tôi đang ở trong tháng 8! Tám tháng không được con cái thăm viếng, bị bỏ rơi tám tháng! Điều này gọi là tội trọng, anh chị em hiểu không? Hồi còn bé bà nội tôi kể cho chúng tôi câu chuyện của một ông cụ già khi ăn làm bẩn tùm lum vì ông không thể đưa muỗng súp lên miệng một cách đúng đắn được. Người con, hay người cha gia đình, đã quyết định dời chỗ của cụ từ bàn ăn chung xuống cái bàn nhỏ trong nhà bếp, nơi không ai trông thấy vì ông ăn một mình. Và như thế ông khỏi bị mất mặt, khi có bạn bè tới dùng bữa trưa hay bữa tối. Ít ngày sau đó, ông về nhà và thấy đứa con nhỏ nhất của mình chơi với gỗ, cái búa và đinh. Nó đang làm cái gì đó. Ông hỏi: “Con đang làm gì đấy?” Nó trả lời: “Thưa cha con làm một cái bàn nhỏ”. “Một cái bàn nhỏ, tại sao?” “Để có nó khi ba trở thành già yếu, ba có thể ăn ở đấy”. Trẻ em có ý thức hơn chúng ta!

Nhờ các tiến bộ của y khoa sự sống con người “được kéo dài ra”, nhưng xã hội đã không “rộng mở ra” đối với sự sống. Số người già gia tăng, nhưng các xã hội chúng ta không được tổ chức đủ để dành chỗ cho họ, với lòng kính trọng đúng đắn và sự chú ý cụ thể đối với sự giòn mỏng và phẩm giá của họ. Cho tới khi nào chúng ta còn trẻ , chúng ta bị thúc đầy không biết tới tuổi già, làm như thể nó là một bệnh cần tránh xa. Nhưng rồi khi chúng ta già nua, đặc biệt khi chúng ta nghèo túng, đau yếu và cô đơn, chúng ta sống kinh nghiệm các thiếu sót của một xã hội được dự phóng trên sự hữu hiệu, và kết qủa là nó không biết tới người già. Nhưng người già là một sự giầu có, không thể không biết tới.

Khi thăm viếng một nhà dưỡng lão ĐTC Biển Đức XVI đã dùng các từ chìa khóa có tính cách ngôn sứ. Ngài nói: “Phẩm chất của một xã hội, tôi muốn nói của một nền văn minh, cũng được xét xử theo cách nó đối xử với người già và chỗ nó dành cho họ trong cuộc sống chung” (12-11-2012). Thật thế, sự chú ý tớí người già làm thành điểm khác biệt của một nền văn minh. Trong một nền văn minh có sự chú ý tới người cao niên không? Có chỗ cho người già không? Nền văn minh này sẽ tiến tới, nếu biết tôn trọng sự khôn ngoan, sự khôn ngoan của người già. Trong một nền văn minh mà không có chỗ cho người già, họ bị gạt bỏ, bởi vì họ tạo ra các vấn đề, thì xã hội đó đem theo trong mình vi rút của sự chết chóc. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã tuyên bố như vậy.

ĐTC nói thêm trong bài huấn dụ: Bên Tây phương các nhà nghiên cứu trình bầy thế kỷ này như là thế kỷ của sự già nua: con cái giảm xuống, người già gia tăng. Sự mất quân bình này gọi hỏi chúng ta, còn hơn thế nữa nó là một thách đố lớn đối với xã hội hiện đại. Thế nhưng có một nền văn hóa lợi nhuận nào đó cố nhấn mạnh việc coi người già như một gánh nặng, một khối nặng vô ích. Chẳng những họ không sản xuất, mà còn là gánh nặng; và đâu là kết qủa của suy nghĩ như thế? họ bị gạt bỏ. Thật là xấu, khi thấy người già bị gạt bỏ, nó là điều xấu, nó là tội. Người ta không dám công khai nói lên điều ấy, nhưng người ta làm. Có một cái gì hèn hạ trong thái độ này của nền văn hóa gạt bỏ. Nhưng chúng ta quen gạt bỏ con người rồi. Chúng ta muốn lấy đi nỗi sợ hãi gia tăng của sự yếu đuối và dễ bị tổn thương; nhưng khi làm như vậy là chúng ta khiến gia tăng nơi người già nỗi âu lo bị chịu đựng và bị bỏ rơi. Trong truyền thống của Giáo Hội có một hành trang của sự khôn ngoan đã luôn luôn nâng đỡ một nền văn hóa gần gũi người già, một sự sẵn sàng tiếp đón yêu thương trìu mến và liên đới trong phần cuối của cuộc đời này. Truyền thống đó đâm rễ sâu trong Thánh Kinh, như các kiểu nói của sách Huấn Ca làm chứng: “Đừng bỏ qua chuyện các vị cao niên kể lại, vì chính các ngài đã học hỏi nơi tổ tiên mình; nhờ học với các ngài mà con có được sự hiểu biết, và khi cần, con biết đưa ra câu trả lời thích hợp” (Hc 8,9). ĐTC khẳng định lập trường của Giáo Hội đối với người già như sau:

Giáo Hội không thể và không muốn thuận theo một tâm thức không chịu đựng, lại càng không thờ ơ và khinh rẻ đối với người già. Chúng ta phải thức tỉnh ý thức tập thể biết ơn, qúy trọng, hiếu khách khiến cho người già cảm thấy họ là thành phần sống dộng của cộng đoàn.

Các người già là những người nam nữ, là cha mẹ đã đi trước chúng ta trên cùng con đường của chúng ta, trong nhà của chúng ta, trong cuộc chiến đấu thường ngày của chúng ta cho một đời sống xứng đáng hơn. Họ là những người nam nữ từ đó chúng ta đã nhận được rất nhiều, Người già không phải là một người xa lạ. Người già là chính chúng ta: trong ít lâu nữa, hay lâu sau này, nhưng không thể tránh được, cả khi chúng ta không nghĩ tới nó. Và nếu chúng ta không học đối xử tốt với ngưòi già, thì người ta cũng sẽ đối xử với chúng ta như vậy.

Tất cả người già chúng ta đều ít nhiều giòn mỏng. Tuy nhiên, một vài người đặc biệt yếu đuối, nhiều người cô đơn và bị ghi dấu bởi tật bệnh. Vài người tùy thuộc các chữa trị không thể thiếu và sự chú ý của người khác.Vì thế mà chúng ta sẽ lui bước, bỏ rơi họ cho số phận của họ hay sao? Một xã hội không sự gần gũi, trong đó sự nhưng không và lòng yêu thương trìu mến không cần đáp trả, đang biến mất, là một xã hội đồi bại.

Trung thành với Lời Chúa Giáo Hội không thể nhân nhượng với các suy đồi này. Một cộng đoàn kitô trong đó sự gần gũi và nhưng không không còn được coi là không thể thiếu, sẽ đánh mất đi linh hồn của nó. Nơi đâu không có lòng tôn kính người già, thì không có tương lại cho người trẻ.

ĐTC đã chào nhiều đoàn hành hương như các linh mục Canđê toàn Âu châu được Đức Cha Ramsi Garmou hướng dẫn và nhiều nhóm trẻ. Ngài khích lệ họ gần gũi, quý trọng, yêu thương trìu mến, biết ơn người già và tận dụng học hỏi kinh nghiệm và sự khôn khoan của họ.

Ngài cũng chào các đoàn hành hương Anh quốc, Đức, Áo, Đan Mạch, Thụy Điển, Nhật Bản, Nam Hàn và Hoa Kỳ và cầu chúc chuyến hành hương Roma củng cố đức tin và giúp họ sống kinh nghiệm sự hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ.

Chào các tín hữu Tây Ban Nha, Mêhicô, Argentina ngài khuyên mọi người sống dễ thương và tế nhị đối với người già, đặc biệt những người già nghèo túng, bệnh tật và cô đơn.

Với các tín hữu Ba Lan ĐTC nhắc lại các lời nhắn nhủ của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: Tuổi thứ ba hay thứ bốn thường bị đánh giá thấp, và chính người già cũng tự hỏi cuộc sống của họ có còn ích lợi không. Trong khi cộng đoàn kitô có thể nhận được rất nhiều từ sự hiện diện thanh thản của người cao niên. Người già có khả năng trao ban can đảm qua lời cố vấn yêu thương, lời cầu nguyện thinh lặng, chứng tá của khổ đau được đón nhận với sự tín thác kiên nhẫn, và họ trở thành qúy báu trong chương trình của Thiên Chúa Quan Phòng. Chúng ta hãy nhớ tới các ông bà nội ngoại của chúng ta và xin Chúa chúc lành đặc biệt cho các ngài.

Trong số các nhóm Italia ĐTC đặc biệt chào các giáo sư và sinh viên Đại học giáo hoàng Salesien đang kỷ niệm 200 năm thánh Bosco sinh ra; các Phó tế tổng giáo phận Milano; nhiều thành viên hiệp hội Rotary; tín hữu giáo phận Anzio cử hành năm Đức Giáo Hoàng Innocenzo XII; và hàng trăm người tàn tật giáo phận Mondovi do ĐC Luciano Pacomio GM sở tại hướng dẫn. Ngài nói: Ước chi thời đại chúng ta bị ghi dấu bởi biết bao bóng tối, được soi sáng bởi mặt trời hy vọng là Chúa Kitô. Ngài đã hứa sẽ luôn luôn ở với chúng ta và tỏ hiện sự hiện diện của Ngài trong nhiều cách thức. Chúng ta có bổn phận loan báo và làm chứng cho Ngài. Anh chị em đừng mệt mỏi tín thác nơi Chúa Kitô và phổ biến Tin Mừng của ngài trong mọi môi trường.

Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn ĐTC cầu mong Mùa Chay là dịp giúp mọi người hoán cải đích thực và trưởng thành trong lòng tin.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.
 
Top Stories
Pope Francis: Charism of unity anchored in Eucharist
Vatican Radio
11:13 04/03/2015
(Vatican 2015-03-04) In the Paul VI Audience Hall before his General Audience on Wednesday, Pope Francis met with the Bishop Friends of the Focolare Movement.

Founded in Italy in 1943 by Chiara Lubich, the Focolare, also known as the Work of Mary, is an ecclesial movement that promotes the ideals of unity and universal brotherhood. Since 1977, a number of Bishops who desired to live out the spirituality of communion promoted by Focolare, have gathered together as the Bishop Friends of the Movement. The Bishop Friends hold regular meetings at international and regional levels.

In his address to the Bishops, Pope Francis called to mind the theme of their current meeting: “The Eucharist, Mystery of Communion.” He said, “the charism of unity proper to the Work of Mary is strongly anchored in the Eucharist, which gives it its Christian and ecclesial character.” It is the work of the Bishop to gather the community “around the Eucharist, around the double table of the Word and of the Bread of Life.” This, the Pope said, “is our service, and it is a fundamental one.”

Pope Francis said, “the Bishop is the principle of unity in the Church, but this does not take place without the Eucharist: the Bishop does not gather the people around his own person or his own ideas, but around Christ present in His Word and in the Sacrament of His Body and Blood.” When the Bishop is conformed to Christ, “nourished with faith in Christ the living Bread,” he is “is urged on by his love to give his life for the brothers and sisters, to go out, to go to meet those who are marginalized and despised.”

The Holy Father had special words of greeting for those Bishops present who had come from “the blood-soaked lands” of Iraq, Syria, and Ukraine. “In the suffering you have lived with your people,” he said, “you experience the strength that comes from the Eucharistic Jesus, the strength of going forward united in faith and hope.” He assured the Bishops the Church is united to them in the daily celebration of the Mass.

Concluding his address, Pope Francis encouraged the Bishops to carry on their “commitment in favour of the ecumenical journey and inter-religious dialogue” and thanked them for the contributions they make “to a greater communion between the various ecclesial movements.”

Below please find the full text of the Pope’s address to the Bishop Friends of the Focolare Movement:

Dear brothers,

I welcome you, and I thank Cardinal Kovithavanij for his introduction. And I thank the President and Co-President of the Focolare Movement for their presence.

You have brought together in Rome the friendship with this Movement and an interest in the “spirituality of communion.” In particular, in these days your reflection has centred on the theme of “The Eucharist, Mystery of Communion.”

In effect, the charism of unity proper to the Work of Mary is strongly anchored in the Eucharist, which gives it its Christian and ecclesial character. Without the Eucharist, unity would lose its divine pole of attraction, and would be reduced to simply human, psychological, sociological feeling and dynamic. Instead, the Eucharist guarantees that at the centre there is Christ, and there is His Spirit, the Holy Spirit, to move our steps and our initiatives of encounter and of communion.

The Apostle Paul writes: “Because the loaf of bread is one, we, though many, are one body, for we all partake of the one loaf” (1 Cor 10:17). As Bishops, we gather the communities around the Eucharist, the double table of the Word and of the Bread of Life. This is our service, and it is fundamental. The Bishop is the principle of unity in the Church, but this does not take place without the Eucharist: the Bishop does not gather the people around his own person or his own ideas, but around Christ present in His Word and in the Sacrament of His Body and Blood. And in the school of Jesus, the Good Shepherd made Himself the Lamb sacrificed and risen, the Bishop gathers the sheep entrusted to him with the offering of his life, himself taking on a form of Eucharistic existence. And so the Bishop, conformed to Christ, becomes a living Gospel, becomes Bread broken for the life of many with his preaching and his witness. He who is nourished with faith in Christ the living Bread is urged on by his love to give his life for the brothers and sisters, to go out, to go to meet those who are marginalized and despised.

In a particular way I thank you, Brothers, who come from the blood-soaked lands of Syria and of Iraq, and also of Ukraine. In the suffering you have lived with your people, you experience the strength that comes from the Eucharistic Jesus, the strength of going forward united in faith and hope.

In the daily celebration of the Mass we are united to you, we pray for you offering the Sacrifice of Christ; and from it the many initiatives of solidarity in favour of your Churches gain their strength and significance.

Dear Brothers, I encourage you to carry on your commitment in favour of the ecumenical journey and inter-religious dialogue. And I thank you for the contribution you make to a greater communion between the various ecclesial movements.

May the Lord bless you and the Madonna protect you. Let us pray for one another. I thank you for your prayers.
 
Pope Francis: 'The elderly are not aliens'
Vatican Radio
11:16 04/03/2015
(Vatican 2015-03-04) “Where the elderly are not honoured, there is no future for the young”. This was the powerful message delivered by Pope Francis during his catechesis on Wednesday, devoted to the elderly.

Speaking to the crowds gathered in St Peter’s Square for the weekly General Audience the Pope continued in his series of teachings on the family, focusing this time on the role of grandparents.

Reflecting on the fact that life expectancy has increased in modern societies, Francis denounced a widespread lack of respect and consideration for the elderly and their dignity.

Recalling the words of Benedict XVI during a visit to an old age home when he said: “The quality of a society, I mean of a civilization, is also judged by how it treats elderly people and by the place it gives them in community life”, Pope Francis reiterated: “It is true, attention for the elderly is what makes the difference within a civilization”.

Nowadays, he said, people tend to live longer, but often our societies not only fail to make room for the elderly, but even consider them a burden.

And recounting an anecdote dating back to when he was Archbishop of Buenos Aires, Pope Francis told of how when visiting an old age home, he stopped to chat to one of the guests and asked her how her children were doing: “Well” answered the old woman. “Do they come to visit you?” he said. “Oh yes, always” she replied. “And when was the last time they came?” he continued. “At Christmas” she said. “It was August… Eight months without a visit from her children – this Pope Francis said is a mortal sin.”

“It’s is a mortal sin to discard our elderly”. The Pope insisted: “The elderly are not aliens, we are them, in a short or in a long while; we are inevitably them, even although we choose not to think about it”.

“If we do not learn to look after and to respect our elderly, we will be treated in the same way” he warned.

“A society where the elderly are discarded carries within it the virus of death” he said.

And calling the issue a major challenge for Western societies which are marked on the one hand by aging populations and on the other by a cult of youth efficiency and profit which tends to discard everything not considered productive or useful, Pope Francis said that because of the vulnerability and special needs of the elderly, especially of those who are ill or alone, they call for particular attention and care.

But rather than a burden – he said – they are, as the Bible tells us, a storehouse of wisdom.

The Church, Francis pointed out, has always accompanied the elderly with gratitude and affection, making them feel accepted and part of the community.

The Church, Pope Francis concluded, cannot accept degenerations such as the ones that see elderly people abandoned and marginalized: “where the elderly are not honoured there is no future for the young”.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đoàn từ thiện Sara khám bệnh và phát thuốc miễn phí tại giáo xứ Sơn La
Micae Phạm Ánh
10:36 04/03/2015
Sáng ngày 03 tháng 03 năm 2015, Hội từ Thiện Sara từ Hoa Kỳ đã về cộng tác với phòng khám Antôn Sara tổ chức ngày khám bệnh miễn phí cho người dân ở giáo xứ Sơn La và các vùng lân cận.

Hình ảnh

Tham gia đoàn khám chữa bệnh này còn có Bác Sĩ Antôn Phan Trọng Thung, chuyên khoa siêu âm ở bệnh viên Đa khoa Đô Lương, bác sĩ Giuse Chương Đình Hải chuyên ngành đa khoa, trưởng Trung tâm y tế Nghi Lộc, cùng đội ngũ thầy thuốc đang làm việc tại phòng khám Đa khoa Antôn Sara.

Hội từ thiện Sara được thành lập ở Mỹ với mục đích: “là nhịp cầu đem tình thương người hải ngoại về quê nhà”. Với lý tưởng đó, năm nay Hội tổ chức ngày khám bệnh miễn phí cho người dân ở giáo xứ Sơn La và các vùng lân cận.

Trong buổi khai mạc chương trình khám chương trình khám chữa bệnh miễn phí, cha Antôn Hoàng Đức Luyến đã thay lời cho anh em phòng khám Đa Khoa Antôn và bà con giáo dân ở đây nói lên lời cám ơn về những tấm lòng cao cả của quý hội, cũng như quý ân nhân đã đem những hơi ấm tình người đến với những người đau khổ, người gia yếu bệnh tật, các trẻ em khuyết tật và những người đang sống trong tuyệt vọng. Chính những sự quan tâm sẻ chia này đã nói lên tất cả tấm lòng của quý ân nhân.

Cô Kim Dung, hội trưởng Hội từ Thiện đã nói lên những cảm nghĩ rất chân thành nhưng cũng đầy cảm động trong những công việc có ý nghĩa này. Cô cũng như quý ân nhân mong muốn được sẻ chia những đau khổ với những người bất hạnh, qua đó giúp đó tìm được nhiều niềm vui và ý nghĩa trong cuộc sống trần thế này.

Ngày sau buổi lễ khai mạc là phần khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Trong ngày này, các bệnh nhân đến sẽ được khám tổng thể Đồng và Tây Y, được siêu âm, chụp Xquang và phát thuốc miễn phí tùy theo loại bệnh của từng người. Tổng hợp cả ngày, đoàn đã khám và cấp phát thuốc cho hơn 200 bệnh nhân.

Trong khi các bác sĩ khám chữa bệnh, Hội từ thiện cùng với cha quản xứ, các ông trong HĐMV giáo xứ đã đi thăm các bệnh nhân nặng, các cụ già neo đơn, người khuyết tật trong giáo họ Sơn La. Đoàn đã đến thăm hỏi, động viên về tình thần cũng như vật chất cho họ. Đây là một nghĩa cử cao đẹp thể hiện tình tương thân tương ái trong Đức Kitô.
 
Văn Hóa
Lá thư Canada: Bữa ăn trên thiên đàng
Trà Lũ
08:57 04/03/2015
Lá thư Canada: Bữa ăn trên thiên đàng

Chưa bao giờ Canada lạnh dữ dội như năm nay. Ngày Tết mà lạnh hơn 20 âm độ C, tương đương với O độ F bên Hoa Kỳ. Sáng mồng một xuất hành, người đầu tiên tôi gặp là ông hàng xóm da trắng. Chuyện đầu tiên chúng tôi nói với nhau là chuyện trời băng giá. Ông cười rồi bảo trời lạnh cóng như thế này là vì tháng Hai này đặc biệt quá. Theo các nhà làm lịch thì cứ 823 năm mới có một tháng Hai cân bằng như tháng Hai năm nay. Tôi giật mình, và ngó vào lịch. Ừ, lạ ha. Tháng Hai có 28 ngày là chuyện bình thường, điều không bình thường mà ông hàng xóm nói là 28 ngày chia đều cho 7 ngày trong tuần, từ Chúa Nhật rồi thứ Hai thứ Ba cho tới ngày thứ Bảy cuối tuần, ngày thứ nào cũng chẵn 4 lần. Thật là đặc biệt. Chính vì cái đặc biệt như vậy mà cả nước Canada đã chìm vào bầu khí băng giá như thế này. Rồi tôi miên man nghĩ tới người Da Đỏ. Họ đã sống trên đất nước băng giá này bao nhiêu ngàn năm, mà họ vẫn sống, vẫn tồn tại. Sử ghi rằng cách đây mấy trăm năm khi đoàn người Da Trắng mới đến đây thì qua mùa đông thứ nhất, đoàn người tiên phong này đã chết quá nửa.

Nhưng mặc trời lạnh, cộng đồng VN khắp nơi trên giải đất Canada thân yêu này vẫn mừng tết vui vẻ đầm ấm. Xứ này có tên là Đất Lạnh Tình Nồng mà. Đặc biệt làng An Lạc chúng tôi đã có một ngày tết thật là vui vẻ hạnh phúc. Việc này một phần là nhờ cái tài của Ông Từ Hòe hội viên viễn cư. Không khí làng tôi đã vui sẵn rồi, nay có ông từ miền Tây về nên nó sôi động lên hơn nữa. Ông về đây từ ngày cúng ông Táo, và ra đi ngày hạ nêu mãn tết vừa qua. Trước khi về miền tây, ông làm một đại tiệc tạm biệt. Ông cười hà hà : Tạm biệt thôi nha, vì đến đầu tháng tháng Tư tôi sẽ trở lại để mừng đại lễ. Các cụ phương xa có biết ‎‎ý ông nói đại lễ gì không? Thưa, đó là đại lễ Cụ Chánh tiên chỉ làng và Cụ bà B.95 nhập đạo Công Giáo ngày Lễ Phục Sinh. Nhưng đó là chuyện của đầu mùa xuân đang đến. Bây giờ xin mời các cụ nghe chuyện ông Từ Hòe làm tiệc tạm từ giã dân làng.

Tết vừa qua là tết con Dê nên ông Từ Hòe đã nấu những món dê thật xuất sắc, chuyện này tôi đã kể các cụ nghe rồi. Để thay đổi khẩu vị, bữa nay ông trổ tài làm món gà đút lò. Nghe hấp dẫn chứ, phải không cơ. Món này ông làm khá công phu vì trong bụng con gà là cơm rang với đậu đỗ, với nấm, với tôm khô, với cà rốt, với mắm hành tiêu ớt . Bên trong và bên goài ông quết bơ. Các cụ có biết ông dùng loại bơ gì không ? Thưa, ông cầu kỳ lắm, ông đi chợ cố tìm cho được loại bơ chính hiệu Beurre Bretel của Pháp. Dân làng tới 10 người nên ông làm 2 con lận. Khi lấy gà ra khỏi lò, da nó vàng au, thơm điếc mũi. Ông còn phết thêm một lớp bơ mỏng lên con gà rồi mới bày ra đĩa. Lớp bơ mỏng này tan ngay vì con gà còn đang nóng hổi. Mùi bơ cộng với mùi thịt gà, mùi cơm chiên trong bụng gà, tỏa ra một mùi thơm ngon quyến rũ hết sức.Chung quanh con gà, ông bày thêm các lát cà chua và dưa cải cà rốt. Mời các cụ cầm dao, vừa cắt thịt gà vừa bới cơm chiên trong bụng gà. Mời các cụ xơi ngay lúc cơm và gà còn nóng sốt nha. Nhậu món này rồi đưa cay với hớp vang đỏ, thì ôi thôi, bữa cơm trên thiên đàng cũng chỉ ngon tới cỡ này là cùng.

Rồi rượu vào, lời ra. Chị Ba Biên Hòa là người mở đầu. Chị bảo ông Từ Hòe rằng bữa cơm hôm tết con Dê ông kể chuyện về con dê ít quá. Ông còn muốn kể gì về con dê nữa không? Ông Từ Hòe trả lời ngay : Thịt con dê ít mỡ nên nấu được rất nhiều món ngon, như cà ri dê, lẩu dê, dê nướng ngũ vị hương, dê xào lăn, dê xào xa tế, dặc biệt tái dê chấm với tương bần. Tôi tiếc là ngày tết vừa qua chúng ta ăn tái dê mà không có tương bần. Chị Ba ngạc nhiên lên tiếng hỏi ngay : Tái dê phải chấm với tương bần mới ngon sao? Ông Tử Hòe đáp ngay : Đúng vậy. Mùi tương này kỳ diệu lắm, nó nâng hương vị của miếng tái dê lên rất cao. Chẳng vậy mà cha ông ta đã truyền lại hậu thế câu kinh nghiệm tuyệt bút này :

Tái dê chấm với tương bần

Ăn vào một miếng rần rần như dê

Đêm về vợ thở hê hê

Tối mai ta lại tái dê tương bần

Món dê được tiếng là thuốc đại bổ nên tôi thấy Bác sĩ Thú y Nguyễn Thượng Chánh ở Montreal đã khuyên các bạn trẻ là ăn vừa vừa thôi kẻo ‘nổ bình điện’. BS Chánh cho biết là ở Canada, dân Hồi Giáo ăn thịt dê nhiều nhất. Muốn mua thịt dê thì cứ tìm chợ Ả Rập là có liền. Dân Hồi bảo thịt dê trong sạch nên ăn, còn thịt heo dơ dáy chớ ăn.

À, nhân nói tới dân Hồi Muslim ở Montreal, xin kể ngay một tin thời sự còn nóng hổi là ngay đầu tháng Hai vừa qua, trước tết của chúng ta hai tuần, hội phụ huynh học sinh gốc Hồi giáo ở miền Dorval ngoại ô Montreal đã gửi thư cho hội đồng giáo dục ở đây xin các căng-tin ở nhà trường hủy bỏ các món ăn có thịt heo. Chính quyền Dorval đã trả lời ngay. Rằng các bạn đã xin tới đất nước này chứ chúng tôi không có mời các bạn đến. Đây là đất của văn hóa Thiên Chúa Giáo. Các bạn tới đây thì phải hòa nhập với nếp sống ở đây. Nếu không thì mời các bạn đi chỗ khác.

Ai đọc xong bản tin này cũng đều gật đầu đồng ‎ý với thành phố. Tôi nhớ cách đây mấy chục năm, cũng dân Hồi giáo ở Montreal này đã gửi thư xin chính quyền gỡ bỏ các cây thánh giá treo trong các lớp học. Chính quyền lúc đó cũng đã trả lời ngay, rằng đây là đất Thiên Chúa Giáo, các anh không chịu được thì mời các anh xéo đi chỗ khác.

Các bạn bè tôi ở Canada, nhất là người da trắng, đều rất lo sợ mấy ông bà Hồi giáo này, vì dân số họ lên tới một triệu, tức là hơn 3% dân số Canada. Riêng ở Montreal, dân số Hồi Giáo là 250.000, tức là 23% dân số tỉnh bang này. Đàn bà họ Hồi thường không đi làm, chỉ ăn rồi đẻ, đẻ sồn sồn mỗi năm một, trong khi dân da trắng thì lười đẻ. Cứ đà này thì chỉ trong 10 năm nữa dân Hồi Giáo ở Montreal sẽ chiếm đa số, họ sẽ biến Montreal ra một thành phố Hồi Giáo…

Nhưng thôi, không nói chuyện mấy ông bà Rệp này nữa. Đầu năm mới con Dê phải nói chuyện vui. À, mà phải bá cáo các cụ ngay việc này là bữa ăn gà đút lò lúc đầu vắng bóng anh John. Anh không đến được vì bị cảm lạnh. Chị Ba cho biết tại mấy hôm trước anh xúc tuyết nhiều quá. Vì anh John không có mặt nên Cụ B.95 mới hỏi Chị Ba : Tôi thấy chồng chị có vẻ mê món ăn Việt Nam, vậy xin hỏi nhỏ chị nha : anh John chồng chị có kiêng món VN nào không ? Chị Ba nghe xong câu hỏi rồi tỏ ra vẻ ngần ngại không muốn trả lời. Dân làng túm vào xin chị cứ nói. Mãi rồi Chị Ba mới đáp :

- Chồng con thích mọi món VN, nhất là những món Cụ và các anh chị ở đây nấu. Nhưng chồng con không thích đi ăn tiệc ở nhà hàng, như tiệc cưới, tiệc sinh nhật. L‎ý do là vì nhiều người thích anh, ai cũng tranh ngồi bên anh rồi gắp thức ăn cho anh. Anh sợ nhất việc này. Anh sợ đôi đũa của người gắp thức ăn. Bạn đang dùng đôi đũa đưa thức ăn vào miệng, đôi đũa đó dính nước bọt, dính rãi, tất nhiên là có dính cả vi trùng từ miệng bạn, nay bạn dùng chính đôi đũa này gắp thức ăn cho người khác, người da trắng sợ việc này lắm. Ngoài ra, trong các món ăn ở nhà hàng, anh sợ nhất món lẩu. Tuy nhà hàng có dọn thìa muỗm để múc thức ăn, nhưng đa số bà con ta tự động dùng chính đôi đũa của mình gắp rau và thịt cá bỏ thẳng vào cái lẩu, rồi còn lấy đũa quấy rau quấy thịt cho chìm xuống, rồi lại dùng chính đôi đũa đó đưa lên miệng vừa nếm vừa mút chùn chụt. Rồi cũng dùng đôi đũa đó và cái muỗng của cá nhân mình mà múc thức ăn từ cái lẩu. Cả bàn ai cũng làm như vậy, cho nên cái lẩu xúp vô tình hóa ra một cái chậu nhỏ để cả làng rửa đũa. Rồi ai cũng múc nước xúp ở cái lẩu này mà húp, vừa húp vừa khen nước lẩu ngon, hóa ra chúng ta đang uống nước rãi của nhau… Lại còn có người lấy đũa của mình gắp món thịt món rau trong lẩu bỏ vào bát cho chồng cháu, ép chồng cháu ăn. Chồng cháu rất sợ cánh ăn lẩu này.

Làng tôi nghe Chị Ba nói đến đây đều giật mình. Ừ, đúng. Bà con ta ăn lẩu ở nhà

hàng đều như vậy cả. Thật mất vệ sinh quá. Các cụ nghĩ sao cơ ?

Đúng ngay lúc đó thì anh John xuất hiện. Anh bảo anh nhớ làng quá nên không thể nằm nhà một mình được. Em nhớ các bác qúa, vừa nhớ vừa thèm. Em thèm nghe, thèm nói và thèm ăn. Vì anh đang bệnh nên anh xin một đĩa thức ăn riêng. Ông Từ Hòe chạy ngay vào bếp rồi đem ra một gói lớn. Ông bảo anh John : Tôi dã chuẩn bị phần ăn cho anh đây, định rằng chút nữa khi Chi Ba về thì sẽ gửi cho anh. Cái ông Từ Hòe này ‎‎ý tứ và chu đáo thế đấy, các cụ ạ.

Cụ B.95 được gặp thần tượng John thì thích lắm. Cụ để cho anh ngồi ăn hết đĩa cơm gà rồi bắt chuyện : Chúng tôi đang thèm nghe chuyện cười của anh đây. Năm nay là năm con dê, anh có chuyện cười con dê nào mới không? Anh John trả lời ngay : Có. Cháu có chuyện này vừa đọc được trong báo. Chuyện thế này : Con dê, chữ Hán gọi là ‘Dương’. Từ chữ dương này người ta mới suy ra rằng :

- Con dê to lớn có quốc tịch Pháp gọi là Đại Tây Dương

- Con dê hiền lành không thích đánh nhau gọi là Thái Bình Dương

- Con dê nghèo khổ gọi là dương cực

- Con dê lớn gọi là đại dương

- Con dê sống ở miền đông gọi là Đông dương

- Con dê bị cắt hết lông gọi là dương trần

- Đàn dê gọi là dương cầm

- Dê không lương thiện gọi la dương gian

- Dê mạnh khỏe gọi là cường dương

- Dê bệnh không đi lại được gọi là liệt dương

- Cuộc đời con dê gọi la dương thế …

Mọi người nghe xong thì đều vỗ tay khen anh John này dí dỏm. Ông Từ Hòe lên tiếng : Anh là người Canada nói cả tiếng Anh cả tiếng Pháp, xin hỏi anh về những tiếng cười trong Pháp văn. Anh thích chuyện nào nhất ? Ông ODP đã chạm đúng tần số của anh John. Anh thưa ngay :

- Các chuyện cười xưa nay tôi kể, một phần tôi lấy ở trong sách tiếng Pháp đấy

chứ. Tôi thấy làng ta ai cũng biết tiếng Pháp, nhân đầu năm con Dê, xin cho tôi đố làng một câu đố rất dễ về tiếng Pháp nha . Câu đó như thế này : ‘Tôi là lãnh tụ của 25 người lính. Không có tôi thì thành phố Paris bị thất thủ ngay. Xin đố : Tôi là ai ? Tiếng Pháp nói thế này : Je suis le chef de 25 soldats. Sans moi, Paris sera pris. Qui suis-je?

Xưa nay làng chúng tôi đều sống trong thế giới tiếng Việt, lâu lâu có đi vào thế giới tiếng Anh một chút xíu, hôm nay lần đầu tiên dân làng được dẫn vào thế giới tiếng Pháp, hình như mọi người hơi choáng váng. Cụ Chánh, Ông ODP, ông Từ Hòe, anh H.O. Cô Tôn Nữ, Cô Cao Xuân, tất cả đều biết tiếng Pháp mà, thế mà tự nhiên cả làng im re. Lạ qúa ha. Ai cũng vỗ trán suy nghĩ. Mãi một lúc sau thì ông ODP vỗ tay cái bốp rồi cười ha ha. Tôi tìm ra đáp số rồi. Đó là chữ A. Hầu như cả làng chưa ai hiểu gì hết. Sao lại là chữ A ? Anh John chắp tay vái ông ODP ba cái liền rồi thưa : Em xin bái phục đại ca. Em từng đố câu này với người Pháp mà nhiều người Pháp cũng không nghĩ ra. Thưa dân làng, bác ODP đã đáp trúng. Lời giải như thế này: Về chữ viết, tiếng Pháp có 26 mẫu tự ABCD... Chữ A đứng đầu, và sau chữ A là 25 chữ cái tiếp theo. Có phải chữ A là lãnh tụ không ? Trong chữ PARIS, nếu bỏ chữ A đi thì chữ Paris sẽ thành chữ PRIS, mà chữ PRIS thì có nghĩa là bị bắt, bị thất thủ.

Dân làng vì đa số biết tiếng Pháp nên hiểu lời giải, lúc này mới hiểu ra câu đố, liền vỗ tay râm ran. Ai cũng khen câu đố của anh John quá hay. Anh đúng là một người Canada song ngữ vẹn toàn.

Anh John được dịp nói về tiếng Pháp, anh đi thêm một bước nữa, anh kể sang chuyện tên món ăn VN bằng tiếng Pháp. Rằng sau 1975, người Việt đến Montreal thành phố nói tiếng Pháp khá đông, và tất nhiên nhà hàng VN cũng mọc ra khá nhiều. Trong thực đơn, ngoài phần viết bằng tiếng Việt còn phần viết bằng tiếng Pháp. Bữa đó hai vợ chồng anh đi Montreal thăm mấy người bạn, anh chị đã ghé một nhà hàng VN. Món mà anh chị kêu là phở và chả giò. Anh John đọc tên chả giò và lời dịch chả giò là ‘rouleau de printemps’nghĩa là một cuốn mùa xuân, thì anh kêu lên : Trời ơi, thiên tài thiên tài ! Chả giò mà dịch là ‘rouleau de printemps’ thì hay hết ‎‎ý, quả là thiên tài. Ăn chả giò là ăn một khúc mùa xuân vào lòng thì thật là hay hết ‎‎ý, hay thấm thía, hay tuyệt vời. Anh John liền đứng lên xin gặp chủ nhà hàng để ca ngợi chữ rouleau de printemps trong thực đơn. Chủ nhà hàng tươi cười và nhũn nhặn trả lới rằng lời dịch này không phải của ông mà là của mấy nhà hàng VN bên Paris mách cho.

Từ hôm đó anh John ghi chữ ‘chả giò / rouleau de printemps vào bụng và đi ‎tìm cái gốc. Mãi sau này khi anh mua được từ điển Việt Hán thì anh mới tìm được nó. Chả giò hay Nem Rán, tiếng Hán dịch là ‘ xuân quyển’ , xuân quyển có nghĩa là ‘ gói lại cả mùa xuân’. Chà, hay quá chứ, phải không các cụ. Chính từ cái ‎‎ý ‘xuân quyển’ này người ta mới chuyển qua Pháp văn là rouleau de printemps và Anh Văn là ‘spring rolls’. Xin bái phục tác giả phần Hán Văn trong cuốn tự điển song ngữ này. Ngài là người thấy được cái tinh hoa trong cái chả giò nem rán của người Việt nên ngài mới gọi nó là một gói mùa xuân. Ăn chả giò là ăn một gói mùa xuân vào trong lòng.

Cụ B.95 nghe đến đây xong thì lên tiếng. Cụ bảo cụ nghe các bác nói tiếng Pháp thì cụ chả hiểu gì. Cụ xin anh John đổi đề tài. Cụ xin nghe chuyện thời sự.

Cái anh John này đã bị dân làng bỏ thuốc mê. Rõ ràng anh đang bệnh mà đến đây ăn cơm VN, nói tiếng VN, cười ha hả với người VN, thở không khí của đại gia đình VN thì tự nhiên anh hết bệnh. Lúc đầu vừa tới thì anh ho sù sụ, bây giờ tự nhiên hết ho, mặt hết tái mét, bây giờ mặt mũi hồng hào.

Anh John vui vẻ đáp lời yêu cầu của Cụ B.95 ngay : Tháng này có nhiều chuyện thời sự lắm, cháu chỉ xin nói vài chuyện mà cháu cho là nóng nhất. Đầu tiên là việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô từ Roma sang thăm xứ Phi Luật Tân, có 6 triệu người ra đón. Trong buổi gặp gỡ giới trẻ, một bé gái12 tuổi tên Polomar được chọn đọc diễn văn chào mừng . Đây là một em bé mồ côi bị bỏ rơi được các dì phước đem về nuôi. Cô bé cầm giấy đọc bài đã được viết sẵn, nhưng khi đọc tới những thảm cảnh của các thiếu nhi bệnh tật, nghèo khổ và bị bỏ rơi như bé thì bé khóc nức nở. Bé không đọc tiếp được nữa mà bé ôm lấy Đức Giáo Hoàng, rồi hỏi ngài tại sao trên đời lại có những cảnh đau khổ như thế này. Bé vừa gạt nước mắt vừa xụt xùi hỏi thêm câu thứ hai: Tại sao thế giới hững hờ và có ít người thương giúp chúng con như vậy? Đức Phanxicô bị xúc dộng, ngài vội ôm lấy bé. Ngài trả lời ngay là ngài cũng không biết tại sao. Và vì quá xúc động, ngài đã bỏ hẳn bài giảng đã soạn sẵn bằng tiếng Anh. Ngài ứng khẩu nói ngay tới sự đau khổ và kêu gọi mọi người hãy biết khóc thương những cảnh đau khổ, nước mắt sẽ chỉ cho ta biết việc phải làm tiếp theo.

Cũng trong cuộc thăm viếng Á Châu này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tới thăm xứ Sri Lanka xứ của Phật Giáo. Trong buổi gặp gỡ các nhà sư, một vị cao tăng dã choàng cho ngài một tấm khăn vàng rất lớn. Ngài đã mang tấm khăn lịch sử này trong suốt buổi thăm viếng. Một giáo hoàng Công Giáo mang một tấm khăn choàng của một nhà sư Phật giáo, hình ảnh này đẹp vô cùng, nó có giá trị bằng bao nhiêu bài thuyết giảng.

Cụ Chánh tiên chỉ làng góp thêm ‎ý‎ : Xem các hình ảnh dân Phi Luât Tân và dân Sri Lanka đón tiếp giáo hoàng Phan Xi cô, lão không chú ‎‎ý nhiều đến nhân vật chính là vị giáo hoàng, nhưng lão quan sát rát kỹ nét mặt dân chúng đón rước, lão thấy mặt mọi ngươi đều rạng rỡ vui mừng. Lão cho đây là một điều rất hiếm và độc đáo…

Tin thời sự thứ hai là tin một gia đình người Canada da trắng sang nhận con nuôi bên VN. Đó là ông bà Michael Wagner quê miền Kingston phía đông của Toronto. Ông bà đã có 5 con. Do lòng ‘mến Chúa yêu người’ thúc đẩy, hai ông bà đã sang VN đầu tháng 12 năm 2012 và đã nhận hai em bé mồ côi làm con nuôi. Hai bé là một cặp song sinh, tên Bình và Phước, một tuổi rưỡi, mỗi em chỉ nặng hơn 2 kí lô. Biết hai bé này bị nhiều bệnh trong đó có bệnh gan là nặng nhất, nhưng hai ông bà vẫn vui nhận và đem về Canada . Bây giờ gia đình ông bà Wagner có tất cả 7 người con. Đầu năm ngoái thì bệnh gan của hai bé Phước và Bình lâm vào tình trạng nguy hiểm, phải thay gan. Ông bố nuôi Michael Wagner bằng lòng hiến một phần gan cho một bé vì cùng một mẫu máu và DNA. Bé còn lại thì ông kêu cứu với cộng đồng. Lời kêu cứu vừa được phổ biến thì liền có hơn 400 người Canada đáp ứng. Bệnh viện đa khoa Toronto đã tiếp xúc với các ân nhân này để lập hồ sơ và thử gan thử máu. Tin giờ chót là bệnh viện Toronto đã lọc ra được 8 người để đi vào giai đoạn chót. Ngoài việc hiến gan, gia đình Wagner còn cần tiền để trả bệnh phí giải phẫu. Tuần san Thời Báo gốc Toronto vào ngày trước Tết Con Dê đã phát động ‘ Quỹ Thời Báo giúp hai em Bình và Phước, (416) 925-8607’, và đã đi tiên phong tặng quỹ này 3.000 đồng. Dân làng tôi đang hô hào bạn bè mở lòng. Bà con ơi, đã 400 người Canada mở lòng, còn chúng ta là đồng bào với 2 em Bình và Phước, chả lẽ chúng ta rửng rưng sao?

Chị Ba Biên Hòa nghe chuyện này xong thì phát biểu : Canada xa Việt Nam mình nửa vòng trái đất, không hề có nợ gì với VN, thế mà người Canada yêu thương người VN mình vô biên giới. Chứng cớ thì vô vàn. Sau năm 1975 thì bảo trợ các thuyền nhân tỵ nạn, số người VN hiện nay ở Canada lên tới gần 300.000 thì quá nửa là thuyền nhân đã được nhiều tư nhân Canada bảo trợ. Nói gì đâu xa, ngay dân làng ta đây đa số do nhà thờ Cha Paolo bảo trợ. Hết bảo trợ tỵ nạn rồi đến việc sang Việt Nam nhận trẻ mồ côi làm con nuôi. Họ sang rất nhiều và nhận rất nhiều. Hai em bé Bình và Phước trên đây chỉ là con số tượng trưng. Đó là Canada. Còn phía VN thì sao? Tôi thấy mắc cở và đau lòng. ‎ Tôi xin đơn cử một chuyện nhỏ mà thôi. Các bạn có biết ông Linh Mục Bác Sĩ Nguyễn Viết Chung ở Kontum không? Trái tim ông giống như trái tim của vợ chồng Wagner trên đây. Gia đình ông theo đạo Ông Bà. Ông thông minh từ nhỏ nên học y khoa, và đậu bằng bác sĩ. Ông chuyên về bệnh cùi. Nhân chuyến đi thăm các trại cùi Kontum ông biết chuyện Đức Cha Cassaigne ở ĐàLat năm xưa. Vị giám mục này khi về hưu đã lên sống với người cùi ở miền Thượng, và chết bên người Thượng. BS Chung bị xúc động. Một thời gian sau, ông xin nhập đạo Công Giáo. Nhập đạo xong, ông cởi áo bác sĩ rồi xin đi tu. Sau khi thành linh mục, ông dấn thân cho người cùi y như Đức Cha Cassaigne.

Tôi và gia đình có gửi tiền giúp người cùi qua Cha Chung. Gần đây Cha Chung và 6 em bé cùi đang sống với Cha bị chính quyền CSVN đuổi đi. Không biết số phận 6 em bé này thế nào, còn Cha Chung thì sống chui, nhất định Cha bám lấy đất những người anh em đau khổ này. Tôi hằng tự hỏi là mấy ông chính quyền CS không phải là người sao, không phải là người VN sao, mà lại nhẫn tâm và tàn ác như vậy . Người dưng nước lã ở xa nửa vòng trái đất như người Canada mà còn sang VN ôm lấy trẻ VN, còn các ông CS này thì không hề ôm, không hề thương xót, chẳng những thế lại còn xua đuổi. Thật là tai ác và tai ngược.

Anh H.O. nghe đến chữ tai ngược thì thích quá, anh xin góp lời ngay. Anh bảo: Bọn chính quyền VN hiện nay thuộc dòng tai ngược mà! Cả làng nghe mà không ai hiểu gì. Anh bèn cười hì hì: Các bạn có bao giờ quan sát kỹ hình Hồ Chí Minh chưa? Các bạn hãy nhìn kỹ cái mặt ông ta, cái tai bên phải của ông ta mọc ngược. Bên ngoài, tai của con người bao giờ cũng có hai phần, vành tai và giái tai. Giái tai là phần ở dưới, chỗ mà các bà các cô đeo vòng đeo hoa. Tai ai cũng thế. Muôn ngàn người mới có một người mọc tai ngược, nghĩa là giái tai thay vì ở dưới thì nó ở bên trên, nó ngược. Tai bên phải của Hồ Chí Minh là tai ngược. Bây giờ có nhiều Hồ Chí Minh giả. Cứ xem tai mặt của ông ta là biết thật hay giả liền. Người có tai ngược thì đều là người gian ác. Tôi có được xem một tấm ảnh Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp chụp với Mao Trạch Đông năm 1950. Điều đặc biệt của tấm ảnh này là cả 3 lãnh tụ VN đều mặc đồng phục Tàu, giống y như đồng phục của Mao Trạch Đông, nghĩa là áo cao cổ và 4 túi. Hồ Chí Minh luôn luôn mặc áo 4 túi này. Thì ra CSVN đã theo Tàu ngay từ ngày xưa. Trong tấm hình này, cái tai mọc ngược của họ Hồ rất rõ ràng.

Cụ B.95 kêu to lên : Thôi, không nghe chuyện các đấng tai ngược nữa, nhức đầu quá!

Anh John xin nói tiếp tin thời sự. Tin này cũng nóng lắm : Hoa Kỳ vừa phát minh ra một phương pháp mới tìm dầu lửa. Họ đã phát hiện nhiều lớp đá ngầm chứa nhiều dầu khí. Họ dùng hơi nước ép cho đá vỡ ra rồi hút lấy dầu, dầu này mang tên là shale oil. Phương pháp này có tên là Hydrautic Fracturing hay gọi tắt là Fracking. Họ đã khai thác thành công và lấy được dầu ở vùng Bakken thuộc tiểu bang North Dakota. Nghe nói rằng dẫy núi Trường Sơn ở VN là cả một hệ thống đá chứa dầu khí shale oil. Có lẽ chính vì vậy mà Trung Cộng đã ngấp nghé kho dầu vĩ đại này của VN. Năm ngoái VC đã cho Trung Cộng thuê Đèo Ngang, về sau bị phản đối dữ quá nên VC đã rút lại. Nếu Trường Sơn là dãy núi có dầu khí đá thì quả thực đất nước VN chúng ta là đất vàng. Xin Tổ tiên phù hộ cho chúng con biết gìn giữ đất nước gấm hoa này, đừng để VC dâng cho TC.

Tin thời sự cuối cùng là tin thể thao. Nước Canada là nước thể thao. Lúc nào mở

TV cũng thấy thể thao, không đài này thì đài kia. Năm 2015 này Canada phụ trách hai chương trình thể thao lớn của thế giới. Thứ nhất là các cuộc thi chung kết giải nữ về bóng đá toàn cầu, FIFA Women’s World Cup. Thứ hai là Đại Hội Thể Thao Liên Mỹ Châu, 2015 Pan Am Games tại Toronto. Các cụ phương xa thích thể thao nên du lịch Canada trong năm nay nha. Đã lắm. Ông Từ Hòe về miền tây nhưng ông bảo năm nay ông sẽ trở về Toronto nhiều lần. Về để dự lễ nhập đạo Công Giáo của cụ Chánh tiên chỉ làng, về để xem trực tiếp các nữ lực sĩ thế giới đá banh, về để xem các cuộc tranh tài thể thao liên Mỹ châu.

Bữa ăn tiễn Ông Từ Hòe vui quá nên đã kéo dài tới gần nửa đêm. Thời gian bên bạn bè tâm huyết sao mà nó đi nhanh thế.

Cụ Chánh được mọi người mời nói lời kết cho bữa tiệc thân ái này. Cụ phát biểu ngay : Lão đã bước vào tuổi 90 nhờ sự vui vẻ hạnh phúc luôn luôn bao quanh. Khi bạn vui thì bệnh tật sẽ lành, khi bạn hạnh phúc thì bệnh sẽ chóng hết. Khi bạn vui và hạnh phúc thì bệnh sẽ chẳng bao giờ đến. Chứng cớ không phải chỉ riêng tôi mà mọi người. Làng ta có mấy người đau yếu đâu. Chúng cớ nhãn tiền là anh John. Bữa nay khi anh đến thì mặt mũi xanh xao, ho sù sụ, thế mà nhậu một lúc và cười một lúc, bây giờ mặt mũi anh hồng hào và hình như đã hết bệnh. Tôi cầu chúc cả làng năm nay lúc nào cũng đầy tiếng cười. Không những cười khi họp làng, mà còn cười ở nhà, làm cho cả nhà cười, nhất là trong bữa ăn. Tôi mới dự một buổi họp tại giáo xứ của Cha Paolo, Cha Paolo nói rất hay về tiếng cười trong bữa cơm gia đình. Hãy biến bữa ăn trong gia đình thành những giây phút hạnh phúc. Hãy nói những lời yêu thương. Nhiều cha mẹ có thói quen dùng bữa ăn là giờ phán xét con cái, la mắng con cái, còn anh em thì cãi chửi nhau. Chớ. Hãy nói lời yêu thương. Hãy làm mọi người vui cười. Hãy làm bữa ăn thành bữa ăn trên thiên đàng.

Xin chúc các cụ bữa ăn nào cùng đầy yêu thương, đầy tiếng cười nha.

TRÀ LŨ

TIN VUI : Tác giả Trà Lũ đã viết xong bộ ‘ Chuyện Cười Trà Lũ Toàn Tập’, gồm 4 cuốn 300, 400, 500, 600 chuyện cười, tổng cộng hơn 1.800 chuyện cười khác nhau. Đây là món quà tặng trang nhã nhất, bạn và bằng hữu sẽ cười cả năm. Giá bán toàn tập 4 cuốn là 95 Gia kim hay Mỹ kim. Xin liên lạc trực tiếp với tác giả : petertralu@gmail.com

 
40 Năm Viễn Xứ
Nguyễn Trung Tây
19:29 04/03/2015
Nguyễn Trung Tây: 40 Năm Viễn Xứ

Cali, Bắc và Nam cuối tháng 2, ấm áp, nắng rực rỡ chan hòa tô thêm hồng nụ và hoa đào. New Jersey thì không, trời cũng nắng xanh ngăn ngắt, và… tuyết bám trắng cây khô sân vườn. Nhưng dù nắng ấm hay tuyết lạnh, tháng 2 năm 2015 có những tờ lịch của Xuân Ất Mùi, Giao Thừa, 18, Mùng Một Tết, 19. Ất Mùi 2015 đánh dấu 40 năm người Việt viễn xứ. Từ những ngày mùa xuân 1975, người Việt trong nhiều hoàn cảnh bỏ nước ra đi. Bắt đầu từ cột mốc lịch sử 75, Xuân dân tộc ở hải ngoại thay đổi. Nếu Giao Thừa và Mùng Một Tết rớt vào tờ lịch ngày thường, người Việt vẫn đi làm, vẫn cào tuyết nếu đêm trước tuyết rơi bôi trắng xóa phố phường. Tết về, vùng nắng ấm Cali, Texas, Florida, Tết Việt Nam (bình thường) sẽ có hoa đào, bánh chưng, thịt kho, dưa hành. Nhưng đông bắc Hoa Kỳ có thể khác. Nếu lạnh cóng, người Việt ở đó không có hoa đào (ngoại trừ cây khô nhưng lại nở chi chít hoa mai…giấy). Nhưng dù nắng ấm hay tuyết trắng, Tết về, cộng đồng Việt Nam trên thế giới vẫn ăn Tết. Thung lũng San Jose lại đốt pháo đỏ một khu thương xá, lại hội chợ Tết; cộng đồng Việt Nam Quận Cam lại diễn hành ăn Tết Ất Mùi, một ước lệ, một truyền thống của hằng năm.

40 Năm Viễn Xứ, bạn tôi từ thành phố Ossining tiểu bang New York nhắn tin, “Về vùng đông bắc ăn Tết chứ?” Bạn mời, tôi gật đầu. Từ San Jose, phi cơ US Airways hạ cánh xuống phi trường Newark mang tôi tới giáo xứ có cộng đồng Việt Nam, có thánh lễ Việt Nam, có cha Quản nhiệm người Việt, có người Việt Công Giáo tên gọi Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam giáo phận Metuchen, New Jersey và có bạn (cả hai, bạn cũ và bạn mới tinh khôi). Sau thánh lễ Xuân, chương trình văn nghệ 40 Năm Viễn Xứ của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam bắt đầu.

40 Năm Viễn Xứ mở màn với màn Múa Lân, với nhạc phẩm truyền thống hải ngoại, “Việt Nam! Việt Nam” của Phạm Duy, nối tiếp là nhạc phẩm “Xuân Viễn Xứ Nhớ Quê Hương” của LM Nguyễn Hùng Cường, MM.

40 Năm Viễn Xứ có nhiều (đếm không hết, nhớ không xuể) thiếu nhi mặc quốc phục Việt Nam. Em sinh ra tại Mỹ, bố mẹ chở em tới trường cuối tuần học lớp Việt Ngữ. Giờ này (sau một khoảng thời gian dài/ngắn học ngôn ngữ mẹ) em bước lên sân khấu; em con gái mặc áo dài nữ, em con trai khoác áo dài nam, em con gái bé tí ti, má tròn bầu bĩnh lắc lắc tóc đen lay láy, rộn ràng to tiếng hát tiếng Việt, “Con yêu ba, con yêu mẹ…” (Yêu Mẹ Yêu Ba). Em con trai mới lớn áo dài the đứng với em áo tứ thân nón quai thao; em áo bà ba nâu, đầu cổ quấn khăn rằn (Quê Hương Mùa Xuân, Khúc Hát Ân Tình…).

40 Năm Viễn Xứ có màn trình diễn của bố và mẹ (Người Việt Tự Do). Mẹ mặc áo dài truyền thống; bố giọng khàn, nhưng vẫn hát. Đấy, bố một thời tập trung cải tạo, bạc trắng mái tóc. Và đây, mẹ một thời thay bố bương chải kiếm từng đồng tiền mua gạo nuôi con. Giờ này, cả hai đứng trên sân khấu. Những người bố người mẹ Việt, từ bao lâu rồi, vẫn cứ thế, lòng vẫn bao dung, tâm vẫn ngọt ngào. Bố mẹ của thế hệ trước hát gần hết nhạc phẩm, con của thế hệ nối tiếp từ phía dưới xếp hàng đi lên, hát chung với bố với mẹ. Ý nghĩa quá!

40 Năm Viễn Xứ có đủ ba miền, Huế với cầu Tràng Tiền, giọng hò Huế (Huế Ơi); có miền Bắc với áo dài tứ thân, nón quai thao (Khúc Hát Ân Tình); có miền Nam với trẻ mục đồng tiếng sáo, con diều giấy bay phất phơ trên cánh đồng lúa, và tiếng hát cải lương ngọt ngào nồng nàn của người dân Nam Bộ (Giấc Mơ Hồi Hương).

40 Năm Viễn Xứ có thiếu nữ Việt Nam hát “Xin Chào Việt Nam/Hello/Bonjour Vietnam”. Em sinh ra tại Mỹ, lớn lên tại Mỹ, giờ thướt tha áo dài hát tiếng Việt, tiếng Pháp và tiếng Anh, “Tell me all about this name, that is difficult to say. It was given me the day I was born...” Em hát thiết tha. Em thật thà diễn tả tâm trạng của em, thanh niên thiếu nữ Việt Nam sinh ra trên vùng đất mới.

40 Năm Viễn Xứ nổi bật với Nhạc cảnh “Tình Ca cho Nguyễn Thị Sài Gòn”. Nhạc cảnh với nhiều thiếu nữ Việt Nam mặc áo dài trắng tinh khôi, cầm nến cháy sáng lung linh xúc động hồn người. “Me đặt tên em, Nguyễn Thị Sài Gòn…”. Từng lời và từng nốt chầm chậm ngân vang, gợi lên sâu thẳm trong hồn người Việt về vùng đất mẹ một thời nhọc nhằn. “Mẹ đặt tên em, Lý Thị Tỵ Nạn…,” những thiếu nữ Việt Nam bước chân xuống thuyền tỵ nạn, lênh đênh phận người. “Mẹ đặt tên em, Vũ Thị Nhọc Nhằn…,” có người tới bến, có thiếu nữ chìm sâu! “Mẹ đặt tên em, Lê Thị Hy Vọng…,” giờ này, cô gái Việt ngấn lệ rưng rưng hát và diễn tả lại tâm trạng thiếu nữ Việt của một thời mất hy vọng vào xã hội, vào người, và vào tương lai!

40 Năm Viễn Xứ xúc động với Nhạc cảnh “Hành Trình Tìm Tự Do”. Từ những ngày 54, dòng người di cư đặt chân tới miền đất lạ, đất miền Nam, đất Sài Gòn (Một Ngày 54 Một Ngày 75, Phạm Duy). Một hiệp định ký kết, đất nước chia đôi lấy sông Bến Hải làm ranh giới. Bên kia Bắc bên này Nam. Biến cố 75 đổ chụp xuống! Trực thăng bay ngang trời, tiếng bom nổ vang hòa lẫn tiếng khóc tiếng thét và nước mắt của em thơ khi chứng kiến mẹ ngã gục trên đường phố bởi viên đạn vô tình. Miền Nam thay hình đổi dạng với trại tập trung cải tạo, mạng người mạng bèo (Ai Trở Về Xứ Việt, Phan Văn Hưng). Dòng người đổ xô ra biển, cha mẹ lạc con cái, biển đông tựa miệng cá mập mở ra, nuốt chửng, nhận chìm; vịnh Thái Lan với ngư phủ xứ chùa vàng đổi hình thay tâm (Đêm Chôn Dầu Vượt Biển, Châu Đình An). Những người sống sót vượt tới những vùng trời mới, Mỹ, Úc, Canada, Hòa Lan, Na Uy… Từ mảnh đất xa xôi, “em gửi về cho anh dăm bao thuốc lá” (Một Chút Quà Cho Quê Hương, Việt Dũng). Nhạc cảnh “Hành Trình Tìm Tự Do” xúc động lòng người bởi vết thương dù đã quá khứ nhưng vẫn còn mới. Cả hội trường hơn ngàn người im lặng, nhiều người ngấn lệ rưng rưng bởi nhạc cảnh đi thẳng vào tim, khơi dậy lại một thời bể dâu mà từng cá nhân đều đã từng trải nghiệm, nhọc nhằn vượt qua. Dù sân khấu đã đóng lại, “Hành Trình Tìm Tự Do” thật sự vẫn còn ngân vang trong tim trong hồn người Việt viễn xứ!…

40 Năm Viễn Xứ cuối cùng đóng lại với “Đón Xuân” và “Ly Rượu Mừng”. Tiếng ca tiếng hát rộn ràng như tiếng pháo đóng lại một chương trình văn nghệ xuân 40 Năm Viễn Xứ. Từ trên sân khấu rộng lớn, tất cả diễn viên (trên dưới 200 người?) trong trang phục áo dài khăn đống, áo bà ba, áo lụa, áo gấm, áo tứ thân dẫn nhau lên sân khấu cúi chào người Việt viễn xứ. Ly Rượu Mừng nhấc cao chúc mừng Tết. Xuân dân tộc đã về. Xuân của trời ban tặng, Xuân không thuộc riêng ai, dù ở đâu, người Việt vẫn đón xuân, vẫn ăn Tết truyền thống.

40 Năm Viễn Xứ đậm nét văn hóa Việt. Diễn viên dù là em bé tí ti bốn năm tuổi, hay em mười sáu, đôi mươi, nữ hay nam, khi bước lên sân khấu, em gái mặc áo dài, áo bà ba, em đội nón quai thao, áo tứ thân; em trai, mặc áo dài nam, áo bà ba, đầu hoặc cổ quấn khăn; em thổi sáo, em thả những cánh diều mơ ước cao vút bay xa; em hát tiếng Việt; em diễn tả tâm hồn Việt qua nụ cười, điệu múa, y phục Việt. Ngồi dưới sân khấu, nhìn lên, tác giả cảm động bởi thấy mầm non Việt Nam vươn cao trên vùng đất mới. Em Việt Nam, ngày hôm nay em nói giỏi tiếng Việt bởi thầy cô, cuối tuần, tới trường Việt, dạy em đánh vần tiếng Việt. Khi em về nhà, bố mẹ dạy em yêu tiếng Việt, khuyến khích em nói tiếng Việt. Các em của 40 Năm Viễn Xứ (Metuchen, NJ) nhắc nhở tác giả tới chương trình văn nghệ kỷ niệm 25 năm thành lập mới được tổ chức tại De Anza College của đoàn Văn Nghệ Dân Tộc (San Jose, California). Chiều hôm đó (8/2), mở đầu chương trình văn nghệ, em cao lớn khăn đống áo dài bước ra sân khấu, cúi đầu chào, em nói tiếng Việt “…chúng con cám ơn bố mẹ và thầy cô đã dạy dỗ chúng con tiếng Việt và văn hóa Việt…”. Em cúi đầu chào một lần nữa, cám ơn công lao của bố mẹ và thầy cô. Nhìn tuổi trẻ Việt Nam tại 40 Năm Viễn Xứ, nhớ lại tuổi trẻ Việt Nam của đoàn Văn Nghệ Dân Tộc. Thật xúc động, bởi thấy tuổi trẻ Việt Nam vươn cao tại xứ người. Từ những ngày sau 75, em nhỏ bé, gầy còm, lạc loài trên mảnh thuyền gỗ. Khi em đặt chân tới đất tự do, em đi học, em ra trường, em thành công trong mọi lãnh vực, khoa học, y tế, chính trị. Em lập gia đình, em dạy lại con tiếng Việt và văn hóa Việt. Tuổi trẻ Việt Nam, dù ở Đức, hay Úc, hay Hoa Kỳ, em vẫn thế, vẫn hiếu thảo với bố mẹ, vẫn yêu tiếng Việt, vẫn trân trọng căn tính Việt Nam của riêng mình.

40 Năm Viễn Xứ diễn tả lại một đoạn đường 40 năm có cay đắng có ngọt bùi. Cay đắng với những biến cố bể dâu của một thời đã mang người Việt bật ra khỏi nguồn (cay đắng nhưng không hằn học-cay đắng nhưng không mỉa mai!). Cay đắng bởi bố đi tù khi em còn chưa biết mở miệng gọi âm bố, bởi mẹ lênh đênh thuyền gỗ khi ngư phủ Thái Lan vây quanh. Cay đắng bởi con thơ bước lên phi cơ trong khói súng, nhưng bố mẹ bị đánh bật xuống, rớt lại. Bởi thế em đốt nến, em mặc áo trắng, nghiêm trang hát “Tình Ca cho Nguyễn thị Sài Gòn”. Bởi thế em mặc áo dài Việt hát, “Xin Chào Việt Nam/Hello/Bonjour Vietnam”. Em tự hỏi, tại sao em căn tính Việt Nam, bạn học và hàng xóm gọi em Việt Nam, mà em lại sinh ra và lớn lên ở một vùng đất không phải Việt Nam.

Nhưng 40 Năm Viễn Xứ không dừng lại ở một chương sách bể dâu, mà sân khấu lại mở ra tiếp với những chương sách mới, những chương sách ngọt ngào (như một lớp học văn hóa Việt Nam) trình bày và diễn tả quê hương Việt Nam của ba miền, quê hương đất Bắc thiếu nữ yếm thắm mặc áo tứ thân, đội nón quai thao trẩy hội; miền Trung với thiếu nữ Huế nón bài thơ mặc áo dài tím thướt tha bước trên cầu Tràng Tiền bắc ngang sông Hương; và miền Nam ruộng lúa phì nhiêu, người dân áo bà ba đầu cổ quấn khăn, giọng nói chân chất thật thà. Và cứ thế, màn nhung của 40 Năm Viễn Xứ mở ra thêm những chương sách mới trên vùng đất mới, những chương sách minh họa lại thành quả của những lớp Việt ngữ cuối tuần, những hoa trái kết tụ lại bởi sự hy sinh của bố và mẹ, dù lạ với ngôn ngữ và văn hóa mới, vẫn âm thầm đội nắng hứng sương đi cày, để con cháu có ngày vươn cao. Thật vậy, 40 Năm Viễn Xứ, một ngôi nhà tứ đại đồng đường, có đủ ông bà, cha mẹ, con và cháu.

40 Năm Viễn Xứ mở ra cho tất cả mọi người không phân biệt lương giáo. Chương trình dài với hơn ngàn người thưởng thức. Nhiều người không phải Công Giáo đã tới, ngồi xen kẽ bên cạnh linh mục, tu sĩ và giáo dân. Tất cả chăm chú nhìn lên 40 Năm Viễn Xứ. Tất cả cùng ngậm ngùi và rưng rưng ngấn lệ khi sân khấu lung linh ánh nến, buồn. Tất cả cùng hân hoan rạng rỡ nụ cười, tràng pháo tay nổ vang khen ngợi khi sân khấu chuyển mình vẽ cảnh xuân. Tác giả chia sẻ cảm nghiệm riêng tư với LM Quản Nhiệm Trần Việt Hùng và những người lãnh đạo Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Metuchen, “40 Năm Viễn Xứ, một hoạt động truyền giáo.” Vâng, Đức Giêsu đã từng mời gọi hai môn đệ của ngôn sứ Tiền Hô, “Mời tới và xem” (John 1:39). Vâng, truyền giáo là như thế. Qua những lần gặp gỡ, sinh hoạt với nhà thờ Công Giáo, hạt giống Kitô được gieo xuống những thửa ruộng tâm hồn chưa có cơ hội nếm thử vị ngọt ngào của niềm tin.

40 Năm Viễn Xứ của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Metuchen đã đóng lại. Nhiều 40 Năm Viễn Xứ trên thế giới chắc cũng đã hạ màn. Ngày mai, một ngày mới tinh khôi trong tuần đã tới, dòng đời lại quay những vòng bánh xe thường nhật. 40 Năm Viễn Xứ là cột mốc đánh dấu một hành trình của người Việt hải ngoại. Từ những ngày đầu tiên của năm 75 cho tới nay, người Việt đặt chân lên những vùng đất mới với đôi tay trắng! Giờ này Ất Mùi 2015, bao nhiêu cộng đồng Việt Nam trên thế giới đã vươn cao và lớn mạnh. Hoa Kỳ có Quận Cam của Little Saigon và Thung Lũng Hoa Vàng, Bắc Cali. Úc Châu với phố Việt tại Cabramatta của Sydney, Inala của Brisbane, và còn nhiều, nhiều nhiều cộng đồng khác nữa. Trên khắp thế giới, cộng đồng Việt Nam trưởng thành, dạy dỗ con cháu về quê hương dân tộc, nhắc nhở nhau về một cuộc bể dâu, và tiếp tục vươn vai trưởng thành chiều cao Phù Đổng.

Tôi bước ra xe với những người bạn. Trời đông bắc Hoa Kỳ lạnh buốt, nhưng chúng tôi hồn rộn ràng vui tươi. Xuân Ất Mùi 2015, 40 Năm Viễn Xứ, một chặng đường dài thành công.

Nguyễn Trung Tây

www.nguyentrungtay.webs.com
 
Tại sao con em ta ngày nay thiếu ý thức về các sự kiện luân lý
Vũ Van An
20:50 04/03/2015
Justin P. McBrayer là một giáo sư triết học tại Trường Cao Đẳng Fort Lewis ở Durango, Colorado, Hoa Kỳ. Theo ông, nhiều sinh viên đại học không tin các sự kiện luân lý. Dù chưa có con số thống kê về hiện tượng này, nhưng đa số các giáo sư dạy triết tại Hoa Kỳ thừa nhận rằng phần lớn sinh viên đại học, ngay từ những năm đầu tiên, đều coi các qui luật luân lý chỉ là những ý kiến, mà đúng hay sai là tùy từng nền văn hóa.

Thái độ ấy do đâu mà có? Căn cứ vào sự kiện có sự hiện diện của chủ nghĩa duy tương đối về luân lý trong một số giới khoa bảng, nhiều người nghĩ rằng chính các nhà triết học đã tạo ra não trạng trên. Nhưng thực ra không phải. Đã đành là có những nhà triết học chủ trương một thứ thuyết duy tương đối nào đó về luân lý, như Protagoras thượng cổ, chẳng hạn, từng tuyên bố rằng “con người là thước đo mọi sự”, hay có những nhà triết học bác bỏ mọi sự kiện luân lý. Nhưng những người như thế rất hiếm. Vả lại, nếu các sinh viên mới nhập học đã có những cái nhìn như trên thì đâu phải do các nhà triết học nhồi nhét cho họ? Vậy thì những cái nhìn đó do đâu mà có?

McBrayer cho biết: cách nay mấy tuần, ông khám phá ra điều này: các sinh viên bị đầu độc bởi cái nhìn trên từ lâu trước khi họ bước qua ngưỡng cửa đại học. Khi ông tới thăm lớp hai nơi con ông theo học, ông đọc được hai biểu ngữ dán trên tường với nội dung như sau:

Sự kiện: một điều đúng về một sự vật và có thể chứng nghiệm hay chứng minh
Ý kiến: Điều một ai đó nghĩ, cảm nhận, hay tin tưởng.


Hy vọng rằng hai định nghĩa trên chỉ là lầm lỗi nhất thời, ông về tìm kiếm trên mạng ở mục “sự kiện tương phản với ý kiến”. Các định nghĩa ở đây cũng gần y hệt các câu định nghĩa ở lớp học của con trai ông. Và đều là các định nghĩa tiêu chuẩn của Common Core dùng cho các lớp từ K tới 12 “để phân biệt sự kiện, ý kiến và phán đoán có lý luận trong một bản văn”. Common Core cũng cung cấp đường nối tới các định nghĩa, các dàn bài và đố vui” để đảm bảo học sinh có thể phân biệt sự kiện và ý kiến.

Vậy thì có gì sai trong các định nghĩa này và chúng phá hoại ra sao cái nhìn cho rằng có những sự kiện luân lý khách quan?

Trước nhất, câu định nghĩa về sự kiện nói trên đã mơ hồ giữa sự thật và chứng minh. Đây là hai điều rất khác nhau. Có những điều chân thực dù không ai có thể chứng minh được. Thí dụ, quả quyết rằng có sự sống tại một nơi khác trong vũ trụ có thể đúng dù không ai chứng minh được điều này. Ngược lại, có những điều ta từng “chứng minh” nhưng cuối cùng không đúng sự thật. Thí dụ nhiều người trước đây nghĩ rằng trái đất phẳng chẳng hạn. Thành thử cần phải phân biệt sự thật với chứng minh: sự thật là một đặc điểm của thế giới, trong khi chứng minh là một đặc điểm của sinh hoạt tâm trí ta. Mặt khác, nếu cần chứng minh cho sự kiện thì sự kiện trở thành tương đối đối với con người. Một điều gì đó có thể là sự kiện đối với tôi nếu tôi chứng minh được nó nhưng đối với anh, nó có thể không phải là 1 sự kiện nếu anh không chứng minh được nó. Trong trường hợp này, E=MC² là sự kiện đối với nhà vật lý chứ không đối với tôi.

Thứ hai, và điều này tệ hơn, học sinh được dạy rằng các chủ trương hoặc là sự kiện hoặc là ý kiến. Các em được đố vui nhằm xếp các chủ trương vào hoặc sự kiện hoặc ý kiến, chứ không cả hai. Nhưng nếu sự kiện là một điều gì đúng và ý kiến là một điều gì được tin, thì nhiều chủ trương, hiển nhiên, là cả hai. Thí dụ, sau khi thăm lớp học của con trai ông, McBrayer hỏi nó về sự phân biệt này. Nó tự tin giải thích cho ông hay: sự kiện là những điều đúng còn ý kiến chỉ là những điều được tin. Sau đây là cuộc “đàm đạo” của họ:

McBrayer: “ba tin George Washington là tổng thống thứ nhất. Điều này là sự kiện hay ý kiến?”
Con trai ông: “Nó là sự kiện”.
McBrayer: “nhưng ba tin điều đó, mà con thì con cho rằng điều người ta tin chỉ là ý kiến”.
Con trai ông: “à há, nhưng nó đúng”.
McBrayer: “Như vậy nó vừa là sự kiện vừa là ý kiến”.


Nét mặt đờ đẫn của con trai ông nói lên tất cả.

Thứ nhị phân trên giữa sự kiện và ý kiến liên hệ ra sao với luân lý tính? McBrayer tìm được câu trả lời sau khi kiểm tra bài làm ở nhà của con trai ông và nhiều bài làm trên mạng (xem http://www.ereadingworksheets.com/free-reading-worksheets/fact-and-opinion-worksheets/). Học sinh được yêu cầu phân biệt sự kiện với ý kiến và mọi chủ trương về giá trị đều bị coi là ý kiến. Sau đây là một bài trắc nghiệm ngắn: các điều sau đây là sự kiện hay ý kiến?

— Cóp bài làm tại nhà là điều xấu.
— Chửi thề ở trường là một tác phong không thích đáng.
— Mọi người được dựng nên đều bình đẳng.
— Hy sinh một số tự do bản thân là điều đáng làm để bảo vệ đất nước ta chống lại chủ nghĩa khủng bố.
— Những người dưới tuổi 21 uống rượu là những người sai quấy.
— Những người ăn chay khỏe mạnh hơn những người ăn thịt.
— Những người buôn bán ma túy thuộc về nhà tù.


Câu trả lời? Bản trả lời xếp tất cả các câu trên vào loại ý kiến. Họ đưa ra lời giải thích như sau: mỗi chủ trương trên đều là chủ trương về giá trị, mà chủ trương về giá trị không phải là sự kiện. Và điều này được lặp lại trong nhiều tài liệu khác nhau: bất cứ chủ trương nào liên quan tới điều thiện, điều chân, điều giả… đều không phải là sự kiện.

Nói tóm lại, tại các trường công lập Hoa Kỳ, người ta dạy học sinh rằng mọi chủ trương đều hoặc là sự kiện hoặc là ý kiến và mọi chủ trương về giá trị và luân lý đều là ý kiến. Hệ luận: không hề có sự kiện luân lý. Và nếu không có sự kiện luân lý, thì không có chân lý luân lý.

Sự bất nhất trong học trình trên là điều khá hiển nhiên. Thí dụ: ở đầu mỗi năm học, học sinh đều mang về nhà một bản liệt kê các quyền lợi và trách nhiệm của học sinh. Nếu đã đọc các bài học về “sự kiện tương phản với ý kiến” nói trên, hẳn học sinh phải nhận ra rằng các quyền lợi mà họ giả thiết có đã chỉ được đặt căn bản trên ý kiến, không hơn không kém. Theo học trình soạn cho các trường, chắn chắn không đúng sự thật chút nào là các bạn đồng học của họ đáng được đối xử một cách đặc thù nào đó, bởi nếu không, chẳng hóa ra bạn biến một chủ trương về giá trị thành một sự thật hay sao! Cũng thế, không hề đúng sự thật là họ có bất cứ trách nhiệm nào, vì nếu không, bạn cũng biến một chủ trương về giá trị thành một sự thật. Thành thử chẳng ngạc nhiên chi khi có việc gian lận tràn lan khắp các khuôn viên cao đẳng: Nếu ta dạy dỗ các học sinh trong suốt 12 năm rằng việc gian lận có sai hay không là điều không quan trọng, thì ta không thể đổ lỗi cho họ khi họ làm thế về sau này.

Thực vậy, trong thế giới ở bên kia trường trung tiểu học, nơi mà người trưởng thành phải áp dụng kiến thức và lý luận luân lý của họ vào việc cư xử trong xã hội, thì thách thức lại càng lớn lao hơn. Ở đấy, sự nhất quán đòi ta phải thừa nhận sự hiện hữu của các sự kiện luân lý. Nếu cho là không đúng khi bảo giết một hí hoạ viên mà ta bất đồng là sai lầm, thì tại sao ta lại nổi giận? Nếu không hề có sự thật nào về điều tốt, điều có giá trị hay điều đúng, thì ta làm sao khởi tố người ta về tội chống lại nhân loại được? Nếu bảo rằng mọi người đều được dựng nên bình đẳng với nhau là điều không đúng, thì tại sao ta lại bỏ phiếu cho bất cứ hệ thống chính trị nào không thiên vị ta mà có hại cho người khác?

Các trường học của ta đang làm những điều hết sức tốt đẹp cho con em chúng ta. Và họ đang giảng dạy nhiều tiêu chuẩn luân lý tốt đẹp khi họ yêu cầu học sinh cư xử với nhau hợp nhân đạo và làm bài làm ở nhà với một lòng liêm chính học thuật. Nhưng cùng một lúc, học trình của họ lại khiến con em chúng ta suy nghĩ hai mặt. Các em được dạy rằng không hề có các sự kiện luân lý, nhưng ngay sau đó, lại cũng được dạy rằng các em phải xử sự với nhau ra sao cho đẹp.

Theo McBrayer, ta có thể làm tốt hơn thế. Con em chúng ta đáng được hưởng một nền tảng tri thức nhất quán. Ý kiến là những điều chúng ta tin. Nhưng một số tín ngưỡng của ta đúng sự thật. Một số không. Một số tín ngưỡng của ta được chứng cớ nâng đỡ. Một số không. Các chủ trương về giá trị giống bất cứ chủ trương nào khác: hoặc đúng hoặc sai, hoặc có chứng cớ hoặc không. Cái khó nằm ở chỗ không phải thừa nhận rằng ít nhất cũng có một số chủ trương luân lý đúng sự thật mà ở chỗ, căn cứ vào chứng cớ, cẩn thận tìm ra điều nào trong số các chủ trương luân lý chống chọi nhau là đúng đắn. Đây là điều khó làm. Nhưng ta không thể tránh né trách nhiệm vẫn đi theo kiếp người chỉ vì nó khó khăn.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Vai Kề Vai
Thérésa Nguyễn
22:00 04/03/2015
VAI KỀ VAI
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Dù cho hao lá cũng cần có nhau..
(tn)
 
VietCatholic TV
Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 26/02 - 04/03/2015: Câu chuyện Chúa Giêsu làm sóng yên biển lặng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
14:37 04/03/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Thiên Chúa luôn tha thứ cho chúng ta tất cả mọi tội lỗi

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Ngày 13 tháng 3 tới đây, Giáo Hội trên toàn thế giới thực hiện chương trình mang tên "24 giờ cho Chúa," với một buổi cử hành Phụng Vụ sám hối do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Trong 24 giờ sau đó, các nhà thờ ở Rôma và toàn thế giới sẽ tổ chức chầu Thánh Thể và các linh mục sẽ túc trực để giải tội cho anh chị em giáo dân.

Do đó, trong chương trình hôm nay Hà Thu và Thảo Ly sẽ lần lượt giới thiệu với quý vị và anh chị em hai bài cổ vũ bí tích Hòa Giải có tựa đề “Thiên Chúa luôn tha thứ cho chúng ta tất cả mọi tội lỗi” của Đức Thánh Cha Phanxicô và bài “Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta ngay cả trước đường biên cuối cùng của cuộc đời” của Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói xưng tội không phải là ra tòa nhưng là gặp gỡ với Thiên Chúa, Đấng tha thứ tất cả mọi tội lỗi của chúng ta, không trừ một tội nào. Đức Thánh Cha đã đưa ra nhận định này trong bài giảng Thánh Lễ sáng thứ Sáu 23 tháng Giêng tại nhà nguyện Santa Marta.

Dựa trên một đoạn trích từ thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Do Thái, Đức Giáo Hoàng nói Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta tất cả mọi tội lỗi, luôn luôn là như vậy và không có ngoại lệ nào. Ngài lại còn vui mừng khi có ai đó cầu xin Ngài tha thứ. Đức Thánh Cha nói thêm là Thiên Chúa, là Đấng hòa giải, đã chọn Chúa Giêsu để thiết lập một giao ước mới với nhân loại và nền tảng của giao ước này là sự tha thứ tội lỗi của chúng ta.

"Trước hết, Thiên Chúa luôn tha thứ cho chúng ta. Ngài không mệt mỏi về điều này. Chính chúng ta mới là những người cảm thấy mệt mỏi xin tha thứ. Còn Ngài thì không mệt mỏi thứ tha cho chúng ta. Khi Thánh Phêrô hỏi Chúa Giêsu: ‘Con phải tha thứ bao nhiêu lần? Bảy lần được không?’ - ‘Không phải là bảy lần? nhưng là bảy mươi lần bảy’. Nghĩa là luôn luôn. Đó là cách Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta: luôn luôn. Nếu anh chị em đã sống một cuộc sống chồng chất bao nhiêu là tội lỗi, bao nhiêu là những điều xấu xa, nhưng cuối cùng trong một thoáng ăn năn, anh chị em cầu xin sự tha thứ, Ngài sẽ ngay lập tức thứ tha cho anh chị em! Ngài luôn luôn tha thứ cho chúng ta. "

Đức Thánh Cha cho biết một nỗi hoài nghi có thể ập đến trong con tim một người là Thiên Chúa sẵn sàng tha thứ cho chúng ta tới mức nào. Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh rằng tất cả những gì anh chị em phải làm là ăn năn và xin được tha thứ; và anh chị em không phải trả gì cả vì Chúa Kitô đã trả thay cho chúng ta.

"Không có tội lỗi nào mà Ngài không tha thứ. Ngài tha thứ tất cả mọi thứ. ‘Nhưng mà thưa cha, con không đi xưng tội đâu vì con đã phạm quá nhiều những tội lỗi rất xấu xa, rất nhiều đến mức chắc là con không được tha thứ đâu....’ Không, điều đó không đúng sự thật. Ngài tha thứ tất cả mọi thứ. Nếu anh chị em ăn năn và đi xưng tội, Ngài sẽ tha thứ tất cả mọi thứ. Nhiều khi Ngài thậm chí không để cho anh chị em kịp nói đâu! Ngay khi anh chị em cầu xin được thứ tha thì Ngài đã để cho anh chị em cảm nhận được niềm vui được tha thứ ngay cả trước khi anh chị em xưng thú hết mọi tội. "

Tiếp theo, Đức Thánh Cha đã mô tả Thiên Chúa vui mừng ra sao khi có ai cầu xin được tha thứ và cùng lúc ấy Ngài "quên ngay" hay gạt ngay ra khỏi bộ nhớ của Ngài những tội lỗi của chúng ta. Đức Thánh Cha giải thích rằng đối với Thiên Chúa điều quan trọng là chúng ta gặp gỡ Ngài. Xưng tội không phải là ra tòa nhưng là gặp gỡ với Thiên Chúa.

"Xưng tội thường có vẻ giống như một thủ tục, một hình thức. Mọi thứ có vẻ máy móc! Đừng! Trong trường hợp như thế thì còn đâu cuộc gặp gỡ với Chúa, Đấng tha tội cho anh chị em, ôm anh chị em vào lòng và vui mừng? Và đây là Thiên Chúa của chúng ta Đấng lòng lành vô cùng. Vì thế, chúng ta cần phải dạy bảo nhau: dạy cho con em chúng ta, dạy cho những thanh niên thiếu nữ của chúng ta biết xưng tội cho nên, bởi vì đi xưng tội không phải là đi đến một tiệm giặt ủi để làm sạch một vết dơ. Không! Xưng tội là về gặp Cha Đấng hòa giải, Đấng tha thứ cho chúng ta, và vui mừng."

2. Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta ngay cả trước đường biên cuối cùng của cuộc đời

Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: "Ông không phải là Đấng Kitô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với! " Nhưng tên kia mắng nó: "Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!"

Rồi anh ta thưa với Đức Giêsu: "Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi nhé!”

"Và Người nói với anh ta: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng." (Lc 23:39-43)

Những giây phút còn lại đang dần qua khi Chúa Giêsu tiến gần đến cái chết; sức sống và sức mạnh của Ngài đang kiệt dần. Tuy thế, Ngài vẫn còn chút sức lực để thực hiện cử chỉ yêu thương cuối cùng cho một trong hai người bị kết án tử hình là những người đang bên cạnh Ngài trong giờ phút bi thảm này, khi mặt trời công chính còn cao vời vợi trên thiên quốc. Giữa Chúa Kitô và con người đó, một cuộc đàm thoại ngắn ngủi đã diễn ra, với hai câu thiết yếu.

Đầu tiên là lời thỉnh cầu của người tội phạm mà truyền thống thường gọi là người “trộm lành”, người đã hoán cải trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời. “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi nhé!” Hầu như anh ta đang xướng lên một phiên bản “Kinh Lạy Cha” của cá nhân anh với lời cầu “Nước Chúa trị đến!”. Nhưng anh ta đọc kinh ấy trực tiếp với Chúa Giêsu, kêu tên Người, một danh xưng có ý nghĩa ngoại thường trong giờ phút đó: “Thiên Chúa cứu chuộc”. Sau đó là một lời thỉnh cầu “Xin nhớ đến tôi nhé!”. Trong ngôn ngữ của Thánh Kinh động từ “nhớ” này có một lực đặc biệt chuyển tải nhiều hơn từ “nhớ” không có chút sắc mầu nào của chúng ta. Đó là từ thở ra sự xác tín như thể nói: “Xin giữ gìn tôi, xin đừng bỏ tôi, như bằng hữu nâng đỡ và bảo vệ tôi!”.

Rồi có tiếng đáp lại của Chúa Giêsu, nhanh chóng và như một lời thì thầm: “Hôm nay anh sẽ ở với tôi trên nước Thiên Đàng”. Từ “Thiên Đàng” này rất hiếm thấy trong Thánh Kinh. Thật vậy, từ này chỉ xuất hiện hai lần nữa trong Tân Ước. Trong nghĩa nguyên thủy từ này gợi ra một khu vườn huy hoàng và đầy hoa trái. Đó là hình ảnh đẹp của Vương Quốc ánh sáng và hòa bình mà Chúa Giêsu đã công bố trong những lời rao giảng, và đã hé mở với những phép lạ của Ngài, cũng như sẽ nhanh chóng xuất hiện trong vinh quang Phục Sinh. Đó là mục tiêu của cuộc hành trình khó nhọc của chúng ta xuyên suốt lịch sử, đó là sự viên mãn của cuộc sống, đó là sự thân mật trong vòng tay Thiên Chúa. Đó là hồng ân chung cuộc Chúa Kitô trao cho chúng ta, trong sự hy sinh đến chết trên thập giá của Ngài để mở ra vinh quang phục sinh.

Trong ngày đau khổ và đớn đau này, hai người bị đóng đinh ấy không nói gì khác, nhưng vài lời thốt lên từ trong cổ họng khô kiệt của họ vang dội đến ngày nay. Những lời này còn tiếp tục vang dội như một dấu chỉ của hy vọng và ơn cứu độ cho những ai đã phạm tội nhưng cũng đã tin và tín thác ngay cả trước đường biên cuối cùng của cuộc đời.

3. Câu chuyện Chúa Giêsu làm sóng yên biển lặng

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Nhìn vào hành trình theo Chúa của các môn đệ, chúng ta chứng kiến nhiều biến cố thú vị, từ những chuyến dong duổi đường dài để rao giảng tin mừng Nước Trời, đến những biến cố lạ thường hoá bánh ra nhiều nuôi sống nhiều ngàn người. Những biến cố ấy đem lại niềm vui và an ủi cho các môn đệ sau những vất vả ngược xuôi. Bên cạnh đó, chúng ta cũng chứng kiến vài biến cố khác nơi mà các ông bị thử thách, phải trải qua những kinh nghiệm khó khăn hơn. Và đó cũng là một phần trên bước đường theo Chúa.

Hôm ấy, khi chiều đến, Ðức Giêsu nói với các môn đệ: "Chúng ta sang bờ bên kia đi!" Bỏ đám đông ở lại, các ông chở Người đi, vì Người đang ở sẵn trên thuyền; có những thuyền khác cùng theo Người. Và một trận cuồng phong nổi lên, sóng ập vào thuyền, đến nỗi thuyền đầy nước. Trong khi đó, Ðức Giêsu đang ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ. Các môn đệ đánh thức Người dậy và nói: "Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?" Người thức dậy, ngăm đe gió, và truyền cho biển: "Im đi ! Câm đi!" Gió liền tắt, và biển lặng như tờ. Rồi Người bảo các ông: "Sao nhát thế ? Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin?" Các ông hoảng sợ và nói với nhau: "Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?

Chúng ta có thể nhận ra sự nguy cấp trong lời kêu cứu của các môn đệ. Trong số các ông, ít là có bốn người làm nghề chài lưới, thông thuộc biển hồ, thế mà khi sóng to gió lớn ập đến, các ông vẫn bị nỗi sợ bao trùm. “Chúng ta chết mất!”.

Nhìn vào kinh nghiệm của các môn đệ, chúng ta ít nhiều cảm nghiệm tình cảnh của mình trong đời sống thường ngày. Có lẽ cũng có lần chúng ta trải qua thời điểm khó khăn như thế. Kinh nghiệm nỗi đau của bệnh tật, đứng trước sự mất mát của những người thân, hay kinh nghiệm cay đắng của những vấp ngã, thất bại… chúng ta thấy mình bị thử thách tột cùng. Cũng có khi tâm hồn ta rơi vào hoang mang, sợ sệt và sầu khổ. Những lúc ấy, tâm hồn ta rơi vào tình trạng bất an khiến ta thực sự thấy mọi thứ thật tồi tệ, không tìm ra được ý nghĩa của cuộc sống và những nỗ lực trở nên vô vọng.

Cuộc sống chắc chắn có những thời điểm khó khăn, đức tin của ta chắc chắn có lúc chịu thử thách. Những biến cố ấy giống như những gam màu tối của một bức tranh, chúng giúp làm nổi bật những màu sắc sinh động khác. Nếu chỉ nhìn vào những khổ đau, ta sẽ chỉ nhìn thấy những gam màu tối và quên đi bức tranh tổng thể cuộc đời được tô điểm bằng nhiều niềm vui và hạnh phúc.

Chúng ta không tìm nỗi buồn nhưng đó là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống. Một cách tự nhiên, chúng ta có thể lo buồn hay sợ sệt vào một thời điểm nào đó. Tuy nhiên, chúng ta không cho phép mình ở mãi trong nỗi buồn ấy. “Đức tin của anh em ở đâu?” là lời tra vấn Đức Giêsu cho các môn đệ và cũng cho mỗi người chúng ta. Chắc chắn, ngang qua thử thách, đức tin của ta được trưởng thành và vững vàng hơn trong niềm trông cậy và Thầy Giêsu.

4. Mục tiêu của hành trình hoán cải

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Chúa Nhật tuần trước phụng vụ đã trình bày cho chúng ta Chúa Giêsu bị Satan cám dỗ trong hoang địa, nhưng Chúa chiến thắng cám dỗ này. Dưới ánh sáng Tin Mừng ấy, chúng ta tái ý thức về thân phận tội nhân của chúng ta, và cả chiến thắng trên sự ác được ban cho những người tiến bước trên con đường hoán cải, và cũng như Chúa Giêsu, họ muốn thi hành thánh ý Chúa Cha. Trong Chúa Nhật thứ hai mùa chay này, Giáo Hội chỉ cho chúng ta mục tiêu của hành trình hoán cải ấy, nghĩa là được tham dự vào vinh quang của Chúa Kitô, vinh quang chiếu tỏa trên khuôn mặt của Người là Tôi Tớ vâng phục, chịu chết và sống lại vì chúng ta.

Đức Thánh Cha đã nói như trên trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 01 tháng Ba. Ngài đã quảng diễn mục tiêu hành trình hoán cải của người Kitô hữu như sau:

Phúc Âm thuật lại biến cố hiển dung, được đặt nơi cao điểm sứ vụ công khai của Chúa Giêsu. Người đang trên đường tiến về Jerusalem, nơi mà các lời tiên trì về “Người Tôi Tớ” Thiên Chúa sẽ được ứng nghiệm viên mãn và hy tế cứu chuộc của Người sẽ được hoàn thành. Đứng trước viễn tượng một Đấng Messia trái ngược với mong đợi trần tục của mình, đám đông rời bỏ Người. Họ nghĩ rằng Đấng Messia là vị giải thoát quê hương họ khỏi sự thống trị của người Roma; nhưng viễn tượng này của Chúa Giêsu không làm cho họ hài lòng và họ bỏ Người. Cả các Tông Đồ cũng không hiểu những lời Chúa Giêsu loan báo sự kết thúc sứ mạng của Người trong cuộc khổ nạn vinh hiển. Họ không hiểu, vì thế Chúa Giêsu tỏ cho Phêrô, Giacôbê và Gioan thấy trước vinh quang của Người, sẽ diễn ra sau khi Người sống lại, để củng cố họ trong đức tin và khích lệ họ theo Người trên con đường Thập Giá. Trên núi cao ấy, chìm đắm trong kinh nguyện, Chúa hiển dung trước mặt họ: Mặt Người và toàn thân tỏa sáng chói lòa. Cả 3 môn đệ kinh hãi, trong khi một đám mây bao phủ các vị và từ trên cao vang vọng tiếng Chúa Cha - giống như khi Chúa Giêsu chịu phép rửa ở sông Giordan-: “Đây là Con yêu dấu của Ta: Hãy nghe lời Người!” (Mc 9,7). Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa trở thành Tôi Tớ, được sai xuống trần thế để thực thi dự án cứu độ qua Thập Giá. Sự hoàn toàn gắn bó với Thánh Ý Chúa Cha làm cho nhân tính của Người chiếu tỏa vinh quang Thiên Chúa là Tình Thương”.

Thế là Chúa Giêsu tỏ mình ra như một hình ảnh hoàn hảo của Chúa Cha, tỏa lan vinh quang Thiên Chúa. Đó là sự viên mãn mạc khải, vì thế ở cạnh Người lúc hiển dung có Môisê và Elia xuất hiện, tượng trưng cho Lề Luật và các Ngôn Sứ. Như thể cho thấy rằng tất cả đều bắt đầu và kết thúc trong Chúa Giêsu.

Mệnh lệnh được truyền cho các môn đệ và chúng ta là: “Các con hãy nghe Người! Hãy lắng nghe Chúa Giêsu. Chính Người là Đấng Cứu Thế, hãy bước theo Người. Thực vậy, lắng nghe Chúa Kitô bao hàm sự đón nhận con đường mầu nhiệm phục sinh của Chúa, lên đường đồng hành với Chúa để biến cuộc sống của mình thành một món quà tình thương cho tha nhân, trong sự ngoan ngoãn tuân phục thánh ý Thiên Chúa, với thái độ không dính bén những sự trần thế và tự do trong nội tâm. Nói khác đi, cần phải sẵn sàng ”mất mạng sống mình” (Xc Mc 89,35), hiến mạng sống của mình, để mọi người được cứu thoát và như thế chúng ta gặp lại nhau trong hạnh phúc vĩnh cửu. Con đường của Chúa Giêsu luôn mang lại cho chúng ta hạnh phúc. Trên con đường ấy có thánh giá, thử thách, nhưng luôn có hạnh phúc. Chúa Giêsu không đánh lừa chúng ta: Người hứa cho chúng ta được hạnh phúc và Người sẽ ban cho chúng ta hạnh phúc nếu chúng ta tiến bước trên con đường của Người”.

Và Đức Thánh Cha kết luận rằng “Cùng với thánh Phêrô, Giacôbê và Gioan, cả chúng ta cũng lên núi Hiển Dung và dừng lại chiêm ngắm tôn nhan Chúa Giêsu, để đón nhận từ đó sứ điệp và diễn tả sứ điệp đó trong cuộc sống của chúng ta; để cả chúng ta cũng có thể được Đấng Là Tình thương biến đổi. Trong thực tế, Tình Thương biến đổi mọi sự. Anh chị em có tin điều đó hay không?.. Xin Đức Trinh Nữ Maria nâng đỡ chúng ta trong hành trình này, và giờ đây chúng ta cầu khẩn Mẹ qua kinh Truyền tin”.

5. Hãy tự phán xét chính mình trước

Thật là dễ dàng để phán xét người khác, nhưng chúng ta chỉ có thể tiến trên cuộc hành trình Kitô của chúng ta trong cuộc sống nếu chúng ta có khả năng tự phán xét chính mình trước tiên, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong thánh lễ sáng thứ Hai 2 tháng Ba tại nhà nguyện Santa Marta.

Các bài đọc trong ngày tập trung vào chủ đề lòng thương xót. Đức Giáo Hoàng nhắc lại rằng "chúng ta đều là tội nhân" – không phải chỉ là "về mặt lý thuyết", nhưng là trong thực tế. Ngài cho rằng, khả năng phán xét bản thân là "một nhân đức Kitô giáo, thực sự còn hơn là một nhân đức" nữa vì nó là bước đầu tiên cho những ai muốn là Kitô hữu.

Đức Thánh Cha nói:

“Chúng ta đều là bậc thầy, đều là các giáo sư trong việc tự biện minh cho mình: ‘Không không phải tôi đâu, không phải là lỗi của tôi, có thể là như thế, nhưng không đến mức đó đâu ... không phải như thế đâu ... '. Chúng ta tất cả đều có một chứng cớ ngoại phạm để giải thích những thiếu sót hay tội lỗi của chúng ta, và chúng ta thường sẵn sàng mang một khuôn mặt vô tội khi nói rằng: ‘Tôi không biết’, một khuôn mặt thật ngây thơ để nói: ‘Tôi đã không làm điều đó, có thể ai đó đã làm’. Điều này không phải là cách để sống một đời sống Kitô hữu”.

Đức Thánh Cha quan sát rằng “Thật dễ dàng hơn nhiều để đổ lỗi cho người khác” nhưng “một cái gì đó kỳ lạ xảy ra nếu chúng ta cố gắng hành xử ngược lại: Nếu chúng ta bắt đầu nhìn vào những điều chúng ta có khả năng làm, thoạt đầu có thể chúng ta ‘cảm thấy xấu, cảm thấy ghê tởm’, nhưng sau đó điều này đem lại ‘cho chúng ta sự bình an và làm cho chúng ta trở nên lành mạnh’.

Đức Thánh Cha nói tiếp: “khi tôi cảm thấy được lòng ghen tị trong trái tim tôi và tôi biết rằng cái ghen tị này sẽ đưa tôi tới chuyện nói xấu người khác và ám sát họ về mặt đạo đức”, thì đây chính là “sự khôn ngoan trong việc đánh giá chính mình. Nếu chúng ta không học được bước đầu tiên này trong đời, chúng ta sẽ không bao giờ, không bao giờ có thể thực hiện các bước khác trên con đường đời sống Kitô hữu của chúng ta, trong đời sống tinh thần của chúng ta”

“Bước đầu tiên là phải phán xét bản thân mình. Không cần phải nói to lên. Chỉ giữa anh chị em và lương tâm của anh chị em biết là đủ. Khi đi bộ trên đường phố ngang qua một nhà tù, tôi nói: ‘Vâng, chúng xứng đáng bị như thế’ – ‘Tuy nhiên, anh chị em có biết rằng nếu không có ân sủng của Thiên Chúa, anh chị em liệu có thoát được cảnh đó không? Anh chị em có nghĩ rằng mình cũng có thể làm ra những điều họ đã làm, thậm chí còn tồi tệ hơn thế nữa không? Đây là ý nghĩa của việc tự đánh giá bản thân, mà không che giấu đi những căn cội tội lỗi có trong tất cả chúng ta, những thứ mà chúng ta có khả năng gây ra, ngay cả khi chúng ta không nhìn thấy chúng" .

Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh đến một nhân đức khác là sự xấu hổ trước mặt Thiên Chúa, trong một cuộc đối thoại trong đó chúng ta nhận ra sự xấu hổ về tội lỗi của chúng ta và sự vĩ đại của lòng thương xót của Thiên Chúa.

"Lạy Chúa là Thiên Chúa con, xin thương xót con và tha thứ cho con. Con thật xấu hổ về con và xấu hổ trước lòng thương xót và tha thứ của Chúa." Trong mùa Chay này, thật là tốt cho tất cả chúng ta để có cuộc đối thoại tự buộc tội mình như thế với Chúa. Chúng ta hãy cầu xin lòng thương xót. Trong Tin Mừng Chúa Giêsu đã nói rõ ràng: "Hãy thương xót như Cha các ngươi có lòng thương xót". Khi một người học biết buộc tội chính mình trước hết, thì người ấy cũng học được lòng thương xót dành cho những người khác vì "Tôi là ai để phán xét, nếu tôi có thể làm những điều còn tồi tệ hơn thế nữa?".

Cụm từ: "Tôi là ai mà phán xét người khác?" là tuân theo lời kêu gọi của Chúa Giêsu: "Đừng phán xét và anh em sẽ khỏi bị phán xét; đừng kết tội ai để khỏi bị kết tội. Hãy tha thứ thì anh em cũng được thứ tha”.

Nếu không như thế thì nó làm rõ nét “lòng ham thích đến là ngần nào của chúng ta muốn xét đoán người khác và nói xấu họ”

Đức Thánh Cha kết luận rằng trong Mùa Chay này xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng để học được cách đánh giá chính mình và hiểu rõ rằng chúng ta có khả năng làm ra những điều xấu xa nhất và hãy nói "Xin thương xót con, Lạy Chúa, xin giúp con biết xấu hổ và xin ban cho con lòng thương xót, để con có thể thương xót những người khác ".