Ngày 14-04-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Dạy con cái sống mùa Chay
Trầm Thiên Thu
08:16 14/04/2011
Dạy con cái sống mùa Chay là việc quan trọng đối với cha mẹ để chúng biết hướng tới Chân-Thiện-Mỹ.

Theo lịch sử, mùa Chay phát triển từ quy luật nghiêm ngặt đặt trách nhiệm lên các tân tòng (catechumens) trong giai đoạn cuối của việc khai sáng Kitô giáo. Sau 3 năm học hỏi, chúng hoàn tất việc chuẩn bị và lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy vào đêm vọng Phục sinh. Điều đó đã trở thành thói quen đối với các tín hữu cùng với các tân tòng trong việc ăn chay trước khi lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy và tham dự khóa giáo lý tân tòng. Theo cách này, mùa Chay là nỗ lực chung của toàn thể Giáo hội.

Từ ĐGH tới người tân tòng đều sống mùa Chay theo tinh thần hành xác (mortified spirit), với sự cầu nguyện nhiệt thành và thường xuyên hơn các mùa khác – vì tất cả đều tìm cách trở nên thành viên đích thực của Nhiệm thể Đức Kitô khi rước lễ trong đêm vọng Phục sinh. Những điều như thế nên là mùa canh tân tâm linh (spiritual renewal) của chúng ta.

Trước khi việc ăn chay 40 đêm ngày của Chúa Kitô được kết hợp với mùa Chay thì mùa Chay đã có khi chuẩn bị các ứng sinh chịu phép Thanh Tẩy, đồng thời là thời gian canh tân đức tin.

Ăn chay là việc nghiêm ngặt. Ngoài việc nhịn ăn, các Kitô hữu ban đầu đã được khuyên nhủ bởi các vị rao giảng như thánh Lêô Cả, họ nghiêm ngặt thực hành việc độ lượng và tha thứ cho nhau, tăng cường cầu nguyện riêng, rộng rãi bố thí, học hỏi Kinh thánh và giáo lý. Các yêu cầu này vẫn được giữ và chúng ta cũng phải liên kết các việc này với việc ăn chay của mình.

Chúng ta có thể khắc sâu nhân đức độ lượng và tha thứ vào tâm khảm con cái trong mùa Chay, nhắc chúng nhớ những lời của Blosius, một nhà thần bí dòng Biển Đức: “Dạng hành xác tốt nhất là chấp nhận với cả tấm lòng, dù chúng ta không thích, những điều mà Thiên Chúa gởi đến hoặc cho phép xảy ra, dù tốt hay xấu, dù vui hay buồn”. Hãy khuyến khích con cái chấp nhận những đau khổ và niềm vui của mình để kết hiệp với Chúa Giêsu và theo sát bước Ngài trong mùa Chay.

Bác ái. Có thể có ông/bà để những đứa cháu phục vụ như phục vụ Chúa Kitô. Dom Marmion nói với chúng ta: “Chúa Giêsu xác định chính Ngài quá nhiều lần với chúng ta rằng, trong chúng ta, Ngài bị bệnh và yếu đuối, thậm chí mặc quần áo nghèo khổ”. Bằng sức mạnh của đức tin, khi chúng ta đến trước mặt Chúa nhân danh Chúa Giêsu, Người Con yêu dấu mà Ngài nhìn thấy nơi chúng ta, nghèo khó, yếu đuối và đáng thương (như Ngài chịu đau khổ vậy)”. Charles Peguy nói thay Thiên Chúa: “Bác ái là điều quan trọng, là ngọn lửa mà bạn thắp sáng trong lò lửa tâm hồn để con cháu biết người nghèo có thể đến sưởi ấm khi giá lạnh”.

Thuần khiết ý định. Khi giải thích việc “cho đi” trong mùa Chay, con cháu có thể được dạy biết thực hiện mỗi hành động bằng tình yêu thuần khiết của Thiên Chúa. Hãy giải thích rằng càng có nhiều hành động đáng giá thì càng tốt và càng đáng công. Tấm lòng cao cả là phần thưởng trong phúc lành Phục sinh và “trong kho tàng được sắp sẵn trên Thiên quốc”.

Đọc Kinh thánh, cầu nguyện riêng. Như thánh Lêô dạy, chúng ta phải dạy Kinh thánh và giáo lý cho con cháu. Đó là nhiệm vụ của chúng ta. Chúng ta sẽ bị phán xét tùy theo đó. Thiên Chúa không đòi hỏi chúng ta ở đâu, giàu hay nghèo, địa vị cao hay thấp,… Hãy dạy con cháu cầu nguyện liên lỉ và rước lễ thiêng liêng bất kỳ lúc nào.

Sám hối. Thành tâm xưng tội là việc sám hối tốt nhất trong mùa Chay, kể cả người lớn và trẻ em. Khi đó chúng ta giao hòa với Thiên Chúa là Cha nhân lành và xin lỗi Chúa Giêsu tử nạn trên Thập giá để chúng ta được tha thứ.

Bố thí. Việc bố thí cũng tốt như sám hối tội lỗi. Ăn chay tốt hơn cầu nguyện, nhưng bố thì tốt hơn cả hai, vì bố thí làm nhẹ gánh nặng của tội lỗi. Mỗi người Công giáo nên thăm viếng, an ủi, giúp đỡ bệnh nhân,… Trẻ em cũng có thể làm những việc này.

Ngoài việc bỏ tiền vào thùng quyên góp từ thiện (của giáo xứ, của giáo phận, của xã hội,…), việc bố thí còn là việc hành xác trong mùa Chay. Trẻ em có thể nhịn một phần tiền ăn quà để chia sẻ với các bạn kém may mắn hơn mình. “Việc bố thí cứu cho khỏi chết và tẩy sạch mọi tội lỗi. Những người làm phúc bố thí sẽ được sống lâu” (Tobias 12:9).

Bác ái là luật bác ái. Mọi người thực hiện tùy theo hoàn cảnh mình. Kết hợp việc bố thí, cầu nguyện và ăn chay sẽ tạo truyền thống nền tảng, đồng thời kết hợp với việc sám hối mùa Chay.

Ăn chay. Trẻ em cần biết Chúa Giêsu là Cha, là Anh cả, hoàn toàn vô tội, nhưng Ngài đã ăn chay 40 đêm ngày. Hãy giúp chúng ăn chay tùy theo độ tuổi. Hãy ghi nhớ đơn giản:

Không ăn, không uống tự do

Ăn chay, sám hối, Chúa tha tội mình

(Chuyển ngữ từ CatholicCulture.org)
 
Nhân tình thế thái
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:24 14/04/2011
Chúa nhật Lễ Lá

Trong bài thơ “Thói đời”, Nguyễn Bỉnh Khiêm có một vần thơ lột tả sự tráo trở trong thái độ sống của con người:
“Được thời thân thích chen chân đến.
Thất thế hương lân ngoảnh mặt đi”.


Ca dao cũng có câu :
Khi vui thì vỗ tay vào.
Đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai.


Suy niệm cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu càng thấy rõ nhân tình thế thái, thấy sự tráo trở, đổi trắng thay đen của lòng dạ con người.

1. Đám đông dân chúng Dân thành Giêrusalem nô nức phấn khởi, trải áo choàng, chặt những nhánh lá cây rải trên đường để Chúa đi qua, tay cầm cành lá, miệng reo hò tung hô Chúa, họ dành cho Chúa một nghi lễ đón rước như cho một vị vua của họ. Họ vừa đi vừa tung hô: “Hoan hô con vua Đavít” ; “Vạn tuế Đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến”. Thế mà sau đó không lâu, nghe lời xúi giục của Tư tế, Kinh sư, Pharisiêu, họ lại biểu tình đả đảo, chống đối, hò la, gào thét đòi “đóng đinh nó đi !” Hai thái độ trái ngược nhau của dân chúng: hoan hô và đả đảo, đưa Chúa lên ngai vua và hạ bệ Chúa trên thập giá. Đám đông thường nông nổi nhẹ dạ, vô ý thức và do đó vô trách nhiệm. Đám đông thường dễ bị lôi cuốn: người ta hoan hô, mình hoan hô, người ta đả đảo mình đả đảo, người ta làm gì mình làm nấy mà nhiều khi chẳng biết tại sao. Một nỗi buồn thấm thía, sao người ta lại bạc bẽo với Chúa như vậy ?

2. Giuđa Itcariốt Trong Kitô Giáo, Giuđa phản bội Thầy là một sự kiện nổi tiếng. Nổi tiếng vì bán Thầy với giá ba mươi đồng bạc (Mt 27,3). Một môn đệ được tuyển chọn, được huấn luyện, Giuđa vinh dự thuộc về nhóm 12, được giao trọng trách quản lý. Nhưng lòng tham lam của cải vật chất đã đẩy Giuđa đến chỗ phản bội. Giuđa đi gặp các thượng tế và nói: "Tôi sẽ được gì nếu tôi nộp Ngài cho các ông ?; Họ đã trả cho hắn ba mươi đồng bạc, và từ đó hắn tìm dịp để nộp Chúa Giêsu cho họ” (Mt 26,16). Một cuộc buôn bán lớn nhất trong mọi thời đại nhưng chỉ được ba mươi đồng bạc là giá của một nô lệ vào thời đó ! Khi giá cả đã thoả thuận, các thượng tế mang ba mươi đồng bạc và đặt vào tay Giuđa. Tám trăm năm trước, Giacaria đã nói tiên tri: “Nếu các ông thấy là được thì trả công cho tôi; nếu không thì thôi. Và họ đã trả công cho tôi là ba mươi đồng bạc” (Dcr 11,12). Trong bữa tối vào ngày hôm sau, Chúa Giêsu tỏ ra buồn phiền: “Có người trong các con sắp phản Thầy” (Mt 26,21). Các môn đệ nhìn nhau và hỏi: “Có phải con không, Thưa Thầy ?” Giuđa cũng hỏi: Thưa Thầy, có phải con không ? Chúa trả lời: “Con nói đúng đó !”. Giuđa đi ra, “lúc đó là đêm tối”...Bằng nụ hôn giả dối, Giuđa chỉ điểm để quân lính bắt Chúa Giêsu trong vườn Cây Dầu (Lc 22,50). Giuđa có quyền dự tiệc bê béo, nhưng lại chọn thờ lạy bò vàng. Chứng kiến cuộc khổ nạn của Thầy, lòng Giuđa đầy hối hận (Mt 27,3). Tội ác vừa phạm xong, Giuđa đã thấy chán chường. Hối hận tận đáy thâm sâu của tâm hồn, Giuđa đem mối sầu ấy đi gởi chỗ không đáng gởi “Giuđa ném các đồng bạc trả lại vào mặt các thượng tế và nói: Tôi đã phản bội, nộp máu người vô tội". (Mt 27,4). Trước sự tráo trở của các thượng tế và kỳ lão: “Can chi đến chúng tôi, mặc kệ anh” (Mt 27,4), Giuđa ném những đồng bạc đó vào Đền Thờ và ra đi xuống thung lũng Hinnom, thung lũng đầy kỷ kiệm khủng khiếp của âm ty. Giuđa bước đi trên đất lạnh cát sỏi, giữa những tảng đá nhọn sắc, những cây cối cong queo gầy guộc như tâm hồn trĩu nặng nỗi đớn đau. Giuđa cởi dây lưng quăng một đầu dây vào một cành cây to, đầu dây kia quàng quanh cổ. Tiếng gió rì rào như thầm nhắc lời mà Giuđa đã từng nghe: “Hỡi những ai khó nhọc gánh nặng, hãy đến cùng Ta, tâm hồn các con sẽ được bình an”. Than ôi ! Giuđa hối hận vì chính mình nên chọn cái chết để kết liễu lầm lạc. Mặt trời nghiêng bóng tối dần. Ở Sion, từ hai phía đối diện, có hai cây đi vào lịch sử, một cây ở núi sọ là cây hy vọng, một cây ở Hinmon là cây thất vọng. Trên cây hy vọng, Đấng Chịu Đóng Đinh liên kết đất trời; trên cây thất vọng, người bị treo xa đất xa trời. Hối hận của Giuđa không đúng nghĩa hối hận. Chán chường tội lỗi không đủ mà cần phải ăn năn thống hối nữa. Tỉnh ngộ và chán chường mới chỉ là bước đầu, cần phải sám hối trở về đón nhận ơn tha thứ, tìm lại sự sống.

3. Giới lãnh đạo Do thái Vì ghen ghét mà giới lãnh đạo tôn giáo Do thái đã chủ mưu trong vụ án giết Chúa Giêsu (Mt 27,18). Dân chúng mến phục ủng hộ, nhiều người tin vào Chúa Giêsu. Ảnh hưởng của Người ngày càng lớn trên dân chúng. Cuộc xung đột không những về quan niệm tôn giáo mà còn liên quan đến quyền lợi vật chất của giới lãnh đạo nên họ quyết tâm giết Chúa Giêsu.

Đạo Do thái là đạo của đền thờ, đạo của lễ tế. Dịch vụ lễ tế là một dịch vụ quan trọng về phương diện tôn giáo và cả về kinh tế. Hàng tư tế sống nhờ vào lễ tế. Lễ tế của dân. Dịch vụ cung cấp những phương tiện lễ tế như bán chiên bò cừu bồ câu, hương hoa và cả dịch vụ đổi tiền. Gia đình các tư tế, con dâu con rễ của họ độc quyền khai thác dịch vụ này. Vậy mà Chúa Giêsu lại dám xua đuổi họ, không cho buôn bán trong khuôn viên Đền Thờ. Người còn thách thức: “Cứ phá huỷ Đền Thờ này đi, nội trong ba ngày tôi sẽ xây dựng lại.”. Theo Gioan, lời thách thức quyền bính của Chúa Giêsu có ý ám chỉ đến cái chết và sự phục sinh của Người (Ga 2, 21–22). Nhưng giới lãnh đạo hiểu là đền thờ Giêrusalem nên họ coi là sự xúc phạm Đền Thờ. Thách thức phá huỷ Đền Thờ, dẹp bỏ những phương tiện của lễ tế, quả thật là tội không thể tha thứ. Vì thế mà họ căm thù và tìm cách giết Người cho bằng được.

Những người Pharisiêu sống trong thế giới tách biệt, không chấp nhận dân ngoại, loại trừ người tội lỗi, giữ luật cách máy móc nô lệ. Còn Chúa Giêsu thì sống hoà mình giữa những người tội lỗi, đồng hành, đồng bàn ăn uống với họ, đến với dân ngoại. Người phê bình sự giả hình của người Pharisiêu. Người lại còn không giữ luật ngày Sabát, vì đối với Người “Ngày Sabát được lập ra vì con người, chứ không phải con người vì ngày Sabát” (Mt 2,27). Người còn xưng mình là Con Thiên Chúa (Mt 26,61; Mc 14,58). Trước bao nhiêu là “tội trạng” của Chúa Giêsu, Thượng Hội Đồng đã tuyên án. Nhưng họ không còn quyền lên án và xử tử bất cứ ai vì quyền đó thuộc quyền của toà án chính quyền bảo hộ. Vì thế họ phải nộp Chúa Giêsu cho Tổng Trấn Philatô. Theo Máccô và Mátthêu thì Chúa Giêsu bị thẩm vấn về hai tội danh: một là Người đã xúc phạm đến Đền Thờ khi tuyên bố “Tôi sẽ phá huỷ Đền Thờ này, rồi nội trong ba ngày sẽ xây dựng lại” (Mt 26, 61; Mc 14,58); hai là tự xưng mình là Đấng Kitô Con Thiên Chúa (Mt 26,63; Mc 14,61). Trong Tin Mừng theo Luca chỉ thấy nói nói đến tội danh thứ hai (Lc 22,67). Trong Tin Mừng Gioan nói tới việc thượng tế hỏi Chúa Giêsu về các môn đệ và giáo huấn của Người (Ga 18,19).

Nếu như tại phiên toà Do thái, Chúa Giêsu bị kết án vì lý do tôn giáo, thì bây giờ tại phiên toà Rôma, Chúa Giêsu lại bị kết án vì lý do chính trị. Họ tài tình khéo léo khi biến tội danh tôn giáo thành tội danh chính trị “Chúng tôi phát giác ra tên này xách động dân tộc chúng tôi, và ngăn cản dân chúng nộp thuế cho hoàng đế Xêda, lại còn xưng mình là Mêsia, là vua nữa” (Lc 23,2). Tội xúi giục nổi loạn, tội ngăn cản dân nộp thuế cho nhà vua, tội xưng mình là vua. Cả ba tội đều đáng chết, không một chính quyền nào có thể dung tha. Phiên toà lập ra để xử bị cáo như một tội phạm chính trị. Tổng trấn điều tra cặn kẽ xem Đức Giêsu có phải là vua dân Do thái không (x. Mc 15,2.9.12.26.32; Mt 27,11) ; dân chúng thì tố cáo Người về tội xách động dân chúng, ngăn cản dân nộp thuế cho hoàng đế Xêda, và lại còn tự xưng mình là Mêsia, là vua nữa.Thực chất đây chỉ là những chứng cứ giả tạo, và ngay cả Philatô cũng không tìm thấy được lý do gì để kết án tử hình, ông muốn cho đánh đòn cảnh cáo Chúa Giêsu rồi tha về. Ý định này của Philatô không thành, ông còn bị áp lực mạnh mẽ của dân chúng. Vụ án Chúa Giêsu rõ ràng là vụ án tôn giáo chứ không phải là một vụ án chính trị, mặc dầu hình thức xử tử và tội danh được ghi trên đầu Chúa Giêsu là như thế. Người bị đóng đinh, theo luật Rôma và với tội danh là “Vua dân Do thái” chứ không bị ném đá theo luật Do thái và với tội danh Con Thiên Chúa. Chủ mưu trong vụ án những người lãnh đạo Do thái, Thượng Hội Đồng. Họ đã thành công, sung sướng mãn nguyện khi dẹp yên một chướng ngại lớn lao.

4. Tổng Trấn Philatô Vì hèn nhát mà Philatô đã đổ máu người vô tội. Trách nhiệm chính trong cuộc xét xử đứng về mặt pháp lý là Philatô, ông ta ý thức rõ điều đó (x.Ga 19,10). Biết Chúa Giêsu vô tội mà vẫn kết án (x.Ga 18,38; 19,4.6). Kẻ đại diện cho công lý lại chà đạp công lý. Philatô hèn nhát không dám tha vì sợ quần chúng đang cuồng nộ. Lo sợ nguy hiểm cho chức quyền của mình nên chủ trương thà bảo vệ chức quyền hơn bảo vệ công lý. Trước áp lực mạnh mẽ của đám đông đang bị hàng tư tế xách động, Philatô đã chiều theo ý họ để giữ lấy cái ghế Tổng Trấn của mình. Philatô cho phóng thích Baraba. Ông đã kết án tử hình cho Chúa Giêsu, trao Người cho dân Do thái điệu lên đồi Gôngôtha để đóng đinh. Philatô rữa tay phân bua mình vô tội trong vụ án này (Mt 27, 24).

5. Xin được sống yêu thương Suy nghĩ về vài nhân vật, ít sự kiện trong cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu, cũng đủ thấy con người hay thay lòng đổi dạ, đổi trắng thay đen dễ như trở bàn tay. Vì tham lam, vì bổng lộc cá nhân, vì lợi lộc đảng phái, vì quyền lợi giai cấp, con người ta không từ một thủ đoạn nào. Có khi người ta còn bán rẻ cả lương tri để mua một chút vinh hoa trần thế. Giữa Chúa Nhật Lễ Lá và Thứ Sáu Tuần Thánh có thể phản chiếu cả cuộc đời của người tín hữu. Hôm nay hoan hô, chúc tụng Chúa: vạn tuế, vạn tuế. Có thể ngày mai gào thét: đả đảo, hãy đóng đinh, hãy đóng đinh nó vào thập giá. Hôm nay yêu thương, ngày mai oán ghét. Hôm nay hân hoan, ngày mai buồn sầu. Hôm nay hiền hòa, ngày mai hung dữ. Hôm nay tin tưởng, ngày mai hoài nghi. Danh sách các mâu thuẫn giữa thiện và ác còn có thể tiếp tục nối dài.

Cuộc sống có nhiều tiêu cực hơn tích cực ? Con người làm khổ nhau nhiều hơn là làm đẹp lòng nhau ? Người ta xích mích, gây chia rẽ bất hòa nhiều hơn là xây dựng, yêu thương ? Tôn vinh Chúa ở trong Nhà Thờ nhưng có sống Tin Mừng trong cuộc đời không ? Chúa Giêsu bị phản bội, bị hiểu lầm, bị ghen ghét, chịu kết án cách bất công để cứu nhân loại khỏi án phạt đời đời. Người đã chết để đền tội, để chuộc tội, để gánh tội, để cứu độ con người. Người cho chúng ta được thông phần cuộc sống của Đấng “là Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống”, cho chúng ta “được sống dồi dào”. Con người được dựng nên để sống và sống để yêu Chúa và để yêu nhau. Thiên Chúa là tình yêu nên đã sáng tạo muôn loài, đã tạo dựng và cứu chuộc con người. Nhập Thể và Cứu Chuộc là mầu nhiệm của tình yêu. Chúa Giêsu đã chấp nhận đau thương để đem lại yêu thương cho con người. Người đã biến đổi viên mãn của đau thương thành viên mãn của yêu thương qua cuộc khổ nạn (x.1Cr 15,26.54; Dt 2,14), để từ trong cái chết vì tình yêu, sự sống vươn lên tươi đẹp như một mùa lúa mới (Ga12, 24).

Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn sống yêu thương, biết đem Tin Mừng bình an đi xây dựng cuộc đời, cùng thắp lên ánh sáng công lý và sự thật giữa cuộc đời hôm nay. Amen.
 
Chuyện bên lề Cuộc Thương Khó
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:26 14/04/2011
1. Chém Đứt Tai

Sau bữa Tiệc Ly, vào khoảng gần nửa đêm, Đức Giêsu cùng các môn đệ rời nhà tiệc ly đi về vườn Giếtsêmani. Đoàn người lầm lũi đi theo hướng Bắc tiến về suối Cedron. Dọc đường, Đức Giêsu còn căn dặn các môn đệ những lời cuối cùng: “Đêm nay tất cả anh em sẽ vấp ngã vì Thầy, vì có lời đã chép: Ta sẽ đánh người chăn chiên và đàn chiên sẽ tan tác” (Mt 26,31). Phêrô nhiệt tình sôi nổi: “Dầu tất cả có vấp ngã vì Thầy đi nữa, thì con đây cũng sẽ không bao giờ vấp ngã”. Đức Giêsu bảo ông: “Thầy bảo thật anh: nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần” (Mt 26,33-34). Phêrô khẳng định lần nữa: “Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy”; và không chỉ Phêrô thề thốt mà thôi, các môn đệ cũng đều nói như thế (x. Mt 26,35).

Ðức Giêsu đi ra núi cây dầu cầu nguyện. Cầu nguyện xong thì Giuđa, kẻ phản bội dẫn một toán lính đền thờ đến bắt Ðức Giêsu bằng một dấu hiệu là cái hôn giả dối.

Ðể bảo vệ Thầy “Ông Simon Phêrô có sẵn một thanh gươm, bèn tuốt ra, nhằm người đầy tớ vị thượng tế, mà chém đứt tai phải của y. Người đầy tớ ấy tên là Mancô” (Ga 18,10; Mc 14,46). Phêrô nghĩ rằng, bảo vệ Chúa để Chúa được sống và ông đã rút gươm.

Phêrô thật vụng về, ông không chém được ai sáng giá cả, chỉ chém được người đầy tớ. Sao không chém những người có gươm giáo? Người đầy tớ thì chém làm gì. Ông chém đứt cái tai. Phêrô chém kiểu nào mà chỉ làm đứt tai tên đầy tớ thôi, mà không làm bị thương ở vai hay ở cổ?

Hay phải dịch là Phêrô “xẻo tai” tên đầy tớ ? Mà xẻo tai thì lại không thực tế trong trường hợp này. Ðể xẻo tai, một tay cần phải cầm tai của tên đầy tớ, còn tay kia cầm gươm để xẻo thì mới có điểm tựa. Nếu vậy, đối phương thấy đau sẽ vùng vẫy để tẩu thoát. Còn nếu nhờ các tông đồ khác kìm kẹp hắn lại để thực hiện việc xẻo, thì cũng không giúp được gì, bởi vì quân lính đi bắt Ðức Giêsu thế nào cũng phải đông hơn và có khí giới lợi hại hơn để áp đảo nhóm Mười Một.

Nếu Phêrô bổ thẳng từ trên xuống dưới thì thế nào cũng làm bị thương vai của tên đầy tớ. Nếu chém chéo thì không những làm đứt tai mà còn làm bị thương cả đầu và cổ nữa. Nếu tai cụp gần vào đầu thì rất khó chém. Có lẽ tên đầy tớ có tai vảnh ra như tai lừa nên mới dễ chém như vậy!

Để chém đứt tai tên đầy tớ, Phêrô phải có võ thuật. Làm nghề chài lưới ở biển hồ Tibêria phải biết chút võ nghệ để đề phòng hải tặc. Như vậy khi chém tên đầy tớ, Phêrô đã phải dùng nội lực, trường hợp này chỉ vận dụng ít nội công để cho thanh gươm dừng lại ở điểm nào đó cho khỏi làm bị thương cổ hoặc vai của tên đầy tớ. Nói cách khác, Phêrô vận dụng trí óc để điều khiển thần kinh, rồi thần kinh phối trí với nhãn quan và bắp thịt cánh tay để điều khiển hướng đi của thanh gươm. Như thế Phêrô chỉ chém để cảnh cáo quân lính đến bắt Thầy mình như là ngụ ý nói với chúng: Tụi bay đừng có đụng đến Thầy của chúng ta, kẻo phải chịu chung số phận. May thay, “ Đức Giêsu sờ vào tai tên đầy tớ mà chữa lành” (Lc 22,51).

Tuy nhiên đường lối của Ðức Giêsu thì khác với đường lối loài người. Ðường lối của Ðức Giêsu là vâng phục thánh ý Chúa Cha cho nên Người bảo Phêrô dừng lại và xỏ gươm vào bao. (Mt 26,52).

2. Bội bạc

Đã có bao nhiêu người đi theo và nhận lãnh những ân huệ của Chúa Giêsu? Những trích đoạn Tin mừng sau đây giúp tính thử bằng con số.

- Mười hai Tông Đồ, đứng đầu là ông Simôn, cũng gọi là Phêrô, rồi đến Anrê, Giacôbê, Gioan, Philípphê, Batôlômêô, Tôma, Mátthêu, Giacôbê, Tađêô, Simôn và Giuđa Ítcariốt (Mt 10,2-4).

- Chúa chỉ định bảy mươi hai người khác, và sai các ông cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến (Lc 10,1).

- Năm ngàn đàn ông, không kể đàn bà và trẻ con [đã được ăn uống no nê] (Mt 14,13; Mc 6,30-44; Lc 9,10-17; Ga 6,1-14).

- Bốn ngàn người đàn ông, không kể đàn bà và trẻ con [đã được ăn uống no nê] (Mt 15,38-39).

Tính sơ sơ đã thấy có tổng số 9.084 người.

Tin Mừng Thánh Gioan và Máccô còn cho biết con số theo Chúa Giêsu không chỉ giới hạn ở con số 9.084 người mà còn nhiều hơn nữa. Chắc chắn trong số này đã có rất nhiều người đã từng thọ ơn của Chúa Giêsu.

- Có rất đông dân chúng đã đi theo Người, bởi họ từng được chứng kiến những dấu lạ Người đã làm cho những kẻ đau ốm (Ga 6,2).

- Từ miền Galilê, người ta lũ lượt đi theo Người. Và từ miền Giuđê, từ Giêrusalem, từ xứ Iđumê, từ vùng bên kia sông Giođan và vùng phụ cận hai thành Tia và Xiđôn, người ta lũ lượt đến với Người, vì nghe biết những gì Người đã làm (Mc 3,7-8).

- Nhiều kẻ tin vào danh Người bởi đã chứng kiến các dấu lạ Người làm ở Giêrusalem vào dịp lễ Vượt Qua (Ga 2,23).

- Dân chúng tụ họp bên Người rất đông, nên Người phải xuống thuyền mà ngồi, còn tất cả dân chúng thì đứng trên bờ (Ga 13,2).

Như vậy, Chúa Giêsu là thần tượng và là vị đại ân nhân của cỡ chừng vài chục ngàn người chứ không phải ít bởi vì chính những ông Pharisiêu đã bảo nhau: “Các ông thấy chưa: các ông chẳng làm nên trò trống gì cả! Kìa thiên hạ theo ông ấy hết!” (Ga 12,17-19).

Rất đông người đi theo, ngưỡng mộ và nhận lãnh những ơn huệ của Chúa Giêsu. Nhưng khi Người lâm nạn thì có bao nhiêu người đến chia sớt những nỗi cô đơn, đau khổ? có bao nhiêu người đến trả nghĩa dù là một chén nước lã, hay ghé vai vác đỡ thập giá trên đường thương khó?

3. Không thấy ai cả.

Khi Chúa Giêsu bị bắt, các môn đệ chạy tán loạn, chạy bán sống bán chết đến độ không còn một mảnh vải để che thân nữa (Mc 14,51-52).

Chỉ còn ông Phêrô là “can đảm” theo Thầy xa xa. Ngày nay, ngoài vườn Giếtsêmani còn một động đá mệnh danh là “hang phản bội”, để nhắc lại biến cố đau lòng của Phêrô và các môn đệ đã bỏ Chúa.

Mấy phụ nữ đứng xa xa mà nhìn, trong đó có bà Maria Mácđala, bà Maria mẹ các ông Giacôbê Thứ và Giôxết, cùng bà Salômê (Mc 14,52-54; 15,40)…

Dù bị các môn đệ bỏ rơi, bị giới lãnh đạo cô lập, Chúa Giê su vẫn bình thản trước các sự kiện đang diễn ra. Người hoàn toàn tự do để đón nhận hay khước từ. Người có thể khước từ chén đắng, nhưng không, Người đã đón nhận trong tinh thần vâng phục thánh ý Chúa Cha. Dầu vậy, khi giờ đã đến, Người vẫn cảm thấy hãi hùng, xao xuyến nên đã cầu nguyện. Cầu nguyện trong cô đơn và sợ hãi đến độ mồ hôi máu bịn rịn nơi thân thể. Đây quả là giờ của đau khổ, giờ của hãi hùng, giờ bị mọi người khước từ. Đây là chén đắng của cuộc đời. Chén chua chát bị ruồng bỏ, bị nhạo báng đến nỗi Người đã nại vào quyền năng vô biên của Thiên Chúa Cha: “Lạy Cha, Cha có thể làm mọi sự, xin cho con khỏi uống chén này”, nhưng khi hiểu được đâu là thiên ý từ Chúa Cha, Người lại tiếp tục bình thản để thưa lên cùng Cha: “nhưng xin đừng theo ý con, một xin vâng ý Cha trọn đời”.
 
Hãy ra khỏi mồ
+GM Gioan B. Bùi Tuần
08:28 14/04/2011
Một người đã chết, đã được an táng, đã chôn trong mồ. Nhưng đã được Chúa Giêsu cho sống lại. Người đó là ông Ladarô. Xin trích lại ở đây vài chi tiết được ghi trong Phúc Âm thánh Gioan: "Đức Giêsu đi tới mộ. Ngôi mộ đó là một cái hang có phiến đá đậy lại. Đức Giêsu nói: Đem phiến đá này đi. Cô Mácta là chị người chết liền nói: Thưa Thầy, nặng mùi rồi, vì em con ở trong mồ đã được bốn ngày. Đức Giêsu bảo: Nào Thầy đã chẳng nói với con rằng nếu con tin, con sẽ được thấy vinh quang của Thiên Chúa sao? Rồi người ta đem phiến đá đi. Đức Giêsu ngước mắt lên trời cầu nguyện... Rồi, Người kêu lớn tiếng: Ladarô, hãy ra khỏi mồ. Người chết liền đi ra, chân tay còn quấn vải, và mặt còn phủ khăn. Đức Giêsu bảo: Cởi khăn và vải cho anh ấy, để anh ấy đi" (Ga 11,38-44).

Câu chuyện Kinh Thánh trên đây dạy tôi hãy chạy đến với Chúa Giêsu. Tôi và nhiều người chúng ta có thể đã chết về nhiều mặt nào đó. Cũng có thể chúng ta đang bị chôn vào những nấm mồ vô hình còn nặng hơn mồ bằng đá. Chẳng ai sẽ cứu được chúng ta. Chỉ có Đức Giêsu Kitô. Người kêu to lên: "Hãy ra khỏi mồ". Nếu chúng ta biết đón nhận ơn Chúa, chúng ta sẽ đi ra khỏi những nấm mồ ấy.

Vậy, những nấm mồ đó là thế nào, xin kể ra đây mấy thứ tìm được trong Phúc Âm.

1. Mồ mả là những tối tăm tâm hồn

Chúa Giêsu giảng nhiều điều. Nhưng không phải mọi người nghe đều đón nhận. Riêng ý định của Thiên Chúa do Người nói ra thường bị từ chối. Chính các tông đồ là những người thân cận cũng không đón nhận ngay. Thí dụ Chúa Giêsu loan báo về cuộc thương khó và phục sinh của Người. Loan báo đến ba lần trong nhiều dịp khác nhau. Nhưng lần loan báo nào cũng không được các môn đệ Người đón nhận. Xem ra tâm hồn các môn đệ có những lớp tối tăm phủ kín. Những lớp tối tăm ấy như một nấm mồ chôn vùi tâm trí các ngài.

Mồ mả là những tối tăm tâm hồn. Xưa là thế, và nay cũng vậy. Có nhiều Lời Chúa không được chúng ta đón nhận. Có nhiều ý định của Chúa không được chúng ta quan tâm. Lý do chính là vì chúng ta tối tăm. Lời Chúa và ý định của Chúa muốn cho chúng ta những điều lành, nhưng chúng ta lại không hiểu hay không muốn hiểu. Và nếu có hiểu, thì cũng không muốn phấn đấu để đón nhận.

Thứ tối tăm nặng nề nhất là mình tối tăm mà lại khẳng định mình sáng suốt. Thứ tối tăm đó chính là một mồ mả chôn sâu con người.

Một thứ mồ mả khác thường chôn vùi con người là sự yếu đuối.

2. Mồ mả là sự yếu đuối

Sự yếu đuối được thánh Phaolô tả như sau: "Muốn sự thiện thì có thể muốn, nhưng làm thì không. Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm. Nhưng sự ác tôi không muốn thì tôi lại làm" (Rm 7,17-18).

Ở vườn Cây Dầu, các môn đệ Chúa đã phạm tội. Kẻ thì bỏ trốn. Kẻ thì chối Chúa. Lý do là vì các ngài quá yếu đuối. Trước cơn thử thách quá mạnh và bất ngờ, các ngài cảm thấy mình đuối quá, nên để mình chết đuối trong sự phản bội.

Sự yếu đuối không chỉ là chuyện xưa. Hiện nay sự yếu đuối vẫn tồn tại. Hơn nữa, nó đang phát triển tràn lan và mạnh mẽ. Bởi vì hiện nay sự yếu đuối tại nhiều nơi được tôn vinh như một quyền tự do. Làm điều xấu do yếu đuối mà lại cho mình có quyền làm. Thậm chí còn dám cho việc làm đó là góp phần phát triển nền văn minh tự do. Do đó, mà lương tâm mất dần ý thức về tội. Không còn sám hối. Không còn vấn đề tự hạ xin Chúa thứ tha lỗi lầm.

Mồ mả là những yếu đuối biết mình thì đáng thương. Còn mồ mả là những yếu đuối tự kiêu thì rất đáng trách.

Một cái mồ nữa chôn con người là sự cố chấp.

3. Mồ mả là tính cố chấp

Cố chấp thường được hiểu là sự không chấp nhận lẽ phải, cho dù lẽ phải được trình bày rõ ràng, được chứng minh đầy đủ, được nói ra do những người có uy tín. Mẫu người cố chấp được nhận thấy nơi một số đông thuộc lớp người gọi là biệt phái và luật sĩ thời Chúa Giêsu.

Lẽ phải mà Chúa Giêsu khuyên dạy là đừng phô trương, nhưng hãy khiêm nhường. Lẽ phải còn là yêu thương cứu giúp người đau khổ bệnh tật cả trong ngày Sabba, chứ đừng cấm cản, do giữ luật kiêng việc ngày Sabba một cách máy móc. Lẽ phải là sám hối.

Những lẽ phải như thế đã bị các biệt phái và luật sĩ chống đối. Chúa Giêsu trình bày cách nào cũng không được họ chấp nhận. Tính cố chấp nơi họ dần dần đưa họ đến sự vô cảm, rồi đến những toan tính độc ác quyết định loại trừ Chúa Giêsu bằng cách giết người.

Sự cố chấp trên đây cũng đang hiện hình ở thời nay trong đạo ngoài đời. Nó là một thứ mồ mả chôn sống con người. Thế mà không thiếu người lại tự mình xây dựng mồ mả đó cho chính mình. Rồi tự mình chui vào đó. Động lực sâu xa của cố chấp chính là kiêu ngạo tự ái.

Một thứ mồ mả khác chôn con người là tội lỗi.

4. Mồ mả là tội lỗi

Thánh Gioan viết: "Ai phạm tội thì là người của ma quỷ" (1 Ga 3,8). Lời đó cho ta thấy tội chôn con người vào kiếp khổ dành cho ma quỷ.

Có ba loại tội: Tội thuộc cá nhân, tội thuộc tập thể, tội thuộc cơ chế. Trong vụ kết án và giết Chúa Giêsu, Giuđa bán Chúa Giêsu, đó là tội cá nhân. Nhóm lãnh đạo tôn giáo kích động dân chúng thù ghét Chúa Giêsu, đó là tội tập thể. Toà án kết án tử hình Chúa Giêsu nhân danh luật đạo, luật đời, đó là tội cơ chế.

Ba loại tội đó thời nào cũng có. Thời nay tội cá nhân rất nhiều, tội tập thể là rất nặng nề, tội cơ chế cũng không thiếu. Lấy tội để trị tội. Lấy ác để đẩy lùi sự ác. Tình hình như thế nhiều khi rất là u ám.

___
Đến đây chúng ta có thể thấy phần nào những gì đã và đang là những mồ mả chôn con người về mặt tâm linh. Ai sẽ cứu chúng ta? Thưa: Đấng cứu chúng ta là Đức Giêsu Kitô. Xưa Người đã gọi ông Ladarô ra khỏi mồ, thì nay Người cũng dùng quyền năng và lòng thương xót của Người mà cho nhiều người được sống lại về phần linh hồn.

Chúa ban ơn phục sinh. Nhưng người ta cần phải biết đón nhận. Biết đón nhận bằng những việc được kể trong chuyện Chúa gọi ông Ladarô ra khỏi mồ.

Việc thứ nhất là người ta phải thành thực thú nhận tình trạng bi đát của mình. Cô Mácta thưa với Chúa: "Em con chết đã bốn ngày. Trong mồ đã có mùi hôi thối". Theo gương khiêm nhường đó, chúng ta thú nhận tâm hồn chúng ta là một vùng thối tha do tội lỗi, thì đó là bước đầu tốt để Chúa đoái nhìn.

Việc thứ hai là người ta phải vâng lời Chúa, mà cất tảng đá che đậy nấm mồ. Chúa phán: "Hãy đem phiến đá này đi". Trong trường hợp của chúng ta, lời đó có nghĩa là việc sám hối.

Việc thứ ba là người ta phải hết lòng tin vào Chúa. Chúa nói với cô Mácta: "Này Thầy đã chẳng nói với con rằng nếu con tin, con sẽ được thấy vinh quang của Chúa sao?".

Nhìn vào Hội Thánh Việt Nam hôm nay, tôi vui mừng nhận thấy những người được Chúa gọi ra khỏi mồ là rất đông. Nhiều người đã đón nhận ơn Chúa. Những sự sống lại như thế nói về Chúa chúng ta một cách hùng hồn, hơn bất cứ công trình xây dựng nào và hơn bất cứ tổ chức hoành tráng nào.

Lúc này, chính chúng ta có còn bị chôn trong mồ mả nào không? Chính chúng ta có cộng tác vào ơn Chúa gọi "Hãy bước ra khỏi mồ" không?.

Lạy Chúa, xin thương xót chúng con.
 
Gương sáng Cha Thánh Pio Năm Dấu
Tuyết Mai
13:02 14/04/2011
Tôi có được cơ hội coi trọn bộ phim (23 phần) của Thánh Pio Năm Dấu trên Youtube, kể về cuộc đời thánh thiện của ngài. Ngài được sinh trưởng và lớn lên ở miền quê nước Ý. Tên thật của ngài là Francesco. Lúc thật nhỏ ngài khoảng 6, 7 tuổi, đã có được sự liên kết rất đặc biệt với Thiên Chúa. Ngài thường trò chuyện với Thiên Chúa ở nơi đồng vắng; chỉ có Chúa và ngài mà thôi!. Và ngay từ thuở nhỏ ngài đã có những thử thách của sự dữ rất là mạnh bạo đến xuất cả mồ hôi, như sự xuất hiện rất thường của sói dữ. Dù là khi ngài thức ngay ngủ, nhưng rất thường trong giấc ngủ về đêm.

Một ngày đẹp trời nọ có một thầy dòng đi ngang qua cánh đồng nơi ngài thường có mặt ở đấy; là một gian thật nhỏ được dựng bằng những thân cây sơ xài ghép lại với nhau, cũng có cửa then cài đàng hoàng, chắc là nhà để ba mẹ bé Francesco ghé vào uống nước và ăn uống qua loa sau khi làm việc vất vả ngoài đồng áng. Hình ảnh của thầy dòng chắc đã làm cho đứa bé muốn theo Chúa mãnh liệt hơn khi hai thầy trò trao đổi tâm tình với nhau trong vài giờ ngắn ngủi; thầy đã tặng cho cậu bé Francesco mấy tấm hình Chúa Giêsu và hình các Thánh.

Trong bữa cơm chiều cùng ngày, bé đã nói với ba mẹ là giấc mơ của bé muốn trở thành thầy dòng. Mẹ bé đã vui vẻ và chấp nhận ngay nhưng bảo là bé muốn thế thì con phải được đi học, mà đi học thì phải tốn tiền. Ba của bé Francesco phản kháng ngay lúc đó là không được vì ông không muốn phải bán con bò làm ra tiền, nuôi ông và cả gia đình, và ông đã rời khỏi bàn ăn. Một lát sau ông trở lại bàn và nói với con trai rằng nếu con thật tình muốn thì ba sẽ tìm cách kiếm tiền cho con ăn học, nhưng không được bán con bò. Ông đã quyết định thì ông phải làm, và vài hôm sau ông đã phải trẩy đi xa để làm việc kiếm tiền nuôi con ăn học, và bé Francesco đã được toại nguyện theo giấc mơ của mình.

Ngày Francesco chính thức được nhận vào nhà dòng, mặc áo dòng, được gọi là thầy (brother) là ngày 27 tháng 9 năm 1899. Rồi chính thức lên chức linh mục năm 1910 lấy tên là Pio. Sau đó là những tháng ngày mà cha càng bị chúng quỷ phá quấy thật nhiều bất kể ở giờ nào nhưng nhất là về đêm, thường các thầy cha trong dòng cũng tỏ lộ phiền Cha Pio không kém, vì không ai ngủ được do tiếng la lối của cha. Quỷ dữ đã hiện ra cho cha thấy rõ mặt của nó. Hình như có có thói quen rất tốt lành từ thuở nhỏ là Cha rất sốt mến cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Cha nhìn ngắm Chúa Giêsu chết trên Thánh Giá, đau khổ đến tột cùng, và cha thân thưa cùng Chúa Giêsu cho cha cùng được chia sẻ cái đau đớn với Ngài, và cha đã được toại nguyện. Sau đó không lâu cha đã cảm nhận được sự đau đớn đó đến với cha như cơn xốc mạnh và cha đã quằn quại với cơn đau, tưởng như không thể nào chịu nổi. Hai lòng bàn tay của cha, cạnh sườn, và hai bàn chân của cha bị máu rỉ suốt không ngừng; cha càng băng thì máu càng tuôn, rồi cơn đau và máu rỉ cũng được chấm dứt. Hiện tượng đau đớn và đổ máu này được ghi nhận trong tiểu sử cuộc đời của cha Pio xẩy ra hai lần. Nhưng Năm Dấu thì được nằm yên trên thân thể của cha như thế suốt bao nhiêu năm trời. Cha phải bọc hai tay và hai chân của cha lại để dấu sự thể ấy! Nhưng ai cũng biết.

Cha Pio xuất thân từ con nhà nghèo nên ngài rất yêu mến người nghèo. Cha thì chẳng bao giời có tiền, nhưng chẳng ngại ngần mà lấy tiền người cúng cho nhà dòng, để giúp kẻ nghèo, ngay cả gỡ viên ngọc quý trên đầu Đức Maria mà làm việc bác ái. Thuở còn rất nhỏ Cha Pio đã được ơn cứu người. Sau này Cha còn có rất nhiều ơn Thiên Chúa ban cho xuất hồn một lúc ở cả mấy nơi, nhất là trong thời chinh chiến của Đệ Nhị Thế Chiến. Rất nhiều người đã thấy chính cha hiện diện ở đó với họ, và cứu họ thoát chết. Cha nổi tiếng ngồi tòa giải tội cả suốt mười mấy tiếng đồng hồ bỏ cả ăn uống. Cha bị bệnh phổi rất trầm trọng do đó cha đã thoát được khỏi phải đi lính. Tiếng của cha được truyền đi khắp mọi nơi và rất nhiều người ở phương xa đã đến nhờ cha giải tội cho họ. Cha ao ước có được bệnh xá để sau cuộc chiến sẽ cứu chữa biết bao nhiêu thương binh trở về, và cha cũng đã được toại nguyện do tin tưởng mãnh liệt vào Đức Maria sẽ ra tay cứu giúp. Vài người cha rất thân thương và tín cẩn đã phụ giúp cha rất đắc lực trong việc quyên góp tiền ở khắp mọi nơi để xây bệnh xá, và bệnh xá đã được thành hình.

Tánh tình của cha Pio rất là thánh thiện, bộc trực, nhân hậu, và rất thẳng thắn trong mọi việc. Ai có lời tỏ ra không tôn kính Thiên Chúa là bị ngài trách mắng ngay. Ai có tà ý cũng bị ngài khiển trách một cách rất nặng nề. Một Thánh Lễ Misa của cha làm thường là 3 giờ đồng hồ và cha đã bị cha bề trên khiển trách, cấm hẳn không được làm lễ công khai, và giải tội cho ai nữa cả! Cuộc đời của cha phải trải qua không biết bao nhiêu sóng gió, bị chống báng, từ các cha bề trên của ngài cho đến cả Đức Giáo Hoàng thời bấy giờ, không tin là cha được Thiên Chúa ban cho Năm Dấu Thánh, mà bảo rằng ngài đã xạo sự, tự làm ra Năm Dấu Thánh, để muốn mình được nổi nang, cho ý riêng của mình. Ngài trừ được những người bị quỷ ám. Ngài biết được những suy nghĩ và tánh tình của con người ta, nếu ngài có cơ hội tiếp xúc với họ.

Ba của cha Pio ngày cuối đời đã đến nhà dòng mà xin cha cho tiền để ông về quê mà chết, nhưng cha Pio đã nói là cha không có một đồng một cắc nào cả! Thì ba nói rằng sao con bất hiếu thế! Ba đã cực khổ biết bao nhiêu năm trời cho con ăn học và được cho đến ngày hôm nay. Ba chỉ xin con có bấy nhiêu mà con không cho ba được toại nguyện sao? Tiền của nhà dòng xin để xây bệnh xá đó, con lấy cho ba để ba có tiền xe mà về quê? Nhưng cha Pio nhất định không cho, bảo tiền đó là của bệnh xá giúp lo cho người nghèo không lấy cho ba được. Rồi ông ức mà ngả đùng ra xỉu. Nằm trên giường hấp hối của nhà dòng, cha Pio đã khuyên ba mình xưng tội để hòa giải cùng Thiên Chúa, nhưng ông có vẻ không muốn. Ngược lại, lại xin cha Pio xin Thiên Chúa cho ông được khỏe mạnh, thì cha Pio không xin được. Cha bảo với ba rằng con không thể xin những gì cho con được, mà con chỉ xin được cho người mà thôi!. Không thể tưởng tượng được là cha Pio đã biết hết thảy những tội mà ba mình đã phạm, để giúp cho ba ra đi được thảnh thơi và sạch được tội thì cha đã bảo ba là khi con nói tội của ba ra thì ba cứ nói rằng: “Xin Chúa tha tội cho con” và cứ thế ông đã xưng được hết tội. Trước khi ra đi ông cũng đã xin con nắm lấy tay ba, chắc để cho ông khỏi phải sợ? Và ông đã nhắm mắt ra đi trong bình an của Thiên Chúa.

Có một ông cha đến tìm gặp Cha Pio trước khi ngài qua đời để lấy chữ ký (ông cha này xuất hiện ngay từ đầu của phim), đã muốn tìm hiểu sự thật về cuộc đời của Cha Pio, nhưng ông đến là để sỉ nhục ngài, gán cho ngài đủ mọi thứ tội, là giả hình, giả mạo Năm Dấu Thánh, và rất nhiều điều; nhưng Cha Pio đã rất nhẫn nại, vì ngài biết ông cha này có một tội và một hối tiếc mà cả cuộc đời của cha này nếu không được nói ra bằng cách hòa giải cùng Thiên Chúa, có thể ông sẽ bị mất linh hồn, và không bao giờ được bình an. Sau khi Cha Pio rất kiên nhẫn trong suốt vài ngày nghe ông chỉ trích cha tất cả mọi tội mà ông ta có thể nghĩ ra là cha Pio đã phạm rất nhiều những lỗi lầm. Ngay cả phạm tội dâm dục với một phụ nữ mà cha Pio rất thân thương xem cô ta như người con gái cần được chia sẻ, vì cha tâm sự rằng cha cũng có lúc rất cô đơn. Sau cùng trước ngày ra về của ông cha, Cha Pio đã lên tiếng nhắc ông sự việc đã xẩy ra trong quá khứ của ông, mà cho đến ngày hôm nay ông vẫn còn bị cắn rứt, mà không thổ lộ ra được cùng ai.

Cha Pio thuật lại câu chuyện thật rõ ràng cho ông cha nghe rằng, khi cha xuất thần là khi cha thấy ông cha này đã cố tình không cứu người lính trẻ đang cầu cứu với cha và xin được hòa giải trước khi người lính này biết mình sẽ chết. Thứ nhất ông cha đã không cứu người lính trẻ khi cha có thể. Thứ hai cha đã không cho người lính này được hòa giải trước khi người lính trẻ bị chết trong tay giặc đuổi bắn theo sát đằng sau lưng. Nhờ cha Pio xuất thần nên đã cứu người lính trẻ được toại nguyện là được ra đi trong bình an. Để kết thúc câu chuyện cũ, Cha Pio đã hỏi cha kia tại sao cha lại làm vậy? (Why?) và ông cha kia đã im tiếng trong sự chai lì của ông. Để mở lời cho cha kia phải xưng tội của mình, bằng cách cha Pio đã xin ông làm phép hòa giải cho chính cha, vì cha cũng không muốn bị giống như người lính trẻ chết mà không được hòa giải cùng Thiên Chúa. Lúc bấy giờ, ông cha kia đã không còn chịu được nữa! Không còn giữ được cảm xúc và tội lỗi của mình, đã òa lên khóc thật sướt mướt như chưa từng bao giờ được khóc. Ông đã quỳ gối và hôn lên tay cha Pio vừa khóc vừa hôn lấy hôn để vào tay của Cha Pio và xin cho được xưng tội lỗi của mình để ông được bình an sống và được Chúa tha thứ tội; tội đã gặm nhấm lương tâm của ông suốt bao nhiêu năm trời. Ngược lại Cha Pio cũng xin ông giải tội cho cha trước khi ngài nhắm mắt.

Sau đó cha Pio cử hành Thánh Lễ Misa cuối cùng của đời cha, đánh dấu 50 năm từ ngày cha nhận Năm Dấu Thánh. Sau đó cha đã ra đi bình an trong Chúa và hạnh phúc cho ngài vì ngài khổ đã quá đủ.

Quả cuộc đời của cha Pio là gương sáng ngời cho tất cả mọi người được noi theo. Thứ nhất cha Pio là cha dòng nghèo khổ. Cha luôn yêu thương và giúp đỡ người nghèo. Cha rất anh hùng và can đảm khi chịu đựng thử thách đến từ mọi phía. Mổ bụng cho cha nhưng cha lại yêu cầu để được mổ sống mà không thuốc tê gì cả! Hẳn cha muốn chịu đựng một phần sự đau đớn như Chúa Giêsu vậy!. Cha giúp xây được bệnh xá thật to lớn mà chẳng có một đồng xu dính túi, vì cha tin tưởng vào Đức Maria sẽ có cách mở ví những con người giầu. Cha cả đời chẳng xin gì cho chính mình và chịu mọi sỉ nhục nếu có. Tất cả chỉ quy về một điều là cha Pio rất muốn được dự phần cùng chịu đau khổ phần nào với Chúa Giêsu trong sự Thương Khó. Cuối đời của cha Pio Chúa đã cất đi Năm Dấu cho ngài. Và ngài đã ra đi trong sự thương tiếc của biết bao nhiêu con người đã được ngài giúp đỡ, chữa lành, và cứu cho thoát chết. Đám tang của ngài thật đông vô cùng và xác của ngài cho đến nay cũng vẫn còn nguyên si như ngài đang nằm ngủ vậy!.

 
Một danh hiệu vượt Trên Mọi Danh Hiệu
Tuyết Mai
13:08 14/04/2011


(Lễ Lá Năm A)

Người đã tự hạ mình mà vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá. Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu, để khi nghe tên Giêsu, mọi loài trên trời dưới đất và trong địa ngục phải quỳ gối xuống, và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là Chúa để Thiên Chúa Cha được vinh quang. (Pl 2, 6-11).

Thưa đây là Danh Hiệu của Chúa Giêsu được Thiên Chúa ban cho Ngài chứ không phải một danh hiệu rất tầm thường mà con người trên thế gian này mong muốn có. Để khi nghe tên Giêsu, mọi loài trên trời dưới đất và trong địa ngục phải quỳ gối xuống, và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là Chúa để Thiên Chúa Cha được vinh quang.

Ôi lậy Chúa Giêsu! Bước vào tuần Lễ Lá khi mà con người trần gian thấy rằng Chúa Giêsu Ngài đúng là Con Thiên Chúa từ Trời mà đến. « Hai môn đệ dẫn lừa mẹ và lừa con về, trải áo lên mình chúng và đặt Chúa ngồi lên trên. Phần đông dân chúng trải áo xuống đường, kẻ khác thì chặt nhành cây trải lối đi. Dân chúng kẻ thì đi trước, người theo sau tung hô rằng: "Hoan hô con vua Đavit! Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến. Hoan hô trên các tầng trời!" ». (Mt 21, 1-11). Họ đón rước Ngài thật long trọng như một vị Vua có thẩm quyền trên họ, vì Ngài đã làm những phép lạ cả thể trước mặt mọi người. Ngài đáng để họ tôn vinh và đáng để họ đi theo làm môn đệ của Ngài. Và họ đã không màng đi theo Ngài vào thành, miệng thì tung hô chúc tụng Ngài là con vua David, áo thì họ cởi ra để lót đường đưa Ngài vào thành, lá thì họ trải xuống đường và cầm tay để tung hô vạn vạn tuế như một vị Vua của họ đáng được tôn sùng.

Phải thật khi Thánh Phaolo nhận định về Chúa Giêsu như thế này: « Chúa Giêsu Kitô, tuy là thân phận Thiên Chúa, đã không nghĩ phải giành cho được ngang hàng với Thiên Chúa; trái lại, Người huỷ bỏ chính mình mà nhận lấy thân phận tôi đòi, đã trở nên giống như loài người, với cách thức bề ngoài như một người phàm. Người đã tự hạ mình mà vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá. Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu, để khi nghe tên Giêsu, mọi loài trên trời dưới đất và trong địa ngục phải quỳ gối xuống, và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là Chúa để Thiên Chúa Cha được vinh quang ». Chúng ta nên học cùng Người về thân phận của con người sống như thế nào để đáng có danh xưng là con Thiên Chúa. Ngài thì được danh hiệu Thiên Chúa Cha ban tặng cho những công trình Cứu Độ Ngài phải làm trên trần gian này, là để cứu rỗi mọi linh hồn tội lỗi của chúng ta. Trong thân xác phàm của Ngài. Vì thế không ai nói được rằng Ngài là Thiên Chúa mà không hiểu tất cả mọi đau đớn xác thân ra làm sao!?. Chúng ta thường lấy cớ để trách móc rằng Người chẳng thể nào cảm thông được nỗi đau khổ của con người. Thế thì chúng ta sống quá vô tình, và chẳng hiểu được sự gì trong việc Cứu Chuộc loài người, mà vì sự Cứu Chuộc nhân loại vô cùng tội lỗi của chúng ta, Ngài mới phải bỏ Trời Cao mà xuống thế làm người, trong thân xác phàm vô cùng yếu đuối, chỉ trừ tội lỗi mà thôi!.

Ngài không có cảm xúc ư? Ngài không biết cái lạnh ra sao khi được sinh ra trong hang lừa hôi tanh, và thật giá lạnh sao? Ngài không hiểu được cảnh nghèo ra sao ư? Khi cả cuộc đời của Ngài sống trong nghèo khổ, vì cha mẹ và Ngài chỉ sống bằng nghề thợ mộc của dưỡng phụ Giuse. Ngài không biết đau khổ khi mất đi người thân ra sao ư? Ngài phải rơi lệ khi Lazaro em của Maria và Matha đã chết và được Ngài cứu cho sống lại. Ngài không thương xót quá cho những người mù từ lúc bẩm sinh, cho đến tất cả mọi người bị phong, bại liệt, xuất huyết, và trừ quỷ ma trong thân xác bị hành hạ xem rất đau đớn ư? Xin anh chị em đừng lầm tưởng như thế để từ chối sự Hy Sinh rất cao cả của Ngài Giêsu.

Thật phải khi Danh Hiệu của Ngài được Thiên Chúa ban cho, Danh Hiệu đó trên trần gian này không đáng tặng cho Ngài vì tất cả những gì Ngài đã làm cho nhân loại tội lỗi đáng chết của chúng ta. Chỉ có Thiên Chúa Cha Ngài mới đáng để tặng cho Ngài danh xưng và danh hiệu Toàn Mỹ ấy!. Còn nhân loại chúng ta ư! Chúng ta chỉ đáng phủ phục bằng cách nằm sõng soài dưới đất dang tay, dang chân, và đầu cúi gục như một tội nhân đáng chết mà kêu van lạy xin Ngài cách thành khẩn; để cho chúng ta được sống theo quyền năng và lòng thương xót của Ngài, ban phát cho nhân loại tội lỗi bất xứng của chúng ta. Không ai trong chúng ta có quyền phê bình gì về Ngài. Không ai trong chúng ta dám nhận định về quyền năng và quyền phép của Ngài. Chúng ta chỉ nên hiểu được rằng chúng ta phải luôn sống thờ lạy, tôn vinh, ca khen, và chúc tụng Người luôn, để Lòng Thương Xót của Người, và Ánh Sáng Phục Sinh của Người, luôn chiếu dãi trên chúng ta. Vì Người là Tình Yêu, là sự sống, và là sự sống lại, cho những ai luôn biết Kính Sợ Người.

Điều quan trọng nhất là con người chúng ta thường lầm lẫn và cố tình sống trong tội lỗi, trong sa đọa, mà đáng được để Thiên Chúa xóa bỏ tội lỗi mà ban cho Nước Trời sao? Nếu thế thì Chúa Giêsu chịu bao nhiêu sự nhục nhã, tra tấn, chết treo trên Thập Giá cho thế gian làm gì, thưa anh chị em? Chúa khuyên chúng ta luôn phải sống trong ăn ăn thức tỉnh là vì Chúa không muốn chúng ta phải mất linh hồn đời đời của chúng ta. Cuộc sống mà cả đời chúng ta chỉ sống trong tội lỗi thì hữu ích gì cho chính chúng ta, gia đình, và xã hội? Uổng quá cho một thân xác và con người thật đẹp đẽ, chính bàn tay Thiên Chúa đã tác tạo ra chúng ta, từng người một theo hình ảnh tuyệt tác giống như in Thiên Chúa. Thì như thế chúng ta sống có ích gì cho ai? Nếu chúng ta đổ thừa vì chúng ta nghèo thì cả thế giới ai cũng nghèo chứ có phải mình ta đâu!?. Kẻ giầu thường là người gian manh xảo quyệt, không có Chúa ở cùng, và dám làm tất cả, chúng ta cũng đừng so sánh với họ mà làm gì, ngay cả chính họ cũng là phương tiện giúp cho dân nghèo khi cần. Do thế, mỗi một người là một tác tạo riêng của Thiên Chúa, mà tất cả chúng ta phải biết có trách nhiệm trên thân xác và linh hồn của chúng ta mà thôi! Không nên xét xử, lên án, và kết án ai cả, để chúng ta không bị Thiên Chúa xét xử, lên án, và kết án chúng ta.

Danh Hiệu của Chúa Giêsu quả không ai dám thắc mắc mà không ai không đồng ý. Chỉ có Ngài mới đáng nhận Danh Hiệu ấy một cách rất tự phụ nơi Thiên Chúa Cha của Ngài. Chúng ta là con người trần gian rất cần Danh Hiệu ấy của Ngài, để tăng thêm cho chúng ta lòng cậy trông và sốt mến. Bởi ai trên trần gian mà còn cao trọng hơn Ngài Giêsu? Bởi ai không biết Ngài quyền năng và thống trị cả Trời, Đất, và Hỏa Ngục. Ai nghe Danh Hiệu Giêsu là phải nằm sát rạt xuống mà phủ phục thờ lậy, như thế chúng ta còn chần chờ gì mà không thoát ngay ra khỏi vòng tội lỗi, mà chỗi dậy theo Ngài trong đoàn người cởi áo lót đường cho Ngài đi, cầm cành lá mà miệng cao rao Chúc tụng Ngài: « "Hoan hô con vua Đavit! Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến. Hoan hô trên các tầng trời!"». Amen.

** Xin bấm vào mã số dưới đây để nghe đọc

http://www.youtube.com/watch?v=4Uz-B33E8hU

(Cuộc Thương Khó Phần I)

http://www.youtube.com/watch?v=FodSOdW_dDQ

(Cuộc Thương Khó Phần II)

 
Một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu
Tuyết Mai
13:09 14/04/2011
(Lễ Lá Năm A)

Người đã tự hạ mình mà vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá. Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu, để khi nghe tên Giêsu, mọi loài trên trời dưới đất và trong địa ngục phải quỳ gối xuống, và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là Chúa để Thiên Chúa Cha được vinh quang. (Pl 2, 6-11).

Thưa đây là Danh Hiệu của Chúa Giêsu được Thiên Chúa ban cho Ngài chứ không phải một danh hiệu rất tầm thường mà con người trên thế gian này mong muốn có. Để khi nghe tên Giêsu, mọi loài trên trời dưới đất và trong địa ngục phải quỳ gối xuống, và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là Chúa để Thiên Chúa Cha được vinh quang.

Ôi lậy Chúa Giêsu! Bước vào tuần Lễ Lá khi mà con người trần gian thấy rằng Chúa Giêsu Ngài đúng là Con Thiên Chúa từ Trời mà đến. « Hai môn đệ dẫn lừa mẹ và lừa con về, trải áo lên mình chúng và đặt Chúa ngồi lên trên. Phần đông dân chúng trải áo xuống đường, kẻ khác thì chặt nhành cây trải lối đi. Dân chúng kẻ thì đi trước, người theo sau tung hô rằng: "Hoan hô con vua Đavit! Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến. Hoan hô trên các tầng trời!" ». (Mt 21, 1-11). Họ đón rước Ngài thật long trọng như một vị Vua có thẩm quyền trên họ, vì Ngài đã làm những phép lạ cả thể trước mặt mọi người. Ngài đáng để họ tôn vinh và đáng để họ đi theo làm môn đệ của Ngài. Và họ đã không màng đi theo Ngài vào thành, miệng thì tung hô chúc tụng Ngài là con vua David, áo thì họ cởi ra để lót đường đưa Ngài vào thành, lá thì họ trải xuống đường và cầm tay để tung hô vạn vạn tuế như một vị Vua của họ đáng được tôn sùng.

Phải thật khi Thánh Phaolo nhận định về Chúa Giêsu như thế này: « Chúa Giêsu Kitô, tuy là thân phận Thiên Chúa, đã không nghĩ phải giành cho được ngang hàng với Thiên Chúa; trái lại, Người huỷ bỏ chính mình mà nhận lấy thân phận tôi đòi, đã trở nên giống như loài người, với cách thức bề ngoài như một người phàm. Người đã tự hạ mình mà vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá. Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu, để khi nghe tên Giêsu, mọi loài trên trời dưới đất và trong địa ngục phải quỳ gối xuống, và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là Chúa để Thiên Chúa Cha được vinh quang ». Chúng ta nên học cùng Người về thân phận của con người sống như thế nào để đáng có danh xưng là con Thiên Chúa. Ngài thì được danh hiệu Thiên Chúa Cha ban tặng cho những công trình Cứu Độ Ngài phải làm trên trần gian này, là để cứu rỗi mọi linh hồn tội lỗi của chúng ta. Trong thân xác phàm của Ngài. Vì thế không ai nói được rằng Ngài là Thiên Chúa mà không hiểu tất cả mọi đau đớn xác thân ra làm sao!?. Chúng ta thường lấy cớ để trách móc rằng Người chẳng thể nào cảm thông được nỗi đau khổ của con người. Thế thì chúng ta sống quá vô tình, và chẳng hiểu được sự gì trong việc Cứu Chuộc loài người, mà vì sự Cứu Chuộc nhân loại vô cùng tội lỗi của chúng ta, Ngài mới phải bỏ Trời Cao mà xuống thế làm người, trong thân xác phàm vô cùng yếu đuối, chỉ trừ tội lỗi mà thôi!.

Ngài không có cảm xúc ư? Ngài không biết cái lạnh ra sao khi được sinh ra trong hang lừa hôi tanh, và thật giá lạnh sao? Ngài không hiểu được cảnh nghèo ra sao ư? Khi cả cuộc đời của Ngài sống trong nghèo khổ, vì cha mẹ và Ngài chỉ sống bằng nghề thợ mộc của dưỡng phụ Giuse. Ngài không biết đau khổ khi mất đi người thân ra sao ư? Ngài phải rơi lệ khi Lazaro em của Maria và Matha đã chết và được Ngài cứu cho sống lại. Ngài không thương xót quá cho những người mù từ lúc bẩm sinh, cho đến tất cả mọi người bị phong, bại liệt, xuất huyết, và trừ quỷ ma trong thân xác bị hành hạ xem rất đau đớn ư? Xin anh chị em đừng lầm tưởng như thế để từ chối sự Hy Sinh rất cao cả của Ngài Giêsu.

Thật phải khi Danh Hiệu của Ngài được Thiên Chúa ban cho, Danh Hiệu đó trên trần gian này không đáng tặng cho Ngài vì tất cả những gì Ngài đã làm cho nhân loại tội lỗi đáng chết của chúng ta. Chỉ có Thiên Chúa Cha Ngài mới đáng để tặng cho Ngài danh xưng và danh hiệu Toàn Mỹ ấy!. Còn nhân loại chúng ta ư! Chúng ta chỉ đáng phủ phục bằng cách nằm sõng soài dưới đất dang tay, dang chân, và đầu cúi gục như một tội nhân đáng chết mà kêu van lạy xin Ngài cách thành khẩn; để cho chúng ta được sống theo quyền năng và lòng thương xót của Ngài, ban phát cho nhân loại tội lỗi bất xứng của chúng ta. Không ai trong chúng ta có quyền phê bình gì về Ngài. Không ai trong chúng ta dám nhận định về quyền năng và quyền phép của Ngài. Chúng ta chỉ nên hiểu được rằng chúng ta phải luôn sống thờ lạy, tôn vinh, ca khen, và chúc tụng Người luôn, để Lòng Thương Xót của Người, và Ánh Sáng Phục Sinh của Người, luôn chiếu dãi trên chúng ta. Vì Người là Tình Yêu, là sự sống, và là sự sống lại, cho những ai luôn biết Kính Sợ Người.

Điều quan trọng nhất là con người chúng ta thường lầm lẫn và cố tình sống trong tội lỗi, trong sa đọa, mà đáng được để Thiên Chúa xóa bỏ tội lỗi mà ban cho Nước Trời sao? Nếu thế thì Chúa Giêsu chịu bao nhiêu sự nhục nhã, tra tấn, chết treo trên Thập Giá cho thế gian làm gì, thưa anh chị em? Chúa khuyên chúng ta luôn phải sống trong ăn ăn thức tỉnh là vì Chúa không muốn chúng ta phải mất linh hồn đời đời của chúng ta. Cuộc sống mà cả đời chúng ta chỉ sống trong tội lỗi thì hữu ích gì cho chính chúng ta, gia đình, và xã hội? Uổng quá cho một thân xác và con người thật đẹp đẽ, chính bàn tay Thiên Chúa đã tác tạo ra chúng ta, từng người một theo hình ảnh tuyệt tác giống như in Thiên Chúa. Thì như thế chúng ta sống có ích gì cho ai? Nếu chúng ta đổ thừa vì chúng ta nghèo thì cả thế giới ai cũng nghèo chứ có phải mình ta đâu!?. Kẻ giầu thường là người gian manh xảo quyệt, không có Chúa ở cùng, và dám làm tất cả, chúng ta cũng đừng so sánh với họ mà làm gì, ngay cả chính họ cũng là phương tiện giúp cho dân nghèo khi cần. Do thế, mỗi một người là một tác tạo riêng của Thiên Chúa, mà tất cả chúng ta phải biết có trách nhiệm trên thân xác và linh hồn của chúng ta mà thôi! Không nên xét xử, lên án, và kết án ai cả, để chúng ta không bị Thiên Chúa xét xử, lên án, và kết án chúng ta.

Danh Hiệu của Chúa Giêsu quả không ai dám thắc mắc mà không ai không đồng ý. Chỉ có Ngài mới đáng nhận Danh Hiệu ấy một cách rất tự phụ nơi Thiên Chúa Cha của Ngài. Chúng ta là con người trần gian rất cần Danh Hiệu ấy của Ngài, để tăng thêm cho chúng ta lòng cậy trông và sốt mến. Bởi ai trên trần gian mà còn cao trọng hơn Ngài Giêsu? Bởi ai không biết Ngài quyền năng và thống trị cả Trời, Đất, và Hỏa Ngục. Ai nghe Danh Hiệu Giêsu là phải nằm sát rạt xuống mà phủ phục thờ lậy, như thế chúng ta còn chần chờ gì mà không thoát ngay ra khỏi vòng tội lỗi, mà chỗi dậy theo Ngài trong đoàn người cởi áo lót đường cho Ngài đi, cầm cành lá mà miệng cao rao Chúc tụng Ngài: « "Hoan hô con vua Đavit! Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến. Hoan hô trên các tầng trời!"». Amen.

** Xin bấm vào mã số dưới đây để nghe đọc

http://www.youtube.com/watch?v=4Uz-B33E8hU

(Cuộc Thương Khó Phần I)

http://www.youtube.com/watch?v=FodSOdW_dDQ

(Cuộc Thương Khó Phần II)

 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:04 14/04/2011
TÓC ĐỔI KẸO
N2T

Có một người nghe một tiểu thương trên phố rao: “dùng tóc đổi kẹo”, thế là cho rằng phàm là những đồ ăn thì có thể lấy tóc mà đổi.
Một sáng nọ, anh ta ra khỏi nhà với nắm tóc mà anh ta đã cắt trước đây, đi thẳng vào quán ăn một chầu no kềnh bụng, ăn xong anh ta lấy nắm tóc ra để tính tiền. Chủ quán cười nhạo anh ta, anh ta rất giận bèn nói:
- “Người khác có thể dùng nó (tóc) để tính tiền, lẽ nào tôi không thể dùng được sao ?”
Tranh luận rất lâu, những người trong quán cho rằng anh ta muốn ăn quỵt, bèn đùng đùng nổi giận, nắm tóc anh ta mà đánh tơi bời. Anh ta nhịn không được bèn la lớn:
- “Cả nắm tóc đây không muốn, lại còn muốn nhổ tóc trên đầu tôi nữa sao ?”

Suy tư:
Người mà mau mắn quá thì bị cho là người bộp chộp, người tích cực quá thì bị cho là người nhiều chuyện, người âm thầm làm việc thì bị cho là thứ khó gần gủi.v.v...
Bộp chộp là người mau mắn mà không suy nghĩ nên thường bị hố, chẳng hạn như anh chàng lấy tóc đi đổi đường trên đây; tích cực quá mà không phân biện lợi hại thì thường mang họa vào thân, bởi vì con người ta khi thành công thì cười ha ha, nhưng lỡ mà thất bại thì không nhìn thấy cái tích cực mình đã làm cho họ; người âm thầm làm việc mà không cho ai biết cả thì thường bị phê bình là kiêu ngạo...
Người Ki-tô hữu sẽ mau mắn khi giúp người hoạn nạn bất hạnh, dù cho người ta nói họ là bộp chộp; họ cũng sẽ tích cực khi tham gia các sinh hoạt trong giáo xứ và ngoài xã hội, dù cho người ta có chỉ trích họ là “ăn cơm nhà, thổi tù và hàng tổng”...
Không ai ngu dại dùng bánh kẹo cơm cá để đổi lấy nắm tóc dơ bẩn, nhưng vì tình yêu Thiên Chúa nên người Ki-tô hữu mới mau mắn đưa tay giúp đỡ tha nhân, và tích cực góp tay xây dựng giáo xứ và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:06 14/04/2011
N2T

30. Phải luôn luôn thừa nhận mình là người tội lỗi.

(Thánh Benedict)
 
Người đã mang lấy thân phận con người để ban cho chúng ta sự sống
Lm Jude Siciliano OP
23:11 14/04/2011
CHÚA NHẬT LỄ LÁ A

Phúc Âm kiệu lá: Matthêu 21: 1-11

Isaia 50: 4-7; Thánh vịnh 22; Philiphê 2: 6-11; matthêu 26: 14-- 27:66

Theo chu kỳ các bài đọc, cứ mỗi ba năm chúng ta lại có một Trình Thuật Cuộc Khổ Nạn khác nhau. Hôm nay, chúng ta nghe bài đọc của thánh Mátthêu. Còn đâu mục đích cho phụng vụ hôm nay: nếu chọn bài đọc đầy đủ về cuộc Khổ Nạn (không phải bài ngắn) để chuẩn bị cho người giảng và những người đọc sách công bố theo từng phần thì sao? Xin được để cho thảm kịch của trình thuật này tự bộc lộ, như thánh Mátthêu trình bày.

Thế còn bài giảng? Sao lại không giảng về một trong những bài đọc kia: lấy từ đoạn mở đầu từ Tin mừng Mátthêu (việc Đức Giêsu vào thành Giêrusalem), hay bài đọc Isaia, hoặc từ thư gửi giáo đoàn Philípphê hay từ Thánh vịnh Đáp ca? Trong khi việc công bố Tin Mừng đã dài, thì sao lại không miễn cho người giảng bổn phận mở rộng và chia sẻ Lời Chúa với cộng đoàn. Vậy nên, chúng ta hãy theo lời đề nghị đó và chú tâm đến những khả năng giảng về các bài đọc kia.

Việc Đức Giêsu vào thành Giêrusalem giống như cảnh đầu tiên đối với một vở kịch quan trọng và đầy kịch tính. Thánh Mátthêu làm theo những gì ngài đã và đang làm ngay từ khởi đầu Tin Mừng của ngài: ngài cho thấy Đức Giêsu là sự hoàn tất về niềm hy vọng Đấng Thiên Sai của Israel. Chẳng hạn, ngài ám chỉ đến những lời mang tính ngôn sứ của Isaia (62,11) và Dacaria (9,9). Những Kitô hữu gốc Do Thái mà thánh Mátthêu đang nói với sẽ nhanh chóng hiểu được sứ điệp của ngài: Nơi Đức Giêsu, lời hứa của Thiên Chúa với dân Do Thái sẽ được hoàn trọn. Một hình ảnh khác dễ dàng được cộng đoàn của thánh Mátthêu nhận ra: Vị thủ lãnh được Thiên Chúa sai đến tiến vào Thành Thánh, ngồi trên lưng lừa, một biểu tượng của vương quyền, chứ không phải sức mạnh quân đội. Vị vua đích thực của Israel đã đến.

Khi khởi đầu tuần cực thánh này, chúng ta không để cho tinh thần của mình đắm chìm trong tội lỗi (“Hãy nhìn vào những gì tội lỗi mình gây ra”). Thay vào đó, chúng ta quy tụ với nhau trong tinh thần thờ kính, tạ ơn Thiên Chúa về những gì Người đã thực hiện nơi Đức Giêsu vì ơn ích cho chúng ta; tạ ơn vì nhờ Đức Giêsu vâng phục Thiên Chúa mà ngày nay chúng ta có được ơn sống đời thánh thiện và có thể trung thành với lời mời gọi của Đức Giêsu để bước theo Người. Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta hòa nhập vào đám đông đang chào đón Đức Giêsu – nhưng lời ca ngợi của chúng ta phải kiên định, vì lời ấy phát xuất từ niềm tin Kitô giáo chúng ta, như khi chúng ta tuyên xưng “Thánh, Thánh, Thánh”.

Bài đọc Isaia sẽ có ý nghĩa đặc biệt cho quý vị, các giáo lý viên và bất cứ bậc phụ huynh nào, những người có trách nhiệm chia sẻ Lời Chúa cho người khác. Một số trong chúng ta thi hành điều này trên bục giảng, những người khác thì trong lớp học và số còn lại thì ở những môi trường ít trang trọng hơn, như trong gia đình hay nơi công xưởng. Isaia khuyên rằng, trách nhiệm trước tiên của chúng ta không phải là để nói, mà là để nghe. Chúa ban cho tôi ơn “nói năng như một người môn đệ” bởi vì “mỗi sáng” Người “mở tai tôi để tôi lắng tai nghe”. Sau khi chú tâm đến những gì Chúa nói với chúng ta, thì chúng ta mới “phá vỡ sự thinh lặng”, như nhà soạn giảng Fred Craddock mô tả. Nếu những lời ta nói thu được kết quả thì những lời ấy phải bắt nguồn từ sự thinh lặng mà chúng ta tuân giữ khi chăm chú lắng nghe Lời Chúa.

Đâu là "những nơi lắng nghe" trong cuộc đời chúng ta, nơi chúng ta mong đợi được nghe Chúa ngỏ lời với mình? Chắc chắn, nơi quan trọng nhất chính là Thánh Kinh. Vì thế, chúng ta đặc biệt chú tâm đến Lời Chúa được công bố ở các buổi cử hành phụng vụ. Để giúp chuẩn bị cho những giây phút lắng nghe quan trọng này, chúng ta áp dụng việc thực hành đọc Kinh Thánh mỗi ngày và cầu nguyện – ngắn thôi và đôi khi càng mau càng tốt.

Bản văn hôm nay là bản thứ ba trong số bốn “Bài ca về Người tôi trung” của Isaia. “Người tôi trung” huyền bí này được diễn tả như một tiếng nói ngôn sứ vâng phục, người nói năng “như một người môn đệ” trước hết từ việc lắng nghe tiếng Chúa. Tuy nhiên, hãy chú ý đến “nơi thánh” mà vị ngôn sứ cũng đến để lắng nghe Thiên Chúa – đối với những ai “rã rời kiệt sức”. Người tôi trung để tai lắng nghe người nghèo và những “kẻ rã rời kiệt sức”. Nhạy cảm với hoàn cảnh khó khăn của họ và được Thiên Chúa xức dầu, người tôi tớ biết lựa lời để nói và biết việc để làm cho những ai “rã rời kiệt sức”. Điều “thức tỉnh” họ chính là nói năng “như một người môn đệ”, một lời nói mà trước hết là thinh lặng để người tôi tớ có thể chú tâm và lắng nghe những gì đang diễn ra trong cuộc sống của họ.

Tôi viết điều này khi đang trên chuyến bay xuyên lục địa. Khi mà một số người ăn mặc giản dị xung quanh tôi trên máy bay, có vẻ cho thấy điều kiện kinh tế của họ ở mức bình thường, thì phần lớn, hay hầu hết những người bạn của tôi trên chuyến bay này dường như đều thuộc tầng lớp trung lưu hay dưới trung lưu một chút (ngoại trừ những thương gia ở khoang hạng nhất phía trước, những người mà bây giờ đang nhấp nháp rượu! ). Nếu tôi thực hành quy tắc lắng nghe của nhà giảng thuyết thì tôi sẽ cần chú tâm đến những người không đến nỗi quá nghèo trên chiếc máy bay này, và trong thế giới thực tiễn hàng ngày của tôi, cảm nghiệm được sự “rã rời kiệt sức” của riêng họ. Trong thừa tác vụ Lời, ai trong chúng ta cũng đã từng nghe rất nhiều những lời rã rời kiệt sức. Bổn phận của chúng ta là có “đôi tai mở rộng” để trở nên những người lắng nghe họ một cách ân cần, ngõ hầu chúng ta có thể khám phá những gì Thiên Chúa muốn chúng ta nói với họ và làm cho họ. Chú ý lắng nghe để hiểu những gì họ đang nói là món quà trước nhất chúng ta có thể trao tặng họ.

Chúng ta không nên bỏ qua phần thứ hai về những gì Isaia nói với chúng ta hôm nay. Người trung thành, những người phục vụ và cố gắng nói nhân danh Thiên Chúa, thực sự biết những gì Isaia nói với chúng ta là thật. Người tôi tớ Thiên Chúa sẽ mong đợi sự khước từ và đau khổ trong việc tin tưởng phục vụ của chúng ta. Tuy nhiên, đoạn cuối Isaia có nhắc nhở khích lệ: “Thiên Chúa là Đấng phù trợ tôi”, và vì thế Người tăng sức cho chúng ta để tiếp tục việc phục vụ Lời. Thiên Chúa là Đấng giúp chúng ta “trơ mặt ra như đá”. Hoặc là sử dụng một lối ẩn dụ khác, theo những lời của nhà tu đức: “Như cây trồng bên dòng nước, tôi sẽ chẳng bao giờ bị lay chuyển”.

Những tín hữu đầu tiên nhận ra Đức Giêsu như là sự hoàn tất của người tôi tớ được mong đợi của Isaia. Đối với họ, Đức Giêsu là người tôi tớ phục tùng, trung thành với Thiên Chúa, không chỉ trong suốt cuộc, mà còn trong cả cuộc khổ nạn và cái chết của Ngài. Thánh vịnh 22 thường được sử dụng trong Tuần Thánh – cách riêng được xem như là phần đáp ca cho bài đọc Isaia. Đây là bài ca ai oán thảm thiết nhất, như người cầu xin Thiên Chúa một cách rất sâu sắc: “Lạy Thiên Chúa tôi, Lạy Thiên Chúa của tôi, sao Ngài nỡ bỏ rơi tôi”. Thánh Mátthêu nói rằng Đức Giêsu đã than khóc những lời này từ trên cây thập giá (Không phải toàn bộ thánh vịnh đều được trích dẫn ngày hôm nay, mà chỉ những câu các tác giả Tin Mừng trích dẫn trong những trình thuật Cuộc Khổ nạn khác nhau). Thánh vịnh bắt đầu bằng bài ca ai oán thảm thiết, nhưng tầm quan trọng của nó là nhắm đến sự tín thác và hy vọng vào Thiên Chúa để được giải thoát. Thánh vịnh 22 là sự nối kết giữa Người tôi tớ đau khổ trong sách Isaia và trình thuật của Cuộc Khổ Nạn hôm nay.

Trong khi bài đọc hôm nay không nói rõ điều này, thư gửi tín hữu Philípphê có lẽ được thánh Phaolô viết khi bị cầm tù ở Rôma. Thánh Phaolô mặc lấy những đau khổ của người tôi tớ Thiên Chúa được diễn tả trong sách Isaia và những đau khổ của Đức Giêsu mà thánh Mátthêu thuật lại. Thánh Phaolô không nhằm làm nổi bật chính mình, nhưng qui về Đức Kitô. Có lẽ thánh Phaolô trích dẫn bài thánh thi Kitô giáo thời sơ khai khi ngài thuyết phục các tín hữu Philípphê nên noi gương Đức Kitô. Để mặc lấy thân thể của chúng ta, Đức Kitô đã “tự hủy mình ra không”. Người đã cố ý chọn lấy thân phận chúng ta để chúng ta có thể được đổ tràn cuộc sống mới của Người.

Chúng ta đi theo con đường mà bài trích thư Philípphê chỉ dẫn. Trước hết, Đức Kitô hạ mình xuống với chúng ta, “đến như hình ảnh con người”. Kế tiếp, bài thánh thi cất lên; sau khi chết, Đức Kitô được “siêu tôn”. Nhưng, Người không trở lại tay không, như Isaia đã nói về Lời của Thiên Chúa (55,11): Lời thực hiện ý định của Thiên Chúa. Với chúng ta, điều này có nghĩa là Đức Kitô kéo chúng ta đến gần Thiên Chúa cùng với Người – trong Bí tích Thánh tẩy, chúng ta bước lên khỏi dòng nước và sống một đời sống mới, được khởi đầu một cách tuyệt diệu.

Chuyển ngữ Anh Em HV Đaminh Gò Vấp

PALM (PASSION) SUNDAY (A)

Procession Gospel: Matthew 21: 1-11

Isaiah 50: 4-7; Psalm 22; Philippians 2: 6-11; Matthew 26: 14-- 27:66

We have a different Passion Narrative for each of our three-year cycle of readings. Today we hear Matthew’s. How about this strategy for today’s liturgy: choose the full reading of the Passion (not the abbreviated) and prepare preacher and lectors to proclaim it in parts? Let the drama of the narrative, as Matthew presents it, speak for itself.

Well then, what about the preaching? Why not preach from one of the other readings: from the introductory passage from Matthew (Jesus’ entry into Jerusalem); or from Isaiah; or the letter to the Philippians, or even the Psalm Response? While the gospel proclamation will be long still, that shouldn’t excuse the preacher from our obligation to open and share the Word with the assembly. So, let’s follow that suggestion and take a look at the preaching possibilities of those other readings.

Jesus’ entrance into Jerusalem is like the first scene to an important and dramatic play. Matthew does what he has been doing from the very beginning of his gospel: he shows how Jesus is the fulfillment of Israel’s messianic hopes. For example, he alludes to the prophetic writings of Isaiah (62:11) and Zachariah (9:9). The Jewish Christians Matthew was addressing would quickly catch his message: in Jesus, God’s promise to the Jews was fulfilled. Another image easily recognized by Matthew’s community: the ruler sent by God enters the Holy City on a donkey, a sign of royalty, not military might. The true king of Israel has arrived.

As we begin this most sacred week our spirits aren’t drenched in guilt ("Look what your sins did!"). Instead, we come together in a celebratory spirit, grateful for what God has done in Jesus for our benefit; grateful that in his obedience to God we now have the grace to live holy lives and can be faithful to Jesus’ invitation to follow him. At our Eucharist today we join the crowd in welcoming Jesus – but our praise is not fickle, for it comes from our baptismal faith, as we proclaim, "Holy, Holy, Holy."

The Isaiah reading should have special meaning for preachers, catechists and any parent/grandparent whose responsibility it is to share God’s Word with others. Some of us do it from the pulpit, others in the classroom and still others in less formal settings, like our home or workplace. Isaiah suggests that our first responsibility isn’t to speak, but to listen. God’s gift of a "well-trained tongue" comes because "morning after morning" God "opens my ear that I may hear." After we give our attention to what God has to say then, in the figure the great homiletician Fred Craddock provides, we "break the silence." If our words are to bear fruit they must come from the silence we observe as we listen for God’s Word.

What are the "listening posts" in our lives, the places we expect to hear God address us? A prime place, of course, is the Scripture. So, we pay particular attention to the proclaimed Word at our liturgical celebrations. To help us prepare for these prime listening moments we take up the practice of daily scriptural reading and prayer–short and sometimes rushed as it might be.

Today’s Isaian passage is the third of his four "Servant Songs." This mysterious "servant" is described as an obedient prophetic voice, one with a "well-trained tongue" that comes from first hearing God’s voice. But notice the "sacred place" the prophet also goes to listen to God–to "the weary." The faithful servant has an ear for the poor and those who are heavily burdened. Having been sensitive to their plight and anointed by God, the servant knows how to speak and what to do for the weary. What "rouses" them is the "well-trained tongue"; a tongue that, at first, is silent so that the servant can attend and listen to what is happening in their lives.

I write this as I travel on a transcontinental flight. While there are some simply dressed people around me on the plane, signaling perhaps their modest economic condition, for the most part, most of my companions on this flight seem to be middle or lower-middle-class folk. (Except for those business people up ahead in the first-class cabin, who right now are sipping wine!) If I practiced the listening discipline of a preacher I would need to be attentive to how these not-so-poor people on this plane, and in my daily down-to-earth world, experience their own kind of "weariness." Those of us in the ministry of the Word have heard plenty of words of weariness. Our task is to have "open ears," to be attentive listeners to them so that we can discover what God expects us to say and do for them. Listening and hearing what they are saying is the first gift we can give them.

Let’s not skip over the second part of what Isaiah says to us today. Those faithful, who serve and try to speak on God’s behalf, already know what Isaiah tells us is true. God’s servant should expect rejection and suffering in the course of our faithful service. A final encouraging reminder though from Isaiah: "God is my help" and so, God strengthens our resolve to continue our service to the Word. God is the One who helps us set our face "like flint." Or, to use another metaphor, in the words of the spiritual, "Like a tree planted by the water, I shall not be moved."

The first Christians saw Jesus as the fulfillment of Isaiah’s anticipated servant. For them, Jesus, was the docile servant who was faithful to God, not only in his lifetime, but throughout his suffering and even his death. Psalm 22 is commonly used in Holy Week – in particular, as a response to the Isaiah reading. It is a most severe lament, as the prayer asks God very pointedly, "My God, my God, why have you forsaken me?" Matthew says Jesus cried these words from the cross. (Not all of the Psalm is quoted today, just the verses the evangelists quoted in their different Passion Narratives.) The Psalm begins in dire lament, but its emphasis shifts to trust and hope in God for rescue. Psalm 22 is a link between the Suffering Servant in Isaiah and today’s narrative of the Passion.

While today’s reading doesn’t state it, the Letter to the Philippians was probably written by Paul from his prison in Rome. Paul is enfleshing the sufferings of God’s servant described in Isaiah and those of Jesus, which Matthew narrates. Paul does not focus on himself, but turns instead to Christ. He’s probably quoting an earlier Christian hymn as he urges the Philippians to make Christ their example. In order to take on our flesh Christ "emptied himself." He deliberately chose our condition so that we could be filled with his new life.

Follow the path the Philippian reading takes us. First there is Christ’s descent down to us, "coming in human likeness." Then, the hymn rises; after his death Christ is "exalted." But he does not return empty-handed, just as Isaiah said about God’s Word (55:11): the Word carries out God’s will. For us this means, Christ draws us with himself to God–in our baptism we come up from the waters and live a new, divinely instituted life.
 
Lá thư của người tử tội
Lm Giacôbê Tạ Chúc
23:55 14/04/2011
Bạn thân mến !

Ngày mai người ta đem tôi ra pháp trường. Trước lúc chịu nhiều cực hình và chịu chết một cách ô nhục, tôi muốn gởi đến bạn đôi dòng tâm sự.

Tôi sinh vào đời trong làng quê nghèo bé nhỏ. Cha Mẹ tôi lam lũ nuôi tôi khôn lớn. Tuổi thơ tôi cũng trải qua trên những trang giấy học trò. Giấc mơ thần tiên cũng có ông Bụt cô Tiên cô Tấm. Hơi thở của tôi cũng ngọt mặn phù sa của con sông quê nhà. Tôi là con người bình dị với những hạnh phúc phận người và ngang trái phận nhân sinh. Thế nhưng, có một điều mà có lẻ bạn phải khám phá suốt cả đời mình để nhận ra chính tôi. Tôi là Hằng Hữu và là Tự Hữu, là Alpha và Ômêga, khởi Thuỷ và tận cùng. Chính Cha đã sai tôi đến trong trần gian này là để đem lại cho bạn sự sống đời đời. Nếu đọc lại cuộc đời của tôi mà những người học trò đã ghi lại bạn sẽ biết tôi là ai. Hơn ba mươi năm có mặt cùng bạn trên cuộc đời này, với gần ba năm áo dặm đường dài, vai trĩu nặng gánh phong trần.Tôi đã cứu chữa biết bao người thoát khỏi những cơn bệnh hay hoàn cảnh hiểm nghèo, những người lý ra phải biết ơn tôi thì nay lại quay lưng phản bội. Tôi đã làm theo ý Đấng đã sai Tôi. Người là Cha của bạn và của mọi người. Người đã thể hiện Bản tính của mình trong người Con một dấu yêu. Người Con ấy chính là Tôi, kẻ mà loài người lên án chết trên Thập Tự Giá.

Bản án dành cho tôi là bất công, nhưng tôi vui lòng đón nhận vì đó là ý Đấng đã sai tôi. Hơn nữa máu của tôi đổ ra là nguồn ơn cứu thoát cho bạn và cho những ai tin vào tôi. Tôi chết rồi bạn hãy đọc lấy nhật ký cuộc đời của tôi. Từng ngày và mãi mãi, tôi sẽ ở cùng bạn và không bỏ rơi bạn bao giời .

Ký tên

Giêsu Nazareth
 
Sứ vụ của Chúa Giêsu làm chứng cho Vương Quốc Thiên Chúa
Jos. Tú Nạc, NMS
23:59 14/04/2011
Chúa Nhật Thương Khó – Năm A (Isaiah 50: 4-7; Psalm 22; Philippians 2: 6-11; Matthew 26: 14-27: 66)

Khi người ta tìm thấy ý nghĩa trong sự đau khổ của mình họ có thể chịu đựng hầu hết bất kỳ điều gì. Đây là cái nhìn sâu sắc của nhà triết học và tâm lý học vĩ đại Viktor frankl tác giả cuốn “Man’s Search for Meaning” và ông đã nhận định đúng đắn làm sao.

Hình ảnh phục vụ khổ đau nghịch lý của Isaiah là một trường hợp trong thời điểm dành cho sự đau khổ của mình đã có một ý nghĩa cao cả ấy. Chúng ta không biết ông là ai hoặc thậm chí nếu ông là một cá nhân cụ thể nhưng chúng ta biết chắc rằng ông đã đau khổ chịu bao điều lăng mạ trong tiến trình sứ vụ của mình. Đây không phải là một vài loại đau đớn khổ dâm cho chính nó cũng không phải là sự dung thứ bất công và tàn ác. Nhưng một điều hiển nhiên: ông có thể trải qua đau khổ như vậy và bị lạm dụng bởi vì ông biết rằng ông đang mang đến sự giáo huấn thiêng liêng trong ông và rằng ông đang mang sứ mệnh của Thiên Chúa. Miễn là ông tiếp tục được canh tân và hướng dẫn nội tâm, ông có thể vẫn mãi còn tập trung với một cường độ ánh sáng đơn sắc và mục đích duy nhất. Bất cứ điều gì được lãnh nhận từ Thiên Chúa vì tha nhân – thầy của chúng ta liên tục ban hy vọng và khuyến khích những người mệt mỏi và chán chường. Đây là mô hình của những người nam và những người nữ vĩ đại trong lịch sử, những người mà đã cho đi cuộc sống của mình vượt lên trên sự tiến bộ của nhân loại và thường phải trả một giá rất đắt. Ngày nay có quá nhiều đó là giá trị đấu tranh và đau khổ - chúng ta chỉ cần lắng nghe tiếng nói của tinh thần từ bên trong chúng ta để được hướng dẫn.

Đoạn trích Philippian có thể là bản thánh ca Ki-tô giáo đầu tiên kỷ niệm sự tạo dựng hình hài – sự hiện thân của Đức Chúa Trời trong hình hài Chúa Giê-su. Nó thể hiện không chỉ là tình yêu tự hiến trong sự đặt để Con Một Thiên Chúa sang một bên với tất cả đặc quyền và quyền lực mà thậm chí còn đảm nhận một vị trí của sự khiêm nhường và yếu đuối cuối cùng, việc của một người nô lệ. Nhưng đó chính là điều “để cho đi” và đang đi vào sự đày ải mà đưa đến kết quả bằng sự ngợi ca và trao quyền lực. Điều này hoàn toàn không được thiết lập đối với con người – chúng ta có một khát khao mãnh liệt cho sự tự quản và quyền lực cá nhân. Nhưng những nỗ lực tự vệ luôn luôn có những hậu quả tiêu cực. Điều này không chỉ là một hành động mô tả về sự cứu chuộc của Con Một thiên Chúa – đó là một mẫu mực cho cuộc sống loài người đích thực cậy tin. Thánh Phao-lô đã dùng nó trong bức thư của ngài như một lời kêu gọi cộng đồng của mình bắt chước sự khiêm nhường và tự hiến của Đức Ki-tô. Chúng ta được trình bày với những hình ảnh rất khác nhau về quyền lực – duy nhất bằng cách từ bỏ quyền lực và đặc quyền có thể chúng ta mới trải nghiệm sự đề cao thực sự thuộc loại mà duy nhất Thiên Chúa có thể ban cho. Hầu hết những xung đột của loài người là do mâu thuẫn của những cái tôi dù ở nơi làm việc, gia đình hoặc trên trường quốc tế. Mô hình tự phô diễn nội dung của bài thánh ca này biểu hiện là con đường ra khỏi chốn lao tù của chúng ta. Chúng ta sẽ cố gắng được điều đó không?

Lối vào thành Jerusalem và sự Thương Khó được kỷ niệm vào Chúa Nhật Lễ Lá là một sự việc mang kịch tính thần họ, một mặt khắc họa sự yếu đuối của con người và mặt khác là khả năng đầy hy vọng được chu cấp bởi Thiên Chúa. Có sự mô tả được biết đến nhiều nhất về sự nhu nhược, không kiên định, thất bại, phản bội và tàn ác của con người. Có thể còn cách nào không? Chắc chắn. Và nhất thiết có phải là cái chết không? Không, nhưng đó là lòng thành tuyệt đối vào sứ mệnh của Thiên Chúa. Điều này tạo ra sự đàn áp và tử nạn hầu như chắc chắn. Nhiệm vụ này là để giáo huấn và chứng tá cho những nguyên tắc thuộc Vương Quốc của Thiên Chúa. Những điều này đã được Chúa Giê-su công bố trong bài Thuyết Giáo trên Núi: không bạo lực, khiêm nhường, một khát khao công bình và công lý, thực hiện hòa bình, tư tưởng, ngôn từ, tâm hồn và hành động thanh khiết, khoan dung và kiên nhẫn.

Nhưng Chúa Giê-su đã công bố những điều này nhiều hơn. Người đã sống vượt ra ngoài những điều đó và thể hiện chúng một cách hoàn hảo. Người không suy yếu và phân loại những thủ đoạn bình thường của con người thuộc thao tác, hành động vũ lực hoặc bạo lực. Thực hiện như vậy là Người đã thắng cuộc trên một tiến trình xung đột với xã hội loài người, chỉ vì điều đó thực hiện cho những môn đệ chân chính của Người hôm nay. Sự đóng đinh của Chúa Giê-su trên Thánh Giá còn tiếp tục ở rất nhiều nơi trên thế giới nơi mà con người tàn ác và bất công theo đường lối của họ. Đồng thời nhiều người nhận ra sự điên rồ tiếp tục trên con đường sợ hãi và vị kỷ loài người. Khi mọi người tự dấn thân để phục vụ nhân loại và áp dụng những nguyên tắc thiêng liêng, họ có thể mở rộng triều đại của Thiên Chúa và khôi phục một phần của thế giới đối với Thiên Chúa.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ấn bản tiếng Ý sách Giáo lý giới trẻ bị đình chỉ do lỗi dịch thuật
Nguyễn Trọng Đa
07:20 14/04/2011
Ấn bản tiếng Ý sách Giáo lý giới trẻ bị đình chỉ do lỗi dịch thuật

VATICAN – Việc phát hành ấn bản tiếng Ý của cuốn Giáo lý giới trẻ mới được tạm thời đình chỉ, do một lỗi dịch thuật liên quan đến giáo huấn của Giáo Hội về ngừa thai.

Ấn bản tiếng Anh cuốn Youcat được nhà xuất bản Ignatius Press ở San Francisco phát hành

Hàng ngàn cuốn "YouCat" bằng tiếng Ý, một phần bổ sung mới phát hành cho Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, để lại ấn tượng một cách sai lầm rằng các cặp vợ chồng Công giáo có thể sử dụng "phương pháp tránh thai."

Kết quả là, "ấn phẩm tiếng Ý được tạm thời đình chỉ, nhưng không bị ngăn chặn”, để cho nhà xuất bàn sách tiếng Ý có thể "kiểm tra văn bản". Elena Cardinali, một nữ phát ngôn viên của nhóm biên tập Citta Nuova, đã nói như thế với hãng tin Catholic News Service ngày 12-4. Citta Nuova, nhà xuất bản của phong trào giáo dân Focolare, phụ trách ấn bản tiếng Ý của sách Giáo lý giới trẻ.

Sách Giáo lý giới trẻ ban đầu được viết bằng tiếng Đức và tác phẩm được kiểm tra bởi Đức Hồng Y Christoph Schonborn, tổng giáo phận Vienna (Áo). Ấn bản tiếng Ý được Pietro Podolak dịch thuật, và việc duyệt lại bản dịch đã được Đức Hồng Y Angelo Scola, tổng giáo phận Venice (Ý) kiểm tra, theo các trang đầu trong cuốn sách.

Cuốn sách dày 300 trang sử dụng dạng hỏi-thưa để nói về những gì Giáo hội dạy.

Câu hỏi 420 của ấn bản tiếng Ý và câu thưa ngắn gọn gợi ý một cách không chính xác rằng một cặp vợ chồng có thể sử dụng biện pháp tránh thai.

Câu hỏi trong phiên bản tiếng Ý viết: ""Hỏi: Puo una coppia Christiana fare ricorso ai metodi anticoncezionali "? (Vợ chồng Kitô giáo có thể dùng các phương pháp tránh thai?). Câu thưa là: "Si, una coppia cristiana puo e deve essere responsabile nella sua facolta di poter donare la vita ". (Vâng, vợ chồng Kitô giáo có thể và nên có trách nhiệm trong khả năng trao ban sự sống).

Câu thưa ở tiếng Ý cần giải thích thêm - cho phù hợp với giáo huấn Giáo hội – rằng Giáo hội không chấp nhận các phương cách ngừa thai nhân tạo, nhưng cho phép điều chỉnh khả năng sinh sản thông qua các phương pháp tự nhiên.

Lỗi này không tìm thấy trong văn bản gốc tiếng Đức của "YouCat," cũng không có trong ấn bản tiếng Anh ở Mỹ, do nhà xuất bản Ignatius Press phụ trách in ấn.

Ông Mark Brumley, giám đốc nhà xuất bản Ignatius Press, viết trên blog Ignatius Press, Insight Scoop: “Văn bản gốc tiếng Đức của câu hỏi 420 ‘hỏi liệu một đôi vợ chồng Kitô hữu có thể quy định số lượng con cái của mình không. Chứ nó không hỏi liệu cặp vợ chồng có thể sử dụng biện pháp tránh thai không’”.

Ông viết ngày 12-4: “Tôi không biết tại sao bản dịch tiếng Ý lại đọc như thế, hoặc tôi không biết làm cách nào nó đọc như vậy, nhưng nó cần được viết sao cho người ta suy nghĩ một cách không mơ hồ rằng ngừa thai là điều tội lỗi theo giáo huấn Giáo hội”.

Ông nói thêm: “Theo tôi hiểu, ấn phẩm tiếng Ý nói quá cô đọng”.

Một giám chức Vatican cho biết một cuộc họp báo được dự trù diễn ra ngày 13-4 để làm rõ vấn đề này.

Bản dịch tiếng Anh của câu hỏi và câu thưa trong cuốn "YouCat" của nhà xuất bản Ignatius Press là: "Liệu một đôi vợ chồng Kitô hữu có thể quy định số lượng con cái của mình không. Vâng, một đôi vợ chồng Kitô hữu có thể và phải có trách nhiệm trong việc sử dụng quà tặng và ưu đãi của việc truyền sinh sự sống. "

Ấn bản "YouCat" tiếng Ý đã được bán từ ngày 30-3 và đã bán được 14.000 bản trong năm ngày, theo thông cáo báo chí của nhà xuất bản Citta Nuova ngày 6-4. Vào thời điểm đó, Citta Nuova cho biết đã in xong 46.000 cuốn và sẽ in thêm 27.000 cuốn khác nữa.

Theo nhà xuất bản này, đây là cuốn sách bán chạy hàng thứ ba ở Ý, sau cuốn "Chúa Giêsu thành Nazareth" của ĐTC Biển Đức 16 và một cuốn tiểu sử gần đây của ĐTC Gioan Phaolô II.

Cuốn "YouCat" đã được dịch ra ít nhất 13 ngôn ngữ khác nhau, và khoảng 700.000 bản đã được phân phối cho giới trẻ tham dự Đại hội giới trẻ thế giới 2011 tại Madrid. Một phiên bản điện tử cũng sẽ được đưa lên mạng Internet.

ĐTC Biển Đức 16 đã viết lời nói đầu của cuốn sách, và cho biết Ngài muốn bổ sung Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo bằng cách dịch nó "sang ngôn ngữ của giới trẻ". (CNS 13-4-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Tòa thánh nói với LHQ: Đừng sợ tăng dân số
Nguyễn Trọng Đa
07:22 14/04/2011
Tòa thánh nói với LHQ: Đừng sợ tăng dân số

Nêu ra các chính sách kiểm soát dân số thiếu sót

NEW YORK - Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, Đức Tổng Giám Mục Francis Chullikatt, thách thức quan điểm sai lầm rằng, khả năng sinh sản của con người và và tăng trưởng dân số là điều cần phải sợ.

Ngài phát biểu ngày 12-4 tại khóa họp lần thứ 44 của Ủy ban Dân số và Phát triển, trong một cuộc họp về "Khả năng sinh sản, sức khỏe sinh sản và phát triển."

Ngài nói: “Thật không may nhiều cuộc thảo luận trong ngày hôm nay tiếp tục được dẫn dắt bởi một ý niệm sai lầm rằng, trong bối cảnh tăng trưởng dân số, hành động của truyền sinh sự sống là một cái gì đó đáng sợ hơn là khẳng định."

Giám chức nói: "Sự suy nghĩ như vậy là dựa vào một chủ nghĩa cá nhân cực đoan, vốn xem việc sinh sản của con người như là một mặt hàng phải được quy định và được cải thiện, để khuyến khích hiệu quả thị trường lớn hơn và sự phát triển".

Ngài nói tiếp: “Làm sao một quan điểm như vậy lại có thể phù hợp với các mục tiêu của LHQ? Nói cho ngay, nó không thể phù hợp".

Đức Tổng giám mục khẳng định rằng "sự hiểu biết thiếu sót này dẫn đến quan điểm lệch lạc rằng sự tăng trưởng dân số, đặc biệt là nơi người nghèo, phải được giảm để giải quyết nạn đói nghèo, thất học và suy dinh dưỡng."

Ngài nói: “Nó cũng dựa trên một lý thuyết thống nhất cho rằng dân số gia tăng sẽ tàn phá môi trường, dẫn đến cạnh tranh toàn cầu và đối đầu về tài nguyên, và làm suy yếu khả năng của phụ nữ để tương tác đầy đủ với xã hội".

Tổng Giám mục Chullikatt nhận định: “Các quan niệm này góp phần vào sự tiến bộ của các hình thức công nghệ sinh sản, vốn bôi nhọ bản chất của tình dục con người".

Ngài nhận xét rằng "Sự kết hợp của các quan niệm sai lầm đã dẫn một số chính phủ quốc gia chọn các luật lệ và chính sách khuyến khích, vốn làm nản lòng các bậc cha mẹ về việc thực thi quyền cơ bản và tuyệt đối về có con, mà không bị cưỡng chế, và làm cho quyền này trở thành bất hợp pháp cho các bà mẹ sinh con trong một số trường hợp, và cho một đứa trẻ có anh chị em riêng của mình”.

Vị giám chức đã kêu gọi: "Thay vì tập trung nguồn lực chính trị và tài chính vào các nỗ lực để giảm số người nghèo thông qua các phương pháp, vốn tầm thường hoá hôn nhân và gia đình, và từ chối quyền sống cho trẻ em chưa ra đời, chúng ta hãy tập trung các nguồn lực này vào việc cung cấp sự hỗ trợ phát triển đã hứa cho khoảng 920 triệu người sống dưới mức 1,25 USD / ngày/người. "

Ngài nói tiếp: “Chúng ta hãy nuôi gần 1 tỉ người bị suy dinh dưỡng, và chúng ta cung cấp các nữ hộ sinh giỏi cho mỗi ca sinh, để giảm sự cố về đạo đức của bà mẹ và trẻ em. Chúng ta hãy chu toàn lời hứa bằng cách cung cấp giáo dục tiểu học cho 69 triệu trẻ em, nếu không, các em có nguy cơ trở thành một thế hệ mà không có sự hỗ trợ cơ bản như vậy".

Tổng Giám mục kết luận: "Trẻ em hôm nay sẽ là công dân của ngày mai, những người sẽ có nhiều đóng góp cho phúc lợi và công ích của mọi người”. (Zenit.org 13-4-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Colombia: Giám mục nói đừng quên nạn nhân của bạo lực
Nguyễn Trọng Đa
07:24 14/04/2011
Colombia: Giám mục nói đừng quên nạn nhân của bạo lực

Bogotá - Giám mục Juan Vicente Cordoba, Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Colombia, đang kêu gọi xã hội hãy nhớ đến các nạn nhân của bạo lực trên đất nước Colombia.

Trong diễn văn đọc tại Quốc hội Colombia ngày 6-4, Giám mục Juan Vicente Cordoba nói: “Bạo lực đã là một hằng số trong lịch sử chính trị và xã hội của đất nước chúng ta. Các nạn nhân của hiện tượng không may này là thật đông, nhưng hầu hết trong số họ không được chú ý và bị lãng quên."

Ngài thông báo rằng một Ngày cầu nguyện cho các Nạn nhân của Bạo lực sẽ được thực hiện tại Colombia vào ngày thứ Sáu Tuần thánh, ngày 22-4 tới.

Đức Giám Mục Cordoba cho biết Giáo hội xem việc này như một nhiệm vụ "để làm sáng tỏ về nỗi đau khổ của các nạn nhân, và yêu cầu rằng các biện pháp pháp lý sẽ được thực hiện, để khôi phục đầy đủ các quyền bị lấy đi cách bạo lực nơi họ”.

Ngài nói: “Ngày cầu nguyện sẽ nhằm tỏ tình đoàn kết với các nạn nhân "trên hành trình hòa giải và tha thứ của họ". Ngài kêu gọi những người chịu trách nhiệm về cuộc xung đột hãy nhận ra tính nghiêm trọng tội ác của họ, tìm cách hoán cải và “thực thi các hành vi bồi thường nhằm hỗ trợ các nạn nhân". (CNA 13-4-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Khủng hoảng của Giáo Hội Trung Hoa: Tòa Thánh gởi thư cho tất cả các tín hữu
Đặng Tự Do
07:29 14/04/2011
Trong thông cáo hôm thứ Hai 11/4, Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Ủy Ban về Giáo Hội tại Trung Hoa do Đức Thánh Cha thành lập từ năm 2007 sẽ thảo luận từ 11 đến 13/4 “về tình trạng mục vụ tại các miền ở Hoa Lục, đặc biệt liên hệ đến những thách đố Giáo Hội tại đây phải đối phó trong việc thể hiện Tin Mừng trong các điều kiện xã hội và văn hóa”.

Sau khi phiên họp kết thúc, một lá thư gồm 11 điểm đã được gởi tới cho các Giám Mục, linh mục và các tín hữu Công Giáo. Nội dung chính của lá thư như sau:

Sau khi bày tỏ sự đau buồn vô hạn của Tòa Thánh trước những gì đã và đang diễn ra tại đất nước này, Ủy Ban đã lên tiếng kêu gọi các Giám Mục và linh mục tập trung vào các công việc mục vụ trong bổn phận của mình, hết sức lo lắng cho anh chị em tín hữu được nhận lãnh các phép bí tích cho xứng hợp, giảng dạy đức tin Công Giáo cho họ, lo lắng sao cho họ có nơi thờ phượng xứng đáng đặc biệt trong dịp Lễ Phục Sinh sắp tới. Các Giám Mục và linh mục được khuyên phải nêu gương cho nhau và cho anh chị em giáo dân.

Về vụ truyền chức trái phép lại Thường Đức, ý kiến của ủy ban như sau:

a) Vụ truyền chức này trái luật và không thành sự theo giáo lý và kỷ luật của Giáo Hội.

b) Các Giám Mục tham dự vào hành vi trái luật này đương nhiên bị vạ tuyệt thông tiền kết nếu vị ấy tự nguyện tham gia. Những vị nào thấy mình bị cưỡng bức tham gia thì viết tường trình gởi về Tòa Thánh. Tòa Thánh sẽ cứu xét từng trường hợp một. Đồng thời vị ấy phải công khai tuyên xưng lòng trung thành của mình với Đức Thánh Cha trước các linh mục và anh chị em tín hữu.

c) Dù thế nào đây cũng là một vết thương sâu xa trong lòng Giáo Hội.

d) Tòa Thánh khẳng định một lần nữa việc bổ nhiệm các Giám Mục là một vấn đề thuần tuý thuộc phạm vi tôn giáo. Bổ nhiệm một Giám Mục không phải là một hành vi thuộc thẩm quyền chính trị, không phải là vấn đề xen vào công việc nội bộ một quốc gia, cũng không phải là hành vi xâm phạm chủ quyền của một nước.

Những ý kiến đòi thiết lập một Giáo Hội Công Giáo tự trị, tự chủ và độc lập tại Đại Hội Công Giáo Toàn Quốc Lần Thứ 8 là “trái nghịch với đạo lý Công Giáo”.

Vấn đề phân chia lãnh thổ của các giáo phận, Ủy Ban nhìn nhận đó là một nhu cầu thực sự vì sau hơn 50 năm đã có những thay đổi lớn lao trong phân bố dân cư. Tòa Thánh mong muốn có sự đối thoại chân thành, cởi mở và thẳng thắn với nhà cầm quyền Trung quốc về vấn đề này.

Ủy Ban cũng bày tỏ hy vọng có thể cải thiện việc đào tạo các chủng sinh và nữ tu trong cũng như ngoài nước.

Cuối cùng, Ủy Ban kêu gọi các tín hữu cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Hoa.
 
ĐHY Quân: Kêu gọi các giám mục, linh mục và anh chị em tín hữu hầm trú ra công khai là mắc mưu cộng sản
Emily Nguyen
08:38 14/04/2011
(Catholic News Agency) - Trong chuyến thăm gần đây của ngài đến Washington, DC, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đã nói với các phóng viên rằng những sai lầm và hiểu lầm của chính các quan chức Vatican, và mong mỏi của họ muốn đạt cho được một thỏa hiệp với Trung quốc bằng bất cứ giá nào, đã phá hỏng chương trình của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI cho Giáo hội Công Giáo Trung Quốc.

ĐHY trong cuộc họp báo
"Trong năm 2007, Đức Thánh Cha đã ban hành một bức thư trong đó ngài đã đưa ra một đường hướng rất rõ ràng. Nhưng những đường hướng này đã không được tuân theo ", Đức Hồng Y Quân đã cho biết như trên trong một cuộc họp báo hôm 7/4 tại viện Hudson ở thủ đô Washington, DC. "Có cả một sự giải thích sai trái của một số chuyên gia, chẳng hạn như cha Jeroom Heyndrickx, đã gây ra lầm lạc cho nhiều người."

Các chuyên gia này, theo Đức Hồng Y Quân đã khuyến khích tất cả người Công giáo tại Trung Quốc ra trình diện để nhận được sự công nhận của nhà nước. Đó là một bước tất yếu dẫn đến việc bắt buộc họ phải tham gia vào Hội Công giáo Yêu Nước do nhà nước khống chế’.

"Người ta giải thích sai lầm rằng Đức Thánh Cha 'muốn tất cả mọi người ra công khai’ [nghĩa là không còn trong tình trạng thầm lặng nữa]. Điều này chẳng đúng chút nào cả. Mặc dù cũng có một số Giám Mục hiệp thông với Rôma có chân trong Hội ấy nhưng Đức Giáo Hoàng đã cảnh cáo các giám mục ‘thầm lặng’ phải cẩn thận khi tiếp cận nó.”

"Đức Thánh Cha cũng cảnh báo cả anh chị em giáo dân thầm lặng bởi vì lá thư của Đức Thánh Cha cảnh cáo họ rằng ‘khi anh chị em muốn ra công khai, không ít trường hợp, thực sự gần như luôn luôn, là nhà nước sẽ áp đặt các điều kiện mà lương tâm Công Giáo không chấp nhận được.’"

Tưởng cũng nên biết thêm là ngày 6/7/2007 linh mục Jeroom Heyndrickx, cố vấn của Bộ Truyền Giáo, đã viết như sau trên UcanNews: “Chỉ có một Giáo Hội Công Giáo Trung Hoa và Giáo Hội ấy trung thành với Tòa Thánh. Các Đức Giám Mục, linh mục của cả hai cộng đoàn [ý chỉ cộng đoàn Hầm Trú và cộng đoàn công khai – hay quốc doanh] có thể đồng tế với nhau, nhưng Đức Thánh Cha khích lệ họ trước hết hãy thể hiện với nhau sự hiệp nhất qua việc tuyên xưng cùng một đức tin. Giáo Hội mà sống hầm trú thì không phải là tình trạng bình thường. Giờ đây, không có lý do gì để tồn tại Giáo Hội Thầm Lặng tại Trung Hoa. Đức Thánh Cha, do đó, bãi bỏ tất cả mọi quyền lợi đã được ban cho cộng đoàn hầm trú trong quá khứ. Các tín hữu Trung Hoa có thể tham dự phụng vụ Thánh Thể do các linh mục thuộc cộng đoàn công khai cử hành”.

Đông đảo các linh mục hầm trú đã ra trình diện. Các ngài bị giam cầm, đánh đập và cưỡng ép gia nhập Hội Công Giáo Yêu Nước.

Về phiá các Giám Mục Trung Hoa, Đức Hồng Y nhận xét rằng: “Lá thư của Đức Thánh Cha cho rằng việc các Giám Mục có mưu tìm sự công nhận của nhà nước hay không là một vấn đề thuộc về lương tâm của họ nhưng ngài cảnh cáo rằng Hội Công Giáo Yêu Nước được xây dựng trên ý đồ muốn thiết lập một Giáo Hội tự trị là điều ‘nghịch lại với đạo lý Công Giáo’”.

Đức Hồng Y cho biết “bây giờ người ta chạy chọt để được nhà nước công nhận, cùng với những hướng dẫn sai lầm của các viên chức Tòa Thánh đã làm cho nhà cầm quyền bạo dạn hơn và đẩy đưa nhiều Công Giáo chạy về phe nhà nước”.

"Gần đây, không may là nhiều người trong Bộ Truyền Giáo, thậm chí còn theo đuổi một chính sách sai lầm, một chiến lược sai lầm - đó là cái chính sách đối thoại bằng mọi giá 'Ostpolitik.'”. Thuật ngữ này dùng để chỉ chính sách đã gây nhiều tranh cãi của Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục chịu nhượng bộ cho các nhà cầm quyền cộng sản trong một nỗ lực tranh thủ điều kiện tốt hơn cho người Công giáo đằng sau Bức Màn Sắt trong thập niên 1960 và thập niên 70.

"Cái chính sách Ostpolitik - là sự thỏa hiệp bất cứ giá nào, để làm vừa lòng nhà cầm quyền hầu tránh đối đầu bằng mọi giá – đã dẫn đến tình hình hiện nay, và dẫn đến các sự kiện vào cuối tháng Mười Một và đầu tháng Mười Hai vừa qua".

Trong tháng Mười Một năm 2010, nhà cầm quyền Trung Quốc đã tấn phong một giám mục mà không có sự chấp thuận của Tòa Thánh, tại một buổi lễ trong đó một số giám mục trung thành với Rôma được báo cáo là đã bị buộc phải tham gia. Trong tháng Mười Hai, công an Trung quốc bố ráp một lượng lớn của các giám mục và bắt cóc họ đưa đến Đại Hội Công Giáo Toàn Quốc do nhà nước bảo trợ.

"Đó là không còn là Giáo Hội của chúng tôi nữa." Đức Hồng Y Quân than thở. "Họ thực hiện truyền chức trái phép, và sau đó tổ chức một đại hội hoàn toàn trái với giáo lý của Giáo Hội. Nó khác gì một cái tát vào mặt Đức Thánh Cha.”

"Nhưng thật không may, những người Bộ Truyền Giáo, và chuyên gia này [chỉ cha Heyndrickx], vẫn tin rằng họ phải tiếp tục thực hiện chính sách thỏa hiệp."

Cha Jeroom Heyndrickx, người đã làm việc nhiều tại Trung Quốc như một nhà truyền giáo dòng Đức Bà Vô Nhiễm, đã viết trong một bài hồi tháng Ba năm 2011 rằng vụ truyền chức trái phép và Đại Hội Công Giáo Toàn Quốc lần thứ 8 không thể cản trở việc mưu tìm "sự hiệp nhất, thông qua đối thoại và hòa giải."

Đức Hồng Y Quân hy vọng rằng ảnh hưởng của cha Heyndrickx và các tiếng nói thỏa hiệp khác, trong đó có cả Đức Hồng Y Ivan Dias Tổng Trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho Các Dân Tộc, sớm đến hồi kết thúc. Ngài thấy dấu hiệu của một "khởi đầu mới" cho phép những ý định của Đức Giáo Hoàng cho Giáo Hội Trung Quốc - đặc biệt là sự hoà giải thực sự của Giáo Hội "Thầm Lặng” và Giáo Hội "chính thức" – có thể thực hiện cách chân thật.

"May mắn thay, Đức Thánh Cha, người đã rất kiên nhẫn trong suốt thời gian vừa qua, đã hành động, đặc biệt là việc ngài bổ nhiệm vị Tổng thư ký mới cho Bộ Truyền Giáo là Đức Tổng Giám Mục Savio Hon. "Ngài là người Trung Quốc, ngài biết rõ sự thật, và ngài cũng là một thần học gia lỗi lạc. Vì vậy, chúng ta có thể hy vọng cho một khởi đầu mới. "

"Nhưng nó sẽ rất khó khăn, bởi vì bây giờ khó khăn không chỉ phải đối mặt với nhà cầm quyền cộng sản, nhưng phải đối mặt cả với anh chị em của chúng tôi. Nhiều người đang có khuynh hướng ngả về phía nhà nước hơn là phía Giáo Hội. Đó là thực tế rất đáng buồn."

Đức Hồng Y Quân nói với Catholic News Agency rằng nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất, hiện nay là xem xét lại "Thư gửi người Công giáo Trung Quốc" của Đức Giáo Hoàng, và có được một sự hiểu biết đúng đắn về các nguyên tắc bất khả tương nhượng.

"Mọi thứ đều được quy định trong lá thư của Đức Thánh Cha," ngài nói. "Chúng ta phải giải thích cho nhà nước biết rằng chúng ta không thể đi hết con đường của họ. Điều đó có nghĩa chúng ta không thể đồng ý về một giáo hội độc lập. Đó là mấu chốt của chúng tôi, bởi vì chúng tôi là một Giáo Hội Công Giáo phổ quát.”

"Họ phải chấp nhận rằng Giáo Hội được điều hành bởi các giám mục, và họ phải để các Giám Mục có sức mạnh thực sự. Bây giờ, các giám mục chẳng là cái gì, họ coi các ngài chẳng có ý nghĩa gì. Họ đang sỉ nhục các ngài. "
 
Sứ điệp Ủy ban Tòa Thánh gửi các tín hữu Công Giáo Trung Quốc
LM Trần Đức Anh OP
10:01 14/04/2011
VATICAN - Hôm 14-4-2011, Ủy ban Tòa Thánh đặc trách các vấn đề của Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc đã kết thúc khóa họp 3 ngày và công bố sứ điệp khích lệ các tín hữu Công Giáo Trung Hoa trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay.

Sứ điệp cho biết Ủy ban đã cứu xét tình hình mục vụ tại một số giáo phận ở Trung Quốc và nhận thấy bầu không khí chung có sự hoang mang và lo lắng về tương lai, một số giáo phận đau khổ vì thiếu chủ chăn, một số giáo phận khác vì chia rẽ.

Ủy ban cũng bàn đến vụ truyền chức Giám Mục không có sự ưng thuận của ĐTC tại giáo phận Thường Đức và nhắc lại rằng đó là một vết thương trầm trọng gây ra cho tình hiệp nhất của Giáo Hội. Giáo luật số 1382 phạt vạ tuyệt thông những người tự ý truyền chức Giám mục mà không có sự ủy nhiệm của ĐTC. Những sức ép và bó buộc bên ngoài có thể làm cho đương sự không mắc vạ tuyệt thông tức khác. Nhưng đó vẫn là một vết thương. Vì thế, mỗi Giám mục liên hệ bó buộc phải trình báo về Tòa Thánh và tìm cách làm sáng tỏ lạp trường của mình cho các Linh mục và giáo hữu, tái tuyên xưng lòng trung thành với ĐTC, và giúp các Linh mục, giáo dân khắc phục sự sau khổ nội tâm và chữa lành gương mù đã gây ra”.

Ủy ban mời gọi các Linh mục, tu sĩ và giáo dân hãy hiểu những khó khăn của Giám mục bản quyền, nâng đỡ bằng tình liên đới và kinh nguyện. Ủy ban tái khẳng định rằng Đại hội toàn quốc các đại biểu Công Giáo Trung hoa, cũng như hội Công Giáo yêu nước Trung Quốc là những tổ chức do Nhà nước Trung Quốc bày ra, xa lạ với cơ cấu của Giáo Hội, đặt mình trên các Giám mục, và hướng dẫn đời sống cộng đoàn Giáo Hội, tổ chức này không phù hợp với đạo lý Công Giáo.

Ủy ban cho biết Tòa Thánh muốn được hoàn toàn tự do trong việc bổ nhiệm các Giám mục, và xét vì con đường đặc biệt mới đây cảu Giáo Hội tại Trung Quốc, ĐTC mong muốn có một hiệp định với Nhà Nước để giải quyết một số vấn đề liên quan đến việc chọn các ứng viên Giám mục cũng như công bố việc bổ nhiệm và nhìn nhận các Giám mục mới về phía nhà nước.

Về vấn đề huấn luyện các chủng sinh và nữ tu trong và ngoài Trung Quốc, Ủy ban nhận thấy những khó khăn mà các chủng sinh gặp phải trong việc học tại nước ngoài cũng như trong đời sống chủng viện. Ngoài ra, cần có những phương thế hữu hiệu hơn để tạo điều kiện dễ dàng cho việc thường huấn hàng giáo sĩ.

Ủy ban bày tỏ vui mừng vì giáo phận Thượng Hải khởi sự án phong chân phước cho ông Phaolô Từ Quang Khải (Xu Guangqi) và cha Matteo Ricci, dòng Tên.

Trong cuộc gặp gỡ cuối khóa họp của Ủy ban, ĐTC nhìn nhận ước muốn hiệp nhất với Tòa Thánh Phêrô và với Giáo Hội hoàn vũ vmà các tín hữu Trung Quốc không ngừng biểu lộ, mặc dù sống giữa bao nhiêu khó khăn và sầu muộn. Niềm tin của Giáo Hội, được trình bày trong Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo cần phải được bảo vệ bằng giá hy sinh, chính là nền tảng trên đó các cộng đồng Công Giáo tại Trung Quốc phải tăng trưởng trong tình hiệp nhất và hiệp thông. (SD 14-4-2011)
 
Ngày cầu nguyện được tổ chức cho các nạn nhân của đạo luật chống phạm thượng tại Pakistan
Bùi Hữu Thư
11:52 14/04/2011
ROME (CNS) -- Người Công Giáo và các tổ chức bảo vệ nhân quyền đã kêu gọi một ngày cầu nguyện hoàn vũ cho Asia Bibi và các nạn nhân khác của đạo luật chống phạm thượng tại Pakistan.

Tổ chức Masihi, một nhóm Pakistani hoạt động để bảo vệ nhân quyền của người thiểu số tại Pakistan và đang trợ giúp về luật pháp cho Bibi, cho hay ý kiến này nhắm kêu gọi một vụ yểm trợ bằng lời cầu nguyện ngày 20 tháng Tư, tức ngày Thứ Tư TuầnThánh.

Bibi, một phụ nữ Kitô giáo Pakistan bị kết án tử hình vì phỉ báng, đã bị giam trong tù từ tháng 6 năm 2009 và vẫn đang chờ ngày được phép chống án.

Ông Haroon Masih, giám đốc tổ chức Masihi, đã nói với Fides, cơ quan thông tấn của Thánh Bộ Truyền Giáo các Dân Tộc: Ngày cầu nguyện "nhắm kết hiệp tất cả mọi tín hữu và những người có thiện tâm trong cầu nguyện và để thắp một ngọn nến, cầu xin Thiên Chúa cứu chuộc và trả tự do cho phụ nữ này và tất cả những ai đang chịu đau khổ vì kết quả của việc bị kết án sai trái là phạm thượng."

Các vị lãnh đạo Công Giáo tại Pakistan và các tổ chức bảo vệ nhân quyền đã nói đạo luật chống phạm thượng của quốc gia Pakistan đã được áp dụng một cách ngoan cố để đàn áp các Kitô hữu và các nhóm thiểu số khác.

Hãng thông tấn Fides cho hay ngày cầu nguyện đã được sự yểm trợ của Đức Giám Mục Andrew Francis tại Multan, chủ tịch Uỷ Ban đối thoại liên tôn của Hội Đồng Giám Mục Pakistan, cũng như của Hiệp Hội Truyền Giáo Giáo Hoàng tại Pakistan, và nhiều dòng nữ tu tại Tây Ban Nha và Ý đã tự xưng là "các thiên thần hộ phủ của Asia Bibi."
 
Top Stories
Vietnam: Après neuf jours de détention, l’avocat Lê Quôc Quân et le médecin Pham Hông Son ont été libérés
Eglises d'Asie
08:18 14/04/2011
Eglises d'Asie, 14 avril 2011 - Les deux personnalités arrêtées le 4 avril 2011, le jour du procès de Cu Huy Ha Vu, l’avocat Lê Quôc Quân et le médecin Pham Hông Son, ont été libérées dans la soirée du 13 avril 2011. Radio Free Asia a annoncé (1) que l’avocat avait téléphoné à l’un de ses frères, aux environs de 21 h, pour lui annoncer sa libération et son imminent retour chez lui.

A la même heure, l’épouse du docteur Pham Hong Son était avertie par lui de sa sortie de prison et de sa prochaine arrivée. Tout au long des neuf jours précédents, lettres de protestation, communiqués d’associations, assemblées et veillées de prière s’étaient succédé dans les milieux catholiques du Nord-Vietnam, créant une tension particulièrement vive. Après ce soutien manifesté publiquement aux deux dissidents, on peut considérer que, d’une certaine façon, en libérant les prisonniers, les autorités ont voulu éviter la confrontation directe et ont reculé d’un pas devant une vague de protestations qui menaçait de grossir.

Neuf jours s’étaient écoulés depuis l’arrestation de deux dissidents. Le moment était venu où, selon les dispositions de la loi vietnamienne, les autorités policières devaient prendre une décision : soit les libérer, soit entamer une action judiciaire contre eux. Dans l’attente de cette décision, la fièvre montait dans les milieux catholiques des diocèses du Nord. Les associations, les mouvements, les paroisses ont mobilisé adhérents et fidèles pour des assemblées et des veillées de prières en soutien à l’avocat.

L’assemblée la plus spectaculaire a été celle organisée par l’association Doanh Tri công Giao (‘Mouvement des intellectuels et chefs d’entreprise catholiques’) dont l’avocat Lê Quôc Quân était l’un des responsables. Plus de 4 000 catholiques sont venus d’un peu partout participer à la veillée de prière que l’association avait organisée dans l’église de la paroisse de Thai Ha, dans la soirée du 10 avril 2011. Selon les témoins, la foule avait rempli l’église, son parvis et avait débordé dans les rues avoisinantes. La création de l’association Doanh Tri công Giao avait été un projet de l’ancien archevêque de Hanoi, le cardinal Joseph Phan Dinh Tung, pour promouvoir une élite catholique au Nord-Vietnam. Elle n’avait cependant vu le jour que récemment, le 18 avril 2010, à Hanoi. Elle s’est rapidement développée dans les diocèses du Nord. Ses membres se sont fortement impliqués dans la défense de leur dirigeant emprisonné, Me Lê Quôc Quân. Dans une déclaration publique, publiée le 10 avril, l’association avait lancé un mouvement de veillées et d’assemblées de prière aux intentions des dissidents arrêtés. La déclaration soulignait que ce mouvement destiné à l’ensemble du pays ne s’arrêterait pas avant que l’avocat soit libéré et que les responsables de son arrestation illégale comparaissent devant la justice.

Ce sont sans doute les catholiques du diocèse de Vinh, d’où Lê Quôc Quân est originaire, qui se sont le plus manifestés au cours de la période séparant l’arrestation de la libération de l’avocat. Les catholiques de Vinh, qui sont quelque 500 000 dans le diocèse et des dizaines de milliers dans le monde entier, forment une communauté très solidaire. L’avocat faisait partie de la communauté des catholiques de Vinh résidant à Hanoi. Celle-ci a fait paraître deux communiqués de protestation ; le premier date du jour même de l’arrestation, le second du 12 avril.2011. Les catholiques de Vinh s’insurgeaient contre cette arrestation arbitraire, réclamant la libération immédiate de l’avocat et des sanctions contre les responsables. Ils appelaient tous leurs compatriotes à une campagne de prière aux intentions des personnes arrêtées.

A l’intérieur même du diocèse de Vinh, la mobilisation des catholiques en faveur de l’avocat, qui est membre de la Commission ‘Justice et Paix’ du diocèse, s’est traduite par de très nombreuses messes et veillées de prières qui ont rassemblé des paroisses entières, quelquefois des doyennés. Les étudiants catholiques ont joué un grand rôle dans cette mobilisation générale.

(1) Radio Free Asia, émission en vietnamien, 13 avril 2011. Voir aussi VietCatholic News, le 13 avril 2011.

(Source: Eglises d'Asie, 14 avril 2011)
 
Catholics, arrested for supporting Cu Huy Ha Vu, released
Asia-News
08:41 14/04/2011
Lawyer Le Quoc Quan also released, although state media had announced that all those arrested would be prosecuted. Immediately after release, the lawyer and his wife went to some churches in Hanoi had to give thanks for their support.

Hanoi (AsiaNews) – All those arrested fro trying to follow the trial of human rights lawyer and dissident Cu Huy Ha Vu (pictured) were released yesterday, despite state media reports that they would be released only after charges were laid because police had collected enough evidence against them. Those released included the lawyer Le Quoc Quan and Pham Hong Son, a non-Catholic.

At least 29 Catholics were arrested on the morning of April 4, while they went to court to attend the trial against Vu. Several eyewitnesses have reported that shortly before being arrested Catholics were checked, their cell phones examined and were severely mistreated and even bystanders who intervened to help them were beaten.

While Le Quoc Quan was in jail in Hoan Kiem, the police raided and searched his house taking his computer and documents.

The arbitrary conduct of the police against people who wanted to attend the trial and the conduct of the trial itself have also provoked a reaction from the U.S. State Department.

Father Joseph Nguyen tells AsiaNews that the release came after a series of prayer vigils were held in various dioceses in the north, "the authorities seem to want to spread the tension that had arisen among Catholics soon after the recent arrests and attacks."

Immediately after their release, Quan, Son and their wives visited various churches in Hanoi to thank the priests and the community who have offered their support and their prayers for their salvation and for their liberation.
A thanksgiving mass was celebrated by the Redemptorists at Thai Ha Church, attended by a large congregation including non-Catholics.
 
Liberati i cattolici arrestati perchè volevano seguire il processo contro Cu Huy Ha Vu
Asia-News
08:41 14/04/2011
Scarcerato anche l’avvocato Le Quoc Quan, sebbene i media di Stato avessero annunciato che tutti i fermati sarebbero stati perseguiti. Subito dopo la liberazione, il legale e sua moglie si sono recati in alcune chiese di Hanoi a ringraziare per il sostegno avuto.

Hanoi (AsiaNews) – Sono stati rilasciati ieri coloro che erano stati arrestati mentre cercavano di seguire il processo contro un famoso dissidente Cu Huy Ha Vu, avvocato e attivista dei diritti umani(nella foto), malgrado i resoconti dei media di Stato il giorno precedenti il loro rilascio sostenessero che sarebbero stati perseguiti, in quanto la polizia aveva raccolto sufficienti prove contro di loro. Tra i liberati ci sono l’avvocato Le Quoc Quan e Pham Hong Son, un non cattolico.

I siti cattolici attribuiscono la “vittoria” all’atteggiamento tenuto dai vescovi verso le autorità: ieri durante un incontro con una delegazione del Ministro della pubblica sicurezza, l’arcivescovo di Hanoi, Peter Nguyen Van Nhon e il vescovo di Vinh, Paul Nguyen Thai Hop avevano chiesto l’immediata liberazione degli arrestati, come precondizione per ulteriori colloqui. In precedenza, delegazioni del Ministero e del Comitato per gli affari religiosi avevano chiesto ai vescovi di emanare dichiarazioni contro l’organizzazione delle veglie, ma non c’è stato alcun comunicato.

Almeno 29 cattolici erano stati arrestati la mattina del 4 aprile, mentre si recavano al tribunale per assistere al processo contro Vu. Numerosi testimoni oculari avevano riferito che poco prima di essere arrestati i cattolici sono stati controllati, i loro telefoni cellulari esaminati e loro sono stati duramente maltrattati e anche gli astanti intervenuti in loro soccorso sono stati picchiati.

Mentre Le Quoc Quan era in cella a Hoan Kiem, la polizia è entrata in casa sua, ha buttato tutto sottosopra, ha preso i suoi computer e documenti.

Il comportamento arbitrario della polizia contro persone che volevano assistere al processo e lo svolgimento della causa aveva provocato anche una reazione del Dipartimento di Stato degli Usa.

Padre Joseph Nguyen dice ad AsiaNews che il rilascio è avvenuto dopo una serie di veglie di preghiera tenutesi in varie diocesi del nord: “le autorità sembrano voler propagare la tensione che si era creata rapidamente tra i cattolici, dopo i recenti arresti e attacchi”.

Subito dopo il loro rilascio, Quan, Son e le loro mogli si sono recate in varie chiese di Hanoi per ringraziare i sacerdoti e le comunità che hanno offerto il loro sostegno e le loro preghiere per la loro salvezza e per la loro liberazione.

Una messa di ringraziamento è stata celebrate dai redentoristi nella chiesa di Thai Ha, presente un folto pubblico, anche di non cattolici.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thăm khu điều trị bệnh phong Phú Bình - Thái Nguyên
Giuse Trần Ngọc Huấn
08:34 14/04/2011

THÁI NGUYÊN - Ngày 13 tháng 04 năm 2011, một phái đoàn của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng do Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân dẫn đầu, đã đến thăm, động viên và chia sẻ với các bệnh nhân phong tại khu điều trị bệnh phong Phú Bình, giáo phận Bắc Ninh.

Xem hình ảnh

Phái đoàn của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, ngoài Đức cha Giuse, còn có cha Đại diện giám mục Giuse Nguyễn Ngọc Thể, cha Antôn Nguyễn Anh Tuấn, đại diện nam nữ tu sỹ và giáo dân. Khởi hành từ Tòa giám mục Lạng Sơn vào lúc 5h30 sáng, mỗi người trong đoàn mang trong mình những tâm tình khác nhau, nhưng tựu trung ở tâm tình bác ái và yêu thương, hướng đến những anh chị em bệnh nhân phong và những cảnh đời bất hạnh trong xã hội.

Sau hơn 3 giờ đồng hồ của cuộc hành trình, đòan đã đến khu điều trị phong Phú Bình. Khu điều trị này nằm ở một vùng hẻo lánh của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Theo các vị hữu trách ở đây cho biết, tòan khu đìều trị hiện nay có khoảng trên duới 200 gia đình, trong đó có 105 người mang bệnh phong, họ sinh sống cùng với con cháu của mình, làm thành một làng thật đông đúc, như một đại gia đình để nâng đỡ, chia sẻ và khích lệ lẫn nhau. Đặc biệt, có nhiều bệnh nhân và con em trong khu điều trị phong Phú Bình thuộc tỉnh Cao Bằng, Hà Giang và Lạng Sơn, là diện tích thuộc Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, điều này làm cho chuyến thăm viếng của Giáo phận càng thêm ý nghĩa. Một bệnh nhân đã trên 60 tuổi tên Trường, đạp xe hàng trăm cây số từ Lạng Sơn vào đây, chuẩn bị về thì nghe tin có Đức cha Lạng Sơn đến thăm, ông quyết tâm ở lại để được gặp gỡ và chia sẻ tâm tình với ngài.

Đến với khu điều trị phong, trái với suy nghĩ của nhiều người cho rằng đây là nơi của bệnh tật, của sự tiêu điều, xơ xác hay phải xa lánh, nhưng giữa nơi tưởng như đầy xa cách đó, những người phong vẫn một niềm vững tin vào cuộc sống, vẫn vươn lên để sống tình nghĩa, sống niềm vui và liên kết với nhau trong một gia đình. Sự sống và niềm vui vẫn không ngừng hồi sinh mỗi ngày ở chính nơi tưởng như là miền đất chết ấy. Chứng kiến sự đau thương của căn bệnh ngặt nghèo của các cụ trong khu điều trị, tâm lòng mỗi ngừời hẳn ánh lên niềm thương cảm, xót xa, nhưng sâu xa hơn, tận mắt chứng kiến cuộc sống của họ, gặp gỡ, chia sẻ với họ, mỗi người lại cảm nhận những khía cạnh khác thật đẹp về nghị lực sống và ý chí của những người bệnh phong.

Trong khu điều trị Phú Bình này, các bệnh nhân mỗi người một dáng vẻ, một đau thương khác nhau. Có người đã mất một chân, người mất cả 2 chân, người mất hết các đầu ngón tay hay mất đi chiếc mũi trên khuôn mặt bị biến dạng của mình... Thế nhưng, với những chiếc chân giả và những dụng cụ hỗ trợ cho đôi tay, họ vẫn có thể làm những công việc hàng ngày như những người bình thường. Với diện tích đất canh tác khá rộng, hằng ngày, người phong và những anh chị em khác ở đây cũng ra công lao tác, trồng trọt, chăn nuôi để tăng thêm nguồn thu nhập trang trải cho cuộc sống đầy khó khăn thiếu thốn và bất hạnh của mình. Mỗi người cảm nhận được rằng, có lẽ, đối với họ, niềm vui lớn nhất của họ chính là nghị lực vươn lên trong cuộc sống đầy bi ai này, là niềm vui khi đứng trên chính đôi chân của mình, cầm trên chính bàn tay của mình, những sản vật đơn sơ khiêm tốn mà do sức lao công mình tạo nên. Hạnh phúc lớn nhất của họ, chính là được đối xử bình đẳng, thương mến và trân trọng với tình nghĩa chân thành.

Cảm nhận cuộc sống của hơn 100 bệnh nhân đang điều trị tại đây, mỗi người trong phái đòan của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng càng thêm cảm phục ý chí sống và nghị lực vươn lên của họ. Trong cuộc đời này,họ có thể coi như những con người quả cảm và giàu nghị lực nhất. Trong phòng lớn của khu điều trị, Đức cha Giuse và phái đòan Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng đã có những giờ phút gặp gỡ hầu hết các cụ bệnh nhân phong đang được điều trị ở đây. Các cụ bệnh nhân mang mỗi người một dáng vẻ, một đau đớn, một mất mát, nhưng tất cả đều ánh lên niềm vui, sự tin yêu và hy vọng.

Đức cha Giuse bày tỏ niềm xúc động khi được đến thăm và chia sẻ với các cụ bệnh nhân tại khu điều trị phong này. Ngài nói lên những ưu tư của Giáo hội, không chỉ cho cánh đồng truyền giáo hay nhưng còn hướng đến những anh chị em bất hạnh, những cảnh đời đau khổ và bệnh tật, để đồng cảm, sẻ chia và nâng đỡ cho nhau. Những món quà vật chất được trao tặng cho nhau, tuy có thể chỉ mang giá trị khiêm tốn, nhưng món quà tinh thần trao tặng mới thực sự rất đáng quý trọng. Đó làm nên nét đẹp của tình người, của lòng nhân ái và yêu thương chân thành.

Những bệnh nhân cũng chia sẻ những tâm tư, suy nghĩ và cảm nghiệm của mình. Bằng một thái độ hết sức chân thành, đơn sơ và tình nghĩa. Họ nói chuyện một cách say mê, nói về cuộc đời, về số phận của họ, họ không ngần ngại chia sẻ bất cứ điều gì, về gia đình, về căn bệnh đang mắc phải. Nhiều cụ còn cất lên lời ca tiếng hát thật cảm động. Những tiết mục văn nghệ cây nhà lá vườn, do các cụ tự sáng tác và thể hiện, đem đến cho những người hiện diện sự xúc động trào dâng.

Đức cha Giuse và phái đòan, thay mặt cho mọi thành phần Dân Chúa nơi Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, đã trao tặng cho các cụ đang điều trị tại Phú Bình những món quà nói lên sự quan tâm, thương mến và chia sẻ.

Ngay trong hội trường của khu điều trị phong Phú Bình, Đức cha Giuse, cha Đại diện Giuse và cha Antôn đã cử hành Thánh lễ cách sốt sắng, với sự tham dự của hầu hết các cụ bệnh nhân ở đây. Được biết, hiện nay ở khu điều trị này có khoảng 30 cụ là người Công giáo mà tuỵệt đại đa số là các tân tòng, nhưng có đời sống đạo đức và niềm tin vào Đức Kitô thật mạnh mẽ. Lời ca, tiếng hát, kinh nguyện, hòa với tấm lòng đơn sơ của các cụ bệnh nhân, làm thành của lễ cao đẹp nhất dâng lên Thiên Chúa. Tình người càng được gắn kết hơn qua sự gặp gỡ thân tình, những câu chuyện chia sẻ gần gũi và lời chúc bình an trong Thánh lễ.

Chuyến viếng thăm của phái đoàn Giáo phận miền sơn cước đến với các anh chị em bệnh nhân phong mang nhiều ý nghĩa, nhất là trong khung cảnh của Mùa Chay Thánh, bởi đây là thời gian mà Giáo Hội Công Giáo không ngừng kêu gọi các tín hữu hảy hăng hái hy sinh, hãm mình, làm việc bác ái, cầu nguyện và làm việc Tông đồ.

Thật vậy, qua việc ăn chay sẽ giúp con người vượt thắng sự vị kỷ và chỉ biết đến riêng mình; sự bố thí với trọn tấm lòng quảng đại và chân thành chia sẻ sẽ là cơ hội rất tốt để nhắc nhớ con người về sự chia sẻ cần đánh dấu cho mỗi ngày trong đời sống Kitô hữu; và khoảnh khắc dành cho việc cầu nguyện nhắc nhớ rằng thời gian thuộc về Thiên Chúa, qua đó từng giây từng phút, từng công việc phải dành quy hướng về sự thiện, về xây dựng tình liên đới với tha nhân, và kết hiệp với Thiên Chúa trong tương quan thân mật, gần gũi và tín thác. Mùa Chay đem đến cho chúng ta kinh nghiệm về cách sống tình yêu Chúa Kitô một cách ngày càng tích cực hơn, nhờ việc hãm dẹp ý riêng, từ bỏ con người ích kỷ của mình, đến với tha nhân và gặp gỡ chính Thiên Chúa.
 
khánh thành nhà thờ giáo họ Đầu Lâm, Hải Dương
Anphongso Trần Ngọc Nghinh
08:45 14/04/2011
HẢI DƯƠNG - Hôm nay thứ Tư ngày 13.4.2011 Đức Giám mục đã về giáo họ Đầu Lâm, xã Đoàn Tùng, Thanh Miện, Hải Dương cắt băng khánh thành và dâng thánh lễ tạ ơn nhân dịp hoàn thành nhà thờ giáo họ.

Xem hình ảnh

Sau một thời gian dài tiết trời mùa xuân âm u mưa phùn rất hiếm khi thấy ánh sáng mặt trời chiếu sáng, mấy ngày nay tiết trời hửng nắng hứa hẹn những cơm mưa rào đầu mùa làm sạch môi trường và tưới gội đất đai làm cho cây cối đâm trồi nẩy lộc, đơm hoa kết trái.

Giáo hội cũng đang sống trong giai đoạn cuối của mùa chay thánh, mùa thương khó, mùa thánh tẩy tâm hồn, mùa ân sủng ánh tin mừng phục sinh đang hé mở rạng ngời.

Hoà trong niềm vui thiêng liêng đó giáo họ Đầu Lâm vui mừng đón Đức giám mục giáo phận, quí cha và quí khách về cùng chia sẻ niềm vui thiêng liêng cao quí trong ngày trọng đại khánh thành nhà thờ giáo họ. Ngôi nhà thờ mới này đã được khởi công và đặt viên đá đâu tiên ngày 2. 12.2011.

Thuở ban đầu, khi hạt giống Tin Mừng đầu tiên được gieo trên mảnh đất Đầu Lâm vào năm 1890, lúc đó có 3 giáo điểm, mỗi giáo điểm có một ngôi nhà nguyện nhỏ. Đến năm 1919 Cha Cảnh, chính xứ Kẻ Bượi về cắm móng xây dựng Nhà Thờ đầu tiên chung cho 3 giáo điểm, đặt tên là Nhà Thờ giáo Họ Đầu Lâm.

Năm 1952 Ngôi Nhà Thờ được trùng tu lại.

Năm 1991 nhà thờ được xây mới trong hoàn cảnh lúc bấy giờ kinh tế còn khó khăn, tình hình xã hội tế nhị cùng với nguyên vật liệu thì thô xơ, trong khi đó con số giáo dân ngày một gia tăng, số tín hữu lúc này là 850, trong khi đó nhà thờ chật hẹp và xuống cấp.

Cuối năm 2005 Giáo họ đã nên kế hoặch gây quĩ xây dựng nhà thờ mới: mỗi người giáo dân trong giáo họ, gia đình khá giá 300 đồng, gia đình bình thường 200 đồng một ngày. Đến cuối năm 2009 tổng quĩ đã được trên dưới 300 triệu đồng đủ làm phần móng.

Với sự khích lệ động viên giúp đỡ của Đức Cha, lời hứa hẹn trợ giúp của quí vị hảo tâm trong giáo họ và tinh thần quyết tâm của mọi thành viên giáo họ ngày 4 tháng 11 năm 2009 tiến hành tháo dỡ nhà thờ cũ và tiên hành đào móng cho nhà thờ mới. Và đúng 29 ngày sau, tức ngày 2 tháng 12 giáo họ long trọng đón Đức Cha về dâng thánh lễ tạ ơn đặt viên đá đầu tiên.

Ngôi nhà thờ mới chín gian với chiều dài 42 mét, chiều rộng 16 mét phủ bì, tháp chuông cao 42 mét.

Từ ngày đạt viên đá đầu tiên đến ngày khánh thành hôm nay thời gian vừa tròn 1 năm 4 tháng 11 ngày. Công trình sớm được hoàn thành là do sự khích lệ động viên và giúp đớ của Đức Cha, quí Cha, quý vị ân nhân và là nỗ lực của toàn dân trong giáo họ tuỳ theo khả năng của mỗi gia đình, khá giả công đức nhiều, bình thường công đức ít hơn: 4 gia đình công đức từ 100 triệu đồng trở lên, gia đình nhiều nhất : 500 trăm triệu đồng; 19 gia đình khác công đức từ hai mươi triệu trở lên, còn lại là dưới 20 triệu đồng.

Ngoài sự trợ giúp của Toà giám mục, còn biết bao những tấm lòng hảo tâm của quí vị ân nhân xa gần trong và ngoài nước, nhờ đó Ngôi nhà Thờ hoàn thành vượt mức kế hoạch với 5000 nghìn công lao động của giáo dân, và 8480 công thợ. Tổng chi cho công trình là ba tỷ sáu trăm năm tám triệu hai trăm nghìn đồng.

Điều mong ước đã lâu của giáo họ có được ngôi thánh đường khang trang rộng rãi, để sớm chiều qui tụ ca tụng Chúa nay đã được toại nguyện trong sự quan phòng của Thiên Chúa. Người đã thương gìn giữ công trình xây dựng từ khởi sự cho đến hoàn được mọi sự bình an.
 
Đồng Nai Thượng - Chuyến đi của tâm hồn
Simon Trần
08:51 14/04/2011
Sau chuyến công tác Đồng Nai Thượng đầy vất vả, hi sinh và những tất bật đời thường của tất cả anh chị em đồng hành, lắng đọng trong giây phút, như thấy trở về đúng với bản chất thật của mỗi con người chúng ta khi xông pha trên con đường yêu thương. Hành trình đến với trái tim của anh chị em xuất phát từ tận đáy lòng trắc ẩn luôn muốn bộc lộ sự khao khát yêu thương, nhưng bị khuất lấp của những chuyện cơm – áo – gạo – tiền của đời thường. Khi cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn thì sự khao khát đó dễ có điều kiện chỗi dậy để nối rộng đôi tay trong tình yêu thương dưới mái nhà chung của nhân loại.

Xem hình ảnh

Hội Bác Ái Martin:

Là một nhóm hoạt động bác ái – xã hội thuộc Giáo xứ Vinh Sơn 3 154/333 Phạm Văn Hai, P. 3, Q. Tân Bình, Tp. HCM. Nơi có những con người từ các em nhỏ cho đến các bậc lão thành, đặc biệt là các anh chị em trẻ đầy nhiệt huyết đã có những chuyến công tác đầy ý nghĩa thiết thực và lôi cuốn lòng người mà tôi đã được tham gia cùng anh chị em trong những năm qua. Những chuyến đi định mệnh đã gắn kết tôi trở nên như “nhịp đập, hơi thở” như những “bộ phận thân thể” của gia đình Martin mà tôi không thể tách rời được.

Từ những chuyến đi đơn thuần chỉ là phát quà, thăm hỏi anh chị em dân tộc Stiêng, Bình Long – Bình Phước, cho đến các chuyến đi thăm hỏi, chia sẻ, động viên, phát quà hằng tháng ở các mái ấm và đặc biệt là trong hai chuyến gần đây đã phát triển thành những chuyến đi của “tâm hồn”.

Những chuyến đi này đã gắn kết tình yêu thương anh chị em tham gia để chia sẻ yêu thương tinh thần cũng như vật chất, nâng cao nhận thức xã hội cho anh chị em Châu Mạ bằng các trò chơi “Vượt khó” giúp đồng bào nhân rộng mô hình làm kinh tế nông nghiệp là điểm mạnh tự nhiên sẵn có của họ.

Đồng Nai Thượng:

Nơi đây là vùng rừng cấm, chỉ có đồng bào Châu Mạ nói tiếng K’Ho đã sinh tồn ở đây hàng bao đời nay. Đồng Nai Thượng là một xã vùng sâu - vùng xa thuộc huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng có địa hình hiểm trở được bao bọc bởi vùng đồi núi thuộc rừng Bắc Cát Tiên có phía Nam tiếp giáp với Tỉnh Đồng Nai, phía Tây nam tiếp giáp với tỉnh Bình Phước, phía Tây Bắc tiếp giáp với Đắk nông . Vì thế đây là vùng đất rất nhạy cảm. Điều đó đã thể hiện ngay từ khi bắt đầu liên lạc địa điểm này.

Gian nan và thử thách:

Để biết được địa điểm này phải qua giới thiệu của nhiều người, liên lạc qua lại rất nhiều lần nhưng không được. Cho đến tháng 02/2011, với sự hiệp thông cầu nguyện của tất cả anh chị em, chúng ta mới liên lạc lại được với họ. Sau khi thiết lập được quan hệ, lên kế hoạch và quyên góp gây quỹ xong thì chúng ta mới được biết đây là vùng rừng cấm. Một điều kì diệu là đến “phút chót”cách 2 ngày nữa là khởi hành, chúng ta được chính quyền địa phương chấp thuận và tạo mọi điều kiện để chúng ta xuống hoạt động như kế hoạch đã đề ra.

Rồi lại đến chuyện nhà xe, họ báo là không có xe và đòi tăng giá. Đồng thời số lượng anh chị đăng kí tham gia quá đông… Nhưng cuối cùng chuyến đi cũng được “lăn bánh” trên 160 Km đường quốc lộ, 50 Km nửa đất đỏ, nửa mới cán nhựa và 20 Km đường đồi núi, đèo dốc trên hai cái xe “heo” (vì xe lớn không đi được trên đoạn đường này, nên phải chuyển qua xe công nông mà anh chị em gọi đùa là xe “heo”) đã chất đầy đồ còn thêm gần 80 con người vượt đồi núi gập gềnh trong các cơn bão bụi và nắng gió ngay lúc chính ngọ. Thế nhưng, không có một ai cảm thấy mệt mỏi mà còn đầy “máu lửa” cùng hát những khúc ca vang dậy núi rừng Cát Tiên để cổ vũ cho hai chiếc xe vô tri vô giác cũng trở nên nhân cách hóa thành những chàng lực sĩ xông pha vượt qua bão bụi trên những đoạn đường khúc khuỷu, gập ghềnh. Và rồi cũng có những đoạn đường tưởng chừng những chàng lực sĩ này không thể vượt qua đã được các anh chi em Martin đoàn kết hết lòng để đẩy chú vượt qua những đoạn đường gập ghềnh rồi cùng tiến thẳng về Đồng Nai Thượng. Chỉ có 20 km mà mất đến gần 2 giờ đi đường. Lên tới nơi là 13h30’ nhìn mỗi gương mặt anh chị em là mỗi sắc thái phong phú đầy màu sắc của bụi đất đỏ, của những làn da bị cháy nắng đã tô điểm cho bức tranh Đồng Nai Thượng đang ảm đạm, vắng vẻ, xoang sơ và nghèo khó thêm sức sống của bình minh như vừa ló dạng.

Kết nối tâm hồn

Sau khi dùng bữa trưa với Cha Nhàn anh chị em háo hức đi tham quan thác nước. Anh chị em phải đi bộ hơn 1 km băng qua cánh rừng cây điều đến tiếp giáp với rừng nguyên sinh. Thác nước hiện ra trước mắt mọi người là một con suối chảy xuyên qua những tán cây và dây leo rậm rạm. Với những dòng nước chảy róc rách một cách khiêm tốn khi đã hết mùa mưa của năm trước và sắp báo hiệu của một mùa mưa sớm năm nay. Con thác nước chảy qua nhiều tầng như những bậc thang của người khổng lồ, thế mà đã lôi cuốn cả đoàn vui thích xông vào những dòng nước mát như bầy chim non gặp hạn.

Người thì tát nước, ngâm chân, kẻ thì xuống tắm “tiên” ở các bậc thang dưới. Những tiếng cười đùa trêu ghẹo tạo bầu không khí thân thiện càng gắn bó anh chị em với nhau nhiều hơn. Những tấm hình cũng được chớp liên tục để ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ này.

Xế chiều, đội nấu ăn cũng nồng nhiệt để chuẩn bị bữa tối cho cả đoàn. Khi sử dụng, chúng tôi mới biết nguồn nước nơi đây bị nhiễm rất nhiều phèn sắt, màu nước trở nên đỏ sau khi bơm nước ngầm lên một thời gian không lâu. Thế nên càng thương những con người nơi đây nhiều hơn. Khi vào bữa tối, Cha đãi chúng tôi món rắn cuốn lá lốt ngon tuyệt. Nghe nói con rắn được bắt trong rừng điều bởi người dẫn đường khi chúng tôi từ thác nước trở về nhà thờ tạm.

Tối đến, anh chị em lại được giao lưu với đồng bào trong đêm lửa trại. Người đồng bào, từ trẻ nhỏ cho đến người lớn tuổi cũng đều tham gia một cách nhiệt tình lạ thường. Một cụ ông Châu Mạ đứng bên cạnh tôi nói: “vui thật, vui thật!”. Khi anh Nhiên, chị Trâm , những người quản trò hô to: “anh em ơi…!”. Anh chị em trả lời: “Ơi…!”. Không khí sôi động một cách hừng hực như ngọn lửa đang bốc cháy rực ở giữa vòng tròn. Mọi người cùng hòa vào không khí tưng bừng của tiếng hát, tiếng reo hò mà không còn ai nhận ra đâu là thành viên đoàn, đâu là đồng bào nữa.

Lúc này, màn đêm và sự tĩnh lặng như bị xóa tan bởi ánh lửa mỗi lúc một cháy lớn và tiếng reo hò, tiếng cười, tiếng hát...vang động cả núi rừng Cát Tiên. Khi kết thúc lửa trại, anh chị em cũng như đồng bào vẫn còn bịn rịn, cuốn quýt cười nói và dạy nhau những câu nói của tiếng K’Ho. Đến lúc đi ngủ, dường như vẫn còn đó tiếng hát, lời ca, tiếng cười và cùng với những tiếng tí tách của ngọn lửa vẫn chưa muốn ngủ yên còn đọng trong tâm trí của mỗi người.

Hoạt động ngày Chủ Nhật

Sau khi thức dậy và dùng món mì thị bò, tất cả anh chị em trong gia đình Martin cùng xông pha ra “trận” như đã được phân công trước đó. Mỗi người một việc trông rất bận rộn như công trường đang thi công xây dựng nhà thờ phía sau. Mỗi người một việc cùng nhau chuẩn bị phân phát quà, thu xếp nơi cắt tóc và chuẩn bị vật dụng cho các trò chơi của chương trình Vượt Khó trước giờ tan lễ.

Sau khi tan lễ, đồng bào được hướng dẫn vào các hoạt động của các trò chơi bằng một cái loa phát thanh đầy ấn tượng. Song song với các trò chơi của chương trình Vượt Khó là hoạt động cắt tóc diễn ra xuyên suốt chương trình.

Chương trình Vượt Khó: Đồng Nai Thượng gồm có 5 thôn, được chia thành 5 đội chơi. Các đội tham gia gồm có thiếu nhi và thanh thiếu niên. Các trò chơi gồm có ba vòng dành cho cá nhân và tập thể. Mỗi vòng sẽ được tính điểm tích lũy. Mỗi một trò chơi là một hoạt động làm nông nghiệp hằng ngày nhằm nâng cao ý thức làm nông nghiệp và bảo vệ môi trường. Bảng xếp hạng sẽ được tính theo điểm của mỗi thôn tích lũy. Tổng số tiền được cấp vốn và quà là 20 triệu đồng.

Sau trò chơi các thôn sẽ tự chọn ra gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhất để nhận vốn trợ cấp nuôi bò. Lứa bê đầu tiên ở năm gia đình này sẽ được chia cho các hộ khác. Sau khi chia bê đầu lòng, phần còn lại về sau sẽ là của họ.Còn các con bê khi trưởng thành và sinh ra thế hệ thứ hai lại chia cho các hộ khác chưa được nhận bò. Như vậy đàn bò sẽ được nhân rộng với thời gian. Đồng thời số tiền trợ giúp sẽ không bị mất đi do “ăn” hết mà còn sinh lợi cho đồng bào sau này.

Xen kẽ với các trò chơi là chương trình hướng dẫn đồng bào diệt muỗi bằng phương pháp sinh hóa. Chương trình này để nâng cao ý thức về phòng bệnh do muỗi gây ra và vệ sinh xung quanh nơi ăn, chốn ở không để muỗi làm nơi khu trú và sinh sản.

Các trò chơi vừa chấm dứt là đến phần phát phần thưởng và trợ vốn, đồng thời đồng bào cũng được nhận quà ngay lúc đó. Quà là những nhu yếu phẩm như: gạo, đường, muối, dầu ăn, mì tôm… quần áo, sách báo cũ.

Các hoạt động diễn ra sôi động như ngày hội và kết thúc vào buổi trưa ngày 27/03/2011. Mặc dù tất cả mọi người ai cũng mệt, nhưng tinh thần thì không ai cảm thấy mệt mà còn rất háo hức và mãn nguyện vì những việc đậm nghĩa tình người đã làm. Trước lúc chia tay, cả đoàn gia đình Martin cùng dùng bữa cơm thân mật với Cha Nhàn cùng một số anh chị em đồng bào.

Trong tinh thần đoàn kết yêu thương, những lời chia tay đầy hân hoan và tình người đã đúc kết bằng những bài hát ngất ngây lòng người như hương rượu cần vẫn thoảng đâu đây. Cảm ơn tất cả quý vị ân nhân, các mạnh thường quân, Cty CP Địa Ốc Kim Oanh và anh chị em trong đoàn đã tham gia bằng cả trái tim của mình đến với đồng bào Châu Mạ. Thương hẹn gặp lại tất cả anh chị em Đồng Nai Thượng vào chuyến đi lần sau.
 
Đức Giám Mục ban Bí Tích Thêm Sức tại Giáo Xứ Mepu, Giáo Phân Phan Thiết
Lm Giacôbê Tạ Chúc
23:49 14/04/2011
Sau các ngày mục vụ tại trung tâm hành hương Thánh Mẫu Tàpao (ngày 12 và 13 hàng tháng) , sáng ngày 14/04/2011, Đức cha lại đến ban Bí tích thêm sức cho 255 em thuộc Giáo xứ Mêpu.

Mêpu lần đầu tiên kể từ sau gần hai tháng khánh thành nhà thờ được đón tiếp Đức cha một cách trọng thể. Một điều đặc biệt hơn là ngoài Giáo xứ Mêpu còn có các em lãnh nhận Bí tích thêm sức của ba giáo xứ khác: Võ Đắt, Võ xu, và Đakai. Cha Hạt trưởng Hạt Đức tánh, cha chánh xứ cùng các cha sở liên hệ cũng có mặt trong thánh lễ đồng tế với Đức cha.

Trong bài chia sẻ, Đức cha đã gợi lên sức mạnh biến đổi của Chúa Thánh Thần. Ngài làm cho con người trở nên mới, được thanh tẩy và được sai đi rao giảng Tin mừng. Buổi sáng rộn rã của Mêpu như đang hứa hẹn một sức bật mới cho một Giáo xứ mới được thành lập. Chúa Thánh Thần chính là luồng sinh Khí mới đang thổi vào vùng đất hoang sơ này. Ước mong Men của Thần Khí là sự thật và là sự sống sẽ đem nhiều con người đến cùng Chúa.

Kết thúc thánh lễ là bữa điểm tâm đơn sơ và đầy ắp tình yêu thương của Thiên Chúa, qua sự hiện diện của vị Cha chung Giáo phận .

 
Đức Giám Mục ban Bí Tích Thêm Sức tại Giáo Xứ Mêpu, Giáo Phân Phan Thiết
Lm Giacôbê Tạ Chúc
23:51 14/04/2011
Sau các ngày mục vụ tại trung tâm hành hương Thánh Mẫu Tàpao (ngày 12 và 13 hàng tháng) , sáng ngày 14/04/2011, Đức cha lại đến ban Bí tích thêm sức cho 255 em thuộc Giáo xứ Mêpu.

Mêpu lần đầu tiên kể từ sau gần hai tháng khánh thành nhà thờ được đón tiếp Đức cha một cách trọng thể. Một điều đặc biệt hơn là ngoài Giáo xứ Mêpu còn có các em lãnh nhận Bí tích thêm sức của ba giáo xứ khác: Võ Đắt, Võ xu, và Đakai. Cha Hạt trưởng Hạt Đức tánh, cha chánh xứ cùng các cha sở liên hệ cũng có mặt trong thánh lễ đồng tế với Đức cha.

Trong bài chia sẻ, Đức cha đã gợi lên sức mạnh biến đổi của Chúa Thánh Thần. Ngài làm cho con người trở nên mới, được thanh tẩy và được sai đi rao giảng Tin mừng. Buổi sáng rộn rã của Mêpu như đang hứa hẹn một sức bật mới cho một Giáo xứ mới được thành lập. Chúa Thánh Thần chính là luồng sinh Khí mới đang thổi vào vùng đất hoang sơ này. Ước mong Men của Thần Khí là sự thật và là sự sống sẽ đem nhiều con người đến cùng Chúa.

Kết thúc thánh lễ là bữa điểm tâm đơn sơ và đầy ắp tình yêu thương của Thiên Chúa, qua sự hiện diện của vị Cha chung Giáo phận .

 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Sẽ tới một ngày
lykhách
13:11 14/04/2011
Bắt, cứ bắt nữa, còn bắt thêm
Bắt tới khi nào cả nước ngậm mồm im
Bắt bỏ tù bất kỳ ai dám chống đảng lệnh
Bắt bằng mọi thủ đoạn xử lý nghiêm

Với đảng chính trị là cướp giật
Kinh tế là cơ hội ăn cắp
Giáo dục cần giữ dân trí thấp
Quân sự cần sẵn sàng đàn áp

Đảng là nhà nước và nhà nước là đảng
Lập pháp, hành pháp, tư pháp cũng nó là
Chủ nghĩa xã hội vẫn đè bẹp nhân bản
Bằng dốt nát, cùm gông, thủ đoạn gian tà

Ngày còn đảng là còn tất cả
Thế lực uy quyền đẻ tiền của xa hoa
Mượn nhân danh lợi ích quốc gia
Độc đảng toàn quyền bắt nhốt thiên hạ

Nhốt, còn nhốt nữa, cứ nhốt thêm
Nhốt không cần xét xử nhân nguyên
Nhốt hết, nhốt để đảng bịt miệng
Nhốt cả nước nếu cần, giữ đảng độc quyền

Còn đảng - còn ta, còn tham nhũng còn con ông cháu cha
Đày tớ xỏ lá, đè đầu chủ cũng nó là
Ngày còn đảng sẽ còn tất cả
Thà mất nước hơn đảng mất quyền mà!

Ăn, ăn nữa, cứ ăn thêm
Ăn chận, ăn cướp, ăn như chuột ngày đêm
Ăn hối lộ không đong đo tính đếm
Ăn trên đầu công nhân cầm búa, nông dân cầm liềm

Sẽ tới một ngày hết bắt, hết nhốt, hết ăn
Sẽ là ngày quá sức chịu đựng của nhân dân
Chẳng sợ bắt, chẳng sợ nhốt, ngay cả súng chỉa thẳng
Sẽ lôi đảng ra trước quốc dân trả lẽ công bằng!
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giúp trẻ độc lập
Trầm Thiên Thu
19:25 14/04/2011
Tại sao trẻ luôn muốn cha mẹ làm điều gì đó cho chúng? Làm sao giúp chúng có tính độc lập, không ỷ lại?

Bé Minh, 4 tuổi, là một đứa bé thành thạo và năng động. Vấn đề là nó không chịu tự làm. Chị Kim, mẹ bé Minh, nói: “Nó không chịu mặc áo, dọn dẹp đồ chơi, thậm chí còn tè ra quần!”.

Khi trẻ tự làm có thể trẻ sợ làm sai, hoặc muốn được chú ý nhiều. Cũng có thể trẻ chỉ quen người khác làm giúp nên lười biếng và ỷ lại vào người khác. TS Becky Bailey, tác giả cuốn Easy to Love. Difficult to Discipline, nói: “Bất kỳ lý do gì thì trẻ cũng sẽ khá hơn nếu trẻ được giúp sống độc lập hơn. Hãy thử áp dụng 3 quy luật này:

Khuyến khích. Chẳng hạn cha mẹ có thể nói: “Con mang một chiếc trước, rồi mang chiếc kia sau”. Sau đó hãy khuyến khích: “Giỏi quá, con tự mang giày được rồi đó!”.

Gợi lòng tự ái. Lúc yên tĩnh, hãy bảo trẻ nói ba điều mà nó có thể tự làm. Sau đó bảo trẻ thực hiện điều trẻ vừa nói. Nếu trẻ ngần ngại, hãy khuyến khích trẻ tiếp tục thực hiện.

Vui chơi. Trẻ muốn cha mẹ chú ý, đó là yêu cầu của nó được bảo đảm. Nhưng nếu trẻ muốn cha mẹ chơi với nó, hãy dành chút thời gian chơi với nó rồi nhẹ nhàng phân tích để trẻ dần hiểu giá trị của tính độc lập.

Nhiều cha mẹ nói con cái họ không biết làm cái này, cái nọ. Họ nuông chiều con cái mà cứ tưởng là thương chúng, và rồi lại than phiền và so sánh con mình với con người khác. Hãy nhớ rằng không ai sinh ra đã biết làm thành thạo, cần phải có thời gian và nỗ lực bản thân để tự hoàn thiện. Không biết làm và lười biếng hoặc ỷ lại là những điều khác nhau. Không biết mà không chịu làm thì không bao giờ biết, và tất nhiên không thể thành thạo.

Văn ôn, võ luyện. Ngay cả những kỹ năng mà chúng ta gọi là năng khiếu hoặc thiên phú, nếu không tích cực trau dồi thì cũng sẽ mai một. Không biết mà chịu khó trau dồi thì cũng sẽ khá hơn. Thiên tài thần đồng âm nhạc Wolfgang Mozart (27/1/1756 – 4/12/1791) là nghệ sĩ dương cầm lúc 6 tuổi và là nhà soạn nhạc tài danh lúc 18 tuổi, nhưng ông chỉ khá hơn sau khi được học thêm về âm nhạc. Học và hành rất quan trọng, nhất là với trẻ.

Hãy dạy trẻ biết sống độc lập để lợi ích cho chính bản thân chúng và không là gánh năng của người khác. Cái gì cũng có thể trở thành thói quen, vấn đề đó là thói quen tốt hay xấu.

Với người Công giáo, dạy trẻ độc lập về tín ngưỡng cũng là điều quan trọng: Dạy trẻ biết cầu nguyện và cảm tạ Chúa, cầu nguyện không chỉ cho riêng mình, cho gia đình, cho dân tộc,… mà còn cầu nguyện cho những người khác dù có vẻ “không liên quan” tới mình – chẳng hạn các nạn nhân sóng thần, động đất, lũ lụt, tai nạn, cầu nguyện cho các linh hồn và cho người mới qua đời mà mình biết, dù chỉ khi đi đường nhìn thấy. Đó là tình hiệp thông của 3 giáo hội (vinh quang, chiến đấu, và đau khổ). Hãy khuyến khích trẻ biết cảm nhận về Lòng Thương Xót Chúa qua cuộc sống đời thường, và còn nhiều điều khác cần thiết cho đời sống đức tin của một con người…

 
Văn Hóa
Vương quyền Chúa Giêsu
Mic. Cao Minh Viện
08:13 14/04/2011
VƯƠNG QUYỀN CỦA VUA GIÊ SU

Hiền hòa Ngài cưỡi lừa con
Này cô thiếu nữ Si on vui mừng
Hôm nay Con Đấng Cửu trùng
Nhân danh Thiên Chúa đến cùng nhân gian

Người là Ngôn Sứ Bình an
Vào Thành Thánh tỏ vinh quang Nước Trời
Cành Oliu vẫy chào mời
Áo choàng trải lối vang lời hoan hô

Vinh quang của Vua Ki Tô
Bằng lòng tự hạ vâng lời tế sinh
Trở nên hiến lễ ân tình
Vào thành chấp nhận dâng mình chuộc con.

ĐƯỜNG THƯƠNG KHÓ

Đường Thương Khó thắm tình son
Đi trong khổ nhục, cô đơn, bạc tình
Đêm yêu thương các môn sinh
Một giao ước mới thành hình nhiệm sâu

Đơn côi vườn vắng cây dầu
Mồ hôi mướt máu dạ sầu bi ai
Lời trong tha thiết van nài
“Nếu nên xin cất chén này! Cha ơi!”

Nhưng trong khiêm hạ vâng lời
Nụ hôn chỉ điểm, rừng người giáo gươm
Nộp mình như thể chiên non
Để lời ngôn sứ nên tròn muôn sau

Còn trong sương lạnh đêm thâu
Một thân Chúa chịu biết bao cực hình
Lời chối bỏ của môn sinh
Lời vu cáo của kẽ mình thi ân

Từ đêm khuya đến sáng dần
Bao nhiêu mưu kế dã tâm hại Người
Thân mình Chúa rách tả tơi
Mão gai vết tích khắp người máu tuôn

Từ Thượng tế đến dinh quan
Bao lần tra xét lại càng sạch trong
Vì đâu lòng dạ cuồng ngông
Quyết tình buộc tội bất công tử hình

Thương ơi! Con Chúa uy linh
Vai mang chân bước gập ghềnh xót xa
Giữa trùng vây tiếng thét la
Chiên Con kham nhẫn dâng Cha cuộc đời

Treo thân thập giá trên đồi
Thành toàn Thánh lễ cao vời dâng Cha
Cho tình yêu chảy chan hòa
Đời đời lưu dấu bài ca khải hoàn

Chúa ơi! Một chút tình con!
Trong Tuần Thương Khó xin tròn tin yêu
Thứ tha con lỗi tội nhiều
Dẫn đưa con tới Ánh Thiều Phục Sinh.
 
Chiếc Áo Choàng Mùa Chay
Trần Mộng Tú
17:26 14/04/2011
Chiếc Áo Choàng Mùa Chay

Mỗi khi tôi ngồi trong giáo đường, hít thở cái không khí thánh thiện trong sạch chung quanh mình, nhìn lên tượng Chúa trước mặt, ngước lên vòm cung của tòa nhà thánh , tôi đều có cảm tưởng tôi được khoác lên mình một cái áo choàng. Cả ngôi giáo đường như một tấm áo thanh khiết, thánh thiện, thơm tho, bao chùm lên hình hài thế tục của tôi.Tôi ngồi im lặng, chăm chú cảm nhận cái cảm giác của tấm áo chạm vào mình.

Cái áo choàng đó tùy theo mùa thánh mà biến đổi hình dạng và mang đến cho tôi những rung động khác nhau.

Chiếc áo choàng mầu trắng thơm lừng mùi hoa huệ từ trên cao giũ xuống vào dịp lễ Phục Sinh cho tôi cảm nhận được như có cánh chim đang vỗ cánh phục sinh ngay chính trong tâm hồn mình, mang lại cho tôi cái ấn tượng tất cả đời sống chung quanh mình từ sông ngòi, cây cỏ, đá tảng cùng đổi mới với sự phục sinh của Thiên Chúa. Ngôi giáo đường là cái áo choàng may bằng những cánh huệ tinh khiết khổng lồ, giũ xuống từ vòm cung giáo đường và hồn xác tôi được cuốn tròn trong đó.Tôi còn ao ước chi hơn khi hồn lâng lâng tiếng hát:

“Chúa ở bên tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi / Trên đồng cỏ xanh rì, Người đặt tôi nằm nghỉ.”

Tôi yên tâm gửi đời mình trong chiếc áo choàng Phục Sinh.

Khi mùa Giáng Sinh về, tôi lại đến, ngồi trong giáo đường, nhìn những bông hoa mầu đỏ Poinsettia xếp kín các lối đi, đặt chung quanh bàn thánh, với đèn nến sáng trưng từ nóc giáo đường tỏa xuống, bao bọc tôi ấm áp trước máng cỏ. Tôi hạnh phúc nhận chiếc áo choàng mầu đỏ đang tung ra phủ xuống hình hài bé mọn trần thế của tôi. Chiếc áo cho tôi sự nồng ấm, đằm thắm, cao trọng, nâng hồn tôi tới bên máng cỏ. Tôi yêu đời, yêu người, qua sự ra đời của Đấng Cứu Thế. Tôi cất cao lời hát: “Vinh Danh Thiên Chúa trên khắp từng trời / Bình an dưới thế cho người thiện tâm.”

Tôi hân hoan đón Chúa làm người trần thế, để chân tôi được đặt trên dấu chân Người trên mỗi hướng đi. Chiếc áo tình thương mầu đỏ của Người sẽ phủ xuống suốt một đời tôi. Tôi thương cho ai không cảm nhận được tình thương của Thiên Chúa ban cho như chiếc áo choàng đang bao bọc chung quanh đời sống mình.

Nhưng vào mùa Chay , chiếc áo giũ xuống từ vòm cung nhà Chúa phủ trên tôi, không nồng ấm đỏ thắm, không an bình, tinh khôi trắng muốt, chỉ có một mầu xám của tro than, vẫn là chiếc áo mang nhiều ý nghĩa về tình yêu của Thiên Chúa cho nhân loại nhất đối với tôi? Và tôi cũng yêu nhất chiếc áo này.

Khi bắt đầu vào mùa Chay, giáo đường đơn sơ, không hoa, không nến, giáo đường trong suốt và tinh khiết, ngay cả dương cầm cũng hát những nốt nhạc câm, những hàng ghế gỗ cũng se mình chờ thống hối. Giáo đường như một trang giấy trắng, ngay cả câu kinh cũng chưa ghi xuống, giáo đường tĩnh lặng như góc vườn ô-liu, nơi Chúa trải nghiệm cô đơn đời mình cùng Chúa Cha. Tôi ngước nhìn lên vòm trần nhiều lần, đón nhận, một chiếc áo đang giũ xuống, khoác trên vai tôi. Chiếc áo mỏng mảnh, mầu xam xám như được dệt bằng tàn tro của hai ngàn năm trước hay như tàn tro mới đốt của ngày hôm qua? Có khi tôi thấy mình ngồi yên không dám nhúc nhích vì hình như dưới lớp áo đó có những mũi gai nhọn đang xước nhẹ trên da thịt tôi. Nhắc nhở cho tôi sự đau khổ, tội lỗi và mầm hy vọng. Chiếc áo mỏng quá, xoi thấu xương da tôi, một xác thân hèn mọn rất thế gian này. Tôi hình như không có thật và tôi sẽ bốc hơi, bay đi, hay tôi sẽ tàn rụi như tro than phủ thêm lên trên mặt đất vốn đã làm từ tro bụi. Như vậy, có một giá trị nào ở thân xác này?

Cái khung thân thể đó chỉ có thể hữu dụng khi nó mang trong đó một linh hồn tinh khiết hoàn hảo, mà hồn tôi ơi! Đã hoàn hảo hay chưa?

Tôi mặc chiếc áo màu xám tro bốn mươi ngày. Bốn mươi ngày, tôi theo lịch giáo hội, đọc kinh, lần hạt, ăn chay, hãm mình. Tôi có ý thức mạnh mẽ những điều đó hay không? Hay tôi đã thổi tất cả những điều phải tuân theo đó vào trong khoảng trống của một phần đời tôi. Những nghi thức đó bay như tàn tro đốt ra ở những tầu lá dừa (palm leaves) năm ngoái vào không gian trước mặt. Có hạt tro nào bám lại trong tôi, lời kinh nào thấm đẫm hồn tôi. Tôi tới giáo đường trong mùa chay, với cái tâm trống trải nhưng tràn đầy mong ước được đổ đầy, với cái thân run rẩy mong mỏi được bao bọc trong chiếc áo vô hình từ trên cao giũ xuống.

Vào mùa Chay, mỗi khi đứng ở trước của giáo đường, sắp bước vào trong, sắp khoác lên mình chiếc áo giũ xuống từ vòm cung giáo đường, cúi xuống nhìn hình hài như có như không của mình, tôi đón nhận những chiếc gai, có thể, sẽ cào xước tôi, những cơn gió lốc, có thể, mang theo tàn tro sẽ xuyên qua chiếc áo, bám chặt vào tôi. Hay cũng trong chiếc áo này, tôi sẽ giũ xuống gai và bụi ra khỏi thân tôi để hồn tôi trở nên trong suốt, sẽ nẩy mầm cho những đóa hoa phục sinh? Chính trong giờ phút này, tôi bỗng thấy một nỗi trống rỗng bao phủ quanh mình. Tất cả những gì thuộc về tôi: Chồng, con, anh, chị, em, cháu; văn chương, thơ phú; nhà cửa, xe cộ, tiền bạc trong ngân hàng…Hình như không có một tí gì liên hệ, hay thuộc về tôi cả. Chỉ là những khối trống, lớn, nhỏ, có nhiều hình dạng, mầu sắc chồng lên nhau mà thôi. Tôi đứng hẳn ra ngoài, nhìn vào những vật đó, như nhìn vào một khoảng trống vô tận, hun hút. Thấy mình nhẹ hẫng, không rằng buộc, sở hữu chủ một vật gì, ngoài hạt bụi nhỏ xíu là chính mình. Nhưng cũng ngay lúc đó tôi bỗng giật mình tỉnh thức. Có, có một cái gì đó, cái gì không nắm giữ được bằng tay, bằng chứng từ, bằng hiện thực. Đó là sự quan phòng của Thiên Chúa xuống cho mình, như tấm áo choàng giũ xuống từ nóc vòm của giáo đường đang ôm bọc lấy mình. Cái áo mỏng manh, xam xám, im lặng, không hề lên tiếng cho sự có mặt, nhưng đang làm công việc bao bọc và che chở mình ngay trong mùa thương khó này, như đã bao bọc mình từ khi mới sinh ra.

Tôi bỗng thấy mình hiện hữu trong mùa Chay. Một tôi, hồn, xác, có thật.

□ Trần Mộng Tú
Mùa Chay 2011
 
Nhạc phẩm Chiều Buổn Can Vê
Vọng Sinh
08:04 14/04/2011
Xin hân hạnh giới thiệui nhạc phẩm "Chiều buồn Can Vê" của Vọng Sinh
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa sứ
Nguyễn Đức Cung
22:38 14/04/2011
HOA SỨ

Ảnh của Nguyễn Đức Cung

Hoa sứ trắng nhà em đang trổ nụ

Dìu dịu loang hương tỏa ngọt bên em

Ngây ngất nhìn hoa mơ về dĩ vãng

Tóc em xanh cài hoa trắng xinh xinh.

(Trích thơ của Cao Nguyên)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền