Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật II Phục Sinh : Hong Lại Niềm Tin Từ Vết Sẹo
Lm Giuse Trương Đình Hiền
09:26 18/04/2020
HONG LẠI NIỀM TIN TỪ “VẾT SẸO”
Chúa Nhật II PHỤC SINH – Chúa Nhật LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT – Năm A 2020
Không dè “đức tin vào Đấng Phục Sinh” của tông đồ Tôma lại xoay quanh câu chuyện về “vết sẹo” !
Khởi đầu là “vết sẹo” và lời thách thức: “Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin”.
Tiếp đến: “vết sẹo” và sự hiện diện để chứng minh: “Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin”.
Cuối cùng: “vết sẹo” và lời tuyên xưng đức tin trọn hảo: “Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!”
Thì ra, Đức Kitô Phục Sinh – Đối tượng cốt yếu của niềm tin nơi người Kitô hữu, không là một hình hài ảo ảnh, một nhân vật huyền thoại hoang đường, một thần thánh vô hình trừu tượng…, mà là một “Ngôi Vị” mang hình hài của một “Con Người” đầy “vết sẹo”. Và như thế, lời thách thức hôm nào của tông đồ Tôma lại là một “chìa khoá” để mở ra một chiều kích đức tin đầy tính nhân văn và hiện thực.
Thật vậy, ngay từ thuở ban đầu, Kitô giáo được xây dựng và hình thành bằng những “chuyện kể” của các chứng nhân về một “Con Người đã mang trên mình vết sẹo thập giá và đã chỗi dậy khỏi ngôi mộ trống”. Vâng, đó là những “chuyện kể” của người thiếu phụ Maria Mađalêna, của các bà đạo đức, của Phêrô và Gioan, của hai môn đệ trên đường Emmau, của “7 anh ngư phủ” trên biển hồ Tiberiat, của “nhóm 11 tông đồ trong đó có Tôma”…
Các nhà truyền giáo đầu tiên của Kitô giáo đó là những người đã từng biết, sống, làm việc…và nhất là từng chứng kiến việc Giêsu Nadaret bị bắt, kết án, vác thập giá và bị đóng đinh trên đồi Sọ, được an táng trong mộ với thân xác đầy vết sẹo….; và cũng là “chứng nhân của chuyện kể về “ngày ngày Thứ Nhất trong tuần”: ngôi mộ trống, các vật dụng liên quan đến “vết sẹo thập giá” vẫn còn nguyên: băng vải liệm xác, khăn liệm che đầu…, và thiên thần báo tin “Ngài đã sống lại”…(Xem Cv 1,21-22).
Và chính Đấng “mang đầy vết sẹo thập giá” đó đã hiện diện để ấn chứng như một con người sống thực chứ không là bóng ma: “Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây? ” Nói xong, Người đưa tay chân ra cho các ông xem. (Lc 24,39-40).
Quả thật, nếu câu chuyện “Chúa sống lại” chỉ là một “bản tin giật gân của mấy mụ đàn bà hoang tưởng” hay của mấy tay dân chài dốt nát “có vấn đề thần kinh”… đã tự thêu dệt ra để tự vỗ về an ủi…, rồi sau đó khép lại như bao câu chuyện của đời thường, tuyệt nhiên không có gì xảy ra sau đó, thì thử hỏi trên thế giới nầy liệu có được mấy người tin Chúa Giêsu? Mà dẫu cho thế giới có sai lầm và mù quáng suốt 2000 năm nay chăng nữa, thì ở giữa thời đại văn minh như hôm nay, liệu có tồn tại không một tôn giáo dựa trên một lời bịa đặt, một sự tuyên truyền dối trá, một thứ “tin giả” (fake news)?
Vâng, đằng sau bản tin “Mộ trống” của các trang Tin Mừng, đằng sau câu chuyện nhát gừng “Chúa đã sống lại” của các phụ nữ, đằng sau lời đoan quyết “Tôi đã thấy Chúa” chẳng ai làm chứng của bà Maria Mađalêna, và cả những lời xác nhận “chúng tôi đã thấy Chúa” không mấy xác tín của đám đông Tông Đồ trong “căn phòng đóng kín vì sợ người Do Thái” …phải có một “sự thật vĩ đại”, một “ấn chứng thần linh” chắc chắn, một sự “hiện diện đích thực của Đấng Phục Sinh với xác thân mang đầy vết sẹo”…mới làm cho “chân lý Phục Sinh”, “Tin mừng Phục Sinh” được thuyết phục, tin yêu, đầy sức sống và hy vọng suốt 2000 năm.
Từ “đức tin nhờ thách thức của Tôma”, một lần nữa chúng ta xác tín rằng: chỉ có sức mạnh của Thiên Chúa, chỉ có sức tác động của Chúa Thánh Linh, chỉ có “Bàn tay quyền năng của Đấng Phục sinh chạm tới” mới làm nên phép lạ kỳ diệu và đầy thuyết phục của “Tin Mừng Phục Sinh”, của “Tín điều Phục Sinh”, của giáo lý Phục Sinh”…
Chính vì thế, chúng ta có thể phát biểu một cách xác tín mà không sợ “lạc đạo” rằng: mầu nhiệm phục sinh đó là “mầu nhiệm Đức Kitô đang hiện diện”:
– Một sự hiện diện làm nên Kitô giáo, một sự hiện diện làm nên lâu đài đức tin.
– Một sự hiện diện làm nền tảng của giáo lý, tâm điểm của mọi cử hành phụng vụ.
– Một sự hiện diện làm kim chỉ nam cho mọi qui luật luân lý và tu đức.
– Một sự hiện diện làm nên chính lương thực trường sinh và sức mạnh thiêng liêng cho cuộc đời tại thế.
– Một sự hiện diện có sức mạnh lôi kéo con người tiến bước trong niềm hy vọng hạnh phúc vĩnh hằng.
– Một sự hiện diện làm bật rễ những tâm hồn tăm tối tội lỗi để vươn mình chỗi dậy bước vào ánh sáng tình yêu và ân sủng…
Chính vì thế, niềm tin của người Kitô hữu, cuộc sống đích thực của người Kitô hữu chính là sống “sự hiện diện nầy”, như lời định nghĩa của Thánh Phaolô: “Tôi sống đây không phải là tôi sống mà chính Đức Kitô sống trong tôi”; đó chính là Đức Kitô Phục Sinh mà chàng Tôma cứng tin đã luỵ phục hoàn toàn sau khi chứng kiến “những vết sẹo” mà anh ta đã thách thức: “Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!”.
Nhưng chúng ta cũng biết rằng: sau khi sống lại từ cõi chết, Chúa Kitô chỉ hiện diện cách hữu hình vỏn vẹn có 40 ngày. Sau đó “Ngài lên trời ngự bên hữu Thiên Chúa”, nhường chỗ cho một sự “hiện diện mới”, một Đức Kitô phục sinh vô hình nối dài trong lịch sừ, mà theo ngôn ngữ thần học của Thánh Phaolô, đó chính là “Thân Thể huyền nhiệm của Ngài”, là Hội Thánh.
Quả thật, Lời Chúa hôm nay cho dù âm vang những tên gọi khác nhau như “các anh em…thông hiệp huynh đệ, bẻ bánh, cầu nguyện”, “các tông đồ”, “mọi kẻ tin sống hoà hợp” (Cv), “Đức Kitô phục sinh đã tái sinh chúng ta” (Thư Phêrô), “các môn đệ họp có cả Tôma” (TM)…thì tất cả đều qui chiếu về một điều duy nhất: “một cộng đoàn đang làm chứng về sự hiện diện của Đấng Phục Sinh”, làm chứng về sự “đồng tâm nhất trí”, về chia sẻ huynh đệ, về sự cầu nguyện và cử hành phụng vụ Thánh Thể…, như những lời mô tả đơn sơ của sách Công vụ Tông đồ nơi Bđ 1: “Tất cả mọi kẻ tin đều sống hoà hợp với nhau và để mọi sự làm của chung. Họ bán tài sản gia nghiệp, rồi phân phát cho mọi người tuỳ nhu cầu từng người. Hằng ngày họ hợp nhất một lòng một ý cùng nhau ở trong đền thờ, bẻ bánh ở nhà, họ dùng bữa cách vui vẻ đơn sơ; họ ca tụng Thiên Chúa và được toàn dân mến chuộng.”
Nếu diễn tả theo ngôn ngữ thần học hiện nay, thì đó là:
– Một cộng đoàn Hội Thánh mang tính “hiệp hành” (Synodality) đang gắn kết cùng nhau trên cuộc lữ hành đức tin tiến về quê Trời.
– Một cộng đoàn qui tụ với nhau trong bí tích Thánh Thể để “chạm đến thương tích của Đấng Phục sinh đang hiện diện” và trở thành những đôi tay nối dài của Ngài để xoa dịu những vết thương đau giữa cuộc đời.
– Một cộng đoàn sống mầu nhiệm thánh tẩy bằng thái độ dấn thân lên đường để hoàn toàn phó thác vận mệnh cho “lòng xót thương của Thiên Chúa”…
Một cộng đoàn Hội Thánh nào sống không đúng hay phản lại những giá trị trên, những đặc tính nền tảng trên sẽ không bao giờ có Đức Kitô phục sinh hiện diện.
Cũng vậy, khi nào mỗi người Kitô hữu chúng ta lìa xa Hội Thánh, tách rời cộng đoàn để “xé lẻ ăn riêng” sẽ rơi vào nguy cơ “cứng lòng, vô tín như Tôma”.
Khi nào cộng đoàn Hội Thánh vẫn còn sống trong sự nhát sợ, cục bộ, ích kỷ “đóng cửa kín bưng” để xa rời anh em đồng loại, sẽ có nguy cơ làm xơ cứng cũ mòn lời chứng về sự Phục sinh và sẽ không thuyết phục được con người hôm nay tin vào việc Chúa sống lại.
Sau hết, chúng ta đừng quên, Đức Kitô không hề che giấu những “vết sẹo thương khó” trên thân thể phục sinh của Ngài; đó chính là dấu chỉ sống động cụ thể của “lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa” mà Thánh Phêrô, một nhân chứng cụ thể của bi hùng kịch “Tử nạn-Phục sinh”, đã diễn tả cách thâm thuý qua thư thứ nhất của ngài vừa được công bố qua Bài đọc 2 hôm nay: “Thiên Chúa là Cha Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, vì lòng từ bi cao cả, nhờ việc Đức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại, Người đã tái sinh chúng ta để chúng ta hy vọng được sống, được hưởng gia nghiệp không hư nát, tinh tuyền, không suy tàn, dành để cho anh em trên trời.”
Trong cái nhìn thần học của Thánh Gioan, “Vết sẹo” mà Chúa Kitô Phục Sinh mời gọi Tôma chạm đến cũng chính là vết sẹo từ “cạnh sườn Đấng bị đâm và máu và nước đã chảy ra từ đó”. Đức tin phát xuất từ cạnh sườn Chúa Kitô và Hội Thánh cũng phát sinh từ đó, từ “vết sẹo của tình yêu”, từ “vết thương của lòng thương xót”, từ chính Máu và Nước, biểu tượng của hai nhiệm tích Thánh Tẩy (nước) và Thánh Thể (Máu). Chúa mời gọi Tôma đụng chạm đến cạnh sườn phải chăng đó là dấu chỉ sống động của “Lòng Thương Xót”. Thị kiến của nữ Thánh Faustina sau nầy qua hình tượng ánh sáng trắng và đỏ (bức ảnh Lòng Chúa thương xót) từ ngực Chúa chiếu ra phải chăng là một minh họa thêm cho mặc khải tối hậu nầy !
Năm nay, giáp 20 năm ngày Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II phong hiển thánh cho Chân phước Faustina (30.4.2000), cũng là ngày vị Thánh Giáo Hoàng nầy đã thiết lập “Chúa Nhật kính lòng Chúa Thương Xót” là Chúa Nhật II Phục Sinh hằng năm, phải chăng là dịp đặc biệt để toàn Dân Chúa ôn lại và sống cụ thể hơn, sinh động hơn sứ điệp “Lòng Chúa Thương Xót”.
Nếu sứ điệp “Lòng Chúa thương xót” được mạc khải và ký thác cho thánh nữ Faustina vào thời ngọn lửa kinh hoàng của chiến tranh thế giới lần thứ II đang bao phủ địa cầu, thì cũng sứ điệp nầy, hôm nay, trong thời đại dịch Covid-19 đang phủ bóng đen sự chết lên toàn thế giới, một lần nữa nhắc nhở mọi người chúng ta vững tin vào “Lòng Thương Xót của Thiên Chúa”.
Cũng vậy, nếu trên “Thân Mình Hội Thánh” và trong nhân loại hôm nay, còn có biết bao nhiêu phận người mang hình ảnh của “Đức Kitô loang lổ vết sẹo” của đói nghèo, bị áp bức, bệnh tật, tù đày…đang cần được “chạm đến” với bàn tay của “Lòng Thương Xót”, thì cần thiết biết bao, những “tông đồ Tôma” luôn trở về “ở lại với anh em trong mái nhà Hội Thánh và hong lại niềm tin từ vết sẹo của Đấng đã chết và sống lại vì yêu, “vết sẹo của Lòng Thương Xót”. Amen.
Giuse Trương Đình Hiền
Chúa Nhật II PHỤC SINH – Chúa Nhật LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT – Năm A 2020
Không dè “đức tin vào Đấng Phục Sinh” của tông đồ Tôma lại xoay quanh câu chuyện về “vết sẹo” !
Khởi đầu là “vết sẹo” và lời thách thức: “Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin”.
Tiếp đến: “vết sẹo” và sự hiện diện để chứng minh: “Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin”.
Cuối cùng: “vết sẹo” và lời tuyên xưng đức tin trọn hảo: “Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!”
Thì ra, Đức Kitô Phục Sinh – Đối tượng cốt yếu của niềm tin nơi người Kitô hữu, không là một hình hài ảo ảnh, một nhân vật huyền thoại hoang đường, một thần thánh vô hình trừu tượng…, mà là một “Ngôi Vị” mang hình hài của một “Con Người” đầy “vết sẹo”. Và như thế, lời thách thức hôm nào của tông đồ Tôma lại là một “chìa khoá” để mở ra một chiều kích đức tin đầy tính nhân văn và hiện thực.
Thật vậy, ngay từ thuở ban đầu, Kitô giáo được xây dựng và hình thành bằng những “chuyện kể” của các chứng nhân về một “Con Người đã mang trên mình vết sẹo thập giá và đã chỗi dậy khỏi ngôi mộ trống”. Vâng, đó là những “chuyện kể” của người thiếu phụ Maria Mađalêna, của các bà đạo đức, của Phêrô và Gioan, của hai môn đệ trên đường Emmau, của “7 anh ngư phủ” trên biển hồ Tiberiat, của “nhóm 11 tông đồ trong đó có Tôma”…
Các nhà truyền giáo đầu tiên của Kitô giáo đó là những người đã từng biết, sống, làm việc…và nhất là từng chứng kiến việc Giêsu Nadaret bị bắt, kết án, vác thập giá và bị đóng đinh trên đồi Sọ, được an táng trong mộ với thân xác đầy vết sẹo….; và cũng là “chứng nhân của chuyện kể về “ngày ngày Thứ Nhất trong tuần”: ngôi mộ trống, các vật dụng liên quan đến “vết sẹo thập giá” vẫn còn nguyên: băng vải liệm xác, khăn liệm che đầu…, và thiên thần báo tin “Ngài đã sống lại”…(Xem Cv 1,21-22).
Và chính Đấng “mang đầy vết sẹo thập giá” đó đã hiện diện để ấn chứng như một con người sống thực chứ không là bóng ma: “Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây? ” Nói xong, Người đưa tay chân ra cho các ông xem. (Lc 24,39-40).
Quả thật, nếu câu chuyện “Chúa sống lại” chỉ là một “bản tin giật gân của mấy mụ đàn bà hoang tưởng” hay của mấy tay dân chài dốt nát “có vấn đề thần kinh”… đã tự thêu dệt ra để tự vỗ về an ủi…, rồi sau đó khép lại như bao câu chuyện của đời thường, tuyệt nhiên không có gì xảy ra sau đó, thì thử hỏi trên thế giới nầy liệu có được mấy người tin Chúa Giêsu? Mà dẫu cho thế giới có sai lầm và mù quáng suốt 2000 năm nay chăng nữa, thì ở giữa thời đại văn minh như hôm nay, liệu có tồn tại không một tôn giáo dựa trên một lời bịa đặt, một sự tuyên truyền dối trá, một thứ “tin giả” (fake news)?
Vâng, đằng sau bản tin “Mộ trống” của các trang Tin Mừng, đằng sau câu chuyện nhát gừng “Chúa đã sống lại” của các phụ nữ, đằng sau lời đoan quyết “Tôi đã thấy Chúa” chẳng ai làm chứng của bà Maria Mađalêna, và cả những lời xác nhận “chúng tôi đã thấy Chúa” không mấy xác tín của đám đông Tông Đồ trong “căn phòng đóng kín vì sợ người Do Thái” …phải có một “sự thật vĩ đại”, một “ấn chứng thần linh” chắc chắn, một sự “hiện diện đích thực của Đấng Phục Sinh với xác thân mang đầy vết sẹo”…mới làm cho “chân lý Phục Sinh”, “Tin mừng Phục Sinh” được thuyết phục, tin yêu, đầy sức sống và hy vọng suốt 2000 năm.
Từ “đức tin nhờ thách thức của Tôma”, một lần nữa chúng ta xác tín rằng: chỉ có sức mạnh của Thiên Chúa, chỉ có sức tác động của Chúa Thánh Linh, chỉ có “Bàn tay quyền năng của Đấng Phục sinh chạm tới” mới làm nên phép lạ kỳ diệu và đầy thuyết phục của “Tin Mừng Phục Sinh”, của “Tín điều Phục Sinh”, của giáo lý Phục Sinh”…
Chính vì thế, chúng ta có thể phát biểu một cách xác tín mà không sợ “lạc đạo” rằng: mầu nhiệm phục sinh đó là “mầu nhiệm Đức Kitô đang hiện diện”:
– Một sự hiện diện làm nên Kitô giáo, một sự hiện diện làm nên lâu đài đức tin.
– Một sự hiện diện làm nền tảng của giáo lý, tâm điểm của mọi cử hành phụng vụ.
– Một sự hiện diện làm kim chỉ nam cho mọi qui luật luân lý và tu đức.
– Một sự hiện diện làm nên chính lương thực trường sinh và sức mạnh thiêng liêng cho cuộc đời tại thế.
– Một sự hiện diện có sức mạnh lôi kéo con người tiến bước trong niềm hy vọng hạnh phúc vĩnh hằng.
– Một sự hiện diện làm bật rễ những tâm hồn tăm tối tội lỗi để vươn mình chỗi dậy bước vào ánh sáng tình yêu và ân sủng…
Chính vì thế, niềm tin của người Kitô hữu, cuộc sống đích thực của người Kitô hữu chính là sống “sự hiện diện nầy”, như lời định nghĩa của Thánh Phaolô: “Tôi sống đây không phải là tôi sống mà chính Đức Kitô sống trong tôi”; đó chính là Đức Kitô Phục Sinh mà chàng Tôma cứng tin đã luỵ phục hoàn toàn sau khi chứng kiến “những vết sẹo” mà anh ta đã thách thức: “Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!”.
Nhưng chúng ta cũng biết rằng: sau khi sống lại từ cõi chết, Chúa Kitô chỉ hiện diện cách hữu hình vỏn vẹn có 40 ngày. Sau đó “Ngài lên trời ngự bên hữu Thiên Chúa”, nhường chỗ cho một sự “hiện diện mới”, một Đức Kitô phục sinh vô hình nối dài trong lịch sừ, mà theo ngôn ngữ thần học của Thánh Phaolô, đó chính là “Thân Thể huyền nhiệm của Ngài”, là Hội Thánh.
Quả thật, Lời Chúa hôm nay cho dù âm vang những tên gọi khác nhau như “các anh em…thông hiệp huynh đệ, bẻ bánh, cầu nguyện”, “các tông đồ”, “mọi kẻ tin sống hoà hợp” (Cv), “Đức Kitô phục sinh đã tái sinh chúng ta” (Thư Phêrô), “các môn đệ họp có cả Tôma” (TM)…thì tất cả đều qui chiếu về một điều duy nhất: “một cộng đoàn đang làm chứng về sự hiện diện của Đấng Phục Sinh”, làm chứng về sự “đồng tâm nhất trí”, về chia sẻ huynh đệ, về sự cầu nguyện và cử hành phụng vụ Thánh Thể…, như những lời mô tả đơn sơ của sách Công vụ Tông đồ nơi Bđ 1: “Tất cả mọi kẻ tin đều sống hoà hợp với nhau và để mọi sự làm của chung. Họ bán tài sản gia nghiệp, rồi phân phát cho mọi người tuỳ nhu cầu từng người. Hằng ngày họ hợp nhất một lòng một ý cùng nhau ở trong đền thờ, bẻ bánh ở nhà, họ dùng bữa cách vui vẻ đơn sơ; họ ca tụng Thiên Chúa và được toàn dân mến chuộng.”
Nếu diễn tả theo ngôn ngữ thần học hiện nay, thì đó là:
– Một cộng đoàn Hội Thánh mang tính “hiệp hành” (Synodality) đang gắn kết cùng nhau trên cuộc lữ hành đức tin tiến về quê Trời.
– Một cộng đoàn qui tụ với nhau trong bí tích Thánh Thể để “chạm đến thương tích của Đấng Phục sinh đang hiện diện” và trở thành những đôi tay nối dài của Ngài để xoa dịu những vết thương đau giữa cuộc đời.
– Một cộng đoàn sống mầu nhiệm thánh tẩy bằng thái độ dấn thân lên đường để hoàn toàn phó thác vận mệnh cho “lòng xót thương của Thiên Chúa”…
Một cộng đoàn Hội Thánh nào sống không đúng hay phản lại những giá trị trên, những đặc tính nền tảng trên sẽ không bao giờ có Đức Kitô phục sinh hiện diện.
Cũng vậy, khi nào mỗi người Kitô hữu chúng ta lìa xa Hội Thánh, tách rời cộng đoàn để “xé lẻ ăn riêng” sẽ rơi vào nguy cơ “cứng lòng, vô tín như Tôma”.
Khi nào cộng đoàn Hội Thánh vẫn còn sống trong sự nhát sợ, cục bộ, ích kỷ “đóng cửa kín bưng” để xa rời anh em đồng loại, sẽ có nguy cơ làm xơ cứng cũ mòn lời chứng về sự Phục sinh và sẽ không thuyết phục được con người hôm nay tin vào việc Chúa sống lại.
Sau hết, chúng ta đừng quên, Đức Kitô không hề che giấu những “vết sẹo thương khó” trên thân thể phục sinh của Ngài; đó chính là dấu chỉ sống động cụ thể của “lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa” mà Thánh Phêrô, một nhân chứng cụ thể của bi hùng kịch “Tử nạn-Phục sinh”, đã diễn tả cách thâm thuý qua thư thứ nhất của ngài vừa được công bố qua Bài đọc 2 hôm nay: “Thiên Chúa là Cha Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, vì lòng từ bi cao cả, nhờ việc Đức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại, Người đã tái sinh chúng ta để chúng ta hy vọng được sống, được hưởng gia nghiệp không hư nát, tinh tuyền, không suy tàn, dành để cho anh em trên trời.”
Trong cái nhìn thần học của Thánh Gioan, “Vết sẹo” mà Chúa Kitô Phục Sinh mời gọi Tôma chạm đến cũng chính là vết sẹo từ “cạnh sườn Đấng bị đâm và máu và nước đã chảy ra từ đó”. Đức tin phát xuất từ cạnh sườn Chúa Kitô và Hội Thánh cũng phát sinh từ đó, từ “vết sẹo của tình yêu”, từ “vết thương của lòng thương xót”, từ chính Máu và Nước, biểu tượng của hai nhiệm tích Thánh Tẩy (nước) và Thánh Thể (Máu). Chúa mời gọi Tôma đụng chạm đến cạnh sườn phải chăng đó là dấu chỉ sống động của “Lòng Thương Xót”. Thị kiến của nữ Thánh Faustina sau nầy qua hình tượng ánh sáng trắng và đỏ (bức ảnh Lòng Chúa thương xót) từ ngực Chúa chiếu ra phải chăng là một minh họa thêm cho mặc khải tối hậu nầy !
Năm nay, giáp 20 năm ngày Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II phong hiển thánh cho Chân phước Faustina (30.4.2000), cũng là ngày vị Thánh Giáo Hoàng nầy đã thiết lập “Chúa Nhật kính lòng Chúa Thương Xót” là Chúa Nhật II Phục Sinh hằng năm, phải chăng là dịp đặc biệt để toàn Dân Chúa ôn lại và sống cụ thể hơn, sinh động hơn sứ điệp “Lòng Chúa Thương Xót”.
Nếu sứ điệp “Lòng Chúa thương xót” được mạc khải và ký thác cho thánh nữ Faustina vào thời ngọn lửa kinh hoàng của chiến tranh thế giới lần thứ II đang bao phủ địa cầu, thì cũng sứ điệp nầy, hôm nay, trong thời đại dịch Covid-19 đang phủ bóng đen sự chết lên toàn thế giới, một lần nữa nhắc nhở mọi người chúng ta vững tin vào “Lòng Thương Xót của Thiên Chúa”.
Cũng vậy, nếu trên “Thân Mình Hội Thánh” và trong nhân loại hôm nay, còn có biết bao nhiêu phận người mang hình ảnh của “Đức Kitô loang lổ vết sẹo” của đói nghèo, bị áp bức, bệnh tật, tù đày…đang cần được “chạm đến” với bàn tay của “Lòng Thương Xót”, thì cần thiết biết bao, những “tông đồ Tôma” luôn trở về “ở lại với anh em trong mái nhà Hội Thánh và hong lại niềm tin từ vết sẹo của Đấng đã chết và sống lại vì yêu, “vết sẹo của Lòng Thương Xót”. Amen.
Giuse Trương Đình Hiền
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
18:23 18/04/2020
18. Chúng ta cần phải hưởng vui vẻ, nếu không đạt được sự hưởng thụ vui vẻ cao thượng thì chắc chắn phải đi tìm hưởng thụ sự vui vẻ đê tiện. (Thánh Bernard)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
---------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
---------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
18:33 18/04/2020
97. QUAN ÂM THIÊN TRÚC
Năm nọ thời Hiếu Tông, trời làm đại hạn, hoàng đế muốn khẩn cấp triệu quan thế âm bồ tát xuống núi cứu nạn, nên đem tượng Phật chuyển qua chùa Minh Khánh để cầu nguyện.
Có người làm bài thơ chế nhạo:
- “Tẩu sát đông đầu cung phụng ban, truyền tuyên thánh chỉ đến nhân gian, thái bình thừa tướng ngồi trong đường, quan âm Thiên Trúc lại hạ san”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 97:
Quan âm bồ tát không phải là đấng tạo hóa cũng không phải là đấng làm ra mưa gió hay mặt trời, nhưng quan âm bồ tát chỉ là một tạo vật bởi Thiên Chúa mà ra.
Cầu nguyện là cầu với Đấng tối cao, Đấng tạo dựng đất trời, Đấng làm ra mưa và làm cho có ngũ hành tinh tú trên bầu trời, chứ không phải cầu nguyện với loại tạo vật; cầu nguyện là đem hết thân xác tâm hồn và trí khôn của mình để vào trong tình yêu của Thiên Chúa là Đấng đã tạo dựng nên mình, đó là sự khôn ngoan của Thánh Thần ban cho.
Có một vài người Ki-tô hữu thường hay báo oán Thiên Chúa khi trời nắng nóng hoặc khi mưa to gió lớn, họ đặt quyền lợi của cá nhân trên quyền năng của Thiên Chúa, họ lấy trí óc của mình ra đọ với sự khôn ngoan của Thiên Chúa mà không thấy tình yêu của Ngài dành cho mọi người trên mặt đất này.
Thỉnh cầu quan âm bồ tát về để cầu mưa là chuyện của người không biết Thiên Chúa là ai, nhưng cầu nguyện và hết lòng tin tưởng vào Thiên Chúa chính là bổn phận và yêu thương của người Ki-tô hữu vậy...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Năm nọ thời Hiếu Tông, trời làm đại hạn, hoàng đế muốn khẩn cấp triệu quan thế âm bồ tát xuống núi cứu nạn, nên đem tượng Phật chuyển qua chùa Minh Khánh để cầu nguyện.
Có người làm bài thơ chế nhạo:
- “Tẩu sát đông đầu cung phụng ban, truyền tuyên thánh chỉ đến nhân gian, thái bình thừa tướng ngồi trong đường, quan âm Thiên Trúc lại hạ san”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 97:
Quan âm bồ tát không phải là đấng tạo hóa cũng không phải là đấng làm ra mưa gió hay mặt trời, nhưng quan âm bồ tát chỉ là một tạo vật bởi Thiên Chúa mà ra.
Cầu nguyện là cầu với Đấng tối cao, Đấng tạo dựng đất trời, Đấng làm ra mưa và làm cho có ngũ hành tinh tú trên bầu trời, chứ không phải cầu nguyện với loại tạo vật; cầu nguyện là đem hết thân xác tâm hồn và trí khôn của mình để vào trong tình yêu của Thiên Chúa là Đấng đã tạo dựng nên mình, đó là sự khôn ngoan của Thánh Thần ban cho.
Có một vài người Ki-tô hữu thường hay báo oán Thiên Chúa khi trời nắng nóng hoặc khi mưa to gió lớn, họ đặt quyền lợi của cá nhân trên quyền năng của Thiên Chúa, họ lấy trí óc của mình ra đọ với sự khôn ngoan của Thiên Chúa mà không thấy tình yêu của Ngài dành cho mọi người trên mặt đất này.
Thỉnh cầu quan âm bồ tát về để cầu mưa là chuyện của người không biết Thiên Chúa là ai, nhưng cầu nguyện và hết lòng tin tưởng vào Thiên Chúa chính là bổn phận và yêu thương của người Ki-tô hữu vậy...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Hành trình đức tin
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
18:41 18/04/2020
Chúa Nhật II Phục Sinh
Cv 2,42-47; 1 Pr 1,3-9; Ga 20,19-31
Với Chúa Nhật II Phục Sinh, Lời Chúa hôm nay giới thiệu với chúng ta chủ đề: “Hành trình đức tin vào Chúa Kitô Phục Sinh.”
Khi được rửa tội, chúng ta đón nhận ơn đức tin. Nhờ đức tin chúng ta được gọi là Kitô hữu, người Công Giáo. Nghĩa là những người có niềm tin vào Chúa Kitô.
Vậy tin là gì?
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói rằng: “Là Kitô hữu không phải là kết quả của một chọn lựa đạo đức hay một ý tưởng cao siêu, nhưng là gặp gỡ với một biến cố, một con người, sự gặp gỡ đem đến cho cuộc đời một chân trời mới và một hướng đi quyết định.”
Theo định nghĩa này, chúng ta có thể giải thích rằng đức tin không phải là một cảm tình nào đó chóng qua, cũng không chỉ đơn thuần tuân giữ một số lề luật của Giáo Hội, như đọc một số kinh, đi lễ ngày Chúa Nhật v.v... để chu toàn bổn phận. Đức tin cũng không phải gắn bó với một ý thức hệ, một hệ thống tư tưởng. Nhưng tin chính là gặp gỡ, gắn bó và bước theo một cn người cụ thể, con người đó chính là Đức Giêsu Nadarét. Người là trung tâm điểm của đời sống chúng ta và tin vào Người có nghĩa là xây dựng đời sống chúng ta dựa trên nền tảng là Đức Kitô, Đấng đã làm người, chịu chết và phục sinh để cứu độ chúng ta.
1- Đức tin là một cách thế sống
Hiểu như thế, đức tin là một cách thế sống, một chọn lựa để xây dựng cuộc đời mình có ý nghĩa và hạnh phúc theo Đức Giêsu Kitô.
Ở bài đọc I, sách Công Vụ Tông Đồ kể lại cho chúng ta chứng tá về niềm tin của các tín hữu sơ khai thể hiện bằng đời sống cụ thể: “Các tín hữu thời bấy giờ đông đảo, mà chỉ có một lòng một ý. Không ai coi bất cứ cái gì mình có là của riêng, nhưng đối với họ, mọi sự đều là của chúng” (Cv 4,32). Như thế, các Kitô hữu thời đó sống hoàn toàn hiệp nhất và chia sẻ với nhau, tất cả nên một về tinh thần cũng như vật chất, đến nỗi không còn gì là của riêng nữa, nhưng mọi sự là của chung. Đây quả là thiên đàng tại thế, là một xã hội lý tưởng mà chính ông tổ của chủ nghĩa Cộng Sản, Kark Mark mơ ước để xây dựng một xã hội như thế. Trong đó, mọi sự là của chung. Mỗi người làm việc theo khả năng và hưởng theo nhu cầu mình.
Nơi cộng đoàn sơ khai, đức tin vào Chúa Kitô đã trở thành đời sống. Nhờ tin vào Chúa Kitô Phục Sinh, các tín hữu sống hiệp thông với nhau, yêu thương nhau, đối xử với nhau như anh em một nhà. Đời sống của các tín hữu được biến đổi tận gốc rễ nhờ niềm tin. Hay nói đúng hơn, đức tin đã đi vào đời sống và sinh hoạt hằng ngày, nên nó đã chi phối mọi ý nghĩ, tình cảm và hành vi của họ theo tinh thần Tin Mừng.
Ở điểm này, chúng ta được mời gọi suy ngắm và học hỏi mẫu gương đời sống đức tin của các tín hữu sơ khai để đức tin của chúng ta được lớn lên, mạnh mẽ và mang tính cá vị.
2- Những đêm tối của đức tin
Vì đức tin chính là đời sống, là một hành trình. Trong hành trình đó, chúng ta phải đối diện với những thử thách và thách đố của đức tin. Hay nói theo ngôn ngữ của thánh Gioan Thánh Giá, có những lúc chúng ta phải trải qua “những đêm tối đức tin.”
Nếu đức tin chúng ta chưa đi vào đời sống, chưa được nội tâm hóa và trở nên đời sống, đức tin đó chỉ dừng lại ở việc giữ đạo theo hình thức bên ngoài, còn rất hời hợt, vụ hình thức, chạy theo phong trào. Khi gặp giông tố thử thách, ngôi nhà đức tin của chúng ta sụp đổ và sụp đổ tan tành, vì nó thiếu nền tảng vững vàng, thiếu xác tín cá nhân và chiều sâu. Chỉ khi nào đức tin trở thành một xác tín cá vị và là nền tảng của đời sống, khi đó chúng ta mới có thể đứng vững trước mọi thử thách và giống tố cuộc đời.
Thánh Tôma Tông Đồ, được Tin Mừng hôm nay đề cập tới, là một bằng chứng về việc khủng hoảng đức tin vào Chúa. Tôma là một môn đệ trong nhóm Mười Hai của Chúa Giêsu, ông cũng được gọi là Điđimô. Nhiều lúc ông còn được gán cho một tên gọi khác là Tôma đa nghi. Tôma có cá tính riêng, rất thực tiễn, thành thật và chất phác.
Cũng như các Tông Đồ, sau ba năm theo Chúa với những giấc mộng lớn, Tôma chứng kiến Thầy Giêsu bị treo trên cây thập giá và chết một cách nhục nhã đau đớn. Ông đã thất vọng, bỏ cuộc và bị khủng hoảng niềm tin. Chỉ có con đường duy nhất là “về vườn” kiếm kế sinh nhai. Trong bối cảnh như thế, việc Chúa sống lại là chuyện “động trời,” không thể tưởng tượng được, cũng không thể tin được. Điều đó ông không dám nghĩ tới.
3- Được củng cố nhờ Đấng Phục Sinh
Nhưng cuộc đời luôn có những điều bất ngờ hơn những gì con người chờ đợi. Đức Giêsu thành Nadarét, Đấng mà quý vị đã treo trên thập giá và được mai táng trong mồ, sau ba ngày, Thiên Chúa làm cho Người chỗi dậy từ cõi chết nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần. Đúng như Lời Kinh Thánh (x. Cv 4,8-12).
Để củng cố niềm tin cho các Tông Đồ, Chúa Giêsu đã hiện ra nhiều lần, trong đó, Người đã hiện ra với các phụ nữ và nhiều Tông Đồ khác khi họ tụ họp nhau. Trong lần đó Tôma không có mặt. Họ kể lại với Tôma rằng: “Chúng tôi đã được thấy Chúa” (Ga 20,25a). Nhưng Tôma vẫn không tin, ông nói: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin” (Ga 20,24b). Tám ngày sau, các Tồng Đồ họp nhau lại cùng với Tôma. Lần này, Chúa hiện ra với các ông và nói với Tôma: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin’. Ông Tôma thưa Người: ‘Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con’. Đức Giêsu bảo: ‘Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những ai không thấy mà tin’!” (Ga 20,27-28).
Như thế, hành trình đức tin của Tôma trải qua những giai đoạn sau: tin vào Chúa, đi theo Chúa, khủng hoảng đức tin – cuối cùng được củng cố và tuyên xưng đức tin.
Đây cũng là hành trình đức tin của mỗi người chúng ta: chúng ta đã tin vào Chúa khi chúng ta được rửa tội; chúng ta theo Chúa khi chúng ta chọn lựa ơn gọi và xây dựng đời mình theo Chúa Kitô; nhưng có nhiều lúc, chúng ta gặp những thử thách, khó khăn, cám dỗ… đó là những đêm tối của đức tin, những lúc đó chúng ta khủng hoảng niềm tin, muốn đầu hàng và bỏ cuộc. Nhưng chúng ta được mời gọi noi gương thánh Tôma, hãy trở về với cộng đoàn Giáo Hội nơi mình đang sống, để qua đó chúng ta gặp lại Chúa, tìm lại đức tin, tìm lại nghị lực để được củng cố niềm tin qua việc cử hành các bí tích, nhất là tham dự thánh lễ.
Bài học mà chúng ta tìm thấy nơi Lời Chúa hôm nay: cộng đoàn Giáo Hội là trường học của đức tin: Cộng đoàn chính là trường dạy của đức tin cũng là nơi củng cố đức tin. Nên chúng ta đừng bao giờ sống đạo một mình, nhưng luôn thuộc về một cộng đoàn, gắn bó và phục vụ trong cộng đoàn đó. Giáo xứ là nhà của chúng ta, nơi đó, chúng ta hãy xây dựng thành một gia đình Giáo Hội tâm đầu ý hợp, hiệp nhất, yêu thương và nâng đỡ nhau, nhất là nâng đỡ những ai gặp khó khăn, thử thách để giáo xứ hay cộng đoàn chúng ta nên giống với cộng đoàn các tín hữu sơ khai ngày xưa. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Cv 2,42-47; 1 Pr 1,3-9; Ga 20,19-31
Với Chúa Nhật II Phục Sinh, Lời Chúa hôm nay giới thiệu với chúng ta chủ đề: “Hành trình đức tin vào Chúa Kitô Phục Sinh.”
Khi được rửa tội, chúng ta đón nhận ơn đức tin. Nhờ đức tin chúng ta được gọi là Kitô hữu, người Công Giáo. Nghĩa là những người có niềm tin vào Chúa Kitô.
Vậy tin là gì?
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói rằng: “Là Kitô hữu không phải là kết quả của một chọn lựa đạo đức hay một ý tưởng cao siêu, nhưng là gặp gỡ với một biến cố, một con người, sự gặp gỡ đem đến cho cuộc đời một chân trời mới và một hướng đi quyết định.”
Theo định nghĩa này, chúng ta có thể giải thích rằng đức tin không phải là một cảm tình nào đó chóng qua, cũng không chỉ đơn thuần tuân giữ một số lề luật của Giáo Hội, như đọc một số kinh, đi lễ ngày Chúa Nhật v.v... để chu toàn bổn phận. Đức tin cũng không phải gắn bó với một ý thức hệ, một hệ thống tư tưởng. Nhưng tin chính là gặp gỡ, gắn bó và bước theo một cn người cụ thể, con người đó chính là Đức Giêsu Nadarét. Người là trung tâm điểm của đời sống chúng ta và tin vào Người có nghĩa là xây dựng đời sống chúng ta dựa trên nền tảng là Đức Kitô, Đấng đã làm người, chịu chết và phục sinh để cứu độ chúng ta.
1- Đức tin là một cách thế sống
Hiểu như thế, đức tin là một cách thế sống, một chọn lựa để xây dựng cuộc đời mình có ý nghĩa và hạnh phúc theo Đức Giêsu Kitô.
Ở bài đọc I, sách Công Vụ Tông Đồ kể lại cho chúng ta chứng tá về niềm tin của các tín hữu sơ khai thể hiện bằng đời sống cụ thể: “Các tín hữu thời bấy giờ đông đảo, mà chỉ có một lòng một ý. Không ai coi bất cứ cái gì mình có là của riêng, nhưng đối với họ, mọi sự đều là của chúng” (Cv 4,32). Như thế, các Kitô hữu thời đó sống hoàn toàn hiệp nhất và chia sẻ với nhau, tất cả nên một về tinh thần cũng như vật chất, đến nỗi không còn gì là của riêng nữa, nhưng mọi sự là của chung. Đây quả là thiên đàng tại thế, là một xã hội lý tưởng mà chính ông tổ của chủ nghĩa Cộng Sản, Kark Mark mơ ước để xây dựng một xã hội như thế. Trong đó, mọi sự là của chung. Mỗi người làm việc theo khả năng và hưởng theo nhu cầu mình.
Nơi cộng đoàn sơ khai, đức tin vào Chúa Kitô đã trở thành đời sống. Nhờ tin vào Chúa Kitô Phục Sinh, các tín hữu sống hiệp thông với nhau, yêu thương nhau, đối xử với nhau như anh em một nhà. Đời sống của các tín hữu được biến đổi tận gốc rễ nhờ niềm tin. Hay nói đúng hơn, đức tin đã đi vào đời sống và sinh hoạt hằng ngày, nên nó đã chi phối mọi ý nghĩ, tình cảm và hành vi của họ theo tinh thần Tin Mừng.
Ở điểm này, chúng ta được mời gọi suy ngắm và học hỏi mẫu gương đời sống đức tin của các tín hữu sơ khai để đức tin của chúng ta được lớn lên, mạnh mẽ và mang tính cá vị.
2- Những đêm tối của đức tin
Vì đức tin chính là đời sống, là một hành trình. Trong hành trình đó, chúng ta phải đối diện với những thử thách và thách đố của đức tin. Hay nói theo ngôn ngữ của thánh Gioan Thánh Giá, có những lúc chúng ta phải trải qua “những đêm tối đức tin.”
Nếu đức tin chúng ta chưa đi vào đời sống, chưa được nội tâm hóa và trở nên đời sống, đức tin đó chỉ dừng lại ở việc giữ đạo theo hình thức bên ngoài, còn rất hời hợt, vụ hình thức, chạy theo phong trào. Khi gặp giông tố thử thách, ngôi nhà đức tin của chúng ta sụp đổ và sụp đổ tan tành, vì nó thiếu nền tảng vững vàng, thiếu xác tín cá nhân và chiều sâu. Chỉ khi nào đức tin trở thành một xác tín cá vị và là nền tảng của đời sống, khi đó chúng ta mới có thể đứng vững trước mọi thử thách và giống tố cuộc đời.
Thánh Tôma Tông Đồ, được Tin Mừng hôm nay đề cập tới, là một bằng chứng về việc khủng hoảng đức tin vào Chúa. Tôma là một môn đệ trong nhóm Mười Hai của Chúa Giêsu, ông cũng được gọi là Điđimô. Nhiều lúc ông còn được gán cho một tên gọi khác là Tôma đa nghi. Tôma có cá tính riêng, rất thực tiễn, thành thật và chất phác.
Cũng như các Tông Đồ, sau ba năm theo Chúa với những giấc mộng lớn, Tôma chứng kiến Thầy Giêsu bị treo trên cây thập giá và chết một cách nhục nhã đau đớn. Ông đã thất vọng, bỏ cuộc và bị khủng hoảng niềm tin. Chỉ có con đường duy nhất là “về vườn” kiếm kế sinh nhai. Trong bối cảnh như thế, việc Chúa sống lại là chuyện “động trời,” không thể tưởng tượng được, cũng không thể tin được. Điều đó ông không dám nghĩ tới.
3- Được củng cố nhờ Đấng Phục Sinh
Nhưng cuộc đời luôn có những điều bất ngờ hơn những gì con người chờ đợi. Đức Giêsu thành Nadarét, Đấng mà quý vị đã treo trên thập giá và được mai táng trong mồ, sau ba ngày, Thiên Chúa làm cho Người chỗi dậy từ cõi chết nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần. Đúng như Lời Kinh Thánh (x. Cv 4,8-12).
Để củng cố niềm tin cho các Tông Đồ, Chúa Giêsu đã hiện ra nhiều lần, trong đó, Người đã hiện ra với các phụ nữ và nhiều Tông Đồ khác khi họ tụ họp nhau. Trong lần đó Tôma không có mặt. Họ kể lại với Tôma rằng: “Chúng tôi đã được thấy Chúa” (Ga 20,25a). Nhưng Tôma vẫn không tin, ông nói: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin” (Ga 20,24b). Tám ngày sau, các Tồng Đồ họp nhau lại cùng với Tôma. Lần này, Chúa hiện ra với các ông và nói với Tôma: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin’. Ông Tôma thưa Người: ‘Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con’. Đức Giêsu bảo: ‘Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những ai không thấy mà tin’!” (Ga 20,27-28).
Như thế, hành trình đức tin của Tôma trải qua những giai đoạn sau: tin vào Chúa, đi theo Chúa, khủng hoảng đức tin – cuối cùng được củng cố và tuyên xưng đức tin.
Đây cũng là hành trình đức tin của mỗi người chúng ta: chúng ta đã tin vào Chúa khi chúng ta được rửa tội; chúng ta theo Chúa khi chúng ta chọn lựa ơn gọi và xây dựng đời mình theo Chúa Kitô; nhưng có nhiều lúc, chúng ta gặp những thử thách, khó khăn, cám dỗ… đó là những đêm tối của đức tin, những lúc đó chúng ta khủng hoảng niềm tin, muốn đầu hàng và bỏ cuộc. Nhưng chúng ta được mời gọi noi gương thánh Tôma, hãy trở về với cộng đoàn Giáo Hội nơi mình đang sống, để qua đó chúng ta gặp lại Chúa, tìm lại đức tin, tìm lại nghị lực để được củng cố niềm tin qua việc cử hành các bí tích, nhất là tham dự thánh lễ.
Bài học mà chúng ta tìm thấy nơi Lời Chúa hôm nay: cộng đoàn Giáo Hội là trường học của đức tin: Cộng đoàn chính là trường dạy của đức tin cũng là nơi củng cố đức tin. Nên chúng ta đừng bao giờ sống đạo một mình, nhưng luôn thuộc về một cộng đoàn, gắn bó và phục vụ trong cộng đoàn đó. Giáo xứ là nhà của chúng ta, nơi đó, chúng ta hãy xây dựng thành một gia đình Giáo Hội tâm đầu ý hợp, hiệp nhất, yêu thương và nâng đỡ nhau, nhất là nâng đỡ những ai gặp khó khăn, thử thách để giáo xứ hay cộng đoàn chúng ta nên giống với cộng đoàn các tín hữu sơ khai ngày xưa. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bergamo: giáo phận tử đạo với 25 linh mục thiệt mạng vì coronavirus
Đặng Tự Do
03:43 18/04/2020
Theo tờ Avvnire, tức là Tương lai, tờ báo của Hội Đồng Giám Mục Ý, giáo phận Bergamo là giáo phận có số các linh mục thiệt mạng vì coronavirus cao nhất. Kể từ khi bắt đầu dịch bệnh tới nay đã có 25 linh mục thuộc giáo phận Bergamo thiệt mạng. Vị cuối cùng vừa qua đời là Cha Luigi Rossoni, 75 tuổi.
Vào đầu đại dịch, các Cha Remo Luiselli, 81 tuổi, Cha Gaetano Burini, 83 tuổi, Cha Umberto Tombini, 83 tuổi, Cha Giuseppe Berardelli, 72 tuổi, Cha Giancarlo Nava, 70 tuổi, Cha Silvano Sirtoli, 59 tuổi, Cha Tarcisio Casali, 82 tuổi, Đức ông Achille Belotti, 82 tuổi, Cha Mariano, 72 tuổi và Đức ông Tarcisio Ferrari, 84 tuổi, là nhân vật nổi tiếng nhất trong số các vị đã qua đời, và từng là thư ký của Đức Tổng Giám Mục Gaddi từ năm 1963 đến 1977.
Sau đó là đến cái chết của Cha Fren Bernini, 93 tuổi, cha xứ San Salvatore ở Almenno từ năm 1957 đến 2019. Rồi đến Cha Tarcisio Avogrado, 80 tuổi, đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ và cộng đoàn khác nhau, cuối cùng là khu hưu dưỡng trên núi Selvino. Rồi đến Cha Savino Tamanza, 73 tuổi, trước thuộc giáo phận Massa Carrara-Pontremoli; Cha Battista Mignani, 74 tuổi; Cha Alessandro Longo, 87 tuổi; Cha Evasio Alberti, 86 tuổi; và là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất của giáo hạt Orobic; Cha Fausto Resmini, 67 tuổi, là chủ tịch của Opera Patronato San Vincenzo, tuyên úy nhà tù từ năm 1992. Ngài cũng là chủ tịch của Hiệp hội tâm lý trị liệu “Il Conventino”, và chủ tịch của “Conventino Adozioni” từ năm 2009, giám đốc của Casa del Giovane từ năm 2018. Cha Guglielmo Micheli, 86 tuổi, giám đốc cư xá sinh viên ở Bergamo và trợ lý giáo phận đặc trách các nhóm Tông đồ cầu nguyện; Cha Adriano Locatelli, 71 tuổi, Cha Ettore Persico, 77 tuổi và Cha Chaato Forlani, 88 tuổi. Trong một ngày có đến ba linh mục thiệt mạng là các Cha Enzo Zoppetti (88 tuổi), Cha Francesco Perico (91) và Cha Gian Pietro Paganessi (79).
Source:AvvnireCoronavirus: Bergamo la diocesi martire, 25 i sacerdoti morti
Vào đầu đại dịch, các Cha Remo Luiselli, 81 tuổi, Cha Gaetano Burini, 83 tuổi, Cha Umberto Tombini, 83 tuổi, Cha Giuseppe Berardelli, 72 tuổi, Cha Giancarlo Nava, 70 tuổi, Cha Silvano Sirtoli, 59 tuổi, Cha Tarcisio Casali, 82 tuổi, Đức ông Achille Belotti, 82 tuổi, Cha Mariano, 72 tuổi và Đức ông Tarcisio Ferrari, 84 tuổi, là nhân vật nổi tiếng nhất trong số các vị đã qua đời, và từng là thư ký của Đức Tổng Giám Mục Gaddi từ năm 1963 đến 1977.
Sau đó là đến cái chết của Cha Fren Bernini, 93 tuổi, cha xứ San Salvatore ở Almenno từ năm 1957 đến 2019. Rồi đến Cha Tarcisio Avogrado, 80 tuổi, đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ và cộng đoàn khác nhau, cuối cùng là khu hưu dưỡng trên núi Selvino. Rồi đến Cha Savino Tamanza, 73 tuổi, trước thuộc giáo phận Massa Carrara-Pontremoli; Cha Battista Mignani, 74 tuổi; Cha Alessandro Longo, 87 tuổi; Cha Evasio Alberti, 86 tuổi; và là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất của giáo hạt Orobic; Cha Fausto Resmini, 67 tuổi, là chủ tịch của Opera Patronato San Vincenzo, tuyên úy nhà tù từ năm 1992. Ngài cũng là chủ tịch của Hiệp hội tâm lý trị liệu “Il Conventino”, và chủ tịch của “Conventino Adozioni” từ năm 2009, giám đốc của Casa del Giovane từ năm 2018. Cha Guglielmo Micheli, 86 tuổi, giám đốc cư xá sinh viên ở Bergamo và trợ lý giáo phận đặc trách các nhóm Tông đồ cầu nguyện; Cha Adriano Locatelli, 71 tuổi, Cha Ettore Persico, 77 tuổi và Cha Chaato Forlani, 88 tuổi. Trong một ngày có đến ba linh mục thiệt mạng là các Cha Enzo Zoppetti (88 tuổi), Cha Francesco Perico (91) và Cha Gian Pietro Paganessi (79).
Source:Avvnire
Thánh lễ tại Santa Marta 18/4/2020: Đức Thánh Cha dâng lễ cầu nguyện cho những ai chăm sóc cho những người khuyết tật
Đặng Tự Do
05:30 18/04/2020
Lúc 7 sáng thứ Bẩy 18 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những ai đang giúp đỡ cho những người khuyết tật trong đại dịch coronavirus kinh hoàng này.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm qua, tôi nhận được một lá thư từ một nữ tu làm thông dịch viên ngôn ngữ ký hiệu cho người điếc. Lá thư giúp tôi hiểu việc chăm sóc sức khỏe cho những người khuyết tật khó khăn đến thế nào, đặc biệt là trong hoàn cảnh đại dịch coronavirus hiện nay. Vì thế, trong thánh lễ này chúng ta hãy cầu nguyện cho những người đang chăm sóc cho những anh chị em bị các dạng khuyết tật của chúng ta.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tập trung vào sự mạnh dạn của các Tông đồ khi rao giảng Tin Mừng sau Lễ Hiện Xuống. Đức Thánh Cha đã tập trung các suy tư của ngài trên Bài đọc một trong đó các thủ lãnh, kỳ lão và luật sĩ đã ngạc nhiên trước sự mạnh dạn của hai Thánh Phêrô và Gioan Tông đồ (Công vụ 4: 13-21).
Hai Thánh Phêrô và Gioan, là hai người thất học và dốt nát, đã đẩy các thủ lãnh, kỳ lão và luật sĩ vào góc tường vì sự mạnh dạn của các ngài. Các nhà chức trách tôn giáo đã rất ngạc nhiên đến nỗi họ không thể trả lời đối với những sự thật đang diễn ra trước mắt họ. Một người đàn ông đã được chữa lành khi hai Thánh Phêrô và Gioan kêu cầu danh Chúa.
Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của thuật ngữ Hy Lạp “parrhesia”, thường được dịch là sự mạnh dạn, thẳng thắn hay can đảm. Ngài nói rằng parrhesia là phong cách của các nhà truyền giáo Kitô trong Tông đồ Công vụ.
“Chính sự mạnh dạn Kitô giáo thúc đẩy chúng ta nói một cách công khai về Chúa. Chẳng hạn, trong Tông đồ Công vụ, Phaolô và Banaba đã tìm cách giải thích mầu nhiệm Chúa Kitô cho người Do Thái một cách kiên quyết và rao giảng Tin Mừng một cách mạnh dạn”.
Mạnh dạn là nét rất đặc trưng của các Kitô hữu, đến mức một Kitô hữu mà không có tính chất ấy, thì không phải là một Kitô hữu tốt. Đức Thánh Cha đã trích dẫn một đoạn từ Thư gửi các tín hữu Do Thái, và nói rằng ngài rất thích đoạn thư ấy. Tác giả nhận ra rằng cộng đồng Kitô giáo đã bắt đầu mất đi sự mạnh bạo ban đầu của họ. Họ đã trở nên thờ ơ. “Xin anh em nhớ lại những ngày đầu: lúc vừa được ơn soi sáng, anh em đã phải đối phó với bao nỗi đau khổ dồn dập. Vậy, anh em đừng đánh mất lòng tin tưởng mạnh dạn của anh em” (Dt 10:32, 35).
Tuy nhiên, sự mạnh dạn của các Tông đồ đã được đáp lại với những trái tim cứng rắn, khép kín, bại hoại của các thủ lãnh, kỳ lão và luật sĩ.
“Họ không biết phải làm gì. Họ vẫn còn kinh ngạc. Thay vì chấp nhận sự thật mà họ đã thấy trước mắt, trái tim họ khép kín đến nỗi họ chọn con đường ngoại giao, con đường thỏa hiệp. Họ đã thực sự bị dồn vào một góc vì sự mạnh dạn của các Tông đồ. Họ không biết làm thế nào để thoát khỏi tình huống này. Họ không bao giờ nghĩ đến câu hỏi: Chẳng lẽ điều này là sự thật sao?”
Lối thoát của họ là đe dọa hai Thánh Phêrô và Gioan, và ra lệnh cho các ngài không bao giờ được nói hoặc dạy bảo nhân danh Chúa Giêsu. Phản ứng của các Tông đồ là vô cùng táo bạo nếu chúng ta nhớ lại rằng chỉ trước đó không lâu, trong cuộc thương khó, ông Phêrô đã hèn nhát chối Chúa Giêsu. Ông mạnh dạn đáp lại các thủ lãnh, kỳ lão và luật sĩ rằng “Trước mặt Chúa, các ngài hãy xét coi: nghe các ngài hơn nghe Chúa, có phải lẽ không? Vì chúng tôi không thể nào không nói lên những điều mắt thấy tai nghe” (câu 19). Đức Thánh Cha đặt câu hỏi: “Những gì đã xảy ra trong trái tim của Thánh Phêrô?”
Ân sủng của Chúa Thánh Thần là sự thẳng thắn, can đảm, mạnh dạn. Đó là một món quà, một ân sủng mà Chúa Thánh Thần ban cho Thánh Phêrô vào ngày Lễ Ngũ Tuần. Ngay sau khi nhận được Chúa Thánh Thần, các ngài đã ra đi rao giảng một cách can đảm, một điều thật mới mẻ đối với các ngài.
Trong Tin Mừng theo Thánh Máccô (Mc 16: 9-15), Chúa quở trách các môn đệ của Ngài chính vì sự không tin và cứng lòng của họ. Họ đã từ chối tin rằng Ngài đã sống lại dựa trên lời chứng của những người đã nhìn thấy Ngài. Nhưng rồi họ nhận được sự can đảm cần thiết để đi khắp thế gian loan báo tin mừng cho muôn dân khi Chúa Giêsu ban cho họ sức mạnh của Chúa Thánh Thần, khi Ngài nói với họ “Hãy nhận lãnh Chúa Thánh Thần”.
Sứ vụ bắt đầu ngay tại đây, từ ân sủng khiến chúng ta can đảm, mạnh dạn trong việc loan báo Lời Chúa.
Đức Thánh Cha đã kết thúc bài giảng với lời cầu nguyện sau:
Xin Chúa giúp chúng ta luôn can đảm như thế. Điều này không có nghĩa là thiếu thận trọng - không, không phải như thế. Sự can đảm của các tín hữu Kitô luôn luôn là khôn ngoan, nhưng dũng cảm.
Source:Vatican NewsPope prays at Mass for those caring for persons with disabilities
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những ai đang giúp đỡ cho những người khuyết tật trong đại dịch coronavirus kinh hoàng này.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm qua, tôi nhận được một lá thư từ một nữ tu làm thông dịch viên ngôn ngữ ký hiệu cho người điếc. Lá thư giúp tôi hiểu việc chăm sóc sức khỏe cho những người khuyết tật khó khăn đến thế nào, đặc biệt là trong hoàn cảnh đại dịch coronavirus hiện nay. Vì thế, trong thánh lễ này chúng ta hãy cầu nguyện cho những người đang chăm sóc cho những anh chị em bị các dạng khuyết tật của chúng ta.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tập trung vào sự mạnh dạn của các Tông đồ khi rao giảng Tin Mừng sau Lễ Hiện Xuống. Đức Thánh Cha đã tập trung các suy tư của ngài trên Bài đọc một trong đó các thủ lãnh, kỳ lão và luật sĩ đã ngạc nhiên trước sự mạnh dạn của hai Thánh Phêrô và Gioan Tông đồ (Công vụ 4: 13-21).
Hai Thánh Phêrô và Gioan, là hai người thất học và dốt nát, đã đẩy các thủ lãnh, kỳ lão và luật sĩ vào góc tường vì sự mạnh dạn của các ngài. Các nhà chức trách tôn giáo đã rất ngạc nhiên đến nỗi họ không thể trả lời đối với những sự thật đang diễn ra trước mắt họ. Một người đàn ông đã được chữa lành khi hai Thánh Phêrô và Gioan kêu cầu danh Chúa.
Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của thuật ngữ Hy Lạp “parrhesia”, thường được dịch là sự mạnh dạn, thẳng thắn hay can đảm. Ngài nói rằng parrhesia là phong cách của các nhà truyền giáo Kitô trong Tông đồ Công vụ.
“Chính sự mạnh dạn Kitô giáo thúc đẩy chúng ta nói một cách công khai về Chúa. Chẳng hạn, trong Tông đồ Công vụ, Phaolô và Banaba đã tìm cách giải thích mầu nhiệm Chúa Kitô cho người Do Thái một cách kiên quyết và rao giảng Tin Mừng một cách mạnh dạn”.
Mạnh dạn là nét rất đặc trưng của các Kitô hữu, đến mức một Kitô hữu mà không có tính chất ấy, thì không phải là một Kitô hữu tốt. Đức Thánh Cha đã trích dẫn một đoạn từ Thư gửi các tín hữu Do Thái, và nói rằng ngài rất thích đoạn thư ấy. Tác giả nhận ra rằng cộng đồng Kitô giáo đã bắt đầu mất đi sự mạnh bạo ban đầu của họ. Họ đã trở nên thờ ơ. “Xin anh em nhớ lại những ngày đầu: lúc vừa được ơn soi sáng, anh em đã phải đối phó với bao nỗi đau khổ dồn dập. Vậy, anh em đừng đánh mất lòng tin tưởng mạnh dạn của anh em” (Dt 10:32, 35).
Tuy nhiên, sự mạnh dạn của các Tông đồ đã được đáp lại với những trái tim cứng rắn, khép kín, bại hoại của các thủ lãnh, kỳ lão và luật sĩ.
“Họ không biết phải làm gì. Họ vẫn còn kinh ngạc. Thay vì chấp nhận sự thật mà họ đã thấy trước mắt, trái tim họ khép kín đến nỗi họ chọn con đường ngoại giao, con đường thỏa hiệp. Họ đã thực sự bị dồn vào một góc vì sự mạnh dạn của các Tông đồ. Họ không biết làm thế nào để thoát khỏi tình huống này. Họ không bao giờ nghĩ đến câu hỏi: Chẳng lẽ điều này là sự thật sao?”
Lối thoát của họ là đe dọa hai Thánh Phêrô và Gioan, và ra lệnh cho các ngài không bao giờ được nói hoặc dạy bảo nhân danh Chúa Giêsu. Phản ứng của các Tông đồ là vô cùng táo bạo nếu chúng ta nhớ lại rằng chỉ trước đó không lâu, trong cuộc thương khó, ông Phêrô đã hèn nhát chối Chúa Giêsu. Ông mạnh dạn đáp lại các thủ lãnh, kỳ lão và luật sĩ rằng “Trước mặt Chúa, các ngài hãy xét coi: nghe các ngài hơn nghe Chúa, có phải lẽ không? Vì chúng tôi không thể nào không nói lên những điều mắt thấy tai nghe” (câu 19). Đức Thánh Cha đặt câu hỏi: “Những gì đã xảy ra trong trái tim của Thánh Phêrô?”
Ân sủng của Chúa Thánh Thần là sự thẳng thắn, can đảm, mạnh dạn. Đó là một món quà, một ân sủng mà Chúa Thánh Thần ban cho Thánh Phêrô vào ngày Lễ Ngũ Tuần. Ngay sau khi nhận được Chúa Thánh Thần, các ngài đã ra đi rao giảng một cách can đảm, một điều thật mới mẻ đối với các ngài.
Trong Tin Mừng theo Thánh Máccô (Mc 16: 9-15), Chúa quở trách các môn đệ của Ngài chính vì sự không tin và cứng lòng của họ. Họ đã từ chối tin rằng Ngài đã sống lại dựa trên lời chứng của những người đã nhìn thấy Ngài. Nhưng rồi họ nhận được sự can đảm cần thiết để đi khắp thế gian loan báo tin mừng cho muôn dân khi Chúa Giêsu ban cho họ sức mạnh của Chúa Thánh Thần, khi Ngài nói với họ “Hãy nhận lãnh Chúa Thánh Thần”.
Sứ vụ bắt đầu ngay tại đây, từ ân sủng khiến chúng ta can đảm, mạnh dạn trong việc loan báo Lời Chúa.
Đức Thánh Cha đã kết thúc bài giảng với lời cầu nguyện sau:
Xin Chúa giúp chúng ta luôn can đảm như thế. Điều này không có nghĩa là thiếu thận trọng - không, không phải như thế. Sự can đảm của các tín hữu Kitô luôn luôn là khôn ngoan, nhưng dũng cảm.
Source:Vatican News
111 linh mục giáo phận đã chết do vi-rút tại Ý khi chia sẻ nỗi khổ với giáo dân
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
17:23 18/04/2020
Giáo Hội Công Giáo cần thực hiện một kế toán toàn cầu cách kiên nhẫn về các linh mục đã mất mạng bằng cách chia sẻ nỗi khổ với giáo dân họ như đăng trên trang mạng (Avvenire.it), chúng tôi cố gắng cập nhật số lượng và câu chuyện liên quan đến việc tình tri ân và tình liên đới - giữa các linh mục người Ý và giáo dân của họ - sâu sắc đến mức tờ báo New York Times đã dành một bài viết dài trong những ngày gần đây. "Cái chết của tất cả các linh mục này là một dấu hiệu mạnh mẽ: nhiều người đã cao tuổi, nhưng vẫn hoạt động mục vụ giữa những nỗ lực của người dân trong thử thách này". Họ bị lây dịch và qua đời.
Trong Thánh lễ Thứ Năm Tuần Thánh tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô trống rỗng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhớ đến linh mục đang phục vụ giáo dân họ. Vào những ngày này, các linh mục chăm sóc và hi sinh cho những người bệnh trong bệnh viện, Người gọi họ là những vị thánh bên cạnh. Đức Cha Francesco Beschi, Giám mục của Bergamo, cho biết địa phận đã mất 24 linh mục trong 20 ngày, tại một khu vực nơi có hơn 2.600 người đã chết vì vi-rút này. Khoảng một nửa các linh mục đã nghỉ hưu và hết nhiệm vụ, nhưng những người khác vẫn còn làm mục vụ. Các linh mục đưa ra lời an ủi thông qua các nhóm WhatsApp, vẫy tay từ phía sau cửa sổ xe hơi khi họ mang thức ăn cho người bệnh, dựa vào khung cửa phòng ngủ bị nhiễm bệnh khi họ thực hiện các nghi thức cuối cùng và mặc các thiết bị bảo vệ cá nhân khi họ thì thầm cầu nguyện và khích lệ giáo dân ở bên giường bệnh viện. Họ phàn nàn rằng họ không thể đến gần hơn. Với một loại vi-rút ngăn cách gia đình và vợ chồng, các linh mục nói rằng họ cũng đau đớn khi phải xa cách đàn chiên khi họ cần linh mục nhất.
Linh mục Claudio Del Monte mang theo điện thoại do nhân viên trong bệnh viện Bergamo đưa cho cha, cùng với một cây thánh giá nhỏ và một số chất khử trùng tự chế. Thay vì mang cổ áo giáo sĩ thông thường của mình, cha đeo khăn lau dùng một lần, khẩu trang phẫu thuật được che bằng một khẩu trang khác, kính bảo vệ và mũ trùm đầu. Trên ngực cha đã vẽ một cây thánh giá màu đen bằng bút dạ. Cha kể lại một kinh nghiệm rằng cha đến bên giường của một người đàn ông lớn tuổi mà cha đã gặp vài ngày trước đó. Một mặt nạ oxy bây giờ che khuất khuôn mặt người đàn ông, và nhân viên chăm sóc tích cực mọi cách để cứu ông. Cha đã tha tội và chúc lành cho ông. Ông siết chặt tay cha và cha ở đó với ông ta cho đến khi ông nhắm mắt. Cha Del Monte 53 tuổi nói: Sau đó, tôi đọc lời cầu nguyện cho người chết. Tôi đổi găng tay và tiếp tục vòng đấu của mình. Sự bùng phát coronavirus của Ý là một trong những vụ chết người nhiều nhất thế giới, và trong khi các bác sĩ và y tá ở tiền tuyến phía bắc Ý đã trở thành biểu tượng của sự hy sinh chống lại kẻ thù vô hình, các linh mục và nữ tu cũng tham gia chiến đấu. Đặc biệt là ở những khu vực bị nhiễm dịch bệnh sâu đậm như Bergamo, các linh mục đang mạo hiểm, và đôi khi cho đi cả cuộc đời của họ để đáp ứng nhu cầu tâm linh của những người Ý già yếu và sùng đạo lại bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi vi-rút.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Đức Cha Luc Ravel: Sau thời gian bị phong tỏa, các giáo xứ bắt buộc phải tổ chức một lễ tang tập thể»
Lm. Stephanô Bùi Thượng Lưu
17:27 18/04/2020
La Croix: Ở vùng Alsace, đại dịch đã cướp đi 800 sinh mạng trong các bệnh viện. Có bao nhiêu linh mục trong số này?
ĐC Luc Ravel: Trong khoảng thời gian từ 19.03 đến mùng 08.04, đã có 12 linh mục và tu sĩ qua đời, chỉ trong ngày mùng 02.04 đã có tất cả 4 vị. Tất cả đã cao niên và thường sống trong các viện dưỡng lão. Một vị đã là tu sĩ dòng Trappe ở đan viện Notre-Dame d’Oelenberg (Haut-Rhin). Cũng còn một thầy dòng của đan viện này vẫn còn nằm trong bệnh viện. Trong số 600 linh mục của giáo phận – trong số đó có 400 linh mục đang hoạt động – rất nhiều vị đã trắc nghiệm dương tính và bị cách ly vì bị những triệu chứng của coronavirus.
Trước giờ tử biệt, tôi đã không thể hỏi thăm được vị nào trong số 12 linh mục, vì giờ ra đi của họ quá nhanh. Nhưng tôi được biết rằng một số đã có người thân bao quanh và được chăm sóc chu đáo, nhưng trường hợp ba vị qua đời tại viện dưỡng lão, tôi không biết các ngài có được như vậy.
La Croix: Không biết đã có lễ an táng nào đã được tổ chức để tiễn đưa các linh mục này?
ĐC Luc Ravel: Tất cả đã được chôn cất tại các đất thánh một cách đơn giản, không được đưa đến các nguyện đường, như đã được quy định tại vùng Alsace từ đầu đại dịch. Chúng tôi đang suy nghĩ xem phải vinh danh các linh mục đã qua đời này như thế nào trong một buổi cử hành trọng thể tại nhà thờ chính tòa sau thời gian phong tỏa. Một trong các linh mục qua đời đã trăng trối tất cả hậu sự cho lễ an táng của ngài: quả thật là đau lòng vì không thể thực hiện ý muốn của người đã qua đời. Tuy nhiên tôi đã nhớ cầu nguyện cho tất cá các linh mục đã qua đời trong thánh lễ truyền dầu sáng thứ năm Tuần Thánh, và đã được trực tuyến trên kênh YouTube.
La Croix: Đức Cha đã phản ứng thế nào khi thấy các linh mục được chôn cất như vậy?
ĐC Luc Ravel: Đây là một hoàn cảnh ngoại thường, có thể so sánh với thời chiến hoặc các tai ương khi người ta không tìm thấy các thi thể và người ta phải chôn cất cho mau cho chóng. Trong tình huống như thế bắt buộc phải cử hành lễ tang một cách tập thể, không thể tổ chức lễ an táng từng cá nhân hay riêng biệt như người ta vẫn quen cử hành.
Sau thời gian phong toả nhiều giáo xứ, nơi có hàng chục người đã qua đời, chắc chắn phải tổ chức tang lễ tập thể. Đó là ý nghĩa cử hành, cùng với nhau,
La Croix: Đức Cha đã có nghe những phản ứng của các giáo xứ liên hệ về các trường hợp từ trần này?
ĐC Luc Ravel: Tôi nhận được rất ít tin tức trong lúc này và tôi cảm thấy quả thực mất mát, vì tôi rất muốn đi đến gặp gỡ thăm hỏi các bệnh nhân và các người trong tang quyến. Sự việc không thể chôn táng cha mình hay chồng mình quả thực là một mất mát khôn nguôi cho các gia đình. Tôi đang nghĩ đến bà qủa phụ của một ông xã trưởng xuất sắc – đã bị coronavirus cướp đi mất, thọ 70 tuổi – mà bây giờ đã bốn ngày sau khi chồng mất cũng chưa biết xác ông hiện giờ ở đâu?
Đối với nhiều người, quả thực đám táng này sẽ làm tan nát cõi lòng sau ngày phong tỏa, vì ý thức về sự vắng bóng vĩnh viễn của người cha hay người chồng, chắc chắn sẽ rất là khó khăn về mặt tinh thần cũng như về tâm lý. Vấn đề hậu phong tỏa luôn ám ảnh tôi: Đâu là những nhu cầu của Dân Chúa đã được trao phó cho tôi.
La Croix: Đức cha có lời khuyên nhủ gì về cuộc thử thách này?
ĐC Luc Ravel: Tôi thực sự rất dè dặt đối với những người đã muốn rút ra các kết luận cốt lõi của khủng hoảng dịch toàn cầu này. Quả thực đây là một thách đố tập thể đòi hỏi rất nhiều thử thách cá nhân. Tôi rất muốn chấp nhận rằng người ta có thể rút ra sự thiện từ sự dữ, nhưng dù sao thử thách vẫn là thử thách: Bởi thế chúng ta đừng đưa ra một bài học luân lý quá sớm…
Lm. Stephanô Bùi Thượng Lưu
Nguồn: https://www.la-croix.com/Religion/Catholicisme/France/Mgr-Luc-Ravel-confinement-paroisses-seront-obligees-dorganiser-celebration-deuil-collective-2020-04-10-1201088790
Tiến sĩ George Weigel: Những bài học cần rút ra cho Giáo Hội và thế giới sau khi Đức Hồng Y Pell được trắng án
J.B. Đặng Minh An dịch
17:49 18/04/2020
Tiến sĩ George Weigel, người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và hiện là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, nơi ông giữ chức Chủ Tịch Ủy Ban William E. Simon về Các Nghiên cứu Công Giáo, vừa có một bài viết trên tờ First Things hô hào rằng vụ Tòa án tối cao ở Úc minh oan cho Đức Hồng Y Pell cần phải khiến cho cả Giáo hội và các chính quyền trên thế giới suy nghĩ rõ ràng hơn, và hành động công bằng hơn, khi phải đối mặt với tội ác lạm dụng tình dục. Biết bao các linh mục bị oan vì sự tín nhiệm đối với người khiếu nại, do các áp lực xã hội, trong quá nhiều trường hợp, đã được nâng lên thành tiêu chí duy nhất để xét xử. Bị cáo bị khẳng định ngay từ đầu có tội. Hành động như thế, người ta hủy bỏ hai trong số những trụ cột quan yếu của luật hình sự: đó là bị cáo phải được giả định là vô tội và nghĩa vụ của nhà nước là phải chứng minh được bị cáo thực sự có tội chứ không chỉ giới hạn trong phạm vi một sự nghi ngờ hợp lý.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây: After Cardinal Pell’s Rightful Acquittal. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
After Cardinal Pell’s Rightful Acquittal
George Weigel
Sau phán quyết trắng án đúng đắn của Đức Hồng Y Pell
J.B. Đặng Minh An dịch
Quyết định đồng thanh của Tòa án tối cao của Úc bác bỏ các bản án chống lại Đức Hồng Y George Pell về tội “lạm dụng tình dục trong quá khứ” và khẳng định ngài hoàn toàn vô tội đã được hân hoan chào đón. Sự thật và công lý đã được phục hồi. Một người vô tội đã được giải thoát khỏi nhà tù. Hệ thống tư pháp hình sự ở tiểu bang Victoria được cơ quan tư pháp tối cao của Úc khiển trách rằng họ đã gây ra những sai trái nghiêm trọng. Những kẻ thù ghét Đức Hồng Y Pell trên các phương tiện truyền thông Úc đã được nhắc nhở rằng sức mạnh của họ có những giới hạn.
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều điều cần được suy xét sau vụ án này, trong đó chứa đựng tất cả những dấu ấn tỏ tường đến mức trắng trợn của một cuộc săn phù thủy.
Phải chăng tập đoàn Phát thanh Truyền hình Úc (ABC) do chính phủ tài trợ đã thông đồng với một sở cảnh sát Victoria bại hoại trong một nỗ lực nhếch nhác để đào bới những tội ác bị cáo buộc mà trước đó chưa từng được báo cáo? Tại sao một vụ án yếu đến mức như vậy lại có thể được đưa ra xét xử, trong bối cảnh là các bằng chứng nhằm thuyết phục rằng những gì được cáo buộc đã xảy ra chỉ đơn giản là không thể xảy ra trong khung thời gian và tình huống mà người khiếu nại tố cáo? Tại sao bồi thẩm đoàn chưa bao giờ được thông báo rằng người khiếu nại có tiền sử về các vấn đề tâm lý? Bầu không khí đánh hội đồng ở Victoria có ảnh hưởng như thế nào đến bồi thẩm đoàn bế tắc trong phiên tòa đầu tiên xét xử Đức Hồng Y, và ảnh hưởng ra sao đến bản án có tội vô lý đến mức không thể nào hiểu được của bồi thẩm đoàn trong phiên tòa tái thẩm? Tại sao Đức Hồng Y bị cấm cử hành thánh lễ trong hơn 400 ngày, ngay cả trong khi bị biệt giam?
Đây là những câu hỏi thích đáng với nước Úc và cần được các cơ quan công quyền ở đó kiểm tra; ít nhất cần phải có một cuộc điều tra của quốc hội về hành vi của ABC và cảnh sát Victoria. Vụ án Đức Hồng Y Pell cũng có ý nghĩa đối với các quốc gia khác và đối với Giáo hội trên thế giới, khi các quan chức chính quyền và các nhà lãnh đạo Công Giáo tiếp tục vật lộn với bệnh dịch toàn xã hội về nạn lạm dụng tình dục người trẻ.
Đức Hồng Y Pell đã có hai phiên xét xử bồi thẩm vì ở bang Victoria, một bị cáo trong vụ án hình sự không thể yêu cầu được xét xử bởi một phiên tòa gồm toàn các thẩm phán, từ chuyên môn gọi là “bench trial”. Chắc chắn chính sách này cần phải được xem xét lại trong tất cả các khu vực tài phán mà nó đang có hiệu lực, do khó khăn cực độ của việc đưa ra một bồi thẩm đoàn không thiên vị trong các tình huống công chúng đang bị gây sốt bởi các phương tiện truyền thông như những phiên tòa xung quanh vụ Đức Hồng Y Pell (giống như vụ Salem ở Mỹ năm 1692, hoặc vụ án Dreyfus tại Pháp năm 1894).
Tại tiểu bang Victoria, một cáo buộc hình sự về lạm dụng tình dục có thể được đưa ra xét xử chỉ dựa thuần túy trên lời của người khiếu nại. Không cần phải có bằng chứng cụ thể của hành vi lạm dụng được cho là đã xảy ra. Điều này cần phải được xem xét lại, không chỉ ở Úc mà còn ở cả các quốc gia khác.
Vụ kiện của công tố viên chống lại Đức Hồng Y Pell thuần túy dựa trên sự tin tưởng vào người khiếu nại, ngoài ra không có gì khác. Hai thẩm phán đưa ra quyết định phúc thẩm vào mùa hè năm ngoái đã giữ nguyên lời kết tội Đức Hồng Y cũng viện dẫn sự tín nhiệm tương tự trong quyết định của họ. Có một cái gì đó sai lầm rất nghiêm trọng ở đây. Mặc dù, sự tin tưởng vào sự thành thật của người khiếu nại nên là sự khởi đầu của một chuỗi lý luận pháp lý, nhưng nó không phải là sự kết thúc của vấn đề. Vì nếu “sự tin tưởng nơi sự thành thật” của người khiếu nại là tiêu chí duy nhất để xét xử, thì khi đó việc bảo vệ một người bị phỉ báng thực sự là không thể nào có thể thực hiện được trong một vụ án lạm dụng tình dục (hoặc bất kỳ cáo buộc nào khác).
Khi nâng một tiêu chí của xét xử pháp lý, là sự tín nhiệm đối với người khiếu nại, lên thành tiêu chí duy nhất để xét xử, là khẳng định ngay từ đầu bị cáo có tội, prima facie, và hủy bỏ hai trong số những trụ cột quan yếu của luật hình sự: đó là bị cáo phải được giả định là vô tội và nghĩa vụ của nhà nước là phải chứng minh được bị cáo thực sự có tội chứ không chỉ giới hạn trong phạm vi một sự nghi ngờ hợp lý. Phán quyết của Tòa án Tối cao phản đối mạnh mẽ sự tập trung phán xét hẹp hòi này, tương tự như những gì Thẩm phán Mark Weinberg nêu ra khi bất đồng quan điểm với quyết định phúc thẩm sai lầm hồi tháng 8 năm ngoái. Các bồi thẩm viên và những ai hành nghề pháp lý trên toàn thế giới nên chú ý điều này. Nếu không, tình cảm sẽ thay thế lý trí trong việc xét xử các vụ án hình sự, và đó thực sự là sự kết thúc của pháp luật.
Sự thiếu trách nhiệm của truyền thông không chỉ là vấn đề ở Úc. Tuy nhiên, ABC đã đặt ra một kỷ lục mới cho sự xấu xa của nó trong chiến dịch phỉ báng chống lại Giáo Hội Công Giáo và Đức Hồng Y Pell, khi mở một chiến dịch đạt đến độ sâu mới của sự bại hoại ngay cả khi Tòa án Tối cao đang xem xét quyết định kháng cáo. Và ABC là một dịch vụ phát sóng thuộc sở hữu công cộng. Do đó, cần phải có một số suy nghĩ nghiêm chỉnh về trách nhiệm công cộng của các đài truyền hình nhà nước trên toàn thế giới. Không ai có quyền dùng tự do ngôn luận hoặc quyền tự do báo chí để tham gia vào các hành vi cố ý phỉ báng tính cách của người khác, và càng chắc chắn rằng không ai có thể dùng tiền của người nộp thuế để thực hiện các hành vi khốn nạn như vậy.
Đức Hồng Y Pell đã được minh oan, nhưng những vấn đề khác tiếp theo vẫn chưa được giải quyết. Chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng việc trắng án của Đức Hồng Y giúp cả Giáo hội và các chính quyền suy nghĩ rõ ràng hơn, và hành động công bằng hơn, khi phải đối mặt với tội ác lạm dụng tình dục.
Source:The First ThingsAfter Cardinal Pell’s Rightful Acquittal
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây: After Cardinal Pell’s Rightful Acquittal. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
After Cardinal Pell’s Rightful Acquittal
George Weigel
Sau phán quyết trắng án đúng đắn của Đức Hồng Y Pell
J.B. Đặng Minh An dịch
Quyết định đồng thanh của Tòa án tối cao của Úc bác bỏ các bản án chống lại Đức Hồng Y George Pell về tội “lạm dụng tình dục trong quá khứ” và khẳng định ngài hoàn toàn vô tội đã được hân hoan chào đón. Sự thật và công lý đã được phục hồi. Một người vô tội đã được giải thoát khỏi nhà tù. Hệ thống tư pháp hình sự ở tiểu bang Victoria được cơ quan tư pháp tối cao của Úc khiển trách rằng họ đã gây ra những sai trái nghiêm trọng. Những kẻ thù ghét Đức Hồng Y Pell trên các phương tiện truyền thông Úc đã được nhắc nhở rằng sức mạnh của họ có những giới hạn.
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều điều cần được suy xét sau vụ án này, trong đó chứa đựng tất cả những dấu ấn tỏ tường đến mức trắng trợn của một cuộc săn phù thủy.
Phải chăng tập đoàn Phát thanh Truyền hình Úc (ABC) do chính phủ tài trợ đã thông đồng với một sở cảnh sát Victoria bại hoại trong một nỗ lực nhếch nhác để đào bới những tội ác bị cáo buộc mà trước đó chưa từng được báo cáo? Tại sao một vụ án yếu đến mức như vậy lại có thể được đưa ra xét xử, trong bối cảnh là các bằng chứng nhằm thuyết phục rằng những gì được cáo buộc đã xảy ra chỉ đơn giản là không thể xảy ra trong khung thời gian và tình huống mà người khiếu nại tố cáo? Tại sao bồi thẩm đoàn chưa bao giờ được thông báo rằng người khiếu nại có tiền sử về các vấn đề tâm lý? Bầu không khí đánh hội đồng ở Victoria có ảnh hưởng như thế nào đến bồi thẩm đoàn bế tắc trong phiên tòa đầu tiên xét xử Đức Hồng Y, và ảnh hưởng ra sao đến bản án có tội vô lý đến mức không thể nào hiểu được của bồi thẩm đoàn trong phiên tòa tái thẩm? Tại sao Đức Hồng Y bị cấm cử hành thánh lễ trong hơn 400 ngày, ngay cả trong khi bị biệt giam?
Đây là những câu hỏi thích đáng với nước Úc và cần được các cơ quan công quyền ở đó kiểm tra; ít nhất cần phải có một cuộc điều tra của quốc hội về hành vi của ABC và cảnh sát Victoria. Vụ án Đức Hồng Y Pell cũng có ý nghĩa đối với các quốc gia khác và đối với Giáo hội trên thế giới, khi các quan chức chính quyền và các nhà lãnh đạo Công Giáo tiếp tục vật lộn với bệnh dịch toàn xã hội về nạn lạm dụng tình dục người trẻ.
Đức Hồng Y Pell đã có hai phiên xét xử bồi thẩm vì ở bang Victoria, một bị cáo trong vụ án hình sự không thể yêu cầu được xét xử bởi một phiên tòa gồm toàn các thẩm phán, từ chuyên môn gọi là “bench trial”. Chắc chắn chính sách này cần phải được xem xét lại trong tất cả các khu vực tài phán mà nó đang có hiệu lực, do khó khăn cực độ của việc đưa ra một bồi thẩm đoàn không thiên vị trong các tình huống công chúng đang bị gây sốt bởi các phương tiện truyền thông như những phiên tòa xung quanh vụ Đức Hồng Y Pell (giống như vụ Salem ở Mỹ năm 1692, hoặc vụ án Dreyfus tại Pháp năm 1894).
Tại tiểu bang Victoria, một cáo buộc hình sự về lạm dụng tình dục có thể được đưa ra xét xử chỉ dựa thuần túy trên lời của người khiếu nại. Không cần phải có bằng chứng cụ thể của hành vi lạm dụng được cho là đã xảy ra. Điều này cần phải được xem xét lại, không chỉ ở Úc mà còn ở cả các quốc gia khác.
Vụ kiện của công tố viên chống lại Đức Hồng Y Pell thuần túy dựa trên sự tin tưởng vào người khiếu nại, ngoài ra không có gì khác. Hai thẩm phán đưa ra quyết định phúc thẩm vào mùa hè năm ngoái đã giữ nguyên lời kết tội Đức Hồng Y cũng viện dẫn sự tín nhiệm tương tự trong quyết định của họ. Có một cái gì đó sai lầm rất nghiêm trọng ở đây. Mặc dù, sự tin tưởng vào sự thành thật của người khiếu nại nên là sự khởi đầu của một chuỗi lý luận pháp lý, nhưng nó không phải là sự kết thúc của vấn đề. Vì nếu “sự tin tưởng nơi sự thành thật” của người khiếu nại là tiêu chí duy nhất để xét xử, thì khi đó việc bảo vệ một người bị phỉ báng thực sự là không thể nào có thể thực hiện được trong một vụ án lạm dụng tình dục (hoặc bất kỳ cáo buộc nào khác).
Khi nâng một tiêu chí của xét xử pháp lý, là sự tín nhiệm đối với người khiếu nại, lên thành tiêu chí duy nhất để xét xử, là khẳng định ngay từ đầu bị cáo có tội, prima facie, và hủy bỏ hai trong số những trụ cột quan yếu của luật hình sự: đó là bị cáo phải được giả định là vô tội và nghĩa vụ của nhà nước là phải chứng minh được bị cáo thực sự có tội chứ không chỉ giới hạn trong phạm vi một sự nghi ngờ hợp lý. Phán quyết của Tòa án Tối cao phản đối mạnh mẽ sự tập trung phán xét hẹp hòi này, tương tự như những gì Thẩm phán Mark Weinberg nêu ra khi bất đồng quan điểm với quyết định phúc thẩm sai lầm hồi tháng 8 năm ngoái. Các bồi thẩm viên và những ai hành nghề pháp lý trên toàn thế giới nên chú ý điều này. Nếu không, tình cảm sẽ thay thế lý trí trong việc xét xử các vụ án hình sự, và đó thực sự là sự kết thúc của pháp luật.
Sự thiếu trách nhiệm của truyền thông không chỉ là vấn đề ở Úc. Tuy nhiên, ABC đã đặt ra một kỷ lục mới cho sự xấu xa của nó trong chiến dịch phỉ báng chống lại Giáo Hội Công Giáo và Đức Hồng Y Pell, khi mở một chiến dịch đạt đến độ sâu mới của sự bại hoại ngay cả khi Tòa án Tối cao đang xem xét quyết định kháng cáo. Và ABC là một dịch vụ phát sóng thuộc sở hữu công cộng. Do đó, cần phải có một số suy nghĩ nghiêm chỉnh về trách nhiệm công cộng của các đài truyền hình nhà nước trên toàn thế giới. Không ai có quyền dùng tự do ngôn luận hoặc quyền tự do báo chí để tham gia vào các hành vi cố ý phỉ báng tính cách của người khác, và càng chắc chắn rằng không ai có thể dùng tiền của người nộp thuế để thực hiện các hành vi khốn nạn như vậy.
Đức Hồng Y Pell đã được minh oan, nhưng những vấn đề khác tiếp theo vẫn chưa được giải quyết. Chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng việc trắng án của Đức Hồng Y giúp cả Giáo hội và các chính quyền suy nghĩ rõ ràng hơn, và hành động công bằng hơn, khi phải đối mặt với tội ác lạm dụng tình dục.
Source:The First Things
Người phát chẩn của Đức Phanxicô: Thời đại dịch, Tin Mừng ở ngoài đường phố
Vũ Văn An
19:20 18/04/2020
Theo Paulina Guzik của tạp chí Crux, trong mùa đại dịch, người năng nổ nhất hoạt động ở ngoài đường phố chính là Đức Hồng Y Konrad Krajewski, người phát chẩn của Đức Phanxicô.
Theo cô, trong khi Rôma cấm cửa dân chúng, ngài đã lái xe hàng trăm dặm mỗi ngày qua các con phố vắng tanh của Rôma, thu lượm thực phẩm từ các nhà máy và cơ sở kinh doanh và đích thân phân phối chúng cho người nghèo thành phố.
Ngài nói nửa đùa nửa thật: có lúc, ngài đã mơ ước làm người trao sữa. Ngài vừa cười vừa nói “bây giờ giấc mơ của tôi đã thành sự thực” sau khi đã chất xong một xe tải đầy các sản phẩm bơ sữa.
Cuối tháng ba, ngài đã lái các chuyến xe đầy thực phẩm đến cho hai nữ tu viện nơi hàng tá nữ tu bị lây nhiễm Covid-19. Ngài cũng cung cấp thực phẩm cho một nhà dưỡng lão đặt tên theo Đức Gioan XXIII.
Ngài nói với tạp chí Crux: “các công ty cho đi hàng tấn thực phẩm. Chúng tôi phải phân phối chúng trước khi chúng hư thối”.
Công ty Sản xuất Bơ sữa của Đức Giáo Hoàng ở Castel Gandolfo mỗi ngày đều tặng không sữa tươi và sữa chua.
Ngài cho biết “chỉ mới Thứ bẩy rồi, tôi đã lái xe 250 cây số quanh thành phố - ít nhất với những đường phố vắng tanh, tôi có thể lái xe không gặp trở ngại”.
Với ai lo ngại ngài có thể bị lây nhiễm, Đức Hồng Y cho biết ngài đã xét nghiệm, nhưng âm tính đối với Covid-19.
Ngài giải thích “tôi làm thế vì người nghèo và những người làm việc với tôi – họ cần được an toàn”.
Đức Hồng Y Krajewski, có biệt hiệu là “Don Corrado” tại Vatican, là người phát chẩn của Đức Giáo Hoàng, một chức vụ phụ trách việc bố thí trong thành phố Rôma nhân danh Đức Giáo Hoàng. Chức vụ này dưới thời Đức Phanxicô, được nhiều người biết đến và Đức Hồng Y được coi là một trong các cộng tác viên gần gũi nhất của Đức Phanxicô. Điều này càng đúng trong thời gian đại dịch Covid-19 khi nước Ý bị ảnh hưởng hết sức nặng nề.
Ảnh hưởng của ngài được chứng minh vào ngày 13 tháng Ba, khi ngài cho mở cửa nhà thờ giáo xứ do tước hiệu của ngài để người ta đến Thờ Lạy Thánh Thể, bất chấp một sắc lệnh ban hành một ngày trước đó nhằm dóng cửa các nhà thờ ở Rôma.
Ngài nói với tạp chí Crux ngay sau hành động “nổi loạn” ấy rằng “tổ ấm luôn phải mở cửa cho con cái mình”. Và sau đó cùng ngày, sắc lệnh trên đã được viết lại.
Có thể nói giáo xứ của Đức Hồng Y Krajewski là đường phố, và không virút nào ngăn cản được ngài giúp đỡ người nghèo.
Ngài nói với tạp chí Crux: “Hôm nay tôi đi một vòng các giáo xứ Rôma. Tôi nói với họ rằng rửa chân cho những người thiếu thốn cũng giống như truyền phép trong lúc cử hành Thánh Thể”.
Ngài thúc giục các linh mục thời cấm cửa mở các phòng tắm cho người nghèo, “trong khi tôn trọng mọi thủ tục phòng vệ” khỏi coronavirus.
Ngài kể có lần đến một tu viện, hỏi có bao nhiêu người ở đấy, họ bảo 20. Ngài bảo “20 người có thể phục vụ người nghèo! Chúng ta không nên đặt các thiện nguyện viên giáo dân vào thế nguy hiểm, người của Giáo Hội có thể làm việc này!”
Ngài nhấn mạnh rằng cầu nguyện mà không bố thí trong những ngày tháng này là “không đầy đủ”; ngài nói thêm: Đức Phanxicô nêu gương sáng trong khía cạnh này: “Trước khi ban Phép lành Urbi et Orbi (cho Thành Phố và cho Thế Giới), Đức Thánh Cha tặng 30 máy thở cho các bệnh viện, rồi ngài cầu nguyện cho thế giới”.
Đức Hồng Y Krajewski cũng có một lời nhắn đặc biệt cho hàng trăm linh mục khắp thế giới đang học tại các giáo hoàng đại học tại Rôma: “dẹp các sách vở thần học vào lúc này đi, có một Tin Mừng đang thành hình trên các đường phố”.
Ngài bảo “phép lạ đang diễn ra trong những ngày tháng này” vì gần đây có một cha xứ nói với ngài “con cần cú đá của Đức Hồng Y để hành động”.
Ngài thực hành điều ngài giảng dậy, ngay trong căn hộ của ngài. Hai người vô gia cư và một phụ nữ Hồi Giáo thường xuyên chuẩn bị các bánh mì san-đuýt cho người nghèo thành phố trong căn hộ trên văn phòng của ngài trong nội thành Vatican. Đồ đạc của ngài trước đây vốn của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, tức Đức Bênêđíctô XVI hiện nay. Ngài bảo “đây quả là Giáo Hội tại gia".
Trong Thánh lễ Chúa Nhật, cử hành một mình ở Vatican, ngài bảo “Lần đầu tiên, tôi nghe người nghèo nói trong những ngày tháng này – chúng tôi đói. Không có nơi nào cho họ tới xin giúp đỡ; các quán bar và nhà hàng đều đóng cửa cả”.
Thúc giục các linh mục ra ngoài và phục vụ người nghèo, ngài nói “chúng ta có hai tay, trí khôn của Tin Mừng: chúng ta chỉ thiếu can đảm”.
Đức Hồng Y Krajewski luôn tìm ra cách đầy sáng tạo để giúp người nghèo và đồng thời giữ an toàn khỏi Covid-19. Ngài điều chỉnh việc phân phối các bữa ăn cho người túng thiếu và vô gia cư 2 lần một tuần tại các ga xe lửa Rôma, nhờ thế các bữa ăn này được gói trước và phân phối trứơc, các thiện nguyện viên khỏi phân phối từng ngày.
Khi được hỏi liệu ngài có sợ bị lây nhiễm Covid-19 hay không, ngài đùa trích dẫn câu ca dao Ba Lan: “qủy có bao giờ đụng đến người xấu”.
Theo cô, trong khi Rôma cấm cửa dân chúng, ngài đã lái xe hàng trăm dặm mỗi ngày qua các con phố vắng tanh của Rôma, thu lượm thực phẩm từ các nhà máy và cơ sở kinh doanh và đích thân phân phối chúng cho người nghèo thành phố.
Ngài nói nửa đùa nửa thật: có lúc, ngài đã mơ ước làm người trao sữa. Ngài vừa cười vừa nói “bây giờ giấc mơ của tôi đã thành sự thực” sau khi đã chất xong một xe tải đầy các sản phẩm bơ sữa.
Cuối tháng ba, ngài đã lái các chuyến xe đầy thực phẩm đến cho hai nữ tu viện nơi hàng tá nữ tu bị lây nhiễm Covid-19. Ngài cũng cung cấp thực phẩm cho một nhà dưỡng lão đặt tên theo Đức Gioan XXIII.
Ngài nói với tạp chí Crux: “các công ty cho đi hàng tấn thực phẩm. Chúng tôi phải phân phối chúng trước khi chúng hư thối”.
Công ty Sản xuất Bơ sữa của Đức Giáo Hoàng ở Castel Gandolfo mỗi ngày đều tặng không sữa tươi và sữa chua.
Ngài cho biết “chỉ mới Thứ bẩy rồi, tôi đã lái xe 250 cây số quanh thành phố - ít nhất với những đường phố vắng tanh, tôi có thể lái xe không gặp trở ngại”.
Với ai lo ngại ngài có thể bị lây nhiễm, Đức Hồng Y cho biết ngài đã xét nghiệm, nhưng âm tính đối với Covid-19.
Ngài giải thích “tôi làm thế vì người nghèo và những người làm việc với tôi – họ cần được an toàn”.
Đức Hồng Y Krajewski, có biệt hiệu là “Don Corrado” tại Vatican, là người phát chẩn của Đức Giáo Hoàng, một chức vụ phụ trách việc bố thí trong thành phố Rôma nhân danh Đức Giáo Hoàng. Chức vụ này dưới thời Đức Phanxicô, được nhiều người biết đến và Đức Hồng Y được coi là một trong các cộng tác viên gần gũi nhất của Đức Phanxicô. Điều này càng đúng trong thời gian đại dịch Covid-19 khi nước Ý bị ảnh hưởng hết sức nặng nề.
Ảnh hưởng của ngài được chứng minh vào ngày 13 tháng Ba, khi ngài cho mở cửa nhà thờ giáo xứ do tước hiệu của ngài để người ta đến Thờ Lạy Thánh Thể, bất chấp một sắc lệnh ban hành một ngày trước đó nhằm dóng cửa các nhà thờ ở Rôma.
Ngài nói với tạp chí Crux ngay sau hành động “nổi loạn” ấy rằng “tổ ấm luôn phải mở cửa cho con cái mình”. Và sau đó cùng ngày, sắc lệnh trên đã được viết lại.
Có thể nói giáo xứ của Đức Hồng Y Krajewski là đường phố, và không virút nào ngăn cản được ngài giúp đỡ người nghèo.
Ngài nói với tạp chí Crux: “Hôm nay tôi đi một vòng các giáo xứ Rôma. Tôi nói với họ rằng rửa chân cho những người thiếu thốn cũng giống như truyền phép trong lúc cử hành Thánh Thể”.
Ngài thúc giục các linh mục thời cấm cửa mở các phòng tắm cho người nghèo, “trong khi tôn trọng mọi thủ tục phòng vệ” khỏi coronavirus.
Ngài kể có lần đến một tu viện, hỏi có bao nhiêu người ở đấy, họ bảo 20. Ngài bảo “20 người có thể phục vụ người nghèo! Chúng ta không nên đặt các thiện nguyện viên giáo dân vào thế nguy hiểm, người của Giáo Hội có thể làm việc này!”
Ngài nhấn mạnh rằng cầu nguyện mà không bố thí trong những ngày tháng này là “không đầy đủ”; ngài nói thêm: Đức Phanxicô nêu gương sáng trong khía cạnh này: “Trước khi ban Phép lành Urbi et Orbi (cho Thành Phố và cho Thế Giới), Đức Thánh Cha tặng 30 máy thở cho các bệnh viện, rồi ngài cầu nguyện cho thế giới”.
Đức Hồng Y Krajewski cũng có một lời nhắn đặc biệt cho hàng trăm linh mục khắp thế giới đang học tại các giáo hoàng đại học tại Rôma: “dẹp các sách vở thần học vào lúc này đi, có một Tin Mừng đang thành hình trên các đường phố”.
Ngài bảo “phép lạ đang diễn ra trong những ngày tháng này” vì gần đây có một cha xứ nói với ngài “con cần cú đá của Đức Hồng Y để hành động”.
Ngài thực hành điều ngài giảng dậy, ngay trong căn hộ của ngài. Hai người vô gia cư và một phụ nữ Hồi Giáo thường xuyên chuẩn bị các bánh mì san-đuýt cho người nghèo thành phố trong căn hộ trên văn phòng của ngài trong nội thành Vatican. Đồ đạc của ngài trước đây vốn của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, tức Đức Bênêđíctô XVI hiện nay. Ngài bảo “đây quả là Giáo Hội tại gia".
Trong Thánh lễ Chúa Nhật, cử hành một mình ở Vatican, ngài bảo “Lần đầu tiên, tôi nghe người nghèo nói trong những ngày tháng này – chúng tôi đói. Không có nơi nào cho họ tới xin giúp đỡ; các quán bar và nhà hàng đều đóng cửa cả”.
Thúc giục các linh mục ra ngoài và phục vụ người nghèo, ngài nói “chúng ta có hai tay, trí khôn của Tin Mừng: chúng ta chỉ thiếu can đảm”.
Đức Hồng Y Krajewski luôn tìm ra cách đầy sáng tạo để giúp người nghèo và đồng thời giữ an toàn khỏi Covid-19. Ngài điều chỉnh việc phân phối các bữa ăn cho người túng thiếu và vô gia cư 2 lần một tuần tại các ga xe lửa Rôma, nhờ thế các bữa ăn này được gói trước và phân phối trứơc, các thiện nguyện viên khỏi phân phối từng ngày.
Khi được hỏi liệu ngài có sợ bị lây nhiễm Covid-19 hay không, ngài đùa trích dẫn câu ca dao Ba Lan: “qủy có bao giờ đụng đến người xấu”.
5 câu châm ngôn từ Cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh có thể giúp bạn vượt qua đại dịch coronavirus
Đặng Tự Do
21:33 18/04/2020
Nguyên bản tiếng Anh: These 5 Maxims from Padre Pio Will Help You Get Through Coronavirus - Laura Dittus, National Catholic Register.
5 câu châm ngôn này có thể được tóm tắt bằng câu nói được Cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh lặp đi lặp lại: “Hãy cầu nguyện, hy vọng và đừng lo lắng”
Laura Dittus
Đầu năm nay, tôi đã tìm đọc một số sách tiếng Tây Ban Nha để cải thiện các kỹ năng ngôn ngữ và nghĩ rằng sẽ tốt hơn khi đọc một tiểu sử truyền cảm hứng. Tôi thực không ngờ Chúa đã quan phòng cách kỳ diệu cho tôi, để tôi chọn một cuốn sách nói về Cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh thành Pietrelcina.
Cha Thánh Piô không chỉ là một vị thánh được mang Năm Dấu Thánh Chúa, nhưng còn đặc biệt hơn là ngài còn có khả năng xuất hiện ở cả hai nơi cùng một lúc. Ngài có các đặc sủng khi giải tội và trong nhiều trường hợp khác nữa. Tuy nhiên, có một điều không mấy khi được nhắc đến, nhưng có tính chất thời sự đối với chúng ta trong giai đoạn này, là ngài đã từng sống qua đại dịch cúm Tây Ban Nha kinh hoàng, một đại dịch tàn khốc xảy ra vào đầu thế kỷ 20. Thật là an ủi trong thời đại hiện nay khi có những vị thánh đã sống qua thời kỳ dịch bệnh này để chúng ta chạy đến nhờ các ngài cầu thay nguyện giúp, đồng thời học hỏi từ những vị thánh ấy những câu nói truyền cảm hứng và những tấm gương về một cuộc sống đạo đức. Cha Thánh Piô là một trong những vị này này.
Cha Thánh Piô là một nhân vật đầy ấn tượng rồi, nhưng ngài có một mối quan hệ đặc biệt với thời điểm đại dịch này vì chính ngài đã nhiễm virus H1N1 là con virus đã gây ra đại dịch Cúm Tây Ban Nha, kéo dài từ tháng Giêng 1918 đến tháng 12, 1920, lây nhiễm 500 triệu người, tức là 1 phần 3 dân số thế giới vào thời đó, và giết chết ít nhất 17 triệu người, có các tài liệu còn cho rằng có đến 50 triệu trường hợp tử vong. Ngài đã nhiễm virus H1N1 sau khi có Năm Dấu Thánh Chúa trên người không bao lâu. Một vài vị thánh đã nhiễm virus H1N1 và đã chết vì con virus đó như hai thánh Francisco và Jacinta Marto, là hai trong ba trẻ đã được thấy Đức Mẹ hiện ra tại Fatima. Cha Piô bị nhiễm virus nhưng đã hồi phục và tiếp tục sống một cuộc đời linh mục đầy hoa trái và hương thơm thánh thiện sau giai đoạn đó của cuộc đời.
Sau khi tìm hiểu một chút về cuộc sống của Cha Piô, tôi muốn tìm hiểu sâu hơn một chút về các tác phẩm của ngài. Khi đọc các bài viết của Cha Piô, tôi tình cờ gặp một số câu thật khôn ngoan, thật đáng khích lệ trong ánh sáng của những gì đang xảy ra trong thế giới của chúng ta ngày hôm nay, mặc dù tôi đã đọc những lời ấy vài tháng trước khi “social distance”, hay “khoảng cách xã hội”, trở nên một cụm từ thông dụng tại Mỹ. Một trong những trích đoạn trong những lá thư của Cha Piô mà tôi đọc lại vào tháng Hai năm nay được viết vào năm 1917 cho một trong những cô con gái tinh thần của ngài, là cô Antonietta Vona. Trong bức thư đó, ngài viết như sau:
Đừng lo sợ về bất kỳ tác hại nào trong tương lai có thể xảy ra với con trên thế giới này, bởi vì có lẽ điều đó có thể sẽ không xảy ra với con, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào nếu nó đến với con, Chúa sẽ cho con sức mạnh để chịu đựng nó... Nếu Chúa để con phải trải qua vùng nước đầy bão tố của nghịch cảnh, đừng nghi ngờ, đừng sợ hãi. Chúa luôn bên cạnh con. Hãy có can đảm và con sẽ được bình an. (Thư III, trang 833)
Đoạn văn này đưa ra cho chúng ta nhiều ủi an. Chúng ta được khuyên đừng “sợ hãi trước bất kỳ tác hại nào trong tương lai” vì nó có thể không bao giờ xảy ra. Chúng ta cũng được khuyên “hãy có can đảm”. Ở đây, ta nhớ rằng những lời mà Cha Piô viết là vào năm 1917, có thể không liên quan gì đến đại dịch sẽ xảy ra sau này ở Ý, từ 1918 đến 1919, nhưng được đưa ra trước sự kiện đó và vì thế chắc chắn đã an ủi cô con gái tinh thần của ngài khi trận dịch xảy ra.
Trong cùng một bức thư, Cha Piô cũng đưa ra cho Antonietta một số cụm từ nhất định để in sâu vào tâm hồn cô: “Đây là điều cha cảm thấy phải nói với con hôm nay trong Chúa: Để có thể sống một cuộc đời đạo đức liên tục, con hãy ghi nhớ một số câu châm ngôn xuất sắc và mạnh mẽ này trong tâm hồn con.” (Thư III, tr. 830)
Năm câu châm ngôn mà Cha Piô dành cho cô trong bức thư này là:
“Chúng ta biết rằng: Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người” (Rôma 8:28)
“Thiên Chúa là Cha chúng ta”
“Các con có thiếu thốn gì không?” (Luca 22:35)
“Đời đời”
“Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô” (Gal 6:14)
Những câu châm ngôn này tốt cho bất kỳ dịp nào, nhưng ta có thể thấy giá trị đặc biệt của những châm ngôn ấy khi phải sống trong tình huống đại dịch này. Sự thật rằng “Thiên Chúa là Cha chúng ta” mang lại niềm an ủi rằng chúng ta luôn ở dưới sự chăm sóc quan phòng của Ngài, được yêu thương và bảo vệ, và rằng, ngay cả nếu chúng ta phải kinh qua những tình huống khó khăn, Chúa luôn ở với chúng ta.
Tôi thấy các châm ngôn trên thật là hữu ích vào thời điểm này, thêm vào đó tôi cũng muốn nhắc đến một cụm từ thường được Cha Piô lặp đi lặp lại: “Hãy cầu nguyện, hy vọng, và đừng lo lắng.” Những lời này có thể đóng vai trò như một phương châm nổi bật cho thời gian này, và thật sự đối với bất kỳ thời điểm nào trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta luôn được kêu gọi để cầu nguyện, để tin tưởng vào Chúa, và đừng đầu hàng trước những lo lắng của chúng tôi.
Xin Cha Piô cầu thay nguyện giúp cho chúng ta, và cho chúng ta nhận ra đang được sống khoảnh khắc hiện tại trong sự hiện diện yêu thương của Thiên Chúa. Xin cho chúng ta có thể nghe vang vọng những lời này của ngài - “Quá khứ của con, lạy Chúa, xin dâng lên lòng thương xót Chúa; hiện tại của con, xin phó dâng cho tình yêu Chúa; và tương lai con, xin tín thác nơi sự quan phòng của Người” - và hãy lấy những lời này làm những lời cầu nguyện của chúng ta, và phó thác cho sự bảo vệ của Cha chúng ta ở trên trời, cùng với sự cầu bầu của Mẹ Thiên Chúa.
Source:National Catholic RegisterThese 5 Maxims from Padre Pio Will Help You Get Through Coronavirus
5 câu châm ngôn này có thể được tóm tắt bằng câu nói được Cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh lặp đi lặp lại: “Hãy cầu nguyện, hy vọng và đừng lo lắng”
Laura Dittus
Đầu năm nay, tôi đã tìm đọc một số sách tiếng Tây Ban Nha để cải thiện các kỹ năng ngôn ngữ và nghĩ rằng sẽ tốt hơn khi đọc một tiểu sử truyền cảm hứng. Tôi thực không ngờ Chúa đã quan phòng cách kỳ diệu cho tôi, để tôi chọn một cuốn sách nói về Cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh thành Pietrelcina.
Cha Thánh Piô không chỉ là một vị thánh được mang Năm Dấu Thánh Chúa, nhưng còn đặc biệt hơn là ngài còn có khả năng xuất hiện ở cả hai nơi cùng một lúc. Ngài có các đặc sủng khi giải tội và trong nhiều trường hợp khác nữa. Tuy nhiên, có một điều không mấy khi được nhắc đến, nhưng có tính chất thời sự đối với chúng ta trong giai đoạn này, là ngài đã từng sống qua đại dịch cúm Tây Ban Nha kinh hoàng, một đại dịch tàn khốc xảy ra vào đầu thế kỷ 20. Thật là an ủi trong thời đại hiện nay khi có những vị thánh đã sống qua thời kỳ dịch bệnh này để chúng ta chạy đến nhờ các ngài cầu thay nguyện giúp, đồng thời học hỏi từ những vị thánh ấy những câu nói truyền cảm hứng và những tấm gương về một cuộc sống đạo đức. Cha Thánh Piô là một trong những vị này này.
Cha Thánh Piô là một nhân vật đầy ấn tượng rồi, nhưng ngài có một mối quan hệ đặc biệt với thời điểm đại dịch này vì chính ngài đã nhiễm virus H1N1 là con virus đã gây ra đại dịch Cúm Tây Ban Nha, kéo dài từ tháng Giêng 1918 đến tháng 12, 1920, lây nhiễm 500 triệu người, tức là 1 phần 3 dân số thế giới vào thời đó, và giết chết ít nhất 17 triệu người, có các tài liệu còn cho rằng có đến 50 triệu trường hợp tử vong. Ngài đã nhiễm virus H1N1 sau khi có Năm Dấu Thánh Chúa trên người không bao lâu. Một vài vị thánh đã nhiễm virus H1N1 và đã chết vì con virus đó như hai thánh Francisco và Jacinta Marto, là hai trong ba trẻ đã được thấy Đức Mẹ hiện ra tại Fatima. Cha Piô bị nhiễm virus nhưng đã hồi phục và tiếp tục sống một cuộc đời linh mục đầy hoa trái và hương thơm thánh thiện sau giai đoạn đó của cuộc đời.
Sau khi tìm hiểu một chút về cuộc sống của Cha Piô, tôi muốn tìm hiểu sâu hơn một chút về các tác phẩm của ngài. Khi đọc các bài viết của Cha Piô, tôi tình cờ gặp một số câu thật khôn ngoan, thật đáng khích lệ trong ánh sáng của những gì đang xảy ra trong thế giới của chúng ta ngày hôm nay, mặc dù tôi đã đọc những lời ấy vài tháng trước khi “social distance”, hay “khoảng cách xã hội”, trở nên một cụm từ thông dụng tại Mỹ. Một trong những trích đoạn trong những lá thư của Cha Piô mà tôi đọc lại vào tháng Hai năm nay được viết vào năm 1917 cho một trong những cô con gái tinh thần của ngài, là cô Antonietta Vona. Trong bức thư đó, ngài viết như sau:
Đừng lo sợ về bất kỳ tác hại nào trong tương lai có thể xảy ra với con trên thế giới này, bởi vì có lẽ điều đó có thể sẽ không xảy ra với con, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào nếu nó đến với con, Chúa sẽ cho con sức mạnh để chịu đựng nó... Nếu Chúa để con phải trải qua vùng nước đầy bão tố của nghịch cảnh, đừng nghi ngờ, đừng sợ hãi. Chúa luôn bên cạnh con. Hãy có can đảm và con sẽ được bình an. (Thư III, trang 833)
Đoạn văn này đưa ra cho chúng ta nhiều ủi an. Chúng ta được khuyên đừng “sợ hãi trước bất kỳ tác hại nào trong tương lai” vì nó có thể không bao giờ xảy ra. Chúng ta cũng được khuyên “hãy có can đảm”. Ở đây, ta nhớ rằng những lời mà Cha Piô viết là vào năm 1917, có thể không liên quan gì đến đại dịch sẽ xảy ra sau này ở Ý, từ 1918 đến 1919, nhưng được đưa ra trước sự kiện đó và vì thế chắc chắn đã an ủi cô con gái tinh thần của ngài khi trận dịch xảy ra.
Trong cùng một bức thư, Cha Piô cũng đưa ra cho Antonietta một số cụm từ nhất định để in sâu vào tâm hồn cô: “Đây là điều cha cảm thấy phải nói với con hôm nay trong Chúa: Để có thể sống một cuộc đời đạo đức liên tục, con hãy ghi nhớ một số câu châm ngôn xuất sắc và mạnh mẽ này trong tâm hồn con.” (Thư III, tr. 830)
Năm câu châm ngôn mà Cha Piô dành cho cô trong bức thư này là:
“Chúng ta biết rằng: Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người” (Rôma 8:28)
“Thiên Chúa là Cha chúng ta”
“Các con có thiếu thốn gì không?” (Luca 22:35)
“Đời đời”
“Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô” (Gal 6:14)
Những câu châm ngôn này tốt cho bất kỳ dịp nào, nhưng ta có thể thấy giá trị đặc biệt của những châm ngôn ấy khi phải sống trong tình huống đại dịch này. Sự thật rằng “Thiên Chúa là Cha chúng ta” mang lại niềm an ủi rằng chúng ta luôn ở dưới sự chăm sóc quan phòng của Ngài, được yêu thương và bảo vệ, và rằng, ngay cả nếu chúng ta phải kinh qua những tình huống khó khăn, Chúa luôn ở với chúng ta.
Tôi thấy các châm ngôn trên thật là hữu ích vào thời điểm này, thêm vào đó tôi cũng muốn nhắc đến một cụm từ thường được Cha Piô lặp đi lặp lại: “Hãy cầu nguyện, hy vọng, và đừng lo lắng.” Những lời này có thể đóng vai trò như một phương châm nổi bật cho thời gian này, và thật sự đối với bất kỳ thời điểm nào trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta luôn được kêu gọi để cầu nguyện, để tin tưởng vào Chúa, và đừng đầu hàng trước những lo lắng của chúng tôi.
Xin Cha Piô cầu thay nguyện giúp cho chúng ta, và cho chúng ta nhận ra đang được sống khoảnh khắc hiện tại trong sự hiện diện yêu thương của Thiên Chúa. Xin cho chúng ta có thể nghe vang vọng những lời này của ngài - “Quá khứ của con, lạy Chúa, xin dâng lên lòng thương xót Chúa; hiện tại của con, xin phó dâng cho tình yêu Chúa; và tương lai con, xin tín thác nơi sự quan phòng của Người” - và hãy lấy những lời này làm những lời cầu nguyện của chúng ta, và phó thác cho sự bảo vệ của Cha chúng ta ở trên trời, cùng với sự cầu bầu của Mẹ Thiên Chúa.
Source:National Catholic Register
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đêm Nguyện Cầu
Dominic Đức Nguyễn
12:15 18/04/2020
ĐÊM NGUYỆN CẦU
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Xin cứu chúng con cho khỏi sự dữ
Amen !
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Xin cứu chúng con cho khỏi sự dữ
Amen !
VietCatholic TV
Bergamo được xem là giáo phận tử đạo tại Ý với 25 linh mục thiệt mạng vì virus Tầu
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
07:42 18/04/2020
1. Bergamo được xem là giáo phận tử đạo tại Ý với 25 linh mục thiệt mạng vì coronavirus
Theo tờ Avvnire, tức là Tương lai, tờ báo của Hội Đồng Giám Mục Ý, giáo phận Bergamo là giáo phận có số các linh mục thiệt mạng vì coronavirus cao nhất trong số 227 giáo phận của Italia. Kể từ khi bắt đầu dịch bệnh tới nay đã có 25 linh mục thuộc giáo phận Bergamo thiệt mạng.
Các ngài đã chết vì tận tụy với đàn chiên trong bối cảnh có những sai lầm trong phán đoán của chính quyền miền và thành phố.
Từ đầu đại dịch coronavirus cho đến nay, Bergamo được coi là một trong những địa danh kinh hoàng nhất tại Ý. Từ ngày 22 tháng Hai, Thủ tướng Giuseppe Conte đã cách ly 10 thị trấn trong tỉnh Lodi cách Bergamo 70km về phía Nam. Đó là khu vực đỏ đầu tiên trên đất Ý. Quân đội và cảnh sát áp đặt lệnh cô lập trong nhà đối với cư dân trong khu vực. Tuy nhiên, Bergamo với 376 nhà máy và xí nghiệp mang lại một nguồn lợi lên đến 850 triệu Euros một năm đã được cho hoạt động bình thường. Vì thế, đến ngày 1 tháng Ba, số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận tại Bergamo đã lên đến 220 người. Một tuần sau thành phố mới bị cách ly. Lúc đó đã quá muộn. Trong một tuyên bố có tựa đề “Noi Denunceremo”, nghĩa là “Chúng tôi sẽ lên tiếng”, 30,000 chữ ký đã thu được cho đến nay nhằm yêu cầu chính quyền mở một cuộc điều tra về các quyết định đã được đưa ra liên quan đến thành phố này, dẫn đến cái chết của 4,800 người cho đến nay.
Bergamo có 992,300 dân. Trong số đó 937,200 là người Công Giáo, chiếm tỷ lệ 94.5%, sinh hoạt trong 389 giáo xứ, dưới sự chăm sóc mục vụ của 706 linh mục triều. Bên cạnh đó còn có 189 linh mục dòng.
2. Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki nói rằng các thánh lễ nên được cho phép tái tục càng sớm càng tốt
Một Hồng Y người Đức cho rằng đã đến “thời cao điểm” để khôi phục các lễ nghi Phụng Vụ công khai khi đất nước bắt đầu nới lỏng các biện pháp cô lập.
Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki của tổng giáo phận Köln nói rằng các thánh lễ nên được cho phép tái tục “càng sớm càng tốt” sau khi Thủ tướng Đức Angela Merkel báo hiệu rằng các cửa hàng nhỏ và các trường học có thể được mở cửa trở lại trong những tuần tới.
Đức Hồng Y Woelki đã nói với CNA Deutsch, đối tác tin tức tiếng Đức của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, ngày 17 tháng 4 rằng “Không bỏ qua các quy định, đã đến ‘thời cao điểm’ để khôi phục cách nào đó các lễ nghi Phụng Vụ công khai. Tôi không nghĩ đến việc trở lại trạng thái bình thường chúng ta đã biết trước thời dịch bệnh. Tất nhiên, còn quá sớm để nói về điều đó”.
“Các quy định vệ sinh phải tiếp tục được tuân thủ, các quy tắc về khoảng cách và nhiều thứ khác nữa. Chúng ta đã học được những điều mới và cũng sẽ thực hành chúng một cách tận tình. Nhưng các cử hành Phụng Vụ nên được cho phép tái tục càng sớm càng tốt trong khuôn khổ được xác định một cách chính xác.”
Hôm thứ Năm, ngày 16 tháng Tư, Đức Hồng Y đã gặp ông Armin Laschet, Thủ hiến của bang North Rhine-Westphalia, miền tây nước Đức, nơi có thủ phủ là thành phố Köln.
Sau đó, Đức Hồng Y đã cảm ơn ông Laschet qua Twitter vì cam kết của ông sẽ giảm bớt các hạn chế đối với việc thờ phượng công khai càng nhanh càng tốt.
Trong khi khoảng cách xã hội và các biện pháp phòng ngừa khác là cần thiết, Đức Hồng Y nói rằng việc thực hành tôn giáo là một quyền cơ bản.
“Do đó, các cử hành tôn giáo phải được cho phép trong các điều kiện nhất định, càng sớm càng tốt,” ngài viết. “Sự trông mong của mọi người đối với việc chăm sóc mục vụ, định hướng và thờ phượng là rất lớn.”
CNA Deutsch cho biết tổng giáo phận Köln đang vạch ra kế hoạch khôi phục các Thánh lễ có công chúng tham dự trong khi tuân thủ các hướng dẫn về sức khỏe và an toàn.
Các giám mục Đức khác cũng kêu gọi nới lỏng các hạn chế, bao gồm cả Đức cha Georg Bätzing, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức và Đức cha Gregor Maria Hanke của giáo phận Eichstätt.
Trong một diễn biến khác, Đức Hồng Y Woelki đã viết thư cho những trẻ em chuẩn bị rước lễ lần đầu. Trong bức thư, đề ngày 19 tháng Tư, ngài nói rằng, dù có một chút buồn bã vì các nghi lễ rước lễ lần đầu đã bị hủy bỏ, các em đã được trao tặng “món quà thời gian” để suy tư thêm về ý nghĩa của việc được rước lễ lần đầu.
Thủ tướng Angela Merkel cho biết hôm 15 tháng 4 rằng các quy tắc về khoảng cách xã hội sẽ được duy trì cho đến ít nhất là ngày 3 tháng 5. Nhưng các cửa hàng nhỏ hơn sẽ có thể mở cửa trở lại từ tuần tới và các trường sẽ mở cửa từ ngày 4 tháng Năm.
Đến nay, tại Đức có 141,397 trường hợp nhiễm bệnh trong đó có 4,352 trường hợp tử vọng. Tỷ lệ tử vong trên số người nhiễm bệnh tại Đức là thấp nhất thế giới.
3. Đức Thánh Cha dâng lễ cầu nguyện cho những ai chăm sóc cho những người khuyết tật
Lúc 7 sáng thứ Bẩy 18 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những ai đang giúp đỡ cho những người khuyết tật trong đại dịch coronavirus kinh hoàng này.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm qua, tôi nhận được một lá thư từ một nữ tu làm thông dịch viên ngôn ngữ ký hiệu cho người điếc. Lá thư giúp tôi hiểu việc chăm sóc sức khỏe cho những người khuyết tật khó khăn đến thế nào, đặc biệt là trong hoàn cảnh đại dịch coronavirus hiện nay. Vì thế, trong thánh lễ này chúng ta hãy cầu nguyện cho những người đang chăm sóc cho những anh chị em bị các dạng khuyết tật của chúng ta.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tập trung vào sự mạnh dạn của các Tông đồ khi rao giảng Tin Mừng sau Lễ Hiện Xuống. Đức Thánh Cha đã tập trung các suy tư của ngài trên Bài đọc một trong đó các thủ lãnh, kỳ lão và luật sĩ đã ngạc nhiên trước sự mạnh dạn của hai Thánh Phêrô và Gioan Tông đồ (Công vụ 4: 13-21).
Hai Thánh Phêrô và Gioan, là hai người thất học và dốt nát, đã đẩy các thủ lãnh, kỳ lão và luật sĩ vào góc tường vì sự mạnh dạn của các ngài. Các nhà chức trách tôn giáo đã rất ngạc nhiên đến nỗi họ không thể trả lời đối với những sự thật đang diễn ra trước mắt họ. Một người đàn ông đã được chữa lành khi hai Thánh Phêrô và Gioan kêu cầu danh Chúa.
Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của thuật ngữ Hy Lạp “parrhesia”, thường được dịch là sự mạnh dạn, thẳng thắn hay can đảm. Ngài nói rằng parrhesia là phong cách của các nhà truyền giáo Kitô trong Tông đồ Công vụ.
“Chính sự mạnh dạn Kitô giáo thúc đẩy chúng ta nói một cách công khai về Chúa. Chẳng hạn, trong Tông đồ Công vụ, Phaolô và Banaba đã tìm cách giải thích mầu nhiệm Chúa Kitô cho người Do Thái một cách kiên quyết và rao giảng Tin Mừng một cách mạnh dạn”.
Mạnh dạn là nét rất đặc trưng của các Kitô hữu, đến mức một Kitô hữu mà không có tính chất ấy, thì không phải là một Kitô hữu tốt. Đức Thánh Cha đã trích dẫn một đoạn từ Thư gửi các tín hữu Do Thái, và nói rằng ngài rất thích đoạn thư ấy. Tác giả nhận ra rằng cộng đồng Kitô giáo đã bắt đầu mất đi sự mạnh bạo ban đầu của họ. Họ đã trở nên thờ ơ. “Xin anh em nhớ lại những ngày đầu: lúc vừa được ơn soi sáng, anh em đã phải đối phó với bao nỗi đau khổ dồn dập. Vậy, anh em đừng đánh mất lòng tin tưởng mạnh dạn của anh em” (Dt 10:32, 35).
Tuy nhiên, sự mạnh dạn của các Tông đồ đã được đáp lại với những trái tim cứng rắn, khép kín, bại hoại của các thủ lãnh, kỳ lão và luật sĩ.
“Họ không biết phải làm gì. Họ vẫn còn kinh ngạc. Thay vì chấp nhận sự thật mà họ đã thấy trước mắt, trái tim họ khép kín đến nỗi họ chọn con đường ngoại giao, con đường thỏa hiệp. Họ đã thực sự bị dồn vào một góc vì sự mạnh dạn của các Tông đồ. Họ không biết làm thế nào để thoát khỏi tình huống này. Họ không bao giờ nghĩ đến câu hỏi: Chẳng lẽ điều này là sự thật sao?”
Lối thoát của họ là đe dọa hai Thánh Phêrô và Gioan, và ra lệnh cho các ngài không bao giờ được nói hoặc dạy bảo nhân danh Chúa Giêsu. Phản ứng của các Tông đồ là vô cùng táo bạo nếu chúng ta nhớ lại rằng chỉ trước đó không lâu, trong cuộc thương khó, ông Phêrô đã hèn nhát chối Chúa Giêsu. Ông mạnh dạn đáp lại các thủ lãnh, kỳ lão và luật sĩ rằng “Trước mặt Chúa, các ngài hãy xét coi: nghe các ngài hơn nghe Chúa, có phải lẽ không? Vì chúng tôi không thể nào không nói lên những điều mắt thấy tai nghe” (câu 19). Đức Thánh Cha đặt câu hỏi: “Những gì đã xảy ra trong trái tim của Thánh Phêrô?”
Ân sủng của Chúa Thánh Thần là sự thẳng thắn, can đảm, mạnh dạn. Đó là một món quà, một ân sủng mà Chúa Thánh Thần ban cho Thánh Phêrô vào ngày Lễ Ngũ Tuần. Ngay sau khi nhận được Chúa Thánh Thần, các ngài đã ra đi rao giảng một cách can đảm, một điều thật mới mẻ đối với các ngài.
Trong Tin Mừng theo Thánh Máccô (Mc 16: 9-15), Chúa quở trách các môn đệ của Ngài chính vì sự không tin và cứng lòng của họ. Họ đã từ chối tin rằng Ngài đã sống lại dựa trên lời chứng của những người đã nhìn thấy Ngài. Nhưng rồi họ nhận được sự can đảm cần thiết để đi khắp thế gian loan báo tin mừng cho muôn dân khi Chúa Giêsu ban cho họ sức mạnh của Chúa Thánh Thần, khi Ngài nói với họ “Hãy nhận lãnh Chúa Thánh Thần”.
Sứ vụ bắt đầu ngay tại đây, từ ân sủng khiến chúng ta can đảm, mạnh dạn trong việc loan báo Lời Chúa.
Đức Thánh Cha đã kết thúc bài giảng với lời cầu nguyện sau:
Xin Chúa giúp chúng ta luôn can đảm như thế. Điều này không có nghĩa là thiếu thận trọng - không, không phải như thế. Sự can đảm của các tín hữu Kitô luôn luôn là khôn ngoan, nhưng dũng cảm.
Theo tờ Avvnire, tức là Tương lai, tờ báo của Hội Đồng Giám Mục Ý, giáo phận Bergamo là giáo phận có số các linh mục thiệt mạng vì coronavirus cao nhất trong số 227 giáo phận của Italia. Kể từ khi bắt đầu dịch bệnh tới nay đã có 25 linh mục thuộc giáo phận Bergamo thiệt mạng.
Các ngài đã chết vì tận tụy với đàn chiên trong bối cảnh có những sai lầm trong phán đoán của chính quyền miền và thành phố.
Từ đầu đại dịch coronavirus cho đến nay, Bergamo được coi là một trong những địa danh kinh hoàng nhất tại Ý. Từ ngày 22 tháng Hai, Thủ tướng Giuseppe Conte đã cách ly 10 thị trấn trong tỉnh Lodi cách Bergamo 70km về phía Nam. Đó là khu vực đỏ đầu tiên trên đất Ý. Quân đội và cảnh sát áp đặt lệnh cô lập trong nhà đối với cư dân trong khu vực. Tuy nhiên, Bergamo với 376 nhà máy và xí nghiệp mang lại một nguồn lợi lên đến 850 triệu Euros một năm đã được cho hoạt động bình thường. Vì thế, đến ngày 1 tháng Ba, số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận tại Bergamo đã lên đến 220 người. Một tuần sau thành phố mới bị cách ly. Lúc đó đã quá muộn. Trong một tuyên bố có tựa đề “Noi Denunceremo”, nghĩa là “Chúng tôi sẽ lên tiếng”, 30,000 chữ ký đã thu được cho đến nay nhằm yêu cầu chính quyền mở một cuộc điều tra về các quyết định đã được đưa ra liên quan đến thành phố này, dẫn đến cái chết của 4,800 người cho đến nay.
Bergamo có 992,300 dân. Trong số đó 937,200 là người Công Giáo, chiếm tỷ lệ 94.5%, sinh hoạt trong 389 giáo xứ, dưới sự chăm sóc mục vụ của 706 linh mục triều. Bên cạnh đó còn có 189 linh mục dòng.
2. Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki nói rằng các thánh lễ nên được cho phép tái tục càng sớm càng tốt
Một Hồng Y người Đức cho rằng đã đến “thời cao điểm” để khôi phục các lễ nghi Phụng Vụ công khai khi đất nước bắt đầu nới lỏng các biện pháp cô lập.
Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki của tổng giáo phận Köln nói rằng các thánh lễ nên được cho phép tái tục “càng sớm càng tốt” sau khi Thủ tướng Đức Angela Merkel báo hiệu rằng các cửa hàng nhỏ và các trường học có thể được mở cửa trở lại trong những tuần tới.
Đức Hồng Y Woelki đã nói với CNA Deutsch, đối tác tin tức tiếng Đức của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, ngày 17 tháng 4 rằng “Không bỏ qua các quy định, đã đến ‘thời cao điểm’ để khôi phục cách nào đó các lễ nghi Phụng Vụ công khai. Tôi không nghĩ đến việc trở lại trạng thái bình thường chúng ta đã biết trước thời dịch bệnh. Tất nhiên, còn quá sớm để nói về điều đó”.
“Các quy định vệ sinh phải tiếp tục được tuân thủ, các quy tắc về khoảng cách và nhiều thứ khác nữa. Chúng ta đã học được những điều mới và cũng sẽ thực hành chúng một cách tận tình. Nhưng các cử hành Phụng Vụ nên được cho phép tái tục càng sớm càng tốt trong khuôn khổ được xác định một cách chính xác.”
Hôm thứ Năm, ngày 16 tháng Tư, Đức Hồng Y đã gặp ông Armin Laschet, Thủ hiến của bang North Rhine-Westphalia, miền tây nước Đức, nơi có thủ phủ là thành phố Köln.
Sau đó, Đức Hồng Y đã cảm ơn ông Laschet qua Twitter vì cam kết của ông sẽ giảm bớt các hạn chế đối với việc thờ phượng công khai càng nhanh càng tốt.
Trong khi khoảng cách xã hội và các biện pháp phòng ngừa khác là cần thiết, Đức Hồng Y nói rằng việc thực hành tôn giáo là một quyền cơ bản.
“Do đó, các cử hành tôn giáo phải được cho phép trong các điều kiện nhất định, càng sớm càng tốt,” ngài viết. “Sự trông mong của mọi người đối với việc chăm sóc mục vụ, định hướng và thờ phượng là rất lớn.”
CNA Deutsch cho biết tổng giáo phận Köln đang vạch ra kế hoạch khôi phục các Thánh lễ có công chúng tham dự trong khi tuân thủ các hướng dẫn về sức khỏe và an toàn.
Các giám mục Đức khác cũng kêu gọi nới lỏng các hạn chế, bao gồm cả Đức cha Georg Bätzing, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức và Đức cha Gregor Maria Hanke của giáo phận Eichstätt.
Trong một diễn biến khác, Đức Hồng Y Woelki đã viết thư cho những trẻ em chuẩn bị rước lễ lần đầu. Trong bức thư, đề ngày 19 tháng Tư, ngài nói rằng, dù có một chút buồn bã vì các nghi lễ rước lễ lần đầu đã bị hủy bỏ, các em đã được trao tặng “món quà thời gian” để suy tư thêm về ý nghĩa của việc được rước lễ lần đầu.
Thủ tướng Angela Merkel cho biết hôm 15 tháng 4 rằng các quy tắc về khoảng cách xã hội sẽ được duy trì cho đến ít nhất là ngày 3 tháng 5. Nhưng các cửa hàng nhỏ hơn sẽ có thể mở cửa trở lại từ tuần tới và các trường sẽ mở cửa từ ngày 4 tháng Năm.
Đến nay, tại Đức có 141,397 trường hợp nhiễm bệnh trong đó có 4,352 trường hợp tử vọng. Tỷ lệ tử vong trên số người nhiễm bệnh tại Đức là thấp nhất thế giới.
3. Đức Thánh Cha dâng lễ cầu nguyện cho những ai chăm sóc cho những người khuyết tật
Lúc 7 sáng thứ Bẩy 18 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những ai đang giúp đỡ cho những người khuyết tật trong đại dịch coronavirus kinh hoàng này.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm qua, tôi nhận được một lá thư từ một nữ tu làm thông dịch viên ngôn ngữ ký hiệu cho người điếc. Lá thư giúp tôi hiểu việc chăm sóc sức khỏe cho những người khuyết tật khó khăn đến thế nào, đặc biệt là trong hoàn cảnh đại dịch coronavirus hiện nay. Vì thế, trong thánh lễ này chúng ta hãy cầu nguyện cho những người đang chăm sóc cho những anh chị em bị các dạng khuyết tật của chúng ta.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tập trung vào sự mạnh dạn của các Tông đồ khi rao giảng Tin Mừng sau Lễ Hiện Xuống. Đức Thánh Cha đã tập trung các suy tư của ngài trên Bài đọc một trong đó các thủ lãnh, kỳ lão và luật sĩ đã ngạc nhiên trước sự mạnh dạn của hai Thánh Phêrô và Gioan Tông đồ (Công vụ 4: 13-21).
Hai Thánh Phêrô và Gioan, là hai người thất học và dốt nát, đã đẩy các thủ lãnh, kỳ lão và luật sĩ vào góc tường vì sự mạnh dạn của các ngài. Các nhà chức trách tôn giáo đã rất ngạc nhiên đến nỗi họ không thể trả lời đối với những sự thật đang diễn ra trước mắt họ. Một người đàn ông đã được chữa lành khi hai Thánh Phêrô và Gioan kêu cầu danh Chúa.
Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của thuật ngữ Hy Lạp “parrhesia”, thường được dịch là sự mạnh dạn, thẳng thắn hay can đảm. Ngài nói rằng parrhesia là phong cách của các nhà truyền giáo Kitô trong Tông đồ Công vụ.
“Chính sự mạnh dạn Kitô giáo thúc đẩy chúng ta nói một cách công khai về Chúa. Chẳng hạn, trong Tông đồ Công vụ, Phaolô và Banaba đã tìm cách giải thích mầu nhiệm Chúa Kitô cho người Do Thái một cách kiên quyết và rao giảng Tin Mừng một cách mạnh dạn”.
Mạnh dạn là nét rất đặc trưng của các Kitô hữu, đến mức một Kitô hữu mà không có tính chất ấy, thì không phải là một Kitô hữu tốt. Đức Thánh Cha đã trích dẫn một đoạn từ Thư gửi các tín hữu Do Thái, và nói rằng ngài rất thích đoạn thư ấy. Tác giả nhận ra rằng cộng đồng Kitô giáo đã bắt đầu mất đi sự mạnh bạo ban đầu của họ. Họ đã trở nên thờ ơ. “Xin anh em nhớ lại những ngày đầu: lúc vừa được ơn soi sáng, anh em đã phải đối phó với bao nỗi đau khổ dồn dập. Vậy, anh em đừng đánh mất lòng tin tưởng mạnh dạn của anh em” (Dt 10:32, 35).
Tuy nhiên, sự mạnh dạn của các Tông đồ đã được đáp lại với những trái tim cứng rắn, khép kín, bại hoại của các thủ lãnh, kỳ lão và luật sĩ.
“Họ không biết phải làm gì. Họ vẫn còn kinh ngạc. Thay vì chấp nhận sự thật mà họ đã thấy trước mắt, trái tim họ khép kín đến nỗi họ chọn con đường ngoại giao, con đường thỏa hiệp. Họ đã thực sự bị dồn vào một góc vì sự mạnh dạn của các Tông đồ. Họ không biết làm thế nào để thoát khỏi tình huống này. Họ không bao giờ nghĩ đến câu hỏi: Chẳng lẽ điều này là sự thật sao?”
Lối thoát của họ là đe dọa hai Thánh Phêrô và Gioan, và ra lệnh cho các ngài không bao giờ được nói hoặc dạy bảo nhân danh Chúa Giêsu. Phản ứng của các Tông đồ là vô cùng táo bạo nếu chúng ta nhớ lại rằng chỉ trước đó không lâu, trong cuộc thương khó, ông Phêrô đã hèn nhát chối Chúa Giêsu. Ông mạnh dạn đáp lại các thủ lãnh, kỳ lão và luật sĩ rằng “Trước mặt Chúa, các ngài hãy xét coi: nghe các ngài hơn nghe Chúa, có phải lẽ không? Vì chúng tôi không thể nào không nói lên những điều mắt thấy tai nghe” (câu 19). Đức Thánh Cha đặt câu hỏi: “Những gì đã xảy ra trong trái tim của Thánh Phêrô?”
Ân sủng của Chúa Thánh Thần là sự thẳng thắn, can đảm, mạnh dạn. Đó là một món quà, một ân sủng mà Chúa Thánh Thần ban cho Thánh Phêrô vào ngày Lễ Ngũ Tuần. Ngay sau khi nhận được Chúa Thánh Thần, các ngài đã ra đi rao giảng một cách can đảm, một điều thật mới mẻ đối với các ngài.
Trong Tin Mừng theo Thánh Máccô (Mc 16: 9-15), Chúa quở trách các môn đệ của Ngài chính vì sự không tin và cứng lòng của họ. Họ đã từ chối tin rằng Ngài đã sống lại dựa trên lời chứng của những người đã nhìn thấy Ngài. Nhưng rồi họ nhận được sự can đảm cần thiết để đi khắp thế gian loan báo tin mừng cho muôn dân khi Chúa Giêsu ban cho họ sức mạnh của Chúa Thánh Thần, khi Ngài nói với họ “Hãy nhận lãnh Chúa Thánh Thần”.
Sứ vụ bắt đầu ngay tại đây, từ ân sủng khiến chúng ta can đảm, mạnh dạn trong việc loan báo Lời Chúa.
Đức Thánh Cha đã kết thúc bài giảng với lời cầu nguyện sau:
Xin Chúa giúp chúng ta luôn can đảm như thế. Điều này không có nghĩa là thiếu thận trọng - không, không phải như thế. Sự can đảm của các tín hữu Kitô luôn luôn là khôn ngoan, nhưng dũng cảm.
Các nước thiếu nợ Trung Quốc không nên trả, lấy tiền đó lo cho dân. Tình trạng này ai thiếu ai?
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:24 18/04/2020
1. Trước tình cảnh hiện nay, các nước thiếu nợ Trung Quốc có nên trả nợ hay không?
Tính đến ngày thứ Bẩy 18 tháng Tư, tử vong toàn thế giới đã lên đến 153,636 người, trong số 2,232,703 trường hợp nhiễm coronavirus.
Bên cạnh số thương vong kinh hoàng này là những thiệt hại kinh tế thật khủng khiếp ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người nghèo.
Tại Ấn Độ, chẳng hạn, cho đến nay đã có 423 người chết trong số 12,759 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận. Tờ India Times cho biết, do tình trạng cô lập hiện nay, chỉ riêng tại bang Madhya Pradesh, nơi sinh sống của gần 90 triệu dân, số người chết đói đã hơn gấp đôi số trường hợp tử vong vì coronavirus trên toàn quốc. Lệnh cách ly ban đầu được dự trù kéo dài trong ba tuần từ ngày 25 tháng Ba, đã vừa được gia hạn đến ít nhất là 3 tháng Năm.
Hôm thứ Tư 15 tháng Tư, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, gọi tắt là IMF, đã công bố một báo cáo theo đó tình trạng “cô lập vĩ đại”, tại nhiều quốc gia trên thế giới, có thể gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái và dự báo kinh tế toàn cầu sẽ mất ít nhất 9 nghìn tỷ Mỹ Kim trong năm 2020.
Nhiều người tin rằng thách thức toàn cầu vô tiền khoáng hậu như vậy đòi hỏi phải có những phản ứng tương xứng chưa từng có.
Trong thông điệp Phục sinh Urbi et Orbi, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên tiếng yêu cầu các quốc gia chủ nợ “cắt giảm, nếu không thể tha hết, các khoản nợ đang đè nặng lên bảng thu chi của các quốc gia nghèo nhất,” để họ có thể giải quyết tốt hơn đại dịch coronavirus.
Hôm thứ Hai, IMF đã phê duyệt 500 triệu đô la để hủy tiền lãi sáu tháng thanh toán nợ cho 25 quốc gia nghèo nhất thế giới.
Eric LeCompte, giám đốc điều hành của Jubilee USA Network, một liên minh gồm hơn 75 tổ chức Hoa Kỳ và 700 cộng đồng tôn giáo hoạt động để xóa nợ quốc tế, đã bày tỏ sự hài lòng trước quyết định này. Ông gọi lời loan báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế là “một bước vô cùng tích cực.”
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng quyết định của IMF chỉ giúp 25 quốc gia nghèo nhất thế giới trì hoãn trả nợ trong 6 tháng. Nó vẫn chưa đáp ứng được tình hình, “nhiều quyết định quan trọng vẫn chưa được đưa ra,” ông nói.
“Chúng tôi kêu gọi IMF và Ngân hàng Thế giới hủy bỏ các khoản nợ, chứ không phải chỉ trì hoãn mà thôi. Theo phân tích của chúng tôi, IMF có trữ lượng vàng trị giá 140 tỷ đô la, vì vậy họ có đủ khả năng xóa nợ ở nhiều cấp độ.”
LeCompte nói với tờ Crux của Công Giáo Hoa Kỳ rằng “Trung Quốc – nơi xuất phát dịch bệnh coronavirus kinh hoàng này – đang quyết liệt chống lại việc dùng quỹ này để giảm hoặc xoá nợ. Nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta có thể áp lực buộc Trung Quốc phải đưa ra các quyết định đúng đắn.”
Trong một tuyên bố đưa ra hôm 2 tháng Tư, Đức Hồng Y Charles Bo Tổng Giám mục Yangon Miến Điện, chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu nhận định rằng:
“Thông qua việc xử lý coronavirus một cách vô nhân đạo và vô trách nhiệm, đảng Cộng sản Trung Quốc đã chứng minh điều mà nhiều người từng nghĩ đến trước đây: nó là mối đe dọa đối với thế giới. Trung Quốc là một quốc gia có một nền văn minh vĩ đại và cổ xưa, đã đóng góp rất nhiều cho thế giới trong suốt lịch sử, nhưng chế độ này phải chịu trách nhiệm, vì tội sơ suất và đàn áp của mình, trước đại dịch đang càn quét qua các đường phố của chúng ta ngày hôm nay.
Chế độ Trung Quốc đang bị dẫn dắt bởi những kẻ có quá nhiều quyền thế như Tập Cận Bình và đảng Cộng sản Trung Quốc - chứ không phải người dân của quốc gia này - nợ tất cả chúng ta một lời xin lỗi và phải bồi thường cho sự hủy diệt mà nó đã gây ra. Tối thiểu nó phải xóa nợ của tất cả các quốc gia khác, để trang trải chi phí cho Covid-19.”
Bình luận về tuyên bố của Đức Hồng Y, LeCompte nhận xét rằng ông hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Đức Hồng Y Charles Bo, nhưng nhấn mạnh thêm rằng: “Thiếu nợ thì phải trả tiền. Đó là luật căn bản trong đời sống xã hội, và quốc tế. Tuy nhiên, trước các tác hại kinh hoàng hiện nay, cần có một cơ chế pháp lý quốc tế để xác định xem trong điều kiện cụ thể này ai mới thực sự thiếu ai. Một khi trách nhiệm của Trung Quốc được xác định rõ, tôi không nghĩ các nước đang mắc nợ Trung Quốc phải thanh toán toàn bộ các khoản nợ vì thực ra Trung Quốc có thể còn phải trả thêm cho các nước ấy mới là công bằng.”
2. Giám Mục Hoa Kỳ đầu tiên yêu cầu các linh mục tái tục các thánh lễ cho công chúng
Đức Cha Peter Baldacchino, Giám mục Las Cruces, New Mexico, đã là Giám Mục Hoa Kỳ đầu tiên dỡ bỏ lệnh đình chỉ việc cử hành các thánh lễ cho công chúng. Trong một lá thư đề ngày 15 tháng Tư, Đức Cha đã ban hành các hướng dẫn liên quan đến việc trao Mình Thánh Chúa, và nói với các linh mục rằng các ngài có thể tái tục việc cử hành các thánh lễ cho công chúng và các bí tích khác nếu tuân theo các biện pháp phòng ngừa do tiểu bang đưa ra.
“Chúng ta, các linh mục, đã được Chúa Kitô mời gọi và được thụ phong để phục vụ người dân của Giáo Phận Las Cruces, để mang lại cho họ hy vọng và an ủi họ trong thời gian khó khăn này,” Đức Cha viết trong lá thư.
Thông báo được đưa ra chỉ vài ngày sau khi thống đốc bang New Mexico cấm tập hợp hơn 5 người, một hạn chế mà Đức Cha Baldacchino nói rằng các linh mục phải tuân theo, mặc dù ngài phản đối điều đó.
Đức Cha Baldacchino nói thêm rằng “Ngay từ đầu đại dịch này, tôi đã yêu cầu các linh mục của Giáo Phận Las Cruces đình chỉ tất cả các thánh lễ dành cho công chúng khi chúng ta đánh giá tình hình và thiết lập những cách thế an toàn để tiếp tục đem Chúa Kitô đến với người dân, cả Lời Chúa lẫn các Bí tích. Trong vài tuần qua, tôi đã tiếp tục phân tích tình hình và phân định những cách thế an toàn để chúng ta tiếp tục sứ vụ của mình.”
Một cách cụ thể, Đức Cha Baldacchino yêu cầu các linh mục cho anh chị em giáo dân ghi danh hoặc là chia phiên ra để bảo đảm mỗi thánh lễ chỉ có tối đa 4 người tham dự, cùng với vị linh mục nữa là 5. Như thế, vẫn tuân thủ được các quy định của tiểu bang.
Ngài nhấn mạnh rằng: “Sự thật là chúng ta cần phải thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa hợp lý để giảm sự lây lan của coronavirus, nhưng cũng có một sự thật không kém phần quan trọng là chúng ta phải cung cấp các ‘dịch vụ thiết yếu’ lớn nhất đối với người dân của chúng ta. Vài tuần qua đã đưa ra ánh sáng nhiều hậu quả không lường trước được của lệnh ‘ở nhà’”.
“Chúng ta, với tư cách là linh mục, được mời gọi mang Lời hằng sống đến cho mọi người, chúng ta được mời gọi ban phát các phép bí tích ban sự sống. Thánh lễ được truyền hình đã là một nỗ lực nhằm thu hẹp khoảng cách trong thời gian này, nhưng tôi ngày càng cảm thấy thuyết phục rằng như thế là không đủ”
“Chúng ta đều nhận thức được bi kịch do Coronavirus gây ra, bản thân tôi đã mất hai người bạn thân của mình, là các linh mục tôi đã từng học chung hay phục vụ chung. Tôi hoàn toàn ý thức được cái chết và nỗi buồn những ngày này đang mang lại. Nhưng còn nhiều hơn nữa. Con coronavirus quỷ quái này cũng có thể là một trợ giúp cho chúng ta. Đã bao lâu chúng ta nhàn nhã trong 'cách làm việc thông thường' của chúng ta? Đã bao lâu chúng ta phát triển sự thoải mái với những thói quen của chúng ta? Đã bao lâu chúng ta xem ân sủng của các bí tích là chuyện đương nhiên? Đã bao lâu chúng ta không chú ý đến vẻ đẹp của cộng đoàn trong các thánh lễ?”
Đức Cha Baldacchino cũng cho phép các linh mục được cử hành thánh lễ ngoài trời, tuân thủ các hướng dẫn của tiểu bang về khoảng cách xã hội, và đặc biệt khuyến khích nên lập một bàn thờ trong bãi đậu xe của giáo xứ, và yêu cầu giáo dân ở nguyên trong xe của họ với một khoảng trống giữa hai xe với nhau.
“Các giáo xứ thiếu chỗ đậu xe có thể cử hành phụng vụ trong nghĩa trang mở hoặc không gian mở khác có sẵn. Giáo dân nên duy trì ít nhất một khoảng cách sáu feet tại mọi thời điểm”
Trong Lễ Phục sinh, Đức Cha đã cho dựng một sân khấu bên ngoài Nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội và cử hành các nghi thức Thứ Năm Tuần Thánh, Thứ Sáu Tuần Thánh và Lễ Vọng Phục Sinh cho những người Công Giáo địa phương vẫn ở trong xe của họ.
Các hướng dẫn cũng đưa ra các quy định nghiêm nhặt cho việc trao Mình Thánh Chúa, các linh mục được yêu cầu đeo khẩu trang, vệ sinh tay và đeo găng tay khi cho rước lễ.
Đức Cha Baldacchino cũng khuyến khích các linh mục tiếp tục giải tội và bảo đảm rằng việc xức dầu cho bệnh nhân được thực hiện khi cần thiết.
“Các linh mục có thể và nên tiếp tục ban phát các phép bí tích. Các tín hữu không thể bị tước đoạt các bí tích này, đặc biệt là khi có nguy cơ tử vong.”
Trong những tuần gần đây, chính Đức Cha Baldacchino thường xuyên giải tội đằng sau một tấm kính bên ngoài nhà thờ chính tòa Las Cruces.
Đức Cha Baldacchino kết luận rằng đại dịch này là một cơ hội để canh tân.
3. Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ tại đền thánh kính Lòng Thương Xót Chúa của Rôma
Vào ngày Chúa Nhật 19 tháng Tư, Chúa Nhật thứ Hai Mùa Phục sinh, Chúa Nhật kính Lòng Thương Xót, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ dâng thánh lễ trong một nhà thờ chứa thánh tích của cả Thánh Faustina Kowalska và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Chúa Nhật này sẽ đánh dấu kỷ niệm 20 năm lễ tuyên thánh cho Thánh Faustina, và cũng là 20 năm ngày Đức Gioan Phaolô II thiết định trong toàn thể Giáo Hội Chúa Nhật kính Lòng Thương Xót vào Chúa Nhật thứ Hai Mùa Phục sinh.
Thánh lễ tại nhà thờ Santo Spirito in Sassia, là nhà thờ được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II biến thành đền thánh kính Lòng Thương Xót Chúa của giáo phận Rôma, sẽ được phát trên truyền hình và livestream vào lúc 11 giờ sáng giờ địa phương.
Nằm cách quảng trường Thánh Phêrô 200m, Santo Spirito in Sassia là nhà thờ Lòng Thương Xót chính thức của Rôma. Nhà thờ tọa lạc tại số 12 Via dei Penitenzieri, cách Đền Thờ Thánh Phêrô năm phút đi bộ.
Trước đại dịch coronavirus, mọi người tập trung mỗi ngày tại đó lúc 3 giờ chiều, để cầu nguyện tại nhà nguyện Lòng Thương Xót.
“Vào giờ kính Lòng Thương Xót Chúa, nhà thờ thật sự rất đông các linh hồn - người trẻ, người bệnh, các cặp vợ chồng và những người đang phải đối mặt với những khó khăn lớn về đàng thiêng liêng đến để cầu xin Lòng Thương Xót Chúa”, Đức ông Jozef Bart, giám đốc đền thánh này nói với thông tấn xã CNA.
Vị linh mục người Ba Lan này đã được đích thân Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chọn để biến ngôi nhà thờ được xây từ thế kỷ 16, với ý hướng ban đầu là một nhà nguyện của bệnh viện, thành một trung tâm hành hương Lòng Thương Xót Chúa vào năm 1994.
Trong dịp khánh thành ngôi nhà thờ này Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói:
“Hôm nay, tôi rất vui mừng được cảm tạ Chúa trong Nhà thờ Santo Spirito in Sassia, gắn liền với bệnh viện cùng tên, và hiện là một trung tâm chuyên về chăm sóc mục vụ cho người bệnh, cũng như để cổ vũ cho việc tôn sùng Lòng Thương Xót Chúa”
“Điều rất quan trọng và kịp thời là chính xác ở đây, bên cạnh bệnh viện rất cổ xưa này, những lời cầu nguyện được thốt lên và các công việc được thực hiện nhằm chăm sóc liên tục cho sức khỏe của cơ thể và tinh thần,” vị Thánh Giáo Hoàng Ba Lan nói.
Các nữ tu dòng Đức Mẹ của Lòng Thương Xót Chúa, là dòng tu mà Thánh Faustina là một thành viên, giúp dẫn dắt những lời cầu nguyện và các chương trình giáo lý hàng ngày về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa ở Santo Spirito in Sassia.
Ngày Chúa Nhật 28 tháng Tư năm ngoái 2019, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã cử hành thánh lễ Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Phục sinh kính Lòng Thương Xót Chúa tại đây.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh nhắc lại một câu nói của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 2001.
“Lòng Thương Xót Chúa là món quà Phục sinh mà Giáo hội nhận được từ Chúa Kitô, Đấng sống lại từ trong kẻ chết và ban tặng cho nhân loại vào buổi bình minh của thiên niên kỷ thứ ba.”
Ngài nhấn mạnh rằng:
“Chúa Giêsu đã từng nói với Thánh Faustina, ‘Con người không tìm thấy bình an cho đến khi quay lại với đức tin vào Lòng Thương Xót của Thiên Chúa’”
“Lạy Chúa Giêsu, con tin tưởng nơi Chúa. Lời cầu nguyện này rất thân thiết với biết bao các tín hữu sùng đạo, nó bày tỏ rõ ràng thái độ của chúng ta muốn từ bỏ chính mình và phó dâng mọi sự trong tay Chúa. Lạy Chúa ơi, Đấng Cứu Rỗi duy nhất của chúng con.”
“Một hành động từ bỏ chính mình đơn giản như thế là đủ để vượt qua những rào cản của bóng tối và nỗi buồn, sự nghi ngờ và tuyệt vọng. Những tia sáng của Lòng Thương Xót Chúa sẽ khôi phục lại hy vọng, một cách đặc biệt, cho những người cảm thấy bị áp đảo bởi gánh nặng tội lỗi,” ngài nói.
Đức ông Jozef Bart cho biết, trước đại dịch coronavirus kinh hoàng này, “Nhà thờ có các giờ chầu Thánh Thể với các linh mục sẵn sàng giải tội bằng nhiều ngôn ngữ, bao gồm tiếng Anh, vào lúc 6 giờ chiều mỗi ngày. Các linh mục của chúng ta phải nhớ rằng chúng ta là các kênh, và là các công cụ của Lòng Thương Xót Chúa.”
Hiện tượng lửa thánh lạ lùng tại Mộ Chúa ở Giêrusalem đã diễn ra, tín hữu Chính Thống thở phào
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
22:37 18/04/2020
Trưa ngày thứ Bẩy 18 tháng Tư, tức là ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh của Chính Thống Giáo và của cả các Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương, thế giới Chính Thống Giáo đã dán mắt vào các màn hình TV và computer để hồi hộp theo dõi hiện tượng lửa thánh lạ lùng tại Mộ Chúa ở Giêrusalem.
Nhà thờ Thánh Mộ - Holy Church of the Holy Sepulchre là danh từ của Công Giáo, người Chính Thống Giáo và Giáo Hội Armenia Tông Truyền gọi là nhà thờ Phục sinh – Holy Church of Resurrection - nằm phía bên trong bức tường than khóc trong khu vực cổ thành Giêrusalem, kế cận với đồi Golgotha. Theo truyền thống, nhà thờ đã được xây dựng trên khu mộ Chúa Giêsu đã được táng xác.
Trong những thời kỳ sơ khai của Giáo Hội, đây được xem là nơi thánh thiêng bậc nhất của Kitô Giáo. Thế nhưng đến thế kỷ thứ hai, hoàng đế Hadrianus đã cố ý cho đổ đất lấp hết những dấu tích của Kitô giáo, rồi xây đền thờ nữ thần Aphrodite, là một thứ nữ thần sắc đẹp như kiểu thần Vệ Nữ.
Sau khi đón nhận đức tin Công Giáo, năm 325, Đại Đế Constantine đã truyền phá hủy đền thờ nữ thần Aphrodite và cho đào bới khu vực này để tìm lại các dấu tích thánh thiêng của Kitô Giáo. Mẹ nhà vua là nữ hoàng Helena đã hiện diện từ năm 326 tại địa điểm này để đích thân giám sát các cuộc khai quật và xây dựng nhà thờ mới.
Theo thỏa ước Nguyên Trạng do Hoàng Đế Thổ Nhĩ Kỳ Osamn Đệ Tam đưa ra vào năm 1853, Công Giáo nghi lễ La Tinh, Chính Thống Giáo Hy Lạp, Chính Thống Giáo Coptic, Chính Thống Giáo Syria và Giáo Hội Armenia Tông Truyền đều có quyền ngang nhau trong việc coi sóc và cử hành các lễ nghi Phụng Vụ tại đây.
Truyền thống Chính Thống Giáo tin rằng hiện tượng Lửa Thánh là một phép lạ xảy ra hàng năm vào ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh theo lịch Chính Thống Giáo. Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Hy Lạp tại Giêrusalem được tin tưởng là nhận được lửa từ trời xuống bên trong ngôi mộ Chúa.
Lúc 10 giờ sáng ngày thứ Bẩy 18 tháng Tư, theo truyền thống, cảnh sát Do Thái đã vào trong Edicule, là ngôi đền nhỏ bên trong đền thờ Thánh Mộ, bao bọc khu hầm mộ Chúa, lục soát để bảo đảm rằng bên trong không hề có vật dụng gì có thể tạo ra lửa.
Đúng 11 giờ, thanh tra cảnh sát Do Thái niêm phong Edicule.
Nghi thức bắt đầu lúc 12 giờ trưa với kinh cầu Các Thánh. Đức Thượng Phụ Chính Thống Hy Lạp và các Giám Mục của Giáo Hội Chính Thống Giáo Hy Lạp đến trước Edicule. Ngài cởi bỏ phẩm phục bên ngoài và chịu sự khám xét của cảnh sát Do Thái để chứng minh rằng ngài không hề mang theo bất cứ vật dụng nào có thể tạo ra lửa. Sau đó, chỉ một mình ngài được vào trong Edicule, hai tay cầm hai bó nến.
Đức Thượng Phụ qùy cầu nguyện trước tấm đá cẩm thạch bao bọc chiếc giường bằng đá nơi thi thể Chúa được an táng. Các tín hữu Chính Thống Giáo hiệp thông qua các phương tiện truyền thông hồi hộp theo dõi, lo sợ hiện tượng này không xảy ra trong năm nay.
Sử sách ghi lại năm 1101, là năm hiện tượng này không xảy ra, và đó là năm đại dịch kinh hoàng.
Một lúc sau, ánh lửa bắt đầu phát ra từ bên trong ngôi mộ của Chúa Kitô. Các tín hữu Chính Thống Giáo trên toàn thế giới thở phào nhẹ nhõm, chứa chan hy vọng đại dịch coronavirus kinh hoàng hiện nay sẽ sớm chấm dứt.
Đức Thượng Phụ tiến ra với hai bó nến được thắp sáng. Hai người phải kè hai bên ngài để dìu ngài đi. Có lẽ sức nặng tâm lý đã khiến ngài bước đi không nổi.
Đền thờ Thánh Mộ đã được thắp sáng với những ánh nến huy hoàng.
Những người hành hương và hàng giáo phẩm Chính Thống Giáo cho biết trong 33 phút đầu tiên lửa này không hề làm phỏng họ nếu họ giơ tay trên ngọn lửa.
Trong đoạn video này quý vị và anh chị em có thể thấy người nữ xuớng ngôn viên của một đài truyền hình Nga thở hổn hển xúc động tường trình với khán giả của cô là hiện tượng lửa thánh lạ lùng tại Mộ Chúa ở Giêrusalem đã diễn ra, và niềm hy vọng của cô là đại dịch quỷ quái này sẽ sắp kết thúc.
Theo truyền thống Lửa Thánh sau đó được rước đến Bethlehem, nơi Chúa xuống thế làm người. Chính quyền Do Thái đã dàn xếp các chuyến máy bay đặc biệt để đưa lửa thánh đến các quốc gia Chính Thống Giáo như Nga, Ukraine, Hy Lạp, Rumani. Các nhà lãnh đạo Chính Thống Giáo và cả các nhà lãnh đạo dân sự ra tận sân bay đón nhận.
Nhà thờ Thánh Mộ - Holy Church of the Holy Sepulchre là danh từ của Công Giáo, người Chính Thống Giáo và Giáo Hội Armenia Tông Truyền gọi là nhà thờ Phục sinh – Holy Church of Resurrection - nằm phía bên trong bức tường than khóc trong khu vực cổ thành Giêrusalem, kế cận với đồi Golgotha. Theo truyền thống, nhà thờ đã được xây dựng trên khu mộ Chúa Giêsu đã được táng xác.
Trong những thời kỳ sơ khai của Giáo Hội, đây được xem là nơi thánh thiêng bậc nhất của Kitô Giáo. Thế nhưng đến thế kỷ thứ hai, hoàng đế Hadrianus đã cố ý cho đổ đất lấp hết những dấu tích của Kitô giáo, rồi xây đền thờ nữ thần Aphrodite, là một thứ nữ thần sắc đẹp như kiểu thần Vệ Nữ.
Sau khi đón nhận đức tin Công Giáo, năm 325, Đại Đế Constantine đã truyền phá hủy đền thờ nữ thần Aphrodite và cho đào bới khu vực này để tìm lại các dấu tích thánh thiêng của Kitô Giáo. Mẹ nhà vua là nữ hoàng Helena đã hiện diện từ năm 326 tại địa điểm này để đích thân giám sát các cuộc khai quật và xây dựng nhà thờ mới.
Theo thỏa ước Nguyên Trạng do Hoàng Đế Thổ Nhĩ Kỳ Osamn Đệ Tam đưa ra vào năm 1853, Công Giáo nghi lễ La Tinh, Chính Thống Giáo Hy Lạp, Chính Thống Giáo Coptic, Chính Thống Giáo Syria và Giáo Hội Armenia Tông Truyền đều có quyền ngang nhau trong việc coi sóc và cử hành các lễ nghi Phụng Vụ tại đây.
Truyền thống Chính Thống Giáo tin rằng hiện tượng Lửa Thánh là một phép lạ xảy ra hàng năm vào ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh theo lịch Chính Thống Giáo. Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Hy Lạp tại Giêrusalem được tin tưởng là nhận được lửa từ trời xuống bên trong ngôi mộ Chúa.
Lúc 10 giờ sáng ngày thứ Bẩy 18 tháng Tư, theo truyền thống, cảnh sát Do Thái đã vào trong Edicule, là ngôi đền nhỏ bên trong đền thờ Thánh Mộ, bao bọc khu hầm mộ Chúa, lục soát để bảo đảm rằng bên trong không hề có vật dụng gì có thể tạo ra lửa.
Đúng 11 giờ, thanh tra cảnh sát Do Thái niêm phong Edicule.
Nghi thức bắt đầu lúc 12 giờ trưa với kinh cầu Các Thánh. Đức Thượng Phụ Chính Thống Hy Lạp và các Giám Mục của Giáo Hội Chính Thống Giáo Hy Lạp đến trước Edicule. Ngài cởi bỏ phẩm phục bên ngoài và chịu sự khám xét của cảnh sát Do Thái để chứng minh rằng ngài không hề mang theo bất cứ vật dụng nào có thể tạo ra lửa. Sau đó, chỉ một mình ngài được vào trong Edicule, hai tay cầm hai bó nến.
Đức Thượng Phụ qùy cầu nguyện trước tấm đá cẩm thạch bao bọc chiếc giường bằng đá nơi thi thể Chúa được an táng. Các tín hữu Chính Thống Giáo hiệp thông qua các phương tiện truyền thông hồi hộp theo dõi, lo sợ hiện tượng này không xảy ra trong năm nay.
Sử sách ghi lại năm 1101, là năm hiện tượng này không xảy ra, và đó là năm đại dịch kinh hoàng.
Một lúc sau, ánh lửa bắt đầu phát ra từ bên trong ngôi mộ của Chúa Kitô. Các tín hữu Chính Thống Giáo trên toàn thế giới thở phào nhẹ nhõm, chứa chan hy vọng đại dịch coronavirus kinh hoàng hiện nay sẽ sớm chấm dứt.
Đức Thượng Phụ tiến ra với hai bó nến được thắp sáng. Hai người phải kè hai bên ngài để dìu ngài đi. Có lẽ sức nặng tâm lý đã khiến ngài bước đi không nổi.
Đền thờ Thánh Mộ đã được thắp sáng với những ánh nến huy hoàng.
Những người hành hương và hàng giáo phẩm Chính Thống Giáo cho biết trong 33 phút đầu tiên lửa này không hề làm phỏng họ nếu họ giơ tay trên ngọn lửa.
Trong đoạn video này quý vị và anh chị em có thể thấy người nữ xuớng ngôn viên của một đài truyền hình Nga thở hổn hển xúc động tường trình với khán giả của cô là hiện tượng lửa thánh lạ lùng tại Mộ Chúa ở Giêrusalem đã diễn ra, và niềm hy vọng của cô là đại dịch quỷ quái này sẽ sắp kết thúc.
Theo truyền thống Lửa Thánh sau đó được rước đến Bethlehem, nơi Chúa xuống thế làm người. Chính quyền Do Thái đã dàn xếp các chuyến máy bay đặc biệt để đưa lửa thánh đến các quốc gia Chính Thống Giáo như Nga, Ukraine, Hy Lạp, Rumani. Các nhà lãnh đạo Chính Thống Giáo và cả các nhà lãnh đạo dân sự ra tận sân bay đón nhận.
Thánh Ca
Thánh Ca: Tín Thác Vào Lòng Thương Xót Chúa - Trình bày: Ca Sĩ Kim Thúy
VietCatholic Network
15:53 18/04/2020