Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 20/04: Bánh Hằng Sống Từ Trời Xuống – Lm. Phaolô Nguyễn Trọng Thiên, SVD
Giáo Hội Năm Châu
01:44 19/04/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Tại hội đường Ca-phác-na-um, Đức Giê-su đã nói: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời.” Nghe rồi, nhiều môn đệ của Người liền nói: “Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?” Nhưng Đức Giê-su tự mình biết được là các môn đệ đang xầm xì về vấn đề ấy, Người bảo các ông: “Điều đó, anh em lấy làm chướng, không chấp nhận được ư? Vậy nếu anh em thấy Con Người lên nơi đã ở trước kia thì sao? Thần khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống. “Nhưng trong anh em có những kẻ không tin.” Quả thật, ngay từ đầu, Đức Giê-su đã biết những kẻ nào không tin, và kẻ nào sẽ nộp Người. Người nói tiếp: “Vì thế, Thầy đã bảo anh em: không ai đến với Thầy được, nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho.”
Từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn đi theo Người nữa. Vậy Đức Giê-su hỏi Nhóm Mười Hai: “Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?” Ông Si-môn Phê-rô liền đáp: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa.”
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:23 19/04/2024
22. Thánh sủng là thầy của chân lý, là mô phạm của quy luật, là ánh sáng của lòng người, là an ủi của người đau khổ.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:25 19/04/2024
34. ĐÁNH RẮM LÀM THƠ VĂN
Có một tú tài chết xong thì diện kiến diêm vương, khoe khoang mình có tài làm văn mau lẹ.
Đột nhiên diêm vương tình cờ đánh rắm một cái, tú tài ấy lập tức trình lên một bài thơ tặng, diêm vương coi xong thì rất phấn khởi, bèn cho anh ta trở về lại làm người thế gian để anh ta sống thọ thêm một năm nữa.
Một năm đã hết, tú tài lại chết và lại bái kiến diêm vương nhưng không may là đã bãi trào, tiểu quỷ báo với diêm vương là có tú tài đến yết kiến. Diêm vương hỏi là ai, tiểu quỷ nói:
- “Chính là tên tú tài năm trước đánh rắm làm thơ đó.”
(Tiếu lâm)
Thường người ta thấy phong cảnh hữu tình thì lòng thơ tuôn trào lai láng, hoặc tức cảnh si tình mà làm thơ để đời, chứ không ai nghe tiếng đánh rắm mà làm thơ cả, có chăng là những nhà thơ ba cọc ba đồng, tức là những người thích nịnh.
Nịnh diêm vương là chuyện không có tức là chuyện tiếu lâm kể cho vui, nhưng chuyện phạt trong hỏa ngục là chuyện có thật, mà đã bị phạt trong hỏa ngục rồi thì dù có làm thơ hay như Lý Bạch, như Tản Đà thì cũng muôn đời ở trong đó, chứ không thể nào sống lại được thêm một năm nữa, đó là niềm tin của người Ki-tô hữu.
Người Ki-tô hữu dù là nhà thơ, nhà văn hoặc nhà khoa học thì cũng đều hiểu biết điều này: là nhà thơ thì làm thơ để ca ngợi những kỳ công của Thiên Chúa và ca ngợi những vẻ đẹp đẽ trong vũ trụ; là nhà văn thì viết những áng văn không những để dạy con người biết đến Thiên Chúa mà còn dạy cho con người biết sống làm người, chứ không dùng văn chương để đầu độc người khác; là nhà khoa học thì những phát minh của mình luôn đem lợi ích lại cho nhân loại và thăng tiến con người.
Tóm lại, chu toàn bổn phận và trách nhiệm của mình trong tình yêu của Thiên Chúa, là những vần thơ đẹp nhất để được niềm vui ở đời này và hưởng hạnh phúc mai sau.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một tú tài chết xong thì diện kiến diêm vương, khoe khoang mình có tài làm văn mau lẹ.
Đột nhiên diêm vương tình cờ đánh rắm một cái, tú tài ấy lập tức trình lên một bài thơ tặng, diêm vương coi xong thì rất phấn khởi, bèn cho anh ta trở về lại làm người thế gian để anh ta sống thọ thêm một năm nữa.
Một năm đã hết, tú tài lại chết và lại bái kiến diêm vương nhưng không may là đã bãi trào, tiểu quỷ báo với diêm vương là có tú tài đến yết kiến. Diêm vương hỏi là ai, tiểu quỷ nói:
- “Chính là tên tú tài năm trước đánh rắm làm thơ đó.”
(Tiếu lâm)
Suy tư 34:
Thường người ta thấy phong cảnh hữu tình thì lòng thơ tuôn trào lai láng, hoặc tức cảnh si tình mà làm thơ để đời, chứ không ai nghe tiếng đánh rắm mà làm thơ cả, có chăng là những nhà thơ ba cọc ba đồng, tức là những người thích nịnh.
Nịnh diêm vương là chuyện không có tức là chuyện tiếu lâm kể cho vui, nhưng chuyện phạt trong hỏa ngục là chuyện có thật, mà đã bị phạt trong hỏa ngục rồi thì dù có làm thơ hay như Lý Bạch, như Tản Đà thì cũng muôn đời ở trong đó, chứ không thể nào sống lại được thêm một năm nữa, đó là niềm tin của người Ki-tô hữu.
Người Ki-tô hữu dù là nhà thơ, nhà văn hoặc nhà khoa học thì cũng đều hiểu biết điều này: là nhà thơ thì làm thơ để ca ngợi những kỳ công của Thiên Chúa và ca ngợi những vẻ đẹp đẽ trong vũ trụ; là nhà văn thì viết những áng văn không những để dạy con người biết đến Thiên Chúa mà còn dạy cho con người biết sống làm người, chứ không dùng văn chương để đầu độc người khác; là nhà khoa học thì những phát minh của mình luôn đem lợi ích lại cho nhân loại và thăng tiến con người.
Tóm lại, chu toàn bổn phận và trách nhiệm của mình trong tình yêu của Thiên Chúa, là những vần thơ đẹp nhất để được niềm vui ở đời này và hưởng hạnh phúc mai sau.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Sống chết vì chiên
Lm. Nguyễn Xuân Trường
04:24 19/04/2024
SỐNG CHẾT VÌ CHIÊN
Thế nào là một mục tử tuyệt vời? Thế nào là một giáo dân ngoan đạo? Phúc Âm tuần này cho chúng ta những chuẩn mực để nhận biết ai là mục tử tốt, ai là giáo dân ngoan.
1. Mục tử tuyệt vời. Nhiều nơi người ta hay bàn tán nhận định: cha xứ này tuyệt vời, cha xứ kia chán lắm. Dựa vào đâu mà đánh giá như vậy? Thường người ta dựa vào ý riêng của mình: cha hợp với mình thì sẽ là tuyệt vời, cha không hợp với mình thì bị chê là chán lắm. Nhưng chín người mười ý thì biết đường nào mà lần? May thay, Chúa Giêsu đã cống hiến một chuẩn mực về người mục tử tuyệt vời: “Tôi chính là Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên.” Thế nên, mục tử tuyệt vời không phải là người cấp tiến hay bảo thủ, cũng không phải người hoành tráng hay âm thầm, mà là người dám hy sinh mạng sống vì đoàn chiên, dám sống chết vì chiên, dám quên mình đi để chăm lo cho đoàn chiên được sống và sống dồi dào.
2. Chiên nghe lời Chúa. Con ngoan là con vâng lời cha mẹ, chiên ngoan là chiên vâng lời Chúa. Chúa là mục tử nhân lành ban lời hằng sống cho chiên. Quan trọng là chiên có nghe lời Chúa hay không? Rất tiếc là thực tế hôm nay, nhiều con chiên không muốn nghe Lời Chúa. Cứ thử hỏi chính mình: mỗi ngày tôi dành bao nhiêu thời gian để đọc, để học Lời Chúa? Tôi có siêng năng tham dự thánh lễ để nghe Lời Chúa không? Và kể cả đi lễ thì tôi có thực sự chăm chú lắng nghe Lời Chúa không? Có bao nhiêu người sau khi đi lễ về nhớ được Lời Chúa hôm nay nói gì để đem ra thực hành trong đời sống?
Chúa Nhật Chúa Chiên lành cũng là ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Chúng ta cầu nguyện cho Giáo Hội có nhiều mục tử tuyệt vời như Chúa Giêsu. Đồng thời, cũng cầu nguyện cho chính mình trở nên con chiên ngoan hiền biết vâng nghe Lời Chúa. Amen.
Thế nào là một mục tử tuyệt vời? Thế nào là một giáo dân ngoan đạo? Phúc Âm tuần này cho chúng ta những chuẩn mực để nhận biết ai là mục tử tốt, ai là giáo dân ngoan.
1. Mục tử tuyệt vời. Nhiều nơi người ta hay bàn tán nhận định: cha xứ này tuyệt vời, cha xứ kia chán lắm. Dựa vào đâu mà đánh giá như vậy? Thường người ta dựa vào ý riêng của mình: cha hợp với mình thì sẽ là tuyệt vời, cha không hợp với mình thì bị chê là chán lắm. Nhưng chín người mười ý thì biết đường nào mà lần? May thay, Chúa Giêsu đã cống hiến một chuẩn mực về người mục tử tuyệt vời: “Tôi chính là Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên.” Thế nên, mục tử tuyệt vời không phải là người cấp tiến hay bảo thủ, cũng không phải người hoành tráng hay âm thầm, mà là người dám hy sinh mạng sống vì đoàn chiên, dám sống chết vì chiên, dám quên mình đi để chăm lo cho đoàn chiên được sống và sống dồi dào.
2. Chiên nghe lời Chúa. Con ngoan là con vâng lời cha mẹ, chiên ngoan là chiên vâng lời Chúa. Chúa là mục tử nhân lành ban lời hằng sống cho chiên. Quan trọng là chiên có nghe lời Chúa hay không? Rất tiếc là thực tế hôm nay, nhiều con chiên không muốn nghe Lời Chúa. Cứ thử hỏi chính mình: mỗi ngày tôi dành bao nhiêu thời gian để đọc, để học Lời Chúa? Tôi có siêng năng tham dự thánh lễ để nghe Lời Chúa không? Và kể cả đi lễ thì tôi có thực sự chăm chú lắng nghe Lời Chúa không? Có bao nhiêu người sau khi đi lễ về nhớ được Lời Chúa hôm nay nói gì để đem ra thực hành trong đời sống?
Chúa Nhật Chúa Chiên lành cũng là ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Chúng ta cầu nguyện cho Giáo Hội có nhiều mục tử tuyệt vời như Chúa Giêsu. Đồng thời, cũng cầu nguyện cho chính mình trở nên con chiên ngoan hiền biết vâng nghe Lời Chúa. Amen.
Chướng tai
Lm. Minh Anh
14:21 19/04/2024
CHƯỚNG TAI
“Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?”.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay cho thấy sự tương phản của dân chúng thời Chúa Giêsu và thời các tông đồ. Cả hai bài đọc nói đến thuận lợi của trò, bất lợi của Thầy; thành quả của trò, thất đoạt của Thầy. Bằng chứng là dân tuôn đến trò, dân rời bỏ Thầy; vì lẽ Lời Thầy “chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?”.
Hội Thánh sơ khai phớn phở như ngày tết vì Phêrô đi đến đâu phép lạ xảy ra đến đó. Kìa, Ênê bất toại được lành; Tabitha, người chết biết đi. Hội Thánh Giuđê, Galilê, Samari, Lốt, Saron và Giaphô vui mừng, nhiều người tin theo. Đang khi với Chúa Giêsu, bối cảnh khá ê chề, vì không ít người nói, “Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?”; để rồi, “Từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn đi theo Người nữa”. Mục kích phép lạ nhưng quan trọng là lòng tin, điều phải đến sau đó! Con người mọi thời luôn chạy theo các dấu lạ tức thời, đang khi điều thiết yếu là tin nhận những gì các dấu lạ nhắm đến: tuyên xưng niềm tin vào Chúa Giêsu, “Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa!”.
Ở mọi thời, Lời Chúa luôn gây sốc; Tin Mừng luôn là điều khó hiểu, khó chịu và nhất là khó sống. Theo Chúa suốt đời, nhưng Kitô hữu vẫn phải đặt mình trước Lời để chọn lựa mỗi ngày, một chọn lựa căn bản cần làm mới lại thường xuyên ngang qua các chọn lựa nhỏ. Kitô hữu mất đức tin bởi không dám sống niềm tin cũng như không đáp lại những thách thức của niềm tin; vì Lời Chúa là “gươm hai lưỡi, dò xét tâm hồn và thử thách tâm can”. Vậy mà, ở mọi thời, vẫn có nhiều người khôn ngoan mà với họ, “Bỏ Thầy, chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời!”. Lời Chúa tuy khó nghe, nhưng ban sự sống; dẫu ‘chướng tai’, nhưng là thần khí chiếu rọi.
Cũng có một số người bỏ Chúa không vì Lời Chúa ‘chướng tai' nhưng vì Kitô hữu sống ‘gai chướng!’. Những gì họ nghe người đạo gốc nói, những gì họ thấy người đạo dòng làm, họ hồ nghi và mất niềm tin. Không ít người dè bĩu và khoá chặt trái tim!
Một anh đạo dòng biết người láng giềng của mình là một ông già cực đoan vốn tự xưng là vô thần. Anh tìm cách tiếp xúc, kết bạn, giới thiệu Chúa và thành công trong việc tặng ông già một cuốn Thánh Kinh, lòng đầy hy vọng. Ông hàng xóm vui vẻ nhận và hứa đọc. Sau một thời gian, tình cờ anh ghé thăm, thấy cuốn Thánh Kinh nằm trong xó dưới sàn nhà. Rất đỗi ngạc nhiên, anh hỏi, “Sao cuốn sách nằm đây? Ông có đọc nó không?”. Ông hàng xóm lạnh nhạt đáp, “Mỗi ngày tôi đọc cuộc sống anh, tôi đâu cần đọc thêm nó!”.
Anh Chị em,
“Tôi đọc cuộc sống anh!”. Bạn và tôi có cả hồng ân lẫn trách nhiệm trong việc sống và thông chuyển Lời Chúa cho người khác, hầu dẫn họ tin theo Ngài! Tại sao người vô thần kia lại lạnh lùng đến thế? Hãy đọc những lời của cha Flor McCarthy: “Tôi là cuốn Thánh Kinh đối với người hàng xóm; người ấy đọc tôi mỗi ngày. Người ấy đọc tôi trong nhà tôi; đọc tôi trên đường. Người ấy là họ hàng, một người bạn, hoặc chỉ là một người quen biết sơ giao. Cũng có thể người ấy không biết tên tôi; tuy nhiên, anh ta vẫn đang đọc Thánh Kinh qua cuộc sống tôi!”. Bạn và tôi có trở nên Lời của Chúa, Lời bình an, Lời yêu thương?
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, mỗi ngày, Chúa ‘hào hoa’ gieo Lời, con ‘hào hiệp’ hứng Lời; cho con dám ‘hào hùng’ sống Lời, hầu nó có thể mọc và đơm hoa kết trái trong các tâm hồn!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?”.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay cho thấy sự tương phản của dân chúng thời Chúa Giêsu và thời các tông đồ. Cả hai bài đọc nói đến thuận lợi của trò, bất lợi của Thầy; thành quả của trò, thất đoạt của Thầy. Bằng chứng là dân tuôn đến trò, dân rời bỏ Thầy; vì lẽ Lời Thầy “chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?”.
Hội Thánh sơ khai phớn phở như ngày tết vì Phêrô đi đến đâu phép lạ xảy ra đến đó. Kìa, Ênê bất toại được lành; Tabitha, người chết biết đi. Hội Thánh Giuđê, Galilê, Samari, Lốt, Saron và Giaphô vui mừng, nhiều người tin theo. Đang khi với Chúa Giêsu, bối cảnh khá ê chề, vì không ít người nói, “Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?”; để rồi, “Từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn đi theo Người nữa”. Mục kích phép lạ nhưng quan trọng là lòng tin, điều phải đến sau đó! Con người mọi thời luôn chạy theo các dấu lạ tức thời, đang khi điều thiết yếu là tin nhận những gì các dấu lạ nhắm đến: tuyên xưng niềm tin vào Chúa Giêsu, “Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa!”.
Ở mọi thời, Lời Chúa luôn gây sốc; Tin Mừng luôn là điều khó hiểu, khó chịu và nhất là khó sống. Theo Chúa suốt đời, nhưng Kitô hữu vẫn phải đặt mình trước Lời để chọn lựa mỗi ngày, một chọn lựa căn bản cần làm mới lại thường xuyên ngang qua các chọn lựa nhỏ. Kitô hữu mất đức tin bởi không dám sống niềm tin cũng như không đáp lại những thách thức của niềm tin; vì Lời Chúa là “gươm hai lưỡi, dò xét tâm hồn và thử thách tâm can”. Vậy mà, ở mọi thời, vẫn có nhiều người khôn ngoan mà với họ, “Bỏ Thầy, chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời!”. Lời Chúa tuy khó nghe, nhưng ban sự sống; dẫu ‘chướng tai’, nhưng là thần khí chiếu rọi.
Cũng có một số người bỏ Chúa không vì Lời Chúa ‘chướng tai' nhưng vì Kitô hữu sống ‘gai chướng!’. Những gì họ nghe người đạo gốc nói, những gì họ thấy người đạo dòng làm, họ hồ nghi và mất niềm tin. Không ít người dè bĩu và khoá chặt trái tim!
Một anh đạo dòng biết người láng giềng của mình là một ông già cực đoan vốn tự xưng là vô thần. Anh tìm cách tiếp xúc, kết bạn, giới thiệu Chúa và thành công trong việc tặng ông già một cuốn Thánh Kinh, lòng đầy hy vọng. Ông hàng xóm vui vẻ nhận và hứa đọc. Sau một thời gian, tình cờ anh ghé thăm, thấy cuốn Thánh Kinh nằm trong xó dưới sàn nhà. Rất đỗi ngạc nhiên, anh hỏi, “Sao cuốn sách nằm đây? Ông có đọc nó không?”. Ông hàng xóm lạnh nhạt đáp, “Mỗi ngày tôi đọc cuộc sống anh, tôi đâu cần đọc thêm nó!”.
Anh Chị em,
“Tôi đọc cuộc sống anh!”. Bạn và tôi có cả hồng ân lẫn trách nhiệm trong việc sống và thông chuyển Lời Chúa cho người khác, hầu dẫn họ tin theo Ngài! Tại sao người vô thần kia lại lạnh lùng đến thế? Hãy đọc những lời của cha Flor McCarthy: “Tôi là cuốn Thánh Kinh đối với người hàng xóm; người ấy đọc tôi mỗi ngày. Người ấy đọc tôi trong nhà tôi; đọc tôi trên đường. Người ấy là họ hàng, một người bạn, hoặc chỉ là một người quen biết sơ giao. Cũng có thể người ấy không biết tên tôi; tuy nhiên, anh ta vẫn đang đọc Thánh Kinh qua cuộc sống tôi!”. Bạn và tôi có trở nên Lời của Chúa, Lời bình an, Lời yêu thương?
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, mỗi ngày, Chúa ‘hào hoa’ gieo Lời, con ‘hào hiệp’ hứng Lời; cho con dám ‘hào hùng’ sống Lời, hầu nó có thể mọc và đơm hoa kết trái trong các tâm hồn!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mục Tử và Con Chiên
Lm. Nguyễn Xuân Trường
14:25 19/04/2024
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 4 PS)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:35 19/04/2024
CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH
(Ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu)
Tin Mừng: Ga 10, 11-18
“Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình vì đàn chiên”.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay chúa nhật thứ tư Phục Sinh, là ngày mà Giáo Hội mời gọi chúng ta cầu nguyện cách chung cho hàng giáo phẩm của Giáo Hội, và cách riêng cho ơn thiên triệu, tức là cầu nguyện cho có nhiều tâm hồn nhiệt thành đáp lại lời mời gọi của Chúa làm linh mục và tu sĩ, để rao giảng Tin Mừng Nước Trời cho mọi người.
1. Ơn thiên triệu là hạt giống của Nước Trời.
Hạt giống siêu nhiên chính là Lời Chúa gieo vào tâm hồn của chúng ta, tâm hồn chính là mảnh đất, nhưng tốt xấu là tuỳ mỗi người, và Lời Chúa được tiêu hoá biến đổi tâm hồn người đón nhận nó: có người thì trở nên thánh tử đạo, có người trở nên vị ẩn tu, có người trở nên người cha người mẹ gương mẫu đạo đức trong gia đình; lại có người được Lời Chúa biến đổi để trở nên những thợ gặt truyền giáo của Ngài trong ơn gọi làm linh mục và tu sĩ.
Ơn gọi làm linh mục cũng như ơn gọi làm tu sĩ là một sự tuyển chọn độc quyền mà Thiên Chúa chỉ dành cho mình, Ngài không đem quyền này ban lại cho ai, nhưng Ngài sẽ trao ban cho các mục tử của Giáo Hội Công Giáo, để Giáo Hội tuyển chọn những ai thành tâm tự nguyện đáp lại lời gọi của Thiên Chúa hiến dâng cuộc sống của mình để rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và ban ơn để họ chu toàn trách nhiệm và bổn phận của mình.
Trong thực tế, chúng ta thấy có rất nhiều người vào chủng viện, vào dòng tu, nhưng rất ít người bền đổ đến cùng, và rồi có một số linh mục tu sĩ lại “đứt gánh nửa đường” cởi áo dòng tu trở về với cuộc sống đời thường của một giáo dân, phải chăng Thiên Chúa đã lầm khi chọn họ? Phải chăng Thiên Chúa đã làm một công việc rất là “mất uy tín” cho mình khi có nhiều người được chọn đã bỏ ra đi?
Thiên Chúa không sai lầm khi chọn các linh mục và tu sĩ, nhưng chính những người được chọn đã sai lầm trong khi đáp trả lại tình yêu thương của Thiên Chúa đối với họ, những người này Thiên Chúa không bắt cóc bỏ dĩa, có nghĩa là Ngài không đột xuất ép buộc họ lập tức trở thành linh mục hay trở thành một tu sĩ ngay, nhưng qua một thời gian dài đăng đẳng, Ngài để họ sống trong một môi trường thuận lợi để được huấn luyện trở thành những thợ gặt nhiệt thành, với nhiều thử thách, với nhiều hồng ân để họ nhận ra rằng chính mình được Thiên Chúa tuyển chọn, và chính họ, tự thâm tâm đều biết rằng: Thiên Chúa quá yêu thương họ hơn bất cứ người nào. Nhưng vì thế gian, vì cám dỗ, vì không đề cao cảnh giác trước cám dỗ, và nhất là vì không cầu nguyện, nên họ đã –có thể nói- coi thường tình thương của Chúa đối với họ, và khi họ đã hoàn tục trở nên cuộc sống khác, thì tự lương tâm họ vẫn thấy hối hận và day dứt... Chúng ta cầu nguyện cho họ được bằng an.
2. Đức Chúa Giê-su, mục tử của các mục tử.
Trước hết Ngài là một vị mục tử nhân lành, cái nhân lành vĩ đại nhất mà chúng ta thấy được nơi Ngài, đó là sự chọn lựa các mục tử –các linh mục- những người bất toàn, tội lỗi để nối tiếp công việc chăm nom đoàn chiên của Ngài, Ngài nhân lành đến độ có những mục tử đã làm “mất uy tín” của Ngài, nhưng Ngài vẫn yêu thương và nói được là vâng lời họ, khi họ cử hành thánh lễ và các bí tích vì ích lợi của đàn chiên.
Đây là một mẫu gương về sự nhân lành của một mục tử là yêu thương và chăm sóc, chữa lành và tha thứ, để trong khi thi hành sứ mệnh của một mục tử, các linh mục của Chúa cũng biết trãi rộng tâm hồn của mình trên đàn chiên của các ngài.
Đức Chúa Giê-su là một mục tử rất tận tuỵ vì đàn chiên, Ngài đã bôn ba khắp miền Ga-li-lê và vùng lân cận để rao giảng Tin Mừng, để chữa lành, để an ủi để tìm kiếm những người tội lỗi, Ngài muốn mỗi mục tử của Ngài là các linh mục cũng biết tận tụy, hi sinh vì đàn chiên của mình...
Anh chị em thân mến,
Có rất nhiều vị mục tử của chúng ta đã hết lòng vì đàn chiên, các ngài không quản ngại mưa gió đêm hôm để đi đến với giáo dân và ban các bí tích sau cùng cho họ; các ngài không ngại hy sinh, có khi bị nhục nhã, bị vu khống, bị bắt bớ, để đi đến với giáo dân đã rời khỏi đàn chiên, do đó mà các ngài rất cần đến lời cầu nguyện và hy sinh của chúng ta.
Trong thánh lễ này, chúng ta đặc biệt cầu cho các cha sở là những vị mục tử đã sống chết vì đàn chiên vì Giáo Hội, chúng ta cũng cầu nguyện cho các tu sĩ nam nữ, họ cũng chính là những môn đệ của Chúa, là những cánh tay đắc lực giúp đỡ Giáo Hội và các linh mục trong ơn gọi của họ. Chúng ta cũng cầu nguyện cho các thanh niên nam nữ biết hăng hái, mau mắn đáp trả lại lời mời gọi của Thiên Chúa, để họ cũng trở nên những tông đồ nhiệt thành phục vụ Chúa trong xã hội hôm nay trong ơn gọi tu trì của mình.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
(Ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu)
Tin Mừng: Ga 10, 11-18
“Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình vì đàn chiên”.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay chúa nhật thứ tư Phục Sinh, là ngày mà Giáo Hội mời gọi chúng ta cầu nguyện cách chung cho hàng giáo phẩm của Giáo Hội, và cách riêng cho ơn thiên triệu, tức là cầu nguyện cho có nhiều tâm hồn nhiệt thành đáp lại lời mời gọi của Chúa làm linh mục và tu sĩ, để rao giảng Tin Mừng Nước Trời cho mọi người.
1. Ơn thiên triệu là hạt giống của Nước Trời.
Hạt giống siêu nhiên chính là Lời Chúa gieo vào tâm hồn của chúng ta, tâm hồn chính là mảnh đất, nhưng tốt xấu là tuỳ mỗi người, và Lời Chúa được tiêu hoá biến đổi tâm hồn người đón nhận nó: có người thì trở nên thánh tử đạo, có người trở nên vị ẩn tu, có người trở nên người cha người mẹ gương mẫu đạo đức trong gia đình; lại có người được Lời Chúa biến đổi để trở nên những thợ gặt truyền giáo của Ngài trong ơn gọi làm linh mục và tu sĩ.
Ơn gọi làm linh mục cũng như ơn gọi làm tu sĩ là một sự tuyển chọn độc quyền mà Thiên Chúa chỉ dành cho mình, Ngài không đem quyền này ban lại cho ai, nhưng Ngài sẽ trao ban cho các mục tử của Giáo Hội Công Giáo, để Giáo Hội tuyển chọn những ai thành tâm tự nguyện đáp lại lời gọi của Thiên Chúa hiến dâng cuộc sống của mình để rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và ban ơn để họ chu toàn trách nhiệm và bổn phận của mình.
Trong thực tế, chúng ta thấy có rất nhiều người vào chủng viện, vào dòng tu, nhưng rất ít người bền đổ đến cùng, và rồi có một số linh mục tu sĩ lại “đứt gánh nửa đường” cởi áo dòng tu trở về với cuộc sống đời thường của một giáo dân, phải chăng Thiên Chúa đã lầm khi chọn họ? Phải chăng Thiên Chúa đã làm một công việc rất là “mất uy tín” cho mình khi có nhiều người được chọn đã bỏ ra đi?
Thiên Chúa không sai lầm khi chọn các linh mục và tu sĩ, nhưng chính những người được chọn đã sai lầm trong khi đáp trả lại tình yêu thương của Thiên Chúa đối với họ, những người này Thiên Chúa không bắt cóc bỏ dĩa, có nghĩa là Ngài không đột xuất ép buộc họ lập tức trở thành linh mục hay trở thành một tu sĩ ngay, nhưng qua một thời gian dài đăng đẳng, Ngài để họ sống trong một môi trường thuận lợi để được huấn luyện trở thành những thợ gặt nhiệt thành, với nhiều thử thách, với nhiều hồng ân để họ nhận ra rằng chính mình được Thiên Chúa tuyển chọn, và chính họ, tự thâm tâm đều biết rằng: Thiên Chúa quá yêu thương họ hơn bất cứ người nào. Nhưng vì thế gian, vì cám dỗ, vì không đề cao cảnh giác trước cám dỗ, và nhất là vì không cầu nguyện, nên họ đã –có thể nói- coi thường tình thương của Chúa đối với họ, và khi họ đã hoàn tục trở nên cuộc sống khác, thì tự lương tâm họ vẫn thấy hối hận và day dứt... Chúng ta cầu nguyện cho họ được bằng an.
2. Đức Chúa Giê-su, mục tử của các mục tử.
Trước hết Ngài là một vị mục tử nhân lành, cái nhân lành vĩ đại nhất mà chúng ta thấy được nơi Ngài, đó là sự chọn lựa các mục tử –các linh mục- những người bất toàn, tội lỗi để nối tiếp công việc chăm nom đoàn chiên của Ngài, Ngài nhân lành đến độ có những mục tử đã làm “mất uy tín” của Ngài, nhưng Ngài vẫn yêu thương và nói được là vâng lời họ, khi họ cử hành thánh lễ và các bí tích vì ích lợi của đàn chiên.
Đây là một mẫu gương về sự nhân lành của một mục tử là yêu thương và chăm sóc, chữa lành và tha thứ, để trong khi thi hành sứ mệnh của một mục tử, các linh mục của Chúa cũng biết trãi rộng tâm hồn của mình trên đàn chiên của các ngài.
Đức Chúa Giê-su là một mục tử rất tận tuỵ vì đàn chiên, Ngài đã bôn ba khắp miền Ga-li-lê và vùng lân cận để rao giảng Tin Mừng, để chữa lành, để an ủi để tìm kiếm những người tội lỗi, Ngài muốn mỗi mục tử của Ngài là các linh mục cũng biết tận tụy, hi sinh vì đàn chiên của mình...
Anh chị em thân mến,
Có rất nhiều vị mục tử của chúng ta đã hết lòng vì đàn chiên, các ngài không quản ngại mưa gió đêm hôm để đi đến với giáo dân và ban các bí tích sau cùng cho họ; các ngài không ngại hy sinh, có khi bị nhục nhã, bị vu khống, bị bắt bớ, để đi đến với giáo dân đã rời khỏi đàn chiên, do đó mà các ngài rất cần đến lời cầu nguyện và hy sinh của chúng ta.
Trong thánh lễ này, chúng ta đặc biệt cầu cho các cha sở là những vị mục tử đã sống chết vì đàn chiên vì Giáo Hội, chúng ta cũng cầu nguyện cho các tu sĩ nam nữ, họ cũng chính là những môn đệ của Chúa, là những cánh tay đắc lực giúp đỡ Giáo Hội và các linh mục trong ơn gọi của họ. Chúng ta cũng cầu nguyện cho các thanh niên nam nữ biết hăng hái, mau mắn đáp trả lại lời mời gọi của Thiên Chúa, để họ cũng trở nên những tông đồ nhiệt thành phục vụ Chúa trong xã hội hôm nay trong ơn gọi tu trì của mình.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chủ nghĩa Jansen? Hay Kitô giáo?
Vũ Văn An
14:48 19/04/2024
David Carlin (*), trên The Catholic Thing, ngày 11 tháng 4, 2024, cho rằng sau Công đồng Vatican II, nhiều người Công Giáo, đặc biệt là các linh mục và chủng sinh trẻ, đã thấm nhiễm điều gọi là “tinh thần Vatican II” - một tinh thần hy vọng thực hiện những cải cách và cải tiến của Giáo hội vượt xa những cải cách và cải tiến thực sự được Công đồng chỉ định.
Tác giả nhớ một linh mục trẻ đã nói trên bục giảng vào một ngày Chúa nhật rằng Giáo hội, mặc dù đã hiện hữu hơn 1,900 năm, nhưng chưa bao giờ thực sự hiểu được ý nghĩa của đạo Công Giáo cho đến khi Vatican II xuất hiện.
Dù sao đi nữa, tác giả chưa bao giờ nghe một bài giảng nào ngu ngốc hơn bài giảng mà ngài nói với cử tọa rằng Vatican II lần đầu tiên cho thấy ý nghĩa của đạo Công Giáo - và tác giả đảm bảo với bạn rằng, ông đã nghe hàng trăm, nếu không phải hàng nghìn bài giảng ngu ngốc như thế.
Nếu vị linh mục nói đúng thì trong số những người không hiểu đạo Công Giáo có các Giáo phụ, các Tiến sĩ của Giáo hội và vài trăm giáo hoàng, chưa kể đến chính các Tông đồ.
Trong số những điều mà những người Công Giáo trước đây không hiểu được (theo người Công Giáo đặc trưng của tinh thần Vatican II) là nhân đức khiết tịnh, mặc dù là một điều tốt, nhưng gần như không phải là điều tốt đẹp như chúng ta thường nghĩ. Trước Công đồng, chúng ta nghĩ rằng khiết tịnh là một nhân đức có tầm quan trọng tối thượng, có thể sánh ngang với chính nhân đức bác ái. Nhưng dưới thời kỳ mới, giờ đây những người Công Giáo hậu Vatican II chúng ta biết rõ hơn. Họ cho rằng khiết tịnh chỉ là một nhân đức thứ yếu so với tình yêu thương người lân cận. Và cũng không đáng kể so với nhân đức chị em, là công bằng, đặc biệt là công bằng xã hội.
(Theo những người Công Giáo cấp tiến như vậy) đối với những người Công Giáo, thậm chí cả những người khác, điều tốt là tránh xa những người bạn đời không phải là vợ/chồng của họ. Nhưng điều tốt hơn – tốt hơn nhiều – là nhớ đến những người nghèo và các nhóm chủng tộc thiểu số, chưa kể đến các nhóm thiểu số khác, kể cả những nhóm thiểu số về giới tính, đặc biệt là những người đồng tính luyến ái. Có dấu vết của thái độ đó trong Tuyên bố “Phẩm giá Vô hạn” vừa được Bộ Giáo lý Đức tin ban hành đầu tuần này.
Sự nhấn mạnh thái quá về đức khiết tịnh phát xuất từ đâu (theo sự khôn ngoan hậu Công đồng)? Chắc chắn không phải từ Chúa Giêsu, Đấng thường xuyên nói về tình yêu thương người lân cận, nhưng hiếm khi nói về đức khiết tịnh. Và vào một dịp đáng nhớ nhất khi Người nói đến sự dâm ô, Người đã từ chối tham gia cùng những người Thanh giáo vào thời của Người để trừng phạt một người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình.
Và khi Người nói thẳng với nàng, Người khiển trách nàng, nhưng chỉ nhẹ nhàng thôi. Nếu Người tiết độ như vậy khi đáp lại hành vi ngoại tình, hãy tưởng tượng thái độ của Người phải tiết độ như thế nào đối với tội gian dâm nhẹ hơn. Về vấn đề đồng tính luyến ái, Người chưa bao giờ đề cập đến vấn đề đó cả.
Vậy thì tại sao chúng ta lại tưởng tượng sai lầm rằng gian dâm là một tội nặng đến chết người? Những người theo tinh thần Vatican II đã có lời giải thích. Đạo Công Giáo Hoa Kỳ đã chịu ảnh hưởng quá mức bởi Đạo Công Giáo Ái Nhĩ Lan, vốn bị định hình một cách sai lầm bởi tà giáo Jansen.
Chủ nghĩa Jansen là thần học phổ biến tại các chủng viện ở Pháp và Bỉ có sự tham dự của các linh mục tương lai xuất thân từ Ái Nhĩ Lan, những người, trong 200 năm trước năm 1795 (năm thành lập Chủng viện Maynooth), không thể học để làm linh mục ở nhà vì những kẻ áp bức Anh Giáo-Thệ phản không cho phép mở một chủng viện Công Giáo ở Ái Nhĩ Lan.
Và những người theo chủ nghĩa Jansen là ai? Trên thực tế, họ là những người Công Giáo theo chủ nghĩa Calvin. Có nghĩa là, họ là những người Thanh giáo. Ái Nhĩ Lan theo Công Giáo là một quốc gia Thanh giáo (giống như Massachusetts thời kỳ đầu), và trong thế kỷ 19 và 20, các linh mục người Ái Nhĩ Lan, trong cách đọc lịch sử này, đã áp đặt chủ nghĩa Thanh giáo của họ lên người Công Giáo Mỹ.
Nhưng “tinh thần của Vatican II” đã phát hiện ra rằng khiết tịnh không phải là một nhân đức thực sự vĩ đại, các chủng viện Công Giáo trong những năm 1970 và 1980 đã sản sinh ra nhiều linh mục mềm mỏng về đức khiết tịnh, và không ít người đã trở thành người đồng tính luyến ái, và hơn thế nữa, một số hóa thành kẻ lạm dụng tình dục các thiếu niên. Làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn, một số linh mục đồng tính hoặc có cảm tình với người đồng tính đã vươn lên làm giám mục và ngoảnh mặt đi trước vụ tai tiếng lớn về linh mục đồng tính.
Nhưng tại sao các Kitô hữu tiên khởi, chẳng hạn như những người ở Ai Cập, Syria và Hy Lạp, những người không được các linh mục người Ái Nhĩ Lan dạy dỗ, lại tin rằng khiết tịnh là một nhân đức có tầm quan trọng to lớn? Bởi vì những yếu tố như sau:
* Kitô giáo có nguồn gốc từ Do Thái giáo, vốn đặt trọng tâm lớn vào đức khiết tịnh - mặc dù người Do Thái cổ thời, ngoại trừ phái Essenes, không đi quá xa đến mức khuyến khích sống độc thân, như các Kitô hữu thường làm.
* Những người ngoại đạo gia nhập Kitô giáo bị thu hút bởi lý tưởng khiết tịnh của Kitô giáo, ít nhất một phần là do phản ứng tiêu cực của họ đối với tình trạng buông thả tình dục phổ biến ở phần lớn Đế quốc La Mã.
* Chúa Giêsu chưa bao giờ kết hôn, và chúng ta có thể tin chắc rằng Người, vốn là một người Do Thái tốt lành, chưa kể đến thiên tính của Người, chưa bao giờ có một mối quan hệ tình dục.
* Địa vị rất cao được trao cho Đức Maria, mẹ của Chúa Giêsu trong Tân Ước và Kitô giáo thời kỳ đầu nói chung – Đức Maria đã thụ thai Chúa Giêsu khi còn là một trinh nữ.
* Ngài là một trinh nữ trọn đời. (Điều này không được đề cập trong Tân Ước nhưng được nhiều người theo Kitô giáo lúc ban đầu tin là như vậy.)
* Chúa Giêsu dạy rằng những người ở trên Thiên Đàng không kết hôn. Từ đó, xem ra cuộc sống giống Thiên đường nhất trên Trái đất sẽ là cuộc sống khiết tịnh độc thân.
* Chúa Giêsu dạy rằng một số người, dù không phải tất cả, được kêu gọi sống đời khiết tịnh độc thân, “hoạn quan vì Nước Trời”.
* Chúa Giêsu lên án không những các hành động dâm ô mà cả những ham muốn dâm dục nữa, vì chúng tương đương với tội ngoại tình trong lòng.
Tóm lại, Giáo Hội sơ khai coi đức khiết tịnh là một nhân đức lớn lao. Và vì vậy, những người Công Giáo hiện đại coi khiết tịnh là một đức tính cao cả sẽ không cúi đầu trước ảnh hưởng xấu xa của Chủ nghĩa Jansen ở Ái Nhĩ Lan. Họ đang cúi đầu trước ảnh hưởng thần linh của Kitô giáo nguyên thủy. Nghĩa là họ đang cúi đầu trước ảnh hưởng của Chúa Giêsu, Mẹ Maria và các Tông đồ.
________________________________________________________________________________________________
(*) David Carlin là giáo sư xã hội học và triết học đã nghỉ hưu tại Đại học Cộng đồng Rhode Island, đồng thời là tác giả cuốn The Decline and Fall of the Catholic Church in America, Three Sexual Revolutions: Catholic, Protestant, Atheist [Sự suy tàn và sụp đổ của Giáo Hội Công Giáo ở Mỹ, Ba cuộc cách mạng tình dục: Công Giáo, Tin lành, Vô thần] và gần đây nhất là cuốn Atheistic Humanism, the Democratic Party, and the Catholic Church [Chủ nghĩa nhân bản vô thần, Đảng Dân chủ và Giáo Hội Công Giáo].
Tiến sĩ George Weigel: Khi Ý Thức Hệ Và Sự Báng Bổ Hội Tụ
J.B. Đặng Minh An dịch
17:39 19/04/2024
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “When Ideology And Blasphemy Meet”, nghĩa là “Khi Ý Thức Hệ Và Sự Báng Bổ Hội Tụ”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Vào tháng 5 năm 1993, “Hội đồng Nhân dân Nga Thế giới”, “nơi gặp gỡ” dành cho những người “quan tâm đến hiện tại và tương lai của nước Nga”, đã được thành lập theo sự xúi giục của Tổng Giám Mục Kirill của Smolensk (nay là Thượng phụ Mạc Tư Khoa và nhà lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống Nga).
Kirill hiện là chủ tịch Hội đồng, đã có một cuộc họp vào ngày 27 tháng 3 tại Nhà thờ Chúa Cứu Thế ở Mạc Tư Khoa, được xây dựng để thay thế một nhà thờ trước đó bị cho nổ tan tành vào năm 1931 theo lệnh của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô.
Tuy nhiên, cuộc họp Hội đồng ngày 27 tháng 3 đã có động lực riêng. Trong trường hợp này, sự thật đã bị phá hủy. Bất kỳ tuyên bố nào cho rằng Kirill cam kết đi theo con đường Kitô giáo chính thống cũng bị phá hủy.
Trong một tài liệu có tựa đề “Hiện tại và Tương lai của Thế giới Nga” (một khái niệm đã bị hàng trăm nhà thần học Chính thống lên án là dị giáo), Hội đồng do Kirill lãnh đạo đã mô tả cuộc chiến ở Ukraine theo những thuật ngữ kiểu Orwellian, một thuật ngữ kết hợp những lời dối trá – có tầm quan trọng lớn—với các tư tưởng dị giáo. Đó có thể là một sự dối trá trắng trợn khiến phát ngôn nhân của Đức Quốc xã Joseph Goebbels phải đỏ mặt
Kirill tuyên bố rằng “Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là một giai đoạn mới trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Nga chống lại chế độ tội phạm Kyiv và tập thể phương Tây đứng đằng sau nó, được tiến hành trên vùng đất Tây Nam nước Nga kể từ năm 2014. Trong chiến dịch quân sự đặc biệt, người Nga những người có vũ khí trong tay bảo vệ cuộc sống, quyền tự do, tư cách nhà nước, bản sắc văn minh, tôn giáo, dân tộc và văn hóa, cũng như quyền được sống trên mảnh đất của mình trong một quốc gia Nga duy nhất. Từ quan điểm tinh thần và đạo đức, một chiến dịch quân sự đặc biệt là một cuộc Thánh chiến, trong đó nước Nga và người dân nước này, bảo vệ không gian tinh thần duy nhất của nước Nga thánh thiện, hoàn thành sứ mệnh “gìn giữ”, bảo vệ thế giới khỏi sự tấn công dữ dội của chủ nghĩa toàn cầu hóa và chiến thắng của phương Tây, vốn đã rơi vào vòng tay Satan.”
Những lời dối trá và dị giáo sau đó dẫn đến sự xuyên tạc lịch sử một cách nghiêm trọng và một chính sách diệt chủng được xây dựng xung quanh ý thức hệ “Thế giới Nga”, mà Thượng phụ Kirill là người tuyên truyền chính.
Ý nghĩa cao nhất của sự tồn tại của nước Nga và thế giới Nga mà nước này đã tạo ra—sứ mệnh tinh thần của họ—là trở thành “Người bảo vệ” toàn cầu, bảo vệ thế giới khỏi cái ác. Sự thống nhất của nhân dân Nga phải trở thành một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga. Nước Nga nên quay lại với học thuyết ba thành phần của dân tộc Nga đã tồn tại hơn ba thế kỷ, theo đó dân tộc Nga bao gồm những người Nga vĩ đại, những người Nga nhỏ và những người Belarus, là những nhánh của một dân tộc. Khái niệm “người Nga” bao gồm tất cả người Slav ở phía đông—là hậu duệ của người Rus' lịch sử.
Thứ lỗi cho tôi về sự tương tự với những năm 1930 mà một số người thấy căng thẳng hoặc đáng ghét, nhưng đây là sự điên rồ trên quy mô của Mein Kampf. Tuy nhiên, sự điên rồ như vậy phải được xem xét nghiêm chỉnh. Giống như một nghệ sĩ thất bại và một kẻ kích động chính trị, viết nguệch ngoạc những lời ca ngợi của mình trong Nhà tù Landsberg năm 1924, đã hết sức nghiêm chỉnh về những tham vọng ý thức hệ và các mục tiêu địa chính trị của mình (dĩ nhiên đã dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai ở Âu Châu và nạn diệt chủng người Do Thái ở Âu Châu), những người chịu trách nhiệm về “Hiện tại và Tương lai của Thế giới Nga” đang hết sức nghiêm chỉnh về tương lai mà họ tìm kiếm, cho dù tương lai đó có vẻ ngu ngốc đến đâu và những lời biện minh của họ nhằm theo đuổi nó có xấu xa đến cỡ nào.
Bỏ qua những gì Hội đồng Nhân dân Thế giới Nga vừa tuyên bố là một hành động ngu ngốc nguy hiểm. Những người này – và Sa hoàng Putin, người mà họ coi là vỏ bọc “tâm linh” buồn nôn – đều rất nghiêm chỉnh. Những người dường như không có khả năng hiểu được điều đó, từ Tucker Carlson đến Thượng nghị sĩ JD Vance cho đến chín thành viên tại Hạ viện đã bỏ phiếu chống lại một nghị quyết lưỡng đảng lên án việc Nga bắt cóc trẻ em Ukraine, đều là mối đe dọa đối với cả hòa bình thế giới và an ninh quốc gia của Mỹ.
Trước tuyên bố gần đây nhất về mục đích diệt chủng của Nga, những lời kêu gọi đàm phán “hòa bình” ở Ukraine không có mục đích gì ngoại trừ việc làm ô nhiễm không gian thông tin toàn cầu hơn nữa.
Nếu các nhà lãnh đạo Vatican muốn góp phần giải quyết các cuộc khủng hoảng về tình trạng rối loạn thế giới mới mà Sa hoàng Putin và Thượng phụ Kirill phải chịu trách nhiệm, thì Tòa Thánh nên nỗ lực tập hợp các nhà lãnh đạo Kitô giáo quốc tế để lên án tuyên bố dị giáo cho rằng Nga đang tham gia vào một cuộc “thánh chiến”; hãy lên án tuyên bố diệt chủng rằng Ukraine chỉ đơn giản là “nước Nga thu nhỏ” chứ không phải một quốc gia có bản sắc văn hóa và chính trị riêng; và tố cáo tuyên bố báng bổ rằng “Thế giới Nga” có một sứ mệnh cứu thế duy nhất trong thế kỷ XXI.
Việc sẵn sàng lãnh đạo một cách táo bạo nỗ lực bảo vệ Kitô giáo chính thống chống lại sự tiếm danh của những kẻ bắt cóc trẻ em và những tên tội phạm chiến tranh cũng phải là một tiêu chuẩn để đánh giá các ứng viên giáo hoàng trong tương lai.
Source:First Things
Tài Liệu - Sưu Khảo
Dòng Thơ Nguyện Cầu của Hàn Mặc Tử
Phạm Bá Nha
02:32 19/04/2024
Vần Thơ Nguyện Cầu của Hàn Mặc Tử
Nói về mình, thì chính Thi sỹ Hàn Mặc Tử (HMT) (Quảng Bình, 1912-1940) viết: ‘Tôi làm thơ là nhấn cung đàn… hay bị cám dỗ, lại yếu đuối, nhưng sống bằng tim-phổi-lẽ-hồn’. (báo Emmau, GTGX VN Paris Nov. 1990, tr 4). HMT quan niệm Thi sỹ là ‘Nhìn Lên, Chắp Tay và Cầu Nguyện’ (Bđd tr 8). HMT cho thi sỹ là ‘Lộc’, Thượng Đế ‘làm ra’. Văn-thơ không phải không mà có (Bđd tr 4).
Chúng tôi chọn ít ‘Vần Thơ Nguyện Cầu’ của thi sỹ.
Tác giả để lại nhiều bài : Đà Lạt Trăng Mơ. Ave Maria. Đây Thôn Vĩ Dạ. Mùa Xuân Như Ý. Gái Quê…
1) Nhà thơ bệnh hoạn như em HMT là Nguyễn Bá Tín tả thân xác anh và nói về lòng bác ái của HMT: Nước da xanh nhạt quanh năm, chân tay run, khó thở…Anh luôn nghĩ tới người khác…và biết rõ mai sau
- Từ thời xuân! Từ thời xuân non nước.
Phút thiêng liêng nhuần gội áng thiều quang
Thiên hạ bình và trời luôn ơn phúc
Như triều thiên vờn lượn khắp không gian (c 17-20
(Nguồn Thơm)
-Vì không giới nơi trầm hương vắng lạnh
Nên hồn bay vùn vụt tới trăng sao
Sóng gió nổi đùng đúng như địa chấn
Và muôn ngàn thẩn phách ngã lao đao
Cả hôi hám muôn xưa theo ám ảnh
Hồn trơ vơ không biết lục vào đâu
Mà vương phải vô vàn tinh khí lạnh
Hồn mê man bất tỉnh mới hồi lâu
(Hồn Lìa Khỏi Xác)
Và HMT còn ghi trong Ra Đời (26 câu)
Một chiều xanh, một chiều xanh huyền hoặc
Sáng bao la vây hít cõi thiên không
Xuất thế gian chứa có tại trong lòng
Muôn ý-tứ say chìm nơi bất giác
Hương cám dỗ mê người trong khoái lạc (c 1-5)
…Cả trời bỗng nổi lên muôn diệu nhạc
Rất trọng vọng rất thơm tho man mác
Rất phương phi trên hết cả anh hoa
Xuân ra đời
Điềm ngọc ấm như ngà
Thơ có tuổi và chiêm bao có tích
Và tâm tư có một điều rất thích
Không nó ra vì sợ bớt say sưa
Chàng ơi!Chàng ơi! Sự lạ hôm qua
Mùa xuân tới mà không ai biết cả (c. 16-27)
2)HMT như Ngôi Sao sáng chỗi vượt trên nền trời trong sáng, Chế Lan Viên cấu lên:
Kìa Bà nào đang tiến lên, như rạng đông, đẹp như mặt trời, uy hùng như đạo binh xếp hàng vào trận. (Nhã Ca 6, 10)
Thì HMT sáng tác: Nguồn Thơm (32 câu)
Trí đương no và khí xuân đương khỏe
Nhạc đương say và rượu vẫn còn thơm
Nên muôn cánh thủy tiên chưa dám hé
Trong phút giây trận trọng của linh hồn
Tiếng pháo đi bao kinh cầu nguyện
Đều dâng lên cho đến chín từng mây
Hơi xuân ấm mĩ vì hơn da yến
Ta đem ươm trong ý vị đêm nay (c. 1-8)
Hợp với Tv hằng quen đọc:
Hãy tạ ơn Chúa, và nhớ lại những kỳ công Người thục hiện.
Hãy tạ ơn Chúa, cầu khẩn danh Người, vĩ nghiệp của Người, loan báo giữa muôn dân.
Hát lên đi, đàn ca mừng Chúa, và suy gẫm mọi kỳ công của Người.
Hãy tự hào vì danh thánh Chúa, tâm hồn những ai tìm kiếm Chúa, nào hoan hỷ.
Hãy tìm Chúa và sức mạnh của Người, chẳng khi ngừng tìm kiếm Thánh Nhan.
Hãy nhớ lại những kỳ công Người thực hiện, những dấu lạ và những quyết định Người phán ra,
hỡi anh em, dòng dõi Ápra-ham tôi tớ Chúa, con cháu Giacóp được Người tuyển chọn !
Chính Đức Chúa là Thiên Chúa chúng ta, những điều Người quyết định là luật chung cho cả địa cầu.
Giao ước lập ra, muôn đời Người nhớ mãi, nhớ lời đã cam kết đến ngàn thế hệ !
Đó là điều đã giao ước cùng Ápraham, đã đoan thề cùng Ixaác,
và đặt thành quy luật cho Giacóp, thành giao ước muôn đời cho Ísrael
rằng : "Ta sẽ cho ngươi đất Canaan làm kỷ phần gia nghiệp.
Thuở ấy họ chỉ là một số nhỏ, một nhóm kiều dân nơi đất khách quê người,
lang thang hết xứ này qua xứ khác, phiêu bạt từ nước nọ đến nước kia.
Nhưng Chúa vẫn không để cho ai ức hiếp họ; vì thương họ, Người la rầy vua chúa :
Đừng đụng tới những kẻ Ta xức dầu tấn phong, chớ làm hại các ngôn sứ của Ta. (Tv 104/ I)
2) Gs Bùi Xuân Bào Đại Học Văn Khoa Sàigon viết về:
Đức tin hoàn hải của thi nhân :
Tôi van lơn thầm nguyện Chúa Giêsu
Ban ơn xuống cho mùa xuân hôn phố
(Nguồn Thơm)
Lòng cậy và mến thi sỹ trong: Đêm Xuân Cầu Nguyện (30 câu)
Trời hôm nay bình an như nguyệt bạch
Đường trăng xa, ánh sáng tuyệt vời bay
Đây hương qúi trọng thấm trong mây
Ngời phép lạ của đức tin kiều diễm
Cậu tàn tạ không khen long cả phiếm,
Bút Xuân Thu mùa nhạc đến vừa khí
Khắp mười phương điềm lạ trổ hoài nghi
Cây bằng gấm và lòng sông toàn ngọc
Và đầu hôm một vì sao liền mọc
Ở phương Nam biết mầu nhiệm biết ngần mô !
Vì muôn kinh dồn dập cõi thơm tho
Thêm nghĩa lý sáng trưng như thất bản
Ta chắp hait ay lạy quì hoan hẳn
Ngửa trông cao cầu nguyện trắng không gian
Để vừa dâng vừa hiệp bốn mùa xuân
Nở một lượt giàu sang hơn Thượng Đế (c 1-16)
4) Học giả Thái Văn Kiểm cho rằng thi sỹ bắt đầu vào làng báo, viết
Khoảng 1934-35, HMT vào chợ cũ Saigon, báo Saigon, báo Khuê Phòng, Báo Tân Thời cho giữ mục Văn Chương, sau HMT thêm Công Luận-Văn Chương. Ăn uống kham khổ, gác trọ. Nên vi trùng cùi (bacille de Hanssen) xâm nhập và lan mau lẹ.
Nguồn thơ trong Ave Maria (58 câu) như kinh Tin Kính và Kính Mừng, thi sỹ có lòng cậy trông tin tưởng và phó thác vào Đức Trinh Nữ Rất Thánh
Như song lộc triều nguyên ơn phước cả
Dâng cao dâng thần nhạc sáng hoa trăng
Thơm tho bay cho đến cõi thiên đàng
Huyền diệu biến thành muôn kinh trọng thể
Và Tổng Lảnh Thiên Thần qùi lạy Mẹ
Tung hô câu đường hạ ngớp châu sa
Hương xông lên lời ca ngợ sum hòa
Tri miêu duệ của muôn vì rất thánh
Maria! Linh hồn tôi ớn lạnh!
Run run như thần tử thấy long nhan
Run run như hơi thở chạm tơ vàng
Nhưng lòng vẫn thấm nhuần ơn trìu mến (c 1-12)
5) Nhà văn Huy Cận chủ trương
Hỡi Thượng Đế, tôi cúi đầu trở lại
Linh hồn tôi là một kiếp đi hoang
HMT làm Thơ : Duyên Kỳ Ngộ
Một mai kia ở bên khe nước ngọc
Với sao sương anh nằm chết như trăng
Không tìm thấy nàng tiên mô đến khóc
Đến hôn anh và rửa vết thương tâm
6) Nhà văn Quách Tấn mơ thấy thi sỹ HMT:
Bóng nào trắng dần ra?
Trên đầu đơm vòng hoa
Khắp thân in mầu tuyết
Trong trẻo mà điểm tuyệt
Tơ tơ gần như nguyệt
Biếc biếc gần như thơ
Đều qui trên nét mặt
Hoàng hôn mai mờ sắc
Ôi ! Ôi ! Không là ma
Đừng nhìn trong ý tứ
Quạnh quẽ nhận cho ra
Gần rồi không còn xa
Hàn Mặc Tử !
HMT ghi : Đà Lạt Trăng Mờ (16 câu)
Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu
Trời mơ trong cảnh thật huyền mơ
Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt
Như đón từ xa một ý thơ (c 1-4)
Cả trời say nhuộm mầu trắng-
Và lòng tôi chẳng nói rằng
Không một tiếng gì nghe động chạm
Dẫu là tiếng vỡ của sao bang. (c 12-14)
7 )Nữ sỹ Mai Đình sau khi HMT qua đời qua bài ’Trăng Cũ’ ‘(36 câu)
…Em chi cầu xin một buổi chiều
Dưới bàn tay Chúa cạnh nngười yêu
Ta tung thơ khắp cho trần thế
Lạy Chúa đờu con khổ đã nhiều (c 34-36)
8) Gs Lê Đình Thông, đại học Nanterre nói trong buổi thuỵết trình tại GXVN, 13.3. 2012: Thơ lãng mạn của HMT phát xuất từ Tin Cậy Mến (Thơ Tin Cậy Mến của HMT)
Thi sỹ viết lòng sùng kính ‘‘Thánh Nữ Đồng Trinh Maria” (62 câu)
…Lạy Bà là Đấng tinh tuyền thánh vẹn
Giàu nhân đức, giàu muôn hộc từ bi
Cho tôi dâng lời cảm tạ phò nguy
Cơn lâm lụy vừa trải qua dưới thế
Tôi cảm động rưng rưng hai hang lệ (c. 13-17)
Nguồn thiêng liêng yêu chuộng Mẹ Sầu Bi
Phượng trì! Phượng trì! Phượng trì! Phượng trì!
Thơ tôi bay suốt một đời chưa thấu
Hồn tôi bay đến bao giờ mới đậu
Trên triều thiên ngời chói vạn hào quang. (c.59-62)
Gs đóng góp thêm bài : “Nhập Thể”:
Vần thơ nhập thể nhẹ hơi sương
Trí não trào dâng quá lạ thường
Khắc khoải linh hồn còn rướm máu
Mê man xác thịt rướm đau thương
Niềm tin chất ngất thơ mầu nhiệm
Cậy mến miên man dạ mến thương
Kỷ niệm trăm năm Hàn Mặc Tử
Thuyền trăng thấp thoáng bến sông Hương
(Lê Đình Thônng)
Mong tinh thần Phan Sinh trong thơ HMT mọc lên như thánh Phanxico trong kinh Hòa Bình:
Các nữ tu dòng Phanxico (mẹ Juetta và sr Julliene) chăm xóc HMT những ngày cuối. Các srs còn giữ di sản của HMT
Lạy Chúa từ nhân
Xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người
Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa
để con đem yêu thương vào nơi oán thù
đem thứ tha vào nơi lăng nhục
đem an hòa vào nơi tranh chấp
đem chân lý vào chốn lỗi lầm
để con đem tin kính nơi nghi nan
đem trông cậy vào nơi thất vọng
để con rọi ánh sáng vào nơi tối tăm
đem ủi an vào chốn u sầu
Lạy Chúa xin hãy dạy con
tìm an ủi người hơn được người ủi an
tìm hiểu biết người hơn được hiểu biết
tìm yêu mến người hơn được người mến yêu
Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh
Vì chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân
Vì chính khi thứ tha là được tha thứ
Chính lúc chết đi là khi chết muôn đời
9) Tronng khi HMT viết : Bài Ca Mặt Trời (une Sortie de Caresse Spirituelle)
Chúc tụng Thiên Chúa và những kỳ của Ngài
Nhất là ánh Mặt Trời
Qua anh Chúa đã thương ban cho ngày và ánh sáng
anh tươi đẹp tỏa hào quang sáng láng
và anh là biểu tượng của Thiên Chúa, chúc tụng Thiên Chúa
và Chúa ban cho chị Trăng và những vì sao
trên bầu trời Chúa dựng
tỏa ánh sáng đẹp xinh
(Trích Bài Ca Mặt Trời )
HMT nhà thơ lãng mạn :
Trước sân anh thơ thẩn
Đăm đăm trông nhạn về
Mây chiều còn phiêu bạt
Lang thang trên đồi quê
(Tình Quê)
Nhà thơ Công Giáo phát xuất từ Ân Nghĩa :
Anh nuốt từng hàng chữ
Anh cắn vỡ lời thơ
Anh cắn cắn cắn cắn
Hơi thở đứt làm tư…
Tinh khiết tâm hồn
Hỡi các Thiên thần của Trời
Thiên thần của Thiên Chúa
Thiên thần của hòa binh và an lạc
xin hãy tung xuống ngàn hoa hồng
và những bông sen bát nghát
xin hãy cất muôn lời ca
và những cung nhạc
trầm hương thơm ngát
xin hãy rót đầy những đức độ
và cho các nữ tu của Thiên Chúa
đêm thư tư 24.10. 1940
François TRÍ
Deo Gratias (tạ ơn Chúa)
10) Hiếm có nhà thơ nào mộ đạo, yêu mến Đức Mẹ có tên hai thánh Phêrô-Phanxicô như Thi Sỹ Hàn Mặc Tử, sáng tác. Đây Thôn Vĩ Dạ, 16 câu (Vĩ=lau. Dạ= đồng)
(Cánh đồng đầy lau)
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp tay
Thuyền ai đậu bến sông trăng
Có nhớ trăng về kịp tối nay
Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây hương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà (c 1-16)
Ngôi mộ (1959) của thi sỹ họ Hàn ở Gành Ráng, Qui Nhơn, có Tượng Đức Mẹ (Ban Ơn) giang tay nhìn xuống tấm bia, ghi:
Đây an nghỉ trong tay Mẹ Maria
HÀN MẶC TỬ
Tức Phêrô Phanxicô Nguyễn Trọng Trí
Sanh: 22.9.1912 Lễ Mỹ (Quàng Bình)
Tử : 11. 11. 1940, Quy Hòa (Bình Định)
Cầu cho linh hồn Thi Sỹ được hưởng “Xuân Như Ý” mong chờ
Hãy cầu nguyện bằng trăm kinh mây gió
Hãy dâng cho một tràng chuỗi trăng sao
Kết luận Thơ văn HMT không xa lời ông cha và Thánh Kinh.
-Thi sỹ Nguyễn Trãi chỉ cho con cháu:
Thấy ai đói rách thì thương,
Rách thường cho mặc
Đói thường cho ăn.
(bài “Đêm Xuân Cầu Nguyện)
-Chúa Giêsu rao giảng chu toàn Tám Phúc (x. Mt 5, 1-13). Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta (bài Ave Maria, Ga 1, 14). Và Thánh Phao Lô dạy về đức tin cậy (x.1Cr 13,13) và mến (x.1Cr 13, 4-7)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Lê Đình Thông: Thơ Tin Cậy Mến của Hàn Mặc Tử. Thư Viện GXVN Paris, 2012
- Lê Đình Bảng: Ở Thượng Nguồn Thi Ca Công Giáo VN,
Miền thơ kinh cầu nguyện. Saigon. 2009, ttr. 175-237 (Hàn Mặc Tử)
-Giới Trẻ GXVN Paris, báo Emmau, số đặc biệt về Hàn Mặc Tử, Novembre 1990
- ns Công Giáo và Dân Tộc, số 86, 2. 2002
Nói về mình, thì chính Thi sỹ Hàn Mặc Tử (HMT) (Quảng Bình, 1912-1940) viết: ‘Tôi làm thơ là nhấn cung đàn… hay bị cám dỗ, lại yếu đuối, nhưng sống bằng tim-phổi-lẽ-hồn’. (báo Emmau, GTGX VN Paris Nov. 1990, tr 4). HMT quan niệm Thi sỹ là ‘Nhìn Lên, Chắp Tay và Cầu Nguyện’ (Bđd tr 8). HMT cho thi sỹ là ‘Lộc’, Thượng Đế ‘làm ra’. Văn-thơ không phải không mà có (Bđd tr 4).
Chúng tôi chọn ít ‘Vần Thơ Nguyện Cầu’ của thi sỹ.
Tác giả để lại nhiều bài : Đà Lạt Trăng Mơ. Ave Maria. Đây Thôn Vĩ Dạ. Mùa Xuân Như Ý. Gái Quê…
1) Nhà thơ bệnh hoạn như em HMT là Nguyễn Bá Tín tả thân xác anh và nói về lòng bác ái của HMT: Nước da xanh nhạt quanh năm, chân tay run, khó thở…Anh luôn nghĩ tới người khác…và biết rõ mai sau
- Từ thời xuân! Từ thời xuân non nước.
Phút thiêng liêng nhuần gội áng thiều quang
Thiên hạ bình và trời luôn ơn phúc
Như triều thiên vờn lượn khắp không gian (c 17-20
(Nguồn Thơm)
-Vì không giới nơi trầm hương vắng lạnh
Nên hồn bay vùn vụt tới trăng sao
Sóng gió nổi đùng đúng như địa chấn
Và muôn ngàn thẩn phách ngã lao đao
Cả hôi hám muôn xưa theo ám ảnh
Hồn trơ vơ không biết lục vào đâu
Mà vương phải vô vàn tinh khí lạnh
Hồn mê man bất tỉnh mới hồi lâu
(Hồn Lìa Khỏi Xác)
Và HMT còn ghi trong Ra Đời (26 câu)
Một chiều xanh, một chiều xanh huyền hoặc
Sáng bao la vây hít cõi thiên không
Xuất thế gian chứa có tại trong lòng
Muôn ý-tứ say chìm nơi bất giác
Hương cám dỗ mê người trong khoái lạc (c 1-5)
…Cả trời bỗng nổi lên muôn diệu nhạc
Rất trọng vọng rất thơm tho man mác
Rất phương phi trên hết cả anh hoa
Xuân ra đời
Điềm ngọc ấm như ngà
Thơ có tuổi và chiêm bao có tích
Và tâm tư có một điều rất thích
Không nó ra vì sợ bớt say sưa
Chàng ơi!Chàng ơi! Sự lạ hôm qua
Mùa xuân tới mà không ai biết cả (c. 16-27)
2)HMT như Ngôi Sao sáng chỗi vượt trên nền trời trong sáng, Chế Lan Viên cấu lên:
Kìa Bà nào đang tiến lên, như rạng đông, đẹp như mặt trời, uy hùng như đạo binh xếp hàng vào trận. (Nhã Ca 6, 10)
Thì HMT sáng tác: Nguồn Thơm (32 câu)
Trí đương no và khí xuân đương khỏe
Nhạc đương say và rượu vẫn còn thơm
Nên muôn cánh thủy tiên chưa dám hé
Trong phút giây trận trọng của linh hồn
Tiếng pháo đi bao kinh cầu nguyện
Đều dâng lên cho đến chín từng mây
Hơi xuân ấm mĩ vì hơn da yến
Ta đem ươm trong ý vị đêm nay (c. 1-8)
Hợp với Tv hằng quen đọc:
Hãy tạ ơn Chúa, và nhớ lại những kỳ công Người thục hiện.
Hãy tạ ơn Chúa, cầu khẩn danh Người, vĩ nghiệp của Người, loan báo giữa muôn dân.
Hát lên đi, đàn ca mừng Chúa, và suy gẫm mọi kỳ công của Người.
Hãy tự hào vì danh thánh Chúa, tâm hồn những ai tìm kiếm Chúa, nào hoan hỷ.
Hãy tìm Chúa và sức mạnh của Người, chẳng khi ngừng tìm kiếm Thánh Nhan.
Hãy nhớ lại những kỳ công Người thực hiện, những dấu lạ và những quyết định Người phán ra,
hỡi anh em, dòng dõi Ápra-ham tôi tớ Chúa, con cháu Giacóp được Người tuyển chọn !
Chính Đức Chúa là Thiên Chúa chúng ta, những điều Người quyết định là luật chung cho cả địa cầu.
Giao ước lập ra, muôn đời Người nhớ mãi, nhớ lời đã cam kết đến ngàn thế hệ !
Đó là điều đã giao ước cùng Ápraham, đã đoan thề cùng Ixaác,
và đặt thành quy luật cho Giacóp, thành giao ước muôn đời cho Ísrael
rằng : "Ta sẽ cho ngươi đất Canaan làm kỷ phần gia nghiệp.
Thuở ấy họ chỉ là một số nhỏ, một nhóm kiều dân nơi đất khách quê người,
lang thang hết xứ này qua xứ khác, phiêu bạt từ nước nọ đến nước kia.
Nhưng Chúa vẫn không để cho ai ức hiếp họ; vì thương họ, Người la rầy vua chúa :
Đừng đụng tới những kẻ Ta xức dầu tấn phong, chớ làm hại các ngôn sứ của Ta. (Tv 104/ I)
2) Gs Bùi Xuân Bào Đại Học Văn Khoa Sàigon viết về:
Đức tin hoàn hải của thi nhân :
Tôi van lơn thầm nguyện Chúa Giêsu
Ban ơn xuống cho mùa xuân hôn phố
(Nguồn Thơm)
Lòng cậy và mến thi sỹ trong: Đêm Xuân Cầu Nguyện (30 câu)
Trời hôm nay bình an như nguyệt bạch
Đường trăng xa, ánh sáng tuyệt vời bay
Đây hương qúi trọng thấm trong mây
Ngời phép lạ của đức tin kiều diễm
Cậu tàn tạ không khen long cả phiếm,
Bút Xuân Thu mùa nhạc đến vừa khí
Khắp mười phương điềm lạ trổ hoài nghi
Cây bằng gấm và lòng sông toàn ngọc
Và đầu hôm một vì sao liền mọc
Ở phương Nam biết mầu nhiệm biết ngần mô !
Vì muôn kinh dồn dập cõi thơm tho
Thêm nghĩa lý sáng trưng như thất bản
Ta chắp hait ay lạy quì hoan hẳn
Ngửa trông cao cầu nguyện trắng không gian
Để vừa dâng vừa hiệp bốn mùa xuân
Nở một lượt giàu sang hơn Thượng Đế (c 1-16)
4) Học giả Thái Văn Kiểm cho rằng thi sỹ bắt đầu vào làng báo, viết
Khoảng 1934-35, HMT vào chợ cũ Saigon, báo Saigon, báo Khuê Phòng, Báo Tân Thời cho giữ mục Văn Chương, sau HMT thêm Công Luận-Văn Chương. Ăn uống kham khổ, gác trọ. Nên vi trùng cùi (bacille de Hanssen) xâm nhập và lan mau lẹ.
Nguồn thơ trong Ave Maria (58 câu) như kinh Tin Kính và Kính Mừng, thi sỹ có lòng cậy trông tin tưởng và phó thác vào Đức Trinh Nữ Rất Thánh
Như song lộc triều nguyên ơn phước cả
Dâng cao dâng thần nhạc sáng hoa trăng
Thơm tho bay cho đến cõi thiên đàng
Huyền diệu biến thành muôn kinh trọng thể
Và Tổng Lảnh Thiên Thần qùi lạy Mẹ
Tung hô câu đường hạ ngớp châu sa
Hương xông lên lời ca ngợ sum hòa
Tri miêu duệ của muôn vì rất thánh
Maria! Linh hồn tôi ớn lạnh!
Run run như thần tử thấy long nhan
Run run như hơi thở chạm tơ vàng
Nhưng lòng vẫn thấm nhuần ơn trìu mến (c 1-12)
5) Nhà văn Huy Cận chủ trương
Hỡi Thượng Đế, tôi cúi đầu trở lại
Linh hồn tôi là một kiếp đi hoang
HMT làm Thơ : Duyên Kỳ Ngộ
Một mai kia ở bên khe nước ngọc
Với sao sương anh nằm chết như trăng
Không tìm thấy nàng tiên mô đến khóc
Đến hôn anh và rửa vết thương tâm
6) Nhà văn Quách Tấn mơ thấy thi sỹ HMT:
Bóng nào trắng dần ra?
Trên đầu đơm vòng hoa
Khắp thân in mầu tuyết
Trong trẻo mà điểm tuyệt
Tơ tơ gần như nguyệt
Biếc biếc gần như thơ
Đều qui trên nét mặt
Hoàng hôn mai mờ sắc
Ôi ! Ôi ! Không là ma
Đừng nhìn trong ý tứ
Quạnh quẽ nhận cho ra
Gần rồi không còn xa
Hàn Mặc Tử !
HMT ghi : Đà Lạt Trăng Mờ (16 câu)
Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu
Trời mơ trong cảnh thật huyền mơ
Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt
Như đón từ xa một ý thơ (c 1-4)
Cả trời say nhuộm mầu trắng-
Và lòng tôi chẳng nói rằng
Không một tiếng gì nghe động chạm
Dẫu là tiếng vỡ của sao bang. (c 12-14)
7 )Nữ sỹ Mai Đình sau khi HMT qua đời qua bài ’Trăng Cũ’ ‘(36 câu)
…Em chi cầu xin một buổi chiều
Dưới bàn tay Chúa cạnh nngười yêu
Ta tung thơ khắp cho trần thế
Lạy Chúa đờu con khổ đã nhiều (c 34-36)
8) Gs Lê Đình Thông, đại học Nanterre nói trong buổi thuỵết trình tại GXVN, 13.3. 2012: Thơ lãng mạn của HMT phát xuất từ Tin Cậy Mến (Thơ Tin Cậy Mến của HMT)
Thi sỹ viết lòng sùng kính ‘‘Thánh Nữ Đồng Trinh Maria” (62 câu)
…Lạy Bà là Đấng tinh tuyền thánh vẹn
Giàu nhân đức, giàu muôn hộc từ bi
Cho tôi dâng lời cảm tạ phò nguy
Cơn lâm lụy vừa trải qua dưới thế
Tôi cảm động rưng rưng hai hang lệ (c. 13-17)
Nguồn thiêng liêng yêu chuộng Mẹ Sầu Bi
Phượng trì! Phượng trì! Phượng trì! Phượng trì!
Thơ tôi bay suốt một đời chưa thấu
Hồn tôi bay đến bao giờ mới đậu
Trên triều thiên ngời chói vạn hào quang. (c.59-62)
Gs đóng góp thêm bài : “Nhập Thể”:
Vần thơ nhập thể nhẹ hơi sương
Trí não trào dâng quá lạ thường
Khắc khoải linh hồn còn rướm máu
Mê man xác thịt rướm đau thương
Niềm tin chất ngất thơ mầu nhiệm
Cậy mến miên man dạ mến thương
Kỷ niệm trăm năm Hàn Mặc Tử
Thuyền trăng thấp thoáng bến sông Hương
(Lê Đình Thônng)
Mong tinh thần Phan Sinh trong thơ HMT mọc lên như thánh Phanxico trong kinh Hòa Bình:
Các nữ tu dòng Phanxico (mẹ Juetta và sr Julliene) chăm xóc HMT những ngày cuối. Các srs còn giữ di sản của HMT
Lạy Chúa từ nhân
Xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người
Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa
để con đem yêu thương vào nơi oán thù
đem thứ tha vào nơi lăng nhục
đem an hòa vào nơi tranh chấp
đem chân lý vào chốn lỗi lầm
để con đem tin kính nơi nghi nan
đem trông cậy vào nơi thất vọng
để con rọi ánh sáng vào nơi tối tăm
đem ủi an vào chốn u sầu
Lạy Chúa xin hãy dạy con
tìm an ủi người hơn được người ủi an
tìm hiểu biết người hơn được hiểu biết
tìm yêu mến người hơn được người mến yêu
Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh
Vì chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân
Vì chính khi thứ tha là được tha thứ
Chính lúc chết đi là khi chết muôn đời
9) Tronng khi HMT viết : Bài Ca Mặt Trời (une Sortie de Caresse Spirituelle)
Chúc tụng Thiên Chúa và những kỳ của Ngài
Nhất là ánh Mặt Trời
Qua anh Chúa đã thương ban cho ngày và ánh sáng
anh tươi đẹp tỏa hào quang sáng láng
và anh là biểu tượng của Thiên Chúa, chúc tụng Thiên Chúa
và Chúa ban cho chị Trăng và những vì sao
trên bầu trời Chúa dựng
tỏa ánh sáng đẹp xinh
(Trích Bài Ca Mặt Trời )
HMT nhà thơ lãng mạn :
Trước sân anh thơ thẩn
Đăm đăm trông nhạn về
Mây chiều còn phiêu bạt
Lang thang trên đồi quê
(Tình Quê)
Nhà thơ Công Giáo phát xuất từ Ân Nghĩa :
Anh nuốt từng hàng chữ
Anh cắn vỡ lời thơ
Anh cắn cắn cắn cắn
Hơi thở đứt làm tư…
Tinh khiết tâm hồn
Hỡi các Thiên thần của Trời
Thiên thần của Thiên Chúa
Thiên thần của hòa binh và an lạc
xin hãy tung xuống ngàn hoa hồng
và những bông sen bát nghát
xin hãy cất muôn lời ca
và những cung nhạc
trầm hương thơm ngát
xin hãy rót đầy những đức độ
và cho các nữ tu của Thiên Chúa
đêm thư tư 24.10. 1940
François TRÍ
Deo Gratias (tạ ơn Chúa)
10) Hiếm có nhà thơ nào mộ đạo, yêu mến Đức Mẹ có tên hai thánh Phêrô-Phanxicô như Thi Sỹ Hàn Mặc Tử, sáng tác. Đây Thôn Vĩ Dạ, 16 câu (Vĩ=lau. Dạ= đồng)
(Cánh đồng đầy lau)
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp tay
Thuyền ai đậu bến sông trăng
Có nhớ trăng về kịp tối nay
Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây hương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà (c 1-16)
Ngôi mộ (1959) của thi sỹ họ Hàn ở Gành Ráng, Qui Nhơn, có Tượng Đức Mẹ (Ban Ơn) giang tay nhìn xuống tấm bia, ghi:
Đây an nghỉ trong tay Mẹ Maria
HÀN MẶC TỬ
Tức Phêrô Phanxicô Nguyễn Trọng Trí
Sanh: 22.9.1912 Lễ Mỹ (Quàng Bình)
Tử : 11. 11. 1940, Quy Hòa (Bình Định)
Cầu cho linh hồn Thi Sỹ được hưởng “Xuân Như Ý” mong chờ
Hãy cầu nguyện bằng trăm kinh mây gió
Hãy dâng cho một tràng chuỗi trăng sao
Kết luận Thơ văn HMT không xa lời ông cha và Thánh Kinh.
-Thi sỹ Nguyễn Trãi chỉ cho con cháu:
Thấy ai đói rách thì thương,
Rách thường cho mặc
Đói thường cho ăn.
(bài “Đêm Xuân Cầu Nguyện)
-Chúa Giêsu rao giảng chu toàn Tám Phúc (x. Mt 5, 1-13). Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta (bài Ave Maria, Ga 1, 14). Và Thánh Phao Lô dạy về đức tin cậy (x.1Cr 13,13) và mến (x.1Cr 13, 4-7)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Lê Đình Thông: Thơ Tin Cậy Mến của Hàn Mặc Tử. Thư Viện GXVN Paris, 2012
- Lê Đình Bảng: Ở Thượng Nguồn Thi Ca Công Giáo VN,
Miền thơ kinh cầu nguyện. Saigon. 2009, ttr. 175-237 (Hàn Mặc Tử)
-Giới Trẻ GXVN Paris, báo Emmau, số đặc biệt về Hàn Mặc Tử, Novembre 1990
- ns Công Giáo và Dân Tộc, số 86, 2. 2002
Văn Hóa
Truyền thống Trí thức Công Giáo trong Thế kỷ Hai mươi, Chương bốn 1
Vũ Văn An
14:23 19/04/2024
Chương Bốn: Màn chen quan trọng: Công đồng Vatican II
Để duy trì tính nhất quán và chân thành, câu trả lời Có hết lòng nói với Công đồng và với tất cả các hậu quả hợp pháp của nó phải đi đôi với câu trả lời Không cũng kiên quyết như thế đối với một kiểu khai thác nào đó mà trên thực tế là một việc làm nó ra đồi bại.
—Henri de Lubac (1)
Các phát triển trí thức Công Giáo xảy ra, như từng xảy ra trong các truyền thống khác, để đáp ứng các sự kiện mới trên thế giới hoặc những câu hỏi do văn hóa đương thời đặt ra. Nhưng chúng cũng phát sinh một phần không nhỏ từ cách mà thẩm quyền giảng dạy của Giáo hội tìm cách bảo tồn và trình bày các chân lý mặc khải. Một trong những đặc điểm nổi bật của Đạo Công Giáo ngay từ đầu là niềm tin rằng Thiên Chúa đã mặc khải nhiều chân lý về chính Người và sự sống con người, những chân lý mà Người yêu cầu phải được rao giảng cho muôn dân (x. Mt 28:18-20). Trong khoảng hai phần ba đầu thế kỷ hai mươi, như chúng ta đã thấy, các nỗ lực của các thẩm quyền Giáo hội nhằm bảo tồn các chân lý mặc khải thường mang hình thức phòng thủ đầy lo lắng đối với nhiều điều đã và đang đe dọa đức tin trong thế giới hiện đại. Trong một phần ba cuối cùng của thế kỷ vừa qua, đời sống trí thức Công Giáo— đến lúc đó, phần lớn vẫn còn hoàn toàn độc lập đối với thẩm quyền của Giáo hội—dường như đi đến một thái cực đối lập, thường ủng hộ thế giới và các ý tưởng hiện đại có những mối quan hệ không chắc chắn đối với các chân lý mặc khải của Đạo Công Giáo. Một nhân tố đơn độc quan trọng nhất trong sự thay đổi to lớn đó - thực sự, là bản lề trên đó toàn bộ xoay chuyển - dĩ nhiên là Công đồng Vatican II (1962-1965), một công đồng không ít người tin rằng đó là sự kiện tôn giáo quan trọng nhất trong thế kỷ XX. Nó đòi phải được bàn đến một cách ngắn gọn ở đây bao lâu nó còn có tác động đến truyền thống trí thức Công Giáo. (2)
Công đồng Vatican II rất độc đáo trong số hơn 20 công đồng trước đây cả vì được triệu tập mà không có bất cứ khủng hoảng tiềm ẩn nào hoặc ý định đưa ra các định nghĩa tín điều mới nào— vốn là các lý do tiêu biểu nhất cho việc triệu tập công đồng—lẫn vì nó, cùng một lúc, tạo ấn tượng thay đổi mọi điều một cách triệt để. Sự hiểu biết đúng đắn về Công đồng đã không được hỗ trợ bởi sự kiện nó xảy ra ngay trước cuộc cách mạng văn hóa sẽ quét qua nhiều quốc gia hoàn cầu vào năm 1968. Do đó, những thay đổi do Công đồng đưa ra đã vướng vào nhiều tranh chấp công khai khá triệt để nhưng không hề tạo được phần nào trong các cuộc thảo luận thực tế của nó. Đáng chú ý nhất, Vatican II thường được mô tả như một trận chiến hoàng gia giữa những người cấp tiến tốt lành, dẫn đầu là Angelo Roncalli, người Ý dễ tính—tức Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII—và những người bảo thủ xấu xa, những lực lượng phản động đen tối, bị cho là chống lại các thúc đẩy của ơn “Chúa Thánh Thần” đổ xuống Công đồng.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi các nhà bình luận bên ngoài nhìn mọi điều theo khía cạnh nhị phân của các phe phái chính trị—và thiên về phe có vẻ phù hợp nhất với quan điểm tự do thế tục của họ (tạp chí Time đã vinh danh Đức Gioan XXIII năm 1962 là “Người của năm”). (3) Đó là cách mọi điều thường được nhìn ra sao trong thế giới chính trị dân chủ đương thời và cách chúng được các phương tiện truyền thông thế tục đưa tin vào thời điểm đó. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là nhiều người Công Giáo cũng chấp nhận cùng một khuôn khổ chính trị hóa như thế, một khuôn khổ bảo đảm rằng việc giải thích Công đồng sẽ bị sa lầy vào những gì dường như chỉ là những tuyên bố đảng phái và tranh giành quyền lực, thay vì tập trung vào việc muôn thuở tìm kiếm Đấng là chân, thiện, mỹ về phương diện tôn giáo. Nó không nhất thiết phải như vậy và có thể đã diễn tiến cách khác—nếu chính Giáo hội sẵn sàng hướng dẫn giáo dân của mình về Công đồng và thực thi nó một cách có trật tự. Nhưng phần lớn Giáo hội trong thập niên 1960 không được chuẩn bị như vậy. Một khi lập trường khá cứng ngắc và độc đoán trước đó được nới lỏng, nhiều người Công Giáo cho rằng mọi thứ đã sẵn sàng để giành lấy. Và thay vì Công đồng hoàn thành ước nguyện của Đức Gioan XXIII là làm cho Giáo hội trở thành một công cụ truyền giáo hữu hiệu hơn trong thế giới hiện đại, thì thế giới đó - có thể nói - đã truyền giáo cho Giáo hội theo nhiều cách, đôi khi có ích, nhưng cũng theo nhiều cách bất hạnh.
Chẳng hạn, bất cứ ai quen thuộc với điều thường được cho là giáo huấn của công đồng về mối quan hệ giữa giáo dân, linh mục, thần học gia, giám mục và giáo hoàng trong nửa thế kỷ kể từ Công đồng có thể bị sốc khi thực sự đọc Lumen Gentium, Hiến chế Tín lý chủ yếu về Giáo hội. Theo lối nói thông thường, Công đồng Vatican II đặt giáo dân ngang hàng với giới lãnh đạo định chế – điều mà nó đã làm, theo nghĩa lần đầu tiên trong lịch sử của các công đồng chung, Công đồng đã làm rõ rằng tất cả các Kitô hữu đều tham gia vào Nhiệm thể của Chúa Kitô, một khái niệm đã bắt đầu được nhấn mạnh dưới thời giáo hoàng của Đức Piô XII. (4) Nhưng mutatis mutandis [với những sửa đổi thích đáng], điều này hơi giống với việc nói rằng tất cả người Mỹ, từ dân thường cho đến tổng thống, đều là công dân bình đẳng. Nó không bãi bỏ thẩm quyền cần thiết và đúng đắn của các nhà điều hành, nhà lập pháp và thẩm phán, những loại cấu trúc cần thiết cho bất cứ tổ chức nào của con người hoạt động. Chắc chắn, đã có những thần học gia Công Giáo đưa ra những tuyên bố cực đoan và không tưởng như vậy cũng như có cả những giáo dân và tu sĩ tin vào họ. Và điều này tự nó đã trở thành một phần lớn của vấn đề giải thích, một cảm thức lẫn lộn rằng các nhà thần học có thẩm quyền đặc biệt, trong một số vấn đề, lớn hơn thẩm quyền của các giám mục và giáo hoàng hành động như các người kế vị các tông đồ (hoặc các nhà thần học đó - một nhóm gây tranh cãi - tất cả đồng ý và đã giải quyết các câu hỏi khó khăn). Nhưng không có bất cứ điều gì trong bất cứ tài liệu nào được các Nghị phụ Công đồng phê chuẩn ủng hộ sự đi trệch triệt để như vậy khỏi cách hiểu truyền thống của Công Giáo về bản chất của Giáo hội Chúa Kitô liên quan đến một tín điều và những người kế vị các tông đồ (giáo hoàng và giám mục), những người nắm giữ chìa khóa của vương quốc và thẩm quyền chắc chắn đối với đức tin và đạo đức, nếu đã được định tín.
Theo nhiều cách, Lumen Gentium là một tài liệu khá truyền thống—chắc chắn có một số điểm nhấn mạnh mới mẻ quan trọng về Giáo hội như dân Chúa, sứ mệnh của giáo dân, ơn gọi nên thánh phổ quát (dành cho cả tu sĩ và giáo dân), tính hợp đoàn giữa các giám mục, và mối quan hệ của Giáo Hội Công Giáo với các Giáo Hội Kitô giáo khác, các tôn giáo ngoài Kitô giáo và thậm chí cả những người không tin nhưng chân thành. Trong các tài liệu khác, người Công Giáo thậm chí còn được khuyến khích tự đọc Kinh thánh mà không sợ sai lầm Thệ Phản vốn được gọi là “giải thích riêng”. Tất cả những điều này phản ảnh mong muốn của Đức Gioan XXIII tham gia vào một cuộc đối thoại văn hóa hữu hiệu hơn là đưa ra những tuyên bố và lên án, điều mà nhiều người cho rằng đã là một phần quá lớn trong thực hành Công Giáo trong thời gian gần đấy. Và hơn 2,500 nghị phụ Công đồng (giám mục và những người khác), cố vấn thần học của họ (periti), cùng với những người tham gia là giáo dân và “quan sát viên” Thệ Phản, đa số đồng ý với ngài.
Tuy nhiên, đoạn đầu tiên trong Lumen Gentium tuyên bố rằng Giáo hội: “giờ đây mong muốn bộc lộ đầy đủ hơn cho các tín hữu của Giáo hội và cho toàn thế giới bản chất nội tại và sứ mệnh phổ quát của Giáo hội. Nó dự định thực hiện điều này bằng cách trung thành tuân theo giáo huấn của các công đồng trước đó”. Và nó thực hiện lời hứa đó, mặc dù các Nghị Phụ Công Đồng bằng chính cách viết của họ đã phá vỡ cách thức độc đoán và vụ luật hơn của các công đồng trước đó và rõ ràng khuyến khích đối thoại và thuyết phục hơn là các mô hình đối đầu. Hơn nữa, các Nghị Phụ Công Đồng đang lặp lại ý định rất “tốt lành” của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII khi kêu gọi công đồng, mà ngài đã nói trong Gaudet Mater Ecclesiae [Mẹ Giáo Hội Vui Mừng], bài diễn văn khai mạc của ngài, rằng “để truyền đạt tín lý, thuần khiết và toàn diện, mà không có bất cứ sự suy giảm hay bóp méo nào, một tín lý mà suốt hai mươi thế kỷ, bất chấp những khó khăn và tương phản, đã trở thành di sản chung của con người”. Tất nhiên, ngài giải thích rằng những điều kiện hiện đại đòi hỏi những cách thức mới để trình bày những chân lý vượt thời gian của đức tin. Đó là toàn bộ ý định của ngài khi triệu tập các giám mục lại với nhau cho một biến cố như vậy, biến cố mà nói một cách nghiêm túc, như ngài nói, là “không cần thiết”. Và ngài đã nhấn mạnh một điều là phải từ bỏ việc lo lắng chống đối thế giới hiện đại: “Các sai lầm biến mất một cách nhanh chóng như khi chúng xuất hiện, giống như sương mù trước mặt trời. Giáo hội vốn luôn chống đối những sai lầm này. Giáo Hội thường lên án chúng một cách nghiêm khắc nhất. Tuy nhiên, ngày nay, hiền thê của Chúa Kitô thích sử dụng phương thuốc thương xót hơn là phương thuốc nghiêm khắc. Giáo Hội cho rằng mình đáp ứng nhu cầu của thời đại ngày nay bằng cách chứng minh tính giá trị trong giáo huấn của mình hơn là bằng những lời lên án.” (5)
Đây là một lập trường dũng cảm và tự tin, đặc biệt là khi xét đến sự kiện này là lời giải thích kiên nhẫn như vậy, như Đức Thánh Cha biết rõ, có thể bị hiểu sai là yếu đuối và cuộc đối thoại thường không vượt qua được những khác biệt thực sự. Sau Công đồng, đối thoại thường dẫn người Công Giáo vào những tình huống trong đó họ có quan hệ tốt hơn nhiều với người khác nhưng lại thường đánh mất truyền thống của mình. Đức Giáo Hoàng đặt niềm tin vào sự vững chắc của truyền thống hai ngàn năm; ý định đã tuyên bố của ngài thậm chí không gợi ý dù một cách nhẹ nhàng rằng ngài đang mở đường cho việc đi trệch một cách triệt để khỏi sự tự hiểu về chính mình của đạo Công Giáo kể từ những thế kỷ đầu tiên trong tư cách một Giáo hội có tín lý phát triển để đáp ứng những vấn đề và điều kiện mới, nhưng luôn sống liên tục với quá khứ của chính mình. Có nhiều điều, bất chấp sự tự tin, vẫn cần phải được tranh cãi. Thật vậy, người ta thường bỏ qua việc ngài nói thêm ngay: “Không, chắc chắn có sự thiếu sót trong việc canh chừng và loại bỏ các giáo huấn, ý kiến lầm lạc và những khái niệm nguy hiểm” Nhưng Đức Gioan đã đại lượng nói thêm rằng ngay cả nhiều người trong thế giới thế tục cũng nhìn thấy sự nguy hiểm trong những sai lầm như vậy (không giống như các Nghị phụ Công đồng, thậm chí ngài còn lưu ý sự vắng mặt của các giám mục hầu hết do các chính phủ Cộng sản ngăn cản việc tham dự Công đồng). Mục đích của ngài là một công đồng “chủ yếu có tính mục vụ”, chứ không phải là một công đồng tín điều, một công đồng tìm kiếm những phương cách hữu hiệu hơn để thực hiện nhiệm vụ lâu dài là truyền giảng Tin Mừng cho một thế giới luôn thay đổi.
Một dấu hiệu cho thấy định hướng cơ bản này đã bị hiểu lầm sẽ sớm trở nên rõ ràng hơn. Một số nhà giải thích sẽ đặt những nhu cầu “mục vụ” nói trên lên trên những nhu cầu về tín điều, như thể việc chăm sóc đàn chiên của Chúa Kitô có thể trái ngược với những chân lý mà nó luôn được hiểu là phải dựa trên đó—hơi giống như một bác sĩ có cách chăm sóc giường bệnh giỏi giang nhưng ít kiến thức y khoa. Mặc dù nhiều điều tốt đẹp sẽ đến, ngay cả trong thời gian ngắn, từ Công đồng—một mối liên kết từ tận cõi lòng nhiều hơn với đức tin cho nhiều giáo dân và tu sĩ và một Giáo hội giờ đây được coi như một Người Mẹ thẳng thắn tiếp xúc với đời sống công cộng và riêng tư của những người bình thường hiện đại một cách quan tâm và đề cao nhằm thừa nhận phẩm giá và quyền tự do của họ — những hậu quả của sự hiểu lầm này rất nhiều và nghiêm trọng. Không ai— huống chi Đức Gioan XXIII hay các Nghị phụ Công đồng—có thể mơ rằng sự nhiệt tình của họ đối với một đạo Công Giáo cởi mở hơn, tự tin hơn và truyền bá phúc âm hơn, trong khuôn khổ của những chân lý đã được thiết lập từ lâu, trong vòng vài năm tới sẽ dẫn đến: cuộc xuất hành hàng loạt từ bỏ chức linh mục và các dòng tu nam nữ; một cuộc khủng hoảng ơn gọi cứ thế tiếp diễn; sự sụt giảm nghiêm trọng trong việc tham dự Thánh lễ ở các quốc gia giàu có hơn; các cuộc tranh luận trong Giáo hội về các linh mục đã kết hôn và nữ linh mục; “Các nhà thần học Công Giáo” tự cho mình là “huấn quyền song song” ngang bằng và thậm chí vượt trội hơn các giáo hoàng và giám mục trong một số vấn đề, những người thách thức giáo huấn lâu đời của Giáo hội về ngừa thai, phá thai, ly dị, “hôn nhân” đồng tính, và thậm chí cả những trụ cột thần học như Sự Hiện Diện Thực Sự trong Bí Tích Thánh Thể, thiên tính của Chúa Kitô, Sự Phục Sinh của Người—thậm chí Chúa Kitô là Đấng Cứu Rỗi duy nhất—và tất cả trong khi được hưởng các chức vụ chính thức trong các định chế Công Giáo.
Những người tham gia Công đồng và những người quan sát đã ghi lại những hy vọng và sự nhiệt tình lớn lao ngay từ đầu, vốn dự đoán một sự đổi mới trên toàn thế giới. Tinh thần mới được thể hiện rõ ràng ngay từ lần đầu tiên ở chỗ các sơ đồ (các văn bản dự thảo) được chuẩn bị trước phiên họp đầu tiên vào năm 1962, một số được diễn đạt bằng thuật ngữ Kinh viện và quan lại nặng nề của quá khứ, phần lớn đã bị các giám mục loại bỏ. Các ngài yêu cầu những bản thảo tài liệu mới thể hiện tốt hơn ý định của Đức Gioan XXIII rằng một Giáo hội, tự tin vào giáo huấn và thực hành của mình, sẽ dấn thân vào thế giới hiện đại mà không sợ hãi bằng một ngôn ngữ mà thế giới có thể hiểu được. Khi còn trẻ, Joseph Ratzinger đã mô tả quá trình này:
“Các tuyên bố của Công đồng không phải là một nội dung giảng dạy thuần túy trí thức; chúng càng không phải chỉ đơn giản là một tập hợp các chỉ thị kỹ thuật và thực dụng. Chúng là sản phẩm của một diễn trình thiêng liêng. Một diễn trình hoặc một phong trào chỉ có thể hiểu được bằng cách tham gia vào nó, bằng cách tham gia dần dần, từng bước, ngoan ngoãn vào nó. Chúng ta sẽ hiểu sai giáo huấn của Công đồng nếu coi đó là một sự chuyển đổi đột ngột, một sự chuyển đổi đột ngột từ “chủ nghĩa bảo thủ” sang “chủ nghĩa cấp tiến” trong Giáo hội. Cuối cùng, Công đồng chỉ tìm cách làm vào thời điểm hiện tại điều mà lời tuyên bố của Giáo hội phải làm vào mọi thời: dẫn đường trên hành trình đức tin.” (6)
Ngài nhắc nhở độc giả rằng cuộc hành trình đó bắt đầu khi Thiên Chúa gọi Ápraham ra khỏi “Urơ [Ur]của dân Canđê” để đến miền đất hứa. Áp dụng những thuật ngữ như tiến bộ hay bảo thủ cho một cuộc hành trình như vậy đơn giản là không thích hợp: “Thước đo của sự đổi mới là Chúa Kitô, như lời Kinh Thánh làm chứng về Người... Aggiornamento [nên là] một cuộc cập nhật nhằm tìm ra con đường từ ngày hôm nay tạm thời của chúng ta dẫn đến ngày hôm nay không bao giờ kết thúc của Chúa.” (7)
Đồng thời, nguyên phạm vi tuyệt đối của cam kết là rất lớn, có lẽ chính vì Công đồng không được triệu tập để giải quyết một loạt các vấn đề chuyên biệt. Theo Ratzinger, các ủy ban chuẩn bị đã viết bảy mươi lược đồ, tức là khoảng hai nghìn trang, nhiều hơn tất cả các công đồng trước đó cộng lại. Sự tham gia tích cực của các giám mục trên thế giới trong việc duyệt xét và, ngay từ đầu trong Công đồng, yêu cầu có các các bản dự thảo thay thế các tài liệu khác nhau đã mang lại cho nhiều nhà quan sát cảm giác giám mục đoàn như một sự hiện diện cai quản thực sự trong đời sống đương thời của Giáo hội. Bộ phận các giám mục bao gồm các thành viên đang đối đầu với chủ nghĩa cộng sản ở phương Đông và chủ nghĩa duy vật ở phương Tây, những người bắt nguồn từ các xã hội truyền thống của thế giới đang phát triển và các xã hội công nghệ cao ở thế giới phát triển. Những quan điểm và mối quan tâm khác nhau của họ làm cho thỏa thuận trở nên phức tạp hơn, nhưng họ cũng - đặc biệt là trong các cuộc trò chuyện diễn ra phần lớn bên ngoài bầu không khí trang trọng hơn của các cuộc họp chính thức ở Nhà thờ Thánh Phêrô- đã làm phong phú kết quả cuối cùng với tính phổ quát hoàn cầu mà có lẽ không tổ chức nào khác trong thế giới vào thời điểm đó hoặc kể từ đó có thể sánh bằng. Và cuộc đối thoại này chỉ trở nên mạnh mẽ hơn qua bốn phiên họp diễn ra vào mỗi mùa thu từ năm 1962 đến năm 1965.
Như đã lưu ý ở những nơi khác trong nghiên cứu hiện tại, hai ý tưởng—aggiornamento [cập nhật] và ressourcement [trở về nguồn]—đã trở thành khẩu hiệu cho toàn thể Công đồng. Aggiornamento đề cập đến việc cập nhật mà hầu hết những người tham gia thảo luận coi là nhu cầu chính đáng của việc “đọc các dấu hiệu của thời đại”. Ressourcement, một thuật ngữ dường như được đặt ra bởi nhà thơ người Pháp Charles Péguy, đã đòi hỏi phải quay trở lại những nguồn cổ xưa và được de Lubac và nhiều người khác coi là cách để mở ra cho Giáo hội một sự phong phú hơn trong truyền thống đích thực của chính mình bằng cách rút ra từ những nguồn mà chính Thánh Tôma đã rút tỉa. Hai định hướng này không mâu thuẫn như biểu kiến. Một trong những cách mà mọi người, các nhóm và thậm chí các quốc gia thường khám phá ra các nguồn lực cần thiết để đáp ứng những thách thức hiện tại là quay trở lại cội nguồn, không phải theo tinh thần của chủ nghĩa vụ cổ xưa [antiquarianism], mà là một cách để kết nối lại với mầm sống có thể đã bị che khuất bởi sự phát triển sau này. Đồng thời, rõ ràng là đổi mới đích thực không bao giờ chỉ đơn thuần là một sự khởi đầu triệt để, một sự gián đoạn với tinh thần nguyên khởi, mà đúng hơn, là một cơ hội để mang lại sự phát triển mới từ thân cây cũ trong những điều kiện đã thay đổi.
Về cơ bản, trong hai thập niên sau khi Công đồng bế mạc, tất cả những điều này đã bị che khuất trong một vòng xoáy tranh chấp, thường là giữa một nhóm coi các bản văn của Công đồng là có thẩm quyền và một nhóm khác cho rằng “tinh thần” mới, cởi mở hơn đã tạo ra chúng nên được dành cho một phạm vi sâu rộng hơn. Đức Phaolô VI đã thành lập một thượng hội đồng giám mục, theo yêu cầu của các Nghị Phụ Công Đồng, để giúp thực hiện điều này. Ngay từ năm 1967 (nghĩa là chỉ hai năm sau khi Công đồng kết thúc), Thượng hội đồng đã quan tâm đến những phát triển thần học ở một số nơi, trong đó “không còn là vấn đề nghiên cứu lành mạnh và sinh hoa trái, hoặc những nỗ lực hợp pháp để thích ứng cách diễn đạt tín lý truyền thống vào các nhu cầu mới, và các cách thức của nền văn hóa nhân bản hiện đại, mà là những đổi mới không chính đáng, những quan điểm sai lầm, và thậm chí là những sai lầm trong đức tin.” (8) Và điều này xảy ra trước khi cơn bão bất đồng chính kiến nổ ra vào năm sau bởi thông điệp Humanae Vitae [sự sống con người] của Đức Phaolô VI, nhằm tái khẳng định giáo huấn truyền thống về các vấn đề tình dục, bao gồm cả vấn đề ngừa thai. Những trận chiến như vậy về những gì trước đây từng có vẻ như — và thực sự — là giáo huấn đã được giải quyết về các vấn đề căn bản như Thiên Chúa, Chúa Giêsu, sự thật trong Kinh thánh và tội lỗi, không thay đổi bởi bất cứ điều gì trong các tài liệu thực sự do Công đồng công bố, dường như chỉ phát triển và lan rộng trong thập niên tiếp theo, và không những chỉ trong các cuộc tranh luận thinh không giữa các học giả mà còn trong các chương trình đào tạo tại từ các trường tiểu học Công Giáo và các lớp Rước Lễ Lần Đầu đến các trường đại học và thậm chí đến các chủng viện.
Đến nỗi vào năm 1985, vào đầu triều đại giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II, một thượng hội đồng giám mục bất thường đã họp để đánh giá việc tiếp nhận Công đồng Vatican II gần 25 năm sau khi Công đồng được khai mạc và để đề xuất những cách thức sử dụng Công đồng tốt hơn. Các giám mục này, những vị đã cùng nhau đến Rôma từ khắp nơi trên thế giới, đã hoàn toàn đồng ý rằng Công đồng đã là một bước tiến lớn, nhưng họ cũng báo cáo nhiều vấn đề khác nhau trong việc giải thích và thực hiện Công đồng. Khi còn là một giám mục trẻ, Đức Gioan Phaolô II đã nhiệt tình tham gia Công đồng, đặc biệt là trong việc mở cửa cho tự do tôn giáo, gắn kết với thế giới hiện đại và là một Giáo hội truyền giáo hơn là ra luật lệ. Thật vậy, ngài đã thông báo cho các linh mục và giáo dân của mình ở Krakow về các sự kiện ở Rôma trong các phiên họp và sau khi Công đồng kết thúc, ngài bảo đảm rằng họ hiểu các tài liệu bằng cách thành lập Thượng hội đồng Krakow và một mạng lưới các nhóm gặp nhau chính là để nghiên cứu và suy nghĩ việc thực thi thấu đáo. (9) Các nhóm này đã tạo ra 400 trang tài liệu của riêng họ. Krakow là một trong số ít các giáo phận trên thế giới mà cái mới và cái cũ tìm được sự cân bằng khả thi, tránh được sự hiểu lầm thô thiển, thử nghiệm thiếu sáng suốt và tinh thần tranh cãi đã làm hỏng việc đổi mới ở hầu hết các nơi. Trong những thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, hàng chục nhóm như vậy vẫn tích cực gặp gỡ ở Krakow.
Krakow cũng được hưởng lợi từ việc có một giám mục đã suy nghĩ thấu đáo nhiều vấn đề khi đối đầu với hai trong số những phát minh tồi tệ nhất của thế giới thế tục trong thế kỷ 20: Chủ nghĩa Quốc xã và Chủ nghĩa Cộng sản. Một trong những chủ đề trong suy nghĩ của ngài từ những năm 1940 cho đến khi kết thúc triều đại giáo hoàng của ngài là “nhân học sai lầm” nằm ở trung tâm của những hệ tư tưởng giết người này — giống hệt như loại sai lầm khác về con người đã lèo lái các xã hội phương Tây ngày càng duy vật nhiều hơn, tuy được tự do. Wojtyła chào mời “phẩm giá của nhân vị”, được hiểu một cách đúng đắn là bao gồm cả việc cởi mở đối với thể siêu việt, như phương thuốc cho nhiều sai lầm hiện đại. Phẩm giá đó cũng là cơ sở để giáo dân tham gia đông đảo và tích cực hơn vào Giáo hội; họ sẽ đảm nhận những vai trò thích hợp của riêng họ trong Giáo hội và thế giới, những vai trò không giống với vai trò của hàng giáo sĩ hoặc phẩm trật, nhưng có ý nghĩa quan trọng theo đúng nghĩa của họ. Wojtyła đã trình bày những lý thuyết này trong những cuốn sách ngài viết trước và sau Công đồng (và bí mật trong một số phiên họp nhàm chán hơn, như sau này ngài thú nhận).
Những nguyên tắc đó cuối cùng đã thành công ngoạn mục chống lại chủ nghĩa cộng sản. Nhưng xét về khía cạnh nhắc nhở phương Tây hiểu biết lành mạnh hơn về nền tảng của chính họ và giảm bớt một số thái quá do Công đồng thả lỏng trong Giáo hội, bức tranh có tính hỗn tạp nhiều hơn. “Phẩm giá của nhân vị” ở phương Tây thường dẫn đến giả định hậu hiện đại rằng phẩm giá đó đòi hỏi một quyền tự chủ cá nhân triệt để. Theo quan điểm đó, bản nhiên và Thiên Chúa không được coi như điều kiện cho sự hiện hữu của chúng ta, bảo đảm cho tự do và phẩm giá của chúng ta, mà là những hạn chế bên ngoài chỉ được chấp nhận nếu một người đặc thù cảm thấy chúng nên được chấp nhận. “Cảm thấy” là động từ chính đáng ở đây, như chúng ta đã thấy khi xem xét Alasdair MacIntyre, vì người ta cho rằng không có lập luận thuyết phục nào ủng hộ quan điểm truyền thống coi chân lý là một tổng thể thống nhất và phổ quát. Các nhà phê bình bắt đầu gọi các thành viên Giáo hội chấp nhận một số quan điểm này là "người Công Giáo ở quán ăn tự phục vụ" [cafeteria Catholics], nghĩa là họ chỉ chọn những gì họ muốn từ những gì Giáo hội đưa ra. Mặc dù ban đầu đây là một thuật ngữ phản kháng, nhưng những người Công Giáo ở quán ăn tự phục vụ sau đó đã chấp nhận nhãn hiệu này như thể nó hoàn toàn phù hợp với việc làm người Công Giáo, một ý tưởng chưa từng được xem xét nghiêm túc trong hai nghìn năm lịch sử Giáo hội.
Đó là lý do chính tại sao, bên ngoài Tổng giáo phận Krakow, ngay cả những người Công Giáo cũng cần một số định hướng tốt hơn về những gì Giáo hội của họ hiện đang dạy—và không đang dạy. Thượng hội đồng ngoại thường năm 1985, được Đức Gioan Phaolô II kêu gọi rõ ràng như một nỗ lực làm cho Giáo hội hoàn vũ những gì ngài đã làm trong tổng giáo phận của mình, tìm cách cung cấp sự rõ ràng về những gì đã thay đổi và những gì vẫn luôn giữ nguyên. Một số người đã ca ngợi hoặc chỉ trích ngài vì đã cố gắng “phục hồi”, một mô tả công bằng chỉ khi điều đó có nghĩa là ngài tìm cách thực thi Công đồng một cách đầy đủ hơn. (10) Không có điều gì trong triều giáo hoàng của ngài chỉ tìm cách quay trở lại một Giáo hội tiền công đồng. Báo cáo cuối cùng của Thượng hội đồng (11) cung cấp những hướng dẫn cho tương lai, mà nhà thần học người Mỹ Avery Dulles, Dòng Tên, đã tóm tắt dưới sáu tiêu đề:
1. Mỗi đoạn văn và tài liệu của công đồng phải được giải thích trong bối cảnh của tất cả các văn bản khác, để có thể hiểu đúng ý nghĩa toàn diện của công đồng.
2. Bốn hiến chế của công đồng... là chìa khóa thông diễn cho các văn kiện khác....
3. Ý nghĩa mục vụ của các văn kiện không được tách rời hoặc đối lập với nội dung tín lý của chúng.
4. Không được có sự đối lập giữa tinh thần và văn tự của Công đồng Vatican II.
5. Công đồng phải được giải thích liên tục với truyền thống vĩ đại của giáo hội, kể cả các công đồng trước đó.
6. Công đồng Vatican II nên được chấp nhận như soi sáng các vấn đề của thời đại chúng ta. (12)
Việc hiểu điều không được nói thẳng thừng không phải là chuyện quá khó. Ngoại trừ điểm cuối cùng—có lẽ là nhằm ngăn chặn những người bảo thủ và những người theo chủ nghĩa duy truyền thống khỏi bác bỏ công đồng hoàn toàn chỉ vì các thái quá của nó —các hướng dẫn mặc nhiên nhấn mạnh việc sử dụng sai Công đồng của mọi bên khác nhau.
Thượng hội đồng năm 1985 rõ ràng cũng đã tránh xa việc nhấn mạnh quá mức vào các thuật ngữ như “dân Chúa” khi đề cập đến Giáo hội, là thuật ngữ—mặc dù rất cần thiết để điều chỉnh các thái độ trước đó, nhất là trong Giáo triều Rôma quan lại—đã dẫn đến sự nhầm lẫn lớn về mối liên hệ của phẩm trật và hàng giáo dân. “dân Chúa” trong các văn kiện không đồng nghĩa với giáo dân, mà đúng hơn, được cấu thành bởi giáo dân, giáo sĩ, tu sĩ và phẩm trật. Ngay sau Công đồng, nhiều người cho rằng giáo dân “trưởng thành”, nay đã chịu trách nhiệm về đời sống thiêng liêng của mình, và các thẩm quyền Giáo Hội đã được đặt trên cùng một bình diện ngang nhau. Đạo Công Giáo luôn chấp nhận sự kiện một người thánh thiện không biết chữ có thể tiếp cận các sự thật vĩ đại mà những người khác không nhìn thấy. Đó là một yếu tố chung trong đời sống của các thánh. Và những hiểu biết như vậy xứng đáng được lắng nghe và kết nạp vào Giáo hội hoàn vũ. Tuy nhiên, về bản chất của sự vật, có rất ít các cá nhân có năng lực “tiên tri” và hầu hết các giáo dân chưa được đào tạo không có những hiểu biết sâu sắc về các vấn đề đức tin và đạo đức. Đại đa số người Công Giáo, đặc biệt do sự chuẩn bị kém của họ về Kinh thánh và các chủ đề quan trọng khác trong việc hiểu đức tin — từ lâu vốn là một phàn nàn về Giáo hội — không đặc biệt phù hợp với vai trò cố vấn. Giả định dễ dãi cho rằng mọi người đều có hồng ân tiên tri hoặc ít nhất có ý kiến giá trị ngang bằng với bất cứ ai khác, trong yếu tính, bảo đảm rằng các thái độ đương thời, phổ biến chủ yếu ở các nước giàu có, nhưng không liên kết với sự hiểu biết về Kinh thánh và thậm chí thường chống lại nó, sẽ xuất hiện như tiếng nói của “dân Chúa”. Nhưng như tất cả các tài liệu của công đồng đã nhấn mạnh, giáo dân và phẩm trật không đối nghịch nhau, theo kiểu “hoặc/ hoặc” [either/or], nhưng làm phong phú và cần thiết hỗ tương—một mối quan hệ “cả/lẫn” [both-and] tiêu biểu của các quan điểm Công Giáo.
Thượng hội đồng năm 1985 cũng đã minh giải, trong khi vẫn tán thành, phong trào đại kết như một nỗ lực cần thiết của Kitô giáo nhằm đạt được sự hiệp nhất mà Chúa Kitô mong muốn giữa đoàn chiên của Người. Nhiệm vụ thích hợp đó không thể làm mất đi một nhiệm vụ khác: nhu cầu truyền giáo lâu dài cho toàn thế giới, nghĩa là đưa thế giới đến với sự thật trọn vẹn, mà người Công Giáo tin rằng hiện hữu trong Giáo Hội Công Giáo. Thượng hội đồng thậm chí còn nhắc đến Thập giá—một chủ đề gần như hoàn toàn không có tại Công đồng Vatican II—một điều được một số người xem như một lời nhắc nhở rằng người Công Giáo, giống như chính Chúa Giêsu Kitô, nên chờ đợi các cuộc xung đột, chứ không phải hòa hợp và thậm chí không trung lập một cách nhân từ, với thế giới. (13) Một số trào lưu tiến bộ đúng đắn vẫn tồn tại trong bản báo cáo cuối cùng của thượng hội đồng—ngay cả những yếu tố hiếu chiến như thần học giải phóng cũng vậy. Nhưng tất cả những công thức này đã khác xa với tình hình vào những năm 1960, với những giả định dễ dãi về tính đúng đắn của thử nghiệm cấp tiến và sự phản đối của một “giáo hội nhân dân” đối với Giáo Hội Công Giáo thực sự đang hiện hữu. Avery Dulles tóm tắt quan điểm mới này; nó khẳng định những gì hợp pháp trong một số trào lưu mới, nhưng với những dè dặt thích đáng. Dulles sáng suốt khẳng định mạnh mẽ rằng: “Nếu Giáo Hội Công Giáo có ý chí sống còn—và tất cả các bằng chứng cho thấy điều đó—thì tốt hơn là nên tuân theo các quy định của Thượng hội đồng.” (14)
Dĩ nhiên, sự kiện các giám mục thế giới nhóm họp trong một thượng hội đồng đã đưa ra một tài liệu sửa sai đã không và hiện vẫn không có nghĩa là sự nhầm lẫn thần học đã được xua tan. Thực thế, ngay cả một trong những đề xuất cụ thể và rất thành công của Thượng Hội đồng, việc chuẩn bị Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo dựa trên Công đồng Vatican II (xuất hiện 7 năm sau đó vào năm 1992), cũng chỉ có tác dụng hạn chế, phần lớn đối với những người vốn đã có khuynh hướng tôn trọng thẩm quyền của Giáo Hội và đối với những người có tiềm năng trở lại đạo. Thật vậy, sẽ đúng hơn khi nói rằng vào thời điểm đó, bất chấp những nỗ lực của Đức Gioan Phaolô II, một quan điểm gián đoạn [disjunctive] về Công đồng đã được định chế hóa ở các bình diện học thuật cao nhất - như một loại huấn quyền song song - và trong các chương trình huấn luyện giáo lý và đào tạo khác của Giáo hội vốn phụ thuộc vào các trường cao đẳng và đại học Công Giáo để được hướng dẫn về trí thức.
Vatican dường như đã nhận ra điều đó bởi vì họ đã thực hiện thêm ba nỗ lực để kiềm chế các nhà thần học, những người đã tự coi mình, cách nào đó, hoạt động với thẩm quyền độc lập của Giáo hội nhưng có quyền được nói với giáo dân, những người bị đặt vào tình thế bất khả phải quyết định, hầu hết trong sự thiếu hiểu biết, liệu Đức Giáo Hoàng hay các giáo sư có thẩm quyền phát biểu:
1. Vào năm 1989, Vatican yêu cầu tất cả những ai đảm nhận chức vụ hoặc giảng dạy nhân danh Giáo hội đều phải tuyên xưng đức tin.
2. Cũng đòi hỏi là lời thề trung thành của những người trong các định chế Công Giáo chính thức. Cả hai biện pháp đều vấp phải sự phản đối gay gắt. Nhiều nhà thần học đã tìm nơi trú ẩn trong một tính kỹ thuật pháp lý: vì hầu hết các trường đại học và cao đẳng Công Giáo đã được chuyển sang chế độ quản lý giáo dân trong khi vẫn giữ bản sắc Công Giáo trên danh nghĩa, nên các giảng viên không buộc phải tuyên thệ.
3. Sau tám năm, Vatican đã trám lỗ hổng này bằng cách cải cách các điều luật liên quan.
Cũng giống như những lời thề trung thành vào đầu thế kỷ 20, những động thái hành chính này không giải quyết được nhiều vấn đề căn bản, đáng chú ý là những quan điểm cố hữu trong các trường cao đẳng, đại học, chủng viện và thậm chí cả một số tòa giám mục, mặc dù điều được yêu cầu ở đây không hề thô thiển hoặc sâu rộng như vậy—hoặc không công bằng—như những nỗ lực trước đó chống lại thuyết duy hiện đại.
Tuy nhiên, cho đến tận thế kỷ 21, phần lớn bộ máy quan lại có tính định chế từng ra đời như kết quả của các sáng kiến tiến bộ vẫn còn được duy trì. Sự lẫn lộn và xung đột ở bình diện căn bản tiếp tục làm cho việc truyền đạt những chân lý căn bản nhất về đức tin và luân lý Công Giáo trở thành một điều thực sự rất khó khăn. Vào cuối năm 2010, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, trong một cuộc phỏng vấn, đã nhận xét rằng thật khó hiểu làm thế nào mà những người Công Giáo đã theo học các trường Công Giáo trong hàng chục năm trở lên dường như thường có thiện cảm với Hồi giáo hoặc quen biết căn bản với Phật giáo, nhưng lại không thủ đắc được nhiều lòng trung thành với hoặc kiến thức về đức tin của chính họ. Đức Bênêđictô không suy đoán về các lý do của hiện tượng này, nhưng rõ ràng là chúng liên quan đến những xung đột đang diễn ra trong Công Giáo sau Công đồng Vatican II khiến cho bất cứ sự trình bày thẳng thắn nào về những sự thật đơn giản nhất, một cách nghịch lý, trong chính các tổ chức Công Giáo, đều trở nên khá khó khăn.
Còn tiếp
VietCatholic TV
May mắn: Sát thủ mưu sát Zelenskiy, chưa ra tay đã bị bắt. 12 hỏa tiễn ATACMS tấn công căn cứ Crimea
VietCatholic Media
03:11 19/04/2024
1. Ba Lan bắt giữ kẻ âm mưu ám sát Zelenskiy có liên quan đến Nga
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Poland arrests Zelenskyy assassination plotter linked to Russia”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Các công tố viên Ba Lan cho biết một người đàn ông đã bị bắt vì tình nghi liên quan đến âm mưu ám sát Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.
Người đàn ông, một công dân Ba Lan chỉ được xác định là Paweł K., đã bị bắt ở Ba Lan. Ukraine đã cung cấp thông tin dẫn đến việc bắt giữ anh ta.
Tuyên bố của Văn phòng Công tố Quốc gia Ba Lan cho biết: “Người bị bắt giữ bị buộc tội đã cam kết sẵn sàng hành động cho tình báo nước ngoài chống lại Cộng hòa Ba Lan. Hành động này có thể bị phạt tới 8 năm tù.”
Văn phòng cho biết cuộc điều tra của họ đã tiết lộ rằng Paweł K. sẵn sàng hành động cho tình báo quân sự Nga và cung cấp thông tin về Sân bay Rzeszów-Jasionka ở phía đông nam Ba Lan, cách biên giới với Ukraine chưa đầy 100 km.
Đây là vụ bắt giữ thứ hai những người được cho là có liên hệ với Nga trong tuần này sau khi Đức bắt giữ hai người mà nước này cho rằng đang âm mưu tấn công trong biên giới của Đức.
Zelenskiy cho biết đã có nhiều nỗ lực nhằm vào cuộc sống của ông kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
2. Kyiv cho biết 12 hỏa tiễn ATACMS đã phá hủy các hệ thống S-400, trạm radar và trung tâm điều khiển
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Crimea Strike Smashed S-400 Systems, Radar Stations and Control Center—Kyiv”, nghĩa là “Kyiv cho biết cuộc tấn công vào bán đảo Crimea đã phá hủy các hệ thống S-400, trạm radar và trung tâm điều khiển.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Ukraine hôm thứ Năm cho biết họ đã làm hư hại một số hệ thống phòng không S-400 Triumph, trạm radar và trung tâm điều khiển được đánh giá cao của Nga trong cuộc tấn công vào một căn cứ không quân lớn ở Crimea sáp nhập.
Vụ tấn công xảy ra hôm thứ Tư tại một phi trường quân sự ở thành phố Dzhankoy, được cho là đã giết chết ít nhất 30 sĩ quan và binh lính Nga và làm bị thương thêm 80 người. Tình báo quân sự Ukraine cho biết cuộc tấn công đã làm hư hại 4 hệ thống phòng không S-400, 3 radar, một trung tâm chỉ huy và kiểm soát phòng không và các thiết bị giám sát khác.
S-400 là hệ thống hỏa tiễn đất đối không di động do Nga thiết kế, có khả năng tấn công máy bay, máy bay không người lái và hỏa tiễn hành trình, đồng thời có khả năng phòng thủ hỏa tiễn đạn đạo giai đoạn cuối, theo tổ chức tư vấn Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, gọi tắt là CSIS, có trụ sở tại Mỹ
CSIS tuyên bố rằng Nga bắt đầu phát triển S-400 vào năm 1993. Nước này chủ yếu sử dụng loạt hỏa tiễn 48N6, cho phép nó tấn công các mục tiêu trên không ở khoảng cách lên tới 250 km và các hệ thống này có khả năng đánh chặn hỏa tiễn đạn đạo trên một phạm vi rộng có bán kính 60 km.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Tư cho biết Kyiv đứng đằng sau cuộc tấn công và cảm ơn chỉ huy quân sự hàng đầu của ông, Đại tá Oleksandr Syrskyi, vì đã tổ chức chiến dịch.
“Hôm nay, các lực lượng vũ trang Ukraine đã thực hiện một cuộc tấn công chính xác vào quân xâm lược ở Dzhankoy, trên một phi trường,” ông Zelenskiy nói trong bài phát biểu video hàng đêm trước toàn quốc. “Cảm ơn các chiến binh. Cảm ơn vì sự chính xác của các bạn. Cảm ơn tổng tư lệnh Syrskyi đã tổ chức chiến dịch này.”
Các quan chức Ukraine chưa nêu chi tiết về số lượng sĩ quan và binh lính Nga thiệt mạng và bị thương trong vụ tấn công, nhưng kênh Telegram có trụ sở tại Crimea có tên Crimea Wind đưa tin hôm thứ Tư rằng “ít nhất 30 quân nhân Nga đã thiệt mạng và khoảng 80 người bị thương tại phi trường”.
Blogger quân sự nổi tiếng thân Mạc Tư Khoa Rybar cho biết trên Telegram rằng cuộc tấn công có sự tham gia của 12 hỏa tiễn Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật quân đội (ATACMS) được phóng thành hai đợt.
Các cuộc tấn công ở Crimea, trung tâm hậu cần trung tâm của Nga cho lực lượng của nước này ở miền nam Ukraine, đã trở thành thông lệ trong cuộc chiến do Mạc Tư Khoa khởi xướng, khi Kyiv tìm cách đòi lại lãnh thổ bị lực lượng Nga xâm lược. Các cuộc tấn công đã nhắm vào các mục tiêu quân sự nhằm làm suy yếu hệ thống phòng thủ của Mạc Tư Khoa và ngăn cản Nga vận chuyển thiết bị, vũ khí và quân đội từ lục địa Nga vào bán đảo.
Zelenskiy đã cam kết hủy bỏ việc sáp nhập Crimea năm 2014 của Putin.
3. Cuộc họp của Hội đồng NATO-Ukraine về phòng không sẽ diễn ra vào ngày 19 tháng 4
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 17 Tháng Tư cho biết cuộc họp của Hội đồng NATO-Ukraine nhằm thảo luận về việc cung cấp hệ thống phòng không sẽ diễn ra vào ngày 19 Tháng Tư.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã yêu cầu họp mặt vào đầu tuần này. Việc Nga tăng cường tấn công trên không vào các thành phố của Ukraine tiếp tục làm nổi bật tình trạng thiếu hệ thống phòng không ngày càng tăng.
Vụ tấn công hỏa tiễn của Nga vào thành phố Chernihiv sáng 17 Tháng Tư khiến ít nhất 17 người thiệt mạng.
Ông Stoltenberg cho biết khi các thành viên NATO phải đối mặt với sự lựa chọn giữa việc giữ các hệ thống phòng không của họ hoặc gửi chúng tới Kyiv, họ “phải chọn Ukraine”.
Cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và hỏa tiễn khổng lồ của Iran vào Israel vào cuối tuần đã đặt ra câu hỏi ở Kyiv về sự khác biệt trong cách các nước NATO giúp bảo vệ bầu trời của Israel và Ukraine.
“Mặc dù máy bay không người lái 'Shahed' và hỏa tiễn đạn đạo giống nhau… Các mối đe dọa leo thang khác nhau. Nhưng liệu cuộc sống của con người có khác nhau không, giá trị của con người có khác nhau không? Zelenskiy than thở trong bài phát biểu gởi quốc dân đồng bào.
“Không. Chúng ta phải coi trọng mọi cuộc sống như nhau. Chúng ta phải làm như vậy. Chúng ta phải bảo vệ họ khỏi sự khủng bố ở mức độ tương tự.”
Hôm 17 tháng 4, Đức đã đưa ra một sáng kiến mới nhằm bảo đảm các lực lượng phòng không cực kỳ cần thiết hơn cho Ukraine, hãng Tagesschau đưa tin, dẫn lời phát ngôn nhân của Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Đức.
Theo Zelenskiy, Ukraine cần 25 chiếc Patriot để bảo vệ toàn bộ đất nước khỏi các cuộc tấn công của Nga, nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Dmytro Kuleba cho biết ông hiện đang tập trung vào việc bảo đảm 7 chiếc để bảo vệ các thành phố lớn nhất của Ukraine.
Các cuộc tấn công gần đây của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine đã phá hủy một số nhà máy nhiệt điện trên khắp đất nước, bao gồm nhà máy Trypillia, nhà cung cấp điện chính cho các tỉnh Kyiv, Zhytomyr và Cherkasy.
Kyiv đã tăng cường kêu gọi các đồng minh cung cấp cho Ukraine nhiều hệ thống phòng không hơn, đặc biệt là các hệ thống Patriot do Mỹ sản xuất có thể đánh chặn hỏa tiễn đạn đạo.
4. Stoltenberg của NATO yêu cầu các đồng minh cung cấp hệ thống phòng không cho Ukraine
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “NATO’s Stoltenberg asks allies to give air defense systems to Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm thứ Năm đã kêu gọi các đồng minh tăng cường phòng không của Ukraine, trong bối cảnh các cuộc tấn công của Nga đang gia tăng.
Ông Stoltenberg phát biểu khi Đức đang lên kế hoạch khuyến khích các nước Âu Châu vận hành hỏa tiễn Patriot cung cấp hệ thống này cho Ukraine. Cuối tuần qua, Berlin tuyên bố sẽ gửi một hệ thống phòng không Patriot tới.
Ông Stoltenberg cho biết: “Đức tuyên bố sẽ gửi một hệ thống Patriot khác tới Ukraine, một phần trong nỗ lực quan trọng mà chúng ta hiện đang thực hiện trong liên minh NATO nhằm đẩy mạnh việc cung cấp các hệ thống phòng không cho Ukraine”.
“Nếu các đồng minh phải đối mặt với sự lựa chọn giữa việc đáp ứng các mục tiêu năng lực của NATO và cung cấp thêm viện trợ cho Ukraine, thông điệp của tôi rất rõ ràng: Gửi thêm viện trợ cho Ukraine”, ông nói và cho biết thêm rằng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy sẽ tham dự Hội đồng NATO-Ukraine vào ngày thứ Sáu.
Ngay sau cuộc họp báo của Stoltenberg, NATO tuyên bố ông sẽ tham gia cuộc họp của các ngoại trưởng G-7 tại Ý vào thứ Năm, nơi họ dự kiến thảo luận về Ukraine và Trung Đông.
Một cuộc không kích của Nga đã giết chết 13 người Ukraine hôm thứ Tư, một sự việc mà Zelenskiy nói có thể tránh được nếu Kyiv nhận đủ viện trợ quân sự của phương Tây trước đó.
POLITICO hôm thứ Tư đưa tin rằng Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock và Bộ trưởng Quốc phòng Boris Pistorius đang triển khai sáng kiến “Hành động ngay lập tức về Phòng không” để thuyết phục các đối tác trong NATO và hơn thế nữa gửi các hệ thống phòng không cần thiết khẩn cấp tới Ukraine.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, người được nhiều người mong đợi sẽ kế nhiệm Stoltenberg vào cuối năm nay, cho biết trong cùng một cuộc họp báo rằng Hà Lan, Đan Mạch và Cộng hòa Tiệp “sẽ xem xét… chúng tôi có thể cung cấp hỗ trợ cho sáng kiến của Đức theo những cách nào”
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cũng ủng hộ lời kêu gọi tăng cường khả năng phòng không của Kyiv.
“Chúng tôi hoan nghênh quyết định của Đức chỉ vài ngày trước về việc tặng thêm một hệ thống Patriot nữa cho Ukraine. Và tôi nghĩ câu hỏi quan trọng… hãy tự hỏi bản thân, chẳng phải tốt hơn là chúng ta nên gửi một số hệ thống phòng không của mình tới Ukraine vào thời điểm mà họ – chứ không phải chúng ta – đang vật lộn hàng ngày để chống lại cuộc tấn công không ngừng nghỉ của Nga.?” Frederiksen nói.
“Chúng tôi biết chúng ta có những hệ thống Patriot ở Âu Châu. Một số trong số chúng hiện cần được chuyển đến Ukraine”, cô nói thêm.
5. Nhiều vùng Ukraine mất điện sau cuộc tấn công của Nga
Một máy bay không người lái của Nga đã làm hỏng thiết bị tại một trạm biến áp ở tỉnh Dnipropetrovsk trong đêm, khiến một số gia cư và người tiêu dùng cá nhân bị cắt điện, nhà điều hành năng lượng Ukraine Ukrenergo cho biết trên Telegram.
Vụ tấn công xảy ra sau khi hỏa tiễn và máy bay không người lái của Nga phá hủy một nhà máy điện lớn gần Kyiv và tấn công các cơ sở điện ở một số vùng của Ukraine hôm thứ Hai, phá hủy nhà máy nhiệt điện chạy bằng than Trypilska gần thủ đô.
Ukrenergo cho biết 399 khu định cư không có điện tính đến sáng thứ Ba, trong đó có các tỉnh Dnipropetrovsk, Donetsk, Sumy, Kharkiv và Kherson bị mất điện.
Nhà điều hành năng lượng đã ban hành lệnh ngừng hoạt động khẩn cấp ở tỉnh Kharkiv, cắt đứt 210.000 người tiêu dùng. Nhà điều hành kêu gọi hạn chế sử dụng các thiết bị tiêu thụ năng lượng từ 7 giờ tối đến 9 giờ tối, nhằm giảm bớt một số gánh nặng cho lưới điện. Giới hạn tiêu thụ đối với người tiêu dùng công nghiệp tiếp tục được áp dụng ở Kryvyi Rih.
6. Ukraine nói rằng chiến thắng của Nga ở Chasiv Yar sẽ gây nguy hiểm cho các 'thành trì cuối cùng' của khu vực Donetsk
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian victory in Chasiv Yar would jeopardize ‘last stronghold’ of Donetsk region, Ukrainians say”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một quan chức cao cấp Ukraine nói với POLITICO hôm thứ Ba rằng chiến thắng của Nga tại thành phố Chasiv Yar do Ukraine kiểm soát, hiện là mục tiêu của một cuộc tấn công quân sự kéo dài, sẽ gây nguy hiểm cho an ninh của các thành phố còn lại do Ukraine nắm giữ ở Donetsk.
Trung tá Nazar Voloshyn, phát ngôn nhân của quân đội Ukraine cho biết: “Nếu quân xâm lược Nga chiếm được thành phố này, họ sẽ có cơ hội tiến hành một cuộc tấn công vào Kostiantynivka, Druzhkivka, Kramatorsk và Sloviansk”.
Ông nói thêm: “Những thành phố này là thành trì cuối cùng của khu vực Donetsk, nằm dưới sự kiểm soát của Ukraine”.
Chasiv Yar là một thành phố có tầm quan trọng chiến lược nằm cách Bakhmut 10 km. Nó nằm ở độ cao thống trị, thuận lợi cho việc phòng thủ và kiểm soát khu vực xung quanh. Nó hiện nằm dưới sự kiểm soát hoàn toàn của Kyiv nhưng cũng bị quân đội Nga tấn công liên tục.
“Đây là độ cao thống trị trong khu vực và việc kiểm soát nó sẽ cho phép quân xâm lược Nga, nếu đạt được nó, đơn giản hóa đáng kể bước tiến theo hướng Kostiantynivka cũng như hướng Sloviansk và Kramatorsk”.
Điện Cẩm Linh ra lệnh chiếm giữ Chasiv Yar trước ngày 9 tháng 5 - ngày Nga kỷ niệm chiến thắng của Liên Xô trong Thế chiến thứ hai và là ngày lễ thiêng liêng để tuyên truyền quân sự Nga đang rất cần một chiến thắng lớn trên mặt trận chiến tranh, Voloshyn nói thêm.
Các blogger quân sự Nga khẳng định Chasiv Yar là cột mốc quan trọng trên con đường xâm lược toàn bộ khu vực Donetsk và hoàn thành một trong những “mục tiêu chính của chiến dịch đặc biệt mà ông Putin đặt ra cho họ”.
Oleksandr Syrskiy, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine, cho biết trong một tuyên bố hôm Chúa Nhật rằng quân đội Ukraine cho đến nay “theo đúng nghĩa đen là đào xuống lòng đất” để ngăn chặn các cuộc tấn công hàng ngày của đối phương.
Lực lượng Nga đã tận dụng lợi thế về quân số để tổ chức các cuộc tấn công theo nhóm nhỏ với sự hỗ trợ của pháo binh và hàng không, san bằng các tòa nhà dân sự và cơ sở hạ tầng quan trọng bằng bom và pháo binh trên không, sau đó đưa quân tấn công vào các vị trí được củng cố của Ukraine. Gần đây Nga đã tái triển khai quân từ Lyman gần đó tới Chasiv Yar.
Quân đội Nga tuyên bố chỉ cách Chasiv Yar 500 mét, nhưng Voloshyn cho biết thành phố và khu vực xung quanh vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Kyiv. Syrskiy cho biết, để ngăn chặn sự thất thủ của thành phố, bộ chỉ huy Ukraine đã tăng cường các lữ đoàn chiến đấu gần Chasiv Yar bằng đạn dược, máy bay không người lái và thiết bị tác chiến điện tử.
Tuy nhiên, Sirskiy chỉ ra rằng quân đội Ukraine cũng cần được nâng cao tinh thần. Sirskiy nói: “Cần phải nâng cao phẩm chất đào tạo, bao gồm cả yếu tố đạo đức và tâm lý.
Voloshyn nói với POLITICO rằng, bất chấp các cuộc tấn công liên tục, người Nga khó có thể đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng Kyiv cần lực lượng phòng không của phương Tây, máy bay phản lực F16 và các loại vũ khí khác để có thể thay đổi tình hình xung quanh Bakhmut và Avdiivka, nơi người Nga đang lợi dụng việc Kyiv thiếu đạn và tận dụng ưu thế trên không của Mạc Tư Khoa.
7. Bản đồ chiến tranh cho thấy bước tiến ngày càng tăng của Nga ở Ukraine
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “War Maps Show Russia's Creeping Advance in Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, cho biết các lực lượng của Nga tiếp tục phát huy động lực dọc chiến tuyến ở Ukraine khi việc so sánh các bản đồ của viện nghiên cứu cho thấy một số lợi ích ngày càng tăng của Mạc Tư Khoa trên chiến trường trong 11 tháng qua.
ISW cung cấp bản đồ với các thông tin cập nhật hàng ngày và so sánh đồ họa của Donetsk từ ngày 22 tháng 5 năm 2023, với bản đồ mới nhất hôm thứ Ba minh họa một số bước tiến của Nga ở khu vực phía đông.
Đồ họa năm ngoái phản ánh khẳng định của Vladimir Putin ngày hôm trước rằng lực lượng của ông đã chiếm được Bakhmut, nơi đã giao tranh ác liệt trong nhiều tháng. Bản đồ hôm thứ Ba cho thấy lãnh thổ xa hơn về phía nam, ở Avdiivka và xa hơn về phía đông, giờ đây cũng nằm trong tay người Nga.
Quân đội Nga đã chiếm được Avdiivka vào ngày 19 tháng 2 và kể từ đó đã tiến xa hơn về phía đông, với bản đồ mới nhất cho thấy những tiến bộ tại các khu định cư gần đó là Semenivka, Krasnohorivka và Novobakhmutivka. Sau khi chiếm được Avdiivka, lực lượng Nga đã tăng cường tấn công vào Chasiv Yar cách đó khoảng 30 dặm về phía bắc.
Các bản đồ chi tiết hơn về Bakhmut và các khu vực xung quanh từ ngày 22 tháng 7 năm 2023 và thứ Ba cho thấy quân đội Mạc Tư Khoa đã tiến về phía đông Chasiv Yar như thế nào, với phần tô màu vàng cho thấy Nga kiểm soát nhiều lãnh thổ hơn 11 tháng trước, bao gồm cả xung quanh Ivanivske và Bohdanivka.
Phát ngôn nhân của Nhóm Lực lượng Khortytsia, Nazar Voloshyn nói với Politico rằng việc chiếm được Chasiv Yar sẽ cho phép Nga tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào các thành phố khác ở tỉnh Donetsk, như Kostiantynivka, Druzhkivka, Kramatorsk và Sloviansk, những “thành trì cuối cùng” của khu vực vẫn thuộc quyền quản lý của Ukraine. điều khiển.
Ukraine cho biết Mạc Tư Khoa muốn chiếm Chasiv Yar như một cuộc đảo chính tuyên truyền trước lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9 Tháng Năm nhằm kỷ niệm chiến thắng trước Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai.
Tổng tham mưu trưởng Estonia, Thiếu tướng Enno Mots nói với hãng tin ERR của Estonia rằng Nga đã tăng cường các hoạt động tiền tuyến và các chiến dịch tấn công sâu nhằm làm suy yếu ý chí chiến đấu của Ukraine và lợi dụng tình trạng thiếu hụt trang thiết bị của Ukraine.
Ông mô tả những nỗ lực của lực lượng Nga nhằm khai thác các lỗ hổng trên chiến tuyến dọc theo chiến trường là “chiến thuật amip”, đồng thời nói thêm rằng Mạc Tư Khoa không quan tâm đến tổn thất về nhân lực hoặc thiết bị của mình.
Bản đồ của tỉnh Luhansk hôm thứ Ba cho thấy lực lượng Nga được cho là đã tiến tới vùng ngoại ô phía đông Terny, phía bắc Bakhmut. Các khu vực được tô màu vàng cho thấy Nga có ít lãnh thổ hơn ở phía bắc Stelmakhivka vào thứ Ba so với ngày 22 tháng 5 năm 2023, nhưng kiểm soát nhiều khu vực xung quanh Torske hơn.
ISW hôm thứ Ba cho biết các lực lượng Nga được cho là đang gặp vấn đề về tinh thần và đang sử dụng các nhóm nhỏ hơn để tấn công ở phía đông Ukraine. Kyiv hy vọng tình trạng thiếu thiết bị, vốn có nguy cơ cản trở tiến độ của lực lượng, sẽ được giảm bớt thông qua viện trợ tiếp theo của Mỹ sẽ được biểu quyết trong tuần này.
Phát ngôn nhân Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine, Đại Tá Oleksandr Motuzianyk, hôm thứ Tư cho biết Nga đang sử dụng các nhóm được chia thành hai phân đội được tăng cường bằng xe thiết giáp để tiến hành các cuộc tấn công mặt đất. Họ cũng sử dụng các phương tiện nhỏ không được bảo vệ để nhanh chóng tiếp cận các vị trí của Ukraine để cố gắng bảo vệ bộ binh.
8. Tòa Bạch Ốc giải thích sự khác biệt giữa hỗ trợ quân sự của Ukraine và Israel
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “White House Explains Difference Between Ukraine and Israel Military Support”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Bộ Ngoại giao nói với các phóng viên rằng mối quan hệ của Washington với Ukraine “hoàn toàn khác” so với quan hệ đối tác với Israel trong bối cảnh có nhiều nghi vấn về sự tham gia của Hoa Kỳ vào cuộc xung đột của cả hai quốc gia.
Các quan chức Kyiv đã yêu cầu các đồng minh phương Tây hỗ trợ trực tiếp hơn trong cuộc chiến chống lại Nga sau khi liên minh quân sự - bao gồm Mỹ, Anh và Pháp - giúp Israel tự vệ trước một loạt hỏa tiễn do Iran phóng hôm thứ Bảy. Phần lớn trong số 300 máy bay không người lái do Tehran bắn vào Israel đã bị chặn trước khi chúng có thể tiếp cận lãnh thổ Israel, một phần nhờ vào các máy bay và hệ thống phòng không được Tổng thống Joe Biden huy động tới khu vực.
Nhưng trong khi chính quyền Tổng thống Biden vẫn kiên quyết tiếp tục hỗ trợ quân đội Ukraine trong cuộc chiến kéo dài hơn hai năm, thì Washington liên tục phủ nhận khả năng gởi quân đội của mình đến chiến đấu ở Đông Âu và ranh giới đó dường như sẽ không sớm bị vượt qua.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho biết: “Tôi nghĩ điều quan trọng cần lưu ý là trong bối cảnh chúng tôi có mối quan hệ hoàn toàn khác với Ukraine và Israel, trong đó mối quan hệ của chúng tôi với Israel đã có từ nhiều thập kỷ trước dưới dạng quan hệ đối tác an ninh”. Ông đưa ra lập trường trên trong cuộc họp báo hôm thứ Tư.
Ông nói tiếp: “Chúng tôi đã có mối quan hệ đối tác an ninh kéo dài hàng thập kỷ với Israel, nơi chúng tôi đã cung cấp viện trợ trực tiếp cho họ, không chỉ trong hai năm xung đột mà trong nhiều thập kỷ”. “
Miller nói: “Chúng tôi không có loại thỏa thuận đó với Ukraine những tháng ngay trước cuộc xâm lược của Mạc Tư Khoa vào Kyiv. Nhưng những gì các bạn đã thấy chúng tôi làm kể từ cuộc xung đột này là cung cấp cho Ukraine trang thiết bị mà họ cần để tự vệ.”
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nhấn mạnh nỗ lực chung của phương Tây nhằm bảo vệ Israel trong bài phát biểu hàng đêm hôm thứ Hai, nói rằng điều đó chứng tỏ các nước NATO ở Đông Âu có thể thực hiện nhiều bước đi trực tiếp hơn mà không kéo liên minh này “vào cuộc chiến”.
Nhưng Miller nói rằng để Washington gửi máy bay “tới bầu trời Ukraine”, Mỹ sẽ phải tham gia vào một cuộc xung đột quân sự vũ trang với Nga.
Ông nói tiếp: “Và chúng tôi sẽ không xung đột vũ trang trực tiếp với Nga. “Tổng thống Hoa Kỳ đã nói rất rõ ràng về điều đó và tôi nghĩ rằng việc chúng ta không xung đột vũ trang trực tiếp với Nga là vì lợi ích của người dân Mỹ, vì chúng ta không muốn Thế chiến thứ ba.”
Miller nói: “Điều đó nói lên rằng, chúng tôi hoàn toàn cam kết bảo vệ Ukraine. “Chúng tôi đã chứng minh điều đó trong 2 năm qua. Tổng thống đã chứng minh điều đó.”
Phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc John Kirby đã đưa ra câu trả lời tương tự trong cuộc họp báo hôm thứ Tư khi được hỏi tại sao Washington không giúp Ukraine “bắn hạ” máy bay không người lái trên không phận của mình như đã làm với Israel.
“Các xung đột khác nhau, không phận khác nhau, bức tranh về mối đe dọa khác nhau,” Kirby nói, đồng thời nhấn mạnh lời hứa của Tổng thống Biden là không đặt Mỹ vào “vai trò chiến đấu” chống lại Nga.
Miller và Kirby cũng đề cập đến các thành viên Quốc Hội ở Hạ Viện Hoa Kỳ, những người đã ngăn cản nỗ lực cung cấp hỗ trợ quân sự bổ sung cho Ukraine. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết việc thông qua dự luật chi tiêu bổ sung “sẽ cho phép chúng tôi cung cấp thêm thiết bị, bao gồm nhiều hệ thống phòng không hơn cho Ukraine mà họ rất cần”.
Viện trợ bổ sung đã bị trì hoãn tại Hạ viện trong nhiều tháng, mặc dù Chủ tịch Mike Johnson cho biết rằng ông sẽ thúc đẩy hành động bỏ phiếu về viện trợ cho Israel, Ukraine và Đài Loan trong tuần này. Kế hoạch hiện tại của lãnh đạo Hạ viện là tổ chức bốn cuộc bỏ phiếu riêng biệt cho các phần của gói viện trợ trị giá 95 tỷ Mỹ Kim mà Thượng viện đã thông qua vào tháng Hai.
Không rõ liệu Hạ viện có đưa ra một gói tương tự như dự luật của Thượng viện hay không. Johnson nói với các phóng viên hôm thứ Hai, “Chúng tôi sẽ để Hạ viện thực hiện theo ý muốn của mình.”
9. Kế hoạch thay thế đồng đô la Mỹ của Putin thất bại một cách ngoạn mục
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin's Plan to Displace US Dollar Failing Spectacularly”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Putin đã nhấn mạnh vào tháng 8 năm ngoái rằng sự sụt giảm tầm quan trọng của đồng đô la Mỹ là “không thể đảo ngược” - nhưng dường như không có dấu hiệu nào cho thấy nền kinh tế toàn cầu đang quay lưng lại với đồng Mỹ Kim.
Những bình luận liên kết video của Putin tới hội nghị thượng đỉnh BRICS, bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, ở Johannesburg có thể là một cách khác để chỉ trích phương Tây về các lệnh trừng phạt mà nước này đã áp đặt lên Nga, nhưng mong muốn truất ngôi đồng đô la của ông không có dấu hiệu gì trở thành hiện thực vào lúc này.
Nga đã cam kết sẽ “phi đô la hóa” nền kinh tế của mình, loại bỏ tiền tệ từ các quốc gia “không thân thiện” đã lên án hành động gây hấn của ông ở Ukraine, nhưng một hình ảnh được nguồn tin tài chính Barchart đăng trên X hôm thứ Hai cho thấy sự thống trị tiếp tục của đồng Mỹ Kim.
“Đô la Mỹ được sử dụng trong 48% giao dịch thanh toán quốc tế vào năm ngoái, mức cao nhất trong hơn một thập kỷ; đồng euro thực hiện 23,2% giao dịch và đồng nhân dân tệ của Trung Quốc tụt lại phía sau ở mức 3,47%”.
Jay Zagorsky, phó giáo sư về thị trường, chính sách công và luật tại Trường Kinh doanh Questrom của Đại học Boston, cho biết: “Nhiều nước lớn như Nga và Trung Quốc cũng như các nước nhỏ như El Salvador đang nỗ lực tìm ra cách để phi đô la hóa thương mại quốc tế. Đây là lý do tại sao Putin đưa ra tuyên bố của mình.”
Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới từ năm ngoái, ảnh hưởng của khối này đang gia tăng, tăng từ 18% GDP toàn cầu năm 2010 lên 26% vào năm 2021. Với sáu quốc gia thành viên mới gia nhập vào đầu năm nay, khối này sẽ chiếm khoảng 29% GDP thế giới.
Zagorsky nói: “Các nước BRICS muốn tiền tệ của họ được sử dụng trong thương mại thế giới, nhưng mỗi nước đều gặp phải một vấn đề lớn ngăn cản các nhà giao dịch chấp nhận tiền tệ của họ”.
“Trung Quốc có các biện pháp kiểm soát tiền tệ, nhằm hạn chế số tiền có thể di chuyển vào và ra khỏi đất nước. Rất khó để một công ty Trung Quốc thuyết phục người ngoài chấp nhận tiền Trung Quốc nếu họ không thể rút tiền ra khỏi Trung Quốc.”
Ông nói: “Nga không chỉ kiểm soát tiền tệ mà còn chịu các lệnh trừng phạt quốc tế, hạn chế tiền bằng đồng rúp chảy vào và ra khỏi đất nước”.
Các thành viên BRICS đã bắt đầu giải quyết các giao dịch bằng đồng nội tệ thay vì đồng đô la để giảm chi phí giao dịch và hạn chế khả năng tiếp xúc với biến động toàn cầu. Ví dụ, vào tháng 9 năm 2023, Ấn Độ cho biết nhà máy lọc dầu hàng đầu của họ, Tập đoàn Dầu khí Ấn Độ, đã sử dụng đồng rupee để mua dầu, trong khi giao dịch quốc tế bằng đô la, từ Công ty Dầu khí Quốc gia Abu Dhabi.
Ấn Độ đã được hưởng lợi từ vị thế quốc gia “thân thiện” với Nga, nước này đã tăng doanh số bán dầu cho Ấn Độ, nhưng điều này đã gặp phải những trở ngại khác khi Bloomberg đưa tin vào tháng 9 rằng Mạc Tư Khoa không thể tiếp cận tài sản bằng đồng rupee ở các ngân hàng Ấn Độ do những hạn chế của Cục Dự trữ Liên bang Ấn Độ.
Mạc Tư Khoa đã thông báo rằng họ sẽ hợp tác với các thành viên BRICS để phát triển một loại tiền dự trữ thay thế, và Putin cho biết tại hội nghị thượng đỉnh gần đây nhất của nhóm, động thái như vậy đang “đạt được động lực”, nhưng Zagorsky tin rằng tầm quan trọng của đồng đô la sẽ không sớm suy giảm.
Ông nói: “Đồng đô la có thể mất đi sự thống trị của mình nếu một quốc gia lớn khác trên thế giới quyết định loại bỏ mọi biện pháp kiểm soát tiền tệ”.
“Tôi không thấy Nga từ bỏ cuộc chiến ở Ukraine hay Trung Quốc có thái độ thoải mái hơn với việc tiền sẽ sớm rời khỏi đất nước họ. Nếu không có các quốc gia khác thực hiện những thay đổi lớn trong chính sách, thế giới sẽ tiếp tục chứng kiến đồng đô la Mỹ duy trì sự thống trị trong thương mại thế giới.”
10. Cơ quan tình báo quân sự Kyiv xác nhận vụ tấn công vào nhà máy sản xuất máy bay ném bom Nga ở Tatarstan
Cơ quan tình báo quân sự Kyiv, gọi tắt là GUR, xác nhận một nhà máy ở Tatarstan, Nga chuyên sản xuất máy bay ném bom cho quân đội Nga đã bị máy bay không người lái của Ukraine tấn công vào sáng 17 Tháng Tư.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Năm, 18 Tháng Tư, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Thượng Úy Andriy Yusov, cho biết hiện tại không có thông tin chi tiết về thiệt hại hoặc thương vong nhưng khẳng định cơ sở này sản xuất máy bay ném bom Tu-22M và Tu-160M, cả hai loại máy bay này thường được sử dụng để tấn công các thành phố của Ukraine trong các cuộc tấn công hỏa tiễn hàng loạt.
Trước đó vào ngày 17 Tháng Tư, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố hai máy bay không người lái của Ukraine đã bị bắn rơi trên bầu trời các nước cộng hòa Mordovia và Tatarstan.
Tatarstan là một nước cộng hòa thuộc Nga nằm cách Mạc Tư Khoa khoảng 700 km về phía đông và cách biên giới Ukraine khoảng 1.300 km.
Cơ quan Vận tải Hàng không Liên bang Nga cho biết các hạn chế đã được áp dụng đối với việc khởi hành và đến của các máy bay tại các phi trường Nizhny Novgorod, Kazan và Nizhnekamsk từ khoảng 7-8 giờ sáng giờ địa phương “để bảo đảm an toàn cho máy bay dân sự”.
Tatarstan cũng là mục tiêu của máy bay không người lái Ukraine vào ngày 2 tháng 4 khi các cơ sở được cho là sản xuất máy bay không người lái tấn công loại Shahed bị tấn công ở các thành phố Yelabuga và Nizhnekamsk.
Giám đốc CIA cảnh báo Hạ Viện trước khi bỏ phiếu. Đức bắt 2 gián điệp Nga. Ukraine đột kích táo bạo
VietCatholic Media
16:30 19/04/2024
1. Giám đốc CIA William Burns: Ukraine có thể thất thủ vào cuối năm 2024 nếu không được viện trợ
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Burns: Ukraine could lose by end of 2024”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Giám đốc CIA William Burns hôm thứ Năm đã đưa ra lời cảnh báo rõ ràng cho các nhà lập pháp ở Đồi Capitol: Nếu không phê duyệt viện trợ cho Ukraine ngay bây giờ, Kyiv có thể thua cuộc chiến vào cuối năm nay.
Phát biểu tại một sự kiện tại Trung tâm Tổng thống George W. Bush, Burns kêu gọi các nhà lập pháp thông qua dự luật bổ sung sẽ dành 60 tỷ Mỹ Kim cho các nỗ lực chiến tranh của Ukraine.
Ông nói: “Với sự thúc đẩy đến từ sự hỗ trợ quân sự, cả về mặt thực tế và tâm lý, người Ukraine hoàn toàn có khả năng tự đứng vững và phá bỏ quan điểm kiêu ngạo của Putin rằng thời gian đang đứng về phía ông ấy”.
Nhưng nếu điều đó không được Quốc hội thông qua, “bức tranh sẽ còn thảm khốc hơn rất nhiều,” ông tiếp tục. “Có một nguy cơ rất thực tế là Ukraine có thể thua trên chiến trường vào cuối năm 2024, hoặc ít nhất đặt Putin vào tình thế mà về cơ bản ông ấy có thể đưa ra các điều khoản cho một giải pháp chính trị”.
Đây có lẽ là lời cảnh báo mạnh mẽ nhất từ một quan chức chính quyền cao cấp liên quan đến cuộc chiến, khi các quan chức ở Kyiv cảnh báo rằng một cuộc tấn công sắp xảy ra của Nga vào mùa hè - sẽ chứng kiến những đợt quân ồ ạt xâm chiếm Ukraine - có thể áp đảo những người lính đang gặp khó khăn của Kyiv.
Nhận xét của Burns được đưa ra một ngày sau khi Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson công bố gói viện trợ nước ngoài rất được mong đợi của mình, vốn đang bị treo trong thế cân bằng khi Chủ tịch Hạ Viện cố gắng bảo đảm số phiếu cần thiết để bắt đầu cuộc tranh luận trên sàn.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Charles Brown, cũng nói với các nhà lập pháp rằng “những thành quả khó khăn đạt được của Ukraine có thể bị mất nếu không có sự hỗ trợ của chúng ta”, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin cũng cảnh báo rằng nếu việc bổ sung bị trì hoãn, các đồng minh và đối tác “sẽ đặt câu hỏi liệu có hay không một đối tác Hoa Kỳ đáng tin cậy.”
Tổng thống Joe Biden cũng cho biết ông ủng hộ mạnh mẽ các dự luật do Johnson đưa ra. Trong nhiều tháng, chính quyền cho biết việc các nhà lập pháp không thể thông qua viện trợ cho Ukraine là nguyên nhân chính khiến Kyiv đang gặp khó khăn trên chiến trường.
Burns nhấn mạnh rằng: “Hỗ trợ Ukraine ngay bây giờ không chỉ là vì cuộc chiến với Nga. Nó cũng là vì Tập Cận Bình ở Trung Quốc, những tham vọng của ông ấy cũng như các đồng minh và đối tác của chúng ta ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Đây thực sự là câu hỏi liệu đối thủ của chúng ta có hiểu được độ tin cậy và quyết tâm của chúng ta hay không cũng như liệu các đồng minh và đối tác của chúng ta có hiểu được điều đó hay không”.
2. Kyiv nhận định rằng chiến thắng của Nga có thể dẫn đến Thế chiến thứ ba
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian Victory Could Lead to World War III: Kyiv”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho rằng chiến thắng của Nga ở Ukraine có thể dẫn tới Thế chiến thứ Ba.
Nếu Kyiv bị đánh bại trong cuộc xâm lược toàn diện do Nga phát động vào tháng 2 năm 2022, “hệ thống an ninh toàn cầu sẽ bị phá hủy… và tất cả thế giới sẽ cần phải tìm… một hệ thống an ninh mới,” Shmyhal nói trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Tư với BBC ở Washington, DC
Ông nói thêm: “Hoặc sẽ có nhiều xung đột, nhiều loại chiến tranh như vậy và cuối cùng có thể dẫn đến Thế chiến thứ ba”.
Mối quan hệ giữa Washington và Mạc Tư Khoa ngày càng trở nên căng thẳng sau quyết định xâm chiếm Ukraine của Putin, và các vị khách truyền hình nhà nước Nga đã cáo buộc Hoa Kỳ xúi giục một cuộc chiến tranh thế giới mới phối hợp với các thành viên của liên minh quân sự NATO.
Shmyhal đưa ra cảnh báo khi kêu gọi Mỹ thông qua gói viện trợ bị đình trệ từ lâu nhằm cung cấp cho Ukraine khoản hỗ trợ 61 tỷ Mỹ Kim trong cuộc chiến đang diễn ra khi nguồn cung cấp đạn dược và thiết bị sắp cạn kiệt. Dự luật này bao gồm vũ khí và các loại “hỗ trợ sát thương” khác cho quân đội Kyiv.
Thủ tướng Ukraine nói: “Chúng tôi cần số tiền này ngày hôm qua, không phải ngày mai, không phải hôm nay”. “Chúng tôi cần sự hỗ trợ này ngay lập tức…vì tình hình ở tiền tuyến đã quá khó khăn. Chúng tôi cần sự hỗ trợ này từ đối tác lớn nhất của chúng tôi, từ Hoa Kỳ.”
Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông “ủng hộ mạnh mẽ” gói viện trợ dự kiến bỏ phiếu vào thứ Bảy, đồng thời cho biết nó sẽ “gửi một thông điệp tới thế giới”.
Năm ngoái, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói rằng nếu Kyiv bị Nga đánh bại, Putin có thể xâm chiếm Ba Lan, thành viên NATO, có khả năng dẫn đến Thế chiến thứ Ba, BBC đưa tin.
Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cảnh báo vào tháng 4 năm ngoái rằng khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân đang ngày càng tăng.
Trước đây ông đã viện dẫn khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân nếu Nga bị đánh bại ở Ukraine.
“Thất bại của một cường quốc hạt nhân trong một cuộc chiến tranh thông thường có thể gây ra một cuộc chiến tranh hạt nhân,” Medvedev nói như trên vào Tháng Giêng năm 2023, khi thảo luận về sự hỗ trợ của NATO cho quân đội Ukraine.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cũng cảnh báo hồi đầu tháng rằng khả năng một cuộc chiến tranh rộng hơn nổ ra ở Âu Châu “không còn là khái niệm của quá khứ”.
“Đó là sự thật, và nó đã bắt đầu từ hơn hai năm trước,” ông nói trong bài phát biểu trước một số cơ quan truyền thông tin tức Âu Châu, được BBC đưa tin.
Ba Lan đã buộc phải điều động các chiến đấu cơ của mình nhiều lần trong suốt cuộc chiến để bảo vệ không phận của mình trong bối cảnh các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái của Nga vào nước láng giềng Ukraine.
Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Mỹ, đã cảnh báo rằng Nga có thể đang chuẩn bị cho một cuộc chiến với liên minh quân sự NATO. Tháng trước, họ cho biết sắc lệnh quân sự mới của Putin nhằm tái lập các Quân khu Mạc Tư Khoa và Leningrad cho thấy ông ta đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột tiềm tàng với NATO.
3. Đảng Dân chủ Hạ viện Hoa Kỳ ủng hộ dự luật viện trợ nước ngoài của Johnson
Đảng Dân chủ tại Hạ viện Mỹ cho biết họ sẽ ủng hộ loạt dự luật của Chủ tịch Mike Johnson, trong đó bao gồm viện trợ cho Ukraine, Israel và các ưu tiên khác trong cuộc bỏ phiếu sắp tới, Bloomberg đưa tin hôm 18 Tháng Tư.
Sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine đã bị chặn trong nhiều tháng, dẫn đến tình hình trên chiến trường xấu đi nhanh chóng.
Sau nhiều tháng trì hoãn và một số phiên bản của dự luật viện trợ bị trật bánh do đấu đá chính trị, vào đầu tuần này, ông Johnson đã tiết lộ kế hoạch bỏ phiếu về gói này thành bốn dự luật riêng biệt vào tối 20 tháng 4.
Hạ viện đưa ra đề xuất phân bổ khoảng 61 tỷ Mỹ Kim viện trợ cho Ukraine, chủ yếu dưới hình thức hỗ trợ quốc phòng và bổ sung kho quân sự của Mỹ, nhưng cũng bao gồm khoảng 8 tỷ Mỹ Kim hỗ trợ kinh tế dưới dạng cho vay.
Vì phe cánh hữu của Đảng Cộng hòa cho biết họ sẽ phản đối đề xuất này nên sự ủng hộ của Đảng Dân chủ là rất quan trọng để thông qua các dự luật.
Lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Hạ viện Hakeem Jeffries cho biết: “Chúng tôi sẽ làm những gì cần thiết để bảo đảm dự luật an ninh quốc gia sẽ hoàn thành”.
“Đó không phải là gói viện trợ nước ngoài của Johnson. Đó là gói viện trợ nước ngoài của Mỹ nhằm đáp ứng nhu cầu an ninh quốc gia của chúng ta.”
Theo Bloomberg, Đảng Dân chủ tại Hạ viện cũng có thể bảo vệ Johnson khỏi nỗ lực lật đổ ông của phe bảo thủ. Dân biểu Marjorie Taylor Greene, người chỉ trích mạnh mẽ việc ủng hộ Kyiv, đã nhiều lần đe dọa sẽ kích hoạt kiến nghị chống lại Johnson.
Nếu các dự luật được Hạ viện thông qua, chúng sẽ được gửi để bỏ phiếu bổ sung tại Thượng viện sớm nhất là vào tuần tới. Tổng thống Joe Biden đã nói rằng ông sẽ ký gói này ngay sau khi nó được Quốc hội thông qua.
4. 'Chúng tôi sẽ không viết chi phiếu trống': Tổng thống Biden kêu gọi Quốc hội thông qua viện trợ Ukraine và Israel
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “‘We won’t write blank checks’: Biden urges Congress to pass Ukraine and Israel aid”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Tổng thống Joe Biden đã lên trang xã luận của tờ Wall Street Journal hôm thứ Tư để tăng áp lực lên Quốc hội nhằm thông qua luật viện trợ nước ngoài để giúp củng cố khả năng phòng thủ của Ukraine và Israel cũng như cung cấp viện trợ nhân đạo cho Gaza.
“Bây giờ không phải là lúc bỏ rơi bạn bè của chúng ta. Hạ viện phải thông qua luật an ninh quốc gia khẩn cấp cho Ukraine và Israel, cũng như viện trợ nhân đạo đang rất cần thiết cho người Palestine ở Gaza”, Tổng thống Biden viết trong bài xã luận, đồng thời hứa rằng Mỹ sẽ không “viết séc trống” cho cả hai quốc gia..
“Chúng ta sẽ gửi thiết bị quân sự từ kho dự trữ của mình, sau đó sử dụng số tiền được Quốc hội cho phép để bổ sung vào kho dự trữ đó - bằng cách mua từ các nhà cung cấp của Mỹ. … Chúng ta sẽ đầu tư vào nền tảng công nghiệp của Mỹ, mua các sản phẩm Mỹ do công nhân Mỹ sản xuất, hỗ trợ việc làm ở gần 40 tiểu bang và tăng cường an ninh quốc gia của chính chúng ta,” Tổng thống Biden viết. “Chúng tôi sẽ giúp đỡ bạn bè đồng thời giúp đỡ chính mình.”
Lời kêu gọi của Tổng thống Biden được đưa ra vài giờ trước khi Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson công bố bản phác thảo về kế hoạch viện trợ nước ngoài của ông. Đề xuất gồm bốn phần của Johnson chia viện trợ cho Israel, Ukraine và Đài Loan thành các dự luật riêng biệt, và một số khoản hỗ trợ sẽ được coi là một khoản vay và sẽ bao gồm các nhiệm vụ về chiến lược quân sự và giám sát.
Ngay cả trong bối cảnh các nhà lập pháp ngày càng khẩn cấp yêu cầu viện trợ cho Israel sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Iran vào cuối tuần qua, một số thành viên Quốc Hội theo đường lối cứng rắn đã tuyên bố sẽ cố gắng ngăn chặn gói này – và hai người đã công khai ủng hộ việc loại bỏ Johnson khỏi vai trò Chủ tịch Hạ Viện của ông trong bối cảnh sự thất vọng ngày càng tăng đối với những nỗ lực của ông.
Trong bài xã luận, Tổng thống Biden coi gói này như một khoản đầu tư hôm nay sẽ giúp quân đội Mỹ không phải tham gia trực tiếp hơn vào các cuộc xung đột vào ngày mai.
“Nếu Nga chiến thắng, lực lượng của Putin sẽ tiến gần hơn bao giờ hết tới các đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương của chúng ta. 'Một cuộc tấn công vào một người là tấn công vào tất cả' có nghĩa là nếu Putin tấn công một đồng minh NATO, chúng ta sẽ đến trợ giúp họ - như các đồng minh NATO đã làm cho chúng ta sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9. Tổng thống Biden viết: “Chúng ta nên tăng cường hỗ trợ cho Ukraine ngay bây giờ để ngăn Putin xâm phạm các đồng minh NATO của chúng ta và bảo đảm rằng ông ta không lôi kéo quân đội Mỹ vào một cuộc chiến trong tương lai ở Âu Châu”.
Tổng thống Biden nói thêm rằng kế hoạch này không nên bị “bắt làm con tin” bởi một nhóm thành viên Quốc Hội bảo thủ.
Ông viết: “Có những khoảnh khắc trong lịch sử đòi hỏi sự lãnh đạo và lòng dũng cảm. Đây là một trong những khoảng khắc ấy.”
5. Nhà khoa học hỏa tiễn siêu thanh Nga bị bỏ tù vì 'tội phản quốc cao độ'
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian Hypersonic Missile Scientist Jailed for 'High Treason'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Nhà lãnh đạo chương trình phát triển hỏa tiễn siêu thanh của Nga đã bị bỏ tù 7 năm vì tội phản quốc sau một vụ án tối mật.
Vladimir Putin đã khoe khoang về chương trình hỏa tiễn siêu thanh của Nga, vốn là chìa khóa cho việc ông dự đoán sức mạnh quân sự của Mạc Tư Khoa. Nhưng làm việc trong chương trình này đi kèm với rủi ro, với ít nhất một chục nhà khoa học được cho là đang bị giam giữ trong những vụ bắt giữ được cho là có động cơ chính trị.
Tờ Kommersant của Nga hôm thứ Năm đưa tin rằng Alexander Kuranov, nhà lãnh đạo Doanh nghiệp nghiên cứu khoa học về hệ thống siêu thanh, gọi tắt là NIPGS, người đã bị cơ quan tình báo chính của Nga là FSB bắt giữ vào tháng 8 năm 2021 vì nghi ngờ “tội phản quốc cao độ”, đã bị bỏ tù sau một phiên điều trần ở St. Tòa án thành phố Petersburg.
Tờ báo cho biết Kuranov đã bị kết án 7 năm “trong một khu giam giữ an ninh tối đa với mức phạt 100.000 rúp hay 1.065 Mỹ Kim”.
Tờ báo dẫn lời Daria Lebedeva, nhà lãnh đạo cơ quan báo chí của tòa án, người mà Newsweek đã liên hệ để bình luận thêm: “Các chi tiết của vụ án vẫn chưa được biết vì nó được xem xét sau những cánh cửa đóng kín”.
Trong bài đăng của mình trên Telegram, Lebedeva nói rằng tòa án đã xem xét vụ việc trong hai phiên họp và áp dụng hình phạt ít hơn mức khuyến nghị đối với hành vi vi phạm Điều 275 bộ luật hình sự của Nga, liên quan đến tội phản quốc.
Kuranov được cho là thành viên của nhóm đang phát triển máy bay siêu thanh Ayaks có thể di chuyển với tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh, Defense Mirror đưa tin. Chương trình đã bắt đầu từ thời Xô Viết và gần đây đã được khởi động lại.
Truyền thông nhà nước Nga lưu ý rằng Kuranov là tác giả của hơn 120 bài báo khoa học và cũng là người tổ chức Hội nghị chuyên đề quốc tế Nga-Mỹ “Các quá trình nhiệt hóa và plasma trong khí động học”, được tổ chức tại St. Petersburg.
Yevgeny Smirnov, luật sư đại diện cho các nhà khoa học bị giam giữ khác, nói với hãng tin BBC tiếng Nga vào tháng 2 rằng các chuyên gia siêu thanh đã bị buộc tội chuyển bí mật về chương trình cho các nước khác, mặc dù không rõ liệu điều này có liên quan đến cáo buộc phản quốc mà Kuranov phải đối mặt hay không.
Smirnov cho biết những người bị bắt không tham gia phát triển vũ khí và chỉ làm việc với các đối tác nước ngoài về mặt khoa học đằng sau chương trình.
Ông nói với hãng tin rằng các trường hợp này nhằm mục đích “chứng tỏ rằng hỏa tiễn của Nga là tốt nhất và phương Tây đang cố gắng đánh cắp chúng”.
Những người khác bị bắt đang làm việc tại Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Cơ khí Trung ương ở khu vực Mạc Tư Khoa, Viện Khí động lực học Trung ương ở Mạc Tư Khoa, và cả Viện Cơ học Lý thuyết và Ứng dụng Khristianovich ở Siberia.
6. Trung Quốc đề xuất kế hoạch hòa bình 4 điểm mới cho Ukraine-Nga
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “China Proposes New Four-Point Peace Plan for Ukraine-Russia”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã đặt ra 4 nguyên tắc mà ông cho là cần thiết để cuối cùng đạt được hòa bình giữa Nga và Ukraine.
Ông Tập đã đề xuất kế hoạch hòa bình mới của mình trong cuộc gặp với Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm thứ Ba, đánh dấu kỷ niệm 10 năm ngày mà Tân Hoa Xã thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc gọi là “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” giữa Berlin và Bắc Kinh. Trung Quốc từ lâu đã tuyên bố giữ lập trường trung lập về cuộc chiến ở Ukraine, mặc dù chính phủ nước này đã thiết lập mối quan hệ quân sự chặt chẽ với Nga trong hai năm qua.
Theo Tân Hoa Xã, trong cuộc gặp giữa Tập và Scholz, nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh rằng tất cả các nước liên quan đến cuộc chiến Ukraine “nên cam kết sớm khôi phục hòa bình để ngăn chặn xung đột leo thang đến mức vượt khỏi tầm kiểm soát”.
Ông Tập cũng liệt kê 4 nguyên tắc chính để bảo đảm đạt được hòa bình giữa Kyiv và Mạc Tư Khoa: tập trung vào hòa bình và ổn định thay vì lợi ích “ích kỷ”, hạ nhiệt tình hình ở Ukraine thay vì “đổ thêm dầu vào lửa”, thiết lập các điều kiện để lập lại hòa bình thay vì làm trầm trọng thêm tình hình và giảm bớt tác động tiêu cực mà chiến tranh đang gây ra đối với nền kinh tế thế giới.
Tân Hoa Xã cũng đưa tin rằng Trung Quốc “không phải là một bên tham gia vào cuộc khủng hoảng Ukraine, nhưng đã liên tục thúc đẩy các cuộc đàm phán vì hòa bình theo cách riêng của mình”.
Cách đây hơn một năm, Bắc Kinh đã đưa ra kế hoạch hòa bình 12 điểm, trong đó đưa ra những nguyên tắc mơ hồ để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine. Kế hoạch này đã không được các quan chức Ukraine và phương Tây đón nhận vào mùa xuân năm ngoái.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hồi đầu tháng này cho biết ông tin rằng đề xuất ban đầu của Trung Quốc nhằm đạt được hòa bình với Ukraine là đề xuất “hợp lý” nhất từng được đưa ra, đồng thời nói với các phóng viên vào ngày 4 tháng Tư rằng: “Điều quan trọng nhất đối với chúng tôi là Tài liệu của Trung Quốc dựa trên việc phân tích nguyên nhân của những gì đang xảy ra và sự cần thiết phải loại bỏ những nguyên nhân gốc rễ này. Nó được cấu trúc logic từ cái chung đến cái cụ thể.”
“Kế hoạch này bị chỉ trích là mơ hồ… Nhưng đây là kế hoạch hợp lý mà nền văn minh vĩ đại Trung Quốc đề xuất để thảo luận”, ông Lavrov nói thêm.
Ukraine đã công bố kế hoạch hòa bình 10 điểm của riêng mình nhằm chấm dứt cuộc chiến chống lại Nga, trong đó bao gồm lời kêu gọi ngừng bắn và khôi phục lãnh thổ Ukraine cho Kyiv kiểm soát, bao gồm cả Bán đảo Crimea.
Tuy nhiên, Putin đã yêu cầu Ukraine chấp nhận “thực tế lãnh thổ mới”. Mạc Tư Khoa chiếm giữ những vùng lãnh thổ rộng lớn ở phía nam và phía đông Ukraine, và Putin đã nhiều lần bác bỏ ý kiến cho rằng Ukraine là một quốc gia có chủ quyền.
7. Đức bắt giữ hai người bị cáo buộc đồng lõa với Nga trong âm mưu tấn công
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Germany detains two over alleged plotting of attacks in complicity with Russia”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Bộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Faeser cho biết họ đã bắt giữ hai công dân Đức gốc Nga bị nghi ngờ đồng lõa với Mạc Tư Khoa trong âm mưu tấn công phá hoại.
Văn phòng công tố liên bang Đức cho biết trong một tuyên bố rằng âm mưu bị cáo buộc nhắm vào các địa điểm quân sự của Mỹ ở Đức, “nhằm làm suy yếu sự hỗ trợ quân sự của Đức dành cho Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga”.
Hai nghi phạm, chỉ được xác định là Dieter S. và Alexander J., đã bị bắt hôm thứ Tư tại thành phố Bayreuth của Bavaria.
Dieter S. đã chuẩn bị thực hiện các cuộc tấn công bằng chất nổ và đốt phá, đặc biệt là vào cơ sở hạ tầng quân sự và các khu công nghiệp ở Đức, bao gồm cả các cơ sở của lực lượng Hoa Kỳ. Theo tuyên bố, nghi phạm này đã liên lạc với một người có liên hệ với cơ quan mật vụ Nga.
Văn phòng công tố cho biết: “Để chuẩn bị, Dieter S. đã thu thập thông tin về các mục tiêu tiềm năng, bao gồm cả các cơ sở của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ”. Alexander J. đã giúp đỡ y trong việc chuẩn bị này.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết cô đã triệu đại sứ Nga về vụ việc.
Cô cho biết: “Nghi ngờ rằng Putin đang tuyển mộ đặc vụ từ chúng tôi để thực hiện các cuộc tấn công trên đất Đức là cực kỳ nghiêm trọng. Chúng tôi sẽ không cho phép Putin mang nỗi kinh hoàng đến nước Đức. Điều này đã được thông báo tới đại sứ Nga ngày hôm nay trong một cuộc triệu tập.”
Bộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Faeser cho biết các cơ quan an ninh nước này “đã ngăn chặn các vụ đánh bom có thể xảy ra nhằm mục đích tấn công và làm suy yếu viện trợ quân sự của chúng tôi cho Ukraine”. Cô nói thêm: “Chúng tôi sẽ tiếp tục ngăn chặn những kế hoạch đe dọa như vậy và tiếp tục cung cấp hỗ trợ lớn cho Ukraine và sẽ không cho phép mình bị đe dọa”.
Theo văn phòng công tố, Dieter S. đã hoạt động ở miền đông Ukraine với tư cách là chiến binh cho một đơn vị vũ trang của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 9 năm 2016. Đơn vị này hiện bị cơ quan tư pháp Đức xếp vào loại tổ chức khủng bố nên Dieter S. cũng bị cáo buộc là thành viên của một tổ chức khủng bố nước ngoài
8. Scholz hy vọng các nước NATO có thể chuyển thêm 6 chiếc Patriot tới Ukraine
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết hôm 19 Tháng Tư sau hội nghị thượng đỉnh đặc biệt của Hội đồng Âu Châu tại Brussels, có 6 hệ thống Patriot bổ sung ở các nước NATO có thể được chuyển giao ngay cho Ukraine.
Ukraine đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hệ thống phòng không trong bối cảnh các cuộc tấn công của Nga vào các trung tâm dân cư và cơ sở hạ tầng năng lượng ngày càng gia tăng. Hệ thống Patriot do Mỹ sản xuất có hiệu quả cao trong việc đánh chặn hỏa tiễn đạn đạo và hành trình của Nga.
Đức tuyên bố vào ngày 13 Tháng Tư rằng họ sẽ cung cấp cho Kyiv một hệ thống Patriot bổ sung, đó là hệ thống Patriot thứ ba mà Berlin đã cung cấp.
Scholz nói: “Đức đã thực hiện các biện pháp đáng kể để trang bị cho Ukraine” và hiện đang kêu gọi “các nước khác đưa ra quyết định tương tự”.
Scholz cho biết ông đã tận dụng hội nghị thượng đỉnh của Hội đồng Âu Châu đặc biệt để “lặp lại lời kêu gọi này và làm sâu sắc thêm nó một lần nữa”.
“ Chúng tôi đã nghe nói về bảy hệ thống bổ sung, một trong số này là của chúng tôi và chúng tôi hy vọng sẽ tìm thấy thêm sáu hệ thống nữa trong các quốc gia NATO.”
Ngoại trưởng Dmytro Kuleba nói với Washington Post trong một cuộc phỏng vấn ngày 10 Tháng Tư rằng Ukraine đặt mục tiêu mua thêm 7 hệ thống phòng không Patriot và đã đề nghị Kyiv có thể mượn các hệ thống này từ các nước khác.
Scholz cho biết, trong hội nghị thượng đỉnh, các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu đã thảo luận về “vấn đề làm thế nào chúng ta tìm được nguồn vốn” cần thiết để hỗ trợ quân sự cho Ukraine và đồng ý rằng lợi nhuận thu được từ tài sản bị phong tỏa của Nga sẽ được sử dụng để “mua sắm các phương tiện phòng thủ cho Ukraine”.
Các nước phương Tây và các đối tác khác đã cố định khoảng 300 tỷ Mỹ Kim tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện.
Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen hồi tháng 2 cho biết Liên Hiệp Âu Châu nên thảo luận về khả năng sử dụng lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa của Nga để mua thiết bị quân sự cho Ukraine.
9. Quân đội Ukraine đã tổ chức một cuộc đột kích táo bạo kéo dài ba đêm để đánh cắp một chiếc xe tăng Nga được trang bị máy gây nhiễu không người lái mới
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukrainian Troops Staged A Daring Three-Night Raid To Steal A Russian Tank Fitted With A New Drone-Jammer”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Thiếu đạn pháo sau khi các thành viên Quốc Hội tại Hạ Viện Hoa Kỳ ngăn chặn viện trợ thêm cho Ukraine bắt đầu từ tháng 10, lực lượng Ukraine đã mua những máy bay không người lái tấn công kamikaze như một phương tiện hỏa lực.
Ngày nay, những chiếc máy bay không người lái này – hàng trăm ngàn chiếc – là hệ thống quan trọng nhất trong kho vũ khí của Ukraine. Điều này, ngược lại, có nghĩa là các thiết bị gây nhiễu vô tuyến chiến thuật, có thể chặn tín hiệu mà người điều khiển sử dụng để điều khiển máy bay không người lái, là hệ thống quan trọng nhất trong kho của Nga.
Vì vậy, khi xe tăng Nga bắt đầu lăn bánh về phía tiền tuyến với một thiết bị gây nhiễu khổng lồ mới – thực ra là một cụm gồm nhiều thiết bị gây nhiễu – trong những tuần gần đây, những người điều khiển máy bay không người lái Ukraine đã tỏ ra quan tâm. Rất quan tâm.
Nếu các thiết bị gây nhiễu mới hoạt động, các nhà khai thác Ukraine sẽ cần phải phát triển các biện pháp đối phó.
Cơ hội phát hiện ra sự việc của họ đến vào đầu tháng này, khi một chiếc T-72 của Nga được trang bị thiết bị gây nhiễu chạy qua hàng rào thép gai ngay phía đông các vị trí của Ukraine ở Terny, thuộc tỉnh Donetsk phía đông Ukraine. Các thiết bị cồng kềnh khiến người điều khiển xe tăng không thể quay đầu đủ nhanh để tránh va chạm với một chiếc xe chiến đấu BMP cũng của Nga.
Ngay sau đó, một máy bay không người lái của Ukraine nhào thẳng vào, và phát nổ. Chiếc máy bay không người lái không gây thiệt hại nặng nề cho chiếc xe tăng nặng 51 tấn nhưng nó đã khiến cả ba thành viên trong tổ lái hoảng sợ. Họ đã nhảy ra ngoài, bỏ xe chạy và sau đó bị giết bởi nhiều máy bay không người lái hơn.
Máy bay không người lái giám sát của Ukraine luôn ở trên đầu. Xem xét kỹ lưỡng hình ảnh, các nhà phân tích kết luận chiếc T-72 chỉ bị hư hỏng nhẹ. Chiếc xe tăng cùng với đống thiết bị gây nhiễu sóng vô tuyến là giải thưởng hoàn hảo.
Chắc chắn, việc ít nhất một máy bay không người lái có thể tấn công chiếc xe tăng là dấu hiệu rõ ràng cho thấy thiết bị gây nhiễu hoạt động không tốt. Tuy nhiên, người Ukraine vẫn muốn biết tại sao.
Lữ đoàn Azov số 12, một trong những đơn vị tinh nhuệ của quân đội Ukraine, đã tình nguyện thực hiện một nhiệm vụ cực kỳ nguy hiểm. Mục tiêu là tịch thu chiếc T-72 bất động từ vùng đất vắng người bên ngoài Terny — một dải địa hình có nhiều đạn pháo nằm trong số những địa hình nguy hiểm nhất thế giới.
“Tất cả chúng tôi đều bắt đầu lên kế hoạch cho hoạt động này cùng nhau”, Ilya, một lính lái xe tăng của Lữ đoàn Azov số 12 cho biết trong một video chính thức mô tả hoạt động. Câu hỏi lớn không thể trả lời được là: liệu chiếc xe tăng có chạy được không? “Ai có thể biết được động cơ của nó có còn hoạt động hay không,” Ilya trầm ngâm. “Đó là câu hỏi chính.”
Mọi người đều hiểu sự nguy hiểm. Và khi chỉ huy đại đội trưởng của Lữ đoàn Azov số 12 chỉ thị cho một lính lái xe tăng tên Baidar đi cùng trong cuộc đột kích, anh ta chỉ nhún vai. “Đối với tôi điều đó thật đơn giản,” Baidar nói. “Tôi đang ở trong quân đội. Tôi đã nhận được một mệnh lệnh.”
Các kỹ sư công binh chiến đấu đi đầu tiên, lẻn ra ngoài vào ban đêm để thăm dò đường lối và kiểm tra tình trạng xe tăng. Họ quay trở lại phòng tuyến của Ukraine cách đó một dặm với tin xấu. Mặc dù có vẻ như chiếc xe tăng vẫn có thể hoạt động được nhưng tháp pháo của nó lại bị mắc kẹt và khẩu pháo chính 125 ly của nó đã chặn cửa tài xế.
Không có cách nào đưa tài xế Ukraine qua cửa sập mà không xoay tháp pháo - một công việc dành cho một lính lái xe tăng đã được đào tạo lành nghề.
Vào đêm thứ hai, một lính lái xe tăng đi cùng nhóm đột kích. Trong khi các kỹ sư cẩn thận gỡ các sợi dây gây nhiễu — một công việc phức tạp do có một quả mìn chống tăng nặng 21 pound ló ra từ mặt đất ngay bên dưới xe tăng — thì người lính lái xe tăng quay tháp pháo theo cách thủ công để mở khóa cửa sập của người lái rồi bật máy lên.
Không có gì. “Không có dấu hiệu nào của sự sống cả,” Baidar giải thích. Trong lúc vội vã chạy trốn, những người lính Nga đã để chiếc xe tăng tiếp tục nổ máy và làm cạn kiệt pin của nó. Ilya nói: “Sẽ không thể bắt được nó vào ngày hôm nay.
Đêm hôm sau, nhóm quay trở lại. Các kỹ sư đã dẫn đường. Bộ binh hộ tống họ. Lực lượng y tế chờ đợi ở phía sau, dự đoán sẽ có thương vong. Trong nhóm Baidar và Ilya là những nhân tố chính. Người Ukraine kéo theo ba cục pin, mỗi cục nặng 150 pound, cùng với nhiên liệu, dụng cụ và kính nhìn ban đêm.
Pháo binh Nga nổ tung gần đó khi các lính lái xe tăng hoạt động dưới sự bao phủ của bóng tối. “Nói tóm lại, tôi đã lắp những cục pin đó vào,” Ilya nhớ lại. “Tôi thực sự hy vọng nó sẽ sống lại.”
Đúng như dự đoán. Xe tăng đã hoạt động. Bây giờ là phần khó khăn: lái nó lùi một dặm về vị trí của Ukraine mà không bị hỏa lực của Nga cho nổ tung. Ilya nói: “Chúng tôi thu thập tất cả mọi thứ của mình, ném chúng lên trên và với những ngón tay đan chéo, tôi nghĩ, 'Chà, đi thôi'.
Đó là một đêm trăng trong và sáng. Nhìn qua kính nhìn đêm, Ilya không gặp vấn đề gì khi lái xe băng qua vùng đất hoang đến tàn tích Terny. Ilya nói: “Nhưng khi tôi lái xe vào làng, những ổ gà rất sâu bắt đầu xuất hiện. “Thực sự, rất sâu sắc. Chiếc xe tăng đang nhảy. Thật khó để tôi nhìn thấy.”
Ilya không để ý đến cái hố sâu, có vẻ như là do một quả bom lượn của Nga, suýt nuốt chửng chiếc T-72. Ilya nói: “Tôi lao vào hố này với tốc độ cao. “Tôi đập đầu vào cửa sập và bất tỉnh.”
Đến đây, Ilya lo lắng mình đã thất bại trong nhiệm vụ. Các hố bom lượn rất sâu và đầy bụi bẩn có thể làm sa lầy vĩnh viễn một chiếc xe tăng nặng 51 tấn. May mắn thay cho quân Ukraine, khẩu pháo chính của chiếc T-72 bị bắt đã cắm vào đất như một chiếc tăm, khiến thân tàu của chiếc xe không bị chìm xuống.
Ilya chuyển hộp số về số lùi và tăng tốc động cơ lên tối đa 2.000 vòng/phút. “Tôi thực hiện một cú lao về phía sau và giữ nguyên tư thế đó,” anh nhớ lại. “Một lần nữa, khi thắng lại, tôi lại tăng tốc động cơ, nhưng bây giờ tôi không gài số đầu tiên mà vào số thứ hai, để lao về phía trước nhanh nhất có thể và lao ra xa hơn nữa.”
Lắc lư tới lui với tốc độ RPM tối đa, Ilya cuối cùng đã lái chiếc xe tăng ra khỏi hố bom. Ilya đang chảy máu vì những vết thương mà anh gặp phải khi lao vào miệng núi lửa và thỉnh thoảng không nhìn rõ, nhưng anh vẫn cố gắng lái chiếc T-72 vượt qua nhiều hố bom hơn — và xuyên qua hàng chục quả đạn pháo mà người Nga đã ném vào chiếc xe tăng bị đánh cắp.
Cuối cùng đã an toàn sau phòng tuyến của mình, người Ukraine đã kiểm tra các thiết bị gây nhiễu mà họ đã liều mạng để đánh cắp từ chiến trường.
Ilya cho biết: “Các thiết bị gây nhiễu riêng lẻ và ăng-ten của chúng có thể là tiêu chuẩn của nhà máy, nhưng toàn bộ quá trình lắp ráp — nhiều thiết bị gây nhiễu được buộc lại với nhau trên một pallet vận chuyển bằng gỗ — là ‘tự chế’ và có lẽ không hiệu quả lắm.”
“Tại sao họ làm được điều này?” Ilya hỏi. “Nó cực kỳ bất tiện.”
Đó là tin tốt cho chiến dịch sử dụng máy bay không người lái của Ukraine: tin tốt là một nhóm đột kích đã làm việc suốt ba đêm để đưa chiến lợi phẩm qua mìn, đạn pháo và các miệng hố chỉ chực chờ nuốt chửng xe tăng.
Tiếng kêu cứu của GM Ukraine. Tiến sĩ George Weigel: Kirill, Nơi Ý Thức Hệ Và Sự Báng Bổ Hội Tụ
VietCatholic Media
17:35 19/04/2024
1. Đức Cha Szyrordiuk: “Chúng tôi đang đối đầu với cuộc diệt chủng”
Đức Cha Stanisław Szyrordiuk, Dòng Phanxicô, Giám mục Giáo phận Odessa-Simferol, ở miền đông nam Ukraine, tuyên bố rằng: “Hiện nay, chúng tôi đang đối đầu với cuộc diệt chủng chống Ukraine”.
Trong một bài đăng trên tuần báo Công Giáo Die Tagespost, xuất bản tại thành phố, hôm mùng 06 tháng Tư vừa qua, tại thành phố Wuerzburg, bên Đức, Đức Cha Stanisław nhận xét rằng ngay từ đầu cuộc xâm lăng quy mô, mục đích chính của Nga là chiếm được thủ đô Kyiv, thành Kharkiv và cảng Odessa, ba vị trí quan trọng của Ukraine. Nga vẫn luôn coi Odessa như một thành phố của Nga. Guồng máy tuyên truyền của Nga vẫn luôn cố gắng thuyết phục mọi người rằng người dân thành Odessa sẽ cầm hoa chào đón quân Nga. Nhưng điều ngược lại đã xảy ra: “Cả những người già và người khuyết tật đều sẵn sàng bảo vệ Odessa. Các hàng rào được dựng lên trên mọi đường phố, nhiều bom xăng đã được chuẩn bị và mọi người đều sẵn sàng bảo vệ thành phố”.
Đức Cha Stanisław xác tín rằng tất cả những cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và hỏa tiễn chống phá thành Odessa chỉ càng củng cố sức mạnh và sự đoàn kết của dân thành này mà thôi. Đây là điều mà quân Nga xâm lăng không ngờ và không muốn chấp nhận. Chính vì thế, Nga tìm cách phá hủy mọi sự. “Những gì đang xảy ra hiện nay là một cuộc diệt chủng sống quốc dân Ukraine”.
2. Sự trỗi dậy của những người theo chủ nghĩa tôn sùng giáo hoàng cực đoan
Cha Jeffrey Kirby (*), trên The Catholic Thing, ngày 14 tháng 4, 2024, nhận định rằng, quả là một thời đại kỳ lạ khi chứng kiến việc xuất hiện của chủ nghĩa tôn sùng giáo hoàng quá khích hay ultramontanism, trong tiếng Anh.
Thần học đúng đắn đã nhiều lần trấn át tà giáo đó nhưng nó vẫn tiếp tục xuất hiện. Đáng tiếc thay, sẽ luôn có những giáo hoàng hoan nghênh chủ nghĩa cực đoan và sự tuân thủ vô điều kiện đi kèm với nó, cũng như sẽ luôn có những tâm hồn háo hức quỳ lạy người sắp trở thành giáo hoàng.
Chủ nghĩa Ultramontanism là niềm tin sai lầm rằng mọi điều giáo hoàng nói đều không có sai sót. Mọi điều một giáo hoàng quyết định đều phải đúng đắn. Mọi điều một giáo hoàng nói hoặc làm đều là điều quan trọng nhất và không thể bị nghi ngờ. Những luận điệu gây sốc của những người theo chủ nghĩa cực đoan được tìm thấy trong những khẩu hiệu như “Nếu bạn không tin mọi điều giáo hoàng dạy, thì bạn không phải là người Công Giáo”.
Chủ nghĩa Ultramontanism đã đồng hành với Giáo hội kể từ khi thành lập. Người theo chủ nghĩa cực đoan đầu tiên là người dự tòng, Cornelius. Thánh Phêrô, vị giáo hoàng đầu tiên của chúng ta, được mời đến Caesarea. Khi ngài đến, chúng ta được cho biết:
Khi Phêrô bước vào nhà, Cornelius ra đón và sấp mình xuống dưới chân ngài một cách tôn kính. Nhưng Phêrô đã đỡ ông dậy. “Đứng lên,” ngài nói, “Bản thân tôi cũng chỉ là một con người.” (Công vụ 10:25-26)
Hành động của Cornelius vượt xa lòng tôn kính hiếu thảo của các tín hữu (x. Cv 5:15-16), những người coi vị tông đồ trưởng là phản ảnh sự hiện diện của Thiên Chúa và nhìn thấy quyền năng thần linh hoạt động qua ngài. Trong trường hợp của Cornelius, ông ta đã tìm cách bỏ qua Thiên Chúa và coi chính Thánh Phêrô như một loại á thần nào đó. Vị tông đồ nhìn thấy sự lạm dụng và đã đúng khi sửa dạy ông. Là một người có đức hạnh, Thánh Phêrô sẽ không cho phép chủ nghĩa cực đoan có chỗ cựa quậy.
Tuy nhiên, trong trường hợp Cornelius, chúng ta có thể hiểu hành động của ông vì ông vẫn còn là một người ngoại giáo và chưa được dạy dỗ về đường lối của Chúa Giêsu. Tuy nhiên, kể từ thời Giáo hội sơ khai, chúng ta đã thấy nhiều người chẳng có một lý do nào biện minh cho điều đó, những người Công Giáo cực đoan lẽ ra phải biết rõ hơn.
Các Nghị phụ của Công đồng Vatican I đã phải hạ nhục những người theo chủ nghĩa cực đoan của thế kỷ 19. Ngược lại với niềm tin phổ biến, Pastor Aeternus, sắc lệnh về tính bất khả ngộ của Đức Giáo Hoàng, không nâng cao quyền lực của Đức Giáo Hoàng mà thực sự đã tiết chế và hạn chế nó.
Trước sắc lệnh đó, người ta chưa bao giờ xác định rõ những lời dạy và suy nghĩ của một giáo hoàng đứng ở đâu về mặt thẩm quyền của ngài. Ví dụ, khi Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XVI lần đầu tiên nhìn thấy một đầu máy hơi nước, ngài đã nguyền rủa nó và gọi nó là “con đường dẫn tới địa ngục”. Sau đó, một số người tự hỏi chính xác thì đoàn tàu đứng ở đâu trong giáo lý Công Giáo. Tuy nhiên, với Vatican I, các công thức rõ ràng đã xuất hiện; các tín hữu có thể biết khi nào giáo hoàng đang nói một cách không thể sai lầm. Và khi nào không phải như vậy.
Những người theo chủ nghĩa độc tôn giáo hoàng thái quá, đặc biệt là nhãn hiệu tân thời hiện tại, làm mờ đi các bình diện thẩm quyền và đặt niềm tin tối cao vào mọi điều mà một vị giáo hoàng có thể thốt ra.
Họ phóng đại thẩm quyền và quyền lực của giáo hoàng đến nỗi họ trở nên bối rối về Nhiệm Thể Chúa Giêsu Kitô ngay cả khi họ sống và làm việc trong đó. Họ trở thành những người theo chủ nghĩa duy tín giáo hoàng, khẳng định lòng trung thành đạo đức đặc biệt với vị giáo hoàng, thậm chí biến người nắm giữ chức vụ giáo hoàng thành một người có uy quyền lớn lao nào đó, vượt ra ngoài sự mặc khải thần linh và truyền thống thánh thiêng.
Những người theo chủ nghĩa tôn sùng giáo hoàng thái quá cho rằng họ chỉ thể hiện sự tôn kính đối với người nắm giữ chức vụ giáo hoàng. Họ từ chối xắn tay áo lên và bước vào lĩnh vực suy tư và làm việc thần học thực sự.
Những người theo chủ nghĩa cực đoan tập hợp - theo kiểu chính trị gần như đảng phái - xung quanh một người tuyên bố rằng mọi điều ngài nói đều đúng và mọi điều ngài thậm chí chỉ nói thì thầm thôi cũng đều là sự thật. Đáng buồn thay, họ trở thành người phục vụ trông coi cho một con người độc thân, dọn dẹp mớ hỗn độn của ngài, che giấu sự phóng đại của ngài, giải thích những sai lầm của ngài, đồng thời tham gia vào việc nêu tên và buộc tội những người con trai và con gái trung thành của Giáo hội, những người đặt ra câu hỏi, đặt ra thách thức và chỉ ra khả năng có thể xảy ra lầm lạc.
Trong Hiến chế Tín lý về Mặc khải của Thiên Chúa, Dei Verbum, các Nghị phụ Công đồng đã nói rõ:
Nhiệm vụ giải thích chính xác lời Chúa, dù được viết ra hay được truyền lại, đều được ủy thác riêng cho chức vụ giảng dạy sống động của Giáo Hội, mà quyền bính được thi hành nhân danh Chúa Giêsu Kitô. Sứ vụ giảng dạy này không đứng trên lời Chúa, nhưng phục vụ lời Chúa, chỉ giảng dạy những gì đã được truyền lại, sốt sắng lắng nghe, bảo vệ cẩn thận và giải thích một cách trung thực theo sứ mệnh thiêng liêng và với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, nó rút ra từ kho tàng đức tin này mọi thứ mà nó trình bày cho niềm tin như được Thiên Chúa mạc khải. (#10)
Giáo hoàng là tôi tớ của Lời Chúa. Ngài là thông dịch viên của Kho tàng Đức tin, đồng thời đóng vai trò là người giám hộ và phục vụ nó. Sự mặc khải của Thiên Chúa kiểm soát huấn quyền, ngay cả khi huấn quyền giải thích và giảng dạy.
Vì vậy, khi một vị giáo hoàng làm lu mờ khả năng phán xét và hướng dẫn của Giáo hội trong các lĩnh vực chân lý đạo đức, làm tổn hại đến tính toàn vẹn về mặt tín lý, cố gắng ràng buộc lương tâm của các tín hữu về các vấn đề vượt quá khả năng của ngài như biến đổi khí hậu và khoa học thực nghiệm, kêu gọi chúc phúc cho các cặp vợ chồng đang trong tình trạng tội lỗi, hoặc mang một thần tượng ngoại giáo đến bàn thờ Kitô giáo trong khi thờ phượng, thì mặc khải Thiên Chúa đã buộc tội ngài từ rất lâu trước khi bất cứ tín hữu nào làm như vậy.
Ngược lại với những người theo chủ nghĩa cực đoan, những tín hữu thực sự yêu mến vị giáo hoàng - cả người lẫn chức vụ - sẽ nói những lời khuyên răn và cải cách. Họ sẽ cầu nguyện cho sự hoán cải và tìm cách sống theo những lời đáng sợ của Thánh Phaolô:
Sống theo sự thật và trong tình bác ái, chúng ta sẽ lớn lên về mọi phương diện, vươn tới Đức Kitô vì Người là Đầu. Chính Người làm cho các bộ phận ăn khớp với nhau và toàn thân được kết cấu chặt chẽ, nhờ mọi thứ gân mạch nuôi dưỡng và mỗi chi thể hoạt động theo chức năng của mình. Như thế Người làm cho toàn thân lớn lên và được xây dựng trong tình bác ái. (Êphêsô 4:15-16).
Chủ nghĩa Ultramontanism không mang lại sức mạnh hay sinh lực cho Giáo hội. Nó gần như là một sự xu nịnh không mang lại lợi ích gì và gây ra tác hại lớn. Giáo Hội luôn được củng cố nhờ sự liêm chính và sức mạnh đạo đức. Hội Thánh được đổi mới nhiều lần bằng sự thánh thiện, điều này đạt được nhờ ân sủng của Thiên Chúa qua “sự vâng phục của đức tin” đối với Tin Mừng.
3. Khi Ý Thức Hệ Và Sự Báng Bổ Hội Tụ
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “When Ideology And Blasphemy Meet”, nghĩa là “Khi Ý Thức Hệ Và Sự Báng Bổ Hội Tụ”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Vào tháng 5 năm 1993, “Hội đồng Nhân dân Nga Thế giới”, “nơi gặp gỡ” dành cho những người “quan tâm đến hiện tại và tương lai của nước Nga”, đã được thành lập theo sự xúi giục của Tổng Giám Mục Kirill của Smolensk (nay là Thượng phụ Mạc Tư Khoa và nhà lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống Nga).
Kirill hiện là chủ tịch Hội đồng, đã có một cuộc họp vào ngày 27 tháng 3 tại Nhà thờ Chúa Cứu Thế ở Mạc Tư Khoa, được xây dựng để thay thế một nhà thờ trước đó bị cho nổ tan tành vào năm 1931 theo lệnh của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô.
Tuy nhiên, cuộc họp Hội đồng ngày 27 tháng 3 đã có động lực riêng. Trong trường hợp này, sự thật đã bị phá hủy. Bất kỳ tuyên bố nào cho rằng Kirill cam kết đi theo con đường Kitô giáo chính thống cũng bị phá hủy.
Trong một tài liệu có tựa đề “Hiện tại và Tương lai của Thế giới Nga” (một khái niệm đã bị hàng trăm nhà thần học Chính thống lên án là dị giáo), Hội đồng do Kirill lãnh đạo đã mô tả cuộc chiến ở Ukraine theo những thuật ngữ kiểu Orwellian, một thuật ngữ kết hợp những lời dối trá – có tầm quan trọng lớn—với các tư tưởng dị giáo. Đó có thể là một sự dối trá trắng trợn khiến phát ngôn nhân của Đức Quốc xã Joseph Goebbels phải đỏ mặt
Kirill tuyên bố rằng “Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là một giai đoạn mới trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Nga chống lại chế độ tội phạm Kyiv và tập thể phương Tây đứng đằng sau nó, được tiến hành trên vùng đất Tây Nam nước Nga kể từ năm 2014. Trong chiến dịch quân sự đặc biệt, người Nga những người có vũ khí trong tay bảo vệ cuộc sống, quyền tự do, tư cách nhà nước, bản sắc văn minh, tôn giáo, dân tộc và văn hóa, cũng như quyền được sống trên mảnh đất của mình trong một quốc gia Nga duy nhất. Từ quan điểm tinh thần và đạo đức, một chiến dịch quân sự đặc biệt là một cuộc Thánh chiến, trong đó nước Nga và người dân nước này, bảo vệ không gian tinh thần duy nhất của nước Nga thánh thiện, hoàn thành sứ mệnh “gìn giữ”, bảo vệ thế giới khỏi sự tấn công dữ dội của chủ nghĩa toàn cầu hóa và chiến thắng của phương Tây, vốn đã rơi vào vòng tay Satan.”
Những lời dối trá và dị giáo sau đó dẫn đến sự xuyên tạc lịch sử một cách nghiêm trọng và một chính sách diệt chủng được xây dựng xung quanh ý thức hệ “Thế giới Nga”, mà Thượng phụ Kirill là người tuyên truyền chính.
Ý nghĩa cao nhất của sự tồn tại của nước Nga và thế giới Nga mà nước này đã tạo ra—sứ mệnh tinh thần của họ—là trở thành “Người bảo vệ” toàn cầu, bảo vệ thế giới khỏi cái ác. Sự thống nhất của nhân dân Nga phải trở thành một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga. Nước Nga nên quay lại với học thuyết ba thành phần của dân tộc Nga đã tồn tại hơn ba thế kỷ, theo đó dân tộc Nga bao gồm những người Nga vĩ đại, những người Nga nhỏ và những người Belarus, là những nhánh của một dân tộc. Khái niệm “người Nga” bao gồm tất cả người Slav ở phía đông—là hậu duệ của người Rus' lịch sử.
Thứ lỗi cho tôi về sự tương tự với những năm 1930 mà một số người thấy căng thẳng hoặc đáng ghét, nhưng đây là sự điên rồ trên quy mô của Mein Kampf. Tuy nhiên, sự điên rồ như vậy phải được xem xét nghiêm chỉnh. Giống như một nghệ sĩ thất bại và một kẻ kích động chính trị, viết nguệch ngoạc những lời ca ngợi của mình trong Nhà tù Landsberg năm 1924, đã hết sức nghiêm chỉnh về những tham vọng ý thức hệ và các mục tiêu địa chính trị của mình (dĩ nhiên đã dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai ở Âu Châu và nạn diệt chủng người Do Thái ở Âu Châu), những người chịu trách nhiệm về “Hiện tại và Tương lai của Thế giới Nga” đang hết sức nghiêm chỉnh về tương lai mà họ tìm kiếm, cho dù tương lai đó có vẻ ngu ngốc đến đâu và những lời biện minh của họ nhằm theo đuổi nó có xấu xa đến cỡ nào.
Bỏ qua những gì Hội đồng Nhân dân Thế giới Nga vừa tuyên bố là một hành động ngu ngốc nguy hiểm. Những người này – và Sa hoàng Putin, người mà họ coi là vỏ bọc “tâm linh” buồn nôn – đều rất nghiêm chỉnh. Những người dường như không có khả năng hiểu được điều đó, từ Tucker Carlson đến Thượng nghị sĩ JD Vance cho đến chín thành viên tại Hạ viện đã bỏ phiếu chống lại một nghị quyết lưỡng đảng lên án việc Nga bắt cóc trẻ em Ukraine, đều là mối đe dọa đối với cả hòa bình thế giới và an ninh quốc gia của Mỹ.
Trước tuyên bố gần đây nhất về mục đích diệt chủng của Nga, những lời kêu gọi đàm phán “hòa bình” ở Ukraine không có mục đích gì ngoại trừ việc làm ô nhiễm không gian thông tin toàn cầu hơn nữa.
Nếu các nhà lãnh đạo Vatican muốn góp phần giải quyết các cuộc khủng hoảng về tình trạng rối loạn thế giới mới mà Sa hoàng Putin và Thượng phụ Kirill phải chịu trách nhiệm, thì Tòa Thánh nên nỗ lực tập hợp các nhà lãnh đạo Kitô giáo quốc tế để lên án tuyên bố dị giáo cho rằng Nga đang tham gia vào một cuộc “thánh chiến”; hãy lên án tuyên bố diệt chủng rằng Ukraine chỉ đơn giản là “nước Nga thu nhỏ” chứ không phải một quốc gia có bản sắc văn hóa và chính trị riêng; và tố cáo tuyên bố báng bổ rằng “Thế giới Nga” có một sứ mệnh cứu thế duy nhất trong thế kỷ XXI.
Việc sẵn sàng lãnh đạo một cách táo bạo nỗ lực bảo vệ Kitô giáo chính thống chống lại sự tiếm danh của những kẻ bắt cóc trẻ em và những tên tội phạm chiến tranh cũng phải là một tiêu chuẩn để đánh giá các ứng viên giáo hoàng trong tương lai.
Source:First Things