Ngày 21-04-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Để khỏi bị diệt vong
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
09:27 21/04/2010
Chúa Nhật Thứ 4 Mùa Phục Sinh, Năm C (Ga 10,27-30)

Trong các loài thú thì chiên cừu là loài vật hiền lành nhất và cũng yếu đuối nhất. Những loài mãnh thú như sư tử, hổ báo… là những con thú hung tợn, có nanh, có vuốt lại có sức mạnh và sự lanh lẹ phi thường nên có thể dễ dàng quật ngã những loài thú yếu đuối hơn và biến những con thú nầy thành mồi ngon cho chúng.

Có những loài thú khác tuy không mạnh mẽ, hung tợn như sư tử, hổ báo… nhưng ít ra cũng có sừng, có quai hàm mạnh mẽ… để săn bắt, vồ xé những con thú khác, hay ít ra cũng để tự bảo vệ mình, như con trâu có sừng để báng; con ngựa, con bò có chân để đá, con dê có đầu cứng như đá để húc, để tự bảo vệ mình khỏi bị địch thủ tấn công.

Chỉ riêng có loài chiên cừu là hiền lành yếu đuối, chẳng có sừng để báng, chẳng có móng vuốt để tấn công, chẳng có răng nanh để cắn xé, chẳng có sức mạnh hay sự lanh lẹ để đối lại địch thù. Đã vậy, khi bị tấn công, chúng cũng không có cánh để bay lên cao thoát thân như loài chim, không thể chui xuống hang ẩn trú như loài chuột, cũng chẳng có thể cao chạy xa bay như loài hươu nai…

Ngoài ra, chúng cũng không thể cậy dựa vào những bạn cừu khác, vì những con cừu kia cũng yếu đuối, cũng hiền lành, cũng vô phương tự vệ như chúng. Cả hàng trăm con cừu không cự lại được một con sói! Thế là chúng dành đứng chịu trận cho kẻ thù vồ xé, giết hại, tàn sát… Thật tội nghiệp, thật đáng thương! May ra chỉ có người chăn chiên mới là người duy nhất có thể bảo vệ và cứu nguy chúng, giúp chúng sống còn.

***

Xét về một số phương diện, con người chúng ta tuy cao cả nhưng cũng rất yếu đuối, lại phải thường xuyên đương đầu với thù trong giặc ngoài rất độc hại, chẳng khác gì con chiên hiền lành đối mặt với cả bầy ác thú.

Kẻ thù bên trong chúng ta chính là những xu hướng xấu nằm trong huyết mạch mỗi người. Đó là óc kiêu căng, lòng tham vô đáy, tính ích kỷ, những ham muốn xấu xa, những khao khát tội lỗi… vẫn luôn ẩn trú trong lòng dạ con người và có thể trỗi dậy bất cứ lúc nào để xô đẩy con người vào con đường gian ác và hố sâu tội lỗi. Mấy ai dám bảo rằng mình đủ sức chiến thắng những kẻ nội thù nầy.

Napoléon là một vị tướng lừng danh trong lịch sử nhân loại, đã lập nên nhiều chiến công oanh liệt vang dội châu Âu… vẫn phải thú nhận rằng: "chiến thắng cả châu Âu không khó bằng chiến thắng chính bản thân mình”.

Còn kẻ thù bên ngoài chúng ta thì không kể xiết. Có vô vàn cạm bẫy rải rác khắp nơi có thể làm cho con người sa đoạ bất cứ lúc nào. Vô số phim ảnh khiêu dâm và bạo lực đang xô đẩy thanh thiếu niên vào con đường sa đoạ. Đếm không xuể sách báo, văn hoá đồi truỵ dưới đủ mọi hình thức… đang huỷ diệt tâm hồn cao đẹp của con người. Các tụ điểm ăn chơi đồi bại mọc lên như nấm khắp mọi nơi. Rượu bia, ma tuý và rất nhiều hình thức kinh doanh xác thịt con người rộ lên khắp chốn… Đó là những chiêu thức rất hiểm độc được tung ra để huỷ diệt phẩm chất con người, nô dịch con người.

Đối mặt với thù trong giặc ngoài rất nguy hại như thế, chúng ta là những con người vốn mang xác thịt hư hèn yếu đuối, khác nào những chiên non… làm sao chống cự nổi?

Trong mặt trận nầy, chúng ta không thể hoàn toàn trông cậy người khác, vì họ cũng yếu đuối như chúng ta, họ cũng là chiên hiền như chúng ta. Cả trăm con chiên không cự lại được một con sói. Người duy nhất có thể bảo vệ chiên là người chăn chiên. Còn Đấng duy nhất có thể bảo vệ chúng ta chính là Đấng chăn chiên lành, là Chúa Giê-su.

Qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su cam kết bảo vệ chúng ta là chiên của Người: "Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi." (Gioan 10,28)

Vậy muốn được sống đời đời, để khỏi bị diệt vong như lời Chúa Giê-su hứa, chúng ta phải tuân theo hai điều kiện do Người đưa ra:

Một là vâng nghe Chúa Giê-su: “chiên Tôi thì nghe tiếng Tôi”. Nghe tiếng Chúa Giê-su tức là để cho lời của Người soi dẫn, để khỏi sai đường lạc lối.

Hai là bước theo Chúa Giê-su: “Tôi biết chúng và chúng theo Tôi”. Bước theo Chúa Giê-su là đi theo con đường mà Người đã đi, là sống theo mẫu gương Người đã sống.

Nguyện xin Chúa Giê-su giúp chúng ta ý thức thân phận chiên non yếu đuối của mình để chúng ta đặt trọn niềm cậy trông nơi Người, vâng nghe tiếng Người và bước theo vết chân Người để khỏi bị diệt vong ở đời nầy và được chung hưởng sự sống vĩnh cửu với Người trên Thiên Quốc.
 
''Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta”
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:30 21/04/2010
"Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta” (Cv 5,29)

Theo dõi chu kỳ Phụng Vụ, từ Lễ Chúa Phục Sinh cho tới Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, xuyên suốt các Chúa Nhật Phục Sinh, các bài đọc một được trích trong sách CVTĐ.

Sách CVTĐ là một trong những tài liệu lịch sử quý giá nhất của Thánh Kinh. Đó là lịch sử hiện hữu duy nhất của Ki-tô giáo được viết ra trước thế kỷ thứ III. Nhờ đó chúng ta biết rõ sự lớn dậy của Ki-tô giáo ở Palestina hay về công cuộc Truyền Giáo tại Syria, Tiểu Á, Hy-lạp và Rô-ma. Bình minh của một kỷ nguyên mới bắt đầu ló dạng.

Sách TĐCV được trích đọc trong mùa Phục Sinh trình bày cho chúng ta thấy Hội Thánh Chúa Kitô đã thiết lập từ những buổi sơ khai cho tới lúc trở thành một Tôn Giáo Quốc Tế, được lan tràn khắp các dân tộc, không phân biệt mầu da tiếng nói... Đó là công trình của Chúa Thánh Thần, "Đấng được sai đến để làm chứng về Chúa Kitô" (Ga 16,26).

Sau lễ Ngũ Tuần, Thánh Phêrô tràn đầy Thánh Thần, bắt đầu rao giảng cho dân chúng “Hôm ấy có ba ngàn người theo đạo” (Cv 2,41). Từ câu chuyện một người què, vốn ngồi ăn xin của bố thí tại Cửa Đẹp Đền Thờ mà ai cũng biết, nay được chữa lành, khiến mọi người bỡ ngỡ, cảm phục và đổ xô đến với Phêrô và Gioan. Thánh Phêrô đã thẳng thắn tuyên bố với họ: "Tại sao anh chị em ngạc nhiên về việc đó, và tưởng như chúng tôi dùng quyền năng hay lòng đạo đức riêng mà làm cho người què này đi được? Thiên Chúa của Abraham, Isaac, Giacob đã làm vinh danh Đức Giêsu Kitô Con của Ngài, Đấng anh chị em đã nộp và chối bỏ trước mặt Philatô, trong khi Philatô xét là phải tha cho Người. Anh chị em đã chối bỏ Đấng Thánh, Đấng Công Chính, và xin tha cho tên sát nhân, còn Đấng ban sự sống thì anh chị em lại giết chết. Nhưng Thiên Chúa đã cho Người từ cõi chết sống lại. Điều đó chúng tôi xin làm chứng. Chính lòng tin vào Người đã chữa anh què này hoàn toàn được lành mạnh". (CV 3,11-26).

Kết quả thứ nhất của việc chữa lành người què và bài giảng của Phêrô về Chúa Giêsu Phục sinh là ông và Gioan bị bắt do lệnh của các thế lực đền thờ: tư tế, lãnh binh, và nhóm Sađucêo. Hai ông bị tống ngục qua một đêm. Ngày hôm sau bị giải ra toà án tôn giáo Do thái. Phêrô lại có cơ hội rao giảng Chúa Giêsu Phục sinh. Sự thông thái uyên bác của ông làm cho hội đồng ngạc nhiên. Sách Công vụ ghi lại: "Họ ngạc nhiên khi thấy ông Phêrô và Gioan mạnh dạn, và biết rằng hai ông là những người không có chữ nghĩa, lại thuộc giới bình dân. Họ nhận ra hai ông là những người đã từng theo Đức Giêsu" (Cv 4,13).

Kết quả thứ hai là nhiều thính giả đã tin vào sứ điệp của hai ông: "Nhưng trong đám người nghe lời giảng, có nhiều kẻ đã tin theo, chỉ riêng số đàn ông đã lên đến chừng 5.000." (Cv 4,4) Trong một thành phố chỉ khoảng 40.000 dân thì số 5.000 quả là ấn tượng. Tỷ lệ là 1/8. Tức cứ 8 người thì đã có một người tin theo lời của Phêrô và Gioan. Tỷ lệ này ngày nay chúng ta không thể đạt được.

Như thế, việc Đức Kitô sống lại đã biến đổi các Tông đồ một cách ngoạn mục. Mới mấy ngày trước các ông còn run sợ người Do thái, đóng kín cửa khi hội họp cầu nguyện. Bây giờ tuyên bố mình là nhân chứng. Các Tông đồ rao giảng Chúa Giêsu Phục sinh với tất cả sự can đảm. Các Tông đồ loan truyền giáo lý của Người bất chấp mọi đàn áp. Những người cầm quyền Do thái không cho, bắt các ngài bỏ tù, lấy cớ rằng các ngài loan truyền điều mê tín và khuấy rối trị an. Sau đó, có người đã lén cứu các ngài ra khỏi tù, nhưng ra khỏi tù các ngài không chạy trốn, không đầu hàng theo họ mà lại còn mạnh mẽ rao giảng giáo lý của Chúa Giêsu. Nhà cầm quyền thẳng tay làm việc với các ngài, chỉ vào mặt các ngài và bảo: "Ta đã ra lệnh cấm các ngươi không được nhân danh ông Giêsu mà giảng dạy,thế mà các ngươi đã giảng dạy giáo lý đó khắp cả Giêrusalem" (Cv 5,28). Bấy giờ Phêrô và các tông đồ thưa: "Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta" (Cv 5,29). Bực tức, họ ra lệnh đánh đòn các tông đồ và tuyệt đối cấm không được nhân danh Chúa Giêsu mà giảng dạy nữa. Dầu bị nhục nhã như thế, nhưng các ngài nói rõ là lòng các ngài cảm được sự hân hoan, vì thấy mình xứng đáng chịu sỉ nhục vì danh Chúa Giêsu.

Bài học quí giá đó của các tông đồ đáng nêu gương cho chúng ta trước mọi thế lực cố ý tiêu diệt, hạn chế, gây khó khăn cho đời sống đức tin của chúng ta. Các tông đồ đã trả lời và đã dạy dứt khoát: "Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta". Và khi bị thế lực của bóng tối, của sự dữ, của ma quỉ bách hại, lòng các ngài cảm thấy hân hoan, vì thấy mình được danh dự chịu sỉ nhục vì danh Chúa Kitô, đường lối của các tông đồ thật rõ ràng.

Bóng tối là bóng tối, ánh sáng là ánh sáng. Khi phải vâng lời Thiên Chúa để rao giảng Tin Mừng, các ngài cương quyết không nhượng bộ mọi thế lực thâm độc cản trở những bước chân rao giảng của các ngài. Dù cho sự dữ có lan tràn, tình thương của Thiên Chúa đối với loài người còn lớn hơn sự dữ, mạnh hơn tử thần. Thần dữ dù có mưu mô đến cỡ nào, có tập trung các mãnh lực thù địch của thế gian nhiều đến mấy để chống phá Giáo Hội, chúng ta cũng không sợ. Chúa Phục Sinh không ngừng đến và nói với chúng ta: Đừng sợ! Chúa Thánh Thần là Tình Yêu của Chúa Phục Sinh đổi mới mọi sự trong ngoài chúng ta. Nhưng quan trọng hơn cả vẫn là “nội tâm con người”. Hãy cảnh giác đối với những kẻ nội thù là những sự dữ trong lòng chúng ta! Và đừng để cho “thần dữ” có chỗ trong lòng chúng ta! Hãy để cho Tình Yêu của Chúa Phục Sinh thanh tẩy và đổi mới mọi sự. Chúa Phục Sinh là “Niềm Hy vọng” của chúng ta.

"Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta". Khi phải vâng lời Thiên Chúa đến phục vụ anh chị em mình, các ngài sẵn sàng quên mình, hy sinh để bênh vực cho anh chị em được tự do tôn thờ Chúa, được sống trọn vẹn quyền làm người và làm con Chúa.

"Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta". Nhất là khi người đó lại là cáo già đội lốt cừu non đến cùng đoàn chiên, như Chúa Giêsu đã chỉ dạy trước. Trong công việc phụng thờ Chúa, phục vụ anh chị em của mình và giả như có bị đàn áp, bị bách hại, người vâng lời Thiên Chúa phục vụ luôn cảm thấy hân hoan tận cõi lòng. Vì thấy mình xứng đáng chịu sỉ nhục vì danh Chúa Giêsu, và không bao giờ cảm thấy mặc cảm, hèn nhát của người hùa theo sự dữ, để được yên thân, để hưởng những đặc quyền đặc lợi. Các Tông Đồ đã trở nên nhân chứng Tin mừng Phục sinh vì vâng lời Thiên Chúa.

"Chính anh em là chứng nhân về những điều này" (Lc 24,48). Khi hai môn đệ trở về từ Emmaus kể lại việc họ đã gặp Chúa sống lại và đã nhận ra Ngài lúc bẻ bánh và đang được mọi người nói cho hay Chúa cũng hiện ra với Simon thì bỗng nhiên Chúa xuất hiện, cắt ngang câu truyện của họ. Mọi người ngạc nhiên, sửng sốt và sợ hãi. Chúa khiển trách họ cứng lòng tin. Ngài cho họ xem các thương tích để minh chứng Ngài đã sống lại và đang sống bằng thân xác mà họ đã thấy khi họ theo Ngài. Cũng thân xác ấy đã chịu đóng đinh. Tuy nhiên sự bất ngờ quá sức họ chịu đựng và hiểu được. Ngài thấy rõ tình thế, cho nên ăn một mẩu cá nướng để họ vững tin hơn: Chính Ngài chứ không phải bóng ma. Cuối cùng thì họ vui mừng vì được gặp lại Thầy. Rồi Chúa Giêsu đã giải thích Kinh thánh và bẻ bánh để mở mắt cho các ông. Chúa Giêsu sai họ đi làm chứng "về những điều họ thấy tận mắt".

Tất cả các Tông đồ ra đi tuyên xưng mình chính là nhân chứng về cái chết và sống lại của Chúa trước đám đông. Vậy thì một nhóm người, quê mùa, dốt nát, nhát đảm, đóng kín cửa vì sợ, bỗng nhiên trở nên mạnh dạn, liều thân làm chứng Chúa đã phục sinh, không phải là dấu chỉ hay sao? Từ thái độ ẩn trốn, rút lui, lúc này họ bước ra công khai và can đảm đó không phải là một sự thay đổi lớn hay sao?

Vì vậy, chúng ta phải tin rằng ở Giêrusalem, hơn hai ngàn năm trước, đã xảy ra một phép lạ lớn lao, biến đổi các môn đồ Chúa Giêsu từ những người mà hội đồng Do thái tuyên bố là "không chữ nghĩa, thuộc tầng lớp cùng đinh" thành những con người can đảm và uyên bác. Họ bung ra rao giảng và ăn nói mạnh bạo, thông thái không kém các kinh sư, triết gia. Quyền năng họ nhận được ở "căn phòng trên lầu" thúc đẩy họ công bố sứ điệp biến đổi toàn thể loài người. Đức Giêsu đã chết, nay còn đang sống và ơn tha thứ được ban cho "mọi quốc gia".

Bằng lời nói, các ngài rao giảng mà không sợ bất cứ một áp lực hay một sự đe dọa nào. Mỗi khi rao giảng, các ngài thường hiên ngang tuyên bố: "Chúng tôi xin làm chứng". Dù đứng trước tòa án cấm đoán, dọa nạt, các ngài vẫn khẳng khái thưa: "Xin quí vị xét cho, phần chúng tôi, chúng tôi không thể không nói về những điều đã thấy, đã nghe".

Không những làm chứng bằng lời nói, các ngài còn làm chứng bằng việc làm, bằng chính đời sống của mình: sẵn sàng chịu vất vả, khổ cực, đòn vọt, tù ngục, và sẵn sàng chết vì Chúa Giêsu.

Sau 12 tông đồ, đã có biết bao lớp tông đồ khác, trải qua các thời đại, tiếp nối sự nghiệp loan báo Tin Mừng và làm chứng nhân cho Chúa Giêsu. Đến lượt chúng ta hôm nay, mỗi người cũng phải là một chứng nhân. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã nói: "Mỗi người giáo dân, trong bản chất, là một chứng nhân". Bởi vì khi chúng ta lãnh nhận phép rửa tội, nhất là phép thêm sức, là chúng ta đã được Chúa Kitô trao sứ mệnh làm chứng cho Chúa. Và tất cả chúng ta đã biết: cách thức làm chứng tốt nhất là đời sống tốt đẹp của chúng ta. Anh chị em nghĩ sao về câu nói: "Tôi đã đọc Tin Mừng, cuốn sách hay quá. Đức Giêsu là một vị đáng khâm phục. Nhưng tôi sẽ không bao giờ trở nên người tín hữu của ông ta, vì nhiều người Công giáo tôi gặp, họ không thực hiện bác ái Đức Kitô, họ không tuân giữ những điều Ngài dạy, và họ chỉ mang danh là Công giáo chứ không phải là người Công giáo thực sự". Chúng ta có vào số những người Công giáo đó không? Chúng ta có phải là một tông đồ, một chứng nhân cho Chúa không?
 
Chúa Giêsu chia sẻ với những ai đi theo Người
Jos. Tú Nạc, NMS
09:32 21/04/2010
Chúa Nhật Thứ 4 Phục Sinh – Năm C (Acts 13: 14, 43-52; Psalm 100; Revelation 7:9, 14-17; John 10: 27-30)

Tranh luận về tôn giáo không có gì là mới mẻ. Những ý tưởng mới và những vấn đề nóng bỏng xoi mói luôn được bảo đảm để khuấy lên những cuộc tranh luận sôi nổi cùng với phía tối tăm hơn của hồn phách con người.

Trong ý nghĩa này chúng ta chia sẻ với dân chúng ở thế kỷ thứ nhất được miêu tả bằng ngôn từ trong những trang của Tân Ước. Thánh Phao-lô và Barnabas đã điểm qua quá trình lịch sử cứu độ của Israel (nhiều đoạn đã bị lược bỏ) và công bố địa vị của Chúa Giê-su Đấng Cứu Thế bằng việc khắc họa chân dung Người như việc thực hiện và tổng kết trang lịch sử đó. Mặc dù một số người đã bị lôi cuốn và bộc lộ thông điệp của mình. Nó đã dấy lên sự tranh cãi trong số những người khác. Người ta không thích thay đổi, nhất là khi những ý tưởng được ấp ủ hoặc truyền thống bị thử thách. “Những người bảo vệ lòng trung thành” nhiệt tình hăng hái không dung nạp thái độ nhân bản của câu chuyện trong thời đại của chính chúng ta.

Những câu chuyện không thể đơn giản là vận dụng giá trị hiện hữu. Sự hiểu biết hiện tại của chúng ta đó là không có người nào hoặc nhóm người nào đã bị loại trừ khỏi kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa hoặc sự sống vĩnh hằng bị mất bởi không có sự hưởng ứng thông điệp Ki-tô giáo. Nhưng trong đoạn trích này và những hành vi tương tự trong Sách Tông đồ Công vụ tác giả Lu-ca có một lý thuyết thần học cố định đó là kiên quyết giữ vững lập trường thông qua công việc của mình: sự chối từ Chúa Giê-su Đấng Cứu Độ bởi người Do Thái và sự quay sang dân ngoại của Thánh Phao-lô – một làn sóng xung kích thần học vào thời điểm đó mặc dù đã được tiên báo trong Sách Isaiah. Thiên Chúa tiếp tục gửi chúng ta những thử thách và duy nhất mở tâm hồn và tâm trí có khả năng lãnh nhận thông điệp của Thiên Chúa, Những gì hôm nay bị khước từ có thể được chấp nhận ở ngày mai (như trường hợp của Thánh Phao-lô) và trong một hình thức hoàn toàn khác nhau. Thông điệp căn bản là để hân hoan với lòng nhân hậu và khoan dung từ Thiên Chúa.

Đó là tính chất phổ quát của thông điệp này của Thiên Chúa mà những hình thức cốt lõi về hình ảnh từ Sách Khải Huyền. Có vô vàn vô số dân chúng đang đứng trước ngai vàng của Thiên Chúa và họ đến từ mọi bộ tộc, quốc gia và mọi ngôn ngữ. Mạc dù ý định ban đầu cho một đối tượng dưới sự bức hại mạnh mẽ, thông điệp này còn quan trọng đến ngày hôm nay. Sự an bình, nơi nương náu và thỏa mãn đích thự duy nhất là sống trong Thiên Chúa – và những người trong tầm nhìn sẽ được thừa hưởng trạng thái này là những ai đã đến qua những đấu tranh của cuộc sống với đức tin của họ tương đối vẹn toàn và khát khao mong mỏi Thiên Chúa mãnh liệt hơn bao giờ hết. Chúng ta có thể và nên mong đợi đấu tranh, gian khổ, thất vọng trong cuộc sống nhưng cùng với chúng một ý thức chấp hành của sự nhận thức hân hoan mức độ yêu thương của Thiên Chúa dành cho chúng ta.

Bằng cách mở rộng và khá khó hiểu ẩn dụ mục tử nhân hiền, Chúa Giê-su khẳng định rằng có một sự ràng buộc tinh thần sâu sắc và vô hình giữa Người và những ai nghe và chấp nhận lời Người. Đức tin không phải là sự luyện tập khổ hạnh hoặc trí năng mà là sự tin tưởng uyên thâm và tuân thủ. Những ai đã được hòa hợp với thông điệp thiêng liêng thể hiện trong và qua Chúa Giê-su thì sẽ được lãnh nhận. Nó tuân theo một cách hợp lý có hệ thống mà đối với những ai có “tâm hồn chai đá” sẽ quay đi với thông điệp ấy. Nhưng điều này có thể là một mô hình khá hời hợt cho sự thay đổi về bản chất để chúng ta ý thức hơn về sự tương tác phức tạp của văn hóa, tâm lý, giáo dục và những nhân tố tác động khác hôm nay. Và một lần nữa, những ai không thể tự mình mang cho mình để đón nhận thông điệp này thì không hẳn bị chối bỏ vì Thiên Chúa không bao giờ từ bỏ chúng ta.

Chúa Giê-su nhấn mạnh rằng tất cả những điều này là có thể bởi vì Người với Đức Chúa Cha là một. Chúng ta phải hiểu những tình tiết này như một sự mô tả về những quan hệ - sự hiệp nhất và hài hòa của tâm trí, tâm hồn và nghị lực. Trong chương 14 của cùng một Tin Mừng, chúa Giê-su của Thánh Gio-an sẽ mờ nhạt mà vấn đề đưa ra thậm chí hơn nhiều bởi lời phát biểu rằng “Đức Chúa Cha cao trọng hơn Ta!” Nhưng điểm thiết yếu này là hiển nhiên: Chúa Giê-su chia sẻ tất cả những gì Người có với những ai sẵn sàng tin ở Người và bước theo Người. Sự sống đời đời, món quà của Chúa Thánh Thần và là mối quan hệ cá nhân sâu sắc với Thiên Chúa Đức Chúa Cha và Chúa Giê-su Con Một Thiên Chúa tất cả đều trông đợi chúng ta – không chỉ ở tương lai mà cả trong cuộc sống đời này nếu chúng ta lựa chọn. Và không có gì mãi mãi phân rẽ được chúng ta với Chúa Ki-tô.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
 
Chúa Giêsu chia sẻ với những ai đi theo người
Jos. Tú Nạc, NMS
09:34 21/04/2010
CHÚA GIÊ-SU CHIA SẺ VỚI NHỮNG AI ĐI THEO NGƯỜI

Chúa Nhật IV Phục Sinh – Năm C (Acts 13: 14, 43-52; Psalm 100; Revelation 7:9, 14-17; John 10: 27-30)

Tranh luận về tôn giáo không có gì là mới mẻ. Những ý tưởng mới và những vấn đề nóng bỏng xoi mói luôn được bảo đảm để khuấy lên những cuộc tranh luận sôi nổi cùng với phía tối tăm hơn của hồn phách con người.

Trong ý nghĩa này chúng ta chia sẻ với dân chúng ở thế kỷ thứ nhất được miêu tả bằng ngôn từ trong những trang của Tân Ước. Thánh Phao-lô và Barnabas đã điểm qua quá trình lịch sử cứu độ của Israel (nhiều đoạn đã bị lược bỏ) và công bố địa vị của Chúa Giê-su Đấng Cứu Thế bằng việc khắc họa chân dung Người như việc thực hiện và tổng kết trang lịch sử đó. Mặc dù một số người đã bị lôi cuốn và bộc lộ thông điệp của mình. Nó đã dấy lên sự tranh cãi trong số những người khác. Người ta không thích thay đổi, nhất là khi những ý tưởng được ấp ủ hoặc truyền thống bị thử thách. “Những người bảo vệ lòng trung thành” nhiệt tình hăng hái không dung nạp thái độ nhân bản của câu chuyện trong thời đại của chính chúng ta.

Những câu chuyện không thể đơn giản là vận dụng giá trị hiện hữu. Sự hiểu biết hiện tại của chúng ta đó là không có người nào hoặc nhóm người nào đã bị loại trừ khỏi kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa hoặc sự sống vĩnh hằng bị mất bởi không có sự hưởng ứng thông điệp Ki-tô giáo. Nhưng trong đoạn trích này và những hành vi tương tự trong Sách Tông đồ Công vụ tác giả Lu-ca có một lý thuyết thần học cố định đó là kiên quyết giữ vững lập trường thông qua công việc của mình: sự chối từ Chúa Giê-su Đấng Cứu Độ bởi người Do Thái và sự quay sang dân ngoại của Thánh Phao-lô – một làn sóng xung kích thần học vào thời điểm đó mặc dù đã được tiên báo trong Sách Isaiah. Thiên Chúa tiếp tục gửi chúng ta những thử thách và duy nhất mở tâm hồn và tâm trí có khả năng lãnh nhận thông điệp của Thiên Chúa, Những gì hôm nay bị khước từ có thể được chấp nhận ở ngày mai (như trường hợp của Thánh Phao-lô) và trong một hình thức hoàn toàn khác nhau. Thông điệp căn bản là để hân hoan với lòng nhân hậu và khoan dung từ Thiên Chúa.

Đó là tính chất phổ quát của thông điệp này của Thiên Chúa mà những hình thức cốt lõi về hình ảnh từ Sách Khải Huyền. Có vô vàn vô số dân chúng đang đứng trước ngai vàng của Thiên Chúa và họ đến từ mọi bộ tộc, quốc gia và mọi ngôn ngữ. Mạc dù ý định ban đầu cho một đối tượng dưới sự bức hại mạnh mẽ, thông điệp này còn quan trọng đến ngày hôm nay. Sự an bình, nơi nương náu và thỏa mãn đích thự duy nhất là sống trong Thiên Chúa – và những người trong tầm nhìn sẽ được thừa hưởng trạng thái này là những ai đã đến qua những đấu tranh của cuộc sống với đức tin của họ tương đối vẹn toàn và khát khao mong mỏi Thiên Chúa mãnh liệt hơn bao giờ hết. Chúng ta có thể và nên mong đợi đấu tranh, gian khổ, thất vọng trong cuộc sống nhưng cùng với chúng một ý thức chấp hành của sự nhận thức hân hoan mức độ yêu thương của Thiên Chúa dành cho chúng ta.

Bằng cách mở rộng và khá khó hiểu ẩn dụ mục tử nhân hiền, Chúa Giê-su khẳng định rằng có một sự ràng buộc tinh thần sâu sắc và vô hình giữa Người và những ai nghe và chấp nhận lời Người. Đức tin không phải là sự luyện tập khổ hạnh hoặc trí năng mà là sự tin tưởng uyên thâm và tuân thủ. Những ai đã được hòa hợp với thông điệp thiêng liêng thể hiện trong và qua Chúa Giê-su thì sẽ được lãnh nhận. Nó tuân theo một cách hợp lý có hệ thống mà đối với những ai có “tâm hồn chai đá” sẽ quay đi với thông điệp ấy. Nhưng điều này có thể là một mô hình khá hời hợt cho sự thay đổi về bản chất để chúng ta ý thức hơn về sự tương tác phức tạp của văn hóa, tâm lý, giáo dục và những nhân tố tác động khác hôm nay. Và một lần nữa, những ai không thể tự mình mang cho mình để đón nhận thông điệp này thì không hẳn bị chối bỏ vì Thiên Chúa không bao giờ từ bỏ chúng ta.

Chúa Giê-su nhấn mạnh rằng tất cả những điều này là có thể bởi vì Người với Đức Chúa Cha là một. Chúng ta phải hiểu những tình tiết này như một sự mô tả về những quan hệ - sự hiệp nhất và hài hòa của tâm trí, tâm hồn và nghị lực. Trong chương 14 của cùng một Tin Mừng, chúa Giê-su của Thánh Gio-an sẽ mờ nhạt mà vấn đề đưa ra thậm chí hơn nhiều bởi lời phát biểu rằng “Đức Chúa Cha cao trọng hơn Ta!” Nhưng điểm thiết yếu này là hiển nhiên: Chúa Giê-su chia sẻ tất cả những gì Người có với những ai sẵn sàng tin ở Người và bước theo Người. Sự sống đời đời, món quà của Chúa Thánh Thần và là mối quan hệ cá nhân sâu sắc với Thiên Chúa Đức Chúa Cha và Chúa Giê-su Con Một Thiên Chúa tất cả đều trông đợi chúng ta – không chỉ ở tương lai mà cả trong cuộc sống đời này nếu chúng ta lựa chọn. Và không có gì mãi mãi phân rẽ được chúng ta với Chúa Ki-tô.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
 
Tại sao “Học hỏi về Giáo hội như Mầu nhiệm, Hiệp thông, Sứ vụ”?
Lm. Antôn Nguyễn Mạnh Đông
15:29 21/04/2010
Tại sao “Học hỏi về Giáo hội như Mầu nhiệm, Hiệp thông, Sứ vụ”?

Tôi đã đọc “Thư Hội đồng giám mục Việt Nam gửi cộng đồng dân Chúa công bố Năm Thánh 2010”, trong số 3 có nói rằng: “Năm Thánh 2010 là cơ hội thuận lợi cho chúng ta học hỏi về Giáo Hội mầu nhiệm, hiệp thông, sứ vụ”. Rồi trong “Nội quy Năm Thánh 2010” đăng trong báo Hiệp thông số 52, cũng của Hội đồng giám mục, trong phần II cử hành Năm Thánh 2010, nói rằng: “Hội đồng giám mục Việt Nam ‘quyết tâm cùng nhau làm mới hình ảnh Giáo Hội tại Việt Nam’, và chọn chủ đề của Năm thánh 2010 là:Giáo Hội tại Việt Nam: Mầu nhiệm – Hiệp thông – Sứ vụChủ đề này được triển khai theo 3 chủ điểm lớn sau đây: Giáo hội mầu nhiệm – giáo hội hiệp thông – giáo hội sứ vụ”. Một “tiểu ban” sẽ soạn thảo các tài liệu học hỏi và cử hành Năm thánh theo 3 chiều kích, hay 3 lãnh vực mục vụ (giáo hội mầu nhiệm, giáo hội hiệp thông, giáo hội sứ vụ)… Điều làm tôi vui mừng chính là được “học hỏi về giáo hội” và “cùng nhau làm mới hình ảnh giáo hội tại Việt Nam”, theo 3 chủ điểm hay 3 chiều kích: mầu nhiệm, hiệp thông, sứ vụ. Tôi có dịp hỏi một số linh mục già cũng như trẻ, một số tu sĩ, và giáo lý viên rằng có biết tại sao mà HĐGM chọn lựa học hỏi về giáo hội theo 3 chiều kích kể trên không? Tất cả đều trả lời là chẳng có thắc mắc tại sao, mà thấy các ngài nêu ra thì cứ việc học hỏi thôi. Còn tôi, tôi đọc hết Đề cương và các bài viết trong báo Hiệp thông cho tới nay chủ ý tìm xem HĐGM có nói tại sao đã chọn để học hỏi giáo hội theo mô hình đó không, mà chỉ thấy trong Nội quy, (phần I. Ý nghĩa và mục đích), nêu ra quyết tâm “làm mới hình ảnh gia đình giáo hội tại Việt Nam theo hình mẫu mà công đồng Vatican II 1965 đã phác hoạ: giáo hội hiệp thông, giáo hội tham gia, giáo hội vì loài người”, nên tôi cũng không rõ lý do các ngài đã chọn lựa. Nhưng riêng tôi, tôi rất tâm đắc, và nhận thấy chọn lựa của HĐGM rất chính đáng, hữu ích và còn cần thiết cho giáo hội Việt Nam hôm nay, bởi vì tôi may mắn có được tài liệu của Thượng hội đồng giám mục đặc biệt 1985, THĐGM này được gọi là đặc biệt vì để kỷ niệm 20 năm bế mạc Công đồng Vatican II, do Đức Gioan Phaolô II triệu tập, cùng với 118 Nghị phụ đại diện các HĐGM, nhằm “trao đổi và đào sâu các kinh nghiệm và các kiến thức để áp dụng công đồng”, cũng như “góp phần vào việc thực thi công đồng cách trung thực và đầy đủ trong đời sống giáo hội”. THĐGM đặc biệt này không phổ biến tài liệu dưới hình thức Tông huấn, như các THĐGM khác, mà chỉ phát hành một tập tài liệu gồm báo cáo của Đức Hồng y Garrone và Đức Hồng y Danneels. Hôm nay, sau 25 năm, đọc lại tài liệu ấy, tôi thấy như HĐGMVN đang muốn cùng với Dân Chúa làm lại kinh nghiệm của các nghị phụ của THĐGM đặc biệt. Các nghị phụ này hầu hết đã tham dự Công đồng, khi về gặp lại nhau sau 20 năm đem áp dụng những đổi mới của Công đồng, đã góp ý cho nhau những nhận xét và kinh nghiệm sâu sắc, mà ngày nay tôi nghĩ rằng có nhiều người chưa biết đến, nếu biết sẽ hiểu giáo hội sâu hơn và thực thi giáo huấn của Công đồng tích cực hơn.Quả vậy, trong tài liệu của THĐGM đặc biệt, các nghị phụ đã cho biết một số điều cốt yếu sau đây:1. Khi bắt đầu họp Công đồng Vatican II, các nghị phụ đã đưa ra quá nhiều lược đồ, sau các ngài mới nhất trí “tập trung vào 3 chiều kích là: Chúa Kitô, Giáo hội, và thế giới”.

2. Từ 3 chiều kích đó, các nghị phụ “đặt Chúa Giêsu Kitô là nền tảng và trung tâm của tất cả các tài liệu Công đồng” (quy Kitô), và chọn “Giáo hội là đề tài trung tâm của Công đồng … Giáo hội vâng lời Thiên Chúa cử hành các mầu nhiệm Chúa Kitô cho thế giới được cứu độ”, đây chính là sứ vụ của Giáo hội.

3. Khi bàn về đề tài trung tâm là Giáo hội, Đức Hồng y Garrone báo cáo rằng các nghị phụ Công đồng đã làm một việc đặc biệt là “đảo ngược viễn tượng có tính cách cơ bản, làm người ta phải nhìn Giáo hội như một toàn bộ trước khi nhìn Giáo hội trong chi tiết của các yếu tố cấu thành”, nghĩa là các ngài đã không theo cái nhìn cơ bản mà thần học cổ điển quen trình bày về Giáo hội như: trước hết là định nghĩa, nguồn gốc, rồi đến các đặc tính, tổ chức, các thánh thông công … nhưng các ngài đã chọn lựa để bàn ngay đến Giáo hội là mầu nhiệm, là hiệp thông, là sứ vụ. Sự đảo ngược này tránh cho mọi người có cái nhìn bị phân tán vào các chi tiết cấu thành nhưng có một cái nhìn tổng hợp và hữu cơ về Giáo hội: tổng hợp là bao gồm được nhiều thành phần có quan hệ chặt chẽ với nhau làm thành một tổng thể; còn hữu cơ, không phải là đối nghịch với vô cơ, mà là có quan hệ không thể tách rời nhau để tồn tại hoặc hoạt động, như trong một cơ thể vậy. “Nhờ thế, người ta có thể trả lại cho mỗi yếu tố, chức năng chính xác của nó trong một viễn tượng toàn diện và dưới ánh sáng của một cứu cánh chung. Nhờ vậy mỗi cơ quan tìm lại được ý nghĩa đích thực của mình, chẳng hạn mọi quyền bính đều mang tính cách một phục vụ”.

4. Ý muốn của công đồng là như thế, nhưng sau công đồng 20 năm, THĐGM đặc biệt đã nhất trí rằng “khái niệm Giáo hội như mầu nhiệm, tỏ ra khó hiểu đối với nhiều Kitô hữu”, và “ý niệm Giáo hội – Hiệp thông đã không thấm nhập vào dân Kitô giáo”, dù công đồng nhận thấy “ý tưởng hiệp thông đã trở thành giá trị tối hậu”, và Công đồng đã “lấy khái niệm Giáo hội Hiệp thông làm khái niệm căn bản cho công trình học hỏi của mình”.

5. Vì thế, các nghị phụ của THĐGM đặc biệt chọn chủ đề trung tâm là: “Giáo hội lắng nghe Lời Chúa, cử hành các mầu nhiệm của Chúa Kitô để thế giới được cứu độ”. Và từ chủ đề trung tâm này các ngài rút ra 4 đề tài để khai triển:

1. Mầu nhiệm của Giáo hội là gì?

2. Nguồn mạch sống của Giáo hội là Lời Chúa trong Thánh Kinh và Thánh Truyền.

3. Giáo hội là “hiệp thông” như thế nào?

4. Sứ vụ của Giáo hội hôm nay là gì?

Các ngài muốn “đào sâu sự hiểu biết về Công đồng – cả văn tự lẫn tinh thần – để đi tới chỗ thực hiện Công đồng cách trung thực và đầy đủ trong đời sống Giáo hội”.

1. Để giúp Dân Chúa nắm bắt được ý nghĩa toàn vẹn hay toàn diện (sens integral) của các chủ đề trên, các nghị phụ đã khai triển mỗi chủ đề một cách ngắn gọn, súc tích như sau:

2. Mầu nhiệm của Giáo hội là gì? “Tất cả sự quan trọng của Giáo hội bắt nguồn từ mối quan hệ giữa Giáo hội và Chúa Kitô, một Chúa Kitô là Thiên Chúa làm người”. Từ mối quan hệ này mà Giáo hội được Công đồng “mô tả như Dân Thiên Chúa, Thân Mình Chúa Kitô, Hôn thê của Chúa Kitô, Đền thờ của Chúa Thánh Thần, Gia đình của Thiên Chúa”. Đó là “mầu nhiệm Giáo hội trong Chúa Kitô”. “Giáo hội được coi là dấu chỉ và dụng cụ của sự thánh thiện”. Tuy nhiên, “Giáo hội vẫn còn là Giáo hội mang trong lòng những người tội lỗi. Giáo hội thánh nhưng vẫn phải được thanh luyện”.

3. Giáo hội là hiệp thông như thế nào? “Chữ hiệp thông phức tạp, nó có nghĩa gì? Cơ bản đó là hiệp thông với Thiên Chúa, nhờ Chúa Giêsu, trong Chúa Thánh Thần. Sự hiệp thông đó được thực hiện trong Lời Chúa và trong các nhiệm tích”. Sự hiệp thông này có “tính hiệp nhất và tính đa dạng” nghĩa là “Giáo hội duy nhất và phổ quát lại thật sự hiện diện trong mọi Giáo hội địa phương”, “chính nhờ và trong các Giáo hội địa phương mà có một Giáo hội công giáo duy nhất”. Mọi thành phần trong Giáo hội duy nhất đó, từ Đức Giáo hoàng đến các giám mục, các hội đồng giám mục, các linh mục, tu sĩ, giáo dân nam nữ già trẻ … hiệp thông với nhau bằng việc tham gia và đồng trách nhiệm, và còn phải hiệp thông đại kết với các cộng đồng ngoài công giáo nữa.

4. Sứ vụ của Giáo hội trong thế giới là gì? Tự bản chất thâm sâu, Giáo hội là mầu nhiệm, là hiệp thông với Thiên Chúa và với mọi thành phần trong Giáo hội; Giáo hội còn được sai tới thế giới để đối thoại với thế giới và tìm cách cứu độ thế giới, một thế giới mà các nghị phụ thấy sau công đồng 20 năm, đã “gia tăng các nạn đói kém, áp bức bất công và chiến tranh, nạn tra tấn, nạn bạo hành, và đủ mọi hình thức bạo động khác”. Giáo hội địa phương phải hội nhập văn hoá, đối thoại với các tôn giáo ngoài Kitô giáo và với cả những người không tin. Đặc biệt THĐ 1985 nhắc lại thái độ của công đồng là: “vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng phải là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô”, và còn quyết tâm “chọn lựa dành ưu tiên cho những người nghèo và việc thăng tiến con người”. Các ngài mong muốn Giáo hội “ý thức hơn về sứ vụ của mình nhằm phục vụ người nghèo, kẻ bị áp bức, những người sống bên lề”. Các ngài nhấn mạnh rằng: “ngoài cái nghèo vật chất, còn có sự thiếu tự do và các của cải thiêng liêng mà người ta có thể coi như một hình thức của nghèo khổ. Sự thiếu thốn đó đặc biệt nghiêm trọng khi tự do tôn giáo bị sức mạnh tiêu diệt. Một cách tiên tri, Giáo hội phải tố cáo mọi hình thức nghèo khó và áp bức, bênh vực và cổ cõ ở mọi nơi các quyền cơ bản và bất khả tước đoạt của con người”. Và “Thượng hội đồng tỏ bày sự hiệp thông với các anh chị em đang bị bắt bớ vì đức tin hay vì cổ võ cho công lý. THĐ dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện cho họ”.

Những điều cốt yếu tóm lại ở trên cho thấy rằng để việc đào sâu ý nghĩa về Giáo hội, và để có thể thi hành giáo huấn của Công đồng cách thiết thực, đầy đủ hơn trong đời sống Kitô hữu, THĐ đặc biệt đã triển khai mô hình Giáo hội là mầu nhiệm, là hiệp thông, là sứ vụ, nhằm làm cho Giáo hội có được một ý nghĩa toàn vẹn hay toàn diện hơn, từ đó có thể có cái nhìn tổng hợp và hữu cơ về Giáo hội, và cũng nhờ đó giúp cho mọi thành phần trong Giáo hội hiểu sâu xa và đầy đủ hơn căn tính toàn vẹn của mình.

Ba năm sau, năm 1986, tông huấn “về ơn gọi và sứ mạng của giáo dân trong Giáo hội và thế giới”, đã theo mô hình trên, để khai triển ơn gọi và sứ mạng đó trong 3 chương đầu:· Chương 1: Phẩm giá của giáo dân trong giáo hội – Mầu nhiệm.· Chương 2: Sự tham gia của giáo dân vào đời sống giáo hội – Hiệp thông.· Chương 3: Tinh thần đồng trách nhiệm trong giáo hội – Sứ vụ.

Rồi năm 1992 Tông huấn Đào tạo linh mục cũng theo cách tổng hợp của Công đồng, để đặt chức linh mục trong mô hình giáo hội như mầu nhiệm, Hiệp thông, Sứ vụ, để từ đó tìm ra căn tính, bản chất, và linh đạo của linh mục.Sau đó năm 1996, tông huấn đời thánh hiến có 3 chương thì:

· Chương đầu: trình bày “Đời thánh hiến trong mầu nhiệm của giáo hội”.· Chương 2: nói về Đời thánh hiến dấu chỉ hiệp – thông trong giáo hội.· Chương 3: bàn về những người được thánh hiến cho sứ vụ truyền giáo.Đó là công việc mà giáo hội toàn cầu đã làm. Đặc biệt ở Á châu, năm 1999 THĐGM Á châu cũng đã theo mô hình trên để đào sâu ý nghĩa về Giáo hội và cố gắng suy tư tìm tòi nhằm làm cho giáo hội đổi mới cách hiện diện tại Á châu, giúp cho việc Phúc âm hoá Á châu được hữu hiệu. Hơn nữa, liên HĐGM Á châu còn dấn thân tích cực để suy tư và đề xuất nhiều sáng kiến góp phần làm cho bộ mặt Giáo hội tại Á châu có thể hấp dẫn dân tộc Á châu hơn, chẳng hạn như Giáo hội phải hiệp thông trong nội bộ, phải đối thoại với các tôn giáo bạn, phải ưu tiên lo thăng tiến phẩm giá con người nhất là người nghèo bị đàn áp bóc lột, phải hội nhập văn hoá, và sống đời chứng nhân …Như vậy, sau 20 năm công đồng Vatican II, các nghị phụ của THĐGM đặc biệt thấy rằng chủ đề Giáo hội là mầu nhiệm, hiệp thông, sứ vụ chưa được dân Kitô giáo hiểu và đem áp dụng, nên các ngài đã góp ý để hiểu sâu hơn mà đem áp dụng vào đời sống, rồi các THĐGM theo sau cũng như liên HĐGM Á châu tiếp tục đào sâu và tìm cách thực thi trong đời sống. Và năm nay 2010, sau 25 năm THĐGM đặc biệt, Giáo hội tại Việt Nam đã chọn chủ đề trên, để học hỏi và trả lời câu hỏi “Hỡi Giáo hội tại Việt Nam, hãy nói xem mình là ai?” (xem đề cương), và để “quyết tâm làm mới hình ảnh gia đình Giáo hội tại Việt Nam” (xem nội quy). Có người cho là muộn, nhưng muộn còn hơn không (Better late than never), bởi vì có một ký giả hỏi Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI là có cần một Vatican III không, thì Ngài trả lời: “Tôi thiết tưởng chuyện đó không xảy ra trong tương lai gần … còn lâu chúng ta mới thực hiện được hết những điều của công đồng Vatican II” (xem Muối cho đời trang 253). Và Giáo hội tại Việt Nam hoan hỉ vui mừng vì tất cả đang bắt tay vào việc đổi mới Giáo hội nhờ dịp Năm thánh này. Muộn còn hơn không, tuy nhiên lại có lợi nữa là được hưởng những kinh nghiệm rất quý giá của THĐ đặc biệt, của Tông huấn về Giáo hội tại Á châu, nhất là những thử nghiệm của Liên HĐGM Á châu để cố gắng làm mới bộ mặt của Giáo hội tại Á châu. Giáo hội tại Việt Nam chỉ việc tận dụng những trải nghiệm đó để đi một bước nữa là áp dụng cho thích nghi với bối cảnh Việt Nam, giúp cho giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân hiểu và sống theo mô hình Giáo hội mầu nhiệm, hiệp thông, và sứ vụ một cách trọn vẹn hơn. II. Hy Vọng:

Vui mừng vì HĐGMVN đã chọn chủ đề Giáo hội mầu nhiệm, hiệp thông, sứ vụ, đã soạn Đề cương để học hỏi, soạn Nội quy để tổ chức Đại hội dân Chúa trao đổi góp ý, có ban thư ký đại hội soạn thảo văn kiện “thành bản chỉ dẫn thực hiện chương trình mục vụ tương lai” (Nội quy còn lưu ý: cần tránh dừng lại ở những cách nói mang tính đại cương hoặc chỉ cổ võ). “Sau đại hội, HĐGM sẽ xác định thể thức và thời điểm toàn thể GHCG Việt Nam thi hành những quyết định được ghi trong văn kiện sau đại hội”. Công việc chuẩn bị thật chu đáo. Đó là lý do chính đáng để mọi người càng vui mừng và hy vọng. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, chúng ta đã và đang “trải qua những cuộc bể dâu” mà ai cũng biết, như vụ Toà khâm sứ Hà Nội và đất của giáo xứ Thái Hà (Hà Nội) bỗng nhiên biến thành công viên cây xanh. Việc này được toàn bộ Tổng giáo phận Hà Nội từ Đức tổng giám mục, các giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân, đều hiệp thông với nhau cách cụ thể bằng cầu nguyện, thăm viếng, an ủi. Ngoài ra còn có 2 giám mục ở tổng giáo tỉnh Huế là Đức cha giáo phận Vinh và Đức cha giáo phận Kontum cũng có thư hiệp thông, Đức cha giáo phận Vinh còn nói rõ: “việc của Thái Hà, cũng là việc của Vinh”. Và Dòng Chúa Cứu Thế ở Sài Gòn cũng tổ chức cầu nguyện tỏ tình hiệp thông. Còn các nơi khác thì không lên tiếng gì. Rồi đến vụ nền nhà thờ giáo xứ Tam Toà ở Quảng Bình bị chiếm, Đức hha giáo phận Vinh có hiệp thông; vụ trường học ở giáo xứ Loan Lý Huế bị mất, Đức cha giáo phận Huế có hiệp thông. Ơ Sài Gòn, một khu nhà đất của các nữ tu Bác ái Vinhsơn bị lấy mất, các vị chủ chăn Sài Gòn không lên tiếng. Ở Vĩnh Long, trường cô nhi của các nữ tu dòng thánh Phaolô cũng biến thành công viên cây xanh, nhưng lại được Đức giám mục Vĩnh Long lên tiếng, và có người can ngài rằng “lên tiếng chẳng ăn thua gì đâu” thì ngài nói là “biết rằng không ăn thua gì, nhưng cứ phải nói lên sự thật cho mọi người biết”. Còn khu Giáo hoàng học viện ở Đà Lạt cũng được biến thành công viên, nhưng Đức giám mục Đà Lạt biết và không lên tiếng… Trước những “cuộc bể dâu” như vậy, văn phòng HĐGM Việt Nam có thông báo cho biết có nhiều người tỏ ra bức xúc vì không thấy HĐGM lên tiếng, nên văn phòng cho biết rằng về vụ đất đai thì Đức cha chủ tịch HĐGM đã có lên tiếng trong một bức thư rồi. Văn phòng không đả động
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:46 21/04/2010
BÁT QUÁI

N2T


Phục Hy Thị cho rằng trạng thái vũ trụ buổi ban đầu là thái cực, từ thái cực sinh ra âm dương lưỡng nghi, lưỡng nghi phát sinh ra tứ tượng là thái dương, thái âm, thiếu dương, thiếu âm; tứ tượng sinh ra bát quái là càn, khôn, chấn, tốn, khảm, li, cấn, đoài. Tương ứng tượng trưng tám loại cấu thành nguyên tố căn bản của vạn sự vạn vật là trời, đất, sấm, gió, nước, lửa, núi, trạch.

Đến thập kỷ tám mươi, các nhà báo truyền thông của Hương Cảng vì để tăng gia số lượng tiêu thụ, nên bắt chước các báo ở Âu Mỹ đăng các hình khỏa thân, nhưng rồi sau đó lại sợ độc giả không thích, nên lấy hình bát quái đồ che lấp các bộ vị nhạy cảm trên các hình khỏa thân.

Từ đó về sau, hình bát quái lại có liên quan trên các biên lề tin tức nghiêm túc, biến thành tên gọi “biên lề tin tức” đương đại.

(Chuyện ngày xưa, suy tư ngày nay)

Suy tư:

Vũ trụ vạn vật là do Thiên Chúa tạo dựng, tìm kiếm những điều kỳ diệu trong vũ trụ là do con người với trí óc khôn ngoan mà Thiên Chúa ban cho, bởi vì khi tạo dựng con người, Thiên Chúa đã nói với họ: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất...” (Stk 1, 28)

Bát quái đồ là một môn khoa học mà Phục Hy đã dùng trí thông minh của mình tìm ra, và từ đó luận đoán được những vận hành trong vũ trụ, giúp ích cho cuộc sống của con người, đó là khoa học. Khoa học có thể tìm ra sự vận hành của vũ trụ, thì khoa học cũng có thể tìm ra nguyên nhân khởi đầu của vũ trụ, đó chính là Thiên Chúa toàn năng, Ngài là khởi đầu và chung cuộc, là An-pha và O-mê-ga, là căn nguyên và cùng tận.

Bát quái đồ là biểu tượng khoa học và tín ngưỡng đông phương, nhưng đã bị những nhà báo hiện đại ham lợi nhuận lợi dụng bôi bác.

Đức tin và khoa học không hề đối chọi nhau, bởi vì đức tin thuộc về Thiên Chúa và khoa học thuộc về con người, mà nhà khoa học chân chính thì lương tâm luôn trong sáng để nhận ra Thiên Chúa đang hiện diện trong công trình nghiên cứu của mình.

-------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:47 21/04/2010
N2T


34. Không có gì có thể làm cho người ta phát sinh và bảo tồn tình yêu của Thiên Chúa cho bằng Thánh Giá.

(Thánh Ignatius)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:49 21/04/2010
N2T


424. Sáng tạo cái mới không thể không có chế độ nhận định, bằng không thì sẽ làm hại người khác hoặc bản thân mình.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha khích lệ dân nước Mata đừng sợ hãi duy trì căn tính và nền văn hóa kitô ngàn đời
Linh Tiến Khải
08:55 21/04/2010
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI mời gọi tín hữu Malta đừng sợ hãi duy trì căn tính và nền văn hóa kitô ngàn đời của họ, trước nền văn hóa thăng tiến các tư tưởng và các giá trị đối nghịch với Tin Mừng của Chúa Kitô, được các phương tiên truyền thông và áp lực của các nhóm thù nghịch với đức tin kitô mạnh mẽ ủng hộ.

Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi gặp gỡ dành cho gần 40.000 bạn trẻ và tín hữu tại Waterfront trên hải cảng La Valletta của thủ đô Malta chiều Chúa Nhật 18-4-2010.

Chương trình gặp gỡ bị trễ gần một giờ. Hàng ngàn tín hữu đứng chờ Đức Thánh Cha hai bên đường dẫn tới bến cảng Kalkara có con tầu chở khách du lịch mầu trắng mang tên ”Thánh Phaolô” đợi Đức Thánh Cha và đoàn tùy tùng. Đoạn cuối cùng của đường dẫn lên tầu có trải một tấm thảm đỏ rất đẹp. 150 thuyền đánh cá gắn động cơ và hàng chục thuyền có người chèo, cùng với 3 tầu tuần hải đã tháp tùng con tầu chở Đức Thánh Cha sang bến cảng La Valletta. Các tầu tháp tùng kéo còi inh ỏi, trong khi trên pháo đài của bến cảng La Valletta 8 khẩu đại bác cổ xưa bắn chào mừng Đức Thánh Cha.

Đức Thánh Cha ngồi trên boong tầu có 10 thanh niên thiếu nữ đại diện cho giới trẻ vây quanh. Thỉnh thoảng Linh Mục tuyên úy và các Giám Mục giải thích cho Đức Thánh Cha các dinh thự và di tích lịch sử nhìn từ eo biển. Khi tầu tới gần Waterfront Đức Thánh Cha đứng lên ra bao lơn vẫy tay chào giới trẻ. Họ reo vui vẫy cờ Tòa Thánh, cờ Malta và khăn quàng hai mầu vàng trắng chào Đức Thánh Cha và đoàn tùy tùng.

Cuộc gặp gỡ đã diễn ra dưới hình thức buổi cử hành phụng vụ Lời Chúa, xen kẽ với các bài thánh ca và chứng từ về cuộc sống Kitô của một chủng sinh, một công nhân, một cựu tù nhân và một cặp bạn trẻ đính hôn.

Ngỏ lời chào mừng Đức Thánh Cha, Đức Cha Mario Grech, Giám Mục Gozo, nói lên niềm vui của giới trẻ, kho tàng qúy báu vô giá của hiện tại và tương lai Malta. Tuy là quốc gia có nền văn hóa Kitô sâu đậm, nhưng ngày nay gia tài đức tin không còn là điều tự động được truyền lại từ đời này sang đời khác nữa, mà đã trở thành sự lựa chọn cá nhân. Khuynh hướng coi tôn giáo như là một tâm tình tốt đẹp ngày càng gia tăng, chứ nó không còn là một dấn thân nội tâm và luân lý đạo đức hướng dẫn con người trở thành tốt lành hơn trong tương quan với Thiên Chúa và tha nhân nữa. Tuy nhiên, người trẻ Malta vẫn có thái độ sống lành mạnh như người thanh niên giầu trong Phúc Âm, và họ cần được hỗ trợ và khích lệ để sống đức tin như là một lựa chọn chứ không phải là một tôn giáo trống rỗng, một yếu tố văn hóa hay truyền thống. Dưới áp lực của nền văn hóa duy vật hệ thống kinh tế ngày nay, có bạn trẻ thôi lựa chọn điều dẫn tới kho tàng trên quê trời, hay có các ảo tưởng tự do và độc lập, không để cho Thiên Chúa tuôn đổ tính yêu của Ngài vào tâm trí và cuộc sống của họ nữa, hoặc chay theo các thầy dậy khác để bị phản bội. Đức Cha Grech nói: Thưa Đức Thánh Cha, mặc dầu có những người tìm cách nhổ tận gốc rễ sự tin tưởng của chúng con nơi Đức Thánh Cha, nhưng chúng con xác tín rằng Đức Thánh Cha có lời sự sống, vì Đức Thánh Cha đem chúng con tới đối diện với Ngôi Lời nhập thể là Chúa Giêsu Kitô.

Ngỏ lời với các bạn trẻ Đức Thánh Cha đã lấy cuộc đời thánh Phaolô làm thí dụ và mời gọi họ ”Đừng sợ hãi!” nhưng phải luôn can đảm kiên trì làm chứng cho Chúa Kitô và các giá trị Tin Mừng, sống bác ái yêu thương, đặc biệt với những người nghèo nàn ốm yếu bệnh tật và bị gạt bỏ ngoài lề xã hội. Ngài nói:

Với tất cả những ai trong các con muốn theo Chúa Kitô, như vợ chồng, cha mẹ, linh mục, tu sĩ hay giáo dân trung thành đem Tin Mừng của Chúa tới cho thế giới, cha nói: ”Đừng sợ hãi!” Chắc chắn các con sẽ gặp sự chống đối sứ điệp Tin Mừng. Nền văn hóa ngày nay, cũng như mọi nền văn hóa, thăng tiến các tư tưởng và giá trị đôi khi trái nghịch với các tư tưởng và giá trị được Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta sống và rao giảng. Thường khi chúng được trình bầy với sức mạnh thuyết phục lớn, và được củng cố bởi các phương tiện truyền thông và áp lực xã hội từ các nhóm thù nghịch với đức tin Kitô. Khi còn trẻ người ta dễ bị ấn tượng và ảnh hưởng bởi các bạn bè cùng trang lứa để chấp nhận các tư tưởng và giá trị mà chúng ta biết là Chúa thực sự không muốn chúng ta chấp nhận. Vì thế tại sao cha nói: Các con đưng sợ!, nhưng hãy vui mừng vì tình yêu của Chúa đối với các con; hãy tin tưởng nơi Ngài, hãy đáp trả lại tiếng Ngài mời gọi trở thành môn đệ, hãy tìm lương thực và sự trợ giúp thiêng liêng nơi các bí tích của Giáo Hội.

Trước đó Đức Thánh Cha đã nói đến kinh nghiệm đổi đời của Thánh Phaolô. Khi còn trẻ, thánh nhân đã là người ”bách hại Giáo Hội Chúa một cách tàn khốc và tìm cách tiêu diệt Giáo Hội”, như chính thánh nhân tự thú trong thư gửi tín hữu Galát (Gl 1,13). Nhưng sau khi đã gặp Chúa Kitô trên đường đến thành Damasco, cuộc sống của người đã hoàn toàn được biến đổi. Thù hận và giận dữ hoàn toàn bị tình yêu của Chúa Kitô xóa bỏ, và trong suốt cuộc đời còn lại thánh Phaolô đã chỉ ước mong loan báo tình yêu ấy cho tới tận cùng bờ cõi trái đất. Tuy thánh nhân thường nghiêm nghị trong các bút tích của người, nhưng chúng chứa đựng sứ điệp của tình yêu thương. Thiên Chúa yêu thương từng người trong chúng ta một cách sâu đậm và mạnh mẽ không thể tưởng tượng được. Ngài hiểu biết chúng ta và biết rõ mọi khả năng và lỗi lầm của chúng ta. Và bởi vì Ngài yêu thương chúng ta đến thế, nên Ngài ước mong thanh tẩy chúng ta khỏi các lỗi lầm và củng có các nhân đức của chúng ta, để chúng ta có được sự sống dồi dào. Chúa thách thức chúng ta, khi Ngài thấy có cái gì không đẹp lòng Ngài trong cuộc sống chúng ta, Ngài không khước từ chúng ta nhưng xin chúng ta thay đổi và trở nên hoàn thiện. Đó đã là điều Chúa xin thánh Phaolô trên đường đến thành Damasco. Thiên Chúa không khước từ ai hết. Và Giáo Hôi không khước từ ai hết. Nhưng trong tình yêu thương lớn lao của Ngài Thiên Chúa thách thức từng người trong chúng ta thay đổi và trở nên hoàn thiện hơn.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha ca ngợi đất nước Malta như sau:

Tại Malta này các con sống trong một xã hội được ghi đậm dấu vết đức tin và các giá trị Kitô. Các con phải hãnh diện là đất nước các con bảo vệ trẻ em chưa sinh ra cũng như thăng tiến sự ổn định của cuộc sống gia đình bằng cách nói không với việc phá thai và ly dị. Cha khích lệ các con duy trì chứng tá can đảm này đối với sự thánh thiện của cuộc sống và tính cách trung tâm của hôn nhân và cuộc sống gia đình cho một xã hội lành mạnh. Tại Malta và Gozo các gia đình biết đánh giá cao và lo lắng cho các chi thể già yếu của mình cũng như tiếp đón trẻ em như các món qùa của Chúa. Các quốc gia khác có thể học hỏi nơi gương sống Kitô của các con. Trong bối cảnh của xã hội âu châu các giá trị Tin Mừng đang trở thành một nền văn hóa đi ngược dòng, y như vào thời thánh Phaolô vậy.

Trong Năm Linh Mục này Đức Thánh Cha đã khích lệ các bạn trẻ quảng đại đáp trả lại tiếng Chúa mời gọi phục vụ dân Ngài trong chức linh mục và đời thánh hiến. Thiên Chúa yêu thương mọi người và như là Kitô hữu chúng ta được mời gọi biểu lộ tình yêu đó của Chúa cho mọi người: trợ giúp các anh chỉ em nghèo túng, yếu đuối, bị gạt bỏ ngoài lề xã hội; đặc biệt là chăm lo cho những người gặp khó khăn phải sống trong âu lo, trầm cảm; săn sóc các người khuyết tật và làm tất cả những gì có thể để thăng tiến phẩm giá và phẩm chất cuộc sống của họ; tiếp nhận các người di cư tị nạn và sống tình bạn với tất cả mọi người, tin cũng như không tin.

Sau khi ban phép lành cho các bạn trẻ, Đức Thánh Cha đã lên xe ra phi trường chuẩn bị về Roma. Trên đường đi từ thủ đô ra phi trường cũng có rất nhiều tín hữu đứng vẫy chào từ biệt Đức Thánh Cha.

Tiễn chân Đức Thánh Cha tại phi trường quốc tế Luqa đã có tất cả các giới chức đạo đời của Malta. Trong lễ nghi tiễn biệt, tổng thống Abela nồng nhiệt bầy tỏ lòng biết ơn Đức Thánh Cha đã đến viếng thăm nhân dân và đất nước Malta. Ông nói:

Các phép lành của Đức Thánh Cha đã củng cố đức tin và các cử chỉ và lời nói dễ thương của Đức Thánh Cha đã sưởi ấm con tim của mọi người dân Malta. Lòng hiền phụ của Đức Thánh Cha đối với giới trẻ cũng như các giáo huấn của ngài đã giúp tín hữu hiểu biết vẻ đẹp của tình bác ái Kitô nhiều hơn. Tín hữu công giáo Malta sẽ tiếp tục công khai tuyên xưng đức tin và các giá trị bác ái và tình liên đới Kitô với toàn nhân loại và sẽ cố gắng chia sẻ các giá trị ấy với tha nhân bên trong cũng như ngoài nước, qua công việc của các thừa sai Malta đang phục vụ đó đây trên thế giới. Kinh nghiệm chuyến tông du của Đức Thánh Cha đã canh tân và củng cố cuộc sống của dân nước Malta.

Tổng thổng đã đặc biệt nói lên sự cảm động của ông vì được tin Đức Thánh Cha đã dành giờ để gặp gỡ và an ủi nạn nhân các vụ lạm dụng tính dục. Dân nước Malta hy vọng Đức Thánh Cha đem theo về Kinh thành Roma muôn thưở những kỷ niệm đẹp trong chuyến viếng thăm đảo của Thánh Phaolô, và xin Đức Thánh Cha ban phép lành.

Đáp lời Đức Thánh Cha đã cám ơn tổng thống và mọi giới chức đạo đời đã cho ngài có cơ hội viếng thăm dân nước Malta trong dịp kỷ niệm 1950 năm thánh Phaolô ghé đảo này. Ngài tái khích lệ dân nước Malta vun trồng ý thức sâu đậm căn tính của họ, và tiếp nhận trách nhiệm thăng tiến các giá trị Tin Mừng cống hiến cho họ một quan niệm rõ ràng về phẩm giá con người cũng như nguồn gốc và số phận chung của toàn nhân loại. Dân nước Malta là thí dụ của một sức sinh động của cuộc sống Kitô ở đây cũng như nơi khác.

Đức Thánh Cha nói: Anh chị em hãy hãnh diện về ơn gọi Kitô và cẩn thận duy trì gia tài tôn giáo và văn hóa của anh chị em. Nhiều người di cư tìm tới Malta, có người để trốn tránh các tình trạng bạo lực và bách hại, người khác để kiếm tìm các điều kiện sống tốt đẹp hơn. Đức Thánh Cha cầu chúc Malta cùng với các quốc gia và các tổ chức quốc tế khác tìm ra các giải pháp trợ giúp các anh chị em di cư tị nạn này. Trong cộng đoàn các quốc gia âu châu và trên thế giới Malta làm chứng cho các giá trị Kitô giúp tạo ra căn tính của dân nước Malta và cuộc sống chính trị xã hội được xây dựng trên sự hiệp nhất, tình liên đới và tôn trọng lẫn nhau. Đức tin Kitô cũng là địa bàn hướng dẫn sự phát triển con người toan vẹn đích thực. Vì thế xin anh chị em đừng để cho căn tính cao đẹp này bị suy yếu bởi khuynh hướng thờ ơ và tương đối hóa luân lý, nhưng luôn trung thành với giáo huấn của Thánh Phaolô tỉnh thức kiên vững trong đức tin, và mạnh mẽ làm mọi sự trong đức ái.

Đức Thánh Cha đã bắt tay chào từ biệt mọi giới chức đạo đời. Tổng thống, phu nhân và các Giám Mục đã tiễn Đức Thánh Cha tới tận chân thang máy bay. Chiếc Airbus 320 của hãng hàng không Malta đã rời phi trường Luqa lúc sau 19 giờ tối và về tới phi trường Ciampino sau 1 giờ 35 phút bay. Từ Ciampino Đức Thánh Cha đã đi trực thăng về Vaticăng, kết thúc chuyến công du mục vụ thứ 14 ngoài Italia.

Để kết thúc bài tường thuật hôm nay chúng tôi xin tóm tắt nội dung cuộc họp báo cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, đã dành cho các phóng viên lúc 2 giờ chiều Chúa Nhật vừa qua tại thủ đô La Valletta.

Trả lời các câu hỏi của giới báo chí cha cho biết sau thánh lễ sáng Chúa Nhật Đức Thánh Cha đã gặp 8 nạn nhân các vụ lạm dụng tính dục trẻ em tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Rabat. Đó là 8 người đàn ông tuổi từ 30 tới 40. Buổi gặp gỡ đã diễn ra trong nhà nguyện Tòa Sứ Thần. Đức Thánh Cha đã cùng với các nạn nhân qùy cầu nguyện thinh lặng, rồi người tiến tới gần bàn thờ. Các nạn nhân từng người một tiến đến gặp Đức Thánh Cha và nói với Đức Thánh Cha những gì họ muốn. Đức Thánh Cha đã thầm thì trả lời từng người bằng tiếng Anh và tiếng Ý.

Không ai biết Đức Thánh Cha đã nói gì với họ. Sau cùng ngài đọc một lời nguyện chung với họ bằng tiếng Malta, ban phép lành cho họ và tặng mỗi người một cỗ tràng hạt. Bầu khí cuộc gặp gỡ rất là cởi mở, thanh thản và cảm động, không có sự sợ hãi hay áp lực nào. Xem ra các nạn nhân hài lòng với cuộc gặp gỡ và đã sống nó một cách thanh thản. Theo cha Lombardi, các Giám Mục đã nói chuyện với 8 nạn nhân nói trên, biết họ rất rõ và tiếp đón họ rất thân tình.

Cuộc gặp gỡ có tính cách biểu tượng cho sự trìu mến, chú ý và dấn thân. Đức Thánh Cha muốn nó diễn ra trong bầu khí cá nhân, kín đáo, tinh thần và cầu nguyện, nhằm chia sẻ nỗi khổ đau và hy vọng với các nạn nhân. Nếu có các cuộc gặp gỡ trong tương lai, thì chúng cũng sẽ diễn ra trong bầu khí như vậy. Chúng không là điều bắt buộc, nhưng cũng không phải là điều không thể thấy trước trong chương trình. Khi Đức Thánh Cha viếng thăm một quốc gia nào, thì chương trình phát xuất từ các đề nghị, gợi ý và thỉnh cầu của Giáo Hội địa phương. Giáo Hội địa phương biết rõ các chờ mong của dân chúng, và có thể lồng cuộc gặp gỡ vào trong chương trình một cách thích hợp. Vì thế nó sẽ không thể xảy ra nếu các Giám Mục thấy là nó chưa được chuẩn bị, thích hợp và có thể. Giáo Hội dấn thân cộng tác để cho công lý được thực thi.

Liên quan tới chuyến viếng thăm Malta cha Lombardi cho biết đây là chuyến viếng thăm tốt đẹp, tích cực và trao ban can đảm, với sự tham dự rất tươi vui và tự phát của dân chúng. Điều này chứng minh cho thấy sức sống của Giáo Hội cả trong những lúc gặp thử thách khó khăn. Malta là quốc gia âu châu duy nhất không có luật ly dị và phá thai. Đức Thánh Cha đã nhắc đến điều này 2 lần khi nói về các giá trị Kitô, nhưng không ám chỉ các ”đấu tranh” nào cả. Đàng khác Giáo Hội Malta đang sống trong một xã hội thay đổi, có các khuynh hướng đi ngược lại các giá trị Kitô nên Đức Thánh Cha khích lệ đất nước này bảo vệ các giá trị Kitô ngàn đời của họ mà không cần phải có mặc cảm nào.
 
Nhân bản học biến hóa hay cố gắng tạo mẫu người mới
Vũ Văn An
23:08 21/04/2010
E. Christian Brugger là một chuyên viên nghiên cứu kỳ cựu về đạo đức học tại Qũy Văn Hóa Sự Sống (Cluture of Life Foundation) và hiện là một giáo sư thỉnh giảng về thần học luân lý tại Chủng Viện Thần Học Gioan Vianney tại Denver, Colorado, Hoa Kỳ. Ông đậu tiến sĩ triết học tại Oxford năm 2000. Bài sau đây của ông được hãng tin Zenit gửi đi từ Hoa Thịnh Đốn hôm qua, ngày 21 tháng 4.

Theo ông, các ý niệm của phong trào quốc tế mới đây, thường được gọi là nhân bản học biến hóa (transhumanism), đang bắt đầu lên khuôn cho tư duy của nhiều nhà lâm sàng học và đạo đức sinh học. Thành thử bài dẫn nhập sau đây hy vọng soi sáng phần nào óc tìm tòi của độc giả.

Nhân bản học biến hóa thực ra là một loạt các ý niệm từng được khai triển để đáp ứng các tiến bộ nhanh chóng của kỹ thuật sinh học trong 20 năm gần đây. Các ý niệm này cho rằng kỹ thuật có khả năng và vốn có mục tiêu thay đổi (manipulating) điều kiện vật lý, tinh thần, và xúc cảm của con người. Theo truyền thống, y khoa qui ước chỉ nhằm chữa trị các xáo trộn tác động trên con người; nó chỉ đưa ra các phương pháp như cho đỉa hút (leeching), đốt cháy (cauterising), cắt cụt (amputating), uống thuốc, giải phẫu và tới điều trị tại những vùng khí hậu khô hơn; nói cách khác, mục đích là chữa chạy, hay điều trị theo nghĩa rộng.

Ngày nay, kỹ thuật đang có khả năng can thiệp, mà nếu đi đôi với mục tiêu điều trị, sẽ gia tăng các khả năng lành mạnh nơi con người. Trong tư duy y khoa, càng ngày càng có việc mở rộng hoạt động từ nguyên tuyền chữa trị qua khả năng vừa chữa trị vừa tăng tiến. Ta đã quá quen thuộc với ý niệm “thuốc gia tăng khả năng thao diễn “ (performance enhancing drugs) trong các môn thể thao chuyên nghiệp. Nhưng kỹ thuật ngày nay còn hứa hẹn nhiều gia tăng hơn nữa bên ngoài việc gia tăng khả năng của bắp thịt.

Thí dụ, phương pháp điều trị yếu tố di truyền theo đường tế bào mầm (germ-line), hiện mới đang chập chững, là nhằm thay đổi về phương diện di truyền các “tế bào mầm” (germ-cell) nơi con người như tinh trùng và trứng chẳng hạn, hầu có thể tạo ra những đặc điểm tri thức, thể lý và xúc cảm tốt đẹp và loại bỏ các đặc điểm không tốt. Một khi đã thay đổi được các tế bào theo đường mầm như thế, thì các đặc điểm trên sẽ có tính kế thừa, có thể truyền lại cho các thế hệ, các đời con cháu về sau. Các thứ thuốc để cải thiện chức năng tri thức như Ritalin và Adderall càng ngày càng được nhiều người khỏe khoắn sử dụng nhiều hơn để gia tăng khả năng nhận thức. Một cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy gần 7% các sinh viên đại học Mỹ đang sử dụng các thứ thuốc kích thích có toa nhằm mục đích gia tăng như thế (1). Con số này hiện đang có khuynh hướng gia tăng.

Các cuộc nghiên cứu tìm tòi đang nhanh chóng tiến vào các kỹ thuật cao cấp như trực tiếp giao diện vi tính não bộ (Brain-compouter interfacing, tắt là BCI), cấy vi cơ khí (micromechanical implants), cực vi kỹ thuật (nanotechnologies), làm bộ phận giả cho võng mạc, cơ thần kinh và vỏ não, và cái gọi là “con chíp viễn cảm” (telepathy chips). Mỗi một kỹ thuật này quả có góp phần làm thay đổi cuộc sống của nhiều người khuyết tật, giúp họ thông đạt tốt hơn, sử dụng được máy vi tính, nhìn, bước đi, động đậy tay chân và phục hồi một số bệnh hoại sinh. Điều đáng để ý là ngành nhân bản học biến hóa coi chúng như những dụng cụ có tiềm năng thay đổi bản tính con người. Bản Tuyên Ngôn Nhân Bản Học Biến Hóa năm 2002 nói rằng: “Nhân loại sẽ được kỹ thuật thay đổi một cách căn để trong tương lai. Chúng tôi thấy trước tính khả thi của việc tái thiết kế thân phận con người, bao gồm các thông số như tính không thể tránh được tuổi già, các hạn chế về trí hiểu nhân bản và trí hiều nhân tạo, tâm lý học không ai muốn (unchosen psychology), đau khổ, và việc chúng ta phải dính chặt vào trái đất” (2).

Đề xuất căn để nhất của họ là thắng vượt chính sự chết. Dù mục tiêu trên hết sức lạ lẫm, nhưng nhiều khoa học gia và triết gia danh tiếng đang dấn thân bước theo nó. Tiến sĩ Ray Kurzweil, nhà khoa học và sáng chế trổi vượt của họ, cho rằng đối với hầu hết lịch sử con người, sự chết được chấp nhận chỉ vì chúng ta không có khả năng làm gì chống lại nó. Nhưng đang nhanh chóng tới lúc ta có khả năng cô lập được các yếu tố di truyền và prôtêin từng khiến các tế bào của ta hoại sinh, để rồi tái thảo chương cho các tế bào này. Giả thuyết cho rằng chết là chuyện không thể tránh được không còn đứng vững nữa, cần phải loại bỏ nó (3). Michael West, Giám Đốc Điều Hành của một trong những công ty kỹ thuật sinh học lớn nhất Mỹ, tức công ty Advanced Cell Technology, cũng đồng ý như vậy. Ông cho rằng: “tình yêu và lòng cảm thương đối với đồng chủng nhân bản cuối cùng sẽ dẫn ta tới kết luận này: ta phải làm tất cả những gì có thể làm được để loại bỏ tuổi già và chết chóc” (4).

Dù, theo thiển ý, đa số thế giới Tây Phương chưa chia sẻ được các ý niệm quá cấp tiến này của phe nhân bản học biến hóa, nhưng giả thiết liên quan tới tính tự quyết của con người (human autonomy), một giả thiết hiện đang nằm bên dưới triết lý nhân bản học biến hóa, trên thực tế, đang hết sức phổ thông trong giới y khoa và đạo đức sinh hoạt thế tục hiện nay. Các chúc thư làm khi còn sống nói rõ quyền của người ta được từ khước phương cách điều trị nhằm kéo dài sự sống, vì bất cứ lý do gì, ngay cả khi họ chưa hấp hối, hiện đang trở thành thông thường trong các bệnh viện y như các mẫu ấn chỉ tỏ ý ưng thuận lúc tỉnh táo vậy. Các tiểu bang Oregon, Washington và Montana ở Hoa Kỳ đã hợp pháp hóa các y sĩ trợ giúp việc tự tử. Tiểu bang nào cũng dùng làm mũi dùi tấn công luận chứng cho rằng tính tự quyết sẽ đảm bảo quyền của con người không những được quyết định lấy sự sống mình mà cả sự chết nữa. Nếu tính tự quyết áp dụng vào các lãnh vực ấy, thì chắc chắn nó cũng bảo đảm cả quyền tự do được gia tăng và cải thiện các khả năng của tôi.

Giáo sư Brugger sợ rằng điều duy nhất hiện có thể ngăn cản một khẳng định phổ quát đối với định đề của nhân bản học biến hóa chỉ là yếu tố ghê tởm có tính trực cảm (yuck factor), một yếu tố chắc chắn sẽ giảm dần dưới sức mạnh êm ái nhưng khó lay chuyển của dư luận thế tục. Khi trực cảm ấy tan biến đi, thì tính hợp lý của ta, từng bị cô lập hóa bởi ý niệm tự quyết cực đoan này, sẽ tự mình thấy mình bất lực trước định đề kỹ thuật này: nếu ta có thể thiết kế ra một đứa trẻ hoàn hảo (5), nếu ta có thể thông minh hơn, mạnh hơn, và đẹp hơn (6), nếu ta có thể kéo dài sự sống nhân bản đến vô định (7), thì ta nên làm như thế. Nếu phải hy sinh các phôi thai vì diễn trình thí nghiệm đòi hỏi như thế để hoàn thiện hóa kỹ thuật này, hay nếu tình trạng bất công bằng xẩy ra đem lợi cho một số người và đem hại lại cho nhiều người khác; thì đó chỉ là giá phải trả để có tiến bộ!

Huấn Thị “Dignitatis Personae” về đạo đức sinh học của Toà Thánh năm 2008, khi nói đến việc dùng kỹ thuật sinh học “để dẫn khởi các thay đổi với mục đích cho rằng để cải thiện và củng cố hệ di truyền”, đã mạnh mẽ cảnh giác chống lại “não trạng ưu sinh” (eugenic mentality) mà chủ trương trên vốn cổ vũ. Não trạng này chắc chắn sẽ ô nhục hóa các nét di truyền bất hoàn hảo và do đó, sản sinh ra những thiên kiến bất công đối với những người có các nét đó, và ưu tiên tôn trọng những ai có những phẩm tính được coi là đáng giá.

Huấn thị trên kết luận rằng: “Cũng cần phải ghi nhận điều này: trong ý đồ tạo ra một mẫu con người nhân bản mới, người ta rất có thể thừa nhận một yếu tố ý thức hệ trong đó con người sẽ ráng chiếm chỗ đứng của Đấng Hóa Công” (số 27). Cố gắng thay đổi bản tính con người theo cách đó “kết cục… sẽ gây hại cho công ích” (số 27).

Ghi chú:

(1) Xem H. Greely, B. Sahakian, M. Gazzagina, et al., “Towards responsible use of cognitive-enhancing drugs by the healthy” Nature 456 (Dec. 2008), 702-705.

(2) Xem trang mạng http://humanityplus.org/learn/philosophy/transhumanist-declaration/transhumanism-declaration-2002. Hiệp Hội Nhân Bản Học Biến Hóa, thành lập năm 1998, hiện là tổ chức lớn nhất thế giới cổ vũ cho nhân bản học biến hóa. Vì muốn có hình ảnh tốt hơn, mới đây họ đã đổi tên thành Humanity+.

(3) Xem cuộc phỏng vấn Kurzweil tại http://hplusmagazine.com/articles/multimedia/videos/immortalists-short-film-jason-silva

(4) Tài liệu vừa dẫn

(5) Xem các phát biểu của nhà đạo đức sinh học nổi tiếng của đại học Oxford, Julian Savulescu, được Peter Snow trích dẫn trong “Woe, Superman?” Oxford Today: The University Magazine, vol. 22, no.1 (Michaelmas 2009), 14. Cũng nên đọc lý thuyết của Savulescu về “từ tâm sinh sản” (procreattive beneficence) trong bài “Procreative Beneficence: Why We Should Select the Best Children," Bioethics, vol. 15, issue 5-6 (October, 2001), 413-26.

(6) Xem phương châm không tưởng của Humanity+: "Khỏe hơn, Thông minh hơn, Hạnh phúc hơn” tại http://humanityplus.org

(7) Xem mục đích của tổ chức mới, Liên Minh Kéo Dài Sự Sống https://www.coalitiontoextendlife.org/products.php
 
Top Stories
Vietnam: Les habitants de Côn Dâu ont reçu l’ interdiction d’enterrer leurs morts dans le cimetière de leur paroisse
Eglises d'Asie
09:32 21/04/2010
VIETNAM

Les habitants de Côn Dâu ont reçu l’ interdiction d’enterrer leurs morts dans le cimetière de leur paroisse

Eglises d'Asie, mercredi 21 avril 2010 - Une dépêche émanant du village de Côn Dâu, dans le diocèse de Da Nang, mise en ligne dans l’après-midi du 20 avril (1), annonce l’imminence d’une opération de grande envergure, menée par les autorités municipales de Da Nang sur le cimetière de la paroisse. Cette opération est destinée à « libérer » (giai toa) le cimetière, c’est-à-dire à le transformer en terrain à construire. Elle est menée dans le cadre de la récupération intégrale par les autorités locales des terrains cultivés et construits de cette paroisse de 2 000 habitants pour laisser la place à une zone urbaine dite « écologique », édifiée grâce aux investissements étrangers.

Le cimetière paroissial d’une superficie d’environ 10 ha se situe à environ 1 km de l’église. C’est là que repose l’ensemble des paroissiens décédés depuis la création de la paroisse, il y a 135 ans. Il avait été inscrit par le pouvoir central sur la liste des sites historiques à protéger.

Une première alerte avait été donnée, il y a une dizaine de jours, dans la matinée du samedi 10 mars. Une dizaine d’agents de la sécurité avaient pénétré dans le cimetière de la paroisse. Ils y avaient installé une pancarte avec l’inscription: « Interdiction absolue d’enterrer des morts en ces lieux ». Le poteau supportant la pancarte ayant été enfoncé à même la tombe des parents d’un fidèle de la paroisse. Celui-ci, âgé de plus de 70 ans, a fait entendre de vigoureuses protestations. L’officier du groupe a déversé alors, à quelques centimètres de son visage, le contenu d’une cartouche de gaz lacrymogène. Le fidèle protestataire a immédiatement perdu connaissance et est tombé à la renverse.

Averti de l’incident, environ un millier d’habitants de Côn Dâu se sont alors précipités au cimetière pour protester avec fougue contre l’intervention barbare des agents de sécurité. Ceux-ci se réfugièrent alors dans une des maisons du village. La foule les a obligés à appeler une ambulance et à signer un procès-verbal des faits avant le départ du blessé vers le service des urgences de l’hôpital où il se trouve encore aujourd’hui. A la suite de cet incident, les paroissiens avaient mis en ligne sur Internet un récit des faits intitulé « Des morts appellent au secours ! »

Une semaine auparavant, un fonctionnaire du Front patriotique, accompagné de deux membres du bureau régional des Affaires religieuses était venu trouver le curé de la paroisse pour lui demander d’avertir les fidèles que, désormais, les inhumations étaient interdites au cimetière. Le prêtre s’y était refusé, affirmant qu’il s’agissait là d’une des deux propriétés que la population possédait en commun, à savoir l’église et le cimetière. Des documents existaient, qui l’attestaient expressément. Lui-même n’avait aucun pouvoir sur ce lieu et les agents de la Sûreté devaient réunir la population pour en discuter.

Des rumeurs courent, selon lesquelles pour préparer cette opération, les autorités auraient loué les services d’un certain nombre de personnes des agglomérations voisines (30 000 dôngs chacune) pour venir manifester sur place le jour de l’intervention. Pour sa part, la population de Con Dâu qui, dans sa grande majorité, refuse toujours l’expertise de ses maisons et de ses propriétés par les agents municipaux, se prépare à résister dans la non-violence et la prière et à protéger le lieu de repos de ses ancêtres.

Dès qu’ils ont eu connaissance du projet de la municipalité de Da Nang de les exproprier de leurs terres et de leurs habitations, les fidèles de Con Dâu, dans leur grande majorité, se sont toujours opposés au projet. A plusieurs reprises, l’année dernière et au début de cette année, le haut responsable du parti communiste pour la ville de Da Nang, Nguyen Ba Thanh, est venu sur place pour essayer de les persuader. A partir du 27 janvier, la pression des autorités sur la paroisse s’est faite plus violente et les esprits se sont échauffés. Le haut responsable communiste a même menacé d’envoyer ses bulldozers raser la paroisse au mois de mai (2).

(1) Mise en ligne sur le site de l’agence VietCatholic News des faits repris du site des rédemptoristes vietnamiens.

(2) voir EDA 523, 525
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phim phóng sự PBS trình bầy nghị lực dẻo dai của người Công Giáo Việt Nam
Bùi Hữu Thư
07:39 21/04/2010
Hoa Thịnh Đốn (CNS) – Sau cuộc tàn phá khủng khiếp của trận bão Katrina năm 2005, rất nhiều người, mặc dầu cố gắng hết sức, vẫn phải giơ hai tay lên trời vì tuyệt vọng và phải rời bỏ thành phố New Orleans họ yêu quý. Nhưng cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại thành phố hình trăng khuyết vẫn bám víu lấy nhau và kiên trì chịu đựng, mặc dầu thành phố cố gắng tạo dựng một núi rác ngay cạnh khu vực lân cận của họ.

Câu chuyện của họ sẽ được kể ngày Thứ Ba, 25 tháng 5, từ 10 giờ đến 11 giờ chiều, giờ miền đông Hoa Kỳ, như một phần của loạt phóng sự “Ống Kính Độc Lập” (Independent Lens) của đài truyền hình PBS dưới nhan đề “Một khu làng mang tên Versailles” (A Village Called Versailles) (xem lịch trình chiếu phim của PBS tại điạ phương).

Phim phóng sự dài 1 tiếng đồng hồ này sẽ trình bầy linh mục Nguyễn Thế Viên, chánh xứ cương quyết của Giáo Xứ Nữ Vương Việt Nam tại New Orleans, trong một khu không xa quận 9 (Lower Ninth Ward) của thành phố, là nơi gánh chịu những tai hại đáng kể và đã trở nên một biểu tượng của sự bất lực của chính phủ ở mọi tầng lớp để phục hồi sự an vui cho thành phố sau khi các đê bị vỡ vì bão Katrina.
 
Thông cáo của Ủy Ban Giới Trẻ HĐGMVN về việc UBND tỉnh Thanh Hóa không chấp nhận việc tổ chức Đại Hội Giới Trẻ CG toàn quốc tại Gx Ba Làng
+GM Giuse Vũ Văn Thiên
09:04 21/04/2010
Thông Báo của Uỷ Ban Giới Trẻ HĐGMVN

Kính gửi Quý Cha đặc trách Mục vụ Giới trẻ các Giáo phận

Để trả lời cho các câu hỏi của Quý Cha và nhiều bạn trẻ về dự tính tổ chức Đại hội Giới trẻ toàn quốc, Uỷ ban Giới trẻ trực thuộc HĐGMVN xin thông báo như sau:

Trong khuôn khổ Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam, Uỷ ban Giới trẻ dự tính sẽ tổ chức Đại hội Giới trẻ toàn quốc vào hai ngày 21 và 22 tháng 07 năm 2010, nhằm mời gọi các bạn trẻ sống tinh thần Năm Thánh và học hỏi về Giáo Hội. Giáo xứ Ba Làng, thuộc giáo phận Thanh Hoá, là địa điểm được chọn để tổ chức Đại hội. Nơi tổ chức Đại hội mang ý nghĩa lịch sử quan trọng, vì tại đây, Cha Đắc Lộ và một số thừa sai đã cập bến lần đầu tiên vào ngày 19-3-1627, khởi đầu công cuộc truyền giáo tại miền Bắc. Dự tính tổ chức Đại hội đã được trình lên Hội đồng Giám mục Việt Nam trong Hội nghị kỳ I năm 2009 tại Bãi Dâu, và được tất cả các Giám mục đồng ý khích lệ. Tin vui này được đông đảo các bạn trẻ đón nhận và nô nức chuẩn bị tham dự.

Sau khi được phép của Hội đồng Giám mục, ngày 05-12-2009, Uỷ ban đã làm đơn gửi tới Ban Tôn giáo Chính phủ và quý cấp chính quyền tỉnh Thanh Hoá. Đơn đề nghị có chữ ký của Giám mục Đặc trách Mục vụ Giới trẻ và Giám mục Giáo phận Thanh Hóa, nơi sẽ tổ chức Đại hội.

Sau nhiều tháng chờ đợi và nhiều lần liên hệ, UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết hiện nay đang có tranh chấp đất đai trong khu vực nhà xứ với chính quyền. Nếu chưa giải quyết được thì không thể cho tổ chức Đại hội Giới trẻ tại Ba Làng được.

Xét rằng một Đại hội có quy mô toàn quốc cần phải có thời gian đủ dài để chuẩn bị. Đến thời điểm này mà chưa được chấp thuận, có nghĩa là không thể chờ đợi lâu hơn nữa. Vì thế, sau khi xin ý kiến Đức cha Thanh Hoá, chúng tôi đã thông báo cho Ban Tôn giáo chính phủ về việc Uỷ ban Giới trẻ quyết định rút đơn tổ chức Đại hội Giới trẻ tại Ba Làng và cũng không làm đơn để xin tổ chức Đại hội ở bất cứ nơi nào khác nữa.

Uỷ Ban sẽ tổ chức một cuộc Hội thảo quy tụ một số đại diện giới trẻ của 26 Giáo phận và một số dòng tu vào tháng 07 năm nay. Thư mời và chương trình chi tiết sẽ được thông báo sau.

Hải Phòng ngày 20 tháng 04 năm 2010

+ Giuse Vũ Văn Thiên

Giám mục Hải Phòng

Đặc trách Mục Vụ Giới trẻ / HĐGM Việt Nam
 
Ban hội đồng mục vụ giáo hạt Hưng Yên, Thái Bình học hỏi Chỉ Nam Giáo Phân Thái Bình
Trường Giang
12:59 21/04/2010
BAN HỘI ĐỒNG MỤC VỤ GIÁO HẠT HƯNG YÊN HỌC HỎI CHỈ NAM GIÁO PHẬN THÁI BÌNH

Giáo phận Thái Bình đang trong chương trình các ban hội đồng mục vụ toàn giáo phận học hỏi chỉ nam của giáo phận. Sáng nay 21/04/2010, tại giáo xứ Đan Chàng – giáo xứ trung tâm của hạt Hưng Yên, các đại biểu thuộc 62 giáo họ, 21 giáo xứ, giáo hạt Hưng Yên tham dự buổi hội thảo, dưới sự hướng dẫn của Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục Thái Bình.

Giáo hạt Hưng Yên là một giáo hạt xa xôi, tuyến đầu của địa phận Thái Bình, giáo họ xa nhất như giáo họ Hoàng Trạch, xứ An Vỹ cách Tòa giám mục khoảng 100 km. Trong giáo hạt hiện nay có 12 linh mục đang làm mục vụ tại các giáo xứ, giáo họ, trong đó Cha G.B. Đỗ Bá Dương là hạt trưởng. Tuy xa xôi, nhưng trong buổi hội thảo sáng nay các đại biểu cũng có mặt khá đông (175 đại biểu), trong đó có 50 đại biểu là nữ giới. Buổi hội thảo hôm nay diễn ra thật sôi nổi. Sau khi nghe Đức cha chủ tọa trình bày hết phần một của chương trình, các đại biểu đặt nhiều câu hỏi mong Đức cha giải đáp; chẳng hạn đại biểu xứ Đức Ninh hỏi về danh từ “hội đồng mục vụ”. Đại biểu khác xin bề trên giáo phận dành ưu tiên cho giáo hạt Hưng Yên có thêm linh mục về coi sóc và làm mục vụ cho cộng đoàn. Sau khi nghe thuyết trình phần hai, nhiều đại biểu khác hỏi về vai trò, nhiệm vụ và cách thức lựa chọn những ứng cử viên ra lãnh trách nhiệm lãnh đạo giáo xứ, giáo họ mình.

Hết phần giải đáp thắc mắc, cộng đoàn cùng sốt sáng tham dự thánh lễ cầu nguyện cách riêng cho các vị ban hội đồng mục vụ, những người đã lìa thế và những người đang ngày đêm bên các cha xứ xây dựng đời sống đức tin cũng như mọi sinh hoạt của giáo xứ. Trong thánh lễ, Đức cha biểu dương tinh thần hi sinh, những công lao đóng góp cách nhiệt thành và âm thầm của những người thợ làm vườn nho cho Chúa. Đức cha ví họ như những ngôi nhà cao tầng đẹp đẽ, nhưng để ngôi nhà đó đứng vững được thì cần biết bao chiếc cọc được chôn vùi dưới móng để nó gánh đỡ cả tòa nhà qua bao ngày tháng, bất chấp mưa sa bão táp trong đời.

Trước khi nhận phép lành cuối thánh lễ, cha G.B. Dương, chánh xứ Đan Chàng, hạt trưởng giáo hạt Hưng Yên có đôi lời cám ơn Đức cha đã dành thời gian đến chia sẻ với đoàn chiên xa xôi hôm nay. Đồng thời, trong vai trò người tổ chức, cha nói lời cám ơn các đại biểu đã vì lòng yêu mến Giáo Hội nói chung, giáo phận nói riêng, đến nơi đây giao lưu và tham gia học hỏi chương trình bổ ích và ý nghĩa này.
 
Cuộc thăm viếng New Caledonia và nhà thờ của Cộng đoàn CGVN tiên khởi ở hải ngoại
LM Trần Công Nghị
20:38 21/04/2010
Captain Cook nhìn thấy đảo này hình giống điếu ciagar vào năm 1774 và cho đậu tầu trong vịnh Balade rồi đặt tên cho đảo là New Caledonia, vì phong cảnh nhắc nhớ ông tới miền đất cao nguyên quê hương Scotland của mình. Thế nhưng núi đồi trùng điệp không có sức lôi cuốn người Anh quốc đến đây khai thác. Đang khi đó Pháp quốc đang trên đường tìm kiếm thuộc địa, họ sai những tầu và đoàn quân viễn chinh đến các đảo trong Nam Thái Bình dương, lập những điểm cư ngụ trong khoảng thời gian thập niên 1790.

Hình ảnh thăm đảo New Caledonia

Các tầu Pháp đã ghé đảo này, và rồi chính thức vào năm 1853, đô đốc Fevrier Despointes tuyên bố quần đảo này thuộc Pháp quốc. Sau đó họ khám phá ra những mỏ quặng và kền vô số ở đây. Viễn tượng thuộc đia và kính tế hưng phát. Pháp bắt đầu đưa dân ở các nước thuộc địa của Pháp tới đây để làm công tác khai thác mỏ kền.

Có tất cả 15 nhóm dân ngôn ngữ khác nhau sinh sống trên đảo. Người ta gọi những sắc dân này “Kanaks”, người đen, hay còn gọi là dân nguyên thủy gốc Polesian và Malesian.

Những nhóm dân thuộc địa được Pháp đưa tới khai thác mỏ gồm có: Nigeria, Papua New Guinea, Vanuatu và Việt Nam, và chính người di dân Pháp cũng đến đây lập nghiệp. Hầu như tất cả các nhóm dân thuộc địa của Pháp đều có mặt ở đây. Nguyên thủy những nhóm người này là tội phạm bị bắt đi lưu đầy, làm coolie, một số rất nhỏ là dân tự nguyện tới đảo. Đời sống và điều kiện làm việc của họ vào những năm từ 1890 cho tới 1945 rất là khó khăn, khổ sở, và bị lợi dụng tối đa, họ không khác chi là dân nô lệ. Pháp hứa một thiên đàng mới nhưng đến đây là địa ngục!

Ngày nay nhờ phấn đấu, kiên trì và chịu đựng, những người con cháu của những người di dân nguyên thủy đó (nhất là con cháu người Việt Nam) đã rất thành công và trở nên giầu có tại quê hương này. (Trong những ngày tiếp theo chúng tôi sẽ có những bài viết của LM Phêrô Ngô Quang Qúy chia sẻ về lịch sử, kính nghiệm mục vụ và những bước tiến triển của nhóm người di dân đầu tiên, và sự hình thành Cộng đồng Công giáo Việt Nam ở New Caledonia đã phải trải qua những gian lao thử thách như thế nào)

Ghé thăm đảo Caledonia, nên đi thăm Bảo tàng viện New Caledonia nơi thu thập những báu vật văn hóa, nguyên chủng học và lịch sử người Kanaks. Ở đây cũng trình bầy những đồ góm cổ xưa, tiền đồng, và các tượng tạc totems cùng là những kí hiệu viết trên đá.

Du khách cũng được mời tham quan và đi theo Kanak Path, quan sát, thưỡng thức và kính nghiệm lối sống củq thổ dân Kanak.

Knaké House có những màn trình diễn tân kỳ multimedia về dự tái sinh của dân Kanak, Sisia Auditorium trình bầy những nghệ thuật người Kanak.

Là người Công giáo bạn không hể không thăm viếng nhà thờ chính tòa St Joseph rất rộng lớn, cũng chính tại nơi đây, những thành lễ đầu tiên cho người Việt Nam vào thời 1950 được cử hành. Sau đó họ đã xây được nhà thờ riêng vào năm 1955, gồm có nhà thờ, hội trường và nhà xứ.

Để tìm hiểu về Công đoàn Công giáo di dân tiên khởi của Việt Nam ở hải ngoại: Cộng đoàn Việt Nam Tân Đảo, chúng tôi đã tới Tòa Tổng giám mục Nouvelle Caledonie thăm Cha Ngô Quang Qúy hiện là Chưởng ấn Tòa TGP Nopuvelle Caledonie. Ngài là linh mục Việt Nam đầu tiên được thụ phong tại Thái Bình Dương và cho địa phận Nouvelle Caledonie.

Ngài giải thích cho biết trong vùng Thái Bình Dương có tất cả 17 giáo phận gồm các Tòa Giám mục. và Tổng giám mục. Chỉ nguyên giáo phận Tahiti đã có ranh giới to hơn cả Âu châu. Nhưng nếu xem trên bản đồ thế giới ta chỉ thấy những đảo nhỏ giống nhưng ngàn cái chấm đen mà thôi. Ngay cả Nouvelle Caledonie nếu có hỏi người Pháp chăng nữa có khi họ cũng không biết nó là gì và năm ở đâu.

Các giáo phận Thái Bình Dương có Hội Đồng Giám Mục riêng và hợp với Úc Châu làm thành Hội đồng Giám Mục Úc châu và Thái bình dương. Nhiều giám mục đi làm phép thêm sức phải đi bằng tầu và máy bay. Đi bằng tầu có khi mât từ 3 tới 1 tuần mới tới nơi.

Ngay trước khi tới Tân Đảo tôi đã có dịp liên lạc và tìm hiểu về người Việt Nam ơ Tân Đảo sinh sống ra sao. Rất may Cha Qúy là người đã có công viết thành 2 cuốn sách nói về lịch sử người Việt nam đến Tân Đảo nhân dịp kỉ niệm 40 năm xây dựng thành đường Chúa Kitô Vua (Christ Roi) của Việt Nam và dịp mừng kim thành 50 năm (1955-2005).

Cha Qúy cũng đưa chúng tôi về giáo xứ của Ngài, một giáo xứ rất đẹp nằm ngay trên một ngọn đồi, nhìn xa phía trước là biển xanh, giữa một khu dân cư giầu có. Trên đường Ngài kể cho nghe về ơn gọi của Ngài, và cho biết sở dĩ ngài chọn Nouvelle Caledonie là vì lần đầu tiên khi tới đây vào sau năm 1975 thấy phong cảnh và khí hậu ở đây rất tốt, giống như Đà lạt, nên đã chọn đây làm quê hương thứ hai. Từ ngày chịu chức cho tới nay, công tác mục vụ của ngài hầu hết cho người dân Nouvelle Caledonie, nhưng mỗi khi cần hay không có linh mục thì Đức giám mục giáo phận vẫn sai Ngài tới giúp đỡ Cộng đoàn Việt Nam.

Sau trưa chúng tôi được gia đình ông bà Cậy tiếp đón và kể cho nghe về câu truyện di dân xa xứ làm ăn của mình. Ông Cậy khi sang Tân Đảo vào thập niên 1950 mới 14 tuổi. Một cách nào đó thì ông bị ông chú bắt buộc lên tầu di dân. Sang đây trong nỗi nhớ gia đình và quê hương, nhưng rồi phải nhắm mắt tiến đi. Mấy năm sau ông lập gia đình với một người con gái Việt nam sinh trưởng ở đảo Vanuatu, và cho tới nay có 5 người con tất cả đều thành tài và có con cũng đã có cháu nội. Một điều làm chúng tôi kính ngạc, vì cứ nghĩ rằng sang đây sống biệt lập qua bao thế hệ mà ông bà vẫn nói tiếng Việt sành sõi. Ông bà còn khoe là các con cháu của ông bà ở nhà vẫn nói tiêng Việt được.

Ông Cậy là người lương nhưng khi sang Tân Đảo, nhưng sau vài năm đã được Cha Tôn cho nhập đạo và ông nói ông rất sung sướng là một tín hữu công giáo. Nhờ đức tin, nhờ Cộng đoàn mà truyền thống đạo đức vẫn còn duy trì cho đến ngày nay. Hai ông bà say mê kể cho chúng tôi nghe về thời gian tiên khởi người Việt Nam phải khốn khó làm ăn ra sao, làm trong các mỏ khai thác kền, hay đi làm thợ hồ, thợ mộc, bị quan Tây hành hạ, có người Việt Nam thời đó cũng bị đánh chết máu me đầm đìa, nhưng có kiện cáo thì dân chúng địa phương làm chứng đấy là “máu bò”.

Hai ông bà cũng kể cho nghe công khó và những hy sinh của các linh mục, nhất là Cha Tôn trong việc xây dựng nhà thờ Chúa Kitô Vua, xây dựng sân vận động thánh Giuse, những cuộc lễ, những buổi dâng hoa, những cuộc họp mặt đầy tình người…

Một số người sang lập nghiệp từ cuối thế kỉ thứ 19 và đầu thế kỉ 20 thì nay đã qua đời hầu hết, chỉ còn 5 người. Còn thế hệ thứ hai sang đây vào thập niên 1950, sau cuộc di cư Bắc vào Nam, thì vẫn còn nhiều người còn sống. Đại đa số họ là những người thuộc Tuyên Quang, Móng Cáy, các tỉnh thuộc vùng Hạ Long. Vì phương tiện đi lại, truyền thông khó khăn và tình hình chính trị của Việt Nam, nên hầu như một khi sang tới Tân Đảo là bị cắt đứt liên lạc với gia đình và quê hương. Phải đợi đến sau thập niên 1960, 1970 và về sau thì sự liên lạc mới đễ hơn.

Một bất ngờ lý thú là khi trên đường đến nhà thờ Việt Nam, chúng tôi thấy có quan ăn tên là “L’Eau Vive” (Nước Hằng Sống), một thứ quan ăn quen thuộc trên khắp thế giới do một dòng tu đời thường đứng ra đảm trách và thường thì có rất nhiều nữ tu Việt Nam làm việc ở đây. Chúng tôi ghé thăm và thực sự vui mừng vì gặp được Sơ Têrêsa Vinh người Đà lạt. Ở đây còn có 2 nữ tu Việt Nam khác nữa, nhưng nay giờ này đang đi học.

Cuối cùng chúng tôi ghé thăm một siêu thị do một người Việt Nam làm chủ, đó là siêu thị của Anh chị Quán. Anh chị là người thế hệ thứ 4 sinh ra và lớn lên ơ bên này, nhưng nói tiếng Việt rất trơn tru. Vào thăm nhà Anh thì gặp được Má của anh. Trước đây là mấy chục năm vào thời 1960, các cán bộ cộng sản đã sang tuyên truyền mời gọi kiều bào về giúp nước và kêu gọi nếu về nước đầu tư kính tế sẽ ưu đãi cho việt kiều. Bà cùng trên 3000 người đã về nước theo tiếng gọi của non sông. Nhưng khi về tới quê hương họ bị bóc lột, bị đi đầy ải nơi xa xôi. May mắn con bà đã bảo trợ được bà sang lại sống ở Vanuatu. Còn biết bao nhiêu người về hồi hương trong thập niên 1960-1970 mà nay vỡ mộng, nhưng cũng không có phương tiện và điều kiện để trở lại Tân Đảo được. Vì khi về tới Việt Nam, giấy tờ và passports đã bị tịch thu, nay không còn có cách gì chứng minh mình trước đây là dân sinh sống ở Tân Đảo để được nhận lại làm công dân Nouvelle Caledonie.
 
Người Việt tới Tân Đảo (Nouvelle Calédonie) (1)
LM. Phêrô Ngô Quang Qúy
20:47 21/04/2010
KỶ NIỆM 40 NĂM NHÀ THỜ KITÔ VUA 1955 - 1995
Nouméa – Nouvelle Calédonie


Lời Phi Lộ

Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Nouméa kỷ niệm 40 năm thành lập họ giáo Kitô Vua, một kỷ-niệm rất hiếm có đối với người công giáo Việt-Nam tại Tân đảo. Hiếm có không phải vì chỉ có thể kỷ-niệm một lần duy nhất nhưng vì muốn cùng với các ông bà “chân đăng” còn lại đây để kỷ-niệm trong niềm vui và nhớ ơn các ông bà “chân đăng”.

(Photo NoumeaNhatho1) Nhân dịp này, tôi ghi lại những gì tôi đã được đọc qua trong các tài liệu, dù rất là giới hạn, những gì tôi đã thường nghe các ông bà “chân đăng”, các anh chị đã có trí khôn thời đó kể lại, những gì tôi đã sống như một nhân chứng. Đây không phải là một tập tài liệu để được nghiên cứu sau này nhưng là đời sống qúa khứ của những người công giáo Việt Nam tại Tân đảo.

Tôi cũng hy-vọng rằng, trong tương lai, những trang giấy này sẽ là những trang sử nhỏ, dù hãy còn thiếu sót rất nhiều, đã được viết ra bằng tiếng mẹ đẻ, dành cho con cháu Việt Nam tại Tân đảo nói riêng và cho lịch-sử người Việt Nam tại hải ngoại nói chung.

40 năm qua đi, ngày nay các ông bà để lại cho con cháu một kho tàng. Nhìn về tương lai, chúng ta để lại cho hậu thế một kho tàng gì ?


Người Việt Nam tới Tân Đảo

Vào khoảng thập niên 1880, đang trong lúc cần người làm việc trong các mỏ kền (nickel) trên đảo Nouvelle Calédonie (Tân Đảo hoặc Tân Thế Giới), người Pháp nghĩ tới những người từ Á Châu như người Trung Hoa, người Nhật, người Nam Dương và người Việt Nam.

Người Trung Hoa là những người đầu tiên tới Tân Đảo để làm việc trong các mỏ kền, rất có thể vào năm 1884. Sau đó tới phiên người Nhật vào đầu năm 1892, rồi tới phiên người Nam Dương vào khoảng năm 1895.

Ngày 12 tháng 3 năm 1891, con tàu mang tên Cheribon, sau một cuộc hành trình vừa lâu vừa khó khăn từ Hải Phòng tiến vào hải cảng Nouméa. Trên tầu là những người Việt Nam đầu tiên. Tất cả là 791 người, trong đó có chừng 50 phụ nữ. Trong số 791 người thì đại đa số là những người tù bị đi lưu đày, chỉ có 41 người là tự nguyện ghi tên đi làm, họ ký giấy làm việc trong một thời gian ấn định theo hợp đồng. Họ là những người “Chân Đăng” đầu tiên với một niềm hy-vọng có một nếp sống mới tốt đẹp hơn, trình độ cao hơn là ở quê nhà.

Tuy nhiên, thực tế thì hoàn toàn khác biệt, sự thật qúa phũ-phàng! “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”! Những người Việt Nam làm việc trong mỏ đều phải mang “số danh bộ” chứ không còn mang tên thật của mình và tất cả bị người Pháp ngược đãi như những kẻ nô lệ của họ. Tân Thế Giới hoặc Đất Hứa của họ đã trở thành nơi họ phải chịu đủ thứ cực hình. Những ông bà “chân đăng” hiện còn sống thường kể cho con cháu nghe những ngược đãi, những cực nhọc nhục nhã mà họ đã phải chịu thời đó để có được những gì ngày hôm nay con cháu họ hưởng. Ngày hôm nay con cháu hưởng không phải chỉ trên khía cạnh vật chất, mà là một kho tàng quí báu nhất của tổ tiên Việt Nam đó là sự can-đảm, kiên-trì, nhẫn-nại và luôn luôn nghĩ tới việc xây dựng tương lai cho con cháu.

Thời gian làm việc theo như hợp đồng là 5 năm. Lương trung bình họ trả cho đàn ông là 12 đồng một tháng và cho đàn bà 9 đồng. Theo như thống-kê thời đó thì số lương 12 đồng cao gấp 30 lần số lương một người có thể kiếm được tại quê nhà!

Tới khoảng năm 1895, luật lệ Pháp thay đổi và người Việt Nam bắt đầu tới Nouméa theo diện tự nguyện chứ không còn là những người tù bị lưu đày. Lương hàng tháng cũng bắt đầu được nâng cao hơn, năm 1900 mỗi người được trả 20 đồng một tháng.

Tới năm 1929, có thể nói đây là thời kỳ mà người Việt Nam sang làm việc đông nhất. Theo thống-kê của chính phủ thì con số người Việt lên tới hơn 6400. Với những biến chuyển của tình hình thế giới, con số người Việt trên đảo Nouvelle Calédonie lên xuống bất thường. Những người Việt trở về Việt Nam sau khi mãn nhiệm kỳ làm việc trong mỏ, số khác thì từ Việt-Nam ghi tên tự nguyện sang Nouméa đi làm.

Rồi tới năm 1942, thời Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ và sự liên lạc với Việt Nam cũng bị cắt đứt. Trong hoàn cảnh này, những gia đình “chân đăng” không thể trở về Việt Nam, đành phải ở lại tìm kế sinh nhai sau khi thời hạn làm việc trong mỏ đã mãn.

Người Việt Nam ta khôn ngoan, biết lợi dụng hoàn cảnh để khỏi lâm vào cảnh túng thiếu. Một thời cơ hiếm có để gây lợi cho số vốn đã tạo được bởi mồ hôi nước mắt bao nhiêu năm qua với những ngược đãi nhục nhã. Rất nhiều người đã bỏ vốn ra làm những món ăn bán cho những người lính Mỹ, những món ăn hấp dẫn như “nem”, chả giò, thịt heo kho đường... bắt đầu được bày bán đó đây. Cũng từ thời gian đó mà rất nhiều người Việt Nam đã làm ăn lên, gây lên được một số vốn để rồi từ đó bắt đầu làm ăn lớn hơn.

Tới năm 1945, tất cả những người Việt Nam “chân đăng” sang Nouméa, đã mãn hợp-đồng làm trong mỏ, chính phủ Pháp cho phép tự do ra lập nghiệp chứ không còn bị kềm kẹp bởi những luật lệ có tính cách kỳ thị chủng tộc như trước.

Sau khi luật pháp được công bố, người Việt Nam bắt đầu đi lập nghiệp đó đây, khắp đảo Nouvelle Calédonie, chỗ nào sống được và thấy có tương lai là người Việt Nam tới lập nghiệp. Một số nhỏ chọn vùng Bắc của đảo: vùng gần mỏ Tiébaghi, Chagrin, Paagoumène..., còn đại đa số là kéo nhau về Nouméa, việc gì làm được và hễ có tiền bỏ túi là người Việt Nam ta không bỏ qua! Thời gian trôi qua, sau Đệ Nhị Thế Chiến, rất nhiều người Việt Nam từ Tân Đảo và từ Vanuatu (Nouvelles Hébrides) yêu cầu chính phủ Pháp trả về Việt Nam. Lời yêu cầu của họ đã được chính phủ Pháp chấp nhận và chuyển họ về Việt Nam.

Tới năm 1954, Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam lên nắm chính quyền ở miền Bắc sau khi nước Pháp thua trận Điện Biên Phủ (7-5-1954). Người Việt Nam sống trên đảo hầu hết đều hướng về Việt Nam vì lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam và họ đã bị lợi dụng bởi tình hình chính trị thời đó. Mặt khác, vì nước Pháp thua trận Điện Biên Phủ, nên người Pháp bắt đầu có khuynh hướng bài trừ người Việt Nam. Đa số người Pháp họp lại thành nhiều nhóm chống người Việt Nam và muốn đuổi người Việt Nam ra khỏi Tân Đảo! Trước thái độ thù hằn của người Pháp đối với người Việt Nam và cũng vì một phần nhiều người Việt Nam, sau nhiều năm xa quê hương, muốn trở về quê cha đất mẹ, nơi “chôn nhau cắt rốn” của họ.

Những người Việt Nam muốn trở về quê hương đã tranh đấu, chính phủ Pháp chấp nhận lời yêu cầu của họ.

Ngày 30-12-1960, chuyến tàu đầu tiên chở 550 người, đàn ông, đàn bà và trẻ em về Việt Nam.

Ngày 29-01-1961, chuyến tàu thứ hai chở 550 người về Việt Nam. Cuối tháng 2 năm 1961, chuyến tàu thứ ba rời Nouméa đưa 550 người nữa về Việt Nam.

Ngày 28-7-1963, chuyến tàu thứ bốn chở 66 người từ Nouméa và 490 người từ Vanuatu về Việt Nam.

Ngày 28-09-1963, chuyến tàu thứ năm chở 554; ngày 27-10-1963 chuyến tàu thứ sáu chở 549 người về Việt Nam.

Ngày 26-12-1963, chuyến tàu thứ bảy, tàu Eastern Queen, chở 187 người từ Nouméa và một số khác từ Vanuatu về Việt Nam.

Ngày 26-01-1964, chuyến tàu thứ tám với 545 người và ngày 24-02-1964 chuyến tàu thứ chín và sau đó một tháng là chuyến cuối cùng chở người Việt về Việt Nam. Những người trở về Việt Nam đã đưa lên tàu tất cả tài sản của họ đã gom góp được từ bấy lâu nay, nồi niêu soong chảo, cái gì có thể mang về được là đóng thùng đóng “két” mang đi cho bằng được; thậm chí có nguời còn đưa cả xe hơi, xe thùng (camionnette) về Việt Nam.

Số người Việt Nam tình nguyện ở lại Tân Đảo tất cả là 988 người, kể cả trẻ em, và đại đa số là Công giáo. Họ bắt đầu gây dựng lại cộng đồng người Việt Nam tại Tân Đảo và đã tham gia rất nhiều vào sự phát triển kinh tế của đảo Nouvelle Calédonie.

(còn tiếp)
 
Chương trình Mừng Ngày Của Mẹ Năm Thánh 2010 tại Trung Tâm Mục Vụ TGP Sàigòn
Ban Mục Vụ Gia Đình
09:10 21/04/2010
TRUNG TÂM MỤC VỤ TỔNG GIÁO PHẬN SÀI GÒN

Ban Mục Vụ Gia Đình

XIN TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU

***********************

CHƯƠNG TRÌNH

MỪNG NGÀY CỦA MẸ NĂM THÁNH 2010

VỚI CHỦ ĐỀ “SUỐI NGUỒN”


Bạn sẽ đi đâu cho ngày nghỉ lễ 01 tháng 05 sắp tới?

Giữa cuộc sống vội vàng và tất bật ngày nay, người ta thường có xu hướng bình thường hoá những điều rất đổi thiêng liêng. Từ lâu, người Mẹ đã trở thành một trong những điều mà người ta tưởng họ hiển nhiên có.

Chúng tôi thân mời bạn đến với “Chương trình Mừng ngày của Mẹ”, với chủ đề “Suối Nguồn”, được tổ chức tại Trung Tâm Mục Vụ, Tổng Giáo Phận Sài Gòn vào chiều thứ bảy ngày 01/05/2010, từ 01g30 – 05g35.

Qua buổi Hội Thảo này Ban Mục Vụ Gia Đình ước ao mỗi người có giây phút hồi tâm nhìn lại tình yêu của người Mẹ và cách cư xử của mình; và ao ước chuyển tải thông điệp yêu thương, hàn gắn và khơi gợi lại tình mẫu tử sâu thẳm, thiêng liêng trong lòng tham dự viên và bạn đọc gần xa.

Chúng tôi mời bạn tham gia một chương trình được dàn dựng công phu và phong phú, với phần triển lãm ảnh nghệ thuật của nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong, từ một trẻ bụi đời vượt lên số phận trở thành nhà nhiếp ảnh gia nổi tiếng.

Chương Trình mừng Ngày của Mẹ sẽ gởi đến cho bạn các khúc hát mang tâm tình sâu lắng về người Mẹ, đan xen với chia sẻ của một bà mẹ đau khổ và tâm tình của những người con mà trên áo cài hoa hồng đỏ, hoa hồng vàng hoặc hoa hồng trắng. Mỗi tham dự viên đều được cài hoa hồng trên áo và được chuẩn bị sẵn bút, giấy và thiệp để viết ngay một lá thư cho Mẹ/Chị của mình. BTC sẽ thu lại và chuyển tất cả số thư đó theo đường bưu điện (nếu như khán giả có nhu cầu) ngõ hầu khuyến khích làm giàu tương quan mẫu tử và đem lại niềm vui cho cả người gửi lẫn người nhận thư.

Ngoài gói quà của mình, mỗi khán giả sẽ nhận thêm một túi quà nữa và đem trao tặng cho một bà mẹ nghèo ở khu phố, vỉa hè hay bệnh viện. Chúng tôi cũng khuyến khích việc cầu nguyện trên mỗi túi quà trước khi trao tặng, để nó thực sự mang ý nghĩa chia sẻ và cảm thông chân thành.

Tại Văn Phòng Học Vụ - TTMV vào giờ hành chánh chúng tôi cũng tiếp nhận các món quà có nhã ý chia sẻ cho Chương trình và đặc biệt là cho các bà mẹ nghèo.

Chúng tôi hoan nghênh và ước mong được chào đón bạn tham gia Chương trình để chúng ta cùng “Mừng ngày của Mẹ”!

BTC muốn tổ chức trước 1 tuần để khán giả có thời gian viết thư, gởi quà cho cha mẹ ở xa, BTC muốn qua phương tiện truyền thông nhắc nhở mọi người nhớ về nguồn nước tinh tuyền trong lành nơi đấng sinh thành, dưỡng dục của mình, chúng ta phải làm gì cho người mẹ đã tảo tần hy sinh suốt đời cho ta….?

Thời gian: Thứ bảy ngày 01.05. 2010, từ 13g00 – 17g30

Địa Điểm: Hội Trường GB. Phạm Minh Mẫn, Lầu 1, Trung Tâm Mục Vụ, Tổng Giáo Phận Sài Gòn.

Địa chỉ: Số 6 bis Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Q. 1. Tp. HCM.

TRUNG TÂM MỤC VỤ TỔNG GIÁO PHẬN SÀI GÒN

Ban Mục Vụ Gia Đình

6 bis Tôn Đức Thắng Q. 1, Tp. HCM

ĐT: 39.105.692

Emaill: bmvgiadinh@gmail.com
 
Văn Hóa
Sứ Giả Hòa Bình
Trầm Thiên Thu
21:49 21/04/2010
SỨ GIẢ HÒA BÌNH

Gioan-Phaolô II
Như một vì Sao Sáng
Dấu ấn Cha in đậm
Khắp nơi trên địa cầu
Cha tha thiết thương yêu
Giao hòa cả thế giới
Thương yêu bất vụ lợi
Không quản ngại gian nan
Ơn cha thật chứa chan
Cả thế giới khâm phục
Cha nhân từ, thánh đức
Không ngại xin lỗi ai
Gioan-Phaolô II
Ra đi về với Chúa
Biết bao người lệ ứa
Núi sông cũng ngậm ngùi
Gioan-Phaolô II
Một vĩ nhân kỳ lạ
Một Sứ giả Tha thứ
Một Sứ giả Hòa bình

TRẦM THIÊN THU2.4.2005 – 2010

GIOAN-PHAOLÔ II

Vị Giáo hoàng đặc biệt
Gioan-Phaolô II
Với tình thương tha thiết
Không phân biệt một ai
Vị Giáo hoàng đặc biệt
Gioan-Phaolô II
Với niềm tin kiên vững
Tình mến không nhạt phai
Ngài khuyên những người trẻ:
Tương lai được bắt đầu
Ngay từ hôm nay vậy
Chứ không từ ngày mai
Chúa cần các con nhiều
Để thắp sáng địa cầu
Để chỉ cho nhân loại
Đường sự sống mai sau
Hãy thắp sáng trí khôn
Tài năng cùng nhiệt huyết
Sắp sẵn cả tình yêu
Để đối diện khổ đau
Hãy phục vụ cuộc sống
Và làm cho mọi người
Biết đến dung nhan Chúa
Tình Giêsu tuyệt vời
Gioan-Phaolô II
Sống thánh thiện một đời
Dù trầm tư suy nghĩ
Nhưng vẫn rạng rỡ cười
Ngài thật là vĩ đại
Tha thứ kẻ hại mình
Như Giêsu nhân ái
Nêu gương sáng lung linh

TRẦM THIÊN THU