Phụng Vụ - Mục Vụ
Giới luật yêu thương
Lm. Giuse Đinh Lập Liễm
03:58 27/04/2010
CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH C
+++
A. DẪN NHẬP
Yêu thương ! Đây là một đề tài rất quen thuộc và rất phổ biến đối với thời đại chúng ta. Người ta hay thảo luận, quảng cáo, ca ngợi tình yêu dưới nhiều hình thức như tiểu thuyết, phim ảnh, truyền hình, báo chí… Nhưng thứ tình yêu mà người ta bàn đến là thứ tình yêu nào ? Thật là hàm hồ không thể xác định được.
Tình yêu thương mà chúng ta bàn đến hôm nay là thứ tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa, một thứ tình yêu cao quí giúp cho con người vươn tới Thiên Chúa là tình yêu (1Ga 4,8). Tình yêu này là cốt lõi trong Đạo và đã trở thành giới luật: ”Ngươi phải yêu mến Đức Chúa là Thiên Chúa ngươi… Ngươi phải yêu mến tha nhân như chính mình”(Mt 22,37-39). Giới luật này đã được ghi trong sách Thứ luật và sách Lêvi.
Nếu giới răn yêu người đã có sẵn trong sách Lêvi, tại sao hôm nay Đức Giêsu lại còn đưa ra một giới răn mới về giới luật yêu thương: “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con”(Ga 13,34) ? Sở dĩ giới răn Đức Giêsu đưa ra được gọi là mới vì nội dung của nó phong phú hơn, và nó đã được đổi mới. Nó phong phú không tại chữ “yêu” mà tại chữ “như”. Như vậy là Ngài có ý nói: chúng ta phải yêu thương nhau như Ngài đã yêu thương. Ngài đã làm thế nào chúng ta phải làm như vậy.
Hãy sống với nền văn minh tình thương mà Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nhiều lần nói tới. Giới răn yêu thương của Đức Giêsu đòi hỏi chúng ta phải có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện. Thực ra, Đức Giêsu đã làm gương, đã thực hiện trước, chúng ta chỉ việc dấn bước theo gương Ngài. Đây là một việc khả thi, không vượt quá sức chúng ta. Với sự trợ lực của Chúa cùng với sự cố gắng của chúng ta, chúng ta sẽ thực hiện được, và qua đó, người ta sẽ nhận ra chúng ta là môn đệ của Ngài (Ga 13,35).
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Cv 14,20-26
Bài đọc này chấm dứt hành trình truyền giáo đầu tiên của thánh Phaolô và Barnabê. Trước khi ra đi, hai vị Tông đồ củng cố các giáo đoàn mới thành lập, khuyên nhủ họ giữ vững lòng tin trong cơn thử thách gian nan, nếu muốn cho Nước Chúa được mở rộng.
Sau khi cắt đặt các chức việc phụ trách các cộng đoàn, hai vị trở về cộng đoàn đã sai mình đi, báo cáo thành quả của việc rao giảng.
+ Bài đọc 2: Kh 21,1-5
Đây là thị kiến cuối cùng của thánh Gioan. Bài này mở ra một thế giới mới và một trật tự mới các sự việc do Đức Giêsu bắt đầu.
Điểm tới mà Thiên Chúa muốn đưa nhân loại về là “trời mới đất mới”, như bài Khải huyền trình bầy một cách thần bí: đó là được sống mãi mãi với Thiên Chúa, trong niềm vui hạnh phúc vững bền. Chính niềm tin này nâng đỡ khích lệ các tín hữu, đặc biệt các nhà truyền giáo, trung kiên trong sứ mạng.
+ Bài Tin mừng: Ga 13,31-33a.34-35
Lời từ biệt của Đức Giêsu được diễn ra trong phòng tiệc ly, sau khi Giuđa đã ra đi vào đêm tối. Lời từ biệt nhắc tới giờ Ngài bị treo trên thập giá. Đức Giêsu cho biết, bằng cuộc tử nạn, Ngài làm vinh quang cho Thiên Chúa Cha, và ngược lại, Thiên Chúa Cha lại tôn vinh Ngài.
Ngài sẽ ra đi, và trong lúc chờ đợi Ngài trở lại, họ còn có anh em đồng loại để yêu thương, họ phải sống theo một giới răn mới. Giới răn yêu thương – và tiêu chuẩn của giới răn này là “Như Thầy đã yêu thương các con”. Thế gian sẽ biết rằng các Tông đồ là môn đệ của Đức Kitô bởi lòng trung tín của họ đối với giới răn này.
B. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Các con hãy yêu thương nhau.
I. GIỚI LUẬT YÊU THƯƠNG
1. Trong Cựu ước
Phải chăng tình yêu đích thực phải bắt nguồn từ Thiên Chúa (1Ga 4,7) ? Sách Khởi nguyên cho ta thấy nguồn gốc của tình yêu đích thực. Nguồn gốc ấy chính là Thiên Chúa, Đấng luôn sáng tạo và giải phóng để mọi vật hiện hữu theo kế hoạch yêu thương của Ngài. Từ ban đầu, Ngài đã dựng nên ánh sáng, mặt trăng giữa hoàn vũ, trong đó có trái đất với mọi thứ cây cỏ và súc vật. Những thứ ấy đều tốt nhưng Thiên Chúa không thể yêu thương chúng, vì yêu thương đòi phải có đáp trả. Vậy cuối cùng Thiên Chúa đã dựng nên con người giống hình ảnh Ngài… Ngài ban cho họ có tình yêu, có tự do. Đó là món quà quí giá Ngài ban cho con người.
Khi Thiên Chúa chọn Israel làm dân riêng của Ngài, Ngài đã ký kết với họ một giao ước qua trung gian ông Maisen, theo đó, họ phải tin theo, yêu mến, trung thành với Ngài, với lề luật của Ngài. Trong lề luật đó, ta thấy có hai khoản luật căn bản và quan trọng nhất, đó là: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: ngươi phải yêu mến tha nhân như chính mình” (Mt 22,37-39; Mc 12,28-34; Lc 10,25-28).
2. Trong Tân ước
Đọc đoạn Tin mừng hôm nay, chúng ta liên tưởng đến lời cụ Phan bội Châu viết trong “Lưu cầu huyết lệ tân thư” rằng: ”Con chim sắp chết hót tiếng bi thương, con người sắp chết nói lời tâm huyết”. Sau khi Giuđa ra đi vào đêm tối, chỉ còn lại Đức Giêsu và mười một môn đệ, trong bầu khí yêu thương và nhuốm mầu bi ai, Ngài đã nói những lời tâm huyết trối lại cho các ông những lời cuối cùng:”Thầy truyền cho các con điều răn mới là các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con”(Ga 13,14).
Kitô giáo vừa là đạo mới vừa là đạo cũ. Cũ là vì đạo đã có từ thời tổ phụ Abraham. Mới là vì Đức Kitô đến đổi mới lại đạo cũ. Đấng Cứu Thế đến thiết lập một giao ước mới không phải phê chuẩn bằng máu chiên bò, nhưng bằng chính máu của Ngài đổ ra trên thập giá.
II. MỘT GIỚI RĂN MỚI
Khi Đức Giêsu nói với các môn đệ: ”Thầy ban cho các con một điều răn mới” thì thực sự, đó không phải là điều răn mới theo nghĩa Đức Giêsu là người đầu tiên ban bố. Dân Chúa trong Cựu ước đã nghe biết về giới răn yêu thương. Và giới răn yêu thương đã được viết trong sách Lêvi: ”Ngươi hãy yêu mến tha nhân như chính mình”(Lv 19,18). Vậy tại sao Đức Giêsu lại gọi giới răn yêu thương là giới răn mới ?
Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy điểm mới mẻ mà Đức Giêsu muốn nói không nằm ở chữ “yêu”, vì Ngài đã từng nói:”Nếu các ngươi yêu những kẻ yêu mến các ngươi, thì các ngươi có công gì ? Há những người thu thuế cũng không làm thế sao”? (Mt 5,6), nhưng cái mới ở đây nằm ở chữ “như”, Đức Giêsu nói:”NHƯ Thầy đã yêu thương các con, các con cũng hãy yêu thương nhau”.
Yêu như Đức Giêsu đã yêu là một thứ tình yêu vô vị lợi, không đòi đáp trả như một thứ đổi chác: Có đi có lại mới toại lòng nhau. Tình yêu rộng mở cho hết mọi người, kể cả kẻ thù, như cảm nghiệm của thánh Phaolô trong thư gửi cho tín hữu Rôma:”Đức Kitô đã chết vì chúng ta ngay lúc chúng ta còn là tội nhân”(Rm 5.8b). Đức Kitô đã chết cho chúng ta ngay lúc chúng ta còn là tội nhân, nghĩa là ngay lúc chúng ta ở trong tình trạng thù địch với Thiên Chúa. Yêu như Đức Giêsu đã yêu còn là một tình yêu dám hy sinh tính mạng vì người yêu, chịu chết trên cậy thập giá vì tội lỗi nhân loại.
Trở lại với bài Tin mừng hôm nay, chúng ta biết rằng trước khi ban cho các môn đệ giới răn mới này, thì trước đó, ngay trong bữa ăn cuối cùng với các môn đệ, Đức Giêsu đã lập Bí tích Thánh Thể để lại chính Mình và Máu Ngài làm của ăn nuôi linh hồn chúng ta. Kế đó, Ngài lại còn dùng chính Máu của mình để lập nên một giao ước mới thanh tẩy tội lỗi chúng ta. Mặc dù là thân vô tội, nhưng vì yêu thương chúng ta, Đức Giêsu đã chấp nhận trở nên con Chiên hiền lành bị đem đi sát tế vì tất cả tội lỗi chúng ta (x. Ga 1,29).
Tắt một lời, cái mới trong giới răn yêu thương của Đức Giêsu không nằm ở nguyên một chữ “yêu”, nhưng nằm ở chữ “như”. Yêu như Ngài đã yêu chúng ta, đó là một tình yêu dành cho hết mọi người, hoàn toàn vị tha, luôn hướng về người mình yêu, một tình yêu không tính toán hơn thiệt, tình yêu chỉ có cho đi mà không hề đòi đáp trả, một tình yêu không có giới hạn.
III. SỐNG YÊU THƯƠNG VÀ PHỤC VỤ
1. Thư Mục vụ của HĐGMVN năm 2006
Thư mục vụ năm 2006 chọn chủ đề “Sống đạo hôm nay” để mời gọi mọi người sống niềm tin bằng những hành động cụ thể, như thánh Giacôbê viết:”Đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết”(Gc 2,17). Quả thực, đời sống đạo vừa cần gắn bó với Thiên Chúa, vừa phải đi đến với anh em, như Chúa Giêsu, Ngôi lời nhập thể và nhập thế đã nêu gương cho chúng ta.
Chúng ta có thể nói được ý chính của bức thư mục vụ này được tóm gọn trong công thức “Yêu thương và phục vụ”. Thư mục vụ nói: ”Con người mới theo gương Chúa Giêsu phải là con người “dấn thân phục vụ”. Nếu việc phục vụ tha nhân có thể giúp cho người khác nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Kitô hữu, thì chính việc phục vụ đó cũng có thể giúp Kitô hữu cảm nghiệm tình yêu Thiên Chúa cách rõ nét hơn…
Như thế, dấn thân phục vụ con người là đòi hỏi tất yếu của đức tin Kitô giáo. Đời sống đạo luôn luôn phải được đặt trên nền tảng bác ái yêu thương, vì đây là điều răn quí trọng nhất (x. Mt 22,37-39) và là dấu hiệu rõ ràng nhất khẳng định chúng ta thuộc về Chúa Giêsu:”Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau”(Ga 13,35) (Trích thư Mục vụ số 6).
2. Sống và yêu thương
Yêu thương vẫn là lẽ sống của con người. Ai mà không biết yêu thương ? Nếu một người chẳng muốn yêu ai, và cũng không muốn ai yêu mình thì có thể kể như không phải là con người nữa. Nói thế chắc không quá đáng ? Ta hãy xem từ một kỳ công cho đến một công việc bình thường thôi, có ai lại không làm do động lực yêu thương ? Dù là vị kỷ, chỉ yêu chính mình đi nữa – chứ nếu tuyệt nhiên không yêu thương đến cả bản thân mình – thì hầu chắc là trạng thái của người tâm thần mà thôi.
Trong cuộc sống hằng ngày, theo nguyên tắc thì ai cũng phải yêu, nhưng chúng ta thấy người ta có thể ở một trong ba trạng thái này:
a) Không yêu thương và không được yêu thương, điều này xem ra giống hỏa ngục trần gian.
b) Yêu thương nhưng không được yêu thương đáp lại, nhưng vẫn tốt hơn tình trạng trên.
c) Yêu thương và được yêu thương – đây là tình trạng được chúc lành mà Đức Giêsu đã vui hưởng:”Như Cha Thầy đã yêu mến Thầy, cũng thế Thầy đã yêu mến anh em”.
3. Yêu bằng tình yêu nào ?
Ngày nay người ta nói nhiều đến tình yêu, nghiên cứu tình yêu, ca ngợi tình yêu, nhưng là thứ tình yêu nào ? Eros hay Agapè ? Tình yêu bản thân hay tình yêu kẻ khác ? Theo từ ngữ Hy lạp ta thấy hai từ Eros và Agapè diễn tả hai thực tại yêu thương đối nghịch nhau:
a) EROS: là thứ tình yêu vị kỷ, chỉ biết thu vào, tìm mình trong người khác. Đó là tình yêu lợi dụng kẻ khác đến hủy hoại họ.
Viết về kinh nghiệm của mình ở Auschwitz, Elie Wiesel nói rằng người Đức đã nỗ lực làm cho các tù nhân quên hết người thân và bạn bè mà chỉ nghĩ đến mình và chỉ nhắm đến các nhu cầu của mình hoặc họ phải chết. Điều đó khiến họ nói đến các nhu cầu ấy cả ngày lẫn đêm. Nhưng điều ngược lại đã xẩy ra. Những người nào chỉ sống cho mình, ít có cơ may sống sót, trong khi người nào sống cho người thân, bạn hữu, anh em, một lý tưởng đã có cơ may tốt hơn để sống còn. Người ta sống nhờ những gì người ta cho đi (McCarthy).
Truyện: chàng Narcisse cô đơn.
Huyền thoại kể rằng Narcisse là một vị thần rất đẹp trai. Nàng tiên Echo (Tiếng Vọng) yêu chàng nhưng bị chàng cự thuyệt, đã biến thành tượng đá. Một hôm Narcisse đi lang thang, tình cờ đến bên bờ một giếng nước, chàng nhìn thấy bóng mình trong lòng giếng và đâm ra ngây ngất say mê. Chàng cố sức nắm bắt cái bóng của mình, nhưng không cách gì bắt được, nên sinh ra buồn bã và chết, biến thành bông hoa thủy tiên bên bờ giếng.
Mỗi người chúng ta ít nhiều đều là anh chàng Narcisse đáng buồn ấy, bởi vì ai cũng yêu mình thái quá, ai cũng khoe rằng mình hay, mình giỏi, mình đẹp… Và ai cũng muốn mình là trung tâm vũ trụ, người khác sinh ra là để phục vụ mình, để cuối cùng nằm chết bên bờ giếng hư vô, chả biết có hóa thành hoa thủy tiên không.
b) AGAPE: là thứ tình yêu xả kỷ, vị tha, chỉ biết tìm hạnh phúc cho người khác. Đó là tình yêu sẵn sàng hy sinh cho kẻ khác, quên mình, quên hạnh phúc của mình để nghĩ đến người khác.
Tính ích kỷ làm cho chúng ta khép kín tâm hồn, nó hạn chế chúng ta. Nó dựng nên các rào cản, cả những bức tường giữa chúng ta và những người khác. Điều giải phóng chúng ta khỏi sự giam hãm ấy là mỗi tình cảm sâu sắc, quan trọng đối với những người khác. Trở nên bạn hữu, anh em và chị em, người yêu là những người sẽ mở cửa nhà tù. Tình yêu thương giải phóng chúng ta khỏi tù ngục các tính ích kỷ.
Truyện: Trở nên người cùi.
Trong y học, người ta không nhớ những thầy thuốc làm giầu do nghề nghiệp, nhưng nhớ đến những người đã hy sinh mạng sống để chữa lành những đau đớn của con người.
Tại một hội nghị chuyên đề về bệnh cùi được tổ chức tại Cairô, thủ đô Ai cập, có một y sĩ trẻ người thành Alexandria được người ta để ý, anh chăm chú nghe các bài thuyết trình của các chuyên gia, nhưng có một điều lạ là anh ngồi tách rời với đám đông, trong một góc nhỏ. Không ai biết anh dùng bữa ở đâu. Anh cũng không giao thiệp với bất cứ thành viên nào trong hội nghị. Vào phiên họp cuối cùng anh lên tiếng. Khi anh tóm kết bài tham luận, một sự im lặng như chết bao trùm cả phòng họp: nhiều người bật tiếng khóc. Anh nói gì ? Anh tuyên bố rằng anh đã tự nguyện để mình nhiễm bệnh cùi để có thể tự anh quan sát diễn biến của cái bệnh kinh khủng này. Anh cho thấy những vết trắng và nâu ở cánh tay anh, một triệu chứng không thể chối cãi của sự nhiễm trùng, và rồi anh mô tả tất cả những gì anh đã cảm thấy, cùng hiệu quả của tất cả các thuốc anh đã dùng. Anh biết rằng anh không thể tránh được cái chết từ từ và đau đớn, nhưng anh sẵn sàng chịu đựng tất cả để góp phần vào sự tiến bộ của khoa học, hầu đẩy lui những hiểm nguy cho các người mắc bệnh.
Trong mọi cuộc chiến tranh, vinh quang tuyệt đỉnh không thuộc về những người sống sót mà thuộc về những người đã bỏ thây nơi chiến trường. Bài học đơn giản của lịch sử là những người chịu hy sinh lớn thì nhận được vinh quang cao cả. Nhân loại quên đi những người thành công nhưng chẳng bao giờ quên ơn những người dám hy sinh. Họ bước đi trong các vết chân của Đức Kitô.
Yêu thương có đặc tính là trao ban, là cho đi, trao tặng ngay cả đến bản thân. Chính lúc cho đi mạng sống mình trên thập giá, tình yêu của Đức Giêsu mới thực sự lên ngôi, tình yêu ấy mới bắt đầu chiếm hữu tâm hồn nhân loại. Nói khác đi, yêu thương chính là hy sinh chia sẻ bất cứ điều gì mình có – Thế nên trong tình yêu thương chân thành thì chuyện hy sinh là tất nhiên (như trong nước thì tất nhiên phải có oxy và dydrô vậy), chứ nếu ngại ngùng, sợ phiền hà… thì chưa kể là Tình Yêu thương đích thực.
Truyện: Tôi đã cho đi tình yêu của mình.
Một buổi tối nọ, trước khi ngôi sao âm nhạc nổi tiếng của Broadway, Mary Martin lên sân khấu trình bầy vở nhạc kịch lừng danh South Pacific (vở nhạc kịch này đoạt giải hay nhất năm 1950). Người ta đưa cho Mary Martin một mảnh giấy của Oscar Hammerstein, tác giả của vở kịch này, hiện đang nằm trên giường bệnh, sắp chết. Không biết trong mảnh giấy viết gì, chỉ biết rằng sau buổi trình diễn hôm đó, người ta ùn ùn chạy ra hậu trường, khóc lóc, nói rằng: ”Mary, điều gì đã xẩy ra với cô tối nay vậy ? Chúng tôi chưa bao giờ thấy cô diễn xuất như vậy cả”. Vừa chớp mắt đôi mắt ướt đẵm, Mary đọc bức thư ngắn ngủi của Oscar Hammerstein, nội dung như sau:
“Mary mến, một cái chuông không phải là chuông cho đến khi cô rung nó. Một bản nhạc không phải là bản nhạc cho đến khi cô hát nó. Tình yêu trong trái tim của cô đừng để nó nằm yên tại đó. Tình yêu không phải là tình yêu cho đến khi cô cho đi”
Rồi cô ta nói: ”Tối nay, tôi đã cho đi tình yêu của mình”(Internet).
Hôm nay Chúa dạy chúng ta một bài học cụ thể, nhưng vô cùng khó khăn, phức tạp, đó là một thách đố triền miên: phải thực hiện sự cho đi của mình, phải thể hiện một cách rõ ràng bằng hành động, phải làm cho thiên hạ thấy được sự yêu thương nhau trong cư xử, của những người anh em trong một thân thể duy nhất là Hội thánh, trước khi lan tỏa đến những người ngoài Giáo hội.
4. Sống với nền văn minh Tình thương
Trong những năm gần đây, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II cũng thường đề cập đến một nền văn minh tình thương. Thực vậy, con người chỉ được coi là văn minh khi biết bước ra khỏi sự man rợ của thú tính, khi biết sống yêu thương và nhìn nhận kẻ khác cũng là người như mình, bất chấp những khác biệt về chủng tộc, mầu da, tôn giáo hay quan điểm chính trị. Xây dựng một nền văn minh dựa trên tình thương, đó là bổn phận cấp bách chủa người Kitô hữu hôm nay. Và đó cũng là ý muốn của Chúa Giêsu khi Ngài nói với chúng ta: ”Thầy ban cho chúng con một điều răn mới, là các con hãy thương yêu nhau” (Phạm văn Phượng).
Nếu không có tình yêu thương, người ta sẽ là gì ? Những người không muốn yêu thương đều có đời sống nghèo nàn. Nhưng những người sống yêu thương có một đời sống phong phú và hiệu quả. William Blake nói: ”Chúng ta đã được đặt vào trần gian ngắn ngủi để học tỏa sáng tình thương”. Giải thoát khỏi tính ích kỷ và có khả năng yêu thương người khác – đó là ý nghĩa của đời sống của chúng ta và của mọi người.
Khi kết thúc cuộc đời, nhìn lại, người ta chẳng thấy có gì quí giá cho bằng Tinh Thương yêu. Con người chỉ thấy được hạnh phúc khi mình biết yêu và được yêu. Đây là một chứng từ: Một bác sĩ, được ưu tiên chia sẻ những giây phút thâm sâu nhất của cuộc đời, nói rằng: con người đối diện với cái chết không còn nghĩ gì về mức độ họ đã thu được, hoặc họ nắm giữ những địa vị nào, hoặc đã tích trữ được bao nhiêu của cải. Vào lúc cuối cùng, điều thực sự quan trọng là bạn đã yêu thương ai và ai đã yêu thương bạn (McCarthy).
Yêu thương anh em là sống tinh túy của Đạo. Có thể rằng trong vài đạo giáo có sự đọc kinh nhiều hơn đạo ta, như Hồi giáo với 5 lần kinh nguyện trong ngày hướng về La Mecca. Có thể có đạo giáo với sự hãm mình phạt xác, diệt dục nhiều hơn ta như An độ giáo. Nhưng cái đặc điểm Đạo thánh ta phải là Tình yêu “nhờ dấu ấy, người ta mới biết chúng con là môn đệ Thầy”. Giáo hữu tiên khởi đã hiểu và đã thực thi bác ái đến độ mọi người chung quanh đều kêu lên: ”Kìa xem họ thương yêu nhau” (Hồng Phúc).
Nhìn vào dòng lịch sử, chúng ta thấy yêu thương nhau là một nét tiêu biểu của các tín hữu buổi sơ khai. Sách Công vụ Tông đồ cho thấy: họ coi mọi sự như là của chung. Họ đồng tâm nhất trí chuyên cần lui tới đền thờ cầu nguyện và bẻ bánh, cùng nhau chia sẻ của ăn nuôi thân. Ông Tertullianô đã ghi nhận về cộng đoàn các Kitô hữu thời sơ khai như sau: ”Dân chúng nhìn họ, tức các Kitô hữu, và nói về họ rằng: Hãy xem họ yêu thương nhau biết bao và sẵn sàng hiến mạng cho nhau chừng nào. Những người ở ngoài gọi họ là Kitô hữu, nhưng họ vẫn gọi nhau là anh em”. Đó là cộng đoàn Kitô sơ khai ở Giêrusalem.
Thánh Giêrônimô có kể lại câu chuyện về thánh Gioan tông đồ. Lúc vị Tông đồ đã về già, ngài vẫn không ngừng nhắc nhở các Kitô hữu trong công đoàn là hãy yêu thương nhau. Người ta phát chán vì thấy Ngài cứ nói mãi điều ấy, nên mới hỏi lý do. Ngài trả lời: ”Bởi vì đó là điều răn của Chúa, chỉ cần giữ điều răn này là đủ”.
Điều duy nhất và cần thiết mà chúng ta phải làm trong ngày hôm nay đó là khám phá lại năng lực của tình yêu, loại tình yêu mà Đức Giêsu đã truyền giảng. Tình yêu ấy nâng con người lên một thế giới cao hơn, mang lại cho họ niềm hy vọng mới. Một người An giáo đã nêu thắc mắc nho nhỏ sau đây với một thừa sai Kitô giáo:”Nếu Kitô hữu các ngài sống đúng như lời Kinh thánh của các ngài dạy (nghĩa là biết yêu thương như lời Kinh thánh dạy) thì chỉ trong vòng 5 năm thôi, các ngài sẽ chinh phục được cả An độ”.
Thực hiện lời Chúa dạy chúng ta trong bài Tin mừng hôm nay: ”Mọi người sẽ nhận biết các con là môn đệ của Thầy ở điểm này: là các con có lòng yêu thương nhau”(Ga 13,35), chúng ta hãy đem tình yêu vào trong cuộc sống, chính tình yêu sẽ làm cho mọi công việc của chúng ta, tuy tầm thường, nhưng sẽ lóe sáng trước mặt thiên hạ để người ta nhận ra sự hiện diện của Chúa qua con người của chúng ta.
Truyện: Viên ngọc lóe sáng.
Có hai người bạn đi vào tham quan bên trong một tiệm bán đồ nữ trang. Khi đã chiêm ngắm nhiều viên đá quí, họ để ý và lấy làm lạ là có một viên ngọc sần sùi, không óng ánh bóng loáng như những viên ngọc khác. Vì thế, một người bạn lên tiếng bình phẩm:”Nếu viên đá này không có vẻ gì quí giá cả, tại làm sao người ta lại trưng bầy nó ở đây”? Nghe vậy, người chủ tiệm kim hoàn bèn cầm lấy viên ngọc và nắm chặt trong lòng bàn tay mình. Một lát sau viên đá mờ đục không bóng loáng đó trở nên lấp lánh muôn mầu sắc hết sức kỳ diệu. Thấy lạ, một người bạn hỏi ông chủ tiệm: ”Làm sao mà kỳ lạ vậy”? Người chủ trả lời: ”Đây là viên ngọc mắt mèo, được mệnh danh là viên đá thiện cảm, nghĩa là nó cần có đụng chạm với hơi nóng ấm của bàn tay, tức khắc nó sẽ phát ra những tia sáng óng ánh muôn mầu sắc là thế” (Quê Ngọc).
+++
A. DẪN NHẬP
Yêu thương ! Đây là một đề tài rất quen thuộc và rất phổ biến đối với thời đại chúng ta. Người ta hay thảo luận, quảng cáo, ca ngợi tình yêu dưới nhiều hình thức như tiểu thuyết, phim ảnh, truyền hình, báo chí… Nhưng thứ tình yêu mà người ta bàn đến là thứ tình yêu nào ? Thật là hàm hồ không thể xác định được.
Tình yêu thương mà chúng ta bàn đến hôm nay là thứ tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa, một thứ tình yêu cao quí giúp cho con người vươn tới Thiên Chúa là tình yêu (1Ga 4,8). Tình yêu này là cốt lõi trong Đạo và đã trở thành giới luật: ”Ngươi phải yêu mến Đức Chúa là Thiên Chúa ngươi… Ngươi phải yêu mến tha nhân như chính mình”(Mt 22,37-39). Giới luật này đã được ghi trong sách Thứ luật và sách Lêvi.
Nếu giới răn yêu người đã có sẵn trong sách Lêvi, tại sao hôm nay Đức Giêsu lại còn đưa ra một giới răn mới về giới luật yêu thương: “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con”(Ga 13,34) ? Sở dĩ giới răn Đức Giêsu đưa ra được gọi là mới vì nội dung của nó phong phú hơn, và nó đã được đổi mới. Nó phong phú không tại chữ “yêu” mà tại chữ “như”. Như vậy là Ngài có ý nói: chúng ta phải yêu thương nhau như Ngài đã yêu thương. Ngài đã làm thế nào chúng ta phải làm như vậy.
Hãy sống với nền văn minh tình thương mà Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nhiều lần nói tới. Giới răn yêu thương của Đức Giêsu đòi hỏi chúng ta phải có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện. Thực ra, Đức Giêsu đã làm gương, đã thực hiện trước, chúng ta chỉ việc dấn bước theo gương Ngài. Đây là một việc khả thi, không vượt quá sức chúng ta. Với sự trợ lực của Chúa cùng với sự cố gắng của chúng ta, chúng ta sẽ thực hiện được, và qua đó, người ta sẽ nhận ra chúng ta là môn đệ của Ngài (Ga 13,35).
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Cv 14,20-26
Bài đọc này chấm dứt hành trình truyền giáo đầu tiên của thánh Phaolô và Barnabê. Trước khi ra đi, hai vị Tông đồ củng cố các giáo đoàn mới thành lập, khuyên nhủ họ giữ vững lòng tin trong cơn thử thách gian nan, nếu muốn cho Nước Chúa được mở rộng.
Sau khi cắt đặt các chức việc phụ trách các cộng đoàn, hai vị trở về cộng đoàn đã sai mình đi, báo cáo thành quả của việc rao giảng.
+ Bài đọc 2: Kh 21,1-5
Đây là thị kiến cuối cùng của thánh Gioan. Bài này mở ra một thế giới mới và một trật tự mới các sự việc do Đức Giêsu bắt đầu.
Điểm tới mà Thiên Chúa muốn đưa nhân loại về là “trời mới đất mới”, như bài Khải huyền trình bầy một cách thần bí: đó là được sống mãi mãi với Thiên Chúa, trong niềm vui hạnh phúc vững bền. Chính niềm tin này nâng đỡ khích lệ các tín hữu, đặc biệt các nhà truyền giáo, trung kiên trong sứ mạng.
+ Bài Tin mừng: Ga 13,31-33a.34-35
Lời từ biệt của Đức Giêsu được diễn ra trong phòng tiệc ly, sau khi Giuđa đã ra đi vào đêm tối. Lời từ biệt nhắc tới giờ Ngài bị treo trên thập giá. Đức Giêsu cho biết, bằng cuộc tử nạn, Ngài làm vinh quang cho Thiên Chúa Cha, và ngược lại, Thiên Chúa Cha lại tôn vinh Ngài.
Ngài sẽ ra đi, và trong lúc chờ đợi Ngài trở lại, họ còn có anh em đồng loại để yêu thương, họ phải sống theo một giới răn mới. Giới răn yêu thương – và tiêu chuẩn của giới răn này là “Như Thầy đã yêu thương các con”. Thế gian sẽ biết rằng các Tông đồ là môn đệ của Đức Kitô bởi lòng trung tín của họ đối với giới răn này.
B. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Các con hãy yêu thương nhau.
I. GIỚI LUẬT YÊU THƯƠNG
1. Trong Cựu ước
Phải chăng tình yêu đích thực phải bắt nguồn từ Thiên Chúa (1Ga 4,7) ? Sách Khởi nguyên cho ta thấy nguồn gốc của tình yêu đích thực. Nguồn gốc ấy chính là Thiên Chúa, Đấng luôn sáng tạo và giải phóng để mọi vật hiện hữu theo kế hoạch yêu thương của Ngài. Từ ban đầu, Ngài đã dựng nên ánh sáng, mặt trăng giữa hoàn vũ, trong đó có trái đất với mọi thứ cây cỏ và súc vật. Những thứ ấy đều tốt nhưng Thiên Chúa không thể yêu thương chúng, vì yêu thương đòi phải có đáp trả. Vậy cuối cùng Thiên Chúa đã dựng nên con người giống hình ảnh Ngài… Ngài ban cho họ có tình yêu, có tự do. Đó là món quà quí giá Ngài ban cho con người.
Khi Thiên Chúa chọn Israel làm dân riêng của Ngài, Ngài đã ký kết với họ một giao ước qua trung gian ông Maisen, theo đó, họ phải tin theo, yêu mến, trung thành với Ngài, với lề luật của Ngài. Trong lề luật đó, ta thấy có hai khoản luật căn bản và quan trọng nhất, đó là: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: ngươi phải yêu mến tha nhân như chính mình” (Mt 22,37-39; Mc 12,28-34; Lc 10,25-28).
2. Trong Tân ước
Đọc đoạn Tin mừng hôm nay, chúng ta liên tưởng đến lời cụ Phan bội Châu viết trong “Lưu cầu huyết lệ tân thư” rằng: ”Con chim sắp chết hót tiếng bi thương, con người sắp chết nói lời tâm huyết”. Sau khi Giuđa ra đi vào đêm tối, chỉ còn lại Đức Giêsu và mười một môn đệ, trong bầu khí yêu thương và nhuốm mầu bi ai, Ngài đã nói những lời tâm huyết trối lại cho các ông những lời cuối cùng:”Thầy truyền cho các con điều răn mới là các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con”(Ga 13,14).
Kitô giáo vừa là đạo mới vừa là đạo cũ. Cũ là vì đạo đã có từ thời tổ phụ Abraham. Mới là vì Đức Kitô đến đổi mới lại đạo cũ. Đấng Cứu Thế đến thiết lập một giao ước mới không phải phê chuẩn bằng máu chiên bò, nhưng bằng chính máu của Ngài đổ ra trên thập giá.
II. MỘT GIỚI RĂN MỚI
Khi Đức Giêsu nói với các môn đệ: ”Thầy ban cho các con một điều răn mới” thì thực sự, đó không phải là điều răn mới theo nghĩa Đức Giêsu là người đầu tiên ban bố. Dân Chúa trong Cựu ước đã nghe biết về giới răn yêu thương. Và giới răn yêu thương đã được viết trong sách Lêvi: ”Ngươi hãy yêu mến tha nhân như chính mình”(Lv 19,18). Vậy tại sao Đức Giêsu lại gọi giới răn yêu thương là giới răn mới ?
Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy điểm mới mẻ mà Đức Giêsu muốn nói không nằm ở chữ “yêu”, vì Ngài đã từng nói:”Nếu các ngươi yêu những kẻ yêu mến các ngươi, thì các ngươi có công gì ? Há những người thu thuế cũng không làm thế sao”? (Mt 5,6), nhưng cái mới ở đây nằm ở chữ “như”, Đức Giêsu nói:”NHƯ Thầy đã yêu thương các con, các con cũng hãy yêu thương nhau”.
Yêu như Đức Giêsu đã yêu là một thứ tình yêu vô vị lợi, không đòi đáp trả như một thứ đổi chác: Có đi có lại mới toại lòng nhau. Tình yêu rộng mở cho hết mọi người, kể cả kẻ thù, như cảm nghiệm của thánh Phaolô trong thư gửi cho tín hữu Rôma:”Đức Kitô đã chết vì chúng ta ngay lúc chúng ta còn là tội nhân”(Rm 5.8b). Đức Kitô đã chết cho chúng ta ngay lúc chúng ta còn là tội nhân, nghĩa là ngay lúc chúng ta ở trong tình trạng thù địch với Thiên Chúa. Yêu như Đức Giêsu đã yêu còn là một tình yêu dám hy sinh tính mạng vì người yêu, chịu chết trên cậy thập giá vì tội lỗi nhân loại.
Trở lại với bài Tin mừng hôm nay, chúng ta biết rằng trước khi ban cho các môn đệ giới răn mới này, thì trước đó, ngay trong bữa ăn cuối cùng với các môn đệ, Đức Giêsu đã lập Bí tích Thánh Thể để lại chính Mình và Máu Ngài làm của ăn nuôi linh hồn chúng ta. Kế đó, Ngài lại còn dùng chính Máu của mình để lập nên một giao ước mới thanh tẩy tội lỗi chúng ta. Mặc dù là thân vô tội, nhưng vì yêu thương chúng ta, Đức Giêsu đã chấp nhận trở nên con Chiên hiền lành bị đem đi sát tế vì tất cả tội lỗi chúng ta (x. Ga 1,29).
Tắt một lời, cái mới trong giới răn yêu thương của Đức Giêsu không nằm ở nguyên một chữ “yêu”, nhưng nằm ở chữ “như”. Yêu như Ngài đã yêu chúng ta, đó là một tình yêu dành cho hết mọi người, hoàn toàn vị tha, luôn hướng về người mình yêu, một tình yêu không tính toán hơn thiệt, tình yêu chỉ có cho đi mà không hề đòi đáp trả, một tình yêu không có giới hạn.
III. SỐNG YÊU THƯƠNG VÀ PHỤC VỤ
1. Thư Mục vụ của HĐGMVN năm 2006
Thư mục vụ năm 2006 chọn chủ đề “Sống đạo hôm nay” để mời gọi mọi người sống niềm tin bằng những hành động cụ thể, như thánh Giacôbê viết:”Đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết”(Gc 2,17). Quả thực, đời sống đạo vừa cần gắn bó với Thiên Chúa, vừa phải đi đến với anh em, như Chúa Giêsu, Ngôi lời nhập thể và nhập thế đã nêu gương cho chúng ta.
Chúng ta có thể nói được ý chính của bức thư mục vụ này được tóm gọn trong công thức “Yêu thương và phục vụ”. Thư mục vụ nói: ”Con người mới theo gương Chúa Giêsu phải là con người “dấn thân phục vụ”. Nếu việc phục vụ tha nhân có thể giúp cho người khác nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Kitô hữu, thì chính việc phục vụ đó cũng có thể giúp Kitô hữu cảm nghiệm tình yêu Thiên Chúa cách rõ nét hơn…
Như thế, dấn thân phục vụ con người là đòi hỏi tất yếu của đức tin Kitô giáo. Đời sống đạo luôn luôn phải được đặt trên nền tảng bác ái yêu thương, vì đây là điều răn quí trọng nhất (x. Mt 22,37-39) và là dấu hiệu rõ ràng nhất khẳng định chúng ta thuộc về Chúa Giêsu:”Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau”(Ga 13,35) (Trích thư Mục vụ số 6).
2. Sống và yêu thương
Yêu thương vẫn là lẽ sống của con người. Ai mà không biết yêu thương ? Nếu một người chẳng muốn yêu ai, và cũng không muốn ai yêu mình thì có thể kể như không phải là con người nữa. Nói thế chắc không quá đáng ? Ta hãy xem từ một kỳ công cho đến một công việc bình thường thôi, có ai lại không làm do động lực yêu thương ? Dù là vị kỷ, chỉ yêu chính mình đi nữa – chứ nếu tuyệt nhiên không yêu thương đến cả bản thân mình – thì hầu chắc là trạng thái của người tâm thần mà thôi.
Trong cuộc sống hằng ngày, theo nguyên tắc thì ai cũng phải yêu, nhưng chúng ta thấy người ta có thể ở một trong ba trạng thái này:
a) Không yêu thương và không được yêu thương, điều này xem ra giống hỏa ngục trần gian.
b) Yêu thương nhưng không được yêu thương đáp lại, nhưng vẫn tốt hơn tình trạng trên.
c) Yêu thương và được yêu thương – đây là tình trạng được chúc lành mà Đức Giêsu đã vui hưởng:”Như Cha Thầy đã yêu mến Thầy, cũng thế Thầy đã yêu mến anh em”.
3. Yêu bằng tình yêu nào ?
Ngày nay người ta nói nhiều đến tình yêu, nghiên cứu tình yêu, ca ngợi tình yêu, nhưng là thứ tình yêu nào ? Eros hay Agapè ? Tình yêu bản thân hay tình yêu kẻ khác ? Theo từ ngữ Hy lạp ta thấy hai từ Eros và Agapè diễn tả hai thực tại yêu thương đối nghịch nhau:
a) EROS: là thứ tình yêu vị kỷ, chỉ biết thu vào, tìm mình trong người khác. Đó là tình yêu lợi dụng kẻ khác đến hủy hoại họ.
Viết về kinh nghiệm của mình ở Auschwitz, Elie Wiesel nói rằng người Đức đã nỗ lực làm cho các tù nhân quên hết người thân và bạn bè mà chỉ nghĩ đến mình và chỉ nhắm đến các nhu cầu của mình hoặc họ phải chết. Điều đó khiến họ nói đến các nhu cầu ấy cả ngày lẫn đêm. Nhưng điều ngược lại đã xẩy ra. Những người nào chỉ sống cho mình, ít có cơ may sống sót, trong khi người nào sống cho người thân, bạn hữu, anh em, một lý tưởng đã có cơ may tốt hơn để sống còn. Người ta sống nhờ những gì người ta cho đi (McCarthy).
Truyện: chàng Narcisse cô đơn.
Huyền thoại kể rằng Narcisse là một vị thần rất đẹp trai. Nàng tiên Echo (Tiếng Vọng) yêu chàng nhưng bị chàng cự thuyệt, đã biến thành tượng đá. Một hôm Narcisse đi lang thang, tình cờ đến bên bờ một giếng nước, chàng nhìn thấy bóng mình trong lòng giếng và đâm ra ngây ngất say mê. Chàng cố sức nắm bắt cái bóng của mình, nhưng không cách gì bắt được, nên sinh ra buồn bã và chết, biến thành bông hoa thủy tiên bên bờ giếng.
Mỗi người chúng ta ít nhiều đều là anh chàng Narcisse đáng buồn ấy, bởi vì ai cũng yêu mình thái quá, ai cũng khoe rằng mình hay, mình giỏi, mình đẹp… Và ai cũng muốn mình là trung tâm vũ trụ, người khác sinh ra là để phục vụ mình, để cuối cùng nằm chết bên bờ giếng hư vô, chả biết có hóa thành hoa thủy tiên không.
b) AGAPE: là thứ tình yêu xả kỷ, vị tha, chỉ biết tìm hạnh phúc cho người khác. Đó là tình yêu sẵn sàng hy sinh cho kẻ khác, quên mình, quên hạnh phúc của mình để nghĩ đến người khác.
Tính ích kỷ làm cho chúng ta khép kín tâm hồn, nó hạn chế chúng ta. Nó dựng nên các rào cản, cả những bức tường giữa chúng ta và những người khác. Điều giải phóng chúng ta khỏi sự giam hãm ấy là mỗi tình cảm sâu sắc, quan trọng đối với những người khác. Trở nên bạn hữu, anh em và chị em, người yêu là những người sẽ mở cửa nhà tù. Tình yêu thương giải phóng chúng ta khỏi tù ngục các tính ích kỷ.
Truyện: Trở nên người cùi.
Trong y học, người ta không nhớ những thầy thuốc làm giầu do nghề nghiệp, nhưng nhớ đến những người đã hy sinh mạng sống để chữa lành những đau đớn của con người.
Tại một hội nghị chuyên đề về bệnh cùi được tổ chức tại Cairô, thủ đô Ai cập, có một y sĩ trẻ người thành Alexandria được người ta để ý, anh chăm chú nghe các bài thuyết trình của các chuyên gia, nhưng có một điều lạ là anh ngồi tách rời với đám đông, trong một góc nhỏ. Không ai biết anh dùng bữa ở đâu. Anh cũng không giao thiệp với bất cứ thành viên nào trong hội nghị. Vào phiên họp cuối cùng anh lên tiếng. Khi anh tóm kết bài tham luận, một sự im lặng như chết bao trùm cả phòng họp: nhiều người bật tiếng khóc. Anh nói gì ? Anh tuyên bố rằng anh đã tự nguyện để mình nhiễm bệnh cùi để có thể tự anh quan sát diễn biến của cái bệnh kinh khủng này. Anh cho thấy những vết trắng và nâu ở cánh tay anh, một triệu chứng không thể chối cãi của sự nhiễm trùng, và rồi anh mô tả tất cả những gì anh đã cảm thấy, cùng hiệu quả của tất cả các thuốc anh đã dùng. Anh biết rằng anh không thể tránh được cái chết từ từ và đau đớn, nhưng anh sẵn sàng chịu đựng tất cả để góp phần vào sự tiến bộ của khoa học, hầu đẩy lui những hiểm nguy cho các người mắc bệnh.
Trong mọi cuộc chiến tranh, vinh quang tuyệt đỉnh không thuộc về những người sống sót mà thuộc về những người đã bỏ thây nơi chiến trường. Bài học đơn giản của lịch sử là những người chịu hy sinh lớn thì nhận được vinh quang cao cả. Nhân loại quên đi những người thành công nhưng chẳng bao giờ quên ơn những người dám hy sinh. Họ bước đi trong các vết chân của Đức Kitô.
Yêu thương có đặc tính là trao ban, là cho đi, trao tặng ngay cả đến bản thân. Chính lúc cho đi mạng sống mình trên thập giá, tình yêu của Đức Giêsu mới thực sự lên ngôi, tình yêu ấy mới bắt đầu chiếm hữu tâm hồn nhân loại. Nói khác đi, yêu thương chính là hy sinh chia sẻ bất cứ điều gì mình có – Thế nên trong tình yêu thương chân thành thì chuyện hy sinh là tất nhiên (như trong nước thì tất nhiên phải có oxy và dydrô vậy), chứ nếu ngại ngùng, sợ phiền hà… thì chưa kể là Tình Yêu thương đích thực.
Truyện: Tôi đã cho đi tình yêu của mình.
Một buổi tối nọ, trước khi ngôi sao âm nhạc nổi tiếng của Broadway, Mary Martin lên sân khấu trình bầy vở nhạc kịch lừng danh South Pacific (vở nhạc kịch này đoạt giải hay nhất năm 1950). Người ta đưa cho Mary Martin một mảnh giấy của Oscar Hammerstein, tác giả của vở kịch này, hiện đang nằm trên giường bệnh, sắp chết. Không biết trong mảnh giấy viết gì, chỉ biết rằng sau buổi trình diễn hôm đó, người ta ùn ùn chạy ra hậu trường, khóc lóc, nói rằng: ”Mary, điều gì đã xẩy ra với cô tối nay vậy ? Chúng tôi chưa bao giờ thấy cô diễn xuất như vậy cả”. Vừa chớp mắt đôi mắt ướt đẵm, Mary đọc bức thư ngắn ngủi của Oscar Hammerstein, nội dung như sau:
“Mary mến, một cái chuông không phải là chuông cho đến khi cô rung nó. Một bản nhạc không phải là bản nhạc cho đến khi cô hát nó. Tình yêu trong trái tim của cô đừng để nó nằm yên tại đó. Tình yêu không phải là tình yêu cho đến khi cô cho đi”
Rồi cô ta nói: ”Tối nay, tôi đã cho đi tình yêu của mình”(Internet).
Hôm nay Chúa dạy chúng ta một bài học cụ thể, nhưng vô cùng khó khăn, phức tạp, đó là một thách đố triền miên: phải thực hiện sự cho đi của mình, phải thể hiện một cách rõ ràng bằng hành động, phải làm cho thiên hạ thấy được sự yêu thương nhau trong cư xử, của những người anh em trong một thân thể duy nhất là Hội thánh, trước khi lan tỏa đến những người ngoài Giáo hội.
4. Sống với nền văn minh Tình thương
Trong những năm gần đây, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II cũng thường đề cập đến một nền văn minh tình thương. Thực vậy, con người chỉ được coi là văn minh khi biết bước ra khỏi sự man rợ của thú tính, khi biết sống yêu thương và nhìn nhận kẻ khác cũng là người như mình, bất chấp những khác biệt về chủng tộc, mầu da, tôn giáo hay quan điểm chính trị. Xây dựng một nền văn minh dựa trên tình thương, đó là bổn phận cấp bách chủa người Kitô hữu hôm nay. Và đó cũng là ý muốn của Chúa Giêsu khi Ngài nói với chúng ta: ”Thầy ban cho chúng con một điều răn mới, là các con hãy thương yêu nhau” (Phạm văn Phượng).
Nếu không có tình yêu thương, người ta sẽ là gì ? Những người không muốn yêu thương đều có đời sống nghèo nàn. Nhưng những người sống yêu thương có một đời sống phong phú và hiệu quả. William Blake nói: ”Chúng ta đã được đặt vào trần gian ngắn ngủi để học tỏa sáng tình thương”. Giải thoát khỏi tính ích kỷ và có khả năng yêu thương người khác – đó là ý nghĩa của đời sống của chúng ta và của mọi người.
Khi kết thúc cuộc đời, nhìn lại, người ta chẳng thấy có gì quí giá cho bằng Tinh Thương yêu. Con người chỉ thấy được hạnh phúc khi mình biết yêu và được yêu. Đây là một chứng từ: Một bác sĩ, được ưu tiên chia sẻ những giây phút thâm sâu nhất của cuộc đời, nói rằng: con người đối diện với cái chết không còn nghĩ gì về mức độ họ đã thu được, hoặc họ nắm giữ những địa vị nào, hoặc đã tích trữ được bao nhiêu của cải. Vào lúc cuối cùng, điều thực sự quan trọng là bạn đã yêu thương ai và ai đã yêu thương bạn (McCarthy).
Yêu thương anh em là sống tinh túy của Đạo. Có thể rằng trong vài đạo giáo có sự đọc kinh nhiều hơn đạo ta, như Hồi giáo với 5 lần kinh nguyện trong ngày hướng về La Mecca. Có thể có đạo giáo với sự hãm mình phạt xác, diệt dục nhiều hơn ta như An độ giáo. Nhưng cái đặc điểm Đạo thánh ta phải là Tình yêu “nhờ dấu ấy, người ta mới biết chúng con là môn đệ Thầy”. Giáo hữu tiên khởi đã hiểu và đã thực thi bác ái đến độ mọi người chung quanh đều kêu lên: ”Kìa xem họ thương yêu nhau” (Hồng Phúc).
Nhìn vào dòng lịch sử, chúng ta thấy yêu thương nhau là một nét tiêu biểu của các tín hữu buổi sơ khai. Sách Công vụ Tông đồ cho thấy: họ coi mọi sự như là của chung. Họ đồng tâm nhất trí chuyên cần lui tới đền thờ cầu nguyện và bẻ bánh, cùng nhau chia sẻ của ăn nuôi thân. Ông Tertullianô đã ghi nhận về cộng đoàn các Kitô hữu thời sơ khai như sau: ”Dân chúng nhìn họ, tức các Kitô hữu, và nói về họ rằng: Hãy xem họ yêu thương nhau biết bao và sẵn sàng hiến mạng cho nhau chừng nào. Những người ở ngoài gọi họ là Kitô hữu, nhưng họ vẫn gọi nhau là anh em”. Đó là cộng đoàn Kitô sơ khai ở Giêrusalem.
Thánh Giêrônimô có kể lại câu chuyện về thánh Gioan tông đồ. Lúc vị Tông đồ đã về già, ngài vẫn không ngừng nhắc nhở các Kitô hữu trong công đoàn là hãy yêu thương nhau. Người ta phát chán vì thấy Ngài cứ nói mãi điều ấy, nên mới hỏi lý do. Ngài trả lời: ”Bởi vì đó là điều răn của Chúa, chỉ cần giữ điều răn này là đủ”.
Điều duy nhất và cần thiết mà chúng ta phải làm trong ngày hôm nay đó là khám phá lại năng lực của tình yêu, loại tình yêu mà Đức Giêsu đã truyền giảng. Tình yêu ấy nâng con người lên một thế giới cao hơn, mang lại cho họ niềm hy vọng mới. Một người An giáo đã nêu thắc mắc nho nhỏ sau đây với một thừa sai Kitô giáo:”Nếu Kitô hữu các ngài sống đúng như lời Kinh thánh của các ngài dạy (nghĩa là biết yêu thương như lời Kinh thánh dạy) thì chỉ trong vòng 5 năm thôi, các ngài sẽ chinh phục được cả An độ”.
Thực hiện lời Chúa dạy chúng ta trong bài Tin mừng hôm nay: ”Mọi người sẽ nhận biết các con là môn đệ của Thầy ở điểm này: là các con có lòng yêu thương nhau”(Ga 13,35), chúng ta hãy đem tình yêu vào trong cuộc sống, chính tình yêu sẽ làm cho mọi công việc của chúng ta, tuy tầm thường, nhưng sẽ lóe sáng trước mặt thiên hạ để người ta nhận ra sự hiện diện của Chúa qua con người của chúng ta.
Truyện: Viên ngọc lóe sáng.
Có hai người bạn đi vào tham quan bên trong một tiệm bán đồ nữ trang. Khi đã chiêm ngắm nhiều viên đá quí, họ để ý và lấy làm lạ là có một viên ngọc sần sùi, không óng ánh bóng loáng như những viên ngọc khác. Vì thế, một người bạn lên tiếng bình phẩm:”Nếu viên đá này không có vẻ gì quí giá cả, tại làm sao người ta lại trưng bầy nó ở đây”? Nghe vậy, người chủ tiệm kim hoàn bèn cầm lấy viên ngọc và nắm chặt trong lòng bàn tay mình. Một lát sau viên đá mờ đục không bóng loáng đó trở nên lấp lánh muôn mầu sắc hết sức kỳ diệu. Thấy lạ, một người bạn hỏi ông chủ tiệm: ”Làm sao mà kỳ lạ vậy”? Người chủ trả lời: ”Đây là viên ngọc mắt mèo, được mệnh danh là viên đá thiện cảm, nghĩa là nó cần có đụng chạm với hơi nóng ấm của bàn tay, tức khắc nó sẽ phát ra những tia sáng óng ánh muôn mầu sắc là thế” (Quê Ngọc).
Tình yêu, dấu chỉ của niềm tin
Phanxicô Xaviê
12:16 27/04/2010
Trong diễn từ tiệc ly, vào tối Thứ năm Tuần thánh, Chúa Giêsu đã kêu gọi các môn đệ: Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy yêu anh em, đó là dấu chỉ để người ta nhận biết ai là môn đệ Người.
Tình yêu của Chúa Giêsu thể hiện thật phong phú nơi chính cuộc đời của Người: yêu đến độ hy sinh quên mình, chết cho người mình yêu. Tình yêu ấy không hệ tại ở những cảm xúc tự nhiên, nhưng đó là sự phản ánh tình yêu tuyệt đối giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, được nối tiếp nơi chính Chúa Giêsu Kitô, một tình yêu siêu nhiên vượt trên hẳn những cảm xúc tự nhiên. Tình yêu ấy luôn mang lại cho con người một khả năng biết mở rộng con tim và vòng tay để đến với mọi người ngay cả với kẻ thù của mình. Vì thế, yêu như Người đã yêu thật khó đối với bản tính giới hạn của thân phận con người. Tuy nhiên, chiêm ngưỡng tình yêu của Chúa Giêsu, chúng ta đễ dàng nhận ra hai đặc tính nơi một tình yêu chân thành: đó là, hy sinh cho người mình yêu và gần gũi họ. Như vậy, yêu như Chúa yêu đòi hỏi mỗi người chúng ta phải biết hy sinh và sống gần gũi, quan tâm đến những nhu cầu, những hoàn cảnh của người chung quanh, điều mà ai cũng có thể thực hiện được.
Chiến tranh và không biết bao nhiêu vấn đề mà thế giới ngày nay đang phải giải quyết, dường như thế giới chỉ muốn giải quyết bằng bạo động, bằng vũ khí giết người. Sức mạnh vạn năng mà thế giới đang có trong tay là tình yêu, lại chỉ có một số ít người dùng đến.
Mục sư Luther King, người da đen, đã sử dụng khí giới của tình yêu. Ông đã ngã gục, nhưng hằng triệu người da đen đã được đứng lên làm người như người da trắng. Giám mục Desmond Tutu, người Nam Phi da đen cũng đi theo vết chân của Gandhi và Luther King. Mẹ Têrêxa thành Calcutta cũng từng dùng khí giới của tình yêu để cho những người không nhà không cửa, những người hấp hối đầu đường xó chợ được sống và chết như những con người.
Tất cả những mẫu gương trên đây chỉ là phản ánh của một tình yêu trọn vẹn hơn, đó là tình yêu của Đấng đã chịu chết cho người mình yêu.
Người ta cứ dấu này mà nhận biết anh em là môn đệ Thầy là anh em yêu thương nhau. Tình yêu thương hiệp nhất mọi người trong Hội Thánh chính là dấu chỉ loan báo Tin Mừng hữu hiệu nhất. Một thế giới chiến tranh và hận thù, đầy bạo lực trong đó lòng tham, tính ích kỷ ngự trị, chỉ biết đến quyền lợi cá nhân, vật chất hẹp hòi, đã biến con người trở nên lạnh lùng chai cứng với nhau, thì đời sống của người Kitô hữu phải vang lên niềm tin của mình, phải làm sáng lên ngọn lửa yêu mến của Chúa Giêsu.
Tình yêu của Chúa Giêsu thể hiện thật phong phú nơi chính cuộc đời của Người: yêu đến độ hy sinh quên mình, chết cho người mình yêu. Tình yêu ấy không hệ tại ở những cảm xúc tự nhiên, nhưng đó là sự phản ánh tình yêu tuyệt đối giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, được nối tiếp nơi chính Chúa Giêsu Kitô, một tình yêu siêu nhiên vượt trên hẳn những cảm xúc tự nhiên. Tình yêu ấy luôn mang lại cho con người một khả năng biết mở rộng con tim và vòng tay để đến với mọi người ngay cả với kẻ thù của mình. Vì thế, yêu như Người đã yêu thật khó đối với bản tính giới hạn của thân phận con người. Tuy nhiên, chiêm ngưỡng tình yêu của Chúa Giêsu, chúng ta đễ dàng nhận ra hai đặc tính nơi một tình yêu chân thành: đó là, hy sinh cho người mình yêu và gần gũi họ. Như vậy, yêu như Chúa yêu đòi hỏi mỗi người chúng ta phải biết hy sinh và sống gần gũi, quan tâm đến những nhu cầu, những hoàn cảnh của người chung quanh, điều mà ai cũng có thể thực hiện được.
Chiến tranh và không biết bao nhiêu vấn đề mà thế giới ngày nay đang phải giải quyết, dường như thế giới chỉ muốn giải quyết bằng bạo động, bằng vũ khí giết người. Sức mạnh vạn năng mà thế giới đang có trong tay là tình yêu, lại chỉ có một số ít người dùng đến.
Mục sư Luther King, người da đen, đã sử dụng khí giới của tình yêu. Ông đã ngã gục, nhưng hằng triệu người da đen đã được đứng lên làm người như người da trắng. Giám mục Desmond Tutu, người Nam Phi da đen cũng đi theo vết chân của Gandhi và Luther King. Mẹ Têrêxa thành Calcutta cũng từng dùng khí giới của tình yêu để cho những người không nhà không cửa, những người hấp hối đầu đường xó chợ được sống và chết như những con người.
Tất cả những mẫu gương trên đây chỉ là phản ánh của một tình yêu trọn vẹn hơn, đó là tình yêu của Đấng đã chịu chết cho người mình yêu.
Người ta cứ dấu này mà nhận biết anh em là môn đệ Thầy là anh em yêu thương nhau. Tình yêu thương hiệp nhất mọi người trong Hội Thánh chính là dấu chỉ loan báo Tin Mừng hữu hiệu nhất. Một thế giới chiến tranh và hận thù, đầy bạo lực trong đó lòng tham, tính ích kỷ ngự trị, chỉ biết đến quyền lợi cá nhân, vật chất hẹp hòi, đã biến con người trở nên lạnh lùng chai cứng với nhau, thì đời sống của người Kitô hữu phải vang lên niềm tin của mình, phải làm sáng lên ngọn lửa yêu mến của Chúa Giêsu.
Chúa Giê-su khai sinh kỷ nguyên mới
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
17:41 27/04/2010
Chúa Nhật Thứ 5 Mùa Phục Sinh, Năm C
Thế là cuối cùng, sau bao ngày chịu bắt bớ, xét xử, vu cáo, chịu đòn vọt rách nát thịt da, chịu vác thánh giá nặng nề tiến lên núi sọ trong khi sức tàn lực kiệt nên phải ngã xuống nhiều lần, rồi lại phải chịu đóng đinh thân mình rất đỗi đau thương vào thập giá… Chúa Giê-su đã gục đầu tắt thở và được mai táng trong mồ. Tảng đá lấp cửa mồ đã đóng lại, đóng lại lịch sử một đời người đã làm những việc diệu kỳ … Cuối cùng, ngôi mộ đá được đóng lại, chôn vùi một Con Người tưởng là sẽ đem lại niềm hy vọng cho Ít-ra-en.
Thế là hết! Còn đâu nữa những ngày nắng đẹp Người ngồi trên núi giảng bài tám phúc giữa đám đông quần chúng. Còn đâu nữa những buổi chiều trong hoang địa Người hoá bánh ra nhiều nuôi trên năm ngàn người ăn. Còn đâu nữa vị ngôn sứ oai hùng dùng lời quyền uy truyền cho sóng yên biển lặng. Còn đâu nữa Con Người kỳ diệu đã làm cho kẻ chết đội mồ sống lại, người phong hủi được chữa lành, người câm được nói, người điếc được nghe… Còn đâu nữa vị ngôn sứ đầy quyền năng trong lời nói và hành động phán bảo những điều đem lại phấn khởi cho bao người…
Đức Giê-su đã chết thật rồi, chẳng còn hy vọng gì nữa. Những môn đệ thân tín sau khi hoàn tất việc an táng Thầy thân yêu, giờ đây ra về trong u sầu tuyệt vọng. Mọi sự như chìm vào tang tóc đau thương.
Thế rồi điều kỳ diệu bất ngờ xảy ra: qua ngày thứ ba, từ lúc tờ mờ sáng, Maria Madalêna đi viếng mộ ngay từ sáng sớm cho vơi bớt đau thương. Tới nơi, Chị hoảng hồn vì mồ đá mở toang. Nhìn vào bên trong không còn thấy thi hài của Thầy đâu nữa, Chị hoảng hốt chạy về báo tin cho các môn đệ. Các vị nầy ra tận nơi xem xét ngôi mộ trống và rồi sau đó lại ngỡ ngàng gặp gỡ Chúa phục sinh.
Niềm vui tràn ngập cõi lòng. Bấy giờ các ngài mới biết là Chúa Giê-su đã sống lại. Ngôi mộ đá tưởng là nơi chôn vùi, nơi xoá sổ cuộc đời Thầy dấu ái, là điểm tận cùng của Chúa Giê-su nay đã trở thành khởi điểm cho một đời sống mới, thành tảng đá đầu tiên xây dựng Vương Quốc trường sinh.
Hôm nay, từ ngôi mộ trống và qua những lần hiện ra với các môn đệ sau khi phục sinh, Chúa Giê-su tỏ cho thấy Người là Sự Sống lại và là Sự Sống như đã từng khẳng định với chị em Mác-ta và Maria: "Ta là sự sống lại và là sự sống! Ai tin Ta thì dù có chết cũng sẽ được sống. Và bất cứ ai sống mà tin Ta sẽ không chết bao giờ." (Gioan 11,25)
***
Từ thời nguyên tổ phạm tội đến nay, tội lỗi thống trị và huỷ diệt sự sống con người. Con người vừa được sinh ra là đã mang án chết, như hoa còn đang nụ mà đã chớm lụi tàn, như nhộng chưa thành bướm mà đã phải tiêu vong… Mầm mống chết chóc hiện diện ngay giữa lòng cuộc sống và một sớm một chiều sẽ huỷ diệt sự sống. Lưỡi hái tử thần như đang kề cổ mọi người và cướp đi sinh mạng của mọi người chẳng trừ ai.
Thế rồi qua sự phục sinh vinh hiển, Chúa Giê-su đã mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên của sự sống vĩnh hằng. Người đã thắng sự chết. Thần Chết phải buông khí giới quy hàng. Loài người không còn phải bị tiêu diệt bởi lưỡi hái tử thần nhưng đã được cứu sống bởi quyền lực của Chúa Giê-su phục sinh. Sự sống đã được khai thông. Cái chết đã bị đẩy lùi. Ngôi mộ không còn là điểm tận cùng của kiếp người nhưng là khởi điểm cho một đời sống mới. Cái chết không còn là dấu chấm hết của cuộc đời nhưng là khúc dạo đầu cho bản giao hưởng trường sinh. Sự phục sinh của Chúa Giê-su đã xoá đi đêm dài tăm tối của kiếp sống đau thương để làm bừng lên bình minh của cuộc đời vĩnh cửu.
Xin mọi người hãy đến cùng Chúa phục sinh để đón nhận cuộc sống hồng phúc Người ban tặng.
Thế là cuối cùng, sau bao ngày chịu bắt bớ, xét xử, vu cáo, chịu đòn vọt rách nát thịt da, chịu vác thánh giá nặng nề tiến lên núi sọ trong khi sức tàn lực kiệt nên phải ngã xuống nhiều lần, rồi lại phải chịu đóng đinh thân mình rất đỗi đau thương vào thập giá… Chúa Giê-su đã gục đầu tắt thở và được mai táng trong mồ. Tảng đá lấp cửa mồ đã đóng lại, đóng lại lịch sử một đời người đã làm những việc diệu kỳ … Cuối cùng, ngôi mộ đá được đóng lại, chôn vùi một Con Người tưởng là sẽ đem lại niềm hy vọng cho Ít-ra-en.
Thế là hết! Còn đâu nữa những ngày nắng đẹp Người ngồi trên núi giảng bài tám phúc giữa đám đông quần chúng. Còn đâu nữa những buổi chiều trong hoang địa Người hoá bánh ra nhiều nuôi trên năm ngàn người ăn. Còn đâu nữa vị ngôn sứ oai hùng dùng lời quyền uy truyền cho sóng yên biển lặng. Còn đâu nữa Con Người kỳ diệu đã làm cho kẻ chết đội mồ sống lại, người phong hủi được chữa lành, người câm được nói, người điếc được nghe… Còn đâu nữa vị ngôn sứ đầy quyền năng trong lời nói và hành động phán bảo những điều đem lại phấn khởi cho bao người…
Đức Giê-su đã chết thật rồi, chẳng còn hy vọng gì nữa. Những môn đệ thân tín sau khi hoàn tất việc an táng Thầy thân yêu, giờ đây ra về trong u sầu tuyệt vọng. Mọi sự như chìm vào tang tóc đau thương.
Thế rồi điều kỳ diệu bất ngờ xảy ra: qua ngày thứ ba, từ lúc tờ mờ sáng, Maria Madalêna đi viếng mộ ngay từ sáng sớm cho vơi bớt đau thương. Tới nơi, Chị hoảng hồn vì mồ đá mở toang. Nhìn vào bên trong không còn thấy thi hài của Thầy đâu nữa, Chị hoảng hốt chạy về báo tin cho các môn đệ. Các vị nầy ra tận nơi xem xét ngôi mộ trống và rồi sau đó lại ngỡ ngàng gặp gỡ Chúa phục sinh.
Niềm vui tràn ngập cõi lòng. Bấy giờ các ngài mới biết là Chúa Giê-su đã sống lại. Ngôi mộ đá tưởng là nơi chôn vùi, nơi xoá sổ cuộc đời Thầy dấu ái, là điểm tận cùng của Chúa Giê-su nay đã trở thành khởi điểm cho một đời sống mới, thành tảng đá đầu tiên xây dựng Vương Quốc trường sinh.
Hôm nay, từ ngôi mộ trống và qua những lần hiện ra với các môn đệ sau khi phục sinh, Chúa Giê-su tỏ cho thấy Người là Sự Sống lại và là Sự Sống như đã từng khẳng định với chị em Mác-ta và Maria: "Ta là sự sống lại và là sự sống! Ai tin Ta thì dù có chết cũng sẽ được sống. Và bất cứ ai sống mà tin Ta sẽ không chết bao giờ." (Gioan 11,25)
***
Từ thời nguyên tổ phạm tội đến nay, tội lỗi thống trị và huỷ diệt sự sống con người. Con người vừa được sinh ra là đã mang án chết, như hoa còn đang nụ mà đã chớm lụi tàn, như nhộng chưa thành bướm mà đã phải tiêu vong… Mầm mống chết chóc hiện diện ngay giữa lòng cuộc sống và một sớm một chiều sẽ huỷ diệt sự sống. Lưỡi hái tử thần như đang kề cổ mọi người và cướp đi sinh mạng của mọi người chẳng trừ ai.
Thế rồi qua sự phục sinh vinh hiển, Chúa Giê-su đã mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên của sự sống vĩnh hằng. Người đã thắng sự chết. Thần Chết phải buông khí giới quy hàng. Loài người không còn phải bị tiêu diệt bởi lưỡi hái tử thần nhưng đã được cứu sống bởi quyền lực của Chúa Giê-su phục sinh. Sự sống đã được khai thông. Cái chết đã bị đẩy lùi. Ngôi mộ không còn là điểm tận cùng của kiếp người nhưng là khởi điểm cho một đời sống mới. Cái chết không còn là dấu chấm hết của cuộc đời nhưng là khúc dạo đầu cho bản giao hưởng trường sinh. Sự phục sinh của Chúa Giê-su đã xoá đi đêm dài tăm tối của kiếp sống đau thương để làm bừng lên bình minh của cuộc đời vĩnh cửu.
Xin mọi người hãy đến cùng Chúa phục sinh để đón nhận cuộc sống hồng phúc Người ban tặng.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:54 27/04/2010
VÀNG THAU LẪN LỘN
Hoa Mộc Lan thay cha đi tòng quân, mười hai năm sống trong quân ngũ vẫn không bị đồng bạn phát giác, cho đến khi trở về cố hướng, khi mặc áo nữ nhi thì các bạn trong quân ngũ mới biết cô ta là con gái.
Nhằm đúng câu chuyện này khiến cho người ta khó mà tưởng tượng nỗi, khó mà lý giải được, trong thơ Mộc Lan cho nó một lời giải thích hợp lý như sau:
“Thỏ đực chân vồ hướng bắc, thỏ cái cặp mắt lờ mờ”. Ý nghĩa của nó là: nhìn bên ngoài thì khó mà phân biệt được thỏ đực và thỏ cái, chỉ có khi chúng nó không nhúc nhích thì mới có thể phân biệt được, bởi vì thỏ đực hiếu động, hai chân trước cứ xoa xoa thoa thoa, mà thỏ cái thì yên lặng, có cơ hội thì nhắm mắt mơ mơ màng màng nghỉ ngơi.
(Chuyện ngày xưa, suy tư ngày nay)
Suy tư:
Thời của Hoa Mộc Lan tòng quân là thời xa xưa, gái trai tóc dài như nhau, trước khi tòng quân không khám sức khỏe, không làm bất cứ kiểm tra nào, nên cũng khó mà nhận ra được là gái giả trai, nếu gặp ngày hôm nay là chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ là với phương tiện hiện đại người ta sẽ biết là gái giả trai ngay tức thì...
Có những người mà bề ngoài xem ra thánh thiện nhưng bên trong thì là ác quỷ đa-cu-la chuyên hút máu người; có những người bên ngoài xem ra bặm trợn nhưng lại có một tâm hồn yêu thương và nhân hậu...
Có một vài sự việc bên ngoài xem ra là bất lợi cho người này người nọ, nhưng lại có lợi lớn cho nhiều người; có những việc bên ngoài xem ra không có lợi cho người này nhưng lại có ích cho người khác, chúng ta không thể biết được; có những việc mà chúng ta phán đoán là do Chúa làm hay ma quỷ hoành hành, cho nên hoang mang tinh thần và đem trí khôn của con người ra phán đoán phê bình.
Cầu nguyện với lòng khiêm tốn thì sẽ nhận ra được đâu là việc Chúa làm và đâu là việc của con người, bởi vì cầu nguyện là để lòng trí mở ra, và khiêm tốn là để đóng lại các cánh cửa phán đoán kiêu ngạo của con người.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Hoa Mộc Lan thay cha đi tòng quân, mười hai năm sống trong quân ngũ vẫn không bị đồng bạn phát giác, cho đến khi trở về cố hướng, khi mặc áo nữ nhi thì các bạn trong quân ngũ mới biết cô ta là con gái.
Nhằm đúng câu chuyện này khiến cho người ta khó mà tưởng tượng nỗi, khó mà lý giải được, trong thơ Mộc Lan cho nó một lời giải thích hợp lý như sau:
“Thỏ đực chân vồ hướng bắc, thỏ cái cặp mắt lờ mờ”. Ý nghĩa của nó là: nhìn bên ngoài thì khó mà phân biệt được thỏ đực và thỏ cái, chỉ có khi chúng nó không nhúc nhích thì mới có thể phân biệt được, bởi vì thỏ đực hiếu động, hai chân trước cứ xoa xoa thoa thoa, mà thỏ cái thì yên lặng, có cơ hội thì nhắm mắt mơ mơ màng màng nghỉ ngơi.
(Chuyện ngày xưa, suy tư ngày nay)
Suy tư:
Thời của Hoa Mộc Lan tòng quân là thời xa xưa, gái trai tóc dài như nhau, trước khi tòng quân không khám sức khỏe, không làm bất cứ kiểm tra nào, nên cũng khó mà nhận ra được là gái giả trai, nếu gặp ngày hôm nay là chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ là với phương tiện hiện đại người ta sẽ biết là gái giả trai ngay tức thì...
Có những người mà bề ngoài xem ra thánh thiện nhưng bên trong thì là ác quỷ đa-cu-la chuyên hút máu người; có những người bên ngoài xem ra bặm trợn nhưng lại có một tâm hồn yêu thương và nhân hậu...
Có một vài sự việc bên ngoài xem ra là bất lợi cho người này người nọ, nhưng lại có lợi lớn cho nhiều người; có những việc bên ngoài xem ra không có lợi cho người này nhưng lại có ích cho người khác, chúng ta không thể biết được; có những việc mà chúng ta phán đoán là do Chúa làm hay ma quỷ hoành hành, cho nên hoang mang tinh thần và đem trí khôn của con người ra phán đoán phê bình.
Cầu nguyện với lòng khiêm tốn thì sẽ nhận ra được đâu là việc Chúa làm và đâu là việc của con người, bởi vì cầu nguyện là để lòng trí mở ra, và khiêm tốn là để đóng lại các cánh cửa phán đoán kiêu ngạo của con người.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:55 27/04/2010
N2T |
39. Tự nguyện vác Thánh Giá thì hơn hẳn sự mong đợi hưởng phúc.
(sách Gương Chúa Giê-su)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:56 27/04/2010
N2T |
430. Chờ đợi thiếu đi một chút sắp đặt trước, thì đối với sự quan tâm của con người sẽ thêm tự tại.
Linh mục, con người đối thoại
Fx. Tiến-Dâng, aa
21:16 27/04/2010
Linh mục, con người đối thoại
Mặc Khải Ki-Tô Giáo cho ta hay Thiên Chúa của chúng ta là một Thiên Chúa của Giao Ước, một Thiên Chúa luôn trao đổi với con người qua các cuộc đối thoại. Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi nhắc nhở ta rằng Thiên Chúa của người Ki-Tô hữu không đơn độc, một Thiên Chúa luôn sống trong các mối tương quan. Mầu nhiệm Nhập thể diễn tả rõ nét một cuộc đối thoại không ngừng giữa Đức Ki-Tô với Cha Ngài và với những con người đương thời. Cuộc đối thoại này không chỉ bằng Lời, nhưng cả « Ngôi Lời hóa thành nhục thể » (Ga 1,14), một cuộc đối thoại bằng chính cả cuộc sống, một sự hiện diện trọn vẹn.
Lời nói thật sự cần thiết cho cuộc sống: « Lúc khởi nguyên đã có Lời (Logos), và Lời ở nơi Thiên Chúa, và Lời là Thiên Chúa » (Ga 1,1). Thánh Gioan đã khéo léo dẫn nhập Tin Mừng một cách tinh tế khi dùng từ Lời (Logos), một luồng triết học chính yếu trong nền văn hóa Hy-Lạp để « hội nhập » với Tin Mừng được loan đi. Trong tiếng Hy-Lạp, dialogos (đối thoại) bao gồm hai từ: dia có nghĩa là qua, nhờ vào đó; còn logos là lời, lý luận. Đối thoại là một cuộc trao đổi giửa hai hoặc nhiều người nhằm đi đến một đồng thuận nào đó. Còn nếu không đi đến đồng thuẫn thì ít ra, nhờ đối thoại, con người xích lại gần nhau hơn. Bài viết này chủ yếu dựa vào Công Đồng Vatican ô II, Sắc lệnh về chức vụ và đời sống của linh mục – Presbyterorum Ordinis.
1. Đối thoại với Thiên Chúa
Tương quan đầu tiên mà người linh mục cần thiết lập hằng ngày, đó là với Thiên Chúa. Vì linh mục được Thiên Chúa tuyển chọn để phục vụ Nước của Ngài, nên linh mục cần đối thoại hằng ngày với Ngài qua cầu nguyện để biểt được Thiên Chúa muốn mình làm gì. Lùi về quá khứ, chúng ta biết rằng những người được Thiên Chúa tuyển chọn để phục vụ dân Ngài thường có những cuộc đàm đạo đặc biệt với Ngài. Abraham, người cha của Đức Tin, đã dựng bàn thờ để kính Chúa quan mỗi trạm dừng chân, kín đáo nhắc Chúa chưa thực hiện những lời hứa chưa được thực hiện, đàm đạo với các vị khách huyền bí vào lều trại của mình. Mai-Sen đã tranh tụng với Thiên Chúa trước khi chấp nhận sứ vụ (Xh 3, 1-10), rồi đàm đạo với Chúa như hai người bạn với nhau (Xh 33,11): trước khi hướng dẫn dân Chúa, ông lên núi đàm đạo lâu giờ với Thiên Chúa để lắng nghe những phán quyết của Ngài, và ngay cả khi dân Chúa phán nghịch, ông cũng khẩn càu xin Chúa thứ tha. Ngay cả những vị vua như Đavít và Salomon vẫn một mực trung tín trao đổi, cầu nguyện với Vị Vua Duy Nhất: Đa vít đã trở thành vị ngôn sứ đầu tiên trong truyền thống cầu nguyện của người Do Thái, còn Salomon thì thường dang tay nguyện cầu cho muôn dân nhận biết Yahvê là Thiên Chúa duy nhất. Các ngôn sứ thì tìm được ánh sáng và sức mạnh để thực hiện sứ mạng khó khăn của mình trong những lúc ở « một mình trước Tôn Nhan Thiên Chúa ». Có lúc các ngài còn tranh luận hay than thở với Thiên Chúa, có lúc các ngài nguyện xin cho dân Chúa như trường hợp của Elia cầu cho con trai của bà góa Sarépta được sống lại (1 V 17, 7-24), hoặc xin Chúa can thiệp để giúp tăng trưởng niềm tin của dân ngài như vụ xin lửa từ trời xuống trên núi Các-men. Chính Đức Giê-Su, Thầy Cả Thượng Phẩm, cũng đã thường xuyên đàm đạo với Cha Ngài. Trước những quyết định lớn, Ngài thường lên núi cầu nguyện. Đặc biệt, khi gặp thử thánh gian nan, trong vườn Cây Dầu, Ngài vẫn gắn bó một mực với Cha, để « nếu được, xin Cha cất chén đắng này khỏi con, nhưng một xin theo ý Cha, xin đừng theo ý con » (Mt 26,39).
Linh mục cần đối thoại với Thiên Chúa hằng ngày để thực thi trọn vẹn ý Cha: « Lạy Thiên Chúa, này con đây, con xin đến để thực thi ý Ngài » (Dt 10, 5-7). Đặc biệt, khi gặp những thử thách gian lao, khi bị hiểu lầm, khi thất bại trên đường mục vụ, người linh mục của Chúa luôn quỳ gối để xin ánh sáng chỉ đường. Có Chúa đồng hành, linh mục sẽ không thất vọng, vì sau ngày thứ sáu tuần thánh, luôn le lói chút ánh sáng Phục Sinh. Có Chúa là người bạn đường, linh mục dù sống độc thân vần không cảm thấy cô đơn lạnh lùng. Đối thoại với Thiên Chúa sẽ làm khai mở các cuộc đối thoại khác, những cuộc đối thoại chân thành và khiêm tốn, bắt đầu với bề trên trực tiếp của mình.
2. Đối thoại với giám mục
-Về phía giám mục: Ngài nên tạo bầu khí đối thoại cho các linh mục. Công Đồng khuyên: « Chính vì sự hiệp thông trong cùng một chức Tư Tế và thừa tác vụ, các giám mục phải coi các linh mục như anh em và bạn hữu, và hết sức lo lắng đến lợi ích vật chất và nhất là thiêng liêng của các ngài. Thực vậy, trước hết, các ngài gánh lấy trọng trách thánh hóa các linh mục của mình: do đó các ngài phải hết sức chú tâm đến việc đào luyện liên tục các linh mục của mình. Các giám mục phải sẵn sàng lắng nghe, hơn nữa phải hỏi han và đối thoại với các linh mục về những vấn đề cần thiết cho công việc mục vụ và ích lợi cho giáo phận » (PO. 7). Công Đồng còn khuyên giám mục nên lập một Hội Đồng Đại Diện Linh Mục Đoàn để góp ý kiến giúp đỡ giám mục một cách hữu hiệu hơn trong việc quản trị giáo phận. Giám mục khôn ngoan là người biết « dùng người », biết lắng nghe giáo dân và anh em linh mục của mình. Cai quản một địa phận rộng lớn, dù có tài đến đâu thì ngài vẫn không nắm hết được các vấn đề, vì thế việc tham khảo ý kiến đại diện linh mục, các cha hạt trưởng, những người khôn ngoan là cần thiết. Đặc biệt, trong việc bổ nhiệm các chức vụ trong giáo phận hay các cha xứ, giám mục phải để ý đến « tài và đức » cũng như lòng nhiệt thành tông đồ của từng người mà trao sứ vụ cho phù hợp.
-Về phía linh mục: Thánh Công Đồng khuyên các linh mục phải luôn nhớ rằng « các giám mục lãnh nhận sung mãn Bí Tích Thánh Chức, nên phải tôn trọng nơi các ngài quyền bính của Chúa Kitô, Chủ Chăn tối cao. Vậy các linh mục phải kết hiệp với giám mục bằng tình thương yêu chân thành và lòng vâng phục » (PO.7). Trong giáo phận, linh mục phải xem giám mục như người cha, kính cẩn vâng phục ngài. Vâng phục là căn tính của linh mục, bởi khi nhận chức linh mục, linh mục đã đặt hai tay của mình vào trong lòng bàn tay của giám mục để thề hứa xin vâng lời ngài, cũng như đấng kế vị ngài. Tuy nhiên, vâng lời đích thực phải có các cuộc đối thoại chân thành. Khi được trao sứ vụ, linh mục thành tâm nói cho giám mục nghe điểm yếu và điểm mạnh của mình, để cho giám mục biết có nên cất nhắc mình vào sứ vụ đó hay không. Và khi giám mục trao sứ vụ thì vui vẻ nhận lời, đừng so đò tính toán, vì toàn cả cuộc đời ta đã dâng cho Chúa. Khi gặp khó khăn trong công tác mục vụ hay thậm chí khi sa ngã trên đường đời, linh mục đơn sơ tâm sự với giám mục như người cha để nhận lời khuyên. Các ngài cũng mạnh dạn đề nghị bề trên của mình những ý tưởng để phát triển giáo phận. Đề nghị là trách nhiệm của mình, còn thực hiện là trách nhiệm của bề trên. Ngay cả khi những đề nghị của mình không được thực hiện thì linh mục cũng vui, vì ngoài mình ra, còn hằng trăm, nếu không nói là hàng ngàn đề nghị khác. Người cha của giáo phận chỉ làm những gì mà ngài cho là có lợi chung cho cả giáo phận.
3. Đối thoại với anh em linh mục
Số 8 của sắc lệnh nhấn mạnh tới việc tương quan giữa các linh mục với nhau. Trong tương quan này, có ba sự khác biệt cần đối thoại, đó là tương quan mà ta có thể tạm gọi: già- trẻ, giàu-nghèo, mạnh-yếu.
- Đối thoại giữa các thế hệ: Ý thức được sự khác nhau giữa các thế hê, một phần do tuổi tác, một phần do mỗi thế hệ được lĩnh hội một nền giáo dục khác nhau, nên Thánh Công Đồng đã khuyên các thể hệ hảy đối thoại để học hỏi lẫn nhau, nhất là tôn trọng sự khác biệt của nhau và trên hết mọi sự, phải tập đón nhận nhau: « Bởi vậy, những linh mục lớn tuổi hảy thực sự đón nhận các linh mục trẻ như là những người em và hảy giúp đỡ họ trong những công tác cũng như những gánh nặng đầu tiên của thừa tác vụ; hơn nữa, các ngài nên cố gắng hiểu biết tâm trạng của họ, dù khác với tâm trạng của mình, và theo dõi công việc của họ với lòng nhân hậu. Cũng thế, các linh mục trẻ phải kính trọng tuổi tác và kinh nghiệm của các vị lớn tuổi cũng như phải bàn hỏi các ngài về những vấn đề liên quan đến việc coi sóc các linh hồn và sẵn lòng cộng tác với các ngài » (PO. 8). Như vậy, phía linh mục lớn tuổi phải tập bao dung và sẵn sàng chỉ dẫn cho các linh mục trẻ như những người anh đi trước. Còn các linh mục trẻ phải khiêm tốn lĩnh hội kinh nghiệm của người đi trước. Nên nhớ rằng con người không nhỏ đi chút nào khi mình học hỏi kẻ khác. Sự trưởng thành nhân cách hệ tại ở việc khiêm tốn đón nhận những lời chỉ bảo, những kinh nghiệm quý báu của những người đi trước. Ở điểm này, đa số các địa phận đều bổ nhiệm các linh mục mới ra trường làm cha phó một thời gian dài trước khi làm linh mục chính xứ.
- Tương quan giàu-nghèo: Ở Việt Nam chưa có chế độ trả lương cho các linh mục, nghĩa là tất cả tiền xin lễ được gửi về Tòa Giám Mục, rồi sau đó Tòa Giám Mục phát lương một cách công bằng cho các linh mục. Vì chưa có chế độ trả lương, nên còn có chuyện xứ giàu, xứ nghèo, « lễ béo, lễ gầy ». Và ngay cả khi có chế độ trả lương thì chuyện giàu-nghèo vẫn luôn tồn tại, bởi luôn có người gặp nhiều « may mắn » trong các tương quan. Chính vì thế, Công Đồng khuyên các linh mục phải sống tình huynh đệ đặc biệt với anh em linh mục của mình: « các linh mục đừng quên lòng hiếu khách, phải lo làm việc thiện và san sẽ của cải, nhất là phải chú tâm đến những vị đau yếu, phiền muộn, lao lực, cô đơn, bị đày ải và ngay cả những vị bị bách hại » (PO. 8). Không chỉ chia sẽ, linh mục còn được mời gọi sống tinh thần nghèo khó. Thước đo của linh mục không phải là chiếc ô tô đẹp hay tài sản ngài có, nhưng là tương quan mật thiết với Chúa và quảng đại với anh em. Ngày xưa, Giu-Đa đã bán Chúa vì ba mươi đồng bạc, ước gì linh mục ngày nay không bán rẻ nhân cách linh mục của mình vì tiền bạc.
- Tương quan với những người gặp khó khăn: Linh mục cũng là con người. Họ được mời gọi lãnh nhận thiên chức từ những con người yếu đuối mỏng dòn, nhiều khi mỏng dòn hơn cả giáo dân. Ý thức chính từ những mỏng dòn yếu đuối của mình, người linh mục luôn sẵn sàng nâng đỡ những anh em khác khi họ sa ngã. Thánh Công Đồng dạy: « Các ngài phải biết rằng mình đặc biệt có trách nhiệm với những vị đang gặp những hoàn cảnh khó khăn; các ngài phải kịp thời giúp đỡ, và nếu cần phải khuyên bảo một cách tế nhị. Đối với những vị khiếm khuyết về một vài vấn đề nào đó, các ngài phải luôn lấy tình bác ái huynh đệ và quảng đại mà đối xử, lại phải cầu nguyện rất nhiều với Chúa cho các vị đó, và phải luôn tỏ ra mình là anh em bạn hữu đích thực của họ »(PO.8). Hành trình của con người là sự trở về với Chúa. Chúng ta luôn xác tín rằng mỗi tội nhân, kể cả chúng ta, đều nhận được ân sũng để trở về với Ngài và với anh em. Nói như ĐHY Nguyễn Văn Thuận: « Mỗi vị thánh đều có một quá khứ, mỗi tội nhân đều có một tương lai ».
4. Đối thoại với giáo dân được ủy thác cho mình
Ở Việt Nam, do ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo cũng như vấn đề tôn trọng phẩm trật trong Giáo Hội Công Giáo, các linh mục, dù còn rất trẻ, vẫn thường có thói quen « phán » cho giáo dân nghe. Giáo dân nhiều lúc « bằng mặt mà không bằng lòng ». Vì thế, một mục tử đích thực phải học cách đối thoại với giáo dân của mình. Khi vừa được bổ nhiệm coi sóc một giáo xứ, các ngài phải dùng thời gian tìm hiểu những phong tục, tập quán, những mặt yếu, mặt mạnh của giáo xứ. Ngài phải lắng nghe các bô lão, các ông câu, ông trùm, cũng như các thành phần dân Chúa nói cho nghe về giáo xứ của họ. Không ai hiểu giáo xứ hơn những giáo dân sở tại. Sắc lệnh về chức vụ và đời sống của linh mục nhấn mạnh tới hai diểm sau đây trong tương quan với giáo dân:
- Nhìn nhận các khả năng của giáo dân: « Các linh mục phải thành thật nhìn nhận và nêu cao phẩm giá và vai trò riêng biệt của giáo dân trong sứ mệnh Giáo Hội. Các ngài cũng phải thành thật kính trọng sự tự do chân chính mà mọi người có quyền được hưởng trong xã hội trần gian. Các ngài phải sẵn lòng lắng nghe giao dân, lưu ý đến nguyện vọng của họ trong tinh thần huynh đệ, nhìn nhận kinh nghiệm và khả năng chuyên môn của họ trong các lãnh vực khác nhau của hoạt động nhân sinh, để cùng với họ có thể nhận biết những dấu chỉ của thời đại ». Và khi nhìn nhận khả năng của giáo dân, « các ngài phải tin tưởng trao phó nhiệm vụ cho các giáo dân trong việc phục vụ Giáo Hội, để họ được tự do và có lãnh vực hoạt động, hơn nữa lúc thuận tiện, phải khuyến khích họ đảm trách công việc» (PO.9).
- Xây dựng giáo xứ hiệp nhất: « Các ngài phải tìm cách hòa hợp các tâm trạng khác nhau, để không ai cảm thấy mình xa lạ trong cộng đoàn tín hữu ». Đồng thời, « các ngài là những người bênh vực ích chung mà các ngài gìn giữ nhân danh Giám Mục, đồng thời là những người can đảm bảo vệ chân lý để các tín hữu không bị lôi cuốn bởi một chủ thuyết nào » (PO.9). Liên quan đến vấn đề chủ thuyết, để hiệp nhất cộng đoàn, Giáo Hội khuyên các linh mục không làm chính trị dưới danh nghĩa đảng phái, nghĩa là không tham gia bất kỳ đảng phải nào: « Trong việc kiến thiết cộng đoàn Kitô, các linh mục không bao giờ phục vụ cho một chủ thuyết hay một đảng phái nhân loại nào, nhưng là những vị rao giảng Phúc Âm và là chủ chăn của Giáo Hội, các ngài lo lắng theo đuổi việc phát triển thiêng liêng của Thân Thể Chúa Kitô »(PO.6). Sở dĩ Giáo Hội khuyên các linh mục không nên tham gia đảng phái, vì ở các nước tự do, trong một giáo xứ, thường có nhiều đảng phái. Nếu linh mục ủng hộ đảng này thì sẽ làm phật lòng giáo dân theo các đảng khác. Như vậy, linh mục trở thành con người của sự chia rẽ. Tuy không làm chính trị theo nghĩa đảng phái, nhưng linh mục là những người thực thi sứ mạng bảo vệ những giá trị của Tin Mừng, các ngài phải luôn bảo vệ, cổ xúy và phát triển phẩm giá và nhân quyền cũng như cương quyết nói lên những gì nghịch với nhân quyền. Nói tóm lại, linh mục phải thi hành nghĩa vụ công dân, nghĩa là dấn thân cho công ích. Hơn nữa, các ngài còn thi hành nghĩa vụ ngôn sứ, tức là dấn thân cho một xã hội thực sự công bằng, dân chủ, bác ái và huynh đệ. Kinh nghiệm cho thấy, giáo dân thường sống đoàn kết, hiệp thông chung quanh một mục tử can đảm thực thi chức năng ngôn sứ của mình.
Để tránh gây chia rẽ trong cộng đoàn, linh mục cũng cần tránh xa sự tùy tiện của người lãnh đạo, nhất là trong việc đề cử các ban ngành. Ở nhiều nơi, đã có tình trạng giáo dân tập họp để bàu các ban ngành theo nội quy của giáo xứ. Cha xứ không đồng ý và đã chọn những người khác hợp sở thích của mình. Vì thế, giáo xứ chia rẽ. Một ít theo cha xứ. Số còn lại cho rằng giáo dân được quyền tự quyết trong việc chọn người đại diện của mình. Giáo xứ chia rẽ trầm trọng, người đến nhà thờ thưa dần. Đức Giám Mục phải đổi cha xứ đi nơi khác.
Còn một vấn đề khác rất cần cho tinh thần đoàn kết trong giáo xứ. Thông thường, khi nhận một xứ mới, trong giáo xứ thường có hai khuynh hướng: một theo cha mới và một theo cha cũ. Vì thế, để tránh xung đột xảy ra, cha mới nên dạy cho giáo dân biết tôn kính các linh mục quản xứ trước mình. Ở Sài Gòn, tôi thấy cha xứ họ đạo Gia Định thường cầu nguyện cho linh hồn các cha sở của họ đạo đã qua đời, ngài cũng dạy giáo dân tôn kính các cha đã từng giúp xứ Gia Định. Đây là một thái độ của những con người trưởng thành. Chúng ta không cần loại trừ người khác, hoặc các công trình của người khác để khẳng định chính mình. Ngược lại, khi có thái độ tôn trọng các vị tiền nhiệm thì giáo dân cũng tôn trọng linh mục quản xứ hiện tại, cũng giống như cha mẹ biết tôn trọng ông bà thì con cái sẽ tôn trọng cha mẹ.
5. Đối thọai với con người đương thời
Khi nói đến đối thoại với con người đương thời, tức là đề cập tới việc đối thoại với con người ngày hôm nay. Linh mục yêu quá khứ qua lịch sử, chuẩn bị nhân sự cho tương lai, nhưng ngài là con người của hiện tại. Là người hiện tại, các ngài phải dùng ngôn ngữ của hiện tại. Hiện tại luôn có những thách đố riêng của nó, hay nói như Thánh Kinh, « ngày nào có sứ khốn khó của ngày đó ». Để đối thoại với con người ngày hôm nay, Thánh Công Đồng khuyên các linh mục hảy không ngừng trau dồi kiến thức và hoàn thiện chính mình: « Thực ra, trong thời đại chúng ta, văn hóa nhân loại và ngay đến khoa học thánh cũng tiến thêm một bước mới, nên khuyên các linh mục hảy hoàn bị kiến thức của mình về Thiên Chúa và về nhân loại một cách thích hợp và liên tục, và như thế các ngài tự chuẩn bị để đối thoại với những người đương thời một cách thích hợp hơn » (PO. 19).
Thực tế các giáo xứ ở Việt Nam hôm nay, giáo dân không còn khép kín sau lũy tre làng. Phong trào di dân về các thành phố lớn hoặc ra nước ngoài tìm việc làm, rồi giới trẻ công giáo vào các trường Đại Học ngày một đông hơn. Những con chiên sau một thời gian làm việc ở phố phường trở về, không còn sống như những con chiên trước kia. Linh mục phải tìm hiểu nguyên do. Phố phường không phải chỉ là tội lỗi, nó cũng có những mặt tốt của nó. Rồi các sinh viên tiếp cận với những hậu quả của chủ nghĩa vô thần. Linh mục phải tìm hiểu xem ở Đại Học người ta dạy cái gì để ứng phó và hướng dẫn giới trẻ. Còn các vấn đề khoa học đặt ra cho Đức Tin. Linh mục tìm hiểu va giải thích cho giáo dân. Một khoa học chân chính là hồng ân của Thiên Chúa, vì chính Ngài đã dựng nên trí thông minh của con người.
Đặc biệt, trong thời đại các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là internet bùng nổ đã làm cho thế giới trở thành ngôi nhà nhỏ. Thông tin ở trên mạng thì đa chiều. Kẻ dùng internet để truyền bá Đức Tin cũng nhiều, người dùng nó để phá Đạo cũng không ít. Linh mục thường xuyên truy cập tin tức để định hướng cho giáo dân, bảo vệ sự trong sáng của Đức Tin Ki-Tô giáo.
6. Đối thoại với chính quyền
Trong một nhà nước độc tài Đảng trị thì có lẽ khó khăn lớn nhất vẫn là đối thoại với chính quyền cộng sản. Quả thực, đối diện với cộng sản, lâu nay vẩn có ít nhất là hai quan điểm: quan điểm thứ nhất cho rằng, cộng sản là vô thần, không đội trời chung với Công giáo, nên cách duy nhất là chống lại cộng sản; quan điểm thứ hai cho rằng, cộng sản đã nắm quyền, nên phải « hợp tác » để tạo điều kiện dễ dải cho các sinh hoạt của Giáo Hội.
Trên thực tế, chúng ta cũng phải nhìn nhận một cách khách quan rằng, về phía chính quyền, do bản chất được xây dựng trên chủ nghĩa cộng sản vô thần độc tôn, nên thường đàn áp hoặc ít là tìm cách kìm chế tôn giáo, đặc biệt là Công Giáo. Khi không kìm chế được thì nhiều khi lợi dụng tôn giáo. Các ủy ban này nọ được lập ra nhiều khi chỉ với mục đích là tuyên truyền chính sách của Đảng và nhà nước hơn là để giúp cho họ hiểu biết về tôn giáo. Chính vì thế, người Công giáo ít mặn mà với các ủy ban này. Một số linh mục thường bị « ép » vào các ủy ban hơn là một sự tự nguyện đích thực. Còn giáo dân thì thường nhìn các linh mục trong các tổ chức của nhà nước bằng « nửa con mắt ». Một linh mục trong Ủy Ban Đoàn Kết đã cho tôi hay: « khi ngài đến xứ quê tôi để thăm hỏi, ông từ đường đánh chuông báo lễ mà không một giáo dân nào đến xem lễ. Cũng may, còn ông giữ nhà thờ tốt bụng cho ngài nghỉ qua đêm ».
Là linh mục, người hiến thân để phục vụ Tin Mừng Đức Ki-Tô, chắc chắn không ai trong chúng ta đồng ý với chủ nghĩa cộng sản vô thần độc tôn. Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt chủ nghĩa với con người, cũng giống như chúng ta phân biệt tội và tội nhân. Một cách nhìn nào đó, người cộng sản là những người đáng thương, vì họ là những nạn nhân trực tiếp của chủ nghĩa Mác-xít. Chúng ta chống lại tội, chứ không chống lại tội nhân. Chính vì thế, nhà xứ luôn mở của đón tiếp mọi người, kể cả người cộng sản. Thực tế lịch sử nhiều linh mục, do cảm nghiệm được nhiều đau thương, đã tránh tiếp xúc với cộng sản vì sợ « mắc mưu quỷ dữ ». Để tránh mắc mưu, thiết tưởng, chúng ta không nên một mình đi đến ủy ban này nọ. Khi cần đối thoại, hoặc khi người ta cần gặp, chúng ta nên tiếp xúc ở nhà xứ. Khi có những việc lớn liên quan đến giáo xứ, tốt nhất, nên có sự hiện diện của Hội Đồng Giáo Xứ để tránh những quyết định độc đoán, hoặc những quyết định do bị bắt buộc mà ký vào.
Quả thực, đạo Công giáo là đạo của tình yêu, yêu nhau trong chân lý. Ngay cả với các đối thủ, Thánh Công Đồng cũng dạy ta phải yêu mến, kính trọng và đối thoại với họ (MV.28). Nên nhớ rằng, đối thoại hoàn toàn khác xa với thỏa hiệp. Trong tiếng Pháp, đối thoại (dialogue) cần thiết để diễn tả sự khác biệt, còn thỏa hiệp (compromis) thông thường là những hình thức đi đêm của các thế lực ngầm. Đối thoại diễn ra trong ánh sáng, còn thỏa hiệp diễn ra trong bóng đêm. Linh mục là người phục vụ chân lý, một chân lý của tình yêu, nên họ không ngần ngại cất tiếng nói chân lý cho đối tác nghe. Về phương diện này, ta có thể nhìn nhận những lời phát biểu của Đức TGM Ngô Quang Kiệt tại Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội nhân vụ Tòa Khâm Sứ hay lời phát biểu của ĐC Cao Đình Thuyên tại Thái Hà và trong dịp lễ Quan Thầy Giáo Phận Vinh ngày 15-8-2009 là những cuộc đối thoại chân thành và thẳng thắn. Người cán bộ cộng sản dù bên ngoài nhiều lúc la ó cho phù hợp với đường lối ở một giai đoạn nào đó, vẫn cảm phục tận tâm, nếu linh mục biết đón tiếp niềm nở mà không đồng lõa, đối thoại mà không thỏa hiệp, yêu họ song vấn giữ được chân lý Tin Mừng, ghét chủ nghĩa vô thần song không thù oán người cộng sản.
Ông cha ta vẫn nói: « cây ngay thì bóng tròn ». Chân lý và tình yêu tự bản chất có sức thuyết phục, vì Thiên Chúa khi tạo dựng con người đã gieo vào lòng mỗi người lòng kính trọng chân, thiện, mỹ. Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã dùng chân lý và tình yêu cảm hóa bao nhiêu người lính gác. Cha Nguyễn Hân Quynh, một trong những cây cỗ thụ của Giáo Hội miền Bắc, đã rửa tội cho nhiều người, kể cả những người được phân công theo dõi mình trong bao năm quản chế.
7. Đối thoại với lương dân
Sau nhiều năm, do hoàn cảnh lịch sử, có thể nói, chúng ta giữ đạo hơn là truyền đạo. Linh mục cũng thế, chúng ta thi hành việc quản trị, điều khiển, bảo tồn và phát triển Đức Tin nơi giáo xứ mình nhiều hơn, nếu không muốn nói là hiếm khi truyền đạo cho lương dân. Đây có thể là thời điểm thuận tiện để ta dến với lương dân, vì đó cũng là trách nhiệm mà Giáo Hội ủy thác cho linh mục. Chúng ta hảy nghe Sắc lệnh về chức vụ và đời sống linh mục khuyên: « Sau hết các ngài phải đặc biệt coi sóc tất cả những người chưa nhận biết Chúa Ki tô là Đấng Cứu Chuộc mình » (PO. 9). Tuy nhiên, làm sao chúng ta có thể « coi sóc » lương dân, nếu chúng ta không đến với họ ?
Lùi về lịch sử, chúng ta khâm phục các nhà truyền giáo Tây Phương. Họ đến từ một nền văn hóa khác, hoàn toàn xa lạ, không biết ngôn ngữ, chưa rành tập tục. Thế mà các ngài đã đi vào các làng mạc, đến cả những vùng rừng núi heo hút để đem Tin Mừng đến cho cha ông chúng ta. Thế thì tại sao ta không có những sáng kiến trong hoàn cảnh hiện tại, hay ít ra cũng bắt chước các ngài để đối thoại, đem Tin Mừng đến cho lương dân trong xã hội hôm nay ?
Ở Miền Bắc, do bị tuyên truyền lâu nay, nên nhiều làng lương dân xem các làng công giáo như những người sống xa lạ, theo Tây, kẻ thù của dân tộc. Chúng ta cố gắng thiết lập tương quan để giải thích đạo ta là đạo tình yêu, không thờ ngoại bang, nhưng yêu tất cả mọi người. Cũng nói cho họ biết là ngay cả chủ nghĩa cộng sản cũng nhận từ ngoại bang, từ Tây Phương. Vấn đề không phải là đạo ấy có nguồn gốc từ đâu, song là sứ điệp của đạo ấy mang đến cho con người. Các cha xứ tìm tất cả các dịp thuận lợi để tiếp xúc, giúp đỡ người lương dân. Dịp nhận chức linh mục, ta có thể mời bạn bè thầy cô lương dân để tỏ lòng biết ơn. Dịp Noen thì khuyến khích các gia đình, các học trò mời bạn bè lương dân về dự lễ. Chính linh mục có thể mời các thầy cô dùng tiệc sau lễ Noen. Nhân tiện giải thích về mầu nhiệm nhập thể trong bài giảng cho lương dân hiểu. Ngoài ra, có thể mở các lớp dạy ngoại ngữ, lớp bồi dưỡng vào dịp hè và cho các em lương dân học miễn phí. Khi có gia đình lương dân qua đời, chúng ta có thể phúng điếu, thăm viếng và nâng đỡ họ. Hay là mở các tủ thuốc tình thương giá rẻ cho mọi người trong vùng. Có lần, tôi đi thăm cha Bosco Nguyễn Văn Đình ở Cù Lao Giêng. Chiều tối, tôi thấy từng đoàn người lương dân vào xin hoặc mua thuốc ở tu viện Phanxicô. Tôi mạo muội hỏi một người lương dân: sao chị không mua thuốc ở trạm xá nhà nước mà vào đây ? Chị trả lời: « Thuốc của Ông Cố là thuốc thật ». Chỉ một câu trả lời ấy thôi, tôi thầm cám ơn Chúa, vì người phụ nữ này, dù chưa nhận phép Rửa Tội, thì tâm của chị đã ở nơi người công giáo, nơi Đức Tin người kitô giáo rồi. Hay là chúng ta cũng có thể khuyến khích mỗi gia đìng công giáo kết nghĩa với một gia đình lương dân. Về mặt này, chúng ta phải thừa nhận Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn, giám mục Đà Lạt, đã có một thành công lớn trong công cuộc truyền giáo. Không chỉ ngài trực tiếp đối thoại, gặp gỡ lương dân, nhất là anh chị em người dân tộc thiểu số, ngài còn đề nghị các gia đình công giáo trực tiếp đỡ đầu các gia đình dân tộc. Nhờ các tương quan, nhờ các cuộc gặp gỡ với các gia đình công giáo, nhiều anh chị em dân tộc đã nhận lãnh Bí Tích Rửa Tội, đến với Tin Mừng tình yêu.
Kết luận:
Mỗi con người không phải là một ốc đảo. Sống là sống với và sống cho người khác. Ai đó đã thốt lên: giết người rồi ta ở với ai ? Sống với người khác thì cần đối thoại. Ngôn ngữ Việt nam thật hay khi sử dụng danh từ « người ta », nghĩa là trong trong người có « ta » và trong « ta » có người. Ngôn ngữ càng hay hơn khi dùng từ « người khác », nghĩa là « người » luôn khác « ta » và « ta » luôn khác « người ». Vì khác biệt, nên con người cần đối thoại để giảm bớt khoảng cách, để « người khác » dần dần trở thành « người ta ». Linh mục là người của mọi người, người « làm dâu trăm họ », nên các ngài lại cần đối thoại hơn bao giờ hết. Khi đối thoại không chỉ bằng lời mà bằng cả cuộc đời, linh mục theo gương Đức Ki-Tô nhập thể sống giửa muôn người để thiết lập các tương quan: giao hòa giửa người với người và giao hòa giửa người với Thiên Chúa, cho mọ người « được sống và sống dồi dào ». Cuộc đối thoại tuyệt vời nhất, chính là hy lễ được dâng trên bàn thờ mỗi ngày. Nơi đó, cộng đoàn dân Chúa, các chi thể khác biệt cung hiệp nhất trong thân thể nhiệm mầu của Đức Ki-Tô, như bản hòa tấu kết hiệp bởi muôn cung đàn, để cùng dâng lên Chúa Cha lời cảm tạ tri ân vì ân huệ cuộc sống, Đức Tin và nhất là vì con người luôn có khả năng nói chuyện được với nhau sau những bất đồng.
Mặc Khải Ki-Tô Giáo cho ta hay Thiên Chúa của chúng ta là một Thiên Chúa của Giao Ước, một Thiên Chúa luôn trao đổi với con người qua các cuộc đối thoại. Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi nhắc nhở ta rằng Thiên Chúa của người Ki-Tô hữu không đơn độc, một Thiên Chúa luôn sống trong các mối tương quan. Mầu nhiệm Nhập thể diễn tả rõ nét một cuộc đối thoại không ngừng giữa Đức Ki-Tô với Cha Ngài và với những con người đương thời. Cuộc đối thoại này không chỉ bằng Lời, nhưng cả « Ngôi Lời hóa thành nhục thể » (Ga 1,14), một cuộc đối thoại bằng chính cả cuộc sống, một sự hiện diện trọn vẹn.
Lời nói thật sự cần thiết cho cuộc sống: « Lúc khởi nguyên đã có Lời (Logos), và Lời ở nơi Thiên Chúa, và Lời là Thiên Chúa » (Ga 1,1). Thánh Gioan đã khéo léo dẫn nhập Tin Mừng một cách tinh tế khi dùng từ Lời (Logos), một luồng triết học chính yếu trong nền văn hóa Hy-Lạp để « hội nhập » với Tin Mừng được loan đi. Trong tiếng Hy-Lạp, dialogos (đối thoại) bao gồm hai từ: dia có nghĩa là qua, nhờ vào đó; còn logos là lời, lý luận. Đối thoại là một cuộc trao đổi giửa hai hoặc nhiều người nhằm đi đến một đồng thuận nào đó. Còn nếu không đi đến đồng thuẫn thì ít ra, nhờ đối thoại, con người xích lại gần nhau hơn. Bài viết này chủ yếu dựa vào Công Đồng Vatican ô II, Sắc lệnh về chức vụ và đời sống của linh mục – Presbyterorum Ordinis.
1. Đối thoại với Thiên Chúa
Tương quan đầu tiên mà người linh mục cần thiết lập hằng ngày, đó là với Thiên Chúa. Vì linh mục được Thiên Chúa tuyển chọn để phục vụ Nước của Ngài, nên linh mục cần đối thoại hằng ngày với Ngài qua cầu nguyện để biểt được Thiên Chúa muốn mình làm gì. Lùi về quá khứ, chúng ta biết rằng những người được Thiên Chúa tuyển chọn để phục vụ dân Ngài thường có những cuộc đàm đạo đặc biệt với Ngài. Abraham, người cha của Đức Tin, đã dựng bàn thờ để kính Chúa quan mỗi trạm dừng chân, kín đáo nhắc Chúa chưa thực hiện những lời hứa chưa được thực hiện, đàm đạo với các vị khách huyền bí vào lều trại của mình. Mai-Sen đã tranh tụng với Thiên Chúa trước khi chấp nhận sứ vụ (Xh 3, 1-10), rồi đàm đạo với Chúa như hai người bạn với nhau (Xh 33,11): trước khi hướng dẫn dân Chúa, ông lên núi đàm đạo lâu giờ với Thiên Chúa để lắng nghe những phán quyết của Ngài, và ngay cả khi dân Chúa phán nghịch, ông cũng khẩn càu xin Chúa thứ tha. Ngay cả những vị vua như Đavít và Salomon vẫn một mực trung tín trao đổi, cầu nguyện với Vị Vua Duy Nhất: Đa vít đã trở thành vị ngôn sứ đầu tiên trong truyền thống cầu nguyện của người Do Thái, còn Salomon thì thường dang tay nguyện cầu cho muôn dân nhận biết Yahvê là Thiên Chúa duy nhất. Các ngôn sứ thì tìm được ánh sáng và sức mạnh để thực hiện sứ mạng khó khăn của mình trong những lúc ở « một mình trước Tôn Nhan Thiên Chúa ». Có lúc các ngài còn tranh luận hay than thở với Thiên Chúa, có lúc các ngài nguyện xin cho dân Chúa như trường hợp của Elia cầu cho con trai của bà góa Sarépta được sống lại (1 V 17, 7-24), hoặc xin Chúa can thiệp để giúp tăng trưởng niềm tin của dân ngài như vụ xin lửa từ trời xuống trên núi Các-men. Chính Đức Giê-Su, Thầy Cả Thượng Phẩm, cũng đã thường xuyên đàm đạo với Cha Ngài. Trước những quyết định lớn, Ngài thường lên núi cầu nguyện. Đặc biệt, khi gặp thử thánh gian nan, trong vườn Cây Dầu, Ngài vẫn gắn bó một mực với Cha, để « nếu được, xin Cha cất chén đắng này khỏi con, nhưng một xin theo ý Cha, xin đừng theo ý con » (Mt 26,39).
Linh mục cần đối thoại với Thiên Chúa hằng ngày để thực thi trọn vẹn ý Cha: « Lạy Thiên Chúa, này con đây, con xin đến để thực thi ý Ngài » (Dt 10, 5-7). Đặc biệt, khi gặp những thử thách gian lao, khi bị hiểu lầm, khi thất bại trên đường mục vụ, người linh mục của Chúa luôn quỳ gối để xin ánh sáng chỉ đường. Có Chúa đồng hành, linh mục sẽ không thất vọng, vì sau ngày thứ sáu tuần thánh, luôn le lói chút ánh sáng Phục Sinh. Có Chúa là người bạn đường, linh mục dù sống độc thân vần không cảm thấy cô đơn lạnh lùng. Đối thoại với Thiên Chúa sẽ làm khai mở các cuộc đối thoại khác, những cuộc đối thoại chân thành và khiêm tốn, bắt đầu với bề trên trực tiếp của mình.
2. Đối thoại với giám mục
-Về phía giám mục: Ngài nên tạo bầu khí đối thoại cho các linh mục. Công Đồng khuyên: « Chính vì sự hiệp thông trong cùng một chức Tư Tế và thừa tác vụ, các giám mục phải coi các linh mục như anh em và bạn hữu, và hết sức lo lắng đến lợi ích vật chất và nhất là thiêng liêng của các ngài. Thực vậy, trước hết, các ngài gánh lấy trọng trách thánh hóa các linh mục của mình: do đó các ngài phải hết sức chú tâm đến việc đào luyện liên tục các linh mục của mình. Các giám mục phải sẵn sàng lắng nghe, hơn nữa phải hỏi han và đối thoại với các linh mục về những vấn đề cần thiết cho công việc mục vụ và ích lợi cho giáo phận » (PO. 7). Công Đồng còn khuyên giám mục nên lập một Hội Đồng Đại Diện Linh Mục Đoàn để góp ý kiến giúp đỡ giám mục một cách hữu hiệu hơn trong việc quản trị giáo phận. Giám mục khôn ngoan là người biết « dùng người », biết lắng nghe giáo dân và anh em linh mục của mình. Cai quản một địa phận rộng lớn, dù có tài đến đâu thì ngài vẫn không nắm hết được các vấn đề, vì thế việc tham khảo ý kiến đại diện linh mục, các cha hạt trưởng, những người khôn ngoan là cần thiết. Đặc biệt, trong việc bổ nhiệm các chức vụ trong giáo phận hay các cha xứ, giám mục phải để ý đến « tài và đức » cũng như lòng nhiệt thành tông đồ của từng người mà trao sứ vụ cho phù hợp.
-Về phía linh mục: Thánh Công Đồng khuyên các linh mục phải luôn nhớ rằng « các giám mục lãnh nhận sung mãn Bí Tích Thánh Chức, nên phải tôn trọng nơi các ngài quyền bính của Chúa Kitô, Chủ Chăn tối cao. Vậy các linh mục phải kết hiệp với giám mục bằng tình thương yêu chân thành và lòng vâng phục » (PO.7). Trong giáo phận, linh mục phải xem giám mục như người cha, kính cẩn vâng phục ngài. Vâng phục là căn tính của linh mục, bởi khi nhận chức linh mục, linh mục đã đặt hai tay của mình vào trong lòng bàn tay của giám mục để thề hứa xin vâng lời ngài, cũng như đấng kế vị ngài. Tuy nhiên, vâng lời đích thực phải có các cuộc đối thoại chân thành. Khi được trao sứ vụ, linh mục thành tâm nói cho giám mục nghe điểm yếu và điểm mạnh của mình, để cho giám mục biết có nên cất nhắc mình vào sứ vụ đó hay không. Và khi giám mục trao sứ vụ thì vui vẻ nhận lời, đừng so đò tính toán, vì toàn cả cuộc đời ta đã dâng cho Chúa. Khi gặp khó khăn trong công tác mục vụ hay thậm chí khi sa ngã trên đường đời, linh mục đơn sơ tâm sự với giám mục như người cha để nhận lời khuyên. Các ngài cũng mạnh dạn đề nghị bề trên của mình những ý tưởng để phát triển giáo phận. Đề nghị là trách nhiệm của mình, còn thực hiện là trách nhiệm của bề trên. Ngay cả khi những đề nghị của mình không được thực hiện thì linh mục cũng vui, vì ngoài mình ra, còn hằng trăm, nếu không nói là hàng ngàn đề nghị khác. Người cha của giáo phận chỉ làm những gì mà ngài cho là có lợi chung cho cả giáo phận.
3. Đối thoại với anh em linh mục
Số 8 của sắc lệnh nhấn mạnh tới việc tương quan giữa các linh mục với nhau. Trong tương quan này, có ba sự khác biệt cần đối thoại, đó là tương quan mà ta có thể tạm gọi: già- trẻ, giàu-nghèo, mạnh-yếu.
- Đối thoại giữa các thế hệ: Ý thức được sự khác nhau giữa các thế hê, một phần do tuổi tác, một phần do mỗi thế hệ được lĩnh hội một nền giáo dục khác nhau, nên Thánh Công Đồng đã khuyên các thể hệ hảy đối thoại để học hỏi lẫn nhau, nhất là tôn trọng sự khác biệt của nhau và trên hết mọi sự, phải tập đón nhận nhau: « Bởi vậy, những linh mục lớn tuổi hảy thực sự đón nhận các linh mục trẻ như là những người em và hảy giúp đỡ họ trong những công tác cũng như những gánh nặng đầu tiên của thừa tác vụ; hơn nữa, các ngài nên cố gắng hiểu biết tâm trạng của họ, dù khác với tâm trạng của mình, và theo dõi công việc của họ với lòng nhân hậu. Cũng thế, các linh mục trẻ phải kính trọng tuổi tác và kinh nghiệm của các vị lớn tuổi cũng như phải bàn hỏi các ngài về những vấn đề liên quan đến việc coi sóc các linh hồn và sẵn lòng cộng tác với các ngài » (PO. 8). Như vậy, phía linh mục lớn tuổi phải tập bao dung và sẵn sàng chỉ dẫn cho các linh mục trẻ như những người anh đi trước. Còn các linh mục trẻ phải khiêm tốn lĩnh hội kinh nghiệm của người đi trước. Nên nhớ rằng con người không nhỏ đi chút nào khi mình học hỏi kẻ khác. Sự trưởng thành nhân cách hệ tại ở việc khiêm tốn đón nhận những lời chỉ bảo, những kinh nghiệm quý báu của những người đi trước. Ở điểm này, đa số các địa phận đều bổ nhiệm các linh mục mới ra trường làm cha phó một thời gian dài trước khi làm linh mục chính xứ.
- Tương quan giàu-nghèo: Ở Việt Nam chưa có chế độ trả lương cho các linh mục, nghĩa là tất cả tiền xin lễ được gửi về Tòa Giám Mục, rồi sau đó Tòa Giám Mục phát lương một cách công bằng cho các linh mục. Vì chưa có chế độ trả lương, nên còn có chuyện xứ giàu, xứ nghèo, « lễ béo, lễ gầy ». Và ngay cả khi có chế độ trả lương thì chuyện giàu-nghèo vẫn luôn tồn tại, bởi luôn có người gặp nhiều « may mắn » trong các tương quan. Chính vì thế, Công Đồng khuyên các linh mục phải sống tình huynh đệ đặc biệt với anh em linh mục của mình: « các linh mục đừng quên lòng hiếu khách, phải lo làm việc thiện và san sẽ của cải, nhất là phải chú tâm đến những vị đau yếu, phiền muộn, lao lực, cô đơn, bị đày ải và ngay cả những vị bị bách hại » (PO. 8). Không chỉ chia sẽ, linh mục còn được mời gọi sống tinh thần nghèo khó. Thước đo của linh mục không phải là chiếc ô tô đẹp hay tài sản ngài có, nhưng là tương quan mật thiết với Chúa và quảng đại với anh em. Ngày xưa, Giu-Đa đã bán Chúa vì ba mươi đồng bạc, ước gì linh mục ngày nay không bán rẻ nhân cách linh mục của mình vì tiền bạc.
- Tương quan với những người gặp khó khăn: Linh mục cũng là con người. Họ được mời gọi lãnh nhận thiên chức từ những con người yếu đuối mỏng dòn, nhiều khi mỏng dòn hơn cả giáo dân. Ý thức chính từ những mỏng dòn yếu đuối của mình, người linh mục luôn sẵn sàng nâng đỡ những anh em khác khi họ sa ngã. Thánh Công Đồng dạy: « Các ngài phải biết rằng mình đặc biệt có trách nhiệm với những vị đang gặp những hoàn cảnh khó khăn; các ngài phải kịp thời giúp đỡ, và nếu cần phải khuyên bảo một cách tế nhị. Đối với những vị khiếm khuyết về một vài vấn đề nào đó, các ngài phải luôn lấy tình bác ái huynh đệ và quảng đại mà đối xử, lại phải cầu nguyện rất nhiều với Chúa cho các vị đó, và phải luôn tỏ ra mình là anh em bạn hữu đích thực của họ »(PO.8). Hành trình của con người là sự trở về với Chúa. Chúng ta luôn xác tín rằng mỗi tội nhân, kể cả chúng ta, đều nhận được ân sũng để trở về với Ngài và với anh em. Nói như ĐHY Nguyễn Văn Thuận: « Mỗi vị thánh đều có một quá khứ, mỗi tội nhân đều có một tương lai ».
4. Đối thoại với giáo dân được ủy thác cho mình
Ở Việt Nam, do ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo cũng như vấn đề tôn trọng phẩm trật trong Giáo Hội Công Giáo, các linh mục, dù còn rất trẻ, vẫn thường có thói quen « phán » cho giáo dân nghe. Giáo dân nhiều lúc « bằng mặt mà không bằng lòng ». Vì thế, một mục tử đích thực phải học cách đối thoại với giáo dân của mình. Khi vừa được bổ nhiệm coi sóc một giáo xứ, các ngài phải dùng thời gian tìm hiểu những phong tục, tập quán, những mặt yếu, mặt mạnh của giáo xứ. Ngài phải lắng nghe các bô lão, các ông câu, ông trùm, cũng như các thành phần dân Chúa nói cho nghe về giáo xứ của họ. Không ai hiểu giáo xứ hơn những giáo dân sở tại. Sắc lệnh về chức vụ và đời sống của linh mục nhấn mạnh tới hai diểm sau đây trong tương quan với giáo dân:
- Nhìn nhận các khả năng của giáo dân: « Các linh mục phải thành thật nhìn nhận và nêu cao phẩm giá và vai trò riêng biệt của giáo dân trong sứ mệnh Giáo Hội. Các ngài cũng phải thành thật kính trọng sự tự do chân chính mà mọi người có quyền được hưởng trong xã hội trần gian. Các ngài phải sẵn lòng lắng nghe giao dân, lưu ý đến nguyện vọng của họ trong tinh thần huynh đệ, nhìn nhận kinh nghiệm và khả năng chuyên môn của họ trong các lãnh vực khác nhau của hoạt động nhân sinh, để cùng với họ có thể nhận biết những dấu chỉ của thời đại ». Và khi nhìn nhận khả năng của giáo dân, « các ngài phải tin tưởng trao phó nhiệm vụ cho các giáo dân trong việc phục vụ Giáo Hội, để họ được tự do và có lãnh vực hoạt động, hơn nữa lúc thuận tiện, phải khuyến khích họ đảm trách công việc» (PO.9).
- Xây dựng giáo xứ hiệp nhất: « Các ngài phải tìm cách hòa hợp các tâm trạng khác nhau, để không ai cảm thấy mình xa lạ trong cộng đoàn tín hữu ». Đồng thời, « các ngài là những người bênh vực ích chung mà các ngài gìn giữ nhân danh Giám Mục, đồng thời là những người can đảm bảo vệ chân lý để các tín hữu không bị lôi cuốn bởi một chủ thuyết nào » (PO.9). Liên quan đến vấn đề chủ thuyết, để hiệp nhất cộng đoàn, Giáo Hội khuyên các linh mục không làm chính trị dưới danh nghĩa đảng phái, nghĩa là không tham gia bất kỳ đảng phải nào: « Trong việc kiến thiết cộng đoàn Kitô, các linh mục không bao giờ phục vụ cho một chủ thuyết hay một đảng phái nhân loại nào, nhưng là những vị rao giảng Phúc Âm và là chủ chăn của Giáo Hội, các ngài lo lắng theo đuổi việc phát triển thiêng liêng của Thân Thể Chúa Kitô »(PO.6). Sở dĩ Giáo Hội khuyên các linh mục không nên tham gia đảng phái, vì ở các nước tự do, trong một giáo xứ, thường có nhiều đảng phái. Nếu linh mục ủng hộ đảng này thì sẽ làm phật lòng giáo dân theo các đảng khác. Như vậy, linh mục trở thành con người của sự chia rẽ. Tuy không làm chính trị theo nghĩa đảng phái, nhưng linh mục là những người thực thi sứ mạng bảo vệ những giá trị của Tin Mừng, các ngài phải luôn bảo vệ, cổ xúy và phát triển phẩm giá và nhân quyền cũng như cương quyết nói lên những gì nghịch với nhân quyền. Nói tóm lại, linh mục phải thi hành nghĩa vụ công dân, nghĩa là dấn thân cho công ích. Hơn nữa, các ngài còn thi hành nghĩa vụ ngôn sứ, tức là dấn thân cho một xã hội thực sự công bằng, dân chủ, bác ái và huynh đệ. Kinh nghiệm cho thấy, giáo dân thường sống đoàn kết, hiệp thông chung quanh một mục tử can đảm thực thi chức năng ngôn sứ của mình.
Để tránh gây chia rẽ trong cộng đoàn, linh mục cũng cần tránh xa sự tùy tiện của người lãnh đạo, nhất là trong việc đề cử các ban ngành. Ở nhiều nơi, đã có tình trạng giáo dân tập họp để bàu các ban ngành theo nội quy của giáo xứ. Cha xứ không đồng ý và đã chọn những người khác hợp sở thích của mình. Vì thế, giáo xứ chia rẽ. Một ít theo cha xứ. Số còn lại cho rằng giáo dân được quyền tự quyết trong việc chọn người đại diện của mình. Giáo xứ chia rẽ trầm trọng, người đến nhà thờ thưa dần. Đức Giám Mục phải đổi cha xứ đi nơi khác.
Còn một vấn đề khác rất cần cho tinh thần đoàn kết trong giáo xứ. Thông thường, khi nhận một xứ mới, trong giáo xứ thường có hai khuynh hướng: một theo cha mới và một theo cha cũ. Vì thế, để tránh xung đột xảy ra, cha mới nên dạy cho giáo dân biết tôn kính các linh mục quản xứ trước mình. Ở Sài Gòn, tôi thấy cha xứ họ đạo Gia Định thường cầu nguyện cho linh hồn các cha sở của họ đạo đã qua đời, ngài cũng dạy giáo dân tôn kính các cha đã từng giúp xứ Gia Định. Đây là một thái độ của những con người trưởng thành. Chúng ta không cần loại trừ người khác, hoặc các công trình của người khác để khẳng định chính mình. Ngược lại, khi có thái độ tôn trọng các vị tiền nhiệm thì giáo dân cũng tôn trọng linh mục quản xứ hiện tại, cũng giống như cha mẹ biết tôn trọng ông bà thì con cái sẽ tôn trọng cha mẹ.
5. Đối thọai với con người đương thời
Khi nói đến đối thoại với con người đương thời, tức là đề cập tới việc đối thoại với con người ngày hôm nay. Linh mục yêu quá khứ qua lịch sử, chuẩn bị nhân sự cho tương lai, nhưng ngài là con người của hiện tại. Là người hiện tại, các ngài phải dùng ngôn ngữ của hiện tại. Hiện tại luôn có những thách đố riêng của nó, hay nói như Thánh Kinh, « ngày nào có sứ khốn khó của ngày đó ». Để đối thoại với con người ngày hôm nay, Thánh Công Đồng khuyên các linh mục hảy không ngừng trau dồi kiến thức và hoàn thiện chính mình: « Thực ra, trong thời đại chúng ta, văn hóa nhân loại và ngay đến khoa học thánh cũng tiến thêm một bước mới, nên khuyên các linh mục hảy hoàn bị kiến thức của mình về Thiên Chúa và về nhân loại một cách thích hợp và liên tục, và như thế các ngài tự chuẩn bị để đối thoại với những người đương thời một cách thích hợp hơn » (PO. 19).
Thực tế các giáo xứ ở Việt Nam hôm nay, giáo dân không còn khép kín sau lũy tre làng. Phong trào di dân về các thành phố lớn hoặc ra nước ngoài tìm việc làm, rồi giới trẻ công giáo vào các trường Đại Học ngày một đông hơn. Những con chiên sau một thời gian làm việc ở phố phường trở về, không còn sống như những con chiên trước kia. Linh mục phải tìm hiểu nguyên do. Phố phường không phải chỉ là tội lỗi, nó cũng có những mặt tốt của nó. Rồi các sinh viên tiếp cận với những hậu quả của chủ nghĩa vô thần. Linh mục phải tìm hiểu xem ở Đại Học người ta dạy cái gì để ứng phó và hướng dẫn giới trẻ. Còn các vấn đề khoa học đặt ra cho Đức Tin. Linh mục tìm hiểu va giải thích cho giáo dân. Một khoa học chân chính là hồng ân của Thiên Chúa, vì chính Ngài đã dựng nên trí thông minh của con người.
Đặc biệt, trong thời đại các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là internet bùng nổ đã làm cho thế giới trở thành ngôi nhà nhỏ. Thông tin ở trên mạng thì đa chiều. Kẻ dùng internet để truyền bá Đức Tin cũng nhiều, người dùng nó để phá Đạo cũng không ít. Linh mục thường xuyên truy cập tin tức để định hướng cho giáo dân, bảo vệ sự trong sáng của Đức Tin Ki-Tô giáo.
6. Đối thoại với chính quyền
Trong một nhà nước độc tài Đảng trị thì có lẽ khó khăn lớn nhất vẫn là đối thoại với chính quyền cộng sản. Quả thực, đối diện với cộng sản, lâu nay vẩn có ít nhất là hai quan điểm: quan điểm thứ nhất cho rằng, cộng sản là vô thần, không đội trời chung với Công giáo, nên cách duy nhất là chống lại cộng sản; quan điểm thứ hai cho rằng, cộng sản đã nắm quyền, nên phải « hợp tác » để tạo điều kiện dễ dải cho các sinh hoạt của Giáo Hội.
Trên thực tế, chúng ta cũng phải nhìn nhận một cách khách quan rằng, về phía chính quyền, do bản chất được xây dựng trên chủ nghĩa cộng sản vô thần độc tôn, nên thường đàn áp hoặc ít là tìm cách kìm chế tôn giáo, đặc biệt là Công Giáo. Khi không kìm chế được thì nhiều khi lợi dụng tôn giáo. Các ủy ban này nọ được lập ra nhiều khi chỉ với mục đích là tuyên truyền chính sách của Đảng và nhà nước hơn là để giúp cho họ hiểu biết về tôn giáo. Chính vì thế, người Công giáo ít mặn mà với các ủy ban này. Một số linh mục thường bị « ép » vào các ủy ban hơn là một sự tự nguyện đích thực. Còn giáo dân thì thường nhìn các linh mục trong các tổ chức của nhà nước bằng « nửa con mắt ». Một linh mục trong Ủy Ban Đoàn Kết đã cho tôi hay: « khi ngài đến xứ quê tôi để thăm hỏi, ông từ đường đánh chuông báo lễ mà không một giáo dân nào đến xem lễ. Cũng may, còn ông giữ nhà thờ tốt bụng cho ngài nghỉ qua đêm ».
Là linh mục, người hiến thân để phục vụ Tin Mừng Đức Ki-Tô, chắc chắn không ai trong chúng ta đồng ý với chủ nghĩa cộng sản vô thần độc tôn. Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt chủ nghĩa với con người, cũng giống như chúng ta phân biệt tội và tội nhân. Một cách nhìn nào đó, người cộng sản là những người đáng thương, vì họ là những nạn nhân trực tiếp của chủ nghĩa Mác-xít. Chúng ta chống lại tội, chứ không chống lại tội nhân. Chính vì thế, nhà xứ luôn mở của đón tiếp mọi người, kể cả người cộng sản. Thực tế lịch sử nhiều linh mục, do cảm nghiệm được nhiều đau thương, đã tránh tiếp xúc với cộng sản vì sợ « mắc mưu quỷ dữ ». Để tránh mắc mưu, thiết tưởng, chúng ta không nên một mình đi đến ủy ban này nọ. Khi cần đối thoại, hoặc khi người ta cần gặp, chúng ta nên tiếp xúc ở nhà xứ. Khi có những việc lớn liên quan đến giáo xứ, tốt nhất, nên có sự hiện diện của Hội Đồng Giáo Xứ để tránh những quyết định độc đoán, hoặc những quyết định do bị bắt buộc mà ký vào.
Quả thực, đạo Công giáo là đạo của tình yêu, yêu nhau trong chân lý. Ngay cả với các đối thủ, Thánh Công Đồng cũng dạy ta phải yêu mến, kính trọng và đối thoại với họ (MV.28). Nên nhớ rằng, đối thoại hoàn toàn khác xa với thỏa hiệp. Trong tiếng Pháp, đối thoại (dialogue) cần thiết để diễn tả sự khác biệt, còn thỏa hiệp (compromis) thông thường là những hình thức đi đêm của các thế lực ngầm. Đối thoại diễn ra trong ánh sáng, còn thỏa hiệp diễn ra trong bóng đêm. Linh mục là người phục vụ chân lý, một chân lý của tình yêu, nên họ không ngần ngại cất tiếng nói chân lý cho đối tác nghe. Về phương diện này, ta có thể nhìn nhận những lời phát biểu của Đức TGM Ngô Quang Kiệt tại Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội nhân vụ Tòa Khâm Sứ hay lời phát biểu của ĐC Cao Đình Thuyên tại Thái Hà và trong dịp lễ Quan Thầy Giáo Phận Vinh ngày 15-8-2009 là những cuộc đối thoại chân thành và thẳng thắn. Người cán bộ cộng sản dù bên ngoài nhiều lúc la ó cho phù hợp với đường lối ở một giai đoạn nào đó, vẫn cảm phục tận tâm, nếu linh mục biết đón tiếp niềm nở mà không đồng lõa, đối thoại mà không thỏa hiệp, yêu họ song vấn giữ được chân lý Tin Mừng, ghét chủ nghĩa vô thần song không thù oán người cộng sản.
Ông cha ta vẫn nói: « cây ngay thì bóng tròn ». Chân lý và tình yêu tự bản chất có sức thuyết phục, vì Thiên Chúa khi tạo dựng con người đã gieo vào lòng mỗi người lòng kính trọng chân, thiện, mỹ. Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã dùng chân lý và tình yêu cảm hóa bao nhiêu người lính gác. Cha Nguyễn Hân Quynh, một trong những cây cỗ thụ của Giáo Hội miền Bắc, đã rửa tội cho nhiều người, kể cả những người được phân công theo dõi mình trong bao năm quản chế.
7. Đối thoại với lương dân
Sau nhiều năm, do hoàn cảnh lịch sử, có thể nói, chúng ta giữ đạo hơn là truyền đạo. Linh mục cũng thế, chúng ta thi hành việc quản trị, điều khiển, bảo tồn và phát triển Đức Tin nơi giáo xứ mình nhiều hơn, nếu không muốn nói là hiếm khi truyền đạo cho lương dân. Đây có thể là thời điểm thuận tiện để ta dến với lương dân, vì đó cũng là trách nhiệm mà Giáo Hội ủy thác cho linh mục. Chúng ta hảy nghe Sắc lệnh về chức vụ và đời sống linh mục khuyên: « Sau hết các ngài phải đặc biệt coi sóc tất cả những người chưa nhận biết Chúa Ki tô là Đấng Cứu Chuộc mình » (PO. 9). Tuy nhiên, làm sao chúng ta có thể « coi sóc » lương dân, nếu chúng ta không đến với họ ?
Lùi về lịch sử, chúng ta khâm phục các nhà truyền giáo Tây Phương. Họ đến từ một nền văn hóa khác, hoàn toàn xa lạ, không biết ngôn ngữ, chưa rành tập tục. Thế mà các ngài đã đi vào các làng mạc, đến cả những vùng rừng núi heo hút để đem Tin Mừng đến cho cha ông chúng ta. Thế thì tại sao ta không có những sáng kiến trong hoàn cảnh hiện tại, hay ít ra cũng bắt chước các ngài để đối thoại, đem Tin Mừng đến cho lương dân trong xã hội hôm nay ?
Ở Miền Bắc, do bị tuyên truyền lâu nay, nên nhiều làng lương dân xem các làng công giáo như những người sống xa lạ, theo Tây, kẻ thù của dân tộc. Chúng ta cố gắng thiết lập tương quan để giải thích đạo ta là đạo tình yêu, không thờ ngoại bang, nhưng yêu tất cả mọi người. Cũng nói cho họ biết là ngay cả chủ nghĩa cộng sản cũng nhận từ ngoại bang, từ Tây Phương. Vấn đề không phải là đạo ấy có nguồn gốc từ đâu, song là sứ điệp của đạo ấy mang đến cho con người. Các cha xứ tìm tất cả các dịp thuận lợi để tiếp xúc, giúp đỡ người lương dân. Dịp nhận chức linh mục, ta có thể mời bạn bè thầy cô lương dân để tỏ lòng biết ơn. Dịp Noen thì khuyến khích các gia đình, các học trò mời bạn bè lương dân về dự lễ. Chính linh mục có thể mời các thầy cô dùng tiệc sau lễ Noen. Nhân tiện giải thích về mầu nhiệm nhập thể trong bài giảng cho lương dân hiểu. Ngoài ra, có thể mở các lớp dạy ngoại ngữ, lớp bồi dưỡng vào dịp hè và cho các em lương dân học miễn phí. Khi có gia đình lương dân qua đời, chúng ta có thể phúng điếu, thăm viếng và nâng đỡ họ. Hay là mở các tủ thuốc tình thương giá rẻ cho mọi người trong vùng. Có lần, tôi đi thăm cha Bosco Nguyễn Văn Đình ở Cù Lao Giêng. Chiều tối, tôi thấy từng đoàn người lương dân vào xin hoặc mua thuốc ở tu viện Phanxicô. Tôi mạo muội hỏi một người lương dân: sao chị không mua thuốc ở trạm xá nhà nước mà vào đây ? Chị trả lời: « Thuốc của Ông Cố là thuốc thật ». Chỉ một câu trả lời ấy thôi, tôi thầm cám ơn Chúa, vì người phụ nữ này, dù chưa nhận phép Rửa Tội, thì tâm của chị đã ở nơi người công giáo, nơi Đức Tin người kitô giáo rồi. Hay là chúng ta cũng có thể khuyến khích mỗi gia đìng công giáo kết nghĩa với một gia đình lương dân. Về mặt này, chúng ta phải thừa nhận Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn, giám mục Đà Lạt, đã có một thành công lớn trong công cuộc truyền giáo. Không chỉ ngài trực tiếp đối thoại, gặp gỡ lương dân, nhất là anh chị em người dân tộc thiểu số, ngài còn đề nghị các gia đình công giáo trực tiếp đỡ đầu các gia đình dân tộc. Nhờ các tương quan, nhờ các cuộc gặp gỡ với các gia đình công giáo, nhiều anh chị em dân tộc đã nhận lãnh Bí Tích Rửa Tội, đến với Tin Mừng tình yêu.
Kết luận:
Mỗi con người không phải là một ốc đảo. Sống là sống với và sống cho người khác. Ai đó đã thốt lên: giết người rồi ta ở với ai ? Sống với người khác thì cần đối thoại. Ngôn ngữ Việt nam thật hay khi sử dụng danh từ « người ta », nghĩa là trong trong người có « ta » và trong « ta » có người. Ngôn ngữ càng hay hơn khi dùng từ « người khác », nghĩa là « người » luôn khác « ta » và « ta » luôn khác « người ». Vì khác biệt, nên con người cần đối thoại để giảm bớt khoảng cách, để « người khác » dần dần trở thành « người ta ». Linh mục là người của mọi người, người « làm dâu trăm họ », nên các ngài lại cần đối thoại hơn bao giờ hết. Khi đối thoại không chỉ bằng lời mà bằng cả cuộc đời, linh mục theo gương Đức Ki-Tô nhập thể sống giửa muôn người để thiết lập các tương quan: giao hòa giửa người với người và giao hòa giửa người với Thiên Chúa, cho mọ người « được sống và sống dồi dào ». Cuộc đối thoại tuyệt vời nhất, chính là hy lễ được dâng trên bàn thờ mỗi ngày. Nơi đó, cộng đoàn dân Chúa, các chi thể khác biệt cung hiệp nhất trong thân thể nhiệm mầu của Đức Ki-Tô, như bản hòa tấu kết hiệp bởi muôn cung đàn, để cùng dâng lên Chúa Cha lời cảm tạ tri ân vì ân huệ cuộc sống, Đức Tin và nhất là vì con người luôn có khả năng nói chuyện được với nhau sau những bất đồng.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Pháp phát động Chiến dịch Cổ động Ơn Gọi làm Linh Mục
Dominic David Trần
00:34 27/04/2010
Ba-Lê, Thủ đô nước Pháp, ngày 22 tháng Tư năm 2010, theo bản tin Thông Tấn Xã Công Giáo toàn cầu (Zenith.org) Hội Đồng Giám Mục Công Giáo nước Pháp đang phát động chiến dịch mới để cổ động Ơn Gọi bằng cách hỏi các thanh niên trẻ qua tựa đề; " Vì Sao Tôi không là Linh Mục được? " (Xin vui lòng vào trang mạng tiếng Pháp để biết thêm: www.etpourquoipasmoi.org/ )
Qua chiến dịch cổ động đặc biệt về Ơn Gọi Đi Tu thành Linh Mục này, Hội Đồng Giám Mục Pháp sẽ trả lời những câu hỏi như; "Linh Mục Công Giáo là ai?" được bắt đầu vào Chúa Nhật Chúa Chiên Lành 25 tháng Tư để cầu nguyện cho Ơn Thiên Triệu Linh Mục và Tu Sĩ và sẽ kéo dài đến ngày 05 tháng Năm 2010.
Trong một bản thông báo, Hội Đồng Giám Mục Pháp nêu rõ; chiến dịch vận động đặc biệt này là " Một Lời kêu gọi để cùng phục vụ cho Ơn Thiên Triệu của các Giáo sĩ -Tu sĩ tương lai và huấn luyện các Chủng sinh của các Giáo phận toàn nước Pháp."
Bản thông báo tuyên bố rằng Hội Đồng Giám Mục Pháp tìm cách nâng cao giá trị của "Thừa Tác Vụ Linh Mục- bất kể các điểm khác biệt hay những thay đổi về dự tính trong tương lai của các thanh niên, cũng như nhiệm vụ và huấn luyện các giáo sĩ- tu sĩ trong tương lai hay những tình huống đặc biệt của giáo sĩ-tu sĩ trong xã hội."
Chiến dịch cổ động Ơn Gọi này sẽ nhắm đến 03 loại đối tượng với 03 loại thông điệp tương ứng với từng nhóm đối tượng đã nêu.
1. Với giới thanh niên trong độ tuổi từ 16 đến 22: chiến dịch sẽ nêu ra các ý tưởng về Ơn Gọi Đi Tu, và câu hỏi chủ đạo; " Vì Sao Bạn không thể làm Linh Mục được?" (Chú thích riêng, chính ý tưởng này nơi người Việt Nam sẽ gặp phải sự tế nhị khi chuyển dịch từng chữ theo cách nói hiện nay; Vì sao bạn không làm Cha được?)
2. Với giới thanh niên trong độ tuổi từ 22 đến 30: chiến dịch sẽ trả lời những câu hỏi thông thường như; " Nhiệm vụ của Linh Mục-Tu sĩ là gì?"; hay; " Quá trình huấn luyện Giáo sĩ-Tu sĩ ra sao, gồm mấy giai đoạn và được học tập những gì?"; hoặc " Các Giáo sĩ-Tu sĩ phải dấn thân và cam kết những gì?"
3. Với giới thanh niên trên 30 tuổi: chiến dịch thúc giục họ hãy " hăng hái cầu nguyện và cổ động về thừa tác vụ Linh Mục và vận động mọi người đóng góp tài chính hay quyên tặng tiền giúp đỡ đào tạo các Chủng sinh và các Chủng Viện."
Cũng theo tường trình của Ủy Ban Đặc Trách Mục Vụ Ơn Gọi Quốc Gia tại Pháp, trong năm 2008 Giáo Hội Pháp có tổng cộng 20,523 Linh Mục-trong đó có 15,440 Linh Mục-Giáo sĩ Triều hiện đang phục vụ tại các Giáo Xứ-Giáo phận và 5,083 Linh Mục-Tu sĩ Dòng. Số liệu này đang giảm đều xuống hàng năm.
Ngược lại, số lượng Phó Tế lại tăng rất đều theo mỗi năm: vào năm 1970 cả nước Pháp chỉ có 11 người là Phó Tế, đến năm 2004 có 1,984 tiến chức được đặt tay làm Phó Tế. Đến năm 2007 đã có 2,061 Phó Tế trên cả nước Pháp. Bình quân hiện nay số lựợng Phó Tế bằng 1/10 số lượng Linh Mục.
Qua chiến dịch cổ động đặc biệt về Ơn Gọi Đi Tu thành Linh Mục này, Hội Đồng Giám Mục Pháp sẽ trả lời những câu hỏi như; "Linh Mục Công Giáo là ai?" được bắt đầu vào Chúa Nhật Chúa Chiên Lành 25 tháng Tư để cầu nguyện cho Ơn Thiên Triệu Linh Mục và Tu Sĩ và sẽ kéo dài đến ngày 05 tháng Năm 2010.
Trong một bản thông báo, Hội Đồng Giám Mục Pháp nêu rõ; chiến dịch vận động đặc biệt này là " Một Lời kêu gọi để cùng phục vụ cho Ơn Thiên Triệu của các Giáo sĩ -Tu sĩ tương lai và huấn luyện các Chủng sinh của các Giáo phận toàn nước Pháp."
Bản thông báo tuyên bố rằng Hội Đồng Giám Mục Pháp tìm cách nâng cao giá trị của "Thừa Tác Vụ Linh Mục- bất kể các điểm khác biệt hay những thay đổi về dự tính trong tương lai của các thanh niên, cũng như nhiệm vụ và huấn luyện các giáo sĩ- tu sĩ trong tương lai hay những tình huống đặc biệt của giáo sĩ-tu sĩ trong xã hội."
Chiến dịch cổ động Ơn Gọi này sẽ nhắm đến 03 loại đối tượng với 03 loại thông điệp tương ứng với từng nhóm đối tượng đã nêu.
1. Với giới thanh niên trong độ tuổi từ 16 đến 22: chiến dịch sẽ nêu ra các ý tưởng về Ơn Gọi Đi Tu, và câu hỏi chủ đạo; " Vì Sao Bạn không thể làm Linh Mục được?" (Chú thích riêng, chính ý tưởng này nơi người Việt Nam sẽ gặp phải sự tế nhị khi chuyển dịch từng chữ theo cách nói hiện nay; Vì sao bạn không làm Cha được?)
2. Với giới thanh niên trong độ tuổi từ 22 đến 30: chiến dịch sẽ trả lời những câu hỏi thông thường như; " Nhiệm vụ của Linh Mục-Tu sĩ là gì?"; hay; " Quá trình huấn luyện Giáo sĩ-Tu sĩ ra sao, gồm mấy giai đoạn và được học tập những gì?"; hoặc " Các Giáo sĩ-Tu sĩ phải dấn thân và cam kết những gì?"
3. Với giới thanh niên trên 30 tuổi: chiến dịch thúc giục họ hãy " hăng hái cầu nguyện và cổ động về thừa tác vụ Linh Mục và vận động mọi người đóng góp tài chính hay quyên tặng tiền giúp đỡ đào tạo các Chủng sinh và các Chủng Viện."
Cũng theo tường trình của Ủy Ban Đặc Trách Mục Vụ Ơn Gọi Quốc Gia tại Pháp, trong năm 2008 Giáo Hội Pháp có tổng cộng 20,523 Linh Mục-trong đó có 15,440 Linh Mục-Giáo sĩ Triều hiện đang phục vụ tại các Giáo Xứ-Giáo phận và 5,083 Linh Mục-Tu sĩ Dòng. Số liệu này đang giảm đều xuống hàng năm.
Ngược lại, số lượng Phó Tế lại tăng rất đều theo mỗi năm: vào năm 1970 cả nước Pháp chỉ có 11 người là Phó Tế, đến năm 2004 có 1,984 tiến chức được đặt tay làm Phó Tế. Đến năm 2007 đã có 2,061 Phó Tế trên cả nước Pháp. Bình quân hiện nay số lựợng Phó Tế bằng 1/10 số lượng Linh Mục.
Đức Thánh Cha kêu gọi các giáo sĩ -tu sĩ trung thành bền đỗ với Ơn Gọi và thực thi tu đức khổ hạnh nghiêm túc.
Dominic David Trần
08:25 27/04/2010
Đức Thánh Cha kêu gọi các giáo sĩ -tu sĩ trung thành bền đỗ với Ơn Gọi và thực thi tu đức khổ hạnh nghiêm túc.
Tòa Thánh VATICAN, ngày 25 tháng Tư năm 2010 theo tin Thông Tấn Xã Công Giáo toàn cầu (CWN) Đức Thánh Cha kêu gọi các giáo sĩ -tu sĩ trung thành bền đỗ với Ơn Gọi và thực thi tu đức khổ hạnh nghiêm túc.
Đức Thánh Cha Benedicto XVI đã kêu gọi " tất cả các Linh Mục-Giáo Sĩ Tu sĩ phải đổi mới từ trong chính nội tâm, canh tân đời sống tận hiến của giáo sĩ vì mục đích cao cả của việc trở nên những chứng nhân vững mạnh và sắc bén cho Phúc Âm trong thế giới ngày nay." Đức Giáo Hoàng đã tuyên bố trong buổi triều yết chung nhân Chúa Nhật Chúa Chiên Lành 25 tháng Tư.
Đức Thánh Cha cũng khuyến khích các Giáo sĩ-Tu sĩ siêng năng thăm viếng và thực hiện các phép Bí Tích, đồng thời " thực thi nghiêm túc lối sống tu trì khổ hạnh" như là một trong những phương thức để bảo vệ sự trung thành với các nghĩa vụ của Linh Mục và cũng qua đó giúp cho các giáo sĩ Linh mục luôn luôn sẵn sàng phục vụ các giáo hữu.
Trích diễn văn nhân Ngày Quốc Tế Cầu Nguyện cho Ơn Gọi, Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI tuyên bố rằng; "Việc Đánh thức và khơi dậy Ơn Gọi thường bắt đầu ngay từ những lúc xướng kinh nguyện cầu tại các gia đình." Đức Thánh Cha kêu gọi các bậc làm cha mẹ hãy siêng năng cầu nguyện để " cho trái tim các con họ mở rộng để lắng nghe được tiếng gọi từ Đấng Chăn Chiên Hiền Lành."
Tòa Thánh VATICAN, ngày 25 tháng Tư năm 2010 theo tin Thông Tấn Xã Công Giáo toàn cầu (CWN) Đức Thánh Cha kêu gọi các giáo sĩ -tu sĩ trung thành bền đỗ với Ơn Gọi và thực thi tu đức khổ hạnh nghiêm túc.
Đức Thánh Cha Benedicto XVI đã kêu gọi " tất cả các Linh Mục-Giáo Sĩ Tu sĩ phải đổi mới từ trong chính nội tâm, canh tân đời sống tận hiến của giáo sĩ vì mục đích cao cả của việc trở nên những chứng nhân vững mạnh và sắc bén cho Phúc Âm trong thế giới ngày nay." Đức Giáo Hoàng đã tuyên bố trong buổi triều yết chung nhân Chúa Nhật Chúa Chiên Lành 25 tháng Tư.
Đức Thánh Cha cũng khuyến khích các Giáo sĩ-Tu sĩ siêng năng thăm viếng và thực hiện các phép Bí Tích, đồng thời " thực thi nghiêm túc lối sống tu trì khổ hạnh" như là một trong những phương thức để bảo vệ sự trung thành với các nghĩa vụ của Linh Mục và cũng qua đó giúp cho các giáo sĩ Linh mục luôn luôn sẵn sàng phục vụ các giáo hữu.
Trích diễn văn nhân Ngày Quốc Tế Cầu Nguyện cho Ơn Gọi, Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI tuyên bố rằng; "Việc Đánh thức và khơi dậy Ơn Gọi thường bắt đầu ngay từ những lúc xướng kinh nguyện cầu tại các gia đình." Đức Thánh Cha kêu gọi các bậc làm cha mẹ hãy siêng năng cầu nguyện để " cho trái tim các con họ mở rộng để lắng nghe được tiếng gọi từ Đấng Chăn Chiên Hiền Lành."
Bề Trên Taizé tặng Đức Thánh Cha cuốn Kinh Thánh bằng Tiếng Hoa
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
11:49 27/04/2010
Bề Trên Taizé tặng Đức Thánh Cha cuốn Kinh Thánh bằng Tiếng Hoa
ROMA, (zenit.org) - Bề Trên Cộng Đoàn Đại Kết Taizé, Thầy Alois, đã được Đức Thánh Cha tiếp kiến hôm thứ năm ngày 22 vừa qua tại Vatican. Nhân dịp này, ngài đã tặng Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI cuốn Kinh Thánh bằng Tiếng Hoa.
Là người mang quốc tịch Pháp gốc Đức, Thầy Alois có thể nói chuyện với Đức Thánh Cha bằng hai thứ tiếng. Sau khi được bầu làm Giáo Hoàng, ngay ngày hôm sau Vị Bề Trên Taizé đã có cuộc gặp gỡ Đức Thánh Cha. Từ đó đến nay diễn ra rất đều đặn: 5 lần trong vòng 5 năm.
Thầy Alois đã thực hiện một chuyến thăm Trung Hoa trong vòng ba tuần lễ. Cuốn Kinh Thánh mà ngài tặng cho Đức Thánh Cha nằm trong số những ấn bản được Cộng Đoàn Taizé in ấn trực tiếp tại Trung Hoa và sau đó được phân phát khắp nơi trên đất nước này với số lượng một triệu cuốn.
Giải thích về việc làm cao đẹp này, Vị Bề Trên Taizé « coi đó như là một nghĩa cử thân hữu và lòng biết ơn của Cộng Đoàn Taizé đối với các tín hữu tại Trung Hoa ».
Tưởng cũng nhắc lại rằng trong kỳ gặp gỡ 40.000 giới trẻ Châu Âu tại Bruxelles và cuối năm 2008; Thầy Alois ngỏ ý muốn đáp ứng nhu cầu của người tín hữu tại Trung Hoa bằng cách cung cấp cho họ một triệu cuốn Kinh Thánh, bao gồm 200.000 cuốn Kinh Thánh trọn bộ; 800.000 cuốn Kinh Thánh Tân Ước và Thánh Vịnh.
Ngoài ra, trong năm 2009, Taizé cũng đã giúp đỡ Hội Thánh Tin Lành tại Trung Hoa trong lãnh vực Thánh Kinh. Sự hỗ trỡ này vẫn được tiếp tục kéo dài đến tận năm 2011.
Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ XXV được cử hành tại tại Roma vào Chúa Nhật Lễ Lá vừa qua, Thầy Alois đã lặp lại linh đạo của Taizé là đồng hành cùng với các bạn trẻ, cách đặc biệt qua đặc sủng cầu nguyện: « Chúng tôi làm tất cả để cho các bạn trẻ khám phá ra mối quan hệ giữa cá nhân mình với Thiên Chúa ».
Vị Bề Trên người Đức này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng khi nêu lên tính « đồng trách nhiệm » của người trẻ trong « hiệp thông » của Giáo Hội.
Cũng theo ngài, đối với Cộng Đoàn Taizé, cầu nguyện còn mang một chiều kích đại kết, bằng cách tạo ra cho các bạn trẻ Kitô hữu những cơ hội để cùng cầu nguyện chung với nhau ».
ROMA, (zenit.org) - Bề Trên Cộng Đoàn Đại Kết Taizé, Thầy Alois, đã được Đức Thánh Cha tiếp kiến hôm thứ năm ngày 22 vừa qua tại Vatican. Nhân dịp này, ngài đã tặng Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI cuốn Kinh Thánh bằng Tiếng Hoa.
Là người mang quốc tịch Pháp gốc Đức, Thầy Alois có thể nói chuyện với Đức Thánh Cha bằng hai thứ tiếng. Sau khi được bầu làm Giáo Hoàng, ngay ngày hôm sau Vị Bề Trên Taizé đã có cuộc gặp gỡ Đức Thánh Cha. Từ đó đến nay diễn ra rất đều đặn: 5 lần trong vòng 5 năm.
Thầy Alois đã thực hiện một chuyến thăm Trung Hoa trong vòng ba tuần lễ. Cuốn Kinh Thánh mà ngài tặng cho Đức Thánh Cha nằm trong số những ấn bản được Cộng Đoàn Taizé in ấn trực tiếp tại Trung Hoa và sau đó được phân phát khắp nơi trên đất nước này với số lượng một triệu cuốn.
Giải thích về việc làm cao đẹp này, Vị Bề Trên Taizé « coi đó như là một nghĩa cử thân hữu và lòng biết ơn của Cộng Đoàn Taizé đối với các tín hữu tại Trung Hoa ».
Tưởng cũng nhắc lại rằng trong kỳ gặp gỡ 40.000 giới trẻ Châu Âu tại Bruxelles và cuối năm 2008; Thầy Alois ngỏ ý muốn đáp ứng nhu cầu của người tín hữu tại Trung Hoa bằng cách cung cấp cho họ một triệu cuốn Kinh Thánh, bao gồm 200.000 cuốn Kinh Thánh trọn bộ; 800.000 cuốn Kinh Thánh Tân Ước và Thánh Vịnh.
Ngoài ra, trong năm 2009, Taizé cũng đã giúp đỡ Hội Thánh Tin Lành tại Trung Hoa trong lãnh vực Thánh Kinh. Sự hỗ trỡ này vẫn được tiếp tục kéo dài đến tận năm 2011.
Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ XXV được cử hành tại tại Roma vào Chúa Nhật Lễ Lá vừa qua, Thầy Alois đã lặp lại linh đạo của Taizé là đồng hành cùng với các bạn trẻ, cách đặc biệt qua đặc sủng cầu nguyện: « Chúng tôi làm tất cả để cho các bạn trẻ khám phá ra mối quan hệ giữa cá nhân mình với Thiên Chúa ».
Vị Bề Trên người Đức này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng khi nêu lên tính « đồng trách nhiệm » của người trẻ trong « hiệp thông » của Giáo Hội.
Cũng theo ngài, đối với Cộng Đoàn Taizé, cầu nguyện còn mang một chiều kích đại kết, bằng cách tạo ra cho các bạn trẻ Kitô hữu những cơ hội để cùng cầu nguyện chung với nhau ».
Dân số Công Giáo toàn cầu tăng
Dominic David Trần
14:57 27/04/2010
Dân số Công Giáo tăng lên trên toàn cầu.
Tòa Thánh VATICAN ngày 27 tháng Tư năm 2010 11:05AM theo bản tin liên hợp của Thông Tấn Xã Công Giáo toàn cầu (CNA/EWTN News) Nhà Xuất Bản của Tòa Thánh Vatican hôm nay đã công bố bản tường trình cho thấy có mức gia tăng dân số Công Giáo trên toàn cầu trong năm 2008 nhưng nghiên cứu cũng cho thấy có sự giảm đều số lượng các Linh mục, chủng sinh, và các tu sĩ không thụ phong trên toàn cõi châu Âu trong cùng thời gian đó.
Bản in mới nhất của Niên Giám Thống Kê Giáo Hội soạn thảo cho các năm 2000-2008, và các văn kiện phụ lục kèm theo cho thấy số lượng người theo đạo Công giáo đã từ 1 tỷ 045 triệu người ở năm 2000 đã tăng lên đến 1 tỷ 166 triệu người vào năm 2009, với mức tăng là 11.54%.
Đặc biệt tại Châu Phi, dân số Giáo hội tăng lên 33%; tại Á châu tăng 15.61%, tại Úc và Châu Đại Dương tăng 11.39% trong khi đó tại Mỹ Châu tăng 10.93%. Riêng tại Âu châu, dân số Công giáo ở mức ổn định chung trong suốt chín năm qua với tỷ lệ tăng rất nhỏ là 1.17%.
Niên giám Toà Thánh Vatican cũng cho biết số Đức Giám Mục trên thế giới đã tăng từ 4541 lên đến 5002 vị vào năm 2008, với mức tăng trưởng là 10.15%
Số lượng nam tu sĩ không thụ phong đã giảm từ 55057 vị từ năm 2000 xuống còn 54641 trong năm 2008 với mức sút giảm mạnh nhất ở Châu Âu, và Châu Đại Dương. Số lượng nữ tu sĩ từ mức 800,000 vị trong năm 2000 đã giảm xuống còn 740,000 nữ tu vào năm 2008. Tuy nhiên, tại Phi và Á Châu số lượng nữ tu sĩ đã tăng tương ứng ở mức 21% và 16%.
Trong khi số lượng các Linh mục Triều tại các giáo phận trên toàn cầu tăng lên 3.1% thì số lượng các Linh mục nói chung lại giảm xuống 3.04%. Tại toàn cõi Âu Châu, Niên Giám cho biết sự sút giảm Linh mục xảy ra đều đặn, từ 51% trong năm 2000 cho đến năm 2008 tổng số Linh mục của Châu Âu chỉ còn đúng bằng 47% tổng số Linh mục toàn thế giới.
Mặc dù số lượng chủng sinh sinh viên đang theo học Thần Học và Triết Học tại các Đại Chủng Viện Địa phận và Học Viện thuộc Các Dòng Tu trên toàn cầu từ 110,583 đã tăng đến 117024 sinh viên, thế nhưng cũng tại Châu Âu số lượng Đại chủng sinh lại sút giảm. Ngược lại Niên Giám Thống Kê Tòa Thánh cho biết số lượng Đại chủng sinh tại Phi và Á châu đã tăng lên.
Như bản tin liên hợp đã đăng trong đầu tuần lễ này, Đức Thánh Cha Benedicto XVI sẽ công bố Tông Hiến thiết lập một Thánh Bộ mới trực thuộc Giáo Triều Rôma mang danh xưng là Hội Đồng Giáo Hoàng Đặc Trách Tái Phúc Âm Hóa (Pontifical Council for the New Evangelization). Cơ quan mới này sẽ có mục tiêu là Tái Rao Truyền lại Phúc Âm cho các xã hội Âu-Tây Phương đã đánh mất căn tính KiTô Giáo hay đang phai nhạt bản sắc Thiên Chúa Giáo, điển hình nhất là tại Âu Châu và Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Đức Thánh Cha Benedicto XVI đã coi việc phục hưng Đức Tin Công Giáo lại Âu Châu là một trong những nỗ lực lớn nhất trong triều đại Giáo Hoàng của ngài.
Bản in mới nhất của Niên Giám Thống Kê Giáo Hội soạn thảo cho các năm 2000-2008, và các văn kiện phụ lục kèm theo cho thấy số lượng người theo đạo Công giáo đã từ 1 tỷ 045 triệu người ở năm 2000 đã tăng lên đến 1 tỷ 166 triệu người vào năm 2009, với mức tăng là 11.54%.
Đặc biệt tại Châu Phi, dân số Giáo hội tăng lên 33%; tại Á châu tăng 15.61%, tại Úc và Châu Đại Dương tăng 11.39% trong khi đó tại Mỹ Châu tăng 10.93%. Riêng tại Âu châu, dân số Công giáo ở mức ổn định chung trong suốt chín năm qua với tỷ lệ tăng rất nhỏ là 1.17%.
Niên giám Toà Thánh Vatican cũng cho biết số Đức Giám Mục trên thế giới đã tăng từ 4541 lên đến 5002 vị vào năm 2008, với mức tăng trưởng là 10.15%
Số lượng nam tu sĩ không thụ phong đã giảm từ 55057 vị từ năm 2000 xuống còn 54641 trong năm 2008 với mức sút giảm mạnh nhất ở Châu Âu, và Châu Đại Dương. Số lượng nữ tu sĩ từ mức 800,000 vị trong năm 2000 đã giảm xuống còn 740,000 nữ tu vào năm 2008. Tuy nhiên, tại Phi và Á Châu số lượng nữ tu sĩ đã tăng tương ứng ở mức 21% và 16%.
Trong khi số lượng các Linh mục Triều tại các giáo phận trên toàn cầu tăng lên 3.1% thì số lượng các Linh mục nói chung lại giảm xuống 3.04%. Tại toàn cõi Âu Châu, Niên Giám cho biết sự sút giảm Linh mục xảy ra đều đặn, từ 51% trong năm 2000 cho đến năm 2008 tổng số Linh mục của Châu Âu chỉ còn đúng bằng 47% tổng số Linh mục toàn thế giới.
Mặc dù số lượng chủng sinh sinh viên đang theo học Thần Học và Triết Học tại các Đại Chủng Viện Địa phận và Học Viện thuộc Các Dòng Tu trên toàn cầu từ 110,583 đã tăng đến 117024 sinh viên, thế nhưng cũng tại Châu Âu số lượng Đại chủng sinh lại sút giảm. Ngược lại Niên Giám Thống Kê Tòa Thánh cho biết số lượng Đại chủng sinh tại Phi và Á châu đã tăng lên.
Như bản tin liên hợp đã đăng trong đầu tuần lễ này, Đức Thánh Cha Benedicto XVI sẽ công bố Tông Hiến thiết lập một Thánh Bộ mới trực thuộc Giáo Triều Rôma mang danh xưng là Hội Đồng Giáo Hoàng Đặc Trách Tái Phúc Âm Hóa (Pontifical Council for the New Evangelization). Cơ quan mới này sẽ có mục tiêu là Tái Rao Truyền lại Phúc Âm cho các xã hội Âu-Tây Phương đã đánh mất căn tính KiTô Giáo hay đang phai nhạt bản sắc Thiên Chúa Giáo, điển hình nhất là tại Âu Châu và Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Đức Thánh Cha Benedicto XVI đã coi việc phục hưng Đức Tin Công Giáo lại Âu Châu là một trong những nỗ lực lớn nhất trong triều đại Giáo Hoàng của ngài.
Một chủng sinh viết trong báo Vatican: Linh mục phải đứng về phe của các nạn nhân bị lạm dụng
Bùi Hữu Thư
17:26 27/04/2010
VATICAN (CNS) – Môt bài viết trong nhật báo Vatican L'Osservatore Romano nói: muốn vượt thắng cuộc khủng hoảng về lạm dụng tính dục, các linh mục phải bầy tỏ rõ ràng rằng họ đứng về phía của sự thật và phe của các nạn nhân bị lạm dụng tính dục
Bài báo được đăng ngày 24 tháng 4 do Davide Russo, một chủng sinh người Ý, trẻ tuổi đang học tại Chủng Viện Giáo Hoàng Miền Molfetta, Ý, viết. Anh nói, anh và các bạn chủng sinh “đang bất bình theo dõi và ưu tư về sự việc đau buồn “do các tiết lộ về các linh mục lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên.”
Anh viết: "Chúng tôi, những bạn hữu tại chủng viện thường tự hỏi tại sao sự việc này có thể xẩy ra, tại sao cùng một người có thể cử hành các bí tích thánh thiêng rồi lại phạm những tội lỗi gớm ghê như vậy? Họ lợi dụng các trẻ em, theo bản chất tự nhiên, cần được bênh vực, che chở, đón chào và bảo vệ.? Tất cả những sự việc này làm cho tôi hết sức bất mãn và khó chịu.”
Anh Russo nói “một thái độ tự bào chữa để chống lại các chỉ trích không giúp được gì cho Giáo Hội.”
Anh nói "Thay vì đứng về phe của những người buồn rầu vì thấy mình đã là mục tiêu của những tên ‘bắn sẻ’, cần có những lựa chọn cụ thể, những dấu hiệu giúp cho tất cả mọi người đều hiểu biết chúng ta ở về phe bên nào.”
Anh viết "Những ai đã làm lỗi phải trả giá. Chúng ta ở về phe của sự thật, chúng ta bênh vực cho các nạn nhân của những hành vi độc ác đó, chúng ta phải khởi sự với trẻ em, và săn sóc chúng. Không có giải pháp nào khác.”
Chủng sinh này nói, phương thức này giống như khi một bác sĩ giải phẫu làm một vết mổ, sẽ đau đớn, nhưng “nếu chúng ta muốn hành xử đúng theo những gì chúng ta đã tuyên hứa,” thì việc trực diện với sự nhục nhã của những ai bạo hành là điều cần thiết
Anh nói "Đó sẽ chỉ là những cơn đau như của bà mẹ đang đau đẻ, nhưng sẽ có một khởi đầu mới đang hé rạng.”
Anh Russo viết, một phần của vấn đề có thể là các linh mục đã mất đi sự tiếp cận với thế giới hàng ngày.
Anh nói, "Nếu chúng ta không vui hưởng danh tiếng tốt trước mắt của mọi người, đến nỗi để cho tất cả mọi người đều bị sơn đen với cùng một cây cọ, thì có lẽ là vì chúng ta đã mất đi sự tiếp xúc hàng ngày với mọi người và đời sống hàng ngày.”
Anh viết: “Câu trả lời là phải khởi sự lại từ đầu với Chúa Kitô và xây dựng đời sống mỗi người dựa trên sứ điệp tình yêu của Người.”
Bài báo được đăng ngày 24 tháng 4 do Davide Russo, một chủng sinh người Ý, trẻ tuổi đang học tại Chủng Viện Giáo Hoàng Miền Molfetta, Ý, viết. Anh nói, anh và các bạn chủng sinh “đang bất bình theo dõi và ưu tư về sự việc đau buồn “do các tiết lộ về các linh mục lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên.”
Anh viết: "Chúng tôi, những bạn hữu tại chủng viện thường tự hỏi tại sao sự việc này có thể xẩy ra, tại sao cùng một người có thể cử hành các bí tích thánh thiêng rồi lại phạm những tội lỗi gớm ghê như vậy? Họ lợi dụng các trẻ em, theo bản chất tự nhiên, cần được bênh vực, che chở, đón chào và bảo vệ.? Tất cả những sự việc này làm cho tôi hết sức bất mãn và khó chịu.”
Anh Russo nói “một thái độ tự bào chữa để chống lại các chỉ trích không giúp được gì cho Giáo Hội.”
Anh nói "Thay vì đứng về phe của những người buồn rầu vì thấy mình đã là mục tiêu của những tên ‘bắn sẻ’, cần có những lựa chọn cụ thể, những dấu hiệu giúp cho tất cả mọi người đều hiểu biết chúng ta ở về phe bên nào.”
Anh viết "Những ai đã làm lỗi phải trả giá. Chúng ta ở về phe của sự thật, chúng ta bênh vực cho các nạn nhân của những hành vi độc ác đó, chúng ta phải khởi sự với trẻ em, và săn sóc chúng. Không có giải pháp nào khác.”
Chủng sinh này nói, phương thức này giống như khi một bác sĩ giải phẫu làm một vết mổ, sẽ đau đớn, nhưng “nếu chúng ta muốn hành xử đúng theo những gì chúng ta đã tuyên hứa,” thì việc trực diện với sự nhục nhã của những ai bạo hành là điều cần thiết
Anh nói "Đó sẽ chỉ là những cơn đau như của bà mẹ đang đau đẻ, nhưng sẽ có một khởi đầu mới đang hé rạng.”
Anh Russo viết, một phần của vấn đề có thể là các linh mục đã mất đi sự tiếp cận với thế giới hàng ngày.
Anh nói, "Nếu chúng ta không vui hưởng danh tiếng tốt trước mắt của mọi người, đến nỗi để cho tất cả mọi người đều bị sơn đen với cùng một cây cọ, thì có lẽ là vì chúng ta đã mất đi sự tiếp xúc hàng ngày với mọi người và đời sống hàng ngày.”
Anh viết: “Câu trả lời là phải khởi sự lại từ đầu với Chúa Kitô và xây dựng đời sống mỗi người dựa trên sứ điệp tình yêu của Người.”
Học giả George Weigel đang chờ đợi câu trả lời chân thực từ phía thần học gia Hans Kung.
Dominic David Trần
20:35 27/04/2010
Tiếp tục bảo vệ Đức thánh Cha Benedicto XVI -Học giả George Weigel đang chờ đợi câu trả lời chân thực từ phía Thần học gia Hans Kung.
Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn-Hoa Kỳ, ngày 27 tháng Tư, 2010 / 03:06 PM theo bản tin Thông Tấn Xã toàn cầu (CNA).- Học giả George Weigel, gần đây lại tiếp tục phê phán Thần học gia Hans Kung rất nặng vì những bài báo vu khống-cáo buộc Đức Thánh Cha Benedicto XVI. Học giả George Weigel nói rằng ông vui lòng chờ đợi hồi âm từ phía Thần học gia Hans Kung là người vốn hay gây nên những tranh cãi và thể hiện bất đồng chính kiến đối với Giáo Thuyết Chính thống và Giáo Hội Công Giáo.
Học giả Weigel sẵn lòng đợi nghe câu trả lời chân thực từ mọi đề tài liên quan đến những bài do Hans Kung đã viết và được Weigel phản bác (xin xem VietCatholic ngày 22 tháng Tư 2010 với tựa đề; "Học giả Weigel bênh vực Đức Thánh Cha Benedicto XVI." Thế nhưng Học giả Weigel xác lập rõ định tính của vấn đề, " cho dù có thêm một ngọn núi lửa khác ở Thụy Sĩ phun tro lửa ra thì cũng chẳng giúp đỡ gì hơn được cho ngài Hans Kung trong việc tranh biện hiện nay giữa ngài Hans Kung và tôi.” (Chú thích đây là cách chơi chữ của Học giả George Weigel; vì LM Thần học gia Hans Kung là người Thụy Sĩ, và hiện nay Giáo Hội Công Giáo Thụy Sĩ cũng đang gặp một số khó khăn từ phía chính phủ và xã hội Thụy Sĩ vốn chịu ảnh hưởng của các giáo phái Cải Cách, thêm nữa là một số giáo sĩ cao cấp của chính Giáo Hội Công giáo Thụy Sĩ cũng đang gặp phải khó khăn nội bộ trong việc xử trí những vụ lạm dụng tình dục).
Vấn đề chính yếu là trong một lá thơ ngỏ Hans Kung viết ngày 16 tháng Tư 2010 gởi cho Giám Mục Công giáo toàn thế giới và được đăng tải trên Ái nhĩ lan Thời Báo Irish Times và ở một số phương tiện truyền thông khác; Hans Kung chỉ trích Đức Thánh Cha Benedicto XVI qua những diễn văn, bài viết hoặc các sự việc của Đức Thánh Cha có liên quan đến Cải Cách Tin Lành, nguời Do Thái và người theo Hồi Giáo cũng như những điều Đức Thánh Cha cổ vũ cho các học thuyết của Giáo Hội Công Giáo về giáo huấn liên quan đến kiểm soát sinh sản, bao cao su tránh thai; và các suy tư Thần học-các lược đồ giải quyết của Công Đồng Chung Vatican 2.
Riêng trong vấn đề lạm dụng tính dục còn đang gây nhiều tranh cãi thì Thần học gia Hans Kung đặc biệt chỉ trích rằng; " Không có cách nào chối bỏ sự kiện là hệ thống toàn cầu che đậy các tội ác lạm dụng tình dục do các giáo sĩ gây ra đã được Thánh Bộ Tín Lý và Đức Tin của Giáo Triều Rôma thiết kế nên dưới thời Hồng Y Ratzinger (1981-2005) là Thánh Bộ Trưởng.
Để phản bác lại những lời Hans Kung đã cáo buộc vu khống Đức Thánh Cha Benedicto XVI, Học giả George Weigel đã viết Lá thư ngỏ ngày 21 tháng Tư đăng trên trang mạng First Things, trang mạng Tổng Giáo Phận Denver-Colorado và trên một số phương tiện truyền thông khác. (Xin xem lại bản tóm dịch Lá Thư đã đăng trên VietCatholic ngày 22 tháng Tư 2010 của Dominic David Trần)
Khi Thông Tấn Xã Công giáo toàn cầu CNA hỏi tại sao phải buộc trả lời Lá thư ngỏ của Thần học gia Hans Kung- Học giả George Weigel tuyên bố rằng; " Weigel cảm thấy bị tổn thương vì những lời lẽ chua cay và độc địa lạ thường của bài báo Hans Kung đăng trên Ái nhĩ lan Thời Báo Irish Times và bởi cung cách diễn tả sai lạc và bóp méo các sự kiện có liên quan đến Giáo Thuyết của Giáo Hội và vu oan gía họa cho Đức Thánh Cha Benedicto XVI-bởi cả hai khía cạnh này đã đòi buộc-thôi thúc học giả George Weigel lên tiếng. Học giả Weigel đã lập lại lời tuyên bố nêu trên; " Học giả Weigel sẵn lòng đợi nghe câu trả lời chân thực từ mọi đề tài liên quan đến những bài do Hans Kung đã viết và được Weigel phản bác (xin xem VietCatholic ngày 22 tháng Tư 2010 với tựa đề; "Học giả Weigel bênh vực Đức Thánh Cha Benedicto XVI."
Học giả Weigel xác lập rõ định tính của vấn đề, " cho dù có thêm một ngọn núi lửa khác ở Thụy Sĩ phun tro lửa ra thì cũng chẳng giúp đỡ gì hơn được cho ngài Hans Kung trong việc tranh biện hiện nay giữa ngài Hans Kung và tôi.”
Vào ngày 21 tháng Tư, học giả Weigel đã gọi những lời cáo buộc vu khống Đức Thánh Cha Benedicto của Han Kung là một mớ những sai lạc. Weigel cũng gọi những lời phê phán của Hans Kung về sự kiện bao che lạm dụng tình dục là "rõ ràng ngu ngốc hết chỗ nói vì chẳng thèm để ý đến chuyện gì khác ngoài việc nói xấu người khác"' khi mà những báo cáo về nạn lạm dụng tình dục của cá nhân một số các giáo sĩ đã không thể trực tiếp trình đến văn phòng Thánh Bộ của Đức Hồng Y Ratzinger mãi cho đến tận năm 2001.
Việc không thèm biết đến những sự việc gì khác ngoài việc chỉ tìm cách bôi bác người khác đã bỏ lơ điều sau đây; " bất cứ cáo buộc nào liên quan đến sự việc này đều được nghiêm chỉnh ghi nhận để theo dõi giải quyết, kể cả bất cứ các vấn đề nào khác có liên quan đến Giáo Triều Rôma và sự lãnh đạo trung tâm của Giáo Hội Công Giáo."
Học giả George Weigel cũng nêu rõ sự phê phán của chính ông đối với một số trường hợp lạm dụng tình dục đã không được xử lý đúng đắn bởi cá nhân một số các vị Giám mục Giáo phận hay một số Cơ quan có thẩm quyền tại Điện Vatican trước khi Đức Hồng Y Ratzinger ngày ấy (và hiện nay là Đức Giáo Hoàng đương kim) đã bắt đầu gây áp lực để thay đổi và nêu ra các cải tổ cần thiết tại Giáo Triều và trong toàn Giáo Hội Công giáo đối với những sự việc ở trong thời điểm vẫn còn thuộc thẩm quyền tài phán và xử lý ở Đấng Bản quyền Giáo phận địa phương.
Từ những trải nghiệm này để suy tư về các xét đoán, học giả Weigel nhận định rằng cái cung cách và cách diễn đạt của Hans Kung về vai trò của Đức Hồng Y Ratzinger qua những điều Han Kung viết ra " thật là khôi hài, thật đáng nực cười đối với những ai quen thuộc với lịch sử Công giáo đương đại"
Và cũng cái cung cách diễn tả về Đức Thánh Cha Benedicto của Hans Kung đã thực sự đi ngược lại "những cảm nghiệm trực tiếp của Hàng Giám Mục Hoa Kỳ. Các Đức Giám Mục Hoa Kỳ đã không ngừng tìm thấy nơi Đức Hồng Y Ratzinger một mẫu mực về sự thông thái, sự tương thân tương trợ, sự quan tâm sâu sắc về việc toàn thể hàng ngũ giáo sĩ phải mang tai tiếng chung chỉ bởi một số rất nhỏ những cá nhận giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên và sự đau buồn gây ra bởi sự thiếu năng lực, thiếu chu toàn trách nhiệm hay thậm chí điễu làm lỗi nơi một số vị Giám mục."
Học giả George Weigel cũng đặc biệt chỉ trích các chủ bút và giám đốc biên tập của Aí nhĩ lan Thời Báo Irish Times vì đã phụ đề vào Lá thư Hans Kung vu khống Đức Giáo Hoàng là "đã chịu trách nhiệm một cách trực tiếp về việc thiết lập một cơ chế toàn cầu để bao che vụ việc các trẻ vị thành niên bị một số giáo sĩ lạm dụng tình dục" căn cứ theo Lá thư ngỏ Hans Kung gởi cho tất cả các Giám Mục Công giáo trên toàn thế giới.
Học giả George Weigel tuyên bố rằng Lá thư ngỏ của Hans Kung là một "sự bóp méo sự thật khủng khiếp và sự sai lạc khủng khiếp này thật xấu hổ vô cùng"
Học giả Goerge Weigel viết tiếp: "Thưa ngài Hans Kung, xin ngài cho phép tôi được khuyến nghị rằng: "ngài Hans Kung đang nợ Đức Thánh Cha Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI một lời xin lỗi công khai trên thế giới -vì khách quan mà nói- lời xin lỗi ấy gây nên từ những lời vu oan giá họa mà chính ngài Hans Kung đã áp đặt cho Đức Thánh Cha Benedicto XVI. Nếu có những điều ta không biết mà ta có thể vẫn có tội hoặc cố tình không biết hay là lỗi phạm vào kỷ luật tu trì thì nay tôi đang cầu nguyện vì đã nhận thức được phần nào sự việc dù rằng tôi chẳng biết chi.
"Tôi, Goerge Weigel, xin đoan chắc với ngài Hans Kung rằng tôi thực sự gắn bó mật thiết với công cuộc Canh tân toàn bộ của Giáo Triều Rôma và Giám Mục Đoàn-"
"Thưa ngài Hans Kung, như ngài đã biết rõ - tiếc thay chẳng có con đường nào dẫn đến sự canh tân đổi mới thật sự trong Giáo Hội Công giáo mà không phải bước qua những thung lũng rất cheo leo- vừa hẹp lại vừa dốc của Sự Thật. Theo một cách thế nào đó, Chân Lý đã bị giết chết hay Sự Thật đã bị hạ sát ngay trong những bài viết mà ngài Hans Kung đã cho đăng tải trên tờ Aí nhĩ Lan Thời Báo Irish Times. Và như thế- có nghĩa là tự thân ngài Hans Kung đã đi thụt lùi trong chính nghĩa của sự nghiệp Canh Tân Giáo Hội rồi."
Linh Mục Hans Kung, cùng với Linh Mục Joseph Ratzinger ngày ấy- là Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI ngày nay- đã phục vụ Công Đồng Chung Vatican 2 với vai trò cố vấn về Thần Học Công Giáo. Ngày nay Thần học gia Hans Kung trở thành người nổi tiếng vì bất đồng chính kiến với Giáo Thuyết Chính thống của Giáo hội Công Giáo trên nhiều điểm Giáo huấn và cũng bởi những chống đối các Giáo Thuyết của Giáo Hội nên Thần học gia Hans Kung đã bị tước bỏ huấn quyền giảng dạy Thần học Công giáo từ ngày 18 tháng 12 năm 1979.
Dominic David Trần
Học giả Weigel sẵn lòng đợi nghe câu trả lời chân thực từ mọi đề tài liên quan đến những bài do Hans Kung đã viết và được Weigel phản bác (xin xem VietCatholic ngày 22 tháng Tư 2010 với tựa đề; "Học giả Weigel bênh vực Đức Thánh Cha Benedicto XVI." Thế nhưng Học giả Weigel xác lập rõ định tính của vấn đề, " cho dù có thêm một ngọn núi lửa khác ở Thụy Sĩ phun tro lửa ra thì cũng chẳng giúp đỡ gì hơn được cho ngài Hans Kung trong việc tranh biện hiện nay giữa ngài Hans Kung và tôi.” (Chú thích đây là cách chơi chữ của Học giả George Weigel; vì LM Thần học gia Hans Kung là người Thụy Sĩ, và hiện nay Giáo Hội Công Giáo Thụy Sĩ cũng đang gặp một số khó khăn từ phía chính phủ và xã hội Thụy Sĩ vốn chịu ảnh hưởng của các giáo phái Cải Cách, thêm nữa là một số giáo sĩ cao cấp của chính Giáo Hội Công giáo Thụy Sĩ cũng đang gặp phải khó khăn nội bộ trong việc xử trí những vụ lạm dụng tình dục).
Vấn đề chính yếu là trong một lá thơ ngỏ Hans Kung viết ngày 16 tháng Tư 2010 gởi cho Giám Mục Công giáo toàn thế giới và được đăng tải trên Ái nhĩ lan Thời Báo Irish Times và ở một số phương tiện truyền thông khác; Hans Kung chỉ trích Đức Thánh Cha Benedicto XVI qua những diễn văn, bài viết hoặc các sự việc của Đức Thánh Cha có liên quan đến Cải Cách Tin Lành, nguời Do Thái và người theo Hồi Giáo cũng như những điều Đức Thánh Cha cổ vũ cho các học thuyết của Giáo Hội Công Giáo về giáo huấn liên quan đến kiểm soát sinh sản, bao cao su tránh thai; và các suy tư Thần học-các lược đồ giải quyết của Công Đồng Chung Vatican 2.
Riêng trong vấn đề lạm dụng tính dục còn đang gây nhiều tranh cãi thì Thần học gia Hans Kung đặc biệt chỉ trích rằng; " Không có cách nào chối bỏ sự kiện là hệ thống toàn cầu che đậy các tội ác lạm dụng tình dục do các giáo sĩ gây ra đã được Thánh Bộ Tín Lý và Đức Tin của Giáo Triều Rôma thiết kế nên dưới thời Hồng Y Ratzinger (1981-2005) là Thánh Bộ Trưởng.
Để phản bác lại những lời Hans Kung đã cáo buộc vu khống Đức Thánh Cha Benedicto XVI, Học giả George Weigel đã viết Lá thư ngỏ ngày 21 tháng Tư đăng trên trang mạng First Things, trang mạng Tổng Giáo Phận Denver-Colorado và trên một số phương tiện truyền thông khác. (Xin xem lại bản tóm dịch Lá Thư đã đăng trên VietCatholic ngày 22 tháng Tư 2010 của Dominic David Trần)
Khi Thông Tấn Xã Công giáo toàn cầu CNA hỏi tại sao phải buộc trả lời Lá thư ngỏ của Thần học gia Hans Kung- Học giả George Weigel tuyên bố rằng; " Weigel cảm thấy bị tổn thương vì những lời lẽ chua cay và độc địa lạ thường của bài báo Hans Kung đăng trên Ái nhĩ lan Thời Báo Irish Times và bởi cung cách diễn tả sai lạc và bóp méo các sự kiện có liên quan đến Giáo Thuyết của Giáo Hội và vu oan gía họa cho Đức Thánh Cha Benedicto XVI-bởi cả hai khía cạnh này đã đòi buộc-thôi thúc học giả George Weigel lên tiếng. Học giả Weigel đã lập lại lời tuyên bố nêu trên; " Học giả Weigel sẵn lòng đợi nghe câu trả lời chân thực từ mọi đề tài liên quan đến những bài do Hans Kung đã viết và được Weigel phản bác (xin xem VietCatholic ngày 22 tháng Tư 2010 với tựa đề; "Học giả Weigel bênh vực Đức Thánh Cha Benedicto XVI."
Học giả Weigel xác lập rõ định tính của vấn đề, " cho dù có thêm một ngọn núi lửa khác ở Thụy Sĩ phun tro lửa ra thì cũng chẳng giúp đỡ gì hơn được cho ngài Hans Kung trong việc tranh biện hiện nay giữa ngài Hans Kung và tôi.”
Vào ngày 21 tháng Tư, học giả Weigel đã gọi những lời cáo buộc vu khống Đức Thánh Cha Benedicto của Han Kung là một mớ những sai lạc. Weigel cũng gọi những lời phê phán của Hans Kung về sự kiện bao che lạm dụng tình dục là "rõ ràng ngu ngốc hết chỗ nói vì chẳng thèm để ý đến chuyện gì khác ngoài việc nói xấu người khác"' khi mà những báo cáo về nạn lạm dụng tình dục của cá nhân một số các giáo sĩ đã không thể trực tiếp trình đến văn phòng Thánh Bộ của Đức Hồng Y Ratzinger mãi cho đến tận năm 2001.
Việc không thèm biết đến những sự việc gì khác ngoài việc chỉ tìm cách bôi bác người khác đã bỏ lơ điều sau đây; " bất cứ cáo buộc nào liên quan đến sự việc này đều được nghiêm chỉnh ghi nhận để theo dõi giải quyết, kể cả bất cứ các vấn đề nào khác có liên quan đến Giáo Triều Rôma và sự lãnh đạo trung tâm của Giáo Hội Công Giáo."
Học giả George Weigel cũng nêu rõ sự phê phán của chính ông đối với một số trường hợp lạm dụng tình dục đã không được xử lý đúng đắn bởi cá nhân một số các vị Giám mục Giáo phận hay một số Cơ quan có thẩm quyền tại Điện Vatican trước khi Đức Hồng Y Ratzinger ngày ấy (và hiện nay là Đức Giáo Hoàng đương kim) đã bắt đầu gây áp lực để thay đổi và nêu ra các cải tổ cần thiết tại Giáo Triều và trong toàn Giáo Hội Công giáo đối với những sự việc ở trong thời điểm vẫn còn thuộc thẩm quyền tài phán và xử lý ở Đấng Bản quyền Giáo phận địa phương.
Từ những trải nghiệm này để suy tư về các xét đoán, học giả Weigel nhận định rằng cái cung cách và cách diễn đạt của Hans Kung về vai trò của Đức Hồng Y Ratzinger qua những điều Han Kung viết ra " thật là khôi hài, thật đáng nực cười đối với những ai quen thuộc với lịch sử Công giáo đương đại"
Và cũng cái cung cách diễn tả về Đức Thánh Cha Benedicto của Hans Kung đã thực sự đi ngược lại "những cảm nghiệm trực tiếp của Hàng Giám Mục Hoa Kỳ. Các Đức Giám Mục Hoa Kỳ đã không ngừng tìm thấy nơi Đức Hồng Y Ratzinger một mẫu mực về sự thông thái, sự tương thân tương trợ, sự quan tâm sâu sắc về việc toàn thể hàng ngũ giáo sĩ phải mang tai tiếng chung chỉ bởi một số rất nhỏ những cá nhận giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên và sự đau buồn gây ra bởi sự thiếu năng lực, thiếu chu toàn trách nhiệm hay thậm chí điễu làm lỗi nơi một số vị Giám mục."
Học giả George Weigel cũng đặc biệt chỉ trích các chủ bút và giám đốc biên tập của Aí nhĩ lan Thời Báo Irish Times vì đã phụ đề vào Lá thư Hans Kung vu khống Đức Giáo Hoàng là "đã chịu trách nhiệm một cách trực tiếp về việc thiết lập một cơ chế toàn cầu để bao che vụ việc các trẻ vị thành niên bị một số giáo sĩ lạm dụng tình dục" căn cứ theo Lá thư ngỏ Hans Kung gởi cho tất cả các Giám Mục Công giáo trên toàn thế giới.
Học giả George Weigel tuyên bố rằng Lá thư ngỏ của Hans Kung là một "sự bóp méo sự thật khủng khiếp và sự sai lạc khủng khiếp này thật xấu hổ vô cùng"
Học giả Goerge Weigel viết tiếp: "Thưa ngài Hans Kung, xin ngài cho phép tôi được khuyến nghị rằng: "ngài Hans Kung đang nợ Đức Thánh Cha Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI một lời xin lỗi công khai trên thế giới -vì khách quan mà nói- lời xin lỗi ấy gây nên từ những lời vu oan giá họa mà chính ngài Hans Kung đã áp đặt cho Đức Thánh Cha Benedicto XVI. Nếu có những điều ta không biết mà ta có thể vẫn có tội hoặc cố tình không biết hay là lỗi phạm vào kỷ luật tu trì thì nay tôi đang cầu nguyện vì đã nhận thức được phần nào sự việc dù rằng tôi chẳng biết chi.
"Tôi, Goerge Weigel, xin đoan chắc với ngài Hans Kung rằng tôi thực sự gắn bó mật thiết với công cuộc Canh tân toàn bộ của Giáo Triều Rôma và Giám Mục Đoàn-"
"Thưa ngài Hans Kung, như ngài đã biết rõ - tiếc thay chẳng có con đường nào dẫn đến sự canh tân đổi mới thật sự trong Giáo Hội Công giáo mà không phải bước qua những thung lũng rất cheo leo- vừa hẹp lại vừa dốc của Sự Thật. Theo một cách thế nào đó, Chân Lý đã bị giết chết hay Sự Thật đã bị hạ sát ngay trong những bài viết mà ngài Hans Kung đã cho đăng tải trên tờ Aí nhĩ Lan Thời Báo Irish Times. Và như thế- có nghĩa là tự thân ngài Hans Kung đã đi thụt lùi trong chính nghĩa của sự nghiệp Canh Tân Giáo Hội rồi."
Linh Mục Hans Kung, cùng với Linh Mục Joseph Ratzinger ngày ấy- là Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI ngày nay- đã phục vụ Công Đồng Chung Vatican 2 với vai trò cố vấn về Thần Học Công Giáo. Ngày nay Thần học gia Hans Kung trở thành người nổi tiếng vì bất đồng chính kiến với Giáo Thuyết Chính thống của Giáo hội Công Giáo trên nhiều điểm Giáo huấn và cũng bởi những chống đối các Giáo Thuyết của Giáo Hội nên Thần học gia Hans Kung đã bị tước bỏ huấn quyền giảng dạy Thần học Công giáo từ ngày 18 tháng 12 năm 1979.
Dominic David Trần
Thánh Tôma và đại học
Vũ Văn An
22:25 27/04/2010
Đức Tổng Giám Mục Michael Miller của giáo phận Vancouver, British Columbia, Canada, ngày 28 tháng Giêng vừa qua, có đọc một bài diễn văn trước công chúng tại Đại Học Thánh Tôma tại Houston. Bài diễn văn này đã được L’Osservatore Romano đăng tải ngày 14 tháng Tư vừa qua. Ngài bảo: “Ta phải tái khẳng định lòng đam mê chân lý từng là động lực khuyến khích Thánh Tôma”.
Theo Đức Tổng Giám Mục Miller, Thánh Tôma chưa bao giờ để tâm trí ngài ưu tư về việc phải nghĩ gì về một trường đại học Công Giáo vào thời ngài hay vào bất cứ thời nào khác. Các trước tác của ngài không bao giờ đề cập tới các vấn đề như phân khoa, sinh viên hay giáo trình là các vấn đề hiện làm chúng ta khá quan tâm. Ấy thế nhưng ngài quả có đề xướng nhiều quan điểm đặc thù về việc thu thập kiến thức về chân lý và mối liên hệ giữa đức tin và lý trí, mà, thiển nghĩ, vốn có một giá trị trường tồn để hiểu được một đại học Công Giáo hiện đại phải tiến hành công việc giảng dạy và tìm tòi của mình ra sao.
Sau khi nghiên cứu chủ thuyết Tôma (Thomism) tại các trung tâm cao học như đại học và chủng viện vốn theo các sáng kiến canh tân của Đức Giáo Honàg Lêô XIII, Đức Cha Miller đề nghị một số lý do khiến Thánh Tôma xứng đáng được gọi là “ánh sáng cho Giáo Hội và cho thế giới”, nhất là thế giới Khoa Bảng Công Giáo trong những ngày hừng đông của Thiên Niên Kỷ Thứ Ba này.
Công Đồng Vatican II: đỉnh cao và xuống dốc
Công Đồng Vatican II đã nối tiếp truyền thống lâu dài vốn chính thức thừa nhận giáo huấn của Thánh Tôma, một giáo huấn được Giáo Hội sử dụng rộng rãi và thành công làm “khí cụ thích ứng tuyệt vời với các mục tiêu của mình, do đó đã đóng ấn thế giá huấn quyền của mình lên Aquinô”. Công Đồng này hết lời ca ngợi Thánh Tôma, coi tư tưởng của ngài đã dọn đường cho mình bằng nhiều cách.
Sắc lệnh về Đào Tạo Linh Mục, chẳng hạn, đã khuyến cáo: phải dạy các chủng sinh theo “cái gia tài triết học vốn có giá trị trường cửu kia”. Đàng khác, cũng phải dạy họ một nền thần học tín lý có thể soi sáng các mầu nhiệm cứu rỗi một cách hoàn toàn hết sức có thể. Các chủng sinh “cũng nên học để đào sâu các mầu nhiệm này với sự trợ giúp của suy lý, dưới sự hướng dẫn của Thánh Tôma và nhận ra các mối liên kết qua lại giữa chúng với nhau”.
Cũng thế, Tuyên Ngôn về Giáo Dục Kitô Giáo cũng ca ngợi giáo huấn của Thánh Tôma vì đã chứng tỏ được rằng đức tin và khoa học có thể làm việc với nhau một cách hòa hợp trong các cao đẳng và đại học Công Giáo. Lần đầu tiên, một công đồng chung đã đề ra một nhà thần học để học hỏi nghiên cứu, và công đồng dành danh dự này cho Thánh Tôma, dù chính các nghị phụ ít sử dụng ngài trong các văn kiện sau cùng hơn là trong các văn kiện được soạn sẵn trước đó để các ngài thảo luận.
Oái oăm thay, ngay gần cùng thời với Công Đồng, người ta thấy xẩy ra một sự đi xuống rõ rệt đối với việc học hỏi nghiên cứu Thánh Tôma, mà có người còn gọi là một cuộc xụp đổ. Có thể đưa ra một số lý do cho việc dần dần rơi vào lãng quên này. Thứ nhất, việc canh tân nghiên cứu Thánh Kinh do thông điệp Divino Afflante Spiritu của Đức Giáo Hoàng Piô XII công bố năm 1943 đã dẫn khởi nhiều thể tài và phạm trù thánh kinh trực tiếp hơn vào thần học, do đó khiến thánh Tôma trở thành như lỗi thời. Đi đôi với việc đó, còn có phong trào trở về nguồn (ressourcement) của một số thần học gia, tức việc nghiên cứu các Giáo Phụ, do đó, bỏ qua các Nhà Kinh Viện, trong đó có Thánh Tôma, để tiếp nhận một truyền thống được coi là hoàng kim thời đại trước đấy. Cùng một lúc, khi tạo ra gần như một trận bão hoàn toàn, một phong trào thứ ba xuất hiện, một phong trào dù muốn hay không, cũng đã ngầm phá hủy vị thế ưu đãi vốn dành cho chủ thuyết Tôma, nhất là tại các chủng viện. Aidan Nichols nhận định về phong trào này như sau: thần học phải có thể đem ra giảng thuyết được; nghĩa là, nó phải sẵn sàng và tức khắc được ‘thông dịch” thành những bài giảng lễ ngày Chúa Nhật phù hợp với các tình huống hiện đại. Trong việc đạt mục tiêu này, Thánh Tôma bị coi là không giúp gì được; ngài không được thánh kinh lắm, quá triết lý và cả phức tạp quá nữa. Một vài người còn đổ lỗi cho việc hấp tấp xua đuổi Thánh Tôma ra khỏi nền Khoa Bảng Công Giáo là do điều được Nichols gọi là “ phương thức sư phạm và văn chương thường dùng để trình bày một cách vụng về chủ thuyết Tôma… Qua đó trong nhiều chủng viện và phân khoa triết học Công Giáo, nó được coi như khô cứng và phi lịch sử”. Lời khuyên của Đức Piô XI “Hãy tới cùng Tôma” đã không được ai nghe theo. Nhiều tóm tắt khô khan các thể tài đã thế chỗ cho các bản văn của chính Bậc Thầy này.
Bất chấp sự xuống dốc hiển nhiên trong việc nghiên cứu học hỏi Thánh Tôma đó, năm 1974, Đức Phaolô VI khiến người ta ngạc nhiên khi ngài bày tỏ sự sảng khoái của ngài về điều được ngài hứng khởi gọi là “cuộc tái xuất ngoại thường, nếu không muốn nói là bất ngờ, của Thánh Tôma, một cuộc tái xuất vốn xác nhận tính khôn ngoan của Huấn Quyền tối cao khi tuyên bố ngài là người hướng dẫn có thế giá, không thể thay thế trong triết học và thần học”. Về phần mình, Đức Gioan Phaolô II hy vọng rằng sự khuyến khích của Công Đồng cùng với việc tổng hợp độc đáo của ngài giữa chủ thuyết Tôma và hiện tượng học, sẽ đem lại một thúc đẩy mới cho công việc tông đồ trí thức của Giáo Hội. Để chắc ăn, Đức Gioan Phaolô II không đề xuất chủ thuyết Tôma như là nền triết lý duy nhất của Giáo Hội, như Đức Lêô XIII vốn làm. Đức Lêô từng cho rằng “nhấn mạnh tới tư tưởng của Tiến Sĩ Thiên Thần là cách tốt nhất để phục hồi việc thực hành triết học trong đồng thanh đồng khí với đức tin”. Đúng hơn, Đức Gioan Phaolô II cho phép một hình thức đa nguyên gồm nhiều hệ thống triết lý, tuy với một cảnh giác là chúng phải chia sẻ cùng một chủ nghĩa thực tại siêu hình (metaphysical realism) của Thánh Tôma, trong đó có quan điểm của ngài về khả năng tự nhiên biết được sự hiện hữu của Thiên Chúa. Chắc chắn Thánh Tôma là triết gia “mẫu mực”. Tuy nhiên, Đức Gioan Phaolô II nói thêm rằng dù rất ca tụng thánh Tôma, “Giáo Hội vẫn không có một nền triết lý riêng cũng như không phong thánh cho bất cứ nền triết lý đặc thù nào so với các nền triết lý khác”.
Còn đối với thần học, Đức Gioan Phaolô II ca ngợi Thánh Tôma là “mẫu mực thực hiện thần học đúng đắn’. Ngài nói thêm: “Huấn Quyền không ngừng hoan nghênh giá trị các tư duy của Thánh Tôma và phong ngài làm người hướng dẫn và là khuôn mẫu cho việc nghiên cứu thần học”.
Tiến sĩ chân lý: chủ nghĩa tương đối và cuộc khủng hoảng chân lý
Người ta có thể nói nhiều điều về cảnh mệt mỏi chánh chường của tri thức, điều gọi là “suy tư yếu” của con người hiện đại. Có lẽ không phải chỉ có một nguyên nhân đơn độc tạo ra việc thoái hóa của tâm tư hiện đại. Nhưng thiết nghĩ điểm khởi đầu tìm ra nguyên nhân này là phân tích sâu sắc tư tưởng của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI.
Theo Đức Thánh Cha, trong số các thánh thức chính đối với Giáo Hội thế kỷ 21 và là một thách thức cho thấy “một trở ngại hết sức ngấm ngầm trong trách vụ giáo dục”, chính là sự hiện diện khổng lồ của chủ nghĩa tương đối trong xã hội và trong các hội trường của Khoa Bảng. Vấn đề chính trong hệ thống giáo dục cao đẳng của ta không hẳn là sự thất bại của nó trong việc cung cấp các kỹ năng trí thức, điều mà nó có thể rất thành công, nhưng là chính tiền đề của nó cho rằng thực tại không hề hiện hữu một cách độc lập bên ngoài tâm trí con người và ta không thể biết được nó cách chắc chắn. Chính vì thế, dù không cố ý, quá nhiều các cao đẳng và đại học đang làm khô cứng thèm khát nhận thức tự nhiên và nhận thức chân lý của sinh viên. Hiện tượng ấy khiến sinh viên tránh né các khoa học nhân văn và nghệ thuật văn chương nói chung, để chỉ chuyên chăm các ngành chuyên nghiệp và thực dụng, mong được hưởng những lợi lộc cao về tài chánh.
Một hậu quả nữa của thứ định đề ấy và là một hậu quả còn nghiêm trọng hơn nữa là: ngay khi người ta thực hành đức tin đi chăng nữa, thì đức tin ấy vẫn không có gì ăn có với sự thật; do đó, không ăn có gì với mục đích cốt lõi của đại học tức việc giảng dạy và nghiên cứu. Trong những tình huống trong đó điều làm cho một đại học thành “Công Giáo” không phải là nội dung giảng dạy hay giáo trình (curriculum) mà chỉ là quan tâm đáng khen đối với “người sinh viên toàn diện”, thì nền tảng trí thức của nó yếu đi, đến vô phương cứu chữa. Dĩ nhiên, điều quan trọng là cuộc sống của sinh viên phải nói lên được niềm tin của họ, nhưng điều ấy vẫn không bao giờ có thể thế chỗ cho giáo trình vì đó mới là trọng tâm chính của tính công giáo chân chính trong thế giới cao đẳng.
Việc quá thường xẩy ra là: chủ nghĩa tương đối và đức tin tư riêng hóa (privatized faith) không những là “kinh tin kính” của các nhà khoa bảng, mà còn của người dân ngoài phố kia nữa. Thực thế, chủ nghĩa tương đối đã trở thành một tín điều thế tục và “người ta coi việc nói tới chân lý là điều nguy hiểm và ‘độc đoán’”. Thuật ngữ “Nền độc tài của chủ nghĩa tương đối” đã trở thành quen thuộc trong câu phát biểu thời danh của Đức Hồng Y Ratzinger trước khi ngài được bầu làm giáo hoàng.
Trên thực tế, tại nhiều đại học, việc tìm kiếm chân lý bị coi là việc không thể nào thực hiện được, còn ngây ngô là đàng khác. Các nhà khoa bảng đều ngờ vực, nếu không muốn nói là thù ghét, đối với bất cứ ai cho rằng mình biết sự thật. Họ thường mang “một xác tín khá phổ biến này là khả thể đạt chân lý chỉ là một ảo tưởng của siêu hình học cổ truyền”, vì họ chỉ chấp nhận là đúng những điều có thể kiểm nghiệm được.
Trong thế giới đại học, chủ nghĩa hoài nghi thắng thế chân lý. Nó bảo: không điều gì là nhất định, chỉ trừ trong lãnh vực khoa học có thể chứng minh bằng thực nghiệm. Trường đại học nào muốn chu toàn sứ mệnh của mình trong lòng Giáo Hội như là một cộng đồng gồm người dạy và người học, thì giáo trình của nó buộc phải trực diện giải quyết cuộc khủng hoảng chân lý này. Nó có thể làm được điều đó, nếu chịu luận chứng một cách thuyết phục với lòng hăng say và kính trọng rằng chân lý là điều có thể theo đuổi và tới một mức nào đó, có thể dùng trí khôn con người mà đạt tới và thông đạt cho người khác. Việc phục vụ chân lý như thế chính là nền tảng trí thức của mọi đại học Công Giáo. Ngày nay, ta cần tái khẳng định “niềm đam mê chân lý từng lên sinh lực cho Thánh Tôma ngõ hầu có thể khai thác được các lực lượng trí thức cần thiết cho việc phát triển một tương lai triển nở nhân bản chân chính. Thất bại không làm được như thế sẽ dẫn một cộng đoàn học thuật đến chỗ chỉ coi mình đơn thuần là một người cung ứng giáo dục, chết cứng trong một căn phòng đầy kính phản chiếu đủ mọi thứ giải pháp nhưng không có một tập chú hay một mục tiêu nào. Thành ra, như Ralph McInerny từng nhận định: “lý do chính của việc đọc Thánh Tôma là học những điều đúng sự thật”.
Các đại học Công Giáo ngày nay có thể mô phỏng điều Thánh Tôma từng làm trong thế kỷ 13 là lồng vào giáo trình của mình khát vọng tự do “truy tìm toàn bộ chân lý về thiên nhiên, về con người và về Thiên Chúa”. Mặc dù sự cởi mở thanh thản ấy làm giật mình nhiều người đồng thời, nhưng ngài vẫn chuyên chú và đầy yêu thương tìm kiếm chân lý nơi các triết gia tiền và phi Kitô Giáo, sẵn sàng đối thoại tri thức với mọi bậc thầy khôn ngoan. Thánh Tôma chứng tỏ một sự tự do lớn lao trong tinh thần và một lòng trung thực trí thức khi đương đầu với các vấn nạn mới và không bao giờ bác khước các nền triết lý duy tục một cách tiên thiên và không khảo sát kỹ.
Thánh Tôma luôn luôn nhận ra chân lý dấu ẩn trong ý kiến người khác. Ngài khẳng định: “không một giáo huấn lầm lẫn nào lại không có một chút chân lý pha trộn trong đó”. Đức Gioan Phaolô II nhận xét rằng đối với Thánh Tôma, “sự hiện diện của chân lý này dù là không đầy đủ và thiếu sót và đôi khi bị méo mó chính là cây cầu hợp nhất mọi người với người khác và làm cho việc hiểu biết có thể có khi có thiện chí”.
Nguồn gốc do đâu mà có xác tín như trên của Thánh Tôma? Trong việc không ngừng tìm tòi điều thiện và chân lý, Thánh Tôma nhìn nhận rằng Chúa Thánh Thần hoạt động trong ta, mở trái tim nhân bản của ta ra và làm trái tim ấy sẵn sàng đón nhận chân lý Phúc Âm. Trong một câu thời danh, ngài nói: “bất cứ chân lý nào, được ngỏ với bất cứ ai, đều là do Chúa Thánh Thần cả”. Hành động của Chúa Thánh Thần tạo ra sự hấp dẫn đối với chân lý và lôi cuốn trái tim con người hướng về chân lý ấy; Người giúp nhận thức con người chín mùi thành khôn ngoan và tin tưởng phó thác cho điều chân thực. Giống như thánh nhân, người vốn thành công trong việc thiết lập được một cuộc giáp mặt đầy thành quả với tư tưởng Ả Rập và Do Thái cùng thời, luôn kính trọng họ nhưng nhất định không để mình khiếp đảm trước thế giá của họ, các học giả và sinh viên trong các đại học Công Giáo, những người được hưởng cùng một sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, cũng phải tự do xem sét chân lý bất cứ chỗ nào chân lý hiện diện.
Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã tóm tắt thái độ trên của Thánh Tôma đối với mọi bậc thầy vĩ đại của tư duy nhân bản, một thái độ có thể làm nền cho bất cứ đại học nào chịu cố gắng duy trì, truyền lại và phong phú hóa truyền thống trí thức, luân lý và nghệ thuật Công Giáo. Thứ nhất, thánh nhân khởi đầu bằng việc hết lời khâm phục gia tài trí thức của các truyền thống khác. Thứ hai, ngài nhìn nhận giá trị và ý nghĩa và cả các hạn chế của từng tư tưởng gia. Cuối cùng, ngài cảm thông đối với những người thiếu ánh sáng đức tin, như các tư tưởng gia cổ đại chẳng hạn. Đức Thánh Cha, sau đó, suy đoán Thánh Tôma có thể xử lý các vấn nạn hiện nay ra sao: “Ta xác tín rằng nếu hiện diện với ta hôm nay, chắc hẳn ngài sẽ không kém sốt sắng tìm hiểu các lực lượng hiện đang tạo nên các thay đổi nơi con người, các tình huống của họ, cách suy nghĩ của họ và cách họ sống. Bất cứ điều gì có thể giúp ngài lúc này nói về Thiên Chúa cách xứng đáng và đầy thuyết phục hơn trước, dưới mắt ngài, đều tạo ra niềm vui lớn lao. Nhưng trong mọi điều này, ngài không bao giờ đánh mất cảm thức an ổn thanh thản mà một mình đức tin có thể mang lại cho tâm trí con người”.
Tiến Sĩ Thiên Thần là gương sáng tuyệt vời cho các học giả Kitô Giáo nào biết cởi mở đón nhận các dấu chỉ thời đại, biết lên khuôn cho thời đại mình mà vẫn trung thành với nẻo đường vốn được đức tin vạch ra, với thánh truyền và giáo huấn Giáo Hội. Quả là một bài học qúi giá cho việc trao đổi học thuật đầy văn minh và tương kính trong giới Khoa Bãng!
Tiến sĩ của hòa hợp: Hoà hợp đức tin và lý trí
Ngoài danh hiệu Tiến Sĩ Chân Lý, Thánh Tôma còn là Tiến Sĩ Hoà Hợp (Doctor Concordiae); ngài là thầy dạy tuyệt hảo của sự hòa hợp giữa đức tin và lý trí, vốn là “đôi cánh trên đó tinh thần con người bay cao để chiêm ngưỡng chân lý”. Khi nói truyện với Đại Học Leuven năm 1985, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II quả quyết rằng: “trọn bộ truyền thống sống động của Giáo Hội dạy ta điều này: đức tin tìm hiểu biết, và hiểu biết đi tìm đức tin. Cả hai nhu cầu hiểu và nhu cầu tin đều bén rễ sâu trong trái tim con người. Chính vì lý do này, Giáo Hội là điểm khởi hành của việc tạo lập ra các đại học”. Thế nhưng, một thách đố đặc biệt đang đặt ra cho các đại học ngày nay là: một số đã tách đức tin ra khỏi lý trí, và tách lý trí ra khỏi đức tin. Thách đố này chỉ có thể giải quyết nếu người dạy và người học chịu chấp nhận Tiến Sĩ Thiên Thần làm bậc thầy của mình. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô nói rằng: “Ngài (Thánh Tôma) đưa ra một mẫu mực hữu hiệu về sự hòa hợp giữa lý trí và đức tin, các chiều kích trong tinh thần con người này sẽ hoàn toàn được nên trọn nhờ cuộc gặp gỡ và đối thoại với nhau”.
Như thế, đối với Thánh Tôma, đức tin và lý trí không được tách rời nhau hay đặt ở thế cạnh tranh nhau; đúng hơn, chúng phải đi đôi với nhau. “Ngài cho rằng cả hai ánh sáng đức tin và ánh sáng lý trí đều phát sinh từ Thiên Chúa; do đó, không thể có sự mâu thuẫn nào giữa chúng với nhau”.
Thánh Tôma quả hết sức trong sáng khi nói đến mối liên hệ trên. Nhận định về điều này, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói như sau: “Chân lý triết học và thần học hội tụ thành một chân lý duy nhất. Chân lý của lý trí từ tạo vật leo lên tới Thiên Chúa; chân lý của đức tin trực tiếp từ Thiên Chúa đi xuống với con người. Nhưng sự đa dạng về phương pháp và nguồn gốc này không đi trệch ra ngoài sự thống nhất căn bản của chúng, vì chỉ có một Tác Giả đồng nhất duy nhất của chân lý được đích thân truyền đạt cho con người qua chính Ngôi Lời của Người. Việc tìm tòi của triết học và việc tìm tòi của thần học là hai hướng chuyển động khác nhau của cùng một chân lý đơn nhất, có cùng đích sẽ gặp nhau, chứ không chống chọi nhau, trên cùng một con đường để cùng giúp đỡ nhau. Như thế, lý trí, được đức tin soi sáng, tăng sức và bảo đảm, trở thành người đồng hành trung tín của chính đức tin và đức tin mở rộng mênh mông chân trời hữu hạn của lý trí”.
Đức Bênêđíctô tái quả quyết quan điểm của vị tiền nhiệm khi cho rằng Thánh Tôma đưa ra “một mẫu mực hữu hiệu về sự hòa hợp giữa lý trí và đức tin, các chiều kích trong tinh thần con người này sẽ hoàn toàn được nên trọn nhờ cuộc gặp gỡ và đối thoại với nhau”. Thực vậy, “một nền văn hóa trí thức thực sự Công Giáo phải tin tưởng vào sự hoà hợp sâu sắc giữa đức tin và lý trí”. Đức Thánh Cha quả quyết rằng “một tình bằng hữu tự nhiên hiện hữu giữa đức tin và lý trí, được Đấng Tạo Hóa thiết lập ngay trong trật tự Sáng Thế”. Sự đồng tác (synergy) giữa đức tin và lý trí chính là cốt lõi trong tư duy của Đức Bênêđíctô. Ở nguồn cội đức tin Kitô Giáo không những có Giêrusalem của các thần học gia mà còn có cả Athens của các triết gia.
Nói về sự hòa hợp giữa đức tin và lý trí được Thánh Tôma khai triển một cách tuyệt diệu, Đức Thánh Cha quả quyết rằng quan điểm của thánh nhân hoàn toàn có tính qui Kitô. Ngài viết, theo Thánh Tôma “sự thành tựu dứt khoát của mọi khát vọng nhân bản đúng nghĩa nằm nơi Chúa Giêsu Kitô”. Nhưng cũng chính thiên tài của Thánh Tôma đã làm nổi bật tính tự lập (autonomy) của triết học, và với nó là các định luật đặc thù của lý trí. Ngài đem lại một nhấn mạnh mới cho trách nhiệm chuyên biệt của lý trí, một trách nhiệm vốn không bị đức tin làm cho tan loãng. Theo Thánh Tôma, Kitô Giáo buộc phải biện luận cho điều trên vì chính tính hợp lý của mình.
Như thế, dựa vào Thánh Tôma, Đức Bênêđíctô xác tín rằng: các tư tưởng gia hiện đại khẩn thiết phải “tái khám phá tính hợp lý nhân bản, một tính hợp lý biết cởi mở đón nhận ánh sáng của Ngôi Lời Thiên Chúa và sự mạc khải hoàn hảo của Người là chính Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm người”. Trong rất nhiều bài giảng lễ và diễn văn, Đức Giáo Hoàng hay trích dẫn lời căn dặn của Thánh Phêrô: “Anh em phải luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em” (1Pr 3:15). Chính đức tin Kitô Giáo bảo toàn lý trí trong thế giới ngày nay. Thực vậy, đức tin giải thoát lý trí khỏi chính các giới hạn của nó. Thiên Chúa đã tỏ mình ra như Lý Trí sáng tạo, và cũng hệt như Ngôi Lời, Người đã hành động và tiếp tục hành động một cách yêu thương nhân danh ta.”Từ nguyên thủy đã có Ngôi Lời” và “Ngôi Lời đã thành nhục thể” (Ga 1:1,14). Như thế, Ngôi Lời Thiên Chúa là nguồn gốc của vũ trụ, và cũng chính Ngôi Lời này đã hợp nhất một lần vĩnh viễn với nhân loại, với thế giới và lịch sử, trong Chúa Kitô. Hơn nữa, Lý Trí này không phải là toán học của vũ trụ mà cũng không phải là nguyên nhân đệ nhất sẽ tự rút lui sau khi đã tạo ra Big Bang. Đúng hơn, Lý Trí ấy có “một trái tim để có thể từ khước chính tính mênh mông của mình mà mang lấy xác thịt”
Đức Thánh Cha trực tiếp nói tới hiệu quả đối với nền giáo dục cao đẳng khi họ có được cái hiểu như trên về lý trí. Trong bài diễn văn quan trọng đầu tiên của ngài với các nhà khoa bảng, ngài quả quyết: “Bởi thế, thách đố lớn lao cho các đại học Công Giáo là đây: phân phối kiến thức trong viễn tượng lý tính chân thực, khác với kiến thức đang thịnh hành ngày nay, nghĩa là phù hợp với một lý trí biết mở cửa chào đón chân lý và các giá trị lớn lao vốn được khắc ghi trong chính hữu thể, nhờ đó, mở cửa đón nhận thể siêu việt, đón nhận Thiên Chúa”.
Vì Thiên Chúa là Lý Trí, nên đức tin của ta hẳn phải có điều gì đó ăn có với lý trí; đức tin ấy có thể được chuyển giao qua nó và không có lý do gì cần phải dấu mặt với nó. Khi niềm tin vào Thiên Chúa tự tách rời khỏi cái nền hợp lý của nó, thì đức tin ấy sẽ ở thế lâm nguy.
Tuy nhiên, không có ánh sáng đức tin, lý trí con người không thể tìm được câu trả lời chắc chắn và thỏa đáng cho rất nhiều vấn nạn khẩn trương của thời đại. Các đại học Công Giáo, nếu muốn chân thực với truyền thống trí thức từng lên khuôn cho mình từ buổi đầu, thì buộc phải làm chứng không những cho phẩm giá của lý trí con người và khả năng nhận biết thực tại của nó mà còn làm chứng cho cả vai trò của đức tin trong học thuật. Các đại học của ta rộng rãi hơn, chứ không chật hẹp hơn, trong quan điểm của mình, vì việc nghiên cứu mạc khải Thiên Chúa đã mở ra cả một lãnh vực thực tại vượt quá tầm với của lý trí nếu để tự nó loay hoay với chính các tài nguyên tự nhiên của nó. Như Cha Victor Brezik có lần từng phát biểu: “việc phối hợp thế giới nhận thức mạc khải với thế giới nhận thức suy lý đã đem lại cho các đại học Công Giáo một chân trời nghiên cứu nhiều thách thức hơn nhiều”
Khuôn Viên Đại Học (the Mall) mà thiếu Nguyện Đường sẽ không đầy đủ; và Nguyện Đường mà thiếu Khuôn Viên Đại Học (1) sẽ lâm vào cảnh lưu vong. Điều làm ta thấy mình diễm phúc có một Đại Học Thánh Tôma (Houston) là việc nó thể hiện một chủ thuyết Tôma lành mạn ngay trong chính lối kiến trúc của nó. Óc tưởng tượng Công Giáo đầy tính bí tích đã tạo thành Khuôn Viên Đại Học với đỉnh cao là ngôi Nhà Nguyện, làm ai cũng phải mãi mãi biết ơn tiến sĩ Joe McFadden. Đàng khác, việc ngôi Nhà Nguyện này nói lên vị thế trổi vượt của Đức Tin cũng là điều cần thiết. Khi người ta nghiêm chỉnh coi trọng việc nghiên cứu thế giới dưới sự hướng dẫn của đức tin và lý trí, thì họ phải chú ý tới một phẩm trật nào đó về tầm quan trọng. Chính vì vậy, trong giáo trình đại học, thần học và triết học từ lâu vốn được dành cho vị thế hàng đầu trong những điều ngang hàng (primi inter pares).
Hơn nữa, lòng trung thành với Thánh Tôma cũng đòi một đại học Công Giáo phải giảng dạy thần học như một khoa học thánh, chứ không phải như một môn nghiên cứu tôn giáo, một môn nhân văn chỉ dựa vào việc tìm tòi thuần lý. Ngay dù các niềm tin cốt lõi của Kitô Giáo được mạc khải và được đức tin chấp nhận, ta cũng phải dạy để sinh viên biết chúng là gì. Thánh Tôma không bao giờ gợi ý rằng giải thích các đề mục đức tin sẽ mang lại việc đáp ứng niềm tin, nhưng ngài quả có nghĩ rằng ta cần được học hỏi về chúng. Các giảng khóa thần học tại các đại học Công Giáo phải trình bày tín lý thánh (sacra doctrina). Chúng phải đề cập tới những điều được Chúa Kitô giảng dạy trong Phúc Âm, vì Người “là thầy đầu hết và chính hết của học lý thiêng liêng và đức tin”. Thành thử, đại học Công Giáo phải là nơi người ta chú tâm tới việc làm sao cho sinh viên được học từ các thần gia biết trình bày giáo huấn của Chúa Kitô như một giáo huấn có tính lịch sử và có thế giá.
Đức tin Kitô Giáo chân chính không sợ lý trí “nhưng tìm tòi nó và đặt tin tưởng nơi nó”. Đức tin giả thiết lý trí và hoàn thiện nó. Lý trí con người cũng không mất mát chi khi mở cửa đón nhận nội dung đức tin. Khi được đức tin soi sáng, lý trí “được giải thoát khỏi sự mỏng dòn và các hạn chế phát sinh từ chính việc bất tuân của tội và tìm được sức mạnh cần thiết để leo tới nhận thức về Chúa Ba Ngôi”. Đức Thánh Cha nhận định rằng theo Thánh Tôma, lý trí con người, từ trước đến nay, vốn “hít thở” bằng cách chuyển dịch bên trong chân trời mênh mông mở ra cõi siêu việt. Nếu, thay vào đó, “con người tự rút gọn để chỉ nghĩ tới những vật thể vật chất hay những vật thể có thể chứng minh được, anh ta sẽ tự đóng cửa lòng mình với những vấn nạn vĩ đại về sự sống, về chính mình và về Thiên Chúa, và do đó làm mình thành nghèo nàn”. Người như thế quả đã quá tự ý tách biệt lý trí ra khỏi đức tin, do đó phá nát chính cơ năng của tri thức.
Những điều trên có nghĩa gì đối với các đại học Công Giáo ngày nay? Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô trả lời như thế này: “ [Vì thế] đại học Công Giáo là một phòng thí nghiệm vĩ đại, trong đó, tùy theo các khoa khác nhau, mỗi khu vực nghiên cứu mới sẽ được khai triển trong một phương thức căng thẳng đầy kích thích giữa đức tin và lý trí nhằm phục hồi chủ trương tổng hợp đầy hoà điệu mà Thánh Tôma cũng như nhiều tư tưởng gia vĩ đại của Kitô Giáo đã thực hiện”. Khi đã đặt được cơ sở vững mạnh trên cái hiểu của Thánh Tôma về đức tin và lý trí, các viện học thuật cao đẳng Công Giáo sẽ vững tâm giáp mặt với bất cứ thách thức mới nào đang xuất hiện ở chân trời, vì chân lý được khoa học chân chính khám phá ra không bao giờ mâu thuẫn với Chân Lý Duy Nhất, là chính Thiên Chúa.
Ghi chú
(1) Tại Đại Học Thánh Tôma ở Houston, các phân khoa được xây quay mặt vào nhau và mở cửa thấy nhau trên một trục dài (Mall) mà cuối dẫy là ngôi nhà nguyện dâng kính Thánh Basil.
Theo Đức Tổng Giám Mục Miller, Thánh Tôma chưa bao giờ để tâm trí ngài ưu tư về việc phải nghĩ gì về một trường đại học Công Giáo vào thời ngài hay vào bất cứ thời nào khác. Các trước tác của ngài không bao giờ đề cập tới các vấn đề như phân khoa, sinh viên hay giáo trình là các vấn đề hiện làm chúng ta khá quan tâm. Ấy thế nhưng ngài quả có đề xướng nhiều quan điểm đặc thù về việc thu thập kiến thức về chân lý và mối liên hệ giữa đức tin và lý trí, mà, thiển nghĩ, vốn có một giá trị trường tồn để hiểu được một đại học Công Giáo hiện đại phải tiến hành công việc giảng dạy và tìm tòi của mình ra sao.
Sau khi nghiên cứu chủ thuyết Tôma (Thomism) tại các trung tâm cao học như đại học và chủng viện vốn theo các sáng kiến canh tân của Đức Giáo Honàg Lêô XIII, Đức Cha Miller đề nghị một số lý do khiến Thánh Tôma xứng đáng được gọi là “ánh sáng cho Giáo Hội và cho thế giới”, nhất là thế giới Khoa Bảng Công Giáo trong những ngày hừng đông của Thiên Niên Kỷ Thứ Ba này.
Công Đồng Vatican II: đỉnh cao và xuống dốc
Công Đồng Vatican II đã nối tiếp truyền thống lâu dài vốn chính thức thừa nhận giáo huấn của Thánh Tôma, một giáo huấn được Giáo Hội sử dụng rộng rãi và thành công làm “khí cụ thích ứng tuyệt vời với các mục tiêu của mình, do đó đã đóng ấn thế giá huấn quyền của mình lên Aquinô”. Công Đồng này hết lời ca ngợi Thánh Tôma, coi tư tưởng của ngài đã dọn đường cho mình bằng nhiều cách.
Sắc lệnh về Đào Tạo Linh Mục, chẳng hạn, đã khuyến cáo: phải dạy các chủng sinh theo “cái gia tài triết học vốn có giá trị trường cửu kia”. Đàng khác, cũng phải dạy họ một nền thần học tín lý có thể soi sáng các mầu nhiệm cứu rỗi một cách hoàn toàn hết sức có thể. Các chủng sinh “cũng nên học để đào sâu các mầu nhiệm này với sự trợ giúp của suy lý, dưới sự hướng dẫn của Thánh Tôma và nhận ra các mối liên kết qua lại giữa chúng với nhau”.
Cũng thế, Tuyên Ngôn về Giáo Dục Kitô Giáo cũng ca ngợi giáo huấn của Thánh Tôma vì đã chứng tỏ được rằng đức tin và khoa học có thể làm việc với nhau một cách hòa hợp trong các cao đẳng và đại học Công Giáo. Lần đầu tiên, một công đồng chung đã đề ra một nhà thần học để học hỏi nghiên cứu, và công đồng dành danh dự này cho Thánh Tôma, dù chính các nghị phụ ít sử dụng ngài trong các văn kiện sau cùng hơn là trong các văn kiện được soạn sẵn trước đó để các ngài thảo luận.
Oái oăm thay, ngay gần cùng thời với Công Đồng, người ta thấy xẩy ra một sự đi xuống rõ rệt đối với việc học hỏi nghiên cứu Thánh Tôma, mà có người còn gọi là một cuộc xụp đổ. Có thể đưa ra một số lý do cho việc dần dần rơi vào lãng quên này. Thứ nhất, việc canh tân nghiên cứu Thánh Kinh do thông điệp Divino Afflante Spiritu của Đức Giáo Hoàng Piô XII công bố năm 1943 đã dẫn khởi nhiều thể tài và phạm trù thánh kinh trực tiếp hơn vào thần học, do đó khiến thánh Tôma trở thành như lỗi thời. Đi đôi với việc đó, còn có phong trào trở về nguồn (ressourcement) của một số thần học gia, tức việc nghiên cứu các Giáo Phụ, do đó, bỏ qua các Nhà Kinh Viện, trong đó có Thánh Tôma, để tiếp nhận một truyền thống được coi là hoàng kim thời đại trước đấy. Cùng một lúc, khi tạo ra gần như một trận bão hoàn toàn, một phong trào thứ ba xuất hiện, một phong trào dù muốn hay không, cũng đã ngầm phá hủy vị thế ưu đãi vốn dành cho chủ thuyết Tôma, nhất là tại các chủng viện. Aidan Nichols nhận định về phong trào này như sau: thần học phải có thể đem ra giảng thuyết được; nghĩa là, nó phải sẵn sàng và tức khắc được ‘thông dịch” thành những bài giảng lễ ngày Chúa Nhật phù hợp với các tình huống hiện đại. Trong việc đạt mục tiêu này, Thánh Tôma bị coi là không giúp gì được; ngài không được thánh kinh lắm, quá triết lý và cả phức tạp quá nữa. Một vài người còn đổ lỗi cho việc hấp tấp xua đuổi Thánh Tôma ra khỏi nền Khoa Bảng Công Giáo là do điều được Nichols gọi là “ phương thức sư phạm và văn chương thường dùng để trình bày một cách vụng về chủ thuyết Tôma… Qua đó trong nhiều chủng viện và phân khoa triết học Công Giáo, nó được coi như khô cứng và phi lịch sử”. Lời khuyên của Đức Piô XI “Hãy tới cùng Tôma” đã không được ai nghe theo. Nhiều tóm tắt khô khan các thể tài đã thế chỗ cho các bản văn của chính Bậc Thầy này.
Bất chấp sự xuống dốc hiển nhiên trong việc nghiên cứu học hỏi Thánh Tôma đó, năm 1974, Đức Phaolô VI khiến người ta ngạc nhiên khi ngài bày tỏ sự sảng khoái của ngài về điều được ngài hứng khởi gọi là “cuộc tái xuất ngoại thường, nếu không muốn nói là bất ngờ, của Thánh Tôma, một cuộc tái xuất vốn xác nhận tính khôn ngoan của Huấn Quyền tối cao khi tuyên bố ngài là người hướng dẫn có thế giá, không thể thay thế trong triết học và thần học”. Về phần mình, Đức Gioan Phaolô II hy vọng rằng sự khuyến khích của Công Đồng cùng với việc tổng hợp độc đáo của ngài giữa chủ thuyết Tôma và hiện tượng học, sẽ đem lại một thúc đẩy mới cho công việc tông đồ trí thức của Giáo Hội. Để chắc ăn, Đức Gioan Phaolô II không đề xuất chủ thuyết Tôma như là nền triết lý duy nhất của Giáo Hội, như Đức Lêô XIII vốn làm. Đức Lêô từng cho rằng “nhấn mạnh tới tư tưởng của Tiến Sĩ Thiên Thần là cách tốt nhất để phục hồi việc thực hành triết học trong đồng thanh đồng khí với đức tin”. Đúng hơn, Đức Gioan Phaolô II cho phép một hình thức đa nguyên gồm nhiều hệ thống triết lý, tuy với một cảnh giác là chúng phải chia sẻ cùng một chủ nghĩa thực tại siêu hình (metaphysical realism) của Thánh Tôma, trong đó có quan điểm của ngài về khả năng tự nhiên biết được sự hiện hữu của Thiên Chúa. Chắc chắn Thánh Tôma là triết gia “mẫu mực”. Tuy nhiên, Đức Gioan Phaolô II nói thêm rằng dù rất ca tụng thánh Tôma, “Giáo Hội vẫn không có một nền triết lý riêng cũng như không phong thánh cho bất cứ nền triết lý đặc thù nào so với các nền triết lý khác”.
Còn đối với thần học, Đức Gioan Phaolô II ca ngợi Thánh Tôma là “mẫu mực thực hiện thần học đúng đắn’. Ngài nói thêm: “Huấn Quyền không ngừng hoan nghênh giá trị các tư duy của Thánh Tôma và phong ngài làm người hướng dẫn và là khuôn mẫu cho việc nghiên cứu thần học”.
Tiến sĩ chân lý: chủ nghĩa tương đối và cuộc khủng hoảng chân lý
Người ta có thể nói nhiều điều về cảnh mệt mỏi chánh chường của tri thức, điều gọi là “suy tư yếu” của con người hiện đại. Có lẽ không phải chỉ có một nguyên nhân đơn độc tạo ra việc thoái hóa của tâm tư hiện đại. Nhưng thiết nghĩ điểm khởi đầu tìm ra nguyên nhân này là phân tích sâu sắc tư tưởng của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI.
Theo Đức Thánh Cha, trong số các thánh thức chính đối với Giáo Hội thế kỷ 21 và là một thách thức cho thấy “một trở ngại hết sức ngấm ngầm trong trách vụ giáo dục”, chính là sự hiện diện khổng lồ của chủ nghĩa tương đối trong xã hội và trong các hội trường của Khoa Bảng. Vấn đề chính trong hệ thống giáo dục cao đẳng của ta không hẳn là sự thất bại của nó trong việc cung cấp các kỹ năng trí thức, điều mà nó có thể rất thành công, nhưng là chính tiền đề của nó cho rằng thực tại không hề hiện hữu một cách độc lập bên ngoài tâm trí con người và ta không thể biết được nó cách chắc chắn. Chính vì thế, dù không cố ý, quá nhiều các cao đẳng và đại học đang làm khô cứng thèm khát nhận thức tự nhiên và nhận thức chân lý của sinh viên. Hiện tượng ấy khiến sinh viên tránh né các khoa học nhân văn và nghệ thuật văn chương nói chung, để chỉ chuyên chăm các ngành chuyên nghiệp và thực dụng, mong được hưởng những lợi lộc cao về tài chánh.
Một hậu quả nữa của thứ định đề ấy và là một hậu quả còn nghiêm trọng hơn nữa là: ngay khi người ta thực hành đức tin đi chăng nữa, thì đức tin ấy vẫn không có gì ăn có với sự thật; do đó, không ăn có gì với mục đích cốt lõi của đại học tức việc giảng dạy và nghiên cứu. Trong những tình huống trong đó điều làm cho một đại học thành “Công Giáo” không phải là nội dung giảng dạy hay giáo trình (curriculum) mà chỉ là quan tâm đáng khen đối với “người sinh viên toàn diện”, thì nền tảng trí thức của nó yếu đi, đến vô phương cứu chữa. Dĩ nhiên, điều quan trọng là cuộc sống của sinh viên phải nói lên được niềm tin của họ, nhưng điều ấy vẫn không bao giờ có thể thế chỗ cho giáo trình vì đó mới là trọng tâm chính của tính công giáo chân chính trong thế giới cao đẳng.
Việc quá thường xẩy ra là: chủ nghĩa tương đối và đức tin tư riêng hóa (privatized faith) không những là “kinh tin kính” của các nhà khoa bảng, mà còn của người dân ngoài phố kia nữa. Thực thế, chủ nghĩa tương đối đã trở thành một tín điều thế tục và “người ta coi việc nói tới chân lý là điều nguy hiểm và ‘độc đoán’”. Thuật ngữ “Nền độc tài của chủ nghĩa tương đối” đã trở thành quen thuộc trong câu phát biểu thời danh của Đức Hồng Y Ratzinger trước khi ngài được bầu làm giáo hoàng.
Trên thực tế, tại nhiều đại học, việc tìm kiếm chân lý bị coi là việc không thể nào thực hiện được, còn ngây ngô là đàng khác. Các nhà khoa bảng đều ngờ vực, nếu không muốn nói là thù ghét, đối với bất cứ ai cho rằng mình biết sự thật. Họ thường mang “một xác tín khá phổ biến này là khả thể đạt chân lý chỉ là một ảo tưởng của siêu hình học cổ truyền”, vì họ chỉ chấp nhận là đúng những điều có thể kiểm nghiệm được.
Trong thế giới đại học, chủ nghĩa hoài nghi thắng thế chân lý. Nó bảo: không điều gì là nhất định, chỉ trừ trong lãnh vực khoa học có thể chứng minh bằng thực nghiệm. Trường đại học nào muốn chu toàn sứ mệnh của mình trong lòng Giáo Hội như là một cộng đồng gồm người dạy và người học, thì giáo trình của nó buộc phải trực diện giải quyết cuộc khủng hoảng chân lý này. Nó có thể làm được điều đó, nếu chịu luận chứng một cách thuyết phục với lòng hăng say và kính trọng rằng chân lý là điều có thể theo đuổi và tới một mức nào đó, có thể dùng trí khôn con người mà đạt tới và thông đạt cho người khác. Việc phục vụ chân lý như thế chính là nền tảng trí thức của mọi đại học Công Giáo. Ngày nay, ta cần tái khẳng định “niềm đam mê chân lý từng lên sinh lực cho Thánh Tôma ngõ hầu có thể khai thác được các lực lượng trí thức cần thiết cho việc phát triển một tương lai triển nở nhân bản chân chính. Thất bại không làm được như thế sẽ dẫn một cộng đoàn học thuật đến chỗ chỉ coi mình đơn thuần là một người cung ứng giáo dục, chết cứng trong một căn phòng đầy kính phản chiếu đủ mọi thứ giải pháp nhưng không có một tập chú hay một mục tiêu nào. Thành ra, như Ralph McInerny từng nhận định: “lý do chính của việc đọc Thánh Tôma là học những điều đúng sự thật”.
Các đại học Công Giáo ngày nay có thể mô phỏng điều Thánh Tôma từng làm trong thế kỷ 13 là lồng vào giáo trình của mình khát vọng tự do “truy tìm toàn bộ chân lý về thiên nhiên, về con người và về Thiên Chúa”. Mặc dù sự cởi mở thanh thản ấy làm giật mình nhiều người đồng thời, nhưng ngài vẫn chuyên chú và đầy yêu thương tìm kiếm chân lý nơi các triết gia tiền và phi Kitô Giáo, sẵn sàng đối thoại tri thức với mọi bậc thầy khôn ngoan. Thánh Tôma chứng tỏ một sự tự do lớn lao trong tinh thần và một lòng trung thực trí thức khi đương đầu với các vấn nạn mới và không bao giờ bác khước các nền triết lý duy tục một cách tiên thiên và không khảo sát kỹ.
Thánh Tôma luôn luôn nhận ra chân lý dấu ẩn trong ý kiến người khác. Ngài khẳng định: “không một giáo huấn lầm lẫn nào lại không có một chút chân lý pha trộn trong đó”. Đức Gioan Phaolô II nhận xét rằng đối với Thánh Tôma, “sự hiện diện của chân lý này dù là không đầy đủ và thiếu sót và đôi khi bị méo mó chính là cây cầu hợp nhất mọi người với người khác và làm cho việc hiểu biết có thể có khi có thiện chí”.
Nguồn gốc do đâu mà có xác tín như trên của Thánh Tôma? Trong việc không ngừng tìm tòi điều thiện và chân lý, Thánh Tôma nhìn nhận rằng Chúa Thánh Thần hoạt động trong ta, mở trái tim nhân bản của ta ra và làm trái tim ấy sẵn sàng đón nhận chân lý Phúc Âm. Trong một câu thời danh, ngài nói: “bất cứ chân lý nào, được ngỏ với bất cứ ai, đều là do Chúa Thánh Thần cả”. Hành động của Chúa Thánh Thần tạo ra sự hấp dẫn đối với chân lý và lôi cuốn trái tim con người hướng về chân lý ấy; Người giúp nhận thức con người chín mùi thành khôn ngoan và tin tưởng phó thác cho điều chân thực. Giống như thánh nhân, người vốn thành công trong việc thiết lập được một cuộc giáp mặt đầy thành quả với tư tưởng Ả Rập và Do Thái cùng thời, luôn kính trọng họ nhưng nhất định không để mình khiếp đảm trước thế giá của họ, các học giả và sinh viên trong các đại học Công Giáo, những người được hưởng cùng một sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, cũng phải tự do xem sét chân lý bất cứ chỗ nào chân lý hiện diện.
Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã tóm tắt thái độ trên của Thánh Tôma đối với mọi bậc thầy vĩ đại của tư duy nhân bản, một thái độ có thể làm nền cho bất cứ đại học nào chịu cố gắng duy trì, truyền lại và phong phú hóa truyền thống trí thức, luân lý và nghệ thuật Công Giáo. Thứ nhất, thánh nhân khởi đầu bằng việc hết lời khâm phục gia tài trí thức của các truyền thống khác. Thứ hai, ngài nhìn nhận giá trị và ý nghĩa và cả các hạn chế của từng tư tưởng gia. Cuối cùng, ngài cảm thông đối với những người thiếu ánh sáng đức tin, như các tư tưởng gia cổ đại chẳng hạn. Đức Thánh Cha, sau đó, suy đoán Thánh Tôma có thể xử lý các vấn nạn hiện nay ra sao: “Ta xác tín rằng nếu hiện diện với ta hôm nay, chắc hẳn ngài sẽ không kém sốt sắng tìm hiểu các lực lượng hiện đang tạo nên các thay đổi nơi con người, các tình huống của họ, cách suy nghĩ của họ và cách họ sống. Bất cứ điều gì có thể giúp ngài lúc này nói về Thiên Chúa cách xứng đáng và đầy thuyết phục hơn trước, dưới mắt ngài, đều tạo ra niềm vui lớn lao. Nhưng trong mọi điều này, ngài không bao giờ đánh mất cảm thức an ổn thanh thản mà một mình đức tin có thể mang lại cho tâm trí con người”.
Tiến Sĩ Thiên Thần là gương sáng tuyệt vời cho các học giả Kitô Giáo nào biết cởi mở đón nhận các dấu chỉ thời đại, biết lên khuôn cho thời đại mình mà vẫn trung thành với nẻo đường vốn được đức tin vạch ra, với thánh truyền và giáo huấn Giáo Hội. Quả là một bài học qúi giá cho việc trao đổi học thuật đầy văn minh và tương kính trong giới Khoa Bãng!
Tiến sĩ của hòa hợp: Hoà hợp đức tin và lý trí
Ngoài danh hiệu Tiến Sĩ Chân Lý, Thánh Tôma còn là Tiến Sĩ Hoà Hợp (Doctor Concordiae); ngài là thầy dạy tuyệt hảo của sự hòa hợp giữa đức tin và lý trí, vốn là “đôi cánh trên đó tinh thần con người bay cao để chiêm ngưỡng chân lý”. Khi nói truyện với Đại Học Leuven năm 1985, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II quả quyết rằng: “trọn bộ truyền thống sống động của Giáo Hội dạy ta điều này: đức tin tìm hiểu biết, và hiểu biết đi tìm đức tin. Cả hai nhu cầu hiểu và nhu cầu tin đều bén rễ sâu trong trái tim con người. Chính vì lý do này, Giáo Hội là điểm khởi hành của việc tạo lập ra các đại học”. Thế nhưng, một thách đố đặc biệt đang đặt ra cho các đại học ngày nay là: một số đã tách đức tin ra khỏi lý trí, và tách lý trí ra khỏi đức tin. Thách đố này chỉ có thể giải quyết nếu người dạy và người học chịu chấp nhận Tiến Sĩ Thiên Thần làm bậc thầy của mình. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô nói rằng: “Ngài (Thánh Tôma) đưa ra một mẫu mực hữu hiệu về sự hòa hợp giữa lý trí và đức tin, các chiều kích trong tinh thần con người này sẽ hoàn toàn được nên trọn nhờ cuộc gặp gỡ và đối thoại với nhau”.
Như thế, đối với Thánh Tôma, đức tin và lý trí không được tách rời nhau hay đặt ở thế cạnh tranh nhau; đúng hơn, chúng phải đi đôi với nhau. “Ngài cho rằng cả hai ánh sáng đức tin và ánh sáng lý trí đều phát sinh từ Thiên Chúa; do đó, không thể có sự mâu thuẫn nào giữa chúng với nhau”.
Thánh Tôma quả hết sức trong sáng khi nói đến mối liên hệ trên. Nhận định về điều này, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói như sau: “Chân lý triết học và thần học hội tụ thành một chân lý duy nhất. Chân lý của lý trí từ tạo vật leo lên tới Thiên Chúa; chân lý của đức tin trực tiếp từ Thiên Chúa đi xuống với con người. Nhưng sự đa dạng về phương pháp và nguồn gốc này không đi trệch ra ngoài sự thống nhất căn bản của chúng, vì chỉ có một Tác Giả đồng nhất duy nhất của chân lý được đích thân truyền đạt cho con người qua chính Ngôi Lời của Người. Việc tìm tòi của triết học và việc tìm tòi của thần học là hai hướng chuyển động khác nhau của cùng một chân lý đơn nhất, có cùng đích sẽ gặp nhau, chứ không chống chọi nhau, trên cùng một con đường để cùng giúp đỡ nhau. Như thế, lý trí, được đức tin soi sáng, tăng sức và bảo đảm, trở thành người đồng hành trung tín của chính đức tin và đức tin mở rộng mênh mông chân trời hữu hạn của lý trí”.
Đức Bênêđíctô tái quả quyết quan điểm của vị tiền nhiệm khi cho rằng Thánh Tôma đưa ra “một mẫu mực hữu hiệu về sự hòa hợp giữa lý trí và đức tin, các chiều kích trong tinh thần con người này sẽ hoàn toàn được nên trọn nhờ cuộc gặp gỡ và đối thoại với nhau”. Thực vậy, “một nền văn hóa trí thức thực sự Công Giáo phải tin tưởng vào sự hoà hợp sâu sắc giữa đức tin và lý trí”. Đức Thánh Cha quả quyết rằng “một tình bằng hữu tự nhiên hiện hữu giữa đức tin và lý trí, được Đấng Tạo Hóa thiết lập ngay trong trật tự Sáng Thế”. Sự đồng tác (synergy) giữa đức tin và lý trí chính là cốt lõi trong tư duy của Đức Bênêđíctô. Ở nguồn cội đức tin Kitô Giáo không những có Giêrusalem của các thần học gia mà còn có cả Athens của các triết gia.
Nói về sự hòa hợp giữa đức tin và lý trí được Thánh Tôma khai triển một cách tuyệt diệu, Đức Thánh Cha quả quyết rằng quan điểm của thánh nhân hoàn toàn có tính qui Kitô. Ngài viết, theo Thánh Tôma “sự thành tựu dứt khoát của mọi khát vọng nhân bản đúng nghĩa nằm nơi Chúa Giêsu Kitô”. Nhưng cũng chính thiên tài của Thánh Tôma đã làm nổi bật tính tự lập (autonomy) của triết học, và với nó là các định luật đặc thù của lý trí. Ngài đem lại một nhấn mạnh mới cho trách nhiệm chuyên biệt của lý trí, một trách nhiệm vốn không bị đức tin làm cho tan loãng. Theo Thánh Tôma, Kitô Giáo buộc phải biện luận cho điều trên vì chính tính hợp lý của mình.
Như thế, dựa vào Thánh Tôma, Đức Bênêđíctô xác tín rằng: các tư tưởng gia hiện đại khẩn thiết phải “tái khám phá tính hợp lý nhân bản, một tính hợp lý biết cởi mở đón nhận ánh sáng của Ngôi Lời Thiên Chúa và sự mạc khải hoàn hảo của Người là chính Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm người”. Trong rất nhiều bài giảng lễ và diễn văn, Đức Giáo Hoàng hay trích dẫn lời căn dặn của Thánh Phêrô: “Anh em phải luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em” (1Pr 3:15). Chính đức tin Kitô Giáo bảo toàn lý trí trong thế giới ngày nay. Thực vậy, đức tin giải thoát lý trí khỏi chính các giới hạn của nó. Thiên Chúa đã tỏ mình ra như Lý Trí sáng tạo, và cũng hệt như Ngôi Lời, Người đã hành động và tiếp tục hành động một cách yêu thương nhân danh ta.”Từ nguyên thủy đã có Ngôi Lời” và “Ngôi Lời đã thành nhục thể” (Ga 1:1,14). Như thế, Ngôi Lời Thiên Chúa là nguồn gốc của vũ trụ, và cũng chính Ngôi Lời này đã hợp nhất một lần vĩnh viễn với nhân loại, với thế giới và lịch sử, trong Chúa Kitô. Hơn nữa, Lý Trí này không phải là toán học của vũ trụ mà cũng không phải là nguyên nhân đệ nhất sẽ tự rút lui sau khi đã tạo ra Big Bang. Đúng hơn, Lý Trí ấy có “một trái tim để có thể từ khước chính tính mênh mông của mình mà mang lấy xác thịt”
Đức Thánh Cha trực tiếp nói tới hiệu quả đối với nền giáo dục cao đẳng khi họ có được cái hiểu như trên về lý trí. Trong bài diễn văn quan trọng đầu tiên của ngài với các nhà khoa bảng, ngài quả quyết: “Bởi thế, thách đố lớn lao cho các đại học Công Giáo là đây: phân phối kiến thức trong viễn tượng lý tính chân thực, khác với kiến thức đang thịnh hành ngày nay, nghĩa là phù hợp với một lý trí biết mở cửa chào đón chân lý và các giá trị lớn lao vốn được khắc ghi trong chính hữu thể, nhờ đó, mở cửa đón nhận thể siêu việt, đón nhận Thiên Chúa”.
Vì Thiên Chúa là Lý Trí, nên đức tin của ta hẳn phải có điều gì đó ăn có với lý trí; đức tin ấy có thể được chuyển giao qua nó và không có lý do gì cần phải dấu mặt với nó. Khi niềm tin vào Thiên Chúa tự tách rời khỏi cái nền hợp lý của nó, thì đức tin ấy sẽ ở thế lâm nguy.
Tuy nhiên, không có ánh sáng đức tin, lý trí con người không thể tìm được câu trả lời chắc chắn và thỏa đáng cho rất nhiều vấn nạn khẩn trương của thời đại. Các đại học Công Giáo, nếu muốn chân thực với truyền thống trí thức từng lên khuôn cho mình từ buổi đầu, thì buộc phải làm chứng không những cho phẩm giá của lý trí con người và khả năng nhận biết thực tại của nó mà còn làm chứng cho cả vai trò của đức tin trong học thuật. Các đại học của ta rộng rãi hơn, chứ không chật hẹp hơn, trong quan điểm của mình, vì việc nghiên cứu mạc khải Thiên Chúa đã mở ra cả một lãnh vực thực tại vượt quá tầm với của lý trí nếu để tự nó loay hoay với chính các tài nguyên tự nhiên của nó. Như Cha Victor Brezik có lần từng phát biểu: “việc phối hợp thế giới nhận thức mạc khải với thế giới nhận thức suy lý đã đem lại cho các đại học Công Giáo một chân trời nghiên cứu nhiều thách thức hơn nhiều”
Khuôn Viên Đại Học (the Mall) mà thiếu Nguyện Đường sẽ không đầy đủ; và Nguyện Đường mà thiếu Khuôn Viên Đại Học (1) sẽ lâm vào cảnh lưu vong. Điều làm ta thấy mình diễm phúc có một Đại Học Thánh Tôma (Houston) là việc nó thể hiện một chủ thuyết Tôma lành mạn ngay trong chính lối kiến trúc của nó. Óc tưởng tượng Công Giáo đầy tính bí tích đã tạo thành Khuôn Viên Đại Học với đỉnh cao là ngôi Nhà Nguyện, làm ai cũng phải mãi mãi biết ơn tiến sĩ Joe McFadden. Đàng khác, việc ngôi Nhà Nguyện này nói lên vị thế trổi vượt của Đức Tin cũng là điều cần thiết. Khi người ta nghiêm chỉnh coi trọng việc nghiên cứu thế giới dưới sự hướng dẫn của đức tin và lý trí, thì họ phải chú ý tới một phẩm trật nào đó về tầm quan trọng. Chính vì vậy, trong giáo trình đại học, thần học và triết học từ lâu vốn được dành cho vị thế hàng đầu trong những điều ngang hàng (primi inter pares).
Hơn nữa, lòng trung thành với Thánh Tôma cũng đòi một đại học Công Giáo phải giảng dạy thần học như một khoa học thánh, chứ không phải như một môn nghiên cứu tôn giáo, một môn nhân văn chỉ dựa vào việc tìm tòi thuần lý. Ngay dù các niềm tin cốt lõi của Kitô Giáo được mạc khải và được đức tin chấp nhận, ta cũng phải dạy để sinh viên biết chúng là gì. Thánh Tôma không bao giờ gợi ý rằng giải thích các đề mục đức tin sẽ mang lại việc đáp ứng niềm tin, nhưng ngài quả có nghĩ rằng ta cần được học hỏi về chúng. Các giảng khóa thần học tại các đại học Công Giáo phải trình bày tín lý thánh (sacra doctrina). Chúng phải đề cập tới những điều được Chúa Kitô giảng dạy trong Phúc Âm, vì Người “là thầy đầu hết và chính hết của học lý thiêng liêng và đức tin”. Thành thử, đại học Công Giáo phải là nơi người ta chú tâm tới việc làm sao cho sinh viên được học từ các thần gia biết trình bày giáo huấn của Chúa Kitô như một giáo huấn có tính lịch sử và có thế giá.
Đức tin Kitô Giáo chân chính không sợ lý trí “nhưng tìm tòi nó và đặt tin tưởng nơi nó”. Đức tin giả thiết lý trí và hoàn thiện nó. Lý trí con người cũng không mất mát chi khi mở cửa đón nhận nội dung đức tin. Khi được đức tin soi sáng, lý trí “được giải thoát khỏi sự mỏng dòn và các hạn chế phát sinh từ chính việc bất tuân của tội và tìm được sức mạnh cần thiết để leo tới nhận thức về Chúa Ba Ngôi”. Đức Thánh Cha nhận định rằng theo Thánh Tôma, lý trí con người, từ trước đến nay, vốn “hít thở” bằng cách chuyển dịch bên trong chân trời mênh mông mở ra cõi siêu việt. Nếu, thay vào đó, “con người tự rút gọn để chỉ nghĩ tới những vật thể vật chất hay những vật thể có thể chứng minh được, anh ta sẽ tự đóng cửa lòng mình với những vấn nạn vĩ đại về sự sống, về chính mình và về Thiên Chúa, và do đó làm mình thành nghèo nàn”. Người như thế quả đã quá tự ý tách biệt lý trí ra khỏi đức tin, do đó phá nát chính cơ năng của tri thức.
Những điều trên có nghĩa gì đối với các đại học Công Giáo ngày nay? Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô trả lời như thế này: “ [Vì thế] đại học Công Giáo là một phòng thí nghiệm vĩ đại, trong đó, tùy theo các khoa khác nhau, mỗi khu vực nghiên cứu mới sẽ được khai triển trong một phương thức căng thẳng đầy kích thích giữa đức tin và lý trí nhằm phục hồi chủ trương tổng hợp đầy hoà điệu mà Thánh Tôma cũng như nhiều tư tưởng gia vĩ đại của Kitô Giáo đã thực hiện”. Khi đã đặt được cơ sở vững mạnh trên cái hiểu của Thánh Tôma về đức tin và lý trí, các viện học thuật cao đẳng Công Giáo sẽ vững tâm giáp mặt với bất cứ thách thức mới nào đang xuất hiện ở chân trời, vì chân lý được khoa học chân chính khám phá ra không bao giờ mâu thuẫn với Chân Lý Duy Nhất, là chính Thiên Chúa.
Ghi chú
(1) Tại Đại Học Thánh Tôma ở Houston, các phân khoa được xây quay mặt vào nhau và mở cửa thấy nhau trên một trục dài (Mall) mà cuối dẫy là ngôi nhà nguyện dâng kính Thánh Basil.
Top Stories
Hongkong: pèlerinage de vingt prêtres diocésains sur les pas du curé d’Ars
Eglises d’Asie
08:35 27/04/2010
CHINE
Hongkong: pèlerinage de vingt prêtres diocésains sur les pas du curé d’Ars
Eglises d’Asie, 27 avril 2010 – Du 27 avril au 12 mai 2010, vingt prêtres du diocèse de Hongkong effectueront un pèlerinage en France sur les pas du curé d’Ars. C’est la première fois qu’un tel nombre de prêtres hongkongais se déplace ainsi en pèlerinage, soulignant, à l’occasion de l’Année sacerdotale voulue par le pape Benoît XVI, leur volonté de renouveler leurs vœux sacerdotaux.
Agés de 35 à 60 ans, ordonnés prêtre depuis un an pour le plus jeune et trente ans pour le plus âgé, ils représentent un tiers de l’ensemble des prêtres diocésains de Hongkong, un diocèse où les prêtres religieux ou membres d’instituts missionnaires sont majoritaires. Pour le P. Dominic Chan, un des trois vicaires généraux de Hongkong, qui mène le groupe en France, ce pèlerinage est l’occasion d’approfondir, à la lumière de l’expérience de l’Eglise de France, la vie sacerdotale contemporaine. Après un départ au Mont Saint-Michel, le groupe passera ainsi à Lisieux, où le lien entre le Carmel et la vocation sacerdotale sera médité, à l’abbaye de Saint-Wandrille, où une retraite de trois jours sera l’occasion de découvrir de l’intérieur la vocation monastique; le pèlerinage se poursuivra par une halte de quatre jours à Ars pour méditer sur l’exemple de son saint curé, et enfin à Paray-le-Monial, où la dévotion au Sacré-Cœur de Jésus permettra d’approfondir la lettre que Benoît XVI a adressée le 18 juin 2009 aux prêtres. Après une étape à Taizé, bien connu de nombre de prêtres de Hongkong, le voyage se terminera à Paris, avec une rencontre avec le cardinal Vingt-Trois pour un échange sur la formation et la vie des prêtres à Paris et à Hongkong, et des entretiens avec des représentants de l’école française de spiritualité (sulpiciens et lazaristes notamment).
Le 11 mai, une messe célébrée en cantonais à la basilique du Sacré-Cœur, à Paris, marquera la fin du pèlerinage. Pour le P. Bruno Lepeu, des Missions Etrangères de Paris, qui a organisé les différentes étapes du voyage, si la plupart des prêtres qui participent au pèlerinage connaissent déjà les lieux qu’ils vont visiter, ce déplacement sera l’occasion pour eux de s’extraire de leur quotidien, souvent sur-occupé, de la vie en paroisse pour replonger dans les racines de leur engagement sacerdotal. Les temps de retraite seront prêchés par le P. Lawrence Yiu, ancien supérieur du séminaire du Saint-Esprit à Hongkong, qui a connu comme élèves quasiment tous les prêtres participant au pèlerinage.
A Hongkong, sur une population de 7 millions d’habitants, on compte 353 000 catholiques, auxquels il faut ajouter environ 110 000 Philippines, pour la plupart employées de maison, et une dizaine de milliers de résidants non permanents d’autres nationalités
Hongkong: pèlerinage de vingt prêtres diocésains sur les pas du curé d’Ars
Eglises d’Asie, 27 avril 2010 – Du 27 avril au 12 mai 2010, vingt prêtres du diocèse de Hongkong effectueront un pèlerinage en France sur les pas du curé d’Ars. C’est la première fois qu’un tel nombre de prêtres hongkongais se déplace ainsi en pèlerinage, soulignant, à l’occasion de l’Année sacerdotale voulue par le pape Benoît XVI, leur volonté de renouveler leurs vœux sacerdotaux.
Agés de 35 à 60 ans, ordonnés prêtre depuis un an pour le plus jeune et trente ans pour le plus âgé, ils représentent un tiers de l’ensemble des prêtres diocésains de Hongkong, un diocèse où les prêtres religieux ou membres d’instituts missionnaires sont majoritaires. Pour le P. Dominic Chan, un des trois vicaires généraux de Hongkong, qui mène le groupe en France, ce pèlerinage est l’occasion d’approfondir, à la lumière de l’expérience de l’Eglise de France, la vie sacerdotale contemporaine. Après un départ au Mont Saint-Michel, le groupe passera ainsi à Lisieux, où le lien entre le Carmel et la vocation sacerdotale sera médité, à l’abbaye de Saint-Wandrille, où une retraite de trois jours sera l’occasion de découvrir de l’intérieur la vocation monastique; le pèlerinage se poursuivra par une halte de quatre jours à Ars pour méditer sur l’exemple de son saint curé, et enfin à Paray-le-Monial, où la dévotion au Sacré-Cœur de Jésus permettra d’approfondir la lettre que Benoît XVI a adressée le 18 juin 2009 aux prêtres. Après une étape à Taizé, bien connu de nombre de prêtres de Hongkong, le voyage se terminera à Paris, avec une rencontre avec le cardinal Vingt-Trois pour un échange sur la formation et la vie des prêtres à Paris et à Hongkong, et des entretiens avec des représentants de l’école française de spiritualité (sulpiciens et lazaristes notamment).
Le 11 mai, une messe célébrée en cantonais à la basilique du Sacré-Cœur, à Paris, marquera la fin du pèlerinage. Pour le P. Bruno Lepeu, des Missions Etrangères de Paris, qui a organisé les différentes étapes du voyage, si la plupart des prêtres qui participent au pèlerinage connaissent déjà les lieux qu’ils vont visiter, ce déplacement sera l’occasion pour eux de s’extraire de leur quotidien, souvent sur-occupé, de la vie en paroisse pour replonger dans les racines de leur engagement sacerdotal. Les temps de retraite seront prêchés par le P. Lawrence Yiu, ancien supérieur du séminaire du Saint-Esprit à Hongkong, qui a connu comme élèves quasiment tous les prêtres participant au pèlerinage.
A Hongkong, sur une population de 7 millions d’habitants, on compte 353 000 catholiques, auxquels il faut ajouter environ 110 000 Philippines, pour la plupart employées de maison, et une dizaine de milliers de résidants non permanents d’autres nationalités
Hanoi's Catholics shaken by appointment of coadjutor
Catholic World News
10:34 27/04/2010
Although Archbishop Joseph Ngo Quang of Hanoi has said that the appointment of a coadjutor archbishop is "great news," and insisted that the Vatican fully supports his pastoral ministry, many Vietnamese Catholics remain convinced that the Archbishop Kiet is being eased out because of pressure from the nation's Communist government.
Archbishop Kiet himself has welcomed the appointment of Bishop Peter Nguyen Van Nhon as his coadjutor, explaining that he needs assistance because of his frail health. The appointment of a coadjutor to assist an elderly or inform bishop would ordinarily be unremarkable. But in this case the move has raised eyebrows because the coadjutor is much older (72) than the man he is to assist (57), and because Archbishop Kiet has been under intense pressure from the Hanoi government.
Since 2007, Vietnamese officials have been calling for the replacement of Archbishop Kiet, charging that the prelate has inflamed public opinion against the government. The conflict has arisen over disputes about parish properties that have been confiscated by the government.
Catholic activists in Hanoi fear that the Vatican has acceded to the government's demands, and the arrival of a coadjutor archbishop will ease the way for the retirement of Archbishop Kiet. Some activists speculate that a change in leadership of the Hanoi archdiocese might be a precondition for further movement toward the renewal of diplomatic ties between the Vatican and Vietnam: a goal that the Holy See has pursued through informal talks for years
Archbishop Kiet himself has welcomed the appointment of Bishop Peter Nguyen Van Nhon as his coadjutor, explaining that he needs assistance because of his frail health. The appointment of a coadjutor to assist an elderly or inform bishop would ordinarily be unremarkable. But in this case the move has raised eyebrows because the coadjutor is much older (72) than the man he is to assist (57), and because Archbishop Kiet has been under intense pressure from the Hanoi government.
Since 2007, Vietnamese officials have been calling for the replacement of Archbishop Kiet, charging that the prelate has inflamed public opinion against the government. The conflict has arisen over disputes about parish properties that have been confiscated by the government.
Catholic activists in Hanoi fear that the Vatican has acceded to the government's demands, and the arrival of a coadjutor archbishop will ease the way for the retirement of Archbishop Kiet. Some activists speculate that a change in leadership of the Hanoi archdiocese might be a precondition for further movement toward the renewal of diplomatic ties between the Vatican and Vietnam: a goal that the Holy See has pursued through informal talks for years
Official explanation from the Holy See on Hanoi Coadjutor appointment highly expected
Emily Nguyen
17:19 27/04/2010
An official explanation from the Holy See on the new Hanoi Coadjutor appointment is badly needed for the sake of the unity and credibility of the Church to be restored, a survey among Catholics in Hanoi and Saigon has revealed.
The trust and confidence in the Holy See among the Vietnamese faithful has become shrouded with doubts by the way Vatican has been handling disputes between Vietnamese Catholics and the communist government in the recent past.
A widespread sense of disappointment among the Catholics in the country is that the Holy See has not consistently acted in the interest of the oppressed and the voiceless, with the Catholics among them. Also prevalent among Catholics is the anxiety about the Vatican now seems to be willing to sacrify the aspiration of the faithful for the overdue diplomatic progress to be well in its way.
These are the conclusions from the most recent survey among the clergy and faithful in Hanoi and Saigon conducted by VietCatholic News.
On Jan. 31, 2008, the Vatican Secretary of State, Cardinal Tarcisio Bertone, wrote to Hanoi Archbishop, urging the prelate to cease the protest at Hanoi nunciature in order to avoid confrontations with the communist government, pledging to press the Vietnamese government for return of the building.
A few months later, on 18 Sep. 2008 the Vietnamese government betrayed its words by converting the building into a park, and besieging the prelate’s residence. Immediately after the event, Hanoi Archbishop was singled out as a lone victim in a smearing campaign on state media which had lasted for almost a year.
Many Catholics in the capital city have complained that both the promise of communists to return the building and the pledge from the Vatican to press the Vietnam government to keep its words turned out to be “hollow” ones.
The new Hanoi Coadjutor appointment seems to make things more painful as many see the move as evidence that the Holy See is walking to the Vietnam government's drum beats in the plan of the regime to kick Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet out of Hanoi.
In fact, on April 6th, during a meeting with State media executives in Hanoi, Do Quy Doan, Vice Minister of Information and Communications Ministry reportedly said that “The hard headed Ngo Quang Kiet had been well handled through diplomatic means.” He then instructed all state media outlets: “When his transfer being underway, the media are not to publish anything as if it's a Catholics' internal affair.”
A day later, Doan’s statements and the details of the plan “to kick Kiet out of Hanoi” started circulating on the cyberspace.
On April 9th, Radio Free Asia interviewed Fr. Matthew Vu Khoi Phung, the Hanoi Redemptorist Superior. The Superior confirmed that he had heard about the plan expressing his “great concerns” because “Hanoi authorities have repeatedly demanded the transfer of the archbishop”, he said.
The wave of reports on the plan soon resulted in a great amount of heated debates and emotionally charged comments regarding the role of Vatican and the Vietnamese Episcopal Conference in the process to remove Archbishop Joseph Ngo from his post.
When Vietnamese sites had been flooded with harsh comments against the Vatican, Catholic sites with a long tradition of defending the Holy See’s stance, in an effort to calm down the public frenzy and avoid further damage for the Church, started a campaign to explain the process for selecting and appointing a bishop, assuring their readers that such a plan of Hanoi for the removal of the prelate could not be carried out.
Despite their assurance, just a few days later, on April 22, the Holy See publicly announced the new Hanoi Coadjutor appointment exactly as in the road map of the leaked-out plan. This somehow has discredited these Catholic media outlets on the matter. They have suddenly found themselves between a rock and a hard place, being victimized by their own effort to be both informative and loyal to the Church.
“Right now, it’s really a huge challenge to be able to ease people’s concerns and gain back their trust without being scrutinized by wise critics. It will take time and Church leaders’ sincere effort to restore what's left of people's confidence in the Church,” admitted Fr. John Tran, director of VietCatholic News.
Despite repeated statements by Archbishop Kiet and Hanoi Archdiocese in an effort to ease people’s concerns, Vietnamese sites including those run by Catholics have been inundated with harsh comments slashed out at the Holy See. Catholics, faithful and clergy, have expressed their feeling of “heart-broken”, "grieve beyond words", "a sense of betrayal" towards the move.
Recent moves of Hanoi have even caused more concerns. On April, 23, the “Cong An Nhan Dan (People’s Police)” Newspaper accused Catholic faithful of Thai Ha parish of “disrupting public order” and “fighting against each other”. In an article titled “After Archbishop Joseph Ngo, comes the turn of Hanoi Redemptorists” post on a site run by the Order, the Redemptorists expressed their concerns that the report was to pave the way for an imminent crackdown on them and Catholics at Thai Ha parish.
Furthermore, since the announcement of the new Hanoi Coadjutor appointment, Vietnamese sites run by Catholics have been suffered waves of denial-of-service attacks. Concerted efforts from hackers working in a state agency in Hanoi have prevented many Internet sites from functioning efficiently or at all.
Vietnamese Catholics from the beginning of the Church's history in Vietnam have consistently been proven to be extreme loyal and dedicated to the universal Church. The deaths of 117 Vietnamese martyrs spoke volume of their commitment and their absolute loyalty. However, with the trend of mistrust and doubts substantiated by suspicious actions from both the Vatican and Vietnamese Bishop Conference, a dangerous rift is being formed, and the collateral damage can be catastrophic unless actions are to be quickly taken in a sincere, positive and constructive fashion, for the interest of the Church and its faithful, not in the direction of the unjust and despotic regime of communist Vietnam, so that the blood and tears of the 117 courageous Vietnamese men and women who gave their lives defending freedom to live and worship God will not be in vain.
The trust and confidence in the Holy See among the Vietnamese faithful has become shrouded with doubts by the way Vatican has been handling disputes between Vietnamese Catholics and the communist government in the recent past.
A widespread sense of disappointment among the Catholics in the country is that the Holy See has not consistently acted in the interest of the oppressed and the voiceless, with the Catholics among them. Also prevalent among Catholics is the anxiety about the Vatican now seems to be willing to sacrify the aspiration of the faithful for the overdue diplomatic progress to be well in its way.
These are the conclusions from the most recent survey among the clergy and faithful in Hanoi and Saigon conducted by VietCatholic News.
On Jan. 31, 2008, the Vatican Secretary of State, Cardinal Tarcisio Bertone, wrote to Hanoi Archbishop, urging the prelate to cease the protest at Hanoi nunciature in order to avoid confrontations with the communist government, pledging to press the Vietnamese government for return of the building.
A few months later, on 18 Sep. 2008 the Vietnamese government betrayed its words by converting the building into a park, and besieging the prelate’s residence. Immediately after the event, Hanoi Archbishop was singled out as a lone victim in a smearing campaign on state media which had lasted for almost a year.
Many Catholics in the capital city have complained that both the promise of communists to return the building and the pledge from the Vatican to press the Vietnam government to keep its words turned out to be “hollow” ones.
The new Hanoi Coadjutor appointment seems to make things more painful as many see the move as evidence that the Holy See is walking to the Vietnam government's drum beats in the plan of the regime to kick Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet out of Hanoi.
In fact, on April 6th, during a meeting with State media executives in Hanoi, Do Quy Doan, Vice Minister of Information and Communications Ministry reportedly said that “The hard headed Ngo Quang Kiet had been well handled through diplomatic means.” He then instructed all state media outlets: “When his transfer being underway, the media are not to publish anything as if it's a Catholics' internal affair.”
A day later, Doan’s statements and the details of the plan “to kick Kiet out of Hanoi” started circulating on the cyberspace.
On April 9th, Radio Free Asia interviewed Fr. Matthew Vu Khoi Phung, the Hanoi Redemptorist Superior. The Superior confirmed that he had heard about the plan expressing his “great concerns” because “Hanoi authorities have repeatedly demanded the transfer of the archbishop”, he said.
The wave of reports on the plan soon resulted in a great amount of heated debates and emotionally charged comments regarding the role of Vatican and the Vietnamese Episcopal Conference in the process to remove Archbishop Joseph Ngo from his post.
When Vietnamese sites had been flooded with harsh comments against the Vatican, Catholic sites with a long tradition of defending the Holy See’s stance, in an effort to calm down the public frenzy and avoid further damage for the Church, started a campaign to explain the process for selecting and appointing a bishop, assuring their readers that such a plan of Hanoi for the removal of the prelate could not be carried out.
Despite their assurance, just a few days later, on April 22, the Holy See publicly announced the new Hanoi Coadjutor appointment exactly as in the road map of the leaked-out plan. This somehow has discredited these Catholic media outlets on the matter. They have suddenly found themselves between a rock and a hard place, being victimized by their own effort to be both informative and loyal to the Church.
“Right now, it’s really a huge challenge to be able to ease people’s concerns and gain back their trust without being scrutinized by wise critics. It will take time and Church leaders’ sincere effort to restore what's left of people's confidence in the Church,” admitted Fr. John Tran, director of VietCatholic News.
Despite repeated statements by Archbishop Kiet and Hanoi Archdiocese in an effort to ease people’s concerns, Vietnamese sites including those run by Catholics have been inundated with harsh comments slashed out at the Holy See. Catholics, faithful and clergy, have expressed their feeling of “heart-broken”, "grieve beyond words", "a sense of betrayal" towards the move.
Recent moves of Hanoi have even caused more concerns. On April, 23, the “Cong An Nhan Dan (People’s Police)” Newspaper accused Catholic faithful of Thai Ha parish of “disrupting public order” and “fighting against each other”. In an article titled “After Archbishop Joseph Ngo, comes the turn of Hanoi Redemptorists” post on a site run by the Order, the Redemptorists expressed their concerns that the report was to pave the way for an imminent crackdown on them and Catholics at Thai Ha parish.
Furthermore, since the announcement of the new Hanoi Coadjutor appointment, Vietnamese sites run by Catholics have been suffered waves of denial-of-service attacks. Concerted efforts from hackers working in a state agency in Hanoi have prevented many Internet sites from functioning efficiently or at all.
Vietnamese Catholics from the beginning of the Church's history in Vietnam have consistently been proven to be extreme loyal and dedicated to the universal Church. The deaths of 117 Vietnamese martyrs spoke volume of their commitment and their absolute loyalty. However, with the trend of mistrust and doubts substantiated by suspicious actions from both the Vatican and Vietnamese Bishop Conference, a dangerous rift is being formed, and the collateral damage can be catastrophic unless actions are to be quickly taken in a sincere, positive and constructive fashion, for the interest of the Church and its faithful, not in the direction of the unjust and despotic regime of communist Vietnam, so that the blood and tears of the 117 courageous Vietnamese men and women who gave their lives defending freedom to live and worship God will not be in vain.
Tin Giáo Hội Việt Nam
LM Truyền giáo Việt Nam tiên khởi và Cộng đoàn Việt Nam ở Đảo quốc Vanuatu
LM Trần Công Nghị
02:02 27/04/2010
Sơ lược về lịch sử quốc gia Vanuatu
Vanuatu là một đảo quốc gồm nhiều quần đảo nguyên thủy là những núi lửa tạo thành. Quốc gia này gồm 83 đảo với tổng diện tích là 12.200 km vuông, nằm giữa New Caledonia và Fiji trong miền Nam Thái bình dương. Vanuatu cách xa Úc ở phía Tây là 1.750 km, và cách xa New Caledonia ở phía nam là 500 km. Phía Tây có đảo quốc Fiji, đông bắc là quần đảo Salomon và xa về phía tây là New Guinea.
Xem hình ảnh thăm viếng Port Vila thuộc đảo quốc Vanuatu
Đảo lớn nhất có tên là Espiritu Santo (2,266 km vuông); các đảo khác gồm có Malekula, Malo, Pentecost, Tanna, và Efate. Thủ đô Port Vila nằm trên đảo Efate, và đây cũng là địa điểm người lao động Việt Nam di dân đầu tiên đến đây sinh sống. Dân số ước khoảng dưới 220.000 người, và thủ đô Port Vila có chừng 35.300 người. Trước đây trên đảo này có lúc có đến 5000 người Việt Nam sinh sống, nhưng hiện nay còn chừng 10 gia đình Việt Nam lưu lại mà thôi.
Port Vila là thủ đô của Vanuatu và là chốn đô hội tân tiến, có những khách sạn, nhà hàng ăn, chỗ mua sắm. Vì thế Port Vila thật là khác xa với những làng mạc truyền thống và dân quê tại đảo quốc này.
Người ta tin rằng những người đầu tiên đến sinh sống tại đảo quốc này người Melanesia cư ngụ từ 3500 năm về trước, sau đó người từ New Guinea và từ quần đảo Salomon đến.
Nhà thám hiểm người Bồ đào nha là Pedro Fernandes de Queiros thấy những quần đảo này đầu tiên vào năm 1606, rồi nhà thám hiểm Anh quốc là James Cook đến đây năm 1774 và đặt tên là New Hebrides, nhắc nhớ những tên đảo miền nam của Scotland.
Vào thập niên 1880, tranh giành đất với người Anh, nên người Pháp cũng tuyên bố chủ quyền trên vùng quần đảo này. Về sau vào năm 1906 hai nước đồng ý lập thành chế độ đồng quản trị Pháp-Anh mang tên là “chính quyền chung sống” (Anglo-French Condominium government).
Thập niên 1800 có khoảng 1 triệu người sống trên 83 đảo của New Hebrides, nhưng tới năm 1935 chỉ còn lại có 45.000 người. Lý do là bệnh dịch do các thừa sai mang tới cùng bệnh di truyền do các lái buôn truyền lây sang dân thiểu số đã làm chết vô số người.
Thời đó là thời kỳ mới phát triển kinh tế qua việc thành lập các đồn điền trồng dừa nên người Pháp đã mang nhân công người Việt Nam tới đây khai thác các đồn điền trồng cây dừa lấy trái. Nghề trồng dừa phát đạt cho tới cuối thập niên 1920 thì đi xuống.
Vào thế chiến thứ II, Liên quân Anh Mỹ Pháp đả sử dụng các đảo này làm địa bàn quân sự tấn công Nhật.
Sau thế chiến II, người bản xứ bắt đầu đòi độc lập, và tới thập niên 1970 thì phong trào đòi độc lập bùng lên. Đến năm 1980, Anh Pháp mới đồng ý trả độc lập và quốc gia mới được thành lập có tên là Vanuatu, tên chính thức tiếng thổ dân Bislama gọi là Ripablik Blong Vanuatu.
Từ ngày được độc lập, dân chúng ở đây đã cố gắng tạo căn cước riêng cho mình dựa trên kastom Melanesia. Đây là đất nước tràn đầy mầu sắc các nền văn hóa, với biết bao bất ngờ đến ngạc nhiên. Dân bản xứ gọi mình là Ni-Vanuatu, và nếu bạn là khách du lịch hỏi dân bản xứ rằng: con thác, suối nước, hang động, dòng nước nóng, chỗ bơi lội hay thác đá ở đâu? Họ sẽ biết và chỉ cho bạn ngay.
Nói chúng Vanuatu có cảnh đẹp tự nhiên và đời sống thảnh thơi an nhàn là đặc điểm lôi cuốn khách du lịch dừng chân nơi đây. Không có đảo quốc nào trong Nam Thái Bình Dương lại có nhiều cảnh sắc biến đổi bằng ở đây.
Dân chúng ở Vanuatu tình tình cởi mở, thân tình và sống hạnh phúc. Vanuatu thực ra không phải là một điểm du lịch trọng yếu, nhưng vì đời sống thanh bình, có các bãi biển đẹp, dân chúng thân thiện và không phải là thứ dân ham “dola du lịch” nên không nài ép khách du lịch như các nơi khác. Đời sống rất dễ thở.
Đến thăm nơi này bạn sẽ nhận ra dân chúng rất hiếu khách và chân tình. Đến với Vanuatu là một cuộc khám phá mới đầy lý thú, nhất là những ai yêu thích biển cả và thiên nhiên, ngoài khơi có những thềm đá rong biển mầu sắc và những loài cá muôn mầu. Đây chính là nơi lý tường cho những ai thích bơi lặn, hay mạo hiểm bằng scuba.
Đi tìm lại vết tích người Việt Nam được mộ đi làm lao động ở Tân Thế Giới:
Trong hậu bán thế kỉ 19, Pháp sai các tầu chiến đi thăm dò và chiếm các đảo ở Thái Bình Dương làm thuộc địa, những nơi Pháp chiếm gồm có quần đảo Tahiti, French Polylesia, Nouvvelles Hebrides và New Caledonia.
Để phục vụ cho nhu cầu khai thác các mỏ kim loại và làm đồn điền, người Pháp đã mộ các dân chúng từ các nước thuộc địa đến các đảo mới chiếm để khai khẩn và mở mang kinh tế.
Lịch sử ghi lại rằng: “Ngày 12 tháng 3 năm 1891, con tàu mang tên Cheribon, sau một cuộc hành trình vừa lâu vừa khó khăn từ Hải Phòng tiến vào hải cảng Nouméa thuộc New Caledonia. Trên tầu là những người Việt Nam đầu tiên. Tất cả là 791 người, trong đó có chừng 50 phụ nữ. Trong số 791 người thì đại đa số là những người tù bị đi lưu đày, chỉ có 41 người là tự nguyện ghi tên đi làm, họ ký giấy làm việc trong một thời gian ấn định theo hợp đồng”.
Họ là những người “Chân Đăng” đầu tiên với một niềm hy-vọng có một nếp sống mới tốt đẹp hơn, trình độ cao hơn là ở quê nhà.
Danh từ “Chân Đăng” mà người Tây dùng để gọi người Việt Nam sang đây làm việc, sau cũng trở nên thông dụng với chính người Việt nơi vì họ tự coi mình là “chân đăng”. Hỏi lại những người đi trước “chân đăng” là gì? Không ai rõ nguồn gốc ra sao, nhưng có một số người đưa ra giả thuyết như sau: Khi ghi danh đi làm cho Tây, thì nói xin cho tôi một “chân”, còn “đăng” là đăng kí. Vây “chân đăng” là người đạ giữ được một chỗ để đi sang “Tân thế giới” làm việc cho Tây.
Vào khoảng năm 1895, luật lệ Pháp thay đổi và người Việt Nam bắt đầu tới Port Vila và Nouméa theo diện tự nguyện chứ không còn là những người tù bị lưu đày. Lương hàng tháng cũng bắt đầu được nâng cao hơn, năm 1900 mỗi người được trả 20 đồng một tháng.
Cộng Đồng người Việt nam tại Port Vila thuộc Vanuatu (Nouvelles Hébrides)
Khoàng đầu thế kỉ 20 và tới năm 1929, có thể nói đây là thời kỳ mà người Việt Nam sang làm việc đông nhất. Nguyên ở Noumea số người Việt đã lên tới đã lên tới hơn 6400 người.
Với những biến chuyển của tình hình thế giới, con số người Việt tở Tân thế giới lên xuống bất thường. Những người Việt trở về Việt Nam sau khi mãn nhiệm kỳ làm việc trong các mỏ hay các đồn điền, số khác thì từ Việt-Nam ghi tên tự nguyện sang Tân Thế Giới đi làm, trong đó gồm cả New Caledonia và New Hebrides (Vanuatu).
Danh từ “Tân Thế Giới” hay “Tân Đảo”, ý nghĩa cũng rất mơ hồ, khi đi làm cho Tây ở các đảo Tây mới chiếm được thì gọi là “Tân Đảo” hay “Tân thế giới”. Và thường ra đối với nhiều người Tân Đảo thường hiểu là New Caledonia, vì đảo này có số người Việt Nam đền đây đầu tiên và đông nhất. Thành phố Noumea trước đây là sau này cũng là nơi qui tụ đông dân gốcViệt Nam và phát triển mạnh.
Một điểm quan trọng đáng nói ở đây là Cộng đoàn Công giáo tại Port Vila mới là cộng đoàn Công giáo có linh mục Việt Nam được chính thức gửi tới làm việc mục vụ. Chính Cha Vịnh trên đường đi tới Port Vila có dừng chân lại ở Noumea và vì thấy nhu cần của dân chúng tại Noumea nên chính Ngài đã viết thư xin có linh mục Việt Nam cho cộng đoàn Noumea.
Năm 1942, thời Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ và sự liên lạc với Việt Nam cũng bị cắt đứt. Trong hoàn cảnh này, những gia đình “chân đăng” không thể trở về Việt Nam, đành phải ở lại tìm kế sinh nhai sau khi thời hạn làm việc trong mỏ đã mãn.
Người lao công Việt Nam cũng được các tầu chở trực tiếp đổ người xuốn cảng Melé ơ Port Vila, nhưng hiện nay chúng tôi chưa có những tài liệu kê khai chính xác về sự hình thành và số người Việt nam tại Vanuatu ra sao.
LM Giuse Nguyễn Năng Vịnh và Giáo xứ Thiên Môn 1954
LM Giuse Nguyễn Năng Vịnh, sinh ngày 4.10.1908 tại Đại Đề, Bùi Chu, ngài được Đức Cha Phạm ngọc Chi giáo phận Bùi chu cho phép sang Vanuatu giúp cho người Việt nam đang sinh sống tại Port Vila. Ngài tới Port Vila ngày 23.6.1953. Và chắc chắn trước khi qua Port Vila, giám mục tại Port Vila phải có lời mời chính thức xin ngài sang giúp cho giáo dân Việt nam tại đây thì Đức Cha Bùi Chu mới cho phép ngài đi làm tong đồ cho Việt kiều. Có lẽ một trong những lý do mà Cha Vịnh được gửi sang Port Vila là vì giáo dân ở đây yêu cầu và vì Cha Vịnh có một số bà con hiện đang sống ở Port Vila. Hiện nay con cháu của Cha Vịnh hảy còn sống ở Port Vila đó là gia đình bà Tặng. Một số người kể lại là cha mẹ của Ông bà Tặng đã có công nhiều trong việc xây dựng giáo xứ Thiên Môn.
Suốt từ khi tới Port Vila vào năm 1953 cho tới tới ngày qua đời 23.11.1977, Cha Giuse Vịnh đã có công chăm sóc cho nhu cầu thiêng liêng và tìm cách bảo vệ nâng đỡ cho người dân Việt đang lao động và bơ vơ ở xứ lạ quê người, những người dân Việt vì hoàn cảnh sinh kế đã phải rời bỏ quê cha đất tổ, lại không thông thạo ngôn ngữ và bị những quan Tây hành hạ bóc lột.
Cảng Mele và nhà thờ tiên khởi cho người Công giáo Việt Nam ở Tân Thế Giới
Một mốc lịch sử rất quan trọng là tại Mele ở Efate, nơi chúng tôi đã tới thăm viếng và nhìn tận mắt thì đây chính là nơi qui tụ cộng đoàn Công giáo Việt Nam tiên khởi ở Nam Thái Bình dương.
Hải cảng Mele cũ này, chính là nơi mà trước đây tầu cập bến đưa những người di dân đến làm ăn trên đảo này, hiện nay hãy còn một cổng chào xây bằng xi-măng cốt sắt, với hình thánh giá và trái tim ở trên, dưới có đề niên hiệu năm 1944 của người Việt Nam ghi lại.
Câu hỏi được đặt ra là: Trong số gần 791 người Việt Nam đầu tiên đến cảng Noumea năm 1891 có bao nhiêu người được Pháp để ở lại làm nhân công khai thác mỏ kền (nickel) ở New Caledonia, và có ai trong số này sau được đưa sang New Hebrides (Vanuatu) đề làm trong các đồn điền trồng dừa không? Câu hỏi được đặt ra là vì người Pháp cũng đã khởi công làm các đồn điền trồng dừa ở Melé trong đảo Efate thuộc Vanuatu.
Chúng tôi chưa có thời giờ để tra tìm tài liệu lịch sử về câu hỏi trên, tuy nhiên được biết Cộng đoàn người Công giáo Việt Nam tại Mele có trước cả cộng đoàn người Công giáo Việt ở Noumea, vì chính nơi đây đã có nhà thờ và có linh mục Việt Nam tiên khởi xây dựng cộng đoàn dân Chúa.
Cũng như ở Noumea, những người lao công Việt Nam ở Port Vila đã phải chịu đủ thứ cực hình trong việc khai thác đồn điền trồng dừa. Những người con cái của các ông bà “chân đăng” hiện còn sống đã kể cho con cháu nghe những ngược đãi, những cực nhọc nhục nhã mà họ đã phải chịu thời đó để có được những gì ngày hôm nay con cháu họ hưởng.
Tới năm 1945, tất cả những người Việt Nam “chân đăng” sang Tân Thế Giới đã mãn hợp đồng làm trong mỏ hay các đồn điền, chính phủ Pháp cho phép tự do ra lập nghiệp chứ không còn bị kềm kẹp bởi những luật lệ có tính cách kỳ thị chủng tộc như trước.
Sau Đệ Nhị Thế Chiến, rất nhiều người Việt Nam từ Tân Đảo và từ Vanuatu (Nouvelles Hébrides) yêu cầu chính phủ Pháp trả về Việt Nam. Lời yêu cầu của họ đã được chính phủ Pháp chấp nhận và chuyển họ về Việt Nam.
Người Việt Nam sống trên đảo hầu hết đều hướng về Việt Nam vì lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam, một đàng khi đó Việt Minh sang tuyên truyền nên hồi hương, nên nhiều người bị lợi dụng. Đàng khác khi Pháp thua trận Điện Biên Phủ, người Pháp bắt đầu có khuynh hướng bài trừ người Việt Nam. Đa số người Pháp họp lại thành nhiều nhóm chống người Việt Nam và muốn đuổi người Việt Nam ra khỏi Tân Đảo! Trước thái độ thù hằn của người Pháp đối với người Việt Nam và cũng vì một phần nhiều người Việt Nam, sau nhiều năm xa quê hương, muốn trở về quê cha đất mẹ, nơi “chôn nhau cắt rốn” của họ. Nhiều người Việt Nam đem cả cơ nghiệp và hồi hương về miền Bắc Việt Nam.
Tuy không biết chính xác, nhưng những người tự nguyện ở lại Port Vila cũng còn lại rất ít. Còn số người tự nguyện ở lại Noumea tất cả là 988 người, kể cả trẻ em, và đại đa số là Công giáo. Họ bắt đầu gây dựng lại cộng đồng người Việt Nam tại Noumea và tại Port Vila và đã tham gia rất nhiều vào sự phát triển kinh tế của hai đảo quốc này.
Đường về cội nguồn và những cuộc gặp gỡ lý thú:
Chúng tôi tới cảng Port Vila vào lúc 10 giờ sáng và khi vừa bước xuống khỏi tầu du lịch thì đã thấy Sr. Marie Francoise Xinh và chị Marie Thi Văn Bador đứng chờ với tấm biển chào mừng chúng tôi tới Vanuatu. Trời mưa lất phất nhưng không khí trong lành và những tiếng chào rộn rã làm bầu khí vui tươi hẳn lên. Dù chưa gặp lần nào, nhưng tình đồng hương và những câu chuyện qua lại vừa bằng tiếng Anh, tiếng Pháp văn và tiếng Việt tạo một bầu khí thật đặc biệt. Sr. Xinh nói tiếng Pháp và tiếng Việt, cô Thi Vân biết tiếng Pháp và tiếng Anh (nghe hiểu tiếng Việt nhưng không nói được).
Trước hết, Sr. Xinh đưa chúng tôi về nhà thờ nơi Sơ làm việc, một nhà thờ bé nhỏ, nhưng có những bức tranh dậm nét dân tộc Vanuatu, nhất là có một tượng Đức Mẹ Maria lâu cả hơn 100 năm. Tượng này vào thời dân chúng nôĩ lên đòi độc lập đã đập tan, nhưng dân chúng đã nhặt những miếng vụn và lại ghép lại. Tượng này có rất nhiều kỉ niệm với giáo dân gốc Việt vì họ đã nhiều lần kính viếng và tôn vinh tượng Mẹ Maria.
Chúng tôi rời nhà thờ và đi tới thăm Nhà Dòng các nữ tu Marist thuộc hội dòng của Sr Xinh, nơi đây có 3 nữ tu Marist người gốc Ý. Các Sơ sống trong một khu nhà yên tĩnh, nằm ngay bên một con sông lớn. Chung quanh tu viện trồng hoa và nhiều cây ăn trái, đặc biệt có những cây bưởi nhiều quả trái to và rất mọng, giống như các trái bưởi ở Biên Hòa. Bầu khí yên tĩnh và phong cảnh thiên nhiên tại tu viện thật là lý tưởng cho những ai muốn đến đây tĩnh tâm.
Nhà thờ đầu tiên cho người Công giáo tại cảng Melé ở Port Vila
Tiếp tục đi tìm dấu vết của nhửng người Việt nam đầu tiên sinh sống tại Vanuatu, Sơ Xinh và chị Thi Vân đã đưa tôi tới thăm cảng Melé (ngày nay không còn là hải cảng nữa mà chỉ là một bãi biển hoang vu), nơi mà những người Việt đã đến cư trú ở đây để đi làm đồn điền trồng dừa.
Vừa tới nơi, thấy bãi biển hoang vu, nhìn xa xa là biển rộng mênh mông, chỉ tay về bờ biển xa phía bên phải, chị Thi Vân nói “đấy đồn điền trồng dừa là nơi mà ba con đã làm việc và sinh sống… nhưng nay thì không còn ai ở đó nữa”. Tôi mời gọi mọi người cùng đọc kinh cầu nguyện cho những người đã tới được bến bờ này, cũng như cho nhiều người bất hạnh đã phải chết nơi biển sâu hay trên rừng già hưu quạnh…
Đi một khoảng về bên tay phải, tôi nhìn thấy một chiếc cổng bằng xi măng cốt xắt vẫn còn thi gan với tuế nguyệt, mầu đã hoen ố, đen xậm theo thời gian, nhưng hình thành giá và trái tim cùng niên hiệu 1944 vẫn còn hiên ngang in vào trời xanh. Sơ Xinh và cô Thi Vân đều nói “Đây là cổng chào đã được người Công giáo Việt xây lên đề đón chào các người di dân người Việt Nam tới đây, và khi xuống khỏi tầu thì họ sống chung trong khu nhà phía trong kia…”
Hai bên cổng chào có 4 câu đối viết bằng chữ Nho hay Hán tự (tôi không rõ viết gì, nhưng tôi đã ghi lại và hy vọng sau này sẽ có người giải thích hộ ý nghĩa những câu đối này).
Theo hướng cổng chào đi vào bên trong chừng 500 mét, là một nhà nguyện nhỏ và là khu nhà ở. Sơ cho biết nhà nguyện và khu đất này đã bị bán đi và nay trở thành hãng sản xuất café. Khi vào tới nơi, chúng tôi thấy có vài chục khách du lịch đang tham quan hãng café và mua những đồ kỉ niệm tại đây. Phía tiền đường trước khi bước vào trong nhà nguyện, trước cửa hãy còn ghi rõ chữ “Catholic Church 1903” (nhà thờ Công giáo năm 1903). Như vậy, có nghĩa là trước năm 1903 đã có người Công giáo sinh hoạt ở đây, và từ năm 1903 mới xây nhà thờ để phục vụ cho nhu cầu thiêng liêng của họ. Khi quyết định xây nhà thờ như vậy, cũng có nghĩa là số dân ở đây và đặc biệt số người Công giáo đã đạt tới con số tương đối ổn định.
Chúng tôi không rõ số người này gồm những sắc dân nào, nhưng chắc chắn số người Công giáo gốc Việt Nam không phải là ít, vì ngày từ cuối thập niên 1890 người Pháp đã đưa người Việt nam đi Tân thế giới để làm lao công.
Và nếu như vào năm 1944 người Công giáo Việt đã dựng lên cổng chào có ghi tiếng chữ Hán Việt thì có nghĩa là Công đoàn Việt Nam ở đây đã có sinh hoạt trọng yếu, vì phía bên trong đã có nhà nguyện cho các sinh hoạt tôn giáo.
Thêm vào đó, nếu nơi đây là trung tâm sinh hoạt Công giáo cho nhiều sắc dân thì tại sao người Việt Nam lại có thể dựng lên cổng chào Việt Nam mà không phải là cổng chào chung cho các sắc dân khác? Do vậy cũng có thể kết luận rằng, phần đất này, và nhà thờ này có lẽ là nơi chỉ dành riêng để tiếp cư người Việt Nam và là nơi sinh hoạt tôn giáo cho người Công giáo Việt Nam trước khi Cha Vịnh tới đây. Rồi sau này Cha Vịnh mới thành lập thêm một nhà thờ Công giáo khác có tên là “Thiên Môn” ở ngày trung tâm thành phố Port Vila, bên cạnh nhà thờ chính tòa Port Vila.
Không biết phần đất này đã được nhượng lại bao nhiêu lần và cho những ai và từ bao giờ? Nhưng hiện nay nó trở thành hãng sản xuất café Tannia. Họ đã biến nhà nguyện thành nơi vừa bán đố kỉ niệm, vừa là nơi ché biến càfé. Bước chân vào trong trên gian cung thành trước đây, bạn sẽ thấy lò chế biến café và lò xấy café khói bay nghi ngút, mùi thơm ngạt ngào. Thềm để lò máy xấy café đúng là nơi cung thành xưa vì nền cao hơn lòng nhà thờ.
Chúng tôi cũng may mắn gặp được ông chủ hãng café Tannia và nói truyện với ông. Ông xác nhận ông là người mua khu vực này 7 năm trước đây. Ông cũng cho biết nguyên thủy, đây là khu của người Việt Nam sinh hoạt, ông còn cho biết phía sau khu gia cư chung của người Việt Nam còn có nghĩa trang và còn những một bia của người Việt Nam, nhưng lâu ngày không ai chăm sóc, nên cỏ lên cao che ngập. Ông nói ông rất muốn biết mấy dòng chữ viết ở cổng chào có ý nghĩa là gì. Chúng tôi hứa với ông là sẽ tìm hiểu và cho ông biết sau.
Thăm nơi chốn này, ai là người Việt nam cũng cảm thấy một cảm giác bùi ngùi nuối tiếc. Một dấu tích của người Việt trên quê người cả hơn 100 năm nhưng nay đã bị lãng quên và dần dần mai một. Đáng lý ra nhưng người có liên hệ với nơi chốn này phải cố gắng giữ lại như một gia bảo của ông cha truyền lại, hay ít nhất giữ lại như một bảo tàng viện ghi lại lịch sử của cha ông. Hy vọng một ngày nào đó, người Việt nam trong vùng Thái Bình Dương sẽ nghiệm ra tầm mức quan trọng của chốn này và làm một cái gì đó cho chính mình và như một ghi ơn sâu xa đối với tiền nhân.
Nhà thờ Thiên Môn của người Việt Nam tại Port Vila
Rời khu vực bãi cảng Melé, chúng tôi đi thăm nhà thờ “Thiên Môn” ở gần nhà thờ chính tòa Port Vila. Theo Sơ Xinh và cô Thi Vân kể lại thì nhà thờ này trước đây là nhà nguyện của quân đội Hoa Kỳ sử dụng trong thế chiến thứ II. Nhưng sau chiến tranh không còn sử dụng nữa. Chính khi Cha Vịnh sang đây lo mục vụ cho người Việt Nam và tìm chỗ cho sinh hoạt tôn giáo thì may thay, qua sự dàn xếp với Tòa Giám Mục và với người Hoa Kỳ, đã đồng ý nhượng lại nhà nguyện và khu đất này cho người Việt Nam sử dụng.
Mái tôn nhà nguyện hãy còn nguyên vẹn như xưa, chỉ có mặt tiền là được tác tạo lại thành mặt tháp và có tháp đi lên và ở trên cao có viết chữ “Porte du Ciel” (Cửa Thiên Đàng, hay Thiên Môn) hang dưới có chữ Việt: “Đức Bà là cửa Thiên Đàng” và hàng dưới viết chữ Hán “Thượng Thiên Chi Môn” và hàng cuối cùng là niêm hiệu “1954”.
Bên cạnh nhà thờ còn có nhà xứ, nơi Cha Vịnh đã sống trên 24 năm ở đây.
Vào năm 2004 kỉ niệm 50 năm thành lập họ đạo Thiên Môn, giáo dân ở đây đã làm thêm một đài kỉ niệm có ghi những bảng tên của gần 80 người quá cố gồm cả tên Cha Giuse Vịnh.
Ngày nay nhà thờ đã đóng cửa không còn sinh hoạt tôn giáo. Một phần vì số người Việt Nam ở tại Vanuatu chỉ còn chừng 10 gia đình, đàng khác cũng có những khó khăn bất đồng nội bộ mà Đức Giám mục Port Vila trước đây vài năm đã cố giải quyết nhưng không thành công.
Cũng cách đây vài năm có một linh mục Việt Nam tới đây và được một nhóm giáo dân mời làm lễ nhưng người giữ chià khóa nhà thờ không mở cửa cho làm lễ, nên giáo dân Việt và Cha đó phải đến một nhà thờ của người bản xứ dâng lễ, người ta kể lại rằng “vì ông cha đến đây mà không đến chào hỏi ông chánh trương!” Một thực trạng rất đáng buồn.
Tấm gương của những nữ tu gốc Việt Nam tận hiến đời mình cho dân bản xứ
Người đầu tiên mà tôi gặp khi vừa xuống khỏi tầu là Sr. Marie Francoise Xinh. Năm nay Sơ được 66 tuổi, Sơ sinh ra và lớn lên tại Noumea. Sơ cho biết khi lớn lên Sơ được ơn gọi muốn dâng hiến đời mình cho Chúa, và xin nhập Dòng Soeurs Maristes Missionnaires (Marist). Trong thời gian tu học, Sơ được gửi đi học tại một số trung tâm của Dòng ở hải ngoại, trở về phục vụ cho dân chúng ở Noumea. Sau đó Dòng cử Sơ đi phục vụ di truyền giáo ở đảo Espiritu Santo của Vanuatu, và trong hơn 10 năm qua Sơ được sai đến Port Vila làm công tác mục vụ và giúp dân nghèo, giúp một số các em học sinh có cơ hội đi học, thăm nom các người ốm đau. Sơ cũng dùng thời gian giúp đỡ mục vụ và thăm người Việt Nam.
Tuy dù sinh ra ở đây nhưng Sơ nói được tiếng Việt rất tốt. Sơ cho biết Mẹ của Sơ người làng Quy Hậu thuộc giáo phận Phát Diệm, và Sơ cũng đã có dịp về thăm quê tổ. Trong chuyến thăm viếng Vanuatu của chúng tôi, Sơ là người đã tận tình sắp xếp và lái xe cho đi thăm các nơi cũng như giải thích cho biết về những gì đã xẩy ra cho cộng đoàn người Việt tại Vanuatu.
Trong số những người gốc Việt sinh ra ở Vanuatu còn có 4 người tận hiến đời sống trong ơn gọi làm nữ tu, 3 vị đã qua đời và còn một nữ tu duy nhất hiện còn sống tại một tu viện ở Port Vila. Sơ Xinh đã chở chúng tôi tới thăm vị nữ tu đáng kính này, Sơ có tên là Goretti, năm ngoái vừa mới mừng kỉ niệm kim khánh khấn dòng. Sơ hiện đang sống trong một tu viện với vài nữ tu và một đệ tử người bản xứ. Đến thăm Sơ thấy Sơ sống trong một khung cảnh rất nghèo nàn và thiếu thốn về mọi mặt, giống y như những người dân bản xứ láng giềng. Là người gốc Việt Nam, tuy dù không nói được tiếng Việt, nhưng khi gặp chúng tôi, Sơ vui mừng ứa nước mắt vì có dịp gặp lại người quê hương của cha mẹ Sơ… Một cuộc gặp gỡ để lại nhiều kính phục và cảm mến. Một tấm gương tận hiến quên mình không còn giữ lại điều chi cho chính bản thân…
Người phụ nữ gốc Việt thuộc thế hệ thứ 4 tại Vanuatu
Ngoài Sơ Xinh hướng dẫn chuyến viếng thăm, chúng tôi còn được may mắn gặp một người phụ nữ cũng được sinh ra tại đây, Cha của chị là người Hả Phòng, mẹ của chị là người gốc Việt cũng được sinh ra tại Port Vila. Chị nói Ba chị khi về già, ông đã muốn về lại quê hương Hải phòng để được chết và chôn cất tại cố hương.
Có thế nói câu chuyện của Chị Marie Thi Vân Bador cũng là câu chuyện của nhiều gia đình gốc Việt Nam sinh ra và lớn lên nơi quê người, dầu vậy cái tình cảm gắn bó với quê cha đất tổ không bao giờ phai nhạt.
Khi Ba chị Thi Vân quyết định về sống tại Việt Nam, ông đã đưa 3 người con về cùng với ông, còn lại bên này là bà mẹ và 3 người con khác. Cảnh người đi kẻ ở lại thật là tang thương, nhưng vì những gắn bó và nỗi niềm xa quê, nhiều khi những quyết định của thời gian nào đó tưởng là đúng nhưng hóa ra lại là một điều tai hại. Sau khi về cố hương cùng với biết bao mộng đẹp vì những điều hứa xuông của Việt Minh thời đó, ông cụ và những người con đã bị tịch thu hết mọi giấy tờ, sau này muốn ra đi trở lại Vanuatu cũng không được nữa, vì không có giấy tờ chứng minh. Vì thương các anh em của mình, chị Thi Vân đã phải tốn rất nhiều thời gian và tiền của sau 20 năm mới bảo lãnh được mấy người em trai sang Pháp định cư tại Pháp. Còn Ba chị năm nay đã 94 tuổi, già yếu, nên muốn ở lại an nghỉ trên mảnh đất quê hương.
Không những chỉ gia đình chị Thi Vân nhưng trong thập niên 1960 có đến cả gần 10.000 Việt Nam nghe tiếng gọi của non sông mà trờ về Việt Nam, đa số họ được định cư tại Tuyên Quang Bắc Việt. Họ về từ hai đảo quốc New Caledonia và Vanuatu, mà sau này hối hận không kịp. Họ mất hết tất cả cơ nghiệp khi về Việt Nam và mất luôn cái tự do mà họ được hưởng nơi quê người.
Hiện nay chị Thi Vân có chồng là một bác sĩ, và có 5 người con, các con của chị đã thành tài. Tuy dù không biết nói tiếng Việt, nhưng chị rất trân trọng những kỉ niệm quá khứ của ba má chị để lại, những câu chuyện và những kí ức về tuổi niên thiếu sống với gia đình ba má và anh em. Chị sẵn sang hy sinh tất cả cho gia đình và những người than yêu.
Một gia đình chuyên viên gốc Việt đến từ Úc châu làm việc tại Vanuatu
Trong cuộc hành trình đi tìm cội nguồn người Việt tại một hải đảo xa xôi nơi Thái Bình Dương, chúng tôi được gặp một gia đình rất đặc biệt, đó là gia đình anh Lê Kông và chị Trang, hiện được ngân hàng của Úc ANZ gửi sang đây đã hai năm nhằm làm kế hoạch phát triển và mở thị trường nơi đây. Hỏi ra thì được biết ba của anh Kông là người Thái Bình còn má của chị Trang là người Phát Diệm. Gia đình anh chị Kông còn trẻ với 2 cháu trai và 1 bé gái mới 2 tuổi. Tuy dù tất cả sinh ra ở xứ người, nhưng các cháu đều nói được cả tiếng Anh và tiếng Việt rất sõi, ngay bé Vy mới hai tuổi nhưng đã hiểu và trả lời được cả bằng tiếng Anh và tiếng Việt luôn.
Được gửi sang đây trong trách nhiệm là chuyên viên dự án phát triển và huấn luyện của ngân hàng, nên anh chị Kông được công ty cấp cho một căn biệt thự ở bờ sông rất đẹp đầy đủ tiện nghi, khung cảnh thơ mộng, một sống cuộc sống rất an bình thoải mái. Hai con lớn đi học trường Anh quốc, chị ở nhà coi bé gái.
Cuộc sống đầy đủ tiện nghi, nhưng anh chị nói đôi lúc rất nhớ nhà, nhưng vì công ăn việc làm nên cũng đành hy sinh. Theo hợp đồng thì còn một năm nữa anh chị sẽ trờ lại vùng đất của cha mẹ ở bên Melbourne.
Điều bất ngờ và vô cùng lý thú là anh chị Kông đã mời chúng tôi ăn cơm tại gia đình với những món ăn hết sức quê hương, gồm có thịt heo kho trứng, canh rau mùng tơi, thịt bò xào với rau cần… Những món ăn mà ở một nơi biền biệt bát ngát giữa trùng dương Thái Bình, dù có óc tưởng tượng mạnh đến đâu, cũng không không thể nghĩ là sẽ được thưỡng thức như vậy.
Chị nói: Biết là Cha đến từ vùng thủ đô người Việt ở Cali có đủ thứ, nhưng chúng cũng con muốn làm cha bất ngờ là ở ngày giữa đại dương mênh mông trời biển này, Cha vẫn được thưởng thức món quê hương để cha nhớ mãi những hòn đão li ti như những nét chấm nhỏ trong vùng Thái Bình Dương!
Chị nói tiếp, người bản xứ không ăn rau mùng tơi và rau cần, nhưng có người bản xứ họ vẫn trồng những thứ rau này và chỉ bán cho mấy gia đình Việt Nam ở đây mà thôi!
Thật đúng là cái tình đồng hương thắm thiết! Người đồng hương dù ở đâu vẫn đậm nét quê hương, vẫn còn tinh thần nhớ nước thương nòi, vẫn còn ngào ngạt hương vị tình tự dân tộc, vẫn nặng lòng và hiệp nhất trong một đức tin là con cái Chúa. Một bữa cơm thanh đạm, nhưng nói lên tất cả tình yêu muôn mầu muôn sắc, muôn ý nghĩa cao vời của tình tự dân tộc.
Một bố cục không đẹp như lòng mộng ước
Sau ít ngày thăm viếng đảo quốc New Caledonia và Vanuatu, rồi cũng phải chia tay. Chúng tôi cảm phục những người đi tiên phong vì biết bao chứng tích và vết chân khai phá cũng như công lao của họ đi trước hầu tạo nên một khối người cùng cảnh ngộ, biết tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau trong cảnh khó khăn hoạn nạn, biết tạo dừng một cộng đoàn hầu giữa vững đức tin hầu và bảo vệ phát huy truyền thống của cha ông. Biết bao thành tích họ đã đạt được không những cho mình mà còn để lại cho những thế hệ tương lai.
Mới đây cả hai nơi ở Noumea và Port Vila đều kỉ niệm kim khánh 50 năm xây dựng thành đường và chính thức thành lập cộng đoàn. Đó là bước kỉ niệm rất đáng cảm phục và đáng hãnh diện. Hai cộng đoàn nguyện ước rằng qua việc nhìn lại hành trình đã qua để cảm tạ hồng ân Thiên Chúa và xin nhìn về tương lai để xứng đáng là những người con trung kiên của Giáo hội và là phần tử yêu mến của con Rồng cháu Tiên.
Với những kỉ niệm và những nơi mà chúng tôi được thăm viếng hết sức cảm động, nhưng khi chia tay, lòng chúng tôi còn cảm thấy niềm vui của mình đột nhiên bị mất đi phần nào, như có một cái gì vô hình làm mất đi cảm nghiệm trân quý mình vừa lãnh nhận được… Ra đi với sự nuối tiếc và niềm vui không trọn vẹn.
Trước khi chia tay hai cộng đoàn, chúng tôi được cho biết là hiện nay hai cộng đoàn này đều đang có vấn đề phân hóa. Chúng tôi tiếc rằng mình không có đủ thời giờ tìm hiểu vì lý do đích thực đã ra nông nỗi này! Chỉ biết rằng từ khoảng từ 2 năm vừa qua, cả hai Cộng đoàn Việt Nam ở Noumea và Port Vila đã bị phân hóa nội bộ, đến nỗi ở giáo dân cũng không còn đến nhà thờ của mình để đọc kinh cầu nguyện chung được nữa.
Ở cộng đoàn Port Vila, không phải là vì thiếu linh mục Việt Nam (vì đã từ năm 1977 không có linh mục Việt Nam mà vẫn đến được với nhau) nhưng vì yếu tố nội bộ xung đột mà ngày cả mới đây Đức Giám Mục giáo phận cố gắng hòa giải nhưng vẫn không mang lại sự thành công.
Còn Cộng đoàn CGVN ở Noumea, thì từ Tuần Thánh 2 năm về trước cho đến nay, sau vụ một số chức sắc Việt Nam lên Tòa Tổng Giám Mục phản đối Đức Cha và Cha Quản Nhiệm về thời biểu Lễ Tuần Thánh gì đó… thì sau đó đã bị không còn được tổ chức thành lễ tại nhà thờ Chúa Kitô Vua được nữa! Một thực tại đáng buồn và đáng tiếc.
Hy vọng những sự cố không mấy vui hiện nay sẽ chóng được dịp hàn gắn, và hai Cộng đoàn tiên phong ở miền Nam Thái Bình Dương sẽ tiếp tục tỏa sáng như mong ước và công khó của các tiên nhân người Việt khi xưa.
NB: Bài viết chắc chắn có rất nhiều thiếu sót vì chúng tôi chưa có thời gian và phương tiện tìm hiểu kĩ lưỡng về lịch sử người Việt Nam di dân tới Port Vila, và đặc biệt lịch sử hình thành Cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại Vanuatu, kính xin qúi vị nào có tài liệu và hiểu biết về sinh hoạt người Việt tại, xin vui lòng chỉ giáo và gửi tài liệu cho chúng tôi để bổ túc
Vanuatu là một đảo quốc gồm nhiều quần đảo nguyên thủy là những núi lửa tạo thành. Quốc gia này gồm 83 đảo với tổng diện tích là 12.200 km vuông, nằm giữa New Caledonia và Fiji trong miền Nam Thái bình dương. Vanuatu cách xa Úc ở phía Tây là 1.750 km, và cách xa New Caledonia ở phía nam là 500 km. Phía Tây có đảo quốc Fiji, đông bắc là quần đảo Salomon và xa về phía tây là New Guinea.
Xem hình ảnh thăm viếng Port Vila thuộc đảo quốc Vanuatu
Đảo lớn nhất có tên là Espiritu Santo (2,266 km vuông); các đảo khác gồm có Malekula, Malo, Pentecost, Tanna, và Efate. Thủ đô Port Vila nằm trên đảo Efate, và đây cũng là địa điểm người lao động Việt Nam di dân đầu tiên đến đây sinh sống. Dân số ước khoảng dưới 220.000 người, và thủ đô Port Vila có chừng 35.300 người. Trước đây trên đảo này có lúc có đến 5000 người Việt Nam sinh sống, nhưng hiện nay còn chừng 10 gia đình Việt Nam lưu lại mà thôi.
Port Vila là thủ đô của Vanuatu và là chốn đô hội tân tiến, có những khách sạn, nhà hàng ăn, chỗ mua sắm. Vì thế Port Vila thật là khác xa với những làng mạc truyền thống và dân quê tại đảo quốc này.
Người ta tin rằng những người đầu tiên đến sinh sống tại đảo quốc này người Melanesia cư ngụ từ 3500 năm về trước, sau đó người từ New Guinea và từ quần đảo Salomon đến.
Nhà thám hiểm người Bồ đào nha là Pedro Fernandes de Queiros thấy những quần đảo này đầu tiên vào năm 1606, rồi nhà thám hiểm Anh quốc là James Cook đến đây năm 1774 và đặt tên là New Hebrides, nhắc nhớ những tên đảo miền nam của Scotland.
Vào thập niên 1880, tranh giành đất với người Anh, nên người Pháp cũng tuyên bố chủ quyền trên vùng quần đảo này. Về sau vào năm 1906 hai nước đồng ý lập thành chế độ đồng quản trị Pháp-Anh mang tên là “chính quyền chung sống” (Anglo-French Condominium government).
Thập niên 1800 có khoảng 1 triệu người sống trên 83 đảo của New Hebrides, nhưng tới năm 1935 chỉ còn lại có 45.000 người. Lý do là bệnh dịch do các thừa sai mang tới cùng bệnh di truyền do các lái buôn truyền lây sang dân thiểu số đã làm chết vô số người.
Thời đó là thời kỳ mới phát triển kinh tế qua việc thành lập các đồn điền trồng dừa nên người Pháp đã mang nhân công người Việt Nam tới đây khai thác các đồn điền trồng cây dừa lấy trái. Nghề trồng dừa phát đạt cho tới cuối thập niên 1920 thì đi xuống.
Vào thế chiến thứ II, Liên quân Anh Mỹ Pháp đả sử dụng các đảo này làm địa bàn quân sự tấn công Nhật.
Sau thế chiến II, người bản xứ bắt đầu đòi độc lập, và tới thập niên 1970 thì phong trào đòi độc lập bùng lên. Đến năm 1980, Anh Pháp mới đồng ý trả độc lập và quốc gia mới được thành lập có tên là Vanuatu, tên chính thức tiếng thổ dân Bislama gọi là Ripablik Blong Vanuatu.
Từ ngày được độc lập, dân chúng ở đây đã cố gắng tạo căn cước riêng cho mình dựa trên kastom Melanesia. Đây là đất nước tràn đầy mầu sắc các nền văn hóa, với biết bao bất ngờ đến ngạc nhiên. Dân bản xứ gọi mình là Ni-Vanuatu, và nếu bạn là khách du lịch hỏi dân bản xứ rằng: con thác, suối nước, hang động, dòng nước nóng, chỗ bơi lội hay thác đá ở đâu? Họ sẽ biết và chỉ cho bạn ngay.
Nói chúng Vanuatu có cảnh đẹp tự nhiên và đời sống thảnh thơi an nhàn là đặc điểm lôi cuốn khách du lịch dừng chân nơi đây. Không có đảo quốc nào trong Nam Thái Bình Dương lại có nhiều cảnh sắc biến đổi bằng ở đây.
Dân chúng ở Vanuatu tình tình cởi mở, thân tình và sống hạnh phúc. Vanuatu thực ra không phải là một điểm du lịch trọng yếu, nhưng vì đời sống thanh bình, có các bãi biển đẹp, dân chúng thân thiện và không phải là thứ dân ham “dola du lịch” nên không nài ép khách du lịch như các nơi khác. Đời sống rất dễ thở.
Đến thăm nơi này bạn sẽ nhận ra dân chúng rất hiếu khách và chân tình. Đến với Vanuatu là một cuộc khám phá mới đầy lý thú, nhất là những ai yêu thích biển cả và thiên nhiên, ngoài khơi có những thềm đá rong biển mầu sắc và những loài cá muôn mầu. Đây chính là nơi lý tường cho những ai thích bơi lặn, hay mạo hiểm bằng scuba.
Đi tìm lại vết tích người Việt Nam được mộ đi làm lao động ở Tân Thế Giới:
Trong hậu bán thế kỉ 19, Pháp sai các tầu chiến đi thăm dò và chiếm các đảo ở Thái Bình Dương làm thuộc địa, những nơi Pháp chiếm gồm có quần đảo Tahiti, French Polylesia, Nouvvelles Hebrides và New Caledonia.
Để phục vụ cho nhu cầu khai thác các mỏ kim loại và làm đồn điền, người Pháp đã mộ các dân chúng từ các nước thuộc địa đến các đảo mới chiếm để khai khẩn và mở mang kinh tế.
Lịch sử ghi lại rằng: “Ngày 12 tháng 3 năm 1891, con tàu mang tên Cheribon, sau một cuộc hành trình vừa lâu vừa khó khăn từ Hải Phòng tiến vào hải cảng Nouméa thuộc New Caledonia. Trên tầu là những người Việt Nam đầu tiên. Tất cả là 791 người, trong đó có chừng 50 phụ nữ. Trong số 791 người thì đại đa số là những người tù bị đi lưu đày, chỉ có 41 người là tự nguyện ghi tên đi làm, họ ký giấy làm việc trong một thời gian ấn định theo hợp đồng”.
Họ là những người “Chân Đăng” đầu tiên với một niềm hy-vọng có một nếp sống mới tốt đẹp hơn, trình độ cao hơn là ở quê nhà.
Danh từ “Chân Đăng” mà người Tây dùng để gọi người Việt Nam sang đây làm việc, sau cũng trở nên thông dụng với chính người Việt nơi vì họ tự coi mình là “chân đăng”. Hỏi lại những người đi trước “chân đăng” là gì? Không ai rõ nguồn gốc ra sao, nhưng có một số người đưa ra giả thuyết như sau: Khi ghi danh đi làm cho Tây, thì nói xin cho tôi một “chân”, còn “đăng” là đăng kí. Vây “chân đăng” là người đạ giữ được một chỗ để đi sang “Tân thế giới” làm việc cho Tây.
Vào khoảng năm 1895, luật lệ Pháp thay đổi và người Việt Nam bắt đầu tới Port Vila và Nouméa theo diện tự nguyện chứ không còn là những người tù bị lưu đày. Lương hàng tháng cũng bắt đầu được nâng cao hơn, năm 1900 mỗi người được trả 20 đồng một tháng.
Cộng Đồng người Việt nam tại Port Vila thuộc Vanuatu (Nouvelles Hébrides)
Khoàng đầu thế kỉ 20 và tới năm 1929, có thể nói đây là thời kỳ mà người Việt Nam sang làm việc đông nhất. Nguyên ở Noumea số người Việt đã lên tới đã lên tới hơn 6400 người.
Với những biến chuyển của tình hình thế giới, con số người Việt tở Tân thế giới lên xuống bất thường. Những người Việt trở về Việt Nam sau khi mãn nhiệm kỳ làm việc trong các mỏ hay các đồn điền, số khác thì từ Việt-Nam ghi tên tự nguyện sang Tân Thế Giới đi làm, trong đó gồm cả New Caledonia và New Hebrides (Vanuatu).
Danh từ “Tân Thế Giới” hay “Tân Đảo”, ý nghĩa cũng rất mơ hồ, khi đi làm cho Tây ở các đảo Tây mới chiếm được thì gọi là “Tân Đảo” hay “Tân thế giới”. Và thường ra đối với nhiều người Tân Đảo thường hiểu là New Caledonia, vì đảo này có số người Việt Nam đền đây đầu tiên và đông nhất. Thành phố Noumea trước đây là sau này cũng là nơi qui tụ đông dân gốcViệt Nam và phát triển mạnh.
Một điểm quan trọng đáng nói ở đây là Cộng đoàn Công giáo tại Port Vila mới là cộng đoàn Công giáo có linh mục Việt Nam được chính thức gửi tới làm việc mục vụ. Chính Cha Vịnh trên đường đi tới Port Vila có dừng chân lại ở Noumea và vì thấy nhu cần của dân chúng tại Noumea nên chính Ngài đã viết thư xin có linh mục Việt Nam cho cộng đoàn Noumea.
Năm 1942, thời Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ và sự liên lạc với Việt Nam cũng bị cắt đứt. Trong hoàn cảnh này, những gia đình “chân đăng” không thể trở về Việt Nam, đành phải ở lại tìm kế sinh nhai sau khi thời hạn làm việc trong mỏ đã mãn.
Người lao công Việt Nam cũng được các tầu chở trực tiếp đổ người xuốn cảng Melé ơ Port Vila, nhưng hiện nay chúng tôi chưa có những tài liệu kê khai chính xác về sự hình thành và số người Việt nam tại Vanuatu ra sao.
LM Giuse Nguyễn Năng Vịnh và Giáo xứ Thiên Môn 1954
LM Giuse Nguyễn Năng Vịnh, sinh ngày 4.10.1908 tại Đại Đề, Bùi Chu, ngài được Đức Cha Phạm ngọc Chi giáo phận Bùi chu cho phép sang Vanuatu giúp cho người Việt nam đang sinh sống tại Port Vila. Ngài tới Port Vila ngày 23.6.1953. Và chắc chắn trước khi qua Port Vila, giám mục tại Port Vila phải có lời mời chính thức xin ngài sang giúp cho giáo dân Việt nam tại đây thì Đức Cha Bùi Chu mới cho phép ngài đi làm tong đồ cho Việt kiều. Có lẽ một trong những lý do mà Cha Vịnh được gửi sang Port Vila là vì giáo dân ở đây yêu cầu và vì Cha Vịnh có một số bà con hiện đang sống ở Port Vila. Hiện nay con cháu của Cha Vịnh hảy còn sống ở Port Vila đó là gia đình bà Tặng. Một số người kể lại là cha mẹ của Ông bà Tặng đã có công nhiều trong việc xây dựng giáo xứ Thiên Môn.
Suốt từ khi tới Port Vila vào năm 1953 cho tới tới ngày qua đời 23.11.1977, Cha Giuse Vịnh đã có công chăm sóc cho nhu cầu thiêng liêng và tìm cách bảo vệ nâng đỡ cho người dân Việt đang lao động và bơ vơ ở xứ lạ quê người, những người dân Việt vì hoàn cảnh sinh kế đã phải rời bỏ quê cha đất tổ, lại không thông thạo ngôn ngữ và bị những quan Tây hành hạ bóc lột.
Cảng Mele và nhà thờ tiên khởi cho người Công giáo Việt Nam ở Tân Thế Giới
Một mốc lịch sử rất quan trọng là tại Mele ở Efate, nơi chúng tôi đã tới thăm viếng và nhìn tận mắt thì đây chính là nơi qui tụ cộng đoàn Công giáo Việt Nam tiên khởi ở Nam Thái Bình dương.
Hải cảng Mele cũ này, chính là nơi mà trước đây tầu cập bến đưa những người di dân đến làm ăn trên đảo này, hiện nay hãy còn một cổng chào xây bằng xi-măng cốt sắt, với hình thánh giá và trái tim ở trên, dưới có đề niên hiệu năm 1944 của người Việt Nam ghi lại.
Câu hỏi được đặt ra là: Trong số gần 791 người Việt Nam đầu tiên đến cảng Noumea năm 1891 có bao nhiêu người được Pháp để ở lại làm nhân công khai thác mỏ kền (nickel) ở New Caledonia, và có ai trong số này sau được đưa sang New Hebrides (Vanuatu) đề làm trong các đồn điền trồng dừa không? Câu hỏi được đặt ra là vì người Pháp cũng đã khởi công làm các đồn điền trồng dừa ở Melé trong đảo Efate thuộc Vanuatu.
Chúng tôi chưa có thời giờ để tra tìm tài liệu lịch sử về câu hỏi trên, tuy nhiên được biết Cộng đoàn người Công giáo Việt Nam tại Mele có trước cả cộng đoàn người Công giáo Việt ở Noumea, vì chính nơi đây đã có nhà thờ và có linh mục Việt Nam tiên khởi xây dựng cộng đoàn dân Chúa.
Cũng như ở Noumea, những người lao công Việt Nam ở Port Vila đã phải chịu đủ thứ cực hình trong việc khai thác đồn điền trồng dừa. Những người con cái của các ông bà “chân đăng” hiện còn sống đã kể cho con cháu nghe những ngược đãi, những cực nhọc nhục nhã mà họ đã phải chịu thời đó để có được những gì ngày hôm nay con cháu họ hưởng.
Tới năm 1945, tất cả những người Việt Nam “chân đăng” sang Tân Thế Giới đã mãn hợp đồng làm trong mỏ hay các đồn điền, chính phủ Pháp cho phép tự do ra lập nghiệp chứ không còn bị kềm kẹp bởi những luật lệ có tính cách kỳ thị chủng tộc như trước.
Sau Đệ Nhị Thế Chiến, rất nhiều người Việt Nam từ Tân Đảo và từ Vanuatu (Nouvelles Hébrides) yêu cầu chính phủ Pháp trả về Việt Nam. Lời yêu cầu của họ đã được chính phủ Pháp chấp nhận và chuyển họ về Việt Nam.
Người Việt Nam sống trên đảo hầu hết đều hướng về Việt Nam vì lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam, một đàng khi đó Việt Minh sang tuyên truyền nên hồi hương, nên nhiều người bị lợi dụng. Đàng khác khi Pháp thua trận Điện Biên Phủ, người Pháp bắt đầu có khuynh hướng bài trừ người Việt Nam. Đa số người Pháp họp lại thành nhiều nhóm chống người Việt Nam và muốn đuổi người Việt Nam ra khỏi Tân Đảo! Trước thái độ thù hằn của người Pháp đối với người Việt Nam và cũng vì một phần nhiều người Việt Nam, sau nhiều năm xa quê hương, muốn trở về quê cha đất mẹ, nơi “chôn nhau cắt rốn” của họ. Nhiều người Việt Nam đem cả cơ nghiệp và hồi hương về miền Bắc Việt Nam.
Tuy không biết chính xác, nhưng những người tự nguyện ở lại Port Vila cũng còn lại rất ít. Còn số người tự nguyện ở lại Noumea tất cả là 988 người, kể cả trẻ em, và đại đa số là Công giáo. Họ bắt đầu gây dựng lại cộng đồng người Việt Nam tại Noumea và tại Port Vila và đã tham gia rất nhiều vào sự phát triển kinh tế của hai đảo quốc này.
Đường về cội nguồn và những cuộc gặp gỡ lý thú:
Chúng tôi tới cảng Port Vila vào lúc 10 giờ sáng và khi vừa bước xuống khỏi tầu du lịch thì đã thấy Sr. Marie Francoise Xinh và chị Marie Thi Văn Bador đứng chờ với tấm biển chào mừng chúng tôi tới Vanuatu. Trời mưa lất phất nhưng không khí trong lành và những tiếng chào rộn rã làm bầu khí vui tươi hẳn lên. Dù chưa gặp lần nào, nhưng tình đồng hương và những câu chuyện qua lại vừa bằng tiếng Anh, tiếng Pháp văn và tiếng Việt tạo một bầu khí thật đặc biệt. Sr. Xinh nói tiếng Pháp và tiếng Việt, cô Thi Vân biết tiếng Pháp và tiếng Anh (nghe hiểu tiếng Việt nhưng không nói được).
Trước hết, Sr. Xinh đưa chúng tôi về nhà thờ nơi Sơ làm việc, một nhà thờ bé nhỏ, nhưng có những bức tranh dậm nét dân tộc Vanuatu, nhất là có một tượng Đức Mẹ Maria lâu cả hơn 100 năm. Tượng này vào thời dân chúng nôĩ lên đòi độc lập đã đập tan, nhưng dân chúng đã nhặt những miếng vụn và lại ghép lại. Tượng này có rất nhiều kỉ niệm với giáo dân gốc Việt vì họ đã nhiều lần kính viếng và tôn vinh tượng Mẹ Maria.
Chúng tôi rời nhà thờ và đi tới thăm Nhà Dòng các nữ tu Marist thuộc hội dòng của Sr Xinh, nơi đây có 3 nữ tu Marist người gốc Ý. Các Sơ sống trong một khu nhà yên tĩnh, nằm ngay bên một con sông lớn. Chung quanh tu viện trồng hoa và nhiều cây ăn trái, đặc biệt có những cây bưởi nhiều quả trái to và rất mọng, giống như các trái bưởi ở Biên Hòa. Bầu khí yên tĩnh và phong cảnh thiên nhiên tại tu viện thật là lý tưởng cho những ai muốn đến đây tĩnh tâm.
Nhà thờ đầu tiên cho người Công giáo tại cảng Melé ở Port Vila
Tiếp tục đi tìm dấu vết của nhửng người Việt nam đầu tiên sinh sống tại Vanuatu, Sơ Xinh và chị Thi Vân đã đưa tôi tới thăm cảng Melé (ngày nay không còn là hải cảng nữa mà chỉ là một bãi biển hoang vu), nơi mà những người Việt đã đến cư trú ở đây để đi làm đồn điền trồng dừa.
Vừa tới nơi, thấy bãi biển hoang vu, nhìn xa xa là biển rộng mênh mông, chỉ tay về bờ biển xa phía bên phải, chị Thi Vân nói “đấy đồn điền trồng dừa là nơi mà ba con đã làm việc và sinh sống… nhưng nay thì không còn ai ở đó nữa”. Tôi mời gọi mọi người cùng đọc kinh cầu nguyện cho những người đã tới được bến bờ này, cũng như cho nhiều người bất hạnh đã phải chết nơi biển sâu hay trên rừng già hưu quạnh…
Đi một khoảng về bên tay phải, tôi nhìn thấy một chiếc cổng bằng xi măng cốt xắt vẫn còn thi gan với tuế nguyệt, mầu đã hoen ố, đen xậm theo thời gian, nhưng hình thành giá và trái tim cùng niên hiệu 1944 vẫn còn hiên ngang in vào trời xanh. Sơ Xinh và cô Thi Vân đều nói “Đây là cổng chào đã được người Công giáo Việt xây lên đề đón chào các người di dân người Việt Nam tới đây, và khi xuống khỏi tầu thì họ sống chung trong khu nhà phía trong kia…”
Hai bên cổng chào có 4 câu đối viết bằng chữ Nho hay Hán tự (tôi không rõ viết gì, nhưng tôi đã ghi lại và hy vọng sau này sẽ có người giải thích hộ ý nghĩa những câu đối này).
Theo hướng cổng chào đi vào bên trong chừng 500 mét, là một nhà nguyện nhỏ và là khu nhà ở. Sơ cho biết nhà nguyện và khu đất này đã bị bán đi và nay trở thành hãng sản xuất café. Khi vào tới nơi, chúng tôi thấy có vài chục khách du lịch đang tham quan hãng café và mua những đồ kỉ niệm tại đây. Phía tiền đường trước khi bước vào trong nhà nguyện, trước cửa hãy còn ghi rõ chữ “Catholic Church 1903” (nhà thờ Công giáo năm 1903). Như vậy, có nghĩa là trước năm 1903 đã có người Công giáo sinh hoạt ở đây, và từ năm 1903 mới xây nhà thờ để phục vụ cho nhu cầu thiêng liêng của họ. Khi quyết định xây nhà thờ như vậy, cũng có nghĩa là số dân ở đây và đặc biệt số người Công giáo đã đạt tới con số tương đối ổn định.
Chúng tôi không rõ số người này gồm những sắc dân nào, nhưng chắc chắn số người Công giáo gốc Việt Nam không phải là ít, vì ngày từ cuối thập niên 1890 người Pháp đã đưa người Việt nam đi Tân thế giới để làm lao công.
Và nếu như vào năm 1944 người Công giáo Việt đã dựng lên cổng chào có ghi tiếng chữ Hán Việt thì có nghĩa là Công đoàn Việt Nam ở đây đã có sinh hoạt trọng yếu, vì phía bên trong đã có nhà nguyện cho các sinh hoạt tôn giáo.
Thêm vào đó, nếu nơi đây là trung tâm sinh hoạt Công giáo cho nhiều sắc dân thì tại sao người Việt Nam lại có thể dựng lên cổng chào Việt Nam mà không phải là cổng chào chung cho các sắc dân khác? Do vậy cũng có thể kết luận rằng, phần đất này, và nhà thờ này có lẽ là nơi chỉ dành riêng để tiếp cư người Việt Nam và là nơi sinh hoạt tôn giáo cho người Công giáo Việt Nam trước khi Cha Vịnh tới đây. Rồi sau này Cha Vịnh mới thành lập thêm một nhà thờ Công giáo khác có tên là “Thiên Môn” ở ngày trung tâm thành phố Port Vila, bên cạnh nhà thờ chính tòa Port Vila.
Không biết phần đất này đã được nhượng lại bao nhiêu lần và cho những ai và từ bao giờ? Nhưng hiện nay nó trở thành hãng sản xuất café Tannia. Họ đã biến nhà nguyện thành nơi vừa bán đố kỉ niệm, vừa là nơi ché biến càfé. Bước chân vào trong trên gian cung thành trước đây, bạn sẽ thấy lò chế biến café và lò xấy café khói bay nghi ngút, mùi thơm ngạt ngào. Thềm để lò máy xấy café đúng là nơi cung thành xưa vì nền cao hơn lòng nhà thờ.
Chúng tôi cũng may mắn gặp được ông chủ hãng café Tannia và nói truyện với ông. Ông xác nhận ông là người mua khu vực này 7 năm trước đây. Ông cũng cho biết nguyên thủy, đây là khu của người Việt Nam sinh hoạt, ông còn cho biết phía sau khu gia cư chung của người Việt Nam còn có nghĩa trang và còn những một bia của người Việt Nam, nhưng lâu ngày không ai chăm sóc, nên cỏ lên cao che ngập. Ông nói ông rất muốn biết mấy dòng chữ viết ở cổng chào có ý nghĩa là gì. Chúng tôi hứa với ông là sẽ tìm hiểu và cho ông biết sau.
Thăm nơi chốn này, ai là người Việt nam cũng cảm thấy một cảm giác bùi ngùi nuối tiếc. Một dấu tích của người Việt trên quê người cả hơn 100 năm nhưng nay đã bị lãng quên và dần dần mai một. Đáng lý ra nhưng người có liên hệ với nơi chốn này phải cố gắng giữ lại như một gia bảo của ông cha truyền lại, hay ít nhất giữ lại như một bảo tàng viện ghi lại lịch sử của cha ông. Hy vọng một ngày nào đó, người Việt nam trong vùng Thái Bình Dương sẽ nghiệm ra tầm mức quan trọng của chốn này và làm một cái gì đó cho chính mình và như một ghi ơn sâu xa đối với tiền nhân.
Nhà thờ Thiên Môn của người Việt Nam tại Port Vila
Rời khu vực bãi cảng Melé, chúng tôi đi thăm nhà thờ “Thiên Môn” ở gần nhà thờ chính tòa Port Vila. Theo Sơ Xinh và cô Thi Vân kể lại thì nhà thờ này trước đây là nhà nguyện của quân đội Hoa Kỳ sử dụng trong thế chiến thứ II. Nhưng sau chiến tranh không còn sử dụng nữa. Chính khi Cha Vịnh sang đây lo mục vụ cho người Việt Nam và tìm chỗ cho sinh hoạt tôn giáo thì may thay, qua sự dàn xếp với Tòa Giám Mục và với người Hoa Kỳ, đã đồng ý nhượng lại nhà nguyện và khu đất này cho người Việt Nam sử dụng.
Mái tôn nhà nguyện hãy còn nguyên vẹn như xưa, chỉ có mặt tiền là được tác tạo lại thành mặt tháp và có tháp đi lên và ở trên cao có viết chữ “Porte du Ciel” (Cửa Thiên Đàng, hay Thiên Môn) hang dưới có chữ Việt: “Đức Bà là cửa Thiên Đàng” và hàng dưới viết chữ Hán “Thượng Thiên Chi Môn” và hàng cuối cùng là niêm hiệu “1954”.
Bên cạnh nhà thờ còn có nhà xứ, nơi Cha Vịnh đã sống trên 24 năm ở đây.
Vào năm 2004 kỉ niệm 50 năm thành lập họ đạo Thiên Môn, giáo dân ở đây đã làm thêm một đài kỉ niệm có ghi những bảng tên của gần 80 người quá cố gồm cả tên Cha Giuse Vịnh.
Ngày nay nhà thờ đã đóng cửa không còn sinh hoạt tôn giáo. Một phần vì số người Việt Nam ở tại Vanuatu chỉ còn chừng 10 gia đình, đàng khác cũng có những khó khăn bất đồng nội bộ mà Đức Giám mục Port Vila trước đây vài năm đã cố giải quyết nhưng không thành công.
Cũng cách đây vài năm có một linh mục Việt Nam tới đây và được một nhóm giáo dân mời làm lễ nhưng người giữ chià khóa nhà thờ không mở cửa cho làm lễ, nên giáo dân Việt và Cha đó phải đến một nhà thờ của người bản xứ dâng lễ, người ta kể lại rằng “vì ông cha đến đây mà không đến chào hỏi ông chánh trương!” Một thực trạng rất đáng buồn.
Tấm gương của những nữ tu gốc Việt Nam tận hiến đời mình cho dân bản xứ
Người đầu tiên mà tôi gặp khi vừa xuống khỏi tầu là Sr. Marie Francoise Xinh. Năm nay Sơ được 66 tuổi, Sơ sinh ra và lớn lên tại Noumea. Sơ cho biết khi lớn lên Sơ được ơn gọi muốn dâng hiến đời mình cho Chúa, và xin nhập Dòng Soeurs Maristes Missionnaires (Marist). Trong thời gian tu học, Sơ được gửi đi học tại một số trung tâm của Dòng ở hải ngoại, trở về phục vụ cho dân chúng ở Noumea. Sau đó Dòng cử Sơ đi phục vụ di truyền giáo ở đảo Espiritu Santo của Vanuatu, và trong hơn 10 năm qua Sơ được sai đến Port Vila làm công tác mục vụ và giúp dân nghèo, giúp một số các em học sinh có cơ hội đi học, thăm nom các người ốm đau. Sơ cũng dùng thời gian giúp đỡ mục vụ và thăm người Việt Nam.
Tuy dù sinh ra ở đây nhưng Sơ nói được tiếng Việt rất tốt. Sơ cho biết Mẹ của Sơ người làng Quy Hậu thuộc giáo phận Phát Diệm, và Sơ cũng đã có dịp về thăm quê tổ. Trong chuyến thăm viếng Vanuatu của chúng tôi, Sơ là người đã tận tình sắp xếp và lái xe cho đi thăm các nơi cũng như giải thích cho biết về những gì đã xẩy ra cho cộng đoàn người Việt tại Vanuatu.
Trong số những người gốc Việt sinh ra ở Vanuatu còn có 4 người tận hiến đời sống trong ơn gọi làm nữ tu, 3 vị đã qua đời và còn một nữ tu duy nhất hiện còn sống tại một tu viện ở Port Vila. Sơ Xinh đã chở chúng tôi tới thăm vị nữ tu đáng kính này, Sơ có tên là Goretti, năm ngoái vừa mới mừng kỉ niệm kim khánh khấn dòng. Sơ hiện đang sống trong một tu viện với vài nữ tu và một đệ tử người bản xứ. Đến thăm Sơ thấy Sơ sống trong một khung cảnh rất nghèo nàn và thiếu thốn về mọi mặt, giống y như những người dân bản xứ láng giềng. Là người gốc Việt Nam, tuy dù không nói được tiếng Việt, nhưng khi gặp chúng tôi, Sơ vui mừng ứa nước mắt vì có dịp gặp lại người quê hương của cha mẹ Sơ… Một cuộc gặp gỡ để lại nhiều kính phục và cảm mến. Một tấm gương tận hiến quên mình không còn giữ lại điều chi cho chính bản thân…
Người phụ nữ gốc Việt thuộc thế hệ thứ 4 tại Vanuatu
Ngoài Sơ Xinh hướng dẫn chuyến viếng thăm, chúng tôi còn được may mắn gặp một người phụ nữ cũng được sinh ra tại đây, Cha của chị là người Hả Phòng, mẹ của chị là người gốc Việt cũng được sinh ra tại Port Vila. Chị nói Ba chị khi về già, ông đã muốn về lại quê hương Hải phòng để được chết và chôn cất tại cố hương.
Có thế nói câu chuyện của Chị Marie Thi Vân Bador cũng là câu chuyện của nhiều gia đình gốc Việt Nam sinh ra và lớn lên nơi quê người, dầu vậy cái tình cảm gắn bó với quê cha đất tổ không bao giờ phai nhạt.
Khi Ba chị Thi Vân quyết định về sống tại Việt Nam, ông đã đưa 3 người con về cùng với ông, còn lại bên này là bà mẹ và 3 người con khác. Cảnh người đi kẻ ở lại thật là tang thương, nhưng vì những gắn bó và nỗi niềm xa quê, nhiều khi những quyết định của thời gian nào đó tưởng là đúng nhưng hóa ra lại là một điều tai hại. Sau khi về cố hương cùng với biết bao mộng đẹp vì những điều hứa xuông của Việt Minh thời đó, ông cụ và những người con đã bị tịch thu hết mọi giấy tờ, sau này muốn ra đi trở lại Vanuatu cũng không được nữa, vì không có giấy tờ chứng minh. Vì thương các anh em của mình, chị Thi Vân đã phải tốn rất nhiều thời gian và tiền của sau 20 năm mới bảo lãnh được mấy người em trai sang Pháp định cư tại Pháp. Còn Ba chị năm nay đã 94 tuổi, già yếu, nên muốn ở lại an nghỉ trên mảnh đất quê hương.
Không những chỉ gia đình chị Thi Vân nhưng trong thập niên 1960 có đến cả gần 10.000 Việt Nam nghe tiếng gọi của non sông mà trờ về Việt Nam, đa số họ được định cư tại Tuyên Quang Bắc Việt. Họ về từ hai đảo quốc New Caledonia và Vanuatu, mà sau này hối hận không kịp. Họ mất hết tất cả cơ nghiệp khi về Việt Nam và mất luôn cái tự do mà họ được hưởng nơi quê người.
Hiện nay chị Thi Vân có chồng là một bác sĩ, và có 5 người con, các con của chị đã thành tài. Tuy dù không biết nói tiếng Việt, nhưng chị rất trân trọng những kỉ niệm quá khứ của ba má chị để lại, những câu chuyện và những kí ức về tuổi niên thiếu sống với gia đình ba má và anh em. Chị sẵn sang hy sinh tất cả cho gia đình và những người than yêu.
Một gia đình chuyên viên gốc Việt đến từ Úc châu làm việc tại Vanuatu
Trong cuộc hành trình đi tìm cội nguồn người Việt tại một hải đảo xa xôi nơi Thái Bình Dương, chúng tôi được gặp một gia đình rất đặc biệt, đó là gia đình anh Lê Kông và chị Trang, hiện được ngân hàng của Úc ANZ gửi sang đây đã hai năm nhằm làm kế hoạch phát triển và mở thị trường nơi đây. Hỏi ra thì được biết ba của anh Kông là người Thái Bình còn má của chị Trang là người Phát Diệm. Gia đình anh chị Kông còn trẻ với 2 cháu trai và 1 bé gái mới 2 tuổi. Tuy dù tất cả sinh ra ở xứ người, nhưng các cháu đều nói được cả tiếng Anh và tiếng Việt rất sõi, ngay bé Vy mới hai tuổi nhưng đã hiểu và trả lời được cả bằng tiếng Anh và tiếng Việt luôn.
Được gửi sang đây trong trách nhiệm là chuyên viên dự án phát triển và huấn luyện của ngân hàng, nên anh chị Kông được công ty cấp cho một căn biệt thự ở bờ sông rất đẹp đầy đủ tiện nghi, khung cảnh thơ mộng, một sống cuộc sống rất an bình thoải mái. Hai con lớn đi học trường Anh quốc, chị ở nhà coi bé gái.
Cuộc sống đầy đủ tiện nghi, nhưng anh chị nói đôi lúc rất nhớ nhà, nhưng vì công ăn việc làm nên cũng đành hy sinh. Theo hợp đồng thì còn một năm nữa anh chị sẽ trờ lại vùng đất của cha mẹ ở bên Melbourne.
Điều bất ngờ và vô cùng lý thú là anh chị Kông đã mời chúng tôi ăn cơm tại gia đình với những món ăn hết sức quê hương, gồm có thịt heo kho trứng, canh rau mùng tơi, thịt bò xào với rau cần… Những món ăn mà ở một nơi biền biệt bát ngát giữa trùng dương Thái Bình, dù có óc tưởng tượng mạnh đến đâu, cũng không không thể nghĩ là sẽ được thưỡng thức như vậy.
Chị nói: Biết là Cha đến từ vùng thủ đô người Việt ở Cali có đủ thứ, nhưng chúng cũng con muốn làm cha bất ngờ là ở ngày giữa đại dương mênh mông trời biển này, Cha vẫn được thưởng thức món quê hương để cha nhớ mãi những hòn đão li ti như những nét chấm nhỏ trong vùng Thái Bình Dương!
Chị nói tiếp, người bản xứ không ăn rau mùng tơi và rau cần, nhưng có người bản xứ họ vẫn trồng những thứ rau này và chỉ bán cho mấy gia đình Việt Nam ở đây mà thôi!
Thật đúng là cái tình đồng hương thắm thiết! Người đồng hương dù ở đâu vẫn đậm nét quê hương, vẫn còn tinh thần nhớ nước thương nòi, vẫn còn ngào ngạt hương vị tình tự dân tộc, vẫn nặng lòng và hiệp nhất trong một đức tin là con cái Chúa. Một bữa cơm thanh đạm, nhưng nói lên tất cả tình yêu muôn mầu muôn sắc, muôn ý nghĩa cao vời của tình tự dân tộc.
Một bố cục không đẹp như lòng mộng ước
Sau ít ngày thăm viếng đảo quốc New Caledonia và Vanuatu, rồi cũng phải chia tay. Chúng tôi cảm phục những người đi tiên phong vì biết bao chứng tích và vết chân khai phá cũng như công lao của họ đi trước hầu tạo nên một khối người cùng cảnh ngộ, biết tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau trong cảnh khó khăn hoạn nạn, biết tạo dừng một cộng đoàn hầu giữa vững đức tin hầu và bảo vệ phát huy truyền thống của cha ông. Biết bao thành tích họ đã đạt được không những cho mình mà còn để lại cho những thế hệ tương lai.
Mới đây cả hai nơi ở Noumea và Port Vila đều kỉ niệm kim khánh 50 năm xây dựng thành đường và chính thức thành lập cộng đoàn. Đó là bước kỉ niệm rất đáng cảm phục và đáng hãnh diện. Hai cộng đoàn nguyện ước rằng qua việc nhìn lại hành trình đã qua để cảm tạ hồng ân Thiên Chúa và xin nhìn về tương lai để xứng đáng là những người con trung kiên của Giáo hội và là phần tử yêu mến của con Rồng cháu Tiên.
Với những kỉ niệm và những nơi mà chúng tôi được thăm viếng hết sức cảm động, nhưng khi chia tay, lòng chúng tôi còn cảm thấy niềm vui của mình đột nhiên bị mất đi phần nào, như có một cái gì vô hình làm mất đi cảm nghiệm trân quý mình vừa lãnh nhận được… Ra đi với sự nuối tiếc và niềm vui không trọn vẹn.
Trước khi chia tay hai cộng đoàn, chúng tôi được cho biết là hiện nay hai cộng đoàn này đều đang có vấn đề phân hóa. Chúng tôi tiếc rằng mình không có đủ thời giờ tìm hiểu vì lý do đích thực đã ra nông nỗi này! Chỉ biết rằng từ khoảng từ 2 năm vừa qua, cả hai Cộng đoàn Việt Nam ở Noumea và Port Vila đã bị phân hóa nội bộ, đến nỗi ở giáo dân cũng không còn đến nhà thờ của mình để đọc kinh cầu nguyện chung được nữa.
Ở cộng đoàn Port Vila, không phải là vì thiếu linh mục Việt Nam (vì đã từ năm 1977 không có linh mục Việt Nam mà vẫn đến được với nhau) nhưng vì yếu tố nội bộ xung đột mà ngày cả mới đây Đức Giám Mục giáo phận cố gắng hòa giải nhưng vẫn không mang lại sự thành công.
Còn Cộng đoàn CGVN ở Noumea, thì từ Tuần Thánh 2 năm về trước cho đến nay, sau vụ một số chức sắc Việt Nam lên Tòa Tổng Giám Mục phản đối Đức Cha và Cha Quản Nhiệm về thời biểu Lễ Tuần Thánh gì đó… thì sau đó đã bị không còn được tổ chức thành lễ tại nhà thờ Chúa Kitô Vua được nữa! Một thực tại đáng buồn và đáng tiếc.
Hy vọng những sự cố không mấy vui hiện nay sẽ chóng được dịp hàn gắn, và hai Cộng đoàn tiên phong ở miền Nam Thái Bình Dương sẽ tiếp tục tỏa sáng như mong ước và công khó của các tiên nhân người Việt khi xưa.
NB: Bài viết chắc chắn có rất nhiều thiếu sót vì chúng tôi chưa có thời gian và phương tiện tìm hiểu kĩ lưỡng về lịch sử người Việt Nam di dân tới Port Vila, và đặc biệt lịch sử hình thành Cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại Vanuatu, kính xin qúi vị nào có tài liệu và hiểu biết về sinh hoạt người Việt tại, xin vui lòng chỉ giáo và gửi tài liệu cho chúng tôi để bổ túc
Những chiếc áo dòng tý hon: Cảm nhận ngày lễ Ơn Thiên Triệu 2010 tại Tuy Hòa
GX Tuy Hòa
08:29 27/04/2010
NHỮNG CHIẾC ÁO DÒNG TÝ HON
Cảm nhận ngày lễ Ơn Thiên Triệu 2010 tại Tuy Hòa
Khi ánh nắng chiều lụi tắt cũng là lúc bắt đầu buổi cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Sau một ngày bực bội khó chịu của cái nóng oi bức qua đi, những cơn gió mát dịu nhẹ nhàng thổi đến. Trong sân nhà thờ Tuy Hòa nhuộm sắc màu những tu sĩ thiếu nhi. Các dòng tu nam thì tự tin, hãnh diện khi được mặc chiếc áo dòng đen. Nhưng để phân biệt nét đặc trưng riêng mỗi dòng như tu phục dòng Lasan có thêm hai miếng yếm vuông nhỏ phía trước ngực, dòng Đồng Công trang điểm thêm một chuỗi 150 trên áo, dòng Chúa Cứu Thế nổi bậc chiếc cổ áo màu trắng. riêng dòng Phaxicô tu phục màu nâu có chiếc mũ trùm đầu. Sắc màu của dòng nữ thì phong phú hơn: tha thướt trong chiếc áo dài màu khói hương của dòng Đức Bà Truyền giáo, chiếc áo dài xanh đen của dòng con Đức Mẹ Vô nhiễm. Kín đáo với chiếc áo chùng trắng chấm gót chân và khoác khăn trắng dài của dòng Đa Minh và màu nâu của dòng kín Carmel. Thùy mị trong chiếc áo đầm xám đậm và trắng của dòng Thánh Phaolô, uyển chuyển với bộ tu phục màu đen của dòng Mến Thánh giá. Dịu dàng với áo trắng viền xanh và khăn choàng của dòng Têrêsa Calcutta. Đơn sơ trong chiếc áo chùng xanh mực của dòng Ảnh Vảy.
Để mặc được chiếc áo dòng này, các em phải trải qua gần một tháng tập luyện. Nói đúng hơn là phải nung chảy, tôi luyện trở thành con người mới. Hầu như ngày nào các chị nữ tu Phaolô cũng dành vài tiếng để uốn nắn, sửa dạy, vậy mà có lúc tưởng như loại bỏ và thay thế, đã có lúc các chị phải thốt lên rằng: các em không biết vâng lời chi cả. Ở độ tuổi từ mẫu giáo đến lớp bảy, những em trai hiếu động, vung tay múa chân không biết mệt mỏi, những em gái tíu ta tíu tít lúc nào cũng có chuyện để nói, có trò để chơi. Khi bước vào thế giới riêng của chúng thì chẳng còn chú ý đến ai, bởi vậy mới nói cái miệng của các chị nữ tu hoạt động liên tục đến khi cổ họng khô rát, xương cốt rã rời.
Người đẹp vì lụa. Nhờ nét đẹp thuần khiết từ những chiếc áo dòng mà hôm nay các em trở nên đáng yêu hơn, từ trong tâm hồn các em toát lên vẻ thánh thiện, nhìn các em như con chiên hiền lành mà người ta muốn dắt đi đâu thì dắt. có lẽ các em đã ý thức được nhiệm vụ của mình là đại diện cho sứ mạng của dòng mà mình đang giới thiệu.
Thế mới biết, một khi đã từ bỏ mọi sự bước theo Đức Ki tô trên con đường dâng hiến, việc đầu tiên phải làm là giữ lời khấn: “Khó nghèo, Vâng lời, Khiết tịnh”.
Tổ tông loài người chỉ vì không vâng lời Thiên Chúa mà tội lỗi sự chết tràn ngập thế gian, tước đi quyền được hưởng sự sống đời đời. Trên hết mọi sự, Chúa Giêsu là tấm gương luôn biết vâng lời Chúa Cha vì thế Người đã trở thành người con yêu dấu của cha mình.
Biết đâu trong thánh ý nhiệm mầu của Thiên Chúa, chính các em nhận ra tiếng Chúa gọi và đáp trả lại lời mời gọi của Ngài để trở thành những tu sĩ mà các em đã thể hiện trong ngày hôm nay biết vâng lời và phục vụ Hội Thánh. Mà cũng biết đâu trong số 15 chiếc đèn tượng trưng cho 15 dòng trên tay các em dâng lên cho Chúa biểu hiện cho dấu chỉ tình yêu, chỉ còn 4 chiếc đèn vẫn cháy sáng đến phút cuối sẽ thuộc trọn về Ngài trong tiền định.
Cảm nhận ngày lễ Ơn Thiên Triệu 2010 tại Tuy Hòa
Để mặc được chiếc áo dòng này, các em phải trải qua gần một tháng tập luyện. Nói đúng hơn là phải nung chảy, tôi luyện trở thành con người mới. Hầu như ngày nào các chị nữ tu Phaolô cũng dành vài tiếng để uốn nắn, sửa dạy, vậy mà có lúc tưởng như loại bỏ và thay thế, đã có lúc các chị phải thốt lên rằng: các em không biết vâng lời chi cả. Ở độ tuổi từ mẫu giáo đến lớp bảy, những em trai hiếu động, vung tay múa chân không biết mệt mỏi, những em gái tíu ta tíu tít lúc nào cũng có chuyện để nói, có trò để chơi. Khi bước vào thế giới riêng của chúng thì chẳng còn chú ý đến ai, bởi vậy mới nói cái miệng của các chị nữ tu hoạt động liên tục đến khi cổ họng khô rát, xương cốt rã rời.
Người đẹp vì lụa. Nhờ nét đẹp thuần khiết từ những chiếc áo dòng mà hôm nay các em trở nên đáng yêu hơn, từ trong tâm hồn các em toát lên vẻ thánh thiện, nhìn các em như con chiên hiền lành mà người ta muốn dắt đi đâu thì dắt. có lẽ các em đã ý thức được nhiệm vụ của mình là đại diện cho sứ mạng của dòng mà mình đang giới thiệu.
Thế mới biết, một khi đã từ bỏ mọi sự bước theo Đức Ki tô trên con đường dâng hiến, việc đầu tiên phải làm là giữ lời khấn: “Khó nghèo, Vâng lời, Khiết tịnh”.
Tổ tông loài người chỉ vì không vâng lời Thiên Chúa mà tội lỗi sự chết tràn ngập thế gian, tước đi quyền được hưởng sự sống đời đời. Trên hết mọi sự, Chúa Giêsu là tấm gương luôn biết vâng lời Chúa Cha vì thế Người đã trở thành người con yêu dấu của cha mình.
Biết đâu trong thánh ý nhiệm mầu của Thiên Chúa, chính các em nhận ra tiếng Chúa gọi và đáp trả lại lời mời gọi của Ngài để trở thành những tu sĩ mà các em đã thể hiện trong ngày hôm nay biết vâng lời và phục vụ Hội Thánh. Mà cũng biết đâu trong số 15 chiếc đèn tượng trưng cho 15 dòng trên tay các em dâng lên cho Chúa biểu hiện cho dấu chỉ tình yêu, chỉ còn 4 chiếc đèn vẫn cháy sáng đến phút cuối sẽ thuộc trọn về Ngài trong tiền định.
Ngày lễ cầu cho ơn gọi tại giáo phận Bùi Chu
Tin Nhận
08:57 27/04/2010
TIN VỀ NGÀY LỄ ƠN GỌI CỦA BÙI CHU
Cùng với lễ Quốc Tế cầu nguyện cho ơn gọi linh mục và tu sỹ trong Giáo Hội. Lễ cầu nguyện cho Ơn Thiên Triệu của giáo phận Bùi Chu năm nay được tổ chức tại giáo xứ Lác Môn – một giáo xứ nhỏ bé miền thôn quê, thuộc giáo hạt Ninh Cường. Nhưng từ gần một năm nay, giáo xứ Lác Môn được nhiều người xa gần biết đến nhờ có ơn lạ của vị anh hùng tử đạo Phêrô Đỗ Tựu.
Xem hình ngày cầu cho ơn gọi tại GP. Bùi Chu
Về tham dự ngày lễ này, ngoài số lượng hơn 5 ngàn các em ơn gọi trong giáo phận, còn có rất đông giáo dân của những xứ họ miền xung quanh và một số đông khách hành hương về từ Phú Thọ – Hưng Hoá; Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình và Quảng Ngãi… Nên đã làm cho trong ngoài nhà thờ và khuôn viên chật cứng người.
Trước thánh lễ có chương trình văn nghệ rất đặc biệt, trình diễn về ơn gọi của 6 giáo hạt và của lớp Dự Tu giáo phận. Được quý Sơ của 5 hội dòng nữ: Mến Thánh Giá, Đaminh, Mân Côi, Trinh Vương và dòng Mẹ Thăm Viếng, cũng như các anh em chuyên môn lớp Dự Tu giúp đỡ, các tiết mục trình diễn ơn gọi rất sâu sắc và chuyển tải được những thông điệp về ý nghĩa và mục đích của ngày lễ.
Với tấm hình lớn Chúa Chiên Lành và dòng chữ to đậm ở trung tâm lễ đài “Hãy Theo Thầy”. Đây chính là chủ đề của ngày lễ ơn gọi. Người MC của ngày lễ đã cho thấy, theo Thầy Giêsu, không kể người tận hiến hay lập gia đình, người già hay người trẻ, người khoẻ mạnh hay người yếu đau… Tất cả hãy là chứng nhân cho Chúa Giêsu, mang tình thương và ơn cứu độ Chúa đến cho mọi người.
Bầu khí tưng bừng của ngày lễ còn được tăng thêm khi các hoạt náo viên xuất hiện và làm những cử điệu đơn sơ nhưng đầy ý nghĩa. Làm cho mọi người về dự lễ, nhất là các bạn trẻ ơn gọi tăng thêm sự sốt sắng. Đặc biệt với sự khích lệ của Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm trong bài giảng thánh lễ và với sự hiện diện đầy khích lệ cuả khoảng 90 linh mục trong giáo phận. Làm cho tất cả đều muốn theo ơn gọi hết, kể cả đến cụ già chống gậy.
Cùng với lễ Quốc Tế cầu nguyện cho ơn gọi linh mục và tu sỹ trong Giáo Hội. Lễ cầu nguyện cho Ơn Thiên Triệu của giáo phận Bùi Chu năm nay được tổ chức tại giáo xứ Lác Môn – một giáo xứ nhỏ bé miền thôn quê, thuộc giáo hạt Ninh Cường. Nhưng từ gần một năm nay, giáo xứ Lác Môn được nhiều người xa gần biết đến nhờ có ơn lạ của vị anh hùng tử đạo Phêrô Đỗ Tựu.
Xem hình ngày cầu cho ơn gọi tại GP. Bùi Chu
Về tham dự ngày lễ này, ngoài số lượng hơn 5 ngàn các em ơn gọi trong giáo phận, còn có rất đông giáo dân của những xứ họ miền xung quanh và một số đông khách hành hương về từ Phú Thọ – Hưng Hoá; Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình và Quảng Ngãi… Nên đã làm cho trong ngoài nhà thờ và khuôn viên chật cứng người.
Trước thánh lễ có chương trình văn nghệ rất đặc biệt, trình diễn về ơn gọi của 6 giáo hạt và của lớp Dự Tu giáo phận. Được quý Sơ của 5 hội dòng nữ: Mến Thánh Giá, Đaminh, Mân Côi, Trinh Vương và dòng Mẹ Thăm Viếng, cũng như các anh em chuyên môn lớp Dự Tu giúp đỡ, các tiết mục trình diễn ơn gọi rất sâu sắc và chuyển tải được những thông điệp về ý nghĩa và mục đích của ngày lễ.
Với tấm hình lớn Chúa Chiên Lành và dòng chữ to đậm ở trung tâm lễ đài “Hãy Theo Thầy”. Đây chính là chủ đề của ngày lễ ơn gọi. Người MC của ngày lễ đã cho thấy, theo Thầy Giêsu, không kể người tận hiến hay lập gia đình, người già hay người trẻ, người khoẻ mạnh hay người yếu đau… Tất cả hãy là chứng nhân cho Chúa Giêsu, mang tình thương và ơn cứu độ Chúa đến cho mọi người.
Bầu khí tưng bừng của ngày lễ còn được tăng thêm khi các hoạt náo viên xuất hiện và làm những cử điệu đơn sơ nhưng đầy ý nghĩa. Làm cho mọi người về dự lễ, nhất là các bạn trẻ ơn gọi tăng thêm sự sốt sắng. Đặc biệt với sự khích lệ của Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm trong bài giảng thánh lễ và với sự hiện diện đầy khích lệ cuả khoảng 90 linh mục trong giáo phận. Làm cho tất cả đều muốn theo ơn gọi hết, kể cả đến cụ già chống gậy.
Hội Đồng Giáo Xứ Hạt Đông Hưng-Hà học hỏi Chỉ Nam Giáo Phận Thái Bình
Trường Giang
12:29 27/04/2010
Giáo hạt Đông Hưng-Hưng Hà hiện nay có 21023 tín hữu, 17 giáo xứ, 76 giáo họ, 11 linh mục đang coi sóc và làm mục vụ, cha Đaminh Phạm Quang Trung, chánh xứ Mỹ Đình làm hạt trưởng giáo hạt này.
Buổi hội thảo hôm nay có 515 đại biểu tham dự, đứng thứ hai sau giáo hạt thành phố Thái Bình (535 đại biểu).
Buổi hội thảo gồm hai phần: phần một, Đức cha chia sẻ vai trò và trách nhiệm của hội đồng giáo xứ. Phần hai, Đức cha chia sẻ về cách thức bầu chọn hội đồng giáo xứ. Các đại biểu rất chăm chú lắng nghe Đức cha chủ tọa chia sẻ, đồng thời hăng hái phát biểu ý kiến, nhằm xây dựng ban hội đồng mỗi giáo xứ nói riêng và cả giáo phận nói chung ngày một tốt hơn về mọi phương diện.
11 giờ, Đức cha chủ sự thánh lễ đồng tế cùng với các cha trong giáo hạt Đông Hưng-Hưng Hà. Thánh lễ diễn ra hết sức sốt sáng, trong sự hiệp thông của quý vị hội đồng mục vụ và đông đảo giáo dân giáo xứ Mỹ Đình.
Trước khi nhận phép lành cuối thánh lễ, quý vị đại diện hội đồng giáo xứ toàn giáo hạt tặng hoa và cám ơn Đức cha, quý cha và quý chức đã đến chia sẻ, dâng thánh lễ hôm nay. Kết thúc thánh lễ, Đức cha và cộng đoàn chụp hình kỷ niệm tại cuối nà thờ.
Theo chương trình, ngày mai 28/04/2010, Đức cha giáo phận chủ tọa buổi hội thảo và dâng thánh lễ tại giáo xứ Thân Thượng, giáo hạt Kiến Xương.
Trong thế giới đầy sói, xin hãy cứ là chiên.
LM. Giuse Trương Đình Hiền
20:50 27/04/2010
TRONG THẾ GIỚI ĐẦY SÓI, XIN HÃY CỨ LÀ CHIÊN
Tâm tình chia sẻ cùng các cựu chủng sinh-tu sĩ nhân ngày truyền thống 2010
Các bạn cựu chủng sinh-tu sĩ rất thương mến,
Ngày hội ngộ truyền thống của chúng ta lại một lần nữa trở về.
Cuộc hội ngộ năm nay trở về trong bối cảnh nhộn nhịp của đời sống đức tin nơi cộng đồng Dân Chúa Việt Nam, một Giáo Hội đang sống lại những cột mốc lịch sử quan trọng của hành trình đức tin để dâng lời tri ân cảm tạ và để cùng nhau thể hiện mầu nhiệm Hiệp Thông và Sứ Vụ như là căn tính của chính mình, và làm nền tảng định hướng bước tới tương lai.
Song song với những chiều kích mang tầm vóc “mục vụ vĩ mô” đó, chúng ta, những Kitô hữu đang sống trong phần đất của Giáo Phận Mẹ Qui Nhơn, lại cũng đang đồng hành và nỗ lực với bao anh chị em mình chuẩn bị tiến tới mừng biến cố “400 năm Tin Mừng đến với quê hương Qui Nhơn yêu dấu”.
Là những anh chị em đã có một thời được Chúa gọi mời sống cuộc đời tu trì, dù là vắn vỏi hay dài lâu, dù trong môi trường chủng viện hay nơi các tu viện, chắc chắn chúng ta đều có chung cảm nhận: chúng ta là những hạt mầm được may mắn ươm trồng nơi những mảnh đất tốt của Giáo Hội, để Chúa sẽ dùng vào những công việc cần thiết giữa đời thường trong cánh đồng Giáo Hội hôm nay.
Cũng chính trong ý nghĩa nầy mà mỗi năm anh chị em chúng ta lại có dịp được ngồi lại với nhau để vừa hàn huyên tâm sự những kỷ niệm thân thương, những buồn vui cuộc sống, những thao thức trên con đường dấn thân phục vụ; vừa sẻ chia cả những trăn trở kiếm tìm để sự hiện diện của chính mình trong cộng đoàn Giáo Hội địa phương càng ngày càng trở nên hữu ích và sinh hoa kết quả phong phú hơn.
Đặc biệt, năm nay, qua những dấu chỉ của thời đại và nhất là qua những tín hiệu vừa tích cực đầy hy vọng (kết quả của Năm linh mục, các vị Mục Tử trẻ trung tài đức được tấn phong, sự vận dụng càng ngày càng hiệu quả và đồng bộ hơn các phương tiện truyền thông, sự tham gia tích cực và đông đảo hơn của mọi thành phần Dân Chúa trong việc mục vụ…), hay tiêu cực mang theo những hiểm nguy và bóng tối (não trạng bài giáo hoàng, giáo sĩ, những gương mù tai tiếng về đời sống bất xứng của một số giáo sĩ, óc phê bình chỉ trích thiếu tinh thần đại kết xây dựng, lạm dụng các phương tiện truyền thông vào các mục tiêu phản lại Tin Mừng, sự lãnh đạm và thờ ơ với các truyền thống đạo đức, tương đối hóa các nguyên tắc luân lý cơ bản trong các lãnh vực về hôn nhân, tính dục, về tội lỗi…), tôi muốn được nhấn mạnh với các anh chị em đôi điều:
1. Hãy luôn tin tưởng mãnh liệt và trông cậy vững vàng vào sự quan phòng của Chúa và sức tác động của Chúa Thánh Linh trên nhịp sống đức tin của toàn Dân Chúa muôn nơi và muôn thuở. Chính sự tin tưởng nầy sẽ giúp chúng ta luôn tỉnh táo và bình thản trước mọi thách đố của xã hội trần gian, nhất là những thách đố đến từ những thế lực của sự dữ, và nền văn minh sự chết.
2. Cùng với sự tin tưởng và niềm cậy trông vững vàng nầy, chúng ta luôn can đảm dấn thân xây dựng sự hiệp nhất và tình bác ái huynh đệ nơi cộng đoàn địa phương mà chứng từ của đời sống hiệp nhất yêu thương từ nơi gia đình sẽ luôn như vì sao rực sáng. Việc dựng xây hiệp nhất và bác ái luôn đòi hỏi tấm lòng khiêm hạ và sự quảng đại biết cho đi. Cho đi thời gian, của cải, sức khỏe và những giá trị tinh thần hầu góp phần vào công cuộc xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô mỗi ngày mỗi tươi đẹp và phát triển.
3. Đứng trước “sự khôn ngoan của con cái thế gian”, chúng ta cũng phải biết vận dụng mọi phương tiện có được trong tầm tay, nhất là những gia tài thiêng liêng, tri thức mà chúng ta đã sở đắc phần nào do công ơn của Giáo Hội, để chiếu giải ánh sáng của Tin Mừng vào mọi ngõ ngách của đời thường cuộc sống. Chúng ta cũng đừng để lụi tàn đi óc phán đoán, sự nhạy cảm về các giá trị nhân bản, tính can đảm và trung thực biết nói không trước những cám dỗ ngược lại Tin Mừng và sẵn sàng nói có để làm chứng cho đời sống Kitô hữu.
Trong niềm hân hoan của Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam, chúng ta vui mừng tạ ơn Chúa đã ban cho chúng ta có nhiều cơ hội để trau dồi Đức Tin, Đức Cậy, Đức Mến, để tích cực xậy dựng đời sống hiệp nhất yêu thương, để can đảm dấn thân vào sứ mệnh Tông đồ và để đón nhận dồi dào ân xá.
Phải chăng đó chính là quà tặng tuyệt vời mà cách đây 2000 năm Đức Kitô, Vị Mục Tử nhân lành, đã long trọng tuyên bố: “Ta đến để chiên ta được sống và sống phong phú” (Ga 10,10).
Điều quan trọng còn lại đó chính là hãy cố gắng hết mình sống như một chiên ngoan. Và nếu có lần nào “lỡ dại”, bỏ đàn đi hoang vì những yếu đuối lỡ lầm, thì hãy mau mau chân thành quay về với Vị Mục Tử nhân lành để làm lại cuộc đời bên đồng cỏ xanh, bên dòng suối mát., như tâm sự ngày nào của linh mục thi sĩ Trăng Thập Tự trong bài thơ “Người chăn chiên vô hình”
Ôi người chăn chiên vô hình kia
Tôi hiểu ra tôi sẽ chỉ là
Một cái bóng Ngài trên nội cỏ
Một con berger rất dư thừa
Đúng rồi tôi cũng chỉ là chiên
Hãy để yên cho mục tử hiền
Đưa dẫn tôi về qua cửa mở
Lùa ra nội cỏ lối đi lên
Nếu lỡ khi nao tôi lạc xa
Thì người Chăn chiên Vô Hình ạ
Xin hãy đánh tôi bằng gậy hiền
Và lôi tôi về với đoàn chiên.
Và như thế, ở giữa lòng cuộc sống hôm nay, cho dù thế giới có đầy sói dữ, chúng ta xin mãi cứ là chiên, những con chiên ngoan trong đàn chiên Hội Thánh Công Giáo.
Xin thân chúc quý anh chị em một Mùa Phục Sinh tràn trào niềm vui thánh đức và lãnh nhận dồi dào hồng ân Năm Thánh.
Tâm tình chia sẻ cùng các cựu chủng sinh-tu sĩ nhân ngày truyền thống 2010
Các bạn cựu chủng sinh-tu sĩ rất thương mến,
Ngày hội ngộ truyền thống của chúng ta lại một lần nữa trở về.
Cuộc hội ngộ năm nay trở về trong bối cảnh nhộn nhịp của đời sống đức tin nơi cộng đồng Dân Chúa Việt Nam, một Giáo Hội đang sống lại những cột mốc lịch sử quan trọng của hành trình đức tin để dâng lời tri ân cảm tạ và để cùng nhau thể hiện mầu nhiệm Hiệp Thông và Sứ Vụ như là căn tính của chính mình, và làm nền tảng định hướng bước tới tương lai.
Song song với những chiều kích mang tầm vóc “mục vụ vĩ mô” đó, chúng ta, những Kitô hữu đang sống trong phần đất của Giáo Phận Mẹ Qui Nhơn, lại cũng đang đồng hành và nỗ lực với bao anh chị em mình chuẩn bị tiến tới mừng biến cố “400 năm Tin Mừng đến với quê hương Qui Nhơn yêu dấu”.
Là những anh chị em đã có một thời được Chúa gọi mời sống cuộc đời tu trì, dù là vắn vỏi hay dài lâu, dù trong môi trường chủng viện hay nơi các tu viện, chắc chắn chúng ta đều có chung cảm nhận: chúng ta là những hạt mầm được may mắn ươm trồng nơi những mảnh đất tốt của Giáo Hội, để Chúa sẽ dùng vào những công việc cần thiết giữa đời thường trong cánh đồng Giáo Hội hôm nay.
Cũng chính trong ý nghĩa nầy mà mỗi năm anh chị em chúng ta lại có dịp được ngồi lại với nhau để vừa hàn huyên tâm sự những kỷ niệm thân thương, những buồn vui cuộc sống, những thao thức trên con đường dấn thân phục vụ; vừa sẻ chia cả những trăn trở kiếm tìm để sự hiện diện của chính mình trong cộng đoàn Giáo Hội địa phương càng ngày càng trở nên hữu ích và sinh hoa kết quả phong phú hơn.
Đặc biệt, năm nay, qua những dấu chỉ của thời đại và nhất là qua những tín hiệu vừa tích cực đầy hy vọng (kết quả của Năm linh mục, các vị Mục Tử trẻ trung tài đức được tấn phong, sự vận dụng càng ngày càng hiệu quả và đồng bộ hơn các phương tiện truyền thông, sự tham gia tích cực và đông đảo hơn của mọi thành phần Dân Chúa trong việc mục vụ…), hay tiêu cực mang theo những hiểm nguy và bóng tối (não trạng bài giáo hoàng, giáo sĩ, những gương mù tai tiếng về đời sống bất xứng của một số giáo sĩ, óc phê bình chỉ trích thiếu tinh thần đại kết xây dựng, lạm dụng các phương tiện truyền thông vào các mục tiêu phản lại Tin Mừng, sự lãnh đạm và thờ ơ với các truyền thống đạo đức, tương đối hóa các nguyên tắc luân lý cơ bản trong các lãnh vực về hôn nhân, tính dục, về tội lỗi…), tôi muốn được nhấn mạnh với các anh chị em đôi điều:
1. Hãy luôn tin tưởng mãnh liệt và trông cậy vững vàng vào sự quan phòng của Chúa và sức tác động của Chúa Thánh Linh trên nhịp sống đức tin của toàn Dân Chúa muôn nơi và muôn thuở. Chính sự tin tưởng nầy sẽ giúp chúng ta luôn tỉnh táo và bình thản trước mọi thách đố của xã hội trần gian, nhất là những thách đố đến từ những thế lực của sự dữ, và nền văn minh sự chết.
2. Cùng với sự tin tưởng và niềm cậy trông vững vàng nầy, chúng ta luôn can đảm dấn thân xây dựng sự hiệp nhất và tình bác ái huynh đệ nơi cộng đoàn địa phương mà chứng từ của đời sống hiệp nhất yêu thương từ nơi gia đình sẽ luôn như vì sao rực sáng. Việc dựng xây hiệp nhất và bác ái luôn đòi hỏi tấm lòng khiêm hạ và sự quảng đại biết cho đi. Cho đi thời gian, của cải, sức khỏe và những giá trị tinh thần hầu góp phần vào công cuộc xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô mỗi ngày mỗi tươi đẹp và phát triển.
3. Đứng trước “sự khôn ngoan của con cái thế gian”, chúng ta cũng phải biết vận dụng mọi phương tiện có được trong tầm tay, nhất là những gia tài thiêng liêng, tri thức mà chúng ta đã sở đắc phần nào do công ơn của Giáo Hội, để chiếu giải ánh sáng của Tin Mừng vào mọi ngõ ngách của đời thường cuộc sống. Chúng ta cũng đừng để lụi tàn đi óc phán đoán, sự nhạy cảm về các giá trị nhân bản, tính can đảm và trung thực biết nói không trước những cám dỗ ngược lại Tin Mừng và sẵn sàng nói có để làm chứng cho đời sống Kitô hữu.
Trong niềm hân hoan của Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam, chúng ta vui mừng tạ ơn Chúa đã ban cho chúng ta có nhiều cơ hội để trau dồi Đức Tin, Đức Cậy, Đức Mến, để tích cực xậy dựng đời sống hiệp nhất yêu thương, để can đảm dấn thân vào sứ mệnh Tông đồ và để đón nhận dồi dào ân xá.
Phải chăng đó chính là quà tặng tuyệt vời mà cách đây 2000 năm Đức Kitô, Vị Mục Tử nhân lành, đã long trọng tuyên bố: “Ta đến để chiên ta được sống và sống phong phú” (Ga 10,10).
Điều quan trọng còn lại đó chính là hãy cố gắng hết mình sống như một chiên ngoan. Và nếu có lần nào “lỡ dại”, bỏ đàn đi hoang vì những yếu đuối lỡ lầm, thì hãy mau mau chân thành quay về với Vị Mục Tử nhân lành để làm lại cuộc đời bên đồng cỏ xanh, bên dòng suối mát., như tâm sự ngày nào của linh mục thi sĩ Trăng Thập Tự trong bài thơ “Người chăn chiên vô hình”
Ôi người chăn chiên vô hình kia
Tôi hiểu ra tôi sẽ chỉ là
Một cái bóng Ngài trên nội cỏ
Một con berger rất dư thừa
Đúng rồi tôi cũng chỉ là chiên
Hãy để yên cho mục tử hiền
Đưa dẫn tôi về qua cửa mở
Lùa ra nội cỏ lối đi lên
Nếu lỡ khi nao tôi lạc xa
Thì người Chăn chiên Vô Hình ạ
Xin hãy đánh tôi bằng gậy hiền
Và lôi tôi về với đoàn chiên.
Và như thế, ở giữa lòng cuộc sống hôm nay, cho dù thế giới có đầy sói dữ, chúng ta xin mãi cứ là chiên, những con chiên ngoan trong đàn chiên Hội Thánh Công Giáo.
Xin thân chúc quý anh chị em một Mùa Phục Sinh tràn trào niềm vui thánh đức và lãnh nhận dồi dào hồng ân Năm Thánh.
Linh mục đoàn Gp Phan Thiết mừng sinh nhật thứ 83 của ĐGM Niccolas Hùynh Văn Nghi
Hồng Hương
21:27 27/04/2010
LINH MỤC ĐOÀN GP PHAN THIẾT MỪNG SINH NHẬT 83 CỦA ĐỨC CHA NICOLAS
Sáng thứ ba ngày 27.4.2010, 80 linh mục Giáo phận Phan Thiết đã quy tụ về Tòa Giám Mục tham dự chương trình tĩnh tâm quý II năm 2010 và mừng sinh nhật lần thứ 83 của Đức Cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi.
Xem hình LM đoàn Phan Thiết mừng sinh nhật ĐGM Huỳnh Văn Nghi
Buổi tĩnh tâm bắt đầu với bài thuyết trình của Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống về vai trò của Người Mục Tử đối với đoàn chiên qua đề tài: “Dáng đứng Mục Tử”. Tiếp đến là giờ Chầu Thánh Thể. Sau những phút giải lao, các linh mục nghe báo cáo và thảo luận về một số vấn đề liên quan đến công việc mục vụ và bác ái tại các giáo xứ. Trong phần này, Đức Cha Giuse hướng các linh mục về ngày hội ngộ các Linh Mục Giáo tỉnh Sài Gòn sắp tới và mời gọi các linh mục nhiệt tình tham gia. Đồng thời ngài cũng không quên hướng các linh mục đến những thao thức của các con chiên, qua các thư góp ý của giáo dân về cung cách và lối cư xử xứng với vị mục tử nhân lành.
Trong bữa cơm trưa thân tình, cùng với Đức Cha Giuse, các linh mục quây quần chúc mừng Sinh Nhật lần thứ 83 của Đức Cha Nicolas. Đức Cha Nicolas, người cha già khả kính của GP Phan Thiết sinh ngày 1.5.1927, với tuổi đời 83, ngài đã sống 57 năm với vai trò của người mục tử (ngài thụ phong linh mục năm 1953). Tròn 36 năm trong chức vụ Giám Mục (1974) thì ngài đã gắn bó 35 năm với GP Phan Thiết. (Ngày 17.4.1975, Giám quản Tông tòa tân Giáo phận Phan Thiết. Ngày 6.12.1979, Giám mục Chính tòa Giáo phận Phan Thiết. Ngày 1.4.2005, Tòa Thánh chấp thuận đơn từ nhiệm nghỉ hưu của ngài vì lý do tuổi tác theo giáo luật). 35 năm với biết bao biến đổi thăng trầm luôn có hình ảnh của Đức Cha Nicolas hiện diện trên từng trang lịch sử của GP Phan Thiết. Hiện nay Đức Cha Nicolas nghỉ hưu tại TGM Phan Thiết.
Trong tâm tình hiếu kính, đoàn chiên Giáo phận Phan Thiết cùng hiệp thông chúc mừng và nguyện cầu cho Đức Cha Nicolas nhân dịp mừng Sinh Nhật thứ 83 của ngài.
Sáng thứ ba ngày 27.4.2010, 80 linh mục Giáo phận Phan Thiết đã quy tụ về Tòa Giám Mục tham dự chương trình tĩnh tâm quý II năm 2010 và mừng sinh nhật lần thứ 83 của Đức Cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi.
Xem hình LM đoàn Phan Thiết mừng sinh nhật ĐGM Huỳnh Văn Nghi
Buổi tĩnh tâm bắt đầu với bài thuyết trình của Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống về vai trò của Người Mục Tử đối với đoàn chiên qua đề tài: “Dáng đứng Mục Tử”. Tiếp đến là giờ Chầu Thánh Thể. Sau những phút giải lao, các linh mục nghe báo cáo và thảo luận về một số vấn đề liên quan đến công việc mục vụ và bác ái tại các giáo xứ. Trong phần này, Đức Cha Giuse hướng các linh mục về ngày hội ngộ các Linh Mục Giáo tỉnh Sài Gòn sắp tới và mời gọi các linh mục nhiệt tình tham gia. Đồng thời ngài cũng không quên hướng các linh mục đến những thao thức của các con chiên, qua các thư góp ý của giáo dân về cung cách và lối cư xử xứng với vị mục tử nhân lành.
Trong bữa cơm trưa thân tình, cùng với Đức Cha Giuse, các linh mục quây quần chúc mừng Sinh Nhật lần thứ 83 của Đức Cha Nicolas. Đức Cha Nicolas, người cha già khả kính của GP Phan Thiết sinh ngày 1.5.1927, với tuổi đời 83, ngài đã sống 57 năm với vai trò của người mục tử (ngài thụ phong linh mục năm 1953). Tròn 36 năm trong chức vụ Giám Mục (1974) thì ngài đã gắn bó 35 năm với GP Phan Thiết. (Ngày 17.4.1975, Giám quản Tông tòa tân Giáo phận Phan Thiết. Ngày 6.12.1979, Giám mục Chính tòa Giáo phận Phan Thiết. Ngày 1.4.2005, Tòa Thánh chấp thuận đơn từ nhiệm nghỉ hưu của ngài vì lý do tuổi tác theo giáo luật). 35 năm với biết bao biến đổi thăng trầm luôn có hình ảnh của Đức Cha Nicolas hiện diện trên từng trang lịch sử của GP Phan Thiết. Hiện nay Đức Cha Nicolas nghỉ hưu tại TGM Phan Thiết.
Trong tâm tình hiếu kính, đoàn chiên Giáo phận Phan Thiết cùng hiệp thông chúc mừng và nguyện cầu cho Đức Cha Nicolas nhân dịp mừng Sinh Nhật thứ 83 của ngài.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Một Mình
Diệp Hải Dung
22:27 27/04/2010
MỘT MÌNH
Ảnh của Diệp Hải Dung, Australia
Một mình hứng giọt nắng mai
Một mình đối diện ngày dài, buồn tênh…
(Trích thơ của Hoa Nắng)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền