Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:23 03/05/2012
KHÔNG MUỐN THÊM ĐƯỜNG
Một người tính bủn xỉn đột nhiên bị bệnh, thầy thuốc nói dùng nhân sâm thì thích hợp, bệnh nhân nói:
- “Sức lực yếu thì chỉ biết nghe trời”.
Thầy thuốc nói:
- “Hoặc có thể dùng thục địa”.
Bệnh nhân lắc đầu, nói:
- “Quá phí, thà chết còn hơn”.
Thầy thuốc biết đây là một tên bủn xỉn, thế là nói dối ông ta:
- “Có một cách khác, dùng cứt chó khô hòa với mười hai miếng đường đen thì có thể khôi phục nguyên khí”.
Bệnh nhân nhảy lên vui vẻ nói:
- “Không biết cứt chó mùi vị như thế nào, có thể dùng nó mà không cần đường đen không ?”
Suy tư:
Thầy thuốc thì luôn luôn chữa bệnh với tất cả tấm lòng của người mẹ hiền, nếu bệnh nhân không chịu nghe lời của mình, hoặc bệnh nhân có sợ tốn tiền chăng nữa, thì bác sĩ cũng phải tìm cách để thuyết phục bệnh nhân uống thuốc chữa bệnh, hoặc nếu cần, thì nói ra sự thật để bệnh nhân sợ mà chữa bệnh…
Linh mục là thầy thuốc của các linh hồn, các ngài là những thầy thuốc vượt qua mọi thầy thuốc khi ngồi trong tòa giải tội, chính các ngài biết rất rõ “bệnh hoạn” (tội) của hối nhân, chính các ngài sau khi lắng nghe lời của hối nhân thì cầu nguyện, phân tích và đưa ra toa thuốc để cho bệnh nhân dùng. Toa thuốc này là toa thuốc của sự thật, của yêu thương và của công bằng, cho nên các linh mục không thể vì lý do này hay lý do nọ để nói dối với các bệnh nhân (hối nhân) về các bệnh (tội) mà họ phạm, để họ thành tâm thực lòng sửa chữa và yêu mến Thiên Chúa hơn.
Không ai bủn xỉn đến nỗi thà ăn cứt chó khô chứ không cần thêm đường đen để uống, cũng vậy, không một tội nhân nào cứng lòng khi vào trong tòa cáo giải, nhưng ít nữa họ cũng còn có lương tâm để hối tiếc về những tội lỗi của mình.
--------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Một người tính bủn xỉn đột nhiên bị bệnh, thầy thuốc nói dùng nhân sâm thì thích hợp, bệnh nhân nói:
- “Sức lực yếu thì chỉ biết nghe trời”.
Thầy thuốc nói:
- “Hoặc có thể dùng thục địa”.
Bệnh nhân lắc đầu, nói:
- “Quá phí, thà chết còn hơn”.
Thầy thuốc biết đây là một tên bủn xỉn, thế là nói dối ông ta:
- “Có một cách khác, dùng cứt chó khô hòa với mười hai miếng đường đen thì có thể khôi phục nguyên khí”.
Bệnh nhân nhảy lên vui vẻ nói:
- “Không biết cứt chó mùi vị như thế nào, có thể dùng nó mà không cần đường đen không ?”
Suy tư:
Thầy thuốc thì luôn luôn chữa bệnh với tất cả tấm lòng của người mẹ hiền, nếu bệnh nhân không chịu nghe lời của mình, hoặc bệnh nhân có sợ tốn tiền chăng nữa, thì bác sĩ cũng phải tìm cách để thuyết phục bệnh nhân uống thuốc chữa bệnh, hoặc nếu cần, thì nói ra sự thật để bệnh nhân sợ mà chữa bệnh…
Linh mục là thầy thuốc của các linh hồn, các ngài là những thầy thuốc vượt qua mọi thầy thuốc khi ngồi trong tòa giải tội, chính các ngài biết rất rõ “bệnh hoạn” (tội) của hối nhân, chính các ngài sau khi lắng nghe lời của hối nhân thì cầu nguyện, phân tích và đưa ra toa thuốc để cho bệnh nhân dùng. Toa thuốc này là toa thuốc của sự thật, của yêu thương và của công bằng, cho nên các linh mục không thể vì lý do này hay lý do nọ để nói dối với các bệnh nhân (hối nhân) về các bệnh (tội) mà họ phạm, để họ thành tâm thực lòng sửa chữa và yêu mến Thiên Chúa hơn.
Không ai bủn xỉn đến nỗi thà ăn cứt chó khô chứ không cần thêm đường đen để uống, cũng vậy, không một tội nhân nào cứng lòng khi vào trong tòa cáo giải, nhưng ít nữa họ cũng còn có lương tâm để hối tiếc về những tội lỗi của mình.
--------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Lời Tâm Linh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:01 03/05/2012
LỜI TÂM LINH
N2T |
1. Bỏ chút thời gian để suy nghĩ,
đó là ngọn nguồn của sức mạnh.
2. Bỏ chút thời gian để cầu nguyện,
đó là chỗ dựa của tinh thần.
3. Bỏ chút thời gian để mĩm cười,
đó là âm nhạc của linh hồn.
4. Bỏ chút thời gian để chơi đùa,
Đó là bí quyết của tuổi thanh xuân.
5. Bỏ chút thời gian để yêu thương,
đó là đặc ân của Thiên Chúa.
6. Bỏ chút thời gian để đọc sách,
đó là nguồn gốc của trí tuệ.
7. Bỏ chút thời gian để thông giao,
đó là con đường lớn của vui vẻ.
8. Bỏ chút thời gian để làm việc,
đó là bước mở đầu của thành công.
9. Bỏ chút thời gian để làm việc thiện,
đó là tấm vé vào cửa thiên đàng.
- Trung tâm văn giáo Trinh Đức -
Giáo phận Hoa Liên, Đài Loan
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa)
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
http://facebook.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Hãy ở lại trong Thầy
Lm Jude Siciliano OP
06:02 03/05/2012
CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH B
Công Vụ TĐ 9: 26-31; Tv 22; I Ga 3: 18-24, Ga 15: 1-8
Trong các văn phẩm Kinh Thánh có nhiều ẩn dụ. Ẩn dụ là một cách so sánh mà không dùng từ “như thể” hay “giống như”. Làm thế nào chỉ với ngôn ngữ con người mà có thể nói về Thiên Chúa được, nếu không nhờ đến lối ẩn dụ hay so sánh? Thiên Chúa thì vô biên mà khả năng hiểu biết và nói về Thiên Chúa của chúng ta thì hữu hạn, thế nên ta phải dùng những ẩn dụ.
Riêng tin mừng của Gioan có rất nhiều ẩn dụ. Ngài cho ta biết Đức Giêsu là Chiên của Thiên Chúa, Ánh sáng Thế gian, là Bánh hằng sống,… Bản văn Tin mừng hôm nay mở đầu với những ẩn dụ: “Đức Giêsu nói với các môn đệ: ‘Thầy là cây nho đích thực, và Cha thầy là người trồng nho”.
Dụ ngôn cây nho trước đó đã được sử dụng trong Cựu Ước. Israen hay được so sánh như vườn nho mà Thiên Chúa yêu mến (Is 5,1-7; Gr 2,21; Tv 80,8-18). Chẳng hạn, Isaia đã mô tả mối tương quan giữa Thiên Chúa với dân Người với lối ví vườn nho. Nhưng Israen đã không hoàn thành trách nhiệm của mình là vườn nho trung tín của Thiên Chúa. Nay, Đức Giêsu mô tả mình như Israen mới khi tự gọi mình là “vườn nho đích thực”. Trong khi con người đã thất tín trong giao ước là dân công chính và trung tín của Thiên Chúa, thì chính Đức Giêsu sẽ hoàn trọn vai trò đó. Qua sự trung tín với Thiên Chúa và việc Đức Giêsu tự hiến dâng cuộc sống thay cho ta, thì chúng ta cũng có thể trở thành những nhánh cành trổ sinh hoa trái.
Đức Kitô là cây nho đích thực và chúng ta là một phần của Người. Chúng ta gắn kết với Người, bằng cách kiên trì giữ Lời của Người, các bí tích và tình yêu của Người. Bài đọc thứ hai cho thấy hoa trái của Đức Giêsu là các môn đệ sẽ sinh hoa kết trái. “Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm. Căn cứ vào điều đó chúng ta biết rằng chúng ta đứng về phía sự thật, và chúng ta sẽ được yên lòng trước mặt Thiên Chúa” (1Ga 3,18).
Hãy cẩn thận với bài đọc thứ hai, vì có vẻ như chúng ta được ở với Đức Kitô chỉ bằng cách tuân giữ lề luật. Trước hết, chúng ta được ở lại trong Đức Kitô phục sinh, cây nho của chúng ta và vì thế chúng ta được chia sẻ nguồn sống đang lưu chuyển trong Người. Thế rồi, việc tin tưởng vào sự sống mà chúng ta có từ Người, chúng ta xác định cương vị môn đệ bằng cách yêu thương tha nhân. Để rồi, chúng ta “…tuân giữ các điều răn của Người và làm những gì đẹp lòng Người”.
Tôi nghĩ rằng, những người không phải nông dân như chúng ta đây cũng có thể hiểu điều Đức Giêsu đang nói hôm nay: Người hẳn là đã lặp đi lặp lại nhiều lần! Người dùng từ “ở lại” tới tám lần. Đức Giêsu nói với các môn đệ đang khi ăn bữa tiệc vào đêm trước ngày Người chịu chết. Trong bữa tiệc ly, Người nói với các ông rằng Người sẽ đi thật xa, mà ngay lúc này, các ông không thể theo Người được. Các ông phải tiếp tục hành trình mà không có sự hiện diện thể lý của Người – và chúng ta cũng vậy. Các ông chưa thực sự thành thạo nhưng Người tin tưởng các ông sẽ là những môn đệ sinh nhiều hoa trái. Làm thế nào các ông hoàn thành được nhiệm vụ này, nhất là, như Đức Giêsu, các ông sẽ không thoát khỏi thế gian thù ngịch và chống đối này (15,18)?
Thánh Gioan viết tin mừng cho cộng đoàn được tôi luyện trong đức tin Kitô giáo và cũng đang trải qua kết cục của người môn đệ. Nhiều người, như anh mù (9,1-14), người nhận được ánh sáng từ Đức Giêsu, bị ném ra khỏi hội đường và bị cắt đứt khỏi gia đình, bạn bè và cộng đoàn vì cách nhìn mới của họ. Giáo hội không nhằm thỏa hiệp với thế giới quanh mình. Nhưng, như Đức Giêsu và các ngôn sứ trước Người, chúng ta phải lên tiếng bảo vệ quyền lợi của những người chưa được sinh ra, những người nghèo, người bị bỏ rơi hay bị cầm tù.
Làm thế nào cộng đoàn của Gioan và riêng khả năng cả chúng ta có thể sống tốt ơn gọi mà Đức Giêsu kêu mời chúng ta – trở nên những cành sinh đầy hoa trái? Việc “ở lại” trong Người, có nghĩa gì và, nếu như nó thực sự quan trọng như thế,tại sao Người không nói rõ cho chúngta biết chính xác chúng ta phải làm gì để “ở lại” trong Người và sinh hoa trái?
Tôi nghĩ rằng mỗi chúng ta có thể liệt kê một danh sách việc “ở lại” trong Đức Giêsu, cây nho đích thực, nghĩa là gì. Chắc chắn phải bao gồm sự thông dự cách trung tín vào trong đời sống phụng vụ và mục vụ của cộng đoàn của chúng ta.Chính bối cảnh văn hóa, địa lý và kinh tế của giáo xứ chúng ta sẽ hình thành nên cách thức chúng ta “ở lại” trong Đức Kitô.
Cách riêng, chúng ta “ở lại” trong Đức Giêsu qua lời cầu nguyện, đọc Sách Thánh, làm việc lành, sự yên lặng và chiêm niệm. Mỗi chúng ta có thể thêm vào trong danh mục này những cách mà chúng ta “ở lại” trong Đức Kitô và “sinh nhiều hoa trái”. Chúng ta không được giới hạn những cách thức cụ thể mà chúng ta sống cương vị tông đồ của chúng ta, như Đức Giêsu đã nói trước đây trong Tin mừng Gioan về Thánh Thần, “Gió muốn thổi đâu thì thổi” (3,8).
Có một điều chắc chắn. Có vẻ như không giống như điều Đức Giêsu mong muốn chúng ta tuyên bố vai trò môn đệ của chúng ta và ổn định trong lộ trình đời sống Kitô giáo. Không có đời sống Kitô giáo đều đặn, nếu nguồn sống của chúng ta không bắt nguồn từ luồng gió của Thánh Thần. Thánh Thần của chúng ta khơi lên trong Giáo hội rất nhiều những hình thức phục vụ, mỗi hình thức phân biệt, tất cả hoa trái của việc chúng ta ở lại trong Đức Kitô và Người ở trong chúng ta. Hình ảnh cây nho và cành nho không phải là hình anh của sự tù hãm, nhưng là một mô tả về việc đời sống của Đức Kitô ban cho ta và nâng đỡ đời sống mỗi chúng ta – những cành nho – ra sao.
Gần đây, tại một giáo xứ tôi đến giảng, tôi vào tham dự một lớp dành thiếu nhi. Đó là một phần chương trình được gọi là “Giáo lý của Mục tử nhân lành”. Giáo lý viên đọc câu chuyện Tin mừng và minh họa bằng cây nho trồng được trồng trong chậu. Chị ngắt một cành nhỏ khỏi cây nho. Chị và những đứa trẻ trong lớp, khoảng 5 tuổi, chia sẻ về việc “ở lại” trên cây nho, “tỉa” nho và sinh “nhiều hoa trái” có vẻ như giống trong đời sống của họ. Tôi xức động trước những suy nghĩ và sự sâu sắc của những câu trả lời của đám trẻ này. Để trình bày một cách trọn vẹn: Tôi đã dùng ví dụ đó khi giảng trong nhà thờ và được mời nói chuyện với thiếu nhi. Việc đầu tiên tôi làm là nhìn quanh nhà thờ để tìm một cái cây.
Đoạn văn này không phải là một bài giảng cứng nhắc về việc chúng ta phải ở lại trên cây nho – trong Đức Kitô như thế nào. Trước hết, đó là lối nói quang ra ngoài và đốt đi những cành cây không còn gắn trên Đức Kitô nữa. Nhưng chúng ta cũng đừng quên mất trọng tâm của câu chuyện – Đấng là trọng tâm của câu chuyện. Điều này, giống như những câu chuyện khác của Tin mừng, là một câu chuyện về ân sủng. Đức Giêsu nói với những người ngồi chung bàn trong bữa tiệc ly rằng các ông “đã được cắt tỉa” để các ông sẽ sinh nhiều hoa trái. Đó chẳng phải là một thông điệp giải phóng sao? Chẳng phải điều đó khích lệ sự sống, sự tự phát, và thậm chí cả nguy hiểm: ra đi và sinh nhiều hoa trái và không rụt rè, vì chúng ta ở trong Đức Kitô và Đức Kitô ở trong ta.
Chúng ta nghe bài Tin mừng trong thánh lễ này, và sự sắp xếp này giúp chúng ta áp dụng Sách thánh vào những gì chúng ta làm cùng nhau. Ở đây chúng ta nghe Lời Chúa và được ăn Mình Máu Chúa. Chúng ta nhớ rằng trong diễn từ Bánh Hằng Sống (6,56), Đức Giêsu hứa với cac môn đệ “những ai ăn thịt và uống máu tôi thì ở lại trong tôi và tôi ở lại trong họ”. Người cũng nói với chúng ta rằng chúng ta có thể ở lại trong Người nếu chúng ta ở lại trong lời của Người, “Nếu các ông ở lại trong lời của tôi, thì các ông là môn đệ tôi” (Ga 8,31). Lời của Người sống trong ta và chúng ta sống trong Lời của Người.
Như các môn đệ Đức Giêsu đang nói với, chúng ta cũng ngồi quanh bàn. Chúng ta cũng đang trong tương quan mật thiết với Chúa, không phải vì công kênh và những thành quả của chúng ta đạt được, nhưng vì chúng ta đã đón nhận và đang đón nhận được ân sủng trong cộng đoàn này. Chắc chắn cốt lõi của Thánh lễ là lời nguyện tạ ơn và sự diễn tả niềm vui.
Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Gò-Vấp
FIFTH SUNDAY OF EASTER (B)
Acts 9: 26-31; Psalm 22; I John 3: 18-24; John 15: 1-8
There are many metaphors in biblical literature. A metaphor is a way of making a comparison without using words such as "like" or "as." How else could mere human language speak of God, except through metaphors or analogies? God is infinite and our ability to comprehend and speak of God is limited, so we use metaphors.
John’s Gospel is particularly rich in metaphors. He tells us that Jesus is the Lamb of God, the Light of the World, the Bread of Life, etc. Today’s gospel passage begins with more metaphors, "Jesus said to his disciples: ‘I am the true vine and my Father is the line grower.’"
The metaphor of the vine had been used before in the Old Testament. Israel is likened to God’s beloved vine (Isaiah 5:1-7; Jeremiah 2:21; Psalm 80:8-18). Isaiah, for example, describes the relationship between God and God’s people in terms of the vineyard. But Israel failed to fulfill its responsibility as God’s faithful vine. Now Jesus is describing himself as the new Israel when he calls himself the "true vine." While humans failed in their covenant to be God’s faithful and just people, Jesus will fulfill that role. Because of his fidelity to God and his offering of his life on our behalf, we too can be fruitful branches.
Christ is the true vine and we are part of him. If we stay attached to him, by abiding in his word, sacraments and love, we will bear much fruit. Our second reading suggests the fruit Jesus’ disciples will yield. "Little children, let us love in deed and in truth and not merely talk about it. This is our way of knowing that we are committed to the truth and are at peace before him" (1 John 3:18).
Be careful with this second reading, for it can sound like we earn the indwelling with Christ by keeping the commandments. First, we abide in the risen Christ, our vine and so we share in the life that flows from him. Then, trusting in that life we have from him, we witness to our Christian discipleship by loving one another. Hence, we "...keep his commandments and do what pleases him."
I think we non-gardeners can get what Jesus is saying today: he certainly repeats himself a lot! He uses "remain(s)" eight times. Jesus is speaking at table with his disciples the night before he died. In his farewell he tells them that he is going away and, for now, they cannot follow him. They will have to carry on without his physical presence – and so must we. They are not yet fully formed, yet he trusts that they can be fruitful disciples. How can they accomplish this, especially since, like him, they will not escape the world’s resistance and hostility (15:18)?
John was addressing his gospel to a community practiced in the Christian faith and also suffering the consequences of discipleship. Many, like the blind man (9:1-41), who had received his sight from Jesus, were thrown out of their synagogues and cut off from family, friends and community because of their new sight. John isn’t just addressing individual situations, but the experience of his community. The church is not supposed to get along with the world around it. Instead, like Jesus and the prophets before him, we must speak out for the rights of the unborn, poor, outsiders, prisoners and the created world.
How could John’s community and our own possibly be able to live up to the vocation Jesus is calling us to be – fruitful branches? It has to do with "remaining" in him. What could that possibly mean and, if it is as important as it seems, why didn’t he spell it out for us so we could know exactly what we must do to "remain" in him and be fruitful?
I think each of us might draw up a list of what "remaining" (other translations have "abiding") in Jesus, the true vine, might mean. It certainly would include faithful participation in the liturgical and ministerial life of our parish community. While there would be much similarity, the unique cultural, geographical and economic context of our parish will shape the ways we "remain" in Christ.
Individually we "remain" in Jesus through prayer, reading Scriptures, good works, stillness, and meditation. Each of us can add to this general list of ways we "remain" in Christ and "bear much fruit." We don’t have to limit the specific ways we live out our discipleship for, as Jesus said earlier in John about the Spirit, "the wind blows where it will" (3:8).
One thing is for sure. It doesn’t sound like Jesus expects us to claim our discipleship and then settle into a routine Christian life. There is no routine Christian life, not if the source of our life is the blowing wind of the Spirit. Ours is a Spirit that stirs the church to innumerable forms of service, each distinct, but all the fruits of our remaining in Christ and he in us. The image of the vine and the branches isn’t a stagnant one, but a description of how the life of Christ gives and supports the life of each of us – the branches.
Recently, in a parish where I was preaching, I sat in on a class for children that focused on today’s gospel. It was part of the program called, "The Catechesis of the Good Shepherd." The catechist read the gospel story and illustrated it with a potted vine. She broke off one of the tiny branches from the central vine. She and her students, five-year-olds, shared about what "remaining" on the vine, "pruning" the vine and bearing "much fruit" would look like in their lives. I was moved by the insights these youngsters came to and how profound their responses were. Full disclosure: I have used that example when I have preached in parishes and been invited to speak to children. The first thing I do is look around the rectory for a plant!
This passage is not a stern lecture on how we must remain on the vine – in Christ. Initially that’s how it sounds when it speaks of throwing out and burning withered branches that have not remained in Christ. But we shouldn’t miss what’s at the heart of the story – who is at the heart of it. This, like all these gospel stories, is a story of grace. Jesus tells those sitting around a table at the Last Supper that they are "already pruned," so that they will bear much fruit. Isn’t that a freeing message? Doesn’t that encourage vitality and spontaneity and even risk: go out and bear much fruit and don’t be timid, for we are in Christ and Christ is in us.
We hear this gospel at Eucharist today and this setting helps us apply the Scriptures to what we are doing together. Here we listen to the Word of God and eat and drink the flesh and blood of the Lord. We remember that in the Bread of Life discourse (6:56), Jesus promised his followers "those who eat my flesh and drink my blood abide in me and I in them." He also told us that we can remain in him if we remain in his word, "If you live according to my teaching, you are truly my disciples" (8:31). His word lives in us and we live in his word.
Just like the disciples Jesus is addressing, we are also sitting around the table. We too are in close relationship with the Lord, not because of our own merits or achievements, but because we have received and are receiving the gift of grace at this assembly. It is no wonder that at the core the Eucharist is a prayer of gratitude and an expression of joy.
Công Vụ TĐ 9: 26-31; Tv 22; I Ga 3: 18-24, Ga 15: 1-8
Trong các văn phẩm Kinh Thánh có nhiều ẩn dụ. Ẩn dụ là một cách so sánh mà không dùng từ “như thể” hay “giống như”. Làm thế nào chỉ với ngôn ngữ con người mà có thể nói về Thiên Chúa được, nếu không nhờ đến lối ẩn dụ hay so sánh? Thiên Chúa thì vô biên mà khả năng hiểu biết và nói về Thiên Chúa của chúng ta thì hữu hạn, thế nên ta phải dùng những ẩn dụ.
Riêng tin mừng của Gioan có rất nhiều ẩn dụ. Ngài cho ta biết Đức Giêsu là Chiên của Thiên Chúa, Ánh sáng Thế gian, là Bánh hằng sống,… Bản văn Tin mừng hôm nay mở đầu với những ẩn dụ: “Đức Giêsu nói với các môn đệ: ‘Thầy là cây nho đích thực, và Cha thầy là người trồng nho”.
Dụ ngôn cây nho trước đó đã được sử dụng trong Cựu Ước. Israen hay được so sánh như vườn nho mà Thiên Chúa yêu mến (Is 5,1-7; Gr 2,21; Tv 80,8-18). Chẳng hạn, Isaia đã mô tả mối tương quan giữa Thiên Chúa với dân Người với lối ví vườn nho. Nhưng Israen đã không hoàn thành trách nhiệm của mình là vườn nho trung tín của Thiên Chúa. Nay, Đức Giêsu mô tả mình như Israen mới khi tự gọi mình là “vườn nho đích thực”. Trong khi con người đã thất tín trong giao ước là dân công chính và trung tín của Thiên Chúa, thì chính Đức Giêsu sẽ hoàn trọn vai trò đó. Qua sự trung tín với Thiên Chúa và việc Đức Giêsu tự hiến dâng cuộc sống thay cho ta, thì chúng ta cũng có thể trở thành những nhánh cành trổ sinh hoa trái.
Đức Kitô là cây nho đích thực và chúng ta là một phần của Người. Chúng ta gắn kết với Người, bằng cách kiên trì giữ Lời của Người, các bí tích và tình yêu của Người. Bài đọc thứ hai cho thấy hoa trái của Đức Giêsu là các môn đệ sẽ sinh hoa kết trái. “Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm. Căn cứ vào điều đó chúng ta biết rằng chúng ta đứng về phía sự thật, và chúng ta sẽ được yên lòng trước mặt Thiên Chúa” (1Ga 3,18).
Hãy cẩn thận với bài đọc thứ hai, vì có vẻ như chúng ta được ở với Đức Kitô chỉ bằng cách tuân giữ lề luật. Trước hết, chúng ta được ở lại trong Đức Kitô phục sinh, cây nho của chúng ta và vì thế chúng ta được chia sẻ nguồn sống đang lưu chuyển trong Người. Thế rồi, việc tin tưởng vào sự sống mà chúng ta có từ Người, chúng ta xác định cương vị môn đệ bằng cách yêu thương tha nhân. Để rồi, chúng ta “…tuân giữ các điều răn của Người và làm những gì đẹp lòng Người”.
Tôi nghĩ rằng, những người không phải nông dân như chúng ta đây cũng có thể hiểu điều Đức Giêsu đang nói hôm nay: Người hẳn là đã lặp đi lặp lại nhiều lần! Người dùng từ “ở lại” tới tám lần. Đức Giêsu nói với các môn đệ đang khi ăn bữa tiệc vào đêm trước ngày Người chịu chết. Trong bữa tiệc ly, Người nói với các ông rằng Người sẽ đi thật xa, mà ngay lúc này, các ông không thể theo Người được. Các ông phải tiếp tục hành trình mà không có sự hiện diện thể lý của Người – và chúng ta cũng vậy. Các ông chưa thực sự thành thạo nhưng Người tin tưởng các ông sẽ là những môn đệ sinh nhiều hoa trái. Làm thế nào các ông hoàn thành được nhiệm vụ này, nhất là, như Đức Giêsu, các ông sẽ không thoát khỏi thế gian thù ngịch và chống đối này (15,18)?
Thánh Gioan viết tin mừng cho cộng đoàn được tôi luyện trong đức tin Kitô giáo và cũng đang trải qua kết cục của người môn đệ. Nhiều người, như anh mù (9,1-14), người nhận được ánh sáng từ Đức Giêsu, bị ném ra khỏi hội đường và bị cắt đứt khỏi gia đình, bạn bè và cộng đoàn vì cách nhìn mới của họ. Giáo hội không nhằm thỏa hiệp với thế giới quanh mình. Nhưng, như Đức Giêsu và các ngôn sứ trước Người, chúng ta phải lên tiếng bảo vệ quyền lợi của những người chưa được sinh ra, những người nghèo, người bị bỏ rơi hay bị cầm tù.
Làm thế nào cộng đoàn của Gioan và riêng khả năng cả chúng ta có thể sống tốt ơn gọi mà Đức Giêsu kêu mời chúng ta – trở nên những cành sinh đầy hoa trái? Việc “ở lại” trong Người, có nghĩa gì và, nếu như nó thực sự quan trọng như thế,tại sao Người không nói rõ cho chúngta biết chính xác chúng ta phải làm gì để “ở lại” trong Người và sinh hoa trái?
Tôi nghĩ rằng mỗi chúng ta có thể liệt kê một danh sách việc “ở lại” trong Đức Giêsu, cây nho đích thực, nghĩa là gì. Chắc chắn phải bao gồm sự thông dự cách trung tín vào trong đời sống phụng vụ và mục vụ của cộng đoàn của chúng ta.Chính bối cảnh văn hóa, địa lý và kinh tế của giáo xứ chúng ta sẽ hình thành nên cách thức chúng ta “ở lại” trong Đức Kitô.
Cách riêng, chúng ta “ở lại” trong Đức Giêsu qua lời cầu nguyện, đọc Sách Thánh, làm việc lành, sự yên lặng và chiêm niệm. Mỗi chúng ta có thể thêm vào trong danh mục này những cách mà chúng ta “ở lại” trong Đức Kitô và “sinh nhiều hoa trái”. Chúng ta không được giới hạn những cách thức cụ thể mà chúng ta sống cương vị tông đồ của chúng ta, như Đức Giêsu đã nói trước đây trong Tin mừng Gioan về Thánh Thần, “Gió muốn thổi đâu thì thổi” (3,8).
Có một điều chắc chắn. Có vẻ như không giống như điều Đức Giêsu mong muốn chúng ta tuyên bố vai trò môn đệ của chúng ta và ổn định trong lộ trình đời sống Kitô giáo. Không có đời sống Kitô giáo đều đặn, nếu nguồn sống của chúng ta không bắt nguồn từ luồng gió của Thánh Thần. Thánh Thần của chúng ta khơi lên trong Giáo hội rất nhiều những hình thức phục vụ, mỗi hình thức phân biệt, tất cả hoa trái của việc chúng ta ở lại trong Đức Kitô và Người ở trong chúng ta. Hình ảnh cây nho và cành nho không phải là hình anh của sự tù hãm, nhưng là một mô tả về việc đời sống của Đức Kitô ban cho ta và nâng đỡ đời sống mỗi chúng ta – những cành nho – ra sao.
Gần đây, tại một giáo xứ tôi đến giảng, tôi vào tham dự một lớp dành thiếu nhi. Đó là một phần chương trình được gọi là “Giáo lý của Mục tử nhân lành”. Giáo lý viên đọc câu chuyện Tin mừng và minh họa bằng cây nho trồng được trồng trong chậu. Chị ngắt một cành nhỏ khỏi cây nho. Chị và những đứa trẻ trong lớp, khoảng 5 tuổi, chia sẻ về việc “ở lại” trên cây nho, “tỉa” nho và sinh “nhiều hoa trái” có vẻ như giống trong đời sống của họ. Tôi xức động trước những suy nghĩ và sự sâu sắc của những câu trả lời của đám trẻ này. Để trình bày một cách trọn vẹn: Tôi đã dùng ví dụ đó khi giảng trong nhà thờ và được mời nói chuyện với thiếu nhi. Việc đầu tiên tôi làm là nhìn quanh nhà thờ để tìm một cái cây.
Đoạn văn này không phải là một bài giảng cứng nhắc về việc chúng ta phải ở lại trên cây nho – trong Đức Kitô như thế nào. Trước hết, đó là lối nói quang ra ngoài và đốt đi những cành cây không còn gắn trên Đức Kitô nữa. Nhưng chúng ta cũng đừng quên mất trọng tâm của câu chuyện – Đấng là trọng tâm của câu chuyện. Điều này, giống như những câu chuyện khác của Tin mừng, là một câu chuyện về ân sủng. Đức Giêsu nói với những người ngồi chung bàn trong bữa tiệc ly rằng các ông “đã được cắt tỉa” để các ông sẽ sinh nhiều hoa trái. Đó chẳng phải là một thông điệp giải phóng sao? Chẳng phải điều đó khích lệ sự sống, sự tự phát, và thậm chí cả nguy hiểm: ra đi và sinh nhiều hoa trái và không rụt rè, vì chúng ta ở trong Đức Kitô và Đức Kitô ở trong ta.
Chúng ta nghe bài Tin mừng trong thánh lễ này, và sự sắp xếp này giúp chúng ta áp dụng Sách thánh vào những gì chúng ta làm cùng nhau. Ở đây chúng ta nghe Lời Chúa và được ăn Mình Máu Chúa. Chúng ta nhớ rằng trong diễn từ Bánh Hằng Sống (6,56), Đức Giêsu hứa với cac môn đệ “những ai ăn thịt và uống máu tôi thì ở lại trong tôi và tôi ở lại trong họ”. Người cũng nói với chúng ta rằng chúng ta có thể ở lại trong Người nếu chúng ta ở lại trong lời của Người, “Nếu các ông ở lại trong lời của tôi, thì các ông là môn đệ tôi” (Ga 8,31). Lời của Người sống trong ta và chúng ta sống trong Lời của Người.
Như các môn đệ Đức Giêsu đang nói với, chúng ta cũng ngồi quanh bàn. Chúng ta cũng đang trong tương quan mật thiết với Chúa, không phải vì công kênh và những thành quả của chúng ta đạt được, nhưng vì chúng ta đã đón nhận và đang đón nhận được ân sủng trong cộng đoàn này. Chắc chắn cốt lõi của Thánh lễ là lời nguyện tạ ơn và sự diễn tả niềm vui.
Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Gò-Vấp
FIFTH SUNDAY OF EASTER (B)
Acts 9: 26-31; Psalm 22; I John 3: 18-24; John 15: 1-8
There are many metaphors in biblical literature. A metaphor is a way of making a comparison without using words such as "like" or "as." How else could mere human language speak of God, except through metaphors or analogies? God is infinite and our ability to comprehend and speak of God is limited, so we use metaphors.
John’s Gospel is particularly rich in metaphors. He tells us that Jesus is the Lamb of God, the Light of the World, the Bread of Life, etc. Today’s gospel passage begins with more metaphors, "Jesus said to his disciples: ‘I am the true vine and my Father is the line grower.’"
The metaphor of the vine had been used before in the Old Testament. Israel is likened to God’s beloved vine (Isaiah 5:1-7; Jeremiah 2:21; Psalm 80:8-18). Isaiah, for example, describes the relationship between God and God’s people in terms of the vineyard. But Israel failed to fulfill its responsibility as God’s faithful vine. Now Jesus is describing himself as the new Israel when he calls himself the "true vine." While humans failed in their covenant to be God’s faithful and just people, Jesus will fulfill that role. Because of his fidelity to God and his offering of his life on our behalf, we too can be fruitful branches.
Christ is the true vine and we are part of him. If we stay attached to him, by abiding in his word, sacraments and love, we will bear much fruit. Our second reading suggests the fruit Jesus’ disciples will yield. "Little children, let us love in deed and in truth and not merely talk about it. This is our way of knowing that we are committed to the truth and are at peace before him" (1 John 3:18).
Be careful with this second reading, for it can sound like we earn the indwelling with Christ by keeping the commandments. First, we abide in the risen Christ, our vine and so we share in the life that flows from him. Then, trusting in that life we have from him, we witness to our Christian discipleship by loving one another. Hence, we "...keep his commandments and do what pleases him."
I think we non-gardeners can get what Jesus is saying today: he certainly repeats himself a lot! He uses "remain(s)" eight times. Jesus is speaking at table with his disciples the night before he died. In his farewell he tells them that he is going away and, for now, they cannot follow him. They will have to carry on without his physical presence – and so must we. They are not yet fully formed, yet he trusts that they can be fruitful disciples. How can they accomplish this, especially since, like him, they will not escape the world’s resistance and hostility (15:18)?
John was addressing his gospel to a community practiced in the Christian faith and also suffering the consequences of discipleship. Many, like the blind man (9:1-41), who had received his sight from Jesus, were thrown out of their synagogues and cut off from family, friends and community because of their new sight. John isn’t just addressing individual situations, but the experience of his community. The church is not supposed to get along with the world around it. Instead, like Jesus and the prophets before him, we must speak out for the rights of the unborn, poor, outsiders, prisoners and the created world.
How could John’s community and our own possibly be able to live up to the vocation Jesus is calling us to be – fruitful branches? It has to do with "remaining" in him. What could that possibly mean and, if it is as important as it seems, why didn’t he spell it out for us so we could know exactly what we must do to "remain" in him and be fruitful?
I think each of us might draw up a list of what "remaining" (other translations have "abiding") in Jesus, the true vine, might mean. It certainly would include faithful participation in the liturgical and ministerial life of our parish community. While there would be much similarity, the unique cultural, geographical and economic context of our parish will shape the ways we "remain" in Christ.
Individually we "remain" in Jesus through prayer, reading Scriptures, good works, stillness, and meditation. Each of us can add to this general list of ways we "remain" in Christ and "bear much fruit." We don’t have to limit the specific ways we live out our discipleship for, as Jesus said earlier in John about the Spirit, "the wind blows where it will" (3:8).
One thing is for sure. It doesn’t sound like Jesus expects us to claim our discipleship and then settle into a routine Christian life. There is no routine Christian life, not if the source of our life is the blowing wind of the Spirit. Ours is a Spirit that stirs the church to innumerable forms of service, each distinct, but all the fruits of our remaining in Christ and he in us. The image of the vine and the branches isn’t a stagnant one, but a description of how the life of Christ gives and supports the life of each of us – the branches.
Recently, in a parish where I was preaching, I sat in on a class for children that focused on today’s gospel. It was part of the program called, "The Catechesis of the Good Shepherd." The catechist read the gospel story and illustrated it with a potted vine. She broke off one of the tiny branches from the central vine. She and her students, five-year-olds, shared about what "remaining" on the vine, "pruning" the vine and bearing "much fruit" would look like in their lives. I was moved by the insights these youngsters came to and how profound their responses were. Full disclosure: I have used that example when I have preached in parishes and been invited to speak to children. The first thing I do is look around the rectory for a plant!
This passage is not a stern lecture on how we must remain on the vine – in Christ. Initially that’s how it sounds when it speaks of throwing out and burning withered branches that have not remained in Christ. But we shouldn’t miss what’s at the heart of the story – who is at the heart of it. This, like all these gospel stories, is a story of grace. Jesus tells those sitting around a table at the Last Supper that they are "already pruned," so that they will bear much fruit. Isn’t that a freeing message? Doesn’t that encourage vitality and spontaneity and even risk: go out and bear much fruit and don’t be timid, for we are in Christ and Christ is in us.
We hear this gospel at Eucharist today and this setting helps us apply the Scriptures to what we are doing together. Here we listen to the Word of God and eat and drink the flesh and blood of the Lord. We remember that in the Bread of Life discourse (6:56), Jesus promised his followers "those who eat my flesh and drink my blood abide in me and I in them." He also told us that we can remain in him if we remain in his word, "If you live according to my teaching, you are truly my disciples" (8:31). His word lives in us and we live in his word.
Just like the disciples Jesus is addressing, we are also sitting around the table. We too are in close relationship with the Lord, not because of our own merits or achievements, but because we have received and are receiving the gift of grace at this assembly. It is no wonder that at the core the Eucharist is a prayer of gratitude and an expression of joy.
Cây nho và cành nho
Lm. Giuse Đinh Lập Liễm
18:48 03/05/2012
CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH B
+++
A. DẪN NHẬP
Trong bài Tin mừng Chúa nhật hôm nay, Đức Giêsu đưa ra dụ ngôn cây nho và cành nho để dạy các Tông đồ ý nghĩa sự hiệp nhất giữa Đức Giêsu và các Tông đồ, cũng như giữa các Tông đồ với nhau.
Theo dụ ngôn đó, cành nho phải luôn kết hợp với cây nho để lấy được sức sống và sinh hoa kết quả. Cành nào không tháp nhập vào cây sẽ bị cằn cỗi và khô héo dần, chỉ còn quăng vào lửa. Vì thế, để là môn đệ đích thực của Chúa Kitô, điều cần thiết là phải sống kết hợp với Ngài và sống chính cuộc sống của Ngài.
Cành nho có nhiệm vụ phải sinh hoa kết quả. Cành nào không sinh trái sẽ trở nên vô ích, làm hại sức sống của cây, phải được chặt bỏ đi. Cắt tỉa cành nho không có mục đích làm cho thân nho phải đau đớn nhưng là để cho cây giữ được sức sống mạnh mẽ và sinh được nhiều trái hơn. Do đó, sống kết hợp với Chúa không có nghĩa là hoàn toàn loại trừ mọi đau khổ vì chính đau khổ làm cho con người được trưởng thành, gắn bó với Chúa hơn và sinh nhiều công phúc.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1 : Cv 9,26 -31
Thánh Phaolô được ơn Chúa cho trở lại trên đường đi Damas khi ông đi lùng bắt các Kitô hữu về Giêrusalem hành hình. Sau khi được ơn trở lại cách lạ lùng, Phaolô đã đến Giêrusalem trình diện các Tông đồ và xin được ơn chính thức công nhận sứ mạng rao giảng Tin mừng của ông.
Nhưng bước đầu thật khó khăn vì mọi người vừa không tin vừa còn sợ ông. Người ta còn nhớ lại tại Giêrusalem những cuộc truy lùng bách hại ráo riết những Kitô hữu của ông. Nhờ Barnaba đứng ra bảo lãnh nên Phaolô mới được đón nhận. Thế là Phaolô bắt đầu sứ mạng rao giảng Tin mừng, trước hết từ Giêrusalem, rồi đến Tac-sê. quê hương của ông.
+ Bài đọc 2 : 1Ga 3,18-24
Trong đoạn thư này, thánh Gioan Tông đồ cho chúng ta biết làm thế nào để Kitô hữu biết được rằng mình sống kết hiệp với Chúa ? Ngài nói rõ : là nếu họ tin nơi Chúa Kitô bằng một đức tin sống động, và đức tin này được biểu lộ ra bằng một tình yêu thương chân thành với những việc làm cụ thể trong đời sống.
Ngài nhấn mạnh : “Tình yêu phải sinh hoa trái”, nghĩa là yêu thương không phải chỉ bằng lời nói trên đầu môi chót lưỡi mà phải bằng việc làm như cảm thông trong phục vụ, bác ái và bằng việc tuân giữ các điều răn của Chúa Kitô.
+ Bài Tin mừng : Ga 15,1-8
Đức Giêsu muốn dùng dụ ngôn cây nho để nói lên sự thông hiệp chặt chẽ giữa Ngài và các môn đệ. Cũng như cành nho phải tháp nhập vào cây nho thì mới có sự sống và sinh hoa trái, thì Kitô hữu cũng phải kết hợp, gắn bó với Chúa Kitô để có được sức sống thiêng liêng của Ngài và mới có thể mang lại hoa trái ân sủng, sự thánh thiện, sức sống thiêng liêng...
Đức Giêsu còn cho biết thêm : để cành nho cho những hoa trái có chất lượng, cần phải được cắt tỉa, loại bỏ những mầm vô ích. Cũng vậy, Thiên Chúa Cha là người trồng nho thật, cũng cắt tỉa tâm hồn và con tim chúng ta bằng những việc xẩy ra không đúng ý mình muốn, làm cho mình đau khổ, để có thể sinh nhiều hoa trái hơn.
Đức Giêsu cũng còn hứa một điều tốt đẹp khi Ngài nói:”Nếu các con ở trong Thầy và lời Thầy ở trong các con, thì các con muốn gì, cứ xin thì sẽ được”(Ga 15,7).
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Thầy là cây nho đích thực
Trong bài Tin mừng Chúa nhật tuần trước, Đức Giêsu đã tự ví mình như Mục tử nhân lành, chăm sóc đoàn chiên và sẵn sàng thí mạng vì đàn chiên đã được giao phó. Trong bài Tin mừng hôm nay, Ngài lại tuyên bố:”Thầy là cây nho đích thực” để nhắc nhở cho chúng ta phải kết hợp với Ngài để sinh hoa kết quả trong đời sống thiêng liêng.
I. HÌNH ẢNH CÂY NHO TRONG THÁNH KINH
1. Cây nho trong Cựu ước
Trong Thánh kinh, nho là một hình ảnh, một biểu tượng quen thuộc. Có người nói đó là ”Cây sự sống” trồng ở giữa vườn địa đàng (St 2,9).
Nhiều lần Cựu ước mô tả dân Israel như một gốc nho hay vườn nho của Thiên Chúa : ”Vườn nho của Đức Giavê ấy là nhà Israel” (x. Is 5,1-7).
Qua Giêrêmia, thông điệp của Thiên Chúa đã truyền đến cho Israel rằng:”Ta đã trồng ngươi như cây nho tốt” nhưng vườn nho đã sinh ra quả đắng đót (Gr 2,21).
Tiên tri Ôsê cũng nói :”Israel là cây nho tươi tốt” (Os 10,1).
Hằng năm dân chúng mừng lễ mùa nho. Isaia sáng tác một bài dân ca mừng vườn nho xinh tươi của người bạn (Is 5,1-2) để ám chỉ tình yêu Thiên Chúa đối với dân Ngài. Và khi sự việc tệ hại xẩy ra, tác giả Thánh vịnh vẫn xướng lên một bài ca hy vọng:”Lạy Thiên Chúa, xin hãy viếng thăm và bảo trợ vườn nho mà chính tay Chúa đã vun trồng”(Tv 80,15-16).
Cây nho đã trở nên biểu tượng của dân tộc Israel. Huy hiệu trên các đồng tiền hồi Maccabê là cây nho. Một trong những kỳ công chói lọi trong Đền thờ là cây nho bằng vàng thật lớn đặt trước Nơi Thánh. Nhiều vĩ nhân kể mình có vinh dự lớn khi được phép dâng một số vàng để đúc thêm một chùm trái mới cho cây nho ấy. Cây nho là một hình ảnh đặc trưng của người Do thái và là biểu tượng của dân Israel.
2. Cây nho trong Tân ước
Tại sao trong bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu lại tuyên bố:”Ta là cây nho đích thật” (Ga 15,1) ? Từ ngữ Alethnos có nghĩa là thật, có thật, đích thực chứ không phải giả tạo.
Sở dĩ, Đức Giêsu xưng mình là cây nho “thật” vì trong Cựu ước, như các tiên tri đã phàn nàn, biểu tượng cây nho luôn luôn được gắn liền với ý niệm về suy thoái.
Trong bức tranh của Isaia, vườn nho đã trở thành vườn nho hoang.
Giêrêmia đã than phiền vì dân tộc ông đã biến thành một cây nho lạ, thoái hóa thành một cây khác.
Ôsê thì kêu lên:”Israel là cây nho trơ trụi”.
Dường như Đức Giêsu muốn nói : các ngươi tưởng vì thuộc về dân Israel nên các ngươi là cành nho thật của Thiên Chúa ? Dân Do thái là một cây nho, nhưng là một cây nho thóai hóa y như các tiên tri đã nhìn thấy. Chính Ta mới là cây nho thật.
II. ĐỨC GIÊSU LÀ CÂY NHO THẬT
1. Bối cảnh của dụ ngôn
Đức Giêsu đã đưa ra dụ ngôn này sau bữa Tiệc ly lúc tình yêu Thầy trò thật chan chứa. Có người cho rằng lúc ấy Đức Giêsu dẫn các môn đệ ra khỏi thành xuống khe suối Cédron. Ngồi giữa khung cảnh đó, họ thấy nho mọc khắp vùng, rồi Ngài nói:”Thầy là cây nho thật... Các con là cành”. Đồng thời họ cũng nhìn thấy trong thung lũng đêm tối những đám cháy đang thiêu rụi những cành nho đã bị cắt quẳng đi lúc ban ngày. Trong bối cảnh đó, Đức Giêsu nói thêm:”Ai kết hợp với Thầy... thì người ấy sinh hoa trái dồi dào... Ai không kết hợp với Thầy, thì bị quẳng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo, người ta sẽ ném nó vào lửa cháy đi”.
Khi Đức Giêsu khẳng định:”Thầy là cây nho đích thực và Cha Thầy là người trồng nho”(Ga 15,1) thì Ngài muốn các môn đệ nhận ra Ngài là cây nho Chúa Cha đã đưa từ trời xuống trồng cho thế gian được sống nhờ kết hợp với Ngài. Khác với thứ cây nho là dân Do thái được bứng từ Ai cập về như Thánh vịnh 80 đã mô tả : Thứ nho có bóng rậm cả núi non, nhánh vươn tới biển khơi và chồi lan tới sông cả. Nhưng nó chỉ hào nhoáng bên ngoài như cây nho bằng vàng giả tạo đúc trên cổng Đền thờ, nó vô tâm, vô hồn, được người ta ca tụng nó, nhưng nó không biết ca tụng Thiên Chúa, nên Ngài đã để cho kẻ qua lại dầy đạp nó, cho heo rừng và da thú phá hủy nó. (Vũ khắc Nghiêm, Xây nhà trên đá, năm C, tr 80)
2. Liên hệ giữa cây nho và cành nho
Khi Đức Giêsu nói:”Thầy là cây nho, các con là cành” thì Ngài có ý nói lên sự cần thiết chúng ta phải kết hợp với Ngài. Theo kinh nghiệm trồng nho của người Do thái : vào mùa xuân, những cành nho tràn ngập sức sống, dưới hình thức của những chiếc lá và nụ hoa. Vào mùa thu, chúng trĩu nặng những chùm nho. Nhưng chúng có được sự sống này, và có khả nặng tạo ra được quả, chỉ vì chúng nối kết với thân cây. Khi bị cắt khỏi thân cây, chúng sẽ không chỉ trở nên cằn cỗi, mà còn nhanh chóng bị khô héo và chết rục. Giống như những cành cây cần đến thân cây, chúng ta rất cần đến Đức Kitô. Khi bị tách lìa khỏi Ngài, thì chúng ta không có sự sống, và không có khả năng sinh hoa kết quả.
Đó là hình ảnh cho chúng ta biết : mỗi người chúng ta cần phải liên kết với Đức Giêsu, thì chúng ta mới sống và sống mạnh được. Chúng ta cần tới Chúa để đạt ơn cứu rỗi, nghĩa là chúng ta không thể thành toàn, tự giải thoát, thần hóa con người của mình, nếu không sống trong Chúa, nhờ Chúa và với Chúa. Điều này phải hiểu một cách tuyệt đối.
Tuy thế, cây nho cũng cần đến cành nho, chính những cành nho tạo ra hoa quả. Điều này có nghĩa là Đức Kitô cũng cần đến chúng ta. Chúng ta là những cành nho của Ngài. Cây nho và cành nho cần đến nhau. Bên nhau, chúng tạo ra một sự hợp nhất. Từ điều này, chúng ta có thể thấy rằng sự tin tưởng mà Ngài đặt để nơi chúng ta vĩ đại như thế nào. Chúng ta có thể cảm thấy mình không được đầy đủ, nhưng chúng ta phải ghi nhớ rằng cây nho cứng cáp và đầy sức sống. Đức Kitô tùy thuộc vào chúng ta , để tạo ra hoa quả trong thế giới này.
Như vậy chúng ta phải kết hợp với Chúa để được thông ban sự sống, nếu không chúng ta sẽ trở nên những cành cây khô héo, trở nên những con người cô đơn, không giúp ích gì cho mình và cho kẻ khác.
Truyện : Con người cô đơn.
Khắp trên thế giới, nơi đâu cũng có bán máy chụp Kodak. Người ta có thể nói:”Các cửa hiệu bán máy chụp hình và phim Kodak không bao giờ đóng cửa”. Khi các cửa tiệm Đông phương đóng cửa nghỉ, thì các tiệm ở Tây phương mở cửa bán.
Ông chủ hãng phim Kodak sống ở toà nhà sang trọng bậc nhất New York, có không biết bao nhiêu tiền của ký gửi trong các ngân hàng lớn trên khắp thế giới, muốn lấy ra lúc nào tùy thích. Tài khoản thâu nhập của ông không tính theo mỗi năm, mỗi tháng, mà tính theo mỗi giây đồng hồ. Ông muốn gì cũng có, ông hưởng hết phúc lộc của con người. Người nào muốn ra tranh cử Tổng thống cũng đều phải nhờ ông làm hậu thuẫn, giúp đỡ tiền bạc. Mọi thứ trên đời này ông đều có, duy chỉ có một điều vô cùng quan trọng thì ông lại không có. Đó chính là Thiên Chúa. Vì không có Chúa nên lúc nào ông cũng cảm thấy cô đơn trống vắng. Mọi người thấy ông , cứ nghĩ là ông được sung sướng, nhưng thực ra ông rất đau khổ.
Ông dùng tiền của quá dư thừa của mình mà đi chu du vòng quanh thế giới, hưởng muôn sự khoái lạc thế gian, hầu khỏa lấp nỗi cô đơn, trống vắng trong cõi lòng. Nhưng một tâm hồn không có Chúa thì tất cả vũ trụ cũng không thể làm cho họ được hạnh phúc.
Kết thúc chuyến du lịch vòng quanh thế giới mà cõi lòng ông vẫn hoang vắng, buồn bã. Vì quá tuyệt vọng, ông đã lao mình xuống đại dương mênh mông tìm sự giải thoát.
3. Muốn nhiều hoa quả, cần cắt tỉa
Người ta trồng nho để lấy quả, cành nào không sinh hoa quả thì trở nên vô ích, cần phải cắt bỏ. Chúa bảo chúng ta là cành phải sinh hoa kết quả thì mới phát triển theo thánh ý Chúa. Chúng ta trổ sinh hoa quả, bằng cách phát triển, xử dụng và chia sẻ năng khiếu đó cho nhau vì mỗi người chúng ta đều có một số năng khiếu mà Chúa ban cho. Thế giới đang chờ đợi hoa quả của chúng ta. Đó là gieo rắc tình thương để mọi người biết yêu Chúa và yêu thương nhau.
Cắt tỉa cây nho là một điều cần thiết và là điều kiện để sinh nhiều hoa trái. Một cây nho tơ trong ba năm đầu chưa có trái, mỗi năm nó phải được tỉa thật sạch để có thể phát triển và giữ được sinh lực. Khi đến độ trưởng thành, người ta cắt tỉa nó vào mùa đông.
Có hai loại cành nho, một loại sinh trái và một loại không sinh trái. Loại cành không sinh trái phải chịu cắt bỏ không thương tiếc, để lại, chúng hút mất sinh lực của cây nho. Cây nho sẽ không cho trái đúng mức nếu không bị cắt tỉa thật kỹ. Chúa Giêsu biết rõ điều đó.
Nhưng cắt tỉa là một quá trình gây đau thương cho một cây ăn quả. Đây là một thực tế không thể chối cãi được. Nhưng mục đích của việc cắt tỉa này không phải là bắt thân cây phải chịu đựng đau đớn, mà là để giúp cho thân cây tạo ra nhiều quả hơn, và quả được ngon hơn.
Nói tới việc cắt tỉa là chúng ta phải nói đến vấn đề đau khổ. Vấn đề đau khổ là một thực tại ngàn đời tồn tại và luôn luôn đòi được giải đáp. Đau khổ đến với ta dưới mọi hình thức : tinh thần, thể xác, bên ngoài, bên trong, cá nhận, tập thể, cộng đoàn. Ta có cảm tưởng đó là một lực lượng đến phá hủy tiềm năng phát triển con người. Nhưng với ánh sáng Phúc âm hôm nay, chúng ta thấy được một khía cạnh của đau khổ. Thiên Chúa muốn dùng đau khổ để thanh luyện chúng ta, để cho ta sinh hoa trái tươi tốt về đàng thiêng liêng. Điều cần thiết là phải lãnh nhận đau khổ với tinh thần đức tin và sự cậy trông ở lòng thương vô biên của Thiên Chúa.
III. KẾT HỢP VỚI CHÚA KITÔ
Đọc dụ ngôn cây nho và cành nho, chúng ta thấy rõ ý Đức Giêsu là Ngài muốn chúng ta kết hợp với Ngài. Mầu nhiệm cây nho được Đức Giêsu tóm lại trong hai sự việc sau đây : kết hợp và sinh trái. Càng kết hợp chặt chẽ càng sinh nhiều hoa trái. Chúa muốn dạy chúng ta điều kiện căn bản là kết hợp với Chúa, có kết hợp với Chúa mới đem lại kết quả thiêng liêng cho kẻ khác và cho chính mình.
Chúng ta nên để ý đến câu Đức Giêsu nói với các môn đệ “Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái”(Ga 14,5). Có tới 9 lần cụm từ “ở lại trong” được lặp lại trong đoạn Tin mừng này. Đây là bổn phận của một cành nho. Điều kiện này không thể thiếu được, nếu không muốn đời sống siêu nhiên của mình bị héo tàn và vô dụng, vì Chúa nói rõ:”Không có Thầy, các con không thể làm được gì”(Ga 14,5) hoặc :”Không ở trong Thầy, các con không thể sinh hoa trái”.
Nếu chúng ta được ở trong Đức Giêsu, được kết hợp với Ngài thì chúng ta sẽ lãnh được sức sống của Ngài. Ngài cũng ở trong Thiên Chúa nên khi chúng ta kết hợp với Ngài, chúng ta cũng được kết hợp với Thiên Chúa và múc được sự sống của Chúa Ba Ngôi. Tư tưởng này đã được thánh Hilariô trình bầy trong bài khảo luận về Chúa Ba Ngôi mà chúng ta trích dẫn sau đây :
“Nếu Người chỉ muốn ta hiểu về sự hiệp nhất theo ý chí, thì tại sao Người lại trình bầy sự hiệp nhất phải được hoàn thành theo một tiến trình và một trật tự ? Đó là vì chính Đức Kitô ở trong Chúa Cha theo bản tính Thiên Chúa, và chúng ta ở trong Đức Kitô theo bản tính nhân loại Người đã lãnh nhận ; do đó, chúng ta tin rằng Đức Kitô ở trong chúng ta nhờ bí tích Thánh Thể. Nhờ vậy, chúng ta biết được sự hiệp nhất trọn hảo do Đấng Trung gian thực hiện : Khi chúng ta ở trong Đức Kitô, thì Người vẫn ở trong Chúa Cha, và khi Người ở trong Chúa Cha thì Người cũng ở trong chúng ta nữa. Như thế, chúng ta ngày càng tiến triển trong sự hiệp nhất với Chúa Cha, bởi vì Chúa Con vẫn ở trong Chúa Cha theo bản thể do được sinh ra từ thuở đời đời, và chính chúng ta cũng ở trong Đức Kitô theo bản thể, đang khi Người ở trong chúng ta theo bản thể” (Trích Các bài đọc Kinh sách, Mùa chay và phục sinh, tr.26).
Đó là sự kếp hợp giữa Chúa với chúng ta, tức là giữa cây nho và cành nho. Còn giữa chúng ta với nhau, tức là giữa các cành nho thì sao ? Chúng ta cần cộng tác với nhau, cần nâng đỡ nhau, cần kết hợp với nhau trên con đường cứu rỗi. Ở đời này, không ai chủ trương “Mỗi người là một hòn đảo” mà sống tốt được. Cũng như một thân cây nho chuyển thông sức sống, nhựa sống cho các cành, thì Chúa Giêsu cũng làm như thế. Cành nho nào không tiếp nhận nhựa sống thì sẽ cằn cỗi, khô héo và rời rụng đi. Nhựa sống trong thân cây nho hằng lưu chuyển, không cành nào được giữ lại cho mình mà ngăn cản nhựa sống truyền sang cho những cành khác.
Truyện : Kết hợp với Chúa.
Văn hào kiêm triết gia nổi tiếng người Ấn độ Rabindranath Tagore đã viết như sau:
“Trên bàn tôi là sợi dây Guitar, tôi xoay nó qua lại theo các chiều khác nhau, nó không bị ràng buộc chi cả. Vì nó được cuộn tròn nên khi tôi xoắn đầu này thì đầu kia cũng bật dậy, sợi dây dẫy nảy trong tay tôi, mà chẳng phát ra một âm thanh nào. Hiện tượng này biến mất khi tôi buộc nó vào chiếc đàn Guitar, hai đầu bị gắn chặt để sợi dây căng thẳng, rồi với đầu ngón tay, tôi gảy nhẹ vào sợi dây và lạ thay , một âm vang nổi lên hầu như du dương. Đây chính là lúc sợi dây được tự do để tạo nên nốt nhạc.
Cũng thế, trong cách trồng cây cà chua, cây yếu ớt ngã xoài trên mặt đất, nhiều khi lá bị héo úa dập nát. Nhưng nếu cây được cột vào một cọc dựng đứng, mọi phần tử của cây được phơi ra ánh nắng, cây sẽ mơn mởn và đâm nhiều bông trái. Chính vì bị ràng buộc mà cây đã có nhiều triển vọng sinh hoa kết quả”(Thiên Phúc, Lời gọi yêu thương, tr 39).
Chúng ta cần lặp lại lời Đức Giêsu đã nói với chúng ta :”Không có Thầy các con không làm được gì”(Ga 14,5) . Chúng ta sống được là nhờ có ơn Chúa, mọi sự phải nằm trong tay Chúa. Đời sống thiêng liêng của chúng ta chỉ có thể phát triển được khi có ơn Chúa nâng đỡ, ngoài Chúa ra không ai có thể giúp đỡ chúng ta làm được việc gì sinh ơn ích cho phần rỗi chúng ta.
Đồng thời chúng ta cũng phải cần đến nhau vì , theo Thomas Merton, “Không ai là một hòn đảo”. Mọi người phải liên đới với nhau, hành động của người này ảnh hưởng đến công việc của người kia. Vì thế, muốn hưởng tự do của mình, ta phải tôn trọng tự do kẻ khác. Nói cách khác, tự do của mỗi chúng ta ràng buộc lẫn nhau và giúp đỡ lẫn nhau nữa.
+++
A. DẪN NHẬP
Trong bài Tin mừng Chúa nhật hôm nay, Đức Giêsu đưa ra dụ ngôn cây nho và cành nho để dạy các Tông đồ ý nghĩa sự hiệp nhất giữa Đức Giêsu và các Tông đồ, cũng như giữa các Tông đồ với nhau.
Theo dụ ngôn đó, cành nho phải luôn kết hợp với cây nho để lấy được sức sống và sinh hoa kết quả. Cành nào không tháp nhập vào cây sẽ bị cằn cỗi và khô héo dần, chỉ còn quăng vào lửa. Vì thế, để là môn đệ đích thực của Chúa Kitô, điều cần thiết là phải sống kết hợp với Ngài và sống chính cuộc sống của Ngài.
Cành nho có nhiệm vụ phải sinh hoa kết quả. Cành nào không sinh trái sẽ trở nên vô ích, làm hại sức sống của cây, phải được chặt bỏ đi. Cắt tỉa cành nho không có mục đích làm cho thân nho phải đau đớn nhưng là để cho cây giữ được sức sống mạnh mẽ và sinh được nhiều trái hơn. Do đó, sống kết hợp với Chúa không có nghĩa là hoàn toàn loại trừ mọi đau khổ vì chính đau khổ làm cho con người được trưởng thành, gắn bó với Chúa hơn và sinh nhiều công phúc.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1 : Cv 9,26 -31
Thánh Phaolô được ơn Chúa cho trở lại trên đường đi Damas khi ông đi lùng bắt các Kitô hữu về Giêrusalem hành hình. Sau khi được ơn trở lại cách lạ lùng, Phaolô đã đến Giêrusalem trình diện các Tông đồ và xin được ơn chính thức công nhận sứ mạng rao giảng Tin mừng của ông.
Nhưng bước đầu thật khó khăn vì mọi người vừa không tin vừa còn sợ ông. Người ta còn nhớ lại tại Giêrusalem những cuộc truy lùng bách hại ráo riết những Kitô hữu của ông. Nhờ Barnaba đứng ra bảo lãnh nên Phaolô mới được đón nhận. Thế là Phaolô bắt đầu sứ mạng rao giảng Tin mừng, trước hết từ Giêrusalem, rồi đến Tac-sê. quê hương của ông.
+ Bài đọc 2 : 1Ga 3,18-24
Trong đoạn thư này, thánh Gioan Tông đồ cho chúng ta biết làm thế nào để Kitô hữu biết được rằng mình sống kết hiệp với Chúa ? Ngài nói rõ : là nếu họ tin nơi Chúa Kitô bằng một đức tin sống động, và đức tin này được biểu lộ ra bằng một tình yêu thương chân thành với những việc làm cụ thể trong đời sống.
Ngài nhấn mạnh : “Tình yêu phải sinh hoa trái”, nghĩa là yêu thương không phải chỉ bằng lời nói trên đầu môi chót lưỡi mà phải bằng việc làm như cảm thông trong phục vụ, bác ái và bằng việc tuân giữ các điều răn của Chúa Kitô.
+ Bài Tin mừng : Ga 15,1-8
Đức Giêsu muốn dùng dụ ngôn cây nho để nói lên sự thông hiệp chặt chẽ giữa Ngài và các môn đệ. Cũng như cành nho phải tháp nhập vào cây nho thì mới có sự sống và sinh hoa trái, thì Kitô hữu cũng phải kết hợp, gắn bó với Chúa Kitô để có được sức sống thiêng liêng của Ngài và mới có thể mang lại hoa trái ân sủng, sự thánh thiện, sức sống thiêng liêng...
Đức Giêsu còn cho biết thêm : để cành nho cho những hoa trái có chất lượng, cần phải được cắt tỉa, loại bỏ những mầm vô ích. Cũng vậy, Thiên Chúa Cha là người trồng nho thật, cũng cắt tỉa tâm hồn và con tim chúng ta bằng những việc xẩy ra không đúng ý mình muốn, làm cho mình đau khổ, để có thể sinh nhiều hoa trái hơn.
Đức Giêsu cũng còn hứa một điều tốt đẹp khi Ngài nói:”Nếu các con ở trong Thầy và lời Thầy ở trong các con, thì các con muốn gì, cứ xin thì sẽ được”(Ga 15,7).
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Thầy là cây nho đích thực
Trong bài Tin mừng Chúa nhật tuần trước, Đức Giêsu đã tự ví mình như Mục tử nhân lành, chăm sóc đoàn chiên và sẵn sàng thí mạng vì đàn chiên đã được giao phó. Trong bài Tin mừng hôm nay, Ngài lại tuyên bố:”Thầy là cây nho đích thực” để nhắc nhở cho chúng ta phải kết hợp với Ngài để sinh hoa kết quả trong đời sống thiêng liêng.
I. HÌNH ẢNH CÂY NHO TRONG THÁNH KINH
1. Cây nho trong Cựu ước
Trong Thánh kinh, nho là một hình ảnh, một biểu tượng quen thuộc. Có người nói đó là ”Cây sự sống” trồng ở giữa vườn địa đàng (St 2,9).
Nhiều lần Cựu ước mô tả dân Israel như một gốc nho hay vườn nho của Thiên Chúa : ”Vườn nho của Đức Giavê ấy là nhà Israel” (x. Is 5,1-7).
Qua Giêrêmia, thông điệp của Thiên Chúa đã truyền đến cho Israel rằng:”Ta đã trồng ngươi như cây nho tốt” nhưng vườn nho đã sinh ra quả đắng đót (Gr 2,21).
Tiên tri Ôsê cũng nói :”Israel là cây nho tươi tốt” (Os 10,1).
Hằng năm dân chúng mừng lễ mùa nho. Isaia sáng tác một bài dân ca mừng vườn nho xinh tươi của người bạn (Is 5,1-2) để ám chỉ tình yêu Thiên Chúa đối với dân Ngài. Và khi sự việc tệ hại xẩy ra, tác giả Thánh vịnh vẫn xướng lên một bài ca hy vọng:”Lạy Thiên Chúa, xin hãy viếng thăm và bảo trợ vườn nho mà chính tay Chúa đã vun trồng”(Tv 80,15-16).
Cây nho đã trở nên biểu tượng của dân tộc Israel. Huy hiệu trên các đồng tiền hồi Maccabê là cây nho. Một trong những kỳ công chói lọi trong Đền thờ là cây nho bằng vàng thật lớn đặt trước Nơi Thánh. Nhiều vĩ nhân kể mình có vinh dự lớn khi được phép dâng một số vàng để đúc thêm một chùm trái mới cho cây nho ấy. Cây nho là một hình ảnh đặc trưng của người Do thái và là biểu tượng của dân Israel.
2. Cây nho trong Tân ước
Tại sao trong bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu lại tuyên bố:”Ta là cây nho đích thật” (Ga 15,1) ? Từ ngữ Alethnos có nghĩa là thật, có thật, đích thực chứ không phải giả tạo.
Sở dĩ, Đức Giêsu xưng mình là cây nho “thật” vì trong Cựu ước, như các tiên tri đã phàn nàn, biểu tượng cây nho luôn luôn được gắn liền với ý niệm về suy thoái.
Trong bức tranh của Isaia, vườn nho đã trở thành vườn nho hoang.
Giêrêmia đã than phiền vì dân tộc ông đã biến thành một cây nho lạ, thoái hóa thành một cây khác.
Ôsê thì kêu lên:”Israel là cây nho trơ trụi”.
Dường như Đức Giêsu muốn nói : các ngươi tưởng vì thuộc về dân Israel nên các ngươi là cành nho thật của Thiên Chúa ? Dân Do thái là một cây nho, nhưng là một cây nho thóai hóa y như các tiên tri đã nhìn thấy. Chính Ta mới là cây nho thật.
II. ĐỨC GIÊSU LÀ CÂY NHO THẬT
1. Bối cảnh của dụ ngôn
Đức Giêsu đã đưa ra dụ ngôn này sau bữa Tiệc ly lúc tình yêu Thầy trò thật chan chứa. Có người cho rằng lúc ấy Đức Giêsu dẫn các môn đệ ra khỏi thành xuống khe suối Cédron. Ngồi giữa khung cảnh đó, họ thấy nho mọc khắp vùng, rồi Ngài nói:”Thầy là cây nho thật... Các con là cành”. Đồng thời họ cũng nhìn thấy trong thung lũng đêm tối những đám cháy đang thiêu rụi những cành nho đã bị cắt quẳng đi lúc ban ngày. Trong bối cảnh đó, Đức Giêsu nói thêm:”Ai kết hợp với Thầy... thì người ấy sinh hoa trái dồi dào... Ai không kết hợp với Thầy, thì bị quẳng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo, người ta sẽ ném nó vào lửa cháy đi”.
Khi Đức Giêsu khẳng định:”Thầy là cây nho đích thực và Cha Thầy là người trồng nho”(Ga 15,1) thì Ngài muốn các môn đệ nhận ra Ngài là cây nho Chúa Cha đã đưa từ trời xuống trồng cho thế gian được sống nhờ kết hợp với Ngài. Khác với thứ cây nho là dân Do thái được bứng từ Ai cập về như Thánh vịnh 80 đã mô tả : Thứ nho có bóng rậm cả núi non, nhánh vươn tới biển khơi và chồi lan tới sông cả. Nhưng nó chỉ hào nhoáng bên ngoài như cây nho bằng vàng giả tạo đúc trên cổng Đền thờ, nó vô tâm, vô hồn, được người ta ca tụng nó, nhưng nó không biết ca tụng Thiên Chúa, nên Ngài đã để cho kẻ qua lại dầy đạp nó, cho heo rừng và da thú phá hủy nó. (Vũ khắc Nghiêm, Xây nhà trên đá, năm C, tr 80)
2. Liên hệ giữa cây nho và cành nho
Khi Đức Giêsu nói:”Thầy là cây nho, các con là cành” thì Ngài có ý nói lên sự cần thiết chúng ta phải kết hợp với Ngài. Theo kinh nghiệm trồng nho của người Do thái : vào mùa xuân, những cành nho tràn ngập sức sống, dưới hình thức của những chiếc lá và nụ hoa. Vào mùa thu, chúng trĩu nặng những chùm nho. Nhưng chúng có được sự sống này, và có khả nặng tạo ra được quả, chỉ vì chúng nối kết với thân cây. Khi bị cắt khỏi thân cây, chúng sẽ không chỉ trở nên cằn cỗi, mà còn nhanh chóng bị khô héo và chết rục. Giống như những cành cây cần đến thân cây, chúng ta rất cần đến Đức Kitô. Khi bị tách lìa khỏi Ngài, thì chúng ta không có sự sống, và không có khả năng sinh hoa kết quả.
Đó là hình ảnh cho chúng ta biết : mỗi người chúng ta cần phải liên kết với Đức Giêsu, thì chúng ta mới sống và sống mạnh được. Chúng ta cần tới Chúa để đạt ơn cứu rỗi, nghĩa là chúng ta không thể thành toàn, tự giải thoát, thần hóa con người của mình, nếu không sống trong Chúa, nhờ Chúa và với Chúa. Điều này phải hiểu một cách tuyệt đối.
Tuy thế, cây nho cũng cần đến cành nho, chính những cành nho tạo ra hoa quả. Điều này có nghĩa là Đức Kitô cũng cần đến chúng ta. Chúng ta là những cành nho của Ngài. Cây nho và cành nho cần đến nhau. Bên nhau, chúng tạo ra một sự hợp nhất. Từ điều này, chúng ta có thể thấy rằng sự tin tưởng mà Ngài đặt để nơi chúng ta vĩ đại như thế nào. Chúng ta có thể cảm thấy mình không được đầy đủ, nhưng chúng ta phải ghi nhớ rằng cây nho cứng cáp và đầy sức sống. Đức Kitô tùy thuộc vào chúng ta , để tạo ra hoa quả trong thế giới này.
Như vậy chúng ta phải kết hợp với Chúa để được thông ban sự sống, nếu không chúng ta sẽ trở nên những cành cây khô héo, trở nên những con người cô đơn, không giúp ích gì cho mình và cho kẻ khác.
Truyện : Con người cô đơn.
Khắp trên thế giới, nơi đâu cũng có bán máy chụp Kodak. Người ta có thể nói:”Các cửa hiệu bán máy chụp hình và phim Kodak không bao giờ đóng cửa”. Khi các cửa tiệm Đông phương đóng cửa nghỉ, thì các tiệm ở Tây phương mở cửa bán.
Ông chủ hãng phim Kodak sống ở toà nhà sang trọng bậc nhất New York, có không biết bao nhiêu tiền của ký gửi trong các ngân hàng lớn trên khắp thế giới, muốn lấy ra lúc nào tùy thích. Tài khoản thâu nhập của ông không tính theo mỗi năm, mỗi tháng, mà tính theo mỗi giây đồng hồ. Ông muốn gì cũng có, ông hưởng hết phúc lộc của con người. Người nào muốn ra tranh cử Tổng thống cũng đều phải nhờ ông làm hậu thuẫn, giúp đỡ tiền bạc. Mọi thứ trên đời này ông đều có, duy chỉ có một điều vô cùng quan trọng thì ông lại không có. Đó chính là Thiên Chúa. Vì không có Chúa nên lúc nào ông cũng cảm thấy cô đơn trống vắng. Mọi người thấy ông , cứ nghĩ là ông được sung sướng, nhưng thực ra ông rất đau khổ.
Ông dùng tiền của quá dư thừa của mình mà đi chu du vòng quanh thế giới, hưởng muôn sự khoái lạc thế gian, hầu khỏa lấp nỗi cô đơn, trống vắng trong cõi lòng. Nhưng một tâm hồn không có Chúa thì tất cả vũ trụ cũng không thể làm cho họ được hạnh phúc.
Kết thúc chuyến du lịch vòng quanh thế giới mà cõi lòng ông vẫn hoang vắng, buồn bã. Vì quá tuyệt vọng, ông đã lao mình xuống đại dương mênh mông tìm sự giải thoát.
3. Muốn nhiều hoa quả, cần cắt tỉa
Người ta trồng nho để lấy quả, cành nào không sinh hoa quả thì trở nên vô ích, cần phải cắt bỏ. Chúa bảo chúng ta là cành phải sinh hoa kết quả thì mới phát triển theo thánh ý Chúa. Chúng ta trổ sinh hoa quả, bằng cách phát triển, xử dụng và chia sẻ năng khiếu đó cho nhau vì mỗi người chúng ta đều có một số năng khiếu mà Chúa ban cho. Thế giới đang chờ đợi hoa quả của chúng ta. Đó là gieo rắc tình thương để mọi người biết yêu Chúa và yêu thương nhau.
Cắt tỉa cây nho là một điều cần thiết và là điều kiện để sinh nhiều hoa trái. Một cây nho tơ trong ba năm đầu chưa có trái, mỗi năm nó phải được tỉa thật sạch để có thể phát triển và giữ được sinh lực. Khi đến độ trưởng thành, người ta cắt tỉa nó vào mùa đông.
Có hai loại cành nho, một loại sinh trái và một loại không sinh trái. Loại cành không sinh trái phải chịu cắt bỏ không thương tiếc, để lại, chúng hút mất sinh lực của cây nho. Cây nho sẽ không cho trái đúng mức nếu không bị cắt tỉa thật kỹ. Chúa Giêsu biết rõ điều đó.
Nhưng cắt tỉa là một quá trình gây đau thương cho một cây ăn quả. Đây là một thực tế không thể chối cãi được. Nhưng mục đích của việc cắt tỉa này không phải là bắt thân cây phải chịu đựng đau đớn, mà là để giúp cho thân cây tạo ra nhiều quả hơn, và quả được ngon hơn.
Nói tới việc cắt tỉa là chúng ta phải nói đến vấn đề đau khổ. Vấn đề đau khổ là một thực tại ngàn đời tồn tại và luôn luôn đòi được giải đáp. Đau khổ đến với ta dưới mọi hình thức : tinh thần, thể xác, bên ngoài, bên trong, cá nhận, tập thể, cộng đoàn. Ta có cảm tưởng đó là một lực lượng đến phá hủy tiềm năng phát triển con người. Nhưng với ánh sáng Phúc âm hôm nay, chúng ta thấy được một khía cạnh của đau khổ. Thiên Chúa muốn dùng đau khổ để thanh luyện chúng ta, để cho ta sinh hoa trái tươi tốt về đàng thiêng liêng. Điều cần thiết là phải lãnh nhận đau khổ với tinh thần đức tin và sự cậy trông ở lòng thương vô biên của Thiên Chúa.
III. KẾT HỢP VỚI CHÚA KITÔ
Đọc dụ ngôn cây nho và cành nho, chúng ta thấy rõ ý Đức Giêsu là Ngài muốn chúng ta kết hợp với Ngài. Mầu nhiệm cây nho được Đức Giêsu tóm lại trong hai sự việc sau đây : kết hợp và sinh trái. Càng kết hợp chặt chẽ càng sinh nhiều hoa trái. Chúa muốn dạy chúng ta điều kiện căn bản là kết hợp với Chúa, có kết hợp với Chúa mới đem lại kết quả thiêng liêng cho kẻ khác và cho chính mình.
Chúng ta nên để ý đến câu Đức Giêsu nói với các môn đệ “Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái”(Ga 14,5). Có tới 9 lần cụm từ “ở lại trong” được lặp lại trong đoạn Tin mừng này. Đây là bổn phận của một cành nho. Điều kiện này không thể thiếu được, nếu không muốn đời sống siêu nhiên của mình bị héo tàn và vô dụng, vì Chúa nói rõ:”Không có Thầy, các con không thể làm được gì”(Ga 14,5) hoặc :”Không ở trong Thầy, các con không thể sinh hoa trái”.
Nếu chúng ta được ở trong Đức Giêsu, được kết hợp với Ngài thì chúng ta sẽ lãnh được sức sống của Ngài. Ngài cũng ở trong Thiên Chúa nên khi chúng ta kết hợp với Ngài, chúng ta cũng được kết hợp với Thiên Chúa và múc được sự sống của Chúa Ba Ngôi. Tư tưởng này đã được thánh Hilariô trình bầy trong bài khảo luận về Chúa Ba Ngôi mà chúng ta trích dẫn sau đây :
“Nếu Người chỉ muốn ta hiểu về sự hiệp nhất theo ý chí, thì tại sao Người lại trình bầy sự hiệp nhất phải được hoàn thành theo một tiến trình và một trật tự ? Đó là vì chính Đức Kitô ở trong Chúa Cha theo bản tính Thiên Chúa, và chúng ta ở trong Đức Kitô theo bản tính nhân loại Người đã lãnh nhận ; do đó, chúng ta tin rằng Đức Kitô ở trong chúng ta nhờ bí tích Thánh Thể. Nhờ vậy, chúng ta biết được sự hiệp nhất trọn hảo do Đấng Trung gian thực hiện : Khi chúng ta ở trong Đức Kitô, thì Người vẫn ở trong Chúa Cha, và khi Người ở trong Chúa Cha thì Người cũng ở trong chúng ta nữa. Như thế, chúng ta ngày càng tiến triển trong sự hiệp nhất với Chúa Cha, bởi vì Chúa Con vẫn ở trong Chúa Cha theo bản thể do được sinh ra từ thuở đời đời, và chính chúng ta cũng ở trong Đức Kitô theo bản thể, đang khi Người ở trong chúng ta theo bản thể” (Trích Các bài đọc Kinh sách, Mùa chay và phục sinh, tr.26).
Đó là sự kếp hợp giữa Chúa với chúng ta, tức là giữa cây nho và cành nho. Còn giữa chúng ta với nhau, tức là giữa các cành nho thì sao ? Chúng ta cần cộng tác với nhau, cần nâng đỡ nhau, cần kết hợp với nhau trên con đường cứu rỗi. Ở đời này, không ai chủ trương “Mỗi người là một hòn đảo” mà sống tốt được. Cũng như một thân cây nho chuyển thông sức sống, nhựa sống cho các cành, thì Chúa Giêsu cũng làm như thế. Cành nho nào không tiếp nhận nhựa sống thì sẽ cằn cỗi, khô héo và rời rụng đi. Nhựa sống trong thân cây nho hằng lưu chuyển, không cành nào được giữ lại cho mình mà ngăn cản nhựa sống truyền sang cho những cành khác.
Truyện : Kết hợp với Chúa.
Văn hào kiêm triết gia nổi tiếng người Ấn độ Rabindranath Tagore đã viết như sau:
“Trên bàn tôi là sợi dây Guitar, tôi xoay nó qua lại theo các chiều khác nhau, nó không bị ràng buộc chi cả. Vì nó được cuộn tròn nên khi tôi xoắn đầu này thì đầu kia cũng bật dậy, sợi dây dẫy nảy trong tay tôi, mà chẳng phát ra một âm thanh nào. Hiện tượng này biến mất khi tôi buộc nó vào chiếc đàn Guitar, hai đầu bị gắn chặt để sợi dây căng thẳng, rồi với đầu ngón tay, tôi gảy nhẹ vào sợi dây và lạ thay , một âm vang nổi lên hầu như du dương. Đây chính là lúc sợi dây được tự do để tạo nên nốt nhạc.
Cũng thế, trong cách trồng cây cà chua, cây yếu ớt ngã xoài trên mặt đất, nhiều khi lá bị héo úa dập nát. Nhưng nếu cây được cột vào một cọc dựng đứng, mọi phần tử của cây được phơi ra ánh nắng, cây sẽ mơn mởn và đâm nhiều bông trái. Chính vì bị ràng buộc mà cây đã có nhiều triển vọng sinh hoa kết quả”(Thiên Phúc, Lời gọi yêu thương, tr 39).
Chúng ta cần lặp lại lời Đức Giêsu đã nói với chúng ta :”Không có Thầy các con không làm được gì”(Ga 14,5) . Chúng ta sống được là nhờ có ơn Chúa, mọi sự phải nằm trong tay Chúa. Đời sống thiêng liêng của chúng ta chỉ có thể phát triển được khi có ơn Chúa nâng đỡ, ngoài Chúa ra không ai có thể giúp đỡ chúng ta làm được việc gì sinh ơn ích cho phần rỗi chúng ta.
Đồng thời chúng ta cũng phải cần đến nhau vì , theo Thomas Merton, “Không ai là một hòn đảo”. Mọi người phải liên đới với nhau, hành động của người này ảnh hưởng đến công việc của người kia. Vì thế, muốn hưởng tự do của mình, ta phải tôn trọng tự do kẻ khác. Nói cách khác, tự do của mỗi chúng ta ràng buộc lẫn nhau và giúp đỡ lẫn nhau nữa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vatican: linh mục phải sống thánh thiện để cai quản hữu hiệu
Jos. Tú Nạc, NMS
08:47 03/05/2012
VATICAN CITY – Mười năm sau cuộc trả lời lịch sử của Đức Thánh Cha trước vấn đề lạm dụng tình dục của tu sỹ, Vatican đã thuyết phục các linh mục cố gắng phấn đấu thánh thiện cao cả hơn trong cuộc sống bản thân để họ có thể giúp đỡ tha nhân và làm khuynh đảo chủ nghĩa vô thần.
Trong lá thư thường niên gửi các linh mục năm 2012, Giáo đoàn Vatican phụ trách Tu sỹ tập trung vào lá thư 2002 của Chân Phước John Paul II gửi đến giơi tu sỹ, điều mà Cố Giáo hoàng trả lời về những mặc khải đang phát triển và những tai tiếng lạm dụng rình dục của thiểu số các linh mục.
Lá thư của Giáo đoàn cũng chuyển đến các linh mục đường lối chỉ đạo để kiểm điểm lương tâm của mình liên quan đến những điều khi cử hành Thánh Lễ như thế nào để nhận biết mình thực sự sống thanh khiết, khiêm nhường và đời sống khoan dung chưa để rồi tách khỏi sự gia tăng liên tục trong tiêu thụ.
Được ký bởi Trưởng Giáo đoàn, ĐHY Mauro Piacenza; và Tổng Giám mục Celso Morga Irizubieta, lá thư đề ngày 26 tháng Ba và được xuất bản mới đây trên website của Giáo đoàn.
Là thư đánh dấu Ngày Thế giới Cầu nguyện thanh tẩy các Linh mục, được cử hành ở nhiều giáo phận ngày 15 tháng Sáu – Lễ kính Thánh Tâm Chúa Giê-su.
Các linh mục được giao phó nhiệm vụ khó khăn thử thách để giúp đỡ mọi người trở nên thánh thiện hơn và vâng theo Thánh ý Chúa một cách vẹn toàn hơn, lá thư nêu lên.
“Chúng ta không thể được thanh tẩy mà không có những việc làm thánh thiện với những anh em của chúng ta, và chúng ta không làm được công việc để thánh hóa những anh em của chúng ta trừ phi chúng ta trước hết tiếp tục làm và tiếp tục thực hiện những việc làm thánh thiện của chính mình,” trong thư nói.
Thuyết phục người khác phấn đấu cho “ý tưởng hoàn thiện, không có nghĩa là chúng ta không nhận thức được những khuyết điểm cá nhân của chúng ta, hoặc những lỗi lầm đã phạm bởi những người khác đem đến sự hổ thẹn đối với thiên chức linh mục trước thế giới.” lá thư nói.
Trong khi không nêu một cách cụ thể tu sỹ lạm dụng tình dục, là thư nói rằng đã đưa ra tình huống tồi tệ được đang tải trên những bản tin thời sự, linh mục phải lấy làm quan tâm “với sức mạnh và sự cấp bách quan trọng hơn” trong lá thư Thứ Năm Tuần Thánh của Chân Phước John Paul II cách đây một thập kỷ.
Được biết lá thư đẽn lên án những người vi phạm về những vụ tai tiếng như vậy đang phản bội thiên chức linh mục và quay “bóng tối nghi ngờ” bao trùm biết bao linh mục đức hạnh trên thế giới.”
Trong thư đề cập đến lời của Chân Phước John Paul II kêu gọi các linh mục, “Tự mình toàn tâm toàn ý hơn đối vơi việc tìm đến sự thánh thiện.”
Lá thư được gửi đi từ Giáo Đoàn dành cho giới Tu sỹ đã nói một trong những vấn đề trầm trọng nhất ngày nay là con người đã đánh mất tất cả những ý thức về tình yêu và hy vọng của Thiên Chúa.
Theo truyền thống, những quốc gia Ki-tô giáo “không còn lôi kéo để buông theo một loại vô thần thông tục như họ đã sống trong quá khứ,” mà họ có nguy cơ trở thành nạn nhân trước vết nhơ vô thần đó để rồi “vẻ đẹp và sự nồng nàn “Của Chúa Ba Ngôi, Chúa Con và chúa Thánh Thần.”
Bằng việc ấp ủ, tôn thờ và sống mãi trong sự chia sẻ với Thiên Chúa, các linh mục có thể chỉ ra con đường tới dung mạo đích thực của Đức Ki-tô và tại sao Người lại quan trọng đối với chúng ta những người nam và nữ hôm nay., lá thư đã nói.
“Không có một sự tân truyền bá tân Phúc Âm thực sự được khả thi trừ phi chúng ta những Ki-tô hữu có thể rung động và một lần nữa lay chuyển thế giới bằng việc tuyên xưng bản chất của Thiên Chúa chúng ta, Thiên Chúa là tình yêu,” và hằng sống mật thiết như Đức Ki-tô.
Bổ sung cho lá thư, Giáo đoàn Giáo sỹ cũng công bố những đoạn Thánh Kinh và những phản ảnh của các Giáo Hoàng, các thánh và các thần học gia và của Thánh Fautina Kowalska “cầu cho Hội Thánh và cho các linh mục,” cầu xin Thiên Chúa che chở các linh mục “tránh khỏi cạm bẫy và mưu ma chước quỷ của tội ác.”
Cũng có phần 20 của “Examination of Conscience for Priests” yêu cầu các linh mục suy xét: mình chuẩn bị như thế nào đểdẫn dắt Thánh Lễ được tốt với tính cách trang nghiêm; làm thế nào để đời sống của mình tránh khỏi tự tôn và những đeo đuổi hão huyền; làm thế nào để tình yêu của mình tập trung cho Đức Ki-tô hiện diện trong việc hướng dẫn mình tránh xa những tư tưởng và hành động tình dục; làm thế nào để mình sống trong tình liên ái với tha nhân …”
Trong lá thư thường niên gửi các linh mục năm 2012, Giáo đoàn Vatican phụ trách Tu sỹ tập trung vào lá thư 2002 của Chân Phước John Paul II gửi đến giơi tu sỹ, điều mà Cố Giáo hoàng trả lời về những mặc khải đang phát triển và những tai tiếng lạm dụng rình dục của thiểu số các linh mục.
Lá thư của Giáo đoàn cũng chuyển đến các linh mục đường lối chỉ đạo để kiểm điểm lương tâm của mình liên quan đến những điều khi cử hành Thánh Lễ như thế nào để nhận biết mình thực sự sống thanh khiết, khiêm nhường và đời sống khoan dung chưa để rồi tách khỏi sự gia tăng liên tục trong tiêu thụ.
Được ký bởi Trưởng Giáo đoàn, ĐHY Mauro Piacenza; và Tổng Giám mục Celso Morga Irizubieta, lá thư đề ngày 26 tháng Ba và được xuất bản mới đây trên website của Giáo đoàn.
Là thư đánh dấu Ngày Thế giới Cầu nguyện thanh tẩy các Linh mục, được cử hành ở nhiều giáo phận ngày 15 tháng Sáu – Lễ kính Thánh Tâm Chúa Giê-su.
Các linh mục được giao phó nhiệm vụ khó khăn thử thách để giúp đỡ mọi người trở nên thánh thiện hơn và vâng theo Thánh ý Chúa một cách vẹn toàn hơn, lá thư nêu lên.
“Chúng ta không thể được thanh tẩy mà không có những việc làm thánh thiện với những anh em của chúng ta, và chúng ta không làm được công việc để thánh hóa những anh em của chúng ta trừ phi chúng ta trước hết tiếp tục làm và tiếp tục thực hiện những việc làm thánh thiện của chính mình,” trong thư nói.
Thuyết phục người khác phấn đấu cho “ý tưởng hoàn thiện, không có nghĩa là chúng ta không nhận thức được những khuyết điểm cá nhân của chúng ta, hoặc những lỗi lầm đã phạm bởi những người khác đem đến sự hổ thẹn đối với thiên chức linh mục trước thế giới.” lá thư nói.
Trong khi không nêu một cách cụ thể tu sỹ lạm dụng tình dục, là thư nói rằng đã đưa ra tình huống tồi tệ được đang tải trên những bản tin thời sự, linh mục phải lấy làm quan tâm “với sức mạnh và sự cấp bách quan trọng hơn” trong lá thư Thứ Năm Tuần Thánh của Chân Phước John Paul II cách đây một thập kỷ.
Được biết lá thư đẽn lên án những người vi phạm về những vụ tai tiếng như vậy đang phản bội thiên chức linh mục và quay “bóng tối nghi ngờ” bao trùm biết bao linh mục đức hạnh trên thế giới.”
Trong thư đề cập đến lời của Chân Phước John Paul II kêu gọi các linh mục, “Tự mình toàn tâm toàn ý hơn đối vơi việc tìm đến sự thánh thiện.”
Lá thư được gửi đi từ Giáo Đoàn dành cho giới Tu sỹ đã nói một trong những vấn đề trầm trọng nhất ngày nay là con người đã đánh mất tất cả những ý thức về tình yêu và hy vọng của Thiên Chúa.
Theo truyền thống, những quốc gia Ki-tô giáo “không còn lôi kéo để buông theo một loại vô thần thông tục như họ đã sống trong quá khứ,” mà họ có nguy cơ trở thành nạn nhân trước vết nhơ vô thần đó để rồi “vẻ đẹp và sự nồng nàn “Của Chúa Ba Ngôi, Chúa Con và chúa Thánh Thần.”
Bằng việc ấp ủ, tôn thờ và sống mãi trong sự chia sẻ với Thiên Chúa, các linh mục có thể chỉ ra con đường tới dung mạo đích thực của Đức Ki-tô và tại sao Người lại quan trọng đối với chúng ta những người nam và nữ hôm nay., lá thư đã nói.
“Không có một sự tân truyền bá tân Phúc Âm thực sự được khả thi trừ phi chúng ta những Ki-tô hữu có thể rung động và một lần nữa lay chuyển thế giới bằng việc tuyên xưng bản chất của Thiên Chúa chúng ta, Thiên Chúa là tình yêu,” và hằng sống mật thiết như Đức Ki-tô.
Bổ sung cho lá thư, Giáo đoàn Giáo sỹ cũng công bố những đoạn Thánh Kinh và những phản ảnh của các Giáo Hoàng, các thánh và các thần học gia và của Thánh Fautina Kowalska “cầu cho Hội Thánh và cho các linh mục,” cầu xin Thiên Chúa che chở các linh mục “tránh khỏi cạm bẫy và mưu ma chước quỷ của tội ác.”
Cũng có phần 20 của “Examination of Conscience for Priests” yêu cầu các linh mục suy xét: mình chuẩn bị như thế nào đểdẫn dắt Thánh Lễ được tốt với tính cách trang nghiêm; làm thế nào để đời sống của mình tránh khỏi tự tôn và những đeo đuổi hão huyền; làm thế nào để tình yêu của mình tập trung cho Đức Ki-tô hiện diện trong việc hướng dẫn mình tránh xa những tư tưởng và hành động tình dục; làm thế nào để mình sống trong tình liên ái với tha nhân …”
Một tạo Thế quan mới cho những giải đáp sinh đức
Lm. Giuse Hoàng Sỹ Quý, S.J.
08:51 03/05/2012
Khám phá về nền tảng sự sống và những viễn ảnh y tế mở ra
Những viên gạch làm nên ngôi nhà sự sống là các acid amin, rồi acid nucleic. Do sự trùng kết (polymérisation) của các acid amin mà ta có những đại phân tử protein. Mà acid amin, người ta đã có
Tế bào gốc đã được phát hiện ngay từ năm 1981, nhưng ở chuột cơ. Và cơn sốt Tế bào gốc chỉ thực sự bốc cao trước thềm năm 2000 khi các ống kính khoa học hướng về nó nơi con người.
Tế bào gốc trước hết là của trứng thụ tinh. Từ 1 tới 5 ngày, nó sinh sôi thành mấy chục, và trong giai đoạn đầu ấy, chúng là toàn năng (totipotent), nghĩa là, nếu cứ thế phát triển, sẽ làm nên toàn bộ một cơ thể. Sau ngày thứ năm, trứng hõm lại thành túi phôi (blastocyste), với một đầu là núm phôi, để từ đấy, tùy vị trí trong phôi mà các tế bào chuyên biệt hóa hướng phát triển (hướng về một số mô và cơ quan nhất định), và đây là trạng thái đa năng (pluripotent) của chúng.
Một cơ thể dù trưởng thành vẫn còn những tế bào gốc, vì một tế bào gốc, để thành tế bào chuyên loại, luôn phân thành hai, trong đó chỉ có một tế bào dự chuyên (précurseur), còn tế bào kia là tế bào gốc mới. Tế bào gốc này, nếu cấy nuôi vào một mô, cơ quan thích hợp (như tim), có thể sinh ra những tế bào thuộc mô hay cơ quan ấy. Nếu lấy ra nuôi cấy trong một môi trường, thì tùy môi trường mà sinh ra những loại tế bào chuyên biệt khác nhau. Cũng thế nếu cấy vô một phôi, thì tùy vị trí trong phôi mà sinh ra một số dạng tế bào nhất định.[1]
Những phát minh nói trên mở ra biết bao triển vọng về mặt y khoa. Người ta có thể thay thế hay sửa chữa những gen nào là nguồn gốc một căn bệnh. Người ta có thể sản sinh máu tốt từ tế bào gốc người bệnh để thay thế máu cũ. Người ta có thể nâng cấp di truyền của một người, nhờ đó người này và con cháu họ có thể khỏe hơn, miễn nhiễm hơn hay thông minh hơn. Người ta có thể tạo ra phiên bản của những con người tuyệt thế như Einstein, Ali, Pelé…
Thế nhưng. . .
Những vấn đề đạo đức đặt ra
Việc thiết lập bản đồ gen và phát hiện tế bào gốc, cùng với những triển vọng mở ra, đặt con người trước những vấn đề đạo đức chưa từng có. Người ta đang tạo ra những chú heo mang gen người để dùng tim, thận… của nó thay ghép cho con người. Người ta cũng muốn tạo những con chuột mang não người “để xem sao” nữa. Sự cao quý của con người như đang bị xói mòn dần! Vì mục đích trị liệu, trước đây người ta chỉ lập hồ sơ nhóm máu của anh thôi, chứ nay thì luôn cả hệ gen (génome). Mà tình trạng di truyền này nếu lộ ra sẽ gây những hậu quả xã hội rất nghiêm trọng : một người nào đó sẽ bị các hãng bảo hiểm chê, cũng như không thể tìm được việc làm cho mình. . .
Sự việc càng trở nên gay cấn khi, lợi dụng những phát minh di truyền, y sĩ muốn nâng cấp (enhance) một cơ thể, đồng thời nâng cấp cơ thể những ai sẽ sinh ra từ người ấy. Và đây là vấn đề ưu sinh (eugénics), là sửa chữa hay biến chế gốc, mầm:
a) Cất giữ tinh trùng và trứng trong ngân hàng băng lạnh, để sau này khi cần, sẽ mang ra chọn, vứt bỏ cái xấu, lựa lấy cái tốt, chỉnh sửa nếu muốn, rồi cho trứng và tinh trùng phối hợp, xong nuôi ngoại môi (in vitro), rồi đưa vô một dạ con.
b) Với một phụ nữ đang mang bầu: lấy phôi ra ngoài, loại bỏ nếu bất bình thường, còn không thì chỉnh sửa, nuôi ngoại môi, rồi trả về bụng mẹ.
Đáng sợ hơn nữa khi người ta muốn tạo mới hẳn một con ngườí! Chế tạo với kỹ thuật đã phát minh mới đây: Nhân bản (cloning, clonage):
Nhân bản xưa chỉ là phân trứng (thụ tinh) thành hai để có hai đứa song sinh y hệt nhau (con do một cặp nam nữ). Nhân bản nay là nạo vét nhân một noãn bào (ovocyte, tế bào trong noãn), rồi đưa nhân (ADN) một tế bào vào thay thế, và thế là phiên bản của người này được tạo ra, như chú cừu Dolly vậy.
Với cách nhân bản như thế, bác sỹ có thể sáng tạo mọi thứ người theo đơn đặt hàng. Đặt hàng, có thể đây là những cặp vợ chồng vô sinh. Mà cũng có thể là những trùm độc tài hay trùm mafia, khủng bố, muốn có dưới trướng những nhà khoa học tối thông minh để chế tạo khí giới, và những đội quân vô cùng khỏe giúp chúng bá chủ hoàn cầu. Con người không còn là mục đích nữa, nó thành món hàng và công cụ mất rồí!
Trước những triển vọng sinh học đáng sợ như thế, thần học luân lý đã đối phó ra sao cho tới nay?
Những giải đáp cho tới nay của thần học luân lý[2]
Thần học luôn nhấn vào quyền tối thượng của Thiên chúa đối với thiên nhiên, đặc biệt đối với con người “được dựng nên theo hình ảnh Thiên chúa”. Thần học cũng dựa vào Sáng thế thư (1.28 và 2.15) mà xác lập quyền quản lý (stewardship) của con người đối với trái đất. Vậy nếu chỉ động chạm đến thân thể mình để sửa chữa những khiếm khuyết, dù bằng liệu pháp gen, thì cũng không có gì đáng nói, miễn là tất cả thực hiện trong tinh thần cẩn trọng, trách nhiệm cao. Chứ nếu di chuyển, biến đổi các gen với mục đích ưu sinh, như cho một thiếu niên cao lớn hơn, một công nhân kháng được những khí độc khi hành nghề, thì đây lại là chuyện lớn, bởi động chạm đến cấu trúc con người và biến đổi cả một dòng họ. Con người không còn là quản lý nữa: xem ra nó đã vi phạm quyền tối thượng của Thiên Chúa và tính thánh thiêng của thiên nhiên, nhất là của con người.
Để giải quyết vấn đề, một số nhà thần học muốn nâng cao vị thế và vai trò của con người: con người không chỉ là quản lý, mà còn là đồng sáng tạo (cocreator) của Thiên chúa! Vâng, con người chẳng hề “cướp quyền Tạo hóa” bởi lẽ Tạo hóa thì sáng tạo từ hư không, trong khi con người chỉ làm việc với những gì đã có, chỉ hoàn thiện những gì Thiên chúa đã làm nên thôi. Và đây là nhìn vũ trụ như một cái gì chưa hoàn tất và coi tạo thế là một sáng tạo liên tục, hướng về sự hoàn tất của thế giới ở điểm cánh chung.
Thuộc Dothái-Kytôgiáo có ba thứ cánh chung quan: (A) Cánh chung quan khải huyền (apocalyptic) với tận thế-hướng: một cái nhìn yếm thế về lịch sử; (B) Cánh chung quan hướng đích (teleological) coi thế giới như đang phát triển về phía hoàn thiện của nó ở điểm cánh chung; (C) Cánh chung quan sấm báo (prophetic) hướng về một tương lai tốt đẹp cho thế giới này.
Những người theo cánh chung quan A đòi chúng ta phải tôn trọng ý định của Thiên Chúa đang dẫn đưa thế giới đến cáo chung, mà đừng can thiệp dù để nâng cấp hay cứu vãn loài người. Còn những ai theo hai cánh chung quan dưới thì chấp nhận một sự can thiệp có giới hạn vào hệ di truyền. Theo K. Rahner, chúng ta được Thiên Chúa trao trọng trách hoàn tất công việc của Ngài. Cả vũ trụ lẫn lịch sử đều chưa tới bến, và việc của loài người là, bằng tự do và trong tư thế đồng sáng tạo của Thiên chúa, phải thủ biến (manipuler) thiên nhiên, thậm chí thủ biến chính mình. Có điều thủ biến đến đâu và thế nào hẳn phải là chuyện khác.
Trước hềt, phải xem thiên nhiên là cái gì trong tay chúng ta. Phải chăng chúng chỉ là phương tiện suông, tùy ý ta sử dụng, nên cũng tùy ý ta biến đổi? Biến đổi ngay chính thân xác này vốn được nhiều người coi như riêng rẽ và lệ thuộc tinh thần? Thật ra, cũng có quan điểm coi thiên nhiên đã được sáng tạo hoàn tất như thế, một thiên nhiên thánh thiêng mà ta phải tôn trọng, không được thêm bớt chi vô cả. Đối với thứ thiên nhiên này, chúng ta chỉ đóng vai trò quản lý thôi. Quản lý luôn đối với thân xác của mình. Thế nhưng cũng có một chủ trương nữa, rằng thiên nhiên chưa hoàn tất và mãi trong tiến hóa theo quy định, nhưng một quy định không cứng nhắc; và con người là một thực tại duy nhất với cả thể xác lẫn tinh thần, với thiên nhiên thì nó có thể nhào nặn để thể hiện chính mình, chứ đối với thân xác thì nó không thể thủ biến tới mức mầm và gen.
Xem như thế, phần đông coi việc trị liệu dù bằng liệu pháp gen là điều khả thi, chứ nếu nâng cấp (enhance) bằng cách biến đổi hệ gen , thì hầu hết chống lại. Nói chi đến tạo mới cả một cơ thể bằng cloning, nhưng đâu phải chỉ một cơ thể, mà một con người, và đây còn là ép tạo ra một linh hồn “từ hư vô” nữa. Một đôi người chấp nhận cloning, thì coi đây không phải là tạo từ hư vô, mà “sinh sản có trợ giúp” (assisted reproduction) thôi. Họ nghĩ rằng không thể tán thành cloning con người, nhưng chấp nhận thì được. Dù sao, chứng lý thần học của họ xem ra cũng không đủ sức thuyết phục.
Một tạo thế quan mới để giải quyết những vần đề sinh đức
Người xưa, kể cả tác giả Sáng thế thư, luôn cho rằng tạo ra các loài sinh vật, Hóa công đã tạo chúng trực tiếp, hết loài này đến loài kia riêng biệt. Nhưng rồi khoa học đã cho thấy điều ngược lại: các sinh vật đã tiến hóa từ loài này sang loài kia, kể cả loài người nữa. Ngay đến sự sống cũng từ khoáng chất phát sinh đấy thôi.
Bắt chước môi trường quanh các vì sao mới (với sự bắn phá dữ dội của các hạt cơ bản và sự có mặt của một vài khoáng chất cần), người ta đã tạo ra được trong phòng thí nghiệm những viên gạch thứ nhất của sự sống : các acid amin, mà với phương pháp trùng kết (polymerisation) sẽ làm nên các đại phân tử protein. Và chắc là mai ngày rồi khoa học cũng có thể chế những acid nucleic, từ đó làm nên các chuỗi xoắn ADN nữa.
Nếu ngày xưa, người ta nghĩ Hóa công phải nhào nặn từng loài một, thì ngày nay, văn minh hơn, người ta biến Ngài thành kỹ sư, dựa vào quy luật mà làm nên tất cả. Giống như Dêmiourgos (Hóa công) của Platon, chỉ cần đẩy cái đầu tiên, để vũ trụ tự đẩy tiếp mà sinh sinh hóa hóa. Và như thế, Ngài chỉ là nguyên nhân tác thành đàu hay Primum movens. Có điều, muốn hưởng hiệu quả, Ngài đã phải đặt nguyên nhân, y như chúng ta muốn ăn thì phải đi chợ và nấu nướng. Để rồi hôm nay, nếu có ai mang ADN vô noãn bào vét rỗng nhân mà cloning, thì kẻ đó tưởng mình thay thế Thiên Chúa, còn người khác lại kêu là hắn tiếm quyền Ngài, “dỡn mặt” (playing) Ngài.
Thế nhưng hướng đi mới của khoa học vĩ mô lại coi tạo thế không phải bằng đun đẩy từ sau với những nguyên nhân, mà hút về phía trước thành một tiến hóa. Mà tiến thì phải nhắm một cái đích, dù nhắm đích thì người hữu thần cho là Thiên Chúa, còn người vô thần lại bảo là thiên nhiên: Thiên nhiên có mắt, tự nó huớng về và tìm đường để tiến về. Chủ thuyết Tiến hoá đã khởi đầu trên bình diện sinh học với những tên tuổi lớn như Lamarck và Darwin. Và nó tiếp tục trên bình diện khoáng chất với thuyết vật lý Bigbang mà nay tới trên 90% khoa học gia công nhận.
Năm 1929, E. Hubble phát hiện các thiên hà ngày càng xa giải Ngân hà của chúng ta, từ đó ông nhận định: vũ trụ đang dãn nở! Căn cứ vào đà dãn nở hiện nay mà ngược dòng về điểm khởi đầu, hẳn ta phải nhìn nhận rằng : ở thời điểm 0 ấy, vũ trụ co hẹp đến số 0. Một vũ trụ lớn như hiện nay với toàn bộ vật chất, do đó toàn bộ khối lượng (mass), chứa trong đó ( với khối lượng cũng là năng lượng qua công thức E=mc2 ), mà nén tới 0, thì tưởng tượng xem sức nén sẽ kinh khủng mức nào! Hậu quả do đó phải là một vụ nổ (văng ra) cực lớn, tức Big-bang, từ đó một dãn nở đến vô tận. Theo đà dãn nở mà nhiệt độ nguội dần, nhờ thế năng lượng tụ kết thành những loại hạt tối cơ bản trong đó có electron, có các quarks chúng sẽ họp thành những proton và neutron để làm nên các hạt nhân với các electron đến xoay quanh mà hình thành nguyên tử, kế đó nguyên tử tụ thành phân tử, những viên gạch xây nên thế giới khoáng chất. Sự sống cũng bắt đầu từ đấy với mấy loại phân tử tối đặc biệt trong một môi trường cũng đặc biệt nốt.
Vũ trụ đã dãn nở rất nhanh từ 15 tỷ năm nay, và nếu nó cứ thế tiếp tục thì cái gì sẽ xảy ra mai ngày? Phần đông theo lý thuyết Einstein, cho rằng, do nguyên lý vạn vật hấp dẫn, vũ trụ luôn bị hút vào trung tâm để làm nên một vũ trụ cong, hình cầu, cuối cùng sẽ đổ sập vào giữa thành một Sập lớn, tức Big-crunch. Có điều, với những phát hiện mới đây về tình trạng bức xạ nền (rayonnement de fond) do hai khinh khí cầu Boomerang và Maxima (của cơ quan không gian châu Âu), cũng là bức xạ hóa thạch (rayonnement fossile, hình thành từ năm 300.000 sau Bigbang), thì có lẽ vũ trụ không cong, mà phẳng (bôi bác, chiffonné), do đó không có Sập- lớn. Cũng có giả thuyết cho rằng các Bigbang và Bigcrunch nối tiếp nhau không ngưng để làm nên nhiều tạo thế và nhiều tận thế. Người khác lại tưởng tượng ra nhiều thế giới song song (với những Bigbang và Bigcrunch song hành), và nhiều thế giới khác hẳn thế giới của chúng ta, thậm chí thế giới trên mười chiều.[3]
Dù với sơ đồ tạo thế như thế nào, tạo thế chắc chắn là bằng một tiến hóa. Chẳng những tiến hóa trong nội bộ sự sống và nội bộ khoáng chất, mà còn tiến hóa từ bên này sang bên kia nữa. Để có tiến hóa này, thì ngay trong giai đoạn khoáng, đã phải có một phối hợp tuyệt vời giữa bốn lực cơ bản và mấy hằng số với nhau. Giả như hằng số hấp dẫn lớn hay nhỏ quá, thì hoặc các vì sao co hẹp nhanh đến nỗi vật chất không kịp phức tạp hóa đủ, hoặc các thiên thể không chịu suy sụp để các vì sao hình thành, và nơi vì sao các nguyên tố nặng. Và cũng thế nếu lực hạt nhân không đủ mạnh để cố kết proton và các neutron lại mà làm nên hạt nhân, thì sẽ không có nguyên tử, phân tử và sự sống . . . Tất cả phải đúng mức và sự phối trí phải vô cùng tinh tế, đến nỗi một nhà vật lý thiên văn không Kytô-giáo như Trịnh xuân Thuận cũng phải ngỡ ngàng trước tài thiện xạ của Hóa công. Vâng, từ điểm 0 Ngài đã nhắm bắn cái hồng tâm 1cm (là Con người) ở khoảng cách vô tận là 15 tỷ năm ánh sáng, mà chỉ một phát trúng phóc ngay.
Theo tôi, thì không phải Thiên Chúa đứng từ điểm đầu mà bắn, nhưng ở điểm cuối mà hút. Vâng, Thiên chúa là Tinh thần, mà tinh thần thì làm gì cũng vì một mục đích mà làm. Ngay thứ tinh thần pha tạp (pha với vật chất) là con người đây cũng đã vậy rồi. Quả thế, không phải vì sẵn nhà mà tôi ở, vì sẵn gạch và thợ nên có nhà; nhưng vì nhắm ở mà tôi xây nhà, vì muốn có nhà mà tôi tìm kiến trúc sư thiết kế, tìm xi măng và gạch để mua, tìm cai thầu và thợ để kiến thiết. Vâng, tôi luôn nhắm đích trước rồi mới đặt nguyên nhân: nghĩa là mục đích quyết định nguyên nhân!
Nếu con người không thể đạt mục đích nếu không có nguyên nhân, thì Thiên chúa vốn là Tinh thần thuần túy và tuyệt đối hẳn không cần nguyên nhân, do đó việc Ngài làm bao giờ cũng là phép lạ, nghĩa là thấy sự kiện mà không thấy nguyên nhân của sự kiện, hay ít là thấy nguyên nhân không tương xứng với sự kiện: và đây gọi là “bước nhảy vọt” ở mỗi giai đoạn tiến hóa.
Thật ra, nếu muốn có con người, Thiên Chúa chỉ cần “phán”, tức muốn hay nhắm, là có ngay thôi. Nhưng Thiên Chúa đã chọn con đường dài, đã muốn sử dụng đến nguyên nhân, nên mới có tiến hóa. Tiến hóa thì không phải là biến hóa suông. Với biến hóa, không có Tiến, cũng chẳng có Hướng tiến. Bằng như có Tiến và Hướng tiến, thì phải có nhắm trước và có nhảy vọt, do đó một mình nguyên nhân không thể giải thích hết hiệu quả: “Không ai cho cái mà mình không có”. Cái còn thiếu cho giải thích, đó là phép lạ vậy.
Nói cho rõ hơn, tạo thế bằng con đường dài là tiến hóa, Thiên chúa đã nhắm cái đích CON NGƯỜI, và lập tức từ phía đối diện xuất hiện cái Lượng tử ban sơ (Quantum initial) cùng với sức mạnh và những khả thể tiềm tàng trong đó. Để rồi sau Bigbang, cái gốc Energy-mass (Năng luợng-khối lượng) ấy, với tất cả sự năng động của nó do sự Nhắm đích (của Thiên chúa) đã hằn ghi thành Hướng đích (ở vật chất), sẽ tự dò đường tìm lối cho mình. Mỗi khi tìm ra lối đi hướng về phía đích, nó liền để Vết lại, và đây là quy luật, một thứ “tập quán” mà mọi thành phần vật chất sau đó cứ thế mà làm, mà “lặp lại” (répétition). Vâng, Thiên Chúa không “tuân theo” quy luật, khi mà quy luật được tạo ra do thiên nhiên dưới áp lực của hướng nhắm mà Thiên Chúa đặt vô nó.[4]
Quan niệm Tạo thế do nhắm đích này, chẳng những giải thích được Tiến hóa, mà còn bảo vệ được mặt thiêng liêng của con người dù vẫn nhìn nhận nó hóa sinh từ khỉ. Quả thế, nếu nhìn nhận có Nhảy vọt và Phép lạ ở mỗi giai đoạn tiến hóa, thì nguyên nhân không giải thích được hết hiệu quả, con khỉ không giải thích được hết con người. Cho nên không phải là khỉ đẻ ra người, mà khỉ chỉ là một công cụ và mắt xích qua đó và nhờ đó Thiên Chúa tạo con người bắt đầu từ Quantum sơ thủy. Vâng, nếu bảo Thiên Chúa nhắm con người qua Quantum sơ thủy, rồi qua con khỉ, thì phải nhìn nhận rằng, chỉ vì con người nên mới có con khỉ kia. Thế nghĩa là không phải Do khỉ mà có người, nhưng ngược lại Do người mà có khỉ. Và thế là, thay vì giải thích bằng nguyên nhân tác thành, sâu xa hơn , chúng ta đã giải thích tất cả bằng mục đích. Mà giải thích bằng mục đích mới là giải thích phù hợp với tinh thần là chúng ta, phù hợp với tạo thế nó là tác phẩm của Tinh thần thuần túy là Thiên Chúa.
Nếu không phải con khỉ sinh ra con người, thì càng không phải nhà khoa học Tạo ra con người bằng cloning. Việc làm của ông ta chỉ là tuân theo một quy luật và đặt ra một nguyên nhân, để rồi hướng đi của thiên nhiên, cũng là đích nhắm của Thiên Chúa, sẽ làm nốt phần còn lại, nghĩa là tạo ra con người ấy. Việc cloning con người do đó hẳn không còn tính “động trời” nữa, và chắc do đó cũng không mấy hấp dẫn đối với những kẻ muốn “dỡn mặt Thiên Chúa” hay “cướp quyền Tạo hóa”.
Cái nhìn Tạo thế bằng Nhắm đích qua Tiến hóa ấy cũng bảo vệ được nhất tính của con người. Con người không phải là xác riêng hồn riêng, mà do đó Thiên Chúa phải chờ một cái xác sinh ra để tạo một linh hồn đút vô, hay tạo sẵn một linh hồn nơi mầm (trứng thụ tinh hay phôi non) một thể xác chưa thành hình. Nhìn cái phôi non -thậm chí cái trứng mới thụ tinh- như một con người (khi chưa có gì của một thể xác người), là cách nhìn nhị nguyên như thế đấy. Bảo rằng cái phôi non hay trứng thụ tinh đã có linh hồn (dù chưa có xác người để được sống động hóa bởi nó), thì cũng bằng như coi con khỉ xưa, hay mớ vật chất nay sẽ làm nên xác một người, coi chúng đã có linh hồn đợi sẵn đấy rồi, để khi xác người thành hình, là hồn sẵn đó sẽ hoạt động.
Nhiều thần học gia coi cái phôi đã là người như thế, trong khi phần lớn khoa học gia lại coi cái thai trên ba tháng mới là người. Theo tôi, thì bởi hồn từ não và hệ thần kinh mà hoạt hóa thân xác, nên khi não và hệ thần kinh đã hoàn chỉnh, thì phôi có thể thành người nơi cái đầu tầu ấy rồi. Cho nên không cần chờ đến ba tháng, mà chỉ chín tuần, thậm chí sáu tuần rưỡi (lúc đầu và mình đã thấy rõ). Vâng, khi cơ thể phát triển vừa tới đó, thì do hướng đích đã tiềm sẵn trong vật chất và sự sống, có Nhảy vọt nó làm nên con người[5]. Có điều, vì phôi non hay trứng thụ tinh kia đang trên đà trực tiếp thành ngưới, nên do hướng đích trực tiếp thành người này, mà nó phải được kính trọng đặc biệt[6].
Chính vì vai trò khoa học gia trong Enhancement hay Cloning không còn lớn lao nữa, nên con người có thể thủ biến chính mình bằng Nâng cấp và Cloning mà không lo “Cướp quyền Tạo hóa” hay “Dỡn mặt Thiên Chúa”. Thế nhưng tính thánh thiêng của thiên nhiên, nhất là của bản tính tự nhiên con người, lại được gia tăng khi mà hướng nhắm hay ý định của Thiên chúa đã hằn ghi trên đó, khiến đụng tới đó cũng là chạm tới thánh ý Ngài rồi[7]. Có điều thánh ý Ngài là gì thì lại là vấn đề khác.
Xem ra ý Thiên Chúa là để con người làm đồng sáng tạo để hoàn chỉnh thế giới này, vì thế giới được làm nên vì con người, khi mà con người được làm nên vì mình và vì Thiên Chúa. Chính hai cái Vì này vừa mở cửa cho chúng ta thủ biến, vừa giới hạn sự thủ biến luôn. Giới hạn trong khuôn khổ đích nhắm của Thiên Chúa. Nghĩa là chúng ta có thể thủ biến thiên nhiên sao cho nó hoàn hảo hơn (trong hướng đi đã nhắm) để phụng sự tác giả chính và mục đích chính của nó là Thiên Chúa, phục vụ đồng tác giả và đồng mục đích của nó là con người. Nhưng mà không được đi trệch hướng tiến hóa, cũng là hướng nhắm đầu của Thiên Chúa, nghĩa là đổi thay bản tính thực tại nói chung. Đổi thay bản tính một hai sinh vật thì không đáng chuyện chi, bởi chúng không có mục đích ở nơi chúng, vì mục đích của chúng là thiên nhiên nói chung, rồi con người. Chứ đổi thay bản tính con người, -mà thân thể cũng thuộc bản tính này- là điều không thể. Vâng, con người không phải là sự vật hay công cụ. mà là mục đích: không chỉ là mục đích của thiên nhiên, con người còn là mục đích của chính mình nữa. Dù lấy mình ra mà thí nghiệm, thủ biến, thì cũng là lấy mình làm phương tiện và trò chơi của mình rồi. Nên chỉ trong trường hợp tối cần thiết, con người mới được động chạm tới mình ở mức “bản”(gốc) như ADN,ở mức mầm trong cloning.
Ngoài tính thánh thiêng của thiên nhiên, nhất là của bản tính người, còn lý do nguy hiểm nữa. Để tiến tới cấu trúc của sự sống, nhất là của gen người như hiện nay, theo tiếng gọi và nhắm đích của Thiên Chúa, thiên nhiên đã phải vạch lối tìm đường suốt nhiều tỷ năm nay mới lần ra, thì việc tái cấu trúc hệ di truyền vội vã, khi ngàn vạn ngõ ngách bí hiểm của nó không dễ gì thông suốt, liệu có quá liều lĩnh, dễ gây những quái biến không cách cứu vãn hay không? Chúng ta từng đã làm hư nhiều cái, trong đó có môi trường, mà không biết bao giờ mới chỉnh sửa được. Một mạo hiểm nữa mà hỏng có thể là nấm mồ chôn cả giống người chúng ta đấy.
May mà ngày nay, phong trào sinh thái đang đưa con người trở lại với lòng kính cẩn đối với thiên nhiên. Mà trong thiên nhiên, không gì đáng quý hơn sự sống. Nhìn từ bên ngoài, thì sự sống của cây cỏ và chim muông chẳng có gì khác lạ đối với sự sống chúng ta cả. Nên tôn trọng sự sống nói chung cũng khiến người ta quý trọng sự sống của con người. Vâng, một kẻ quen đổ máu con chim con sóc hẳn cũng không mấy ghê tay khi đổ máu đồng loại của mình, trừ khi lo tù tội. Vậy trong tinh thần, hãy trở về với đức hiếu sinh của Phương đông được thể hiện ở luật Ahimsâ (giới sát) của Ấn độ và nhận định của Khổng giáo :”Thiên địa đại đức viết Sinh” (Đức (sức mạnh) lớn của trời đất là Sinh”.
Đối với thiên nhiên, không nên quá theo Sáng thế thư mà coi mình chỉ là Chủ (1.26,28) thôi, nhưng theo Phaolô mà coi nó là bạn đồng hành (Rom.8.19-22) nữa. Vả lại chăm lo cho thiên nhiên cũng là bảo vệ chính mình đó. Hơn thế, lòng tôn kính đối với con người chỉ dễ duy trì khi được lồng vào trong niềm tôn trọng đối với thiên nhiên.
Trong khi phần đông chưa đủ lòng tôn kính đối với sự sống và vẫn muốn làm loé mắt thế giới khi chế biến “chơi” những con người, thì luật pháp các nước cần vào cuộc. Trong những trường hợp đặc biệt và với những nhóm người có tinh thần trách nhiệm cao, luật pháp có thể cho phép nâng cấp, thậm chí cloning người đôi khi, cho phép cấy nuôi các cơ quan hay nuôi súc vật mang gen người vì những mục đích thuần túy nhân đạo. Vâng, chỉ e loài người còn đấy mà con người (tức con người như một phẩm giá) không còn nữa!
[1] Xx. Science et vie, Nov. 2001, tr.82-99.
[2] Xx. Theological studies, th. ba/1999: bài của J-J. Walter ( tr.124-134) và của Th-A. Shannon (tr.111-123); tác phẩm tập biên Moral issues and christian responses, Harcourt Brace College Publishers, 6th edition,1998, bài của J-J. Walter (tr. 345tt.) và của W-F. Anderson (tr.353tt.), Ted Peters (tr.358tt.) và Allen Verbey (tr.364tt.).
[3] Xx. Science et vie th.4/1992, tr.30tt.; th.6/2000,tr.77-88; th.11/2000. . .
[4] Tạo thế quan bằng đích nhắm này, tôi đã trình bày trong bài “Với khoa học mới, cần đổi mới nhiều quan niệm triết-thần”, HTTH, Paris, số 23, tr.75-99.
[5] Cũng như xưa, từ phôi của một vài tinh tinh đột biến đã nở sinh mấy con người đầu tiên.
[6] Do đó không thể phá bỏ khi không có lý do tối quan trọng.
[7] Nếu hướng nhắm của Thiên Chúa đã hằn ghi nơi thiên nhiên, thì hướng tiến của thiên nhiên cũng là một với hướng đi của Tạo hoá. Và như thế, chúng ta đã hòa giải được cái nhìn của nhà khoa học với cái nhìn của nhà thần học.
Việc ân xá phải được bao gồm trong các thảo luận quốc tế
Bùi Hữu Thư
19:45 03/05/2012
Điện văn của Đức Thánh Cha Benedict XVI cho Giáo Hoàng Học Viện về các khoa học xã hội
ROME, Thứ Tư 2. tháng 5, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI ước mong rằng việc ân xá phải bao gồm trong các thảo luận quốc tế. Ngài nói như vậy trong điện văn gửi các thành viên của buổi họp khoáng đại lần thứ 18 của Giáo Hoàng Học Viện về các khoa xã hội học, được phổ biến ngày 30 tháng 4, 2012.
Giáo Hoàng Học Viện về các khoa xã hội học đã nhóm họp từ ngày 27 tháng 4, đến ngày 1 tháng 5, 2012, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Thông Điệp "Hòa Bình Trên Thế Gian" Pacem in Terris của chân phước Gioan XXIII, để nghiên cứu sự đóng góp của ngài cho học thuyết xã hội của Giáo Hội. Đức Thánh Cha Benedict XVI đã gửi điện văn cho bà Mary Ann Glendon, Viện Trưởng Giáo Hoàng Học Viện.
Việc ân xá ở tầm mức quốc tế
Trích dẫn Đức Gioan Phaolô II, Đức Thánh Cha Benedict XVI nhắc rằng "không có hòa bình nếu không có công lý, và không có công lý nếu không có ân xá." Ngài tiếp: "Chính vì thế khái niệm ân xá phải tìm được hướng đi trong việc thảo luận quốc tế để giải quyết các tranh chấp."
Ngài nhấn mạnh: Việc ân xá không phải là một sự "chối bỏ lỗi lầm", mà là "một sự tham dự vào tình yêu Thiên Chúa, chữa lành và biến cải, hòa giải và phục hồi." Trong các cuộc tranh chấp, ân xá có thể "biến cải ngôn ngữ vô ích của sự tố cáo lẫn nhau vì không đưa đi đến đâu."
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: "Những sai lầm của những bất công trong lịch sử chỉ có thể được vượt thắng nếu con người được linh ứng bởi một sứ điệp của sự chữa lành và niềm hy vọng, một sứ điệp cung ứng cho một con đường tiến tới, vượt qua được chỗ tắc nghẽn thường bao kín các dân tộc và quốc gia trong một cái vòng luẩn quẩn của bạo tàn."
Ân xá dựa trên việc khẳng định rằng "con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, một Thiên Chúa của công lý, giầu lòng thương xót " (Ep 2,4) ». Đức Thánh Cha Benedict XVI nhấn mạnh: Thực vậy, Thiên Chúa đáp lại những hành động đáng khiển trách của con người bằng "sự kết hợp của công lý và ân xá, công lý và ân sủng."
Vì vậy, những đức tính của Thiên Chúa đó "phải được phản ảnh trong cách cư xử của con người trong các vấn đề trần thế." Đức Thánh Cha khuyên bảo trong vấn đề này, phải "tin tưởng": phải theo đuổi "trật tự do Thiên Chúa thiết lập", nghĩa là "một thế giới trong đó phẩm giá của mỗi con người phải được tôn trọng" thì "sẽ mang lại hoa trái."
Đối thoại với thế giới
Đối với Đức Thánh Cha Benedict XVI, tông huấn của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII là một lá thư "gửi cho thế giới": là "một lời kêu gọi của một chủ chăn nhân lành, gần cuối cuộc đời, để cho hoà bình và công lý được cổ võ mạnh mẽ tại tất cả mọi giai tầng xã hội, quốc gia và quốc tế."
Tông huấn, ngày nay vẫn còn là "một lời kêu gọi hùng mạnh phải bước vào cuộc đối thoại cải tiến giữa Giáo Hội và thế giới, giữa những tín hữu và người ngoại." Đức Thánh Cha tiếp: "đối thoại này cung ứng cho một viễn tượng Kitô sâu xa về vị trí của con người trong vũ trụ", tin tưởng là thế gian "khao khát" sứ điệp này, được dành cho tất cả mọi người, vì "sự thật này tất cả mọi người đều có thể tiếp cận", đối với "tất cả mọi khách hành hương tìm chân lý và hoà bình."
Đức Thánh Cha Benedict XVI khẳng định: Ngày nay, khung cảnh chính trị trên thế giới đã thay đổi "rất nhiều" kể từ năm 1963, nhưng viễn tượng được Đức Gioan XXIII cung ứng "vẫn còn rất nhiều điều để giáo huấn chúng ta" để đối phó với "các thách đố mới" về hoà bình và công lý.
ROME, Thứ Tư 2. tháng 5, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI ước mong rằng việc ân xá phải bao gồm trong các thảo luận quốc tế. Ngài nói như vậy trong điện văn gửi các thành viên của buổi họp khoáng đại lần thứ 18 của Giáo Hoàng Học Viện về các khoa xã hội học, được phổ biến ngày 30 tháng 4, 2012.
Giáo Hoàng Học Viện về các khoa xã hội học đã nhóm họp từ ngày 27 tháng 4, đến ngày 1 tháng 5, 2012, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Thông Điệp "Hòa Bình Trên Thế Gian" Pacem in Terris của chân phước Gioan XXIII, để nghiên cứu sự đóng góp của ngài cho học thuyết xã hội của Giáo Hội. Đức Thánh Cha Benedict XVI đã gửi điện văn cho bà Mary Ann Glendon, Viện Trưởng Giáo Hoàng Học Viện.
Việc ân xá ở tầm mức quốc tế
Trích dẫn Đức Gioan Phaolô II, Đức Thánh Cha Benedict XVI nhắc rằng "không có hòa bình nếu không có công lý, và không có công lý nếu không có ân xá." Ngài tiếp: "Chính vì thế khái niệm ân xá phải tìm được hướng đi trong việc thảo luận quốc tế để giải quyết các tranh chấp."
Ngài nhấn mạnh: Việc ân xá không phải là một sự "chối bỏ lỗi lầm", mà là "một sự tham dự vào tình yêu Thiên Chúa, chữa lành và biến cải, hòa giải và phục hồi." Trong các cuộc tranh chấp, ân xá có thể "biến cải ngôn ngữ vô ích của sự tố cáo lẫn nhau vì không đưa đi đến đâu."
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: "Những sai lầm của những bất công trong lịch sử chỉ có thể được vượt thắng nếu con người được linh ứng bởi một sứ điệp của sự chữa lành và niềm hy vọng, một sứ điệp cung ứng cho một con đường tiến tới, vượt qua được chỗ tắc nghẽn thường bao kín các dân tộc và quốc gia trong một cái vòng luẩn quẩn của bạo tàn."
Ân xá dựa trên việc khẳng định rằng "con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, một Thiên Chúa của công lý, giầu lòng thương xót " (Ep 2,4) ». Đức Thánh Cha Benedict XVI nhấn mạnh: Thực vậy, Thiên Chúa đáp lại những hành động đáng khiển trách của con người bằng "sự kết hợp của công lý và ân xá, công lý và ân sủng."
Vì vậy, những đức tính của Thiên Chúa đó "phải được phản ảnh trong cách cư xử của con người trong các vấn đề trần thế." Đức Thánh Cha khuyên bảo trong vấn đề này, phải "tin tưởng": phải theo đuổi "trật tự do Thiên Chúa thiết lập", nghĩa là "một thế giới trong đó phẩm giá của mỗi con người phải được tôn trọng" thì "sẽ mang lại hoa trái."
Đối thoại với thế giới
Đối với Đức Thánh Cha Benedict XVI, tông huấn của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII là một lá thư "gửi cho thế giới": là "một lời kêu gọi của một chủ chăn nhân lành, gần cuối cuộc đời, để cho hoà bình và công lý được cổ võ mạnh mẽ tại tất cả mọi giai tầng xã hội, quốc gia và quốc tế."
Tông huấn, ngày nay vẫn còn là "một lời kêu gọi hùng mạnh phải bước vào cuộc đối thoại cải tiến giữa Giáo Hội và thế giới, giữa những tín hữu và người ngoại." Đức Thánh Cha tiếp: "đối thoại này cung ứng cho một viễn tượng Kitô sâu xa về vị trí của con người trong vũ trụ", tin tưởng là thế gian "khao khát" sứ điệp này, được dành cho tất cả mọi người, vì "sự thật này tất cả mọi người đều có thể tiếp cận", đối với "tất cả mọi khách hành hương tìm chân lý và hoà bình."
Đức Thánh Cha Benedict XVI khẳng định: Ngày nay, khung cảnh chính trị trên thế giới đã thay đổi "rất nhiều" kể từ năm 1963, nhưng viễn tượng được Đức Gioan XXIII cung ứng "vẫn còn rất nhiều điều để giáo huấn chúng ta" để đối phó với "các thách đố mới" về hoà bình và công lý.
Đức Thánh Cha viếng thăm Đại Học y khoa Gemelli
Lm. Trần Đức Anh OP
10:12 03/05/2012
ROMA - ĐTC Biển Đức 16 cảnh giác chống lại nền văn hóa duy thực nghiệm, loại bỏ vấn nạn về Thiên Chúa ra khỏi các cuộc thảo luận khoa học và ngài chống lại quan niệm hễ những gì có thể thực hiện được về phương diện khoa học thì đều hợp luân lý.
ĐTC bày tỏ lập trường trên đây trong cuộc viếng thăm sáng thứ năm 3-5-2012, tại Nhà thương Gemelli, thuộc Đại học Công Giáo Thánh Tâm ở Roma, nhân dịp kỷ niệm 50 năm trường y khoa và giải phẫu thuộc này.
Bệnh viện đa khoa mang tên vị sáng lập là Cha Agostino Gemelli (1878-1959), một LM bác sĩ dòng Phanxicô, và tọa lạc ở phía bắc Roma. Bệnh viện này nổi tiếng vì đã cứu cấp và chữa trị nhiều lần cho Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2. Cơ sở giáo dục cao đẳng này có hơn 700 nhà nghiên cứu dấn thân hoạt động tại 35 học viện, và mỗi năm có hơn 1.500 công trình khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế nổi tiếng nhất. Có 46 nhà nghiên cứu của Đại học Công Giáo này được xếp vào số 300 nghiên cứu gia nổi nhất của Italia”. Toàn đại học có 5 ngàn sinh viên.
Hôm 3-5-2012 là lần thứ 5 ĐTC Biển Đức 16 đến bệnh viện đại học Gemelli. Đến nơi vào lúc 11 giờ 15, ĐTC được ĐHY Angelo Scola, Thượng Phụ thành Venezia, Chủ tịch Học viện chân phước Giuseppe Toniolo, cùng với giáo sư quyền viện trưởng, Chủ tịch Hạ nghị viện Italia, Ông Gianfranco Fini, và nhiều quan chức chính quyền và đại học liên hệ tiếp đón.
Tại sân trước trường y khoa, ĐTC đã gặp gỡ lối 1 ngàn người gồm hàng chục Hồng Y, GM, các chức sắc, giáo sư, các nhân viên y tế, nữ tu và các sinh viên.
Lên tiếng trong dịp này, sau lời chào mừng của ĐHY Scola và Giáo sư quyền viện trượng, ĐTC nhắc đến những khám phá ngày càng nhiều và tối tân trong lãnh vực khoa học, nhưng con người ngày nay, tuy giầu về phương tiện, nhưng lại không giầu về mục tiêu như vậy; họ thường chịu ảnh hưởng của chủ trương thu hẹp và tương đối hóa, dẫn tới sự đánh mất ý nghĩa của sự vật, hầu như bị chóa mắt vì hiệu năng của kỹ thuật, mà quên đi chân trời cơ bản là câu hỏi về ý nghĩa, để rồi gạt bỏ chiều kích siêu việt. Trong bối cảnh đó, tư tưởng trở nên yếu đuối và lãnh vực luân lý đạo đức trở nên nghèo nàn hơn, che phủ sự tham chiếu các qui luật về giá trị. Căn cội phong phú của nền văn hóa và sự tiến bộ của Âu Châu dường như bị quên lãng, trong đó có sự tìm kiếm tuyệt đối, tìm kiếm Thiên Chúa.
Đứng trước tình trạng trên đây ĐTC khẳng định rằng ”Điều quan trọng là nền văn hóa tái khám phá sức mạnh của ý nghĩa và năng động của siêu việt, nói tắt một lời là quyết liệt cởi mở đối với chân trời của sự tìm kiếm Thiên Chúa, quaerere Deum.
Trong chiều hướng đó, ĐTC ca ngợi Đại học Công Giáo Thánh Tâm dấn thân mạnh mẽ trong lãnh việc nghiên cứu. Ngài nói: ”Sự tìm kiếm Thiên Chúa trở nên phong phú đối với trí tuệ, là men của văn hóa, là động cơ thăng tiến một nền nhân bản đích thực, sự nghiên cứu không dựng lại ở bề mặt. Các bạn thân mến, các bạn hãy luôn để cho mình được hướng dẫn nhờ sự khôn ngoan đến từ trên cao, từ một kiến thức được đức tin soi sáng, và nhờ rằng sự khôn ngoan đòi phải có sự hăng say và những vất vả trong việc nghiên cứu...”
ĐTC nêu nhận xét: ”Không có tiến bộ nào, nhất là về mặt văn hóa, được nuôi dưỡng bằng sự lập lại xuông, nhưng đòi phải có một sự bắt đầu luôn luôn mới mẻ. Ngoài ra, nó cũng đòi phải có thái độ sẵn sàng đối với sự đối chiếu và đối thoại, mở rộng trí tuệ và làm chứng về sự phong phú của gia sản đức tin.. Đại học Công Giáo ở Roma ngày nay được kêu gọi trở thành một tổ chức gương mẫu không thu hẹp việc học hỏi vào sự tìm kiếm thành công về kinh tế, nhưng mở rộng nhãn giới về một dự phóng, trong đó ơn trí tuệ tìm hiểu và phát triển các hồng ân của thế giới được tạo dựng, vượt lên trên một quan niệm duy sản xuất, duy lợi ích về cuộc sống”.
Trong phần chót của bài diễn văn, ĐTC đã ngỏ lời chào thăm các bệnh nhân đang được điều trị tại Nhà thương Gemelli. Ngài bày tỏ lòng quí mến và cầu nguyện cho họ, đồng thời nói với họ rằng tại đây, họ sẽ luôn được yêu thương chăm sóc, vì nơi khuôn mặt của họ có phản ánh tôn nhan của Chúa Kitô chịu đóng đanh”.
Cuối bài diễn văn, ĐTC còn đích thân chào thăm 30 nhân vật của Đại học, gồm ban lãnh đạo, các đại diện Giáo sư và sinh viên, trước khi đáp trực thăng trở về Vatican (SD 3-5-2012)
ĐTC bày tỏ lập trường trên đây trong cuộc viếng thăm sáng thứ năm 3-5-2012, tại Nhà thương Gemelli, thuộc Đại học Công Giáo Thánh Tâm ở Roma, nhân dịp kỷ niệm 50 năm trường y khoa và giải phẫu thuộc này.
Bệnh viện đa khoa mang tên vị sáng lập là Cha Agostino Gemelli (1878-1959), một LM bác sĩ dòng Phanxicô, và tọa lạc ở phía bắc Roma. Bệnh viện này nổi tiếng vì đã cứu cấp và chữa trị nhiều lần cho Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2. Cơ sở giáo dục cao đẳng này có hơn 700 nhà nghiên cứu dấn thân hoạt động tại 35 học viện, và mỗi năm có hơn 1.500 công trình khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế nổi tiếng nhất. Có 46 nhà nghiên cứu của Đại học Công Giáo này được xếp vào số 300 nghiên cứu gia nổi nhất của Italia”. Toàn đại học có 5 ngàn sinh viên.
Hôm 3-5-2012 là lần thứ 5 ĐTC Biển Đức 16 đến bệnh viện đại học Gemelli. Đến nơi vào lúc 11 giờ 15, ĐTC được ĐHY Angelo Scola, Thượng Phụ thành Venezia, Chủ tịch Học viện chân phước Giuseppe Toniolo, cùng với giáo sư quyền viện trưởng, Chủ tịch Hạ nghị viện Italia, Ông Gianfranco Fini, và nhiều quan chức chính quyền và đại học liên hệ tiếp đón.
Tại sân trước trường y khoa, ĐTC đã gặp gỡ lối 1 ngàn người gồm hàng chục Hồng Y, GM, các chức sắc, giáo sư, các nhân viên y tế, nữ tu và các sinh viên.
Lên tiếng trong dịp này, sau lời chào mừng của ĐHY Scola và Giáo sư quyền viện trượng, ĐTC nhắc đến những khám phá ngày càng nhiều và tối tân trong lãnh vực khoa học, nhưng con người ngày nay, tuy giầu về phương tiện, nhưng lại không giầu về mục tiêu như vậy; họ thường chịu ảnh hưởng của chủ trương thu hẹp và tương đối hóa, dẫn tới sự đánh mất ý nghĩa của sự vật, hầu như bị chóa mắt vì hiệu năng của kỹ thuật, mà quên đi chân trời cơ bản là câu hỏi về ý nghĩa, để rồi gạt bỏ chiều kích siêu việt. Trong bối cảnh đó, tư tưởng trở nên yếu đuối và lãnh vực luân lý đạo đức trở nên nghèo nàn hơn, che phủ sự tham chiếu các qui luật về giá trị. Căn cội phong phú của nền văn hóa và sự tiến bộ của Âu Châu dường như bị quên lãng, trong đó có sự tìm kiếm tuyệt đối, tìm kiếm Thiên Chúa.
Đứng trước tình trạng trên đây ĐTC khẳng định rằng ”Điều quan trọng là nền văn hóa tái khám phá sức mạnh của ý nghĩa và năng động của siêu việt, nói tắt một lời là quyết liệt cởi mở đối với chân trời của sự tìm kiếm Thiên Chúa, quaerere Deum.
Trong chiều hướng đó, ĐTC ca ngợi Đại học Công Giáo Thánh Tâm dấn thân mạnh mẽ trong lãnh việc nghiên cứu. Ngài nói: ”Sự tìm kiếm Thiên Chúa trở nên phong phú đối với trí tuệ, là men của văn hóa, là động cơ thăng tiến một nền nhân bản đích thực, sự nghiên cứu không dựng lại ở bề mặt. Các bạn thân mến, các bạn hãy luôn để cho mình được hướng dẫn nhờ sự khôn ngoan đến từ trên cao, từ một kiến thức được đức tin soi sáng, và nhờ rằng sự khôn ngoan đòi phải có sự hăng say và những vất vả trong việc nghiên cứu...”
ĐTC nêu nhận xét: ”Không có tiến bộ nào, nhất là về mặt văn hóa, được nuôi dưỡng bằng sự lập lại xuông, nhưng đòi phải có một sự bắt đầu luôn luôn mới mẻ. Ngoài ra, nó cũng đòi phải có thái độ sẵn sàng đối với sự đối chiếu và đối thoại, mở rộng trí tuệ và làm chứng về sự phong phú của gia sản đức tin.. Đại học Công Giáo ở Roma ngày nay được kêu gọi trở thành một tổ chức gương mẫu không thu hẹp việc học hỏi vào sự tìm kiếm thành công về kinh tế, nhưng mở rộng nhãn giới về một dự phóng, trong đó ơn trí tuệ tìm hiểu và phát triển các hồng ân của thế giới được tạo dựng, vượt lên trên một quan niệm duy sản xuất, duy lợi ích về cuộc sống”.
Trong phần chót của bài diễn văn, ĐTC đã ngỏ lời chào thăm các bệnh nhân đang được điều trị tại Nhà thương Gemelli. Ngài bày tỏ lòng quí mến và cầu nguyện cho họ, đồng thời nói với họ rằng tại đây, họ sẽ luôn được yêu thương chăm sóc, vì nơi khuôn mặt của họ có phản ánh tôn nhan của Chúa Kitô chịu đóng đanh”.
Cuối bài diễn văn, ĐTC còn đích thân chào thăm 30 nhân vật của Đại học, gồm ban lãnh đạo, các đại diện Giáo sư và sinh viên, trước khi đáp trực thăng trở về Vatican (SD 3-5-2012)
Muà bầu cử Mỹ 2012: Xu hướng bầu cử của cử tri Công Giáo
Trần Mạnh Trác
20:39 03/05/2012
Lá phiếu Công Giáo vẫn luôn luôn là một yếu tố quan trọng trong các cuộc bầu cử Mỹ bởi vì nó tương ứng với 1 phần 4 dân số cử tri toàn quốc. Những ai chiếm được đa số Công Giáo thường là kẻ chiến thắng.
Nhưng thông thường thì tỷ lệ cuả lá phiếu Công Giáo không khác biệt với tỷ lệ chung cuả đại đa số cử tri toàn quốc, cho nên tuy đó là một số phiếu quan trọng, người ta thường không theo dõi số phiếu này một cách riêng rẽ.
Kỳ bầu cử 4 năm về trước, Obama đã chiếm được 54% phiếu Công Giáo, hơn địch thủ McCain tới 9% (McCain 45%) , bây giờ con số đó đã giảm xuống chỉ còn là 46%, đồng hạng với địch thủ Romney cũng được 46%.
Với Obama, đó là một sự mất mát tới 8%. Sự mất mát này chủ yếu là vì ván bài sai lầm gọi là "Sắc Lệnh Y tế" mà chính quyền Obama đả ban hành hồi tháng 2 vừa qua. Mục đích chính là bắt buộc "Ngừa Phá Thai" để dứt khoát giành cho được phiếu ủng hộ cuả phe cấp tiến.
Từ đó đến nay chính quyền Obama đã cố gắng bịt miệng phản đối cuả giới Công Giáo bằng những chiêu bài "phò Phụ Nử" và tố cáo các Giám Mục là "chống phụ nữ", "cổ hủ", "giáo điều", "phản dân chủ".
Nhưng hình như sau hai tháng nỗ lực tuyên truyền, những chiêu bài đó đã mất hiệu lực và mất sáng tạo, trong khi đó giới Công Giáo còn chưa phản pháo.
Chương trình tranh đấu cho Tự Do Tôn Giáo cuả Hội Đồng GM HK còn hai tuần nữa mới bắt đầu. Với những chuẩn bị kỹ lưỡng và với khí thế hăng hái dâng trào toàn quốc, người ta trông đợi sẽ có nhiều "cảnh" ngoạn mục.
Tuy không dự tính như thế, nhưng cứ tưởng tượng một hình ảnh cuả một thiếu phụ, một thiếu niên, hay một linh mục, một bà Sơ bị cảnh sát lôi đi trong khi biểu tình cho Tự Do Tôn Giáo là một cơn ác mộng tột cùng cho chính quyền Obama. Dĩ nhiên trong muà bầu cử, hình ảnh đó sẽ là một món quà vô giá cho đảng đối lập.
Và như vậy thì con số mà Obama bị mất 8% mới chỉ là một khúc dạo đầu cuả bản nhạc Requiem.
Chúng ta cũng cần lưu ý rằng Obama đã mất lá phiếu cuả Tin Lành. Romney đã đạt được 51% so với Obama chỉ còn 41%.
Dĩ nhiên ngày bầu cử còn 6 tháng nữa mới tới, và thời cuộc biến chuyển hằng ngày có thể đảo lộn mọi tiên đoán một cách bất ngờ. Cho nên những dự đoán sau đây chỉ là những 'dự đoán rặp theo công thức' mà thôi.
Với những dè dặt trên, người ta tính ra rằng Obama có nhiều nguy cơ bị thua vì để mất lá phiếu Công Giáo.
Romney và đảng Cộng Hoà vừa mới thoát ra khỏi những tranh cãi nội bộ trong khi đó Obama đã có nhiều cơ hội thảnh thơi để đổ dồn nỗ lực vào việc tranh thủ quần chúng, cho nên con số ít ỏi cuả những Tiểu Bang mầu đỏ (Cộng Hoà) là không đáng ngạc nhiên, nếu có thì việc Obama đã không chiếm hữu được nhiều màu xanh hơn mới là một việc đáng ngạc nhiên. Nói cách khác các mầu xanh và đỏ sẽ có thay đổi nhiều trong những ngày kế tiếp.
Điều cần lưu ý trong thời đểm này là những Tiểu Bang chưa ngã ngũ về phe nào, có 9 tiểu bang như vậy là AZ, CO, FL, IA, MI, MO, NC, PA, VA. Người ta gọi những Tiểu Bang này là vùng giới tuyến (battleground) và người ta trông đợi những hoạt động tranh cử sẽ ráo riết tăng lên để dành phần quyết định.
Trong vùng giới tuyến này, hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà đang giữ một thế cân bằng với nhau, mổi bên có vẻ thu được khoàng từ 60 đến 69 phiếu Cử Tri đoàn. Và nếu tình trạng này không thay đổi cho đến ngày bầu cử, nghiã là Obama không mất thêm đất và Romney không có khả năng tranh cử hữu hiệu, thì Obama sẽ thắng với tỷ số 299/239.
Nhưng khổ nỗi, đây lại là những tiểu bang có một số đông cử tri Công Giáo mà lịch sử cho biết số phiếu Công Giáo là quyết định ở đây.
Theo kết quả cuả Gallup thì người ta có thể tính rằng hễ ở đâu có nhiều người Công Giáo gốc Hispanic (nói tiếng Tây Ban Nha) thì Dân Chủ có hy vọng thắng phiếu, ngược lại hễ ở đâu có số da trắng Công Giáo đông thì Cộng Hoà thắng.
Vậy trong 9 tiểu bang nói trên sẽ có 2 Tiểu Bang mà Obama có thể giữ được là Florida (với dân số Hispanic 22.5%) và Colorado (với dân số Hispanic 20.7%).
Trong 2 Tiểu Bang này thì Florida (29 phiếu), có dân số gốc Cuba nhiều hơn là Mễ, mới đây cho thấy Romney đã tăng tỷ số phiếu, đứng ngang ngửa với Obama.
Nói tóm lại, hiện nay Obama chỉ có thể nhờ cậy vào Colorado (9 phiếu) mà thôi.
Và nếu Romney không làm gì để làm mích lòng dân gốc Cuba, thì Romney sẽ có thể thâu tóm 8 tiểu bang còn lại và thắng với tỷ số 290/248.
Bài Giáo Lý của ĐTC: Cầu Nguyện và Phục Vụ
Phaolô Phạm Xuân Khôi
20:55 03/05/2012
Lời cầu nguyện của chúng ta cũng phải được nuôi dưỡng bởi việc lắng nghe Lời Chúa, trong sự hiệp thông với Chúa Giêsu và Hội Thánh của Người.
Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý thứ 32 về cầu nguyện của ĐTC Bênêđictô XVI ban hành trong buổi triều yết chung ngày Thứ Tư 2 tháng 5 năm 2012 tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Lần này ĐTC tiếp tục loạt bài giáo lý về cầu nguyện trong Sách Tông Đồ Công Vụ, bàn về chứng từ của Thánh Thánh Têphanô, vị tử đạo đầu tiên của Hội Thánh . Đó là “mối liên hệ mật thiết với Thiên Chúa qua Thánh Kinh.” Thánh Têphanô đã tìm được sức mạnh để “hiến cuộc sống của mình cho Đức Kitô.”
* * *
Anh chị em thân mến,
Trong những bài giáo lý gần đây, chúng ta đã thấy trong cầu nguyện cá nhân và cộng đồng, việc đọc và suy niệm Thánh Kinh mở lòng chúng ta ra để nghe Thiên Chúa và truyền cho chúng ta ánh sáng để hiểu hiện trạng như thế nào. Hôm nay tôi muốn nói về lời lời cầu nguyện của vị tử đạo tiên khởi của Hội Thánh, là Thánh Têphanô, một trong bảy vị được chọn để phục vụ bác ái cho những người túng thiếu. Vào giây phút tử vì đạo của ngài, như được kể lại trong Sách Tông Đồ Công Vụ, một lần nữa mối liên hệ có hiệu quả giữa Lời Chúa và cầu nguyện được biểu lộ.
Thánh Têphanô bị đưa ra tòa trước Công Nghị, ở đó ngài bị tố cáo là đã nói rằng “... Chúa Giêsu sẽ phá hủy nơi này [Đền Thờ] và thay đổi tục lệ mà ông Môsê đã truyền lại cho chúng ta” (Cv 6;14). Trong cuộc đời công khai của Người, Chúa Giêsu thực sự đã công bố về việc phá hủy Đền Thờ Giêrusalem: “Hãy phá hủy Đền Thờ này đi và trong ba ngày Ta dựng lại” (Ga 2:19). Tuy nhiên, như Thánh sử Gioan ghi chú là Người “đã nói về Ðền Thờ là chính thân thể Người. Cho nên khi Người từ cõi chết sống lại, các môn đệ nhớ lại Người đã nói điều ấy, nên các ông tin vào Kinh Thánh và lời Chúa Giêsu đã nói.” (Ga 2, 21-22).
Bài thuyết giảng của Thánh Têphanô ở tòa án, là bài dài nhất trong Sách Tông Đồ Công Vụ, khai triển cách chính xác lời tiên tri này của Chúa Giêsu, Đấng là Đền Thờ mới, Đấng khai trương việc thờ phượng mới và thay thế hy lễ xưa kia bằng việc tự hiến trên Thánh Giá. Thánh Têphanô muốn chứng minh tại sao lời tố cáo rằng Chúa Giêsu muốn làm đảo ngược luật Môsê là vô căn cứ, và trình bày cái nhìn của ngài về lịch sử cứu độ, và về giao ước của Thiên Chúa với loài người. Như thế ngài giải thích lại toàn thể tường thuật Thánh Kinh, con đường được hàm chứa trong Thánh Kinh, để cho thấy rằng con đường ấy dẫn đến “nơi” có sự hiện diện dứt khoát của Thiên Chúa, là Đức Chúa Giêsu Kitô, đặc biệt là Cuộc Khổ Nạn, cái Chết và sự Phục Sinh của Người. Chính theo quan điểm này mà Thánh Têphanô cũng giải thích căn tính của mình như một môn đệ Chúa Giêsu, là theo Người đến tử vì đạo. Việc suy niệm về Thánh Kinh cho phép ngài hiểu sứ mệnh của ngài, cuộc sống của ngài, sự hiện diện của ngài. Trong đó, ngài được hướng dẫn bởi ánh sáng của Chúa Thánh Thần, bởi mối liên hệ mật thiết với Chúa, đến nỗi các thành viên của Công Nghị thấy khuôn mặt ngài “giống như của một thiên thần” (Cv 6:15). Dấu chỉ về sự trợ giúp của Thiên Chúa này nhắc lại gương mặt rạng ngời của ông Môsê khi xuống núi Sinai sau khi gặp gỡ Thiên Chúa (x. Xh 34: 29-35; 2 Cr 3: 7-8).
Trong bài thuyết giảng của ngài, Thánh Têphanô mở đầu vời ơn gọi của ông Abraham, một lữ khách đi đến vùng đất được Thiên Chúa chỉ định, là vùng đất mà ông đã chỉ sở hữu như một lời hứa; sau đó ngài nhắc đến ông Giuse, người bị anh em của ông bán đi, nhưng đã được Thiên Chúa trợ giúp và giải thoát, sau cùng đến ông Môsê, người trở thành công cụ của Thiên Chúa để giải phóng dân Ngài, nhưng cũng phải đối đầu nhiều lần với sự chối từ của dân ông. Điều phát xuất từ những biến cố được kể trong Thánh Kinh này, là điều cho thấy Thánh Têphanô lắng nghe, là Thiên Chúa đi ra để gặp con người mà không bao giờ biết mệt, mặc dù Ngài thường gặp sự phản đối bướng bỉnh của họ. Điều này đúng trong quá khứ, trong hiện tại và trong tương lai. Vì vậy, Thánh Têphanô thấy qua toàn thể Cựu Ước việc nói trước thảm kịch của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa làm người, như các Tổ Phụ, gặp những trở ngại, chối từ và cái chết. Cho nên Thánh Têphanô đề cập đến ông Giôsua, vua Đavid và vua Salômon, là những vị đã liên hệ với việc xây dựng Đền Thờ Giêrusalem, và ngài kết luận bằng những lời của ngôn sứ Isaia (66:1-2): “Trời là ngai của Ta, còn đất là bệ dưới chân Ta. Loại nhà nào các ngươi sẽ xây cho Ta? Ðâu sẽ là nơi Ta nghỉ ngơi? Không phải tay Ta đã làm tất cả những sự ấy sao?” (Cv 7: 49-50).
Trong suy niệm của ngài về hành động của Thiên Chúa trong lịch sử cứu độ, bằng cách nhấn mạnh đến sự cám dỗ liên tục để từ chối Thiên Chúa và hành động của Chúa, ngài khẳng định rằng Chúa Giêsu là Người Công Chính được các ngôn sứ công bố. Trong Người, Chính Thiên Chúa đã hiện diện một cách duy nhất và dứt khoát: Chúa Giêsu là “nơi” thờ phượng chân chính. Thánh Têphanô không phủ nhận tầm quan trọng của Đền Thờ trong một thời gian nhất định, nhưng ngài nhấn mạnh rằng “Thiên Chúa không ngự trong những ngôi nhà do tay con người làm ra” (Cv 7:48). Đền Thờ mới và chân thật mà Thiên Chúa ngự là Con Một của Ngài, Đấng đã làm người; chính nhân tính của Đức Kitô, Đấng Phục Sinh, Đấng quy tụ mọi dân tộc và kết hợp họ lại trong bí tích Mình và Máu Người. Việc diễn tả về đề tài Đền Thờ “không do tay con người làm ra” cũng được tìm thấy trong thần học của Thánh Phaolô và Thư Do Thái: thân thể của Chúa Giêsu, mà Người mặc lấy để tự hiến làm hy lễ để chuộc tội, là Đền Thờ mới của Thiên Chúa, là nơi có sự hiện diện của Thiên Chúa hằng sống; trong Người, vừa là Thiên Chúa vừa là con người, Thiên Chúa và thế giới thực sự liên lạc được với nhau: Chúa Giêsu tự mình gánh lấy tất cả tội lỗi của nhân loại để đem nó vào tình yêu của Thiên Chúa và “đốt cháy nó” trong tình yêu này. Đến gần Thánh Giá, là đi vào sự hiệp thông với Đức Kitô, nghĩa là đi vào sự biến đổi này. Điều này có nghĩa là được liên lạc với Thiên Chúa, là vào Đền Thờ thật.
Sự sống và bài giảng của Thánh Têphanô đã bất ngờ bị gián đoạn bởi việc ném đá, nhưng việc tử vì đạo của ngài chính là thể hiện cuộc sống và sứ điệp của ngài: ngài trở nên một với Đức Kitô. Như vậy, bài suy niệm của ngài về hành động của Thiên Chúa trong lịch sử, về Lời Chúa, là điều đã được hoàn tất trong Chúa Giêsu, trở thành một việc tham gia vào cùng một lời cầu nguyện của Thánh Giá. Thực ra, trước khi chết ngài kêu lên: “Lạy Chúa Giêsu, xin nhận lấy thần trí con” (Cv 7:59), là nhận những lời của Thánh Vịnh 31 (câu 6) làm của mình và dùng cùng một lời cuối cùng của Chúa Giêsu trên đồi Canvariô “Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha” (Lc 23:46). Cuối cùng, như Chúa Giêsu, ngài nói lớn tiếng trước những kẻ đang ném đá ngài là “Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này” (Cv 7:60). Chúng ta nên lưu ý rằng nếu một đàng lời cầu nguyện của của Thánh Têphanô vang lại lời cầu nguyện của Chúa Giêsu, nhưng Đấng nhận lời này là Đấng khác, bởi vì lời cầu khẩn này được thưa cùng Chúa, nghĩa là cùng Chúa Giêsu, Đấng mà ngài chiêm ngắm được tôn vinh bên hữu Thiên Chúa Cha: “Này, tôi thấy trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa.” (Cv 7:55).
Anh chị em thân mến, chứng từ của Thánh Têphanô cung cấp một số gợi ý cho lời cầu nguyện và cho cuộc sống của chúng ta. Chúng ta có thể tự hỏi: Vị Kitô hữu tử vì đạo tiên khởi này tìm được sức mạnh ở đâu để đối diện với những kẻ bách hại ngài, và cuối cùng nhận được hồng ân tự hiến? Câu trả lời thật là đơn giản: từ mối liên hệ của ngài với Thiên Chúa, từ sự hiệp thông của ngài với Đức Kitô, từ việc suy niệm về lịch sử cứu độ, từ việc nhìn ngắm hành động của Thiên Chúa, là điều đạt đến cao điểm nơi Đức Chúa Giêsu Kitô. Lời cầu nguyện của chúng ta cũng phải được nuôi dưỡng bởi việc lắng nghe Lời Chúa, trong sự hiệp thông với Chúa Giêsu và Hội Thánh của Người.
Có một yếu tố thứ hai: Thánh Thánh Têphanô nhìn thấy nhân vật và sứ vụ của Chúa Giêsu được nói trước trong lịch sử của mối liên hệ tình yêu giữa Thiên Chúa và con người. Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, là một Đền Thờ “không do bàn tay con người làm ra” ở đó sự hiện diện của Thiên Chúa Cha trở nên rất gần gũi đến nỗi sự hiện diện ấy đi vào thân xác nhân loại chúng ta, để đưa chúng ta đến cùng Thiên Chúa, để mở cửa Thiên Đàng cho chúng ta. Như thế, lời cầu nguyện của chúng ta phải là việc chiêm ngắm Chúa Giêsu ngự bên hữu Thiên Chúa, Chúa Giêsu là Chúa của cuộc sống hàng ngày của chúng ta, của tôi. Trong Người, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, chúng ta cũng có thể thưa cùng Thiên Chúa, có thể thật sự liên lạc với Thiên Chúa, trong niềm tin tưởng và phó thác của những trẻ em, là những người đến với một Cha, Đấng yêu thương chúng vô hạn. Cảm ơn anh chị em.
Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý thứ 32 về cầu nguyện của ĐTC Bênêđictô XVI ban hành trong buổi triều yết chung ngày Thứ Tư 2 tháng 5 năm 2012 tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Lần này ĐTC tiếp tục loạt bài giáo lý về cầu nguyện trong Sách Tông Đồ Công Vụ, bàn về chứng từ của Thánh Thánh Têphanô, vị tử đạo đầu tiên của Hội Thánh . Đó là “mối liên hệ mật thiết với Thiên Chúa qua Thánh Kinh.” Thánh Têphanô đã tìm được sức mạnh để “hiến cuộc sống của mình cho Đức Kitô.”
Anh chị em thân mến,
Trong những bài giáo lý gần đây, chúng ta đã thấy trong cầu nguyện cá nhân và cộng đồng, việc đọc và suy niệm Thánh Kinh mở lòng chúng ta ra để nghe Thiên Chúa và truyền cho chúng ta ánh sáng để hiểu hiện trạng như thế nào. Hôm nay tôi muốn nói về lời lời cầu nguyện của vị tử đạo tiên khởi của Hội Thánh, là Thánh Têphanô, một trong bảy vị được chọn để phục vụ bác ái cho những người túng thiếu. Vào giây phút tử vì đạo của ngài, như được kể lại trong Sách Tông Đồ Công Vụ, một lần nữa mối liên hệ có hiệu quả giữa Lời Chúa và cầu nguyện được biểu lộ.
Thánh Têphanô bị đưa ra tòa trước Công Nghị, ở đó ngài bị tố cáo là đã nói rằng “... Chúa Giêsu sẽ phá hủy nơi này [Đền Thờ] và thay đổi tục lệ mà ông Môsê đã truyền lại cho chúng ta” (Cv 6;14). Trong cuộc đời công khai của Người, Chúa Giêsu thực sự đã công bố về việc phá hủy Đền Thờ Giêrusalem: “Hãy phá hủy Đền Thờ này đi và trong ba ngày Ta dựng lại” (Ga 2:19). Tuy nhiên, như Thánh sử Gioan ghi chú là Người “đã nói về Ðền Thờ là chính thân thể Người. Cho nên khi Người từ cõi chết sống lại, các môn đệ nhớ lại Người đã nói điều ấy, nên các ông tin vào Kinh Thánh và lời Chúa Giêsu đã nói.” (Ga 2, 21-22).
Bài thuyết giảng của Thánh Têphanô ở tòa án, là bài dài nhất trong Sách Tông Đồ Công Vụ, khai triển cách chính xác lời tiên tri này của Chúa Giêsu, Đấng là Đền Thờ mới, Đấng khai trương việc thờ phượng mới và thay thế hy lễ xưa kia bằng việc tự hiến trên Thánh Giá. Thánh Têphanô muốn chứng minh tại sao lời tố cáo rằng Chúa Giêsu muốn làm đảo ngược luật Môsê là vô căn cứ, và trình bày cái nhìn của ngài về lịch sử cứu độ, và về giao ước của Thiên Chúa với loài người. Như thế ngài giải thích lại toàn thể tường thuật Thánh Kinh, con đường được hàm chứa trong Thánh Kinh, để cho thấy rằng con đường ấy dẫn đến “nơi” có sự hiện diện dứt khoát của Thiên Chúa, là Đức Chúa Giêsu Kitô, đặc biệt là Cuộc Khổ Nạn, cái Chết và sự Phục Sinh của Người. Chính theo quan điểm này mà Thánh Têphanô cũng giải thích căn tính của mình như một môn đệ Chúa Giêsu, là theo Người đến tử vì đạo. Việc suy niệm về Thánh Kinh cho phép ngài hiểu sứ mệnh của ngài, cuộc sống của ngài, sự hiện diện của ngài. Trong đó, ngài được hướng dẫn bởi ánh sáng của Chúa Thánh Thần, bởi mối liên hệ mật thiết với Chúa, đến nỗi các thành viên của Công Nghị thấy khuôn mặt ngài “giống như của một thiên thần” (Cv 6:15). Dấu chỉ về sự trợ giúp của Thiên Chúa này nhắc lại gương mặt rạng ngời của ông Môsê khi xuống núi Sinai sau khi gặp gỡ Thiên Chúa (x. Xh 34: 29-35; 2 Cr 3: 7-8).
Trong bài thuyết giảng của ngài, Thánh Têphanô mở đầu vời ơn gọi của ông Abraham, một lữ khách đi đến vùng đất được Thiên Chúa chỉ định, là vùng đất mà ông đã chỉ sở hữu như một lời hứa; sau đó ngài nhắc đến ông Giuse, người bị anh em của ông bán đi, nhưng đã được Thiên Chúa trợ giúp và giải thoát, sau cùng đến ông Môsê, người trở thành công cụ của Thiên Chúa để giải phóng dân Ngài, nhưng cũng phải đối đầu nhiều lần với sự chối từ của dân ông. Điều phát xuất từ những biến cố được kể trong Thánh Kinh này, là điều cho thấy Thánh Têphanô lắng nghe, là Thiên Chúa đi ra để gặp con người mà không bao giờ biết mệt, mặc dù Ngài thường gặp sự phản đối bướng bỉnh của họ. Điều này đúng trong quá khứ, trong hiện tại và trong tương lai. Vì vậy, Thánh Têphanô thấy qua toàn thể Cựu Ước việc nói trước thảm kịch của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa làm người, như các Tổ Phụ, gặp những trở ngại, chối từ và cái chết. Cho nên Thánh Têphanô đề cập đến ông Giôsua, vua Đavid và vua Salômon, là những vị đã liên hệ với việc xây dựng Đền Thờ Giêrusalem, và ngài kết luận bằng những lời của ngôn sứ Isaia (66:1-2): “Trời là ngai của Ta, còn đất là bệ dưới chân Ta. Loại nhà nào các ngươi sẽ xây cho Ta? Ðâu sẽ là nơi Ta nghỉ ngơi? Không phải tay Ta đã làm tất cả những sự ấy sao?” (Cv 7: 49-50).
Trong suy niệm của ngài về hành động của Thiên Chúa trong lịch sử cứu độ, bằng cách nhấn mạnh đến sự cám dỗ liên tục để từ chối Thiên Chúa và hành động của Chúa, ngài khẳng định rằng Chúa Giêsu là Người Công Chính được các ngôn sứ công bố. Trong Người, Chính Thiên Chúa đã hiện diện một cách duy nhất và dứt khoát: Chúa Giêsu là “nơi” thờ phượng chân chính. Thánh Têphanô không phủ nhận tầm quan trọng của Đền Thờ trong một thời gian nhất định, nhưng ngài nhấn mạnh rằng “Thiên Chúa không ngự trong những ngôi nhà do tay con người làm ra” (Cv 7:48). Đền Thờ mới và chân thật mà Thiên Chúa ngự là Con Một của Ngài, Đấng đã làm người; chính nhân tính của Đức Kitô, Đấng Phục Sinh, Đấng quy tụ mọi dân tộc và kết hợp họ lại trong bí tích Mình và Máu Người. Việc diễn tả về đề tài Đền Thờ “không do tay con người làm ra” cũng được tìm thấy trong thần học của Thánh Phaolô và Thư Do Thái: thân thể của Chúa Giêsu, mà Người mặc lấy để tự hiến làm hy lễ để chuộc tội, là Đền Thờ mới của Thiên Chúa, là nơi có sự hiện diện của Thiên Chúa hằng sống; trong Người, vừa là Thiên Chúa vừa là con người, Thiên Chúa và thế giới thực sự liên lạc được với nhau: Chúa Giêsu tự mình gánh lấy tất cả tội lỗi của nhân loại để đem nó vào tình yêu của Thiên Chúa và “đốt cháy nó” trong tình yêu này. Đến gần Thánh Giá, là đi vào sự hiệp thông với Đức Kitô, nghĩa là đi vào sự biến đổi này. Điều này có nghĩa là được liên lạc với Thiên Chúa, là vào Đền Thờ thật.
Sự sống và bài giảng của Thánh Têphanô đã bất ngờ bị gián đoạn bởi việc ném đá, nhưng việc tử vì đạo của ngài chính là thể hiện cuộc sống và sứ điệp của ngài: ngài trở nên một với Đức Kitô. Như vậy, bài suy niệm của ngài về hành động của Thiên Chúa trong lịch sử, về Lời Chúa, là điều đã được hoàn tất trong Chúa Giêsu, trở thành một việc tham gia vào cùng một lời cầu nguyện của Thánh Giá. Thực ra, trước khi chết ngài kêu lên: “Lạy Chúa Giêsu, xin nhận lấy thần trí con” (Cv 7:59), là nhận những lời của Thánh Vịnh 31 (câu 6) làm của mình và dùng cùng một lời cuối cùng của Chúa Giêsu trên đồi Canvariô “Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha” (Lc 23:46). Cuối cùng, như Chúa Giêsu, ngài nói lớn tiếng trước những kẻ đang ném đá ngài là “Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này” (Cv 7:60). Chúng ta nên lưu ý rằng nếu một đàng lời cầu nguyện của của Thánh Têphanô vang lại lời cầu nguyện của Chúa Giêsu, nhưng Đấng nhận lời này là Đấng khác, bởi vì lời cầu khẩn này được thưa cùng Chúa, nghĩa là cùng Chúa Giêsu, Đấng mà ngài chiêm ngắm được tôn vinh bên hữu Thiên Chúa Cha: “Này, tôi thấy trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa.” (Cv 7:55).
Anh chị em thân mến, chứng từ của Thánh Têphanô cung cấp một số gợi ý cho lời cầu nguyện và cho cuộc sống của chúng ta. Chúng ta có thể tự hỏi: Vị Kitô hữu tử vì đạo tiên khởi này tìm được sức mạnh ở đâu để đối diện với những kẻ bách hại ngài, và cuối cùng nhận được hồng ân tự hiến? Câu trả lời thật là đơn giản: từ mối liên hệ của ngài với Thiên Chúa, từ sự hiệp thông của ngài với Đức Kitô, từ việc suy niệm về lịch sử cứu độ, từ việc nhìn ngắm hành động của Thiên Chúa, là điều đạt đến cao điểm nơi Đức Chúa Giêsu Kitô. Lời cầu nguyện của chúng ta cũng phải được nuôi dưỡng bởi việc lắng nghe Lời Chúa, trong sự hiệp thông với Chúa Giêsu và Hội Thánh của Người.
Có một yếu tố thứ hai: Thánh Thánh Têphanô nhìn thấy nhân vật và sứ vụ của Chúa Giêsu được nói trước trong lịch sử của mối liên hệ tình yêu giữa Thiên Chúa và con người. Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, là một Đền Thờ “không do bàn tay con người làm ra” ở đó sự hiện diện của Thiên Chúa Cha trở nên rất gần gũi đến nỗi sự hiện diện ấy đi vào thân xác nhân loại chúng ta, để đưa chúng ta đến cùng Thiên Chúa, để mở cửa Thiên Đàng cho chúng ta. Như thế, lời cầu nguyện của chúng ta phải là việc chiêm ngắm Chúa Giêsu ngự bên hữu Thiên Chúa, Chúa Giêsu là Chúa của cuộc sống hàng ngày của chúng ta, của tôi. Trong Người, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, chúng ta cũng có thể thưa cùng Thiên Chúa, có thể thật sự liên lạc với Thiên Chúa, trong niềm tin tưởng và phó thác của những trẻ em, là những người đến với một Cha, Đấng yêu thương chúng vô hạn. Cảm ơn anh chị em.
Top Stories
How I discovered the Tomb of the Apostle Philip
Renzo Allegri
09:54 03/05/2012
Interview With Archaeologist Francesco D'Andria
ROME, MAY 2, 2012 (Zenit.org).- On May 3, the Church remembers St. Philip and St. James the Less, two apostles who formed part of the Twelve.
Last summer the news broke that the Apostle Philip’s tomb was found at Hierapolis, in Phrygia. “The value of this finding is undoubtedly of a very high level,” says Professor Francesco D’Andria, director of the archaeological mission that made the discovery.
D’Andria teaches archaeology at the University of Salento-Lecce and is the director of the School of Specialization in Archaeology of that university. He has been working in Hierapolis for more than 30 years, looking for St. Philip’s tomb and, since the year 2000, he has been director of this mission.
We asked Professor D’Andria to speak to us about St. Philip and the exceptional finding that he and his team of researchers carried out. “Historical news on Saint Philip is scarce,” said D’Andria. “From the Gospels we know that he was a native of Bethsaida, on Lake Gennesaret; hence, he belonged to a family of fishermen. John is the only evangelist who mentions him several times. In the first chapter of his Gospel, he recounts that Philip entered the group of the apostles from the beginning of Jesus’ public life, called directly by the Master. In the order of calling, he is the fifth after James, John, Andrew and Peter. In the sixth chapter, when he recounts the miracle of the multiplication of loaves, John says that, before doing this miracle, Jesus turned to Philip and asked him how all those people could be fed, and Philip answered that 200 denarii worth of bread would not be sufficient even to give a piece to each one. And in Chapter 12, John says that after Jesus’ triumphal entrance in Jerusalem, some Greeks wished to speak with the Master and went to Philip. And during the Last Supper, when Jesus spoke of the Father (“If you had known me, you would have known my Father also”), Philip said: “Lord, show us the Father, and we shall be satisfied.” From the Acts of the Apostles we know that Philip was present with the others at the moment of Jesus’ Ascension and on the day of Pentecost, when the descent of the Holy Spirit took place. Written information ceases on that day. All the rest comes from Tradition.”
ZENIT: What does Tradition say in addition?
D’Andria: After Jesus’ death, the Apostles dispersed through the world to spread the Gospel message. And, according to Tradition and ancient documents written by the Holy Fathers, we know that Philip carried out his mission in Scizia, in Lydia, and in the last days of his life, in Hierapolis, in Phrygia. In a letter written to Pope Victor I, Polycrates, who toward the end of the second century was bishop of Ephesus, recalls the important personalities of his Church, among them the Apostles Philip and John. Of Philip, he said: “He was one of the twelve Apostles and died in Hierapolis, as did two of his daughters who grew old in virginity … Another daughter of his … was buried in Ephesus.”
“All scholars agree in considering that Polycrates’ information is absolutely reliable. The Letter, which dates back to about 190 after Christ, 100 years after Philip’s death, is a fundamental document for relations between the Latin and the Greek Church
It refers to the dispute about the date of the celebration of Easter. And in that letter, Polycrates, who was patriarch of the Greek Church, claims the nobility of the origins of the Church in Asia, stating that just as the trophies (mortal remains) of Peter and Paul are in Rome, the tombs of the Apostles Philip and John are in Asia. Moreover, from that letter we know that Philip spent the last years of his life in Hierapolis, with two of his three daughters, who undoubtedly helped him in his work of evangelization. In his Ecclesiastical History, Eusebius of Caesarea says that Papias, who was bishop of Hierapolis at the beginning of the third century, knew Philip’s daughters and from them learned important details of the Apostle’s life, among them also the account of a tremendous miracle: the resurrection of a dead man.”
ZENIT: Is it known how and when the Apostle died?
D’Andria: Most of the ancient documents state that Philip died in Hierapolis, in the year 80 after Christ, when he was about 85. He died a martyr for his faith, crucified upside down like St. Peter. He was buried in Hierapolis. In the ancient necropolis of that city an inscription was found that alludes to a church dedicated to St. Philip. On an unspecified date, Philip’s body was taken to Constantinople to remove it from the danger of profanation by barbarians. And in the sixth century, under Pope Pelagius I, it was taken to Rome and buried, next to the Apostle James, in a church built specifically for them. The Byzantine-style church, which was called “of Sts. James and Philip,” was transformed in 1500 into a magnificent Renaissance church, which is the present one called “Of the Holy Apostles.”
ZENIT: When did research begin on St. Philip’s tomb in Hierapolis?
D’Andria: In 1957, thanks to professor Paolo Verzone, who taught engineering at Turin’s Polytechnic and was very passionate about archaeological research. An agreement was stipulated between the Italian and Turkish Republics, which enabled our team of archaeologists to carry out searches in Hierapolis. Professor Verzone was the first director of that mission. He began immediately, of course, to look for the Apostle Philip’s tomb. He concentrated the excavations on a monument that was already visible in part and known as the church of St. Philip, and he discovered an extraordinary octagonal church, a genuine masterpiece of Byzantine architecture of the fifth century, with wonderful arches in travertine stone.
All this complex of constructions made with so much care and detail made one think that it was a great church of pilgrimage, a very important shrine, and Professor Verzone identified it as the Martyrion, namely the martyrial church of St. Philip. And therefore he thought that it was built on the saint’s tomb. Hence he had several excavations carried out in the area of the main altar, but he never found anything that made one think of a tomb.
I myself thought the tomb was in the area of the church, but in 2000, when I became director of the Italian archaeological mission of Hierapolis, by concession of the Ministry of Culture of Turkey, I changed my opinion.
ZENIT: Why?
D’Andria: All the excavations carried out over so many years had no result. I also carried out research through geo-physical explorations, that is, special explorations of the subsoil, and not obtaining anything, I was convinced we had to look elsewhere, still in the same area but in another direction.
ZENIT: And towards what did you direct your research?
D’Andria: My collaborators and I studied a series of satellite photos of the area carefully, and the observations of a group of brave topographers of the CNR-IBAM, directed by Giuseppe Scardozzi, and we understood that the Martyrion, the octagonal church was the center of a large and well-developed devotional complex. We identified a great processional street that took the pilgrims of the city to the octagonal church, the Martyrion at the top of the hill, the remains of a bridge that enabled pilgrims to go across a valley through which a torrent flowed; we say that at the foot of the hill there were stairs in travertine stone, with wide ascending steps that led to the summit.
At the bottom of the stairs we identified another octagonal building that could not be seen from the surface but only on satellite photos. We excavated around that building and realized it was a thermal complex.
This was an enlightening discovery that made us understand that the whole hill was part of a course of pilgrimage with several stages. Continuing our excavations, we found another flight of steps that led directly to the Martyrion, and on the Square, next to the Martyrion, there was a fountain where pilgrims did their ablutions with water, and near there a small plain, in front of the Martyrion, where there were vestiges of buildings. Professor Verzone had not dared to carry out an excavation in that area because it was an immense heap of stones. In 2010, we began to do some cleaning and elements of extreme importance came to light.
ZENIT: Of what sort?
D’Andria: A marble architrave of a ciborium with a monogram on which the name Theodosius could be read. I thought it was the name of the emperor and so that architrave made it possible to date the martyrial church between the fourth and fifth centuries. Then, little by little we found vestiges of an apse. Excavating and cleaning the floor, a great church came to light. Whereas the floor of the Martyrion was octagonal, this floor was that of a basilica, with three naves. A stupendous church with marble capitals refined decorations, crosses, friezes, plant branches, stylized palms in the niches and a central pavement with marble tesserae with colored geometrical motifs: all referable to the fifth century, namely, the age of the other church, the Martyrion. However, at the center of this wonderful construction what enthused and moved us was something disconcerting that left us breathless.
ZENIT: And it was?
D’Andria: A typical Roman tomb that went back to the first century after Christ. In a certain sense, its presence could be justified by the fact that in that area, before Christians built the proto-Byzantine shrine, there was a Roman necropolis. However, examining its position carefully, we realized that that Roman tomb was at the center of the church. Hence, in the fifth century the church had been built precisely around that pagan Roman tomb, to protect it, because, evidently, that tomb was extremely important. And immediately we thought that perhaps that could be the tomb where the body of St. Philip was placed after his death.
ZENIT: And did you find confirmations of this supposition?
D’Andria: Indeed. In the summer of 2011, we carried out extensive excavation in the area of this church with the coordination of Piera Caggia, research archaeologist of the IBAM-CNR, and extraordinary elements emerged that confirmed are suppositions fully. The tomb was included in a structure in which there is a platform that is reached by a marble staircase. Pilgrims, entering in the narthex, went up to the higher part of the tomb, where there was a place for prayer and they went down on the opposite side. And we saw that the marble surface of the steps was completely consumed by the steps of thousands upon thousands of people. Hence, the tomb received an extraordinary tribute of veneration.
On the façade of the tomb, near the entrance, there are nail holes which undoubtedly served to support an applied metallic locking device. Moreover, there are grooves in the pavement that make one think of an additional wooden door: all precautions that indicate that in that tomb there was an inestimable treasure, namely, the apostle’s body.
And on the façade, on the walls there are numerous graffiti with crosses, which in some way have consecrated the pagan tomb.
Excavating next to the tomb we found water baths for individual immersions, which undoubtedly served for healings. After venerating the tomb, sick pilgrims were submerged in the baths exactly as happens in Lourdes.
However, the main -- I would say mathematical -- confirmation which attests, without a shadow of a doubt, that that construction is really St. Philip’s tomb comes from a small object that is in the Museum of Richmond in the United States. An object in which there are images that up to now could not be fully deciphered, whereas now they have an obvious significance.
ZENIT: What object is it?
D’Andria: it is a bronze seal about 10 centimeters (four inches) in diameter, which served to authenticate St. Philip’s bread to be distributed to pilgrims. Icons have been found that represent St. Philip with a large loaf in his hand. And, to be distinguished from ordinary bread, this bread was marked with the seal so that pilgrims would know that it was a special bread, to be kept with devotion.
There are images on the seal. There is the figure of a saint with a pilgrims’ cloak and an inscription that says “Saint Philip.” On the border is a phrase in Greek, an ancient phrase of praise to God: Agios o Theos, agios ischyros, agios athanatos, eleison imas (Holy God, strong Holy One, immortal Holy One, have mercy on us). All the specialists of Byzantine history who know that seal have always said that it came from Hierapolis. However, what is most extraordinary is the fact that the figure of the saint is presented between two buildings: the one on the left is covered by a cupola, and it is understood that it represents the octagonal Martyrion; the one on the right of the saint, has a roof like the one of the church of three naves which we have now discovered. The two buildings are at the top of a stairway. It seems that it was an image of the complex then existing around St. Philip’s tomb. A photograph made in the sixth century. Moreover, in the image of the seal there is an emblematic element: a lamp hanging at the entrance, typical signs that served to indicate a saint’s sepulcher. Hence, already indicated in that seal is that the tomb was in the basilica church and not in the Martyrion.
ZENIT: You have made all these discoveries in recent times.
D’Andria: I would say very recent times. We did so between 2010 and 2011. Above all 2011 was the year of the greatest emotions for us: we discovered the second church and Philip’s tomb. We concluded a work begun 55 years ago. The news has gone around the world. And it has attracted scholars and the curious to Hierapolis. Among others, at the end of last August, hundreds of Chinese arrived, as well as numerous Koreans and journalists of several nationalities.
Last Nov. 24, I had the honor of presenting the discovery, at the Pontifical Archaeological Academy of Rome, to scholars and Vatican representatives. Also Bartholomew the patriarch of Constantinople, primate of the Orthodox Church, wished to receive me to know the details of the discovery, and on Nov. 14, feast of St. Philip in the Orthodox Church, he celebrated Mass precisely on the tomb found in Hierapolis. And I was present, 1,000 thousand years, the chants of the Greek liturgy resounded among the ruins of the church.
In the forthcoming months, we will take up the works again and I am certain that other important surprises await us.
ROME, MAY 2, 2012 (Zenit.org).- On May 3, the Church remembers St. Philip and St. James the Less, two apostles who formed part of the Twelve.
Last summer the news broke that the Apostle Philip’s tomb was found at Hierapolis, in Phrygia. “The value of this finding is undoubtedly of a very high level,” says Professor Francesco D’Andria, director of the archaeological mission that made the discovery.
D’Andria teaches archaeology at the University of Salento-Lecce and is the director of the School of Specialization in Archaeology of that university. He has been working in Hierapolis for more than 30 years, looking for St. Philip’s tomb and, since the year 2000, he has been director of this mission.
We asked Professor D’Andria to speak to us about St. Philip and the exceptional finding that he and his team of researchers carried out. “Historical news on Saint Philip is scarce,” said D’Andria. “From the Gospels we know that he was a native of Bethsaida, on Lake Gennesaret; hence, he belonged to a family of fishermen. John is the only evangelist who mentions him several times. In the first chapter of his Gospel, he recounts that Philip entered the group of the apostles from the beginning of Jesus’ public life, called directly by the Master. In the order of calling, he is the fifth after James, John, Andrew and Peter. In the sixth chapter, when he recounts the miracle of the multiplication of loaves, John says that, before doing this miracle, Jesus turned to Philip and asked him how all those people could be fed, and Philip answered that 200 denarii worth of bread would not be sufficient even to give a piece to each one. And in Chapter 12, John says that after Jesus’ triumphal entrance in Jerusalem, some Greeks wished to speak with the Master and went to Philip. And during the Last Supper, when Jesus spoke of the Father (“If you had known me, you would have known my Father also”), Philip said: “Lord, show us the Father, and we shall be satisfied.” From the Acts of the Apostles we know that Philip was present with the others at the moment of Jesus’ Ascension and on the day of Pentecost, when the descent of the Holy Spirit took place. Written information ceases on that day. All the rest comes from Tradition.”
ZENIT: What does Tradition say in addition?
D’Andria: After Jesus’ death, the Apostles dispersed through the world to spread the Gospel message. And, according to Tradition and ancient documents written by the Holy Fathers, we know that Philip carried out his mission in Scizia, in Lydia, and in the last days of his life, in Hierapolis, in Phrygia. In a letter written to Pope Victor I, Polycrates, who toward the end of the second century was bishop of Ephesus, recalls the important personalities of his Church, among them the Apostles Philip and John. Of Philip, he said: “He was one of the twelve Apostles and died in Hierapolis, as did two of his daughters who grew old in virginity … Another daughter of his … was buried in Ephesus.”
“All scholars agree in considering that Polycrates’ information is absolutely reliable. The Letter, which dates back to about 190 after Christ, 100 years after Philip’s death, is a fundamental document for relations between the Latin and the Greek Church
It refers to the dispute about the date of the celebration of Easter. And in that letter, Polycrates, who was patriarch of the Greek Church, claims the nobility of the origins of the Church in Asia, stating that just as the trophies (mortal remains) of Peter and Paul are in Rome, the tombs of the Apostles Philip and John are in Asia. Moreover, from that letter we know that Philip spent the last years of his life in Hierapolis, with two of his three daughters, who undoubtedly helped him in his work of evangelization. In his Ecclesiastical History, Eusebius of Caesarea says that Papias, who was bishop of Hierapolis at the beginning of the third century, knew Philip’s daughters and from them learned important details of the Apostle’s life, among them also the account of a tremendous miracle: the resurrection of a dead man.”
ZENIT: Is it known how and when the Apostle died?
D’Andria: Most of the ancient documents state that Philip died in Hierapolis, in the year 80 after Christ, when he was about 85. He died a martyr for his faith, crucified upside down like St. Peter. He was buried in Hierapolis. In the ancient necropolis of that city an inscription was found that alludes to a church dedicated to St. Philip. On an unspecified date, Philip’s body was taken to Constantinople to remove it from the danger of profanation by barbarians. And in the sixth century, under Pope Pelagius I, it was taken to Rome and buried, next to the Apostle James, in a church built specifically for them. The Byzantine-style church, which was called “of Sts. James and Philip,” was transformed in 1500 into a magnificent Renaissance church, which is the present one called “Of the Holy Apostles.”
ZENIT: When did research begin on St. Philip’s tomb in Hierapolis?
D’Andria: In 1957, thanks to professor Paolo Verzone, who taught engineering at Turin’s Polytechnic and was very passionate about archaeological research. An agreement was stipulated between the Italian and Turkish Republics, which enabled our team of archaeologists to carry out searches in Hierapolis. Professor Verzone was the first director of that mission. He began immediately, of course, to look for the Apostle Philip’s tomb. He concentrated the excavations on a monument that was already visible in part and known as the church of St. Philip, and he discovered an extraordinary octagonal church, a genuine masterpiece of Byzantine architecture of the fifth century, with wonderful arches in travertine stone.
All this complex of constructions made with so much care and detail made one think that it was a great church of pilgrimage, a very important shrine, and Professor Verzone identified it as the Martyrion, namely the martyrial church of St. Philip. And therefore he thought that it was built on the saint’s tomb. Hence he had several excavations carried out in the area of the main altar, but he never found anything that made one think of a tomb.
I myself thought the tomb was in the area of the church, but in 2000, when I became director of the Italian archaeological mission of Hierapolis, by concession of the Ministry of Culture of Turkey, I changed my opinion.
ZENIT: Why?
D’Andria: All the excavations carried out over so many years had no result. I also carried out research through geo-physical explorations, that is, special explorations of the subsoil, and not obtaining anything, I was convinced we had to look elsewhere, still in the same area but in another direction.
ZENIT: And towards what did you direct your research?
D’Andria: My collaborators and I studied a series of satellite photos of the area carefully, and the observations of a group of brave topographers of the CNR-IBAM, directed by Giuseppe Scardozzi, and we understood that the Martyrion, the octagonal church was the center of a large and well-developed devotional complex. We identified a great processional street that took the pilgrims of the city to the octagonal church, the Martyrion at the top of the hill, the remains of a bridge that enabled pilgrims to go across a valley through which a torrent flowed; we say that at the foot of the hill there were stairs in travertine stone, with wide ascending steps that led to the summit.
At the bottom of the stairs we identified another octagonal building that could not be seen from the surface but only on satellite photos. We excavated around that building and realized it was a thermal complex.
This was an enlightening discovery that made us understand that the whole hill was part of a course of pilgrimage with several stages. Continuing our excavations, we found another flight of steps that led directly to the Martyrion, and on the Square, next to the Martyrion, there was a fountain where pilgrims did their ablutions with water, and near there a small plain, in front of the Martyrion, where there were vestiges of buildings. Professor Verzone had not dared to carry out an excavation in that area because it was an immense heap of stones. In 2010, we began to do some cleaning and elements of extreme importance came to light.
ZENIT: Of what sort?
D’Andria: A marble architrave of a ciborium with a monogram on which the name Theodosius could be read. I thought it was the name of the emperor and so that architrave made it possible to date the martyrial church between the fourth and fifth centuries. Then, little by little we found vestiges of an apse. Excavating and cleaning the floor, a great church came to light. Whereas the floor of the Martyrion was octagonal, this floor was that of a basilica, with three naves. A stupendous church with marble capitals refined decorations, crosses, friezes, plant branches, stylized palms in the niches and a central pavement with marble tesserae with colored geometrical motifs: all referable to the fifth century, namely, the age of the other church, the Martyrion. However, at the center of this wonderful construction what enthused and moved us was something disconcerting that left us breathless.
ZENIT: And it was?
D’Andria: A typical Roman tomb that went back to the first century after Christ. In a certain sense, its presence could be justified by the fact that in that area, before Christians built the proto-Byzantine shrine, there was a Roman necropolis. However, examining its position carefully, we realized that that Roman tomb was at the center of the church. Hence, in the fifth century the church had been built precisely around that pagan Roman tomb, to protect it, because, evidently, that tomb was extremely important. And immediately we thought that perhaps that could be the tomb where the body of St. Philip was placed after his death.
ZENIT: And did you find confirmations of this supposition?
D’Andria: Indeed. In the summer of 2011, we carried out extensive excavation in the area of this church with the coordination of Piera Caggia, research archaeologist of the IBAM-CNR, and extraordinary elements emerged that confirmed are suppositions fully. The tomb was included in a structure in which there is a platform that is reached by a marble staircase. Pilgrims, entering in the narthex, went up to the higher part of the tomb, where there was a place for prayer and they went down on the opposite side. And we saw that the marble surface of the steps was completely consumed by the steps of thousands upon thousands of people. Hence, the tomb received an extraordinary tribute of veneration.
On the façade of the tomb, near the entrance, there are nail holes which undoubtedly served to support an applied metallic locking device. Moreover, there are grooves in the pavement that make one think of an additional wooden door: all precautions that indicate that in that tomb there was an inestimable treasure, namely, the apostle’s body.
And on the façade, on the walls there are numerous graffiti with crosses, which in some way have consecrated the pagan tomb.
Excavating next to the tomb we found water baths for individual immersions, which undoubtedly served for healings. After venerating the tomb, sick pilgrims were submerged in the baths exactly as happens in Lourdes.
However, the main -- I would say mathematical -- confirmation which attests, without a shadow of a doubt, that that construction is really St. Philip’s tomb comes from a small object that is in the Museum of Richmond in the United States. An object in which there are images that up to now could not be fully deciphered, whereas now they have an obvious significance.
ZENIT: What object is it?
D’Andria: it is a bronze seal about 10 centimeters (four inches) in diameter, which served to authenticate St. Philip’s bread to be distributed to pilgrims. Icons have been found that represent St. Philip with a large loaf in his hand. And, to be distinguished from ordinary bread, this bread was marked with the seal so that pilgrims would know that it was a special bread, to be kept with devotion.
There are images on the seal. There is the figure of a saint with a pilgrims’ cloak and an inscription that says “Saint Philip.” On the border is a phrase in Greek, an ancient phrase of praise to God: Agios o Theos, agios ischyros, agios athanatos, eleison imas (Holy God, strong Holy One, immortal Holy One, have mercy on us). All the specialists of Byzantine history who know that seal have always said that it came from Hierapolis. However, what is most extraordinary is the fact that the figure of the saint is presented between two buildings: the one on the left is covered by a cupola, and it is understood that it represents the octagonal Martyrion; the one on the right of the saint, has a roof like the one of the church of three naves which we have now discovered. The two buildings are at the top of a stairway. It seems that it was an image of the complex then existing around St. Philip’s tomb. A photograph made in the sixth century. Moreover, in the image of the seal there is an emblematic element: a lamp hanging at the entrance, typical signs that served to indicate a saint’s sepulcher. Hence, already indicated in that seal is that the tomb was in the basilica church and not in the Martyrion.
ZENIT: You have made all these discoveries in recent times.
D’Andria: I would say very recent times. We did so between 2010 and 2011. Above all 2011 was the year of the greatest emotions for us: we discovered the second church and Philip’s tomb. We concluded a work begun 55 years ago. The news has gone around the world. And it has attracted scholars and the curious to Hierapolis. Among others, at the end of last August, hundreds of Chinese arrived, as well as numerous Koreans and journalists of several nationalities.
Last Nov. 24, I had the honor of presenting the discovery, at the Pontifical Archaeological Academy of Rome, to scholars and Vatican representatives. Also Bartholomew the patriarch of Constantinople, primate of the Orthodox Church, wished to receive me to know the details of the discovery, and on Nov. 14, feast of St. Philip in the Orthodox Church, he celebrated Mass precisely on the tomb found in Hierapolis. And I was present, 1,000 thousand years, the chants of the Greek liturgy resounded among the ruins of the church.
In the forthcoming months, we will take up the works again and I am certain that other important surprises await us.
Social Sciences Academy final report: '' 'Pacem in Terris' was a breath of fresh air for the social doctrine of the Church''
Academy
09:56 03/05/2012
VATICAN CITY, MAY 2, 2012 - Here is the final communiqué from the plenary assembly of the Pontifical Academy of Social Sciences. The group met at the Vatican last Friday through Tuesday.
On the eve of the fiftieth anniversary of the publication of the Encyclical Pacem in Terris we have chosen to devote a session of our Academy to the study of the contribution of this major document to the social doctrine of the Church. Published between the first and second sessions of the Second Vatican Council, the encyclical of Blessed John XXIII falls within the framework of the renewal of the Church’s social thinking which that Council aimed at promoting, in particular in its constitution Gaudium et spes, on the Church and the world.
At the time the topic of peace was extremely relevant, as it still is. In 1963, in the midst of the Cold War and in a severe international crisis, the encyclical was addressed to "all men of good will", sending a powerful message of hope above all ideological and religious divisions. The voice of the Church rose on the ground of our common humanity, appealing to the consciences of all human beings in the name of their common nature. Humanity was invited to rethink its structures of economic, political and cultural collaboration on the basis of the universal principles of "freedom, truth, love and justice" (cf. PT 35).
In the wake of the great encyclicals of Leo XIII and Pius XI, a few years after the encyclical Mater et Magistra, Pacem in Terris was a breath of fresh air for the social doctrine of the Church. In truth, the reason why the encyclical was so favourably received by all milieus, especially within international institutions, was because it touched men so deeply. It was a social encyclical in the fullest sense of the term, an in-depth reflection on man in society, the centre and summit of every social institution.
The encyclical reaffirms very strongly the central thesis of the entire social doctrine of the Church, which is that "each individual man is truly a person. His is a nature, that is endowed with intelligence and free will" (PT9). This is the basis on which the whole social doctrine of the Church is built. The human being mirrors his Creator. Human nature is nothing but the humanity of man, created in the image of God, capable of knowing and loving.
The challenges that men face, be they peace or a just order in economic exchanges, are always of an ethical nature. Pacem in terris well says that "Ordo autem, qui in hominum consortione viget, totus incorporali est natura" (PT 37).
Fifty years after this great encyclical, the international panorama is no longer that of the Cold War, but of a globalised world and a financial and economic crisis affecting many countries. Peace is also in danger where nationalism and religious and racial hatred expose entire societies to violent conflict.
We remark that the encyclical strongly emphasized that the common good – that is to say, "all those social conditions which favour the full development of human personality" (PT 58) – takes on a universal dimension (PT 132). Today this is truer than ever. The further the common good extends, the further it should progress in understanding. The common good cannot but be determined in relation to man, since "it is intimately bound up with human nature" (PT 55). It is not possible to identify the common good without reference to what human beings claim on behalf of their very humanity. Man in society is made to live in peace with his neighbours, in justice, truth, love and freedom.
The Catholic Church, for her part, is aware that through the revelation of Christ she knows the truth about man and is therefore duty bound to stand up for the values that are valid for human beings as such, transversally of the various cultures. She makes a distinction between the specificity of her faith and the truths of reason that often derive from faith and which are also accessible to the person as a person regardless of this faith. AsPacem in Terris recognized, a fundamental defense of all the universal human values became positive rules in the declarations on human rights after the Second World War, because, after the errors and horrors of the two World Wars, enlightened people of different areas and cultures recognized their universal validity that is based on their anthropological truths and expressed them in effective rights. Today, the fundamental values of the human being, in which human dignity as such is questioned, are once again being debated. Here, over and above her faith, the Church considers it her duty to defend in our society as a whole the truths and values in which the very dignity of man is at stake.
The demand for truth is probably the most argued over today, while the reference to natural law is ignored in many sectors of society. I hope that our work can help our contemporaries to rediscover the truth of the human being and of the common good, which are the cornerstones of all life in society. In a way, the contribution of the social sciences especially in this Year of the Faith, must be to help the Church find new and perennial truths in the current social context. They should serve as an aid or as preambles of the social doctrine of the Church, of theology and even of faith, to make easy for our contemporaries the path from reason to faith and from faith to reason, as indicated in Fides et ratio. St Thomas Aquinas, who was ahead of his times with his clear distinction and complementarily between faith and reason, wrote that "theology – although all other sciences are related to it in the order of generation, as serving it and as preambles to it – can make use of the principles of all the others, even if they are posterior to it in dignity" (Super Boetium de Trin., q. 2, a. 3 ad 7). Our statutes say that the Academy "offers the Church the elements which she can use in the development of her social doctrine" (art. 1): thus, the Academy tries to collaborate with the Church’s new evangelization programme with a critical sense of research, and a love of truth of sciences and of faith.
Among the questions examined by the members of the Academy were:
- What the "kingdom of God" proclaimed by Jesus means for peace in the world today, with special reference to the Holy Father’s book on Jesus of Nazareth by H.E. Msgr Ladaria.
- The importance of living in truth and the new possibility, offered by the communications revolution, to be more transparent. The question of global governance in light of both Pacem in Terris and Caritas in Veritate, addressed in particular by H.Em. Cardinal Marx.
- Economic globalization and patterns of migration as both causes of friction and possible avenues of cooperation.
- Ecological dimensions of the global order.
- Human rights and democratization, with special attention to the phenomenon of the Arab Springand the emergence of global economic prowess on the part of China, India and the Pacific.
- New information technology as an instrument of peace, including a paper by Jimmy Wales, the creator of Wikipedia.
- The functioning and regulation of financial markets after the economic crisis, with the special contribution of Academicians Nobel laureate Joseph Stiglitz and Dr Hans Tietmeyer, former President of the Deutsche Bundesbank. H.E. Msgr Toso also explained the meaning of the recent document of the Pontifical Council for Justice and Peace, Towards Reforming the International and Monetary Systems in the Context of Global Public Authority (http://bit.ly/ADcGcN).
- The challenges of achieving a workable union among European nations, and its global implications.
- The contribution of religion to the search for peace.
Please write to the Academy (pass@pass.va) if you are interested in receiving the individual papers and visit our website www.pass.va for the Proceedings of this and of our past meetings.
On the eve of the fiftieth anniversary of the publication of the Encyclical Pacem in Terris we have chosen to devote a session of our Academy to the study of the contribution of this major document to the social doctrine of the Church. Published between the first and second sessions of the Second Vatican Council, the encyclical of Blessed John XXIII falls within the framework of the renewal of the Church’s social thinking which that Council aimed at promoting, in particular in its constitution Gaudium et spes, on the Church and the world.
At the time the topic of peace was extremely relevant, as it still is. In 1963, in the midst of the Cold War and in a severe international crisis, the encyclical was addressed to "all men of good will", sending a powerful message of hope above all ideological and religious divisions. The voice of the Church rose on the ground of our common humanity, appealing to the consciences of all human beings in the name of their common nature. Humanity was invited to rethink its structures of economic, political and cultural collaboration on the basis of the universal principles of "freedom, truth, love and justice" (cf. PT 35).
In the wake of the great encyclicals of Leo XIII and Pius XI, a few years after the encyclical Mater et Magistra, Pacem in Terris was a breath of fresh air for the social doctrine of the Church. In truth, the reason why the encyclical was so favourably received by all milieus, especially within international institutions, was because it touched men so deeply. It was a social encyclical in the fullest sense of the term, an in-depth reflection on man in society, the centre and summit of every social institution.
The encyclical reaffirms very strongly the central thesis of the entire social doctrine of the Church, which is that "each individual man is truly a person. His is a nature, that is endowed with intelligence and free will" (PT9). This is the basis on which the whole social doctrine of the Church is built. The human being mirrors his Creator. Human nature is nothing but the humanity of man, created in the image of God, capable of knowing and loving.
The challenges that men face, be they peace or a just order in economic exchanges, are always of an ethical nature. Pacem in terris well says that "Ordo autem, qui in hominum consortione viget, totus incorporali est natura" (PT 37).
Fifty years after this great encyclical, the international panorama is no longer that of the Cold War, but of a globalised world and a financial and economic crisis affecting many countries. Peace is also in danger where nationalism and religious and racial hatred expose entire societies to violent conflict.
We remark that the encyclical strongly emphasized that the common good – that is to say, "all those social conditions which favour the full development of human personality" (PT 58) – takes on a universal dimension (PT 132). Today this is truer than ever. The further the common good extends, the further it should progress in understanding. The common good cannot but be determined in relation to man, since "it is intimately bound up with human nature" (PT 55). It is not possible to identify the common good without reference to what human beings claim on behalf of their very humanity. Man in society is made to live in peace with his neighbours, in justice, truth, love and freedom.
The Catholic Church, for her part, is aware that through the revelation of Christ she knows the truth about man and is therefore duty bound to stand up for the values that are valid for human beings as such, transversally of the various cultures. She makes a distinction between the specificity of her faith and the truths of reason that often derive from faith and which are also accessible to the person as a person regardless of this faith. AsPacem in Terris recognized, a fundamental defense of all the universal human values became positive rules in the declarations on human rights after the Second World War, because, after the errors and horrors of the two World Wars, enlightened people of different areas and cultures recognized their universal validity that is based on their anthropological truths and expressed them in effective rights. Today, the fundamental values of the human being, in which human dignity as such is questioned, are once again being debated. Here, over and above her faith, the Church considers it her duty to defend in our society as a whole the truths and values in which the very dignity of man is at stake.
The demand for truth is probably the most argued over today, while the reference to natural law is ignored in many sectors of society. I hope that our work can help our contemporaries to rediscover the truth of the human being and of the common good, which are the cornerstones of all life in society. In a way, the contribution of the social sciences especially in this Year of the Faith, must be to help the Church find new and perennial truths in the current social context. They should serve as an aid or as preambles of the social doctrine of the Church, of theology and even of faith, to make easy for our contemporaries the path from reason to faith and from faith to reason, as indicated in Fides et ratio. St Thomas Aquinas, who was ahead of his times with his clear distinction and complementarily between faith and reason, wrote that "theology – although all other sciences are related to it in the order of generation, as serving it and as preambles to it – can make use of the principles of all the others, even if they are posterior to it in dignity" (Super Boetium de Trin., q. 2, a. 3 ad 7). Our statutes say that the Academy "offers the Church the elements which she can use in the development of her social doctrine" (art. 1): thus, the Academy tries to collaborate with the Church’s new evangelization programme with a critical sense of research, and a love of truth of sciences and of faith.
Among the questions examined by the members of the Academy were:
- What the "kingdom of God" proclaimed by Jesus means for peace in the world today, with special reference to the Holy Father’s book on Jesus of Nazareth by H.E. Msgr Ladaria.
- The importance of living in truth and the new possibility, offered by the communications revolution, to be more transparent. The question of global governance in light of both Pacem in Terris and Caritas in Veritate, addressed in particular by H.Em. Cardinal Marx.
- Economic globalization and patterns of migration as both causes of friction and possible avenues of cooperation.
- Ecological dimensions of the global order.
- Human rights and democratization, with special attention to the phenomenon of the Arab Springand the emergence of global economic prowess on the part of China, India and the Pacific.
- New information technology as an instrument of peace, including a paper by Jimmy Wales, the creator of Wikipedia.
- The functioning and regulation of financial markets after the economic crisis, with the special contribution of Academicians Nobel laureate Joseph Stiglitz and Dr Hans Tietmeyer, former President of the Deutsche Bundesbank. H.E. Msgr Toso also explained the meaning of the recent document of the Pontifical Council for Justice and Peace, Towards Reforming the International and Monetary Systems in the Context of Global Public Authority (http://bit.ly/ADcGcN).
- The challenges of achieving a workable union among European nations, and its global implications.
- The contribution of religion to the search for peace.
Please write to the Academy (pass@pass.va) if you are interested in receiving the individual papers and visit our website www.pass.va for the Proceedings of this and of our past meetings.
International Congress studies Apostolic Exhortations for Africa
Ann Schneible
09:58 03/05/2012
Pontifical Lateran University Hosts Seminar on Ecclesia in Africa and Africae Munus
ROME, MAY 2, 2012 (Zenit.org).- The Pontifical Lateran University today hosted an international seminar about the Church in Africa, titled "From Ecclesia in Africa by John Paul II to Africae munus by Benedict XVI" ("Dall'Ecclesia in Africa di Giovanni Paolo II all'Africae munus di Benedetto XVI").
The seminar explored the relevance of the apostolic visitations to Africa made by Blessed John Paul II and Pope Benedict XVI, the apostolic exhortations which followed from the synods on the continent – and how the challenge of revitalizing the culture and spreading the Gospel can be met.
Secretary for the Pontifical Council for Culture, and native of Benin, Monsignor Barthélomy Adoukonou spoke with ZENIT about the significance of these two apostolic exhortations, Ecclesia in Africa in 1995 and Africae munus in 2011.
"With this Congress," explained Monsignor Adoukonou, "we seek to revisit the two synods that took place in regards to Africa: the first was outlined in the Apostolic exhortation Ecclesia in Africa, and the second which was outlined by Benedict XVI in Africae munus."
The first synod, which took place in 1994 during the pontificate of Blessed John Paul II, was intended "to help the Christians of Africa to know what the Church is and, more importantly, who the Church is." The Church, the synod answered, "is the family of God; in other words, the fraternity of Christ, the fraternal Body of Christ."
Africae munus, which came two years after the Benedict XVI’s first apostolic visit to Africa, the 2009 trip to Cameroon and Angola, refers much more to the Resurrection, promoting a spirit of evangelization. "When the Pope tells us that we are the breath of the world, we are extremely happy," Monsignor Adoukonou said. In Africa, "the Spirit – the third Person of the Trinity – the family, the fraternal body of Christ, already on its way towards reconciliation and justice and peace."
ROME, MAY 2, 2012 (Zenit.org).- The Pontifical Lateran University today hosted an international seminar about the Church in Africa, titled "From Ecclesia in Africa by John Paul II to Africae munus by Benedict XVI" ("Dall'Ecclesia in Africa di Giovanni Paolo II all'Africae munus di Benedetto XVI").
The seminar explored the relevance of the apostolic visitations to Africa made by Blessed John Paul II and Pope Benedict XVI, the apostolic exhortations which followed from the synods on the continent – and how the challenge of revitalizing the culture and spreading the Gospel can be met.
Secretary for the Pontifical Council for Culture, and native of Benin, Monsignor Barthélomy Adoukonou spoke with ZENIT about the significance of these two apostolic exhortations, Ecclesia in Africa in 1995 and Africae munus in 2011.
"With this Congress," explained Monsignor Adoukonou, "we seek to revisit the two synods that took place in regards to Africa: the first was outlined in the Apostolic exhortation Ecclesia in Africa, and the second which was outlined by Benedict XVI in Africae munus."
The first synod, which took place in 1994 during the pontificate of Blessed John Paul II, was intended "to help the Christians of Africa to know what the Church is and, more importantly, who the Church is." The Church, the synod answered, "is the family of God; in other words, the fraternity of Christ, the fraternal Body of Christ."
Africae munus, which came two years after the Benedict XVI’s first apostolic visit to Africa, the 2009 trip to Cameroon and Angola, refers much more to the Resurrection, promoting a spirit of evangelization. "When the Pope tells us that we are the breath of the world, we are extremely happy," Monsignor Adoukonou said. In Africa, "the Spirit – the third Person of the Trinity – the family, the fraternal body of Christ, already on its way towards reconciliation and justice and peace."
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mục Vụ Trưởng Thành CGVN tại Pháp khóa XV: Ngày kết thúc - lên đường
Trần Văn Cảnh
08:19 03/05/2012
« Tân Phúc Âm hóa theo tinh thần Các Thánh Tử Đạo Việt Nam »
Ngày kết thúc, lên đường -290412
1. Tổng kết Ưu Khuyết điểm về khóa MVGTT lần thứ 15 (27-29/04/2012)
Mở đầu phần tổng kết, Cha Nguyễn Kim Sang, Tổng Tuyên Úy Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp đã ngỏ lời cám ơn. Trước nhất ngài cám ơn 17 Cộng Đoàn đã gửi đại biểu về tham dự khóa gặp gỡ. Ngài ước mong rằng trong tương lai, sẽ có nhiều Cộng Đoàn hơn gửi các đại biểu và gửi số các đại biểu đông hơn. Rồi Ngài đặc biệt cám ơn cha Lâm Thái Sơn và các cộng sự viên trong Ban Mục Vụ Giới Trưởng Thành đã khéo léo sắp xếp và tổ chức, làm cho Khóa Gặp Gỡ XV đã đạt được một thành quả tốt đẹp.
Thứ đến, Cha Tổng Tuyên Úy loan báo hai việc làm trong tương lai và mời ai có thể xin tham dự và gửi người đến tham dự :
• Họp mặt Giới trẻ Công giáo Việt nam vào cuối tuần, từ 17 đến 20-05-2012, tại Château de Jambville, 78440 Jambville.
• Đại Hội Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, từ 02 đến 04-08-2013, tại Lộ Đức, mừng 25 năm ĐTC Gioan Phaolô II đã phong thánh cho 117 Thánh Tử Đạo ở Việt Nam, 1988-2013.
Sau chót, Ngài mời các hội thảo viên làm tổng kết, cho biết những ưu và khuyết điểm để làm tốt hơn trong những khóa tới. Sau gần một giờ trao đổi, các hội thảo viên đã nêu ra một số ưu và khuyết điểm mà anh Xuân Anh đã ghi lại như sau :
Ưu điểm :
2. Được sự hướng dẫn, và tóm gọn của các cha, thầy và các sœurs về những ý tưởng chưa được rõ ràng qua các đề tài trình bày.
3. Người điều hành chương trình xuất sắc để mọi diễn tiến được tốt đẹp và đạt được kết quả.
4. Phục vụ chu đáo trong thời gian khóa gặp gỡ và học hỏi, từ tinh thần đến vật chất.
5. Trong những giờ phụng vụ kinh nguyện cảm thấy rất sốt sắng, không khí linh thiêng, sống động qua thánh lễ, bài giảng liên đới, mạch lạc giúp bồi dưỡng tâm linh.
6. Ngoài những giờ sinh hoạt trong chương trình đã định, còn có những lúc rảnh rang trong bầu không khí vui nhộn để có dịp vui chơi qua lời ca tiếng nhạc và trao đổi, hàn huyên tâm sự với nhau về cảnh sống của từng lớp tuổi khác nhau.
7. Các ban làm việc rất chu đáo và tận lực để giúp mọi người sống những ngày tuy vắn, nhưng dồi dào niềm vui gặp gỡ và hăng say học hỏi về đề tài. Xin hoan hô !
8. Ước gì khóa gặp gỡ sẽ còn tiếp tục sinh hoạt cho những năm kế tiếp vì không những là dịp học hỏi, mà còn là cơ hội để mọi người bày tỏ niềm cảm thông trong đời sống, nhất là củng cố đời sống đức tin của mình được thêm vững mạnh.
Khuyết điểm :
2. Thời gian thảo luận họp nhóm cũng quá ngắn, không đủ để bày tỏ hết ý tưởng.
3. Xin ngắn gọn phần mở đầu, giới thiệu để dùng thời giờ cho việc khai triển và trình bày đề tài học hỏi cũng như sinh hoạt nhóm.
4. Nên dùng thời giờ để các tham dự viên (các ông, bà, anh chị) tự tìm tòi, bàn thảo và học hỏi với nhau sau khi nghe bài thuyết trình, hơn là quá nhiều lời giải thích và dẫn giải khác.
5. Nên có một câu hỏi duy nhất cho mỗi nhóm mà thôi : để tránh sự lặp đi lặp lại cùng một ý tưởng,mất thời giờ. để mọi người có thể biết thêm nhiều ý tưởng khác. để biết một cách rõ ràng và chín chắn hơn.
2. Thánh lễ lên đường
Với bảng tổng kết ưu khuyết điểm rõ ràng trên đây, Khóa Gặp Gỡ XV coi như đã trọn. Mọi người được mời vào nhà nguyện tham dự thánh lễ lên đường : Mang những điều đã học hỏi được về phổ biến cho các cộng đoàn địa phương. Thánh lễ đã được cha Lâm Thái Sơn, Trưởng Ban Mục Vụ Giới Trưởng Thành chủ tế, với sự đồng tế của hai cha và một thầy sáu.
Chia sẻ Lời Chúa, cha Nguyễn Kim Sang đã dựa vào Phúc Âm Thánh Gioan (10, 11-18) để tìm hiểu ý nghĩa của người chăn chiên thật và mang áp dụng ý nghĩa đó vào công việc Tân Phúc Âm Hóa.
Người chăn chiên thật khác với người chăn chiên thuê. người này không phải là chủ chiên, và các chiên không phải là của nguời ấy, nên khi thấy sói đến, nó bỏ chiên mà trốn. Sói sẽ bắt chiên và làm chúng tản mác. Kẻ chăn thuê chạy trốn, vì là đứa chăn thuê, và chẳng tha thiết gì đến đàn chiên.
Áp dụng vào việc Tân phúc âm hóa vừa học hỏi và thảo luận, tất cả 6 nhóm hội thảo đều đã trả lời muốn theo gương các thánh Tử Đạo Việt Nam mà quyết tâm theo Chúa, lấy Chúa làm trung tâm đới sống của mình, của gia đình mình và của cộng đoàn mình.
Trả lời bằng lời nói chưa đủ. Phải trả lời cụ thể bằng việc làm. Sống đạo và giữ tình bác ái. Hy sinh, quên mình, để phục vụ Giáo Hội và anh em. Theo Chúa Kytô là người chăn chiên thật và tốt lành, để dám hy sinh cho cộng đoàn.
Lậy Chúa, xin cho con biết nghe theo Chúa, mà chu toàn các nhiệm vụ trong cộng đoàn của con. Amen.
Thánh lễ kết thúc, các hội thảo viên cùng nhau chụp một tấm hình kỷ niệm thứ hai cho khóa gặp gỡ thứ XV, từ 27 đến 29/04/2012, tại Saint Prix.
Trước khi rời khỏi Trung Tâm Massabielle, Các hội thảo viên đã không quên cám ơn và tặng quà những người phục vụ trong Trung Tâm và đã giúp một phần không nhỏ vào sự thành công của Khóa Gặp Gỡ XV về « Tân Phúc Âm hóa theo tinh thần Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ».
Paris, ngày 02 tháng 05 năm 2012-05-02
Trần Văn Cảnh
Ngày ơn Thiên triệu tại giáo xứ Hòa Thuận
LM Phanxicô Salêsio Lê Văn La Vinh
08:59 03/05/2012
Cùng hòa chung bầu khí và tâm tình cầu nguyện với Giáo hội trong ngày cầu cho ơn Thiên triệu linh mục và tu sĩ. Sáng chúa nhật 29/04/2012, Giáo xứ Hòa Thuận đã dâng thánh lễ cầu nguyện cho có nhiều ơn gọi linh mục, tu sĩ và giới thiệu các dòng tu cho các em thiếu nhi.
Xem hình ảnh
Từ ngoài nhà thờ, những tấm hình lớn nhỏ giới thiệu chủ đề ngày lễ kèm theo với những tấm hình giới thiệu các dòng tu, những bộ tu phục đã giúp cho người giáo dân, các em thiếu nhi hiểu được ý nghĩa của đời sống các dòng tu và ý nghĩa của ngày lễ hôm nay mà họ sẽ tham dự.
Khi bước vào nhà thờ chuẩn bị dâng lễ, mọi người dự lễ như bị thu hút bởi một tấm hình lớn ngay trên cung thánh khi đọc thấy dòng chữ “Chúa nhật Chúa Chiên lành” với người chủ chăn Giêsu và đàn chiên bé nhỏ; cùng hòa chung với những nhánh lúa trĩu hạt được trang trí với những cánh hoa tươi thắm trên bàn thờ như một lời nhắc nhở, một sự cầu chúc và một ước mong cho một mùa gặt bội thu của Giáo Hội nhờ bởi những tay thợ gặt lành nghề.
Thánh lễ được bắt đầu với đoàn rước là những tu sĩ “nhí” của giáo xứ với những bộ tu phục của các dòng tiến vào cung thánh cùng với chủ tế là một tu sĩ Dòng Đaminh – linh mục chính xứ - thật trang nghiêm, thật sốt sắng và tạo được ấn tượng tốt nơi các em và phụ huynh đang dự lễ sáng nay.
Thay cho phần chia sẻ lời Chúa trong thánh lễ này, cha chủ tế nhường lời cho các “tu sĩ nhí của các dòng” ra trình diện và giới thiệu về Dòng của mình:
… và kết thúc là cả cộng đoàn cùng cầu xin Chúa với bài hát thật quen thuộc, dễ thương “Lạy Chúa xưa Chúa đã phán, lúa chin đầy đồng, mà thiếu thợ gặt, xin Chúa ban…. “ Ngày cầu nguyện cho ơn Thiên triệu tại Giáo xứ Hòa thuận được tiếp nối với buổi sinh hoạt, ca hát, đố vui của ban Giáo lý để giúp các em có cơ hội hiểu biết hơn về ơn gọi tu trì trong Giáo hội. Xin Chúa hoàn thành những điều chúng con vừa khởi sự hôm nay, và ban cho Giáo hội Chúa những tay thợ lành nghề nhờ những thiện chí hèn mọn của cộng đòan chúng con. AMEN.
Từ ngoài nhà thờ, những tấm hình lớn nhỏ giới thiệu chủ đề ngày lễ kèm theo với những tấm hình giới thiệu các dòng tu, những bộ tu phục đã giúp cho người giáo dân, các em thiếu nhi hiểu được ý nghĩa của đời sống các dòng tu và ý nghĩa của ngày lễ hôm nay mà họ sẽ tham dự.
Khi bước vào nhà thờ chuẩn bị dâng lễ, mọi người dự lễ như bị thu hút bởi một tấm hình lớn ngay trên cung thánh khi đọc thấy dòng chữ “Chúa nhật Chúa Chiên lành” với người chủ chăn Giêsu và đàn chiên bé nhỏ; cùng hòa chung với những nhánh lúa trĩu hạt được trang trí với những cánh hoa tươi thắm trên bàn thờ như một lời nhắc nhở, một sự cầu chúc và một ước mong cho một mùa gặt bội thu của Giáo Hội nhờ bởi những tay thợ gặt lành nghề.
Thánh lễ được bắt đầu với đoàn rước là những tu sĩ “nhí” của giáo xứ với những bộ tu phục của các dòng tiến vào cung thánh cùng với chủ tế là một tu sĩ Dòng Đaminh – linh mục chính xứ - thật trang nghiêm, thật sốt sắng và tạo được ấn tượng tốt nơi các em và phụ huynh đang dự lễ sáng nay.
Thay cho phần chia sẻ lời Chúa trong thánh lễ này, cha chủ tế nhường lời cho các “tu sĩ nhí của các dòng” ra trình diện và giới thiệu về Dòng của mình:
… và kết thúc là cả cộng đoàn cùng cầu xin Chúa với bài hát thật quen thuộc, dễ thương “Lạy Chúa xưa Chúa đã phán, lúa chin đầy đồng, mà thiếu thợ gặt, xin Chúa ban…. “ Ngày cầu nguyện cho ơn Thiên triệu tại Giáo xứ Hòa thuận được tiếp nối với buổi sinh hoạt, ca hát, đố vui của ban Giáo lý để giúp các em có cơ hội hiểu biết hơn về ơn gọi tu trì trong Giáo hội. Xin Chúa hoàn thành những điều chúng con vừa khởi sự hôm nay, và ban cho Giáo hội Chúa những tay thợ lành nghề nhờ những thiện chí hèn mọn của cộng đòan chúng con. AMEN.
Giáo xứ Gia An khai mạc tháng hoa và kính thánh Philipphe và Giacôbê
Phaolô Hữu Tạo
09:51 03/05/2012
Tôn sùng Đức Mẹ vốn là truyền thống đạo đức bình dân của cả dân tộc Việt Nam nói chung và giáo dân Công giáo nói riêng. Hằng năm vào dịp tháng 5, nhiều giáo xứ tổ chức dâng hoa kính Đức Mẹ với nhiều hình thức phong phú. Gia An cũng không ngoại lệ, lúc 18 giờ chiều nay (3. 5. 2012) toàn thể giáo xứ đã tề tựu động đủ để bắt đầu tháng hoa, tháng Đức Mẹ, sau nghi thức khai mạc, đi đầu là Thánh giá nến cao đến cộng đoàn, đội múa, Cha chủ tế và cuối cùng là Kiệu Đức Mẹ do các bà mẹ công giáo với tà áo dài màu xanh cung nghinh.
Xem hình ảnh
Với khuôn mặt rạng ngời và giọng hát ngân vang của ca đoàn đã làm cho buổi rước kiệu hết sức trang nghiêm và xúc động. Đoàn rước tiến vào Thánh đường chật ních người, các em trong đội múa của giáo họ Matthêu Gẫm múa khai mạc, thứ đến là bài múa của các em thiếu nhi trong giáo xứ (do các Sr phụ trách). Thánh lễ hôm nay trùng với Lễ kính hai Thánh Philípphê và Giacôbê Tông đồ quan thầy của Cha chính xứ Gia An nên có sự tham dự đông đảo của giáo dân giáo xứ Vũ Hòa (nơi trước đây thuộc giáo xứ Gia An), họ đến để hiệp thông Thánh lễ và cầu nguyện cho Cha cựu quản xứ. Trong bầu khí oi nồng của tiết thời đầu hạ, nhà thờ như nóng thêm bởi sự hiện diện của quá nhiều giáo dân.
Trong bài giảng, Cha chủ tế đã chia sẽ điều kỳ diệu khi Thiên Chúa chọn một thiếu nữ bình thường, một con người vô danh tiểu tốt làm Mẹ Thiên Chúa, kỳ diệu hơn là các Thánh Tông đồ sau khi Chúa Giêsu chịu tử nạn, họ đã mất hết niềm tin, có nguy cơ tan rã, nhưng sự kiện Chúa Phục Sinh đã làm đảo lộn mọi suy tư, mọi hành động của các Ngài, các Ngài ra đi rao giảng, và chấp nhận mọi khổ đau, mọi trở ngại để đem Tin vui cho toàn thể nhân loại. Vậy chúng ta là con cái của Đức Mẹ, là con cháu của các Thánh Tông đồ, phải noi gương bắt chước nhân đức của các vị hầu đem Tin mừng cho những người chung quanh, trước hết là ngay trong gia đình, ra ngoài ngõ xóm, nơi chúng ta học tập, nơi chúng ta làm việc, có như thế mới làm tròn bổn phận của người giáo dân Việt Nam trong thời đại hôm nay.
Cuối Thánh lễ, ông chủ tịch HĐMV thay lời cho cộng đoàn chúc mừng Lễ quan thầy của Cha xứ, các ban ngành đoàn thể lần lượt tặng quà và chúc mừng ngài, các em trong đội múa có thêm một vũ khúc để chúc mừng Cha xứ nhân ngày lễ Thánh Giacôbê. Trong lời đáp cha xứ đã hết lòng cám ơn quý Soeur, quý HĐMV, các ban ngành đoàn thể, các ca đoàn và toàn thể cộng đoàn đã cầu nguyện cho ngài trong những ngày qua, cám ơn hết thảy thành phần dân Chúa đã góp phần làm cho buổi lễ thêm phần long trọng, và đặc biệt là cộng đoàn đã tôn trọng, quý mến ngài trong hơn 6 năm ngài về phụ trách Gia An – Vũ Hòa, để chia vui, cha xứ đã gởi đến mỗi người một phần quà như là chia sẽ niềm vui trong ngày đặc biệt này. Mặc dù Thánh lễ kéo dài hơn thường lệ, nhưng ai nấy đều không cảm thấy mệt mỏi, ngược lại còn tăng thêm niềm vui. Cuối cùng ai nấy ra về trong hân hoan, hẹn gặp lại trong các buổi rước kiệu Kính Đức Mẹ luân phiên trong các giáo nhóm, giáo họ suốt cả tháng hoa này.
Xem hình ảnh
Với khuôn mặt rạng ngời và giọng hát ngân vang của ca đoàn đã làm cho buổi rước kiệu hết sức trang nghiêm và xúc động. Đoàn rước tiến vào Thánh đường chật ních người, các em trong đội múa của giáo họ Matthêu Gẫm múa khai mạc, thứ đến là bài múa của các em thiếu nhi trong giáo xứ (do các Sr phụ trách). Thánh lễ hôm nay trùng với Lễ kính hai Thánh Philípphê và Giacôbê Tông đồ quan thầy của Cha chính xứ Gia An nên có sự tham dự đông đảo của giáo dân giáo xứ Vũ Hòa (nơi trước đây thuộc giáo xứ Gia An), họ đến để hiệp thông Thánh lễ và cầu nguyện cho Cha cựu quản xứ. Trong bầu khí oi nồng của tiết thời đầu hạ, nhà thờ như nóng thêm bởi sự hiện diện của quá nhiều giáo dân.
Trong bài giảng, Cha chủ tế đã chia sẽ điều kỳ diệu khi Thiên Chúa chọn một thiếu nữ bình thường, một con người vô danh tiểu tốt làm Mẹ Thiên Chúa, kỳ diệu hơn là các Thánh Tông đồ sau khi Chúa Giêsu chịu tử nạn, họ đã mất hết niềm tin, có nguy cơ tan rã, nhưng sự kiện Chúa Phục Sinh đã làm đảo lộn mọi suy tư, mọi hành động của các Ngài, các Ngài ra đi rao giảng, và chấp nhận mọi khổ đau, mọi trở ngại để đem Tin vui cho toàn thể nhân loại. Vậy chúng ta là con cái của Đức Mẹ, là con cháu của các Thánh Tông đồ, phải noi gương bắt chước nhân đức của các vị hầu đem Tin mừng cho những người chung quanh, trước hết là ngay trong gia đình, ra ngoài ngõ xóm, nơi chúng ta học tập, nơi chúng ta làm việc, có như thế mới làm tròn bổn phận của người giáo dân Việt Nam trong thời đại hôm nay.
Cuối Thánh lễ, ông chủ tịch HĐMV thay lời cho cộng đoàn chúc mừng Lễ quan thầy của Cha xứ, các ban ngành đoàn thể lần lượt tặng quà và chúc mừng ngài, các em trong đội múa có thêm một vũ khúc để chúc mừng Cha xứ nhân ngày lễ Thánh Giacôbê. Trong lời đáp cha xứ đã hết lòng cám ơn quý Soeur, quý HĐMV, các ban ngành đoàn thể, các ca đoàn và toàn thể cộng đoàn đã cầu nguyện cho ngài trong những ngày qua, cám ơn hết thảy thành phần dân Chúa đã góp phần làm cho buổi lễ thêm phần long trọng, và đặc biệt là cộng đoàn đã tôn trọng, quý mến ngài trong hơn 6 năm ngài về phụ trách Gia An – Vũ Hòa, để chia vui, cha xứ đã gởi đến mỗi người một phần quà như là chia sẽ niềm vui trong ngày đặc biệt này. Mặc dù Thánh lễ kéo dài hơn thường lệ, nhưng ai nấy đều không cảm thấy mệt mỏi, ngược lại còn tăng thêm niềm vui. Cuối cùng ai nấy ra về trong hân hoan, hẹn gặp lại trong các buổi rước kiệu Kính Đức Mẹ luân phiên trong các giáo nhóm, giáo họ suốt cả tháng hoa này.
Giáo phận Phát Diệm tổ chức ngày họp mặt di dân Phát Diệm lần thứ 5
Lã Thụ Nhân
12:47 03/05/2012
Ngày họp mặt di dân Phát Diệm: “Gia Đình Sống Lời Chúa”
Ngày 01/05 vừa qua, ngày Quốc tế Lao Động, cũng là ngày Lễ Kính Thánh Giuse Thợ, theo thông lệ trong những năm gần đây, Giáo phận Phát Diệm đã tổ chức ngày họp mặt di dân Phát Diệm lần thứ 5 tại Giáo xứ Phát Diệm, Phú Nhuận, Sài Gòn với chủ đề “Gia Đình Sống Lời Chúa”. Ngày họp mặt đã quy tụ được khoảng 1.000 người di dân xa quê là những người gốc Phát Diệm sinh sống, làm việc tại Sài Gòn và các tỉnh lân cận về đây dự hội để sưởi ấm tình đồng hương như trong một gia đình có Thiên Chúa là Cha.
Xem hình họp mặt di dân
Ngay từ 7 giờ sáng, con cái Phát Diệm khắp nơi đã bắt đầu hội tụ về Nhà thờ Phát Diệm, các bạn sinh viên, giới trẻ Phát Diệm tại Sài Gòn đã có mặt tại các bàn tiếp tân để đón tiếp quan khách. Mỗi người đến đây được nhận một khăn quàng có in lôgô và chủ đề ngày hội cùng một bảng tên trong đó ghi giáo xứ gốc ở Giáo phận Phát Diệm và giáo xứ đang sinh hoạt tại Sài Gòn. Lúc này, hội đồng mục vụ giáo xứ đã sẵn sàng cho các phần việc của mình, còn các cha thì ngồi vào các tòa giải tội được đặt xung quanh nhà thờ để mọi người có thể đến hòa giải với Thiên Chúa, dọn lòng sốt sắng hơn để tham gia vào một ngày họp mặt đầy ý nghĩa và tham dự Thánh lễ buổi chiều.
8 giờ sáng, các bài hát khởi động, vui tươi được thầy Du, người dẫn chương trình và các bạn giới trẻ tập cử điệu, tập hát cho cộng đoàn. 8 giờ 30, tiếng nhạc kèn tây vang lên để chào đón Đức Cha Giuse Nguyễn Năng và các cha gốc Phát Diệm đến tham dự. Khi Đức Cha và các cha tiến vào nhà thờ, cộng đoàn hiện diện đã hân hoan đón chào các ngài bằng những chùm bong bóng, vẫy khăn và những tràng vỗ tay kéo dài cùng với băng reo “Phát Diệm: Tin Yêu – Hiệp Thông – Sống Lời Chúa”. Vũ điệu “Từng Ngài Theo Chúa” được các bạn giới trẻ trình diễn như là tiết mục mở màn cho ngài hội.
Sau khi giới thiệu thành phần tham dự, cha Phaolô Phạm Công Trình, Trưởng Ban Mục Vụ Di Dân Giáo phận Phát Diệm đọc lời chào mừng Đức Cha Giuse. Sau đó Cha Giuse Bùi Bằng Khấn cùng Hội Đồng Giáo xứ Phát Diệm phát biểu chào mừng Đức Cha, quý Cha và cộng đoàn con cái Phát Diệm hiện diện trong ngày hội. Sau đó là tiết mục múa tươi trẻ, sinh động “Made in India” của quý sơ Mến Thánh Giá Phát Diệm Tân Phú.
Trong phần phát biểu của mình, cha Giuse Phạm Bá Lãm, Đại diện linh mục, tu sĩ Phát Diệm đã bắt đầu bằng câu chào “thưa cả nhà” để nói lên tình thân, tình gia đình của buổi họp mặt. Ngài nói rằng những người di dân thế hệ 54 vào Nam không chỉ kiếm sống mà còn phát triển giáo hội, giáo xứ gốc miền nam khi ấy chỉ 22, nhờ vào công cuộc di dân mà nay đã phát triển hơn 200 giáo xứ. Ngài nhắn nhủ các bạn trẻ di dân không những phát triển đời sống kinh tế mà hãy phát triển Lời Chúa, có sứ mạng loan truyền Lời Chúa. Ngài khuyên các bạn ngoài việc cần cù siêng năng trong công việc hãy sống tinh thần đạo đức và hội nhập vào các giáo xứ để mang lại kết quả đời sống hòa hợp.
Tiếp sau đó là những tâm tình của cha Giuse Đinh Văn Hiệp, Dòng Cát Minh, linh hướng giới trẻ Công Giáo tại miền Nam, ngài đã kể những câu chuyện bình dị, chân chất, dí dỏm đã mang lại cho các bạn trẻ nụ cười sảng khoái.
Sau vũ điệu “Ánh Sáng của Ngài”, Đức Cha Giuse đã tuyên bố khai mạc ngày hội. Ngài cho hay ngày họp mặt di dân này là một hồng ân của Thiên Chúa ban cho vì nhiều Giáo phận miền Bắc mong muốn tổ chức ngày họp mặt di dân như Phát Diệm nhưng chưa thực hiện được. Các cha gốc Phát Diệm đã rất tích cực trong công tác tổ chức, Giáo xứ Phát Diệm - Phú Nhuận đã rất thương giáo phận mẹ, đã gánh vác công việc tổ chức ngày hội. Một năm ngài gặp gỡ anh chị em di dân một ngày cũng chẳng đáng là gì nhưng nó thể hiện sự thao thức của ngài và các linh mục là muốn nối kết tình đồng hương Phát Diệm. Ngài cũng nhắc rằng con dân Phát Diệm đi đến đâu cần xây dựng đời sống vững mạnh ở đó, làm phát triển tinh thần Phát Diệm. Ngài nói rằng “thế hệ vàng” Phát Diệm trước đây đã xây dựng nhiều cộng đoàn miền Nam, ngài ao ước rằng thế hệ các bạn trẻ ngày nay nối bước các thế hệ cha anh, hội nhập vào xã hội địa phương và các cộng đoàn giáo xứ địa phương để gìn giữ truyền thống Phát Diệm.
Ngày hội cũng hân hạnh đón tiếp Đức Hồng Y Gioan Baotixia Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Giáo Phận, đồng thời là chủ tịch Ủy Ban Di Dân của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Ngài cho hay Sài Gòn có 2 triệu người di dân, trong số đó có khoảng 10% là người Công Giáo. Ngài cho biết định hướng của Giáo Hội về mục vụ di dân, trước tiên là hình thành các giáo xứ trở thành chiếc tàu ông Noe, chuyên chở các bạn trẻ di dân đi đến một đời sống ổn định hơn, an toàn hơn. Bước thứ hai, các giáo xứ trở thành giếng nước đầu làng, giếng nước Giacóp đầu làng Samari, để người di dân tìm gặp nguồn nước hằng sống, sau đó chia sẻ lại cho người khác về nguồn nước hằng sống đó. Muốn thực hiện được định hướng đó, Đại Hội Dân Chúa 2010 chỉ ra rằng cần phải xây dựng giáo xứ, tổ chức, gia đình: thành Giáo Hội mầu nhiệm, sống trọn tình con thảo với Thiên Chúa là Cha trên trời; thành Giáo Hội hiệp thông, sống tình huynh đệ hiệp thông, liên đới, tương thân tương trợ lẫn nhau thể hiện là con của một gia đình; thành Giáo Hội sứ vụ, phát huy tình thân ái, sống tình làng nghĩa xóm, bác ái huynh đệ, đồng cảm và chia sẻ cho nhau. Đức Hồng Y cũng nêu tấm gương chăm sóc người di dân bằng nhiều cách khác nhau của các dòng tu như tạo chỗ trọ giá rẻ cho người di dân, tập hợp người di dân, sinh viên lại trong các sinh hoạt chung, nhóm, liên kết họ lại với nhau trong tinh thần tương thân tương trợ, vừa để giúp nhau thăng tiến, vừa để bảo vệ nhau khỏi vướng vào những tệ nạn xã hội...
Cha Phaolô Phạm Trung Dong, Trưởng Ban Mục Vụ Di Dân TGP. Sài Gòn đã giới thiệu cho các bạn trẻ những địa điểm hỗ trợ người di dân như Giáo xứ Khiết Tâm, Phaolô Bình Chánh, Cộng đoàn Don Bosco Bến Cát - Gò Vấp, Xuân Hiệp - Thủ Đức, các giáo xứ Hạt Tân Sơn Nhì. Ngài cũng giới thiệu vài nét sinh hoạt, những thông tin của giáo xứ Phaolô nơi ngài phụ trách như tổ chức sinh hoạt chung, đọc kinh tối, chia sẻ Lời Chúa. Giáo xứ cũng tổ chức dạy nghề, sinh ngữ, vi tính, tổ chức phòng khám, 2 lớp học tình thương, cho thuê áo cưới giá rẻ, cung cấp nước ngọt đã qua xử lý. Tại giáo xứ Xuân Hiệp còn có các nhà trọ hợp tác, các cha thuê nhà trọ, các em tự quản lý, quy tụ các em đến nhà thờ đọc kinh, lần hạt. Ngài cũng mang đến tặng cho các bạn trẻ quyển Cẩm Nang Sức Khỏe cho người xa quê trong đó có những thông tin hữu ích về y tế.
Lúc 10 giờ, cộng đoàn bước vào giờ Suy tôn lời Chúa, do Cha Phaolô Nguyễn Văn Định, chánh xứ Làng Vân phụ trách. Chủ đề ngày họp mặt di dân Phát Diệm “Gia Đình Sống Lời Chúa” cũng là tinh thần chung của Giáo phận Phát Diệm trong 2 năm qua. Ý thức sức sống của Lời Chúa nơi mỗi con người, Đức Cha Giuse đã phát động người người sống Lời Chúa, nhà nhà sống Lời Chúa. Trong giờ Suy Tôn Lời Chúa, những người con Phát Diệm cũng sống trong tâm tình ấy, dành ra những phút thiêng liêng, thinh lặng để nghe Lời Chúa, suy tôn Lời Chúa.
Anh Giuse Mai Thanh Hoài, Phó ban Chuyên Đề, Ban Mục Vụ Gia Đình TGP. Sài Gòn được Đức Cha Giuse mời đến ngày hội để thuyết trình đề tài “Làm Thế Nào Để Có Một Gia Đình Thực Sự Hạnh Phúc”. Khởi đi từ câu nói trong Tông huấn Familiaris Consortio của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II: “Tương lai của nhân loại sẽ đến ngang qua gia đình” (FC. 86), anh đã đưa ra vài con số và hình ảnh để các bạn trẻ cùng suy nghĩ về thực trạng xã hội đáng lo ngại ngày nay. Đó là những nghiên cứu về hành vi đạo đức của sinh viên mà đáng lưu ý nhất là phần đông cho rằng không nhất thiết phải sống cao thượng. Đó là nạn bạo lực học đường, nạn sống thử, nạo phá thai, tự tử…Từ thực trạng đó, anh dẫn chứng những lời răn dạy của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận về gia đình, của cải, thánh lễ để giới thiệu đến các bạn trẻ những giá trị cốt lõi người Kitô cần phải sống. Anh cũng phân tích cơ cấu gia đình trước đây là cha mẹ ra lệnh một chiều, trong khi đó, ngày nay cha mẹ phải hiểu rõ vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm đã được trao ban: “Cha mẹ là những nhà giáo dục đầu tiên và không thể thay thế trong việc giáo dục con cái” (số 36, Đề Cương Giáo Hội Việt Nam Năm Thánh 2010). Câu hỏi đặt ra là Gia đình nên làm gì để thực sự hạnh phúc? Hãy bắt đầu tỏa sáng bằng cách cầu nguyện liên lỉ, duy trì giờ kinh trong gia đình, kiên vững với các đức đối thần: đức Tin, đức Cậy, đức Mến. Đặc biệt, bốn bổn phận chính mà mỗi gia đình Kitô hữu cần chu toàn: Đào tạo một cộng đồng các ngôi vị (những con người biết sống yêu thương nhau); Phục vụ sự sống, qua việc sinh sản và giáo dục con cái; Tham gia vào việc phát triển xã hội; Tham dự vào đời sống và sứ vụ của Giáo Hội (FC. 17). Trước khi kết thúc là một trò chơi nho nhỏ, anh chọn ra hai đội, mỗi đội 5 người để thi với nhau đoán phần còn lại của các câu Lời Chúa, cũng nhằm giúp cộng đoàn hòa vào những phút giây nhớ lại những lời mà Chúa đã dạy qua Tin Mừng.
Sau bài thuyết trình, ca sĩ Tuấn Khương, một người ngoài Công Giáo, trình bày hai ca khúc do chính anh sáng tác: “Nước mắt mẹ hiền”, và “Cha thiêng” làm cộng đoàn lắng đọng với nỗi nhớ quê hương. Nhưng sau đó, các sơ Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm Tân Phú đã làm không khí sôi động hẳn lên bằng phần trình diễn vũ khúc Trống Cơm hiện đại.
11 giờ 45, cộng đoàn bước vào giờ cơm trưa thân mật tại chỗ, với những suất ăn ngon miệng do Cha Giuse Phạm Bá Lãm lo liệu, ngài cùng Đức Cha và các cha dùng cơm chung với cộng đoàn để thể hiện tinh thần hòa nhập với những người xa quê như trong cùng một gia đình. Trong giờ cơm này, cũng có phần giao lưu văn nghệ với những ca khúc sống động trong tâm tình con cái Chúa.
Từ 13 giờ đến 14 giờ, cộng đoàn được chia thành 7 nhóm sinh hoạt theo ngành nghề và lĩnh vực hoạt động của mình để giao lưu, chia sẻ với nhau những kinh nghiệm, kiến thức với sự dẫn dắt của các cha gốc Phát Diệm. Khi cộng đoàn tập trung trở lại cũng là lúc thưởng thức ca khúc “Khúc Hát Sông Quê” do ca sĩ Hàm Yên trình bày bằng chất giọng Bắc Bộ mang đậm nỗi nhớ quê hương.
14 giờ, anh Mai Thanh Hoài tiếp tục thuyết trình với đề tài “Các Bạn Trẻ Hướng Tới Hôn Nhân”. Anh bắt đầu bài thuyết trình của mình bằng ưu tư của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận trong tác phẩm Đường Hy Vọng: “Chuẩn bị làm cha mẹ có gì? – không có gì cả! Thật là một thiếu sót lớn lao trên thế giới”. Anh đưa ra các con số về vấn nạn ly dị và các nguyên nhân ly hôn, một điều đáng báo động trong xã hội ngày nay, nhất là trong giới trẻ độ tuổi 24-25. Anh cũng đưa ra giáo huấn của Giáo Hội lên án vấn nạn sống thử. Vậy người trẻ cần chuẩn bị những gì cho hôn nhân? Theo Tông huấn Familiaris Consortio việc chuẩn bị đời sống hôn nhân phải được thực hiện tuần tự và liên tục gồm 3 giai đoạn:
- Chuẩn bị xa (từ thơ ấu): giáo dục nhân bản và đức tin, rèn luyện lương tâm và nhân cách;
- Chuẩn bị gần (từ khi sẵn sàng bước vào đời sống hôn nhân): giúp tìm hiểu sâu hơn về các bí tích để biết lãnh nhận và sống thích hợp với những ân sủng của các bí tích, tìm hiểu mọi khía cạnh của đời sống hôn nhân và gia đình;
- Chuẩn bị tức thì (bắt đầu từ vài tháng và kéo dài đến ngày cử hành hôn lễ). Tất cả phải được thực hiện cẩn thận để người chịu phép hôn phối được chuẩn bị đầy đủ về nhân bản, về luân lý và thiêng liêng cũng như các kiến thức và kỹ năng cần thiết theo kế hoạch hôn nhân gia đình của Thiên Chúa.
Anh đưa ra vòng tròn tình yêu gồm bốn giai đoạn: “bí mật, trăng mật, thân mật, dập mật” để nói lên rằng bước vào đời sống hôn nhân cần phải hiểu nhau nhiều hơn, chịu đựng nhau nhiều hơn để có được hôn nhân bền vững. Với những ví dụ dí dỏm về những con số, anh đã làm cho các bạn trẻ nhận ra mình là ai trong cuộc sống để có thể chuẩn bị cho đời sống hôn nhân. Anh cũng khuyên nên tìm hiểu nghi thức hôn phối và ý nghĩa từng câu từng chữ những lời khấn hứa trước mặt Thiên Chúa để sống đúng với những lời hứa đó. Cuối cùng, anh khuyên nên gìn giữ và phát huy gia sản của cha ông. Đối với những người con Phát Diệm, những câu vè dạy làm người của Cụ Sáu Trần Lục vẫn đúng với thời đại ngày nay. Điều quan trọng nhất là hãy trông cậy vào Chúa trong mọi hoàn cảnh của đời sống.
Đỉnh điểm của ngày hội là Thánh Lễ Kính Thánh Giuse Thợ, do Đức Cha Giuse chủ tế, cùng đồng tế có hơn 20 linh mục gốc Phát Diệm. Bước vào Thánh Lễ, Đức Cha mời gọi cộng đoàn xin Thánh Giuse cầu bầu để mỗi người biết thánh hóa chính bản thân mình, xin Chúa chúc lành cho công việc của mình sinh hoa trái. Trong ngày họp mặt di dân, ngài cũng mời gọi mọi người cầu nguyện để Thiên Chúa nối kết tình thân ái của những người đồng hương Phát Diệm, để bất cứ ở nơi đâu cho dù là di dân nhưng luôn luôn bám vào Chúa và thể hiện tinh thần con cái của Chúa. Xin Chúa chúc lành cho cuộc sống của mỗi người được bình an, mạnh khỏe và ngày càng thăng tiến trong đời sống đạo đức để dấn thân cho Hội Thánh.
Trong bài giảng lễ, ngài nói rằng ngày nay cả thế giới di động, ai cũng xài điện thoại di động vì con người di động. Do con người di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác rất nhiều để làm việc vì mảnh cơm manh áo. Cuộc sống cứ thay đổi thường xuyên, con người thay đổi, nghề nghiệp thay đổi, từ chỗ thường xuyên thay đổi làm cho đời sống tinh thần cũng di động, dao động, tương quan con người, tình nghĩa bạn bè cũng di động. Nếu cuộc đời mỗi người lúc nào cũng di động, thay đổi thì cuộc đời có nguy cơ tan vỡ vì có an cư thì mới lạc nghiệp được, không ổn định thì không thể nào có hạnh phúc.
Trình thuật Tin Mừng kể về cuộc đời di động của Gia đình Thánh Gia, của Chúa Giêsu, Mẹ Maria, Thánh Giuse. Nhưng cuộc đời đầy biến động, đầy đau khổ lại đó lại hết sức hạnh phúc vì đã bám vào những điều vững chắc, tồn tại mãi mãi. Nền tảng vững chắc mỗi người cần bám vào chính là Lời Chúa, tình yêu thương của Chúa. Tình thương của Chúa luôn bền vững, không bao giờ thay đổi “muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”. Ngài nói rằng cuộc đời của anh chị em di dân, dù có khó khăn, thử thách hãy luôn xác tín một điều Chúa đang yêu thương, dẫn dắt cuộc đời mình, hãy phó thác cho Chúa, bám vào Chúa thì cuộc đời sẽ tốt hơn, vững vàng hơn. Ngài ước mong Lời Chúa, Thánh Thể Chúa, tình yêu thương của Chúa luôn đồng hành, theo sát cuộc đời mỗi người và Chúa chúc lành cho anh chị em di dân.
Thánh Lễ kết thúc, đại diện anh chị em di dân Phát Diệm đã nói lên lòng biết ơn Đức Cha Giuse và quý Cha gốc Phát Diệm đã đồng hành với anh chị em di dân, thể hiện sự yêu thương, quan tâm của giáo phận đối với những người xa quê. Vũ khúc Như Cha sai Thầy của giới trẻ Phát Diệm tại Sài Gòn như là lời kết thúc ngày hội, tiễn chân anh chị em di dân đi vào cuộc sống thường nhật của Sài Gòn náo nhiệt.
Lã Thụ Nhân
Ngày 01/05 vừa qua, ngày Quốc tế Lao Động, cũng là ngày Lễ Kính Thánh Giuse Thợ, theo thông lệ trong những năm gần đây, Giáo phận Phát Diệm đã tổ chức ngày họp mặt di dân Phát Diệm lần thứ 5 tại Giáo xứ Phát Diệm, Phú Nhuận, Sài Gòn với chủ đề “Gia Đình Sống Lời Chúa”. Ngày họp mặt đã quy tụ được khoảng 1.000 người di dân xa quê là những người gốc Phát Diệm sinh sống, làm việc tại Sài Gòn và các tỉnh lân cận về đây dự hội để sưởi ấm tình đồng hương như trong một gia đình có Thiên Chúa là Cha.
Xem hình họp mặt di dân
Ngay từ 7 giờ sáng, con cái Phát Diệm khắp nơi đã bắt đầu hội tụ về Nhà thờ Phát Diệm, các bạn sinh viên, giới trẻ Phát Diệm tại Sài Gòn đã có mặt tại các bàn tiếp tân để đón tiếp quan khách. Mỗi người đến đây được nhận một khăn quàng có in lôgô và chủ đề ngày hội cùng một bảng tên trong đó ghi giáo xứ gốc ở Giáo phận Phát Diệm và giáo xứ đang sinh hoạt tại Sài Gòn. Lúc này, hội đồng mục vụ giáo xứ đã sẵn sàng cho các phần việc của mình, còn các cha thì ngồi vào các tòa giải tội được đặt xung quanh nhà thờ để mọi người có thể đến hòa giải với Thiên Chúa, dọn lòng sốt sắng hơn để tham gia vào một ngày họp mặt đầy ý nghĩa và tham dự Thánh lễ buổi chiều.
8 giờ sáng, các bài hát khởi động, vui tươi được thầy Du, người dẫn chương trình và các bạn giới trẻ tập cử điệu, tập hát cho cộng đoàn. 8 giờ 30, tiếng nhạc kèn tây vang lên để chào đón Đức Cha Giuse Nguyễn Năng và các cha gốc Phát Diệm đến tham dự. Khi Đức Cha và các cha tiến vào nhà thờ, cộng đoàn hiện diện đã hân hoan đón chào các ngài bằng những chùm bong bóng, vẫy khăn và những tràng vỗ tay kéo dài cùng với băng reo “Phát Diệm: Tin Yêu – Hiệp Thông – Sống Lời Chúa”. Vũ điệu “Từng Ngài Theo Chúa” được các bạn giới trẻ trình diễn như là tiết mục mở màn cho ngài hội.
Sau khi giới thiệu thành phần tham dự, cha Phaolô Phạm Công Trình, Trưởng Ban Mục Vụ Di Dân Giáo phận Phát Diệm đọc lời chào mừng Đức Cha Giuse. Sau đó Cha Giuse Bùi Bằng Khấn cùng Hội Đồng Giáo xứ Phát Diệm phát biểu chào mừng Đức Cha, quý Cha và cộng đoàn con cái Phát Diệm hiện diện trong ngày hội. Sau đó là tiết mục múa tươi trẻ, sinh động “Made in India” của quý sơ Mến Thánh Giá Phát Diệm Tân Phú.
Trong phần phát biểu của mình, cha Giuse Phạm Bá Lãm, Đại diện linh mục, tu sĩ Phát Diệm đã bắt đầu bằng câu chào “thưa cả nhà” để nói lên tình thân, tình gia đình của buổi họp mặt. Ngài nói rằng những người di dân thế hệ 54 vào Nam không chỉ kiếm sống mà còn phát triển giáo hội, giáo xứ gốc miền nam khi ấy chỉ 22, nhờ vào công cuộc di dân mà nay đã phát triển hơn 200 giáo xứ. Ngài nhắn nhủ các bạn trẻ di dân không những phát triển đời sống kinh tế mà hãy phát triển Lời Chúa, có sứ mạng loan truyền Lời Chúa. Ngài khuyên các bạn ngoài việc cần cù siêng năng trong công việc hãy sống tinh thần đạo đức và hội nhập vào các giáo xứ để mang lại kết quả đời sống hòa hợp.
Tiếp sau đó là những tâm tình của cha Giuse Đinh Văn Hiệp, Dòng Cát Minh, linh hướng giới trẻ Công Giáo tại miền Nam, ngài đã kể những câu chuyện bình dị, chân chất, dí dỏm đã mang lại cho các bạn trẻ nụ cười sảng khoái.
Sau vũ điệu “Ánh Sáng của Ngài”, Đức Cha Giuse đã tuyên bố khai mạc ngày hội. Ngài cho hay ngày họp mặt di dân này là một hồng ân của Thiên Chúa ban cho vì nhiều Giáo phận miền Bắc mong muốn tổ chức ngày họp mặt di dân như Phát Diệm nhưng chưa thực hiện được. Các cha gốc Phát Diệm đã rất tích cực trong công tác tổ chức, Giáo xứ Phát Diệm - Phú Nhuận đã rất thương giáo phận mẹ, đã gánh vác công việc tổ chức ngày hội. Một năm ngài gặp gỡ anh chị em di dân một ngày cũng chẳng đáng là gì nhưng nó thể hiện sự thao thức của ngài và các linh mục là muốn nối kết tình đồng hương Phát Diệm. Ngài cũng nhắc rằng con dân Phát Diệm đi đến đâu cần xây dựng đời sống vững mạnh ở đó, làm phát triển tinh thần Phát Diệm. Ngài nói rằng “thế hệ vàng” Phát Diệm trước đây đã xây dựng nhiều cộng đoàn miền Nam, ngài ao ước rằng thế hệ các bạn trẻ ngày nay nối bước các thế hệ cha anh, hội nhập vào xã hội địa phương và các cộng đoàn giáo xứ địa phương để gìn giữ truyền thống Phát Diệm.
Ngày hội cũng hân hạnh đón tiếp Đức Hồng Y Gioan Baotixia Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Giáo Phận, đồng thời là chủ tịch Ủy Ban Di Dân của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Ngài cho hay Sài Gòn có 2 triệu người di dân, trong số đó có khoảng 10% là người Công Giáo. Ngài cho biết định hướng của Giáo Hội về mục vụ di dân, trước tiên là hình thành các giáo xứ trở thành chiếc tàu ông Noe, chuyên chở các bạn trẻ di dân đi đến một đời sống ổn định hơn, an toàn hơn. Bước thứ hai, các giáo xứ trở thành giếng nước đầu làng, giếng nước Giacóp đầu làng Samari, để người di dân tìm gặp nguồn nước hằng sống, sau đó chia sẻ lại cho người khác về nguồn nước hằng sống đó. Muốn thực hiện được định hướng đó, Đại Hội Dân Chúa 2010 chỉ ra rằng cần phải xây dựng giáo xứ, tổ chức, gia đình: thành Giáo Hội mầu nhiệm, sống trọn tình con thảo với Thiên Chúa là Cha trên trời; thành Giáo Hội hiệp thông, sống tình huynh đệ hiệp thông, liên đới, tương thân tương trợ lẫn nhau thể hiện là con của một gia đình; thành Giáo Hội sứ vụ, phát huy tình thân ái, sống tình làng nghĩa xóm, bác ái huynh đệ, đồng cảm và chia sẻ cho nhau. Đức Hồng Y cũng nêu tấm gương chăm sóc người di dân bằng nhiều cách khác nhau của các dòng tu như tạo chỗ trọ giá rẻ cho người di dân, tập hợp người di dân, sinh viên lại trong các sinh hoạt chung, nhóm, liên kết họ lại với nhau trong tinh thần tương thân tương trợ, vừa để giúp nhau thăng tiến, vừa để bảo vệ nhau khỏi vướng vào những tệ nạn xã hội...
Cha Phaolô Phạm Trung Dong, Trưởng Ban Mục Vụ Di Dân TGP. Sài Gòn đã giới thiệu cho các bạn trẻ những địa điểm hỗ trợ người di dân như Giáo xứ Khiết Tâm, Phaolô Bình Chánh, Cộng đoàn Don Bosco Bến Cát - Gò Vấp, Xuân Hiệp - Thủ Đức, các giáo xứ Hạt Tân Sơn Nhì. Ngài cũng giới thiệu vài nét sinh hoạt, những thông tin của giáo xứ Phaolô nơi ngài phụ trách như tổ chức sinh hoạt chung, đọc kinh tối, chia sẻ Lời Chúa. Giáo xứ cũng tổ chức dạy nghề, sinh ngữ, vi tính, tổ chức phòng khám, 2 lớp học tình thương, cho thuê áo cưới giá rẻ, cung cấp nước ngọt đã qua xử lý. Tại giáo xứ Xuân Hiệp còn có các nhà trọ hợp tác, các cha thuê nhà trọ, các em tự quản lý, quy tụ các em đến nhà thờ đọc kinh, lần hạt. Ngài cũng mang đến tặng cho các bạn trẻ quyển Cẩm Nang Sức Khỏe cho người xa quê trong đó có những thông tin hữu ích về y tế.
Lúc 10 giờ, cộng đoàn bước vào giờ Suy tôn lời Chúa, do Cha Phaolô Nguyễn Văn Định, chánh xứ Làng Vân phụ trách. Chủ đề ngày họp mặt di dân Phát Diệm “Gia Đình Sống Lời Chúa” cũng là tinh thần chung của Giáo phận Phát Diệm trong 2 năm qua. Ý thức sức sống của Lời Chúa nơi mỗi con người, Đức Cha Giuse đã phát động người người sống Lời Chúa, nhà nhà sống Lời Chúa. Trong giờ Suy Tôn Lời Chúa, những người con Phát Diệm cũng sống trong tâm tình ấy, dành ra những phút thiêng liêng, thinh lặng để nghe Lời Chúa, suy tôn Lời Chúa.
Anh Giuse Mai Thanh Hoài, Phó ban Chuyên Đề, Ban Mục Vụ Gia Đình TGP. Sài Gòn được Đức Cha Giuse mời đến ngày hội để thuyết trình đề tài “Làm Thế Nào Để Có Một Gia Đình Thực Sự Hạnh Phúc”. Khởi đi từ câu nói trong Tông huấn Familiaris Consortio của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II: “Tương lai của nhân loại sẽ đến ngang qua gia đình” (FC. 86), anh đã đưa ra vài con số và hình ảnh để các bạn trẻ cùng suy nghĩ về thực trạng xã hội đáng lo ngại ngày nay. Đó là những nghiên cứu về hành vi đạo đức của sinh viên mà đáng lưu ý nhất là phần đông cho rằng không nhất thiết phải sống cao thượng. Đó là nạn bạo lực học đường, nạn sống thử, nạo phá thai, tự tử…Từ thực trạng đó, anh dẫn chứng những lời răn dạy của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận về gia đình, của cải, thánh lễ để giới thiệu đến các bạn trẻ những giá trị cốt lõi người Kitô cần phải sống. Anh cũng phân tích cơ cấu gia đình trước đây là cha mẹ ra lệnh một chiều, trong khi đó, ngày nay cha mẹ phải hiểu rõ vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm đã được trao ban: “Cha mẹ là những nhà giáo dục đầu tiên và không thể thay thế trong việc giáo dục con cái” (số 36, Đề Cương Giáo Hội Việt Nam Năm Thánh 2010). Câu hỏi đặt ra là Gia đình nên làm gì để thực sự hạnh phúc? Hãy bắt đầu tỏa sáng bằng cách cầu nguyện liên lỉ, duy trì giờ kinh trong gia đình, kiên vững với các đức đối thần: đức Tin, đức Cậy, đức Mến. Đặc biệt, bốn bổn phận chính mà mỗi gia đình Kitô hữu cần chu toàn: Đào tạo một cộng đồng các ngôi vị (những con người biết sống yêu thương nhau); Phục vụ sự sống, qua việc sinh sản và giáo dục con cái; Tham gia vào việc phát triển xã hội; Tham dự vào đời sống và sứ vụ của Giáo Hội (FC. 17). Trước khi kết thúc là một trò chơi nho nhỏ, anh chọn ra hai đội, mỗi đội 5 người để thi với nhau đoán phần còn lại của các câu Lời Chúa, cũng nhằm giúp cộng đoàn hòa vào những phút giây nhớ lại những lời mà Chúa đã dạy qua Tin Mừng.
Sau bài thuyết trình, ca sĩ Tuấn Khương, một người ngoài Công Giáo, trình bày hai ca khúc do chính anh sáng tác: “Nước mắt mẹ hiền”, và “Cha thiêng” làm cộng đoàn lắng đọng với nỗi nhớ quê hương. Nhưng sau đó, các sơ Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm Tân Phú đã làm không khí sôi động hẳn lên bằng phần trình diễn vũ khúc Trống Cơm hiện đại.
11 giờ 45, cộng đoàn bước vào giờ cơm trưa thân mật tại chỗ, với những suất ăn ngon miệng do Cha Giuse Phạm Bá Lãm lo liệu, ngài cùng Đức Cha và các cha dùng cơm chung với cộng đoàn để thể hiện tinh thần hòa nhập với những người xa quê như trong cùng một gia đình. Trong giờ cơm này, cũng có phần giao lưu văn nghệ với những ca khúc sống động trong tâm tình con cái Chúa.
Từ 13 giờ đến 14 giờ, cộng đoàn được chia thành 7 nhóm sinh hoạt theo ngành nghề và lĩnh vực hoạt động của mình để giao lưu, chia sẻ với nhau những kinh nghiệm, kiến thức với sự dẫn dắt của các cha gốc Phát Diệm. Khi cộng đoàn tập trung trở lại cũng là lúc thưởng thức ca khúc “Khúc Hát Sông Quê” do ca sĩ Hàm Yên trình bày bằng chất giọng Bắc Bộ mang đậm nỗi nhớ quê hương.
14 giờ, anh Mai Thanh Hoài tiếp tục thuyết trình với đề tài “Các Bạn Trẻ Hướng Tới Hôn Nhân”. Anh bắt đầu bài thuyết trình của mình bằng ưu tư của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận trong tác phẩm Đường Hy Vọng: “Chuẩn bị làm cha mẹ có gì? – không có gì cả! Thật là một thiếu sót lớn lao trên thế giới”. Anh đưa ra các con số về vấn nạn ly dị và các nguyên nhân ly hôn, một điều đáng báo động trong xã hội ngày nay, nhất là trong giới trẻ độ tuổi 24-25. Anh cũng đưa ra giáo huấn của Giáo Hội lên án vấn nạn sống thử. Vậy người trẻ cần chuẩn bị những gì cho hôn nhân? Theo Tông huấn Familiaris Consortio việc chuẩn bị đời sống hôn nhân phải được thực hiện tuần tự và liên tục gồm 3 giai đoạn:
- Chuẩn bị xa (từ thơ ấu): giáo dục nhân bản và đức tin, rèn luyện lương tâm và nhân cách;
- Chuẩn bị gần (từ khi sẵn sàng bước vào đời sống hôn nhân): giúp tìm hiểu sâu hơn về các bí tích để biết lãnh nhận và sống thích hợp với những ân sủng của các bí tích, tìm hiểu mọi khía cạnh của đời sống hôn nhân và gia đình;
- Chuẩn bị tức thì (bắt đầu từ vài tháng và kéo dài đến ngày cử hành hôn lễ). Tất cả phải được thực hiện cẩn thận để người chịu phép hôn phối được chuẩn bị đầy đủ về nhân bản, về luân lý và thiêng liêng cũng như các kiến thức và kỹ năng cần thiết theo kế hoạch hôn nhân gia đình của Thiên Chúa.
Anh đưa ra vòng tròn tình yêu gồm bốn giai đoạn: “bí mật, trăng mật, thân mật, dập mật” để nói lên rằng bước vào đời sống hôn nhân cần phải hiểu nhau nhiều hơn, chịu đựng nhau nhiều hơn để có được hôn nhân bền vững. Với những ví dụ dí dỏm về những con số, anh đã làm cho các bạn trẻ nhận ra mình là ai trong cuộc sống để có thể chuẩn bị cho đời sống hôn nhân. Anh cũng khuyên nên tìm hiểu nghi thức hôn phối và ý nghĩa từng câu từng chữ những lời khấn hứa trước mặt Thiên Chúa để sống đúng với những lời hứa đó. Cuối cùng, anh khuyên nên gìn giữ và phát huy gia sản của cha ông. Đối với những người con Phát Diệm, những câu vè dạy làm người của Cụ Sáu Trần Lục vẫn đúng với thời đại ngày nay. Điều quan trọng nhất là hãy trông cậy vào Chúa trong mọi hoàn cảnh của đời sống.
Đỉnh điểm của ngày hội là Thánh Lễ Kính Thánh Giuse Thợ, do Đức Cha Giuse chủ tế, cùng đồng tế có hơn 20 linh mục gốc Phát Diệm. Bước vào Thánh Lễ, Đức Cha mời gọi cộng đoàn xin Thánh Giuse cầu bầu để mỗi người biết thánh hóa chính bản thân mình, xin Chúa chúc lành cho công việc của mình sinh hoa trái. Trong ngày họp mặt di dân, ngài cũng mời gọi mọi người cầu nguyện để Thiên Chúa nối kết tình thân ái của những người đồng hương Phát Diệm, để bất cứ ở nơi đâu cho dù là di dân nhưng luôn luôn bám vào Chúa và thể hiện tinh thần con cái của Chúa. Xin Chúa chúc lành cho cuộc sống của mỗi người được bình an, mạnh khỏe và ngày càng thăng tiến trong đời sống đạo đức để dấn thân cho Hội Thánh.
Trong bài giảng lễ, ngài nói rằng ngày nay cả thế giới di động, ai cũng xài điện thoại di động vì con người di động. Do con người di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác rất nhiều để làm việc vì mảnh cơm manh áo. Cuộc sống cứ thay đổi thường xuyên, con người thay đổi, nghề nghiệp thay đổi, từ chỗ thường xuyên thay đổi làm cho đời sống tinh thần cũng di động, dao động, tương quan con người, tình nghĩa bạn bè cũng di động. Nếu cuộc đời mỗi người lúc nào cũng di động, thay đổi thì cuộc đời có nguy cơ tan vỡ vì có an cư thì mới lạc nghiệp được, không ổn định thì không thể nào có hạnh phúc.
Trình thuật Tin Mừng kể về cuộc đời di động của Gia đình Thánh Gia, của Chúa Giêsu, Mẹ Maria, Thánh Giuse. Nhưng cuộc đời đầy biến động, đầy đau khổ lại đó lại hết sức hạnh phúc vì đã bám vào những điều vững chắc, tồn tại mãi mãi. Nền tảng vững chắc mỗi người cần bám vào chính là Lời Chúa, tình yêu thương của Chúa. Tình thương của Chúa luôn bền vững, không bao giờ thay đổi “muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”. Ngài nói rằng cuộc đời của anh chị em di dân, dù có khó khăn, thử thách hãy luôn xác tín một điều Chúa đang yêu thương, dẫn dắt cuộc đời mình, hãy phó thác cho Chúa, bám vào Chúa thì cuộc đời sẽ tốt hơn, vững vàng hơn. Ngài ước mong Lời Chúa, Thánh Thể Chúa, tình yêu thương của Chúa luôn đồng hành, theo sát cuộc đời mỗi người và Chúa chúc lành cho anh chị em di dân.
Thánh Lễ kết thúc, đại diện anh chị em di dân Phát Diệm đã nói lên lòng biết ơn Đức Cha Giuse và quý Cha gốc Phát Diệm đã đồng hành với anh chị em di dân, thể hiện sự yêu thương, quan tâm của giáo phận đối với những người xa quê. Vũ khúc Như Cha sai Thầy của giới trẻ Phát Diệm tại Sài Gòn như là lời kết thúc ngày hội, tiễn chân anh chị em di dân đi vào cuộc sống thường nhật của Sài Gòn náo nhiệt.
Lã Thụ Nhân
Tài Liệu - Sưu Khảo
Khảo luận ''Về Tình Yêu'' của Thánh Bernard Thành Clairvaux (4)
Vũ Văn An
19:46 03/05/2012
Chương VII: Yêu Chúa không phải là không có phần thưởng: và những sự trần thế không thể thoả mãn được sự đói khát trong tâm hồn con người
Bây giờ ta hãy xét xem ta được ích lợi gì khi yêu mến Chúa. Dù sự hiểu biết của ta về việc này rất bất toàn, nhưng biết vẫn hơn là không biết. Khi nói tới vấn đề do đâu phải yêu Chúa và phải yêu Chúa thế nào, con đã thưa rằng có hai lý do buộc ta: đó là quyền của Người và ích lợi của ta. Sau khi dùng hết khả năng, dù là khả năng hết sức bất toàn, để viết về quyền được yêu của Chúa, con có bổn phận đề cập tới phần thưởng do tình yêu ấy đem lại. Dù phải yêu Chúa mà không cần phần thưởng, nhưng Người vẫn không chịu để tình yêu kia không đem lại tưởng thưởng nào. Thật vậy, tình yêu không thể chịu bần cùng, dù tình yêu vốn vị tha và không bao giờ tìm tư lợi (1Cor 13:5). Tình yêu là sự âu yếm của linh hồn, chứ không phải một khế ước: nó không phát xuất từ một thỏa hiệp đơn thuần, cũng không là điều người ta giành giật được. Nó tự phát từ cội rễ và là một thúc đẩy từ bên trong; và tình yêu thật thoả mãn chính nó. Nó có phần thưởng của nó; và phần thưởng đó chính là người yêu đối tượng. Vì bất cứ ngài yêu gì, nếu là vì một điều gì khác, thì điều ngài thực sự yêu chính là điều gì khác đó, chứ không hẳn đối tượng bề ngoài. Thánh Phaolô không rao giảng Tin Mừng để kiếm cơm áo; ngài ăn uống để đủ sức thi hành thừa tác vụ. Điều ngài yêu không phải là cơm áo, mà là Tin Mừng. Tình yêu thật không đòi phần thưởng, nhưng đáng được thưởng. Chắc chắn không ai trả tiền để được tình yêu; ấy thế nhưng một tưởng thưởng nào đó vẫn có đó cho người yêu, và nếu tình yêu của họ bền vững, chắc chắn họ sẽ nhận được phần thưởng đó.
Trên một bình diện hành động thấp hơn, chính những người miễn cưỡng, chứ không hẳn những người sốt sắng, là người ta muốn được khuyến khích bằng lời hứa ban thưởng. Chứ có ai lại tính đến việc trả công cho người tha thiết muốn làm một điều gì đó? Thí dụ, không ai lại đi thuê một người đói để họ ăn, hay một người khát để họ uống, hay một bà mẹ để bà nuôi dưỡng con ruột bà. Đâu có ai nghĩ tới việc đút tiền hối lộ để một nông dân vun sới vườn nho của ông ta, hay đào rãnh quanh vườn trái cây của ông ta, hay tái thiết chính căn nhà của ông ta? Thành thử, người yêu mến Chúa thực sự càng không đòi hỏi bất cứ phần thưởng nào khác ngoài chính Thiên Chúa; vì nếu họ đòi bất cứ điều gì khác thế thì họ yêu điều đó chứ đâu có yêu Thiên Chúa.
Đối với một con người, điều tự nhiên là ước muốn điều họ cho là tốt hơn điều họ đã có, và không thỏa mãn với bất cứ điều gì thiếu cái điểm đặc biệt mà họ đang mong muốn. Do đó, nếu anh ta chỉ yêu vợ vì sắc đẹp của nàng, thì chắc chắn anh ta sẽ dõi đôi mắt thèm thuồng của anh ta vào những người đàn bà đẹp hơn. Nếu anh ta ăn vận bảnh bao, anh ta hẳn phải thèm thuồng những quần là áo lượt mắc tiền hơn; và bất kể anh ta giầu có đến đâu, chắc chắn anh ta ghen tị bất cứ ai giầu có hơn anh. Hàng ngày, há ta không thấy nhiều người dù đã nứt đố đổ vách, vẫn cứ tiếp tục thu mua hết cánh đồng này đến cánh đồng khác, mong sao cho đất đai của mình trải ra vô tận đó sao? Người sống trong cung điện mỗi ngày mỗi tậu thêm nhà, hết xây lại phá, đổi kiểu, thay mẫu. Người có địa vị cao lúc nào cũng tham vọng vô đáy giành giật cho được những địa vị béo bở hơn. Và chẳng nơi nào có thỏa mãn sau cùng, vì chẳng có điều gì ở đó được tuyệt đối coi là tốt nhất hay cao nhất. Nhưng theo lẽ tự nhiên, không điều gì thỏa mãn được trái tim con người nếu đó không phải là điều tốt nhất, theo nhận định của anh ta. Như thế, há chẳng luôn luôn điên rồ hay sao khi thèm muốn những điều không bao giờ làm yên được các mong muốn của ta, nói chi đến việc thoả mãn chúng? Bất kẻ người ta có bao nhiêu điều vừa kể, họ vẫn luôn thèm khát chạy theo những điều họ chưa có; không bao giờ được thanh thản, họ thèm thuồng chạy theo những của cải mới. Vì không hài lòng, họ lao mình vào những khó nhọc vô ích, và chỉ tìm được mệt mỏi chán chường trong các thú vui mau qua và không thực của thế gian. Vì quá tham lam, họ coi những gì đã thu tích được như không so với những gì hiện còn vượt quá tầm tay của họ, và mất hết vui thích đối với của cải hiện có vì quá thèm thuồng những điều mình chưa có, nhưng vẫn ham muốn. Từ trước đến nay, không một ai có hy vọng sở hữu được mọi sự. Ngay những điều ít ỏi đang có, người ta cũng đã phải cực nhọc lắm mới có được, và có được rồi thì lo canh giữ; vì ai cũng biết chắc mình sẽ mất mọi điều mình có khi ngày của Chúa xuất hiện là ngày đã được định rồi nhưng chưa được tiết lộ. Nhưng kẻ hư đốn thì vẫn đấu tranh giành cho được điều tốt tột cùng bằng các thủ đoạn xấu xa, vì mong được thỏa mãn, nhưng thực ra bị phù vân lôi kéo và ác tính lừa đảo. Ôi, nếu muốn thỏa mãn mọi thèm muốn, đến nỗi không chừa một điều nào, thì sao bạn lại bận bịu đến mệt lả vì những cố gắng vô ích, chạy đôn chạy đáo, chỉ để phải chết trước khi đạt được mục tiêu ấy?
Do đó, những người vô đạo nói trên quả đang luẩn quẩn trong một vòng tròn, ước ao điều gì đó có thể thỏa mãn các thèm khát của mình, nhưng lại bác bỏ chính điều mà chỉ có nó mới đem họ tới cùng đích mong muốn, không phải nhờ mệt mỏi mà nhờ thành quả. Họ làm họ mệt nhoài vì các cố gắng vô ích, mà không đạt được hạnh phúc mong muốn sau cùng, vì họ tìm kiếm hạnh phúc nơi tạo vật, chứ không tìm kiếm nó nơi Thiên Chúa. Họ muốn rảo qua khắp tạo dựng, lần lượt nếm thử hết điều này tới điều nọ, hơn là nghĩ đến việc tới với Đấng vốn là Chúa Tể mọi sự. Và cho dù thèm khát tối hậu của họ có được thể hiện đi chăng nữa, nhưng nếu không có được Đấng mà chỉ có Người mới tạo ra mọi hữu thể, thì họ vẫn nằm trong qui luật cũ là các thèm muốn của họ sẽ khiến họ khinh miệt những gì họ đã có và sẽ khôn nguôi đi tìm Đấng mà họ vẫn còn thiếu, tức chính Thiên Chúa. An nghỉ chỉ có ở trong Người. Con người không tìm được bình an ở đâu khác trên thế gian; nhưng sẽ thấy mình an ổn khi ở với Thiên Chúa. Bởi thế linh hồn vốn tự nhủ một cách vững tin ‘Trên thiên đàng, con còn có ai ngoài Chúa; còn trên dương thế, không còn ai con mong muốn cho bằng Chúa. Thiên Chúa là sức mạnh của lòng con, là phần gia nghiệp đời đời của con. Thật tốt cho con được gần Thiên Chúa, được tín thác nơi Người’ (Tv 73: 25 và tiếp theo). Như thế, nhờ cả cách này, người ta có thể vươn tới Thiên Chúa, chỉ có điều là họ cần có đủ thì giờ để nếm thử mọi điều tốt ít có giá trị hơn.
Nhưng đời sống lại quá ngắn ngủi, sức ta dễ cùng kiệt và ta có quá nhiều kẻ mưu tranh, nên đường hướng trên khó có thể thực tiễn. Người ta không thể đạt cùng đích, dù họ mệt nhoài với những cố gắng lâu dài và những khổ nhọc vô ích để thử nghiệm bất cứ điều gì tỏ ra đáng ước ao. Có lẽ, tưởng tượng đến cố gắng ấy dễ dàng và tươi đẹp hơn là thử nghiệm nó. Vì tâm trí bao giờ cũng làm việc lanh lẹ và phân biệt được sự vật sắc bén hơn các giác quan thân xác, nên trong lãnh vực này, nó có thể đi trước các cảm xúc của giác quan đến nỗi các giác quan có thể không thấy bất cứ những gì tâm trí thấy là vô giá trị. Chính Sách Thánh cũng từng viết: ‘hãy thử nghiệm mọi sự: nhưng hãy chỉ giữ lại những điều tốt’ (1Tx 5:21). Điều này có nghĩa: sự phán đoán đúng phải dọn đường cho tâm hồn. Nếu không, ta khó có thể lên được núi Chúa cũng như lên được nơi thánh của Người (Tv 24:3). Ta sẽ không được bất cứ lợi ích nào khi sở hữu một tâm trí thuận lý nhưng lại tuân theo các xung động của giác quan như loài thú vật thô bạo, không đếm xỉa gì tới lý trí. Những ai không được lý trí hướng dẫn đường đi nước bước của mình, tuy có chạy thật đấy nhưng chạy ở đường đua không đúng chỉ định, quên khuấy lời dạy của Thánh Tông Đồ ‘chạy sao cho thắng cuộc’. Vì làm sao thắng được cuộc khi người ta đặt nó ở cuối cùng các cố gắng của mình và chạy theo những điều khác.
Đối với người công chính, sự việc không như thế. Họ nhớ rất kỹ lời kết án được ngỏ cho những người chạy theo phù vân: chúng như người đi đường thênh thang nhưng là đường dẫn đến diệt vong (Mt 7:13); còn người công chính thì chọn đường Đức Vua, không quay trái không quay phải (Ds 20:17), như đấng tiên tri từng nói ‘đường của người công chính là sự chính trực’ (Is 26:7). Được lời dạy dỗ khôn ngoan, họ tránh con đường hiểm họa, và để ý tới hướng có thể cắt ngắn hành trình, dẹp bỏ mọi ham muốn và tuân theo lệnh bán hết những gì mình có mà cho người nghèo (Mt 19:21). Quả thực, phúc thay người nghèo khó vì Nước Trời là của họ (Mt 5:3). Mọi người chạy trong cuộc đua đều chạy cả, nhưng nổi bật chỉ dành cho những người chịu đua. ‘Chúa che chở đường đi của người chính trực: còn đường đi của kẻ bất lương sẽ diệt vong’ (Tv 1:6). ‘Cái ít ỏi của người công chính vẫn tốt hơn kho lẫm vĩ đại của kẻ bất lương’ (Tv 37:16). Như Giảng Viên đã nói và chính kẻ dại khờ cũng đã khám phá ra, ‘kẻ yêu bạc chả bao giờ được bạc làm cho thỏa mãn’ (Gv 5:10). Còn Chúa Giêsu thì nói ‘Phúc thay người đói khát sự công chính, vì họ sẽ được no thoả’ (Mt 5:6). Sự chính trực là lương thực tự nhiên và chủ yếu của linh hồn. Nó không thỏa mãn với của cải trần gian như thân xác được thỏa mãn với không khí. Nếu bạn gặp một người đói lả đứng đó miệng há hốc đón gió, mải mê hít những làn không khí với hy vọng làm nguôi được cơn đói, hẳn bạn cho anh ta là thằng khùng. Nhưng nếu tưởng tượng rằng linh hồn có thể được thỏa mãn với những sự vật trần gian là những thứ chỉ thổi phồng ta chứ đâu có nuôi sống ta, thì cũng đâu có khôn gì hơn. Các hồng phúc thiêng liêng có liên quan gì tới các thèm muốn xác thịt, hay những điều xác thịt có liên quan gì tới các điều thiêng liêng? Hãy ca ngợi Chúa, hỡi hồn ta ơi: còn ai có thể thoả mãn miệng ta với những điều tốt lành? (Tv 103: 1 tt). Người ban thưởng ta một cách vô lượng; Người thúc đẩy ta làm việc lành, Người gìn giữ ta trong lòng tốt; Người ngăn ngừa, nâng đỡ, ban đầy ơn cho ta. Người thúc đẩy ta thèm khát và thèm khát chính Người.
Con vừa thưa rằng động lực yêu Chúa là chính Chúa. Và đúng như thế, vì Người vừa là nguyên nhân hữu hiệu vừa là đối tượng cuối cùng của tình yêu ta. Người ban cho ta cơ hội yêu thương, Người tạo ra âu yếm gắn bó, Người làm cho ước muốn có hiệu lực tốt đẹp. Người là Đấng khiến lòng yêu mến Người trở thành một nhiệm vụ tự nhiên; và do đó, lòng hy vọng nơi Người cũng trở nên tự nhiên vì tình yêu hiện nay của ta sẽ vô ích nếu ta không hy vọng một ngày nào đó sẽ yêu Người cách trọn vẹn. Tình yêu của ta được tình yêu của Người chuẩn bị và tưởng thưởng. Người yêu ta trước, chỉ vì quá âu yếm ta mà thôi; nên ta buộc phải đền trả Người bằng tình yêu; và ta được phép trân quí các niềm hy vọng vào Người do tình yêu ấy. ‘Người quảng đại đối với tất cả những ai kêu cầu Người’ (Rm 10:12), nhưng Người không có quà phúc nào tốt hơn để dành cho họ ngoại trừ chính Người. Người tự ban Người làm phần thưởng và tưởng thưởng: Người giải khát linh hồn thánh thiện, chuộc tự do cho những ai bị cầm tù. ‘Chúa xử tốt với những ai tin cậy Người’ (Ai Ca 3:25). Thế, Người đối xử ra sao với những người đã được hưởng thánh nhan Người? Ở đây, ta thấy có sự nghịch lý: không ai tìm kiếm Chúa mà lại đã không tìm ra Người rồi. Vâng lạy Chúa, chúng con phải thấy ý Chúa để đi tìm Chúa, phải đi tìm Chúa để được thực sự thấy Người hơn. Nhưng dù chúng con có thể tìm và thấy Chúa, nhưng chúng con đâu có thể ngăn chặn được Chúa (hành động). Vì dù chúng con có nói ‘sớm mai lời cầu của con đã bay lên Chúa’ (Tv 88:13), nhưng mọi lời cầu chắc chắn sẽ lạnh nhạt trừ khi được Chúa linh hứng đánh động.
Thế là ta đã đề cập tới việc hoàn hợp tình yêu đối với Chúa: giờ đây ta nên xét xem tình yêu khởi đầu từ đâu.
Chương VIII: Mức độ thứ nhất của tình yêu: con người yêu mến Thiên Chúa là vì chính mình
Tình yêu là một trong bốn tình âu yếm tự nhiên mà ta không cần phải nêu tên vì mọi người đều biết các tên đó rồi. Và bởi vì tình yêu là tình tự nhiên, nên chỉ có thể đúng khi ta yêu Tác Giả của bản nhiên trước nhất. Chính vì thế mà có giới răn đầu tiên và là giới răn vĩ đại ‘Ngươi phải yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi’. Nhưng bản nhiên vốn mảnh khảnh yếu đuối đến nỗi lẽ tất yếu buộc nó yêu nó đầu tiên; và tình yêu này là tình yêu xác thịt, qua đó, con người yêu mình trước nhất và yêu một cách vị kỷ, như có lời chép, ‘Loài xuất hiện trước không phải là loài có thần khí, nhưng là loài có sinh khí; loài thần khí xuất hiện sau đó’ (1Cor 15:46). Đây không hẳn là lời truyền của điều răn mà là lời điều hướng của bản nhiên ‘Chưa bao giờ có người lại ghét thân xác mình’ (Eph 5:29). Nhưng nếu tình yêu thân xác mình này trở thành quá trớn, một điều rất có thể xẩy ra, và không chịu tự giới hạn ở bờ cừ tất yếu, mà tràn qua lãnh vực khêu gợi nhục thân, thì phải có giới răn sau để cản cơn lũ, như thể một bờ đê: ‘Ngươi phải yêu người lân cận như chính ngươi’. Điều này quả rất đúng: vì người có cùng một bản nhiên với ta phải có chung một tình yêu với ta, tình yêu này vốn là kết quả của bản nhiên. Bởi thế, nếu có ai coi điều này như một gánh nặng, con không chỉ nói tới các nhu cầu của họ mà cả các vui thú của họ nữa, thì họ nên hãm dẹp các tình cảm kia ngay trong họ kẻo sẽ trở thành kẻ phạm tội. Họ có thể tự trân quí mình cách âu yếm tùy ý, chỉ cần họ nhớ phải biểu lộ cùng một thái độ ấy đối với người lân cận. Hỡi con người, đó là sợi dây cương điều độ do luật sống và luật lương tâm áp đặt lên ngươi, kẻo ngươi thả mình theo khoái cảm riêng mà bị diệt vong hay trở thành nô lệ cho các đam mê ấy vốn là kẻ thù đối với hạnh phúc đích thực của ngươi. Chia sẻ các hân hoan vui hưởng với người lân cận ngươi vì thế tốt hơn là chia sẻ với kẻ thù ngươi nhiều. Còn nếu căn cứ vào lời khuyên của người con Sirach, ngươi không chạy theo các ham muốn riêng mà hãm xác khỏi các thèm muốn ấy (Huấn Ca 18:30); nếu dựa vào lời dạy của Thánh Tông Đồ mà người bằng lòng với thực phẩm và áo quần hiện có (1Tm 6:8), thì ngươi sẽ thấy việc từ bỏ các thèm khát xác thịt là việc dễ, chúng là kẻ thù chống lại linh hồn, và việc chia sẻ với người lân cận những gì ngươi đã từ chối đối với lòng thèm muốn của ngươi cũng sẽ dễ dàng. Đó chính là tình yêu điều độ và chính trực, nó sẽ giúp ta thực hành việc từ bỏ mình để phục vụ nhu cầu của anh em. Nhờ thế, tình yêu vị kỷ của ta sẽ có tính xã hội thực sự, nhờ bao hàm người lân cận vào thế giới của nó.
Và nếu ngươi có được lòng từ tâm ấy, thì sao? Còn sao nữa, nếu không phải là hết lòng tin tưởng cầu xin Đấng vốn ban phát cho mọi người một cách rộng rãi, không quở trách chút nào (Gc 1:5), Đấng luôn mở rộng bày tay và muôn sinh vật được tràn đầy thỏa thuê (Tv 145:16). Vì, Đấng từng ban cho mọi người nhiều hơn họ cần, chắc chắn sẽ không để ngươi phải thiếu những điều cần thiết cho sự sống của ngươi, chính Người đã phán ‘Hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa, mọi sự khác sẽ được ban cho ngươi’ (Lc 12:31). Thiên Chúa tự ý hứa sẽ ban mọi sự cần thiết cho những ai biết quên mình vì tình yêu đối với người khác; biết mang ách nết na và điều độ, hơn là để tội lỗi thống trị trong thân xác hay chết của mình (Rm 6:12), nghĩa là chịu đi tìm Nước Thiên Chúa và khẩn khoản xin Người nâng đỡ chống lại ách bạo tàn của tội lỗi. Chia sẻ các hồng phúc tự nhiên của ta với những người có chung một bản nhiên với ta quả hợp lẽ công bằng.
Nhưng nếu ta có nhiệm vụ phải yêu người lân cận, thì ta cũng phải lưu tâm tới Chúa nữa: vì chỉ trong Chúa, ta mới trả được món nợ yêu thương một cách đích thực mà thôi. Nhưng người ta không thể yêu người lân cận trong Chúa, nếu họ không yêu chính Chúa; thành thử, ta phải yêu Chúa trước, mới có thể yêu người lân cận trong Người được. Giống mọi sự thiện khác, việc ta yêu Chúa cũng là việc Chúa làm, vì chính Người phú bẩm nơi ta khả thể yêu thương. Đấng dựng nên bản nhiên ta, cũng gìn giữ bản nhiên ấy; bản nhiên đã được thiết dựng theo phương án luôn cần đến Đấng tạo không nên vênh vang tự gán cho ta lòng từ tâm của chính Đấng dựng nên ta. Trong sự khôn ngoan tuyệt vời của Người, Thiên Chúa muốn ta phải chịu gian nan thử thách. Nên, lúc sức mạnh của con người suy yếu và Thiên Chúa tới trợ giúp họ, thì điều chính đáng và phải lẽ là vì được bàn tay Chúa cứu giúp nhứ thế, họ phải vinh danh Người, như lời Sách Thánh dạy ‘Hãy kêu cầu Ta trong ngày cùng khốn, Ta sẽ giải thoát, và ngươi sẽ làm hiển vinh danh Ta’ (Tv 50:15). Cứ thế, người khôn ngoan, tự bản chất vốn là thú vật và xác thịt và chỉ yêu chính mình, nay đã bắt đầu yêu mến Chúa nhờ cái lòng yêu mình kia; vì họ hiểu ra rằng chỉ trong Chúa họ mới làm được bất cứ điều tốt nào; còn nếu không có Chúa, họ không làm được gì cả.
Chương IX: Mức độ thứ hai và thứ ba của tình yêu
Tóm lại, thoạt đầu, con người yêu mến Chúa không phải vì Chúa mà là vì chính họ. Điều con người cần biết là: tự họ, họ làm được ít ỏi như thế nào và họ cần Chúa giúp đỡ xiết bao, và nhờ biết như thế, họ sẽ hướng về Chúa một cách đúng đắn, vì Người là sự nâng đỡ của họ. Nhưng lúc khốn cùng xẩy ra liên tiếp, buộc họ phải chạy tới xin Người trợ giúp một cách chắc chắn, liệu một tâm hồn cứng như sắt, lạnh như đá đi chăng nữa há lại không mềm nhũn trước lòng tốt của Đấng Cứu Vớt, đến độ phải yêu mến Người một cách không vị kỷ nhưng hoàn toàn vì Người mà thôi hay sao? Hãy để các khốn khó thường xuyên thúc đẩy ta năng lui tới khẩn cầu tha thiết; và nhờ nếm mùi (tốt lành của Chúa), chắc chắn ta sẽ thấy Chúa nhân từ dường nào (Tv 34:8). Bởi thế, một khi được hiểu rõ, lòng nhân hậu của Người sẽ thúc đẩy ta yêu mến Người cách vô vị kỷ, chứ riêng các nhu cầu của ta chỉ buộc ta yêu Người cách vị kỷ mà thôi. Như dân làng Samaria từng nói với người phụ nữ về báo cho họ hay Đấng Kitô hiện đang ở ngoài giếng ‘Bây giờ chúng tôi tin, không phải vì lời chị nói, bởi chúng tôi đã được nghe chính lời Người và biết rõ Người quả là Đấng Kitô, Đấng Cứu Thế’ (Ga 4:42). Chúng ta cũng thế, chúng ta cũng làm chứng cho bản nhiên nhục thân của ta rằng ‘Ta không còn yêu mến Chúa vì các nhu cầu của ta nữa, mà vì đã nếm và đã thấy Chúa nhân hậu xiết bao’. Các nhu cầu tạm bợ của ta cũng có ngôn từ riêng của chúng, biết tuyên xưng các ơn phúc chúng nhận được từ lòng tốt của Chúa. Một khi nhận ra như thế, thì việc thực thi tình yêu đối với người lân cận không còn khó khắn nữa; vì bất cứ ai khi đã yêu Chúa một cách đúng đắn cũng đều yêu mọi tạo vật của Người. Tình yêu ấy trong trắng và không còn thấy chi nặng nề trong giới răn phải tẩy rửa tâm hồn, phải nhờ Chúa Thánh Thần mà vâng theo sự thật là yêu anh em cách thành thật (1Pr 1:22). Nhờ yêu mến thích đáng, họ coi giới răn ấy hoàn toàn chính đáng. Tình yêu như thế đáng được biết ơn, vì nó tự phát; trong trắng, vì nó không được biểu lộ bằng lời nói hay miệng lưỡi mà bằng việc làm và bằng sự thật (1 Ga 3:18); công chính, vì nó trả lại những gì đã nhận lãnh. Ai yêu mến cách đó, tức yêu như mình được yêu, và không còn tìm kiếm bản thân mình mà là những sự việc của Chúa Kitô, là giống như Chúa Giêsu. Người không tìm kiếm lợi ích của riêng Người mà là lợi ích của ta, hay chính chúng ta. Tình yêu như thế là tình yêu của Thánh Vịnh Gia khi ngài hát ‘Ôi, hãy tạ ơn Chúa vì Người nhân lành’ (Tv 118:1). Bất cứ ai ca tụng Thiên Chúa vì lòng từ nhân từ trong bản tính của Người, chứ không phải chỉ vì các ơn phúc Người ban cho, đều đã thực sự yêu mến Thiên Chúa vì chính Người, chứ không yêu Người cách vị kỷ. Thánh Vịnh Gia không nói tới thứ tình yêu ấy khi viết ‘Mình tự làm nên, thiên hạ tán dương mình’ (Tv 49:19). Như ta đã thấy, mức độ thứ ba của tình yêu là yêu mến Chúa vì chính Người, chỉ vì Người là Chúa.
Chương X: Mức độ thứ tư của tình yêu: vì Chúa, con người quên cả mình
Hạnh phúc thay ai đạt tới mức độ thứ tư của tình yêu, trong đó, họ chỉ yêu họ trong Thiên Chúa! Sự chính trực của Chúa, lạy Chúa, cao như thái sơn. Tình yêu như thế là đồi cao của Chúa, nơi Người thích đến ngụ cư. ‘Ai sẽ lên đồi của Chúa?’. ‘Ôi, ước chi tôi có cánh như bồ câu; vì lúc ấy tôi sẽ bay đến chỗ thảnh thơi’. ‘Lều của Người đặt tại Salem; nơi cư trú của Người đặt tại Sion’. ‘Khốn cho tôi, tôi buộc phải cư ngụ với bọn rợ Me-séc!’ (Tv 24:3; 55:6; 76:2; 120:5). Đến khi nào, cái nhục thân máu huyết này, cái bình bằng đất vốn là căn lều của linh hồn tôi này, tới được bến bờ kia? Đến khi nào, linh hồn tôi vì say mê tình yêu Chúa đến quên mình này, vâng gần như một chiếc bình vỡ, hoàn toàn khát mong Chúa, được kết hợp với Người và trở thành một thần trí với Người? Đến khi nào nó biết la lên ‘Xác thịt và tâm hồn tôi suy tàn; nhưng Chúa vẫn là sức mạnh của tâm hồn tôi và là gia nghiệp của tôi’ (Tv 73:26). Tôi kể Người là Đấng phúc đức và thánh thiện, Đấng đã ban cho tôi lòng say mê đối với Người kia trong cõi hồng trần này, vì tấm tình khiến tôi một lúc thấy mình như không còn, như hoàn toàn trống rỗng và được cuốn hút hoàn toàn vào Chúa ấy không thể là tấm tình nhân giới; nó phải là tấm tình thiên giới. Nhưng đôi khi, con người khốn khổ chỉ cảm thấy niềm say mê thiên giới trong một khoảnh khắc rồi bị đời tục lụy ganh ghét hạnh phúc, cái xấu xa của những lo toan vụn vặt hàng ngày làm họ sao lãng, thân xác hay chết đè nặng trên họ, nhu cầu xác thịt trở thành mệnh lệnh, sự yếu đuối của sa đọa làm họ lùi bước, và trên hết, tình yêu huynh đệ bị xâm phạm. Những lúc như thế, họ nghe như có tiếng nói thúc giục họ co cụm trở lại với chính con người của họ; hẳn lúc ấy, họ sẽ phải kêu lên ‘Lạy Chúa, sức con nay đã kiệt, xin Ngài thương cứu giúp’ (Is 38:14); và câu này nữa ‘Tôi thật là một người khốn nạn! Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này?’ (Rm 7:24).
Hiểu được lời Sách Thánh rằng ‘Chúa làm nên mọi sự vì vinh quang của Người’ (Is 43:7), chắc chắn các thụ tạo của Người phải suy phục thánh ý Người, bao nhiêu có thể. Ta phải qui hướng mọi tình âu yếm của ta vào Người, để trong mọi sự, ta chỉ tìm cách thực thi thánh ý Người mà thôi, chứ không tìm cách làm vừa lòng ta. Lúc ấy, tình yêu chân thực sẽ xuất hiện, không phải để thỏa mãn các thèm muốn của ta hay nhận được các khoái cảm nhất thời, mà là để hoàn tất thánh ý Chúa đối với ta: như ta cầu nguyện hàng ngày ‘Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời’ (Mt 6:10). Ôi tình yêu khiết tịnh và thánh thiện! Ôi tình âu yếm dịu dàng và nhân hậu! Ôi mục tiêu tinh trong và thanh sạch, hoàn toàn được tắm gội và rửa sạch mọi pha tạp của vị kỷ, được trở nên dịu ngọt nhờ được tiếp xúc với thiên ý! Đạt được trạng thái này là trở nên như Thiên Chúa. Như giọt nước pha vào rượu sẽ mất đi để nhận lấy mầu và vị của nho; hay như thỏi sắt, được nung đỏ, đã trở nên như chính lửa, quên hết bản chất của chính mình; hay như không khí, được tia sáng mặt trời soi thấu, không còn là vật được soi sáng mà đã trở nên chính ánh sáng; cũng thế, nơi các thánh, mọi tình âu yếm nhân bản đều tan chẩy bởi một chuyển hóa khôn tả thành chính thánh ý Chúa. Vì làm sao Chúa có thể là tất cả trong tất cả, nếu có bất cứ điều gì hoàn toàn nhân bản còn sót lại trong con người? Bản chất vẫn sẽ tồn tại, nhưng tồn tại trong một cái đẹp khác, trong một quyền năng cao hơn, trong một vinh quang lớn hơn. Khi nào việc ấy xẩy ra? Ai sẽ được thấy, ai sẽ chiếm hữu được nó? ‘Khi nào tôi được xuất hiện trước nhan Thiên Chúa?’ (Tv 42:2). ‘Nghĩ về Ngài, lòng con tự nhủ: hãy tìm kiếm Thánh Nhan. Lạy Chúa, con tìm Thánh Nhan Ngài’ (Tv 27:8). Lạy Chúa, Ngài có nghĩ rằng con, cả con nữa, cũng sẽ được thấy đền thánh của Ngài chăng?
Ở đời này, con nghĩ, ta không thể vâng theo một cách trọn vẹn và hoàn toàn giới răn này ‘Ngươi phải yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết trái tim, hết linh hồn, hết sức lực và hết trí khôn ngươi’ (Lc 10:27). Vì ở chốn này, trái tim vẫn phải nghĩ tới thân xác; linh hồn vẫn phải lên sinh lực cho thân xác; còn sức lực thì phải canh chừng để đừng bị tàn tật. Và nhờ ơn Chúa, nó phải tìm cách phát triển. Thành thử, người ta không thể dâng hết cả con người của họ cho Thiên Chúa, để khát khao mong hưởng Nhan Thánh Người, bao lâu ta còn phải thích ứng các mục tiêu và khát vọng của mình theo thân xác yếu ớt, bệnh hoạn này của ta. Tóm lại, linh hồn chỉ hy vọng chiếm được mức độ yêu Chúa thứ tư, hay đúng hơn, để mức độ này chiếm hữu, khi nó mặc được một thân xác thiêng liêng và bất tử, một thân xác sẽ hoàn hảo, bình an, đáng yêu, và qui phục hoàn toàn thần trí trong mọi sự. Nhưng không cố gắng phàm nhân nào tự mình đạt tới mức thứ tư này: tất cả là tùy quyền năng Chúa muốn ban cho ai thì ban. Lúc ấy, linh hồn sẽ dễ dàng vươn tới giai đoạn cao nhất ấy, vì không còn thèm khát nào của xác thịt làm chùn bước chân của nó tiến vào niềm vui của Chúa, và không một xáo trộn nào náo động được bình an của nó. Há ta không nghĩ được rằng các thánh tử đạo ít nhất cũng được hưởng ơn này trước khi các vị hy sinh thân xác vinh hiển hay sao? Cái sức mạnh khôn lường của tình yêu đang làm họ say sưa kia chắc chắn giúp họ mỉm cười trước nhục hình thân xác và phó mạng sống mình trong hân hoan. Nhưng dù không thể tiêu diệt được bình an trong tâm trí họ, cái đau khủng khiếp chắc chắn có làm hư hại phần nào sự hoàn hảo của nó.
Bây giờ ta hãy xét xem ta được ích lợi gì khi yêu mến Chúa. Dù sự hiểu biết của ta về việc này rất bất toàn, nhưng biết vẫn hơn là không biết. Khi nói tới vấn đề do đâu phải yêu Chúa và phải yêu Chúa thế nào, con đã thưa rằng có hai lý do buộc ta: đó là quyền của Người và ích lợi của ta. Sau khi dùng hết khả năng, dù là khả năng hết sức bất toàn, để viết về quyền được yêu của Chúa, con có bổn phận đề cập tới phần thưởng do tình yêu ấy đem lại. Dù phải yêu Chúa mà không cần phần thưởng, nhưng Người vẫn không chịu để tình yêu kia không đem lại tưởng thưởng nào. Thật vậy, tình yêu không thể chịu bần cùng, dù tình yêu vốn vị tha và không bao giờ tìm tư lợi (1Cor 13:5). Tình yêu là sự âu yếm của linh hồn, chứ không phải một khế ước: nó không phát xuất từ một thỏa hiệp đơn thuần, cũng không là điều người ta giành giật được. Nó tự phát từ cội rễ và là một thúc đẩy từ bên trong; và tình yêu thật thoả mãn chính nó. Nó có phần thưởng của nó; và phần thưởng đó chính là người yêu đối tượng. Vì bất cứ ngài yêu gì, nếu là vì một điều gì khác, thì điều ngài thực sự yêu chính là điều gì khác đó, chứ không hẳn đối tượng bề ngoài. Thánh Phaolô không rao giảng Tin Mừng để kiếm cơm áo; ngài ăn uống để đủ sức thi hành thừa tác vụ. Điều ngài yêu không phải là cơm áo, mà là Tin Mừng. Tình yêu thật không đòi phần thưởng, nhưng đáng được thưởng. Chắc chắn không ai trả tiền để được tình yêu; ấy thế nhưng một tưởng thưởng nào đó vẫn có đó cho người yêu, và nếu tình yêu của họ bền vững, chắc chắn họ sẽ nhận được phần thưởng đó.
Trên một bình diện hành động thấp hơn, chính những người miễn cưỡng, chứ không hẳn những người sốt sắng, là người ta muốn được khuyến khích bằng lời hứa ban thưởng. Chứ có ai lại tính đến việc trả công cho người tha thiết muốn làm một điều gì đó? Thí dụ, không ai lại đi thuê một người đói để họ ăn, hay một người khát để họ uống, hay một bà mẹ để bà nuôi dưỡng con ruột bà. Đâu có ai nghĩ tới việc đút tiền hối lộ để một nông dân vun sới vườn nho của ông ta, hay đào rãnh quanh vườn trái cây của ông ta, hay tái thiết chính căn nhà của ông ta? Thành thử, người yêu mến Chúa thực sự càng không đòi hỏi bất cứ phần thưởng nào khác ngoài chính Thiên Chúa; vì nếu họ đòi bất cứ điều gì khác thế thì họ yêu điều đó chứ đâu có yêu Thiên Chúa.
Đối với một con người, điều tự nhiên là ước muốn điều họ cho là tốt hơn điều họ đã có, và không thỏa mãn với bất cứ điều gì thiếu cái điểm đặc biệt mà họ đang mong muốn. Do đó, nếu anh ta chỉ yêu vợ vì sắc đẹp của nàng, thì chắc chắn anh ta sẽ dõi đôi mắt thèm thuồng của anh ta vào những người đàn bà đẹp hơn. Nếu anh ta ăn vận bảnh bao, anh ta hẳn phải thèm thuồng những quần là áo lượt mắc tiền hơn; và bất kể anh ta giầu có đến đâu, chắc chắn anh ta ghen tị bất cứ ai giầu có hơn anh. Hàng ngày, há ta không thấy nhiều người dù đã nứt đố đổ vách, vẫn cứ tiếp tục thu mua hết cánh đồng này đến cánh đồng khác, mong sao cho đất đai của mình trải ra vô tận đó sao? Người sống trong cung điện mỗi ngày mỗi tậu thêm nhà, hết xây lại phá, đổi kiểu, thay mẫu. Người có địa vị cao lúc nào cũng tham vọng vô đáy giành giật cho được những địa vị béo bở hơn. Và chẳng nơi nào có thỏa mãn sau cùng, vì chẳng có điều gì ở đó được tuyệt đối coi là tốt nhất hay cao nhất. Nhưng theo lẽ tự nhiên, không điều gì thỏa mãn được trái tim con người nếu đó không phải là điều tốt nhất, theo nhận định của anh ta. Như thế, há chẳng luôn luôn điên rồ hay sao khi thèm muốn những điều không bao giờ làm yên được các mong muốn của ta, nói chi đến việc thoả mãn chúng? Bất kẻ người ta có bao nhiêu điều vừa kể, họ vẫn luôn thèm khát chạy theo những điều họ chưa có; không bao giờ được thanh thản, họ thèm thuồng chạy theo những của cải mới. Vì không hài lòng, họ lao mình vào những khó nhọc vô ích, và chỉ tìm được mệt mỏi chán chường trong các thú vui mau qua và không thực của thế gian. Vì quá tham lam, họ coi những gì đã thu tích được như không so với những gì hiện còn vượt quá tầm tay của họ, và mất hết vui thích đối với của cải hiện có vì quá thèm thuồng những điều mình chưa có, nhưng vẫn ham muốn. Từ trước đến nay, không một ai có hy vọng sở hữu được mọi sự. Ngay những điều ít ỏi đang có, người ta cũng đã phải cực nhọc lắm mới có được, và có được rồi thì lo canh giữ; vì ai cũng biết chắc mình sẽ mất mọi điều mình có khi ngày của Chúa xuất hiện là ngày đã được định rồi nhưng chưa được tiết lộ. Nhưng kẻ hư đốn thì vẫn đấu tranh giành cho được điều tốt tột cùng bằng các thủ đoạn xấu xa, vì mong được thỏa mãn, nhưng thực ra bị phù vân lôi kéo và ác tính lừa đảo. Ôi, nếu muốn thỏa mãn mọi thèm muốn, đến nỗi không chừa một điều nào, thì sao bạn lại bận bịu đến mệt lả vì những cố gắng vô ích, chạy đôn chạy đáo, chỉ để phải chết trước khi đạt được mục tiêu ấy?
Do đó, những người vô đạo nói trên quả đang luẩn quẩn trong một vòng tròn, ước ao điều gì đó có thể thỏa mãn các thèm khát của mình, nhưng lại bác bỏ chính điều mà chỉ có nó mới đem họ tới cùng đích mong muốn, không phải nhờ mệt mỏi mà nhờ thành quả. Họ làm họ mệt nhoài vì các cố gắng vô ích, mà không đạt được hạnh phúc mong muốn sau cùng, vì họ tìm kiếm hạnh phúc nơi tạo vật, chứ không tìm kiếm nó nơi Thiên Chúa. Họ muốn rảo qua khắp tạo dựng, lần lượt nếm thử hết điều này tới điều nọ, hơn là nghĩ đến việc tới với Đấng vốn là Chúa Tể mọi sự. Và cho dù thèm khát tối hậu của họ có được thể hiện đi chăng nữa, nhưng nếu không có được Đấng mà chỉ có Người mới tạo ra mọi hữu thể, thì họ vẫn nằm trong qui luật cũ là các thèm muốn của họ sẽ khiến họ khinh miệt những gì họ đã có và sẽ khôn nguôi đi tìm Đấng mà họ vẫn còn thiếu, tức chính Thiên Chúa. An nghỉ chỉ có ở trong Người. Con người không tìm được bình an ở đâu khác trên thế gian; nhưng sẽ thấy mình an ổn khi ở với Thiên Chúa. Bởi thế linh hồn vốn tự nhủ một cách vững tin ‘Trên thiên đàng, con còn có ai ngoài Chúa; còn trên dương thế, không còn ai con mong muốn cho bằng Chúa. Thiên Chúa là sức mạnh của lòng con, là phần gia nghiệp đời đời của con. Thật tốt cho con được gần Thiên Chúa, được tín thác nơi Người’ (Tv 73: 25 và tiếp theo). Như thế, nhờ cả cách này, người ta có thể vươn tới Thiên Chúa, chỉ có điều là họ cần có đủ thì giờ để nếm thử mọi điều tốt ít có giá trị hơn.
Nhưng đời sống lại quá ngắn ngủi, sức ta dễ cùng kiệt và ta có quá nhiều kẻ mưu tranh, nên đường hướng trên khó có thể thực tiễn. Người ta không thể đạt cùng đích, dù họ mệt nhoài với những cố gắng lâu dài và những khổ nhọc vô ích để thử nghiệm bất cứ điều gì tỏ ra đáng ước ao. Có lẽ, tưởng tượng đến cố gắng ấy dễ dàng và tươi đẹp hơn là thử nghiệm nó. Vì tâm trí bao giờ cũng làm việc lanh lẹ và phân biệt được sự vật sắc bén hơn các giác quan thân xác, nên trong lãnh vực này, nó có thể đi trước các cảm xúc của giác quan đến nỗi các giác quan có thể không thấy bất cứ những gì tâm trí thấy là vô giá trị. Chính Sách Thánh cũng từng viết: ‘hãy thử nghiệm mọi sự: nhưng hãy chỉ giữ lại những điều tốt’ (1Tx 5:21). Điều này có nghĩa: sự phán đoán đúng phải dọn đường cho tâm hồn. Nếu không, ta khó có thể lên được núi Chúa cũng như lên được nơi thánh của Người (Tv 24:3). Ta sẽ không được bất cứ lợi ích nào khi sở hữu một tâm trí thuận lý nhưng lại tuân theo các xung động của giác quan như loài thú vật thô bạo, không đếm xỉa gì tới lý trí. Những ai không được lý trí hướng dẫn đường đi nước bước của mình, tuy có chạy thật đấy nhưng chạy ở đường đua không đúng chỉ định, quên khuấy lời dạy của Thánh Tông Đồ ‘chạy sao cho thắng cuộc’. Vì làm sao thắng được cuộc khi người ta đặt nó ở cuối cùng các cố gắng của mình và chạy theo những điều khác.
Đối với người công chính, sự việc không như thế. Họ nhớ rất kỹ lời kết án được ngỏ cho những người chạy theo phù vân: chúng như người đi đường thênh thang nhưng là đường dẫn đến diệt vong (Mt 7:13); còn người công chính thì chọn đường Đức Vua, không quay trái không quay phải (Ds 20:17), như đấng tiên tri từng nói ‘đường của người công chính là sự chính trực’ (Is 26:7). Được lời dạy dỗ khôn ngoan, họ tránh con đường hiểm họa, và để ý tới hướng có thể cắt ngắn hành trình, dẹp bỏ mọi ham muốn và tuân theo lệnh bán hết những gì mình có mà cho người nghèo (Mt 19:21). Quả thực, phúc thay người nghèo khó vì Nước Trời là của họ (Mt 5:3). Mọi người chạy trong cuộc đua đều chạy cả, nhưng nổi bật chỉ dành cho những người chịu đua. ‘Chúa che chở đường đi của người chính trực: còn đường đi của kẻ bất lương sẽ diệt vong’ (Tv 1:6). ‘Cái ít ỏi của người công chính vẫn tốt hơn kho lẫm vĩ đại của kẻ bất lương’ (Tv 37:16). Như Giảng Viên đã nói và chính kẻ dại khờ cũng đã khám phá ra, ‘kẻ yêu bạc chả bao giờ được bạc làm cho thỏa mãn’ (Gv 5:10). Còn Chúa Giêsu thì nói ‘Phúc thay người đói khát sự công chính, vì họ sẽ được no thoả’ (Mt 5:6). Sự chính trực là lương thực tự nhiên và chủ yếu của linh hồn. Nó không thỏa mãn với của cải trần gian như thân xác được thỏa mãn với không khí. Nếu bạn gặp một người đói lả đứng đó miệng há hốc đón gió, mải mê hít những làn không khí với hy vọng làm nguôi được cơn đói, hẳn bạn cho anh ta là thằng khùng. Nhưng nếu tưởng tượng rằng linh hồn có thể được thỏa mãn với những sự vật trần gian là những thứ chỉ thổi phồng ta chứ đâu có nuôi sống ta, thì cũng đâu có khôn gì hơn. Các hồng phúc thiêng liêng có liên quan gì tới các thèm muốn xác thịt, hay những điều xác thịt có liên quan gì tới các điều thiêng liêng? Hãy ca ngợi Chúa, hỡi hồn ta ơi: còn ai có thể thoả mãn miệng ta với những điều tốt lành? (Tv 103: 1 tt). Người ban thưởng ta một cách vô lượng; Người thúc đẩy ta làm việc lành, Người gìn giữ ta trong lòng tốt; Người ngăn ngừa, nâng đỡ, ban đầy ơn cho ta. Người thúc đẩy ta thèm khát và thèm khát chính Người.
Con vừa thưa rằng động lực yêu Chúa là chính Chúa. Và đúng như thế, vì Người vừa là nguyên nhân hữu hiệu vừa là đối tượng cuối cùng của tình yêu ta. Người ban cho ta cơ hội yêu thương, Người tạo ra âu yếm gắn bó, Người làm cho ước muốn có hiệu lực tốt đẹp. Người là Đấng khiến lòng yêu mến Người trở thành một nhiệm vụ tự nhiên; và do đó, lòng hy vọng nơi Người cũng trở nên tự nhiên vì tình yêu hiện nay của ta sẽ vô ích nếu ta không hy vọng một ngày nào đó sẽ yêu Người cách trọn vẹn. Tình yêu của ta được tình yêu của Người chuẩn bị và tưởng thưởng. Người yêu ta trước, chỉ vì quá âu yếm ta mà thôi; nên ta buộc phải đền trả Người bằng tình yêu; và ta được phép trân quí các niềm hy vọng vào Người do tình yêu ấy. ‘Người quảng đại đối với tất cả những ai kêu cầu Người’ (Rm 10:12), nhưng Người không có quà phúc nào tốt hơn để dành cho họ ngoại trừ chính Người. Người tự ban Người làm phần thưởng và tưởng thưởng: Người giải khát linh hồn thánh thiện, chuộc tự do cho những ai bị cầm tù. ‘Chúa xử tốt với những ai tin cậy Người’ (Ai Ca 3:25). Thế, Người đối xử ra sao với những người đã được hưởng thánh nhan Người? Ở đây, ta thấy có sự nghịch lý: không ai tìm kiếm Chúa mà lại đã không tìm ra Người rồi. Vâng lạy Chúa, chúng con phải thấy ý Chúa để đi tìm Chúa, phải đi tìm Chúa để được thực sự thấy Người hơn. Nhưng dù chúng con có thể tìm và thấy Chúa, nhưng chúng con đâu có thể ngăn chặn được Chúa (hành động). Vì dù chúng con có nói ‘sớm mai lời cầu của con đã bay lên Chúa’ (Tv 88:13), nhưng mọi lời cầu chắc chắn sẽ lạnh nhạt trừ khi được Chúa linh hứng đánh động.
Thế là ta đã đề cập tới việc hoàn hợp tình yêu đối với Chúa: giờ đây ta nên xét xem tình yêu khởi đầu từ đâu.
Chương VIII: Mức độ thứ nhất của tình yêu: con người yêu mến Thiên Chúa là vì chính mình
Tình yêu là một trong bốn tình âu yếm tự nhiên mà ta không cần phải nêu tên vì mọi người đều biết các tên đó rồi. Và bởi vì tình yêu là tình tự nhiên, nên chỉ có thể đúng khi ta yêu Tác Giả của bản nhiên trước nhất. Chính vì thế mà có giới răn đầu tiên và là giới răn vĩ đại ‘Ngươi phải yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi’. Nhưng bản nhiên vốn mảnh khảnh yếu đuối đến nỗi lẽ tất yếu buộc nó yêu nó đầu tiên; và tình yêu này là tình yêu xác thịt, qua đó, con người yêu mình trước nhất và yêu một cách vị kỷ, như có lời chép, ‘Loài xuất hiện trước không phải là loài có thần khí, nhưng là loài có sinh khí; loài thần khí xuất hiện sau đó’ (1Cor 15:46). Đây không hẳn là lời truyền của điều răn mà là lời điều hướng của bản nhiên ‘Chưa bao giờ có người lại ghét thân xác mình’ (Eph 5:29). Nhưng nếu tình yêu thân xác mình này trở thành quá trớn, một điều rất có thể xẩy ra, và không chịu tự giới hạn ở bờ cừ tất yếu, mà tràn qua lãnh vực khêu gợi nhục thân, thì phải có giới răn sau để cản cơn lũ, như thể một bờ đê: ‘Ngươi phải yêu người lân cận như chính ngươi’. Điều này quả rất đúng: vì người có cùng một bản nhiên với ta phải có chung một tình yêu với ta, tình yêu này vốn là kết quả của bản nhiên. Bởi thế, nếu có ai coi điều này như một gánh nặng, con không chỉ nói tới các nhu cầu của họ mà cả các vui thú của họ nữa, thì họ nên hãm dẹp các tình cảm kia ngay trong họ kẻo sẽ trở thành kẻ phạm tội. Họ có thể tự trân quí mình cách âu yếm tùy ý, chỉ cần họ nhớ phải biểu lộ cùng một thái độ ấy đối với người lân cận. Hỡi con người, đó là sợi dây cương điều độ do luật sống và luật lương tâm áp đặt lên ngươi, kẻo ngươi thả mình theo khoái cảm riêng mà bị diệt vong hay trở thành nô lệ cho các đam mê ấy vốn là kẻ thù đối với hạnh phúc đích thực của ngươi. Chia sẻ các hân hoan vui hưởng với người lân cận ngươi vì thế tốt hơn là chia sẻ với kẻ thù ngươi nhiều. Còn nếu căn cứ vào lời khuyên của người con Sirach, ngươi không chạy theo các ham muốn riêng mà hãm xác khỏi các thèm muốn ấy (Huấn Ca 18:30); nếu dựa vào lời dạy của Thánh Tông Đồ mà người bằng lòng với thực phẩm và áo quần hiện có (1Tm 6:8), thì ngươi sẽ thấy việc từ bỏ các thèm khát xác thịt là việc dễ, chúng là kẻ thù chống lại linh hồn, và việc chia sẻ với người lân cận những gì ngươi đã từ chối đối với lòng thèm muốn của ngươi cũng sẽ dễ dàng. Đó chính là tình yêu điều độ và chính trực, nó sẽ giúp ta thực hành việc từ bỏ mình để phục vụ nhu cầu của anh em. Nhờ thế, tình yêu vị kỷ của ta sẽ có tính xã hội thực sự, nhờ bao hàm người lân cận vào thế giới của nó.
Và nếu ngươi có được lòng từ tâm ấy, thì sao? Còn sao nữa, nếu không phải là hết lòng tin tưởng cầu xin Đấng vốn ban phát cho mọi người một cách rộng rãi, không quở trách chút nào (Gc 1:5), Đấng luôn mở rộng bày tay và muôn sinh vật được tràn đầy thỏa thuê (Tv 145:16). Vì, Đấng từng ban cho mọi người nhiều hơn họ cần, chắc chắn sẽ không để ngươi phải thiếu những điều cần thiết cho sự sống của ngươi, chính Người đã phán ‘Hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa, mọi sự khác sẽ được ban cho ngươi’ (Lc 12:31). Thiên Chúa tự ý hứa sẽ ban mọi sự cần thiết cho những ai biết quên mình vì tình yêu đối với người khác; biết mang ách nết na và điều độ, hơn là để tội lỗi thống trị trong thân xác hay chết của mình (Rm 6:12), nghĩa là chịu đi tìm Nước Thiên Chúa và khẩn khoản xin Người nâng đỡ chống lại ách bạo tàn của tội lỗi. Chia sẻ các hồng phúc tự nhiên của ta với những người có chung một bản nhiên với ta quả hợp lẽ công bằng.
Nhưng nếu ta có nhiệm vụ phải yêu người lân cận, thì ta cũng phải lưu tâm tới Chúa nữa: vì chỉ trong Chúa, ta mới trả được món nợ yêu thương một cách đích thực mà thôi. Nhưng người ta không thể yêu người lân cận trong Chúa, nếu họ không yêu chính Chúa; thành thử, ta phải yêu Chúa trước, mới có thể yêu người lân cận trong Người được. Giống mọi sự thiện khác, việc ta yêu Chúa cũng là việc Chúa làm, vì chính Người phú bẩm nơi ta khả thể yêu thương. Đấng dựng nên bản nhiên ta, cũng gìn giữ bản nhiên ấy; bản nhiên đã được thiết dựng theo phương án luôn cần đến Đấng tạo không nên vênh vang tự gán cho ta lòng từ tâm của chính Đấng dựng nên ta. Trong sự khôn ngoan tuyệt vời của Người, Thiên Chúa muốn ta phải chịu gian nan thử thách. Nên, lúc sức mạnh của con người suy yếu và Thiên Chúa tới trợ giúp họ, thì điều chính đáng và phải lẽ là vì được bàn tay Chúa cứu giúp nhứ thế, họ phải vinh danh Người, như lời Sách Thánh dạy ‘Hãy kêu cầu Ta trong ngày cùng khốn, Ta sẽ giải thoát, và ngươi sẽ làm hiển vinh danh Ta’ (Tv 50:15). Cứ thế, người khôn ngoan, tự bản chất vốn là thú vật và xác thịt và chỉ yêu chính mình, nay đã bắt đầu yêu mến Chúa nhờ cái lòng yêu mình kia; vì họ hiểu ra rằng chỉ trong Chúa họ mới làm được bất cứ điều tốt nào; còn nếu không có Chúa, họ không làm được gì cả.
Chương IX: Mức độ thứ hai và thứ ba của tình yêu
Tóm lại, thoạt đầu, con người yêu mến Chúa không phải vì Chúa mà là vì chính họ. Điều con người cần biết là: tự họ, họ làm được ít ỏi như thế nào và họ cần Chúa giúp đỡ xiết bao, và nhờ biết như thế, họ sẽ hướng về Chúa một cách đúng đắn, vì Người là sự nâng đỡ của họ. Nhưng lúc khốn cùng xẩy ra liên tiếp, buộc họ phải chạy tới xin Người trợ giúp một cách chắc chắn, liệu một tâm hồn cứng như sắt, lạnh như đá đi chăng nữa há lại không mềm nhũn trước lòng tốt của Đấng Cứu Vớt, đến độ phải yêu mến Người một cách không vị kỷ nhưng hoàn toàn vì Người mà thôi hay sao? Hãy để các khốn khó thường xuyên thúc đẩy ta năng lui tới khẩn cầu tha thiết; và nhờ nếm mùi (tốt lành của Chúa), chắc chắn ta sẽ thấy Chúa nhân từ dường nào (Tv 34:8). Bởi thế, một khi được hiểu rõ, lòng nhân hậu của Người sẽ thúc đẩy ta yêu mến Người cách vô vị kỷ, chứ riêng các nhu cầu của ta chỉ buộc ta yêu Người cách vị kỷ mà thôi. Như dân làng Samaria từng nói với người phụ nữ về báo cho họ hay Đấng Kitô hiện đang ở ngoài giếng ‘Bây giờ chúng tôi tin, không phải vì lời chị nói, bởi chúng tôi đã được nghe chính lời Người và biết rõ Người quả là Đấng Kitô, Đấng Cứu Thế’ (Ga 4:42). Chúng ta cũng thế, chúng ta cũng làm chứng cho bản nhiên nhục thân của ta rằng ‘Ta không còn yêu mến Chúa vì các nhu cầu của ta nữa, mà vì đã nếm và đã thấy Chúa nhân hậu xiết bao’. Các nhu cầu tạm bợ của ta cũng có ngôn từ riêng của chúng, biết tuyên xưng các ơn phúc chúng nhận được từ lòng tốt của Chúa. Một khi nhận ra như thế, thì việc thực thi tình yêu đối với người lân cận không còn khó khắn nữa; vì bất cứ ai khi đã yêu Chúa một cách đúng đắn cũng đều yêu mọi tạo vật của Người. Tình yêu ấy trong trắng và không còn thấy chi nặng nề trong giới răn phải tẩy rửa tâm hồn, phải nhờ Chúa Thánh Thần mà vâng theo sự thật là yêu anh em cách thành thật (1Pr 1:22). Nhờ yêu mến thích đáng, họ coi giới răn ấy hoàn toàn chính đáng. Tình yêu như thế đáng được biết ơn, vì nó tự phát; trong trắng, vì nó không được biểu lộ bằng lời nói hay miệng lưỡi mà bằng việc làm và bằng sự thật (1 Ga 3:18); công chính, vì nó trả lại những gì đã nhận lãnh. Ai yêu mến cách đó, tức yêu như mình được yêu, và không còn tìm kiếm bản thân mình mà là những sự việc của Chúa Kitô, là giống như Chúa Giêsu. Người không tìm kiếm lợi ích của riêng Người mà là lợi ích của ta, hay chính chúng ta. Tình yêu như thế là tình yêu của Thánh Vịnh Gia khi ngài hát ‘Ôi, hãy tạ ơn Chúa vì Người nhân lành’ (Tv 118:1). Bất cứ ai ca tụng Thiên Chúa vì lòng từ nhân từ trong bản tính của Người, chứ không phải chỉ vì các ơn phúc Người ban cho, đều đã thực sự yêu mến Thiên Chúa vì chính Người, chứ không yêu Người cách vị kỷ. Thánh Vịnh Gia không nói tới thứ tình yêu ấy khi viết ‘Mình tự làm nên, thiên hạ tán dương mình’ (Tv 49:19). Như ta đã thấy, mức độ thứ ba của tình yêu là yêu mến Chúa vì chính Người, chỉ vì Người là Chúa.
Chương X: Mức độ thứ tư của tình yêu: vì Chúa, con người quên cả mình
Hạnh phúc thay ai đạt tới mức độ thứ tư của tình yêu, trong đó, họ chỉ yêu họ trong Thiên Chúa! Sự chính trực của Chúa, lạy Chúa, cao như thái sơn. Tình yêu như thế là đồi cao của Chúa, nơi Người thích đến ngụ cư. ‘Ai sẽ lên đồi của Chúa?’. ‘Ôi, ước chi tôi có cánh như bồ câu; vì lúc ấy tôi sẽ bay đến chỗ thảnh thơi’. ‘Lều của Người đặt tại Salem; nơi cư trú của Người đặt tại Sion’. ‘Khốn cho tôi, tôi buộc phải cư ngụ với bọn rợ Me-séc!’ (Tv 24:3; 55:6; 76:2; 120:5). Đến khi nào, cái nhục thân máu huyết này, cái bình bằng đất vốn là căn lều của linh hồn tôi này, tới được bến bờ kia? Đến khi nào, linh hồn tôi vì say mê tình yêu Chúa đến quên mình này, vâng gần như một chiếc bình vỡ, hoàn toàn khát mong Chúa, được kết hợp với Người và trở thành một thần trí với Người? Đến khi nào nó biết la lên ‘Xác thịt và tâm hồn tôi suy tàn; nhưng Chúa vẫn là sức mạnh của tâm hồn tôi và là gia nghiệp của tôi’ (Tv 73:26). Tôi kể Người là Đấng phúc đức và thánh thiện, Đấng đã ban cho tôi lòng say mê đối với Người kia trong cõi hồng trần này, vì tấm tình khiến tôi một lúc thấy mình như không còn, như hoàn toàn trống rỗng và được cuốn hút hoàn toàn vào Chúa ấy không thể là tấm tình nhân giới; nó phải là tấm tình thiên giới. Nhưng đôi khi, con người khốn khổ chỉ cảm thấy niềm say mê thiên giới trong một khoảnh khắc rồi bị đời tục lụy ganh ghét hạnh phúc, cái xấu xa của những lo toan vụn vặt hàng ngày làm họ sao lãng, thân xác hay chết đè nặng trên họ, nhu cầu xác thịt trở thành mệnh lệnh, sự yếu đuối của sa đọa làm họ lùi bước, và trên hết, tình yêu huynh đệ bị xâm phạm. Những lúc như thế, họ nghe như có tiếng nói thúc giục họ co cụm trở lại với chính con người của họ; hẳn lúc ấy, họ sẽ phải kêu lên ‘Lạy Chúa, sức con nay đã kiệt, xin Ngài thương cứu giúp’ (Is 38:14); và câu này nữa ‘Tôi thật là một người khốn nạn! Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này?’ (Rm 7:24).
Hiểu được lời Sách Thánh rằng ‘Chúa làm nên mọi sự vì vinh quang của Người’ (Is 43:7), chắc chắn các thụ tạo của Người phải suy phục thánh ý Người, bao nhiêu có thể. Ta phải qui hướng mọi tình âu yếm của ta vào Người, để trong mọi sự, ta chỉ tìm cách thực thi thánh ý Người mà thôi, chứ không tìm cách làm vừa lòng ta. Lúc ấy, tình yêu chân thực sẽ xuất hiện, không phải để thỏa mãn các thèm muốn của ta hay nhận được các khoái cảm nhất thời, mà là để hoàn tất thánh ý Chúa đối với ta: như ta cầu nguyện hàng ngày ‘Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời’ (Mt 6:10). Ôi tình yêu khiết tịnh và thánh thiện! Ôi tình âu yếm dịu dàng và nhân hậu! Ôi mục tiêu tinh trong và thanh sạch, hoàn toàn được tắm gội và rửa sạch mọi pha tạp của vị kỷ, được trở nên dịu ngọt nhờ được tiếp xúc với thiên ý! Đạt được trạng thái này là trở nên như Thiên Chúa. Như giọt nước pha vào rượu sẽ mất đi để nhận lấy mầu và vị của nho; hay như thỏi sắt, được nung đỏ, đã trở nên như chính lửa, quên hết bản chất của chính mình; hay như không khí, được tia sáng mặt trời soi thấu, không còn là vật được soi sáng mà đã trở nên chính ánh sáng; cũng thế, nơi các thánh, mọi tình âu yếm nhân bản đều tan chẩy bởi một chuyển hóa khôn tả thành chính thánh ý Chúa. Vì làm sao Chúa có thể là tất cả trong tất cả, nếu có bất cứ điều gì hoàn toàn nhân bản còn sót lại trong con người? Bản chất vẫn sẽ tồn tại, nhưng tồn tại trong một cái đẹp khác, trong một quyền năng cao hơn, trong một vinh quang lớn hơn. Khi nào việc ấy xẩy ra? Ai sẽ được thấy, ai sẽ chiếm hữu được nó? ‘Khi nào tôi được xuất hiện trước nhan Thiên Chúa?’ (Tv 42:2). ‘Nghĩ về Ngài, lòng con tự nhủ: hãy tìm kiếm Thánh Nhan. Lạy Chúa, con tìm Thánh Nhan Ngài’ (Tv 27:8). Lạy Chúa, Ngài có nghĩ rằng con, cả con nữa, cũng sẽ được thấy đền thánh của Ngài chăng?
Ở đời này, con nghĩ, ta không thể vâng theo một cách trọn vẹn và hoàn toàn giới răn này ‘Ngươi phải yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết trái tim, hết linh hồn, hết sức lực và hết trí khôn ngươi’ (Lc 10:27). Vì ở chốn này, trái tim vẫn phải nghĩ tới thân xác; linh hồn vẫn phải lên sinh lực cho thân xác; còn sức lực thì phải canh chừng để đừng bị tàn tật. Và nhờ ơn Chúa, nó phải tìm cách phát triển. Thành thử, người ta không thể dâng hết cả con người của họ cho Thiên Chúa, để khát khao mong hưởng Nhan Thánh Người, bao lâu ta còn phải thích ứng các mục tiêu và khát vọng của mình theo thân xác yếu ớt, bệnh hoạn này của ta. Tóm lại, linh hồn chỉ hy vọng chiếm được mức độ yêu Chúa thứ tư, hay đúng hơn, để mức độ này chiếm hữu, khi nó mặc được một thân xác thiêng liêng và bất tử, một thân xác sẽ hoàn hảo, bình an, đáng yêu, và qui phục hoàn toàn thần trí trong mọi sự. Nhưng không cố gắng phàm nhân nào tự mình đạt tới mức thứ tư này: tất cả là tùy quyền năng Chúa muốn ban cho ai thì ban. Lúc ấy, linh hồn sẽ dễ dàng vươn tới giai đoạn cao nhất ấy, vì không còn thèm khát nào của xác thịt làm chùn bước chân của nó tiến vào niềm vui của Chúa, và không một xáo trộn nào náo động được bình an của nó. Há ta không nghĩ được rằng các thánh tử đạo ít nhất cũng được hưởng ơn này trước khi các vị hy sinh thân xác vinh hiển hay sao? Cái sức mạnh khôn lường của tình yêu đang làm họ say sưa kia chắc chắn giúp họ mỉm cười trước nhục hình thân xác và phó mạng sống mình trong hân hoan. Nhưng dù không thể tiêu diệt được bình an trong tâm trí họ, cái đau khủng khiếp chắc chắn có làm hư hại phần nào sự hoàn hảo của nó.
Văn Hóa
Khấn xin Mẹ
Ngô Xuân Tịnh
11:16 03/05/2012
Ddoàn con cái Mẹ bồi hồi tâm can
Lòng yêu mến Mẹ nồng nàn
Muôn lời chúc tụng không gian đong đầy
Say sưa những ngón tay gầy
Đếm từng giọt lệ vơi đầy hạt kinh
Mân côi làn điệu thắm tình
Lượn bay quyến luyến lung linh trước tòa
Mẹ yêu rực rỡ sa+'c hoa
Đất trời hòa nhịp chan hòa yêu thương
Mẹ ơi đổ xuống quê hương
Hòa bình công lý muôn phương mong chờ
Việt Nam cập được bến mơ
Tự do hạnh phúc trông chờ khát khao
Dâng lên đến Mẹ tòa cao
Lời kinh thấm lệ nghẹn ngào Mẹ ơi
Đoàn con hứa sẽ vâng lời
Mẹ yêu nhắn nhủ trong đời thực thi
Mùa xuân cứu rỗi phương phi
Giữa lòng dân tộc bước đi nhiệm mầu.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ba Cây..
Thérésa Nguyễn
21:26 03/05/2012
BA CÂY..
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại thành hòn núi cao.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại thành hòn núi cao.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 28/4-04/05/2012 Một năm sau Lễ Phong Chân Phước cho Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:25 03/05/2012
1. Kỷ niệm một năm Lễ Phong Chân Phước cho Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Ngày 01 tháng Năm đánh dấu kỷ niệm một năm lễ phong chân phước cho Đức Giáo Hoàng John Paul Đệ Nhị. Đông đảo khách hành hương đã tràn ngập đường phố của Rome.
Năm ngoái, tại Vatican đã tất bật chuẩn bị cho sự kiện này, với bức ảnh lớn nhất trong lịch sử của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được trưng bày tại Quảng trường Thánh Phêrô. Cùng với bức ảnh này là một số các bức ảnh đáng khác ghi lại những hình ảnh tiêu biểu mỗi năm trong triều đại giáo hoàng của ngài.
Cũng có một bức tượng của ngài được đặt trên Đại Lộ Hòa Giải, là con đường lớn dẫn đến Vatican.
Để chuẩn bị cho việc phong chân phước, một buổi đốt nến canh thức đã được tổ chức để tưởng nhớ Đức Cố Giáo Hoàng. Tại Circus Maximus của Rôma, hàng ngàn người tụ tập để kính nhớ cuộc sống của một con người, mà nhiều người đã coi là một vị thánh.
"Đối với tôi, ngài đã là một vị thánh. Tôi đã có mặt tại tất cả những khoảnh khắc quan trọng, khi ngài được bầu làm Giáo Hoàng, khi họ thông báo ngài đã qua đời, đám tang của ngài, và vì vậy tôi không thể bỏ lỡ ngày hôm nay. Tôi đã ở đó cho tất cả những khoảnh khắc quan trọng tối nay tôi cũng đến bởi vì ngài thực sự là một vị thánh. "
"Đó là một cái gì đó rất đặc biệt. Tôi đến hơi muộn nhưng tôi vẫn có thể cảm thấy sự rung động, niềm vui, và hân hoan mà mọi người có được ở đây sáng nay và cảm xúc của họ ngày hôm nay. "
Buổi cầu nguyện quy tụ mọi người từ mọi nơi trên thế giới, thuộc mọi lứa tuổi, và xuất xứ khác nhau. Nhưng tất cả họ đều chia sẻ một tâm tình chung là những gì Đức Cố Giáo Hoàng đã làm rung động con tim họ.
"Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 đã cho tôi sự thanh thản, ngài đã đồng hành với tôi suốt những năm qua. Tôi năm nay 40 tuổi vì vậy tôi đã sống qua những năm của triều đại giáo hoàng của ngài. Tôi nhớ khi ngài được bầu làm Giáo Hoàng tôi còn rất nhỏ. "
Từ giờ sáng sớm trước khi buổi lễ, Vatican mở cửa để đông đảo những người hành hương chờ đợi có thể kiếm được một chỗ ngồi trên hàng ghế đầu.
Lúc 10 giờ sáng khoảng hai triệu người đã có mặt trong Thánh Lễ trong đó Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đọc công thức tuyên phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô II.
2. Trong khuôn khổ kỷ niệm Lễ Phong Chân Phước lịch sử cho Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz đã cử hành các thánh lễ cùng với 600 anh chị em tín hữu Ba Lan trên các miền đất tại Thánh Địa.
Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz, Tổng Giám Mục Krakow, người đã từng là thư ký riêng của Đức Cố Giáo Hoàng trong 40 năm đã cử hành Thánh Lễ tại Mộ Thánh ở Giêrusalem. Sau đó, các tín hữu đã rước kiệu chung quang ngôi mộ trống, và dừng lại ở trước hang đá Đức Mẹ và các điểm khác theo bước chân Chúa Kitô trên đường ra pháp trường.
Cuộc hành hương đặc biệt này của 600 tín hữu Ba Lan là để kỷ niệm đệ nhất chu niên biến cố phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô II, vị Giáo Hoàng rất yêu thương Thánh Địa, nơi ngài đã đến thăm vào năm 2000. Cuộc hành hương đã kết thúc tại xứ Ga-li-lê.
Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz cho biết như sau:
“Đối với chúng tôi, việc phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô II là một ân sủng tuyệt vời từ Thiên Chúa và Giáo Hội. Đó là một món quà từ Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16. Và khi chúng tôi nhận được món quà này, chúng tôi hết lòng tạ ơn. Chúng tôi đã dâng thánh lễ tạ ơn tại Ba Lan, nhưng cũng muốn dâng lễ tạ ơn ở đây vì Đức Gioan Phaolô II đã rất thân thiết với vùng đất này.
Đức Hồng Y đã nhắc lại chuyến viếng thăm của Đức Gioan Phaolô II tại nơi mà theo truyền thống Chúa Phục sinh đã hiện ra với các tông đồ, và tại nơi đã xảy cuộc đối thoại cảm động mà trong đó Chúa Giêsu hỏi thánh Phêrô ba lần Con có yêu mến thầy không?
“Đức Cố Giáo Hoàng đã không nói chuyện với bất cứ ai, như chỉ muốn thưa với Chúa: Lạy Chúa, Chúa biết con yêu mến Chúa”
3. Buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư 2 tháng Năm,
Trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư 2 tháng Năm, trước đông đảo các tín hữu hành hương đứng chật quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã nói về sức mạnh của lời cầu nguyện qua chứng tá của Thánh Stephanô vị tử đạo tiên khởi.
Ngài nói:
Anh chị em thân mến,
Trong bài giáo lý của chúng ta về các kinh nguyện Kitô giáo, giờ đây chúng ta xem xét diễn từ của thánh Stêphanô, vị tử đạo tiên khởi, đưa ra trước khi ngài qua đời. Những lời của thánh Stêphanô rõ ràng đã đặt nền tảng nơi việc đọc lại các sự kiện liên quan đến Chúa Kitô trong ánh sáng của Lời Chúa. Bị cáo buộc nói rằng Chúa Giêsu sẽ phá hủy đền thờ và các phong tục do ông Môise truyền lại, Stêphanô đáp lại bằng cách trình bày Chúa Giêsu như Đấng Công Chính đã được loan báo bởi các tiên tri, nơi Người Thiên Chúa đã trở nên quà tặng cho nhân loại một cách độc đáo và dứt khoát.
Là Con Thiên Chúa xuống thế làm người, Chúa Giêsu chính là đền thờ đích thực của Thiên Chúa trên thế giới, từ cái chết của Ngài cho tội lỗi của chúng ta và từ sự Phục sinh của Ngài, Chúa Kitô đã trở nên một nơi thờ phượng đích thật dâng lên Thiên Chúa. Chứng tá cho Chúa Kitô của Stêphanô, được nuôi dưỡng bằng lời cầu nguyện, đã đạt đến đỉnh điểm nơi việc tử đạo của ngài.
Nhờ lời cầu bầu và gương sáng của ngài, xin cho chúng ta có thể học hỏi hàng ngày để hiệp nhất trong cầu nguyện, trong việc chiêm ngắm Chúa Kitô và suy niệm lời Chúa. Nhờ đó, chúng ta sẽ đánh giá sâu sắc hơn kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa, và làm cho Chúa Kitô thật sự là Chúa trong cuộc sống của chúng ta.
4. Hôm Chúa Nhật 30 tháng Tư, trong đền thờ Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã phong chức cho chín tân linh mục.
Chín vị tân linh mục đến từ các chủng viện khác nhau của Rôma. Trong bài giảng Đức Thánh Cha nói rằng các linh mục phải hướng dẫn xã hội đi đúng hướng và dâng hiến đời mình cho người khác.
Một trong những tân linh mục là một vị có cử nhân Hóa học, và một vị khác năm nay 30 tuổi là phi công lái máy bay, là người cảm thấy có ơn gọi để trở thành một linh mục trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Toronto trong năm 2002.
5. Buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng
Trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng hôm Chúa Nhật 29 tháng Tư, Đức Thánh Cha đã đặc biệt cầu nguyện cho sự gia tăng ơn gọi trong Giáo Hội.
Toàn thể Giáo Hội Công Giáo đã cử hành Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Ơn Gọi hôm Chúa Nhật vừa qua. Nhân dịp này, Đức Thánh Cha kêu gọi những người trẻ tuổi hãy mở lòng ra để nghe tiếng Thiên Chúa nói.
Ngài nói:
"Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả mọi người trẻ chú ý đến tiếng nói của Thiên Chúa, đang âm thầm nói trong con tim, để họ từ bỏ tất cả mọi thứ và phục vụ."
Đức Thánh Cha đã đề cập đến chín phó tế mà ngài vừa phong chức linh mục như một ví dụ tiêu biểu. Đức Thánh Cha giải thích rằng thực sự, họ không có gì khác hơn so với bất kỳ người trẻ tuổi nào khác, ngoại trừ việc họ mở lòng ra cho một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu.
Ngài nói:
"Họ đã tìm thấy Chúa Giêsu trong Tin Mừng, trong Thánh Thể và trong cộng đồng của Giáo Hội. Nơi Giáo Hội, ta phát hiện ra rằng cuộc sống của mỗi người là một câu chuyện tình yêu”.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha đã chào đón một nhóm sinh viên đại học đang thăm viếng Rôma để kỷ niệm đệ nhất chu niên lễ phong chân phước cho Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào ngày 01 tháng 5.
6. Thông điệp "Pacem in Terris,"
Đức Giáo Hoàng Gioan 23 đã công bố thông điệp có tiêu đề "Pacem in Terris," có nghĩa là "Hòa bình tại thế" năm mươi năm trước đây. Nhưng bây giờ, nửa thế kỷ sau, các nhà khoa học xã hội thấy rằng thông điệp này vẫn còn mang tính thời sự.
Bà Margaret Archer, giáo sư tại Đại Học Lausanne của Anh nhận xét:
"Trong khi chúng ta đã có tự do kinh tế, chính trị bình đẳng, tình huynh đệ đã bị lãng quên. Nó đã gần như biến mất khỏi các chương trình nghị sự. "
Thông điệp "Hòa bình tại thế" kêu gọi tất cả mọi người đánh giá lại cấu trúc kinh tế, chính trị và văn hóa của họ. Trong thực tế, thông điệp đã đặt lại nền tảng vấn đề khi kêu gọi những người thiện chí, bất kể ý thức hệ hay tôn giáo hãy chú ý đến thiện ích chung.
Đức Tổng Giám Mục Roland Minnerath của tổng giáo phận Dijon bên Pháp nhận xét:
"Con người phải là yếu tố chủ yếu phát triển nền tảng cho một trật tự xã hội chân chính."
Giờ đây thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế lan rộng, vấn đề có một “thẩm quyền toàn cầu” đã được mang ra thảo luận.
Giáo sư Margaret Archer nhận xét:
"Khi mọi người nghe thấy thuật ngữ thẩm quyền toàn cầu họ hiểu theo nghĩa đen như là một chính phủ thế giới. Nhưng không, đó không phải là những gì chúng ta đang đề cập đến. Liên Hiệp Quốc có thể là mô hình tốt nhất mà chúng ta đã có, nhưng nó không phải là mô hình cho các chính phủ tương lai. "
Để thảo luận vấn đề sâu rộng hơn, Học Viện Giáo Hoàng về Khoa học Xã hội hiện đang lập kế hoạch cho một cuộc hội thảo, nhằm đánh giá các khái niệm về quản trị và 'tình liên đới toàn cầu’.
7. Những Cảm Xúc Tháng Năm
Trong suốt năm năm vừa qua, cứ vào tháng Năm, tháng Hoa kính Đức Mẹ, chương trình "May Feelings", tức là “Những Cảm Xúc Tháng Năm” lại cho ra mắt một video độc đáo để khuyến khích mọi người đọc kinh Mân Côi.
Nhóm “Những Cảm Xúc Tháng Năm” ngày càng được biết đến rộng rãi trong Giáo Hội vì họ truyền bá Tin Mừng qua video với một phong cách sáng tạo dựa trên cuộc sống của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và công việc của các linh mục.
Trong video gồm 5 thứ tiếng, mới được đưa ra hôm 1 tháng Năm, chương trình đã kêu gọi các tín hữu Công Giáo cầu nguyện với những lời nguyện được dịch ra 5 thứ tiếng khác nhau.
8. Đức Thánh Cha đã tặng cho một giáo hạt tòng nhân tại Anh 250,000 Anh Kim để khắc phục những khó khăn ban đầu sau khi giã từ Anh Giáo để gia nhập Công Giáo.
Giáo hạt tòng nhân Đức Mẹ Walshingham hiện nay đã quy tụ được 60 linh mục và 1,300 tín hữu. Trong Lễ Phục sinh vừa qua, giáo hạt đón nhận 250 thành viên mới gia nhập Giáo Hội Công Giáo.
Cha Keith Newton, người đứng đầu của Giáo hạt tòng nhân Đức Mẹ Walshingham đã công bố món quà của Đức Thánh Cha và bày tỏ lòng biết ơn đối với ngài.
Giáo Hội Anh Giáo tại Anh và Hoa Kỳ đang thảo luận các nghi thức kết hôn đồng tính. Các quan sát viên tin rằng nghi thức này được phê chuẩn làn sóng rời bỏ Anh Giáo của các tín hữu và cả hàng giáo sĩ sẽ gia tăng rất nhanh.
9. Bài “La tua famiglia ti rende grazie”
Bài hát chủ đề của Ngày Quốc Tế Gia Đình 2012 là bài “La tua famiglia ti rende grazie” nghĩa là “Gia đình bạn đưa ra lời tri ân”. Bài hát này là một bài Thánh Nhạc do Claudio Burgio, là nhạc trưởng dàn hợp xướng của Vương Cung Thánh Đường Milan biên soạn.
Bài hát này đã được Đức Hồng y Tổng Giám mục của Milan, Angelo Scola, và Đức Hồng Y Ennio Antonelli, chủ tịch của Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình phê chuẩn để dùng làm bài nhạc chủ đề trong Đại Hội Gia Đình sắp được tổ chức tại Milan, từ 30 Tháng Năm - 3 Tháng 6. Đức Thánh Cha sẽ có mặt tại Đại Hội này cùng với 800.000 tham dự viên.
Bài hát này đã được Đức Hồng y Tổng Giám mục của Milan, Angelo Scola , chủ tịch của Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình phê chuẩn để dùng làm bài nhạc chủ đề trong Đại Hội Gia Đình sắp được tổ chức tại Milan, từ 30 Tháng Năm - 3 Tháng 6. Đức Thánh Cha sẽ có mặt tại Đại Hội này cùng với 800.000 tham dự viên.
10. Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha trong tháng Năm.
Ý cầu nguyện chung là Gia đình. Xin cho ngày càng có nhiều sáng kiến để bảo vệ và đề cao vai trò của gia đình trong xã hội.
Ý truyền giáo: Xin Đức Maria là Nữ vương của thế giới và Ngôi sao dẫn đường Truyền giáo đồng hành với các nhà truyền giáo trong việc loan báo Chúa Giêsu Con Mẹ.
11. Đức Thánh Cha đã lên tiếng kêu gọi anh chị em lái xe cẩn thận
.Trong một diễn biến khá đặc biệt, trong buổi triều yết chung hôm 25 tháng Tư, Đức Thánh Cha đã lên tiếng kêu gọi anh chị em lái xe cẩn thận. Sau khi trình bày bài huấn đức hàng tuần, Đức Thánh Cha cũng đã gặp gỡ một gia đình Italia đang sống tại Rôma mà con trai của họ đã tử nạn xe cộ trong tuần lễ trước đó.
Tưởng cũng nên nhắc lại trước đó bà Ngô Đình Lệ Quyên, đặc trách phân bộ di dân thuộc Caritas Roma, đã tử nạn lưu thông ở Roma hôm 16 tháng Tư. Bà Lệ Quyên năm nay 53 tuổi, là con gái của Ông Bà Ngô Đình Nhu, tức là cháu của cố tổng thống Ngô Đình Diệm.
12. Hội Đồng Giám Mục Đức vừa công bố một lá thư của Đức Giáo Hoàng viết cho các Giám Mục nước này trong thời gian ngài đang nghỉ sau lễ Phục Sinh tại Castel Gandolfo.
Lá thư của Đức Thánh Cha đề cập đến lời truyền phép mà các linh mục đọc trong các thánh lễ. Nếu dịch ra tiếng Việt thì bản dịch sách Lễ Rôma của Hội Đồng Giám Mục Đức có thể hiểu là “Đây là Máu Ta ... sẽ đổ ra cho TẤT CẢ được khỏi tội”. Đức Thánh Cha đã yêu cầu sửa lại là “Đây là Máu Ta ... sẽ đổ ra cho NHIỀU NGƯỜI được khỏi tội”
Cha Federico Lombardi giám đốc phòng Báo Chí Tòa Thánh có bài bình luận sau đây.
Đức Thánh Cha đã làm gì trong kỳ nghỉ sau lễ Phục Sinh tại Castel Gandolfo? Ngài đặt bút lên giấy và viết bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình một bức thư rất quan trọng mà ngài gửi cho các giám mục Đức. Lá thư, được phát hành vài ngày sau đó, đề cập đến lời truyền phép trong Thánh Lễ. Ngài ủng hộ bản dịch của cụm từ "cho nhiều người" – vì điều đó trung thành với các văn bản Kinh Thánh. Cách dịch "cho tất cả", đã được đưa ra nhằm làm rõ tính phổ quát của ơn cứu độ đã được Chúa Kitô mang đến cho thế gian. Nhưng cách dịch đó không trung thành với các văn bản Kinh Thánh.
Nhiều người cho rằng chỉ có các chuyên gia mới hiểu được sự phân biệt này. Tuy nhiên, hiểu biết sự khác biệt này giúp làm rõ những gì Đức Giáo Hoàng coi là thực sự quan trọng, và làm sáng tỏ quan điểm tâm linh mà từ đó ngài tiếp cận với vấn đề. Các từ ngữ được sử dụng trong việc thiết lập Bí Tích Thánh Thể là rất quan trọng đối với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, bởi vì những từ ngữ này là trung tâm của Giáo Hội. Bằng cách nói "đối với nhiều người," Chúa Giêsu nói rằng ngài là Tôi Tớ của Giavê đã được tiên báo bởi tiên tri Isaiah. Do đó, khi chúng ta nói "đối với nhiều người", cả chúng ta cũng bày tỏ lòng trung thành của chúng ta với lời của Chúa Giêsu, và nhận ra sự trung thành của Chúa Giêsu với những lời của Thánh Kinh.
Không nghi ngờ gì Chúa Giêsu đã chết để MỌI NGƯỜI có thể được sống. Điều này, cùng với ý nghĩa sâu sắc của những từ mà được sử dụng trong việc thiết lập Bí Tích Thánh Thể, nên được giải thích cho các tín hữu thông qua các khoá giáo lý nâng cao.
Khi Chúa tự hiến chính bản thân mình "cho anh em và cho nhiều người", chúng ta trở nên trực tiếp tham gia, và với lòng trân trọng biết ơn, chúng ta nhận lãnh trách nhiệm về ơn cứu độ đã được hứa ban cho tất cả mọi người. Đức Thánh Cha đã đề cập đến điều này trong cuốn sách của ngài về Chúa Giêsu. Ở đây, ngài đưa ra một bài giáo lý sâu sắc về một số từ ngữ quan trọng nhất trong đức tin Kitô giáo. Đức Thánh Cha kết luận bằng cách nói rằng, trong năm Đức Tin này, chúng ta phải tiến bước với tình yêu và sự tôn trọng đối với Lời của Thiên Chúa, trong khi suy niệm về ý nghĩa thần học và tâm linh thâm sâu để chúng ta có thể cảm nghiệm Bí tích Thánh Thể sâu xa hơn.
13. Ủy ban Tòa Thánh về Giáo Hội tại Trung Quốc đã tái lên án Hội Công Giáo yêu nước Trung Quốc
Trong thông cáo báo chí đưa ra hôm 26 tháng Tư, Ủy ban Tòa Thánh về Giáo Hội tại Trung Quốc đã tái lên án Hội Công Giáo yêu nước Trung Quốc và tập đoàn các Giám Mục bất hợp lệ đã tiếm quyền mà Giáo Hội không ban cho họ để cai trị hoặc ban các bí tích.
Thông cáo cho biết: Trong những ngày qua, một số các “giám mục” tiếm danh, bất chấp những lời cảnh cáo của Tòa Thánh, đã dùng áp lực của nhà nước để đòi tham dự cho bằng được lễ truyền chức Giám Mục cho Đức Cha Khuất Ái Lâm là người đã được Đức Giáo Hoàng bổ nhiêm. Thái độ của các ‘giám mục’ tiếm danh ấy, không những làm cho tình trạng giáo luật của họ thêm trầm trọng, nhưng còn làm cho các tín hữu hoang mang và cưỡng bách lương tâm của các linh mục và giáo dân liên hệ.
14. Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 chào đón đại sứ mới của Peru
Ngày 30 tháng 4 năm 2012 Đức Giáo Hoàng đã tiếp kiến tân đại sứ Cesar Castillo của Peru cạnh Tòa Thánh. Ông Cesar Castillo năm nay 64 tuổi đã là một nhà ngoại giao từ năm 1972.
Vị tân đại sứ đã trình bày với Đức Thánh Cha một số tình hình kinh tế của Peru và các dự án phát triển trong nước. Theo niên giám mới nhất của Tòa Thánh, 83% dân số của Peru là người Công Giáo.
15. Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Ơn gọi
Hôm Chúa Nhật 29 tháng Tư vừa qua, trên toàn thế giới, Giáo Hội đã cử hành Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Ơn gọi với chủ đề là "Ơn gọi, Món quà của tình yêu Thiên Chúa".
Tưởng cũng nên nhắc lại là ngày 11 tháng Tư năm 1964, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã thiết đặt Chúa Nhật thứ Tư Mùa Phục sinh là Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Ơn gọi. Trong tự sắc thiết đặt ngày lễ này, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã viết như sau:
"Lạy Chúa Giêsu, Mục Tử chí thánh của các linh hồn, Chúa đã kêu gọi các Tông Đồ để trở nên những người chài lưới người, xin Chúa tiếp tục thu hút lòng nhiệt thành và quảng đại của những người trẻ, để làm cho họ trở nên những người tiến bước theo Chúa và là những mục tử của chúng con".
16. Đức Thánh Cha gởi thông điệp đến phiên họp toàn thể của Giáo Hoàng Học Viện.
Trong tuần qua, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã gửi một thông điệp đến Giáo sư Mary Ann Glendon, Chủ tịch của Giáo Hoàng Học Viện về Khoa học xã hội và các tham dự viên đang tham dự phiên họp khoáng đại nhân kỷ niệm 50 năm Tông Thư Pacem in Terris nghĩa là “Hòa Bình Tại Thế”.
Đức Thánh Cha nhận định rằng: "tầm nhìn của Đức Giáo Hoàng Gioan 23 vẫn còn có nhiều điều để dạy chúng ta khi chúng ta đang cố gắng đối mặt với những thách thức mới cho hòa bình và công lý trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh."
Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đặc biệt nhấn mạnh rằng cần phải đưa khái niệm tha thứ vào phương hướng giải quyết các xung đột quốc tế.
"Sự kết hợp giữa công lý và tha thứ, giữa công lý và ân sủng là trung tâm sự đáp trả của Thiên Chúa trước những sai phạm của con người. Tha thứ không phải là phủ nhận sai lầm nhưng là dự phần vào tình yêu chữa lành và biến đổi của Thiên Chúa để hoà giải và phục hồi trật tự."
17. Các cuộc bách hại các Kitô hữu không bao giờ kết thúc tại châu Phi.
Hai vụ tấn công khủng bố ở Nigeria và ở Kenya hôm Chúa Nhật 29 tháng Tư đã dẫn đến cái chết của 21 người và làm hàng chục người khác bị thương, kể cả trẻ em. Vụ tấn công nghiêm trọng nhất đã diễn ra tại thành phố Kano ở miền bắc Nigeria khi quân khủng bố Hồi Giáo Boko Haram nổ súng vào hai buổi lễ Kitô Giáo được tổ chức trong khuôn viên trường Đại học Bayero.
Cùng lúc đó, một quả bom đã được ném vào một nhà thờ tại thị trấn đông dân Ngara, trong vùng Nairobi của Kenya ngay trước thánh lễ. Vụ nổ gây ra cái chết của một tín hữu và làm hàng chục người khác bị thương.
Từ Rimini, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, quốc vụ khanh Tòa Thánh bày tỏ lo ngại sâu sắc về các cuộc tấn công được lặp đi lặp lại. Ngài nhận xét: "Chúng ta đang sống trong bầu khí bất khoan dung ngày càng tăng”.
18. Đằng sau tấm hình chân dung Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
Một bức chân dung của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã được truyền đi trên toàn thế giới vào ngày 01 tháng 5 năm 2011, trong buổi lễ phong chân phước cho ngài. Đây là một tấm hình mà tuyệt đa số người Công Giáo thấy lần đầu tiên. Ai là người đã chụp tấm hình đó, cảm tưởng của nhiếp ảnh gia đó như thế nào khi thấy tấm hình của mình được chọn cho một ngày lễ quan trọng như thế?
Grzegorz Galazka là nhiếp ảnh gia đã chụp tấm ảnh này ngày 19 tháng 2 năm 1989, trong khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến thăm một giáo xứ địa phương Ý.
Nhiếp ảnh gia Grzegorz Galazka cho biết:
"Tôi nhớ đó là vào buổi chiều, khi Đức Thánh Cha gặp gỡ với một nhóm trẻ em. Các em đặt câu hỏi với Đức Thánh Cha và ngài đã có cái nhìn độc đáo trên khuôn mặt của mình. Tôi nghĩ rằng tại thời điểm đó, ngài đang suy nghĩ về phản ứng của mình, vì câu hỏi đó khá mơ hồ"
Tấm hình khá đơn giản, nhưng đặc biệt, do đó, Grzegorz Galazka giữ nó trong kho lưu trữ của mình hơn 20 năm. Thời gian trôi qua, Đức Giáo Hoàng trở nên cao tuổi và cuối cùng qua đời. Sau đó, khi lễ phong chân phước của ngài đến gần, Vatican đã kêu gọi các nhiếp ảnh gia gửi những hình ảnh tốt nhất tiêu biểu cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2.
Nhiếp ảnh gia Grzegorz Galazka chụp hình trong buổi lễ phong chân phước, và hồi hộp của anh kéo dài cho đến giây phút cuối cùng.
"Tôi biết tấm hình ảnh của tôi có thể được lựa chọn, nhưng thực sự bất cứ điều gì có thể thay đổi ở phút cuối cùng. Vì vậy, tôi không nhìn thấy nó như một sự kiện đương nhiên, cho đến khi tấm màn được vén lên. Chỉ sau khi điều này xảy ra, tôi biết chắc chắn, đó thực sự là tấm hình của tôi. "
Galazka đã là một nhiếp ảnh gia tự do ở Vatican từ năm 1985. Ông là người Ba Lan như Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông nói, ông tin rằng, tấm hình đã được lựa chọn bởi vì nó toát lên khía cạnh đạo đức và nhân bản của Đức Cố Giáo Hoàng vĩ đại.
Ngày 01 tháng Năm đánh dấu kỷ niệm một năm lễ phong chân phước cho Đức Giáo Hoàng John Paul Đệ Nhị. Đông đảo khách hành hương đã tràn ngập đường phố của Rome.
Năm ngoái, tại Vatican đã tất bật chuẩn bị cho sự kiện này, với bức ảnh lớn nhất trong lịch sử của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được trưng bày tại Quảng trường Thánh Phêrô. Cùng với bức ảnh này là một số các bức ảnh đáng khác ghi lại những hình ảnh tiêu biểu mỗi năm trong triều đại giáo hoàng của ngài.
Cũng có một bức tượng của ngài được đặt trên Đại Lộ Hòa Giải, là con đường lớn dẫn đến Vatican.
Để chuẩn bị cho việc phong chân phước, một buổi đốt nến canh thức đã được tổ chức để tưởng nhớ Đức Cố Giáo Hoàng. Tại Circus Maximus của Rôma, hàng ngàn người tụ tập để kính nhớ cuộc sống của một con người, mà nhiều người đã coi là một vị thánh.
"Đối với tôi, ngài đã là một vị thánh. Tôi đã có mặt tại tất cả những khoảnh khắc quan trọng, khi ngài được bầu làm Giáo Hoàng, khi họ thông báo ngài đã qua đời, đám tang của ngài, và vì vậy tôi không thể bỏ lỡ ngày hôm nay. Tôi đã ở đó cho tất cả những khoảnh khắc quan trọng tối nay tôi cũng đến bởi vì ngài thực sự là một vị thánh. "
"Đó là một cái gì đó rất đặc biệt. Tôi đến hơi muộn nhưng tôi vẫn có thể cảm thấy sự rung động, niềm vui, và hân hoan mà mọi người có được ở đây sáng nay và cảm xúc của họ ngày hôm nay. "
Buổi cầu nguyện quy tụ mọi người từ mọi nơi trên thế giới, thuộc mọi lứa tuổi, và xuất xứ khác nhau. Nhưng tất cả họ đều chia sẻ một tâm tình chung là những gì Đức Cố Giáo Hoàng đã làm rung động con tim họ.
"Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 đã cho tôi sự thanh thản, ngài đã đồng hành với tôi suốt những năm qua. Tôi năm nay 40 tuổi vì vậy tôi đã sống qua những năm của triều đại giáo hoàng của ngài. Tôi nhớ khi ngài được bầu làm Giáo Hoàng tôi còn rất nhỏ. "
Từ giờ sáng sớm trước khi buổi lễ, Vatican mở cửa để đông đảo những người hành hương chờ đợi có thể kiếm được một chỗ ngồi trên hàng ghế đầu.
Lúc 10 giờ sáng khoảng hai triệu người đã có mặt trong Thánh Lễ trong đó Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đọc công thức tuyên phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô II.
2. Trong khuôn khổ kỷ niệm Lễ Phong Chân Phước lịch sử cho Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz đã cử hành các thánh lễ cùng với 600 anh chị em tín hữu Ba Lan trên các miền đất tại Thánh Địa.
Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz, Tổng Giám Mục Krakow, người đã từng là thư ký riêng của Đức Cố Giáo Hoàng trong 40 năm đã cử hành Thánh Lễ tại Mộ Thánh ở Giêrusalem. Sau đó, các tín hữu đã rước kiệu chung quang ngôi mộ trống, và dừng lại ở trước hang đá Đức Mẹ và các điểm khác theo bước chân Chúa Kitô trên đường ra pháp trường.
Cuộc hành hương đặc biệt này của 600 tín hữu Ba Lan là để kỷ niệm đệ nhất chu niên biến cố phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô II, vị Giáo Hoàng rất yêu thương Thánh Địa, nơi ngài đã đến thăm vào năm 2000. Cuộc hành hương đã kết thúc tại xứ Ga-li-lê.
Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz cho biết như sau:
“Đối với chúng tôi, việc phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô II là một ân sủng tuyệt vời từ Thiên Chúa và Giáo Hội. Đó là một món quà từ Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16. Và khi chúng tôi nhận được món quà này, chúng tôi hết lòng tạ ơn. Chúng tôi đã dâng thánh lễ tạ ơn tại Ba Lan, nhưng cũng muốn dâng lễ tạ ơn ở đây vì Đức Gioan Phaolô II đã rất thân thiết với vùng đất này.
Đức Hồng Y đã nhắc lại chuyến viếng thăm của Đức Gioan Phaolô II tại nơi mà theo truyền thống Chúa Phục sinh đã hiện ra với các tông đồ, và tại nơi đã xảy cuộc đối thoại cảm động mà trong đó Chúa Giêsu hỏi thánh Phêrô ba lần Con có yêu mến thầy không?
“Đức Cố Giáo Hoàng đã không nói chuyện với bất cứ ai, như chỉ muốn thưa với Chúa: Lạy Chúa, Chúa biết con yêu mến Chúa”
3. Buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư 2 tháng Năm,
Trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư 2 tháng Năm, trước đông đảo các tín hữu hành hương đứng chật quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã nói về sức mạnh của lời cầu nguyện qua chứng tá của Thánh Stephanô vị tử đạo tiên khởi.
Ngài nói:
Anh chị em thân mến,
Trong bài giáo lý của chúng ta về các kinh nguyện Kitô giáo, giờ đây chúng ta xem xét diễn từ của thánh Stêphanô, vị tử đạo tiên khởi, đưa ra trước khi ngài qua đời. Những lời của thánh Stêphanô rõ ràng đã đặt nền tảng nơi việc đọc lại các sự kiện liên quan đến Chúa Kitô trong ánh sáng của Lời Chúa. Bị cáo buộc nói rằng Chúa Giêsu sẽ phá hủy đền thờ và các phong tục do ông Môise truyền lại, Stêphanô đáp lại bằng cách trình bày Chúa Giêsu như Đấng Công Chính đã được loan báo bởi các tiên tri, nơi Người Thiên Chúa đã trở nên quà tặng cho nhân loại một cách độc đáo và dứt khoát.
Là Con Thiên Chúa xuống thế làm người, Chúa Giêsu chính là đền thờ đích thực của Thiên Chúa trên thế giới, từ cái chết của Ngài cho tội lỗi của chúng ta và từ sự Phục sinh của Ngài, Chúa Kitô đã trở nên một nơi thờ phượng đích thật dâng lên Thiên Chúa. Chứng tá cho Chúa Kitô của Stêphanô, được nuôi dưỡng bằng lời cầu nguyện, đã đạt đến đỉnh điểm nơi việc tử đạo của ngài.
Nhờ lời cầu bầu và gương sáng của ngài, xin cho chúng ta có thể học hỏi hàng ngày để hiệp nhất trong cầu nguyện, trong việc chiêm ngắm Chúa Kitô và suy niệm lời Chúa. Nhờ đó, chúng ta sẽ đánh giá sâu sắc hơn kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa, và làm cho Chúa Kitô thật sự là Chúa trong cuộc sống của chúng ta.
4. Hôm Chúa Nhật 30 tháng Tư, trong đền thờ Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã phong chức cho chín tân linh mục.
Chín vị tân linh mục đến từ các chủng viện khác nhau của Rôma. Trong bài giảng Đức Thánh Cha nói rằng các linh mục phải hướng dẫn xã hội đi đúng hướng và dâng hiến đời mình cho người khác.
Một trong những tân linh mục là một vị có cử nhân Hóa học, và một vị khác năm nay 30 tuổi là phi công lái máy bay, là người cảm thấy có ơn gọi để trở thành một linh mục trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Toronto trong năm 2002.
5. Buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng
Trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng hôm Chúa Nhật 29 tháng Tư, Đức Thánh Cha đã đặc biệt cầu nguyện cho sự gia tăng ơn gọi trong Giáo Hội.
Toàn thể Giáo Hội Công Giáo đã cử hành Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Ơn Gọi hôm Chúa Nhật vừa qua. Nhân dịp này, Đức Thánh Cha kêu gọi những người trẻ tuổi hãy mở lòng ra để nghe tiếng Thiên Chúa nói.
Ngài nói:
"Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả mọi người trẻ chú ý đến tiếng nói của Thiên Chúa, đang âm thầm nói trong con tim, để họ từ bỏ tất cả mọi thứ và phục vụ."
Đức Thánh Cha đã đề cập đến chín phó tế mà ngài vừa phong chức linh mục như một ví dụ tiêu biểu. Đức Thánh Cha giải thích rằng thực sự, họ không có gì khác hơn so với bất kỳ người trẻ tuổi nào khác, ngoại trừ việc họ mở lòng ra cho một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu.
Ngài nói:
"Họ đã tìm thấy Chúa Giêsu trong Tin Mừng, trong Thánh Thể và trong cộng đồng của Giáo Hội. Nơi Giáo Hội, ta phát hiện ra rằng cuộc sống của mỗi người là một câu chuyện tình yêu”.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha đã chào đón một nhóm sinh viên đại học đang thăm viếng Rôma để kỷ niệm đệ nhất chu niên lễ phong chân phước cho Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào ngày 01 tháng 5.
6. Thông điệp "Pacem in Terris,"
Đức Giáo Hoàng Gioan 23 đã công bố thông điệp có tiêu đề "Pacem in Terris," có nghĩa là "Hòa bình tại thế" năm mươi năm trước đây. Nhưng bây giờ, nửa thế kỷ sau, các nhà khoa học xã hội thấy rằng thông điệp này vẫn còn mang tính thời sự.
Bà Margaret Archer, giáo sư tại Đại Học Lausanne của Anh nhận xét:
"Trong khi chúng ta đã có tự do kinh tế, chính trị bình đẳng, tình huynh đệ đã bị lãng quên. Nó đã gần như biến mất khỏi các chương trình nghị sự. "
Thông điệp "Hòa bình tại thế" kêu gọi tất cả mọi người đánh giá lại cấu trúc kinh tế, chính trị và văn hóa của họ. Trong thực tế, thông điệp đã đặt lại nền tảng vấn đề khi kêu gọi những người thiện chí, bất kể ý thức hệ hay tôn giáo hãy chú ý đến thiện ích chung.
Đức Tổng Giám Mục Roland Minnerath của tổng giáo phận Dijon bên Pháp nhận xét:
"Con người phải là yếu tố chủ yếu phát triển nền tảng cho một trật tự xã hội chân chính."
Giờ đây thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế lan rộng, vấn đề có một “thẩm quyền toàn cầu” đã được mang ra thảo luận.
Giáo sư Margaret Archer nhận xét:
"Khi mọi người nghe thấy thuật ngữ thẩm quyền toàn cầu họ hiểu theo nghĩa đen như là một chính phủ thế giới. Nhưng không, đó không phải là những gì chúng ta đang đề cập đến. Liên Hiệp Quốc có thể là mô hình tốt nhất mà chúng ta đã có, nhưng nó không phải là mô hình cho các chính phủ tương lai. "
Để thảo luận vấn đề sâu rộng hơn, Học Viện Giáo Hoàng về Khoa học Xã hội hiện đang lập kế hoạch cho một cuộc hội thảo, nhằm đánh giá các khái niệm về quản trị và 'tình liên đới toàn cầu’.
7. Những Cảm Xúc Tháng Năm
Trong suốt năm năm vừa qua, cứ vào tháng Năm, tháng Hoa kính Đức Mẹ, chương trình "May Feelings", tức là “Những Cảm Xúc Tháng Năm” lại cho ra mắt một video độc đáo để khuyến khích mọi người đọc kinh Mân Côi.
Nhóm “Những Cảm Xúc Tháng Năm” ngày càng được biết đến rộng rãi trong Giáo Hội vì họ truyền bá Tin Mừng qua video với một phong cách sáng tạo dựa trên cuộc sống của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và công việc của các linh mục.
Trong video gồm 5 thứ tiếng, mới được đưa ra hôm 1 tháng Năm, chương trình đã kêu gọi các tín hữu Công Giáo cầu nguyện với những lời nguyện được dịch ra 5 thứ tiếng khác nhau.
8. Đức Thánh Cha đã tặng cho một giáo hạt tòng nhân tại Anh 250,000 Anh Kim để khắc phục những khó khăn ban đầu sau khi giã từ Anh Giáo để gia nhập Công Giáo.
Giáo hạt tòng nhân Đức Mẹ Walshingham hiện nay đã quy tụ được 60 linh mục và 1,300 tín hữu. Trong Lễ Phục sinh vừa qua, giáo hạt đón nhận 250 thành viên mới gia nhập Giáo Hội Công Giáo.
Cha Keith Newton, người đứng đầu của Giáo hạt tòng nhân Đức Mẹ Walshingham đã công bố món quà của Đức Thánh Cha và bày tỏ lòng biết ơn đối với ngài.
Giáo Hội Anh Giáo tại Anh và Hoa Kỳ đang thảo luận các nghi thức kết hôn đồng tính. Các quan sát viên tin rằng nghi thức này được phê chuẩn làn sóng rời bỏ Anh Giáo của các tín hữu và cả hàng giáo sĩ sẽ gia tăng rất nhanh.
9. Bài “La tua famiglia ti rende grazie”
Bài hát chủ đề của Ngày Quốc Tế Gia Đình 2012 là bài “La tua famiglia ti rende grazie” nghĩa là “Gia đình bạn đưa ra lời tri ân”. Bài hát này là một bài Thánh Nhạc do Claudio Burgio, là nhạc trưởng dàn hợp xướng của Vương Cung Thánh Đường Milan biên soạn.
Bài hát này đã được Đức Hồng y Tổng Giám mục của Milan, Angelo Scola, và Đức Hồng Y Ennio Antonelli, chủ tịch của Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình phê chuẩn để dùng làm bài nhạc chủ đề trong Đại Hội Gia Đình sắp được tổ chức tại Milan, từ 30 Tháng Năm - 3 Tháng 6. Đức Thánh Cha sẽ có mặt tại Đại Hội này cùng với 800.000 tham dự viên.
Bài hát này đã được Đức Hồng y Tổng Giám mục của Milan, Angelo Scola , chủ tịch của Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình phê chuẩn để dùng làm bài nhạc chủ đề trong Đại Hội Gia Đình sắp được tổ chức tại Milan, từ 30 Tháng Năm - 3 Tháng 6. Đức Thánh Cha sẽ có mặt tại Đại Hội này cùng với 800.000 tham dự viên.
10. Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha trong tháng Năm.
Ý cầu nguyện chung là Gia đình. Xin cho ngày càng có nhiều sáng kiến để bảo vệ và đề cao vai trò của gia đình trong xã hội.
Ý truyền giáo: Xin Đức Maria là Nữ vương của thế giới và Ngôi sao dẫn đường Truyền giáo đồng hành với các nhà truyền giáo trong việc loan báo Chúa Giêsu Con Mẹ.
11. Đức Thánh Cha đã lên tiếng kêu gọi anh chị em lái xe cẩn thận
.Trong một diễn biến khá đặc biệt, trong buổi triều yết chung hôm 25 tháng Tư, Đức Thánh Cha đã lên tiếng kêu gọi anh chị em lái xe cẩn thận. Sau khi trình bày bài huấn đức hàng tuần, Đức Thánh Cha cũng đã gặp gỡ một gia đình Italia đang sống tại Rôma mà con trai của họ đã tử nạn xe cộ trong tuần lễ trước đó.
Tưởng cũng nên nhắc lại trước đó bà Ngô Đình Lệ Quyên, đặc trách phân bộ di dân thuộc Caritas Roma, đã tử nạn lưu thông ở Roma hôm 16 tháng Tư. Bà Lệ Quyên năm nay 53 tuổi, là con gái của Ông Bà Ngô Đình Nhu, tức là cháu của cố tổng thống Ngô Đình Diệm.
12. Hội Đồng Giám Mục Đức vừa công bố một lá thư của Đức Giáo Hoàng viết cho các Giám Mục nước này trong thời gian ngài đang nghỉ sau lễ Phục Sinh tại Castel Gandolfo.
Lá thư của Đức Thánh Cha đề cập đến lời truyền phép mà các linh mục đọc trong các thánh lễ. Nếu dịch ra tiếng Việt thì bản dịch sách Lễ Rôma của Hội Đồng Giám Mục Đức có thể hiểu là “Đây là Máu Ta ... sẽ đổ ra cho TẤT CẢ được khỏi tội”. Đức Thánh Cha đã yêu cầu sửa lại là “Đây là Máu Ta ... sẽ đổ ra cho NHIỀU NGƯỜI được khỏi tội”
Cha Federico Lombardi giám đốc phòng Báo Chí Tòa Thánh có bài bình luận sau đây.
Đức Thánh Cha đã làm gì trong kỳ nghỉ sau lễ Phục Sinh tại Castel Gandolfo? Ngài đặt bút lên giấy và viết bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình một bức thư rất quan trọng mà ngài gửi cho các giám mục Đức. Lá thư, được phát hành vài ngày sau đó, đề cập đến lời truyền phép trong Thánh Lễ. Ngài ủng hộ bản dịch của cụm từ "cho nhiều người" – vì điều đó trung thành với các văn bản Kinh Thánh. Cách dịch "cho tất cả", đã được đưa ra nhằm làm rõ tính phổ quát của ơn cứu độ đã được Chúa Kitô mang đến cho thế gian. Nhưng cách dịch đó không trung thành với các văn bản Kinh Thánh.
Nhiều người cho rằng chỉ có các chuyên gia mới hiểu được sự phân biệt này. Tuy nhiên, hiểu biết sự khác biệt này giúp làm rõ những gì Đức Giáo Hoàng coi là thực sự quan trọng, và làm sáng tỏ quan điểm tâm linh mà từ đó ngài tiếp cận với vấn đề. Các từ ngữ được sử dụng trong việc thiết lập Bí Tích Thánh Thể là rất quan trọng đối với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, bởi vì những từ ngữ này là trung tâm của Giáo Hội. Bằng cách nói "đối với nhiều người," Chúa Giêsu nói rằng ngài là Tôi Tớ của Giavê đã được tiên báo bởi tiên tri Isaiah. Do đó, khi chúng ta nói "đối với nhiều người", cả chúng ta cũng bày tỏ lòng trung thành của chúng ta với lời của Chúa Giêsu, và nhận ra sự trung thành của Chúa Giêsu với những lời của Thánh Kinh.
Không nghi ngờ gì Chúa Giêsu đã chết để MỌI NGƯỜI có thể được sống. Điều này, cùng với ý nghĩa sâu sắc của những từ mà được sử dụng trong việc thiết lập Bí Tích Thánh Thể, nên được giải thích cho các tín hữu thông qua các khoá giáo lý nâng cao.
Khi Chúa tự hiến chính bản thân mình "cho anh em và cho nhiều người", chúng ta trở nên trực tiếp tham gia, và với lòng trân trọng biết ơn, chúng ta nhận lãnh trách nhiệm về ơn cứu độ đã được hứa ban cho tất cả mọi người. Đức Thánh Cha đã đề cập đến điều này trong cuốn sách của ngài về Chúa Giêsu. Ở đây, ngài đưa ra một bài giáo lý sâu sắc về một số từ ngữ quan trọng nhất trong đức tin Kitô giáo. Đức Thánh Cha kết luận bằng cách nói rằng, trong năm Đức Tin này, chúng ta phải tiến bước với tình yêu và sự tôn trọng đối với Lời của Thiên Chúa, trong khi suy niệm về ý nghĩa thần học và tâm linh thâm sâu để chúng ta có thể cảm nghiệm Bí tích Thánh Thể sâu xa hơn.
13. Ủy ban Tòa Thánh về Giáo Hội tại Trung Quốc đã tái lên án Hội Công Giáo yêu nước Trung Quốc
Trong thông cáo báo chí đưa ra hôm 26 tháng Tư, Ủy ban Tòa Thánh về Giáo Hội tại Trung Quốc đã tái lên án Hội Công Giáo yêu nước Trung Quốc và tập đoàn các Giám Mục bất hợp lệ đã tiếm quyền mà Giáo Hội không ban cho họ để cai trị hoặc ban các bí tích.
Thông cáo cho biết: Trong những ngày qua, một số các “giám mục” tiếm danh, bất chấp những lời cảnh cáo của Tòa Thánh, đã dùng áp lực của nhà nước để đòi tham dự cho bằng được lễ truyền chức Giám Mục cho Đức Cha Khuất Ái Lâm là người đã được Đức Giáo Hoàng bổ nhiêm. Thái độ của các ‘giám mục’ tiếm danh ấy, không những làm cho tình trạng giáo luật của họ thêm trầm trọng, nhưng còn làm cho các tín hữu hoang mang và cưỡng bách lương tâm của các linh mục và giáo dân liên hệ.
14. Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 chào đón đại sứ mới của Peru
Ngày 30 tháng 4 năm 2012 Đức Giáo Hoàng đã tiếp kiến tân đại sứ Cesar Castillo của Peru cạnh Tòa Thánh. Ông Cesar Castillo năm nay 64 tuổi đã là một nhà ngoại giao từ năm 1972.
Vị tân đại sứ đã trình bày với Đức Thánh Cha một số tình hình kinh tế của Peru và các dự án phát triển trong nước. Theo niên giám mới nhất của Tòa Thánh, 83% dân số của Peru là người Công Giáo.
15. Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Ơn gọi
Hôm Chúa Nhật 29 tháng Tư vừa qua, trên toàn thế giới, Giáo Hội đã cử hành Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Ơn gọi với chủ đề là "Ơn gọi, Món quà của tình yêu Thiên Chúa".
Tưởng cũng nên nhắc lại là ngày 11 tháng Tư năm 1964, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã thiết đặt Chúa Nhật thứ Tư Mùa Phục sinh là Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Ơn gọi. Trong tự sắc thiết đặt ngày lễ này, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã viết như sau:
"Lạy Chúa Giêsu, Mục Tử chí thánh của các linh hồn, Chúa đã kêu gọi các Tông Đồ để trở nên những người chài lưới người, xin Chúa tiếp tục thu hút lòng nhiệt thành và quảng đại của những người trẻ, để làm cho họ trở nên những người tiến bước theo Chúa và là những mục tử của chúng con".
16. Đức Thánh Cha gởi thông điệp đến phiên họp toàn thể của Giáo Hoàng Học Viện.
Trong tuần qua, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã gửi một thông điệp đến Giáo sư Mary Ann Glendon, Chủ tịch của Giáo Hoàng Học Viện về Khoa học xã hội và các tham dự viên đang tham dự phiên họp khoáng đại nhân kỷ niệm 50 năm Tông Thư Pacem in Terris nghĩa là “Hòa Bình Tại Thế”.
Đức Thánh Cha nhận định rằng: "tầm nhìn của Đức Giáo Hoàng Gioan 23 vẫn còn có nhiều điều để dạy chúng ta khi chúng ta đang cố gắng đối mặt với những thách thức mới cho hòa bình và công lý trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh."
Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đặc biệt nhấn mạnh rằng cần phải đưa khái niệm tha thứ vào phương hướng giải quyết các xung đột quốc tế.
"Sự kết hợp giữa công lý và tha thứ, giữa công lý và ân sủng là trung tâm sự đáp trả của Thiên Chúa trước những sai phạm của con người. Tha thứ không phải là phủ nhận sai lầm nhưng là dự phần vào tình yêu chữa lành và biến đổi của Thiên Chúa để hoà giải và phục hồi trật tự."
17. Các cuộc bách hại các Kitô hữu không bao giờ kết thúc tại châu Phi.
Hai vụ tấn công khủng bố ở Nigeria và ở Kenya hôm Chúa Nhật 29 tháng Tư đã dẫn đến cái chết của 21 người và làm hàng chục người khác bị thương, kể cả trẻ em. Vụ tấn công nghiêm trọng nhất đã diễn ra tại thành phố Kano ở miền bắc Nigeria khi quân khủng bố Hồi Giáo Boko Haram nổ súng vào hai buổi lễ Kitô Giáo được tổ chức trong khuôn viên trường Đại học Bayero.
Cùng lúc đó, một quả bom đã được ném vào một nhà thờ tại thị trấn đông dân Ngara, trong vùng Nairobi của Kenya ngay trước thánh lễ. Vụ nổ gây ra cái chết của một tín hữu và làm hàng chục người khác bị thương.
Từ Rimini, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, quốc vụ khanh Tòa Thánh bày tỏ lo ngại sâu sắc về các cuộc tấn công được lặp đi lặp lại. Ngài nhận xét: "Chúng ta đang sống trong bầu khí bất khoan dung ngày càng tăng”.
18. Đằng sau tấm hình chân dung Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
Một bức chân dung của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã được truyền đi trên toàn thế giới vào ngày 01 tháng 5 năm 2011, trong buổi lễ phong chân phước cho ngài. Đây là một tấm hình mà tuyệt đa số người Công Giáo thấy lần đầu tiên. Ai là người đã chụp tấm hình đó, cảm tưởng của nhiếp ảnh gia đó như thế nào khi thấy tấm hình của mình được chọn cho một ngày lễ quan trọng như thế?
Grzegorz Galazka là nhiếp ảnh gia đã chụp tấm ảnh này ngày 19 tháng 2 năm 1989, trong khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến thăm một giáo xứ địa phương Ý.
Nhiếp ảnh gia Grzegorz Galazka cho biết:
"Tôi nhớ đó là vào buổi chiều, khi Đức Thánh Cha gặp gỡ với một nhóm trẻ em. Các em đặt câu hỏi với Đức Thánh Cha và ngài đã có cái nhìn độc đáo trên khuôn mặt của mình. Tôi nghĩ rằng tại thời điểm đó, ngài đang suy nghĩ về phản ứng của mình, vì câu hỏi đó khá mơ hồ"
Tấm hình khá đơn giản, nhưng đặc biệt, do đó, Grzegorz Galazka giữ nó trong kho lưu trữ của mình hơn 20 năm. Thời gian trôi qua, Đức Giáo Hoàng trở nên cao tuổi và cuối cùng qua đời. Sau đó, khi lễ phong chân phước của ngài đến gần, Vatican đã kêu gọi các nhiếp ảnh gia gửi những hình ảnh tốt nhất tiêu biểu cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2.
Nhiếp ảnh gia Grzegorz Galazka chụp hình trong buổi lễ phong chân phước, và hồi hộp của anh kéo dài cho đến giây phút cuối cùng.
"Tôi biết tấm hình ảnh của tôi có thể được lựa chọn, nhưng thực sự bất cứ điều gì có thể thay đổi ở phút cuối cùng. Vì vậy, tôi không nhìn thấy nó như một sự kiện đương nhiên, cho đến khi tấm màn được vén lên. Chỉ sau khi điều này xảy ra, tôi biết chắc chắn, đó thực sự là tấm hình của tôi. "
Galazka đã là một nhiếp ảnh gia tự do ở Vatican từ năm 1985. Ông là người Ba Lan như Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông nói, ông tin rằng, tấm hình đã được lựa chọn bởi vì nó toát lên khía cạnh đạo đức và nhân bản của Đức Cố Giáo Hoàng vĩ đại.