Ngày 08-05-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Yêu thương như Thầy
Lm Đan Vinh
07:43 08/05/2012
Chúa nhật VI Phục Sinh (Ga 15,9-17)

1. Lời Chúa: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12):

2. Câu chuyện: Tình yêu mạnh hơn sự chết.

-Sẵn sàng chịu chết cho em gái được sống:

Có hai anh em nhà kia, cậu bé trai 8 tuổi và cô em gái của cậu 6 tuổi. Cả hai đều gầy yếu và thường đau ốm luôn. Một hôm cậu bé bị một cơn đau gan cấp tính, được cha mẹ đưa vào cấp cứu tại bệnh viện gần nhà. Sau thời gian hai tuần lễ điều trị, cậu bé đã thoát khỏi tình trạng nguy hiểm và đang nằm viện thêm ít ngày để hồi sức. Nhưng sau đó, lại đến lượt cô em gái bị chứng xuất huyết nội và được mang đi cấp cứu tại cùng bệnh viện với anh. Cô bé bị mất máu khá nhiều cần được mau chóng tiếp máu. Thế nhưng bệnh viện lại không có sẵn máu cùng nhóm để truyền. Rất may là máu của cậu bé cùng nhóm máu với cô em. Khi được hỏi có muốn cho máu để cứu sống em gái không, thì lúc đầu cậu bé hơi ngần ngại và lo lắng một chút. Nhưng ngay sau đó, cậu ta đã lấy lại bình tĩnh và trả lời bác sĩ rằng: “Vâng, con bằng lòng hiến máu cho em con. Xin bác sĩ hãy cố gắng cứu sống nó. Vì con thương em con lắm”. Sau đó bác sĩ đã lấy máu của cậu truyền cho cô em. Một lúc sau tỉnh dậy, cậu bé đã làm cho mọi người trong phòng ngạc nhiên và buồn cười khi nói: “Ô hay! Con chưa bị chết hay sao? Vậy bác sĩ đã tiếp máu cho em con chưa? Em con bây giờ ra sao rồi?” Thì ra cậu bé đã tưởng lầm rằng khi bằng lòng hiến máu cho em, là cậu phải cho em tất cả số máu trong con người mình! Nhưng vì quá thương em và không muốn cho em bị chết, nên sau khi ngần ngại một chút, cậu đã quyết định hy sinh chịu chết để cho em gái mình được sống!

-Tình nguyện chết thay cho một bạn tù:

"Tôi là một linh mục công giáo Ba-lan, tôi đã già, Tôi muốn được chết thay cho ông này, vì ông còn có vợ con". Đây là lời của cha Kôn-bê (Maximilianus Maria Kolbe) đã nói với viên cai ngục Đức Quốc Xã, trong lúc hắn đang chọn ra 10 tù nhân phải chết để đền tội thay cho một tù nhân mới vượt ngục đêm qua. Quyết định anh hùng của cha Kônbê đã cứu tù nhân Phăng-xít (Francis) thóat chết, khi ông là người cuối cùng được chọn phải ra xếp hàng vào hầm chết đói. Sau đó, cha Kôn-bê đã phải chịu số phận chết chung với 9 tù nhân kia. Suốt thời gian ở trong ngục tối nhịn đói chờ chết, thay vì những tiếng la hét chửi rủa mọi khi, người ta chỉ nghe thấy những lời kinh tiếng hát của nhóm tù nhân sắp chết nhờ sự động viên của cha Kônbê. Câu chuyện tình nguyện chịu chết thay cho người khác của cha Kôn-bê cho thấy “Tình yêu mạnh hơn sự chết”. Sự hy sinh tình nguyện chết thay cho người khác của cha Kônbê cho thấy tình yêu của cha thật lớn lao giống như Chúa Giêsu và như lời Người đã tâm sự với các môn đệ: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình (Ga 15,13).

3.Suy niệm:

-Bài Tin Mừng hôm nay có thể tóm lại ý chính như sau: Một là hãy ở lại trong tình thương của Chúa: “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, thì Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy”. Hai là phải thực hành các giới răn: “Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy, và ở lại trong tình thương của Người”. Ba là quyết tâm sống giới răn mới của Chúa là: “Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34).

-Chỉ có một dòng nhựa tình yêu lưu chuyển từ thân cây là Chúa Giêsu sang các cành nho là các tín hữu và lưu chuyển giữa các cành nho với nhau: “Như Thầy đã yêu anh em, anh em cũng phải yêu thương lẫn nhau”. Tình yêu của chúng ta không được giới hạn trong một số người thân thuộc hay những người đáng yêu, nhưng phải yêu hết mọi người, kể cả những kẻ thù ghét và làm hại chúng ta.

-Ngày nay có lẽ chúng ta ít có dịp biểu lộ tình yêu cao cả là chết thay cho người khác như cha Kôn-bê, nhưng chúng ta vẫn có thể biểu lộ tình thương như: Luôn biết nghĩ đến người khác, lắng nghe để tìm hiểu và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu, quảng đại cho đi hơn nhận lãnh, năng khen ngợi động viên người khác...

-Muốn nên môn đệ thực sự của Chúa Giêsu đòi ta phải biết hy sinh qiên mình, nghĩa là sẵn sàng chấp nhận sự thua thiệt, như những cái chết nho nhỏ cho các ý riêng theo tính xác thịt của mình. Những cái chết nho nhỏ đó chuẩn bị cho cái chết lớn hơn khi cần phải thể hiện. Mỗi khi thấy trái tim sắp hóa chai cứng như đá, chúng ta hãy cầu xin Chúa Giêsu đổ Thần Khí Phục Sinh của Người xuống biến đổi trở thành trái tim bằng thịt biết yêu thương.

Trong Mùa Phục Sinh này, mỗi người chúng ta sẽ làm gì để thể hiện tình yêu thương đối với những người thân trong gia đình, với hàng xóm láng giềng, với bạn bè và nhất là những người đau ốm liệt giường nghèo đói, bất hạnh hoặc đang bị bỏ rơi … ?

4.Lạy Chúa Giêsu: Xin cho chúng con mỗi ngày biết chết đi cho thói ganh ghét, ích kỷ vụ lợi cùng các thòi hư tật xấu khác. Xin cho ánh sáng Phục Sinh của Chúa chiếu soi vào cuộc đời chúng con. Nhờ đó, chúng con sẽ biết cảm thông với nỗi đau của đồng loại. Xin cho chúng con biết luôn nở nụ cười thân thiện và đi bước trước đến làm quen với những người mới tiếp xúc. Xin cho chúng con biết chủ động làm hòa với những người thù ghét nói xấu chúng con, biết quên mình phục vụ những người đau khổ... Xin cho chúng con trở thành khí cụ bình an của Chúa để làm chứng cho Chúa và đưa được nhiều người về làm con Chúa Cha hiệp thông trong đại gia đình Hội Thánh. AMEN.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hoa Kỳ: Giáo Dục Đức Tin cho Giới Trẻ
Bùi Hữu Thư
05:06 08/05/2012
Diễn từ của Đức Thánh Cha Benedict XVI gửi các giám mục Hoa Kỳ viếng thăm ad limina

ROME, ngày 7 tháng 5, 2012 (Le Monde vu de Rome) – “Chuyển tiếp kiến thức” nhưng cũng “đào tạo các tâm hồn”: đây là điều Đức Thánh Cha Benedict XVI mong đợi nơi các cơ sở giáo dục Công Giáo tại Hoa Kỳ, theo ngài là nguồn liệu nền tảng cho “tân Phúc Âm hóa” và cho “việc xây dựng một xã hội dựa trên những giá trị nhân bản thực sự vững chắc.”

Vấn đề giáo dục tôn giáo và đào tạo các thế hệ trẻ về đức tin là chủ đề chính của diễn từ của Đức Thánh Cha Benedict XVI đọc ngày thứ bẩy 5 tháng 5, 2012 trước một nhóm các giám mục Hoa Kỳ được tiếp kiến nhân dịp họ về Rôma tham dự cuộc viếng thăm “ad limina”.

Đức Thánh Cha nói với họ: “Không quá đáng khi nói việc cung cấp cho giới trẻ một giáo huấn vững chắc về đức tin biểu hiệu cho một trong những cột trụ của xã hội Hoa Kỳ, và là “thách đố quan trọng nhất và khẩn trương nhất cộng đồng Kitô hữu phải đối phó tại quốc gia của quý vị.”

Ngài than rằng: Vậy mà, “nhiều khi các trường học và đại học Công Giáo đã thất bại trong nỗ lực nhắm “củng cố đức tin của các học sinh và sinh viên của họ”, và cũng như “việc khuyến khích các sinh viên học sinh coi tôn giáo của họ như một thành phần, như một phần trọn vẹn của sự phát triển trí tuệ của họ.”

Ngài nói: “Ngày nay, rất nhiều sinh viên học sinh đã xa lánh gia đình, học đường và cộng đồng là nơi trợ giúp cho việc chuyển tiếp đức tin.”

Ngài đã nhắc rằng các cơ sở Công Giáo không chỉ được bảo đảm cho việc giảng dậy giáo lý hay chỉ cần có sự hiện diện của một cha tuyên úy, mà việc giảng dậy của họ phải được thúc đẩy bởi một “sự mê say kiến thức chân chính” và một quyết chí tạo dựng “sự kết hiệp nền tảng “giữa đức tin và đời sống” của các sinh viên học sinh.

Các sinh viên học sinh phải được khuyến khích phát triển một “viễn tượng giữa đức tin và luận lý” có thể hướng dẫn chúng trong đời sống.”

Đức Thánh Cha đã mời gọi: Muốn được như vậy, thì căn tính Kitô giáo của các cơ sở này phải được gìn giữ trong “sự trung thành với các lý tưởng nền tảng và sứ mệnh của Giáo Hội trong việc phục vụ cho Phúc Âm.” Một vấn đề ngài khẳng định là “còn phải làm rất nhiều.”

Về điều này, Đức Thánh Cha lưu ý về việc phân hóa giữa những người hữu trách của các cơ sở này và chiều hướng mục vụ của Giáo Hội, nếu được nuôi dưỡng, sẽ “ảnh hưởng đến các chứng nhân của Giáo Hội” và dễ bị khai thác để “làm suy yếu quyền năng và sự tự do của Giáo Hội.”

Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ “di sản quý báu” của các học đường Công Giáo, và đặc biệt bảo đảm rằng “tất cả mọi gia đình đều có thể gửi con em tới học, bất kể tình trạng tài chánh của họ.”

Ngài nhấn mạnh: Các trường Công Giáo không chỉ là “một nguồn liệu nền tảng cho tân Phúc Âm hoá”, mà còn cung cấp “một đóng góp quan trọng cho xã hội Hoa Kỳ nói chung.” Một đóng góp phải “được quý chuộng và nâng đỡ nhiều hơn.”

 
Nam Hàn bắt giữ loại thuốc Trung Quốc làm từ thịt thai nhi
Tiền Hô
07:30 08/05/2012
Nam Hàn bắt giữ loại thuốc Trung Quốc làm từ thịt thai nhi

Seoul, 8 Tháng Năm 2012 - Viên chức hải quan Nam Hàn vừa ngăn chặn thêm một vụ mua bán thuốc có chứa thịt từ bào thai hoặc xác trẻ sơ sinh tử vong, được coi là một "thần dược". Cơ quan này đã phát hiện ra đường dây tuồn thuốc vào Nam Hàn hồi tháng 8 năm ngoái: từ đó cho đến nay, có ít nhất là 17.451 viên thuốc đã được bán trên thị trường.

Các viên thuốc này có nguồn gốc từ miền bắc Trung Quốc, bào chế từ thịt của bào thai hoặc trẻ sơ sinh tử vong được cắt ra thành từng miếng, sấy khô trong lò đặc biệt, sau đó nghiền thành bột rồi trộn với các loại thảo dược khác để che dấu thành phần thực sự của chúng. Thời Báo San Francisco cho biết, qua kiểm nghiệm thì được xác định rằng loại bột tạo thành những viên thuốc này gồm 99.7% là thịt người. Việc kiểm nghiệm này cũng xác định DNA và giới tính của các em bé bị bào chế thành thuốc.

Những nhà báo Nam Hàn đã theo dõi thương vụ này cho biết, các bệnh viện Trung Quốc đã bán xác trẻ sơ sinh tử vong và các bào thai (bị nạo phá) cho các công ty dược phẩm Trung Quốc để bào chế ra loại thuốc mà họ tin nằng có thể nâng cao khả năng tình dục.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích thì trên thực tế những viên thuốc này chứa hàng loạt các vi khuẩn nguy hiểm, nhưng cho đến nay vẫn chưa biết những ai đã phát bệnh sau khi dùng thuốc.

Nhà chức trách Nam Hàn cho hay, các lái buôn loại thuốc kinh tởm này là người chuyển từ Trung Quốc sang Nam Hàn. Kể từ tháng 8 năm ngoái cho đến nay, đã có ít nhất 35 vụ tuồn loại thuốc này trong hành lý hoặc bằng đường chuyển phát nhanh quốc tế.

Hai ngày trước, một số kẻ buôn lậu loại thuốc này đã bị cảnh sát chặn lại ở cửa khẩu Nam Hàn. Bọn họ nói rằng không hề biết nguyên liệu hoặc nguồn gốc của loại thuốc đó. Bộ Y Tế Trung Quốc vẫn chưa bình luận gì về vụ phát hiện này.

Ở Trung Quốc thường tái diễn chuyện sử dụng xác thai nhi hoặc trẻ sơ sinh. Một vài năm trước đây, người ta phát hiện ra một bãi rác chứa các bộ phận cơ thể của trẻ sơ sinh được dùng làm nguyên liệu sản chất chất thơm.

Năm 2003, công an tỉnh Quảng Đông đã ngăn chặn các nguồn tin báo cáo rằng một số nhà hàng trong tỉnh này đã nấu xác trẻ sơ sinh thành súp để phục vụ cho các doanh nhân ở Đài Loan và Hồng Kông. Theo cảnh sát, câu chuyện đã được đồn thổi để gây thiệt hại cho hình ảnh của Trung Quốc và tỉnh Quảng Đông. Vào thập niên 1990, cũng ở tỉnh Quảng Đông, người ta phát hiện ra vụ việc nấu bào thai để làm súp bán như là một sản phẩm chăm sóc và làm trẻ hóa sắc đẹp. (Asia News)

Tiền Hô
 
Pakistan: 'Mẹ Têrêsa của Pakistan' qua đời
Nguyễn Trọng Đa
08:39 08/05/2012
Pakistan: 'Mẹ Têrêsa của Pakistan' qua đời

Faisalabad - Cộng đồng Công Giáo đang khóc thương cái chết của Nữ tu Alessia (ảnh). Được biết đến như là 'Mẹ Têrêsa của Pakistan’, nữ tu chào đời tại một làng nhỏ ở vùng Veneto của Ý, và đã dành 61 năm đời mình làm việc tại đất nước nghèo này của châu Á, hiến đời mình cho người bị gạt bên lề, phụ nữ, và người nghèo. Tuy nhiên, nữ tu sẽ được đặc biệt nhớ đến nhờ sự tận tâm của nữ tu cho ngưởi khuyết tật.

Tang lễ của nữ tu Alessia đã được tổ chức ngày 30-4 trong nhà thờ chính tòa ở Faisalabad, trước sự hiện diện của hơn 350 linh mục, nữ tu, giáo lý viên, nhà giáo dục, sinh viên học sinh, phóng viên báo chí, đại diện của các tổ chức xã hội dân sự và nhiều tín hữu. Trong buổi lễ, các người tham dự đã tôn vinh nữ tu về các sự phục vụ của nữ tu cho loài người.

Trong Thánh Lễ, Nữ tu Sosan Buta đã nêu ra các sự kiện chính trong đời của nữ tu Alessia, mô tả các đóng góp của nữ tu cho sự phát triển của xã hội dân sự Pakistan, và công tác truyền giáo của Giáo Hội trên thế giới.

Sinh ngày 18-11-1923 tại Gasperina, tỉnh Catanzaro (Calabria), Ý, Nữ tu Alessia khấn trọng thể trong Dòng Nữ Đaminh.

Nữ tu đến Pakistan lần đầu tiên ngày 13-5-1951 và địa điểm làm việc đầu tiên là làng Công giáo Khushpur, Punjab, quê hương của ông Shahbaz Bhatti, Bộ trưởng Phụ trách các nhóm thiểu số của Pakistan và bị ám sát ngày 2-3-2011.

Bốn năm sau, nữ tu chuyển đến Francisabad, một ngôi làng Kitô hữu gần Shortkot, nơi nữ tu phục vụ cộng đồng địa phương trong 26 năm.

Năm 1980, nữ tu chuyển lần cuối đến Faisalabad. Trong thành phố lớn này, nữ tu phụ trách 'Miss Haq Home', một cơ sở từ thiện Công giáo dành cho trẻ em khuyết tật, nơi nữ tu đã dành phần còn lại của đời mình cho truyền giáo và phục vụ.

"Cái chết của chị Alessia OP (Dòng Đa Minh) là một cú sốc và là sự mất mát lớn cho Giáo Hội," Nữ tu Sosan Buta nói. Tuy nhiên, nữ tu này nói tiếp: “Trong khi chúng ta thương tiếc sự mất mát này, chúng tôi hứa với linh hồn của chị Alessia rằng chúng tôi sẽ tiếp tục sứ mệnh của chị cho người nghèo, người yếu đuối và người không có tiếng nói."

“Chị Alessia là rất dễ thương, từ thiện và thích giao tiếp với mọi người," nữ tu Sabina, một nhà giáo dục tại Trường Thánh Tâm ở Faisalabad, nói.

Mặc dù sinh ra tại Ý, “Chị Alessia là người Pakistan còn hơn chúng tôi nữa. Chị đầy tình mẫu tử cho mọi người chúng tôi. Vì lý do này, chúng tôi, các đồng nghiệp của chị, thường gọi chị là Mẹ. Chị là môn đệ thật sự của thánh nữ Catarina. Xin cho linh hồn chị được nghỉ yên muôn đời,”

"Nữ tu Alessia là Mẹ Teresa của Pakistan," linh mục Khalid Rashid Asi, Tổng Đại diện Tổng Giáo phận Faisalabad, nói, "bởi vì nữ tu đã hiến trọn đời mình cho người bị áp bức và người bị đè nén. Chúng tôi rất biết ơn nữ tu vì sự phục vụ tinh thần và xã hội của nữ tu.” (AsiaNews 5-5-2012)

Nguyễn Trọng Đa
 
Tình hình bách hại các kitô hữu tại Nigeria
Linh Tiến Khải
12:50 08/05/2012
Phỏng vấn Đức Cha Ignatius Kaigama, Giám Mục Jos.

Trong hai ngày 29 và 30-4-2012 tổ chức Boko Haram đã lại mở các vụ tấn công các kitô hữu tại hai tỉnh miền bắc Nigeria là Kano và Maiduguri.

Vụ khủng bố tại Kano đã khiến cho 17 người chết, đang khi họ tham dự một lễ nghi phụng vụ trong nhà nguyện đại học. Vụ thứ hai xảy ra tại Maiduguri khiến cho bốn tín hữu và một mục sư bị thiệt mạng. Họ bị bắn trong một nhà thờ bởi một toán người vũ trang chắc chắn thuộc tổ chức Boko Haram. Trong cùng ngày 30-4-2012 bộ tài chánh tại Jalingo, thủ phủ tiểu bang Taraba, cũng bị đặt bom khiến cho 11 người chết. Mục tiêu cuộc khủng bố chắc hẳn là để giết vị chỉ huy cảnh sát có văn phòng làm việc gần trụ sở bộ tài chánh.

Bạo lực cũng đã không buông tha cho miền nam Nigeria, vì vào cuối tuần trước đã có 3 nhà báo bị thiệt mạng trong một tai nạn lưu thông, khi các nhà báo có mặt trong đoàn xe đi theo xe của ông Adams Oshiomhole, thống đốc bang Edo. Ông Oshimhole đã yêu cầu điều tra tai nạn này, vì ông cho rằng đây là một hành động nhằm mưu sát ông. Hôm 30-4-2012 người ta cũng nhận được tin cha Nwila Gbinu, linh mục công giáo, đã bị một nhóm người vũ trang bắt cóc tại Onne, trong bang Rivers ở miền nam Nigeria.

Mặt khác, trong thủ đô Nairobi của Kenya trong ngày Chúa Nhật 29-4-2012, một linh mục đã bị chết và 10 tín hữu bị thương, vì các người khủng bố đã ném một trái lựu đạn vào trong nhà thờ.

Bình luận về các biến cố này Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã bầy tỏ âu lo đối với các vụ tấn kích các kitô hữu ngày càng gia tăng và nói: ”Chúng ta đang sống trong sự bất khoan nhượng gia tăng, một sự bất khoan nhương đối khi tàn bạo đối với các kitô hữu. Chúng tôi lo âu, bởi vì các tín hữu kitô sống tại các vùng biên giới của trái đất này là một yếu tố của sự quân bình, hòa giải, hiệp nhất chứ không phải của sự xung khắc. Thật lạ lùng khi có một cuộc đấu tranh của sự bất khoan nhượng và gây hấn mạnh mẽ như vậy đối với các tín hữu kitô, là những người góp phần vào sự hòa giải, hòa bình, công bằng và liên đới”.

Linh Mục Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, đã định nghĩa các vụ tấn kích này là các hành động khủng bố ”kinh hoàng và ghê tởm. Chúng là các hành động đáng bị lên án với tất cả sự cương quyết nhất”. Cha cũng kêu gọi dân chúng địa phương thuộc mọi tín ngưỡng đừng nhượng bộ cám dỗ rơi vào vòng luẩn quẩn của thù hận sát nhân không lối thoát.

Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia thì nói: ”Rất tiếc là việc bách hại tôn giáo không phải là một sự kiện mới lạ. Nhưng người ta đã hy vọng nó là điều thuộc qúa khứ, tuy nhiên tại một vài vùng trên thế giới lại không phải là như vậy”. Đức Hồng Y khẳng định rằng: ”Kiểu phản ứng của các tín hữu kitô là dấu chỉ của sự mạnh mẽ, của niềm hy vọng, chứ không phải là sự co cụm vào trong chính mình và ý muốn báo thù. Và đây là một bài học lớn cho chúng ta là người tây phương và âu châu”. Trong khi đó Đức Hồng Y Angelo Scola, Tổng Giám Mục Milano, thì nhấn mạnh rằng: ”Việc bách hại các tín hữu kitô và mọi cuộc bách hại tôn giáo đều là những điều không thể chấp nhận được, không phải chỉ trên bình diện tôn giáo, mà nhất là vì lý do việc bảo đảm và bênh vực công lý và tự do. Chúng ta tin tưởng nơi lập trường mạnh mẽ của các giới chức chính quyền dân sự quốc gia và quốc tế”.

Tổng thống Goodluck Jonathan cũng đã mạnh mẽ lên án các kẻ sát nhân tồi bại, và hứa làm tất cả những gì có thể để chấm dứt tình trạng nghiêm trọng này.

Thật ra có nhiều lý do giải thích các vụ bách hại tín hữu kitô tại Nigeria. Một trong những lý do đó là quan niệm sai lạc của các nhóm hồi cuồng tín. Họ cho rằng các kitô hữu đại diện cho Tây Phương và các giá trị của nó từ việc đề cao sự khoan nhượng cho tới thăng tiến sự thoát ly của nữ giới, từ việc phát huy giáo dục cho tới thái độ tôn trọng người khác cũng như việc đối thoại liên tôn.

Lý do thứ hai là vì tổ chức Al Qaeda mồ côi lãnh tụ Osama Bin Laden và đang gặp nhiều khó khăn tại Irak và Afghanistan, nên trong các năm qua đã chọn Phi châu làm nơi chinh phục. Tại Somalia thì có nhóm khủng bố hồi Al Shabaab, trong khi tại Nigeria có nhóm Boko Haram, và tại Mali có các nhóm khủng bố hồi liên hệ với tổ chức Al Qaeda trong vùng Magreb hồi.

Lý do thứ ba có tính cách kinh tế vì Nigeria có mỏ dầu hỏa và là quốc gia sản xuất nhiều dầu hỏa nhất Phi châu. Nhưng phần lớn các mỏ dầu nằm tại miền nam, là vùng có đa số dân theo Kitô giáo. Do đó các nhóm hồi muốn tiêu diệt các kitô hữu để có thế làm chủ các mỏ dầu hỏa này.

Lý do sau cùng là ý thức hệ của nhóm hồi cuồng tín Boko Haram. Boko Haram có nghĩa là ”giáo dục tây phương là một tội”. Người thành lập phong trào này là Imam Mohammed Yusuf. Phong trào Boko Haram chủ trương áp đặt luật Sharia của Hồi giáo trên tất cả 36 tiểu bang của Nigeria.

Tổng thống Napolitano của Italia đã mạnh mẽ lên án các vụ sát hại kitô hữu nói trên, và nhấn mạnh rằng Italia sẽ tiếp tục lên tiếng để bảo vệ các nhóm thiểu số tôn giáo. Chính quyền Italia cũng yêu cầu đưa việc bảo vệ tự do tôn giao vào trong thông cáo chung kết của hội nghị thượng đỉnh của khối G8 tại Washington.

Ngoại trưởng Italia ông Giulio Terzi đã yêu cầu Liên Hiệp Quốc và Liên hiệp Âu châu hành động và không bỏ rơi các kitô hữu Nigeria. Phải thảo luận vấn đề này khắp nơi trên thế giới. Và ai thinh lặng là kẻ đồng lõa.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn vài nhận định của Đức Cha Ignatius Kaigama, Giám Mục giáo phận Jos, về tình hình bách hai các kitô hữu tại Nigeria.

Hỏi: Thưa Đức Cha Kaigama, các cuộc tấn kích và sát hại các kitô hữu tại miền bắc Nigeria chẳng những không thuyên giảm, mà xem ra ngày càng gia tăng, có đúng thế không?

Đáp: Thật ra không phải chỉ có các kitô-hữu là nạn nhân của các tấn kích bách hại, mà là toàn dân Nigeria. Bạo lực không phân biệt ai cả, và cũng có biết bao nhiêu người hồi giáo bị giết chết. Tất cả chúng tôi đều đau khổ vì nạn khủng bố phá hoại. Họ tấn công Giáo Hội vì theo tổ chức Boko Haram, Giáo Hội đại diện cho nền văn hóa tây phương mà họ muốn nhổ tận gốc rễ. Vì thế Giáo Hội là một biểu tượng bao gồm hai mặt, và rõ ràng là khi tấn kích Giáo Hội thì họ tạo được tiếng vang rộng lớn, vì mọi người đều đề cập đến.

Hỏi: Làm thế nào để sống trong một tình hình nguy hiểm bất ngờ như thế, khi biết rằng việc lui tới các nơi thờ tự có thể nguy hại tới tính mạng, vì không biết người ta sẽ ném bom lúc nào, thưa Đức Cha?

Đáp: Người dân luôn sống trong sợ hãi. Nhưng tôi có thể minh xác rằng đức tin của dân chúng lại càng mạnh mẽ hơn. Tôi thấy có rất nhiều kitô hữu tuy có nguy hiểm nhưng họ tìm mọi cách để tụ tập nhau và cầu nguyện. Người ta có thể tấn công chúng tôi trên bình diện vật lý, nhưng không thể lấy mất đi sức mạnh đức tin của chúng tôi.

Hỏi: Cuồng tín, ngu dốt. Sự thù hận chống lại dân chúng vô tội không được bảo vệ này phát xuất từ đâu, thưa Đức Cha?

Đáp: Các cá nhân này cho rằng khi chống lại các kitô hữu và Tây Phương họ xác tín rằng họ thanh tẩy Hồi giáo. Họ tưởng tượng ra một nước Nigeria tinh tuyền. Nhưng cung cách hành xử của họ là một sự cuồng tín, không định hướng, vô lý, không tư tưởng. Họ không hành động như con người.

Hỏi: Đức Cha thấy có thể đối thoại với họ không?

Đáp: Làm sao mà đối thoại với những người vô hình được? Chúng tôi chỉ trông thấy họ, khi họ đã chết, vì bị giết bởi chính các vụ khủng bố của họ. Dĩ nhiên là đàng sau họ có bóng của những người địa phương và người nước ngoài. Có những người tổ chức và lèo lái họ với tham vọng hồi giáo hóa Phi châu. Nhưng đức tin, tôn giáo không phải là một vấn đề chinh phục về mặt địa lý. Họ sẽ được lợi lộc gì, khi chúng tôi tất cả đều bị bắt buộc trở thành tín hữu hồi?

Hỏi: Thưa Đức Cha, theo Đức Cha thì phải làm gì để chặn đứng bạo lực tại Nigeria?

Đáp: Chính quyền liên bang có các dụng cụ để can thiệp. Nhiệm vụ của chúng tôi, các người lãnh đạo tôn giáo, là cầu nguyện, nói chuyện với dân chúng và rao giảng hòa bình. Có biết bao nhiêu tín hữu hồi tốt lành, cũng như có các imam và các sceich muốn điều thiện chứ không muốn điều ác. Chúng tôi biết là có một số rất ít người trong chúng tôi sống trong sự dữ. Bổn phận của chúng tôi là làm những gì có thể để thuyết phục, làm cho họ biết rằng tôn giáo không phải là một khẩu súng giết người, nhưng là thiện ích cho hòa bình và thịnh vượng.

(Avvenire 1-5-2012)
 
Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh hiện nay
Linh Tiến Khải
12:51 08/05/2012
Phỏng vấn Đức Hồng Y Reinhard Marx, Chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Âu châu.

Trong các ngày 27-4 tới 1-5-2012 Hàn Lâm Viện Tòa Thánh các khoa học xã hội đã khai mạc phiên họp khoáng đại lần thứ XVIII trong nội thành Vaticăng. Phiên họp có đề tài là ”Mong ước của thế giới được trật tự yên hàn: Thông điệp Pacem in terris, Hòa bình dưới thế, 50 năm sau”.

Sau lời chào mừng của bà Mary Ann Glendon, Chủ tịch Hàn Lâm Viện Tòa Thánh các khoa học xã hội, là các bài thuyết trình do nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới đảm trách. Trong số các thuyết trình viên có các học giả và chuyên viên khoa học xã hội như: Gérard-Francois Dumont, Russel Hittinger, Pierre Manent, Joseph Stiglitz, Hans Tiermayer, Verabhadran Ramanathan, Margareth Archer, Partha Dasgupta. Trong số các thuyết trình viên người Ý có các chuyên viên kinh tế chính trị như: Mario Draghi, Ettore Gotti Tedeschi, Enrico Berti, Ombretta Fumagalli Carulli, Rocco Butiglione, Vittorio Possenti, Stefano Zamagni, Pierpaolo Donati.

Đức Hồng Y Reinard Marx, Tổng Giám Mục Muenchen-Freising cũng thuyết trình trong phiên họp. Đức Hồng Y Marx sinh năm 1953 là chuyên viên giáo huấn xã hội của Hội Thánh Công Giáo và từ năm 2012 cũng là Chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Âu châu.

Trong sứ điệp gửi các tham dự viên khóa họp, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đề cao tính chất thời sự của Thông điệp ”Hòa bình dưới thế” do Đức Gioan XXIII ban hành, và ngài cổ võ sự tha thứ trong tiến trình hòa giải giữa các dân tộc. Đức Thánh Cha mô tả Thông điệp ”Hòa bình dưới thế” như ”một bức thư ngỏ gửi thế giới”, như ”lời kêu gọi thống thiết” của Đức Chân Phước Gioan XXIII ở giai đoạn cuối đời, cho chính nghĩa hòa bình và công lý, cần được thăng tiến ở mọi cấp độ xã hội, quốc gia và quốc tế. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nhận xét rằng: ”Tuy bối cảnh chính trị thế giới đã thay đổi nhiều trong nửa thế kỷ qua, nhưng quan điểm do Đức Gioan XXIII cống hiến vẫn còn rất nhiều điều để dạy chúng ta, giữa lúc chúng ta nỗ lực đương đầu với những thách đố mới của hòa bình và công lý trong thời Hậu chiến tranh lạnh, giữa cảnh võ khí tiếp tục lan tràn”.

Đức Chân phước Gioan XXIII khẳng định rằng ”Thế giới sẽ không bao giờ trở thành nơi ở an bình, bao lâu không có hòa bình trong tâm hồn mỗi người và từng người, bao lâu mọi sự không được bảo tồn theo trật tự Thiên Chúa đã gìn giữ” (Pacem in terris, 165).

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nhấn mạnh một điều chủ yếu trong giáo huấn xã hội Công Giáo, đó là một nền nhân loại học nhìn nhận con người là hình ảnh của Đấng Tạo Hóa, có trí thông minh và tự do, có khả năng nhận biết và yêu mến. Hòa bình và công lý là thành quả của trật tự đúng đắn được ghi khắc trong chính các loại thụ tạo, được viết trong tâm hồn con người” (Xc Rm 2,15).

Sứ điệp của Đức Thánh Cha đặc biệt đề cao ý niệm tha thứ được Đức Gioan Phaolô II đề xướng trong tinh thần của Đức Gioan XXIII và nhấn mạnh rằng ”không thể có hòa bình, nếu không có công lý, và không thể có công lý nếu không có tha thứ” (Sứ điệp nhân ngày Hòa bình thế giới năm 2002).

Đức Thánh Cha viết: ”Ý niệm tha thứ cần được đưa vào các diễn văn quốc tế về việc giải quyết các xung đột, để biến đổi ngôn ngữ vô bổ của sự tố cáo lẫn nhau, vì thái độ này không dẫn tới đâu cả. Nếu con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, một vì Thiên Chúa công chính đầy lòng từ bi (Ep 2,4), thì những đặc tính ấy cần phải được phản ánh qua cách cư xử trong các công việc của con người. Đó là sự liên kết giữa công lý và tha thứ, giữa công lý và ân xá, ở trọng tâm câu trả lời của Thiên Chúa đối với sự sai trái của con người (Xc Spe salvi, 44)... Tha thứ không phải là chối bỏ hành động sai trái, nhưng là tham gia vào sự chữa lành và tình thương biến đổi của Thiên Chúa, Đấng hòa giải và phục hồi”

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Hồng Y Reinhard Marx, Chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Âu châu, về phương thuốc chống cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh hiện nay.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, bài thuyết trình của Đức Hồng Y khởi hành từ việc nhắc tới giấc mộng âu châu của ông Jean Monnet. Nhưng ngày nay Liên Hiệp Âu châu lại hầu như chỉ được nhận thức như là một thực thể kỹ thuật. Giấc mơ của ông Monnet đã bị phản bội, hay giấc mơ mà chúng ta đang chứng kiến đã là kết qủa của nó?

Đáp: Liên Hiệp Âu châu chắc chắn phải là một cái gì hơn là hậu qủa phụ của một cộng đồng kinh tế, cả khi không được quên rằng thị trường bị chỉ trích nhiều đã góp phần một cách có ý nghĩa vào cuộc sống tự do, hòa bình và thịnh vượng của chúng ta ngày nay, trong một đại lục đã từng có các cuộc chiến thảm khốc trong qúa khứ. Nhưng thị trường này cần có một trật tự công bằng. Nó phải đâm rễ sâu trong tình liên đới và tinh thần trách nhiệm chung. Có một mô thức liên quan tới điều này: đó là mô thức của nền kinh tế thị trường xã hội không phải chỉ là một mô thức đơn thuần kinh tế. Các gốc rễ của nó là các nền tảng triết lý và pháp luật của nền văn minh hy lạp roma và của nền thần học kinh thánh. Nền kinh tế xã hội thị trường kết hiệp sự tự do thị trường với việc quy chiếu về công lý và giới răn yêu thương tha nhân. Cuộc khủng hoảng hiện nay tại Âu châu cũng là một cuộc khủng hoảng căn tính, vì Âu châu đã thường quên đi các gốc rễ nói trên. Nếu chúng ta tiếp tục làm việc cho một cộng đoàn âu châu của tình liên đới và tinh thần trách nhiệm, và đồng thời chúng ta cũng làm việc cho một nền kinh tế xã hội thị trường trên bình diện âu châu trước rồi trên bình diện quốc tế sau, thì khi đó chúng ta có thể thực hiện ý tưởng của ông Monnet về một Âu châu như ”việc đóng góp cho một thế giới tốt lành hơn”. Thật là điều quan trọng, khi ý niệm về nền kinh tế xã hội thị trường lần đầu tiên được đưa vào một thỏa hiệp quốc tế, hay thỏa hiệp Lisboa.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, trong cuộc khủng hoảng tài chánh này các căng thẳng giữa các nước âu châu và Liên Hiệp Âu châu gia tăng một cách thê thảm. Đức Hồng Y có nghĩ rằng sự cáo chung của đồng Euro hay cả của Liên Hiệp Âu châu nữa, như chúng ta đã biết, có nhất thiết là một điều dữ hay không?

Đáp: Tôi rất âu lo quan sát các thúc đẩy mới đây của các quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu châu dưới dấu chỉ của sự ích kỷ, của chủ trương mị dân và duy tỉnh lỵ. Các quốc gia âu châu không được co cụm trong chính mình, cũng không được chỉ theo đuổi các lợi lộc kinh tế hay lợi nhuận riêng tư mà thôi, nhưng phải cùng định hình một dự án tích cực cho thế kỷ XXI. Chắc chắn chúng ta không phải là những người cứu thế giới này, nhưng chúng ta muốn góp phần vào việc xây dựng thế giới qua Âu châu.

Chúng ta không cần rút lui vào khuynh hướng quốc gia qúa khích, nhưng cần tái phát động lý tưởng về Âu châu phát xuất từ quan niệm kitô về con người. Liên quan tới điều này tôi nhớ tới ”tổng hợp nhân bản mới mẻ” của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, chú ý tới sự phát triển con người toàn diện. Và chính từ đức tin kitô mà có thể nảy sinh ra một sự hăng say lâu dài đối với một cộng đoàn thế giới được định hướng thực sự bởi các nguyên tắc luân lý đạo đức. Việc tôn trọng phẩm giá bình đẳng của tất cả mọi người là một yếu tố định đoạt đưa Âu châu tiến lên. Âu châu phải là một dự án huy động tích cực. Điều này phải phản ánh cả trong các dự án chính trị cụ thể, chẳng hạn như trong cuộc chiến chống nạn nghèo đói và bênh vực các quyền con người.

Hỏi: ”Âu châu một đóng góp cho một thế giới tốt lành hơn” đã là tựa đề bài thuyết trình của Đức Hồng Y. Qua tổ chức Minh Ước Bắc Đại Tây Dương NATO, Âu châu đã nắm giữ một vai trò hàng đầu trong các can thiệp quân sự tại Irak và Afghanistan và đã là tác nhân cuộc thay đổi chính thể đẫm máu tại Libia. Nó thiếu cái gì để thực sự trở thành một tác viên của hòa bình, trong các sự kiện cụ thể, chứ không phải chỉ bằng lời nói suông mà thôi, thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Âu châu phải ý thức được căn tính sâu xa của mình, phải ý thức được các nền tảng của mình, trong đó nòng cốt là quan điểm kitô về con người. Quan điểm về Chúa Kitô, với cuộc sống, cái chết và sự phục sinh của Người là lịch sử vĩ đại nhất của mọi thời đại, và đã là cuộc cách mạng an bình nhất trong tất cả các cuộc cách mạng. Nhờ sức mạnh của cuộc cách mạng đó của Chúa Kitô, cả chúng ta nữa cũng được mời gọi hoạt động cho hòa bình, cho tự do và công lý. Thông điệp “Pacem in Terris” Hòa bình dưới thế nêu bật cho thấy hòa bình đích thực không chỉ có nghĩa là vắng bóng chiến tranh, mà còn là một cái gì ”chỉ có thể hiện hữu một cách chắc chắn và đích thật trong sự tin tưởng lẫn nhau”.

Như thế các tương quan giữa các quốc gia phải được điều hòa theo các luật lệ của sự thật, công lý và tình liên đới tích cực. Chính trong cách thế này sự hiệp nhất của Âu châu mới có thể là một đóng góp và một mô thức giúp đạt một nền hòa bình thực sự trên thế giới này. Và tất cả những điều đó là một kích thích giúp củng cố các trợ giúp phát triển và các sáng kiến ngoại giao tạo dựng hòa bình và dân chủ, chẳng hạn cho các quốc gia A rập và các quốc gia vùng Trung Đông hiện nay.

Thông điệp ”Pacem in Terris” nhấn mạnh sự cần thiết của việc giải trừ vũ khí, là đề tài còn rất thời sự. Nhưng rất tiếc là rất nhiều hãng xưởng chế tạo vũ khí của âu châu kiếm được rất nhiều tiền lời với các chương trình vũ trang.

(Avvenire 27-4-2012; SD 30-4-2012)
 
Chuyên gia Công Giáo ở Trung Đông tin rằng mùa xuân Ả Rập ''không'' còn nữa
Trần Mạnh Trác
21:01 08/05/2012
(CNA / EWTN News) Một trong những chuyên gia hàng đầu về Trung Đông của Giáo Hội Công Giáo nói rằng mùa xuân Ả Rập "không" còn nữa.

"Tưởng rằng đã có một muà Xuân mới bắt đầu, bởi vì thực sự lúc đó là một phong trào tự do, độc lập, một phong trào mở rộng", Cha Samir Khalil Samir nói.

Nhưng những biến chuyển từ từ trở thành "bị lũng đoạn bởi các phe nhóm, đặc biệt là phe Hồi giáo ở Ai Cập, Libya, và Bahrain, vì vậy bây giờ tình hình không còn là một mùa xuân nữa", ngài nói.

Linh mục Samir là một linh mục dòng Tên người Ai Cập đang giảng dạy tại Giáo Hoàng Học Viện môn Phương Đông tại Roma, và đồng thời giữ chân giảng dậy tại các ĐH Beirut và Paris. Năm ngoái, ngài đã thận trọng hoan nghênh sự nổi dậy của "một mùa xuân Ả Rập", là một loạt các cuộc cách mạng đã lật đổ các nhà độc tài ở Trung Đông.

Trái với hy vọng cuả một số quan sát viên cho rằng các hình thức dân chủ sẽ bén rễ, nhiều quốc gia đã bị các phong trào Hồi giáo lấn lướt giành lấy quyền cai trị.

Cha Samir cho biết điều này đã xảy ra tại quê hương Ai Cập cuả ngài, nơi mà 30 năm chế độ độc tài quân sự của Tổng thống Hosni Mubarak đã bị lật đổ hồi năm ngoái, và cũng đã xảy ra ở các nước khác như Tunisia và Libya.

Ngài mô tả tình trạng ở Libya sau khi chính thể cuả Đại tá Muammar Gaddafi bị sụp đổ hồi tháng 10 năm 2011 là "không tuyệt vời" bởi vì "một sự cai trị hà khắc cuả Hồi Giáo đã thay thế chính quyền dân sự cuả Gaddafi." Ngài cũng tin rằng các cuộc nổi dậy dân sự hiện nay ở Bahrain và Syria đang được thúc đẩy bởi những thế lực Hồi giáo.

Cha Samir nói rằng ngài vẫn cầu nguyện cho "thế giới Ả Rập có một xã hội mở rộng cho tất cả mọi người", nhưng tin rằng ở đó vẫn còn có hai trở ngại - một là sự thiếu kinh nghiệm về dân chủ và hai là sự thiếu một nền giáo dục cho phụ nữ.

"Chúng tôi khao khát dân chủ nhưng vấn đề là, thí dụ bên Ai Cập, mà đây không phải là một ngoại lệ, là từ năm 1952 khi có cuộc cách mạng cuả Abdel Nasser, chúng tôi đã không có dân chủ", ngài giải thích. Thay vào đó, Ai Cập chỉ có các nhà lãnh đạo cách mạng - như Nasser, Sadat và Mubarak - "vì vậy mà chúng tôi không hề biết một nền dân chủ là gì và làm thế nào để thực hiện nó."

Ngài tin rằng nền dân chủ có thể phát triển, nhưng rất có thể phải cần đến một thế hệ khác để đạt được nó.

Ngài cũng cho rằng giáo dục, đặc biệt là cho phụ nữ, là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một xã hội dân chủ ổn định. Ngài giải thích rằng ở bên Ả Rập, người phụ nữ chính là người "xây dựng gia đình, chứ không phải là người cha" và rằng giới nữ cũng sẵn sàng tìm kiếm cho hòa bình chứ không cho chiến tranh ", ngài tin rằng phụ nữ ở đây sẽ thân thiện hơn với các nhóm thiểu số như Kitô hữu.

"Thật không may, một số câu ở trong kinh Koran có thể hỗ trợ cho sự đàn áp Kitô hữu, vì đó là một tài liệu từ thế kỷ thứ 7 và không có những cố gắng mới để diễn giải kinh Koran cho phù hợp với ngày hôm nay."

Ngài kêu gọi phương Tây hãy cầu nguyện cho thế giới Ả Rập và hãy phát triển giáo dục trong khu vực thông qua các tổ chức phi chính phủ, mà theo ngài có truyền thống tham nhũng ít hơn so với các chính phủ Ả Rập.
 
Top Stories
The XII European Congress for Catechesis: The challenges of forming children and teenagers in the faith was at the heart
+ TGM Vincent Nichols
12:03 08/05/2012
The challenges of forming children and teenagers in the faith was at the heart of a keynote address given on Monday by Archbishop Vincent Nichols of Westminster to the opening session of the XII European Congress for Catechesis.

The four day meeting taking place here in Rome is organised by the CCEE, the Council of European Bishops Conferences, and focuses on the theme of 'Christian Initiation in the context of the new evangelisation, with particular attention to children and young people aged from 7 to 16'. As President of the CCEE commission for catechesis, schools and universities, Archbishop Nichols spoke of the "intuitive sense of hope" of young people and their "desire to know and discover the underlying patterns and purpose of their existence and experiences".

Talking to Philippa Hitchen about the meeting and about the forthcoming Year of Faith, the English Church leader also shared some surprising anecdotes about the most successful activities for bringing young people to the faith..... Listen: Read the full text of Archbishop Nichol's address below: Archbishop Vincent Nichols of Westminster President of the CCEE Commission for Catechesis, Schools and Universities. It is a great pleasure for me to welcome you to this important Congress.

I do so in the name of the CCEE and in particular of its President, Cardinal Peter Erdo. As you know, CCEE is at the service of the Episcopal Conferences of Europe and it is very much our hope that this Congress will be a significant part of that service. I also welcome you, in my own name, as the President of the CCEE Commission for Catechesis, Schools and Universities. In offering these words of welcome, I have in mind especially all the members of Bishops’ Conferences who are present. I thank you for your presence. I know how difficult it is to make time for events such as these, with all the pressing issues that face us in our dioceses. So I am very grateful that you have made this time available and I hope it will prove to be a good investment! What we hope for, above all else, is to achieve an exchange and mutual learning from each others’ experience of this crucial work of Christian Initiation.

There is not only great concern about this theme present here today but also great experience which is to be respected and, I hope, shared sensitively. Thank you, then, not only for your presence but also for all that you will contribute. I thank also the other delegates, priests, religious, experts and all who have worked hard to prepare for this Congress, especially Monsignor Michalik, who heads up this work in our Commission.

Your contributions and serious study of these issues is much appreciated and a valued part of our work. I hope, too, that all our work here together in this Congress will be deeply rooted in our prayer together. It is the Lord whom we seek to serve, whom we seek to put forward. So let us be constantly open to His presence in our midst and sensitive to His promptings and call. Then all shall be well.

The theme of our Congress has been well announced: Christian Initiation in the context of the new Evangelisation with particular attention to children and young people from 7 to 16 years of age. The importance of this theme in the life of the Church is clear. But so is the context. First of all there is the context of the awareness in the Church of a summons to a new Evangelisation: new because there is a need for fresh vigour and imagination; new because there are so many who have never heard the invitation of the Gospel. Often it is said that Europe in particular is the field most in need of a new evangelisation.

While it is difficult to generalise about Europe as a whole, there is truth in the view that Europe is, in a particular sense, the focus of so much tension between the summons of the Gospel and the call of a way of life which is seen, understood, developed and lived without any reference to the reality of God whatsoever. This is the atmosphere which young people meet in so many circumstances, sometimes within their life at home. It is the air they breathe. Yet we know that it is not an air that satisfies or refreshes the human spirit. We know that many young people are filled with an instinctive generosity, an intuitive sense of hope and a desire to know and discover the underlying patterns and purpose of their existence and their experiences.

These aspirations are a source of great hope to us all. They are evidence, if we need it, that the truths about our humanity expressed in the gift of our teaching are indeed valid and enduring. We know that we are made ‘in the image and likeness of God’ and therefore will find true satisfaction only when ‘we shall be like Him because we shall see Him as He really is’ (1 John 3:2). We also know that the fragility of our efforts to realise those aspirations is a direct consequences of the brokenness of our humanity, well expressed in the teaching about the presence within every human being of the reality of original sin.

Every person experiences the conflict spoken of by St Paul as he struggled with the reality of his own experiences and calling (see Romans 7:13-25). It is important for us to remember, during this Congress, that these deep-seated dimensions of the human spirit express themselves very differently in the years covered by this Congress – from 7 to 16. I believe we must be attentive to those differences. Visiting a parish in Birmingham, a few years ago now, I met with a man who had spent many years in Catholic youth work and was renowned for his success in it. I asked him two questions and I remember clearly the answers he gave.

My first question was: What is the key advice you would give to those in the Church working with young people today? His answer: ‘Try to keep the age groups separate; they are so different’. My second question was this: ‘What was your most successful activity for the young people?’ His answer: ‘Ballroom dancing!’ A second part of the context in which we meet is, of course, the Year of Faith called for by the Holy Father for October 2012 to November 2013.

I am sure that there will be opportunities during this Congress for considering the importance of this initiative for the work of Christian Initiation. Certainly among the dioceses of England and Wales considerable planning is taking place so that we can respond firmly and creatively to this initiative and use this Year as a major opportunity to help people to deepen their knowledge of the faith of the Church. That knowledge is important. It recalls that our faith is essentially a revealed religion, a gift for us to receive, explore, understand, and come to enter ever more deeply.

There are, of course, many moments for such learning to take place. For some of us the moment of Sunday preaching is an important opportunity and we are looking at helping priests to present again the key themes of faith during their preaching in the Year of Faith. Some are also looking to this Year as an opportunity of refreshing the work of parish catechists, those who work directly with the age groups of children and young people on whom we are focussing.

I am sure you will have your own ideas and plans for this Year of Faith and we will be guided and stimulated by the many ideas and proposals being put forward at this time by the Congregations and Offices here in Rome. Central to this work for the Year of Faith is the Catechism of the Catholic Church and the arrival of the 20th Anniversary of its publication. The Catechism is a great resource and a great challenge. It is a resource as it can and does guide our understanding of the faith, and its key content, in both profession and practice. It is a challenge because it holds before us the task of presenting the faith in its entirety, in its symphonic wholeness.

It is so easy for us all, and for those who work with youngsters, to concentrate on what might seem to be favourite and attractive aspects of our faith, relegating as ‘for later’ those other aspects which are more difficult, or more counter-cultural. Obviously our presentation of faith has to be sensitive to age and capacity. But it should not, on that account, be over-selective. After all the full sweep of the articles of faith are just that: interconnected dimensions which, taken together as joined – or articulated – make up the whole of the Gospel invitation as understood and lived in the Tradition of the Church.

Much work is and has been done and properly adapting the Catechism of the Catholic Church for different countries and age groups. I know from my own experience how helpful the YouCat project has been for older youngsters. Indeed some who receive it for the first time are quickly absorbed by its content, as if it actually does answer a hunger and a thirst that they feel inside themselves. There are many challenges that lie ahead of this Congress. I hope that that are tackled in an energetic and fruitful manner.

From the point of view of this Commission of CCEE, this is an important moment. The work of the Commission covers this great journey of faith: in the task of schools, in the experience of university life and, throughout life, in the task of continuing catechesis. So the theme of this Congress is very central to our overall view: how do we best share the Gospel in Christian initiation with youngsters in these crucial years? I wish you well and ask God’s blessing on all this work. Thank you very much.
 
Human Trafficking: out of the darkness
Vatican Radio
12:04 08/05/2012
They’re lured abroad by visions of prosperity, by hopes for a better future for their kids and families back home. Sometimes, they’re trying to escape war or conflict. They are the some 12 million people around the world today who are believed to have become slaves for those dreams of a better, safer life.

But their number could be even double that – as many as 27 million men, women and children to live in a state of modern slavery. People like Tara from Ethiopia, promised a good job as a maid in the Middle East, who finds her passport confiscated, and 20 hour days of humiliation and hard work. Or Umma from Somalia who spends her last pennies for a boat ride to Italy only to find herself an unwilling victim of the sex trade. Or Noben, a fisherman from Bangladesh beaten by his boss when he fails to meet his quota of catch for the day.

Among the growing number of lay and religious organizations combating these forms of human trafficking, is the Catholic International Union of Superiors General (UISG) which in 2009 instituted the Talitha Kum network to train consecrated religious and lay in methods of prevention and to provide assistance for victims of trafficking.

Salesian Sr. Estrella Castalone of Talitha Kum says the network takes its name from a center for trafficked girls she helps run in her native Philippines.

Through their many hospitals, schools and social centers around the world, Catholic sisters can play an important role in combating and preventing trafficking of persons and offering material, spiritual and psychological help to victims. And in the some 68 countries where it’s located, Talitha Kum is training more and more religious for the job. It’s a job, Sr. Estrella says, “that puts us in touch with all forms of poverty: the material, the spiritual and the moral…”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ Rước Lễ Lần Đầu tại GX Đức Mẹ La Vang Portland
Phan Hoàng Phú Quý
07:40 08/05/2012
Portland, Oregon - Chú Nhật ngày 6-5-2012 vào lúc 4 giờ chiều, Trường Giáo Lý và Viet Ngữ La Vang đã tổ chức thánh lễ Rước Lễ Lần Đầu cho 113 em học sinh tại Nhà thờ Đức Mẹ La Vang.

Xem hình ảnh

Hôm nay Giáo hội mừng kính Chúa Nhật thứ 5 Phục Sinh. Với tâm tình tạ ơn của các em sau một năm chăm chỉ học hành về tình thương của Thiên Chúa trong Bí Tích Hòa Giải và Bí Tích Thánh Thể, các em học sinh cũng như quý phụ huynh đã nghiêm trang chỉnh tề quy tụ về Thánh Đường Đức Mẹ La Vang để dâng lên Chúa niềm cảm mến tạ ơn vì các em được đón nhận Chúa lần đầu ngự vào tâm hồn các em.

Linh mục chủ tế Phạm Hữu Đạt đã trắc nghiệm các em về ý nghiã Bí Tích Thánh Thể mà các em sắp lãnh nhận, các em đã trả lời rất xuất sắc, chứng tỏ cho mọi người thấy được kết quả mà quý sơ, quý thấy cô đã hy sinh hướng dẫn trong suốt một năm qua, cũng như những cố gắng của các em trong việc siêng năng học hỏi giáo lý, do đó các em đã được khích lệ bằng những tràng pháo tay thật dài và những phần thưởng do cha chánh xứ trao tặng.

Ca đoàn Thiếu Nhi cũng đã hiệp dâng lên những bài ca nguyện thật tâm tình và sốt sang

Đại dìện cho phụ huynh, cũng như đại diện cho các em đã ngõ lời cám ơn linh mục chánh xứ, quý linh mục phụ tá, quý Sơ mến Thánh Gíá Đà Lạt Miền Portland, quý Thầy Cô đã hiệp dâng thánh lễ và cầu nguyện cho các em, cũng như hy sinh rât nhiều thời gian để hướng dẫn các em trong lớp giáo lý Rước Lễ Lần Đâu.

Kết lễ các em được trao Chứng Chỉ Rước Lễ lần Đầu và chụp hình lưu niệm với quý linh mục đồng tế.
 
Giáo Phận Thanh Hóa Khai Mạc Năm Thánh Kỷ Niệm 80 Năm Thành Lập
Jos. Nghi Sơn
09:59 08/05/2012
GIÁO PHẬN THANH HÓA KHAI MẠC NĂM THÁNH KỶ NIỆM 80 NĂM THÀNH LẬP

Ngày 7 tháng 5 năm 2012 đã đi vào lịch sử giáo phận Thanh Hóa, khi đúng ngày hôm nay toàn thể con cái Công giáo xứ Thanh ở khắp mọi nơi đều hướng về trung tâm giáo phận để hiệp thông trong Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh kỷ niệm 80 năm ngày thành lập (7.5.1932 – 7.5.2012).

Xem hình ảnh

Ngay từ chiều ngày hôm trước, nhiều ngàn người đã đổ về nhà thờ Chính Tòa để tham dự các buổi đọc kinh cầu nguyện và tham dự các tiết mục văn nghệ của các giáo hạt trong giáo phận. Đặc biệt là đội kèn đồng tổng hợp với 660 nhạc công, đội trống với 250 người đã làm cho bầu khí trước đại lễ trở nên sôi động.

Xem hình khai mạc năm thánh

Công tác chuẩn bị cho đại lễ đã được Ban tổ chức hoàn thành từ nhiều ngày trước. Dọc theo bờ hồ, xung quanh nhà thờ, cờ ngũ sắc, cờ vàng trắng, băng rôn khẩu hiệu đã được treo lên.

Ấn tượng nhất là Logo Năm Thánh được treo chính giữa lễ đài với chủ đề: “TRI ÂN QUÁ KHỨ - CHẤN HƯNG HIỆN TẠI – DẤN THÂN TƯƠNG LAI”, chủ đề này được suy tư trong Năm thánh của cộng đồng dân Chúa giáo phận Thanh Hóa.

Đúng 8g45, Thánh lễ khai mạc Năm Thánh đã diễn ra.

Chủ tế thánh lễ là Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh - giám mục giáo phận Thanh Hóa, trưởng Ban tổ chức Năm thánh, cùng đồng tế có Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt – giám mục giáo phận Bắc Ninh, tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt nam và hơn 80 linh mục trong và ngoài giáo phận. Tham dự thánh lễ có quý sơ Hội Dòng Mến Thánh Giá, Hội dòng Phaolô và hơn 10 ngàn giáo dân.

Thánh lễ khai mạc đã diễn ra với nhiều nghi thức trang trọng và xúc động.

Sau lời khai lễ của Đức cha chủ tế, cha Tổng đại diện Phêrô Vũ Tiến Phúc đã công bố Sắc Lệnh của Tòa Ân Giải Tối Cao cho phép giáo phận Thanh Hóa mở Năm Thánh kỷ niệm 80 năm ngày thành lập.

Và bằng một cử chỉ tượng trưng, trong cương vị giám mục Thanh hóa, Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh đã tuyên bố khai mạc và mở của Năm Thánh “nhân danh Đức Giáo Hoàng Bênêditô XVI, với năng quyền Tòa Ân Giải Tối Cao ban cho, trong tư cách là giám mục Chính tòa giáo phận Thanh Hóa, tôi tuyên bố khai mạc Năm thánh toàn xá bắt đầu từ ngày 07.05.2012 và bế mạc ngày 07.05.2013”.

Sau khi tuyên bố khai mạc, để tỏ lòng tri ân các thánh tử đạo, các giám mục, linh mục, muôn ngàn giáo dân đã đổ máu, mồ hôi, nước mắt để xây dựng giáo phận Thanh hóa được như ngày nay. Đức cha Giuse đã tiến về bàn thờ các ngài, thay lời cho 150 ngàn tín hữu xứ Thanh, niệm hương và dâng lên lời tri ân cảm tạ.

Phần sám hối đầu lễ đã gây xúc động trong lòng những người tham dự. Đức cha Giuse – người đứng đầu giáo phận; đại diện linh mục, tu sĩ; đại diện các giới đoàn giáo dân: gia trưởng, hiền mẫu, thanh niên và thiếu nhi đã tiến ra trước bàn thờ, mặc áo nhặm, rắc tro lên đầu (như truyền thống Cựu ước) hướng về cộng đoàn để nói lên lời xin lỗi Chúa, xin lỗi mọi người “Tôi là Giuse Nguyễn Chí Linh / Chúa đã trao phó cho tôi nhiệm vụ mục tử của giáo phận Thanh hóa / tôi đã đem hết lòng yêu mến để thi hành sứ mệnh / nhưng chắc chắn tôi đã thiếu sót rất nhiều / với cộng đồng xã hội / với linh mục đoàn / với nam nữ tu sĩ / với anh chị em giáo dân / TÔI XIN LỖI MỌI NGƯỜI. ..”.

Trong bài giảng lễ, bằng lối kể chuyện hồi ức, Đức cha Cosma Hoàng văn Đạt đã đưa tất cả những người tham dự ngược dòng lịch sử của giáo phận Thanh hóa về với làng Bồng Trung, giáo xứ Kẻ Bền, nơi có cụ Đỗ Hưng Viễn được rửa tội tại Macao năm 1573; về với Lạch Trường, nơi có câu truyện lãng mạng giữa Mai Hoa Công Chúa được rửa tội năm 1590 và giáo sĩ Ordonez de Cevallos; về với Cửa Bạng, nơi cha Đắc Lộ đã được Thiên Chúa quan phòng cho bão tố đưa đến vào ngày lễ Thánh Giuse 19.3.1627 để khởi đầu công cuộc truyền giáo ở Miền Bắc; về với quê hương của các thánh tử đạo Gioan Đạt, Giacôbê Đỗ Mai Năm, Phaolô Nguyễn Ngân, Anê Lê Thị Thành và Phaolô Lê Bảo Tịnh - những chứng nhân đức tin anh dũng và trung kiên… Tôi đã chứng kiến những đổi thay có thể nói là kỳ diệu ở Thanh Hóa.. với bao nhiêu sinh hoạt của Giáo Phận lúc nào cũng như cơn bão đang đưa Tin Mừng từ trái tim Giáo Phận đến với tất cả các xứ họ. Ngay đến một nơi heo hút là trại phong Cẩm Thủy cũng đã trở thành địa chỉ của trái tim Thanh Hóa…

Bài giảng Thánh lễ kết thúc trong tiếng vỗ tay của mọi người.

Trước phép lành cuối lễ, cha Tổng Đại diện ngỏ lời cảm ơn Đức cha khách, quý cha, quý khách đến hiệp thông và tham dự thánh lễ; cảm ơn Ban Tổ chức Năm Thánh và tất cả mọi người đã góp phần vào sự thành công tốt đẹp của ngày lễ Khai mạc. Đó chính là dấu chỉ của tình hiệp thông, của bác ái huynh đệ.

Thánh lễ kết thúc lúc 11g30 trong bầu khí vui tươi, phấn khởi của tất cả con dân xứ Thanh. Thánh lễ khai mạc đã chính thức mở ra một Năm Hồng Ân với giáo phận Thanh hóa.

Jos Nghi Sơn
 
Chuyến đi đến với người nghèo của Ủy Ban BAXH-HĐGMVN
LM. Paul Nguyễn Xuân An
08:53 08/05/2012
Chuyến đi đến với người nghèo của Ủy Ban BAXH-HĐGMVN

Hay tin khoảng 9 giờ ngày 29/4/2012 tại mỏ than Đầm Bùn do Công ty Sinh Phát Lộc khai thác trên địa bàn xã Thạch Bình, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình xảy ra tai nạn làm 4 công nhân bị thiệt mạng, ngày 04/5/2012 Ủy Ban Bác Ái Xã Hội Hội Đồng Giám Mục Viêt Nam và Ban Bác Xã Hội giáo phận Phát Diệm đã đến thăm và chia sẻ với gia đình các nạn nhân.

Đoàn gồm có: Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến - nguyên Giám mục giáo phận Phát Diệm, Phó Chủ tịch UBBAX-HĐGMVN - trưởng đoàn; Cha Antôn Nguyễn Tâm Tư - Trưởng Ban BAXH giáo phận Phát Diệm; Cha Giuse Lê Đức Năng - quản hạt Vô Hốt, giáo phận Phát Diệm; và Cha Phaolô Nguyễn Xuân An.

8 giờ sáng chúng tôi có mặt ở Nhà Thờ Vô Hốt (Thị trấn Nho Quan, tỉnh Ninh Bình). Tuy nhiên, chúng tôi chưa thể khởi hành vì mặc dù đã có địa chỉ các gia đình nạn nhân nhưng 3 gia đình nạn nhân họ Bùi thuộc xã Phúc Tuy, huyện Lạc
Sơn, tỉnh Hòa Bình nằm ngoài tầm biết của chúng tôi nên cần phải xác định rõ “tọa độ”. Chính vì thế, trước đó Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến đã tìm hiểu kỹ trên bản đồ, cẩn thận vẽ lại, và xác định hành trình.

Sau một giờ bàn bạc, liên lạc, hỏi thăm và xác định “tọa độ”, đoàn khởi hành. Trên đường đến thăm gia đình anh Phạm Văn Hồng ở thôn Bãi Lóng xã Thạch Bình huyện Nho Quan (Ninh Bình), đoàn ghé thăm Nhà thờ Lạc Bình đang xây dựng, thuộc quyền cha Giuse Lê Đức Năng. Đây là công trình do cả giáo phận chung tay góp sức, tiến độ thi công khá nhanh. Cứ đà này, không bao lâu nữa giáo phận Phát Diệm có thêm một nhà thờ mới. Rảo một vòng quanh công trình, đoàn lên xe tiếp tục hành trình theo sự hướng dẫn của một giáo dân xứ Lạc Bình.

Xe chúng tôi phải đi qua một quãng đường mà hai bên là rừng thông xanh với đồi và thung lũng, lâu lâu mới có một ngôi nhà. Có đoạn đường dường như qua thung lũng, nên mất vài km không có sóng điện thoại. Nhờ có người bản xứ dẫn
đường nên chúng tôi không khó khăn để đến nhà anh Hồng. Đó là ngôi nhà vừa xây chưa kịp hồ áo, nằm cách mặt đường không xa. Tuy đã đưa anh đến nơi an nghỉ cuối cùng từ những hôm trước, nhưng bà con thân thuộc vẫn còn ở lại để làm lễ cho anh và chia sẻ với gia đình anh.

Sau khi tự giới thiệu là phái đoàn UBBAXH thộc HĐGMVN, Đức Cha Phó Chủ tịch UBBAXH-HĐGMVN đã thay mặt đoàn ân cần thăm hỏi, phân ưu, và chuyển tới gia đình món quà 10 triệu đồng, được trích từ quỹ Dự phòng chống thiên tai của UBBAXH-HĐGMVN. Thắp nén hương kính viếng người quá cố, từ giã mọi người, đoàn tiếp tục hành trình.

Rời gia đình anh Hồng lúc 10 giờ 15, khi mặt trời đã lên cao, thiêu đốt cả một miền rộng lớn, làm cho không khí oi ả, nhiệt độ lên tới 42 C khiến cho ngày hôm nay và mấy ngày trước trở thành cao điểm của mùa hè mà Bản tin Dự báo thời tiết đã cho biết: hiện tượng 50 năm mới gặp lại. Chiếc xe bảy chỗ lao đi dưới ánh nắng chói chang, để lại phía sau là những cánh đồng ngô bị héo khô vì nắng.

Chúng tôi dừng lại ven đường để dùng bữa trưa tại gia đình một giáo dân quảng đại. Tranh thủ giờ giải lao chúng tôi hỏi đường bằng cách liên lạc với những người ở trong huyện Lạc Sơn (tỉnh Hòa bình), gần với các gia đình nạn nhân nhất.

Bây giờ “hoa tiêu” của chúng tôi là ông Chánh trương giáo xứ Di Dân (huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình) thuộc hạt Vô Hốt, giáo phận phát Diệm. Xứ Di Dân cách thị trấn Nho Quan chừng 30 km. Con đường mà chúng tôi phải đi là quốc lộ 12B, đã xuống cấp, đang chờ để cải tạo và nâng cấp. Vì thế xe chúng tôi không thể đi nhanh được. Vượt qua thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn, Hòa Bình), đến ngã ba Xuất Hóa chúng tôi đón thêm hai thành viên nữa, đó là thầy Phó tế đang giúp xứ Mường Riệc và ông chánh trương của giáo xứ. Từ đây, trên chiếc xe Wave, họ là “hoa tiêu” của đoàn. Vì không phải là “thổ công” nên chốc chốc “hoa tiêu” lại phải dừng xe để hỏi thăm.

Bò qua chặng đường bằng đất đồi, ngập nghềnh, khúc khuỷu và gian nan, chiếc xe liên tục nghiêng ngả, buộc mọi người phải bám chặt vào thành xe vì lắc lư. Cuối cùng chúng tôi cũng thở phào vì đã tới được gia đình nạn nhân thứ hai: anh Bùi Văn Chửng (1986).

Căn nhà sàn của gia đình anh Chửng làm trên đồi, cách đường không xa. Anh ra đi để lại người vợ trẻ và hai con nhỏ. Cháu lớn 5 tuổi, và cháu bé 3 tháng tuổi. Mặc dù các gia đình ở đây là dân tộc Mường, biết nói tiếng Kinh, nhưng thầy Phó tế vẫn giới thiệu chúng tôi với những người hiện diện bằng tiếng dân tộc. Đức Cha Giuse thay mặt đoàn thăm hỏi, phân ưu, chia sẻ với gia quyến và chuyển món quà 10 triệu đồng của UBBAXH – HĐGMVN. Sau đó, đoàn lên trên nhà thắp hương, kính viếng người quá cố, rồi từ biệt mọi người để tiếp tục hành trình đến thăm hai gia đình còn lại.

Nhờ hỏi thăm, chúng tôi được biết gia đình anh Bùi Văn Thức và gia đình anh Bùi Văn Quý ở cùng làng này, cách đó không xa. Lúc này, trên xe có thêm một người nữa để dẫn đường. Ông giới thiệu mình là người thân của cả ba nạn nhân họ
Bùi. Họ là cháu nội, cháu ngoại và cháu rể của ông. Xe tiếp tục lên dốc, đường đất gập gềnh và khó đi. Phải là một chiếc xe khỏe với một tài xế cừ thì mới có thể vượt qua được con đường này. Tuy chiếc xe thuộc loại gầm cao, nhưng cũng phải chấp nhận bị chạm gầm mấy lần, dù bác tài đã rất cẩn thận lùi lại, tiến lên để chọn cách xử lý an toàn nhất. Thấy chúng tôi ái ngại, người dẫn đường chấn an: “Đường này mới sửa, được thế này là khá lắm rồi đấy. Trước kia, có nhiều chỗ cả xe máy cũng phải khiêng”. Chúng tôi hỏi: “vậy xe ôtô ra vào thế nào?” Ông trả lời: “xe này là đầu tiên”. “Thế hôm đưa các nạn nhân về bằng cách nào?” “Taxi một một!” Tôi hiểu ông muốn nói là mỗi xe chở một nạn nhân, nhưng khó hình dung với xe 4 chỗ, gầm thấp có thể đưa nạn nhân về tận nhà như thế nào.

Loay hoay vượt qua đoạn đường khó, bác tài dừng xe để chúng tôi vào thăm gia đình anh Bùi Văn Thức (1989). Xuống xe, tôi ngỡ ngàng về con đường: dốc và gồ ghề thế này mà bác tài lên được, quả là “tài”!

Lối đi nhỏ, bằng đất, dốc, và hầu như không có bậc, dẫn chúng tôi lên đồi. “Xóm” nhỏ này có bốn gia đình. Gia đình anh Thức ở cuối lối mòn, nơi cao nhất. Đó là căn nhà sàn, bằng gỗ, và sân là nền đất. Chọn nơi có bóng mát, gia đình kê
tạm 2 chiếc bàn để tiếp chúng tôi. Sau khi thầy Phó tế giới thiệu, Đức Cha Giuse ân cần thăm hỏi, phân ưu và trao cho gia đình món quà 10 triệu đồng của UBBAXH – HĐGMVN. Vợ anh Thức mang áo tang màu trắng cùng với hai cháu nhỏ không xuống tiếp chuyện, nhưng đứng bên cửa sổ “trên nhà” nhìn xuống như quan sát. Ngay cả khi đoàn lên nhà để thắp hương kính viếng anh, chị và hai cháu vẫn là người đứng xa xa. Bàn thờ của anh được làm đơn giản, không có di ảnh. Khi mấy người cho chúng tôi xem ảnh anh chụp chung với gia đình và bạn bè, chị Thức đã không cầm được lòng mình, nước mắt tuôn rơi.

Trên lối mòn trở lại xe để đi tiếp, tôi tự hỏi: những ngày trời mưa, các gia đình ở đây có đi ra ngoài không? Và họ đi bằng cách nào?

Người dẫn đường cho chúng tôi biết nhà anh Bùi Văn Quý (1989) ở cách đây không xa. Tuy nhiên, chiếc xe cũng phải vất vả lắm mới có thể “bò” tới được gần nhà anh. Đó là căn nhà được làm nơi heo hút, cuối con đường nhỏ, xa láng
giềng. Người dẫn đường kể: “căn nhà này anh Quý mới dựng. Chính anh đã bỏ công sức đập và phá đá để tạo mặt bằng dựng nhà”. Nếu như gia đình anh Chửng, anh Thức có nơi dành riêng đun nấu, thì gia đình anh Quý vẫn còn “giữ được truyền thống” với cái bếp ở trên nhà. Phải để ý mới thấy bên cạnh bếp có mấy kẹp cá khô. Trên bếp có một gác nhỏ để mấy củ sắn khô. Căn nhà trống trải, không có buồng, chẳng có kho, và cũng không có tủ.

Trong khi những người thân của anh Quý tiếp chúng tôi ở trên nhà, vợ anh Quý không mặc áo tang ngồi ở xa bên cửa sổ, lặng lẽ cho cháu bé 3 tuổi uống sữa. Cùng với lời thăm hỏi, động viên, Đức Cha Giuse trao cho gia đình 10 triệu đồng của UBBAXH – HĐGMVN, sau đó thắp hương kính viếng người quá cố. Bàn thờ của anh bày đơn giản, sát với mái nhà bằng phi-bờ-rô-xi-măng. Có người giải thích: lợp nhà bằng chất liệu này tuy nóng, nhưng an toàn, không cháy. Sau này tôi còn biết thêm một lý do nữa: vì cọ rất đắt.

Từ giã gia đình anh Quý, chúng tôi ra xe trở về, lúc này là 15 giờ, trời vẫn nắng như đổ lửa. Những người ở đây tiễn chúng tôi bằng những ánh mắt nhìn qua ô cửa sổ. Họ chỉ cho chúng tôi con đường khác để về, “gần hơn, dễ đi hơn, chỉ khoảng một cây số là tới đường Hồ Chí Minh”. Nghe vậy, chúng tôi mừng lắm. Nhưng có đi mới biết một cây số của bà con ở đây nó dài bao nhiêu, đi mãi mà chưa hết con đường đất, chưa thấy đường Hồ Chí Minh. Cuối cùng, ai nấy trong chúng tôi đều vui mừng vì con đường trải nhựa hiện ra trước mặt. Nhưng, đó không phải là đường Hồ Chí Minh. Chúng tôi thầm nghĩ rằng: hình như với bà con ở đây cứ đường trải nhựa là đường Hồ Chí Minh ?!

Thầy Phó tế và ông chánh trương xứ Mường Riệc lại tiếp tục làm “hoa tiêu” cho tới ngã ba Xuất Hóa thì chia tay chúng tôi. Vẫn là con đường 12B xuống cấp, khó đi, nhưng ai nấy không còn ái ngại nữa, phần vì chúng tôi đã hoàn thành hành trình, phần vì cảm thông với sự nghèo khó và tang thương của các gia đình, và nhận thấy mình vừa làm được một việc ý nghĩa. Chúng tôi có chung một thắc mắc và cũng là trăn trở: vào mùa đông giá buốt, với cái rét căm căm như cắt vào da thịt, những gia đình này - đặc biệt là gia đình anh Quý - sẽ làm gì để chống lại khi căn nhà quá trống trải? Đây là một trong các lý do để “cái bếp” tồn tại trên nhà của gia đình anh.

Sau khi đưa ông chánh trương xứ Di Dân về nơi đã xuất phát, nhờ cha quản hạt Vô Hốt chỉ đường, xe chúng tôi tránh được phần còn lại của đoạn đường 12B, về tới Vô Hốt lúc 17 giờ. Từ Phúc Tuy về Vô Hốt khoảng 60 km, nhưng chúng tôi phải mất 120 phút cho hành trình.

Đức Cha Giuse chia tay chúng tôi. Ngài trở về Sở Kiện, chúng tôi xuôi về Phát Diệm, kết thúc một ngày trọn cho hành trình bác ái, đến với gia đình các nạn nhân. Có đi, tôi mới hiểu thế nào là làm bác ái. Có đi, tôi mới biết được còn rất nhiều hoàn cảnh cần được nâng đỡ, xẻ chia; còn rất nhiều cuộc đời chưa biết ngày mai sẽ dựa vào đâu để đứng lên. Nhờ chuyến đi tôi mới thấy rằng cánh đồng truyền giáo rộng lớn, cần nhiều nhà truyền giáo, và việc truyền giáo cũng đầy những khó khăn. Cần nhiều lắm những tấm lòng quảng đại, những vòng tay dang rộng, những bàn tay mở ra để chia xẻ và nâng đỡ anh chị em mình.

Phát Diệm, ngày 07/5/2012

P. Nguyễn Xuân An
 
Sinh Viên - Giới trẻ tại Đà Nẵng cầu nguyện cho Bảo vệ Sự sống
Vincent Phạm Văn Quân
09:07 08/05/2012
Sinh Viên - Giới trẻ tại Đà Nẵng cầu nguyện cho Bảo vệ Sự sống

Chiều ngày 07/05/2012, Sinh Viên - Giới trẻ tại Đà Nẵng tham dự Thánh lễ và Giờ chầu thánh thể cầu nguyện cho Bảo vệ Sự sống - Chống Phá thai tại Giáo xứ Thanh Bình - GP. Đà Nẵng.

Sự sống là quà tặng tuyệt vời của Thiên Chúa Cha ban cho mỗi người chúng ta. Chúa đã mời gọi con người cộng tác vào công trình kỳ diệu của Ngài. Nhưng chỉ có Chúa là Đấng tạo tác đầy yêu thương. Ngài tưởng nhó, chăm sóc con người ngay từ giây phút tượng thai nhi trong lòng thân mẫu. Ngài lên kế hoạc cho mỗi con người với tràn niềm hi vọng. Thế nhưng con người đã cố tình phá hủy kế hoạch của Thiên Chúa, giết hại sự sống quà tặng của Chúa ban cho con người đặc biệt là các thai nhi bé bỏng vô tội. Họ đã nhân danh tự do cá nhân, bảo vệ quyền lợi, danh tiếng riêng tư và trăm nghìn biện chứng để vô cảm trước tiếng kêu gào thảm thiết của các sinh linh.

Xem hình

Buổi lễ diễn ra rất sốt sắng, trong tâm tình sám hối và cầu nguyện cho những linh hồn thai nhi vô tội đã bị cha mẹ và người thân yêu giết chết cách thương tâm. Cầu nguyện cho cha mẹ các em, và cho biết bao nhiêu người đang cố tình chối bỏ tiếng kêu cứu của chính tấm hình hài chính họ đã tạo dựng nên. Thánh lễ do Cha Giuse Vũ Dần – Chánh xứ Thanh Bình chủ sự, sự hiện diện đông đảo của các Sơ dòng thánh Phaolô cùng đông đảo các bạn Sinh viên, giới trẻ đang sinh sống, học tập, công tác tại Thành phố Đà Nẵng và đông đảo bà con giáo dân Giáo xứ Thanh Bình.

Với số lượng các bạn đến tham dự chưa được đông lắm, vì điều kiện cách này, cách khác nhưng cũng nói lên tinh thần và ý thức của các bạn khi đến tham dự buổi cầu nguyện này. Với ước muốn mỗi người hãy là những hạt giống ra đi sau buổi cầu nguyện để gieo vào lòng đời Tin Mừng của Chúa, những việc làm để cho nước Chúa ngày một mở rộng hơn và mọi người ý thức được việc họ đang làm, định làm và sẽ làm, hy vọng mỗi người nơi đây sẽ là muối ướp cho trần đời để ngăn chặn những hành vi tàn bạo và vô lương tri này.

Nguyện xin Thiên Chúa ban cho chúng con tinh thần, lòng hăng say phục vụ, sự hy sinh, sư hiểu biết, ơn khôn ngoan để chúng con trở thành những chứng nhân, những muối men đi ướp mặn cho trần gian đầy cám dỗ, tội lỗi này. Lạy Thánh Giê ra đô là quan thầy của các Thai nhi, xin Ngài luôn che chở, soi sáng, gìn giữ cho các Thai nhi, người mẹ mang thai được mạnh khỏe và bình an trong Chúa.

Buổi chầu thánh thể, cầu nguyện với những lời cầu nguyện tự phát được dâng lên Thiên Chúa từ tận đáy lòng của các bạn đến tham dự trong buổi cầu nguyện hôm nay. Hôm nay, cũng có sự hiện diện của một số gia đình đã lỡ lầm phá hủy đi người con yêu dấu của họ, họ đã rất đau khổ, ăn năn thống hối trở về cùng Chúa, gia đình, lương tâm của họ không được yên ổn, bình yên trong từng ngày sống của gia đình họ, xin mọi người cũng cầu nguyện thêm nhiều cho gia đình những người này để họ vượt qua nỗi thống khổ này, mong rằng đứa con của họ cũng đang đoái nhìn đến họ và đang mỉm cười với họ vì họ đã ăn năn chắc chắn em bé do chính tay họ bỏ sẽ cầu nguyện luôn cho bố mẹ của em.

Trước khi kết thúc buổi cầu nguyện với những tâm tình được gửi đến mẹ Maria: Lạy Mẹ Maria, người trẻ chúng con hôm nay phải đối mặt với biết bao nhiêu là cám dỗ của trần gian, bao nhiêu học thuyết đang làm chao đảo những giá trị đạo đức, làm lung lạc tinh thần và đức tin non yếu của chúng con. Xin cho chúng con biết noi gương Mẹ luôn đặt trọn niềm tin nơi Thiên Chúa dù là thành công hay thất bài dù chán nản hay đau thương cách nào.

Chúng con xin Mẹ cách riêng, chúc lành và gìn giữ những mối tình mà chúng con đang ấp ủ. Xin giúp chúng con biết tôn trọng nhau và làm chủ mọi cảm xúc của mình để tình yêu của chúng con luôn luôn thanh khiết và trong sáng.

Chúng con xin phó dâng trong trái tim hiền mẫu của Mẹ cuộc sống của chúng con bây giờ và mãi mãi.

Đó cũng là tâm tình của chúng con dâng lên Mẹ, xin Mẹ thánh hóa, cầu bầu cùng Chúa tha thứ lỗi lầm cho những người biết ăn năn trở lại và xin thương xót những linh hồn thai nhi vô tội. Buổi cầu nguyện kết thúc trong sự thinh lặng, suy gẫm và lắng đọng trong tâm hồn của mỗi người trẻ khi kết thúc buổi cầu nguyện và ra về với đời sống hằng ngày cùng với bao dự định cho kế hoạch hoạt động Bảo Vệ Sự Sống và Chống phá thai. Nguyện xin Chúa chúc lành cho mỗi người trẻ chúng con, cho nhóm Bảo Vệ Sự Sống và Chống phá thai Đà Nẵng chúng con biết và làm nhiều và nhiều hơn nữa những việc làm tốt đẹp, đẹp lòng Chúa hơn. Amen
 
Giáo xứ Hội Am có thêm 3 tân linh mục
Thùy Chi
21:45 08/05/2012
HẢI PHÒNG – Trong hai ngày mồng 4 và 5 tháng 5 năm 2012, cha chính xứ Hội Am Gioan Baotixita Nguyễn Quang Sách đã tổ chức đón 3 tân linh mục về dâng lễ mở tay tại giáo họ Vạn Hoạch là quê hương của cha mới Ixiđôrô Phạm Văn Toản, và giáo họ Cộng Hiền – quê hương của hai cha mới Giuse Nguyễn Tiến Dũng và cha Stêphanô Nguyễn Khương Duy.

Xem hình ảnh

Năm 2012 là một năm hồng ân đối với Giáo tỉnh Hà Nội nói chung và cách riêng là rất đặc biệt với giáo xứ Hội Am (xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng). Giáo xứ Hội Am có 3 tân linh mục cùng chịu chức ngày 1.5.2012 do Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Giáo phận Hải Phòng chủ phong. Niềm vui được nhân lên gấp ba và quí ân nhân, thân nhân cùng quí khách tới chúc mừng ba tân chức trong suốt cả tuần trước lễ phong chức và trong những ngày lễ mở tay của ba cha mới. Theo lời ông Gioan Baotixita Đặng Duy Phái cho biết: “Những ngày qua đã có khoảng 7.000 lượt người đến giáo xứ, giáo họ cùng chia vui với cha xứ, gia đình ông bà cố của ba tân linh mục. Bao nhiêu công việc chuẩn bị đón tiếp sao cho thật chu đáo, chỗ ăn nghỉ cho khách ở xa tới, những phần việc trong phụng vụ lễ nghi, phụng vụ thánh lễ và tiệc mừng đều được cha xứ cùng với Ban hành giáo xứ, giáo họ Vạn Hoạnh và Cộng Hiền quan tâm sát sao. Xin tạ ơn Chúa vì mọi việc đều được diễn ra tốt đẹp trong ơn Chúa ban cho giáo xứ Hội Am của chúng tôi”.

Đến với giáo xứ Hội Am, ai ai cũng sẽ nhớ về cha Giuse Hoàng Ngọc Minh (1915 – 28.9.1960), một linh mục quê tại họ trị sở xứ Hội Am đi truyền giáo cho người dân tộc Bahnar và Xơđăng xứ Kon Dũ và lập xứ Kon Kơla thuộc giáo phận Kontum. Trong thời gian mười bốn ngày chữa bệnh phong tê thấp tại Nhà chung Kontum, cha trở về Kon Kơla vào buổi sáng ngày 28.9.1960. Khi chỉ còn cách Kon Kơla 4 cây số, bị phục kích, xe ôtô chở cha dừng lại thì một toán người từ mô đất trên cao lao xuống trên tay họ là những cây chông vót nhọn đâm đánh cha và một số khác dùng súng bắn vào người cha với anh tài xế, rồi họ bỏ đi. Cha gục chết trên xe. Còn anh tài xế thì bất tỉnh. Trong ơn Chúa, mấy phút sau anh đã tỉnh lại, mặc dù bị trọng thương trên người với 8 viên đạn nhưng anh vẫn cố lái xe đi thêm được một cây số rồi để xe lại mà lết về bản gọi người ứng cứu. Ngày hôm sau, 30.9.1960, vào lúc 4 giờ chiều, cha được an táng trong vườn thánh Tòa Giám mục Kontum.

Chúng tôi tham dự thánh lễ tạ ơn của ba cha mới thuộc giáo xứ Hội Am đã không khỏi xúc động khi thầm nhớ về cha Giuse Hoàng Ngọc Minh. Nay giáo xứ đã có thêm 3 tân linh mục, hòa cùng niềm vui của hàng nghìn quí vị ân nhân, thân nhân và quí khách như đây là đóa hoa ngát hương thơm dâng lên Chúa. Nguyện xin Chúa ban muôn ơn lành xuống trên cha xứ, ba cha mới, quí ông bà cố của các tân linh mục và toàn thể cộng đoàn giáo xứ Hội Am.
 
Thông Báo
Viếng nhà thờ chính toà Phát Diệm được ơn toàn xá
Giáo phận Phát Diệm
07:48 08/05/2012
 
Văn Hóa
Điện thoại và Anh ngữ
Jos. Tú Nạc, NMS
07:47 08/05/2012
“Mister Watson – come here – I want you.”

Âm thanh này là giọng nói của Bell lướt qua dây điện thoại. Trong căn phòng khác, Watson nghe được những lời của ông.

Đây là những lời đầu tiên được nói trên chiếc điện thoại đầu tiên của thế giới. Nhưng không bao lâu, điện thoại đã ở mọi nhà trên thế giới. Người ta đã bắt đầu nói chuyện với nhau qua điện thoại trong hầu hết các trường hợp. Và sự phát minh điện thoại bắt đầu biến đổi cách thức mà người ta nói chuyện với nhau. Sự phát minh điện thoại đã biến đổi ngôn ngữ Anh.

Thông thường, sự biến đổi ngôn ngữ diễn ra một thời gian dài. Tuy nhiên, những kỹ thuật mới có thể nhanh chóng gia tăng nhịp độ biến đổi. Được so sánh với nhiều ngôn ngữ. Anh ngữ không phải là một cổ ngữ lâu đời. Anh ngữ cổ phát triển vào bán thế kỷ thứ 5 – từ sự pha trộn những ngôn ngữ khác ở Âu châu. Nó đã biến đổi một cách chậm chạp qua nhiều thế kỷ. Và ngày nay, Anh ngữ đã khác xa so với thế kỷ thứ 5.

Tuy nhiên, ngôn ngữ luôn biến đổi. Và thường, kỹ thuật là một lý do quan trọng đối việc biến đổi đó. Kỹ thuật ban đầu đã làm biến đổi ngôn ngữ nói là ngôn ngữ viết.

Vào nhữn thế kỷ đầu tiên, ngôn ngữ thường không được chuyển thành ngôn ngữ viết. Nhưng một khi con người bắt đầusử dụng ngôn ngữ viết nhiều hơn, nó đã làm thay đổi phong cách khi họ nói chuyện.. Càng nhiều người viết và đọc, ngôn ngữ nói của họ càng thay đổi. Sau đó, vào thế kỷ thứ 15, một nhà phát minh người Đức tân là Gutenburg đã sáng chế ra máy in. Chiếc máy in này đã in ra những cuốn sách nhanh hơn nhiều mả người ta phải sao chép bằng tay. Càng ngày càng có nhiều sách nghĩa là càng nhiều người đọc, thay vì vì nói. Chiếc máy in này đã làm biến đổi ngôn ngữ thậm chí nhiều hơn.

Hơn 100 năm qua, khoa học kỹ thuật đã thay đổi một cách nhanh chóng. Và cũng kéo theo sự thay đổi ngôn ngữ. Một cách cụ thể, điện thoại đã thay đổi phong cách nói của con người đến độ không tưởng. Từ “Hello” trong tiếng Anh là một ví dụ điển hình cho những thay đổi nay.

Khi Alexander Graham Bell làm ra chiếc điện thoại đầu tiên ông gọi, ông không nói “hello.” Chiếc điện thoại này là một phát minh mới. Người ta không lập ra một phương thức chung để nói chuyện với nhau trên điện thoại. Trước đó một thời gian dài, những người nói tiếng Anh đã phát triển một tập hợp phương thức trong việc trả lời điện thoại.

Ngày nay, hầu hết mọi người nói tiếng Anh trả lời điện thoại bằng cách nói “hello.” Nhưng trước khi có máy điện thoại, người ta không nói “hello” để chào hỏi nhau. Thay vào đó, khi họ gặp một người nào đó, họ sẽ nói: “Good morning, good day, hay good night.”

Khi điện thoại được phát minh, “Hello” là một từ mới đối với Anh ngữ. từ điển Anh ngữ Oxford nói rằng từ “hello” đã trở thành phần nào thông dụng trong Anh ngữ vào năm 1827. Và thay vì được dùng như một lời chào, “hello” đã có một ý nghĩa rất khác nhau. “Hello” được dùng để tạo sự chú ý về một điều gì đó hoặc để diễn tả sự ngạc nhiên. Người ta nói vào những việc như thế này:

“Hello! Your horse just stepped in my flowers!”

“Hello! What is your dog doing to my fence?”

“Hello! What are you doing?”

“Hello” không phải là sự lựa chọn của Bell cho lời chào trên điện thoại. Thực ra sau khi paht1 minh máy điện thoại, Bell đã gợi ý một cách chào khác trên điện thoại. Ông nghĩ người ta sẽ trả lời trên điện thoại và nói “Ahoy.” “Ahoy” là từ được các thủy thủ dùng để chào nhau. Thường , lời chào này được kéo dài thành “Ahoy-hoy”. Khi diện thoại được dùng rộng rãi khắp mọi nhà, Bell nghĩ “ahou-hoy” sẽ là lời chào hoàn chỉnh.

Nhưng ý tưởng của Bell chẳng được bao lâu. Thay vào đó, các công ty điện thoại phát hành những cuốn sách hướng dẫn về cách trả lời điện thoại. Họ gợi ý rằng người ta trả lời với từ “hulloa” dứt khoát va vui vẻ. “Hullo” là cách mà người dân Liên hiệp Vương quốc Anh đã phát âm phiên bản Mỹ của từ tương đồng – “hello.”

Sau đó “hello” đã trở nên một từ sắp đặt cho việc trả lời điện thoại. Nó bắt đầu trở nên một phần của những cuộc thường đàm.. Khi người ta gặp nhau, trước nhat61ho5 nói “hello” thay cho “good morning hay good day.” Ngày nay, “hello” là lời chào tiếng Anh phổ biến cho bất kỳ tình huống nào.

Tuy nhiên, đôi khi kỹ thuật cũng không có sứ mạnh thay đổi được ngôn ngữ. Có những từ hoặc những câu nói cũng được thiết lập. Việc phát minh điện thoại đưa ra một thí dụ cho trường hợp này. Hãy nhớ sách hướng dẫn điện thoại đã chẳng đề nghị dùng “hulloa” là lời chào điện thoại đó sao? Nó cũng gợi ý cách để kết thúc một cuộc gọi. Cuốn sách gợi ý rằng người ta nên nói “That is all.” Nhưng bây giờ, hầu hết những người nói tiếng Anh kết thúc một cuộc gọi bằng “good bye.” “Good bye” là một từ được thiết lâu dài để kết thúc một cuộc gặp gỡ hay đối thoại. Và thậm chí điện thoại cũng không thể thay đổi điều này.

Ammon Shea là một ký giả. Ông viết về ngôn ngữ Anh. Và ông đã viết một cuốn sách nói về lịch sử của sách điện thoại Mỹ. Ông đã nói với tổ chức tin tức NPR:

“Đối với tôi, ‘that is all’ là cách chân thành và trong sáng để kết thúc một cuộc gọi hơn là “good bye” … Tôi muốn thấy ‘that is all’ quay trở về với phông cách nói Anh ngữ thông dụng. tôi đã quyết định cố gắng dùng nó trong một vài cuộc nói chuyện điện thoại đi và đến.”

Chắc cũng như Shea, tất cả chúng ta, sẽ thấy Anh ngữ lại thay đổi. Trong tương lai, người ta có thể kết thúc cuộc gọi với “that is all.” Nhưng đến bây giờ, những người nói tiếng Anh rất chuộng dùng “hello” và “good bye.”

Điễn thoại tiếp tục lảm thay đổi cách người ta dùng Anh ngữ. Ngày nay, những chiếc điện thoại di động đang làm biến đổi ngôn ngữ một cách nhanh chóng. Nhiều điện thoại di động đã thực hiện những cuộc gọi đi và đến. Họ có thể gửi ngắn gọn, những tin nhắn được viết gọi là “texts.” Những “văn bản” này phải ngắn. Vì vậy, người ta thường viết tắt. Họ thường viết tắt những tập hợp từ hoặc cum từ. Đôi khi những tổ hợp từ này chỉ dài ba ký tự - như “Laughing Out Loud” thành “LOL. Hoặc, “Oh My Goodness” thành OMG.Thông thường, người ta chỉ viết tắt những cụm từ này. Nhưng thỉnh thoảng chúng cũng được nói thành lời trong lúc vui đùa,

“LOL. That is so funny!”

Vậy chúng ta có thể chắc chắn một điều, Anh ngữ ngày nay sẽ tiếp tục biến đổi, Và trong năm mươi năm nữa, chúng ta có thể ngạc nhiên bởi những gì mà chúng ta nghe.
 
Kết hợp với Thầy
Hai Tê Miệt Vườn
10:05 08/05/2012
“Hãy ở lại trong Thầy,
như Thầy ở lại trong anh em”
(Ga 15,4)

KHÔNG Ở TRONG THẦY

Ai không ở lại trong Thầy,
Cuộc đời kẻ ấy tràn đầy dối gian.
Trí tâm chẳng được bình an,
Bởi vì chất chứa muôn vàn ác tâm.
Cuộc đời vẫn bị giam cầm,
Ở trong tội ác, sai lầm điêu ngoa.
Để rồi quên mất người Cha,
Chính là Thiên Chúa bao la ân tình.
Đồng thời chẳng sống Đệ huynh,
Với bao kẻ khác chân tình vị tha.
Cành nho chẳng có “quả hoa”
Giê-su chặt bỏ, loại ra khỏi Ngài
Thế là gặp phải họa tai
Trở thành khô héo chẳng ai đoái hoài
Nghĩa tình đã bị tàn phai,
Muôn đời xa Chúa mãi hoài tiêu vong.

KẾT HỢP VỚI THẦY

Chính nhờ “kết hợp” với Thầy,
Đời anh lại được tràn đầy thiện chân.
Quả hoa nặng trĩu trên cành,
Bằng bao việc tốt, điều lành thực thi.
Bởi nhờ luôn biết cho đi,
Bản thân cuộc sống chỉ vì yêu thương.
Gúp người lạc bước lầm đường,
Bước vào chính lộ, khỏi vương buồn phiền.
Tình anh nối kết gắn liền,
Với bao kẻ khác suốt trên đường đời.
Mọi người trở lại làm người,
Ở trong bản chất tuyệt vời trinh trong.
Biển tình trải rộng mênh mông,
Thuyền đời cập bến ở trong an bình.
Mọi người chắc chắn hiển vinh,
Ở trong ánh sáng Phục sinh vĩnh hằng.

NẶNG TRĨU QUẢ HOA

Cành nho “Nặng trĩu Quả Hoa”,
Chính nhờ nhựa sống chan hòa bên trong.
Chúa hằng ngự trị cõi lòng,
Đời em thanh khiết, nên không gian tà.
Nghĩa tình vẫn cứ đậm đà,
Với cùng Thiên Chúa là Cha nhân lành.
Đồng thời luôn sống cận thân,
Cùng bao người khác chung quanh hằng ngày.
Giúp cho xã hội đổi thay,
Cuộc đời nhân thế đẹp, hay mọi đàng.
Mọi người biết sống hiên ngang,
Vượt qua thử thách, vững vàng cậy tin.
Thế trần khỏi cảnh chiến chinh,
Muôn người được hưởng hòa bình tình thương.
Dắt nhau về chốn thiên đường,
Nơi đây được sống miên trường bên Cha.
 
Đọc cho vui: Việt Nam, Đất nước nhỏ to
Hữu Tạo sưu tầm
10:50 08/05/2012
Việt Nam Ta Là một đất nước hơi NHỎ
Trong cái nước hơi NHỎ có một Thủ Đô thật TO
Trong Thủ Đô thật TO có những con đường rất NHỎ
Trong những con đường rất NHỎ lại có những căn nhà thật TO
Trong những căn nhà thật TO lại có những cô vợ thật NHỎ
Những cô vợ thật NHỎ lại dành cho những Ông Quan thật TO
Những Ông Quan thật TO hay đeo một cái cặp thật NHỎ
Những cái cặp thật NHỎ thường có những dự án thật TO
Những dự án thật TO nhưng hiệu quả lại thật NHỎ
Hiệu quả thì thật NHỎ nhưng thất thoát thật TO
Thất thoát thật TO lại được coi là cái lỗi thật NHỎ
Vì thế Việt Nam Ta Từ Từ Biến Thành một Đất Nước rất NHỎ

Trong cái nước rất NHỎ lại có những Ông lãnh đạo thật TO
Trong những Ông lãnh đạo thật TO lại có những cái đầu thật NHỎ
Những cái đầu thật NHỎ lại có những túi tham thật TO
Những túi tham thật TO lại có những hiểu biết thật NHỎ
Những hiểu biết thật NHỎ lại gây hại cho đất nước THẬT TO
Tổn thất thật TO nhưng báo cáo thật là NHỎ
Báo cáo thật NHỎ nhưng thành tích thật là TO

Và…
Trách nhiệm thì rất NHỎ, nhưng quát tháo thì rất TO
Quát tháo rất TO nhưng Trí tuệ lại rất NHỎ
Trí tuệ rất NHỎ nhưng lợi nhuận thì thật là TO
Lợi nhuận TO nhưng số người chia chác thật là NHỎ
Số người tuy NHỎ nhưng tổn thất thật là TO
Tổn thất TO nhưng báo cáo thật là NHỎ
Báo cáo NHỎ nhưng thành tích thật là TO

Và…
Ông quan thật TO lại đi xe rất NHỎ (xe du lịch)
Cán bộ NHỎ lại được đi xe TO (xe khách)
Quan TO thường ở với vợ NHỎ (vợ bé)
Quan NHỎ phải ở với vợ TO (vợ cả), ở nhà TO…(nhà tập thể).
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa - Flowers
Richard Drysdale
21:40 08/05/2012
HOA – Flowers
Ảnh của Richard Drysdale
Hy vọng có ngày tôi được gặp Thượng Đế,
vì tôi muốn cám ơn Ngài đã tạo dựng ngàn hoa.

I hope some day to meet God,
because I want to thank Him for the flowers.
(Robert Brault)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền