Ngày 13-05-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tâm Sự Với Chúa Mỗi Ngày - Tuần Thứ 7 Sau Phục Sinh
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
06:06 13/05/2010
Thứ hai sau Chúa nhật 7 phục sinh

Ga 16,29-33

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin cho chúng con được lòng yêu mến và siêng năng đến với Chúa và rước Chúa để được bồi dưỡng bởi sức sống thần linh của Chúa. Xin cho đời sống chúng con là một giọt nước luôn được hòa tan vào chén rượu nồng là tình yêu Thiên Chúa, để dù sống hay chết, cũng là sống và chết cho tình yêu đã tự hiến vì chúng con. Xin giúp chúng con biết sống như thánh Phaolô đã nói: “Tôi sống, không còn là tôi sống mà là Đức Ky-tô sống trong tôi”.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa đã chiến thắng thế gian. Chúa còn hứa ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế. Đó là niềm vui và hạnh phúc cho chúng con. Vì từ nay chúng con có Chúa bảo vệ, nâng đỡ và chở che. Chúng con xin tín thác vào Chúa như con thơ nép mình trong cánh tay mẹ hiền. Xin cho chúng con luôn biết can đảm đối diện với thập giá trong cuộc đời. Xin đừng để chúng con vì nhút nhát, lười biếng mà trốn tránh bổn phận hằng ngày. Xin ban ơn trợ giúp để chúng con thắng vượt những cám dỗ tội lỗi và biết đứng lên làm lại cuộc đời sau những lần vấp ngã.

Lạy Chúa, xin củng cố đức tin còn yếu kém của chúng con bằng những ơn lành hồn xác, để mỗi ngày chúng con càng xác tín hơn về tình thương quan phòng của Chúa. Amen

Thứ ba sau Chúa nhật 7 phục sinh

Ga 17,1-11a

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúa đã yêu thương chúng con bằng tình yêu thật lớn lao! Chúa luôn ưu ái dành cho chúng con biết bao ân huệ trong mọi hoàn cảnh cuộc đời. Chúa chăm sóc từng cuộc đời chúng con. Chúa lo lắng cho từng hoàn cảnh đời sống chúng con. Chúng con xin tạ ơn tình yêu cao sâu mà Chúa đã dành cho chúng con.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa đã đi hết hành trình đời người trong sự vâng phục thánh ý Chúa Cha. Chúa đã tôn vinh Chúa Cha qua ba mươi ba năm cuộc đời dương gian. Hôm nay, Chúa đã về trời để được Chúa Cha ân thưởng cho những việc làm của Chúa nơi dương gian. Xin giúp chúng con biết học nơi Chúa trong sự vâng phục thánh ý Chúa Cha. Xin giúp chúng con biết tôn vinh Chúa Cha trong việc chu toàn bổn phận thờ phượng kính mến Chúa, trong việc ngoan ngoãn vâng lời bề trên, trong việc sống hoà thuận với mọi người.

Lạy Chúa, thế gian luôn đầy những cạm bẫy sự dữ, xin giúp chúng con vượt thắng những cám dỗ, những yếu hèn để gìn giữ lòng mình khỏi những bợn nhơ tội lỗi. Xin giúp chúng con đi hết hành trình đời mình với trọn niềm trung tín sắt son trong ơn gọi làm con Chúa. Amen

Thứ Tư sau Chúa nhật 7 phục sinh

Ga 17,11b-19

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúng con cảm tạ Chúa đã cho chúng con tham dự vào bàn tiệc Thánh của Chúa. Đây là dấu chỉ sự hiệp nhất chúng con nên một trong Chúa. Qua tiệc thánh này chúng con cùng được chia sẻ một tấm bánh, cùng được nuôi dưỡng bởi một sức sống thần linh là chính Chúa. Xin giúp chúng con biết sống tình hiệp nhất với nhau trong tình tương thân tương ái để ca tụng Chúa là Cha.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa hứa sẽ gởi Chúa Thánh Thần là thần Chân Lý và Sự Thật ở với chúng con luôn mãi. Chúa Thánh Thần sẽ dạy chúng con những điều hay lẽ phải. Chúa Thánh Thần sẽ giúp chúng con biết sống theo giáo huấn của Chúa. Xin giúp chúng con biết đón nhận hồng ân Chúa Thánh Thần, để nhờ ơn Chúa, chúng con luôn sống thảo hiếu với Cha trên trời. Xin Thánh Thần Chúa thánh hoá chúng con trong tình yêu của Chúa để chúng con luôn hiệp nhất yêu thương nhau. Xin Chúa cũng gìn giữ mọi người chúng con trong tình thương của người mục tử luôn lo lắng đến từng con chiên, luôn chăm sóc từng con chiên qua những ơn lành hồn và xác. Xin Chúa cũng thánh hoá chúng con trong chân lý để chúng con luôn sống theo sự thật, vì sự thật sẽ giải thoát chúng con khỏi mọi điều tội lỗi.

Lạy Chúa, xin giải thoát chúng con khỏi những ràng buộc của gian tà, tội lỗi, để nhờ sự tự do, chúng con tích cực xây dựng cuộc sống trần gian luôn công bình, bác ái và tràn đầy tình yêu thương. Amen

Thứ Năm sau Chúa nhật 7 phục sinh

Ga 17,20-26

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúa hằng mong ước ở lại trong chúng con. Chúa muốn ở bên cuộc đời chúng con như người cha luôn chăm sóc con cái mình. Chúa muốn tình thương của Chúa ở mãi trên cuộc đời chúng con. Chúng con xin cám tạ tình thương vô biên mà Chúa đã dành cho chúng con.

Lạy Chúa Giê-su, nhờ Chúa mà chúng con được hiệp nhất với nhau, được nhìn nhận nhau là anh em con một Cha trên trời. Xin Chúa gìn giữ sự hiệp nhất nơi nhân loại chúng con. Sự hiệp nhất không phải là hành vi cố nhịn nhục, nhịn nói những câu mất lòng nhau, hay cố nhịn tránh những va chạm để đánh lừa người đời. Sự hiệp nhất mà Chúa muốn chúng con sống là tình yêu thương bao dung, để sẵn lòng tha thứ cho lầm lỗi của nhau. Một tình yêu khiêm cung tha thứ tất cả, nhịn nhục tất cả và trên hết là yêu thương vô vị lợi với hết mọi người. Một tình yêu có thể xoá tan mọi ngăn cách để sống hoà hợp với nhau trong tình tương thân tương ái.

Lạy Chúa, thế giới cần hiệp nhất với nhau để nhân loại thôi kết án lẫn nhau, thôi nói hành, nói xấu lẫn nhau. Thế giới cần hiệp nhất để cuộc sống chung được an hoà và tươi vui. Xin Chúa hãy gìn giữ chúng con luôn hiệp nhất để cùng nhau sống lời Chúa và làm chứng nhân cho tình yêu Chúa giữa thế gian. Amen

Thứ sáu sau Chúa nhật 7 phục sinh

Ga 21,15-19

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúa là tình yêu. Tình yêu Chúa đã trở nên nguồn sống cho cuộc đời chúng con. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Xin giúp chúng con biết sống đền đáp tình yêu cao sâu mà Chúa đã dành cho chúng con. Đó là biết thực thi lời Chúa, biết sống theo giáo huấn của Chúa. Xin giúp chúng con đừng xa lìa Chúa bởi những đam mê tội lỗi trần gian.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa hằng mong ước các tông đồ của Chúa biết trở nên những mục tử như lòng Chúa mong ước. Một mục tử có trách nhiệm trước sự sống còn của đàn chiên. Một mục tử biết từng con chiên, băng bó từng con chiên. Một mục tử luôn tìm kiếm những của ăn thích hợp cho đàn chiên, luôn lo cho đàn chiên được hạnh phúc và bình yên. Xin cho chúng con biết cầu nguyện cho các vị chủ chăn của chúng con. Xin Chúa ban những ơn lành hồn xác để các ngài luôn chu toàn sứ vụ mục tử với lòng yêu mến nồng nàn. Xin cho các ngài cũng hoạ lại tình yêu của Chúa khi chăm sóc đàn chiên Chúa một cách nhiệt thành và đầy hy sinh quên mình.

Lạy Chúa, xin cũng dạy chúng con biết yêu Chúa và yêu mọi người như Chúa yêu thương chúng con. Xin giúp chúng con có một trái tim như Chúa để chúng con luôn đối xử tốt với nhau trong thân ái, trong yêu thương và kính trọng. Xin được nhờ những dấu chứng yêu thương đó mà chúng con xứng đáng là môn đệ của Chúa. Amen

Thứ bảy sau Chúa nhật 7 phục sinh

Ga 21,20-25

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúa hằng mong muốn chúng con trở nên bạn nghĩa thiết của Chúa. Chúa muốn chúng con được ở lại trong tình yêu của Chúa. Chúa muốn hoà nhịp vào cuộc đời chúng con để chia sẻ những lắng lo của kiếp người. Chúng con xin dâng cuộc đời cho Chúa. Chúng con xin tín thác cuộc đời cho lòng thương xót Chúa như môn đệ Gioan tựa sát bên lòng Chúa.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, môn đệ Gioan thật diễm phúc được tựa sát bên lòng Chúa để nghe nhịp đập yêu thương của Chúa. Ông đã cảm nghiệm sâu sắc tình yêu của Chúa. Ông hoàn toàn trung thành với Chúa. Khi gian nan. Khi đấu đối với sự dữ, Gioan vẫn trung kiên, vẫn theo Chúa cho đến cùng. Xin giúp chúng con được cảm nghiệm tình yêu Chúa dành cho chúng con như Gioan đã cảm nghiệm. Xin giúp chúng con biết sống kết hợp với Chúa một cách mật thiết, khăng khít để chúng con chỉ còn biết sống cho Chúa mà thôi!

Lạy Chúa, giữa cuộc đời đầy sóng gió nguy nan xin cho chúng con luôn trung thành với Chúa. Giữa cuộc đời luôn thăng trầm nổi trôi, xin cho chúng con biết tín thác vào Chúa. Xin giúp chúng con biết tựa sát cuộc đời trong sự quan phòng của Chúa để Chúa luôn là thuẫn đỡ, là thành luỹ che chở cuộc đời chúng con.Amen

Lm.Jos Tạ duy Tuyền
 
Để Nước Trời Trị Đến
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
21:37 13/05/2010
Lễ Thăng Thiên – Lc 24,46-53

“Tôn giáo là một thứ thuốc phiện”. Người ta vốn quen câu nói này của Karl Marx (1818-1883), ông tổ của chủ thuyết cộng sản. Sự gì cũng có nguyên cớ của nó. Phải chăng thái độ sống cứ ngước mắt nhìn trời mà xao lãng các bổn phận thế trần của một bộ phận Kitô hữu nơi nào đó, thời nào đó đã khiến cho Karl Marx có thành kiến lệch lạc đối với tôn giáo? Và rồi sau này nhiều người, nhiều thể chế đã từng vin vào đó để ra sức công kích, thậm chí tìm cách tiêu diệt tôn giáo, cách riêng Kitô giáo.

Năm sự Mừng, thứ hai thì gẫm, Chúa Giêsu lên trời, ta hãy xin cho được ái mộ những sự trên trời. Ái mộ những sự trên trời không có nghĩa là ái mộ những sự đâu đó trên cao xanh, không thuộc thế trần này. Mầu nhiệm Chúa lên trời không dạy chúng ta xa rời thực tế mà trái lại, phải nỗ lực làm cho các thực tại trần gian này trở thành vĩnh cữu, bất diệt. Vì những sự trên trời chính là những sự mà kẻ trộm không thể lấy mất và mối mọt không thể phá hoại (x. Mt 6,19-21).

Chúa Kitô lên trời vừa lấy lại vinh quang danh dự của một vị Thiên Chúa có từ ngàn đời với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, đồng thời vừa đưa các thực tại thế trần này vào trong vinh quang của Ba Ngôi Thiên Chúa. Nghĩa là với mầu nhiệm Ngôi hiệp và mầu nhiệm lên trời của Đấng Cứu Độ, thì các loài thụ tạo, đặc biệt loài người, từ nay có con đường đi vào vĩnh cửu. Con đường ấy là nhờ và qua Đức Kitô. “Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga14,6). Một vấn đề đặt ra đó là chúng ta cần tích cực xin cho “nước đất này” lên cao hay là xin cho “Nước Trời” trị đến?

“Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời…” (x. Mt 6,9-10). Căn cứ vào kinh Lạy Cha, lời kinh duy nhất mà Chúa Kitô truyền dạy, thì chúng ta dễ dàng trả lời rằng cần phải xin cho Nước Trời trị đến. Mầu nhiệm Chúa về trời là một trong những chìa khóa giúp ta cộng tác với ơn Chúa làm cho Nước Trời ngự đến. Chúa về trời không phải để rời xa chúng ta nhưng để ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế, cách sâu xa và hiệu quả, đặc biệt nhờ Thánh Thần Người sẽ ban tặng.

“Đang khi chúc lành, thì Người rời khỏi các ông và được đem lên trời. Bấy giờ các ông bái lạy Người, rồi trở lại Giêrusalem, lòng đầy hoan hỷ…” (Lc 24,51-52). Các tông đồ ở lại Giêrusalem để chờ lãnh nhận quyền năng từ trời ban xuống như lời Chúa Giêsu phán trước đó: “Phần Thầy, Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa” (c.49). “Điều Cha Thầy đã hứa”, theo các nhà chú giải đó là hồng ân Thánh Thần mà các Tông đồ sẽ lãnh nhận trong ngày Lễ Ngũ Tuần.

Bỏ trời cao, bỏ thân phận của một vị Thiên Chúa, Ngôi Hai xuống thế làm người, sống kiếp phàm nhân là vì lợi ích của chúng ta. Chúa làm người để loài người chúng ta được nhận làm con cái Thiên Chúa. Nay Người lại bỏ thế gian mà lên trời cũng vì ích lợi của chúng ta. Chúa lên trời để dọn chỗ cho chúng ta trong vinh quang hằng hữu của Ba Ngôi Thiên Chúa (x. Ga 14,3).

“Thầy ra đi thì có lợi cho anh em. Thật vậy, nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em; nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em” (Ga 16,7). Như thế, có thể nói rằng mầu nhiệm Chúa về trời là điểm tới của tình yêu tự hủy. Yêu thương ai mà chấp nhận ẩn mình đi, để cho người mình yêu được phát triển, sinh hoa kết trái, thì quả là một tình yêu nhưng không, vị tha đến cùng. Chúa Kitô tuy ẩn mình đi, nhưng vẫn mãi ở cùng chúng ta, đặc biệt bằng Thánh Thần mà Người ban tặng. Câu kết của Tin mừng Matthêu và Maccô giúp ta xác tín chân lý này. “Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế (Mt 28,20). “Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng” (Mc 16,20).

Đâu có tình yêu thương đích thực, thì đấy có Thiên Chúa hiện diện. “Thiên Chúa là tình yêu: ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy” (1 Ga 4,16). Ở đâu có Thiên Chúa hiện diện thì đó là Nước Trời. Thiên Chúa không muốn Nước Trời ở đâu xa, Người muốn Nước Trời ở giữa chúng ta (x. Lc 17,21).

“Thiên Chúa vui thích ở giữa dân Người” (x. Tv 149,4). Lắm khi chúng ta muốn sau khi chết thì được lên trời, nghĩa là hưởng hạnh phúc thiên đàng, nhưng lại không thích, đúng hơn là không muốn Chúa ở giữa chúng ta ngay trong cuộc sống trần thế này. “Cha đến đây thì chúng con vui, nhưng cha ở một chút thôi, cha ở lâu quá thì chúng con không được thoải mái”. Câu nói thực lòng của một bạn trẻ trong một cuộc vui khiến chúng ta liên tưởng đến thái độ sống của không ít Kitô hữu. Chắc chắn không ai dám to gan như triết gia Friedrich Wilhelm Nietzche (1844-1900) muốn Thiên Chúa biến mất đi hay chết đi, nhưng vẫn có thể có nhiều người không thực sự thoải mái, đúng hơn là không thực sự bình an khi Chúa hiện diện. Có nhiều nguyên do nhưng chắc chắn có nguyên do này: họ sợ những việc làm đen tối, bất chính của họ bị phơi bày, họ sợ thái độ sống ích kỷ, thiếu yêu thương của họ bị vạch trần.

Thiết tưởng rằng cách thế mừng mầu nhiệm Chúa Kitô lên trời đẹp lòng Người nhất đó là hãy nỗ lực làm cho Danh Chúa được cả sáng nơi chính cuộc sống hôm nay, nước Chúa trị đến ngay trong trần thế và ý Chúa thể hiện ở dưới đất này.
 
Khách hành hương
PM. Cao Huy Hoàng
21:38 13/05/2010
KHÁCH HÀNH HƯƠNG

( Suy niệm nhân Lễ Chúa Giêsu về Trời )

Sách Công Vụ Tông Đồ hôm nay kể lại chuyện Chúa Giêsu cùng các môn đệ họp nhau trước lúc Người lên Trời.

Khi nghe Chúa Giêsu đề cập đến một cuộc thanh tẩy nhờ quyền năng và sức mạnh của Chúa Thánh Thần, những người có máu me chính trị lấy làm hứng khởi lắm. Họ hiểu sự thanh tẩy như cuộc thanh trừng kẻ chống đối, kẻ bất đồng quan điểm, kẻ không tiếp tay làm điều gian ác, kẻ la lớn lên những điều sỉ nhục quá thể với ước mong cho đất nước quê hương vươn lên, lớn mạnh, hào hùng…

“Bấy giờ những người đang tụ họp ở đó hỏi Người rằng: "Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương quốc Ítraen không ?” ( Cv 1, 6 ). Thì ra, thời nào cũng có những người mặc cho tôn giáo một chiếc áo trần gian đậm màu chính trị.

Vào thời Chúa Giêsu, khi Giáo Hội hãy còn sơ sinh đỏ hon hỏn mà thiên hạ đã nẩy sinh ý tưởng là rồi “Thầy mình sẽ khôi phục giang san, sẽ thu hồi vương quốc trong tay uy quyền của Đấng đã chết, đã sống lại và không bao giờ chết nữa…”, một ý tưởng đảo chánh, hay cách mạng phá tan những trò ảo thuật chính trị bất nhân, bất nghĩa, bất công, gian ác… Họ ước muốn và tin rằng chính Chúa Giêsu, không ai khác, sẽ cứu nhân độ thế khỏi ách thống trị bạo tàn của đế quốc tàn bạo, khỏi gọng kìm của những mưu toan thỏa hiệp với sự dữ trong bóng tối tăm, khỏi những chước đọa con người trầm luân trong kiếp đời nô lệ…

Họ vẫn chưa hiểu Chúa Giêsu và sứ mạng của Người...

“Người đáp: "Anh em không cần biết thời giờ và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt, nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất." Nói xong, Người được cất lên ngay trước mắt các ông… ( Cv 1, 8 – 9 )

Chúa Giêsu đã lên Trời.

Ngài về cùng Thiên Chúa Cha, để kết thúc hành trình “làm-người-để-cứu-chuộc-con-người” nơi dương thế, để Đức Chúa Cha tấn phong Người trên Ngai bên hữu với vương quyền thống trị mọi loài, như Thánh Phaolô đã quả quyết:

“Như vậy, Người đã tôn Đức Kitô lên trên mọi quyền lực thần thiêng, trên mọi tước vị có thể có được, không những trong thế giới hiện tại, mà cả trong thế giới tương lai. Thiên Chúa đã đặt tất cả dưới chân Đức Kitô và đặt Người làm đầu toàn thể Hội Thánh; mà Hội Thánh là thân thể Đức Kitô, là sự viên mãn của Người, Đấng làm cho tất cả được viên mãn.” ( Ep 1, 21 – 23 )

Vâng, Chúa Giêsu được tôn vinh để mãi mãi thống trị muôn dân nước, nhưng không phải là một cuộc thống trị bằng bạo lực chuyên chính như lòng đời mong ước, mà là một cuộc thi thố tình thương của lòng trời, đầy đau thương nhưng cũng đầy thuyết phục. Như vậy, Chúa lên Trời, là lên một không gian không chiều kích như chiều kích chính trị, không độ cao như độ cao của đài danh vọng phù hoa, không ngai son ghế vàng lộng lẫy của mắt thường thèm khát, nhưng là lên với lòng Thiên Chúa Hằng Hữu.

Chính trong cõi lòng vô biên của Cha, Chúa Giêsu đã đem và đặt tất cả những ai thuộc về Người vào lòng Thiên Chúa Cha như lời Người đã khẩn thiết van xin Cha: “Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người mà Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho con, vì Cha đã yêu thương con trước khi thế gian được tạo thành” ( Ga 17, 24 ).

“Những người Cha đã ban cho con” cũng sẽ được lên Trời với Chúa Giêsu. Đó là khát vọng, là niềm tin của chúng ta.

Nhưng để có một chuyến bay từ đất trần tục lên Trời thần thiêng, chắc chắn là không đơn giản như chuyến bay từ Hà Nội tới Roma, nhưng là cả một cuộc hành hương về với Thiên Chúa.

- Khách hành hương phải trải qua bao nhiêu thăng trầm, bao thử thách gian nan trên đường thương khó để làm chứng cho Thiên Chúa, để rao giảng Nước Thiên Chúa:

Nước của những người có lòng yêu thương nhân ái, chuộng công bình, quí tự do,

Nước của những người không theo lời đường mật của tà thần chống lại Thiên Chúa chống lại anh chị em mình,

Nước của những người không bè phái phe cánh nhưng cùng là huynh đệ trong Chúa Giêsu,

Nước của những người không hơn thua so đọ màu da, dân tộc, miền nam hay miền bắc, nhưng biết rõ thân phận mình là hạt bụi mong manh trước cái túi tử sanh,

Nước của những người không phân biệt trường phái, hay trường học, nhưng nơi nào cũng học với Đức Giêsu bài học “khiêm nhường và hiền lành trong lòng”…

- Khách hành hương còn phải vượt thắng bao chước cám dỗ, để tồn tại như hạt gạo trên sàng không tì vết nhưng nguyên vẹn tinh khôi – hạt gạo tròn căng no đầy, không khuyết, không tật, không gãy vỡ làm đôi, hạt gạo nên hạt cơm thơm béo, cho bữa cơm ngon ngọt đậm đà để người ta tận hưởng.

- Khách hành hương phải là chứng nhân của một niềm hy vọng trong một thế giới đầy thất vọng hay vô vọng về một tương lai có thực mà cứ tưởng như là mơ hồ: Tương lai của một Sự Sống vĩnh cửu.

- Khách hành hương phải chọn người Bạn Đường đích thực là Chúa Giêsu, người đã đến, đã đi và đã trở về tới đích điểm là quê hương ở trên Trời, là cõi lòng Thiên Chúa, là hạnh phúc có thật trong Thiên Chúa, nơi Thiên Chúa.

-Khách hành hương một tay nắm lấy bàn tay Chúa Giêsu, và một tay kia nắm lấy bàn tay của người anh em chung đường chung hướng, để cùng đi với Chúa Giêsu và anh em của Ngài; nếu một tay nắm lấy Chúa Giêsu, còn tay kia bắt tay với ma quỷ, với sự gian ác, với thế lực chống lại Chúa Giêsu thì rõ ràng không thể nào tiến bước, mà còn có nguy cơ buông tay Chúa Giêsu để rơi vào vực thẳm.

- Khách hành hương cũng phải bỏ lại sau lưng tiếng hoan hô, lời chúc tụng của một thời vang bóng cho Danh Chúa, để chỉ biết tiến thẳng vào lòng Chúa yêu mà tận hưởng cái kho tàng ân sủng vô bờ vô bến của tình yêu Thiên Chúa vô biên.

Mừng lễ Chúa Lên Trời, trong những ngày này, với bao chuyện đời cực bi ai, cực nhiễu nhương, cực hoang mang, cực kỳ khó khăn cho khách hành hương một lựa chọn chuẩn mực, tôi mong ước mình và mọi người được “tự do bước theo Thần Khí”, để nhờ Thần Khí gìn giữ mà chúng ta vững bước đi trên sàng, cùng với Chúa Giêsu, Đấng đồng hành duy nhất, để khỏi bị lọt qua những lỗ sàng khi ma quỷ vẫn đang sàng sẩy hết lần kinh hoàng nầy liền qua phen điêu đứng nọ.

Tôi nhớ đến những vị khách hành hương tiêu biểu cho thời đại hôm nay, cho chính những ngày này: Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giáo Phận Hà Nội và Đức Giám Mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, Giáo Phận Vinh, trong tâm tình kính mến các ngài như hai hạt gạo trên sàng, xứng đáng được Chúa Giêsu tuyển chọn vào danh sách những người con ưu tú mà Ngài muốn Ngài ở đâu thì họ cũng ở đó với Ngài.

Ước gì không phải các vị đang sống ở Hà Nội hay Roma, hay bất cứ đâu trên cõi thế này, nhưng chính là đang sống thực sự đời sống của Thiên Chúa, trước mặt Thiên Chúa. Và sau lưng các vị, là những tiếng hoan hô, những lời chúc tụng của thế gian, thiết nghĩ, chưa hẳn là hạnh phúc thật.

Kết bài chia sẻ này, xin mượn bài Tân Ca, lời của Thánh Augustino, cha Nguyễn Huy Lịch chuyển thơ, và cha Tiến Lộc phổ nhạc từ cách nay đã gần 40 năm, để hát lên trên đường hành hương, kính dâng hai Đức Cha, cũng là tặng mọi người nhân lễ Chúa Lên Trời:

“Hỡi con của an lành ! Hỡi con người hoàn vũ ! Người hôm nay lên đường, hãy hát vang mà đi ! Hỡi con của thanh bình ! Hỡi con của thế giới ! Người đi, đi vào đời, vừa cất bước vừa ca. Khách đường làm thế đấy, cho bớt cơn nhọc nhằn, trên đường trường rong ruổi, hãy hát vang mà đi !

Tôi van tôi van nài người, vì đường, vì đường người đi, người hát, hát lên đi. Tôi van tôi van nài người, trên con, trên con đường này, hát khúc, hát khúc tân ca, những người hiên tại, đừng hát những gì đã qua !

Đường mới, khách đường mới, hát khúc tân ca. Đường mới, khách đường mới, hát khúc tâm hòa. Người hát những bài tình ca cho Tổ Quốc, người đi, đừng hát những bài tình cũ, chuyện cũ mà làm chi”.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết quyết tâm chọn Chúa là Con Đường, là Sự Thật, và là Sự Sồng, là Bạn đồng hành với chúng con trên đường lữ thứ trần gian tiến về Thiên Quốc, để lòng chúng con vững dạ trước những nguy biến của cuộc đời, và chắc chắn được kể vào danh sách những người Chúa muốn cùng Ngài về với Cha, ở lại trong Cha. Amen.

Pm. CAO HUY HOÀNG, 13.5.2010
 
Khách Hành Hương
PM Cao Huy Hoàng
21:41 13/05/2010
Lễ Chúa Giêsu Lên Trời

Sách Công Vụ Tông Đồ hôm nay kể lại chuyện Chúa Giêsu cùng các môn đệ họp nhau trước lúc Người lên Trời.

Khi nghe Chúa Giêsu đề cập đến một cuộc thanh tẩy nhờ quyền năng và sức mạnh của Chúa Thánh Thần, những người có máu me chính trị lấy làm hứng khởi lắm. Họ hiểu sự thanh tẩy như cuộc thanh trừng kẻ chống đối, kẻ bất đồng quan điểm, kẻ không tiếp tay làm điều gian ác, kẻ la lớn lên những điều sỉ nhục quá thể với ước mong cho đất nước quê hương vươn lên, lớn mạnh, hào hùng…

“Bấy giờ những người đang tụ họp ở đó hỏi Người rằng: "Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương quốc Ítraen không ?” ( Cv 1, 6 ). Thì ra, thời nào cũng có những người mặc cho tôn giáo một chiếc áo trần gian đậm màu chính trị.

Vào thời Chúa Giêsu, khi Giáo Hội hãy còn sơ sinh đỏ hon hỏn mà thiên hạ đã nẩy sinh ý tưởng là rồi “Thầy mình sẽ khôi phục giang san, sẽ thu hồi vương quốc trong tay uy quyền của Đấng đã chết, đã sống lại và không bao giờ chết nữa…”, một ý tưởng đảo chánh, hay cách mạng phá tan những trò ảo thuật chính trị bất nhân, bất nghĩa, bất công, gian ác… Họ ước muốn và tin rằng chính Chúa Giêsu, không ai khác, sẽ cứu nhân độ thế khỏi ách thống trị bạo tàn của đế quốc tàn bạo, khỏi gọng kìm của những mưu toan thỏa hiệp với sự dữ trong bóng tối tăm, khỏi những chước đọa con người trầm luân trong kiếp đời nô lệ…

Họ vẫn chưa hiểu Chúa Giêsu và sứ mạng của Người...

“Người đáp: "Anh em không cần biết thời giờ và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt, nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất." Nói xong, Người được cất lên ngay trước mắt các ông… ( Cv 1, 8 – 9 )

Chúa Giêsu đã lên Trời.

Ngài về cùng Thiên Chúa Cha, để kết thúc hành trình “làm-người-để-cứu-chuộc-con-người” nơi dương thế, để Đức Chúa Cha tấn phong Người trên Ngai bên hữu với vương quyền thống trị mọi loài, như Thánh Phaolô đã quả quyết:

“Như vậy, Người đã tôn Đức Kitô lên trên mọi quyền lực thần thiêng, trên mọi tước vị có thể có được, không những trong thế giới hiện tại, mà cả trong thế giới tương lai. Thiên Chúa đã đặt tất cả dưới chân Đức Kitô và đặt Người làm đầu toàn thể Hội Thánh; mà Hội Thánh là thân thể Đức Kitô, là sự viên mãn của Người, Đấng làm cho tất cả được viên mãn.” ( Ep 1, 21 – 23 )

Vâng, Chúa Giêsu được tôn vinh để mãi mãi thống trị muôn dân nước, nhưng không phải là một cuộc thống trị bằng bạo lực chuyên chính như lòng đời mong ước, mà là một cuộc thi thố tình thương của lòng trời, đầy đau thương nhưng cũng đầy thuyết phục. Như vậy, Chúa lên Trời, là lên một không gian không chiều kích như chiều kích chính trị, không độ cao như độ cao của đài danh vọng phù hoa, không ngai son ghế vàng lộng lẫy của mắt thường thèm khát, nhưng là lên với lòng Thiên Chúa Hằng Hữu.

Chính trong cõi lòng vô biên của Cha, Chúa Giêsu đã đem và đặt tất cả những ai thuộc về Người vào lòng Thiên Chúa Cha như lời Người đã khẩn thiết van xin Cha: “Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người mà Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho con, vì Cha đã yêu thương con trước khi thế gian được tạo thành” ( Ga 17, 24 ).

“Những người Cha đã ban cho con” cũng sẽ được lên Trời với Chúa Giêsu. Đó là khát vọng, là niềm tin của chúng ta.

Nhưng để có một chuyến bay từ đất trần tục lên Trời thần thiêng, chắc chắn là không đơn giản như chuyến bay từ Hà Nội tới Roma, nhưng là cả một cuộc hành hương về với Thiên Chúa.

- Khách hành hương phải trải qua bao nhiêu thăng trầm, bao thử thách gian nan trên đường thương khó để làm chứng cho Thiên Chúa, để rao giảng Nước Thiên Chúa:

Nước của những người có lòng yêu thương nhân ái, chuộng công bình, quí tự do,

Nước của những người không theo lời đường mật của tà thần chống lại Thiên Chúa chống lại anh chị em mình,

Nước của những người không bè phái phe cánh nhưng cùng là huynh đệ trong Chúa Giêsu,

Nước của những người không hơn thua so đọ màu da, dân tộc, miền nam hay miền bắc, nhưng biết rõ thân phận mình là hạt bụi mong manh trước cái túi tử sanh,

Nước của những người không phân biệt trường phái, hay trường học, nhưng nơi nào cũng học với Đức Giêsu bài học “khiêm nhường và hiền lành trong lòng”…

- Khách hành hương còn phải vượt thắng bao chước cám dỗ, để tồn tại như hạt gạo trên sàng không tì vết nhưng nguyên vẹn tinh khôi – hạt gạo tròn căng no đầy, không khuyết, không tật, không gãy vỡ làm đôi, hạt gạo nên hạt cơm thơm béo, cho bữa cơm ngon ngọt đậm đà để người ta tận hưởng.

- Khách hành hương phải là chứng nhân của một niềm hy vọng trong một thế giới đầy thất vọng hay vô vọng về một tương lai có thực mà cứ tưởng như là mơ hồ: Tương lai của một Sự Sống vĩnh cửu.

- Khách hành hương phải chọn người Bạn Đường đích thực là Chúa Giêsu, người đã đến, đã đi và đã trở về tới đích điểm là quê hương ở trên Trời, là cõi lòng Thiên Chúa, là hạnh phúc có thật trong Thiên Chúa, nơi Thiên Chúa.

-Khách hành hương một tay nắm lấy bàn tay Chúa Giêsu, và một tay kia nắm lấy bàn tay của người anh em chung đường chung hướng, để cùng đi với Chúa Giêsu và anh em của Ngài; nếu một tay nắm lấy Chúa Giêsu, còn tay kia bắt tay với ma quỷ, với sự gian ác, với thế lực chống lại Chúa Giêsu thì rõ ràng không thể nào tiến bước, mà còn có nguy cơ buông tay Chúa Giêsu để rơi vào vực thẳm.

- Khách hành hương cũng phải bỏ lại sau lưng tiếng hoan hô, lời chúc tụng của một thời vang bóng cho Danh Chúa, để chỉ biết tiến thẳng vào lòng Chúa yêu mà tận hưởng cái kho tàng ân sủng vô bờ vô bến của tình yêu Thiên Chúa vô biên.

Mừng lễ Chúa Lên Trời, trong những ngày này, với bao chuyện đời cực bi ai, cực nhiễu nhương, cực hoang mang, cực kỳ khó khăn cho khách hành hương một lựa chọn chuẩn mực, tôi mong ước mình và mọi người được “tự do bước theo Thần Khí”, để nhờ Thần Khí gìn giữ mà chúng ta vững bước đi trên sàng, cùng với Chúa Giêsu, Đấng đồng hành duy nhất, để khỏi bị lọt qua những lỗ sàng khi ma quỷ vẫn đang sàng sẩy hết lần kinh hoàng nầy liền qua phen điêu đứng nọ.

Tôi nhớ đến những vị khách hành hương tiêu biểu cho thời đại hôm nay, cho chính những ngày này: Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giáo Phận Hà Nội và Đức Giám Mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, Giáo Phận Vinh, trong tâm tình kính mến các ngài như hai hạt gạo trên sàng, xứng đáng được Chúa Giêsu tuyển chọn vào danh sách những người con ưu tú mà Ngài muốn Ngài ở đâu thì họ cũng ở đó với Ngài.

Ước gì không phải các vị đang sống ở Hà Nội hay Roma, hay bất cứ đâu trên cõi thế này, nhưng chính là đang sống thực sự đời sống của Thiên Chúa, trước mặt Thiên Chúa. Và sau lưng các vị, là những tiếng hoan hô, những lời chúc tụng của thế gian, thiết nghĩ, chưa hẳn là hạnh phúc thật.

Kết bài chia sẻ này, xin mượn bài Tân Ca, lời của Thánh Augustino, cha Nguyễn Huy Lịch chuyển thơ, và cha Tiến Lộc phổ nhạc từ cách nay đã gần 40 năm, để hát lên trên đường hành hương, kính dâng hai Đức Cha, cũng là tặng mọi người nhân lễ Chúa Lên Trời:

“Hỡi con của an lành ! Hỡi con người hoàn vũ ! Người hôm nay lên đường, hãy hát vang mà đi ! Hỡi con của thanh bình ! Hỡi con của thế giới ! Người đi, đi vào đời, vừa cất bước vừa ca. Khách đường làm thế đấy, cho bớt cơn nhọc nhằn, trên đường trường rong ruổi, hãy hát vang mà đi !

Tôi van tôi van nài người, vì đường, vì đường người đi, người hát, hát lên đi. Tôi van tôi van nài người, trên con, trên con đường này, hát khúc, hát khúc tân ca, những người hiên tại, đừng hát những gì đã qua !

Đường mới, khách đường mới, hát khúc tân ca. Đường mới, khách đường mới, hát khúc tâm hòa. Người hát những bài tình ca cho Tổ Quốc, người đi, đừng hát những bài tình cũ, chuyện cũ mà làm chi”.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết quyết tâm chọn Chúa là Con Đường, là Sự Thật, và là Sự Sồng, là Bạn đồng hành với chúng con trên đường lữ thứ trần gian tiến về Thiên Quốc, để lòng chúng con vững dạ trước những nguy biến của cuộc đời, và chắc chắn được kể vào danh sách những người Chúa muốn cùng Ngài về với Cha, ở lại trong Cha. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐGH: Văn hóa hiện đại đe dọa nền tảng Kitô giáo của Bồ đào nha
Phụng Nghi
07:07 13/05/2010
LISBON, Bồ đào nha (CNS) - Trong cuộc gặp gỡ giới ưu tú về nghệ thuật và học thuật của Bồ đào nha, Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI cảnh giác rằng sự bành trướng của xã hội tân tiến ngày nay đang đe dọa làm xói mòn nền văn hóa Kitô giáo truyền thống của quốc gia này.

Đức giáo hoàng nói rằng một trong những vai trò của giáo hội là bảo vệ các nền tảng văn hóa đó.

Ngài phát biểu: “Đối với một xã hội hình thành bởi đa số người Công giáo và nền văn hóa đã ghi đậm nét sâu xa của Kitô giáo, thì mưu toan kiếm tìm chân lý bên ngoài Chúa Giêsu Kitô sẽ là một phát triển tai hại.

Vị giáo hoàng 83 tuổi đưa ra những nhận xét đó trong cuộc gặp gỡ tại Lisbon thủ đô Bồ đào nha hôm 12 tháng 5 với khoảng hơn 1000 đại diện của nền văn hóa quốc gia này, trong đó có các nghệ sĩ, nhà làm phim ảnh, giới phê bình, các nhạc sĩ, văn sĩ và giới học thuật. Ngài đang viếng thăm Bồ đào nha trong cuộc tông du 4 ngày, với những trạm dừng chân tại Fatima và Porto.

Ngồi trên chiếc ghế danh dự đặt giữa sân khấu của trung tâm Văn hóa Belem, Đức giáo hoàng nghe một buổi trình tấu âm nhạc ngắn và sau đó là lời chào mừng của nhà đạo diễn phim ảnh nổi tiếng nhất nước Bồ, ông Manoel de Oliveira, năm nay đã 101 tuổi.

Ông Manoel de Oliveira nói về “những mối hoài nghi và bất tín kinh hoàng” mà thời đại mới đã đề cao, chống lại “đức tin vào Tin Mừng có thể chuyển núi rời non”. Ông kết luận rằng gốc rễ của nền văn hóa Bồ đào nha là Kitô giáo, “dù chúng ta muốn hay không muốn.”

Đức giáo hoàng nói rằng những lời phát biểu của ông Manoel de Oliveira phản ảnh mối ưu tư sâu rộng gây ra bởi nền văn hóa thời tân tiến muốn “tuyệt đối hóa hiện tại, tách rời nó khỏi di sản văn hóa của quá khứ.” Điều đó dĩ nhiên tạo ra mối xung đột với lịch sử Kitô giáo kiên cường của Bồ đào nha.

Theo lời Đức giáo hoàng thì sự xung đột văn hóa này quả thực là một “cuộc khủng hoảng về chân lý” bởi vì một nền văn hóa mà ngưng không còn biết đến sự thật về chính mình và diễn tiến lịch sử của riêng mình thì sẽ kết thúc bằng cảnh thiếu các giá trị và mục tiêu được xác định rõ rệt.

Ngài nói rằng giáo hội, khi bảo vệ chân lý của Tin Mừng và sức mạnh của chân lý đó trong việc hình thành các nền văn hóa, vẵn cởi mở để đối thoại với người khác, bao lâu mà cuộc đối thoại được thực hiện không chút hàm hồ và tôn trọng những người tham dự.”

Sứ vụ chính yếu của giáo hội trong nền văn hóa đương đại là “giữ cho sinh động cuộc kiếm tìm chân lý, do đó, kiếm tìm Thiên Chúa” và hướng dẫn con người đi tìm những sự việc tối thượng làm cho cuộc đời có ý nghĩa.

Ngài nói rằng Công đồng Vatican II đánh dấu một khúc quanh trong nỗ lực của giáo hội muốn có được ảnh hưởng lớn lao hơn trên thế giới thời hiện đại. Công đồng cho phép giáo hội được đón chào nền văn hóa hiện đại đồng thời loại bỏ “những sai lầm và những lối đi mù quáng của nó.”
 
Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ trước nửa triệu tín hữu tại Fatima
LM. Trần Đức Anh, OP
07:16 13/05/2010
Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ trước nửa triệu tín hữu tại Fatima

FATIMA. Nửa triệu tín hữu đã tham dự thánh lễ do ĐTC Biển Đức 16 cử hành sáng ngày 13-5-2010 tại Đền thánh Đức Mẹ Fatima, nhân dịp kỷ niệm đúng 10 năm Đức Gioan Phaolô 2 tôn phong hai thiếu nhi Phanxicô và Giacinta lên bậc chân phước, ngày 13-5-2000.

Đồng tế với ĐTC có hàng trăm GM và một số HY, đặc biệt ĐHY Giuse Trần Nhật Quân, SDB, nguyên giáo phận Hong Kong, ĐHY Sean O'Malley, OFM Cap., và 1.500 LM ngồi trước lễ đài.

Buổi lễ bắt đầu với nghi thức rước kiệu tượng Đức Mẹ Fatima, dưới bầu trời nắng đẹp: Đi đầu là thánh giá, tiếp đến là một đoàn người cầm các cờ hiệu của các phong trào và hội đoàn, tiếp đến là hàng trăm GM đồng tế, rồi kiệu hoa tượng Đức Mẹ Fatima được các toán 8 binh sĩ thuộc các quân chủng khác nhau thay phiên nhau vác trên vai. Sau cùng là chiếc xe bọc kính của ĐTC.

Trong số nửa triệu tín hữu đứng đầy quảng trường đặc biệt có Tổng thống Cavaco Silva và phu nhân, cùng với nhiều quan chức chính phủ. Nhiều tín hữu đã đi bộ từ các nơi trong nước Bồ đến đây hành hương và tham dự thánh lễ với ĐTC.

Trong bài giảng, ĐTC nhắc đến chủ ý cuộc hành hương của ngài, cũng như tính chất thời sự của sứ điệp Fatima:

”Tôi đến Fatima để, cùng với Mẹ Maria và bao nhiêu tín hữu hành hương khác, cầu nguyện cho nhân loại chúng ta đang bị lầm than và đau khổ. Tôi đến Fatima, với cùng tâm tình như chân phước Phanxicô và Giacinta và Nữ Tôi Tớ Chúa Lucia, để phó thác cho Đức Mẹ lời tuyên xưng thâm sâu rằng tôi yêu mến, Giáo Hội, các linh mục yêu mến Chúa Giêsu và muốn chiêm ngắm Chúa, trong lúc Năm Linh Mục đang kết thúc, và để phó thác cho sự bảo vệ từ mẫu của Mẹ Maria các linh mục, những người thánh hiến, nam và nữ, các thừa sai và tất cả những người đang làm điều thiện để làm cho Nhà Chúa trở nên hiếu khách và mang lại phúc lợi cho mọi người.”

ĐTC cũng nói đến ảnh hưởng của Sứ điệp Fatima đối với cuộc sống các tín hữu ngày nay và khẳng định rằng:

”Ai nghĩ rằng sứ mạng ngôn sứ của Fatima đã kết thúc thì thật là sai lầm. Nơi đây, chúng ta thấy gợi lại ý định của Thiên Chúa đang gọi hỏi nhân loại ngay từ thời khởi thủy: ”Người em Abel của người ở đâu?.. Máu của em ngươi đang kêu thấu tới Ta từ đất!” (St 4,9). Con người có thể làm bùng lên cái vòng chết chóc và kinh hoàng, nhưng lại không thể phá vỡ được cái vòng đó.. Trong Kinh Thánh ta thường thấy điều này là: Thiên Chúa tìm kiếm những người công chính để cứu vớt thành thị của con người, và cũng điều ấy cũng xảy ra tại Fatima này, khi Đức Mẹ hỏi các mục đồng: ”Các con có muốn hiến dâng mình cho Thiên Chúa để chịu đựng tất cả những đau khổ Người gửi đến cho các con, để đền tạ tội lỗi người ta đã xúc phạm Người, và cầu xin ơn hoán cải cho các tội nhân hay không?” (Hồi ký chị Lucia, I, 162).

”Với gia đình nhân loại đang sẵn sàng hy sinh những mối liên hệ thánh thiêng nhất của mình trên bàn thờ của sự ích kỷ trắng trợn của các quốc gia, chủng tộc, ý thức hệ, phe nhóm, cá nhân, Người Mẹ phúc hậu chúng ta đã từ trời cao xuống, dâng hy sinh để cấy vào trong tâm hồn của những người phó thác cho Mẹ Tình Yêu của Thiên Chúa đang nồng cháy trong tâm hồn Mẹ. Thời đó chỉ có 3 mục đồng, gương sống của họ đã được phổ biến và gia tăng thành những vô số các nhóm trên toàn trái đất, đặc biệt là qua các cuộc thánh du của Đức Mẹ. Các nhóm tín hữu ấy tận tụy phục vụ cho chính nghĩa tình liên đới huynh đệ. Ước gì thời gian 7 năm, từ nay cho đến dịp kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima này, sẽ đẩy mạnh sự chiến thắng đã được báo trước của Khiết Tâm Đức Mẹ Maria hầu tôn vinh Chúa Ba Ngôi cực thánh.

Cuối thánh lễ, ĐTC đã đặc biệt ngỏ lời chào thăm anh chị em bệnh nhân và nêu cao giá trị của đau khổ khi được kết hiệp với khổ giá của Chúa Kitô:

”Anh chị em thân mến, trước mắt Thiên Chúa, anh chị em có một giá trị lớn lao đến độ chính Chúa đã nhập thể làm người để có thể chịu đau khổ với con người một cách cụ thể, trong thịt và máu, như trình thuật thương khó của Chúa Giêsu kể lại cho chúng ta. Từ đó, trong mỗi đau khổ của con người đều có một Đấng đi vào để chia sẻ đau khổ và sự chịu đựng, và từ đó trong mỗi đau khổ đều có một sự đồng an ủi của tình thương chia sẻ của Thiên Chúa, và thế là nảy sinh một vì sao hy vọng” (Biển Đức 16, Thông điệp Spe Salvi, 39). Với niềm hy vọng này trong tâm hồn, anh chị em có thể ra khỏi tình trạng ”cát lún” của bệnh tật và sự chết, và đứng trên tảng đá vững chắc của tình yêu Thiên Chúa. Nói khác đi, anh chị em có thể vượt thắng cảm giác về sự vô dụng của đau khổ làm tiêu hao con người trong nội tâm, khiến họ cảm thấy mình là gánh nặng của người khác, trong thực tế, đau khổ khi được chịu đựng cùng với Chúa Giêsu, thì góp phần vào việc cứu độ anh chị em mình”.

Và ĐTC kết luận rằng: ”Anh chị em thân mến, hãy đón nhận lời mời gọi này của Chúa Giêsu, Đấng sẽ đi qua gần anh chị em trong bí tích Thánh Thể này và hãy phó thác cho Chúa mọi cơ cực đau khổ mà anh chị em đang gặp, để chúng trở thành phương thế cứu độ cho toàn thế giới, theo kế hoạch của Chúa. Anh chị em sẽ trở thành những người cứu độ trong Đấng Cứu Chuộc, như những người con trong Chúa Con. Cạnh Thập Giá có Mẹ Chúa Giêsu, cũng là Mẹ chúng ta”.

Kết thúc thánh lễ vào lúc gần 1 giờ trưa, ĐTC ban phép lành Tòa Thánh đặc biệt cho các bệnh nhân, rồi ngài đến viếng mộ của hai chân phước Giaxinta và Phanxicô ở bên trong Vương cung thánh đường Đức Mẹ Fatima, trước khi về nhà Camêlô để dùng bữa trưa với các GM Bồ đào nha và các vị thuộc đoàn tùy tùng.

Chiều hôm qua, vào lúc gần 5 giờ giờ địa phương, theo chương trình ĐTC trở lại Nhà thờ Chúa Ba Ngôi, cũng trong khu vực Đền thánh Đức Mẹ để gặp gỡ các tổ chức mục vụ xã hội của Giáo Hội Bồ đào nha. Đây là những tổ chức lớn, trên bình diện quốc gia, kể cả một số tổ chức không Công Giáo, dấn thân trong các hoạt động từ thiện, xã hội. Cả các nhân viên và cộng tác viên của Đền Thánh.

Sau đó ngài gặp 50 GM thuộc HĐGM Bồ đào nha. Thứ sáu 14-5-2010, là ngày chót trong chuyến viếng thăm 4 ngày của ĐTC Biển Đức 16 tại Bồ đào nha. Ban sáng ngài sẽ giã từ trung tâm Thánh Mẫu Fatima, đáp trực thăng đến thành phố Porto có 240 ngàn dân cư và cách đó 190 cây số ở mạn bắc để viếng thăm nửa ngày. Tại đây vào lúc quá 10 giờ, giờ địa phương, ngài sẽ cử hành thánh lễ cho các tín hữu tại Đại Lộ Đồng Minh ở trung tâm thành phố. Sau thánh lễ, vào lúc 2 giờ chiều, ngài sẽ đáp máy bay trở về Roma, dự kiến đến nơi vào lúc 6 giờ chiều.

G. Trần Đức Anh OP
 
Sứ điệp tiên tri của Đức Mẹ Fatima vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay, lời Đức Thánh Cha Benedicto XVI
Dominic David Trần
16:00 13/05/2010
Sứ điệp tiên tri của Đức Mẹ Fatima vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay, lời Đức Thánh Cha Benedicto XVI

Vương Cung Thánh Đường Fatima Bồ Đào Nha: vào xế trưa ngày 13 tháng Năm 2010, theo bản tin Thông Tấn Xã Công giáo toàn cầu (CWN): Đức Thánh Cha Benedicto XVI đã dâng Thánh Lễ trọng thể kính dâng Đức Mẹ Fatima cho khoảng 500,000 khách hành hương.

Trong bài giảng lễ, Đức Thánh Cha nói; " Cũng như qúy ông bà anh chị em, cá nhân tôi cũng đến đây như một người hành hương xin kính viếng Đức Bà Fatima. Thánh địa Fatima đây đã có phúc được Đức Mẹ Maria chọn là nơi để phán truyền cho chúng ta về thế giới hiện nay."

Đức Thánh Cha bày tỏ với tất cả cộng đoàn tham dự đại lễ; " Chúng ta sẽ mắc phải sai lầm khi nghĩ rằng sứ mạng tiên tri của thông điệp Fatima đã được hoàn thành." Đức Thánh Cha nhắc cho mọi người nhớ lại những thời điểm gần kề Đệ Nhất Thế Chiến (1914-1918)- Đó là thời kỳ mà gia đình nhân loại đã gần như sẵn sàng phải hy sinh tất cả mọi điều thiêng liêng nhất của con người trên bàn thờ của các quốc gia riêng lẻ, các chủng tộc, các ý thức hệ, những phe đảng và cá nhân vì những tư lợi ích kỷ và nhỏ mọn. "

"Lúc ấy Đức Trinh Nữ Maria đã hiện ra với ba em nhỏ chăn cừu đơn sơ và trao ban cho họ một thông điệp khẩn thiết: Đức Mẹ Maria kêu gọi mọi người mau hoán cải và sám hối và đền tội. Sứ điệp ấy vẫn còn y nguyên tính chất khẩn thiết cho thế giới ngày nay."

Đức Thánh Cha trân trọng nhắc lại lời Đức Trinh Nữ Maria đã phán hứa năm xưa là " cuối cùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ sẽ thắng."

Đức Thánh Cha đã kết thúc bài giảng Thánh Lễ bằng lời kinh nguyện sẽ "thực hiện thật nhanh mọi sự hoàn thành sứ điệp tiên tri" trong 7 năm nữa sắp đến để kỷ niệm Năm Thánh Kỷ niệm 100 Năm Đức Trinh Nữ Maria hiện ra tại Fatima (1917-2017).

Sau Thánh Lễ trọng thể, Đức Giáo Hoàng đã ban phép lành cho một nhóm các bệnh nhân tham dự Thánh Lễ, và ân cần nhắc nhở các tín hữu bệnh nhân là những đau đớn họ đang gánh chịu đã có thể được hiệp nhất và thông phần với những đau đớn khổ nạn của Đức Chúa Giêsu đã chịu đóng đanh trên Thánh Gía. " Đức Thánh Cha ân cần khuyên nhủ họ; Trong khi chịu đựng nỗi đau đớn vì bệnh tật đang mắc phải, qúy ông bà anh chị em sẽ khám phá đưọc một sự bình an và thanh thản trong nôi tâm từng người- thậm chí còn cảm nghiệm được hoan lạc của Thánh Thần Thiên Chúa."

Đức Thánh Cha sau đó cũng đến cầu nguyện trước mộ của ba chị em thị nhân-chân phước Lucia de Jesus, và hai em họ Jacinta và Francisco Marto là những người đã có diễm phúc được trông thấy Đức Trinh Nữ Maria hiện ra trong các thị kiến tại Fatima. Sau đó Đức Thánh Cha đã rời Nguyện Đường Đức Bà Hiện Ra và Vương Cung Thánh Đường Thiên Chúa Ba Ngôi tại Fatima để đến dùng cơm trưa với Hàng Giám Mục Bồ Đào Nha.
 
Top Stories
Hanoi launches a press campaign, using Msgr. Kiet to discredit the Vatican
Asia-News
06:25 13/05/2010
The government media are trying to paint the announced resignation of Msgr. Kiet, for health reasons, as a government victory, presenting itself as the absolute arbiter of religious life in the country, who even the Pope must obey.

Hanoi (AsiaNews) – A press campaign is underway to represent the upcoming resignation of the Archbishop of Hanoi, Joseph Ngo Quang Kiet as a victory for the Vietnamese government and convince Catholics that any decision on religious life in the country depends on Communist Party. Even the Pope, in this context, must seek its approval.

Regarding Msgr. Kiet yesterday, the archdiocese said that the bishop has left Hanoi to resume the treatment started already in March - first in Rome and later in Paris - after two months spent at the monastery of Chau Son for the same reasons. He is suffering from chronic insomnia and stress, a condition attributable to the attacks mounted against him by the authorities. For almost two years, he has been unable to sleep. Mgr. Kiet, in a recent interview said that because of his health, he had asked the Holy See to be allowed resign. But neither the Holy See or the Bishops' Conference had accepted the request. Archbishop Kiet has reiterated several times that even during the most difficult moments of his relationship with the government, "the Holy See and the Episcopal Conference were always by my side".

Here are the facts on the matter. On May 8, in Hanoi and Ho Chi Minh City, the government press campaign got underway, reporting on the installation ceremony of the new coadjutor bishop, Nguyen Van Nhon, underlined a sentence in the official VNA agency, that "once approved by the Prime Minister" the Pope had proceeded with the appointment. The phrase, repeated in all news reports, appears aimed at convincing Catholics that all religious activities in the country need the "approval of the Prime Minister."

In these days, then, state media have claimed that the resignation of Mgr. Kiet will take place between May 13 and 18. They have received instructions to portray the withdrawal as a victory for the government over the archbishop, who also succeeded in forcing the Vatican to accept a "road map", which raises the retirement of the archbishop of Hanoi as a condition for the establishment of diplomatic relations and a possible visit of Pope According to these journalists, local government authorities are preparing a party to celebrate the "victory".

The wide coverage of these events is creating discomfort and doubts among Vietnamese Catholics. The government campaign, in short, is spreading the belief among the faithful that the Holy See is willing to sacrifice a bishop, loved by the Catholics and hated authorities to achieve its “diplomatic” objectives.

The Dominican, Nguyen Xuan Que, writes "Vietnamese Catholics have lost a lot of confidence in the politics of Vatican Diplomacy and the Conference of Bishops. They do not believe in the path, and are convinced that the Vatican does not understand the Vietnamese Church and does not know the actual reality of this Church”. "The Vatican knows nothing of today's Vietnam," echoes a missionary who has lived in Vietnam for many years.

This belief is strengthened by those who fear that a new era - seen as negative – is being born in the relations between the Vatican and the Vietnamese government, fuelled by rumours that together with the resignation of Mgr. Kiet, the resignation of the Bishop of Vinh, Paul Mary Cao Dinh Thuyen, will also be announced. Both have a history of determined resistance and opposition to any attempt by authorities to restrict religious freedom or misappropriation of church property.
 
Hanoi lancia una campagna di stampa, che usa mons. Kiet per screditare il Vaticano
Asia-News
06:26 13/05/2010
I media governativi stanno tentando di dipingere l’annunciata rinuncia di mons. Kiet, motivata da motivi di salute, come una vittoria del governo, presentato come l’arbitro assoluto della vita religiosa nel Paese, al quale anche il Papa deve sottostare.

Hanoi (AsiaNews) – E’ in corso una vera campagna di stampa per rappresentare le prossime dimissioni dell’arcivescovo di Hanoi, Joseph Ngo Quang Kiet, come una vittoria del governo e convincere i cattolici vietnamiti che ogni decisione sulla vita religiosa del Paese dipende dal Partito comunista. Anche il Papa, in questo quadro, deve averne l’approvazione.

Per quanto riguarda mons. Kiet, ieri l’arcidiocesi ha fatto sapere che il prelato ha lasciato Hanoi per riprendere le cure iniziate già a marzo - prima a Roma e poi a Parigi - dopo due mesi passati nel monastero di Chau Son per gli stessi motivi. Soffre di insonnia cronica e stress, condizione attribuibile agli attacchi condotti contro di lui dalle autorità. Da due anni quasi non riesce a dormire. Lo stesso mons. Kiet, in una recente intervista ha affermato che, a causa del suo stato di salute, aveva domandato alla Santa Sede di essere rimosso dall’incarico. Ma né la Santa Sede, né la Conferenza episcopale avevano accolto la richiesta. Mons. Kiet ribadiva più volte che anche nei momenti più difficili del suo rapporto col governo, “la Santa Sede e la Conferenza episcopale sono state sempre accanto a me”.

Fin qui i fatti. L’8 maggio, contemporaneamente a Hanoi e Ho Chi Minh City, è partita la campagna della stampa governativa che, raccontando la cerimonia di ingresso in diocesi del nuovo vescovo coadiutore, Nguyen Van Nhon, sottolineava una frase dell’agenzia ufficiale VNA, per la quale “dopo l’approvazione del Primo Ministro” il Papa aveva proceduto alla nomina. La frase, ripetuta in tutti i resoconti, appare mirata a convincere i cattolici che tutte le attività religiose nel Paese hanno bisogno della “approvazione del Primo Ministro”.

In questi giorni, poi, giornalisti statali hanno sostenuto che le dimissioni di mons. Kiet avverranno fra il 13 e il 18 maggio. Essi hanno ricevuto indicazioni di far apparire il ritiro dell’arcivescovo come una vittoria del governo, che è riuscito a far accettare al Vaticano una “road map”, che pone il ritiro dell’arcivescovo di Hanoi come condizione per l’instaurazione di rapporti diplomatici e una possibile visita del Papa. Secondo tali giornalisti, le autorità governative locali stanno preparando un party per celebrare la “vittoria”.

La diffusione di queste voci sta creando sconforto e dubbi tra i cattolici vietnamiti. La campagna governativa, insomma, sta diffondendo tra i fedeli la convinzione che la Santa Sede è disposta a sacrificare un vescovo, amato dai cattolici e odiato dalle autorità, per raggiungere obiettivi “diplomatici”.

Come scrive il domenicano Nguyen Xuan Que, “i cattolici vietnamiti hanno perso molta fiducia nella politica diplomatica vaticana e nella Conferenza episcopale. Non credono nella strada intrapresa e sono convinti che il Vaticano non capisce la Chiesa vietnamita e non conosce la realtà attuale di questa Chiesa”. “Il Vaticano non sa niente del Vietnam di oggi”, gli fa eco un missionario che ha vissuto in Vietnam per numerosi anni.

A rafforzare il convincimento di quanti temono che stia nascendo una nuova era – vista come negativa – nei rapporti tra Vaticano e governo vietnamita, si aggiunge la voce per la quale, insieme all’accoglimento delle dimissioni di mons. Kiet, verrà annunciato anche il ritiro del vescovo di Vinh, Paul Maria Cao Dinh Thuyen. Entrambi hanno un passato di ferma resistenza e opposizione a ogni tentativo delle autorità di limitare la libertà religiosa o di appropriarsi di beni della Chiesa.
 
Papa: nomina nuovi vescovi a Hanoi e Vinh
Asia-News
06:27 13/05/2010
Accettate le dimissioni per motivi di salute di mons. Kiet, al quale succede il coadiutore mons. Pierre Nguyên Văn Nhon. A Vinh, all’83enne mons. Paul-Marie Cao Dình Thuyên succede un domenicano, padre Paul Nguyên Thai Hop, 65 anni, docente di dottrina sociale.

Città del Vaticano (AsiaNews) – E’ ufficiale: il Papa ha accettato oggi le dimissioni presentate per motivi di salute (canone 401 § 2 del Codice di diritto canonico) dall’arcivescovo di Hanoi, Joseph Ngô Quang Kiêt, e per raggiunti limiti di età (canone 401 § 1) dal vescovo di Vinh, l’83enne Paul-Marie Cao Dình Thuyên.

Nuovo arcivescovo di Hanoi è il coadiutore, mons. Pierre Nguyên Văn Nhon.

A Vinh diviene vescovo il domenicano padre Paul Nguyên Thai Hop. Padre Paul Nguyên Thai Hop, O.P., è nato a Lang Anh, Nghe An, diocesi di Vinh, il 2 febbraio 1945. Ha frequentato il Centro di studi dei Domenicani e l’Università statale di Saigon, dove ha ottenuto una licenza in Filosofia orientale (1970). Ha conseguito in Svizzera un dottorato in Filosofia all’Università di Friburgo (1978), e poi un dottorato in Teologia morale alla facoltà di Teologia di São Paolo (Brasile). E’ stato ordinato sacerdote l’8 agosto 1972.

Dopo l’ordinazione ha svolto i seguenti incarichi: insegnante nella Facoltà di teologia a Lima (Perù), negli anni ‘80, e alla Pontificia università S. Tommaso d’Aquino di Roma (1997-2003); responsabile della formazione intellettuale della Provincia domenicana del Vietnam (2003-2007); consigliere della Provincia domenicana (2003-2007). Dal 2000 insegna Etica e Dottrina sociale della Chiesa presso il Centro di studi domenicano e in vari istituti religiosi, nonché Scienze religiose all’Università statale di Ho Chi Minh City.
 
Pope appoints new bishops to Hanoi and Vinh
Asia-News
06:27 13/05/2010
Resignation of Mgr. Kiet for health reasons accepted. He is succeeded by Coadjutor Bishop. Pierre Nguyen Van Nhon. In Vinh, 83 year old Mgr. Paul Mary Cao Dinh Thuyen is succeeded by a Dominican, Father Paul Nguyen Thai Hop, 65, professor of social doctrine.

Vatican City (AsiaNews) - It 's official: The Pope has now accepted the resignation for health reasons (Canon 401 § 2 of the Code of Canon Law) of the archbishop of Hanoi, Joseph Ngo Quang Kiet, and for reasons of age (Canon 401 § 1) of the Bishop of Vinh, the 83 year old Paul Mary Cao Dinh Thuyen.

The new archbishop of Hanoi is coadjutor bishop, Mgr. Pierre Nguyen Van Nhon.

In Vinh, the Dominican Father Paul Nguyen Thai Hop has been appointed bishop. Father Paul Nguyen Thai Hop, OP, was born in Lang Anh, Nghe An, Vinh diocese, February 2, 1945. He attended the Dominican Study Centre and the State University of Saigon, where he obtained a degree in Eastern Philosophy (1970). He holds a doctorate in Philosophy from University of Fribourg in Switzerland (1978), and then a doctorate in moral theology from the Faculty of Theology of São Paulo (Brazil). He was ordained priest on August 8, 1972.

After ordination he held the following positions: teacher in the Faculty of Theology in Lima (Peru), in the '80s, and the Pontifical University of St. Thomas Aquinas in Rome (1997-2003), responsible for the intellectual formation of the Dominican Province of Vietnam (2003-2007), adviser to the Dominican Province (2003-2007). Since 2000 he has been teaching Ethics and Social Doctrine of the Church at the Dominican Centre for Studies and various religious institutions and religious sciences at the State University of Ho Chi Minh City.
 
Rinunce E Nomine
The Holy See Press Office
06:33 13/05/2010
RINUNCIA E SUCCESSIONE DELL’ARCIVESCOVO DI HÀ NÔI (VIETNAM)

Il Santo Padre Benedetto XVI ha accettato la rinuncia al governo pastorale dell’Arcidiocesi di Hà Nôi (Vietnam), presentata da S.E. Mons. Joseph Ngô Quang Kiêt, in conformità al canone 401 § 2 del Codice di Diritto Canonico.

Gli succede S.E. Mons. Pierre Nguyên Văn Nhon, Coadiutore della medesima Arcidiocesi.

[00710-01.01]

RINUNCIA DEL VESCOVO DI VINH (VIETNAM) E NOMINA DEL NUOVO VESCOVO

Il Papa ha accettato la rinuncia al governo pastorale della Diocesi di Vinh (Vietnam), presentata da S.E. Mons. Paul-Marie Cao Dình Thuyên, M.S.C., in conformità al canone 401 § 1 del Codice di Diritto Canonico.

Il Santo Padre ha nominato Vescovo di Vinh (Vietnam), il Rev.do P. Paul Nguyên Thai Hop, O.P. insegnante di Etica e Dottrina Sociale della Chiesa presso il Centro di Studi Domenicano e in vari Istituti religiosi, nonché professore presso l’Università Statale di Hochiminh Ville.

Rev.do P. Paul Nguyên Thai Hop, O.P.

Il Rev.do P. Paul Nguyên Thai Hop, O.P., è nato a Lang Anh, Nghe An, Diocesi di Vinh, il 2 febbraio 1945. Ha frequentato il Centro di Studi dei Domenicani e l’Università statale di Saigon, dove ha ottenuto una Licenza in Filosofia Orientale (1970). Ha conseguito in Svizzera un Dottorato in Filosofia presso l’Università di Friburgo (1978), e poi un Dottorato in Teologia Morale presso la Facoltà di Teologia di São Paolo (Brasile). E’ stato ordinato sacerdote l’8 agosto 1972.

Dopo l’Ordinazione ha svolto i seguenti incarichi: Insegnante nella Facoltà di Teologia a Lima (Péru), negli anni ‘80, e alla Pontificia Università S. Tommaso d’Aquino di Roma (1997-2003); Responsabile della formazione intellettuale della Provincia Domenicana del Vietnam (2003-2007); Consigliere della Provincia Domenicana (2003-2007). Dal 2000 insegna Etica e Dottrina Sociale della Chiesa presso il Centro di Studi Domenicano e in vari Istituti religiosi, nonché Scienze religiose presso l’Università Statale di Hochiminh Ville.

[00711-01.01]
 
Hanoi: le pape Benoît XVI ayant accepté sa démission, Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt quitte la capitale pour poursuivre son traitement médical à l’étranger
Eglises d’Asie
09:54 13/05/2010
VIETNAM

Hanoi: le pape Benoît XVI ayant accepté sa démission, Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt quitte la capitale pour poursuivre son traitement médical à l’étranger

Eglises d’Asie, 13 mai 2010 – Très tôt dans la matinée du 13 mai, on apprenait que Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt avait quitté Hanoi pour l’étranger, aussi inopinément qu’il y était revenu il y a quelques jours, après un début de traitement médical à Rome. Un peu plus tard, aux alentours de 12h00, le Saint-Siège annonçait la décision du pape Benoît XVI d’accepter la démission qui lui avait été présentée par l’archevêque de Hanoi.

Un bref communiqué du Bureau de l’archevêché de Hanoi, publié dans la nuit du 12 au 13 mai, à 00 heure 45 (heure locale), a informé le diocèse du départ de Mgr Kiêt: « La santé de l’archevêque Joseph s’est encore affaiblie ces derniers temps. C’est pourquoi il prend la route pour l’étranger où il poursuivra son traitement et retrouvera ses forces. » Le communiqué recommande ensuite aux fidèles de prier pour une prompte guérison de « leur » archevêque. Le texte est signé du chancelier de l’archevêché, le P. Alphonse Pham Hung (1).

Après la nomination de Mgr Pierre Nguyên Van Nhon, l’actuel président de la Conférence épiscopale du Vietnam, comme archevêque coadjuteur de Hanoi, et la messe célébrée pour l’accueillir, le 7 mai dernier dans la cathédrale de Hanoi, de nombreux bruits et rumeurs avaient couru concernant le sort de Mgr Kiêt. En particulier, il avait été dit que son renoncement officiel à son poste d’archevêque de Hanoi aurait lieu le 13 mai. Cette information a été confirmée par le communiqué du Bureau de presse du Vatican du 13 mai, à la mi-journée. Comme à l’accoutumée, celui-ci est très sobre. Il se contente de déclarer que le pape Benoît XVI a accepté la renonciation au gouvernement pastoral de l’archidiocèse de Hanoi, présentée par Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt. Le communiqué de l’archevêché n’avait pas précisé si le départ annoncé était définitif ou temporaire. La déclaration du Bureau de presse a donc rendu les choses plus claires.

Dans la matinée du 13 mai, des photos de l’archevêque disant au revoir à un groupe de prêtres dans la chapelle de l’archevêché ont été diffusées sur VietCatholic News. D’autres agences ont enquêté sur les divers déplacements effectués par lui depuis le 7 mai. Il aurait participé au jubilé sacerdotal de l’évêque de Vinh et se serait rendu au couvent cistercien de Châu Son, où il a coutume de venir se reposer, avant de rentrer à l’archevêché pour préparer son départ. Mais aucune précision officielle n’a été donnée encore sur les modalités et la destination de ce nouveau voyage à l’étranger.

Le même jour, à la suite de l’acceptation de la démission de l’archevêque de Hanoi, le bulletin de presse du Vatican annonçait une autre acceptation de démission et une autre nomination, concernant cette fois-ci le diocèse de Vinh au centre du Vietnam, l’un des diocèses les plus importants du Vietnam par le nombre de ses fidèles (500 000) et par son dynamisme. Le pape accepte la démission de son évêque, Mgr Paul Marie Cao Dinh Thuyen, qui a passé la limite d’âge, et vient de fêter ses 50 ans de sacerdoce entouré de tous ses fidèles et de la grande majorité des évêques de la province de Hanoi. Il est remplacé par le P. Paul Nguyên Thai Hop, religieux dominicain qui enseigne la morale et la doctrine sociale de l’Eglise au centre d’études dominicaines ainsi que dans d’autres établissements religieux et donne des cours dans une université d’Etat. Agé de 65 ans il est originaire du diocèse dont il reçoit la charge aujourd’hui. Il a obtenu un doctorat de philosophie à Fribourg en 1978 et un doctorat de théologie morale à la faculté de théologie de Sao Paolo au Brésil. L’évêque nommé de Vinh est connu pour de nombreux exposés oraux ou écrits sur les sujets de société, quelquefois délicats.

(1) Mis en ligne sur le site Internet de l’archidiocèse de Hanoi à l’adresse: http://tgphanoi.org/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1635
 
Campaign to discredit the Holy See in the hearts of Vietnamese Catholics
Emily Nguyễn
17:08 13/05/2010
Hanoi archbishop quietly left Vietnam for further medical treatment. Catholic activists in Hanoi fear that many faithful have been lured into mental game designed to damage trust towards the Vatican.

On May 12, Hanoi Archbishopric office announced that Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet had quietly gone abroad for medical treatment. Observers in Vietnam afraid that this time he has no chance to return home as the risk of his return being blocked by Vietnam government remains strong.

Among Catholics in Vietnam and abroad the hypothesis that the communist government has convinced the Vatican and the Vietnamese Episcopal Conference to remove Mgr. Kiet at all costs, is becoming increasingly credited. Many have fallen into the belief that the removal of the prelate is the price tag for an “establishment of diplomatic relations" and the green light for Benedict XVI's visit to Vietnam early in January 2011.

However, in many occasions, Mgr. Kiet has insisted that his withdrawal originated simply on his rapidly deteriorating health stating that even during the most difficult moments of his relationship with the government, "the Holy See and the Episcopal Conference were always by my side". In his account, he has suffered no pressure other than the moral responsibility of a shepherd.

A growing concern among Catholic activists in Hanoi is that communist religious police are conducting a campaign to portray the leadership change in Hanoi as a Vatican’s accidence to the government's demands as a precondition for further movement toward the renewal of diplomatic ties between the Vatican and Vietnam: a goal that the Holy See has pursued through informal talks for years.

Most Catholics in Hanoi believe that the Holy See never "betray" them and that the regime has been using details in talks on bishop appointments with Vatican to lure Catholics into the opposite belief.

In fact, Vietnam government has insisted that the Vatican must respect Vietnam's independence and sovereignty; hence it is mandatory for all appointment of bishops and diocesan administrators to be approved by the government. This has always been a main point on the agenda in the bilateral meetings between the Vatican and Vietnam government.

Knowing in advance details of the leadership change in Hanoi, religious agents have broken the embargo, intentionally leaked out movements describing the change in Hanoi See as secret deals between the Vatican and the regime, causing a widespread sense of disappointment among the Catholics in the country that the Holy See now seems to be willing to sacrifice the aspiration of the faithful for the overdue diplomatic progress to be well in its way. While the Vietnamese Bishop Conference, due to the lack of necessary media resources and a good media strategy, has been keeping mum about any development, the waves of unofficial news coming from seemingly credible sources have rendered the faithful in the cloud of suspicion and confusion. If there is a place in the world today for mistrust between Church's leaders and its followers breeding, Vietnam will certainly make top on the list.

Moreover, in an orchestrated media approach, on Saturday May 8, state media outlets in Hanoi and Ho Chi Minh City simultaneously reported the installation ceremony of the new coadjutor.

Most reports started with an excerpt from VNA, the official state news agency: “Following the Vietnamese Prime Minister’s approval, Pope Benedict XVI has appointed Bishop Nguyen Van Nhon of Dalat, President of Vietnam Episcopal Council, as coadjutor archbishop of Hanoi.”

The phase “Vietnamese Prime Minister’s approval” was highlighted, and repeated throughout the short report in what appeared to be a well planned strategy to send a subtle message to their readers that the Catholic Church in Vietnam is now completely under the control of the communist Party and that not only bishops in Vietnam, the Pope and the Vatican also need to bow to demands of the regime in order to get “Vietnamese Prime Minister’s approval” in Church’s activities.

Vietnamese Catholics from the beginning of the Church's history in Vietnam have consistently been proven to be extreme loyal and dedicated to the universal Church. The deaths of 117 Vietnamese martyrs spoke volume of their commitment and their absolute loyalty. However, with the trend of mistrust and doubts substantiated by suspicious actions from both the Vatican and Vietnamese Bishop Conference, a dangerous rift is being formed, and the collateral damage can be catastrophic unless actions are to be quickly taken in a sincere, positive and constructive fashion, for the interest of the Church and its faithful, not in the direction of the unjust and despotic regime of communist Vietnam, so that the blood and tears of the 117 courageous Vietnamese men and women who gave their lives defending freedom to live and worship God will not be in vain.
 
Archbishop Joseph Ngo explains his resignation
J.B. An Dang
20:43 13/05/2010
In his farewell letter to priests, religious and faithful of Hanoi Archdiocese, Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet went in great length to explain, and to reiterate the fact that he had not suffered any pressure from the Holy See and the country's Episcopal Conference to resign.

"In fact, every time when I mentioned my resigning intention, Roman Congregations strongly opposed it," he wrote in his letter dated May 13, emphasizing that his resignation had not been accepted until he wrote a letter sent directly to Pope Benedict XVI, who "deeply understood my situation and with his paternal heart accepted my request for withdrawal".

In Hanoi, Catholic activists have raised their concerns that Vietnam government who had been advised in advance by the Vatican (as per its request) on the timeline of the process of changing Catholic leadership in the capital and in Vinh Diocese has intentionally leaked out the detailed schedule in a plot to lure Catholics in to the belief that the Vatican has been working on a "road map" sketched by Vietnam to remove all "stubborn" bishops. Both Bishop Paul Mary Cao Dinh Thuyen, 83, of Vinh, and Archbishop Ngo Quang Kiet, 57, are among those prelates with a long history of determined resistance and opposition to any attempts by authorities to restrict religious freedom or misappropriation of church property.

The plot also has gone as far as depicting some bishops in the country's Episcopal Conference as "State collaborators" in order to smash Catholics' trust towards their shepherds.

Many Catholics have been driven to the belief that the new Hanoi Archbishop, Mgr. Peter Nguyen Van Nhon, the President of Vietnamese Episcopal Conference, has been collaborating with the state in the attempt to remove Archbishop Joseph Ngo in order to take his post.

Resentment against him could be seen during his installation ceremony on Friday May, 7. Yesterday, Mgr. Peter Nguyen reportedly could not say Mass for the Feast of the Ascension of the Lord due to a protest in front of St. Joseph Cathedral. Protestors yelled angry slogans against him. It's worrisome that, so far, no one has been able to confirm if all protestors were Catholics.

A growing concern among Catholic circles is that the regime is now conducting a plot to damage Catholic unity and cause chaos in the archdiocese of Hanoi and the diocese of Vinh.

In his letter, on addressing the concern, Mgr. Joseph Kiet earnestly implored priests, religious and faithful in Hanoi to obey and cooperate with Mgr. Peter Nguyen. “Do your best to preserve the unity, and love among you. It’s the most precious treasure of our archdiocese. With the love that already exists among us, love Mgr. Peter as you have loved me,” he urged.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thông Báo Của Phòng Báo Chí Tòa Thánh về các bổ nhiệm mới tại Việt Nam
Phòng Báo Chí Tòa Thánh
06:55 13/05/2010
Hôm nay 13/5/2010, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã nhận đơn từ chức của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt vì lý do sức khoẻ (chiếu theo khoản số 401 triệt 2 của Bộ Giáo Luật), và của Đức Giám Mục Vinh Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, 83 tuổi, vì lý do tuổi tác (khoản số 401 triệt 1).

Vị Tổng Giám Mục mới của Hà Nội là Đức Tổng Giám Mục Phó Phêrô Nguyễn Văn Nhơn.

Tại Vinh, cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp thuộc dòng Đa Minh đã được bổ nhiệm Giám Mục. Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, OP sinh tại Lang Anh, Nghệ An, thuộc giáo phận Vinh, ngày 2/1/1945. Ngài đã theo học tại Học Viện Dòng Đa Minh và Đại Học Quốc Gia Sàigòn và đạt được bằng cử nhân Triết Đông Phương tại đây vào năm 1970. Ngài lấy bằng Tiến Sĩ Triết Học tại Đại Học Fribourg ở Thụy Sĩ (1978), và Tiến Sĩ Thần Học Luân Lý tại Phân Khoa Thần Học São Paulo (Ba Tây). Ngài đã được thụ phong linh mục ngày 8/8/1972.

Sau khi được thụ phong, ngài đã giữ các chức vụ sau: giáo sư tại Phân Khoa Thần Học Lima (Peru), trong thập niên 1980, và tại Giáo Hoàng Học Viện Thánh Tôma Aquinas tại Rôma(1997-2003), chịu trách nhiệm đào tạo tri thức cho Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam (2003-2007), linh hướng cho Tỉnh Dòng (2003-2007).

Từ năm 2000, ngài giảng dạy môn Luân Lý và Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội tại các Học Viện Đa Minh và các cơ sở tôn giáo và khoa học tôn giáo khác nhau tại Đại Học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh.
 
Lời từ biệt của đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt gửi cộng đồng dân Chúa TGP Hà Nội
+TGM Ngô Quang Kiệt
10:28 13/05/2010
 
Trích lược tiểu sử đức Giám Mục tân cử Phaolô Nguyễn Thái Hợp
Ban truyền thông GP Vinh
10:32 13/05/2010
Trích lược tiểu sử

Đức Giám Mục Tân Cử

PHAOLÔ NGUYỄN THÁI HỢP, OP

Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, OP, sinh ngày 01-02-1945 tại Giáo xứ Làng Anh (Nghi Phong, Nghi Lộc, Nghệ An).

Ngày 15-8-1964: vào Tập viện Dòng Đa Minh tại Vũng Tàu.

Từ 1965 - 1972: Học triết học và thần học tại Học viện Đa Minh Vũng Tàu và Thủ Đức.

Từ 1968 - 1971: Học tại Đại học Văn khoa Sài Gòn. Tốt nghiệp Cử nhân Triết học Đông Phương.

Ngày 8-8-1972: Thụ phong Linh mục tại Sài Gòn

Từ 1972-1978: Tiếp tục theo học tại Đại học Fribourg (Thụy Sĩ) và tốt nghiệp Tiến sĩ Triết học Tây phương.

Từ 1978-1979: Học chính trị kinh doanh tại Đại học Genève, Thụy sĩ.

Từ 1981-1986: Giáo sư tại Phân khoa Thần học Lima, Péru.

Từ 1984-1991: Giáo sư và Giám đốc Học vụ của Học Viện Thần học Gioan XXIII, Lima, Péru.

Từ 1989-1994: Trung tâm nghiên cứu Bartolomé de Las Casas, Lima, Péru.

Năm 1994: Tốt nghiệp Tiến sĩ Thần học Luân lý tại Phân khoa Thần học Đức Mẹ Lên Trời, São Paulo, Brazil.

Từ 1996-2004: Giáo sư tại Phân khoa Xã hội thuộc Đại Học Giáo Hoàng Thánh Tôma Aquinô, Roma.

Từ 2004-2007: Giám Đốc Học vụ của Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam.

Từ 2004: Thành viên của Ủy ban Giáo lý Đức tin thuộc HĐGM Việt Nam.

Từ 2006: Thành viên của Ủy ban Từ vựng Công giáo.

Chủ nhiệm Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình. Câu Lạc Bộ được thành lập để gặp gỡ, trao đổi, thảo luận và học hỏi của những người Công giáo dấn thân phục vụ Giáo Hội và xã hội Việt Nam hôm nay theo tinh thần Phúc Âm.

Được bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Vinh ngày 13 tháng 5 năm 2010.
 
60 Anh chi em gia nhập gia đinh Khôi Bình.giáo xứ Tân Lộc, Vinh
Giáo xứ Tân Lộc
12:12 13/05/2010
LỄ DẤN THÂN CỦA ANH CHỊ EM GIA NHẬP GIA ĐÌNH KHÔI BÌNH XỨ TÂN LỘC, CỬA LÒ, GIÁO PHẬN VINH

Sáng ngày 12 tháng 05 năm 2010 giáo xứ Tân Lộc hạt Cửa Lò tổ chức thánh lễ dấn thân của gần 60 anh em gia nhập gia đinh Khôi Bình.

Xem hình anh chi em gia nhập gia đình Khôi Bình

7 giờ sáng cuộc rước nhập lễ từ nhà xứ vòng sang nhà thờ thật hoành tráng, trước thánh lễ đại diện ban tổ chức gia đình Khôi Bình giáo phận Vinh công bố nội dung diễn tiến thánh lễ như nghi thức tiếp nhận của cha chủ tế và đại diện gia đình Khôi Bình Việt Nam, kế đến là làm phép nến và trao nến, tiếp theo là lời cam kết của các thỉnh nguyện viên, nghi thức làm phép và trao phù hiệu và cuối cùng nghi thức trao chứng thư gia nhập. Cha Robert Henrích người Đức vị sáng lập Khôi Bình Việt Nam, ngài rất tâm huyết và yêu mến Việt Nam, ngài đã dành hết thời gian sức lực dành cho gia đình Khôi Bình Việt Nam cùng với cha Martinô Nguyễn Xuân Hoàng dâng thánh lễ dấn thân gia nhập số anh em vào gia đình Khôi Bình xứ Tân Lộc, về tham dự thánh lễ có anh Anrê Nguyễn Hữu Nghĩa gia trưởng Khôi Bình Việt Nam và các anh trong Ban quản gia Khôi Bình giáo phận Vinh gồm: Anh Phêrô Nguyễn Minh Châu Gia Trưởng, anh Anphongsô Trần Đức Hoa phó gia trưởng, anh Phêrô Nguyễn Công Lịch thư ký và anh Antôn Trần Đức Khánh quản lý. Thánh lễ diễn tiến thật tôn nghiêm và sốt mến, gia đình Khôi Bình đến hôm nay đã lên đến 496 thành viên.

Sau thánh lễ quý cha và tất cả anh chị em ra viếng mộ Cha Phêrô Nguyễn văn Khang vị cha đã đón nhận và có công vun trồng cho hạt giống Khôi Bình trong những ngày đầu tiên trên xứ nhà và ngài rất có nhiều kỷ niệm tốt nơi Cha Quá cố Phêrô Nguyễn văn Khang, sau đó chụp ảnh chung lưu niệm và bữa cơm thân mật vui vẻ.

kính chúc anh chị em Khôi Bình Việt Nam nói chung và anh chị em giáo phận Vinh nói riêng luôn thực thi với Thủ Bản Khôi Bình mỗi ngày. Xin Thiên Chúa ban nhiều ơn dồi dào qua sự cầu bầu của vị cha Thánh A- ĐÔN Khôi Bình để gia đình Khôi Bình ngày càng tiến lên và giúp nhau sống đời Kitô hữu giữa thời đại hôm nay.
 
Trò Chuyện Với Linh Mục Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ Về Đại Hội Nối Kết Các Sắc Tộc Đa Văn Hóa Công Giáo
Phóng Viên BBT
14:44 13/05/2010
Trò Chuyện Với Linh Mục Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ

Tham Dự Đại Hội Nối Kết Các Sắc Tộc Đa Văn Hóa Công Giáo


+ Linh Mục Giuse Nguyễn Thanh Liêm, Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, đã tham dự Đại Hội Nối Kết Các Sắc Tộc Đa Văn Hóa Công Giáo, do Văn Phòng Đa Văn Hóa Trong Giáo Hội trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ tổ chức từ ngày 6-8 tháng 5, 2010 tại University of Notre Dame, thành phố South Bend, IN., vừa qua. Phóng Viên của Website Liên Đoàn có cuộc trò chuyện thân mật với Cha sau Đại Hội như sau.

PV: Xin Cha cho biết mục đích của Đại Hội này và thành phần tham dự?

LM Liêm: Theo tinh thần thư mời tham dự do Cha Allan F. Deck, S.J, Giám Đốc Văn Phòng Đa Văn Hóa trong Giáo Hội trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (HĐGM Hoa Kỳ) gởi ra, Đại Hội nhắm đến hai mục đích:

- Nâng cao sự hiểu biết về các Cộng Đồng Công Giáo, từ đó chấp nhận các nền Văn Hóa đa dạng trong Giáo Hội.

- Bổ sung các nền văn hóa khác biệt vào trong cuộc sống và lãnh đạo ở các địa phận, giáo xứ và những tổ chức của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ.

Xem hình đại hội

Về thành phần tham dự, ngoài khách mời danh dự như Đức Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, TGM Pietro Sambi, Đức Cha Jaime Soto, Giám Mục Địa Phận Sacramento và là Chủ Tịch Ủy Ban Đa Văn Hóa HĐGM Hoa Kỳ, Đức Cha Wilton Gregory, Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Atlanta và là Chủ Tịch Hội Đồng Liên Tôn HĐGM Hoa Kỳ, ước tính có khoảng 300 người gồm Tổng Giám Mục, Giám Mục, Linh Mục, Tu sĩ nam nữ, Cố Vấn Quốc Gia các Sắc Dân tại Hoa Kỳ, Học Giả, Chuyên Gia, Giáo Sư Đại Học, các nhà lãnh đạo các văn phòng Sắc Dân ở địa phận, trường học, các nhà xuất bản v.v.. Họ là đại biểu cho sáu (6) nhóm hay còn gọi ‘gia đình’ chính: Người Bản Xứ Hoa Kỳ (Người da Đỏ); Người Tây Ban Nha/Latinh; Người Hoa Kỳ gốc Âu Châu; Người Hoa Kỳ gốc Phi Châu; Người Á Đông và Thổ Dân Thái Bình Dương và Những người thuộc giới Di Dân, Tị Nạn và Du Hành.

PV: Xin Cha cho biết thêm về đại biểu cho sắc dân Việt Nam tham dự?

LM Liêm: Ngoài sự tham dự của Đức Cha Mai Thanh Lương, Giám Mục Phụ Tá địa phận Orange và là thành viên Giám Mục trong Ủy Ban Á Châu Thái Bình Dương, Ủy Ban hiện do Đức Giám Mục Randolph R. Calvo làm Chủ Tịch, còn có một số Linh Mục, nam nữ Tu Sĩ và Giáo Dân làm việc tại các địa phận và cá nhân chúng tôi.

PV: Xin Cha cho biết khái quát về số liệu người gốc Á Châu và Thái Bình Dương tại Hoa Kỳ?

LM Liêm: Theo tài liệu từ sự nghiên cứu của bà Tiến Sĩ Ruth Narita Doyle, Đại Học Fordham, và bà Cecile Motus, Phó Giám Đốc Văn Phòng Đa Văn Hóa Trong Giáo Hội của HĐGM Hoa Kỳ, dân số người thuộc gốc Á Châu và Thái Bình Dương sinh sống tại Hoa Kỳ đã gia tăng rất nhanh trong vòng 50 năm vừa qua. Kể từ năm 1990, chỉ trong vòng 17 năm, số người đã tăng hơn gấp đôi. Năm 2007, American Community Survey đã cho biết tổng số là 16,141,315.

Trong năm 2007, người Trung Quốc chiếm đa số với 3,045,592 người, người Ấn Độ hạng nhì với 2,570,166, và người Phi Luật Tân đứng hàng thứ ba với 2,412,446.

PV: Thế còn người Việt Nam chúng ta và các nhóm kế tiếp khác thì sao?

LM Liêm: Người Việt Nam chúng ta đứng ở hàng thứ tư với số người là 1,508,489. Người Hàn Quốc là 1,344, 171, và người Nhật là 803,092. Đây là những nhóm người có số dân nhiều nhất. Những nhóm khác có con số ít hơn 300,000 người.

PV: Cha vừa nói đến người gốc Á Châu, thế còn các thổ dân ở các đảo Thái Bình Dương?

LM Liêm: Cũng theo American Community Survey, trong năm 2007, thổ dân ở đảo Hawaii là nhóm đông dân nhất với 142,919, tiếp đó là Guamanian hoặc Chamorro 74,947, và Samoan với 69,615.

Dĩ nhiên, theo hoàn cảnh và thời gian, các nhóm sắc dân nói trên ở Hoa Kỳ càng ngày càng tăng trưởng và bành trướng, hoặc cũng có thể ít dần đi, và một số sắc dân khác lại tiếp tục đến nữa.

PV: Thưa Cha, người gốc Á Châu hiện nay tập trung ở những tiểu bang và địa phận nào?

LM Liêm: Theo thống kê, hơn 2/3 tập trung ở sáu (6) tiểu bang: California, Hawaii, Illinois, Texas, New Jersey và New York. Nếu phân chia theo địa phận trong Giáo Hội, địa phận với hơn 200,000 người gốc Á Châu và Thái Bình Dương gồm: Los Angeles, Honolulu, Brooklyn, San Jose, Oakland, Orange, Seattle, San Francisco, Sacramento, New York, San Diego, Chicago, Galveston-Houston, Arlington, San Bernardino, Newark, Atlanta, Boston, Washington D.C., Dallas, Philadelphia và Metuchen.

PV: Trở lại với Đại Hội, xin Cha cho biết thêm về nội dung các buổi thảo luận?

LM Liêm: Các nhóm đã hội thảo và chia sẻ rất cặn kẽ về Căn Tính của từng nhóm/gia đình của mình; thêm vào đó là Thiên Chúa và Giáo Hội đã ảnh hưởng và tác động như thế nào trong đời sống của từng người; đồng thời các nhóm cũng thảo luận về những cuộc khủng hoảng, thách đố, khó khăn, kỳ thị xảy ra, và sau cùng đưa ra một đường hướng mới cho nhóm/gia đình của mình.

PV: Đâu là những khó khăn và thách đố?

LM Liêm: Trở ngại về ngôn ngữ, đặc biệt đối với người gốc Á Châu và Thái Bình Dương, là bức tường ngăn cách lớn nhất trong việc hội nhập, sống đạo và thành công trong xã hội Hoa Kỳ. Ngoài ra phải kể thêm về những sự khác biệt trong cách sống, phong tục, tập quán và văn hóa đưa đến những hiểu lầm, hiểu sai và thật đáng tiếc còn xảy ra các việc kỳ thị chủng tộc ngay trong các giáo xứ và cộng đoàn, và cả trên bình diện quốc gia nữa!

PV: Hướng về tương lai, người gốc Á Châu và Thái Bình Dương chú tâm đến vấn đề nào?

LM Liêm: Vấn đề được các đại biểu quan tâm và bàn thảo liên quan đến giới thanh niên thiếu nữ. Hầu như tất cả các sắc dân đều thú nhận bị ‘khủng hoảng’ chung trong việc thiếu tổ chức và không có một chương trình sinh hoạt có ‘tầm cỡ’ cho giới này.

Các đại biểu được khuyến khích sau Đại Hội này cần liên lạc và trao đổi với nhau thường xuyên hơn, để có thể lập nên một chương trình Chung với nhau. Họ cũng mong học hỏi và tìm hiểu các chương trình và sinh hoạt nơi các sắc dân khác, hầu có thể giúp cho chính sắc dân của mình.

PV: Người Việt Công Giáo tại Hoa Kỳ có đóng góp được những gì trong các vấn đề này?

LM Liêm: Có dịp trao đổi và trò chuyện với các đại biểu sắc dân khác, chúng tôi thật vui khi đa số đều ngưỡng mộ và khâm phục về các tổ chức, sinh hoạt, và những chương trình đạo giáo, tâm linh của người Việt Nam chúng ta ở khắp nơi trên Hoa Kỳ qua các giáo xứ, họ đạo, cộng đoàn. Họ cũng cho biết là thường xuyên theo dõi và trao đổi với nhau về những sinh hoạt và chương trình của chúng ta để học hỏi và rút tỉa kinh nghiệm cho sắc dân của họ. Chúng tôi cũng ước mong, chúng ta cũng nên tìm hiểu và học hỏi về các tổ chức, sinh hoạt, chương trình của các sắc dân khác ngay trong giáo xứ và cộng đoàn nơi chúng ta sinh hoạt, nhờ đó, tránh được nhiều việc hiểu lầm đáng tiếc xảy ra, và cũng làm phong phú hơn cho chính đời sống đạo của chúng ta. Hiện nay, các địa phận đều có nhiều giáo xứ gồm có hai ba sắc dân sống và sinh hoạt với nhau, và càng ngày mô thức giáo xứ đa văn hóa này sẽ trở nên kiểu mẫu ở Hoa Kỳ. Do vậy, hướng về tương lai, việc hiểu nhau và cùng cộng tác làm việc chung với nhau là điều cần thiết.

PV: Cha có thể cho biết một vài chương trình nào của người Việt chúng ta được họ nhắc đến?

LM Liêm: Cuộc Hành Hương Đức Mẹ LaVang ở thủ đô Washington DC do Liên Đoàn tổ chức trong tháng 6 tới đây; Ngày Thánh Mẫu hàng năm vào tháng 8 ở Missouri do Tỉnh Dòng Đồng Công tổ chức. Ngoài ra, họ cũng thông tin với nhau về các sinh hoạt dành cho giới trẻ như Đại Hội Về Đất Hứa của các Huynh Trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể vào tháng 7 tới đây ở California, hoặc nỗ lực học hỏi và tìm hiểu về ngôn ngữ và văn hóa của dân tộc khác, như Chương Trình Mục Vụ Học ngôn ngữ Spanish của các Linh Mục Việt Nam vào tháng 9, 2010 tại Costa Rica.

PV: Cha có nhận xét gì về Đại Hội cũng như ảnh hưởng của nó trong tương lai?

LM Liêm: Đại Hội đã được tổ chức hết sức kỹ lưỡng và quy mô. Thành phần được mời tham dự cũng chọn lọc và phong phú và đến từ các sắc dân khác nhau, ngoài ra có sự tham dự của hơn 10 Giám Mục Hoa Kỳ. Chương trình Đại Hội cũng đã được Ban Tổ Chức cẩn thận chuẩn bị ngay cả. ...trước khi Đại Hội xảy ra chính thức vài tháng, qua các việc mời gọi các đại biểu trao đổi tư tưởng, ý kiến với nhau bằng email, phone, panel discussion. Đại Hội cũng được chiếu LIVE trong website của HĐGM Hoa Kỳ, và là phóng sự của các đài truyền hình.

Quy tụ khá đông đủ đại biểu các sắc dân sống trên Hoa Kỳ cùng về với nhau để trao đổi, học hỏi các tư tưởng, ý kiến khác nhau, và cùng ngồi lại đề ra những đường hướng thiết thực trong tương lai là điều cần thiết và ích lợi. Thêm vào đó, qua Đại Hội cùng với những tài liệu, sách vở phổ biến và những đóng góp thiết thực, hàng Giáo Phẩm Hoa Kỳ nhận ra tầm quan trọng qua sự hiện diện đông đảo của các sắc dân trên Hoa Kỳ, cũng như không thể phủ nhận được những khác biệt giữa các sắc dân với nhau về phong tục, tập quán, ngôn ngữ và văn hóa. Tuy vậy, các sắc dân cũng làm phong phú cho xã hội và Giáo Hội Hoa Kỳ với những đóng góp và cống hiến tuyệt vời qua khả năng của từng cá nhân và cộng đồng. Sự tham dự đông đảo Giám Mục Hoa Kỳ, cũng như các vị dành thời gian để trả lời những thắc mắc, chia sẻ những tư tưởng, chính kiến trong Đại Hội nói lên sự quan tâm sâu sắc của các chủ chăn trong Giáo Hội. Từ tình hình thực tế, hàng Giáo Phẩm Hoa Kỳ cũng học hỏi và dần dần ‘điều chỉnh’ lại các tổ chức, nhân sự, chương trình sinh hoạt, sống đạo trong Giáo Hội Hoa Kỳ và tại địa phương, sao cho phù hợp với tâm thức, lối sống của các sắc dân hơn. Đây cũng một thách đố cho Giáo Hội Hoa Kỳ nói chung vốn có truyền thống bắt nguồn từ người Công Giáo gốc Âu Châu mang Đức Tin đến Hoa Kỳ trong các thế kỷ trước. Đây cũng là thách đố cho từng sắc dân nữa! Chúng ta có biết cởi mở, khiêm nhường học hỏi và trao đổi để thoát ra khỏi óc thành kiến hẹp hỏi của Cá Nhân Chủ Nghĩa và Dân Tộc Chủ Nghĩa, từ đó đưa đến sự hiểu biết, cảm thông và chấp nhận lẫn nhau, cũng như cùng giúp cho nhau thăng tiến trong đời sống đạo và đời hay không?

PV: Đại Hội được diễn ra trong những ngày Tổng Giáo Phận Hà Nội có những chuyển biến lớn qua sự bổ nhiệm của Đức Thánh Cha Benedict XVI cho Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn về làm Tổng Giám Mục Phó có quyền kế vị, cũng như tin tức về sức khỏe của Đức Tổng Kiệt mỗi ngày mỗi xấu đi cần phải đi chữa và dưỡng bệnh. Một số đại biểu có trao đổi với Cha về vấn đề này không khi Cha tham dự Đại Hội với tư cách là Cố Vấn Quốc Gia về sắc dân Việt Nam tại Hoa Kỳ?

LM Liêm: Vâng có. Một số đại biểu khi trao đổi với chúng tôi về tình hình Giáo Hội Việt Nam và về Tổng Giáo Phận Hà Nội - tâm điểm của những tranh cãi, bàn luận trong nước lẫn hải ngoại hiện nay - về khả năng thay đổi nhân sự, đều bày tỏ sự bất ngờ về sự bổ nhiệm, nhất là với lý do ‘sức khỏe’ của một vị Tổng Giám Mục 58 tuổi - Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt -, nổi tiếng qua những lần can đảm lên tiếng cho công lý, công bằng, dân chủ và bác ái, và vị Tổng Giám Mục Phó là Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, đương kim Chủ Tịch HĐGM Việt Nam, tuổi hạc cũng đạt 72 tuổi, gần với tuổi Giám Mục phải đệ đơn về hưu theo Giáo Luật rồi!

Tuy nhiên, các vị Đại Biểu đó cũng hiểu biết, cảm thông và đều cầu nguyện cho cả hai vị Tổng Giám Mục. Hai ngài đều vì lòng yêu mến Chúa và Giáo Hội, và về sự vâng phục Đức Thánh Cha, đại diện Thiên Chúa, nên đến bất cứ nơi nào các ngài được sai đến để phục vụ. Các vị đại biểu cũng tin tưởng rằng Tòa Thánh luôn luôn nhìn xa và có hướng đi cho tương lai Giáo Hội Việt Nam nói chung, và cho Tổng Giáo Phận Hà Nội nói riêng, cũng như có lý do chính đáng cho sự bổ nhiệm ‘khá bất thường’ nhưng không biệt lệ này.

Chúng tôi nhớ lại tấm gương vâng phục của chính Đức Thánh Cha Benedict XVI, qua việc chấp nhận làm Giáo Hoàng, bởi quyết định của Hồng Y Đoàn sau vài lần bỏ phiếu, mặc dù ngài lúc đó đã 78 tuổi, và luôn nghĩ đến những tháng ngày về hưu sống thanh thản với người anh của mình. Nhiều người cũng bày tỏ sự ngạc nhiên, nghi ngờ về tuổi tác và khả năng của Hồng Y Joseph Ratzinger trong sứ vụ mới. Nhưng năm năm trôi qua, nhìn lại những nỗ lực của ngài, ngài được nhiều người, nhiều giới nể trọng và đánh giá cao vì những thành công hết sức đáng kể trong sứ vụ Giáo Hoàng của mình.

PV: Cám ơn những chia sẻ của Cha.
 
Hội Têrêsa Hài Đồng Giáo xứ Kẻ Dừa, GP Vinh có thêm hội viên
Hoàng Cảnh Hồng
14:54 13/05/2010
GIÁO XỨ KẺ DỪA, HẠT ĐỒNG THÁP, GIÁO PHẬN VINH KẾT NẠP HỘI VIÊN TÊRÊXA HÀI ĐỒNG GIÊSU

Ngày 12 tháng 05, nắng chiều oi ả, song những luồng gió đông nam thổi vào mát rượi, chúng tôi lên đường ra tham dự thánh lễ kết nạp hơn 270 Hội viên thuộc năm Chi Hội trên địa bàn giáo xứ Kẻ dừa, hạt Đồng Tháp, giáo phận Vinh. Con đường từ Vinh ra đi trên đường quốc lộ 1A, đến Cầu Lồi thuộc xã Diễn Hồng rẽ vào đi ngược lên phía tây khoảng 7 km, chúng tôi đi xe chậm rãi chỉ khoảng 10km /giờ nhìn con đường nhiều ổ gà, ổ trâu, phải nói anh chị em trong Ban điều hành Phân hội hạt Đồng Tháp khai mở và gieo giống Têrêxa HĐ Giêsu vất vả và khó nhọc biết chừng nào? vào gần nhà xứ trên các nẻo đường cờ vàng trắng tung bay trong gió được cắm hai bên đường trông thật đẹp, những giải cờ hoa, được chăng đầy, trên tháp nhà thờ một lá cờ vàng trắng to cao bay phất phới trong gió chiều, những Hội viên Têrêxa HĐ chạy tung tăng, mặc y phục cổ nâu, áo trắng trên mặt lúc nào cũng nở một nũ cười tươi. Chúng tôi được hoà quyện vào không khí tươi trẻ đó.

Xem hình hội Têrêsa Hà Đồng

Ngôi nhà thờ hoành tráng, cao to với kiến trúc rất đẹp được toạ ngự trên một không gian thoáng đẹp cao ráo, đằng trước phía bên kia người ta còn giữ lại ngôi nhà thờ cũ như một di tích của làng. Người dân tại đây đa số là thuần nông nhưng nhìn ngôi thánh đường thì đủ biết tinh thần xây dựng nhà Chúa thật lớn lao biết chừng nào.

Thánh lễ đồng tế được Cha Phêrô Trần Đình Lai linh giám Hội Têrêxa hạt Đồng Tháp làm chủ tế ngoài cha Lai còn có Cha Gioan Trần Quốc Long quản xứ Phú Vinh, Cha J.B Đinh Công Đoàn quản xứ Song Ngọc, Cha Antôn Hồ Hữu Thông dòng Đaminh về đâng thánh lễ tạ ơn và kết nạp các Hội viên mới. Anh chị em sốt sắng cầu nguyện cho cha quản xứ Phêrô Bùi Minh Tuệ đang nằm điều trị bệnh tại Hà Nội.

Sau gần một năm tìm hiểu, sinh hoạt và nắm bắt về linh đạo thủ bản Hội Têrêxa HĐ Giêsu, hôm nay anh chị em đã tình nguyện đứng vào hàng ngũ trong một gia đình và sẵn sàng sống thực thi theo tôn chỉ mục đích của Hội là “thánh hoá bản thân, sống tình huynh đệ, phục vụ những người nghèo, bệnh tật, đau khổ với tinh thần bác ái Kytô giáo và đồng hành với họ trong mọi công việc tông đồ”.

Thánh lễ diễn tiến thật trang nghiêm trong nghi thức tuyên hứa sau bài giảng lễ, kế đến được cha chủ tế trao “phép lành toà thánh” của Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI cho anh chị em trong ban điều hành các Chi Hội, những tràng pháo tay vang dội chúc mừng, Phân Hội Têrêxa HĐ Giêsu hạt Đồng Tháp cách riêng là các Chi Hội giáo xứ Kẻ Dừa gồm: Chi Hội Kẻ Dừa 95 Hội viên, Chi Hội Tam Thọ 40 Hội viên, Chi Hội Đông Ngô 49 Hội viên, Chi Hội Cồn Đông 33 Hội viên và Chi Hội Đông Yên 51 Hội Viên và 7 Hội viên tán trợ ( tàn tật ). Thánh lễ kết thúc bằng lời cám ơn của đại diện các Chi Hội xứ Kẻ Dừa và lời chúc mừng của anh đại diện Tổng Hội khu vực Miền bắc, anh chị em cùng quý cha chụp chung những tấm hình lưu niệm thật ấm tình Cha con anh em.

Bữa cơm thân mật được tổ chức trong phòng tầng một của nhà thờ thật ấm cúng và thân mật.

Cầu chúc anh chị em Hội Têrêxa hài Đồng Giêsu luôn sống theo ơn gọi của mình hầu làm triển nở tâm tình bác ái yêu thương đến với mọi người, nhất là những người thiếu may mắn. Xin Chị Thánh Têrêxa HĐ Giêsu luôn đồng hành để các em luôn noi gương Chị Thánh trong những việc nhỏ nhất vì lòng yêu mến Chúa và yêu người Amen.
 
Đêm diễn nguyện ''Đồng Hành Về Bên Mẹ'' tại trung tâm thánh mẫu Tà Pao
Hồng Hương
21:27 13/05/2010
ĐÊM DIỄN NGUYỆN “ĐỒNG HÀNH VỀ BÊN MẸ”TẠI TRUNG TÂM THÁNH MẪU TÀPAO

Trời Linh Địa Tàpao tháng 5 nóng như lửa đốt, thế nhưng “đến hẹn lại lên”, ngay từ trưa ngày 12.5.2010 hàng ngàn người đã tuôn về Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao mừng kỉ niệm 93 năm ngày Mẹ hiện ra tại Fatima (13.5.1017 – 13.5.2010) và cũng để hiệp thông trong lời ca tiếng hát chúc tụng Thiên Chúa và Mẹ Maria trong đêm diễn nguyện “Đồng hành về bên Mẹ”.

Xem hình đêm diễn nguyện "Đồng Hành Về Bên Mẹ"

Rất nhiều người, khi đặt chân lại đến Trung tâm Thánh mẫu Tà Pao, đã không khỏi bỡ ngỡ, khi thấy quang cảnh thay đổi cách mau chóng lạ lùng trong vòng gần 15 ngày ngắn ngủi, đã có một quảng trường rộng lớn với sức chứa cả hàng mấy chục ngàn người. Nơi đây cũng vừa mới xây dựng một lễ đài uy nghi với biểu tượng giang tay đón chờ đoàn con đến với Mẹ. Và nếu ai biết rõ chuyện đó lại được điều động chủ yếu do một người đang mang trong mình những bệnh tật hiểm nghèo, thì không thể không nhìn nhận đây có thể là một phép lạ tỏ tường của Mẹ.

Trong quảng trường rộng lớn và khang trang đó, kiệu hoa Đức Mẹ được rước từ nhà Trung Tâm Tàpao đến khán đài vừa mới xây cất còn nguyên mùi tôn mùi đất, giữa rừng người với nến sáng trên tay. Đức Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống đã nói lên ý nghĩa và tâm tình đêm hội ngộ và tuyên bố khai mạc đêm diễn nguyện trong tiếng vỗ tay vang lừng của hơn mấy chục nghìn người từ khắp nơi xa gần.

Chương trình diễn nguyện chia làm ba phần. Phần một hướng về Năm Thánh 2010 và Năm Linh Mục với chủ đề: “Tôn vinh Thiên Chúa”. Mở màn là Ca đoàn Tổng hợp với gần 120 ca viên, -thuộc ca đoàn Quê Hương và Hội dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp,- thể hiện hùng hồn bản hợp xướng Mùa Hồng Ân (sáng tác Nam Hải –Hải Linh) dưới sự điều khiển của linh mục Xuân Thảo. Nhóm Tam ca Đô-Rê-Mi, trong trang phục của linh mục triều, dòng Đa-minh và dòng Phan-xi-cô, với phong cách thật tươi trẻ, đã gởi đến cộng đoàn nhạc phẩm Người Sai Tôi Đi (sáng tác của Nam Hải), để nhắc nhớ đến vai trò của linh mục – người được sai đi để rao giảng Tin Mừng cho mọi người, đặc biệt là những người nghèo khó. Kế đến là Ca đoàn Tổng hợp Quê Hương dưới sự điều khiển của nhạc sĩ ca trưởng Hương Vĩnh lại trình bày một sáng tác của cố nhạc sư Hải Linh, bản hợp xướng Khúc Ca Mặt Trời. Lời kinh của Thánh Phanxicô theo bản dịch của Vũ Đình Trác ca ngợi mặt trời, hình ảnh của Đấng Ngàn Trùng Thánh Đức vang vọng khắp núi rừng Tà Pao.

Kết thúc phần tôn vinh Thiên Chúa, Bài Ca Yêu Thương (sáng tác của Ngọc Linh) đã được ca đoàn tổng hợp Tam Hà trình tấu dưới sự điều khiển của nhạc sĩ ca trưởng Ngọc Linh. Cả không gian Linh địa Tà Pao rộn ràng với tiếng đàn tiếng hát ca ngợi Thiên Chúa của loài người.

Phần hai là phần Ca Ngợi Mẹ Maria. Nỗi lòng của đoàn con về với mẹ được bộc bạch trong câu thơ nữ tu MC của Hội dòng MTG Gò Vấp:

“Lời ngợi ca kính dâng về Mẹ

Người Mẹ hiền của miền đất Tàpao

Tình Mẹ thương như biển rộng dạt dào

Con dâng Mẹ lời ngợi ca muôn thuở”.

Từng đoàn người với mọi cảnh đời, mọi tâm tình đều đến với Mẹ để xin được Mẹ bầu cử là nội dung phần diễn nguyện Về Bên Mẹ Tàpao do Hội dòng MTG Gò Vấp trình bày. Tiếp đó, bài hát rất quen thuộc Tàpao-Lời ru trước ngàn năm mới (Maria Thiên Thanh) được gởi đến cộng đoàn qua giọng hát Nhật Huy. Ca đoàn Tổng hợp Tam Hà trở lại chương trình với hợp xướng liên khúc Mẹ đầy ơn phúc và Mẹ đồng hành chỉ lối cho con với phần phụ họa của Hội dòng MTG Xuân Lộc. Các nữ tu với hình ảnh của đoàn con luôn hướng về Mẹ để xin Mẹ chỉ lối đưa đường trong cuộc đời được thể hiện tinh tế và uyển chuyển trong từng cử điệu rất chuyên nghiệp. Tốp ca Quê Hương gồm Đo, Định, Lệ Sinh và Lệ Trinh cống hiến cho cộng đoàn những giây phút thưởng thức âm nhạc qua sự thể hiện tuyệt vời nhạc phẩm Mẹ ơi (thơ Đình Bảng, nhạc Xuân Thảo). Khép lại phần Ngợi ca Mẹ Maria, toàn thể ca đoàn Quê Hương, một lần nữa, trình tấu Trường Ca Avê Maria, một sáng tác bất hủ của Hải Linh dựa trên bài thơ tôn giáo nổi tiếng của thi sĩ Hàn Mặc Tử, dưới sự điều khiển của Lm Xuân Thảo.

Bước sang phần ba, cộng đoàn được mời gọi cùng hướng về Mẹ Maria – Mẹ đẹp ngàn hoa với chủ đề “ Dâng Về Mẹ” với trọn vẹn tâm tình của đoàn con thơ bé dâng lên Mẹ trong mùa hoa tháng Năm. Các nữ tu Hội Dòng MTG Gò Vấp với trang phục của năm sắc hoa trắng, xanh, vàng, đỏ, tím nhẹ nhàng di chuyển trên khán đài với tay hoa, tay quạt làm bừng sáng cả khán đài Tàpao. Không gian tràn ngập mùi hương trầm quyện với lời cầu nguyện của đoàn con dâng lên Mẹ Maria. Phần dâng hoa, tiến hoa là sự kết hợp của 5 nhạc phẩm: Mẹ đẹp ngàn hoa (Thiên Linh), Ngũ bái (Hoài bắc), Trầm hương dâng Mẹ (Thế Thông – Khương Huệ), Hoa 5 sắc (Hiếu Anh – Hồ Đăng Tín) và Ave Maria (Huyền Linh).

Trải qua hai giờ đồng hồ đắm chìm trong tĩnh nguyện với những lời ca, điệu vũ ca ngợi Thiên Chúa và Mẹ Maria, cộng đoàn với nến sáng trong tay để quyết tâm cùng Mẹ tiến bước ra đi loan báo Tin Mừng Cứu Độ, ra đi đem tình thương Chúa chạm đến cõi lòng mỗi người và đem ánh sáng niềm tin cho trần gian cùng với phép lành của Đức Giám Mục Giáo phận. Buổi diễn nguyện kết thúc với nhạc phẩm Mẹ Cùng Con Tiến Bước (sáng tác của Ns Nam Hải) do cộng đoàn cùng hát lên với toàn thể ca viên Tam Hà và Quê Hương còn hiện diện trên lễ đài. Tiếng hát vang vọng mãi tiễn chân người hành hương, nến sáng trong tay, tiến bước ra đi với Mẹ. Rồi trong thinh lặng, người thì lặng lẽ trở về nhà nghỉ, người thì tiếp tục lên Linh đài cầu nguyện với Mẹ, từng người từng người với bao tâm tư chuẩn bị tâm tình cho Thánh lễ trọng thể ngày mai, kỉ niệm 93 năm ngày Mẹ hiện ra lần thứ nhất tại Fatima.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nghịch Lý Của Cuộc Đời
Lm. Jos Đinh Công Phúc
07:11 13/05/2010
Nghịch Lý Của Cuộc Đời

Chúng ta thường gặp rất nhiều những nghịch lý trong cuộc đời. Có những chuyện tưởng như thất bại, nhưng nó lại mang đến cho chúng ta hy vọng. Có những thứ tưởng như là hy vọng, vì nó đã được cân nhắc tính toán với đầy đủ những mưu mẹo và khả năng khéo léo nhất, thế nhưng lịch sử lại chứng minh rằng chúng không hề đưa đến cho con người một hy vọng nào, ngoài việc tạo ra những nghịch cảnh, những khốn khó. Cuộc đời được đan dệt bằng nhiều nghịch lý. Nó đòi buộc chúng ta phải suy nghĩ cẩn thận và chín chắn hơn. Nó cũng cần được nhìn dưới nhiều khía cạnh để những vấn đề được giải quyết một cách thấu đáo. Những bài học từ sự kiện lịch sử luôn đưa đến những giá trị giúp chúng ta định hướng một cách rõ hơn cho tương lai.

Không ai có thể phủ nhận rằng chúng ta có thể học được rất nhiều từ những thành công của nhân loại. Thế nhưng kinh nghiệm cũng dạy chúng ta rằng trong rất nhiều trường hợp con người có thể học được nhiều kinh nghiệm sâu sắc hơn từ những thất bại của cuộc đời hoặc của chính họ. Những kinh nghiệm đau xót này có thể sẽ làm thay đổi triệt để cách suy nghĩ, hướng đi và tương lai của một đời người, thậm chí cho cả một tương lai của xã hội. Đó cũng có thể sẽ là những bài học xương máu cho những thế hệ tương lai. Xin được đưa ra vài điểm đáng chú ý trong những sự kiện đã và sẽ xảy ra để chúng ta cùng suy nghĩ.

1. Lầm tưởng

Nhiều người vẫn nghĩ rằng khi có được quyền là có tất cả. Đây là một lầm lẫn và cũng là một nghịch lý. Quyền bính có sự hiện hữu của nó vì nhu cầu của nhân loại. Không ai không biết rằng quyền bính là để phục vụ và bảo vệ con người cũng như những giá trị của nó. Chính Đức Giêsu đã hiến thân cả cuộc đời chỉ để chứng minh và kêu mời những người mang danh kitô phải phục vụ cho sự thật này. Ngài đã nhắc đi nhắc lại rằng: Ta đến để phục vụ chứ không để được phục vụ. Dường như không mấy ai không biết điều này. Cũng không mấy ai từ chối sự thật này. Rất tiếc rằng cũng lại chẳng mấy ai thực hiện. Địa vị, chức vị lại trở nên như mục đích tối hậu của đời người. Quyền bính để phục vụ, lại được dùng để hành, và được hiểu như là những nấc thang của danh vọng – thật đáng tiếc, thật nghịch lý, nghịch cảnh, nghịch tặc. Dân oan kêu thấu trời là thế.

Địa vị chỉ có giá trị khi mà con người dấn thân thực sự cho những đòi hỏi của nó. Câu hỏi tại sao có rất nhiều người đã tỏ lòng kính mến vị lãnh đạo của họ, thậm chí nhiều khi thái quá, nhưng nó cho chúng ta biết rằng con người đó phần nào đã diễn tả đúng những gì mà cái chức vị đã đòi hỏi nơi mình. Người xưa tâm niệm rằng: thà chết cho một minh quân còn hơn là sống sung sướng với một hôn quân. Vị TGM Hà nội rất chí lý khi diễn tả cái giá trị của một địa vị như là sự “đồng sinh, đồng tử.” Chính sự dấn thân cho đến chết này chứng tỏ giá trị thực của một con người và cái địa vị mà chính con người đó đang nắm giữ. Một khi mà sự dấn thân đó bị quên lãng hoặc tệ hơn được thay thế bởi những mưu mô xảo quyệt, hoặc bằng những tham vọng có tính cách cá nhân – không chỉ cái chức vị đã trở nên một nỗi nhục, mà dường như nó đã phá tan đi sự tin tưởng của nhiều thế hệ, thậm chí đưa đến sự thất vọng, lạc lõng, ghê tởm. (x. Lê Trần Luật, Từ Thái hà đến Bát nhã, VietCatholic News 17/Oct/ 2009; Nguyễn Ngọc Tỉnh, Lên núi nhặt thịt Chúa, Dcct.net 10/Jan/ 2010; Nguyễn Hoàng Đức, Sự kiện Đức cha Ngô Quang Kiệt, Dcct.net 12/May/2010, ect.).

Cũng có những người vẫn tưởng rằng khi ta đã được trao quyền, ta muốn nói sao cũng được. Điều này cũng thật sai lầm. Nhiều người đã đạt tới mức độ uyên thâm trong cách suy nghĩ, thuyết giáo, hành xử. Thế nhưng chỉ cần một nhận xét thiếu tính khách quan đã bộc lộ những sai lầm đáng tiếc. Nó gây ra những hoang mang và thất vọng cho rất nhiều người đã đặt hy vọng vào mình. Quả là các cụ chúng ta rất khôn khi nói rằng “hở miệng mắc quai,” “lời nói thì đi đôi với việc làm,” và nên “chép miệng ba lần trước khi nói,” etc.

Dù nói đúng, nói hay, nói cuốn hút – lời nói cũng ít khi lưu lại được lâu trong lòng con người. Chứng nhân thì hơn chứng ngôn rất nhiều. Đức hồng y John Newman đã đúc kết cả một cuộc đời nổi tiếng giảng thuyết của mình bằng kinh nghiệm sâu sắc này. Chúng ta sẽ không bao giờ thuyết phục được lòng người bằng những lý lẽ cho dù nó sâu sắc. Chúng ta cũng không thực sự thuyết phục họ chỉ bằng những chương trình có tính hệ thống và sách vở. Nhưng chúng ta có thể dễ dàng đi sâu vào tâm hồn và cuộc đời của họ, đơn giản bằng một cuộc sống chứng nhân của mình. Và chính cái chứng này sẽ tồn tại mãi mãi. Đây có lẽ cũng là kinh nghiệm tất cả chúng ta (x. VietCatholic News, Xã luận: Đức TGM Ngô Quang Kiệt như một chứng nhân…11/May/ 2010). Dù chứng nhân thì hơn chứng ngôn, rất nhiều người vẫn thích chỉ làm chứng ngôn. Cái còi thì to đã chiếm hết điện năng của của máy nên cỗ xe thì cứ ì ạch không chịu chạy. Thật là một nghịch cảnh. Ngôn chứng đã trở nên phản chứng. Tâm mà đen tối thì nói đã không sáng, hành lại còn tệ hơn!

Lại có những người vẫn nghĩ rằng dân đen thì phải tuân phục. Học hành không được mấy chữ, kinh nghiệm không đáng vào đâu, thôi thì im lặng mà nghe chứ cứ bình với luận chỉ làm cho vấn đề thêm phức tạp và thậm chí sai lạc. Đức cha Nguyễn Chí Linh dường như đã thấy rất rõ cái quan niệm sai lầm này. Ngài nhấn mạnh đến tầm quan trọng của mọi thành phần trong xã hội và Giáo hội. Ngài cũng thấy giá trị và sự cần thiết của tiếng lòng và sự đóng góp bằng nhiều cách của mỗi con người với xã hội và Giáo hội, etc (x. Lê Quốc Quân, Bình luận về bài phát biểu…VietCatholic News 9/May/2010. Quả thật, không ai thời nay còn có thể từ chối sự quan trọng của vấn đề tự do tư tưởng, tự do ngôn luận. Cũng không ai có thể từ chối giá trị thực sự của mỗi con người, dù nhỏ bé. Nhiều góc nhìn khác nhau, cho dù có khiếm khuyết, chúng sẽ bổ túc nhau để làm sáng tỏ vấn đề. Mù mà sờ voi là sẽ có kết luận sai. Sự thật sẽ bị bóp méo, phẩm giá con người sẽ bị chà đạp bởi cá nhân chủ nghĩa, độc đảng, độc tôn cũng là thế (x. Wim Beuken and Karl-Josef Kuschel, Religion as a Source of Violence [Concilium 1997/4]).

Đây mới chỉ là một vài cái lầm tưởng cố hữu, nhan nhản mọi nơi, mà cả xã hội và Giáo hội đã và đang lên án. Hy vọng rằng với những trải nghiệm mà chúng ta đang phải trải qua sẽ giúp mỗi người ý thức hơn về giá trị của mỗi con người, giá trị của tự do, giá trị của những tư tưởng. Không ai có thể nói mình bảo vệ và tranh đấu cho phẩm giá con người, nếu chính mình đã không tôn trọng sự khác biệt của anh em.

2. Thức tỉnh

Có lẽ hơn lúc nào hết trong lịch sử của nước ta sự ý thức về giá trị và phẩm giá con người đã đạt tới độ chín mùi cách rộng rãi như hiện nay. Những gì mà chúng ta thấy đang được thực hiện bởi những con người mà chúng ta gọi là nông dân, nhân dân, tín hữu đã chứng minh rằng việc ý thức về những giá trị và phẩm giá – không chỉ là những lãnh vực riêng tư. Nó không hề dành riêng cho những bậc được gọi là khôn ngoan, thông thái, danh giá. Nhiều người đã rất ý thức về vấn đề này. Có những người đã mỉa mai rằng thậm chí kẻ thường dân còn có những ý thức sâu hơn những bậc vị vọng mà tâm không sáng, địa không bạch, đức không thông! Thật là một nghịch lý. Đúng là đèn nào có ích gì cho những người khiếm thị. Nguyễn Ngọc Tỉnh đã không sai khi nói rằng chỉ một tấm hình đã có thể nói lên tất cả sự thật.

Những con dân ngày nay cũng không chỉ ý thức về phẩm giá con người và những giá trị của cuộc sống. Họ còn thấy rõ hơn nữa trách nhiệm, quyền lợi và bổn phận của họ trong cuộc sống, trong việc xây dựng tương lai của quốc gia, trong việc gìn giữ những giá trị tinh thần, giá trị thiêng liêng, và những giá trị của niềm tin tôn giáo. Đây thực sự là một điều đáng mừng. Tiếc rằng vẫn còn quá nhiều người vẫn chưa có thể nhìn thấy những giá trị này nơi con dân. Chúng ta có thể khẳng định mà không sợ sai lầm rằng bất cứ một xã hội hoặc một tổ chức nào, nếu không khuyến khích và lắng nghe ý kiến của chính dân mình, cổ võ ý thức về phẩm giá, quyền lợi cũng như bổn phận của họ - cơ cấu của xã hội cũng như những tổ chức đó đã tự giết chính mình. Nhân phẩm và giá trị của con người cũng sẽ bị lạm dụng và chà đạp. Tương lai hy vọng của chính thể và của dân chúng cũng bị đánh cắp.

Phải nói ngay rằng càng ngày người dân càng ý thức về giá trị của chính họ. Con người thời nay ý thức rất sâu sắc rằng giá trị thực sự của một chính thể, một tổ chức, một tôn giáo không đơn thuần là bởi sự uyên thâm, cho dù là thánh của cái lý thuyết mà nó đưa ra. Cái giá trị thực của nó nằm ở cuộc sống của những con người đã đặt hết niềm tin tưởng và hy vọng của họ vào chính cái lý thuyết đó. Chính vì thế, mỗi một nhân vị, dù thấp hèn, đều có một giá trị cao cả vô biên. Họ cần phải được tôn trọng như những con người được cho là danh giá, với đầy đủ phẩm chất và chức vị. Luật không thiên vị ai là thế. Dù tội lỗi cũng không thể hủy diệt được bản tính nhân loại của con người. Dưới con mắt của Thượng Đế, không ai bị từ chối. Không ai bị lãng quên. Mọi người đều có giá trị và phẩm giá cao cả của một con người. Tôi nhớ rất rõ và thấm thía bởi một lời xác tín mãnh liệt của một vị giáo sư, đó là: dù chỉ một mình tôi phạm tội, Đức Giêsu vẫn đến để cứu độ tôi. Đức Giêsu đã khẳng định: ta không muốn ai phải chết, nhưng muốn mọi người đều được cứu rỗi.

Giá trị của một con người rất quan trọng trong một tập thể, một tổ chức. Tiếng nói của họ cần được lắng nghe. Những đóng góp của họ, dù dưới hình thức nào, cũng nên được trân trọng. Vì lẽ rằng tất cả chúng ta chia sẻ và hiệp nhất trong một Thân Thể thánh thiện là chính Đức Kitô (x. Corinthians). Một chi thể mà bị bệnh tật thì cần được chữa trị, chứ không thể bị loại trừ. Sự toàn vẹn của một thân thể luôn luôn có giá trị hơn là một số chi thể, cho dù chi thể đó là quan trọng. Hiệp nhất trong yêu thương, hiệp nhất trong sự khác biệt có giá trị là thế. Chủ nghĩa hoàn hảo, chủ nghĩa ưu sinh sẽ giết chết sự giàu có đa dạng của nhân loại và thế giới này. Giá trị tự nhiên và những đóng góp đơn sơ của mỗi cá thể trong cộng đoàn là thực sự cần thiết. Tiếng gào thét cho nhân phẩm, nhân quyền của dân ta đã “rành rành định phận tại thiên thư.” Hơn lúc nào, chúng ta cần phải lắng nghe những tiếng kêu gào thấu trời của dân chúng và cần có những câu trả lời thích hợp nhất. Đây không phải là ý thức mới của người dân, mà là thiên ý. Có lẽ, chúng ta không nghe ở đâu thiên ý rõ và thật cho bằng lắng nghe những tiếng kêu gào của những sự kiện lịch sử, cũng như những tiếng khóc thảm thiết oan trái, bất công của dân ta. Đúng thật ý dân là ý trời!

Không ai có thể phủ nhận rằng có quá nhiều thay đổi chóng mặt đã và đang xảy ra tại quê hương Việt nam. Nhiều thay đổi đã thực sự đem đến những hy vọng. Cũng không ít những thay đổi đã và đang gây xao xuyến, âu lo, thất vọng. Những biến chuyển này dĩ nhiên chứng tỏ những dấu hiệu của một sự phát triển. Mặc dù vậy chúng ta cũng không loại trừ khả năng ảnh hưởng tai hại của cá nhân chủ nghĩa, óc bè phái, những toan tính lợi dụng thấp hèn đang làm khuynh đảo nhiều mặt trong xã hội. Để có thể có được những cái nhìn sâu sắc và thấu đáo hơn giúp chúng ta định hướng cho tương lai một cách vững chắc, thiết tưởng chúng ta không thể không chú ý đến một số bất cập trong cách suy nghĩ mà tôi gọi là những nghịch lý tiêu cực. Quan trọng hơn nữa chúng ta không thể nói đến quốc gia mà không có dân. Cũng không thể nói đến Giáo hội mà lại không nhắc đến dân Chúa. Có thể nói rằng, chính dân mới làm nên quốc gia. Chính dân Chúa mới làm nên Giáo hội. Sự văn minh, sự hiểu biết và đời sống của “dân” sẽ định hình và chứng tỏ giá trị của một quốc gia hoặc của một tôn giáo. Chính vì thế bất cứ một cơ cấu tổ chức nào hiện diện phải là để phục vụ cho những đòi hỏi căn bản của phẩm giá và quyền làm người của dân chúng. Vì lẽ đó, những người lãnh đạo không chỉ phải lắng nghe những tiếng kêu gào thống thiết của dân chúng, mà còn phải dâng hiến chính bản thân và những vụ lợi ích kỷ để nhờ đó mà người dân may ra có được sự sống thực sự và sống dồi dào trong ân sủng (x. Jn 10: 10). Đây có thể là một nghịch lý khác thường với những suy tính bình thường. Mặc dù vậy không một xã hội hoặc một tôn giáo nào đã được thiết lập ngoài nghịch lý này. Mạng sống và máu đào của những anh hùng tử đạo hoặc chết cho một lý tưởng cao cả hơn đã xây dựng một nền độc lập hoặc một Giáo hội là thế. Chúng ta vẫn có đủ lý do để sống trong hy vọng, để sống viên mãn.
 
Nói với anh công an Đà Nẵng trên nghiã trang Cồn Dầu
SB
12:28 13/05/2010
NÓI VỚI ANH CÔNG AN ĐÀ NẴNG TRÊN NGHĨA TRANG CỒN DẦU.

Tôi lưỡng lự, tôi thử đi tìm một kết luận cho ngày 30 tháng tư năm 1975, là một ngày quê hương được anh giải phóng để người dân Việt Nam được ấm no, hạnh phúc.

Nay tôi xin cám ơn anh,người công an Đà Nẵng, đã chứng minh rõ ràng như anh đã chứng minh 35 trôi qua. Sự chứng minh đó là ngày 30 tháng 4 không phải là ngày miền Nam được anh hay đảng của anh giải phóng để có ấm no hạnh phúc. Anh đã chứng minh trong 35 qua là KHÔNG CÓ GÌ ẤM NO, HẠNH PHÚC trên cả quê hương Việt Nam.

Anh đã chứng minh cho tôi nhìn con người của anh trên nghĩa trang Cồn Dầu, trên màu đất Cồn Dầu. Hình ảnh anh, người công an, cầm súng đạn, gươm giáo đánh đập những người dân Cồn Dầu thật thà, đơn sơ, những cụ già, trẻ em khi họ không làm gì trái với luật pháp. Họ không có súng ống, không lựu đạn như anh, họ chỉ có những cây lúa, những hạt gạo mà từ hạt gạo đó anh lớn lên như hôm nay.

Họ không làm gì cho anh sợ hãi nhưng anh lại đội nón cối, anh lại cầm súng để hăm dọa, đánh đập họ ? Anh như con chó điên đi cướp nghĩa trang, cướp xác chết ! Xin lỗi anh tôi dùng từ hơi nặng nề với anh nhưng tôi không tìm thấy từ ngữ nào để thay thế hai chữ « chó điên ».

Hình ảnh của con người anh hôm nay với nón cối, với lựu đạn, với súng AK, nếu anh đứng ngoài biên giới Việt-Trung để bảo vệ đất Việt thì sẽ được mọi người ghi ơn anh. Nếu anh ở ngoài Hoàng Sa, Trường Sa để chận ngoại bang đến cướp đảo thì anh là một người hùng xứ Việt. Sao anh tàn nhẫn với những người cùng quê anh, cùng dòng máu như anh mà họ là những con người hiền hòa, chân thật ?

Anh nói anh tham gia chiến dịch « sinh thái » ! Anh chưa thấy màu xanh đô thị lại đã thấy nhựng vũng máu người dân lành ! Anh có nghĩ 2000 người bị anh hành hạ, bị anh đuổi đi sau này họ sẽ đến nơi anh cho là khu đô thị tráng lệ để ngồi ăn xin không ? Anh tham gia ăn cướp với cách của anh là mua đất mà với một cái giá đủ để cho người dân mua bộ đồ đi ăn xin. Trước sau gì ai cũng chết, thế thì anh giết hết cả nhân dân Việt Nam như anh đã làm năm Mậu Thân tại Huế, chôn sống gần 2000 người, lúc đó anh dư đất khỏi tốn công mua bán, cướp giưt để xây thành phố văn minh, hiện đại theo như giấc mơ của anh. Thành phố hiện đại của anh mà khách du lịch sẽ là những oan hồn trở về viếng thăm.

Anh nói anh làm vì vâng lời ! Tôi thấy anh là người hiền từ biết vâng lời, anh có một tấm lòng rất đáng phục nhưng cái đầu anh không có óc để suy nghĩ ! Không thể nào xếp anh vào hạng loài thú vì anh chỉ nghe và làm chớ anh không biết suy nghĩ điều nào nên và không nên làm. 35 năm trước anh cũng đã vâng lời đi cướp miền Nam, hôm nay anh lại vâng lời đi giết hại người già em bé Việt Nam và ngay cả người đã chết anh cũng không để họ ngủ yên.

Anh nói vì bổn phận ! Anh khéo dùng từ để nói, để đánh lừa chính anh, những hành động của anh đã tố cáo anh. Ngoài đường phố một ngày không biết bao nhiêu người bị thương và chết vì tai nạn thì không thấy anh đâu. Du khách, người dân bị móc túi, bị cướp giữa đô thị thì cũng không có anh. Vậy bổn phận anh là gì ? Là đi đánh dân lành, là đi cướp đất dân hiền, là đi moi xác người đã chết lên để lấy đất. Sói rừng cũng không hung tợn như anh, thế mà anh cho đó là bổn phận. Những đường dây buôn bán trẻ em đi làm trò chơi cho kẻ có tiền, các em reo to kêu lớn nhưng anh lại bit tai.

Anh nghĩ gì khi con anh lớn lên và nhận biết là nó trưởng thành bằng những giọt mồ hôi đào xác chết dân lành, bằng những nhọc nhằn đi đâm thuê, chém mướn của cha nó là một công an. Nó hãnh diện về cha nó lắm hả anh, người công an ? Ở trong giấc ngủ có khi nào anh mơ thấy anh đang ngồi ăn bữa cơm gia đình anh với thịt người, nồi canh máu người không anh ? Anh không thấy chút gì là man rợ vì anh cũng đang đứng giữa nghĩa trang đào người chết, anh đến làng của dân quê để giết người và anh cho đó là quyền lợi của người dân, là một xã hội hiện đại !

Người dân Cồn Dầu họ làm gì nên tội !

Nơi họ ở, áo họ mặt là nước mắt, là khó nhọc với sương gió với đồng ruộng qua bao nhiêu đời.

Họ đang đau đớn rên la, đang xót xa cho những người đã mất và cả người còn sống nhưng anh lại muốn biến xứ sở hiền hòa đó thành một đô thị máu !

Anh đừng mơ tưởng hảo huyền để rồi ôm lấy sự hối hận. Lúc đó ai sẽ tha thứ cho anh khi lương tâm anh cũng không muốn tha thứ cho anh.

Anh phải chờ đến ngày nhìn một đô thị xây trên vũng máu lớn nhất Đà Nẵng, một đô thị đông người ăn xin nhất Đà Nẵng và một đô thị nhiều xác chết nhất Đà Nẵng đẻ rồi hối hận hay sao ?

Tôi không tin như thế vì trong anh nếu còn có bản tính con người thì anh hãy bỏ gậy, bỏ súng cùng với người dân Cồn Dầu giữ gìn mảnh đất yêu thương, đưa người mất đến nghĩa trang an bình. Một cuốc sống an lành.

05.2010
 
Buồn lớn hơn vui
Antôn Hoàng Cảnh Hồng
14:26 13/05/2010
BUỒN LỚN HƠN VUI

Là một người Kytô hữu bình thường, không được học hành là bao nhưng cũng học hỏi đôi chút về vi tính, để rồi những lúc rảnh là vô các trang mạng xem tin tức và đọc các bài về nhiều sự kiện xảy ra đây đó nhất là các trang vietcatholic.net, dcctvn.net …vv. Hôm nay cũng như thường lệ khoảng 22giờ30phút tôi vào trang công giáo vietcatholic, đập vào mắt tôi là “Thông báo của phòng báo chí Toà Thánh về các bổ nhiệm mới tại Việt Nam” Tôi ngồi thần người ra khi đọc đến tin Đức Thánh Cha đã nhận đơn từ chức của Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt và tin giáo phận Vinh có Giám Mục mới để thay cho Đức Cha Phaolô tuổi cao như lời Đức Cha Linh phó chủ tịch HĐ GM Việt Nam hôm giảng có đoạn “ ngài đi lên xuống cầu thang nhanh nhẹ không phải thở hổn hển như các Đức Cha còn trẻ khác…” tôi là một người giáo phận Vinh đáng lý khi nghe tin giáo phận được Toà Thánh bổ nhiệm Đức Cha mới thì vui mừng mới phải? đúng rồi phải vui chứ nhưng sao lại thần cả người và cứ thế nhìn mãi vào cái thông báo, có phải vì nỗi buồn lớn quá nên đã che phủ kín lấp hết chỗ để vui trong lòng chăng? Tôi vội vàng tìm điện thoại báo tin cho mấy người thân do họ không có vi tính và chắc khuya quá không đi xem mạng, điều đầu tiên đáng lễ ra tôi phải vui và thông báo cho một số anh em về Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp làm giám mục giáo phận Vinh mới đúng, ai dè cứ thế thông báo Đức Cha Kiệt từ chức rồi và Đức Cha Nhơn lên thay, tất cả các đường dây bên kia đều thốt lên “vơ trời! thốt thoảng.

Sao vậy? Sau một thời gian gây nhiều sóng gió bởi dư luận khắp nơi, rồi nhiều bài báo viết về sự cố này, nặng quá cũng có, trung bình cũng có, thoa dịu cũng có và có nhiều bài là “trọng tài” cho hai bên và đặc biệt gần đây có bài của Đức Cha Sang nhận định tôi nhớ lơ mơ như hình có đoạn“ Biết đâu ý Chúa để Ngài ( Đức Cha Kiệt) làm Đức Tổng mãi cho đến chết cũng nên…” và khi giáo dân chúng tôi đọc được những bài như vậy của các ngài, sẵn có tấm lòng phó thác và vâng theo ý Chúa trong mỗi một người giáo dân, vì vậy mà làm dịu đi bao mối nghi nghờ, bao lần định đặt những câu hỏi này nọ và thế là thôi thì vâng theo “ý Chúa” vâng! Thật tình đêm ngày cứ cầu nguyện cho giáo hội, cho hàng giáo phẩm nhất là Đức Cha Giuse và tín thác vâng theo ý Chúa, nhưng thật lòng đã vâng theo ý Chúa rồi nhưng! Lại chữ “Nhưng” nó cứ xoán mãi trong đầu không sao thông được, khi mà cái thông báo Đức Cha Giuse từ chức, tất nhiên không phải là bất ngờ vì nó đã lờ mờ, láng váng trong mỗi người giáo dân rồi, nhưng sao mà nó sớm vậy? Mới được mấy ngày, lại mới được mấy bài báo thoa dịu của người này người khác rồi giáo dân lại đặt niềm tin vào thánh ý Chúa và “ có khi ý Chúa để ngài làm Đức Tổng cho đến chết cũng nên”. Đành rằng việc bổ nhiệm các vị Giám Mục là do Đức Thánh Cha và giáo hội, các ngài đầy khôn ngoan, thông minh, hiểu biết, chúng con chỉ là con cái hơn nữa nhiều việc cha mẹ không thể cho con cái biết một số ý định của mình như chuyện Thiên Chúa thử Ông Gióp vậy, nhưng nhiều khi con cái nó thấy trước mắt mà không thấy được ý định tốt đẹp của cha mẹ và đứa gan thì nó cãi toáng lên, đứa nhát thì nó nghi kị trong lòng và giờ đây xin cùng dâng lên lời nguyện cầu cho Hội Thánh được bình an, hợp nhất. Cầu xin Chúa cho tấm lòng và việc làm của các ngài trong sự việc này thật trong sáng công chính trước mặt Chúa, mai ngày đối diện trước toà phán xét và trước mặt toàn dân Chúa, sự kiện này Chúa và toàn dân khen ngợi các ngài vì không có tì vết gì của âm mưu ma quỷ xen vào để đáng chê trách Amen.
 
Hà nội mở chiến dịch dùng việc từ chức của Đức Cha Kiệt nhằm triệt hạ uy tín Tòa Thánh
Asia-News
16:36 13/05/2010
Các phương tiện truyền thông của chính phủ Hà nội hiện đang cố gắng vẽ vời về việc từ chức vì lý do sức khỏe của Đức Cha Kiệt như là một chiến thắng của nhà nước, tự phô trương chính mình như là một thứ quyền lực tuyệt đối trong đời sống tôn giáo ở quốc gia này, coi mình là người mà ngay cả Đức Giáo Hoàng cũng phải tuân lệnh.

Hà Nội (AsiaNews) - Một chiến dịch đang được giới báo chí trong nước tiến hành nhằm mô tả việc từ chức đang diễn ra của Tổng Giám mục Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt như là một chiến thắng của nhà nước Việt Nam, qua đó thuyết phục người Công giáo rằng bất kỳ quyết định nào liên quan đến đời sống tôn giáo ở trong nước đều phải phụ thuộc vào đảng Cộng sản. Ngay cả Đức Giáo Hoàng, trong bối cảnh này, cũng phải được sự chấp thuận của họ.

Về tình trạng của Đức TGM Kiệt, hôm qua, tổng giáo phận nói rằng ngài đã rời Hà Nội để tiếp tục cuộc điều trị đã được khởi sự từ hồi tháng Ba - ban đầu là ở Rome và sau đó là Paris - sau khi ngài đã đến dưỡng bệnh hai tháng tại tu viện Châu Sơn cũng cùng một lý do. Ngài đã bị mất ngủ mãn tính và căng thẳng, một tình trạng được cho là xuất phát từ các cuộc tấn công của nhà nước chống lại ngài. Trong gần hai năm, ngài đã không thể ngủ yên giấc. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Đức Cha Kiệt nói rất rõ rằng ngài đã xin Toà Thánh cho phép mình được từ chức vì lý do sức khỏe. Nhưng cả Toà Thánh lẫn Hội Đồng Giám Mục đều không chấp nhận yêu cầu. Đức Tổng Giám mục Kiệt đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng ngay cả trong những giây phút khó khăn nhất của mối quan hệ của ngài với nhà cầm quyền Việt Nam, "Tòa Thánh và Hội Đồng Giám Mục luôn ở bên cạnh tôi".

Dưới đây là vài sự kiện về vấn đề này. Ngày 8 tháng Năm, tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, báo chí nhà nước đã tiến hành một chiến dịch nhằm tường thuật về buổi lễ nhậm chức của Đức Tổng Giám Mục Phó mới, Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, trong đó nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại một câu của Thông Tấn Xã VNA, rằng "được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Đức Giáo Hoàng đã tiến hành việc bổ nhiệm này” . Các cụm từ, được lập đi lập lại trong tất cả mọi bản tin, nhằm mục đích thuyết phục người Công giáo rằng tất cả các hoạt động tôn giáo trong nước cần phải có "sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ."

Trong những ngày sau đó, truyền thông nhà nước đã tuyên bố rằng việc từ chức của Đức TGM Kiệt sẽ diễn ra trong khoảng ngày 13 và 18 tháng năm. Họ đã nhận được chỉ thị để mô tả sự rút lui này như là một chiến thắng của nhà nước đối với vị tổng giám mục, và là một thành công trong việc ép buộc Vatican phải chấp nhận một "lộ trình", trong đó việc nghỉ hưu của vị Tổng giám mục Hà Nội là một điều kiện cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao và (có thể là) cuộc ghé thăm của Đức Giáo Hoàng nữa. Theo những nhà báo này, nhà cầm quyền địa phương đang chuẩn bị một bữa tiệc để ăn mừng "chiến thắng " này của họ.

Việc phổ biến rộng rãi những tin đồn này đang tạo ra khó chịu và nghi ngờ giữa những giáo dân Công Giáo Việt Nam. Các chiến dịch của nhà nước, nói vắn tắt, đã khiến cho các tín hữu rơi vào não trạng cho rằng Tòa Thánh sẵn sàng hy sinh đổi một vị giám mục, người được những giáo dân Công giáo yêu quý nhưng bị chính quyền ghét bỏ để đạt được những mục tiêu "ngoại giao".

Linh mục Dòng Đa Minh Nguyễn Xuân Quế [có lẽ là Đỗ Xuân Quế - chú thích của người dịch] viết như sau "Người Công Giáo Việt Nam đã mất rất nhiều niềm tin nơi chính sách ngoại giao của Vatican và Hội Đồng Giám Mục. Họ không tin vào con đường này, và tin là Vatican không thông hiểu Giáo Hội Việt Nam và không biết gì về thực trạng của Giáo Hội này". "Vatican chẳng biết gì về Việt Nam ngày nay hết", một nhà truyền giáo từng sống tại Việt Nam bao nhiêu năm đã lập lại như thế...

Niềm tin này còn được tăng lên bởi những người lo sợ rằng một kỷ nguyên mới - được xem là tiêu cực - đang được nảy sinh trong quan hệ giữa Vatican và chính phủ Việt Nam, rồi lại được bồi thêm bởi những tin đồn rằng cùng với việc từ chức của Đức TGM. Kiệt, việc từ chức của Đức Giám mục Vinh Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, cũng sẽ được công bố. Cả hai vị đều có một lịch sử phản kháng và chống đối kiên cường trong bất kỳ nỗ lực nào của nhà nước nhằm hạn chế tự do tôn giáo hay việc trưng thu sai trái những tài sản của giáo hội.
 
Theo Dõi Bước Chân Kiên Cường của ĐTGM Ngô Quang Kiệt
Nguyễn Đức Tuyên
21:36 13/05/2010
Theo Dõi Bước Chân Kiên Cường của ĐTGM Ngô Quang Kiệt

Hôm nay, 13.5.2010, tin thật buồn được báo trước đã tới để thể hiện tấn thảm kịch “Đã Đoạn”; đó là việc Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt chấm dựt nhiệm vụ tại Tổng Giáo Phận Hà Nội ở tuổi 58, sau 4 năm làm Giám mục và 7 năm Tổng Giám Mục. Thời gian tuy ngắn ngủi nhưng dấu ấn ngài để lại thật to lớn, gương sáng mục tử uy dũng, và tinh thần đòi Sự thật, Công lý, Hòa bình của ngài đã mở ra một con đường mới cho Giáo hội Công giáo và Dân tộc Việt Nam.

Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt sinh ngày 4.9.1952 tại Lạng Sơn, chịu phép thánh tẩy tại nhà thờ Mỹ Sơn. Nguyên quán của ngài thuộc xứ Quần Cống, Giáo phận Bùi Chu. Rời Lạng Sơn “khi mới hai tuổi, ngồi trong chiếc thúmg do mẹ gánh đi” theo như lời kể. Nhập Tiểu Chủng viện Thánh Têrêxa thuộc Giáo phận Long Xuyên ngày 21.8.1964 và theo học Đại Chủng viện Thánh Tôma, Giáo phận Long Xuyên. Ngài thụ phong Linh mục ngày 31.5.1991, làm Phó xứ nhà thờ chính tòa Long Xuyên. Ngài theo học tại Institut Catholique de Paris, Pháp từ cuối năm 1993. Về Việt Nam măm 1997 ngài được cử giữ chức Chánh văn phòng tòa Giám mục Long Xuyên cho đến khi được Tòa Thánh Rôma bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Lạng Sơn ngày 18.6.1999. Lễ tấn phong Giám mục được cử hành đơn giản tại nhà thờ chính tòa Long Xuyên vào ngày 29.6.1999 với khẩu hiệu “Misereor super turbam” (Mc 8,2), trích Lời Chúa Giêsu: “Ta thương dân này” Lễ nhậm chức đã được tổ chức tại nhà thờ Cửa Nam, thị xã Lạng Sơn ngày 11.7.1999.

Trong bức thư gởi cho bạn bè vào giữa năm 1999, ngài có nói: “Nhìn Lạng Sơn mình nhớ đến Galilée. Galilée cũng là nơi dân cư pha tạp, bị coi là vùng đất dân ngoại. Nhưng Galilé chính là diểm hẹn Đức Giêsu chọn để gặp gỡ các Tông đồ lần cuối cùng. Tại đây trước khi lên trời Người sai các Tông đổ đi rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật.” Trong một đoạn khác ngài viết:”Tôi về Lạng Sơn như hành hương về miền quê nghèo. Tôi đi hành hương trong thân phận của người nghèo: không tài sản, không nhân sự. Tôi không có gì để nương tựa, bám víu. Chỉ ra đi với niềm tin cậy phó thác”.

Từ ngày đảm trách Giáo phận Lạng Sơn, ĐGM Ngô Quang Kiệt đã làm mọi việc, từ mở cửa nhà thờ, dậy giáo lý, tập hát đến phụng vụ dành cho giáo dân Lạng Sơn. Ngài đã dành nhiều thì giờ đến giúp các giáo phận tại miền Bắc, đem lại một cái nhìn mới về bộ mặt Giáo hội sau Công Đồng Vaticanô II cho tín hữu miền Bắc sống xa cách với những đổi mới của Giáo hội trên 50 năm qua.

Giáo Phận Lạng Sơn bao gồm hai tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng và một phần Hà Giang, ở miền cực bắc Việt Nam. Lạng Sơn có dân số trên 1,500,000 người, là vùng dân cư phức tạp gồm đủ mọi sắc tộc: người Tầy, người Nùng, người Thái, người Hoa. Người Kinh chỉ có 15% trong khi người công giáo còn ít hơn, chỉ có 0.2%, tức là khoảng 5,000 người qui tụ trong 11 giáo xứ nhưng chỉ còn 9 nhà thờ, và giáo xứ xa nhất cách trụ sở giáo phận trên 300 cây số. Lạng Sơn nghèo nàn, nhiều rừng núi, cây rừng đá sỏi, đất đai khô cằn.

Vào cuối năm 1999, đứng trước hoàn cảnh đáng lưu tâm của Giáo Phận Lạng Sơn, một số anh chị em ở hải ngoại đã thành lập Hội Thân Hữu Lạng Sơn. Vào cuối năm 2000, Hội đã mời ngài sang Hoa Kỹ và mọi tín hữu đã nhiệt tình yểm trợ Giáo phận Lạng Sơn về tinh thần cũng như vật chất. Trong dịp này, tại một buổi gặp gỡ với một nhóm nhỏ giáo dân ở Orange, để trả lời một câu hỏi về sự thách đố của hàng Giám mục Việt Nam trước thời cuộc, ĐGM Ngô Quang Kiệt có nói đại ý: khi đã đảm nhận chức vụ, nếu cần, Giám mục không ngại hy sinh mạng sống mình; một khi đã hết mình vì Chúa thì đâu có còn gì để phải sơ sệt, nhưng mọi hành động cũng như sự hy sinh đó liên hệ đến đông đảo tập thể giáo dân mà mình chịu trách nhiệm chăm sóc, không thể để họ bơ vơ, cô đơn; cho nên, mọi hành vi của Giám mục đều phải được cân nhắc kỹ lưỡng, dưới sự linh ứng của Chúa Thánh Thần.

Ngày 15.4.2003, ĐGH Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm Đức cha Ngô Quang Kiệt, làm Giám Quản Tông Tòa Tổng Giáo Phận Hà Nội và ngày 19.1.2005 trở thành Tổng Giám Mục.

Tổng Giáo phận Hà Nội rộng 7,000 cây số vuông, theo thống kê năm 2000, dân số là 6,000,000 người trong đó có khoảng trên 300,000 tín hữu công giáo, được chia ra 135 giáo xứ, cách xa nhau từ 5 đến 20 cây số, không có đường giao thông thuận tiện. Trong toàn Giáo phận vào năm 2000 chỉ có khoảng 50 linh mục, 5 nam tu sĩ, 247 nữ tu, 36 chủng sinh, 50 dự bị chủng sinh và 1,568 giáo lý viên.

Trong 7 năm lãnh đạo TGP Hà Nội. ĐTGM Ngô Quang Kiệt, thừa hưởng gương can đảm và sáng suốt của ĐHY Phạm Đình Tụng và ĐC Lê Đắc Trọng, cùng với ĐC Chu Văn Minh, đã hướng dẫn cộng đồng dân Chúa Hà Nội tăng cường sự hiệp nhất, cải tổ sâu rộng Đại Chủng Viện, đặt ra chương trình huấn luyện đại chủng sinh theo chiều hướng mới, lưu tâm đến người nghèo khó, -điển hình là trận lụt cuối tháng 10 năm 2008-, mở rộng tương giao dân sự, và đặt ra mối tương quan bình đẳng và đúng đắn đối với thế quyền. Dĩ nhiên, ngài phải trả giá.

Vụ hàng ngàn giáo dân Hà Nội cầu nguyện trên khu đất Tòa Khâm Sứ Hà Nội để đòi đất, thực ra là đòi công lý, xảy ra vào ngày 18.12.2007 với những thời gian hào hùng, quyết liệt, hồi hộp, lo âu và cao điểm là lúc 5 giờ chiều ngày 27.1.2008.

Về phía giáo dân, kể cả vụ đòi đất Thái Hà và Hà Đông, xem ra họ không nao núng trước những đe dọa có thể đưa đến tù đầy.

Điểm đặc biệt trong giai đọan này là sự hỗ trợ công khai của các Đức Giám mục Kontum, Lạng Sơn, Hải Phòng, Thái Bình, Bắc Ninh. Cộng Đồng CGVN ở nhiều nơi tại Hoa Kỳ và Úc Châu đã hiệp thông bằng những buổi thắp nến cầu nguyện. Tiếp theo là một số lượng thỉnh nguyện thư cũng như những vận động trực tiếp của nhiều nhóm ở các nước trên thế giới tới các cấp chính quyền yêu cầu hỗ trợ Giáo hội Việt Nam.

Đồng thời là sự quan tâm lên tiếng của hàng lọat cơ quan truyền thông quốc tế, AP, AFP, Asia News, EDA, UCAN, BBC, VOA, RFI, RFA, Radio Vatican, Veritas, VietCatholic, Zenit… trong đó có Washington Post, kế đến là phản ứng của đông đảo người Việt hải ngọai.

Vào ngày 20.9.2008, trong cuộc họp với UBND Hà Nội, Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã phát biểu nhiều điều quan trọng, đại để như: …” Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là cái ân huệ "xin cho".

…” Và cái Tòa Khâm Sứ đã thành cái nơi sàn nhảy, đã thành cái nơi kinh doanh buôn bán, đã có cái dấu hiệu buôn bán chia chác để làm cái trung tâm thương mại.”

…”Do đó, chúng tôi xin nhắc lại, chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc.”

…."tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng.”

Sau tám tháng tranh đấu, TP Hà Nội hôm 19.9.2008 đã bất chấp mọi nguyện vọng chính đáng, cho xây dựng cấp tốc công viên cây xanh trong khuôn viên Tòa Khâm sứ cũ ở 42 Nhà Chung trong khoảng một tuần. Trong một động thái nhanh lẹ tương tự, chính quyền quận Đống Đa cũng biến khu đất 178 phố Nguyễn Lương Bằng thành công viên cây xanh.Tiếp theo là những kịch bản tòa án, chiến dịch bôi nhọ, vận động ngoại giao và nỗ lực đẩy Đức TGM Ngô Quang Kiệt ra khỏi địa bàn Hà Nội mà ai cũng biết. Đồng thời là những biến cố Tam Tòa, Loan Lý, Thánh Giá Đồng Chiêm …. sảy ra.

Tôi không muốn nhắc lại “trang sử mang nhiều kịch tính” từ ngày đầu tháng 3, 2010 đến nay mà dường như ai cũng biết, nói ra thêm đau lòng. Tôi chia sẻ những phẫn nộ, lo âu, thất vọng, và những lời cay đắng đã trải ra trên nhiều trang giấy, mà lần đầu tiên xảy ra trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam: chúng con không biết ăn nói, cứ phải nói dù không biết nói, ký thỉnh nguyện thư là chống Giáo hội?, xin dừng tay lại, đường thánh giá và đường ngoại giao, niềm tin bị đánh cắp, sự kiện thông tin và những góc nhìn, lên tiếng hay không lên tiếng, tại sao mục tử im lặng, trái chiều và lạc lõng, một con dê tế thần, nhà thờ hãy cảnh giác, Vatican bắt tay Hà Nội, hy sinh người công chính, em con ở đâu, đã đoạn, vũ ngọc nhạ, tam ca áo tím v.v..Trả lời đài RFI, ngày 10.5.2010, bà Nguyễn Thanh Mai, giáo dân Hà nội, phát biểu nhiều điều về sự kiện liên quan tới ngày 7.5.2010, trong đó có câu: {” Ở điềm này, các giáo dân đi lễ, trên đầu đều có biểu ngữ là “Yêu Mến Đức Tổng”, “Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt - Chúng Con Yêu Mến Ngài”. Có biểu ngữ ghi: “Chúng Con Đồng Hành Cùng Với Ngài”. Cũng có biểu ngữ viết: “Chúng con xin Đức Tổng Ở Lại”. Rất nhiều.} Còn ông Nguyễn Thanh Phong, giáo dân Nam Định, nói:” "Cái việc mà Đức Tổng lên tiếng là cái việc rất cần thiết. Chúng tôi vẫn cứ đùa với nhau, chúng tôi nói là giáo hội chúng ta là cái giáo hội đã bị câm lặng quá lâu. Đến bây giờ, với Ơn Chúa và Đức Tổng, như bên ngoài, giới trí thức gọi Ngài là người hùng. Họ còn cho đấy là vị anh hùng chân chính chứ không phải như “anh hùng rơm, anh hùng rác” như "người ta" phong”….” Ví dụ như qua cái vụ lời phát biểu của Đức Tổng họ cắt xén đi, bây giờ là toàn dân, không phải chỉ những người Công Giáo, mà toàn dân bây giờ họ biết rõ và họ không tin cái hệ thống truyền thông của Việt Nam nữa”.

Trong biến cố vừa kể trên, xin ghi nhận một vài cảm nhận rất ngắn gọn:

1. ĐTGM Ngô Quang Kiệt đã làm trọn nhiệm vụ của mình. Ngài là người đã đốt lên ngọn đuốc Sự thật, Công lý và Hòa bình, lòng tự tin, can đảm trong khối quần chúng đã bị chết khô trong 50 năm qua tại miền đất văn vật Hà thành. Niềm hứng khởi và sự đòi hỏi tự do, dân chủ, từ đó, xuất hiện tràn lan trên hàng ngàn các bloggers.

2. Vàng cần thử lửa. Hai năm rưỡi biến cố sẩy ra trong Giáo hội Việt Nam, soi rõ diện mạo đích thực từng vị lãnh đạo, từ cử chỉ, thái độ và nhất là ngôn từ, lý luận của từng vị và từng cơ quan.

3. Tất cả, đã có 3 Thỉnh nguyện thư gửi Tòa Thánh xin lưu giữ ĐTGM Kiệt. Kết qủa, tôi đọc được trên DCV Online ngày 13.5.2010 một câu của một tín hữu:” Tìm đâu thấy một mục tử khi chiên bị áp bức, đã lên tiếng; khi chiên bị đánh đập đã an ủi, khi chiên bị bắt bớ đã thăm viếng; khi chiên bị tù đầy đã sẵn sàng đi tù thay; khi chiên bị sói dữ tìm cách ăn thịt, ngài đã bảo vệ; khi chiên bị hoạn nạn đã tìm đến giúp đỡ và chia sẻ.”

4. Lòng cam đảm và sự đóng góp của tín hữu Bắc Hà, nhất là những phát biểu, trả lời các cơ quan thông tấn quốc tế, chứng tỏ ở nơi anh chị em, một nhận thức cao độ về mối tương quan với Thiên Chúa, với Giáo hội, và về chủ chăn. Anh chị em đã “đi hia bẩy dặm” trên hành trình đức tin. Xin có lời kính phục sâu xa. Riêng Dòng Chúa Cứu Thế, quí vị xứng đáng là hậu duệ của những cây đại thụ Trần Hữu Thanh, Vũ Ngọc Bích và qúi vị có một “hậu phương” trên toàn thế giới.

5. Dù sông có cạn, núi có mòn, người Kitô hữu Việt Nam luôn tín thác vào Đức Kitô, cậy trông vào Đức Mẹ Lavang, gắn bó với Giáo hội, hiệp thông sống chết với nhau để bảo vệ Giáo Hội Việt Nam trong cơn thử thách. Hãy thức tỉnh và cân nhắc trước những “thông tin”, hãy đề phòng “tiên tri giả”, hãy dùng lương tâm sáng suốt để phán đóan sự việc và nhân sự trong thời đại đảo điên này. Sau hết là dùng lời cầu nguyện để kết hợp với Thiên Chúa và với anh chị em trong cơn bách hại này. Ai làm sai, sẽ phải trả lời trước mặt Thiên Chúa.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Xế Chiều
Lê Trị
22:25 13/05/2010

XẾ CHIỀU



Ảnh của Lê Trị

Buồn trong chiều phủ mù sương

Đông phong rét mướt nẻo đường tha phương.

(Trích thơ của Hàn Băng)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền