Ngày 13-05-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Salve Regina - Lạy nữ vương Mẹ nhân lành
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
07:30 13/05/2011
Salve Regina - Lạy nữ vương Mẹ nhân lành

Lời kinh cầu khấn thắm thiết cùng Đức Mẹ Maria, ngoài kinh Kính mừng Maria, mà người tín hữu Chúa Kitô đọc hầu như thuộc lòng là kinh Salve regina- Lạy nữ vương mẹ nhân lành.

“Salve, Regina,
Mater misericordiae, vita, dulcedo, et spes nostra, salve.
ad te clamamus exsules filii Hevae, ad te suspiramus, gementes et flentes in hac lacrimarum valle.
Eia, ergo, advocata nostra, illos tuos misericordes oculos ad nos converte;
et Jesum, benedictum fructum ventris tui, nobis post hoc exsilium ostende.
O clemens, O pia, O dulcis Virgo Maria.”

“Lạy Nữ Vương Mẹ nhân lành
làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy.
Thân lạy Mẹ, chúng con, con cháu E-và
ở chốn khách đầy, kêu đến cùng Bà;
Chúng con ở nơi khóc lóc than thở kêu khấn Bà thương.
Hỡi ôi! Bà là Chủ bầu chúng con, xin ghé mặt thương xem chúng con.
Đến sau khỏi đày, xin cho chúng con được thấy Đức Chúa Giêsu,
Con lòng Bà gồm phúc lạ.
Ôi khoan thay, nhân thay, dịu thay, Thánh Maria trọn đời đồng trinh.”


Đâu là nguồn gốc xuất xứ cùng ý nghĩa Lời kinh cảm động này?

Lời kinh Salve regina do Thầy dòng Benedictô Hermann der Lahme ( + 1054), người Đức viết ra bằng tiếng latinh ở Tu viện Reichenau vùng Bodensee miền Nam nước Đức.

Thầy Dòng Hermann ngay từ hồi thanh thiếu niên đã bị tàn tật. Nhưng Thầy được Chúa ban cho khả năng trí khôn thông minh. Thầy ham mê đọc sách, nghiên cứu và làm thơ văn, nhưng cầu nguyện vẫn luôn là nhịp sống cần thiết cho đời sống mà Thầy hằng chú tâm chăm sóc.

Sống trong tu viện khổ tu, nhưng thầy kiên trì học hành nghiên cứu môn Thần học, môn toán học tường tận, và trở thành nhà thần học cùng nhà chuyên môn về toán học. Ngoài ra thầy còn nghiên cứu thêm về môn Lịch sử, môn Thiên văn. Chưa hết, thầy còn có tài năng sáng tác âm nhạc. Như thế, thầy tuy là một người tàn tật, nhưng có nhiều tài năng thiên phú ẩn chứa trong người thầy.

Có nhiều tài năng thiên bẩm, nhưng vì bị tàn tật nên không thể tự mình làm được cả những điều căn bản cần thiết cho đời sống hằng ngày. Cuộc sống trở nên lệ thuộc vào sự giúp đỡ của anh em trong Dòng, của người khác. Và như thế lâu dài trở nên gánh nặng cho họ. Dù nhà Dòng rất kính trọng yêu mến Thầy, cùng sẵn sàng giúp Thầy sống trọn vẹn ơn Kêu Gọi Tu sỹ, nhất là giúp Thầy phát triển tài năng Chúa ban cho Thầy!

Trong những giờ phút hoàn cảnh đau khổ như thế bài kinh cầu khẩn Salve Regina được cưu mang thai nghén và chào đời trong tâm hồn thầy Dòng tàn tật Hermann.

Thầy Dòng Hermann đã đọc kinh Kính mừng Ave Maria hằng ngày, hằng giờ, nên khi cảm hứng sáng tác kinh cầu nguyện thầy đã mượn lời Thiên Thần Gabriel chào Đức mẹ Maria là nữ vương: Salve regina!

Phải chăng Đức Mẹ Maria không phải là nữ vương? Chúa Giêsu trước mặt quan tổng trấn Philato đã qủa quyết: Phải, tôi là Vua!. Và trên đầu thập gía Chúa Giêsu, có bảng viết: Giêsu Nadareth , Vua dân Do Thái!.

Đức mẹ Maria sau quãng đời trên trần gian được Chúa Giêsu, con mẹ, đưa về trời cả hồn lẫn thân xác. Trên trời Đức mẹ là nữ vương.

Thầy Dòng Hermann qua đó muốn diễn tả tâm tư mình: Salve Regina - Kính chào Mẹ nữ vương trời đất! Lời chào này không do Thiên Thần hay sứ gỉa nào nói, nhưng do thầy dòng tàn tật Hermann nói thân thưa với Đức Mẹ Maria.

Xưng tụng Đức mẹ Maria là Mẹ, thầy vẫn cảm thấy chưa đủ hết tấm lòng của một người mẹ. Nên thầy thêm vào lời xưng tụng “ Mẹ nhân lành” và còn hơn nữa” đời sống chúng con được vui được cậy”.

Qua những xưng tụng đó, thầy dòng Hermann muốn nói lên tâm tình tin tưởng:

Đức mẹ Maria không là trung gian cho sự chết. Nhưng phù trợ cho sự sống

Đức Mẹ Maria không chối từ sự cay đắng đau khổ. Nhưng khi cầu nguyện ta tìm nhận ra nơi Đức mẹ nhân lành nguồn vui an ủi cho đời sống.

Đức Mẹ Maria không chỉ giúp cho đời sống trong một lúc khoảnh khắc ngắn ngủi gặp đau khổ, nhưng Đức mẹ là người cùng đồng hành trung thành hướng dẫn cho đời sống tìm đến nguồn hy vọng nơi Thiên Chúa tình yêu thương.

Đức Mẹ Maria được đưa về trời cả hồn lẫn thân xác bên ngai Thiên Chúa. Đó cũng là đích điểm của con người chúng ta mai sau cũng mong được về bên ngai Thiên Chúa.

Con người chúng ta còn đang là lữ khách ở trần gian, nên còn mang trong mình hậu qủa của tội nguyên tổ của Ông Bà Adong Evà. Đó là những đau khổ, bệnh tật, yêu đuối giới hạn cả về thân xác lẫn tinh thần.Vì thế, trần gian được gọi là nơi chốn thung lũng đầy nước mắt.

Thầy Dòng Hermann đã có cảm nghiệm này từ nơi chính đời sống riêng mình về sự yếu hèn khiếm khuyết tật nguyền nơi thân thể. Nên qua đó thấy khao khát mong ước một đời sống tốt đẹp hơn, một đời sống vĩnh cửu. Điều khao khát mong ước đó thầy đặt niềm hy vọng nơi Đức Mẹ Maria, đấng là Trạng sư bầu chữa cho mình trước ngai tòa Chúa.

Lời kinh Salve regina do thầy Dòng Hermann viết ra thành chữ, thoát ra từ tận sâu thẳm tâm hồn của một đời sống chịu đựng tàn tật về thân xác cũng như yếu đuối giới hạn về trí khôn tinh thần.

Lời kinh Salve Regina không vẽ hay tô điểm một hình ảnh bi quan đen tối về đời sống. Nhưng tràn đầy niềm hy vọng của chính Thầy Hermann. Và qua đấy cũng là của mọi người tín hữu Chúa Kitô.

Lời kinh Salve Regina đã gợi hứng cho không biết bao nhiêu những nhạc sỹ từ xưa nay viết thành những tấu khúc lớn nhỏ danh tiếng, nhất là vào thời Trung Cổ cho đến thời cận đại như Henri Dumont, G.F. Händel, Franz Liszt, Franz Schubert, Pierre de la Ruy….

Lời kinh Salve Regina trở thành lời kinh cầu nguyện không chỉ trong khuôn viên những Tu viện nhà Dòng đọc hát vào giờ Kinh Chiều hay giờ Kinh Tối. Nhưng đã trở thành lời kinh trong “ kho tàng” về kinh cầu nguyện của Giáo Hội, cùng phổ thông cho mọi người tín hữu, nhất là với người Công Giáo Việt Nam.

Như lời tạ ơn cùng nhớ về ngày hành hương kính viếng Đức Mẹ Banneux 08.05.2011 của:
-Cộng đòan Công Gíao Brüxelles, Bỉ quốc
-Giáo xứ Nữ Vương các Thánh Tử Đạo, Hòa Lan
-Giáo đoàn liên Giáo phận Köln- Achen, Đức quốc


Colonia, 13.05.2011
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:42 13/05/2011
TRỘM TRÂU

N2T


Có một người vì trộm trâu của người khác nên bị cùm tay đi diễu trên phố, có người quen biết nhìn thấy thì đi đến hỏi anh ta:

- “Tại sao anh lại như thế này ?”

Người trộm trâu trả lời:

- “Vận xui của tôi tới rồi, trước đây mấy giờ tôi đi dạo trên đường, nhìn thấy trên đường có sợi dây thừng thì nghĩ rằng có thể dùng, bèn thuận tay nhặt lên”.

Người quen lại hỏi:

- “Chỉ vì chút việc đó thì làm sao mà phạm tội lớn được ?”

Người trộm trâu nói:

- “Bởi vì đầu sợi dây thừng có một con trâu !”

Suy tư:

Tình ngay ý gian là bởi vì chỉ nhặt sợi dây thừng để dùng, không ngờ đầu kia sợi dây lại là con trâu, thế là bị ghép tội trộm trâu; nhưng đây cũng là một câu chuyện vui để dạy cho chúng ta một bài học về sự tham lam, gặp gì cũng muốn nhặt muốn lấy, mà không biết là phía sau đó là một cái chết linh hồn…

Ma quỷ thường dùng những sợi dây thừng rất đẹp để trói linh hồn của con người:

- Ma quỷ dùng sợi dây “vì anh chị em” để trói buộc chúng ta, vì thế cho nên có những người Ki-tô hữu nói rằng mình phải làm lớn trong xã hội để giúp đỡ anh chị em mình, thế nhưng khi làm lớn rồi thì bị trói buộc đủ thú, nhất là tiền và danh vọng, thế là họ ngày càng bị sợi dây “vì anh chị em” trói chặt không làm gì được cho anh chị em mình.

- Ma quỷ dùng sợi dây “vì Giáo Hội vì mọi người” để trói buộc chúng ta, cho nên có những người Ki-tô hữu đi đêm với nhóm này, thỏa thuận với nhóm kia để đạt mục đích của mình là “vì Giáo Hội vì mọi người”, thế nhưng khi đạt được mục đích rồi thì bị sợi dây “vì Giáo Hội vì mọi người” ấy trói buộc, mà không làm gì có ích cho Giáo Hội và cho mọi người cả.

Khi nhặt sợi dây giữa đường thì phải nhìn trước nhìn sau coi có gì nguy hiểm cho mình không rồi mới nhặt, bằng không thì sẽ bị tòa án lương tâm kết án về tội “trộm linh hồn người khác” vậy ! Ha ha ha...

-------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 4 PS A)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:39 13/05/2011
CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH

Tin mừng: Ga 10, 1-10

“Tôi là cửa cho chiên ra vào”.


Anh chị em thân mến,

Chúa nhật thứ 4 Phục Sinh, theo truyền thống của Giáo Hội là ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu, tức là ơn gọi làm linh mục và tu sĩ nam nữ, để họ đem chính đời sống tận hiến của mình để giới thiệu Chúa cho mọi người, và cầu xin cho có nhiều vị mục tử tốt lành để dẫn dắt đoàn chiên của Ngài, tôi xin chia sẻ vắn tắt với anh chị em về điểm này.

Mục tử tốt lành là ai ?

Đó chính là Chúa Giê-su, Ngài là vị mục tử tối cao không phải vì Ngài làm nhiều phép lạ, nhưng Ngài chính là Thiên Chúa; Ngài là mục tử vĩ đại không phải vì Ngài làm được nhiều phép lạ, nhưng là vì Ngài dám hi sinh mạng sống mình vì đàn chiên; Ngài cũng là một vị mục tử duy nhất đã tuyên bố mình chính là cửa chuồng chiên, ai không qua cửa mà vào thì là kẻ trộm...

Chúa Giê-su đã trở thành vị mục tử tốt lành và nhân từ khi Ngài dám hy sinh mạng sống của mình vì đàn chiên, đó chính là những hành động cơ bản của tình yêu hy sinh cho những mục tử nối tiếp của Ngài trong Giáo Hội Công Giáo:

- Ngài đi tìm chiên lạc chứ không để chiên lạc tìm Ngài.

- Ngài chữa lành chiên con bị đau yếu chứ không đến để chiên chữa mình.

- Ngài biết lắng nghe tiếng chiên đau khổ kêu cứu, chứ không nghe lời những con chiên ỷ mạnh phân bua.

- Ngài biết hòa giải giữa những con chiên bất hòa với nhau, chứ không đến để bênh chiên này bỏ chiên khác.

Và cuối cùng Ngài đã vì đàn chiên mà hy sinh tính mạng để đàn chiên được sống, và sống trong tình yêu của Ngài.


Các tín hữu cũng mong muốn các mục tử của Chúa Giê-su ở trần gian này, chính là các giám mục và linh mục biết sống và noi gương Ngài.

Cộng tác và cầu nguyện cho ơn thiên triệu.

Chúng ta cầu nguyện cho ơn thiên triệu, cầu nguyện cho có nhiều người đi tu dâng mình làm tôi Chúa trong chức vụ linh mục và tu sĩ; cầu nguyện cho có nhiều người biết từ bỏ con đường của thế tục, để hoàn toàn làm việc cho Thiên Chúa trong một hội dòng hay trong chủng viện.

Chúng ta cầu nguyện cho người này có ơn gọi, cầu nguyện cho người kia được bền đỗ đến cùng trong ơn gọi, và có khi dâng cúng tài sản để bảo trợ cho ơn gọi, đó chính là những việc làm tốt của người Ki-tô hữu. Nhưng còn một thiếu sót của chúng ta là chỉ cầu nguyện cho có nhiều người làm linh mục, làm tu sĩ nam nữ, nhưng có mấy ai cầu nguyện cho các linh mục sống đời đạo đức, thánh thiện như Chúa Giê-su ? Có mấy ai tiếp tục cầu nguyện cho người đã làm linh mục và tu sĩ được sống xứng đáng với ơn gọi của mình ?!

Anh chị em thân mến,

Chúa Giê-su là mục tử nhân lành, chính Ngài sẽ chọn người tiếp tục sứ mạng mục tử của mình chứ không phải chúng ta, nhưng Ngài muốn chúng ta cộng tác và cầu nguyện cho các mục tử biết sống như Ngài đã sống, tức là hết mình vì đàn chiên chứ không phải là kẻ làm thuê làm mướn...

Thời nay có nhiều mục tử quên mất mình là ai, thời nay có những mục tử quên mất mình là người mục tử của đàn chiên, nên họ sống như những con chiên phóng túng tự do trong ngôn hành....

Gợi ý chia sẻ:

- Bạn nghĩ gì khi bạn biết một mục tử sống không như là mục tử ? Cầu nguyện cho họ hay khinh thường họ ?

- Bạn có cầu nguyện cho các linh mục và các tu sĩ không ?

- Bạn có muốn làm linh mục tu sĩ không ?


Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

---------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:36 13/05/2011
N2T

53. Thiên Chúa quan sát lòng con người, lớn nhỏ đều không bỏ qua, dù một ý niệm nhỏ đều không thể che giấu được Ngài.

(Thánh Basil)
 
Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:37 13/05/2011
ÔNG TRÙM
Trước thánh lễ. mấy ông trùm đi quanh nhà thờ nạt nộ, bạt tai “đuổi” các em nhỏ vào nhà thờ.
Giữa thánh lễ, khi cha giảng thì các ông trùm ngồi ngoài nhà thờ hút thuốc, nói chuyện nhậu nhẹt, nói xấu người này người nọ...
Khi cha cho rước lễ, các ông trùm sắp hàng vào rước lễ sau cùng.
Thánh lễ kết thúc, các ông trùm chạy đến vây quanh cha sở, nói: “Cha, cha làm lễ mệt không ?”
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Ivan Dias và nỗi buồn Trung Hoa
Nguyễn Thanh
09:49 13/05/2011
Đức Hồng Y Ivan Dias, người vừa từ giã cương vị Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo, sinh ngày 14/4 năm 1936 trong một gia đình Công Giáo rất ngoan đạo. Ngài thường được báo chí mô tả như một người nhiệt thành và khẳng khái bảo vệ Giáo Hội. Tiêu biểu là ngài đã mạnh mẽ bênh vực tuyên ngôn “Dominus Iesus" giữa những tranh cãi và lo lắng cho những nỗ lực liên tôn và đại kết nổi lên từ những nhà thần học Á Châu, đặc biệt tại Ấn Độ. Ngài cũng được mô tả như một người nhiệt thành cổ vũ cho đối thoại. Tháng 12 năm 2001, giữa làn sóng tấn kích dữ dội nhắm vào người Công Giáo tại Ấn trong một thế giới còn hoang mang và ngơ ngác sau vụ khủng bố ngày 11/9 tại Hoa Kỳ, ngài đã có sáng kiến mở rộng cửa nhà mình đón đại diện của các tôn giáo tại Ấn để đối thoại hầu mở ra con đường chung sống trong hòa bình và trong sự hiểu biết lẫn nhau.

ĐHY Ivan Dias trong lễ Bế Mạc Năm Thánh tại Việt Nam hôm 06/01/2011
Thế nhưng, đáng tiếc là sau 5 năm trong cương vị Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo, người ta thi nhau tiên đoán và chờ mong sự ra đi của ngài. Đặc biệt là sau cái tát của Bắc Kinh trong vụ truyền chức trái phép tại Thường Đức và Đại Hội Công Giáo Toàn Quốc diễn ra tháng Mười Một và Mười Hai năm ngoái.

“Ba năm sau khi Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI gởi lá thư của ngài cho anh chị em tín hữu Công Giáo tại Trung Hoa để kêu gọi họ hiệp nhất với nhau, Giáo Hội tại Trung Hoa chia rẽ hơn bao giờ hết.” [1] Đó là nhận định đầy chua chát của cha Bernado Cervellera, người đã từng lãnh đạo thông tấn xã Fides trong 5 năm và đã từng giảng dạy tại Hoa Lục trong 2 năm.

Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, còn nói cụ thể hơn khi họp báo tại Hoa Kỳ công kích đích danh Đức Hồng Y Ivan Dias, các cộng tác viên của ngài, cũng như chính sách “đối thoại bằng mọi giá” mà vị Hồng Y Trung Hoa cho rằng là thủ phạm đã gây ra những đau thương cho Giáo Hội tại Hoa Lục[2].

Đức Hồng Y Ivan Dias, một nhà ngoại giao với 38 năm kinh nghiệm, đã phải ra đi với nỗi buồn Trung Hoa. Nhưng chuyện vẫn chưa hết, các nhà quan sát tiên đoán cộng sản Trung quốc vẫn đang trù bị để đưa ra một đòn rất nặng có thể làm lung lay tận gốc Giáo Hội tại quốc gia này.

Những hiểm nguy đang rình chờ

Không đầy 48 tiếng sau khi Đức Tổng Giám Mục Fernando Filoni nhậm chức Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo, ngày 12/5/2011, giám mục “phản thùng” Phòng Hưng Diệu (Fang Xinyao - 房興耀) của giáo phận Lâm Nghi (Linyi - 臨沂), chủ tịch Hội Công Giáo Yêu Nước “nắn gân” vị tân Tổng Trưởng bằng cách tổ chức “bầu giám mục” tại Sán Đầu (Shantou -汕頭). 15 linh mục, 5 nữ tu, 2 chủng sinh và 50 giáo dân đã bỏ phiếu bầu linh mục Giuse Huỳnh Bỉnh Chương (Huang Bingzhang - 黃秉章) làm giám mục Sán Đầu mặc dù Tòa Thánh đã bổ nhiệm Đức Cha Trang Kiện Kiện (Zhuang Jianjian - 莊健健) làm Giám Mục giáo phận này từ năm 2006.

Giám mục Phòng Hưng Diệu, năm nay 57 tuổi, là giám mục được tấn phong với sự phê chuẩn của Đức Giáo Hoàng vào tháng 7 năm 1997 ở tuổi 43. Trong Đại Hội Công Giáo Toàn Quốc lần thứ 8 từ 7 đến 9/12/2010, ông Diệu đã hô hào thiết lập ngay một Giáo Hội tự trị tại Trung quốc độc lập hoàn toàn với Vatican.

GM phản thùng Phòng Hưng Diệu
Hôm 11/4, trả lời phỏng vấn tờ Daily News, nhật báo Anh ngữ của đảng cộng sản Trung quốc, ông Diệu cho biết hiện nay trong số 97 giáo phận tại Hoa Lục, 44 giáo phận đang trống tòa (không có giám mục công khai – nhưng đa số trong các giáo phận ông Diệu nói đến đã có các Giám Mục Hầm Trú). Trong một cử chỉ ngang nhiên thách thức Tòa Thánh, ông nói: “Việc bầu các Giám Mục và tấn phong Giám Mục cho họ là những ưu tiên tối cần. Chúng tôi khích lệ 44 giáo phận tự bầu ra các nhà lãnh đạo tinh thần của họ nếu có thể được”[3].

Lưu Bách Niên phụ họa thêm, cho biết là trong tay ông ta đã có ít nhất là 15 linh mục là ứng viên Giám Mục cho các giáo phận hiện nay đang trống tòa.

Con số Giám Mục mà đảng cộng sản Trung quốc dự định tấn phong có thể còn nhiều hơn là 44 nữa. Thật vậy, trong các cuộc đàm phán giữa Vatican với Hoa Lục trong 2 năm qua, Trung quốc luôn đề ra vấn đề phân chia lại lãnh thổ của các giáo phận cho phù hợp với địa giới hành chính của Trung quốc hiện nay. Dụng ý của Trung quốc trong trò "xóa bàn làm lại" này một mặt là xoá bỏ các giáo phận có các Giám Mục hầm trú coi sóc, mặt khác là giành quyền bổ nhiệm các Giám Mục công khai, và qua đó tạo một áp lực rất lớn trên các Giám Mục Trung quốc. Những vị nào "lừng khừng" không nhiệt thành bày tỏ lòng trung thành với đảng thì “mất ghế”.

Tưởng cũng nên biết là hầu hết các Giám Mục tại Hoa Lục dù được tấn phong trái phép vẫn mưu tìm sự hiệp thông với Vatican. Trong đa số các trường hợp, các ngài được sự chấp thuận của Tòa Thánh. Ngược lại, các ngài cũng bày tỏ công khai sự hiệp thông với Đức Thánh Cha. Trung quốc không muốn thấy một tình hình như thế nhưng muốn tất cả các Giám Mục phải vâng phục tuyệt đối sự lãnh đạo của đảng, chứ không phải là Rôma.

Trên thế giới có lẽ Trung Hoa là nước có các Giám Mục trẻ tuổi nhất. Đức Giám Mục Giuse Đồng Trường Bình (Tong Changping - 同長平) của giáo phận Vị Nam (Weinan - 渭南) được tấn phong lúc 34 tuổi, Đức Cha Giuse Hàn Chí Hải (Han Zhihai, 韓志海) của giáo phận Lan Châu (Lanzhou - 蘭州) lúc 35 tuổi, Đức Giám Mục Phêrô Phong Tân Mão (Feng Xinmao- 封新卯) của giáo phận Hành Thuỷ (Hengshui - 衡水) lúc 39 tuổi. Các Giám Mục Phaolô Mã Tồn Quốc (Ma Cunguo - 馬存國) của giáo phận Sóc Châu (Shuozhou - 朔州), Trương Hiến Vượng (Zhang Xianwang - 張獻旺) của Tế Nam, (Jinan - 濟南), Tô Vĩnh Đại (Su Yongda - 蘇永大) của Trạm Giang (Zhanjiang - 湛江) đều ở lứa tuổi 30. Tất cả các Giám Mục nêu trên đều hiệp thông với Tòa Thánh.

Nhận thấy các Giám Mục trẻ tại Trung quốc sẽ có một ảnh hưởng rất lâu dài trong đời sống của Giáo Hội tại quốc gia này, cộng sản đã tiến hành một chính sách mua chuộc các Giám Mục trẻ. Trường hợp của giám mục Phòng Hưng Diệu là một điển hình. Trong khi công an Trung quốc sẵn sàng đánh bể đầu Đức Cha Giuliô Giả Chí Quốc (Julius Jia Zhiguo), Giám Mục giáo phận Chính Định, Hà Bắc, năm nay đã 76 tuổi; chúng không chơi trò “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” với các Giám Mục trẻ. Trái lại, theo các báo cáo từ Trung Hoa được đăng tải trên Asia-News, chúng “tậu nhà, mua xe, đưa tiền” cho các đấng[1].

Giáo Hội Hầm Trú tại Trung quốc

Sau khi chiếm được toàn bộ Hoa Lục năm 1949, Mao thi hành ngay một chính sách thanh lọc giai cấp. Khỏi nói dài dòng chúng ta cũng dư biết người Công Giáo chịu đau khổ đến mức nào. Năm 1957, Mao cho ra đời Hội Công Giáo Yêu Nước. Một năm sau đó, Mao buộc một Giám Mục truyền chức trái phép cho 2 linh mục. Đa số các linh mục rút lui vào tình trạng hầm trú. Những linh mục còn làm việc mục vụ bị buộc phải gia nhập Hội, và phải treo hình Mao ngay trên gian cung thánh trong các nhà thờ do họ coi sóc. Đổi lại, họ được nhà nước cấp tem phiếu thực phẩm và các nhu yếu phẩm. Dân chúng gọi họ là các “linh mục quốc doanh” để phân biệt với các linh mục thầm lặng sống lẩn lút trong dân. Với sự khích lệ (hay cưỡng bách của nhà nước), một số rất đông các linh mục quốc doanh lập gia đình.

Từ đó hình thành Giáo Hội Thầm Lặng và Giáo Hội Quốc Doanh.

Trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hoá (10/1966-10/1976), bọn Hồng Vệ Binh cũng không tha cho các giám mục và linh mục quốc doanh. Các vị bị bắt đi cải tạo, nhà thờ bị tịch thu. Giáo Hội Quốc Doanh hoàn toàn tan rã, chỉ còn Giáo Hội Thầm Lặng tiếp tục được Thánh Thần Chúa chở che dìu dắt qua bao gian nan và bách hại.

Cuối năm 1978, Đặng Tiểu Bình thực hiện những cải cách sâu rộng trong xã hội. Các nhà thờ được trả lại dần, hàng giáo sĩ được trả tự do. Các linh mục quốc doanh sau khi ra tù hầu hết trở lại nhiệm sở cũ của họ. Một số linh mục hầm trú cũng hợp tác với các linh mục quốc doanh trong việc coi sóc mục vụ cho các giáo xứ vừa được mở lại. Tuy nhiên, hầu hết các linh mục hầm trú với đầy những kinh nghiệm đau thương đã cảnh giác không tham gia vào các giáo xứ này. Các ngài tiếp tục tình trạng hầm trú như trước đó.

Danh từ Giáo Hội Công Khai được bắt đầu nói đến như một tương phản với Giáo Hội Thầm Lặng.

Nhân đây, cũng xin nói thêm một ít về Giáo Hội Thầm Lặng hay đôi khi còn được gọi là Giáo Hội Hầm Trú.

Từ “hầm trú” chỉ có nghĩa bóng. Có người hỏi chúng tôi, “Khi các linh mục và anh chị em giáo dân cử hành thánh lễ có phải họ đi xuống các hầm để trốn tránh công an không?”

Thưa, họ không "đi xuống" nhưng mà “đi lên”. Thông thường, các vị cử hành thánh lễ ở các tầng rất cao của các chung cư. Tại sao vậy? Để khi công an ruồng bắt thì ở dưới ta gõ kẻng, la hét hay hiện đại hơn là gọi mobile lên cho ở trên chúng ta từ từ giải tán trong trật tự, ai về nhà nấy.

Trừ khu vực Hà Bắc, trong nhiều vùng khác ở Hoa Lục, có thể xảy ra trường hợp là không có nhà thờ nào do các linh mục công khai, tức là có đăng ký với nhà nước, phụ trách mà chỉ có các nhà thờ do các linh mục hầm trú chăm sóc. Các nhà thờ “hầm trú” này hoạt động gần như công khai. Có thể nhiều quan chức địa phương chẳng thấy có lợi gì khi bắt bớ các linh mục và giáo dân. Cũng có thể Thánh Thần Chúa hoạt động trong họ, soi rọi chút lương tâm còn sót lại trong lòng người, để họ lờ đi cho các cộng đoàn dân Chúa được yên ổn.

Trong báo cáo của sơ Betty Ann Maheu, MM đăng trên Web site của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, nữ tu này cho biết nhiều quan chức cộng sản tại địa phương mến mộ sự hy sinh và lòng bác ái của các nữ tu đối với những người nghèo, những người già cả, neo đơn và các trẻ em mồ côi nên bớt khó khăn với Giáo Hội[4].

Nhiều tác giả nghiên cứu về Trung Hoa cho rằng các khái niệm “Giáo Hội Thầm Lặng” và “Giáo Hội Công Khai” thay đổi theo thời gian và theo từng địa phương. Nhiều người nghiêng về ý kiến cho rằng chỉ có một Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Lục. Khác biệt là có các Giám Mục, linh mục và giáo xứ có đăng ký với nhà nước và có các Giám Mục, linh mục và giáo xứ không đăng ký với nhà nước.

Sơ Betty nói rằng khó lòng mà phân biệt được đâu là “công khai”, đâu là “thầm lặng”. Chị kể câu chuyện của một Giám Mục Thầm Lặng nhưng ngài lại là một linh mục công khai để có thể tiếp cận với dân chúng và cử hành các phép bí tích cho họ cách dễ dàng.

Khi được mời sang Đức, ngài đã tìm mọi cách để sang được Rôma và chụp hình chung với Đức Giáo Hoàng. Ngài in ra thành một tấm chân dung rất lớn, và tỏ ra quý tấm hình cách đặc biệt. Khi về lại Trung Hoa, những người trong tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ đã khuyên ngài không nên mang tấm hình đó về. Nhưng ngài nhất định mang về và treo ngay trong phòng làm việc.

Ngày nọ, một đám công an hùng hổ xông đến nắm cổ ngài hỏi “Ai cho mày làm Giám Mục?” Để che dấu vị Giám Mục Thầm Lặng đã tấn phong cho ngài, ngài chỉ lên tấm hình: “Đức Thánh Cha phong cho tôi chứ còn ai?” Lúc đó người ta mới biết tại sao ngài trân quý tấm hình như thế: Ngài đã tiên đoán trước được có ngày công an sẽ đến “hỏi tội” ngài.

Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Giáo Hội tại Hoa Lục

Năm 1979, Đức Cha Phêrô Giuse Phạm Học Yêm (Fan Xueyan - 范學淹) của giáo phận Bảo Định được trả tự do. Ngài bí mật viết thư cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về tình trạng tại Hoa Lục và xin Tòa Thánh phê chuẩn việc tấn phong một số Giám Mục vì lúc đó toàn Hoa Lục chỉ còn 33 Giám Mục sống sót và đa số đã quá già yếu.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II lập tức phê chuẩn đồng thời lại ban cho Giáo Hội thầm lặng tại Hoa Lục nhiều đặc ân trong đó có việc rút ngắn thời gian đào tạo các linh mục.

Vì viết thư cho Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Đức Cha Phêrô Giuse bị bắt vào năm 1982 và bị kết tội “âm mưu với các thế lực thù địch gây nguy hại cho chủ quyền đất nước và an ninh của tổ quốc”. Năm 1987, ngài được tạm tha đến tháng 11/1990 thì bị bắt lại và bị đánh chết trong tù vào chiều ngày 13/04/1992. Sáng ngày 16/4/1992, công an quăng xác ngài trước cửa nhà một thân nhân.

Những ưu ái của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và lời cầu nguyện hàng ngày của ngài cho Giáo Hội tại Trung Hoa đã góp phần làm cho hàng Giáo Phẩm Thầm Lặng tại nước này phát triển nhanh chóng bất chấp những bách hại dã man của cộng sản. Cho đến năm 1989, Giáo Hội thầm lặng tại Hoa Lục đã có 50 Giám Mục.

Tháng 11/1989, các Giám Mục Hầm Trú quyết định thành lập riêng một Hội Đồng Giám Mục trong bối cảnh của sự sụp đổ lần lượt của các chế độ cộng sản tại Ba Lan, Hung Gia Lợi, Đông Đức, Bảo Gia Lợi, Tiệp Khắc và Rumani và cả biến cố Thiên An Môn vào tháng 6 năm ấy.

Giám mục Phó Thiết Sơn
Trung quốc xem việc thành lập Hội Đồng Giám Mục Thầm Lặng là một hành vi khiêu khích của Tòa Thánh và lập tức tiến hành một chiến dịch bách hại khổng lồ nhắm vào các Giám Mục và linh mục hầm trú.

Dù bị bách hại dữ dội, Giáo Hội lại trở nên có sức thu hút đặc biệt nơi những người trẻ, các nhà trí thức và những người đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền. Họ tìm thấy nơi đức tin Công Giáo những giá trị cao thượng mà họ khát khao. Dân số Công Giáo không ngừng tăng lên mặc dù truyền thông nhà nước và cả các giám mục đã bị thúc đẩy để thi đua đưa ra những lời phỉ báng nhắm vào Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.

Trong cuộc diễn binh khổng lồ “mừng quốc khánh đầu thiên niên kỷ” tại quảng trường Thiên An Môn hôm 1/10/2000, thay mặt cho 120 đại biểu Công Giáo, giám mục quốc doanh Phó Thiết Sơn đã “cực lực lên án” Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, người được đảng cộng sản Trung quốc xem là “kẻ thù nguy hiểm nhất vì đã làm sụp đổ các chế độ cộng sản tại Đông Âu”, lại còn mang thêm một “tội trầm trọng” nữa là đã dám cho phép mở án phong thánh cho 120 vị tử đạo Trung Hoa, mà lại còn dám tổ chức Lễ Phong Thánh ấy vào đúng ngày quốc khánh của Trung quốc. Ông ta nói:

“Việc chọn ngày hôm nay để phong thánh cho những kẻ gọi là ‘thánh’ là một xúc phạm và sỉ nhục công khai chống lại người Công Giáo Trung Hoa. Đây là một hành vi khiêu khích không thể tha thứ được vì hôm nay là ngày lễ trọng đại đánh dấu sự giải phóng nước Trung Hoa khỏi tư bản, thực dân xâm lược, và bóc lột”[5].

“Chúng tôi hiện diện nơi đây với một mục đích đặc biệt là mừng sự lớn mạnh của Giáo Hội Công Giáo Trung Hoa trong 5 thập niên qua, là những năm tháng thoát khỏi sự kiểm soát và can thiệp của các thế lực nước ngoài.” Cụm từ “sự kiểm soát và can thiệp của các thế lực nước ngoài” là “thành ngữ” thường được Phó Thiết Sơn dùng để ám chỉ Tòa Thánh.

Năm năm sau đó, giám mục quốc doanh Phó Thiết Sơn và đảng cộng sản Trung quốc thấy được nhãn tiền lòng căm thù vị Giáo Hoàng Ba Lan mà họ muốn cấy vào trong lòng người Công Giáo đi đến đâu.

Ngày 7/4/2005, phóng viên Jim Yardley của tờ Newyork Times tường trình như sau: “người Công Giáo cả thầm lặng lẫn công khai hiệp nhất với nhau than khóc Đức Gioan Phaolô II”[6].

“Với bức chân dung thật to của Đức Cố Giáo Hoàng được kính cẩn treo trên một bàn thờ dã chiến, một linh mục Trung Hoa, cha Giuse, đứng trước hàng trăm nông dân trên một mảnh đất đầy bụi bặm cử hành thánh lễ cầu hồn cho vị Giáo Hoàng. Khi cha dâng bánh và rượu, đám đông quỳ xuống nhưng những người canh chừng cho thánh lễ ‘chui’ vẫn đứng dáo dác nhìn tứ phiá, sẵn sàng báo động khi có công an ruồng bắt. Sau lễ, đoàn lũ dân chúng xếp hàng trong trật tự hôn kính chân dung vị Giáo Hoàng trước khi giải tán”.

“Đấy là cảnh ở Hà Bắc. Nhưng mà, ngay cả ở Bắc Kinh, nơi các giáo đường do nhà nước kiểm soát, các thánh lễ liên tục được tổ chức và dòng người đến cầu nguyện cho vị Giáo Hoàng này kéo dài suốt ngày không dứt”.


Đối thoại – Đối đầu

Tháng 5/2005, Bắc Kinh tuyên bố rằng cái chết của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, người bị chúng coi là “có tội” làm sụp đổ các chế độ cộng sản trên thế giới, đã mở ra một trang mới trong quan hệ ngoại giao giữa Bắc Kinh và Vatican.

Trong các cuộc thảo luận không chính thức giữa Vatican và tòa đại sứ Trung quốc tại Rôma, Bắc Kinh đồng ý cho 4 vị Giám Mục được tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thánh Thể (10/2005) và cho các nữ tu của Mẹ Têrêsa được mở một nhà cho người nghèo và người già tại Hoa Lục.

Năm 2006, một viên chức cao cấp của đảng cộng sản Trung quốc lại hứa thêm với phái đoàn Tòa Thánh là sẽ cấm Hội Công Giáo Yêu Nước không được truyền chức Giám Mục trái phép nữa.

Cộng sản toàn hứa lèo, nhưng chúng ta có lẽ đã quá chân thành trong quá trình "đối thoại" với Trung quốc. Trong hơn 3 năm qua, để đáp ứng những yêu cầu của cộng sản Trung quốc, không một linh mục thầm lặng nào được tấn phong Giám Mục[7]. Trái lại, các chuyên viên của Bộ Truyền Giáo lại còn chân thành đến mức kêu gọi “xoá sổ” luôn Giáo Hội Thầm Lặng tại Trung Hoa để bày tỏ thiện chí đối thoại “hết ga” của mình.

Cha Jeroom Heyndrickx
Linh mục Jeroom Heyndrickx, cố vấn của Bộ Truyền Giáo, viết trên UCANews “Giáo Hội mà sống hầm trú thì không phải là tình trạng bình thường. Giờ đây, không có lý do gì để tồn tại Giáo Hội Thầm Lặng tại Trung Hoa. Đức Thánh Cha, do đó, bãi bỏ tất cả mọi quyền lợi đã được ban cho cộng đoàn hầm trú trong quá khứ. Các tín hữu Trung Hoa có thể tham dự phụng vụ Thánh Thể do các linh mục thuộc cộng đoàn công khai cử hành”[8].

Đức Hồng Y Ivan Dias ra đi mang theo nỗi buồn Trung Hoa. Người Công Giáo Trung Hoa ở lại tiếp tục gánh lấy những đau thương. Có lẽ cần phải suy gẫm sâu xa những lời của Đức Hồng Y Trần Nhật Quân:

“Đối thoại và thoả hiệp là cần thiết, nhưng phải có căn bản. Chúng ta không thể từ bỏ các nguyên tắc của đức tin chúng ta, và kỷ luật cơ bản của Giáo Hội chúng ta, hầu làm vui lòng nhà cầm quyền Bắc Kinh.

Giữa Giáo Hội tại Trung Hoa và nhà cầm quyền nước này chẳng có đối thoại gì hết. Người ta sẵn sàng đóng sầm cánh cửa lại thẳng ngay vào mặt của người đối thoại quá-đỗi-hiền lành của họ và chỉ quyết tâm đẩy đối phương vào vũng lầy của sự khuất phục.”


Những lời cảnh cáo của Đức Giáo Hoàng Piô XI, dù đã được nói ra từ năm 1937, thiết tưởng vẫn còn nguyên tính thời sự:

“Chúng tôi có bổn phận phải báo cho anh em biết đề phòng những mưu mô và mánh khoé xảo quyệt cộng sản dám dùng để lường gạt dân chúng, những mánh khoé trơ tráo đến nỗi chỉ có cộng sản mới dám dùng để đạt tới đích”.[9]

Tham Khảo:

[1] Bernardo Cervellera (15/04/2011) Asia-News: The Holy See and the Church in China: firm and merciful - http://www.asianews.it/news-en/The-Holy-See-and-the-Church-in-China:-firm-and-merciful-21311.html

[2] Benjamin Mann (12/04/2011) Catholic News Agency - Cardinal Zen: Vatican officials have blocked Pope's plan for Chinese Church http://www.catholicnewsagency.com/news/cardinal-zen-vatican-officials-have-blocked-popes-plan-for-chinese-church/

[3] China Daily News (11/04/2011) Approval of bishops 'a priority' http://www.china.org.cn/china/2011-04/11/content_22327972.htm

[4] Sister Betty Ann Maheu, MM (2005) The Catholic Church in China: Journey of Faith -An Update on the Catholic Church in China: 2005 - http://www.usccb.net/conference/conference21/Paper_BettyAnnMaheu13Jul05.pdf

[5] Nguyễn Việt Nam (20/4/2007) Giám mục Phó Thiết Sơn của Bắc Kinh sắp qua đời. VietCatholic News: http://vietcatholic.net/News/Html/43203.htm

[6] Jim Yardley (7/4/2005) JOHN PAUL II: CHINA; China's Divided Catholics Unite, if Just to Mourn: http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=9E0DE1D7163EF934A35757C0A9639C8B63

[7] Bernardo Cervellera (11/4/2011) Vatican Commission on Church in China meets. Expectations and realism http://www.asianews.it/news-en/Vatican-Commission-on-Church-in-China-meets.-Expectations-and-realism-21266.html

[8] Đặng Tự Do (12/4/2011) Con đường đối thoại chông gai: Bài học bi đát của Giáo Hội tại Hoa Lục. VietCatholic News. http://vietcatholic.net/News/Html/89024.htm

[9] Pope Pius XI (19/3/1937) DIVINI REDEMPTORIS http://www.vatican.va/holy_father/pius_xi/encyclicals/documents/hf_p-xi_enc_19031937_divini-redemptoris_en.html
 
Philippines: Các Giám mục ngưng đối thoại với Chính phủ về dự luật sức khỏe sinh sản
Phạm Kim An
08:08 13/05/2011
Philippines: Các Giám mục ngưng đối thoại với Chính phủ về dự luật sức khỏe sinh sản

Manila – Các Giám mục Philippines đang ngưng đối thoại với Chính phủ, khi Tổng thống lên tiếng ủng hộ Dự luật sức khỏe sinh sản gây nhiều tranh cãi.

Đức ông Ignacio Barreiro-Carambula, chủ tịch tạm quyền của Tổ chức Human Life International (HLI, Mạng sống con người Quốc tế), nói: “Về cơ bản, dự luật này không tôn trọng giáo lý của Chúa về phẩm giá con người, và sự tôn trọng cùng bảo vệ sự sống con người".

Dự luật nhằm kiểm soát sự tăng trưởng dân số thông qua sự phân phát rộng rãi các dụng cụ tránh thai và giáo dục giới tính bắt buộc trong các trường học. Tổ chức Human Life International cho rằng dự luật này có các điều khoản để bỏ tù những người chỉ trích, khi họ đưa ra sự “chống đối không chính xác" với dự luật.

Ngày 9-5, một phát ngôn viên của Tổng thống Aquino, người ủng hộ dự luật, nói rằng Tổng thống vẫn hy vọng rằng sẽ có “một nền tảng chung” đạt được trong đàm phán với Giáo Hội Công giáo Philippines.

Tuy nhiên, Hội đồng Giám mục Công giáo Philippines trả lời ngày 10-9 rằng các cuộc thương lượng là vô ích, vì Tổng thống dường như đang thúc đẩy dự luật, bất chấp quan ngại của các Giám mục.

Ủy ban Dân số và Quan hệ gia đình của Hạ Viện Philippines đã chấp thuận một bản văn gồm nhiều biện pháp về Dự luật Sức khỏe Sinh sản ngày 30-1, theo nhật báo Star Philippine.

Các Giám mục gọi dự luật này là “một cuộc tấn công lớn vào các giá trị đích thực của con người, và vào các giá trị văn hóa Philippines, liên quan đến sự sống con người mà tất cả chúng ta yêu mến từ xa xưa”, trong một lá thư mục vụ hồi tháng Giêng.

Ngày 12-5, Đức ông Barreiro, chủ tịch Human Life International, nhận xét rằng trong khi “Tổng thống Aquino tuyên bố rằng ông muốn tìm thấy nền tảng chung với người Công giáo về Dự luật Sức khỏe Sinh sản chống sự sống, người Công giáo không thể thỏa hiệp về giáo lý của Chúa liên quan đến bảo vệ sự sống con người”.

"Chúng tôi bảo vệ các giá trị không thể thương lượng được”.

Đức Ông Barreiro nói rằng Tổ chức của Ngài hoan nghênh các Giám Mục Philippines “vì lời tuyên bố dũng cảm của các vị về sự thật. Bất cứ nhà quan sát độc lập nào cũng có thể thấy hố sâu lớn giữa sự thật và lập trường không có cơ sở của những người ủng hộ dự luật”.

Ngài nói thêm: “Đây là ‘nền tảng chung’ mà dựa vào đó tổng thống Aquino nên gặp gỡ những người chống đối dự luật. Nếu không có nền tảng này, sẽ không thể có sự thỏa thuận. Chúng ta hãy hy vọng rằng chính phủ Philippines sẽ không cố gắng thuyết phục Quốc hội về dự luật trong một cách thức độc tài". (CNA 12-5-2011)

Phạm Kim An
 
Mexico: Người Công giáo đòi hỏi một luật về tự do tôn giáo
Phạm Kim An
08:10 13/05/2011
Mexico: Người Công giáo đòi hỏi một luật về tự do tôn giáo

Nhiều cuộc tấn công vào nơi thờ phượng

ROMA - Sau các cuộc tấn công vào nhà thờ chính tòa Mexico và các nơi thờ phượng khác, chính quyền cần thông qua ngay một đạo luật về tự do tôn giáo, theo yêu cầu của tuần báo “Desde la Fe”.

"Desde la Fe", tuần báo Công giáo được xuất bản tại thành phố Mexico, đã đòi hỏi chính quyền thông qua một đạo luật bảo vệ tự do tôn giáo của người Mexico.

Trong các tháng gần đây, cả nước đã chứng kiến nhiều cuộc tấn công chống lại nhà thờ chính tòa Mexico, và vụ mới nhất diễn ra ngày 24-4, trong thánh lễ Phục Sinh, khi một nhóm người phá hủy bức tượng Đức Mẹ Guadalupe.

Trong bài xã luận của tuần báo, người ta có thể đọc rằng "các sự cố phạm thánh và đáng khiển trách" không phải không bị trừng phạt, hoặc không được sử dụng như một cái cớ, để khẳng định rằng "sự dị biệt tôn giáo tạo ra căng thẳng".

Hành động này đã bị lên án bởi Tổng Giáo phận Thành phố Mexico và nhiều lãnh đạo của giáo phái Kitô giáo khác ở Mexico.

Ngoài ra, theo tuần báo Công giáo này, các động cơ của khoảng 20 cuộc tấn công vào nhà thờ chính tòa phải được tìm thấy trong "sự thiếu vắng một bộ luật chắc chắn để đảm bảo việc tôn trọng tự do tôn giáo, và sự thiếu ý chí chính trị liên quan đến việc bảo đảm tự do tôn giáo cho tất cả người dân Mexico”. (Zenit 13-5-2011)

Phạm Kim An
 
Hồng y Chủ tịch Hội Đồng Đồng Tâm thăm Nhật
Nguyễn Trọng Đa
08:11 13/05/2011
Hồng y Chủ tịch Hội Đồng Đồng Tâm thăm Nhật

ROMA – Từ ngày 13-5, Đức Hồng y Robert Sarah đến thăm Nhật để chứng tỏ sự gần gũi của ĐTC Biển Đức 16 với số người dân bị ảnh hưởng bởi trận động đất và sóng thần, theo một thông cáo của Hội đồng Đồng Tâm (Cor Unum).

Hai tháng sau trận động đất đã gây thiệt hại cho dân Nhật, Hồng y Robert Sarah, Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Đồng Tâm (Cor Unum) sẽ đến thăm các khu vực bị ảnh hưởng, từ ngày 13 đến 16-5, nhân danh ĐTC.

ĐTC muốn bày tỏ sự gần gũi, lời cầu nguyện và sự giúp đỡ của Ngài với người dân Nhật.

Chủ tịch Hội đồng Đồng Tâm sẽ biểu hiện sự gẩn gũi của ĐTC Biển Đức 16 "với mọi thân nhân của các nạn nhân, người tản cư và tất cả các tình nguyện viên làm việc không mệt mỏi, để tái thiết vùng bị tàn phá".

Thông cáo của Hội đồng Đồng Tâm nói: “Caritas Nhật, ngay lập tức được huy động, vẫn là nơi qui chiếu cho mọi sự trợ giúp mà Giáo Hội Công Giáo tiếp tục mang đến, sau giai đoạn khẩn cấp để xây dựng lại cuộc sống của cộng đồng Nhật".

Ngày 14-5, Chủ tịch Hội đồng Đồng Tâm sẽ đến Saitama, thăm các trung tâm tiếp nhận của Giáo Hội Công Giáo cho người vô gia cư. Sau đó Ngài đến Tokyo, và sẽ cùng với các Giám mục Nhật dâng lễ tạ ơn phong chân phước cho ĐTC Gioan Phaolô II.

Ngày 15-5, Ngài sẽ đến Sendai, tâm chấn của trận động đất: Ngài sẽ chủ tế thánh lễ đồng tế tại nhà thờ chính tòa.

Cuối cùng, ngày 16-5, Ngài sẽ tới thăm hai trung tâm tiếp nhận dành cho người tản cư, và gặp gỡ các lãnh đạo của những tổ chức từ thiện quan trọng nhất hiện nay.

Cùng đi với Đức Hồng y Sarah là Phó tổng thư ký của Hội đồng Đồng Tâm, Đức Giám mục Segundo Tejado. (Zenit 12-5-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Sườn trơn dốc
Vũ Văn An
21:18 13/05/2011
Về cuộc tấn kích lấy mạng Bin Laden gần đây, sau những “hứng khởi” thuở đầu, người ta đang nêu ra nhiều câu hỏi trái ngược nhau. Sau đây là bài xã luận trên tập san America của các cha Dòng Tên Hoa Kỳ về vấn đề này.
Cái chết thảm của một tên cuồng tín từng đạo diễn nhiều cái chết của cả hàng nghìn người khác đang nêu ra một loạt vấn nạn đạo đức quan trọng. Cuộc tấn kích vào nơi ẩn trốn ở Abbottabad làm Osama bin Laden mất mạng có phải là một cuộc ám sát không? Hay toán Người Nhái của Hải Quân chỉ nên theo lệnh bắt sống Bin Laden, nếu có thể, để đem hắn ra xử về các tội khủng bố giết người mà hắn đã ra lệnh? Hay liệu ý định của toán binh sĩ và của Tổng Thống, người đã ra lệnh cho họ, là giết hay bắt giữ có quan trọng không?
Có người đã ủng hộ việc thẳng thừng ám sát Bin Laden, một kẻ đã tuyên bố rõ ý định của mình là theo đuổi cuộc thánh chiến giết người chống lại Phương Tây, nếu việc đó chỉ nhằm bảo vệ mạng sống các người vô tội khác và chặn trước các hỗn loạn trong tương lai. Nhưng ngay cả khi cho phép một luật trừ để tiền trảm hậu tấu (summary execution) Bin Laden đi chăng nữa, một luật trừ mà phần đông người Hoa Kỳ xem ra rất sẵn sàng ban cấp, ta vẫn phải tự hỏi liệu việc ban cấp luật trừ ấy có nên trở thành qui luật hay không. Từng một thời phê phán những vụ giết người không cần xét xử (extrajudicial) trong “Các Cuộc Chiến Bẩn Thỉu” ở Châu Mỹ Latinh hồi hai thập niên 1970 và 1980, người Hoa Kỳ hiện nay đã đánh mất ức chế của họ khi phải đương đầu với những người khủng bố Hồi Giáo quá khích. Hiệp Chúng Quốc, nước mà trước đây không lâu từng kết án việc người Do Thái giết người có nhắm trước nhằm vào những tên bị coi là khủng bố, xem ra không còn băn khoăn gì khi phải ra lệnh những cuộc tấn công đánh vào những người bị coi là thù địch. Khi cho phép các mưu toan ám sát nhằm vào các lãnh tụ bị nghi ngờ là khủng bố, Hiệp Chúng Quốc đang thừa nhận các phương pháp mà mình cho là đáng khiển trách trong các tổ chức khủng bố.
Những vụ ám sát do nhà nước ra lệnh vốn không phải là vô tiền khóang hậu trong lịch sử Hiệp Chúng Quốc. Ủy ban do Thượng Nghị Sĩ Frank Church cầm đầu, được thành lập năm 1975, để điều tra các vụ ám sát do chính phủ Mỹ bảo trợ, đã khám phá ra một danh sách khá dài các lãnh tụ nước ngoài bị nhắm trước để loại trừ. Ngô Đình Diệm của Nam Việt Nam, Patrice Lumumba của Congo và Fidel Castro của Cuba là những người ở trong số các nạn nhân nổi bật nhất. Các khám phá của Ủy Ban Church đã làm ngỡ ngàng cả nước đến nỗi mọi tổng thống từ Jimmy Carter tới Bill Clinton đều đã ban hành nhiều lệnh hành pháp cấm các cuộc ám sát do chính phủ ra lệnh.
Với việc tuyên chiến chống khủng bố cách nay 10 năm, mọi sự đã thay đổi. Trong vòng một tuần sau cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001, Quốc Hội đã thông qua Đạo Luật Cho Phép Và Sử Dụng Lực Lượng Quân Sự, dành quyền cho tổng thống được đưa ra “mọi hành động cần thiết và thích đáng” chống lại Al-Quaeda và các tổ chức khủng bố khác. Thực tế, đó là một cuộc tuyên chiến.
Kể từ ngày đó, các vụ giết người có nhắm trước, mà trong ngữ cảnh không phải là quân sự, người ta quen gọi là ám sát, đã phát triển hoang dã như nấm dại. Từ năm 2001, 1,500 người bị nghi là khủng bố đã bị giết bởi máy bay không người lái có khả năng chính xác gấp nhiều lần so với việc ném bom qui ước hay tấn công bằng hỏa tiễn, vì dùng vũ khí được điều khiển bằng tia laser. Việc thay đổi chính phủ vào năm 2008 chỉ đã mang lại một nới rộng thêm cho việc giết người có nhắm trước. Trong hai năm qua, Ông Obama đã ra lệnh tấn công 4 lần nhiều hơn George W. Bush trong sốt 8 năm cầm quyền.
Thiệt mạng lây (collateral damage) do những cuộc tấn kích này gây ra từng được người ta làm rùm beng: vụ giết khoảng 20 người Pakistan gần đây khi họ đang dự một cuộc họp hội đồng nông thôn, chẳng hạn, và hàng tá mạng sống vô tội bị cất đi trong các cuộc tấn công trước đây nhằm vào Bin Laden. Nhưng thiệt hại lây lan lớn nhất có lẽ là thiệt hại gây ra cho các nguyên tắc đạo đức mà xưa nay Hiệp Chúng Quốc vẫn coi làm trọng.
Lý lẽ có nguyên tắc chống lại việc giết người có nhắm trước là như sau: nó mở đường cho những vụ sát nhân bí mật, võ đoán, trong đó những người ra lệnh không cần phải tính sổ. Có cả một cái sườn trơn dốc dẫn người ta tuột xuống một quyền hành bạo chúa từ việc hành pháp ra lệnh xử tử “hợp lý” những kẻ thù được biết tới một cách công khai. Tổng thống Obama vốn từng nới rộng thẩm quyền của ông trong việc ám sát những công dân Hoa Kỳ làm khủng bố. Ông vốn được coi là người biết tự chế, nhưng chuyện gì sẽ xẩy ra nếu một ai đó ít suy nghĩ hơn hay ít tự chế hơn ngồi vào vị trí ông? Và chuyện gì nữa nơi những người thi hành các “cuộc hành quân đen” dưới thẩm quyền tổng thống? Người vô tội từng bị sát hại một khách không cố ý trong các cuộc hành quân như thế, và những người tấn công đôi khi xử tử lầm “mục tiêu”. Những cái chết ấy đủ là lý do để ta cảnh giác đối với chính sách giết người có nhắm trước. Nhưng lý tưởng của một chính quyền tự do, mà tại tâm điểm của nó là nguyên tắc bác bỏ, không dành cho nhà cai trị một quyền lực võ đoán đối với sinh mạng con người, càng nên khiến người Hoa Kỳ thận trọng hơn.
Cuối Thế Chiến II, Tổng Thống Harry Truman khăng khăng đòi để các lãnh tụ Quốc Xã, vốn phải chịu trách nhiệm về thảm họa vĩ đại nhất của thế kỷ vừa qua, được đem ra xử tại Nuremburg hơn là bị treo cổ mà không cần xét xử như có người đề nghị. Ấy thế nhưng, việc lên cấp an ninh quốc gia trong thời khủng bố kéo dài này đã và đang thay đổi qui luật. Trước khi Hiệp Chúng Quốc chấp nhận việc giết người có nhắm trước làm phương thức đáp trả có tính tiêu chuẩn trong cuộc “chiến tranh” mới nhất hiện này, họ nên suy nghĩ sâu xa hơn về vấn đề này. Những trường hợp khó khăn hay đẻ ra các chính sách bậy. Các nguyên tắc của Hoa Kỳ và lịch sử dài suy tư đạo đức của Phương Tây gợi cho ta điều này: thói quen đó không bao giờ nên trở thành qui luật.
23 tháng 5 năm 2011.
 
Top Stories
Amnesty International Annual Report 2011
Amnesty International
06:08 13/05/2011
Annual Report 2011 (covering 2010)

Viet Nam

Head of state Nguyen Minh Triet
Head of government Nguyen Tan Dung
Death penalty retentionist
Population 89 million
Life expectancy 74.9 years
Under-5 mortality (m/f) 27/20 per 1,000
Adult literacy 92.5 per cent

Freedom of expression, association and assembly remained severely restricted. New regulations on internet monitoring were introduced. Harsh repression of peaceful dissidents and human rights activists continued. The authorities increasingly used the charge of attempting to “overthrow” the state against peaceful dissidents. Prisoners of conscience were sentenced to long prison terms after unfair trials. Dissidents were arrested and held in lengthy pre-trial detention, and others under house arrest. Members of some religious groups were harassed and ill-treated. At least 34 people were sentenced to death, but secrecy was maintained over the application of the death penalty.
Background
Viet Nam took over as Chair of ASEAN and hosted a series of regional and international meetings during the year.
More than 17,000 prisoners were released under a large-scale prisoner amnesty to mark National Day. No prisoners of conscience were among those released.
The UN independent experts on minority issues and on the question of human rights and extreme poverty visited the country in July and August respectively at the invitation of the authorities.
Freedom of expression
Severe restrictions on the rights to freedom of expression, association and assembly of those critical of or opposed to government policies continued. Provisions of the national security section of the 1999 Penal Code, including Article 79 (“Carrying out activities aimed at overthrowing the people’s administration”) were used to criminalize peaceful political and social dissent. In April, new internet monitoring regulations affecting retail locations in the capital, Ha Noi, were introduced, placing further restrictions on freedom of expression and access to information. Vietnamese language dissident blogs and websites suffered widespread hacking which internet companies Google and McAfee alleged may have been politically motivated.
At least 30 prisoners of conscience remained behind bars, including members and supporters of banned political groups, independent trade unionists, bloggers, business people, journalists and writers. A further eight activists were arrested and held in pre-trial detention. Other dissidents were held under house arrest following their release from prison, including prisoner of conscience Le Thi Cong Nhan.
• Five members of Viet Tan, a Vietnamese group calling for democracy and political reform which is based overseas but has a network in Viet Nam, were arrested. Three were reportedly campaigning on land rights for farmers. Maths lecturer Pham Minh Hoang had protested against bauxite mining in the Central Highlands; and Hong Vo, an Australian national, took part in a peaceful protest against China. Hong Vo was charged with “terrorism” and deported 10 days after arrest.
• In October, independent labour activists Do Thi Minh Hanh, Nguyen Hoang Quoc Hung, and Doan Huy Chuong were charged and tried under Penal Code Article 89 (Disrupting security), for distributing anti-government leaflets and advocating strike action at a factory. They received seven- to nine-year prison sentences.
Unfair trials
By the end of the year courts had convicted at least 22 pro-democracy and human rights activists in a series of dissident trials that began in October 2009. They were all prisoners of conscience. Trials fell far short of international standards of fairness, disregarding basic rights such as the presumption of innocence and the right to defence. As in previous years, court proceedings were short, and permission for family members, journalists and diplomats to observe was either not given or arbitrarily restricted.
• In January, Ho Chi Minh City People’s Court sentenced four dissidents – lawyer Le Cong Dinh, businessman Le Thang Long, computer engineer and blogger Nguyen Tien Trung and businessman Tran Huynh Duy Thuc – to between five and 16 years’ imprisonment after a trial lasting one day. They were convicted of “activities aimed at overthrowing the people’s administration”. The judges deliberated for 15 minutes before returning with a judgement which took 45 minutes to read out, suggesting it had been prepared in advance. Some family members and journalists observed the trial through a video link in an adjacent room; others were refused entry. Sentences of three of the accused were upheld on appeal in May; Le Thanh Long’s prison sentence was reduced from five to three and a half years.
• Novelist and journalist Tran Khai Thanh Thuy was tried by Dong Da District People’s Court in February. She was arrested after being beaten by thugs several hours after police had stopped her from travelling to another town to attend a dissidents’ trial in October 2009. In an apparently deliberate distortion of the incident, she was charged with assault and sentenced to three and a half years in prison after a trial that lasted less than a day.
Discrimination – religious minorities
Members of the Unified Buddhist Church of Viet Nam (UBCV) continued to face harassment and restrictions on their freedom of movement in some provinces. Supreme Patriarch Thich Quang Do remained under de facto house arrest. Local authorities and police harassed and used unnecessary force against UBCV members at Giac Minh Pagoda in Quang Nam-Da Nang province in May and August as they attempted to hold special prayers.
Disputes over land ownership between local authorities and the Catholic church continued. In May hundreds of police used batons and electric prods against Catholics of Con Dau parish who were attempting to bury a woman in a cemetery on land designated by the authorities for development. Dozens of people were injured, and around 60 briefly detained. Two were sentenced in October to nine and 12 months’ imprisonment, and five received non-custodial sentences after being charged with public order offences. Some 40 parishioners fled Viet Nam to seek asylum in Thailand.
Death penalty
The National Assembly voted in May to change the method of execution from firing squad to lethal injection, claiming that it causes less pain, costs less and reduces psychological pressure on executioners. The change was due to come into effect in July 2011. According to media reports, at least 34 people were sentenced to death. No executions were reported in the media. Official statistics on the death penalty were not made public.
 
Chine: Dans le diocèse de Shantou, l’élection d’un candidat à l’épiscopat s’est déroulée dans un climat de fortes pressions
Eglises d'Asie
16:47 13/05/2011
Les informations en provenance de Chine faisant état de nombreuses ordinations épiscopales à venir se précisent (1). Dans la province méridionale du Guangdong, l’élection du candidat à l’épiscopat pour le diocèse de Shantou s’est tenue le 11 mai. Comme prévu, le résultat de ce scrutin a été sans surprise : le P. Joseph Huang Bingzhang, candidat du gouvernement depuis des années, a été « élu » à une forte majorité, les autorités empêchant l’expression de toute voix discordante.

Dans le cadre des structures « officielles » de l’Eglise catholique en Chine, le mode de désignation des candidats à l’épiscopat est celui de l’« élection », formule non reconnue par le Saint-Siège. Au sein d’un diocèse dont le siège épiscopal est à pourvoir, les prêtres du diocèse, certaines religieuses et certains responsables laïques sont appelés à voter pour désigner le candidat qui sera ensuite proposé à l’épiscopat. Toutefois, on constate que ces élections sont le plus souvent « arrangées », des pressions extrêmement fortes étant exercées sur les votants pour que leur choix se porte sur le candidat unique choisi par les autorités. Selon les informations disponibles, c’est ce qui s’est passé à Shantou le 11 mai.

Un total de 72 bulletins a été déposé dans l’urne à Shantou ce 11 mai : ceux de 15 prêtres, cinq religieuses, deux séminaristes et 50 laïcs. Une seule candidature était proposée aux votants, celle du P. Joseph Huang Bingzhang, les votants devant donc se prononcer pour ou contre cette candidature. Le résultat a été 66 votes pour et trois contre, avec trois abstentions.

« Nous avons été escortés par des officiers de la Sécurité publique jusqu’au lieu du scrutin », a rapporté l’un des prêtres votants, précisant que le nombre des « aides » en civil était plus élevé que le nombre des votants eux-mêmes (2). D’autres votants ont décrit l’intensité des pressions qui ont été exercées sur eux afin que cette élection assure une forte majorité au candidat choisi par les autorités. L’un d’eux avoue ainsi avoir voté « contre sa conscience » mais « pour ne pas mettre en danger ses proches », des menaces de représailles ayant été formulées contre sa famille.

Le diocèse de Shantou présente la particularité d’être une chrétienté dynamique et en croissance. Or, depuis plusieurs années déjà, les responsables des Affaires religieuses de la province du Guangdong manœuvrent afin de faire du P. Huang le prochain évêque « officiel » de ce diocèse. Shantou n’est pourtant pas un siège épiscopal vacant : en 2006, le pape a nommé évêque de Shantou un des doyens du presbyterium local, le P. Zhuang Jianjian. Ordonné secrètement, désormais âgé de 81 ans, Mgr Zhuang Jianjian n’est reconnu par les autorités chinoises que comme « prêtre officiel ». Or, depuis le début de l’année 2011, Mgr Zhuang, qui jusque lors gardait discrète sa qualité épiscopale, agit désormais au grand jour comme évêque. Les autorités, qui n’apprécient pas, ont renforcé la surveillance policière autour de sa personne. En avril dernier, lors de la Semaine sainte, elles l’ont ainsi empêché d’exercer tout ministère pastoral. Mgr Zhuang n’a, bien entendu, pas pris part au vote du 11 mai.

Outre les mesures de privation de liberté prises à l’encontre de Mgr Zhuang, la police a accentué les pressions sur les prêtres de Shantou. Sur les vingt prêtres « officiels » du diocèse, cinq n’ont pas participé au vote : trois ont été placés sous étroite surveillance policière, le quatrième s’est caché et le cinquième a été placé en détention dans un bureau de la Sécurité publique.

Les prêtres du diocèse de Shantou, outre le fait que leur diocèse a déjà un évêque en la personne de Mgr Zhuang, s’inquiètent également des traits de personnalité du P. Huang. Né en 1967, entré au séminaire en 1985, ordonné prêtre en 1991, le P. Huang passe pour être « ambitieux » et « aimant le pouvoir ». Curé de la cathédrale Saint-Joseph, il a été choisi en 1998 pour entrer comme député à l’Assemblée nationale populaire – où il siège toujours et effectue son troisième mandat (3). Il est aussi président de l’Association patriotique du Guangdong et, en décembre dernier à Pékin, il a été élu pour être l’un des vice-présidents de l’Association patriotique au plan national (4).

Ailleurs qu’au Guangdong, d’autres « élections » sont en train d’être organisées pour que les sièges épiscopaux vacants soient prochainement pourvus de candidats choisis par Pékin. Ainsi, dans le Sichuan, les délégués du diocèse de Chengdu ont « voté » en faveur du candidat à l’épiscopat, le P. Simon Li Zhigang. Ce dernier a été élu avec 41 voix sur 45 suffrages exprimés. Avec cette élection, les cinq sièges épiscopaux du Sichuan sont désormais tous pourvus d’un candidat. Certains observateurs s’attendent à ce que les autorités chinoises organisent désormais une cérémonie commune d’ordination. La difficulté est que, sur les cinq candidats, deux seulement ont été reconnus par Rome. Parmi les trois autres, au moins un ne pourra obtenir de mandat pontifical.

Au total, à l’heure actuelle, une douzaine d’ordinations épiscopales sont en préparation en Chine populaire. Certaines ont reçu l’assentiment de Rome, d’autres non. Interrogé par l’agence Ucanews, un « observateur de l’Eglise proche du Vatican » s’interroge sur l’objectif recherché par Pékin en sélectionnant des candidats à l’épiscopat qui ne sont pas acceptables par Rome. « Ces candidats savent qu’ils ne pourront pas être approuvés [par le pape] mais, malgré cela, ils organisent leur élection puis, sans doute, leur ordination. Quel profit retirent-ils, eux-mêmes ou les autorités, à attiser ainsi les tensions ? »

Le 1er avril dernier, à Rome, le secrétaire de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples, Mgr Savio Hon Tai-fai, s’interrogeait dans une interview au quotidien L’Avvenire sur « la véritable envie [de Pékin] de trouver un accord avec le Saint-Siège » (5).

(1) Voir la dépêche EDA du 3 mai 2011 : « Hubei : avec le décès de Mgr Francis Lü Shouwang, tous les sièges épiscopaux du Hubei sont désormais vacants »
(2) Ucanews, 12 mai 2011.
(3) Voir EDA 305
(4) Voir EDA 541
(5) Voir EDA 549

(Source: Eglises d'Asie, 13 mai 2011)
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Từ một trẻ mồ côi Việt Nam trở thành Phó Thủ Tướng Đức: Dr. Philipp Rösler
Hà Long
23:34 13/05/2011
Từ một trẻ mồ côi Việt Nam trở thành Phó Thủ Tướng Đức: Dr. Philipp Rösler

Rostock, ngày 13/5/2011 - Dr. Philipp Rösler là chủ tịch mới của đảng Dân chủ Tự do FDP ở Đức. Các đảng viên tại đại hội đảng được tổ chức tại tỉnh Rostock, vùng Biển Đông đã bỏ phiếu chọn nhà chính trị trẻ gốc Việt Nam, 38 tuổi với 95,1 phần trăm số phiếu. Một thành quả hầu như tuyệt đối cho vị chủ tịch trẻ nhất trong lịch sử đảng FDP. Toàn đại hội gồm 651 đại biểu toàn quốc đã có 619 vị tin tưởng trao lá phiếu cho Dr. Rösler. 22 đại biểu không thuận chọn ông và 10 vị bỏ phiếu trống. Nói chung đây là một kết quả tuyệt vời (Traumergebnis) cho Dr. Philipp Rösler.

Tại đại hội đảng FDP ở tỉnh Rostock các đại biểu tiếp tục bầu ban lãnh đạo đảng vào chức vụ Phó chủ tịch: Bà Birgit Homburger đạt 66,1 % số phiếu, bà Sabine Leutheusser đạt 85,51 % và ông Holger Zastrow đạt 89,35 %.

Với chức vụ chủ tịch đảng FDP và là Liên Minh cầm quyền với đảng CDU/CSU do nữ thủ tướng Dr. Angela Merkel điều hành guồng máy quốc gia, Dr. Philipp Rösler kiêm nhiệm luôn chức vụ Phó Thủ Tướng Đức, một phó thủ tướng trẻ nhất nước Đức và là một người đầu tiên trong lịch sử không phải gốc Đức đảm nhận. Dr. Rösler từ giây phút này trở thành người quan trọng thứ hai trong guồng máy nước Đức.

Hôm qua, 12/5/2011 tổng thống Đức, ông Christian Wulf đã trao bằng bổ nhiệm Dr. Philipp Rösler vào chức vụ bộ trưởng Kinh Tế, đồng thời tổng thống nhận sự từ chức của ông trong chức vụ bộ trưởng Y Tế mà ông đã đảm nhiệm từ tháng 10/2009.

5 tuần lễ vừa qua, khi đảng Dân chủ Tự do FDP chọn Dr. Philipp Rösler ứng cử vào chức vụ chủ tịch đảng và trong thời gian này đảng FDP rơi vào cuộc khủng hoảng nhân sự cho ban chấp hành đảng. Với tính cách nhã nhặn, luôn nở nụ cười trên môi, không độc đoán Dr. Rösler đã trở nên những cuộc đàm tiếu thiếu khả năng và đánh giá thấp về vị chủ tịch tương lai của đảng FDP. Giới báo chí Đức cũng đã có lần gọi ông Rösler là con cọp không có răng hoặc điều hành kém.

Cuối cùng, ngày 10/5/2011 ông Philipp Rösler đã thành công đưa ra ban chấp hành đảng với những khuôn mặt mới tươi trẻ. Hành động quyết định này của ông đã gây ấn tượng trong đảng và trong giới truyền thông, điều này đang được chứng minh trong đại hội đảng tại Rostock và họ tin rằng sẽ tạo nên sự thu hút trở lại các cựu cử tri cho đảng FDP.

Thông Tấn Xã Đức bình luận ngắn gọn với hàng tít lớn: "Nhân vật canh tân nhẹ nhàng Rösler đã cho thấy móng vuốt".

Nhân sự mới của FDP trong nội các Đức gồm tân bộ trưởng Y Tế, ông Daniel Bahr (34 tuổi) thay thế ông Philipp Rösler. Ông Rainer Brüderle (65 tuổi) đang là bộ trưởng Kinh Tế đã từ chức và đồng thời nhận chức vụ Chủ tịch Trưởng Khối FDP tại quốc hội. Ông Philipp Rösler từ chức chức vụ bộ trưởng Y Tế và đảm nhiệm chức bộ trưởng Kinh Tế. Đây là một quá trình đàm phán khó khăn trong nội bộ đảng FDP trong những ngày qua. Trước đây 5 tuần ông Rainer Brüderle đã từng tuyên bố "Ai muốn chức vụ này thì phải bước qua xác của tôi", lời này làm cho nội bộ đảng FDP trở nên rất căng thẳng. Thế mà hôm 10/5 ông Brüderle đã đặt quyền lợi của đảng lên trên vì thực tế ông Bộ trưởng Kinh tế Brüderle không muốn rời nhiệm sở. Nhưng để có một bước tiến tốt đẹp cho vị Tân chủ tịch thì ông Brüderle phải dọn chỗ bởi vì ông Rösler phải được hỗ trợ tối đa cho công việc của vị chủ tịch đảng. "Tôi biết rằng nếu chúng tôi không đến được với nhau, thì không thể thực thi được chính sách tự do dân chủ của đảng FDP". Đây không phải là điều đặt cá nhân lên cao nhưng để thực hiện các đường hướng của đảng và tạo các điều kiện để vị chủ tịch đảng có thể điều khiển bộ cho tốt, ông Brüderle nói vào thêm.

Ông Rainer Brüderle là một bậc thầy về ngôn ngữ chính trị. "Kiêm nhiệm chức vụ chủ tịch của trưởng khối FDP tại quốc hội thì tôi biết rằng vị chủ tịch đảng là số một. Tôi biết cách ăn mặc trật tự này", ông nói.

Ở Đức ai cũng biết Bộ trưởng bộ Y Tế là một chức vụ rất khó khăn và bị chống đối nhiều nhất, một điển hình chi phí bảo hiểm sức khỏe chỉ cần tăng lên 0,5% là bị chống đối từ mọi tầng lớp xã hội. Người ta ví dụ Bộ trưởng bộ Y Tế lúc nào cũng phải sống trong một hồ đầy cá mập lượn vòng quanh.

Chủ đích của ban lãnh đạo đảng FDP muốn Dr. Philipp Rösler đảm nhận chức vụ Bộ trưởng Kinh tế với một lý do duy nhất dùng sức mạnh kinh tế Đức làm điểm tựa cho chức vụ chủ tịch đảng FDP và sẽ tránh được nhiều bình luận về cá nhân. Thông thường Bộ Kinh tế Đức lúc nào cũng trình diễn được các con số đẹp trong sự tăng trưởng tốt của Đức vì Đức đang là mốt quốc gia xuất cảng đứng thứ nhì thế giới, ví dụ hàng hóa xuất cảng trong tháng 3 của Đức thặng dư trên 90 tỷ Euro. Vài ngày qua theo sự tiên đoán của nền kinh tế Đức sẽ có lợi nhuận thu thuế từ năm 2011 đến 2014 sẽ tăng lên 135 tỷ Euro. Hãng xe AUDI trong quý 1 đã tăng trưởng và tạo ra 10.000 chỗ làm. Chỉ nhìn vào những con số tốt đẹp đó sẽ tạo ra hình ảnh tốt cho bộ trưởng Kinh Tế cũng như cho Phó thủ tướng – đúng ra cho riêng đảng FDP. Bộ Kinh Tế Đức rất quan trọng với một đội ngũ 1.718 nhân viên hùng hậu phục vụ dưới quyền Dr. Philipp Rösler.

Đại hội đảng FDP 2011 tại Rostock, theo chủ tịch Rösler: Từ bây giờ bắt đầu sự tiến lên trở lại của đảng Dân chủ Tự do FDP và phải lấy lại uy tín cho đảng nơi cử tri.

Thật sự đảng FDP đang gặp khủng hoảng về lòng tin và làm cho cử tri dần dần tránh xa. Năm 2009 họ đã đạt được gần 15% số phiếu kỷ lục trong toàn Liên Bang, thế mà chưa đầy 2 năm sau, hiện tại đảng FDP chỉ còn được ủng hộ trong khoảng 3 đến 5%. Tại Đức các đảng phái có thể bước được vào ngưỡng cửa quốc hội Tiểu Bang hoặc Liên Bang thì họ phải đạt được mức tối thiểu 5% tổng số phiếu của cử tri.

Với tình trạng xuống dốc của đảng FDP thời hiện tại thì đó là một bài tập chính trị đầy khó khăn cho Dr. Philipp Rösler. Có một lần giới truyền thông đả kích các thất bại của ông Rösler về cải tổ nền y tế Đức thì ông đã trả lời với triết lý Á Đông: „Cây tre không dễ dàng bị đổ gẫy trước sóng gió, nó chỉ bị uốn cong mà thôi“.

Dr. Philipp Rösler, độ tuổi 38, đang thuộc về một thế hệ lãnh đạo trẻ tài giỏi của nước Đức, mà lại là một người gốc Việt Nam thì càng làm cho người Đức, người Việt và thế giới kính phục. Nước Đức đang hy vọng vào nhà chính trị gốc Việt này.

Đại hội đảng FDP tại Rostock cho thấy một thế hệ trẻ lãnh đạo: Dr. Philipp Rösler (38 tuổi), Bộ trưởng Y Tế, ông Daniel Bahr (34 tuổi) và ‎Tổng bí thư, ông Christian Lindner (32 tuổi). 3 vị lãnh đạo trẻ FDP này nằm trong độ tuổi con cái của các chính trị gia của đảng CDU/CSU trong Liên Minh cầm quyền của nữ thủ tướng Angela Merkel (57 tuổi), Bộ trưởng Tài Chính, ông Wolfgang Schäubner (68 tuổi), Bộ Trưởng Giáo Dục Đào Tạo, bà Annette Schavan (57 tuổi), Bộ Trưởng giao thông, ông Peter Ramsauer (57 tuổi).

So sánh về tuổi tác như trên cho thấy điều thú vị và sức mạnh trẻ trung của các chính trị gia theo đảng FDP. Họ sẽ có nhiều sức mạnh trong cuộc chạy đua đường dài chính trị tại Đức. Ý tưởng táo bạo của chủ tịch Dr. Philipp Rösler mà chưa có người nào nghĩ tới: đến 45 tuổi là chấm dứt cuộc đời chính trị, đúng thời điểm tháng 2 năm 2018 cho ông. Nếu đúng như thế thì ông Rösler sẽ là vị chủ tịch đảng trẻ nhất giã từ sự nghiệp chính trị tại Đức.

Hà Long
 
Tin Đáng Chú Ý
Hoa Kỳ công bố tài liệu mật về chiến tranh Việt Nam
VOA
07:48 13/05/2011
Hoa Kỳ công bố tài liệu mật về chiến tranh Việt Nam

Chính phủ Hoa Kỳ ngày 12 tháng 5 loan báo cho công khai tập tài liệu nổi tiếng mang tên “Hồ sơ Ngũ Giác Đài” sau khi các tài liệu về cuộc chiến tranh Việt Nam từng một thời được xem là tối mật bị tiết lộ với báo chí cách nay 4 thập niên.

Theo tin của AFP, Cục Lưu trữ Quốc gia, kho lưu trữ sử sách và tài liệu khổng lồ của Hoa Kỳ, thông báo các tài liệu này giờ đây không còn được coi là tài liệu mật nữa và sẽ được phổ biến cho công chúng bắt đầu từ tháng sau tại Thư viện Tổng thống Richard Nixon ở Yorba Linda, thuộc bang California.

Với tên gọi chính thức là “Quan hệ Việt-Mỹ giai đoạn 1945-1967: Nghiên cứu do Bộ Quốc phòng thực hiện”, tập tài liệu tối mật trình bày chi tiết sự can thiệp quân sự và chính trị của Hoa Kỳ tại Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1967.

Hồ sơ này do Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc bấy giờ là ông Robert McNamara yêu cầu soạn thảo vào giữa năm 1967 để ghi dấu mọi chi tiết về cuộc chiến tranh Việt Nam.

Tài liệu cho thấy mức độ can dự quân sự của Mỹ tại Việt Nam lớn hơn nhiều so với những gì người ta được biết trước đây.

Tập hồ sơ lần đầu tiên xuất hiện trên trang nhất của báo The New York Times hồi năm 1971 đã gây ra vụ tai tiếng đình đám, khiến Tổng thống Lyndon Johnson thời bấy giờ quyết định không ra tái tranh cử giữa bối cảnh dân chúng ngày càng phản đối cuộc chiến.

Tờ The New York Times có được tài liệu này từ ông Daniel Ellsberg, lúc đó là một chuyên gia phân tích quân sự làm việc cho Ngũ Giác Đài.

Nguồn: AFP, SkyNews.com.au
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hạt Kinh
Nguyễn Bá Khanh
21:36 13/05/2011
HẠT KINH
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Đây rồi ! Đây rồi!
Chuỗi ngọc vàng kinh.
Thơ cầu nguyện là thơ quân tử ý,
Trượng phu lời và tông đồ triết lý
Là Nguồn Trăng yêu mến Nữ Đồng Trinh.
(Trích thơ của Hàn Mặc Tử)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền