Phụng Vụ - Mục Vụ
Đấng hổ trợ tinh thần
Lm Phêrô Phan Văn Lợi
00:05 14/05/2024
CHÚA NHẬT LỄ HIỆN XUỐNG NĂM B : GA 20,19-23
19 Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói : “Bình an cho anh em !” 20 Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. 21 Người lại nói với các ông : “Bình an cho anh em ! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”. 22 Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo : 23 “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ”.
ĐẤNG HỖ TRỢ TINH THẦN
“Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”. Ân huệ tuyệt hảo nhất mà Thiên Chúa có thể ban tặng cho loài người (x. Lc 11,13), điều hứa hẹn quý giá nhất mà Đức Giê-su đã từng đưa ra (x. Ga 7,39), Đấng Bảo Trợ mạnh mẽ mà Tôn Sư từng tiên báo với môn đệ là sẽ đến (x. Ga 14,16-17; 16,7-12), Thần Khí chân lý mà các Tông đồ mong giáng xuống để đưa mình tới sự thật toàn vẹn (x. Ga 16,13-15), Người nay đã đến thật rồi, đến một cách dư tràn trên nhân loại, qua hơi thở của Chúa Phục Sinh.
1. Thời Cựu Ước
Kể từ khi loài người -hữu thể duy nhất trên thế gian được Thiên Chúa phú ban tinh thần vì muốn coi họ là con cái- để cho ma quỷ bên ngoài và bản năng bên trong lợi dụng con dao hai lưỡi là tự do mà xúi giục lôi kéo họ phạm tội, làm cho tinh thần họ sa ngã, xa lìa Tạo Hóa-Hiền Phụ, chìm vào hố sâu ích kỷ, gây ra biết bao đổ vỡ giữa thế giới tạo vật, thì như thể Thiên Chúa bị đặt trước một thế tiến thoái lưỡng nan : hoặc rút lại tinh thần, cất mất tự do khỏi con người, biến họ trở thành một con vật xinh đẹp thật đấy nhưng vẫn chỉ là một con vật, một nô lệ của Đấng Sáng Tạo, để Người có thể ăn ngon ngũ kỹ trên chốn trời cao, hết sợ họ dùng lý trí, ý chí và tự do để quậy phá… Mà như thế cũng có nghĩa là phản lại tình yêu ở nơi Người, một tình yêu luôn phát sinh những ngôi vị có khả năng đối thoại : các thần vị nơi chính Người là Ngôi Con và Ngôi Thánh Thần, các linh vị thụ tạo là 9 phẩm thiên thần phục dịch, cũng như các nhân vị thụ tạo mà mới chỉ có hai là A-đam và E--va. Hoặc ngược lại vẫn phải để cho con người là con người, với tinh thần và do đó tự do đầy đủ, với bao nhiêu chuyện bấp bênh bất ngờ tích cực lẫn tiêu cực sẽ có thể xảy ra, mà phần lớn hẳn là tiêu cực, vì tinh thần con người từ nay đã bị thương tổn : ý chí đã ra yếu nhược và lý trí đã ra mù quáng. Nhưng có như thế Thiên Chúa mới bảo toàn được tình yêu của mình, tình yêu của một người cha đối với những đứa con ngỗ nghịch nhưng vẫn là con. À phải ! Cứ để nguyên tinh thần cho họ nhưng sẽ ban thêm cho họ chính Tinh thần của Người. Tinh Thần này sẽ soi sáng cho lý trí họ để họ tìm đến Sự Thật và củng cố cho ý chí họ để họ tìm đến Sự Thiện, hầu họ biết dùng tự do mà yêu Chúa và yêu nhau, sống cho phải đạo làm con của Người.
Thế là Thiên Chúa bắt đầu thực hiện kế hoạch sửa chữa cho tinh thần. Người chọn một dân tộc, ban Thần khí xuống trên các thủ lãnh trong dân (vua chúa, ngôn sứ, tư tế) : trên Mô-sê (“Giavê lấy một phần Thần khí đang đậu trên ông mà đặt trên bảy mươi kỳ mục” Ds 11,25), trên Giô-suê (“Ngươi hãy đem theo Giô-suê, con của Nun, là người có thần khí nơi mình” Ds 27,18), trên Sam-sôn (Tl 14,6), trên Đa-vít (“Thần khí Thiên Chúa nhập vào Đa-vít từ ngày đó trở đi” 1Sm 16,13), trên Ê-li-a và Ê-li-sa (“Thần khí của ông Ê-li-a đã ngự xuống trên Ê-li--sa” 2V 2,15), trên Ê-dê-ki-en (Ed 2,2)… để qua họ, Người hướng dẫn dân tới chỗ ngày càng thoát khỏi tội lỗi hơn, ý thức sự thật và theo đuổi sự thiện hơn, khám phá và thực hành tình yêu hơn. Người cũng loan báo sẽ đổ dư tràn ân huệ của Thần khí trên một nhân vật Người sẽ sai tới tên là Đấng Mê-si-a (“Thần khí Đức Chúa sẽ ngự trên vị này : thần khí khôn ngoan và minh mẫn, thần khí mưu lược và dũng mãnh, thần khí hiểu biết và kính sợ Đức Chúa” Is 11,2), là Người Tôi Trung (“Đây là người tôi trung Ta nâng đỡ, Ta cho thần khí Ta ngự trên nó” Is 42,1), cũng như trên dân tộc thời cánh chung để biến hình đổi dạng họ (Ge 3,1-5)… Thần khí đó là Thần khí hướng dẫn (“Xin Thần khí tốt lành của Chúa dẫn con đi trên miền đất phẳng phiu” Tv 142,10), Thần khí tác sinh (“Sinh khí của Ngài, Ngài gửi tới, là chúng được dựng nên, và Ngài đổi mới mặt đất này” Tv 103,30), Thần khí thúc đẩy (x. Ed 1,12), Thần khí soi sáng (“Ông được đầy Thần khí, nên đã nhìn thấy trước những sự việc thời cuối cùng” Hc 48,24), Thần khí quy tụ (Is 34,16)… Việc mạc khải và thông ban Thần khí tiến dẫn tới với việc dạy dỗ dân về sự thật và sự thiện, về Đấng Chân thật và Thánh thiện, về niềm tin và tình yêu.
2. Thời Tân Ước
Rồi đến một ngày, như lời tiên báo, Thần Khí đã đến với Đấng Mê-si-a. Người trước hết đã dùng sức mạnh sáng tạo thân xác cho Nhân vật đợi trông này trong cung lòng một trinh nữ (x. Lc 1,35). Thần Khí đã chiếm hữu Đấng Mê-si-a mang danh Giê-su ấy cách toàn diện ngày Người được công bố là Con Thiên Chúa (x. Mc 1,10-11). Trong Người, Thần Khí thành quyền năng hướng dẫn (“Được quyền năng Thần Khí thúc đẩy, Đức Giê-su trở về miền Ga-li-lê” Lc 4,14), thành dòng nước hằng sống (“Từ lòng Người, sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống. Đó là Thần Khí mà những kẻ tin Người sẽ lãnh nhận” Ga 7,38). Ngược lại, Đức Giê-su cũng muốn cho đoàn dân mới của Thiên Chúa biết được Thần Khí đang tràn ngập mình như thế (và sẽ tràn ngập họ). Người dạy họ gọi đó là Ơn cao vời (x. Lc 11,13), là Thần chân lý (x. Ga 16,13), là Đấng Bảo trợ (x. Ga 16,7). Người sẽ dùng cái chết và cuộc phục sinh để rộng ban cho họ sức mạnh bởi trên này (x. Cv 1,8).
Người đã giữ lời vào chính chiều ngày Phục sinh, bởi lẽ Người đã trao ban Thần Khí khi gục đầu xuống trong giây phút sau hết (“Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí” Ga 19,30). Qua cuộc sáng tạo, Thiên Chúa đã ban tinh thần cho loài người, khiến họ trở nên “con người”. Qua cuộc tái tạo, Thiên Chúa nay ban Thánh Thần cho loài người, khiến họ trở thành “con Chúa” (“Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên : “Abba ! Cha ơi !” Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa” Rm 8,15). Cuộc sống con người là cuộc sống trong/bằng/nhờ tinh thần; nay cuộc sống con Chúa là cuộc sống trong/ bằng/nhờ Thánh Thần.
Vì thần trí con người (tinh thần, esprit humain) đã bị thần khí ma quỷ (tà thần, esprit malin) đẩy vào tội lỗi, nên nay Thần Khí Thiên Chúa (Thánh Thần, Esprit sainte) thực hiện công việc trước hết là kéo khỏi tội : “Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha” (Ga 20,23). Rồi Người đổ tràn tình yêu thay cho ích kỷ (“Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần” Rm 5,5), mạc khải khôn ngoan để phá ngu cho trí lòng (“Không ai có thể nói rằng : “Đức Giê-su là Chúa”, nếu người ấy không ở trong Thần Khí… Thần Khí ban cho ơn khôn ngoan để giảng dạy… ơn hiểu biết để trình bày” 1Cr 2,3.8). Vì Người là ngọn lửa soi sáng lý trí (x. Cv 2,3), là cơn gió thúc đẩy ý chí (x. Ga 3,8), là nguồn mạch của sự sống và tự do đích thực (“Luật của Thần Khí ban sự sống trong Đức Ki-tô, đã giải thoát tôi khỏi luật của tội và sự chết….” Rm 8,2).
Thánh Thần sẽ tràn ngập trên Thân Thể Đức Ki-tô, trên mọi chi thể của Người : “Trong những ngày cuối cùng, Ta sẽ đổ Thần Khí Ta trên hết thảy người phàm, con trai con gái các ngươi sẽ thành ngôn sứ, thanh niên sẽ thấy thị kiến, bô lão sẽ chiêm điềm mộng” (Cv 2,17; x. Ge 3,1). Thánh Thần sẽ khai sinh một lối sống mới : “Hoa quả của Thần Khí là : bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ” (Ga 5,22). Thánh Thần sẽ làm phát xuất những hoạt động mới để cộng đoàn sống trọn cho tình yêu : “Người thì được Thần Khí ban cho ơn khôn ngoan để giảng dạy, người thì được Thần Khí ban cho ơn hiểu biết để trình bày. Kẻ thì được Thần Khí ban cho lòng tin, kẻ thì được Thần Khí ban cho ơn để chữa bệnh. Người thì được ơn làm phép lạ, người thì được ơn nói tiên tri…” (1Cr 12,4.8-10). Thánh Thần quả là Đấng hỗ trợ tinh thần của con người, là nhà điều phối vĩ đại của Giáo hội vậy !
Félix Mendelssohn Bartholdy là một thiên tài âm nhạc nước Đức đầu thế kỷ 19 (1809-1847). Lần nọ, thăm viếng một đại giáo đường cổ có một chiếc phong cầm rất quý giá, ông đã xin người giữ chìa khóa đàn cho mình được đánh một lúc. Thấy là một chàng thanh niên lạ mặt, ông lão giữ đàn nhất định không cho. Sau cùng, vì Meldelssohn nài nỉ, ông miễn cưỡng chấp nhận. Thế rồi ông đứng sững sờ, mắt mở lớn, miệng nín thở, tai căng ra để nghe. Từ bàn tay khách lạ, tiếng nhạc thoạt tiên êm ái như luồng gió hiu hiu, rồi dần dần dồn dập như bão tố nổi dậy, như sấm chớp vang rền, như gió mưa vần vũ... Cuối cùng, nghe ríu rít như tiếng hót của đàn chim, êm đềm như hơi thở của đứa bé trong lòng mẹ... Khi khách lạ cám ơn, cụ già mới đánh bạo hỏi : “Anh là ai? Tên là gì?” - “Thưa cụ, cháu tên là Felix Mendelssohn Bartholdy” - “Ôi, suýt nữa kẻ phàm phu tục tử như lão đã phạm một đại tội là ngăn cản một thiên tài”.
Cây đàn chúng ta hôm nay là lòng ta, gia đình, Giáo hội đang thiếu mất những hòa khúc tuyệt diệu chỉ vì chúng ta còn ngăn cản Chúa Thánh Thần, vị nhạc sĩ đại tài, không trao chìa khóa lòng mình để Người chiếm hữu và toàn quyền sử dụng, chẳng để Người hỗ trợ tinh thần ta.
19 Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói : “Bình an cho anh em !” 20 Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. 21 Người lại nói với các ông : “Bình an cho anh em ! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”. 22 Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo : 23 “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ”.
ĐẤNG HỖ TRỢ TINH THẦN
“Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”. Ân huệ tuyệt hảo nhất mà Thiên Chúa có thể ban tặng cho loài người (x. Lc 11,13), điều hứa hẹn quý giá nhất mà Đức Giê-su đã từng đưa ra (x. Ga 7,39), Đấng Bảo Trợ mạnh mẽ mà Tôn Sư từng tiên báo với môn đệ là sẽ đến (x. Ga 14,16-17; 16,7-12), Thần Khí chân lý mà các Tông đồ mong giáng xuống để đưa mình tới sự thật toàn vẹn (x. Ga 16,13-15), Người nay đã đến thật rồi, đến một cách dư tràn trên nhân loại, qua hơi thở của Chúa Phục Sinh.
1. Thời Cựu Ước
Kể từ khi loài người -hữu thể duy nhất trên thế gian được Thiên Chúa phú ban tinh thần vì muốn coi họ là con cái- để cho ma quỷ bên ngoài và bản năng bên trong lợi dụng con dao hai lưỡi là tự do mà xúi giục lôi kéo họ phạm tội, làm cho tinh thần họ sa ngã, xa lìa Tạo Hóa-Hiền Phụ, chìm vào hố sâu ích kỷ, gây ra biết bao đổ vỡ giữa thế giới tạo vật, thì như thể Thiên Chúa bị đặt trước một thế tiến thoái lưỡng nan : hoặc rút lại tinh thần, cất mất tự do khỏi con người, biến họ trở thành một con vật xinh đẹp thật đấy nhưng vẫn chỉ là một con vật, một nô lệ của Đấng Sáng Tạo, để Người có thể ăn ngon ngũ kỹ trên chốn trời cao, hết sợ họ dùng lý trí, ý chí và tự do để quậy phá… Mà như thế cũng có nghĩa là phản lại tình yêu ở nơi Người, một tình yêu luôn phát sinh những ngôi vị có khả năng đối thoại : các thần vị nơi chính Người là Ngôi Con và Ngôi Thánh Thần, các linh vị thụ tạo là 9 phẩm thiên thần phục dịch, cũng như các nhân vị thụ tạo mà mới chỉ có hai là A-đam và E--va. Hoặc ngược lại vẫn phải để cho con người là con người, với tinh thần và do đó tự do đầy đủ, với bao nhiêu chuyện bấp bênh bất ngờ tích cực lẫn tiêu cực sẽ có thể xảy ra, mà phần lớn hẳn là tiêu cực, vì tinh thần con người từ nay đã bị thương tổn : ý chí đã ra yếu nhược và lý trí đã ra mù quáng. Nhưng có như thế Thiên Chúa mới bảo toàn được tình yêu của mình, tình yêu của một người cha đối với những đứa con ngỗ nghịch nhưng vẫn là con. À phải ! Cứ để nguyên tinh thần cho họ nhưng sẽ ban thêm cho họ chính Tinh thần của Người. Tinh Thần này sẽ soi sáng cho lý trí họ để họ tìm đến Sự Thật và củng cố cho ý chí họ để họ tìm đến Sự Thiện, hầu họ biết dùng tự do mà yêu Chúa và yêu nhau, sống cho phải đạo làm con của Người.
Thế là Thiên Chúa bắt đầu thực hiện kế hoạch sửa chữa cho tinh thần. Người chọn một dân tộc, ban Thần khí xuống trên các thủ lãnh trong dân (vua chúa, ngôn sứ, tư tế) : trên Mô-sê (“Giavê lấy một phần Thần khí đang đậu trên ông mà đặt trên bảy mươi kỳ mục” Ds 11,25), trên Giô-suê (“Ngươi hãy đem theo Giô-suê, con của Nun, là người có thần khí nơi mình” Ds 27,18), trên Sam-sôn (Tl 14,6), trên Đa-vít (“Thần khí Thiên Chúa nhập vào Đa-vít từ ngày đó trở đi” 1Sm 16,13), trên Ê-li-a và Ê-li-sa (“Thần khí của ông Ê-li-a đã ngự xuống trên Ê-li--sa” 2V 2,15), trên Ê-dê-ki-en (Ed 2,2)… để qua họ, Người hướng dẫn dân tới chỗ ngày càng thoát khỏi tội lỗi hơn, ý thức sự thật và theo đuổi sự thiện hơn, khám phá và thực hành tình yêu hơn. Người cũng loan báo sẽ đổ dư tràn ân huệ của Thần khí trên một nhân vật Người sẽ sai tới tên là Đấng Mê-si-a (“Thần khí Đức Chúa sẽ ngự trên vị này : thần khí khôn ngoan và minh mẫn, thần khí mưu lược và dũng mãnh, thần khí hiểu biết và kính sợ Đức Chúa” Is 11,2), là Người Tôi Trung (“Đây là người tôi trung Ta nâng đỡ, Ta cho thần khí Ta ngự trên nó” Is 42,1), cũng như trên dân tộc thời cánh chung để biến hình đổi dạng họ (Ge 3,1-5)… Thần khí đó là Thần khí hướng dẫn (“Xin Thần khí tốt lành của Chúa dẫn con đi trên miền đất phẳng phiu” Tv 142,10), Thần khí tác sinh (“Sinh khí của Ngài, Ngài gửi tới, là chúng được dựng nên, và Ngài đổi mới mặt đất này” Tv 103,30), Thần khí thúc đẩy (x. Ed 1,12), Thần khí soi sáng (“Ông được đầy Thần khí, nên đã nhìn thấy trước những sự việc thời cuối cùng” Hc 48,24), Thần khí quy tụ (Is 34,16)… Việc mạc khải và thông ban Thần khí tiến dẫn tới với việc dạy dỗ dân về sự thật và sự thiện, về Đấng Chân thật và Thánh thiện, về niềm tin và tình yêu.
2. Thời Tân Ước
Rồi đến một ngày, như lời tiên báo, Thần Khí đã đến với Đấng Mê-si-a. Người trước hết đã dùng sức mạnh sáng tạo thân xác cho Nhân vật đợi trông này trong cung lòng một trinh nữ (x. Lc 1,35). Thần Khí đã chiếm hữu Đấng Mê-si-a mang danh Giê-su ấy cách toàn diện ngày Người được công bố là Con Thiên Chúa (x. Mc 1,10-11). Trong Người, Thần Khí thành quyền năng hướng dẫn (“Được quyền năng Thần Khí thúc đẩy, Đức Giê-su trở về miền Ga-li-lê” Lc 4,14), thành dòng nước hằng sống (“Từ lòng Người, sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống. Đó là Thần Khí mà những kẻ tin Người sẽ lãnh nhận” Ga 7,38). Ngược lại, Đức Giê-su cũng muốn cho đoàn dân mới của Thiên Chúa biết được Thần Khí đang tràn ngập mình như thế (và sẽ tràn ngập họ). Người dạy họ gọi đó là Ơn cao vời (x. Lc 11,13), là Thần chân lý (x. Ga 16,13), là Đấng Bảo trợ (x. Ga 16,7). Người sẽ dùng cái chết và cuộc phục sinh để rộng ban cho họ sức mạnh bởi trên này (x. Cv 1,8).
Người đã giữ lời vào chính chiều ngày Phục sinh, bởi lẽ Người đã trao ban Thần Khí khi gục đầu xuống trong giây phút sau hết (“Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí” Ga 19,30). Qua cuộc sáng tạo, Thiên Chúa đã ban tinh thần cho loài người, khiến họ trở nên “con người”. Qua cuộc tái tạo, Thiên Chúa nay ban Thánh Thần cho loài người, khiến họ trở thành “con Chúa” (“Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên : “Abba ! Cha ơi !” Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa” Rm 8,15). Cuộc sống con người là cuộc sống trong/bằng/nhờ tinh thần; nay cuộc sống con Chúa là cuộc sống trong/ bằng/nhờ Thánh Thần.
Vì thần trí con người (tinh thần, esprit humain) đã bị thần khí ma quỷ (tà thần, esprit malin) đẩy vào tội lỗi, nên nay Thần Khí Thiên Chúa (Thánh Thần, Esprit sainte) thực hiện công việc trước hết là kéo khỏi tội : “Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha” (Ga 20,23). Rồi Người đổ tràn tình yêu thay cho ích kỷ (“Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần” Rm 5,5), mạc khải khôn ngoan để phá ngu cho trí lòng (“Không ai có thể nói rằng : “Đức Giê-su là Chúa”, nếu người ấy không ở trong Thần Khí… Thần Khí ban cho ơn khôn ngoan để giảng dạy… ơn hiểu biết để trình bày” 1Cr 2,3.8). Vì Người là ngọn lửa soi sáng lý trí (x. Cv 2,3), là cơn gió thúc đẩy ý chí (x. Ga 3,8), là nguồn mạch của sự sống và tự do đích thực (“Luật của Thần Khí ban sự sống trong Đức Ki-tô, đã giải thoát tôi khỏi luật của tội và sự chết….” Rm 8,2).
Thánh Thần sẽ tràn ngập trên Thân Thể Đức Ki-tô, trên mọi chi thể của Người : “Trong những ngày cuối cùng, Ta sẽ đổ Thần Khí Ta trên hết thảy người phàm, con trai con gái các ngươi sẽ thành ngôn sứ, thanh niên sẽ thấy thị kiến, bô lão sẽ chiêm điềm mộng” (Cv 2,17; x. Ge 3,1). Thánh Thần sẽ khai sinh một lối sống mới : “Hoa quả của Thần Khí là : bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ” (Ga 5,22). Thánh Thần sẽ làm phát xuất những hoạt động mới để cộng đoàn sống trọn cho tình yêu : “Người thì được Thần Khí ban cho ơn khôn ngoan để giảng dạy, người thì được Thần Khí ban cho ơn hiểu biết để trình bày. Kẻ thì được Thần Khí ban cho lòng tin, kẻ thì được Thần Khí ban cho ơn để chữa bệnh. Người thì được ơn làm phép lạ, người thì được ơn nói tiên tri…” (1Cr 12,4.8-10). Thánh Thần quả là Đấng hỗ trợ tinh thần của con người, là nhà điều phối vĩ đại của Giáo hội vậy !
Félix Mendelssohn Bartholdy là một thiên tài âm nhạc nước Đức đầu thế kỷ 19 (1809-1847). Lần nọ, thăm viếng một đại giáo đường cổ có một chiếc phong cầm rất quý giá, ông đã xin người giữ chìa khóa đàn cho mình được đánh một lúc. Thấy là một chàng thanh niên lạ mặt, ông lão giữ đàn nhất định không cho. Sau cùng, vì Meldelssohn nài nỉ, ông miễn cưỡng chấp nhận. Thế rồi ông đứng sững sờ, mắt mở lớn, miệng nín thở, tai căng ra để nghe. Từ bàn tay khách lạ, tiếng nhạc thoạt tiên êm ái như luồng gió hiu hiu, rồi dần dần dồn dập như bão tố nổi dậy, như sấm chớp vang rền, như gió mưa vần vũ... Cuối cùng, nghe ríu rít như tiếng hót của đàn chim, êm đềm như hơi thở của đứa bé trong lòng mẹ... Khi khách lạ cám ơn, cụ già mới đánh bạo hỏi : “Anh là ai? Tên là gì?” - “Thưa cụ, cháu tên là Felix Mendelssohn Bartholdy” - “Ôi, suýt nữa kẻ phàm phu tục tử như lão đã phạm một đại tội là ngăn cản một thiên tài”.
Cây đàn chúng ta hôm nay là lòng ta, gia đình, Giáo hội đang thiếu mất những hòa khúc tuyệt diệu chỉ vì chúng ta còn ngăn cản Chúa Thánh Thần, vị nhạc sĩ đại tài, không trao chìa khóa lòng mình để Người chiếm hữu và toàn quyền sử dụng, chẳng để Người hỗ trợ tinh thần ta.
Ngày 15/05: Điều chua chát nhất trong lời cầu nguyện của Chúa – Lm. Giuse Phêrô Vũ Hải Đăng, SDD
Giáo Hội Năm Châu
02:01 14/05/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an,
Khi ấy, Chúa Giêsu ngước mắt lên trời cầu nguyện rằng: “Lạy Cha chí thánh, xin hãy gìn giữ trong danh Cha những kẻ Cha đã ban cho Con, để chúng được nên một như Ta. Khi Con còn ở với chúng, Con đã gìn giữ chúng trong Cha. Con đã gìn giữ những kẻ Cha đã giao phó cho Con, không một ai trong chúng bị mất, trừ ra con người hư vong, để lời Kinh Thánh được nên trọn. Bây giờ Con về cùng Cha, và Con nói những điều này khi Con còn dưới thế, để chúng được đầy sự vui mừng của Con trong lòng.
“Con đã ban lời Cha cho chúng, và thế gian đã ghét chúng, vì chúng không thuộc về thế gian, cũng như Con không thuộc về thế gian. Con không xin Cha đem chúng ra khỏi thế gian, nhưng xin gìn giữ chúng cho khỏi sự dữ. Chúng không thuộc về thế gian, cũng như Con không thuộc về thế gian. Xin hãy thánh hoá chúng trong chân lý: lời Cha là chân lý. Cũng như Cha đã sai Con vào thế gian, thì Con cũng sai chúng vào thế gian. Và vì chúng, Con đã tự thánh hoá, để cả chúng cũng được thánh hoá trong chân lý”.
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:46 14/05/2024
8. Nếu là người không suy niệm thì không nhìn thấy tật xấu của mình, cho nên họ không tự mình hối hận.
(Thánh Bernard)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:49 14/05/2024
55. TÓC ĐỔI RƯỢU
Có người nhìn thấy tóc có thể đổi được đường mật nên nghĩ rằng có thể đổi được các thứ khác.
Một hôm, hắn ta nhổ một nắm tóc đi uống rượu, uống xong, đưa nắm tóc cho chủ tiệm và cất bước đi ra khỏi quán, chủ quán hay tay nắm chặt hắn ta, cười nói:
- “Nắm tóc này làm sao có thể dùng để thế tiền hử?”
Hắn ta nổi giận nói:
- “Người ta dùng nó để đổi đường mật, còn tôi tại sao không thể dùng nó để đổi rượu sao?”
Nói xong, kéo tay chủ quán xuống, chủ quán vội nắm tóc hắn ta không buông cho hắn đi.
Hắn ta càng nổi giận:
- “Tóc đã cắt thì không muốn, sao lại muốn nắm tóc ở trên đầu, đâu có như thế được !”
(Tiếu lâm)
Suy tư 55:
Trên đời, mọi thứ đều có thể đổi chác cho nhau với điều kiện là hai bên cùng có lợi, nhưng không phải thứ gì cũng có thể đổi được: một nhúm tóc không thể đổi được rượu.
Có những người Ki-tô hữu đem chỗ của mình trên thiên đàng đổi lấy chỗ trong hỏa ngục khi họ sống sa đà trong tội lỗi; có những người Ki-tô hữu vì thích hưởng thụ mà đem lương tâm của mình đổi lấy vật chất xác thịt, nên họ trở nên gương mù cho anh em chị em...
Có những người Ki-tô hữu chân chính thì biết lấy sự giàu sang của thế gian để đồi lấy sự nghèo hèn của Thiên Chúa nên họ được gọi là “người nghèo của Thiên Chúa”; có những người Ki-tô hữu biết coi sự hưởng thụ vật chất phú quý ở đời này là chuyện tạm bợ, nên đã không ngần ngại phục vụ tha nhân trong tình yêu của Thiên Chúa...
Lấy tóc để đổi rượu là chuyện của người khù khờ không hiểu chuyện nhân tình thế thái, nhưng đem tình yêu của Thiên Chúa dành cho mình để đổi lấy sự nuông chiều của thế gian, thì là chuyện của người đại ngu vậy...
Ai có tai thì nghe !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có người nhìn thấy tóc có thể đổi được đường mật nên nghĩ rằng có thể đổi được các thứ khác.
Một hôm, hắn ta nhổ một nắm tóc đi uống rượu, uống xong, đưa nắm tóc cho chủ tiệm và cất bước đi ra khỏi quán, chủ quán hay tay nắm chặt hắn ta, cười nói:
- “Nắm tóc này làm sao có thể dùng để thế tiền hử?”
Hắn ta nổi giận nói:
- “Người ta dùng nó để đổi đường mật, còn tôi tại sao không thể dùng nó để đổi rượu sao?”
Nói xong, kéo tay chủ quán xuống, chủ quán vội nắm tóc hắn ta không buông cho hắn đi.
Hắn ta càng nổi giận:
- “Tóc đã cắt thì không muốn, sao lại muốn nắm tóc ở trên đầu, đâu có như thế được !”
(Tiếu lâm)
Suy tư 55:
Trên đời, mọi thứ đều có thể đổi chác cho nhau với điều kiện là hai bên cùng có lợi, nhưng không phải thứ gì cũng có thể đổi được: một nhúm tóc không thể đổi được rượu.
Có những người Ki-tô hữu đem chỗ của mình trên thiên đàng đổi lấy chỗ trong hỏa ngục khi họ sống sa đà trong tội lỗi; có những người Ki-tô hữu vì thích hưởng thụ mà đem lương tâm của mình đổi lấy vật chất xác thịt, nên họ trở nên gương mù cho anh em chị em...
Có những người Ki-tô hữu chân chính thì biết lấy sự giàu sang của thế gian để đồi lấy sự nghèo hèn của Thiên Chúa nên họ được gọi là “người nghèo của Thiên Chúa”; có những người Ki-tô hữu biết coi sự hưởng thụ vật chất phú quý ở đời này là chuyện tạm bợ, nên đã không ngần ngại phục vụ tha nhân trong tình yêu của Thiên Chúa...
Lấy tóc để đổi rượu là chuyện của người khù khờ không hiểu chuyện nhân tình thế thái, nhưng đem tình yêu của Thiên Chúa dành cho mình để đổi lấy sự nuông chiều của thế gian, thì là chuyện của người đại ngu vậy...
Ai có tai thì nghe !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Đấng bảo Trợ
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
05:56 14/05/2024
LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG
Cv 2,1-11; 1 Cr 12,3b-7.12-13; Ga 20,19-23
ĐẤNG BẢO TRỢ
Để mừng lễ Hiện Xuống, từ tuần qua, phụng vụ Lời Chúa bắt đầu nói nhiều đến Chúa Thánh Thần. Có lẽ trong Ba Ngôi Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần là Đấng thường bị quên lãng, ít được biết đến hơn cả. Việc nói về Chúa Thánh Thần là một điều rất khó khăn. Bởi lẽ, Người là Đấng thiêng liêng sáng láng vô cùng, một khuôn mặt bí nhiệm và ẩn giấu nhất trong Thiên Chúa. Để giúp chúng ta hiểu điều gì đó về Thánh Thần, tôi mượn ba hình ảnh rất gần gũi và cần thiết trong cuộc sống, được Kinh Thánh dùng để nói về Người. Đó là không khí, ánh sáng và nước.
1. Không khí
Trước hết, không khí là yếu tố cần thiết nhất cho sự sống con người. Nếu lúc này, ở đây thiếu không khí trong 15 phút, chúng ta đều chết ngạt. Không khí cần thiết như thế, chúng ta hít vào thở ra, nhưng cả ngày chúng ta không hề để ý gì đến không khí.
Khi nói về Thánh Thần, Kinh Thánh dùng hạn từ “Ruah” trong tiếng Do Thái, có nghĩa là không khí, hơi thở để nói về Người như nguồn gốc sự sống. Quả thế, khi sáng tạo con người, Thiên Chúa thổi hơi vào lỗ mũi con người và con người có sự sống (x. St 2,7). Thổi hơi là ban Thần Khí, nhờ đó con người được sống. Chúa Giêsu trong Tin Mừng cũng nói: “Chúa Thánh Thần như gió, muốn thổi đâu thì thổi” (x. Ga 3,8). Sau khi sống lại, Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ, Người thổi hơi và ban Thánh Thần. Trong ngày lễ Hiện Xuống, Đấng Phục Sinh đổ tràn đầy Thánh Thần cho các môn đệ nhờ đó họ có sức sống, sức mạnh và can đảm để ra đi loan báo Tin Mừng. Cho nên, khi nói đến Thánh Thần là muốn nói đến sự sống, sức mạnh được ban cho Giáo Hội và cho chúng ta. Nếu không có không khí, chúng ta sẽ chết ngạt. Cũng vậy, nếu không có Chúa Thánh Thần, chúng ta không có sự sống, sức mạnh thần linh để sống. Bởi thế, Công Đồng Constantinople (381) đã định tín về Chúa Thánh Thần là Đức Chúa và là Đấng Ban Sự Sống. Nghĩa là Người là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống thần linh cho mỗi người chúng ta.
2. Ánh sáng
Tiếp đến là ánh sáng. Nếu không có ánh sáng, chúng ta sẽ không thấy gì cả. Chúng ta cần ánh sáng của mặt trời, mặt trăng, ánh sáng của đèn điện… Ánh sáng làm cho chúng ta thấy rõ mọi sự để hiểu cho đúng, đi cho ngay và làm tốt công việc cần làm.
Kinh Thánh cũng dùng hình ảnh ánh sáng để nói về vai trò hướng dẫn của Chúa Thánh Thần đối với mỗi người chúng ta.
Chẳng hạn sách Xuất Hành cho thấy ánh sáng của “cột lửa” đã soi sáng và hướng dẫn dân Do Thái trên đường tiến về Đất Hứa (x. Xh 13,21-22).
Trong Tin Mừng Gioan, chúng ta có một mạc khải hết sức quan trọng về Chúa Thánh Thần. Chúa Giêsu hứa với các môn đệ:
“Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi” (Ga 14,16).
Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ khác, nghĩa là Đấng được sai đến để thay thế cho Chúa Kitô, Người sẽ hướng dẫn, bảo vệ, an ủi và đồng hành với các môn đệ và mỗi người chúng ta mỗi ngày.
Chúa Thánh Thần không thực hiện một chương trình cứu độ khác, nhưng Người tiếp tục và hoàn tất công trình cứu độ mà Chúa Kitô đã thực hiện.
Trong bài Tin Mừng (Ga 16,12-13), Chúa Giêsu cho chúng ta biết những việc cụ thể Người làm:
“Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em, nhưng bây giờ anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn”.
Quả thật, trước đó, dầu các môn đệ sống gần gũi bên Chúa Giêsu, nhưng họ chưa có thể nhận biết Người cách rõ ràng, phải đợi khi họ được tràn đầy Thánh Thần, bức màn che khuất đã biến mất khỏi mắt họ.
Thánh Thần nhắc lại cho họ những gì Chúa Kitô dạy, soi sáng cho họ hiểu lời nói và việc làm của Chúa Kitô. Người hướng dẫn họ đến với Chúa Kitô là đường, là sự thật và là sự sống. Chúa Thánh Thần giúp chúng ta hiểu biết tất cả những điều này. Nếu không có Chúa Thánh Thần thì không ai có thể nói rằng “Đức Giêsu là Chúa” (x. 1 Cr 12,3).
Vì thế, các giáo phụ gọi Chúa Thánh Thần là “sự thông hiểu các mầu nhiệm Thiên Chúa.” Thánh Basiliô Cả có một tóm tắt rất ý nghĩa: “Con đường để hiểu biết Thiên Chúa đi lên từ Ngôi Thánh Thần qua Ngôi Con tới Ngôi Cha. Ngược lại, sự tốt lành, sự thánh thiện và sự cao trọng thần linh đến từ Chúa Cha, qua Con Một yêu dấu tới Chúa Thánh Thần.”
Như thế, nếu không có Chúa Thánh Thần, chúng ta không thể hiểu biết về Đức Kitô.
3. Nước
Chúng ta chuyển sang hình ảnh thứ ba đó là “nước.” Nước cần thiết cho cuộc sống. Ở đâu có nước, ở đó có sự sống. Nước để ăn uống, trồng trọt, tắm rửa và thanh tẩy. Nước cũng được dùng để ám chỉ Chúa Thánh Thần. Thánh Thần và nước, trời và đất, Đức Kitô và Hội Thánh lệ thuộc vào nhau.
Chúa Giêsu hứa ban nước, là hứa ban nguồn sự sống đời đời cho ai uống (x. Ga 4,14); ai uống sẽ không bao giờ khát nữa. Nước đây chính là nguồn ơn thánh sủng của Thánh Thần, biểu trưng cho sự sống đích thực và tuôn trào từ bên trong, sẽ làm thỏa mãn cơn khát sâu xa của con người.
Vì thế, trong bí tích Rửa Tội, nước được dùng như là biểu tượng của Chúa Thánh Thần, Đấng làm cho chúng ta được tái sinh, Đấng thanh tẩy chúng ta khỏi mọi vết nhơ tội lỗi, Đấng ban lại cho chúng ta sự sống mới và địa vị làm con cái Thiên Chúa.
Kết luận
Chúa Thánh Thần là quà tặng của Đấng Phục Sinh ban cho mỗi người chúng ta, như là Đấng Bảo Trợ. Người không phải là Thiên Chúa ở trên, nhưng là Thiên Chúa ở trong tâm hồn chúng ta. Để được Người hướng dẫn, tôi mời gọi chúng ta thực hành ba việc sau đây:
1) Mỗi sáng thức dậy, chúng ta hãy nhớ ngay đến Chúa Thánh Thần và cầu nguyện với Người, xin Người hãy đến ngự trong trong tâm hồn con.
2) Trước khi làm bất cứu việc gì, hãy cầu nguyện xin Người hướng dẫn và soi sáng để chúng ta chu toàn tốt công việc của mình.
3) Hãy luôn ý thức và nhạy bén về hoạt động của Thánh Thần, và tập thái độ ngoan ngùy với Người, trong ước muốn, suy nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta, và hãy để cho Người hướng dẫn, như Người đã hướng dẫn các môn đệ trong ngày lễ Hiện Xuống xưa. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Cv 2,1-11; 1 Cr 12,3b-7.12-13; Ga 20,19-23
ĐẤNG BẢO TRỢ
Để mừng lễ Hiện Xuống, từ tuần qua, phụng vụ Lời Chúa bắt đầu nói nhiều đến Chúa Thánh Thần. Có lẽ trong Ba Ngôi Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần là Đấng thường bị quên lãng, ít được biết đến hơn cả. Việc nói về Chúa Thánh Thần là một điều rất khó khăn. Bởi lẽ, Người là Đấng thiêng liêng sáng láng vô cùng, một khuôn mặt bí nhiệm và ẩn giấu nhất trong Thiên Chúa. Để giúp chúng ta hiểu điều gì đó về Thánh Thần, tôi mượn ba hình ảnh rất gần gũi và cần thiết trong cuộc sống, được Kinh Thánh dùng để nói về Người. Đó là không khí, ánh sáng và nước.
1. Không khí
Trước hết, không khí là yếu tố cần thiết nhất cho sự sống con người. Nếu lúc này, ở đây thiếu không khí trong 15 phút, chúng ta đều chết ngạt. Không khí cần thiết như thế, chúng ta hít vào thở ra, nhưng cả ngày chúng ta không hề để ý gì đến không khí.
Khi nói về Thánh Thần, Kinh Thánh dùng hạn từ “Ruah” trong tiếng Do Thái, có nghĩa là không khí, hơi thở để nói về Người như nguồn gốc sự sống. Quả thế, khi sáng tạo con người, Thiên Chúa thổi hơi vào lỗ mũi con người và con người có sự sống (x. St 2,7). Thổi hơi là ban Thần Khí, nhờ đó con người được sống. Chúa Giêsu trong Tin Mừng cũng nói: “Chúa Thánh Thần như gió, muốn thổi đâu thì thổi” (x. Ga 3,8). Sau khi sống lại, Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ, Người thổi hơi và ban Thánh Thần. Trong ngày lễ Hiện Xuống, Đấng Phục Sinh đổ tràn đầy Thánh Thần cho các môn đệ nhờ đó họ có sức sống, sức mạnh và can đảm để ra đi loan báo Tin Mừng. Cho nên, khi nói đến Thánh Thần là muốn nói đến sự sống, sức mạnh được ban cho Giáo Hội và cho chúng ta. Nếu không có không khí, chúng ta sẽ chết ngạt. Cũng vậy, nếu không có Chúa Thánh Thần, chúng ta không có sự sống, sức mạnh thần linh để sống. Bởi thế, Công Đồng Constantinople (381) đã định tín về Chúa Thánh Thần là Đức Chúa và là Đấng Ban Sự Sống. Nghĩa là Người là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống thần linh cho mỗi người chúng ta.
2. Ánh sáng
Tiếp đến là ánh sáng. Nếu không có ánh sáng, chúng ta sẽ không thấy gì cả. Chúng ta cần ánh sáng của mặt trời, mặt trăng, ánh sáng của đèn điện… Ánh sáng làm cho chúng ta thấy rõ mọi sự để hiểu cho đúng, đi cho ngay và làm tốt công việc cần làm.
Kinh Thánh cũng dùng hình ảnh ánh sáng để nói về vai trò hướng dẫn của Chúa Thánh Thần đối với mỗi người chúng ta.
Chẳng hạn sách Xuất Hành cho thấy ánh sáng của “cột lửa” đã soi sáng và hướng dẫn dân Do Thái trên đường tiến về Đất Hứa (x. Xh 13,21-22).
Trong Tin Mừng Gioan, chúng ta có một mạc khải hết sức quan trọng về Chúa Thánh Thần. Chúa Giêsu hứa với các môn đệ:
“Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi” (Ga 14,16).
Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ khác, nghĩa là Đấng được sai đến để thay thế cho Chúa Kitô, Người sẽ hướng dẫn, bảo vệ, an ủi và đồng hành với các môn đệ và mỗi người chúng ta mỗi ngày.
Chúa Thánh Thần không thực hiện một chương trình cứu độ khác, nhưng Người tiếp tục và hoàn tất công trình cứu độ mà Chúa Kitô đã thực hiện.
Trong bài Tin Mừng (Ga 16,12-13), Chúa Giêsu cho chúng ta biết những việc cụ thể Người làm:
“Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em, nhưng bây giờ anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn”.
Quả thật, trước đó, dầu các môn đệ sống gần gũi bên Chúa Giêsu, nhưng họ chưa có thể nhận biết Người cách rõ ràng, phải đợi khi họ được tràn đầy Thánh Thần, bức màn che khuất đã biến mất khỏi mắt họ.
Thánh Thần nhắc lại cho họ những gì Chúa Kitô dạy, soi sáng cho họ hiểu lời nói và việc làm của Chúa Kitô. Người hướng dẫn họ đến với Chúa Kitô là đường, là sự thật và là sự sống. Chúa Thánh Thần giúp chúng ta hiểu biết tất cả những điều này. Nếu không có Chúa Thánh Thần thì không ai có thể nói rằng “Đức Giêsu là Chúa” (x. 1 Cr 12,3).
Vì thế, các giáo phụ gọi Chúa Thánh Thần là “sự thông hiểu các mầu nhiệm Thiên Chúa.” Thánh Basiliô Cả có một tóm tắt rất ý nghĩa: “Con đường để hiểu biết Thiên Chúa đi lên từ Ngôi Thánh Thần qua Ngôi Con tới Ngôi Cha. Ngược lại, sự tốt lành, sự thánh thiện và sự cao trọng thần linh đến từ Chúa Cha, qua Con Một yêu dấu tới Chúa Thánh Thần.”
Như thế, nếu không có Chúa Thánh Thần, chúng ta không thể hiểu biết về Đức Kitô.
3. Nước
Chúng ta chuyển sang hình ảnh thứ ba đó là “nước.” Nước cần thiết cho cuộc sống. Ở đâu có nước, ở đó có sự sống. Nước để ăn uống, trồng trọt, tắm rửa và thanh tẩy. Nước cũng được dùng để ám chỉ Chúa Thánh Thần. Thánh Thần và nước, trời và đất, Đức Kitô và Hội Thánh lệ thuộc vào nhau.
Chúa Giêsu hứa ban nước, là hứa ban nguồn sự sống đời đời cho ai uống (x. Ga 4,14); ai uống sẽ không bao giờ khát nữa. Nước đây chính là nguồn ơn thánh sủng của Thánh Thần, biểu trưng cho sự sống đích thực và tuôn trào từ bên trong, sẽ làm thỏa mãn cơn khát sâu xa của con người.
Vì thế, trong bí tích Rửa Tội, nước được dùng như là biểu tượng của Chúa Thánh Thần, Đấng làm cho chúng ta được tái sinh, Đấng thanh tẩy chúng ta khỏi mọi vết nhơ tội lỗi, Đấng ban lại cho chúng ta sự sống mới và địa vị làm con cái Thiên Chúa.
Kết luận
Chúa Thánh Thần là quà tặng của Đấng Phục Sinh ban cho mỗi người chúng ta, như là Đấng Bảo Trợ. Người không phải là Thiên Chúa ở trên, nhưng là Thiên Chúa ở trong tâm hồn chúng ta. Để được Người hướng dẫn, tôi mời gọi chúng ta thực hành ba việc sau đây:
1) Mỗi sáng thức dậy, chúng ta hãy nhớ ngay đến Chúa Thánh Thần và cầu nguyện với Người, xin Người hãy đến ngự trong trong tâm hồn con.
2) Trước khi làm bất cứu việc gì, hãy cầu nguyện xin Người hướng dẫn và soi sáng để chúng ta chu toàn tốt công việc của mình.
3) Hãy luôn ý thức và nhạy bén về hoạt động của Thánh Thần, và tập thái độ ngoan ngùy với Người, trong ước muốn, suy nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta, và hãy để cho Người hướng dẫn, như Người đã hướng dẫn các môn đệ trong ngày lễ Hiện Xuống xưa. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Chúa Thánh Thần,linh hồn của Giáo Hội
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
05:59 14/05/2024
LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG
Cv 2,1-11; 1 Cr 12,3b-7.12-13; Ga 20,19-23
Chúa Thánh Thần,linh hồn của Giáo Hội
Chúng ta đang cử hành đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, biến cố đã làm thay đổi hoàn toàn đời sống của Giáo Hội sơ khai. Để chuẩn bị cho chúng ta cử hành đại lễ này có ý nghĩa, phụng vụ Lời Chúa hôm nay nói nhiều về Chúa Thánh Thần. Bởi thế, trong thánh lễ này, chúng ta tập trung suy niệm về Chúa Thánh Thần như là linh hồn của Giáo Hội.
Chúa Thánh Thần nắm giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử cứu độ cũng như trong đời sống của người Kitô hữu. Nhưng trong việc thực hành đạo nhiều lúc chúng ta lãng quên Người.
Các tín hữu cần phải được huấn luyện để có sự hiểu biết đầy đủ về giáo lý chính thống liên quan đến nội dung đức tin. Nếu chúng ta chỉ tập trung đời sống đức tin vào Ngôi Cha, chúng ta đang ở giai đoạn “tiền Tân Ước – Pretrinitario.” Nếu chúng ta chỉ tập trung vào Chúa Kitô, mà lãng quên Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, chúng ta là những người theo khuynh hướng “độc thần duy Kitô – Christomoism.” Niềm tin căn bản mà Chúa Giêsu Mạc khải là niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Thánh Thần. Thiên Chúa có Ba Ngôi khác biệt nhưng hiệp nhất nên một. Mỗi Ngôi Vị có một vai trò và sứ mạng khác nhau, nhưng bổ túc cho nhau. Kinh Thánh cho ta biết: Chúa Cha là Đấng Sáng Tạo, Chúa Con là Đấng Cứu Độ, và Chúa Thánh Thần là Đấng Thánh Hóa. Tất cả mọi sự đến từ Chúa Cha, nhờ Chúa Con và trong Thánh Thần.
Trong ý hướng đó, hôm nay mừng lễ Chúa Thánh Thần, tôi muốn nhấn mạnh đến vai trò của Chúa Thánh Thần đối với Giáo Hội dựa trên những bài đọc mà chúng ta vừa nghe.
1. Thánh Thần, Đấng tái tạo
Bài đọc I kể lại sự kiên Chúa Thánh Thần được Thiên Chúa ban cho Giáo Hội sơ khai trong ngày lễ Ngũ Tuần dưới biểu tượng “gió và lửa”. Khi Thánh Thần được ban, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác nhau, tùy theo khả năng Thánh Thần ban. Những người hiện diện đều nghe các Tông Đồ nói tiếng mẹ đẻ của mình.
Có người giải thích: Không thể có chuyện các Tông Đồ nói được các tiếng nước ngoài, nhưng nhờ ơn Thánh Thần, khi các ngài giảng thì họ hiểu được trong ngôn ngữ của họ.
Nhưng đọc kỹ bản văn, sách Công Vụ Tông Đồ xác nhận:
“Họ kinh ngạc vì ai nấy đều nghe các ông nói tiếng mẹ đẻ của mình” (Cv 2,7).
Như vậy, các Tông Đồ nói được tiếng lạ nhờ Chúa Thánh Thần.
Điều quan trọng mà tác giả Kinh Thánh muốn gửi tới chúng ta đó là: Chúa Thánh Thần là Đấng làm cho con người hiểu biết nhau, hiệp thông với nhau và yêu thương nhau dù có khác biệt về văn hóa, chủng tộc, ngôn ngữ, quốc gia.
Biến cố Lễ Hiện Xuống khác với biến cố Babel trong Cựu Ước, nơi đó con người không hiểu nhau, chia rẽ nhau, dẫn đến sụp đổ và hủy diệt nhau. Còn biến cố Lễ Hiện Xuống khai sinh Giáo Hội, một Giáo Hội là họa ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi, được tiền định bởi Chúa Cha, được thực hiện bởi Chúa Con, và được bày tỏ nhờ Chúa Thánh Thần. Nhờ đó, mỗi người trong Giáo Hội hiệp thông với nhau nên một trong đức tin và trong sứ vụ của mình.
2. Thánh Thần, linh hồn của Giáo Hội
Chúng ta chuyển sang ý nghĩa của Bài Tin Mừng: Chúa Giêsu Phục Sinh là Đấng ban Thánh Thần cho Giáo Hội. Sau khi Chúa ban bình an cho các môn đệ, Chúa thổi hơi vào các ông và bảo:
“Anh em hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.”
Đây là một cuộc tạo dựng mới: Trong Cựu Ước, sách Sáng Thế tường thuật về cuộc tạo dựng đầu tiên: “Thiên Chúa thổi hơi vào Ađam, thì ông có sự sống.” Chúng ta lưu ý động từ “thổi hơi” của Kinh Thánh: có nghĩa là “ban Thần Khí”. Có Thần Khí là có sự sống. Thần Khí trở thành sức sống, là nguyên lý bên trong của con người.
Đức Giêsu Phục Sinh là Thiên Chúa, đã thổi hơi vào các môn đệ. Người ban Chúa Thánh Thần cách dồi dào cho họ và cho Giáo Hội. Từ đó, Giáo Hội được khai sinh, có sức sống để hăng hái lên đường rao giảng Tin Mừng cho mọi người, bất chấp mọi khó khăn thử thách. Tất cả điều đó là nhờ sự hoạt động của Chúa Thánh Thần. Người là “linh hồn của Giáo Hội.”
Vì thế, ở bài đọc II, thánh Phaolô ví Giáo Hội đó như là một thân thể mầu nhiệm, có nhiều bộ phận khác nhau, nhưng hiệp nhất nên một nhờ một đức tin vào Thiên Chúa duy nhất, một Phép Rửa và cùng một Thánh Thần. Chúa Thánh Thần là nguyên lý hiệp nhất của Giáo Hội. Người là Đấng ban cho Giáo Hội những đặc sủng khác nhau để phục vụ lợi ích chung.
3. Kết luận
Trong Hội Nghị Đại Kết ở Upsal, Thượng Phụ Hazim đã phát biểu những lời thật ý nghĩa về Thánh Thần:
“Không có Thánh Thần, Thiên Chúa rất xa vời, Đức Kitô thuộc về quá khứ, Tin Mừng là chữ chết, Giáo Hội chỉ là tổ chức, quyền bính là thống trị, truyền giáo là tuyên truyền, phụng tự chỉ là thuần túy tưởng niệm, hành vi Kitô hữu chỉ còn là đạo đức nô lệ.
Nhưng trong Thánh Thần, vũ trụ được nâng dậy và rên rỉ làm nảy sinh Nước Thiên Chúa, con người chiến đấu chống lại xác thịt, Đức Kitô Phục Sinh đến hiện diện giữa chúng ta, Tin Mừng trở thành quyền bính sự sống, Giáo Hội là hiệp thông Ba Ngôi, quyền bính nhằm phục vụ và giải thoát, Truyền giáo là một lễ Hiện Xuống mới.”
Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Cv 2,1-11; 1 Cr 12,3b-7.12-13; Ga 20,19-23
Chúa Thánh Thần,linh hồn của Giáo Hội
Chúng ta đang cử hành đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, biến cố đã làm thay đổi hoàn toàn đời sống của Giáo Hội sơ khai. Để chuẩn bị cho chúng ta cử hành đại lễ này có ý nghĩa, phụng vụ Lời Chúa hôm nay nói nhiều về Chúa Thánh Thần. Bởi thế, trong thánh lễ này, chúng ta tập trung suy niệm về Chúa Thánh Thần như là linh hồn của Giáo Hội.
Chúa Thánh Thần nắm giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử cứu độ cũng như trong đời sống của người Kitô hữu. Nhưng trong việc thực hành đạo nhiều lúc chúng ta lãng quên Người.
Các tín hữu cần phải được huấn luyện để có sự hiểu biết đầy đủ về giáo lý chính thống liên quan đến nội dung đức tin. Nếu chúng ta chỉ tập trung đời sống đức tin vào Ngôi Cha, chúng ta đang ở giai đoạn “tiền Tân Ước – Pretrinitario.” Nếu chúng ta chỉ tập trung vào Chúa Kitô, mà lãng quên Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, chúng ta là những người theo khuynh hướng “độc thần duy Kitô – Christomoism.” Niềm tin căn bản mà Chúa Giêsu Mạc khải là niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Thánh Thần. Thiên Chúa có Ba Ngôi khác biệt nhưng hiệp nhất nên một. Mỗi Ngôi Vị có một vai trò và sứ mạng khác nhau, nhưng bổ túc cho nhau. Kinh Thánh cho ta biết: Chúa Cha là Đấng Sáng Tạo, Chúa Con là Đấng Cứu Độ, và Chúa Thánh Thần là Đấng Thánh Hóa. Tất cả mọi sự đến từ Chúa Cha, nhờ Chúa Con và trong Thánh Thần.
Trong ý hướng đó, hôm nay mừng lễ Chúa Thánh Thần, tôi muốn nhấn mạnh đến vai trò của Chúa Thánh Thần đối với Giáo Hội dựa trên những bài đọc mà chúng ta vừa nghe.
1. Thánh Thần, Đấng tái tạo
Bài đọc I kể lại sự kiên Chúa Thánh Thần được Thiên Chúa ban cho Giáo Hội sơ khai trong ngày lễ Ngũ Tuần dưới biểu tượng “gió và lửa”. Khi Thánh Thần được ban, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác nhau, tùy theo khả năng Thánh Thần ban. Những người hiện diện đều nghe các Tông Đồ nói tiếng mẹ đẻ của mình.
Có người giải thích: Không thể có chuyện các Tông Đồ nói được các tiếng nước ngoài, nhưng nhờ ơn Thánh Thần, khi các ngài giảng thì họ hiểu được trong ngôn ngữ của họ.
Nhưng đọc kỹ bản văn, sách Công Vụ Tông Đồ xác nhận:
“Họ kinh ngạc vì ai nấy đều nghe các ông nói tiếng mẹ đẻ của mình” (Cv 2,7).
Như vậy, các Tông Đồ nói được tiếng lạ nhờ Chúa Thánh Thần.
Điều quan trọng mà tác giả Kinh Thánh muốn gửi tới chúng ta đó là: Chúa Thánh Thần là Đấng làm cho con người hiểu biết nhau, hiệp thông với nhau và yêu thương nhau dù có khác biệt về văn hóa, chủng tộc, ngôn ngữ, quốc gia.
Biến cố Lễ Hiện Xuống khác với biến cố Babel trong Cựu Ước, nơi đó con người không hiểu nhau, chia rẽ nhau, dẫn đến sụp đổ và hủy diệt nhau. Còn biến cố Lễ Hiện Xuống khai sinh Giáo Hội, một Giáo Hội là họa ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi, được tiền định bởi Chúa Cha, được thực hiện bởi Chúa Con, và được bày tỏ nhờ Chúa Thánh Thần. Nhờ đó, mỗi người trong Giáo Hội hiệp thông với nhau nên một trong đức tin và trong sứ vụ của mình.
2. Thánh Thần, linh hồn của Giáo Hội
Chúng ta chuyển sang ý nghĩa của Bài Tin Mừng: Chúa Giêsu Phục Sinh là Đấng ban Thánh Thần cho Giáo Hội. Sau khi Chúa ban bình an cho các môn đệ, Chúa thổi hơi vào các ông và bảo:
“Anh em hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.”
Đây là một cuộc tạo dựng mới: Trong Cựu Ước, sách Sáng Thế tường thuật về cuộc tạo dựng đầu tiên: “Thiên Chúa thổi hơi vào Ađam, thì ông có sự sống.” Chúng ta lưu ý động từ “thổi hơi” của Kinh Thánh: có nghĩa là “ban Thần Khí”. Có Thần Khí là có sự sống. Thần Khí trở thành sức sống, là nguyên lý bên trong của con người.
Đức Giêsu Phục Sinh là Thiên Chúa, đã thổi hơi vào các môn đệ. Người ban Chúa Thánh Thần cách dồi dào cho họ và cho Giáo Hội. Từ đó, Giáo Hội được khai sinh, có sức sống để hăng hái lên đường rao giảng Tin Mừng cho mọi người, bất chấp mọi khó khăn thử thách. Tất cả điều đó là nhờ sự hoạt động của Chúa Thánh Thần. Người là “linh hồn của Giáo Hội.”
Vì thế, ở bài đọc II, thánh Phaolô ví Giáo Hội đó như là một thân thể mầu nhiệm, có nhiều bộ phận khác nhau, nhưng hiệp nhất nên một nhờ một đức tin vào Thiên Chúa duy nhất, một Phép Rửa và cùng một Thánh Thần. Chúa Thánh Thần là nguyên lý hiệp nhất của Giáo Hội. Người là Đấng ban cho Giáo Hội những đặc sủng khác nhau để phục vụ lợi ích chung.
3. Kết luận
Trong Hội Nghị Đại Kết ở Upsal, Thượng Phụ Hazim đã phát biểu những lời thật ý nghĩa về Thánh Thần:
“Không có Thánh Thần, Thiên Chúa rất xa vời, Đức Kitô thuộc về quá khứ, Tin Mừng là chữ chết, Giáo Hội chỉ là tổ chức, quyền bính là thống trị, truyền giáo là tuyên truyền, phụng tự chỉ là thuần túy tưởng niệm, hành vi Kitô hữu chỉ còn là đạo đức nô lệ.
Nhưng trong Thánh Thần, vũ trụ được nâng dậy và rên rỉ làm nảy sinh Nước Thiên Chúa, con người chiến đấu chống lại xác thịt, Đức Kitô Phục Sinh đến hiện diện giữa chúng ta, Tin Mừng trở thành quyền bính sự sống, Giáo Hội là hiệp thông Ba Ngôi, quyền bính nhằm phục vụ và giải thoát, Truyền giáo là một lễ Hiện Xuống mới.”
Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tại sao Đức Thánh Cha Phanxicô cầu xin Thánh Stanislaus cho hòa bình ở Ukraine và Israel?
Đặng Tự Do
06:00 14/05/2024
Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư đã kêu gọi sự chuyển cầu của Thánh Stanislaus, vị thánh bảo trợ của Ba Lan, cho hòa bình ở Ukraine và Israel.
Phát biểu với những người hành hương Ba Lan tại Quảng trường Thánh Phêrô ở Vatican, Đức Thánh Cha nói: “Hôm nay các bạn cử hành lễ trọng kính Thánh Stanislaus, giám mục tử đạo, quan thầy của quê hương các bạn”.
“Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết về ngài rằng từ trên trời cao, ngài đã chia sẻ những đau khổ và hy vọng của quốc gia anh chị em, duy trì sự sống còn của quốc gia này, đặc biệt là trong Thế chiến thứ hai”.
Đức Phanxicô cầu nguyện để nhờ sự chuyển cầu của Thánh Stanislaus chúng ta “có được, ngay cả ngày nay, món quà hòa bình ở Âu Châu và trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Ukraine và Trung Đông”.
Ba Lan có liên quan gì đến những cuộc chiến này?
Điều này xảy ra khi các cuộc chiến ở Ukraine và Israel tiếp tục kéo dài và hiện chưa có hồi kết. Với cả hai cuộc chiến tranh đang hoành hành ở những khu vực đông dân cư, dân thường, bao gồm cả trẻ em, đã phải gánh chịu hậu quả của các vụ đánh bom, tấn công bằng máy bay không người lái và nạn đói.
Trong khi đó, người dân Ba Lan đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại viện trợ nhân đạo cho người dân Ukraine cũng như giúp đỡ thức ăn, quần áo và nơi ở cho gần 20 triệu người tị nạn Ukraine đã vượt qua biên giới Ba Lan kể từ khi bắt đầu chiến tranh.
Đức Phanxicô trước đây đã ca ngợi Ba Lan là một tấm gương bác ái trước những thảm kịch vì những nỗ lực của họ nhằm giúp đỡ người dân Ukraine.
“Anh chị em là những người đầu tiên ủng hộ Ukraine, mở cửa biên giới, trái tim và cánh cửa nhà anh chị em cho những người Ukraine chạy trốn chiến tranh”, Đức Thánh Cha nói với những người hành hương Ba Lan trong buổi tiếp kiến năm 2022. “anh chị em đang quảng đại cung cấp cho họ mọi thứ họ cần để sống có phẩm giá, bất chấp tình hình bi thảm hiện tại. Tôi vô cùng biết ơn anh chị em và chúc phúc cho anh chị em!”
Tại sao lại là Thánh Stanislaus?
Ba Lan, một quốc gia nổi tiếng với lòng nhiệt thành tôn giáo (85% theo Công Giáo Rôma), có lòng sùng kính sâu sắc đối với Thánh Stanislaus.
Thánh Stanislaus có tên đầy đủ là Stanislaus Szczepanowski, chào đời gần Krakow vào năm 1030. Sau khi cha mẹ qua đời, Stanislaus đã bố thí tài sản của mình cho người nghèo và trở thành linh mục.
Là một linh mục và sau đó là giám mục của Krakow, Stanislaus được biết đến như một nhà thuyết giáo mạnh mẽ chống lại sự vô đạo đức ở mọi tầng lớp trong xã hội. Ngài là người sớm truyền bá đức tin ở Ba Lan, khuyến khích Vua Ba Lan Boleslaus thành lập thêm tu viện trên khắp đất nước.
Cuối cùng, ngài phải gánh chịu cơn thịnh nộ của Vua Boleslaus vì đã lên tiếng chống lại sự vô đạo đức tình dục và sự tàn ác đối với người dân của nhà vua. Tức giận, nhà vua được cho là đã đích thân giết Stanislaus, đánh gục ngài khi ngài đang cử hành Thánh lễ. Stanislaus được tuyên bố là vị tử đạo và được phong thánh vào năm 1253, trở thành người Ba Lan gốc bản địa đầu tiên được phong thánh.
Trước khi trở thành giáo hoàng, Đức Tổng Giám Mục Karol Wojtyla lúc bấy giờ đã đảm nhận “Tòa nhà Stanislaus” với tư cách là nhà lãnh đạo Tổng Giáo phận Krakow. Thánh Gioan Phaolô II thường ca ngợi Thánh Stanislaus và ca ngợi ngài là “nhà vô địch của tự do đích thực” và là vị thánh cho “thời kỳ hỗn loạn”.
Đức Gioan Phaolô II nói: “Có một mối liên kết thiêng liêng sâu sắc giữa hình ảnh vị quan thầy bảo trợ vĩ đại này của Ba Lan và vô số các vị thánh và chân phước, những người đã đóng góp to lớn vào sự tốt lành và thánh thiện trong lịch sử quê hương chúng ta”.
Trong một lá thư gửi người dân Tổng Giáo phận Krakow nhân kỷ niệm 750 năm phong thánh cho Thánh Stanislaus, Đức Gioan Phaolô II nói: “Vào buổi bình minh của lịch sử chúng ta, Thiên Chúa, Cha của các dân tộc và các quốc gia, đã cho chúng ta thấy qua vị thánh bảo trợ này rằng trật tự luân lý, tôn trọng luật Chúa và các quyền công bằng của mỗi người là điều kiện cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của mọi xã hội.”
Ngày nay, Thánh Stanislaus tiếp tục là nguồn cảm hứng cho lòng dũng cảm trong việc theo đuổi nhân quyền và phục vụ Thiên Chúa. Nơi chôn cất của ngài, trong Vương cung thánh đường Saint Stanislaus và Saint Wenceslaus ở Krakow, là một địa điểm hành hương nổi tiếng và là biểu tượng của bản sắc Ba Lan.
Source:Catholic News Agency
Đức Tổng Giám Mục Shevchuk nhận định rằng việc Nga tái cung hiến các nhà thờ Công Giáo cho Chính thống là một sự phạm thánh
Đặng Tự Do
06:03 14/05/2024
Nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine đã tố cáo việc Nga chiếm giữ một nhà thờ Công Giáo ở vùng Kherson của Ukraine, gọi việc tái cung hiến nhà thờ này cho Giáo hội Chính thống Nga là một “sự phạm thánh”.
Nhà thờ Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, nằm ở làng Oleksandrivka trong vùng Kherson bị tạm chiếm, đã bị chiếm và gia nhập vào Giáo Hội Chính thống Nga trong Tuần Thánh theo lịch Giuliô, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk cho biết trong bài giảng ngày 9 tháng 5 tại Nhà thờ Phục Sinh ở Kyiv.
Đức Tổng Giám Mục nói rằng những hình ảnh của nhà thờ bị tịch thu – tôn vinh vai trò của tổng lãnh thiên thần với tư cách là người lãnh đạo thiên binh – gợi lên “những lời của tiên tri Ê-li, người đã kêu lên Chúa rằng: “bàn thờ bị phá huỷ, các ngôn sứ của Ngài bị sát hại bằng gươm. Chỉ sót lại một mình con mà họ đang lùng bắt để lấy mạng” (1 Vua 19:14).
Việc xây dựng nhà thờ bắt đầu vào năm 2017, khoảng 11 năm sau khi giáo xứ Chính thống giáo trước đây chính thức được tiếp nhận vào Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine.
Vụ bắt giữ này là một phần trong chiến dịch thường xuyên của Nga nhằm đàn áp Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine, gọi tắt là UGCC, cùng với Công Giáo nói chung và các tôn giáo khác, tại các khu vực bị tạm chiếm của Ukraine.
Vào tháng 12 năm 2022, Yevgeny Balitsky, tên phản bội, được Putin bổ nhiệm làm thống đốc vùng Zaporizhzhia bị tạm chiếm, đã cấm UGCC, Hội Hiệp sĩ Columbus và Caritas, tổ chức nhân đạo chính thức của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ, tố cáo tất cả họ là đặc vụ của tình báo phương Tây.
Viện Tự do Tôn giáo, gọi tắt là IRF, có trụ sở tại Kyiv báo cáo ngày 23 tháng 3 rằng kể từ đầu năm, các chiến binh Nga tự xưng là “Cossacks” đã chiếm giữ các nhà thờ UGCC và tài sản lân cận ở khu vực Donetsk của Ukraine, đồng thời cấm “các tín hữu của Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine vào các nhà thờ để cầu nguyện và thờ phượng.”
IRF cho biết các quan chức xâm lược của Nga ở Donetsk cho đến nay vẫn chưa đáp ứng các yêu cầu khôi phục quyền tiếp cận, khiến người Công Giáo Đông Phương “bị tước đi cơ hội đến thăm nhà thờ của họ và thực hiện các nghi lễ thiêng liêng”.
IRF lưu ý rằng các linh mục từng phục vụ các nhà thờ bị niêm phong “đã bị trục xuất khỏi các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm”.
Theo một nhà hoạt động nhân quyền, ở phía nam vùng Donetsk của Ukraine, hai linh mục Công Giáo Đông Phương người Ukraine đã bị bắt giữ tại nhà thờ của các ngài ở Berdiansk vào tháng 11 năm 2022. Các nhà thờ này đã được chuyển giao bất hợp pháp sang Chính thống Nga.
Theo Yevhen Zakharov thuộc Nhóm Bảo vệ Nhân quyền Kharkiv, Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Ivan Levitsky có thể đang bị giam trong một nhà tù điều tra ở vùng Rostov của Nga.
Cha Bohdan Geleta, người bạn Dòng Chúa Cứu Thế của Cha Levitsky, người đã phục vụ cùng cha tại Nhà thờ Giáng Sinh Mẹ Chí Thánh ở Berdiansk, được cho là bị giam giữ trong một nhà tù điều tra riêng biệt ở Crimea bị Nga tạm chiếm. Cha Geleta được biết là mắc bệnh tiểu đường cấp tính.
Ngay sau khi Cha Levitsky và Cha Geleta bị bắt, Đức Tổng Giám Mục Shevchuk, nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine, cho biết ngài đã nhận được “tin buồn rằng các linh mục của chúng tôi đang bị tra tấn không thương tiếc”. Đức Tổng Giám Mục đã liên tục kháng cáo để trả tự do cho các ngài.
Cả hai linh mục đã từ chối rời xa giáo dân của mình sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào tháng 2 năm 2022.
Hai báo cáo chung của Viện New Lines và Trung tâm Nhân quyền Raoul Wallenberg đã xác định cuộc xâm lược của Nga cấu thành tội diệt chủng, trong đó Ukraine báo cáo hơn 131.325 tội ác chiến tranh do Nga gây ra ở Ukraine kể từ tháng 2 năm 2022.
Chuyên gia lịch sử Nga Mark Elliott thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Washington cho biết trong hai năm qua, các lực lượng Nga “đã chịu trách nhiệm gây thiệt hại hoặc phá hủy ít nhất 660 nhà thờ và các công trình tôn giáo khác, trong đó có ít nhất 206 nhà thờ của người Tin lành”.
“Tình trạng thiếu tự do tôn giáo ở Nga hiện đang lan rộng sang Ukraine”, Đức Tổng Giám Mục Borys A. Gudziak thuộc Tổng giáo phận Công Giáo Ukraine ở Philadelphia cho biết trong buổi thuyết trình của CSIS.
Ngài cho biết: “Ở Nga, các tổ chức tôn giáo có thể hoạt động nếu họ ủng hộ Putin và chính phủ”. “Tại các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm, những ai không tích cực ủng hộ chế độ xâm lược sẽ bị tiêu diệt.”
Source:National Catholic Register
b>3. Vị linh mục cải đạo sang Công Giáo từ Do Thái Giáo hô hào chống chủ nghĩa bài Do Thái và bảo vệ quyền của người Palestine
Trong bài “Chủ nghĩa bài Do Thái và Palestine”, một bài tiểu luận dài trên tờ báo Vatican, Cha David Neuhaus, Dòng Tên đã truy tìm lịch sử của chủ nghĩa bài Do Thái và lập luận rằng chủ nghĩa bài Do Thái đã là một “thảm họa đối với người Palestine”.
Vị linh mục, một người cải đạo từ Do Thái giáo và là cựu đại diện cho những người Công Giáo nói tiếng Do Thái tại Tòa Thượng Phụ Latinh ở Giêrusalem, lập luận rằng chủ nghĩa bài Do Thái đã góp phần vào phong trào Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái
Giống như biến cố diệt chủng người Do Thái thời Quốc Xã thường được gọi là Shoah, đã định nghĩa ý thức về bản sắc của người Do Thái, Nakba, hay sự buộc người Palestine phải rời bỏ nhà cửa của họ, là một thời điểm quyết định trong bản sắc của người Palestine.
“Trong khi chiến thắng của quân Đồng minh và sự tiêu diệt chính phủ Đức Quốc xã đã chấm dứt Shoah, thì Nakba vẫn chưa kết thúc và cuộc sống của người Palestine vẫn tiếp tục dưới cái bóng của nó: lưu vong, bị xâm lược và phân biệt đối xử.”
Than thở về cả “chủ nghĩa cực đoan theo chủ nghĩa Do Thái chống Ả Rập và chủ nghĩa bài Do Thái cực đoan của người Ả Rập”, Cha Neuhaus viết rằng “những người đấu tranh chống lại chủ nghĩa bài Do Thái, những người bảo vệ quyền của người Palestine và những người thúc đẩy tầm nhìn về một xã hội dựa trên Israel/Palestine” về công lý, hòa bình, tự do và bình đẳng phải là đồng minh trong việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn chứ không phải là đối phương của nhau.”
Source:osservatoreromano.va
Vatican tài trợ cho hội nghị chưa từng có về quan hệ với Trung Quốc
Vũ Văn An
14:16 14/05/2024
Loup Besmond de Senneville của La Croix International, ngày 14 tháng 5, 2024, đưa tin: Tòa Thánh sẽ tổ chức một hội nghị chuyên đề quốc tế vào ngày 21 tháng 5 về mối quan hệ với Trung Quốc, nơi Giám mục Thượng Hải sẽ tham gia với sự chấp thuận của Bắc Kinh.
Mối quan hệ của Vatican với chính phủ Trung Quốc là một vấn đề thường được thảo luận kín đáo đằng sau bức tường Vatican. Tuy nhiên, trong một diễn biến mới, Phủ Quốc vụ khanh Vatican đang tổ chức một hội nghị cấp cao về quan hệ giữa Rome và Bắc Kinh vào ngày 21 tháng 5. Thông tin về hội nghị sẽ diễn ra tại Giáo hoàng Đại học Urbano ở Rome, đã được lặng lẽ đăng tải trực tuyến vào ngày 10 tháng 5. Tuy nhiên, Vatican vẫn chưa đưa ra bất cứ thông báo công khai nào về việc này.
Hội nghị có tựa đề "100 năm Công đồng toàn thể Trung Quốc: Giữa lịch sử và hiện tại", là một sự kiện chính trị lớn với sự tham dự của một số viên chức cao cấp của Trung Quốc. Về phía Giáo hội, đây sẽ là chuyến đi đầu tiên của Giám mục Joseph Shen Bin của Thượng Hải, người chỉ có thể thực hiện chuyến đi nếu có sự chấp thuận của Bắc Kinh.
Giám mục Shen Bin từng là chủ đề căng thẳng giữa Vatican và Trung Quốc khi chính quyền Trung Quốc đơn phương quyết định bổ nhiệm ngài vào tháng 4 năm 2023. Một số người giải thích điều này là vi phạm thỏa thuận với Tòa thánh năm 2018, theo đó cả hai bên phải đồng ý trước đó việc bổ nhiệm bất cứ giám mục nào ở Trung Quốc. Tuy nhiên, như một dấu hiệu xoa dịu, Rome cũng công nhận Đức Giám Mục Shen Bin là người đứng đầu giáo phận Thượng Hải.
Đại diện Chính quyền Trung Quốc
Về phía chính phủ Trung Quốc, hội nghị sẽ có sự tham dự của một nhân vật chủ chốt trong việc giám sát các tôn giáo trong nước – Zheng Xiaojun, giám đốc 50 tuổi của Viện Tôn giáo Thế giới thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc. Cô cũng là chủ tịch của một hiệp hội tôn giáo Trung Quốc.
Hai tổ chức này đóng vai trò dẫn đầu trong phong trào “Hán hóa” các tôn giáo, nhằm mục đích mang lại cho tất cả các tôn giáo hiện diện trong nước một đặc tính dân tộc Trung Hoa. Phong trào này được khởi xướng vào những năm 1950 bởi chế độ Mao, họ đã thành lập các hiệp hội tôn giáo chính thức và cắt đứt mọi quan hệ với Vatican vào thời điểm đó. Đó là một động lực thân thiết đối với chủ tịch hiện tại, Tập Cận Bình, người tiếp tục thúc đẩy phong trào.
Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, trong đó Zheng Xiaojun là thành viên cao cấp, được thành lập vào năm 1964 để giám sát các nghiên cứu học thuật về tôn giáo ở Trung Quốc. Viện thể hiện mình như một nền tảng để làm việc về "quan điểm tôn giáo của chủ nghĩa Mác". Đáng chú ý là nó bao gồm một "phòng thí nghiệm nghiên cứu về quan điểm tôn giáo của chủ nghĩa Mác".
Một nguồn tin Công Giáo ẩn danh quen thuộc với quan hệ Vatican-Trung Quốc cho biết: “Một nhân vật Trung Quốc ở cấp độ này tham gia ở Rome, trong một biến cố công khai do Vatican tổ chức, là chưa từng có”. Ý nghĩa chính trị thậm chí còn lớn hơn vì hội nghị sẽ diễn ra tại một trường đại học của giáo hoàng, tức là trên lãnh thổ Vatican. Nguồn tin cho biết: “Đó không phải là một chi tiết (nhỏ)”.
Chính sách xoa dịu
Tòa Thánh có kế hoạch phát đi một thông điệp video của Đức Thánh Cha tại hội nghị. Đức Phanxicô hiếm khi nói về Trung Quốc, mặc dù vấn đề này rất gần gũi với ngài. Tuyên bố cuối cùng của ngài về chủ đề này là tháng 9 năm 2023, trong chuyến đi tới Ulaanbaatar, thủ đô của Mông Cổ. Vào thời điểm đó, ngài kêu gọi người Công Giáo Trung Quốc hãy trở thành “những công dân tốt”. Một số người giải thích những lời này là mong muốn cho Bắc Kinh thấy rằng Rome không tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ.
Các bài phát biểu cao cấp khác sẽ diễn ra vào ngày 21 tháng 5. Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Vatican, dự kiến sẽ kết thúc phiên họp buổi sáng trong khi Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, Phó Bộ trưởng Bộ Truyền giáo, sẽ phát biểu vào cuối ngày. Hai người này chính thức chịu trách nhiệm về hồ sơ Trung Quốc gây tranh cãi do Bộ Ngoại giao và Bộ Truyền giáo quản lý. Bộ sau này giám sát các nỗ lực truyền giáo và hỗ trợ cho các Giáo hội đặc thù trên toàn thế giới, bao gồm cả Trung Quốc.
Theo thông tin từ La Croix, hội nghị cũng có thể dẫn đến một “thông báo quan trọng” trong những ngày tới liên quan đến quan hệ giữa Trung Quốc và Vatican. Ở Rome, một số người suy đoán về việc thành lập một văn phòng liên lạc giữa Bắc Kinh và Tòa thánh. Nếu được xác nhận, tin tức này sẽ là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nhà lãnh đạo cao nhất của Giáo Hội Công Giáo.
Tại hội nghị về Tình Huynh đệ Nhân bản, Đức Phanxicô nói: Hòa bình trong chính trị, trong thế giới, bắt đầu từ trái tim người ta
Vũ Văn An
14:55 14/05/2024
Trang mạng của Hội đồng Giám mục Hoa kỳ (https://www.usccb.org/news/2024/peace-politics-world-starts-peoples-hearts-pope-says) ngày 11 tháng 5, đưa tin: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tham dự Hội nghị Thế giới về Tình Huynh Nhân bản được tổ chức tại Rôma và tại Vatican từ ngày 10 đến 11 tháng Năm. Cuộc gặp đã đưa những người đoạt giải Nobel, các quan chức chính phủ, nhà khoa học, chuyên gia, vận động viên, nghệ sĩ và trẻ em đến với một loạt các cuộc thảo luận bàn tròn nhằm tăng cường tình liên đới và hòa bình.
Theo Đức Phanxicô, việc tin rằng an ninh có thể đạt được thông qua chiến tranh và sự sợ hãi là một sự lừa dối lớn.
Ngài nói với những người tham gia: “Để bảo đảm nền hòa bình lâu dài, chúng ta phải quay trở lại với sự nhìn nhận về tình nhân loại chung của chúng ta và đặt tình huynh đệ vào trung tâm đời sống của các dân tộc”.
Ngài nói trong bài phát biểu tại buổi tiếp kiến cuối buổi sáng tại Vatican ngày 11 tháng 5: “Hòa bình chính trị cần sự bình yên trong tâm hồn, để mọi người có thể gặp nhau trong niềm tin tưởng rằng sự sống luôn chiến thắng mọi hình thức của cái chết”.
Đức Giáo Hoàng đã gặp gỡ khoảng 350 người tham gia Hội nghị Thế giới về Tình huynh đệ Nhân bản được tổ chức từ ngày 10 đến 11 tháng 5. Được tổ chức bởi Quỹ Fratelli Tutti của Vatican, hội nghị đã đưa những người đoạt giải Nobel, các quan chức chính phủ, nhà khoa học, chuyên gia, vận động viên và nghệ sĩ đến tham dự một loạt các cuộc thảo luận bàn tròn khắp Rome và tại Vatican để thảo luận về các chủ đề cụ thể nhằm tăng cường tình liên đới và hòa bình.
Những người tham dự hội nghị bao gồm: Thị trưởng New York Eric Adams; Muhammad Yunus, người nhận giải Nobel Hòa bình năm 2006; Graça Machel Mandela, cựu đệ nhất phu nhân của cả Nam Phi và Mozambique; cựu tiền vệ Tom Brady; và quản trị viên NASA, Bill Nelson. Ca sĩ nhạc đồng quê người Mỹ, Garth Brooks, dự kiến sẽ tham gia buổi hòa nhạc buổi tối được tổ chức trước Vương cung thánh đường Thánh Phêrô vào ngày 11 tháng 5.
Trong bài phát biểu của ngài, Đức Giáo Hoàng trích dẫn Mục sư Martin Luther King Jr., người đã nói: “Chúng ta đã học cách bay trên không như chim, chúng ta đã học cách bơi trên biển như cá, nhưng chúng ta vẫn chưa học cách bước đi trên trái đất như anh chị em."
Đức Thánh Cha nói: “Chiến tranh là một sự lừa dối. Chiến tranh luôn là một thất bại, cũng như ý tưởng về an ninh quốc tế dựa trên sự ngăn chặn sự sợ hãi. Đó là một sự lừa dối khác."
“Trong một hành tinh đang bừng lửa, các bạn đã tụ tập với ý định nhắc lại tiếng ‘không’ với chiến tranh và ‘có’ với hòa bình, làm chứng cho tình nhân loại đang đoàn kết chúng ta và khiến chúng ta nhìn nhận nhau như anh chị em, trong tinh thần tương hỗ của hồng ân khác biệt văn hóa tương ứng,” ngài nói như thế với những người tham gia hội nghị.
Một trong những mục tiêu của hội nghị là đổi mới Tuyên ngôn về Tình huynh đệ nhân bản được công bố tại hội nghị đầu tiên ở Rome vào năm 2023 và soạn thảo một “Hiến chương về Nhân tính” mới phác thảo một “ngữ pháp” hoặc quy tắc về các lựa chọn và tác phong cần thiết để xây dựng sự chung sống huynh đệ trong một thế giới được đánh dấu bởi sự bất ổn và sợ hãi.
Trong bài phát biểu của ngài, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh tầm quan trọng của lòng cảm thương và ngài khuyến khích mọi người “làm cho tinh thần huynh đệ này phát triển và thúc đẩy, thông qua hành động ngoại giao của mình, vai trò của các cơ quan đa phương”.
Ngài nói, chỉ bằng cách nhìn nhận mọi người là một phần của nhân tính chung và đặt tình huynh đệ vào trung tâm đời sống của người ta “chúng ta mới thành công trong việc phát triển một mô hình chung sống có khả năng mang lại cho gia đình nhân loại một tương lai”.
Vào cuối buổi chiều, Đức Giáo Hoàng đã tham dự một hội nghị bàn tròn đặc biệt dành riêng cho trẻ em và các thế hệ tương lai, được tổ chức tại Hội trường Thượng hội đồng Vatican.
Người điều hành nói với Đức Giáo Hoàng rằng một nhóm “nhà khoa học” đặc biệt phải được giới thiệu trước khi họ có thể bắt đầu cuộc họp trong hội trường trống một nửa. Khi bản nhạc "A Thousand Years" nổi lên, rất nhiều trẻ em bước vào hội trường với những chiếc vương miện làm từ lá nguyệt quế.
Các em cầm những tờ giấy có viết những lời khôn ngoan và những bức vẽ thủ công được các em tặng Đức Giáo Hoàng. Một số ở lại với Đức Giáo Hoàng, ngồi cạnh ngài sau bệ.
Trong một cuộc trao đổi thân mật, Đức Giáo Hoàng hỏi các em hạnh phúc là gì và có thể tìm thấy nó ở đâu. "tôi yêu bạn rất nhiều!" là câu trả lời đầu tiên và thứ tư.
Những em tiếp tục chủ đề đã trả lời: “được hiệp nhất với nhau”, “là thành viên của một gia đình”, khi mọi người đều sống tốt, bằng cách yêu thương nhau, bằng cách giữ liên lạc với Thiên Chúa và khi có hòa bình.
Các em nói rằng hòa bình có thể được tìm thấy khi mọi người nói chuyện tử tế với nhau và những lời lăng mạ chỉ gây ra bất hạnh.
Sau đó, Đức Phanxicô hỏi các em liệu các em có hiểu rằng có những trẻ em trên thế giới phải chịu đựng nạn đói và chiến tranh không, và liệu các em có nghĩ vậy không? Những đứa trẻ ở "phía bên kia" của cuộc chiến không phải là kẻ thù.
"KHÔNG!" các em hét lên, trong đó một em giải thích lý do là chiến tranh "không phải lỗi của họ" và "tất cả trẻ em đều là thành viên của một gia đình."
Một em xin Đức Giáo Hoàng cầu nguyện cho bà của em, và Đức Giáo Hoàng hướng dẫn mọi người cầu nguyện Kinh Kính Mừng cho ông bà của mọi người, kết thúc bằng lời chúc “Ông bà vạn tuế!” và giải thích tương lai phụ thuộc vào việc người già và người trẻ cùng nhau làm việc như thế nào.
Đức Giáo Hoàng đã ký một bản sao của tuyên bố do các em viết bày tỏ tình huynh đệ có ý nghĩa như thế nào đối với các em, và ngài đã làm phép thánh tích của Chân phước Pino Puglisi ở Palermo, người đã lên tiếng chống lại Mafia và giúp đỡ những trẻ em kém may mắn. Vị linh mục này bị sát hại vào năm 1993 theo lệnh của các trùm Mafia địa phương. Thánh tích là một cuốn Phúc âm nhỏ được chôn cùng với ngài và vẫn còn nguyên vẹn và được tìm thấy khi thi hài ngài được khai quật.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh dòng nước Chúa Thánh Thần
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
15:43 14/05/2024
Hình ảnh dòng nước Chúa Thánh Thần
Sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu làm trái đất ngày càng nóng thêm lên, như đã đang báo động khắp thế giới. Hậu qủa kéo theo là ít mưa. Vì thế nguồn nước ngọt cạn dần. Tình trạng hạn hán thiếu nước cho nhu cầu sinh sống của cây cỏ, thú vật và người càng trở nên trầm trọng, nhất là ở những xứ khí hậu nóng vùng nhiệt đới.
Nước cần cho sự sống được phát triển cùng tồn tại. Nhưng đời sống đức tin tinh thần có cần nước không, và hình ảnh nước đó như thế nào?
Thánh giáo phụ Cyrillo thành Jerusalem ( 314-386) dùng hình ảnh nước so ví diễn tả về Đức Chúa Thánh Thần:
“ Vì sao người Kito hữu chúng ta gọi ân đức của Chúa Thánh Thần là nước? Vì tất cả thành hình trong nước, vì nước làm cho cây cối thảo mộc và thú vật phát triển, vì nước rơi xuống từ trời cao, vì nước hình thành trong một chất liệu hình thái, nhưng lại mang đến nhiều hiệu qủa khác nhau. Hiệu qủa nó mang laị cho cây Dừa, cho cây nho, cho tất cả mọi sinh vật khác, đều khác nhau. Chất liệu hình thái của nước chỉ là một, và không có sự khác biệt tự nơi nó. Nước mưa rơi xuống nơi vùng này không khác với nước mưa rơi xuống nơi vùng kia. Nước mưa có ích lợi là thực phẩm mang đến sự sống cho mỗi thứ loại sinh vật tiếp nhận thẩm hút nó. Cũng vậy xảy ra với Đức Chúa Thánh Thần.”.
Chúa Giesu Kitô ngày xưa trước đây hai ngàn năm cũng đã dùng hình ảnh nước chỉ về Đức Chúa Thánh Thần.: "Ai khát hãy đến cùng Ta và uống; ai tin nơi Ta, thì như lời Thánh Kinh dạy: từ lòng họ nước hằng sống sẽ chảy ra như dòng sông" ( Ga 7,37-39).
Chúa Giesu Kitô rao giảng bằng hình ảnh nước giữa lòng xã hội thời lúc đó trong tình trạng nước là báu vật hiếm qúy. Ngài rao giảng giữa lòng xã hội bên Trung Đông, nơi nước được bày rao bán cho người tiêu dùng có nước uống, như bây giờ hầu như khắp nơi trên thế giới đều có những cửa hàng, quầy bán chai nước uống. Vì nước làm dịu cơn khát, khi trời nắng nóng, làm tăng sức khoẻ cho thể xác lẫn tinh thần trở nên tươi mát có nhuệ khí hoạt động. Người ta cần có nước uống trong mọi hoàn cảnh thời gian.
Theo tục lệ Do Thái giáo vào dịp mừng lễ Lều Trại tạ ơn mùa màng, nước có vai trò quan trọng trong nghi lễ mừng. Người ta múc nước bằng bình vàng từ dòng suối Siloe, nơi là nguồn cung cấp nước uống cho thành Jerusalem, rồi tưới dội trên bàn thờ tế lễ, như dấu chỉ cầu nguyện cùng Thiên Chúa, xin Ngài ban cho mùa màng năm tới có nước là sự ẩm ướt quan trọng cho sự sống phát triển tồn tại.
Trong khung cảnh bầu khí dịp lễ trọng đó Chúa Giêsu kêu lớn tiếng không phải để rao bán buôn, nhưng để loan báo tin mừng ơn cứu độ: "Ai khát hãy đến cùng Ta và uống; ai tin nơi Ta, thì như lời Thánh Kinh dạy: từ lòng họ nước hằng sống sẽ chảy ra như dòng sông" ( Ga 7,37-39).
Sự khát mà Chúa Giesu nói đến là sự khát nếp sống Cộng đoàn với Chúa, khát sự giải thoát khỏi ách gánh nặng hình phạt do lề luật ra bó buộc con người, khát được chữa lành và sự sống. Sự khát vọng này Chúa Giêsu làm dịu bớt cho thoát khỏi cơn khát qua nhờ Đức Chúa Thánh Thần. Người nào uống nước sự sống này, tin vào Chúa Giêsu Kitô, người đó trở thành người mang trong mình Đức Chúa Thánh Thần, và cùng là người mang Đức Chúa Thánh Thần đến cho người khác: Từ nơi họ dòng nước Đức Chúa Thánh Thần tuôn chảy ơn cứu chuộc trong Chúa Giesu Kitô, và qua hành động trở nên ánh sáng cho trần gian.
Như Thánh sử Gioan đã thuật lời của Chúa Giêsu đoan hứa :” Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời.” ( Ga 4,14).
Dòng Nước trở thành hình ảnh dấu chỉ chỉ về Đức Chúa Thánh Thần, Đấng vô hình, vô sắc, phát sinh do từ cụm từ “ đổ xuống - tuôn đổ xuống ” như trong Kinh Thánh diễn tả đề cập đến:
-“ Cho đến ngày, từ trên cao thần khí sẽ được đổ xuống trên chúng ta. Bấy giờ, sa mạc sẽ trở nên vườn cây ăn trái, và vườn cây ăn trái sẽ được coi như một cánh rừng”. ( Sách Isaia 32,15)
- ”Thiên Chúa đã tuôn đổ đầy tràn ơn Thánh Thần xuống trên chúng ta, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Đấng cứu độ chúng ta.” ( Thư gửi Tito 3,6).
Dòng nước với dòng sự sống được liên kết nối liền với nhau trong suy nghĩ tin tưởng của con người. Vì sự sống chỉ có thế phát sinh nẩy nở cùng tồn tại, nếu yếu tố nước có đó. Với hình ảnh Đức Chúa Thánh Thần như dòng nước là món qùa tặng sự sống tinh thần thiêng liêng cũng được liên kết nối liền trong ý nghĩa như vậy.
Mừng lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu làm trái đất ngày càng nóng thêm lên, như đã đang báo động khắp thế giới. Hậu qủa kéo theo là ít mưa. Vì thế nguồn nước ngọt cạn dần. Tình trạng hạn hán thiếu nước cho nhu cầu sinh sống của cây cỏ, thú vật và người càng trở nên trầm trọng, nhất là ở những xứ khí hậu nóng vùng nhiệt đới.
Nước cần cho sự sống được phát triển cùng tồn tại. Nhưng đời sống đức tin tinh thần có cần nước không, và hình ảnh nước đó như thế nào?
Thánh giáo phụ Cyrillo thành Jerusalem ( 314-386) dùng hình ảnh nước so ví diễn tả về Đức Chúa Thánh Thần:
“ Vì sao người Kito hữu chúng ta gọi ân đức của Chúa Thánh Thần là nước? Vì tất cả thành hình trong nước, vì nước làm cho cây cối thảo mộc và thú vật phát triển, vì nước rơi xuống từ trời cao, vì nước hình thành trong một chất liệu hình thái, nhưng lại mang đến nhiều hiệu qủa khác nhau. Hiệu qủa nó mang laị cho cây Dừa, cho cây nho, cho tất cả mọi sinh vật khác, đều khác nhau. Chất liệu hình thái của nước chỉ là một, và không có sự khác biệt tự nơi nó. Nước mưa rơi xuống nơi vùng này không khác với nước mưa rơi xuống nơi vùng kia. Nước mưa có ích lợi là thực phẩm mang đến sự sống cho mỗi thứ loại sinh vật tiếp nhận thẩm hút nó. Cũng vậy xảy ra với Đức Chúa Thánh Thần.”.
Chúa Giesu Kitô ngày xưa trước đây hai ngàn năm cũng đã dùng hình ảnh nước chỉ về Đức Chúa Thánh Thần.: "Ai khát hãy đến cùng Ta và uống; ai tin nơi Ta, thì như lời Thánh Kinh dạy: từ lòng họ nước hằng sống sẽ chảy ra như dòng sông" ( Ga 7,37-39).
Chúa Giesu Kitô rao giảng bằng hình ảnh nước giữa lòng xã hội thời lúc đó trong tình trạng nước là báu vật hiếm qúy. Ngài rao giảng giữa lòng xã hội bên Trung Đông, nơi nước được bày rao bán cho người tiêu dùng có nước uống, như bây giờ hầu như khắp nơi trên thế giới đều có những cửa hàng, quầy bán chai nước uống. Vì nước làm dịu cơn khát, khi trời nắng nóng, làm tăng sức khoẻ cho thể xác lẫn tinh thần trở nên tươi mát có nhuệ khí hoạt động. Người ta cần có nước uống trong mọi hoàn cảnh thời gian.
Theo tục lệ Do Thái giáo vào dịp mừng lễ Lều Trại tạ ơn mùa màng, nước có vai trò quan trọng trong nghi lễ mừng. Người ta múc nước bằng bình vàng từ dòng suối Siloe, nơi là nguồn cung cấp nước uống cho thành Jerusalem, rồi tưới dội trên bàn thờ tế lễ, như dấu chỉ cầu nguyện cùng Thiên Chúa, xin Ngài ban cho mùa màng năm tới có nước là sự ẩm ướt quan trọng cho sự sống phát triển tồn tại.
Trong khung cảnh bầu khí dịp lễ trọng đó Chúa Giêsu kêu lớn tiếng không phải để rao bán buôn, nhưng để loan báo tin mừng ơn cứu độ: "Ai khát hãy đến cùng Ta và uống; ai tin nơi Ta, thì như lời Thánh Kinh dạy: từ lòng họ nước hằng sống sẽ chảy ra như dòng sông" ( Ga 7,37-39).
Sự khát mà Chúa Giesu nói đến là sự khát nếp sống Cộng đoàn với Chúa, khát sự giải thoát khỏi ách gánh nặng hình phạt do lề luật ra bó buộc con người, khát được chữa lành và sự sống. Sự khát vọng này Chúa Giêsu làm dịu bớt cho thoát khỏi cơn khát qua nhờ Đức Chúa Thánh Thần. Người nào uống nước sự sống này, tin vào Chúa Giêsu Kitô, người đó trở thành người mang trong mình Đức Chúa Thánh Thần, và cùng là người mang Đức Chúa Thánh Thần đến cho người khác: Từ nơi họ dòng nước Đức Chúa Thánh Thần tuôn chảy ơn cứu chuộc trong Chúa Giesu Kitô, và qua hành động trở nên ánh sáng cho trần gian.
Như Thánh sử Gioan đã thuật lời của Chúa Giêsu đoan hứa :” Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời.” ( Ga 4,14).
Dòng Nước trở thành hình ảnh dấu chỉ chỉ về Đức Chúa Thánh Thần, Đấng vô hình, vô sắc, phát sinh do từ cụm từ “ đổ xuống - tuôn đổ xuống ” như trong Kinh Thánh diễn tả đề cập đến:
-“ Cho đến ngày, từ trên cao thần khí sẽ được đổ xuống trên chúng ta. Bấy giờ, sa mạc sẽ trở nên vườn cây ăn trái, và vườn cây ăn trái sẽ được coi như một cánh rừng”. ( Sách Isaia 32,15)
- ”Thiên Chúa đã tuôn đổ đầy tràn ơn Thánh Thần xuống trên chúng ta, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Đấng cứu độ chúng ta.” ( Thư gửi Tito 3,6).
Dòng nước với dòng sự sống được liên kết nối liền với nhau trong suy nghĩ tin tưởng của con người. Vì sự sống chỉ có thế phát sinh nẩy nở cùng tồn tại, nếu yếu tố nước có đó. Với hình ảnh Đức Chúa Thánh Thần như dòng nước là món qùa tặng sự sống tinh thần thiêng liêng cũng được liên kết nối liền trong ý nghĩa như vậy.
Mừng lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
VietCatholic TV
Kyiv bất ngờ dội trận mưa bom xuống Crimea, Tư Lệnh Phòng Không Nga tử trận. Chung cư 10 tầng sụp đổ
VietCatholic Media
02:32 14/05/2024
1. Các báo cáo cho biết chỉ huy Nga ở Crimea tử trận trong cuộc tấn công của Ukraine
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian Commander in Crimea Killed in Ukraine Attack: Reports”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.
Một chỉ huy Nga được tường trình đã thiệt mạng ở Crimea trong một trận mưa bom đạn của Ukraine vào bán đảo Crimea.
Hôm thứ Hai, hãng tin độc lập Astra của Nga cho biết một căn cứ phòng không của Nga nằm gần Núi Ai-Petri ở Crimea đã bị lực lượng Ukraine tấn công bằng hỏa tiễn vào sáng sớm.
“Tư lệnh Trung Đoàn đã bị giết,” Astra đưa tin. “Trên núi có một căn cứ phòng không quân sự 'bí mật' của trung đoàn kỹ thuật vô tuyến số 3 của Lực lượng Vũ trang Nga.”
Tờ báo này xác định Tư Lệnh Trung Đoàn là Đại Tá Alexander Kulakov. Một số lớn binh sĩ Nga khác cũng thiệt mạng trong cuộc tấn công hỏa tiễn và những người khác bị thương.
Sáng thứ Ba, 14 Tháng Năm, Tư Lệnh lực lượng không quân Ukraine, Trung tướng Mykola Oleshchuk, cho biết:
“Một số hỏa tiễn của Ukraine đã tấn công căn cứ radar phòng không chiến lược của đơn vị quân đội 85683 của Nga trên núi Ai-Petri ở phía nam Crimea. Các cuộc tấn công xảy ra vào khoảng 6 giờ sáng ngày Thứ Hai, 13 tháng 5 năm 2024.”
Ông không nêu rõ loại hỏa tiễn nào đã được dùng để tấn công vào bán đảo Crimea. Hãng tin Astra cho rằng đó có thể là một số hỏa tiễn Storm Shadows được phóng ra từ trên máy bay. Tuy nhiên, căn cứ vào các tường thuật của các binh sĩ Nga về một trận mưa bom đạn, một số blogger quân sự Nga cho rằng đó là ATACMS tầm xa bắn đạn chùm. Loại hỏa tiễn này khi gần chạm mục tiêu phóng ra hàng trăm quả bom nhỏ. Điều này xem ra phù hợp hơn với các tường thuật của lính Nga.
Trong một diễn biến khác, Thống đốc Artem Lysohor của Luhansk cho biết một kho đạn pháo của Nga ở thị trấn Sorokyne bị tạm chiếm ở tỉnh Luhansk đã trúng hỏa tiễn của quân Ukraine. Kho đạn dược này nằm gần biên giới với Nga, và cách tiền tuyến đến 130 km. Xa như thế, chỉ có hỏa tiễn ATACMS tầm xa mới có thể đánh trúng. Kho đạn pháo này của Nga là kho đạn pháo quan trọng cung cấp cho các chiến trường Donbas và Zaporizhzhia. Nó được phòng thủ rất kỹ lưỡng. Không quân Ukraine đã từng phóng hỏa tiễn Storm Shadow từ trên các chiến đấu cơ nhưng thất bại.
Trung tướng Mykola Oleshchuk cho biết các radar của Bờ biển phía Nam là cơ sở quân sự nổi tiếng nhất ở khu vực Yalta, đó là một lãnh thổ dài hơn 70 km, bao gồm các thành phố Yalta, là trung tâm hành chính, Alupka và một số khu định cư khác.
Trong thời kỳ Xô Viết, Trung tâm Kỹ thuật Vô tuyến Trinh sát và Hướng dẫn Tầm xa của Lực lượng Phòng không được thành lập trên đỉnh núi Ai-Petri. Những mái vòm hình quả bóng của hệ thống phòng thủ radar thường thu hút sự chú ý của khách du lịch. Việc lắp đặt radar được giấu dưới những mái vòm này, như Crimea.Realities, một dự án liên quan đến Crimea của Radio Liberty, đã đưa tin trước đó. Ngoài ra còn có một căn cứ quân sự dành cho lực lượng bảo trì các cơ sở này.
Người Nga đã thành lập Trung đoàn Vô tuyến số 3 của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga tại đó. Đơn vị quân sự này là một phần của lực lượng kỹ thuật vô tuyến của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga được triển khai trên căn cứ cũ của Lữ đoàn Kỹ thuật Vô tuyến số 40 của Không quân Ukraine.
Trước đó vào hôm thứ Hai, Astra đưa tin rằng Nga đã thực hiện một số cuộc tấn công bằng bom phóng từ trên không. Tuy nhiên, thay vì phóng vào tỉnh Kharkiv của Ukraine, nó lại phóng vào khu vực biên giới của Belgorod. Theo hãng tin này, trong hai tháng rưỡi qua, Nga đã thả nhầm ít nhất 33 quả bom trên không xuống lãnh thổ Nga được quốc tế công nhận và các khu vực do Mạc Tư Khoa kiểm soát ở Ukraine.
Kể từ khi Putin phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine vào năm 2022, Hoa Kỳ đã tiếp tục thể hiện sự ủng hộ đối với Ukraine. Tháng trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một dự luật viện trợ nước ngoài được thông qua tại Quốc hội nhằm cung cấp cho Kyiv khoản viện trợ 60,8 tỷ Mỹ Kim để chống lại sự xâm lược của Nga.
“Chúng ta đã vươn lên đến thời điểm hiện tại, chúng ta cùng nhau hợp tác và chúng ta đã hoàn thành nó…Bây giờ chúng ta cần phải tiến nhanh và chúng ta đã làm được điều đó,” Tổng thống Biden nói tại Tòa Bạch Ốc vào tháng trước sau khi ký dự luật.
Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov đáp lại việc Tổng thống Biden ký dự luật viện trợ nước ngoài khi nói chuyện với Newsweek vào tháng trước.
Antonov nói với Newsweek: “Mỹ đã chọn con đường chiến tranh và trì hoãn một cách đau đớn trước sự sụp đổ không thể tránh khỏi của chế độ Zelenskiy. Với quyết định của họ, các chính trị gia địa phương thực sự đang quyết định số phận của cả một đất nước, nơi đang được sử dụng như một 'công cụ đập phá' chống lại Nga.”
Đại sứ cũng cáo buộc Tổng thống Biden đã phát động “một cuộc chiến tranh tổng lực chống lại” Nga.
2. Blinken đến Ukraine để thể hiện tình đoàn kết của Mỹ trước các cuộc tấn công của Nga
Thông tấn xã Reuters cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Reuters: Blinken arrives in Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã đến Kyiv hôm thứ Ba trong chuyến thăm đầu tiên tới Ukraine của một quan chức cao cấp của Hoa Kỳ kể từ khi Quốc hội thông qua gói viện trợ quân sự trị giá 61 tỷ Mỹ Kim cho nước này vào tháng trước sau thời gian bị trì hoãn gần 7 tháng trời.
Chuyến đi không được tiết lộ trước này nhằm mục đích thể hiện tình đoàn kết của Mỹ với Ukraine khi nước này đấu tranh chống lại sự bắn phá nặng nề của Nga ở biên giới phía đông bắc.
Một quan chức Mỹ giấu tên nói với các phóng viên đi cùng Blinken rằng, ông Blinken, người đã đến Kyiv bằng tàu hỏa vào sáng sớm thứ Ba, hy vọng sẽ “gửi một tín hiệu trấn an mạnh mẽ tới người Ukraine, những người rõ ràng đang ở trong thời điểm rất khó khăn”.
Quan chức này cho biết: “Nhiệm vụ của Bộ trưởng ở đây thực sự là nói về cách thực hiện hỗ trợ bổ sung của chúng tôi theo cách giúp củng cố khả năng phòng thủ của họ, và cho phép họ nhanh chóng giành lại thế chủ động trên chiến trường”.
Pháo binh, hỏa tiễn tầm xa ATACMS và các hệ thống đánh chặn phòng không được Tổng thống Joe Biden phê duyệt vào ngày 24 Tháng Tư đã đến tay lực lượng Ukraine.
Trong các cuộc gặp gỡ Ngoại trưởng Blinken sẽ trấn an các quan chức Ukraine, bao gồm cả Tổng thống Volodymyr Zelenskiy về sự hỗ trợ lâu dài của Hoa Kỳ và sẽ có bài phát biểu tập trung vào tương lai của Ukraine.
Kyiv đã ở thế yếu trên chiến trường trong nhiều tháng khi quân đội Nga, lợi dụng tình trạng thiếu nhân lực và đạn pháo của Ukraine, đã tiến lên chủ yếu ở khu vực Donetsk ở phía nam. Lực lượng Nga nắm giữ lợi thế đáng kể về nhân lực và đạn dược.
Hôm thứ Hai, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan cho biết Washington đang cố gắng đẩy nhanh “tiến độ giao” vũ khí cho Ukraine để giúp nước này đảo ngược tình thế bất lợi.
“Sự chậm trễ đã đẩy Ukraine vào một cái hố và chúng tôi đang cố gắng giúp họ thoát khỏi cái hố đó nhanh nhất có thể”, ông Sullivan nói và cho biết thêm rằng một gói vũ khí mới sẽ được công bố trong tuần này.
Ông cho biết Nga hiện kiểm soát khoảng 18% diện tích Ukraine và đã giành được vị thế kể từ thất bại trong cuộc phản công năm 2023 của Kyiv trong việc xâm nhập nghiêm trọng vào quân đội Nga đào sâu sau các bãi mìn.
Quân đội Mạc Tư Khoa tiến vào Ukraine gần thành phố lớn thứ hai Kharkiv hôm thứ Sáu, mở ra một mặt trận mới ở phía đông bắc trong cuộc chiến kéo dài gần hai năm chủ yếu diễn ra ở phía đông và phía nam. Cuộc tiến công có thể thu hút một số lực lượng đang suy kiệt của Kyiv rời khỏi phía đông, nơi Nga đang tiến tới.
Jake Sullivan nhận định “Người Nga rõ ràng đang ném mọi thứ họ có ở phía đông”.
Ông cũng nhận định rằng những cải cách kinh tế và chính trị đang được Kyiv thực hiện sẽ mở đường cho nước này gia nhập Liên minh Âu Châu và cuối cùng là NATO.
Trong khi liên minh quốc phòng do Mỹ đứng đầu khó có thể sớm kết nạp Ukraine, các thành viên riêng lẻ đang đạt được các thỏa thuận an ninh song phương với Kyiv. Quan chức Mỹ cho biết các cuộc đàm phán về thỏa thuận Mỹ-Ukraine đang “ở giai đoạn cuối” và sẽ kết thúc trước hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 7 tại Washington.
Nhóm Bảy quốc gia giàu có đã ký một tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius vào tháng 7 năm ngoái cam kết thiết lập “các cam kết và thỏa thuận an ninh lâu dài” với Ukraine sẽ được đàm phán song phương.
Kyiv nói rằng các thỏa thuận này phải bao gồm các cam kết an ninh quan trọng và cụ thể, nhưng các thỏa thuận này sẽ không thể thay thế được mục tiêu chiến lược của nước này là gia nhập NATO. Liên minh phương Tây coi bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào một trong 32 thành viên của mình đều là cuộc tấn công nhằm vào tất cả các nước theo điều khoản Điều 5 của liên minh.
3. Vụ nổ xé toạc tòa nhà chung cư 10 tầng ở Nga
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Explosion Rips Through 10-Story Russian Apartment Building”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Sau khi một tòa nhà chung cư ở vùng Belgorod của nước này bị sập vào hôm Chúa Nhật, Nga đã ráo riết đổ lỗi cho các cuộc tấn công của Ukraine qua biên giới.
Bộ Quốc phòng Nga hôm Chúa Nhật cho biết Ukraine đã sử dụng hệ thống hỏa tiễn chiến thuật Tochka-U và các vũ khí khác để tấn công “các khu dân cư của thành phố Belgorod” vào khoảng 11h40 sáng Chúa Nhật theo giờ Mạc Tư Khoa.
Mạc Tư Khoa cho biết lực lượng phòng không Nga đã phá hủy 12 hỏa tiễn và “các mảnh vỡ của một trong những hỏa tiễn Tochka-U bị bắn rơi đã làm hư hại một tòa nhà dân cư” ở Belgorod. Báo cáo này gây ra một sự ngạc nhiên lớn cho những chuyên viên quốc phòng của cả phương Tây và Nga. Một tòa nhà dân cư lớn như thế hỏa tiễn phóng thẳng vào chưa chắc đã làm nó sụp đổ, một vài mảnh vỡ của hỏa tiễn thì ăn thua gì. Một blogger quân sự Nga không ngại đặt ra giả thuyết là chi phí xây dựng tòa nhà đã bị tham ô, phẩm chất quá kém, một ngày nào đó tự nhiên nó cũng đổ, không cần hỏa tiễn nào cả.
Vyacheslav Gladkov, thống đốc vùng Belgorod, sau đó cho biết mái của tòa nhà đã bị sập một phần trong quá trình di tản người dân. Ít nhất 19 người đã bị thương, Gladkov cho biết. Có những báo cáo chưa được xác nhận về số trường hợp tử vong tại địa điểm này. Một báo cáo xuất hiện vào chiều Chúa Nhật 12 Tháng Năm, nói rằng có đến 13 người chết khi ngôi nhà này đổ sập xuống.
Đoạn phim được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội dường như cho thấy khoảnh khắc một phần của tòa nhà bị sập. Gladkov đã đăng một đoạn video ngắn mà ông cho biết cho thấy mức độ thiệt hại từ tầng một đến tầng mười của tòa nhà dân cư.
Vùng Belgorod của Nga nằm ở biên giới với phía đông bắc Ukraine và thường xuyên hứng chịu các vụ pháo kích và lan tỏa trong hơn hai năm chiến tranh toàn diện ở nước này. Nó nằm ở phía bắc khu vực Kharkiv của Ukraine.
Ukraine cho biết Mạc Tư Khoa đã phát động chiến dịch tấn công Kharkiv vào đầu ngày thứ Sáu, đồng thời cho biết thêm họ đang nhanh chóng chuyển các nguồn lực bổ sung cho khu vực mới này của tiền tuyến. Nga hôm thứ Bảy cho biết họ đã nắm quyền kiểm soát một số khu định cư ngay sát biên giới Ukraine.
Trong một tuyên bố riêng hôm Chúa Nhật, Bộ Quốc phòng Nga cho biết hai máy bay không người lái của Ukraine đã bị lực lượng phòng không tiêu diệt vào khoảng 13:30 chiều giờ Mạc Tư Khoa trên khu vực Belgorod.
Các nguồn tin ủng hộ Ukraine cho rằng vụ sập tòa nhà dân cư có thể là một hoạt động giả mạo của Nga nhằm biện minh cho việc tăng cường hoạt động ở đông bắc Ukraine. Ủy ban điều tra Nga cho biết họ đã mở một cuộc điều tra hình sự, đổ lỗi cho việc pháo kích của Ukraine gây ra thiệt hại cho tòa nhà.
Bộ Tình trạng khẩn cấp của Nga cho biết trên mạng xã hội rằng công việc cấp cứu đã bị tạm dừng và sau đó được tiếp tục lại do lo ngại về các cuộc tấn công hỏa tiễn tiếp theo ở Belgorod. Ba nhân viên cấp cứu bị thương tại hiện trường, hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti đưa tin.
Gladkov hôm thứ Bảy cho biết “thành phố Belgorod và vùng Belgorod đã hứng chịu đợt pháo kích lớn từ Lực lượng Vũ trang Ukraine”. Ông cho biết trong một tuyên bố rằng một phụ nữ đã thiệt mạng và 29 người bị thương.
4. Nhận định của tờ Politico về việc Putin thay thế bộ trưởng quốc phòng và an ninh Nga
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC đã đưa ra các nhận định về diễn biến này trong bài tường trình nhan đề “Putin replaces Russian defense and security chiefs”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng.
Putin tuyên bố ông sẽ thay thế các quan chức quốc phòng và an ninh hàng đầu của đất nước, khi các lực lượng của Mạc Tư Khoa chạy đua giành lãnh thổ trên khắp Ukraine trước khi một làn sóng vũ khí mới của phương Tây đến Kyiv.
Trong một tuyên bố tối Chúa Nhật, Putin cho biết ông sẽ cách chức Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu, người đã giám sát các lực lượng vũ trang Nga từ năm 2012. Người thay thế ông sẽ là Andrei Belousov, một nhà kinh tế không có kinh nghiệm quân sự. Shoigu được bổ nhiệm làm thư ký Hội đồng An ninh Nga, cơ quan tư vấn cố vấn cho Putin về các vấn đề quân sự và chiến lược.
Giám đốc tình báo Nikolai Patrushev đã bị cách chức khỏi vị trí đó mặc dù được nhiều người coi là một trong những người thân tín nhất và diều hâu nhất của Putin.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dimitry Peskov từ chối cung cấp thông tin chi tiết về số phận của Patrushev mà chỉ nói rằng thông tin chi tiết sẽ được công bố trong những ngày tới. Con trai ông, Dmitry Patrushev, đã được thăng chức làm phó thủ tướng từ bộ trưởng nông nghiệp như một phần của cuộc cải tổ tương tự.
Việc bổ nhiệm Belousov, một cố vấn kinh tế kỳ cựu, vào vị trí lãnh đạo quốc phòng hàng đầu được hiểu là dấu hiệu cho thấy Putin đang tìm cách chuyển hướng sau hơn hai năm xâm lược Ukraine và chỉ chưa đầy một năm sau cuộc binh biến thất bại của trùm Wagner Yevgeny Prigozhin.
Philip Ingram, cựu đại tá tình báo quân đội Anh và nhà hoạch định NATO, cho biết: “Động thái này cho phép Putin giữ Shoigu ở bên cạnh, đồng thời đưa vào một người có thể giải quyết tác động của tham nhũng trong Bộ Quốc phòng Nga”.
Bình luận về logic đằng sau việc bổ nhiệm Belousov, Peskov nói với các nhà báo rằng: “Ai cởi mở hơn với sự đổi mới là người chiến thắng trên chiến trường”.
Các đồng minh quan trọng khác của Putin, bao gồm Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov, cho đến nay vẫn giữ vai trò của mình trong cuộc cải tổ diễn ra ngay sau khi Putin tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ năm chưa từng có trong lịch sử Nga.
Trong bài phát biểu từ phòng ngai vàng ở Điện Cẩm Linh, Putin tuyên bố việc tái đắc cử của ông là bằng chứng cho thấy người dân Nga “đã xác nhận tính đúng đắn của đường lối đất nước” và thừa nhận rằng “chúng ta đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng”. Cuộc bỏ phiếu toàn quốc vào tháng 3 đã bị hủy hoại bởi các báo cáo về gian lận phiếu bầu trên diện rộng, việc cấm các quan sát viên quốc tế và thực tế là các chính trị gia đối lập đã bị cấm ứng cử, bị buộc phải lưu vong hoặc, trong trường hợp của nhà vận động chống tham nhũng Alexei Navalny, đã chết sau song sắt chỉ vài tuần trước cuộc bầu cử.
Bình luận về sự ra đi của Shoigu, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps viết trên mạng rằng di sản của vị quan chức lâu năm này là “đã chứng kiến hơn 355.000 thương vong trong số binh lính của mình và hàng loạt dân thường phải chịu đau khổ vì một chiến dịch bất hợp pháp ở Ukraine”.
Cuối tuần qua, lực lượng Nga đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ qua biên giới hướng tới thành phố Kharkiv của Ukraine - nơi đã được quân đội Kyiv giải phóng chỉ sáu tháng sau khi bắt đầu cuộc chiến toàn diện.
Một lượng nhỏ vũ khí, đạn dược và thiết bị quân sự bổ sung đã bắt đầu đến tay quân đội Ukraine trong những tuần gần đây sau khi Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu ký kết các gói viện trợ được chờ đợi từ lâu mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết sẽ là chìa khóa để bảo vệ đất nước.
5. Đồng minh của Putin đe dọa các nước NATO bằng 'đạn dược đặc biệt'
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin Ally Threatens NATO Countries With 'Special Ammunition'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thúy Nga.
Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hôm thứ Hai đã cảnh báo các nước Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là NATO, rằng phản ứng của Nga trước những tuyên bố như của Ngoại trưởng Vương quốc Anh David Cameron sẽ là những “đạn dược đặc biệt”.
Trong bối cảnh chiến tranh Nga-Ukraine đang diễn ra, căng thẳng giữa liên minh quân sự và Điện Cẩm Linh vẫn tiếp tục gia tăng khi các nhà lãnh đạo NATO ngày càng cảnh báo rằng xung đột trực tiếp với Mạc Tư Khoa là một mối nguy hiểm thực tế. Điều này xảy ra sau khi Putin và các quan chức cao cấp của Nga liên tục đe dọa leo thang hạt nhân chống lại Kyiv và các đối tác phương Tây kể từ khi Mạc Tư Khoa tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2/2022.
Medvedev, phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga và đồng minh thân cận của Putin, đã trả lời những bình luận của Ngoại trưởng Cameron, người từng giữ chức thủ tướng Anh từ năm 2010 đến năm 2016, khi ông cho rằng Ukraine có thể sử dụng vũ khí do Vương Quốc Anh viện trợ để tấn công trên lãnh thổ Nga.
“Một ông Cameron nào đó đã kêu gọi đấu tranh với Putin đến cùng... Hãy nhớ rằng những người đề cập đến hỏa tiễn hành trình Storm Shadow/SCALP-EG không phải là những kẻ ngu ngốc mặc áo sơ mi thêu, mà là người Anh và người Pháp. Trong một số trường hợp nhất định, phản ứng sẽ không chỉ được chuyển tới Kyiv và nó sẽ không chứa chất nổ thông thường mà còn cả đạn dược đặc biệt”, Medvedev nói.
Ông ta nhấn mạnh rằng: “Đối với việc chống lại Putin, nói cách khác, chống lại Nga...Tôi không có câu trả lời nào khác ngoại trừ câu trả lời này. David, tốt nhất anh nên cẩn thận những gì anh nói. Nếu không... Không, tôi sẽ không nói điều đó vì nghe cũng có vẻ tục tĩu.”
Mặc dù không rõ những tuyên bố nào của Cameron mà Medvedev đề cập cụ thể đến, nhưng Ngoại trưởng đã nói về cuộc chiến Nga-Ukraine hôm thứ Năm trong một bài phát biểu, nói rằng cần có lập trường cứng rắn hơn trước những nỗ lực của Putin.
“Chúng ta cần áp dụng một khía cạnh cứng rắn hơn cho một thế giới khó khăn hơn. Nếu cuộc xâm lược bất hợp pháp của Putin dạy chúng ta điều gì, thì đó hẳn là điều này: việc làm quá ít, và quá muộn chỉ khuyến khích kẻ xâm lược. Chuyện này không thể tiếp tục được. Chúng ta cần phải cứng rắn và quyết đoán hơn”, Ngoại trưởng Cameron nói.
Trong khi đó, để đáp lại nhận xét của Medvedev, một phát ngôn viên của chính phủ Anh cho biết trong email gửi Newsweek vào tối Chúa Nhật rằng chính phủ nước này sẽ tiếp tục hợp tác với các đồng minh để “ngăn chặn và phòng thủ” trước mọi mối đe dọa đến từ Nga.
“Nga gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia của chúng ta. Chính phủ thực hiện nghĩa vụ bảo vệ con người, địa điểm và các giá trị của chúng ta một cách hết sức nghiêm chỉnh. Chúng tôi sẽ tích cực ngăn chặn và phòng thủ trước toàn bộ các mối đe dọa xuất phát từ Nga, hợp tác với các đồng minh của chúng tôi”, phát ngôn nhân nói.
Đây không phải là lần đầu tiên Nga nhắm vào những bình luận của Cameron về cuộc chiến Nga-Ukraine.
Tuần trước, Điện Cẩm Linh đáp trả Anh vì những tuyên bố của Cameron trong chuyến thăm chính thức tới Kyiv, trong đó ông đã bật đèn xanh cho Ukraine sử dụng vũ khí mới được Anh cung cấp vào các mục tiêu bên trong Nga.
“Ukraine có quyền đó. Giống như việc Nga đang tấn công bên trong Ukraine, bạn hoàn toàn có thể hiểu tại sao Ukraine cảm thấy cần phải bảo đảm rằng họ có thể tự vệ”, Ngoại trưởng Cameron nói.
Vương quốc Anh là một trong những nhà cung cấp viện trợ quân sự hàng đầu cho Ukraine trong cuộc chiến ở Âu Châu. Thủ tướng Anh Rishi Sunak cũng tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ Kyiv “trong chừng mực cần thiết”.
Đáp lại, Dmitry Peskov, thư ký báo chí của Putin, nói với RIA Novosti, hãng thông tấn nhà nước của Nga, đề cập đến nhận xét của Cameron, rằng đó là “một tuyên bố rất nguy hiểm khác”.
“Chúng tôi nhận thấy sự leo thang bằng lời nói như vậy từ phía các đại diện chính thức. Chúng tôi cũng thấy ở cấp độ nguyên thủ quốc gia - khi liên quan đến Pháp và ở cấp độ chuyên gia hơn - khi liên quan đến Vương quốc Anh. Đây là sự leo thang căng thẳng trực tiếp xung quanh cuộc xung đột Ukraine, có khả năng gây nguy hiểm cho an ninh Âu Châu, cho toàn bộ cấu trúc an ninh của Âu Châu”, ông nói thêm.
Trong khi đó, Andriy Sadovyi, thị trưởng thành phố Lviv ở miền Tây Ukraine, nói trên X rằng nhận xét của Cameron về việc sử dụng vũ khí của Anh ở Nga “củng cố hy vọng của chúng tôi”.
6. Kyiv cho biết Nga mất hơn 8.000 quân và gần 80 xe tăng trong một tuần
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Loses Over 8,000 Troops and Nearly 80 Tanks in a Week: Kyiv”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo số liệu từ quân đội Ukraine, Nga đã mất hơn 8.000 binh sĩ và gần 80 xe tăng trong tuần qua, khi một cuộc tấn công mới của Nga đang được tiến hành ở phía đông bắc của đất nước.
Theo thống kê từ quân đội Kyiv, lực lượng Mạc Tư Khoa đã mất 8.030 chiến binh và 79 xe tăng trong 7 ngày qua. Lực lượng vũ trang Kyiv cho biết Nga đã hứng chịu 1.260 thương vong trong ngày qua.
Có sự biến động về số lượng thương vong được báo cáo, thường phù hợp với các trận chiến căng thẳng nhằm giành các khu định cư quan trọng. Theo thống kê của Kyiv, thương vong của người Nga đã tăng vọt trong trận chiến giành thành phố Bakhmut ở phía đông Donetsk vào đầu năm 2023 và trước khi Mạc Tư Khoa nắm quyền kiểm soát thành trì Avdiivka trước đây của Ukraine vào tháng 2 năm nay.
Hôm thứ Sáu, nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết Nga đã “cố gắng mở rộng hoạt động” chống lại lực lượng Ukraine ở phía đông bắc đất nước. Tổng thống cho biết Kyiv đã nhanh chóng gửi quân tiếp viện tới các vị trí ở khu vực Kharkiv, giáp biên giới với Nga.
Trong cuộc xâm lược đầu tiên vào đầu năm 2022, Nga đã tuyên bố chủ quyền các vùng lãnh thổ ở phía đông bắc Ukraine, bao gồm các phần của khu vực Kharkiv. Trong cuộc phản công vào cuối năm đó, Kyiv đã chiếm lại nhiều khu vực do Nga nắm giữ.
Các báo cáo trong những tuần gần đây cho thấy Nga đang chuẩn bị tiến hành một cuộc tấn công có thể xảy ra ở vùng đông bắc Ukraine.
Hôm thứ Bảy, Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ đã chiếm được một loạt thị trấn ở biên giới, bao gồm các khu định cư Borysivka, Ohirtseve và Pletenivka.
“Đối phương đang tích cực tấn công các đơn vị của chúng tôi theo nhiều hướng với mục đích tiến sâu vào lãnh thổ bang chúng tôi”, Tư lệnh quân đội Ukraine, Đại tướng Oleksandr Syrskyi cho biết hôm Chúa Nhật. Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, cho biết hôm thứ Bảy rằng lợi ích ở các làng biên giới ít có ý nghĩa vì thành phố Kharkiv nằm gần lãnh thổ Nga được quốc tế công nhận.
Các quan chức khu vực Kharkiv cho biết các vụ pháo kích và tấn công tăng cường, bao gồm cả ở thành phố biên giới Vovchansk, phía đông bắc thành phố Kharkiv. Đây là thành phố lớn thứ hai của Ukraine và đã hứng chịu gánh nặng từ các cuộc tấn công của Nga trong những tuần gần đây.
Mỹ cho biết “chắc chắn có khả năng” Nga đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn hơn vào Kharkiv, mặc dù các quan chức Ukraine cho rằng Nga có thể không có khả năng duy trì các cuộc tấn công ở phía đông và chiếm Kharkiv.
7. Ngoại trưởng Blinken: Chắc chắn đã có 'những tổn thất do trì hoãn viện trợ cho Ukraine kéo dài hàng nhiều tháng'
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Blinken: No doubt there has been ‘cost in months-long delay’ of aid for Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói với CBS News hôm Chúa Nhật 12 Tháng Năm rằng chắc chắn người Ukraine đã phải trả giá đắt cho “sự chậm trễ kéo dài nhiều tháng trong việc phê duyệt yêu cầu ngân sách bổ sung và gửi thiết bị tới Ukraine”.
Bất chấp những thất bại, Blinken cũng cho biết ông tin rằng Ukraine có thể “giữ phòng tuyến ở phía đông” khi quân đội Nga phát động một chiến dịch tấn công mới nhắm vào tỉnh Kharkiv trước đó vào ngày 10 tháng 5.
“Tôi tin rằng Ukraine có thể giữ vững phòng tuyến ở phía đông một cách hiệu quả,” Blinken nói trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình. “Ukraine có thể tiếp tục phát huy những lợi thế đã đạt được ở Hắc Hải, nơi tàu vận tải Ukraine đã có thể đi qua Hắc Hải nhiều hơn, nuôi sống thế giới như trước khi Nga tái xâm lược Ukraine, cũng như khiến các lực lượng Nga gặp nguy hiểm, kể cả ở Crimea nhằm gây khó khăn hơn cho quân xâm lược trong việc tiếp tục hành động gây hấn này”.
Ông nói thêm: “Chúng tôi đã cung cấp các hệ thống để thực hiện điều đó, nhưng đây là thời điểm đầy thử thách”.
Sau sáu tháng đấu tranh chính trị và trì hoãn, gần đây Mỹ đã thông qua gói viện trợ trị giá 61 tỷ Mỹ Kim được chờ đợi từ lâu, trong đó phần lớn là viện trợ quân sự. Ngày hôm sau, Ngũ Giác Đài tuyên bố sẵn sàng chuyển số vũ khí trị giá 1 tỷ Mỹ Kim từ kho dự trữ của Mỹ tới Kyiv.
Nhưng trong thời gian sáu tháng ngừng tài trợ, Ukraine đã mất thành phố tiền tuyến quan trọng Avdiivka vào tháng 2 trong bối cảnh thiếu đạn dược trầm trọng.
Blinken cho biết họ đang “làm mọi thứ có thể để gấp rút hỗ trợ” cho Ukraine và nói thêm rằng Âu Châu cũng đang làm như vậy.
Ông nói: “Chỉ trong tuần này, chúng tôi đã rút khoảng 400 triệu Mỹ Kim thiết bị quốc phòng cho Ukraine từ nguồn bổ sung.
Trước đó vào ngày 10 Tháng Năm, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phê chuẩn gói viện trợ quốc phòng trị giá 400 triệu Mỹ Kim cho Ukraine, cụ thể là đạn dược cho lực lượng phòng không Patriot và NASAMS, hỏa tiễn phòng không Stinger, hệ thống và đạn dược HIMARS, đạn pháo 155 ly và 105 ly cùng thiết bị hỗ trợ quân sự. tích hợp các bệ phóng, hỏa tiễn và radar của phương Tây với các hệ thống của Ukraine.
“Chúng tôi sẽ không đi đâu cả và hơn 50 quốc gia đang ủng hộ Ukraine cũng vậy. Điều đó sẽ tiếp tục, và nếu Putin nghĩ rằng ông ta có thể tồn tại lâu hơn Ukraine, tồn tại lâu hơn những người ủng hộ nước này. Hắn ta đã sai,” Blinken nói.
8. Truyền thông đưa tin Tổng thống Zelenskiy tới Tây Ban Nha ký thỏa thuận an ninh song phương với Sanchez
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Media: Zelensky to visit Spain to sign bilateral security agreement with Sanchez”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thúy Nga.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đang lên kế hoạch tới Tây Ban Nha trong những ngày tới để ký thỏa thuận an ninh song phương, tờ El Pais đưa tin hôm 13 Tháng Năm, dẫn nguồn tin giấu tên trong chính phủ nước này.
Chuyến thăm của Tổng thống Zelenskiy cho thấy Kyiv không hoảng hốt trước cuộc tấn công của Putin ở phía Bắc Kharkiv. Mọi chuyện vẫn diễn ra như bình thường.
Cho đến nay, hơn 30 quốc gia đã tham gia Tuyên bố chung về hỗ trợ Ukraine của Nhóm G7 (G7). Vương quốc Anh, Đức, Pháp, Đan Mạch, Ý, Canada, Hà Lan, Phần Lan và Latvia đã ký các thỏa thuận song phương với Kyiv.
Ukraine đang chuẩn bị các thỏa thuận an ninh song phương với bảy quốc gia nữa, trong đó có Tây Ban Nha.
Theo các phương tiện truyền thông, Zelenskiy sẽ ký một thỏa thuận với Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tại Madrid trong chuyến thăm của ông. Hai nước đã hoàn tất đàm phán về văn bản của thỏa thuận an ninh song phương vào tuần trước.
Tổng thống Ukraine đã từng đến thăm Tây Ban Nha vào tháng 10 năm 2023 để tham gia Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị Âu Châu lần thứ ba tại Granada.
Các thành viên G7 đã trình bày kế hoạch của họ về các cam kết an ninh lâu dài cho Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius vào đầu tháng 7 năm ngoái.
Theo kế hoạch này, từng quốc gia sẽ cung cấp hỗ trợ song phương để giúp Kyiv đẩy lùi cuộc xâm lược đang diễn ra của Nga và ngăn chặn bất kỳ hành động xâm lược nào trong tương lai.
Các bảo đảm an ninh sẽ đòi hỏi những nghĩa vụ rõ ràng và lâu dài, đồng thời củng cố khả năng của Ukraine trong việc chống lại sự xâm lược của Nga. Các bảo đảm cũng sẽ bao gồm các biện pháp trừng phạt, hỗ trợ tài chính và tái thiết sau chiến tranh.
9. Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ nhận định rằng Putin phát động cuộc tấn công Kharkiv với tình trạng thiếu nhân lực 'nguy hiểm'
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin Launched Kharkiv Offensive With 'Risky' Manpower Shortages: ISW”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo một đánh giá mới, các lực lượng Nga đã phát động một cuộc tấn công “mạo hiểm” vào khu vực Kharkiv phía đông bắc Ukraine vào cuối tuần trước mà không tính đến viện trợ quân sự mới từ Mỹ, khi các quan chức địa phương vội vã di tản hàng ngàn người khỏi khu vực.
Hôm thứ Sáu, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết Nga đã “cố gắng mở rộng hoạt động” chống lại lực lượng của ông và Kyiv đang củng cố các vị trí của mình ở khu vực Kharkiv, giáp biên giới với Nga.
Các quan chức khu vực Kharkiv cho biết các vụ pháo kích và tấn công tăng cường, bao gồm cả ở thành phố biên giới Vovchansk, phía đông bắc thành phố Kharkiv. Tưởng cũng nên biết thêm Kharkiv là thành phố lớn thứ hai của Ukraine và đã bị tấn công dữ dội bởi các cuộc tấn công của Nga trong những tuần gần đây.
Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW hôm Chúa Nhật 12 Tháng Năm, cho biết lực lượng Nga hiện đang tấn công trong khu vực với nguồn lực hạn chế, đồng thời cho biết đây là một “quyết định mạo hiểm” nếu Điện Cẩm Linh và các chỉ huy của họ tin rằng Kyiv có thể bị đe dọa vì điều này và rút các lực lượng thay vì tăng cường sự hiện diện ở phía đông bắc Ukraine.
“Các hoạt động tấn công hạn chế của Nga ở phía bắc Kharkiv cho thấy rằng việc nối lại hỗ trợ an ninh của Mỹ không làm thay đổi tính toán của Putin. Cũng có thể nhà độc tài đã phát động nỗ lực ở Kharkiv mà không đánh giá lại các giả định cơ bản của hoạt động về khả năng viện trợ dành cho Ukraine được nối lại.”
ISW cho biết, cho đến nay, Nga “chỉ đưa một lực lượng với sức mạnh chiến đấu hạn chế vào các hoạt động tấn công trong khu vực”.
Bộ Quốc phòng Ukraine hôm thứ Sáu cho biết Nga đã thả bom dẫn đường xung quanh Vovchansk và đã cố gắng chọc thủng các tuyến phòng thủ bằng xe thiết giáp vào khoảng 5 giờ sáng giờ địa phương. Kyiv cho biết thêm lực lượng dự bị đã được điều tới Kharkiv.
Nga cũng đã dành nhiều tháng để tập trung nỗ lực vào khu vực phía đông Donetsk, dần dần giành được lợi thế ở phía tây các thành phố Bakhmut và Avdiivka mà Ukraine đã chiếm được.
“Tuần này, tình hình ở khu vực Kharkiv đã gia tăng đáng kể”, Tư lệnh quân đội Ukraine, Đại tướng Oleksandr Syrskyi cho biết hôm Chúa Nhật. Tình hình rất khó khăn nhưng Lực lượng phòng vệ Ukraine đang làm mọi cách để duy trì biên giới và các vị trí phòng thủ”.
Các nhà lập pháp Mỹ đã bật đèn xanh cho khoản viện trợ quân sự mới đáng kể cho Ukraine sau nhiều tháng do dự vào cuối tháng trước. Kyiv phụ thuộc rất nhiều vào nguồn viện trợ của phương Tây và Nga đã tấn công vào cơ sở hạ tầng quốc phòng trong nước của Ukraine.
Washington cho biết vào thời điểm đó, viện trợ sẽ bắt đầu tới chiến trường càng sớm càng tốt.
Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Bảy cho biết lực lượng của họ đã giành quyền kiểm soát 5 khu định cư ở khu vực Kharkiv, bao gồm các làng Borysivka, Ohirtseve, Pletenivka nằm ở biên giới với Nga, sau “các hành động tấn công”.
Oleh Syniehubov, nhà lãnh đạo chính quyền khu vực Kharkiv, cho biết hôm Chúa Nhật rằng hơn 4.000 người đã được di tản khỏi khu vực cho đến nay. Ukraine đã và đang thực hiện các hoạt động phản công dọc biên giới, Zelenskiy cho biết hôm thứ Bảy.
ISW cho biết các lực lượng Nga có thể sẽ rút quân dự bị để “tăng cường các hoạt động tấn công đang diễn ra trong khu vực trong những ngày tới”.
“Tuy nhiên, theo tất cả các báo cáo hiện có, lực lượng Nga thiếu nhân lực cần thiết để thực hiện một chiến dịch tấn công quy mô lớn nhằm bao vây, hoặc chiếm giữ thành phố Kharkiv”. ISW cho biết thêm, Mạc Tư Khoa có thể hy vọng sẽ rút nguồn lực của Ukraine ra khỏi các điểm khác trên chiến tuyến cũng như mong muốn tiến gần hơn đến thành phố Kharkiv.
ISW cho biết, Nga có thể sẽ phải đối mặt với “sự phản kháng mạnh mẽ hơn” khi tiến sâu hơn vào Ukraine và hướng tới các khu định cư biên giới lớn hơn, như Vovchansk.
ĐTGM Shevchuk: Nga tái cung hiến các nhà thờ Công Giáo cho Chính thống là một sự phạm thánh
VietCatholic Media
05:56 14/05/2024
1. Tại sao Đức Thánh Cha Phanxicô cầu xin Thánh Stanislaus cho hòa bình ở Ukraine và Israel?
Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư đã kêu gọi sự chuyển cầu của Thánh Stanislaus, vị thánh bảo trợ của Ba Lan, cho hòa bình ở Ukraine và Israel.
Phát biểu với những người hành hương Ba Lan tại Quảng trường Thánh Phêrô ở Vatican, Đức Thánh Cha nói: “Hôm nay các bạn cử hành lễ trọng kính Thánh Stanislaus, giám mục tử đạo, quan thầy của quê hương các bạn”.
“Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết về ngài rằng từ trên trời cao, ngài đã chia sẻ những đau khổ và hy vọng của quốc gia anh chị em, duy trì sự sống còn của quốc gia này, đặc biệt là trong Thế chiến thứ hai”.
Đức Phanxicô cầu nguyện để nhờ sự chuyển cầu của Thánh Stanislaus chúng ta “có được, ngay cả ngày nay, món quà hòa bình ở Âu Châu và trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Ukraine và Trung Đông”.
Ba Lan có liên quan gì đến những cuộc chiến này?
Điều này xảy ra khi các cuộc chiến ở Ukraine và Israel tiếp tục kéo dài và hiện chưa có hồi kết. Với cả hai cuộc chiến tranh đang hoành hành ở những khu vực đông dân cư, dân thường, bao gồm cả trẻ em, đã phải gánh chịu hậu quả của các vụ đánh bom, tấn công bằng máy bay không người lái và nạn đói.
Trong khi đó, người dân Ba Lan đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại viện trợ nhân đạo cho người dân Ukraine cũng như giúp đỡ thức ăn, quần áo và nơi ở cho gần 20 triệu người tị nạn Ukraine đã vượt qua biên giới Ba Lan kể từ khi bắt đầu chiến tranh.
Đức Phanxicô trước đây đã ca ngợi Ba Lan là một tấm gương bác ái trước những thảm kịch vì những nỗ lực của họ nhằm giúp đỡ người dân Ukraine.
“Anh chị em là những người đầu tiên ủng hộ Ukraine, mở cửa biên giới, trái tim và cánh cửa nhà anh chị em cho những người Ukraine chạy trốn chiến tranh”, Đức Thánh Cha nói với những người hành hương Ba Lan trong buổi tiếp kiến năm 2022. “anh chị em đang quảng đại cung cấp cho họ mọi thứ họ cần để sống có phẩm giá, bất chấp tình hình bi thảm hiện tại. Tôi vô cùng biết ơn anh chị em và chúc phúc cho anh chị em!”
Tại sao lại là Thánh Stanislaus?
Ba Lan, một quốc gia nổi tiếng với lòng nhiệt thành tôn giáo (85% theo Công Giáo Rôma), có lòng sùng kính sâu sắc đối với Thánh Stanislaus.
Thánh Stanislaus có tên đầy đủ là Stanislaus Szczepanowski, chào đời gần Krakow vào năm 1030. Sau khi cha mẹ qua đời, Stanislaus đã bố thí tài sản của mình cho người nghèo và trở thành linh mục.
Là một linh mục và sau đó là giám mục của Krakow, Stanislaus được biết đến như một nhà thuyết giáo mạnh mẽ chống lại sự vô đạo đức ở mọi tầng lớp trong xã hội. Ngài là người sớm truyền bá đức tin ở Ba Lan, khuyến khích Vua Ba Lan Boleslaus thành lập thêm tu viện trên khắp đất nước.
Cuối cùng, ngài phải gánh chịu cơn thịnh nộ của Vua Boleslaus vì đã lên tiếng chống lại sự vô đạo đức tình dục và sự tàn ác đối với người dân của nhà vua. Tức giận, nhà vua được cho là đã đích thân giết Stanislaus, đánh gục ngài khi ngài đang cử hành Thánh lễ. Stanislaus được tuyên bố là vị tử đạo và được phong thánh vào năm 1253, trở thành người Ba Lan gốc bản địa đầu tiên được phong thánh.
Trước khi trở thành giáo hoàng, Đức Tổng Giám Mục Karol Wojtyla lúc bấy giờ đã đảm nhận “Tòa nhà Stanislaus” với tư cách là nhà lãnh đạo Tổng Giáo phận Krakow. Thánh Gioan Phaolô II thường ca ngợi Thánh Stanislaus và ca ngợi ngài là “nhà vô địch của tự do đích thực” và là vị thánh cho “thời kỳ hỗn loạn”.
Đức Gioan Phaolô II nói: “Có một mối liên kết thiêng liêng sâu sắc giữa hình ảnh vị quan thầy bảo trợ vĩ đại này của Ba Lan và vô số các vị thánh và chân phước, những người đã đóng góp to lớn vào sự tốt lành và thánh thiện trong lịch sử quê hương chúng ta”.
Trong một lá thư gửi người dân Tổng Giáo phận Krakow nhân kỷ niệm 750 năm phong thánh cho Thánh Stanislaus, Đức Gioan Phaolô II nói: “Vào buổi bình minh của lịch sử chúng ta, Thiên Chúa, Cha của các dân tộc và các quốc gia, đã cho chúng ta thấy qua vị thánh bảo trợ này rằng trật tự luân lý, tôn trọng luật Chúa và các quyền công bằng của mỗi người là điều kiện cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của mọi xã hội.”
Ngày nay, Thánh Stanislaus tiếp tục là nguồn cảm hứng cho lòng dũng cảm trong việc theo đuổi nhân quyền và phục vụ Thiên Chúa. Nơi chôn cất của ngài, trong Vương cung thánh đường Saint Stanislaus và Saint Wenceslaus ở Krakow, là một địa điểm hành hương nổi tiếng và là biểu tượng của bản sắc Ba Lan.
Source:Catholic News Agency
2. Đức Tổng Giám Mục Shevchuk nhận định rằng việc Nga tái cung hiến các nhà thờ Công Giáo cho Chính thống là một 'sự phạm thánh'
Nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine đã tố cáo việc Nga chiếm giữ một nhà thờ Công Giáo ở vùng Kherson của Ukraine, gọi việc tái cung hiến nhà thờ này cho Giáo hội Chính thống Nga là một “sự phạm thánh”.
Nhà thờ Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, nằm ở làng Oleksandrivka trong vùng Kherson bị tạm chiếm, đã bị chiếm và gia nhập vào Giáo Hội Chính thống Nga trong Tuần Thánh theo lịch Giuliô, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk cho biết trong bài giảng ngày 9 tháng 5 tại Nhà thờ Phục Sinh ở Kyiv.
Đức Tổng Giám Mục nói rằng những hình ảnh của nhà thờ bị tịch thu – tôn vinh vai trò của tổng lãnh thiên thần với tư cách là người lãnh đạo thiên binh – gợi lên “những lời của tiên tri Ê-li, người đã kêu lên Chúa rằng: “bàn thờ bị phá huỷ, các ngôn sứ của Ngài bị sát hại bằng gươm. Chỉ sót lại một mình con mà họ đang lùng bắt để lấy mạng” (1 Vua 19:14).
Việc xây dựng nhà thờ bắt đầu vào năm 2017, khoảng 11 năm sau khi giáo xứ Chính thống giáo trước đây chính thức được tiếp nhận vào Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine.
Vụ bắt giữ này là một phần trong chiến dịch thường xuyên của Nga nhằm đàn áp Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine, gọi tắt là UGCC, cùng với Công Giáo nói chung và các tôn giáo khác, tại các khu vực bị tạm chiếm của Ukraine.
Vào tháng 12 năm 2022, Yevgeny Balitsky, tên phản bội, được Putin bổ nhiệm làm thống đốc vùng Zaporizhzhia bị tạm chiếm, đã cấm UGCC, Hội Hiệp sĩ Columbus và Caritas, tổ chức nhân đạo chính thức của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ, tố cáo tất cả họ là đặc vụ của tình báo phương Tây.
Viện Tự do Tôn giáo, gọi tắt là IRF, có trụ sở tại Kyiv báo cáo ngày 23 tháng 3 rằng kể từ đầu năm, các chiến binh Nga tự xưng là “Cossacks” đã chiếm giữ các nhà thờ UGCC và tài sản lân cận ở khu vực Donetsk của Ukraine, đồng thời cấm “các tín hữu của Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine vào các nhà thờ để cầu nguyện và thờ phượng.”
IRF cho biết các quan chức xâm lược của Nga ở Donetsk cho đến nay vẫn chưa đáp ứng các yêu cầu khôi phục quyền tiếp cận, khiến người Công Giáo Đông Phương “bị tước đi cơ hội đến thăm nhà thờ của họ và thực hiện các nghi lễ thiêng liêng”.
IRF lưu ý rằng các linh mục từng phục vụ các nhà thờ bị niêm phong “đã bị trục xuất khỏi các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm”.
Theo một nhà hoạt động nhân quyền, ở phía nam vùng Donetsk của Ukraine, hai linh mục Công Giáo Đông Phương người Ukraine đã bị bắt giữ tại nhà thờ của các ngài ở Berdiansk vào tháng 11 năm 2022. Các nhà thờ này đã được chuyển giao bất hợp pháp sang Chính thống Nga.
Theo Yevhen Zakharov thuộc Nhóm Bảo vệ Nhân quyền Kharkiv, Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Ivan Levitsky có thể đang bị giam trong một nhà tù điều tra ở vùng Rostov của Nga.
Cha Bohdan Geleta, người bạn Dòng Chúa Cứu Thế của Cha Levitsky, người đã phục vụ cùng cha tại Nhà thờ Giáng Sinh Mẹ Chí Thánh ở Berdiansk, được cho là bị giam giữ trong một nhà tù điều tra riêng biệt ở Crimea bị Nga tạm chiếm. Cha Geleta được biết là mắc bệnh tiểu đường cấp tính.
Ngay sau khi Cha Levitsky và Cha Geleta bị bắt, Đức Tổng Giám Mục Shevchuk, nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine, cho biết ngài đã nhận được “tin buồn rằng các linh mục của chúng tôi đang bị tra tấn không thương tiếc”. Đức Tổng Giám Mục đã liên tục kháng cáo để trả tự do cho các ngài.
Cả hai linh mục đã từ chối rời xa giáo dân của mình sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào tháng 2 năm 2022.
Hai báo cáo chung của Viện New Lines và Trung tâm Nhân quyền Raoul Wallenberg đã xác định cuộc xâm lược của Nga cấu thành tội diệt chủng, trong đó Ukraine báo cáo hơn 131.325 tội ác chiến tranh do Nga gây ra ở Ukraine kể từ tháng 2 năm 2022.
Chuyên gia lịch sử Nga Mark Elliott thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Washington cho biết trong hai năm qua, các lực lượng Nga “đã chịu trách nhiệm gây thiệt hại hoặc phá hủy ít nhất 660 nhà thờ và các công trình tôn giáo khác, trong đó có ít nhất 206 nhà thờ của người Tin lành”.
“Tình trạng thiếu tự do tôn giáo ở Nga hiện đang lan rộng sang Ukraine”, Đức Tổng Giám Mục Borys A. Gudziak thuộc Tổng giáo phận Công Giáo Ukraine ở Philadelphia cho biết trong buổi thuyết trình của CSIS.
Ngài cho biết: “Ở Nga, các tổ chức tôn giáo có thể hoạt động nếu họ ủng hộ Putin và chính phủ”. “Tại các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm, những ai không tích cực ủng hộ chế độ xâm lược sẽ bị tiêu diệt.”
Source:National Catholic Register
3. Vị linh mục cải đạo sang Công Giáo từ Do Thái Giáo hô hào chống chủ nghĩa bài Do Thái và bảo vệ quyền của người Palestine
Trong bài “Chủ nghĩa bài Do Thái và Palestine”, một bài tiểu luận dài trên tờ báo Vatican, Cha David Neuhaus, Dòng Tên đã truy tìm lịch sử của chủ nghĩa bài Do Thái và lập luận rằng chủ nghĩa bài Do Thái đã là một “thảm họa đối với người Palestine”.
Vị linh mục, một người cải đạo từ Do Thái giáo và là cựu đại diện cho những người Công Giáo nói tiếng Do Thái tại Tòa Thượng Phụ Latinh ở Giêrusalem, lập luận rằng chủ nghĩa bài Do Thái đã góp phần vào phong trào Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái
Giống như biến cố diệt chủng người Do Thái thời Quốc Xã thường được gọi là Shoah, đã định nghĩa ý thức về bản sắc của người Do Thái, Nakba, hay sự buộc người Palestine phải rời bỏ nhà cửa của họ, là một thời điểm quyết định trong bản sắc của người Palestine.
“Trong khi chiến thắng của quân Đồng minh và sự tiêu diệt chính phủ Đức Quốc xã đã chấm dứt Shoah, thì Nakba vẫn chưa kết thúc và cuộc sống của người Palestine vẫn tiếp tục dưới cái bóng của nó: lưu vong, bị xâm lược và phân biệt đối xử.”
Than thở về cả “chủ nghĩa cực đoan theo chủ nghĩa Do Thái chống Ả Rập và chủ nghĩa bài Do Thái cực đoan của người Ả Rập”, Cha Neuhaus viết rằng “những người đấu tranh chống lại chủ nghĩa bài Do Thái, những người bảo vệ quyền của người Palestine và những người thúc đẩy tầm nhìn về một xã hội dựa trên Israel/Palestine” về công lý, hòa bình, tự do và bình đẳng phải là đồng minh trong việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn chứ không phải là đối phương của nhau.”
Source:osservatoreromano.va
Giữa các tin đồn đảo chánh: Trung Tướng Kuznetsov bị bắt, Putin vẫn sang Tầu. Thêm SU-25 bị bắn hạ
VietCatholic Media
13:03 14/05/2024
1. Truyền thông Nga cho biết Trung Tướng Yury Kuznetsov lãnh đạo nhân sự Bộ Quốc phòng Nga đã bị bắt giữ
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian media: Russian Defense Ministry personnel chief Kuznetsov detained”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Hãng thông tấn nhà nước TASS đưa tin, Trung tướng Yury Kuznetsov, nhà lãnh đạo cơ quan nhân sự của Bộ Quốc phòng Nga, đã bị bắt giữ hôm 13 Tháng Năm vì cáo buộc hình sự.
Bản chất chính xác của cáo buộc vẫn chưa được tiết lộ, TASS viết. Cuộc điều tra được cho là đang được thực hiện bởi Cục điều tra quân sự của Ủy ban điều tra Nga.
Tin tức này chỉ là trường hợp mới nhất làm rung chuyển bộ máy quân sự và an ninh của Nga.
Theo nguồn tin của TASS, nhà chức trách Nga đã tiến hành khám xét nơi làm việc và nhà của Kuznetsov.
Từ năm 2010 đến năm 2023, Kuznetsov giữ chức vụ đứng đầu Tổng cục 8 của Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga, chịu trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước.
Viên Trung Tướng đã giữ chức vụ lãnh đạo phòng nhân sự Bộ Quốc phòng từ tháng 5/2023.
Vào tháng 4, cựu Thứ trưởng Quốc phòng Timur Ivanov đã bị bắt giữ vì nghi ngờ hối lộ, và Sergei Shoigu bị cách chức Bộ trưởng Quốc phòng và được bổ nhiệm làm Thư Ký Hội đồng An ninh Quốc gia Nga vào ngày 13 tháng 5, thay thế Nikolai Patrushev.
2. Ukraine bắn hạ máy bay Nga thứ hai trong ngày qua
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng Thứ Ba, 14 Tháng Năm, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết Lữ đoàn cơ giới độc lập số 110 của Ukraine đã bắn hạ một chiến đấu cơ Su-25 khác của Nga, vào hôm Thứ Hai, 13 Tháng Năm.
Trong cuộc họp báo trước đó, ông cho biết Lữ đoàn cơ giới 47 đã bắn rơi một trực thăng tấn công Ka-52 Alligator của Nga vào buổi trưa Thứ Hai, 13 Tháng Năm.
Như thế, trong vòng vài tiếng đồng hồ của ngày Thứ Hai, 13 Tháng Năm, 2 chiếc máy bay của Nga đã bị bắn hạ trong khu vực gần thị trấn Avdiivka.
Chuẩn tướng Oleksii Hromov ca ngợi Lữ đoàn cơ giới độc lập số 110 đã bắn rơi ba máy bay Nga trong hai tuần qua, bao gồm 2 chiếc Su-25 khác vào ngày 4 và 11 Tháng Năm, và Su-25 mới nhất vào ngày 13 Tháng Năm.
Su-25 được sử dụng để hỗ trợ trên không cho quân đội Nga trên mặt đất, giúp họ thực hiện các cuộc tấn công dữ dội ở nhiều khu vực của mặt trận phía đông, bao trùm phần lớn tỉnh Donetsk.
Theo Bộ Tổng tham mưu Ukraine, tổng thiệt hại của Nga trong cuộc chiến tổng lực lên tới khoảng 677 máy bay, trong đó có 351 máy bay và 326 trực thăng.
3. Putin thăm Trung Quốc trong hai ngày 16 và 17 Tháng Năm, gặp Tập Cận Bình
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin to visit China on May 16-17, meet Xi”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Yến.
Putin sẽ thăm Trung Quốc trong 2 ngày 16 và 17 Tháng Năm để hội đàm với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết như trên.
Đây sẽ là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Putin kể từ khi ông nhậm chức nhiệm kỳ thứ 5 sau cuộc bầu cử tháng 3, vốn bị nhiều người coi là đầy gian lận.
Tuyên bố của Điện Cẩm Linh cho biết Tập và Putin có kế hoạch thảo luận một loạt vấn đề liên quan đến quan hệ đối tác song phương và tương tác chiến lược, đồng thời xác định các lĩnh vực quan trọng để hợp tác trong tương lai.
Hai nhà lãnh đạo dự kiến sẽ ký tuyên bố chung và một số văn kiện song phương.
Putin cũng sẽ gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và thăm thành phố Cáp Nhĩ Tân để tham dự lễ khai mạc EXPO Nga-Trung lần thứ 8 và Diễn đàn Nga-Trung về hợp tác liên khu vực lần thứ 4.
Putin trước đó đã đến thăm Trung Quốc vào tháng 10 năm ngoái để tham dự Diễn đàn Vành đai và Con đường ở Bắc Kinh.
Trung Quốc chính thức tuyên bố mình là một bên trung lập trong cuộc chiến toàn diện của Nga ở Ukraine, nhưng Washington vẫn tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự hỗ trợ của Bắc Kinh đối với ngành công nghiệp quốc phòng của Mạc Tư Khoa.
Bắc Kinh cũng đã trở thành huyết mạch kinh tế của Nga trong bối cảnh phương Tây thắt chặt các lệnh trừng phạt đối với Mạc Tư Khoa nhằm đáp trả việc Ukraine xâm lược.
4. Chiến tranh Ukraine mới nhất: Quân Nga tiến sâu hơn vào tỉnh Kharkiv; Gần 6.000 người di tản khỏi khu vực
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine war latest: Russian troops push further in Kharkiv Oblast; nearly 6,000 people evacuated from region”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Ít nhất 5.900 người đã được di tản khỏi Kharkiv kể từ khi lực lượng Nga tiến hành một cuộc tấn công mới trong khu vực, Thống đốc Oleh Syniehubov cho biết trong cuộc họp báo ở Kharkiv hôm Thứ Ba, 14 Tháng Năm. Quân đội Nga được tin là đã bắn vào các phương tiện di chuyển của người dân Ukraine đang tìm cách thoát khỏi vùng chiến sự.
Quân đội Nga phát động làn sóng tấn công mới vào ngày 10 Tháng Năm, chủ yếu tập trung vào các khu định cư biên giới ở tỉnh Kharkiv.
Syniehubov trước đó đưa tin rằng chính quyền Ukraine đã lên kế hoạch di tản khoảng 1.600 cư dân trong ngày.
Có tới 200 người vẫn còn ở thành phố Vovchansk, nơi đã trở thành mục tiêu chính của quân đội Nga trong những ngày gần đây do nằm gần biên giới chung của hai nước.
Syniehubov cho biết giao tranh đô thị đang diễn ra ở vùng ngoại ô phía bắc Vovchansk, một nhà báo ở Kyiv Independent đưa tin.
Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine trước đó cho biết Nga đã “thành công về mặt chiến thuật” trong trận chiến giành thành phố.
Vovchansk, nơi có dân số gần 17.000 người trước cuộc xâm lược toàn diện, đã bị Nga xâm lược vào tháng 2 năm 2022. Thị trấn được giải phóng vào ngày 11 tháng 9 năm 2022, trong cuộc phản công thành công của Ukraine ở tỉnh Kharkiv.
Theo chính quyền, các công sự trong khu vực đã được xây dựng và củng cố sau khi thị trấn được giải phóng, “nhưng tình hình đã và đang vô cùng khó khăn” do Vovchansk nằm gần biên giới Nga và phải hứng chịu các cuộc pháo kích liên tục.
5. Zelenskiy nói với Blinken: Ukraine cần 2 Patriots để bảo vệ Kharkiv
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã gặp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong chuyến thăm Kyiv vào ngày 14 Tháng Năm.
Tổng thống cảm ơn Blinken vì “gói viện trợ quan trọng” của Mỹ đã được Quốc hội thông qua vào tháng 4, BBC đưa tin.
Zelenskiy nói: “Người Ukraine đánh giá cao điều này đối với người Mỹ.
Nhà lãnh đạo nhà nước Ukraine nói rằng quân phòng thủ Ukraine đã trải qua một “giai đoạn khó khăn” ở phía đông đất nước.
Tổng thống nhấn mạnh rằng Kyiv hy vọng sẽ thấy sự hỗ trợ của Mỹ đến càng sớm càng tốt, Ukrinform đưa tin.
Zelenskiy cũng nhấn mạnh sự cần thiết của hệ thống phòng không, đồng thời cho rằng cần có hai hệ thống phòng không Patriot để bảo vệ tỉnh Kharkiv và thành phố Kharkiv.
Các lực lượng Nga đã tăng cường các cuộc tấn công trên không nhằm vào khu vực đông bắc và vào ngày 10 tháng 5, họ đã tiến hành các cuộc tấn công mới trên bộ ở phía bắc tỉnh Kharkiv.
6. Scholz kêu gọi Âu Châu tăng cường viện trợ cho Ukraine
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Scholz Urges Europe to Boost Aid to Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Yến.
Hôm thứ Ba, 14 Tháng Năm, Thủ tướng Đức Olaf Scholz kêu gọi Âu Châu tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, đặc biệt là các hệ thống phòng không, khi Kyiv đang nỗ lực đẩy lùi cuộc tấn công khốc liệt của Nga ở phía đông bắc.
Hôm thứ Hai Nga đã tấn công hơn 30 thị trấn và làng mạc ở khu vực Kharkiv phía đông bắc Ukraine sau khi phát động một cuộc tấn công bất ngờ trên bộ qua biên giới vào tuần trước, khi Kyiv phải vật lộn với sự chậm trễ của viện trợ phương Tây.
Đức tuyên bố sẽ gửi hệ thống phòng không Patriot thứ ba tới Ukraine vào tháng Tư - một quyết định mà Scholz cho là khó khăn vì họ không có nhiều hệ thống.
“Tuy nhiên, điều quan trọng là phải làm được điều đó và chúng tôi hy vọng rằng một số nước Âu Châu khác có thể làm theo”, ông nói trong hội nghị thượng đỉnh về an ninh và cạnh tranh ở Thụy Điển với thủ tướng của 5 quốc gia Bắc Âu.
Ukraine cần “rất nhiều đạn dược, xe tăng pháo và phòng không, đặc biệt là hệ thống Patriot và Iris-T từ Đức, những thứ sẽ hữu ích nhất”, Scholz nói.
“ Chúng tôi sẽ hỗ trợ Ukraine chừng nào còn cần thiết”.
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen, quốc gia cũng là nhà tài trợ lớn cho Ukraine, đã lặp lại lời kêu gọi của Scholz.
“Lý do chính dẫn đến tổn thất ở Ukraine hiện nay là do thiếu hệ thống phòng không và chúng ta có hệ thống phòng không. Vì vậy, nếu chúng ta chỉ có một điều ước... thì đó là cung cấp hệ thống phòng không càng nhanh càng tốt”, cô nói.
“Chúng ta phải tăng tốc, chúng ta phải mở rộng quy mô trong ngắn hạn.”
Ukraine “không thể tự mình giành chiến thắng... họ phải làm điều đó với thiết bị của chúng ta”.
Quân đội Ukraine thừa nhận Nga đã “đạt được thành công về mặt chiến thuật” sau khi phát động cuộc tấn công trên bộ hôm thứ Sáu khiến gần 6.000 người phải di tản.
Các nước Bắc Âu và Đức là một trong những nhà tài trợ lớn nhất cho Ukraine kể từ cuộc xâm lược của Nga vào tháng 2 năm 2022.
Theo Viện Kiel, Berlin là nhà tài trợ lớn thứ hai thế giới cho Ukraine, cho đến nay đã tài trợ 14,5 tỷ euro.
Chính phủ Thụy Điển cho biết, tại bữa tối hôm thứ Hai, Scholz và những người đồng cấp Bắc Âu sẽ thảo luận về việc tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine.
Đầu ngày thứ Hai, Scholz và những người đồng cấp Bắc Âu đã đến thăm trụ sở ở Stockholm của gã khổng lồ viễn thông Ericsson, nơi họ thảo luận về các vấn đề chính sách an ninh như các mối đe dọa lai, sự chuẩn bị dân sự và công nghệ mới.
Vào thứ Ba, Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson và Scholz dự kiến sẽ tổ chức các cuộc đàm phán song phương và thăm Quỹ Norrsken, tổ chức hỗ trợ các công ty tăng trưởng trẻ đang hoạt động trong quá trình chuyển đổi xanh và kỹ thuật số.
Sau đó, hai nhà lãnh đạo sẽ ký kết “quan hệ đối tác đổi mới chiến lược” giữa Đức và Thụy Điển
7. Video cho thấy Ukraine cho nổ tung 10 xe Nga chỉ trong một cuộc tấn công
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Video Shows Ukraine Blow Up 10 Russian Vehicles in Single Strike”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một đoạn video đăng tải hôm thứ Hai trên mạng xã hội cho thấy quân đội Ukraine phá hủy 10 xe quân sự của Nga chỉ trong một cuộc tấn công.
Đoạn video được Lữ đoàn cơ giới biệt động số 63 đăng tải trên Telegram. Được biết, 5 chiếc xe chiến đấu bộ binh BMP-1 của Nga cùng với 5 xe tăng đã bị đốt cháy trong cuộc tấn công. Lữ đoàn 63 cho biết có ít nhất một phương tiện là xe tăng chiến đấu T-90M của Nga.
Nỗ lực phòng thủ của Ukraine được cho là đã diễn ra gần Terni ở khu vực Donetsk ở miền đông Ukraine. Lữ đoàn 63 cho biết họ đã phá hủy các phương tiện này “với sự hỗ trợ của pháo binh và máy bay không người lái”.
“Lữ đoàn 63 đã phá hủy cùng lúc 10 đơn vị thiết bị của Nga với sự hỗ trợ của các đơn vị trực thuộc và đồng đội từ Lữ đoàn 60”, bài đăng trên Telegram được cơ quan truyền thông Ukraine Ukrainska Pravda dịch. “Kết quả của những cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và pháo binh cực kỳ chính xác là 5 xe tăng và 5 xe chiến đấu bộ binh cố gắng tấn công các vị trí của chúng tôi đã bị đốt cháy.”
Hôm thứ Hai, số liệu do quân đội Ukraine công bố cho thấy tỷ lệ thương vong hàng ngày lớn nhất của Nga kể từ khi bắt đầu chiến tranh, ghi nhận hơn 1.740 trường hợp thương vong của lính Nga trong 24 giờ trước đó. Theo thống kê của Kyiv, Nga cũng mất 31 xe tăng và 42 xe thiết giáp trong ngày qua.
Phần lớn nỗ lực của Mạc Tư Khoa trong những tháng gần đây đều tập trung vào phía đông đất nước, nhưng hôm thứ Sáu, Ukraine cho biết Nga đã phát động một chiến dịch mới nhằm vào khu vực Kharkiv phía đông bắc Ukraine.
Kyiv cho biết họ đang gửi thêm nguồn lực tới khu vực biên giới. Hôm thứ Bảy, Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ đã chiếm được một loạt thị trấn ở biên giới. Các quan chức Ukraine cho biết, pháo kích của Nga tập trung vào thành phố biên giới Vovchansk và khoảng 6.000 cư dân khu vực Kharkiv đã được di tản.
Biên giới phía bắc của khu vực Kharkiv là khu vực giao tranh “khó khăn nhất”, Thống đốc khu vực Oleh Syniehubov cho biết hôm Chúa Nhật.
8. ISW nhận định rằng cuộc cải tổ của Putin bộc lộ 'mối quan ngại nghiêm trọng' về chi phí chiến tranh ngày càng tăng
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin's Reshuffle Betrays 'Serious Concerns' over Rising Cost of War: ISW”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Cuộc cải tổ cao cấp mới nhất của Tổng thống Vladimir Putin có thể phản ánh mối lo ngại của Điện Cẩm Linh rằng cuộc chiến toàn diện ở Ukraine đang diễn ra không đúng theo kế hoạch ban đầu, với thương vong và chi phí tăng vọt để đổi lấy những thành công ít ỏi trên chiến trường.
Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, hôm Thứ Hai, 13 Tháng Năm, cho biết quyết định của Putin thay thế Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu bằng nhà kinh tế Alexei Belousov cho thấy nhà lãnh đạo Nga “có những lo ngại nghiêm trọng về mức độ tham nhũng và lạm dụng ngân sách trong quân đội Nga. xung đột giữa quân đội và cơ sở công nghiệp quốc phòng Nga, cũng như sự kém hiệu quả của Bộ Quốc phòng Nga nói chung.”
Shoigu—người sắp được chuyển sang làm nhà lãnh đạo hội đồng an ninh quốc gia đầy quyền lực của Nga—đã phải đối mặt với những lời chỉ trích liên tục về những thất bại của quân đội ở Ukraine.
Được bổ nhiệm làm lãnh đạo Bộ vào năm 2012, Shoigu được cho là đã thành công trong việc hiện đại hóa quân đội Nga. Việc nhanh chóng chiếm giữ Crimea từ Ukraine vào năm 2014 dường như đã nhấn mạnh câu chuyện này và thúc đẩy sự nổi tiếng cũng như ảnh hưởng chính trị của Shoigu.
Nhưng cuộc xâm lược Ukraine thảm khốc của Nga nhanh chóng bộc lộ rằng Shoigu đã thất bại trong việc giải quyết tình trạng tham nhũng có hệ thống và sự kém cỏi đã lan rộng từ lâu trong cốt lõi của cơ sở quân sự. Vụ bắt giữ cấp phó Timur Ivanov vào tháng trước vì tội tham nhũng dường như là dấu hiệu cho thấy thời kỳ Shoigu sắp kết thúc.
Cuộc cải tổ của Putin cho thấy ông đang tăng gấp đôi nền kinh tế thời chiến của mình. ISW viết, việc bổ nhiệm Belousov “là một bước phát triển đáng kể trong nỗ lực của Putin nhằm đặt ra các điều kiện kinh tế đầy đủ cho một cuộc chiến kéo dài”.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov giải thích việc bổ nhiệm này dưới góc độ kinh tế. Peskov nói: “Ngày nay trên chiến trường, người chiến thắng là người cởi mở hơn với sự đổi mới. Vì vậy, điều tự nhiên là ở giai đoạn hiện tại, tổng thống đã quyết định rằng Bộ Quốc phòng Nga nên do một chính trị gia dân sự lãnh đạo.”
Peskov nói thêm: “Điều rất quan trọng là phải phù hợp với nền kinh tế của khối an ninh với nền kinh tế của đất nước”.
Được tôn trọng như một nhà kinh tế và được biết đến như một chính trị gia thực dụng, Belousov có thể được kỳ vọng sẽ có đường lối “rất chuyên nghiệp” với vai trò mới của mình, Oleg Ignatov - nhà phân tích cao cấp của Crisis Group về Nga - nói với Newsweek. “Ông ta là một chính trị gia và ông ta rất thẳng thắn, không ngại xung đột với nhiều người. Ông ta không thích che giấu sự thật. Ông ta có thể giải quyết vấn đề.”
Ignatov nói: “Theo quan điểm của Putin, đây là một sự bổ nhiệm rất tốt”. Không giống như Shoigu và hầu hết các quan chức hàng đầu khác, Belousov không có cơ sở quyền lực của riêng mình. “Ông ấy độc lập và trung thành hoàn toàn với Putin,” Ignatov nói, và có khả năng sẽ cho phép các tướng Nga tiến hành cuộc chiến thay vì can thiệp từ trên cao như người tiền nhiệm của ông.
“Ông ấy có tầm nhìn riêng của mình,” Ignatov nói thêm, mô tả Belousov là “rất chống phương Tây” và tin tưởng mạnh mẽ “rằng nhà nước nên đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nga”. Ignatov cho biết, được coi là “rất diều hâu” và không tham nhũng, tân bộ trưởng có thể sẽ phát động một chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn.
Belousov dự kiến sẽ cải thiện sự giám sát trong Bộ Quốc phòng đang bị bao vây và hợp tác khéo léo với cơ sở công nghiệp quốc phòng cần thiết để giành chiến thắng trong cuộc chiến.
Nhưng nhà phân tích người Nga và giáo sư kinh tế tại Đại học Chicago, Konstantin Sonin, đã viết rằng cuộc cải tổ cho thấy cuộc chiến “không diễn ra theo kế hoạch của Putin, nhưng ông ấy sẽ không ngừng luân chuyển cùng một nhóm nhỏ những người trung thành”.
9. Bộ Tổng tham mưu: Quân Ukraine 'đổi vị trí' gần làng Lukiantsi ở tỉnh Kharkiv
Quân đội Ukraine “thay đổi vị trí” gần làng Lukiantsi ở tỉnh Kharkiv “để cứu mạng” binh sĩ của mình, Bộ Tổng tham mưu Ukraine đưa tin hôm 14 Tháng Năm.
Bộ Tổng tham mưu cho biết quyết định này được đưa ra do hỏa lực dữ dội của Nga và việc bắn phá các vị trí của Ukraine, đồng thời nói thêm rằng “cuộc giao tranh vẫn đang tiếp diễn”.
Nga đã phát động một cuộc tấn công mới ở Kharkiv vào ngày 10 tháng 5. Lukiantsi nằm cách biên giới quốc gia Ukraine-Nga cũng như thành phố Vovchansk gần 5 km, nơi đã trở thành mục tiêu chính của quân đội Nga trong những ngày gần đây..
Quân đội báo cáo rằng Nga đã “thành công một phần” gần Lukantsi vào ngày 13 tháng 5. Theo dịch vụ giám sát DeepState có nguồn gốc từ cộng đồng chuyên theo dõi những thay đổi trên chiến tuyến, lực lượng Nga đã vào được bên trong thị trấn.
10. Cuộc bầu cử tổng thống Lithuania sắp diễn ra vòng hai, tổng thống đương nhiệm dẫn trước
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Lithuanian presidential election to go to runoff, incumbent president ahead”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thúy Nga.
Cuộc bầu cử tổng thống Lithuania dự kiến sẽ diễn ra vòng hai vào cuối tháng này vì không có ứng cử viên nào giành được đa số phiếu vào ngày 12 tháng 5, trong một cuộc đua tập trung nhiều vào vai trò của nước này là láng giềng NATO của Nga.
Tổng thống đương nhiệm Gitanas Nauseda đứng đầu trong vòng bỏ phiếu đầu tiên với 44,2% phiếu bầu, vượt xa đối thủ cạnh tranh là Thủ tướng đương nhiệm Ingrida Simonyte chỉ được 19,7%.
Trong suốt chiến dịch tranh cử, các ứng cử viên tập trung chủ yếu vào các chính sách an ninh trong tương lai nhằm đối phó với sự xâm lược của Nga trong khu vực. Tất cả các ứng cử viên chính đều đồng thanh rằng NATO và các nước thành viên Liên Hiệp Âu Châu nên tăng cường chi tiêu quốc phòng để hỗ trợ Ukraine.
Nausea, 59 tuổi, tổng thống theo chủ nghĩa dân túy của đất nước đã giữ vai trò hàng đầu kể từ năm 2019. Trong khi Simonyte, 49 tuổi, một người bảo thủ tài chính với quan điểm tự do về các vấn đề xã hội, đã giữ chức thủ tướng từ năm 2020. Hai người trước đây đã đối đầu với nhau trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2019 mà Nausea đã giành chiến thắng.
Lithuania vẫn là một trong những quốc gia ủng hộ Ukraine hàng đầu trên toàn cầu xét về tỷ trọng trong GDP, với viện trợ song phương cho Ukraine đạt 1,5% GDP. Ngoài ra, phần hỗ trợ của Liên Hiệp Âu Châu của Lithuania dành cho Ukraine chiếm thêm 0,5% GDP của đất nước.
Đầu năm nay, Lithuania đã cam kết gói hỗ trợ dài hạn 200 triệu euro (khoảng 215 triệu Mỹ Kim) cho Kyiv.
Nhiều người Lithuania lo ngại rằng nếu Nga thành công ở Ukraine, thì Lithuania - được bao quanh bởi Belarus và vùng ngoại ô Kaliningrad của Nga - có thể trở thành mục tiêu tấn công tiếp theo của Nga. Theo một cuộc thăm dò gần đây, bảy trong số mười người dân Lithuania nói rằng họ tin rằng Nga là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của đất nước họ.
Tổng thống Lithuania đóng vai trò là tư lệnh tối cao của lực lượng vũ trang đất nước, đồng thời giám sát chính sách đối ngoại và an ninh.
Tám ứng cử viên tranh cử tổng thống. Ignas Vegele, một luật sư nổi tiếng và nhà hoạt động cánh hữu, người từng chỉ trích gay gắt chính phủ về cách giải quyết đại dịch COVID-19, đứng thứ ba với 12,3% ủng hộ, tiếp theo là cựu chính trị gia cánh hữu Remigijus Zemaitaitis với 9,2%.
Cuộc bầu cử vòng hai giữa Nausea và Simonyte dự kiến diễn ra vào ngày 26 tháng 5, trong bối cảnh nhiều người tin rằng Tổng thống đương nhiệm sẽ tái đắc cử.
11. Financial Times cho biết Moldova, Liên Hiệp Âu Châu sẽ ký hiệp định an ninh
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Financial Times: Moldova, EU to sign security pact”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Tờ Financial Times ngày 14 Tháng Năm đưa tin Moldova và Liên Hiệp Âu Châu dự định ký một thỏa thuận an ninh trong tuần tới, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, chống lại các mối đe dọa mạng và can thiệp của nước ngoài.
Mối quan hệ giữa Chisinau và Mạc Tư Khoa đã trở nên xấu đi kể từ khi Putin bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, với lo ngại rằng sự xâm lược của Nga có thể tràn qua Transnistria, một lãnh thổ của Moldova, nơi quân đội Nga đã đóng quân từ đầu những năm 1990.
Chisinau cũng đã tiến gần hơn đến Âu Châu trong bối cảnh nhiều lần cảnh báo rằng Điện Cẩm Linh đang cố gắng thực hiện một chiến dịch gây bất ổn.
Moldova và Pháp đã ký một thỏa thuận quốc phòng song phương vào tháng 3, vài ngày sau khi cơ quan tình báo Moldova cảnh báo rằng Nga sẽ tìm cách gây bất ổn cho đất nước khi nước này chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống và trưng cầu dân ý về tư cách thành viên Liên Hiệp Âu Châu.
Theo đề xuất của Liên Hiệp Âu Châu mà Financial Times nhìn thấy, “ Moldova sẽ tăng cường chia sẻ thông tin tình báo, thực hiện các cuộc tập trận quân sự chung và được đưa vào chương trình mua sắm vũ khí chung của khối.”
Financial Times cho biết, trong khi hiến pháp của Moldova loại trừ tư cách thành viên NATO do điều khoản trung lập, thì hiệp ước này sẽ “tạo thành bước chính thức sâu sắc nhất để liên kết quốc phòng của nước này với các đối tác phương Tây”.
Theo đề xuất, Moldova cũng sẽ được tích hợp vào các sáng kiến liên quan đến ngành công nghiệp quốc phòng Âu Châu và các sứ mệnh quốc phòng của Liên Hiệp Âu Châu.
Tổng thống đương nhiệm Maia Sandu sẽ tái tranh cử vào tháng 10. Sandu đã đưa đất nước này vào con đường ủng hộ Liên Hiệp Âu Châu một cách dứt khoát, giúp bảo đảm việc Chisinau ứng cử làm thành viên và đàm phán gia nhập.
12. Cựu thư ký Hội đồng An ninh Nga được tái bổ nhiệm làm trợ lý của Putin
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Former Russian Security Council secretary reappointed as Putin's aide”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Yến.
Điện Cẩm Linh ngày 14 Tháng Năm thông báo cựu Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev đã được tái bổ nhiệm làm trợ lý cho Putin. Chức vụ trợ lý cho Putin thường để giữ mặt mũi cho người được bổ nhiệm.
Thông báo mới nhất được đưa ra trong bối cảnh có sự cải tổ ở cấp cao nhất trong bộ máy an ninh của Nga trong những ngày gần đây.
Patrushev, người được cho là một trong những người thân tín nhất của Putin và giữ chức thư ký Hội đồng Bảo an từ năm 2008, gần đây đã được thay thế bởi Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu.
Tạp chí Wall Street Journal đưa tin vào tháng 12 năm 2023 rằng Patrushev, cựu giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang, chịu trách nhiệm ra lệnh ám sát Yevgeny Prigozhin, nhà lãnh đạo nhóm lính đánh thuê Wagner.
Patrushev được cho là không tán thành lời chỉ trích công khai của Prigozhin đối với các cấp chỉ huy quân sự hàng đầu của Nga và lo ngại rằng Wagner đã giành được quá nhiều quyền lực.
Một tòa án Anh kết luận vào năm 2016 rằng Patrushev, cùng với Putin, có thể đã phê chuẩn vụ ám sát cựu sĩ quan FSB Alexander Litvinenko ở Luân Đôn vào năm 2006.
Shoigu giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Nga từ năm 2012. Putin đề xuất cách chức Shoigu vào ngày 12 tháng 5 và đề cử Andrei Belousov, cựu trợ lý và bộ trưởng kinh tế, làm người thay thế Shoigu.
Điện Cẩm Linh cũng thông báo hôm 14 Tháng Năm rằng Thống đốc tỉnh Tula Alexey Dyumin đã bị cách chức. Ông ta có nhiều khả năng sẽ được bổ nhiệm lại làm trợ lý cho Putin.
Theo truyền thông Nga, Dyumin từng là cựu thứ trưởng quốc phòng và cựu chỉ huy lực lượng đặc biệt. Ông ta đã được Putin nhắm đến trong tư cách là Bộ trưởng Quốc phòng thay cho Shoigu, nhưng ông ta không nhận.