Ngày 17-05-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Sự trao ban
LM Trần Quang Huy
09:01 17/05/2010
SỰ TRAO BAN

(Phúc âm về sự thăm viếng của Đức Mẹ)

Người ta kể rằng có hai bàn tiệc, trên bàn bày những món ăn ngon, với những đôi đủa rất dài từ bên này qua bên kia bàn, được dọn cùng một lúc ở hai nơi: Thiên Đàng và Hoả Ngục. Những người ở Hoả Ngục vì ích kỷ chỉ muốn gắp cho mình mà không hề nghĩ đến người khác nên không thể ăn được. Còn bàn tiệc trên Thiên Đàng những người ngồi chung bàn rất yêu thương nhau chỉ muốn phục vụ người khác, gắp thức ăn cho nhau, người này nghĩ đến người kia và vui vẻ phục vụ nên ai cũng ăn được các món ngon, vui say và đầy hạnh phúc. Khi trao món ăn cho người khác thì cũng là lúc mình sẽ đón nhận sự tử tế của người trao lại cho ta. Nhưng ở đây yêu thương mới là mục đích và nguyên nhân của trao ban.

Hòn đất ném đi, hòn chì ném lại”, có qua có lại mới phải lòng nhau. Đó không phải là trao ban mà là trao đổi. Hai bên cùng có lợi.

Lại có bài hát dành cho lứa đôi: “Yêu nhau cởi áo í a trao nhau…” sự trao đổi này có tiến bộ hơn nhưng vẫn mang tinh thoả mãn và chiếm hữu.

Sự trao gởi cũng không phải là trao ban bởi trao gởi là tin tưởng nơi người nhận, nên người trao kí thác nơi họ vật hoặc người họ muốn gởi trao với đầy tin tưởng.

Sự trao ban đúng nghĩa có lẽ là một sự cho đi vô điều kiện, không tính toán thiệt hơn cho mình trong quan hệ với người, mà chỉ vì lòng tốt tinh ròng phát xuất bởi yêu thương.

Việc chúng ta ca ngợi chúc tụng Chúa chẳng làm cho Chúa thêm chút vinh quang nào mà chỉ có lợi cho phần rỗi cuả chính ta mà thôi. Thật vậy, khi tạo dựng muôn loài, đặt biệt là con người, Thiên Chúa đã không nhằm và không muốn thêm chút vinh quang nào cho mình, nhưng vì yêu thương con người, muốn con người được thông phần vinh quang của Người mà thôi. Cũng như sự hiện diện của muôn vật dưới ánh sáng mặt trời không làm cho mặt trời sáng hơn nhưng nhờ có ánh sáng mặt trời dọi chiếu chúng mới trở nên rực rỡ. Thiên Chúa thông ban sự sống cho muôn loài và Người không tìm lại gì cho Người từ sự thông ban này cả. Người trao ban là bởi tình yêu vì chính Người là tình yêu, và chỉ có tình yêu mới có trao ban.

Thiên Chúa đã trao ban chính Người cho con người qua mầu nhiệm nhập thể để thực hiện chương trình cứu chuộc và ngày nay còn tái nhập thể trong Bí tích Thánh Thể. Hai cách trao ban, Hai lần trao ban đều do tình yêu. Vì thế ta có thể kết luận: “không thể trao ban nếu không có tình yêu” và ngược lại, nói cách khác “bản chất của tình yêu là sự trao ban”.

Đôi trai gái yêu nhau, trao hiến cho nhau trong chân thành và yêu mến, họ được đón nhận kết quả của tình yêu ấy là sự chào đời của một sự sống mới, một kết tinh tình yêu do bởi tình yêu. Đó là mục đích của hôn nhân công giáo, để tình yêu được triển nở khắp mặt đất này.

Sự trao ban đúng nghĩa sẽ dẫn đến một kết cục tốt đẹp là sự hoà hợp và hoa trái là hạnh phúc, là niềm vui. Và niềm vui ấy sẽ không dừng lại ở nơi mình nhưng sẽ truyền sang người khác để niềm vui được nhân rộng.

Khi thuận theo ý Chúa trong biến cố truyền tin, Đức Maria cưu mang một niềm vui khôn tả và Mẹ đã muốn trao ban niềm vui ấy cho người chị họ của mình. Tình yêu không được phép chỉ giữ cho mình vì thế mẹ quyết định lên đường. Tình yêu chẳng chối từ gian nan, tình yêu chiến thắng nhọc nhằn, khiến mẹ không quản ngại khó khăn vượt suối băng đèo đến với người chị họ Êlizabet. Tình yêu rất tế nhị. Tình yêu không đòi người khác lên tiếng yêu cầu nhưng luôn đi bước trước. Mẹ không đợi chị nhắn tin nhưng khi vừa nghe Sứ Thần cho biết Elizabet đã có thai được sáu tháng, mẹ liền vội vã lên đường để viếng thăm, để phục vụ. Tình yêu tự biết phải làm gì trong mọi biến cố, mọi hoàn cảnh. Và người đang yêu sẽ không thụ động, con tim đang rạo rực niềm dâng hiến làm sao có thể ngồi yên trong ích kỉ được - phải ra đi khỏi chính mình - đi để đến với người anh em. Từ đó ta có thể nhận biết thế nào là yêu và yêu đúng nghĩa.

Mẹ đi để trao ban, Mẹ không chỉ trao ban riêng Mẹ mà còn trao cả Chúa đất trời cho chị họ, và tức khắc thánh Gioan được sạch tội tổ tông vui sướng nhảy mừng trong dạ Mẹ. Mẹ đem Chúa đến cho gia đình bà Elizabet là đã trao ban niềm vui cho chị họ mình bù lại những tháng năm ba nếm nhục nuốt sầu. Niềm vui mang tên Giêsu – Emmanuel- Thiên Chúa ở cùng. Chắc chắn những tháng ngày có sự hiện diện của Chúa Giêsu và sự giúp đỡ của Mẹ bà Êlizabet sẽ cảm nhận hạnh phúc thiên đàng mở ra từng ngày và Giacaria đã chính thấy nhìn thấy ơn cứu độ. Đây là sự truyền giáo đầu tiên trong lịch sử giáo hội. Mẹ đã giới thiệu Chúa cho Gioan và ngài đã được thanh tẩy trong Thánh Thần. Việc đó sẽ không thể xẩy ra nếu Mẹ không cưu mang Chúa trong lòng.

Chúng ta cũng sẽ không nói hay đem Chúa cho người khác được nếu trong ta không có Chúa. Không ai có thể cho người khác cái mà mình không có. Vậy trong ta phải có rồi mới cho người khác được.

Khi đến trần gian Chúa Giêsu đã không mang theo cho mình một sự chuẩn bị nào khác ngoài tình yêu. Tình yêu là hành trang duy nhất. Tình yêu nung nấu con tim đêm ngày như lửa thiêu đốt tâm hồn “Ngài đã đên ném lửa vào mặt đất và những ước mong lửa ấy bùng lên". Tình yêu ấy thôi thúc Ngài ra đi rao giảng làm chứng cho tin mừng nước trời, chữa lành bệnh tật, nâng đỡ những mãnh đời yếu đuối khổ đau, và cuối cùng là cuộc khổ nạn cái chết- tột đỉnh của tình yêu để con người được giao hoà với Thiên Chúa đem lại ơn cứu rỡi đời đời cho nhân loại.

Vậy cái ta có để trao ban la tình yêu Giêsu, là kho tàng tình yêu để ta rao giảng, ta trao ban. Được diễm phúc làm con Chúa ta hãy dùng tất cả đời sông ta để tìm hiểu, để học cho biết Giêsu, để rồi ta ngụp lặng trong tình yêu Ngài, để biết Ngài yêu thương ta, để ta đáp đền tình yêu Ngài bằng cách làm chứng về Ngài cho người khác. Tin Mừng là tin vui. Không ai vui mà có thể giấu kín đựơc…

Mẹ ơi, xin giúp con noi gương Mẹ luôn suy gẫm và thực hành Lời Chúa mỗi ngày để tinh thần của Chúa luôn ở trong con, và một khi đã có Chúa rồi xin cho con cũng biết như Mẹ đem Chúa đến cho những ai con gặp gỡ. Amen.
 
Chièu kích thiêng liêng quan trọng của Giáo xứ
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
09:18 17/05/2010
Từ mấy thập niên qua, con số các Linh Mục trong Giáo Hội Công Giáo Pháp giảm sút. Một Cha Sở phải trông coi cùng lúc nhiều giáo xứ khác nhau. Vì thế, đôi khi các nhà xứ bị bỏ trống và các ngôi thánh đường thiếu bàn tay chăm sóc. Do đó nhiều giáo phận tại Pháp có sáng kiến mời các gia đình Công Giáo Pháp, chấp nhận đến sống tại các nhà xứ với thời gian trung bình từ 2 đến 3 năm. Có thể triển hạn đến tối đa là 6 năm. Xin trưng dẫn trường hợp điển hình của cặp vợ chồng Công Giáo có 4 con. Bà Céline 36 tuổi và ông Ludovic Mouriès-Laviq 42 tuổi. Câu chuyện diễn tiến như sau.

Ông Ludovic Mouriès-Laviq. Hôm ấy là buổi chiều Chúa Nhật. Gia đình chúng tôi trở về sau cuộc nghỉ cuối tuần nơi miền quê. Khi đến vòng đai thành phố vào khoảng 8 giờ tối chúng tôi đi ngang ngôi nhà thờ nho nhỏ xinh đẹp với cửa chính rộng mở. Tôi bỗng có ý định ngừng xe và vào viếng nhà thờ. Nhưng ngôi nhà thờ vắng lặng trống trơn. Tôi tiến về phía nhà xứ với hy vọng gặp được Cha Sở. Tôi bấm chuông. Cửa nhà xứ rộng mở và trước mắt tôi hiện ra một quang cảnh thật khác thường: một gia đình đang dùng bữa tối!

Đôi vợ chồng nhã nhặn mời tôi vào và giải thích cho tôi hiểu lý do sự có mặt của họ nơi nhà xứ. Họ giữ vai trò trông coi ngôi thánh đường, tiếp đón các tín hữu của giáo xứ và chu toàn các công tác do Cha Sở ủy thác. Đây là một dấn thân phục vụ vô cùng đặc thù và mới mẻ. Cuộc gặp gỡ bất ngờ với đôi vợ chồng trẻ gieo vào lòng tôi một cảm giác hứng khởi và mở rộng trước mắt tôi một chân trời mới lạ.

Mười lăm phút sau khi ra khỏi nhà xứ và trở lại xe, Céline - hiền thê tôi - nàng lùng-bùng giận dữ còn mấy đứa nhỏ thì khóc vì đợi Ba quá lâu! Nhưng tôi thì hoàn toàn đổi khác. Tôi bình tĩnh kể cho vợ con nghe cuộc gặp gỡ tôi vừa khám phá. Và cuộc sống gia đình tôi thay đổi từ đó.

Chúng tôi tiếp xúc với văn phòng tòa giám mục Nanterre ở thủ đô Paris, nơi có các cặp vợ chồng Công Giáo dấn thân trông coi các nhà xứ vắng bóng Linh Mục. Sáng kiến này khởi đầu từ năm 1985 và hiện nay trong toàn giáo phận có 23 gia đình chia sẻ công tác phục vụ này.

Bà Céline Mouriès-Laviq. Ngày vị phụ trách văn phòng Tòa Giám Mục đề nghị chúng tôi dấn thân vào công tác tông đồ, tôi cảm thấy lo âu không biết cuộc sống gia đình rồi sẽ ra sao. Trong khi hiền phu tôi rất sung sướng. Chàng cảm thấy mình đáp đúng một lời mời gọi. Chúng tôi liên lạc ngay với Cha Sở Hugues de Woillemont phụ trách nhà thờ Sainte-Bernadette ở Chaville thuộc vùng Hauts-de-Seine của thủ đô Paris. Cha Sở trình bày rõ ràng chính xác các công tác chúng tôi phải chu toàn. Cha nói:

- Ưu tiên của anh chị vẫn là chu toàn nghĩa vụ đối với con cái. Tiếp đến là đón rước các tín hữu của giáo xứ. Sống nơi nhà xứ bao gồm một ý hướng vừa thực dụng vừa thiêng liêng. Nhiệm vụ của anh chị là mở cửa nhà thờ, trông coi phòng ốc của giáo xứ, lo liệu sao cho mọi nơi mọi chốn đều ngăn nắp sạch sẽ. Rồi anh chị tham dự vào các sinh hoạt của giáo xứ.

Ông Ludovic Mouriès-Laviq. Mục đích thâm sâu nhất của chúng tôi là đáp ứng các nguyện vọng của các tín hữu Công Giáo. Họ đến nhà thờ và nhà xứ là để tìm kiếm lời khuyên, để được lắng nghe và được an ủi trợ giúp. Công tác của chúng tôi gia tăng vào các Ngày Chúa Nhật và các dịp Lễ Trọng như Giáng Sinh, Phục Sinh. Chúng tôi chu toàn mọi phận vụ trong mối liên hệ chặt chẽ với Cha Sở. Cha Sở là nguồn trợ lực thiêng liêng không thể thiếu được. Cùng với thời gian Cha Sở trở thành một bạn hữu, người thân của gia đình.

Mỗi buối tối trước khi đi ngủ toàn gia đình chúng tôi sang Nhà Nguyện nhỏ nối liền với Nhà Thờ để cầu nguyện và hát Thánh Ca dưới ánh sáng lung linh của các cây đèn sáp. Sự kiện toàn thể gia đình cùng đọc kinh trước sự hiện diện thật sự của Đức Chúa GIÊSU Thánh Thể ghi một dấu ấn không thể phai mờ trong cuộc sống chúng tôi. Thêm vào đó, nhiệm vụ tiếp đón các tín hữu Công Giáo đến gỏ cửa nhà xứ giúp chúng tôi từ bỏ mọi thành kiến để mở rộng tâm lòng đón tiếp mọi người không trừ ai. Nhưng nhất là, chúng tôi hân hoan khám phá ra chiều kích thiêng liêng của một giáo xứ. Chúng tôi sống hiệp thông với Giáo Hội từ bên trong giáo xứ. Rồi chúng tôi cảm nghiệm tầm quan trọng của giáo xứ trong đời sống các tín hữu Công Giáo. Giáo Xứ đúng thật là tế bào sống động của tín hữu Công Giáo. Rất tiếc là kinh nghiệm dấn thân quý hóa này chúng tôi chỉ được hưởng nhờ trong vòng 3 năm để nhường chỗ cho các cặp vợ chồng Công Giáo khác cũng ước mong có được những kinh nghiệm đặc thù như chúng tôi.

... ”Giờ đây hãy chúc tụng THIÊN CHÚA muôn loài, Đấng đã làm những điều vĩ đại ở khắp nơi, Đấng đã làm cho đời sống chúng ta nên cao quý ngay từ thưở ta còn trong lòng mẹ, và đối xử với chúng ta theo lòng lân tuất của Ngài. Xin THIÊN CHÚA ban cho tâm hồn chúng ta niềm hoan hỷ, và cho đời chúng ta được hưởng phúc bình an. Xin THIÊN CHÚA hằng tỏ lòng lân tuất với chúng ta, và giải cứu chúng ta trong những ngày chúng ta đang sống” (Sách Huấn Ca 50,22-24).

(”Pèlerin, L'Hebdo du Quotidien”, N 6632 Jeudi 7 Janvier 2010, trang 44-46)
 
Linh mục là con đường hạnh phúc cho nhân loại
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
09:20 17/05/2010
(Chứng từ của Cha Luc Dubrulle Khoa trưởng Phân Khoa Tôn Giáo tại Học Viện Công Giáo Paris, thủ đô nước Pháp)

Linh Mục trước tiên là Kitô-hữu. Linh Mục sống tình yêu nhận lãnh từ THIÊN CHÚA hầu cho nhân loại được quy tụ trong Tình Yêu này. Linh Mục dâng hiến cuộc đời để phục vụ dân Chúa. Tôi là Linh Mục thuộc giáo phận - vì tình yêu Đức Chúa KITÔ - để phục vụ cộng đồng dân Chúa tại Pas-de-Calais, miền Bắc nước Pháp. Đó chính là ý nghĩa cuộc đời tôi. Đức Cha Jean-Claude Boulanger, hiện nay là Giám Mục giáo phận Bayeux-Lisieux đã nói:

- Tôi không ngờ cuộc đời Linh Mục thật khó, nhưng tôi cũng đã không nghĩ rằng cuộc đời Linh Mục thật đẹp!

Riêng tôi, tôi lại thấy rằng:

- Cuộc đời Linh Mục quả là thật đẹp và không khó lắm!

Thật vậy, trong cuộc sống Linh Mục, tôi có dịp gặp rất nhiều người, giúp họ biết hít thở bầu khí trong lành, biết can đảm đứng lên sau thất bại và biết tận hưởng niềm hạnh phúc do cuộc đời mang lại.

Linh Mục rao giảng Tin Mừng Cứu Độ của Đức Chúa GIÊSU KITÔ bằng muôn vạn hình thức khác nhau. Riêng tôi, tôi loan báo Lời Chúa bằng các bài dạy nơi phân khoa tôn giáo, các bài thuyết trình và dĩ nhiên là qua các buổi cử hành bí tích Thánh Thể. Chính qua Thánh Lễ mà tín hữu Công Giáo hiểu thế nào là cuộc sống trong Đức Chúa KITÔ, biết phải làm sao để thiết lập mối hiệp thông với THIÊN CHÚA và với mọi người đang có mặt nơi bàn tiệc Thánh Thể. Thánh Lễ dưỡng nuôi chúng ta bằng chính sự sống THIÊN CHÚA và thúc đẩy chúng ta ao ước tiến về mối hiệp thông đại đồng.

Linh Mục hợp tác với Đức Giám Mục trong nghĩa vụ dẫn dắt cộng đoàn dân THIÊN CHÚA. Tận nơi sâu thẳm tâm hồn, tôi cảm nhận mình là một mục tử. Chính vì thế mà Linh Mục tự nguyện sống độc thân khiết tịnh. Độc thân là một sự từ bỏ bản tính tự nhiên, bởi lẽ, cứ sự thường, con người ở một mình thì không tốt. Thế nhưng sự từ bỏ theo tinh thần Kitô-giáo chứng thực cái điều tốt lành mà người ta tự ý từ bỏ. Nói như thế thì độc thân cũng là một vết thương. Vết thương muôn mặt có thể bị mở ra dọc dài theo cuộc đời Linh Mục. Mặt khác, độc thân là một cơ may khiến Linh Mục có thể thực hiện rất nhiều điều. Nếp sống độc thân giúp Linh Mục luôn sẵn sàng, hoàn toàn tự do và sống trong thoải mái uyển chuyển. Chỉ có một nguy hiểm đe dọa sự độc thân Linh Mục là sự cô đơn. Vậy thì điều khôn ngoan là nên tìm kiếm ai đó để yêu thương và yêu thương như thế nào trong tư cách là Linh Mục. Độc thân là một cách thức tuyệt hảo để yêu thương như chính Đức Chúa GIÊSU KITÔ đã yêu thương. Độc thân Linh Mục cũng là một hình thức trao ban sự sống. Vị Linh Mục cho và nhận nhưng luôn luôn sống trong tư thế của kẻ qua đường, nghĩa là Linh Mục không vơ vét bất cứ cái gì cho mình, cũng không chiếm hữu bất cứ ai hết. . Vâng đúng thế! Linh Mục là con đường hạnh phúc cho nhân loại, là giúp tha nhân tiến bước trong cuộc sống hạnh phúc đi theo Đức Chúa GIÊSU KITÔ.

... Chứng từ của Cha Paul Préaux, Linh Mục thuộc Cộng Đoàn Saint-Martin và là Vị Quản Đốc Đền Thánh Montligeon ở miền Bắc nước Pháp.

Tôi làm Linh Mục từ hai mươi năm qua. Tôi nhận lãnh rất nhiều cũng như học hỏi nhiều điều. Từ 15 năm nay tôi thi hành thừa tác giảng dạy và lắng nghe nơi Đền Thánh Montligeon. Nơi đây tôi có nghĩa vụ tiếp rước những người bị tổn thương trong đời sống về mặt nhân bản và thiêng liêng. Việc tiếp rước này cũng góp phần xây dựng đời sống nhân bản của chính tôi. Tôi giữ nhiệm vụ trung gian giữa Giáo Hội Công Giáo và thế giới. Giáo Hội thường bị hiểu sai hiểu lầm và không được thương mến đúng đắn. Nhiều tín hữu Công Giáo tâm sự với tôi là họ bị tổn thương vì cách sống và lối cư xử của một số thành phần Giáo Hội. Và tôi đo lường tầm ảnh hưởng quan trọng mà vị Linh Mục có thể có trên các người bị tổn thương này.

Linh Mục chính là điểm tham chiếu và các tín hữu Công Giáo chờ đợi rất nhiều nơi vị Linh Mục. Đây là một đòi hỏi và là một lời nhắn nhủ phải luôn cẩn trọng canh chừng bởi vì các Linh Mục chúng tôi cũng thật yếu đuối và mỏng dòn. Tôi cũng ý thức rất rõ về quyền bính thiêng liêng mà Linh Mục nhận lãnh. Nó là món quà nhưng cũng là một điểm hối cải trường kỳ. Bởi vì nó có nguy cơ biến thành quyền bính tình cảm - kể cả người đến tâm sự với tôi. Chính trong kinh nghiệm tiếp đón và gặp gỡ tín hữu trong những hoàn cảnh đặc biệt mà tôi cảm nhận rõ ràng sự hiện diện của Đức Chúa GIÊSU KITÔ trong cuộc đời tôi. Giáo dâm biết rõ họ có thể ký thác mọi nỗi niềm riêng tư cho vị Linh Mục. Đôi lúc họ chỉ đến trong trạng thái thầm lặng câm nín. Thế là vị Linh Mục phải dành rất nhiều thời giờ để giúp họ trút bỏ gánh nặng tâm hồn. Vị Linh Mục phải trở thành hình ảnh và tâm tình của chính Đức Chúa GIÊSU KITÔ luôn sẵn sàng thương cảm trước đau khổ của người khác. Chính khi ấy - và đây là một mầu nhiệm đối với tôi - vị Linh Mục cảm nhận một ơn lành đặc biệt. Và nhờ ơn lành này, vị Linh Mục tìm ra những lời nói đúng thời đúng lúc: lời trao ban HY VỌNG. Đây cũng là điều xảy ra khi vị Linh Mục ngồi tòa giải tội.

Cách đây vài tuần, tôi đồng hành với một người cha gia đình mất người vợ trẻ để lại ba đứa con thơ. Chính tôi làm phép cưới cho đôi vợ chồng. Cũng chính tôi rửa tội cho ba đứa nhỏ. Bây giờ thì người vợ qua đời ở lứa tuổi 41. Trong hoàn cảnh phải đồng hành với những người bị tang tóc nặng nề như thế, đôi lúc tôi không thể nào cầm nổi giọt lệ, những giọt nước mắt của chính Đức Chúa GIÊSU KITÔ ngày xưa!

Chính trong KINH NGUYỆN mà tôi kín múc sức mạnh để tiến bước trong cuộc đời. Trước tiên là Thánh Lễ mỗi ngày. Tiếp đến là việc Chầu Thánh Thể được tổ chức hàng tuần nơi nhà thờ xứ đạo. Sau đó là cuộc hành hương hàng tháng đến Đền Thánh Đức Bà ở Callot. Đối với tôi, mỗi một người cần phải tiếp tục con đường hoán cải. Chính nhờ thế mà tôi không ngừng khám phá ra những điều mới mẻ về Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Tôi vô cùng ngưỡng mộ và kính yêu Ngài. Phải thành thật thú nhận và tuyên xưng rằng:

- Tôi không thể làm bất cứ điều gì nếu không được Đức Chúa GIÊSU KITÔ trợ giúp. Nói cách khác, không có Ngài thì tôi không làm được gì!

... Đức Chúa GIÊSU đi khắp các thành thị, làng mạc, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền. Đức Chúa GIÊSU thấy đám đông thì chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt. Bấy giờ Đức Chúa GIÊSU nói với các môn đệ rằng: ”Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. Vậy các con hãy xin Chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về” (Matthêu 9,35-38).

(”Croire Aujourd'hui”, la Foi dans la Vie, n.265, Mars 2010, trang 13)
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:49 17/05/2010
CHUYỆN CHẲNG LIÊN QUAN

N2T


Thời Xuân Thu, một lần nọ, bá vương Tề Hoàn công ở phía bắc Trung Quốc dẫn quân đội của tám nước Tề, Lỗ, Tống, Trần.v.v...tiến đánh nước Thái. Vua nước Thái suốt đêm chạy trốn qua nước Sở ở phía nam, xin nước Sở giúp sức. Thế là vua nước Sở là Sở Thành vương một mặt chuẩn bị đánh nhau với nước Tề, một mặt phái Khuất Hoàn đi đàm phán với nước Tề.

Khuất Hoàn vừa gặp thừa tướng nước Tề là Quản Trọng bèn chất vấn: “Nước Tề của các ông ở phía bắc, nước Sở chúng tôi ở phía nam, hai nước thực tế là chẳng liên quan gì đến nhau cả, tại sao quý quốc đem quân xâm phạm bờ cõi của nước chúng tôi (1) /I>

(Tả truyện, Hi công tứ niên)

Suy tư:

Công chính và bất chính thì như nước với lửa không thể cùng sống chung với nhau, nhưng vẫn tồn tại như nhau; yêu thương và ghen ghét thì không thể ở chung với nhau, nhưng vẫn cứ tồn tại trong cuộc sống của con người.

Hội Thánh là thân thể mầu nhiệm của Chúa Giê-su, mà trong đó mọi thành phần Dân Chúa đều có quan hệ mật thiết với nhau: môi hở thì răng lạnh, tay chân đau yếu thì thân hình không thể đi đứng cử động tự nhiên, mắt bị mù thì toàn thân bị ảnh hưởng, tai điếc thì toàn thể thân người không cảm nhận được tiếng nói yêu thương tiếng nhạc du dương...

Nhờ bí tích Rửa Tội mà chúng ta –người Ki-tô hữu- trở nên con cái của Chúa và là môn đệ của Chúa Giê-su, do đó mà không một người Ki-tô hữu nào có thể nói rằng Giáo Hội chẳng liên quan gì đến tôi, cộng đoàn chẳng ăn nhằm gì đến tôi, nhưng mỗi người đều có bổn phận cầu nguyện cho nhau và giúp nhau nên thánh trong cuộc sống hôm nay.

(1) (Phong 風” nghĩa là lạc đường, “phong mã ngưu bất tương cập風馬牛不相及” là: dù cho ngựa ngưu (trâu) lạc đường, thì cũng sẽ không chạy đến biên giới của đối phương”.

------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:51 17/05/2010
N2T


5. Khi tâm hồn con người nhẫn nhục chịu đau khổ thì vượt qua sự tìm kiếm an lạc.

(sách Gương Chúa Giê-su)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:53 17/05/2010
N2T


442. Không nên để cuộc sống của chúng ta nối đuôi nhau ra sân khấu, nhưng lại vội vàng kết thúc.

 
Mười nguyên tắc sống của người Ki-tô hữu
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:57 17/05/2010
MƯỜI NGUYÊN TẮC SỐNG

CỦA NGƯỜI KI-TÔ HỮU


1. Chân thành yêu mến Thiên Chúa.

2. Yêu người như chính mình.

3. Thừa hành thánh ý của Chúa.

4. Đồng hành với Chúa.

5. Tuân giữ giới luật.

6. Nhiệt tâm làm việc Chúa.

7. Làm gương tốt.

8. Tuyên dương thánh danh Chúa.

9. Sinh nhiều hoa trái (thánh thiện).

10. Vui vẻ trong cung lòng Chúa.


(Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

Dịch từ tiếng Hoa)
 
Trò Chuyện Với Chúa Mỗi Ngày Như Người Bạn # 5
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
23:21 17/05/2010
Trò chuyện với Chúa mỗi ngày như Người Bạn # 5

“TÂM SỰ VỚI CHÚA LUÔN NHƯ HƠI THỞ”

Lời Chúa: Người thứ nhất đến trình: “Thưa Ngài, yến bạc của ngài đã sinh lợi được mười yến.” (Lc 19, 16)

Thưa Thầy, con đã nhận được nén bạc để con làm lợi cho Thầy nhiều nén khác, thế mà lâu này con cất đi, không làm sinh lời cho Thầy, con rất hối hận và từ nay sửa mình.

Thầy đã sinh ra trong một gia đình làm nghề thợ mộc, Thầy là người thợ lành nghề, xây dựng, sửa chữa cuộc đời tâm hồn con; nhưng con không biết đáp trả công lao này.

Thầy đang thử con qua nhiều người, nhiều cách, cho con nhiều cơ hội; nhưng con mải mê trần thế, nên không để ý lòng thương xót của Thầy, con quyết mở lòng đón Thầy.

Thầy giao cho con nhiều nén bạc hơn mọi người; nhưng con đã sợ sệt dấu đi, không can đảm gặp gỡ Thầy để sinh hoa trái, chỉ theo lòng vị kỷ, chiều theo đam mê, bỏ quên.

Thầy đã sống và chết là người thợ mộc, trên thập giá với cây gỗ, búa đóng đinh tay chân Thầy, để con chết đi cho chính mình, đừng lo xây nhà thờ vật chất, gạch đá nữa.

Thầy đã dùng nhiều biến cố và dấu chỉ, để con thấy Thầy; nhưng con không chịu tin vào Thầy, chỉ nghe những lời bán tán, dư luận rồi hoang mang, ngạc nhiên, chán nản!?

Con quên Lời Thầy: Phàm ai đã có thì sẽ được cho thêm.

(Lc 19, 26)

Phó tế GB. Maria Nguyễn Văn Định
 
Trò Chuyện Với Chúa Mỗi Ngày Như Người Bạn # 6
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
23:22 17/05/2010
Trò chuyện với Chúa mỗi ngày như Người Bạn # 6

“TÂM SỰ VỚI CHÚA LUÔN NHƯ HƠI THỞ”

Thầy Chí Thánh Giêsu trước khi về trời đã nói với các môn đệ và cũng ra chỉ thị cho con hôm nay: Chính anh em là chứng nhân về những điều này” ( Lc 24, 48)

Thưa Thầy, con sống và nói cho mọi người biết về các biến cố lớn nhỏ, đang diễn ra hôm nay của Thần Khí Thiên Chúa trên thế giới đầy tham lam, bè phài, ích kỷ này.

Con lắng nghe tiếng Đấng Yên Ủi mà Thầy ban, nói trong lương tâm con trong mọi lúc, để sống tin tưởng và hành động, chứng tỏ rằng Ngài đang canh tân, đổi mới con.

Vì có Thầy hiện diện, nên con không thể hoang mang, lo lắng, ngạc nhiên trước các đổi thay, biến động, công kích Hội Thánh; nhưng tin tưởng và phó thác để Chúa làm việc.

Con luôn ca ngợi, cảm tạ lòng thương xót bao la của Chúa cho Hội Thánh Việt Nam đang lớn mạnh trong thập giá và thử thách, để chứng tỏ sự sống đạo trưởng thành của họ.

Con đừng lo sợ gì, vì khi Thầy về trời đã hứa ban Đấng Bảo Trợ đền với con, Người sẽ chứng minh rằng thế gian sai lầm về tội lỗi. Con cần nghe Người nói qua các dấu chỉ.

Con hãy nghe Giáo hội của Thầy là Đức Giaó Hoàng khuyên bảo: “Hãy chấp nhận sự thanh tẩy, đền tội, hối cải”. Như thế mới chứng tỏ con làm chứng nhân cho Thầy.

Phó tế GBM. Nguyễn Định/Huyền Đồng
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nói: Chúa Thăng Thiên: Một sự nếm thử đời sống thiêng liêng
Bùi Hữu Thư
04:51 17/05/2010
Kinh Nữ Vương Thiên Đàng ngày 16 tháng 5

Rôma, Chủ Nhật ngày 16 tháng 5, 2010 (Zenit.org) - Đức Thánh Cha Benedict XVI đề cập đến Lễ Chúa Thăng Thiên được Giáo Hội cử hành 40 ngày sau Lễ Phục Sinh, đã nói "Chúa Giêsu lên Trời, mở lối Thiên Đàng, cho chúng ta nếm thử đời sống thiêng liêng trên trần gian.”

Trước các tín hữu tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô để đọc kinh Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nhắc đến ý nghĩa đặc biệt của ngày lễ này bằng cách giải thích rằng khi lên Trời, Chúa Giêsu thu hút ánh mắt của các môn đệ” và do đó “tầm mắt” của chúng ta cho hướng về Thiên Đàng “để chỉ cho chúng ta cách bước đi trên đường lối hoàn thiện trong cuộc sống nơi trần gian của chúng ta.

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nói: “Chúa Giêsu vẫn là cấu trúc căn bản của lịch sử nhân loại, Người là hướng đạo viên tiện lợi cho chúng ta để dẫn dắt chúng ta trên hành trình Kitô hữu, Người là bạn đồng hành của những ai bị đàn áp vì đức tin, Người là trái tim của ngững ai bị sống ngoài lề xã hội.”

Đức Thánh Cha Benedict XVI nhắc rằng: “bằng cách nào chúng ta có thể lắng nghe, và chạm đến Chúa Giêsu trong Giáo Hội, nhất là qua Lời Chúa và các bí tích.”

Khẳng định ơn gọi tương lai

Nói với giới trẻ trong mùa Phục Sinh này sẽ được lãnh nhận bí tích Thêm Sức, Đức Thánh Cha khuyên họ “trung thành với Lời Chúa và học thuyết họ đã học hỏi” và “đến với bí tích giải tội và Thánh Thể một cách trân trọng, ý thức rằng họ đã được chọn lựa và chuẩn bị để làm chứng cho ChânLý.”

Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: "Một lần nữa tôi khuyến khích các người linh mục anh em của tôi về điều này “là trong đời sống và hành động, họ sẽ tỏ ra khác biệt về sức mạnh của chứng tá Phúc Âm của họ” (Lá Thư cho Năm Linh Mục). Và cũng biết cách dùng các phương tiện truyền thông để loan truyền đời sống của Giáo Hội và giúp con người ngày nay khám phá ra gương mặt của Chúa Kitô (xem điệp văn cho Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 44, 24 tháng 1, 2010.)
 
Tân giám mục Trung Quốc nói về việc hòa giải trong Giáo hội tại Trung Quốc.
Tiền Hô
08:22 17/05/2010
Tân giám mục Trung Quốc nói về việc hòa giải trong Giáo hội tại Trung Quốc.

Phúc Kiến, Trung Quốc, 16 tháng 5 năm 2010 (CNA) Trong thánh lễ tấn phong cuối tuần trước, vị tân giám mục của Trung Quốc đã nói về tầm quan trọng của việc hòa giải trong Giáo hội tại Trung Quốc, ngài nhắc đến bức thư của Đức Thánh Cha Benedict XVI gửi cộng đồng Công giáo tại Trung Quốc vào năm 2007.

Theo hãng tin Fides News, Đức Tân Giám Mục Joseph Cai Bingrui, 44 tuổi, đã được tấn phong giám mục tại Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi tại ở Hạ Môn vào ngày 8 Tháng 5 vừa qua, tức ngày lễ Kính Đức Mẹ Trung Hoa. Ngài được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám mục của Giáo phận Hạ Môn, vùng ven biển phía nam của tỉnh Phúc Kiến, nơi ngài đã từng làm giám quản được vài năm. Hôm thứ bảy, Đức Giám mục Cai cho biết rằng, ngài rất lạc quan về con đường hòa giải trong cộng đồng giáo phận, theo tinh thần của bức Tông Thư mà Đức Thánh Cha gửi đến Giáo hội tại Trung Quốc vào năm 2007 mời gọi người Công giáo tại đây tha thứ và hòa giải.

Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc đã phải đối mặt với nhiều khó khăn trong những năm gần đây, bao gồm cả việc chia rẽ bên trong Giáo hội, phần lớn là bởi sự đàn áp của chính phủ Cộng sản Trung Quốc. Đức cha Cai nói thêm rằng, trong sứ vụ của mình, ngài sẽ ưu tiên thúc đẩy ơn gọi, tăng cường việc đào tạo linh mục và giáo dân để xây dựng lại cơ cấu của giáo phận, vốn đã không có giám mục trong gần 20 năm qua.

Lễ tấn phong cuối tuần qua có sự tham dự của hơn 2.000 tín hữu và 60 linh mục, với sự chủ tế của Đức Giám mục John Fang Xingyao, Giám mục Giáo phận Lâm Nghi.

Đức Giám mục Cai sinh ngày 15 tháng 9 năm 1966 trong một gia đình Công Giáo lâu đời. Sau khi hoàn tất khóa học tại đại chủng viện Thượng Hải, ngài được thụ phong linh mục ngày 15 tháng 8 năm 1992. Không lâu sau khi Đức Cố Giám mục Joseph Huang Ziyu qua đời vào năm 1991, ngài được chọn làm giám quản của giáo phận.

Hãng tin Fides News viết thêm, dưới sự che chở của Đức Mẹ Trung Hoa, vị tân giám mục Trung Quốc vừa mới nhận sứ vụ trong cộng đồng giáo phận bày tỏ hy vọng rằng, bằng sự cống hiến và tình yêu, ngài có thể thực hiện tốt các công việc mục vụ đã được giao phó.
 
ĐTC với đề tài: “Linh mục và mục vụ trong thế giới kỹ thuật số: các phương tiện mới nhắm đến việc phục vụ Lời Chúa”.
Bình Hòa
09:16 17/05/2010
Buổi đọc kinh của ĐTC kính Đức Mẹ vào lễ Chúa Lên trời

Trong tuần qua, đức thánh cha đã đi hành hương Fatima nhân dịp kỷ niệm 10 năm phong chân phước cho hai thiếu nhi Phanxicô và Giaxinta. Các tín hữu đã dành cho ngài những cuộc tiếp đón nồng nhiệt, cách riêng tại các buổi cử hành phụng vụ. Bầu khí tương tự cũng diễn ra tại quảng trường thánh Phêrô vào trưa chúa nhựt hôm qua, trong buổi đọc kinh kính Đức Mẹ, với sự tham dự của 150 ngàn tín hữu đến từ khắp các miền của nước Italia, hưởng ứng lời kêu gọi của các hội đoàn giáo dân, để bày tỏ lòng quý mến với đức Bênêđictô XVI, đối lại với những luận điệu tuyên truyền chống đối Giáo hội. Bài huấn dụ xoay quanh ý nghĩa của lễ Chúa Giêsu lên trời. Chúa Giêsu không rời bỏ các môn đệ, nhưng ngài luôn hiện diện với họ dưới nhiều hình thức. Sau đây là nguyên văn bài suy niệm.

Anh chị em thân mến,

Hôm nay tại Italia và nhiều nước khác, người ta mừng lễ Chúa Giêsu lên trời, diễn ra 40 ngày sau cuộc Phục sinh. Ngoài ra chúa nhựt này cũng là ngày thế giới Truyền thông xã hội, năm nay với đề tài: “Linh mục và mục vụ trong thế giới kỹ thuật số: các phương tiện mới nhắm đến việc phục vụ Lời Chúa”. Phụng vụ thuật lại cảnh Chúa Giêsu từ biệt các môn đệ (Lc 24,50-51; Cv 1,2.9); nhưng đây không phải là cuộc rời bỏ, bởi vì Chúa Giêsu vẫn ở lại mãi mãi với các môn đệ dưới một hình thức mới. Thánh Bênađô giải thích rằng việc Chúa lên trời được thực hiện qua ba cấp: “thứ nhất là vinh quang của cuộc sống lại, thứ hai là nhận quyền xét xử, và thứ ba là ngự ở bên hữu Chúa Cha” (Sermo de Ascensione Domini 60,2). Trước đó, Chúa Giêsu chúc lành cho các môn đệ, chuẩn bị cho họ lãnh nhận Thánh Linh, ngõ hầu hồng ân cứu độ được công bố khắp nơi. Chính Chúa Giêsu đã nói với họ: “Các con sẽ làm chứng về những điều ấy. Và này Thầy sẽ phái đến với các con Đấng mà Cha của Thầy đã hứa” (xc. Lc 24,47-49).

Chúa Giêsu đã thu hút cái nhìn của các tông đồ hướng lênTrời để chỉ cho họ biết cách thức tiến bước trên đường tốt lành trong cuộc đời lữ thứ. Tuy nhiên, Chúa Giêsu vẫn ở lại trong dòng lịch sử nhân loại, vẫn gần gũi với mỗi người chúng ta và dìu dắt hành trình đức tin của chúng ta: Người là bạn đồng hành của những kẻ bị bách hại vì đức tin, Người ở trong con tim của những kẻ bị gạt ra lề xã hội; Người hiện diện ở trong những kẻ bị chà đạp quyền sống. Chúng ta có thể nghe, nhìn và chạm Chúa Giêsu ở trong Hội thánh, đặc biệt là trong Lời và các bí tích. Nhân tiện, tôi muốn nhắn nhủ các thiếu nhi lãnh nhận bí tích thêm sức trong mùa phục sinh này, khuyến khích các em hãy trung thành với Lời Chúa và đạo lý đã học, cũng như hãy siêng năng lãnh bí tích thống hối và Mình Thánh Chúa, với ý thức rằng tất cả đã được tuyển chọn để làm chứng cho Chân lý. Tôi cũng muốn lặp lại lời kêu mời các anh em trong hàng linh mục, làm sao để cho cuộc đời và hành động của mình được nổi bật về việc làm chứng cho Tin mừng, và hãy sử dụng khôn ngoan các phương tiện truyền thông để cho mọi người được biết về Giáo hội, và giúp cho con người thời đại khám phá dung nhan của Chúa Kitô.

Anh chị em thân mến. Khi mở ra cho chúng ta con đường về trời, Chúa Giêsu đã cho chúng ta nếm hưởng đời sống thần linh ngay từ đời này. Một tác giả người Nga thuộc thế kỷ XX, ông Pavel Florenskij đã viết như sau trong chúc thư tinh thần của ông: “Cấc bạn hãy năng ngắm sao trên trời. Mỗi khi các bạn mang một gánh nặng trong con tim, hãy nhìn lên các ngôi sao và bầu trời xanh biếc. Khi các bạn cảm thấy buồn phiền, khi người ta tấn công các bạn … thì các bạn hãy đàm đạo với trời. Và rồi tâm hồn các bạn sẽ tìm được an bình”.

Tôi xin cảm tạ đức Trinh nữ Maria, mà tôi đã đến kính viếng tại Fatima, vì sự che chở hiền mẫu trong suốt chuyến hành hương sang nước Bồ-đào-nha. Giờ đây chúng ta hãy tin tưởng hưóng lời cầu nguyện lên kẻ trông nom các người làm chứng tá cho Con của Mẹ.

Sau khi ban phép lành Tòa thánh, Đức Thánh Cha đã cám ơn tất cả các tín hữu đã đến tham dự buổi đọc kinh kính Đức Mẹ và bày tỏ tình liên đới với ngài, trong số này có đức hồng y Angelo Bagnasco, chủ tịch hội đồng giám mục Italia, và ông chủ tịch Thượng viện cùng với nhiều nghị sĩ. Đây cũng là cơ hội để nhân dân bày tỏ lòng biết ơn đối với các linh mục hằng ngày tận tụy với nhiệm vụ. Lời cầu nguyện giúp cho tất cả mọi người được ơn trung thành phục vụ Chúa. Có Chúa ở với chúng ta, chúng ta không sợ hãi gì. Điều đáng sợ là tội lỗi làm chúng ta xa cách Chúa; vì thế chúng ta hãy cầu xin để tránh xa những quyến rũ của tội lỗi, và biết liên đới với nhau để làm điều thiện.
 
Top Stories
Lettre d’adieu de Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt à la communauté du peuple de Dieu de l’archidiocèse de l’Hanoi
Eglises d'Asie
08:26 17/05/2010
VIETNAM

Lettre d’adieu de Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt à la communauté du peuple de Dieu de l’archidiocèse de l’Hanoi

[Après l’acceptation de sa démission par le Saint-Siège, l’archevêque de Hanoi, Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt a quitté la capitale du Vietnam dans la nuit du 12 au 13 mai. Il a laissé pour le diocèse une émouvante lettre d’adieu que nous traduisons ci-dessous. Après avoir expliqué les raisons et les circonstances de sa démission, il dresse un bel hommage des diverses composantes de la communauté catholique de Hanoi, Il exprime en particulier son admiration pour les fidèles qui « ont eu le courage d’élever la voix pour la justice » et « ont versé leur sueur, leurs larmes, et quelquefois leur sang pour le maintien et le développement de l’Eglise » NDLR]

Le texte ci-dessous a été traduit par la rédaction d’Eglises d’Asie

Hanoi le 13 mai 2010

Chers frères et sœurs,

Le Saint-Siège vient d’annoncer que le Saint-Père a accepté ma demande de démission. Voici venu le moment de me séparer de vous. Il m’est difficile de vous dire au revoir, surtout que vous n’êtes pas encore prêts à accepter mon départ ! Je ne peux pas ne rien dire mais je ne peux non plus tout vous dire en une seule fois, la dernière. Je souhaite ardemment que vous compreniez qu’il n’existe pas de raisonnement capable de convaincre ceux qui sont tristes. Mais j’espère que votre grand cœur vous permettra d’accepter une chose qui maintenant ne peut plus changer.

J’ai eu le tort de vous décevoir en présentant ma démission. Mais soyez convaincus que tout ce que j’ai fait, je l’ai fait pour le plus grand bien de l’Eglise et, plus concrètement, de notre archidiocèse de Hanoi. En réalité, lorsque j’ai fait allusion à cette démission, les congrégations romaines concernées ont protesté. Mais lorsque je suis allé directement la proposer au Saint-Père, celui-ci dans sa grande bonté m’a compris et il l’a accepté. Avec ma demande de démission, j’ai aussi prié le Saint-Siège de me trouver un successeur. C’est le président de la Conférence épiscopale du Vietnam, Mgr Pierre Nguyen Van Nhon, qui a été choisi. Par obéissance, il a accepté avec courage cette lourde charge dans les si délicates circonstances d’aujourd’hui. Tout s’est véritablement passé dans un esprit de service et d’amour mutuel.

En cet instant d’émotion, le sentiment le plus fort en moi est un sentiment d’affection et de reconnaissance.

Je rends grâce au Seigneur d’avoir enveloppé ma vie de son amour débordant: Il n’y a aucun lieu, aucun moment de ma vie où je n’ai été submergé par lui. Je me considère véritablement comme « un disciple aimé du Seigneur ». Bien que je n’en sois pas digne, le Seigneur m’a aimé. Malgré mon infidélité, il ne m’a pas abandonné. A travers les embûches, les dangers de la mer, la main du Seigneur m’a conduit à bon port. Aujourd’hui, cette même main aimante me guide sur un nouveau chemin pour que je comprenne davantage et que je vive en plénitude cet amour. Éternellement, je lui rendrai grâce.

C’est un vrai bonheur pour moi que de vivre dans l’Eglise. Où que j’aille et quelle que soit ma tâche, je continue de lui appartenir. Que ce soit dans la basse région peuplée et riante, ou dans la haute région retirée, dans une ville animée ou dans une pauvre campagne, je reste toujours un membre de l’Eglise. Que je sois chargé de missions importantes ou que je n’accomplisse que des tâches ordinaires, même lorsque je suis étendu, immobile, sur un lit de malade, j’apporte ma contribution à la vie de l’Eglise. Ainsi, même petit et ordinaire, je suis toujours l’objet de soins et d’amour.

Cet amour s’est manifesté de façon vivante et concrète, à travers vous, frères et sœurs bien-aimés, proches et lointains, qui avez partagé avec moi et m’avez soutenu tout au long de ma vie. Vous êtes mes parents, mes frères et mes sœurs, toute ma parenté… Nous sommes devenus un seul être à travers tant d’événements tristes et joyeux. Nous avons vécu ensemble, travaillé ensemble. Pus que cela, nous nous sommes réjouis ensemble, ensemble nous avons espéré, nous nous sommes inquiétés, nous nous sommes attristés ensemble. Spécialement, dans les moments de tempête, alors que notre vie était menacée, nous étions prêts à mourir ensemble. Comment pourrait-on encore nous séparer ?

Vous êtes le cadeau le plus précieux que le Seigneur m’ait accordé dans ma vie.

Je rends grâce au Seigneur pour l’évêque auxiliaire et les prêtres, mes frères très chers. Vous faites partie de mon cœur. Vous êtes la force de vie du diocèse, car vous l’édifiez pour qu’il devienne une famille vivant dans l’harmonie, avec un seul cœur et un seul esprit. Merci à vous de m’avoir donné le bonheur de goûter votre fraternité chaleureuse à l’intérieur de la famille du diocèse: «Oui, il est bon, il est doux pour des frères de vivre ensemble et d’être unis. » (Ps 132,1).

Je remercie le Seigneur pour les religieux et les religieuses, des collaborateurs de confiance. Discrets mais efficaces, ne craignant pas d’accomplir les taches les plus modestes, prêts à vous rendre dans les lieux les plus éloignés, vous avez élargi le champ d’évangélisation du diocèse, lui permettant de procurer des récoltes de plus en plus abondantes. Merci pour votre générosité !

Je rends grâce au Seigneur pour les séminaristes, nos enfants bien-aimés. Vous êtes la prunelle de mes yeux. Animés par un esprit de service et de don de vous-même, vous avez ouvert vos âmes au programme de formation de l’Eglise, vous vous êtes appliqués à perfectionner vos connaissances, Vous avez participé avec zèle à la pastorale, vous vous êtes engagés au service des plus pauvres, des malades et plus spécialement des lépreux et surtout vous n’avez cessé de perfectionner votre conduite morale. Merci à vous pour avoir donné à vos formateurs la vision d’un avenir plein d’espérance pour le diocèse.

Merci au Seigneur pour vous mes frères et sœurs laïcs bien-aimés de la famille de l’archidiocèse de Hanoi. Lorsque je pense à vous, je ne peux réprimer mon émotion. En supportant avec persévérance des difficultés, non seulement vous avez été les fondations d’une Eglise ferme et inébranlable, les racines d’un arbre qui n’a cessé de porter des fruits en abondance, mais vous avez aussi, pour une part, contribué à l’édification de la société lorsque avec courage vous avait élevé la voix pour soutenir la justice, prêts à sacrifier votre vie pour défendre la vérité. Vous êtes l’Eglise. Vous avez versé votre sueur, vos larmes, et même votre sang pour maintenir et développer l’Eglise. Je suis fier de vous. Je vous admire. Je vous suis reconnaissant.

Alors que nous parlons d’amour, comment ne pas mentionner le pardon ? Je vous demande de pardonner mes fautes et mes lacunes. Je vous demande aussi de pardonner, en mon nom, à tous ceux qui nous ont offensés. Nous n’acceptons pas le mal mais il nous faut pardonner et prier pour ceux qui se sont égarés afin qu’ils retrouvent le droit chemin.

En ce moment des adieux, comment tout dire ? Ma dernière parole sera pour vous dire de garder votre amour et votre unité. C’est là le trésor le plus précieux de notre Eglise. Dans cet amour et cette unité déjà présents, vous aimerez Mgr Pierre Nguyen Van Nhon comme vous m’avez aimé moi-même; vous collaborerez avec lui, comme vous l’avez fait avec moi. Il me remplacera au milieu de vous pour que jamais le courant d’amour mutuel ne s’interrompe.

Même séparés, la prière nous unira. Même parti, je continuerai à servir le diocèse par la prière. Grâce à la prière et à notre amour mutuel, le Seigneur accordera à notre diocèse de nombreuses grâces, plus que nous pouvons en souhaiter. C’est pourquoi, je vous demande de ne pas me retenir, et de me laisser partir conformément à ma propre aspiration. Je suis en effet, persuadé que mon départ est conforme à la volonté de Dieu et qu’il constituera un bien aussi bien pour vous que pour moi.

Que la paix du Seigneur soit toujours avec vous.

Joseph Ngô Quang Kiêt
 
Face à la détermination du gouvernement d’en finir avec le camp retranché des « rouges » à Bangkok, l’Eglise catholique en appelle à l’intervention des chefs religieux
Eglises d’Asie
09:23 17/05/2010
THAILANDE

Face à la détermination du gouvernement d’en finir avec le camp retranché des « rouges » à Bangkok, l’Eglise catholique en appelle à l’intervention des chefs religieux


Eglises d’Asie, 17 mai 2010 – Lundi 17 mai, la détermination du gouvernement thaïlandais d’en finir par la force avec le camp des « rouges », retranchés au centre du cœur commercial de Bangkok, ne semblait pas faire de doute. Face à l’issue potentiellement violente de ce conflit politique et après les 36 morts recensés ces cinq derniers jours, le président de la Conférence des évêques catholiques de Thaïlande a appelé à « une intervention des chefs religieux » afin d’« explorer les voies nouvelles du dialogue et de la médiation, pour offrir une issue pacifique à la crise ».

L’affrontement entre les « rouges » et les forces de l’ordre semble se préparer depuis cinq jours à Rajprasong. Après les 29 morts du mois d’avril dernier (1) et l’amorce d’un règlement du conflit avec la « feuille de route » proposée début mai par le Premier ministre Abhisit, le durcissement autour de Rajprasong a été rapide. Dans le quartier, l’eau et l’électricité ont été coupées, les ordures ne sont plus ramassées et la détermination des autorités à en finir « dès que possible » avec le dernier carré des « rouges » retranchés derrière des barricades de pneus enflammés semble totale. « L’opération (de dispersion) sera exécutée dès que possible », a indiqué, le 17 au matin, Satit Wonghnongtaey, ministre auprès du Premier ministre. Les autorités « s’expliqueront auprès du public lorsque les opérations seront terminées », a-t-il précisé à des journalistes, tandis que les soldats encerclant le quartier faisaient usage, non plus de balles en caoutchouc, mais de balles réelles.

A l’intérieur du camp des « rouges », les leaders ont déclaré que les femmes, les enfants et les personnes âgées qui étaient parmi eux ne seraient pas utilisés comme boucliers humains. De fait, dans l’après-midi du dimanche 16 mai, ces derniers ont été déplacés vers une « zone neutre », à savoir la vaste étendue d’une pagode bouddhique toute proche, le temple Pathumwanaram. Là, des ONG, dont des organisations caritatives catholiques, se sont proposées pour leur venir en aide, mais tant l’armée que les chefs des « rouges » leur ont refusé l’accès à la pagode. Selon un membre de Mercy Center, une des ONG catholiques qui a tenté d’intervenir sur place, « la défiance prévaut de part et d’autre ».

Dans ce contexte tendu au cœur de Bangkok et instable dans certaines autres régions du pays, notamment du Nord et du Nord-Est, bases politiques des « rouges », l’inquiétude est forte. Le 14 mai dernier, Mgr Louis Chamniern Santisukniran, archevêque de Tharae-Nongsaeng et président de la Conférence épiscopale de Thaïlande, n’a pas hésité à appeler les chefs religieux à intervenir publiquement pour obtenir le retour au calme. Un mois plus tôt, le 15 avril, l’archevêque de Bangkok, un haut responsable musulman et un représentant du patriarche suprême du bouddhisme avaient posé un geste commun, un appel à la prière (2).

Cette fois-ci, pour Mgr Louis Chamniern, étant donné le risque de « guerre civile », il faut aller plus loin. Les chefs religieux « bénéficient de la confiance, de la crédibilité et de l’estime de la population. Ils pourraient donc être aujourd’hui très utiles pour résoudre l’impasse et vaincre la violence » (3).

Dans un pays où les catholiques forment une toute petite minorité de 0,5 % de la population, l’Eglise n’est pas en mesure d’agir seule. Cependant, Mgr Louis Chamniern l’affirme: « Nous ne nous lasserons jamais de dire que l’unique chemin est le dialogue: il faut déposer les armes et renoncer à la violence pour trouver une issue à cette crise. Je crains que le pays ne soit au bord d’une guerre civile qui, si elle n’est pas stoppée, sera une catastrophe. (…) Dans cette phase tragique de notre histoire, je vois des personnes sans espoir et fatalistes. Il y a beaucoup de peur. Le ‘pays du sourire’ semble être devenu un ‘pays de douleur’. Aujourd’hui, nous souffrons tous ensemble et, en ce moment, c’est comme un tunnel dont on ne voit pas l’issue. »

« Entre les parties, poursuit l’évêque, il y a une évidente incompréhension. Aucune des deux factions ne veut céder. Chacun cherche à défendre ses intérêts, sans penser au reste de la population du pays et au bien commun. Le gouvernement accuse les leaders de la contestation rouge d’être des « ennemis de la couronne » et des « traîtres à la patrie ». Cela ne me semble pas vrai mais plutôt une manière de discréditer la contestation aux yeux de la nation. L’exécutif devrait agir avec plus de patience et explorer de nouveaux chemins de dialogue et de médiation. »

L’évêque ne le dit pas, mais le seul qui puisse agir afin de sortir le pays de l’impasse serait le roi, mais celui-ci, malade, est affaibli et son crédit politique pourrait ne pas jouer avec autant d’efficacité que lors de la crise de 1992. Dans ce contexte, Mgr Chamniern propose que la médiation soit opérée par les chefs religieux: « Nous, responsables religieux, nous sommes disposés à offrir notre contribution et nous pourrions exercer un rôle de médiation entre les partis si nous étions appelés à le faire. La population, en ce moment, nourrit une plus grande confiance envers les leaders religieux qu’envers les leaders politiques. Nous sommes prêts à aller sur le terrain et à nous engager pour le bien du pays, pour éviter qu’à nouveau, le sang ne soit versé. »

(1) & (2) Voir EDA 528

(3) Fides, 15 mai 2010.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ tạ ơn và cuộc thi “Rung Chuông Vàng Kinh Thánh 2010” của cộng đoàn Vinh tại Hà Nội
CTV Cộng đoàn Vinh Hà Nội
08:44 17/05/2010
Thánh Lễ tạ ơn và cuộc thi “Rung Chuông Vàng Kinh Thánh 2010” của cộng đoàn Vinh tại Hà Nội

Hôm nay, ngày 16 – 5, như thường lệ, Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội dâng thánh lễ Tạ ơn. Đúng 8h30’, thánh lễ do cha Gio-an Nguyễn Ngọc Nam Phong CSsR chủ tế bắt đầu với sự tham dự của sinh viên, cựu sinh viên Vinh tại Hà Nội và các bạn nhóm sinh viên Hưng Hóa.

Xem hình thi kinh thánh

Thánh lễ diễn ra sốt sắng với bài giảng sâu sắc của cha Gio-an Nguyễn Ngọc Nam Phong về tình hiệp thông trong Giáo hội: Khi xưa, trước khi về trời, Đức Giê-su đã trối trăn lại cho Hội Thánh về đức yêu thương bác ái và sự an bình. Lịch sử Giáo Hội từ sơ khai đã minh chứng cho quy luật cuộc sống về sự hợp – tan, đoàn kết – chia rẽ. Giáo hội Việt Nam trong thời điểm hiện tại cũng phải đối mặt với những thử thách về tình hiệp thông. Cha cũng sẻ chia với các bạn những ngậm ngùi, suy tư về sự “ra đi” của Đức Tổng Giu-se Ngô Quang Kiệt. Nhưng trên hết, Cha muốn hướng các bạn sinh viên đến sự tin tưởng vào một ngày đoàn tụ, vào sự quan phòng, che chở của Chúa Thánh Linh vì lẽ có tan ắt sẽ có hợp. Và, khi Giáo hội đã thành một khối thống nhất yêu thương thì sức mạnh sẽ trỗi dậy vô biên. Điều trước mắt để thúc đẩy tình liên đới là can đảm thể hiện tình bác ái, yêu thương với đồng loại, đặc biệt với anh chị em trong gia đình Giáo hội. Cuối thánh lễ vang vang khúc hát nài xin về tình hiệp nhất: “Lạy Cha, xin hãy cho mọi người hiệp nhất nên một, như Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha...”

Sau thánh lễ Tạ ơn là chung kết cuộc thi Rung Chuông Vàng Kinh Thánh lần thứ nhất của Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội. Trong cuộc thi có sự hiện diện của cha Gio-an Nguyễn Ngọc Nam Phong, ban cố vấn, anh chị cựu sinh viên và sự tham gia của 49 thí sinh đến từ bảy nhóm của Cộng đoàn. Đây là cuộc thi được khởi động từ hơn một tháng trước và được thử nghiệm bằng hình thức thi Tìm hiểu Kinh Thánh trên forum congdoanvinhhn.com, sơ khảo và thi tuyển trong các nhóm nhỏ cho đến cuộc thi chung kết hôm nay. Sức trẻ và lòng nhiệt huyết đã làm cho hội trường như bừng cháy với băng rôn, khẩu hiệu, tiếng reo hò cổ vũ, và sắc vàng của áo thí sinh; Những cái nắm tay, ôm nhau thật chặt khi các thí sinh vượt qua đường đua với những câu hỏi hóc búa…Cuộc đua căng thẳng nhất khi trên sàn thi đấu còn lại sáu thí sinh nhóm Donbosco và một thí sinh nhóm Phanxico Assisi. Sau gần 20 câu hỏi của cuộc thi, ngôi vị quán quân đã xứng đáng thuộc về bạn Phêrô Phạm Ngọc Luận, một thành viên của đội tuyển Donbosco. Phần thưởng cho người chiến thắng là kỷ niệm chương của chương trình, một ảnh tượng Thánh nữ Têrêxa- Quan thầy của Cộng đoàn và hai triệu đồng từ Ban tổ chức. Để khích lệ tinh thần tìm hiểu và học hỏi giáo lý của các thành viên trong Cộng đoàn, BTC cũng đã trao các phần quà là những bộ sách Kinh Thánh cho bảy nhóm của Cộng đoàn, giải thưởng cho thành viên xuất sắc nhất trong mục Tìm hiểu Kinh Thánh trên forum congdoanvinhhn.com, giải thưởng cho nhóm cổ động viên phong cách nhất. Cuộc thi thật sự ý nghĩa, tạo một âm vang lớn trong lòng các thí sinh dự thi và cổ động viên. Đây là cơ hội cho nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những ai chưa đọc và hiểu nhiều về Kinh thánh Cựu ước được tìm hiểu lời răn dạy của các tiên tri, ngôn sứ, hiểu thêm về lịch sử Giáo hội hoàn cầu, Giáo hội Việt Nam, Giáo phận Vinh.

Tuy chỉ có một người rung chuông nhưng hồi chuông của sự say mê tìm hiểu Kinh Thánh dường như đều rung lên trong thâm tâm các thành viên trong Cộng đoàn.
 
Khóa tình huấn giới gia trưởng lần thứ I tại Giáo phận Ban mê thuột
Anh Thư
08:49 17/05/2010
Khóa tình huấn giới gia trưởng lần thứ I tại Giáo phận Ban mê thuột

Chủ đề: “GIA TRƯỞNG SỐNG ĐỨC TIN”

(Thời gian từ 7g30 đến 21g30 ngày 14.5.2009)

Từ 6giờ sáng ngày 14.5. 2010, từng đòan xe ca phát xuất từ 4 Giáo hạt trong Giáo phận Banmêthuột, nối tiếp nhau tiến vào khu vực thánh đường Giáo họ Giuse thuộc Giáo xứ Thánh Tâm Giáo phận Banmêthuột. Có nhiều Giáo xứ thuộc Giáo hạt Phước Long phải khởi hành từ hôm trước để kịp giờ ấn định của Ban tổ chức.

Được sự ưu ái của Đức Giám mục Giáo phận, sự nổ lực của quý cha trong Ban Mục vụ Giáo dân và thể theo nguyện vọng của các bà mẹ Công giáo trong lần tĩnh huấn thứ II năm.2009, đây là khóa tĩnh huấn Gia Trưởng lần thứ I sau năm 1975. Khóa tĩnh huấn này đã quy tụ được gần 3.300 người từ 66 Giáo xứ, trong số này có gần 200 gia trưởng người Dân tộc. Rất tiếc một số Giáo xứ không nhận được giấy mời.

Sau khi tập trung và ổn định, mọi người đều vui mừng đón chào ĐGM Giáo phận và quý cha tiến về khán đài, và bằng một băng reo vui tươi khởi đầu ngày hội ngộ các gia trưởng.

Cha GB. Nguyễn Minh Tâm, Trưởng Ban Mục vụ Giáo dân, Trưởng Ban tổ chức, đọc lời chào mừng Đức cha Giáo phận, cha Tổng Đại diện, quý cha Hạt trưởng, cha Quản lý, cha Piô Ngô Phúc Hậu, quý cha và toàn thể gia trưởng đã tham dự ngày tĩnh huấn Giới Gia trưởng lần I. Đồng thời ngài kính mời ĐGM và mọi người cùng tham dự cuộc rước long trọng cung nghinh Thánh Giuse, bổn mạng các Giới Gia trưởng Công giáo, trong tiếng kèn đồng vang dội Kiệu được đặt trên khán đài trong suốt thời gian tĩnh huấn.

Trong phần huấn từ khai mạc, ĐGM bày tỏ niềm vui mừng vì lần đầu tiên có cuộc tĩnh huấn Gia trưởng trong toàn Giáo phận sau hơn 30 năm gián đoạn. ĐGM giới thiệu cha Piô Ngô Phúc Hậu, người có nhiều kinh nghiệm trong việc truyền giáo sẽ chia sẻ trong ngày tĩnh huấn này, và tuyên bố khai mạc…

Trong phần thuyếtt giảng buổi sáng, Cha Ngô Phúc Hậu chia sẻ về đề tài “Gia Trưởng trong vai trò người chồng”: Thiên Chúa đã tạo nên ba loài trong việc sinh sôi nẩy nở, truyền giống nòi:

1) Loài thực vật có nhụy đực và nhụy cái. Hai nhụy này phối hợp với nhau để kết thành trái là nhờ các loài ong, bướm… Loại truyền giống này không có tình yêu, vì sự thụ phấn xảy ra rất vô tình.

2) Loài động vật có con đực và con cái. Con đực chỉ làm vụ việc truyền giống mà không có tình yêu. Con cái có tình yêu đối với con của nó trong thời gian ngắn nuôi con. Loại động vật sống theo tình dục, chúng chỉ có một chút tình yêu.

3) Gia đình của loài người: Con người không vô tâm vô tình như loài động vật và thực vật, nhưng gia đình loài người được thể hiện dần dần qua tình yêu giữa người nam và người nữ trải qua nhiều giai đoạn tìm hiểu và có khi nhiều thử thách... Vấn đề một vợ một chồng, chung thủy trong tình yêu là chương trình sáng tạo của Thiên Chúa. Đời sống vợ chồng là đời sống vì tình yêu, tình dục chỉ là điểm nhỏ trong cuộc sống lứa đôi.

Trong mô hình thiết kế của Thiên Chúa thì chỉ có gia đình nhân loại mới có gia trưởng. Người đàn ông với vai trò là chồng là cha nếu không chung thủy với vợ và con, người đàn ông ấy sẽ giống như loài động vật - giống đực. Một khi gia đình tan vỡ thì xã hội sẽ nảy sinh biết bao nhiêu tệ nạn…

Buổi chiều Linh mục Piô chia sẻ về đề tài “ Giáo dục con cái trong gia đình”.: Phải giáo dục con với ba chủ đích: khỏe mạnh, giỏi giang và đạo đức. Ngài hướng dẫn các gia trưởng tâm lý sống trong vai trò làm chồng, làm cha. Phải giáo dục con từ khi nào và phương pháp giáo dục con theo từng lứa tuổi …

Trong phần thảo luận cha Piô cũng đã giải đáp thỏa đáng những vấn nạn đời sống gia đình. Và để giữ hạnh phúc gia đình còn cần phải siêng năng cầu nguyện và tiêu diệt tính ích kỷ…

Với chút dí dỏm và khôi hài cha giảng thuyết đã làm mọi người chăm chú lắng nghe và cười vui, quên cái nóng bức Tây nguyên giữa buổi trưa hè oi ả.

Trước Thánh lễ là phần thống hối, để lãnh bí tích hòa giải một cách tích cực, cha GB. Phạm Thế Truyền đã giúp các gia trưởng những giây phút xét mình thật sốt sắng. ĐGM và khoảng 20 linh mục đã ban bí tích Hòa giải cho các hối nhân… Trong dịp này các gia trưởng đã đóng góp được 20 triệu đồng để tạo nguồn nước sạch cho các gia đình nghèo tại Giáo phận Cần Thơ.

Lúc 17giờ ĐGM cùng 20 linh mục đồng tế lễ kính Thánh Giuse, bổn mạng giới gia trưởng công giáo. Trong phần chia sẻ Tin Mừng, ĐGM so sánh mình có vai trò gia trưởng trong gia đình Giáo phận như mọi gia trưởng khác trong gia đình của họ. Tuy khác nhau về hình thức, nhưng tình yêu, lòng nhiệt thành và ý thức trách nhiệm đều như nhau. Người gia trưởng phải có lòng vị tha, luôn nêu gương sáng đạo đức, biết học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm cùng bạn bè tốt, và phải là chỗ dựa vững chắc cho mọi thành viên trong gia đình. Để làm được điều này, người gia trưởng phải biết hy sinh, siêng năng cầu nguyện, bắt chước Thánh Giuse luôn biết lắng nghe và lấy Lời Chúa làm kim chỉ nam cho cuộc sống…

Sau bữa ăn tối, một buổi diễn nguyện do các gia trưởng thực hiện thật đặc sắc, những tiểu phẩm diễn tiến công cuộc khai sinh, sự hình thành và phát triển sứ mệnh truyền giáo tại Việt Nam đặc biệt trên vùng Tây nguyên Daklak…

Khi màn đêm phủ xuống một màu đen thẳm, cũng là lúc mọi người cần thinh lặng cầu nguyện để kết thúc ngày tĩnh huấn… ĐGM và mọi người cùng lần chuỗi Mân Côi, quỳ gối (trên nền đất lẫn đá dăm) chầu Thánh Thể trong bầu khí hết sức nghiêm trang và sốt sắng…

Trước khi chia tay, ĐGM dặn dò các gia trưởng hãy tích cực thực hiện những điều học hỏi hôm nay, trở nên người mới, cố gắng sống tinh thần của một người gia trưởng công giáo đích thực để làm cho gia đình hạnh phúc. Ngài cũng không quên nhắc nhủ các bác tài xế phải cẩn thận để bảo đảm an toàn cho các gia trưởng về đến nhà bình an..
 
Sinh viên Công Giáo tại Huế Bế Giảng Niên khóa 2009-2010 tại Dòng Thánh Tâm Huế - Việt Nam
Giuse Phan Tấn Hồ
09:20 17/05/2010
Sinh viên Công Giáo tại Huế Bế Giảng Niên khóa 2009-2010 tại Dòng Thánh Tâm Huế - Việt Nam

Huế, Việt Nam (16.5.2010) – Sau 10 năm tái lập, Sinh Viên Công Giáo tại Huế không ngừng thăng tiến, dưới sự chăm sóc của Đức Tổng Giám Mục Têphanô, Đức Giám Mục Phụ Tá Phanxicô Xaviê, và đặc biệt là Cha Đặc trách sinh viên - Antôn Nguyễn Văn Tuyến, cùng với sự quan tâm của Các Hội Dòng tại Huế và bao người thành tâm thiện chí gần xa.

Xem hình SVCG Huế bế giảng niên khóa 2009-2010

Hướng đến vai trò chứng nhân của sinh viên Công giáo trong thế giới ngày nay, Cha Đặc trách Antôn đã chọn câu lời Chúa: “Chính anh em là chứng nhân” (Lc 24, 48), làm chủ đề cho Ngày Bế Giảng năm nay.

Lễ Bế Giảng SVCG tại Huế ở Dòng Thánh Tâm, vào ngày Chúa Nhật 7 Phục Sinh

Lễ CHÚA GIÊSU LÊN TRỜI, lần này gồm 3 mục chính: Thánh Lễ Tạ Ơn dịp Bế Giảng niên khóa 2009-2010, do Đức Giám Mục Phụ Tá Phanxicô Xaviê cử hành; Trao đổi theo Cụm (Cụm 1 gồm các ngành: Toán, SP Mầm non, Tin, SP Tiểu học, Văn. Cụm 2: Ngoại ngữ, Kinh tế, Nông lâm, Sinh, Lý, Hoá, Môi trường, Triết, Tâm lý, Luật. Cụm 3: Nghệ thuật, Sử, Địa, Kiến trúc, Y khoa, Văn hoá Du lịch) giữa các sinh viên; và Đêm Liên Hoan Chủ Đề: “Chân Dung Cha” do Dòng Thánh Tâm thực hiện với sự cộng tác của nhiều Hội Dòng khác.

1. Đón tiếp và chào mừng.

Với không gian khoáng đạt, lại nằm ở vị thế đắc địa bên Kinh Thành Huế, một điểm dừng chân quen thuộc cho hàng vạn khách hành hương Trung Tâm Đức Mẹ La Vang, và thí sinh trên mọi miền đất nước tìm đến lưu trú mỗi năm... nên số hơn lượng 1000 SVCG tại Huế tìm về để dự lễ Bế Giảng lần này cũng là điều dễ hiểu. Thay mặt Hội Dòng, Cha Tổng Phụ Trách Antôn Huỳnh Đầy, đã phát biểu chào đón và cầu chúc các bạn sinh viên có những giây phút thánh thiện bên lòng Chúa và ấm áp tình người trong đại gia đình Thánh Tâm. Đáp lại lời chào mừng của Cha Tổng Phụ Trách Dòng Thánh Tâm, cả hội trường rền vang những tràng pháo tay không ngớt.

2. Thánh Lễ Tạ Ơn

Sau giây phút hoan hỉ tay bắt mặt mừng, chào đón và chuẩn bị, đúng 15g00, cộng đoàn phụng vụ hân hoan cất lời ca nhập lễ trong hiệp nhất yêu thương, để chào đón Đức Giám Mục Phụ Tá Phanxicô Xavie Lê văn Hồng, tiến lên cung thánh dâng Thánh Lễ Tạ Ơn Bế Giảng cuối năm. Mở đầu thánh lễ Đức Giám Mục Phụ Tá Phanxicô Xavie khẳng định: “Giáo Hội luôn trăn trở cho đời sống đạo đức của giới sinh viên, nên đã tạo điều kiện để chúng con có cơ hội nhiều lần trong năm qua, gặp gỡ trao đổi học hỏi để đời sống đức tin của chúng con được bồi dưỡng và trưởng thành hơn mỗi ngày”. Và giảng trong Thánh lễ, Đức Cha cũng đặc biệt lưu ý một số điều cho sinh viên: “Cuộc sống hôm nay tạm bợ chóng qua; quê thật của chúng ta là cõi trời; nên đời sống hiện tại của chúng ta là một cuộc hành trình để tiến về cõi trời... Vì thế, SVCG tại Huế, hãy là những chứng nhân về niềm tin bất khuất vào Thiên Chúa, chứng nhân về tình yêu không phản bội, về sự trung thành và lòng hiếu thảo của người con đối với Cha trên trời và với Mẹ Giáo Hội. Chứng nhân về lòng thương xót và tha thứ của Thiên Chúa. Chứng nhân tốt nhất và có sức thuyết phục nhất không phải chỉ bằng lời nói nhưng nhất là bằng việc làm cụ thể, bằng chính cuộc sống yêu thương và phục vụ”.

3. Trao đổi các vấn đề liên quan đến đời sống của sinh viên

Liền sau thánh lễ Bế Giảng, cũng là lúc Sinh viên đi vào chương trình Trao đổi các vấn đề liên quan đến đời sống sinh viên trong xã hội ngày nay, gồm 3 đề tài: “Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hôm nay, SVCG tại Huế chúng ta có thể tham gia những công tác xã hội nào nhằm giúp phát huy Đức Ái Kitô-Giáo?”; “ Trong những năm theo học tại Huế, bạn đã dành ưu tiên cho lãnh vực nào: học hành, tình bạn, kiếm sống? Hãy nêu lên lý do tại sao có sự ưu tiên đó cũng như những Khó Khăn và ước mơ của bạn?”; và “ Suốt những năm theo học tại Huế, bạn có được những thuận lợi và đã gặp những khó khăn nào trong lãnh vực đời sống Đức Tin?”, do 3 sinh viên đại diện: Gioan Baotixita Hồ Văn Uyên, Giuse Nguyễn Văn Tâm và Giuse Lê Xuân Thoả, lên tham gia chia sẽ.

4. Đêm Nhạc Hội “Chân Dung Cha” của Dòng Thánh Tâm

Trước khi đi vào Đêm Nhạc Hội, tất cả 115 sinh viên năm cuối sắp ra trường đã được sinh viên đàn em tặng hoa và chụp hình lưu niệm với Cha Đặc trách Antôn, trong niềm mến thương vui buồn khó tả của giây phút chia xa... Sau khi chia sẻ những ‘công thành danh toại’ của anh chị sinh viên năm bốn, không gian sân Dòng Thánh Tâm lại rền vang những tiếng vỗ tay và lời chúc mừng đến các đội bóng đạt giải, của sinh viên và các đội bóng của Đệ tử thuộc hai Hội Dòng Thánh Tâm và Chúa Cứu Thế Huế, sau những cuộc thư hùng khốc liệt trên sân cỏ suốt mấy tháng qua.

Chuẩn bị cho Đêm Nhạc Hội “Chân Dung Cha”, Linh mục Têphanô Trần Đình Tề, Thầy Phó Tế Phao lô Đậu Quốc Khánh, Thầy Vinh Sơn Trần Văn Đường và hơn 60 đệ tử, đã lo thu xếp chu đáo ngay từ những ngày đầu năm học, và nỗ lực chắt chiu để lo trang trải cho Đêm Nhạc Hội này. Đặt mục tiêu phục vụ sinh viên, những chủ nhân tương lai của Giáo Hội và đất nước, lên hàng đầu, nên Ban Giám Đốc Đệ Tử Thánh Tâm và Liên Dòng tại Huế, đã nỗ lực dấn thân.

Đêm Nhạc Hội “Chân Dung Cha” gồm ba phần: “Ấm tình quê hương”, “Ân tình đồng loại”, và “Tình yêu Thiên Chúa”, do Đệ tử Phanxicô Trần Minh Hải dàn dựng. Nhiều tiết mục đặc sắc được các Hội Dòng và sinh viên đem về cho chương trình lần này, đã góp phần khắc họa nên “Chân Dung Cha”, một người Cha luôn quan tâm đến đoàn con, trong suốt dòng lịch sử dân tộc Việt Nam và thế giới.

Gói trọn lời tri ân lên Thiên Chúa, người Cha chung của nhân loại và cũng là lời tri ân đến Quý Đức Cha, Quý Bề trên, Cha Đặc trách Antôn cùng bao vị ân nhân gần xa... dưới sự chỉ huy của Thầy Vinh Sơn Vũ văn Nguyện, dàn hợp xướng liên Dòng và Sinh viên đã hòa vang nhạc phẩm “Biển trời yêu thương”, của nhạc sỹ Ngọc Linh.

Đến với đoàn con trong Đêm Nhạc Hội này, có sự hiện diện quý báu của Đức Giám Mục Phụ Tá Phanxicô Xaviê Lê văn Hồng, Quý vị đại diện các Dòng, ông chủ tịch Hội Đồng giáo xứ Chính Tòa Phủ Cam, Quý thầy cô của các trường Đại học và đông đảo sinh viên của các tôn giáo bạn.

Thật không bỏ công sau bao tháng ngày khổ luyện, Đệ tử Thánh Tâm và quý Chị nhà nội trú Lộ Đức đã khơi lên trong lòng Sinh viên và công chúng Thành Huế đêm nay, lòng biết ơn, niềm tự hào và ý chí bảo vệ non sông gấm vóc của tổ tiên để lại, qua hoạt cảnh “Dòng máu Lạc Hồng”. Cứ thế, dòng chảy của những tiết mục sinh động, giàu màu sắc của sinh viên và các Hội Dòng: Mến Thánh Giá, Con Đức Mẹ Đi Viếng, Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, và Dòng Chúa Cứu Thế, cùng các ca sỹ chuyên nghiệp Thành Huế cũng góp mặt đua tài.

Đến chia vui với SVCG tại Huế trong Lễ Bế Giảng năm nay, còn có đoàn hành hương của quí cha, quí thầy Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội, và quí soeurs Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội. Dẫu thời gian ngắn ngủi, nhưng cha Vinh sơn Phạm Đình Khoan, cùng với hai cha trợ giáo Giuse Vũ đình Lâm và Gioan Đinh Công Lịch, cùng 46 thầy cũng đã cháy hết mình cho đêm Đại Nhạc Hội “Chân Dung Cha”, qua ngẫu hứng “Trống Cơm” và “Người ơi người ở đừng về” trong ray rứt chia li...

Trước khi khép lại Đêm Đại Nhạc Hội “Chân Dung Cha” và cũng để kết thúc Lễ Bế Giảng SVCG tại Huế, niên khóa 2009 – 2010, Cha Đặc trách Antôn, sau vài tâm tình nhắn nhủ đến sinh viên, cám ơn quí Tu sĩ đặc trách sinh viên của các Hội Dòng, ngài cũng đã hết lòng nói lên lời cám ơn đến Cha Tổng Phụ Trách Antôn Huỳnh Đầy, Ban Giám Đốc Đệ tử Viện, và đặc biệt là 70 chú Đệ tử Thánh Tâm, cùng Nhà Dòng, đã cống hiến rất nhiều cho Lễ Bế Giảng của SVCG tại Huế năm nay.

Tiếp sau những lời cám ơn theo lẽ thế trần, mọi người đều hướng lòng về Thánh Giá Chúa – nguồn mạch của ân sủng của trời cao, đã được các Đại diện Sinh viên và Đệ tử cung nghinh lên lễ đài, trong tiếng ca nguyện “Lạy Chúa Từ nhân” của Kinh Hòa Bình; và Cờ Năm Thánh của Giáo Hội Việt Nam, được cách điệu, cũng được trang trọng cung nghinh tiếp theo sau Thánh Giá, trong hòa ca trầm hùng của bài ca Năm Thánh “Đây Mùa Hồng Ân”; cứ thế, vọng vang, ngấm sâu vào tâm hồn của hơn 1000 sinh viên đang say sưa ca hát và của những khán thính giả gần xa...
 
Bài giảng Lễ ngày 15-05-2010 tại Huế – Kính nhớ Thánh Gioan La San, Bổn Mạng các Nhà Giáo Dục
LM. Nguyễn Vinh Gioang
12:29 17/05/2010
Bài giảng Lễ ngày 15-05-2010 tại Huế – Kính nhớ Thánh Gioan La San, Bổn Mạng các Nhà Giáo Dục

Thánh Lễ kính Thánh Gioan La San, Quan Thầy Các Nhà Giáo Dục, tại Trung Tâm Mục Vụ Huế, do Đức Tổng Giám Mục Huế chủ tế ngày 15 tháng 5 năm 2010

Dòng La San là một dòng quốc tế, có nhiều ngàn thành viên hiện diện tại 80 quốc gia trên thế giới, trong các nước tân tiến cũng như trong các nước chậm tiến, chuyên lo phục vụ lãnh vực giáo dục tại các trường học.

Dòng nầy do Thánh Jean Baptiste de la Salle, người Pháp, lập năm 1680 tại Reims, tây bắc nước Pháp.

Thánh nhân là một người bạn của giới trẻ, một nhà cách mạng giáo dục, một nhà giải phóng giới lao động bằng giáo dục.

Lm Nguyễn Vinh Gioang giảng lễ
Hôm nay, ngày 15 tháng 5 năm 2010, đúng 60 năm, ngày Giáo Hội, qua Đức Giáo Hoàng Piô XII, tôn vinh Thánh Gioan La San là Quan Thầy của tất cả các Nhà Giáo Dục Thanh Thiếu Niên trên toàn thế giới.

Đức Thánh Cha Piô XII nêu lên những đặc điểm của Vị Thánh Giáo dục nầy như sau.

Thánh Gioan La San là một con người thánh thiện và thông minh, rất nhiệt thành với công việc giáo dục, đặc biệt là giáo dục lớp trẻ, nhất là lớp trẻ thiếu điều kiện để được giáo dục đầy đủ, như các thanh thiếu niên gia đình nghèo, như các thanh thiếu niên ở các vùng sâu, vùng xa.

Thánh Gioan La San xem việc giáo dục thanh thiếu niên là một nghề rất quan trọng, một nghề cần phải đầu tư toàn tâm, toàn lực, toàn phương tiện cho công việc giáo dục trọng đại nầy. Vì thế, mặc dầu là linh mục, ngài vẫn không muốn các tu sĩ mình trở thành linh mục, sợ vì bận rộn công việc mục vụ tông đồ mà không thể toàn tâm toàn lực chuyên lo việc giáo dục như ngài mong ước.

Để đạt được mục đích nầy, ngài chỉ muốn thành viên của dòng mình toàn là tu sĩ giáo dân. Vì thế, khi lập dòng tu giáo dục tại Reims vào năm 1680, ngài gọi Dòng mình lập, là “Dòng Anh em Trường Kitô”, gọi các tu sĩ của dòng mình là “Các Sư huynh của các Trường Kitô” (Frères des Écoles Chrétiennes). Từ “Frère” được dịch qua tiếng Việt là “sư huynh”: “sư” là thầy dạy, “huynh” là anh em đối với những người mình giáo dục: giáo dục bằng tình huynh đệ, bằng tình anh em.

Việc giáo dục do thánh Gioan La San chủ trương, có những đặc điểm sau đây:

Về những đức tính cần thiết cho nhà giáo dục: ngài chủ trương nhà giáo dục phải nhẫn nại và khiêm nhượng: nhẫn nại (để chịu đựng được sức nặng của sự mệt mỏi hằng ngày trong công việc dạy dỗ; để chịu đựng được những tính xấu của học sinh: nhứt quỷ, nhì ma, thứ ba, học trò; để chịu đựng được những sự thiếu thông cảm của những người mình phục vụ gây nên); khiêm nhượng (để không thèm thuồng những công việc mà người khác coi trọng hơn, mà người khác thu lượm được nhiều của cải danh vọng hơn).

Về phương pháp giáo dục: ngoài việc lập dòng giáo dục là Dòng Anh Em Trường Kitô, ngài thiết lập những trường sư phạm (để chuẩn bị luân lý, đạo đức và kiến thức cho các giáo viên); ngài chủ trương cấp tiến hơn cả Chính Quyền lúc bấy giờ, là giáo dục miễn phí cho bậc tiểu học trong các trường ngài sáng lập; ngài còn tổ chức các lớp học vào buổi chiều và buổi tối để những người trẻ mắc đi làm trong ngày, có thể đến học được vì mục đích của ngài là tìm đủ mọi cách để đem lại cho giới trẻ, một nền giáo dục nhân bản và kitô-giáo.

Dòng La San đến Việt Nam năm 1866, cách đây 144 năm. Tại Sài Gòn, có trường Taberd danh tiếng. Tại Hà Nội, có trường Puginier danh tiếng. Và tại Huế, có trường Pellerin danh tiếng: trường nầy, tên gọi Việt Nam là Trường Bình Linh, được thành lập ngày 15/05/1904, cách đây 106. Đây là một trường danh tiếng, và hiện nay vẫn còn nhiều cựu học sinh Bình Linh tại Huế, tại Việt Nam và ở Hải Ngoại.

Qua hơn 144 năm hiện diện tại Việt Nam, Dòng La San đã phục vụ rất nhiều thế hệ giới trẻ và đã cống hiến nhiều nhân tài cho Đất Nước Việt Nam và cho Giáo Hội Việt Nam. Hơn một nữa số học sinh đi học các trường La San là những học sinh ngoài công giáo. Như vậy, chúng ta thấy việc tông đồ giáo dục của Dòng La San có ảnh hưởng rất sâu đậm trên người dân Việt.

Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc. Thập niên chi kế, mạc như thụ mộc. Bách niên chi kế, mạc như thụ nhân. Vì lợi ích một năm, hãy trồng lúa (thụ cốc), Vì lợi ích mười năm, hãy trồng cây (thụ mộc). Vì lợi ích một trăm năm, hãy trồng người (thụ nhân). Nhưng lý tưởng của những nhà giáo dục công giáo nói chung, và của Dòng Giáo Dục La San nói riêng, vì chú trọng đến nền giáo dục nhân bản và kitô giáo, nên nhắm đến lợi ích không phải một năm, mười năm, hay một trăm năm như Quản Trọng thời Đông Chu Liệt quốc chủ trương, mà nhắm đến lợi ích muôn năm, lợi ích đời đời trong việc giáo dục lớp trẻ thanh thiếu niên.

Chúng ta hãy cầu nguyện nhiều cho công việc giáo dục công giáo, cho lý tưởng giáo dục của Giáo Hội Công Giáo.

Đối với công việc làm cho Chúa, làm vì Chúa, số lượng tuy hữu ích, nhưng không quan trọng bằng chất lượng: “Chỉ cần một vị thánh mà thôi, cũng đủ để nâng cả thế giới lên.”

Lạy Chúa, xin chúc lành cho công việc giáo dục của Giáo Hội Công Giáo.

Lạy Chúa, xin chúc lành cho công việc giáo dục của Dòng La San, nhất là tại Việt Nam, và đặc biệt là tại Thừa Thiên-Huế nầy. Amen!
 
Niềm vui chung trong ngày lễ truyền chức phó tế cho thầy Đaminh Nguyễn Văn Khá
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
17:32 17/05/2010
Niềm vui chung trong ngày lễ truyền chức phó tế

Albi 16/05/2010 - Hồng ân ngày lễ truyền chức không chỉ dành riêng cho người được lãnh nhận mà còn dành chung cho tất cả cộng đoàn Dân Chúa. Đó là lời mở đầu của Đức Cha Carrré, Tổng Giám Mục giáo phận Albi trong thánh lễ truyền chức phó tế của Thầy Đaminh Nguyễn Văn Khá được cử hành hôm nay vào lúc 10 giờ Chúa Nhật ngày 16 tháng Năm 2010 tại giáo xứ Carmaux thuộc giáo phận Albi, Pháp quốc. Cùng đồng tế với Đức TGM Pierre-Marie Carré còn có Cha Tổng Đại Diện giáo phận Albi, Cha Giám Đốc Chủng viện Toulouse và hơn 20 linh mục, trong đó trên 10 linh mục Việt nam đang du học tại Đại Học Công Giáo Toulouse hoặc đang phục vụ tại Pháp.

Sự hiện diện của đông đảo các chủng sinh, tu sĩ nam nữ và một số gia đình Việt Nam cùng với các thành phần của giáo xứ chủ nhà đã làm nên một cộng đoàn phụng vụ thật sinh động cho buổi cử hành thánh lễ truyền chức hôm nay.

Với tư cách người giới thiệu ứng sinh của bí tích Truyền Chức, Cha Jean-Marc Micas, Giám Đốc Chủng viện đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc cầu nguyện trong gia đình đối với việc nuôi dưỡng ơn gọi. Đồng thời, ngài cũng đánh giá cao những cố gắng của vị tiến chức trong việc hội nhập đời sống văn hóa, mục vụ và tu học.

Sau lời tiếp nhận của Đức Cha chủ tế, cộng đoàn ca vang Kinh Vinh Danh để cảm tạ, ngợi khen và tôn vinh Thiên Chúa. Các bài đọc và Tin Mừng của Chúa Nhật thứ VII Phục Sinh, bao gồm quãng thời gian từ Lễ Thăng Thiên đến Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, làm tăng thêm ý nghĩa và bầu khí linh thiêng cho thánh lễ truyền chức phó tế. Đặc biệt, bài đọc thứ nhất kể về gương chứng nhân trung kiên của thánh tử đạo Stêphanô, vị phó tế tiên khởi của Giáo Hội.

Mở đầu bài giảng, Đức Tổng Giám Mục giáo phận Albi đã đề cập đến chiều kích hoàn vũ của cộng đoàn tham gia phụng vụ hôm nay. Ngài cũng nhấn mạnh đến căn tính của ơn gọi phó tế qua việc rao giảng Lời Chúa và phục vụ cộng đoàn, đặc biệt là những người yếu đau, bệnh tật và cao tuổi. Để chu toàn sứ vụ này, vị phó tế cần phải bén rễ trong đời sống cầu nguyện, đồng thời cũng cần đến sự nâng đỡ và cầu nguyện của cộng đoàn. Người phục vụ cũng cần mặc lấy tinh thần được hun đúc bằng tất cả con tim, khối óc, sức lực và khả năng của mình.

Phần xướng kinh Chúa Thánh Thần và kinh Cầu Các Thánh đã dẫn cộng đoàn phụng vụ vào tâm điểm của bí tích Truyền Chức để hiệp thông chặt chẽ qua sự đặt tay và lời cầu nguyện của Đức Cha chủ tế.

Trong phần cảm ơn, để diễn tả tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, tân phó tế đã mượn lời bài ca nguyện « Dấu Ấn Tình Yêu » mà trước đó đã được các linh mục, chủng sinh và tu sĩ nam nữ ca vang với những cung giọng trầm bổng đánh động tâm hồn của người tham dự. Tiếp đến vị tiến chức bày tỏ lòng biết ơn đối với cộng đoàn giáo xứ, đặc biệt tất cả những ai đóng góp cách này cách khác để có được lời đáp trả xin vâng của ngày hôm nay. Lời cám ơn được gửi đến Đức Cha chủ tế cũng như sự tiếp đón và tin tưởng của ngài dành cho người anh em được tuyển chọn hôm nay. Sau cùng, lời cảm ơn xúc động nhất được dành cho bậc sinh thành và các anh chị em trong gia đình. Chính nhờ tình yêu dạt dào này đã tiếp sức cho tân phó tế bước đi vào lòng thế giới.

Sau thánh lễ, cộng đoàn còn dành thời gian quây quần chung quanh vị tân chức để chia sẻ niềm vui bên cạnh những ly rượu nồng, kêt quả và công lao người bản xứ cùng với món chả giò truyền thống của dân Việt chúng mình.

Niềm vui được nối dài bằng bữa tiệc tại một khu vực miền quê thanh bình cách nơi cử hành thánh lễ không xa lắm. Một màu xanh mơn mởn của những cánh đồng cỏ và đồng lúa mì đang thời điểm trổ bông phủ hai bên đường đi và xa tận chân trời như muốn gợi lại những trang Tin Mừng trong đó Đức Giêsu ngỏ cùng các môn đệ cầu xin Thiên Chúa Cha sai nhiều thợ gặt lành nghề đến làm việc trên cánh đồng truyền giáo của Giáo Hội.
 
Giáo hạt Xóm Mới, GP Sàigòn hành hương Năm Thánh
Văn Chiến
19:29 17/05/2010
Giáo hạt Xóm Mới GP Sàigòn: Hành hương Năm Thánh

WGPSG -- Nhà thờ Hà Nội là một trong số 16 nhà thờ của 15 Giáo hạt được chọn để giáo dân hành hương Năm Thánh 2010.Vào lúc 19g00 ngày 03/05/2010, khoảng gần 1000 giáo dân thuộc hai giáo xứ Bắc Dũng và Hợp An đã đến giáo xứ Hà Nội hành hương Năm Thánh.

Đúng 19g00, Cha Vinhsơn Nguyễn Đức Sinh, chánh xứ giáo xứ Bắc Dũng đã giúp cộng đoàn nhìn lại lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam gần 500 năm truyền giáo qua 3 thời kỳ: 126 năm Bảo Hộ (1533-1659), 300 năm Tông Tòa (1659-1960), đặc biệt là 50 năm Tổng Giáo phận Sàigòn (1960-2010). Đồng thời, cha nhấn mạnh đến ý nghĩa Năm Thánh 2010 là thời điểm kỷ niệm: 350 năm thành lập hai giáo phận Tông Tòa Đàng Ngoài và Đàng Trong và 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm Giáo Hội Công giáo tại Việt Nam với 3 giáo tỉnh Hà Nội - Huế - Sàigòn.

Từ ý nghĩa Năm Thánh 2010 nêu trên, với Logo có sẵn trong nhà thờ, cha Phêrô Nguyễn Văn Bắc, chánh xứ giáo xứ Hợp An đã giúp cộng đoàn hiểu ý nghĩa Logo Năm Thánh 2010 bao gồm ba vòng tròn xanh đỏ vàng ôm gọn hình Chim Bồ Câu trắng và hình con thuyền lướt sóng ở những vị trí có thể nối kết lại như một bản đồ Việt Nam và hai hàng chữ vòng quanh muốn diễn tả một niềm vui tròn đầy. Tiếp đến, quý cha đã mời gọi mọi người đến với Chúa Giêsu trong Nhà Tạm, vì người luôn ở lại và đồng hành với Giáo Hội hoàn vũ nói chung, và Giáo hội Công giáo Việt Nam nói riêng trong hơn hai ngàn năm qua.

Sau cùng, quý cha đã cử hành nghi thức phép lành để toàn thể cộng đoàn đón nhận ơn Toàn Xá trong Năm Thánh 2010. Buổi hành hương kết thúc lúc 19g45, mọi người ra về trong niềm hân hoan vì được đón nhận ơn Toàn Xá.
 
Hoa hồng dâng kính Mẹ trong tháng 5
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
19:56 17/05/2010
HOA HỒNG DÂNG KÍNH ĐỨC MẸ TRONG THÁNG 5

... Vào thời kỳ Cha thánh Jean-Marie Vianney (1786-1859) làm Cha Sở họ Ars, có một phụ nữ Công Giáo Pháp vô cùng đức hạnh. Bà không may kết hôn với người đàn ông - mặc dầu hết lòng yêu thương vợ - lại tuyệt đối dửng dưng với mọi hình thức sống đạo như cầu nguyện, đi nhà thờ tham dự Thánh Lễ và lãnh bí tích Giải Tội. Không! Ông không muốn nghe vợ nói đến ”mấy cái chuyện sống đạo” này!

Người vợ hiền đức có lòng đặc biệt yêu mến Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA. Hàng năm vào Tháng 5, Tháng Hoa dâng kính Đức Mẹ, bà cẩn thận dọn một bàn thờ và đặt ảnh thánh Đức Mẹ. Mỗi buổi sáng bà hái hoa tươi trong vườn đem vào trang hoàng bàn thờ Đức Mẹ. Người chồng - mỗi buổi chiều từ cánh đồng trở về - cẩn thận mang cho hiền thê một bó hoa hồng tươi thật đẹp. Người vợ vô cùng sung sướng. Bà vội vàng đem bó hoa hồng đến bàn thờ và đặt trước bức ảnh Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA. Không ai biết lý do nào thúc đẩy người chồng mang hoa hồng từ cánh đồng về. Ông làm vì yêu thương trìu mến vợ hay là để tỏ lòng kính mến Hiền Mẫu MARIA Thiên Quốc??? Không ai biết, vì ông không nói và người vợ cũng tế nhị không hỏi! Bà chỉ lặng lẽ âm thầm cầu nguyện cho chồng.

Thế rồi vào một ngày, tai nạn đau thương xảy ra. Người chồng bị ngã ngựa và chết ngay tại chỗ. Chết không một lời trăn trối. Người vợ vô cùng đau đớn. Bà thương khóc chồng. Bà khóc vì nhớ thương chồng. Nhưng nhất là, bà khóc vì thấy chồng vội vã ra đi mà không lãnh các bí tích sau cùng trước khi chết. Ai biết được linh hồn chàng giờ đây lưu lạc nơi chốn nào???

Quá buồn sầu, sau khi chôn cất chồng, người vợ ra đi tìm khuây khỏa nơi việc du hành qua các thành phố nổi tiếng của nước Pháp. Bà muốn tìm kiếm tia sáng hy vọng nào đó trước cái chết bất ngờ của chồng. Sau cùng bà ghé đến làng Ars nơi Cha thánh Jean-Marie Vianney đang làm Cha Sở.

Lạ lùng thay, vừa trông thấy bà, trông thấy khuôn mặt ảo não của bà, Cha Sở tốt lành thánh thiện nói ngay:

- Bà đang lo âu sầu khổ vì chồng bà chết mà không được lãnh các bí tích sau cùng! Nhưng bà lại quên mất các đóa hồng tươi, chồng bà mang về cho Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA, mỗi khi ông từ cánh đồng làm việc trở về sao? Chính các bó hoa này đã cứu thoát ông! Hay nói đúng hơn, chính Đức Mẹ đã bầu cử cho ông được ơn cứu rỗi. Hiện ông đang đền tội trong Lửa Luyện Ngục. Hãy cầu nguyện nhiều cho ông mau được giải thoát khỏi chốn luyện hình!

Không thể nào giải thích và diễn tả cho hết nỗi kinh ngạc tột cùng của bà vợ. Nhưng nhất là, nỗi sung sướng khôn lường của bà khi biết chắc chắn rằng chồng mình đã được cứu rỗi! Cứu rỗi nhờ các đóa hoa hồng dâng kính Đức Mẹ. Nhưng bà ngạc nhiên tự hỏi:

- Ai đã nói cho Cha thánh họ Ars biết về các đóa hoa hồng tươi thắm này???

Tự hỏi rồi bà tự trả lời:

- Có lẽ chính Đức Mẹ MARIA đã tỏ lộ cho Cha Sở biết để Cha Sở có thể an ủi nỗi buồn khổ lo lắng to lớn của mình!!!

Ôi, lòng từ mẫu bao la của Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA. Đức Mẹ đã trả công bội hậu cho một cử chỉ bé nhỏ trìu mến! Nguyện mãi mãi ghi ơn Mẹ!

... Đọc Kinh dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội

Lạy Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng con toàn thể giáo hữu Việt Nam hết lòng tin cậy chạy đến cùng Mẹ.

Mẹ là Mẹ THIÊN CHÚA, là Mẹ chúng con, Mẹ là Nữ Vương Toàn Năng, là Đấng bầu cử cho chúng con trước tòa Chúa. Biết bao nhiêu lần, Mẹ đã cứu vãn Giáo Hội, và các dân tộc trong cơn nguy biến.

Chúng con hết lòng thành kính hiến dâng Giáo Hội và tổ quốc Việt Nam cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Để thực hành mệnh lệnh của Mẹ, và để nhờ Mẹ che chở phù trì, ngày nay và mãi mãi.

Xin Mẹ gìn giữ Giáo Hội Việt Nam. Xin Mẹ soi sáng hàng Giáo Phẩm, dìu dắt và thánh hóa các Linh Mục. Xin Mẹ giúp sức cho toàn thể giáo dân được trung thành giữ luật Chúa, và sốt sắng làm việc tông đồ. Xin Mẹ nâng đỡ và ủi an những anh chị em của chúng con, đang phải khốn khó vì Đạo Chúa.

Xin Mẹ chúc lành cho tổ quốc Việt Nam. Xin Mẹ hướng dẫn các nhà lãnh đạo dân tộc, xin Mẹ đem tinh thần Phúc Âm thấm nhuần tất cả các cơ cấu quốc gia, xin Mẹ cho toàn thể dân Việt biết đoàn kết, để cùng nhau xây dựng lại giang sơn.

Nhất là xin Mẹ cứu chúng con thoát nạn Cộng Sản vô thần, để mọi người được sống trong tự do, hòa bình, ngõ hầu Nước Chúa được mở rộng khắp nơi.

Chúng con nguyện muôn đời ghi nhớ ơn Mẹ, và cùng nhau xây dựng một đền thờ hay một công tác nào khác dâng kính Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, để lưu truyền cho hậu thế ơn che chở đặc biệt của Mẹ.

Lạy Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng con thành khẩn kêu đến Mẹ, vì chúng con biết Mẹ sẽ nhậm lời chúng con. Và mặc dầu mọi nỗi khó khăn hiện tại, chúng con tin chắc Trái Tim Mẹ sẽ thắng. AMEN.


(”La Mia Messa”, volume II, 1 Aprile 2010 - 30 Giugno 2010, Anno IV/C, Casa Mariana Editrice, trang 217-218)
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Khởi tố 6 người vụ Cồn Dầu
BBC
09:11 17/05/2010
Khởi tố 6 người vụ Cồn Dầu

Công an huyện Cẩm Lệ, Đà Nẵng, vừa quyết định khởi tố sáu người trong vụ liên quan đất đai nghĩa trang tại giáo xứ Cồn Dầu.

Được biết, những người này là các ông Nguyễn Hữu Liêm, Trần Thanh Việt, Lê Thanh Lâm, Đoàn Cảng, và các bà Nguyễn Thị Thế và Phan Thị Nhẫn.

Họ bị khởi tố vì tội Gây rối trật tự công cộng và Chống người thi hành công vụ, theo Điều 245 và 257 Bộ Luật Hình sự.

Cơ quan công an nói việc làm "vi phạm pháp luật" của những người này" sẽ được tiếp tục làm rõ và xử lý "đúng người đúng tội".

Trong khi đó, một số trang web hải ngoại nói trong số sáu người bị khởi tố, chỉ có một người được tại ngoại còn năm người còn lại vẫn bị tạm giam.

Cũng có cáo buộc rằng khi vụ lộn xộn xảy ra ở Cồn Dầu làm nhiều người bị thương, công an bắt đi hơn 70 người. Thông tin này sau đó đã bị Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ.

Giải tỏa đất đai

Vụ việc xảy ra ngày 04/05 tại khối phố Cồn Dầu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, trong lễ tang bà Maria Đặng Thị Tân, sinh năm 1918.

Gia đình bà Tân muốn chôn cất bà tại nghĩa trang Cồn Dầu, nhưng chính quyền địa phương nói đã thông báo đây là "khu vực giải toả thuộc Dự án Khu đô thị sinh thái Hoà Xuân, không được chôn cất, nhằm đảm bảo tiến độ của dự án".

Các nguồn tin Công giáo hải ngoại nói hàng chục người bị thương khi đụng độ với công an và an ninh, vốn được huy động ngăn cản việc chôn cất.

Lâu nay, chính quyền sở tại đã có ý định giải tỏa nghĩa địa giáo xứ Cồn Dầu, một khu đất rộng gần 10 hectare nằm ở khu B của giáo xứ, cách nhà thờ gần 1km, và muốn di dời các ngôi mộ ra một nghĩa địa khác cách vị trí này 20 km.

Tuy nhiên, một số giáo dân không muốn di chuyển mồ mả gia đình, vì cho rằng đây là "nơi an nghỉ của bao thế hệ giáo dân Cồn Dầu từ ngày thành lập giáo xứ cách đây 135 năm".

Dự án xây khu sinh thái Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, được lãnh đạo Đà Nẵng chấp thuận từ 2008.

Để thực hiện dự án này, phường Hòa Xuân phải giải tỏa trắng 430 hectare, trong đó làng Cồn Dầu với 400 hộ theo Công giáo (cả làng có 1.500 hộ dân) phải giải tỏa 100 hectare.

Vài năm trở lại đây, đã liên tục xảy ra các vụ tranh chấp đất và bất động sản liên quan người Công giáo, thí dụ tại Nhà Chung, Thái Hà, Đồng Chiêm (Hà Nội) và Tam Tòa (Đồng Hới).
 
Văn Hóa
Ngày của Mẹ, Cám Ơn Con
Nguyễn Xuân Tường Vy
05:54 17/05/2010
Ngày của Mẹ, Cám Ơn Con

Lời Giới Thiệu: Nguyễn Xuân Tường Vy rời Việt Nam năm 1984 khi mới mười bốn tuổi; nhỏ lắm, nhưng Tường Vy vẫn thiết tha với tiếng Việt, viết trong và thở với tiếng Việt. “Ngày của Mẹ, Cám Ơn Con” là một tác phẩm mới nhất của tác giả viết cho ngày Hiền Mẫu 2010. Ngày Hiền Mẫu, đọc giả thường gặp những tác phẩm con viết về mẹ, nhưng “Ngày của Mẹ, Cám Ơn Con” lại diễn tả tâm tình người mẹ trẻ tuổi sau chín tháng mười ngày cưu mang sinh nở, nuôi nấng, ầu ơ ru con vào đời

Con gái yêu của mẹ,

Con chào đời vào một ngày mùa đông lạnh giá. Tháng mười hai gió thổi xao xác những nhánh cây bên đường. Gió lùa qua khe cửa, muốn len lỏi vào không gian ấm áp của căn phòng bệnh viện, nơi mẹ vừa sinh con. Sau những đớn đau thể xác, mẹ vui sướng nhìn con vào đời. Con lành lặn, mạnh khoẻ, da căng hồng, tóc đen nhánh. Cô y tá đặt con lên bàn cân. Con nặng những 8 pounds 4 ounces! Các cô y tá cười reo, khen con đẫy đà. Mẹ nhìn con nằm ngủ êm đềm trong tấm khăn, quấn chặt từ cổ đến chân như chiếc kén nhộng. Con vừa chào đời đã có sức nặng đáng kể trong cuộc đời của mẹ.

Con có biết con đã thay đổi thế giới của mẹ?

Mẹ đã yêu con ngay từ giây phút đầu tiên con quẫy đạp trong bụng mẹ. Chín tháng mười ngày mẹ ấp ủ con. Những câu chuyện về con không bao giờ ngừng trên môi bố mẹ. Những dự đoán về con luôn làm bố mẹ vui cười. Đặt tên cho con là gì? Con sẽ giống ai? Đôi mắt của bố và làn da của mẹ? Chọn loại nôi nào cho con? Gỗ sồi hay gỗ thông? Căn phòng con bố sơn màu hồng phấn. Những nàng tiên chấp chới đôi cánh mỏng đậu ở rèm cửa. Con chưa ra đời, nhưng bố mẹ đã bận rộn về con suốt ngày. Mẹ theo dõi từng cử động, nâng niu từng giây phút mang con trong mình. Chỉ là một mầm sống bé tí, nhưng sự hiện diện của con trong đời sống mẹ đã to lớn biết chừng nào.

Những ngày trong bệnh viện, mẹ nhìn cô y tá thay tã, tắm rửa cho con. Dù mệt, mẹ vẫn cố ngồi lên. Mẹ lẩm nhẩm học thuộc mọi đường nét trên cơ thể con. Đôi mắt hí hoáy chưa mở, đôi môi đỏ xinh xắn, chiếc cổ tròn trĩnh núng nính ngấn, mười ngón tay bé bỏng, bàn chân tí hon chưa mang vừa chiếc vớ hồng mẹ mua. Nhìn dòng nước chảy ấm áp trên lưng con, nhìn hai cánh tay vươn lên tìm nơi bấu víu, mẹ chợt hiểu. Con hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ. Mẹ đem con vào đời, mẹ sẽ chăm sóc bảo vệ con. Hãy tin vào tình yêu của mẹ. Từ tình yêu, con đã được tạo ra. Từ một bào thai nhỏ bé, con đã thành hình. Từ một mầm sống nhỏ nhoi, con đã trở thành con gái của mẹ. Con toàn bích như một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo. Con tinh khôi tựa giọt sương long lanh trong vắt. Mẹ ngơ ngẩn chiêm ngưỡng món quà Thượng Đế vừa trao tặng.

Bởi con, mẹ nhìn thấy sự toàn thiện của con người. Bởi con, mẹ làm chứng sự kỳ diệu của Thượng Đế.

Cám ơn con.

Mẹ đem con về nhà. Bắt đầu là những đêm không ngủ, những ngày dài hơn hai mươi bốn tiếng. Mẹ không còn ý thức được không gian và thời gian. Con phụ thuộc vào mẹ, và con điều khiển mẹ. Con bú, con ngủ, con tắm nước ấm, con tắm nắng cho khỏi vàng da... Thời khóa biểu của mẹ xoay mòng quanh những đòi hỏi của con. Tiếng khóc của con làm mẹ cười. Tiếng khóc của con làm mẹ lo âu. Con chưa biết nói, mẹ học ngôn ngữ của con qua tiếng khóc. Như người nhạc sĩ, con điều khiển mẹ bằng cung bậc trầm bổng của âm thanh. Con khóc oe oe ngang cung Mi vì con nhõng nhẽo làm nũng. Con khóc tăng lên cung Sol vì con đói. Con khóc ré lên ở cung La vì con tè ướt tã khó chịu. Khi con cứ giữ cao độ của cung Si với trường độ kéo dài không nghỉ thì mẹ cuống lên. Mẹ gọi bà ngoại và trong khi chờ bà ngoại tới mẹ cũng khóc theo con.

Như một nụ hoa, mỗi ngày con hé mở một tí cho mẹ say mê. Những cánh hoa mịn màng trắng ngần làm cân bằng đời sống mẹ. Mẹ ẵm con trên tay, ru ầu ơ ví dầu. Những câu hát đã in vào trí nhớ mẹ từ những ngày còn thơ. Ầu ơ, ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi. Khó đi mẹ dắt con đi. Mẹ lập đi lập lại chữ “mẹ” nhiều lần cho quen. Mẹ hát đi hát lại chữ “con” nhiều lần cho thuộc. Chữ của yêu thương nở xoè trên môi mẹ tựa những đóa hoa. Con là tất cả cuộc sống của mẹ.

Từ con, mẹ đã tìm ra mục đích của cuộc đời.

Cám ơn con.

Con lớn thêm, thay đổi từng ngày. Tâm tình mẹ cũng biến đổi từng phút theo con. Mẹ cười vui khi con biết lẫy, biết bò. Mẹ hãnh diện khi con tập tễnh những bước đi đầu đời. Mẹ sung sướng nghe con bi bô gọi bố, gọi mẹ. Không có gì hạnh phúc hơn được hôn lên đôi má mịn màng thơm phức của con. Mẹ vui theo con. Mẹ buồn theo con. Nhẹ nhàng nhưng bền bỉ, con đã trói mẹ lại bằng một tình cảm thiêng liêng cao cả. Những lần con chích ngừa, mẹ rơi nước mắt khi con khóc thét lên đau đớn. Những đêm con đau ốm không ngủ, mẹ đã ôm con trên tay. Đêm vắng, chỉ có tiếng con ê a khóc và tiếng chân mẹ. Ví dầu cầu ván đóng đinh. Mẹ thì thầm vỗ về con. Khi con ngủ yên trên vai mẹ thì mặt trời cũng vừa trỗi dậy. Thức đêm mới biết đêm dài, nuôi con mới biết tấm lòng mẹ cha.

Nhờ con, mẹ đã hiểu công ơn và tình yêu vô bờ của bà ngoại.

Cám ơn con.

Tháng Chín, những chiếc lá phong trước nhà nhuốm vàng trong nắng sớm. Gió thu lùa nhẹ vào mái tóc con mềm mại vừa chấm vai. Mẹ dẫn con đi học. Tay con nắm chặt tay mẹ không muốn rời. Con vào lớp, mẹ đứng lơ ngơ ở bãi đậu xe. Lòng mẹ cũng xôn xao, lo sợ như con. Thầy cô lạ, con của mẹ có bỡ ngỡ không? Mẹ bỗng muốn vào lớp cùng con, ngồi bên con cho đến ngày con khôn lớn. Con học một ngày, mẹ cũng học một ngày. Con làm bài tập mới, mẹ cũng ôn lại kiến thức cũ để giúp con. Con làm project cần hình ảnh, mẹ lên mạng copy cho con. Có tối, hai mẹ con thức đến nửa đêm làm cho xong project để kịp ngày mai con nộp cho cô giáo. Chắc cô giáo chẳng thể nào phân biệt được phần nào con làm, phần nào mẹ làm đâu nhỉ?

Con lớn lên một tí, mẹ ghi danh cho con học dương cầm. Con ngồi đàn, xinh xắn trong chiếc áo đầm màu tím hoa cà điểm những chiếc lá rơi. Màu tím mẹ yêu suốt thời niên thiếu. Bàn tay con nhẹ lướt trên phím đàn đã mê hoặc mẹ ngày còn thơ. Tiếng đàn con thánh thót vọng vang trong mẹ những giấc mơ đã cũ.

Con sống trong giấc mơ mẹ, con có biết? Tuổi thơ của mẹ vỡ nát tựa những mảnh thủy tinh không bao giờ hàn gắn nổi. Mảnh rơi trong chiến tranh. Mảnh chìm xuống biển cả. Mảnh rớt ở trại tỵ nạn. Mảnh lạc loài dạt trên đất khách.

Có con, mẹ được sống lại những giấc mơ một thời thơ trẻ.

Cám ơn con.

Buổi tối mẹ đọc sách cho con trước khi con ngủ. Những cuốn sách con chọn. Những câu chuyện về công chúa và hoàng tử. Người Đẹp Ngủ Trong Rừng, Người Đẹp và Ác Quỷ, Tấm Cám, Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn... tất cả những nàng công chúa luôn luôn được đánh thức, được yêu thương bởi những hoàng tử kiêu hùng. Con hay mỉm cười trong giấc ngủ, mơ đến chàng hoàng tử tuấn tú (mẹ nghĩ như vậy). Tim mẹ chợt nhói đau khi nghĩ, Nếu hoàng tử của con không bao giờ đến? Mẹ có thể làm tất cả, hy sinh tất cả cho con, nhưng mẹ không thể biến thành bà tiên có phép thuật. Những lúc ấy, mẹ chỉ biết cầu nguyện và phó thác con cho Thượng Đế.

Nghĩ đến tương lai của con, mẹ vừa nôn nao vừa lo sợ. Con hiền lành, hay mắc cở. Ra đường luôn nắm chặt tay mẹ. Tối ngủ con phải chạm tay vào người mẹ mới ngủ được. Hiểm nguy không đụng được đến con khi mẹ vẫn từng ngày ôm ấp bế bồng. Nhưng con sẽ lớn khôn. Một ngày nào con sẽ xa rời vòng tay mẹ. Mẹ không thể bao bọc con qua những thăng trầm trong cuộc sống. Mẹ không thể bế con qua cạm bẫy của đời. Nhưng mẹ sẽ chuẩn bị tinh thần cho con. Mẹ sẽ luôn bên con, như bà ngoại đã luôn kề cận bên mẹ.

Con có biết, con đã thay đổi thế giới của mẹ? Từ ngày con chào đời, mẹ không còn sống cho riêng mình. Hạnh phúc chính là được sống và hy sinh cho những người mẹ yêu thương.

Cám ơn con đã cho mẹ diễm phúc được làm mẹ con.

Đêm nay, như mọi đêm, mẹ vào phòng ngắm con bình an trong giấc ngủ. Mẹ hôn lên trán con như ngày con còn bé. Mẹ nói thầm vào tai con những điều không bao giờ cũ theo thời gian.

Mẹ yêu con.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Một Thoáng Dáng Xưa
Diệp Hải Dung
22:11 17/05/2010

MỘT THOÁNG DÁNG XƯA



Ảnh của Diệp Hải Dung, Australia (hình chụp tại Auburn Sydney)

Anh nhớ em ngồi áo trắng thon

Ngàn năm còn mãi lúc gần quen

Em gầy như liễu trong thơ cổ

Anh bỏ trường thi lúc thịnh Đường …

(Trích thơ của Nguyên Sa)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News