Ngày 18-05-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:50 18/05/2010
ĐỊA LÝ (PHONG THỦY)

N2T


Theo thuyết pháp của Quách Bộc thời Tấn, người chết phải nhập thổ mới an, mà mai táng người chết thì phải lựa chọn nơi có sinh khí.

Thông thường như nhiều người tin tưởng thì chỉ cần nơi có sinh khí là có phúc địa, mà phần mộ tốt thì có thể tụ khí lại, nhưng nếu khí gặp gió thì sẽ tiêu tan, gặp nước thì sẽ bị ngưng. Do đó mà khi chọn lựa phần mộ thì chú ý đến hướng gió nước chảy, cho nên mới gọi là “chọn phong thủy” hay “coi địa lý”, mà chuyên gia chuyên môn coi phong thủy thì gọi là “thầy địa lý”.

Thông thường thầy địa lý sẽ căn cứ vào phương hướng, hoàn cảnh, mạch núi, thủy lưu.v.v...của phần mộ để dự liệu kiết hung họa phúc của người chết.

(Táng thư)

Suy tư:

Có những người làm ăn buôn bán bất lợi, nên đi hỏi thầy địa lý về mồ mả tổ tiên để cải dời; có người con cái trong nhà bệnh hoạn liên miên, thế là đi hỏi thầy địa lý phong thổ nhà mình xây ra sao, theo hướng nào thì phát tài.v.v… bởi vì họ tin rằng, cuộc sống hôm nay của họ là tùy thuộc rất lớn về phần mộ của tổ tiên ông bà cha mẹ.

Người chết thì không còn làm gì được nữa, họ không ăn không uống, không biết thưởng thức nhạc kích động hay nhạc nhẹ như người đang sống, không dựng vợ gả chồng như người sống, không tậu nhà mua xe đời mới như người sống, không mua vé số để trúng độc đắc, cũng không cần tiền đô của Mỹ hay tiền của ta…

Niềm tin của người Ki-tô hữu về người chết là như thế này: sau khi tắt hơi lìa đời thì linh hồn của chúng ta sẽ có ba nơi để đến: một là lên thiên đàng hưởng hạnh phúc vĩnh hằng với Thiên Chúa, Đức Mẹ Maria và các thánh; hai là bị phạt đời trong hỏa ngục với ma quỷ và đồng bọn của chúng nó; ba là vào trong luyện ngục để thanh luyện linh hồn cho sạch tội để lên thiên đàng với Chúa.

Coi phong thủy, coi địa lý không thuộc về giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, và Chúa Giê-su cũng không hề dạy chúng ta đi coi phong thủy cho phần mộ người chết, nhưng dạy chúng dâng lễ cầu nguyện cho các linh hồn trong luyện ngục, dạy chúng ta thảo kính cha mẹ khi các ngài còn sống cũng như khi đã qua đời.

Coi phong thủy, coi địa lý không làm cho người Ki-tô hữu được nên thánh, nhưng học hỏi Lời Chúa, noi gương lành của các thánh, của những người Ki-tô hữu tốt lành đã qua đời là việc làm của tất cả chúng ta.

-----------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:51 18/05/2010
N2T


6. Nhìn sự đau khổ thật là đáng sợ, nhưng nhìn thánh ý của Thiên Chúa trên sự đau khổ thì thật dễ thương, thật hoan lạc.

(Thánh Francis de Sales)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:53 18/05/2010
N2T


443. Tâm tình “cám ơn bạn” là chọc thủng sự lãnh đạm và không lời để chống đối, đó là lẽ đương nhiên.

 
Hoa Trái Chúa Thánh Thần
L.m Giuse Hoàng Kim Toan
20:49 18/05/2010
Hoa Trái Chúa Thánh Thần

Đời người ước mong an bình và vui tươi luôn gặp phải sầu khổ. Hoa trái Chúa Thánh Thần bị tắt ngúm trong lòng người, bởi những ích kỷ, chia rẽ làm nên những cản trở.

“Hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ.” (Gl 5, 22- 23).

Vượt xa với luật tự nhiên, sơ đẳng dạy con người giữ điều này tránh điều kia hoặc nền luân lý bổn phận như E. Kant đề xuất. Chiều kích Thánh Phaolô muốn trình bày về hoa trái Chúa Thánh Thần:

- Lý trí: tốt lành, trung tín, tự chủ.

- Trái tim: yêu thương, hoan lạc và an bình.

- Hành động: nhẫn nhục, nhân hậu và hiền hoà.

Lý trí:

Một lý trí sáng suốt luôn khởi đầu từ nguồn gốc lương tâm trong sạch. Xáo động của lý trí cũng bắt nguồn từ lương tâm chai lỳ và vẩn đục. Xưa kia để tránh vẩn đục lương tâm, người ta khuyên chuyển ý hướng ngay lành. Sự chuyển hướng này dần dần người ta cũng khám phá ra, mới chỉ là né tránh vấn đề, một cách thụ động để giữ cho lương tâm ngay lành. Dồn nén và tránh né một điều xấu là một nguy cơ bùng nổ sau này. Do đó, người ta khuyên đồi diện với những vấn nạn của nó.

Cách thức đối diện không thể tự nhiên có được, cần có một thực tập, trong đời sống tu đức gọi là luyện tập thiêng liêng. Cái xấu nổi dậy trong con người rất khó biết nó xuất hiện lúc nào và cách nào; do đó, nhiều lần khiến người ta lu mờ lý trí, hả hê cho nóng giận, trút oán; sau đó mới hồi tỉnh ăn năn sám hối, xin Chúa tha thứ và xin người thứ lỗi.

Quan sát con người trước khi nóng giận sục sôi, cho thấy hai điều: Hơi thở dồn dập – xúc cảm cơ thể nóng rần lên. Hai điều cơ bản này xuất phát từ cơ chế tự nhiên của con người thề lý. Bắt đầu tu tập thiêng liêng trong các tôn giáo tự nhiên, người ta dạy, kiểm soát hơi thở và cảm xúc. Rất tự nhiên nhưng lại cũng rất tràn đầy Thánh Thần, con đường tu tập thiêng liêng Kitô giáo, đưa việc kiểm soát hơi thở thể lý sang lãnh vực siêu nhiên để tập thở trong Chúa Thánh Thần. Hít vào như nhịp đón nhận “Thần Khí ban sự sống” (St 1, 7), thở ra như nhịp của “phó nộp cho Thần Khí” (Ga 19, 30). Chúa Thánh Thần đổi mới qua việc thánh hóa con người chúng ta mỗi giây phút hơi thở của cuộc sống.

Hít vào là hơi thở trong sạch lành mạnh đón nhận từ Chúa Thánh Thần. Thở ra là phó dâng cho Chúa Thánh Thần mọi gánh lo âu, phiền muộn, oán ghét, hận thù thuộc về thế gian. Qua hai nhịp thở hít này, Chúa Thánh Thần đổi mới mọi sự trong con người, và cũng qua đó đổi mới khuôn mặt địa cầu.

Trái tim:

Kiểm soát cảm xúc là một lãnh vực thuộc về trái tim. Trái tim được điều khiển bằng một lý trí lành mạnh, sẽ không còn chịu tác động của sự nóng nảy, giận run khi đối diện sự ác. Trái tim nhân hậu, hiền lành, là một trái tim đã trải qua kinh nghiệm của đời sống Chúa Thánh Thần tác động. Hoa trái cụ thể là bình an và vui tươi trong tâm hồn, cần có phương pháp để thấy được kết quả của hoa trái.

“Hãy biết mình”, là một phương pháp cổ xưa của những người khôn ngoan dạy bảo. Biết mình klhông chỉ trên bình diện tri thức, của cải, ý thức hay lòng đạo. Biết mình với chiều kích sâu xa của tâm hồn mỗi khi biểu hiện bộc phát ra bên ngoài.

Bằng sự quan sát này, thiền quán dạy ba bước cụ thể:

Bước 1:Tránh mọi sự làm xáo trộn tâm hồn, qua con đường ngũ giới.

Bước 2: Kiểm soát tâm trí bằng việc tập hít thở.

Bước 3: Thanh tẩy tâm trí, bằng cách nhìn vào chiều sâu bản tính của mình.

Con đường luyện tập thiêng liêng của Thánh Ignatio: dựa vào quan sát cảm xúc buồn – vui và giải thích nguyên nhân.

Vui: Tại sao vui, có nguyên nhân hay không có nguyên nhân.

Nếu có nguyên nhân thì xem lại nguyên nhân có là thực tại bền vững không, nếu không bền vững thì không phải là hoa trái của Chúa Thánh Thần: Ví dụ, vui khi trúng vé số, trúng mánh, được thuận lợi…là những nguyên nhân không bền vững.

Nếu không có nguyên nhân, vui luôn trong mọi hoàn cảnh, là niềm vui đích thực của hoa trái Chúa Thánh Thần.

Buồn: Tại sao buồn, có nguyên nhân hay không có nguyên nhân.

Nếu có nguyên nhân, nỗi buồn cần được sửa chữa bằng hòa giải, bằng tha thứ, bằng Bí tích Giải tội. Ví dụ khi buồn giận bởi thù hận, oán ghét, ghen tức, làm xúc phạm đến người khác…

Nếu không có nguyên nhân: Đó là thử thách của mỗi nhịp bước lên bậc thang nhân đức, Chúa Thánh Thần mời gọi sống phó thác hơn nữa.

Hành động:

Lý trí và con tim lành mạnh là kho tàng xuất phát ra các hành vi tốt lành của con người. Chúa Giêsu nói: “Không có cái gì xấu từ ngoài vào trong con người, chỉ có cái xấu từ trong con người xuất phát ra” (Mt 15, 18 – 21). Đó là phát biểu của Đấng bậc Thầy của Thiền sư.

Khi lên tiếng cảnh báo: Chúa Giêsu thấy nguy hiểm của những bọn giả hình đang tự dẫn đến chỗ hư vong. Khi sử dụng từ ngữ, “khốn cho…”ngôn từ của Chúa Giêsu xuất phát từ trái tim yêu thương và một lý trí trong sáng mà khuyến nhủ cách đặc biệt. Khác với lời nguyền rủa xuất phát từ tâm hồn gian ác, lý trí mù quáng.

Khi hành động tỏ ra bức xúc: lật đổ, đánh đuổi quân buôn bán ra khỏi Đền Thờ. Trọng tâm của hành xử này cũng không xuất phát từ tâm đen tối. Chúa Giêsu hành xử từ một tâm hồn thanh sạch và lên tiếng đừng làm ô uế tâm hồn là đền thờ.

Và rất nhiều hành động yêu thương, yêu cho đến bằng lòng chịu chết cho người mình yêu.

Nhiều cách hành động của Chúa Giêsu gợi lên hai chiều kích đáng chú ý:

Nơi gặp gỡ, an ủi những tâm hồn sầu khổ, nghèo khó, kẻ bất hạnh.

Nơi kẻ gian ác, cứng lòng, dã tâm muốn loại bỏ triệt hạ.

Dù con người cứng lòng, chai đá, giết chết Chúa Giêsu, Ngài vẫn một lòng yêu thương, cầu nguyện và tha thứ cho họ. Nhân cách đặc biệt mà Chúa Giêsu dạy: “Yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ làm hại mình” (Mt 5, 44).

Suy ngắm cuộc đời của Chúa Giêsu, chúng ta thấy rõ ràng hoa trái Chúa Thánh Thần làm nên sự phong phú và tràn đầy sức sống trong Ngài. Xin cho chúng con một lý trí lành mạnh, một trái tim nhân hậu để phát sinh những hành động yêu thương. Yêu thương trong tác động của Chúa Thánh Thần để chúng sống yêu thương.
 
Vai trò của Chúa Thánh Thần
Lm Giuse Đinh lập Liễm
21:08 18/05/2010
LỄ HIỆN XUỐNG C

+++

A. DẪN NHẬP

Hôm nay chúng ta mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các Tông đồ. Theo Tin mừng của Gioan, Đức Giêsu đã ban Thánh Thần cho các Tông đồ ngay chiều ngày Phục sinh: ”Các con hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần”(Ga 20,22). Tuy nhiên chúng ta nên tránh xa cảm tưởng có sự xẩy ra hai lần việc Thánh Thần được ban cho long trọng lúc ban đầu. Luca và Gioan nói về cùng một việc: Chúa sống lại ban ơn Chúa Thánh Thần và khai mạc sứ mạng của Giáo hội. Sự khác nhau của hai ông về thời điểm là do quan điểm thần học của mỗi ông. Hay nói khác đi, lễ Hiện xuống là ngày Đức Giêsu đặc biệt giới thiệu Giáo hội cho muôn dân muôn nước.

Trước khi về trời, Đức Giêsu đã căn dặn các môn đệ hãy ở lại trong thành chờ đợi Chúa Thánh Thần. Vâng lệnh Chúa, 120 môn đệ cùng với Đức Maria tụ họp nhau cầu nguyện trong nhà, có lẽ nhà Tiệc ly. Chúa Thánh Thần đã hiện xuống trên các ông với tiếng gió thổi ào ào và những hình lưỡi lửa đậu trên đầu các ông. Dưới tác động của Chúa Thánh Thần, các ông nói được nhiều thứ tiếng lạ, ai cũng có thể hiểu được và sau đó các ông can đảm đi rao giảng Đức Kitô Phục sinh cho mọi người.

Ngày nay, lễ Hiện xuống vẫn còn tiếp diễn trong Giáo hội. Chúa Thánh Thần vẫn còn hoạt động trong Giáo hội vì Ngài là Đấng soi sáng, đổi mới, ban bình an và niềm vui cho mọi người. Ngài là hồn sống của Giáo hội. Nếu không có Ngài thì mọi hoạt động trở nên trống rỗng. Ngài cũng vẫn hoạt động trong mỗi người chúng ta với Bảy ơn cả của Ngài để soi sáng, hướng dẫn và giúp chúng ta nên thánh.

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA

+ Bài đọc 1: Cv 2,1-11

Trước khi về trời, Đức Giêsu đã hứa ban Thánh Thần cho các môn đệ. Vâng theo lời căn dặn của Chúa Phục sinh, ngày lễ Ngũ tuần, các môn đệ tụ họp tại nhà Tiệc Ly để chờ đón nhận điều Ngài đã hứa.

Sáng hôm đó, đang khi các môn đệ cầu nguyện cùng Đức Maria, Chúa Thánh Thần đã hiện xuống trên các ông. Mọi người nhận thấy Chúa Thánh Thần hiện xuống với hình lưỡi lửa đậu trên đầu các ông. Và sau đó các ông nói được những thứ tiếng lạ, mọi khách hành hương đều thấy họ nói được tiếng bản xứ của mình một cách thành thạo.

Lưỡi tượng trưng cho lời nói. Lửa tượng trưng cho tình yêu và lòng nhiệt thành. Nhờ Chúa Thánh Thần, các môn đệ đã nhiệt thành rao giảng Tin mừng, làm chứng cho Đức Kitô khắp mọi nơi.

+ Bài đọc 2: 1Cr 12,3b-7.12-13

- Thánh Phaolô nhắc nhở cho tín hữu Côrintô một số điều:

- Nguồn gốc mọi đặc sủng là Chúa Thánh Thần. Ngài ban các đặc sủng ấy cho từng người tùy nhu cầu, không ai giống ai.

- Tuy nhiên các đặc sủng ấy không phải để phục vụ cho các nhân, nhưng tất cả đều nhằm phục vụ lợi ích chung của cộng đoàn.

- Hội thánh được coi như một thân thể, cần phải có sự hợp nhất các chi thể. Vì thế, mọi tín hữu phải tránh sự chia rẽ để cùng hợp lực xây dựng thân thể Hội thánh.

+ Bài Tin mừng: Ga 20,19-23

Theo Gioan làm chứng, việc trao ban sứ mạng và ban Thánh Thần đã xẩy ra ngay lần đầu tiên Đấng Phục Sinh hiện ra với các môn đệ vào chiều ngày Phục sinh. Như vậy, căn bản mầu nhiệm Chúa Thánh Thần hiện xuống đã được biểu lộ trọn vẹn.

Tuy nhiên, theo quan điểm của Luca thì Thánh Thần được ban hôm lễ Ngũ tuần. Theo bài Tin mừng, Chúa Thánh Thần đã ban cho các Tông đồ những ơn:

- Ơn Bình an, đặc trưng của thời Messia.

- Ơn Tha tội, nhờ đó con người được hưởng niềm vui và bình an.

- Ơn Trợ giúp, nhờ đó Giáo hội ra đi để loan báo Tin mừng cứu độ.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA

Thánh Thần biến đổi các môn đệ

I. BỐI CẢNH NGÀY LỄ HIỆN XUỐNG

1. Ý nghĩa bài Tin mừng hôm nay

Phụng vụ chọn lựa bài Tin mừng này trong ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống cho cả ba năm A,B,C là vì trong bài này thánh sử Gioan đã kể lại việc Đức Giêsu ban Thánh Thần cho các Tông đồ “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần”.

Việc ban Thánh Thần biểu lộ ý nghĩa: Chúa Thánh Thần là căn nguyên sự sống và hoạt động của các Tông đồ. Vì thế qua việc mừng lễ này Giáo hội muốn cho chúng ta xác tin hơn về vai trò của Chúa Thánh Thần trong đời sống Giáo hội và đời sống của mỗi người chúng ta, để chúng ta tha thiết hơn trong việc cảm tạ và cầu nguyện với Chúa Thánh Thần trong đời sống hằng ngày.

2. Tại nhà Tiệc Ly

Ngày lễ Phục sinh Đức Giêsu đã ban Thánh Thần cho các Tông đồ (Ga 20,21-23). Nhưng ngày lễ Hiện xuống Chúa Thánh Thần đến một cách long trọng và là ngày khai sinh Giáo hội hay ngày giới thiệu Giáo hội cho muôn dân (Cv 2,1-13). Cũng như qua bí tích Rửa tội, chúng ta nhận Chúa Thánh Thần rồi, nhưng qua bí tích Thêm sức, chúng ta lãnh nhận Chúa Thánh Thần cách long trọng và dồi dào để trở thành chiến sĩ Chúa Kitô.

Lễ Ngũ Tuần là một trong ba đại lễ của người Do thái. Lễ này được mừng 50 ngày sau lễ Vượt qua, là để tạ ơn Chúa vì mùa thu hoạch lúa mì vừa kết thúc và cũng là để kỷ niệm Thiên Chúa ban Lề luật trên núi Sinai.

Trước khi về trời Đức Giêsu đã ra lệnh cho môn đệ đi rảo giảng Tin mừng, rồi Ngài thêm: ”Nhưng hãy đợi trong thành cho đến khi các con được mặc lấy quyền năng bởi trời”, và 120 người ấy đã hoàn toàn vâng theo. Dầu phần lớn trong số họ không có nhà cửa gì tại thủ đô, nhưng vẫn trung thành họp nhau cầu nguyện để trông chờ ứng nghiệm điều Đức Giêsu đã hứa.

Trong số 120 người tụ họp tại nhà Tiệc Ly, có Đức Maria, các tông đồ và một số người khác. Theo như thánh Phaolô đã kể lại trong thư thứ nhất Côrintô 15,6 thì 500 người đã cùng được gặp Chúa khi Ngài hiện đến sau Phục sinh, chúng ta không hiểu tại sao họ lại không hiện diện trong dịp họp mặt này. Sách Công vụ Tông đồ cũng ghi đặc điểm của cuộc hội họp này là "Tất cả đều kiên tâm nhất trí cầu nguyện liên tục cùng với Đức Maria”.

Sách Công vụ Tông đồ còn ghi: ”Mọi người đang tề tựu tại một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác lạ, tùy theo khả năng Thánh Thần ban cho”(Cv 2, 1-4).

Trong Kinh Thánh lửa cũng được dùng để chỉ về chức vụ của Chúa Thánh Thần. Như gió thổi và làm cho loài người tươi mát thế nào, thì lửa lại tiêu sạch rơm rác hôi thối chung quanh nhà chúng ta khiến xóm giềng dễ chịu. Chúa Thánh Thần sẽ tác động để đời sống tốt lành của chúng ta tỏa hương, gây ảnh hưởng tốt, và Chúa đưa tới vinh quang đời sống tốt đẹp của chúng ta.

Tiếng gió động ào ào tượng trưng sức sống thần khí, khi Thiên Chúa dựng nên con người, Thiên Chúa đã thổi hơi vào thẳng người được dựng nên bằng bùn đất. Hơi thở thần khí đã biến bùn đất thành Adong sống động. Từ đó Adong trở thành người đầy sức sống tốt lành và tràn đầy sinh lực hạnh phúc. Luồng gió mới của thần khí nay cũng thổi vào khắp các cơ thể xác thịt của Tông đồ biến đổi các ông thành chi thể mới của Đức Kitô chứa đầy những đặc sủng để các ông phục vụ nhiều việc khác nhau vì ích chung nhờ Thánh Thần đang hoạt động nơi các ông (Vũ khắc Nghiêm).

Qua càc bài đọc trong Thánh lễ hôm nay chúng ta có thể gọi lễ Hiện xuống là ngày khai sinh Giáo hội, hay ngày Đức Giêsu giới thiệu Giáo hội cho muôn dân, nhưng đồng thời Chúa cũng cho biết lễ Hiện xuống vẫn còn tiếp diễn, nghĩa là Chúa Thánh Thần vẫn còn hoạt động mạnh mẽ bên trong Giáo hội, ví dụ: Công đồng Vatican II là một lễ Hiện xuống mới. Công đồng đã quyết định một cách bất ngờ và đã canh tân Giáo hội cho phù hợp với bước tiến của thế giới ngày nay.

II. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN

1. Chúa Thánh Thần, Đấng soi sáng

Tuy đã ở với Đức Giêsu gần 3 năm trời, các môn đệ cũng chưa hiểu thấu được những lời Ngài dạy, những việc Ngài làm. Chẳng hạn một ngày nọ Đức Giêsu nói với các môn đệ: ”Con người sẹ phải bị nộp vào tay người ta, họ sẽ giết Ngài nhưng ba ngày sau khi chết Ngài sẽ sống lại”. Thánh Marcô liền chú thích thêm: ”Nhưng các môn đệ chẳng hiểu điều Ngài muốn nói và họ sợ hãi không dám hỏi Ngài”(Mc 9,31-32).

Tương tự như thế, sau khi mô tả Đức Giêsu cỡi lừa tiến vào thành Giêrusalem vào Chúa nhật lễ lá, thánh Gioan nói rằng: ”Thoạt tiên các môn đệ Ngài không hiểu được điều này, nhưng sau khi Đức Giêsu được vinh hiển thì họ nhớ lại những điều này đã được viết về Ngài”(Ga 12,16). Hoặc dịp khác, có lần Đức Giêsu bảo các nhà cầm quyền ở Giêrusalem: ”Hãy tiêu hủy đền thờ này đi, và trong ba ngày Ta sẽ dựng lại”. Đoạn thánh Gioan chú thích thêm: ”Tuy nhiên Đức Giêsu có ý nói về đền thờ thân xác Ngài. Do đó, khi Ngài từ cõi chết sống lại, các môn đệ nhớ lại Ngài đã nói điều này, và nhờ đó họ tin vào Kinh Thánh và những lời Đức Giêsu đã nói ra”(Ga 2,20-22).

Điều gì đã xẩy ra cho các môn đệ Đức Giêsu giúp họ thấu hiểu được những điều này ? Đó chính là điều Đức Giêsu đã từng nói: ”Chúa Thánh Thần mà Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, sẽ dạy cho các con mọi sự và sẽ nhắc nhở cho các con mọi điều Thầy đã nói với các con”(Ga 14,26).

Nói cách khác, điều làm cho các Phúc âm có giá trị dường ấy là vì chúng đã được viết dưới ánh sáng của Chúa Thánh Thần, Đấng ngự đến vào dịp lễ Hiện xuống. Chúa Thánh Thần đã ban cho các môn đệ Đức Giêsu sự thấu hiểu mới mẻ về các lời dạy của Đức Giêsu. Chính sự thấu hiểu này đã được các Phúc âm ghi lại.

2. Chúa Thánh Thần, Đấng đổi mới

Khi được lãnh nhận sức mạnh của Chúa Thánh Thần, các Tông đồ đã được đổi mới hoàn toàn. Được sức lay động và đầy lửa Thánh Thần, các Tông đồ cùng lên tiếng cao rao những kỳ công của Thiên Chúa. Thánh Phêrô, lòng đầy Thánh Thần, đã hùng hồn thuyết giảng về Đức Giêsu chịu Thương khó và Phục sinh. Có 3000 người xin được rửa tội. Giáo hội được khai sinh từ đó vào ngày lễ Ngũ tuần. Thánh Thần đến, Giáo hội khai sinh.

Tác động của Chúa Thánh Thần trên Giáo hội thật mãnh liệt. Chỉ một nhóm Tông đồ nhỏ, sợ hãi, co cụm, hoang mang, lúc nào cũng cửa đóng then cài. Thế mà giờ đây khi được tràn đầy Thánh Thần họ đã trở nên mạnh mẽ phi thường, hiên ngang, can trường làm chứng và loan báo Tin mừng Phục sinh. Các ngài được trang bị bằng quyền năng Chúa Thánh Thần để bẻ gẫy sức mạnh của sự dữ, tội lỗi.

Dù bị đe dọa đòn vọt, dù gông cùm tù tội, các ngài vẫn trung kiên một lòng tin vào Chúa. Các ngài đã lấy máu đào minh chứng cho lời rao giảng. Dù bị đàn áp, bách hại, Giáo hội vẫn lớn mạnh không ngừng. Hai mươi thế kỷ qua, con thuyền Giáo hội do người dân chài Galilê cầm lái vẫn lướt qua mọi thăng trầm của lịch sử với muôn vàn thử thách giông tố để luôn đi tới.

Vậy bí quyết ẩn tàng trong đó và lý do tồn tại của Giáo hội là gì nếu không phải chính là sức mạnh, là quyền năng của Chúa Thánh Thần.

Truyện: Các nữ tu tại Vendée.

Các chị dòng tại tu viện Vendée nước Pháp không quên rằng Chúa Thánh Thần là quan trọng. Trong thời kỳ cách mạng Pháp, nhiều linh mục và nữ tu bị giết. Toàn thể các chị ở tu viện Vendée bị kết án lên máy chém. Chị nào cũng hiểu lên máy chém ghê sợ chừng nào, nhưng không một chị nào tỏ ra sợ sệt chút gì hết. Trái lại, đứng sát bên nhau, các chị cất tiếng hát bài thực du dương. Đứng trước cái chết, các chị vẫn ca hát, và bài hát các chị hát là bài thánh ca “Xin Chúa Thánh Thần ngự đến” (Diamond, Đồng cỏ non, tr 93).

3. Chúa Thánh Thần, Đấng ban bình an

Khi Đức Giêsu đi vào cuộc Khổ nạn, các môn đệ buồn sầu lo lắng, tâm trạng hoang mang không biết tương lai sẽ ra sao, nhưng khi lãnh nhận Chúa Thánh Thần, các ông được bình an và niềm vui, không còn sợ sệt gì nữa, nhưng lòng rất thanh thản. Đức Giêsu đứng giữa các ông và nói: ”Bình an cho các con”. Còn một niềm vui nữa là đem bình an và tha thứ cho những người khác: ”Các con hãy nhận lấy Thánh Thần. Các con tha tội cho ai thì tội người ấy được tha”.

Nhiều khi chúng ta rơi vào tâm trạng sợ sệt, bất an, mặc cảm tội lỗi. Khi đó chúng ta co cụm lại, rút lui vào nỗi cô đơn của mình và không muốn gặp ai cả. Tình trạng này thật là buồn chán. Phải sống trong tình trạng này thì chẳng khác nào như đã chết. Do đó cần phải có ai đó giúp chúng ta thoát khỏi tâm trạng bất thường ấy. Người ấy là ai ? Thưa chính là Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần là Đấng tái tạo những gì suy sụp và hư mất.

Truyện: Nhà biên kịch Henri Ghéon.

Henri Ghéon là một nhà biên kịch nổi tiếng của Pháp, cũng là một người tội lỗi trong đệ nhị thế chiến, ông ở trong một tâm trạng bất an, đã quay trở lại với Chúa. Ông đến xin lãnh bí tích Giải tội và ông đã kể lại tâm trạng của mình lúc xưng tội như sau: ”Hai tay tôi ôm đầu, miệng bập bẹ run run, tôi đổ dòng tội tuôn ra như thác…. Tôi cảm thấy một thứ cặn đắng, từng ngụm, từng ngụm trào ra khỏi các thớ thịt con tim tôi với tất cả khối nặng đó, với tất cả chất độc đó đã đè nén tôi suốt hai mươi năm nay. Tôi cố cựa quậy đổ dốc nó ra cho linh mục giải tội. Và Thiên Chúa đã nghe lời tôi: ”Hãy về Bình an. Thánh Thần đã ngự trong con” ! Tôi trẻ lại hai mươi tuổi; hai mươi năm tôi lỗi. Một niềm vui sướng mới lạ tràn ngập tâm hồn tôi. Tôi chạy, tôi nhảy, tôi bay, tôi không còn cảm thấy xác thịt nặng nề của tôi nữa”…

III. CHÚA THÁNH THẦN HOẠT ĐỘNG TRONG GIÁO HỘI

1. Phải hiểu biết về Chúa Thánh Thần

Chúng ta có thể nói khi Đức Giêsu lên trời là chấm dứt thời kỳ của Ngài ở trần gian và nhường chỗ cho thời kỳ của Chúa Thánh Thần. Đức Giêsu đã thực hiện và hoàn tất chương trình cứu độ nhưng Chúa Thánh Thần mới là Đấng ban phát công nghiệp ấy cho chúng ta qua bí tích.

Chúa Thánh Thần vẫn còn tiếp tục những công việc của Đức Giêsu trong Giáo hội, không những Ngài hoạt động một cách chung chung, mà Ngài còn hoạt động trong từng người, soi sáng, thúc đẩy mỗi khi chúng ta cầu nguyện, khi chúng ta hành động.

Khi học giáo lý chúng ta học và biết nhiều về Chúa Cha cũng như về Chúa Con. Thế nhưng nếu có ai hỏi chúng ta về Chúa Thánh Thần, về những việc Ngài đã làm cũng như về vai trò của Ngài trong cuộc sống, thì rất có thể chúng ta sẽ trả lời không hơn gì những tín hữu Ephêsô thưở trước. Thực vậy, thánh Phaolô đã hỏi họ: ”Các ngươi đã nhận Chúa Thánh Thần chưa” ? Và họ đã trả lời: ”Chúng tôi chưa hề hay biết có một Chúa Thánh Thần”. Phải, Thánh Thần là Thiên đã bị quên lãng trong đời sống.

Sách giáo lý đã cho biết: Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba Thiên Chúa, bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra, cùng một bản tính, cùng một quyền năng như hai Ngôi cực trọng ấy. Làm sao chúng ta biết được Thiên Chúa có Ba Ngôi và Ngôi thứ Ba lại là Chúa Thánh Thần ? Sở dĩ chúng ta biết được là vì Đức Giêsu đã mạc khải cho chúng ta.

Thực vậy, khi Đức Giêsu chịu phép rửa ở sống Giorđan, thì Tin mừng đã ghi nhận: Bấy giờ trời mở ra, Thánh Thần lấy hình chim bồ câu mà ngự xuống, rồi từ trời có tiếng phán: ”Này là Con Ta yêu dấu đẹp lòng Ta mọi đàng”. Hoặc trước khi về trời, Đức Giêsu đã truyền cho các môn đệ:”Các con hãy đi giảng cho muôn dân, rửa tội cho họ, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”.

Rất may công đồng Vatican II đã dành cho Chúa Thánh Thần một chỗ quan trọng khiến chúng ta tìm hiểu vai trò quan trọng của Ngài trong đời sống Giáo hội và trong từng người.

Trong mạch sống Giáo hội, tác động của Chúa Thánh Thần thật vô cùng quan trọng cho Giáo hội cũng như mỗi người chúng ta. Không những cần cho những thừa tác viên của Giáo hội để chu toàn phận sự mà còn cần cho mọi người để sống đức tin và bác ái. Mọi cố gắng của Giáo hội và của mỗi người đều cần có sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, nếu không sẽ trở nên lố bịch và vô vọng, như Đức Thượng phụ Athenagoras, Giáo chủ Constantinople đã nói: ”Nếu cuộc sống thiếu vắng Chúa Thánh Thần thì Thiên Chúa sẽ nghìn trùng xa cách. Đức Kitô chỉ là một nhân vật quá khứ. Tin mừng chỉ là một mớ chữ không hồn. Giáo hội khác nào một cơ cấu cứng nhắc, biến quyền bính thành thống trị điêu ngoa, và giảng dạy chỉ là tuyên truyền láo khoét, việc thờ phượng chỉ là phù phép, và luân lý sẽ thành xiềng xích vong nô”(Phạm văn Phượng).

2. Những ân ban của Chúa Thánh Thần

Chúa Thánh Thần hoạt động trong chúng ta bằng những ân ban của Ngài mà chúng ta gọi là Bảy ơn cả của Chúa Thánh Thần với mục đích soi sáng, hướng dẫn và giúp ta nên thánh.Thiết tưởng chúng ta cần tìm hiểu từng ơn của Ngài.

Ơn Khôn ngoan là ơn giúp chúng ta nâng cao tâm hồn lên trên mọi sự vật mau qua trên mặt đất, để hướng về những sự không mau qua, những sự vĩnh cửu.

Ơn thông hiểu; như một đèn pha thần thánh, chiếu tỏa sáng làn chân lý Chúa tỏ ra cho chúng ta, giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa các chân lý ấy.

Ơn lo liệu: như một địa bàn ơn thần thánh, trong những khó khăn, bối rối trong đời sống. Chúa Thánh Thần giúp chúng ta biết phải làm gì để vinh danh Chúa và cứu vớt linh hồn chúng ta cũng như anh em chúng ta.

Ơn sức mạnh: nghĩa là can đảm. Chúa Thánh Thần cho chúng ta sự can đảm thiêng liêng cần thiết để giữ luật Chúa và luật của Giáo hội. Tử đạo là điển hình cao nhất của ơn sức mạnh.

Ơn hiểu biết: là giúp ta phán đoán đúng đắn các tạo vật, giúp biết sử dụng kiến thức đúng đắn. Ơn hiểu biết không phải chỉ để thâu thập các sự kiện về thế gian, nhưng là đặt chúng ta trong liên quan và trật tự.

Ơn đạo đức: là tình yêu và lòng nhiệt thành của con người đối với Cha mình, là ước muốn của người con mong làm đẹp ý Cha mình. Như một ân huệ của Chúa Thánh Thần, ơn đạo đức giúp ta tôn kính và yêu mến Chúa là Cha chúng ta. Nó giúp ta thi hành những gì đẹp lòng Chúa, yêu giúp đỡ anh em, yêu cầu nguyện và yêu Lời Chúa.

Ơn kính sợ Chúa: là ơn giúp ta sợ làm mất lòng Chúa. Không phải sợ hãi như nô lệ sợ chủ, nhưng sợ làm phiền lòng Đấng yêu thương chúng ta. Đấng chúng ta yêu mến. Như Kinh Thánh nói: ”Kính sợ Chúa là khởi đầu sự khôn ngoan” (Arthur Tonne).

Đây là mầu nhiệm của lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống: Chúa Thánh Thần soi sáng tâm trí con người, và qua việc soi sáng cho họ biết về Chúa Kitô chịu đóng đinh chết và đã sống lại. Chúa Thánh Thần chỉ cho biết con đường để trở nên giống Chúa hơn, nghĩa là trở nên “sự biểu lộ và phương thế” của tình yêu, một tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa (x. TĐ Deus caritas est, số 33). Được qui tụ lại với Mẹ Maria lúc Giáo hội mới được khai sinh, giờ đây Giáo hội cầu nguyện như sau: ”Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến ! Xin hãy đổ tràn xuống tâm hồn các tín hữu, và đốt lên trong họ ngọn lửa Tình Yêu Chúa”. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các giám mục Cameroun tố cáo “những tục lệ hạ nhục con người”
Bùi Hữu Thư
16:40 18/05/2010
Giáo Hội là cho truyền thống, không phải là cho những thực hành vô nhân đạo

Rôma, Thứ Ba 18 tháng 5, 2010 (Le Monde vu de Rome) – Các giám mục Cameroun đã tố cáo, nhân dịp lễ Chúa Thăng Thiên, những tục lệ “hạ nhục con người” như tục lệ hủy hoại bộ phận sinh dục đang còn được thực hành tại một vài miền trong đất nước này, nhất là tại miền bắc Cameroun.

Nhân danh các giám mục, Đức Giám Mục Joseph Djida, giáo phận Ngaoundéré, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Cameroun, chống đối một số tục lệ đã ăn rễ sâu vào những thói tục của miền này trong quốc gia Cameroun.

Theo phúc trình của giới truyền thông điạ phương về lời tuyên bố của Đức Giám Mục: “Giáo Hội chống một vài thói tục mà việc thực hành vừa vô nhân đạo vừa ngược lại với kế hoạch của Thiên Chúa.”

Các giám mục đã nhấn mạnh: “Người ta không cần ép buộc những giới hạn trên con người dưới danh nghĩa là tôn trọng truyền thống. Giáo Hội Công Giáo không chống các truyềnthống, nhưng hoàn toàn chống lại tất cả mọi thực hành vô nhân đạo.”

Trong những thói tục bị các giám mục tố cáo là sự huỷ hoại các bộ phận sinh dục, những hôn nhân cưỡng ép và nhất là với các trẻ em, tình trạng đa thê man rợ và những tục lệ khác được thực hành đối với các đứa con trai để làm cho chúng trở nên những người đàn ông thực sự.

Đối với các giám mục, việc Chúa Giêsu Lên Trời dường như là “một gương sáng về sự trong sạch phải hướng dẫn con người noi gương Chúa, nghĩa là sống hòa điệu với đồng bào, yêu thương họ và không cần chú ý đến bất cứ điều kiện nào.”
 
Các linh mục và việc xử dụng kỹ thuật số
Linh Tiến Khải
18:12 18/05/2010
Phỏng vấn Cha Luca Bressan, giáo sư thần học mục vụ tại Phân Khoa thần học miền Bắc Italia

Trong các ngày từ 22 tới 24 tháng 4 năm 2010 đại hội toàn quốc Italia lần thứ II về truyền thông đã diễn ra tại Roma, với sự tham dự của 1.300 người trong đó có 20 Hồng Y, Giám Mục, hàng trăm linh mục, tu sĩ nam nữ đặc trách truyền thông và 250 ký giả của hơn 180 tờ báo giáo phận. Đại hội do Văn phòng văn hóa và truyền thông của Hội Đồng Giám Mục tổ chức có đề tài là ”Các chứng nhân kỹ thuật số. Những khuôn mặt và ngôn ngữ trong thời đại các phương tiện truyền thông giao thoa nhau”. Đại hội truyền thông toàn quốc Italia lần thứ I đã được triệu tập hồi năm 2002 về đề tài ”Parabole truyền thông”. Mục đích của đại hội là củng cố dấn thân của Giáo Hội tại Italia trong lãnh vực truyền thông.

Trả lời cuộc phỏng vấn của chương trình Ý ngữ đài Vaticăng, Đức Ông Domenico Pompili, Phó chủ tịch Ủy ban truyền thông của Hội Đồng Giám Mục Italia nói: Chúng ta tất cả đều ý thức về sự kiện hệ thống liên mạng đã thay đổi kiểu sống và suy nghĩ của chúng ta, và chắc hẳn là cả sự va chạm và ảnh hưởng của nó trong năng động của các tương quan hằng ngày nữa. Khởi đầu từ ý thức này, chúng tôi nghĩ rằng đã đến lúc cần phải kiểm điểm hiệu qủa của hệ thống liên mạng trên bình diện văn hóa. Sự kiện 67% người trẻ vào địa chỉ liên mạng ”Facebook” cần được giải thích. Thế rồi phải duyệt xét tương quan giữa hệ thống liên mạng và việc loan báo Tin Mừng, bởi vì Giáo Hội không thể nào tách rời khỏi ngôn ngữ của con người mà mình muốn loan báo Chúa Giêsu Kitô cho họ. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã chọn đề tài cho đại hội là ”Các chứng nhân kỹ thuật số”. Viễn tượng không chỉ là thuần túy kỹ thuật hay kinh tế, nhưng liên quan tới con người cần được loan báo Tin Mừng. Thái độ cần có đối với tình trạng kỹ thuật số hiện nay là không được khép kín, cũng không rộng mở một cách ngây ngô, nhưng phải có óc phê bình và phân định bén nhậy.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Linh Mục Luca Bressan, giáo sư thần học mục vụ tại Phân khoa thần học Bắc Italia và tại Đại chủng viện tổng giáo phận Milano. Từ nhiều năm nay cha Bressan nghiên cứu các vấn đề gắn liền với lãnh vực mục vụ và giáo xứ. Mới đây cha bắt đầu nghiên cứu tương quan giữa kỷ nguyên kỹ thuật số và đời sống giáo hội.


Hỏi: Thưa cha Bressan, cha nghĩ gì về tương quan giữa linh mục và kỹ thuật số trong cuộc sống xã hội hiện nay?

Đáp: Đối với một linh mục, hiện diện trong Liên Mạng không thể có ý nghĩa là xây dựng một căn cước bên ngoài và giải thích hệ thống liên mạng như là một bảng quảng cáo cái tôi của mình. Liên mạng chỉ là một trong các chiều kích cuộc sống hiện nay của linh mục. Vì thế thật là điều đúng đắn, khi vị linh mục sống chiều kích ấy và hiểu biết nó để hiểu biết các mệt nhọc cũng như các cơ may nó cống hiến cho. Hơn là hiện diện trong không gian kỹ thuật số, linh mục được mời gọi và phải ở trong không gian kỹ thuật số ấy, nhưng không sử dụng nó theo cái luận lý chiếm hữu không gian.

Hỏi: Trong sứ điệp gửi Ngày Thế Giới Truyền Thông 2010, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI viết rằng với biến cố kỹ thuật số linh mục sống trong một lịch sử mới. Thế giới ”ảo” đã thay đổi kiểu là linh mục hay sao thưa cha?

Đáp:Tôi thích nói rằng linh mục đang thay đổi kinh nghiệm sống của mình. Có 3 nét diễn tả sự thay đổi đó. Thứ nhất là linh mục mất đi sự xa cách của tính chất thánh thiêng đã từng có trước đây, và vì thế ở trên cùng mức độ với người khác. Thứ hai linh mục bước vào trong một kỷ nguyên, trong đó khó mà có thể sống một mình: hậu qủa là việc vào trở lại trong chính mình để lắng nghe tiếng Chúa có thể trở thành vấn đề, trong nghĩa linh mục liên tục bị kích thích qúa mức. Và thứ ba, kỹ thuật số được định nghĩa là ”công giáo” trong nghĩa nó chứa đựng tất cả, và cho phép tiếp xúc với các khác biệt một cách mà trong qúa khứ đã không thể nào tưởng tượng nổi.

Hỏi: Cha có sợ rằng căn tính linh mục bị tiêm nhiễm bởi một vài yếu tố hàm hồ của thế giới ”ảo” hay không?

Đáp:Tôi nghĩ là có. Và tôi đặc biệt trông thấy hai nguy cơ. Thứ nhất là nguy cơ của sự tạm bợ. Trên hệ thống liên mạng, tôi có thể tái nhào nặn mình theo môi trường, trong đó tôi vào và tiếp xúc. Bối cảnh xác định căn tính của tôi. Nguy cơ thứ hai là sự toàn năng: vì có thể biến đổi liên tục, tôi được phép vẽ trở lại chính mình một cách hoàn toàn.

Hỏi: Thưa cha, làm thế nào để cho thấy con tim của người được thánh hiến trong lục địa kỹ thuật số?

Đáp:Dìm mình trong chiều kích này là điều vất vả và chậm chạp: ngày nay thế giới kỹ thuật số có nguy cơ là một thế giới vô ngộ, hay ít chú ý tới vấn đề Thiên Chúa, đặc biệt trong gương mặt Kitô của nó. Nhưng tôi thích giải thích sự chậm trễ này như một sự kiện vật lý: cần phải bước vào đó với sự điềm tĩnh, và rảo qua các ngã đường cho phép kinh nghiệm của chúng ta không bị nghèo nàn đi.

Hỏi: Một linh mục có thể trao ban một linh hồn cho hệ thống liên mạng không thưa cha?

Đáp:Có thể lắm chứ! Điều quan trọng đó là ở trong hệ thống ấy một cách nhưng không, chú ý tới nội dung mà mình muốn trao ban cho nó, bắt đầu với sứ điệp cứu rỗi bắt nguồn từ Chúa Kitô, và chứng minh cho thấy có thể xây dựng các tương quan mà không có lợi thế cá nhân nào.

Hỏi: Thưa cha, vậy thì làm thế nào để giúp các chủng sinh trong các đại chủng viện đương đầu với các thách đố của kỹ thuật số?

Đáp:Không cần chỉ phải lo lắng cho việc sử dụng điện thoại di động hay hệ thống liên mạng khi nào và ra sao. Điều cần thiết đó là các linh mục tương lai biết đọc hiểu thách đố nhân chủng học, mà các phương tiện truyền thông tân tiến chứa đựng. Vì thế giới kỹ thuật số đang thay đổi kiểu suy tư và nhìn xem con người, nên cần giúp các chủng sinh biểu rằng, để xây dựng căn tính riêng của mình không thể chỉ tùy thuộc nơi các cảm xúc và tư tưởng, mà thế giới kỹ thuật số thông truyền cho chúng ta. Trái lại, phải cấp thiết hiểu rằng thế giới kỹ thuật không phải là tất cả của cuộc sống sống con người. Hệ thống liên mạng có thể là lúc khởi đầu, nhưng không bao gồm hết thực tại cuộc sống con người. Tôi nghĩ tới hình ảnh những người trẻ hhông thể tách rời khỏi điện thoại di động. Họ sống như là các nhân vật của phim ”Avatar” và họ sợ hãi giao mình cho người khác. Trái lại, đức tin dậy cho chúng ta biết sự thật của tương quan: Thiên Chúa đã làm người để cho chúng ta trông thấy ”một cách trực tiếp” gương mặt của Ngài, các phản ứng, các xúc động, các đau đớn và các hy vọng của Ngài.

Giáo dục tương quan có nghĩa là nhấn mạnh rằng tôi phải trở thành con tin của người khác, nếu tôi muốn có một tương quan đích thật với họ.

Hỏi: Các hình thức tương quan thường là ở hàng ngang, và điều này được diễn tả ra bằng sự kiện thiếu các người cha. Làm sao một linh mục có thể trở thành một người hướng đạo thưa cha?

Đáp: Chính thế giới kỹ thuật số cho chúng ta thấy nó là một thế giới không có các người cha, nhưng lại đi rất sát với giới trẻ. Do đó, tại sao dụ ngôn người con hoang đàng có thể là một điểm tham chiếu ngày nay. Ban đầu đứa con không trông thấy người cha của mình, nhưng rồi anh ta thừa nhận cha như ông thật sự là cha. Theo mẫu gương đó, tôi nghĩ rằng nhiệm vụ của các linh mục là ở trong các phương tiện truyền thông mới mẻ ngày nay, cả khi ban đầu sự hiện diện của chúng có bị khước từ đi nữa.

Hỏi: Thưa cha, đâu là các con đường mà linh mục có thể theo để tiếp nhận các viễn tượng ”mục vụ vô biên giới” của bối cảnh mới này?

Đáp:Trước hết bằng cách loan báo cho biết chúng ta là ai. Nhưng đồng thời cũng minh nhiên cho biết rằng các kho tàng của chúng ta cần phải được kiếm tìm và duy trì. Thật là điều không đúng đắn khi mang các kho tàng của chúng ta tới các nơi không thể tiếp nhận con người trong sự toàn vẹn của nó.

Hỏi: Thưa cha, trong nền văn hóa kỹ thuật số Kitô giáo có thể là nhân vật chính chủ động hay không?

Đáp:Chắc chắn là có thể rồi! Các dấu chỉ là trung tâm của hệ thống liên mạng và truyền thống Kitô thông truyền cho chúng ta một khả năng triệt để tiếp nhận các dấu chỉ để loan báo Thiên Chúa và ý nghĩa sâu xa của cuộc sống. Chắc hẳn thánh Phaolô sẽ cảm thấy rất thoải mái trước thách đố này, bởi vì thánh nhân biết rõ các luật lệ của ngôn ngữ, và cũng có can đảm khởi hành trở lại khi có các chuyện không được trôi chảy như mong muốn.

(Avvenire 28-4-2010)
 
''Xây Xẩm Sau Khi Sắm'': Các Thần học gia đang mệt trí về lối tiêu thụ-mua sắm bừa bãi hiện nay.
Dominic David Trần
20:35 18/05/2010
"Xây Xẩm Sau Khi Sắm": Các Thần học gia đang mệt trí về lối tiêu thụ-mua sắm bừa bãi hiện nay.

ROME, Ý ngày 18 tháng Năm 2010. theo bản tin của Thông Tấn Xã Công giáo (Zenith.org) " Hãy Mua Sắm hàng cho tới khi bạn xỉu mới thôi! Shop till you drop" đã làm cho các Thần học gia hiện đang họp Hội nghị Quốc Tế tại Rôma mệt trí khi nghiên cứu về lối tiêu thụ-mua sắm bừa bãi hiện nay -vì không theo một kế hoạch chi tiêu rõ ràng. Các chuyên gia đã gọi thế giới Tây Phương của thế kỷ 21 là một "xã hội nặng về tiêu thụ" và các học giả từ mọi ngành khoa học đang nghiên cứu về hiện tượng cũng như các hậu quả kèm theo của cái xã hội chỉ biết tiêu thụ-mua sắm này.

Dario Viganò, Chủ Tịch Viện Nghiên Cứu Mục Vụ Đấng Cứu Chuộc Con Người (Redemptor Hominis) thuộc Giáo Hoàng Học Viện Lateran-Rôma đã giới thiệu những suy tư nêu trên trong bài nghiên cứu phát biểu trong ngày 05 tháng Năm 2010 mang tựa đề "Tôi mua sắm-tiêu thụ, bởi vậy Tôi hiện hữu? Một Nhận thức về Xã Hội-Thần Học- và Giáo dục học" (Chú thích của Dominic David Trần: Rene Descartes đã nêu ý tưởng Je pense, donc, Je suis- Tôi tư duy tức là Tôi hiện hữu.)

Chủ đề chính của Hội nghị này lấy từ quyển sách của Zygmunt Bauman xuất bản năm 2008, chỉ thêm vào một dấu chấm hỏi (?) và tập trung những suy tư và phản ảnh sâu sắc về đề tài sự tiêu thụ, mua sắm hàng hóa, và đề mục tối hậu là "Thực tế Sinh tồn của Con người trong hiện tại."

Massimiliano Padula, giáo sư về môn Thông Tin Định Chế tại Giáo Hoàng Học Viện Lateran đã trình bày về đề tài; " Chủ nghĩa Tiêu thụ và Phương tiện truyền thông

trong Thế giới Kỹ thuật Số." Giáo sư Padula nói rằng " Không còn những giới hạn rõ ràng giữa chủ nghĩa Tiêu thụ và sự tiêu thụ nữa-(thói quen mua sắm hàng hóa). Học giả này thận trọng lưu ý hội nghị là; " Tính Cá nhân riêng lẻ và Tính Xã Hội hoá đã mất đi sức mạnh đặc thù vốn có để được trộn lẫn vào trong một Tính Đồng nhất về Văn hóa-Xã hội hiện đang tăng lên một cách rõ nét tại Tây phương, nơi mà xã hội Tây phương tự áp đặt lên chính nó cái tính đồng nhất cá nhân tập thể vào một mô hình thuần nhất về văn hoá xã hội chỉ biết tiêu thụ-mua sắm, sau đó Tây phương đem áp đặt cái mô hình này lên khắp toàn cầu và hòa vào trong mọi khía cạnh của cuộc sống hôm nay."

Học giả Chiara Palazzini cũng của Giáo Hoàng Học Viện Lateran nói rằng trong cái "thực tế chỉ biết tiêu thụ-mua sắm" này cuối cùng rồi chúng ta sẽ phải đối diện bởi một " kiểu sống có vấn nạn sai lầm ở cả hai mặt; ở mặt này tác động tai hại của việc mua sắm được nhồi nhét mỗi ngày mỗi tăng lên thế nhưng chẳng có ai muốn nghe nói về cái thòng lòng mua sắm này cứ từ từ xiết vào cổ; ở mặt kia thì cái thòng lọng mua sắm này cứ mỗi ngày dẫn đưa người tiêu thụ xa rời suy tư về các tác động sai hại của việc mua sắm. "

Nữ học giả Chiara nêu rất rõ về phương cách mà con người đeo đuổi những ý nghĩa nào trong cuộc sống sẽ trở nên quen thuộc và giống như họ suy tư nhất. Con người đặt niềm tin vào những vật dụng được tiêu thụ là một thất bại nặng nề; (phụ đề của Dominic David Trần: ví dụ các loại hàng hiệu, đời xe, mode áo tóc quần son phấn v...v) giáo sư Chiara khẳng định kết qủa là con người tiêu thụ cá nhân tự tìm thấy họ được đồng hóa với chính hàng hóa được tiêu thụ, được trở thành chính món hàng mà họ đã chọn và mua sắm ấy (phụ đề: họ là quần jean x; họ là nước hoa y, họ là giày cao gót như nữ diễn viên z hay xe hơi t chẳng hạn.)

Sergio Belardinelli, điều phối viên "Dự Án Văn Hoá" của Hội Đồng Giám Mục Ý, đã kêu gọi nên giáo dục lại người tiêu thụ; thế nhưng ông cũng thừa nhận rằng không có một giải pháp kỳ diệu nào cho vấn đề này. Ông cũng khuyến nghị rằng nên gây dựng nhận thức " hàng hóa tiêu dùng và niềm vui sử dụng hàng hóa đó là hai điều không như nhau " như triết gia Platon đã kiên trì nói rằng vật mua không mang lại sự hài lòng thật sự như ta đã muốn." Học giả Belardinelli cổ động cho cách giáo dục con người nên suy tư về giá trị của sự vật nhất nhất là những món hàng nào có giá cả cao hơn gía trị thị trường. (phụ đề của Dominic: đây là các cặp phạm trù triết học về gía cả-gía trị, niềm vui vật chất hữu hình- khoái lạc tinh thần vô hình.)

Về liên quan giữa sử dụng và lãng phí; Francis Vincent Anthony là giáo sư Thần học tại Viện Đại Học Giáo Hoàng Salesian đã giải thích là động từ tiêu thụ, mua sắm, "có nghĩa là tiêu dùng và làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên vật chất, điều đó bắt nguồn từ một tầm nhìn thực tế, điều này có nghĩa là, của một cách hiểu biết về con người phàm nhân và Thiên Chúa." (Chú thích của Dominic David Trần: Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa, Đấng tạo ra mọi sự và tạo ra con nguời, Đấng chẳng hề tiêu dùng, sử dụng hay lãng phí điều chi- Ngược lại con người là vật thụ tạo, con người tiêu dùng và lãng phí biết bao sự vật hoặc tài nguyên do Thiên Chúa đã sáng tạo nên.)

Giáo sư Anthony nói rằng; " đằng sau cái thói quen hiện nay của chúng ta- sử dụng và vứt vào sọt rác- là có một bản chất tự nhiên mang tính vị lợi và vô cùng máy móc." Cái cá tính này thu nhỏ thành cách sử dụng và tiêu thụ vô ý bởi con người." Để vượt qua cái tầm nhìn chỉ tập trung thái qúa vào con người phàm nhân và thiết lập lại một quan hệ lý tưởng giữa các vũ trụ- tiểu vũ trụ con người thụ tạo nhỏ bé và Đại Vũ Trụ Đại Thái Cực là Thiên Chúa và là Đấng Tạo Hóa- thì bước thứ 1 phải là giải quyết cho xong vấn nạn về chủ nghĩa tiêu thụ của xã hội nặng về hưởng thụ hiện nay."

Giáo sư Anthony khẳng định, " Sự tiêu thụ-mua sắm không xấu- những gì xấu xa chính là sự lãng phí và làm cạn kiện các nguồn tài nguyên mà không có một chút quan tâm nào đến ý thức về luân lý đạo đức và sự cùng tồn tại chung trong thế giới con người."

Về nan đề; "Tôi tiêu thụ- tôi mua sắm bởi vậy-Tôi hiện hữu?" giáo sư Anthony đã đáp lời bằng sự đoan chắc: " Phải, tiêu thụ-mua sắm nếu là điều không thể thiếu được cho cuộc sống, thế nhưng gía trị đáng sống của con người nên qui hướng về niềm hoan lạc viên mãn được mang khuôn dấu của nhu cầu cần thiết để thỏa mãn các nhu cầu cá nhân con người đưọc chi phối về mặt đạo đức, và có cả việc hy sinh cuộc sống con người cá nhân cho một lợi ích chung và có ý nghĩa thiện hảo.

Quảng diễn về Ngữ nguyên học của chữ tiêu thụ-mua sắm (consume) -bắt nguồn từ chữ Latinh "cum" (nghĩa là với) và "sumere" (nghĩa là lấy, sử dụng, tiêu dùng hoàn toàn), giáo sư Anthony nói rằng nghĩa rộng nhất của từ này là " một hành động lấy đi một điều khác, tiêu mất một cái khác". Trong mối liên kết này, giáo sư Anthony đề nghị, tiêu thụ-tiêu dùng-mua sắm có nghĩa là hy sinh-là mất đi một cái khác của chính ta, hay mất đi điều gì thuộc về người khác (sacrum facere); nghĩa là một hành động hy sinh.

Để kết luận, giáo sư Anthony phát biểu; " Từ nhận thức của Thiên Chúa giáo, Bí Tích Thánh Thể đã thể hiện thật hùng hồn rằng; Sự Tiêu dùng thần thánh đi liền với sự Hy sinh thánh thiêng ấy phải được làm chứng trong cuộc sống con người."

(Cảm nghiệm khiên tốn của Dominic David Trần: Xin phép đưọc rút ra một ít suy diễn từ những nhận định trên đây: điều gì xảy ra cho Giáo Hội Công Giáo và Ơn Gọi nếu các thế hệ trẻ suốt ngày mang ipod nghe nhạc, tay bấm text, mắt muĩ, quấn áo giày dép, cách ăn nói chỉ theo Paris Hilton hay diễn viên điện ảnh nào đó. Điều gì xảy ra khi việc khai thác rừng, dầu khí, bauxit, thủy điện phí phạm như hiện nay? Điều gì đã xảy ra khi thẻ tín dụng mua hàng làm tăng nợ cá nhân hàng tháng, vượt qua mức thu nhập thực tế của cá nhân, đặc biệt nợ mua nhà tại Hoa Kỳ chẳng hạn? Điều gì là thực tế khi mà gía trị bề ngoài của nhà ở, xe, job, áo quần, vé đi du lịch nước ngoài thay cho giá trị chân thực cần có nơi con người: sự chân thành-hướng thiện-đạo đức. Người ta cứ nói vật chất không mang lại hạnh phúc, nhà đẹp nhưng người không ăn ở đẹp, giường đẹp không mang lại giấc ngủ ngon, món ăn đắt tiền không chắc đã ngon miệng? Dẫu đã được nghe Thiên Chúa phán dạy chính Chúa là Đường là Sự Thật là Sự Sống là Hạnh Phúc Tối Cao, là niềm hoan lạc viên mãn, là Cùng đích trọn vẹn của kiếp người mà sao chúng ta vẫn lao vào cái nạn Xây Xẩm Sau Khi Sắm.

Lạy Chúa, Chúa là Chân Lý huyền nhiệm nhất mà con ngưòi dù tiêu thụ -dù có lãng phí cũng không bao giờ cạn kiệt, mãi mãi không bao giờ mất đi: trong hình bánh nhỏ là Thánh Thể Chúa, Chúa nuôi sống chúng con đến muôn đời-Lòng Chúa Thương Xót là vô biên, là đại dương cao vời bao la đã nhấn chìm và xóa sạch mọi tội lỗi của người phàm nhân tội lỗi chúng con. Xin soi sáng cho chúng con biết tiêu dùng của cải vật chất thế gian sinh lợi nhiều nhất như Chúa đã phán dạy. )
 
Đại Lễ Phật Đản Vesakh: Tín hữu Thiên Chúa giáo-đạo hữu Phật tử và sự tôn trọng môi trường sống.
Dominic David Trần
21:00 18/05/2010
Đại Lễ Phật Đản Vesakh: Tín hữu Thiên Chúa giáo-đạo hữu Phật tử và sự tôn trọng môi trường sống.

Toà Thánh Vatican ngày 17 tháng Năm 2010 theo bản tin của Phòng Thông Tin Báo Chí Tòa Thánh (VIS), ngày hôm nay Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn của Giáo Triều Vatican đã công bố điện văn Chúc Mừng ngày Đại Lễ Phật Đản năm nay 2010.

Vesakh, Đại Lễ Phật Đản là lễ hội chính của các đạo hữu Phật Tử nhằm để ghi dấu 3 biến cố trọng đại trong cuộc đời của Đức Phật Thích Ca. Đại Lễ thường được tổ chức vào ngày rằm tháng Năm mỗi năm theo như truyền thống; đó là ngày Đức Phật đản sanh, ngày Đức Phật giác ngộ đại thành chánh qủa; và ngày Đức Phật tịch diệt trong cùng tháng Năm.

Thông điệp Chúc Mừng Đại Lễ Phật Đản năm nay của Tòa Thánh mang chủ đề: " Tín hữu Thiên Chúa giáo và Phật tử cùng tôn trọng cuộc sống con người như là căn bản của sự tôn trọng hết thảy các Chúng Sinh."

Thông Điệp nêu: " Nhân dịp Đại Lễ này chúng ta hãy cùng nhau suy tư phản ảnh về một đề tài đặc biệt phù hợp với hiện tại, đó là, sự khủng hoảng về môi trường sống đã và đang gây nên biết bao khốn cực và khổ đau khắp thế giới. Những nỗ lực của 2 Cộng Đồng

Tôn Giáo Chúa-Phật chúng ta trong dấn thân đối thoại Liên Tôn đã mang lại một nhận thức mới có tầm quan trọng về chân lý và xã hội liên quan đến những truyền thống tôn giáo tương ứng của mỗi bên trong lãnh vực này.

Giáo Hội Công giáo chúng tôi công nhận rằng chúng ta cùng trân qúy các giá trị như tôn trọng bản thể tự nhiên của mọi sự vật, tính chiêm niệm-quán tưởng, tính khiêm nhường, tính đơn giản, mối đồng cảm- xót thương và lòng từ bi-quảng đại. Những giá trị này đã góp phần vào một cuộc sống bất bạo động, cân bằng và vui thỏa với sự biết đủ-hài lòng với minh túc."

"Giáo Hội Công giáo quan tâm đến sự bảo vệ môi trường sống như sự liên kết mật thiết với đề tài phát triển nhất quán về con người; và về phần trách nhiệm của Công giáo, Giáo Hội Công Giáo cam kết thăng tiến-xiển dương việc bảo vệ đất, nước, không khí như hồng ân của Thiên Chúa- như ân điển của Thượng Đế ban tặng cho mọi chúng sinh và Giáo Hội Công giáo cũng khuyến khích những Tín Ngưỡng khác cùng góp chung nỗ lực để bảo vệ nhân loại khỏi vòng tự hủy diệt. Trách nhiệm chung của chúng ta là bảo vệ các nguồn mạch tự nhiên, trong thực tế Giáo Hội Công giáo tôn trọng các Tôn giáo và Tín ngưỡng khác với những Lề Luật Đạo hay tập tục tín ngưỡng đã được ghi khắc vào trong tâm tưởng của tất cả các tín đồ hay giáo hữu tương ứng."

"Cả tín hữu Thiên Chúa giáo lẫn đạo hữu Phật tử đều có sự tôn trọng sâu sắc về đời sống con người. Bởi vậy điều căn bản là chúng ta hãy thúc đẩy mọi nỗ lực để gây dựng nên một thức ngộ về trách nhiệm môi sinh, và cũng trong cùng thời gian ấy hãy cùng tái khẳng định lại những điều xác tín đã được chia xẻ giữa hai Tôn Giáo chúng ta về: việc bất khả xâm phạm mạng sống con người qua mỗi chu kỳ và trong mỗi điều kiện sống, về việc tôn trọng phẩm giá con người, và sứ mệnh đặc thù của gia đình- là nơi mà con người được học biết thương yêu tha nhân hàng xóm và tôn trọng thiên nhiên."

"Cầu mong cho hai Tôn Giáo chúng ta cùng xiển dương-thăng tiến một quan hệ lành mạnh giữa nhân sinh và môi sinh." Thông điệp kết luận; " Bằng cách gia tăng các nỗ lực

của chúng ta để xiển dương ý thức về môi sinh con người cho Sự Cùng Tồn tại vì Hòa Bình và An lạc Thanh tịnh, chúng ta hãy làm chứng cho một lối sống rất đáng trân trọng

để tìm ra những cuộc sống không phải có nhiều ý nghĩa nhưng là một cuộc sống thành đạo hơn. Cũng bởi sự chia xẻ những minh triết và kết ước tương ứng trong truyền thống

tập tục tôn giáo riêng của mỗi bên, chúng ta có thể góp phần vào sự an lành hạnh phúc của thế giới chúng ta.

(Cảm nghiệm khiêm tốn của Dominic David Trần: Vâng môi trường sống của toàn thế giới nói chung và nói riêng tại Việt Nam cần được tôn trọng. Bauxit đã được cả tín hữu Công Giáo -các đạo hữu Phật Tử cùng Các Đấng Bậc-Các Chư Tôn Đức Hàng Giáo Phẩm Việt Nam quan ngại.)
 
Đan viện Biển Đức Thiên Tâm chuẩn bị cho ngày Thánh thể
Trần Mạnh Trác
22:14 18/05/2010
Ngay từ tháng Hai khi tuyết vừa tan thì Đan Viện đã bắt đầu nhiều công trình để chuẩn bị cho ngày Đaị Hội Thánh Thể sẽ khai mạc khoảng 2 tuần nữa.

Khu đậu xe, khu dựng lều đã có điện nước. Sẽ có một lều sinh hoạt có sức chứa 1000 người, một lều Thánh Thể chứa 600 người và một lều bán thực phẩm.

Nhiều giếng nước và nhiều nhà vệ sinh phòng tắm củng đả xây xong.

Đan viện nằm cách xa phố xá cho nên việc thuê motel để tạm trú trong ngày Thánh Thể là không thực tiễn, những người hành hương nên chuẩn bị mang theo lều và thuốc muỗi. Nhiệt độ đầu tháng Sáu thường là 85 F, tuy khu vực đan viện có rất nhiều cây to bóng mát nhưng quí ông bà lớn tuổi củng nên mang theo dù để đề phòng mưa nắng bất chợt.

Sau đây là một số hình ảnh do anh Trần Liêm, Gx Các Thánh Tử Đạo Arlington, cung cấp.































































 
Top Stories
A Hongkong, l’engagement du cardinal Zen en faveur du « référendum pour la démocratie » du 16 mai n’a pas convaincu tous les catholiques
Eglises d’Asie
08:59 18/05/2010
CHINE: A Hongkong, l’engagement du cardinal Zen en faveur du « référendum pour la démocratie » du 16 mai n’a pas convaincu tous les catholiques

Eglises d’Asie, 18 mai 2010 – Revenu spécialement de Rome pour l’occasion, le cardinal Joseph Zen Ze-kiun, évêque émérite du diocèse catholique de Hongkong, a voté le dimanche 16 mai. « Ce n’était pas une simple élection, a-t-il déclaré à l’agence Ucanews. Il s’agissait de voter pour un concept. »

Dans un territoire qui compte 3,3 millions de personnes inscrites sur les listes électorales et 353 000 catholiques, aucun chiffre ne permet pas de connaître la proportion des catholiques qui se sont déplacés pour aller voter ce dimanche 16 mai. Toutefois, différents témoignages indiquent que la communauté catholique de Hongkong, si elle a compris la mobilisation du cardinal Zen pour la cause du suffrage universel, n’était pas forcément prête à le suivre en bloc sur le chemin qui mène à l’isoloir.

Les élections partielles qui ont eu lieu à Hongkong ce 16 mai avaient pour objet l’élection de cinq des députés du Legco (Legislative Council), l’instance représentative qui tient lieu de Parlement à Hongkong. Le 26 janvier dernier, cinq députés du camp démocrate avaient démissionné pour protester contre la mauvaise volonté manifestée par Pékin et le chef de l’exécutif local, Donald Tsang Yam-kuen, à instaurer le suffrage universel, dont le principe est inscrit dans la Loi fondamentale mais dont les modalités d’application ne sont pas précisées. Le camp démocrate avait fait de la réélection de ses cinq députés « un référendum pour la démocratie », tandis que Pékin et Donald Tsang dénonçaient une manœuvre dépourvue de toute légitimité. Au sein même du camp démocrate, des voix s’étaient élevées pour critiquer la démission des cinq députés.

Pour sa part, fidèle à sa ligne de conduite en faveur de l’établissement d’une démocratie pleine et entière à Hongkong, le cardinal Zen avait mis son poids dans la balance en achetant, le 3 février 2010, une pleine page de publicité dans plusieurs grands quotidiens du territoire pour appeler les citoyens hongkongais à voter le 16 mai (2).

Au lendemain du vote, l’élection partielle est analysée comme un demi-succès ou un demi-échec, selon les points de vue. Demi-succès, car les cinq députés qui avaient mis leur siège en jeu – un pour chaque district de la Région administrative spéciale de Hongkong – ont été réélus, et demi-échec, car, là ou les démocrates espéraient un minimum de 25 % de participation, celui-ci n’a été que de 17 %, 579 000 électeurs seulement s’étant mobilisés. Les pro-Pékin n’ont pas manqué de qualifier le scrutin d’échec pour les démocrates et d’en conclure que les Hongkongais approuvaient une transition graduelle vers la démocratie. Avant le vote, les pro-Pékin avaient fait campagne pour le boycott de ces élections et, le 16 mai, Donald Tsang lui-même s’est abstenu d’aller voter.

Interrogé sur l’abstention manifestée par Donald Tsang, dont, par ailleurs, la foi catholique est connue, le cardinal Zen a refusé de s’exprimer, se contentant de dire que chacun était libre d’agir selon sa conscience. Il a toutefois réitéré sa conviction qu’en l’absence de toute procédure référendaire à Hongkong, il était pour lui « très précieux » de pouvoir exercer son droit de vote à chaque fois que l’occasion s’en présentait.

Donald Tsang ayant déclaré au South China Morning Post que « parmi la majorité d’électeurs qui n’[avaient] pas pris part au scrutin, beaucoup pens[aient] que cette élection partielle n’était pas nécessaire, représentait un abus de la procédure électorale et même un gâchis de l’argent du contribuable », le P. Lawrence Lee, chancelier du diocèse de Hongkong, a rétorqué que le supposé mauvais usage des impôts était un argument irrecevable. Dès lors qu’une élection vise à améliorer le fonctionnement du système politique, elle est légitime, a-t-il déclaré, ajoutant que le scrutin du 16 mai reflétait une demande populaire pour la réforme du mode de sélection des députés du Legco (3).

Parmi les membres du clergé catholique et les laïcs les plus engagés dans la vie politique et sociale, il semble que l’appel du cardinal Zen à aller voter ait été entendu. En revanche, parmi les catholiques « de base », les avis paraissent avoir été plus partagés, même si aucun sondage au sortir des isoloirs ne permet de chiffrer ces divergences. Interrogée par Ucanews, une catholique, travailleur social, a expliqué s’être déplacée pour aller voter le 16 mai, accomplissant ainsi son devoir citoyen et suivant en cela la doctrine sociale de l’Eglise; elle a aussi précisé avoir glissé un bulletin nul dans l’urne car, si elle souhaite le suffrage universel, elle n’est pas d’accord avec la manière dont les cinq députés démissionnaires et réélus ont agi afin de pousser l’avancement de leur cause.

(1) Ucanews, 17 mai 2010.

(2) Voir EDA 525

(3) A l’heure actuelle, les 60 députés du Legco sont, pour moitié, élus au suffrage universel direct et, pour moitié, élus par des collèges professionnels où les pro-Pékin dominent. Depuis 1991, les élections ont, de manière constante, apporté 60 % des suffrages aux démocrates
 
New wave of persecutions: 6 Vietnamese Catholics prosecuted
J.B. An Dang
15:35 18/05/2010
Six parishioners of Con Dau have just been prosecuted by authority in Da Nang province. This latest legal action against them may harbinger a new wave of persecutions against Catholics in Vietnam.

On Monday May 17, police in Cam Le district of Da Nang city in central Vietnam announced that they were going to prosecute 6 parishioners of Con Dau for “disrupting public order” and “attacking state security administration personnel who are carrying out their functions according to law”.

Parishioners face police in mass
These parishioners attended the funeral of their neighbour Mary Dang Thi Tan, 82, on May 4. During the funeral procession, police intervened to prevent the burial in the parish cemetery.

For almost an hour there were clashes between the faithful and 500 police resulting in the arrest of 59 people and the injuries of dozens Catholics who were beaten brutally by police.

Mrs. Dang's coffin was snatched away from her family and parishioners in broad daylight, and later was forced to be cremated against her own will which was to be buried next to her beloved husband and other family members at the century old parish cemetery.

The Vietnamese government denied the large-scale arrest and the brutal attack against Catholics. Foreign Ministry, Nguyen Phuong Nga categorically denied the allegation saying: "this information is false and aimed only to slander Vietnam.”

However, the outraged incident was denounced by the Bishop of Da Nang. In a pastoral letter issued the next day, Mgr. Joseph Chau Ngoc Tri condemned the brutal attack against parishioners calling for immediate release of the detained. The prelate also warned about further arrests. “Police are hunting more parishioners,” he wrote.

Since early this year, the peaceful life of Con Dau residents have been turned upside down by a local governmental decision to clear out all homes in the parish of Con Dau, established 135 years ago, to make room for a tourist resort without proper compensation or assistance for their relocation.

The parish cemetery is located in an area of 10 hectares, about one kilometre from the church. It has been the only burial site of the deceased in the parish for 135 years and previously was listed among the protected historical sites by Hanoi. There was some hint on March 10, when security agents erected a sign at the entrance to the cemetery which read "Absolutely no burial in this area". When the faithful protested the government's unfair order, the chief of police blew up the contents of a tear gas cartridge in the face of one of the victims, rendering him unconscious.

Upon hearing the assault, other villagers flocked to the cemetery and demanded the police to call an ambulance and pay for the care of the wounded.

A week before that, a member of the Patriotic Front and two Religious Affairs Bureau officials visited the parish priest asking him to warn the faithful about the government's ban on burials in the cemetery. The priest refused, explaining that the cemetery and the church belong to the whole village and that there are ownership documents to prove it.

The faithful remain opposed to the project that wants to destroy their homes, land and the resting place of their ancestors. The government is pressing on, however, threatening that they will soon send bulldozers to raze the parish.

The latest development in Con Dau strengthens a growing concern of Catholics that the decline of U.S. State Department to designate Vietnam into the list of "countries of particular concern" on religious-freedom violations, and the removal of Hanoi Archbishop would have ripple negative impacts on the status of religious freedom in Vietnam.

The government's media outlets have painted both the events as government victories in the international stage, presenting itself as the absolute arbiter of all aspects of life in the country, to whom even the Pope must submit himself.

It's becoming obvious nowadays that local governments throughout the country, inspired by series of “victories” and the seemingly much weaker resistance of Catholic hierarchy and faithful, are now becoming more resolute in seizing properties of the Church and individuals, and ready to act much bolder if any resistance effort crossing their path.

In that context, the prosecution against the six parishioners seems to be a prelude of a new wave of fierce persecutions against Catholics in Vietnam.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Việt Nam không chỉ dành cho khách du lịch
Jacek Dziedzina (Bến Việt dịch)
06:55 18/05/2010
Giới thiệu: Tuần báo giấy in thuộc hàng lớn nhất Ba Lan chuyên đề công giáo hôm nay ra phụ san đặc biệt về Giáo hội Việt Nam, đăng các bài viết của phóng viên Ba Lan bí mật tới Việt Nam thâu thập thông tin để rồi bị mật vụ theo dõi. Bến Việt lần lượt đăng tải các bài giới thiệu và dịch thuật của mình, với sự đồng ý và khích lệ của tác giả phụ san.

Phụ san 16 trang tổng hợp 3 bài viết. Bài đầu giới thiệu cảm nghĩ và mục đích của tác giả phụ san, một bài phóng sự dài về quá trình tìm hiểu giáo dân Việt trên nhiều vùng đất nước và một bài viết riêng về cuộc gặp với linh mục Nguyễn Văn Lý. Các bài viết của phóng viên Jacek Dziedzina đều đầy ắp thông tin sinh động, hóm hỉnh và chuyên nghiệp, xen kẽ nhiều hình ảnh chất lượng và độc đáo của phóng viên ảnh Romek Koszowski.


Việt Nam không chỉ dành cho khách du lịch

Phải viết bài thế nào để đừng đốt chiếc cầu sau lưng và để còn có thể trở lại Việt Nam? Nếu muốn vậy, cách duy nhất là dừng viết ở đây. Việc các cơ quan chức năng quan tâm tới kết quả chuyến công tác gần một tháng của chúng tôi tại Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam dĩ nhiên là điều dễ đoán. – Tôi là người thuộc cơ quan chịu trách nhiệm về vấn đề cư trú của ông ở Việt Nam – một gã đàn ông, như vừa từ dưới đất chui lên, trong tay cầm ảnh của tôi, tự giới thiệu về mình như vậy giữa thủ đô Hà Nội. – Tôi chỉ nhắc rằng ông sử dụng thị thực du lịch. Mà chúng tôi lại nhận được tin, rằng ông đang có những hoạt động khác với mục đích trình bày trước đây – người phát ngôn này, hóa ra là "cận vệ" của chúng tôi. Thực vậy. Khách du lịch đâu có gặp gỡ các vị linh mục từng lãnh án nhiều năm tù, không gặp các luật sư bị trù dập hay các nhà truyền giáo nước ngoài hoạt động ngầm, đâu có tới các vùng núi non hẻo lánh bất khả xâm phạm đối với dân du lịch, nơi dân nghèo miền núi thuộc nhóm thiểu số H’mong bị ép kí giấy nhận bỏ đạo. Khách du lịch không lợi dụng đêm tối để ngồi trên những chiếc xe máy bí mật đặt trước để tới được lễ mi-sa tổ chức chui tại vùng đất mà mọi hoạt động tôn giáo đều bị cấm đoán. Khách du lịch cũng chẳng bao giờ tham dự buổi tụ họp cầu nguyện bất hợp pháp bên điện thờ bí mật đặt trong cửa hàng điện tử. Khách du lịch cũng đâu phải tranh thủ từng phút chót để trốn thoát công an mật ở nhà quê, nơi người dân thôn dã từng biểu tình chống phá Thánh giá. Có điều là cớ gì, một cán sự an ninh lại là kẻ chỉ định cho tôi đâu là du lịch và tới đâu không phải là du lịch nữa?

Tất nhiên những cái đó không phải là tất cả sự thật về đất nước Việt Nam được cộng sản thống nhất 35 năm trước. Với những ai không thử chõ mũi vào những chỗ không cần thiết thì Việt Nam là một trong những đất nước yên bình nhất thế giới. Khung cảnh vịnh Hạ Long như trong chuyện cổ tích, di chuyển ngược dòng như điên rồ trên đường phố (thậm chí vỉa hè) bằng xe máy, hũ rượu vang tuyệt hảo gần Đà Lạt, mùi thơm ngọt của bánh làm từ gạo gói trong lá chuối và trên hết là tính cả tin và lòng nhiệt thành không đâu có được của người Việt Nam. Từng đó lý do đã đủ để ít nhất một lần trong đời dành ra vài tuần quên đi tiêu chuẩn Châu Âu và chạm tay vào miền Đông Nam Á. Có điều là chính quyền Hà Nội muốn sao chỉ cho bức tranh Việt Nam như vậy lọt ra bên ngoài.

Tại sao Việt Nam và tại sao đúng lúc này ư? Từ lâu nay chúng tôi theo dõi các diễn biến tại Việt Nam nhất là hiện trạng giáo dân vốn là dân thiểu số chiếm từ 8% tới 9% trong tổng số 86 triệu dân Việt. Chỉ sau Philinpin, Việt Nam là nước đông giáo dân nhất và đồng thời là Giáo hội phát triển năng động nhất Á Châu dù bị hạn chế và trù dập. Một đằng, các hãng truyền thông loan tin về chính sách nới lỏng của cầm quyền cộng sản đối với giáo dân công giáo, mặt khác, ở một số vùng, chính quyền trù dập giáo dân mạnh mẽ hơn. Chúng tôi muốn chính mình nghiên cứu Giáo hội Việt Nam tồn tại ra sao. Cơ hội đã tới, trên hết bởi lễ kỉ niệm 350 năm thành lập hai trụ sở truyền giáo đầu tiên tại Việt Nam và 50 năm thành lập Hội đồng Giám mục Việt Nam. Năm nay cũng là dịp kỉ niệm 35 năm ngày kết thúc chiến tranh với thất bại của Hoa Kỳ từng hỗ trợ Nam Việt Nam chống chọi với cộng sản miền Bắc.

Tất cả các sự kiện mô tả trong những bài sau cũng như địa điểm và nhân vật đều có thật. Tuy vậy, bởi những lý do hiển nhiên, chúng tôi không thể công bố tên tất cả các địa danh và tên tuổi của tất cả các nhân vật. Ngay sau khi trở về Ba Lan, tôi đã nhận được tin rằng một số bạn hữu người Việt của chúng tôi bị công an bắt giữ và tra hỏi. Chúng tôi chỉ công bố tên của những người đã cho phép chúng tôi công bố. Có những người thậm chí khuyến khích chúng tôi: các anh cứ viết hết sự thật về hiện trạng Việt Nam, bài viết sẽ giúp chúng tôi nhiều hơn là câm nín. Chúng tôi ra mắt phụ san này bởi Ba Lan và toàn Liên Minh Châu Âu kí kết hợp đồng giao thương với Việt Nam mà không hề có đòi hỏi gì trong lĩnh vực nhân quyền, dẫu rằng chính quyền Việt Nam hãi sợ dư luận quốc tế, biết sợ hơn nhiều so với chính quyền Trung Quốc. Tuyển tập các bài viết dưới đây còn được gửi tặng các vị chính giới.

(còn tiếp)

Jacek Dziedzina

Bến Việt dịch từ nguyên bản tiếng Ba Lan, đăng tại http://www.benviet.org/trong-tam:chi-cho-du-lich

Nguồn: Báo giấy Gość Niedzielny, phụ san "Công Giáo kiểu Việt Nam")
 
Thánh Lễ Rước Lễ Lần Đầu Tại Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Portland Oregon
Phan Hoàng Phú Quý
07:34 18/05/2010
Thánh Lễ Rước Lễ Lần Đầu Tại Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Portland Oregon

Portland-Oregon Chúa Nhật ngày 16-5-2010 vào lúc 4 giờ chiều, Trường Giáo Lý và Việt Ngữ La Vang đã tổ chức thánh lễ Rước Lễ Lần Đầu cho 125 em học sinh tại Nhà thờ Đức Mẹ La Vang.

Xem hình rước lễ lần đầu

Để chuẩn bị tâm hồn đón Chúa vào lòng một cách sốt sang, một em đại diện đã đứng lên xin lỗi quý thầy cô, quý phụ huynh và xin tất cả cộng đoàn dân Chúa hiệp ý cầu nguyện cho các em trong ngày trọng đại này.

Trong khi các em và quý linh mục tiến vào cung thánh thì ca đoàn và giáo dân cùng cất cao lời chúc tụng

Kèn vang muôn tiếng kèn vang
Hòa lời vang chúc mừng Chúa lên trời hiển vinh muôn đời
Kèn vang muôn tiếng kèn vang
Hòa lời vang chúc mừng Thiên Chúa thống trị Thiên Đình


Linh mục chủ tế Phạm Hữu Đạt đã giảng giãi cho các em hiểu về Ngày Lễ Chúa Lên Trời đồng thời ngài cũng trắc nghiệm các em về ý nghiã Bí Tích Thánh Thể mà các em sắp lãnh nhận, các em đã trả lời rất xuất sắc, chứng tỏ cho mọi người thấy được kết quả mà quý sơ, quý thấy cô đã hy sinh hướng dẫn trong suốt một năm qua, cũng như những cố gắng của các em trong việc siêng năng học hỏi giáo lý, do đó các em đã được khích lệ bằng những tràng pháo tay thật dài.

Các em cũng đã dâng lên Chúa bài thánh ca:

Hôm nay con được rước Chúa lần đầu
Niềm vui ấy con nguyện sẽ ghi sâu
Chúa đến thăm hồn thơ bé mọn hèn
Ngày hạnh phúc con nguyện sẽ không quên.


Trong phần kết lễ các em cũng dâng lên quý phụ huynh bài thánh ca câù cho Cha Me thật tâm tình và cảm động.

Nguyện cầu Chúa xuống ơn cho cha mẹ
Dù cuộc sống khó khăn hơn ngày qua
Chúa theo đường xa giúp cho mẹ cha
Trung kiên niềm tin thiết tha.


Ông Trịnh Thanh Hùng đã đại diện cho phụ sinh học sinh ngỏ lời cám ơn đến linh lục chánh xứ Bathôlômêô Phạm Hữu Đạt và quý linh mục đồng tế,quý Sơ dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt Miền Portland, quý Thầy Cô đã hiệp dâng thánh lể và cầu nguyện cho các em cũng như hy sinh rất nhiều thờI gian để hướng dẫn các em trong lớp giáo lý Rước Lễ Lần Đầu này.

Trong dip này các em cũng được trao Chứng Chỉ Rước Lễ Lần Đấu và chụp hình lưu niệm với quý linh mục đồng tế

Xin chúc mừng các em, vì được hạnh phúc quây quần bên Chúa. Qua bí tích Thánh Thể, Xin Chúa tiếp tục ở lại với các em mọi ngày cho đến tận thế.. Xin giúp các em biết yêu mến Chúa trên hết mọi sự và biết yêu mến nhau với tình yêu chân thật Amen.















 
Giáo xứ Bảo Long, Hà Nội khai mạc chiến dịch hè 2010
Trần Bảo Long
07:45 18/05/2010
Giáo xứ Bảo Long khai mạc Chiến dịch hè 2010

Với Chủ đề: “Học hỏi lịch sử giáo phận và theo gương các Thánh Tử đạo”.

Để Năm Thánh 2010 của Giáo hội Việt nam sinh nhiều lợi ích thiêng liêng, Đức Tổng Giám Mục Giuse đã mời gọi mọi thành phần dân Chúa học hỏi về lịch sử giáo phận và các Thánh tử đạo quê hương của tổng giáo phận.

Ngày 16 tháng 05 Chúa nhật lễ Chúa Giêsu lên Trời Cha phó xứ thường trực Giuse Phạm Minh Triệu đã mời gọi toàn thể các em thiếu nhi trong giáo xứ tập trung tại nhà thờ xứ Bảo Long để khai mạc chiến dịch hè. Trong bầu khi vui tươi, phấn khởi đã có tới gần 700 em thiếu nhi hưởng ứng và tham dự chiến dịch. Chiến dịch hè được mở ra với mục đích giúp các em tìm hiểu lịch sử giáo phận Hà Nội và theo gương các Thánh tử đạo Việt Nam là những bậc tiền nhân đi trước để lại cho con cháu nhiều tấm gương đạo đức. Thật chỉ các Ngài với xứng đáng là tấm guơng cho hậu thế.

Thiếu nhi trong giáo xứ Bảo Long vui hè 2010 với chủ đề:

“Học hỏi lịch sử giáo phận và theo gương các Thánh tử đạo”.

I. Thời gian diễn tiến:

- Toàn bộ chiến dịch suốt trong 15 tuần lễ.

- Từ Chúa nhật VII Phục Sinh lễ Chúa Giêsu Lên Trời (Ngày 16-05-2010) đến Chúa nhật lễ Đức Mẹ lên trời (ngày 15-08-2010).

- Được chia làm 07 chặng, mỗi chặng kéo dài 2 tuần lễ, có chủ đề và việc làm cụ thể của từng chặng.

II. Thành phần tham dự:

- Linh mục chính xứ và linh mục phụ trách giáo lý

- Toàn bộ giáo lý viên

- phụ huynh và gia đình các em

- Toàn thể thiếu nhi trong giáo xứ, giáo họ.

III. Mục đích của chiến dịch

- Mục đích của chiến dich này được lồng vào chủ đề của từng chặng, nhằm giúp các em sống trong năm thánh 2010 được các em thể hiện qua những nét sống nhân bản ngay trong gia đình, trong giáo xứ, nơi trường học, nơi khu phố (làng xóm lánh giềng).

IV. Hình thức thực hiện

- Mỗi chặng phát cho mỗi em một tờ phiếu chiến dịch, in sẵn câu khẩu hiệu sống, được minh hoạ bặng một đoạn thơ lục bát và một bảng biểu cho các em tự ghi nhận và lượng dịnh những việc cụ thể đã làm trong mỗi tuần theo như chiến dịch đã đề ra bằng cách đánh dấu X vào các cột, nếu chưa làm được thì để trống.

- Cuối mỗi chặng, mỗi em xin phụ huynh ghi nhận ý kiến, có thể có đề nghị thêm, sau đó mỗi em gửi lại phiếu cho giáo lý viên phụ trách lớp mình.

- Mặt sau tờ phiếu dành cho các em tuỳ ý sáng tạo như: Vẽ một bức tranh nhỏ, bên dưới ghi một lời nguyện với Chúa hay một câu lời Chúa thích hợp… Cuối mỗi chặng, sau khi đã cộng sổ, ban giáo lý sẽ tổ chức triển lãm các tờ phiếu thi đua theo từng lớp tại bảng thông tin của giáo xứ.

- Bài hát ý lực (Mùa Hồng Ân) sẽ được một giáo lý viên tập trong ngày khai mạc chiến dịch để tất cả các em hát thuộc lòng sau mỗi Thánh lễ Chúa nhật, ngày thứ năm trong tuần, các giờ sinh hoạt trong lớp giáo lý suốt thời gian diễn ra chiến dịch.

- Mỗi chặng còn được ban giáo lý minh hoạ bặng một panô. Các panô sẽ được treo dần thưo từng chặng ngay trên vách nhà thờ vào các lễ Chúa nhật và thứ dành cho học sinh giáo lý, sau đó được mang xuống bảng thông tin chủa giáo xứ để luôn nhắc nhở các em, đồng thời cho phụ huynh theo dõi.

- Mỗi biểu ngữ mang tên chiến dịch được treo trước hội trường của giáo xứ từ ngày khai mạc cho đến khi kết thúc chiến dịch.

- Một lá thư được ban giáo lý gửi đến từng phụ huynh trước khi khai mạc chiến dịch để thông báo và mời gọi phụ huynh cùng tham gia bằng cách cho ý kiến, đánh giá, khuyến khích, đôn đốc các em thực hiện hết mình.

- Để thức đẩy các em học tốt ở trường phổ thông trong suốt chiến dịch, giáo lý viên yêu cầu các em nộp các bài kiểm tra ở trường để ghi nhận vào sổ và sẽ tổng kết lại lúc kết thúc chiến dịch.

- Bên cạnh đó ban giáo lý phát động một cuộc thi sáng tác thơ văn và tranh để tăng thêm phần phong phú trong chiến dịch.

- Linh mục chánh xứ và linh mục phụ trách giáo lý sẽ thường xuyên đề cập đến chủ điểm sống cho các em ở cuối mỗi bài giảng trong thánh lễ.

Trần B Long
 
Lễ bế giảng sinh viên Công giáo tại Huế: Đêm nhạc tri ân Cha
Josephus Nguyễn
12:04 18/05/2010
Lễ bế giảng sinh viên Công giáo tại Huế: Đêm nhạc tri ân Cha

Tình yêu quê hương, tình yêu đồng loại hòa quện trong tình yêu Thiên Chúa được thể hiện sâu sắc trong đêm ca nhạc với chủ đề “CHÂN DUNG CHA”, do Cộng đoàn Dòng Thánh Tâm tổ chức tối chủ nhật lễ Chúa thăng thiên 16-5.

Rất tự nhiên, những cảm nhận đặc biệt về "Chân Dung Cha" - một người Cha luôn quan tâm đến đoàn con trong suốt dòng lịch sử dân tộc Việt Nam và thế giới - đã trải dài suốt chương trình văn nghệ nằm trong chuỗi hoạt động của buổi Lễ Tổng kết sinh viên công giáo Huế niên khóa 2009-2010.

Đêm nhạc hoành tráng

Đến hẹn lại lên, hơn 1.000 sinh viên công giáo (SVCG) đang theo học tại Huế lại quây quần trong không khí ấm cúng, rộn ràng lời ca, điệu múa trong chương trình gặp mặt, tổng kết cuối năm.

10 năm phong trào SVCG được tái lập cũng là thời gian trưởng thành hơn, chuyên nghiệp hơn trong việc tổ chức của Ban điều hành và các cộng đoàn Dòng - những người góp phần tạo nên sự thành công trong các buổi sinh hoạt của SVCG. Tất cả như một món quà được chắt chiu từ trọn vẹn yêu thương của Đức Tổng Giáo Mục Têphanô, Đức Cha phụ tá Phanxicô Xaviê và của Cha đặc trách sinh viên An Tôn Nguyễn Văn Tuyến, cũng như các cộng đoàn dòng trên mảnh đất cố đô dành cho SVCG Huế.

Sân khấu được dàn dựng quy mô với hệ thống âm thanh, ánh sáng đạt chuẩn của những chương trình tầm cỡ. Đặc biệt, hai bên của sân khấu chính được bày trí hai bức ảnh "lịch sử" mà theo Ban tổ chức, hai bức ảnh nhằm thể hiện sâu sắc chủ đề của đêm nhạc, tái hiện sinh động chân dung của Thiên Chúa. Cha Têphanô Trần Đình Tề, Giám đốc Đệ tử viện Dòng Thánh Tâm – Cộng đoàn trực tiếp tổ chức chương trình, cho biết: “Ngay từ khi được giao công việc, Ban giám đốc và anh em đệ tử viện đã họp bàn và cùng thống nhất chương trình cho đêm tổng kết SVCG. Ngoài việc liên hệ với các Hội Dòng đóng góp thêm các tiết mục văn nghệ; thiết kế sân khấu, liên hệ thuê đèn điện, dàn âm thanh…; anh em đệ tử cũng lên kế hoạch tập luyện tiết mục góp vui cho Đêm Nhạc Hội”. Nói thì nghe đơn giản nhưng để hoàn thiện một chương trình hoành tráng sẵn sàng phục vụ cho đêm Bế giảng SVCG năm nay, Dòng Thánh tâm đã phải mất gần 3 tháng làm việc nghiêm túc với sự đoàn kết, tận tụy của cả cộng đoàn.

Chịu áp lực lớn nhất trong việc xây dựng, tổ chức chương trình là đệ tử Phanxicô Trần Minh Hải. Vốn là người có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động SVCG nên Hải được Ban Giám đốc đệ tử viện giao nhiệm vụ làm đạo diễn chương trình. Nhiệm vụ mới làm Hải suy nghĩ rất nhiều. "Làm gì để có một đêm ca nhạc quy mô và không gây nhàm chán?" Sau nhiều đêm trăn trở, ý tưởng tổ chức đêm nhạc chủ đề "Chân dung Cha" với ba phần "Ấm tình quê hương", "Ấm tình nhân loại" và "Tình yêu Thiên Chúa" đã đến với Hải. Và may mắn hơn khi ý tưởng đó được Ban giám đốc và anh em đệ tử ủng hộ, bắt tay vào cùng thực hiện.

Ấn tượng nhất trong đêm nhạc hội là hoạt cảnh "Dòng máu lạc hồng" tái hiện lại những tháng ngày mở cõi của Lạc Long Quân -Âu Cơ, tưởng nhớ về nguồn cội của dân tộc Việt Nam do các đệ tử dòng Thánh Tâm và nhà nội trú Lộ Đức trình diễn. Tận mắt chứng kiến những màn vỗ thuật công phu và sự diễn xuất ưng ý, khó có thể tin đây là tiết mục "cây nhà lá vườn". Những chàng pháo tay có lẽ là phần thưởng xứng đáng nhất cho anh em đệ tự sau hơn 2 tháng tận dụng thời gian học hành để dàn dựng thành công hoạt cảnh.

Cho lan tỏa yêu thương

"Biển trời yêu thương", một sáng tác của nhạc sỹ Ngọc Linh, dưới sự thể hiện của dàn hợp xướng liên Dòng và sinh viên công giáo Huế là những lời ca du dương, ngọt ngào mà SVCG Huế tri ân lên Thiên Chúa, người Cha chung của nhân loại và cũng là lời tri ân đến Quý Đức Cha, Quý Bề trên, Cha Đặc trách Antôn cùng bao vị ân nhân gần xa... Không quá ồn ào, tình yêu quê hương, yêu đồng loại càng thêm sâu sắc với các ca khúc Tình Thương, Cảm xúc câu hò điệu lý, Bức họa đồng quê, Mồ côi, Bài hát cho em, hoạt cảnh Đức bé… của các cộng đoàn Dòng và sinh viên thể hiện.

Đến chung vui với SVCG tại Huế trong đêm nhạc hội của Lễ Bế Giảng năm nay còn có đoàn hành hương của quí cha, quí thầy Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội, và quí Soeurs Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội. Mặc dù hạn hẹp về thời gian nhưng cha Vinh sơn Phạm Đình Khoan, cùng với hai cha trợ giáo Giuse Vũ Đình Lâm và Gioan Đinh Công Lịch, cùng 46 thầy cũng đã "cháy" hết mình qua ngẫu hứng “Trống Cơm” và chút ray rứt chia li “Người ơi người ở đừng về”...Hai MC Chí Cường và Viết Bảy, Đệ tử của Dòng Thánh Tâm đã khéo léo dìu đưa khán thính giả hòa mình vào trong dòng chảy của “tình yêu quê hương, tình yêu đồng loại tha thiết, đến tình yêu Thiên Chúa - người Cha giàu tình yêu thương".

Cùng hòa mình trong suối nguồn yêu thương của Đêm Nhạc Hội, bạn Maria Trần Thị Bích, sinh viên trường Đại học Khoa học Huế, tâm sự: “Chương trình ca nhạc sâu lắng trong từng lời ca, tiếng nhạc, dễ tạo cho tâm hồn mỗi người khoảng lặng để suy nghĩ giữa cuộc sống xô bồ thường nhật”.

Cuộc sống sinh viên có quá nhiều điều lo toan, và nhiều người sẵn sàng bất chấp mọi luân thương đạo lý để sống "gấp", sống hưởng thụ về vật chất mà đánh mất những giá trị tinh thần thiêng liêng cao quý. Đức cha phụ tá Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng cũng đã nhắc nhở các bạn sinh viên công giáo trong thánh lễ Tổng kết hồi chiều do người làm chủ tế, rằng: “Mỗi người khi sinh ra đều đã nhìn thấy cái đích đến của đời người: đó là cái chết. Với các bạn trẻ, cái chết có thể là điều bi quan. Nhưng nó lại là thực tế. Chúng ta hãy xác tín rằng cuộc sống đời này là cuộc sống tạm để chuẩn bị cho cuộc sống lâu dài đời sau. Và vì thế, hãy sống cho đáng sống!”

Nghĩ về chặng đường một năm qua của sinh viên công giáo Huế cũng đủ thấy được những việc làm từ thiện bác ái thiết thực. Đó là chuyến đi vào tận vùng lũ Phú Yên để cứu trợ bà con sau cơn bão số 11, hay những chuyến đi thăm hỏi tặng quà cho người nghèo trên địa bàn TP Huế, hơn 100 bạn sinh viên công giáo tham gia hiến máu cứu người… Việc làm tuy chưa thực sự lớn nhưng nó có ý nghĩa hơn bao giờ hết bởi tình yêu được cho đi và để lan tỏa...

Càng về cuối chương trình của Đêm nhạc hội, với những giọng ca vàng của các sinh viên chuyên nghiệp, cùng những vũ điệu giàu chất thánh thiêng của các Nữ Thanh Tuyển đa tài, càng giúp cho mọi người lắng đọng tâm hồn trước Tình Yêu thẳm sâu của CHA. Như đồng điệu trước lắng đọng của tình người, âm thanh đàn trống cũng dần bặt tiếng, và ánh đèn màu sân khấu cũng bất chợt lịm đi...Trong cô tịch của màn đêm, thì cũng là lúc Thánh Giá Chúa, được các Đại diện Sinh viên và Đệ tử cung nghinh lên lễ đài, trong tiếng ca nguyện “Lạy Chúa Từ nhân” của Kinh Hòa Bình; và Cờ Năm Thánh của Giáo Hội Việt Nam, được cách điệu, cũng được trang trọng cung nghinh tiếp theo sau Thánh Giá, trong hòa ca trầm hùng của bài ca Năm Thánh “Đây Mùa Hồng Ân”.

Khép lại Đêm nhạc hội "Chân Dung Cha", nhưng lại mở ra trong tâm hồn của mỗi sinh viên nhiều cảm nhận. Sự vang vọng của hình ảnh người Cha chắc hẳn sẽ ngấm sâu vào tâm hồn mỗi người, để giữa cuộc sống sinh viên, các bạn biết trao ban tình yêu thương đồng loại. Cho đi để nhận lại...
 
Thánh Lễ Cung Nghinh Đức Mẹ La-Vang tại Giáo Xứ St. Louise de Marillac, Washington
Duy cường / Thanh Việt
12:21 18/05/2010
Thánh Lễ Cung Nghinh Đức Mẹ La-Vang tại Giáo Xứ St. Louise de Marillac, Washington

Nhân dịp tháng 5, tháng kính Đức Mẹ và cũng để kỷ niệm năm mươi năm (50) thành lập Giáo Xứ St. Louise de Marillac tại Bellevue, Washington. Giáo dân Việt Nam trong giáo xứ St. Louise đã tổ chức một buổi rước kiệu Đức Mẹ La -Vang vào ngày thứ bảy, 15 tháng 5 năm 2010.

Xem hình cung nghinh Đức Mẹ Lavang,

Sau buổi kiệu là thánh lễ đồng tế với Cha Tổng Quản Cộng Đồng Công giáo Việt nam Seattle Phêrô Hoàng Phượng, Thầy Phó Tế Philip Nguyễn Đức Mậu và 3 Cha trong giáo xứ. Cuối thánh lễ Cha Chánh Xứ Giáo xứ St. Louis Linh mục Tom Belleque đã chủ trì nghi thức làm phép ảnh Đức Mẹ La Vang để cùng được tôn kính như ảnh Đức Mẹ của giáo dân Ấn Độ và Mễ Tây Cơ trong giáo đường.

Sau thánh lễ giáo dân đủ mọi sắc tộc trong gíao xứ tụ họp tại hội đường để thưởng thức những món ăn VietNam như chả giò, gà uớp xả nướng, salad, cơm, bún xào,. .. và các loại trái cây.
 
Giáo xứ Trung Mỹ Tây Hạt Hóc Môn Sài Gòn cử hành thánh lễ tạ ơn
Nguyễn Quang Ngọc
12:33 18/05/2010
Giáo xứ Trung Mỹ Tây Hạt Hóc Môn Sài Gòn cử hành thánh lễ tạ ơn

Sài Gòn, sáng nay thứ ba ngày 18 tháng 05 năm 2010, tại Giáo xứ Trung Mỹ Tây Hạt Hóc Môn số (40/4 Trung Mỹ Tây, Xã Trung Chánh, Huyện Hóc Môn) có diễn ra Thánh Lễ Tạ Ơn Lần 1, làm phép chuông mới, làm phép nhà Mục vụ Giáo lý, Ban Bí Tích Thêm Sức cho 42 em Thiếu nhi. Trong và ngoài khuôn viên Thánh Đường Trung Mỹ Tây rực rỡ muôn màu với cờ xí và các câu khẩu hiệu: “Con sẽ ca ngợi tình thương Chúa tới muôn đời, xin cảm tạ Chúa vì phúc lộc khôn tả Người ban”, “Chúc mừng Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu Sĩ, Quý ân nhân và Quý Khách”, “ Công trình do tay Ngài thực hiện xin đừng bỏ dở dang, việc Chúa làm cho con Ngài sẽ hoàn tất”, “Tin mầu nhiệm cứu độ, sống sứ vụ yêu thương, học tinh thần hiệp thông”, “ Lạy Chúa con mến yêu ngôi nhà Chúa ngự”…

Xem hình thánh lễ

Đúng 8h30 Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu Giám Mục Giáo Phận Long Xuyên và Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm Giám Mục Phụ Tá Sài Gòn, Quý Cha, Quý Tu Sĩ đã đến với Giáo xứ dâng Thánh Lễ Tạ Ơn trong tiếng kèn vang và những tràng pháo tay thật giòn giã, lẫn vui sướng trong tiếng reo hò của Cha Chánh xứ Giuse Nguyễn Đức Trí, các em Thiếu Nhi Thêm Sức, Quý Phụ Huynh, Các Bà Mẹ Công Giáo, Hội Đồng Mục Vụ, bà con Giáo dân trong xứ “ Chúng con hân hoan chào mừng Qúy Đức Cha, Quý Cha…

Trước Thánh Lễ, Đức Cha Phêrô đã cử hành nghi thức làm phép nhà Mục vụ mới. Sau đó đoàn đồng tế di chuyển lên Nhà Thờ và dừng lại ở cuối Nhà Thờ nơi để ba quả chuông, Đức Cha Giuse cử hành nghi thức làm phép chuông mới.

Thánh Lễ bắt đầu vào lúc 9h20, Đức Cha Phêrô chủ tế Thánh Lễ cùng với Đức Cha Giuse, Quý Cha hiệp dâng Thánh Lễ Tạ Ơn Thiên Chúa và Ban Bí Tích Thêm Sức cho các em, cả Cộng đoàn dân Chúa tham dự Thánh Lễ trong bầu không khí tràn đầy tình thương và hiệp nhất.

Trong bài giảng, Đức Cha đã ví von chia sẻ không biết là anh chị em vô tình hay cố ý, chọn ngày hôm nay, trong năm này là năm rất đặc biệt của Giáo Hội Việt Nam, đuợc gọi là Năm Thánh, anh chị em để ý hôm nay Đức Cha Giuse mặc áo có đẹp không, các Cha mặc áo đỏ hết, và anh chị em có thấy áo của Đức Cha và tôi có giống nhau không, bởi vì đây là bộ áo của các Giám Mục trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong Năm Thánh 2010. Chúng ta đang sống trong Năm Thánh và chính vì sống trong Năm Thánh mà Giáo Hội mời gọi chúng ta xây dựng Giáo Hội theo ba chiều kích là Mầu Nhiệm, Hiệp Thông, Sứ Vụ, cho nên tôi muốn nhìn Ngôi Nhà Thờ của anh chị em, nhìn Nhà Sinh Hoạt như là công trình của sự hiệp thông. Ngài cũng nói có một vị Giám Mục Việt Nam, phân tích là tiếng chuông Chùa khác với tiếng chuông Nhà Thờ, tiếng chuông Chùa là tiếng chuông cảnh tỉnh, nghe nó chậm rãi, nhắc nhở lòng người cảnh tỉnh. Còn tiếng chuông Nhà Thờ, là tiếng chuông cổ động, nghe quyết liệt, để kêu gọi mọi người đến nhà của Chúa, hiệp thông với Chúa. Và Ngài cũng nhấn mạnh Chúa Thánh Thần là nguồn của sự hiệp thông, cho nên sáng hôm nay, khi chúng ta chứng kiến cầu nguyện 42 em Thiếu Nhi chịu phép Thêm Sức, Lãnh Nhận Ơn Chúa Thánh Thần, xin Chúa Thánh Thần cũng khơi dậy ân huệ trong lòng chúng ta, để chúng ta trở thành những con người góp phần xây dựng sự hiệp thông trong Giáo Hội của Chúa mà cụ thể trong Cộng đoàn Giáo xứ chúng ta.

Sau bài giảng, Quý Đức Cha đã lần luợt trao ban ấn tín Chúa Thánh Thần cho 42 em Thiếu nhi trong xứ.

Cuối lời nguyện hiệp lễ, Ông Chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ thay mặt Giáo xứ cảm ơn Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý vị ân nhân, Quý quan khách và Cộng đoàn dân Chúa.

Dường như ngày nào Cha xứ và chúng con cũng có mặt tại công trường xây dựng Ngôi Thánh Đường Trung Mỹ Tây này với một tâm trạng lo lắng, ưu tư, mệt mỏi, trong chờ… cho đến ngày Cung Hiến. Có những lúc nỗi lo lắng đè nặng thẫn thờ khi nhìn vào ngân quỹ đang âm hơn 3 tỷ. Chúng con rất lo nhất là thời gian xây dựng càng dài thì nỗi lo lại càng lớn. Nhưng chúng con vẫn dâng cho Chúa tất cả bằng lời cầu của Thánh Vịnh 137, câu 8 “ Việc Chúa làm cho con, Ngài sẽ hoàn tất…” “ Công trình do tay Ngài thực hiện, xin đừng bỏ dở dang.”.

Ngày hôm nay, thật khó có thể diễn tả được nỗi niềm xúc động và hạnh phúc khi lần đầu tiên chúng con được tham dự Thánh Lễ Tạ Ơn trong Ngôi Thánh Đường Trung Mỹ Tây, được làm việc, hội họp, học tập trong nhà Mục vụ tương đối hoàn tất sau 16 tháng, tuy vẫn còn ngổn ngang.

Cho phép chúng con được bày tỏ lòng tri ân tới Đức Hồng Y Gioan Baotixita, Đức Cha Phụ Tá Phêrô, Cha Tổng Đại Diện. Cách riêng sự chỉ bảo, quan tâm, nâng đỡ của Đức Cha Phụ Tá cho Trung Mỹ Tây luôn đem lại ủi an và yên tâm cho chúng con.

Chúng con chân thành cảm ơn Đức Cha Giuse, Giáo Phận Long Xuyên. Trong nhiều hoàn cảnh và trong nhiều thời điểm khác nhau, Đức Cha luôn đồng hành cầu nguyện thăm hỏi và giúp đỡ gia đình Trung Mỹ Tây, xứ Nhà của Đức Cha. Chúng con cảm nhận một điều là Đức Cha rất nặng lòng với quê hương Trung Mỹ Tây của mình, dù rằng Đức Cha ở xa.

Quý Cha và Quý Tu Sĩ đã đem lại cho Giáo xứ chúng con. Chúng con hết lòng biết ơn Quý Cha thương cho Giáo xứ chúng con những viên gạch xây dựng. Chúng con cũng xin cảm ơn Cha Lu-I đã lo lắng mua giúp chúng con 2 quả chuông tận bên Pháp.

Quá trình thành lập và phát triển của Giáo xứ đã trải qua hơn 50 năm, với biết bao khó nhọc buồn vui, biết bao hy sinh của nhiều người đi trước, để có được sự phát triển về mọi mặt trong đời sống đức tin. Điều đó nhắc nhở cho chúng con luôn mãi những giá trị viên mãn của sự hiệp nhất, yêu thương và hy sinh.

Trong giây phút này, chúng con xin tri ân đến Quý Cha xứ tiền nhiệm còn sống hay đã qua đời. Ngàn lần chúng con xin ghi nhớ công ơn Cha Chánh xứ, tuổi trẻ tài cao, nhiệt tâm và năng động, chúng con luôn nhớ mãi những tháng ngày rong ruổi “ăn xin” vất vả của Cha Chánh xứ Giuse với “ cơm bụi và phở thiu”. Những bài hát “ Mắc nợ, Đời con không bao giờ quên, Cảm ơn cha” Cha đã hát làm cho chúng con phải rơi nước mắt khi thấy Cha xứ cầm giỏ, mặc cả áo lễ cúi đầu cám ơn mọi người, kể cả những lo toan ngược xuôi và những giọt mồ hôi cho công trình xây dựng. Những hy sinh vất vả đó thật đáng quý biết bao…

Cuối cùng chúng con xin kính chúc Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu Sĩ Nam Nữ, Quý ân nhân và Quý Khách có nhiều sức khỏe trong ơn Chúa.

Xin tạ ơn Chúa và xin hiệp nhất chúng con nên một trong tình yêu Chúa.

Phêrô Nguyễn Quang Ngọc.
 
Tiệc Mừng 10 Năm thụ phong của Linh Mục Giuse Trần Tập Toronto
Dominic David Trần
15:39 18/05/2010
Tiệc Mừng 10 Năm thụ phong của Linh Mục Giuse Trần Tập Toronto

TORONTO, hôm nay ngày thứ Bảy 15/05/2010 là Lễ Vọng Chúa Thăng Thiên. Hòa trong niềm vui Năm các Linh Mục- tại Prince Albert thuộc miền Trung lãnh thổ Canada Đại Hội Liên Giáo Sĩ-Tu Sĩ Việt Nam tại Canada đã với kết thúc với Thánh Lễ truyền chức Linh Mục và Tiệc mừng cho Phó Tế Giuse Vũ Đình Dũng tại Nhà Thờ Chánh Tòa Giáo Phận.

Xem hình tiệc mừng 10 năm Linh Mục

Tại Nhà Thờ Chánh Toà St.Michael's Cathedral Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins đã đặt tay truyền chức Linh Mục cho 5 tân chức: Luis Manuel Calleja Jr.; Kim D'Souza; Silvio Eljuga; Landorff Jose Garcia Mariona; và Bartlomiej Palczewski cho Tổng Giáo Phận Toronto.

Riêng với giáo đoàn Việt Nam tại Toronto thì đó là một ngày vui trong thời tiết đẹp với trời xanh mây trong vắt. Ngày kỷ niệm 10 Năm thụ phong của Linh Mục Giuse Trần Tập, Cha Sở St. Cecilia's Church of Toronto kiêm Quản Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto là một Gala Dinner được tổ chức tại International Centre-Conference Centre 6900 Airport Rd, Mississauga cho 1050 người.

Tiệc Mừng này, theo như phát biểu của Linh Mục Giuse Trần Tập: "Không chỉ là để cảm tạ hồng ân của Thiên Chúa ban cho gia đình và cá nhân Linh Mục Giuse Trần Tập mà còn là dịp để tất cả các Giáo Sĩ-Tu Sĩ Việt Nam trong khu vực Đại Thủ Phủ Toronto gặp gỡ để chúc mừng nhân Năm Các Linh Mục và kỷ niệm thụ phong:

12 Năm thụ phong Linh Mục của Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Toronto; 8 năm thụ phong của các Linh mục Giuse Phạm Hồng Chương và Đa Minh Bùi Quyền; và 5 năm thụ phong của LM Giuse Nguyễn Ngọc Duy và để tạ ơn tất cả ông bà anh chị em giáo dân đã đồng hành-cầu nguyện với các Linh

Mục và tận tình góp sức xây dựng giáo đoàn Việt Nam vững mạnh trong việc chung của Giáo Hội và Tổng Giáo Phận."

Hiện diện trong Tiệc Mừng có các Đức Cha William McGrattan, Giám Mục Phụ Tá TGP Toronto tại Central Region kiêm Đặc trách Mục vụ Đa văn hoá -Sắc Tộc; Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, Giám Mục Phụ Tá TGP Toronto tại Eastern Region kiêm Chưởng Ấn-Trưởng Giáo Phủ và Đặc trách Linh Hướng Phó Tế toàn TGP Toronto; Đức Ông

Marco Laurencic; Linh Mục Giáo sư Tim Hanley Phó Giám Đốc Đại Chủng Viện St. Augustine Toronto-và các Linh Mục Ed Munski và Murphy, đại diện cho ĐCV Augustine là Trường đào tạo của hầu hết các Linh Mục Việt Nam tại Toronto. Các Linh Mục Steve Murin và Mark Robson là đại diện cho các bạn tu cùng lớp và cùng thụ phong với Linh Mục Giuse Trần Tập.

Cùng tham dự có các vị Quản nhiệm trước đây của Giáo Xứ CTTĐVN Toronto: Cha cố Phêrô Maria Phạm Hoàng Bá (cũng là nghĩa phụ của LM Giuse Trần Tập) Quản nhiệm cộng đoàn Việt Nam tại Mississauga; Cha cố Giuse Trần Xuân Lãm-Phó Xứ Các Thánh Tử Đạo Nhật Bản tại Bradford; LM Đa-Minh Bùi Quyền-Phó Xứ St. Guardian Angels tại Orillia;

Ngoài ra còn sự tham dự của LM Giuse Phạm Hồng Chương, Cha Sở St. Rose of Lima kiêm Quản nhiệm cộng đoàn Việt Nam tại Scarborough (và là em linh tông của LM Giuse Trần Tập); LM Phêrô Nguyễn Thế Tuyển, Cha Sở GX tại Milton, LM Phêrô Nguyễn Văn Qúy OFM, Quản nhiệm cộng đoàn Việt Nam tại North York; LM Giuse Nguyễn Ngọc Duy; LM Phaolô Nguyễn Văn Duy; LM Giuse Lý Chí Hùng, Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Trung Quốc tại Markham; LM Anthony Nguyễn Anh Dũng; và các Linh Mục Phụ Xứ St Cecila's Church của Cha Sở Giuse Trần Tập là LM John Saverimuthu, và LM Carlos dos Campos.

Về phía các Tu sĩ có sự tham dự của qúy Nữ Tu sĩ: Sr. Rose Trần Thị Hải; Sr.Elizabeth of Carmelite; Sr. Therese Lê Thúy Hà; Sr. Mary Trần Thị Hà từ Các Tu Hội Dòng Thánh Gioan; Dòng Thánh Phêrô Claver; Dòng Cát-Minh cùng với tất cả các đại diện Ban Ngành

Đoàn thể và bà con giáo dân các cộng đoàn Công giáo Việt Nam trên vùng Đại Thủ Phủ Toronto.

Đặc biệt nhất có sự tham gia của bà cố Agnes Nguyễn Thị Na-mẹ của LM Giuse Trần Tập; bà cố Maria Nguyễn Thị Soạn-mẹ của Linh Mục Đan Sĩ Martino Lê Quốc Tuấn O.Cist, ông bà cố thân sinh LM Giuse Phạm Ngọc Duy và tất cả các ông bà cố và thân thuộc đại diện các giáo sĩ tu sĩ tại vùng GTA Toronto cũng tham dự.

Đúng 7:00 PM anh Giuse Phạm Tạo Chủ Tịch Tổng Hội Đồng Mục Vụ GXCTTĐVN kiêm Trưởng Ban Tổ Chức Tiệc Mừng đã đọc lời chào mừng và cảm ơn quan khách đến dự và xin mọi người chung lòng cầu nguyện hỗ trợ các Linh Mục và cách riêng cho Cha Sở Giuse Trần Tập. Sau đó LM Giuse Trần Tập đã cảm ơn các đấng bậc, gia đình, bè bạn và toàn thể cộng đoàn. LM Giuse Trần Tập cảm nghiệm được cả cuộc đời theo Ơn Gọi và thực hiện thừa tác vụ Linh Mục trong 10 năm qua -tất cả chỉ là hồng ân Thiên Chúa trao ban. Chúng ta cùng sống đạo và cùng làm việc vì Tình Yêu Chúa và vì vinh quang của Thiên Chúa. Xin mọi người cầu nguyện và nâng đỡ cá nhân giáo sĩ Giuse Trần Tập

được thực hiện trọn vẹn khẩu hiệu Linh Mục " Thiên Chúa đã xức dầu tấn phong tôi để tôi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó- Luca 4,18a).

Linh Mục Giuse Trần Tập cũng nhớ đến người Linh Mục Việt Nam rất đáng kính và xin mọi người cầu nguyện cho vị Mục Tử nhân hậu này: đó là Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, người tận tâm phục vụ cho Tổng Giáo Phận Hà Nội và cho đất nước.

Trong tiếng nhạc đệm và phần trình bày của ca sĩ Anh Phụng qua nhạc phẩm "Bông hồng cài áo"; Linh Mục Giuse Trần Tập đã tiến xuống bàn khách tặng bông hồng và cảm ơn bà cố Anges cũng như là để thay mặt cho các Linh Mục Việt Nam Toronto tạ ơn sinh thành, nuôi dưỡng, nâng đỡ của gia đình và thân nhân bạn hữu của các Linh Mục Giáo Sĩ Tu sĩ.

Qua phần slideshow ngắn giới thiệu về Hành trình 10 năm Linh Mục của chủng Sinh Giuse Trần Tập tại Đại Chủng Viện Á Thánh Qúy Việt Nam, từ người thuyền nhân và trợ úy trên đảo, đến sinh viên Viện Đại học Toronto, Kỹ sư Điện Tử tại các hãng IBM và Magna Canada và cuối cùng đã đến Đại Chủng Viện Augustine Toronto. Sau đó cả 3 Linh Mục bạn tu cùng lớp và cùng chịu chức là Giuse Trần Tập, Steve Murin, Mark Robson đã được cộng đoàn tặng bông hồng để mừng kỷ niệm 10 Năm thụ phong, thay mặt cho cả 3 vị, LM Steve Murin đã bày tỏ niềm hạnh phúc được tri ân Thiên Chúa và vui sống trong Ơn Gọi cũng như trong ngày kỷ niệm thụ phong thật đặc biệt với các Đức Giám Mục, với các đấng bậc, với các Cha Giáo và bạn tu cùng với giáo đoàn Việt Nam hiếu khách trong tối nay.

Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, Giám Mục Phụ Tá TGP Toronto-vị Linh mục được thụ phong cách đây 12 năm và cách đây 4 tháng đã được tấn phong là vị Giám Mục gốc Á châu đầu tiên và là vị Giám Mục trẻ tuổi nhất trong lịch sử của Hàng Giám Mục Canada đã đọc lời chúc tụng tạ ơn Chúa, ban phép lành và tuyên bố khai mạc Tiệc Mừng.

Đức Cha McGratttan, Giám Mục Phụ Tá TGP Toronto đặc trách Đa Văn Hoá-Sắc Tộc và là Đấng bản quyền của Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto đã bày tỏ niềm vui được gặp gỡ và chia xẻ hồng ân với giáo đoàn Việt Nam tại Toronto. Qua lòng sốt mến và nhiệt thành của giáo dân Việt Nam-Canada Đức Giám Mục McGrattan cảm nghiệm thấy tương lai mục vụ của Giáo Hội Canada và TGP Toronto. Cũng cần thiết để nhắc lại Đức Giám Mục McGrattan được tấn phong trước Đức Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn chỉ có 1 ngày. Đức Cha McGrattan là Giáo sư, Khoa Trưởng sau đó là Giám Đốc Đại Chủng Viện Thánh Phêrô kiêm Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Sinh Học Đạo Đức của Viện Đại Học Western Ontario trong hơn 18 năm. (Đại Chủng Viện Thánh Phêrô được mệnh danh là Trường đào tạo các Đức Hồng Y, Đức Giám mục Canada và Ontario. Hiện nay có một số các Đại Chủng Sinh Việt Nam đang tu học tại đây.)

Thay mặt cho các Giáo sĩ Tu sĩ Việt Nam tại Canada và cũng là nghĩa phụ, LM Phêrô Phạm Hoàng Bá nhớ lại kỷ niệm hơn mười mấy năm trước Kỹ Sư cựu chủng sinh Giuse Trần Tập đã rất muốn theo thầy Thanh au này là Linh Mục, một người đàn anh trong Giáo Xứ để gia nhập Dòng Thánh Gioan Tẩy Giả bên Đài Loan.

Xen kẽ trong các tiết mục văn nghệ rất phong phú tối nay gồm ngâm thơ, băng reo, múa quạt, múa dân tộc, hợp xướng, hợp ca và đơn ca Anh-Việt ngữ của Ca Đoàn Tổng Hợp Giáo Xứ gồm có các ca đoàn Trinh Vương, Phaolô, Thánh Linh của Thiếu Nhi; và Thăng Tìến Hôn Nhân Gia Đình, cùng với sự góp mặt của các ban nhạc và ca sĩ Toronto cũng là giáo dân và thân hữu của giáo xứ như Phước Vũ, TyTy, Bích Yến, Quốc Vũ, Đoan Nguyên, Huy- Đào, Quốc Bình. Các tiết mục không chuyên nghiệp cũng được trình bày bởi Các Chú (vâng có hơn 6 chú đang được cả Giáo Xứ và gia đình ủng hộ), "10 Năm lưới người" của Dòng Ba Đa-Minh, hợp ca của Liên Giáo Sĩ Tu Sĩ Toronto và Hội Các Bà Mẹ Công Giáo cùng các đoàn thể khác đã chúc mừng và tặng qùa Cha Sở Giuse Trần Tập.

Sau hợp ca " NhưCha Sai Thầy ' của các thầy cô Trường Việt Ngữ và Giáo Lý của Giáo Xứ, anh Giuse Phạm Tạo Chủ tịch Tổng HĐMVGX đã ngỏ lời cảm ơn tất cả các đấng bậc,

qúy Linh mục Tu Sĩ, các thiện nguyện viên, các ban ngành đoàn thể và tất cả bà con giáo dân và thân hữu đã biến ngày mừng 10 Năm thụ phong của Cha Sở Giuse Trần Tập thành một "Ngày Linh Mục Việt Nam Toronto' đầy ân sủng của Thiên Chúa và một ngày gây qũy Tu Sửa Thánh Đường St. Cecilia thật tốt đẹp. Nhìn chung, theo quan điểm "Gala Dinner" thì Tiệc Mừng này thành công vượt qua mức yêu cầu của Ban Tổ Chức.

Cha Sở Giuse Trần Tập cũng tuyên bố rằng ngài muốn mời tất cả bà con giáo dân đến trong Tiệc Mừng hôm nay nhưng International Banquet Conference Hall đây (vừa mới được xây dựng xong) chỉ có thể phục vụ được 1000 người, Cha Sở trân trọng kính mời mọi người tham dự Thánh Lễ Tạ Ơn và chung tiệc tiếp tân ngày mai Chúa Nhật Chúa Thăng Thiên 16/05/2010. Cha Sở cũng vui đùa nói rằng nếu bà con thích thì sang năm chúng ta sẽ làm kỷ niệm nữa.

Dominic David Trần biên tập

Ảnh của Kiếm Cường-Huy Hạnh-Norm Chu Lan
 
Cộng Đoàn Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam tại Hamilton, Ontario, Canada, mừng Ngân Khánh cha quản nhiệm
Nguyễn Khanh
20:44 18/05/2010
 
Giáo họ Thát Đông-Gx Bảo Long mừng tháng hoa trong ngày lễ Chúa Thăng Thiên
Giuse Trần Bảo Long
20:47 18/05/2010
Giáo họ Thát Đông-Gx Bảo Long mừng tháng hoa trong ngày lễ Chúa Thăng Thiên

Đặt chân tới giáo họ Thát Đông chắc có lẽ không chỉ riêng tôi mà như tất cả mọi người đã đến và sẽ đến cũng cảm nhận được một niềm vui, một sự trìu mến thân thương ở người dân nơi đây. Với số nhân danh vỏn vẹn hơn một trăm, nhưng đã cống hiến cho Giáo Hội Công Giáo không ít trong bậc tu trì: như tôi được biết có Lm Antôn Trần Công Ý đang làm mục vụ trong giáo phận Hà Nội, một Thày phó tế và còn nhiều các tu sĩ nam nữ, chủng sinh.

Giáo họ Thát Đông từ khi có Cha phó xứ thường trực Giáo xứ: Giuse Phạm Minh Triệu, các sinh hoạt đạo đức trong giáo họ đã phần nào sinh đông hơn. Chiều ngày 16/05 Chúa nhật Lễ Chúa Giêsu lên Trời, Cha quê hương Antôn Trần Công Ý đã cùng với đoàn hành hương Giáo xứ La Phù nơi cha đang làm mục vụ, đã về giáo họ Thát Đông dâng hoa mừng kính Đức Mẹ và dâng Thánh lễ trọng thể. Hoà chung với niềm vui của giáo họ Thát Đông cũng như toàn thể giáo xứ Bảo Long, ông Chủ tịch HĐGX La Phù đã thay mặt cộng đoàn gửi tới Cha xứ và mọi người hiện những lời cám cám ơn thật chân thành và với những gói quà được trao tặng cho từng đoàn hoa. Thật là một niềm vui không sao diễn tả trong ngày lễ Chúa về Trời.

Sau khi đã dâng hoa cộng đoàn bước vào Thánh lễ với tâm hồn phấn khởi, lòng rạo rực mừng vui. Vui vì ngày hôm nay là ngày lễ trọng (Lễ Chúa Giêsu lên Trời, vui vì tất cả mọi người đã hiểu được rằng chúng ta đều là con một Cha trên trời. Qua những lời chia sẻ trong thánh lễ mọi người đã nhận ra một điều và cảm thấy hạnh phúc khi biết mình là con dân của nước Trời hằng sống, có một Hộ Khẩu vĩnh hằng ở nơi đó. Và cũng nhận ra rằng cuộc lữ hành trần thế này chỉ là một thời gian tạm trú trước khi bước vào lãnh nhận một Sổ Đỏ vĩnh cửu. Cuộc lữ hành đầy hy vọng khi chúng ta đã mang theo giấy thông hành (chứng minh thư) là chứng chỉ rửa tội, là thực hành giới răn yêu thương. Không ai, không người nào, không thế lực nào có quyền tước đoạt cái quyền sở hữa khu vườn thiêng liêng có Sổ Đỏ đó của chúng ta. Vì chính Chúa là chủ đã trao tặng và muốn chúng ta được sở hữu.

Sau Thánh lễ Cha Antôn Trần Công Ý đã thay mặt bà con giáo họ quê nhà cám ơn Cha Giuse, các đoàn con hoa và các giáo họ đã đến cùng thông công. Và đặc biệt Ngài nói lên lời cám ơn chân thành nhất tới các hội đoàn và bà con trong giáo xứ La Phù đã không quản đường xa gần 100 Km đã về hiệp thông với giáo họ và cùng dâng Thánh lễ thật sốt sáng.

Thát Đông ngày 17/05/2010
 
Trường Đaminh Saviô – Gx Chúa Kitô Vua Fort Worth, Texas Mừng Lễ Quan Thầy và Bế Giảng Năm Học 2009 – 2010
Clara Nguyễn Diễm Trang
20:57 18/05/2010
Trường Đaminh Saviô – Gx Chúa Kitô Vua Fort Worth, Texas Mừng Lễ Quan Thầy và Bế Giảng Năm Học 2009 – 2010

Thấm thoát một niên học trôi qua, khi thời tiết Texas bắt đầu chuyển sang những ngày oi bức là thầy trò chúng tôi cũng xếp bút nghiên. Trường Đaminh Saviô kết thúc năm học này với niềm vui được nhân lên, đó là kết hợp tổ chức mừng Lễ Quan Thầy lần đầu tiên của trường và Lễ Tạ Ơn Chúa sau một năm học với nhiều hồng ân Chúa thương ban. Sau cùng là phần phát thưởng cho các em học sinh xuất sắc của trường. Năm học này, nhà trường có được 98 em lãnh thưởng trên tổng số 400 em học sinh. Một kết quả thật đáng khích lệ!

Xem hình mừng lễ bổn mạng và bế giảng niên học

Cha chánh xứ Louis Phạm Hữu Độ chủ tế Thánh Lễ 12 giờ trưa Chúa Nhật 16 tháng 5 năm 2010 cùng với Cha Marcô Lê Tiến Hóa cùng đồng tế. Mặc dù Thánh lễ mừng Chúa Thăng Thiên, nhưng trong bài giảng, Cha phó đã gợi lên một số câu hỏi tìm hiểu về Thánh Đaminh Saviô. Không ngờ học sinh rất giỏi, trả lời đúng hết các câu hỏi của Cha nêu lên, nên Cha phải tốn hơn 10 “bao thơ” tiền thưởng cho các em. Em Bùi Việt Hùng Christopher, hoc sinh lớp 1 đã trả lời trúng được hai câu, nên em lãnh gọn hai bao thơ của Cha! Một nghĩa cử cao quý cần được tuyên dương là em đã cho vào giỏ tiền dâng lại cho Chúa một trong hai bao thơ của em.

Sau Thánh Lễ, nhà trường mời hai Cha, quý vị đại diện trong giáo xứ và các hội đoàn, phụ huynh học sinh, và toàn thể các em sang hội trường của giáo xứ để dự tiệc liên hoan và thưởng thức văn nghệ cuối năm. Các lớp hăng say đóng góp cho chương trình văn nghệ qua các bài hát, múa mừng Thánh Đaminh Saviô, ca ngợi quê hương Việt Nam, cám ơn bố mẹ, và cám ơn thầy cô. Tiết mục hoạt cảnh câu chuyện Phúc Âm “Năm Chiếc Bánh và Hai Con Cá” của lớp 8 do thầy Nhật dàn dựng và tiết mục múa của học sinh lớp 7, 8, 9 do cô Hạnh biên đạo múa thật nhiều công phu. Trong tâm tình tạ ơn Chúa và biết ơn nhau, ngày Lễ mừng Quan Thầy và bế giảng năm học diễn ra tốt đẹp và kết thúc trong bầu khí hân hoan vui vẻ.

Trong Kinh Thánh, mỗi lần Chúa đổi tên cho một nhân vật nào là mỗi lần Chúa trao cho họ một sứ mạng quan trọng. Tôi tin rằng khi nhà trường được đổi tên Đaminh Saviô là Chúa muốn chúng tôi ý thức hơn trọng trách của mình là: giáo dục Đức Tin và duy trì ngôn ngữ văn hóa dân tộc Việt cho các em. Thầy trò chúng tôi nguyện sẽ noi gương thánh Bổn Mạng Đaminh Saviô mến Chúa, yêu người, hy sinh, vâng lời, làm những việc nhỏ với lòng yêu mến Chúa vô bờ bến, và nhất là - noi gương Thánh nhân: “thà chết chứ không phạm tội!”
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Duật bạng tương tranh, ngư nhân đắc lợi
Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
07:25 18/05/2010
Duật bạng tương tranh, ngư nhân đắc lợi

Truyện kể, thời Chiến quốc (453~221 TCN) bên Trung Quốc, nước Tần mạnh nhất, luôn dùng sức mạnh của mình xâm chiếm các nước yếu. Các nước yếu cũng thường đánh nhau. Lần kia, nước Triệu tuyên bố đánh nước Yên. Vua Yên nhờ Tô Đại làm thuyết khách, đến Triệu thuyết phục vua Triệu đừng đánh Yên.

Đến Hàm Đan, Tô Đại gặp Triệu Huệ Văn Vương. Vua Triệu biết Tô Đại đến làm thuyết khách, nên cố ý hỏi: “Tô Đại, khanh từ nước Yên đến nước Triệu để làm gì?”

“Tâu Đại Vương, thần đến để kể truyện cho Đại Vương nghe.”

Vua Triệu ngạc nhiên: “Kể truyện? Kể truyện gì?”

Tô Đại mới kể: “Trên đường đến nước Triệu, đi qua Dịch Thuỷ, thần thấy một con trai mở hai vỏ ra, phơi nắng bên bờ sông. Một con cò đến mổ thịt con trai. Con trai liền dùng hết sức lực đóng vỏ lại, kẹp cứng mõ con cò. Cò nghĩ: “Không sao, hôm nay không mưa, mai không mưa, mi phải chết khô, giờ đó mới ăn thịt mi.”

Con trai cũng không chịu thua, nó nghĩ: “Không sao, mõ mi hôm nay không rút ra được, mai không rút ra được, mi cũng chết, ai thắng ai bại còn chưa biết.” Con trai và cò không nhường nhau. Một ngư ông đi qua bắt được cả hai một cách dễ dàng.”

Kể truyện xong, Tô Đại mới nghiêm túc nói với Triệu Huệ Văn Vương: “Tâu Đại Vương, nghe nói Triệu sắp phát binh đánh Yên, nếu việc này là thật, thì Tần sẽ là ngư ông.” Triệu Vương thấy có lý, bèn bỏ ý định đánh nước Yên.

Từ ngụ ngôn này chúng ta ý thức được, người có đầu óc thì bất kể làm việc gì, trước khi hành động, đều phải suy nghĩ chu đáo, xem xét toàn diện, cân đo lợi hại. Nếu không, sẽ là “bạng duật tương trì”.

Thành ngữ “Duật bạng tương tranh, ngư nhân đắc lợi”[1] không dừng lại trong ý nghĩa giáo dục mà đã trở thành một kế trong 45 kế[2]. Đây là một kế dùng sức người đánh sức người. Những vị lãnh đạo biết nghệ thuật mưu mô, đều rất rành mưu kế này.

Có hai ví dụ:

1. Thiệu Hưng năm thứ 7 (năm 1137), Tống Cao Tông muốn dùng Tần Cối làm tể tướng, vì sợ quần thần phản đối, nên hỏi thử Trương Tuấn, Trương Tuấn nói thẳng rằng Tần Cối mưu mô nhiều không nên dùng. Cao Tông bèn dùng Triệu Đỉnh làm tể tướng. Tần Cối rất tức về việc này.

Để ly gián quan hệ mật thiết giữa Trương Tuấn và Triệu Đỉnh, Tần Cối nói với Triệu Đỉnh: “Trương Tuấn từng cản Vua lập anh làm tể tướng.” Từ đó, Triệu Đỉnh bất mãn Trương Tuấn. Tần Cối lại nịnh hót Triệu Đỉnh. Thiệu Hưng năm thứ 8 (năm 1138) dưới sự ủng hộ của Triệu Đỉnh, Tần Cối được thăng làm hữu tướng.

Mấy tháng sau, Tần Cối đẩy Triệu Đỉnh ra khỏi triều đình, một mình nắm hết quyền hành trong tay. Về già, Triều Đỉnh và Trương Tuấn gặp nhau tại tỉnh Phúc Kiến, bàn đến việc này, mới biết Tần Cối tạo mâu thuẩn giữa hai người, Tần Cối được hưởng “ngư ông đắc lợi”.

2. Tháng 01/1966, thủ tưởng Ấn Độ Shastri qua đời một cách đột ngột. Các đảng phái Ấn lập tức tiến hành tranh ghế thủ tướng. Thời đó, có khả năng lớn nhất là ông Morarji Desai và quyền thủ tướng Gulzari Lal Nanda. Trong các đảng phái, bà Indira Gandhi có ưu thế đặc biệt, nhưng thực lực chính trị không lớn, nhưng bà quyết định ra tranh cử.

Sau khi phân tích tình hình, bà quyết định không tiến hành vận động tranh cử gì hết, nhưng để hai đối thủ kia tranh giành trước, chờ khi hai đối thủ đều bị thương, sức lực bị hao mòn rồi mới ra tay. Ông Morarji Desai kiêu ngạo, cố chấp, nghĩ rằng ghế thủ tướng nhất định thuộc về ông. Đảng Syndicat muốn ngăn cản ông Desai, chọn ông Gulzari Lal Nanda ra làm ứng cử viên hầu đánh bại ông Desai.

Các phe phái cạnh tranh, đấu đá nhau rất quyết liệt, sứt mẻ rất lớn, không thể dung hoà được nữa. Còn bà Indira chưa bị công kích, hình ảnh còn rất tốt giữa công chúng, lúc này bà mới ra tay.

Bà nắm lấy thời cơ, bắt đầu vận động tranh cử. 10 phe nhóm của đảng cầm quyền đều ủng hộ bà. Ông Nanda thấy vậy bèn rút lui. Ông Desai thóa mạ bà Indira, nhưng bà vẫn khiêm tốn thủ lễ, dân chúng rất thích phong độ của bà. Trong lần bầu cử này, bà trúng cử làm thủ tướng.

Gần đây, xung quanh sự kiện Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt từ chức, dư luận Giáo Hội tại Việt Nam, cả trong và ngoài nước đều xôn xao. Những người đồng đạo tranh cải, chửi bới, châm biếm, chỉ trích, đổ lỗi cho nhau...

Hỡi anh chị em rất thân yêu trong Chúa Kitô của tôi ! Xin mọi người bình tâm suy nghĩ lại, chúng ta có trúng kế “ngư ông đắc lợi” không?

_______________________________________________________

[1] Duật bạng tương tranh, ngư nhân đắc lợi: 鷸蚌相爭, 漁人得利: (1). (Nghĩa đen) Trai cò giành nhau phần thắng khiến ngư ông được lợi. (2). (Nghĩa bóng) Sự tranh chấp kéo dài giữa hai bên, khiến cho người thứ ba được hưởng lợi.

[2] Tam thập lục kế là quyển sách tóm tắt về ý nghĩa của 36 kế lưu truyền trong binh pháp, nhưng năm 2000, ông Lưu Khải Phong đã sưu tầm và bổ sung thành 45 kế, kế “Duật bạng tương tranh, ngư nhân đắc lợi” là kế thứ 21.
 
Thương quá bauxite ơi!
Thanh Tâm
20:40 18/05/2010
THƯƠNG QUÁ BAUXITE ƠI !

Ở một đất nước còn nghèo, lo cho dân, lo cho nước đó chính là mối bận tâm của các nhà lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo cố gắng hết sức để phát triển kinh tế cho đất nước để đưa đất nước ra khỏi cảnh đói nghèo. Thế nhưng, trong những cố gắng ấy ta phải nhìn lại cố gắng của ta như thế nào ? Cố gắng ấy có phù hợp với “thiên thời - địa lợi - nhân hoà” hay người ta cứ khư khư giữ theo quan điểm riêng của mình mà không đón nhận sự góp ý của người khác để rồi gây thiệt hại thay vì thu lợi từ những cố gắng của họ.

Vài năm gần đây, phải nói rằng một cố gắng hết sức lớn của các nhà lãnh đạo mà nhiều người biết đến đó là chuyện khai thác quặng bauxite và chế biến alumina ở Tân Rai và Nhân Cơ. Sau khi dự án được đưa ra thì có quá nhiều ý kiến trái chiều về hiệu quả của dự án này. Nhiều người tri thức, nhiều người thiện chí, nhiều người có tấm lòng với dân với nước đã nói lên quan điểm, nói lên lập trường của mình về dự án này rằng dự án này sẽ gây tổn thất cho quê hương, cho đất nước hơn là mang lại nguồn lợi. Người ta còn lập cả một trang web, cả những diễn đàn để kêu gọi các nhà lãnh đạo ngưng khai thác bauxite vì khai thác như thế sẽ tác hại cho thế hệ mai sau. Có những người dám chịu thiệt thòi về phần mình để nói lên tiếng nói của lương tâm, của sự thật, của lợi hại về việc khai thác bauxite. Thế nhưng mà, đằng sau những kêu gào, đàng sau những đề nghị, đàng sau những giải trình của những người có thiện chí thì tại Tân Rai và Nhân Cơ đã khởi công xây dựng dự án.

Ở Tân Rai, những ống khói đã mọc lên, công trình đã hoàn thành được khoảng 80% tiến độ. Hồ để chứa nước phục vụ nhà máy và rửa quặng đang được thi công. Điều ngạc nhiên đó là chưa có xưởng rửa quặng và xử lý quặng cũng như những hồ chứa bùn đỏ để xử lý cũng chưa có.

Theo tiến trình của dự án, người ta sẽ chuyển bauxite từ Nhân Cơ, Tân Rai xuống mũi Kê Gà ở Bình Thuận.

Vấn đề lớn nhất của dự án chính là vấn đề vận chuyển. Từ Tân Rai về Kê Gà là con đường hết sức quanh co và nguy hiểm. Nguy hiểm nhất là đoạn đường đèo 20 với nhiều khúc quanh như cùi chõ tay. Con đường 28 từ Tân Rai về Bình Thuận quá nhỏ bé để oằn gánh trên vai mình những chiếc xe container có tải trọng 40 tấn. Có thể đi đường 55 để về Bình Thuận theo mục đích khai thác quặng nhưng con đường này nguy hiểm nhiều hơn con đường 28.

Lại có ý kiến sẽ đi vòng bằng đường 14 từ Buôn Ma Thuột xuống Bình Phước, ngang qua Bình Dương rồi rẽ qua Gò Dầu (Bà Rịa) để về Bình Thuận. Ai cũng biết con đường 14 nó lớn cỡ nào. Muốn sử dụng nó phải tốn thêm một mớ ngân sách khổng lồ để nâng cấp con đường đi qua nó.

Con đường vận chuyển coi như là bế tắt. Lẽ nào khai thác và sản xuất xong alumia lại để yên ở đó vì không thể đem đi đâu được. Hay là chôn lại xuống đất cho xong chuyện.

Vấn đề trên đây là vấn đề kỹ thuật còn vấn đề kinh tế thì sao ? Nếu vận chuyển như thế thì giá thành sẽ đội lên rất cao. Khi xuất khẩu, alumina chỉ là nguyên liệu sơ chế chứ không phải là sản phẩm tinh chế. Giá của alumina chỉ bằng 12% giá thành của nhôm. Ngoài Trung Quốc thì không có ai đặt hàng bauxite của ta cả.

Một xóm nhỏ của những người dân tộc anh em K’ Hor “được” giải toả để làm dự án khai thác bauxite hiện nay được “gửi” về một khu tái định cư. Nhìn xóm nghèo tái định cư mà không khỏi chạnh lòng thương vì nhìn nó như một cái ống được lợp vài tấm tôn mỏng.

Người dân tộc thiểu số vốn dĩ đã nghèo nay lại nghèo hơn vì không còn cơ may để nuôi con gà con lợn nữa. Không còn cách nào khác là đi làm thuê cho người Kinh để đắp đổi qua ngày. Phần con cái của họ thì cũng đang rơi vào ngõ cụt vì điều kiện học hành trước đây đã lây lất nay còn phải lất lây hơn. Với điều kiện sống như vậy, nay mai thì chẳng còn dân tộc và cũng chẳng còn văn hoá với những người kém may mắn như vậy.

Vấn đề lớn hơn cả đó chính là môi trường.

Chúng ta quá biết rằng rừng tự nhiên ở Tây Nguyên đã bị phá hết trong mấy chục năm nay. Một trong những chức năng của rừng là giữ nước, khi mưa nó không đổ ào xuống hạ nguồn mà chảy từ từ xuống đồng bằng, thiên nhiên đã tạo ra rừng tuyệt vời như vậy.

Vấn đề lớn nhất ở Tây Nguyên hiện nay sau vấn đề rừng là vấn đề nước. Làm bauxite, phá nát bề mặt, sẽ ảnh hưởng tới nguồn nước Tây Nguyên.

Từ kỹ thuật tới kinh tế, môi trường, xã hội... nhiều vấn đề đã được đặt ra với dự án khai thác bauxite nhưng dường như đã “được” xếp lại và người ta vẫn “nhiệt tâm” khai thác.

Nhìn đến hình ảnh của chiếc xe tuột dốc bị mất thắng. Nên chăng hy sinh chiếc xe ấy cho nó “yên hàn” bên vách núi hay là cứ để cho nó lao vun vút xuống cả một đoàn xe đang bò lên dốc. Khi xe lao vun vút thì thiệt hại như thế nào thì mọi người đã rõ.

Trong cuộc sống, chẳng ai là hoàn thiện. Có những quyết định sai lầm nhưng không vì sĩ diện, vì danh dự của ta mà ta cứ tiếp tục lún sâu trong những quyết định sai lầm và tai hại ấy.

Nhìn hình ảnh của công trường Tân Rai và Nhân Cơ đang ráo riết cho hoạt động khai thác, thật sự ra mà nói nó không dính dáng gì đến mình cả nhưng mà nó cứ làm sao sao đó trong lòng. Thế hệ tương lai, thế hệ con cháu sẽ sống như thế nào với những dự án “lợi bất cập hại” như thế này.

Thương quá bauxite ơi !
 
Ý niệm tiếp nhận trong hiệp thông
Vũ Văn An
23:07 18/05/2010
Với hiệp thông, người ta không còn nói tới vâng lời, quy phục, trở về, quay lại, hồi tâm, thống hối, ăn năn trở lại nữa, mà nhấn mạnh tới ý niệm tiếp nhận (receptio). Tuy nó được năng nói tới từ thời Công Đồng Vatican II, nhưng thực ra ý niệm này vốn đã có từ trước đó và được Linh Mục Yves Congar định nghĩa là diễn trình qua đó một giáo hội thực sự biến làm của mình một quyết định không do chính mình tạo ra cho mình, và nhìn nhận biện pháp của quyết định kia như một qui luật áp dụng cho chính sinh hoạt của mình (La réception comme réalité écclésiologique, 370).

Nói đến qui luật, theo định nghĩa trên, là nói đến vấn đề thực tiễn, thực hành. Và vì thế, vấn đề sẽ được thấu đáo hơn, nếu ta có thể tìm hiểu ý niệm tiếp nhận này trong ba lãnh vực giáo lý, giáo luật và đại kết.

I. Việc tiếp nhận và Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo

Nhân dịp ban hành Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo năm 1992, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong tông hiến Fidei Depositum (Kho Ký Thác Đức Tin), đã viết rằng: “Tôi xin các vị chủ chăn của Giáo Hội và các tín hữu hãy tiếp nhận cuốn sách giáo lý này trong tinh thần hiệp thông”.

Linh mục Gerard Kelly thuộc Học Viện Công Giáo Sydney, trong bài “The Catechism, the Seven Sacraments and the Reception of Vatican II” đăng trên The New Catechism, Analysis and Commentary, Catholic Institute of Sydney, 1994, nhận định về thông điệp trên như sau: Ý niệm tiếp nhận ở đây phải được hiểu như một khía cạnh trong đời sống hiệp thông của Giáo Hội. Nó muốn gợi ý rằng cuốn Giáo Lý này phải được dùng như một dụng cụ hiệp thông giữa các giáo hội địa phương, và nhất là giữa giáo hội địa phương với giáo hội Rôma, vốn có một vị trí đặc biệt giữa mọi giáo hội địa phương. Không còn gì thích hợp hơn khi giáo hội địa phương Rôma này cổ vũ sự hiệp thông giữa các giáo hội.

Theo cha Kelly, hệ luận của điều trên có tính giáo huấn rất lớn. Trước hết, nó muốn nói: việc ban hành Sách Giáo Lý này không được dẫn tới tính độc dạng (uniformity) trong Giáo Hội. Vì nếu điều đó xẩy ra, kể như ta đã dùng sai Sách này và nó hết còn là dụng cụ của hiệp thông và của việc tiếp nhận Công Đồng Vatican II. Tưởng cần giải thích ở đây rằng: sự hợp nhất của đức tin Công Giáo không và chưa bao giờ được biểu lộ một cách độc dạng khắp nơi trên thế giới. Đức tin cần một tính đa dạng lành mạnh trong phát biểu nếu nó muốn thực sự công giáo và diễn tả được chiều rộng cũng như chiều sâu của đức tin tông truyền. Thực thế, chính Sách Giáo này đã góp phần cổ vũ cho tính đa dạng ấy trong tình hiệp thông các giáo hội.

Sự kiện nó là dụng cụ hiệp thông không có nghĩa: các lời và các biểu thức nó sử dụng luôn luôn thích hợp đối với những người sống trong một nền văn hóa đặc thù vào thời điểm này của lịch sử thế giới. Nó có thể nói tới những điều mà người dân ở đây chưa sẵn sàng muốn nghe hay không cần nghe vào lúc này, những điều mà người thuộc văn hóa khác, hoàn cảnh khác có thể cần nghe. Điều này không nên làm ta bối rối vì Sách Giáo Lý vốn có mục đích đại diện cho cho truyền thống sống động của đức tin Kitô Giáo; mà truyền thống này cần được sinh động hóa tại mỗi giáo hội địa phương. Chính Tông Hiến Fidei Depositum cũng cho rằng Sách này không thay thế các sách giáo lý địa phương. Nó cũng không thay thế các sách nghi lễ của các giáo hội địa phương. Thực vậy, vì là dụng cụ hiệp thông, nó không thể đứng biệt lập đối với các tài liệu của Công Đồng, các bản văn phụng vụ và giáo luật mới. Nó không ngăn cản các giáo hội địa phương cố gắng hiểu và tích nhập công trình của Vatican II.

Thật ra, theo cha Kelly, muốn cho toàn vẹn tính của đức tin được duy trì, mỗi thế hệ còn phải tiếp nhận như mới các học lý trình bày tại Vatican II cũng như trong Sách Giáo Lý này. Chính vì vậy, người ta còn nới tới diễn trình gọi là tái tiếp nhận (re-receptio) nữa. Không có diễn trình tái tiếp nhận này, các chân lý chứa trong các mệnh đề tín lý, những mệnh đề nhờ đó ta đem đức tin vào thực hành trong các hoàn cảnh đa dạng của cuộc sống hằng ngày, sẽ trở thành méo mó. Chỉ nhắc lại các công thức cũ là điều không đủ; mà cần phải thông đạt ý nghĩa các ngôn từ của chúng một cách thông minh cho người thuộc thế hệ này.

Linh mục Kelly thuật lại diễn trình tiếp nhận Công Đồng Vatican II trong những năm vừa qua. Thoạt đầu là các bản văn phụng vụ mới, dạy ta phải làm những việc khác với ngày trước. Như thế, bước đầu tiên là thay đổi thói quen, thay đổi thực hành. Thời gian trôi qua, giáo dân bắt đầu hiểu hơn một chút ý nghĩa và tinh thần trong các thay đổi phụng vụ. Và họ cũng nhanh chóng nhận ra rằng trong các hoàn cảnh đặc thù, có những điều thực hiện rất tốt nhưng cũng không thiếu những điều không xuông xẻo. Có những điều thực hành trong giai đoạn đầu nay không còn được thực hành nữa. Và thế là ta tiến quan giai đọan hai trong diễn trình tiếp nhận: một số khía cạnh trong việc canh tân phụng vụ được tiếp nhận, nhiều khía cạnh khác thì không. Đây không hẳn là việc không chấp nhận tín điều, tín lý (ngọai trừ trường hợp Tổng Giám Mục Lefèbre) mà là vấn đề người ta ý thức rõ hơn người ở nơi này, vào thời điểm này không cần một hay nhiều khía cạnh của việc canh tân phụng vụ, hay ít nhất cũng cần có được những lối phát biểu khác về chân lý chứa trong bản văn. Một số khía cạnh khác trong giáo huấn của Công Đồng không được tiếp nhận rất có thể vì chưa được thấu hiểu, nên người ta đành trở về với đường xưa lối cũ. Sau cùng, ta cũng có thể nhận diện một số khía cạnh giáo huấn nay đã bị bỏ quên. Điều này không hẳn là do ác ý, nhưng nên coi nó như một yếu tố nữa của diễn trình tiếp nhận. Nếu được nhắc nhở, rất có thể người ta lại cố gắng áp dụng với nhiều thành quả hơn.

Cha Kelly còn nói tới một giai đoạn nữa trong diễn trình tiếp nhận đó là việc suy tư của các nhà thần học về ý nghĩa các bí tích và phụng vụ. Các suy tư này đã dẫn tới việc hiểu biết hơn các lời kêu gọi của Công Đồng, với kết quả là thay đổi được nhiều thực hành và tập quán theo nghĩa hiện thực. Phần lớn những điều trên đây có nghĩa rộng rãi hơn là việc tiếp nhận theo nghĩa giáo luật. Dù Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo là một hành vi tiếp nhận theo giáo luật, nhưng các trình bày trên nhấn mạnh nhiều hơn tới khía cạnh thần học và thiêng liêng của việc tiếp nhận.

Hai nghĩa của tiếp nhận

Linh mục Stephen F. Brett, trong bài “Reception and Catechism” đăng trên The Homiletic & Pastoral Review, số tháng 10 năm 1994, cho hay có người phân biệt ra hai nghĩa của tiếp nhận: nghĩa cổ điển là việc các giáo hội địa phương chấp nhận giáo huấn của Công Đồng và nghĩa hiện đại hơn là nhất trí đại kết, đạt được nhờ cuộc đối thoại giữa các giáo hội. Theo cha, cả hai nghĩa ấy đều được áp dụng trong Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo. Cha cho rằng việc soạn thảo công phu cũng như ban hành Sách này cấu thành một cuộc “tiếp nhận” chân chính và không thể thiếu đối với Công Đồng Vatican II. Nó thực sự làm tròn bản sắc huấn quyền của Vatican II, một cách có chất lượng chứ không phải chỉ tượng trưng. Muốn hiểu rõ điều này, ta nên khảo sát và phê phán các quan điểm khác nhau như (a) quan điểm cho Sách này không có liên hệ gì tới Vatican II; (b) quan điểm cho Sách này ít có giá trị; (c) quan điểm cho đây là một tài liệu thiếu sót, cắt quãng đối với Vatican II.

Không ai chối cãi có sự liên hệ nội tại giữa Sách Giáo Lý và Vatican II. Hàng trăm tham chiếu các văn kiện của Vatican đã được trích dẫn. Các trích dẫn nhan nhản này không phải chỉ dùng như những hỗ trợ chứng minh (proof-texts) mà là chính những sợi dọc sợi ngang dệt nên nội dung Sách. Đến nỗi, người ta có thể quả quyết: sẽ không có Sách này nếu trước đó không có Vatican II. Điều này thực ra đã có tiền lệ: Sách Giáo Lý Rôma từng xuất hiện như di sản trực tiếp của Công Đồng Triđentinô. Nó đã tác động mạnh mẽ lên đời sống Giáo Hội thời Phản Cải Cách. Nhưng có người lại dựa vào nghĩa thứ hai của tiếp nhận mà lên án Sách Giáo Lý Rôma. Họ cho rằng Sách này đã làm chậm hay cản trở diễn trình tiếp nhận thực sự khi tiên thiên loại bỏ việc đối thoại chân chính với Luther, Calvin, Zwingli và những nhà cải cách khác.

Phương thức tiếp nhận hiểu như thế đã quá chú ý tới cuộc tranh luận hệ phái hơn là việc trình bày giáo huấn tông truyền bên trong hiệp thông Công Giáo. Nó đã không định vị tâm điểm giáo huấn huấn quyền vào mạng lưới giáo hoàng và công đồng nhưng mơ mộng đi tìm một “đồng thuận” giả tưởng phát sinh từ việc pha trộn các quan điểm trái ngược. Thật vậy, đồng thuận như thế đã thay thế cho hiệp thông. Khi cho rằng chân lý phát sinh từ cuộc va chạm các quan điểm trái ngược thay vì phát sinh từ việc khai triển thần học có tính hữu cơ nhằm phục vụ đức tin, một giáo hội học như thế mắc nợ Hegel nhiều hơn Chúa Thánh Thần. Đúng là việc đối thoại với các quan điểm khác từ lâu vốn là cái nòi sáng chói trong lịch sử thần học, mà một phần rất lớn đều là những phản ứng đa dạng của giáo phụ đối với các trào lưu văn hóa đương thời. Nhưng cần nhớ rằng chính công đồng chung tự nó cũng đã là một đối thoại mạnh mẽ với thật nhiều quan điểm rồi. Công Đồng Triđentinô không phải chỉ là một “phản ứng” chống lại Luther nhưng là một cố gắng tìm ra các ngôn từ, phương pháp và phương thức mục vụ có thể chứng thực cho cái hiểu của mình về gia tài Công Giáo, trong đó, dĩ nhiên có truyền thống tông đồ. Không cho phép một công đồng thực thi và áp dụng thành quả phát sinh từ các suy nghĩ rộng dài và các bàn luận đầy tinh thần của nó rõ ràng là sát tế toàn vẹn tính lịch sử của công đồng trên bàn thờ ý thức hệ. Đại kết chân chính sẽ chỉ được phục vụ tốt nhất khi để cho mỗi truyền thống tự trình bày cái hiểu về chính mình của họ. Sách Giáo Lý Rôma quả là hệ luận mục vụ tất yếu của Công Đồng Triđentinô, và Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo cũng thế, nó là hệ luận mục vụ tất yếu của Vatican II.

Điều trên không có nghĩa phải coi công trình của một Công Đồng như một khối đá duy nhất (monilithic); trình thuật có tính lịch sử của Hubert Jedin về Công Đồng Triđentinô và nhiều trình thuật cùng thời cho thấy rộng dài sự hiện diện của một tính đa nguyên lành mạnh gồm nhiều cái nhìn, phương thức tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, các văn kiện của Công Đồng phát sinh từ các cuộc tranh luận tại đó không nói lên một đồng thuận nhân bản hay một thoả hiệp chính trị, mà là một tổng hợp thần học, một hồng ân thực sự của Chúa Thánh Thần, soi sáng và hướng dẫn toàn thể Giáo Hội. Ta thấy trong đó, một Paradosis (một thông truyền, một chuyển giao) thực sự của Đấng An Ủi, một triển khai các đền đài của thánh truyền nhằm bối cảnh hóa các vấn nạn của một thời đại đặc thù.

Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo không hề minh nhiên hay mặc nhiên bác bỏ một giáo huấn nào của Vatican II. Nó sử dụng bản văn của Vatican không phải chỉ như những trích dẫn hỗ trợ mà để tạo nên thịt xương cho nội dung của mình: một giáo hội học hiệp thông, một cảm thức canh tân về bí tích, một thần học luân lý nhấn mạnh tới nhân đức và mối phúc, một khảo sát cầu nguyện đầy tính công khai, huyền nhiệm và hết sức bản vị.

Trong bối cảnh Hoa Kỳ, Cha Bret trình bày hai thái độ tiêu cực đối với Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo ngay sau khi nó được ban hành. Thái độ đầu tiên là ngoan ngoãn dửng dưng, một thái độ được ngài gọi là đáp ứng duy tối thiểu (minimalist response). Thái độ này hy vọng rằng việc không tiếp nhận, việc dửng dưng có tính mục vụ hay không tuân theo sẽ vô hiệu hóa giáo huấn. Theo Cha Bret, thực ra không hẳn thế, vì đây chỉ là vấn đề khuôn khổ thời gian (time frame) của tiếp nhận mà thôi. Kinh Tin Kính Nixêa cần tới hơn 60 năm mới được Giáo Hội hoàn vũ “tiếp nhận”. Hơn nửa thế kỷ của không biết bao “thượng hội đồng, vạ tuyệt thông, lưu đày, và cả can thiệp lẫn bạo hành của đế quốc nữa”, theo lời Cha Congar, đã đánh dấu việc thoạt đầu “không được tiếp nhận” của Nixêa. Đàng khác, Cha Congar cũng thận trọng cho hay: mức độ tiếp nhận theo sau một công đồng không tạo nên tính chính đáng cho giáo huấn của công đồng ấy. Ngài cho hay, trong khía cạnh này, tiếp nhận chỉ là việc kéo dài diễn trình của công đồng, nó có liên hệ mật thiết với cùng một “tính công đồng” hết sức chủ yếu của Giáo Hội… Không phải việc tiếp nhận tạo nên tính chính đáng cho một quyết định của công đồng hay một sắc lệnh chân chính. Các quyết định và sắc lệnh này nhận được tính chính đáng và giá trị bắt buộc của chúng từ các thẩm quyền nâng đỡ chúng.

Cha Congar cũng sử dụng khả năng bác học của mình để bác bỏ chủ trương của một số người cho rằng việc chống đối hay bất đồng có tính mục vụ đối với giáo huấn của huấn quyền đủ để cấu thành một bất tiếp nhận và do đó triệt tiêu giá trị của giáo huấn. Đây cũng là quan điểm của những người bất đồng với Thông Điệp Sự Sống Con Người. Những người bất đồng này quên mất thực tại tri thức luận sau đây: tác phong tội lỗi, thay vì vô hiệu hóa các qui phạm luân lý, chính là lý do khiến phải có các qui phạm luân lý ấy. Sự lấn lướt của tội ác bạo hành không vô hiệu hóa các qui phạm luân lý nhằm chống lại tội ác bạo hành ấy.

Thái độ thứ hai phê phán Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo không chú trọng tới các dị biệt văn hóa giữa kinh nghiệm Hoa Kỳ và giáo huấn Rôma. Thực ra, đây chỉ là cái cớ, dựa vào việc hội nhập văn hóa, để bất đồng về tín lý. Theo Cha Bret, về phương diện này, ta thấy (1) văn hóa không có giá trị tuyệt đối như con đường rõ rệt nhất đưa ta tới việc sống Tin Mừng; (2) ngay các triết gia thế tục cũng càng ngày càng phê phán việc phân mảnh, việc đánh mất viễn tượng không nhìn thấy ích chung, việc phân hóa có tính bộ lạc (tribal balkanization) và chủ nghĩa tự yêu mình thái quá đầy tính tiêu thụ trong khung cảnh văn hóa Hoa Kỳ; (3) các nét tích cực trong nền văn hóa Hoa Kỳ, như việc triển nở dân chủ chẳng hạn, không bác bỏ hay hạn chế sứ mệnh do Chúa Giêsu trao cho Giáo Hội là rao truyền Tin Mừng và các chân lý của giáo huấn Phúc Âm. Tin Mừng ấy thực sự chỉ nắm được một cách tốt nhất khi những “lưỡi dao cạo” bén nhậy của nó được trình bày minh nhiên như là phản lại nền văn hóa đương thịnh. Phản ứng dữ dội nơi một số người chống lại Sách Giáo Lý cho thấy rõ Sách này không chịu để Tin Mừng hay Thánh Truyền bị “thuần hóa”.

II. Học lý giáo luật về tiếp nhận

Linh mục James A. Coriden là đồng chủ biên cuốn bình luận của Hội Giáo Luật Hoa Kỳ về Bộ Giáo Luật năm 1983 của Giáo Hội Công Giáo. Trong một bài soạn cho Hội Quyền Lợi Người Công Giáo Trong Giáo Hội (ARCC), ngài cho rằng để một luật lệ hay một qui định nào đó trở thành nguyên tắc hướng dẫn cộng đoàn tín hữu, luật lệ hay qui định đó phải được cộng đồng ấy tiếp nhận.

Theo Cha Coriden, học lý đó đã có từ rất lâu. Ít nhất cũng từ thời John Gratian, thế kỷ 12. Nhưng chính Gratian cho rằng mình đặt căn bản học lý của mình trên các trước tác của Isidore thành Seville (thế kỷ thứ 7) và của Thánh Augustinô thành Hippo (thế kỷ thứ 5). Tuy nhiên, nó được đào sâu trong những năm giữa thế kỷ 20, trong đó, như đã thấy, có Cha Yves Congar.

Luật đạo khác với luật đời

Lý thuyết hay học lý tiếp nhận có nhiều hình thức. Hình thức có tính triết học cho rằng việc người ta tiếp nhận luật lệ là một phần yếu tính của diễn trình tạo luật. Một hình thức khác cho rằng tiếp nhận đơn thuần chỉ là cách thừa nhận rằng có một số luật lệ không được soạn thảo tốt và thực sự không có hiệu lực. Chính vì những quan điểm dị biệt ấy, ta cần đưa ra một cái nhìn rõ rệt và gắn bó về học lý tiếp nhận theo giáo luật. Tuy nhiên việc đầu tiên cần nhấn mạnh là giáo luật chỉ là luật theo nghĩa so sánh (by analogy). Nó khác với luật đời hơn là giống luật đời. Lý do hiển nhiên là vì Giáo Hội là một cộng đồng khác xa với một nhà nước. Giáo Hội khác xa nhà nước về nguồn gốc, mục tiêu, lịch sử, bản sắc, năng động tính nội tại và số phận cùng đích. Trong Giáo Hội, luật lệ có một mục tiêu khác: đã đành là chúng được dùng để duy trì trật tự và bảo vệ quyền lợi bản thân, nhưng mục tiêu tối hậu của nó là ích lợi thiêng liêng, là tình yêu hỗ tương giữa các chi thể, là sự cứu rỗi đời đời của họ. Nguồn gốc thẩm quyền trong Giáo Hội là uy quyền của Chúa Phục Sinh và sự hiện diện của Chúa Thánh Thần; những nguồn gốc này chỉ được nhìn nhận bởi người có đức tin mà thôi. Khoa giáo luật vì thế là một khoa thần học, không phải là một khoa pháp chế (juridical). Các nguyên lý của nó rút từ mạc khải thánh và truyền thống Giáo Hội. Các nhà giáo luật học là các thừa tác viên trong Gaío Hội, không phải các luật sư. Giáo Hội là một hiệp hội tự ý, tự nguyện. Không ai bị cưỡng bức trở thành hội viên. Nó là một cộng đồng tạo thành bởi cam kết tự do. Đó chính là bối cảnh cho các luật lệ của Giáo Hội. Luật lệ trong Giáo Hội, vì thế, có một thực tại và một tính hữu hiệu khác hẳn. Chúng là những hướng dẫn hơn là các đạo luật. Các hành vi chống lại các qui định giáo luật rất thường khi vẫn hoàn thành được các mục tiêu tôn giáo căn bản của nó.

Các qui định của giáo luật có cả yếu tố nội tại lẫn ngoại tại. Việc tiếp nhận bàn đến đặc tính nội tại của nội dung luật và việc các chủ thể chấp nhận chúng. Yếu tố ngoại tại tức thẩm quyền chính thức tạo ra các luật ấy cũng như các điều kiện kỹ thuật để công bố chúng, không được bàn tới ở đây.

Một điểm nữa cần ghi nhận: Thần Trí Thiên Chúa luôn hiện diện và hành động trong cộng đồng niềm tin và trong mỗi chi thể của cộng đồng này. Sự hướng dẫn của Thiên Chúa là dành cho mọi người, chứ không phải chỉ dành cho một số nhà lãnh đạo. Mọi người đã được rửa tội đều phải trở thành các tham dự viên tích cực trong Giáo Hội và cùng chia sẻ sứ mệnh của Giáo Hội. Ai cũng có điều phải nói về đức tin và kỷ luật của Giáo Hội.

Học lý giáo luật về tiếp nhận

Như trên đã nói, học lý này xuất hiện với Gratian trong tác phẩm Decretum (khoảng năm 1140), mà ông nói là dựa vào Isidore thành Seville và Augustinô thành Hippo. Ông viết: “Luật được thiết lập khi chúng được công bố và được xác nhận khi chúng được chấp nhận bởi việc thực hành của những người dùng nó. Giống như việc làm ngược lại (luật) nơi người sử dụng đã vô hiệu hóa một số luật lệ như thế nào, thì việc làm phù hợp (luật) của người sử dụng cũng đã xác nhận luật lệ như thế”

Ông nêu thí dụ: Đức Giáo Hoàng ra luật truyền hàng giáo sĩ phải ăn chay và kiêng thịt trong Mùa Chay. Nhưng nếu luật ấy không bao giờ được chấp nhận bằng thực hành của người sử dụng, thì không thể kết án các giáo sĩ khác là phạm luật vì đã không vâng theo luật ấy. Ngữ cảnh cho nhận định của Gratian chính là lời của Isidore, trong mô tả thời danh của ông về các đặc tính thiết yếu của luật: “Một luật lệ sẽ hợp luân, công chính, khả thi khi phù hợp với tự nhiên, phù hợp với phong tục quê hương, thích hợp với nơi chốn và thời gian, cần thiết, hữu ích, rõ ràng đến không dấu diếm điều gì bất xứng hợp, không nhằm lợi ích riêng, nhưng được quan niệm vì lợi ích chung của công dân”.

Gratian suy tư về các đặc điểm nội tại của luật chứ không phải các đặc điểm ngoại tại của nó, nghĩa là, ông bàn tới nội dung bản chất của luật hơn là thẩm quyền chính thức của người làm luật và phương thức công bố nó. Sau đó, ông trích dẫn Thánh Augustinô để cho thấy luật lệ tùy thuộc sự phê phán khi mới được công bố, nhưng sau khi đã yên vị, thì phẩm bình phải là phẩm bình phù hợp với nó.

John Gratian, vốn được xưng tụng là người sáng lập ra khoa giáo luật, đã quan niệm việc làm luật như một diễn trình hai bước. Bước đầu tiên, luật được soạn thảo và công bố bởi một thẩm quyền hợp pháp của Giáo Hội, như giáo hoàng, giám mục… Sau đó, những người được dành cho luật lệ này (người sử dụng) chấp thuận việc thực hành nó. Nói cách khác, chính cộng đồng mà luật được làm cho sẽ phê phán về đặc tính nội tại của luật và sau đó làm cho luật có hiệu quả bắt buộc. Không có sự sử dụng theo nghĩa xác nhận của cộng đồng, luật vẫn chỉ là phôi thai và sau cùng rất có thể bị coi là vô hiệu (abrogated).

Gratian theo lối suy nghĩ cũ, rất phổ thông nơi các giáo phụ, coi luật như qui phạm cho tác phong hơn là mệnh lệnh của nhà lập pháp tối cao. Lối suy nghĩ ấy cũng phán đoán tính thành sự của luật theo nội dung khách quan của nó, tức sự phù hợp của nó với mạc khải Thiên Chúa và truyền thống Giáo Hội.

Nhiều nhà giáo luật học sau Gratian cũng đưa ra một hình thức học lý nào đó về tiếp nhận. Một số làm thế bằng cách chú giải bản văn của Gratian, nhiều người khác cố gắng giải quyết các mâu thuẫn của luật. Các tác giả này thuộc nhiều trường phái khác nhau và trước tác trong nhiều cuộc tranh chấp khác nhau. Một số theo khuynh hướng duy công đồng (conciliarists), duy giám mục đoàn (galician), duy nhà nước (febronian). Một số theo khuynh hướng Jansenist, quân chủ hay giáo hoàng tuyệt đối. Họ đều là những học giả, giáo sư đại học, giám mục và cả hồng y danh tiếng nữa. Quan điểm của họ vì thế không thể bị bỏ qua như chỉ là những lời tranh luận. Các phát biểu của họ dựa trên lý lẽ và đầy chất suy tư. Tất cả đều coi việc tiếp nhận là tiêu chuẩn quan trọng làm cho luật lệ thành hiệu lực (valid). Ngay các nhà duy pháp lệnh (decretist), dù khai triển ý niệm phẩm trật về nguồn gốc của luật (các phúc âm, các tông đồ, bốn công đồng chính, các công đồng khác, các sắc lệnh và các thư có giá trị như sắc lệnh, các giáo phụ Ambrose, Augustine, Jerome…) để giải quyết các dị biệt giữa chúng với nhau, nhưng vẫn chủ trương rằng bất kể nguồn gốc của công bố, tiêu chuẩn quyết định sau cùng để xác định ra tính thành hiệu của nó chính là nội dung cốt lõi của nó (phù hợp với chân lý Thiên Chúa) và việc Giáo Hội tiếp nhận nó.

Từ Gratian tới các giáo luật gia trở về sau, dọc dài gần 10 thế kỷ qua, người ta thấy những điểm sau đây liên quan tới học lý tiếp nhận:

1. Đối với việc thiết lập một luật lệ, tiếp nhận là yếu tố cần thiết hay chủ yếu, cùng với thẩm quyền của nhà làm luật và việc công bố. Nếu luật không được tiếp nhận, nó không thành hiệu.

2. Nhà lập pháp đính kèm một điều kiện mặc nhiên hay ngầm hiểu cho luật, cho thấy nếu luật không được tiếp nhận, thì chúng vô hiệu.

3. Nếu luật không được các chủ thể của nó tiếp nhận, và nhà làm luật biết thế mà không làm gì cả, thì luật ấy bị hủy bỏ (abrogated). Nhà làm luật đã bằng lòng miễn chuẩn một cách mặc nhiên, hay ít nhất cũng để nó bị vi phạm vì lợi ích lớn hơn (epikeia).

4. Khi một luật lệ không được tiếp nhận, thì đó là dấu chỉ nhà làm luật đã hành động một cách phi lý và do đó không bắt buộc phải tuân theo luật lệ ấy.

5. Nếu luật quá nặng nệ và khó tuân giữ, thì đó đích thật là dấu hiệu cho thấy nhà làm luật không muốn buộc cộng đồng chấp nhận nó.

6. Việc không tiếp nhận một luật lệ là dấu chỉ việc bắt đầu một phong tục trái ngược, hay nó làm ngắn khoảng thời gian để một phong tục trái ngược có hiệu lực của luật.

7. Việc các chủ thể của nó tiếp nhận một luật lệ có nghĩa là họ xác nhận luật đó trên thực tế (de facto). Điều ấy đủ đem lại sự bền vững và vĩnh viễn cho nó, và làm nó vững ổn hơn, ít bị hủy bỏ hơn vì không được sử dụng (desuetude).

8. Người vi phạm một luật lệ chưa được tiếp nhận có thể mắc lỗi nhưng không bị trừng phạt. Luật này có thể không được cưỡng đặt (enforced) ở tòa ngoài.

9. Các luật lệ không được tiếp nhận vì chúng bị coi là có hại cho cộng đồng giáo hội, thay vì xây dựng cộng đồng ấy. Một qui luật bị coi là có nguy cơ gây rối cho cộng đồng, thay vì góp phần vào ích chung, trên thực tế không thể được tôn trọng.

10. Việc không tiếp nhận sẽ giảm thiểu sức mạnh trói buộc trên thực tế của một luật lệ. Nó giảm thiểu ảnh hưởng của nó đối với cộng đồng và giảm thiểu sự bó buộc của nó đối với các chi thể.

11. Việc không tiếp nhận một luật lệ biện minh cho sự kháng án lên thẩm quyền cao hơn, và nếu không được trả lời, thì luật lệ này được coi là hủy bỏ.

12. Tiếp nhận và không tiếp nhận áp dụng cả vào những tham khảo trước đó, như khi thẩm quyền lập pháp thử đưa ra một dự luật cho một nhóm tham khảo viên, như một mật hội hay một công đồng, và bị các phản ứng của họ ảnh hưởng.

Như thế đủ thấy, dù ý kiến khác nhau như thế nào, thực tại chung nhất bên dưới các quan điểm ấy vẫn là: trong Giáo Hội, việc tiếp nhận có ảnh hưởng quyết định đối với việc thiết lập và tính hiệu quả của một luật lệ.

(còn tiếp)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Trường Sơn - A Mountain
Richard Drysdale
22:10 18/05/2010

TRƯỜNG SƠN - A Mountain



Ảnh của Richard Drysdale

How many years a mountain exists

Before it is wash to the sea?

..The answer my friend

is blowin’ in the wind!

Bao năm núi đứng lưng trời

Trước khi tới lúc chìm lòng biển sâu?

Bạn ơi bạn hỏi chi đâu

Bay bay, gió cuốn mất câu trả lời!

(Trích ca khúc của Bob Dylon, nđc póng ngữ)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền