Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:50 29/05/2013
BỊ CHÉM ĐẦU VẪN MÚA RÌU VÀ THUẪN
Sau khi Viêm đế bị võ lực hùng hậu của Hoàng đế đánh bại và đuổi qua phương nam, thần tử khổng lồ trung thành với ông ta tức giận xông vào trung tâm thiên đình tìm tự xưng thiên đế là Hoàng đế để khiêu chiến.
Đang khi người khổng lồ phá vỡ vòng vây trùng trùng điệp điệp giao tranh với Hoàng đế thì bị chém bay đầu lăn vào trong khe núi, ông ta biết không thể nào nhặt lại được, bèn ráng hết sức đứng lên dùng hai cái vú làm con mắt giương lên nhìn, cái bụng làm cái miệng rống lên giận dữ, hai tay còn nhấc búa gỗ và khiên mộc lên múa, nhưng Hoàng đế đã chạy về thiên đình.
Mặc dù người khổng lồ chiến bại, nhưng sự anh dũng khí tiết của ông ta làm cảm động mọi người, thế là người ta dùng “hành thiên vô can thích, mãnh chí cố thường tại” tán dương người khổng lồ dù bị chém đầu [hành thiên], nhưng vẫn cứ ngang nhiên múa rìu gỗ [can] và khiên thuẫn [thích], chí khí sôi sục, chiến đấu đến cùng.
(Tần Hán, “Sơn Hải kinh”)
Suy tư:
Con người ta bị chém bay đầu là chết ngay, chứ không thể dùng hai cái vú làm con mắt để giương lên nhìn, dùng cái bụng làm miệng để rống lên tiếng kinh hồn, chỉ có truyện thần thoại cổ tích mới như thế mà thôi.
Các thánh tử đạo bị chém đầu và chết vì các ngài tuyên xưng đức tin của mình vào Đức Chúa Giê-su, các ngài lấy cái chết của mình để nói cho người đời biết rằng có một Thiên Chúa hằng sống và Đức Chúa Giê-su là Đấng cứu độ của nhân loại; các ngài không dùng con mắt thân xác nhìn căm hờn kẻ đã bách hại mình, nhưng các ngài nhìn lên trời để chiêm ngưỡng thánh nhan Thiên Chúa; các ngài cũng không dùng miệng lưỡi để rống lên giận dữ chửi mắng thóa mạ kẻ đã giết mình, nhưng các ngài dùng miệng lưỡi để ca ngợi tình yêu của Thiên Chúa và xin Ngài tha thứ tội cho những kẻ làm hại mình.
Đức tin đã làm cho các thánh tử đạo trở thành bất tử trong cung lòng Giáo Hội và trong lòng mọi người tín hữu, và sự anh dũng tuyên xưng đức tin của các ngài làm cảm động mọi người có lương tri yêu mến chân lý trên thế giới, và có rất nhiều người noi gương của các ngài mà tuyên xưng đức tin vào Đức Chúa Giê-su của mình trong cuộc sống đời thường của họ.
----------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Sau khi Viêm đế bị võ lực hùng hậu của Hoàng đế đánh bại và đuổi qua phương nam, thần tử khổng lồ trung thành với ông ta tức giận xông vào trung tâm thiên đình tìm tự xưng thiên đế là Hoàng đế để khiêu chiến.
Đang khi người khổng lồ phá vỡ vòng vây trùng trùng điệp điệp giao tranh với Hoàng đế thì bị chém bay đầu lăn vào trong khe núi, ông ta biết không thể nào nhặt lại được, bèn ráng hết sức đứng lên dùng hai cái vú làm con mắt giương lên nhìn, cái bụng làm cái miệng rống lên giận dữ, hai tay còn nhấc búa gỗ và khiên mộc lên múa, nhưng Hoàng đế đã chạy về thiên đình.
Mặc dù người khổng lồ chiến bại, nhưng sự anh dũng khí tiết của ông ta làm cảm động mọi người, thế là người ta dùng “hành thiên vô can thích, mãnh chí cố thường tại” tán dương người khổng lồ dù bị chém đầu [hành thiên], nhưng vẫn cứ ngang nhiên múa rìu gỗ [can] và khiên thuẫn [thích], chí khí sôi sục, chiến đấu đến cùng.
(Tần Hán, “Sơn Hải kinh”)
Suy tư:
Con người ta bị chém bay đầu là chết ngay, chứ không thể dùng hai cái vú làm con mắt để giương lên nhìn, dùng cái bụng làm miệng để rống lên tiếng kinh hồn, chỉ có truyện thần thoại cổ tích mới như thế mà thôi.
Các thánh tử đạo bị chém đầu và chết vì các ngài tuyên xưng đức tin của mình vào Đức Chúa Giê-su, các ngài lấy cái chết của mình để nói cho người đời biết rằng có một Thiên Chúa hằng sống và Đức Chúa Giê-su là Đấng cứu độ của nhân loại; các ngài không dùng con mắt thân xác nhìn căm hờn kẻ đã bách hại mình, nhưng các ngài nhìn lên trời để chiêm ngưỡng thánh nhan Thiên Chúa; các ngài cũng không dùng miệng lưỡi để rống lên giận dữ chửi mắng thóa mạ kẻ đã giết mình, nhưng các ngài dùng miệng lưỡi để ca ngợi tình yêu của Thiên Chúa và xin Ngài tha thứ tội cho những kẻ làm hại mình.
Đức tin đã làm cho các thánh tử đạo trở thành bất tử trong cung lòng Giáo Hội và trong lòng mọi người tín hữu, và sự anh dũng tuyên xưng đức tin của các ngài làm cảm động mọi người có lương tri yêu mến chân lý trên thế giới, và có rất nhiều người noi gương của các ngài mà tuyên xưng đức tin vào Đức Chúa Giê-su của mình trong cuộc sống đời thường của họ.
----------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:53 29/05/2013
N2T |
6. Thiên Chúa mặc khải tất cả tinh thần Thánh Kinh cho các tác giả, chính là tinh thần mà người đọc Thánh Kinh đều có.
(sách Gương Chúa Giê-su)----------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Thánh Thể ban sự sống
LM. JB Nguyễn Minh Hùng
08:05 29/05/2013
THÁNH THỂ BAN SỰ SỐNG
Bài Tin Mừng (x. Lc 9,11-17) kể lại việc Chúa làm phép lạ hoá bánh ra nhiều để nuôi hơn năm ngàn người. Đó chỉ là phép lạ nuôi sống thể xác. Nhưng qua việc Chúa làm phép lạ nuôi sống thể xác, Hội Thánh nhắc chúng ta về phép lạ Thánh Thể Chúa. Chính Thánh Thể mới là phép lạ đích thực, tái diễn mãi mãi trong Hội Thánh, để nuôi sống không phải thể xác, nhưng là linh hồn con người và nuôi sống đến đời đời. Tất cả những cử chỉ mà Chúa Giêsu làm khi lập Bí tích Thánh Thể: “Cầm lấy bánh, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ”, thì Người đã thực hiện trước trong phép lạ hoá bánh hôm nay (x. Lc 14,22 so sánh với Mt 26,26; Mc 14,22; Lc 9,16).
Hôm nay, mừng lễ Mình Máu Chúa, chúng ta cảm tạ Chúa đã ban Thánh Thể Người cho chúng ta, để nuôi sống chúng ta cả về thể xác lẫn tinh thần. Người dạy: “Các con hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy” (Lc 22,19; 1Cr 11,24-25). Vì thế, mỗi một lần chúng ta tham dự thánh lễ, cử hành mầu nhiệm Thánh Thể, và rước lấy Thánh Thể Chúa, không chỉ chúng ta đang cử hành mầu nhiệm thánh, mà còn đang thực hành nghĩa cử thánh để tưởng nhớ Chúa chúng ta. Và cũng chính lúc đó, Chúa dùng lương thực là chính Thánh Thể Người để nuôi sống chúng ta.
Trong Tin Mừng thánh Gioan, nhiều lần Chúa nhắc đến việc Người nuôi sống này. Chẳng hạn, Chúa nói:
- “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết” (Ga 6, 54).
- Hoặc: “Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai Tôi, và Tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn Tôi, cũng sẽ nhờ Tôi mà được sống như vậy” (Ga 6,57).
Như vậy, mỗi khi rước lấy Chúa Giêsu Thánh Thể vào tâm hồn, là chúng ta được sống nhờ Chúa Giêsu, sống trong Chúa Giêsu và sống như Chúa Giêsu trong sự sống thần linh của Người. Khi được sống như Chúa Giêsu đang sống, chúng ta thật hạnh phúc vì được gắn liền với Người, được tháp nhập vào Người, nên một trong Người như cành nho chỉ sống nhờ nhận lấy nhựa sống từ thân cây nho trao cho vậy (x. Ga 15,5).
Nhờ hồn ân sự sống đời đời này, Thánh Thể trở thành bí tích ban ơn cứu độ quan trọng nhất mà Chúa Giêsu đã trao cho Hội Thánh. Bí tích Thánh Thể là bí tích nguồn mạch và là chóp đỉnh của đời sống Kitô giáo. Thiên Chúa, Chúa chúng ta đã muốn tất cả loài người chỉ được cứu độ trong Chúa Giêsu. Nhờ Chúa Giêsu, trong hy tế Thánh Thể duy nhất của Người, Chúa Cha thông ban cho tất cả chúng ta sự sống thần linh của Người. Chúa Cha cho chúng ta tham dự vào sự sống của chính Người trong chính sự cứu độ của Chúa Giêsu. Vì thế, mỗi lần chúng ta rước lấy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng ta đã được chìm vào chính sự sống của Thiên Chúa ngay tại trần thế này.
Trong suốt cuộc đời mình, chúng ta hãy ý thức luôn luôn, chỉ có Thánh Thể mới là nguồn sống đích thực của đời ta, vì chỉ có Thánh Thể Chúa là lương thực Thánh duy nhất đưa ta vào sự sống đời đời. Huấn từ tại Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần 49, (Quebec, từ 15-22.6.2008), Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cũng đã nhấn mạnh đến chiều kích sự sống của bí tích Cực Trọng này, khi nhắc đến sự hiệp thông trong bí tích Thánh Thể với Thiên Chúa: “Rước Lễ, Chầu Mình Thánh Chúa - bằng cách này chúng ta muốn đào sâu sự hiệp thông của chúng ta, sửa soạn cho sự hiệp thông này và kéo dài nó - cũng có nghĩa là để cho mình đi vào sự hiệp thông với Đức Kitô, và nhờ Người mà hiệp thông với toàn thể Ba Ngôi, ngõ hầu trở nên điều chúng ta lãnh nhận và sống trong sự hiệp thông với Giáo Hội. Chính nhờ việc rước Mình Thánh Đức Kitô mà chúng ta nhận được sức mạnh ‘của việc kết hợp với Thiên Chúa và với nhau’ (Thánh Cyrillô thành Alexandria, In Ioannis Evangelium,11:11; x. Thánh Augustine, Sermo, 577)”.
Bởi hiệp thông với Thiên Chúa là được sống chính sự sống của Thiên Chúa, nên khi lãnh nhận Mình Thánh Chúa Giêsu, cánh cửa mà nhờ đó, ta được hiệp thông với Thiên Chúa, không cho phép ta sống thụ động. Hãy nhớ rằng, khi Chúa Giêsu phán: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”, không có nghĩa là ta chỉ cử hành Mình Máu Thánh Chúa trong nhà thờ mà thôi, nhưng qua việc tưởng nhớ Người, Chúa đòi ta phải thông chia sự sống mình với mọi anh chị em, phải yêu thương từng con người mà Chúa ban cho mình, phải đón nhận và giúp đỡ mọi anh chị em khó nghèo, cơ nhỡ chung quanh mình, phải tạo tình đoàn kết, tạo sự hiệp nhất, phải sống cho nhau và vì nhau... như chính Chúa đã nêu gương hiến mình cho chúng ta vậy.
Chính trong ý nghĩa về việc cử hành Thánh Tể trên bàn thờ và trong cuộc đời, mà thánh Phaolô khuyên chúng ta: “Thưa anh em, vì Thiên Chúa thương xót chúng ta, tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Ngài” (Rm 12,1).
Lạy Chúa Giêsu, Chúng con cảm tạ Chúa, vì Chúa đã chấp nhận trở thành tấm bánh nuôi sống chúng con. Xin cho chúng con biết yêu mến Thánh Thể Chúa để luôn biết giữ mình thanh sạch, xứng đáng lãnh nhận Thánh Thể. Xin cho chúng con siêng năng tìm đến nơi nhà tạm để được sống gần Chúa, được chuyện trò với Chúa, được múc lấy từ Chúa sức mạnh thiêng liêng cho suốt cuộc đời chúng con, giúp chúng con mạnh mẽ và trung thành sống đức tin, lòng mến của mình.
Xin Chúa dạy chúng con, một khi biết thờ phượng và đón nhận Chúa làm của ăn thần linh của mình, chúng con cũng biết bắt chước Chúa mà sống hết tình với anh chị em của chúng con. Xin cho chúng con biết hiến dâng đời mình làm tấm bánh mang lại yêu thương, hiệp nhất, giúp sớt chia, san sẻ mọi nỗi buồn vui của tha nhân xung quanh chúng con.
Xin cho chúng con luôn hoàn thành ý nghĩa thánh lễ hiến dâng đời mình như Chúa để phụng sự Chúa và phục vụ anh chị em của chúng con. Amen.
Bài Tin Mừng (x. Lc 9,11-17) kể lại việc Chúa làm phép lạ hoá bánh ra nhiều để nuôi hơn năm ngàn người. Đó chỉ là phép lạ nuôi sống thể xác. Nhưng qua việc Chúa làm phép lạ nuôi sống thể xác, Hội Thánh nhắc chúng ta về phép lạ Thánh Thể Chúa. Chính Thánh Thể mới là phép lạ đích thực, tái diễn mãi mãi trong Hội Thánh, để nuôi sống không phải thể xác, nhưng là linh hồn con người và nuôi sống đến đời đời. Tất cả những cử chỉ mà Chúa Giêsu làm khi lập Bí tích Thánh Thể: “Cầm lấy bánh, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ”, thì Người đã thực hiện trước trong phép lạ hoá bánh hôm nay (x. Lc 14,22 so sánh với Mt 26,26; Mc 14,22; Lc 9,16).
Hôm nay, mừng lễ Mình Máu Chúa, chúng ta cảm tạ Chúa đã ban Thánh Thể Người cho chúng ta, để nuôi sống chúng ta cả về thể xác lẫn tinh thần. Người dạy: “Các con hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy” (Lc 22,19; 1Cr 11,24-25). Vì thế, mỗi một lần chúng ta tham dự thánh lễ, cử hành mầu nhiệm Thánh Thể, và rước lấy Thánh Thể Chúa, không chỉ chúng ta đang cử hành mầu nhiệm thánh, mà còn đang thực hành nghĩa cử thánh để tưởng nhớ Chúa chúng ta. Và cũng chính lúc đó, Chúa dùng lương thực là chính Thánh Thể Người để nuôi sống chúng ta.
Trong Tin Mừng thánh Gioan, nhiều lần Chúa nhắc đến việc Người nuôi sống này. Chẳng hạn, Chúa nói:
- “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết” (Ga 6, 54).
- Hoặc: “Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai Tôi, và Tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn Tôi, cũng sẽ nhờ Tôi mà được sống như vậy” (Ga 6,57).
Như vậy, mỗi khi rước lấy Chúa Giêsu Thánh Thể vào tâm hồn, là chúng ta được sống nhờ Chúa Giêsu, sống trong Chúa Giêsu và sống như Chúa Giêsu trong sự sống thần linh của Người. Khi được sống như Chúa Giêsu đang sống, chúng ta thật hạnh phúc vì được gắn liền với Người, được tháp nhập vào Người, nên một trong Người như cành nho chỉ sống nhờ nhận lấy nhựa sống từ thân cây nho trao cho vậy (x. Ga 15,5).
Nhờ hồn ân sự sống đời đời này, Thánh Thể trở thành bí tích ban ơn cứu độ quan trọng nhất mà Chúa Giêsu đã trao cho Hội Thánh. Bí tích Thánh Thể là bí tích nguồn mạch và là chóp đỉnh của đời sống Kitô giáo. Thiên Chúa, Chúa chúng ta đã muốn tất cả loài người chỉ được cứu độ trong Chúa Giêsu. Nhờ Chúa Giêsu, trong hy tế Thánh Thể duy nhất của Người, Chúa Cha thông ban cho tất cả chúng ta sự sống thần linh của Người. Chúa Cha cho chúng ta tham dự vào sự sống của chính Người trong chính sự cứu độ của Chúa Giêsu. Vì thế, mỗi lần chúng ta rước lấy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng ta đã được chìm vào chính sự sống của Thiên Chúa ngay tại trần thế này.
Trong suốt cuộc đời mình, chúng ta hãy ý thức luôn luôn, chỉ có Thánh Thể mới là nguồn sống đích thực của đời ta, vì chỉ có Thánh Thể Chúa là lương thực Thánh duy nhất đưa ta vào sự sống đời đời. Huấn từ tại Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần 49, (Quebec, từ 15-22.6.2008), Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cũng đã nhấn mạnh đến chiều kích sự sống của bí tích Cực Trọng này, khi nhắc đến sự hiệp thông trong bí tích Thánh Thể với Thiên Chúa: “Rước Lễ, Chầu Mình Thánh Chúa - bằng cách này chúng ta muốn đào sâu sự hiệp thông của chúng ta, sửa soạn cho sự hiệp thông này và kéo dài nó - cũng có nghĩa là để cho mình đi vào sự hiệp thông với Đức Kitô, và nhờ Người mà hiệp thông với toàn thể Ba Ngôi, ngõ hầu trở nên điều chúng ta lãnh nhận và sống trong sự hiệp thông với Giáo Hội. Chính nhờ việc rước Mình Thánh Đức Kitô mà chúng ta nhận được sức mạnh ‘của việc kết hợp với Thiên Chúa và với nhau’ (Thánh Cyrillô thành Alexandria, In Ioannis Evangelium,11:11; x. Thánh Augustine, Sermo, 577)”.
Bởi hiệp thông với Thiên Chúa là được sống chính sự sống của Thiên Chúa, nên khi lãnh nhận Mình Thánh Chúa Giêsu, cánh cửa mà nhờ đó, ta được hiệp thông với Thiên Chúa, không cho phép ta sống thụ động. Hãy nhớ rằng, khi Chúa Giêsu phán: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”, không có nghĩa là ta chỉ cử hành Mình Máu Thánh Chúa trong nhà thờ mà thôi, nhưng qua việc tưởng nhớ Người, Chúa đòi ta phải thông chia sự sống mình với mọi anh chị em, phải yêu thương từng con người mà Chúa ban cho mình, phải đón nhận và giúp đỡ mọi anh chị em khó nghèo, cơ nhỡ chung quanh mình, phải tạo tình đoàn kết, tạo sự hiệp nhất, phải sống cho nhau và vì nhau... như chính Chúa đã nêu gương hiến mình cho chúng ta vậy.
Chính trong ý nghĩa về việc cử hành Thánh Tể trên bàn thờ và trong cuộc đời, mà thánh Phaolô khuyên chúng ta: “Thưa anh em, vì Thiên Chúa thương xót chúng ta, tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Ngài” (Rm 12,1).
Lạy Chúa Giêsu, Chúng con cảm tạ Chúa, vì Chúa đã chấp nhận trở thành tấm bánh nuôi sống chúng con. Xin cho chúng con biết yêu mến Thánh Thể Chúa để luôn biết giữ mình thanh sạch, xứng đáng lãnh nhận Thánh Thể. Xin cho chúng con siêng năng tìm đến nơi nhà tạm để được sống gần Chúa, được chuyện trò với Chúa, được múc lấy từ Chúa sức mạnh thiêng liêng cho suốt cuộc đời chúng con, giúp chúng con mạnh mẽ và trung thành sống đức tin, lòng mến của mình.
Xin Chúa dạy chúng con, một khi biết thờ phượng và đón nhận Chúa làm của ăn thần linh của mình, chúng con cũng biết bắt chước Chúa mà sống hết tình với anh chị em của chúng con. Xin cho chúng con biết hiến dâng đời mình làm tấm bánh mang lại yêu thương, hiệp nhất, giúp sớt chia, san sẻ mọi nỗi buồn vui của tha nhân xung quanh chúng con.
Xin cho chúng con luôn hoàn thành ý nghĩa thánh lễ hiến dâng đời mình như Chúa để phụng sự Chúa và phục vụ anh chị em của chúng con. Amen.
Suy niệm trước Thánh Thể Chúa Giêsu
LM. JB Nguyễn Minh Hùng
08:09 29/05/2013
SUY NIỆM TRƯỚC THÁNH THỂ CHÚA GIÊSU
Chúa Nhật 2.6.2013, lễ Mình và Máu Chúa Giêsu
Trong tinh thần hiệp thông với Đức Thánh Cha
và toàn thể Giáo Hội khắp thế giời
A. DIỄN TIẾN GIỜ CHẦU
- Dấu Thánh Giá.
- Một bài hát mở đầu.
- Gợi ý bước vào giờ chầu.
- Hát một bài hát ca ngợi tình yêu Chúa.
- Đọc Tin Mừng Ga 13, 1. Sau khi đọc Tin Mừng, thinh lặng một chút.
- Suy niệm 1.
- Lần chuỗi một chục.
- Lời nguyện 1 (mọi người cùng đọc chung).
- Một bài hat thích hợp.
- Đọc Tinh mừng Ga 21, 15-17. Sau Tin Mừng, thinh lặng một chút.
- Suy niệm 2.
- Lần chuỗi một chục.
- Lời nguyện 2 (mọi người đọc chung).
- Một bài hát thích hợp.
- Đọc kinh Tận hiến (thay lời nguyện kết thúc).
B. CHẦU THÁNH THỂ
Bài hát khai mạc (chọn bài hát mọi người có thể hát được, nếu cần chiếu lên màn hình).
I. GỢI Ý ĐỂ BƯỚC VÀO GIỜ CHẦU.
Hôm nay chúng ta vui mừng tụ họp nhau đây để tạ ơn về tình yêu xuất phát từ Thiên Chúa mà mỗi người đã lãnh nhận. Đồng thời chúng ta cũng được mời gọi chia sẻ món quà tình yêu ấy cho mọi người.
Đến trước mặt Chúa Giêsu Thánh Thể hôm nay, chúng ta không quên xin Người nâng đỡ trong những lúc ngã lòng, chán nản, nhất là những hoàn cảnh ngặt nghèo, bi thương của đời sống, để tình yêu của Chúa nên nguồn cậy dựa vững chắc cho đức tin của chúng ta.
Xin cho chúng ta được tan biến trong Chúa, nhất là mỗi khi rước lấy Mình Máu Người. Có như vậy, ta mới có thể trở nên công cụ bình an của Chúa giữa trần gian. Có như vậy, ta mới không còn sống cho mình nữa nhưng chỉ sống cho Chúa mà thôi.
Bài hát có nội dung ca ngợi tình yêu Chúa (chọn bài hát mọi người có thể hát được, nếu cần chiếu lên màn hình).
Đọc Tin Mừng Ga 13, 1. Sau khi đọc Tin Mừng, thinh lặng một chút.
II. SUY NIỆM 1: CHÚA YÊU THƯƠNG ĐẾN CÙNG.
Tuy thánh Gioan tông đồ không thuật lại việc Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể, nhưng thánh nhân lại cho thấy nội dung tuyệt vời của bí tích này. Nội dung ấy chính là tình yêu. Bởi đó chúng ta không lạ gì khi thấy Giáo Hội gọi bí tích Thánh Thể là bí tích Tình yêu. Một tình yêu quá đỗi lớn lao, quá đỗi huyền nhiệm mà tư tưởng con người khó có thể đạt thấu. Một tình yêu mà ngoài Thiên Chúa, con người khó lòng tìm thấy bất cứ nơi đâu. Tình yêu ấy Chúa đã dâng tặng cho trần gian và cho từng người chúng ta.
Thánh Gioan còn cho thấy, tình yêu ấy là một tình yêu không biên giới: “Người yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian và Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13, 1). “Yêu thương đến cùng”, nghĩa là tình yêu ấy không có giới hạn. Chúa Giêsu yêu trần gian bằng một mối tình không gì có thể cản trở hay lay chuyển, dẫu là tội lỗi của trần gian. Thậm chí cho dẫu trần gian đã đóng đinh Người, Người vẫn một mực yêu thương.
Thật vậy, chính khi bị loại trừ, bị treo trên thập giá, Chúa Giêsu đã biến thập giá thành phương thế cứu độ con người, thành dấu chứng lớn nhất của tình yêu Thiên Chúa. Bởi không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của Đấng là Thiên Chúa làm người thí mạng sống vì người mình yêu. Chính khi con người đóng đinh Chúa Giêsu trên thập giá, thân thể Người lại trở nên lương thực ban sự sống đời đời cho nhân loại. Tội lỗi và sự ác của con người, dù lớn đến đâu, cũng không bao giờ có thể cản trở ý định cứu độ của Thiên Chúa. Thập giá Chúa Kitô, nguồn phát sinh ơn cứu độ, là bằng chứng hùng hồn về chân lý ấy. Và bí tích Thánh Thể là chính thân thể của Chúa Kitô vẫn hiện diện giữa lòng cuộc sống trần gian qua muôn thế hệ, mãi mãi nhắc nhở chúng ta về tình yêu thương lạ lùng ấy. Bí tích Thánh Thể mãi mãi là hiện thân của thế giới thần linh, nhưng vì yêu thương, đã và vẫn hiện diện giữa thế giới phàm nhân. Người hiện diện lúc này, ở đây, và ngay trong chính tâm hồn chúng ta.
Lần chuỗi một chục (hướng ý cầu cho Giáo Hội và thế giới).
III. LỜI NGUYỆN 1 (đọc chung. Nếu cần chiếu lên màn hình).
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, hôm nay chúng con tụ họp nơi đây, cùng nhau dâng lên Chúa sự tôn thờ, lòng biết ơn sâu lắng của chúng con trước tình yêu vô cùng lớn lao của Chúa.
Lạy Chúa, giữa dòng đời mà chúng con đang sống, luôn luôn tấp nập, luôn luôn hối hả. Vì thế, chúng con dễ bị lôi cuốn vào chuyện cơm – áo – gạo – tiền, dễ làm chúng con quên Chúa, quên đi sự sống của linh hồn, ngược lại chỉ lo vun bồi cho cuộc sống hiện tại của mình mà thôi. Đó chỉ là một cuộc sống mau qua, dễ bị hủy diệt, nhưng vì nó cụ thể, có thể nếm trải được, nên chúng con chỉ thấy có nó, chỉ biết dừng lại ở đó mà thôi. Xin hãy dọi ánh sáng tình yêu Chúa vào đời sống chúng con, cho chúng con nếm hưởng sự ngọt ngào của tình yêu ấy, để chúng con hiểu rằng, khi lo cho sự sống đời này của mình, chúng con càng biết chăm lo, biết bồi bổ nhiều hơn cho ơn phần rỗ đời đời của chúng con.
Chúng con thành tâm xin lỗi Chúa vì những thiếu sót ấy. Xin cho chúng con biết ý thức ngày một hơn, Chúa là nguồn bình an. Vì thế chỉ khi chúng con biết để tình yêu của Chúa chiếm lĩnh tâm hồn và toàn bộ cuộc đời mình, chúng con sẽ có bình an. Nhưng để Chúa ngự trị và chiếm lấy toàn bộ con người chúng con, chỉ có một phương cách, đó là lúc chúng con chìm đắm trong cầu nguyện. Bởi đó, xin cho chúng con biết cầu nguyện không ngừng.
Bài hát thích hợp (chọn bài hát mọi người có thể hát được, nếu cần chiếu lên màn hình).
Đọc Tin Mừng Ga 21, 15-17. Sau khi đọc Tin Mừng, thinh lặng một chút.
IV. SUY NIỆM 2: ĐÁP TRẢ TÌNH YÊU.
Sau khi sống lại, Chúa Giêsu đã nhiều lần hiện ra với các môn đệ. Một trong những lần như thế, Chúa đã hỏi thánh Phêrô bằng một câu hỏi lặp đi lặp lại: “Này Simon Phêrô, con có yêu mến Thầy không?”. Thánh Phêrô cũng lặp đi lặp lại lời đáp của mình: “Thưa Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy” (Ga 21, 15-17). Khi hỏi nhiều lần như thế, chắc chắn không phải vì Chúa Giêsu không hiểu rõ lòng thánh Phêrô, cũng không phải Người nghi ngờ sự chân thật của ông, mặc dù ông đã một lần bất tín. Ngược lại, Người muốn ông nhận ra tình yêu trong cuộc khổ nạn của Người và mời gọi ông đáp trả tình yêu ấy.
Nợ tình chỉ có thể đáp lại bằng tình. Bởi “Thiên Chúa muốn tình yêu chứ không muốn hy lễ” (Mt 9, 13). Cũng như thánh Phêrô, có lẽ đã nhiều lần ta quyết tâm đáp lại tình yêu của Chúa, có khi còn muốn quyết tâm cách anh hùng. Nhưng rồi ta vẫn cứ bất trung, vẫn thất tín. Vì thế, cũng như thánh Phêrô, trước Thánh Thể Chúa hôm nay, chúng ta thấy mình cần phải khiêm tốn hơn để nói với Chúa rằng: “Lạy Chúa, Chúa biết và biết rất rõ con yêu mến Chúa, nhưng tự sức mình, con không thể làm được gì”.
Ý thức mình bất lực thế, chúng ta hãy để cho tình yêu của Chúa Kitô thúc đẩy mình yêu thương hơn, dấn thân hơn, thao thức hơn, biết kiểm điểm mình hơn. Vì để cho tình yêu của Chúa thúc đẩy như thế, ta đã sống điều mà thánh Phaolô đã có kinh nghiệm: “Tình yêu Chúa Kitô thúc bách tôi” (2Cr 5, 14a). Bởi nhờ tình yêu của Chúa Kitô, ta cảm nhận chính tình yêu ấy là động lực duy nhất thúc đẩy ta yêu mến Chúa và yêu thương anh em.
Thánh Gioan còn nói thêm: “Không phải chúng ta yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta và đã sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta” (1Ga 4, 10). Và nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế, đến lượt mình, chúng ta cũng phải yêu thương nhau. Đó cũng chính là điều Chúa dạy chúng ta: “Anh em gọi Ta là Thầy và là Chúa thì phải lắm. Vì quả thật, Ta là Thầy, là Chúa. Vậy nếu Ta là Thầy và là Chúa mà còn rửa chân cho anh em, anh em cũng phải rửa chân cho nhau” (Ga 13, 13-14).
Lần chuỗi một chục (hướng ý cầu cho giáo phận và giáo xứ hay cộng đoàn).
V. LỜI NGUYỆN 2 (đọc chung. Nếu cần chiếu lên màn hình).
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Chúa yêu thương chúng con, không những bằng chia sẻ cuộc sống với chúng con qua việc nhập thể, mà còn cho chúng con tham dự vào chính sự sống của Thiên Chúa, nhờ rước lấy Thánh Thể Chúa. Chính vì thế, Chúa mời gọi chúng con ở lại trong tình yêu của Chúa, kết hợp với Chúa như cành nho với thân nho, để nhận được sự song của Chúa.
Xin cho chúng con biết mến Chúa cách chân thành, và khi đã yêu Chúa, chúng con biết lên đường rao truyền tình yêu ấy cho những anh chị em xung quanh chúng con.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Chúa là tình yêu, xin ban cho chúng con một trái tim mới, một trái tim biết yêu thương, một trái tim biết đau nỗi đau của anh em, biết cảm thông với những con người yếu đuối, tội lỗi. Xin cho trái tim chúng con nên giống trái tim Chúa, biết đáp lại tình yêu của Chúa, biết yêu thương mọi người và sẵn sàng hy sinh phục vụ anh chị em, như Chúa đã yêu thương và hạ mình phục vụ ơn phần rỗi của chúng con. Amen.
Bài hát thích hợp (chọn bài hát mọi người có thể hát được, nếu cần chiếu lên màn hình).
VI. KINH TẬN HIẾN (đọc chung. Nếu cần chiếu lên màn hình).
Lạy Chúa Giêsu, / từ nay chúng con xin hoàn toàn tận hiến cho Chúa. / Trong bàn tay từ ái của Chúa, / chúng con dâng hiến trọn vẹn quá khứ, / hiện tại và tương lai của chúng con. / Lạy Chúa Giêsu, / từ nay xin Chúa hãy săn sóc, / bảo vệ, / chở che gia đình chúng con. / Xin giúp chúng con trở thành những người con ngoan hiền của Chúa / và của Mẹ Maria Rất Thánh, / Mẹ Chúa.
Lạy Chúa, / chúng cin xin lòng nhân ái của Chúa chiến thắng mọi thế lực ác thần trên thế gian. / Xin cho những ai khi sùng kính lòng nhân ái Chúa sẽ không bị hủy diệt. / Xin lòng nhân ái của Chúa trở thành niềm vui của họ ngay đời này, / là niềm hy vọng trong lúc sinh thì / và là vinh quang của họ trong cuộc sống vĩnh hằng./ Chúng con cầu xin vì Chúa hằng sống hằng trị muôn đời./ Amen.
Gợi ý để mọi người thinh lặng cầu nguyện riêng chừng 1-2 phút. Đặc biệt, xin mọi người hướng về Đức Thánh Cha để hiệp thông với ngài mà cầu nguyện cho thế giới và Giáo Hội.
MẤY KINH GỢI Ý
(Nếu còn giờ thì đọc một hay đọc cả hai kinh gợi ý này)
KINH CẦU CHO GIÁO PHẬN
1. Lạy Thiên Chúa từ nhân, Chúa không ngừng đưa tay che chở đoàn dân Chúa. Từ ngàn xưa, khi dân Chúa còn đang trông chờ ơn cứu độ như lời Chúa hứa, Chúa đã dùng bàn tay mạnh cánh tay hùng che chở đoàn dân của Chúa, để qua những thăng trầm, đoàn dân Chúa luôn luôn đứng vững và trung thành.
Giáo phận chúng con cũng là đoàn dân được Chúa yêu thương và dẫn dắt, nhờ đó, giáo phận chúng con không ngừng phát triển, và đứng vững trong đời sống đức tin.
2. Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, chúng con xin dâng hiến giáo phận chúng con cho Thánh Tâm Chúa. Chúng con cảm tạ Thánh Tâm Chúa vì muôn hồng ân mà Thánh Tâm Chúa đã tuôn đổ dư tràn trên giáo phận chúng con. Nhờ sự bảo trợ của Thánh Tâm, dù phải trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, giáo phận chúng con vẫn biết ý thức sống Phúc Âm Chúa.
Tuy nhiên, chúng con vẫn còn nhiều thiếu sót trong việc làm chứng cho đức tin, vì thế còn hàng trăm ngàn người đang sống trên giáo phận chúng con chưa biết Chúa và nhiều anh chị em khác vẫn đang đau khổ và nghèo khó. Chúng con xin Chúa tha thứ những lỗi lầm này. Chúng con xin quyết tâm tích cực cộng tác với Đức Giám Mục giáo phận hoạt động cho nước Chúa ngày thêm mở rộng. Đặc biệt trong năm Đức Tin, chúng con sẽ nỗ lực học và sống Lời Chúa, để trở nên chứng tá đức tin có hiệu năng hơn.
3. Lạy Mẹ Maria, Đấng phù hộ các giáo hữu, xin giúp chúng con luôn trung thành với đức tin, biết làm sáng danh Chúa nơi mọi môi trường chúng con sống và làm việc. Xin cho chúng con luôn hiệp nhất với nhau trong niềm hy vọng được cùng nhau hân hoan sum họp trên quê trời. Amen.
THÁNH THỂ MẦU NHIỆM SỰ SÁNG
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, / Chúa là Sự Sáng phát xuất từ Sự Sáng, / để tất cả những ai đến với Chúa, tin Chúa, và yêu mến Chúa, / đều trở thành nguồn sáng chiếu tỏa cho trần gian.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, / xin tỏa ánh sáng Tin Mừng vào cuộc đời chúng con, / để chúng con lên đường theo lệnh truyền của Chúa, / nhẹ nhàng và thanh thoát, / không cậy dựa vào khả năng bản thân hay phương tiện trần thế, / mà chỉ dựa vào ơn Chúa, / để sống Lời Chúa và nói Lời Chúa cho đồng loại xung quanh chúng con.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, / Ánh Sáng chói lòa phá tan bóng tối, / xin cho chúng con biết chia sẻ Tin Mừng với niềm vui của người tìm được viên ngọc quí. / Và nói về Chúa như nói về người bạn thân của chúng con. / Nhờ đó chúng con có khả năng thắp sáng đức tin của mình/ nhằm đẩy lui bóng tối của sự dữ, / bất công và sa đọa nơi chính bản thân chúng con, / hoặc nơi môi trường chúng con sống.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, / Sự Sáng nguồn mọi sự sáng, / xin cho chúng con biết thắp lên ánh sáng của niềm thông cảm đối với nỗi đau của đồng loại,/để nhờ sự thông cảm của chúng con, / sẽ lau khô giọt lệ của bao người đau khổ thể xác và tinh thần.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, / trên hết mọi sự, xin cho chúng con hướng về Chúa là Nguồn Sáng, / để chúng con cũng trở thành ánh sáng trần gian.
Nhưng lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, / thế giới thật bao la, / vòng tay chúng con thật bé nhỏ, / Chúa hãy dạy chúng con nắm lấy tay nhau thắp lên ánh sáng của tình yêu hiệp nhất và huynh đệ, / để mỗi chúng con dù chỉ là những đốm sáng, / sẽ nên bó đuốc sáng của trần gian, / đủ mạnh và lên đường, / nhẹ nhàng và thanh thoát. Amen.
Hát kết thúc: Kinh Hòa Bình để cầu cho Giáo Hội, Giáo phận và thế giới.
Kinh Trông cậy: Chúng con trông cậy Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời…
Ba câu lạy…
Chúa Nhật 2.6.2013, lễ Mình và Máu Chúa Giêsu
Trong tinh thần hiệp thông với Đức Thánh Cha
và toàn thể Giáo Hội khắp thế giời
A. DIỄN TIẾN GIỜ CHẦU
- Dấu Thánh Giá.
- Một bài hát mở đầu.
- Gợi ý bước vào giờ chầu.
- Hát một bài hát ca ngợi tình yêu Chúa.
- Đọc Tin Mừng Ga 13, 1. Sau khi đọc Tin Mừng, thinh lặng một chút.
- Suy niệm 1.
- Lần chuỗi một chục.
- Lời nguyện 1 (mọi người cùng đọc chung).
- Một bài hat thích hợp.
- Đọc Tinh mừng Ga 21, 15-17. Sau Tin Mừng, thinh lặng một chút.
- Suy niệm 2.
- Lần chuỗi một chục.
- Lời nguyện 2 (mọi người đọc chung).
- Một bài hát thích hợp.
- Đọc kinh Tận hiến (thay lời nguyện kết thúc).
B. CHẦU THÁNH THỂ
Bài hát khai mạc (chọn bài hát mọi người có thể hát được, nếu cần chiếu lên màn hình).
I. GỢI Ý ĐỂ BƯỚC VÀO GIỜ CHẦU.
Hôm nay chúng ta vui mừng tụ họp nhau đây để tạ ơn về tình yêu xuất phát từ Thiên Chúa mà mỗi người đã lãnh nhận. Đồng thời chúng ta cũng được mời gọi chia sẻ món quà tình yêu ấy cho mọi người.
Đến trước mặt Chúa Giêsu Thánh Thể hôm nay, chúng ta không quên xin Người nâng đỡ trong những lúc ngã lòng, chán nản, nhất là những hoàn cảnh ngặt nghèo, bi thương của đời sống, để tình yêu của Chúa nên nguồn cậy dựa vững chắc cho đức tin của chúng ta.
Xin cho chúng ta được tan biến trong Chúa, nhất là mỗi khi rước lấy Mình Máu Người. Có như vậy, ta mới có thể trở nên công cụ bình an của Chúa giữa trần gian. Có như vậy, ta mới không còn sống cho mình nữa nhưng chỉ sống cho Chúa mà thôi.
Bài hát có nội dung ca ngợi tình yêu Chúa (chọn bài hát mọi người có thể hát được, nếu cần chiếu lên màn hình).
Đọc Tin Mừng Ga 13, 1. Sau khi đọc Tin Mừng, thinh lặng một chút.
II. SUY NIỆM 1: CHÚA YÊU THƯƠNG ĐẾN CÙNG.
Tuy thánh Gioan tông đồ không thuật lại việc Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể, nhưng thánh nhân lại cho thấy nội dung tuyệt vời của bí tích này. Nội dung ấy chính là tình yêu. Bởi đó chúng ta không lạ gì khi thấy Giáo Hội gọi bí tích Thánh Thể là bí tích Tình yêu. Một tình yêu quá đỗi lớn lao, quá đỗi huyền nhiệm mà tư tưởng con người khó có thể đạt thấu. Một tình yêu mà ngoài Thiên Chúa, con người khó lòng tìm thấy bất cứ nơi đâu. Tình yêu ấy Chúa đã dâng tặng cho trần gian và cho từng người chúng ta.
Thánh Gioan còn cho thấy, tình yêu ấy là một tình yêu không biên giới: “Người yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian và Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13, 1). “Yêu thương đến cùng”, nghĩa là tình yêu ấy không có giới hạn. Chúa Giêsu yêu trần gian bằng một mối tình không gì có thể cản trở hay lay chuyển, dẫu là tội lỗi của trần gian. Thậm chí cho dẫu trần gian đã đóng đinh Người, Người vẫn một mực yêu thương.
Thật vậy, chính khi bị loại trừ, bị treo trên thập giá, Chúa Giêsu đã biến thập giá thành phương thế cứu độ con người, thành dấu chứng lớn nhất của tình yêu Thiên Chúa. Bởi không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của Đấng là Thiên Chúa làm người thí mạng sống vì người mình yêu. Chính khi con người đóng đinh Chúa Giêsu trên thập giá, thân thể Người lại trở nên lương thực ban sự sống đời đời cho nhân loại. Tội lỗi và sự ác của con người, dù lớn đến đâu, cũng không bao giờ có thể cản trở ý định cứu độ của Thiên Chúa. Thập giá Chúa Kitô, nguồn phát sinh ơn cứu độ, là bằng chứng hùng hồn về chân lý ấy. Và bí tích Thánh Thể là chính thân thể của Chúa Kitô vẫn hiện diện giữa lòng cuộc sống trần gian qua muôn thế hệ, mãi mãi nhắc nhở chúng ta về tình yêu thương lạ lùng ấy. Bí tích Thánh Thể mãi mãi là hiện thân của thế giới thần linh, nhưng vì yêu thương, đã và vẫn hiện diện giữa thế giới phàm nhân. Người hiện diện lúc này, ở đây, và ngay trong chính tâm hồn chúng ta.
Lần chuỗi một chục (hướng ý cầu cho Giáo Hội và thế giới).
III. LỜI NGUYỆN 1 (đọc chung. Nếu cần chiếu lên màn hình).
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, hôm nay chúng con tụ họp nơi đây, cùng nhau dâng lên Chúa sự tôn thờ, lòng biết ơn sâu lắng của chúng con trước tình yêu vô cùng lớn lao của Chúa.
Lạy Chúa, giữa dòng đời mà chúng con đang sống, luôn luôn tấp nập, luôn luôn hối hả. Vì thế, chúng con dễ bị lôi cuốn vào chuyện cơm – áo – gạo – tiền, dễ làm chúng con quên Chúa, quên đi sự sống của linh hồn, ngược lại chỉ lo vun bồi cho cuộc sống hiện tại của mình mà thôi. Đó chỉ là một cuộc sống mau qua, dễ bị hủy diệt, nhưng vì nó cụ thể, có thể nếm trải được, nên chúng con chỉ thấy có nó, chỉ biết dừng lại ở đó mà thôi. Xin hãy dọi ánh sáng tình yêu Chúa vào đời sống chúng con, cho chúng con nếm hưởng sự ngọt ngào của tình yêu ấy, để chúng con hiểu rằng, khi lo cho sự sống đời này của mình, chúng con càng biết chăm lo, biết bồi bổ nhiều hơn cho ơn phần rỗ đời đời của chúng con.
Chúng con thành tâm xin lỗi Chúa vì những thiếu sót ấy. Xin cho chúng con biết ý thức ngày một hơn, Chúa là nguồn bình an. Vì thế chỉ khi chúng con biết để tình yêu của Chúa chiếm lĩnh tâm hồn và toàn bộ cuộc đời mình, chúng con sẽ có bình an. Nhưng để Chúa ngự trị và chiếm lấy toàn bộ con người chúng con, chỉ có một phương cách, đó là lúc chúng con chìm đắm trong cầu nguyện. Bởi đó, xin cho chúng con biết cầu nguyện không ngừng.
Bài hát thích hợp (chọn bài hát mọi người có thể hát được, nếu cần chiếu lên màn hình).
Đọc Tin Mừng Ga 21, 15-17. Sau khi đọc Tin Mừng, thinh lặng một chút.
IV. SUY NIỆM 2: ĐÁP TRẢ TÌNH YÊU.
Sau khi sống lại, Chúa Giêsu đã nhiều lần hiện ra với các môn đệ. Một trong những lần như thế, Chúa đã hỏi thánh Phêrô bằng một câu hỏi lặp đi lặp lại: “Này Simon Phêrô, con có yêu mến Thầy không?”. Thánh Phêrô cũng lặp đi lặp lại lời đáp của mình: “Thưa Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy” (Ga 21, 15-17). Khi hỏi nhiều lần như thế, chắc chắn không phải vì Chúa Giêsu không hiểu rõ lòng thánh Phêrô, cũng không phải Người nghi ngờ sự chân thật của ông, mặc dù ông đã một lần bất tín. Ngược lại, Người muốn ông nhận ra tình yêu trong cuộc khổ nạn của Người và mời gọi ông đáp trả tình yêu ấy.
Nợ tình chỉ có thể đáp lại bằng tình. Bởi “Thiên Chúa muốn tình yêu chứ không muốn hy lễ” (Mt 9, 13). Cũng như thánh Phêrô, có lẽ đã nhiều lần ta quyết tâm đáp lại tình yêu của Chúa, có khi còn muốn quyết tâm cách anh hùng. Nhưng rồi ta vẫn cứ bất trung, vẫn thất tín. Vì thế, cũng như thánh Phêrô, trước Thánh Thể Chúa hôm nay, chúng ta thấy mình cần phải khiêm tốn hơn để nói với Chúa rằng: “Lạy Chúa, Chúa biết và biết rất rõ con yêu mến Chúa, nhưng tự sức mình, con không thể làm được gì”.
Ý thức mình bất lực thế, chúng ta hãy để cho tình yêu của Chúa Kitô thúc đẩy mình yêu thương hơn, dấn thân hơn, thao thức hơn, biết kiểm điểm mình hơn. Vì để cho tình yêu của Chúa thúc đẩy như thế, ta đã sống điều mà thánh Phaolô đã có kinh nghiệm: “Tình yêu Chúa Kitô thúc bách tôi” (2Cr 5, 14a). Bởi nhờ tình yêu của Chúa Kitô, ta cảm nhận chính tình yêu ấy là động lực duy nhất thúc đẩy ta yêu mến Chúa và yêu thương anh em.
Thánh Gioan còn nói thêm: “Không phải chúng ta yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta và đã sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta” (1Ga 4, 10). Và nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế, đến lượt mình, chúng ta cũng phải yêu thương nhau. Đó cũng chính là điều Chúa dạy chúng ta: “Anh em gọi Ta là Thầy và là Chúa thì phải lắm. Vì quả thật, Ta là Thầy, là Chúa. Vậy nếu Ta là Thầy và là Chúa mà còn rửa chân cho anh em, anh em cũng phải rửa chân cho nhau” (Ga 13, 13-14).
Lần chuỗi một chục (hướng ý cầu cho giáo phận và giáo xứ hay cộng đoàn).
V. LỜI NGUYỆN 2 (đọc chung. Nếu cần chiếu lên màn hình).
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Chúa yêu thương chúng con, không những bằng chia sẻ cuộc sống với chúng con qua việc nhập thể, mà còn cho chúng con tham dự vào chính sự sống của Thiên Chúa, nhờ rước lấy Thánh Thể Chúa. Chính vì thế, Chúa mời gọi chúng con ở lại trong tình yêu của Chúa, kết hợp với Chúa như cành nho với thân nho, để nhận được sự song của Chúa.
Xin cho chúng con biết mến Chúa cách chân thành, và khi đã yêu Chúa, chúng con biết lên đường rao truyền tình yêu ấy cho những anh chị em xung quanh chúng con.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Chúa là tình yêu, xin ban cho chúng con một trái tim mới, một trái tim biết yêu thương, một trái tim biết đau nỗi đau của anh em, biết cảm thông với những con người yếu đuối, tội lỗi. Xin cho trái tim chúng con nên giống trái tim Chúa, biết đáp lại tình yêu của Chúa, biết yêu thương mọi người và sẵn sàng hy sinh phục vụ anh chị em, như Chúa đã yêu thương và hạ mình phục vụ ơn phần rỗi của chúng con. Amen.
Bài hát thích hợp (chọn bài hát mọi người có thể hát được, nếu cần chiếu lên màn hình).
VI. KINH TẬN HIẾN (đọc chung. Nếu cần chiếu lên màn hình).
Lạy Chúa Giêsu, / từ nay chúng con xin hoàn toàn tận hiến cho Chúa. / Trong bàn tay từ ái của Chúa, / chúng con dâng hiến trọn vẹn quá khứ, / hiện tại và tương lai của chúng con. / Lạy Chúa Giêsu, / từ nay xin Chúa hãy săn sóc, / bảo vệ, / chở che gia đình chúng con. / Xin giúp chúng con trở thành những người con ngoan hiền của Chúa / và của Mẹ Maria Rất Thánh, / Mẹ Chúa.
Lạy Chúa, / chúng cin xin lòng nhân ái của Chúa chiến thắng mọi thế lực ác thần trên thế gian. / Xin cho những ai khi sùng kính lòng nhân ái Chúa sẽ không bị hủy diệt. / Xin lòng nhân ái của Chúa trở thành niềm vui của họ ngay đời này, / là niềm hy vọng trong lúc sinh thì / và là vinh quang của họ trong cuộc sống vĩnh hằng./ Chúng con cầu xin vì Chúa hằng sống hằng trị muôn đời./ Amen.
Gợi ý để mọi người thinh lặng cầu nguyện riêng chừng 1-2 phút. Đặc biệt, xin mọi người hướng về Đức Thánh Cha để hiệp thông với ngài mà cầu nguyện cho thế giới và Giáo Hội.
MẤY KINH GỢI Ý
(Nếu còn giờ thì đọc một hay đọc cả hai kinh gợi ý này)
KINH CẦU CHO GIÁO PHẬN
1. Lạy Thiên Chúa từ nhân, Chúa không ngừng đưa tay che chở đoàn dân Chúa. Từ ngàn xưa, khi dân Chúa còn đang trông chờ ơn cứu độ như lời Chúa hứa, Chúa đã dùng bàn tay mạnh cánh tay hùng che chở đoàn dân của Chúa, để qua những thăng trầm, đoàn dân Chúa luôn luôn đứng vững và trung thành.
Giáo phận chúng con cũng là đoàn dân được Chúa yêu thương và dẫn dắt, nhờ đó, giáo phận chúng con không ngừng phát triển, và đứng vững trong đời sống đức tin.
2. Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, chúng con xin dâng hiến giáo phận chúng con cho Thánh Tâm Chúa. Chúng con cảm tạ Thánh Tâm Chúa vì muôn hồng ân mà Thánh Tâm Chúa đã tuôn đổ dư tràn trên giáo phận chúng con. Nhờ sự bảo trợ của Thánh Tâm, dù phải trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, giáo phận chúng con vẫn biết ý thức sống Phúc Âm Chúa.
Tuy nhiên, chúng con vẫn còn nhiều thiếu sót trong việc làm chứng cho đức tin, vì thế còn hàng trăm ngàn người đang sống trên giáo phận chúng con chưa biết Chúa và nhiều anh chị em khác vẫn đang đau khổ và nghèo khó. Chúng con xin Chúa tha thứ những lỗi lầm này. Chúng con xin quyết tâm tích cực cộng tác với Đức Giám Mục giáo phận hoạt động cho nước Chúa ngày thêm mở rộng. Đặc biệt trong năm Đức Tin, chúng con sẽ nỗ lực học và sống Lời Chúa, để trở nên chứng tá đức tin có hiệu năng hơn.
3. Lạy Mẹ Maria, Đấng phù hộ các giáo hữu, xin giúp chúng con luôn trung thành với đức tin, biết làm sáng danh Chúa nơi mọi môi trường chúng con sống và làm việc. Xin cho chúng con luôn hiệp nhất với nhau trong niềm hy vọng được cùng nhau hân hoan sum họp trên quê trời. Amen.
THÁNH THỂ MẦU NHIỆM SỰ SÁNG
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, / Chúa là Sự Sáng phát xuất từ Sự Sáng, / để tất cả những ai đến với Chúa, tin Chúa, và yêu mến Chúa, / đều trở thành nguồn sáng chiếu tỏa cho trần gian.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, / xin tỏa ánh sáng Tin Mừng vào cuộc đời chúng con, / để chúng con lên đường theo lệnh truyền của Chúa, / nhẹ nhàng và thanh thoát, / không cậy dựa vào khả năng bản thân hay phương tiện trần thế, / mà chỉ dựa vào ơn Chúa, / để sống Lời Chúa và nói Lời Chúa cho đồng loại xung quanh chúng con.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, / Ánh Sáng chói lòa phá tan bóng tối, / xin cho chúng con biết chia sẻ Tin Mừng với niềm vui của người tìm được viên ngọc quí. / Và nói về Chúa như nói về người bạn thân của chúng con. / Nhờ đó chúng con có khả năng thắp sáng đức tin của mình/ nhằm đẩy lui bóng tối của sự dữ, / bất công và sa đọa nơi chính bản thân chúng con, / hoặc nơi môi trường chúng con sống.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, / Sự Sáng nguồn mọi sự sáng, / xin cho chúng con biết thắp lên ánh sáng của niềm thông cảm đối với nỗi đau của đồng loại,/để nhờ sự thông cảm của chúng con, / sẽ lau khô giọt lệ của bao người đau khổ thể xác và tinh thần.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, / trên hết mọi sự, xin cho chúng con hướng về Chúa là Nguồn Sáng, / để chúng con cũng trở thành ánh sáng trần gian.
Nhưng lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, / thế giới thật bao la, / vòng tay chúng con thật bé nhỏ, / Chúa hãy dạy chúng con nắm lấy tay nhau thắp lên ánh sáng của tình yêu hiệp nhất và huynh đệ, / để mỗi chúng con dù chỉ là những đốm sáng, / sẽ nên bó đuốc sáng của trần gian, / đủ mạnh và lên đường, / nhẹ nhàng và thanh thoát. Amen.
Hát kết thúc: Kinh Hòa Bình để cầu cho Giáo Hội, Giáo phận và thế giới.
Kinh Trông cậy: Chúng con trông cậy Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời…
Ba câu lạy…
Lễ Mình Máu Chúă: Bữa Tiệc Thánh Yêu Thương
Lm. Đan Vinh
21:17 29/05/2013
LỄ MÌNH MÁU CHÚA
St 14,18-20; 1 Cr 11,23-26; Lc 9,11b-17
BỮA TIỆC THÁNH YÊU THƯƠNG
I. HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG: Lc 9,11b-17
(11b) Khi ấy, Đức Giê-su nói với dân chúng về Nước Thiên Chúa và chữa lành những kẻ cần được chữa. (12) Ngày đã bắt đầu tàn. Nhóm Mười Hai đến bên Đức Giê-su thưa Người rằng: “Xin Thầy cho đám đông về, để họ vào các làng mạc nông trại quanh đây tìm chỗ trọ và kiếm thức ăn, vì nơi chúng ta đang ở đây là nơi hoang vắng”. (13) Đức Giê-su bảo: “Chính anh em hãy cho họ ăn”. Các ông đáp: “Chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá. Trừ phi chính chúng con phải đi mua thức ăn cho cả đám dân này”. (14) Quả thật có tới chừng năm ngàn đàn ông. Đức Giê-su nói với các môn đệ: “Anh em hãy bảo họ ngả mình thành từng nhóm khỏang năm mươi người một”. (15) Các môn đệ làm y như vậy, và bảo mọi người ngả mình xuống. (16) Bấy giờ Đức Giê-su cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ, để các ông dọn ra cho đám đông. (17) Mọi người đều ăn và ai nấy được no nê. Những miếng vụn còn thừa, người ta thu lại được mười hai thúng.
2. Ý CHÍNH:
Thánh Luca thuật lại phép lạ Đức Giê-su nhân bánh ra nhiều để nuôi đám đông dân chúng. Trước nhu cầu của đám đông, các môn đệ đề nghị giải tán để mỗi người tự lo liệu việc ăn nghỉ cho mình. Nhưng Đức Giê-su lại truyền cho các ông rằng: “Anh em hãy liệu cho họ ăn đi”. Sau đó, dù các ông chỉ kiếm được năm cái bánh và hai con cá, nhưng Đức Giê-su đã sử dụng số lượng ít oi này để nhân ra nhiều gấp bội mà cho dân chúng được ăn no. Số bánh dư thu lại được mười hai thúng. Số người ăn hôm ấy khoảng chừng 5000 đàn ông.
3. CHÚ THÍCH:
- C 11b-12: + Đức Giê-su nói với dân chúng về Nước Thiên Chúa: Nước Thiên Chúa hay Nước Trời là trọng tâm các bài giảng của Đức Giê-su. Lu-ca cho thấy Đức Giê-su đã giảng trước khi làm phép lạ nhân bánh. Đây cũng là khuôn mẫu của thánh lễ sẽ được Hội thánh cử hành sau này. Thánh lễ cũng gồm hai phần chính là Phụng vụ Lời Chúa và Phụng vụ Thánh Thể. + Chữa lành những kẻ cần được chữa: Lời giảng luôn được kèm theo phép lạ chữa bệnh. Đó là đặc điểm về cách thức truyền giảng Tin mừng của Đức Giê-su và là khuôn mẫu cho việc truyền giáo sau này. + Xin Thầy cho đám đông về, để họ vào các làng mạc nông trại quanh đây tìm chỗ trọ và kiếm thức ăn: Câu nói của các môn đệ cho thấy: Tuy có quan tâm đến nhu cầu ăn uống ngủ nghỉ của dân chúng, nhưng các ông lại không thấy trách nhiệm phải phục vụ để đáp ứng các nhu cầu này của họ.
- C 13-14: + “Chính anh em hãy cho họ ăn”: Đức Giê-su trao trách nhiệm cho các môn đệ phải lo phục vụ dân chúng cả về thể xác nữa. Sau này kinh “Thương người có mười bốn mối” cũng đề cập đến các việc bác ái cụ thể mà người tín hữu phải chu tòan như: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, cho khách đỗ nhà, chuộc kẻ làm tôi, chôn xác kẻ chết. + “Chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá”: Bánh và cá là thức ăn thường ngày của dân chúng miền biển Ga-li-lê. Năm chiếc bánh và hai con cá ở đây là của một bé trai (x. Ga 6,9). Tuy nhiên số thức ăn này chẳng thấm vào đâu so với đám đông dân chúng. Điều này nói lên khả năng hữu hạn của các môn đệ. Nhưng Đức Giê-su lại muốn các ông cộng tác bằng việc góp phần nhỏ bé ấy vào phép lạ lớn lao mà Người sắp làm. + Anh em hãy bảo họ ngả mình: Thời xưa người miền Cận Đông thường ăn trong tư thế nằm nghiêng từng giường. + thành từng nhóm khoảng 50 người một: Họp thành từng nhóm gợi lại kỷ niệm việc Mô-sê tổ chức dân Do-thái trong sa mạc thời Xuất hành. Đây đuợc coi là cách tổ chức lý tưởng của dân Chúa (x, Xh 18,21.25). Đức Giê-su muốn các môn đệ tổ chức đám đông ô hợp thành từng cộng đoàn. Các ông trở nên những “Thừa tác viên” phục vụ cho cộng đoàn ấy.
- C 15-17: + Các môn đệ làm y như vậy: Các môn đệ mau mắn làm theo Lời Đức Giê-su dạy, dù lúc ấy các ông chưa biết Người sắp làm gì. + Đức Giêsu cầm lấy năm cái bánh và hai con cá...: theo phong tục của người Do thái thì trước bữa ăn, gia trưởng thường đọc một kinh cảm tạ Thiên Chúa. Ở đây Đức Giêsu cũng cầu nguyện bằng một nghi thức có tính phung vụ như Lu-ca viết: “cầm lấy bánh, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho môn đệ”. Những cử chỉ này giống như khi Người lập bí tích Thánh Thể tại nhà Tiệc ly (x. Lc 22,19), và trong bữa ăn tối với hai môn đệ tại làng Em-mau (x.Lc 24,30). + Trao cho các môn đệ, để các ông dọn ra cho đám đông: Đức Giê-su không trực tiếp trao bánh, nhưng Người trao qua trung gian là các môn đệ. Ngày nay vai trò của các linh mục và phó tế cũng giống như vậy trong các cộng đoàn và các xứ đạo. + Mọi người đều ăn, và ai nấy được no nê... Những miếng vụn còn thừa, người ta thu lại được mười hai thúng: no nê và dư thừa nói lên đồ ăn dồi dào. Điều này đã ứng nghiệm về bữa tiệc Thiên Sai mà Isai-a đã báo trước: “Ngày ấy, trên núi này, Đức Chúa các đạo binh sẽ đãi muôn dân một bữa tiệc: tiệc thịt béo, tiệc rượu ngon” (Is 25,6), 12 thúng đầy tương ứng với 12 môn đệ phục vụ dân chúng hôm ấy. Việc các môn đệ thu nhặt lại số bánh và cá dư cho thấy bữa ăn này sẽ còn tiếp tục kéo dài để đón thêm những thực khách đông đảo hơn sau này.
4. CÂU HỎI:
1-Thánh lễ gồm có hai phần chính là những phần nào? 2-Câu nào cho thấy Đức Giê-su muốn các môn đệ của Người phải góp phần phục vụ dân chúng cả về phương diện thể xác? 3-Tại sao Đức Giê-su lại bảo môn đệ cho dân chúng ngả mình nằm thành từng nhóm 50 người? 4-Tại sao Đức Giê-su lại xử dụng 5 chiếc bánh và hai con cá do môn đệ góp để nhân ra nhiều? 5-Ngày nay những cử chỉ của Đức Giê-su làm trong phép lạ nhân bánh ra nhiều được Hội thánh lặp lại trong lễ nghi nào? 6-Trong Thánh lễ khi nào bánh rượu trở thành Mình Máu Thánh Chúa? 7-Trường hợp bánh rượu đã được truyền phép bị hư hỏng không ăn uống được, thì bấy giờ có còn là Mình Máu Thánh Chúa Giê-su nữa không? 8-Ta phải có thái độ nào đối với những mụn Bánh Thánh đã được truyền phép rơi xuống đất? 9-Mỗi ngày các tín hữu được rước lễ mấy lần? 10-Tại sao các tín hữu nên năng rước lễ mỗi ngày?
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: “Bấy giờ Đức Giêsu cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho môn đệ để các ông dọn ra cho đám đông” (Lc 9,16).
2. CÂU CHUYỆN: “MÌNH THÁNH Ở TRONG LÒNG TÔI”
Thời kỳ cách mạng Pháp, có một cha xứ miền Bờ-ta-nhờ (Bretagne) đưa Mình Thánh Chúa đến cho một gia đình. Theo giúp Cha là một cậu bé tên là Ben-gia-manh (Benjamin). Bấy giờ cha xứ bị bọn lính phát hiện và đuổi theo gấp. Ngài vội dúi vào tay cậu bé chiếc hộp nhỏ có đựng Mình Thánh Chúa trước khi chạy trốn. Ssau đó cha đã bị bắt và bị giết chết. Bấy giờ cậu bé Ben-gia-manh vừa chạy vừa mở hộp lấy Mình Thánh Chúa bỏ vào miệng mà nuốt đi. Sau đó cậu bé cũng bị bắt và bị tra hỏi về nơi đã cất giấu Mình Thánh Chúa. Cậu hiên ngang chỉ tay vào người mình và nói rằng: “Mình Thánh Chúa đang ở trong người tôi đây này! Các ông hãy mổ ra mà lấy”. Bọn lính điên tiết đã đâm chết cậu bé rồi chôn vùi xác chết của hai cha con dưới một gốc cây sồi ở đầu làng. Một thời gian sau thì cuộc cách mạng đã dần dần lụi tàn và cuối cùng bị thất bại. Một hôm một cơn bão lốc xóay rất mạnh đã đốn ngã cây sồi cổ thụ kia, để lộ ra hai xác chết của cha xứ và cậu bé giúp lễ. Người ta đã phát hiện ra Mình Thánh Chúa vẫn đang còn ngự trong người cậu khi thấy thân xác cậu vẫn ngời sáng ánh hào quang.
3. SUY NIỆM:
+ THÁNH LỄ BỮA TIỆC THÁNH YÊU THƯƠNG: Đức Giê-su đã thiết lập bí tích này trong bữa ăn tối cuối cùng với các môn đệ trước khi chịu khổ nạn. Đang khi ăn, Người cầm lấy tấm bánh không men mà nói: “Này là Mình Thầy... Hãy cầm lấy mà ăn”. Rồi Người cầm lấy chén rượu nho mà nói: “Này là chén Máu Thầy... Hãy cầm lấy mà uống”. Cuối cùng Người truyền cho các ông: “Anh em hãy làm việc này để tưởng nhớ Thầy”. Từ đó, Hội thánh đã vâng lời Chúa cử hành bí tích Thánh Thể. Thánh lễ chính là bữa tiệc thánh trong đó Chúa dọn ra hai của ăn nuôi dưỡng đức tin của các tín hữu là Lời Chúa và Mình Thánh Chúa.
+ THÁNH LỄ TÁI DIỄN LỄ HY SINH THÁNH GIÁ: Đức Giê-su đã nói với các môn đệ khi thiết lập bí tích Thánh Thể như sau: “Đây là Mình Thầy sắp bị nộp vì anh em... Đây là chén Máu Thầy sắp đổ ra vì anh em”. Do đó khi rước lễ là chúng ta đã đón rước chính Đức Giê-su và được hiệp thông với Đấng đã chịu chết vì tội lỗi chúng ta và đã sống lại để phục hồi sự sống thiêng liêng cho chúng ta.
+ THÁNH LỄ TRONG CUỘC SỐNG HÔM NAY: Mỗi phút giây qua đi, có biết bao tấm bánh vật chất được bẻ ra để nuôi sống thân xác con người. Trong mỗi tấm bánh ấy cũng có bóng dáng của bánh Thánh Thể của Chúa Giê-su. Nếu ta siêng năng đến nhà thờ lãnh nhận Mình Thánh Chúa, thì trong đời thường chúng ta cũng sẽ dễ dàng chia sẻ tấm bánh vật chất cho tha nhân. Mỗi lần tham dự thánh lễ, chúng ta hãy kết hiệp với lễ vật là bánh rượu trên bàn thờ để dâng lên Thiên Chúa những nỗi lo toan vất vả, những đau khổ thể xác cũng như tâm hồn, cùng những người thân yêu và cả những kẻ bệnh tật nghèo đói... như những lễ vật đẹp lòng Thiên Chúa. Để sẽ được biến hóa nên Bánh Thánh nuôi dưỡng đức tin. Nhờ đó chúng ta sẽ dễ dàng thực thi bác ái là chia sẻ cơm bánh cho tha nhân, như Đức Giê-su đã truyền cho các môn đệ: “Các con hãy cho họ ăn đi”.
4. THẢO LUẬN:
1) Khi tham dự Thánh lễ, ta cần ăn mặc thế nào cho xứng đáng? Phải đến sớm hay trễ? Nên ngồi trong nhà thờ hay ngồi ở ngoài sân để hút thuốc và nói chuyện? 2) Ta cần đi dự lễ với thái độ thế nào? 3) Làm sao để việc rước lễ được sốt sắng và tránh mang tính hình thức bề ngòai? 4) Ta cần dọn mình trước và cám ơn sau khi rước lễ thế nào?
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊSU THÁNH THỂ. Chúa đã tự hiến để trở thành của ăn của uống thiêng liêng nuôi dưỡng đức tin của chúng con. Mỗi lần lên rước Chúa trong phần hiệp lễ, có những lúc chúng con cảm nhận Chúa thật ngọt ngào và êm ái biết bao! Thế nhưng cũng có những lúc tâm hồn chúng con lại khô khan nguội lạnh. Xin giúp chúng con siêng năng rước lễ cách sốt sắng, nhờ đó chúng con sẽ được Chúa bổ sức và sẽ tìm được sự bình an trong tâm hồn.
- LẠY CHÚA GIÊSU THÁNH THỂ. Chúa muốn chúng con kết hiệp mật thiết để được nên một với Chúa. Đòi hỏi đó làm cho chúng con cảm thấy lúng túng, vì cho tới nay chúng con vẫn chưa dứt bỏ được những thói hư tật xấu cùng những đam mê tội lỗi. Xin cho chúng con sẵn sàng nói không với những gì gian ác xấu xa thuộc về ma quỷ và năng đón rước Chúa mỗi ngày, để chúng con được sống và sống dồi dào trong ơn nghĩa Chúa, và sau này cùng được sống hạnh phúc mãi mãi với Chúa trên quê trời.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. -Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
St 14,18-20; 1 Cr 11,23-26; Lc 9,11b-17
BỮA TIỆC THÁNH YÊU THƯƠNG
I. HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG: Lc 9,11b-17
(11b) Khi ấy, Đức Giê-su nói với dân chúng về Nước Thiên Chúa và chữa lành những kẻ cần được chữa. (12) Ngày đã bắt đầu tàn. Nhóm Mười Hai đến bên Đức Giê-su thưa Người rằng: “Xin Thầy cho đám đông về, để họ vào các làng mạc nông trại quanh đây tìm chỗ trọ và kiếm thức ăn, vì nơi chúng ta đang ở đây là nơi hoang vắng”. (13) Đức Giê-su bảo: “Chính anh em hãy cho họ ăn”. Các ông đáp: “Chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá. Trừ phi chính chúng con phải đi mua thức ăn cho cả đám dân này”. (14) Quả thật có tới chừng năm ngàn đàn ông. Đức Giê-su nói với các môn đệ: “Anh em hãy bảo họ ngả mình thành từng nhóm khỏang năm mươi người một”. (15) Các môn đệ làm y như vậy, và bảo mọi người ngả mình xuống. (16) Bấy giờ Đức Giê-su cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ, để các ông dọn ra cho đám đông. (17) Mọi người đều ăn và ai nấy được no nê. Những miếng vụn còn thừa, người ta thu lại được mười hai thúng.
2. Ý CHÍNH:
Thánh Luca thuật lại phép lạ Đức Giê-su nhân bánh ra nhiều để nuôi đám đông dân chúng. Trước nhu cầu của đám đông, các môn đệ đề nghị giải tán để mỗi người tự lo liệu việc ăn nghỉ cho mình. Nhưng Đức Giê-su lại truyền cho các ông rằng: “Anh em hãy liệu cho họ ăn đi”. Sau đó, dù các ông chỉ kiếm được năm cái bánh và hai con cá, nhưng Đức Giê-su đã sử dụng số lượng ít oi này để nhân ra nhiều gấp bội mà cho dân chúng được ăn no. Số bánh dư thu lại được mười hai thúng. Số người ăn hôm ấy khoảng chừng 5000 đàn ông.
3. CHÚ THÍCH:
- C 11b-12: + Đức Giê-su nói với dân chúng về Nước Thiên Chúa: Nước Thiên Chúa hay Nước Trời là trọng tâm các bài giảng của Đức Giê-su. Lu-ca cho thấy Đức Giê-su đã giảng trước khi làm phép lạ nhân bánh. Đây cũng là khuôn mẫu của thánh lễ sẽ được Hội thánh cử hành sau này. Thánh lễ cũng gồm hai phần chính là Phụng vụ Lời Chúa và Phụng vụ Thánh Thể. + Chữa lành những kẻ cần được chữa: Lời giảng luôn được kèm theo phép lạ chữa bệnh. Đó là đặc điểm về cách thức truyền giảng Tin mừng của Đức Giê-su và là khuôn mẫu cho việc truyền giáo sau này. + Xin Thầy cho đám đông về, để họ vào các làng mạc nông trại quanh đây tìm chỗ trọ và kiếm thức ăn: Câu nói của các môn đệ cho thấy: Tuy có quan tâm đến nhu cầu ăn uống ngủ nghỉ của dân chúng, nhưng các ông lại không thấy trách nhiệm phải phục vụ để đáp ứng các nhu cầu này của họ.
- C 13-14: + “Chính anh em hãy cho họ ăn”: Đức Giê-su trao trách nhiệm cho các môn đệ phải lo phục vụ dân chúng cả về thể xác nữa. Sau này kinh “Thương người có mười bốn mối” cũng đề cập đến các việc bác ái cụ thể mà người tín hữu phải chu tòan như: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, cho khách đỗ nhà, chuộc kẻ làm tôi, chôn xác kẻ chết. + “Chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá”: Bánh và cá là thức ăn thường ngày của dân chúng miền biển Ga-li-lê. Năm chiếc bánh và hai con cá ở đây là của một bé trai (x. Ga 6,9). Tuy nhiên số thức ăn này chẳng thấm vào đâu so với đám đông dân chúng. Điều này nói lên khả năng hữu hạn của các môn đệ. Nhưng Đức Giê-su lại muốn các ông cộng tác bằng việc góp phần nhỏ bé ấy vào phép lạ lớn lao mà Người sắp làm. + Anh em hãy bảo họ ngả mình: Thời xưa người miền Cận Đông thường ăn trong tư thế nằm nghiêng từng giường. + thành từng nhóm khoảng 50 người một: Họp thành từng nhóm gợi lại kỷ niệm việc Mô-sê tổ chức dân Do-thái trong sa mạc thời Xuất hành. Đây đuợc coi là cách tổ chức lý tưởng của dân Chúa (x, Xh 18,21.25). Đức Giê-su muốn các môn đệ tổ chức đám đông ô hợp thành từng cộng đoàn. Các ông trở nên những “Thừa tác viên” phục vụ cho cộng đoàn ấy.
- C 15-17: + Các môn đệ làm y như vậy: Các môn đệ mau mắn làm theo Lời Đức Giê-su dạy, dù lúc ấy các ông chưa biết Người sắp làm gì. + Đức Giêsu cầm lấy năm cái bánh và hai con cá...: theo phong tục của người Do thái thì trước bữa ăn, gia trưởng thường đọc một kinh cảm tạ Thiên Chúa. Ở đây Đức Giêsu cũng cầu nguyện bằng một nghi thức có tính phung vụ như Lu-ca viết: “cầm lấy bánh, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho môn đệ”. Những cử chỉ này giống như khi Người lập bí tích Thánh Thể tại nhà Tiệc ly (x. Lc 22,19), và trong bữa ăn tối với hai môn đệ tại làng Em-mau (x.Lc 24,30). + Trao cho các môn đệ, để các ông dọn ra cho đám đông: Đức Giê-su không trực tiếp trao bánh, nhưng Người trao qua trung gian là các môn đệ. Ngày nay vai trò của các linh mục và phó tế cũng giống như vậy trong các cộng đoàn và các xứ đạo. + Mọi người đều ăn, và ai nấy được no nê... Những miếng vụn còn thừa, người ta thu lại được mười hai thúng: no nê và dư thừa nói lên đồ ăn dồi dào. Điều này đã ứng nghiệm về bữa tiệc Thiên Sai mà Isai-a đã báo trước: “Ngày ấy, trên núi này, Đức Chúa các đạo binh sẽ đãi muôn dân một bữa tiệc: tiệc thịt béo, tiệc rượu ngon” (Is 25,6), 12 thúng đầy tương ứng với 12 môn đệ phục vụ dân chúng hôm ấy. Việc các môn đệ thu nhặt lại số bánh và cá dư cho thấy bữa ăn này sẽ còn tiếp tục kéo dài để đón thêm những thực khách đông đảo hơn sau này.
4. CÂU HỎI:
1-Thánh lễ gồm có hai phần chính là những phần nào? 2-Câu nào cho thấy Đức Giê-su muốn các môn đệ của Người phải góp phần phục vụ dân chúng cả về phương diện thể xác? 3-Tại sao Đức Giê-su lại bảo môn đệ cho dân chúng ngả mình nằm thành từng nhóm 50 người? 4-Tại sao Đức Giê-su lại xử dụng 5 chiếc bánh và hai con cá do môn đệ góp để nhân ra nhiều? 5-Ngày nay những cử chỉ của Đức Giê-su làm trong phép lạ nhân bánh ra nhiều được Hội thánh lặp lại trong lễ nghi nào? 6-Trong Thánh lễ khi nào bánh rượu trở thành Mình Máu Thánh Chúa? 7-Trường hợp bánh rượu đã được truyền phép bị hư hỏng không ăn uống được, thì bấy giờ có còn là Mình Máu Thánh Chúa Giê-su nữa không? 8-Ta phải có thái độ nào đối với những mụn Bánh Thánh đã được truyền phép rơi xuống đất? 9-Mỗi ngày các tín hữu được rước lễ mấy lần? 10-Tại sao các tín hữu nên năng rước lễ mỗi ngày?
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: “Bấy giờ Đức Giêsu cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho môn đệ để các ông dọn ra cho đám đông” (Lc 9,16).
2. CÂU CHUYỆN: “MÌNH THÁNH Ở TRONG LÒNG TÔI”
Thời kỳ cách mạng Pháp, có một cha xứ miền Bờ-ta-nhờ (Bretagne) đưa Mình Thánh Chúa đến cho một gia đình. Theo giúp Cha là một cậu bé tên là Ben-gia-manh (Benjamin). Bấy giờ cha xứ bị bọn lính phát hiện và đuổi theo gấp. Ngài vội dúi vào tay cậu bé chiếc hộp nhỏ có đựng Mình Thánh Chúa trước khi chạy trốn. Ssau đó cha đã bị bắt và bị giết chết. Bấy giờ cậu bé Ben-gia-manh vừa chạy vừa mở hộp lấy Mình Thánh Chúa bỏ vào miệng mà nuốt đi. Sau đó cậu bé cũng bị bắt và bị tra hỏi về nơi đã cất giấu Mình Thánh Chúa. Cậu hiên ngang chỉ tay vào người mình và nói rằng: “Mình Thánh Chúa đang ở trong người tôi đây này! Các ông hãy mổ ra mà lấy”. Bọn lính điên tiết đã đâm chết cậu bé rồi chôn vùi xác chết của hai cha con dưới một gốc cây sồi ở đầu làng. Một thời gian sau thì cuộc cách mạng đã dần dần lụi tàn và cuối cùng bị thất bại. Một hôm một cơn bão lốc xóay rất mạnh đã đốn ngã cây sồi cổ thụ kia, để lộ ra hai xác chết của cha xứ và cậu bé giúp lễ. Người ta đã phát hiện ra Mình Thánh Chúa vẫn đang còn ngự trong người cậu khi thấy thân xác cậu vẫn ngời sáng ánh hào quang.
3. SUY NIỆM:
+ THÁNH LỄ BỮA TIỆC THÁNH YÊU THƯƠNG: Đức Giê-su đã thiết lập bí tích này trong bữa ăn tối cuối cùng với các môn đệ trước khi chịu khổ nạn. Đang khi ăn, Người cầm lấy tấm bánh không men mà nói: “Này là Mình Thầy... Hãy cầm lấy mà ăn”. Rồi Người cầm lấy chén rượu nho mà nói: “Này là chén Máu Thầy... Hãy cầm lấy mà uống”. Cuối cùng Người truyền cho các ông: “Anh em hãy làm việc này để tưởng nhớ Thầy”. Từ đó, Hội thánh đã vâng lời Chúa cử hành bí tích Thánh Thể. Thánh lễ chính là bữa tiệc thánh trong đó Chúa dọn ra hai của ăn nuôi dưỡng đức tin của các tín hữu là Lời Chúa và Mình Thánh Chúa.
+ THÁNH LỄ TÁI DIỄN LỄ HY SINH THÁNH GIÁ: Đức Giê-su đã nói với các môn đệ khi thiết lập bí tích Thánh Thể như sau: “Đây là Mình Thầy sắp bị nộp vì anh em... Đây là chén Máu Thầy sắp đổ ra vì anh em”. Do đó khi rước lễ là chúng ta đã đón rước chính Đức Giê-su và được hiệp thông với Đấng đã chịu chết vì tội lỗi chúng ta và đã sống lại để phục hồi sự sống thiêng liêng cho chúng ta.
+ THÁNH LỄ TRONG CUỘC SỐNG HÔM NAY: Mỗi phút giây qua đi, có biết bao tấm bánh vật chất được bẻ ra để nuôi sống thân xác con người. Trong mỗi tấm bánh ấy cũng có bóng dáng của bánh Thánh Thể của Chúa Giê-su. Nếu ta siêng năng đến nhà thờ lãnh nhận Mình Thánh Chúa, thì trong đời thường chúng ta cũng sẽ dễ dàng chia sẻ tấm bánh vật chất cho tha nhân. Mỗi lần tham dự thánh lễ, chúng ta hãy kết hiệp với lễ vật là bánh rượu trên bàn thờ để dâng lên Thiên Chúa những nỗi lo toan vất vả, những đau khổ thể xác cũng như tâm hồn, cùng những người thân yêu và cả những kẻ bệnh tật nghèo đói... như những lễ vật đẹp lòng Thiên Chúa. Để sẽ được biến hóa nên Bánh Thánh nuôi dưỡng đức tin. Nhờ đó chúng ta sẽ dễ dàng thực thi bác ái là chia sẻ cơm bánh cho tha nhân, như Đức Giê-su đã truyền cho các môn đệ: “Các con hãy cho họ ăn đi”.
4. THẢO LUẬN:
1) Khi tham dự Thánh lễ, ta cần ăn mặc thế nào cho xứng đáng? Phải đến sớm hay trễ? Nên ngồi trong nhà thờ hay ngồi ở ngoài sân để hút thuốc và nói chuyện? 2) Ta cần đi dự lễ với thái độ thế nào? 3) Làm sao để việc rước lễ được sốt sắng và tránh mang tính hình thức bề ngòai? 4) Ta cần dọn mình trước và cám ơn sau khi rước lễ thế nào?
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊSU THÁNH THỂ. Chúa đã tự hiến để trở thành của ăn của uống thiêng liêng nuôi dưỡng đức tin của chúng con. Mỗi lần lên rước Chúa trong phần hiệp lễ, có những lúc chúng con cảm nhận Chúa thật ngọt ngào và êm ái biết bao! Thế nhưng cũng có những lúc tâm hồn chúng con lại khô khan nguội lạnh. Xin giúp chúng con siêng năng rước lễ cách sốt sắng, nhờ đó chúng con sẽ được Chúa bổ sức và sẽ tìm được sự bình an trong tâm hồn.
- LẠY CHÚA GIÊSU THÁNH THỂ. Chúa muốn chúng con kết hiệp mật thiết để được nên một với Chúa. Đòi hỏi đó làm cho chúng con cảm thấy lúng túng, vì cho tới nay chúng con vẫn chưa dứt bỏ được những thói hư tật xấu cùng những đam mê tội lỗi. Xin cho chúng con sẵn sàng nói không với những gì gian ác xấu xa thuộc về ma quỷ và năng đón rước Chúa mỗi ngày, để chúng con được sống và sống dồi dào trong ơn nghĩa Chúa, và sau này cùng được sống hạnh phúc mãi mãi với Chúa trên quê trời.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. -Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha ướt đẫm khi dầm mưa chào các tín hữu trong buổi triều yết chung thứ Tư 29/5/2013
Đặng Tự Do
05:26 29/05/2013
Khi tiến lên lễ đài, Đức Thánh Cha đã phải dừng lại để lau khuôn mặt ướt đẫm của ngài trước khi bắt đầu buổi triều yết chung thứ Tư 29 tháng Năm.
Trong buổi triều yết chung hôm nay, Đức Thánh Cha đề cập đến vấn đề gay góc là một ý tưởng sai trái nhưng khá phổ biến trong xã hội khi nhiều người nói: “Tin Chúa nhưng không thuộc về Giáo Hội” hay “Tin Chúa nhưng không tin các linh mục”.
Đức Thánh Cha giải thích rằng bất chấp những khổ đau và tội lỗi của nhân loại, Giáo Hội mang con người đến gần với Thiên Chúa, và thực chất, Giáo Hội là hiện thân đại gia đình con cái Chúa trên trần gian.
Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Trong buổi triều yết chung hôm nay tôi muốn nói về Giáo Hội như gia đình của Thiên Chúa. Giống như người cha nhân hậu trong dụ ngôn người con hoang đàng, Thiên Chúa muốn tất cả chúng ta sống trong tình yêu của Ngài và chia sẻ sự sống của Ngài. Giáo Hội là một phần thiết yếu trong kế hoạch này của Thiên Chúa, chúng ta đã được tạo dựng để biết và yêu mến Thiên Chúa và, bất chấp tội lỗi của chúng ta, Ngài tiếp tục kêu gọi chúng ta trở về với Ngài.
Khi đến thời viên mãn, Ngài đã sai Con của Người đến với thế gian để khai mạc một giao ước mới và vĩnh cửu với nhân loại qua hy tế của Chúa Kitô trên thập giá. Từ hành động tột đỉnh này của tình yêu hòa giải, Giáo Hội được sinh ra, trong nước và máu chảy từ cạnh sườn bị đâm thâu qua của Chúa Kitô.
Trong ngày Lễ Ngũ Tuần, Thánh Thần Chúa đã sai các Tông Đồ đi rao giảng Tin Mừng về tình yêu Thiên Chúa đến tận cùng trái đất. Chúa Kitô không bao giờ có thể bị tách rời khỏi Giáo Hội của Người, là Giáo Hội mà Ngài đã thiết lập như một đại gia đình con cái Thiên Chúa.
Hôm nay, chúng ta hãy cam kết canh tân tình yêu của chúng ta đối với Giáo Hội và để Giáo Hội thật sự là gia đình các con cái Chúa, nơi mà tất cả mọi người cảm thấy được hoan nghênh, thông cảm và yêu thương.
Liên lạc với Ngày Giới trẻ Thế giới 2013 bằng điện thoại hay email dịp hành hương tới Brazil
Jos. Tú Nạc, NMS
09:51 29/05/2013
Khách hành hương tham gia Ngày Giới trẻ Thế giới 2013 có sự hỗ trợ mới để xua tan bất kỳ những lo âu hoặc băn khoăn nào xin liên lạc với: “Số điện thoại hành hương”.
Từ ngày 26 tháng 5, số điện thoại Rio de Janeiro 2122 8050 sẵn sàng hoạt động hàng ngày từ 8:00 sáng đến 8:00 tối giờ địa phương, thời gian này ngôn ngữ giao tiếp là tiếng Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, và tiếng Anh.
Bạn có hể gọi theo số hướng dẫn đã ghi (nhấn số 2), và chọn ngôn ngữ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha hay tiếng Anh. Đầu tiên nhấn số 1 và nửa phút sau là những số tiếp theo. Cuộc gọi được kiểm tra lần hai tiếp sau 20 giây: “Headquarters of pilgrim support, my name is Samuel. Good day …”
Tổng đài cho biết từ ngày 20 – 29 tháng 7 con số này sẽ thay đổi. Nó sẽ là con số mà bạn có thể gọi từ bất kỳ trạm điện thoại công cộng nào, có cả những người ‘orelhoes’ trang phục màu cam đặc biệt và làm việc 24/ 24.
Ngoài ra, “số điện thoại hành hương” còn có kênh thông tin khác: e-mail contact@rio2013.com, được khai trương từ đầu năm 2012. Từ đó đến nay đã nhận được hơn 73,000 e-mail. Những ngôn ngữ được dùng để trả lời cho những e-mail này là Bồ Đào Nha, Anh, Tây Ban Nha, Ý, Pháp, Đức và Ba Lan, Sidney Timbo, giám đốc điều hành cho biết.
Một đội 25 tình nguyện viên trả lời những e-mail này tối đa 72 giờ. Timbo cho biết có khoảng 70% câu hỏi gửi qua –email được trả lời trên trên website chính của Ngày Giới trẻ Thế giới 2013.
“Đó là lý do khi trả lời bất kỳ câu hỏi nào chúng tôi cũng nhấn mạnh rằng trang web này là kênh thông tin chính thức giữa ngày GTTG và khách hành hương, còn các site khác không phải kênh chính thức,” Timbo đã xác định.
Từ ngày 26 tháng 5, số điện thoại Rio de Janeiro 2122 8050 sẵn sàng hoạt động hàng ngày từ 8:00 sáng đến 8:00 tối giờ địa phương, thời gian này ngôn ngữ giao tiếp là tiếng Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, và tiếng Anh.
Bạn có hể gọi theo số hướng dẫn đã ghi (nhấn số 2), và chọn ngôn ngữ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha hay tiếng Anh. Đầu tiên nhấn số 1 và nửa phút sau là những số tiếp theo. Cuộc gọi được kiểm tra lần hai tiếp sau 20 giây: “Headquarters of pilgrim support, my name is Samuel. Good day …”
Tổng đài cho biết từ ngày 20 – 29 tháng 7 con số này sẽ thay đổi. Nó sẽ là con số mà bạn có thể gọi từ bất kỳ trạm điện thoại công cộng nào, có cả những người ‘orelhoes’ trang phục màu cam đặc biệt và làm việc 24/ 24.
Ngoài ra, “số điện thoại hành hương” còn có kênh thông tin khác: e-mail contact@rio2013.com, được khai trương từ đầu năm 2012. Từ đó đến nay đã nhận được hơn 73,000 e-mail. Những ngôn ngữ được dùng để trả lời cho những e-mail này là Bồ Đào Nha, Anh, Tây Ban Nha, Ý, Pháp, Đức và Ba Lan, Sidney Timbo, giám đốc điều hành cho biết.
Một đội 25 tình nguyện viên trả lời những e-mail này tối đa 72 giờ. Timbo cho biết có khoảng 70% câu hỏi gửi qua –email được trả lời trên trên website chính của Ngày Giới trẻ Thế giới 2013.
“Đó là lý do khi trả lời bất kỳ câu hỏi nào chúng tôi cũng nhấn mạnh rằng trang web này là kênh thông tin chính thức giữa ngày GTTG và khách hành hương, còn các site khác không phải kênh chính thức,” Timbo đã xác định.
Cuộc gặp gỡ của Ban tổ chức Ngày Giới Trẻ thế giới Rio Janiero với ĐGH Phanxicô
Jos. Tú Nạc, NMS
13:49 29/05/2013
Vatican, 28-5- 2013 - Hôm thứ Sáu 17-5, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến Uỷ ban Tổ chức Ngày Giới trẻ Thế giới (GTTG), sẽ diễn ra tại Rio de Janiero từ 23 đến 28-7. Cuộc gặp gỡ thân mật kéo dài nửa tiếng đồng hồ, Đức Thánh Cha Phanxicô nói tiếng Tây Ban Nha, những người trong Ban tồ chức ở Brazil nói tiếng Bồ Đào Nha, nhưng cả hai bên đều hiểu nhau.
Ngay sau đó, Zenit đã có cuộc phỏng vấn Đức TGM Orani Tempesta của Rio de Janiero trước khi Đức Cha lên máy bay trở về Brazil. Đức TGM Tempesta giải thích về cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô và mời những độc giả trẻ của Zenit tham dự sự kiện Rio, nơi họ có thể cùng với Đức Thánh Cha gặp gỡ Đức Kitô, để được trở thành những sứ giả loan báo Tin Mừng.
Hỏi: Thưa Đức Cha, xin cho biết lý do của chuyến đi?
Đáp: Chúng tôi đến để quyết định những chi tiết sau cùng của công tác chuẩn bị cho Ngày GTTG. Hôm qua, chúng tôi đã gặp Hội đồng Giáo hoàng về Giáo dân để thoả thuận một số việc vẫn còn trong hoạch định. Sau đó, chúng tôi đã có cuộc tiếp kiến với Đức Thánh Cha để trình bày với Ngài về Ngày GTTG này.
H: Xin Đức Cha cho biết cuộc gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô của Đức Cha diễn ra như thế nào? Được biết các Đức Cha nói tiếng Bồ Đào Nha còn Đức Thánh Cha nói tiếng Tây Ban Nha.
Đ: Nó diễn ra rất tốt đẹp. Chúng tôi gặp gỡ Đức Thánh Cha cùng với Cha Roque, Cha Paolo, Cha Antonio Augusto, Cha Monsignor Jao và Cha Francis.
H: Cuộc gặp gỡ được thể hiện như thế nào?
Đ: Chúng tôi tặng Ngài một chiếc ba lô. Đức Thánh Cha là vị khách hành hương đầu tiên nhận ba lô Ngày GTTG. Điều này sẽ khuyến khích mọi bạn trẻ đăng ký để nhận ba lô. Dĩ nhiên điều đó chưa phải là tất cả, còn thiếu một vài thứ. Chúng tôi cũng tặng ngài vài chiếc áo sơ mi và vài vật dụng khác để trong ba lô, một CD nhạc dành cho Thánh lễ và các sự kiện khác của Ngày này, một tấm ảnh Chúa Giêsu Cứu Thế, là biểu tượng tôn giáo của thành phố và đất nước chúng tôi. Ngoài ra, chúng tôi trao cho ngài những lá thư, những lời cám ơn và tờ báo của Giáo phận.
H: Đức Cha đã đề cập đến những vấn đề gì trong cuộc gặp gỡ này?
Đ: Chúng tôi đã nói hơn nửa tiếng đồng hồ về Ngày GTTG, về đường hướng Giáo Hội đang đi trong đất nước chúng tôi, về việc truyền bá Tin Mừng và về thông điệp ‘Aparecida’. Ngài nhớ rất kỹ thông điệp ‘Aparecida’ và tầm quan trọng của nó. Ngài nhắc nhở chúng tôi rằng, nhiệm vụ đầu tiên của chúng tôi là phục vụ Giáo Hội, và rằng chúng tôi phải chào đón tất cả các bạn trẻ để họ tìm thấy Đức Kitô cùng với Đức Thánh Cha và để họ được sai đi thi hành sứ vụ truyền giáo.
H: Đức Cha còn có những mục tiêu nào khác ngoài sứ vụ tông đồ đối với giới trẻ?
Đ: Ngoài cuộc gặp gỡ chính với giới trẻ, Đức Thánh Cha muốn được gặp những người nghèo và những người bị xa lánh, những người chịu đau khổ vì nghiện ngập, và cả những người sống trong các khu ổ chuột. Ngài cũng sẽ gặp những giám mục của Liên Hội đồng Giám mục Châu Mỹ Latinh (CELAM) và với các Giám mục Brazil. Ngài tỏ ra rất vui khi có được những cuộc gặp gỡ này.
H: Giai đoạn trước Ngày GTTG này diễn ra như thế nào nơi những người trẻ?
Đ: Với tâm tình rất xúc động, họ đến từ mọi miền của Brazil và mọi nơi trên thế giới, và dĩ nhiên là cả ở lục địa châu Âu này. Sẽ có 55 ngôn ngữ được giao tiếp và rất nhiều bạn trẻ dự kiến tham dự. Những ai không thể tham dự sẽ theo dõi những sự kiện qua các phương tiện thông tin ngày nay. Họ phải trở thành những nhà truyền giáo trẻ cho toàn thế giới.
H: Đức Cha có thể kể thêm gì nữa không?
Đ: Tôi muốn mời tất cả các bạn trẻ, độc giả của Zenit đến với trải nghiệm này ở Rio de Janiero, cùng với Đức Thánh Cha và để gặp gỡ Đức Kitô. Họ phải sống thật nồng nhiệt trong thời khắc này với tư cách là những người lữ hành, những người con của Chúa. Họ sẽ phải đối mặt với những khó khăn của cuộc hành trình, của vật chất. Cuộc gặp gỡ này phải là sự thể hiện của một người tin tưởng nơi Đức Kitô, những người tin rằng thế giới sẽ trở nên tốt hơn, trong lúc đầy hỗn loạn và bạo lực. Vì thế giới này có thể tốt hơn khi giới trẻ có những giá trị trong tâm hồn họ, và Ngày GTTG sẽ cố gắng đặt những giá trị này trong tâm hồn họ: đó là Ánh sáng của Tin Mừng, sự bình an và tình huynh đệ!
H: Chúng con rất biết ơn về cuộc phỏng vấn này và chúng con xin được giới thiệu những lời cầu nguyện của Đức Cha.
Đ: Tôi xin có lời khen ngợi về công việc mà các bạn đã làm trong hãng tin ZENIT. Thật tuyệt vời khi có thể làm việc bằng nhiều thứ tiếng khác nhau và tôi xin chúc lành cho bạn.
Ngay sau đó, Zenit đã có cuộc phỏng vấn Đức TGM Orani Tempesta của Rio de Janiero trước khi Đức Cha lên máy bay trở về Brazil. Đức TGM Tempesta giải thích về cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô và mời những độc giả trẻ của Zenit tham dự sự kiện Rio, nơi họ có thể cùng với Đức Thánh Cha gặp gỡ Đức Kitô, để được trở thành những sứ giả loan báo Tin Mừng.
Hỏi: Thưa Đức Cha, xin cho biết lý do của chuyến đi?
Đáp: Chúng tôi đến để quyết định những chi tiết sau cùng của công tác chuẩn bị cho Ngày GTTG. Hôm qua, chúng tôi đã gặp Hội đồng Giáo hoàng về Giáo dân để thoả thuận một số việc vẫn còn trong hoạch định. Sau đó, chúng tôi đã có cuộc tiếp kiến với Đức Thánh Cha để trình bày với Ngài về Ngày GTTG này.
H: Xin Đức Cha cho biết cuộc gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô của Đức Cha diễn ra như thế nào? Được biết các Đức Cha nói tiếng Bồ Đào Nha còn Đức Thánh Cha nói tiếng Tây Ban Nha.
Đ: Nó diễn ra rất tốt đẹp. Chúng tôi gặp gỡ Đức Thánh Cha cùng với Cha Roque, Cha Paolo, Cha Antonio Augusto, Cha Monsignor Jao và Cha Francis.
H: Cuộc gặp gỡ được thể hiện như thế nào?
Đ: Chúng tôi tặng Ngài một chiếc ba lô. Đức Thánh Cha là vị khách hành hương đầu tiên nhận ba lô Ngày GTTG. Điều này sẽ khuyến khích mọi bạn trẻ đăng ký để nhận ba lô. Dĩ nhiên điều đó chưa phải là tất cả, còn thiếu một vài thứ. Chúng tôi cũng tặng ngài vài chiếc áo sơ mi và vài vật dụng khác để trong ba lô, một CD nhạc dành cho Thánh lễ và các sự kiện khác của Ngày này, một tấm ảnh Chúa Giêsu Cứu Thế, là biểu tượng tôn giáo của thành phố và đất nước chúng tôi. Ngoài ra, chúng tôi trao cho ngài những lá thư, những lời cám ơn và tờ báo của Giáo phận.
H: Đức Cha đã đề cập đến những vấn đề gì trong cuộc gặp gỡ này?
Đ: Chúng tôi đã nói hơn nửa tiếng đồng hồ về Ngày GTTG, về đường hướng Giáo Hội đang đi trong đất nước chúng tôi, về việc truyền bá Tin Mừng và về thông điệp ‘Aparecida’. Ngài nhớ rất kỹ thông điệp ‘Aparecida’ và tầm quan trọng của nó. Ngài nhắc nhở chúng tôi rằng, nhiệm vụ đầu tiên của chúng tôi là phục vụ Giáo Hội, và rằng chúng tôi phải chào đón tất cả các bạn trẻ để họ tìm thấy Đức Kitô cùng với Đức Thánh Cha và để họ được sai đi thi hành sứ vụ truyền giáo.
H: Đức Cha còn có những mục tiêu nào khác ngoài sứ vụ tông đồ đối với giới trẻ?
Đ: Ngoài cuộc gặp gỡ chính với giới trẻ, Đức Thánh Cha muốn được gặp những người nghèo và những người bị xa lánh, những người chịu đau khổ vì nghiện ngập, và cả những người sống trong các khu ổ chuột. Ngài cũng sẽ gặp những giám mục của Liên Hội đồng Giám mục Châu Mỹ Latinh (CELAM) và với các Giám mục Brazil. Ngài tỏ ra rất vui khi có được những cuộc gặp gỡ này.
H: Giai đoạn trước Ngày GTTG này diễn ra như thế nào nơi những người trẻ?
Đ: Với tâm tình rất xúc động, họ đến từ mọi miền của Brazil và mọi nơi trên thế giới, và dĩ nhiên là cả ở lục địa châu Âu này. Sẽ có 55 ngôn ngữ được giao tiếp và rất nhiều bạn trẻ dự kiến tham dự. Những ai không thể tham dự sẽ theo dõi những sự kiện qua các phương tiện thông tin ngày nay. Họ phải trở thành những nhà truyền giáo trẻ cho toàn thế giới.
H: Đức Cha có thể kể thêm gì nữa không?
Đ: Tôi muốn mời tất cả các bạn trẻ, độc giả của Zenit đến với trải nghiệm này ở Rio de Janiero, cùng với Đức Thánh Cha và để gặp gỡ Đức Kitô. Họ phải sống thật nồng nhiệt trong thời khắc này với tư cách là những người lữ hành, những người con của Chúa. Họ sẽ phải đối mặt với những khó khăn của cuộc hành trình, của vật chất. Cuộc gặp gỡ này phải là sự thể hiện của một người tin tưởng nơi Đức Kitô, những người tin rằng thế giới sẽ trở nên tốt hơn, trong lúc đầy hỗn loạn và bạo lực. Vì thế giới này có thể tốt hơn khi giới trẻ có những giá trị trong tâm hồn họ, và Ngày GTTG sẽ cố gắng đặt những giá trị này trong tâm hồn họ: đó là Ánh sáng của Tin Mừng, sự bình an và tình huynh đệ!
H: Chúng con rất biết ơn về cuộc phỏng vấn này và chúng con xin được giới thiệu những lời cầu nguyện của Đức Cha.
Đ: Tôi xin có lời khen ngợi về công việc mà các bạn đã làm trong hãng tin ZENIT. Thật tuyệt vời khi có thể làm việc bằng nhiều thứ tiếng khác nhau và tôi xin chúc lành cho bạn.
ĐTC Phanxicô và ông thợ đóng giầy Samaria
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
10:15 29/05/2013
Câu chuyện về Đức Thánh Cha Phanxicô và ông thợ già đóng giầy không những cho thấy đức tính giản dị khó nghèo của ngài mà còn thể hiện mối quan hệ lâu bền giữa một khách hàng quen thuộc với ông thợ chủ tiệm. Được biết trong suốt 40 năm qua khi còn ở Buenos Aires, Argentina, ông thợ đóng giầy đến nay đã 81 tuổi chuyên sửa lại những đôi giầy cũ cho Đức Thánh Cha Phanxicô. Những đôi giầy ngài sử dụng có màu đen và thường hết sức đơn giản. Đến nay khi đã ở Vatican, Đức Thánh Cha vẫn không quên ông ta. Ngài trực tiếp gọi điện thoại để đặt giầy, và căn dặn ông vẫn cung cấp cho mình những đôi giầy như trước đây.
Tại sao trong cương vị giáo hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô lại vẫn tự mình xoay xở những việc cá nhân mà không hề nhờ vả một ai ? Tại sao ngài phải đặt giầy tận bên quê nhà mà không nhờ ai ra cửa tiệm bình dân ở Rôma để mua cho mình loại giầy rẻ tiền ? Một điều khác thật khó hiểu khi mà thời nay người ta vốn bị lôi cuốn bởi những quảng cáo về các loại đồ dùng hết sức hấp dẫn đối với chất lượng và mẫu mã. Nếu có một thương hiệu mới, thời nay người ta muốn ngay lập tức mình phải là khách hàng đầu tiên sử dụng sản phẩm đó thì mới là sành điệu và hợp thời trang. Đàng này, tại sao Đức Thánh Cha suốt ngần một nửa thế kỷ mà vẫn là một khách hàng bình dân trung thành của ông chủ tiệm đóng giầy ?
Vượt lên trên nét hào nhoáng về thị hiếu và tâm lý sành điệu của người tiêu dùng, Đức Thánh Cha lại trân trọng mối quan hệ lâu bền của ngài với ông thợ sửa giầy, một mối quan hệ vượt thời gian. Chắc hẳn mối liên hệ tốt đẹp ấy luôn được vun đắp và lớn lên theo năm tháng. Mỗi lần ghé tiệm giầy để sửa, Đức Thánh Cha lại có dịp hỏi thăm về tin tức gia đình của ông thợ. Lại trong cùng một độ tuổi, chắc chắn hai người cũng có rất nhiều điểm tương đồng khác nữa. Câu chuyện mà họ trao đổi ắt hẳn không ngoài phạm vi đời sống thường nhật, thời buổi, cũng như những mối quan tâm chung về đất nước…Điều cao quý ở đây là sự trân trọng tình người được hun đúc theo thời gian. Nó hoàn toàn khác hẳn mối quan hệ chớp nhoáng giữa người tiếp thị và khách hàng sành điệu thời nay vốn chỉ dừng lại ở cấp độ trao đổi, mà không hề đi vào bên trong để tạo nên vẻ đẹp cho cuộc sống nhân loại.
Ở vào mọi nơi, mọi thời đại và mọi nền văn hóa, con người rất cần những mối quan hệ bền vững trong phạm vi gia đình cũng như bên ngoài xã hội. Ai ai cũng hiểu được tầm quan trọng của những mối quan hệ này và sẽ rất tự hào, thậm chí trân trọng là đàng khác khi có được chúng.
Một tình bạn thân thiện luôn là nguồn sức mạnh để vượt qua những thời điểm khó khăn và giúp cho niềm vui được triển nở. Có được tình bạn tốt, chúng ta sẽ đẩy lui được tâm lý cô đơn và những tư tưởng tiêu cực. Mối quan hệ tốt đẹp này chẳng khác gì một gia sản quý qua đó chúng ta có được những ý kiến chân thành cũng như sự đồng cảm cao độ trước những thành công hoặc ngay trước thất bại trên đường đời.
Đặc biệt, trong một xã hội có nhiều đổi thay và áp lực nghề nghiệp ngày cao, con người luôn cần có một chỗ dựa vững chắc từ mối quan hệ vững chắc trong gia đình. Đó là mối quan hệ giữa các thành viên như ông bà, cha mẹ, và con cháu, giữa vợ với chồng, giữa các anh chị em với nhau. Cách riêng đối với các trẻ thơ, chúng rất cần mái ấm gia đình để phát triển tài năng và nhân cách của mình để học hỏi những bài học yêu thương của trao ban và nhận lãnh. Nơi gia đình luôn có một sức mạnh vô song mang lại sự thay đổi tích cực cho bộ mặt của xã hội và Giáo Hội.
Để duy trì được những mối quan hệ nêu trên, không gì khác ngoài việc đầu tư thời gian, công sức và trọn cả bầu nhiệt huyết của chúng ta nữa. Đôi khi chúng phải được trả giá bằng những hy sinh và thua thiệt thì mới có thể có được. Tình bằng hữu là vô giá. Hạnh phúc gia đình là kết quả của sự cộng tác và đóng góp của từng thành viên có liên quan. Khi mà trong xã hội có nhiều hoài nghi về lòng tốt, khi mà con người chạy theo những cái mau qua, và khi mà chủ nghĩa tương đối được tuyệt đối hóa, hơn bao giờ hết rất cần lắm những tâm hồn quảng đại để mang lại niềm vui, hòa bình và hy vọng cho đời.
Những mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với nhau tự nó có giá trị vững bền và luôn luôn được đề cao. Hương thơm của chúng lan tỏa một cách tự nhiên khiến cho mọi người có được cảm giác dễ chịu. Hết thảy mọi người đều cần đến những mối quan hệ ấy để cuộc sống của mình triển nở và thực sự có ý nghĩa. Ý thức được như vậy, mỗi người không ngừng được mời gọi đóng góp sự cộng tác của mình để làm tăng thêm nét đẹp muôn hình muôn vẻ cho đời.
Tại sao trong cương vị giáo hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô lại vẫn tự mình xoay xở những việc cá nhân mà không hề nhờ vả một ai ? Tại sao ngài phải đặt giầy tận bên quê nhà mà không nhờ ai ra cửa tiệm bình dân ở Rôma để mua cho mình loại giầy rẻ tiền ? Một điều khác thật khó hiểu khi mà thời nay người ta vốn bị lôi cuốn bởi những quảng cáo về các loại đồ dùng hết sức hấp dẫn đối với chất lượng và mẫu mã. Nếu có một thương hiệu mới, thời nay người ta muốn ngay lập tức mình phải là khách hàng đầu tiên sử dụng sản phẩm đó thì mới là sành điệu và hợp thời trang. Đàng này, tại sao Đức Thánh Cha suốt ngần một nửa thế kỷ mà vẫn là một khách hàng bình dân trung thành của ông chủ tiệm đóng giầy ?
Vượt lên trên nét hào nhoáng về thị hiếu và tâm lý sành điệu của người tiêu dùng, Đức Thánh Cha lại trân trọng mối quan hệ lâu bền của ngài với ông thợ sửa giầy, một mối quan hệ vượt thời gian. Chắc hẳn mối liên hệ tốt đẹp ấy luôn được vun đắp và lớn lên theo năm tháng. Mỗi lần ghé tiệm giầy để sửa, Đức Thánh Cha lại có dịp hỏi thăm về tin tức gia đình của ông thợ. Lại trong cùng một độ tuổi, chắc chắn hai người cũng có rất nhiều điểm tương đồng khác nữa. Câu chuyện mà họ trao đổi ắt hẳn không ngoài phạm vi đời sống thường nhật, thời buổi, cũng như những mối quan tâm chung về đất nước…Điều cao quý ở đây là sự trân trọng tình người được hun đúc theo thời gian. Nó hoàn toàn khác hẳn mối quan hệ chớp nhoáng giữa người tiếp thị và khách hàng sành điệu thời nay vốn chỉ dừng lại ở cấp độ trao đổi, mà không hề đi vào bên trong để tạo nên vẻ đẹp cho cuộc sống nhân loại.
Ở vào mọi nơi, mọi thời đại và mọi nền văn hóa, con người rất cần những mối quan hệ bền vững trong phạm vi gia đình cũng như bên ngoài xã hội. Ai ai cũng hiểu được tầm quan trọng của những mối quan hệ này và sẽ rất tự hào, thậm chí trân trọng là đàng khác khi có được chúng.
Một tình bạn thân thiện luôn là nguồn sức mạnh để vượt qua những thời điểm khó khăn và giúp cho niềm vui được triển nở. Có được tình bạn tốt, chúng ta sẽ đẩy lui được tâm lý cô đơn và những tư tưởng tiêu cực. Mối quan hệ tốt đẹp này chẳng khác gì một gia sản quý qua đó chúng ta có được những ý kiến chân thành cũng như sự đồng cảm cao độ trước những thành công hoặc ngay trước thất bại trên đường đời.
Đặc biệt, trong một xã hội có nhiều đổi thay và áp lực nghề nghiệp ngày cao, con người luôn cần có một chỗ dựa vững chắc từ mối quan hệ vững chắc trong gia đình. Đó là mối quan hệ giữa các thành viên như ông bà, cha mẹ, và con cháu, giữa vợ với chồng, giữa các anh chị em với nhau. Cách riêng đối với các trẻ thơ, chúng rất cần mái ấm gia đình để phát triển tài năng và nhân cách của mình để học hỏi những bài học yêu thương của trao ban và nhận lãnh. Nơi gia đình luôn có một sức mạnh vô song mang lại sự thay đổi tích cực cho bộ mặt của xã hội và Giáo Hội.
Để duy trì được những mối quan hệ nêu trên, không gì khác ngoài việc đầu tư thời gian, công sức và trọn cả bầu nhiệt huyết của chúng ta nữa. Đôi khi chúng phải được trả giá bằng những hy sinh và thua thiệt thì mới có thể có được. Tình bằng hữu là vô giá. Hạnh phúc gia đình là kết quả của sự cộng tác và đóng góp của từng thành viên có liên quan. Khi mà trong xã hội có nhiều hoài nghi về lòng tốt, khi mà con người chạy theo những cái mau qua, và khi mà chủ nghĩa tương đối được tuyệt đối hóa, hơn bao giờ hết rất cần lắm những tâm hồn quảng đại để mang lại niềm vui, hòa bình và hy vọng cho đời.
Những mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với nhau tự nó có giá trị vững bền và luôn luôn được đề cao. Hương thơm của chúng lan tỏa một cách tự nhiên khiến cho mọi người có được cảm giác dễ chịu. Hết thảy mọi người đều cần đến những mối quan hệ ấy để cuộc sống của mình triển nở và thực sự có ý nghĩa. Ý thức được như vậy, mỗi người không ngừng được mời gọi đóng góp sự cộng tác của mình để làm tăng thêm nét đẹp muôn hình muôn vẻ cho đời.
Giáo Hội là đại gia đình của Thiên Chúa, trong đó tín hữu sống kinh nghiệm tình yêu và lòng xót thương tha thứ của Thiên Chúa
Linh Tiến Khải
10:55 29/05/2013
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói với hơn 100.000 tín hữu v du khách hành hương năm châu trong buổi tiếp kiến chung tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 29-5-2013.
Như thường lệ xe díp đã chở Đức Thánh Cha đi một vòng qua các lối đi giữa quảng trường để ngài chào tín hữu và du khách. Sau khi làm dấu thánh giá Đức Thánh Cha đã khen ngợi mọi người can đảm đương đầu với trời mưa. Tuy nhiên sau đó trời từ từ sáng hơn và có nắng. Trong số các nhóm tín hữu cũng một vài tín hữu Việt Nam đến từ Hoa Kỳ, Pháp và Thụy Sĩ, trong đó có cả các anh chị em không Công Giáo.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu loạt bài giáo lý về sứ vụ của Giáo Hội, là mầu nhiệm mà chúng ta tất cả sống mỗi ngày và chúng ta là thành phần.
Trước hết Giáo Hội như là gia đình của Thiên Chúa. Đức Thánh Cha nói: Trong các tháng qua, hơn một lần tôi đã quy chiếu dụ ngôn người con hoang đàng, hay đúng hơn người cha thương xót (x. Lc 15,11-32). Người con thứ bỏ nhà cha, và phung phí tất cả rồi quyết định trở về, bởi vì anh nhận ra rằng mình đã sai lầm, nhưng anh không coi mình xứng đáng là con nữa và nghĩ rằng mình chỉ có thể được tiếp nhận như là tôi tớ thôi. Người cha, trái lại, chạy ra gặp anh, ôm hôn anh và trả lại cho anh phẩm giá là con và làm lễ mừng anh trở về. Giống như các dụ ngôn khác của Phúc Âm, dụ ngôn này chỉ cho chúng ta thấy rõ dự định của Thiên Chúa đối với nhân loại. Đức Thánh Cha đưa ra câu hỏi và giải thích dự án đó như sau:
Dự án đó của Thiên Chúa là gì? Đó là làm cho chúng ta tất cả trở thành con cái của Ngài trong một gia đình duy nhất, trong đó từng người trong chúng ta cảm thấy Ngài gần gũi và được Ngài yêu thương, như trong dụ ngôn của Phúc Âm, cảm thấy hơi ấm gia đình của Thiên Chúa. Trong chương trình vĩ đại này chúng ta tìm thấy nguồn gốc của Giáo Hội. Giáo Hội không phải là một tổ chức nảy sinh từ sự thỏa thuận của vài người, nhưng - như Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nhắc lại nhiều lần - Giáo Hội là công trình của Thiên Chúa, nảy sinh từ chính chương trình tình yêu đó và được thực hiện từ từ trong dòng lịch sử. Giáo Hội nảy sinh từ ước muốn của Thiên Chúa mời gọi tất cả mọi người bước vào sự hiệp thông với Người, bước vào tình bạn của Người, còn hơn thế nữa tham dự vào chính sự sống thiên linh của Người như là con cái Người. Chính từ ”Giáo Hội” tiếng Hy lạp là ”ekklesia” có nghĩa là ”triệu mời”. Thiên Chúa triệu vời chúng ta, thúc đẩy chúng ta ra khỏi khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa, ra khỏi khuynh hướng khép kín trong chính mình, và Người mời gọi chúng ta là thành phần gia đình của Người.
Việc mời gọi ấy có nguồn gốc trong chính sự tạo dựng. Thiên Chúa đã tạo dựng nên chúng ta để chúng ta sống trong một tương quan tình bạn sâu xa với Người, và cả khi tội lỗi đã bẻ gẫy tương quan đó với Người, với tha nhân và với các thụ tạo, Thiên Chúa vẫn không bỏ rơi chúng ta. Đức Thánh Cha định nghĩa lịch sử cứu độ như sau:
Toàn lịch sử cứu độ là lịch sử của Thiên Chúa đi kiếm tìm con người, cống hiến cho con người tinh yêu của Ngài và tiếp nhận con người. Thiên Chúa đã kêu gọi ông Abraham là cha của một đám đông, Người đã chọn dân Israel để ký kết một giao ước bao gồm tất cả mọi người, và đến thời viên mãn đã gửi Con của Người đến để chương trình tình yêu thương va ơn cứu độ của Người được thực hiên trong một giao ước mới và vĩnh cửu với toàn nhân loại. Khi đọc các sách Phúc Âm, chúng ta thấy rằng Chúa Giêsu quy tụ chung quanh Người một cộng đoàn nhỏ tiếp đón lời Người, theo Người, chia sẻ con đường của Người, trở thành gia đình của Người, và với cộng đoàn ấy Người chuẩn bị và xây dựng Giáo Hội Người.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha hỏi tiếp: Như thế Giáo Hội nảy sinh ở đâu? Giáo Hội nảy sinh từ cử chỉ tột đỉnh tình yêu thương của Thập Giá, từ cạnh sườn rộng mở của Chúa Giêsu, từ đó máu và nước chảy ra, biểu tượng cho các Bí Tích Thánh Thể và Rửa Tội. Trong gia đình của Thiên Chúa, trong Giáo Hội nhựa sống là tình yêu thương của Thiên Chúa, được cụ thể hóa trong việc mến Chúa và yêu người, yêu tất cả mọi người không phân biệt và đong đếm. Giáo Hội là gia đình trong đó người ta yêu thương nhau và được yêu thương.
Khi nào Giáo Hội được biểu lộ ra? Chúng ta đã cử hành cách đây hai Chúa Nhật rồi: Giáo Hội được biểu lộ ra, khi ơn Chúa Thánh Thần tràn đầy con tim của các Tông Đồ và thúc đẩy các vị đi ra khỏi Nhà Tiệc Ly và bắt đầu con đường loan báo Tin Mừng, phổ biến tình yêu của Thiên Chúa. Gợi lại sự kiện nhiều người ngày nay chấp nhận Chúa Kitô nhưng lại không muốn chấp nhận Giáo Hội, Đức Thánh Cha nói:
Cả ngày nay nữa cũng còn có người nói: ”Chúa Kitô thì được, nhưng Giáo Hội thì không”. Cũng như những người nói ”Tôi tin Thiên Chúa nhưng không tin các linh mục”. Nhưng mà chính Giáo Hội đem chúng ta tới với Chúa Kitô, và Chúa Kitô đưa chúng ta tới với Thiên Chúa; Giáo Hội là đại gia đình các con cái của Thiên Chúa. Chắc chắn cả Giáo Hôi cũng có các khía cạnh nhân loại: nơi những người tạo thành Giáo Hội, các Chủ chăn và các giáo dân có các khuyết điểm, bất toàn, tội lỗi. Cả Đức Giáo Hoàng cũng có các tội lỗi và biết bao nhiêu tội lỗi, nhưng điều xinh đẹp đó là khi chúng ta nhận ra mình là những người tội lỗi, thì chúng ta tìm thấy lòng thương xót của Thiên Chúa, là Đấng luôn tha thứ. Chúng ta đừng quên điều đó: Thiên Chúa luôn luôn tha thứ và tiếp nhận chúng ta trong tình yêu tha thứ và xót thương của Người. Có người nói rằng tội lỗi là việc xúc phạm đến Thiên Chúa, nhưng cũng là một cơ may khiêm nhường để nhận ra một điều xinh đẹp khác nữa: đó là lòng xót thương của Thiên Chúa. Chúng ta hãy nghĩ tới điều đó.
Rồi Đức Thánh Cha kết thúc bài huấn dụ như sau: Ngày nay chúng ta hãy tự vấn: tôi yêu Giáo Hội bao nhiêu rồi ? Tôi có cầu nguyện cho Giáo Hội không? Tôi có cảm thấy mình là thành phần của gia đình Giáo Hội không? Tôi làm gì để cho cộng đồng, trong đó mỗi người cảm thấy được tiếp đón và hiểu biết, cảm thấy lòng xót thương và tình yêu của Thiên Chúa canh tân cuộc sống? Đức tin là một ơn và là một hành động liên quan tới chúng ta một cách riêng rẽ, nhưng Thiên Chúa mời gọi chúng ta cùng nhau sống đức tin ấy như gia đình, như Giáo Hội.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa một cách đặc biệt trong Năm Đức Tin này để cho các cộng đòàn của chúng ta, để toàn thể Giáo Hội, luôn ngày càng là các gia đình đích thật sống và đem hơi ấm của Thiên Chúa đến cho mọi người.
Chào các đoàn hành hương nói tiếng Pháp Đức Thánh Cha khuyến khích họ yêu mến Giáo Hội như Chúa Giêsu đã yêu thương, hiến mạng sống cho Giáo Hội, thông truyền tình yêu của Người cho Giáo Hội, và đừng ngần ngại bênh vực Giáo Hội, xả thân cho Giáo Hội, phục vụ Giáo Hội và khiến cho Giáo Hội trở thành huynh đệ và biết tiếp đón hơn.
Với các tín hữu nói tiếng Anh ngài cầu chúc họ luôn lớn lên trong tình yêu đối với Chúa Kitô và đại gia đình của Người là Giáo Hội.
Với các tín hữu Ba Lan Đức Thánh Cha đặc biệt chào các bạn trẻ tham dự buổi canh thức tại trại hè Lednica ngày mùng 1 tháng 6 này về đề tài tình hiền phụ của Thiên Chúa. Thiên Chúa là mẫu gương của mọi tình hiền phụ trần gian. Đức Thánh Cha khuyến khích người trẻ cảm tạ Thiên Chúa vì đã ban cho mình một người cha trần thế sinh ra, đưỡng dục, nuôi nấng, yêu thương mình, vì thế phải cầu nguyện cho các vị, cả khi các tương quan giữa cha con không đựơc tốt đẹp. Đặc biệt Đức Thánh Cha nhắn nhủ các bạn trẻ đừng sợ hãi là cha gia đình, sinh con cái, và cũng là cha tinh thần cho các anh chị em khác.
Vì ngày thứ năm là lễ kính Mình Màu Thánh Chúa Giêsu Đức Thánh Cha mời gọi mọi người tham dự thánh lễ ngài cử hành lúc 7 giờ chiều tại thềm đền thờ thánh Gioan Laterano là nhà thớ chính tòa của giáo phận Roma, và cuộc kiệu và chầu Thánh Thể sau đó tại đền thờ Đức Bà Cả.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
Trong số các Hồng Y và Giám Mục lên chào Đức Thánh Cha có Đức Hồng Y Paolo Romeo Tổng Giám Mục Palermo. Đức Hồng Y đã tặng Đức Thánh Cha một mặt nhật có thánh tích của tân Chân phưởc Linh Mục Giuseppe Puglisi mới được tôn phong ngày 25 tháng 5 vừa qua.
Như thường lệ xe díp đã chở Đức Thánh Cha đi một vòng qua các lối đi giữa quảng trường để ngài chào tín hữu và du khách. Sau khi làm dấu thánh giá Đức Thánh Cha đã khen ngợi mọi người can đảm đương đầu với trời mưa. Tuy nhiên sau đó trời từ từ sáng hơn và có nắng. Trong số các nhóm tín hữu cũng một vài tín hữu Việt Nam đến từ Hoa Kỳ, Pháp và Thụy Sĩ, trong đó có cả các anh chị em không Công Giáo.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu loạt bài giáo lý về sứ vụ của Giáo Hội, là mầu nhiệm mà chúng ta tất cả sống mỗi ngày và chúng ta là thành phần.
Trước hết Giáo Hội như là gia đình của Thiên Chúa. Đức Thánh Cha nói: Trong các tháng qua, hơn một lần tôi đã quy chiếu dụ ngôn người con hoang đàng, hay đúng hơn người cha thương xót (x. Lc 15,11-32). Người con thứ bỏ nhà cha, và phung phí tất cả rồi quyết định trở về, bởi vì anh nhận ra rằng mình đã sai lầm, nhưng anh không coi mình xứng đáng là con nữa và nghĩ rằng mình chỉ có thể được tiếp nhận như là tôi tớ thôi. Người cha, trái lại, chạy ra gặp anh, ôm hôn anh và trả lại cho anh phẩm giá là con và làm lễ mừng anh trở về. Giống như các dụ ngôn khác của Phúc Âm, dụ ngôn này chỉ cho chúng ta thấy rõ dự định của Thiên Chúa đối với nhân loại. Đức Thánh Cha đưa ra câu hỏi và giải thích dự án đó như sau:
Dự án đó của Thiên Chúa là gì? Đó là làm cho chúng ta tất cả trở thành con cái của Ngài trong một gia đình duy nhất, trong đó từng người trong chúng ta cảm thấy Ngài gần gũi và được Ngài yêu thương, như trong dụ ngôn của Phúc Âm, cảm thấy hơi ấm gia đình của Thiên Chúa. Trong chương trình vĩ đại này chúng ta tìm thấy nguồn gốc của Giáo Hội. Giáo Hội không phải là một tổ chức nảy sinh từ sự thỏa thuận của vài người, nhưng - như Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nhắc lại nhiều lần - Giáo Hội là công trình của Thiên Chúa, nảy sinh từ chính chương trình tình yêu đó và được thực hiện từ từ trong dòng lịch sử. Giáo Hội nảy sinh từ ước muốn của Thiên Chúa mời gọi tất cả mọi người bước vào sự hiệp thông với Người, bước vào tình bạn của Người, còn hơn thế nữa tham dự vào chính sự sống thiên linh của Người như là con cái Người. Chính từ ”Giáo Hội” tiếng Hy lạp là ”ekklesia” có nghĩa là ”triệu mời”. Thiên Chúa triệu vời chúng ta, thúc đẩy chúng ta ra khỏi khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa, ra khỏi khuynh hướng khép kín trong chính mình, và Người mời gọi chúng ta là thành phần gia đình của Người.
Việc mời gọi ấy có nguồn gốc trong chính sự tạo dựng. Thiên Chúa đã tạo dựng nên chúng ta để chúng ta sống trong một tương quan tình bạn sâu xa với Người, và cả khi tội lỗi đã bẻ gẫy tương quan đó với Người, với tha nhân và với các thụ tạo, Thiên Chúa vẫn không bỏ rơi chúng ta. Đức Thánh Cha định nghĩa lịch sử cứu độ như sau:
Toàn lịch sử cứu độ là lịch sử của Thiên Chúa đi kiếm tìm con người, cống hiến cho con người tinh yêu của Ngài và tiếp nhận con người. Thiên Chúa đã kêu gọi ông Abraham là cha của một đám đông, Người đã chọn dân Israel để ký kết một giao ước bao gồm tất cả mọi người, và đến thời viên mãn đã gửi Con của Người đến để chương trình tình yêu thương va ơn cứu độ của Người được thực hiên trong một giao ước mới và vĩnh cửu với toàn nhân loại. Khi đọc các sách Phúc Âm, chúng ta thấy rằng Chúa Giêsu quy tụ chung quanh Người một cộng đoàn nhỏ tiếp đón lời Người, theo Người, chia sẻ con đường của Người, trở thành gia đình của Người, và với cộng đoàn ấy Người chuẩn bị và xây dựng Giáo Hội Người.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha hỏi tiếp: Như thế Giáo Hội nảy sinh ở đâu? Giáo Hội nảy sinh từ cử chỉ tột đỉnh tình yêu thương của Thập Giá, từ cạnh sườn rộng mở của Chúa Giêsu, từ đó máu và nước chảy ra, biểu tượng cho các Bí Tích Thánh Thể và Rửa Tội. Trong gia đình của Thiên Chúa, trong Giáo Hội nhựa sống là tình yêu thương của Thiên Chúa, được cụ thể hóa trong việc mến Chúa và yêu người, yêu tất cả mọi người không phân biệt và đong đếm. Giáo Hội là gia đình trong đó người ta yêu thương nhau và được yêu thương.
Khi nào Giáo Hội được biểu lộ ra? Chúng ta đã cử hành cách đây hai Chúa Nhật rồi: Giáo Hội được biểu lộ ra, khi ơn Chúa Thánh Thần tràn đầy con tim của các Tông Đồ và thúc đẩy các vị đi ra khỏi Nhà Tiệc Ly và bắt đầu con đường loan báo Tin Mừng, phổ biến tình yêu của Thiên Chúa. Gợi lại sự kiện nhiều người ngày nay chấp nhận Chúa Kitô nhưng lại không muốn chấp nhận Giáo Hội, Đức Thánh Cha nói:
Cả ngày nay nữa cũng còn có người nói: ”Chúa Kitô thì được, nhưng Giáo Hội thì không”. Cũng như những người nói ”Tôi tin Thiên Chúa nhưng không tin các linh mục”. Nhưng mà chính Giáo Hội đem chúng ta tới với Chúa Kitô, và Chúa Kitô đưa chúng ta tới với Thiên Chúa; Giáo Hội là đại gia đình các con cái của Thiên Chúa. Chắc chắn cả Giáo Hôi cũng có các khía cạnh nhân loại: nơi những người tạo thành Giáo Hội, các Chủ chăn và các giáo dân có các khuyết điểm, bất toàn, tội lỗi. Cả Đức Giáo Hoàng cũng có các tội lỗi và biết bao nhiêu tội lỗi, nhưng điều xinh đẹp đó là khi chúng ta nhận ra mình là những người tội lỗi, thì chúng ta tìm thấy lòng thương xót của Thiên Chúa, là Đấng luôn tha thứ. Chúng ta đừng quên điều đó: Thiên Chúa luôn luôn tha thứ và tiếp nhận chúng ta trong tình yêu tha thứ và xót thương của Người. Có người nói rằng tội lỗi là việc xúc phạm đến Thiên Chúa, nhưng cũng là một cơ may khiêm nhường để nhận ra một điều xinh đẹp khác nữa: đó là lòng xót thương của Thiên Chúa. Chúng ta hãy nghĩ tới điều đó.
Rồi Đức Thánh Cha kết thúc bài huấn dụ như sau: Ngày nay chúng ta hãy tự vấn: tôi yêu Giáo Hội bao nhiêu rồi ? Tôi có cầu nguyện cho Giáo Hội không? Tôi có cảm thấy mình là thành phần của gia đình Giáo Hội không? Tôi làm gì để cho cộng đồng, trong đó mỗi người cảm thấy được tiếp đón và hiểu biết, cảm thấy lòng xót thương và tình yêu của Thiên Chúa canh tân cuộc sống? Đức tin là một ơn và là một hành động liên quan tới chúng ta một cách riêng rẽ, nhưng Thiên Chúa mời gọi chúng ta cùng nhau sống đức tin ấy như gia đình, như Giáo Hội.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa một cách đặc biệt trong Năm Đức Tin này để cho các cộng đòàn của chúng ta, để toàn thể Giáo Hội, luôn ngày càng là các gia đình đích thật sống và đem hơi ấm của Thiên Chúa đến cho mọi người.
Chào các đoàn hành hương nói tiếng Pháp Đức Thánh Cha khuyến khích họ yêu mến Giáo Hội như Chúa Giêsu đã yêu thương, hiến mạng sống cho Giáo Hội, thông truyền tình yêu của Người cho Giáo Hội, và đừng ngần ngại bênh vực Giáo Hội, xả thân cho Giáo Hội, phục vụ Giáo Hội và khiến cho Giáo Hội trở thành huynh đệ và biết tiếp đón hơn.
Với các tín hữu nói tiếng Anh ngài cầu chúc họ luôn lớn lên trong tình yêu đối với Chúa Kitô và đại gia đình của Người là Giáo Hội.
Với các tín hữu Ba Lan Đức Thánh Cha đặc biệt chào các bạn trẻ tham dự buổi canh thức tại trại hè Lednica ngày mùng 1 tháng 6 này về đề tài tình hiền phụ của Thiên Chúa. Thiên Chúa là mẫu gương của mọi tình hiền phụ trần gian. Đức Thánh Cha khuyến khích người trẻ cảm tạ Thiên Chúa vì đã ban cho mình một người cha trần thế sinh ra, đưỡng dục, nuôi nấng, yêu thương mình, vì thế phải cầu nguyện cho các vị, cả khi các tương quan giữa cha con không đựơc tốt đẹp. Đặc biệt Đức Thánh Cha nhắn nhủ các bạn trẻ đừng sợ hãi là cha gia đình, sinh con cái, và cũng là cha tinh thần cho các anh chị em khác.
Vì ngày thứ năm là lễ kính Mình Màu Thánh Chúa Giêsu Đức Thánh Cha mời gọi mọi người tham dự thánh lễ ngài cử hành lúc 7 giờ chiều tại thềm đền thờ thánh Gioan Laterano là nhà thớ chính tòa của giáo phận Roma, và cuộc kiệu và chầu Thánh Thể sau đó tại đền thờ Đức Bà Cả.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
Trong số các Hồng Y và Giám Mục lên chào Đức Thánh Cha có Đức Hồng Y Paolo Romeo Tổng Giám Mục Palermo. Đức Hồng Y đã tặng Đức Thánh Cha một mặt nhật có thánh tích của tân Chân phưởc Linh Mục Giuseppe Puglisi mới được tôn phong ngày 25 tháng 5 vừa qua.
Top Stories
Vietnam: Un conférencier handicapé d’inspiration chrétienne soulève l’enthousiasme du public vietnamien malgré une traduction quelque peu orientée
Eglises d'Asie
09:47 29/05/2013
Nick Vujicic est australien. Handicapé de naissance, âgé de 31 ans, né de parents d’origine serbe, il se présente comme « conférencier motivateur » et vient d’effectuer une tournée de conférences au Vietnam, où il a rencontré un succès indubitable. Le témoignage et les exhortations à l’effort et au courage de cet homme dépourvu de bras et de jambes, inspiré par une foi chrétienne à toute épreuve, ont considérablement impressionné le public vietnamien. Cependant, les révélations de certaines personnes directement concernées laissent entendre que la liberté d’expression du conférencier a été sérieusement bridée par les restrictions imposées à son traducteur par le comité d’organisation.
La tournée de Nick Vujicic a véritablement laissé une impression proche de la stupéfaction chez les nombreux élèves, étudiants, homme d’affaires et handicapés qui ont pu l’écouter directement dans ses différentes interventions à Saigon comme à Hanoi, où 20 000 personnes étaient venues l’écouter et échanger avec lui lors de son intervention au stade My Dinh, le 23 mai dernier. Mais ils étaient des millions à suivre ses divers meetings retransmis à la télévision ou grâce aux réseaux sociaux. Ainsi que l’a dit la presse officielle, « il a inspiré l’optimisme et le désir de vivre à des millions de gens ». Le message qu’il leur a apporté, c’est en premier lieu la réussite de sa propre vie grâce à l’amour et au pardon mutuel, l’indifférence à l’argent et aux autres biens recherchés par la plupart. A toutes les générations, il a conseillé de cultiver l’énergie, de se comporter moralement, de se tourner vers les autres et de partager avec eux. Il a demandé aux jeunes de se détourner de l’alcool, du tabac, de rester chaste avant le mariage. Des conseils qui ont été accueillis favorablement parce que conformes à la morale confucéenne traditionnelle.
Cependant, des révélations faites sur Facebook et reprises par un certain nombre de sites (1) laissent à penser que les auditeurs n’ont pu écouter dans son intégralité le témoignage donné par ce prédicateur chrétien. Les autorités ont en effet essayé de gommer l’arrière-fond religieux du message délivré par lui. La tournée du conférencier avait été soigneusement organisée et le comité organisateur avait choisi pour l’ensemble de la tournée un traducteur expérimenté, lui-même de religion chrétienne, Francis Hung. Peu avant le premier meeting, l’organisateur lui donna ses dernières directives. L’une d’entre elles interdisait au traducteur de traduire les mots ou les phrases en rapport avec Dieu ou la religion, même si Nick Vujicic en parlait. Le traducteur pressenti répondit alors que le rôle du traducteur était de traduire fidèlement les paroles de l’orateur et qu’il le ferait avec d’autant plus de compétence qu’il partageait la même foi chrétienne que ce dernier. Quelques minutes plus tard, l’organisateur lui faisait savoir qu’il n’était plus retenu comme traducteur. Une autre personne fut choisie à sa place.
Et, de fait, selon le témoignage de Francis Hung, lors de la première conférence, le nouveau traducteur a remplacé le nom de Dieu par d’autres formules. Francis Hung fit aussitôt avertir par e-mail le prédicateur et, selon lui, dans sa deuxième intervention, au stade My Dinh, chaque fois que Nick Vujicic a prononcé le nom du Seigneur, il s’est arrêté pour que le traducteur traduise tout de suite.
Cependant, une seule fois durant sa tournée, Nick Vujicic a eu l’occasion de parler de Dieu et de développer les thèmes religieux sans restriction et avec l’enthousiasme qui lui est coutumier. Le 26 mai, en effet, il s’est exprimé dans le temple protestant de Gia Dinh (Hô Chi Minh-Ville) devant une large assemblée de croyants.
(1) Voir par exemple VietCatholic News du 23 mai 2013 ou une interview de l’intéressé par Radio Free Asia (émissions en vietnamien) du 28 mai 2013.
(Source: Eglises d'Asie, 29 mai 2013)
La tournée de Nick Vujicic a véritablement laissé une impression proche de la stupéfaction chez les nombreux élèves, étudiants, homme d’affaires et handicapés qui ont pu l’écouter directement dans ses différentes interventions à Saigon comme à Hanoi, où 20 000 personnes étaient venues l’écouter et échanger avec lui lors de son intervention au stade My Dinh, le 23 mai dernier. Mais ils étaient des millions à suivre ses divers meetings retransmis à la télévision ou grâce aux réseaux sociaux. Ainsi que l’a dit la presse officielle, « il a inspiré l’optimisme et le désir de vivre à des millions de gens ». Le message qu’il leur a apporté, c’est en premier lieu la réussite de sa propre vie grâce à l’amour et au pardon mutuel, l’indifférence à l’argent et aux autres biens recherchés par la plupart. A toutes les générations, il a conseillé de cultiver l’énergie, de se comporter moralement, de se tourner vers les autres et de partager avec eux. Il a demandé aux jeunes de se détourner de l’alcool, du tabac, de rester chaste avant le mariage. Des conseils qui ont été accueillis favorablement parce que conformes à la morale confucéenne traditionnelle.
Cependant, des révélations faites sur Facebook et reprises par un certain nombre de sites (1) laissent à penser que les auditeurs n’ont pu écouter dans son intégralité le témoignage donné par ce prédicateur chrétien. Les autorités ont en effet essayé de gommer l’arrière-fond religieux du message délivré par lui. La tournée du conférencier avait été soigneusement organisée et le comité organisateur avait choisi pour l’ensemble de la tournée un traducteur expérimenté, lui-même de religion chrétienne, Francis Hung. Peu avant le premier meeting, l’organisateur lui donna ses dernières directives. L’une d’entre elles interdisait au traducteur de traduire les mots ou les phrases en rapport avec Dieu ou la religion, même si Nick Vujicic en parlait. Le traducteur pressenti répondit alors que le rôle du traducteur était de traduire fidèlement les paroles de l’orateur et qu’il le ferait avec d’autant plus de compétence qu’il partageait la même foi chrétienne que ce dernier. Quelques minutes plus tard, l’organisateur lui faisait savoir qu’il n’était plus retenu comme traducteur. Une autre personne fut choisie à sa place.
Et, de fait, selon le témoignage de Francis Hung, lors de la première conférence, le nouveau traducteur a remplacé le nom de Dieu par d’autres formules. Francis Hung fit aussitôt avertir par e-mail le prédicateur et, selon lui, dans sa deuxième intervention, au stade My Dinh, chaque fois que Nick Vujicic a prononcé le nom du Seigneur, il s’est arrêté pour que le traducteur traduise tout de suite.
Cependant, une seule fois durant sa tournée, Nick Vujicic a eu l’occasion de parler de Dieu et de développer les thèmes religieux sans restriction et avec l’enthousiasme qui lui est coutumier. Le 26 mai, en effet, il s’est exprimé dans le temple protestant de Gia Dinh (Hô Chi Minh-Ville) devant une large assemblée de croyants.
(1) Voir par exemple VietCatholic News du 23 mai 2013 ou une interview de l’intéressé par Radio Free Asia (émissions en vietnamien) du 28 mai 2013.
(Source: Eglises d'Asie, 29 mai 2013)
The triumphalism of Christians
L’Osservatore Romano
11:47 29/05/2013
2013-05-29 L’Osservatore Romano - Christian triumphalism passes through human failure. Letting oneself be tempted by other kinds of triumphalism, by a worldly brand of triumphalism, means giving in to the temptation of conceiving a “Christianity without a cross”. Pope Francis' reflection at the Mass he celebrated this morning, Wednesday 29 May, in the Chapel of the Domus Sanctae Marthae, was centred on humility.
Today’s Gospel (Mk 10:32-45) says: the disciples “were on the road, going up to Jerusalem, and Jesus was walking ahead of them. Determined”. Reflecting on the restive sentiments seething in the hearts of the “dismayed” and “fearful” disciples, the Holy Father highlighted the conduct of the Lord who revealed the truth to them. The Son of man will be handed over to the chief priests and the scribes, and they will condemn him to death and kill him; but on the third day he will rise.
The disciples underwent the same temptation that Jesus had faced in the wilderness, “when the devil” challenged him to work “a miracle”, the Pope said. Such as throwing himself down from the temple and saving himself in such a way that all might see it and be redeemed.
Today, the Pope said, we risk succumbing to the “temptation of a Christianity without a cross”. And “there is another temptation”: that of “a Christianity with the cross but without Jesus”; the Pope explained that this was the “temptation of triumphalism”. “We want triumph now”, he said, “without going to the cross, a worldly triumph, a reasonable triumph”.
“Triumphalism in the Church halts the Church. The triumphalism of us Christians halts Christians. A triumphalist Church is a half-way Church”. A Church content with being “well organized and with... everything lovely and efficient”, but which denied the martyrs would be “a Church which thought only of triumphs and successes; which did not have Jesus’ rule of triumph through failure. Human failure, the failure of the cross. And this is a temptation to us all”.
Concelebrating with the Holy Father were Bishop Valério Breda of Penedo, Brazil, and Bishop José Manuel Garcia Corderon of Bragança-Miranda, Portugal. Taking part in the Mass among others were the staff of the workshops and installations service, Fr Dario Edoardo Viganò, Director of the Vatican Television Centre, and Mons. Francesco Ceriotti, for decades involved in the area of communications of the Italian Episcopal Conference who today is celebrating the 70th anniversary of his ordination to the priesthood.
Today’s Gospel (Mk 10:32-45) says: the disciples “were on the road, going up to Jerusalem, and Jesus was walking ahead of them. Determined”. Reflecting on the restive sentiments seething in the hearts of the “dismayed” and “fearful” disciples, the Holy Father highlighted the conduct of the Lord who revealed the truth to them. The Son of man will be handed over to the chief priests and the scribes, and they will condemn him to death and kill him; but on the third day he will rise.
The disciples underwent the same temptation that Jesus had faced in the wilderness, “when the devil” challenged him to work “a miracle”, the Pope said. Such as throwing himself down from the temple and saving himself in such a way that all might see it and be redeemed.
Today, the Pope said, we risk succumbing to the “temptation of a Christianity without a cross”. And “there is another temptation”: that of “a Christianity with the cross but without Jesus”; the Pope explained that this was the “temptation of triumphalism”. “We want triumph now”, he said, “without going to the cross, a worldly triumph, a reasonable triumph”.
“Triumphalism in the Church halts the Church. The triumphalism of us Christians halts Christians. A triumphalist Church is a half-way Church”. A Church content with being “well organized and with... everything lovely and efficient”, but which denied the martyrs would be “a Church which thought only of triumphs and successes; which did not have Jesus’ rule of triumph through failure. Human failure, the failure of the cross. And this is a temptation to us all”.
Concelebrating with the Holy Father were Bishop Valério Breda of Penedo, Brazil, and Bishop José Manuel Garcia Corderon of Bragança-Miranda, Portugal. Taking part in the Mass among others were the staff of the workshops and installations service, Fr Dario Edoardo Viganò, Director of the Vatican Television Centre, and Mons. Francesco Ceriotti, for decades involved in the area of communications of the Italian Episcopal Conference who today is celebrating the 70th anniversary of his ordination to the priesthood.
Pope Francis: weekly General Audience
Vatican Radio
11:49 29/05/2013
2013-05-29 Pope Francis held his weekly General Audience on Wednesday. After thanking the pilgrims present in St Peter's Square for braving the brief, late Spring rainstorm that surprised them, there was read a passage from the Gospel according to St John (19:32-35), in which the episode of the soldiers' piercing of His side is recounted. Then the Holy Father began his catechesis, which this week began a new series of reflections on the mystery of the Church, based in the documents of the II Vatican Council. Below, please find Vatican Radio's English translation of the Holy Father's catechesis.
Dear brothers and sisters,
Last Wednesday I stressed the deep connection between the Holy Spirit and the Church. Today I would like to start some reflections on the mystery of the Church, a mystery that we all live and of which we are part. I would like to do this, using some well-known phrases taken from the documents of the Second Vatican Council.
Today the first: the Church as Family of God
In recent months, more than once I have made reference to the parable of the prodigal son, or rather of the merciful father (cf. Lk 15:11-32). The youngest son leaves the house of his father, squanders everything, and decides to return because he realizes he made a mistake, though he no longer considers himself worthy of sonship. He thinks he might be welcomed back as a servant. Instead, the father runs to meet him, embraces him, gives him back his dignity as a son, and celebrates. This parable, like others in the Gospel, shows well the design of God for humanity.
What is this God’s plan? It is to make us all the one family of his children, in which each of you feels close to Him and feels loved by Him – feels, as in the Gospel parable, the warmth of being the family of God. In this great design, the Church finds its source. [The Church is] is not an organization founded by an agreement among [a group of] persons, but - as we were reminded many times by Pope Benedict XVI - is the work of God: it was born out of the plan of love, which realises itself progressively in history. The Church is born from the desire of God to call all people into communion with Him, to His friendship, and indeed, as His children, to partake of His own divine life. The very word “Church”, from the Greek ekklesia, means “convocation”.
God calls us, urges us to escape from individualism, [from] the tendency to withdraw into ourselves, and calls us – convokes us – to be a part of His family. This convocation has its origin in creation itself. God created us in order that we might live in a relationship of deep friendship with Him, and even when sin had broken this relationship with God, with others and with creation, God did not abandon us.
The whole history of salvation is the story of God seeking man, offer[ing] humanity His love, embracing mankind. He called Abraham to be the father of a multitude, chose the people of Israel to forge an alliance that embraces all nations, and sent, in the fullness of time, His Son, that His plan of love and salvation be realised in a new and everlasting covenant with humanity. When we read the Gospels, we see that Jesus gathers around him a small community that receives His word, follows Him, shares His journey, becomes His family – and with this community, He prepares and builds His Church.
Whence, then, is the Church born? It is born from the supreme act of love on the Cross, from the pierced side of Jesus from which flow blood and water, a symbol of the sacraments of Baptism and the Eucharist. In the family of God, the Church, the lifeblood is the love of God that is realised in loving Him and others, loving all without distinction, without measure. The Church is a family that loves and is loved.
When does the Church manifest itself? We celebrated [the Church’s manifestation] two Sundays ago: the Church manifests itself when the gift of the Holy Spirit fills the hearts of the Apostles and pushes them to go out and start the journey to proclaim the Gospel, to spread the love of God.
Even today, some say, “Christ yes, the Church no,” like those who say, “I believe in God, but in priests, no.” They say, “Christ: yes. Church: no.” Nevertheless, it is the Church that brings us Christ and that brings us to God. The Church is the great family of God's children. Of course it also has the human aspects: in those who compose it, pastors and faithful, there are flaws, imperfections, sins – the Pope has his, as well: he has lots of them; but the beautiful thing is that, when we become aware that we are sinners, we find the mercy of God. God always forgives: do not forget this. God always forgives, and He receives us in His love of forgiveness and mercy. Some people say – this is beautiful – that sin is an offence against God, but it is also an opportunity: the humiliation of realising [that one is a sinner] and that there is something [exceedingly] beautiful: the mercy of God. Let us think about this.
Let us ask ourselves today: how much do I love the Church? Do I pray for her? Do I feel myself a part of the family of the Church? What do I do to make the Church a community in which everyone feels welcomed and understood, [in which] everyone feels the mercy and love of God who renews life? Faith is a gift and an act that affects us personally, but God calls us to live our faith together, as a family: as the Church.
We ask the Lord, in a special way in this Year of the faith, that our communities, the whole Church be ever more true families that live and carry the warmth of God.
The Holy Father also had greetings for English-speaking pilgrims, which he delivered through an interpreter:
Dear Brothers and Sisters: In today’s Audience I would like to speak of the Church as God’s family. Like the merciful father in the parable of the prodigal son, God wants all of us to live in his love and to share in his life. The Church is an essential part of this divine plan; we were made to know and love God and, despite our sins, he continues to call us to return to him. In the fullness of time, he sent his Son into our world to inaugurate the new and eternal covenant with humanity through his sacrifice on the cross. The Church was born of this supreme act of reconciling love, in the water and blood which flowed from Christ’s pierced side. At Pentecost, the Holy Spirit sent the Apostles to proclaim the Gospel of God’s love to the ends of the earth. Christ can never be separated from his Church, which he has made the great family of God’s children. Today, let [us] pledge ourselves to renewing our love for the Church and to letting her be God’s true family, where everyone feels welcomed, understood and loved.
Dear brothers and sisters,
Last Wednesday I stressed the deep connection between the Holy Spirit and the Church. Today I would like to start some reflections on the mystery of the Church, a mystery that we all live and of which we are part. I would like to do this, using some well-known phrases taken from the documents of the Second Vatican Council.
Today the first: the Church as Family of God
In recent months, more than once I have made reference to the parable of the prodigal son, or rather of the merciful father (cf. Lk 15:11-32). The youngest son leaves the house of his father, squanders everything, and decides to return because he realizes he made a mistake, though he no longer considers himself worthy of sonship. He thinks he might be welcomed back as a servant. Instead, the father runs to meet him, embraces him, gives him back his dignity as a son, and celebrates. This parable, like others in the Gospel, shows well the design of God for humanity.
What is this God’s plan? It is to make us all the one family of his children, in which each of you feels close to Him and feels loved by Him – feels, as in the Gospel parable, the warmth of being the family of God. In this great design, the Church finds its source. [The Church is] is not an organization founded by an agreement among [a group of] persons, but - as we were reminded many times by Pope Benedict XVI - is the work of God: it was born out of the plan of love, which realises itself progressively in history. The Church is born from the desire of God to call all people into communion with Him, to His friendship, and indeed, as His children, to partake of His own divine life. The very word “Church”, from the Greek ekklesia, means “convocation”.
God calls us, urges us to escape from individualism, [from] the tendency to withdraw into ourselves, and calls us – convokes us – to be a part of His family. This convocation has its origin in creation itself. God created us in order that we might live in a relationship of deep friendship with Him, and even when sin had broken this relationship with God, with others and with creation, God did not abandon us.
The whole history of salvation is the story of God seeking man, offer[ing] humanity His love, embracing mankind. He called Abraham to be the father of a multitude, chose the people of Israel to forge an alliance that embraces all nations, and sent, in the fullness of time, His Son, that His plan of love and salvation be realised in a new and everlasting covenant with humanity. When we read the Gospels, we see that Jesus gathers around him a small community that receives His word, follows Him, shares His journey, becomes His family – and with this community, He prepares and builds His Church.
Whence, then, is the Church born? It is born from the supreme act of love on the Cross, from the pierced side of Jesus from which flow blood and water, a symbol of the sacraments of Baptism and the Eucharist. In the family of God, the Church, the lifeblood is the love of God that is realised in loving Him and others, loving all without distinction, without measure. The Church is a family that loves and is loved.
When does the Church manifest itself? We celebrated [the Church’s manifestation] two Sundays ago: the Church manifests itself when the gift of the Holy Spirit fills the hearts of the Apostles and pushes them to go out and start the journey to proclaim the Gospel, to spread the love of God.
Even today, some say, “Christ yes, the Church no,” like those who say, “I believe in God, but in priests, no.” They say, “Christ: yes. Church: no.” Nevertheless, it is the Church that brings us Christ and that brings us to God. The Church is the great family of God's children. Of course it also has the human aspects: in those who compose it, pastors and faithful, there are flaws, imperfections, sins – the Pope has his, as well: he has lots of them; but the beautiful thing is that, when we become aware that we are sinners, we find the mercy of God. God always forgives: do not forget this. God always forgives, and He receives us in His love of forgiveness and mercy. Some people say – this is beautiful – that sin is an offence against God, but it is also an opportunity: the humiliation of realising [that one is a sinner] and that there is something [exceedingly] beautiful: the mercy of God. Let us think about this.
Let us ask ourselves today: how much do I love the Church? Do I pray for her? Do I feel myself a part of the family of the Church? What do I do to make the Church a community in which everyone feels welcomed and understood, [in which] everyone feels the mercy and love of God who renews life? Faith is a gift and an act that affects us personally, but God calls us to live our faith together, as a family: as the Church.
We ask the Lord, in a special way in this Year of the faith, that our communities, the whole Church be ever more true families that live and carry the warmth of God.
The Holy Father also had greetings for English-speaking pilgrims, which he delivered through an interpreter:
Dear Brothers and Sisters: In today’s Audience I would like to speak of the Church as God’s family. Like the merciful father in the parable of the prodigal son, God wants all of us to live in his love and to share in his life. The Church is an essential part of this divine plan; we were made to know and love God and, despite our sins, he continues to call us to return to him. In the fullness of time, he sent his Son into our world to inaugurate the new and eternal covenant with humanity through his sacrifice on the cross. The Church was born of this supreme act of reconciling love, in the water and blood which flowed from Christ’s pierced side. At Pentecost, the Holy Spirit sent the Apostles to proclaim the Gospel of God’s love to the ends of the earth. Christ can never be separated from his Church, which he has made the great family of God’s children. Today, let [us] pledge ourselves to renewing our love for the Church and to letting her be God’s true family, where everyone feels welcomed, understood and loved.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo phận Bắc Ninh kỷ niệm 130 năm thành lập
BTT Bắc Ninh
10:12 29/05/2013
Bắc Ninh: sáng ngày 29/5/2013, giáo phận Bắc Ninh vui mừng kỷ niệm sinh nhật lần thứ 130. Lễ mừng sinh nhật hôm nay cũng trùng vào dịp kết thúc Tháng Hoa. Vì vậy 526 con hoa đến từ các xứ họ thuộc giáo hạt Bắc Ninh dâng hoa cộng đồng kính Đức Mẹ tại nhà thờ chính tòa, thay vì được tổ chức ở quảng trường Trung tâm mục vụ vì trời mưa.
Xem hình ảnh
Đến chung vui và chủ sử thánh lễ mừng sinh nhật là đức tổng giám mục Leopoldo Girelli đại diện Tòa thánh tại Việt Nam. Cùng đồng tế với ngài, ngoài Đức Cha chủ nhà còn có Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, giám mục giáo phận Hải Phòng và Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, giám mục giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng.
Trong bài chia sẻ, đức tổng giám mục nói: “trong ngày kỉ niệm 130 năm thành lập giáo phận Bắc Ninh tốt đẹp này, tôi vui mừng cùng với Đức Cha, quí cha và toàn thể anh chị em hiện diện nơi đây dâng lời ngợi khen và tạ ơn Thiên Chúa. Tôi hân hoan chung niềm vui cùng tất cả tín hữu giáo phận Bắc Ninh. Tôi tin tưởng và hy vọng rằng các truyền thống thiêng liêng cổ kính của Giáo phận đã hình thành một di sản vô giá sẽ tiếp tục được gìn giữ và phát huy.”
Ngài nhắn nhủ cộng đoàn tín hữu thực hiện ba từ quan trọng là “lắng nghe”, “chào đón” và “yêu mến”. Vì là người Ki tô hữu thì phải biết lắng nghe Lời Chúa, thể hiện lòng hiếu khách nơi quê hương Quan họ, và mở rộng trái tim để yêu mến tất cả mọi người.
Sau bài giảng, Đức Cha Cosma mời gọi toàn thể cộng đoàn cùng với các vị tiền nhân và những thế hệ tương lai tuyên xưng đức tin.
Trước khi ban phép lành cuối lễ, cha xứ nhà thờ chính tòa Giuse Nguyễn Đức Hiểu thay mặt cộng đoàn cám ơn đức tổng, quí Đức Cha và tất cả những ai góp công sức vào thánh lễ mừng sinh nhật lần thứ 130 này.
Thánh lễ kết thúc với bài ca dâng giáo phận cho Đức Mẹ Mân Côi bảo trợ giáo phận, và các đoàn hoa chụp hình lưu niệm với quý Đức Cha.
Xem hình ảnh
Đến chung vui và chủ sử thánh lễ mừng sinh nhật là đức tổng giám mục Leopoldo Girelli đại diện Tòa thánh tại Việt Nam. Cùng đồng tế với ngài, ngoài Đức Cha chủ nhà còn có Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, giám mục giáo phận Hải Phòng và Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, giám mục giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng.
Trong bài chia sẻ, đức tổng giám mục nói: “trong ngày kỉ niệm 130 năm thành lập giáo phận Bắc Ninh tốt đẹp này, tôi vui mừng cùng với Đức Cha, quí cha và toàn thể anh chị em hiện diện nơi đây dâng lời ngợi khen và tạ ơn Thiên Chúa. Tôi hân hoan chung niềm vui cùng tất cả tín hữu giáo phận Bắc Ninh. Tôi tin tưởng và hy vọng rằng các truyền thống thiêng liêng cổ kính của Giáo phận đã hình thành một di sản vô giá sẽ tiếp tục được gìn giữ và phát huy.”
Ngài nhắn nhủ cộng đoàn tín hữu thực hiện ba từ quan trọng là “lắng nghe”, “chào đón” và “yêu mến”. Vì là người Ki tô hữu thì phải biết lắng nghe Lời Chúa, thể hiện lòng hiếu khách nơi quê hương Quan họ, và mở rộng trái tim để yêu mến tất cả mọi người.
Sau bài giảng, Đức Cha Cosma mời gọi toàn thể cộng đoàn cùng với các vị tiền nhân và những thế hệ tương lai tuyên xưng đức tin.
Trước khi ban phép lành cuối lễ, cha xứ nhà thờ chính tòa Giuse Nguyễn Đức Hiểu thay mặt cộng đoàn cám ơn đức tổng, quí Đức Cha và tất cả những ai góp công sức vào thánh lễ mừng sinh nhật lần thứ 130 này.
Thánh lễ kết thúc với bài ca dâng giáo phận cho Đức Mẹ Mân Côi bảo trợ giáo phận, và các đoàn hoa chụp hình lưu niệm với quý Đức Cha.
Giáo xứ Thọ Ninh rước kiệu và dâng hoa kính Đức Mẹ
Duy Ân Tuấn Anh
11:42 29/05/2013
Xem hình ảnh
Cuộc rước được bắt đầu vào lúc 19h15 ngày 29/5 với sự khai mạc trọng thể làm việc kính Đức Mẹ tại Giáo họ trị sở. Tiếp đó là xuất phát về Giáo họ Yên Phú cách đó khoảng hơn một cây số. Thế nhưng, vì lòng yêu mến Đức Mẹ, đoàn rước đã đi hết các chặng đường của hai giáo họ. Điều đó như muốn được kéo dài hơn đoạn đường đồng hành cùng với Mẹ đến “thăm viếng” mỗi gia đình trong giáo xứ. Hàng ngàn con tim với ánh nến lung linh huyền ảo, cùng những ánh điện rực rỡ soi bóng bên dòng nước Sông La đã thắp sáng cả bầu trời Thọ Ninh làm cho bầu không khí thêm sốt sắng, nghiêm trang một cách lạ thường. Bên cạnh đó, với lời kinh, tiếng hát hòa lẫn với nhịp trống trắc ngân vang lại càng làm cho cuộc rước thêm long trọng. Suốt hành trình của đoàn rước, con cái Mẹ được dừng chân chiêm ngắm Mẹ tại những Bái Hạ thật nguy nga lộng lẫy được các tổ Chia sẻ Lời Chúa dựng nên để tỏ lòng tri ân Mẹ. Sau gần ba giờ đồng hồ, đoàn rước cũng đã tiến về tới khuôn viên Thánh đường Giáo họ Yên Phú với tiếng chuông ngân vang hòa reo chào đón Mẹ. Mặt khác tiếng chuông như muốn mời gọi mọi người trong giáo xứ về bên Mẹ để được Mẹ ấp ủ, chở che và cầu bầu cho mọi người. Ai ai cũng thấm mệt, cũng chùn chân nhưng với lòng kính yêu Mẹ, ai cũng muốn được cùng Mẹ đi dài hơn, đi xa hơn thêm những chặng đường. Kết thúc chương trình là những tiết mục dâng hoa của các em thiếu nhi và các anh chị giới trẻ như muốn gói gọn những đóa hoa lòng đầy chân thành và đơn sơ dâng lên Mẹ. Cuối cùng là phép lành của Cha chủ sự như lời đáp trả của Mẹ ban cho con cái.
Cuộc rước đã kết thúc và khép lại với lòng hân hoan của mỗi người. Nhưng sự thăm viếng của Mẹ vẫn đang còn diễn ra mãi mãi. Ước mong rằng sẽ có nhiều cuộc rước long trọng hơn nữa, sốt sắng hơn nữa để rồi nhờ Mẹ, đoàn con Giáo xứ Thọ Ninh được hân hoan mừng rỡ vui đón Mẹ cùng con Chí Ái viếng thăm. Đó là niềm khát khao và niềm mơ ước của toàn thể mọi người. Hơn thế nữa là được cùng với Mẹ hát vang lời ca Manificat:
“Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa
Thần trí tôi hớn hở vui mừng
Vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi…” (Lc 1, 46-47)
Giám Đốc Mục Vụ Ngoại Kiều TGP Hamburg đến thăm Cộng Đoàn CGVN Hamburg
Ngọc Đức
16:32 29/05/2013
Giám Đốc Mục Vụ Ngoại Kiều TGP Hamburg đến thăm Cộng Đoàn CGVN Hamburg
Hamburg – Hamburg là một thành phố cảng quan trọng nhất nước Đức và cũng là một tiểu bang riêng biệt, nơi đây đã phát xuất con tàu "Cap Anamur" đi đến Biển Đông với chương trình nhân đạo cứu vớt hơn 11.000 Thuyền Nhân Việt Nam cách đây đã 30 năm. TGP Hamburg là một Giáo phận trẻ nhất nước Đức, được thành lập vào ngày 07.01.1995 bởi ĐGH Gioan Phaolô II. Vì nằm trong vị trí địa lý và kinh tế quan trọng của Vùng Bắc Đức nên Tòa Thánh đã nâng lên ngay thành TGP cho vùng Bắc Đức gồm GP Hildesheim, GP Osnabrück và TGP Hamburg.
Xem Hình
TGP Hamburg bao gồm 2 tiểu bang Hamburg và Schleswig-Holstein với 5.798.669 dân cư sống trong 32.489 km², trong đó có 393.649 người Công Giáo, chiếm 6,8% dân số. TGP Hambur đang được điều hành bởi Đức TGP Werner Thissen, hai Đức Cha Phụ tá Norbert Werbs và Hans-Jochen Jaschke. Hiện nay có 141 linh mục đang phục vụ trong 101 giáo xứ. Ngay tại thành phố Hamburg số người Công Giáo ngoại quốc chiếm đến 25% số giáo dân trong giáo phận vì thế vai trò quan trọng Giám đốc mục vụ ngoại kiều TGP Hamburg đang được giao phó cho Đức Cha Phụ tá Dr. Hans-Jochen Jaschke đảm trách.
Vào Chúa Nhật lễ Chúa Ba Ngôi, 26.5.2013 Đức Cha Phụ tá Dr. Hans-Jochen Jaschke đã đến thăm mục vụ tại Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hamburg do cha Paul Phạm Văn Tuấn làm tuyên úy. Dịp này Cộng đoàn rước kiệu Đức Mẹ và 22 cháu Thiếu Nhi dâng hoa dịp kết thúc tháng Hoa. Trong bài giảng Đức Cha nhắc nhở rằng: "Cho dù thế hệ con cháu nói giỏi tiếng Đức, nhưng mong các bậc phụ huynh gìn giữ được nguồn gốc trong trái tim: đó là văn hóa, truyền thống và cầu nguyện bằng ngôn ngữ riêng của mình."
Đức Cha vui mừng khi nhìn thấy một Cộng Đoàn trẻ trung và năng động. Điều đánh động ngài lúc biết được các vị phụ huynh Việt Nam vẫn thường xuyên mang con em đến nhà thờ. Nhân dịp này Đức Cha cũng nhớ chúc mừng Quan Thày đến Ca Đoàn Thánh Linh Hamburg. Sau thánh lễ là buổi tiếp tân Đức Cha với phần tiệc trà và văn nghệ bỏ túi.
Hamburg – Hamburg là một thành phố cảng quan trọng nhất nước Đức và cũng là một tiểu bang riêng biệt, nơi đây đã phát xuất con tàu "Cap Anamur" đi đến Biển Đông với chương trình nhân đạo cứu vớt hơn 11.000 Thuyền Nhân Việt Nam cách đây đã 30 năm. TGP Hamburg là một Giáo phận trẻ nhất nước Đức, được thành lập vào ngày 07.01.1995 bởi ĐGH Gioan Phaolô II. Vì nằm trong vị trí địa lý và kinh tế quan trọng của Vùng Bắc Đức nên Tòa Thánh đã nâng lên ngay thành TGP cho vùng Bắc Đức gồm GP Hildesheim, GP Osnabrück và TGP Hamburg.
Xem Hình
TGP Hamburg bao gồm 2 tiểu bang Hamburg và Schleswig-Holstein với 5.798.669 dân cư sống trong 32.489 km², trong đó có 393.649 người Công Giáo, chiếm 6,8% dân số. TGP Hambur đang được điều hành bởi Đức TGP Werner Thissen, hai Đức Cha Phụ tá Norbert Werbs và Hans-Jochen Jaschke. Hiện nay có 141 linh mục đang phục vụ trong 101 giáo xứ. Ngay tại thành phố Hamburg số người Công Giáo ngoại quốc chiếm đến 25% số giáo dân trong giáo phận vì thế vai trò quan trọng Giám đốc mục vụ ngoại kiều TGP Hamburg đang được giao phó cho Đức Cha Phụ tá Dr. Hans-Jochen Jaschke đảm trách.
Vào Chúa Nhật lễ Chúa Ba Ngôi, 26.5.2013 Đức Cha Phụ tá Dr. Hans-Jochen Jaschke đã đến thăm mục vụ tại Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hamburg do cha Paul Phạm Văn Tuấn làm tuyên úy. Dịp này Cộng đoàn rước kiệu Đức Mẹ và 22 cháu Thiếu Nhi dâng hoa dịp kết thúc tháng Hoa. Trong bài giảng Đức Cha nhắc nhở rằng: "Cho dù thế hệ con cháu nói giỏi tiếng Đức, nhưng mong các bậc phụ huynh gìn giữ được nguồn gốc trong trái tim: đó là văn hóa, truyền thống và cầu nguyện bằng ngôn ngữ riêng của mình."
Đức Cha vui mừng khi nhìn thấy một Cộng Đoàn trẻ trung và năng động. Điều đánh động ngài lúc biết được các vị phụ huynh Việt Nam vẫn thường xuyên mang con em đến nhà thờ. Nhân dịp này Đức Cha cũng nhớ chúc mừng Quan Thày đến Ca Đoàn Thánh Linh Hamburg. Sau thánh lễ là buổi tiếp tân Đức Cha với phần tiệc trà và văn nghệ bỏ túi.
Cung nghinh Đức Mẹ cuối tháng Hoa tại Seattle
Nguyễn An Quý
17:00 29/05/2013
SEATTLE - Khuôn viên nhà thờ giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle chiều thứ bảy cuối tháng năm, thánhg kính Đức Mẹ trở nên nhộn nhịp. Mới hơn 4 giờ chiều, các đoàn thể đã tập trung để chuẩn bị cho cuộc Rước kiệu Đức Mẹ kết thúc Tháng Hoa năm 2013. Nhìn lên lễ đài, các em Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể đang được các huynh trưởng tập dợt lại để chuẩn bị cho buổi dâng hoa vinh danh Mẹ vào buổi cung nghinh Mẹ chiều hôm nay. Đúng 5 giờ, vị MC trong Ban Phụng Vụ xuất hiện trên lễ đài và nói: Kính thưa Cộng Đoàn dân Chúa, hôm nay Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam cùng nhau Cung Nghinh Mẹ để chúc tụng Thánh Danh Mẹ kết thúc Tháng Hoa năm nay. Cung Nghinh Mẹ hôm nay, chúng ta cùng nhau cầu nguyện xin Mẹ luôn đồng hành với mỗi người, mỗi Hội Đoàn, mỗi Cộng Đoàn và giáo xứ , nhất là xin Mẹ đồng hành với giáo xứ trong công cuộc chuẩn bị xây dựng ngôi thánh đường mới. Giờ Rước Kiệu bắt đầu . MC nói tiếp: Đoàn kiệu theo thứ tự như sau: Thánh Giá nến cao, chiêng trống, đoàn cờ Hội Thánh, Đoàn quốc phục, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, Các Cộng Đoàn Mân Côi, Fatima, Mông Triệu, Các Hội Đoàn Legio, Liên Minh Thánh Tâm, Huynh Đoàn Đa Minh, Hội Thánh Linh, Đoàn Dâng Hoa, Ban Lễ Sinh Quý Cha, Bàn Kiệu và giáo dân còn lại.
Xem hình ảnh
Cuộc Rước Kiệu được bắt đầu bằng ba hồi chiêng trống, tiếng chiêng trống vừa dứt, linh mục chánh xứ Đào Xuân Thành chủ sự buổi Rước Kiệu liền cử hành nghi thức xông hương trước bàn kiệu Đức Mẹ một cách trịnh trọng. Sau phần xông hương, đoàn kiệu bắt đầu di chuyển. Các Đoàn thể di chuyển theo thứ tự cùng nhịp nhàng bước đi chậm rãi theo tiếng cầu kinh suốt chặng đường cung nghinh Mẹ qua những con đường quen thuộc quanh khu vực của giáo xứ . Chủ đề suy niệm buổi cung nghinh Mẹ là suy niệm về mầu nhiệm Năm Sự Mừng để vinh danh Mẹ.
Sau hơn 45 phút, đoàn kiệu trở về lễ đài. Thánh tượng Mẹ do các anh em đoàn viên Liên Minh Thánh Tâm thỉnh từ xe kiệu lên lễ đài và đặt vào vị trí trang trọng. Dưới chân tượng Mẹ là hình trái tim được kết những bông hoa rực rỡ mà các em Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể sau khi dâng hoa qua nghi thức vinh danh Mẹ đã kết thành hình trái tim đầy yêu thương dâng lên Mẹ. Buổi Dâng Hoa chúc tụng Mẹ do các em Thiếu Nhi Thánh Thể thực hiện với những vũ điệu thật tuyệt vời. Nhìn đoàn dâng hoa nhất là các em trai với những vũ điệu khá điêu luyện chẳng thua gì các vũ nữ, các em được trang bị y phục với màu sắc trang nhã qua hình ảnh của các em nữ trong chiếc áo dài tha thướt màu vàng, tay cầm hoa lướt quanh lễ đài nhịp nhàng theo tiếng nhạc ngân vang dâng lên Mẹ đã tạo thêm phần sốt sắng của buổi dâng hoa. Buổi dâng hoa kéo dài gần nửa giờ đã tạo thêm sự thiêng liêng cho phần Cung Nghinh Mẹ.
Sau buổi dâng hoa, mọi người trong thinh lặng cầu nguyện và để chuẩn bị dâng thánh lễ. Trong lúc chờ đợi thánh lễ, các em Thiếu Nhi Thánh Thể Đòan Chúa Hài Đồng từng 2 em một cầm những dây kết thành những mắc xích bằng giấy tiến lên kết chung quanh lễ đài tượng trưng cho những chuỗi hạt Mân Côi mà các em đã cùng nhau đọc kinh Mâm Côi cầu nguyện cho công cuộc xây dựng ngôi thánh đường mới của giáo xứ trong những tháng qua. Đây là tràng hoa thiêng liêng mà các em dâng lên Mẹ để xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa cho ý nguyện của các em góp phần vào việc cầu nguyện chung cho giáo xứ.
Đúng 6 giờ 30, linh mục đoàn đồng tế cùng với nghi đoàn cung nghinh Thánh Giá tiến lên lễ đài. Mở đầu Thánh lễ cha chủ tề Đào Xuân Thành ngõ lời chào mừng và giới thiệu linh mục đoàn Đồng Tế, ngài nói:” Thân chào quý cha, quý Soeur trong Cộng Đồng Giáo xứ, quý ông bà và anh chị em thuộc các Cộng Đoàn, Các Hội Đoàn trong và ngoài giáo xứ. Hôm nay giáo xứ chúng ta cùng nhau dâng lên Chúa lời cảm tạ vì Thiên Chúa Ba Ngôi đã đến ở trong mỗi người chúng ta, trong gia đình chúng ta, trong giáo xú chúng ta.Với Mẹ Maria chúng ta cùng đi vào trong mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi để hiệp nhất với Chúa Kitô trong từng giây phút. Hôm nay trong ngày trọng đại này có sự hiện diện của quý cha gồm cha Nguyễn Sơn Miên trong giáo xứ, cha Gioan Baotixita Nguyễn Phi Long thuộc giáo phận Bắc Ninh, Cha An Phong Trần Đức Phương, cha Gioan Kim Phạm Hoàng Trung, thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu và thầy Nguyễn Minh Triết. Xin cho một tràng pháo tay để chaò đón quý cha và cùng chào nhau trong tình yêu Chúa Ba Ngôi ((tiếng vỗ tay trong niềm hân hoan kéo dài khá lâu ).
Trong thánh lễ cha chủ tế phụ trách giảng lễ . Mở đầu bài giảng, cha chủ tế nói: “Chiều nay khi bắt đầu rước kiệu thì có những giọt mưa rơi, ai cũng lo hết phải không? Lo thì phải làm gì, phải cầu nguyện nhiều thêm “.
Ngài vừa nói xong thì những hạt mưa lại bắt đầu rơi, cha chủ tế nói: “Mưa hồng ân của Chúa đang tuôn xuống trên chúng ta, chúng ta hãy bình tĩnh và chờ xem Chúa muốn gì.. Chúng ta cũng nhớ đến câu mà Đức Mẹ đã từng nói : “nếu Ngài bảo gì thì anh em cứ làm theo”.
Dù mưa rơi nhưng mọi người vẫn bình tĩnh và sốt sắng dâng thánh lễ. Chẳng bao lâu, những hạt mưa lại bắt đầu nhẹ dần và trong chốc lát bầu trời trở lại quang đảng và đã đem lại sự bình an cho cộng đoàn dâng lễ. Ngài giảng tiếp :
“Hôm nay chúng cùng với Giáo Hội mừng Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi. Hằng ngày chúng làm dấu Thánh Giá, mỗi ngày và suốt cả cuộc đời của một người thì không biết bao nhiêu ngàn lần, như khi cảm thấy sợ ma, sợ quỹ thì cũng làm dấu, có khi làm dấu liên tục …Giáo Hội làm Dấu Thánh Giá để nhắc nhở chúng ta về một gia đình. Gia đình của Thiên Chúa mà chúng ta thấy trong đó có sự hiệp thông giữa Cha và Con và xuất phát tình yêu từ Chúa Thánh Thần. Cả Ba Ngôi là một đã làm nên mẫu gương sống tình yêu cho chúng ta. Thật ra thì mầu nhiệm này rất là khó hiểu, nhiều khi chúng ta nghĩ vì sao Ba Ngôi mà một Chúa, thế nhưng suy ra thì chúng ta có thể hiểu một cách cụ thể như trong một gia đình thì có cha, có mẹ, có con cái. Đời sống trong gia đình là nguồn tình yêu kết hợp giữa người cha, người mẹ và con cái. Chúng ta thường thấy khi một em nhỏ rửa tội thì vị chủ tế thường mời cha mẹ và người đỡ đầu ghi dấu Thánh Giá trên trán của em nhỏ. Khi ban phép thêm sức, vị giám mục cũng làm dấu Thánh giá trên trán người chiụ phép thêm sức và nói: con hãy nhận lảnh ơn Chúa Thánh Thần….Khi xức dầu bệnh nhân cũng vậy , rồi có người qua đời cũng làm dấu Thánh Giá, rảy nưóc thánh trên quan tài và nói rằng: nay con trở về gia đình cùng với Cha. Chúa luôn mời gọi chúng ta hằng ngày qua những biến cố cuộc đời của từng người, cũng như qua phụng vụ của Giáo Hội.
Đến đây chúng ta nói đến gia đình của Thiên Chúa Ba Ngôi mà trong đó chúng ta phải hiểu mẫu mực của một gia đình luôn luôn sống với nhau, sống cho nhau và sống trong nhau. Sống với nhau chúng ta phải hiểu không chỉ đơn thuần là có mặt bên nhau mà thôi, nhưng dù xa cách nhau chúng ta vẫn luôn hướng về nhau, như thánh Phaolô đã nói từ nguyên thủy đã có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Chúa Cha. Chúng ta thấy Chúa Giêsu đã luôn hướng về Chúa Cha, đó là điều quan trọng dù khi không có mặt, chúng ta hưóng về nhau trong sự thăm hỏi, quan tâm với nhau …
Sáng nay con làm lễ cưới cho một đôi tân hôn, cuối lễ đôi tân hôn thường có thông lệ đến dâng hoa cho Đức Mẹ, khi đến nơi thì đôi tân hôn nhìn lên bàn thờ thấy không có Đức Mẹ. Vâng Đức Mẹ bận ra ngoài trời, đang ở nơi xe hoa để đơị giờ giáo xứ rước kiệu chiều nay. Không có Mẹ thì đôi tân hôn lại đến dâng hoa cho ông Thánh Giuse. Đằng nào cũng tốt đẹp thôi, khi dâng hoa thì ca đoàn lại hát bài Đức Mẹ, đây là một sự ngẫu nhiên nhưng cho chúng ta thấy Đức Mẹ và Thánh Giuse cũng luôn quan tâm đến nhau .
Kết thúc bài giảng ngài nhấn mạnh, ước gì mỗi gia đình chúng ta cũng sống theo gương gia đình Thiên Chúa Ba Ngôi là luôn sống với nhau, sống cho nhau và sống trong nhau….”
Sau thánh lễ cha chủ tế đã cám ơn toàn thể sự hiện diẹn của quý cha, quý soeur cùng toàn thể cộng đoàn dân Chúa trong và ngoài giáo xứ, ngài cám ơn các em Thiếu Nhi Thánh Thể đã dày công tập luyện đã làm cho buổi dâng hoa kính Mẹ thật tuyệt vời, cám ơn các ban ngành đã bỏ công sức trong việc tổ chức buổi rưóc kiệu được tốt đẹp.
Buổi rước kiệu kết thúc tháng hoa năm 2013 và thánh lễ đồng tế chấm dứt lúc 7 giờ 45 phút. Mọi ngươì chia tay ra về trong bình an sau khi đã phụ nhau thu dọn các ghế ngồi.
Xem hình ảnh
Cuộc Rước Kiệu được bắt đầu bằng ba hồi chiêng trống, tiếng chiêng trống vừa dứt, linh mục chánh xứ Đào Xuân Thành chủ sự buổi Rước Kiệu liền cử hành nghi thức xông hương trước bàn kiệu Đức Mẹ một cách trịnh trọng. Sau phần xông hương, đoàn kiệu bắt đầu di chuyển. Các Đoàn thể di chuyển theo thứ tự cùng nhịp nhàng bước đi chậm rãi theo tiếng cầu kinh suốt chặng đường cung nghinh Mẹ qua những con đường quen thuộc quanh khu vực của giáo xứ . Chủ đề suy niệm buổi cung nghinh Mẹ là suy niệm về mầu nhiệm Năm Sự Mừng để vinh danh Mẹ.
Sau hơn 45 phút, đoàn kiệu trở về lễ đài. Thánh tượng Mẹ do các anh em đoàn viên Liên Minh Thánh Tâm thỉnh từ xe kiệu lên lễ đài và đặt vào vị trí trang trọng. Dưới chân tượng Mẹ là hình trái tim được kết những bông hoa rực rỡ mà các em Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể sau khi dâng hoa qua nghi thức vinh danh Mẹ đã kết thành hình trái tim đầy yêu thương dâng lên Mẹ. Buổi Dâng Hoa chúc tụng Mẹ do các em Thiếu Nhi Thánh Thể thực hiện với những vũ điệu thật tuyệt vời. Nhìn đoàn dâng hoa nhất là các em trai với những vũ điệu khá điêu luyện chẳng thua gì các vũ nữ, các em được trang bị y phục với màu sắc trang nhã qua hình ảnh của các em nữ trong chiếc áo dài tha thướt màu vàng, tay cầm hoa lướt quanh lễ đài nhịp nhàng theo tiếng nhạc ngân vang dâng lên Mẹ đã tạo thêm phần sốt sắng của buổi dâng hoa. Buổi dâng hoa kéo dài gần nửa giờ đã tạo thêm sự thiêng liêng cho phần Cung Nghinh Mẹ.
Sau buổi dâng hoa, mọi người trong thinh lặng cầu nguyện và để chuẩn bị dâng thánh lễ. Trong lúc chờ đợi thánh lễ, các em Thiếu Nhi Thánh Thể Đòan Chúa Hài Đồng từng 2 em một cầm những dây kết thành những mắc xích bằng giấy tiến lên kết chung quanh lễ đài tượng trưng cho những chuỗi hạt Mân Côi mà các em đã cùng nhau đọc kinh Mâm Côi cầu nguyện cho công cuộc xây dựng ngôi thánh đường mới của giáo xứ trong những tháng qua. Đây là tràng hoa thiêng liêng mà các em dâng lên Mẹ để xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa cho ý nguyện của các em góp phần vào việc cầu nguyện chung cho giáo xứ.
Đúng 6 giờ 30, linh mục đoàn đồng tế cùng với nghi đoàn cung nghinh Thánh Giá tiến lên lễ đài. Mở đầu Thánh lễ cha chủ tề Đào Xuân Thành ngõ lời chào mừng và giới thiệu linh mục đoàn Đồng Tế, ngài nói:” Thân chào quý cha, quý Soeur trong Cộng Đồng Giáo xứ, quý ông bà và anh chị em thuộc các Cộng Đoàn, Các Hội Đoàn trong và ngoài giáo xứ. Hôm nay giáo xứ chúng ta cùng nhau dâng lên Chúa lời cảm tạ vì Thiên Chúa Ba Ngôi đã đến ở trong mỗi người chúng ta, trong gia đình chúng ta, trong giáo xú chúng ta.Với Mẹ Maria chúng ta cùng đi vào trong mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi để hiệp nhất với Chúa Kitô trong từng giây phút. Hôm nay trong ngày trọng đại này có sự hiện diện của quý cha gồm cha Nguyễn Sơn Miên trong giáo xứ, cha Gioan Baotixita Nguyễn Phi Long thuộc giáo phận Bắc Ninh, Cha An Phong Trần Đức Phương, cha Gioan Kim Phạm Hoàng Trung, thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu và thầy Nguyễn Minh Triết. Xin cho một tràng pháo tay để chaò đón quý cha và cùng chào nhau trong tình yêu Chúa Ba Ngôi ((tiếng vỗ tay trong niềm hân hoan kéo dài khá lâu ).
Trong thánh lễ cha chủ tế phụ trách giảng lễ . Mở đầu bài giảng, cha chủ tế nói: “Chiều nay khi bắt đầu rước kiệu thì có những giọt mưa rơi, ai cũng lo hết phải không? Lo thì phải làm gì, phải cầu nguyện nhiều thêm “.
Ngài vừa nói xong thì những hạt mưa lại bắt đầu rơi, cha chủ tế nói: “Mưa hồng ân của Chúa đang tuôn xuống trên chúng ta, chúng ta hãy bình tĩnh và chờ xem Chúa muốn gì.. Chúng ta cũng nhớ đến câu mà Đức Mẹ đã từng nói : “nếu Ngài bảo gì thì anh em cứ làm theo”.
Dù mưa rơi nhưng mọi người vẫn bình tĩnh và sốt sắng dâng thánh lễ. Chẳng bao lâu, những hạt mưa lại bắt đầu nhẹ dần và trong chốc lát bầu trời trở lại quang đảng và đã đem lại sự bình an cho cộng đoàn dâng lễ. Ngài giảng tiếp :
“Hôm nay chúng cùng với Giáo Hội mừng Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi. Hằng ngày chúng làm dấu Thánh Giá, mỗi ngày và suốt cả cuộc đời của một người thì không biết bao nhiêu ngàn lần, như khi cảm thấy sợ ma, sợ quỹ thì cũng làm dấu, có khi làm dấu liên tục …Giáo Hội làm Dấu Thánh Giá để nhắc nhở chúng ta về một gia đình. Gia đình của Thiên Chúa mà chúng ta thấy trong đó có sự hiệp thông giữa Cha và Con và xuất phát tình yêu từ Chúa Thánh Thần. Cả Ba Ngôi là một đã làm nên mẫu gương sống tình yêu cho chúng ta. Thật ra thì mầu nhiệm này rất là khó hiểu, nhiều khi chúng ta nghĩ vì sao Ba Ngôi mà một Chúa, thế nhưng suy ra thì chúng ta có thể hiểu một cách cụ thể như trong một gia đình thì có cha, có mẹ, có con cái. Đời sống trong gia đình là nguồn tình yêu kết hợp giữa người cha, người mẹ và con cái. Chúng ta thường thấy khi một em nhỏ rửa tội thì vị chủ tế thường mời cha mẹ và người đỡ đầu ghi dấu Thánh Giá trên trán của em nhỏ. Khi ban phép thêm sức, vị giám mục cũng làm dấu Thánh giá trên trán người chiụ phép thêm sức và nói: con hãy nhận lảnh ơn Chúa Thánh Thần….Khi xức dầu bệnh nhân cũng vậy , rồi có người qua đời cũng làm dấu Thánh Giá, rảy nưóc thánh trên quan tài và nói rằng: nay con trở về gia đình cùng với Cha. Chúa luôn mời gọi chúng ta hằng ngày qua những biến cố cuộc đời của từng người, cũng như qua phụng vụ của Giáo Hội.
Đến đây chúng ta nói đến gia đình của Thiên Chúa Ba Ngôi mà trong đó chúng ta phải hiểu mẫu mực của một gia đình luôn luôn sống với nhau, sống cho nhau và sống trong nhau. Sống với nhau chúng ta phải hiểu không chỉ đơn thuần là có mặt bên nhau mà thôi, nhưng dù xa cách nhau chúng ta vẫn luôn hướng về nhau, như thánh Phaolô đã nói từ nguyên thủy đã có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Chúa Cha. Chúng ta thấy Chúa Giêsu đã luôn hướng về Chúa Cha, đó là điều quan trọng dù khi không có mặt, chúng ta hưóng về nhau trong sự thăm hỏi, quan tâm với nhau …
Sáng nay con làm lễ cưới cho một đôi tân hôn, cuối lễ đôi tân hôn thường có thông lệ đến dâng hoa cho Đức Mẹ, khi đến nơi thì đôi tân hôn nhìn lên bàn thờ thấy không có Đức Mẹ. Vâng Đức Mẹ bận ra ngoài trời, đang ở nơi xe hoa để đơị giờ giáo xứ rước kiệu chiều nay. Không có Mẹ thì đôi tân hôn lại đến dâng hoa cho ông Thánh Giuse. Đằng nào cũng tốt đẹp thôi, khi dâng hoa thì ca đoàn lại hát bài Đức Mẹ, đây là một sự ngẫu nhiên nhưng cho chúng ta thấy Đức Mẹ và Thánh Giuse cũng luôn quan tâm đến nhau .
Kết thúc bài giảng ngài nhấn mạnh, ước gì mỗi gia đình chúng ta cũng sống theo gương gia đình Thiên Chúa Ba Ngôi là luôn sống với nhau, sống cho nhau và sống trong nhau….”
Sau thánh lễ cha chủ tế đã cám ơn toàn thể sự hiện diẹn của quý cha, quý soeur cùng toàn thể cộng đoàn dân Chúa trong và ngoài giáo xứ, ngài cám ơn các em Thiếu Nhi Thánh Thể đã dày công tập luyện đã làm cho buổi dâng hoa kính Mẹ thật tuyệt vời, cám ơn các ban ngành đã bỏ công sức trong việc tổ chức buổi rưóc kiệu được tốt đẹp.
Buổi rước kiệu kết thúc tháng hoa năm 2013 và thánh lễ đồng tế chấm dứt lúc 7 giờ 45 phút. Mọi ngươì chia tay ra về trong bình an sau khi đã phụ nhau thu dọn các ghế ngồi.
Caritas Phan Thiết trao học bổng Damien cho con em bệnh nhân phong
Hồng Hương
22:20 29/05/2013
“Với số tiền nhận từ Caritas Phan Thiết do Hội Damien hỗ trợ, chúng tôi có điều kiện chăm sóc cho cháu ăn uống đầy đủ và động viên cháu đi học đều hơn”. Chị Sen, mẹ của em Nguyễn Văn Tâm ở làng phong Sông Phan vui mừng nói.
Trong niên khoá 2012-2013, tháng 5/ 2013, Ban BAXH – Caritas Phan Thiết đã đến trao tiền hỗ trợ học phí 39 triệu đồng của Hội Damien cho 21 học sinh là con em của bệnh nhân phong đều thuộc huyện Hàm Tân, Bình Thuận. Trong số đó, 14 học sinh ở làng phong thôn Tân Quang, xã Sông Phan do soeur Ngọc (dòng MTG Phan Thiết) phụ trách và 7 học sinh ở làng phong thôn Suối Máu, xã Tân Hà do soeur Tuyết (Tu Hội Thừa Sai Bác Ái) đảm nhiệm. Số tiền được trao sớm cho người phụ trách để phụ huynh an tâm cho các em được đi học tiếp trong năm học sắp tới.
Các học sinh con em bệnh nhân phong tại Thôn Tân Quang - xã Sông Phan và thôn Suối Máu - xã Tân Hà hầu hết là người dân tộc. Hoàn cảnh gia đình nghèo, thiếu ăn thường xuyên. Vì thế dù được hưởng chế độ miễn giảm học phí, nhưng các khoản tiến khác như sách vở, bảo hiểm, đồng phục … là gánh nặng cho phụ huynh. “Không phải ngày nào tụi nhỏ cũng có cái ăn no bụng để đến trường. Chúng tôi sẽ dùng tiền của hội giúp để mua gạo cho con ăn để đi học”, một người mẹ có con được nhận tiền hỗ trợ nói.
Chị Lê Thị Hoan, nhân viên của Hội Damien tại Việt Nam sau chuyến đi cùng Caritas Phan Thiết đến thăm các em tại địa phương, bày tỏ sự vui mừng vì Caritas Phan Thiết có các cộng tác viên tận tâm như soeur Ngọc và soeur Tuyết, anh Hùng (Caritas Giáo họ La Vang). Cùng với việc dùng tiền hỗ trợ đóng học phí, sắm sách vở và mua thực phẩm cho các em, các cộng tác viên còn thường xuyên đồng hành đến thăm hỏi, động viên giúp các em và gia đình quyết tâm hơn trong việc học hành. Đặc biệt, sự quan tâm của mọi người giúp các em và gia đình tự tin hơn, thoát khỏi mặc cảm gia đình có người bị bệnh phong. Chị Hoan cho biết: “Đây là lần nhận hỗ trợ học phí đầu tiên Hội Damien cấp cho các em. Nếu Caritas Phan Thiết và người phụ trách thực hiện tốt và đúng yêu cầu của Hội, dự án sẽ được tiếp tục thực hiện trong các năm tiếp theo”.
Caritas Phan Thiết rất trân trọng sự tiếp sức của Hội Damien đối với con em bệnh nhân phong và chân thành nguyện chúc tất cả Quý vị được muôn phúc lành của Thiên Chúa.
Các học sinh con em bệnh nhân phong tại Thôn Tân Quang - xã Sông Phan và thôn Suối Máu - xã Tân Hà hầu hết là người dân tộc. Hoàn cảnh gia đình nghèo, thiếu ăn thường xuyên. Vì thế dù được hưởng chế độ miễn giảm học phí, nhưng các khoản tiến khác như sách vở, bảo hiểm, đồng phục … là gánh nặng cho phụ huynh. “Không phải ngày nào tụi nhỏ cũng có cái ăn no bụng để đến trường. Chúng tôi sẽ dùng tiền của hội giúp để mua gạo cho con ăn để đi học”, một người mẹ có con được nhận tiền hỗ trợ nói.
Chị Lê Thị Hoan, nhân viên của Hội Damien tại Việt Nam sau chuyến đi cùng Caritas Phan Thiết đến thăm các em tại địa phương, bày tỏ sự vui mừng vì Caritas Phan Thiết có các cộng tác viên tận tâm như soeur Ngọc và soeur Tuyết, anh Hùng (Caritas Giáo họ La Vang). Cùng với việc dùng tiền hỗ trợ đóng học phí, sắm sách vở và mua thực phẩm cho các em, các cộng tác viên còn thường xuyên đồng hành đến thăm hỏi, động viên giúp các em và gia đình quyết tâm hơn trong việc học hành. Đặc biệt, sự quan tâm của mọi người giúp các em và gia đình tự tin hơn, thoát khỏi mặc cảm gia đình có người bị bệnh phong. Chị Hoan cho biết: “Đây là lần nhận hỗ trợ học phí đầu tiên Hội Damien cấp cho các em. Nếu Caritas Phan Thiết và người phụ trách thực hiện tốt và đúng yêu cầu của Hội, dự án sẽ được tiếp tục thực hiện trong các năm tiếp theo”.
Caritas Phan Thiết rất trân trọng sự tiếp sức của Hội Damien đối với con em bệnh nhân phong và chân thành nguyện chúc tất cả Quý vị được muôn phúc lành của Thiên Chúa.
Tin Đáng Chú Ý
Đức quốc hết chống cộng sau khi ''thiên đàng cộng sản Đông Đức '' sụp đổ rồi sao?
Ngọc- Châu
10:26 29/05/2013
Hôm nay, người viết giới thiệu đến quý độc giả cuộc bầu cử địa phương (làng, quận, thị xã) diễn ra ngày 26-05-2013 ở Schleswig-Holstein/Bắc Đức. Và cũng xin mượn kết quả cuộc bầu cử này để đưa ra vài nhận định riêng liên quan đến chuyện "chống cộng"!.
Theo kết quả chính thức sơ bộ đã được công bố, đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (CDU) là đảng mạnh nhất trong cuộc bầu cử địa phương ở tiểu bang Schleswig-Holstein nhưng bên phía chính phủ, liên minh cầm quyền SPD và đảng Xanh tăng đáng kể. CDU vẫn còn dẫn đầu với 38,9%, gần giống như kết quả của 5 năm trước (38,6%). Đảng SPD đạt 29,8 % (+3,2%), đảng Xanh được 13,7 % (+3,4% so với năm 2008) và SSW chiếm 2,9 % (năm 2008: 3%).
Riêng đảng Tự Do Dân Chủ Đức (FDP) đã có thiệt hại nặng, chỉ còn 5% (-4% so với 2008 là 9%). Đảng Tả Khuynh (die Linke) mất 4,4 điểm xuống chỉ còn 2,5 % và từ đó bị loại ra khỏi chính quyền địa phương. Đảng Hải Tặc (Pirate): 1,6%.
Cuộc bầu cử địa phương (Kommunalwahlen= municipal elections) tại tiểu bang Schleswig-Holstein thuộc miền Bắc nước Đức do liên minh tay ba (SPD+Xanh+SSW) đang nắm quyền tại đây kể từ năm ngoái được xem như là một thử nghiệm quan trọng đối với chính quyền đương nhiệm sau một năm làm việc cũng như cho cuộc tổng tuyển cử ở Đức vào mùa thu 2013 tới.
Thay lời kết: Dựa vào kết quả bầu cử kể trên, người viết đưa ra vài nhận định riêng sau đây:
• Đảng Hải tặc trong thời gian qua chưa chứng tỏ có một đường lối chính trị, kinh tế nào rõ ràng nên cử tri Đức không ủng hộ họ nữa, so với bốn kỳ bầu cử nghị viện tiểu bang trước đây.
• Nếu sự ủng hộ của cử tri Đức dành cho FDP không thay đổi (hiện tại 4%), chưa chắc là FDP sẽ đạt tỷ lệ số phiếu tối thiểu 5% để được tham chính sau cuộc bầu cử Quốc Hội vào tháng 9-2013.
• Trong trường hợp FDP bị loại, liên đảng CDU/CSU đơn phương cũng có thể "bị hất ra khỏi chính quyền" Đức NẾU hai đảng SPD + Xanh hoặc chiếm đa số phiếu tuyệt đối hay là toàn bộ khối đối lập gồm ba đảng SPD+Xanh và Tả Khuynh (dù SPD trước bầu cử luôn luôn nói sẽ không hợp tác với Linke) liên minh với nhau thành lập tân chính phủ Đỏ+Xanh+Đỏ (SPD+Xanh+die Linke). Tuy nhiên giải pháp này khó thành hình vì sẽ bị chống đối từ nhiều phía, kể cả nội đảng SPD và Xanh. Trong trường hợp CDU/CSU thắng, FDP bị loại nhưng khối đối lập không chiếm đa số phiếu tuyệt đối thì giả thuyết khác cần được đề cập đến là một liên minh lớn giữa CDU + SPD hay liên minh gồm CDU/CSU + Xanh, nếu SPD giữ đúng lời tuyên bố của ứng cử viên thủ tướng Peer Steinbrueck từ nhiều tháng qua là không đứng chung với CDU trong một liên minh lớn!
• Nữ thủ tướng Đức Merkel vốn lớn lên tại DDR (cộng sản Đông Đức cũ) và qua kinh nghiệm sống từng tuyên bố không thích cộng sản nhưng rõ ràng vì quyền lợi kinh tế quốc gia Đức vẫn "làm ăn với Trung cộng (TC)" mặc dầu biết TC là 1 nước cộng sản, độc tài, mang mộng bá quyền, rất dã man đối với thành phần đối lập và Tây tạng. Người Việt tỵ nạn, yêu Tự Do Dân Chủ đừng quên điều này vì rõ ràng chính trị và kinh tế "thường đi đôi" với nhau, khó tách rời ra được!.
• Một điều đáng lưu ý, đảng Tả Khuynh (hậu thân của cộng sản Đông Đức cũ) ngoại trừ vài tiểu bang ở phía Đông (DDR cũ) ra hầu như mất hẳn sự tin tưởng và ủng hộ của dân Đức trên bình diện tiểu bang ở phía Tây. Rõ ràng và cũng dễ hiểu vì dân phía Tây Đức trải qua bài học cộng sản DDR trước đây vì chính họ đã phải thắt lưng buộc bụng để giúp cho đồng hương ở phía Đông từ hơn 22 năm qua kể từ khi nước Đức thống nhất. Và họ, nhờ dân trí cao đã hiểu quá rõ là trên thực tế cộng sản chẳng bao giờ có thể đem lại phúc lợi gì cho đời sống của họ cho nên mặc dù Tả Khuynh tìm đủ mọi cách quảng cáo rùm beng ở Tây Dức nhưng kết quả chẳng đi đến đâu bởi lẽ dân Đức đâu dại gì chạy theo ảo tưởng, những lời nói suông!. Họ cũng chẳng khờ khạo nghe những "lời đường ngọt, sự hứa hẹn chưa thấy được" khi mà hiện tại dân Đức đang có cuộc sống ấm no, hưởng đầy đủ Nhân Quyền, quyền Tự Do ngôn luận, báo chí, hội họp, biểu tình…
• Có một số người Việt đã viết, đưa ra quan điểm là VN giờ "đâu còn cộng sản" nữa mà chống?. Người viết nghĩ rằng chẳng cần tranh luận làm gì cho mất thì giờ vô ích bởi lẽ giản dị khó mà có thể thay đổi được lối suy nghĩ của họ nếu đó là "bản chất"! Nước Đức thống nhất từ 1990, đã gần 23 năm rồi, ai cũng biết chủ nghĩa cộng sản bị vất vào thùng rác. DDR bị sụp đổ nhanh chóng vì lòng người dân Đông Đức từ lâu rồi muốn thế. Còn lại một số thành viên già nua và một số giới trẻ (đa số thuộc vùng DDR cũ) cố bám víu vào chủ thuyết cộng sản, vốn lỗi thời. Và điều gì đã xảy ra?. Dân chúng Đức hơn 22 năm qua cho đến nay, vẫn tiếp tục chống cộng sản, không muốn cộng sản có thế đứng trên chính trường Đức với Lá Phiếu Dân Chủ của họ. Người Đức đã dùng sức mạnh của lá phiếu từ từ loại Tả Khuynh ra khỏi chính quyền.
Xin được nhắc lại vài dữ kiện ảnh hưởng không ít đến việc các chính đảng Đức như CDU hay SPD "không muốn" liên minh với Tả Khuynh để cho những ai nghĩ rằng "đâu còn cộng sản" nữa mà chống cũng nên biết đến, nếu chưa!. Đảng cộng sản Đức và bộ chính trị thời DDR sau 45 năm cai trị đã đưa tình trạng kinh tế Đông Đức "xuống dốc như thế nào" thì dân DDR tận mắt đã thấy,đã có dịp để so sánh đời sống giữa DDR và Tây Đức sau khi bức tường Bá Linh bị sụp. Dân Tây Đức cũng nhìn thấy rất rõ "món nợ khổng lồ" do cộng sản DDR để lại, mà hậu hậu quả dành cho họ (dân phía Tây) là tính đến nay Tây Đức đã phải bỏ bạc tỷ để nâng cao đời sống dân DDR cũng như tân trang lại tất cả hệ thống giao thông, bệnh viện, nhà cửa. v.v..., chưa nói đến chuyện dân DDR "từng nếm mùi" chế độ độc tài, đảng trị nên sợ cộng sản! Vì thế dân Đức nói chung chẳng những sợ mà còn thiếu tin tưởng vào Tả Khuynh, hậu thân của đảng cộng sản Đông Đức cũ.
Chưa hết, nhân sinh nhật 85 tuổi của Fidel Castro hôm 13-8-2011, cấp lãnh đạo đảng Tả khuynh (Die Linke) tại Đức biên thư tâng bốc, chúc mừng lãnh tụ cộng sản nước Cuba là Fidel Castro mà không chịu đưa ra lời giải thích xác đáng đã bị các đảng đối thủ chính trị chỉ trích nặng nề.
Ông Philipp Missfelder, chuyên gia ngoại vận, chủ tịch tổ chức Thanh Niên Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (Junge Union), đã đánh giá bức thư của bà Gesine Lötzsch và ông Klaus Ernst, hai vị đồng chủ tịch đảng Tả Khuynh là một “xì-căn-đanh" hạ mình trước một tên lãnh tụ độc tài từng đàn áp dân tộc Cuba hàng thập niên qua. Theo ông Missfelder đảng Tả khuynh qua đó đã “đồng tình với một chế độ độc tài đảng trị”! Missfelder dẫn chứng từ thư của Lötzsch và Ernst bị báo chí phanh phui, lên án thêm rằng lãnh tụ Fidel Castro đã bắt bớ tiêu diệt có hệ thống những ai bất đồng chính kiến và chế độ này hiện vẫn đang tống tù ngay tức khắc ai tận dụng quyền tự do chống lại.
Tại Bá Linh, một phát ngôn viên của đảng Tả Khuynh đã tránh né trả lời câu hỏi của nhật báo “Tagesspiegel”, cho rằng đó là chuyện riêng, thư riêng của hai người đảng trưởng nên xin được miễn bàn, mặc dù sự việc đã vượt khỏi ranh giới cá nhân khi nội dung bức thư có cả chữ ký của bà Lötzsch và ông Ernst đã được trang nhà Bộ Ngoại giao Cuba đăng tải chính thức bằng tiếng Tây Ban Nha quảng cáo như thành tích gặt hái được từ các "đồng chí cộng sản bên Đức" khen ngợi. Cả hai vị đảng trưởng Tả Khuynh cũng không đá động gì đến tình trạng vi phạm nhân quyền trắng trợn tại Cuba, ngược lại còn tâng bốc “Đồng chí kính yêu Fidel Castro” có thành tích lịch sử mang lại sự nghiệp “thắng lợi vẻ vang cho dân tộc Cuba trong giáo dục, khoa học. văn hoá, y tế và thể thao cùng nhiều lãnh vực khác…”. Sau cùng, Lötzsch và Ernst lại còn hứa hẹn sẽ ủng hộ Fidel Castro hết mình cũng như “xiết chặt tình hữu nghị với dân tộc Cuba” (sic)!
Chính vì thế Tả Khuynh bị nghi ngờ rằng chưa lột xác, chưa từ bỏ hẳn chế độ cộng sản và theo thiển ý người viết đây là nguyên nhân SPD và nhất là CDU và FDP luôn khước từ việc liên minh phân quyền với đảng Tả Khuynh, bởi lẽ họ chưa có lập trường chính trị rõ ràng, sợ rằng nếu "hợp tác với Tả Khuynh" thì thế nào cũng bị cử tri Đức "bỏ phiếu bằng chân", ảnh hưởng không ít đến việc tham chính hầu đem lại phúc lợi, no ấm cho dân chúng Đức nói riêng. Điều này đã được minh chứng bằng kết quả các cuộc bầu cử trong thời gian qua (trừ vài tiểu bang ở phiá Đông) Tả Khuynh (hậu thân cộng sản DDR) đã từ từ bị loại ra khỏi chính quyền tiểu bang: 2,2% /Schlewig-Holstein 2012); 2,6% (tiểu bang NRW, tháng 5-2012); 3,2% (tháng Giêng 2013 / Niedersachsen) và mới nhất hôm 26-05-2013 trong cuộc bầu cử địa phương ở Schleswig-Holstein với 2,5 %.
Phải chăng người Đức tuy đất nước đã được thống nhất, và hiện nay dân chúng đang sống dưới một thể chế TỰ DO DÂN CHỦ nhưng vốn sợ cộng sản từ căn bản và từ kinh nghiệm đã có với DDR nên dân Đức vẫn tiếp tục khước từ chủ thuyết cộng sản vô nhân đạo, tráo trở, đơn giản chỉ bằng với Lá Phiếu Dân Chủ sẵn có trong tay của họ, đúng như bà thủ tướng Merkel, một nhân chứng sống đã nói: "Cộng Sản đã làm cho người dân trở thành gian dối !".
Nhiều chính trị gia nổi danh của các đảng phái dân chủ Đức luôn lên tiếng chỉ trích Tả Khuynh vì không chấp nhận lập trường, quan điểm chính trị chưa rõ ràng của Tả Khuynh. Dân chúng Đức, nhất là dân chúng phía Tây nhờ dân trí cao (theo thiển ý người viết) nên không tin tưởng cộng sản; những nhà đấu tranh dân chủ vào cuối thập niên 90 chống lại nhà nước đưa đến sự sụp đổ cộng sản DDR và các nạn nhân của chế độ cũng như các chính trị gia hàng đầu của Đức quốc thì cảnh giác, nhắc nhở dân chúng đừng tin cộng sản vì chúng gian dối chỉ tuyên truyền bịp bợm…
Thêm vào đó, cử tri Đức đã sử dụng đúng Lá Phiếu Dân Chủ của mình, không bỏ phiếu ủng hộ cho Tả Khuynh thì đây chính là những phương thức chống cộng hữu hiệu nhất của Đức vậy!. Người Đức vẫn còn tiếp tục chống cộng, vẫn tìm cách ngăn chận sự bành trướng của chủ thuyết cộng sản vì họ không muốn sống dưới chế độ cộng sản, không muốn lần nữa bị cộng sản cai trị họ và những thế hệ kế tiếp một cách độc tài, dã man giống như dưới thời DDR trước khi Đức thống nhất!
Ai dám nói: "Nước Đức hết cộng sản rồi nên còn gì để mà chống và chống làm chi ???".
(Nam Đức, 28-05-2013, Phóng dịch và phóng tác dựa theo tài liệu/tin của AFP, die Welt, Yahoo-News, dapd)
Riêng đảng Tự Do Dân Chủ Đức (FDP) đã có thiệt hại nặng, chỉ còn 5% (-4% so với 2008 là 9%). Đảng Tả Khuynh (die Linke) mất 4,4 điểm xuống chỉ còn 2,5 % và từ đó bị loại ra khỏi chính quyền địa phương. Đảng Hải Tặc (Pirate): 1,6%.
Cuộc bầu cử địa phương (Kommunalwahlen= municipal elections) tại tiểu bang Schleswig-Holstein thuộc miền Bắc nước Đức do liên minh tay ba (SPD+Xanh+SSW) đang nắm quyền tại đây kể từ năm ngoái được xem như là một thử nghiệm quan trọng đối với chính quyền đương nhiệm sau một năm làm việc cũng như cho cuộc tổng tuyển cử ở Đức vào mùa thu 2013 tới.
Thay lời kết: Dựa vào kết quả bầu cử kể trên, người viết đưa ra vài nhận định riêng sau đây:
• Đảng Hải tặc trong thời gian qua chưa chứng tỏ có một đường lối chính trị, kinh tế nào rõ ràng nên cử tri Đức không ủng hộ họ nữa, so với bốn kỳ bầu cử nghị viện tiểu bang trước đây.
• Nếu sự ủng hộ của cử tri Đức dành cho FDP không thay đổi (hiện tại 4%), chưa chắc là FDP sẽ đạt tỷ lệ số phiếu tối thiểu 5% để được tham chính sau cuộc bầu cử Quốc Hội vào tháng 9-2013.
• Trong trường hợp FDP bị loại, liên đảng CDU/CSU đơn phương cũng có thể "bị hất ra khỏi chính quyền" Đức NẾU hai đảng SPD + Xanh hoặc chiếm đa số phiếu tuyệt đối hay là toàn bộ khối đối lập gồm ba đảng SPD+Xanh và Tả Khuynh (dù SPD trước bầu cử luôn luôn nói sẽ không hợp tác với Linke) liên minh với nhau thành lập tân chính phủ Đỏ+Xanh+Đỏ (SPD+Xanh+die Linke). Tuy nhiên giải pháp này khó thành hình vì sẽ bị chống đối từ nhiều phía, kể cả nội đảng SPD và Xanh. Trong trường hợp CDU/CSU thắng, FDP bị loại nhưng khối đối lập không chiếm đa số phiếu tuyệt đối thì giả thuyết khác cần được đề cập đến là một liên minh lớn giữa CDU + SPD hay liên minh gồm CDU/CSU + Xanh, nếu SPD giữ đúng lời tuyên bố của ứng cử viên thủ tướng Peer Steinbrueck từ nhiều tháng qua là không đứng chung với CDU trong một liên minh lớn!
• Nữ thủ tướng Đức Merkel vốn lớn lên tại DDR (cộng sản Đông Đức cũ) và qua kinh nghiệm sống từng tuyên bố không thích cộng sản nhưng rõ ràng vì quyền lợi kinh tế quốc gia Đức vẫn "làm ăn với Trung cộng (TC)" mặc dầu biết TC là 1 nước cộng sản, độc tài, mang mộng bá quyền, rất dã man đối với thành phần đối lập và Tây tạng. Người Việt tỵ nạn, yêu Tự Do Dân Chủ đừng quên điều này vì rõ ràng chính trị và kinh tế "thường đi đôi" với nhau, khó tách rời ra được!.
• Một điều đáng lưu ý, đảng Tả Khuynh (hậu thân của cộng sản Đông Đức cũ) ngoại trừ vài tiểu bang ở phía Đông (DDR cũ) ra hầu như mất hẳn sự tin tưởng và ủng hộ của dân Đức trên bình diện tiểu bang ở phía Tây. Rõ ràng và cũng dễ hiểu vì dân phía Tây Đức trải qua bài học cộng sản DDR trước đây vì chính họ đã phải thắt lưng buộc bụng để giúp cho đồng hương ở phía Đông từ hơn 22 năm qua kể từ khi nước Đức thống nhất. Và họ, nhờ dân trí cao đã hiểu quá rõ là trên thực tế cộng sản chẳng bao giờ có thể đem lại phúc lợi gì cho đời sống của họ cho nên mặc dù Tả Khuynh tìm đủ mọi cách quảng cáo rùm beng ở Tây Dức nhưng kết quả chẳng đi đến đâu bởi lẽ dân Đức đâu dại gì chạy theo ảo tưởng, những lời nói suông!. Họ cũng chẳng khờ khạo nghe những "lời đường ngọt, sự hứa hẹn chưa thấy được" khi mà hiện tại dân Đức đang có cuộc sống ấm no, hưởng đầy đủ Nhân Quyền, quyền Tự Do ngôn luận, báo chí, hội họp, biểu tình…
• Có một số người Việt đã viết, đưa ra quan điểm là VN giờ "đâu còn cộng sản" nữa mà chống?. Người viết nghĩ rằng chẳng cần tranh luận làm gì cho mất thì giờ vô ích bởi lẽ giản dị khó mà có thể thay đổi được lối suy nghĩ của họ nếu đó là "bản chất"! Nước Đức thống nhất từ 1990, đã gần 23 năm rồi, ai cũng biết chủ nghĩa cộng sản bị vất vào thùng rác. DDR bị sụp đổ nhanh chóng vì lòng người dân Đông Đức từ lâu rồi muốn thế. Còn lại một số thành viên già nua và một số giới trẻ (đa số thuộc vùng DDR cũ) cố bám víu vào chủ thuyết cộng sản, vốn lỗi thời. Và điều gì đã xảy ra?. Dân chúng Đức hơn 22 năm qua cho đến nay, vẫn tiếp tục chống cộng sản, không muốn cộng sản có thế đứng trên chính trường Đức với Lá Phiếu Dân Chủ của họ. Người Đức đã dùng sức mạnh của lá phiếu từ từ loại Tả Khuynh ra khỏi chính quyền.
Chưa hết, nhân sinh nhật 85 tuổi của Fidel Castro hôm 13-8-2011, cấp lãnh đạo đảng Tả khuynh (Die Linke) tại Đức biên thư tâng bốc, chúc mừng lãnh tụ cộng sản nước Cuba là Fidel Castro mà không chịu đưa ra lời giải thích xác đáng đã bị các đảng đối thủ chính trị chỉ trích nặng nề.
Ông Philipp Missfelder, chuyên gia ngoại vận, chủ tịch tổ chức Thanh Niên Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (Junge Union), đã đánh giá bức thư của bà Gesine Lötzsch và ông Klaus Ernst, hai vị đồng chủ tịch đảng Tả Khuynh là một “xì-căn-đanh" hạ mình trước một tên lãnh tụ độc tài từng đàn áp dân tộc Cuba hàng thập niên qua. Theo ông Missfelder đảng Tả khuynh qua đó đã “đồng tình với một chế độ độc tài đảng trị”! Missfelder dẫn chứng từ thư của Lötzsch và Ernst bị báo chí phanh phui, lên án thêm rằng lãnh tụ Fidel Castro đã bắt bớ tiêu diệt có hệ thống những ai bất đồng chính kiến và chế độ này hiện vẫn đang tống tù ngay tức khắc ai tận dụng quyền tự do chống lại.
Tại Bá Linh, một phát ngôn viên của đảng Tả Khuynh đã tránh né trả lời câu hỏi của nhật báo “Tagesspiegel”, cho rằng đó là chuyện riêng, thư riêng của hai người đảng trưởng nên xin được miễn bàn, mặc dù sự việc đã vượt khỏi ranh giới cá nhân khi nội dung bức thư có cả chữ ký của bà Lötzsch và ông Ernst đã được trang nhà Bộ Ngoại giao Cuba đăng tải chính thức bằng tiếng Tây Ban Nha quảng cáo như thành tích gặt hái được từ các "đồng chí cộng sản bên Đức" khen ngợi. Cả hai vị đảng trưởng Tả Khuynh cũng không đá động gì đến tình trạng vi phạm nhân quyền trắng trợn tại Cuba, ngược lại còn tâng bốc “Đồng chí kính yêu Fidel Castro” có thành tích lịch sử mang lại sự nghiệp “thắng lợi vẻ vang cho dân tộc Cuba trong giáo dục, khoa học. văn hoá, y tế và thể thao cùng nhiều lãnh vực khác…”. Sau cùng, Lötzsch và Ernst lại còn hứa hẹn sẽ ủng hộ Fidel Castro hết mình cũng như “xiết chặt tình hữu nghị với dân tộc Cuba” (sic)!
Chính vì thế Tả Khuynh bị nghi ngờ rằng chưa lột xác, chưa từ bỏ hẳn chế độ cộng sản và theo thiển ý người viết đây là nguyên nhân SPD và nhất là CDU và FDP luôn khước từ việc liên minh phân quyền với đảng Tả Khuynh, bởi lẽ họ chưa có lập trường chính trị rõ ràng, sợ rằng nếu "hợp tác với Tả Khuynh" thì thế nào cũng bị cử tri Đức "bỏ phiếu bằng chân", ảnh hưởng không ít đến việc tham chính hầu đem lại phúc lợi, no ấm cho dân chúng Đức nói riêng. Điều này đã được minh chứng bằng kết quả các cuộc bầu cử trong thời gian qua (trừ vài tiểu bang ở phiá Đông) Tả Khuynh (hậu thân cộng sản DDR) đã từ từ bị loại ra khỏi chính quyền tiểu bang: 2,2% /Schlewig-Holstein 2012); 2,6% (tiểu bang NRW, tháng 5-2012); 3,2% (tháng Giêng 2013 / Niedersachsen) và mới nhất hôm 26-05-2013 trong cuộc bầu cử địa phương ở Schleswig-Holstein với 2,5 %.
Phải chăng người Đức tuy đất nước đã được thống nhất, và hiện nay dân chúng đang sống dưới một thể chế TỰ DO DÂN CHỦ nhưng vốn sợ cộng sản từ căn bản và từ kinh nghiệm đã có với DDR nên dân Đức vẫn tiếp tục khước từ chủ thuyết cộng sản vô nhân đạo, tráo trở, đơn giản chỉ bằng với Lá Phiếu Dân Chủ sẵn có trong tay của họ, đúng như bà thủ tướng Merkel, một nhân chứng sống đã nói: "Cộng Sản đã làm cho người dân trở thành gian dối !".
Nhiều chính trị gia nổi danh của các đảng phái dân chủ Đức luôn lên tiếng chỉ trích Tả Khuynh vì không chấp nhận lập trường, quan điểm chính trị chưa rõ ràng của Tả Khuynh. Dân chúng Đức, nhất là dân chúng phía Tây nhờ dân trí cao (theo thiển ý người viết) nên không tin tưởng cộng sản; những nhà đấu tranh dân chủ vào cuối thập niên 90 chống lại nhà nước đưa đến sự sụp đổ cộng sản DDR và các nạn nhân của chế độ cũng như các chính trị gia hàng đầu của Đức quốc thì cảnh giác, nhắc nhở dân chúng đừng tin cộng sản vì chúng gian dối chỉ tuyên truyền bịp bợm…
Thêm vào đó, cử tri Đức đã sử dụng đúng Lá Phiếu Dân Chủ của mình, không bỏ phiếu ủng hộ cho Tả Khuynh thì đây chính là những phương thức chống cộng hữu hiệu nhất của Đức vậy!. Người Đức vẫn còn tiếp tục chống cộng, vẫn tìm cách ngăn chận sự bành trướng của chủ thuyết cộng sản vì họ không muốn sống dưới chế độ cộng sản, không muốn lần nữa bị cộng sản cai trị họ và những thế hệ kế tiếp một cách độc tài, dã man giống như dưới thời DDR trước khi Đức thống nhất!
Ai dám nói: "Nước Đức hết cộng sản rồi nên còn gì để mà chống và chống làm chi ???".
(Nam Đức, 28-05-2013, Phóng dịch và phóng tác dựa theo tài liệu/tin của AFP, die Welt, Yahoo-News, dapd)
Văn Hóa
Chúa, Cơm Hằng Sống
Nguyễn Trung Tây, SVD
06:47 29/05/2013
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
Chúa, Cơm Hằng Sống
Lạy Trời mưa xuống,
Lấy nước tôi uống,
Lấy ruộng tôi cầy,
Lấy đầy bát cơm,
Lấy rơm đun bếp.
Người Việt Nam có một câu chuyện cổ tích về hạt gạo. Vào những ngày đầu tiên của nhân loại, người ta không phải làm lụng vất vả. Ngày ngày họ chỉ rong chơi, hát quan họ, hội hè, chờ đợi hạt gạo được Ông Trời ban tặng. Khi trời hừng sáng, những hạt gạo ngọc ngà bắt đầu buông mình rời bỏ trời cao. Từng hạt gạo tự động lăn vào cửa ngõ của từng gia đình. Sau cùng hạt gạo dừng lại ngay cửa nhà. Hạt gạo, tặng phẩm từ trời cao, được ban phát đồng đều cho mọi người. Ông Trời trong văn hóa Việt Nam không thiên vị ai, già, trẻ, lớn, bé, mọi người đều nhận được hạt gạo đủ dùng trong một ngày. Điều kiện duy nhất Ông Trời đòi hỏi là vào mỗi sáng sớm, người ta phải quét dọn nhà cửa, từ trong ra ngoài, từ đầu cửa cho tới cuối sân, mọi nơi phải sạch sẽ, không bụi bậm, không rác rưởi để đón nhận hạt gạo từ trời cao.
Trong một thôn xóm nhỏ, có cặp vợ chồng son. Người vợ ngoan hiền xinh đẹp nhưng lại lãng trí, dặn trước quên sau. Một hôm người chồng bận công chuyện phải đi xa. Trước khi rời nhà, anh ta căn dặn người vợ phải quét dọn nhà cửa sạch sẽ để đón tiếp hạt gạo ngọc ngà. Sau khi người chồng ra đi, người vợ bắt đầu nhóm bếp chuẩn bị bữa cơm trưa. Quay ra quay vô trong căn nhà bếp chật hẹp một hồi, người đàn bà quên mất lời dặn dò. Bất chợt nhớ lại lời căn dặn của người chồng, người vợ vội vàng quơ lấy cây chổi bắt đầu quét sân. Ngay khi đó, hạt gạo ngọc trời ban tặng bắt đầu lăn vào cửa ngõ. Khi nhận ra căn nhà mình đang tiến vào còn ngập tràn rác rưởi, hạt gạo bất ngờ thay đổi hướng đi. Thay vì lăn vào nhà, hạt gạo chầm chậm lăn ra khỏi cửa ngõ. Thấy vậy, người đàn bà vội vàng cuống quít lấy cây chổi chặn lại hạt gạo. Nhưng đã quá trễ! Hạt gạo nhấc mình bay bổng lên cao, dần dần biến mất vào bầu trời xanh.
Và bắt đầu từ đó, Ông Trời không gửi gạo ngọc xuống trần thế nữa. Bởi thế, con người phải làm lụng vất vả, ngày ngày cong lưng cày bừa trên cánh đồng lúa cho từng hạt gạo trắng tinh thơm nồng.
Đây cũng chỉ là chuyện cổ tích. Nhưng câu chuyện đã minh họa và nói lên được tầm quan trọng của hạt gạo trong đời sống của người Việt Nam , đó là, gạo là lương thực chính của người Việt Nam.
I. Người Việt Nam và Gạo
Vào năm 1945 ruộng lúa miền Bắc được lệnh phá bỏ. Thay thế vào đó, người ta trồng đay theo lệnh của phát xít Nhật. Khi những nhánh lúa non đang vươn mình lên bầu trời, người ta được lệnh nhổ tận gốc những cây mạ xanh. Không có những nhánh mạ xanh non, không có những cây lúa xanh tươi. Không có những cây lúa ngậm sữa trổ đòng đòng, người Việt Nam không có gạo. Năm 1945 mùa gặt không về trên nhiều thôn làng miền Bắc. Mùa gặt không tới, gạo không về nhà! Và người ta bắt đầu chết đói! Bao nhiêu người ngã rạp xuống bờ cỏ gốc cây trên những con đường dẫn về thủ đô Hà Nội. Bao nhiêu người chết! Bao nhiêu xác người đen đủi, gầy gò nằm chết la liệt. Người ta chết dễ hơn là đi ngủ! Người ta chết dễ dàng như con sâu cái kiến. Người ta chết dễ như chưa bao giờ có dịp được chết! Người ta tranh nhau chết, chết đói!
II. Người Do Thái và Manna, Bánh Mì
A. Manna
Không giống như người Việt Nam , người Do Thái ăn bánh mì. Bánh mì là lương thực chính được dùng trong những bữa ăn hằng ngày. Trên con đường tiến về Đất Hứa, theo như Sách Xuất Hành 16:4-36, trong sa mạc dân Do Thái không trồng được lúa mì. Không có lúa mì đồng nghĩa với không có bánh mì. Không có bánh mì, người Do Thái sẽ chết đói. Bởi thế ngày ngày Giavê Thiên Chúa đã khiến manna từ trời cao rơi xuống. Tương tự như câu chuyện thần thoại của người Việt Nam , vào mỗi sáng sớm dân chúng bước ra khỏi lều, và họ thấy trên mặt đất những hạt trắng tinh, mùi thơm thanh khiết. Họ hỏi nhau, “Cái chi vậy?”, trong tiếng Cổ Do Thái, manna có nghĩa là “Cái chi vậy?”. Ông Môisen đã dạy dân chúng tha hồ thu nhặt những hạt manna về nhà làm bánh mì. Muốn nhặt bao nhiêu thì nhặt. Đừng lo cho ngày mai bởi ngày mai sẽ tới với những hạt ngọc manna từ trời cao tiếp tục rơi xuống. Những hạt ngọc manna đã liên tục từ trời cao rơi xuống cho dân chúng bốn mươi năm lang thang trong sa mạc. Nếu không có những trận mưa trời manna rơi xuống vào mỗi sáng sớm, những người Do Thái đã biến mất trên bản đồ của thế giới. Có mưa trời manna, có tất cả. Không có mưa trời manna, người Do Thái đã chết, chết chắc!
B. Bánh Mì
Theo thánh sử Gioan 6:1-15, khi thấy đám đông dân chúng đi theo Ngài trong hoang địa mệt và đói lả, Đức Giêsu nói với ông Philip,
— Làm sao chúng ta có thể kiếm được thức ăn cho từng này người?
Ông Anrê trả lời,
— Ở đây có một cậu bé với năm ổ bánh mì và hai con cá…
Đức Giêsu quyết định can thiệp. Từ năm ổ bánh mì và hai con cá, bánh mì và cá bỗng dưng ngập tràn đất khô của hoang địa. Người ta ăn no nê bánh mì. Người ta ngập tràn với cá. Bánh mì và cá xuất hiện khắp nơi. Khắp nơi là bánh mì. Mọi nơi là cá. Vây bọc chung quanh đám đông 5000 người không còn là đói khát nữa, mà là những ổ bánh mì thơm nồng và những con cá thơm tho. Không có những ổ bánh mì và những con cá, đám đông đi theo Đức Giêsu đã gục ngã bên những lùm cây bụi cỏ trong hoang địa.
III. Chúa, Manna, Bánh Mì, và Gạo
Bởi có Chúa, người Do Thái có manna, có bánh mì. Và người ta không chết nữa. Ngược lại người ta sống hân hoan, sống vui, và sống khỏe. Từ manna, một dân tộc mới phát sinh, dân tộc Do Thái. Từ những ổ bánh mì, một tôn giáo mới chào đời, tôn giáo Kitô. Bất hạnh thay, người Việt Nam không được may mắn như vậy. Vào năm 1945, mùa gặt Ất Dậu không tới! Mùa gặt không tới, mùi cơm thơm nồng vào những buổi chiều đã không ghé ngang ân cần hỏi thăm từng căn nhà. “Nhà hết gạo rồi!”, câu nói này tiếp tục vang lên trên từng cửa miệng. Và thế là người Việt Nam chết đói. Hai triệu người Việt Nam đã bỏ mạng năm Ất Dậu 1945, bởi người ta không có gạo, không có cơm.
IV. Chúa, Cơm Hằng Sống
Đức Giêsu phán,
— Ta là bánh hằng sống từ trời ban xuống. Ai ăn bánh này sẽ sống đời đời (John 6:58 ).
Bánh đây là bánh chi ? Bánh bông lang? Bánh đa? Bánh cuốn? Bánh chưng? Trong tiếng cổ Hy Lạp, bánh hay ἄρτος, ártọs, có nghĩa là một ổ bánh mì. Như vậy, bánh ở đây không phải là bánh bông lang, hay tất cả những loại bánh gì khác, mà chính là bánh mì. Nếu vậy, Đức Giêsu đã nói, “Ta là bánh mì hằng sống”. Bởi Đức Giêsu là người Do Thái, một dân tộc lấy bánh mì làm lương thực chính cho những bữa ăn, cho nên Ngài nói, “Ta là bánh mì hằng sống”.
Trong văn hóa Việt Nam , câu nói này được hiểu trong một khía cạnh khác. Người Việt Nam thông thường chỉ ăn bánh mì vào buổi sáng. Sáng sớm người ta mua một ổ bánh mì kẹp chả hoặc kẹp thịt xá-xíu, kèm thêm mấy miếng dưa leo, một chút nước tương, vài cọng ớt. Người Việt Nam không ăn bánh mì trong bữa ăn trưa và tối, nhưng người ta ăn cơm. Không ăn bánh mì, không ăn sáng, không ai chết. Nhưng nếu bỏ ăn cơm trưa, bỏ luôn bữa cơm tối trong một khoảng thời gian, người Việt Nam sẽ chết, chết chắc! Bởi vậy, trong văn hóa Việt Nam , câu nói “Ta là bánh hằng sống từ trời ban xuống. Ai ăn bánh này sẽ sống đời đời” không nói lên được trọn vẹn ý nghĩa của Đức Giêsu. Nếu Đức Giêsu là người Việt Nam , Ngài sẽ nói,
— Ta là cơm hằng sống từ trời ban xuống. Ai ăn cơm này sẽ sống đời đời!
Qua câu nói được lồng trong nền văn hóa của gạo trắng cơm thơm, người Việt Nam sẽ hiểu toàn vẹn điều Đức Giêsu muốn nói.
V. Mẹ Maria, Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, và Evà
Maria, người thiếu nữ của thành phố Nazareth , qua câu nói, “Này tôi là tôi tớ Chúa. Tôi xin vâng như lời sứ thần truyền” đã chấp nhận ăn bánh mì từ trời ban xuống, mặc dù người con gái biết rất là khó ăn loại bánh mì này. Sau câu nói “Xin Vâng”, cuộc đời của người cô thiếu nữ dần dần ngập tràn với những bị hiểu lầm và mất mát. Nhưng đúng như lời Đức Giêsu đã phán, bởi Maria đã chấp nhận ăn bánh mì hằng sống, Đức Mẹ đã không chết nữa. Mẹ được đưa lên trời cả hồn cả xác. Đức Mẹ đã được tôn kính với danh hiệu “Nữ Vương Thiên Đàng” và “Mẹ Thiên Chúa”.
Các thánh Tử Đạo Việt Nam đã chấp nhận Đức Kitô là cơm hằng sống từ trời ban xuống. Các ngài đã ăn cơm hằng sống, và các ngài không chết nữa. Các ngài sống đời đời trong lòng Giáo Hội hoàn cầu và Giáo Hội Mẹ Việt Nam .
Còn chúng ta thì sao? Mỗi khi đến nhà thờ, chúng ta nhận lãnh Cơm từ trời ban xuống qua hình ảnh tấm bánh mà chúng ta tin rằng đó chính là thân xác của Chúa Giêsu Kitô. Ngày xưa người đàn bà lãng trí quên quét dọn nhà cửa, Ông Trời nổi giận, và gạo trời thôi không lăn vào nhà nữa. Ngày hôm nay chúng ta đến nhà thờ nhận lãnh Cơm từ trời ban xuống, mặc dù chúng ta không xứng đáng lãnh nhận Cơm Trời. Ngày hôm nay Cơm Trời vẫn được ban tặng cho chúng ta để chúng ta được sống đời đời, mặc dù căn nhà tâm hồn của chúng ta luôn luôn ngập tràn rác rưởi. Ông Trời trong văn hóa Việt Nam nổi giận, nhưng Chúa Kitô Thánh Thể thì khác. Ngài luôn luôn là từ bi, đại lượng, khoan dung, và nhân hậu.
Evà đã chọn lựa ăn lương thực từ cây Biết Lành Biết Dữ, một loại bắp, một loại bo bo không bao giờ được tiêu hóa trong dạ dày của con người. Bởi thế, Evà và con cái của cô ta đều chết. Mẹ Maria đã chọn lựa ăn bánh mì. Thánh Dũng Lạc, thánh Đê, thánh Thiện và các thánh Việt Nam đã ăn cơm hằng sống. Mẹ và các vị thánh Việt Nam không bao giờ chết nữa. Còn chúng ta, giữa Cơm Trời và cơm không phải từ trời ban xuống, chúng ta sẽ chọn cơm nào?
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com
Chúa, Cơm Hằng Sống
Lạy Trời mưa xuống,
Lấy nước tôi uống,
Lấy ruộng tôi cầy,
Lấy đầy bát cơm,
Lấy rơm đun bếp.
Người Việt Nam có một câu chuyện cổ tích về hạt gạo. Vào những ngày đầu tiên của nhân loại, người ta không phải làm lụng vất vả. Ngày ngày họ chỉ rong chơi, hát quan họ, hội hè, chờ đợi hạt gạo được Ông Trời ban tặng. Khi trời hừng sáng, những hạt gạo ngọc ngà bắt đầu buông mình rời bỏ trời cao. Từng hạt gạo tự động lăn vào cửa ngõ của từng gia đình. Sau cùng hạt gạo dừng lại ngay cửa nhà. Hạt gạo, tặng phẩm từ trời cao, được ban phát đồng đều cho mọi người. Ông Trời trong văn hóa Việt Nam không thiên vị ai, già, trẻ, lớn, bé, mọi người đều nhận được hạt gạo đủ dùng trong một ngày. Điều kiện duy nhất Ông Trời đòi hỏi là vào mỗi sáng sớm, người ta phải quét dọn nhà cửa, từ trong ra ngoài, từ đầu cửa cho tới cuối sân, mọi nơi phải sạch sẽ, không bụi bậm, không rác rưởi để đón nhận hạt gạo từ trời cao.
Trong một thôn xóm nhỏ, có cặp vợ chồng son. Người vợ ngoan hiền xinh đẹp nhưng lại lãng trí, dặn trước quên sau. Một hôm người chồng bận công chuyện phải đi xa. Trước khi rời nhà, anh ta căn dặn người vợ phải quét dọn nhà cửa sạch sẽ để đón tiếp hạt gạo ngọc ngà. Sau khi người chồng ra đi, người vợ bắt đầu nhóm bếp chuẩn bị bữa cơm trưa. Quay ra quay vô trong căn nhà bếp chật hẹp một hồi, người đàn bà quên mất lời dặn dò. Bất chợt nhớ lại lời căn dặn của người chồng, người vợ vội vàng quơ lấy cây chổi bắt đầu quét sân. Ngay khi đó, hạt gạo ngọc trời ban tặng bắt đầu lăn vào cửa ngõ. Khi nhận ra căn nhà mình đang tiến vào còn ngập tràn rác rưởi, hạt gạo bất ngờ thay đổi hướng đi. Thay vì lăn vào nhà, hạt gạo chầm chậm lăn ra khỏi cửa ngõ. Thấy vậy, người đàn bà vội vàng cuống quít lấy cây chổi chặn lại hạt gạo. Nhưng đã quá trễ! Hạt gạo nhấc mình bay bổng lên cao, dần dần biến mất vào bầu trời xanh.
Và bắt đầu từ đó, Ông Trời không gửi gạo ngọc xuống trần thế nữa. Bởi thế, con người phải làm lụng vất vả, ngày ngày cong lưng cày bừa trên cánh đồng lúa cho từng hạt gạo trắng tinh thơm nồng.
Đây cũng chỉ là chuyện cổ tích. Nhưng câu chuyện đã minh họa và nói lên được tầm quan trọng của hạt gạo trong đời sống của người Việt Nam , đó là, gạo là lương thực chính của người Việt Nam.
I. Người Việt Nam và Gạo
Vào năm 1945 ruộng lúa miền Bắc được lệnh phá bỏ. Thay thế vào đó, người ta trồng đay theo lệnh của phát xít Nhật. Khi những nhánh lúa non đang vươn mình lên bầu trời, người ta được lệnh nhổ tận gốc những cây mạ xanh. Không có những nhánh mạ xanh non, không có những cây lúa xanh tươi. Không có những cây lúa ngậm sữa trổ đòng đòng, người Việt Nam không có gạo. Năm 1945 mùa gặt không về trên nhiều thôn làng miền Bắc. Mùa gặt không tới, gạo không về nhà! Và người ta bắt đầu chết đói! Bao nhiêu người ngã rạp xuống bờ cỏ gốc cây trên những con đường dẫn về thủ đô Hà Nội. Bao nhiêu người chết! Bao nhiêu xác người đen đủi, gầy gò nằm chết la liệt. Người ta chết dễ hơn là đi ngủ! Người ta chết dễ dàng như con sâu cái kiến. Người ta chết dễ như chưa bao giờ có dịp được chết! Người ta tranh nhau chết, chết đói!
II. Người Do Thái và Manna, Bánh Mì
A. Manna
Không giống như người Việt Nam , người Do Thái ăn bánh mì. Bánh mì là lương thực chính được dùng trong những bữa ăn hằng ngày. Trên con đường tiến về Đất Hứa, theo như Sách Xuất Hành 16:4-36, trong sa mạc dân Do Thái không trồng được lúa mì. Không có lúa mì đồng nghĩa với không có bánh mì. Không có bánh mì, người Do Thái sẽ chết đói. Bởi thế ngày ngày Giavê Thiên Chúa đã khiến manna từ trời cao rơi xuống. Tương tự như câu chuyện thần thoại của người Việt Nam , vào mỗi sáng sớm dân chúng bước ra khỏi lều, và họ thấy trên mặt đất những hạt trắng tinh, mùi thơm thanh khiết. Họ hỏi nhau, “Cái chi vậy?”, trong tiếng Cổ Do Thái, manna có nghĩa là “Cái chi vậy?”. Ông Môisen đã dạy dân chúng tha hồ thu nhặt những hạt manna về nhà làm bánh mì. Muốn nhặt bao nhiêu thì nhặt. Đừng lo cho ngày mai bởi ngày mai sẽ tới với những hạt ngọc manna từ trời cao tiếp tục rơi xuống. Những hạt ngọc manna đã liên tục từ trời cao rơi xuống cho dân chúng bốn mươi năm lang thang trong sa mạc. Nếu không có những trận mưa trời manna rơi xuống vào mỗi sáng sớm, những người Do Thái đã biến mất trên bản đồ của thế giới. Có mưa trời manna, có tất cả. Không có mưa trời manna, người Do Thái đã chết, chết chắc!
B. Bánh Mì
Theo thánh sử Gioan 6:1-15, khi thấy đám đông dân chúng đi theo Ngài trong hoang địa mệt và đói lả, Đức Giêsu nói với ông Philip,
— Làm sao chúng ta có thể kiếm được thức ăn cho từng này người?
Ông Anrê trả lời,
— Ở đây có một cậu bé với năm ổ bánh mì và hai con cá…
Đức Giêsu quyết định can thiệp. Từ năm ổ bánh mì và hai con cá, bánh mì và cá bỗng dưng ngập tràn đất khô của hoang địa. Người ta ăn no nê bánh mì. Người ta ngập tràn với cá. Bánh mì và cá xuất hiện khắp nơi. Khắp nơi là bánh mì. Mọi nơi là cá. Vây bọc chung quanh đám đông 5000 người không còn là đói khát nữa, mà là những ổ bánh mì thơm nồng và những con cá thơm tho. Không có những ổ bánh mì và những con cá, đám đông đi theo Đức Giêsu đã gục ngã bên những lùm cây bụi cỏ trong hoang địa.
III. Chúa, Manna, Bánh Mì, và Gạo
Bởi có Chúa, người Do Thái có manna, có bánh mì. Và người ta không chết nữa. Ngược lại người ta sống hân hoan, sống vui, và sống khỏe. Từ manna, một dân tộc mới phát sinh, dân tộc Do Thái. Từ những ổ bánh mì, một tôn giáo mới chào đời, tôn giáo Kitô. Bất hạnh thay, người Việt Nam không được may mắn như vậy. Vào năm 1945, mùa gặt Ất Dậu không tới! Mùa gặt không tới, mùi cơm thơm nồng vào những buổi chiều đã không ghé ngang ân cần hỏi thăm từng căn nhà. “Nhà hết gạo rồi!”, câu nói này tiếp tục vang lên trên từng cửa miệng. Và thế là người Việt Nam chết đói. Hai triệu người Việt Nam đã bỏ mạng năm Ất Dậu 1945, bởi người ta không có gạo, không có cơm.
IV. Chúa, Cơm Hằng Sống
Đức Giêsu phán,
— Ta là bánh hằng sống từ trời ban xuống. Ai ăn bánh này sẽ sống đời đời (John 6:58 ).
Bánh đây là bánh chi ? Bánh bông lang? Bánh đa? Bánh cuốn? Bánh chưng? Trong tiếng cổ Hy Lạp, bánh hay ἄρτος, ártọs, có nghĩa là một ổ bánh mì. Như vậy, bánh ở đây không phải là bánh bông lang, hay tất cả những loại bánh gì khác, mà chính là bánh mì. Nếu vậy, Đức Giêsu đã nói, “Ta là bánh mì hằng sống”. Bởi Đức Giêsu là người Do Thái, một dân tộc lấy bánh mì làm lương thực chính cho những bữa ăn, cho nên Ngài nói, “Ta là bánh mì hằng sống”.
Trong văn hóa Việt Nam , câu nói này được hiểu trong một khía cạnh khác. Người Việt Nam thông thường chỉ ăn bánh mì vào buổi sáng. Sáng sớm người ta mua một ổ bánh mì kẹp chả hoặc kẹp thịt xá-xíu, kèm thêm mấy miếng dưa leo, một chút nước tương, vài cọng ớt. Người Việt Nam không ăn bánh mì trong bữa ăn trưa và tối, nhưng người ta ăn cơm. Không ăn bánh mì, không ăn sáng, không ai chết. Nhưng nếu bỏ ăn cơm trưa, bỏ luôn bữa cơm tối trong một khoảng thời gian, người Việt Nam sẽ chết, chết chắc! Bởi vậy, trong văn hóa Việt Nam , câu nói “Ta là bánh hằng sống từ trời ban xuống. Ai ăn bánh này sẽ sống đời đời” không nói lên được trọn vẹn ý nghĩa của Đức Giêsu. Nếu Đức Giêsu là người Việt Nam , Ngài sẽ nói,
— Ta là cơm hằng sống từ trời ban xuống. Ai ăn cơm này sẽ sống đời đời!
Qua câu nói được lồng trong nền văn hóa của gạo trắng cơm thơm, người Việt Nam sẽ hiểu toàn vẹn điều Đức Giêsu muốn nói.
V. Mẹ Maria, Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, và Evà
Maria, người thiếu nữ của thành phố Nazareth , qua câu nói, “Này tôi là tôi tớ Chúa. Tôi xin vâng như lời sứ thần truyền” đã chấp nhận ăn bánh mì từ trời ban xuống, mặc dù người con gái biết rất là khó ăn loại bánh mì này. Sau câu nói “Xin Vâng”, cuộc đời của người cô thiếu nữ dần dần ngập tràn với những bị hiểu lầm và mất mát. Nhưng đúng như lời Đức Giêsu đã phán, bởi Maria đã chấp nhận ăn bánh mì hằng sống, Đức Mẹ đã không chết nữa. Mẹ được đưa lên trời cả hồn cả xác. Đức Mẹ đã được tôn kính với danh hiệu “Nữ Vương Thiên Đàng” và “Mẹ Thiên Chúa”.
Các thánh Tử Đạo Việt Nam đã chấp nhận Đức Kitô là cơm hằng sống từ trời ban xuống. Các ngài đã ăn cơm hằng sống, và các ngài không chết nữa. Các ngài sống đời đời trong lòng Giáo Hội hoàn cầu và Giáo Hội Mẹ Việt Nam .
Còn chúng ta thì sao? Mỗi khi đến nhà thờ, chúng ta nhận lãnh Cơm từ trời ban xuống qua hình ảnh tấm bánh mà chúng ta tin rằng đó chính là thân xác của Chúa Giêsu Kitô. Ngày xưa người đàn bà lãng trí quên quét dọn nhà cửa, Ông Trời nổi giận, và gạo trời thôi không lăn vào nhà nữa. Ngày hôm nay chúng ta đến nhà thờ nhận lãnh Cơm từ trời ban xuống, mặc dù chúng ta không xứng đáng lãnh nhận Cơm Trời. Ngày hôm nay Cơm Trời vẫn được ban tặng cho chúng ta để chúng ta được sống đời đời, mặc dù căn nhà tâm hồn của chúng ta luôn luôn ngập tràn rác rưởi. Ông Trời trong văn hóa Việt Nam nổi giận, nhưng Chúa Kitô Thánh Thể thì khác. Ngài luôn luôn là từ bi, đại lượng, khoan dung, và nhân hậu.
Evà đã chọn lựa ăn lương thực từ cây Biết Lành Biết Dữ, một loại bắp, một loại bo bo không bao giờ được tiêu hóa trong dạ dày của con người. Bởi thế, Evà và con cái của cô ta đều chết. Mẹ Maria đã chọn lựa ăn bánh mì. Thánh Dũng Lạc, thánh Đê, thánh Thiện và các thánh Việt Nam đã ăn cơm hằng sống. Mẹ và các vị thánh Việt Nam không bao giờ chết nữa. Còn chúng ta, giữa Cơm Trời và cơm không phải từ trời ban xuống, chúng ta sẽ chọn cơm nào?
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com
Thánh Matthêu Nguyễn Văn Phượng 1808-1861
Trầm Hương Thơ
08:26 29/05/2013
THÁNH MATHÊU NGUYỄN VĂN PHƯỢNG (ĐẮC) 1808-1861
Trùm họ tử đạo
Một tám lẻ tám năm sinh (1808)
Tam Tòa, Kẻ Lái. quảng Bình tại Vinh
Tính người chăm chỉ chân tình
Năm mười hai tuổi thình lình mất Cha
Mười ba tuổi học qua loa
Mười bốn mất Mẹ thật là khổ đau
Mồ côi kiếp sống bạc màu
Tự xoay sở lấy buồn đau một mình
Thầy Nhu thấy thế thương tình
Truyền cho nghề thuốc hết mình học ngay
Theo thầy kiếm sống qua ngày
Ba năm sau lại gặp ngay cha Điềm
Tính ngài đoan hậu nhân hiền
Đưa về phụ giúp học viên nơi ngài
Đảm đang nhà cửa trong ngoài
Học thêm chữ nghĩa siêng hoài chăm lo
Năm năm nhà xứ ấm no
Hăm hai đã lớn lo cho gia đình
Cưới cô Agnés hiền xinh
Đội Khiêm nhạc phụ hết tình qúy anh
Sáo Bùn quê vợ ngát xanh
Dọn về bên đấy thực hành nghề xưa
Hiền lành chữa bệnh người ưa
Mát tay có tiếng sớm trưa không ngừng
Người nghèo trong xã rất mừng
Không tiền thầy tặng thuốc đừng ngại chi
Thời gian thấm thoát trôi đi
Tám mặt con đã xuân thì vài cô
Môt người con gái xin vô
Dòng Mến Thánh Giá Kitô tu trì
Gia đình đạo hạnh thực thi
Giúp trong giáo xứ từ khi mới về
Trong làng không một tiếng chê
Ông trùm gương mẫu mọi bề đẹp tươi
Trong làng rất qúy mến người
Sống luôn hòa thuận nụ cười trên môi
Bỗng đâu tin đến bồi hồi
Nghe như tiếng sét giữa trời thất kinh!
Triều đình cấm đạo nghiêm minh
Nếu ai hành đạo triều đình bắt ngay
Tù đày trừng trị thẳng tay
Quan quân lắm kẻ cuồng say thi hành
Nhà thờ chủng viện tan tành
Hãm vây cướp bóc gian manh đủ điều
Công an khu vực loài yêu
Dõi theo báo cáo mọi điều như ma
Một chiều Linh mục đến nhà
Thế mà chúng biết khảo tra bắt ngài
Đóng gông đánh nát hai vai
Khảo tra đạo trưởng các ngài nơi đâu
Ngài im lặng chỉ lắc đầu
Đớn đau ngài chỉ kêu cầu danh CHA
Bao nhiêu cực hình khảo tra
Bước qua Thánh Giá chúng tha cho về
Ông trùm quyết giữ lời thề
Kính thờ Thiên Chúa không hề sợ chi
Thịt da nát bét còn gì
Năm mươi tuổi lẻ ra đi cũng vừa
Khảo tra mãi mãi không thưa
Quan liền trình tấu thư đưa về triều
Vua Tự Đức phê mấy điều
Tội này phải chém trong chiều ngày mai
Nghe tin ông rất khoan thai
Như mình sắp bước lên đài vinh quang
Pháp trường Đồng Hới hiên ngang
Bước đi chính giữa hai hàng giáo gươm
Đọc kinh lần chuỗi như thường
Cầu xin Thiên Chúa dủ thương mọi người
Mặt ông rạng rỡ vui tươi
Kính dâng hồn xác cuối đời thơm tho
Ba hồi trông lệnh thật to
Ngài qùy đưa cổ lên cho an lành
Lưỡi đao chém xuống thật nhanh
Máu ngài phun thắm đất lành Việt Nam
Ươm vào hạt giống tốt lành
Để cho đồng lúa tươi xanh muôn đời
Tháng năm hai sáu mọi nơi (26.05)
Mừng ngài hiển thánh trên trời vinh quang
Ngài trên cõi phúc Thiên Đàng
Xin ngài phù trợ xóm làng Việt Nam.
Matthêu Nguyễn Văn Phượng (Ðắc), Sinh năm 1808 tại Kẻ Lái, Quảng Bình, Trùm họ, Cũng như Anrê Dũng-Lạc, ngài dùng tên hiệu. Bị xử trảm (chết chém) ngày 26/05/1861 tại Ðồng Hới dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 11/04/1909 do Ðức Piô X, Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh. Lễ kính vào ngày 26/05.
Xem thêm hình ảnh
https://plus.google.com/u/0/photos/112607046134381245790/albums/5883295812169141905
Trùm họ tử đạo
Một tám lẻ tám năm sinh (1808)
Tam Tòa, Kẻ Lái. quảng Bình tại Vinh
Tính người chăm chỉ chân tình
Năm mười hai tuổi thình lình mất Cha
Mười ba tuổi học qua loa
Mười bốn mất Mẹ thật là khổ đau
Mồ côi kiếp sống bạc màu
Tự xoay sở lấy buồn đau một mình
Thầy Nhu thấy thế thương tình
Truyền cho nghề thuốc hết mình học ngay
Theo thầy kiếm sống qua ngày
Ba năm sau lại gặp ngay cha Điềm
Tính ngài đoan hậu nhân hiền
Đưa về phụ giúp học viên nơi ngài
Đảm đang nhà cửa trong ngoài
Học thêm chữ nghĩa siêng hoài chăm lo
Năm năm nhà xứ ấm no
Hăm hai đã lớn lo cho gia đình
Cưới cô Agnés hiền xinh
Đội Khiêm nhạc phụ hết tình qúy anh
Sáo Bùn quê vợ ngát xanh
Dọn về bên đấy thực hành nghề xưa
Hiền lành chữa bệnh người ưa
Mát tay có tiếng sớm trưa không ngừng
Người nghèo trong xã rất mừng
Không tiền thầy tặng thuốc đừng ngại chi
Thời gian thấm thoát trôi đi
Tám mặt con đã xuân thì vài cô
Môt người con gái xin vô
Dòng Mến Thánh Giá Kitô tu trì
Gia đình đạo hạnh thực thi
Giúp trong giáo xứ từ khi mới về
Trong làng không một tiếng chê
Ông trùm gương mẫu mọi bề đẹp tươi
Trong làng rất qúy mến người
Sống luôn hòa thuận nụ cười trên môi
Bỗng đâu tin đến bồi hồi
Nghe như tiếng sét giữa trời thất kinh!
Triều đình cấm đạo nghiêm minh
Nếu ai hành đạo triều đình bắt ngay
Tù đày trừng trị thẳng tay
Quan quân lắm kẻ cuồng say thi hành
Nhà thờ chủng viện tan tành
Hãm vây cướp bóc gian manh đủ điều
Công an khu vực loài yêu
Dõi theo báo cáo mọi điều như ma
Một chiều Linh mục đến nhà
Thế mà chúng biết khảo tra bắt ngài
Đóng gông đánh nát hai vai
Khảo tra đạo trưởng các ngài nơi đâu
Ngài im lặng chỉ lắc đầu
Đớn đau ngài chỉ kêu cầu danh CHA
Bao nhiêu cực hình khảo tra
Bước qua Thánh Giá chúng tha cho về
Ông trùm quyết giữ lời thề
Kính thờ Thiên Chúa không hề sợ chi
Thịt da nát bét còn gì
Năm mươi tuổi lẻ ra đi cũng vừa
Khảo tra mãi mãi không thưa
Quan liền trình tấu thư đưa về triều
Vua Tự Đức phê mấy điều
Tội này phải chém trong chiều ngày mai
Nghe tin ông rất khoan thai
Như mình sắp bước lên đài vinh quang
Pháp trường Đồng Hới hiên ngang
Bước đi chính giữa hai hàng giáo gươm
Đọc kinh lần chuỗi như thường
Cầu xin Thiên Chúa dủ thương mọi người
Mặt ông rạng rỡ vui tươi
Kính dâng hồn xác cuối đời thơm tho
Ba hồi trông lệnh thật to
Ngài qùy đưa cổ lên cho an lành
Lưỡi đao chém xuống thật nhanh
Máu ngài phun thắm đất lành Việt Nam
Ươm vào hạt giống tốt lành
Để cho đồng lúa tươi xanh muôn đời
Tháng năm hai sáu mọi nơi (26.05)
Mừng ngài hiển thánh trên trời vinh quang
Ngài trên cõi phúc Thiên Đàng
Xin ngài phù trợ xóm làng Việt Nam.
Matthêu Nguyễn Văn Phượng (Ðắc), Sinh năm 1808 tại Kẻ Lái, Quảng Bình, Trùm họ, Cũng như Anrê Dũng-Lạc, ngài dùng tên hiệu. Bị xử trảm (chết chém) ngày 26/05/1861 tại Ðồng Hới dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 11/04/1909 do Ðức Piô X, Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh. Lễ kính vào ngày 26/05.
Xem thêm hình ảnh
https://plus.google.com/u/0/photos/112607046134381245790/albums/5883295812169141905
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Gánh Gồng Chợ Xa
Nguyễn Ngọc Liên
21:25 29/05/2013
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Suối Bèo vui buổi chợ phiên,
Đường xa cũng gắng, không tiền cũng đi.
Suối Bèo, phiên phụ còn đông,
Đừng mong phiên chính gánh gồng chen vô.
(Ca dao)