Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:49 01/06/2011
THẾ CƯỠI HỔ
Có một người đang đi trong núi, đột nhiên nhìn thấy một con hổ, bèn vội vàng trèo lên trên cây cao. Con hổ phóng đến dưới gốc cây vừa rú vừa gầm, người trên cây rất sợ hãi nên rơi xuống, không ngờ, rơi xuống không ngả bên phải hay bên trái, mà lại rơi đúng ngay trên lưng con hổ. Do đó mà anh ta ôm chặt lấy thân hổ, mặc cho con hổ chạy.
Có người nhìn thấy không hiểu nguyên nhân thì cho rằng anh ta dám cưỡi trên lưng hổ, nên rất cảm phục, nói:
- “Coi người ta cưỡi trên lưng hổ kìa, vui vẻ giống như thần tiên vậy !”
Người nằm rạp trên lưng hổ nói:
- “Các ông chỉ nhìn thấy tôi oai phong vui vẻ cưỡi trên lưng hổ, nhưng đâu có biết tôi muốn xuống mà không xuống được, trong lòng thật sợ hãi vô cùng”.
Suy tư:
Ở đời có những người thấy người khác đi xe hơi ở nhà lầu thì ham, và trong lòng nghĩ rằng những người ấy là hạnh phúc, và ước mong mình cũng được như vậy. Nhưng họ không biết rằng có những người ở nhà cao cửa rộng, ăn toàn là cao lương mỹ vị, ra khỏi nhà là có xe đưa đón, nhưng trong lòng thì bất an, ngủ không yên, vui không trọn vẹn, và ngồi trên xe thì như ngồi trên đống lửa, ăn toàn cao lương nhưng giống như ăn đá sỏi, ở nhà cao mà như ở trong nhà tù. Tại sao vậy ? Thưa, bởi vì:
- Họ ở nhà cao cửa rộng nhưng tiền xây nhà là của hối lộ tham nhũng, nên lòng họ không bình an khi ở trong ngôi nhà cao ấy.
- Họ ăn toàn thức ăn cao lương mỹ vị, nhưng những thứ cao sang đó là do ăn chặn ăn cướp của những người nghèo, nên họ cảm thấy đắng họng rát miệng khi ăn.
Người cưỡi trên lưng hổ là chuyện bất đắc dĩ, nên trong lòng họ rất sợ sệt, cho nên đừng thấy họ cưỡi hổ mà nói là oai phong vui vẻ như thần tiên và muốn được như họ.
Người Ki-tô hữu khôn ngoan thì có một ước muốn mà thôi, đó là mong muốn được sống hạnh phúc trên thiên đàng với Chúa và Đức Mẹ Maria...
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một người đang đi trong núi, đột nhiên nhìn thấy một con hổ, bèn vội vàng trèo lên trên cây cao. Con hổ phóng đến dưới gốc cây vừa rú vừa gầm, người trên cây rất sợ hãi nên rơi xuống, không ngờ, rơi xuống không ngả bên phải hay bên trái, mà lại rơi đúng ngay trên lưng con hổ. Do đó mà anh ta ôm chặt lấy thân hổ, mặc cho con hổ chạy.
Có người nhìn thấy không hiểu nguyên nhân thì cho rằng anh ta dám cưỡi trên lưng hổ, nên rất cảm phục, nói:
- “Coi người ta cưỡi trên lưng hổ kìa, vui vẻ giống như thần tiên vậy !”
Người nằm rạp trên lưng hổ nói:
- “Các ông chỉ nhìn thấy tôi oai phong vui vẻ cưỡi trên lưng hổ, nhưng đâu có biết tôi muốn xuống mà không xuống được, trong lòng thật sợ hãi vô cùng”.
Suy tư:
Ở đời có những người thấy người khác đi xe hơi ở nhà lầu thì ham, và trong lòng nghĩ rằng những người ấy là hạnh phúc, và ước mong mình cũng được như vậy. Nhưng họ không biết rằng có những người ở nhà cao cửa rộng, ăn toàn là cao lương mỹ vị, ra khỏi nhà là có xe đưa đón, nhưng trong lòng thì bất an, ngủ không yên, vui không trọn vẹn, và ngồi trên xe thì như ngồi trên đống lửa, ăn toàn cao lương nhưng giống như ăn đá sỏi, ở nhà cao mà như ở trong nhà tù. Tại sao vậy ? Thưa, bởi vì:
- Họ ở nhà cao cửa rộng nhưng tiền xây nhà là của hối lộ tham nhũng, nên lòng họ không bình an khi ở trong ngôi nhà cao ấy.
- Họ ăn toàn thức ăn cao lương mỹ vị, nhưng những thứ cao sang đó là do ăn chặn ăn cướp của những người nghèo, nên họ cảm thấy đắng họng rát miệng khi ăn.
Người cưỡi trên lưng hổ là chuyện bất đắc dĩ, nên trong lòng họ rất sợ sệt, cho nên đừng thấy họ cưỡi hổ mà nói là oai phong vui vẻ như thần tiên và muốn được như họ.
Người Ki-tô hữu khôn ngoan thì có một ước muốn mà thôi, đó là mong muốn được sống hạnh phúc trên thiên đàng với Chúa và Đức Mẹ Maria...
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:51 01/06/2011
N2T |
7. Sự yếu đuối của con người chính là coi nhẹ sự huy hoàng của Thiên Chúa và tiếng nói công nghĩa của Ngài.
(Thánh Jerome)Thánh Giuse Túc, Giáo dân tử đạo
Trầm Hương Thơ
06:04 01/06/2011
Xứ Nhà Hoàng Xá, Ngọc Đồng, Hưng Yên
Tính người điềm đạm nhân hiền
Con nhà gia giáo đầy niềm cậy trông
Mẹ cha cố gắng vun trồng
Cho anh theo học còn mong đổi đời
Nhưng thi cử chẳng gặp thời
Triều đình bắt đạo tơi bời tang thương
Khó khăn đành phải bỏ trường
Về phụ cha mẹ ruộng nương vun trồng
Siêng năng chẳng thể ở không
Giúp trong giáo xứ thi công cũng nhiều
Hưng Yên giết đạo tiêu điều
Quan quân ác độc lắm chiêu hãi hùng
Cho lương dân đến hành hung
Giết người Công Giáo cả vùng sợ lo
Chúng bày ra đủ thứ trò
Hễ gặp Công Giáo là cho vô tù
Đánh cho ai nấy sưng vù
Trong ban hành giáo là tù một gông
Một hôm anh Túc ngoài đồng
Quan quân bắt trói đeo gông đánh còn
Bước đi hằn vết roi đòn
Biệt giam bốn tháng mỏi mòi tấm thân
Ban đêm cầu nguyện ân cần
Cùm gông tra khảo nát thân mặc lòng
Quan kêu bỏ đạo đừng hòng!
Bao nhiêu kìm kẹp, một lòng trung kiên
Quan nhìn dáng vẻ nhân hiền
Nhưng sao lý luận ngang nhiên vững vàng
Tâm hồn tự trọng cao sang
Bao nhiêu đau khổ nhẹ nhàng như không
Bao nhiêu khuyên bảo tốn công
Bao nhiêu tra khảo cũng không não lòng
Thịt da thấm nhuộm máu hồng
Xác thân rời rã vẫn không ngã lòng
Ta cho suy nghĩ trong vòng
Hai tuần lễ nữa tự lòng nói ra
Nếu xưng bỏ đạo ta tha
Bằng không thì chớ trách ta sau này
Bạn tù anh mới khuyên bày
Cùng nhau vượt ngục đêm nay ra ngoài
Lỡ mà có chết cũng oai
Còn hơn ở lại chết hoài không xong
Giuse Túc mời tỏ lòng
Tôi xin ở lại mãi trong nhà tù
Nếu tôi trốn lọt êm ru
Họ thêm hình phạt bạn tù trong đây
Thà tôi chết ở trong nầy
Nhưng tuyên xưng Chúa đêm ngày vẫn hơn
Cầu xin Thiên Chúa ban ơn
Cho tôi giữ trọn cung đờn ngân vang
Đường ngay tôi giữ sẵn sàng
Tử vì Đạo Chúa sổ vàng sẽ ghi
Tuyên xưng tôi chẳng sợ gì
Đường đi có Chúa Mẹ đi chung cùng
Hai tuần sau đến ung dung
Quan kêu lên khảo rất hùng dũng ngay
Ngươi đã suy nghĩ đủ ngày
Bây giờ ngươi hãy trình bày cho ta
Một ngươi bỏ đạo được tha
Hai thì ra bãi tha ma rơi đầu
Giuse Túc mới trình tâu
Nếu như quan có lòng giầu tình thương
Tha cho tôi bước lên đường
Bằng không xin cứ chủ trương thi hành
Chúa Trời chỉ dạy điều lành
Sao tôi có thể ô danh Thánh Ngài
Thấy chàng bình tĩnh khoan thai
Quan khuyên bảo vẫn một hai trung thành
Quan liền thảo án thật nhanh
Bản án ghi rõ ngọn ngàng điều tra
Vua kí bản án gởi ra
Mồng một tháng sáu lệnh ra tử hình
Hai hàng gươm giáo uy linh
Chàng đi chính giữa cầu kinh kính mừng
Pháp Trường Nam Định thì dừng
Giu Se Túc vẫn chẳng ngừng đọc kinh
Ba hồi trống giục thình thình
Chàng thêm sốt sắng cầu kinh lên NGÀI
Dâng hồn dâng xác khoan thai
Ngước đầu ngửa cổ dâng NGÀI Giêsu
Lưỡi đao chém xuống vù vù
Hồn Ngài thanh thản khiêm nhu về trời
Giuse Túc để lại đời
Tấm gương thật đẹp muôn lời tri ân
Ngày nay mừng kính ân cần
Ngày đầu tháng sáu hồng ân sáng ngời
Danh Ngài vang vọng khắp nơi
Trên hàng Hiển Thánh trên trời bình yên
Ngọc Đồng Giáo Xứ, Hưng Yên
Mộ Ngài nơi đó trung kiên ngàn đời.
Ngày 01.06. 2011 ngày kính Thánh Giuse Túc Giáo dân tử đạo.
Ngài Sinh năm 1843 tại họ đạo Hoàng Xá, xứ Ngọc Đồng, Hưng Yên
Tử Đạo 01.06.1862 tại pháp trường Nam Định thời vua Tự Đức.
Ngày 29.04.1951 ĐGH. Piô XII tôn phong Ngài len bâc Chân Phước
Ngày 19.06.1988 GH. Gioan Phaolô ÌI kính tôn Ngài Lên hàng Hiển Thánh.
Ngày hẹn
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
06:08 01/06/2011
Và khi Thầy đã ra đi và dọn chỗ cho các con rồi, Thầy sẽ trở lại đem các con đi với Thầy, để Thầy ở đâu thì các con cũng ở đó (Ga. 14, 3).
Trước khi về trời, Đức Chúa Giêsu đã an ủi các tông đồ là đừng xao xuyến, hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Ngài. Chúa về trời để dọn chỗ và sẽ trở lại đón chúng ta về với Ngài. Chúa hứa sẽ trở lại nhưng Chúa không hứa ngày, giờ hay lúc nào. Đã nhiều lần Chúa nhắc nhở rằng Con Người sẽ đến bất ngờ vào giờ chẳng có ai biết. Thánh Phaolô trong thơ thứ nhất gởi cho tín hữu thành Thessalonica đã viết: Vì chính anh em đã biết rõ: ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm ban đêm (1Thes. 5,2). Ngày giờ tận thế không ai biết trước, Chúa Giêsu khuyên dạy chúng ta hãy quan sát và nhìn xem các dấu lạ để chuẩn bị nhưng chưa phải là ngày cùng tận. Chính Chúa đã phán: Còn về ngày và giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay cả người Con cũng không; chỉ một mình Chúa Cha biết mà thôi (Mt. 24,36).
Trong những tháng năm qua, có rất nhiều các nhà tiên tri giả đã loan tin phỏng đoán ngày giờ Chúa Quang Lâm. Mục sư Harold Camping, không giấy phép và những người theo ông đã công bố rằng sẽ có thiên tai, động đất khắp nơi báo hiệu ngày Chúa đến lần thứ hai và là ngày Phán Xét. Trung tâm tổ chức của ông Camping, trụ sở Family Radio, đã vui mừng nhận số tiền dâng cúng khoảng trên 80 triệu đôla giữa năm 2005-2009. Ông Harold Camping đã thành lập chương trình Family Radio, như một tổ chức mạng lưới truyền thông vô vị lợi tại Oakland, California. Năm 1985, tổ chức đã có 65 đài để tuyên truyền ở trong nước. Chỉ trong năm 2009, tổ chức Family Radio đã nhận được số tiền dâng cúng là 18 triệu đôla. Năm 1994, tổ chức đã phát động phong trào truyền rao ngày tận thế sẽ đến. Đã có nhiều người tin theo đã bỏ nhà cửa, bỏ công ăn việc làm và ăn chơi chờ ngày tận thế. Ngày đó đã không đến và biết bao nhiêu người đã bị tiền mất tật mang.
Lời tiên tri về ngày chung thẩm năm nay của nhóm Family Radio cũng gây tiếng vang vì kỹ thuật truyền thông mau lẹ. Qua nhiều ngày tháng lo sợ về ngày Phán Xét sẽ xảy đến vào đúng 6 giờ chiều ngày 21 tháng 5, 2011 và kéo dài 5 tháng sẽ kết thúc vào ngày 21 tháng 10. Nhóm truyền bá tin rằng những người tốt lành thì vui mừng được đón nhận về trời, còn những kẻ tội lỗi bê tha sẽ bị khổ đau luận phạt. Đã có biết bao nhiêu người ủng hộ và tin tưởng vào những sự loan truyền thất thiệt này. Những người tin theo nói rằng thứ Bảy ngày 21 tháng 5 sẽ là ngày vui mừng hoan hỉ dành cho những ai được cứu độ. Họ sẽ được đưa lên trời và những ai không hối cải, sẽ lãnh chịu những khổ đau vô vàn.
Tin tức của biến cố này đã trải rộng khắp Năm Châu, khởi đi từ Úc Châu. Tổ chức Family Radio đã dùng các phương tiện truyền thông, báo đài, trang mạng, twitter, biểu chương và truyền đơn đưa tin. Có nhiều người tự nguyện đeo bảng quảng cáo đứng trên các góc đường phố kêu mời. Khi giờ ấn định ngày Phán Xét sau cùng đã qua, nhiều người thở phào nhẹ nhõm. Báo Sydney Morning Herald với tựa đề tít lớn: “Ngày hoan hỉ (Day of Rapture) đã đi qua, thế giới vẫn còn đây” hoặc trang End Of The World Confessions đã viết: “Đừng lo lắng về thế giới sẽ kết thúc hôm nay. Đã sang ngày mới tại Úc Châu.” Và đã không có bất cứ báo cáo nào về sự cố tại họa lớn hay nhỏ đã xảy ra tai Á Châu và Âu Châu. Tuy thế, vẫn có một số người vẫn lo lắng những tai ương có thể sẽ xảy ra.
Chúa Giêsu luôn nhắc nhở chúng ta: Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn (Lc. 12, 35). Không phải ngày 21 tháng 5 chưa tận thế, có nghĩa là ngày đó sẽ không đến. Ngày tận thế có thể không đến chung cho mọi người và ở mọi nơi cùng một lúc, nhưng nó sẽ đến với từng cá nhân hoặc một làng mạc. Chúng ta phải luôn trong tư thế sẵn sàng và chuẩn bị: Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa, là mở ngay (Lc. 12, 36). Kinh nghiệm những ngày qua cho chúng ta thấy niềm hân hoan vui mừng thoát ngày phán xét chưa dứt tiếng cười, thì tại họa khác đã xảy ra ngay tại thánh phố Joplin, tiểu bang Misouri, Hoa Kỳ. Ngày 22 tháng 5, 2001, một trận cuồng phong lốc xoáy đã làm thiệt hại biết bao làng mạc, nhà cửa và nhân mạng. Số người thiệt mạng là 139 người, số bị người bị thương trên 400. Cảnh hoang tàn thê thảm san bằng khu phố và làng mạc sau cơn cuồng phong. Các tòa nhà trở thành đống gạch vụn. Xe cộ chồng chất lên nhau. Sức mạnh giông bão của mẹ thiên nhiên thì không ai có thể ngăn cản. Có biết bao nước mắt thương đau cho những gia đình mất nhà, mất cửa, mất người thân và mất niềm hy vọng.
Chưa qua khỏi, tiếp theo những ngày qua một số cơn lốc xoáy tiếp tục hoành hành tại vùng Trung Tây (Midwest) các tiểu bang Oklahoma, Kansas và Nebraska lại thêm một số người chết, bị thương và nhà cửa bị phá hủy. Lốc xoáy thiên nhiên đến như kẻ trộm vào lúc chúng ta không ngờ. Tuy dù cho được cảnh báo một chút thời gian nhưng khó có thể chạy thoát. Khi có dịp nghe lại những đoạn thu thanh và thu hình chấp nhoáng trận cuồng phong, chúng ta sẽ nghe thấy những tiếng gió gầm thét, âm thanh ghê rợn đổ vỡ, những tiếng người la hét thất thanh, kêu gào thảm thiết và những tiếng kêu cứu vô vọng. Thật hãi hùng.
Chúa Giêsu luôn cảnh tỉnh chúng ta luôn cầu nguyện để được đứng vững: Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người (Lc. 21,36). Thần chết đến vào lúc chúng ta không ngờ và vào giờ chúng ta không biết. Chúng ta luôn trong tư thế sẵn sàng như đầy tớ đợi chủ về. Sự sẵn sàng sẽ mang lại lợi ích cho chính bản thân của chúng ta. Khi đã sẵn sàng thì tâm hồn của chúng ta sẽ tìm được sự bình an thanh thản, cuộc sống an vui và sẽ cảm nhận sư hạnh phúc đáng sống. Thánh Luca ghi lại lời Chúa dạy: Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, hẳn ông đã không để nó khoét vách nhà mình đâu (Lc. 12,39).
Những dấu chỉ và điềm lạ xảy ra ở những nơi khác là một lời mời gọi mỗi người chúng ta hãy tỉnh thức. Chúng ta đừng quá mải mê với cuộc sống mà quên đi cùng đích của cuộc đời. Không ai biết được tuổi thọ đời mình được bao nhiêu. Đừng khi nào hoang phí thời gian mà chúng ta đang được sống. Hãy sống thật với chính mình trong giây phút này. Hãy hưởng nếm hạnh phúc ngay trong giây phút hiện tại. Hãy dùng mọi khả năng và tài trí xây đắp đời sống gia đình an vui. Mỗi một phút giây chúng ta đang sống đều là hồng ân được trao ban. Chúng ta hãy chọn lựa sống an vui và hạnh phúc giây phút ân huệ này.
Chìa khóa của niềm vui hạnh phúc là lắng nghe và thực hành lời của Chúa Giêsu đã trăn trối: Nếu các con yêu mến Thầy, thì hãy giữ giới răn Thầy (Ga. 14, 15). Giữ giới răn của Chúa là hãy yêu mến nhau. Thánh Phaolô trong thơ gởi cho tín hữu thành Rôma nói rằng: Đã yêu thương thì không làm hại người đồng loại; yêu thương là chu toàn Lề Luật vậy ( Rm. 13,10). Đức mến là món qùa quý báu. Món qùa này không bọc trong khăn hay cất trong hộp vàng, mà món qùa đức ái này phải được chia sẻ và được trao ban cho mọi người. Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái; vì ai yêu người, thì đã chu toàn Lề Luật (Rm. 13,8).
Khi chúng ta thực hành một việc bác ái nhỏ nhưng với trái tim yêu thương thì hậu qủa sẽ lớn. Mỗi một cử chỉ và hành động cư xử với nhau trong tình yêu, tình yêu sẽ nở hoa. Trong đời sống gia đình, sự nâng đỡ và đối xử giữa vợ chồng, con cái qua việc phục vụ nhau mỗi ngày như trao nhau một chén trà, tách cà phê, bát cơm, tô canh, trái ớt, cái tăm, miếng giấy…mỗi cử chỉ gói ghém trong tình yêu, niềm vui sẽ tỏa lan. Mọi công việc nhà sẽ trở nên nhẹ nhàng và dễ thương. Phục vụ nhau không còn là gánh nặng mà là niềm vui được tỏ bày. Thánh Phaolô diễn tả về sức mạnh của tình yêu: Đúng thế, tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta (Rm. 8, 38-39). Cũng vậy, cứ yêu đi rồi làm. Không có gì tách biệt chúng ta ra khỏi tình yêu của vợ chồng, con cái và gia đình.
Ai cũng muốn sống vui và sống hạnh phúc. Hạnh phúc ngay trong tầm tay. Điều quan trọng là chúng ta có thật sự ước muốn sống tươi vui hạnh phúc hay không. Hãy sống trọn vẹn giây phút hiện tại. Hãy vui với những cái đang hiện có. Niềm vui tròn đầy nhất là chúng ta đang có Chúa hiện diện. Có Chúa, chúng ta sẽ có tất cả: có sự sống, có niềm vui, có sự bình an, có yêu thương và có hạnh phúc. Lạy Chúa, Chúa là gia nghiệp và là nơi chúng con nương náu ẩn thân. Xin cho chúng con được ngụp lặn trong tình yêu Chúa và cho chúng con biết chia sẻ tình yêu đến mọi người.
Trước khi về trời, Đức Chúa Giêsu đã an ủi các tông đồ là đừng xao xuyến, hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Ngài. Chúa về trời để dọn chỗ và sẽ trở lại đón chúng ta về với Ngài. Chúa hứa sẽ trở lại nhưng Chúa không hứa ngày, giờ hay lúc nào. Đã nhiều lần Chúa nhắc nhở rằng Con Người sẽ đến bất ngờ vào giờ chẳng có ai biết. Thánh Phaolô trong thơ thứ nhất gởi cho tín hữu thành Thessalonica đã viết: Vì chính anh em đã biết rõ: ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm ban đêm (1Thes. 5,2). Ngày giờ tận thế không ai biết trước, Chúa Giêsu khuyên dạy chúng ta hãy quan sát và nhìn xem các dấu lạ để chuẩn bị nhưng chưa phải là ngày cùng tận. Chính Chúa đã phán: Còn về ngày và giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay cả người Con cũng không; chỉ một mình Chúa Cha biết mà thôi (Mt. 24,36).
Trong những tháng năm qua, có rất nhiều các nhà tiên tri giả đã loan tin phỏng đoán ngày giờ Chúa Quang Lâm. Mục sư Harold Camping, không giấy phép và những người theo ông đã công bố rằng sẽ có thiên tai, động đất khắp nơi báo hiệu ngày Chúa đến lần thứ hai và là ngày Phán Xét. Trung tâm tổ chức của ông Camping, trụ sở Family Radio, đã vui mừng nhận số tiền dâng cúng khoảng trên 80 triệu đôla giữa năm 2005-2009. Ông Harold Camping đã thành lập chương trình Family Radio, như một tổ chức mạng lưới truyền thông vô vị lợi tại Oakland, California. Năm 1985, tổ chức đã có 65 đài để tuyên truyền ở trong nước. Chỉ trong năm 2009, tổ chức Family Radio đã nhận được số tiền dâng cúng là 18 triệu đôla. Năm 1994, tổ chức đã phát động phong trào truyền rao ngày tận thế sẽ đến. Đã có nhiều người tin theo đã bỏ nhà cửa, bỏ công ăn việc làm và ăn chơi chờ ngày tận thế. Ngày đó đã không đến và biết bao nhiêu người đã bị tiền mất tật mang.
Lời tiên tri về ngày chung thẩm năm nay của nhóm Family Radio cũng gây tiếng vang vì kỹ thuật truyền thông mau lẹ. Qua nhiều ngày tháng lo sợ về ngày Phán Xét sẽ xảy đến vào đúng 6 giờ chiều ngày 21 tháng 5, 2011 và kéo dài 5 tháng sẽ kết thúc vào ngày 21 tháng 10. Nhóm truyền bá tin rằng những người tốt lành thì vui mừng được đón nhận về trời, còn những kẻ tội lỗi bê tha sẽ bị khổ đau luận phạt. Đã có biết bao nhiêu người ủng hộ và tin tưởng vào những sự loan truyền thất thiệt này. Những người tin theo nói rằng thứ Bảy ngày 21 tháng 5 sẽ là ngày vui mừng hoan hỉ dành cho những ai được cứu độ. Họ sẽ được đưa lên trời và những ai không hối cải, sẽ lãnh chịu những khổ đau vô vàn.
Tin tức của biến cố này đã trải rộng khắp Năm Châu, khởi đi từ Úc Châu. Tổ chức Family Radio đã dùng các phương tiện truyền thông, báo đài, trang mạng, twitter, biểu chương và truyền đơn đưa tin. Có nhiều người tự nguyện đeo bảng quảng cáo đứng trên các góc đường phố kêu mời. Khi giờ ấn định ngày Phán Xét sau cùng đã qua, nhiều người thở phào nhẹ nhõm. Báo Sydney Morning Herald với tựa đề tít lớn: “Ngày hoan hỉ (Day of Rapture) đã đi qua, thế giới vẫn còn đây” hoặc trang End Of The World Confessions đã viết: “Đừng lo lắng về thế giới sẽ kết thúc hôm nay. Đã sang ngày mới tại Úc Châu.” Và đã không có bất cứ báo cáo nào về sự cố tại họa lớn hay nhỏ đã xảy ra tai Á Châu và Âu Châu. Tuy thế, vẫn có một số người vẫn lo lắng những tai ương có thể sẽ xảy ra.
Chúa Giêsu luôn nhắc nhở chúng ta: Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn (Lc. 12, 35). Không phải ngày 21 tháng 5 chưa tận thế, có nghĩa là ngày đó sẽ không đến. Ngày tận thế có thể không đến chung cho mọi người và ở mọi nơi cùng một lúc, nhưng nó sẽ đến với từng cá nhân hoặc một làng mạc. Chúng ta phải luôn trong tư thế sẵn sàng và chuẩn bị: Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa, là mở ngay (Lc. 12, 36). Kinh nghiệm những ngày qua cho chúng ta thấy niềm hân hoan vui mừng thoát ngày phán xét chưa dứt tiếng cười, thì tại họa khác đã xảy ra ngay tại thánh phố Joplin, tiểu bang Misouri, Hoa Kỳ. Ngày 22 tháng 5, 2001, một trận cuồng phong lốc xoáy đã làm thiệt hại biết bao làng mạc, nhà cửa và nhân mạng. Số người thiệt mạng là 139 người, số bị người bị thương trên 400. Cảnh hoang tàn thê thảm san bằng khu phố và làng mạc sau cơn cuồng phong. Các tòa nhà trở thành đống gạch vụn. Xe cộ chồng chất lên nhau. Sức mạnh giông bão của mẹ thiên nhiên thì không ai có thể ngăn cản. Có biết bao nước mắt thương đau cho những gia đình mất nhà, mất cửa, mất người thân và mất niềm hy vọng.
Chưa qua khỏi, tiếp theo những ngày qua một số cơn lốc xoáy tiếp tục hoành hành tại vùng Trung Tây (Midwest) các tiểu bang Oklahoma, Kansas và Nebraska lại thêm một số người chết, bị thương và nhà cửa bị phá hủy. Lốc xoáy thiên nhiên đến như kẻ trộm vào lúc chúng ta không ngờ. Tuy dù cho được cảnh báo một chút thời gian nhưng khó có thể chạy thoát. Khi có dịp nghe lại những đoạn thu thanh và thu hình chấp nhoáng trận cuồng phong, chúng ta sẽ nghe thấy những tiếng gió gầm thét, âm thanh ghê rợn đổ vỡ, những tiếng người la hét thất thanh, kêu gào thảm thiết và những tiếng kêu cứu vô vọng. Thật hãi hùng.
Chúa Giêsu luôn cảnh tỉnh chúng ta luôn cầu nguyện để được đứng vững: Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người (Lc. 21,36). Thần chết đến vào lúc chúng ta không ngờ và vào giờ chúng ta không biết. Chúng ta luôn trong tư thế sẵn sàng như đầy tớ đợi chủ về. Sự sẵn sàng sẽ mang lại lợi ích cho chính bản thân của chúng ta. Khi đã sẵn sàng thì tâm hồn của chúng ta sẽ tìm được sự bình an thanh thản, cuộc sống an vui và sẽ cảm nhận sư hạnh phúc đáng sống. Thánh Luca ghi lại lời Chúa dạy: Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, hẳn ông đã không để nó khoét vách nhà mình đâu (Lc. 12,39).
Những dấu chỉ và điềm lạ xảy ra ở những nơi khác là một lời mời gọi mỗi người chúng ta hãy tỉnh thức. Chúng ta đừng quá mải mê với cuộc sống mà quên đi cùng đích của cuộc đời. Không ai biết được tuổi thọ đời mình được bao nhiêu. Đừng khi nào hoang phí thời gian mà chúng ta đang được sống. Hãy sống thật với chính mình trong giây phút này. Hãy hưởng nếm hạnh phúc ngay trong giây phút hiện tại. Hãy dùng mọi khả năng và tài trí xây đắp đời sống gia đình an vui. Mỗi một phút giây chúng ta đang sống đều là hồng ân được trao ban. Chúng ta hãy chọn lựa sống an vui và hạnh phúc giây phút ân huệ này.
Chìa khóa của niềm vui hạnh phúc là lắng nghe và thực hành lời của Chúa Giêsu đã trăn trối: Nếu các con yêu mến Thầy, thì hãy giữ giới răn Thầy (Ga. 14, 15). Giữ giới răn của Chúa là hãy yêu mến nhau. Thánh Phaolô trong thơ gởi cho tín hữu thành Rôma nói rằng: Đã yêu thương thì không làm hại người đồng loại; yêu thương là chu toàn Lề Luật vậy ( Rm. 13,10). Đức mến là món qùa quý báu. Món qùa này không bọc trong khăn hay cất trong hộp vàng, mà món qùa đức ái này phải được chia sẻ và được trao ban cho mọi người. Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái; vì ai yêu người, thì đã chu toàn Lề Luật (Rm. 13,8).
Khi chúng ta thực hành một việc bác ái nhỏ nhưng với trái tim yêu thương thì hậu qủa sẽ lớn. Mỗi một cử chỉ và hành động cư xử với nhau trong tình yêu, tình yêu sẽ nở hoa. Trong đời sống gia đình, sự nâng đỡ và đối xử giữa vợ chồng, con cái qua việc phục vụ nhau mỗi ngày như trao nhau một chén trà, tách cà phê, bát cơm, tô canh, trái ớt, cái tăm, miếng giấy…mỗi cử chỉ gói ghém trong tình yêu, niềm vui sẽ tỏa lan. Mọi công việc nhà sẽ trở nên nhẹ nhàng và dễ thương. Phục vụ nhau không còn là gánh nặng mà là niềm vui được tỏ bày. Thánh Phaolô diễn tả về sức mạnh của tình yêu: Đúng thế, tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta (Rm. 8, 38-39). Cũng vậy, cứ yêu đi rồi làm. Không có gì tách biệt chúng ta ra khỏi tình yêu của vợ chồng, con cái và gia đình.
Ai cũng muốn sống vui và sống hạnh phúc. Hạnh phúc ngay trong tầm tay. Điều quan trọng là chúng ta có thật sự ước muốn sống tươi vui hạnh phúc hay không. Hãy sống trọn vẹn giây phút hiện tại. Hãy vui với những cái đang hiện có. Niềm vui tròn đầy nhất là chúng ta đang có Chúa hiện diện. Có Chúa, chúng ta sẽ có tất cả: có sự sống, có niềm vui, có sự bình an, có yêu thương và có hạnh phúc. Lạy Chúa, Chúa là gia nghiệp và là nơi chúng con nương náu ẩn thân. Xin cho chúng con được ngụp lặn trong tình yêu Chúa và cho chúng con biết chia sẻ tình yêu đến mọi người.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Âm nhạc trong Thánh lễ
Trầm Thiên Thu
05:53 01/06/2011
VATICAN CITY (CNS) – ĐGH Bênêđictô XVI viết trong lá thư kỷ niệm đệ nhất bách chu niên của Viện Giáo hoàng về Thánh nhạc (Pontifical Institute of Sacred Music): “Khi ưu tiên Bình ca (Gregorian chant) và nhạc phụng vụ cổ điển (classical liturgical music), Giáo hội Công giáo không tìm cách hạn chế sự sáng tạo của bất kỳ ai nhưng thể hiện một truyền thống cầu nguyện tốt lành. Âm nhạc trong Thánh lễ nên phản ánh phụng vụ từ đầu là hành động của Thiên Chúa qua Giáo hội, đã có lịch sử, truyền thống phong phú và tính sáng tạo”.
Trong thư này, Tòa thánh công bố ngày 31-5-2011, ĐGH Bênêđictô XVI viết rằng đôi khi người ta thể hiện Bình ca và nhạc truyền thống của Giáo hội như diễn tả “sự bất chấp vì bị hạn chế tự do và sự sáng tạo của cá nhân hoặc cộng đồng”.
Nhưng khi người ta nhận thấy phụng vụ không thuộc về cá nhân hoặc giáo xứ như thuộc về Giáo hội, họ bắt đầu hiểu cách thức, khi thể hiện văn hóa địa phương thích hợp, quyền ưu tiên nên được diễn tả văn hóa toàn cầu của Giáo hội.
ĐGH Bênêđictô XVI nói rằng âm nhạc dùng trong Thánh lễ phải chuyển tải “ý nghĩa của sự cầu nguyện”, chân giá trị và vẻ tốt đẹp nên giúp các tín hữu tham dự việc cầu nguyện – kể cả việc dùng âm nhạc phản ánh văn hóa của họ – và nên làm sống động truyền thống Bình ca và phức điệu (polyphony).
Trong thư này, Tòa thánh công bố ngày 31-5-2011, ĐGH Bênêđictô XVI viết rằng đôi khi người ta thể hiện Bình ca và nhạc truyền thống của Giáo hội như diễn tả “sự bất chấp vì bị hạn chế tự do và sự sáng tạo của cá nhân hoặc cộng đồng”.
Nhưng khi người ta nhận thấy phụng vụ không thuộc về cá nhân hoặc giáo xứ như thuộc về Giáo hội, họ bắt đầu hiểu cách thức, khi thể hiện văn hóa địa phương thích hợp, quyền ưu tiên nên được diễn tả văn hóa toàn cầu của Giáo hội.
ĐGH Bênêđictô XVI nói rằng âm nhạc dùng trong Thánh lễ phải chuyển tải “ý nghĩa của sự cầu nguyện”, chân giá trị và vẻ tốt đẹp nên giúp các tín hữu tham dự việc cầu nguyện – kể cả việc dùng âm nhạc phản ánh văn hóa của họ – và nên làm sống động truyền thống Bình ca và phức điệu (polyphony).
Đức Thánh Cha nói: Bình Ca Gregorian giúp cho Giáo Hội bầy tỏ căn tính hoàn vũ
Bùi Hữu Thư
07:09 01/06/2011
VATICAN (CNS) -- Đức Thánh Cha Benedict XVI viết: Khi đặt ưu tiên cho bình ca Greogrian Itrên âm nhạc cổ điển, Giáo Hội Công Giáo không cố gắng giới hạn khả năng sáng tạo của bất cứ ai, nhưng là muốn đề cao một hình thức cầu nguyện truyền thống tuyệt vời.
Đức Thánh Cha viết trong một lá thư nhân dịp kỷ niệm đệ bách chu niên Giáo Hoàng Thánh Nhạc Viện: Âm nhạc trong Thánh Lễ phải biểu hiệu sự kiện phụng vụ "chính là hành động của Thiên Chúa trong giáo hội, và có lịch sử riêng, truyền thống và khả năng sáng tạo giầu mạnh."
Trong lá thư được Tòa Thánh phổ biến ngày 31 tháng 5, Đức Thánh Cha viết là đôi khi người ta đã trình bầy bình ca Gregorian và thánh nhạc truyền thống như những cách biểu lộ "phải được quên lãng hay bỏ qua vì giới hạn sự tự do và khả năng sáng tạo của những cá nhân hay cộng đồng."
Nhưng, ngài nói: Khi người ta ý thức được rằng phụng vụ không trực thuộc một cá nhân hay một giáo xứ nhiều bằng trực thuộc giáo hội, thì họ sẽ bắt đầu hiểu rằng trong khi một vài cách thức biểu lộ nền văn hóa điạ phương cũng có thể thích nghi, chúng ta vẫn cần đặt ưu tiên hàng đầu cho những cách thức biểu lộ nền văn hóa hoàn vũ của giáo hội.
Ngài nói âm nhạc trong Thánh Lễ phải trình bầy được một "bầu khí cầu nguyện, trang trọng và đẹp đẽ," và phải giúp mọi người đi vào cầu nguyện -- kể cả việc sử dụng âm nhạc phản ánh cho nền văn hóa của họ -- và phải giữ cho truyền thống của bình ca Gregorian và nhạc đa âm sống mãi.
Đức Thánh Cha viết trong một lá thư nhân dịp kỷ niệm đệ bách chu niên Giáo Hoàng Thánh Nhạc Viện: Âm nhạc trong Thánh Lễ phải biểu hiệu sự kiện phụng vụ "chính là hành động của Thiên Chúa trong giáo hội, và có lịch sử riêng, truyền thống và khả năng sáng tạo giầu mạnh."
Trong lá thư được Tòa Thánh phổ biến ngày 31 tháng 5, Đức Thánh Cha viết là đôi khi người ta đã trình bầy bình ca Gregorian và thánh nhạc truyền thống như những cách biểu lộ "phải được quên lãng hay bỏ qua vì giới hạn sự tự do và khả năng sáng tạo của những cá nhân hay cộng đồng."
Nhưng, ngài nói: Khi người ta ý thức được rằng phụng vụ không trực thuộc một cá nhân hay một giáo xứ nhiều bằng trực thuộc giáo hội, thì họ sẽ bắt đầu hiểu rằng trong khi một vài cách thức biểu lộ nền văn hóa điạ phương cũng có thể thích nghi, chúng ta vẫn cần đặt ưu tiên hàng đầu cho những cách thức biểu lộ nền văn hóa hoàn vũ của giáo hội.
Ngài nói âm nhạc trong Thánh Lễ phải trình bầy được một "bầu khí cầu nguyện, trang trọng và đẹp đẽ," và phải giúp mọi người đi vào cầu nguyện -- kể cả việc sử dụng âm nhạc phản ánh cho nền văn hóa của họ -- và phải giữ cho truyền thống của bình ca Gregorian và nhạc đa âm sống mãi.
Thăm dò ý kiến: Người Mỹ chấp nhận ly dị, quan hệ tình dục trước hôn nhân
Phạm Kim An
09:15 01/06/2011
Thăm dò ý kiến: Người Mỹ chấp nhận ly dị, quan hệ tình dục trước hôn nhân
Princeton - Một cuộc thăm dò gần đây do Viện Gallup thực hiện cho thấy rằng, trong khi người Mỹ vẫn chủ yếu không đồng ý với nhau về nhiều vấn đề đạo đức, trong những năm gần đây đa số người Mỹ đã trở nên ngày càng chấp nhận những gì trước đây bị xã hội coi là cấm kỵ, như ly dị và quan hệ tình dục ngoài hôn nhân.
Trong kết quả nghiên cứu công bố ngày 31-5, nhà nghiên cứu Lydia Saad nói: “Trong năm 2011 phần lớn người Mỹ xem ly hôn, án tử hình, cờ bạc, nghiên cứu tế bào gốc phôi thai, và quan hệ tình dục trước hôn nhân là chấp nhận được về mặt đạo đức".
Theo cuộc thăm dò, 69% công dân Mỹ xem ly dị là có thể cho phép được, trong khi chỉ có 31% chống lại ly dị về luân lý.
Ngoài ra, 60% xem quan hệ tình dục trước hôn nhân là chấp nhận được về luân lý, và 36% xem đó là sai.
Về chủ đề nghiên cứu tế bào gốc, 62% người Mỹ chấp thuận việc lấy tế bào từ phôi thai người, trong khi chỉ 30% chống đối.
Kết quả thăm dò về “Các Giá trị và Niềm tin” do Viện Gallup thực hiện năm 2011 dựa vào các cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ ngày 5 đến ngày 8-5 qua, với một nhóm người ngẫu nhiên là 1.018 người lớn, tuổi từ 18 tuổi trở lên, sống ở mọi tiểu bang của Mỹ.
Bà Saad nói: “Nghiên cứu cho thấy rằng nhiều vấn đề tạo ra bất đồng vừa đủ để giữ các ngòi nổ văn hóa, với ba vấn đề - tự tử với sự hỗ trợ của bác sĩ, sinh con ngoài giá thú, và phá thai – xem ra là đặc biệt chia rẻ trong ý kiến".
Việc tự tử với sự hỗ trợ của bác sĩ xem ra là vấn đề gây tranh cãi nhất với 45% người Mỹ xem là chấp nhận được, và 48% tin vấn đề này là sai về luân lý.
Việc có con ngoài giá thú cũng chia rẻ sát sao người Mỹ, với 54% xem là chấp nhận được và 41% chống lại.
Việc phá thai được 39% người Mỹ ủng hộ, trong khi 51% nói rằng họ xem nó là sai về luân lý.
Bà Saad cũng nhận xét rằng trong các phát hiện của Viện Gallup có sự khác biệt đáng kể về độ tuổi trong quan điểm về nhiều hành vi cư xử.
Bà viết: “Sự khác biệt lớn nhất về thế hệ được nhận thấy trong sách ảnh khiêu dâm, với 42% người lớn trẻ tuổi xem là chấp nhận được về luân lý, so với 19% những người từ 55 tuổi trở lên chấp nhận".
Người lớn trong độ tuổi 18-34 cũng ủng hộ, nhiều hơn so với người Mỹ lớn tuổi, quan hệ đồng tính nam và đồng tính nữ, tình dục trước hôn nhân, sinh con ngoài giá thú, cờ bạc, đa thê, phá thai và nhân bản vô tính người. Tuy nhiên, nhân khẩu học này cho thấy họ ít ủng hộ án tử hình và thử nghiệm thuốc men trên động vật.
Mặc dù người Mỹ ngày càng chấp nhận các vấn đề như ly hôn, quan hệ tình dục trước hôn nhân và nghiên cứu tế bào gốc phôi, cuộc thăm dò cho thấy phần lớn người dân đều chống lại về luân lý vấn đề ngoại tình, đa thê, nhân bản vô tính người, và tự tử. (CNA/EWTN News 31-5-2011)
Phạm Kim An
Princeton - Một cuộc thăm dò gần đây do Viện Gallup thực hiện cho thấy rằng, trong khi người Mỹ vẫn chủ yếu không đồng ý với nhau về nhiều vấn đề đạo đức, trong những năm gần đây đa số người Mỹ đã trở nên ngày càng chấp nhận những gì trước đây bị xã hội coi là cấm kỵ, như ly dị và quan hệ tình dục ngoài hôn nhân.
Trong kết quả nghiên cứu công bố ngày 31-5, nhà nghiên cứu Lydia Saad nói: “Trong năm 2011 phần lớn người Mỹ xem ly hôn, án tử hình, cờ bạc, nghiên cứu tế bào gốc phôi thai, và quan hệ tình dục trước hôn nhân là chấp nhận được về mặt đạo đức".
Theo cuộc thăm dò, 69% công dân Mỹ xem ly dị là có thể cho phép được, trong khi chỉ có 31% chống lại ly dị về luân lý.
Ngoài ra, 60% xem quan hệ tình dục trước hôn nhân là chấp nhận được về luân lý, và 36% xem đó là sai.
Về chủ đề nghiên cứu tế bào gốc, 62% người Mỹ chấp thuận việc lấy tế bào từ phôi thai người, trong khi chỉ 30% chống đối.
Kết quả thăm dò về “Các Giá trị và Niềm tin” do Viện Gallup thực hiện năm 2011 dựa vào các cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ ngày 5 đến ngày 8-5 qua, với một nhóm người ngẫu nhiên là 1.018 người lớn, tuổi từ 18 tuổi trở lên, sống ở mọi tiểu bang của Mỹ.
Bà Saad nói: “Nghiên cứu cho thấy rằng nhiều vấn đề tạo ra bất đồng vừa đủ để giữ các ngòi nổ văn hóa, với ba vấn đề - tự tử với sự hỗ trợ của bác sĩ, sinh con ngoài giá thú, và phá thai – xem ra là đặc biệt chia rẻ trong ý kiến".
Việc tự tử với sự hỗ trợ của bác sĩ xem ra là vấn đề gây tranh cãi nhất với 45% người Mỹ xem là chấp nhận được, và 48% tin vấn đề này là sai về luân lý.
Việc có con ngoài giá thú cũng chia rẻ sát sao người Mỹ, với 54% xem là chấp nhận được và 41% chống lại.
Việc phá thai được 39% người Mỹ ủng hộ, trong khi 51% nói rằng họ xem nó là sai về luân lý.
Bà Saad cũng nhận xét rằng trong các phát hiện của Viện Gallup có sự khác biệt đáng kể về độ tuổi trong quan điểm về nhiều hành vi cư xử.
Bà viết: “Sự khác biệt lớn nhất về thế hệ được nhận thấy trong sách ảnh khiêu dâm, với 42% người lớn trẻ tuổi xem là chấp nhận được về luân lý, so với 19% những người từ 55 tuổi trở lên chấp nhận".
Người lớn trong độ tuổi 18-34 cũng ủng hộ, nhiều hơn so với người Mỹ lớn tuổi, quan hệ đồng tính nam và đồng tính nữ, tình dục trước hôn nhân, sinh con ngoài giá thú, cờ bạc, đa thê, phá thai và nhân bản vô tính người. Tuy nhiên, nhân khẩu học này cho thấy họ ít ủng hộ án tử hình và thử nghiệm thuốc men trên động vật.
Mặc dù người Mỹ ngày càng chấp nhận các vấn đề như ly hôn, quan hệ tình dục trước hôn nhân và nghiên cứu tế bào gốc phôi, cuộc thăm dò cho thấy phần lớn người dân đều chống lại về luân lý vấn đề ngoại tình, đa thê, nhân bản vô tính người, và tự tử. (CNA/EWTN News 31-5-2011)
Phạm Kim An
ĐTC: Rao giảng Tin Mừng phải là ưu tiên cho các Giám mục
Nguyễn Trọng Đa
09:17 01/06/2011
ĐTC: Rao giảng Tin Mừng phải là ưu tiên cho các Giám mục
Ngài kêu gọi các Giám mục Ấn Độ cổ vũ học hỏi Kinh Thánh
VATICAN – ĐTC Biển Đức XVI nhấn mạnh tầm quan trọng của việc rao giảng Tin Mừng trong bài nói chuyện với một nhóm Giám mục Ấn Độ, khi các vị kết thúc chuyến thăm ad limina cứ năm năm một lần.
Trong bài nói chuyện ngày 30-5, ĐTC nhắc nhở các Giám mục rằng "trong số các trách nhiệm quan trọng hơn của các Giám mục, việc rao giảng Tin Mừng là ưu tiên".
Ngài nói: “Giáo Hội phát triển bằng cách liên tục lắng nghe, cử hành và học hỏi Lời Chúa". Ngài khuyến khích các Giám mục hãy "đảm bảo rằng sự viên mãn của Lời Chúa, đến với chúng ta trong Kinh thánh và Tông truyền của Giáo Hội, được thực hiện sẵn sàng cho những người tìm cách đào sâu kiến thức của mình, yêu mến Chúa và vâng lời ý Chúa”.
Ngài nói thêm: “Mọi nỗ lực phải được thực hiện để nhấn mạnh rằng việc cầu nguyện cá nhân và tập thể, tự bản chất, được sinh ra và dẫn vào nguồn suối hồng ân, được tìm thấy trong các bí tích của Giáo Hội, và toàn bộ đời sống phụng vụ của Giáo hội”.
ĐTC Biển Đức XVI nói tiếp: "Người ta không được quên rằng lời Chúa không chỉ an ủi mà còn thách thức các tín hữu, cá nhân và trong cộng đồng, để thăng tiến trong công lý, hoà giải, và hòa bình với nhau và trong xã hội như một toàn thể”.
"Thông qua việc khuyến khích và giám sát cá nhân của các hiên đệ, xin cho hạt giống lời Chúa được gieo trong Giáo Hội địa phương của các hiền đệ mang lại hoa quả phong phú cho sự cứu rỗi các linh hồn, và sự phát triển của Nước Chúa".
Bác ái
Ghi nhận các "dấu hiệu đầy ấn tượng của lòng bác ái của Giáo hội trong nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội", ĐTC kêu gọi các Giám mục hãy "kiên trì trong chứng tá tích cực và thực tiễn này, trong sự trung thành với lệnh truyền của Chúa, và vì lợi ích của các anh chị em nghèo khổ nhất”.
ĐTC nói thêm: “Xin cho các tín hữu của Chúa Kitô ở Ấn Độ tiếp tục hỗ trợ tất cả những người túng thiếu trong các cộng đồng xung quanh họ, bất kể chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo hay địa vị xã hội, trong xác tín rằng tất cả đã được tạo dựng theo hình ảnh Chúa và hưởng được sự kính trọng như nhau".
ĐTC nói tiếp: “Lòng bác ái được đa số chúng ta cảm nghiệm trước tiên trong gia đình. Gia đình phải là gương sáng về yêu thương lẫn nhau, tôn trọng nhau và giúp đỡ nhau, vốn linh hoạt các mối quan hệ con người ở mọi cấp độ".
Ngài nói: “Bao lâu họ quan tâm đến việc cầu nguyện, suy niệm về Kinh Thánh, và tham gia đầy đủ đời sống bí tích của Giáo Hội, họ sẽ giúp nuôi dưỡng ‘tình yêu vô điều kiện này’ với nhau, và trong đời sống giáo xứ của họ, và sẽ là một nguồn lợi ích lớn cho cộng đồng rộng lớn hơn".
Trả lời về một số quan ngại do các Giám mục nêu ra liên quan đến nhiều thách thức đang đe dọa gia đình, ĐTC đề nghị rằng "một việc dạy giáo lý tốt sẽ hấp dẫn đặc biệt những người chuẩn bị lập gia đình, và nuôi dưỡng đức tin của các gia đình Kitô giáo, và sẽ giúp họ đưa ra một chứng tá sống động và sôi nổi cho sự khôn ngoan lâu đời của Giáo Hội về hôn nhân, gia đình, và sử dụng có trách nhiệm quà tặng tình dục do Chúa ban cho”. (Zenit 30-5-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Ngài kêu gọi các Giám mục Ấn Độ cổ vũ học hỏi Kinh Thánh
VATICAN – ĐTC Biển Đức XVI nhấn mạnh tầm quan trọng của việc rao giảng Tin Mừng trong bài nói chuyện với một nhóm Giám mục Ấn Độ, khi các vị kết thúc chuyến thăm ad limina cứ năm năm một lần.
Trong bài nói chuyện ngày 30-5, ĐTC nhắc nhở các Giám mục rằng "trong số các trách nhiệm quan trọng hơn của các Giám mục, việc rao giảng Tin Mừng là ưu tiên".
Ngài nói: “Giáo Hội phát triển bằng cách liên tục lắng nghe, cử hành và học hỏi Lời Chúa". Ngài khuyến khích các Giám mục hãy "đảm bảo rằng sự viên mãn của Lời Chúa, đến với chúng ta trong Kinh thánh và Tông truyền của Giáo Hội, được thực hiện sẵn sàng cho những người tìm cách đào sâu kiến thức của mình, yêu mến Chúa và vâng lời ý Chúa”.
Ngài nói thêm: “Mọi nỗ lực phải được thực hiện để nhấn mạnh rằng việc cầu nguyện cá nhân và tập thể, tự bản chất, được sinh ra và dẫn vào nguồn suối hồng ân, được tìm thấy trong các bí tích của Giáo Hội, và toàn bộ đời sống phụng vụ của Giáo hội”.
ĐTC Biển Đức XVI nói tiếp: "Người ta không được quên rằng lời Chúa không chỉ an ủi mà còn thách thức các tín hữu, cá nhân và trong cộng đồng, để thăng tiến trong công lý, hoà giải, và hòa bình với nhau và trong xã hội như một toàn thể”.
"Thông qua việc khuyến khích và giám sát cá nhân của các hiên đệ, xin cho hạt giống lời Chúa được gieo trong Giáo Hội địa phương của các hiền đệ mang lại hoa quả phong phú cho sự cứu rỗi các linh hồn, và sự phát triển của Nước Chúa".
Bác ái
Ghi nhận các "dấu hiệu đầy ấn tượng của lòng bác ái của Giáo hội trong nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội", ĐTC kêu gọi các Giám mục hãy "kiên trì trong chứng tá tích cực và thực tiễn này, trong sự trung thành với lệnh truyền của Chúa, và vì lợi ích của các anh chị em nghèo khổ nhất”.
ĐTC nói thêm: “Xin cho các tín hữu của Chúa Kitô ở Ấn Độ tiếp tục hỗ trợ tất cả những người túng thiếu trong các cộng đồng xung quanh họ, bất kể chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo hay địa vị xã hội, trong xác tín rằng tất cả đã được tạo dựng theo hình ảnh Chúa và hưởng được sự kính trọng như nhau".
ĐTC nói tiếp: “Lòng bác ái được đa số chúng ta cảm nghiệm trước tiên trong gia đình. Gia đình phải là gương sáng về yêu thương lẫn nhau, tôn trọng nhau và giúp đỡ nhau, vốn linh hoạt các mối quan hệ con người ở mọi cấp độ".
Ngài nói: “Bao lâu họ quan tâm đến việc cầu nguyện, suy niệm về Kinh Thánh, và tham gia đầy đủ đời sống bí tích của Giáo Hội, họ sẽ giúp nuôi dưỡng ‘tình yêu vô điều kiện này’ với nhau, và trong đời sống giáo xứ của họ, và sẽ là một nguồn lợi ích lớn cho cộng đồng rộng lớn hơn".
Trả lời về một số quan ngại do các Giám mục nêu ra liên quan đến nhiều thách thức đang đe dọa gia đình, ĐTC đề nghị rằng "một việc dạy giáo lý tốt sẽ hấp dẫn đặc biệt những người chuẩn bị lập gia đình, và nuôi dưỡng đức tin của các gia đình Kitô giáo, và sẽ giúp họ đưa ra một chứng tá sống động và sôi nổi cho sự khôn ngoan lâu đời của Giáo Hội về hôn nhân, gia đình, và sử dụng có trách nhiệm quà tặng tình dục do Chúa ban cho”. (Zenit 30-5-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Trung Quốc đang lên kế hoạch một vụ tấn phong giám mục bất hợp thức
Khương Duy Hải
09:47 01/06/2011
Trung Quốc đang lên kế hoạch một vụ tấn phong giám mục bất hợp thức
Trung Quốc, 1 tháng 6 năm 2011 (ucanews.com) - Linh mục Shen Guo'an đã được Trung Quốc chọn để tấn phong làm giám mục giáo phận Vũ Hán (Hán Khẩu), thuộc tỉnh miền trung Hồ Bắc, mặc dù không có sự ủy quyền của Đức Giáo Hoàng. Các quan sát viên Giáo Hội cảnh báo rằng, chính quyền nước này không nên cưỡng ép một cuộc tấn phong bất hợp thức nữa vì nó chẳng mang lại lợi ích cho ai cả.
Theo một số nguồn tin, cuộc tấn phong cho linh mục Shen (50 tuổi) dự tính sẽ diễn ra vào ngày 9 tháng 6. Một số linh mục trong giáo phận tuân theo các nguyên tắc của Giáo Hội thì rất đau buồn vì quan chức chính quyền đang vận động họ phải ủng hộ cho cuộc tấn phong này. Còn các vị giám mục ở các tỉnh lân cận cũng đang "chịu áp lực rất lớn" khi chính quyền yêu cầu họ phải đặt tay tấn phong cho linh mục Shen.
Người Công Giáo địa phương nói rằng, linh mục Shen không phải là một ứng viên thích hợp và không có sự ủy quyền của Đức Giáo Hoàng. Họ nói rằng, linh mục này sẽ không thể trở thành giám mục được.
Hành động đàn áp
Một quan sát viên Giáo Hội tự hỏi rằng, làm thế nào mà chính quyền Trung Quốc lại có thể cho phép "các hành động đàn áp" như vậy trên các vị giám mục và ứng viên giám mục Công Giáo, đặc biệt là tại nơi mà ứng viên không phù hợp hoặc chưa sẵn sàng cho một vị trí trong Giáo Hội Công Giáo?
Sự lựa chọn theo niềm tin tôn giáo của mỗi công dân Trung Quốc cần được tôn trọng mà không bao giờ được áp đặt. "Tấn phong giám mục thực sự là vấn đề của Giáo Hội Công Giáo chứ không phải là vấn đề chính trị của bất kỳ chính phủ nào trên thế giới".
Như vậy, "chính sách tự tấn phong" của chính phủ Trung Quốc không tôn trọng giáo lý Công Giáo nhưng đã can thiệp chính trị vào các vấn đề của Giáo Hội, họ tự đặt ra một "giáo lý" khác và thay đổi các kỷ luật vốn rất chặt chẽ của Giáo Hội. Ông kết luận: "Cuối cùng, chúng ta sẽ nhận ra rằng tại Trung Quốc chỉ có một Giáo Hội quốc doanh của Bắc Kinh, chứ không thuộc về một người Công Giáo nào".
Đây sẽ là một hành động đơn phương và bất hợp thức chống lại hàng giáo sĩ Công giáo, và các nhà lãnh đạo của họ sẽ kích động cho nhiều thành phần cộng đồng Công Giáo trở nên căng thẳng hơn trong xã hội Trung Quốc cũng như ở cấp độ quốc tế.
"Chắc chắn rằng Tòa Thánh sẽ phản ứng theo nguyên tắc của Giáo Hội trước cuộc tấn phong bất hợp thức sắp tới của các giáo sĩ Công Giáo như đã từng làm trước đây. Những kẻ đóng vai trò chính trong vụ này ở Trung Quốc cần phải có trách nhiệm hơn trong thế kỷ XXI", ông cảnh báo.
Như mọi khi, Tòa Thánh đặt niềm tin vào tất cả các vị giám mục, linh mục và giáo dân Công Giáo tại Trung Quốc và thấu hiểu rằng nhiều người trong số họ sẽ cố gắng để tránh vụ tấn phong bất hợp thức này, họ phải chịu áp lực nặng nề bên ngoài lẫn bên trong dành cho họ một cách bất công.
Một quả bom nổ chậm
Anthony Lam Sui-ki, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung Tâm Nghiên Cứu Thánh Linh thuộc giáo phận Hồng Kông nói rằng, một vụ tấn phong bất hợp thức không chỉ làm tổn thương cho Giáo Hội, mà còn tạo ra một quả bom nổ chậm ở trong nước.
Ông Lam nói, "Tất cả bọn họ sẽ là người bại trận". Chính phủ chẳng có gì lợi gì từ việc làm này, còn vị giám mục bất hợp thức sẽ ngồi trên một ngọn núi lửa và bị phạt vạ theo Giáo Luật.
Các tín hữu sẽ buồn phiền khi thấy linh mục của họ phản bội Giáo Hội, đặt một ví dụ tệ hại hơn là Giáo Hội phổ quát cũng sẽ cảm thấy buồn phiền trước sự thiếu tôn trọng quyền bính tối cao của Đức Giáo Hoàng, ông Lam giải thích.
Linh mục Shen sinh năm 1961 và thụ phong linh mục năm 1988, thuộc lớp sinh viên đầu tiên tốt nghiệp Chủng viện Triết học Thần học miền Trung và miền Nam Trung Quốc (chủng viện này mở ra tại Vũ Hán năm 1983). Linh mục Shen làm cha xứ 10 năm tại giáo phận Bồ Kỳ lân cận trước khi trở về Vũ Hán, hiện nay giữ chức Phó Chủ tịch Hội Công giáo Yêu nước của tỉnh và được bầu làm ứng viên giám mục vào năm 2008.
Hiện tại, tỉnh Hồ Bắc không có giám mục nào. Tỉnh này có 9 giáo phận và 2 quận tông tòa nhưng Giáo hội quốc doanh lại sáp nhập tất cả vào 5 giáo phận khác. Vào năm 2000, Giáo phận Hán Khẩu, Hán Dương và Vũ Xương được nhập thành Giáo phận Vũ Hán. Có 25 linh mục công khai và 40 linh mục hầm trú phục vụ tổng cộng là 20.000 người Công giáo trong khu vực.
Giám mục cuối cùng của Giáo phận Vũ Hán (Hán Khẩu) là Bernardine Dong Guangqing. Đây một trong hai người đầu tiên tại Trung Quốc "tự bầu và tự tấn phong" giám mục mà không có sự uỷ quyền của Đức Giáo Hoàng vào năm 1958 (một năm sau khi Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc được thành lập).
Vạ tuyệt thông tiền kết
Trước cuộc tấn phong, một số điện tín đã được gửi đến Vatican xin phê chuẩn. Tuy nhiên Tòa Thánh hồi đáp rằng, các ứng viên, các giám mục, giáo sĩ và chính phủ đều biết rằng theo Giáo Luật thì bất kỳ vị giám mục nào tấn phong giám mục khác mà không có ủy quyền của Đức Giáo Hoàng, hoặc những người được chịu chức giám mục đều bị vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tòa Thánh.
Kể từ khi mối liên hệ giữa Giáo Hội tại Trung Quốc và Tòa Thánh được tiến triển vào thập niên 1980, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã công nhận giám mục Dong Guangqing là giám mục của giáo phận Hán Khẩu vào năm 1984. Vị giám mục dòng Phanxicô này qua đời vào năm 2007.
Vụ tấn phong bất hợp thức sắp tới nếu xảy ra sẽ là vụ việc thứ 2 trong vòng 6 tháng qua, sau vụ tấn phong ở Thừa Đức vào ngày 20 tháng 11. Khi ấy, Tòa Thánh Vatican đã đưa ra một thông cáo lên án vụ việc trên là vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của Giáo Hội Công giáo.
Khương Duy Hải
Trung Quốc, 1 tháng 6 năm 2011 (ucanews.com) - Linh mục Shen Guo'an đã được Trung Quốc chọn để tấn phong làm giám mục giáo phận Vũ Hán (Hán Khẩu), thuộc tỉnh miền trung Hồ Bắc, mặc dù không có sự ủy quyền của Đức Giáo Hoàng. Các quan sát viên Giáo Hội cảnh báo rằng, chính quyền nước này không nên cưỡng ép một cuộc tấn phong bất hợp thức nữa vì nó chẳng mang lại lợi ích cho ai cả.
Theo một số nguồn tin, cuộc tấn phong cho linh mục Shen (50 tuổi) dự tính sẽ diễn ra vào ngày 9 tháng 6. Một số linh mục trong giáo phận tuân theo các nguyên tắc của Giáo Hội thì rất đau buồn vì quan chức chính quyền đang vận động họ phải ủng hộ cho cuộc tấn phong này. Còn các vị giám mục ở các tỉnh lân cận cũng đang "chịu áp lực rất lớn" khi chính quyền yêu cầu họ phải đặt tay tấn phong cho linh mục Shen.
Người Công Giáo địa phương nói rằng, linh mục Shen không phải là một ứng viên thích hợp và không có sự ủy quyền của Đức Giáo Hoàng. Họ nói rằng, linh mục này sẽ không thể trở thành giám mục được.
Hành động đàn áp
Một quan sát viên Giáo Hội tự hỏi rằng, làm thế nào mà chính quyền Trung Quốc lại có thể cho phép "các hành động đàn áp" như vậy trên các vị giám mục và ứng viên giám mục Công Giáo, đặc biệt là tại nơi mà ứng viên không phù hợp hoặc chưa sẵn sàng cho một vị trí trong Giáo Hội Công Giáo?
Sự lựa chọn theo niềm tin tôn giáo của mỗi công dân Trung Quốc cần được tôn trọng mà không bao giờ được áp đặt. "Tấn phong giám mục thực sự là vấn đề của Giáo Hội Công Giáo chứ không phải là vấn đề chính trị của bất kỳ chính phủ nào trên thế giới".
Như vậy, "chính sách tự tấn phong" của chính phủ Trung Quốc không tôn trọng giáo lý Công Giáo nhưng đã can thiệp chính trị vào các vấn đề của Giáo Hội, họ tự đặt ra một "giáo lý" khác và thay đổi các kỷ luật vốn rất chặt chẽ của Giáo Hội. Ông kết luận: "Cuối cùng, chúng ta sẽ nhận ra rằng tại Trung Quốc chỉ có một Giáo Hội quốc doanh của Bắc Kinh, chứ không thuộc về một người Công Giáo nào".
Đây sẽ là một hành động đơn phương và bất hợp thức chống lại hàng giáo sĩ Công giáo, và các nhà lãnh đạo của họ sẽ kích động cho nhiều thành phần cộng đồng Công Giáo trở nên căng thẳng hơn trong xã hội Trung Quốc cũng như ở cấp độ quốc tế.
"Chắc chắn rằng Tòa Thánh sẽ phản ứng theo nguyên tắc của Giáo Hội trước cuộc tấn phong bất hợp thức sắp tới của các giáo sĩ Công Giáo như đã từng làm trước đây. Những kẻ đóng vai trò chính trong vụ này ở Trung Quốc cần phải có trách nhiệm hơn trong thế kỷ XXI", ông cảnh báo.
Như mọi khi, Tòa Thánh đặt niềm tin vào tất cả các vị giám mục, linh mục và giáo dân Công Giáo tại Trung Quốc và thấu hiểu rằng nhiều người trong số họ sẽ cố gắng để tránh vụ tấn phong bất hợp thức này, họ phải chịu áp lực nặng nề bên ngoài lẫn bên trong dành cho họ một cách bất công.
Một quả bom nổ chậm
Anthony Lam Sui-ki, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung Tâm Nghiên Cứu Thánh Linh thuộc giáo phận Hồng Kông nói rằng, một vụ tấn phong bất hợp thức không chỉ làm tổn thương cho Giáo Hội, mà còn tạo ra một quả bom nổ chậm ở trong nước.
Ông Lam nói, "Tất cả bọn họ sẽ là người bại trận". Chính phủ chẳng có gì lợi gì từ việc làm này, còn vị giám mục bất hợp thức sẽ ngồi trên một ngọn núi lửa và bị phạt vạ theo Giáo Luật.
Các tín hữu sẽ buồn phiền khi thấy linh mục của họ phản bội Giáo Hội, đặt một ví dụ tệ hại hơn là Giáo Hội phổ quát cũng sẽ cảm thấy buồn phiền trước sự thiếu tôn trọng quyền bính tối cao của Đức Giáo Hoàng, ông Lam giải thích.
Linh mục Shen sinh năm 1961 và thụ phong linh mục năm 1988, thuộc lớp sinh viên đầu tiên tốt nghiệp Chủng viện Triết học Thần học miền Trung và miền Nam Trung Quốc (chủng viện này mở ra tại Vũ Hán năm 1983). Linh mục Shen làm cha xứ 10 năm tại giáo phận Bồ Kỳ lân cận trước khi trở về Vũ Hán, hiện nay giữ chức Phó Chủ tịch Hội Công giáo Yêu nước của tỉnh và được bầu làm ứng viên giám mục vào năm 2008.
Hiện tại, tỉnh Hồ Bắc không có giám mục nào. Tỉnh này có 9 giáo phận và 2 quận tông tòa nhưng Giáo hội quốc doanh lại sáp nhập tất cả vào 5 giáo phận khác. Vào năm 2000, Giáo phận Hán Khẩu, Hán Dương và Vũ Xương được nhập thành Giáo phận Vũ Hán. Có 25 linh mục công khai và 40 linh mục hầm trú phục vụ tổng cộng là 20.000 người Công giáo trong khu vực.
Giám mục cuối cùng của Giáo phận Vũ Hán (Hán Khẩu) là Bernardine Dong Guangqing. Đây một trong hai người đầu tiên tại Trung Quốc "tự bầu và tự tấn phong" giám mục mà không có sự uỷ quyền của Đức Giáo Hoàng vào năm 1958 (một năm sau khi Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc được thành lập).
Vạ tuyệt thông tiền kết
Trước cuộc tấn phong, một số điện tín đã được gửi đến Vatican xin phê chuẩn. Tuy nhiên Tòa Thánh hồi đáp rằng, các ứng viên, các giám mục, giáo sĩ và chính phủ đều biết rằng theo Giáo Luật thì bất kỳ vị giám mục nào tấn phong giám mục khác mà không có ủy quyền của Đức Giáo Hoàng, hoặc những người được chịu chức giám mục đều bị vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tòa Thánh.
Kể từ khi mối liên hệ giữa Giáo Hội tại Trung Quốc và Tòa Thánh được tiến triển vào thập niên 1980, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã công nhận giám mục Dong Guangqing là giám mục của giáo phận Hán Khẩu vào năm 1984. Vị giám mục dòng Phanxicô này qua đời vào năm 2007.
Vụ tấn phong bất hợp thức sắp tới nếu xảy ra sẽ là vụ việc thứ 2 trong vòng 6 tháng qua, sau vụ tấn phong ở Thừa Đức vào ngày 20 tháng 11. Khi ấy, Tòa Thánh Vatican đã đưa ra một thông cáo lên án vụ việc trên là vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của Giáo Hội Công giáo.
Khương Duy Hải
Đức Thánh Cha tiếp kiến chung 20 ngàn tín hữu hành hương
LM Trần Đức Anh OP
16:55 01/06/2011
VATICAN - Sáng thứ tư 1-6-2011, đã có lối 20 ngàn tín hữu hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung hằng tuần của ĐTC Biển Đức 16 tại Quảng trường Thánh Phêrô. Ngài tiếp tục quảng diễn về ý nghĩa và phương thức cầu nguyện.
Trong bản tóm tắt bằng tiếng Anh, ĐTC nói:
“Anh chị em thân mến, tiếp tục bài giáo lý về kinh nguyện Kitô giáo, nay chúng ta hướng về hình ảnh vị đại ngôn sứ Môisê. Trong tư cách là người trung gian giữa Thiên Chúa và dân Israel, Môisê là mẫu gương về kinh nguyện chuyển cầu. Chúng ta thấy rõ điều này trong giai thoại con bò vàng (Xh 32). Khi Môisê từ trên núi Sinai xuống, nơi ông đã trải qua 40 ngày ăn chay, chuyện vãn với Thiên Chúa và lãnh nhận hồng ân lề luật, ông thấy dân chúng bất trung đang thờ lạy con bò vàng, và thấy cơn thịnh nộ của Thiên Chúa. Môisê đã chuyển cầu cho dân, và hoàn toàn ý thức tội lỗi nặng nề của họ. Ông cũng cầu xin Chúa nhớ lại lòng từ bi thương xót của Ngài, mà tha thứ tội cho dân, và qua đó biểu lộ quyền năng cứu độ của Chúa. Kinh nguyện thỉnh cầu của Môisê là một sự biểu lộ chính ý muốn của Thiên Chúa mong ước ơn cứu độ cho dân Ngài và lòng trung thành của Chúa đối với giao ước. Qua kinh nguyện chuyển cầu, Môisê càng ý thức về Chúa và lòng từ bi của Ngài, và có thể yêu hương đến độ tự hiến thân mình. Trong kinh nguyện ấy, Môisê báo trước vị chuyển cầu tuyệt hảo là Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, Đấng sẽ mang lại một giao ước mới mẻ và vĩnh cửu trong máu của Ngài, được đổ ra để tha thứ tội lỗi và hòa giải mọi con cái Thiên Chúa.”
Bài tiếng Ý
Trước bài tiếng Anh trên đây, ĐTC đã quảng diễn chi tiết hơn bằng tiếng Ý ý nghĩa việc cầu nguyện như lời chuyển cầu và đặc biệt chú ý đến cách thức chuyển cầu của Môisê. Chẳng hạn ĐTC nói: “Lời cầu khẩn của ông Môisê hoàn toàn qui trọng tâm vào lòng trung tín và ân sủng của Chúa. Trước tiên, ông nhắc đến lịch sử cứu chuộc mà Thiên Chúa đã khởi sự với việc đưa Israel ra khỏi Ai cập, rồi ông nhắc đến lời hứa của Chúa với các Tổ Phụ. Chúa đã thực hiện ơn cứu độ giải thoát dân Ngài khỏi ách nô lệ Ai Cập; ông Môisê đặt câu hỏi: “Vậy tại sao người Ai Cập sẽ phải nói 'Chúa ác tâm đưa họ ra, để họ chết trên núi và tiêu diệt họ khỏi mặt đất?” (Xh 32,12). Công trình cứu độ đã khởi sự phải được hoàn thành; giả sự Thiên Chúa làm cho dân ngài chết, thì sự kiện này có thể bị giải thích như một dấu chỉ Chúa không có khả năng hoàn tất dự án cứu độ của Ngài. Thiên Chúa không thể cho phép điều ấy xảy ra: Ngài là Chúa nhân từ cứu độ, là người bảo đảm sự sống, là Thiên Chúa từ bi và tha thứ, giải thoát khỏi tội lỗi tàn hại.”
ĐTC cũng ứng khẩu nói thêm thêm rằng:
“Các Giáo Phụ đã nhìn thấy nơi ông Môisê đứng trên đỉnh núi diện đối diện với Thiên Chúa và chuyển cầu cho dân, ông tự nguyện hiến thân “xin Chúa hủy diệt con đi”. Các Giáo Phụ coi ông Môisê là hình ảnh tiên báo Chúa Kitô, - trên đỉnh cao của Thánh Giá, - thực sự đứng trước Thiên Chúa không những như một người bạn, nhưng còn như một người con, và không những đề nghị “Xin Chúa hủy diệt con đi” với trái tim bị đâm thâu qua của Ngài, nhưng - như thánh Phaolô đã nói-, Ngài còn trở thành “tội lỗi”: mang lấy tội lỗi chúng ta để chúng ta được cứu thoát. Lời chuyển cầu của Ngài không những là tình liên đới, nhưng còn đồng hóa với chúng ta, mang tất cả chúng ta vào thân mình của Người, vì thế trọn cuộc sống của Ngài như một người, một người con, là tiếng kêu lên tới con tim Thiên Chúa, là tha thứ, một sự tha thứ biến đổi và canh tân. Tôi nghĩ rằng chúng ta phải suy tư về thực tại này: Chúa Kitô đứng trước nhan Thiên Chúa và cầu cho chúng ta. Kinh nguyện của Ngài trên thập giá đồng thời với tất cả mọi người, nhưng cũng đồng thời với tôi: ngài cầu nguyện cho tôi, Ngài đã và đang chịu đau khổ cho tôi, đồng hóa với tôi, mang lấy thân thể và linh hồn phàm nhân, và mời gọi chúng ta đi vào sự đồng hóa ấy, kết hiệp với Ngài trong ước muốn của chúng ta trở thành một thân thể, một tinh thần với Ngài. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho sự đồng hóa ấy biến đổi chúng ta, đổi mới chúng ta, để ơn tha thứ trở thành canh tân và biến đổi.”
Và ĐTC nói rằng: “Tôi muốn kết thúc bài giáo lý này với những lời thánh Phaolô nói với các tín hữu Kitô ở Roma: “Ai sẽ đưa ra những lời cáo buộc chống lại những người mà Thiên Chúa chọn lựa? Thiên Chúa là Đấng làm cho nên công chính. Ai sẽ kết án? Chúa Giêsu Kitô đã chịu chết, đã sống lại, đang ngự bên hữu Thiên Chúa và chuyển cầu cho chúng ta. Ai sẽ tách chúng ta ra khỏi tình yêu Chúa Kitô? (..) dù sự chết dù sự sống, thiên thần hay vương thần (..), không một thụ tạo nào có thể tách rời chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa, Đấng ở trong Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta” (Rm 8,33-35.38.39)
Chào thăm các tín hữu
Trong phần chào thăm các phái đoàn hành hương, ĐTC cũng đưa ra những lời khích lệ thực hành: chẳng hạn với các tín hữu nói tiếng Pháp, ngài nói “Giống như Môisê, chúng ta cũng hãy trở thành những người chuyển cầu nơi Thiên Chúa, vì chúng ta cũng liên đới với các anh chị em chúng ta. Chúng ta hãy nồng nhiệt mong ước ơn cứu độ mà Chúa muốn ban cho tất cả mọi người. Ý thức rõ lòng từ bi của Chúa, chúng ta sẽ có thể yêu thương đến độ tận hiến bản thân mình”.
Với các tín hữu nói tiếng Đức, ĐTC đề cao cuộc sống thân mật của Ông Môise với Thiên Chúa yêu thương và trung thành. “Niềm tín thác của ông chính là gương mẫu cho chúng ta. Chúng ta đừng mệt mỏi trong việc cầu nguyện cho tha nhân và cùng với họ tiến bước trên con đường trọn lành.”
Với các tín hữu Ba Lan, ĐTC đặc biệt gửi lời chào thăm các bạn trẻ sẽ gặp gỡ nhau vào thứ bẩy tới đây tại Lednica. Ngài nói: “Các con thân mến, hãy cảm tạ Thiên Chúa vì cuộc sống và lễ phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô 2, là người cha, người hướng đạo, là linh mục và là người bạn của giới trẻ. Người đã xây nhà trên đá tảng là Chúa Kitô! Người theo tiếng nói của Tin Mừng, kiên trì trong kinh nguyện và Thờ Lạy Thánh Thể. Người có một tâm hồn rộng mở đối với tất cả mọi người, chịu đau khổ với Chúa Kitô. Chân phước Giáo Hoàng thực là một người lữ hành đức tin đặc biệt. Ước gì chủ đề cuộc gặp gỡ là “Gioan Phaoliô 2 - điều đáng kể chính là sự thánh thiện!”. Cha chân thành chúc lành cho hành trình của chúng con hướng về sự thánh thiện.”
Trong lời chào thăm các tín hữu Croát, ngài loan báo: “Các bạn thân mến, thứ bẩy và chúa nhật này, tôi sẽ đến thủ đô Zagreb để cùng với anh chị em cử hành Ngày Các Gia đình Công Giáo Croát. Trong khi tôi vui mừng chờ đợi cuộc gặp gỡ ấy, tôi mời gọi các bạn cầu nguyện để cuộc viếng thăm của tôi tại đất nước yêu quí này mang lại nhiều thành quả thiêng liêng và các gia đình Kitô trở thành muối đất và ánh sáng thế gian”.
Sau cùng, bằng tiếng Ý, ĐTC đặc biệt chào thăm các Tiểu Muội Thừa Sai bác ái của thánh Luigi Orione, đang cử hành Tổng tu nghị, và tôi cầu chúc các chị ngày càng trung thành hơn với đoàn sủng của Đấng sáng lập, để can đảm đáp ứng những thứ nghèo mới.
Với các bạn trẻ, các bệnh nhân và các đôi vợ chồng mới cưới, ĐTC nhắc nhở rằng: “Hôm nay chúng ta bắt đầu tháng 6, tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Chúng ta hãy năng dừng lại để chiêm ngắm mầu nhiệm sâu xa này của Tình Yêu Chúa. Với các người trẻ, nơi Trường Thánh Tâm Chúa Kitô, các con hãy học cách nghiêm túc đảm nhận trách nhiệm đang chờ đợi các con. Và hỡi anh chị em bệnh nhân, hãy tìm thấy nơi nguồn mạch vô biên này của lòng từ bi Chúa niềm can đảm, lòng kiên nhẫn thi hành thánh ý Chúa trong mọi hoàn cảnh. Và hỡi anh chị em là các đôi tân hôn, anh chị em hãy trung thành với tình yêu Thiên Chúa và làm chứng tình yêu ấy qua tình yêu phu phụ của anh chị em.”
Trong bản tóm tắt bằng tiếng Anh, ĐTC nói:
“Anh chị em thân mến, tiếp tục bài giáo lý về kinh nguyện Kitô giáo, nay chúng ta hướng về hình ảnh vị đại ngôn sứ Môisê. Trong tư cách là người trung gian giữa Thiên Chúa và dân Israel, Môisê là mẫu gương về kinh nguyện chuyển cầu. Chúng ta thấy rõ điều này trong giai thoại con bò vàng (Xh 32). Khi Môisê từ trên núi Sinai xuống, nơi ông đã trải qua 40 ngày ăn chay, chuyện vãn với Thiên Chúa và lãnh nhận hồng ân lề luật, ông thấy dân chúng bất trung đang thờ lạy con bò vàng, và thấy cơn thịnh nộ của Thiên Chúa. Môisê đã chuyển cầu cho dân, và hoàn toàn ý thức tội lỗi nặng nề của họ. Ông cũng cầu xin Chúa nhớ lại lòng từ bi thương xót của Ngài, mà tha thứ tội cho dân, và qua đó biểu lộ quyền năng cứu độ của Chúa. Kinh nguyện thỉnh cầu của Môisê là một sự biểu lộ chính ý muốn của Thiên Chúa mong ước ơn cứu độ cho dân Ngài và lòng trung thành của Chúa đối với giao ước. Qua kinh nguyện chuyển cầu, Môisê càng ý thức về Chúa và lòng từ bi của Ngài, và có thể yêu hương đến độ tự hiến thân mình. Trong kinh nguyện ấy, Môisê báo trước vị chuyển cầu tuyệt hảo là Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, Đấng sẽ mang lại một giao ước mới mẻ và vĩnh cửu trong máu của Ngài, được đổ ra để tha thứ tội lỗi và hòa giải mọi con cái Thiên Chúa.”
Bài tiếng Ý
Trước bài tiếng Anh trên đây, ĐTC đã quảng diễn chi tiết hơn bằng tiếng Ý ý nghĩa việc cầu nguyện như lời chuyển cầu và đặc biệt chú ý đến cách thức chuyển cầu của Môisê. Chẳng hạn ĐTC nói: “Lời cầu khẩn của ông Môisê hoàn toàn qui trọng tâm vào lòng trung tín và ân sủng của Chúa. Trước tiên, ông nhắc đến lịch sử cứu chuộc mà Thiên Chúa đã khởi sự với việc đưa Israel ra khỏi Ai cập, rồi ông nhắc đến lời hứa của Chúa với các Tổ Phụ. Chúa đã thực hiện ơn cứu độ giải thoát dân Ngài khỏi ách nô lệ Ai Cập; ông Môisê đặt câu hỏi: “Vậy tại sao người Ai Cập sẽ phải nói 'Chúa ác tâm đưa họ ra, để họ chết trên núi và tiêu diệt họ khỏi mặt đất?” (Xh 32,12). Công trình cứu độ đã khởi sự phải được hoàn thành; giả sự Thiên Chúa làm cho dân ngài chết, thì sự kiện này có thể bị giải thích như một dấu chỉ Chúa không có khả năng hoàn tất dự án cứu độ của Ngài. Thiên Chúa không thể cho phép điều ấy xảy ra: Ngài là Chúa nhân từ cứu độ, là người bảo đảm sự sống, là Thiên Chúa từ bi và tha thứ, giải thoát khỏi tội lỗi tàn hại.”
ĐTC cũng ứng khẩu nói thêm thêm rằng:
“Các Giáo Phụ đã nhìn thấy nơi ông Môisê đứng trên đỉnh núi diện đối diện với Thiên Chúa và chuyển cầu cho dân, ông tự nguyện hiến thân “xin Chúa hủy diệt con đi”. Các Giáo Phụ coi ông Môisê là hình ảnh tiên báo Chúa Kitô, - trên đỉnh cao của Thánh Giá, - thực sự đứng trước Thiên Chúa không những như một người bạn, nhưng còn như một người con, và không những đề nghị “Xin Chúa hủy diệt con đi” với trái tim bị đâm thâu qua của Ngài, nhưng - như thánh Phaolô đã nói-, Ngài còn trở thành “tội lỗi”: mang lấy tội lỗi chúng ta để chúng ta được cứu thoát. Lời chuyển cầu của Ngài không những là tình liên đới, nhưng còn đồng hóa với chúng ta, mang tất cả chúng ta vào thân mình của Người, vì thế trọn cuộc sống của Ngài như một người, một người con, là tiếng kêu lên tới con tim Thiên Chúa, là tha thứ, một sự tha thứ biến đổi và canh tân. Tôi nghĩ rằng chúng ta phải suy tư về thực tại này: Chúa Kitô đứng trước nhan Thiên Chúa và cầu cho chúng ta. Kinh nguyện của Ngài trên thập giá đồng thời với tất cả mọi người, nhưng cũng đồng thời với tôi: ngài cầu nguyện cho tôi, Ngài đã và đang chịu đau khổ cho tôi, đồng hóa với tôi, mang lấy thân thể và linh hồn phàm nhân, và mời gọi chúng ta đi vào sự đồng hóa ấy, kết hiệp với Ngài trong ước muốn của chúng ta trở thành một thân thể, một tinh thần với Ngài. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho sự đồng hóa ấy biến đổi chúng ta, đổi mới chúng ta, để ơn tha thứ trở thành canh tân và biến đổi.”
Và ĐTC nói rằng: “Tôi muốn kết thúc bài giáo lý này với những lời thánh Phaolô nói với các tín hữu Kitô ở Roma: “Ai sẽ đưa ra những lời cáo buộc chống lại những người mà Thiên Chúa chọn lựa? Thiên Chúa là Đấng làm cho nên công chính. Ai sẽ kết án? Chúa Giêsu Kitô đã chịu chết, đã sống lại, đang ngự bên hữu Thiên Chúa và chuyển cầu cho chúng ta. Ai sẽ tách chúng ta ra khỏi tình yêu Chúa Kitô? (..) dù sự chết dù sự sống, thiên thần hay vương thần (..), không một thụ tạo nào có thể tách rời chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa, Đấng ở trong Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta” (Rm 8,33-35.38.39)
Chào thăm các tín hữu
Trong phần chào thăm các phái đoàn hành hương, ĐTC cũng đưa ra những lời khích lệ thực hành: chẳng hạn với các tín hữu nói tiếng Pháp, ngài nói “Giống như Môisê, chúng ta cũng hãy trở thành những người chuyển cầu nơi Thiên Chúa, vì chúng ta cũng liên đới với các anh chị em chúng ta. Chúng ta hãy nồng nhiệt mong ước ơn cứu độ mà Chúa muốn ban cho tất cả mọi người. Ý thức rõ lòng từ bi của Chúa, chúng ta sẽ có thể yêu thương đến độ tận hiến bản thân mình”.
Với các tín hữu nói tiếng Đức, ĐTC đề cao cuộc sống thân mật của Ông Môise với Thiên Chúa yêu thương và trung thành. “Niềm tín thác của ông chính là gương mẫu cho chúng ta. Chúng ta đừng mệt mỏi trong việc cầu nguyện cho tha nhân và cùng với họ tiến bước trên con đường trọn lành.”
Với các tín hữu Ba Lan, ĐTC đặc biệt gửi lời chào thăm các bạn trẻ sẽ gặp gỡ nhau vào thứ bẩy tới đây tại Lednica. Ngài nói: “Các con thân mến, hãy cảm tạ Thiên Chúa vì cuộc sống và lễ phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô 2, là người cha, người hướng đạo, là linh mục và là người bạn của giới trẻ. Người đã xây nhà trên đá tảng là Chúa Kitô! Người theo tiếng nói của Tin Mừng, kiên trì trong kinh nguyện và Thờ Lạy Thánh Thể. Người có một tâm hồn rộng mở đối với tất cả mọi người, chịu đau khổ với Chúa Kitô. Chân phước Giáo Hoàng thực là một người lữ hành đức tin đặc biệt. Ước gì chủ đề cuộc gặp gỡ là “Gioan Phaoliô 2 - điều đáng kể chính là sự thánh thiện!”. Cha chân thành chúc lành cho hành trình của chúng con hướng về sự thánh thiện.”
Trong lời chào thăm các tín hữu Croát, ngài loan báo: “Các bạn thân mến, thứ bẩy và chúa nhật này, tôi sẽ đến thủ đô Zagreb để cùng với anh chị em cử hành Ngày Các Gia đình Công Giáo Croát. Trong khi tôi vui mừng chờ đợi cuộc gặp gỡ ấy, tôi mời gọi các bạn cầu nguyện để cuộc viếng thăm của tôi tại đất nước yêu quí này mang lại nhiều thành quả thiêng liêng và các gia đình Kitô trở thành muối đất và ánh sáng thế gian”.
Sau cùng, bằng tiếng Ý, ĐTC đặc biệt chào thăm các Tiểu Muội Thừa Sai bác ái của thánh Luigi Orione, đang cử hành Tổng tu nghị, và tôi cầu chúc các chị ngày càng trung thành hơn với đoàn sủng của Đấng sáng lập, để can đảm đáp ứng những thứ nghèo mới.
Với các bạn trẻ, các bệnh nhân và các đôi vợ chồng mới cưới, ĐTC nhắc nhở rằng: “Hôm nay chúng ta bắt đầu tháng 6, tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Chúng ta hãy năng dừng lại để chiêm ngắm mầu nhiệm sâu xa này của Tình Yêu Chúa. Với các người trẻ, nơi Trường Thánh Tâm Chúa Kitô, các con hãy học cách nghiêm túc đảm nhận trách nhiệm đang chờ đợi các con. Và hỡi anh chị em bệnh nhân, hãy tìm thấy nơi nguồn mạch vô biên này của lòng từ bi Chúa niềm can đảm, lòng kiên nhẫn thi hành thánh ý Chúa trong mọi hoàn cảnh. Và hỡi anh chị em là các đôi tân hôn, anh chị em hãy trung thành với tình yêu Thiên Chúa và làm chứng tình yêu ấy qua tình yêu phu phụ của anh chị em.”
Sứ điệp của ĐTC nhân ngày Truyền Thông xã hội lần thứ 45: Ngày 5-6-2011
LM Trần Đức Anh OP
16:57 01/06/2011
Trong sứ điệp về ngày này, được công bố ngày 24-1-2011, lễ thánh Phanxicô đệ Salê, bổn mạng các ký giả Công Giáo, ĐTC đã phân tích những điểm tích cực và những rủi ro, nguy hiểm cũng như những thái độ cần tránh trong thời đại thông tin kỹ thuật số, đặc biệt là đối với những người sử dụng mạng xã hội (Social Network). Sau đây là nguyên văn Sứ điệp của ĐTC. Ngài viết:
“Anh chị em thân mến,
“Nhân Ngày Thế Giới truyền thông xã hội lần thứ 45, tôi muốn chia sẻ một vài suy tư, do hiện tượng đặc biệt của thời đại chúng ta ngày nay, đó là sự phổ biến truyền thông qua mạng internet. Càng ngày người ta càng xác tín rằng, cũng như cuộc cách mạng công nghệ đã tạo nên một sự thay đổi sâu rộng trong xã hội qua những điều mới mẻ được du nhập vào chu kỳ sản xuất và trong đời sống của các công nhân, thì ngày nay cũng vậy, đang có một sự biến đổi sâu rộng trong lãnh vực truyền thông, hướng dẫn làn sóng những biến đổi lớn về văn hóa và xã hội. Các kỹ thuật mới không phải chỉ thay đổi cách thức thông truyền mà thôi, nhưng còn đổi thay chính sự truyền thông nữa, vì thế có thể khẳng định rằng ta đang đứng trước một biến chuyển rộng lớn về văn hóa. Qua cách thức phổ biến thông tin và kiến thức như thế, đang nảy sinh một cách thức mới để học hỏi và suy tư, với những cơ may chưa từng có để thiết lập các quan hệ và kiến tạo sự hiệp thông.
“Người ta nghĩ đến những tiêu đích không thể tưởng nghĩ được cho đến thời gian cách đây ít lâu, khơi dậy kinh ngạc vì những khả thể mà các phương tiện mới mẻ mang lại, và đồng thời, càng ngày chúng càng áp đặt một loạt những suy tư về ý nghĩa của truyền thông trong thời đại kỹ thuật số. Điều này thật là hiển nhiên khi ta đứng trước những tiềm năng rất lớn lao của mạng Internet và những áp dụng phức tạp của nó. Cũng như mọi thành quả khác do sự tài khéo của con người mang lại, các kỹ thuật mới về truyền thông cũng đòi phải được sử dụng để phục vụ thiện ích toàn diện của con người và toàn nhân loại. Nếu được sử dụng đúng đắn, chúng có thể góp phần thỏa mãn ước muốn về ý nghĩa, sự thật và sự hiệp nhất, vốn là khát vọng sâu xa nhất của con người.
Trong thế giới kỹ thuật số, việc thông truyền tin tức ngày càng có nghĩa là đưa chúng lên một mạng xã hội, trong đó kiến thức được chia sẻ qua những trao đổi giữa con người với nhau. Sự phân biệt rõ ràng giữa người tiêu thụ và người sản xuất thông tin được tương đối hóa và truyền thông không những có nghĩa là trao đổi các dữ kiện, nhưng ngày càng là một sự chia sẻ. Năng động này đã góp phần giúp người ta đánh giá một cách mới mẻ về truyền thông: truyền thông được coi trước tiên là một cuộc đối thoại, trao đổi, liên đới và kiến tạo những quan hệ tích cực. Đàng khác, ta gặp phải những giới hạn tiêu biểu của truyền thông kỹ thuật số: đó là tính chất phiếm diện của sự đối tác, xu hướng chỉ thông truyền một vài phần trong thế giới nội tâm của mình, nguy cơ rơi vào một loại kiến tạo hình ảnh bản thân có thể đưa tới sự tự mãn nguyện”.
“Nhất là người trẻ đang sống sự thay đổi truyền thông ấy với tất cả những lo âu, những mâu thuẫn và sự sáng tạo vốn là đặc điểm của những người hăng say và tò mò, cởi mở đối với những kinh nghiệm mới trong cuộc sống. Sự tham gia ngày càng nhiều vào diễn đàn công cộng kỹ thuật số, diễn đàn do những mạng xã hội (social network) tạo ra, đưa tới sự thiết lập những hình thức mới về quan hệ giữa con người với nhau, ảnh hưởng trên nhận thức về bản thân và vì thế chắc chắn nó đặt câu hỏi không những về cách hành động đúng đắn của mình, nhưng cả về tính chất chân thực cuộc sống của mình nữa. Sự hiện diện trong các không gian tiềm thể của các mạng xã hội có thể là một dấu chỉ sự chân thành tìm kiếm những cuộc gặp gỡ giữa bản thân với tha nhân, nếu ta chú ý tránh những nguy hiểm, những người trốn chạy vào một thứ thế giới song song, hoặc nghiện ngập thế giới tiềm thể. Trong việc tìm kiếm sự chia sẻ, tìm những “những tình bạn” như thế, người ta đứng trước thách đố: làm sao phải chân thực, trung thực với chính mình, và không chiều theo ảo tưởng kiến tạo 'một cái tôi' công cộng giả tạo của mình.
Các kỹ thuật mới làm cho con người gặp nhau vượt lên trên những ranh giới của không gian và văn hóa, khơi lên một thế giới hoàn toàn mới mẻ của những tình bạn tiềm thể. Đây là một cơ may lớn, nhưng nó cũng bao gồm một sự chú ý nhiều hơn và ý thức về những rủi ro có thể xảy ra. Ai là “tha nhân” của tôi trong thế giới mới như thế? Có nguy cơ bớt hiện diện với những người chúng ta gặp gỡ trong đời sống hằng ngày của mình hay không? Phải chăng có nguy cơ lãng trí hơn, vì sự chú ý của chúng ta bị phân tán và bị thu hút vào một thế giới “khác” với thế giới chúng ta đang sống?. Chúng ta có thời giờ để suy nghĩ với tinh thần phê bình về những chọn lựa của mình và nuôi dưỡng những quan hệ nhân bản thực sự, sâu xa và lâu bền hay không? Điều quan trọng là luôn nhớ rằng sự tiếp xúc tiềm thể không thể và không được phép thay thế những tiếp xúc trực tiếp giữa con người với nhau ở mọi cấp độ trong cuộc sống của chúng ta”.
Tiếp tục sứ điệp nhân Ngày Thế giới truyền thông xã hội sắp tới, ĐTC nhắc nhở rằng:
“Cả trong thời đại kỹ thuật số, mỗi người được đặt trước điều cần thiết này: mình phải là một người chân thực và biết suy tư. Vả lại, những năng động riêng của các mạng xã hội chứng tỏ rằng một người vẫn luôn can dự vào những gì họ thông truyên. Khi con người trao đổi tin tức với nhau, thì họ cũng trao đổi bản thân, trao đổi quan điểm của họ về thế giới, những hy vọng và lý tưởng của họ. Vì thế có một cách thức hiện diện theo tinh thần Kitô cả trong thế giới kỹ thuật số: lối sống ấy được cụ thể hóa qua sự thông truyền một cách lương thiện và cởi mở, có tinh thần trách nhiệm và tôn trọng tha nhân. Thông truyền Tin Mừng qua các phương tiện truyền thông mới có nghĩa là không những đưa các nội dung tôn giáo rõ ràng vào trong diễn đàn của các phương tiện khác nhau, nhưng còn làm chứng tá phù hợp với cuộc sống, với căn tính của mình trên mạng, và trong cách thức thông truyền, chọn lựa, những sở thích ưu tiên, những phán đoán hoàn toàn phù hợp với Tin Mừng, cả khi người ta không nói về Tin Mừng một cách minh nhiên. Vả lại, cả trong thế giới kỹ thuật số, không có sự loan báo một sứ điệp mà không có chứng tá phù hợp từ phía người loan báo. Trong các bối cảnh mới và với những hình thức diễn tả mới, một lần nữa Kitô hữu được mời gọi mang lại câu trả lời cho bất kỳ ai hỏi về lý do tại sao họ hy vọng (Xc 1 Pr 3,15).
“Sự dấn thân làm chứng tá Tin Mừng trong thời đại kỹ thuật số đòi mọi người phải đặc biệt chú ý đến những khía cạnh của sứ điệp này có thể thách thức một số tiêu chuẩn tiêu biểu của mạng. Trước tiên chúng ta phải ý thức rằng chân lý mà chúng ta tìm cách chia sẻ không kín múc giá trị từ sự “nổi tiếng” hoặc từ số lượng sự chú ý mà nó thu hút được. Chúng ta phải phổ biến chân lý trọn vẹn, toàn diện, thay vì làm cho người ta chấp nhận bằng cách “bọc đường” cho nó. Chân lý phải trở thành lương thực hằng ngày chứ không phải chỉ là một sự thu hút nhất thời. Chân lý Tin Mừng không phải là điều có thể trở thành món hàng tiêu thụ, hoặc một sự vui hưởng hời hợt, nhưng là một hồng ân đòi phải có sự tự nguyện đáp trả. Chân lý ấy, tuy được công bố trong không gian tiềm thể của các mạng, vẫn luôn đòi phải được thể hiện trong thế giới thực hữu và trong tương quan với những khuôn mặt cụ thể của các anh chị em mà chúng ta chia sẻ cuộc sống hằng ngày. Vì thế, điều cơ bản vẫn luôn là những quan hệ trực tiếp giữa con người với nhau trong việc thông truyền đức tin.
Và ĐTC kết luận rằng:
“Vì thế, tôi muốn mời gọi các tín hữu Kitô hãy đoàn kết với nhau trong niềm tín thác và với tinh thần sáng tạo có ý thức và trách nhiệm trong hệ thống các quan hệ mà kỷ nguyên kỹ thuật số giúp tạo nên. Không phải chỉ để thỏa mãn ước muốn hiện diện, nhưng vì mạng này là thành phần của đời sống con người. Trang mạng đang góp phần vào sự phát triển những hình thức mới mẻ và phức tạp hơn về nhận thức trí thức và tinh thần, về sự ý thức được chia sẻ chung. Cả trong lãnh vực này chúng ta được kêu gọi loan báo niềm tin của chúng ta Đức Kitô là Thiên Chúa, là Đấng cứu độ con người và lịch sử, là Đấng trong đó tất cả mọi sự đạt đến sự sung mãn (Xc Ep 1,10). Việc công bố Tin Mừng đòi một hình thức truyền thông tôn trọng và kín đáo, kích thích tâm hồn và đánh động lương tâm; một hình thức nhắc nhớ cách thức của Chúa Giêsu Phục Sinh khi ngài đồng hành với các môn đệ trên đường làng Emmaus (Xc Lc 24,13-35), họ từ từ được dẫn đến sự hiểu biết mầu nhiệm qua sự kiện Chúa trở nên gần gũi, đối thoại với họ và khéo léo làm nổi bật điều đã có sẵn trong tâm hồn họ.
Xét cho cùng, Chân lý - là Chúa Kitô -, chính là câu trả lời trọn vẹn và đích thực cho ước muốn của con người mong được quan hệ, hiệp thông và được ý nghĩa, ước muốn đó cũng nổi bật trong khi tham gia ồ ạt vào các mạng xã hội khác nhau. Các tín hữu, khi làm chứng về những xác tín sâu xa nhất của mình, cũng mang lại một sự đóng góp quí giá để trang mạng không trở thành một dụng cụ thu hẹp con người vào những thể loại, tìm cách lèo lái họ về cảm xúc hoặc để cho kẻ cường quyền lèo lái ý kiến của người khác. Trái lại, các tín hữu khích lệ tất cả mọi người hãy giữ cho những vấn nạn ngàn đời của con người luôn được sinh động, những câu hỏi chứng tỏ ước muốn siêu việt và sự nhung nhớ những hình thức của cuộc sống chân chính, đáng sống. Chính chiều hướng kinh thần ấy, vốn là đặc điểm của con người, là nguồn gốc lòng khao khát của chúng ta đối với sự thật và hiệp thông và thúc đẩy chúng ta thông truyền một cách thanh liêm và lương thiện.
“Tôi đặc biệt mời gọi người trẻ hãy sử dụng tốt đẹp sự hiện diện của họ trong các diễn đàn kỹ thuật số. Tôi lập lại cuộc hẹn với họ vào dịp Ngày Quốc Tế giới trẻ tại Madrid, việc chuẩn bị cho Ngày này được tiến hành nhờ những lợi điểm của các kỹ thuật mới. Tôi cầu xin Chúa cho các nhân viên truyền thông, nhờ lời chuyển cầu của thánh bổn mạng Phanxicô đệ Salê, luôn có khả năng chu toàn nghĩa vụ với tất cả sự ý thức và khả năng nghề nghiệp kỹ lưỡng, đồng thời tôi gửi đến tất cả mọi người Phép lành Tòa thánh của tôi.
Vatican ngày 24-1-2011, Lễ Thánh Phanxicô đệ Salê
+ Biển Đức 16, Giáo Hoàng
Mùa Xuân hay Mùa Thu Ả Rập
Vũ Văn An
17:27 01/06/2011
Hồi đầu năm nay, nhân có những thành công ngoạn mục của phong trào dân chủ tại Thế Giới Ả Rập, Linh Mục Samir Khalil, một chuyên viên Dòng Tên về Thế Giới này, có viết một bài tựa là Mùa Xuân Ả Rập được Asia News phổ biến ngày 24 tháng 2 năm 2011. Chúng tôi cho phổ biến bài này trên Vietcatholic News ngày 1 tháng 3. Linh Mục Khalil dựa vào yếu tố sau đây để đưa ra nhận định “một Mùa Xuân đang bừng nở cho thế giới Ả Rập” của mình: “Chứng cớ của mùa xuân này là không hề có chủ nghĩa cực đoan hay ý thức hệ trong các cuộc biểu tình ở Libya, Ai Cập và Tunisia… Đây là một phong trào của người trẻ, được thúc đẩy bởi đau khổ kinh tế và các lý tưởng như dân chủ, bình đẳng, tự do và công lý. Các cuộc biểu tình không có bóng dáng bạo động và hận thù. Cả thế giới Ả Rập đang thay đổi, đem lại cho ta một viễn tượng chưa từng có ở đây: tầm quan trọng của người trẻ”. Linh Mục cũng nhấn mạnh: đây là một cuộc cách mạng của liên đới, không cuồng tín, một cuộc cách mạng ôn hòa. Nhưng còn một lý do nữa mà Linh Mục không nêu lên trong bài báo ấy, nhưng nêu ra trong một bài báo khác cũng đã được chúng tôi cho phổ biến, đó là việc, trước khi có những biến động khiến Mubarak phải từ chức, một số giáo sĩ và trí thức nổi tiếng của Ai Cập đã lên tiếng đòi canh tân Hồi Giáo. Các điểm chính được họ nêu ra là: suy nghĩ lại vai trò của phụ nữ, huynh đệ hóa các phái tính, liên hệ bình đẳng với người Kitô Giáo. Họ cũng muốn làm rõ việc giải thích các lời nói của Mohammad và các huyền thoại của chủ nghĩa cực đoan Salafism, bác bỏ các ảnh hưởng của Saudi Arabia.
Hơn một tháng sau, tức ngày 25 tháng 4, một bài khác được phổ biến trên Vietcatholic News thuật lại nỗi lo ngại của Thượng Phụ La Tinh ở Jerusalem là Fouad Twal rằng “Kết quả của ‘Mùa Xuân Ả Rập’ là không chắc chắn”. Người đọc không được rõ lắm về lý do khiến Thượng Phụ lo lắng như vậy ngoại trừ câu này: “Mặt khác, chúng tôi phải công nhận rằng luôn luôn có cái không biết và điều không chắc chắn, do các phong trào nổi dậy mang lại. Không ai biết điều gì sẽ xảy ra sau đó. Chúng tôi hy vọng nó sẽ vì tương lai tốt hơn và công ích". Rồi một bài khác được công bố trên Vietcatholic News ngày 19 tháng 5 với một tựa đề bi quan hơn “Mùa Xuân Ả Rập tàn lụi tại Syria?”. Bài này chĩa mũi dùi vào Barak Obama nhiều hơn, với thái độ nửa đánh nửa không của ông ta.
Với tình hình nhập nhằng trong Thế Giới Ả Rập hiện nay, nhiều người không khỏi có những lo âu hay lo ngại như trên. Ấy thế nhưng, theo hãng tin MISNA ngày 27 tháng 5, trong một cuộc phỏng vấn mới đây, Linh Mục Khalil cho rằng: chúng ta vẫn đang chờ đợi hoa trái của Mùa Xuân Ả Rập. Ngài bảo: “Đã có một Mùa Xuân và là một Mùa Xuân cho những điều tốt đẹp nhất. Tuy nhiên, nay ta phải hướng về Mùa Hè hay đúng hơn Mùa Thu, để xem xem các mùa này mang lại những hoa trái nào. Đây là thách đố mà các phong trào dân chủ tại Ai Cập và Tunisia đang phải đương đầu trong Thế Giới Ả Rập”.
Cha Khalil nói tiếp: “Các cuộc nổi dậy trên đường phố từ Cairo đến Tunis là kết quả của một bất mãn phổ biến được cảm nhận phần lớn bởi giới trẻ. Họ lớn lên không có tương lai nên đã đòi hỏi các hệ thống thối nát và bế tắc phải thay đổi”. Cha cho rằng chỉ có thế giới tuổi trẻ này mới có khả năng hủy diệt được những năm tháng cai trị và bạo hành tồi tệ và chúng ta quả đã được chứng kiến “một Mùa Xuân lý tưởng thực sự” tại các quốc gia trên, mà nay ta cần kiểm chứng bằng những kế hoạch cụ thể.
Tóm lại, Mùa Xuân đã có rồi, nhưng hoa trái thì cho đến nay, ta vẫn phải chờ đợi. Về phương diện này, và dựa vào trường hợp Syria, “một trong rất ít quốc gia thế tục trong vùng, nơi sự chung sống giữa người Kitô Giáo và người Hồi Giáo vốn được dùng làm mẫu mực khôn sánh”, Cha bảo: một hừng đông mới chỉ xuất hiện cho toàn vùng Trung Đông nếu có được sự hỗ trợ hỗ tương giữa hai cộng đồng này.
Cuộc đối thoại giữa Tòa Thánh và Al-Azhar sẽ tiếp tục
Và đó là điều đang xẩy ra. Văn Phòng Báo Chí của Toà Thánh ngày 21 tháng 5 vừa qua đưa tin vui: Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran và Đức TGM Pier Luigi Celata, lần lượt là Chủ Tịch và là Tổng Thư Ký của Hội Đồng Giáo Hoàng Về Đối Thoại Liên Tôn, vừa gặp gỡ Bộ Trưởng Ngoại Giao của Cộng Hòa Ả Rập Ai Cập và Tân Tổng Thư Ký Liên Đoàn Các Quốc Gia Ả Rập, Ông Nabil Al-Arabi, trong cuộc hai ông viếng thăm Rôma vào thứ Tư tuần trước, 18 tháng 5.
Trong cuộc gặp gỡ này, Ông Bộ Trưởng đã chuyển lời thăm hỏi của Giáo Sư Ahmad Al-Tayyib, Chủ Tịch Đại Học al-Azhar, và bày tỏ ước nguyện của Đại Giáo Chủ muốn cho các khó khăn mới đây trong liên hệ với Tòa Thánh được vượt qua.
Tưởng cũng nên nhớ: giữa Tòa Thánh và Đại Học al-Azhar, cơ quan đầu não về lý thuyết của Hồi Giáo Trung Đông, vốn có những cuộc đối thoại thường xuyên. Nhưng vào đầu năm 2011, cơ quan này đã cho ngưng các cuộc đối thoại này, để phản đối “ việc pha mình vào nội bộ không thể chấp nhận được (của Đức Bênêđíctô XVI)” về việc bảo vệ người Kitô Giáo Coptics tiếp theo cuộc tàn sát tại Alexandria. Người phát ngôn của al-Azhar, nhân dịp này, còn nhắc lại cả bài diễn văn của ngài tại Regensburg năm 2006.
Rồi ngày 13 tháng 4 vừa qua, al-Azhar lại tái khẳng định việc không tham dự đối thoại nói trên. Trong một cuộc gặp gỡ với Khâm Sứ Tòa Thánh, Đại Giáo Chủ Al-Tayyib nhắc lại lời tố cáo của ông chống Vatican sau lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng phải bảo vệ an ninh cho Kitô hữu. Theo Ông, al-Azhar chỉ tiếp nối các cuộc đối thoại với Tòa Thánh nếu có lời xin lỗi của Đức Giáo Hoàng. Phía Công Giáo cho rằng không có lý do gì để Đức Giáo Hoàng phải xin lỗi, vì ngài không hề xúc phạm Hồi Giáo, ngài chỉ vì nhiệm vụ phải lên tiếng yêu cầu bảo vệ an ninh cho Kitô hữu mà thôi. Người ta cho rằng thái độ mập mờ của al-Azhar, một đàng đòi Đức Giáo Hoàng xin lỗi, một đàng muốn Tây Phương hiểu mình là một định chế ôn hòa, đã phản ảnh phần nào bầu khí mù mờ và bất ổn tiếp theo cuộc Cách Mạng Hoa Nhài và việc mất quyền của Mubarak. Hồi Giáo Ai Cập thấy mình chơi vơi giữa các phong trào dân chủ thế tục, Hồi Giáo cực đoan và một tân chế độ quân sự.
Có thể tình thế nay đã sáng sủa, hoa trái của Mùa Xuân Ả Rập chuẩn bị nở rộ chăng, nên al-Azhar buộc phải thay đổi thái độ. Đáp ứng trước thái độ tích cực này, Đức Hồng Y Tauran nhắc lại lòng trân trọng của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đối với nhân dân và nhà cầm quyền Ai Cập và quyết tâm của Tòa Thánh muốn tiếp tục con đường đối thoại và hợp tác liên tôn với al-Azhar đã từng khai diễn từ năm 1998.
Các nước G8 cam kết trợ giúp kinh tế cho “Mùa Xuân Ả Rập”
Đó là tựa đề một bản tin ngày 27 tháng 5 của Asia News. Theo đó, thì hội nghị thượng đỉnh của G8 đã hứa sẽ giúp 20 tỷ dollars, phần lớn cho Tunisia và Ai Cập. Khoản trợ giúp này là để dành cho diễn trình chuyển qua dân chủ. Trong quá khứ, các nước thành viên của G8 thường tài trợ cho các chế độ độc tài nay đã bị lật đổ hay đưa ra những hứa hẹn không được họ chu toàn. Các nước thành viên lên án bạo lực tại Syria và Bahrain và công bố tối hậu thư đối với Gaddafi.
Các nước G8 cũng thúc giục các nước Ả Rập giầu có giúp đỡ các nước Ả Rập anh em từng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi tình thế bất ổn hiện nay cũng như những bóc lột trong quá khứ. Các nước G8 còn cam kết bằng mọi giá phải thiết lập được một mối liên hệ mới với các nền dân chủ đang hình thành và khá mỏng dòn sau khi họ ủng hộ các nhà độc tài bị truất phế cả hàng mấy thập niên qua.
Trước hội nghị thượng đỉnh của nhóm này, Thủ tướng Anh, ông David Cameron, nói rằng: “Các nước hùng cường nhất trên trái đất đã đến với nhau và đang nói với tất cả những ai tại Trung Đông và Bắc Phi muốn có một nền dân chủ, tự do và dân quyền lớn hơn rằng: Chúng tôi đứng về phía các bạn”.
Trong một cuộc họp báo chung, Tổng Thống Hoa Kỳ, Ông Barack Obama, và Tổng Thống Pháp, Ông Nicholas Sarkozy, nói rằng: khoản viện trợ này dành cho việc chuyển qua dân chủ. Chủ Tịch Liên Hiệp Âu Châu, Ông Manuel Barroso, cũng nói tương tự như thế.
Hơn một tháng sau, tức ngày 25 tháng 4, một bài khác được phổ biến trên Vietcatholic News thuật lại nỗi lo ngại của Thượng Phụ La Tinh ở Jerusalem là Fouad Twal rằng “Kết quả của ‘Mùa Xuân Ả Rập’ là không chắc chắn”. Người đọc không được rõ lắm về lý do khiến Thượng Phụ lo lắng như vậy ngoại trừ câu này: “Mặt khác, chúng tôi phải công nhận rằng luôn luôn có cái không biết và điều không chắc chắn, do các phong trào nổi dậy mang lại. Không ai biết điều gì sẽ xảy ra sau đó. Chúng tôi hy vọng nó sẽ vì tương lai tốt hơn và công ích". Rồi một bài khác được công bố trên Vietcatholic News ngày 19 tháng 5 với một tựa đề bi quan hơn “Mùa Xuân Ả Rập tàn lụi tại Syria?”. Bài này chĩa mũi dùi vào Barak Obama nhiều hơn, với thái độ nửa đánh nửa không của ông ta.
Với tình hình nhập nhằng trong Thế Giới Ả Rập hiện nay, nhiều người không khỏi có những lo âu hay lo ngại như trên. Ấy thế nhưng, theo hãng tin MISNA ngày 27 tháng 5, trong một cuộc phỏng vấn mới đây, Linh Mục Khalil cho rằng: chúng ta vẫn đang chờ đợi hoa trái của Mùa Xuân Ả Rập. Ngài bảo: “Đã có một Mùa Xuân và là một Mùa Xuân cho những điều tốt đẹp nhất. Tuy nhiên, nay ta phải hướng về Mùa Hè hay đúng hơn Mùa Thu, để xem xem các mùa này mang lại những hoa trái nào. Đây là thách đố mà các phong trào dân chủ tại Ai Cập và Tunisia đang phải đương đầu trong Thế Giới Ả Rập”.
Cha Khalil nói tiếp: “Các cuộc nổi dậy trên đường phố từ Cairo đến Tunis là kết quả của một bất mãn phổ biến được cảm nhận phần lớn bởi giới trẻ. Họ lớn lên không có tương lai nên đã đòi hỏi các hệ thống thối nát và bế tắc phải thay đổi”. Cha cho rằng chỉ có thế giới tuổi trẻ này mới có khả năng hủy diệt được những năm tháng cai trị và bạo hành tồi tệ và chúng ta quả đã được chứng kiến “một Mùa Xuân lý tưởng thực sự” tại các quốc gia trên, mà nay ta cần kiểm chứng bằng những kế hoạch cụ thể.
Tóm lại, Mùa Xuân đã có rồi, nhưng hoa trái thì cho đến nay, ta vẫn phải chờ đợi. Về phương diện này, và dựa vào trường hợp Syria, “một trong rất ít quốc gia thế tục trong vùng, nơi sự chung sống giữa người Kitô Giáo và người Hồi Giáo vốn được dùng làm mẫu mực khôn sánh”, Cha bảo: một hừng đông mới chỉ xuất hiện cho toàn vùng Trung Đông nếu có được sự hỗ trợ hỗ tương giữa hai cộng đồng này.
Cuộc đối thoại giữa Tòa Thánh và Al-Azhar sẽ tiếp tục
Và đó là điều đang xẩy ra. Văn Phòng Báo Chí của Toà Thánh ngày 21 tháng 5 vừa qua đưa tin vui: Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran và Đức TGM Pier Luigi Celata, lần lượt là Chủ Tịch và là Tổng Thư Ký của Hội Đồng Giáo Hoàng Về Đối Thoại Liên Tôn, vừa gặp gỡ Bộ Trưởng Ngoại Giao của Cộng Hòa Ả Rập Ai Cập và Tân Tổng Thư Ký Liên Đoàn Các Quốc Gia Ả Rập, Ông Nabil Al-Arabi, trong cuộc hai ông viếng thăm Rôma vào thứ Tư tuần trước, 18 tháng 5.
Trong cuộc gặp gỡ này, Ông Bộ Trưởng đã chuyển lời thăm hỏi của Giáo Sư Ahmad Al-Tayyib, Chủ Tịch Đại Học al-Azhar, và bày tỏ ước nguyện của Đại Giáo Chủ muốn cho các khó khăn mới đây trong liên hệ với Tòa Thánh được vượt qua.
Tưởng cũng nên nhớ: giữa Tòa Thánh và Đại Học al-Azhar, cơ quan đầu não về lý thuyết của Hồi Giáo Trung Đông, vốn có những cuộc đối thoại thường xuyên. Nhưng vào đầu năm 2011, cơ quan này đã cho ngưng các cuộc đối thoại này, để phản đối “ việc pha mình vào nội bộ không thể chấp nhận được (của Đức Bênêđíctô XVI)” về việc bảo vệ người Kitô Giáo Coptics tiếp theo cuộc tàn sát tại Alexandria. Người phát ngôn của al-Azhar, nhân dịp này, còn nhắc lại cả bài diễn văn của ngài tại Regensburg năm 2006.
Rồi ngày 13 tháng 4 vừa qua, al-Azhar lại tái khẳng định việc không tham dự đối thoại nói trên. Trong một cuộc gặp gỡ với Khâm Sứ Tòa Thánh, Đại Giáo Chủ Al-Tayyib nhắc lại lời tố cáo của ông chống Vatican sau lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng phải bảo vệ an ninh cho Kitô hữu. Theo Ông, al-Azhar chỉ tiếp nối các cuộc đối thoại với Tòa Thánh nếu có lời xin lỗi của Đức Giáo Hoàng. Phía Công Giáo cho rằng không có lý do gì để Đức Giáo Hoàng phải xin lỗi, vì ngài không hề xúc phạm Hồi Giáo, ngài chỉ vì nhiệm vụ phải lên tiếng yêu cầu bảo vệ an ninh cho Kitô hữu mà thôi. Người ta cho rằng thái độ mập mờ của al-Azhar, một đàng đòi Đức Giáo Hoàng xin lỗi, một đàng muốn Tây Phương hiểu mình là một định chế ôn hòa, đã phản ảnh phần nào bầu khí mù mờ và bất ổn tiếp theo cuộc Cách Mạng Hoa Nhài và việc mất quyền của Mubarak. Hồi Giáo Ai Cập thấy mình chơi vơi giữa các phong trào dân chủ thế tục, Hồi Giáo cực đoan và một tân chế độ quân sự.
Có thể tình thế nay đã sáng sủa, hoa trái của Mùa Xuân Ả Rập chuẩn bị nở rộ chăng, nên al-Azhar buộc phải thay đổi thái độ. Đáp ứng trước thái độ tích cực này, Đức Hồng Y Tauran nhắc lại lòng trân trọng của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đối với nhân dân và nhà cầm quyền Ai Cập và quyết tâm của Tòa Thánh muốn tiếp tục con đường đối thoại và hợp tác liên tôn với al-Azhar đã từng khai diễn từ năm 1998.
Các nước G8 cam kết trợ giúp kinh tế cho “Mùa Xuân Ả Rập”
Đó là tựa đề một bản tin ngày 27 tháng 5 của Asia News. Theo đó, thì hội nghị thượng đỉnh của G8 đã hứa sẽ giúp 20 tỷ dollars, phần lớn cho Tunisia và Ai Cập. Khoản trợ giúp này là để dành cho diễn trình chuyển qua dân chủ. Trong quá khứ, các nước thành viên của G8 thường tài trợ cho các chế độ độc tài nay đã bị lật đổ hay đưa ra những hứa hẹn không được họ chu toàn. Các nước thành viên lên án bạo lực tại Syria và Bahrain và công bố tối hậu thư đối với Gaddafi.
Các nước G8 cũng thúc giục các nước Ả Rập giầu có giúp đỡ các nước Ả Rập anh em từng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi tình thế bất ổn hiện nay cũng như những bóc lột trong quá khứ. Các nước G8 còn cam kết bằng mọi giá phải thiết lập được một mối liên hệ mới với các nền dân chủ đang hình thành và khá mỏng dòn sau khi họ ủng hộ các nhà độc tài bị truất phế cả hàng mấy thập niên qua.
Trước hội nghị thượng đỉnh của nhóm này, Thủ tướng Anh, ông David Cameron, nói rằng: “Các nước hùng cường nhất trên trái đất đã đến với nhau và đang nói với tất cả những ai tại Trung Đông và Bắc Phi muốn có một nền dân chủ, tự do và dân quyền lớn hơn rằng: Chúng tôi đứng về phía các bạn”.
Trong một cuộc họp báo chung, Tổng Thống Hoa Kỳ, Ông Barack Obama, và Tổng Thống Pháp, Ông Nicholas Sarkozy, nói rằng: khoản viện trợ này dành cho việc chuyển qua dân chủ. Chủ Tịch Liên Hiệp Âu Châu, Ông Manuel Barroso, cũng nói tương tự như thế.
Top Stories
Month of Flowers: Vietnamese Catholics pray to Our Lady for religious freedom in China
Asia-News
03:35 01/06/2011
Devotion to the Virgin Mary present in Indochina since the 16th century. Accepting the invitation of Pope Benedict XVI faithful ask Our Lady to protect the Chinese Church. In all 200 parishes in the archdiocese of Ho Chi Minh City solemn processions, prayers and offering of flowers.
Ho Chi Minh City (AsiaNews) - In time of war and under persecution, the Blessed Virgin has always protected Vietnamese Catholics, they have a special devotion for the Mother of Jesus. Devotion to the Virgin has evolved since the 16th century, coinciding with the arrival of the first missionaries in the Indochina region. This year the month of flowers in Vietnam – dedicated to the Virgin Mary - has become the occasion to pray for the Church in China.
In May, more than 200 parishes in Ho Chi Minh City organized hymns, prayers, dances and offerings of flowers to the Virgin Mary. At the end of the month of flowers, solemn processions with offerings were celebrated. The number of baptisms, which has “exceeded one thousand" in the Vietnamese Catholic family was highlighted. May is a "memorable" month for the faithful, it becomes an occasion to celebrate the Mother of Jesus
In the parish of Xay Dung Catholics reinforced their missionary presence among the poorest and most disadvantaged communities in the area. On 22 May the faithful organized the ritual offering of flowers, which was attended by over 400 people. Following the appeal of Benedict XVI, in addition, the pastor invited the faithful to pray for the Church in China and religious freedom.
At the end of catechetical and pre-marriage courses, the parish of Nhan Hoa held baptismal initiations for 16 new brothers and sisters. Dances and songs in Chinese clothes, instead marked celebrations in the parish of Cha Tam, where believers offered flowers to the Virgin Mary and prayed for the Church in China, where "Jesus is still the subject of persecution." Among the various invocations, the faithful called for the unity of the Chinese Church, despite the "temptations" and the repression faced by priests, bishops and lay people in China.
The children of ethnic Chinese sang, danced and offered flowers to Our Lady of Sheshan (Shanghai), and prayed for China.
On 28 May, the parish of Bình An Thượng, also in former Saigon, organized a solemn procession and offering of flowers to Our Lady, which was attended by more than 5 thousand faithful. For the occasion, the vicar of the parish invited to people to "look beyond" the clothes, flowers and rituals, because "what matters is the beauty that resides in the heart of every Christian. Let us turn to the Virgin Mary, praying the Rosary, not only in this month of May, but all year. "
Ho Chi Minh City (AsiaNews) - In time of war and under persecution, the Blessed Virgin has always protected Vietnamese Catholics, they have a special devotion for the Mother of Jesus. Devotion to the Virgin has evolved since the 16th century, coinciding with the arrival of the first missionaries in the Indochina region. This year the month of flowers in Vietnam – dedicated to the Virgin Mary - has become the occasion to pray for the Church in China.
In May, more than 200 parishes in Ho Chi Minh City organized hymns, prayers, dances and offerings of flowers to the Virgin Mary. At the end of the month of flowers, solemn processions with offerings were celebrated. The number of baptisms, which has “exceeded one thousand" in the Vietnamese Catholic family was highlighted. May is a "memorable" month for the faithful, it becomes an occasion to celebrate the Mother of Jesus
In the parish of Xay Dung Catholics reinforced their missionary presence among the poorest and most disadvantaged communities in the area. On 22 May the faithful organized the ritual offering of flowers, which was attended by over 400 people. Following the appeal of Benedict XVI, in addition, the pastor invited the faithful to pray for the Church in China and religious freedom.
At the end of catechetical and pre-marriage courses, the parish of Nhan Hoa held baptismal initiations for 16 new brothers and sisters. Dances and songs in Chinese clothes, instead marked celebrations in the parish of Cha Tam, where believers offered flowers to the Virgin Mary and prayed for the Church in China, where "Jesus is still the subject of persecution." Among the various invocations, the faithful called for the unity of the Chinese Church, despite the "temptations" and the repression faced by priests, bishops and lay people in China.
The children of ethnic Chinese sang, danced and offered flowers to Our Lady of Sheshan (Shanghai), and prayed for China.
On 28 May, the parish of Bình An Thượng, also in former Saigon, organized a solemn procession and offering of flowers to Our Lady, which was attended by more than 5 thousand faithful. For the occasion, the vicar of the parish invited to people to "look beyond" the clothes, flowers and rituals, because "what matters is the beauty that resides in the heart of every Christian. Let us turn to the Virgin Mary, praying the Rosary, not only in this month of May, but all year. "
Chine: Pékin prépare l’ordination illégitime – car non approuvée par Rome – d’un évêque « officiel » pour le diocèse de Wuhan
Eglises d'Asie
08:17 01/06/2011
Dans la province du Hubei, où tous les sièges épiscopaux sont vacants depuis le décès, le mois dernier, de l’évêque de Yichang (3), la situation est tendue. Les informations disponibles font état des fortes pressions exercées sur les prêtres qui tentent de faire valoir les principes de l’Eglise catholique face aux autorités qui cherchent à les « convaincre » de la nécessité de l’ordination épiscopale du P. Shen. Dans les provinces voisines, des évêques « officiels » font aussi état des pressions exercées sur eux pour qu’ils acceptent d’aller ordonner évêque le P. Shen.
Né en 1961, le P. Shen a été ordonné prêtre en 1988. Il fait partie de la première classe de séminaristes à avoir été ordonnés prêtres après la réouverture, en 1983, du séminaire régional de Wuhan. De 1988 à 1998, il a servi comme curé de paroisse dans le diocèse de Puqi avant de revenir à Wuhan. Vice-président de la section provinciale de l’Association patriotique des catholiques chinois, c’est lui qui avait été choisi en 2008 pour devenir le futur évêque de Wuhan. Ce choix avait été fait à la suite d’une « élection » menée par les autorités chinoises, élection que Rome n’a pas voulu entériner.
Avec la probable ordination illégitime du P. Shen, le diocèse de Wuhan revient au cœur de la difficile relation entre l’Eglise catholique et Pékin. En 1958, en effet, un an après la création de l’Association patriotique des catholiques chinois, furent ordonnés pour les diocèses de Hankou et de Wuchang les deux premiers évêques « auto-élus et auto-consacrés » de Chine, geste qui signait la volonté de Pékin de couper les catholiques chinois de leurs liens avec l’Eglise universelle. Bien des années plus tard, en 1984, le pape Jean Paul II réintégra l’évêque de Hankou, Mgr Bernardin Dong Guangqing (1917-2007), dans la communion ecclésiale. Quant au diocèse de Wuhan, il devint au début des années 1990 le symbole d’une unité possible entre « officiels » et « clandestins » lorsque l’évêque clandestin de Hanyang, Mgr Petrus Zhang Boren (Chang Bai Ren), et l’évêque « clandestin » de Hankou, Mgr Odoric Liu Hede, « firent surface » pour se réconcilier avec Mgr Bernardin Dong. L’évêque « clandestin » de Wuchang, Mgr Antoine Yang Shaohuai, les rejoignait peu après dans cette démarche (4). Après le décès de tous ces évêques et la perspective d’une nouvelle ordination épiscopale illégitime, Wuhan se retrouve donc à nouveau au cœur de l’actualité catholique en Chine.
Selon Anthony Lam Sui-ki, chercheur au Centre d’études du Saint-Esprit à Hongkong et observateur de longue date de l’Eglise en Chine, l’ordination du P. Shen, si elle a lieu, ne peut que créer de graves difficultés. « Toutes les parties en présence y perdront », met-il en garde. Selon lui, le gouvernement ne gagnera rien à semer ainsi la division au sein de l’Eglise ; le nouvel évêque se trouvera dans une situation intenable, menacé des sanctions que prévoit le Code de droit canonique de l’Eglise catholique et devant faire face à la désapprobation des fidèles de Wuhan et de l’Eglise en Chine vis-à-vis d’un des leurs qui aura accepté de trahir l’Eglise en enfreignant la communion ecclésiale. Selon le témoignage de catholiques de Wuhan, le P. Shen, outre le fait qu’il n’est pas le candidat idoine pour le siège épiscopal de Wuhan et qu’il ne dispose pas du mandat pontifical, ne souhaiterait pas lui-même devenir évêque, mais, malgré cela, les autorités chinoises préparent son ordination épiscopale pour le 9 juin.
Après l’ordination illégitime de l’évêque de Chengde, en novembre 2010, le Saint-Siège avait réagit en disant « le profond regret » éprouvé par le pape à cette nouvelle. L’ordination constituait « une blessure douloureuse » faite à la communion de l’Eglise et « une violation grave de la discipline catholique ». Quant aux pressions exercées sur les évêques qui avaient pris part à la cérémonie d’ordination, le Saint-Siège parlait de « violation grave de la liberté de religion et de la liberté de conscience ». Plus de six mois après l’ordination de Chengde, Rome continue d’étudier les circonstances exactes de l’ordination de l’évêque de Chengde et se garde pour l’heure de prononcer des sanctions canoniques. On peut penser que si l’ordination du P. Shen a bien lieu, la cérémonie et son contexte seront étudiés de près et que la réaction publique du Saint-Siège sera vive. Le 18 mai dernier, en appelant les chrétiens du monde entier à prier pour l’Eglise en Chine, le pape Benoît XVI invoquait la Vierge Marie, lui demandant « d’éclairer ceux qui sont dans le doute, de ramener les égarés, de consoler les affligés, de fortifier ceux qui sont empêtrés dans les flatteries de l’opportunisme » (5).
(1) Ucanews, 1er juin 2011.
(2) Voir EDA 540
(3) Voir EDA 551
(4) L’actuel diocèse « officiel » de Wuhan, capitale de la province du Hubei, est formé des trois diocèses de Hankou, Hanyang et Wuchang. C’est en 2000 que les autorités chinoises ont réuni ces trois diocèses en une seule entité, le diocèse de Wuhan. Pour l’ensemble de la province du Hubei, les structures « officielles » de l’Eglise comptent désormais cinq diocèses, là où l’atlas hiérarchique de l’Eglise catholique à Rome dénombre neuf diocèses et deux préfectures apostoliques. Aujourd’hui, on compte, sur le territoire du diocèse de Wuhan, 20 000 catholiques environ, servis par 25 prêtres « officiels » et 40 prêtres « clandestins ».
(5) Dépêche EDA du 20 mai 2011 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/chine/dans-un-climat-tendu-pekin-evoque-un-probleme-politique-tandis-que-le-pape-appelle-l2019eglise-a-prier-pour-les-catholiques-en-chine.
(Source: Eglises d'Asie, 1er juin 2011)
Hanoi: les travaux de démolition du bâtiment du Carmel ne s’étant pas interrompus, l’archevêché de Hanoi porte plainte une deuxième fois
Eglises d'Asie
11:49 01/06/2011
Eglises d'Asie, 1er juin 2011 - Malgré les plaintes conjuguées des religieuses de Saint-Paul et de l’archevêché de Hanoi, la démolition du bâtiment du Carmel de la capitale, entreprise il y a plus d’une semaine par les services publics, n’a pas été interrompue. L’archevêché a donc élevé une seconde fois la voix, en portant plainte à nouveau. Il explique la situation à l’ensemble de l’archidiocèse dans un bref communiqué daté du 1er juin (1).
Le premier communiqué (2) avait annoncé aux catholiques de Hanoi que les services publics avaient entrepris la démolition du bâtiment du Carmel. Il relatait aussi que, le 25 mai, les représentants de l’archevêché et des religieuses de la congrégation de Saint-Paul de Chartres avaient participé à une réunion sur ce sujet avec les divers services officiels concernés. Des plaintes émanant de l’archidiocèse et de la congrégation religieuse avaient été envoyées au gouvernement.
Le second communiqué annonce que, le 27 mai, l’archevêché a reçu une réponse du Bureau de la section du Parti communiste de Hanoi. La lettre l’informait que la plainte de l’archevêché serait transmise aux services concernés qui l’étudierait et lui donnerait une solution. Trois jours plus tard, le 30 mai, l’archevêché recevait une copie de la lettre adressée par le Comité populaire de Hanoi à l’Inspection municipale et au Bureau des Affaires religieuses. La lettre demandait à ces services d’enquêter sur la plainte et de transmettre son avis au Comité populaire pour que celui-ci puisse se faire un jugement et répondre à l’archevêque ainsi qu’aux religieuses de Saint-Paul de Chartres.
Après ce récit des faits, le deuxième communiqué de l’archevêché s’achève par le constat suivant: « Le 31 mai 2011, à 10h30, l’entreprise en question continuait encore à démolir les murs et le toit du Carmel, un bâtiment qui est surmonté d’une croix. Après s’être mis en relation avec les autorités responsables et leur avoir fait part de ce qui se passait, l’archevêché de Hanoi a envoyé aux autorités une seconde plainte urgente, signé de l’archevêque, Mgr Pierre Nguyên Van Nhon. »
(1) Le communiqué a été mis en ligne sur le site de l’archevêché de Hanoi: http://tgphanoi.org/
(2) Voir la dépêche EDA diffusée le 27 mai 2011: http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/vietnam/hanoi-alors-que-les-travaux-de-demolition-des-batiments-du-carmel-de-hanoi-ont-commence-l2019archeveque-et-les-religieuses-de-saint-paul-adressent-une-plainte-aux-autorites.
(Source: Eglises d'Asie, 1er juin 2011)
La démolition du bâtiment du Carmel du Hanoi Mai 30, 2011 |
Le second communiqué annonce que, le 27 mai, l’archevêché a reçu une réponse du Bureau de la section du Parti communiste de Hanoi. La lettre l’informait que la plainte de l’archevêché serait transmise aux services concernés qui l’étudierait et lui donnerait une solution. Trois jours plus tard, le 30 mai, l’archevêché recevait une copie de la lettre adressée par le Comité populaire de Hanoi à l’Inspection municipale et au Bureau des Affaires religieuses. La lettre demandait à ces services d’enquêter sur la plainte et de transmettre son avis au Comité populaire pour que celui-ci puisse se faire un jugement et répondre à l’archevêque ainsi qu’aux religieuses de Saint-Paul de Chartres.
Après ce récit des faits, le deuxième communiqué de l’archevêché s’achève par le constat suivant: « Le 31 mai 2011, à 10h30, l’entreprise en question continuait encore à démolir les murs et le toit du Carmel, un bâtiment qui est surmonté d’une croix. Après s’être mis en relation avec les autorités responsables et leur avoir fait part de ce qui se passait, l’archevêché de Hanoi a envoyé aux autorités une seconde plainte urgente, signé de l’archevêque, Mgr Pierre Nguyên Van Nhon. »
(1) Le communiqué a été mis en ligne sur le site de l’archevêché de Hanoi: http://tgphanoi.org/
(2) Voir la dépêche EDA diffusée le 27 mai 2011: http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/vietnam/hanoi-alors-que-les-travaux-de-demolition-des-batiments-du-carmel-de-hanoi-ont-commence-l2019archeveque-et-les-religieuses-de-saint-paul-adressent-une-plainte-aux-autorites.
(Source: Eglises d'Asie, 1er juin 2011)
Tin Giáo Hội Việt Nam
VietCatholic là một trong các cơ quan truyền thông chuyên nghiệp tại WYD Madrid
Thanh Huyền
05:22 01/06/2011
Cha Văn Chi trong Thánh Lễ Khai Mạc |
Cha Francis Lý Văn Ca tại Trung Tâm Báo Chí Quốc Tế Sydney 2008 |
Cha Quảng, cha Bình, cha Ca đang tường trình Thánh Lễ Bế Mạc WYD 2008 |
Cha Quảng: Đức Thánh Cha đang đi cách chúng tôi chỉ có vài mét |
Những đoàn ghi danh trước ngày 31/05 thì được bớt 5% trong số tiền chi phi ăn ở. Tuy nhiên, thông thường vì nhiều lý do trong đó quan trọng nhất là vấn đề mua vé máy bay và xin thị thực chiếu khán nhập cảnh, các đoàn thường chỉ có thể hoàn tất việc ghi danh vào giờ chót.
Cha Eric Jacquinet, viên chức thuộc Hội Đồng Tòa Thánh về Giáo Dân phụ trách ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Madrid cho biết: “Khó đoán được bao nhiêu người trẻ sẽ tham dự. Tại WYD Paris năm 1997 có 300,000 bạn trẻ ghi danh trước nhưng đến Đêm Canh Thức và Thánh Lễ Bế Mạc đã có đến 1.2 triệu bạn trẻ tham dự”.
Với con số ghi danh như hiện nay, ước lượng con số 1.5 triệu bạn trẻ tham dự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Madrid được đánh giá là sát tình hình thực tế. Trong ngày lễ bế mạc vào sáng Chúa Nhật 21/8, ước lượng sẽ có 2 triệu bạn trẻ tham dự thánh lễ đồng tế do Đức Thánh Cha chủ sự cùng với 1600 Đức Giám Mục và 30,000 linh mục.
Con số bạn trẻ tham dự WYD Madrid chắc chắn sẽ đông gấp nhiều lần số bạn trẻ tại WYD Sydney. Tuy nhiên, dù sao cũng chỉ là một con số rất nhỏ so với số bạn trẻ Công Giáo trên thế giới không có điều kiện tham dự.
Do đó, công tác truyền thông ngày Quốc Tế Giới Trẻ đóng một vai trò quan trọng để biến cố rất tốn kém này có thể mang lại những hiệu quả thiêng liêng cho cả những người trẻ không có điều kiện tham dự.
Chính vì thế, Hội Đồng Tòa Thánh về Giáo Dân và Ban Tổ Chức Đại Hội Giới Trẻ Madrid đã có sáng kiến thành lập một đài truyền hình trên mạng lưới điện toán toàn cầu để phát hình trực tiếp các diễn biến trong tuần lễ Đại Hội Giới Trẻ tại Madrid trong thời gian từ 15-21/8. Cả một đài phát thanh riêng cũng được thiết lập.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một đài truyền hình và một đài phát thanh như thế được thiết lập riêng cho ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Tuy nhiên, bước đầu chỉ có Anh Ngữ và Tây Ban Nha Ngữ được sử dụng.
Bên cạnh đó, Hội Đồng Tòa Thánh về Giáo Dân và Ban Tổ Chức Đại Hội Giới Trẻ Madrid ủng hộ các nước dùng các ngôn ngữ khác bằng cách cung cấp các phương tiện phát hình và phát thanh qua Trung Tâm Báo Chí Quốc Tế WYD Madrid. Đồng thời, Ban Tổ Chức cũng cung cấp các phương tiện di chuyển cho các ký giả, các nhiếp ảnh gia và các caramamen từ Trung Tâm Báo Chí Quốc Tế đến quảng trường Cibeles nơi diễn ra thánh lễ khai mạc 8h tối thứ Ba 16/8 và thánh lễ do Đức Thánh Cha chủ sự vào lúc 7h30 tối thứ Năm 18/8; phi trường Barajas vào lúc 12giờ trưa thứ Năm 18/8 để đón Đức Thánh Cha; tu viện Escorial nơi Đức Thánh Cha gặp gỡ các nữ tu vào lúc 11h30 sáng thứ Sáu 19/8; Vương Cung Thánh Đường La Almudena lúc 10h sáng thứ Bẩy 20/8 khi Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ đặc biệt dành cho các chủng sinh. Cuối cùng là xe đưa đón đến Cuatro Vientos vào tối thứ Bẩy và Sáng Chúa Nhật 21/8 nơi sẽ diễn ra Đêm Canh Thức và Thánh Lễ Bế Mạc.
Hôm 30/5/2011, Ông Rafa Rubio, Giám Đốc Văn Phòng Truyền Thông của Đại Hội Giới Trẻ Madrid, Oficina de prensa JMJ Madrid 11, đã chấp thuận đơn ghi danh của VietCatholic như là một trong các cơ quan truyền thông chuyên nghiệp tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Cha Anthony Nguyễn Hữu Quảng, phó giám đốc VietCatholic, chủ nhiệm báo Dân Chúa Úc Châu sẽ dẫn đầu phái đoàn của VietCatholic News, và cha Stêphanô Bùi Thượng Lưu, chủ nhiệm báo Dân Chúa Âu Châu sẽ dẫn đầu phái đoàn VietCatholic Tv tại Trung Tâm Báo Chí Quốc Tế WYD Madrid.
Được biết, trong thời gian WYD 2008 tại Sydney, cha Paul Chu Văn Chi, phó giám đốc VietCatholic, và cha Quảng cũng đã phụ trách phái đoàn VietCatholic tại Trung Tâm Báo Chí Quốc Tế WYD Sydney.
Thăm ''Các em Sinh linh'' nhân ngày Quốc Tế Thiếu Nhi 1/6
Paul Maria
09:32 01/06/2011
Hôm nay, 1 tháng 6: Ngày Quốc tế Thiếu Nhi, chúng tôi theo chân các Bạn Trẻ Nhóm Bảo Vệ Sự Sống thuộc Chi Hội Bác Ái Vinh Sơn của Giáo xứ Thanh Đức đến thăm Nghĩa địa Sinh Linh, nơi chôn cất các thai nhi bị giết do nạn nạo phá thai, tại nghĩa địa Giáo xứ Phú Thượng Đà Nẵng.
Xem hình ảnh
Ngày Quốc tế Thiếu Nhi được lập ra để chăm sóc các trẻ thơ và thiếu nhi trên toàn thế giới, và Việt Nam là một trong những nước đã ký cam kết " Bảo vệ và chăm sóc bà mẹ và trẻ em ".
Điều thật đau buồn khi cũng chính tại Việt Nam, nạn phá thai tăng dần theo ngày tháng qua đi. Từ những năm 2008, 2009, báo chí, nhất là Báo mạng đã đưa ra những bài viết kèm theo những con số hằng trăm " Bé thơ " bị giết chết một cách vô nhân đạo hằng ngày mà chưa kịp khóc tiếng khóc chào đời chỉ trên một " Chợ hút nạo thai " ở ngay Thủ đô Hà Nội. Vậy trên toàn quốc, ai đếm được có bao nhiêu " Bé thơ " bị hủy diệt mỗi ngày trong các bệnh viện và những ổ nạo hút thai chui ? Thật kinh khủng và đau xót chừng nào !
Chúng tôi đến thăm các em Sinh Linh bằng những lời cầu nguyện và tặng các em những món quà nho nhỏ nhân ngày Quốc tế Thiếu Nhi 1/6 là những chiếc bong bóng được thổi lên bằng hơi thở của anh em trong đoàn. Một món quà quá nhỏ bé và cũng thật đơn sơ nếu không muốn nói là rẻ tiền nữa.
Hơn 500 ngôi mộ nhỏ bé nằm sát cạnh nhau theo từng hàng thẳng tắp, nơi chôn cất không dưới 5000 em Sinh Linh. Chúng tôi không khỏi giật mình xen lẫn niềm thương cảm vô hạn. Hai ngôi mộ một chiếc bong bóng, mỗi ngôi mộ chỉ một nén hương. Chút gì đó thổn thức trong tâm khảm chúng tôi : Thật tội nghiệp cho các em và cho cả Dân tộc vẫn luôn tự hào với chiều dài lịch sử bốn ngàn năm Văn hiến !
Nhưng chúng tôi tin rằng, chỉ bằng những món quà bé nhỏ ấy, các em hôm nay, cũng cảm nhận được " an ủi " ít nhiều. Bởi vậy, chúng tôi đã quyết định lên thăm các em.
Nguyện xin Thiên Chúa ban tràn đầy Thần Khí Ngài trên Giáo Hội Việt Nam, để Giáo Hội can đảm dấn bước trên con đường loan báo Tin Mừng, làm cho " tinh thần Phúc âm được thấm nhập vào mọi lãnh vực đời sống xã hội và văn hóa ", cùng với muôn tâm hồn thiện chí xây đắp " nền văn minh tình thương và sự sống ", thôi không còn cảnh hủy diệt chính sự sống của các thai nhi tràn lan cách vô nhân đạo như ngày nay.
Xem hình ảnh
Ngày Quốc tế Thiếu Nhi được lập ra để chăm sóc các trẻ thơ và thiếu nhi trên toàn thế giới, và Việt Nam là một trong những nước đã ký cam kết " Bảo vệ và chăm sóc bà mẹ và trẻ em ".
Điều thật đau buồn khi cũng chính tại Việt Nam, nạn phá thai tăng dần theo ngày tháng qua đi. Từ những năm 2008, 2009, báo chí, nhất là Báo mạng đã đưa ra những bài viết kèm theo những con số hằng trăm " Bé thơ " bị giết chết một cách vô nhân đạo hằng ngày mà chưa kịp khóc tiếng khóc chào đời chỉ trên một " Chợ hút nạo thai " ở ngay Thủ đô Hà Nội. Vậy trên toàn quốc, ai đếm được có bao nhiêu " Bé thơ " bị hủy diệt mỗi ngày trong các bệnh viện và những ổ nạo hút thai chui ? Thật kinh khủng và đau xót chừng nào !
Chúng tôi đến thăm các em Sinh Linh bằng những lời cầu nguyện và tặng các em những món quà nho nhỏ nhân ngày Quốc tế Thiếu Nhi 1/6 là những chiếc bong bóng được thổi lên bằng hơi thở của anh em trong đoàn. Một món quà quá nhỏ bé và cũng thật đơn sơ nếu không muốn nói là rẻ tiền nữa.
Hơn 500 ngôi mộ nhỏ bé nằm sát cạnh nhau theo từng hàng thẳng tắp, nơi chôn cất không dưới 5000 em Sinh Linh. Chúng tôi không khỏi giật mình xen lẫn niềm thương cảm vô hạn. Hai ngôi mộ một chiếc bong bóng, mỗi ngôi mộ chỉ một nén hương. Chút gì đó thổn thức trong tâm khảm chúng tôi : Thật tội nghiệp cho các em và cho cả Dân tộc vẫn luôn tự hào với chiều dài lịch sử bốn ngàn năm Văn hiến !
Nhưng chúng tôi tin rằng, chỉ bằng những món quà bé nhỏ ấy, các em hôm nay, cũng cảm nhận được " an ủi " ít nhiều. Bởi vậy, chúng tôi đã quyết định lên thăm các em.
Nguyện xin Thiên Chúa ban tràn đầy Thần Khí Ngài trên Giáo Hội Việt Nam, để Giáo Hội can đảm dấn bước trên con đường loan báo Tin Mừng, làm cho " tinh thần Phúc âm được thấm nhập vào mọi lãnh vực đời sống xã hội và văn hóa ", cùng với muôn tâm hồn thiện chí xây đắp " nền văn minh tình thương và sự sống ", thôi không còn cảnh hủy diệt chính sự sống của các thai nhi tràn lan cách vô nhân đạo như ngày nay.
Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Xóm Mới với Tháng Hoa dâng Mẹ
Mạnh Tiến
09:41 01/06/2011
“Đây tháng hoa, chúng con trung thành thật thà.
Dâng tiến hoa lòng, mến dâng lời cung chúc.
Hương sắc bay toả ngát nhan Mẹ diễm phúc.
Muôn tháng qua lòng mến yêu Mẹ không nhoà”.
Xem hình ảnh
Từ đó đến nay, Tháng Hoa như một dịp đẹp nhất và thuận tiện nhất để tất cả chúng ta cùng tỏ lòng kính yêu Mẹ bằng những bó hoa thiêng, bằng những lời kinh nguyện sốt sắng và tâm tình thảo hiếu biết ơn dâng lên Mẹ hiền qua tràng chuỗi Mân Côi và các bài Thánh ca về Mẹ trong các giờ Chầu, giờ đọc kinh tại tư gia hay trong các nguyện đường. Dĩ nhiên, lòng tôn sùng kính yêu Mẹ Maria của chúng ta vẫn sốt sắng trải dài từng ngày trong suốt năm. Nhưng tháng Năm lại mang mầu sắc đặc biệt mời gọi, thúc đẩy chúng ta dâng lên Mẹ những bông hoa thiêng thanh khiết. Bàn thờ kính Mẹ trong tháng Năm phải đầy hoa tươi, biểu tượng cho lòng tôn sùng biết ơn của chúng ta dâng về Mẹ, biểu tượng cho sự đổi mới cuộc đời của mỗi người chúng ta để chúng ta trưởng thành trong ân sủng Thánh Linh.
Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, trong Thông điệp Tháng Năm, số 1 đã viết: “Tháng Năm là tháng mà lòng đạo đức của giáo dân đã kính dâng cách riêng cho Đức Mẹ. Đó là dịp để bày tỏ niềm tin và lòng kính mến mà người Công giáo khắp nơi trên thế giới có đối với Đức Mẹ Nữ Vương Thiên Đàng. Trong tháng này, các Kitô hữu, cả ở trong thánh đường cũng như nơi tư gia, dâng lên Mẹ từ các tấm lòng của họ những lời cầu nguyện và tôn kính sốt sắng và mến yêu cách đặc biệt. Trong tháng này, những ơn phúc của Thiên Chúa nhân từ cũng đổ tràn trên chúng ta từ ngai toà rất dồi dào của Đức Mẹ” (Dictionary of Mary, Catholic book Pub. 1985, p. 236).
Mỗi năm, Giáo Hội dành riêng tháng 5 để sùng kính Đức Mẹ bằng việc học hỏi, noi gương các nhân đức của Mẹ qua việc dâng hoa hay tiến hoa Năm Sắc lên cho Đức Mẹ, còn tháng 10 là tháng kính Đức Mẹ qua việc lần hạt, suy niệm 20 mầu nhiệm Vui, Thương, Mừng và Sáng về Lời Chúa là cuốn Phúc Âm tóm gọn, khi lần hạt Mân Côi.
Tháng Năm vẫn là tháng sốt sắng nhất của các Kitô hữu nhất là các Kitô hữu Việt Nam. Bầu khí của những gặp gỡ, quang cảnh của những buổi dâng hoa, đều gợi lên niềm sốt sắng của người Kitô hữu. Con người là một thực thể duy nhất, nghĩa là gồm có lý trí, tình cảm, những sinh động gắn liền với ngoại cảnh và thân xác. Giáo Hội vẫn luôn tôn trọng tất cả những thành phần sáng tạo cao quý của con người. Đó là lý do khiến Giáo Hội luôn cổ võ những hình thức đạo đức bình dân. Tuy nhiên, những hình thức cũng dễ đưa con người đến chỗ lệch lạc. Một cách cụ thể: nền đạo đức bình dân nào cũng có thể làm cho con người đánh mất những chiều kích khác trong đức tin, ý nghĩa của phụng vụ, những đòi hỏi của bác ái, công bình. Việc tôn kính Mẹ Maria trong tháng Năm là một truyền thống tốt đẹp, nhưng nhờ Mẹ Maria để đến với Chúa, cùng đích của mọi việc tôn thờ là chính Chúa.
Trong niềm hiếu thảo đối với Mẹ Maria, chúng con luôn được mời gọi để không ngừng kết hiệp với Chúa. Bên trên những biểu dương có tính cách tình cảm, chúng con luôn được mời gọi để thanh luyện đức tin nghĩa là mỗi lúc một đi sâu vào sự kết hiệp mật thiết với Chúa qua đời sống bí tích, cũng như thực hành đức ái. Trong ý hướng ấy, chúng con không nhìn lên Mẹ Maria như một Nữ Thần, mà là một tín hữu mẫu mực, một người tín hữu đã tiên phong trong cuộc hành trình đức tin. Amen.
Thanh Hóa bế mạc Tháng hoa kính Đức Mẹ với kỉ lục '3700 con Hoa'
Thanh Hóa
10:18 01/06/2011
THANH HÓA - Tháng Năm, tháng mà các loài hoa đua nhau nở rộ, tỏa hương khoe sắc, tháng với cái nắng chói chang đầu hè...; Tháng, theo truyền thống của Giáo hội Công giáo Việt Nam được chọn dành riêng để tôn kính Đức Maria - đây được coi là một tiêu điểm lớn trong đời sống sinh hoạt đạo đức bình dân tôn kính Mẹ Maria của người Ki-tô hữu.
Xem hình ảnh
Trong suốt thời gian này, các giáo xứ trong Giáo phận Thanh Hóa đã có các hoạt động tiêu biểu để tôn kính Đức Mẹ như kiệu hoa, dâng hoa cộng đồng, giao lưu dâng hoa giữa các giáo xứ… Năm nay, với sự quan tâm đặc biệt của Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, cùng với đó là mong muốn Giáo phận hóa chương trình dâng hoa tháng Năm, Ngài nhận thấy đây là một truyền thống quí báu đáng được lưu truyền, thể hiện tâm tình con thảo với Đức Maria và muốn phát huy truyền thống tốt đẹp đó, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh đã khởi ý một chương trình Dâng hoa cộng đồng cấp giáo phận, quy tụ tất cả các con hoa từ các giáo xứ về để dâng hoa kính Đức Mẹ. Trước đó ngày 28 tháng 3, giáo phận đã tổ chức khóa tập huấn dâng hoa trong toàn giáo phận, để thống nhất các cử điệu, các ca vãn.
Để bày tỏ sự ái mộ đặc biệt của Giáo phận dành cho Đức Trinh nữ Maria, tấm lòng yêu mến chân thành của Giáo dân dành cho Mẹ Thiên Chúa, cũng như tổng kết các hoạt động tháng hoa trong Giáo phận... ngày 31/05/2011, Giáo phận Thanh Hóa đã tổ chức dâng hoa cộng đồng và Thánh lễ tạ ơn Đức Mẹ tại giáo xứ Ba Làng, một giáo xứ vang danh lịch sử Giáo hội Việt Nam với Cửa Bạng, núi Do mang dấu tích của cha Đắc Lộ, một giáo xứ đầy lòng mến khách và nồng hậu với những con người chất phác, hiền lành. Chương trình Dâng hoa với chủ đề: "Chung lòng tạ ơn" đã nói lên hết tâm tình của con dân Giáo phận Thanh Hóa. Điều đặc biệt, đây là một sự kiện đạt đến kỉ lục với 3.700 con hoa đến từ khắp các giáo xứ trong Giáo phận Thanh Hóa cùng dâng hoa kính Đức Mẹ, từ Phong Ý, Bằng Phú... miền núi xa xôi cho đến Ba Làng, Nghi Sơn... vùng biển nắng gió, từ Hữu Lễ, Nhân Lộ... ven dòng sông Mã, sông Chu với những điệu hò đằm thắm đến Tam Tổng, Phước Nam... vùng đất chiếu cói lừng lẫy một thời. Cùng tham dự còn có sự góp mặt của 4 đội kèn và 4 đội trống đã làm nên một ngày lễ thật long trọng. Tham dự ngày lễ hôm nay có sự hiện diện của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh - Giám mục Giáo phận Thanh Hóa cùng Linh mục đoàn, các Tu sĩ nam nữ Giáo phận và đông đảo Giáo dân.
Ngay từ buổi sáng sớm, dòng người đông đúc từ khắp nơi đã đổ về nhà thờ Ba Làng. Các con hoa mau chóng rời khỏi xe, chuẩn bị bước vào tập luyện cho giờ dâng hoa buổi chiều. Với một số lượng người đông đảo, các Sơ thuộc Hội Dòng Mến Thánh Giá đã khá vất vả để có thể truyền đạt lại những động tác, cử điệu cho các Con hoa.
8h00 sáng... ánh nắng bắt đầu có phần gay gắt hơn, đem theo một chút gió biển hòa vào với tâm tình của các Con hoa. Họ đã đến từ rất sớm và bắt đầu luyện tập hăng say, không quản ngại sự mệt nhọc vì chặng đường xa hay nắng nóng của mùa hè. Chừng khoảng 11h00, giờ tập duyệt chung kết thúc, sau đó bước vào giờ cơm trưa và nghỉ ngơi để chuẩn bị cho chương trình buổi chiều.
Khi cái nắng vẫn đang còn đỏ, từng dòng người với đủ sắc màu lần lượt tiến về phía nhà thờ Giáo họ Sung Thượng. Đó là nơi tập trung đoàn rước kiệu tôn vinh Đức Mẹ. Đoàn rước tập trung trước nhà thờ từ khoảng 14h30. Sau nghi thức khai mạc của Đức Cha Giuse, chương trình rước kiệu bắt đầu lúc 15h00, kéo dài đến 16h15 suốt triền đê trước biển Ba Làng. Một quãng đường dài gần 2km được tô điểm bằng sự sinh động từ màu sắc rực rỡ của hơn 5000 con người đến từ mọi miền trong Giáo phận, của những bông hoa tươi sắc, nhưng nhất là lòng yêu kính Đức Mẹ của tất cả Giáo dân tham dự. Triền đê vốn bình lặng nay bỗng trở nên đẹp lạ thường.
Sau cuộc rước kiệu là giờ dâng hoa cộng đồng của 3.700 Con hoa của Giáo phận Thanh Hóa. Đây là một thành tích chưa từng có trong lịch sử tôn kính Đức Maria trên đất nước Việt Nam này, theo lời Đức Cha Giuse thì đây là một "ngày lịch sử của các Con hoa Việt Nam". Số lượng người tham gia đông như vậy, nhưng với sự hướng dẫn của các Sơ Dòng MTG, giờ dâng hoa đã chu toàn xuất sắc và tuyệt vời. Điều đó đặc biệt thể hiện tấm lòng mà con dân Giáo phận Thanh Hóa dành cho Đức Maria. Giữa biển người đang cầm trên tay muôn hoa rực rỡ, hiện lên từng nét mặt tươi vui, từng tấm lòng cảm tạ.
Đức cha Giuse Chủ tế Thánh lễ tạ ơn và Bế mạc tháng hoa Giáo phận. Trong bài chia sẻ của mình, Ngài đã nhấn mạnh về ý nghĩa của việc Tôn kính Đức Mẹ qua việc dâng hoa và sống tháng hoa với Mẹ. Thế nhưng, việc Tôn kính chỉ có ý nghĩa bằng đời sống Đức tin của mỗi người. Đức Cha Giuse đã nói: "Chúng ta mang hoa về đây để làm thành rừng hoa dâng kính Đức Mẹ, nhưng tinh thần của hoa không dừng lại ở rừng hoa chiều hôm nay, tinh thần của hoa là chúng ta phải mang hoa đi muôn nơi. Tinh thần của Mẹ phải được reo rắc trên khắp các nẻo đường chúng ta đi qua... Hoa tự nhiên thì sẽ phải tàn, nhưng hoa cuộc đời của chúng ta thì không bao giờ tàn. Lúc nào chúng ta chịu vò, chịu xé, chịu nghiền nát thì chúng ta sẽ dậy hương như loài hoa Oải hương, chính điều đó đã được Đức Mẹ thể hiện trong câu chuyện viếng thăm bà Elisabest. Chúng ta sẽ trở nên loài hoa có hương sắc khi biết quảng đại với tha nhân và sống cho Chúa..."
Thánh lễ bế mạc diễn ra hết sức sốt sắng và long trọng, cùng với 3.700 Con hoa, 4 đội trống và 4 Đội kèn đến từ Tam Tổng, Hữu Lễ... đã làm nên một bản hùng ca âm vang dâng kính Đức Mẹ. Sau Thánh lễ, Cha Phê-rô Ngô Văn Phúc – chủ tịch Ủy ban Phụng tự Giáo phận đã thay mặt cho Ủy ban, Ban tổ chức và Cộng đoàn Giáo dân nói lên lời tri ân sâu sắc đến Đức Cha, Quý Cha, Quý Nam nữ Tu sĩ và cộng đoàn đã làm nên ngày hội hoa thành công này.
Chương trình Dâng hoa cộng đồng tôn kính Đức Mẹ - Tổng kết Tháng hoa và Thánh lễ tạ ơn của Giáo phận Thanh Hóa đã kết thúc vào lúc 18h45, khép lại rất nhiều những thành công và những kỉ niệm đẹp. Mọi người ra về trong niềm vui hân hoan rạng ngời, vẫy tay chào đất biển Ba làng mến khách và nồng hậu. Hẹn gặp lại vào tháng hoa 2012 với nhiều điều bất ngờ và thú vị!
Xem hình ảnh
Trong suốt thời gian này, các giáo xứ trong Giáo phận Thanh Hóa đã có các hoạt động tiêu biểu để tôn kính Đức Mẹ như kiệu hoa, dâng hoa cộng đồng, giao lưu dâng hoa giữa các giáo xứ… Năm nay, với sự quan tâm đặc biệt của Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, cùng với đó là mong muốn Giáo phận hóa chương trình dâng hoa tháng Năm, Ngài nhận thấy đây là một truyền thống quí báu đáng được lưu truyền, thể hiện tâm tình con thảo với Đức Maria và muốn phát huy truyền thống tốt đẹp đó, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh đã khởi ý một chương trình Dâng hoa cộng đồng cấp giáo phận, quy tụ tất cả các con hoa từ các giáo xứ về để dâng hoa kính Đức Mẹ. Trước đó ngày 28 tháng 3, giáo phận đã tổ chức khóa tập huấn dâng hoa trong toàn giáo phận, để thống nhất các cử điệu, các ca vãn.
Để bày tỏ sự ái mộ đặc biệt của Giáo phận dành cho Đức Trinh nữ Maria, tấm lòng yêu mến chân thành của Giáo dân dành cho Mẹ Thiên Chúa, cũng như tổng kết các hoạt động tháng hoa trong Giáo phận... ngày 31/05/2011, Giáo phận Thanh Hóa đã tổ chức dâng hoa cộng đồng và Thánh lễ tạ ơn Đức Mẹ tại giáo xứ Ba Làng, một giáo xứ vang danh lịch sử Giáo hội Việt Nam với Cửa Bạng, núi Do mang dấu tích của cha Đắc Lộ, một giáo xứ đầy lòng mến khách và nồng hậu với những con người chất phác, hiền lành. Chương trình Dâng hoa với chủ đề: "Chung lòng tạ ơn" đã nói lên hết tâm tình của con dân Giáo phận Thanh Hóa. Điều đặc biệt, đây là một sự kiện đạt đến kỉ lục với 3.700 con hoa đến từ khắp các giáo xứ trong Giáo phận Thanh Hóa cùng dâng hoa kính Đức Mẹ, từ Phong Ý, Bằng Phú... miền núi xa xôi cho đến Ba Làng, Nghi Sơn... vùng biển nắng gió, từ Hữu Lễ, Nhân Lộ... ven dòng sông Mã, sông Chu với những điệu hò đằm thắm đến Tam Tổng, Phước Nam... vùng đất chiếu cói lừng lẫy một thời. Cùng tham dự còn có sự góp mặt của 4 đội kèn và 4 đội trống đã làm nên một ngày lễ thật long trọng. Tham dự ngày lễ hôm nay có sự hiện diện của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh - Giám mục Giáo phận Thanh Hóa cùng Linh mục đoàn, các Tu sĩ nam nữ Giáo phận và đông đảo Giáo dân.
Ngay từ buổi sáng sớm, dòng người đông đúc từ khắp nơi đã đổ về nhà thờ Ba Làng. Các con hoa mau chóng rời khỏi xe, chuẩn bị bước vào tập luyện cho giờ dâng hoa buổi chiều. Với một số lượng người đông đảo, các Sơ thuộc Hội Dòng Mến Thánh Giá đã khá vất vả để có thể truyền đạt lại những động tác, cử điệu cho các Con hoa.
8h00 sáng... ánh nắng bắt đầu có phần gay gắt hơn, đem theo một chút gió biển hòa vào với tâm tình của các Con hoa. Họ đã đến từ rất sớm và bắt đầu luyện tập hăng say, không quản ngại sự mệt nhọc vì chặng đường xa hay nắng nóng của mùa hè. Chừng khoảng 11h00, giờ tập duyệt chung kết thúc, sau đó bước vào giờ cơm trưa và nghỉ ngơi để chuẩn bị cho chương trình buổi chiều.
Khi cái nắng vẫn đang còn đỏ, từng dòng người với đủ sắc màu lần lượt tiến về phía nhà thờ Giáo họ Sung Thượng. Đó là nơi tập trung đoàn rước kiệu tôn vinh Đức Mẹ. Đoàn rước tập trung trước nhà thờ từ khoảng 14h30. Sau nghi thức khai mạc của Đức Cha Giuse, chương trình rước kiệu bắt đầu lúc 15h00, kéo dài đến 16h15 suốt triền đê trước biển Ba Làng. Một quãng đường dài gần 2km được tô điểm bằng sự sinh động từ màu sắc rực rỡ của hơn 5000 con người đến từ mọi miền trong Giáo phận, của những bông hoa tươi sắc, nhưng nhất là lòng yêu kính Đức Mẹ của tất cả Giáo dân tham dự. Triền đê vốn bình lặng nay bỗng trở nên đẹp lạ thường.
Sau cuộc rước kiệu là giờ dâng hoa cộng đồng của 3.700 Con hoa của Giáo phận Thanh Hóa. Đây là một thành tích chưa từng có trong lịch sử tôn kính Đức Maria trên đất nước Việt Nam này, theo lời Đức Cha Giuse thì đây là một "ngày lịch sử của các Con hoa Việt Nam". Số lượng người tham gia đông như vậy, nhưng với sự hướng dẫn của các Sơ Dòng MTG, giờ dâng hoa đã chu toàn xuất sắc và tuyệt vời. Điều đó đặc biệt thể hiện tấm lòng mà con dân Giáo phận Thanh Hóa dành cho Đức Maria. Giữa biển người đang cầm trên tay muôn hoa rực rỡ, hiện lên từng nét mặt tươi vui, từng tấm lòng cảm tạ.
Đức cha Giuse Chủ tế Thánh lễ tạ ơn và Bế mạc tháng hoa Giáo phận. Trong bài chia sẻ của mình, Ngài đã nhấn mạnh về ý nghĩa của việc Tôn kính Đức Mẹ qua việc dâng hoa và sống tháng hoa với Mẹ. Thế nhưng, việc Tôn kính chỉ có ý nghĩa bằng đời sống Đức tin của mỗi người. Đức Cha Giuse đã nói: "Chúng ta mang hoa về đây để làm thành rừng hoa dâng kính Đức Mẹ, nhưng tinh thần của hoa không dừng lại ở rừng hoa chiều hôm nay, tinh thần của hoa là chúng ta phải mang hoa đi muôn nơi. Tinh thần của Mẹ phải được reo rắc trên khắp các nẻo đường chúng ta đi qua... Hoa tự nhiên thì sẽ phải tàn, nhưng hoa cuộc đời của chúng ta thì không bao giờ tàn. Lúc nào chúng ta chịu vò, chịu xé, chịu nghiền nát thì chúng ta sẽ dậy hương như loài hoa Oải hương, chính điều đó đã được Đức Mẹ thể hiện trong câu chuyện viếng thăm bà Elisabest. Chúng ta sẽ trở nên loài hoa có hương sắc khi biết quảng đại với tha nhân và sống cho Chúa..."
Thánh lễ bế mạc diễn ra hết sức sốt sắng và long trọng, cùng với 3.700 Con hoa, 4 đội trống và 4 Đội kèn đến từ Tam Tổng, Hữu Lễ... đã làm nên một bản hùng ca âm vang dâng kính Đức Mẹ. Sau Thánh lễ, Cha Phê-rô Ngô Văn Phúc – chủ tịch Ủy ban Phụng tự Giáo phận đã thay mặt cho Ủy ban, Ban tổ chức và Cộng đoàn Giáo dân nói lên lời tri ân sâu sắc đến Đức Cha, Quý Cha, Quý Nam nữ Tu sĩ và cộng đoàn đã làm nên ngày hội hoa thành công này.
Chương trình Dâng hoa cộng đồng tôn kính Đức Mẹ - Tổng kết Tháng hoa và Thánh lễ tạ ơn của Giáo phận Thanh Hóa đã kết thúc vào lúc 18h45, khép lại rất nhiều những thành công và những kỉ niệm đẹp. Mọi người ra về trong niềm vui hân hoan rạng ngời, vẫy tay chào đất biển Ba làng mến khách và nồng hậu. Hẹn gặp lại vào tháng hoa 2012 với nhiều điều bất ngờ và thú vị!
Sắc hoa tháng Năm tại Thanh Hóa
Thủy Phạm
09:53 01/06/2011
Mỗi tháng 5 về, lòng tôi lại thấy bồi hồi một chút gì đó khó tả. Nhớ về ngày xưa thơ bé, cùng lũ bạn chạy dọc triền đê đi tìm những bông hoa đồng nội đẹp nhất về kết thành từng bó nhỏ, chuẩn bị cho ngày Dâng hoa kính Đức Mẹ ở Giáo xứ, sao lại hồn nhiên đến thế? Giữa cái nóng đầu hè, mấy đứa nhóc trên chiếc xe đạp cọc cạch đến từng nhà một, vào xin từng bông hồng quế. Chiều đến xúng xính áo quần mới để tham dự Dâng hoa. Thế mà điều đó cũng đã qua hơn chục năm. Bước chân đến một mảnh đất mới đã hơn 3 năm, cứ tháng 5 về là tôi lại thấy nhớ nhà đến da diết. Tôi muốn trở về quê hương, về với những kỉ niệm, về với ngôi Giáo đường nhỏ mà tôi đã gắn bó từ lúc còn thơ bé... để lại được chìm trong cái cảm giác vui thích, hạnh phúc trong Tháng hoa ấy, để lại được thấy những người thân thuộc nói cười, xúng xính áo quần mới đến Dâng hoa kính Mẹ, để thấy những đứa trẻ như mình của ngày xưa.
Xem hình ảnh
Tháng 5 năm nay, tôi trở về nhà đúng dịp giáo xứ tổ chức Bế mạc tháng hoa. Nhờ mẹ may cho bộ áo dài mới, tôi cũng được xúng xính áo quần đi tham dự, thấy lòng sao vui đến thế. Mọi người đi nườm nượp như ngày hội, thướt tha áo dài đủ màu sắc, hoa cỏ bừng sáng cả một góc trời. Tôi bước đi bên mẹ, chợt như thấy lại đứa nhóc năm nào với chiếc áo trắng quần đen thụng thịnh, tóc buộc đôi chạy bay vào trong đám bạn đang hồn nhiên nói cười, hạnh phúc đến tràn ngập. Tôi dự định ra trường vào 2 ngày sau, thế nhưng lại thôi vì muốn nán lại thêm với gia đình ít ngày. May mắn thay vì sau quyết định đó, tôi có dịp đến với đất biển Ba Làng để tham dự Ngày hội Dâng hoa toàn Giáo phận Thanh Hóa lần đầu tiên được tổ chức. Đây cũng là lần đầu tiên trong đời, tôi được chứng kiến một kỉ lục ngoạn mục như vậy. Hơn 3700 Con hoa đến từ tất cả các giáo xứ trong Giáo phận Thanh Hóa cùng tập trung tại Ba Làng, cùng múa một điệu múa, cùng hát vang một bài hát, cùng một tấm lòng, một niềm vui dâng kính lên Đức Mẹ, cùng với các cổ động viên là các Giáo dân tham dự ngày lễ có khi lên đến hơn 5000 người. Hơn nữa, thông thường tôi chỉ nhìn thấy một vườn hoa đầy đủ màu sắc nơi Giáo xứ nhỏ của mình thì lần này, tôi đã thấy một rừng hoa đầy hương và sắc tụ họp. Bất chấp cái nóng, cái nắng đầu hạ không có gì che chắn, bất chấp sự mệt mỏi vì những hành trình từ những miền đất xa xôi có khi lên đến gần 200km, nhưng ai cũng cảm thấy vui và nhiệt tình tập luyện. Tôi đã chợt lại thấy mình nhỏ lại, không còn phải ao ước gì nữa. Tôi lại là một đứa trẻ trong sự lớn lao của mảnh đất biển Ba Làng nồng hậu, trong hàng ngàn con người đến tham dự, trong sự tổ chức công phu và kỹ càng của BTC, trong cái khung cảnh hơn 3700 Con hoa đang đưa cao những bó hoa tươi thắm tôn kính Đức Mẹ. Điều này dường như một sự kiện lớn đối với cả Giáo phận Thanh Hóa và Giáo hôi Việt Nam. Vẻ đẹp được tỏa rạng từ những bông hoa rực rỡ, với sự chăm chút của từng đội hoa...nhưng có lẽ rạng rỡ nhất vẫn là lòng tôn kính dành cho Đức Maria.
Buổi trưa, tôi có dịp ghé đến Cửa Bạng, địa danh lịch sử của Giáo hội Việt Nam. Hiện lên trước mắt tôi một khung cảnh thanh bình đến nao lòng. Nước biển xanh biếc, từng con sóng vỗ đều đặn vào từng hõm đá, xa xa vài con thuyền đang neo đậu trong ánh váng rực rỡ của những ngày đầu hè. Một bức tranh tuyệt mỹ! Đây là nơi dấu chân Cha Đắc Lộ đã in sâu, bước vào cuộc hành trình rao giảng Tin Mừng đến Việt Nam sao? Tôi ngồi lặng, cảm nhận gió biển thấm vào da thịt. Mảnh đất lịch sử ấy, giờ đây lại rộn ràng những niềm vui trong tháng hoa kính Đức Mẹ.
Chiều đến, chương trình bắt đầu bằng nghi thức Rước kiệu. Cảnh tượng không có gì có thể diễn tả được. Dọc theo đê biển, đoàn người bước đi dài gần 2km làm bờ đê vốn bình yên, thầm lặng là vậy mà giờ đây đã bừng sáng và đẹp lạ thường. Giờ dâng hoa có lẽ đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Đứng từ một chỗ cao nhìn xuống, tôi choáng ngợp trước vẻ đẹp của rừng hoa. Muôn màu muôn sắc tỏa lan, ngoài kia sóng biển vỗ đều vào bờ cát như hòa chung khúc nhạc hân hoan với con người. Tôi thầm có chút gì đó thán phục những người đã tổ chức nên ngày đặc biệt này, nhất là với Vị cha chung Giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh. Hãnh diện vì mình được sinh ra trong lòng một Giáo phận vang danh lịch sử nhưng cũng đầy sự thăng tiến Đức tin.
Tôi lại trở về với cuộc sống thường nhật nơi mảnh đất lạ...tháng năm đã qua đi thật mau khi những chùm phượng đỏ đang nở rộ. Nhưng có lẽ điều không hề qua đi là ngày Dâng hoa cộng đồng nơi mảnh đất Ba Làng ấy. Giờ đây, có lẽ trong ký ức của mình, tôi đã gắn thêm một dấu * lớn về ngày 31/05/2011, để mình có thể trở về, có thể sống lại những cảm giác đó vào thời gian 31/05/2012.
Xem hình ảnh
Tháng 5 năm nay, tôi trở về nhà đúng dịp giáo xứ tổ chức Bế mạc tháng hoa. Nhờ mẹ may cho bộ áo dài mới, tôi cũng được xúng xính áo quần đi tham dự, thấy lòng sao vui đến thế. Mọi người đi nườm nượp như ngày hội, thướt tha áo dài đủ màu sắc, hoa cỏ bừng sáng cả một góc trời. Tôi bước đi bên mẹ, chợt như thấy lại đứa nhóc năm nào với chiếc áo trắng quần đen thụng thịnh, tóc buộc đôi chạy bay vào trong đám bạn đang hồn nhiên nói cười, hạnh phúc đến tràn ngập. Tôi dự định ra trường vào 2 ngày sau, thế nhưng lại thôi vì muốn nán lại thêm với gia đình ít ngày. May mắn thay vì sau quyết định đó, tôi có dịp đến với đất biển Ba Làng để tham dự Ngày hội Dâng hoa toàn Giáo phận Thanh Hóa lần đầu tiên được tổ chức. Đây cũng là lần đầu tiên trong đời, tôi được chứng kiến một kỉ lục ngoạn mục như vậy. Hơn 3700 Con hoa đến từ tất cả các giáo xứ trong Giáo phận Thanh Hóa cùng tập trung tại Ba Làng, cùng múa một điệu múa, cùng hát vang một bài hát, cùng một tấm lòng, một niềm vui dâng kính lên Đức Mẹ, cùng với các cổ động viên là các Giáo dân tham dự ngày lễ có khi lên đến hơn 5000 người. Hơn nữa, thông thường tôi chỉ nhìn thấy một vườn hoa đầy đủ màu sắc nơi Giáo xứ nhỏ của mình thì lần này, tôi đã thấy một rừng hoa đầy hương và sắc tụ họp. Bất chấp cái nóng, cái nắng đầu hạ không có gì che chắn, bất chấp sự mệt mỏi vì những hành trình từ những miền đất xa xôi có khi lên đến gần 200km, nhưng ai cũng cảm thấy vui và nhiệt tình tập luyện. Tôi đã chợt lại thấy mình nhỏ lại, không còn phải ao ước gì nữa. Tôi lại là một đứa trẻ trong sự lớn lao của mảnh đất biển Ba Làng nồng hậu, trong hàng ngàn con người đến tham dự, trong sự tổ chức công phu và kỹ càng của BTC, trong cái khung cảnh hơn 3700 Con hoa đang đưa cao những bó hoa tươi thắm tôn kính Đức Mẹ. Điều này dường như một sự kiện lớn đối với cả Giáo phận Thanh Hóa và Giáo hôi Việt Nam. Vẻ đẹp được tỏa rạng từ những bông hoa rực rỡ, với sự chăm chút của từng đội hoa...nhưng có lẽ rạng rỡ nhất vẫn là lòng tôn kính dành cho Đức Maria.
Buổi trưa, tôi có dịp ghé đến Cửa Bạng, địa danh lịch sử của Giáo hội Việt Nam. Hiện lên trước mắt tôi một khung cảnh thanh bình đến nao lòng. Nước biển xanh biếc, từng con sóng vỗ đều đặn vào từng hõm đá, xa xa vài con thuyền đang neo đậu trong ánh váng rực rỡ của những ngày đầu hè. Một bức tranh tuyệt mỹ! Đây là nơi dấu chân Cha Đắc Lộ đã in sâu, bước vào cuộc hành trình rao giảng Tin Mừng đến Việt Nam sao? Tôi ngồi lặng, cảm nhận gió biển thấm vào da thịt. Mảnh đất lịch sử ấy, giờ đây lại rộn ràng những niềm vui trong tháng hoa kính Đức Mẹ.
Chiều đến, chương trình bắt đầu bằng nghi thức Rước kiệu. Cảnh tượng không có gì có thể diễn tả được. Dọc theo đê biển, đoàn người bước đi dài gần 2km làm bờ đê vốn bình yên, thầm lặng là vậy mà giờ đây đã bừng sáng và đẹp lạ thường. Giờ dâng hoa có lẽ đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Đứng từ một chỗ cao nhìn xuống, tôi choáng ngợp trước vẻ đẹp của rừng hoa. Muôn màu muôn sắc tỏa lan, ngoài kia sóng biển vỗ đều vào bờ cát như hòa chung khúc nhạc hân hoan với con người. Tôi thầm có chút gì đó thán phục những người đã tổ chức nên ngày đặc biệt này, nhất là với Vị cha chung Giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh. Hãnh diện vì mình được sinh ra trong lòng một Giáo phận vang danh lịch sử nhưng cũng đầy sự thăng tiến Đức tin.
Tôi lại trở về với cuộc sống thường nhật nơi mảnh đất lạ...tháng năm đã qua đi thật mau khi những chùm phượng đỏ đang nở rộ. Nhưng có lẽ điều không hề qua đi là ngày Dâng hoa cộng đồng nơi mảnh đất Ba Làng ấy. Giờ đây, có lẽ trong ký ức của mình, tôi đã gắn thêm một dấu * lớn về ngày 31/05/2011, để mình có thể trở về, có thể sống lại những cảm giác đó vào thời gian 31/05/2012.
Tòa TGM Hà Nội: Khiếu nại lần hai về vụ phá dỡ Tu Viện Kín Camêlô Hà Nội
LM Alphongsô Phạm Hùng
10:52 01/06/2011
TÒA TỔNG GIÁM MỤC HÀ NỘI
40 Phố Nhà Chung – Hà Nội
Ngày 31 tháng 05 năm 2011
THÔNG BÁO (Số 2)
V/v: Khiếu nại lần hai về vụ phá dỡ Tu Viện Kín Camêlô – 72 Nguyễn Thái Học - Hà Nội
Kính thưa các cha và anh chị em tín hữu trong Tổng Giáo Phận Hà Nội,
Văn Phòng Tòa TGM Hà Nội xin trân trọng thông báo với các cha và anh chị em:
Ngày 27/05/2011, Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội đã nhận được văn thư trả lời số 38-GB/vptu của Văn Phòng Thành Ủy Hà Nội, thông báo sẽ giao cho các cơ quan liên hệ xem xét và giải quyết về vụ việc khiếu nại của Tòa TGM Hà Nội.
Ngày 30/05/2011, Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội cũng nhận được văn thư của UBND TP Hà Nội số 4055/UBND-TNMT, ký ngày 27/05/2011, gửi Thanh Tra Thành Phố và Ban Tôn Giáo Thành Phố, giao cho hai cơ quan này "kiểm tra đơn, có ý kiến đề xuất UBND Thành phố chỉ đạo xem xét, trả lời ông Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và các Nữ tu Dòng Phaolô Hà Nội theo qui định của pháp luật."
Thế nhưng, cho đến 10g30 ngày 31/05/2011, công ty xây dựng vẫn tiếp tục phá hủy tường và mái của tòa nhà Tu Viện Kín có Thánh Giá. Sau khi đã liên lạc với các vị hữu trách trong chính quyền để phản ánh sự việc, Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội đã gửi đơn khiếu nại khẩn cấp lần thứ 2 của Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đến các cấp chính quyền vào ban chiều cùng ngày.
Văn Phòng Tòa TGM sẽ cập nhật những tin tức về vụ việc này.
LM Alphongsô Phạm Hùng
Chưởng ấn
Sau đây là những hình ảnh Tu Viện Kín Camêlô, địa chỉ 72 Nguyễn Thái Học, Hà Nội, tiếp tục bị phá bỏ ngày 30 tháng 5 năm 2011:
40 Phố Nhà Chung – Hà Nội
Ngày 31 tháng 05 năm 2011
THÔNG BÁO (Số 2)
V/v: Khiếu nại lần hai về vụ phá dỡ Tu Viện Kín Camêlô – 72 Nguyễn Thái Học - Hà Nội
Kính thưa các cha và anh chị em tín hữu trong Tổng Giáo Phận Hà Nội,
Văn Phòng Tòa TGM Hà Nội xin trân trọng thông báo với các cha và anh chị em:
Ngày 27/05/2011, Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội đã nhận được văn thư trả lời số 38-GB/vptu của Văn Phòng Thành Ủy Hà Nội, thông báo sẽ giao cho các cơ quan liên hệ xem xét và giải quyết về vụ việc khiếu nại của Tòa TGM Hà Nội.
Ngày 30/05/2011, Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội cũng nhận được văn thư của UBND TP Hà Nội số 4055/UBND-TNMT, ký ngày 27/05/2011, gửi Thanh Tra Thành Phố và Ban Tôn Giáo Thành Phố, giao cho hai cơ quan này "kiểm tra đơn, có ý kiến đề xuất UBND Thành phố chỉ đạo xem xét, trả lời ông Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và các Nữ tu Dòng Phaolô Hà Nội theo qui định của pháp luật."
Thế nhưng, cho đến 10g30 ngày 31/05/2011, công ty xây dựng vẫn tiếp tục phá hủy tường và mái của tòa nhà Tu Viện Kín có Thánh Giá. Sau khi đã liên lạc với các vị hữu trách trong chính quyền để phản ánh sự việc, Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội đã gửi đơn khiếu nại khẩn cấp lần thứ 2 của Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đến các cấp chính quyền vào ban chiều cùng ngày.
Văn Phòng Tòa TGM sẽ cập nhật những tin tức về vụ việc này.
LM Alphongsô Phạm Hùng
Chưởng ấn
Sau đây là những hình ảnh Tu Viện Kín Camêlô, địa chỉ 72 Nguyễn Thái Học, Hà Nội, tiếp tục bị phá bỏ ngày 30 tháng 5 năm 2011:
Giáo Xứ Cầu Rầm: Hoa lòng dâng kính Mẹ tổng kết tháng Hoa
Ant-Fx Davimanh
11:13 01/06/2011
Giáo Xứ Cầu Rầm: Hoa lòng dâng kính Mẹ tổng kết tháng Hoa
Tháng 5 là Tháng Đức Mẹ hay chúng ta thường gọi là Tháng Hoa, trong tháng này Giáo Hội đã long trọng dành riêng kính Đức Mẹ trọn tháng. Khắp mọi nơi đoàn con cái Mẹ cùng nhau dâng lên Mẹ nhiều đoá hoa với nhiều muôn màu từ Xanh, Đỏ, Tím, Vàng… Bên cạnh đó mỗi người tín hữu cũng dâng lên Mẹ những việc lành mình đã hy sinh trong Tháng Hoa.
Xem hình dâng hoa
Hòa chung trong tháng hoa dâng kính Mẹ, toàn thể giáo dân thuộc giáo xứ Cầu Rầm đã gom góm những bông hoa lòng mà họ đã tích góp được bằng những việc lành, sự hy sinh của mình trong tháng để dâng kính Mẹ. Giờ đây tháng Hoa đã kết thúc và tháng Kính Thánh Tâm Chúa Giê-Su đã bắt đầu, đoàn con Giáo Xứ Cầu Rầm long trọng tổ chức Đêm Dâng Hoa Kính Mẹ. Mở đầu là lời nhắn nhủ của Lm. Quản Xứ: FX Hoàng Sĩ Hướng: “ hôm nay mỗi người chúng ta đến đây không phải là xem biểu diễn văn nghệ, mà chúng ta đến đây với tâm tình người con thảo dâng lên Mẹ của mình lời ca, tiếng hát chúc tụng và tạ ơn. Và hôm nay đây, mỗi người con cái chúng ta hãy cầm một nhành Hoa, nén Hương để dâng lên Mẹ, chúng ta không dừng lại ở vẻ đẹp bề ngoài nhưng dâng hy sinh, dâng lòng mến của ta hợp với bông Hoa đó để kính Đức Mẹ, gói gém tất cả những việc lành trong tháng qua và đồng thời mở cho chúng ta những việc lành mới trong Tháng Trái Tim này. Và chúng ta tiếp tục làm nhiều việc lành để có những bông Hoa Thiêng đẹp hơn, sống động hơn để chúng ta dâng lên nhờ Mẹ chuyển cầu lên Thiên Chúa. Tháng hoa đã kết thúc rồi, những người con nào đang còn mắc nợ những bông hoa lòng đó, thì mọi người hãy cố gắng gom góp trong tháng 6 sắp tới, tháng mà Giáo Hội đã dành riêng để tôn kính Trái Tim cực thánh Chúa Giêsu, để nhờ Đức Mẹ chuyền cầu mà dâng lên Chúa Giêsu trong tháng tới… ”
Trong Tháng Hoa những bài hát, câu thơ mang âm điệu nhẹ nhàng vang lên quen thuộc đưa mỗi người tín hữu chúng ta về gần với Mẹ, về bên Chúa và sống trong những ngày tháng êm đềm. Từ đây mỗi con chiên tìm lại được tâm hồn đích thực và mục đích sống của người Ki-Tô hữu. Có Nhạc Sỹ Duy Tân đã sáng tác bài hát bất hủ: “ĐÂY THÁNG HOA”.
"Đây tháng hoa, chúng con trung thành thật thà. Dâng tiến hoa lòng mến dâng lời cung chúc. Hương sắc bay tỏa ngát nhan Mẹ diễm phúc. Muôn tháng qua lòng mến yêu Mẹ không nhòa.
- Đây muôn hoa đẹp còn tươi thắm xinh vô ngần. Đây muôn tâm hồn bay theo lời ca tiến dâng. Ôi Maria, Mẹ tung xuống muôn hoa trời. Để đời chúng con đẹp vui, nhớ quê xa vời.
- Muôn dân trên trần mừng vui đón tháng hoa về. Vang ca tưng bừng ngợi khen tạ ơn khắp nơi. Ánh hồng sắc hương càng tô thắm xinh nhan Mẹ. Sóng nhạc reo vang tràn lan đến muôn muôn đời".
Sau những lời ca tiếng hát dâng lên Mẹ, toàn thể giáo dân có mặt trong buổi dâng hoa đã dâng lên lên mẹ những bông hoa hồng, hoa cúc tượng trưng cho những việc lành, những hy sinh của họ trong tháng để dâng lên Mẹ, xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa cho mỗi người được tràn đầy ơn lành hồn xác của Thiên Chúa. Buổi dâng hoa kết thúc, mỗi người ra về với quyết tâm sẽ tiếp tục dành những bông hoa lòng từ những hy sinh của họ trong tháng tới để nhờ Đức Mẹ cầu bầu cùng Thiên Chúa ban cho họ sức mạnh, ơn bền độ để họ sống làm chứng cho Thiên Chúa trong bối cảnh xã hội đầy dẫy sự cám dỗ.
Ant-Fx Davimanh
Tháng 5 là Tháng Đức Mẹ hay chúng ta thường gọi là Tháng Hoa, trong tháng này Giáo Hội đã long trọng dành riêng kính Đức Mẹ trọn tháng. Khắp mọi nơi đoàn con cái Mẹ cùng nhau dâng lên Mẹ nhiều đoá hoa với nhiều muôn màu từ Xanh, Đỏ, Tím, Vàng… Bên cạnh đó mỗi người tín hữu cũng dâng lên Mẹ những việc lành mình đã hy sinh trong Tháng Hoa.
Xem hình dâng hoa
Hòa chung trong tháng hoa dâng kính Mẹ, toàn thể giáo dân thuộc giáo xứ Cầu Rầm đã gom góm những bông hoa lòng mà họ đã tích góp được bằng những việc lành, sự hy sinh của mình trong tháng để dâng kính Mẹ. Giờ đây tháng Hoa đã kết thúc và tháng Kính Thánh Tâm Chúa Giê-Su đã bắt đầu, đoàn con Giáo Xứ Cầu Rầm long trọng tổ chức Đêm Dâng Hoa Kính Mẹ. Mở đầu là lời nhắn nhủ của Lm. Quản Xứ: FX Hoàng Sĩ Hướng: “ hôm nay mỗi người chúng ta đến đây không phải là xem biểu diễn văn nghệ, mà chúng ta đến đây với tâm tình người con thảo dâng lên Mẹ của mình lời ca, tiếng hát chúc tụng và tạ ơn. Và hôm nay đây, mỗi người con cái chúng ta hãy cầm một nhành Hoa, nén Hương để dâng lên Mẹ, chúng ta không dừng lại ở vẻ đẹp bề ngoài nhưng dâng hy sinh, dâng lòng mến của ta hợp với bông Hoa đó để kính Đức Mẹ, gói gém tất cả những việc lành trong tháng qua và đồng thời mở cho chúng ta những việc lành mới trong Tháng Trái Tim này. Và chúng ta tiếp tục làm nhiều việc lành để có những bông Hoa Thiêng đẹp hơn, sống động hơn để chúng ta dâng lên nhờ Mẹ chuyển cầu lên Thiên Chúa. Tháng hoa đã kết thúc rồi, những người con nào đang còn mắc nợ những bông hoa lòng đó, thì mọi người hãy cố gắng gom góp trong tháng 6 sắp tới, tháng mà Giáo Hội đã dành riêng để tôn kính Trái Tim cực thánh Chúa Giêsu, để nhờ Đức Mẹ chuyền cầu mà dâng lên Chúa Giêsu trong tháng tới… ”
Trong Tháng Hoa những bài hát, câu thơ mang âm điệu nhẹ nhàng vang lên quen thuộc đưa mỗi người tín hữu chúng ta về gần với Mẹ, về bên Chúa và sống trong những ngày tháng êm đềm. Từ đây mỗi con chiên tìm lại được tâm hồn đích thực và mục đích sống của người Ki-Tô hữu. Có Nhạc Sỹ Duy Tân đã sáng tác bài hát bất hủ: “ĐÂY THÁNG HOA”.
"Đây tháng hoa, chúng con trung thành thật thà. Dâng tiến hoa lòng mến dâng lời cung chúc. Hương sắc bay tỏa ngát nhan Mẹ diễm phúc. Muôn tháng qua lòng mến yêu Mẹ không nhòa.
- Đây muôn hoa đẹp còn tươi thắm xinh vô ngần. Đây muôn tâm hồn bay theo lời ca tiến dâng. Ôi Maria, Mẹ tung xuống muôn hoa trời. Để đời chúng con đẹp vui, nhớ quê xa vời.
- Muôn dân trên trần mừng vui đón tháng hoa về. Vang ca tưng bừng ngợi khen tạ ơn khắp nơi. Ánh hồng sắc hương càng tô thắm xinh nhan Mẹ. Sóng nhạc reo vang tràn lan đến muôn muôn đời".
Sau những lời ca tiếng hát dâng lên Mẹ, toàn thể giáo dân có mặt trong buổi dâng hoa đã dâng lên lên mẹ những bông hoa hồng, hoa cúc tượng trưng cho những việc lành, những hy sinh của họ trong tháng để dâng lên Mẹ, xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa cho mỗi người được tràn đầy ơn lành hồn xác của Thiên Chúa. Buổi dâng hoa kết thúc, mỗi người ra về với quyết tâm sẽ tiếp tục dành những bông hoa lòng từ những hy sinh của họ trong tháng tới để nhờ Đức Mẹ cầu bầu cùng Thiên Chúa ban cho họ sức mạnh, ơn bền độ để họ sống làm chứng cho Thiên Chúa trong bối cảnh xã hội đầy dẫy sự cám dỗ.
Ant-Fx Davimanh
Thánh lễ Tạ Ơn của Giáo họ Nghi Đông được thành lập
Nghi Đông
19:20 01/06/2011
VINH - Giáo họ Nghi Đông đã tổ chức thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa, mừng rước bằng thành lập giáo họ và mừng lễ thánh Joan Baotixita quan thầy. Sau đây là Lời cám ơn Ngày Lễ Tạ Ơn:
Xem hình ảnh
Trọng kính Đức Cha, quý cha, quý khách cùng toàn thể cộng đồng dân Chúa.
Thật là hạnh phúc và vinh dự cho giáo xứ Nghi Lộc chúng con nói chung, đặc biệt là cho giáo họ Nghi Đông khi được Đức Cha trao ban cho chúng con quyết định được thành lập giáo họ mới.
Thay lời cho toàn thể cộng đoàn, trước hết chúng con xin tri ân và cảm tạ Đức Cha: với công việc mục vụ của Giáo phận lớn lao, Đức Cha đã dành cho chúng con, một ưu ái đặc biệt, một sự khích lệ không thể nói hết được. Chúng con xin tri ân và cảm tạ!
Chúng con xin tri ân Đức Cha già Phaolô Maria: Đức Cha đã quá thương chúng con: Ngài đã báo cáo lên tỉnh để thành lập giáo họ chúng con. Khi chúng con chưa dám ngỏ lời, Đức Cha đã chiếu cố và soi xét đến nỗi thiếu thốn và sự cần thiết của chúng con. Chúng con xin hết lòng cảm tạ và tri ân.
Chúng con xin tri ân quý cha hạt, các cha trong hạt, cha quản xứ, quý cha quê hương. Vì tình thương, các cha đã về dâng lễ cầu nguyện cho giáo họ chúng con.
Đặc biệt, chúng con xin tri ân cha quản xứ tiền nhiệm: cha đã trăn trở để lo lắng cho chúng con. Tuy hôm nay cha đã hết nhiệm vụ nhưng không bao giờ quên lời thăm hỏi và khích lệ chúng con.
Chúng con xin tri ân cha quản xứ đương nhiệm. Cha đã lo lắng làm sao cho thánh lễ hôm nay được tốt đẹp. Nhìn chặng đường tương lai của chúng con còn dài và rất nặng nề đang đè lên đôi vai cha, xin cha vui lòng và luôn nâng đỡ chúng con. Nguyện xin Thiên Chúa Ba Ngôi, Mẹ Maria và thánh quan thầy luôn đồng hành với cha để cha vượt qua.
Chúng tôi xin tri ân các cấp chính quyền: các ngài đã biết nhìn những sự cần thiết của giáo họ chúng tôi và đã không quản khó nhọc, lo lắng cho chúng tôi có được ngày hôm nay. Sự hiện diện của quý vị hôm nay là một niềm khích lệ cho chúng tôi.
Chúng tôi xin tri ân HĐMV giáo xứ, các giáo họ đã cùng cộng tác với chúng tôi để thánh lễ được long trọng và sốt sắng.
Chúng tôi xin cám ơn ca đoàn các giáo họ, ban âm thanh ánh sáng, ban lễ sinh, các ban nghành đã đóng góp cho buổi lễ có kết quả.
Chúng tôi xin cám ơn cộng đoàn giáo xứ, cộng đoàn bà con lương dân trong và ngoài xóm đã đến tham dự thánh lễ với chúng tôi. Thay lời cho hơn 600 con tim của giáo họ Nghi Đông, chúng con xin chân thành cảm ơn Đức Cha, quý cha, quý vị đại biểu cùng toàn thể cộng đoàn.
Xem hình ảnh
Trọng kính Đức Cha, quý cha, quý khách cùng toàn thể cộng đồng dân Chúa.
Thật là hạnh phúc và vinh dự cho giáo xứ Nghi Lộc chúng con nói chung, đặc biệt là cho giáo họ Nghi Đông khi được Đức Cha trao ban cho chúng con quyết định được thành lập giáo họ mới.
Thay lời cho toàn thể cộng đoàn, trước hết chúng con xin tri ân và cảm tạ Đức Cha: với công việc mục vụ của Giáo phận lớn lao, Đức Cha đã dành cho chúng con, một ưu ái đặc biệt, một sự khích lệ không thể nói hết được. Chúng con xin tri ân và cảm tạ!
Chúng con xin tri ân Đức Cha già Phaolô Maria: Đức Cha đã quá thương chúng con: Ngài đã báo cáo lên tỉnh để thành lập giáo họ chúng con. Khi chúng con chưa dám ngỏ lời, Đức Cha đã chiếu cố và soi xét đến nỗi thiếu thốn và sự cần thiết của chúng con. Chúng con xin hết lòng cảm tạ và tri ân.
Chúng con xin tri ân quý cha hạt, các cha trong hạt, cha quản xứ, quý cha quê hương. Vì tình thương, các cha đã về dâng lễ cầu nguyện cho giáo họ chúng con.
Đặc biệt, chúng con xin tri ân cha quản xứ tiền nhiệm: cha đã trăn trở để lo lắng cho chúng con. Tuy hôm nay cha đã hết nhiệm vụ nhưng không bao giờ quên lời thăm hỏi và khích lệ chúng con.
Chúng con xin tri ân cha quản xứ đương nhiệm. Cha đã lo lắng làm sao cho thánh lễ hôm nay được tốt đẹp. Nhìn chặng đường tương lai của chúng con còn dài và rất nặng nề đang đè lên đôi vai cha, xin cha vui lòng và luôn nâng đỡ chúng con. Nguyện xin Thiên Chúa Ba Ngôi, Mẹ Maria và thánh quan thầy luôn đồng hành với cha để cha vượt qua.
Chúng tôi xin tri ân các cấp chính quyền: các ngài đã biết nhìn những sự cần thiết của giáo họ chúng tôi và đã không quản khó nhọc, lo lắng cho chúng tôi có được ngày hôm nay. Sự hiện diện của quý vị hôm nay là một niềm khích lệ cho chúng tôi.
Chúng tôi xin tri ân HĐMV giáo xứ, các giáo họ đã cùng cộng tác với chúng tôi để thánh lễ được long trọng và sốt sắng.
Chúng tôi xin cám ơn ca đoàn các giáo họ, ban âm thanh ánh sáng, ban lễ sinh, các ban nghành đã đóng góp cho buổi lễ có kết quả.
Chúng tôi xin cám ơn cộng đoàn giáo xứ, cộng đoàn bà con lương dân trong và ngoài xóm đã đến tham dự thánh lễ với chúng tôi. Thay lời cho hơn 600 con tim của giáo họ Nghi Đông, chúng con xin chân thành cảm ơn Đức Cha, quý cha, quý vị đại biểu cùng toàn thể cộng đoàn.
Hình ảnh Thánh lễ Tiên Khấn của các Chị Dòng PhaoLô địa hạt Hà Nội
Banabê Xuân Hoà
19:17 01/06/2011
HÀ NỘI - Sáng ngày 31-5-2011 tại nguyện đường Sanmaria, Dòng Thánh Phaolô thành Chartres, địa hạt Hà Nội, hân hoan đón nhận thêm 9 Chị Tập sinh tuyên khấn lần đầu.
Xem hình ảnh Lễ Khấn
Thánh lễ do Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn chủ tế cùng với Đức Cha phụ tá Lôrensô và các Linh Mục trong địa hạt đồng tế. Thánh lễ còn có sự hiện diện của các tu sĩ, các Cộng Đoàn cùng các thân nhân của các Chị.
Như chúng ta đã biết, khu Nhà Dòng đang bị đập phá. Tòa TGM Hà Nội đã có văn thư khiếu nại ngày 30/05/2011, thế nhưng trong chính ngày lệ khấn của các Sơ ngày 31/05/2011, công ty xây dựng vẫn tiếp tục phá hủy tường và mái của tòa nhà Tu Viện Kín có Thánh Giá.
Xem hình ảnh Lễ Khấn
Thánh lễ do Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn chủ tế cùng với Đức Cha phụ tá Lôrensô và các Linh Mục trong địa hạt đồng tế. Thánh lễ còn có sự hiện diện của các tu sĩ, các Cộng Đoàn cùng các thân nhân của các Chị.
Như chúng ta đã biết, khu Nhà Dòng đang bị đập phá. Tòa TGM Hà Nội đã có văn thư khiếu nại ngày 30/05/2011, thế nhưng trong chính ngày lệ khấn của các Sơ ngày 31/05/2011, công ty xây dựng vẫn tiếp tục phá hủy tường và mái của tòa nhà Tu Viện Kín có Thánh Giá.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tàu lạ gần bờ!
lykhách
06:07 01/06/2011
Bởi tàu ập sát bờ, Tàu ô chẳng ở xa
“Mười sáu chữ vàng” rõ quan hệ xỏ lá
“Bốn Tốt” thật …bốn cái ngu mà!
Cao nguyên: Tàu, rừng: Tàu, giờ biển: lắm Tàu
E Bộ Chính Trị, bao…Tàu gian thả neo?
Mấy ngàn năm mấy nghìn lần đổ máu
Cái ngu thời nay biết có thoát tay Tàu?
Thế nước yếu, thế Tàu mạnh, xưa nay vẫn thế
Nhưng chính nghĩa chẳng bao trong tay kẻ xâm lăng
Cổ kim chứng minh ngàn lần Tàu không thể
Nô lệ dân tộc này khi nối kết tâm dân
Mà nhân tâm thời nay rời như cát
Bởi chế độ tột tham nhũng thối nát
Trí thức, thượng lưu tận hưởng thụ, hưởng lạc
Mặc non sông, mặc dân tình xơ xác!
Tàu lạ ngày càng chiếm sát bờ
Ngư dân nhà nước bỏ bơ vơ
Máy bay, tàu chiến sắm chi chớ?
Quân đội anh hùng vẫn làm lơ!
Thống nhất đã hơn ba mươi lăm năm
Rồng người cao bay, rồng ta còn nằm
Hưởng thụ ươn hèn hùa chính quyền tham nhũng
Làm cạn mòn chính khí Việt Nam
Tàu càng gần bờ, nước càng gần tai họa
Độc đảng bao năm vẫn chưa sáng mắt ra
Lãnh đạo thời nay đã tận cùng thoái hóa
Chính lũ tham quan sẽ cõng rắn cắn gà nhà!
Đức không lớn không nên lãnh đạo lớn
Trí không cao càng không thể cầm quyền
Tâm tối tăm không nên lắm của tiền
Chính khí nhụt nên Tàu ập sát biển
Rồi chiến chinh sẽ chuyện chẳng đặng đừng
Giữ đất ông bà giá máu lệ toàn dân!
Mấy mươi năm dân tộc này chịu đựng
Tàu tới gần bờ, đảng chưa đổi bất nhân!
Phải chăng nhà nước csVN đang tiêu diệt ý chí chống giặc Phương Bắc của dân tộc VN?
Hà Long
14:09 01/06/2011
Việc gì đến cũng phải đến mặc dù lo sợ từ 10 năm, 20 năm, 30 năm qua: Hiểm họa của giặc Phương Bắc đang đến trước ao nhà Biển Đông của Việt Nam.
36 năm trả giá đắt bằng xương máu cho cuộc xâm lăng chiếm trọn miền Nam VN. Cuộc chiến thắng thần kỳ làm cho Mỹ cút Ngụy nhào, phần lớn phải dựa vào sức người và vũ khí của cộng sản Tàu và Liên Xô. Niềm vui chiến thắng chưa trọn vẹn thì chỉ 4 năm sau phải đối mặt với chiếc mặt lạ "xâm lược" của người anh cả vĩ đại Phương Bắc vào năm 1979 với 85.000 quân tràn qua biên giới nhằm "dạy cho Việt Nam một bài học", như lịch sử VN đã ngàn năm chứng minh hiểm họa xâm lăng này. Hai đứa đồng tâm kết bạn đánh Mỹ đã trở mặt giết nhau! Căng thẳng chiến tranh tại biên giới tiếp tục sau đó từ năm 1984 đến 1989, sau cùng khi ký kết hiệp định biên giới vào năm 1990 Việt Nam đã mất phần đất núi Lão Sơn.
Năm 1988 cs Tàu đưa chiến thuyền đánh chiếm các bãi đá và đảo của VN ở Trường Sa như Đá Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Huy Gơ, Xu Bi và đảo Gạc Ma. Nhắc thêm vào năm 1974 giặc Phương Bắc đã xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa trong tay chính quyền miền Nam Việt Nam, nhưng lúc đó cộng sản Bắc Việt đã im lặng như muốn thầm công nhận sự xâm lược này.
Năm 1999 ký hiệp ước biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc thì VN đã "tự dâng hiến" một phần Thác Bản Giốc và bãi Tục Lãm nằm tại xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng cho giặc Phương Bắc. Người Pháp cho rằng Thác Bản Giốc cùng với vùng chung quanh là một thắng cảnh tuyệt đẹp của Miền Bắc. Đẹp đến nỗi báo Tàu Sina đã ca ngợi "Thác nước Detian - Thiên đường chốn hạ giới" (người Tàu đặt tên Detian = Đức Thiên) và chính tờ báo Đảng Lao Động đưa tin ngày 23/02/2011 như một kẻ phản bội tổ quốc lúc đưa tin: Dòng thác là một trong những "cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời nhất đất nước Trung Hoa" nằm ở thị trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Tiếp tục đến năm 2010 lòng tốt "hảo hảo" của anh bạn 16 chữ vàng và 4 tốt đang biến Biển Đông thành cái ao lưỡi bò của họ và ngày 28/5/2011 ba chiếc tàu hải giám của Phương Bắc xông thẳng vào khu vực lãnh hải cắt cáp tàu Bình Minh 02 của VN.
Hôm nay, 01/6/2011 toàn bộ guồng máy tuyên truyền của 700 tờ báo lề phải ngợi ca viết bài, hội thảo về 100 năm cứu nước của Nguyễn Tất Thành, lúc đó vừa 21 tuổi, ngày 05/6/1911 đã lên một chiếc tàu biển ra đi tìm đường cứu nước. Truyền thông nhà nước ca ngợi bằng các tít báo: "Hồ Chí Minh-Hành trình tìm đường cứu nước" (Đài Truyền Hình VN), "Bến cảng Sài Gòn - nơi mở đầu hành trình vĩ đại của Người" (Dân Trí), "Cuộc hành trình vì tương lai của dân tộc" (Nhân Dân), "Ngày khởi đầu cho cuộc hành trình vĩ đại" (VietNamNet), "Trăm năm - một hành trình" (Người Lao Động), "Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước mở ra hành trình giành độc lập, tự do cho dân tộc" (SG Giải Phóng), v.v…
Khoác vào chiếc áo "giành độc lập, tự do cho dân tộc" nhờ vào cs Tàu để rồi bị chính họ vẫn theo thói quen truyền kiếp kéo quân xâm lăng Nam Việt bằng cách xâm phạm vùng biển Việt Nam ngày 28/5/2011. Ba chiếc tàu của Phương Bắc xông thẳng vào khu vực mà tàu Bình Minh 02 của Việt Nam đang khảo sát địa chấn trong thềm lục địa của Việt Nam, giống như bọn cướp biển hung dữ và cắt đứt cáp tàu của Bình Minh 02. Hành động khiêu khích này chẳng khác chi khiêu chiến xâm lăng lãnh thổ muốn châm ngòi cho chiến tranh giữa hai quốc gia.
"Trăm năm - một hành trình" để rồi lót đường cho giặc Phương Bắc trở lại xâm chiếm? Điều này có đích đáng và tự hào không?
Điều tệ hại - sự phải bội dân tộc dưới chiêu bài "giành độc lập, tự do cho dân tộc" đã làm liệt kháng tinh thần bất khuất của Hai Bà Trưng, Trần Quốc Toản, Nguyễn Huệ Quang Trung, v.v… bằng những mũi thuốc gây mê cực mạnh "Anh Bạn 16 chữ vàng" và "4 tốt" từ những người cộng sản Việt Nam. Họ đang tiêu diệt từ trứng nước các đề kháng của toàn dân tộc VN chống lại giặc Phương Bắc. Điển hình vụ Điếu Cày, Mẹ Nấm với Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam.
Nhà nước csVN đang tiêu diệt ý chí chống giặc Phương Bắc của dân tộc VN?
Có thể nói rằng đảng csVN đang chủ trương tiêu diệt ý chí chống giặc Phương Bắc của dân tộc VN. Qua sự kiện cát cáp của Bình Minh 02, tuy đã nêu danh giặc Tàu thay vì trước đây chỉ dám gọi tên bằng những "tàu lạ" nhưng ai theo dõi báo chí lề phải thì hiếm hoi thấy họ mở rộng bình luận cho người dân tham gia phát biểu ý kiến, nếu có đi nữa thì chỉ đếm được các bình luận trên đầu ngón tay. Ví dụ tờ VnExpress trong 6 tít báo chỉ có duy nhất 4 bình luận, tờ Người LĐ với bình luận mở tương đối có nhiều người viết tham gia trong mọi đề tài thế mà vụ Bình Minh 02 có bài báo chỉ có 2 hoặc 3 và chưa bao giờ lên đến 10 bình luận, tờ Tuổi Trẻ năng động trong tường trình nóng hổi này cũng chẳng đạt qua ngưỡng cửa 10 bình luận của mỗi bài viết.
Lý do vì sao? Sự trả lời đã có qua gương bắt bớ tù đày của Điếu Cày, Mẹ Nấm. Nếu làm cho ông Bạn vàng Phương Bắc buồn phiền thì có thể bị kết thành tội "diễn biến hòa bình" rất dễ dàng, một trong những trọng tội thuộc về tiết lộ bí mật quốc gia theo định nghĩa của csVN.
Điểm chú ý cho những tờ báo đảng chính quy như Nhân Dân, Đảng CSVN, Quân đội ND thì hầu như đám "bồi bút lề phải" đang "cầm bút bất động" làm ngơ về sự xâm lăng này.
Nhìn qua nước láng giềng Campuchia, dân tộc Việt Nam không khỏi hổ thẹn khi thấy một dân tộc chỉ hơn chục triệu người cũng cố quyết thủ bảo vệ giang sơn của họ tại ngôi đền cổ Preah Vihear nơi biên giới Thái Lan. Quan hệ Campuchia-Thái Lan gặp nhiều khó khăn trong nhiều năm qua về sự tranh chấp này, nhưng dân tộc Campuchia vẫn hiên ngang đòi lẽ phải vì Tòa án Công lý Quốc tế vào năm 1962 xác nhận đền Preah Vihear nằm trên lãnh thổ Campuchia.
Sự liệt kháng chống lại giặc Phương Bắc rõ nét nhất là chưa có một người VN nào dám bén mảng đến trước đại sứ quán hoặc lãnh sự quán TQ phản đối sự xâm lăng lãnh thổ VN của cs Tàu, ít nhất tới thời điểm này.
Nhà nước csVN vẫn theo thông lệ của kẻ "đàn em nghèo đói" ăn nói qua loa qua bà Nguyễn Phương Nga - nữ phát ngôn của Bộ ngoại giao Việt Nam trước một nước lớn, chẳng khác nào như những câu nói thuộc lòng của trẻ lên 3 mà Bộ ngoại giao VN vẫn trả bài từ năm 2005 theo sự gia tăng đàn áp ngư phủ VN từ những "tàu lạ", chỉ khác lần này hôm 29/5/2011 bà Nga nêu gọi đích danh kẻ phá hoại:
"Quan điểm của Việt Nam về vấn đề này là hết sức rõ ràng. Việt Nam kiên quyết phản đối hành động của phía Trung Quốc phá hoại, cản trở hoạt động thăm dò, khảo sát bình thường của Việt Nam trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây thiệt hại lớn cho Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam.
Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam.
Việt Nam hoàn toàn bác bỏ tuyên bố ngày 28/5 của phía Trung Quốc. Cần làm rõ một số điểm như sau: Trước hết, khu vực mà Việt Nam tiến hành thăm dò hoàn toàn nằm trong khu vực vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam theo Công ước Luật Biển 1982.
Đây hoàn toàn không phải là khu vực tranh chấp, lại càng không thể nói là khu vực do Trung Quốc quản lý. Phía Trung Quốc đang cố tình làm cho dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp."
Từ nhiều năm nay csVN chỉ hành xử duy nhất bằng cái miệng: kêu gọi, năn nỉ, thiếu điều quỳ xuống tiếp tục van xin: "Chúng tôi mong rằng Trung Quốc là một nước lớn thì sẽ thể hiện vai trò có trách nhiệm của một nước lớn và thực hiện đúng tinh thần tuyên bố của lãnh đạo cấp cao Trung Quốc".
Lần dở lại vài dữ kiện của năm 2005 việc Trung Quốc tấn công giết chết nhiều ngư dân Việt Nam thì Bộ Ngoại Giao VN lên tiếng phản đối và sau đó "tàu lạ" vẫn tiếp tục xâm phạm lãnh thổ VN cho đến 2011:
"Chúng tôi coi việc tàu Trung Quốc bắn chết 9 ngư dân Việt Nam (ngày 8 tháng 1 năm 2005) và làm bị thương nhiều người khác, gây thiệt hại đến tài sản và ngư cụ của ngư dân Việt Nam là nghiêm trọng."
Hoặc là
"Việt Nam đã yêu cầu phía Trung Quốc có các biện pháp tích cực nhằm ngăn chặn và chấm dứt ngay những hành động sai trái trên, cho điều tra và xử lý nghiêm những kẻ bắn chết người".
Mặc sức phản kháng "mạnh" bằng miệng từ phía VN nhằm kiềm chế trên tinh thần hòa bình hữu nghị với 16 chữ vàng, cộng sản Tàu vẫn gia tăng hằng trăm vụ bắt ngư dân, cướp của, tống tiền, đánh đập và tiếp tục giết ngư dân VN cho đến vụ việc Bình Minh 02 vừa qua.
Biển Đông dậy sóng: Thời đại vươn lên của cánh "Báo Lề Trái" và các Blogger Yêu Nước
Trái ngược với truyền thông lề phải và sự câm miệng của nhà nước csVN thì báo "Lề Trái" và các Blogger Yêu Nước là nguồn thông tin vô tận về tình hình nóng bỏng của Biển Đông qua sự kiện Bình Minh 02. Đáng kể nhất là trang mạng Anh Basam cập nhật hàng giờ các tin tức từ mọi phiá trong nước và quốc tế, lượt người đọc lên đến hơn triệu lần truy cập trong thời gian ngắn và lôi kéo được sự đóng góp của mọi tầng lớp Blogger: nhanh và nhạy bén.
Từ chức năng đưa thông tin của cánh Báo Lề Trái và Blogger Tự Do đã phát xuất lời kêu gọi chung trên các trang mạng truyền tải như một bệnh dịch trên toàn bờ cõi Việt Nam ra đến hải ngoại do Nhật Ký Yêu Nước (NKYN) với hơn 400 chữ ký, đa số là thanh niên trẻ đề nghị. Ghi vào Google tìm tựa đề "Kêu Gọi Tuần Hành Ôn Hòa" đã cho thấy 3.820.000 lần kết quả, một con số thật cao cho thấy sự chú ý của người theo dõi thông tin. Nhật Ký Yêu Nước đang kêu gọi như sau:
Thưa các bạn!
Trung Quốc đã trưng ra bản đồ 12 đoạn "lưỡi bò" tuyên bố 80% diện tích biển ĐÔNG là của họ trong đó ôm trọn cả 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa CỦA VIỆT NAM!
Mới đây, Trung Quốc đã huy động 3 tàu hải giám tấn công tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam ta, điều đáng nói tàu Trung Quốc đã vào sâu trong lãnh hải của Việt Nam, ngang ngược tấn công tàu Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế chứ không phải vùng biển đang tranh chấp chủ quyền, mặt khác, họ trơ tráo gọi đây là hành động "bình thường".
Xét thấy những hành động gây hấn từ phía Trung Quốc không hề hiếm hoi mà gần đây ĐANG NGÀY CÀNG GIA TĂNG không những đối với Việt Nam mà còn đe dọa cả những nước trong khu vực đang tranh chấp, trong đó có Philippines.
Căn cứ vào điều 69 Hiến Pháp năm 1992 của Việt Nam có quy định về quyền được biểu tình của người dân.
Căn cứ vào cuộc thăm dò mới đây của NHẬT KÝ YÊU NƯỚC với gần 400 người, trong đó có gần 300 người đa số là thanh niên, giới trẻ, cho biết họ sẵn sàng tham gia một cuộc tuần hành ông hòa, với mục đích thể hiện lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ lãnh thổ, mong muốn hô to khẩu hiệu phản đối hành động bá quyền, ngang ngược của Trung Quốc.
TỪ ĐÓ…
NHẬT KÝ YÊU NƯỚC cho rằng, một cuộc tuần hành như vậy có thể sẽ không làm cho TRUNG QUỐC dừng tay THẾ NHƯNG đó là một cơ hội huy động sự chú ý của QUỐC TẾ, huy động sự chú ý của toàn dân tộc VIỆT NAM bất kể đảng phái, chính kiến, tôn giáo, trong hay ngoài nước…hễ ai mang dòng máu VIỆT NAM đều gánh trên vai trách nhiệm với TỔ QUỐC khi TỔ QUỐC đang lâm nguy!!!
Chúng ta nhớ rằng năm 2007, một cuộc biểu tình chưa từng có tiền lệ đã diễn ra bởi những thanh niên trẻ yêu nước, họ đã tập trung phản đối trước đại sứ quán Trung Quốc ở cả thủ đô lẫn TP.HCM.
VẬY NÊN, NHẬT KÝ YÊU NƯỚC KÊU GỌI TUẦN HÀNH ÔN HÒA PHẢN ĐỐI TRƯỚC ĐẠI SỨ QUÁN TRUNG QUỐC TẠI HÀ NỘI VA LÃNH SỰ QUÁN TRUNG QUỐC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH vào ngày 5/6/2011.
Cuộc tuần hành này KHÔNG CÓ người chỉ huy, cầm đầu mà tất cả những ai cảm thấy bất bình, muốn bày tỏ lòng yêu nước đều có thể tham gia và vận động người thân, bạn bè tham gia!
Đây là một CUỘC TUẦN HÀNH ÔN HÒA, HOÀN TOÀN BẤT BẠO ĐỘNG! Hoàn toàn hợp với HIẾN PHÁP VIỆT NAM.
Thời gian: 8h sáng ngày 5/6/2011 tại cả hai địa điểm:
(1.) Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội: 46 Phố Hoàng Diệu.
(2.) Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP.HCM: 39 Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1.
KHÔNG MANG bất kỳ vật nhọn, hung khí, chất có thể gây cháy, nổ, nào trong người để tránh bị hiểu nhầm là thành phần xấu.
KHÔNG MANG bất kỳ biểu ngữ nào khác ngoài những biểu ngữ có nội dung "phản đối Trung Quốc". Những khẩu hiệu NKYN gợi ý gồm: "PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC GÂY HẤN", "TRƯỜNG SA, HOÀNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM", "TRUNG QUỐC PHẢI CHẤM DỨT GÂY HẤN", "TRUNG QUỐC PHẢI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CHO VIỆT NAM", "TRẢ LẠI TRƯỜNG SA, HOÀNG SA", "PHẢN ĐỐI ĐƯỜNG LƯỠI BÒ PHI PHÁP" …V..V.. Các biểu ngữ này có thể viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Trung, có thể viết tay trên giấy khổ lớn hoặc in vi tính. Nên là những màu sắc dễ đọc, gây chú ý.
KHÔNG ĐƯỢC đốt cờ, chống trả lực lượng công an giữ trật tự, hay có những hành động quá khích…
KHUYẾN KHÍCH cầm mang theo cờ Việt Nam, áo in màu cờ Việt Nam…
CHÚNG TÔI KÊU GỌI CÁC BẠN, NHỮNG AI QUAN TÂM VÀ BẤT MÃN TRƯỚC NHỮNG HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN, NGANG NGƯỢC CỦA TRUNG QUỐC TRONG THỜI GIAN QUA THAM GIA CUỘC TUẦN HÀNH NGÀY 5/6/2011. CÁC BẠN CÓ THỂ GIÚP SỨC CHO CUỘC TUẦN HÀNH DIỄN RA BẰNG CÁCH CHUYỀN VĂN BẢN NÀY TỚI BẠN BÈ, NGƯỜI THÂN QUA NHỮNG PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN NHƯ TIN NHẮN SMS, BLOG, FACEBOOK, TWITTER,…V..V… HÃY ĐỪNG SỢ SỆT VÌ CÁC BẠN ĐANG ĐỨNG VỀ PHÍA CHÍNH NGHĨA, VỀ PHÍA TỔ QUỐC!!! VÀ CHÚNG TA KHÔNG THỂ ĐỢI LÂU HƠN NỮA ĐỂ CẤT LÊN TIẾNG NÓI!!! (hết trích).
Xin mọi người loan tải tin này để cùng nhau trong hành động cũng như liên kết tinh thần chống lại sự xâm lược của giặc Phương Bắc!
Không ngờ việc giải cứu Việt Nam trước hảm họa xâm lăng của giặc Phương Bắc đang được các anh hùng dân tộc, mệnh danh "Báo Lề Trái" và các dân cư Blogger Tự Do yêu nước biến thành hành động cụ thể. Sức mạnh của thông tin Internet cho thấy gương hy sinh và đấu tranh phò chính nghĩa của những Anh Hùng trẻ tuổi Ai Cập đã lật đổ được giai cấp thống trị của Ai Cập mau chóng trong vòng 18 ngày. Anh Khalid Sayid, 28 tuổi là một nhà hoạt động trên mạng Internet, đã bị cảnh sát Ai Cập đánh chết khi anh đưa lên mạng những đoạn video tố cáo sự tham nhũng của cảnh sát. Và chính sự tàn bạo của cảnh sát Ai Cập đã làm sụp đổ bức tường sợ hãi trong dân chúng. Anh Wael Ghonim, 30 tuổi - là biểu tượng anh hùng của cuộc cách mạng Ai Cập cho báo chí biết rằng: "Họ (chính phủ Ai Cập) không hiểu về mạng xã hội, và họ đánh giá thấp sức mạnh của dân tộc. Vào cuối ngày đó, tôi muốn nói lời cuối cùng của tôi rằng: cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn chế độ ngu xuẩn. Các ông đã làm một điều tốt nhất cho chúng tôi. Các ông đã đánh thức 80 triệu người Ai Cập".
Cánh nhà "Báo Lề Trái" và các dân cư Blogger Tự Do của Việt Nam có thể trở thành các anh hùng như những Bạn Trẻ Ai Cập không? Xung đột Biển Đông có thể đánh thức 86 triệu người Việt Nam chăng?
Tạm kết
Giai đoạn lịch sử của đảng csVN đã sang trang với chiêu bài "giành độc lập, tự do cho dân tộc", giờ đây chính họ phản bội lại lý tưởng và muốn đưa dân tộc Việt Nam vào sự lệ thuộc đô hộ của giặc Phương Bắc. "Trăm năm - một hành trình" để có kết cục thảm bại và xấu hơn ngày chia đôi đất nước 1954, để bị mất đất mất biển từng ngày, để bị tiêu diệt sức đối kháng với ngoại xâm truyền kiếp. Trăm năm cuộc hành trình cứu nước này chẳng khác chi là một sự phản bội dân tộc.
Với cuộc tuần hành ôn hoà chống giặc Phương Bắc vào ngày 05/6/2011 Mẹ Nấm thao thức với tâm thức đui mù của csVN mang danh vì dân tộc vì đất nước: "Biểu tình có thể không giải quyết được vấn đề, nhưng ngăn cấm biểu tình và cho rằng hành vi ngăn chặn này nhằm để bảo vệ "con đường ngoại giao" là cách làm thui chột ý thức dân tộc trong mỗi người trẻ nhanh chóng nhất. Đó cũng là con đường ngắn nhất để triệt tiêu một dân tộc".
Ngày "Kêu Gọi Tuần Hành Ôn Hòa", 5/6/2011 cũng là lúc người dân Việt Nam biết tỏ sức mạnh đòi sự tự do cho Điếu Cày Nguyễn Văn Hải vì ông liên quan đến dòng chữ "Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam" và bị giam tù trước cuộc rước Đuốc Olimpia Bắc Kinh 2008 đi đến thành phố Sài Gòn.
Nếu truyền thông nhà nước csVN hiện tại mạnh mẽ phản đối động thái xâm lăng của cs Tàu qua những bài báo mới nhất mà trước đây không nhà báo lề phải nào dám gọi tên nhắc đến vào năm 2008 như các tít báo nóng bỏng đưa tin trong tuần qua: "Có thể đưa vụ Trung Quốc xâm phạm Việt Nam ra Tòa án quốc tế" (VnExpress), "Hải giám Trung Quốc: Công cụ quấy nhiễu tàu nước ngoài?" (VietnamNet), "Phải ngăn chặn sự xâm lấn biển Đông" (Tuổi Trẻ), "Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế" (Người LĐ), "Khánh kiệt vì tàu Trung Quốc" (Thanh Niên), "Trung Quốc xâm phạm quyền chủ quyền Việt Nam" (VnExpress), "Tàu Trung Quốc bắn đuổi ngư dân Việt Nam" (Thanh Niên), "Phải có tuyên bố chính thức khi chủ quyền của đất nước bị xâm phạm" (Pháp Luật Online), "TQ xâm phạm lãnh hải: Báo chí Việt Nam sôi sục" (Đất Việt), v.v…, thì trước khi đợi giặc Phương Bắc hồi tâm trở lại bản tính lương thiện bồi thường thiệt hại cho VN, tù nhân Điếu Cày phải được trả tự do ngay tức khắc.
Trả tự do vô điều kiện cho Điếu Cày, đó mới là hành động tin tưởng đi liền với lời nói của csVN và có thể tạo nên một tinh thần đoàn kết bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam vì "Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam chúng tôi".
36 năm trả giá đắt bằng xương máu cho cuộc xâm lăng chiếm trọn miền Nam VN. Cuộc chiến thắng thần kỳ làm cho Mỹ cút Ngụy nhào, phần lớn phải dựa vào sức người và vũ khí của cộng sản Tàu và Liên Xô. Niềm vui chiến thắng chưa trọn vẹn thì chỉ 4 năm sau phải đối mặt với chiếc mặt lạ "xâm lược" của người anh cả vĩ đại Phương Bắc vào năm 1979 với 85.000 quân tràn qua biên giới nhằm "dạy cho Việt Nam một bài học", như lịch sử VN đã ngàn năm chứng minh hiểm họa xâm lăng này. Hai đứa đồng tâm kết bạn đánh Mỹ đã trở mặt giết nhau! Căng thẳng chiến tranh tại biên giới tiếp tục sau đó từ năm 1984 đến 1989, sau cùng khi ký kết hiệp định biên giới vào năm 1990 Việt Nam đã mất phần đất núi Lão Sơn.
Năm 1999 ký hiệp ước biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc thì VN đã "tự dâng hiến" một phần Thác Bản Giốc và bãi Tục Lãm nằm tại xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng cho giặc Phương Bắc. Người Pháp cho rằng Thác Bản Giốc cùng với vùng chung quanh là một thắng cảnh tuyệt đẹp của Miền Bắc. Đẹp đến nỗi báo Tàu Sina đã ca ngợi "Thác nước Detian - Thiên đường chốn hạ giới" (người Tàu đặt tên Detian = Đức Thiên) và chính tờ báo Đảng Lao Động đưa tin ngày 23/02/2011 như một kẻ phản bội tổ quốc lúc đưa tin: Dòng thác là một trong những "cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời nhất đất nước Trung Hoa" nằm ở thị trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Tiếp tục đến năm 2010 lòng tốt "hảo hảo" của anh bạn 16 chữ vàng và 4 tốt đang biến Biển Đông thành cái ao lưỡi bò của họ và ngày 28/5/2011 ba chiếc tàu hải giám của Phương Bắc xông thẳng vào khu vực lãnh hải cắt cáp tàu Bình Minh 02 của VN.
Hôm nay, 01/6/2011 toàn bộ guồng máy tuyên truyền của 700 tờ báo lề phải ngợi ca viết bài, hội thảo về 100 năm cứu nước của Nguyễn Tất Thành, lúc đó vừa 21 tuổi, ngày 05/6/1911 đã lên một chiếc tàu biển ra đi tìm đường cứu nước. Truyền thông nhà nước ca ngợi bằng các tít báo: "Hồ Chí Minh-Hành trình tìm đường cứu nước" (Đài Truyền Hình VN), "Bến cảng Sài Gòn - nơi mở đầu hành trình vĩ đại của Người" (Dân Trí), "Cuộc hành trình vì tương lai của dân tộc" (Nhân Dân), "Ngày khởi đầu cho cuộc hành trình vĩ đại" (VietNamNet), "Trăm năm - một hành trình" (Người Lao Động), "Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước mở ra hành trình giành độc lập, tự do cho dân tộc" (SG Giải Phóng), v.v…
Khoác vào chiếc áo "giành độc lập, tự do cho dân tộc" nhờ vào cs Tàu để rồi bị chính họ vẫn theo thói quen truyền kiếp kéo quân xâm lăng Nam Việt bằng cách xâm phạm vùng biển Việt Nam ngày 28/5/2011. Ba chiếc tàu của Phương Bắc xông thẳng vào khu vực mà tàu Bình Minh 02 của Việt Nam đang khảo sát địa chấn trong thềm lục địa của Việt Nam, giống như bọn cướp biển hung dữ và cắt đứt cáp tàu của Bình Minh 02. Hành động khiêu khích này chẳng khác chi khiêu chiến xâm lăng lãnh thổ muốn châm ngòi cho chiến tranh giữa hai quốc gia.
"Trăm năm - một hành trình" để rồi lót đường cho giặc Phương Bắc trở lại xâm chiếm? Điều này có đích đáng và tự hào không?
Điều tệ hại - sự phải bội dân tộc dưới chiêu bài "giành độc lập, tự do cho dân tộc" đã làm liệt kháng tinh thần bất khuất của Hai Bà Trưng, Trần Quốc Toản, Nguyễn Huệ Quang Trung, v.v… bằng những mũi thuốc gây mê cực mạnh "Anh Bạn 16 chữ vàng" và "4 tốt" từ những người cộng sản Việt Nam. Họ đang tiêu diệt từ trứng nước các đề kháng của toàn dân tộc VN chống lại giặc Phương Bắc. Điển hình vụ Điếu Cày, Mẹ Nấm với Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam.
Nhà nước csVN đang tiêu diệt ý chí chống giặc Phương Bắc của dân tộc VN?
Có thể nói rằng đảng csVN đang chủ trương tiêu diệt ý chí chống giặc Phương Bắc của dân tộc VN. Qua sự kiện cát cáp của Bình Minh 02, tuy đã nêu danh giặc Tàu thay vì trước đây chỉ dám gọi tên bằng những "tàu lạ" nhưng ai theo dõi báo chí lề phải thì hiếm hoi thấy họ mở rộng bình luận cho người dân tham gia phát biểu ý kiến, nếu có đi nữa thì chỉ đếm được các bình luận trên đầu ngón tay. Ví dụ tờ VnExpress trong 6 tít báo chỉ có duy nhất 4 bình luận, tờ Người LĐ với bình luận mở tương đối có nhiều người viết tham gia trong mọi đề tài thế mà vụ Bình Minh 02 có bài báo chỉ có 2 hoặc 3 và chưa bao giờ lên đến 10 bình luận, tờ Tuổi Trẻ năng động trong tường trình nóng hổi này cũng chẳng đạt qua ngưỡng cửa 10 bình luận của mỗi bài viết.
Điểm chú ý cho những tờ báo đảng chính quy như Nhân Dân, Đảng CSVN, Quân đội ND thì hầu như đám "bồi bút lề phải" đang "cầm bút bất động" làm ngơ về sự xâm lăng này.
Nhìn qua nước láng giềng Campuchia, dân tộc Việt Nam không khỏi hổ thẹn khi thấy một dân tộc chỉ hơn chục triệu người cũng cố quyết thủ bảo vệ giang sơn của họ tại ngôi đền cổ Preah Vihear nơi biên giới Thái Lan. Quan hệ Campuchia-Thái Lan gặp nhiều khó khăn trong nhiều năm qua về sự tranh chấp này, nhưng dân tộc Campuchia vẫn hiên ngang đòi lẽ phải vì Tòa án Công lý Quốc tế vào năm 1962 xác nhận đền Preah Vihear nằm trên lãnh thổ Campuchia.
Sự liệt kháng chống lại giặc Phương Bắc rõ nét nhất là chưa có một người VN nào dám bén mảng đến trước đại sứ quán hoặc lãnh sự quán TQ phản đối sự xâm lăng lãnh thổ VN của cs Tàu, ít nhất tới thời điểm này.
Nhà nước csVN vẫn theo thông lệ của kẻ "đàn em nghèo đói" ăn nói qua loa qua bà Nguyễn Phương Nga - nữ phát ngôn của Bộ ngoại giao Việt Nam trước một nước lớn, chẳng khác nào như những câu nói thuộc lòng của trẻ lên 3 mà Bộ ngoại giao VN vẫn trả bài từ năm 2005 theo sự gia tăng đàn áp ngư phủ VN từ những "tàu lạ", chỉ khác lần này hôm 29/5/2011 bà Nga nêu gọi đích danh kẻ phá hoại:
"Quan điểm của Việt Nam về vấn đề này là hết sức rõ ràng. Việt Nam kiên quyết phản đối hành động của phía Trung Quốc phá hoại, cản trở hoạt động thăm dò, khảo sát bình thường của Việt Nam trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây thiệt hại lớn cho Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam.
Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam.
Việt Nam hoàn toàn bác bỏ tuyên bố ngày 28/5 của phía Trung Quốc. Cần làm rõ một số điểm như sau: Trước hết, khu vực mà Việt Nam tiến hành thăm dò hoàn toàn nằm trong khu vực vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam theo Công ước Luật Biển 1982.
Đây hoàn toàn không phải là khu vực tranh chấp, lại càng không thể nói là khu vực do Trung Quốc quản lý. Phía Trung Quốc đang cố tình làm cho dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp."
Lần dở lại vài dữ kiện của năm 2005 việc Trung Quốc tấn công giết chết nhiều ngư dân Việt Nam thì Bộ Ngoại Giao VN lên tiếng phản đối và sau đó "tàu lạ" vẫn tiếp tục xâm phạm lãnh thổ VN cho đến 2011:
"Chúng tôi coi việc tàu Trung Quốc bắn chết 9 ngư dân Việt Nam (ngày 8 tháng 1 năm 2005) và làm bị thương nhiều người khác, gây thiệt hại đến tài sản và ngư cụ của ngư dân Việt Nam là nghiêm trọng."
Hoặc là
"Việt Nam đã yêu cầu phía Trung Quốc có các biện pháp tích cực nhằm ngăn chặn và chấm dứt ngay những hành động sai trái trên, cho điều tra và xử lý nghiêm những kẻ bắn chết người".
Mặc sức phản kháng "mạnh" bằng miệng từ phía VN nhằm kiềm chế trên tinh thần hòa bình hữu nghị với 16 chữ vàng, cộng sản Tàu vẫn gia tăng hằng trăm vụ bắt ngư dân, cướp của, tống tiền, đánh đập và tiếp tục giết ngư dân VN cho đến vụ việc Bình Minh 02 vừa qua.
Biển Đông dậy sóng: Thời đại vươn lên của cánh "Báo Lề Trái" và các Blogger Yêu Nước
Trái ngược với truyền thông lề phải và sự câm miệng của nhà nước csVN thì báo "Lề Trái" và các Blogger Yêu Nước là nguồn thông tin vô tận về tình hình nóng bỏng của Biển Đông qua sự kiện Bình Minh 02. Đáng kể nhất là trang mạng Anh Basam cập nhật hàng giờ các tin tức từ mọi phiá trong nước và quốc tế, lượt người đọc lên đến hơn triệu lần truy cập trong thời gian ngắn và lôi kéo được sự đóng góp của mọi tầng lớp Blogger: nhanh và nhạy bén.
Từ chức năng đưa thông tin của cánh Báo Lề Trái và Blogger Tự Do đã phát xuất lời kêu gọi chung trên các trang mạng truyền tải như một bệnh dịch trên toàn bờ cõi Việt Nam ra đến hải ngoại do Nhật Ký Yêu Nước (NKYN) với hơn 400 chữ ký, đa số là thanh niên trẻ đề nghị. Ghi vào Google tìm tựa đề "Kêu Gọi Tuần Hành Ôn Hòa" đã cho thấy 3.820.000 lần kết quả, một con số thật cao cho thấy sự chú ý của người theo dõi thông tin. Nhật Ký Yêu Nước đang kêu gọi như sau:
Thưa các bạn!
Trung Quốc đã trưng ra bản đồ 12 đoạn "lưỡi bò" tuyên bố 80% diện tích biển ĐÔNG là của họ trong đó ôm trọn cả 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa CỦA VIỆT NAM!
Mới đây, Trung Quốc đã huy động 3 tàu hải giám tấn công tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam ta, điều đáng nói tàu Trung Quốc đã vào sâu trong lãnh hải của Việt Nam, ngang ngược tấn công tàu Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế chứ không phải vùng biển đang tranh chấp chủ quyền, mặt khác, họ trơ tráo gọi đây là hành động "bình thường".
Xét thấy những hành động gây hấn từ phía Trung Quốc không hề hiếm hoi mà gần đây ĐANG NGÀY CÀNG GIA TĂNG không những đối với Việt Nam mà còn đe dọa cả những nước trong khu vực đang tranh chấp, trong đó có Philippines.
Căn cứ vào điều 69 Hiến Pháp năm 1992 của Việt Nam có quy định về quyền được biểu tình của người dân.
Căn cứ vào cuộc thăm dò mới đây của NHẬT KÝ YÊU NƯỚC với gần 400 người, trong đó có gần 300 người đa số là thanh niên, giới trẻ, cho biết họ sẵn sàng tham gia một cuộc tuần hành ông hòa, với mục đích thể hiện lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ lãnh thổ, mong muốn hô to khẩu hiệu phản đối hành động bá quyền, ngang ngược của Trung Quốc.
TỪ ĐÓ…
NHẬT KÝ YÊU NƯỚC cho rằng, một cuộc tuần hành như vậy có thể sẽ không làm cho TRUNG QUỐC dừng tay THẾ NHƯNG đó là một cơ hội huy động sự chú ý của QUỐC TẾ, huy động sự chú ý của toàn dân tộc VIỆT NAM bất kể đảng phái, chính kiến, tôn giáo, trong hay ngoài nước…hễ ai mang dòng máu VIỆT NAM đều gánh trên vai trách nhiệm với TỔ QUỐC khi TỔ QUỐC đang lâm nguy!!!
Chúng ta nhớ rằng năm 2007, một cuộc biểu tình chưa từng có tiền lệ đã diễn ra bởi những thanh niên trẻ yêu nước, họ đã tập trung phản đối trước đại sứ quán Trung Quốc ở cả thủ đô lẫn TP.HCM.
VẬY NÊN, NHẬT KÝ YÊU NƯỚC KÊU GỌI TUẦN HÀNH ÔN HÒA PHẢN ĐỐI TRƯỚC ĐẠI SỨ QUÁN TRUNG QUỐC TẠI HÀ NỘI VA LÃNH SỰ QUÁN TRUNG QUỐC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH vào ngày 5/6/2011.
Cuộc tuần hành này KHÔNG CÓ người chỉ huy, cầm đầu mà tất cả những ai cảm thấy bất bình, muốn bày tỏ lòng yêu nước đều có thể tham gia và vận động người thân, bạn bè tham gia!
Đây là một CUỘC TUẦN HÀNH ÔN HÒA, HOÀN TOÀN BẤT BẠO ĐỘNG! Hoàn toàn hợp với HIẾN PHÁP VIỆT NAM.
Thời gian: 8h sáng ngày 5/6/2011 tại cả hai địa điểm:
(1.) Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội: 46 Phố Hoàng Diệu.
(2.) Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP.HCM: 39 Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1.
KHÔNG MANG bất kỳ vật nhọn, hung khí, chất có thể gây cháy, nổ, nào trong người để tránh bị hiểu nhầm là thành phần xấu.
KHÔNG MANG bất kỳ biểu ngữ nào khác ngoài những biểu ngữ có nội dung "phản đối Trung Quốc". Những khẩu hiệu NKYN gợi ý gồm: "PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC GÂY HẤN", "TRƯỜNG SA, HOÀNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM", "TRUNG QUỐC PHẢI CHẤM DỨT GÂY HẤN", "TRUNG QUỐC PHẢI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CHO VIỆT NAM", "TRẢ LẠI TRƯỜNG SA, HOÀNG SA", "PHẢN ĐỐI ĐƯỜNG LƯỠI BÒ PHI PHÁP" …V..V.. Các biểu ngữ này có thể viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Trung, có thể viết tay trên giấy khổ lớn hoặc in vi tính. Nên là những màu sắc dễ đọc, gây chú ý.
KHÔNG ĐƯỢC đốt cờ, chống trả lực lượng công an giữ trật tự, hay có những hành động quá khích…
KHUYẾN KHÍCH cầm mang theo cờ Việt Nam, áo in màu cờ Việt Nam…
CHÚNG TÔI KÊU GỌI CÁC BẠN, NHỮNG AI QUAN TÂM VÀ BẤT MÃN TRƯỚC NHỮNG HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN, NGANG NGƯỢC CỦA TRUNG QUỐC TRONG THỜI GIAN QUA THAM GIA CUỘC TUẦN HÀNH NGÀY 5/6/2011. CÁC BẠN CÓ THỂ GIÚP SỨC CHO CUỘC TUẦN HÀNH DIỄN RA BẰNG CÁCH CHUYỀN VĂN BẢN NÀY TỚI BẠN BÈ, NGƯỜI THÂN QUA NHỮNG PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN NHƯ TIN NHẮN SMS, BLOG, FACEBOOK, TWITTER,…V..V… HÃY ĐỪNG SỢ SỆT VÌ CÁC BẠN ĐANG ĐỨNG VỀ PHÍA CHÍNH NGHĨA, VỀ PHÍA TỔ QUỐC!!! VÀ CHÚNG TA KHÔNG THỂ ĐỢI LÂU HƠN NỮA ĐỂ CẤT LÊN TIẾNG NÓI!!! (hết trích).
Xin mọi người loan tải tin này để cùng nhau trong hành động cũng như liên kết tinh thần chống lại sự xâm lược của giặc Phương Bắc!
Không ngờ việc giải cứu Việt Nam trước hảm họa xâm lăng của giặc Phương Bắc đang được các anh hùng dân tộc, mệnh danh "Báo Lề Trái" và các dân cư Blogger Tự Do yêu nước biến thành hành động cụ thể. Sức mạnh của thông tin Internet cho thấy gương hy sinh và đấu tranh phò chính nghĩa của những Anh Hùng trẻ tuổi Ai Cập đã lật đổ được giai cấp thống trị của Ai Cập mau chóng trong vòng 18 ngày. Anh Khalid Sayid, 28 tuổi là một nhà hoạt động trên mạng Internet, đã bị cảnh sát Ai Cập đánh chết khi anh đưa lên mạng những đoạn video tố cáo sự tham nhũng của cảnh sát. Và chính sự tàn bạo của cảnh sát Ai Cập đã làm sụp đổ bức tường sợ hãi trong dân chúng. Anh Wael Ghonim, 30 tuổi - là biểu tượng anh hùng của cuộc cách mạng Ai Cập cho báo chí biết rằng: "Họ (chính phủ Ai Cập) không hiểu về mạng xã hội, và họ đánh giá thấp sức mạnh của dân tộc. Vào cuối ngày đó, tôi muốn nói lời cuối cùng của tôi rằng: cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn chế độ ngu xuẩn. Các ông đã làm một điều tốt nhất cho chúng tôi. Các ông đã đánh thức 80 triệu người Ai Cập".
Cánh nhà "Báo Lề Trái" và các dân cư Blogger Tự Do của Việt Nam có thể trở thành các anh hùng như những Bạn Trẻ Ai Cập không? Xung đột Biển Đông có thể đánh thức 86 triệu người Việt Nam chăng?
Tạm kết
Giai đoạn lịch sử của đảng csVN đã sang trang với chiêu bài "giành độc lập, tự do cho dân tộc", giờ đây chính họ phản bội lại lý tưởng và muốn đưa dân tộc Việt Nam vào sự lệ thuộc đô hộ của giặc Phương Bắc. "Trăm năm - một hành trình" để có kết cục thảm bại và xấu hơn ngày chia đôi đất nước 1954, để bị mất đất mất biển từng ngày, để bị tiêu diệt sức đối kháng với ngoại xâm truyền kiếp. Trăm năm cuộc hành trình cứu nước này chẳng khác chi là một sự phản bội dân tộc.
Với cuộc tuần hành ôn hoà chống giặc Phương Bắc vào ngày 05/6/2011 Mẹ Nấm thao thức với tâm thức đui mù của csVN mang danh vì dân tộc vì đất nước: "Biểu tình có thể không giải quyết được vấn đề, nhưng ngăn cấm biểu tình và cho rằng hành vi ngăn chặn này nhằm để bảo vệ "con đường ngoại giao" là cách làm thui chột ý thức dân tộc trong mỗi người trẻ nhanh chóng nhất. Đó cũng là con đường ngắn nhất để triệt tiêu một dân tộc".
Ngày "Kêu Gọi Tuần Hành Ôn Hòa", 5/6/2011 cũng là lúc người dân Việt Nam biết tỏ sức mạnh đòi sự tự do cho Điếu Cày Nguyễn Văn Hải vì ông liên quan đến dòng chữ "Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam" và bị giam tù trước cuộc rước Đuốc Olimpia Bắc Kinh 2008 đi đến thành phố Sài Gòn.
Nếu truyền thông nhà nước csVN hiện tại mạnh mẽ phản đối động thái xâm lăng của cs Tàu qua những bài báo mới nhất mà trước đây không nhà báo lề phải nào dám gọi tên nhắc đến vào năm 2008 như các tít báo nóng bỏng đưa tin trong tuần qua: "Có thể đưa vụ Trung Quốc xâm phạm Việt Nam ra Tòa án quốc tế" (VnExpress), "Hải giám Trung Quốc: Công cụ quấy nhiễu tàu nước ngoài?" (VietnamNet), "Phải ngăn chặn sự xâm lấn biển Đông" (Tuổi Trẻ), "Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế" (Người LĐ), "Khánh kiệt vì tàu Trung Quốc" (Thanh Niên), "Trung Quốc xâm phạm quyền chủ quyền Việt Nam" (VnExpress), "Tàu Trung Quốc bắn đuổi ngư dân Việt Nam" (Thanh Niên), "Phải có tuyên bố chính thức khi chủ quyền của đất nước bị xâm phạm" (Pháp Luật Online), "TQ xâm phạm lãnh hải: Báo chí Việt Nam sôi sục" (Đất Việt), v.v…, thì trước khi đợi giặc Phương Bắc hồi tâm trở lại bản tính lương thiện bồi thường thiệt hại cho VN, tù nhân Điếu Cày phải được trả tự do ngay tức khắc.
Trả tự do vô điều kiện cho Điếu Cày, đó mới là hành động tin tưởng đi liền với lời nói của csVN và có thể tạo nên một tinh thần đoàn kết bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam vì "Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam chúng tôi".
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Chúc Mừng Các Tân Chức Linh Mục và Phó Tế Việt Nam tại Hoa Kỳ Năm 2011
LM Giuse Nguyễn Thanh Liêm
08:00 01/06/2011
LĐCGVN-HK (31.5.2011) - Cộng đồng Dân Chúa đón nhận tin vui và hân hoan chúc mừng
các tân Linh mục và Phó tế Việt Nam tại Hoa Kỳ sau đây được trao ban Thừa tác vụ trong năm 2011.
Tân Linh mục được thụ phong ngày 7 tháng 5 năm 2011:
Lm. Dominic Trần Thanh Thiện Toàn, Giáo phận Palm Beach, Florida
Các tân Linh mục được thụ phong ngày 20 tháng 5 năm 2011:
Lm. Anthony Bùi, Giáo phận San Bernadino, California
Lm. Ngô Khấn, Giáo phận San Bernadino, California
Lm. Peter Phan, Giáo phận San Bernadino, California
Các tân Linh mục được thụ phong ngày 21 tháng 5 năm 2011:
Lm. Trần Quốc Bảo, SVD, Techny/Chicago, Illinois
Lm. Yuping Duan, SVD, Techny/Chicago, Illinois
Lm. Peter Trần Ngọc Duy, SVD, Techny/Chicago, Illinois
Lm. Dominic Phạm Ngọc Huỳnh, SVD, Techny/Chicago, Illinois
Lm. Joseph Nguyễn Công Minh, SVD, Techny/Chicago, Illinois
Tân Linh mục được thụ phong ngày 28 tháng 5 năm 2011:
Lm. Trần Quốc Đạt, CSP, New York, New York
Các Phó tế sẽ được thụ phong Linh mục ngày 4 tháng 6 năm 2011:
Phó tế Giuse Nguyễn Văn Khiếm, Giáo phận Fort Worth, Texas
Phó tế Augustinô Maria Trương Trường Kỳ, CMC, Carthage, Missouri
Phó tế Joseph Đặng Hoàng Nhật, SDD, Portland, Oregon
Phó tế Tammylee Ngô, OFM
Phó tế James Phan, OFM
Phó tế Joseph Nguyễn Thắng
Phó tế Timôthêô Maria Trần Việt Thắng, CMC, Carthage, Missouri
Phó tế Andrew Nguyễn Chí Thông, Giáo phận San Jose, California
Các Phó tế sẽ được thụ phong Linh mục ngày 11 tháng 6 năm 2011:
Phó tế Lê Duy, Giáo phận Orange, California
Phó tế Nguyễn Đạt
Phó tế Dominic Phan, OP
Phó tế Trần Quân, Giáo phận Orange, California
Phó tế Nicolas Nguyễn Tâm, Giáo phận Orange, California
Phó tế Martin Bùi Tuấn, Giáo phận Orange, California.
Cộng đồng Dân Chúa hân hoan chúc mừng các Tân Chức và gia đình.
Nguyện xin Thiên Chúa tiếp tục tuôn đổ xuống đầy tràn ân sủng và thánh hóa
các Linh mục của Chúa trên con đường tông đồ phục vụ và loan báo Tin Mừng ơn cứu độ.
Xin gửi tin về địa chỉ bantinliendoan@gmail.com và tinconggiao@gmail.com các tân Linh mục năm 2011
chưa có tên trong danh sách trên đây, để Cộng đồng Dân Chúa được biết, hiệp thông cầu nguyện và chúc mừng.
HÂN HOAN CHÚC MỪNG!
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
các tân Linh mục và Phó tế Việt Nam tại Hoa Kỳ sau đây được trao ban Thừa tác vụ trong năm 2011.
Tân Linh mục được thụ phong ngày 7 tháng 5 năm 2011:
Lm. Dominic Trần Thanh Thiện Toàn, Giáo phận Palm Beach, Florida
Các tân Linh mục được thụ phong ngày 20 tháng 5 năm 2011:
Lm. Anthony Bùi, Giáo phận San Bernadino, California
Lm. Ngô Khấn, Giáo phận San Bernadino, California
Lm. Peter Phan, Giáo phận San Bernadino, California
Các tân Linh mục được thụ phong ngày 21 tháng 5 năm 2011:
Lm. Trần Quốc Bảo, SVD, Techny/Chicago, Illinois
Lm. Yuping Duan, SVD, Techny/Chicago, Illinois
Lm. Peter Trần Ngọc Duy, SVD, Techny/Chicago, Illinois
Lm. Dominic Phạm Ngọc Huỳnh, SVD, Techny/Chicago, Illinois
Lm. Joseph Nguyễn Công Minh, SVD, Techny/Chicago, Illinois
Tân Linh mục được thụ phong ngày 28 tháng 5 năm 2011:
Lm. Trần Quốc Đạt, CSP, New York, New York
Các Phó tế sẽ được thụ phong Linh mục ngày 4 tháng 6 năm 2011:
Phó tế Giuse Nguyễn Văn Khiếm, Giáo phận Fort Worth, Texas
Phó tế Augustinô Maria Trương Trường Kỳ, CMC, Carthage, Missouri
Phó tế Joseph Đặng Hoàng Nhật, SDD, Portland, Oregon
Phó tế Tammylee Ngô, OFM
Phó tế James Phan, OFM
Phó tế Joseph Nguyễn Thắng
Phó tế Timôthêô Maria Trần Việt Thắng, CMC, Carthage, Missouri
Phó tế Andrew Nguyễn Chí Thông, Giáo phận San Jose, California
Các Phó tế sẽ được thụ phong Linh mục ngày 11 tháng 6 năm 2011:
Phó tế Lê Duy, Giáo phận Orange, California
Phó tế Nguyễn Đạt
Phó tế Dominic Phan, OP
Phó tế Trần Quân, Giáo phận Orange, California
Phó tế Nicolas Nguyễn Tâm, Giáo phận Orange, California
Phó tế Martin Bùi Tuấn, Giáo phận Orange, California.
Cộng đồng Dân Chúa hân hoan chúc mừng các Tân Chức và gia đình.
Nguyện xin Thiên Chúa tiếp tục tuôn đổ xuống đầy tràn ân sủng và thánh hóa
các Linh mục của Chúa trên con đường tông đồ phục vụ và loan báo Tin Mừng ơn cứu độ.
Xin gửi tin về địa chỉ bantinliendoan@gmail.com và tinconggiao@gmail.com các tân Linh mục năm 2011
chưa có tên trong danh sách trên đây, để Cộng đồng Dân Chúa được biết, hiệp thông cầu nguyện và chúc mừng.
HÂN HOAN CHÚC MỪNG!
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
Tin Đáng Chú Ý
Ngoại giao VN dính đường dây buôn lậu xe?
BBC
09:24 01/06/2011
Ngoại giao VN dính đường dây buôn lậu xe?
Bentley Continental Super Sport (ảnh minh họa) bán tại Ấn Độ với giá 575 ngàn USD.
Giới ngoại giao Việt Nam và Bắc Hàn đang bị điều tra dính vào đường dây nhập xe hơi lậu vào Ấn Độ khi cảnh sát bắt giữ 40 xe hơi hạng sang.
Giới chức từ Cơ quan Tình báo Thuế Vụ Ấn độ (DRI) bắt đầu điều tra cách đây hai tháng và đã thu giữ hàng chục xe Bentleys, Aston Martins và các loại xe cao cấp khác được cho là đưa vào Ấn Độ mà không trả thuế hải quan.
Các đời xe hiện bị giữ gồm Panameras Porsche, được bán ở Ấn Độ với giá 410 ngàn đôla, Bentley Continental Super Sport, giá 575 ngàn đôla, một loạt xe Aston Martin Rapides, giá 476 ngàn đôla, và một chiếc Maserati giá bán ở Ấn độ là 280 ngàn đôla.
Hai nhà ngoại giao chưa được nêu tên bị nghi sử dụng đặc quyền của đại sứ quán để nhập khẩu xe vào Ấn Độ mà không phải trả thuế nhập khẩu áp ở mức 100% áp dụng cho xe mới.
Giới chức điều tra nghi ngờ một số xe có thể đã bị đánh cắp ở Anh, Pháp, Singapore và Nhật Bản trước khi nhập khẩu vào Ấn Độ, nơi nhu cầu xài xe hạng sang ở mức quá trớn.
Báo Anh Bấm The Daily Telegraph trích dẫn một quan chức từ DRI nói với báo này rằng một doanh nhân Ấn đã mua một chiếc Bentley Continental Supersports từ một nhân viên của tòa đại sứ Bắc Hàn tại New Delhi và một chiếc nữa được một nhà ngoại giao Việt Nam nhập rồi bán cho một doanh nhân khác.
"Các nhà ngoại giao của Bắc Hàn và Việt Nam dính líu vào mảng làm ăn này, họ đưa xe hạng sang vào Ấn Độ và sau đó bán xe phi pháp, R.K. Sharma, một quan chức cấp cao của DRI nói với hãng thông tấn AFP hôm 30/05.
"Tại thời điểm này, chúng tôi mới biết có hai nhà ngoại giao này nhưng chúng tôi cho rằng có thể có thêm những người khác như vậy dính líu vào," ông nói thêm.
Ông Sharma nói các quan chức DRI đã gửi công văn tới Bộ Ngoại giao để yêu cầu hai nhà ngoại giao này, những người được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao, ra trình diện cảnh sát để thẩm vấn.
Một quan chức Bộ Ngoại giao Ấn độ từ chối bình luận về vấn đề này, và nói rằng ông không hay biết về yêu cầu như vậy.
Giới thanh tra nay đang chuẩn bị tiếp cận chính phủ phía Bắc Hàn và Việt Nam để lấy thêm thông tin về vai trò của các nhà ngoại giao của họ tại New Delhi.
Ông Sharma cho biết họ cũng đang liên lạc với các bên liên quan tại Ấn Độ, Anh, Singapore, Nam Phi, và Dubai để mở rộng cuộc điều tra về đường dây nhập xe lậu này.
Giới chức từ DRI được trích dẫn nói họ nghi có khoảng 300-400 chiếc xe sang được nhập khẩu bằng giấy tờ giả và bán tại nhiều thành phố lớn trên khắp Ấn Độ.
Báo Tuổi Trẻ gần đây đưa tin Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ xác nhận qua báo chí rằng đại sứ quán có biết về tin tức liên quan tới hoạt động điều tra buôn lậu xe hơi.
Báo này trích dẫn Bấm Đại sứ Nguyễn Thanh Tân nói đại sứ quán đã yêu cầu cán bộ bị tình nghi liên hệ với Bộ Ngoại giao Ấn Độ để tìm hiểu vụ việc.
Bentley Continental Super Sport (ảnh minh họa) bán tại Ấn Độ với giá 575 ngàn USD.
Giới chức từ Cơ quan Tình báo Thuế Vụ Ấn độ (DRI) bắt đầu điều tra cách đây hai tháng và đã thu giữ hàng chục xe Bentleys, Aston Martins và các loại xe cao cấp khác được cho là đưa vào Ấn Độ mà không trả thuế hải quan.
Các đời xe hiện bị giữ gồm Panameras Porsche, được bán ở Ấn Độ với giá 410 ngàn đôla, Bentley Continental Super Sport, giá 575 ngàn đôla, một loạt xe Aston Martin Rapides, giá 476 ngàn đôla, và một chiếc Maserati giá bán ở Ấn độ là 280 ngàn đôla.
Hai nhà ngoại giao chưa được nêu tên bị nghi sử dụng đặc quyền của đại sứ quán để nhập khẩu xe vào Ấn Độ mà không phải trả thuế nhập khẩu áp ở mức 100% áp dụng cho xe mới.
Giới chức điều tra nghi ngờ một số xe có thể đã bị đánh cắp ở Anh, Pháp, Singapore và Nhật Bản trước khi nhập khẩu vào Ấn Độ, nơi nhu cầu xài xe hạng sang ở mức quá trớn.
Báo Anh Bấm The Daily Telegraph trích dẫn một quan chức từ DRI nói với báo này rằng một doanh nhân Ấn đã mua một chiếc Bentley Continental Supersports từ một nhân viên của tòa đại sứ Bắc Hàn tại New Delhi và một chiếc nữa được một nhà ngoại giao Việt Nam nhập rồi bán cho một doanh nhân khác.
"Các nhà ngoại giao của Bắc Hàn và Việt Nam dính líu vào mảng làm ăn này, họ đưa xe hạng sang vào Ấn Độ và sau đó bán xe phi pháp, R.K. Sharma, một quan chức cấp cao của DRI nói với hãng thông tấn AFP hôm 30/05.
"Tại thời điểm này, chúng tôi mới biết có hai nhà ngoại giao này nhưng chúng tôi cho rằng có thể có thêm những người khác như vậy dính líu vào," ông nói thêm.
Ông Sharma nói các quan chức DRI đã gửi công văn tới Bộ Ngoại giao để yêu cầu hai nhà ngoại giao này, những người được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao, ra trình diện cảnh sát để thẩm vấn.
Một quan chức Bộ Ngoại giao Ấn độ từ chối bình luận về vấn đề này, và nói rằng ông không hay biết về yêu cầu như vậy.
Giới thanh tra nay đang chuẩn bị tiếp cận chính phủ phía Bắc Hàn và Việt Nam để lấy thêm thông tin về vai trò của các nhà ngoại giao của họ tại New Delhi.
Ông Sharma cho biết họ cũng đang liên lạc với các bên liên quan tại Ấn Độ, Anh, Singapore, Nam Phi, và Dubai để mở rộng cuộc điều tra về đường dây nhập xe lậu này.
Giới chức từ DRI được trích dẫn nói họ nghi có khoảng 300-400 chiếc xe sang được nhập khẩu bằng giấy tờ giả và bán tại nhiều thành phố lớn trên khắp Ấn Độ.
Báo Tuổi Trẻ gần đây đưa tin Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ xác nhận qua báo chí rằng đại sứ quán có biết về tin tức liên quan tới hoạt động điều tra buôn lậu xe hơi.
Báo này trích dẫn Bấm Đại sứ Nguyễn Thanh Tân nói đại sứ quán đã yêu cầu cán bộ bị tình nghi liên hệ với Bộ Ngoại giao Ấn Độ để tìm hiểu vụ việc.
Văn Hóa
Hãy đến!
Trầm Thiên Thu
05:55 01/06/2011
Hỡi người chất chứa sầu thương
Đêm ngày tìm trong quên lãng
Hỡi người chất chồng vấn vương
Tâm hồn mòn theo ngày tháng
Hỡi người gánh vác nặng vai
Bao ngày ngược xuôi trăm hướng
Hỡi người xác hồn úa phai
Lưng còng, chân mệt, gối mỏi
Hỡi người sống giữa trần gian
Đau buồn nhiều phen giông bão
Hỡi người sớm chiều bất an
Khao khát bình an khuya sớm
Hỡi người sống kiếp phù hoa
Ưu sầu và luôn lo sợ
Hỡi người sống chẳng thiết chi
Do tội xích xiềng gian khổ
Hãy đến bên Thánh Tâm Chúa
Suối nguồn bao la yêu thương
Ách Ngài dịu dàng êm ái
Gánh Ngài thoải mái nhẹ nhàng
Tháng Sáu 2011
Đêm ngày tìm trong quên lãng
Hỡi người chất chồng vấn vương
Tâm hồn mòn theo ngày tháng
Hỡi người gánh vác nặng vai
Bao ngày ngược xuôi trăm hướng
Hỡi người xác hồn úa phai
Lưng còng, chân mệt, gối mỏi
Hỡi người sống giữa trần gian
Đau buồn nhiều phen giông bão
Hỡi người sớm chiều bất an
Khao khát bình an khuya sớm
Hỡi người sống kiếp phù hoa
Ưu sầu và luôn lo sợ
Hỡi người sống chẳng thiết chi
Do tội xích xiềng gian khổ
Hãy đến bên Thánh Tâm Chúa
Suối nguồn bao la yêu thương
Ách Ngài dịu dàng êm ái
Gánh Ngài thoải mái nhẹ nhàng
Tháng Sáu 2011
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chú Két Xanh
Diệp Hải Dung
21:51 01/06/2011
CHÚ KÉT XANH
Ảnh của Diệp Hải Dung, Australia
Ai đưa con két vô vườn,
Để cho con két ăn buồng chuối tiêu.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Diệp Hải Dung, Australia
Ai đưa con két vô vườn,
Để cho con két ăn buồng chuối tiêu.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền