Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 04/06: Tình Thầy Trò: Chúa Giêsu, Thánh Phêrô & Thánh Gioan – Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ.
Giáo Hội Năm Châu
03:23 03/06/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Khi ấy, Phêrô quay lại, thấy môn đệ Chúa Giêsu yêu mến theo sau, cũng là người nằm sát ngực Chúa trong bữa ăn tối và hỏi "Thưa Thầy, ai là người sẽ nộp Thầy?" Vậy khi thấy môn đệ đó, Phêrô hỏi Chúa Giêsu rằng: "Còn người này thì sao?" Chúa Giêsu đáp: "Nếu Thầy muốn nó cứ ở lại mãi cho tới khi Thầy đến thì việc gì đến con? Phần con, cứ theo Thầy". Vì thế, có tiếng đồn trong anh em là môn đệ này sẽ không chết. Nhưng Chúa Giêsu không nói với Phêrô: "Nó sẽ không chết", mà Người chỉ nói: "Nếu Thầy muốn nó cứ ở lại mãi cho tới khi Thầy đến thì việc gì đến con".
Chính môn đệ này làm chứng về những việc đó và đã viết ra, và chúng tôi biết lời chứng của người ấy xác thật. Còn nhiều việc khác Chúa Giêsu đã làm, nếu chép lại từng việc một thì tôi thiết tưởng cả thế giới cũng không thể chứa hết các sách viết ra.
Đó là lời Chúa
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
05:05 03/06/2022
Nước là yếu tố thiết yếu cho sự sống
Nước là yếu tố cần thiết nhất cho sự sống con người và các loài động, thực vật. Ở đâu không có nước, sự sống sẽ lụi tàn. Ở đâu có nước, sự sống sẽ vươn lên.
Trong cơ thể con người, nước chiếm chừng 70% khối lượng toàn thân. Con người có thể nhịn ăn cả tháng không chết, nhưng nếu nhịn khát quá 5 ngày thì mất mạng.
Khi các nhà khoa học phát hiện có nước trên Sao Hoả, người ta hy vọng mai đây con người có thể định cư trên đó.
Tuy vậy, ngoài thứ nước tự nhiên, con người cần hấp thụ một nguồn nước nhiệm mầu khác tối cần thiết để lớn lên trong đời sống thiêng liêng. Đó là Chúa Thánh Thần.
Chúa Thánh Thần là mạch nước hằng sống xuất phát từ Chúa Giê-su
Hôm ấy, vào dịp lễ Lều của người Do-thái, sau khi vị tư tế cùng dân chúng kiệu một bình bằng vàng đựng đầy nước lấy từ hồ Si-lô-ác về Đền Thờ Giê-ru-sa-lem, nhằm tôn vinh Thiên Chúa vì đã cho nước từ tảng đá chảy ra cứu dân Ít-ra-en trong hoang địa khỏi chết khát; và đang khi dân chúng tưng bừng phất cao các cành lá, vang lên những lời cảm tạ Thiên Chúa đã ban nước cứu sống cha ông họ, thì “bấy giờ Đức Giê-su đứng trong Đền thờ và lớn tiếng nói rằng: “Ai khát, hãy đến với tôi, ai tin vào tôi, hãy đến mà uống! Như Kinh thánh đã nói: Từ lòng Ngài, sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống” (Xem Ga 7, 38-39).
Qua những lời nầy, Chúa Giê-su hứa ban Chúa Thánh Thần là Mạch nước hằng sống cho những ai tin Ngài.
Và khi nói chuyện với người phụ nữ xứ Sa-ma-ri bên giếng Gia-cóp, Chúa Giê-su cũng tỏ cho bà biết rằng ai uống nước tự nhiên sẽ còn khát mãi, còn ai uống nước Ngài ban, sẽ không còn khát nữa, nhưng được sống đời đời (xem Gioan 4, 14).
Nguồn nước thiêng liêng Chúa Giê-su hứa ban cho người Do-thái trong ngày lễ Lều hay cho người phụ nữ Sa-ma-ri chính là Chúa Thánh Thần, Đấng ban sự sống.
Công Đồng Vatican II cũng xác nhận rằng: “Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống, là mạch nước vọt lên đem lại sự sống đời đời”
Hoa trái thiêng liêng của Chúa Thánh Thần
Nước thấm nhập vào các loài hoa giúp chúng trổ sinh những bông hoa muôn màu muôn sắc;
Nước thấm nhập vào các loài cây ăn trái giúp chúng mang lại cho đời muôn vàn trái cây ngon ngọt với những hương vị khác nhau;
Nước thấm nhập vào đất đai khiến đất cằn khô trở nên vườn cây tươi tốt…
Tương tự như thế, Chúa Thánh Thần thấm nhập đến đâu cũng làm trổ sinh hoa trái thiêng liêng cách diệu kỳ đến đó.
Chúng ta hãy lắng nghe thánh Sy-ri-lô, giám mục Giê-ru-sa-lem, nhận định về những “hoa trái” do ơn Thánh Thần mang lại:
“Như cây khô đâm chồi nẩy lộc sau khi hút nước, thì linh hồn tội lỗi biết sám hối và đón nhận Thánh Thần cũng sinh hoa kết trái công chính như vậy. (…..)
Thật vậy, Thánh Thần dùng miệng người nầy để giảng sự khôn ngoan, lấy lời ngôn sứ mà soi trí người kia, ban cho kẻ nầy quyền xua trừ ma quỷ, cho kẻ kia ơn giải thích Thánh kinh, thêm sức cho kẻ nầy sống tiết độ, dạy cho người kia biết thương người...”
Hoa quả Chúa Thánh Thần mang lại cho những ai đón nhận phong phú và tốt đẹp biết bao. Vậy chúng ta hãy đến với Chúa Giê-su để đón nhận Chúa Thánh Thần là Dòng nước thiêng liêng mang lại sự sống đời đời.
Lạy Chúa Giê-su,
Đất màu không có nước sẽ biến thành sa mạc hoang vu; đồng lúa, vườn cây không có nước sẽ bị khô cháy… Tương tự như thế, nếu tâm hồn chúng con thiếu vắng Chúa Thánh Thần sẽ trở nên cằn cỗi, khô khan.
Xin thương ban Thánh Thần Chúa cho chúng con, để nhờ ơn Ngài soi sáng, chúng con được hiểu biết, yêu mến Chúa và trổ sinh được nhiều hoa trái thiêng liêng.
Thần khí hiệp hành và nhiệt thành
Lm. Nguyễn Xuân Trường
05:09 03/06/2022
THẦN KHÍ HIỆP HÀNH VÀ NHIỆT THÀNH
Chúng ta vẫn tuyên xưng đức tin: Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống. Niềm tin ấy được thấy trong hình tượng Chúa Giêsu phục sinh thổi hơi vào các môn đệ và bảo: “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần.” Hơi thở làm nên sự sống. Không chỉ là sự sống sinh học của thân xác, mà là sự sống của thần khí hiệp hành và nhiệt thành.
2. Thần khí nhiệt thành. Khi trao ban Chúa Thánh Thần, Chúa Giêsu cũng sai các môn đệ đi loan báo Tin Mừng. Giữa một thế giới nhiều đối nghịch xưa cũng như nay, thì loan báo Tin Mừng luôn là việc đầy khó khăn vất vả. Thế nhưng Tin Mừng là ở chỗ: Chúa Thánh Thần như ngọn lửa đổ xuống trên các môn đệ. Lửa tình yêu, lửa nhiệt huyết, lửa nhiệt thành. Ngọn lửa tinh thần bùng cháy tạo nên nguồn năng lượng mạnh mẽ. Thế giới này, Hội thánh này, cuộc đời mỗi người chúng ta thăng tiến phát triển hay thê thảm thụt lùi là tùy thuộc vào lòng chúng ta cháy lửa nhiệt huyết hay lạnh lẽo lụi tàn.
Chúa Thánh Thần ban sự sống của thần khí hiệp hành và nhiệt thành đã và đang làm thay đổi cuộc đời các môn đệ, thay đổi Hội thánh và cả thế giới này. Amen.
Chúng ta vẫn tuyên xưng đức tin: Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống. Niềm tin ấy được thấy trong hình tượng Chúa Giêsu phục sinh thổi hơi vào các môn đệ và bảo: “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần.” Hơi thở làm nên sự sống. Không chỉ là sự sống sinh học của thân xác, mà là sự sống của thần khí hiệp hành và nhiệt thành.
1. Thần khí hiệp hành. Hiệp hành là mọi thành phần khác nhau của Hội thánh cùng nhau tiến bước, cùng nhau hành động. Các bài Sách Thánh lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống diễn tả tuyệt vời về sự hiệp hành. Sách Công vụ Tông Đồ kể chuyện các môn đệ nói các ngôn ngữ khác nhau nhưng mọi người đều hiểu nhau. Thánh Phaolô khẳng định dù chúng ta có nhiều đặc sủng, nhiều hoạt động, nhiều phục vụ khác nhau, thì tất cả vẫn hiệp hành gắn bó với nhau như các chi thể làm nên một thân thể nhờ Thần Khí duy nhất, tất cả vì ích chung chứ không tìm lợi riêng cho mình. Nhờ thần khí hiệp hành mà mọi người dù khác biệt lại không xung khắc, nhưng ăn khớp với nhau. Khác mà không khắc, khác mà khớp với nhau.
2. Thần khí nhiệt thành. Khi trao ban Chúa Thánh Thần, Chúa Giêsu cũng sai các môn đệ đi loan báo Tin Mừng. Giữa một thế giới nhiều đối nghịch xưa cũng như nay, thì loan báo Tin Mừng luôn là việc đầy khó khăn vất vả. Thế nhưng Tin Mừng là ở chỗ: Chúa Thánh Thần như ngọn lửa đổ xuống trên các môn đệ. Lửa tình yêu, lửa nhiệt huyết, lửa nhiệt thành. Ngọn lửa tinh thần bùng cháy tạo nên nguồn năng lượng mạnh mẽ. Thế giới này, Hội thánh này, cuộc đời mỗi người chúng ta thăng tiến phát triển hay thê thảm thụt lùi là tùy thuộc vào lòng chúng ta cháy lửa nhiệt huyết hay lạnh lẽo lụi tàn.
Chúa Thánh Thần ban sự sống của thần khí hiệp hành và nhiệt thành đã và đang làm thay đổi cuộc đời các môn đệ, thay đổi Hội thánh và cả thế giới này. Amen.
Hoa Trái Thánh Thần
Lm. Nguyễn Văn Nghĩa
08:23 03/06/2022
Hoa Trái Thánh Thần
Hằng năm cứ đến ngày Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống tôi không thể nào không lo ra chia trí khi nghe bài đọc thứ nhất trích sách Tông Đồ Công Vụ với câu kết “họ đầy rượu rồi” (Cv 2,13). Sách Bài đọc do Ủy Ban Phụng Vụ các Giờ Kinh cắt bỏ câu này. Không biết vì sợ bà con giáo dân nghe chướng tai hay thấy kết ở câu đó không hợp, nhưng Sách Bài đọc hiện dùng vẫn có câu này. Thú thật khi nghe đọc câu kết “họ đầy rượu rồi”, và tiếp “đó là Lời Chúa” thì tôi đã từng giật mình. Không biết giữa tác động của Chúa Thánh Thần và tác động của rượu có những điểm nào giống nhau mà những người lúc bấy giờ lại lầm lẫn như thế? Nào chúng ta thử xem.
Một vài điểm giống nhau giữa tác động của Chúa Thánh Thần và tác động của thần men:
Sự can đảm: khi đã có ít ly hay “y lít” vào thì dân nhậu xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, sẵn sàng làm những việc mà khi chưa có men chắc hẳn sẽ chần chừ hoặc không dám. Các Tông đồ sau khi lãnh nhận Chúa Thánh Thần cũng can đảm phi thường. Các Ngài đã mở toang cánh cửa Nhà Tiệc Ly, lên mái nhà để rao giảng Tin Mừng. Giờ đây các Ngài không còn sợ người Do Thái như trước đây.
Sự lợi khẩu: đúng là “tửu nhập thì ngôn xuất”. Các bợm nhậu khi đã ngà ngà thì tranh nhau nói, thậm chí cả hát hò lớn tiếng. Có người thường khi thì rụt rè, ít lời nhưng đã có chút men thì đâm ra lợi khẩu, nếu có tí máu văn nghệ thì cất tiếng ca rất chi là “bốc”. Không biết cái ông ngư phủ Phêrô bình thường có lợi khẩu không, thế mà sau khi đã nhận được Thánh Thần ta thấy Ngài quá ư xuất sắc trong việc rao giảng. Kết quả của bài giảng đầu tiên thật đáng kinh ngạc: khoảng 3000 người tự nguyện chịu Bí tích Thánh Tẩy để gia nhập Giáo Hội (x.Cv 2,41).
Sự hoà đồng: Khi đã ngà ngà thì sẽ chẳng còn ông gia hay chàng rễ, cả hai có thể choàng vai nhau thân thiết như bạn bè, anh- tôi, chúng mình. Dưới tác động của Chúa Thánh Thần ta cũng nhận ra điều này: chẳng còn Do Thái hay Hy lạp, chẳng còn nô lệ hay tự do, tất cả đều là anh em cùng một Cha trên trời.
Vẫn có đó nhiều nét tương đồng nếu nhìn bên ngoài giữa tác động của Chúa Thánh Thần và ảnh hưởng của men rượu. Tuy nhiên phải có đó điểm khác nhau để biện phân. Sau đây xin đan cử một vài nét khác nhau căn bản.
Những biểu hiện đựợc xem là tích cực như can đảm, lợi khẩu hay hoà đồng… thì dưới tác động của men rượu, chúng sẽ chóng qua, trong khi đó nếu do tác động của Chúa Thánh Thần thì chúng sẽ tồn tại lâu dài. Thánh Inhaxiô cũng cho ta biết cách thế để biện phân thần loại tương tự. Có những hiệu quả tốt đẹp, ngay cả sự bình an tâm hồn nhưng nếu là do thần dữ thì sẽ chóng qua còn do Thánh Thần tác động thì sẽ bền lâu.
Tác động của “ma men” hay của thần dữ luôn làm ta hướng về mình, còn tác động của Chúa Thánh Thần thì thúc giục ta hướng về ích chung. Thánh Phaolô Tông Đồ cho ta thấy điều này trong bài đọc thứ hai: “Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí. Có nhiều việc phục vụ khác nhau nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều hoạt động khác nhau nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người. Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi ngươi một cách, là vì ích chung” (1 Cr 12,4-7).
“Ma men” thường khích động ta làm hay nói những sự chẳng đáng, chẳng nên. Nếu có làm được những sự khó thì đó là liều lĩnh chứ không phải can đảm, nếu có nói nhiều thì cũng dễ thành ba hoa, khoác lác và nếu có hoà đồng thì cũng chưa chắc là hiệp nhất.
Biết biện phân để nhận ra tác động của Chúa Thánh Thần không phải để thoả mãn lý trí nhưng là để:
1. Nhìn nhận sự tự do của Chúa Thánh Thần: “Như gió muốn thổi đâu thì thổi” (Ga 3,8), Chúa Thánh Thần luôn tự do trong hoạt động của Ngài. Dù chưa lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy, những người ở Xêdarê cũng đã được đổ tràn Thần Khí: “Những tín hữu thuộc giới cắt bì cùng đến đó với ông Phêrô đều kinh ngạc vì thấy Thiên Chúa cũng ban thánh thần xuống trên cả các dân ngoại nữa…(Cv 10,45). Không một ai được phép độc quyền Thánh Thần. Không một tổ chức nào, kể cả Hội Thánh được phép độc quyền trên Thần Khí Thiên Chúa. Chúng ta cần phải mở rộng con tim, mở rộng tầm nhìn để đón nhận hồng ân và hoa quả của Thánh Thần ngay cả nơi anh em lương dân, nơi bà con khác đạo.
2. Mặc dù Chúa thường ban ơn hiện sủng (grâce d’état) cho chúng ta để chúng ta chu toàn trách vụ được giao phó, tuy nhiên không phải hể có chức hay có quyền là đương nhiên có đầy ơn Chúa Thánh Thần. Cứ xem quả thì biết cây (x.Lc 6,43-45). Chức vụ ta lãnh nhận như Giám mục, linh mục, quản xứ, bề trên… có sinh hoa trái là phục vụ ích chung hay không? Xin đừng lầm tưởng ích chung ở đây là lợi ích của một tập thể cá biệt như xứ tôi, giáo phận tôi, dòng tu tôi, đảng phái của tôi, thậm chí quốc gia tôi hay Hội Thánh tôi. Mưu cầu công ích là tìm ích lợi của hết mọi người và của con nguời toàn diện đặc biệt ưu tiên cho người nghèo, người bất hạnh, người bị áp bức… (x. Học thuyết xã hội Công Giáo-Hội đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hoà Bình -2004 số 165; 182).
3. Hãy sống “dễ dạy” với ân sủng Thánh Thần nghĩa là biết nhạy bén trước sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần. Tiếng gọi của Thánh Thần thường xuất phát từ những nhu cầu chính đáng và cấp thiết của những người bất hạnh, bị bỏ rơi… Các Tông Đồ, môn đệ, các Phó Tế thời Hội Thánh sơ khai làm gương cho ta điều này.
4. Đừng dập tắt Thần Khí, đặc biệt nơi những người nhỏ chức, bé quyền, thậm chí nơi những người trái chính kiến với ta, không theo đường hướng của ta (x.Lc 9,50). Hãy có tâm tình của Môsê khi Giosuê, con ông Nun xin ngăn cản Enđat và Mêđat vì hai ông này không vào trong Lều Hội Ngộ: “Anh ghen dùm tôi à? Phải chi Đức Chúa ban Thần khí trên toàn dân của Người để họ đều là ngôn sứ (Ds 11,29).
5. Thánh Thần là nguyên lý của sự hiệp nhất. Chúa Phục Sinh ban quyền tài thẩm “tháo gỡ-cầm buộc” cho những người có trách nhiệm trong Hội Thánh là để xây dựng và gìn giữ sự hiệp nhất chứ không phải củng cố hay duy trì sự đồng nhất.
Lm. Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Hằng năm cứ đến ngày Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống tôi không thể nào không lo ra chia trí khi nghe bài đọc thứ nhất trích sách Tông Đồ Công Vụ với câu kết “họ đầy rượu rồi” (Cv 2,13). Sách Bài đọc do Ủy Ban Phụng Vụ các Giờ Kinh cắt bỏ câu này. Không biết vì sợ bà con giáo dân nghe chướng tai hay thấy kết ở câu đó không hợp, nhưng Sách Bài đọc hiện dùng vẫn có câu này. Thú thật khi nghe đọc câu kết “họ đầy rượu rồi”, và tiếp “đó là Lời Chúa” thì tôi đã từng giật mình. Không biết giữa tác động của Chúa Thánh Thần và tác động của rượu có những điểm nào giống nhau mà những người lúc bấy giờ lại lầm lẫn như thế? Nào chúng ta thử xem.
Một vài điểm giống nhau giữa tác động của Chúa Thánh Thần và tác động của thần men:
Sự can đảm: khi đã có ít ly hay “y lít” vào thì dân nhậu xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, sẵn sàng làm những việc mà khi chưa có men chắc hẳn sẽ chần chừ hoặc không dám. Các Tông đồ sau khi lãnh nhận Chúa Thánh Thần cũng can đảm phi thường. Các Ngài đã mở toang cánh cửa Nhà Tiệc Ly, lên mái nhà để rao giảng Tin Mừng. Giờ đây các Ngài không còn sợ người Do Thái như trước đây.
Sự lợi khẩu: đúng là “tửu nhập thì ngôn xuất”. Các bợm nhậu khi đã ngà ngà thì tranh nhau nói, thậm chí cả hát hò lớn tiếng. Có người thường khi thì rụt rè, ít lời nhưng đã có chút men thì đâm ra lợi khẩu, nếu có tí máu văn nghệ thì cất tiếng ca rất chi là “bốc”. Không biết cái ông ngư phủ Phêrô bình thường có lợi khẩu không, thế mà sau khi đã nhận được Thánh Thần ta thấy Ngài quá ư xuất sắc trong việc rao giảng. Kết quả của bài giảng đầu tiên thật đáng kinh ngạc: khoảng 3000 người tự nguyện chịu Bí tích Thánh Tẩy để gia nhập Giáo Hội (x.Cv 2,41).
Sự hoà đồng: Khi đã ngà ngà thì sẽ chẳng còn ông gia hay chàng rễ, cả hai có thể choàng vai nhau thân thiết như bạn bè, anh- tôi, chúng mình. Dưới tác động của Chúa Thánh Thần ta cũng nhận ra điều này: chẳng còn Do Thái hay Hy lạp, chẳng còn nô lệ hay tự do, tất cả đều là anh em cùng một Cha trên trời.
Vẫn có đó nhiều nét tương đồng nếu nhìn bên ngoài giữa tác động của Chúa Thánh Thần và ảnh hưởng của men rượu. Tuy nhiên phải có đó điểm khác nhau để biện phân. Sau đây xin đan cử một vài nét khác nhau căn bản.
Những biểu hiện đựợc xem là tích cực như can đảm, lợi khẩu hay hoà đồng… thì dưới tác động của men rượu, chúng sẽ chóng qua, trong khi đó nếu do tác động của Chúa Thánh Thần thì chúng sẽ tồn tại lâu dài. Thánh Inhaxiô cũng cho ta biết cách thế để biện phân thần loại tương tự. Có những hiệu quả tốt đẹp, ngay cả sự bình an tâm hồn nhưng nếu là do thần dữ thì sẽ chóng qua còn do Thánh Thần tác động thì sẽ bền lâu.
Tác động của “ma men” hay của thần dữ luôn làm ta hướng về mình, còn tác động của Chúa Thánh Thần thì thúc giục ta hướng về ích chung. Thánh Phaolô Tông Đồ cho ta thấy điều này trong bài đọc thứ hai: “Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí. Có nhiều việc phục vụ khác nhau nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều hoạt động khác nhau nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người. Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi ngươi một cách, là vì ích chung” (1 Cr 12,4-7).
“Ma men” thường khích động ta làm hay nói những sự chẳng đáng, chẳng nên. Nếu có làm được những sự khó thì đó là liều lĩnh chứ không phải can đảm, nếu có nói nhiều thì cũng dễ thành ba hoa, khoác lác và nếu có hoà đồng thì cũng chưa chắc là hiệp nhất.
Biết biện phân để nhận ra tác động của Chúa Thánh Thần không phải để thoả mãn lý trí nhưng là để:
1. Nhìn nhận sự tự do của Chúa Thánh Thần: “Như gió muốn thổi đâu thì thổi” (Ga 3,8), Chúa Thánh Thần luôn tự do trong hoạt động của Ngài. Dù chưa lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy, những người ở Xêdarê cũng đã được đổ tràn Thần Khí: “Những tín hữu thuộc giới cắt bì cùng đến đó với ông Phêrô đều kinh ngạc vì thấy Thiên Chúa cũng ban thánh thần xuống trên cả các dân ngoại nữa…(Cv 10,45). Không một ai được phép độc quyền Thánh Thần. Không một tổ chức nào, kể cả Hội Thánh được phép độc quyền trên Thần Khí Thiên Chúa. Chúng ta cần phải mở rộng con tim, mở rộng tầm nhìn để đón nhận hồng ân và hoa quả của Thánh Thần ngay cả nơi anh em lương dân, nơi bà con khác đạo.
2. Mặc dù Chúa thường ban ơn hiện sủng (grâce d’état) cho chúng ta để chúng ta chu toàn trách vụ được giao phó, tuy nhiên không phải hể có chức hay có quyền là đương nhiên có đầy ơn Chúa Thánh Thần. Cứ xem quả thì biết cây (x.Lc 6,43-45). Chức vụ ta lãnh nhận như Giám mục, linh mục, quản xứ, bề trên… có sinh hoa trái là phục vụ ích chung hay không? Xin đừng lầm tưởng ích chung ở đây là lợi ích của một tập thể cá biệt như xứ tôi, giáo phận tôi, dòng tu tôi, đảng phái của tôi, thậm chí quốc gia tôi hay Hội Thánh tôi. Mưu cầu công ích là tìm ích lợi của hết mọi người và của con nguời toàn diện đặc biệt ưu tiên cho người nghèo, người bất hạnh, người bị áp bức… (x. Học thuyết xã hội Công Giáo-Hội đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hoà Bình -2004 số 165; 182).
3. Hãy sống “dễ dạy” với ân sủng Thánh Thần nghĩa là biết nhạy bén trước sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần. Tiếng gọi của Thánh Thần thường xuất phát từ những nhu cầu chính đáng và cấp thiết của những người bất hạnh, bị bỏ rơi… Các Tông Đồ, môn đệ, các Phó Tế thời Hội Thánh sơ khai làm gương cho ta điều này.
4. Đừng dập tắt Thần Khí, đặc biệt nơi những người nhỏ chức, bé quyền, thậm chí nơi những người trái chính kiến với ta, không theo đường hướng của ta (x.Lc 9,50). Hãy có tâm tình của Môsê khi Giosuê, con ông Nun xin ngăn cản Enđat và Mêđat vì hai ông này không vào trong Lều Hội Ngộ: “Anh ghen dùm tôi à? Phải chi Đức Chúa ban Thần khí trên toàn dân của Người để họ đều là ngôn sứ (Ds 11,29).
5. Thánh Thần là nguyên lý của sự hiệp nhất. Chúa Phục Sinh ban quyền tài thẩm “tháo gỡ-cầm buộc” cho những người có trách nhiệm trong Hội Thánh là để xây dựng và gìn giữ sự hiệp nhất chứ không phải củng cố hay duy trì sự đồng nhất.
Lm. Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Khao khát và mong muốn nhiền hơn thế
Lm. Minh Anh
21:36 03/06/2022
KHAO KHÁT VÀ MONG MUỐN NHIỀU HƠN THẾ
“Còn nhiều việc khác Chúa Giêsu đã làm, nếu chép lại từng việc một thì tôi thiết tưởng cả thế giới cũng không thể chứa hết các sách viết ra!”.
Charles Swindoll nói, “Hãy coi Thánh Kinh như một bản đồ chính xác tuyệt đối. Nó cho bạn biết cách đi đến một điểm đến nhất định. Nhưng chỉ nhìn vào bản đồ, sẽ không tự động giúp bạn khám phá Arizona, Anh hoặc Peru. Để đến được đó, khám phá nó, bạn phải nỗ lực, trả chi phí, dành thời gian cho việc di chuyển; ở lại… đồng thời, ‘khao khát và mong muốn nhiều hơn thế!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Ý tưởng ‘Khao khát và mong muốn nhiều hơn thế’ của Charles Swindoll cũng là những gì chúng ta rút ra từ câu nói cuối cùng của Tin Mừng thứ tư hôm nay. Nói đến những việc Chúa Giêsu đã làm, Gioan cho biết, “Cả thế giới cũng không thể chứa hết các sách viết ra!”. Đây là một câu nói không thường xuyên được nghe, nhưng là một câu nói tiết lộ một số hiểu biết rất thiết thực!
Phúc Âm không bao giờ cung cấp đủ kiến thức về Chúa Giêsu và các mầu nhiệm của Thiên Chúa; nhưng cũng chính lý do đó mà chúng ta cần phải ‘khao khát và mong muốn nhiều hơn thế!’. Tất cả những gì chúng ta biết về cuộc đời của Chúa Giêsu đều có trong các Phúc Âm; nhưng làm thế nào với chỉ bốn cuốn ngắn gọn, lại có thể mô tả toàn bộ con người của Ngài? Chắc chắn, đó là điều không thể! Để làm được điều này, như Gioan nói, “Cả thế giới cũng không thể chứa hết các sách viết ra!”. Thực tế này nói lên nhiều điều! Trước hết, sự hiểu biết chúng ta rút ra từ lưu ý của Gioan là, chúng ta biết ‘chỉ một phần rất nhỏ’ về cuộc đời thực sự của Chúa Kitô. Những gì chúng ta biết thật tuyệt vời! Nhưng bên cạnh đó, ‘còn rất nhiều điều’ chúng ta chưa biết! Nhận thức này sẽ lấp đầy tâm trí chúng ta bằng những khắc khoải, quan tâm, ‘khao khát và mong muốn nhiều hơn thế!’. Ý thức sự ít ỏi đến mức nào trong việc hiểu biết này đòi buộc chúng ta, thúc bách chúng ta, phải tìm kiếm Chúa Giêsu nhiều hơn, và nhiều hơn nữa!
Cái nhìn sâu sắc thứ hai có thể rút ra từ nhận định của Gioan là, mặc dù vô số sự kiện trong cuộc đời Chúa Giêsu không thể chứa đựng trong vô vàn cuốn sách; nhưng chúng ta vẫn có thể khám phá Ngài với những gì ẩn chứa trong Thánh Kinh. Có thể chúng ta không biết mọi chi tiết về cuộc đời của Chúa Giêsu; phải! Nhưng thật kỳ diệu, chúng ta có thể gặp gỡ Ngài, tiếp xúc Ngôi Lời Thiên Chúa trong Thánh Kinh, trong Thánh Thể! Chúng ta có thể tiếp cận Ngài, và Ngài sẽ ban cho chúng ta tất cả những gì chúng ta cần! Điều chúng ta cần, là một kiến thức ‘ngày càng đào sâu hơn’ về Ngài trong cầu nguyện, trong việc sống Lời Chúa, và nhất là trong việc ngày càng nên giống Ngài. Đồng thời, với ơn Chúa Thánh Thần, chúng ta tiếp tục công việc của Ngài nơi trần gian với tư cách một chứng nhân. Phaolô, trong bài đọc Công Vụ Tông Đồ hôm nay, đã đóng một vai trò như thế. Suốt hai năm, “Phaolô tiếp nhận tất cả những ai đến gặp ngài, rao giảng nước Thiên Chúa và dạy dỗ nhiều điều về Chúa Giêsu Kitô cách dạn dĩ”.
Anh Chị em,
“Cả thế giới cũng không thể chứa hết các sách viết ra!”. Và cho dù cả thế giới có thể chứa hết các sách viết về Chúa Giêsu thì việc bạn biết Chúa Giêsu sâu sắc đến thế nào? Một câu hỏi hết sức thú vị! Điều quan trọng là chúng ta có dành đủ thời gian để đọc Thánh Kinh và suy gẫm những gì Chúa đang ban cho chúng ta không; và quan trọng hơn, Lời Chúa có tạo nên một sự khác biệt nào nơi chúng ta không? Nghĩa là, chúng ta có được biến đổi bởi Lời Ngài không? Đó là những câu hỏi vô cùng quan trọng! Ước gì, chúng ta ngày càng biết khát khao Chúa Giêsu hơn, tìm cách học biết và yêu mến Ngài hơn; ý thức sự hiện diện thường xuyên hơn với Ngài, ‘khao khát và mong muốn nhiều hơn thế!’. Tắt một lời, hãy để cho linh hồn bạn được khát khao Chúa Giêsu; và bạn sẽ kinh ngạc khi biết rằng, Ngài cũng đang rất khao khát linh hồn bạn!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cho con khát khao Chúa nhiều hơn mỗi ngày. Và việc biết Chúa đồng nghĩa với việc con phải biến đổi; hầu con chỉ muốn điều Chúa muốn, làm điều Chúa thích!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các nhà thờ ở Hương Cảng hủy bỏ các thánh lễ tưởng niệm Thiên An Môn sau 33 năm trong bối cảnh lo ngại bị bắt giữ
Đặng Tự Do
05:13 03/06/2022
Những lo ngại về việc vi phạm luật an ninh đã nhanh chóng hủy bỏ các cử hành tưởng niệm là một trong những cách thế cuối cùng Giáo Hội Công Giáo công khai nhắc nhở cuộc đàn áp năm 1989 của Trung Quốc
Lần đầu tiên sau 33 năm, các buổi lễ để kỷ niệm cuộc đàn áp ở Quảng trường Thiên An Môn sẽ không được tổ chức ở Hương Cảng, xóa đi một trong những lời nhắc nhở cuối cùng về cuộc đàn áp đẫm máu của Trung Quốc đối với các cuộc biểu tình năm 1989. Quyết định này đã được đưa ra trong bối cảnh Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân bị bắt và bị điệu ra tòa.
Kể từ khi Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia sâu rộng vào năm 2020 nhằm triệt tiêu các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ, các buổi cầu nguyện dưới ánh nến từng chật cứng đã bị cấm, một bảo tàng Thiên An Môn buộc phải đóng cửa và các bức tượng bị kéo xuống.
Các đám đông Công Giáo hàng năm là một trong những cách cuối cùng để người Hương Cảng họp mặt công khai để ghi nhớ cuộc đàn áp chết người ở Bắc Kinh vào ngày 4 tháng 6 năm 1989, khi chính phủ Trung Quốc điều xe tăng và quân đội tấn công những người biểu tình ôn hòa.
Nhưng năm nay, chúng cũng đã bị hủy bỏ vì lo ngại các nhà chức trách Hương Cảng bắt giữ
Cha Martin Ip, tuyên úy của Liên đoàn Sinh viên Công Giáo Hương Cảng, một trong những người tổ chức cho biết: “Chúng tôi cảm thấy rất khó khăn trong bầu không khí xã hội hiện nay.
Ngài nói: “Điểm mấu chốt của chúng tôi là chúng tôi không muốn vi phạm bất kỳ luật nào ở Hương Cảng.”
Thảo luận về cuộc đàn áp năm 1989 đều bị cấm ở Trung Quốc đại lục. Nhưng ở Hương Cảng bán tự trị, lịch sử của biến cố này thường được giảng dạy trong trường học và chủ trương chấm dứt sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn còn sống sót - cho đến khi luật an ninh được áp dụng.
Liên minh Hương Cảng, nhóm vận động Thiên An Môn nổi bật nhất và là đơn vị tổ chức buổi lễ thắp nến, bị truy tố là “đặc vụ nước ngoài” và phạm tội kích động lật đổ.
Tháng 9 năm ngoái, các nhà lãnh đạo của tổ chức này đã bị bắt, Bảo tàng của họ bị đóng cửa sau một cuộc đột kích của cảnh sát và các hồ sơ kỹ thuật số về cuộc đàn áp đã bị xóa trong đêm theo lệnh của cảnh sát để đóng trang web và các tài khoản mạng xã hội của nhóm.
Sáu trường đại học đã dỡ bỏ các tượng đài ngày 4 tháng 6 đã đứng trong khuôn viên nhà trường trong nhiều năm.
Source:The Guardian
Nếu có mật nghị sớm trước khi được tấn phong, liệu các Hồng Y vừa được nêu tên có được bỏ phiếu không?
Đặng Tự Do
05:14 03/06/2022
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gây bất ngờ khi công bố danh sách các tân Hồng Y vào ngày 29 tháng 5 vừa qua, trong đó có 16 tân Hồng Y cử tri và 5 Hồng Y quá tuổi tham gia mật nghị bầu Giáo Hoàng. Các ngài sẽ trở thành Hồng Y trong một cuộc bầu cử được tổ chức vào ngày 27 tháng 8.
Cho đến nay, Đức Giáo Hoàng Phanxicô chưa lần nào đề cập đến việc thoái vị, nhưng một số chuyên gia vẫn tiếp tục suy đoán về sự kết thúc của triều đại giáo hoàng. Trong bối cảnh có sự chậm trễ bất thường lên đến ba tháng từ ngày công bố cho đến ngày các vị này được chính thức tấn phong Hồng Y, một câu hỏi nảy sinh là điều gì sẽ xảy ra với các Hồng Y vừa được chỉ định trong trường hợp một mật nghị bầu Giáo Hoàng diễn ra? Việc gia nhập Hồng Y Đoàn có hiệu quả vào thời điểm nào? Đây là một số câu hỏi I.MEDIA đã hỏi Đức Ông Patrick Valdrini, giáo sư danh dự về giáo luật tại Đại học Latêranô.
Sau nghi thức tấn phong Hồng Y vào ngày 27 tháng 8, Giáo Hội sẽ có 132 Hồng Y cử tri, đây là một kỷ lục dưới triều đại giáo hoàng hiện tại, vượt qua đáng kể ngưỡng 120 Hồng Y do Đức Phaolô Đệ Lục đặt ra trong Tông Hiến Romano Pontifici Eligendo ngày 1 tháng 10, Năm 1975.
Mặc dù không bãi bỏ quy định này, nhưng việc phá vỡ quy định này là “đặc quyền” của đương kim giáo hoàng, người là “nhà lập pháp tối cao và có thể vi phạm các luật do các giáo hoàng ban hành”, cho dù luật ấy là của chính ngài hay một trong những người tiền nhiệm của ngài. Valdrini nói trong Vatican, “không có quyền tài phán hiến pháp”. Không có thẩm quyền nào có thể làm mất hiệu lực một quyết định của Giáo hoàng, vì sự phân chia quyền lực không tồn tại.
Đây sẽ là lần thứ 13 một giáo hoàng vượt quá giới hạn 120 Hồng Y cử tri. Kỷ lục về việc vượt ngưỡng được thiết lập trong lần tấn phong Hồng Y đầu tiên của thế kỷ 21, vào ngày 21 tháng 2 năm 2001, khi Đức Gioan Phaolô II tấn phong 42 Hồng Y, 38 trong số các vị là Hồng Y cử tri: điều này đã nâng số Hồng Y cử tri lên 136. một lần nữa ngưỡng 120 bị vượt qua là vào lần tấn phong Hồng Y cuối cùng của ngài, vào ngày 21 tháng 10 năm 2003. Điều đó đã nâng con số lên 135 Hồng Y cử tri trong Hồng Y Đoàn.
Các giáo hoàng gần đây luôn thể hiện sự linh hoạt nhất định đối với ngưỡng 120 Hồng Y cử tri. Đức Gioan Phaolô II đã vượt ngưỡng ba lần, Đức Bênêđíctô XVI hai lần, và Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã vượt ngưỡng trong mọi dịp tấn phong Hồng Y, nghĩa là tám lần, bao gồm cả lần sắp tới.
Điều gì sẽ xảy ra nếu mật nghị diễn ra trước khi các Hồng Y này được tấn phong?
Trong trường hợp Đức Giáo Hoàng Phanxicô qua đời hoặc từ chức trước ngày 27 tháng 8, quyết định tấn phong Hồng Y được Đức Giáo Hoàng Phanxicô đưa ra vào ngày 29 tháng 5 vừa qua sẽ bị hủy bỏ, bởi vì việc tấn phong này bị ràng buộc chặt chẽ với đương kim Giáo hoàng. Chỉ những Hồng Y cử tri Hồng Y cử tri đã được tấn phong, hiện có 117 vị như thế, mới được triệu tập vào mật nghị. Tư cách Hồng Y chỉ được Giáo Hội nhìn nhận sau nghi thức tấn phong Hồng Y chứ không phải sau một thông báo đơn thuần.
Điều 36 của Tông Hiến Universi Dominici Gregis do Đức Gioan Phaolô II ban hành năm 1996 khẳng định như sau: “Một vị Hồng Y của Hội Thánh Rôma, người đã được tạo ra và công bố trước Hồng Y Đoàn, có quyền bầu Giáo hoàng, theo quy tắc số 33 của Tông Hiến hiện hành, ngay cả khi ngài vẫn chưa nhận được chiếc mũ đỏ hoặc chiếc nhẫn, hoặc chưa tuyên thệ”
Điều khoản này có nghĩa là đối với các Hồng Y đã được xác nhận trong một công nghị tấn phong Hồng Y, sự vắng mặt thực tế của vị tân Hồng Y ấy trong buổi lễ vì lý do sức khỏe hoặc các vấn đề về giao thông — như đã xảy ra vào tháng 11 năm 2020 trong một công nghị tấn phong Hồng Y được tổ chức giữa một trận đại dịch — không ngăn cản ngài trở thành một Hồng Y, và do đó ngài có quyền tham gia mật nghị vào một ngày sau đó.
Nói cách khác, phải có công nghị tấn phong Hồng Y, trong đó Đức Thánh Cha xác nhận trước Hồng Y Đoàn vị ấy là Hồng Y, vị ấy có mặt trong buổi lễ hay không, không phải là vấn đề.
Việc công bố một công nghị tấn phong Hồng Y chỉ có giá trị ràng buộc đối với đương kim giáo hoàng. Nếu triều đại giáo hoàng hiện tại kết thúc, thì việc lựa chọn các Hồng Y tương lai có liên quan đến quyết định cá nhân của Đức Thánh Cha Phanxicô, “người kế vị của ngài có thể không tấn phong cho các vị ấy,” Đức Ông Valdrini nói. Tuy nhiên, theo thông lệ, nhằm đưa ra các dấu chỉ cho tính liên tục, ít nhất là vào đầu triều đại giáo hoàng, vị tân giáo hoàng có thể triệu tập một công nghị tấn phong Hồng Y khác có cùng danh sách, hoặc bổ sung vào danh sách đó.
Trường hợp của các Hồng Y bị phế truất
Liên quan đến việc tham gia mật nghị, Tông Hiến năm 1996 quy định rõ rằng “Các Hồng Y đã bị phế truất về mặt pháp lý hoặc những người được sự đồng ý của Giáo hoàng Rôma đã từ bỏ đặc quyền Hồng Y thì không có quyền này. Hơn nữa, trong khoảng thời gian trống tòa, Hồng Y Đoàn không thể thu nhận lại hoặc phục hồi tư cách Hồng Y của họ. “
Những trường hợp rút khỏi Hồng Y Đoàn này rất hiếm nhưng trong lịch sử gần đây cũng có một số trường hợp. Năm 1927, Hồng Y người Pháp Louis Billot từ bỏ chức Hồng Y vì bất đồng với Đức Piô XI về việc lên án Action Française, và ngài qua đời với tư cách là một linh mục Dòng Tên giản dị.
Nhiều thập kỷ sau, vào năm 2018, cựu Tổng Giám mục Washington Theodore McCarrick bị mất chức Hồng Y vì liên quan đến lạm dụng trẻ em. Ông ta vẫn còn sống, nhưng hiện đã bị hạ xuống tư cách giáo dân.
Hồng Y Keith O'Brien, một cựu tổng giám mục của Edinburgh, người cũng liên quan đến lạm dụng tình dục, nhưng không lạm dụng trẻ vị thành niên, đã từ bỏ việc tham gia mật nghị năm 2013 và sau đó chính thức từ bỏ các quyền và đặc quyền của Hồng Y vào năm 2015, mặc dù ông được giữ lại danh hiệu.
Cuối cùng, Hồng Y Becciu đã bị tước bỏ các đặc quyền của mình với tư cách là Hồng Y cử tri Hồng Y vào năm 2020 do cáo buộc tham nhũng liên quan đến vụ mua bán địa ốc ở London. Vị cựu Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh sẽ không thể tham gia mật nghị nếu được tổ chức ngay bây giờ, nhưng, giống như các Hồng Y trên 80 tuổi, ngài vẫn giữ được danh hiệu Hồng Y. Hồng Y Becciu có thể giành lại quyền bỏ phiếu nếu được trắng án khi kết thúc thủ tục pháp lý hiện tại. Khả năng phục hồi sẽ lại là đặc quyền cá nhân của giáo hoàng.
Source:Aleteia
Tình báo Mỹ: Putin bị ung thư ?
RFI
11:20 03/06/2022
Cuộc chiến tại Ukraina, hôm nay, 03/06/2022 bước sang ngày thứ 100, còn được đi kèm với những lời đồn đãi về tình trạng sức khỏe của tổng thống Vladimir Putin. Theo tình báo Mỹ, nguyên thủ Nga dường như bị ung thư.
Từ Washington, thông tín viên đài RFI, Guillaume Naudin tường thuật :
« Chính tuần báo Mỹ Newsweek đã có được thông tin này. Các nhà báo của tuần báo đã nói chuyện với ba quan chức tình báo cao cấp của Mỹ thuộc ba cơ quan khác nhau và họ đã đọc được bản báo cáo đó. Tài liệu này có từ cuối tháng Năm, kết luận rằng Vladimir Putin bị bệnh và có thể sắp chết, và rất có khả năng ông ấy đã được điều trị cho một chứng bệnh ung thư hồi tháng Tư năm nay.
Điều này giải thích, cùng với việc cách ly tương đối do đại dịch, cho sự xuất hiện từng đợt của ông. Những lần xuất hiện được giới chuyên gia Mỹ theo dõi sát sao, nhất là sự run rẩy và xu hướng bám chặt các đồ vật bằng tay phải như bám vào bàn chẳng hạn.
Báo cáo này cũng cho rằng một âm mưu ám sát nhân vật quyền lực số một đã bị các lực lượng an ninh điện Kremlin phá vỡ. Rất nhiều thông tin đã được phân tích kỹ cho Nhà Trắng.
Nhưng những quan chức cao cấp được Newsweek hỏi nhấn mạnh rằng tình báo Mỹ cũng đã từng nhầm lẫn về tình trạng sức khỏe của nhiều nhân vật khác như Saddam Hussein và Oussama Ben Laden. Do vậy, cần thận trọng, không nên vội kết luận là tổng thống Nga sắp qua đời ».
RFI
Từ Washington, thông tín viên đài RFI, Guillaume Naudin tường thuật :
« Chính tuần báo Mỹ Newsweek đã có được thông tin này. Các nhà báo của tuần báo đã nói chuyện với ba quan chức tình báo cao cấp của Mỹ thuộc ba cơ quan khác nhau và họ đã đọc được bản báo cáo đó. Tài liệu này có từ cuối tháng Năm, kết luận rằng Vladimir Putin bị bệnh và có thể sắp chết, và rất có khả năng ông ấy đã được điều trị cho một chứng bệnh ung thư hồi tháng Tư năm nay.
Điều này giải thích, cùng với việc cách ly tương đối do đại dịch, cho sự xuất hiện từng đợt của ông. Những lần xuất hiện được giới chuyên gia Mỹ theo dõi sát sao, nhất là sự run rẩy và xu hướng bám chặt các đồ vật bằng tay phải như bám vào bàn chẳng hạn.
Báo cáo này cũng cho rằng một âm mưu ám sát nhân vật quyền lực số một đã bị các lực lượng an ninh điện Kremlin phá vỡ. Rất nhiều thông tin đã được phân tích kỹ cho Nhà Trắng.
Nhưng những quan chức cao cấp được Newsweek hỏi nhấn mạnh rằng tình báo Mỹ cũng đã từng nhầm lẫn về tình trạng sức khỏe của nhiều nhân vật khác như Saddam Hussein và Oussama Ben Laden. Do vậy, cần thận trọng, không nên vội kết luận là tổng thống Nga sắp qua đời ».
RFI
Đội túc cầu Real Madrid trao Cúp Âu Châu cho Đức Mẹ Almudena
Đặng Tự Do
17:22 03/06/2022
Real Madrid CF đã trở lại Tây Ban Nha vào hôm Chúa Nhật sau khi giành chiến thắng trong trận chung kết EUFA, và tặng cho Đức Mẹ Almudena cả chiếc cúp này đã giành được vào trong giải vô địch giải túc cầu Tây Ban Nha.
Real Madrid đã giành chiến thắng 1-0 trong trận chung kết EUFA ngày 28 tháng 5 trước Liverpool FC. Trận đấu được diễn ra tại Paris và bàn thắng quyết định được ghi bởi Vinicius Junior ở phút 59. Đây là lần thứ 14 Real Madrid đoạt giải vô địch bóng đá Âu Châu.
Đội bóng, được đón tiếp bởi hàng chục nghìn người hâm mộ trên các đường phố ở thủ đô Tây Ban Nha ngày 29/5, đã đến Nhà thờ Almudena vào buổi tối và được Đức Hồng Y Carlos Osoro Sierra của Madrid tiếp đón.
Đây không phải là lần đầu tiên Real Madrid dâng chiếc cúp Champions League cho Đức Mẹ.
Trong chuyến thăm, Đức Hồng Y Osoro đã chào đón các cầu thủ “bằng tình cảm và niềm vui”.
Theo báo cáo của Tổng giáo phận Madrid, vị Hồng Y đã cảm ơn họ vì đã mang tên thủ đô Tây Ban Nha đến nhiều chân trời góc bể như Thánh Isidore Nông dân, “một người giản dị có mặt trên tất cả các lục địa”, là người Tổng giáo phận Madrid đang dành một Năm Thánh để kính nhớ Ngài.
Trong buổi lễ ngắn gọn, giám đốc quan hệ công chúng của Real Madrid, cựu cầu thủ bóng đá Emilio Butragueño, đã đọc một số lời cầu nguyện, một trong số đó xin cho các cầu thủ và những người có mặt trải nghiệm “sự bảo vệ từ mẫu của Đức Trinh nữ Maria”.
Source:Catholic News Agency
Cuộc rước dài hai dặm vào ngày 19 tháng 6 để khởi động sự phục hưng Thánh Thể ở tổng giáo phận Detroit
Đặng Tự Do
17:23 03/06/2022
Niềm tin vào sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể đang suy yếu trong những người Công Giáo, và các giám mục Hoa Kỳ đang cố gắng làm điều gì đó về điều đó.
Theo một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Pew năm 2019, khoảng 2/3 người Công Giáo Hoa Kỳ không tin rằng bánh và rượu trong Thánh lễ trở thành máu và máu của Chúa Kitô khi truyền phép – theo sách giáo lý, đó là một tín điều cốt lõi của đức tin Công Giáo và là “nguồn gốc và đỉnh cao” của đời sống của Giáo hội.
Để đáp lại, Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ vào mùa hè này sẽ khởi động một cuộc phục hưng Thánh Thể kéo dài ba năm nhằm cổ vũ lòng sùng kính và đức tin vào sự Hiện diện Thực sự của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể, với đỉnh điểm là Đại hội Thánh Thể Quốc gia đầu tiên tại Hoa Kỳ kể từ năm 1975.
Người Công Giáo ở Tổng giáo phận Detroit sẽ có cơ hội tham gia vào một cuộc phục hưng như vậy vào Chúa Nhật, ngày 19 tháng 6, lễ Mình Thánh Chúa, khi Đức Tổng Giám Mục Allen Vigneron dẫn đầu một cuộc rước Thánh Thể dài hai dặm từ Nhà thờ Chính tòa Thánh Thể đến Đại Chủng viện Thánh Tâm ở Detroit.
Các cuộc rước thường diễn ra trên toàn giáo phận trong ngày lễ Corpus Christi, còn được gọi là Lễ Trọng Mình và Máu Thánh Chúa Kitô. Nhưng năm nay các cuộc rước sẽ mang một ý nghĩa đặc biệt, Sơ Esther Mary Nickel, RSM, giám đốc ban phụng tự của tổng giáo phận.
“Đó là cơ hội để Chúa Giêsu lôi kéo mọi người đến với chính Ngài, và vì vậy chúng tôi đưa Chúa Giêsu ra đường, và chúng tôi cầu nguyện,” Sơ Nickel nói với Detroit Catholic.
Sơ Nickel cho biết sơ nhớ đã tham gia các cuộc rước Mình Thánh Chúa ở Rôma cùng với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, khi những người đứng xem hai bên đường sẽ tham gia khi cộng đoàn di chuyển qua các đường phố. Sơ nói, hiện nay, cuộc rước của tổng giáo phận đang thu hút sự quan tâm.
“Một trong những đơn vị cảnh sát của Detroit từ khu vực sẽ giúp chúng tôi an toàn đã hỏi, 'Cái này là về cái gì? Chúng tôi thực sự đang làm gì? '“Sơ Nickel nói. “Tôi đáp lại và nói, 'Đó là một cuộc hành hương. Chúng tôi đang trên đường đến thiên đường, và đây là một hình ảnh tượng trưng cho việc chúng tôi đang trên đường đến thiên đường cùng nhau khi chúng tôi đi ra đường. “
Cuộc rước sẽ bắt đầu với Thánh lễ lúc 1 giờ chiều, sau đó là lễ cung nghinh Mình Thánh Chúa tại Nhà thờ Chính tòa trên Đại lộ Woodward. Sau đó, các tín hữu sẽ rước Mình Thánh Chúa xuống Đại lộ Chicago, kết thúc bằng phép lành tại Đại Chủng viện Thánh Tâm.
Các nhà tổ chức đang cầu nguyện cho thời tiết thuận lợi và một lượng lớn người tham dự, đặc biệt là các gia đình, linh mục, học sinh các trường Công Giáo, Hiệp sĩ Kha Luân Bố và các hiệp hội tông đồ khác, Tiến sĩ Marlon De La Torre, giám đốc truyền giáo của tổng giáo phận cho biết như trên.
Source:Catholic News Agency
Những Câu Truyện Từ Vatican 6
Vũ Văn An
17:56 03/06/2022
Vô gia cư thời Covid-19
Câu truyện từ Vatican lần này do Nữ tu Bernadette Mary Reis, fsp, kể về Debbie, một phụ nữ vô gia cư sống ở Boston trong thời kỳ Covid-19. Rất nhiều người sống như cô.
Debbie đã có một công việc ổn định, lương cao. Cô ấy là một y tá trực đêm tại một bệnh viện ở Boston. Một số kỳ nghỉ cuối cùng mà cô tham gia là các chuyến hành hương đến Thánh địa, Oberammergau để xem trình diễn cuộc thương phó của Chúa Giêsu, và Rome, và một chuyến du ngoạn vùng Caribe. Chưa bao giờ kết hôn, Debbie tự cấp dưỡng mình rất tốt.
Quá khứ bão tố
Ngay sau khi cô chuyển từ miền trung tây đến Boston khi còn là một phụ nữ trẻ, Debbie bắt đầu uống rượu. Sau đó cô thêm ma túy vào đồ uống của mình. Khi cuộc sống của cô bắt đầu chạm đáy, cô thường xuyên lui tới các cơ sở Cai nghiền (AA), điều mà cô vẫn làm cho đến tận nay. Cô đã tỉnh táo kể từ đó. Nhờ sự giúp đỡ của một linh mục địa phương ở Boston, Debbie đã tìm thấy con đường trở lại với đức tin Công Giáo. Cuối cùng, cô trở thành thừa tác viên Thánh Thể tại giáo xứ của cô, và tích cực trong phong trào Cursillo. Mọi việc diễn ra tốt đẹp.
Thất nghiệp
Rồi, điều không tưởng tượng được đã xảy ra. Khoảng mười năm trước đây, ngay sau cái chết của một trong cha mẹ cô, Debbie bị mất việc. Cô nói về những gì đã xảy ra với Nữ tu Bernadette.
“Tôi đã nghỉ một thời gian. Sau khoảng một năm, tôi bắt đầu tìm việc và chẳng kiếm được gì, lúc đó, căn bệnh trầm cảm của tôi ập đến. Rồi, trong căn bản, tôi ngồi ở nhà cho đến khi hết tiền. Thỉnh thoảng tôi có thể nhớ mình đã nghĩ, "tiền sẽ không còn nữa". Và chắc chắn nó đã không còn thật. Không lâu sau đó tôi phải rời khỏi căn hộ. Tôi sống trong chiếc xe hơi của mình ba năm và bây giờ tôi đã ở trong nơi tạm trú được khoảng mười tháng.”
Trong nơi tạm trú thời Covid-19
Các nhà tạm trú ở Hoa Kỳ đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn Covid-19 lây lan giữa các khách trọ của họ. Tuy nhiên, như Debbie nói với chúng tôi, chẳng thành công bao nhiêu khi những người sống trong những nơi tạm trú phải ở trong những khu vực hết sức gần gũi nhau.
“Vâng, lúc đầu chỉ là giãn cách xã hội khi bạn đi ra ngoài. Nhưng ở các nhà tạm trú, chúng tôi thực sự không thể làm như thế - ý tôi muốn nói có rất nhiều việc rửa tay, họ đặt các tấm chắn giữa các giường để cố gắng giúp đỡ theo cách đó. Nhưng vào buổi tối, tất cả chúng tôi đều ở trong một phòng và ngồi cùng bàn ăn với nhau. Cuối cùng vi rút cũng vào được nhà tạm trú. Đó chỉ là vấn đề thời gian. Chúng tôi biết điều đó sẽ xảy ra. "
Nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của Debbie đã trở thành hiện thực vào hôm thứ Hai. Cô phát hiện ra mình đã tiếp xúc với coronavirus. Khi cô biết rằng cô sẽ được chuyển đến một cơ sở không xác định, cú sốc bắt đầu ập tới.
“Tôi hơi bị sốc. Vì vậy, theo một nghĩa nào đó, tôi đã tự nhủ bản thân mình vì tin đồn đang hết sức tràn lan. Chúng tôi có một cuộc họp với giám đốc, vị này nói, “vâng, một người có dương tính.” Rồi, họ kéo một nhóm người ra vì họ biết đã bị nhiễm. Họ không để ý đến tôi, nhưng tôi biết tôi đã ngồi bên cạnh người mà tôi nghe đã bị. Và cuối cùng tôi đã vào văn phòng để nói chuyện với một ai đó và tôi nói, ‘Tôi biết qúy vị không thể nói với tôi nhưng đây là tên người mà tôi nghe đã bị nhiễm và tôi đã ngồi cạnh họ’. Và câu trả lời là, "nếu chị lo lắng, hãy đến gặp y tá." Và họ nói một cách mà tôi nghĩ, "à hả, tốt hơn mình nên đi." Và rồi sau một hồi khá mù mờ, rất nhiều câu ‘Ừ, chị sẽ phải đi cách ly. Chúng tôi sẽ đưa chị đến một nơi nào đó’, và rồi phải ngồi một khoảng thời gian rất dài và chờ đợi. "
Bị cách ly
Debbie nhanh chóng bị cô lập và tiếp tục chờ đợi cho đến khi phương tiện vận chuyển đến để đưa cô – đến một chỗ nào đó. Cô không được phép thu vội đồ đạc của riêng mình từ tủ đựng đồ của mình. Một trong những phụ nữ làm việc tại nhà tạm trú đã thu đồ đạc giùm cô. Vậy rốt cuộc Debbie đã đi đâu?
“Tôi đang ở nơi từng là trung tâm phục hồi chức năng ở một nơi nào đó của Boston. Tôi không rõ nó đã bị đóng cửa trong bao lâu, khá lâu rồi. Họ mở lại đặc biệt cho việc này, để có chỗ gửi bệnh nhân đến. Tất cả chúng tôi ở đây đều đang trong tình trạng cách ly, chúng tôi đều đã bị nhiễm. Không có trường hợp nào được biết rõ và tôi không nghĩ sẽ có bất cứ trường hợp nào như thế ở đây. Đây giống như một khu vực sắp xếp. Nếu bạn có triệu chứng, bạn hẳn phải đi đến một nơi khác. "
Chăm sóc tại cơ sở kiểm dịch
Debbie mô tả các nhân viên là những người "rất tốt" và biết quan tâm. Tất cả những người ở đó hầu hết đều giữ gìn ý tứ. Họ được cung cấp mọi thứ họ cần, và sau đó chỉ một số, như Debbie mô tả.
“Về căn bản, bạn ở trong phòng của mình. Nếu bạn đi ra ngoài hành lang, bạn phải đeo khẩu trang và găng tay. Một y tá đến vào buổi sáng, kiểm tra các dấu hiệu quan trọng của chúng tôi và sau đó hỏi chúng tôi hàng loạt câu hỏi: "Chị có bị ho không? Chị có đau không?” Bất cứ điều gì về lịch sử của chúng tôi. ‘Bạn có bị hụt hơi không?’ Và bất cứ triệu chứng nào – họ thực sự lướt qua toàn bộ danh sách. Và sau đó chúng tôi vì danh dự buộc phải trả lời thành thật. Có một bác sĩ ở tại cơ sở.
“[Các nhân viên], họ rất tốt. Họ cung cấp các bữa ăn. Họ liên tục kiểm tra chúng tôi, ‘chị có ổn không?’ Một số người trong chúng tôi không có quần áo ngủ vì, dì biết đấy, từ một nơi trú ẩn dì mong được cung cấp mọi sự…. Họ đang cố gắng để có được những thứ mà chúng tôi cần. Họ cung cấp cho chúng tôi sách, bài [để chơi]. Họ có vẻ quan tâm, họ thực sự quan tâm. Tôi rất thoải mái với họ”.
Tiếp theo sẽ là gì?
Câu hỏi luôn trong tâm trí của một người vô gia cư là, "ngày mai thì sao?” Tôi đã hỏi Debbie rằng cô ấy sẽ đi đâu sau khi ra khỏi khu cách ly.
“Tôi sẽ quay trở lại nhà tạm trú. Tôi hi vọng thế. Một số người đang được thả ra ngoài trang trại. Họ đang mở các ký túc xá không được sử dụng ở các trường đại học và những thứ đại loại như vậy. Vì vậy, bằng cách đó họ làm giảm bớt sự đông đúc trong các nhà tạm trú. Tôi hy vọng tôi sẽ được trở lại nhà tạm trú mà tôi đã ở. Mọi đồ đoàn của tôi ở đó. "
Cậy nhờ lời cầu nguyện
Ngay trước khi bắt đầu cuộc phỏng vấn của chúng tôi, Debbie đã nói với tôi rằng cô rất biết ơn vì mọi người cầu nguyện cho cô. Ngay sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc, cô nói với tôi rằng cô sẽ điền tên của cô vào một số danh sách cầu nguyện trên internet. Những lời cuối cùng của cô trong cuộc phỏng vấn cũng là về việc cầu nguyện:
“Tôi rất vui vì có rất nhiều người cầu nguyện cho tôi và tôi hy vọng sẽ luôn được khỏe mạnh.”
Tôi chắc chắn rằng Debbie sẽ rất vui khi biết rằng bạn cũng sẽ cầu nguyện cho cô và cho những người vô gia cư khác như cô.
Thủ tướng Luxembourg, Xavier Bettel, bày tỏ sự bất mãn vì Thượng Phụ Kirill được đưa ra khỏi danh sách trừng phạt
Đặng Tự Do
18:44 03/06/2022
Thủ tướng Luxembourg, Xavier Bettel, cho biết ông “thực sự khó chịu” về việc loại bỏ người đứng đầu Giáo Hội Chính thống Nga, là Thượng phụ Kirill, ra khỏi vòng trừng phạt mới nhất của Liên Hiệp Âu Châu.
Liên Hiệp Âu Châu đã công bố một gói trừng phạt mới chống lại Nga, bao gồm lệnh cấm vận theo từng giai đoạn đối với việc nhập khẩu dầu của Nga cũng như các lệnh trừng phạt đối với các chỉ huy quân đội Nga, là những người mà Liên Hiệp Âu Châu cho rằng đã đưa quân đội Nga tham gia vào các hành động tàn bạo ở Ukraine. Vợ bé của Vladimir Putin, Alina Kabaeva, người có 3 đứa con với Putin cũng bị trừng phạt cùng với bà ngoại của cô ta, là những người được cho là đang cất giữ khối tài sản khổng lồ của Putin.
Tuy nhiên, một cái tên không xuất hiện trong danh sách đen là Thượng phụ Kirill, sau khi Hung Gia Lợi, do Thủ tướng Viktor Orbán đứng đầu, nhất quyết đưa ông ta ra khỏi danh sách.
Phát biểu tại một hội nghị vào hôm thứ Sáu, Thủ tướng Bettel cho biết việc đưa Thượng Phụ Kirill ra khỏi danh sách là “không thể chấp nhận được”.
Ông nói:
“Tôi phải nói với các bạn rằng tôi thực sự khó chịu. Tôi rất tiếc phải nói với các bạn rằng ngày hôm qua chúng tôi đã tìm thấy một thỏa thuận về các biện pháp trừng phạt vì chúng tôi đành phải nhượng bộ Viktor Orban, 'Được rồi, chúng tôi đưa Thượng Phụ Kirill ra khỏi danh sách'. Đó là điều không thể chấp nhận được.”
Theo Thủ tướng Bettel, Hung Gia Lợi đe dọa sẽ từ chối mọi thứ nếu không loại bỏ Kirill ra khỏi danh sách.
Theo một báo cáo năm 2006 được Forbes công bố vào năm 2020, Thượng Phụ Kirill, người ủng hộ nồng nhiệt cuộc chiến ở Ukraine, có tài sản lên đến 4 tỷ đô la. Ở Nga có một tạp chí nổi tiếng chuyên theo đuổi các phóng sự điều tra về các nhà tài phiệt Nga làm ăn phi pháp. Đó là tờ Novaya Gazeta. Tạp chí này do Dmitri Muratov, người đoạt giải Nobel làm chủ biên, trong đó các ký giả bị ám sát chết gần hết, mới nhất là cô Anna Politkovskaja qua đời vào ngày 5 tháng 4 vừa qua. Novaya Gazeta ước tính vào năm 2019 rằng Thượng Phụ Kirill có một khối tài sản từ 4 đến 8 tỷ đô la. Các số liệu không được xác minh và trong mọi trường hợp không thể xác minh được. Tài sản cá nhân đáng kể này là kết quả của việc nhà nước Nga miễn thuế đối với một phần đáng kể thuốc lá và bia được Chính Thống Giáo Nga nhập khẩu từ nước ngoài về bán tại Nga.
Thượng Phụ Kirill quyết liệt phủ nhận mình không dính bén đến của cải, nhưng nhà lãnh đạo tôn giáo bị nghi ngờ sở hữu một khối lượng tài sản cá nhân kếch xù, một số lớn đang ở nước ngoài, bao gồm cả ở Thụy Sĩ và các địa điểm an toàn khác ở hải ngoại. Một số người thậm chí còn nghi ngờ rằng ngài Thượng Phụ Kirill còn là người đứng tên cho những tài sản của Putin, Lavrov và những người khác. Theo một số nguồn tin công khai (tuy nhiên khó xác minh, do tính chất bảo mật cao dành cho khách hàng của các ngân hàng) Kirill cũng có tài khoản ngân hàng ở Ý, Áo và Tây Ban Nha. Chuyên gia nhân quyền Hanna Hopko cho rằng Thượng phụ Kirill “trên thực tế là một trong những chính trị gia cấp cao nhất ở nước Nga của Putin”. Do đó, Hanna Hopko đang yêu cầu các biện pháp trừng phạt chống lại ngài Thượng Phụ trên tờ Repubblica.
Các cuộc điều tra đang được tiến hành trên khắp Âu Châu. Thêm vào đó là các tài sản ở Nga: một biệt thự gần nhà của Putin ở Gelendzhik trên Biển Đen và một siêu đồng hồ mà ông đeo trên tay, chụp trong bộ đồ tắm. Niềm đam mê đồng hồ xa xỉ của Kirill trong quá khứ đã làm nảy sinh những hình ảnh photoshop gây tò mò về Giáo chủ, điều này đã loại bỏ chiếc đồng hồ trên cổ tay ông ta, nhưng điều đó không phản ảnh hoán cải của ông. Hệ thống tài chính của Giáo Hội Chính thống Nga có rất nhiều lợi nhuận, nhờ được miễn thuế đối với các sản phẩm thuốc lá và bia, là cơ sở mang lại rất nhiều của cải. Hoạt động nhập khẩu thuốc lá đã mang lại cho Kirill những danh xưng như “Giáo hoàng của Putin”, hay “Đức Thượng Phụ thuốc lá”, dù Kirill tuyên bố đã tách mình khỏi công việc kinh doanh này.
Source:Euro News‘Not acceptable’: Xavier Bettel lashes out at Viktor Orbán over Kirill's removal from EU sanctions
Liên Hiệp Âu Châu đã công bố một gói trừng phạt mới chống lại Nga, bao gồm lệnh cấm vận theo từng giai đoạn đối với việc nhập khẩu dầu của Nga cũng như các lệnh trừng phạt đối với các chỉ huy quân đội Nga, là những người mà Liên Hiệp Âu Châu cho rằng đã đưa quân đội Nga tham gia vào các hành động tàn bạo ở Ukraine. Vợ bé của Vladimir Putin, Alina Kabaeva, người có 3 đứa con với Putin cũng bị trừng phạt cùng với bà ngoại của cô ta, là những người được cho là đang cất giữ khối tài sản khổng lồ của Putin.
Tuy nhiên, một cái tên không xuất hiện trong danh sách đen là Thượng phụ Kirill, sau khi Hung Gia Lợi, do Thủ tướng Viktor Orbán đứng đầu, nhất quyết đưa ông ta ra khỏi danh sách.
Phát biểu tại một hội nghị vào hôm thứ Sáu, Thủ tướng Bettel cho biết việc đưa Thượng Phụ Kirill ra khỏi danh sách là “không thể chấp nhận được”.
Ông nói:
“Tôi phải nói với các bạn rằng tôi thực sự khó chịu. Tôi rất tiếc phải nói với các bạn rằng ngày hôm qua chúng tôi đã tìm thấy một thỏa thuận về các biện pháp trừng phạt vì chúng tôi đành phải nhượng bộ Viktor Orban, 'Được rồi, chúng tôi đưa Thượng Phụ Kirill ra khỏi danh sách'. Đó là điều không thể chấp nhận được.”
Theo Thủ tướng Bettel, Hung Gia Lợi đe dọa sẽ từ chối mọi thứ nếu không loại bỏ Kirill ra khỏi danh sách.
Theo một báo cáo năm 2006 được Forbes công bố vào năm 2020, Thượng Phụ Kirill, người ủng hộ nồng nhiệt cuộc chiến ở Ukraine, có tài sản lên đến 4 tỷ đô la. Ở Nga có một tạp chí nổi tiếng chuyên theo đuổi các phóng sự điều tra về các nhà tài phiệt Nga làm ăn phi pháp. Đó là tờ Novaya Gazeta. Tạp chí này do Dmitri Muratov, người đoạt giải Nobel làm chủ biên, trong đó các ký giả bị ám sát chết gần hết, mới nhất là cô Anna Politkovskaja qua đời vào ngày 5 tháng 4 vừa qua. Novaya Gazeta ước tính vào năm 2019 rằng Thượng Phụ Kirill có một khối tài sản từ 4 đến 8 tỷ đô la. Các số liệu không được xác minh và trong mọi trường hợp không thể xác minh được. Tài sản cá nhân đáng kể này là kết quả của việc nhà nước Nga miễn thuế đối với một phần đáng kể thuốc lá và bia được Chính Thống Giáo Nga nhập khẩu từ nước ngoài về bán tại Nga.
Thượng Phụ Kirill quyết liệt phủ nhận mình không dính bén đến của cải, nhưng nhà lãnh đạo tôn giáo bị nghi ngờ sở hữu một khối lượng tài sản cá nhân kếch xù, một số lớn đang ở nước ngoài, bao gồm cả ở Thụy Sĩ và các địa điểm an toàn khác ở hải ngoại. Một số người thậm chí còn nghi ngờ rằng ngài Thượng Phụ Kirill còn là người đứng tên cho những tài sản của Putin, Lavrov và những người khác. Theo một số nguồn tin công khai (tuy nhiên khó xác minh, do tính chất bảo mật cao dành cho khách hàng của các ngân hàng) Kirill cũng có tài khoản ngân hàng ở Ý, Áo và Tây Ban Nha. Chuyên gia nhân quyền Hanna Hopko cho rằng Thượng phụ Kirill “trên thực tế là một trong những chính trị gia cấp cao nhất ở nước Nga của Putin”. Do đó, Hanna Hopko đang yêu cầu các biện pháp trừng phạt chống lại ngài Thượng Phụ trên tờ Repubblica.
Các cuộc điều tra đang được tiến hành trên khắp Âu Châu. Thêm vào đó là các tài sản ở Nga: một biệt thự gần nhà của Putin ở Gelendzhik trên Biển Đen và một siêu đồng hồ mà ông đeo trên tay, chụp trong bộ đồ tắm. Niềm đam mê đồng hồ xa xỉ của Kirill trong quá khứ đã làm nảy sinh những hình ảnh photoshop gây tò mò về Giáo chủ, điều này đã loại bỏ chiếc đồng hồ trên cổ tay ông ta, nhưng điều đó không phản ảnh hoán cải của ông. Hệ thống tài chính của Giáo Hội Chính thống Nga có rất nhiều lợi nhuận, nhờ được miễn thuế đối với các sản phẩm thuốc lá và bia, là cơ sở mang lại rất nhiều của cải. Hoạt động nhập khẩu thuốc lá đã mang lại cho Kirill những danh xưng như “Giáo hoàng của Putin”, hay “Đức Thượng Phụ thuốc lá”, dù Kirill tuyên bố đã tách mình khỏi công việc kinh doanh này.
Source:Euro News
Tay sát thủ ở Uvalde có bị quỷ ám hay không? Nhận định của một nhà trừ tà
Đặng Tự Do
20:41 03/06/2022
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #192: Was the Uvalde Shooter Possessed?”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 192: Tay sát thủ ở Uvalde có bị quỷ ám hay không?”.
Thanh niên 18 tuổi, Salvador Ramos, bước vào trường tiểu học Robb ở Uvalde Texas và nổ súng bằng một khẩu súng trường kiểu AR-15 giết chết 19 học sinh và 2 giáo viên, và làm bị thương nhiều người khác. Anh ta chắc chắn đã tham gia vào một hành động xấu xa nhất. Tất cả những điều xấu xa như vậy cuối cùng đều tìm thấy nguồn gốc từ vương quốc bóng tối của Satan. Nhưng, nhiều người đã tôi gần đây rằng, anh ta có bị quỷ ám không?Cho đến nay, các trình thuật tin tức không đưa ra bất kỳ dấu hiệu nào về các triệu chứng bỉ qủy ám trước đó, hoặc thậm chí bất kỳ bệnh tâm thần nào có thể chẩn đoán được. Ông của anh ta cho biết không hay biết về bất kỳ sự đau khổ nghiêm trọng nào trước đây của cháu trai mình, cũng như người thanh niên này không có bất kỳ tiền sử phạm tội nào.
Tuy nhiên, có một nhóm các động năng trong cuộc sống của tay sát thủ khiến anh ta có nguy cơ đáng kể đối với hành vi bạo lực như vậy. Có một hội chứng lâm sàng do FBI tạo ra về “Các Tay Sát Thủ”. Tay sát thủ tại Uvalde có nhiều điểm được nêu ra trong số những điều này:
*Sự cách ly. Ramos được cho là không có bạn bè và được gọi là kẻ cô độc. Trong công việc, anh ta cố tình không gần gũi ai.
* Môi trường gia đình đau khổ. Ramos sống với ông bà ngoại. Có báo cáo là đã có những trận bùng nổ xúc động khi anh ta hét lên tức giận với mẹ mình và cảnh sát được gọi đến. Người cha phần lớn vắng bóng trong những năm gần đây. Không có đề cập đến việc Salvador Ramos đi nhà thờ, hoặc bất kỳ sự kiện xã hội hoặc tôn giáo nào.
* Lòng tự trọng thấp. Ramos mắc chứng nói lắp nghiêm trọng và ngọng rất nặng. Anh ta đang đứng trước bờ vực của việc không tốt nghiệp cùng các bạn bè trong lớp của mình, một đòn giáng thêm vào lòng tự trọng của anh ta và là nguồn gốc của xung đột với bà của anh ta, là người mà anh ta đã bắn chết. Việc anh ta không tốt nghiệp có thể là sự kiện báo trước cho hành vi bạo lực của anh ta.
* Cảm giác bị bắt nạt nhân. Một số thông tin cho rằng Ramos nhiều lần bị bạn học bắt nạt. Những người khác báo cáo rằng anh ta là kẻ bắt nạt. Có lẽ đó là một chút của cả hai. Không nghi ngờ gì nữa, anh ấy đã bị cô lập khỏi các học sinh khác. Điều này càng làm tổn hại đến lòng tự trọng của anh at.
* Nội tâm tức giận / thịnh nộ đi đôi với cảm giác bất lực. Không còn nghi ngờ gì nữa, anh ta đang có một sự tức giận và thịnh nộ bên trong ngày càng lớn. Anh ta được cho là có “vấn đề liên quan đến tức giận.” Cảm giác bất lực của anh ta khi đối mặt với cơn thịnh nộ này, do đó đã dâng trào và sôi sục trong sự cô lập của anh ta.
* Nỗi đau nội tâm thể hiện qua bạo lực bên ngoài. Cách duy nhất của Ramos để đối phó với tình trạng bất ổn bên trong này là dùng bạo lực từ bên ngoài. Anh ấy mang theo găng tay đánh bốc và thường tham gia vào các cuộc đánh đấm với các học sinh khác.
* Tự ái, thiếu sự đồng cảm và thiếu tập trung vào bản thân. Các bài đăng trên facebook của anh ta bộc lộ một kiểu tự ái và tập trung vào bản thân. Anh ta khoe khoang về những hành động bạo lực sắp xảy ra. Trước đây, anh ta đã quấy rối các nhân viên khác với câu hỏi, “Mày có biết tao là ai không?” Sự hung hãn bạo lực của anh ta tại trường học sẽ khiến anh ta được quốc tế “công nhận”, là tác nhân của cái ác.
*Sự tha hóa tột độ. Là một phần của lòng tự ái và mong muốn được nổi tiếng trước công chúng, anh ta đã đăng, “Tôi đã bắn chết bà mình” và “Tôi sẽ nổ súng vào một trường tiểu học.” Có những bài đăng trên mạng xã hội trước đây của Ramos mà nhìn lại là những hình ảnh đáng báo động về bạo lực trong tương lai của anh ta. Hơn hai tháng trước, trên mạng xã hội, anh ấy đã thảo luận về việc trở thành một vận động viên bắn súng ở trường học. Đây không phải là một vụ bạo lực bộc phát bốc đồng mà là một sự kiện đã được lên kế hoạch trước đó bằng việc mua hai vũ khí bán tự động, hàng trăm viên đạn và một áo giáp.
Chúng ta thấy những đặc điểm chung của những kẻ xả súng ở trường học và những kẻ khủng bố được gọi là những con sói đơn độc nơi Salvador Ramos. Hồ sơ này cũng là điển hình của cái mà chúng tôi, trong chức vụ trừ tà của mình, gọi là: “não quỷ”. Những con quỷ tương tự như giận dữ, bạo lực, thịnh nộ, cảm thấy mình là nạn nhân, bị cô lập và cực kỳ tự ái, thiếu sự đồng cảm. Ramos được cho là đã bắt đầu mặc đồ đen và sử dụng bút kẻ mắt màu đen. Trong khi chúng ta không thể đổ lỗi mọi hành động xấu xa cho ma quỷ, người ta cảm nhận được dấu chân của chúng trong vụ việc này và nơi hung thủ.
Có rất nhiều người trên thế giới này đã trở thành nạn nhân nhưng không kết thúc nơi việc bắn giết những đứa trẻ vô tội. Hành động này hoàn toàn là xấu xa, như nhiều người đã mô tả nó. Ít nhất, Satan chắc chắn đang thì thầm vào “tai” của kẻ bắn súng, cám dỗ anh ta thực hiện một hành động xấu xa như vậy, như ma quỷ vẫn thường cố gắng làm ở một mức độ nào đó đối với tất cả chúng ta. Nhưng trong trường hợp của Ramos, Satan có thể có một chỗ đứng vững chắc hơn, do động lực “não quỷ” cơ bản của anh ta bị rối loạn chức năng. Ramos là mục tiêu dễ bị tấn công hơn đối với ảnh hưởng của Kẻ ác.
Rất có thể anh ta đã bị ma quỷ “ám ảnh” và do đó, Satan sẽ có một sự lung lay mạnh mẽ hơn đối với anh ta. Sau đó Satan lấp đầy tâm trí bằng những ý nghĩ xấu xa. Cuối cùng, khi Ramos thực hiện hành vi giết người, anh ta thậm chí có thể đã bị ma nhập. Tại một thời điểm, trong quá trình giết những đứa trẻ, anh ta ớn lạnh, và đã nói rằng: “Đã đến lúc phải chết!”
Khoảnh khắc này có thể khiến người ta nhớ đến Giuđa trong Bữa Tiệc Ly. “Sau khi anh ta nhận được chiếc bánh từ tay Chúa Giêsu, Satan nhập vào anh ta.” (Ga 13:27). Sự cam kết cuối cùng của Giuđa là phản bội Chúa Giêsu và hành động theo điều đó dẫn đến việc Sa-tan “nhập” vào anh ta.
Những phản ánh này vẫn là suy đoán, dựa trên các truyền truyền thông cho đến nay, và có thể được sửa đổi. Nhưng chúng ta không nên đánh giá thấp chiến trường của cuộc chiến tâm linh mà tất cả chúng ta đều tham gia. Hơn nữa, chúng ta không nên để mảnh đất màu mỡ cho Kẻ ác có được chỗ đứng. Nếu Salvador Ramos được xác định sớm hơn nhiều là một người thích mạo hiểm, và được áp dụng các biện pháp trị liệu tinh thần thích hợp, thảm kịch này có thể đã được ngăn chặn.
Theo thống kê của FBI, những vụ bạo lực và khủng bố như vậy đang gia tăng nhanh chóng ở Hoa Kỳ. Hơn nữa, ngày càng có nhiều cảm giác bị cô lập - đặc biệt là ở những người trẻ tuổi, sự tan vỡ của gia đình hạt nhân, tỷ lệ tự tử của thanh thiếu niên tăng, và sự suy giảm mạnh trong việc thực hành đức tin Kitô. Khi những xu hướng này tiếp tục, bạo lực có khả năng bùng phát và bạo lực sẽ tiếp tục tiến trên cùng một quỹ đạo gia tăng.
Làm thế nào chúng ta có thể trả lời? Thực hiện nhiều thay đổi cần thiết trong trường học và xã hội của chúng ta do các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và thực thi pháp luật đề xuất. Xây dựng một gia đình, cộng đồng và đất nước lành mạnh hơn về mặt tâm lý và tinh thần. Quan trọng nhất là: cầu nguyện - cầu nguyện - cầu nguyện. Chúng ta đang chiến đấu cho linh hồn của quốc gia này.
Đừng bao giờ đánh giá thấp tầm quan trọng của một lời cầu nguyện đơn giản. Chính Thánh Linh của Thiên Chúa là Đấng soi dẫn lời cầu nguyện của chúng ta và chính Thiên Chúa sẽ làm cho lời cầu nguyện đó thành hiện thực. Và trong Ngài, chúng ta có thể tìm thấy sự an ủi nào đó giữa thảm kịch khủng khiếp này.
Source:Catholic Exorcism
Tài Liệu - Sưu Khảo
Có Nên Thêm Tín Điều Ðức Mẹ Ðồng Cứu Chuộc?
LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng
08:22 03/06/2022
Có Nên Thêm Tín Điều “Ðức Mẹ Ðồng Cứu Chuộc?”
Tuần san Newsweek số ra ngày 25/8/1997 đã đăng bài của Kenneth L. Wooward - viết cùng với Andrew Murr, Christopher Dickey, Eric Larson, Sarah Van Boven, và Hersch Doby - dưới tựa đề “Hail, Mary” (Kính mừng Maria). Trong bài này Woodward và nhóm cùng viết với ông đã trình bày tương đối khách quan về một phong trào đặc biệt - có tên là “Vox Populi Mariae Mediatri, tạm dịch là: Tiếng dân yểm trợ Đức Maria Đấng Trung Gian” - đã gửi thỉnh nguyện thư lên Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, xin ngài dùng quyền Bất Khả Ngộ (Infallibility) để công bố một tín điều (dogma) mới về Ðức Mẹ Maria, nhân dịp giáo hội đi vào thiên niên kỷ thứ ba, và mừng Ðại Năm Thánh, năm 2000. Tín điều này sẽ xác định ba điều: Ðức Mẹ Ðồng Cứu Chuộc nhân loại với Chúa Kitô (Co-Redemptrix - Chữ này đã có người dịch qua tiếng Việt là “Ðồng Công Cứu Chuộc”), Ðức Mẹ là Ðấng Trung Gian của mọi ân sủng (Mediatrix of all Graces), và Ðức Mẹ là Ðấng Bào Chữa cho dân Chúa (Advocate for the People of God).
Woodward, qua tài liệu do ông Mark Miravalle - giáo sư môn thần học của trường đại học Franciscan ở Steubenville, Ohio - cung cấp, cho biết rằng trong bốn năm trước đó đã có những thỉnh nguyện thư mang trên bốn triệu chữ ký của giáo dân Công Giáo, gửi từ 157 quốc gia lên Ðức Thánh Cha (ĐTC) Gioan Phaolô II. Trong số những thỉnh nguyện viên này đã có gần 500 Ðức Giám Mục, 42 Ðức Hồng Y kể cả các ÐHY John O’Connor (RIP) của New York và Joseph Glemp (RIP) của nước Ba Lan, cộng thêm sáu vị khác, lúc đó đang phục vụ trong điện Vatican. Ngoài ra còn có thêm chữ ký của Mẹ Têrêsa ở Calcutta (RIP) và nữ tu Angelica (RIP), sáng lập viên đài truyền hình Công Giáo EWTN ở Birmingham, tiểu bang Alabama, Mỹ.
Tuy nhiên, cơ quan ngôn luận chính thức của điện Vatican, tờ L’Osservatore Romano, loan tin trong tháng 6/97 rằng ÐTC đã cho thành lập một ủy ban gồm 23 nhà thần học về Ðức Maria (Mariologists), để nghiên cứu, thảo luận và đề nghị câu trả lời cho thỉnh nguyện nói trên. Nhiều người đã nghĩ rằng ủy ban gồm toàn những “chuyên viên” về Thánh Mẫu Học này sẽ nhanh chóng chấp thuận thỉnh nguyện. Nhưng thật là một ngạc nhiên khi tất cả 23 vị đã cùng đề nghị ÐTC không nên công bố tín điều mới này, họ viện lẽ rằng những điều được thỉnh nguyện đã đi ngược lại với giáo huấn của Công Ðồng Vatican II; hơn nữa, một tín điều về Ðức Maria như vậy sẽ phá đổ tất cả mọi thành quả đạt được trong nỗ lực hòa giải (đại kết) với các giáo hội Tin Lành suốt ba thập niên trước đó.
Thực sự, vấn đề không thể coi là đơn giản vì chính Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã là một trong những ÐGH sùng kính Ðức Mẹ nhất trong lịch sử giáo hội. Ngài đã xác tín rằng Ðức Mẹ Fatima đã cứu ngài thoát chết trong cuộc ám sát hụt vào ngày kỷ niệm Ðức Mẹ hiện ra ở Fatima, 13 tháng 5, năm 1981. Trong các Tông Thư hay Thư Mục Vụ, ngài luôn luôn chúc tụng Ðức Mẹ và thường dùng những từ như Ðấng Trung Gian, Ðấng Bào Chữa hay ngay cả Ðấng Ðồng Cứu Chuộc để tôn vinh Ðức Mẹ. Tháng 5/1997, trong cuộc triều yết chung ở quảng trường thánh Phêrô, ÐTC đã đi ra ngoài Kinh Thánh để tuyên xưng rằng chính Ðức Mẹ là người đầu tiên đã nhìn thấy Chúa Giêsu sống lại. Ngài thêm rằng tuyên xưng điều này rất “phù hợp” (fitting) với vai trò của Ðức Mẹ.
Hơn nữa, Woodward và nhóm của ông đã viết thêm về những hiện tượng hiện ra và ảnh hưởng sâu rộng của Ðức Mẹ trong lịch sử giáo hội. Ðể tôn vinh Ðức Mẹ, người ta đã xây những đại vương cung thánh đường lừng danh trên thế giới như Nôtre Dame ở Paris, Hagia Sophia ở Constantinople, và Santa Maria Maggiore ở Roma. Qua Ðức Mẹ, những đại thi sĩ như Villon và Dante, đến Hopkins, Eliot, và Auden (ngay cả nhà thơ Hàn Mặc Tử của Việt Nam) đã tìm ra nguồn cảm hứng cho thi tác của họ. Trong lãnh vực âm nhạc, không tuyệt tác nào về Ðức Mẹ hay hơn khúc “Ave Maria” của Schubert. Các tuyệt phẩm về họa đa số đều vẽ cảnh Truyền Tin và cảnh Ðức Mẹ bồng Ðức Chúa Con.
Thế kỷ XX phải được gọi là thế kỷ của Ðức Mẹ. Hầu như khắp các lục địa người ta đã bá cáo trên 400 cuộc “hiện ra” của Ðức Mẹ (tài liệu của Miravalle), nhiều hơn là tổng số lần hiện ra của ba thế kỷ trước cộng lại. Những thông điệp này được phong trào nói trên, mà Miravalle là một trong những người chủ trương, diễn giải rằng đã nói lên thiên kỷ sắp tới là thời đại của Ðức Mẹ (Age of Mary) mà tín điều do ÐTC công bố sẽ xác định sự “hiền mẫu trung gian” (maternal mediation) của Ðức Mẹ giữa Thiên Chúa và loài người. Phong trào đã thêm Medjugorje (ở cựu Yugoslavia - Nam Tư) là địa điểm hành hương cùng với Fatima và Lourdes (Lộ Ðức), mặc dù các sự hiện ra ở Medjugorje, cho tới nay, đã chưa được Giáo Hội chính thức công nhận. Tuy nhiên, xem ra số người được nhận “thông điệp” mỗi ngày một nhiều hơn và hầu như đã trở thành “lạm phát” khiến nhiều người trở nên hoang mang.
Ở lãnh vực khác, những kẻ thích làm chính trị trong giáo hội cũng đang cố “kéo” Ðức Mẹ về phía của mình. Nhóm phụ nữ đòi quyền bình đẳng (feminists), 20 năm trước đã gạt Ðức Mẹ ra ngoài và gọi Mẹ là “Ðức Mẹ Ðồng Trinh Ðàn Áp” (Oppressive Virgin Mother) do hàng giáo phẩm tạo nên, thì nay đã trở giọng tuyên xưng Ðức Mẹ là một “phụ nữ tự do” (free woman) đã chọn sự “xin vâng” với Chúa trong cuộc truyền tin, trong khi bà Eve chọn sự bất tuân lệnh của Chúa trong vườn địa đàng. Nhờ sự “xin vâng” này của Ðức Mẹ (một phụ nữ) mà đã có lịch sử ơn cứu rỗi. Cả những nhà “thần học giải phóng” (Theology of Liberation) thuở đó cũng “tìm thấy” một Ðức Maria khiêm nhường và là một biểu tượng của Chúa đang “đứng về phía những người nghèo.”
Nhóm viết bài cùng với ông Woodward đã đi xa hơn và diễn giải rằng bí mật về sức mạnh (hay ảnh hưởng) nhiệm mầu của Ðức Mẹ có lẽ vì Ðức Mẹ không có một lịch sử riêng cho mình. Ðức Mẹ đã “lôi cuốn” (entices) từng thế hệ mới, hình dung về Mẹ. Các thánh sử cũng chỉ viết sơ sài về Ðức Mẹ. Mác-cô dường như đã cho rằng Ðức Mẹ đã không hiểu hay không đồng ý về những việc Chúa đang làm; Mát-thêu ghi nhận cuộc giáng sinh; Luca trình bày Ðức Mẹ như một tì nữ trung tín của Chúa và là phát ngôn nhân của những kẻ lạc loài (outcast). Trong Phúc Âm của thánh Luca, Ðức Mẹ đã được tuyên xưng là “đầy ơn phúc” và “mọi thế hệ sẽ gọi Mẹ là có phúc.” Trong Phúc Âm của thánh Gioan, chỉ một lời yêu cầu của Ðức Mẹ mà Chúa đã biến nước thành rượu, phép lạ đầu tiên. Cũng thánh Gioan đã ghi lại việc Ðức Mẹ đã đứng dưới chân thánh gía, chứng tỏ Mẹ cũng là một tông đồ của Chúa.
Từ những ghi nhận đơn sơ này, vai trò của Ðức Mẹ đã từ từ trở nên quan trọng hơn. Mẹ đã thu nhập và biến đổi những nữ thần ngoại giáo mạnh mẽ nhất. Mẹ là Ðức Mẹ đã ban sự sống, nhưng cũng là “Pietà” đã nhận sự chết. Một khi thuyết khổ hạnh (asceticism) đã trở thành ‘đường nên thánh’ trong Kitô giáo, Ðức Mẹ đã trở nên “trọn đời đồng trinh”, gương mẫu của đức thanh sạch và sự tự từ bỏ. Năm 431, ở Công Ðồng Ê-phê-sô (Ephesus) Ðức Mẹ đã được tuyên xưng là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos). Từ đó, các nhà thần học đã không ngừng nỗ lực tìm kiếm những ý nghĩa mầu nhiệm về Ðức Mẹ trong Kinh Thánh.
Thời Trung cổ, sự ảnh hưởng của Ðức Mẹ càng mạnh mẽ hơn. Trong khi các nhà thần học đang cố gắng diễn giải thứ tự và sự bình đẳng trừu tượng của Thiên Chúa Ba Ngôi thì vai trò của Ðức Mẹ đã ảnh hưởng sâu rộng, đặc biệt trong giới người nghèo. Mẹ đã trở thành hình ảnh nhân lành của Mẹ Thiên Chúa. Từ đó đã có niềm tin rằng Ðức Mẹ nhân lành đã không vương mắc tội tổ tông. Niềm tin đó đã trở thành tín điều ở thế kỷ thứ 19, khi ÐGH Piô IX đã công bố tín điều Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên tội, năm 1854. Ðã có sự chống đối mạnh mẽ trong các hệ phái Tin Lành. Cùng lúc, thuyết Thế Tục (Secularism) cũng đã gây ảnh hưởng nhiều hơn. Trước những nguy nan đó, Giáo Hội Công Giáo Châu Âu đã chạy đến với Ðức Mẹ. Ðối với con người kinh tế của Karl Marx, siêu nhân của Nietzsche, và tà thần (Faust) của Goethe, giáo hội đã trình bày một phản chứng mang nữ tính: một người mẹ lo âu và phán quyết, đã cảnh báo nhân loại về thảm họa chiến tranh nếu nhân loại không ăn năn và cải đổi. Các cuộc “hiện ra” đã gia tăng, đặc biệt với những trẻ con miền đồng quê như ở Lourdes và Fatima. Hàng trăm dòng tu nam, nữ đã được thành lập và tất cả đã, bằng cách này hay cách khác, được dâng hiến cho Ðức Mẹ Vô Nhiễm.
Khoảng giữa thế kỷ XX, những đền thánh cho Ðức Mẹ “da đen” như ở Guadalupe,
Mexico; Montserrat ở Spain; và Czestochowa ở quê hương Ba Lan của ÐTC Gioan Phaolô II đã nói lên các căn tính quốc gia và tôn giáo. Ðến khi tín điều Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời được công bố vào Năm Thánh 1950 thì Ðức Mẹ đã trở thành cột sống của nền văn hóa Công Giáo. Ở Công Ðồng Vatican II trong thập niên 60’s, một công bố đặc biệt về Ðức Mẹ đã được đề nghị và những từ như Ðồng Cứu Chuộc, Ðấng Trung Gian đã được nhắc tới. Nhưng đa số nghị phụ, đặc biệt những vị nghiêng về Kinh Thánh, đã không đồng ý, các ngài lo ngại những điều đó sẽ đưa đến việc “tôn thờ” Ðức Maria (Mariolatry).
Woodward và nhóm của ông viết tiếp rằng cũng như trong qúa khứ, khuôn mặt của Ðức Maria hiện tại là phản ảnh của thời đại. Trong khi thế giới tiến gần tới thiên kỷ mới, Ðức Maria xuất hiện (hay được trình bày) như một nhân vật tiên tri, tiên đoán về thế tận. Trong một cách lạ kỳ, những người Công Giáo lên tiếng mạnh mẽ nhất để ủng hộ tín điều mới này đã có những tư tưởng không khác gì những người Tin Lành qúa khích (fundamentalists) đã giảng về ngày tận thế. “Nếu chúng ta từ chối (tín điều về Ðức Mẹ), tôi nghĩ rằng thử thách, bắt đạo, và thảm họa sẽ theo sau.” Nữ tu Angelica đã nói như vậy trên chương trình truyền hình trực tiếp “Mother Angelica Live” của bà. Bà tin rằng: “Nếu ÐTC công bố tín điều này, thì thế giới sẽ thoát khỏi đại họa và đem lại lòng thương xót của Chúa nhiều hơn cho trái đất.”
Giáo Hội Công Giáo từ hàng thế kỷ đã từ chối những tiên đoán về thế tận, đặc biệt là những tiên đoán đến từ các mạc khải tư, nhưng thỉnh thoảng vẫn có những nguời làm công việc này. Ông bà Ted và Maureen Flynn, được coi như những “chuyên viên” về các sự hiện ra, đã góp nhặt tất cả những thông điệp của Ðức Mẹ (được giáo hội công nhận cũng như không được công nhận) từ hàng thế kỷ, để tạo thành một khung cảnh thiên kỷ. Họ tiên đoán về những cảnh báo siêu nhiên, phép lạ vĩ đại nhất thế giới, theo sau là ba ngày tối tăm mà họ gọi là “cuộc sửa phạt vĩ đại” (the great chastisement).
Những người chống lại việc xin công bố tín điều mới về Ðức Mẹ như nhà Thánh Mẫu học Pháp, René Laurentin, đã cho việc thỉnh nguyện trên là phi Kinh Thánh và là một điều sỉ nhục (affront) cho cái chết cứu rỗi đặc biệt của Chúa Kitô. Ðiều này đã khiến nhóm của Woodward đi đến kết luận rằng hiện đang có sự tranh chấp lớn trong giáo hội để được lòng ÐTC. Nhưng ÐTC có sự khôn ngoan riêng của ngài. Dù sao, nhóm thỉnh nguyện vẫn còn là thiểu số, bốn triệu người trên tổng số một tỷ - một ngàn triệu - giáo dân (theo thống kê lúc đó, 1997) chưa hẳn đã là con số lớn. Ngoài ra, còn khoảng 2,700 ÐGM và ít nhất 90 ÐHY đã chưa lên tiếng về việc này.
Kể từ khi giáo hội công bố về quyền bất khả ngộ của ÐGH năm 1874, chỉ một lần duy nhất quyền này đã được sử dụng để công bố tín điều Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, do ÐGH Piô XII vào dịp Năm Thánh 1950. Năm 2000 đã là Ðại Năm Thánh (Jubilee: Ðại Năm Thánh được cử hành cứ mỗi 100 năm; và Năm Thánh – Holy Year – cho mỗi 25 năm) thời điểm thuận tiện nhất cho việc công bố tín điều mới. Nhưng ÐTC Gioan Phaolô II có lần đã công nhận rằng quyền bất khả ngộ của giáo hoàng đã là một trở ngại lớn cho việc hòa đồng giữa các giáo hội Kitô. Mặt khác, ngài cũng nhìn thấy thế giới đã sa vào một nền “văn hóa của sự chết” (Culture of Death) rất đúng lúc để trình bày quan niệm về Ðức Nữ Trinh Thiên Kỷ (Millennial Madonna). Một cách chắc chắn, ÐHY O’Connor của New York đã viết rằng ÐTC sẽ tìm ra ngôn ngữ cho tín điều mới về Ðức Mẹ mà không làm cho các anh em Tin Lành phiền lòng. Nhưng có vị khác, như LM John Roten chủ tịch Viện Nghiên Cứu Thánh Mẫu Học ở đại học Dayton, đồng thời cũng là một trong 23 vị đã đề nghị ÐTC không nên công bố tín điều này, đã nói rằng: “Tại sao phải làm phí phạm quyền bất khả ngộ cho điều không lấy gì làm quan trọng?” Và vị LM này “đề nghị” ÐTC chỉ lập một ngày lễ mới, hay tạo một tước vị mới cho Ðức Mẹ thay vì “đi đến chỗ thái qúa và công bố một tín điều.”
Nhóm Woodward kết luận rằng “Nếu Hồn Xác Lên Trời đã là một tín điều, Ðức Maria đã có những gì mà các Kitô hữu chỉ hi vọng được hưởng, như sự tái hợp với Con của Mẹ (Chúa Kitô) trong vinh quang của Ðức Chúa Cha bởi năng quyền của Ðức Chúa Thánh Thần. Còn gì hơn nữa cho bất cứ bà mẹ nào?”
Bài viết trên, được đăng trên tờ báo “đời” như tuần san Newsweek, đã được coi là tương đối khách quan vì nó đã không viết một chiều, hay công kích Giáo Hội Công Giáo cách cực đoan như nhiều tờ báo khác. Hiển nhiên những người viết này đã có, hay được tư vấn bởi những người có kiến thức thần học, nhưng chắc chắn vẫn còn những thiếu sót hay lệch lạc, do sự vô tình hoặc cố ý, tùy theo mục đích riêng của nhóm người viết, hay của tờ báo. Người đọc cần nhận chân ý nghĩa của từng phần trong bài báo này.
MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH
Ðồng Cứu Chuộc
Trước hết, thế nào là Ðồng Cứu Chuộc theo định nghĩa của giáo hội? Ðức Trinh Nữ Maria hợp tác (cooperates) với Chúa Giêsu để cứu chuộc nhân loại. Ðiều này kết hợp bởi các yếu tố: Ðức Mẹ đã trở nên Mẹ của Ðấng Cứu Thế, và nhất là qua tình thương và việc cùng chịu đau khổ với Chúa Giêsu trên đồi Canvê (Calvary).
Ðó là lời giải thích của các nhà thần học đương thời, nhưng từ thời các Thánh Phụ (những thế hệ lãnh đạo sau các thánh Tông Ðồ), các ngài đã thấy không cần phải tách rời Sự Cứu Chuộc khỏi Cuộc Nhập Thể, vì trong nhập thể đã bao gồm cả sự cứu chuộc rồi. Mãi đến những thế hệ thánh phụ và thần học gia sau này (khoảng thời thánh Irenaeus, thế kỷ thứ II) vấn đề mới lại được đặt ra, cộng thêm những tương quan với Ðức Maria, và còn tiếp tục cho đến nay.
Thánh Ireneaeus trình bày tư tưởng Ðức Maria là nguyên nhân của sự cứu chuộc cho chính Mẹ và cho cả nhân loại. Thánh Ambrose đã nhìn thấy tương quan giữa Nhập Thể và Cứu Chuộc. Chính ngài và có lẽ cả thánh Jerome nữa đã không muốn nghiên cứu sâu hơn về việc Hồn Xác Lên Trời. Thánh Augustinô đã không tiếp tục lý thuyết Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Nhưng sự can thiệp của Ðức Mẹ đối với giáo hội trần thế ngày càng sáng tỏ và được công nhận. Ðiều này đã đưa đến việc phải nghiên cứu sự tham gia của Mẹ vào công cuộc cứu rỗi của Chúa Giêsu, đặc biệt trong khung cảnh của đồi Canvê. Một môn đệ của thánh Bernard, Arnold thành Bonneval, đã nghiên cứu về hiệu qủa của sự cứu rỗi và sự tham dự của Ðức Mẹ.
Tư tưởng về một sự hợp tác (partnership, consortium) giữa chúa Giêsu và Ðức Mẹ đã được nói đến từ thế kỷ thứ XIII. Ông Richard thành St. Laurent và có lẽ cả thánh Bonaventure đã dùng chữ Coadjutrix để gọi Ðức Mẹ là Ðấng Trợ Giúp (Helper).
Từ thế kỷ XVII và đặc biệt là từ sau Ðệ Nhị Thế Chiến đến Công Ðồng Vatican II, người ta đã thường nhắc đến chữ Ðồng Cứu Chuộc (Coredemptrix). Ðây cũng là chủ đề của đại hội Thánh Mẫu ở Pháp năm 1947, và đại hội Thánh Mẫu Quốc Tế ở Roma năm 1950. Nhưng ÐGH Piô XII đã không chấp thuận chữ Coredemptrix, thay vào đó, ngài đã dùng chữ Trợ Tá của Ðấng Cứu Thế (Associate of the Redeemer).
Ở Công Ðồng Vatican II, các Nghị Phụ đã nhắc đến chữ hợp tác (consortium), 36 Nghị Phụ đã xin Công Ðồng công bố Ðức Mẹ Ðồng Cứu Chuộc thành tín điều, nhưng Công Ðồng đã chỉ dùng chữ “Nữ tì của Chúa” (the Handmaid of the Lord) để nói đến Ðức Mẹ. Ðồng thời các danh xưng khác đã được Công Ðồng chấp thuận như Ðấng Bào Chữa (hay Trạng Sư, Bầu Cử, Cầu Bầu - Advocate); Ðấng Trợ Giúp (Helper, Adjutrix); Ðấng Hộ Trì (Auxiliatrix); và Ðấng Trung Gian (Mediatrix). Những danh xưng trên đã được Công Ðồng xác định cách rõ ràng trong Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội “Ánh Sáng Muôn Dân” (Lumen Gentium), khoản 62.
Những giáo huấn của các ÐGH thời cận đại đã quan tâm về “phong trào” này:
“Ðức Chúa Cha ban truyền rằng Chúa Giêsu là nhân vật chính trong sự cứu rỗi, còn Ðức Maria như người Phụ Tá.” (Tông Huấn Ad caeli reginam, 11/10/1954, của ÐGH Piô XII). Cùng với Chúa Giêsu, Ðức Mẹ đạp dập đầu con rắn (sách Sáng Thế 3:15) tại cuộc Nhập Thể, Ngôi Lời nhận Xác Thể qua Ðức Maria, và nhất là ở Cuộc Thương Khó (Passion), khi Chúa Giêsu chịu chết cho loài người, Ðức Maria đã cùng chịu đau khổ với Ngài bởi một sự “hợp nhất của lòng muốn và sự đau khổ.” (Tông Huấn Ad diem illum, 3/2/1904, của thánh Giáo Hoàng Piô X). Chỉ một mình Ðức Kitô, Chúa và Người, là Ðấng Cứu Thế trong một ý nghĩa đầy đủ, hoàn hảo và tuyệt đối nhất. Nhưng Ðức Chúa Cha đã chuẩn bị Ðức Maria cho ơn sủng và chức năng Ðồng Cứu Chuộc qua sự Vô Nhiễm Nguyên Tội và thiên chức Mẹ Thánh, của Đức Mẹ.
Sự Ðồng Cứu Chuộc độc đáo của Ðức Mẹ thấp hơn sự Cứu Chuộc của Chúa Kitô trong phẩm cách và quan phòng, chỉ phù hợp với Mẹ mà thôi. Sự Ðồng Cứu Chuộc của Ðức Mẹ tùy thuộc vào sự Cứu Chuộc của Chúa Kitô nhưng cả hai hội nhập tức khắc qua năng quyền làm mẹ của Mẹ. “Có thể nói một cách chính đáng rằng Ðức Mẹ đã cùng cứu chuộc (redeemed together) nhân loại với Chúa Kitô.” (Tông Thư Inter sodalicia của ÐGH Bênêdictô XV, năm 1918).
Công Ðồng Vatican II đã xác định không nên lập thành tín điều “những vấn nạn chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn qua việc nghiên cứu của các nhà thần học.” (Lumen Gentium, 54). Trên thực tế, chính các nhà Thánh Mẫu học đã không đồng ý với nhau ở nhiều điểm như: (1) Công lênh cứu rỗi (soteriological merit) của Ðức Mẹ không chỉ căn cứ trên sự “phù hợp” (fittingness), nhưng căn cứ vào công lý đơn giản (de condigno ex mera condignitate.) Khác với công trạng của Chúa Kitô, chỉ một mình đã xứng đáng trong một công lý chắc chắn (de condigno ex rigore justitiae). (2) Bản chất sự chia sẻ khổ giá với Chúa Kitô của Ðức Mẹ chỉ trong một nghĩa rộng. (3) Tương quan trong hành động cứu rỗi của Chúa và Ðức Mẹ.
Nhóm của ông Woodward đã chưa chính xác khi viết rằng: “Ðức Maria tham dự (participates) vào sự cứu chuộc do con Mẹ hoàn tất.” (Trg. 49). Từ chính xác nhất có lẽ phải mang ý nghĩa cao hơn là ÐẤNG HỢP TÁC (Cooperator), và thấp hơn việc xếp Ðức Mẹ ngang hàng với Chúa Kitô (như Chúa Kitô đã đồng bản thể và cùng năng quyền với Ðức Chúa Cha, nhưng Ngài vẫn là Ngôi Con.) Hiện tại, nhiều thần học gia Công Giáo cũng như ngoài Công Giáo cho rằng chữ Coredemptrix đã nâng Ðức Mẹ lên ngang hàng với Chúa Kitô.
Ðấng Trung Gian
Danh hiệu Ðấng Trung Gian (Mediatrix) đã được giáo hội Ðông Phương dùng để kính Ðức Mẹ từ khoảng thế kỷ thứ VII. Mãi đến thế kỷ thứ XII, thánh Bernard của giáo hội La Tinh (Tây Phương) mới làm cho chữ này thành thông dụng. Danh hiệu Ðấng Trung Gian đã không phải là một chức vị với quyền hành đặc biệt dành cho Ðức Maria. Cũng như chữ Ðồng Cứu Chuộc, danh hiệu này có thể mang nhiều ý nghĩa tùy mỗi tham chiếu khác nhau. Có ba “thời điểm” (moments) trong cuộc đời của Ðức Mẹ, đã cho thấy tác động trung gian của Mẹ: Cuộc Nhập Thể (Incarnation), Sự Ðóng Ðinh (Crucifixion), và thời Hiện Tại (the Present) với vinh quang Nước Trời mà Ðức Mẹ đang được hưởng, trong khi giáo hội trần thế còn phải chờ đợi.
Tại cuộc Nhập Thể của Chúa Kitô, Ðức Mẹ là Ðấng Trung Gian vì Con Thiên Chúa đã trở nên con người qua Mẹ. Ðức Kitô là Ðấng Trung Gian giữa Ðức Chúa Cha với loài người, còn Ðức Mẹ là vị Trung Gian giữa Chúa Kitô và loài người (thánh Bonaventure). Thánh Tôma Aquinô (Thomas Aquinas) cũng đồng ý rằng Ðức Mẹ đã nhân danh cả nhân loại để lên tiếng “xin vâng” ở cuộc Truyền Tin. Kế đến, Ðức Mẹ là Ðấng Trung Gian đã thể hiện trong sự kết hợp, nhưng vẫn độc lập với sự thương khó của Chúa Kitô trong hiến tế trên đồi Canvê. Cuối cùng, Ðức Mẹ là Ðấng Trung Gian ngay ở thời điểm hiện tại.
Sự trung gian của Ðức Mẹ rất khác với sự trung gian (STG) của Chúa Kitô. STG của Chúa Kitô là căn nguyên, tự toàn, và tuyệt đối cần thiết để được cứu rỗi. STG của Ðức Mẹ cũng khác với STG của các thụ tạo như các thiên thần, các thánh, các linh mục. STG của những vị này chỉ thể hiện trong những trường hợp đặc biệt cho những ơn đặc biệt. STG của Ðức Mẹ là phổ quát (universal), chỉ tùy thuộc vào Chúa Kitô và chắc chắn được ơn.
Niềm tin rằng mọi ơn sủng Chúa ban đều qua Ðức Mẹ đã được nhiều người chấp nhận mặc dù chưa có sự thỏa thuận chung về việc phương cách hành động của Ðức Mẹ trong việc này. Thánh Mẫu Học xác định rằng sự can thiệp trung gian của Ðức Mẹ ảnh hưởng trên tất cả nhân loại, có tính cách phổ quát, và với tất cả các loại ân sủng: ơn thánh hóa, thêm nhân đức, các ơn của Chúa Thánh Thần, các ơn hiện sủng; vì Mẹ đã cùng cứu chuộc với Chúa Kitô. Nhưng Ðức Mẹ không tạo nên (produce) ơn thánh hóa cho nhân loại qua các Bí Tích. Tuy nhiên, con người không bắt buộc phải cầu nguyện cùng Chúa qua Ðức Mẹ. Ơn Chúa ban luôn luôn qua Ðức Mẹ dù con người có xin qua Mẹ, hoặc Mẹ có lên tiếng bầu cử hay không.
Về điểm này, trong hai thế kỷ qua, các ÐGH đã dạy rằng: Ðức Mẹ là “một dòng suối thiêng, qua đó, mọi ơn sủng và đặc ân tuôn chảy đến tận tâm hồn của những kẻ tội lỗi nhất.” (Gloriosae Dominae, ÐGH Bênêdictô XIV, 1748). “Chúa ban mọi ơn qua Ðức Maria.” (Octobri mense, ÐGH Lêô XIII, 1891). “Trong Thánh Ý Chúa, người ta nhận mọi ơn qua Ðức Mẹ.” (Các ÐGH: Thánh Piô X, Bênêdictô XV và Piô XII). Danh xưng Ðấng Trung Gian (Mediatrix) đã được các nghị phụ trong Công Ðồng Vatican II chấp thuận (LM, 62).
Ðấng Bào Chữa
Từ thời Trung Cổ, danh xưng Ðấng Bào Chữa (Advocate, Advocata) đã được dùng để nói lên sự chuyển cầu đặc biệt của Ðức Mẹ. Thánh Ireaneus đã xử dụng chữ này từ thế kỷ thứ II. Thánh Gioan thành Damascus đã dùng một chữ Hi Lạp tương đương: Paracletos. Ðến thế kỷ thứ XII, danh xưng này đã được dùng trong kinh Salve Regina, và thánh Bernard đã thường xuyên sử dụng từ này. ÐGH Lêô X đã nhắc đến chữ này trong tông thư Pastoris Aeteni, năm 1520 của ngài. Từ đó, hầu hết các ÐGH kế tiếp đã dùng danh xưng này với Ðức Mẹ. Cuối cùng, trong Hiến Chế Lumen Gentium, 62, các nghị phụ đã chúc tụng Đức Mẹ qua danh xưng này cùng với những danh xưng khác như đã nói ở trên.
Nhóm của ông Wooward còn thiếu chính xác ở vài điểm nữa như họ nói rằng thánh Toma Aquinô đã mạnh mẽ chống lại niềm tin Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, (Trg. 52). Thực ra, thánh nhân đã viết rằng “Ðức Nữ Ðồng Trinh đã thụ thai với tội nguyên tổ, nhưng tội ấy đã được tẩy rửa trước khi Ðức Mẹ sinh ra.” (ST 3a, 27.2 ad 2.) Chúng ta cần nhớ rằng thánh nhân đã có quan niệm này từ thế kỷ XIII, hơn 600 năm sau, “Ðức Mẹ Vô Nhiềm Nguyên Tội” mới trở thành tín điều. Sự chưa hoàn hảo trong nghiên cứu của ngài đã tương tự như sự thiếu hoàn hảo trong nghiên cứu của các thánh Ambrose, Jerome và Augustine từ thuở giáo hội sơ khai, về tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và tín điều Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.
Cũng như cá nhân con người, giáo hội đã được sinh ra và từ từ trưởng thành theo thời gian, Giáo hội càng lớn mạnh thì Chúa càng mặc khải thêm những mầu nhiệm thâm sâu của Ngài. Những mặc khải này có thể đến từ niềm tin của các tín hữu, nhưng phần nhiều đã qua việc nghiên cứu lâu dài từ thế hệ này qua thế hệ khác của các nhà thần học, để rồi cuối cùng được chấp nhận bởi Ðức Giáo Hoàng cùng các Ðức Giám Mục và được công bố như những giáo huấn chính thức của giáo hội (Ordinary Magisterium). Những nghiên cứu của các thánh hay các nhà thần học trải dài trong suốt lịch sử của giáo hội đôi khi xem ra chưa hoàn hảo ở điểm này hay điểm khác, nhưng thực ra đó là những khởi đầu cần thiết để giúp những người nghiên cứu về sau có một cái nhìn chính xác hơn qua sự mạc khải tỏ tường hơn trong ơn Chúa.
Nhóm của ông Woodward còn nói rằng khẩu hiệu giáo hoàng của ÐTC Gioan Phaolô II: “Totus tuus” là ám chỉ riêng Ðức Mẹ. Đây là một thiếu sót quan trọng, vì ý của ĐTC khi chọn khẩu hiệu này là “Tất cả thuộc về Chúa, về Ðức Mẹ, về toàn thể giáo hội, về tất cả.”
Trở lại việc công bố một tín điều mới về Ðức Mẹ bao gồm ba điểm chính: Ðồng Cứu Chuộc, Ðấng Trung Gian chuyển mọi ơn thiêng, và Ðấng Bào Chữa cho dân Chúa. Ðã không có khó khăn nhiều ở điểm thứ ba. Ðiểm thứ hai vẫn còn phải thảo luận thêm ở vài nơi trong phần: “Mọi ơn Chúa đều qua Ðức Mẹ.” Ðiểm đầu tiên đã trở thành khó khăn nhất, không phải vì việc Ðức Mẹ có đồng cứu chuộc nhân loại với Chúa Kitô hay không, nhưng ở chỗ Ðức Mẹ có ngang hàng với Chúa trong việc cùng cứu chuộc nhân loại chăng? Và điều đó đã xoay quanh chữ COREDEMTRIX! Có vị đã trả lời cách đại cương rằng “như vậy thì dùng chữ khác”, như ÐHY O’Connor, nhưng khó là ở chỗ nhiều người vẫn còn muốn giữ chữ Coredemptrix.
Cuối cùng thì Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã không công bố tín điều mới (1). Điều này có nghĩa giáo hội còn phải nghiên cứu, học hỏi về Thánh Mẫu Học nhiều hơn và sẵn sàng đón nhận những mặc khải, linh ứng mới cho đức tin. Người ta không thể chỉ dùng thần học hay ngữ học để minh định Mầu Nhiệm Nước Trời. Cần phải để Ơn Chúa tác động trong giáo hội cũng như trong cá nhân con người. Ơn Chúa sẽ tác động trong giáo hội qua sự xác định của vị cha chung (ÐGH) và những người hợp tác với ngài (các ÐHY, ÐGM, thần học gia…). Ơn Chúa sẽ tác động trong con người để đáp lại những giáo huấn đó, nhưng con người vẫn có tự do để đáp lại, hay không đáp lại lời mời gọi của Chúa. Khó khăn đã khởi đi từ đó và sẽ còn tiếp diễn mãi trong lịch sử giáo hội thế trần. Tuy nhiên, những “va chạm” đôi khi đã trở nên cần thiết để nẩy sinh những tư tưởng biểu lộ niềm tin chân chính của giáo hội, dưới sự linh ứng của Đức Chúa Thánh Thần, trong Thánh Ý của Thiên Chúa Cha, như đức đương kim Giáo Hoàng, Phanxicô, đang kỳ vọng vào Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới sắp tới.
LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng (tổng hợp)
(1): Hiện Giáo Hội Công Giáo đã có 4 tín điều về Đức Mẹ: Mẹ Thiên Chúa (công bố năm 431); Trọn đời đồng trinh (649); Vô nhiễm nguyên tội (1854); và Hồn xác lên trời (1950).
Tuần san Newsweek số ra ngày 25/8/1997 đã đăng bài của Kenneth L. Wooward - viết cùng với Andrew Murr, Christopher Dickey, Eric Larson, Sarah Van Boven, và Hersch Doby - dưới tựa đề “Hail, Mary” (Kính mừng Maria). Trong bài này Woodward và nhóm cùng viết với ông đã trình bày tương đối khách quan về một phong trào đặc biệt - có tên là “Vox Populi Mariae Mediatri, tạm dịch là: Tiếng dân yểm trợ Đức Maria Đấng Trung Gian” - đã gửi thỉnh nguyện thư lên Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, xin ngài dùng quyền Bất Khả Ngộ (Infallibility) để công bố một tín điều (dogma) mới về Ðức Mẹ Maria, nhân dịp giáo hội đi vào thiên niên kỷ thứ ba, và mừng Ðại Năm Thánh, năm 2000. Tín điều này sẽ xác định ba điều: Ðức Mẹ Ðồng Cứu Chuộc nhân loại với Chúa Kitô (Co-Redemptrix - Chữ này đã có người dịch qua tiếng Việt là “Ðồng Công Cứu Chuộc”), Ðức Mẹ là Ðấng Trung Gian của mọi ân sủng (Mediatrix of all Graces), và Ðức Mẹ là Ðấng Bào Chữa cho dân Chúa (Advocate for the People of God).
Woodward, qua tài liệu do ông Mark Miravalle - giáo sư môn thần học của trường đại học Franciscan ở Steubenville, Ohio - cung cấp, cho biết rằng trong bốn năm trước đó đã có những thỉnh nguyện thư mang trên bốn triệu chữ ký của giáo dân Công Giáo, gửi từ 157 quốc gia lên Ðức Thánh Cha (ĐTC) Gioan Phaolô II. Trong số những thỉnh nguyện viên này đã có gần 500 Ðức Giám Mục, 42 Ðức Hồng Y kể cả các ÐHY John O’Connor (RIP) của New York và Joseph Glemp (RIP) của nước Ba Lan, cộng thêm sáu vị khác, lúc đó đang phục vụ trong điện Vatican. Ngoài ra còn có thêm chữ ký của Mẹ Têrêsa ở Calcutta (RIP) và nữ tu Angelica (RIP), sáng lập viên đài truyền hình Công Giáo EWTN ở Birmingham, tiểu bang Alabama, Mỹ.
Tuy nhiên, cơ quan ngôn luận chính thức của điện Vatican, tờ L’Osservatore Romano, loan tin trong tháng 6/97 rằng ÐTC đã cho thành lập một ủy ban gồm 23 nhà thần học về Ðức Maria (Mariologists), để nghiên cứu, thảo luận và đề nghị câu trả lời cho thỉnh nguyện nói trên. Nhiều người đã nghĩ rằng ủy ban gồm toàn những “chuyên viên” về Thánh Mẫu Học này sẽ nhanh chóng chấp thuận thỉnh nguyện. Nhưng thật là một ngạc nhiên khi tất cả 23 vị đã cùng đề nghị ÐTC không nên công bố tín điều mới này, họ viện lẽ rằng những điều được thỉnh nguyện đã đi ngược lại với giáo huấn của Công Ðồng Vatican II; hơn nữa, một tín điều về Ðức Maria như vậy sẽ phá đổ tất cả mọi thành quả đạt được trong nỗ lực hòa giải (đại kết) với các giáo hội Tin Lành suốt ba thập niên trước đó.
Thực sự, vấn đề không thể coi là đơn giản vì chính Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã là một trong những ÐGH sùng kính Ðức Mẹ nhất trong lịch sử giáo hội. Ngài đã xác tín rằng Ðức Mẹ Fatima đã cứu ngài thoát chết trong cuộc ám sát hụt vào ngày kỷ niệm Ðức Mẹ hiện ra ở Fatima, 13 tháng 5, năm 1981. Trong các Tông Thư hay Thư Mục Vụ, ngài luôn luôn chúc tụng Ðức Mẹ và thường dùng những từ như Ðấng Trung Gian, Ðấng Bào Chữa hay ngay cả Ðấng Ðồng Cứu Chuộc để tôn vinh Ðức Mẹ. Tháng 5/1997, trong cuộc triều yết chung ở quảng trường thánh Phêrô, ÐTC đã đi ra ngoài Kinh Thánh để tuyên xưng rằng chính Ðức Mẹ là người đầu tiên đã nhìn thấy Chúa Giêsu sống lại. Ngài thêm rằng tuyên xưng điều này rất “phù hợp” (fitting) với vai trò của Ðức Mẹ.
Hơn nữa, Woodward và nhóm của ông đã viết thêm về những hiện tượng hiện ra và ảnh hưởng sâu rộng của Ðức Mẹ trong lịch sử giáo hội. Ðể tôn vinh Ðức Mẹ, người ta đã xây những đại vương cung thánh đường lừng danh trên thế giới như Nôtre Dame ở Paris, Hagia Sophia ở Constantinople, và Santa Maria Maggiore ở Roma. Qua Ðức Mẹ, những đại thi sĩ như Villon và Dante, đến Hopkins, Eliot, và Auden (ngay cả nhà thơ Hàn Mặc Tử của Việt Nam) đã tìm ra nguồn cảm hứng cho thi tác của họ. Trong lãnh vực âm nhạc, không tuyệt tác nào về Ðức Mẹ hay hơn khúc “Ave Maria” của Schubert. Các tuyệt phẩm về họa đa số đều vẽ cảnh Truyền Tin và cảnh Ðức Mẹ bồng Ðức Chúa Con.
Thế kỷ XX phải được gọi là thế kỷ của Ðức Mẹ. Hầu như khắp các lục địa người ta đã bá cáo trên 400 cuộc “hiện ra” của Ðức Mẹ (tài liệu của Miravalle), nhiều hơn là tổng số lần hiện ra của ba thế kỷ trước cộng lại. Những thông điệp này được phong trào nói trên, mà Miravalle là một trong những người chủ trương, diễn giải rằng đã nói lên thiên kỷ sắp tới là thời đại của Ðức Mẹ (Age of Mary) mà tín điều do ÐTC công bố sẽ xác định sự “hiền mẫu trung gian” (maternal mediation) của Ðức Mẹ giữa Thiên Chúa và loài người. Phong trào đã thêm Medjugorje (ở cựu Yugoslavia - Nam Tư) là địa điểm hành hương cùng với Fatima và Lourdes (Lộ Ðức), mặc dù các sự hiện ra ở Medjugorje, cho tới nay, đã chưa được Giáo Hội chính thức công nhận. Tuy nhiên, xem ra số người được nhận “thông điệp” mỗi ngày một nhiều hơn và hầu như đã trở thành “lạm phát” khiến nhiều người trở nên hoang mang.
Ở lãnh vực khác, những kẻ thích làm chính trị trong giáo hội cũng đang cố “kéo” Ðức Mẹ về phía của mình. Nhóm phụ nữ đòi quyền bình đẳng (feminists), 20 năm trước đã gạt Ðức Mẹ ra ngoài và gọi Mẹ là “Ðức Mẹ Ðồng Trinh Ðàn Áp” (Oppressive Virgin Mother) do hàng giáo phẩm tạo nên, thì nay đã trở giọng tuyên xưng Ðức Mẹ là một “phụ nữ tự do” (free woman) đã chọn sự “xin vâng” với Chúa trong cuộc truyền tin, trong khi bà Eve chọn sự bất tuân lệnh của Chúa trong vườn địa đàng. Nhờ sự “xin vâng” này của Ðức Mẹ (một phụ nữ) mà đã có lịch sử ơn cứu rỗi. Cả những nhà “thần học giải phóng” (Theology of Liberation) thuở đó cũng “tìm thấy” một Ðức Maria khiêm nhường và là một biểu tượng của Chúa đang “đứng về phía những người nghèo.”
Nhóm viết bài cùng với ông Woodward đã đi xa hơn và diễn giải rằng bí mật về sức mạnh (hay ảnh hưởng) nhiệm mầu của Ðức Mẹ có lẽ vì Ðức Mẹ không có một lịch sử riêng cho mình. Ðức Mẹ đã “lôi cuốn” (entices) từng thế hệ mới, hình dung về Mẹ. Các thánh sử cũng chỉ viết sơ sài về Ðức Mẹ. Mác-cô dường như đã cho rằng Ðức Mẹ đã không hiểu hay không đồng ý về những việc Chúa đang làm; Mát-thêu ghi nhận cuộc giáng sinh; Luca trình bày Ðức Mẹ như một tì nữ trung tín của Chúa và là phát ngôn nhân của những kẻ lạc loài (outcast). Trong Phúc Âm của thánh Luca, Ðức Mẹ đã được tuyên xưng là “đầy ơn phúc” và “mọi thế hệ sẽ gọi Mẹ là có phúc.” Trong Phúc Âm của thánh Gioan, chỉ một lời yêu cầu của Ðức Mẹ mà Chúa đã biến nước thành rượu, phép lạ đầu tiên. Cũng thánh Gioan đã ghi lại việc Ðức Mẹ đã đứng dưới chân thánh gía, chứng tỏ Mẹ cũng là một tông đồ của Chúa.
Từ những ghi nhận đơn sơ này, vai trò của Ðức Mẹ đã từ từ trở nên quan trọng hơn. Mẹ đã thu nhập và biến đổi những nữ thần ngoại giáo mạnh mẽ nhất. Mẹ là Ðức Mẹ đã ban sự sống, nhưng cũng là “Pietà” đã nhận sự chết. Một khi thuyết khổ hạnh (asceticism) đã trở thành ‘đường nên thánh’ trong Kitô giáo, Ðức Mẹ đã trở nên “trọn đời đồng trinh”, gương mẫu của đức thanh sạch và sự tự từ bỏ. Năm 431, ở Công Ðồng Ê-phê-sô (Ephesus) Ðức Mẹ đã được tuyên xưng là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos). Từ đó, các nhà thần học đã không ngừng nỗ lực tìm kiếm những ý nghĩa mầu nhiệm về Ðức Mẹ trong Kinh Thánh.
Thời Trung cổ, sự ảnh hưởng của Ðức Mẹ càng mạnh mẽ hơn. Trong khi các nhà thần học đang cố gắng diễn giải thứ tự và sự bình đẳng trừu tượng của Thiên Chúa Ba Ngôi thì vai trò của Ðức Mẹ đã ảnh hưởng sâu rộng, đặc biệt trong giới người nghèo. Mẹ đã trở thành hình ảnh nhân lành của Mẹ Thiên Chúa. Từ đó đã có niềm tin rằng Ðức Mẹ nhân lành đã không vương mắc tội tổ tông. Niềm tin đó đã trở thành tín điều ở thế kỷ thứ 19, khi ÐGH Piô IX đã công bố tín điều Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên tội, năm 1854. Ðã có sự chống đối mạnh mẽ trong các hệ phái Tin Lành. Cùng lúc, thuyết Thế Tục (Secularism) cũng đã gây ảnh hưởng nhiều hơn. Trước những nguy nan đó, Giáo Hội Công Giáo Châu Âu đã chạy đến với Ðức Mẹ. Ðối với con người kinh tế của Karl Marx, siêu nhân của Nietzsche, và tà thần (Faust) của Goethe, giáo hội đã trình bày một phản chứng mang nữ tính: một người mẹ lo âu và phán quyết, đã cảnh báo nhân loại về thảm họa chiến tranh nếu nhân loại không ăn năn và cải đổi. Các cuộc “hiện ra” đã gia tăng, đặc biệt với những trẻ con miền đồng quê như ở Lourdes và Fatima. Hàng trăm dòng tu nam, nữ đã được thành lập và tất cả đã, bằng cách này hay cách khác, được dâng hiến cho Ðức Mẹ Vô Nhiễm.
Khoảng giữa thế kỷ XX, những đền thánh cho Ðức Mẹ “da đen” như ở Guadalupe,
Mexico; Montserrat ở Spain; và Czestochowa ở quê hương Ba Lan của ÐTC Gioan Phaolô II đã nói lên các căn tính quốc gia và tôn giáo. Ðến khi tín điều Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời được công bố vào Năm Thánh 1950 thì Ðức Mẹ đã trở thành cột sống của nền văn hóa Công Giáo. Ở Công Ðồng Vatican II trong thập niên 60’s, một công bố đặc biệt về Ðức Mẹ đã được đề nghị và những từ như Ðồng Cứu Chuộc, Ðấng Trung Gian đã được nhắc tới. Nhưng đa số nghị phụ, đặc biệt những vị nghiêng về Kinh Thánh, đã không đồng ý, các ngài lo ngại những điều đó sẽ đưa đến việc “tôn thờ” Ðức Maria (Mariolatry).
Woodward và nhóm của ông viết tiếp rằng cũng như trong qúa khứ, khuôn mặt của Ðức Maria hiện tại là phản ảnh của thời đại. Trong khi thế giới tiến gần tới thiên kỷ mới, Ðức Maria xuất hiện (hay được trình bày) như một nhân vật tiên tri, tiên đoán về thế tận. Trong một cách lạ kỳ, những người Công Giáo lên tiếng mạnh mẽ nhất để ủng hộ tín điều mới này đã có những tư tưởng không khác gì những người Tin Lành qúa khích (fundamentalists) đã giảng về ngày tận thế. “Nếu chúng ta từ chối (tín điều về Ðức Mẹ), tôi nghĩ rằng thử thách, bắt đạo, và thảm họa sẽ theo sau.” Nữ tu Angelica đã nói như vậy trên chương trình truyền hình trực tiếp “Mother Angelica Live” của bà. Bà tin rằng: “Nếu ÐTC công bố tín điều này, thì thế giới sẽ thoát khỏi đại họa và đem lại lòng thương xót của Chúa nhiều hơn cho trái đất.”
Giáo Hội Công Giáo từ hàng thế kỷ đã từ chối những tiên đoán về thế tận, đặc biệt là những tiên đoán đến từ các mạc khải tư, nhưng thỉnh thoảng vẫn có những nguời làm công việc này. Ông bà Ted và Maureen Flynn, được coi như những “chuyên viên” về các sự hiện ra, đã góp nhặt tất cả những thông điệp của Ðức Mẹ (được giáo hội công nhận cũng như không được công nhận) từ hàng thế kỷ, để tạo thành một khung cảnh thiên kỷ. Họ tiên đoán về những cảnh báo siêu nhiên, phép lạ vĩ đại nhất thế giới, theo sau là ba ngày tối tăm mà họ gọi là “cuộc sửa phạt vĩ đại” (the great chastisement).
Những người chống lại việc xin công bố tín điều mới về Ðức Mẹ như nhà Thánh Mẫu học Pháp, René Laurentin, đã cho việc thỉnh nguyện trên là phi Kinh Thánh và là một điều sỉ nhục (affront) cho cái chết cứu rỗi đặc biệt của Chúa Kitô. Ðiều này đã khiến nhóm của Woodward đi đến kết luận rằng hiện đang có sự tranh chấp lớn trong giáo hội để được lòng ÐTC. Nhưng ÐTC có sự khôn ngoan riêng của ngài. Dù sao, nhóm thỉnh nguyện vẫn còn là thiểu số, bốn triệu người trên tổng số một tỷ - một ngàn triệu - giáo dân (theo thống kê lúc đó, 1997) chưa hẳn đã là con số lớn. Ngoài ra, còn khoảng 2,700 ÐGM và ít nhất 90 ÐHY đã chưa lên tiếng về việc này.
Kể từ khi giáo hội công bố về quyền bất khả ngộ của ÐGH năm 1874, chỉ một lần duy nhất quyền này đã được sử dụng để công bố tín điều Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, do ÐGH Piô XII vào dịp Năm Thánh 1950. Năm 2000 đã là Ðại Năm Thánh (Jubilee: Ðại Năm Thánh được cử hành cứ mỗi 100 năm; và Năm Thánh – Holy Year – cho mỗi 25 năm) thời điểm thuận tiện nhất cho việc công bố tín điều mới. Nhưng ÐTC Gioan Phaolô II có lần đã công nhận rằng quyền bất khả ngộ của giáo hoàng đã là một trở ngại lớn cho việc hòa đồng giữa các giáo hội Kitô. Mặt khác, ngài cũng nhìn thấy thế giới đã sa vào một nền “văn hóa của sự chết” (Culture of Death) rất đúng lúc để trình bày quan niệm về Ðức Nữ Trinh Thiên Kỷ (Millennial Madonna). Một cách chắc chắn, ÐHY O’Connor của New York đã viết rằng ÐTC sẽ tìm ra ngôn ngữ cho tín điều mới về Ðức Mẹ mà không làm cho các anh em Tin Lành phiền lòng. Nhưng có vị khác, như LM John Roten chủ tịch Viện Nghiên Cứu Thánh Mẫu Học ở đại học Dayton, đồng thời cũng là một trong 23 vị đã đề nghị ÐTC không nên công bố tín điều này, đã nói rằng: “Tại sao phải làm phí phạm quyền bất khả ngộ cho điều không lấy gì làm quan trọng?” Và vị LM này “đề nghị” ÐTC chỉ lập một ngày lễ mới, hay tạo một tước vị mới cho Ðức Mẹ thay vì “đi đến chỗ thái qúa và công bố một tín điều.”
Nhóm Woodward kết luận rằng “Nếu Hồn Xác Lên Trời đã là một tín điều, Ðức Maria đã có những gì mà các Kitô hữu chỉ hi vọng được hưởng, như sự tái hợp với Con của Mẹ (Chúa Kitô) trong vinh quang của Ðức Chúa Cha bởi năng quyền của Ðức Chúa Thánh Thần. Còn gì hơn nữa cho bất cứ bà mẹ nào?”
Bài viết trên, được đăng trên tờ báo “đời” như tuần san Newsweek, đã được coi là tương đối khách quan vì nó đã không viết một chiều, hay công kích Giáo Hội Công Giáo cách cực đoan như nhiều tờ báo khác. Hiển nhiên những người viết này đã có, hay được tư vấn bởi những người có kiến thức thần học, nhưng chắc chắn vẫn còn những thiếu sót hay lệch lạc, do sự vô tình hoặc cố ý, tùy theo mục đích riêng của nhóm người viết, hay của tờ báo. Người đọc cần nhận chân ý nghĩa của từng phần trong bài báo này.
MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH
Ðồng Cứu Chuộc
Trước hết, thế nào là Ðồng Cứu Chuộc theo định nghĩa của giáo hội? Ðức Trinh Nữ Maria hợp tác (cooperates) với Chúa Giêsu để cứu chuộc nhân loại. Ðiều này kết hợp bởi các yếu tố: Ðức Mẹ đã trở nên Mẹ của Ðấng Cứu Thế, và nhất là qua tình thương và việc cùng chịu đau khổ với Chúa Giêsu trên đồi Canvê (Calvary).
Ðó là lời giải thích của các nhà thần học đương thời, nhưng từ thời các Thánh Phụ (những thế hệ lãnh đạo sau các thánh Tông Ðồ), các ngài đã thấy không cần phải tách rời Sự Cứu Chuộc khỏi Cuộc Nhập Thể, vì trong nhập thể đã bao gồm cả sự cứu chuộc rồi. Mãi đến những thế hệ thánh phụ và thần học gia sau này (khoảng thời thánh Irenaeus, thế kỷ thứ II) vấn đề mới lại được đặt ra, cộng thêm những tương quan với Ðức Maria, và còn tiếp tục cho đến nay.
Thánh Ireneaeus trình bày tư tưởng Ðức Maria là nguyên nhân của sự cứu chuộc cho chính Mẹ và cho cả nhân loại. Thánh Ambrose đã nhìn thấy tương quan giữa Nhập Thể và Cứu Chuộc. Chính ngài và có lẽ cả thánh Jerome nữa đã không muốn nghiên cứu sâu hơn về việc Hồn Xác Lên Trời. Thánh Augustinô đã không tiếp tục lý thuyết Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Nhưng sự can thiệp của Ðức Mẹ đối với giáo hội trần thế ngày càng sáng tỏ và được công nhận. Ðiều này đã đưa đến việc phải nghiên cứu sự tham gia của Mẹ vào công cuộc cứu rỗi của Chúa Giêsu, đặc biệt trong khung cảnh của đồi Canvê. Một môn đệ của thánh Bernard, Arnold thành Bonneval, đã nghiên cứu về hiệu qủa của sự cứu rỗi và sự tham dự của Ðức Mẹ.
Tư tưởng về một sự hợp tác (partnership, consortium) giữa chúa Giêsu và Ðức Mẹ đã được nói đến từ thế kỷ thứ XIII. Ông Richard thành St. Laurent và có lẽ cả thánh Bonaventure đã dùng chữ Coadjutrix để gọi Ðức Mẹ là Ðấng Trợ Giúp (Helper).
Từ thế kỷ XVII và đặc biệt là từ sau Ðệ Nhị Thế Chiến đến Công Ðồng Vatican II, người ta đã thường nhắc đến chữ Ðồng Cứu Chuộc (Coredemptrix). Ðây cũng là chủ đề của đại hội Thánh Mẫu ở Pháp năm 1947, và đại hội Thánh Mẫu Quốc Tế ở Roma năm 1950. Nhưng ÐGH Piô XII đã không chấp thuận chữ Coredemptrix, thay vào đó, ngài đã dùng chữ Trợ Tá của Ðấng Cứu Thế (Associate of the Redeemer).
Ở Công Ðồng Vatican II, các Nghị Phụ đã nhắc đến chữ hợp tác (consortium), 36 Nghị Phụ đã xin Công Ðồng công bố Ðức Mẹ Ðồng Cứu Chuộc thành tín điều, nhưng Công Ðồng đã chỉ dùng chữ “Nữ tì của Chúa” (the Handmaid of the Lord) để nói đến Ðức Mẹ. Ðồng thời các danh xưng khác đã được Công Ðồng chấp thuận như Ðấng Bào Chữa (hay Trạng Sư, Bầu Cử, Cầu Bầu - Advocate); Ðấng Trợ Giúp (Helper, Adjutrix); Ðấng Hộ Trì (Auxiliatrix); và Ðấng Trung Gian (Mediatrix). Những danh xưng trên đã được Công Ðồng xác định cách rõ ràng trong Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội “Ánh Sáng Muôn Dân” (Lumen Gentium), khoản 62.
Những giáo huấn của các ÐGH thời cận đại đã quan tâm về “phong trào” này:
“Ðức Chúa Cha ban truyền rằng Chúa Giêsu là nhân vật chính trong sự cứu rỗi, còn Ðức Maria như người Phụ Tá.” (Tông Huấn Ad caeli reginam, 11/10/1954, của ÐGH Piô XII). Cùng với Chúa Giêsu, Ðức Mẹ đạp dập đầu con rắn (sách Sáng Thế 3:15) tại cuộc Nhập Thể, Ngôi Lời nhận Xác Thể qua Ðức Maria, và nhất là ở Cuộc Thương Khó (Passion), khi Chúa Giêsu chịu chết cho loài người, Ðức Maria đã cùng chịu đau khổ với Ngài bởi một sự “hợp nhất của lòng muốn và sự đau khổ.” (Tông Huấn Ad diem illum, 3/2/1904, của thánh Giáo Hoàng Piô X). Chỉ một mình Ðức Kitô, Chúa và Người, là Ðấng Cứu Thế trong một ý nghĩa đầy đủ, hoàn hảo và tuyệt đối nhất. Nhưng Ðức Chúa Cha đã chuẩn bị Ðức Maria cho ơn sủng và chức năng Ðồng Cứu Chuộc qua sự Vô Nhiễm Nguyên Tội và thiên chức Mẹ Thánh, của Đức Mẹ.
Sự Ðồng Cứu Chuộc độc đáo của Ðức Mẹ thấp hơn sự Cứu Chuộc của Chúa Kitô trong phẩm cách và quan phòng, chỉ phù hợp với Mẹ mà thôi. Sự Ðồng Cứu Chuộc của Ðức Mẹ tùy thuộc vào sự Cứu Chuộc của Chúa Kitô nhưng cả hai hội nhập tức khắc qua năng quyền làm mẹ của Mẹ. “Có thể nói một cách chính đáng rằng Ðức Mẹ đã cùng cứu chuộc (redeemed together) nhân loại với Chúa Kitô.” (Tông Thư Inter sodalicia của ÐGH Bênêdictô XV, năm 1918).
Công Ðồng Vatican II đã xác định không nên lập thành tín điều “những vấn nạn chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn qua việc nghiên cứu của các nhà thần học.” (Lumen Gentium, 54). Trên thực tế, chính các nhà Thánh Mẫu học đã không đồng ý với nhau ở nhiều điểm như: (1) Công lênh cứu rỗi (soteriological merit) của Ðức Mẹ không chỉ căn cứ trên sự “phù hợp” (fittingness), nhưng căn cứ vào công lý đơn giản (de condigno ex mera condignitate.) Khác với công trạng của Chúa Kitô, chỉ một mình đã xứng đáng trong một công lý chắc chắn (de condigno ex rigore justitiae). (2) Bản chất sự chia sẻ khổ giá với Chúa Kitô của Ðức Mẹ chỉ trong một nghĩa rộng. (3) Tương quan trong hành động cứu rỗi của Chúa và Ðức Mẹ.
Nhóm của ông Woodward đã chưa chính xác khi viết rằng: “Ðức Maria tham dự (participates) vào sự cứu chuộc do con Mẹ hoàn tất.” (Trg. 49). Từ chính xác nhất có lẽ phải mang ý nghĩa cao hơn là ÐẤNG HỢP TÁC (Cooperator), và thấp hơn việc xếp Ðức Mẹ ngang hàng với Chúa Kitô (như Chúa Kitô đã đồng bản thể và cùng năng quyền với Ðức Chúa Cha, nhưng Ngài vẫn là Ngôi Con.) Hiện tại, nhiều thần học gia Công Giáo cũng như ngoài Công Giáo cho rằng chữ Coredemptrix đã nâng Ðức Mẹ lên ngang hàng với Chúa Kitô.
Ðấng Trung Gian
Danh hiệu Ðấng Trung Gian (Mediatrix) đã được giáo hội Ðông Phương dùng để kính Ðức Mẹ từ khoảng thế kỷ thứ VII. Mãi đến thế kỷ thứ XII, thánh Bernard của giáo hội La Tinh (Tây Phương) mới làm cho chữ này thành thông dụng. Danh hiệu Ðấng Trung Gian đã không phải là một chức vị với quyền hành đặc biệt dành cho Ðức Maria. Cũng như chữ Ðồng Cứu Chuộc, danh hiệu này có thể mang nhiều ý nghĩa tùy mỗi tham chiếu khác nhau. Có ba “thời điểm” (moments) trong cuộc đời của Ðức Mẹ, đã cho thấy tác động trung gian của Mẹ: Cuộc Nhập Thể (Incarnation), Sự Ðóng Ðinh (Crucifixion), và thời Hiện Tại (the Present) với vinh quang Nước Trời mà Ðức Mẹ đang được hưởng, trong khi giáo hội trần thế còn phải chờ đợi.
Tại cuộc Nhập Thể của Chúa Kitô, Ðức Mẹ là Ðấng Trung Gian vì Con Thiên Chúa đã trở nên con người qua Mẹ. Ðức Kitô là Ðấng Trung Gian giữa Ðức Chúa Cha với loài người, còn Ðức Mẹ là vị Trung Gian giữa Chúa Kitô và loài người (thánh Bonaventure). Thánh Tôma Aquinô (Thomas Aquinas) cũng đồng ý rằng Ðức Mẹ đã nhân danh cả nhân loại để lên tiếng “xin vâng” ở cuộc Truyền Tin. Kế đến, Ðức Mẹ là Ðấng Trung Gian đã thể hiện trong sự kết hợp, nhưng vẫn độc lập với sự thương khó của Chúa Kitô trong hiến tế trên đồi Canvê. Cuối cùng, Ðức Mẹ là Ðấng Trung Gian ngay ở thời điểm hiện tại.
Sự trung gian của Ðức Mẹ rất khác với sự trung gian (STG) của Chúa Kitô. STG của Chúa Kitô là căn nguyên, tự toàn, và tuyệt đối cần thiết để được cứu rỗi. STG của Ðức Mẹ cũng khác với STG của các thụ tạo như các thiên thần, các thánh, các linh mục. STG của những vị này chỉ thể hiện trong những trường hợp đặc biệt cho những ơn đặc biệt. STG của Ðức Mẹ là phổ quát (universal), chỉ tùy thuộc vào Chúa Kitô và chắc chắn được ơn.
Niềm tin rằng mọi ơn sủng Chúa ban đều qua Ðức Mẹ đã được nhiều người chấp nhận mặc dù chưa có sự thỏa thuận chung về việc phương cách hành động của Ðức Mẹ trong việc này. Thánh Mẫu Học xác định rằng sự can thiệp trung gian của Ðức Mẹ ảnh hưởng trên tất cả nhân loại, có tính cách phổ quát, và với tất cả các loại ân sủng: ơn thánh hóa, thêm nhân đức, các ơn của Chúa Thánh Thần, các ơn hiện sủng; vì Mẹ đã cùng cứu chuộc với Chúa Kitô. Nhưng Ðức Mẹ không tạo nên (produce) ơn thánh hóa cho nhân loại qua các Bí Tích. Tuy nhiên, con người không bắt buộc phải cầu nguyện cùng Chúa qua Ðức Mẹ. Ơn Chúa ban luôn luôn qua Ðức Mẹ dù con người có xin qua Mẹ, hoặc Mẹ có lên tiếng bầu cử hay không.
Về điểm này, trong hai thế kỷ qua, các ÐGH đã dạy rằng: Ðức Mẹ là “một dòng suối thiêng, qua đó, mọi ơn sủng và đặc ân tuôn chảy đến tận tâm hồn của những kẻ tội lỗi nhất.” (Gloriosae Dominae, ÐGH Bênêdictô XIV, 1748). “Chúa ban mọi ơn qua Ðức Maria.” (Octobri mense, ÐGH Lêô XIII, 1891). “Trong Thánh Ý Chúa, người ta nhận mọi ơn qua Ðức Mẹ.” (Các ÐGH: Thánh Piô X, Bênêdictô XV và Piô XII). Danh xưng Ðấng Trung Gian (Mediatrix) đã được các nghị phụ trong Công Ðồng Vatican II chấp thuận (LM, 62).
Ðấng Bào Chữa
Từ thời Trung Cổ, danh xưng Ðấng Bào Chữa (Advocate, Advocata) đã được dùng để nói lên sự chuyển cầu đặc biệt của Ðức Mẹ. Thánh Ireaneus đã xử dụng chữ này từ thế kỷ thứ II. Thánh Gioan thành Damascus đã dùng một chữ Hi Lạp tương đương: Paracletos. Ðến thế kỷ thứ XII, danh xưng này đã được dùng trong kinh Salve Regina, và thánh Bernard đã thường xuyên sử dụng từ này. ÐGH Lêô X đã nhắc đến chữ này trong tông thư Pastoris Aeteni, năm 1520 của ngài. Từ đó, hầu hết các ÐGH kế tiếp đã dùng danh xưng này với Ðức Mẹ. Cuối cùng, trong Hiến Chế Lumen Gentium, 62, các nghị phụ đã chúc tụng Đức Mẹ qua danh xưng này cùng với những danh xưng khác như đã nói ở trên.
Nhóm của ông Wooward còn thiếu chính xác ở vài điểm nữa như họ nói rằng thánh Toma Aquinô đã mạnh mẽ chống lại niềm tin Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, (Trg. 52). Thực ra, thánh nhân đã viết rằng “Ðức Nữ Ðồng Trinh đã thụ thai với tội nguyên tổ, nhưng tội ấy đã được tẩy rửa trước khi Ðức Mẹ sinh ra.” (ST 3a, 27.2 ad 2.) Chúng ta cần nhớ rằng thánh nhân đã có quan niệm này từ thế kỷ XIII, hơn 600 năm sau, “Ðức Mẹ Vô Nhiềm Nguyên Tội” mới trở thành tín điều. Sự chưa hoàn hảo trong nghiên cứu của ngài đã tương tự như sự thiếu hoàn hảo trong nghiên cứu của các thánh Ambrose, Jerome và Augustine từ thuở giáo hội sơ khai, về tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và tín điều Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.
Cũng như cá nhân con người, giáo hội đã được sinh ra và từ từ trưởng thành theo thời gian, Giáo hội càng lớn mạnh thì Chúa càng mặc khải thêm những mầu nhiệm thâm sâu của Ngài. Những mặc khải này có thể đến từ niềm tin của các tín hữu, nhưng phần nhiều đã qua việc nghiên cứu lâu dài từ thế hệ này qua thế hệ khác của các nhà thần học, để rồi cuối cùng được chấp nhận bởi Ðức Giáo Hoàng cùng các Ðức Giám Mục và được công bố như những giáo huấn chính thức của giáo hội (Ordinary Magisterium). Những nghiên cứu của các thánh hay các nhà thần học trải dài trong suốt lịch sử của giáo hội đôi khi xem ra chưa hoàn hảo ở điểm này hay điểm khác, nhưng thực ra đó là những khởi đầu cần thiết để giúp những người nghiên cứu về sau có một cái nhìn chính xác hơn qua sự mạc khải tỏ tường hơn trong ơn Chúa.
Nhóm của ông Woodward còn nói rằng khẩu hiệu giáo hoàng của ÐTC Gioan Phaolô II: “Totus tuus” là ám chỉ riêng Ðức Mẹ. Đây là một thiếu sót quan trọng, vì ý của ĐTC khi chọn khẩu hiệu này là “Tất cả thuộc về Chúa, về Ðức Mẹ, về toàn thể giáo hội, về tất cả.”
Trở lại việc công bố một tín điều mới về Ðức Mẹ bao gồm ba điểm chính: Ðồng Cứu Chuộc, Ðấng Trung Gian chuyển mọi ơn thiêng, và Ðấng Bào Chữa cho dân Chúa. Ðã không có khó khăn nhiều ở điểm thứ ba. Ðiểm thứ hai vẫn còn phải thảo luận thêm ở vài nơi trong phần: “Mọi ơn Chúa đều qua Ðức Mẹ.” Ðiểm đầu tiên đã trở thành khó khăn nhất, không phải vì việc Ðức Mẹ có đồng cứu chuộc nhân loại với Chúa Kitô hay không, nhưng ở chỗ Ðức Mẹ có ngang hàng với Chúa trong việc cùng cứu chuộc nhân loại chăng? Và điều đó đã xoay quanh chữ COREDEMTRIX! Có vị đã trả lời cách đại cương rằng “như vậy thì dùng chữ khác”, như ÐHY O’Connor, nhưng khó là ở chỗ nhiều người vẫn còn muốn giữ chữ Coredemptrix.
Cuối cùng thì Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã không công bố tín điều mới (1). Điều này có nghĩa giáo hội còn phải nghiên cứu, học hỏi về Thánh Mẫu Học nhiều hơn và sẵn sàng đón nhận những mặc khải, linh ứng mới cho đức tin. Người ta không thể chỉ dùng thần học hay ngữ học để minh định Mầu Nhiệm Nước Trời. Cần phải để Ơn Chúa tác động trong giáo hội cũng như trong cá nhân con người. Ơn Chúa sẽ tác động trong giáo hội qua sự xác định của vị cha chung (ÐGH) và những người hợp tác với ngài (các ÐHY, ÐGM, thần học gia…). Ơn Chúa sẽ tác động trong con người để đáp lại những giáo huấn đó, nhưng con người vẫn có tự do để đáp lại, hay không đáp lại lời mời gọi của Chúa. Khó khăn đã khởi đi từ đó và sẽ còn tiếp diễn mãi trong lịch sử giáo hội thế trần. Tuy nhiên, những “va chạm” đôi khi đã trở nên cần thiết để nẩy sinh những tư tưởng biểu lộ niềm tin chân chính của giáo hội, dưới sự linh ứng của Đức Chúa Thánh Thần, trong Thánh Ý của Thiên Chúa Cha, như đức đương kim Giáo Hoàng, Phanxicô, đang kỳ vọng vào Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới sắp tới.
LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng (tổng hợp)
(1): Hiện Giáo Hội Công Giáo đã có 4 tín điều về Đức Mẹ: Mẹ Thiên Chúa (công bố năm 431); Trọn đời đồng trinh (649); Vô nhiễm nguyên tội (1854); và Hồn xác lên trời (1950).
Thăm Bệnh Nhân Lớn Tuổi Và Trẻ Em - Rosalie Nguyễn
Rosalie Nguyễn
08:50 03/06/2022
Thăm Bệnh Nhân Lớn Tuổi Và Trẻ Em
Tuần báo Le Pelerin số 7263, 10.2.2022, có xuất bản phụ trang về Visiter les malades (thăm bệnh nhân), 16 trang A15. Đưa ra con số bệnh nhân nằm nhà thương, trong năm 2019, 1à 2.9 triệu. Trong đó có 611.000 là trẻ em. Theo thống kê, thì ¾ qua đời tại bệnh viện, còn lại là trong phòng cấp cứu, nơi chăm sóc cẩn thận.
Bài này viết về ‘Thăm bệnh nhân lớn tuổi và trẻ em’. Hy vọng xoa dịu phần nào những đau khổ thể xác và tinh thần cho chính bệnh nhân lẫn gia đình. Dịch bệnh Covid, ảnh hưởng thiệt hại ra vào thăm viếng. Báo hại cho nạn nhân là người nằm chờ chỉ thấy áo blouse chạy ngược xuôi vì công việc. Hết đo tention lại thử máu, thay ống nọ rút dây kia. Bệnh nhân nhiều mà người phục vụ có hạn. Nhiều nhân viên xin nghỉ ít ngày vì sợ công việc nhiều.
CÁC TRUNG TÂM THĂM BỆNH NHÂN
Hội ASP do ông François Mayu, 66 tuổi, từ 2003, họa sỹ, thành lập và chủ tịch hội. Mục đích thăm bệnh nhân giai đoạn ‘thập tử nhất sinh’. Trụ sở ở institut Curie, Paris. Hội viên đi thăm người bệnh vào giai đoạn ‘bác sỹ bó tay’, chờ ngày ra đi. Ai mà đang tâm. Còn nước còn tát.
Đọc ‘Kinh xin ơn chết lành’, kinh ‘Vực Sâu’ (sách Kinh Nguyện dân Chúa. Ttr. 35-40)
Hội SEM (Service Evangile des Malades) do các Tuyên Úy nhà thương phụ trách, chia nhau:
Luân phiên đi thăm bệnh nhân tại gia, nhà thương, viện dưỡng lão hay viện cô nhi.
Trợ giúp các bệnh nhân trên TGV đi và về hành hương Lộ Đức
Nếu là Công Giáo, giúp họ chịu các phép Bí Tích
Hội Les Blouses Roses mang tên vậy, nhưng mặc thường phục vào thăm các bệnh viện hay viện dưỡng lão cho những người không tự ăn, thay quần áo hay vệ sinh cá nhân. Ứng trực khi ai cần?
QŨI TỪ THIỆN
Chương trình Sélection chống bệnh ung thư và Sida
Trụ sở tại viện Pasteur Paris do giáo sư Anne Dejean Asséniat khởi xướng (năm?). Năm 2012, thành viên tại Pháp là 11 giáo sư và thế giới có 12 vị. Số tiền ủng hộ hàng năm chi phí cho phát minh thuốc và phương pháp điều trị. Được biết nhà thương nào có trại chữa trị ung thư, thì chi phí do qũi này trả hết. Bác sỹ, y tá, phòng ốc, tủ pha thuốc, 1500 độ. Nên nhà thương nào cũng ham. Nhưng bác sỹ và y tá kiếm không ra. Ngày Sélection mỗi người được phát không gắn trên ngực huy hiệu vi trùng Sida (hình chữ Alpha màu đỏ). Mỗi năm nhóm nghệ sỹ làm văn nghệ ủng hộ gây qũi cho tổ chức thiện này.
CÁC CHỨNG TỪ
Không thiếu những người còn đi làm hay đã nghỉ hưu cảm thấy còn sức khỏe tình nguyện đến nhà thương chăm sóc những người kém may mắn. Một số nhà thương có thánh lễ mỗi ngày cho ai chung quanh hay bệnh nhân. Quảng đại thay có những tâm hồn cao thượng. Giá trị nhân bản thật cao và dáng kính phục.
1) Thánh Thomas Moore (London, 1478-1535) viết cho con gái sau 6 tháng trong ngục Tower of London: Cha không gây đau khổ cho ai và không làm mất lòng ai, nhưng chúc mọi người được mọi sự may mắn. Nếu bấy nhiêu không đủ giúp con sống trong đức tin thì cha không xứng đáng mà thực ra cha đang chết. Chết từ khi cha bị nhốt ở đây. Bây giờ cha không sợ chết mà vì yêu cha dâng toàn thân cho Thiên Chúa. (Lm Vũ Đức. Đau khổ vì mất người thân’, La, 2005, tr. 28)
3) Bà Isabelle Thegner, 48 tuổi, kế toán viên, sau 5 năm điều trị tại nhà thương không khỏi lại bị tàn tật. Bà nói: Cần người đến thăm để chia sẻ cô đơn bệnh nhân. Một tuyên úy nhà thương cho hay cả ngày vắng teo, chỉ nghe kêu đau rêm mình rêm mẩy. Đi thăm là muốn đem cái gì cho người đang thiếu hay trống vắng. Một người đến thăm đem lại luồng khí mát cho bệnh nhân. Cần người đến nhà bảo sanh, thăm một bà mang thai, đã 9 tháng sắp đến ngày sinh con đầu lòng. Cái gì cũng bỡ ngỡ vì là lần đầu. Bà hoang mang lo ngại chờ những ngày tháng tới. Dịp Noel năm nào, tình cờ tôi gặp một bà đứng tuổi ở Lộ Đức, ngồi đọc kinh bên nhau trước Hang, làm quen, trở nên thân thiện. Hai bên còn liên lạc, vui vẻ có nhau.
4) Ông Ludolvic Pastor, y tá tự do thôn quê, người Basque, ở Landes, 40 tuổi, có xe đến các gia đình, cho biết ông gặp các bệnh nhân già yếu, bộc lộc tuy nhiều nhưng yên ủi là họ sống đức tin và phó thác không oán trách kêu ca. Trong nhà, đầu giường lúc nào cũng có Ảnh Chuộc Tội hay Chuỗi Mân Côi. Tôi chọn nghề này vì nghề nghiệp và học kiên nhẫn chịu đựng. Ông tâm sự: Thích nhất là vì qua đau khổ, nhiều bệnh nhân trở thành bạn thân. Ngoài giờ làm còn lân la chuyện vãn, bỏ về sao đành. Quên sao những nụ cười móm mém, dễ thương.
5) Bà Valerie Mauger, làm việc cho Sécu, 59 tuổi, ngoài giờ làm, cùng các Tuyên úy thăm bệnh nhân tại gia hay nhà thương. Vào những dịp Tết, Noel, Pâques bà còn gửi cartes chúc mừng đến từng người. Bệnh nhân mừng quá xin tiếp tục cầu nguyện. Thăm viếng là an ủi nâng đỡ bệnh nhân. Chính gia đình bà có một con trai bị tàn tật
6) Bác sỹ William Osler, tại Anh, trong nhà thương quân y, vào thế chiến thứ hai, cặm cụi chữa trị cho binh lính, người bị thương tới tấp chở vào. Trong đó con ông. Ông nói với các bác sỹ và y tá đồng môn: Yêu thương binh lính bị thương đồng đều, bất kể là con mình. Gương một bác sỹ tận tâm.
7) Pho tượng ở New Orleans, LA, tạc lại tượng Magareth, một thiếu phụ bồng con. Được biết bà Magareth mất chồng con khi chiến tranh, đến New Orleans bà làm việc cho viện mồ côi sinh sống. Ngoài giờ làm việc bà làm thêm bánh ngọt bán rông trợ giúp cơm nước cho các em. Tượng tạc ghi lại mẫu gương người mẹ gia đình. (Lm Giuse Vũ Đức, ‘Đau khổ vì mất người thân’, La, 2005, tr. 115)
8) Linh mục Thiếu Tá Giuse Vũ Đức, gốc Phát Diệm, (linh mục năm 1970 qua đời 2010) Tuyên úy Trung Tâm Phục Hồi Lực Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ, Veterans Affaires Medical Center (VAMC), Detroit Mihigan, USA, kể lại rất nhiều trường hợp đau thương, trong các tác phẩm.
a) Chiều thứ Bảy, cô y tá yêu cầu ghé thăm một thiếu phụ, đang khóc vì mất đứa con đầu lòng. Giấc mơ thiên thần của chị tan như mây khói. Tuần sau tôi gọi điện thoại, thì chồng chị cho biết chị đã về bên ngoại cho khuây khỏa. Tôi email cho chị khuyên: Chúa không muốn đau khổ cho chị, nhưng là hậu quả bất toàn của con người. (Đau khổ vì mất người thân’, La, 2005. tr.91)
b) Tôi được tin một thiếu niên mới tắt thở. Thần chết đưa em ra đi, chấm dứt cuộc đời quá sớm giữa bao mộng đẹp. Để lại mất mát to lớn cho mọi người. Tôi đến thăm, yên lặng rung động trước đau buồn của gia đình. Người mẹ khóc hết nước mắt ‘xin trả con lại’. Tôi âm thầm xin bình an cho người còn lại. (Sđd, tr.100)
c) Bà Suzane bị ung thư ruột già, mắt mờ, nhìn người này ra người kia, ăn rồi nói chưa, gần đất xa trời. Giơ tay khờ khoạng, hiểu sai ý bác sỹ và y tá. Khi cầu nguyện tôi phải ghé sát tai. (Sđd, tr. 105)
d) Cô (người) Mỹ bị ung thư đã 3 năm, rất yếu. Vẫn mở cửa phòng. Khi nhìn cô, lòng tôi đau quặn. Cô đang phấn đấu đến giờ chót. (Sđd, tr. 13
e) Theo điện thoại mời tôi đến thăm một bà mẹ sắp ra đi. Các con cháu thay nhau giã biệt:
- Người con gái lớn: Mẹ ơi, đến giờ mẹ ra đi, đừng bận tâm đến chúng con. Xin mẹ phù hộ chúng con, sống đẹp như mẹ.
- Người con kế: Bây giờ mẹ về bên Chúa, khỏi đau đớn, lo phiền
- Con gái út: Mẹ ơi, đừng bỏ con, con sẽ khổ, nếu không có mẹ kề bên
- Cháu ngoại: sao ngoại không ở với con, đưa con đi chơi hay dạo phố. Biết lấy ai thay?
Đến lượt tôi: bà ơi, cầu cho bà bớt đau đớn và ra đi bình an. (Sđd, tr.106)
f) John Henry Newman viết và hàng triệu người xử dụng:
Đêm đen bao phủ cuộc đời
Đơn côi lạc lõng con người xa quê
Chẳng nhìn chân bước lê thê
Đường xa thân mệt hồn mê rã rời
Ngước nhìn lên Chúa trên trời
Nỗi buồn đau khổ xin Người đỡ nâng
Dìu con qua bến biển trần
Tới nơi ngợp sáng hưởng phần phúc thiêng (Sđd, tr.118)
g) Một bệnh nhân nói: Bệnh đang tấn công tôi... Xin đừng bỏ rơi tôi (Mục Vụ Bệnh Nhân, tr 87)
‘Mục Vụ cho Bệnh Nhân’, Oklahoma, 2003, 286 trang. A 15.
‘Đau khổ vì mất người thân’, La, 2005, 184 trang, A 15
‘Lời cầu phó dâng’ 140 trang
‘Tìm hiểu chương trình giúp bệnh nhân chết bằng an’. 184 trang
‘Ung thư & Liệt Kháng’, 168 trang
Tập thơ ‘Nhớ’, 40 năm Linh Mục, 214 trang.
Thánh Kinh đã nói về sự chết
Người Kitô hữu chết trong Chúa Kitô ‘rời bỏ thân xác này để về bên Chúa’ (x. 2Cr 5-8)
Những người còn lại sẽ được đưa lên ở cùng Chúa mãi mãi mãi. (x. 1Tx 4, 13-18)
Thưa Thầy có, con tin Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa, Đấng phải đến trong thế gian (x. Gn 11, 21-27)
Thiên Chúa đã dọn sẵn chỗ cho ai yêu mến Ngài (x.1Cr 2,9)
Kết luận bằng tin tưởng như Lời Ngôn Sứ Isaia
Các ngươi hãy nâng đỡ những bàn tay mỏi mệt
và hãy làm mạnh những đầu gối rã rời
Hãy nói với những tâm hồn xao xuyến ‘Can đảm lên đừng sợ’
Này đây Thiên Chúa các ngươi đến để phục thù
Chính Người sẽ đến cứu thoát các ngươi
vì nước sẽ chảy trên hoang địa và suối sẽ chảy nơi đồng vắng
Đất khô cằn sẽ trở thành hồ ao
và hoang địa trở thành suối nước.
Hang dã thú nơi chó rừng ẩn náu sẽ trở thành vườn lau cây sậy
Những người được ơn cứu thoát sẽ trở về và vào thành Sion
với lời ca vang cùng với các triều thiên hân hoan trên đầu họ
Họ sẽ được niềm vui và hoan hỷ
họ không còn đau khổ than van.
Rosalie Nguyễn
Tuần báo Le Pelerin số 7263, 10.2.2022, có xuất bản phụ trang về Visiter les malades (thăm bệnh nhân), 16 trang A15. Đưa ra con số bệnh nhân nằm nhà thương, trong năm 2019, 1à 2.9 triệu. Trong đó có 611.000 là trẻ em. Theo thống kê, thì ¾ qua đời tại bệnh viện, còn lại là trong phòng cấp cứu, nơi chăm sóc cẩn thận.
Bài này viết về ‘Thăm bệnh nhân lớn tuổi và trẻ em’. Hy vọng xoa dịu phần nào những đau khổ thể xác và tinh thần cho chính bệnh nhân lẫn gia đình. Dịch bệnh Covid, ảnh hưởng thiệt hại ra vào thăm viếng. Báo hại cho nạn nhân là người nằm chờ chỉ thấy áo blouse chạy ngược xuôi vì công việc. Hết đo tention lại thử máu, thay ống nọ rút dây kia. Bệnh nhân nhiều mà người phục vụ có hạn. Nhiều nhân viên xin nghỉ ít ngày vì sợ công việc nhiều.
CÁC TRUNG TÂM THĂM BỆNH NHÂN
Hội LEA do Jessica Baba sáng lập, trụ sở ở nhà thương Necler, Paris, và ở Nice, chuyên chăm sóc trẻ em tàn tật hay yếu đau mãn tính. Trung tâm nhận các em mà cha mẹ có nguồn thu nhập thấp hay thất nghiệp. Hội có 15 nhân viên, chuyên làm khôi hài, dẫn trẻ ra vườn vui chơi, múa hát, chạy nhảy, leo dây, leo cây.
Hội ASP do ông François Mayu, 66 tuổi, từ 2003, họa sỹ, thành lập và chủ tịch hội. Mục đích thăm bệnh nhân giai đoạn ‘thập tử nhất sinh’. Trụ sở ở institut Curie, Paris. Hội viên đi thăm người bệnh vào giai đoạn ‘bác sỹ bó tay’, chờ ngày ra đi. Ai mà đang tâm. Còn nước còn tát.
Đọc ‘Kinh xin ơn chết lành’, kinh ‘Vực Sâu’ (sách Kinh Nguyện dân Chúa. Ttr. 35-40)
Hội SEM (Service Evangile des Malades) do các Tuyên Úy nhà thương phụ trách, chia nhau:
Luân phiên đi thăm bệnh nhân tại gia, nhà thương, viện dưỡng lão hay viện cô nhi.
Trợ giúp các bệnh nhân trên TGV đi và về hành hương Lộ Đức
Nếu là Công Giáo, giúp họ chịu các phép Bí Tích
Hội Les Blouses Roses mang tên vậy, nhưng mặc thường phục vào thăm các bệnh viện hay viện dưỡng lão cho những người không tự ăn, thay quần áo hay vệ sinh cá nhân. Ứng trực khi ai cần?
QŨI TỪ THIỆN
Pièces Jaunes (Đồng Tiền Mầu Vàng (cắc) do hai giáo sư bác sỹ giám đốc nhà thương Paris là Claude Griscelli và Jean Claussal, thành lập 19.7.1989, lúc đầu thu được 586 frs. Đến 2019 tổ chưc này trao lại cho Đệ Nhất Phu Nhân là bà Bernadette Jacques Chirac. Tháng 2.2022, bà Brigitte Macron cùng với nhóm nghệ sỹ Didier phát động ở Nice. Từ 12.1 đến 5. 2, hàng năm người ta thấy các hộp giấy nho nhỏ Pieces Jaunes đặt ở Bưu Điện kêu gọi lòng từ tâm cho các trẻ em bị bệnh tại nhà thương. Năm nay được 2 triệu. Qũi này dùng cải thiện bữa ăn cho các em trong nhà thương hay trả lương cho nghệ sỹ giúp vui văn nghệ
Chương trình Sélection chống bệnh ung thư và Sida
Trụ sở tại viện Pasteur Paris do giáo sư Anne Dejean Asséniat khởi xướng (năm?). Năm 2012, thành viên tại Pháp là 11 giáo sư và thế giới có 12 vị. Số tiền ủng hộ hàng năm chi phí cho phát minh thuốc và phương pháp điều trị. Được biết nhà thương nào có trại chữa trị ung thư, thì chi phí do qũi này trả hết. Bác sỹ, y tá, phòng ốc, tủ pha thuốc, 1500 độ. Nên nhà thương nào cũng ham. Nhưng bác sỹ và y tá kiếm không ra. Ngày Sélection mỗi người được phát không gắn trên ngực huy hiệu vi trùng Sida (hình chữ Alpha màu đỏ). Mỗi năm nhóm nghệ sỹ làm văn nghệ ủng hộ gây qũi cho tổ chức thiện này.
CÁC CHỨNG TỪ
Không thiếu những người còn đi làm hay đã nghỉ hưu cảm thấy còn sức khỏe tình nguyện đến nhà thương chăm sóc những người kém may mắn. Một số nhà thương có thánh lễ mỗi ngày cho ai chung quanh hay bệnh nhân. Quảng đại thay có những tâm hồn cao thượng. Giá trị nhân bản thật cao và dáng kính phục.
1) Thánh Thomas Moore (London, 1478-1535) viết cho con gái sau 6 tháng trong ngục Tower of London: Cha không gây đau khổ cho ai và không làm mất lòng ai, nhưng chúc mọi người được mọi sự may mắn. Nếu bấy nhiêu không đủ giúp con sống trong đức tin thì cha không xứng đáng mà thực ra cha đang chết. Chết từ khi cha bị nhốt ở đây. Bây giờ cha không sợ chết mà vì yêu cha dâng toàn thân cho Thiên Chúa. (Lm Vũ Đức. Đau khổ vì mất người thân’, La, 2005, tr. 28)
2) Bà Marlène Thiebault, 73 tuổi, là tình nguyện viên từ 18 năm nay, chiều thứ Ba, vào bệnh viện tim Scorff ở Lorient thăm một ông. Bà chủ trương ít nói, để cho bệnh nhân nói, hay khóc, trút tâm sự cho vơi cõi lòng. Một hôm kia, bà vào thăm và gặp vợ một ông trầm ngâm, khóc, đang ngồi bên cạnh. Thấy vậy, bà Marlène bỏ ra ngay. Bà vợ vội kéo Marlène 1ại và nói: Không, không, xin bà ở lại, chồng tôi cần tình người hơn. Bà Marlène trở lại…vui vẻ thăm hỏi an ủi ông trong cả những tuần chót.
3) Bà Isabelle Thegner, 48 tuổi, kế toán viên, sau 5 năm điều trị tại nhà thương không khỏi lại bị tàn tật. Bà nói: Cần người đến thăm để chia sẻ cô đơn bệnh nhân. Một tuyên úy nhà thương cho hay cả ngày vắng teo, chỉ nghe kêu đau rêm mình rêm mẩy. Đi thăm là muốn đem cái gì cho người đang thiếu hay trống vắng. Một người đến thăm đem lại luồng khí mát cho bệnh nhân. Cần người đến nhà bảo sanh, thăm một bà mang thai, đã 9 tháng sắp đến ngày sinh con đầu lòng. Cái gì cũng bỡ ngỡ vì là lần đầu. Bà hoang mang lo ngại chờ những ngày tháng tới. Dịp Noel năm nào, tình cờ tôi gặp một bà đứng tuổi ở Lộ Đức, ngồi đọc kinh bên nhau trước Hang, làm quen, trở nên thân thiện. Hai bên còn liên lạc, vui vẻ có nhau.
4) Ông Ludolvic Pastor, y tá tự do thôn quê, người Basque, ở Landes, 40 tuổi, có xe đến các gia đình, cho biết ông gặp các bệnh nhân già yếu, bộc lộc tuy nhiều nhưng yên ủi là họ sống đức tin và phó thác không oán trách kêu ca. Trong nhà, đầu giường lúc nào cũng có Ảnh Chuộc Tội hay Chuỗi Mân Côi. Tôi chọn nghề này vì nghề nghiệp và học kiên nhẫn chịu đựng. Ông tâm sự: Thích nhất là vì qua đau khổ, nhiều bệnh nhân trở thành bạn thân. Ngoài giờ làm còn lân la chuyện vãn, bỏ về sao đành. Quên sao những nụ cười móm mém, dễ thương.
5) Bà Valerie Mauger, làm việc cho Sécu, 59 tuổi, ngoài giờ làm, cùng các Tuyên úy thăm bệnh nhân tại gia hay nhà thương. Vào những dịp Tết, Noel, Pâques bà còn gửi cartes chúc mừng đến từng người. Bệnh nhân mừng quá xin tiếp tục cầu nguyện. Thăm viếng là an ủi nâng đỡ bệnh nhân. Chính gia đình bà có một con trai bị tàn tật
6) Bác sỹ William Osler, tại Anh, trong nhà thương quân y, vào thế chiến thứ hai, cặm cụi chữa trị cho binh lính, người bị thương tới tấp chở vào. Trong đó con ông. Ông nói với các bác sỹ và y tá đồng môn: Yêu thương binh lính bị thương đồng đều, bất kể là con mình. Gương một bác sỹ tận tâm.
7) Pho tượng ở New Orleans, LA, tạc lại tượng Magareth, một thiếu phụ bồng con. Được biết bà Magareth mất chồng con khi chiến tranh, đến New Orleans bà làm việc cho viện mồ côi sinh sống. Ngoài giờ làm việc bà làm thêm bánh ngọt bán rông trợ giúp cơm nước cho các em. Tượng tạc ghi lại mẫu gương người mẹ gia đình. (Lm Giuse Vũ Đức, ‘Đau khổ vì mất người thân’, La, 2005, tr. 115)
8) Linh mục Thiếu Tá Giuse Vũ Đức, gốc Phát Diệm, (linh mục năm 1970 qua đời 2010) Tuyên úy Trung Tâm Phục Hồi Lực Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ, Veterans Affaires Medical Center (VAMC), Detroit Mihigan, USA, kể lại rất nhiều trường hợp đau thương, trong các tác phẩm.
a) Chiều thứ Bảy, cô y tá yêu cầu ghé thăm một thiếu phụ, đang khóc vì mất đứa con đầu lòng. Giấc mơ thiên thần của chị tan như mây khói. Tuần sau tôi gọi điện thoại, thì chồng chị cho biết chị đã về bên ngoại cho khuây khỏa. Tôi email cho chị khuyên: Chúa không muốn đau khổ cho chị, nhưng là hậu quả bất toàn của con người. (Đau khổ vì mất người thân’, La, 2005. tr.91)
b) Tôi được tin một thiếu niên mới tắt thở. Thần chết đưa em ra đi, chấm dứt cuộc đời quá sớm giữa bao mộng đẹp. Để lại mất mát to lớn cho mọi người. Tôi đến thăm, yên lặng rung động trước đau buồn của gia đình. Người mẹ khóc hết nước mắt ‘xin trả con lại’. Tôi âm thầm xin bình an cho người còn lại. (Sđd, tr.100)
c) Bà Suzane bị ung thư ruột già, mắt mờ, nhìn người này ra người kia, ăn rồi nói chưa, gần đất xa trời. Giơ tay khờ khoạng, hiểu sai ý bác sỹ và y tá. Khi cầu nguyện tôi phải ghé sát tai. (Sđd, tr. 105)
d) Cô (người) Mỹ bị ung thư đã 3 năm, rất yếu. Vẫn mở cửa phòng. Khi nhìn cô, lòng tôi đau quặn. Cô đang phấn đấu đến giờ chót. (Sđd, tr. 13
e) Theo điện thoại mời tôi đến thăm một bà mẹ sắp ra đi. Các con cháu thay nhau giã biệt:
- Người con gái lớn: Mẹ ơi, đến giờ mẹ ra đi, đừng bận tâm đến chúng con. Xin mẹ phù hộ chúng con, sống đẹp như mẹ.
- Người con kế: Bây giờ mẹ về bên Chúa, khỏi đau đớn, lo phiền
- Con gái út: Mẹ ơi, đừng bỏ con, con sẽ khổ, nếu không có mẹ kề bên
- Cháu ngoại: sao ngoại không ở với con, đưa con đi chơi hay dạo phố. Biết lấy ai thay?
Đến lượt tôi: bà ơi, cầu cho bà bớt đau đớn và ra đi bình an. (Sđd, tr.106)
f) John Henry Newman viết và hàng triệu người xử dụng:
Đêm đen bao phủ cuộc đời
Đơn côi lạc lõng con người xa quê
Chẳng nhìn chân bước lê thê
Đường xa thân mệt hồn mê rã rời
Ngước nhìn lên Chúa trên trời
Nỗi buồn đau khổ xin Người đỡ nâng
Dìu con qua bến biển trần
Tới nơi ngợp sáng hưởng phần phúc thiêng (Sđd, tr.118)
g) Một bệnh nhân nói: Bệnh đang tấn công tôi... Xin đừng bỏ rơi tôi (Mục Vụ Bệnh Nhân, tr 87)
Được biết, Cha Đức đã viết ‘kinh nghiệp sống’ trong những năm phục vụ tại viện Dưỡng Lão, Oklahoma (1981-1986), tại nhà Thương Quân Đội, Oklahoma (1986-1992) và CAMC (1993-2005), đã phát hành 6 tác phẩm, tại USA:
‘Mục Vụ cho Bệnh Nhân’, Oklahoma, 2003, 286 trang. A 15.
‘Đau khổ vì mất người thân’, La, 2005, 184 trang, A 15
‘Lời cầu phó dâng’ 140 trang
‘Tìm hiểu chương trình giúp bệnh nhân chết bằng an’. 184 trang
‘Ung thư & Liệt Kháng’, 168 trang
Tập thơ ‘Nhớ’, 40 năm Linh Mục, 214 trang.
Thánh Kinh đã nói về sự chết
Người Kitô hữu chết trong Chúa Kitô ‘rời bỏ thân xác này để về bên Chúa’ (x. 2Cr 5-8)
Những người còn lại sẽ được đưa lên ở cùng Chúa mãi mãi mãi. (x. 1Tx 4, 13-18)
Thưa Thầy có, con tin Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa, Đấng phải đến trong thế gian (x. Gn 11, 21-27)
Thiên Chúa đã dọn sẵn chỗ cho ai yêu mến Ngài (x.1Cr 2,9)
Kết luận bằng tin tưởng như Lời Ngôn Sứ Isaia
Các ngươi hãy nâng đỡ những bàn tay mỏi mệt
và hãy làm mạnh những đầu gối rã rời
Hãy nói với những tâm hồn xao xuyến ‘Can đảm lên đừng sợ’
Này đây Thiên Chúa các ngươi đến để phục thù
Chính Người sẽ đến cứu thoát các ngươi
vì nước sẽ chảy trên hoang địa và suối sẽ chảy nơi đồng vắng
Đất khô cằn sẽ trở thành hồ ao
và hoang địa trở thành suối nước.
Hang dã thú nơi chó rừng ẩn náu sẽ trở thành vườn lau cây sậy
Những người được ơn cứu thoát sẽ trở về và vào thành Sion
với lời ca vang cùng với các triều thiên hân hoan trên đầu họ
Họ sẽ được niềm vui và hoan hỷ
họ không còn đau khổ than van.
Rosalie Nguyễn
VietCatholic TV
Zelenskiy: Ukraine thắng ở Severodonetsk. Trung Tá Nga ác nhất ngã gục. Hai Đại Tá Nga mạt sát Putin
VietCatholic Media
03:21 03/06/2022
1. Nga hứng chịu thêm một đòn khi sĩ quan cấp tá thứ 49 ngã gục trong chiến tranh ở Ukraine
Vladimir Putin và Nga đã phải hứng chịu thêm một đòn khi một sĩ quan cấp tá khác bị giết trong trận chiến ở Ukraine. Tình báo Ukraine cho biết như trên trong bản tin sáng 3 tháng 6.
Trung tá Zaur Dimayev là phó chỉ huy tiểu đoàn 4 của trung đoàn lực lượng đặc biệt Akhmat Kadyrov. Ông ta khét tiếng là khát máu, và được cho là đồng minh thân cận của lãnh chúa người Chechnya Ramzan Kadyrov.
Trung tá Zaur Dimayev (đội nón) bên cạnh lãnh chúa người Chechnya Ramzan Kadyrov
Hãng truyền thông Baza đưa tin ông đã chết trong một trận mưa pháo từ Ukraine.
Các báo cáo cho biết ông đã bị giết tại làng Komyshuvakha, thuộc vùng Zaporizhzhia của Ukraine, khiến ông trở thành sĩ quan cấp tá thứ 49 thiệt mạng kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược bắt đầu.
Người ta đã tìm thấy xác ông ta trong một chiếc xe SUV UAZ Patriot bị cháy. Tài xế của anh ta cũng bị giết ngay tại chỗ.
Tuần này, đại tá Zamid Chalaev, 40 tuổi, sĩ quan chỉ huy của Dimayev cho biết viên trung tá này “thích” giết người Ukraine.
Trong một đoạn video trên kênh truyền hình Kadyrov, Dimayev đứng giữa các chiến binh Chechnya cho biết: "Chúng tôi muốn nói với tất cả các bạn Ukraine, tất cả những bạn Đức Quốc xã, tất cả những bọn Banderovtsy rằng khi chúng tôi giết các bạn, chúng tôi rất thích điều đó."
Biến cố này xảy ra khi hai sĩ quan cấp tá khác của Nga đã bị giết ở Ukraine, bao gồm cả "chỉ huy nhảy dù giỏi nhất" của đất nước.
Trung tá Alexander Dosyagayev, 34 tuổi, là chỉ huy một tiểu đoàn thuộc trung đoàn 104 lính dù.
Các binh sĩ từ trung đoàn tấn công số 104 của ông ta đã được báo cáo ở Bucha, nơi họ bị cáo buộc cưỡng hiếp và tra tấn dã man thường dân.
Tiểu đoàn của ông đóng tại Pskov đã được công nhận là tốt nhất ở Nga trong các cuộc kiểm tra về huấn luyện chiến đấu và kỷ luật quân đội.
Hãng truyền thông Nga Mediazona xác nhận cái chết của một đại tá khác bị giết trước đó trong cuộc chiến nhưng vẫn chưa được công bố.
Đại tá Vladimir Ivanov, 41 tuổi, được giới truyền thông Ukraine gán cho cái mác “tuyên truyền viên” vì anh ta phục vụ trong Cục Thông tin và Truyền thông đại chúng của Bộ Quốc phòng Nga.
Dosyagayev và Ivanov là các sĩ quan cấp tá thứ 47 và 48 được biết là đã hy sinh khi chiến đấu cho lực lượng Nga ở Ukraine.
2. Hai đại tá Nga bị bắt gặp khi nói xấu về những thất bại trong chiến tranh của Vladimir Putin
Maxim Vlasov, 42 tuổi và Vitaly Kovtun, 47 tuổi, được tường trình hai đại tá Nga và cuộc gọi của họ đã bị nghe lén bởi các cơ quan mật vụ Kyiv. Đoạn băng thu âm, được tình báo quân đội Ukraine tung lên các mạng xã hội, đã tiết lộ sự bất đồng giữa các sĩ quan cao cấp của quân đội Nga.
Hai đại tá Nga đã tung ra những lời lẽ thô tục và những lời chỉ trích dồn dập đối với Vladimir Putin và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu về cuộc chiến thất bại với Ukraine.
Các đại tá đổ lỗi cho Putin vì đã không ném bom vào quốc hội Ukraine và các địa điểm quan trọng khác và cho rằng Shoigu nên bị bãi nhiệm vì không đủ năng lực trong các vấn đề quân sự.
Họ cũng đề cập đến những tổn thất nghiêm trọng của Nga ở Ukraine, mà vẫn chưa được chính thức thừa nhận.
Người ta nghe thấy Kovtun nói: “Lẽ ra phải có một quả hỏa tiễn bắn trúng Kyiv, vào Rada Tối cao. Tại sao lại không? Tại sao không? Tôi không hiểu. Tại sao không có một cuộc tấn công hỏa tiễn vào Kyiv?” sau đó là một tràng dài những tiếng chửi thề.
Vlasov tán đồng: “Đúng rồi, có gì đó không ổn lắm”.
Các viên đại tá này luôn kết thúc những lời bình luận của họ bằng những tràng dài những tiếng chửi thề nhắm vào Putin, Sergei Shoigu, và Valery Vasilyevich Gerasimov. Những từ nhẹ nhàng nhất mà họ dùng để nói về các nhân vật này là “bọn chó chết” và “quân ăn hại”.
Valery Vasilyevich Gerasimov là Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Nga.
“Tại sao không? Phải đánh vào Kyiv, đánh vào trung tâm thành phố, các tòa nhà của Rada Tối cao và Tòa nhà Chính phủ.”
“Có vẻ như không có ai quan trọng ở đó, nhưng tòa nhà sẽ bị phá hủy, và mọi người sẽ nhìn thấy điều đó?”
Vlasov cho rằng Shoigu là “một tên bất tài hoàn toàn... hắn ta chỉ đơn giản là một người trình diễn”.
Kovtun nói với bạn của mình: “Shoigu chỉ là một thằng khốn nạn. Không có đủ lính hợp đồng - tất nhiên, không có, kiếm đâu ra những đứa như thế”
Ông ta phàn nàn rằng lính đánh thuê chỉ được trả 30.000 rúp mỗi tháng – chưa đến 300 bảng Anh vào thời điểm bắt đầu chiến tranh, và số tiền càng ngày càng ít dần do cạn kiệt tài nguyên và tham nhũng. “Trả ít như thế thì kiếm đâu ra những đứa như thế”.
3. Zelenskiy nói rằng quân đội Ukraine đã có “một số thành công” trong các trận chiến ở Severodonetsk
Tổng thống Volodymyr Zelenksy nói rằng các lực lượng Ukraine đang chống chọi với cuộc tấn công dữ dội của Nga xung quanh thành phố Severodonetsk ở khu vực phía đông Donbas.
“Chúng ta có một số thành công trong các trận chiến ở Severodonetsk. Nhưng còn quá sớm để nói. Đó là điều khó khăn nhất bây giờ. Cũng như ở các thành phố và cộng đồng lân cận - Lysychansk, Bakhmut và các thành phố khác, nơi đang xảy ra các cuộc tấn công cường tập của Nga,” Ông Zelenskiy cho biết như trên trong diễn từ video hàng ngày của mình.
Các báo cáo từ hôm thứ Năm cho biết, giao tranh trên đường phố vẫn tiếp diễn ở Severodonetsk.
“Quân đội Nga sử dụng tất cả các khả năng vũ trang của mình và hoàn toàn không tính đến thiệt hại nhân mạng. Điều đặc biệt đáng lo ngại là trong tuyến đầu của các cuộc tấn công, quân xâm lược Nga thường sử dụng những người đã được tuyển dụng vào quân đội của họ trong lãnh thổ bị chiếm đóng trước đây của các khu vực Donetsk và Luhansk,” Ông Zelenskiy nói, khi đề cập đến lực lượng dân quân của cái gọi là Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Luhansk.
Ông nói: “Chiến tranh càng kéo dài, thì càng có nhiều những điều hèn hạ, đáng xấu hổ và khốn nạn mà nước Nga sẽ mãi mãi ghi vào lịch sử của mình.”
Zelenskiy cũng đề cập đến các hỏa tiễn và vũ khí mới mà Mỹ sẽ gửi cho Ukraine.
“Hoa Kỳ đã xác nhận rằng các hệ thống hỏa tiễn hỏa lực HIMARS hiện đại đang được gửi đến đất nước chúng ta. Những vũ khí này thực sự sẽ giúp cứu sống người dân và bảo vệ đất đai của chúng ta. Tôi biết ơn Tổng thống Biden, tất cả những người bạn Mỹ của chúng ta, và người dân Hoa Kỳ đã ủng hộ chúng ta.”
Về vấn đề Ukraine gia nhập Liên minh Âu Châu, Zelenskiy nói: “Điều rất quan trọng là bây giờ - trong vài tuần nữa - chúng ta đang chờ câu trả lời của Liên minh Âu Châu về vấn đề tư cách ứng viên của Ukraine. Chúng tôi rất kỳ vọng vào điều đó”.
4. Quân Ukraine đẩy lùi năm cuộc tấn công của đối phương
Các binh sĩ Ukraine thuộc Lực lượng Đặc nhiệm Liên hợp đã đẩy lùi năm cuộc tấn công của đối phương vào hôm thứ Năm. Giao tranh vẫn tiếp tục tại hai địa điểm. Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine đã cho biết như trên trong báo cáo vào sáng thứ Sáu 3 tháng 6.
“Lực lượng phòng thủ Ukraine thuộc Lực lượng Đặc nhiệm Liên hợp đã đẩy lùi 5 đợt tấn công của đối phương trong ngày thứ Năm. Giao tranh vẫn đang diễn ra tại hai địa điểm. Các chiến binh dũng cảm của chúng ta gây tổn thất về nhân lực và khí tài chiến tranh cho những kẻ xâm lược Nga. Tổng kết sơ bộ cho thấy 5 xe tăng, 3 hệ thống pháo và 2 xe bọc thép đã bị phá hủy trong 24 giờ qua.”
“Ngoài ra, các đơn vị phòng không đã bắn rơi 3 máy bay không người lái Orlan-10 của đối phương.”
Theo ghi nhận, quân Nga sử dụng máy bay chiến đấu, nhiều bệ phóng hỏa tiễn, pháo hạng nặng, xe tăng, súng cối các loại, tiến hành các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và bom vào các cơ sở hạ tầng dân sự, các khu dân cư yên bình dọc toàn tuyến phòng thủ.
Quân đội Nga đã nã đạn vào khoảng 30 địa phương ở các vùng Donetsk và Luhansk, phá hủy và làm hư hại 52 đối tượng dân sự, trong đó có 42 ngôi nhà, hai nhà máy, tòa nhà hành chính, nhà chứa máy bay và các phương tiện của một số đơn vị cứu hỏa và cấp cứu của nhà nước.
Năm thường dân thiệt mạng và bảy người khác bị thương trong cuộc pháo kích.
5. Khoảng 800 người đang ẩn náu trong một số hầm trú bom bên dưới nhà máy hóa chất Azot ở Sievierodonetsk, nơi bị tấn công bằng hỏa tiễn của Nga.
“Có những người dân địa phương ở đó, những người được yêu cầu rời khỏi thành phố nhưng họ từ chối vì muốn ở lại. Cũng có trẻ em ở đó, nhưng không nhiều”, Serhiy Haidai, Thống Đốc khu vực Luhansk, nói với CNN.
Haidai cho biết một cuộc không kích của Nga đã bắn trúng một thùng chứa axit nitric tại nhà máy Azot hôm thứ Ba. Hình ảnh ngày hôm đó cho thấy một đám khói dày đặc màu vàng cam bốc lên từ khu vực này.
“Cảm ơn Chúa, không có gì đe dọa mọi người khi đám mây bay lên và di chuyển ngay lập tức, nên không có nguy hiểm chết người,” Haidai nói.
Như đã đưa tin, quân đội Nga cố gắng thiết lập toàn quyền kiểm soát các khu vực Luhansk và Donetsk nhưng mục tiêu này cho đến nay vẫn chưa đạt được.
6. Các lực lượng Ukraine sẽ tự quyết định phạm vi hoạt động của các hệ thống HIMARS.
Sau khi trình ủy nhiệm thư cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, Đại sứ Mỹ tại Ukraine Bridget Brink nói với các nhà báo:
“Như Tổng thống Biden đã thông báo ngày hôm qua, một gói hỗ trợ an ninh trị giá 700 triệu đô la đã được ký kết. Điều này bao gồm các hệ thống hỏa tiễn tầm xa HIMARS nhằm giúp lực lượng Ukraine ngắm bắn chính xác hơn nhưng cũng có tầm bắn xa hơn. Tầm bắn chính xác sẽ được xác định bởi lực lượng Ukraine”.
Như đã đưa tin, chính quyền Mỹ tuyên bố sẽ cung cấp cho Ukraine hệ thống hỏa tiễn pháo cơ động cao HIMARS có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 80 km.
Ukraine đã yêu cầu Hoa Kỳ cung cấp các hệ thống hỏa tiễn hàng loạt tầm xa, gọi tắt là MLRS, có khả năng tấn công các mục tiêu xa đến 300 km. Tuy nhiên, Hoa Kỳ lo ngại rằng Ukraine có thể sử dụng MLRS để tấn công vào sâu bên trong lãnh thổ Nga,
HIMARS với tầm bắn 80km vẫn lớn hơn nhiều so với bất cứ những gì Ukraine đã nhận được cho đến nay. Ví dụ, những chiếc Howitzers M777 mà Mỹ gửi tới Ukraine vào tháng trước, đã đánh dấu sự gia tăng đáng kể về tầm hoạt động và sức mạnh so với các hệ thống trước đó, nhưng những hệ thống pháo này chỉ có tầm bắn khoảng 25 km.
7. Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nhận xét rằng Nga tiến hành chiến tranh hủy diệt vì vậy điều quan trọng là phải tiếp tục giúp đỡ Ukraine
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã nói rằng Nga không được phép chiến thắng trong cuộc chiến. Vì vậy, Ukraine cần được giúp đỡ. Một tuyên bố thẳng thừng về mong muốn Nga phải chiến bại như thế đã được một số quan chức chính phủ Đức đưa ra trong thời gian gần đây.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã nói như trên trong chương trình trò chuyện Markus Lanz trên ZDF.
“Tất nhiên, Nga không được thắng trong cuộc chiến này. Nó phải thua về mặt chiến lược vì họ vi phạm không chỉ liên quan đến Ukraine, mà còn vi phạm luật pháp quốc tế. Họ muốn phá hủy hòa bình ở Ukraine. Đó là lý do tại sao Ukraine không thể thua trong bất kỳ hoàn cảnh nào - Ukraine phải chiến thắng,” Baerbock nói, khi trả lời câu hỏi trực tiếp về việc liệu Ukraine có thể thắng trong cuộc chiến hay không.
Bộ trưởng Ngoại giao Đức nhấn mạnh rằng Nga đang tiến hành một cuộc chiến tranh nhằm hủy diệt Ukraine, và do đó việc tiếp tục hỗ trợ Ukraine trong việc tự vệ là rất quan trọng.
Cô nói: “Chúng tôi không thể và không muốn để Ukraine cô đơn với các thiết bị lạc hậu của riêng mình vì khi đó Putin sẽ giành chiến thắng.”
Hôm thứ Hai, trong bài phát biểu tại Hạ viện Thủ tướng Liên bang Olaf Scholz đã nói “Putin không được và sẽ không chiến thắng trong cuộc chiến này.”
Trước đó, phe đối lập, truyền thông Đức và Đại sứ Ukraine tại Đức Andrii Melnyk liên tục chỉ trích chính phủ liên minh của nước này né tránh và không chịu tuyên bố rõ ràng Ukraine phải thắng trong cuộc chiến chống Nga.
Đại sứ Ukraine tại Đức Andrii Melnyk cho biết: “Rất tiếc là cả chính phủ Đức và cá nhân thủ tướng đều không có can đảm để nói về chiến thắng của Ukraine và hành động theo đó, hỗ trợ Ukraine với vũ khí hạng nặng hiện đại”.
Hôm thứ Năm tại diễn đàn GLOBSEC 2022 ở Bratislava, Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen nói rằng Ukraine phải giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại sự xâm lược của Nga, và Putin bắt buộc phải chịu thất bại chiến lược nặng nề trong cuộc xâm lược Ukraine.
Tạm biệt Đức Hồng Y Sodano. TQ cấm GH Hương Cảng tưởng niệm Thiên An Môn. Các tân HY và Cơ Mật Viện
VietCatholic Media
05:11 03/06/2022
1. Lễ an táng Đức Hồng Y Angelo Sodano, nguyên Quốc vụ khanh Tòa Thánh
Lễ an táng Đức Hồng Y Angelo Sodano, nguyên Quốc vụ khanh Tòa Thánh và cựu Niên trưởng Hồng Y đoàn, đã được Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, Niên trưởng Hồng Y đoàn, chủ sự tại Đền thờ thánh Phêrô, lúc 11 giờ sáng, thứ Ba, ngày 31 tháng Năm này, với các vị đồng tế gồm các Hồng Y, giám mục ở Tòa Thánh.
Cuối thánh lễ, Đức Thánh Cha đã đến chủ sự nghi thức tiễn biệt.
Đức Hồng Y Sodano qua đời tối thứ Sáu, ngày 27 tháng Năm vừa qua, sau thời gian bị coronavirus, hưởng thọ 95 tuổi.
Trong điện văn gửi đến bà Maria Sodano, em của Đức Cố Hồng Y, Đức Thánh Cha cho biết “sự qua đời của Đức Hồng Y Sodano gợi lên trong tâm hồn ngài tâm tình biết ơn Chúa vì hồng ân con người được quí mến này của Giáo hội, đã quảng đại sống chức tư tế của mình, trước tiên trong giáo phận D’Asti, rồi trong phần còn lại, phục vụ Tòa Thánh. Tôi nhớ lại sự mau mắn phục vụ của Đức Cố Hồng Y cạnh bao nhiêu vị tiền nhiệm của tôi, các vị ủy thác cho Đức Hồng Y những trách vụ quan trọng trong ngành ngoại giao Tòa Thánh và cho đến chức vụ Quốc vụ khanh.
“Tại các Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở Ecuador, Uruguay, và Chile Đức Hồng Y đã nhiệt thành tận tụy với thiện ích của các dân tộc ấy, cổ võ đối thoại và hòa giải. Tại Giáo triều Roma, Đức Hồng Y đã chu toàn trách vụ với lòng tận tụy gương mẫu. Cả tôi cũng được hưởng những năng khiếu đặc thù của tâm trí Đức Hồng Y, đặc biệt trong thời kỳ ngài đảm nhận chức vụ Niên trưởng Hồng Y đoàn. Trong mỗi trách vụ, Đức Hồng Y tỏ ra là người đặc biệt kỷ luật về mặt Giáo hội, một mục tử dễ mến, được linh hoạt bằng ước muốn phổ biến khắp nơi men Tin mừng”.”
Sau cùng, Đức Thánh Cha cho biết ngài dâng lời cầu nguyện cho Đức Cố Hồng Y và bày tỏ sự gần gũi với các thân nhân và cộng đoàn ở tỉnh Asti.
2. Các nhà thờ ở Hương Cảng hủy bỏ các thánh lễ tưởng niệm Thiên An Môn sau 33 năm trong bối cảnh lo ngại bị bắt giữ
Những lo ngại về việc vi phạm luật an ninh đã nhanh chóng hủy bỏ các cử hành tưởng niệm là một trong những cách thế cuối cùng Giáo Hội Công Giáo công khai nhắc nhở cuộc đàn áp năm 1989 của Trung Quốc
Lần đầu tiên sau 33 năm, các buổi lễ để kỷ niệm cuộc đàn áp ở Quảng trường Thiên An Môn sẽ không được tổ chức ở Hương Cảng, xóa đi một trong những lời nhắc nhở cuối cùng về cuộc đàn áp đẫm máu của Trung Quốc đối với các cuộc biểu tình năm 1989. Quyết định này đã được đưa ra trong bối cảnh Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân bị bắt và bị điệu ra tòa.
Kể từ khi Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia sâu rộng vào năm 2020 nhằm triệt tiêu các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ, các buổi cầu nguyện dưới ánh nến từng chật cứng đã bị cấm, một bảo tàng Thiên An Môn buộc phải đóng cửa và các bức tượng bị kéo xuống.
Các đám đông Công Giáo hàng năm là một trong những cách cuối cùng để người Hương Cảng họp mặt công khai để ghi nhớ cuộc đàn áp chết người ở Bắc Kinh vào ngày 4 tháng 6 năm 1989, khi chính phủ Trung Quốc điều xe tăng và quân đội tấn công những người biểu tình ôn hòa.
Nhưng năm nay, chúng cũng đã bị hủy bỏ vì lo ngại các nhà chức trách Hương Cảng bắt giữ
Cha Martin Ip, tuyên úy của Liên đoàn Sinh viên Công Giáo Hương Cảng, một trong những người tổ chức cho biết: “Chúng tôi cảm thấy rất khó khăn trong bầu không khí xã hội hiện nay.
Ngài nói: “Điểm mấu chốt của chúng tôi là chúng tôi không muốn vi phạm bất kỳ luật nào ở Hương Cảng.”
Thảo luận về cuộc đàn áp năm 1989 đều bị cấm ở Trung Quốc đại lục. Nhưng ở Hương Cảng bán tự trị, lịch sử của biến cố này thường được giảng dạy trong trường học và chủ trương chấm dứt sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn còn sống sót - cho đến khi luật an ninh được áp dụng.
Liên minh Hương Cảng, nhóm vận động Thiên An Môn nổi bật nhất và là đơn vị tổ chức buổi lễ thắp nến, bị truy tố là “đặc vụ nước ngoài” và phạm tội kích động lật đổ.
Tháng 9 năm ngoái, các nhà lãnh đạo của tổ chức này đã bị bắt, Bảo tàng của họ bị đóng cửa sau một cuộc đột kích của cảnh sát và các hồ sơ kỹ thuật số về cuộc đàn áp đã bị xóa trong đêm theo lệnh của cảnh sát để đóng trang web và các tài khoản mạng xã hội của nhóm.
Sáu trường đại học đã dỡ bỏ các tượng đài ngày 4 tháng 6 đã đứng trong khuôn viên nhà trường trong nhiều năm.
Source:The Guardian
3. Nếu có mật nghị sớm trước khi được tấn phong, liệu các Hồng Y vừa được nêu tên có được bỏ phiếu không?
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gây bất ngờ khi công bố danh sách các tân Hồng Y vào ngày 29 tháng 5 vừa qua, trong đó có 16 tân Hồng Y cử tri và 5 Hồng Y quá tuổi tham gia mật nghị bầu Giáo Hoàng. Các ngài sẽ trở thành Hồng Y trong một cuộc bầu cử được tổ chức vào ngày 27 tháng 8.
Cho đến nay, Đức Giáo Hoàng Phanxicô chưa lần nào đề cập đến việc thoái vị, nhưng một số chuyên gia vẫn tiếp tục suy đoán về sự kết thúc của triều đại giáo hoàng. Trong bối cảnh có sự chậm trễ bất thường lên đến ba tháng từ ngày công bố cho đến ngày các vị này được chính thức tấn phong Hồng Y, một câu hỏi nảy sinh là điều gì sẽ xảy ra với các Hồng Y vừa được chỉ định trong trường hợp một mật nghị bầu Giáo Hoàng diễn ra? Việc gia nhập Hồng Y Đoàn có hiệu quả vào thời điểm nào? Đây là một số câu hỏi I.MEDIA đã hỏi Đức Ông Patrick Valdrini, giáo sư danh dự về giáo luật tại Đại học Latêranô.
Sau nghi thức tấn phong Hồng Y vào ngày 27 tháng 8, Giáo Hội sẽ có 132 Hồng Y cử tri, đây là một kỷ lục dưới triều đại giáo hoàng hiện tại, vượt qua đáng kể ngưỡng 120 Hồng Y do Đức Phaolô Đệ Lục đặt ra trong Tông Hiến Romano Pontifici Eligendo ngày 1 tháng 10, Năm 1975.
Mặc dù không bãi bỏ quy định này, nhưng việc phá vỡ quy định này là “đặc quyền” của đương kim giáo hoàng, người là “nhà lập pháp tối cao và có thể vi phạm các luật do các giáo hoàng ban hành”, cho dù luật ấy là của chính ngài hay một trong những người tiền nhiệm của ngài. Valdrini nói trong Vatican, “không có quyền tài phán hiến pháp”. Không có thẩm quyền nào có thể làm mất hiệu lực một quyết định của Giáo hoàng, vì sự phân chia quyền lực không tồn tại.
Đây sẽ là lần thứ 13 một giáo hoàng vượt quá giới hạn 120 Hồng Y cử tri. Kỷ lục về việc vượt ngưỡng được thiết lập trong lần tấn phong Hồng Y đầu tiên của thế kỷ 21, vào ngày 21 tháng 2 năm 2001, khi Đức Gioan Phaolô II tấn phong 42 Hồng Y, 38 trong số các vị là Hồng Y cử tri: điều này đã nâng số Hồng Y cử tri lên 136. một lần nữa ngưỡng 120 bị vượt qua là vào lần tấn phong Hồng Y cuối cùng của ngài, vào ngày 21 tháng 10 năm 2003. Điều đó đã nâng con số lên 135 Hồng Y cử tri trong Hồng Y Đoàn.
Các giáo hoàng gần đây luôn thể hiện sự linh hoạt nhất định đối với ngưỡng 120 Hồng Y cử tri. Đức Gioan Phaolô II đã vượt ngưỡng ba lần, Đức Bênêđíctô XVI hai lần, và Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã vượt ngưỡng trong mọi dịp tấn phong Hồng Y, nghĩa là tám lần, bao gồm cả lần sắp tới.
Điều gì sẽ xảy ra nếu mật nghị diễn ra trước khi các Hồng Y này được tấn phong?
Trong trường hợp Đức Giáo Hoàng Phanxicô qua đời hoặc từ chức trước ngày 27 tháng 8, quyết định tấn phong Hồng Y được Đức Giáo Hoàng Phanxicô đưa ra vào ngày 29 tháng 5 vừa qua sẽ bị hủy bỏ, bởi vì việc tấn phong này bị ràng buộc chặt chẽ với đương kim Giáo hoàng. Chỉ những Hồng Y cử tri Hồng Y cử tri đã được tấn phong, hiện có 117 vị như thế, mới được triệu tập vào mật nghị. Tư cách Hồng Y chỉ được Giáo Hội nhìn nhận sau nghi thức tấn phong Hồng Y chứ không phải sau một thông báo đơn thuần.
Điều 36 của Tông Hiến Universi Dominici Gregis do Đức Gioan Phaolô II ban hành năm 1996 khẳng định như sau: “Một vị Hồng Y của Hội Thánh Rôma, người đã được tạo ra và công bố trước Hồng Y Đoàn, có quyền bầu Giáo hoàng, theo quy tắc số 33 của Tông Hiến hiện hành, ngay cả khi ngài vẫn chưa nhận được chiếc mũ đỏ hoặc chiếc nhẫn, hoặc chưa tuyên thệ”
Điều khoản này có nghĩa là đối với các Hồng Y đã được xác nhận trong một công nghị tấn phong Hồng Y, sự vắng mặt thực tế của vị tân Hồng Y ấy trong buổi lễ vì lý do sức khỏe hoặc các vấn đề về giao thông — như đã xảy ra vào tháng 11 năm 2020 trong một công nghị tấn phong Hồng Y được tổ chức giữa một trận đại dịch — không ngăn cản ngài trở thành một Hồng Y, và do đó ngài có quyền tham gia mật nghị vào một ngày sau đó.
Nói cách khác, phải có công nghị tấn phong Hồng Y, trong đó Đức Thánh Cha xác nhận trước Hồng Y Đoàn vị ấy là Hồng Y, vị ấy có mặt trong buổi lễ hay không, không phải là vấn đề.
Việc công bố một công nghị tấn phong Hồng Y chỉ có giá trị ràng buộc đối với đương kim giáo hoàng. Nếu triều đại giáo hoàng hiện tại kết thúc, thì việc lựa chọn các Hồng Y tương lai có liên quan đến quyết định cá nhân của Đức Thánh Cha Phanxicô, “người kế vị của ngài có thể không tấn phong cho các vị ấy,” Đức Ông Valdrini nói. Tuy nhiên, theo thông lệ, nhằm đưa ra các dấu chỉ cho tính liên tục, ít nhất là vào đầu triều đại giáo hoàng, vị tân giáo hoàng có thể triệu tập một công nghị tấn phong Hồng Y khác có cùng danh sách, hoặc bổ sung vào danh sách đó.
Trường hợp của các Hồng Y bị phế truất
Liên quan đến việc tham gia mật nghị, Tông Hiến năm 1996 quy định rõ rằng “Các Hồng Y đã bị phế truất về mặt pháp lý hoặc những người được sự đồng ý của Giáo hoàng Rôma đã từ bỏ đặc quyền Hồng Y thì không có quyền này. Hơn nữa, trong khoảng thời gian trống tòa, Hồng Y Đoàn không thể thu nhận lại hoặc phục hồi tư cách Hồng Y của họ. “
Những trường hợp rút khỏi Hồng Y Đoàn này rất hiếm nhưng trong lịch sử gần đây cũng có một số trường hợp. Năm 1927, Hồng Y người Pháp Louis Billot từ bỏ chức Hồng Y vì bất đồng với Đức Piô XI về việc lên án Action Française, và ngài qua đời với tư cách là một linh mục Dòng Tên giản dị.
Nhiều thập kỷ sau, vào năm 2018, cựu Tổng Giám mục Washington Theodore McCarrick bị mất chức Hồng Y vì liên quan đến lạm dụng trẻ em. Ông ta vẫn còn sống, nhưng hiện đã bị hạ xuống tư cách giáo dân.
Hồng Y Keith O'Brien, một cựu tổng giám mục của Edinburgh, người cũng liên quan đến lạm dụng tình dục, nhưng không lạm dụng trẻ vị thành niên, đã từ bỏ việc tham gia mật nghị năm 2013 và sau đó chính thức từ bỏ các quyền và đặc quyền của Hồng Y vào năm 2015, mặc dù ông được giữ lại danh hiệu.
Cuối cùng, Hồng Y Becciu đã bị tước bỏ các đặc quyền của mình với tư cách là Hồng Y cử tri Hồng Y vào năm 2020 do cáo buộc tham nhũng liên quan đến vụ mua bán địa ốc ở London. Vị cựu Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh sẽ không thể tham gia mật nghị nếu được tổ chức ngay bây giờ, nhưng, giống như các Hồng Y trên 80 tuổi, ngài vẫn giữ được danh hiệu Hồng Y. Hồng Y Becciu có thể giành lại quyền bỏ phiếu nếu được trắng án khi kết thúc thủ tục pháp lý hiện tại. Khả năng phục hồi sẽ lại là đặc quyền cá nhân của giáo hoàng.
Source:Aleteia
Ukraine thắng lớn ở Kherson. Cả lữ đoàn lính đánh thuê chỉ còn vài chục người. Tiết lộ của Tướng Mỹ
VietCatholic Media
16:02 03/06/2022
1. Lực lượng Ukraine tuyên bố tiến bộ đáng kể trong cuộc tấn công phía nam
Các lực lượng Ukraine cho biết họ đã đạt được tiến bộ đáng kể trong cuộc tấn công nhằm vào các vị trí của Nga ở khu vực phía nam Kherson bị chiếm đóng.
“Tại khu vực Kherson, chỉ trong ngày qua, Lực lượng vũ trang đã giải phóng 8 km lãnh thổ bị chiếm đóng,” đơn vị AZOV Dnipro Phòng thủ Lãnh thổ cho biết như trên vào cuối ngày thứ Năm.
Các lực lượng Ukraine đã tiến hành cuộc tấn công vào Kherson từ một số vị trí thuận lợi ở phía bắc vào cuối tuần trước. Kể từ đó, có rất ít thông tin về chiến dịch này vì Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine muốn bảo mật các quyết định chiến lược của họ, nhưng các lực lượng Ukraine xem ra đã giải phóng được hàng chục thành đô ở phía bắc Kherson và củng cố một đầu cầu bắc qua sông Inhulets.
Hôm thứ Tư, người đứng đầu Cơ quan Quản lý Nhà nước Khu vực Kherson, Gennady Laguta, cho biết 20 khu định cư đã được giải phóng chỉ trong một ngày.
2. Lính đánh thuê cho Nga là lực lượng chịu tổn thất nặng nhất trên chiến trường Ukraine
Một số lượng lớn lính đánh thuê tinh nhuệ được mệnh danh là “Quân đội riêng của Putin” đã bị giết trong khi chiến đấu ở miền đông Ukraine, tờ The Mirror của Anh cho biết như trên.
Cơ quan tình báo SBU của Ukraine tiết lộ những thiệt hại nặng nề đã khiến tinh thần các lực lượng xâm lược của Mạc Tư Khoa giảm mạnh.
Theo các nguồn tin của Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine, hơn 30.000 binh sĩ Nga đã bị loại khỏi vòng chiến, kể từ khi cuộc chiến bắt đầu 100 ngày trước.
Đông nhất trong số những người chết thuộc về “Nhóm Wagner”, là nhóm lính đánh thuê khét tiếng. Cố nhiên, các nhóm lính đánh thuê chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong quân đội Nga. Việc họ chết nhiều như thế cho thấy, Nga đã đẩy những người nghèo khổ phải bán mạng lấy tiền này vào các nhiệm vụ cam go. Các chi tiết này đã được tiết lộ trong một cuộc điện đàm bị chặn của một người lính Nga.
Trong đoạn ghi âm, người ta nghe thấy người đàn ông gọi điện cho vợ và phàn nàn rằng “đơn vị tinh nhuệ” đã bị đập tan, khiến quân đội “bình thường” sợ hãi chiến đấu.
Đơn vị tinh nhuệ này đã được phát hiện gần đây ở Popasna, Luhansk, phía đông Ukraine, nơi các lực lượng Nga đã bắt đầu lại các cuộc tấn công bằng bộ binh của họ
Anh ta nói với vợ: “Ngay cả những người lính đánh thuê được đào tạo tốt cũng không thể thành công trong việc thực hiện nhiệm vụ của họ.”
Anh ta nói thêm rằng: “Bây giờ chỉ còn lại những tàn tích khốn khổ”, từ vài nghìn lính đánh thuê đã được gửi đến Ukraine để hỗ trợ các lực lượng chính quy, chỉ còn vài chục người.
Cuối cùng, người phụ nữ sau đó trả lời chồng cô ta, nài nỉ anh ta hãy bất chấp những lời đe dọa của cấp trên, giữ mạng là quan trọng nhất.
Wagner Group là một công ty quân sự tư nhân thường được Điện Cẩm Linh sử dụng để tiến hành các hoạt động bí mật.
3. Mỹ xác nhận tin tặc quân sự đã tiến hành các hoạt động không gian mạng hỗ trợ Ukraine
Bộ Tư lệnh Không gian mạng của Washington, đơn vị tấn công mạng của quân đội Mỹ, đã tiến hành các hoạt động tấn công mạng nhằm hỗ trợ Ukraine khi nước này tự bảo vệ mình trước cuộc xâm lược của Nga, người đứng đầu bộ chỉ huy xác nhận.
Tiết lộ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dự báo sức mạnh trong không gian mạng - hỗ trợ khả năng phòng thủ của Ukraine và có khả năng ngăn chặn Nga tiến hành các cuộc tấn công mạng nhằm vào cơ sở hạ tầng của Mỹ. Những điều này là rất quan trọng đối với chính quyền Biden khi Hoa Kỳ tiếp tục tránh tham gia trực tiếp vào một cuộc chiến với Nga, và đồng thời không muốn nhìn thấy Ukraine bị thất bại.
“Chúng tôi đã tiến hành một loạt hoạt động trên toàn bộ quang phổ; bao gồm các hoạt động tấn công, phòng thủ, và thông tin,” Tướng Paul Nakasone cho biết trong một cuộc họp báo tại Ngũ Giác Đài. Phát ngôn nhân của bộ chỉ huy không tranh cãi về tính chính xác của các bài báo đề cập đến các hoạt động Bộ Tư lệnh Không gian mạng nhưng từ chối tiết lộ chi tiết về các hoạt động liên quan đến Ukraine của Bộ Tư lệnh Không gian mạng bao gồm những gì.
Đó là sự thừa nhận công khai hiếm hoi từ các quan chức quân đội Hoa Kỳ về các hoạt động điện tặc thường bị che đậy trong bí ẩn.
Bình luận của Tướng Nakasone cho thấy không gian mạng là lĩnh vực mà chính quyền Biden cảm thấy thoải mái khi chống lại Nga mà không sợ leo thang chiến tranh. Tổng thống Joe Biden đã cam kết sẽ không can dự quân sự trực tiếp với Nga trong cuộc chiến Ukraine miễn là Mỹ và các đồng minh của họ không bị tấn công.
Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Karine Jean-Pierre cho biết chính quyền Mỹ cảm thấy thoải mái khi được hỏi tại một cuộc họp báo liệu các hành động của Bộ Tư lệnh Mạng có mâu thuẫn với cam kết của Biden là không can dự trực tiếp vào chiến tranh Ukraine hay không.
Các quan chức từ Biden trở xuống đã cảnh báo trong nhiều tháng về mối đe dọa trả đũa các cuộc tấn công mạng của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng của Mỹ sau khi Mỹ và các đồng minh áp đặt các lệnh trừng phạt sâu rộng đối với Điện Cẩm Linh vì cuộc chiến ở Ukraine.
Trong khi các nhà phân tích đưa ra một loạt lý thuyết, bao gồm cả những cải tiến trong hệ thống phòng thủ của Mỹ, vì sao một vụ tấn công điện toán của Nga dường như vẫn chưa xảy ra, các quan chức Mỹ nói với CNN rằng nỗi sợ hãi của Nga về sự leo thang trong không gian mạng có thể là một yếu tố. Nói cách khác, nếu Nga tấn công Hoa Kỳ bằng kỹ thuật điện toán, họ sẽ bị đáp trả thích hợp.
Một quan chức tình báo quốc phòng Mỹ nói với CNN rằng có thể Nga không muốn mạo hiểm trả đũa các cuộc tấn công mạng của Mỹ, vì điều đó có thể cản trở các hoạt động quân sự của Nga.
Các đồng minh của Mỹ và Âu Châu đã đổ lỗi cho Nga về cuộc tấn công mạng vào nhà cung cấp vệ tinh khi cuộc xâm lược Ukraine bắt đầu
Quan chức này nói thêm: “Việc Nga không dám tấn công các mục tiêu của Mỹ có thể phản ánh nỗi sợ leo thang và không biết chắc phản ứng của Mỹ có thể gây ra những thiệt hại nào, đặc biệt nếu phản ứng của Mỹ ảnh hưởng đến sức mạnh chiến đấu của Nga”.
Các tuyên bố, từ một cuộc phỏng vấn với một quan chức cấp cao được giao nhiệm vụ theo dõi chặt chẽ hoạt động mạng của Nga, đưa ra một cơ hội để Mỹ suy nghĩ về việc tấn công Nga vào thời điểm quan trọng trong cuộc chiến - khi Điện Cẩm Linh nhắm vào miền đông Ukraine sau khi không chiếm được Kyiv.
Phân tích của quan chức này cũng phản ánh sự không chắc chắn và mơ hồ trong chiến tranh cạnh tranh quyền lực lớn trong không gian mạng, nơi các chính phủ cố gắng cảnh cáo đối phương về khả năng tấn công mạng và sự sẵn sàng sử dụng những biện pháp này”.
“Đối với Nga, việc hiểu được toàn bộ sức mạnh tác chiến mạng của Mỹ là một lỗ hổng đối với họ, khiến họ không chắc về việc mở mặt trận này, ít nhất là vào thời điểm này”, quan chức cấp cao của Mỹ nói. “Chiến tranh mạng là một lĩnh vực mới... Chưa đủ lâu để bất kỳ quốc gia haynhà nước nào có khả năng thống trị nó.”
Các nhà phân tích cho rằng binh chủng Không gian mạng Hoa Kỳ đã trưởng thành đáng kể kể từ khi được thành lập cách đây hơn một thập kỷ và ngày càng trở thành một công cụ phóng chiếu quyền lực của Hoa Kỳ. Bộ chỉ huy đã cử nhân viên đến Ukraine vào tháng 12, đề phòng sự xâm lược của Nga, để giúp Kyiv tăng cường khả năng phòng thủ mạng và thu thập thông tin về các mối đe dọa tấn công tiềm tàng của Nga, các quan chức cho biết.
4. Liên bang Nga đã tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với nguồn nước của một phần Âu Châu.
“Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của quân đội Nga ở Ukraine hiện nay là những cây cầu bắc qua sông. Có những dịp quân đội Nga tấn công hỏa tiễn ba lần vào cùng một cây cầu để phá hủy hoàn toàn nó. Không thể đánh giá thấp mối đe dọa mà sự xâm lược của Nga đã tạo ra đối với tiềm năng nước của toàn bộ khu vực Âu Châu của chúng ta – phần trung tâm phần phía đông, và lưu vực Hắc Hải”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy phát biểu như trên tại Diễn đàn An ninh Quốc tế GLOBSEC ở Bratislava.
Ông lưu ý rằng giao tranh ở Donbas đã tạo ra mối đe dọa ô nhiễm nguồn nước ngầm kể từ năm 2014. Nếu tình trạng ngập lụt các mỏ than ở Donbas tiếp tục - bao gồm cả tại mỏ Yunkom, nơi xảy ra vụ nổ hạt nhân dưới lòng đất vào năm 1979 - thì chất độc và thậm chí ô nhiễm phóng xạ sẽ không chỉ xảy ra đối với các con sông của Ukraine mà còn tràn vào Hắc Hải và Biển Azov.
Trong khi thông báo với các đối tác về những thách thức an ninh liên quan đến vùng biển Ukraine, Tổng thống cũng đề cập đến việc Nga phong tỏa các cảng của Ukraine. Ông nhấn mạnh, thế giới đang đứng trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng lương thực vì hành động gây hấn này của Nga.
Như đã đưa tin, Nga đã phong tỏa tất cả các cảng và các tuyến đường thương mại mà Ukraine xuất khẩu ngũ cốc ra thế giới. Khoảng 20 triệu tấn ngũ cốc vẫn bị mắc kẹt tại các cảng của Ukraine.
5. Ái Nhĩ Lan công nhận tội ác của Nga là tội ác diệt chủng người Ukraine
Thượng viện Ái Nhĩ Lan đã thông qua nghị quyết công nhận tội ác của quân đội Nga ở Ukraine là tội ác diệt chủng.
Thượng nghị sĩ Mark Daly, Chủ tịch Thượng viện Ireland, đăng trên Twitter rằng “Việc Liên bang Nga xâm lược Ukraine bất hợp pháp là một hành động diệt chủng”. Thượng viện Ái Nhĩ Lan hôm nay đã thông qua nghị quyết về tội ác Diệt chủng của Nga ở Ukraine.
Như đã lưu ý, tài liệu cũng kêu gọi giới lãnh đạo chính trị Nga phải chịu trách nhiệm về những tội ác của Nga ở Ukraine, kêu gọi quyết tế tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Nga và tiếp tục làm việc để chấm dứt việc nhập khẩu năng lượng của Nga, là điều đang tài trợ cho cỗ máy chiến tranh của Nga chống lại người dân và các vùng lãnh thổ Ukraine.
Vào ngày 14 tháng 4, Verkhovna Rada của Ukraine đã thông qua nghị quyết “Về tội ác diệt chủng của Liên bang Nga ở Ukraine” với 363 phiếu tán thành.
Quốc hội của Estonia, Latvia, Canada, Ba Lan, Lithuania và Cộng hòa Tiệp đã công nhận tội ác của Nga là tội ác diệt chủng đối với người dân Ukraine.
6. Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cáo buộc Nga gây ra cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu
Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal đã cáo buộc Nga gây ra cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, tố cáo việc nước này phong tỏa các cảng của Ukraine và kêu gọi Liên Hiệp Quốc và các đối tác quốc tế có hành động quyết liệt để ứng phó với những thách thức này.
Ông nói điều này trong một cuộc phỏng vấn với The Wall Street Journal.
Shmyhal nói: “ Nếu chúng ta không tìm ra giải pháp cho thách thức này, thì thế giới sẽ gặp vấn đề và khủng hoảng lương thực ở nhiều nơi trên thế giới”.
Shmyhal cho biết cuộc khủng hoảng lương thực là một mục tiêu có chủ ý của Mạc Tư Khoa. “Chúng tôi hoàn toàn hiểu rõ rằng họ làm điều đó với những ý đồ rõ rệt”
Theo Shmyhal, dường như có rất ít lựa chọn tốt để giải quyết cuộc khủng hoảng trong thời gian tới. Ông nói, hầu hết các cảng ở các nước thuộc Liên minh Âu Châu gần Ukraine không có khả năng giải quyết các lô hàng ngũ cốc có kích thước mà Ukraine đang cần.
Các quốc gia Baltic có thể giải quyết số lượng lớn hơn nhiều nhưng việc chuyển ngũ cốc của Ukraine qua đường bộ qua Ba Lan có nghĩa là hàng hóa phải được nâng bằng cần cẩu lên các đoàn tàu khác nhau vì đường sắt thời Liên Xô của Ukraine sử dụng khổ lớn hơn. Quá trình phức tạp sẽ cần được lặp lại khi nhập cảnh vào Lithuania, một quốc gia khác thuộc Liên Xô cũ sử dụng tầu hỏa khổ rộng.
Theo Shmyhal, Liên Hiệp Quốc đã đề nghị môi giới một thỏa thuận chuyển ngũ cốc của Ukraine đến các nước Baltic thông qua Belarus, một nước láng giềng mà nhà lãnh đạo độc tài Alexander Lukashenko vẫn là đồng minh trung thành của Nga trong suốt cuộc chiến. Kyiv đã từ chối lời đề nghị này vì đầy rủi ro.
Các giải pháp khác cũng đầy rủi ro không kém. Một chiến dịch quốc tế có sự tham gia của các tàu chiến hộ tống các tàu thương mại Ukraine ra khỏi Odessa có thể kích động một cuộc tấn công của Nga và dễ bị trúng thủy lôi, đã được bố trí như một biện pháp chống lại một cuộc tấn công có thể xảy ra của Nga vào thành phố cảng.
Đồng thời, Shmyhal nhấn mạnh rằng bất chấp chiến tranh vẫn tiếp diễn và khó đạt được thỏa thuận với Nga, cuộc khủng hoảng có thể được giải quyết.
“Chúng tôi lạc quan. Về mặt vật lý và kỹ thuật, chúng tôi hoàn toàn có khả năng,” ông nói, nhưng nói thêm rằng, “chúng tôi cần sự hỗ trợ của quốc tế”.
Theo ông, sự hỗ trợ của quốc tế nên vượt ra ngoài nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng ngũ cốc. Ông nói, Ukraine cần nguồn cung cấp vũ khí hạng nặng lớn hơn nhiều từ phương Tây, bao gồm hỏa tiễn chống hạm và chống tàu, hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt của Mỹ và hàng trăm hỏa tiễn để chống lại bước tiến đang leo thang của Nga ở phía đông Ukraine.
Thủ tướng cũng cho rằng các cuộc tấn công gần đây vào khu vực Belgorod của Nga, qua biên giới với Ukraine, là hành động khiêu khích của Nga nhằm cáo buộc Ukraine và tạo cớ cho một sự leo thang và thậm chí có thể xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân. Ông cho biết Ukraine hiểu rõ rủi ro và không có kế hoạch nhắm vào Nga bằng vũ khí do phương Tây cung cấp.
Ông nói: “Chúng tôi hoàn toàn không có ý định tấn công lãnh thổ Nga. “Chúng tôi chỉ có ước mơ giải phóng lãnh thổ của mình và ngăn chặn cuộc chiến này.”
Do các cảng biển của Ukraine bị phong tỏa, 7 triệu tấn lúa mì, 14 triệu tấn ngô, 3 triệu tấn dầu hướng dương và 3 triệu tấn bột hướng dương đã không vào được thị trường thế giới. Điều này đã khiến giá thị trường thế giới tăng kỷ lục và chắc chắn sẽ gây ra khủng hoảng lương thực toàn cầu và lạm phát gia tăng.
Cảm động: Đội vô địch Âu Châu kính dâng Đức Mẹ Almudena chiếc cúp vừa giành được. Cuộc rước vĩ đại
VietCatholic Media
17:18 03/06/2022
1. Đội túc cầu Real Madrid trao Cúp Âu Châu cho Đức Mẹ Almudena
Real Madrid CF đã trở lại Tây Ban Nha vào hôm Chúa Nhật sau khi giành chiến thắng trong trận chung kết EUFA, và tặng cho Đức Mẹ Almudena cả chiếc cúp này đã giành được vào trong giải vô địch giải túc cầu Tây Ban Nha.
Real Madrid đã giành chiến thắng 1-0 trong trận chung kết EUFA ngày 28 tháng 5 trước Liverpool FC. Trận đấu được diễn ra tại Paris và bàn thắng quyết định được ghi bởi Vinicius Junior ở phút 59. Đây là lần thứ 14 Real Madrid đoạt giải vô địch bóng đá Âu Châu.
Đội bóng, được đón tiếp bởi hàng chục nghìn người hâm mộ trên các đường phố ở thủ đô Tây Ban Nha ngày 29/5, đã đến Nhà thờ Almudena vào buổi tối và được Đức Hồng Y Carlos Osoro Sierra của Madrid tiếp đón.
Đây không phải là lần đầu tiên Real Madrid dâng chiếc cúp Champions League cho Đức Mẹ.
Trong chuyến thăm, Đức Hồng Y Osoro đã chào đón các cầu thủ “bằng tình cảm và niềm vui”.
Theo báo cáo của Tổng giáo phận Madrid, vị Hồng Y đã cảm ơn họ vì đã mang tên thủ đô Tây Ban Nha đến nhiều chân trời góc bể như Thánh Isidore Nông dân, “một người giản dị có mặt trên tất cả các lục địa”, là người Tổng giáo phận Madrid đang dành một Năm Thánh để kính nhớ Ngài.
Trong buổi lễ ngắn gọn, giám đốc quan hệ công chúng của Real Madrid, cựu cầu thủ bóng đá Emilio Butragueño, đã đọc một số lời cầu nguyện, một trong số đó xin cho các cầu thủ và những người có mặt trải nghiệm “sự bảo vệ từ mẫu của Đức Trinh nữ Maria”.
Source:Catholic News Agency
2. Một vị Hồng Y trẻ tuổi đến từ Mông Cổ xa xôi: Đức Giáo Hoàng biết cách làm kinh ngạc
Thành viên trẻ nhất trong Hồng Y Đoàn tương lai, Đức Tổng Giám Mục Giorgio Marengo, chỉ 48 tuổi khi ngài trở thành Hồng Y vào ngày 27 tháng 8. Trên báo chí Ý, nhà truyền giáo Consolata, Giám Quản Tông Tòa của Ulaanbaatar, thú nhận rằng ngài vô cùng ngạc nhiên khi biết tin tức nhờ một nữ tu mà ngài đã gặp ở lối ra sau Thánh lễ Thăng thiên được cử hành ở ngoại ô Rôma, hai ngày sau khi gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô với một phái đoàn Phật giáo từ Mông Cổ.
“Điều này cho thấy ý nghĩa của sự quan tâm mục vụ của ngài: Người kế vị thánh Phêrô là trung tâm của toàn thể Giáo hội và do đó cũng là nơi có những thực tại nhỏ bé,” Đức Tổng Giám Mục Marengo vui mừng nói. Ngài nhấn mạnh: “Đó là một thông điệp rất đẹp: Hãy nghĩ đến những cộng đồng Kitô đầu tiên sống trong hoàn cảnh khó khăn. Ngài giải thích rằng thông qua việc tấn phong Hồng Y truyền giáo đầu tiên ở Mông Cổ, và rộng hơn là thông qua sự chú ý dành cho các nước Á Châu, Đức Giáo Hoàng tiếp tục thúc đẩy việc loan báo Tin Mừng ở mọi nơi trên Trái Đất.”
Source:Fides
3. Cuộc rước dài hai dặm vào ngày 19 tháng 6 để khởi động sự phục hưng Thánh Thể ở tổng giáo phận Detroit
Niềm tin vào sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể đang suy yếu trong những người Công Giáo, và các giám mục Hoa Kỳ đang cố gắng làm điều gì đó về điều đó.
Theo một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Pew năm 2019, khoảng 2/3 người Công Giáo Hoa Kỳ không tin rằng bánh và rượu trong Thánh lễ trở thành máu và máu của Chúa Kitô khi truyền phép – theo sách giáo lý, đó là một tín điều cốt lõi của đức tin Công Giáo và là “nguồn gốc và đỉnh cao” của đời sống của Giáo hội.
Để đáp lại, Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ vào mùa hè này sẽ khởi động một cuộc phục hưng Thánh Thể kéo dài ba năm nhằm cổ vũ lòng sùng kính và đức tin vào sự Hiện diện Thực sự của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể, với đỉnh điểm là Đại hội Thánh Thể Quốc gia đầu tiên tại Hoa Kỳ kể từ năm 1975.
Người Công Giáo ở Tổng giáo phận Detroit sẽ có cơ hội tham gia vào một cuộc phục hưng như vậy vào Chúa Nhật, ngày 19 tháng 6, lễ Mình Thánh Chúa, khi Đức Tổng Giám Mục Allen Vigneron dẫn đầu một cuộc rước Thánh Thể dài hai dặm từ Nhà thờ Chính tòa Thánh Thể đến Đại Chủng viện Thánh Tâm ở Detroit.
Các cuộc rước thường diễn ra trên toàn giáo phận trong ngày lễ Corpus Christi, còn được gọi là Lễ Trọng Mình và Máu Thánh Chúa Kitô. Nhưng năm nay các cuộc rước sẽ mang một ý nghĩa đặc biệt, Sơ Esther Mary Nickel, RSM, giám đốc ban phụng tự của tổng giáo phận.
“Đó là cơ hội để Chúa Giêsu lôi kéo mọi người đến với chính Ngài, và vì vậy chúng tôi đưa Chúa Giêsu ra đường, và chúng tôi cầu nguyện,” Sơ Nickel nói với Detroit Catholic.
Sơ Nickel cho biết sơ nhớ đã tham gia các cuộc rước Mình Thánh Chúa ở Rôma cùng với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, khi những người đứng xem hai bên đường sẽ tham gia khi cộng đoàn di chuyển qua các đường phố. Sơ nói, hiện nay, cuộc rước của tổng giáo phận đang thu hút sự quan tâm.
“Một trong những đơn vị cảnh sát của Detroit từ khu vực sẽ giúp chúng tôi an toàn đã hỏi, 'Cái này là về cái gì? Chúng tôi thực sự đang làm gì? '“Sơ Nickel nói. “Tôi đáp lại và nói, 'Đó là một cuộc hành hương. Chúng tôi đang trên đường đến thiên đường, và đây là một hình ảnh tượng trưng cho việc chúng tôi đang trên đường đến thiên đường cùng nhau khi chúng tôi đi ra đường. “
Cuộc rước sẽ bắt đầu với Thánh lễ lúc 1 giờ chiều, sau đó là lễ cung nghinh Mình Thánh Chúa tại Nhà thờ Chính tòa trên Đại lộ Woodward. Sau đó, các tín hữu sẽ rước Mình Thánh Chúa xuống Đại lộ Chicago, kết thúc bằng phép lành tại Đại Chủng viện Thánh Tâm.
Các nhà tổ chức đang cầu nguyện cho thời tiết thuận lợi và một lượng lớn người tham dự, đặc biệt là các gia đình, linh mục, học sinh các trường Công Giáo, Hiệp sĩ Kha Luân Bố và các hiệp hội tông đồ khác, Tiến sĩ Marlon De La Torre, giám đốc truyền giáo của tổng giáo phận cho biết như trên.
Source:Catholic News Agency