Ngày 11-06-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Vận Tốc
Lm Vũđình Tường
05:09 11/06/2015
Thời đại khoa học kĩ thuật thay đổi cách sinh hoạt của thương trường. Trước đây yếu tố quan trọng nhất của sản phẩm là phẩm chất. Sau này vẻ đẹp, hình dáng bắt mắt để qua mặt phẩm chất. Hai yếu tố bền và đẹp trở thành thứ yếu trong thời đại khoa học kĩ thuật. Kết quả tốc hành, nhanh gọn đánh bại bền và đẹp. Vận tốc đóng vai trò tối quan trọng bởi nó quyết định vận mạng của công ti sản xuất và các cửa hàng thương mại. Vận tốc chậm có nghĩa là đi sau công ti khác mà đi sau thì uống nước đục. Nước đục luôn có vi khuẩn. Vi khuẩn dẫn đến toi mạng. Vì thế đi sau sớm muộn gì cũng bị phá sản. Bao nhiêu sức lực, công lao, tiền tài tiết kiệm dồn vào công ti sẽ đi đứt, trắng tay, thành mây khói.

Vận tốc là yếu tố duy nhất cần có dẫn đến thành công trong thương trường. Trước đây phải mất hàng tháng mới có kết quả ngày nay chỉ cần vài giây sau là người bên này đại dương biết những gì đang xảy ra bên kia bờ đại dương. Yếu tố mau chóng, lanh lẹ và chính xác đứng hàng đầu trong mọi yếu tố. Kết quả tức thời mang lại lợi nhuận tức thời. Lợi nhuận nhiều danh tiếng vang lừng. Danh tiếng vang lừng đồng nghĩa với tạo niềm tin nơi đại chúng.

Có tiếng nói, nhiều người ủng hộ nhờ vào sức mạnh kinh tế. Không phải chủ thuyết hay lí tưởng mà là thương trường. Thời đại khoa học kĩ thuật đánh bại mọi chủ thuyết bởi những chủ thuyết đó làm mất lòng tin nơi đại chúng vì thất hứa mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Chủ thuyết cho uống nước lã, ăn bánh giấy. Đã thế chủ thuyết còn bịt tai, che mắt những ai tin theo chúng. Tin nhanh hoàn cầu của khoa học kĩ thuật mở mắt họ, chứng minh nước nào kinh doanh giỏi, nước đó dân chúng có đời sống tốt hơn, cuộc sống ấm no hơn và nhiều gia đình hạnh phúc hơn. Bởi phải chạy đua với vận tốc nên con người sau một ngày làm việc vất vả cảm thấy mệt mỏi, rã rời và họ cần tỉnh dưỡng lấy sức cho ngày kế tiếp. Tìm đâu ra năng lực hà hơi, tiếp sức cần trong cuộc sống mà chạy đua đòi hỏi cần phải có.

Kinh Thánh nhằm phục vụ lợi ích, kêu gọi nâng cao phẩm giá, bảo vệ sự sống và hạnh phúc con người. Nhiệm vụ chính của các Kitô hữu là rao giảng, kêu gọi cùng nhau nâng cao phẩm giá con người ở bất cứ lứa tuổi nào. Kitô hữu sống làm chứng nhân Tin Mừng trong mọi hoàn cảnh. Đời sống chứng nhân giúp nâng cao phẩm giá, làm vơi hố ngăn cách kẻ giầu, người nghèo. Điều này cần thời gian và bàn tay của tất cả, không trừ ai. Dụ ngôn người gieo giống và dụ ngôn hạt cải cho biết việc gieo giống là của người gieo còn hạt giống mọc lên như thế nào, khi nào mọc không phải trách nhiệm của người gieo giống. Vấn đề chính của các Kitô hữu là gieo vào lòng người niềm tin yêu nơi Đức Kitô. Vấn đề khi nào niềm tin đó mọc lên, trổ sinh hoa trái nhiều ít ra sao dường như ngoài khả năng của các Kitô hữu. Đó là nhiệm vụ của Thánh Thần Chúa tác động nơi tâm hồn mỗi người. Kitô hữu không có khả năng tác động tâm hồn con người nhưng có khả năng làm chứng nhân và thi hành nhiệm vụ gieo trồng. Hoàn thành công việc gieo trồng là gieo vào lòng người niềm tin Kitô và chính niềm tin Kitô giải thoát họ khỏi gánh nặng, đè nén của cuộc sống chạy đua với thương truờng. Niềm tin đó hoạt động giải thoát cách thế nào là điều vượt quá trí tưởng của ta. Kitô hữu biết rõ một thực tế là những ai đón nhận Tin Mừng với tấm lòng chân thành đều cảm thấy cuộc đời có í nghĩa và được giải thoát khỏi gánh nặng, đè nén của cuộc sống.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Hạt cải và đức tin
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
23:12 11/06/2015


Chúa Nhật XI THƯỜNG NIÊN, năm B
Ed 17, 22-24 2 Co 5, 6-10 Mc 4, 26-34

HẠT CẢI VÀ ĐỨC TIN

Trong ba năm rao giảng Nước Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã dùng những điều thực tế xẩy ra chung quanh Người để dạy dỗ dân chúng. Nếu chúng ta trở về với Tin Mừng của Chúa, chúng ta sẽ nhận ra Chúa không nói những điều cao siêu, những điều ở trên mây, trên gió. Chúa dùng những dụ ngôn, những hình ảnh quen thuộc ở trong xã hội Do Thái để giáo huấn con người, dạy bảo nhân loại. Các bài đọc hôm nay cho chúng ta hiểu rõ ý của Chúa.

Chúa đã giảng dạy dân chúng một cách dễ hiểu nhất, bởi vì Ngài đã dùng các dụ ngôn để giáo dục dân chúng, vén lộ mầu nhiệm Nước Trời và giúp con người lớn lên trong đức tin nhờ hiểu được ý nghĩa của các dụ ngôn. Một số dụ ngôn đã được các ngôn sứ dùng như ngôn sứ Êdêkiên đã bảo Israen phải trở thành cây to bóng cả. Ở đây, chắc hẳn Êdêkiên đã cảm hứng khi thấy một hạt giống nhỏ gieo xuống đất, mọc lên đã trở thành một cây lớn trong vườn, vượt xa mọi cây khác. Tuy nhiên, cái diệu kỳ của các dụ ngôn là chúng ta chỉ có thể hiểu nhờ ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần, và nhờ suy tư, cầu nguyện, chúng ta sẽ lớn lên trong đức tin.

Bài đọc I, ngôn sứ Êdêkiên đã cảm nghiệm sâu sắc lời Chúa. Thiên Chúa đã ví mình như một cây cao và mọi cây phải nhận biết Ngài. Điều này cho chúng ta hiểu được ý nghĩa mầu nhiệm của sự nẩy mầm và lớn lên của đức tin trong ta như là giáo huấn cho đời sống của Kitô hữu.

Tin Mừng Marcô hôm nay nói tới người gieo giống, khai mạc giáo huấn của Đức Giêsu bằng dụ ngôn. Rồi thánh Marcô dùng hai dụ ngôn “ Dụ ngôn hạt giống tự mọc lên “ ( Mc 4, 26-29 ) và dụ ngôn “ Hạt cải “ ( Mc 4, 30-32 ). Hai dụ ngôn nhỏ này làm thành bài Tin Mừng hôm nay. Cả hai dụ ngôn này đều nói lên khía cạnh của sự kỳ diệu của Nước Thiên Chúa và sự tăng trưởng lạ lùng của một hạt cải nhỏ bé. Hạt giống tự mọc lên nói đến sức nuôi sống diệu kỳ, không cưỡng lại của đất. Đất làm cho hạt nẩy mầm, mọc lên thành cây đơm bông, kết trái, trải qua một quá trình phát triển hài hòa. Mùa đến, con người mới chủ động gặt, hái…Người gieo giống gợi lên hình ảnh Đức Giêsu. Người so sánh hình ảnh của người rao giảng Nước Thiên Chúa với ông chủ trại vô tư, bằng lòng chờ đợi ngày thu hoạch huê lợi. Chúa Giêsu muốn so sánh như thế để nói rằng công việc loan báo Tin Mừng của Người , sức mạnh của việc rao giảng Tin Mừng của Người không thể nào không có kết quả. Chúa nói rằng khi gieo giống vào những tâm hồn sẵn sàng đón nhận Lời Chúa, Ngài ban cho họ sức mạnh để đáp trả và sinh hoa kết quả. Đoạn Tin Mừng này cũng muốn gợi lên ý nghĩa của thời gian, của hạn kỳ. Thiên Chúa hoạt động trong lịch sử, trong vũ trụ, trong con người. Chúa quan tâm tới thời gian và người gieo giống lúc đó sẽ trở thành thợ gặt. Và nơi đoạn Tin Mừng của thánh Marcô, thợ gặt đồng nghĩa với Chúa Giêsu.

Dụ ngôn hạt cải cũng nói lên sức mạnh của Nước Trời, nói lên sự tiệm tiến của Nước Thiên Chúa. Bởi vì, sức lớn lên kỳ diệu của hạt cải, nói lên sự lớn mạnh của Nước Trời. Dụ ngôn này giúp các môn đệ tin tưởng hơn, phấn khởi hơn bởi vì các môn đệ lúc đó có lẽ đang giao động vì những khó khăn ban đầu của việc rao giảng của Đức Giêsu. Tuy nhiên, Chúa tạo niềm tin khi nói :” Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trên thế gian. Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá sum suê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng “. Thiên Chúa muốn cho chúng ta thấy sức mạnh của Người được biểu tỏ trong cái yếu đuối, mong manh, dễ vỡ của buổi ban đầu.

Đoạn Tin Mừng của thánh Marcô giúp chúng ta nhận ra sự kỳ diệu của Nước Thiên Chúa. Nước Trời giống như hạt cải xem ra nhỏ bé nhưng nó lại phát triển một cách diệu kỳ…Hạt giống mọc lên, nhẹ nhàng, âm thầm, tiệm tiến nhưng khi nó lớn lên đến nỗi chim trời có thể tới đậu…Giáo Hội của Chúa cũng thế, lúc đầu chỉ là một nhóm nhỏ 12 người, với một số ít người, nhưng từ từ Giáo Hội lớn lên và lớn lên không ngừng. Đạo Công Giáo là Đạo tình yêu, nhưng cũng là Đạo của niềm tin. Con người phải có đức tin mới nhận ra được Chúa đang hiện diện trong lịch sử và Người đang điều khiển lịch sử con người.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con luôn tin tưởng vào Chúa, luôn bám chặt lấy Chúa vì Chúa đang hiện diện trong lịch sử nhân loại, trong vũ trụ và nơi con người. Xin cho chúng con luôn biết yêu mến Chúa và luôn làm cho nhiều người nhận biết Chúa. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Tại sao Chúa Giêsu lại dùng dụ ngôn để dạy dỗ chúng ta ?
2.Dụ ngôn là gì ?
3.Người gieo giống ám chỉ ai ?
4.Hạt cải tượng trưng cho gì ?
5.Tại sao lại nói Nước Thiên Chúa tiệm tiến lớn lên
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha tái tố giác sự phung phí lương thực
Lm. Trần Đức Anh OP
08:37 11/06/2015
VATICAN. ĐTC Phanxicô tái tố giác sự phung phí lương thực và nạn đầu cơ làm cho giá cả lương thực trồi sụt thất thường để thủ lợi.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 11-6-2015, dành cho 450 tham dự viên khóa họp lần thứ 39 của Tổ chức Lương nông quốc tế, gọi tắt là FAO, ở Roma.

ĐTC nói: ”Những con số thống kê về sự phung phí lương thực gây lo âu rất nhiều. 1 phần 3 số lương thực sản xuất bị phí phạm. Ngoài ra một số lượng lớn nông phẩm được dùng vào những mục tiêu khác, tuy có thể đó là những mục tiêu tốt, nhưng chúng không phải là nhu cầu trước mắt của những người đói”.

Trước tình trạng đó ĐTC kêu gọi giảm bớt sự phí phạm lương thực và suy tư về việc sử dụng nông phẩm, phần lớn được dùng để nuôi súc vật hoặc chế tạo nhiên liệu thực vật. ”Dĩ nhiên cần bảo đảm những điều kiện môi sinh ngày càng lành mạnh, nhưng phải chăng chúng ta có thể tiếp tục làm điều ấy mà loại trừ người khác.”

ĐTC ghi nhận sự kiện ”từ năm 2008 đến nay, giá lương thực tăng gấp đôi, có khi giá dừng lại, nhưng rồi vẫn cao hơn so với trước đây. Giá lương thực trồi sụt như thế cản ngăn những người nghèo nhất đề ra các chương trình hoặc cậy dựa vào một sự dinh dưỡng tối thiểu.

Trong số nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này cũng có sự đầu cơ tài chánh, giá ngũ cốc được xác định theo lợi nhuận có thể mang lại khiến cho công việc của nhà nông ở trong tình trạng không chắc chắn, lo âu vì những điều kiện thời tiến, lo lắng vì sự tàn phá mùa màng có thể xảy ra”.

ĐTC cổ võ các nước nghiêm túc thực thi các quyết định của hội nghị quốc tế hồi tháng 11 năm 2014 ở Roma về dinh dưỡng và ngài cũng cổ võ việc giáo dục con người về việc sử dụng lương thực đúng đắn. Ngài cho biết đó cũng là điều ngài cổ võ khi gặp gỡ các GM, các nhà chính trị, các vị lãnh đạo kinh tế và học giả trên thế giới (SD 11-6-2015)
 
Một vị Hồng Y Ấn Độ bị dọa giết đòi tiền chuộc
Đặng Tự Do
19:38 11/06/2015
Đức Hồng Y Telesphore Toppo
Đức Hồng Y Telesphore Toppo, tổng giám mục Ranchi vừa nhận được một bức thư đe dọa hôm 8 tháng 6. Lá thư được cho là từ Mặt trận Giải phóng Nhân dân Ấn Độ, gọi tắt là PLFI. Đây là một nhóm tách ra từ Đảng Cộng sản Ấn Độ theo chủ nghĩa Mao.

Lá thư buộc Đức Hồng Y phải trả một số tiền lên đến cho 50 triệu rupee (khoảng 691,844 Euros hoặc US $ 780,000) và phải thanh toán trong vòng 15 ngày. Lá thư cho rằng Giáo Hội đã thịnh vượng về tài chính thông qua việc truyền giáo. “Các ngươi đã kiếm tiền bằng việc truyền bá tôn giáo, vì thế các ngươi phải cắt một phần cung cấp cho tổ chức.”

Lá thư đi xa tới mức đe dọa mạng sống Đức Hồng Y: “Cảnh sát không thể bắt người của chúng tôi. Nếu ông không trả tiền, ông sẽ bị giết.”

Bày tỏ sự ngạc nhiên về mối đe dọa này, Đức Hồng Y nói những nhóm phiến quân theo chủ nghĩa Mao thường đánh giá cao công việc bác ái của các nhà truyền giáo Giáo Hội tại các làng mạc hẻo lánh của Ấn Độ. Ngài cũng nói rằng gần đây không có căng thẳng nào trong khu vực của ngài.

Đức Hồng Y tiết lộ rằng gần đây ngài đã gặp một đại diện của PLFI. Trong cuộc gặp gỡ đó PLFI tuyên bố không có liên quan gì đến bức thư này.

Cho nên, Đức Hồng Y nghĩ rằng bức thư này chỉ là một trò hù dọa. Ngài nói: “Dù nó có thật đi nữa, Giáo Hội cũng không có tiền đâu mà đưa”.

Từ khi Narendra Modi là một thành viên của đảng Ấn Giáo cực đoan - Bharatiya Janata Party – lên làm thủ tướng vào ngày 26 tháng Năm năm 2014, hàng chục nhà thờ Công Giáo bị đốt phá và hôi của, nhiều vụ tấn công vào các linh mục, nữ tu và anh chị em đã ồ ạt diễn ra.
 
Đức HY Kaspers qui lỗi chia rẽ cho những ai chỉ trích ngài
Vũ Van An
21:02 11/06/2015
Raymond Arroyo của EWTN vừa cho phổ biến phần hai cuộc phỏng vấn Đức HY Kaspers của ông. Như bạn đọc còn nhớ, trong phần một cuộc phỏng vấn này, Đức HY Kaspers, sau nhiều tháng gây mù mờ, đã chính thức thú nhận: Đức Phanxicô chưa bao giờ chấp nhận đề nghị cho người ly dị và tái hôn được rước lễ theo đề xuất của ngài cả.

Đề xuất trên được ngài đưa ra trước mật nghị Hồng Y đoàn ngày 20 tháng Hai, năm 2014, và lập tức tạo nên một luồng phản đối kịch liệt, cho tới nay, vẫn chưa nguôi ngoai. Nhiều vị Hồng Y hồi đó đã lớn tiếng phản đối đề xuất này. Và trước khi khai mạc phiên họp bất thường của Thượng Hội Đồng về Gia Đình hồi năm ngoái, một số vị Hồng Y và thần học gia đã công bố một số tác phẩm liên quan tới nó. Các vị này quả quyết, có lúc rất mạnh, rằng đề xuất của Đức HY Kasper không thể nào đi đôi với tín lý đích thực của Giáo Hội Công Giáo được và nhất định phá hoại tính bất khả tiêu của bí tích hôn nhân.

Đức HY Kasper hết sức bênh vực đề xuất của ngài. Ngài nói với Đài Phát Thanh Vatican rằng mục đích chính trong đề xuất của ngài là “đào sâu cái hiểu thần học về các thách đố đang đặt ra cho gia đình” và “trợ giúp, nâng đỡ và khuyến khích (các gia đình)”. Ngài cũng nói rằng đề xuất của ngài nhằm tìm ra “con đường (trung dung) giữa ‘chủ nghĩa khắt khe’, vốn không thể là con đường của các Kitô hữu bình thường, và ‘chủ nghĩa thả lỏng’ thuần túy”.

Bất chấp sự kiện đề xuất của ngài bị chỉ trích rộng rãi, Đức HY Kasper vẫn tin là nó sẽ thành công. Bởi thế, trong phần đầu cuộc phỏng vấn của Arroyo, tuy nhìn nhận việc Đức Giáo Hoàng chưa bao giờ chấp nhận đề xuất của ngài, Đức HY Kasper vẫn cho rằng rất nhiều nghị phụ của Thượng Hội Đồng ủng hộ nó.

Trong phần hai cuộc phỏng vấn, Arroyo cho biết khi ông đề cập tới các bất đồng của các vị Hồng Y đối với đề xuất của ngài, Đức HY Kasper cho rằng các vị Hồng Y đó không chịu thảo luận với ngài trước khi lên tiếng bác bỏ. Bởi thế, chính các ngài là những người gây nên cảnh hỗn độn và tranh cãi sau đó.

Dịp này, Đức HY Kasper cũng thừa nhận rằng bất chấp các cố gắng của các vị giáo phẩm Đức nhằm nêu vấn đề chấp nhận đồng tính luyến ái trong thượng hội đồng sắp tới, nhưng nó sẽ “không là điểm chính của cuộc thảo luận”.

Sau đây là bản ghi chép phần hai của cuộc phỏng vấn:

ARROYO: Đức HY Pell, đồng nghiệp của Đức Hồng Y tại Rôma, gần đây có nói rằng ngài thấy trước sẽ có “một sự ủng hộ ào ạt” tại thượng hội đồng sắp tới đối với giáo huấn và thực hành truyền thống. Đức Hồng Y có thấy thế không?

Đức HY KASPER: Tôi thấy một điều khác hơn vì tôi biết nhiều vị giám mục và nhiều hội đồng giám mục có lập trường khác. Thành thử không phải, à… có lẽ phải, nhưng ta phải tìm ra giải pháp trong đó mọi người hay đại đa số (đồng ý), Đức Giáo Hoàng muốn một thứ nhất trí nào đó của giám mục đoàn nhưng nay nó không thể. Tôi nghĩ nói rằng đã có một đa số áp đảo là điều quá khinh xuất, không, không có.

ARROYO: Hình như tâm trí Đức Giáo Hoàng có thay đổi đôi chút. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ngài nói rằng nó không giải quyết được gì, nó đây chỉ đề xuất của Đức Hồng Y, ngược lại chỉ do “các kỳ vọng quá thổi phồng”.

Đức HY KASPER: Hiển nhiên vẫn có hàng tá những kỳ vọng quá thổi phồng. Nhưng tôi cũng xin nói rằng hiện có nhiều người đang chờ mong thấy toàn bộ nền luân lý tính dục được thay đổi. Tôi không nghĩ tới một điều như thế, và Đức Giáo Hoàng cũng không bao giờ nghĩ tới nó: và ngài… không giải quyết được gì nếu chỉ cho rước lễ.

Suốt tháng vừa rồi, tôi giữ im lặng vì tôi thưa với Đức Giáo Hoàng rằng “Thưa Đức Thánh Cha, con sẽ không bước vào cuộc tranh cãi, một cuộc tranh cãi công khai, vào cuộc tranh luận với các vị Hồng Y khác”. Vì nó chẳng phục vụ lợi ích nào của Giáo Hội cả, và tôi rất buồn, rất buồn là các vị Hồng Y này không nói trước với tôi. Các vị không bao giờ nói với tôi cả. Điều này không phù hợp với Sách Thánh, Tin Mừng Mátthêu chương 18. Bạn phải nói trước đã; và phải đến với bạn; và rồi nói với Giáo Hội, chứ không được nói với truyền thông đại chúng.

ARROYO: Đức Hồng Y có bị thương tổn khi các ngài không đến với Đức Hồng Y trước nhất hay không?

Đức HY KASPER: Các ngài không đến! Các ngài quả không đến. Tôi có viết thư cho một số vị để mời các ngài, để gặp các ngài nói chuyện. Không ai trả lời. Thì đó đâu phải là phong thái tốt đẹp. Nhất định không phải là phong thái tốt đẹp. Các ngài chỉ tranh cãi là nhiều. Điều này chỉ tạo thêm mù mờ, những câu tuyên bố có tính tranh cãi… mà không nói (với nhau) trước. Tôi nghĩ rằng đấy không phải là phong thái tốt đẹp theo tinh thần hợp đoàn. Tôi buồn về tình huống này, nhưng tôi nghĩ đây không phải do lỗi của tôi. Không phải lỗi tôi, không phải trách nhiệm của tôi. Đây là chỗ người khác đã tạo ra điều ấy… đã khuấy động các cuộc tranh luận công khai. Tôi thì không. Tôi không gây ra. Tại sao các ngài không tới để thảo luận vấn đề? Chúng tôi có thể thảo luận mà. Nhưng, không, không…

ARROYO: Chúng ta có thể nói trong chốc lát hay không về Câu Hỏi số 9 trong bản câu hỏi đã được gửi đi sau thượng hội đồng vừa rồi như một cách để các giáo phận khắp thế giới thảo luận về các vấn đề lớn lao này. Câu Hỏi số 9 viết thế này “Làm cách nào Giáo Hội có thể dành sự chú ý mục vụ đối với các gia đình có người mắc các khuynh hướng đồng tính luyến ái?”Câu hỏi này do đâu mà có? Hình như nó đâu có phải là vấn đề chính đã được thảo luận, và một số vị giám mục nói rằng nó đã được đâu đó chêm vào vào phút chót.

Đức HY KASPER: Tôi không biết ai đã chêm nó vào. Tôi chưa bao giờ nói về vấn đề này, và như đã nhắc, và như tôi nhớ ở thượng hội đồng, đây không phải là điểm chính tại thượng hội đồng. Nó chỉ xuất hiện trong bản tường trình giữa khóa, nhưng bản tường trình giữa khóa này không phải là một văn kiện của thượng hội đồng. Vấn đề không phải là chúng ta nói gì về các vụ kết hợp đồng tính. Vấn đề là làm cách nào giúp các gia đình khi họ có đứa con trai hay đứa con gái với loại lôi cuốn này… làm cách nào giúp đỡ họ. Và tôi nghĩ thượng hội đồng này là thượng hội đồng về gia đình; là thượng hội đồng về hôn nhân và cái hiểu Công Giáo của chúng ta. Việc kết hợp đồng tính như thế không phải là hôn nhân và không phải là gia đình; và, do đó, theo tôi, nó không phải là điểm chính cho cuộc thảo luận.
 
Top Stories
Inde: Lettre de menace de mort contre le cardinal Telesphore Toppo
Eglises d'Asie
09:50 11/06/2015
Mardi 9 juin, la police du Jharkhand a pris des mesures pour assurer la sécurité rapprochée du cardinal Telesphore Toppo, archevêque catholique de Ranchi. La veille, le cardinal avait signalé aux autorités de cet Etat de l’est de l’Inde avoir reçu une lettre le menaçant de mort en cas de non-paiement d’une forte somme d’argent.

La lettre est signée d’un certain Raj Kujur, qui se présente comme le commandant de la région du Bengale située au Jharkhand, pour le Front populaire de libération d’Inde (PLFI), une faction dissidente du Parti communiste d’Inde. Affirmant que l’Eglise s’est enrichie à la faveur de son expansion dans la région, l’auteur de la lettre exige le paiement sous quinzaine de 50 millions de roupies (700 000 euros) au PLFI, sauf à s’exposer à des représailles fatales. « Vous avez fait du pognon (you have made moolah) en répandant la religion. C’est pourquoi vous devez contribuer à l’organisation [communiste] », peut-on lire dans le courrier, où il est encore écrit que s’adresser à la police ne sera d’aucun secours. « La police n’est pas en mesure d’arrêter nos hommes. Si vous ne payez pas, vous serez tué. »

En Inde, outre la puissante insurrection naxalite, plus ou moins regroupée sous la houlette du Parti communiste indien maoïste (PCI-Maoïste), le mouvement communiste indien est divisé entre le CPI et le CPI-M (M pour marxiste) depuis 1964, année de la scission du CPI consécutive à la rupture entre l’Union soviétique et la Chine de Mao. Issu du CPI, le PLFI n’est pas jugé par les experts comme étant très crédible; dans la région de Ranchi, la perception commune est que l’apparition de ce mouvement a été suscitée par la police afin de contrer la menace, bien réelle elle, que représentent les maoïstes. Il semble toutefois que les cadres du PLFI aient échappé au contrôle de la police et agissent désormais de manière autonome. Il n’est pas rare que les hommes d’affaires, les personnes influentes et les hommes politiques fassent l’objet de tentative de racket de leur part.

A l’agence Ucanews, le cardinal Toppo s’est dit surpris de la menace reçue. Normalement, les maoïstes perçoivent plutôt positivement le travail de développement humain mené par l’Eglise auprès des populations des villages isolés de cet Etat parmi les plus pauvres du pays. Par ailleurs, précise encore le cardinal, les tensions intercommunautaires ne sont pas notables dans cette partie de l’Etat. « Nous nous demandons bien pourquoi ils agissent ainsi », a-t-il ajouté, précisant qu’il avait récemment rencontré un membre du PLFI qui lui a affirmé que l’organisation communiste n’était pas à l’origine de cette lettre de racket.

C’est en revenant d’un voyage en Allemagne que le cardinal a trouvé le courrier qui l’attendait sur son bureau. Mgr Telesphore Toppo a précisé qu’il ne se sentait pas menacé et que même si la tentative de racket était réelle, ni lui ni l’Eglise ne paieraient « faute d’argent, tout simplement ».

La police prend toutefois la menace au sérieux. Un dispositif de sécurité a été mis en place autour de la résidence épiscopale, un garde du corps a été assigné au cardinal et des investigations sont en cours. La lettre a été envoyée par courrier recommandé et un numéro de téléphone inscrit sur le bordereau postal.

Selon un travailleur social engagé dans le travail auprès des populations rurales, le PLFI demeure « fort dans certains endroits de la région » et plusieurs attaques et meurtres lui ont été imputés ces derniers temps. L’auteur de la lettre n’a sans doute pas visé l’Eglise en tant que telle, mais a ciblé le chef d’une institution perçue comme financièrement prospère. « Ils essaient de faire de l’argent là où ils pensent qu’il y en a », explique-t-il à Ucanews.

Créé en 2000 à partir de l’Etat voisin du Bihar, le Jharkhand est un Etat qui regorge de bauxite, de fer et de charbon et où les compagnies minières prolifèrent. L’Eglise catholique, qui rassemble environ 4,5 % de sa population, y est très active auprès notamment des populations aborigènes. Mgr Toppo est lui-même issu de l’ethnie oraon, de la communauté sarna (1) du Jharkhand.

Premier évêque aborigène d’Asie à accéder au cardinalat (en 2003), le cardinal Toppo, 75 ans, est considéré comme l’un des plus actifs défenseurs de l’inculturation et de la réconciliation interethnique en Inde. Ses actions en faveur de la paix et de la promotion des droits des aborigènes en ont fait une cible non pas tant des communistes ou des maoïstes que des hindouistes, ces derniers voyant en lui la personnification de l’avancée du christianisme au sein des populations aborigènes.

Le cardinal Toppo a présidé la Conférence des évêques catholiques d’Inde (CBCI) de 2004 à 2008. (eda/ra)

(1) Terme générique qui désigne les populations animistes du Nord et de l’Est de l’Inde, ainsi que leur religion centrée autour du culte de la Déesse-mère (Maa Sarna), du soleil et de la lune.

(Source: Eglises d'Asie, le 11 juin 2015)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo phận Thanh Hóa khai mạc Men Phục Sinh 2015
BTT GP Thanh Hóa
09:10 11/06/2015
Men Phục Sinh 2015 – Ngày khai mạc

Sáng ngày 09.6, Tòa giám mục Thanh hóa đã chào đón 551 học viên đến từ các giáo xứ trong giáo phận tham dự khóa huấn luyện Giáo lý viên – ca trưởng hè 2015 với tên chính thức và quen thuộc từ 10 năm nay - Men Phục Sinh (MPS), mở đầu cho những ngày hè sôi động tại TGM Thanh hóa. MPS 2015 được định hướng bằng chủ đề: "MPS vì đại cuộc giáo phận".

Xem Hình



Ngày khai mạc năm nay diễn ra vắn gọn bằng buổi gặp gỡ tại hội trường Đa năng TGM, khái quát chương trình, phổ biến nội quy, chia khối và nhanh chóng bắt đầu ngay bằng những tiết học đầu tiên.



Trong bài khái quát của MPS năm nay, BHL đã giải thích ý nghĩa của MPS, nội dung đào tạo, đối tượng đào tạo và mục đích đào tạo. BTT xin trân trọng gửi tới quý vị một số điểm chính của chương trình huấn luyện này:



Ngay từ đầu sứ vụ Giám Mục tại giáo phận Thanh Hóa, Đức Cha Giuse đã ưu tiên cho việc đào tạo nhân sự cho các sinh hoạt mục vụ, đặc biệt vấn đề dạy và học giáo lý của giáo phận sau nhiều năm bị kìm kẹp bởi hoàn cảnh lịch sử. Xuất phát từ ưu tiên đó, năm 2006 chương trình Men Phục Sinh chính thức được Đức Cha giáo phận thành lập và đi vào hoạt động dưới sự hướng dẫn của UB Giáo lý GP và UB Thánh nhạc giáo phận, chịu trách nhiệm chính là Chủng sinh đoàn giáo phận kết hợp với nữ tu Dòng Mến Thánh giá Thanh hóa và ứng sinh TCV Lê Bảo Tịnh.



Xét dưới góc độ từ ngữ: “Men” là chất gồm những tế bào sống có khả năng gây nên những phản ứng làm sống dậy một chất nào đó. Trong ý nghĩa đó, ý tưởng chủ đạo của từ Men là làm dậy lên khối bột Giáo phận Thanh hóa bấy lâu nay im lìm trong giấc ngủ.



“Phục Sinh” nghĩa là sức sống, niềm vui, bình an của Chúa phục sinh.



Men Phục sinh là một hình thức huấn luyện tạo điều kiện cho những thành viên biết dùng sức mạnh, niềm vui và bình an của Chúa phục sinh để sống và chia sẻ cho người khác. Nói cách khác, Men Phục Sinh sẽ làm cho các thành viên trở thành nhân tố biến cải môi trường xung quanh, đi tới đâu sự hiện diện của họ sẽ trở thành một chất tác tố lan tỏa mãnh liệt như men làm dậy cả khối bột.



Khóa huấn luyện Men Phục Sinh có hai nội dung đào tạo chính:



Đào tạo sư phạm Giáo lý và các kỹ năng phục vụ cho việc dạy giáo lý, việc đào tạo này được chia thành 3 cấp: Cấp 1 giúp cho các em những khái niệm căn bản về Kinh Thánh, Giáo lý, Giáo Hội, Giáo lý viên, Men phục sinh và sư phạm giáo lý theo phương pháp 9 bước. Cấp 2 trình bày cho các em hiểu biết về lịch sử cứu độ, tương quan giữa Thánh kinh và Giáo lý, cách tổ chức lớp học, tâm lý lứa tuổi và các phương pháp trình bày giáo lý. Cấp 3 nhấn mạnh đến những phương pháp tổ chức và các kỹ năng để tập hát và sinh hoạt.



Đào tạo về nhạc lý nhằm giúp các em biết tập hát sinh hoạt và hướng đến việc làm ca trưởng trong tương lai. Do đó, việc đào tạo ở cấp 1 trình bày cho các em những kiến thức căn bản về lý thuyết, tập hát sinh hoạt, giữ nhịp những bài hát sinh hoạt. Cấp 2 hướng dẫn các em làm quen và giữ nhịp các bài hát trong phụng vụ và cấp 3 bổ sung một số kỹ năng để có thể tập hát và điều hành ca đoàn.



Ngoài phương diện giáo lý và nhạc lý, các bạn trẻ còn được huấn luyện về nhiều mặt như: huấn luyện nhân bản qua sinh hoạt cá nhân, sinh hoạt nhóm, sinh hoạt lớp, các giờ cầu nguyện; huấn luyện trở nên con người có tác phong nhanh nhẹn qua các buổi tập luyện phương pháp hàng đội, những buổi chơi trò lớn; huấn luyện có đời sống kỷ luật qua những buổi sinh hoạt hằng ngày.



Đối tượng nhắm đến:



Linh mục và nữ tu tương lai. Men Phục Sinh trước hết nhắm đến việc trang bị cho linh mục tương lai những hành trang cần thiết cho công tác mục vụ sau này. Để là linh mục, Chủng sinh, Nữ tu, Ứng sinh trước hết phải là những giáo lý viên lành nghề. Để là giáo lý viên lành nghề cần phải có những kỹ năng cơ bản của người Giáo lý viên.



Men Phục Sinh là hiện trường để các chủng sinh được làm việc chung với nhau, hiểu biết nhau hơn. Điều này tạo điều kiện để các linh mục tương lai sẽ dễ dàng hợp tác với nhau trong công cuộc xây dựng Giáo Phận.



Đối với nữ tu, Men phục sinh cũng là cơ hội để họ rèn luyện các kỹ năng mục vụ, các mối tương quan nhờ hòa mình vào thế cuộc của Giáo Phận, nhờ đó, họ có thêm khả năng hợp tác và những kỹ năng cần thiết cho việc hiến thân phục vụ trong đời dâng hiến.



Men Phục Sinh tạo môi trường huấn luyện Men Phục Sinh, các chủng sinh, ứng sinh và nữ tu trở nên những mẫu người đa năng linh hoạt trong mọi lĩnh vực, có khả năng tiên liệu cho mọi tình huống có thể xảy ra để phục vụ và phục vụ cách hiệu quả nhằm đem lại nhiều lợi ích cho người khác.



Giới trẻ của Giáo phận. Giới trẻ là những thế hệ phải đảm nhận trọng trách xây dựng Giáo phận trong tương lai, Giáo phận có trở nên phồn thịnh hay không là nhờ vào những người trẻ.



Chính vì thế, chương trình Men Phục sinh trước hết nhằm nối kết các bạn trẻ trong Giáo phận lại gần với nhau hơn và biết cộng tác với nhau để làm việc mà xây dựng Giáo phận. Men Phục sinh được ví như cẩm nang sống giành cho giới trẻ nhằm củng cố và trau dồi kiến thức Giáo lý để giúp các bản trẻ giữ và làm triển nở đức tin trong môi trường mình sống, nhất là khi đi ra khỏi môi trường của gia đình và Giáo phận.



Dự nguồn nhân sự tương lai. Cũng theo tài liệu trên: Trải qua mười năm hoạt động, Men Phục Sinh cung cấp cho Giáo phận khoảng 700 giáo lý viên mỗi năm và cho đến nay chúng ta đã có tới gần 7000 Giáo lý viên. Cho dù trong số họ có những người không trực tiếp đứng lớp giảng dạy các em thì họ cũng là Giáo lý viên gia đình. Hiện nay, các Giáo lý viên Thanh Hóa đã có mặt khắp mọi miền của đất nước, đội ngũ Giáo lý viên tại các Giáo xứ hầu hết được xuất thân từ chương trình Men Phục Sinh. Tương lai không xa họ sẽ là những ứng sinh, chủng sinh, linh mục, những ca trưởng, ông trùm bà quản, những cán bộ nòng cốt của Giáo xứ, Giáo phận.
 
Hồng ân Thánh Hiến tại hội dòng Con Đức Mẹ Nam Vang tại GP Phú Cường
Tôma Đỗ Lộc Sơn
09:18 11/06/2015
Hội Dòng Con Đức Mẹ Nam Vang Giáo Phận Phú Cường: Hồng Ân Thánh Hiến

PHÚ CƯỜNG. - 9 giờ sáng ngày 11/6/2015, tại nhà thờ Chánh tòa Giáo phận Phú Cường, nhộn nhịp khác thường bởi sự chào đón quý khách phương xa: là cộng đoàn các giáo xứ, là thân nhân, ân nhân của các chị em tuyên khấn về tham dự Thánh lễ Tạ ơn và Khấn Dòng của Hội Dòng Con Đức Mẹ Nam Vang.

Xem Hình

Chủ tế thánh lễ: Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước – Giám mục giáo phận, còn có Cha Tổng Đại diện Micae Lê Văn Khâm. Quý cha quản hạt, cha chánh xứ Chánh tòa, quý cha trong và ngoài giáo phận, quý tu sĩ và đông đảo bà con giáo dân.

Mở đầu thánh lễ, Đức Cha Giuse nói lên tâm tình của ngày lễ hôm nay. Trước hết, tâm tình tạ ơn vì Thiên Chúa đã đồng hành, nâng đỡ các khấn sinh trong suốt một chặng đường dài với biết bao khó khăn, thử thách của đời sống người nữ tu. Đức Cha mời gọi mọi người tiếp tục cầu nguyện cho các khấn sinh luôn can đảm, trung tín trong ơn gọi của mình. Đức Cha hướng mọi người đến cánh đồng truyền giáo của Giáo Hội đang còn thiếu những thợ gặt. Tất cả những tâm tình ấy như một của lễ dâng lên cho Chúa để tạ ơn và cầu nguyện cho các khấn sinh.

Hồng Ân Tiên Khấn

1. Marie Tharsilla Phạm Thị Lệ Quyên

2. Marie Tatiana Nguyễn Thị Ngọc Ánh

3. Marie Théodosia Trần Thị Nhi

4. Marie Tryphosa Nguyễn Thị Trúc Phương

5. Marie Théonas Nguyễn Thị Thanh Tuyền

6. Marie Thecla Trần Thị Ngọc Trâm

7. Marie Thomas Nguyễn Thị Kim Ngọc

8. Marie Théophila Mai Xuân Anh

9. Marie Triphina Nguyễ Thị Loan

10. Marie Talida Nguyễn Thị Ngọc Tuyến

Hồng Ân Vĩnh Khấn

1. Marie Lucie Lê Thị Kim Phượng

2. Marie Luminosa Nguyễn Thị Bích Thùy

3. Marie Léontia Vũ Thị Cẩm Hồng

Nghi thức khấn dòng được diễn ra khoảng 40 phút cho cả tiên khấn và vĩnh khấn. Trong 4o phút ấy, cộng đoàn một lòng hướng về Thiên Chúa với tất cả tâm tình: “Cha yêu thương con, ban cho chúng con được ở cận kề bên Cha và chúng con quyết một lòng tín trung qua Mẹ Maria”.

Đôi nét lịch sử:

Dòng Con Đức Mẹ Nam Vang bắt nguồn từ Dòng Mến Thánh Giá do ĐGM Phêrô Marie Lambert de Lamotte lập tại Xiêm 1665.

- Năm 1862 ĐGM Bonchut dời nhà Dòng về Russeykeo Phnom-Pénh Cam Bodge.

- Năm 1942 ĐGM Gioan Baotixita Chabalier (ĐGM Tông Toà Phnom-Pénh) nhận thấy tu hội không được triển nở, chưa đi vào đường lối chung của các dòng tu trong Giáo Hội. Ngài xin phép Toà Thánh cải tổ Dòng mến Thánh Giá đang có, lấy danh hiệu Dòng Con Đức Mẹ Nam Vang “Les Filles de Mariede Phnom-Pénh”. Chọn Đức Maria Quan Thầy dưới tước hiệu MẸ Thiên Chúa.

Năm 1970, do tình hình nước Cambodge bất ổn, Dòng Con Đức Mẹ hồi hương về Việt Nam, gia nhập Giáo Phận Phú Cường cho đến ngày hôm nay.

Tôma Đỗ Lộc Sơn
 
Giới trẻ hạt Nghiã Yên GP Vinh hành hương đền thánh Antôn Khe Sắn
Duy Ân Tuấn Anh
22:01 11/06/2015
Giới Trẻ Giáo Hạt Nghĩa Yên Gặp Gỡ Và Hành Hương Đền Thánh Antôn Khe Sắn

Hòa với niềm vui của Giáo phận trong Năm Thánh kỷ niệm 170 năm thành lập. Đền Thánh Antôn Khe Sắn vinh dự được bề trên giáo phận chọn làm một trong những điểm hành hương để hưởng ơn đại xá. Với tâm tình đó, Giới trẻ Giáo Hạt Nghĩa Yên đã tổ chức chương trình hành hương, gặp gỡ và giao lưu trong sự đoàn kết, hiệp nhất và yêu thương.

Xem Hình

Từ 13h00 ngày 11 tháng 6 năm 2015, trên các nẻo đường hướng về Đền Thánh Antôn Khe Sắn đã rộn ràng, nhộn nhịp bởi những đoàn xe khách và xe máy. Không ai khác những đoàn xe đó chính là các bạn trẻ ưu tú trong Giáo Hạt Nghĩa Yên đại diện cho hơn 5000 bạn trẻ trong giáo hạt về Đền Thánh Antôn Khe Sắn để hành hương và gặp gỡ nhân dịp đặc biệt này. Cái nắng oi ả của mùa hè đã không làm chùn bước những người trẻ đầy nhiệt huyết và năng động. Trái lại, với sự gắn kết yêu thương “anh em sum họp một nhà, bao là tốt đẹp bao là sướng vui” (Tv 133,1) đã làm cho bầu không khí giảm đi phần nào sự nóng nực, oi bức.

Hiện diện trong chương trình gặp gỡ hôm nay có Cha Antôn Nguyễn Xuân Hồng, quản xứ Thọ Ninh - Đặc trách Giới trẻ Giáo Hạt Nghĩa Yên; Cha Phaolô Nguyễn Xuân Tính, quản xứ Đền Thánh Antôn Khe Sắn, Cha JB.Phạm Quang Long, quản xứ Kẻ Tùng; Cha Phêrô Phan Văn Sen, quản xứ Đông Cường; Cha Phêrô Nguyễn Đình Phú, quản xứ Đông Tràng; Cha JB.Trần Đình Thắng, Dòng Thánh Thể; quý thầy Đại Chủng Viện Vinh Thanh cùng với gần 800 bạn trẻ đến từ 9 giáo xứ: Nghĩa Yên, Thọ Ninh, Đông Cường, Kẻ Tùng, Kẻ Mui, Kim Cương, Đông Tràng, Kẻ Đọng và Giáo xứ chủ nhà Khe Sắn.

Sau những bài hát múa khởi động và khai mạc, chương trình bắt đầu với bài chia sẻ của Thầy Fx.Hoàng Hồng Hà (K13 – Đại Chủng Viện Vinh Thanh) về lịch sử Giáo Phận Vinh từ khi thành lập đến nay. Cùng với những câu hỏi về kiến thức lịch sử và những phần quà hấp dẫn, Thầy đã giúp cho các bạn trẻ một phần nào biết về Giáo phận qua những trang sử hào hùng. Các bạn trẻ đã tham gia tích cực trả lời các câu hỏi, đồng thời chú ý lắng nghe về những trang sử mà các bậc tiền nhân đã góp công xây dựng, phát triển cho đến ngày nay.

Dù thời tiết không thuận lợi nhưng điều đó không làm nản chí tinh thần của các bạn trẻ. Sau ít phút giải lao ngắn ngủi, các bạn được Cha JB.Phạm Quang Long chia sẻ đề tài về ơn gọi, về ranh giới giữa tình bạn, tình yêu trong đời tu. Cha đã chia sẻ cho các bạn trẻ biết thế nào là dấu chỉ của ơn gọi, làm sao để biết mình có ơn gọi linh mục hoặc tu sĩ? Đồng thời chỉ cho các bạn biết những ranh giới giữa tình bạn và tình yêu trong đời tu. Qua bài chia sẻ này chắc chắn nhiều bạn trẻ đã nhìn nhận ra được con đường của mình, đồng thời định hướng cho mình có những hoạt động tích cực hơn trong tình bạn, tình yêu và nhất là trong đời tu. Sau đó các bạn trẻ được đến với Bí tích Hòa giải, đây là phương thế duy nhất để các bạn được gặp gỡ Chúa Giêsu, được giao hòa với Ngài và nhất là hưởng trọn ơn đại xá mà Giáo Hội ân ban.

Tiếp theo chương trình là Thánh lễ đồng tế Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Trong bài giảng lễ, Cha Antôn Nguyễn Xuân Hồng đã đề cập đến nhiều vấn đề mà giới trẻ ngày nay dễ vấp phải. Trước hết là những lực cản như: Sự lơ là của gia đình trong việc giáo dục đức tin và nhân bản cho con cái; lối sống tranh dành, chụp giật và gian dối của xã hội; Sự thờ ơ, vô cảm, vô trách nhiệm, không quan tâm đến nhân bản và nhân quyền; chủ nghĩa duy vật, cá nhân, hưởng thụ, sống thử, phá thai... Tất cả những điều này đã khiến cho giới trẻ ngày nay mất cảm thức về đức tin, suy yếu luân lý và nhân bản. Để vượt qua được những lực cản đó, Cha đã nêu lên những giải pháp đó là: Sống khiêm nhường, giữ lập trường, sống có mục đích, trưởng thành trong mọi lĩnh vực và đặc biệt là dấn thân phục vụ biết nhận lỗi và sửa lỗi.

Sau thánh lễ là chương trình giao lưu văn nghệ của các giáo xứ. Với những tiết mục được dàn dựng công phu, đẹp mắt đã làm cho mọi người được thưởng thức một đêm nhạc thật ý nghĩa và vui vẻ. Kết thúc chương trình là phút tĩnh nguyện lắng đọng bên Chúa Giêsu. Các bạn trẻ được nhìn lại bản thân mình qua một ngày sống, qua các biến cố trong cuộc đời để tạ ơn Chúa. Hơn thế nữa, các bạn trẻ được mời gọi sống chứng nhân, hiến thân và phục vụ như Đức Giêsu đã nêu gương.

Chương trình hành hương, gặp gỡ và giao lưu của các bạn trẻ Giáo hạt Nghĩa Yên đã khép lại. Nhưng tinh thần của các bạn trẻ vẫn luôn mở ra, tinh thần đó là sự nhiệt huyết, hy sinh, quảng đại và đặc biệt là sự gắn kết yêu thương của mọi người trong tình huynh đệ. Ra về trong hân hoan, các bạn trẻ hứa hẹn có một ngày giao lưu gặp gỡ gần nhất. Để chương trình hôm nay được thành công tốt đẹp, trước hết đó là sự quan tâm của Cha Đặc trách Giới trẻ Giáo hạt Nghĩa Yên, cha Quản hạt Nghĩa Yên, quý cha xứ trong giáo hạt, cùng với sự ưu ái đặc biệt của Cha quản xứ Đền Thánh Antôn Khe Sắn đã làm cho chương trình thêm ý nghĩa. Nguyện xin Thánh Tâm Chúa Giêsu nhờ lời chuyển cầu của Thánh cả Antôn tuôn đổ muôn ơn lành, bình an trên quý Cha cùng toàn thể mọi người hiện diện trong cuộc gặp gỡ này.

Duy Ân Tuấn Anh
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giáo lý chuẩn bị Đại Hội các Gia Đình Thế Giới tại Philadelphia 2015: Một mái ấm cho những trái tim thương tích
TGP Philadelphia
09:44 11/06/2015
Giáo lý chuẩn bị Đại Hội các Gia Đình Thế Giới tại Philadelphia 2015

TÌNH YÊU LÀ SỨ MỆNH CỦA CHÚNG TA
ĐỂ GIA ĐÌNH SỐNG DỒI DÀO


BÀI TÁM: MỘT MÁI ẤM CHO NHỮNG TRÁI TIM MANG THƯƠNG TÍCH

Nhiều người, đặc biệt ngày nay, phải đối diện với những hoàn cảnh đau khổ, do đói nghèo, tàn tật, bệnh hoạn, nghiện ngập, thất nghiệp, sự cô đơn của tuổi già. Nhưng nạn ly dị và đồng tính luyến ái đã tác hại đến đời sống gia đình một cách sâu xa đặc biệt. Các gia đình Kitô hữu và toàn thể các gia đình phải là nguồn mạch của lòng nhân hậu, an toàn, thân thiện và nâng đỡ cho những ai đang phải chống chọi với những vấn đề này.

Nghe những lời chói tai của Chúa Giêsu

147. Khi chào đón Thánh Gia trong Đền thờ, cụ già Simeon đã tuyên bố rằng Hài nhi Giêsu được đặt làm “duyên cớ để người đời chống đối” (Lc 2,34). Các sách Tin Mừng chứng minh sự thật của những lời này qua phản ứng của nhiều người đương thời đối với sứ vụ của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu cũng đã gây khó chịu cho nhiều môn đệ của Người[1]. Một trong những lý do là những lời Người nói nghe sao “chói tai” quá.

148. Một số lời chói tai nhất của Chúa Giêsu liên quan đến hôn nhân, dục vọng và gia đình. Giáo huấn của Chúa Giêsu về tính bất khả phân ly của hôn nhân gây sửng sốt không chỉ cho người Pharisiêu mà còn cho chính các môn đệ của Người: “Nếu là như thế ... thì thà không kết hôn còn hơn”, một vài môn đệ đã xì xầm với nhau như thế (Mt 19, 10). Trong Bài Giảng trên Núi, Chúa Giêsu không chỉ đào sâu giáo huấn của Mười Điều Răn, mà như một Môsê Mới, Người mời gọi các môn đệ hãy biến đổi triệt để tâm hồn:“Các con đã nghe luật dạy rằng,“Ngươi chớ ngoại tình”. Nhưng Thầy bảo cho các con biết, ai nhìn một người phụ nữ mà lòng đầy tà dâm thì đã phạm tội ngoại tình với người ấy trong lòng rồi (Mt 5, 27-28).

149. Các môn đệ làm thành gia đình mới của Đấng Cứu Thế, trổi vượt và chiếm ưu thế hơn các liên hệ gia đình truyền thống[2]. Với những ai theo Chúa Kitô, nước của Bí tích Thanh tẩy quý giá hơn cả máu đào. Giao ước Thiên Chúa đem lại một bối cảnh mới để hiểu thân xác chúng ta cũng như các mối quan hệ của chúng ta.

150. Hội Thánh tiếp tục sứ mệnh của Chúa Giêsu trên trần gian. “Bất cứ ai nghe các con, là nghe Thầy”, Chúa Giêsu đã nói như thế với các môn đệ được Người sai đi nhân danh Người (Lc 10,16). Các giám mục, hiệp thông với Đức Thánh Cha, kế vị các tông đồ trong sứ mệnh của các ngài[3]. Do đó, chẳng có gì ngạc nhiên, khi một vài giáo huấn của Hội Thánh cũng bị xem là “những lời chói tai”, không hợp với nền văn hóa đương thời, đặc biệt là về hôn nhân, các biểu lộ tính dục, và gia đình.

Hội Thánh là một bệnh viện dã chiến

151. Để nắm bắt cho đúng mục vụ giáo huấn của Hội Thánh, chúng ta cũng cần phải xem xét bản chất của mục vụ ấy. Đức Thánh Cha Phanxicô từng đưa ra một sự so sánh rất nổi tiếng là ví Hội Thánh như “một bệnh viện dã chiến sau trận đánh”. Ngài nói: “Thật vô ích khi hỏi một người bị trọng thương xem họ có bị mỡ cao hay đường cao không! Việc cần làm là chữa lành ngay những thương tích của anh ta. Rồi sau đó, chúng ta mới nói đến những chuyện khác. Hãy chữa lành vết thương, hãy chữa lành vết thương ... Và bạn phải bắt đầu từ những gì cơ bản trở đi”[4].

152. Tính dục là yếu tố đặc biệt dễ bị tổn thương nhất trong những gì có thể bị thương tổn nơi con người. Đàn ông, đàn bà, trẻ con đều có thể bị tổn thương bởi những hành vi tình dục bừa bãi (của mình hay của người khác), bởi văn hóa phẩm khiêu dâm và những dạng hoang dâm khác (hiếp dâm, mại dâm, buôn người, ly dị) và nỗi sợ phải dấn thân gắn bó, hệ quả của một nền văn hóa bài hôn nhân ngày càng lan rộng[5]. Vì gia đình định hình sâu sắc nên các thành viên của mình (tạo nên một “phả hệ của mỗi người” về mặt sinh học, xã hội, và quan hệ ) các mối quan hệ tan vỡ trong gia đình sẽ để lại những vết thương đau đớn đắng cay[6].

153. Đức Thánh Cha Phanxicô giúp chúng ta hiểu được những “lời nói chói tai” của Hội thánh là những lời chữa lành cho chúng ta. Nhưng chúng ta cần phải thực hiện một sự phân loại, trong việc chữa trị những vết thương theo mức độ nghiêm trọng của chúng.

154. Tin Mừng đầy dẫy tường thuật việc Chúa chữa lành cho người ta. Chúa Kitô - vị lương y, là một hình ảnh quen thuộc trong các tác phẩm của thánh Augustinô. Trong một bài giảng lễ Phục Sinh, ngài viết: “Chúa như là một lương y lão luyện biết rõ những gì đang diễn ra nơi người bệnh, còn hơn bản thân người đó nữa. Thầy thuốc chữa các bệnh của thể xác, còn Thiên Chúa cũng làm được như vậy nhưng cho các bệnh về linh hồn”[7]. Rút ra từ dụ ngôn người Samari nhân hậu, thánh Augustinô xem Hội Thánh như một quán trọ, nơi lữ khách bị thương được đưa đến để hồi phục: “Chúng ta, những người đầy thương tích, hãy nài xin thầy thuốc, hãy lo cho mình được đưa đến nhà trọ để được chữa lành… Do đó, anh em thân mến, trong thời đại ngày nay, Hội Thánh cũng vẫn như vậy, vẫn là nơi những người bị thương tích được chữa lành, là nhà trọ cho lữ khách”[8].

155. Trong Hội Thánh, ưu tiên số một là đưa mọi người đến gặp gỡ Vị Lương Y Thần Linh. Bất kỳ cuộc gặp gỡ nào với Đức Kitô cũng đem lại ơn chữa lành cho nhân loại sa ngã, và Thần Khí luôn được mời đến để thăm viếng tâm hồn chúng ta, giúp chúng ta sám hối và hoán cải. Nói theo Đức Thánh Cha Phanxicô: “Tôi mời gọi mọi Kitô hữu, ở mọi nơi, vào ngay lúc này, hãy đến gặp gỡ Chúa Giêsu một cách riêng tư và mới mẻ, hay ít ra, hãy mở lòng ra để cho Người gặp gỡ anh em. Tôi xin tất cả anh chị em hãy làm điều này mỗi ngày, đừng bỏ ngày nào. Đừng ai nghĩ rằng lời kêu gọi này không dành cho mình. Vì “không một ai bị loại ra khỏi niềm vui mà Thiên Chúa mang lại”[9].

156. Khi Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh một cuộc gặp gỡ riêng tư với Chúa Giêsu, ngài tái khẳng định những gì mà các bậc tiền nhiệm của ngài đã làm. Đức Bênêđictô XVI đã nói: “Làm Kitô hữu không phải là kết quả của một chọn lựa đạo đức hay một ý tưởng cao thượng, nhưng là cuộc gặp gỡ với một sự kiện, một con người, vốn đem lại cho đời ta một chân trời mới và một hướng đi có tính quyết định”[10]. Và Đức Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh: “Để có thể có ‘cuộc gặp gỡ’ này với Chúa Kitô, Thiên Chúa đã dựng nên Hội Thánh của Ngài. Thật vậy, Hội Thánh ‘hằng khát khao phục vụ cho chung cuộc duy nhất này, là mỗi người đều có thể tìm thấy Chúa Kitô, để Người có thể đồng hành với mỗi người trên đường đời”[11].

157. Công cuộc Tân Phúc âm hóa có thể được hiểu là việc đưa về những người bị thương từ chiến trường trần thế đến gặp gỡ Vị Lương Y Thần Linh và Người chữa lành cho trong cộng đoàn Hội Thánh. Đức Phanxicô xem bổn phận này là thách thức trở nên một “Hội Thánh truyền giáo”, hay một “Hội Thánh lên đường”[12].

Với kiên nhẫn và khoan dung, Hội Thánh giúp chúng ta chữa lành và lớn lên

158. Trong Hội Thánh, quyền năng chữa lành của ân sủng Thiên Chúa được thông ban qua Chúa Thánh Thần. Ngài làm cho Chúa Giêsu hiện diện trong phượng tự theo phụng vụ của Hội Thánh, khi đọc Kinh thánh trong cầu nguyện dưới ánh sáng của thánh truyền, và trong giáo huấn của Hội Thánh nhằm phục vụ Lời Chúa[13]. Chúa Kitô Vị Lương Y, đặc biệt hiện diện trong các Bí tích Hòa giải và Xức dầu bệnh nhân, vốn là hai Bí tích Chữa lành[14].

159. Tham dự vào đời sống bí tích, thăng tiến đời sống cầu nguyện, thực hành bác ái, giữ kỷ luật thiêng liêng, ý thức trách nhiệm và sự nâng đỡ từ các bạn hữu trong Hội Thánh, tất cả những việc này mang lại cho các Kitô hữu mang thương tích nhưng đang hồi phục một con đường hoán cải. Nhưng hoán cải không thể hoàn thành trong phút chốc, mà tiếp diễn không ngừng như lời mời gọi liên tục cho mọi thành viên trong Hội Thánh: “Lời mời gọi hoán cải của Đức Kitô tiếp tục vang vọng trong đời sống các Kitô hữu. Sự hoán cải thứ hai này là một bổn phận liên tục đối với toàn thể Hội Thánh, ‘hằng ôm các tội nhân vào lòng, vừa thánh thiện vừa luôn cần được thanh luyện, và không ngừng theo con đường sám hối và canh tân’”[15].

160. Bản chất của sự hoán cải luôn tiến triển tạo nên khả năng nhận thức và sống giáo huấn Hội thánh của chúng ta. Nói về sự tiến triển đạo đức của các Kitô hữu kết hôn, thánh Gioan Phaolô II đã phân biệt giữa “luật tiệm tiến” (the law of gradualness) và “sự tiệm tiến của luật” (gradualness of the law)[16]. “Luật tiệm tiến” nói đến bản chất luôn tiến triển của hoán cải. Khi hồi phục khỏi các thương tích do tội lỗi, các Kitô hữu lớn lên trong sự thánh thiện ở mọi mặt của đời sống, kể cả mặt tính dục. Khi thất bại, họ cần trở lại với lòng thương xót của Thiên Chúa, vốn có thể chạm đến trong các bí tích của Hội thánh.

161. Mặt khác, “sự tiệm tiến của luật” là một ý tưởng sai lầm khi cho rằng “có các mức độ hay hình thức giới luật khác nhau trong lề luật Thiên Chúa thay đổi theo các cá thể và hoàn cảnh khác nhau”[17]. Ví dụ một số người lập luận cách sai lầm rằng các cặp vợ chồng nào thấy giáo huấn Công Giáo về việc làm cha mẹ có trách nhiệm là một gánh nặng, thì hãy khuyến khích họ theo lương tâm của mình mà chọn lấy một cách tránh thai nào đó. Đây là một hình thức sai lầm của chủ trương cấp tiến (tiệm tiến của luật). Thực ra đó chẳng qua là biến tướng của một thứ chủ nghĩa gia trưởng (paternalism), phủ nhận khả năng của một số thành viên trong Hội thánh đáp lại tình yêu tràn đầy của Thiên Chúa, và nhắm “hạ thấp rào chắn” của giáo huấn luân lý Kitô giáo cho họ.

162. Trong tinh thần của một chủ trương tiệm tiến thực sự, Đức Thánh Cha Phanxicô mới đây đã tán dương lòng dũng cảm của vị tiền nhiệm của ngài, Đức Phaolô VI, trong Thông điệp Humanae Vitae. Trong khi chống lại áp lực xã hội ngày càng lớn mạnh về kiểm soát dân số, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng: “Thiên tài của Đức Phaolô VI có tính tiên tri, ngài đã dũng cảm đi ngược lại đa số, bảo vệ kỷ luật luân lý, thắng hãm nền văn hóa đương đại, chống lại thuyết tân-Malthus, hiện tại và trong tương lai”[18].

163. Nhưng đồng thời, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng lưu ý rằng Đức Phaolô VI đã truyền cho các cha giải tội phải diễn giải Thông điệp của ngài với “đầy lòng nhân hậu, [và] quan tâm đến các trường hợp cụ thể.... Vấn đề không phải là liệu có thay đổi giáo lý hay không, nhưng là đi sâu hơn và bảo đảm việc chăm sóc mục vụ tùy từng trường hợp và tùy những gì mỗi người có thể làm”[19]. Do đó, Hội Thánh mời gọi các thành viên của mình hướng đến chân lý toàn vẹn, và khuyến khích mọi người tận dụng lòng nhân hậu của Chúa trong khi khả năng sống chân lý ấy nơi họ được lớn lên.

Giáo huấn Công Giáo dựa trên cộng đoàn Công Giáo

164. Nhiều giáo huấn luân lý của Đức Kitô, và đạo đức học Công Giáo rất đòi hỏi. Nhưng những giáo huấn ấy giả định nơi các Kitô hữu phải có một tinh thần kỷ luật, một đời sống cầu nguyện, và một sự dấn thân làm chứng tá Kitô giáo trong lãnh vực xã hội và kinh tế. Trên hết, giáo huấn đó giả thiết phải được sống trong một cộng đoàn Kitô giáo, ví dụ như một gia đình gồm những người nam và nữ đã gặp gỡ Chúa Giêsu, cùng nhau tuyên xưng Người là Đức Chúa, mong được ân sủng của Người để hình thành nên đời sống của mình, và giúp nhau đáp lại ý Ngài.

165. Phải hiểu giáo huấn Công Giáo về đồng tính luyến ái dưới ánh sáng này. Cũng giáo huấn đó mời gọi những người chịu thu hút bởi người đồng giới (same-sex-attracted persons) sống khiết tịnh bằng hình thức tiết dục, lại kêu gọi tất cả mọi người Công Giáo hãy bỏ đi những nỗi sợ hãi, tránh sự kỳ thị bất công, và đón nhận các anh chị em đồng tính đến hiệp thông trong tình yêu thương và chân lý trong Hội Thánh[20]. Tất cả các Kitô hữu được mời gọi đối diện với các khuynh hướng tính dục rối loạn của mình và lớn lên trong đức khiết tịnh (lời kêu gọi này nhắm đến hết mọi người và từng người) và trong trao ban và lãnh nhận tình yêu theo cách thức phù hợp với bậc sống của mình[21]. Tuy nhiên, việc đáp ứng lại lời kêu gọi sám hối này chắc hẳn là cả một tiến trình phục hồi của các tội nhân như chúng ta, vốn là những thành viên làm nên Hội thánh. Điểm mấu chốt là phải tạo nên trong gia đình, giáo xứ và cộng đoàn Kitô rộng lớn hơn, một môi trường nâng đỡ lẫn nhau, trong đó con người mỗi ngày trưởng thành và biến đổi về mặt luân lý.

166. Ngày nay người ta có thể hiểu được một số người muốn yêu cầu khẩn thiết đòi được chấp thuận hay xác lập tình trạng pháp lý cho việc sống chung giữa những cặp đồng tính cũng như dị tính, điều đó xuất phát từ nỗi sợ hãi sự cô đơn. Càng ngày trong nền văn hóa chủ yếu thế tục hóa, người ta cho rằng có bạn tình là một điều tất yếu, và người ta nghĩ rằng giáo huấn của Hội Thánh thật là nghiệt ngã, đày đọa người ta sống trong cô đơn.

167. Nhưng nếu các giáo dân bình thường hiểu được lý do căn bản đằng sau đời sống độc thân, vốn là một thực hành mang tính cộng đoàn, và nếu nhiều hội thánh tại gia thực hiện sứ vụ tông đồ bác ái cách nghiêm túc hơn, thì giáo huấn lâu đời của Công Giáo về đức khiết tịnh sống tiết dục ngoài hôn nhân, xem ra sẽ được nhìn nhận là hợp lý hơn trong con mắt của người thời nay. Nói cách khác, nếu các giáo xứ chúng ta thực sự là những nơi mà tại đó “độc thân” không có nghĩa là “cô đơn”, tại đó mạng lưới rộng lớn bạn bè và gia đình thực sự chia sẻ niềm vui và nỗi buồn cho nhau, thì có lẽ ít nhất một số những chống đối của người đời đối với giáo huấn Công Giáo sẽ được hóa giải. Người Công Giáo có thể đảm lấy hoạt động tông đồ bác ái, cho dẫu nền văn hóa bao quanh có lãnh đạm và thù địch đến đâu đi nữa. Không ai lại giới hạn người giáo dân hay các linh mục sống tình thân thiện mà chúng ta vốn có thể trao ban cho những ai đang phải chiến đấu trong cuộc sống.

168. Trong mục vụ chăm sóc những người ly dị và tái hôn, Hội Thánh tìm cách kết hợp sự trung thành với lời dạy của Chúa Giêsu về sự bất khả phân ly của hôn nhân (vốn đã từng làm nản lòng các môn đệ của Người) với lòng thương xót tại tâm điểm của sứ vụ của Người. Hãy xem, ví dụ như giáo huấn của Đức Bênêđictô XVI về hoàn cảnh mục vụ của những người đã ly dị:

Tôi thấy ở đây một trách vụ lớn cho một giáo xứ, một cộng đoàn Công Giáo, là phải làm bất kỳ điều gì có thể để giúp họ cảm thấy được yêu thương và đón nhận, để họ không thấy mình “bị loại trừ”... Điều này hết sức quan trọng, vì nhờ đó, họ thấy mình được đồng hành và hướng dẫn.... Họ cần nhận ra được rằng đau khổ này không chỉ là một đau đớn thể chất hay tâm lý, nhưng là một điều gì họ cảm nghiệm được trong cộng đoàn Hội Thánh vì giá trị cao cả của đức tin chúng ta. Tôi xác tín rằng đau khổ của họ, nếu thực sự được đón nhận từ nội tâm, sẽ là một ân huệ cho Hội Thánh. Họ cần được biết điều này, để nhận thức được rằng đây là cách họ phục vụ Hội Thánh, rằng họ vẫn đang ở trong lòng Hội Thánh[22].

169. Nói cách khác, Đức Bênêđictô XVI đã dựa vào chân lý Chúa Kitô dạy, nhưng ngài không đơn giản xua trừ những người ly dị tái hôn, không bảo họ cứ cắn răng chịu đựng trong cô đơn. Đó không phải là đường lối của Hội Thánh, và bất kỳ người Công Giáo nào làm như thế xin hãy nhớ lại một trong các tội của người Pharisiêu xưa là cứ chất hàng đống luật lên vai lên cổ người khác, mà lại không “động đậy một ngón tay” để giúp họ (Mt 23,4). Đúng hơn, Đức Bênêđictô XVI làm vang vọng Giáo lý của Hội thánh Công Giáo, vốn dạy “các linh mục và toàn thể cộng đoàn phải biểu lộ sự quan tâm ân cần” đối với những người Công Giáo đã ly dị, để họ không thấy mình bị loại trừ[23].

170. Những mối dây thân ái làm cho các đòi hỏi của luật buộc trở nên nhẹ gánh hơn. Trong cộng đoàn Kitô hữu, các thành viên “mang lấy gánh nặng của nhau”[24]. sẽ giúp cho mọi người tiến bước trên con đường chữa lành và hoán cải. Tình bác ái huynh đệ sẽ giúp cho mọi người có thể sống trung tín được. Đó cũng là lời chứng và là lời động viên cho Hội Thánh ở quy mô rộng lớn hơn. Sách Giáo lý Hội thánh Công Giáo cũng có nghĩ một cái gì tương tự như điều này khi nói rằng các người phối ngẫu kiên vững trong các cuộc hôn nhân khó khăn thì “xứng đáng được cộng đoàn Hội thánh biết ơn và nâng đỡ”[25]. Cũng muốn nói như thế với tất cả những ai đang lâm vào hoàn cảnh gia đình gặp thử thách.

171. Trong một nền văn hóa tròng trành giữa một đàng là tính vô danh và đàng khác là thói tò mò tọc mạch muốn xen “vào cuộc sống của người khác”, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta hãy đồng hành với nhau trong việc thăng tiến con đường thiêng liêng[26]. Ngài nói: “Có người tốt đồng hành sẽ không bị thất vọng hay sợ hãi. Người đó sẽ mời gọi những người khác hãy để cho mình được chữa lành, hãy vác lấy chõng, mang lấy thập giá của mình, để lại sau lưng mọi sự, và lại tiếp tục bước tới để loan báo Tin mừng”[27]. Những người được chữa lành này lại làm lan truyền lời mời gọi đến những người khác nữa để họ cũng được chữa lành.

172. Đức tin Kitô giáo, và ơn cứu độ mà đức tin ấy đem đến, không chỉ là sự kiện riêng tư, cho cá nhân, nhưng có tính hiệp thông cộng đoàn sâu sắc: “Đức tin nhất thiết mang tính Hội thánh, được tuyên xưng từ bên trong nhiệm thể Chúa Kitô như sự hiệp thông cụ thể các tín hữu. Chính trên nền tảng Hội Thánh đó mà đức tin khai mở cho từng Kitô hữu hướng đến mọi người. Lời của Đức Kitô, một khi được lắng nghe và nhờ tác động của quyền năng nội tại của Lời trong tâm hồn Kitô hữu, trở thành một lời đáp trả, một lời được nói ra, một lời tuyên xưng đức tin[28].

173. Đức Giêsu dạy nhiều điều về tính dục và hôn nhân, vốn thật khó để sống theo, cả thời xưa lẫn thời nay. Nhưng chúng ta không đơn độc khi đối diện với những khó khăn này. Sống trong Nhiệm thể Chúa Kitô nghĩa là sống như những phần tử phụ thuộc lẫn nhau, người này xây dựng cho người kia trong tình yêu thương.[29] Giáo huấn của Hội Thánh, các Bí tích, và cộng đoàn, tất cả hiện hữu để giúp chúng ta trên cuộc lữ hành này. Với lòng kiên nhẫn, khoan dung tha thứ, và tin tưởng, trong Nhiệm thể Chúa Kitô, cùng nhau, chúng ta có thể chữa lành và sống theo những cung cách có vẻ bất khả trước mặt gười khác.

Câu Hỏi Thảo Luận

a) Hội thánh là một bệnh viện dã chiến. Hội thánh giúp đỡ những người bị thương như thế nào? Chúng ta có thể làm được gì tốt hơn nữa?

b) Tại sao người Công Giáo không sống theo một thứ luân lý cá nhân chủ nghĩa? Tại sao chúng ta nhấn mạnh sự nâng đỡ từ cộng đoàn? Bạn đã thấy ơn Chúa hoạt động trong cộng đoàn như thế nào?

c) Đâu là những chướng ngại ngăn trở việc tạo lập tình thân ái thiêng liêng trong nền văn hóa của bạn? Giáo xứ hay giáo phận của bạn có thể làm được gì để cổ võ tình thân ái Công Giáo?

d) Giáo xứ hay giáo phận của bạn đã làm gì để hỗ trợ việc phát triển sống đức khiết tịnh? Có các nhóm hỗ trợ hay có các cơ hội để giáo dục về tính dục và đức khiết tịnh hay không? Các linh mục có thường ngồi tòa giải tội không? và có nhiều cơ hội cho việc linh hướng không không?

[1] Cf. Ga 6,60-66.
[2] Cf. Mc 3,13-35; Lc 8,19-21.
[3] Cf. GLHTCH, 77, 85. Cf. DeiVerbum (DV), 7.
[4] ĐGH Phanxicô, Bản tin Phỏng vấn “Một trái tim lớn cởi mở với Thiên Chúa”, America, 30.09.2013.
[5] Cf. GLHTCG, 2351-2356, và FC, 24.
[6] Cf. ĐGH Gioan Phaolô II, Thư gửi các Gia đình Gratissimam Sane (GrS) (1994), 9.
[7] Th. Augustinô, Sermons, 2290, The Works of St. Augustine: A Translation for the 21st Century. Sermons III/6 (184-229Z), trans. Edmund Hill, O.P., ed. John Rotelle, O.S.A. (New York, 1993), 323. Những ví dụ khác mà th. Augustinô dùng mô tả ôn cứu độ bằng ngôn ngữ y khoa, xin xem Serm. 229E (ibid., p.283); Confessions VII, xx, 26; X, xxx, 42; De doctrina christiana 1, 27; 4, 95; Enchiridion 3.11; 22.81; 23. 92; 32.121; De nuptiis, Bk. 2, 9. III; 38. XXIII.
[8] Th. Augustinô, Tractates on the Gospel of John, 41.13.2. Saint Augustine Tractates on the Gospel of John 28-54, trans. John W. Rettig, CUA Press, Washington, 1993, 148-149.
[9] EG, 3.
[10] DCE, 1.
[11] ĐGH Gioan Phaolô II, Tđ. Veritatis Splendor (VS) (1993), 7.
[12] EG, 19-24,
[13] DV, 10.
[14] GLHTCG, 1421.
[15] GLHTCG, 1428. Cf. LG, 8.
[16] FC, 34.
[17] FC, 34.
[18] Francis X. Rocca, “Pope, in interview, suggests...” Catholic News Service, 05.03.2014.
[19] Ibid.
[20] Cf. GLHTCG, 2358-2359.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ánh Sáng
Nguyễn Đức Cung
21:44 11/06/2015
ÁNH SÁNG
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
"Ánh Sáng Ngài" cho vạn vật ân thưởng
Đưa muôn loài chung hưởng ngước lên cao.
(Trích thơ của Trầm Hương Thơ)
 
VietCatholic TV
Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 04/06 - 10/06/2015: Lịch sử ngày lễ Corpus Christi
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:39 11/06/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô

Lúc 7 giờ chiều ngày thứ Năm 4 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ kính Mình Máu Thánh Chúa tại thềm Đền thờ thánh Gioan Laterano. Tham dự thánh lễ có đông đảo các Hồng Y và Giám Mục, cùng với các vị Giám Chức, linh mục và hàng chục ngàn tín hữu.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu ban cho chúng ta Mình và Máu Người dưới hình bánh và rượu, để lưu lại cho chúng ta ký ức về sự hy sinh trong tình yêu vô biên của Ngài. Với của ăn đàng đầy đủ tràn đầy ân sủng này, các môn đệ đã có mọi thứ cần thiết cho cuộc hành trình dài xuyên suốt lịch sử, để mở rộng vương quốc Thiên Chúa cho mọi người. Hy tế tự nguyện của Chúa Giêsu trên thánh giá mang lại ánh sáng và sức mạnh cho các môn đệ người. Bánh hằng sống đã được truyền lại cho chúng ta! Giáo Hội kinh ngạc bất tận trước thực tại này - một sự kinh ngạc không ngừng nuôi dưỡng sự chiêm ngưỡng, tôn thờ, và ký ức. Điều này được thấy trong bản văn đẹp của Phụng Vụ ngày hôm nay là đáp ca của bài đọc hai trong Giờ Kinh Sách: “Hãy nhìn nơi bánh này, Mình của Đức Kitô bị treo trên thập giá, và trong chén này Máu chảy ra từ cạnh sườn Ngài. Hãy cầm lấy Mình Ngài mà ăn, Máu Ngài mà uống, và anh chị em sẽ trở thành thành viên của Ngài. Mình Chúa Kitô là mối dây liên kết anh chị em với Ngài: hãy cầm lấy mà ăn, nếu không anh chị em sẽ không là một phần trong Ngài. Máu Ngài là giá cho sự cứu chuộc cho anh chị em: hãy uống, nếu không anh chị em sẽ tuyệt vọng vì tình trạng tội lỗi của mình”.

Tiếp tục bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Chúng ta tự hỏi đâu là ý nghĩa ngày hôm nay của việc bị tách ra từ Ngài, của tuyệt vọng - như những kẻ hèn nhát – trước tình trạng tội lỗi của chúng ta?

Chúng ta bị tách ra khỏi Chúa Kitô khi chúng ta không vâng phục Lời Chúa, khi chúng ta không sống tình huynh đệ với nhau, khi chúng ta cạnh tranh để chiếm chỗ nhất, khi chúng ta không có can đảm để đưa ra các chứng tá bác ái, khi chúng ta không thể mang đến hy vọng. Bí tích Thánh Thể giúp chúng ta không thể bị tách khỏi Ngài, vì đó là mối dây hiệp thông, là sự viên mãn của Giao ước, là dấu chỉ sống động về tình yêu của Chúa Kitô Đấng đã tự hạ mình và tự hủy mình đi vì chúng ta, để chúng ta được lưu lại trong tình hiệp nhất. Khi tham dự Thánh Lễ, và được nuôi dưỡng bằng Thánh Thể, chúng ta được tháp nhập vào một hành trình không chấp nhận chia rẽ. Chúa Kitô hiện diện trong chúng ta qua hình bánh và hình rượu, đòi hỏi rằng sức mạnh của tình thương phải vượt thắng mọi xâu xé, và đồng thời trở thành sự hiệp thông với người nghèo, nâng đỡ người yếu, quan tâm huynh đệ đến những người vất vả trong khi chịu đựng gánh nặng của đời sống thường nhật.

Và ngày nay, “svilirci” - tự hạ giá - có nghĩa là gì? là hèn nhát, là tuyệt vọng trước tội lỗi chúng ta, nghĩa là làm tan loãng phẩm giá Kitô của chúng ta. Nó có nghĩa là chúng ta để cho mình bị các thần tượng thời nay tấn công: hư danh, tiêu thụ, đặt cái tôi ở trung tâm mọi sự; cạnh tranh, kiêu hãnh như thái độ của kẻ chiến thắng, không bao giờ nhận mình lầm lỗi hay bất cần một ai. Tất cả những điều đó hạ giá chúng ta, làm cho chúng ta trở thành những Kitô hữu tầm thường, nguội lạnh, nhạt nhẽo.

Chúa Giêsu đã đổ máu mình ra như giá cứu chuộc và như nước thanh tẩy, để chúng ta được tẩy rửa khỏi mọi tội lỗi, để chúng ta không tuyệt vọng vì tội lỗi, để chúng ta không trở nên hèn yếu, chúng ta hãy nhìn lên Chúa, hãy uống những ngụm sâu nơi nguồn mạch của Ngài, để được giữ gìn khỏi nguy cơ hư hỏng. Khi ấy, chúng ta sẽ cảm nghiệm được hồng ân được biến đổi: chúng ta sẽ luôn tiếp tục là người tội lỗi khốn nạn, nhưng Máu Chúa Kitô sẽ giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và trả lại phẩm giá cho chúng ta. Dù không có công đức riêng nào nhưng với sự khiêm tốn chân thành, chúng ta vẫn có thể mang đến cho anh em chúng ta tình yêu của Chúa là Đấng Cứu Độ chúng ta. Chúng ta sẽ là đôi mắt của Ngài dõi tìm Giakêu và và Mađalêna; chúng ta sẽ là bàn tay của Ngài là Đấng chữa lành các bệnh nhân về thể lý và tinh thần; chúng ta sẽ là trái tim của Ngài yêu thương những ai cần đến sự hòa giải và sự hiểu biết.

Như vậy, Thánh Thể đem đến giữa chúng ta sự hiện diện của Giao ước thánh hóa, thanh tẩy chúng ta và liên kết chúng ta trong sự hiệp thông tuyệt diệu với Thiên Chúa.

Hôm nay, lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô, chúng ta không chỉ có niềm vui cử hành mầu nhiệm này, nhưng còn có dịp ca ngợi Ngài và ca hát trên các đường phố của thành phố chúng ta. Xin cho cuộc rước chúng ta sẽ thực hiện vào cuối thánh lễ này thể hiện lòng biết ơn của chúng ta đối với tất cả các hành trình Chúa đã cho chúng ta thực hiện ngang qua các sa mạc của nghèo đói, để đưa chúng ta ra khỏi tình trạng nô lệ, qua việc nuôi dưỡng chúng ta với tình yêu của Ngài qua Bí Tích Mình và Máu Thánh Chúa.

Chút nữa đây, chúng ta sẽ đi bộ dọc theo những con đường, chúng ta cảm nhận được chính mình trong sự hiệp thông với nhiều anh chị em không có quyền tự do bày tỏ đức tin của họ nơi Chúa Giêsu. Chúng ta hãy kết hiệp với họ, chúng ta hãy hát với họ, khen ngợi với họ, yêu mến với họ. Và chúng ta tôn vinh trong tâm hồn chúng ta những anh chị em đã phải hy sinh mạng sống mình vì sự trung tín với Chúa Kitô. Xin cho máu các vị khi kết hợp với máu Chúa sẽ là một bảo chứng cho hòa bình và hòa giải cho toàn thế giới.

2. Tình yêu Thiên Chúa dành cho dân người thể hiện nơi cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá

Sau khước từ và cái chết là đến vinh quanh Phục sinh. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Hai mùng 1 tháng Sáu tại nhà nguyện Santa Marta.

Trình bày những suy tư về bài Tin Mừng trong ngày, ngài nói phiến đá mà người thợ xây loại bỏ đã trở thành đá tảng góc tường; và tảng đá lớn, mà lính canh đậy lại ngôi mồ sau cái chết nhục nhã của Chúa Giêsu, xem ra chấm dứt mọi hy vọng, nhưng đã ghi dấu sự khởi đầu của ơn cứu rỗi cho nhân loại.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta được thể hiện nơi điều xem ra là “sự thất bại” của Thánh Giá.

Lấy ý từ bài Tin Mừng kể về câu chuyện của những tá điền gian ác, Đức Thánh Cha chỉ ra rằng dụ ngôn này chuyển tải một cách phong phú những sự thật quan trọng về Thiên Chúa và cách thức Ngài đối xử với dân Ngài trong sự kiên nhẫn và công lý.

Nhưng trên tất cả, Đức Giáo Hoàng nói, câu chuyện này cho chúng ta thấy cái chết của Chúa Giêsu đã dẫn đến chiến thắng cuối cùng của Ngài như thế nào.

Chúng ta đừng quên Thánh Giá, bởi vì chính tại đây cái luận lý về “sự thất bại” được lật ngược lại.

Đức Thánh Cha nói tiếp:

Chúa Giêsu nhắc nhở các thầy tư tế, các thầy thông luật và các vị trưởng lão trong dân rằng mặc dù chúng ta có thể gặp phải những gian truân và bị khước từ, cuối cùng chúng ta sẽ thấy chiến thắng và Ngài trích dẫn Thánh Kinh: “Phiến đá mà người thợ xây loại bỏ đã trở thành viên đá góc tường”.

“Các tiên tri - những người được Thiên Chúa sai đến nói với dân và đã bị dân khước từ, không lắng nghe - sẽ là vinh hiển của Ngài. Người Con, đặc phái viên cuối cùng của Thiên Chúa, đã bị bắt giữ, bị giết và ném ra ngoài, đã trở thành đá tảng”.

“Câu chuyện bắt đầu như một giấc mơ tình yêu, xem ra là một câu chuyện tình thơ mộng, dường như đã kết thúc với đầy những thất bại, nhưng thực ra câu chuyện ấy có một kết cục tuyệt vời là tình yêu của Thiên Chúa, Đấng ban cho chúng ta ơn Cứu Rỗi thông qua sự từ khước Con Ngài là Đấng cứu độ tất cả chúng ta”.

Đức Thánh Cha nói với cộng đoàn rằng “con đường cứu độ chúng ta là một con đường được đánh dấu bởi sự thất bại.”

Nhưng đó chính là nơi tình yêu chiến thắng. “Chúng ta không bao giờ được quên con đường của chúng ta là một con đường gian lao”.

Ngài nói tiếp rằng, nếu mỗi người trong chúng ta duyệt xét lương tâm mình, chúng ta sẽ phải thừa nhận rằng thường khi chúng ta đã từ chối các tiên tri: “bao nhiêu lần chúng ta nói với Chúa Giêsu ‘Thôi, hãy đi đi!’ Đã bao nhiêu lần chúng ta tự muốn cứu lấy mình khi nghĩ mình là đúng”

Đức Giáo Hoàng kết luận bài giảng của ngài bằng cách mời gọi các tín hữu đừng bao giờ quên rằng chính trong cái chết trên thập giá của Chúa Con mà tình yêu của Thiên Chúa dành cho dân Ngài được thể hiện.

3. Câu chuyện về lịch sử Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Hàng triệu người Công Giáo trên thế giới đã cử hành Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô hay còn gọi là lễ Corpus Christi đúng vào ngày thứ Năm 4 tháng Sáu, là ngày thứ Năm sau lễ Chúa Ba Ngôi. Bên cạnh thánh lễ, các buổi cử hành còn kèm theo một cuộc rước Mình Thánh Chúa qua các đường phố.

Tại nhiều nước Âu Châu, các tín hữu tham gia trong đoàn rước trong những trang phục truyền thống rất đẹp khi họ rước kiệu Mình Thánh Chúa qua các đường phố. Chẳng hạn như tại thành phố Appenzell của Thụy Sĩ, các thiếu nữ và những phụ nữ mặc trang phục Taefeli-Meedli đã có từ thời Trung Cổ rước Mình Thánh Chúa từ nhà thờ chính tòa Appenzell đến quảng trường chính của thành phố. Trong khi đó, các cô gái trẻ, đặc biệt trong cộng đồng Sorbian ăn mặc như phù dâu trong trang phục truyền thống màu trắng hát thánh ca chào đón đòn rước kiệu Mình Thánh Chúa qua các đường phố.

Như Ý xin thuật hầu quý vị và anh chị em một vài nét lịch sử về biến cố này với hình ảnh minh họa là cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa tại thành phố Appenzell của Thụy Sĩ và cuộc rước truyền thống từ Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô đến Đền Thờ Đức Bà Cả tại Rôma hôm thứ Năm 4 tháng Sáu vừ qua.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Vào năm 1246, tại Toà giám mục Liège của Bỉ quốc, người ta thấy có cuộc gặp gỡ bất thường giữa Đức Cha Rôbectô de Thorate và sơ Juliana, một nữ tu khiêm hạ và thánh thiện của Dòng Augustinô. Sơ Juliana đến xin yết kiến vị Giám mục sở tại để dâng lên một lời thỉnh cầu: xin giáo quyền cho thiết lập ngày lễ kính Mình Thánh Chúa Giêsu.

Lẽ đương nhiên, vị Giám mục thánh thiện và khôn ngoan Rôbectô đã hỏi vị nữ tu về nguyên nhân hay động lực thúc đẩy làm nên lời thỉnh cầu. Sơ Juliana thành thật trình bày với Đức Cha rằng hồi nhỏ sơ có thấy hình một vầng trăng rằm với một đốm đen trên đó. Mãi về sau, trong một lần hiện ra, Chúa Giêsu đã giải thích cho Sơ Juliana về ý nghĩa của giấc mơ ngày xưa: vầng trăng rằm tượng trưng cho chu kỳ phụng vụ trong năm; đốm đen là vì trong chu kỳ đó vẫn còn thiếu một ngày lễ để vinh danh Thân Mình Cực Thánh của Chúa Giêsu. Theo Sơ Juliana, ngoài Thứ Năm Tuần Thánh, ngày tưởng niệm việc thiết lập Bí Tích Thánh Thể, Chúa Giêsu còn muốn Giáo Hội có một ngày khác để tôn kính Mình Máu của Ngài.

Kèm với lời giải thích và tỏ bày ý muốn, Chúa Giêsu còn nêu lên ba lý do của việc làm này:

Thứ nhất, Ngài khát khao niềm tin vào Bí tích Thánh Thể được càng ngày càng vững vàng mạnh mẽ nơi mỗi người Kitô hữu;

Thứ hai, Ngài ao ước mọi tín hữu kín múc được sức mạnh thiêng liêng nơi Bí tích Thánh Thể để có thể can đảm thực thi các nhân đức;

Thứ ba, Ngài mong muốn người tín hữu có cơ hội sửa chữa cho những phạm thánh và bất kính mà loài người đã gây nên.

Dường như được ơn Chúa soi sáng và sắp xếp, nên Đức Cha Rôbectô de Thorate đã lắng nghe và tin tưởng những điều Sơ Juliana nói. Thế rồi, chẳng bao lâu sau, ngài cho thiết lập trong địa phận một ngày lễ kính Mình Thánh Chúa hay còn được gọi là Corpus Christi (tiếng Latinh).

Đức Cha cũng đã trình cho Đức Giáo Hoàng Ubanô IV về những gì ngài đang thực hiện trong địa phận. Và rồi, đến năm 1264, Đức Ubanô đã cho công bố với Giáo Hội hoàn vũ việc chọn ngày thứ Năm sau lễ Chúa Ba Ngôi làm ngày kính Mình Thánh Chúa cách đặc biệt.

Tập quán trên đã được nắm giữ từ thế kỷ 13 cho đến những thập niên gần đây. Sau Công đồng Vaticanô II, một vài sửa đổi đã được thực thi, trong đó lễ Corpus Christi được dời vào ngày Chúa Nhật sau Lễ Chúa Ba Ngôi. Suốt hơn 8 thế kỷ trôi qua, cứ đến ngày lễ Kính Mình Thánh Chúa, khắp nơi, trong nhiều giáo xứ, người ta tổ chức chầu lượt, lôi cuốn biết bao nhiêu giáo hữu đến kính thờ suy tôn Chúa Giêsu trong Phép Thánh Thể.

Tuy cũng có những người chống đối và tìm cách loại trừ ngày lễ này khỏi lòng tín hữu, nhưng những cố gắng đó cũng chỉ hoài công. Lịch sử có ghi nhận: trong cuộc Chiến tranh Ba Mươi Ngày bên Châu Âu, quân đội Thuỵ Điển đã bao vây một làng Wuerzburg tại Bavaria. Vị quan chỉ huy đã đưa ra nhiều nghiêm lệnh nhằm khống chế dân chúng. Trong đó có lệnh cấm tổ chức rước kiệu trong ngày lễ Corpus Christi sắp đến. Các thầy Dòng Camêlô đang cư ngụ trong làng đã phải đối diện với tình hình tiến thoái lưỡng nan: trong khi Thiên Chúa Cha muốn cử hành ngày lễ tôn kính Con Ngài thì vị chỉ huy quân đội Thuỵ Điển lại ngăn cấm, nếu không muốn bị tử hình. Nhưng cuối cùng các vị tu sĩ đã chọn vâng theo ý Thiên Chúa. Thế là một cuộc rước long trọng với linh mục kiệu Thánh Thể từ nhà thờ qua cổng làng đã diễn ra. Lập tức quân đội được phái đến. Súng ống, gươm giáo dàn ra đe doạ. Không sợ hãi, thầy Agapytus hiên ngang rẽ đám đông tiến lên. Đứng trước hàng quân đang lăm le vũ khí, thầy bảo họ hãy quỳ gối xuống trước Thiên Chúa, Đấng Tạo Hoá. Lạ lùng thay, cả đoàn binh đã đồng loạt quỳ xuống, không ai dám thi hành lệnh phá hoại cuộc rước của quan chỉ huy! Thế là dân chúng lại tiếp tục hồ hởi cung nghinh Mình Thánh Chúa qua các nẻo đường đã định.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Thánh Bênađô từng nói: “Tình yêu không phân biệt giai cấp.” Còn Thánh Phêrô Kim khẩu thì viết: “Khi yêu, người ta bất luận giàu nghèo, cũng không màng cân xứng, không ngại khó khăn, nhưng miễn sao thoả lòng ao ước là được.” Khi yêu chẳng ai nói với nhau: “Tôi là con nhà giàu, có bằng tiến sĩ vật lý, còn em chỉ là con bé nhà quê ít học, cho nên em phải biết thân biết phận của mình”. Không thế được! Không thể có thái độ kênh kiệu như thế trong tình yêu chân thật.

Lễ Corpus Christi được lập ra để nhắc nhở với người giáo hữu về một tình mến bao la vô tận. Thiên Chúa đã yêu thương nhân loại đến nỗi đã ban người Con yêu dấu của Ngài, để mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Sự hạ mình từ một Thiên Chúa cao sang xuống mang kiếp người để chia sẻ thân phận khốn cùng và cứu chuộc nhân loại đã là một lối tỏ tình quá sức tưởng tượng. Ấy thế mà, làm như chưa thoả, Thiên Chúa lại còn hạ mình trở thành tấm bánh, vật vô tri vô giác, còn thấp hơn bất cứ một loài thụ sinh nào. Lắm người cảm nhận mình như là quả banh, cây chổi, viết chì trong tay Chúa. Quả là những tâm tình khiêm hạ đáng quí. Nhưng khi so với sự khiêm hạ của Thiên Chúa khi trở nên tấm bánh nuôi dưỡng tâm hồn người ta thì vẫn là một cách biệt không thể đo lường.

Xin cho chúng ta biết quý trọng tình yêu của Thiên Chúa và đừng bao giờ rước Chúa vào lòng một cách không xứng đáng.

4. Lễ Mình Máu Thánh Chúa mời gọi dấn thân tiếp đón và liên đới

Ước chi Lễ Mình Máu Thánh Chúa luôn linh hứng và nuôi dưỡng nơi từng người chúng ta ước muốn dấn thân cho một xã hội tiếp đón và liên đới hơn, đặc biệt đối với các anh chị em nghèo nàn, đói khát, không có thực phẩm nuôi thân.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật mùng 7 tháng Sáu. Mở đầu bài huấn dụ ngài nói: Hôm nay tại nhiều quốc gia trong đó có Italia, người ta mừng lễ trọng Mình và Máu cực thánh Chúa Kitô, hay theo kiểu nói latinh quen biết nhất là Corpus Domini lễ Mình Chúa.

Phúc Âm giới thiệu trình thuật việc thành lập Thánh Thể, do Chúa Giêsu thành toàn trong Bữa Tiệc Ly, tại Nhà Tiệc Ly ở Giêrusalem. Hôm trước ngày chết cứu độ trên thập giá, Ngài đã thực hiện trước điều Ngài đã nói: “Ta là bánh hằng sống, từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ sống đời đời và bánh Ta sẽ ban là thịt Ta cho sự sống của trần gian… Ai ăn thịt và uống máu Ta thì ở trong Ta và Ta ở trong người ấy” (Ga 6,14-22). Chúa Giêsu cầm lấy bánh trong tay và nói: “Hãy nhận lấy, này là mình Thầy” (Mc 14,22).

Đức Thánh Cha giải thích lời nói và cử chỉ của Chúa Giêsu như sau:

Với cử chỉ và các lời nói này Chúa ban cho bánh một nhiệm vụ không còn là nhiệm vụ đơn sơ nuôi thân xác nữa, mà là nhiệm vụ khiến cho Con Người của Ngài hiện diện giữa cộng đoàn tín hữu.

Bữa Tiệc Ly diễn tả điểm tới của toàn cuộc sống Chúa Kitô. Nó không chỉ là việc thực hiện trước hiến tế của Ngài sẽ thành toàn trên thập giá, nhưng cũng là tổng hợp của một cuộc sống hiến dâng cho ơn cứu rỗi của toàn nhân loại. Vì thế khẳng định rằng Chúa Giêsu hiện diện trong Thánh Thể thì không đủ, mà cần phải trông thấy trong đó sự hiện diện của một cuộc sống cho đi và tham dự vào đó nữa. Khi chúng ta cầm và ăn Bánh ấy, chúng ta được sáp nhập vào sự sống của Chúa Giêsu, chúng ta bước vào sự hiệp thông với Ngài, chúng ta dấn thân hiện thực sự hiệp thông giữa chúng ta, để biến dổi cuộc sống chúng ta thành quà tặng, nhất là cho người nghèo.

Ngày lễ hôm nay gợi lại sứ điệp liên đới đó và thúc đẩy chúng ta tiếp nhận lời mời gọi thân tình hoán cải và phục vụ, yêu thương và tha thứ. Nó khích lệ chúng ta bắt chước điều chúng ta cử hành trong phụng vụ với cuộc sống. Chúa Kitô dưỡng nuôi chúng ta dưới hình bánh và rượu cũng chính là Chúa Kitô đến gặp gỡ chúng ta trong các biến cố thường ngày; Ngài ở trong người nghèo mà chúng ta giang tay cho, trong người đau khổ van nài sự trợ giúp, trong người anh em xin sự sẵn sàng của chúng ta và chờ đợi sự tiếp đón của chúng ta. Ngài ở trong em bé không biết gì về Chúa Giêsu, về ơn cứu rỗi, không có đức tin. Ngài ở trong mọi người, cả nơi người bé nhỏ và không được bênh đỡ nhất.

Thánh Thể, suối nguồn tình yêu của cuộc sống Giáo Hội là trường học của tình bác ái và liên đới. Ai nuôi mình bằng Bánh của Chúa Kitô thì không thể thờ ơ trước biết bao người không có bánh ăn hằng ngày. Và ngày nay chúng ta biết đây là một vấn đề ngày càng trầm trọng hơn.

Ước chi lễ Mình Chúa Kitô luôn ngày càng linh hứng và nuôi dưỡng ước muốn và dấn thân cho một xã hội tiếp đón và liên đới hơn. Chúng ta hãy đặt để các cầu chúc này trong con tim của Trinh Nữ Maria, Phụ Nữ của Thánh Thể. Xin Mẹ dấy lên trong tất cả chúng ta niềm vui tham dự vào Thánh Lễ, đặc biệt trong ngày Chúa Nhật, và lòng can đảm tươi vui làm chứng cho tình bác ái vô cùng của Chúa Kitô.

5. Nghèo túng và bần cùng đả thương và hủy hoại gia đình

Kitô hữu chúng ta phải luôn luôn gần gũi các gia đình bị nghèo túng thử thách. Sự bần cùng trong xã hội đả thương gia đình và đôi khi phá hủy nó. Việc thiếu hay mất công ăn việc làm hoặc tình trạng bấp bênh ảnh hưởng sâu đậm trên cuôc sống gia đình và thử thách các tương quan của nó một cách nặng nề. Chúng ta còn lại gì, nếu nhượng bộ thần tiền bạc, bạo lực và từ bỏ cả tình thương yêu gia đình?

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 40,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung hàng tuần sáng thứ Tư mùng 3 tháng Sáu. Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài giáo lý liên quan tới tính cách dễ bị tổn thương của gia đình trong các điều kiện thử thách của cuộc sống.

Ngài nói:

Gia đình có biết bao nhiếu vấn đề thử thách nó. Một trong những thử thách đó là sự nghèo túng. Chúng ta hãy nghĩ tới biết bao nhiêu gia đình sống trong các vùng ngoại biên của các thành phố lớn, nhưng cả trong các vùng quê nữa… Có biết bao nhiêu bần cùng, biết bao nhiêu đồi tệ! Thế rồi còn có cả chiến tranh khiến cho hoàn cảnh thêm trầm trọng hơn.

Đức Thánh Cha đề cập đến chiến tranh như sau:

Chiến tranh luôn luôn là một điều kinh khủng. Ngoài ra nó còn gây thiệt hại, đặc biệt cho các thường dân, các gia đình. Nó khiến cho gia đình nghèo đi. Qủa thật, chiến tranh là “mẹ của tất cả mọi nghèo túng”, là kẻ ăn cướp sự sống, linh hồn và các tình thương mến thánh thiêng và thân yêu nhất.

Tiếp tục bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nói:

Bất chấp tất cả những điều đó vẫn có các gia đình tuy nghèo túng những vẫn tiếp tục giữ vững phẩm giá trong cuộc sống thường ngày của mình, và thường công khai tín thác nơi ân sủng của Thiên Chúa. Tuy nhiên, điều này không được biện minh cho sự thờ ơ của chúng ta, nếu không phải là gia tăng sự xấu hổ của chúng ta! Có biết bao nghèo túng!

Hầu như là một phép lạ, khi cả trong cảnh nghèo túng gia đình tiếp tục thành hình và tới chỗ giữ gìn được – như có thể - tình nhân bản trong các tương quan của nó. Sự kiện này gây khó chịu cho các chuyên viên đề ra các chương trình hạnh phúc coi các tình thương mến, việc sinh sản con cái, các liên hệ gia đình như là một yếu tố thay đổi phụ thuộc của phẩm chất cuộc sống. Họ không hiểu gì hết! Trái lại, chúng ta phải qùy gối xuống trước các gia đình ấy, là một trường học nhân bản cứu vớt các xã hội khỏi sự man rợ.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Thật vậy chúng ta còn lại gì, nếu nhượng bộ sự tống tiền của Cesar và thần Mammona, bạo lực và tiền bạc, và khước từ cả các thương mến gia đình? Một nền luân lý đạo đức dân sự sẽ chí có thể đến, khi các giới chức trách nhiệm cuộc sống công cộng tái tổ chức trở lại mối dây tương quan xã hội, và khởi hành từ cuộc chiến đấu chống lại vòng xoáy tồi bại giữa gia đình với nghèo túng, dẫn đưa chúng ta tới vực thẳm.

Nền kinh tế hiện nay thường chuyên môn trong hưởng thụ hạnh phúc cá nhân, nhưng lại rộng rãi thực thi việc khai thác bóc lột các liên hệ gia đình. Đó là một mâu thuẫn trầm trọng! Công việc mênh mông của gia đình không được đưa ra trong các ngân sách, dĩ nhiên! Thật vậy, kinh tế và chính trị hà tiện các thừa nhận liên quan tới điều này. Thế nhưng việc đào tạo nội tại của con người và sự chuyển động các tình thương mến của xã hội lại có cột trụ của chúng tại đây. Nếu bạn lấy nó đi, thì tất cả sụp đổ.

Đây không phải chỉ là vấn đề cơm bánh. Chúng ta nói tới công ăn việc làm, chúng ta nói tới giáo dục, chúng ta nói tới y tế. Hiểu biết điều này thật là quan trọng. Chúng ta luôn luôn cảm động, khi trông thấy hình ảnh của các trẻ em thiếu dinh dưỡng và bệnh tật được chỉ cho chúng ta thấy tại biết bao nhiêu vùng trên thế giới này. Đồng thời chúng ta cũng cảm động trước cái nhìn rạng rỡ của nhiều trẻ em, tuy thiếu thốn mọi sự, ở trong các trường học không có gì hết, nhưng hãnh diện cho chúng ta thấy cái viết chì và cuốn tập của chúng. Và các em nhìn thầy cô của các em với biết bao tình thương mến! Thật thế, các trẻ em biết rằng con người không chỉ sống bằng cơm bánh mà thôi! Nhưng cả tình yêu thương gia đình nữa. Khi có sự bần cùng, các trẻ em đau khổ, bởi vì các em muốn tình yêu, muốn các tương quan gia đình.

Nói thêm trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha nhấn mạnh nhiệm vụ của các kitô hữu như sau:

Chúng ta các kitô hữu, chúng ta phải luôn luôn gần gũi các gia đình bị nghèo túng thử thách. Anh chị em hãy nghĩ coi, tất cả anh chị em đều biết một ai đó: người cha không việc làm, người mẹ không việc làm, và gia đình đau khổ, các liện hệ suy yếu. Điều này thật xấu xa! Sự bần cùng xã hội đả thương gia đình, và đôi khi phá hủy nó. Việc thiếu hay mất công ăn việc làm, hoặc tình trạng bấp bênh ảnh hưởng sâu đậm trên cuôc sống gia đình và thử thách các tương quan của nó một cách nặng nề. Các điều kiện cuộc sống trong các khu phố nghèo thiếu tiện nghi nhất, với các vấn đề nhà ở và di chuyển, cũng như việc giảm thiểu các phục vụ xã hội, y tế, và trường học gây ra các khó khăn sau đó. Thêm vào các yếu tố vật chất này là sự thiệt hại gây ra cho gia đình bởi các mô thức giả dối, do các phương tiện truyền thông phổ biến, dựa trên chủ thuyết tiêu thụ và tôn thờ dáng vẻ bề ngoại, ảnh hưởng trên các giai tầng xã hội nghèo hơn, và gia tăng việc đập nát các tương quan gia đình. Săn sóc các gia đình, săn sóc tình thương mến, nhưng sự bần cùng thử thách gia đình.

Giáo Hội là mẹ, và không được quên thảm cảnh này của con cái mình. Cả Giáo Hội cũng phải nghèo, để trở nên phong phú và trả lời cho biết bao nhiêu bần cùng ấy. Một Giáo Hội nghèo là một Giáo Hội cố ý thực thi một sự đơn sơ trong cuộc sống của mình – trong chính các cơ quan của mình, trong chính kiểu sống của các chi thể mình. Cần phải cầu nguyện và hành động. Chúng ta hãy mạnh mẽ cầu xin Chúa lay động chúng ta, để khiến cho các gia đình kitô của chúng ta trở thành các tác nhân cuộc cách mạng này của sự gần gũi gia đình, giờ đây cần thiết hơn bao giờ hết! Ngay từ đầu Giáo Hội được làm thành bởi sự gân gũi ấy của gia đình. Và chúng ta đừng quên rằng sự phán xử của những người cần được giúp đỡ, của những người bé nhỏ, của những người nghèo đi trước sự phán xử của Thiên Chúa. Chúng ta đừng quên điều này và chúng ta hãy làm tất cả, tất cả những gì chúng ta có thể làm để trọ giúp các gia đình tiếp tục đi tới trong thử thách của nghèo túng và bần cùng đả thương các tình thương mến, các liên hệ gia đình. Tôi muôn đọc lại một lần nữa văn bàn Thánh Kinh mà chúng ta đã nghe ban đầu và mỗi người trong chúng ta hãy nghĩ tới các gia đình găp thử thách, bị thử thách bởi nghèo túng. Thánh Kinh nói như thế này: “Con ơi, đừng từ chối người nghèo điều cần thiết cho cuộc sống, đừng vô cảm trước cái nhìn của người thiếu thốn”. Chúng ta hãy nghĩ tới từng chữ một nhé! “Đừng làm cho kẻ đói phải buồn tủi, đừng chọc tức ai khi họ phải ngặt nghèo, kẻ khốn khổ nài xin con đừng từ chối, gặp người nghèo con đừng ngoảnh mặt đi. Đừng làm ngơ không nhìn đến kẻ thiếu thốn, kẻo nên cớ cho người ta nguyền rủa con”, bởi vì đó là điều Chúa sẽ làm”. Phúc Âm đã đưa ra lời cảnh cáo đó, nếu chúng ta không thực thi những điều này.
 
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 04/06 – 10/06/2015: Chuyến tông du Sarajevo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:40 11/06/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi chính quyền Bosnia-Herzegovina đối xử đồng đều với mọi công dân.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong cuộc gặp gỡ chính quyền Cộng hòa Bosnia-Herzegovina sáng ngày 6-6-2015 là sinh hoạt đầu tiên trong chuyến viếng thăm mục vụ của ngài tại nước này.

Đức Thánh Cha từ Roma đến thủ đô Sarajevo lúc 9 giờ sáng sau chuyến bay hơn 1 tiếng từ Roma. Liền đó ngài đi chiếc xe bé nhỏ đến phủ Tổng thống và được Tổng thống đoàn đón tiếp, đứng đầu là Ông Mladan Ivanic, người Serbi. Sau cuộc hội kiến riêng với Tổng thống, Đức Thánh Cha gặp gỡ chính quyền dân sự, ngoại giao đoàn, các Giám Mục, các vị lãnh đạo tôn giáo khác của Bosni.

Trong lời chào mừng, Tổng thống Ivanic nói với Đức Thánh Cha rằng:

“Cuộc viếng thăm của Ngài tại Bosnia-Herzegovina được mọi người coi là một thời điểm mạnh mẽ nói lên tình thương, sự bao dung, khiêm tốn và cảm thông lẫn nhau, trong toàn thế giới Ngài được coi như một vị lãnh đạo tôn giáo gần gũi người dân thường, một vị lãnh đạo tôn giáo thăng tiến lòng bao dung với tha nhân và với những người khác biệt... Những sứ điệp hòa bình của Ngài thực sự khích lệ chúng tôi”.

Tổng thống Ivanic cũng cho biết Bosnia-Herzegovina là một trong những nước đầu tiên ở vùng Balcan ban hành luật tự do của các Giáo Hội và cộng đoàn tôn giáo, và cho đến nay đã ký hiệp định với Tòa Thánh cũng như Giáo Hội Chính thống Serbi ở Belgrade.. Chúng tôi xác tín mạnh mẽ rằng cuộc viếng thăm của Ngài là một khích lệ trên con đường đối thoại để tìm ra một giải pháp không những cho các vấn đề liên tôn, nhưng cả những vấn đề sống chung dân sự nữa”.

Trong diễn văn đáp từ, Đức Thánh Cha nói:

Lên tiếng sau diễn văn chào mừng của Tổng thống Ivanic, Đức Thánh Cha ca ngợi sự sống chung hòa hợp trong quá khứ giữa các chủng tộc và cộng đoàn tôn giáo khác nhau tại Sarajevo. Cả về mặt kiến trúc, tại đây người ta thấy các Hội đường Do thái, thánh đường Kitô và Đền thờ Hồi giáo chỉ cách nhau không bao xa, đến độ thành phố này được gọi là “Jerusalem của Âu châu”. Và thực vậy thành này là một ngã tư các nền văn hóa, dân nước và tôn giáo; và vai trò đó đòi phải luôn luôn kiến tạo những cây cầu mới, và chăm sóc, tu bổ những cây cầu hiện hữu, để đó một sự giao thông dễ dàng, vững chắc và văn minh.

Đức Thánh Cha khẳng định rằng:

“Chúng ta cần đả thông, khám phá những phong phú của nhau, đề cao giá trị của những gì liên kết chúng ta và coi những khác biệt như một cơ hội để tăng trưởng trong sự tôn trọng mọi người. Cần có một sự đối thoại kiên nhẫn và tín nhiệm nhau, làm sao để các gia đình và các cộng đoàn có thể thông truyền các giá trị văn hóa của mình và đón nhận điều tốt đến từ những kinh nghiệm của người khác.

“Như thế, cả những vết thương trầm trọng của quá khứ gần đây cũng có thể được hàn gắn và ta có thể nhìn về tương lai trong hy vọng, đương đầu với các vấn đề thường nhật với một tâm hồn không sợ hãi và oán hận.”

Đức Thánh Cha ghi nhận đã có những tiến bộ từ sau Hòa Ước ký kết tại Dayton năm 1995, nhưng ngài cũng nói rằng: “Điều quan trọng là không hài lòng với những gì đã thực hiện được, nhưng tìm cách thực hiện thêm những bước tiến để củng cố sự tín nhiệm và tạo ra những cơ hội làm gia tăng sự hiểu biết và quí chuộng nhau. Để tạo điều kiện dễ dàng cho hành trình ấy, điều quan trọng là sự gần gũi và cộng tác của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Liên hiệp Âu Châu và các tổ chức đang hiện diện và hoạt động trên lãnh thổ Bosnia-Herzegovina.”

Đức Thánh Cha cũng nhắc đến “một nghĩa vụ cao quí của các nhà chính trị là phục vụ các cộng đoàn của mình bằng cách bảo tồn trước tiên các quyền căn bản của con người, trong đó nổi bật là tự do tôn giáo. Như thế có thể kiến tạo một cách cụ thể một xã hội an bình và công chính hơn, khởi sự giải quyết nhiều vấn đề trong đời sống thường nhật của dân chúng.”

“Nhưng để điều đó xảy ra, có một điều kiện không thể thiếu được, đó là phải có sự bình đẳng thực sự của mọi công dân trước mặt pháp luật và trong việc thi hành luật pháp, bất kỳ họ thuộc chủng tộc, tôn giáo và địa lý nào: như thế tất cả sẽ cảm thấy mình hoàn toàn tham gia vào đời sống công cộng, được hưởng các quyền lợi như nhau, và có thể tích cực đóng góp cho công ích”.

Sau cùng, Đức Thánh Cha cho biết Giáo Hội Công Giáo tham gia vào công cuộc tái thiết Bosnia-Herzegovina về vật chất cũng như tinh thần, chia sẻ vui mừng và lo âu, mong muốn làm chứng về sự gần gũi những ngừơi nghèo và túng thiếu, qua sự dấn thân thực sự.

Bài diễn văn của Đức Thánh Cha trong dịp này cũng như trong toàn cuộc viếng thăm đều bằng tiếng Ý và được phiên dịch trực tiếp cho những người hiện diện. Những bài trong dịp khác thì được dịch sau khi ngài đã nói từng đoạn.

Sau khi gặp gỡ chính quyền Bosnia-Herzegovina, và trước khi rời phủ Tổng Thống, Đức Thánh Cha còn thực hiện một cử chỉ đặc biệt là thả 7 con chim bồ câu hòa bình. Một gia đình chuyên nuôi chim câu du hành đã cung cấp các chim câu cho cử chỉ này.

2. 70,000 tín hữu dự thánh lễ với Đức Thánh Cha tại Sarajevo

70 ngàn tín hữu đã tham dự thánh lễ do Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành tại thủ đô Sarajevo của Bosnia-Herzegovina sáng ngày 6-6-2015.

Thánh lễ này là sinh hoạt thứ 2 của ngài trong cuộc viếng thăm từ 9 giờ sáng đến 8 giờ tối thứ bẩy, 6-6-2015 tại Cộng hòa Bosnia-Herzegovina.

Sân vận động Kosevo, nơi Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ là nơi đã diễn ra thế vận hội Olimpic mùa đông năm 1984. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2 đã từng dâng thánh lễ tại đây trong cuộc viếng thăm của ngài hồi tháng 4 năm 1997.

Khi từ Phủ Tổng thống Bosnia đến nơi, Đức Thánh Cha đã dành 20 phút tiến qua các lối đi ở thao trường để chào thăm 70 ngàn tín hữu chờ đợi tại đây. Họ đến từ các nơi ở Bosnia-Herzegovina nhưng còn từ các nước láng giềng, và cả những nước xa xăm như Trung Quốc và Ukrainẹ

Chủ đề được chọn cho thánh lễ là “Bình an cho các con!”. Đồng tế với Đức Thánh Cha có khoảng 30 Giám Mục, đứng đầu là Đức Hồng Y Puljic Tổng Giám Mục sở tại, Đức Hồng Y Josip Bozanic, Tổng Giám Mục giáo phận Zagreb, các Giám Mục đến từ Cộng hòa Croát, Macedonia, Serbia, ngoài ra có hơn 1 ngàn linh mục đồng tế. Phần thánh ca do một ca đoàn 1.700 ca viên đảm trách.

Vì đa số tín hữu hiện diện là người Croát nên thánh lễ được cử hành bằng tiếng này, nhưng Đức Thánh Cha đọc các lời nguyện bằng tiếng la tinh.

Trong bài giảng bằng tiếng Ý xen lẫn các đoạn dịch bằng tiếng Croát. Đức Thánh Cha khẳng định rằng:

Hòa bình là một dự phóng của Thiên Chúa cho nhân loại, nhưng dự phóng này luôn gặp sự chống đối từ phía con người và ma quỉ. Cả ngày nay, khát vọng hòa bình và sự dấn thân xây dựng hòa bình đụng độ với sự kiện trên thế giới có nhiều cuộc xung đột võ trang đang diễn ra. Đó là một thứ thế chiến thứ 3 diễn ra từng mảnh, và trong bối cảnh thông tin hoàn vũ, người ta nhận thấy có bầu không khí chiến tranh. Đức Thánh Cha tố giác rằng:

“Có những người muốn tạo ra bầu không khí chiến tranh ấy và cố tình nuôi dưỡng nó, đặc biệt những kẻ tìm kiếm sự đụng độ giữa các nền văn hóa và văn minh, và có cả những kẻ đầu cơ chiến tranh để bán võ khí. Nhưng chiến tranh có nghĩa là trẻ em, phụ nữ và người già ở trong các trại tị nạn; có nghĩa là bó buộc phải di tản; có nghĩa là nhà cửa, đường xá, công xưởng bị tàn phá; nhất là chiến tranh có nghĩa là bao nhiêu sinh mạng bị tàn hại. Anh chị em biết rõ điều đó, vì anh chị em đã cảm nghiệm nó tại đây: bao nhiêu đau khổ, tàn phá, đau nhiêu đau thương! Anh chị em thân mến, ngày nay một lần nữa từ thành phố này, tiếng kêu của dân Chúa và mọi người nam nữ thiện chí được gióng lên: không bao giờ chiến tranh nữa!

Đức Thánh Cha nhận xét rằng “giữa bầu không khí chiến tranh ấy, có một tia sáng mặt trời chiếu qua các đám mây, vang vọng lời Chúa Giêsu trong Phúc Âm: “Phúc cho những người xây dựng hòa bình” (Mt 5.9). Đó là lời kêu gọi rất thời sự, có giá trị đối với mọi thế hệ. Chúa không nói: “Phúc cho những người rao giảng hòa bình”: tất cả đều có khả năng công bố hòa bình, kể cả theo cách thức giả hình hoặc dối trá. Nhưng Chúa nói: “Phúc cho những người xây dựng hòa bình”, nghĩa là những người thực thi hòa bình. Kiến tạo hòa bình là một công việc thủ công, nó đòi phải có sự say mê, kiên nhẫn, kinh nghiệm, kiên trì. Phúc cho những người gieo vãi hòa bình bằng những hành động thường nhật, bằng những thái độ và cử chỉ phục vụ, huynh đệ, đối thoại, từ bi.. Những người ấy sẽ được gọi là con Thiên Chúa, vì Thiên Chúa gieo vãi hòa bình, luôn luôn và ở mọi nơi; khi thời gian viên mãn, Ngài đã gieo Con của Ngài trong trần thế, để chúng ta được an bình! Kiến tạo hòa bình là một công việc cần phải thực hiện mỗi ngày, từng bước một, không bao giờ mệt mỏi”.

Đức Thánh Cha đặt câu hỏi: “Nhưng làm thế nào để kiến tạo hòa bình? Ngôn sứ Isaia đã nhắc nhở chúng ta một cách ngắn gọn: “Thực thi công lý sẽ mang lại hòa bình” (32,17). “Opus justitiae pax”, theo bản Kinh Thánh Phổ Thông (Vulgata), trở thành khẩu hiệu thời danh đã được Đức Giáo Hoàng Piô 12 đón nhận. Hòa bình là công trình của công lý. Ở đây cũng vậy, đó không phải là thứ công lý được công bố, lý thuyết hóa, kế hoạch hóa.. nhưng là thứ công lý thực hành, được sống thực. Và Tân Ước dạy chúng ta rằng sự thực thi trọn vẹn công lý chính là yêu tha nhân như chính mình. (Mt 22,39; Rm 13,9).

Đức Thánh Cha nói thêm rằng: “Khi chúng ta theo giới răn này, với ơn Chúa, thì bao nhiêu điều sẽ thay đổi! Vì chúng ta thay đổi chính mình! Những người, những dân tộc mà trước đây tôi coi như kẻ thù, trong thực tế họ có cùng khuôn mặt của tôi, cùng trái tim, cùng linh hồn như tôi. Chúng ta có cùng Cha trên trời. Khi ấy công lý đích thực chính là làm cho người ấy, cho dân tộc ấy, điều mà tôi muốn được làm cho tôi, cho dân tộc tôi (Xc Mt 7,12).

“Thánh Phaolô, trong bài đọc thứ hai chúng ta vừa nghe, đã chỉ cho chúng ta những thái độ cần thiết để thực thi hòa bình. Thánh nhân viết: “Anh chị em hãy mặc lấy những tâm tình dịu dàng, nhân lành, khiêm tốn, hiền từ, đại đảm, chịu đựng lẫn nhau và tha thứ cho nhau, nếu ai có điều than phiền về người khác. Như Chúa đã tha thứ cho anh chị em, anh chị em cũng hãy làm như vậy” (3,12-13).

Sau thánh lễ, Đức Thánh Cha đã về tòa Sứ Thần Tòa Thánh để dùng bữa trưa với 6 Giám Mục của 4 giáo phận tại Bosni và các vị thuộc đoàn tùy tùng.

3. Đức Thánh Cha gặp gỡ các nam nữ tu sĩ tại nhà thờ chánh tòa Sarajevo

Trong cuộc gặp gỡ với các nam nữ tu sĩ ở thủ đô Bosnia-Herzegovina, Sarajevo, Đức Thánh Cha Phanxicô xúc động trước các chứng từ được trình bày nên đã bỏ bài diễn văn soạn sẵn của ngài sang một bên và ứng khẩu nói.

Cha Jozo Puškarić, dòng anh em hèn mọn, cho biết những thách đố mục vụ mà ngài phải chịu đã bắt đầu bi thảm vào năm 1992 khi cảnh sát Serbia vũ trang bắt ngài từ nhà xứ của mình và chở thẳng vào trại tập trung, nơi ngài bị giam giữ và đánh đập tơi bời và bị bỏ đói trong những điều kiện “vô nhân đạo”. Trong chứng tá của mình trước Đức Giáo Hoàng, ngài nói rằng có lần ngài đã muốn tự sát vì không chịu đựng nổi. Nếu như không có ơn phù trợ của Chúa và những người khác như một người phụ nữ Hồi giáo là người đã cho ngài ăn, ngài đã không sống sót đến nay. Tuy nhiên, cha Jozo nói rằng trong lòng cha đã không bao giờ nuôi dưỡng hận thù và đã tha thứ những kẻ bắt bớ ngài.

Cha Zvonimir Matijević nói với Đức Giáo Hoàng rằng ngài cũng bị bắt bởi những người lính vào năm 1992 trong khi chăm sóc mục vụ cho cộng đồng Công Giáo nhỏ bé của ngài chỉ có năm mươi người trong một khu vực đa số là Chính Thống Giáo không xa nơi đang diễn ra chiến tranh ác liệt với nước láng giềng Croatia. Ngài đã bị tra tấn đến gần chết. Tám linh mục Công Giáo khác và nhiều chị em nữa, những người quyết định không từ bỏ đoàn chiên của mình đã không được may mắn sống sót. Những trận đòn chí tử năm xưa giờ đây đã tiến triển sang nhiều hình thức bại liệt, như một thánh giá ngài sẽ mang hết cuộc đời. Tuy nhiên, ngài nói ngài cảm thấy hạnh phúc được là một linh mục của Giáo Hội Công Giáo và hết lòng tha thứ cho những ai làm hại ngài - với hy vọng họ sẽ hoán cải sang một con đường của lòng nhân hậu.

Nữ tu Ljubica Šekerija của dòng Các Nữ Tử của Lòng Từ Bi Chúa cho Đức Thánh Cha Phanxicô biết khi chị đang điều hành một nhà dành cho người cao tuổi và khuyết tật tại trung tâm Bosnia thì chiến tranh nổ ra. Năm 1993, những người nước ngoài có vũ trang từ các nước Ả Rập đã bắt cóc chị cùng với một linh mục địa phương đang bị ốm và ba nhân viên cứu trợ Caritas. Nhiều người không phải Kitô giáo sống trong thị trấn đã ùa ra hai bên đường để hoan nghênh các chiến binh Hồi Giáo Ả rập và chế giễu chị và những người bị bắt khi họ bị lùa lên một chiếc xe tải. Chị bị đánh đập dã man, bị đe dọa, bị kê súng vào đầu bắt chuyển sang đạo Hồi. Khi một chiến binh cầm một thanh kiếm dí vào chị, và bắt vị linh mục phải lấy chân dẫm lên chuỗi tràng hạt của chị, chị đã nài nỉ ngài đừng phỉ báng một vật thánh thiêng. Chị thà chết còn hơn. Chị cũng cho biết nhiều nam nữ tu sĩ Công Giáo đã bị giết hại trong chiến tranh.

Đức Thánh Cha đã ứng khẩu nói như sau:

Tôi đã chuẩn bị một bài giảng cho anh chị em, nhưng sau khi nghe chứng tá của các linh mục và nữ tu, tôi cảm thấy cần phải ứng khẩu nói chuyện với anh chị em. Các vị đã nói với chúng ta về kinh nghiệm của họ, những điều tốt và những điều xấu, vì vậy tôi sẽ trao lại bài giảng của tôi cho Đức Hồng Y Tổng Giám Mục. Đó là một bài giảng tốt! Các nhân chứng đã nói về mình. Đây là ký ức của anh chị em. Một dân tộc không có ký ức thì không có tương lai. Đây là ký ức của những người cha, người mẹ của anh chị em trong đức tin. Chỉ có ba người đã nói, nhưng đằng sau đó là cơ man những người khác đã phải đau khổ.

Anh chị em thân mến, đừng quên lịch sử của mình, không phải để giữ trong lòng mối thù hận, nhưng để kiến tạo hòa bình. Trong máu của anh chị em, trong ơn gọi của anh chị em có máu và ơn gọi của nhiều nam nữ tu sĩ, các linh mục và chủng sinh. Thánh Tông Đồ Phaolô, trong thư gửi tín hữu Do Thái nói rằng chúng ta không được quên những người đã đi trước chúng ta, những người đã truyền lại đức tin cho chúng ta. Những người này đã truyền lại đức tin cho anh chị em, và dạy anh chị em làm thế nào để sống Đức Tin. Thánh Tông Đồ Phaolô nói với chúng ta rằng đừng quên Chúa Giêsu Kitô, là vị tử đạo đầu tiên. Những vị này đã tiếp bước Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta cần phải khôi phục lại ký ức để kiến tạo hòa bình.

Một vài lời vang lên trong trái tim tôi: Một trong những lời này là “tha thứ”. Một người nam nữ đã tận hiến cuộc đời mình cho Chúa, nhưng không biết làm sao để tha thứ, thì có giá trị gì? Tha thứ cho một kẻ thù nói xấu mình, ganh ghét với mình, không phải là khó khăn. Nhưng tha thứ cho một người đã đá anh chị em và làm tổn thương anh chị em, đe dọa cuộc sống của anh chị em với một khẩu súng, là không dễ. Tuy nhiên, họ đã làm điều này, và họ xúi chúng ta nên đáp lại như thế. Có một cái gì khác vẫn ở lại trong tôi về 120 ngày trong trại tập trung. Đã bao nhiêu lần tinh thần của thế gian khiến chúng ta quên những người đã đi trước chúng ta với những đau khổ của họ? Những ngày trong trại tập trung được tính từng phút bởi vì mỗi phút, mỗi giờ, đều là một sự tra tấn: sống chung với nhau, bẩn thỉu, không có thức ăn hoặc nước uống, nóng và lạnh, và mọi thứ đều kéo dài rất lâu. Còn chúng ta lại là những người phàn nàn khi đau răng, hoặc vì chúng ta muốn có một TV trong phòng mình, hoặc vì muốn có nhiều tiện nghi, hoặc chúng ta bàn tán về bề trên vì thức ăn không ngon. Đừng quên các chứng tá của những người đi trước. Hãy nghĩ đến bao nhiêu đau khổ họ phải chịu. Các nữ tu, linh mục và giám mục với tinh thần thế gian là những bức tranh biếm hoạ chẳng có giá trị gì vì họ không nhớ đến các vị tử đạo. Họ không nhớ đến Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh, Đấng là vinh quang duy nhất của chúng ta.

Tôi nghĩ về những câu chuyện chúng ta đã được nghe, về người dân quân đã cho chị nữ tu một quả lê, và về người phụ nữ Hồi giáo hiện đang sống ở Mỹ, là người đã cho một linh mục ăn. Chúng ta đều là anh chị em, thậm chí cả những người tàn nhẫn. Tôi không biết người dân quân đã suy nghĩ những gì, nhưng có lẽ người ấy cảm nhận được Chúa Thánh Thần. Có lẽ ông ta nhớ đến mẹ mình khi ông ta tặng trái lê cho người nữ tu. Và người phụ nữ Hồi giáo đã vượt ra ngoài sự khác biệt tôn giáo vì cô tin vào Thiên Chúa. Hãy tìm kiếm Thiên Chúa của tất cả. Chúng ta đều có khả năng tìm kiếm những hạt giống của sự thiện, vì chúng ta tất cả là con cái của Thiên Chúa. Phúc cho anh chị em là những người rất gần gũi với những chứng nhân này. Xin đừng bao giờ quên họ. Cầu xin cho cuộc sống của chúng ta có thể vươn lên bất chấp những ký ức này. Tôi nghĩ về vị linh mục mà cha mẹ và chị em đã chết, ngài trơ trọi một mình nhưng ngài là hoa trái của tình yêu, tình yêu hôn nhân. Tôi nghĩ về những gì Đức Hồng Y Tổng Giám Mục nói: những gì xảy ra với khu vườn sự sống? Tại sao nó không phát triển? Hãy cầu nguyện cho các gia đình có thể phát triển mạnh với nhiều trẻ em và từ đó có thể có nhiều ơn gọi. Cuối cùng, tôi muốn nói với anh chị em rằng những gì chúng ta đã được nghe là một câu chuyện về sự tàn bạo. Hôm nay đây, chiến tranh xảy ra trên khắp thế giới, chúng ta thấy quá nhiều sự tàn ác. Hãy là người đối lập với sự tàn nhẫn: hãy dịu dàng, huynh đệ, tha thứ. Và vác thập giá của Chúa Giêsu Kitô. Đó là những gì Giáo Hội Mẹ Thánh mong muốn nơi chúng ta: những việc tử đạo nhỏ, những chứng tá nhỏ cho Thánh Giá Đức Kitô. Xin Thiên Chúa chúc lành cho anh chị em và hãy cầu nguyện cho tôi.

4. Cảm nhận của Đức Thánh Cha Phanxicô về chuyến tông du Sarajevo

Sau Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật mùng 7 tháng 6, Đức Thánh Cha đã cám ơn tín hữu giăng băng rôn chào mừng ngài từ Sarajevo trở về. Ngài nhắc lại chuyến viếng thăm của ngài tại Sarajevo bên Bosnia-Herzegovina, như là người hành hương của hòa bình và niềm hy vọng. Ngài nói: Trong nhiều thế kỷ vùng đất này đã là nơi sinh sống giữa các dân tộc và các tôn giáo, đến độ nó được gọi là “Giêrusalem của tây phương”. Trong quá khứ mới đây, nó đã trở thành biểu tượng các tàn phá của chiến tranh. Giờ đây đang có một tiến trình hòa giải và nhất là chính vì thế mà tôi đã đi để khích lệ con đường chung sống hòa bình này giữa các dân tộc khác nhau. Nó là một con đường mệt nhọc, khó khăn, nhưng có thể. Họ đang làm tốt điều này.

Tôi xin lập lại lòng biết ơn của tôi đối với các giới chức chính quyền và toàn dân thành phố vì sự tiếp đón nồng hậu. Tôi xin cám ơn cộng đoàn Công Giáo, mà tôi đã muốn đem lòng trìu mến của Giáo Hội hoàn vũ đến cho. Và tôi cũng xin đặc biệt cám ơn tất cả mội tín hữu: chính thống, hồi giáo, do thái và các người thuộc các tôn giáo khác.

Tôi đánh giá cao dấn thân cộng tác và liên dới giữa các người thuộc các tôn giáo khác nhau, và thúc đẩy họ tiếp tục công trình tái thiết tinh thần và luân lý của xã hội. Họ làm việc với nhau như anh em. Xin Chúa chúc lành cho Sarajevo và Bosnia-Herzegovina.

5. Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự thánh lễ kính Mình Máu Thánh Chúa

Lúc 7 giờ chiều thứ Năm 4 tháng 6, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ kính Mình Máu Thánh Chúa tại thềm Đền thờ thánh Gioan Laterano.

Tham dự thánh lễ, có đông đảo các Hồng Y và Giám Mục, cùng với các vị Giám Chức, linh mục và hàng chục ngàn tín hữu.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đặc biệt nhấn mạnh đến hai công hiệu của Thánh Thể là mối giây hiệp thông liên kết các tín hữu và đồng thời làm cho chúng ta duy trì được phẩm giá Kitô của mình. Ngài giải thích một đoạn trong bài đọc II của giờ kinh sách của ngày lễ kính Mình Thánh Chúa: “Để khỏi bị phân tán, anh chị em hãy ăn mối giây hiệp thông này; và khỏi bị hạ giá, anh chị em hãy uống giá cứu chuộc chúng ta đây”.

Chúng ta tự hỏi đâu là ý nghĩa ngày hôm nay của việc bị tách ra từ Ngài, của tuyệt vọng - như những kẻ hèn nhát – trước tình trạng tội lỗi của chúng ta?

Ngài nói:

Chúng ta bị tách ra khỏi Chúa Kitô khi chúng ta không vâng phục Lời Chúa, khi chúng ta không sống tình huynh đệ với nhau, khi chúng ta cạnh tranh để chiếm chỗ nhất, khi chúng ta không có can đảm để đưa ra các chứng tá bác ái, khi chúng ta không thể mang đến hy vọng. Bí tích Thánh Thể giúp chúng ta không thể bị tách khỏi Ngài, vì đó là mối dây hiệp thông, là sự viên mãn của Giao ước, là dấu chỉ sống động về tình yêu của Chúa Kitô Đấng đã tự hạ mình và tự hủy mình đi vì chúng ta, để chúng ta được lưu lại trong tình hiệp nhất. Khi tham dự Thánh Lễ, và được nuôi dưỡng bằng Thánh Thể, chúng ta được tháp nhập vào một hành trình không chấp nhận chia rẽ. Chúa Kitô hiện diện trong chúng ta qua hình bánh và hình rượu, đòi hỏi rằng sức mạnh của tình thương phải vượt thắng mọi xâu xé, và đồng thời trở thành sự hiệp thông với người nghèo, nâng đỡ người yếu, quan tâm huynh đệ đến những người vất vả trong khi chịu đựng gánh nặng của đời sống thường nhật.

Và ngày nay, “svilirci” - tự hạ giá - có nghĩa là gì? là hèn nhát, là tuyệt vọng trước tội lỗi chúng ta, nghĩa là làm tan loãng phẩm giá Kitô của chúng ta. Nó có nghĩa là chúng ta để cho mình bị các thần tượng thời nay tấn công: hư danh, tiêu thụ, đặt cái tôi ở trung tâm mọi sự; cạnh tranh, kiêu hãnh như thái độ của kẻ chiến thắng, không bao giờ nhận mình lầm lỗi hay bất cần một ai. Tất cả những điều đó hạ giá chúng ta, làm cho chúng ta trở thành những Kitô hữu tầm thường, nguội lạnh, nhạt nhẽo.

Đức Thánh Cha đã nhắc đến các tín hữu đang bị bách hại trên thế giới. Ngài nói:

Chút nữa đây, chúng ta sẽ đi bộ dọc theo những con đường, chúng ta cảm nhận được chính mình trong sự hiệp thông với nhiều anh chị em không có quyền tự do bày tỏ đức tin của họ nơi Chúa Giêsu. Chúng ta hãy kết hiệp với họ, chúng ta hãy hát với họ, khen ngợi với họ, yêu mến với họ. Và chúng ta tôn vinh trong tâm hồn chúng ta những anh chị em đã phải hy sinh mạng sống mình vì sự trung tín với Chúa Kitô. Xin cho máu các vị khi kết hợp với máu Chúa sẽ là một bảo chứng cho hòa bình và hòa giải cho toàn thế giới.

6. Đức Thánh Cha tiếp kiến các Hội Giáo Hoàng truyền giáo

Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh giác các Hội Giáo Hoàng truyền giáo đừng trở thành những tổ chức phi chính phủ phân phát tài trợ.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng thứ Sáu mùng 5 tháng 6, dành cho 170 tham dự viên Đại hội thường niên của các Hội Giáo Hoàng truyền giáo, dưới quyền chủ tọa của Đức Hồng Y Tổng trưởng Fernando Filoni. Hiện diện trong khóa họp 6 ngày đặc biệt có các vị Giám đốc toàn quốc các Hội giáo hoàng truyền giáo từ các nước trên thế giới tựu về. Đại diện cho Việt Nam có cha Ngô Quang Tuyên ở Sàigòn.

Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, sau khi nhắc lại sứ mạng cấp thiết của mọi thành phần Giáo Hội phải tích cực tham gia vào công cuộc loan báo Tin Mừng, cũng như vai trò quan trọng và cao quí của các Hội Giáo Hoàng truyền giáo, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng:

“Xin anh em lưu ý để đừng rơi vào cám dỗ trở thành một tổ chức phi chính phủ, một văn phòng phân phát các khoản tài trợ thông thường và ngoại thường. Tiền bạc là trợ giúp hữu ích, nhưng chúng cũng có thể làm hư hỏng việc truyền giáo. Thái độ công chức, khi nó được đặt ở trung tâm, hoặc chiếm chỗ đứng quá lớn, như thể đó là điều quan trọng nhất, thì nó sẽ đưa anh em đến chỗ tàn lụi; vì cách thức đầu tiên để chết chính là coi những “nguồn mạch” là điều tự nhiên mà có, nghĩa là không còn để ý đến Đấng làm cho miền truyền giáo được sinh động. Với bao nhiêu kế hoạch và chương trình, xin anh em vui lòng đừng gạt bỏ Chúa Giêsu Kitô ra ngoài các công trình Truyền giáo, vì đây là công trình của Chúa.”

Đức Thánh Cha cũng cảnh giác rằng: “Một Giáo Hội thu hẹp vào hiệu năng của các guồng máy như một đảng phái, thì là một Giáo Hội chết, cho dù các cơ cấu và chương trình hỗ trợ các giáo sĩ và giáo dân “tự thu dụng” còn phải kéo dài nhiều thế kỷ”.

“Không thể có một sự loan báo Tin Mừng nếu không ở trong năng lực thánh hóa của Chúa Thánh Linh, là Đấng có khả năng đổi mới, đánh động, mang lại đà tiến cho Giáo Hội trong sự táo bạo đi ra khỏi mình để loan báo Tin Mừng cho mọi dân tộc” (Xc E.G. n.261).

Trong 3 ngày của khóa họp 6 ngày ở Roma, các vị Giám đốc toàn quốc các Hội Giáo Hoàng cứu xét và quyết định về việc tài trợ cho các chủng viện, học viện, tập viện, cũng như các dự án hoạt động tại các xứ truyền giáo

7. Đức Thánh Cha tiếp tổng thống Chí Lợi

Hôm thứ Sáu mùng 5 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp nữ Tổng thống Chí Lợi là bà Michelle Bachelet Jeria.

Một tuyên bố từ văn phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết các cuộc thảo luận của hai vị đã diễn ra thân mật trong đó nhấn mạnh đến quan hệ song phương tốt đẹp hiện nay giữa hai bên với hy vọng rằng Tòa Thánh và Chí Lợi có thể tiếp tục tăng cường các quan hệ này trong khuôn khổ các quy định của luật pháp quốc tế.

Các vấn đề quan tâm chung như bảo vệ sự sống con người, giáo dục và an toàn xã hội cũng đã được đề cập. Hai vị đã nhấn mạnh trên vai trò và sự đóng góp tích cực của các tổ chức Công Giáo trong xã hội Chí Lợi, đặc biệt là liên quan đến việc thăng tiến con người, giáo dục và giúp đỡ cho những người cần được trợ giúp.

Hai vị cũng đã trao đổi một cái nhìn tổng quan về tình hình ở châu Mỹ Latinh, với một tham chiếu đặc biệt tới những thách thức khác nhau đang ảnh hưởng đến châu lục này.

Sau cuộc tiếp kiến với Đức Thánh Cha, bà tổng thống đã gặp Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Bộ trưởng Ngoại giao.

8. Sứ điệp của Đức Thánh Cha gởi đến hội nghị Liên Hiệp Quốc về những thay đổi khí hậu. Thông điệp môi sinh được công bố ngày 18 tháng 6

Giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu là một nghĩa vụ đạo đức, mà nhân loại có thể thực hiện đầy đủ “chỉ khi chúng ta hành động cùng nhau và đồng ý với nhau”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho biết như trên trong một thông điệp gởi tới một hội nghị của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, đang diễn ra tại Lima, Peru.

Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng vén mở ra những chủ đề mà ngài sẽ đề cập trong thông điệp sắp tới về môi trường. Ngài đưa ra sự hỗ trợ và khuyến khích cho công việc của các hội nghị Liên Hợp Quốc về chủ đề này. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng vấn đề biến đổi khí hậu có tầm quan trọng đặc biệt đối với người nghèo, là những người ít có khả năng nhất trong việc đối phó với những hậu quả.

Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh đến trách nhiệm của các nhà lãnh đạo thế giới để bảo vệ thiên nhiên, nhằm gìn giữ tốt một môi trường lành mạnh cho các thế hệ tương lai.

Trong một diễn biến có liên quan, một ký giả thông thạo các tin tức của Vatican là Andrea Tornielli nói rằng thông điệp môi sinh của Đức Thánh Cha có tên “Laudato Si”, nghĩa là “Ngợi khen Ngài”, sẽ được công bố vào ngày 18 tháng 6. Đây sẽ là một tài liệu đại kết, ủng hộ lập trường mạnh mẽ về môi trường của Đức Thượng Phụ Barthôlômêô, là Thượng Phụ Đại Kết Chính Thống Giáo thành Constantinople. Tornielli nhận xét rằng có những đề xuất theo đó Đức Giáo Hoàng và Đức Thượng Phụ Barthôlômêô có thể cùng nhau công bố thông điệp này. Tuy nhiên, Tornielli không xác định được nguồn gốc của những lời đề nghị này.

9. Nhận định của Đức Hồng Y Parolin về chuyến tông du Sarajevo của Đức Thánh Cha Phanxicô

Một ngày trước cuộc tông du Sarajevo của Đức Phanxicô, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, cho biết hậu quả của chiến tranh Bosnia khá nặng nề. Cụ thể: dân số Công Giáo, đầu thập niên 1990, là 800,000 nay chỉ còn một nửa.

Ở một số giáo xứ, chỉ còn lại một ít gia đình, và phần lớn các tín hữu đều trọng tuổi cả. Ngài cũng cho hay vì nạn thất nghiệp cao và thiếu cơ hội, nên nhiều người trẻ tiếp tục di cư; hiện tượng này gia trọng với việc giảm dân số nói chung, ảnh hưởng cả tới cộng đồng Công Giáo vốn đang nhỏ dần.

Đức Hồng Y Parolin cũng đề cập tới “tính phức tạp của hệ thống chính trị của xứ này” trong đó, quyền lực được chia sẻ giữa đại diện của nhiều nguồn gốc sắc tộc khác nhau: Bosnia, Serb và Croat.

Trên bình diện hành chánh, các đại diện duy trì sinh hoạt cho Liên Bang Bosnia, Cộng Hòa Serb và Quận Brčko. Chức tổng thống của xứ sở thì luân phiên giữa ba cộng đồng, cứ mỗi 8 tháng. Hiện nay chức vụ này do người Serb đảm nhiệm. Cả ba nhà lãnh đạo sẽ cùng gặp gỡ Đức Phanxicô vào buổi sáng Thứ Bẩy này.

Đức Hồng Y Parolin nhấn mạnh rằng sự phức tạp của hệ thống này có nghĩa; điều cần là phải đạt cho bằng được sự bình đẳng ở mọi bình diện: chính trị, văn hóa và xã hội,cho mọi công dân, trong khi phải thừa nhận các căn tính đặc thù của họ, bất kể con số. Điều này, theo ngài, là một điều kiện có lợi cho hòa bình, và đồng thời, với sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế, nó sẽ nâng đỡ khát vọng tự nhiên của cả nước là được hội nhập vào Liên Hiệp Âu Châu.

Ngài cho hay: với chiều hướng này, “nó có thể là điển hình cho nhiều tình huống vẫn tiếp tục hiện hữu trên thế giới, nơi tính đa dạng không được tiếp hợp và chấp nhận, trở thành lý do tranh chấp và đối nghịch, thay vì cùng thịnh trị”.

Đức Hồng Y hy vọng rằng chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng “không những sẽ góp phần vào ích chung và cải thiện tình thế của xứ sở, mà còn là lời mời gọi gửi tới mọi người và mọi quốc gia để họ tìm lại được các lý lẽ cho hòa bình, hòa giải và tiến bộ, bất kể đó là lý lẽ nhân bản, thiêng liêng hay vật chất”.

10. Các tín hữu trên thế giới mừng Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô với những cuộc rước kiệu truyền thống

Hàng triệu người Công Giáo trên thế giới đã cử hành Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô hay cò gọi là Corpus Christi đúng vào ngày thứ Năm 4 tháng Sáu, là ngày thứ Năm sau lễ Chúa Ba Ngôi. Bên cạnh thánh lễ, các buổi cử hành còn kèm theo một cuộc rước Mình Thánh Chúa qua các đường phố.

Tại nhiều nước Âu Châu, các tín hữu tham gia trong đoàn rước trong những trang phục truyền thống rất đẹp khi họ rước kiệu Mình Thánh Chúa qua các đường phố.

Tại thành phố Appenzell của Thụy Sĩ, các thiếu nữ và phụ nữ mặc trang phục Taefeli-Meedli đã có từ thời Trung Cổ rước Mình Thánh Chúa từ nhà thờ chính tòa Appenzell đến quảng trường chính của thành phố.

Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô là ngày lễ lớn tại Ba Lan và Áo, nơi nhiều thị trấn và thành phố tổ chức những đám rước cùng với Mình Thánh Chúa và tượng Đức Mẹ. Một trong những hình ảnh nổi tiếng là cảnh những người trẻ trong trang phục truyền thống tham gia rước Mình Máu Thánh Chúa Kitô ở Witow, Ba Lan

Trong khi đó, quý ông mặc y phục truyền thống đi ngựa trong một đám rước Mình Thánh Chúa ở Brixen, Thale, Áo. Corpus Christi là một ngày lễ nghỉ tại sáu bang của Đức, nơi nhiều thành phố và thị trấn vẫn giữ truyền thống rước kiệu. Các cô gái trẻ, đặc biệt trong cộng đồng Sorbian ăn mặc như phù dâu trong trang phục truyền thống màu trắng.

11. Dân số Công Giáo thế giới đã tăng hơn 400 triệu kể từ năm 1980

Dân số Công Giáo thế giới đã tăng hơn 400 triệu kể từ năm 1980, với sự tăng trưởng mạnh nhất là ở châu Phi và châu Á. Một nghiên cứu mới của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng trong các hoạt động Tông Đồ, gọi tắt là CARA của Đại học Georgetown đã cho biết như trên. Mặc dù các nghiên cứu của CARA cho thấy có sự tăng trưởng chung trong số người Công Giáo, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy một số tin tức đáng buồn đối với Giáo Hội.

Người Công Giáo ít nhận lãnh các bí tích hơn, và việc kết hôn trong Giáo Hội đã sụt giảm.

Trong khi số lượng tuyệt đối người Công Giáo trên thế giới được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng cho đến năm 2050, tỷ lệ người Công Giáo trong dân số chung của thế giới có thể là không thay đổi bao nhiêu.

Số lượng các giáo xứ Công Giáo đã không tăng kịp với số lượng người Công Giáo, và số linh mục phục vụ các tín hữu Công Giáo đã giảm mạnh đến 35% trên toàn thế giới kể từ năm 1980.

Các nghiên cứu của CARA cho thấy có một sự tương phản rõ rệt giữa một bên là sự phát triển mạnh của Giáo Hội tại châu Phi và châu Á, và một bên là sự suy giảm tại châu Âu. Từ năm 1980, châu Phi đã chứng kiến một sự tăng trưởng đến 238% số người Công Giáo, trong khi số giáo xứ tăng 112%, và số lượng các linh mục tăng 131%. Trong cùng thời kỳ này, tại châu Âu, số lượng người Công Giáo chỉ tăng 6%, nhưng số lượng các giáo xứ đã giảm 12% và số lượng của các linh mục đã giảm mạnh đến 32%.

Sự suy giảm tại châu Âu còn thể hiện nơi sự sụt giảm về số lượng các lễ cưới trong nhà thờ từ 1,5 triệu vào năm 1980 chỉ còn 650,000 vào năm 2012 và sụt mất đến 1.5 triệu trẻ được rửa tội.

Giáo Hội cũng đang tăng trưởng ở châu Á, nơi mà số người Công Giáo đã tăng 115% và số lượng của các linh mục tăng 121%.

Châu Mỹ gồm cả Bắc và Nam Mỹ tăng trưởng chậm hơn với 56% trong số người Công Giáo, và 2% trong số các linh mục.

Châu Đại Dương cũng tương tự. Số người Công Giáo gia tăng 67% Công Giáo, và số các giáo xứ tăng 5%.

Các nghiên cứu của CARA cho thấy tỷ lệ người Công Giáo nhận các bí tích một cách thường xuyên giảm trên thế giới kể từ năm 1980. Mức giảm mạnh nhất là ở châu Âu, tiếp theo là châu Mỹ.

12. Đức Thánh Cha sẽ gặp tổng thống Nga Vladimir Putin vào tuần tới

Trong buổi họp báo hôm thứ Sáu 5 tháng Sáu, Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tiếp tổng thống Nga Vladimir Putin vào sáng thứ Tư 10 tháng Sáu.

Tổng thống Vladimir Putin trước đây đã được Đức Thánh Cha tiếp hôm 25 Tháng Mười Một 2013. Nội dung của cuộc họp chưa được cho biết nhưng người ta hy vọng vấn đề Nga xâm lược Ukraine sẽ được đưa ra thảo luận.

Sau cuộc họp với Đức Giáo Hoàng, tổng thống Putin sẽ thăm các hội chợ triển lãm tại Milan, nhân dịp 'Ngày nước Nga' tại cuộc triển lãm này.

Ông Putin dự kiến sẽ gặp với tổng thống Italia, Sergio Mattarella, và Thủ tướng Ý, Matteo Renzi.

13. Đức Hồng Y Walter Kasper thừa nhận Đức Thánh Cha Phanxicô chưa bao giờ tán thành đề nghị của ngài

Đức Hồng Y Walter Kasper đã thừa nhận rằng Đức Thánh Cha Phanxicô chưa bao giờ tán thành đề nghị của ngài theo đó người Công Giáo đã ly dị và tái hôn có thể được rước lễ trong một số trường hợp nhất định.

Trong công nghị Hồng Y hồi tháng 2 năm 2014, Đức Hồng Y đã đưa ra đề nghị này. Nhưng ngài cho biết rằng Đức Thánh Cha đã mời ngài nói, nhưng sẽ là một “sự hiểu lầm” nếu nghĩ rằng Đức Thánh Cha đã tán đồng với ngài về đề nghị này.

Trong một cuộc phỏng vấn với Raymond Arroyo của EWTN, Đức Hồng Y Kasper phủ nhận đã từng nói rằng Đức Giáo Hoàng ủng hộ đề nghị của ngài. Khi Arroyo trích dẫn một tuyên bố của Đức Hồng Y Kasper với ẩn ý là Đức Giáo Hoàng đã tán thành đề nghị này, Đức Hồng Y Kasper trả lời: “Không.. . ngài đã không chấp nhận đề nghị của tôi.”

Đức Hồng Y Kasper giải thích rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã muốn ngài nêu ra vấn đề, và muốn thảo luận về đề nghị đó, nhưng “tôi không nói ngài chấp thuận đề nghị này; không không, không. “

Tháng Mười năm ngoái, trong một cuộc phỏng vấn với Catholic News Service, Đức Hồng Y Kasper đã ngụ ý rằng Đức Thánh Cha đồng ý với kế hoạch của Ngài, nhưng cho biết rằng Đức Giáo Hoàng sẽ không có hành động nào nếu không có sự chấp thuận của Thượng Hội Đồng Giám Mục. Trong cuộc phỏng vấn ấy ngài nói “Tôi có ấn tượng là Đức Giáo Hoàng sẵn sàng để tái khẳng định một điều như vậy, nhưng bây giờ nó phụ thuộc vào tiếng nói của các giám mục trong Thượng Hội Đồng”.

Trong cuộc phỏng vấn với Arroyo, Đức Hồng Y Kasper nhấn mạnh rằng ngài đã trình bày một vấn đề để thảo luận tại Thượng Hội Đồng Giám Mục, nhưng không kêu gọi có sự thay đổi. “Đó không phải là một đề nghị,” ngài nói.
 
Thánh Ca
Thánh Ca: Ở Lại Với Con - Trình bày: Ca Sĩ Kim Thúy
VietCatholic Network
12:15 11/06/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây