Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Của thánh, đừng quăng cho chó; ngọc trai, chớ liệng cho heo, kẻo chúng giày đạp dưới chân, rồi còn quay lại cắn xé anh em.
“Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Mô-sê và lời các ngôn sứ là thế đó.
“Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy.”
Đó là lời Chúa
28. Đầy tớ của Thiên Chúa là gì? Đầy tớ của Thiên Chúa không chỉ là thi nhân hát ca trên phố. Nhiệm vụ duy nhất của thi nhân là ở tại chỗ làm phấn chấn lòng người, thúc đầy lòng người, cổ võ lòng người, làm cho lòng người hướng về những sự vui vẻ cao siêu ở trên trời.
(Thánh Francis of Assisi)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ngãi Địa là một người thuộc gia đình giàu có, ỷ gia đình giàu có nên suốt ngày ăn không ngổi rỗi, cái gì cũng không học. Lý Mông thì không giống với nó, nhà nó rất nghèo nhưng rất thích tự lực cánh sinh, nó đã học biết cách đan giỏ rất nhà nghề.
Một hôm, Ngãi Địa đi câu cá ven biển, Lý Mông cũng chặt cành liễu ven biển, khi chúng nó chuẩn bị trở về nhà thì trong rừng xông ra mấy tên hải tặc, sát khí đằng đằng áp sát chúng nó, hai thiếu niên ngay một chút phản kháng cũng không có, cuối cùng bị bọn cướp bắt lên thuyền dự định bán cho người khác làm nô lệ.
Thuyền của hải tặc đi trên biển thì bị sóng to gió lớn va vào tảng đá ngầm, thuyền bị chìm, chỉ còn hai đứa trẻ là không bì chết chìm. Khi chúng nó tỉnh lại thì phát hiện mình bị trôi dạt vào một hồn đảo ký lạ, trên đảo toàn là thổ dân man rợ tàn khốc.
Lý Mông nghĩ nếu đan một vài cái giỏ, nói không chừng đánh động lòng họ, thế là lấy con dao nhỏ trong túi ra đến nơi có nhiều cành liễu, bắt đầu đan giỏ ! Những người thổ dân, bất kỷ nam phụ lão ấu, tất cả đều vây quanh coi nó làm việc.
Một cái giỏ vừa đan xong rất là đẹp, Lý Mông đem nó dâng cho tù trưởng, những người khác rất ngưỡng mộ, cũng muốn có, nên mời Lý Mông đan giỏ tiếp. Lại còn đặc biệt làm cho nó một cái nhà tranh dưới một gốc cây có quả ngon để nó yên tâm làm việc. Như thế, khi nó đói thì có thể tự do thưởng thức trái cây ngon ngọt. Các thổ dân lại còn hứa sẽ luôn lo cho nó có thức ăn.
Về sau, họ cũng yêu cầu Ngãi Địa đan giỏ cho họ, khi họ biết rằng Ngãi Địa không biết đan giỏ thì hung hãn đánh nó. Nếu không có Lý Mông nói tốt cho nó thì nó chắc bị đánh chết. Tù trưởng yêu cầu lột bỏ cái áo khoác quý giá trên người nó đưa cho Lý Mông mặc, và bắt nó chỉ mặc áo quần vừa thô vừa cũ rách. Hơn nữa còn bắt nó làm người sai vặt cho Lý Mông, mỗi ngày đi nhặt cành liễu để cho Lý Mông đan rỗ.
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 86:
Mỗi ngày nên học một thứ gì đó thì cuộc sống sẽ không trở nên vô vị, bởi vì khi học thêm được điều gì thì trí óc chúng ta sẽ trở nên sáng suốt và tư tưởng của chúng ta cũng nhờ đó mà hướng lên cao.
Học hoài học mãi, đến già vẫn còn học, đó chính là bí quyết vui tươi và thông thái của người biết học.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
QUÝ HƠN VÀNG
“Những gì các con muốn người ta làm cho mình, hãy làm cho người ta như thế!”
.
Paul Wagner mỉa mai, “Quy tắc vàng là quy tắc ‘người có vàng’ đặt ra!”. Bernard Rimland đính chính, “Quy tắc vàng là quy tắc giúp người ta có tấm lòng vàng!”. Ông nói, “Người chỉ nỗ lực cho hạnh phúc bản thân ít có khả năng hạnh phúc hơn người tìm đem hạnh phúc cho kẻ khác!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Hơn cả hai nhận định trên, trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu lấy lại ‘quy tắc vàng’ của các tiên tri và lề luật để tiết lộ cho chúng ta một quy tắc còn ‘quý hơn vàng!’.
Theo Bernard Rimland, ‘quy tắc vàng’ là quy tắc đối nhân xử thế tốt lành căn bản của con người. Quy tắc đó được Abraham áp dụng trong bài đọc Sáng Thế hôm nay; qua đó, đã có tranh chấp xảy ra giữa những người chăn chiên của Abraham và Lót, cháu ông. Lý do, đất của họ “không đủ chỗ cho cả hai người” và những đàn gia súc. Khả năng xảy ra xung đột là điều không thể tránh khỏi! Tuy nhiên, với xử sự cao thượng của Abraham, những manh nha xung đột lụi tàn. Đầy nhân ái, Abraham nói, “Trước mặt cháu, cả một miền rộng rãi, xin cháu hãy lìa khỏi bác; nếu cháu đi bên tả, bác sẽ đi bên hữu; nếu cháu chọn phía phải, bác sẽ đi phía trái”. Không thể nhân ái hơn!
Cách nào đó, lối cư xử cao thượng của Abraham dành cho Lót trước vùng ‘Đất Mới’ tiên báo lối xử thế nhân văn hơn mà Chúa Giêsu sẽ chỉ ra cho các thần dân của Ngài trong ‘Vương Quốc Mới’; tuy nhiên, Ngài còn đi xa hơn với một quy tắc ‘quý hơn vàng’. Đó là bất kể những người cư xử với chúng ta là ai, bất kể họ thế nào; kẻ thù hay là gì đi nữa… Ngài vẫn yêu cầu chúng ta yêu thương như Ngài đã yêu, “Hãy yêu thương thù địch, hãy cầu nguyện và làm ơn cho những kẻ bách hại các con!”.
Điều này thật không dễ! Thánh Vịnh đáp ca đặt câu hỏi, “Lạy Chúa, ai được vào ngụ trong nhà Chúa?”. Nghĩa là, ai được vào Vương Quốc Mới của Ngài? Đó là những ai dám đi vào cửa hẹp để bước trên một con đường thật nhỏ. Ngài nói, “Các con hãy vào qua cửa hẹp!”. Cửa hẹp đó, con đường đó, chính Ngài đã bước vào, đã đi qua, con đường thập giá; đúng hơn, chính Ngài là cửa hẹp và là con đường. ‘Cửa Hẹp Giêsu’, ‘Con Đường Giêsu’ luôn rộng mở để bạn và tôi có thể đi vào và cất bước với sự trợ giúp của ân sủng.
Anh Chị em,
“Hãy làm cho người ta như thế!”. Thế giới sẽ rất khác, Giáo Hội sẽ rất khác, nếu chúng ta luôn sống quy tắc vàng và hơn thế, đi vào những lối hẹp Tin Mừng ‘quý hơn vàng’ của Chúa Giêsu. Chúng ta không “nỗ lực tìm hạnh phúc cho riêng mình”, nhưng “tìm đem hạnh phúc cho người khác”. Đó là những hành động yêu thương mà chúng ta âm thầm thực hiện bền bỉ mỗi ngày. Vậy bạn và tôi thích con đường dễ dàng chỉ nghĩ đến mình, hay chọn đi vào ‘Cửa Hẹp Giêsu’, ‘Con Đường Giêsu?’. Điều này, một đôi khi, khiến cho lòng ích kỷ rơi vào khủng hoảng, nhưng chắc chắn bạn và tôi ngày càng đến gần sự thánh thiện và tâm hồn luôn tràn đầy hạnh phúc. Chúng ta đang ở bên nào? Và nếu chúng ta chỉ luôn “tìm đem hạnh phúc cho người khác”, hẳn sẽ có ít xung đột hơn trên địa cầu đáng thương này!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Nguyện xin Chúa giúp con bắt đầu và lại bắt đầu, rũ bỏ mọi ‘tầm thường’ để cống hiến cách ‘phi thường’ bằng những chắt chiu giữa những việc ‘đời thường!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
YÊU CHÚA
Chúa Nhật 13 Thường Niên : Mt 10, 37-42.
Suy niệm
Đoạn Phúc Âm này nằm trong bối cảnh lúc Đức Giêsu vừa chọn nhóm Mười Hai, và trình bày những gì Ngài chờ đợi nơi họ. Đó là yêu Ngài trên tất cả; vác thập giá mình mà theo Ngài; liều mạng sống vì Ngài.
1. “Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy…”.
Đây là lời mời gọi theo Chúa với lòng yêu mến Ngài trên hết mọi sự và mọi người, trên cả tình thâm ruột thịt. Có những khi ta không hẳn là từ chối Chúa, nhưng theo Ngài nửa vời, vì để cho tình cảm riêng tư xen vào, khiến ta không thực hiện được điều Chúa muốn. Có lẽ ta thấy sự hiện diện của mình quá quan trọng đối với những ai đó, đến nỗi quên đi sự hiện diện và quyền năng của Chúa trong đời họ. Nếu như ta dám dấn thân theo tiếng gọi, thì hãy phó thác tất cả cho lòng nhân từ của Chúa, vì tin rằng Ngài yêu những người thân yêu của ta còn hơn chính ta; rằng Ngài có kế hoạch tốt nhất cho họ. Đang khi đó vẫn có những trường hợp mà chúng ta đành bó tay, dù có yêu thương họ cỡ nào chăng nữa cũng chẳng làm gì hơn cho họ. Hãy để cho mọi sự diễn ra theo ý muốn của Chúa, dù tình cảnh trước mắt xem ra thật éo le, nhưng Chúa có cách của Chúa. Thật ra, mọi cái còn đang ở phía trước, và tất cả đều nằm trong sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa.
2.“Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy”.
Thập giá được đón nhận làm rơi xuống cái ảo tưởng, và cho thấy sự thật về chính mình; cho thấy mình là ai giữa những tạm bợ của cuộc sống này, và giúp mình nhận ra lẽ sống chân thật. Thập giá không chỉ là chấp nhận những gian nan thống khổ, mà còn gắn liền với hy sinh và giũ bỏ ý riêng để ý Chúa được hình thành. Mọi tránh né cũng như tìm cách che chắn cho mình khỏi những thập giá hằng ngày đều là cách thức muốn phủ nhận Đức Kitô. Tất cả những gì gọi là con đường tắt, cuối cùng chỉ là ngụy biện, trống rỗng và tự lừa dối mình. Bởi vì đích điểm của cuộc đời theo Chúa là đỉnh núi Canvê, nơi Chúa Cha đang chờ đợi ta như đã chờ đợi chính Con yêu dấu của Ngài. Sau thập giá mới là vinh quang mà Chúa muốn trao ban cho chúng ta mãi mãi.
3. “Ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được”.
Tin Mừng của Chúa Giêsu là một “Tin Mừng khổ lụy”, nghĩa là không chỉ có rao giảng, mà chủ yếu là thực thi. Hội Thánh đã dạy: “Các con hãy chú tâm tin điều các con đọc, dạy điều các con tin và thi hành điều các con dạy”. Lời khuyên dạy này không chỉ dành riêng cho các Phó tế hay Linh mục, nhưng còn phải là lời khuyên cho mọi Kitô hữu chúng ta để sống đức tin của mình. Người sống đức tin cũng có nghĩa là người dám chết vì đức tin để làm chứng cho Chúa, là người dám liều mạng sống mình để Chân lý và Tình yêu Chúa được tỏ hiện. Nếu không sẵn sàng như thế, thì Tin Mừng trở nên mơ hồ, thập giá trở thành đồ trang sức, và đạo lý cứu độ biến thành mớ lý thuyết suông.
Nhạc sĩ Văn Cao có những vần thơ nói về vấn đề sống-chết nghe như âm hưởng của Lời Chúa: “Giữa sự sống và sự chết, tôi chọn sự sống. Để bảo vệ sự sống, tôi chọn sự chết”. Sự sống là cái gì quý giá nhất trong đời mà ta phải nâng niu, bảo toàn. Thế nhưng cố tìm mọi cách để bám níu lấy sự sống tạm bợ này, thì chẳng khác nào ôm vào khoảng không để rồi rơi vào tuyệt vọng. Cái chết trong cuộc sống này chỉ là mất đi hình hài thể lý, nhưng sự sống linh thiêng vẫn còn nguyên. Chính thái độ tham sống sợ chết mới làm ta chết thật. Chỉ khi dám chết vì Chúa, Đấng hằng sống, ta mới tìm lại sự sống thật cho mình. Chính trong ý nghĩa đó mà chúng ta ngộ ra chân lý trong Kinh Hòa Bình của thánh Phaxicô: “chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”.
Trên đời này không có gì cao đẹp và ý nghĩa cho bằng người dám chết vì người mình yêu. Cái chết đáng ca tụng biết bao, khi nó là sự dâng hiến cuối cùng cho Đấng mà chúng ta suốt đời phụng sự với cả lòng yêu mến. Chúa Giêsu đã gọi giờ chết của Ngài là giờ được tôn vinh (x. Ga 12,23), vì đó là cái chết của sự tự nguyện, tự hiến, vì yêu mến Cha và yêu thương nhân loại. Sự tôn vinh của Chúa Giêsu cũng là sự tôn vinh con người trong ơn cứu chuộc, cũng là tôn vinh tất những ai đã bước theo Chúa trên con đường thập giá với tất cả tình yêu.
Tình yêu làm cho chúng ta nên đồng hình đồng dạng với Đức Giêsu, nên tình yêu cũng làm cho chúng ta được phục sinh trong vinh quang với Ngài. Vì thế mà ngay từ bây giờ, chúng ta phải tập chết đi cho con người cũ tội lỗi của mình, để chuẩn bị cho cái chết cuối cùng của mỗi người chúng ta, như một sự dâng hiến trọn vẹn cho Thiên Chúa.
Lời nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Tuổi trẻ thường háo hức với tình yêu,
vì tình yêu trong đời là tất cả,
chẳng có gì no thỏa bằng tình yêu,
không tình yêu mọi thứ sẽ tiêu điều.
Nhưng Chúa muốn con yêu Chúa thật nhiều,
hơn cha mẹ hơn bạn bè đôi lứa,
và còn lớn hơn nữa mạng sống mình,
con cũng phải dám hy sinh cho Chúa.
Tình cảm gia đình rất đỗi thiêng liêng,
làm sao con có thể coi thường được,
là nôi sự sống tình thâm nghĩa nặng,
ai là người mà không kính trọng chăng?
Mạng sống của mỗi người đều cao quí,
không thể nào đánh đổi với điều gì,
dù có được lời lãi cả thế gian,
mà mất mạng sống mình có ích chi?
Nhưng Chúa đã cho con nhận biết rằng,
tất cả cuộc đời con là của Chúa,
mọi sự đều do chính Chúa tặng ban,
dâng lại cho Chúa mới là chính đáng.
Đời sống con rồi sẽ rất hoang mang,
nếu con đây không sẵn sàng buông bỏ,
mà chỉ lo toan tính để an nhàn,
không biết lo nên thiện toàn như Chúa,
mà chỉ lo được mất với hơn thua,
không vượt lên khỏi những thứ tầm thường.
Con là kẻ mọn hèn được Chúa thương,
chẳng có gì nơi con là xứng đáng,
được mất hay hơn thua như cỏ hoang,
thành công hay thất bại như dã tràng,
con chỉ mong đời mình không hổ thẹn,
vì đã sống trọn vẹn cả trái tim. Amen.
Trong buổi họp báo ngày 20 tháng 6, 2023 tại Vatican để công bố Tài liệu Làm việc, người ta thấy có sự hiện diện của ba giáo dân đó là Helena Jeppesen-Spuhler của Lenten Action (Thụy sĩ) và là đaị biểu của phái đoàn Thụy Sĩ tại Phiên họp Lục địa Châu Âu tại Prague, Nữ tu Ester Lucas, thành viên của Nhóm Thượng Hội Đồng thuộc Hội nghị Chuyên đề các Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar (SECAM) và Nữ tu Nadia Coppa, A.S.C., Chủ tịch Liên hiệp Quốc tế Các Bề trên Tổng quyền (UISG). Cả ba nhân vật này đều phát biểu cho thấy Tài liệu Làm việc sẽ được sử dụng ra sao để chuẩn bị các thành viên tham dự Phiên họp Thượng Hội Đồng trong tháng 10 và sinh động hóa các nhóm Thượng Hội Đồng địa phương.
Phát biểu của Helena Jeppesen-Spuhler
Xin chân thành cảm ơn quý vị đã mời tôi tham dự cuộc họp báo và đặc biệt xin cảm ơn văn phòng Thư ký Thượng Hội đồng đã tổ chức rất sáng tạo và có sự tham gia của "Diễn trình Thượng Hội đồng" trên toàn thế giới cho đến nay. Diễn trình này đã mang lại một động lực mới và hy vọng cho một diễn trình đổi mới cho Giáo hội.
Bản thân tôi đã tham gia vào tiến trình ở nhiều bình diện khác nhau ở Thụy Sĩ, và gần đây nhất là ở Prague, nơi tôi cũng đã làm việc trong giai đoạn lục địa của tiến trình Thượng Hội Đồng ở bình diện châu Âu.
Tôi có thể làm chứng rằng trong tất cả các giai đoạn cho đến nay, điều sau đây đặc biệt đáng chú ý: Các mối quan tâm và nhu cầu của chúng tôi đang được lắng nghe. Chúng tôi không chỉ đơn giản là những Kitô hữu được mong đợi tiếp nhận và chấp nhận các quy tắc và quy định. Việc làm thế nào chúng tôi trong tư cách tín hữu hiểu đức tin Kitô giáo trong bối cảnh cụ thể của chúng tôi hiện đang được quan tâm.
Và trong các bản văn tương ứng, trong đó kết quả của tiến trình lắng nghe và biện phân được tóm tắt, mối quan tâm của chúng tôi thực sự được tiếp nhận. Chúng là những bằng chứng cho thấy chúng ta đang trên đường tiến tới một giáo hội đồng nghị, điều đó có nghĩa là cùng nhau hành trình và học hỏi lẫn nhau!
Tiến trình đồng nghị mở ra cơ hội để khám phá cách hiểu và công bố sứ điệp Tin Mừng trong các giáo hội địa phương và các hội đồng giám mục khác nhau trên toàn thế giới. Đối với chúng tôi là những Kitô hữu Công Giáo ở Thụy Sĩ, điều quan trọng là tham gia vào một cuộc đối thoại với các đại biểu từ các quốc gia và lục địa khác nhau ở giai đoạn tiếp theo tại Rôma vào tháng 10 và để học hỏi - qua công việc của Chúa Thánh Thần - những cách thức mới của việc tham gia đồng nghị đã được khai triển và có thể được phát triển hơn nữa ra sao.
Việc chúng tôi ở Thụy Sĩ đang chuẩn bị cho giai đoạn này như thế nào chỉ có thể hiểu được nếu chúng ta lưu ý đến sự kiện một số yếu tố đồng nghị đã được khai triển ở đất nước chúng tôi kể từ Công đồng Vatican II. Điều này chứng tỏ rằng chúng tôi đã có những kinh nghiệm tốt với một giáo hội đồng nghị hơn, hoàn toàn theo nguyên tắc của giáo hội sơ khai: "Điều gì đụng đến tất cả phải được mọi người xem xét và chấp thuận".
Đối với một Giáo Hội như vậy, mọi người đều phải chịu trách nhiệm, nghĩa là toàn thể dân Chúa nói chung chứ không chỉ các giám mục và giáo sĩ.
Thí dụ:
- Sẽ có nhiều người ngạc nhiên rằng, trong lĩnh vực tài chính-hành chính ở nhiều nơi trong giáo hội Thụy Sĩ thực sự tất cả đều chịu trách nhiệm, có tiếng nói và tham gia vào việc ra quyết định. Ở cấp giáo xứ có các hội đồng giáo xứ, các giáo xứ cử đại biểu đến các hội đồng cấp quận hạt [cantonal] được gọi là “thượng hội đồng” và cấp quận hạt gửi đại biểu đến cấp quốc gia để ra quyết định và thực hiện. Cấu trúc này được phát triển theo bối cảnh chính trị và văn hóa Thụy Sĩ của chúng tôi và nó không giống nhau ở tất cả các vùng của Thụy Sĩ.
- Sau Công đồng, vấn đề về trách nhiệm mục vụ chung cũng được đặt ra. Trong các hội đồng mục vụ được toàn thể dân Chúa bầu chọn, các cuộc tham vấn sắp tới về các ưu tiên và nhu cầu mục vụ, ở cấp giáo xứ được cùng nhau thực hiện và việc thực thi được thực hiện theo đó.
- Các quá trình có sự tham gia như vậy cũng đặc biệt có ý nghĩa đối với giới trẻ Công Giáo và các tổ chức phụ nữ Công Giáo, những người không chỉ có lĩnh vực đào tạo và trách nhiệm riêng trong các hiệp hội của họ, mà còn có tác động đến các giáo xứ và cộng đồng và Giáo hội tại các bình diện giáo xứ, quận hạt, giáo phận và quốc gia.
- Từ bối cảnh đồng nghị này, Giáo hội ở Thụy Sĩ đã có tác động đối với Giáo hội hoàn vũ cũng trong lĩnh vực phụng vụ: sau Công đồng, Giáo hội đã phát triển bốn Quy tắc Thánh lễ, được Rôma phê chuẩn và ngày nay chúng có sẵn cho toàn thể Giáo hội.
Một vài chứng từ này chứng minh rằng Giáo hội ở Thụy Sĩ đã và đang trên hành trình đồng nghị. Do đó, điều tự nhiên đối với chúng tôi là Tài liệu Làm việc đang được nhiều người thảo luận để chuẩn bị cho Thượng Hội đồng vào tháng Mười. Thí dụ, những người trẻ tuổi sẽ tổ chức một cuộc họp, một loại “tiền thượng hội đồng” cấp quốc gia nhỏ vào tháng 9 cũng để chuẩn bị cho kỳ nghỉ của họ ở Rôma vào tháng 10. Tài liệu Làm việc cũng sẽ được thảo luận bởi các tổ chức phụ nữ, một số hội đồng giáo phận, với các đại biểu của Prague, với các nhóm thượng hội đồng cấp quốc gia và giáo phận và trong hội đồng giám mục. Phản hồi về các cuộc thảo luận khác nhau sẽ được tóm tắt cho các đại biểu của chúng tôi để họ có thể làm chứng cho tiến trình thượng hội đồng của chúng ta vào tháng Mười.
Điều quan trọng đối với chúng tôi là những người tham gia thượng hội đồng không chỉ đại diện cho chính họ mà trước khi đến Rôma, lắng nghe cẩn thận tiếng nói của thành phần dân Chúa mà họ thuộc về.
Đối với việc đồng hành của các đại biểu Thụy Sĩ vào tháng 10 tại Rôma, chúng tôi vẫn đang chuẩn bị làm thế nào để thực hiện điều này một cách tốt nhất.
Điều quan trọng đối với chúng tôi là chia sẻ kinh nghiệm của mình và lắng nghe xem Tài liệu Làm việc đang được tiếp nhận như thế nào ở các quốc gia khác từ các bối cảnh và nền văn hóa khác nhau của họ và làm thế nào cùng nhau - lắng nghe Chúa Thánh Thần - chúng ta có thể mang lại cho Giáo hội trong tính đa dạng hoàn cầu của nó một khuôn mặt đồng nghị thực sự: vì tất cả những người đã được rửa tội đều có trách nhiệm loan báo Tin Mừng. Tin Mừng vì lợi ích của cả gia đình nhân loại và tạo vật. Trách nhiệm này phải được thực hiện bằng lời nói và việc làm, đồng thời củng cố cam kết của Giáo hội hoàn vũ đối với ngôi nhà chung của chúng ta.
Phát biểu của Nữ tu Ester Lucas thuộc Hội nghị Chuyên đề các Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar
Phiên họp Lục địa Châu Phi đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình của Giáo hội ở Châu Phi hướng tới việc chấp nhận tính đồng nghị. Nó cung cấp một nền tảng toàn diện cho các đại biểu từ khắp Châu Phi và các hòn đảo của nó tham gia vào một hành trình đồng nghị thiêng liêng, được hướng dẫn bởi Tài liệu cho Giai đoạn Lục địa (DCS). Để chuẩn bị cho Thượng Hội đồng Giám mục ở Rôma, Hội nghị Chuyên đề của các Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar (SECAM), phối hợp với Sáng kiến Thượng Hội đồng Châu Phi (ASI), đã lên kế hoạch tổ chức một cuộc hội thảo để chuẩn bị cho các đại biểu của Hội nghị Chuyên đề của các Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar.
Thông qua buổi hội thảo này, chúng tôi hy vọng sẽ giúp các đại biểu của Hội nghị Chuyên đề của các Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar đạt được nhiều điều. Thứ nhất, để có được một kiến thức sâu sắc và hiểu rõ ràng về Văn kiện Làm việc cho Thượng Hội đồng và những tác động của nó đối với Giáo hội ở Châu Phi. Thứ hai, để đào sâu việc sử dụng Đàm luận trong Chúa Thánh Thần, dựa trên những kinh nghiệm từ Phiên họp Thượng Hội Đồng Châu Phi, nhằm cổ vũ các cuộc đối thoại có ý nghĩa và toàn diện, cũng như lắng nghe và đối thoại tích cực như những yếu tố thiết yếu của tính đồng nghị. Thứ ba, xem xét và suy nghĩ về Tài liệu Thượng Hội đồng Châu Phi, tài liệu đã được thông qua làm tài liệu chính thức cho Giáo hội Châu Phi trong Phiên họp Lục địa, nhằm giúp các đại biểu hiểu sâu sắc hơn về nội dung và các khuyến nghị của tài liệu và để bảo đảm tài liệu này được tích hợp vào các đóng góp và cuộc trò chuyện của họ trong Phiên họp Thượng Hội Đồng Giám Mục. Cuối cùng, để suy tư về các vấn đề cấp thiết và quan trọng của châu Phi sẽ được chia sẻ trong Thượng hội đồng, bao gồm những thách thức, nguyện vọng và đóng góp đặc biệt của Giáo hội ở châu Phi, nhờ đó giúp phái đoàn châu Phi có tiếng nói thống nhất và giải quyết hiệu quả các mối quan tâm của Giáo hội trong bối cảnh châu Phi.
Chúng tôi hy vọng rằng việc các đại biểu Hội nghị Chuyên đề của các Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar hiểu rõ hơn về Tài liệu Làm việc sẽ cho phép họ đóng góp tích cực vào các cuộc đối thoại trong Phiên họp Thượng Hội đồng. Ngoài ra, phái đoàn châu Phi sẽ được trang bị để xác định và trình bày rõ ràng và sâu sắc các vấn đề chính của châu Phi, bảo đảm rằng các mối quan tâm, thách thức và nguyện vọng của Giáo hội ở châu Phi được trình bầy tốt đẹp trong Phiên họp Thượng Hội đồng.
Trong cuộc hội thảo này, Sáng kiến Thượng Hội đồng Châu Phi và Hội nghị Chuyên đề của các Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar sẽ trang bị cho phái đoàn châu Phi những kiến thức, kỹ năng và quan điểm cần thiết để đóng góp tích cực cho Phiên họp Thượng Hội đồng Giám mục ở Rôma. Hội thảo này sẽ củng cố tinh thần đồng nghị và bảo đảm rằng Giáo hội ở Châu Phi có cùng tiếng nói về các vấn đề liên quan đến Giáo hội để định hình tương lai của Giáo hội và giải quyết các thách thức và cơ hội cụ thể trong bối cảnh Giáo hội Châu Phi.
Phát biểu của Nữ tu Nadia Coppa, A.S.C., Chủ tịch Liên hội Quốc tế Các Bề trên Tổng quyền
Chúng ta biết rằng chữ “đồng nghị” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “syn” (cùng nhau) và “hodos” (con đường, nẻo đường). Theo Thánh Gioan Kim Khẩu, đây là định nghĩa của Giáo hội (x. PG 55, 493): Nó là việc bước vào cuộc đồng hành này với toàn thể dân Chúa, những người được sinh ra từ phép rửa và được xức dầu Thánh Thần: nó là chính nẻo đường trên đó Thiên Chúa chờ đợi Giáo hội trong thiên niên kỷ thứ ba và đây là nẻo đường mà chúng ta cùng nhau đi dưới sự hướng dẫn của Thần Khí, được thực hiện qua việc cộng đoàn lắng nghe Lời Chúa và cử hành Thánh Thể, tình hiệp thông huynh đệ, đồng trách nhiệm và sự tham gia của tất cả dân Chúa, ở các bình diện khác nhau và trong sự phân biệt các thừa tác vụ và vai trò khác nhau.
Kinh nghiệm về tính đồng nghị trước hết là kinh nghiệm về Thần Khí, đó là một con đường rộng mở, không vạch trước, được dệt nên nhờ gặp gỡ, đối thoại và chia sẻ để mở rộng và thay đổi tầm nhìn của mọi người.
Chúng ta đọc trong Tài liệu Làm việc, là một giáo hội đồng nghị có nghĩa là công nhận phẩm giá chung bắt nguồn từ Bí tích Rửa tội, làm cho những người lãnh nhận nó trở thành con cái của Thiên Chúa, trở thành thành viên của gia đình mình, và do đó là anh chị em trong Chúa Kitô và được sai đi để hoàn thành một nhiệm vụ chung (số 20). Là một Giáo hội biết lắng nghe “đánh dấu và biến đổi tất cả các mối quan hệ mà cộng đồng thiết lập với các thành viên của mình, với các cộng đồng đức tin khác và với toàn thể xã hội” (số 22)
Để bước vào phong cách và thực hành tính đồng nghị, chúng ta cần trau dồi thái độ linh đạo gặp gỡ và đối thoại, tinh thần chào đón bao trùm và bao gồm mọi người, tinh thần khiêm tốn thúc đẩy chúng ta cầu xin sự tha thứ và học hỏi từ mọi người. Chúng ta cần cảm thấy rằng chúng ta là một Giáo hội đang đối thoại, sẵn sàng thúc đẩy diễn trình quá độ từ “tôi” sang “chúng ta”, sẵn sàng tìm kiếm sự thật và không để những căng thẳng đè bẹp. Cần sát cánh bên nhau trong việc thiết kế và làm việc để xây dựng Vương quốc. Chúng ta cần một phong cách chia sẻ không có bất cứ hình thức quyền lực tối cao nào, một phong cách ủng hộ tính tuần hoàn [circularity] và đồng trách nhiệm.
Bước vào tính đồng nghị có nghĩa là đồng ý lên đường, sống như những người hành hương trong một Giáo hội Hành hương; đó là một vũ điệu cùng nhau, trong đó tất cả, các mục tử và tín hữu, nhờ đối thoại sôi nổi và chia sẻ trong niềm tin tưởng, họ di chuyển trong mối tương quan với nhau, trong việc cùng lắng nghe âm nhạc của Chúa Thánh Thần. Tính đồng nghị là một kinh nghiệm nhập thể đặt chúng ta vào việc lắng nghe sự thật, tiếng kêu của người nghèo và nhu cầu của thế giới.
Đó là kinh nghiệm về sự đổi mới của một Giáo hội ngày càng trở thành một Giáo hội tương quan, bao gồm, đối thoại và sinh sản, nghĩa là một Giáo hội để cho chính mình được hình thành và tái sinh, trong sự năng động của Thần Khí và nhờ những người làm cho nó sống động.
Tính đồng nghị không phải là một con đường được vạch sẵn ngay từ đầu mà đòi phải mở lòng đón nhận điều bất ngờ của Thiên Chúa, Đấng, qua việc lắng nghe người khác, đến để đánh động chúng ta, lay chuyển chúng ta, uốn nắn chúng ta từ bên trong; đó là một hành trình biện phân chung của một cộng đồng bắt nguồn từ Bí tích Thánh Thể, một cộng đồng ý thức về chính mình và cùng nhau lên đường. Trong căn bản, nó được gọi là hoán cải để tiến hành và tạo ra một sự hiệp thông truyền giáo để phục vụ thế giới.
Năm đại biểu của Liên hiệp Quốc tế Các Bề trên Tổng quyền (UISG) sẽ khởi hành, cùng với tất cả những người tham gia khác trong thượng hội đồng, trên nẻo đường nhằm mục đích “cung cấp năng lực cho cuộc sống và sứ mệnh truyền giáo của Giáo hội”. Tài liệu Làm việc sẽ được dùng như một hành trình biện phân bản thân và tập thể sâu sắc. Thực thế, các bảng câu hỏi làm việc được đề xuất rất hữu ích cho việc biện phân tinh thần, vì chúng đưa ra “một phác thảo cho việc cầu nguyện và suy tư bản thân để chuẩn bị cho cuộc trao đổi và tập chú của nhóm hoặc đại hội đồng trên ba chủ đề cơ bản:
Hiệp thông tỏa sáng – “làm thế nào để trở thành dấu chỉ và khí cụ hiệp nhất với Thiên Chúa và hiệp nhất nhân loại một cách trọn vẹn hơn?”; Đồng trách nhiệm trong sứ mệnh. - Làm thế nào để chia sẻ các ân phúc và nhiệm vụ phục vụ Tin Mừng?"
Tài liệu sẽ được đọc cẩn thận bởi mỗi chị em sẽ có mặt tại Thượng hội đồng và sau đó được chia sẻ với nhau thành một nhóm bằng phương pháp đàm luận thiêng liêng. Nhờ cầu nguyện và suy tư bản thân và nhóm, sẽ có thể cùng nhau nhận ra việc Chúa Thánh Thần kêu gọi Giáo hội trong thực tại ngày nay ra sao.
Liên hiệp Quốc tế Các Bề trên Tổng quyền (tổ chức hoàn cầu của gần 2,000 nhà lãnh đạo các dòng tu nữ) dự định trình bày tài liệu này cho các thành viên của mình trong những ngày tới thông qua một hội thảo trực tuyến với bản dịch sang nhiều ngôn ngữ.
Chúng tôi cũng sẽ cố gắng thu hút các nữ tu từ khắp nơi trên thế giới, các cộng tác viên của họ và những người mà họ đang sống với, mời gọi họ bắt đầu một quá trình suy tư và biện phân theo cách mà họ cũng có thể đưa ra những ý tưởng và suy tư từ các bối cảnh và nền văn hóa khác nhau. Chúng tôi sẽ chia sẻ một số câu hỏi được chỉ ra trong các bản câu hỏi để chào đón sự khôn ngoan của các nữ tu khác và cung cấp nó cho những người tham gia như một đóng góp.
Đối với Liên hiệp Quốc tế Các Bề trên Tổng quyền, đây là bước khởi đầu của một quá trình dài – một hành trình dài của sự thay đổi và biến đổi mà chúng tôi cảm thấy được kêu gọi dấn thân. Từ kinh nghiệm sống, chúng tôi biết rằng tính đồng nghị không chỉ là một nền thần học, mà còn là một thực hành tâm linh, nó là một phương thức sống (modus vivendi et operandi) phải được trau dồi.
Cả ở bình diện bản thân lẫn cộng đồng, tính đồng nghị kêu gọi chúng ta đi theo và làm chứng về Chúa, Đấng đang ở giữa chúng ta và đang mời gọi chúng ta học cách chúng ta nên cùng nhau bước đi và với toàn thể Giáo hội theo một cách thức mới. Chúng ta cởi mở với điều chưa từng có của Thiên Chúa. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc nhở chúng ta rằng tính đồng nghị «không phải là một chương trong sổ tay giáo hội, càng không phải là một mốt thời trang hay một khẩu hiệu để phô trương trong các cuộc họp của chúng ta. Tính đồng nghị là một biểu thức nói lên bản chất của Giáo hội, nói lên hình thức, phong cách và sứ mệnh của chính Giáo hội”. Ngài còn nói rằng “Chúng ta không nên tổ chức một thượng hội đồng, mà hãy là một thượng hội đồng”.
Với tư cách là các nữ tu thực hiện các dịch vụ cai quản các dòng tu nữ, chúng tôi cảm thấy được kêu gọi khai triển một cách sống và cai quản được biểu lộ và đánh dấu bằng ba trụ cột liên kết với nhau của Giáo hội Đồng nghị: Hiệp thông; Đồng trách nhiệm trong nhiệm vụ; Tham gia, các bổn phận trách nhiệm và thẩm quyền.
Chúng tôi sẽ nghiên cứu xem tài liệu kêu gọi chúng tôi sống ba yếu tố then chốt này như thế nào bằng cách cổ vũ việc đào tạo liên tục về tính đồng nghị, nhằm đào sâu các ý tưởng mà các bảng câu hỏi đưa ra. Chúng rất hữu ích vì chúng khai triển những yếu tố căn bản này bằng cách bàn đến những quan điểm khác nhau và quan trọng (thần học, mục vụ, giáo luật…). Điều quan trọng đối với chúng tôi là cổ vũ một phong cách cai quản nhằm phát triển các cấu trúc và quy trình có tính tham gia, trong đó các thành viên có thể cùng nhau nhận ra một tầm nhìn mới cho Giáo hội và cho sứ mệnh của từng Tu hội. Tài liệu làm việc, rất phong phú và rõ ràng, vì sự đa dạng của những gì thu thập được từ cuộc tham vấn, cung cấp cho chúng tôi một phương tiện rõ ràng và hiệu quả để mời gọi tất cả các thành viên đón nhận một tiến trình đổi mới và biến đổi mà tất cả chúng ta đều mong mỏi vì lợi ích của Missio Dei [sứ mệnh của Thiên Chúa]
Rabouè (Agenzia Fides) - Lễ kỷ niệm ba trăm năm tái lập lại sự hiệp thông trọn vẹn giữa Giáo hội Melkite với Giáo hội Rôma sẽ được cử hành tại Damascus vào ngày 11 tháng 11, với một nghi thức phụng vụ long trọng do Đức Thượng phụ Youssef Absi chủ sự tại Nhà thờ Chính tòa Đức Maria của Tòa Thượng phụ.
Tin được công bố vào cuối Thượng Hội đồng Giám mục Melkite được tổ chức tại Raboueh (Lebanon) từ ngày 19 đến 24 tháng 6. Chương trình cử hành có tiêu đề chung "Hành trình đại kết 1724-2024 giữa Giáo Hội Công Giáo & Giáo hội Melkite Hy Lạp", sẽ bao gồm việc cử hành phụng vụ, Đại hội, xuất bản và phát hành Tài liệu về lịch sử, thần học và đại kết, cũng như triển lãm di sản tinh thần và nghệ thuật được bảo tồn bởi các cộng đồng Melkite ở Trung Đông".
Giáo Hội Công Giáo-Hy Lạp Melkite ra đời năm 1724 theo sáng kiến của Đức Seraphim Tanas, được bầu làm Thượng phụ Antioch vào năm đó dưới tên Kyrillos VI. Cuộc bầu cử này đã bị tranh chấp bởi Thượng phụ Constantinople, người đã rút phép thông công Seraphim Tanas và áp đặt một Thượng phụ khác Sivestro of Aleppo, lên ngôi Antioch.
Kyrillos sau đó phải chạy trốn sang Liban để tránh bị bắt giữ. Mãi đến ngày 8 tháng 7 năm 1729, Tòa thánh mới ra một sắc lệnh Đức Tin (Fide) công bố, phê chuẩn cuộc bầu cử "hợp lệ và tự do" của Kyrillos VI, người trở thành Thượng phụ đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo-Hy Lạp Melkite. Người Melkite theo nghi thức Byzantine do Thánh Gioan Chrysostom hệ thống hóa, đồng thời sử dụng tiếng Ả Rập làm ngôn ngữ phụng vụ, cùng với tiếng Hy Lạp.
Tòa thượng phụ Công Giáo-Hy Lạp Melkite mở rộng quyền tài phán của mình cho tất cả những người Công Giáo theo nghi thức Byzantine cư trú trên lãnh thổ của các tòa thượng phụ ở Antioch, Jerusalem và Alexandria ở Ai Cập, cũng như các cộng đồng sinh ra ở hải ngoại. Khoảng 1,7 triệu người Công Giáo đã được rửa tội thuộc Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Melkite. (GV) (Agenzia Fides, 26/6/2023)
Rabouè (Agenzia Fides) - Lễ kỷ niệm ba trăm năm tái lập lại sự hiệp thông trọn vẹn giữa Giáo hội Melkite với Giáo hội Rôma sẽ được cử hành tại Damascus vào ngày 11 tháng 11, với một nghi thức phụng vụ long trọng do Đức Thượng phụ Youssef Absi chủ sự tại Nhà thờ Chính tòa Đức Maria của Tòa Thượng phụ.
Tin được công bố vào cuối Thượng Hội đồng Giám mục Melkite được tổ chức tại Raboueh (Lebanon) từ ngày 19 đến 24 tháng 6. Chương trình cử hành có tiêu đề chung "Hành trình đại kết 1724-2024 giữa Giáo Hội Công Giáo & Giáo hội Melkite Hy Lạp", sẽ bao gồm việc cử hành phụng vụ, Đại hội, xuất bản và phát hành Tài liệu về lịch sử, thần học và đại kết, cũng như triển lãm di sản tinh thần và nghệ thuật được bảo tồn bởi các cộng đồng Melkite ở Trung Đông".
Giáo Hội Công Giáo-Hy Lạp Melkite ra đời năm 1724 theo sáng kiến của Đức Seraphim Tanas, được bầu làm Thượng phụ Antioch vào năm đó dưới tên Kyrillos VI. Cuộc bầu cử này đã bị tranh chấp bởi Thượng phụ Constantinople, người đã rút phép thông công Seraphim Tanas và áp đặt một Thượng phụ khác Sivestro of Aleppo, lên ngôi Antioch.
Kyrillos sau đó phải chạy trốn sang Liban để tránh bị bắt giữ. Mãi đến ngày 8 tháng 7 năm 1729, Tòa thánh mới ra một sắc lệnh Đức Tin (Fide) công bố, phê chuẩn cuộc bầu cử "hợp lệ và tự do" của Kyrillos VI, người trở thành Thượng phụ đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo-Hy Lạp Melkite. Người Melkite theo nghi thức Byzantine do Thánh Gioan Chrysostom hệ thống hóa, đồng thời sử dụng tiếng Ả Rập làm ngôn ngữ phụng vụ, cùng với tiếng Hy Lạp.
Tòa thượng phụ Công Giáo-Hy Lạp Melkite mở rộng quyền tài phán của mình cho tất cả những người Công Giáo theo nghi thức Byzantine cư trú trên lãnh thổ của các tòa thượng phụ ở Antioch, Jerusalem và Alexandria ở Ai Cập, cũng như các cộng đồng sinh ra ở hải ngoại. Khoảng 1,7 triệu người Công Giáo đã được rửa tội thuộc Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Melkite. (GV) (Agenzia Fides, 26/6/2023)
Sau gần một tháng được học giáo lý và các sinh hoạt của Phong Trào Thiếu Nhi Thể, Chúa Nhật ngày 25.06.2023, Cha Tuyên Úy của Xứ Đoàn Pi-ô X giáo xứ Tụy Hiền đã tổ chức Thánh lễ Tuyên Hứa lên ngành cho các em TNTT Xứ Đoàn Pi-ô X Tụy Hiền.
Xem Hình
Mưa tầm tã suốt buổi sáng, ngỡ tưởng mưa sẽ kéo dài đến hết ngày, thế nhưng đầu giờ chiều mưa tạnh, những tia nắng nhẹ đã thắp sáng lên niềm hy vọng về một buổi chiều thật vui và ý nghĩa dành cho các em thiếu nhi trong ngày lễ Nâng Cấp Xứ Đoàn. Mặc dù chương trình 04.00 mới bắt đầu, thế nhưng ngay từ 02.00 chiều sân nhà xứ đã có những em thiếu nhi đến chơi đùa, nói chuyện rôm rả, tạo nên một bầu khí lễ hội thật sự dành cho các em trong giáo xứ.
04.00 chiều, các em ổn định hàng ngũ trong nhà thờ để sinh hoạt. Số lượng các em thiếu nhi đến tham dự buổi lễ là 357 em thiếu nhi của xứ đoàn. Được sự hướng dẫn của quý soeur, quý thầy Dòng Tên, quí thầy Chủng Viện, các em được sinh hoạt đầu giờ, tập nghi thức cho buổi lễ và ôn tập các bài hát trước thánh lễ.
05.00 thánh lễ được mở đầu bằng nghi thức chào cờ, và được cử hành bởi Cha Tuyên Úy của Xứ Đoàn. Trong bài giảng, Cha tuyên úy nhấn mạnh thiếu nhi là tương lai của xã hội và của Giáo Hội; do đó, nếu thiếu nhi không ngoan thì xã hội và Giáo Hội sẽ bất ổn. Trái lại, nếu thiếu nhi ngoan ngoãn sẽ trở thành những người giúp ích cho xã hội và Giáo Hội.
Sau thánh lễ, là nghi thức nâng cấp Xứ Đoàn dành cho các em thiếu nhi. Mở đầu là nghi thức làm phép khăn, được cử hành bởi Cha Tuyên Úy, kế đó cha tuyên úy nhận lời tuyên hứa của ngành Thiếu và Nghĩa Sĩ. Sau nghi thức cha trao khăn cho các em ngành này với trên 250 em. Sau thánh lễ nâng khăn, Cha Tuyên Úy cùng các em thiếu nhi các ngành trong Xứ Đoàn giáo xứ Tụy Hiền chụp hình lưu niệm. Buổi lễ khép lại với những hình ảnh đẹp của các em quây quần ăn uống với nhau, sau đó các em ra về trong niềm vui và bình an.
Chúng con xin tạ ơn Chúa vì những ơn lành Ngài đã ban xuống trên Xứ Đoàn Pi-ô X giáo xứ Tụy Hiền. Chúng con xin Mẹ Maria và thánh giáo hoàng Pi-ô X là quan thầy của Xứ Đoàn, chuyển cầu cùng Chúa cho Xứ Đoàn để mỗi ngày Xứ Đoàn trở thành cánh tay đắc lực của Tổng Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể giữa lòng thế giới hôm nay. Xin Quý Cha, Quý Tu Sĩ Nam Nữ, cùng toàn thể quý ân thân nhân thêm lời cầu nguyện cho Xứ Đoàn để Xứ Đoàn mỗi ngày sống theo đúng tôn chỉ của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể: Sống Lời Chúa và kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể trong sự Cầu Nguyện, Rước Lễ, Hy Sinh và Làm Tông Đồ.
Dũng – Dương S.J
1. Ngoại trưởng Mỹ từ chối 'suy đoán' Putin ở đâu sau cuộc binh biến
Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã từ chối “suy đoán” về nơi ở của Vladimir Putin sau một cuộc nổi dậy vũ trang ở Nga.
Suy đoán tràn lan trên các mạng xã hội cho rằng trong cuộc binh biến do lính đánh thuê Wagner gây ra, Putin có thể đã rời Mạc Tư Khoa. Dữ liệu chuyến bay cho thấy chiếc máy bay của tổng thống đã bay khỏi Mạc Tư Khoa vào lúc 2:16 phút chiều ngày thứ Bẩy 24 Tháng Sáu, theo giờ địa phương.
Trong một thông báo đưa ra hôm Chúa Nhật, Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov, cho biết thứ Hai 26 Tháng Sáu nghỉ không họp báo. Điều này càng củng cố thêm các suy đoàn cho rằng Putin hiện nay không có mặt ở Mạc Tư Khoa.
Trong một loạt các cuộc phỏng vấn trên phương tiện truyền thông, Antony Blinken đã được hỏi trên CBS News rằng tổng thống Nga hiện có thể đang ở đâu và liệu ông ta đang có mặt ở Mạc Tư Khoa hay không.
“Tôi không muốn suy đoán về điều đó, hoặc đưa ra những thông tin mà chúng tôi có,” Blinken trả lời. “Một lần nữa, chúng tôi đang theo dõi cẩn thận.”
“Tôi nghĩ một trong những điều mà điều này nói với bạn là chúng ta vẫn chưa có kết luận cuối cùng về những gì đã thực sự được thống nhất giữa Prigozhin và Putin.”
“Tôi nghi ngờ rằng chúng ta sẽ phải tìm hiểu thêm trong những ngày và tuần tới về thỏa thuận được cho là họ đã đạt được.”
Blinken nói với CNN rằng cuộc binh biến cuối tuần qua là “phi thường” và “đặt ra rất nhiều câu hỏi”.
“Tôi nghĩ rằng chúng ta đang chứng kiến những vết nứt xuất hiện mà trước đây không có,” Blinken nói thêm.
Ông chỉ ra rằng 16 tháng trước, các lực lượng Nga dự kiến sẽ chiếm Kyiv “trong vài ngày”. “Bây giờ, họ phải tập trung vào việc bảo vệ Mạc Tư Khoa – thủ đô của Nga – chống lại lính đánh thuê và người của Putin.”
Rostov On Don là nơi đặt trụ sở của quân khu phía nam chịu trách nhiệm chính trong cuộc xâm lược Ukraine. Đó cũng là đại bản doanh của Tập Đoàn Quân Hỗn Hợp Số 58. Một lực lượng lớn như thế đã không chống cự quân Wagner.
Các phương tiện truyền thông Nga cũng đã chỉ ra rằng Aleksandr Gusev, thống đốc khu vực Voronezh; và Vasily Golubev, là thống đốc khu vực Rostov. Hai ông này đã yêu cầu dân chúng đóng cửa ở yên trong nhà, tránh đi ra ngoài đường. Họ đã không kêu gọi binh lính chống lại quân Wagner.
Cũng chẳng có bao nhiêu tướng lĩnh Nga lên tiếng trung thành với Putin khi cuộc binh biến xảy ra nên đang có những suy đoàn cho rằng vòng trong của Putin có thể đã chống lại ông ta.
Igor Girkin, một cựu chiến binh tình báo và chỉ huy quân đội, người từng là Bộ Trưởng và từng là trung tâm trong việc chiếm Crimea và các phần của vùng Donbas vào năm 2014, đã lặp lại một ý tưởng ông ta đã từng nói trước đây.
Girkin nói rằng Zelenskiy thường bị gắn mác 'chú hề' vì anh ấy là một diễn viên hài truyền hình trước khi được bầu làm tổng thống. Tuy nhiên, thực ra Putin mới là một thằng hề.
Girkin nói: “Không giống như Putin, Zelenskiy không chạy trốn hay ẩn nấp trong boongke. Ông ta tích cực lãnh đạo cuộc kháng chiến. Còn bây giờ chúng ta thậm chí không biết Putin đang ở đâu”.
Trước đó, Igor Girkin đã viết trên Telegram hôm thứ Bảy: “Tôi phải cay đắng thừa nhận rằng Liên bang Nga đang tiến một bước gần hơn đến cái chết cuối cùng và không thể thay đổi được”.
Ông nói tiếp: “Kể từ hôm nay, có hai tổng thống ở Liên bang Nga - tổng thống thực sự Yevgeny Viktorovich Prigozhin và tổng thống giả đang ngồi tù Vladimir Vladimirovich Putin. Mục đích chính của tổng thống giả là định kỳ nói chuyện với tổng thống thực, và trong tư thế quỳ gối, với câu hỏi: “Bạn muốn gì, Yevgeny Viktorovich? Không bao giờ, ngay cả trong giấc mơ ác mộng nhất, tôi có thể tưởng tượng rằng mình sẽ chứng kiến nỗi xấu hổ này và cái chết của đất nước mình.”
2. Nếu thỏa thuận giữa Putin và trùm Wagner Yevgeny Prigozhin là thật, NATO phải tăng cường sự hiện diện ở sườn phía Đông
Tổng thống Lithuania Gitanas Nausėda cảnh báo rằng NATO sẽ cần tăng cường sức mạnh cho sườn phía đông nếu Belarus trở thành nước chủ nhà mới của người đứng đầu Wagner, Yevgeny Prigozhin.
Sau cuộc họp của hội đồng an ninh nhà nước về nỗ lực của nhóm lính đánh thuê nhằm nổi dậy chống lại lãnh đạo quân đội Nga, Nausėda nói:
Nếu Prigozhin hoặc một phần của nhóm Wagner được điều tới Belarus với những kế hoạch và ý định không rõ ràng, thì điều đó chỉ có nghĩa là chúng ta cần tăng cường hơn nữa an ninh cho biên giới phía đông của mình.
Tôi không chỉ nói về Lithuania ở đây, mà chắc chắn là toàn bộ NATO.
Nauseda nói tiếp rằng đất nước của ông sẽ dành nhiều khả năng tình báo hơn nữa để kiểm tra “các khía cạnh chính trị và an ninh của Belarus”, Reuters đưa tin.
Lithuania sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng tới và nói rằng kế hoạch an ninh chung cho cuộc họp sẽ không thay đổi sau những diễn biến gần đây ở Nga.
Tổng thống nói tiếp rằng ông tin rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể đối mặt với những thách thức hơn nữa đối với vai trò lãnh đạo của ông.
“Putin là nhà vua đang khỏa thân,” Nausea nói.
3. Các quan chức Ukraine nói cuộc nổi dậy của Wagner là “giai đoạn đầu tiên” hướng tới việc chấm dứt chế độ Putin. Một mình trùm Wagner Yevgeny Prigozhin không dám to gan gây ra cuộc binh biến
Cuộc nổi dậy của nhóm lính đánh thuê Wagner chống lại Điện Cẩm Linh là “giai đoạn đầu tiên của quá trình lật đổ” chế độ của Tổng thống Nga Vladimir Putin, các quan chức Ukraine tuyên bố hôm thứ Hai.
Người đứng đầu Wagner, Yevgeny Prigozhin, người dàn dựng cuộc nổi loạn, “chỉ là một phần của nhóm và một phần của kế hoạch, phần nổi của tảng băng chìm trong quá trình gây bất ổn,” theo Oleksii Danilov, thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine. Ông nói: “Chế độ của Putin đã bị đâm sau lưng bằng một con dao, nếu chưa chết ngay lập tức, thì cũng đang ngáp ngáp. Đếm ngược đã bắt đầu.”
Phiến quân có vũ trang chống Putin kêu gọi những người ủng hộ hôm thứ Bảy đứng dậy và tận dụng tình hình Wagner để giành chính quyền.
Ông nói: “Một nhóm người bất mãn đã hình thành ở Nga - lực lượng an ninh, quan chức cũng như đầu sỏ tư bản - những người coi hành động của Putin là nguy hiểm cho lợi ích và sự tồn tại của họ, là mối đe dọa đối với nước Nga.”
Danilov nói thêm rằng ông không nghi ngờ gì về việc quân đội Wagner hoặc các nhóm chống Putin khác cuối cùng sẽ đến được Quảng trường Đỏ ở trung tâm Mạc Tư Khoa.
Ông nói: “Cuộc hành quân của Prigozhin ở Rostov là một minh chứng cho sự nghiêm túc của các ý định, cơ hội hiện có và việc tạo điều kiện để bắt đầu quá trình chuyển giao quyền lực - tự nguyện hoặc bị ép buộc.
Ông tuyên bố rằng Putin, để tự cứu mình, sẽ phải “thanh trừng” lực lượng an ninh của mình, loại bỏ hoàn toàn Wagner, trừng phạt Prigozhin - người được cho là sẽ lưu vong ở Belarus, nhưng không có gì chắc chắn – và sau đó là đưa ra thiết quân luật ở Nga và “bắt đầu đàn áp hàng loạt.
4. Chủ tịch ủy ban tình báo Hạ viện Hoa Kỳ nhận định rằng Putin sẽ bị bó tay sau cuộc binh biến của trùm Wagner Yevgeny Prigozhin
Chủ tịch ủy ban tình báo Hạ viện Hoa Kỳ, Mike Turner, cho biết các hành động trong tương lai của Vladimir Putin ở Ukraine có thể bị ngăn cản bởi lời khẳng định của Yevgeny Prigozhin rằng lý do căn bản để xâm lược Ukraine dựa trên những lời dối trá do giới lãnh đạo hàng đầu của Nga dựng lên.
Turner nói với chương trình Face the Nation của CBS: “Việc loại bỏ chính tiền đề này khiến Putin gặp khó khăn hơn nhiều trong việc tiếp tục quay sang người dân Nga và nói rằng, chúng ta nên tiếp tục đưa mọi người đến chỗ chết”.
Đại diện đảng Cộng hòa, Don Bacon, cựu tướng không quân Hoa Kỳ, người ngồi trong Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Hạ viện, nói với NBC rằng tình trạng hỗn loạn cuối tuần có thể khiến Nga yếu đi trong nhiều năm, và gọi đó là lợi ích cho các nước láng giềng bao gồm Phần Lan, Estonia, Latvia, Lithuania và Ba Lan.
Trong khi đó, cựu chỉ huy quân đội Mỹ tại Âu Châu Ben Hodges nói với NBC, “Hãy giao ngay ATACMS cho Ukraine.” ATACMS là hệ thống hỏa tiễn chiến thuật tầm xa của Lục Quân MGM-140 mà cho đến nay Biden đã từ chối Kyiv vì sợ kích động sự trả đũa bằng vũ khí hạt nhân của Nga.
Ông nói: “Một kẻ chết nhát, chưa gì đã bỏ chạy, có dám bấm nút hạt nhân không? Sao chúng ta cứ tiếp tục tự hù dọa chính mình? Nga biết rằng tất cả những gì họ phải làm là đề cập đến hạt nhân mỗi tuần một lần hoặc nhiều hơn, và điều đó khiến chúng ta dừng lại. Chúng ta đang bị tống tiền. Và tôi nghĩ đây là một tiền lệ khủng khiếp cho tương lai.”
5. Ukraine tuyên bố họ đã giành được các chiến thắng xung quanh Bakhmut và nói rằng gần 200 binh sĩ Nga đã thiệt mạng trong ngày cuối cùng
Theo quân đội Ukraine, các tuyến đầu trên khắp Ukraine đã chứng kiến giao tranh ác liệt trong hai ngày qua, với hơn 20 cuộc giao tranh xảy ra tại các khu vực ở vùng Donetsk – chủ yếu là Lyman, Marinka và Bakhmut.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Hai 26 tháng Sáu, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết người Nga cũng đã thực hiện 25 cuộc không kích trong ngày qua.
Cô cho biết khu vực Kupyansk của Kharkiv, nơi người Nga đã cố gắng đột phá trong hơn một tháng qua đã phải gánh chịu hỏa lực pháo binh và súng cối hạng nặng của Nga.
Cô khẳng định mọi nỗ lực chiếm lãnh thổ của Nga đã bị thất bại. Trên khắp các chiến tuyến của Donetsk, cuộc giao tranh được đặc trưng bởi các cuộc trao đổi hỏa lực gián tiếp, nhưng với rất ít chuyển động.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Hanna Maliar nhấn mạnh rằng quân Ukraine đang có những thắng lợi xung quanh Bakhmut.
“Quân đội giữ thế chủ động, tiếp tục các hoạt động tấn công và đẩy lùi đối phương. Trong ngày qua, các lực lượng Ukraine đã tiến được 600 đến 1.000 mét ở sườn phía nam và phía bắc xung quanh Bakhmut”.
Theo Thứ trưởng Hanna Maliar, gần 200 binh sĩ Nga đã thiệt mạng trong ngày cuối cùng và nhiều thiết bị của Nga đã bị phá hủy.
Ở phía nam, nơi các lực lượng Ukraine đã cố gắng chọc thủng phòng tuyến của Nga, cô cho biết nỗ lực của Nga nhằm giành lại các vị trí đã mất trong khu vực Novodarivka cũng đã thất bại.
Pháo binh Nga tiếp tục tấn công khoảng 30 khu định cư dọc theo tiền tuyến ở khu vực Zaporizhzhia.
Tại Kherson, Nataliya Humenyuk, phát ngôn viên của lực lượng Ukraine ở miền nam, cho biết người Nga đã phải vật lộn để giành lại các vị trí ở bờ đông sông Dnipro, nơi bị ngập lụt do đập Nova Kakhovka gần đây bị hư hại.
Humenyuk nói: “Công việc của họ rất phức tạp do sự lây lan của các bệnh nhiễm trùng đường ruột.”
6. Tòa Bạch Ốc cho biết: tổng thống Biden đã nói chuyện với Zelenskiy và tái khẳng định sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Ukraine vào Chúa Nhật
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã nói chuyện với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy vào hôm Chúa Nhật, Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia cho biết như trên
Họ đã thảo luận về cuộc phản công đang diễn ra của Ukraine và Tổng thống Biden đã tái khẳng định sự ủng hộ vững chắc của Hoa Kỳ, bao gồm cả việc tiếp tục viện trợ an ninh, kinh tế và nhân đạo. Các nhà lãnh đạo cũng thảo luận về các sự kiện gần đây ở Nga.
Zelenskiy cũng đã tweet về cuộc gọi trước đó, nói rằng hai nhà lãnh đạo đã “thảo luận về tiến trình thù địch và các quá trình diễn ra ở Nga”.
Zelenskiy viết: “Thế giới phải gây áp lực lên Nga cho đến khi trật tự quốc tế được khôi phục.”
Trong khi đó, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc kêu gọi tất cả các bên liên quan đến cuộc nổi dậy ở Nga tránh làm căng thẳng thêm
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres hôm Chúa Nhật kêu gọi tất cả các bên liên quan “hành động có trách nhiệm và tránh căng thẳng hơn nữa” trong một tuyên bố được đưa ra để đáp lại các sự kiện gần đây ở Nga.
7. Phát hiện cả một núi tiền mặt khi khám xét văn phòng của Prigozhin ở St. Petersburg
Cơ quan điều tra Nga Fontanka hôm thứ Bảy đã báo cáo rằng một chiếc xe tải chất đầy các hộp đựng tiền đã được tìm thấy đậu gần nơi được cho là văn phòng của ông chủ Wagner, Yevgeny Prigozhin tại khách sạn Trezzini ở thành phố St. Petersburg.
Theo Fontanka, lượng tiền mặt được các nhà chức trách phát hiện trong một cuộc khám xét rõ ràng lên tới 4 tỷ rúp, tương đương khoảng 47 triệu đô la.
Fontanka đã đăng một bức ảnh trên kênh Telegram của mình về những chiếc hộp trên mặt đất bên cạnh một chiếc xe tải được cảnh sát trông coi.
Không rõ ai đã ra lệnh tìm kiếm, nhưng Prigozhin đã xác nhận các báo cáo của giới truyền thông trong một tin nhắn âm thanh trên một trong các kênh Telegram của anh ta, nói rằng số tiền anh ta để trong một chiếc xe tải và hai chiếc xe buýt đã được phân bổ để trả lương, cũng như để trả cho cái gọi là Bồi thường cho gia đình các chiến binh thiệt mạng.
Ông ta nói: “Trong 10 năm, PMC Wagner luôn hoạt động bằng tiền mặt”.
8. “Đổ máu có thể đã xảy ra,” thủ lĩnh Chechnya Kadyrov nói
Lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov, một đồng minh của Tổng thống Nga Vladimir Putin, đã lên án hành động của thủ lĩnh Wagner, Yevgeny Prigozhin và nói rằng “đổ máu có thể đã xảy ra.”
Kadyrov nói: “Bây giờ mọi thứ đã kết thúc một cách hòa bình, không đổ máu, nhưng nó có thể đã xảy ra và vẫn có thể xảy ra trong tương lai”.
Kadyrov nói thêm rằng “các biện pháp cực đoan” sẽ là cần thiết để ngăn chặn bất kỳ cuộc nổi loạn nào của Wagner đòi hỏi “sự đàn áp và tiêu diệt nghiêm khắc đối với bất kỳ ai xâm phạm sự toàn vẹn của Liên bang Nga.”
Lên án Prigozhin vì những hành động của ông ta trong 24 giờ qua, Kadyrov nói: “Sự kiêu ngạo của một người có thể dẫn đến hậu quả nguy hiểm như vậy và lôi kéo một số lượng lớn người vào cuộc xung đột,” ông nói thêm.
Kadyrov đổ lỗi cho Prigozhin vì đã “trộn lẫn tham vọng kinh doanh với những vấn đề quan trọng của quốc gia”.
Một số bối cảnh: Truyền thông nhà nước Chechen Grozny đã đưa tin trước đó vào hôm thứ Bảy rằng “3.000 chiến binh của các đơn vị tinh nhuệ đã được gửi đến từ Chechnya, và họ đã giữ vị trí của mình từ sáng sớm để sẵn sàng thực hiện bất kỳ mệnh lệnh nào của Tổng thống Nga Vladimir Putin.”
9. Medvedev gọi những diễn biến ở Nga là “một cuộc đảo chính được dàn dựng”
Cựu Tổng thống và Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, người hiện đang giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, đã cáo buộc Wagner về một “cuộc đảo chính được dàn dựng”, hãng truyền thông nhà nước Nga RIA Novosti đưa tin hôm thứ Bảy.
“Diễn biến của các sự kiện cho thấy hành động của những người tổ chức cuộc nổi dậy quân sự hoàn toàn phù hợp với kế hoạch của một cuộc đảo chính được dàn dựng,” RIA Novosti đưa tin, trích lời ông Medvedev.
Theo Medvedev, “cuộc nổi dậy vũ trang của quân Wagner là một hoạt động được lên kế hoạch và tính toán kỹ lưỡng, mục đích là giành chính quyền trong nước.”
RIA Novosti cho biết, theo ông Medvedev, sự tham gia của người nước ngoài vào cuộc nổi dậy quân sự hiện nay là “rất có thể xảy ra”.
Hãng tin nhà nước nói rằng Medvedev cũng bác bỏ cáo buộc của Prigozhin rằng Bộ Quốc phòng Nga đã ra lệnh tấn công các chiến binh của ông ta tại trại Wagner hôm thứ Sáu.
Medvedev nói: “Việc không hoàn thành một số nghĩa vụ của Bộ Quốc phòng, 'tấn công' vào hậu phương của Wagner, và tình trạng tham nhũng của các quan chức là những cáo buộc vô nghĩa.
Trung tướng Vladimir Alekseev, quan chức tình báo Nga, cũng đã chỉ trích hành động của Prighozhin là “một cuộc đảo chính”. Prigozhin đã tuyên bố rằng các lực lượng của ông ta đã vượt biên giới vào Nga từ Ukraine nhưng phủ nhận rằng ông ta đang thực hiện một “cuộc đảo chính quân sự”.
“Đây không phải là một cuộc đảo chính quân sự, đây là một cuộc tuần hành của công lý. Hành động của chúng tôi không can thiệp vào quân đội theo bất kỳ cách nào,” Prigozhin cho biết trong một bản ghi âm được đăng lên Telegram hôm thứ Sáu.
10. Biden tái khẳng định sự ủng hộ dành cho Ukraine trong cuộc điện đàm với Pháp, Đức và Anh
Tổng thống Joe Biden và các đồng minh của Hoa Kỳ hôm thứ Bảy đã tái khẳng định “sự ủng hộ vững chắc của họ đối với Ukraine” trong cuộc điện đàm với các nhà lãnh đạo Pháp, Đức và Vương quốc Anh về tình hình đang diễn ra ở Nga giữa quân đội và công ty quân sự tư nhân Wagner.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Anh Rishi Sunak đều đã liên kết chặt chẽ với Biden trong quá trình Nga xâm lược Ukraine. Biden đã thường xuyên nói chuyện và gặp gỡ bộ ba trong năm qua.
Biden đã được thông báo về tình hình đang diễn ra vào sáng thứ Bảy, Tòa Bạch Ốc cho biết
11. Blinken gọi điện cho các ngoại trưởng Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Lan để thảo luận về tình hình ở Nga
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken hôm thứ Bảy đã gọi điện cho Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan và Ngoại trưởng Ba Lan Zbigniew Rau để thảo luận về tình hình ở Nga, theo tuyên bố từ Bộ Ngoại giao.
Blinken nhắc lại rằng Hoa Kỳ sẽ phối hợp chặt chẽ với các đồng minh và đối tác khi tình hình phát triển. Ông cũng nhấn mạnh rằng sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine sẽ không thay đổi.
Những gì chúng ta biết: Ông chủ của Wagner, Yevgeny Prigozhin hôm thứ Sáu đã cáo buộc quân đội Nga tấn công trại Wagner và giết một “số lượng lớn” người của ông ta. Ông ta thề sẽ trả đũa bằng vũ lực, bóng gió rằng lực lượng của anh ta sẽ “tiêu diệt” bất kỳ sự kháng cự nào, kể cả các trạm kiểm soát và máy bay.
Đến tối thứ Bảy, Prigozhin thông báo rằng ông ta hủy bỏ kế hoạch đưa lực lượng của mình hành quân về phía Mạc Tư Khoa ngay sau khi chính phủ Belarus tuyên bố Tổng thống Alexander Lukashenko đã đạt được thỏa thuận với Prigozhin. Prigozhin cho biết động thái này nhằm tránh đổ máu cho Nga.
12. Thủ tướng Canada theo dõi chặt chẽ tình hình an ninh ở Nga
Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã triệu tập một nhóm quan chức chính phủ cấp cao vào hôm thứ Bảy để thảo luận về tình hình an ninh nội bộ đang diễn ra ở Nga, một tuyên bố từ Văn phòng Thủ tướng cho biết.
Tuyên bố cho biết Nhóm Ứng phó Sự việc “đã thảo luận về sự phối hợp liên tục với các đối tác quốc tế và đánh giá các tác động đối với người Canada và nhân viên Canada”.
Văn phòng của Thủ tướng Trudeau tiếp tục theo dõi sát sao tình hình ở Nga và duy trì liên lạc với các đồng minh và đối tác của nước này, tuyên bố cho biết thêm.
Phát ngôn nhân của thủ tướng Anh cho biết trong một tuyên bố rằng Thủ tướng Anh Rishi Sunak, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã có cuộc điện đàm trước đó vào thứ Bảy để thảo luận về tình hình ở Nga và nhắc lại sự ủng hộ liên tục của họ đối với chủ quyền của Ukraine.
Phát ngôn nhân cho biết cuộc gặp của họ diễn ra sau cuộc điện đàm giữa các bộ trưởng ngoại giao G7 mà ngoại trưởng Anh đã tham gia trước đó vào thứ Bảy.
Các nhà lãnh đạo phát biểu trước khi giám đốc công ty quân sự tư nhân Wagner Yevgeny Prigozhin thông báo rằng ông đã ra lệnh cho các chiến binh đánh thuê của mình dừng bước tiến của họ vào Mạc Tư Khoa và quay trở lại.
13. Điện Cẩm Linh cho biết các chiến binh Wagner sẽ trở lại căn cứ và ký hợp đồng với quân đội
Trong một cuộc họp báo với các phóng viên, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov đã cung cấp chi tiết về những gì ông mô tả là một thỏa thuận đã đạt được với Yevgeny Prigozhin, ông chủ của công ty quân sự tư nhân Wagner, để ngăn chặn một cuộc hành quân của lực lượng này tới Mạc Tư Khoa.
“Đã đạt được thỏa thuận về việc đưa PMC Wagner trở lại địa điểm của họ. Một số người muốn làm như vậy sẽ ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng - điều này liên quan đến những người không tham gia cuộc tuần hành, thực sự, có những đơn vị như vậy ngay từ đầu đã thay đổi ý định và quay trở lại. Thậm chí, họ còn yêu cầu được cảnh sát giao thông hộ tống và các hỗ trợ khác để trở về địa điểm thường trú”, ông nói.
Ông Peskov nói thêm rằng các chiến binh Wagner sẽ không phải đối mặt với hành động pháp lý vì tham gia cuộc tuần hành, đồng thời nói rằng Điện Cẩm Linh “luôn tôn trọng những hành động anh hùng của họ” trên tiền tuyến ở Ukraine.
Prighozhin đã cung cấp rất ít chi tiết về thỏa thuận do nhà độc tài Belarus Alexander Lukashenko đứng ra làm trung gian. Peskov cho biết Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã có thể sử dụng mối quan hệ cá nhân với Prigozhin để môi giới cho thỏa thuận.
“Thực tế là Alexander Grigoryevich Lukashenko đã biết cá nhân Prigozhin từ lâu, khoảng 20 năm,” Peskov nói. “Và đó là đề xuất cá nhân của anh ấy, đã được tổng thống Putin đồng ý. Chúng tôi rất biết ơn Tổng thống Belarus vì những nỗ lực này.”
Đầu tháng này, Prigozhin đã từ chối ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Nga, từ chối nỗ lực đưa lực lượng của ông vào hàng ngũ. Bộ Quốc phòng cho biết “các đơn vị tình nguyện” và các nhóm quân sự tư nhân sẽ phải ký hợp đồng.
14. Putin và Lukashenko thảo luận về kết quả đàm phán với Wagner, dịch vụ báo chí của tổng thống Belarus cho biết
Tổng thống Nga Vladimir Putin và tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã có cuộc điện đàm để thảo luận về “kết quả đàm phán” với giám đốc công ty quân sự tư nhân Wagner Yevgeny Prigozhin, theo dịch vụ báo chí của tổng thống Belarus.
“Tổng thống Belarus đã thông báo chi tiết cho Tổng thống Nga về kết quả đàm phán với lãnh đạo của công ty quân sự tư nhân Wagner,” dịch vụ báo chí cho biết. “Tổng thống Nga ủng hộ và cảm ơn đồng nghiệp Belarus vì công việc đã hoàn thành.”
Prigozhin tuyên bố hôm thứ Bảy rằng ông sẽ ngưng cuộc hành quân của lực lượng của mình về phía Mạc Tư Khoa, chỉ nói rằng hành động này phù hợp với một kế hoạch không xác định và nhằm tránh đổ máu cho Nga.
Chính phủ Belarus tuyên bố Lukashenko đã môi giới một thỏa thuận với Prigozhin nhưng không cung cấp chi tiết cụ thể.
15. Tất cả các hạn chế trên đường cao tốc ở Nga được dỡ bỏ
Tất cả các hạn chế đối với đường cao tốc ở Nga đã được dỡ bỏ, hãng truyền thông nhà nước Nga TASS đưa tin, trích dẫn một tuyên bố hôm Chúa Nhật từ Cơ quan Đường bộ Liên bang Nga.
Hôm thứ Bảy, Avtodor, công ty điều hành các đường cao tốc của Nga, đã khuyến cáo các tài xế tránh xa M-4, một đường cao tốc chính ở miền nam nước Nga, khi các báo cáo xoay quanh việc các đoàn xe của các chiến binh Wagner đang sử dụng con đường này.
Trước đó cùng ngày, TASS đưa tin rằng giao thông xe hơi đã bị chặn trên đường cao tốc M-4 qua Rostov-on-Don về phía Aksay.
1. Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Chúa Nhật 26 Tháng Sáu, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ 12 Mùa Quanh Năm.
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mátthêu.
Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Anh em đừng sợ người ta. Thật ra, không có gì che giấu mà sẽ không được tỏ lộ, không có gì bí mật, mà người ta sẽ không biết. Điều Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày; và điều anh em nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà rao giảng.
“Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hoả ngục. Hai con chim sẻ chỉ bán được một hào phải không? Thế mà, không một con nào rơi xuống đất ngoài ý của Cha anh em. Thì đối với anh em cũng vậy, ngay đến tóc trên đầu anh em, Người cũng đếm cả rồi. Vậy anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ.
“Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.”
Anh chị em thân mến, chào anh chị em,
Trong bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu lặp lại với các môn đệ ba lần khác nhau: “các con đừng sợ” (Mt 10:26, 28, 31). Trước đó không lâu, Ngài đã nói với họ về những cuộc bách hại mà họ sẽ phải trải qua vì Tin Mừng, đó là một sự thật vẫn còn là một thực tế cho đến nay. Thực vậy, kể từ khi thành lập, cùng với những niềm vui – mà Giáo hội đã có nhiều – Giáo hội cũng đã trải qua, nhiều cuộc bách hại. Có vẻ nghịch lý: việc loan báo Nước Thiên Chúa là một thông điệp hòa bình và công lý, được đặt nền tảng trên tình bác ái huynh đệ và sự tha thứ; nhưng Tin Mừng đã và đang gặp phải sự chống đối, bạo lực, bắt bớ. Tuy nhiên, Chúa Giêsu nói đừng sợ, không phải vì mọi thứ sẽ ổn thỏa trên thế giới, không, nhưng vì chúng ta rất quý giá đối với Cha ngài và không có điều gì tốt đẹp sẽ ra hư mất. Do đó, Chúa Giêsu bảo chúng ta đừng để nỗi sợ hãi ngăn cản chúng ta, mà hãy sợ một điều khác, chỉ một điều. Điều Chúa Giêsu nói với chúng ta nên sợ hãi là điều gì?
Chúng ta khám phá ra điều đó qua một hình ảnh Chúa Giêsu sử dụng hôm nay: đó là hình ảnh “Gehenna” (xem câu 28). Thung lũng “Gehenna” là nơi cư dân Giêrusalem biết rõ. Đó là bãi rác lớn của thành phố. Chúa Giêsu nói về điều đó để nói rằng nỗi sợ hãi đích thực mà chúng ta phải có, đó là sợ bỏ đi mạng sống của mình. Chúa Giêsu nói: “Phải, hãy sợ điều đó”. Nó giống như nói rằng: anh chị em không cần phải sợ bị hiểu lầm và chỉ trích, sợ mất uy tín và lợi ích kinh tế để trung thành với Tin Mừng, không, nhưng hãy sợ phí phạm sự hiện hữu của anh chị em để theo đuổi những thứ tầm thường không thỏa mãn một cuộc sống có ý nghĩa.
Điều này rất quan trọng đối với chúng ta ngày nay. Trên thực tế, ngay cả ngày nay, một số người vẫn bị chế giễu hoặc phân biệt đối xử vì không chạy theo một số mốt nhất định, tuy nhiên, những mốt này đặt những thực tế xoàng xĩnh hạng hai ở vị trí trung tâm – chẳng hạn như chạy theo đồ vật thay vì con người, chạy theo thành tích thay vì các mối quan hệ. Chúng ta hãy nghĩ đến một số ví dụ cụ thể: Tôi đang nghĩ đến một số bậc cha mẹ cần phải làm việc để duy trì gia đình của họ, nhưng họ không thể sống chỉ vì công việc – họ cần có đủ thời gian để ở bên con cái. Tôi cũng đang nghĩ đến một linh mục hay một nữ tu cần dấn thân phục vụ, tuy nhiên, đừng quên dành thời gian ở với Chúa Giêsu, nếu không, họ sẽ rơi vào tinh thần thế tục và đánh mất ý thức về con người của mình. Và một lần nữa, tôi đang nghĩ đến một chàng trai hay cô gái trẻ có hàng ngàn cam kết và đam mê – trường học, thể thao, nhiều sở thích khác nhau, điện thoại di động và mạng xã hội – nhưng họ cần gặp gỡ mọi người và đạt được những ước mơ lớn lao, không lãng phí thời gian cho những thứ phù du đang trôi qua mà không để lại dấu ấn của họ.
Thưa anh chị em, tất cả những điều này đòi hỏi một số từ bỏ những thần tượng liên quan đến tính hiệu quả và chủ nghĩa tiêu dùng. Nhưng điều này là cần thiết để không bị lạc vào những thứ mà cuối cùng bị ném ra ngoài, như họ đã ném những thứ ra ở Gehenna hồi đó. Và thay vào đó, mọi người thường kết thúc ở Gehenna ngày nay. Hãy nghĩ xem, những người rốt cùng thường bị đối xử như phế phẩm và đồ vật không mong muốn. Có một cái giá phải trả để trung thành với những gì quan trọng. Cái giá phải trả là đi ngược dòng, cái giá phải trả là giải phóng bản thân khỏi bị điều kiện hóa bởi dư luận, cái giá phải trả là tách biệt khỏi những người “chạy theo dòng đời”. Nhưng không thành vấn đề, Chúa Giêsu nói. Điều quan trọng là không vứt bỏ điều tốt đẹp nhất: đó là cuộc sống. Đây là điều duy nhất khiến chúng ta sợ hãi.
Vậy chúng ta hãy tự hỏi: Tôi, tôi sợ điều gì? Không có những gì tôi thích? Không đạt được các mục tiêu xã hội áp đặt? Sự phán xét của người khác? Hay là không đẹp lòng Chúa, không đặt Tin Mừng của Người lên hàng đầu? Lạy Mẹ Maria, trọn đời Đồng Trinh, Mẹ Rất Khôn Ngoan, xin giúp chúng con khôn ngoan và can đảm trong những chọn lựa của chúng con.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến,
Tôi rất buồn về những gì đã xảy ra cách đây vài ngày trong Trung tâm Cải huấn dành cho phụ nữ Támara ở Honduras. Bạo lực khủng khiếp giữa các băng đảng đối thủ gây ra chết chóc và đau khổ. tôi cầu nguyện cho người đã khuất; Tôi cầu nguyện cho gia đình họ. Xin Đức Trinh Nữ Suyapa, Mẹ của Honduras, giúp các tâm hồn mở lòng ra để hòa giải và tạo ra không gian cho sự cùng tồn tại huynh đệ, ngay cả trong các nhà tù.
Trong những ngày này, diễn ra lễ kỷ niệm 40 năm ngày mất tích của Emanuela Orlando. Tôi muốn nhân cơ hội này để bày tỏ một lần nữa sự gần gũi của tôi với các thành viên trong gia đình cô ấy, đặc biệt là mẹ cô ấy, và bảo đảm với họ về những lời cầu nguyện của tôi. Tôi xin gửi lời tưởng nhớ đến tất cả các gia đình đang chịu nỗi đau buồn về một người thân yêu đã ra đi.
Tôi chào tất cả anh chị em, những người hành hương từ Rôma, từ Ý và nhiều quốc gia khác nhau, đặc biệt là các tín hữu từ Bogotá, Colombia.
Tôi chào huynh đệ đoàn Phan Sinh Tại Thế từ Pisa; các trẻ em đến từ Gubbio, Perugia và Spoleto; nhóm từ Limbadi đang ăn mừng Leo trẻ tuổi; những người tham gia cuộc hành hương bằng xe máy từ Cesena và Longiano; và các tình nguyện viên của Đài phát thanh Maria, với biểu ngữ lớn mời gọi “tất cả mọi người dưới áo choàng” của Đức Trinh Nữ Maria, để cầu xin món quà hòa bình từ Thiên Chúa. Và chúng tôi yêu cầu điều này đặc biệt cho những người dân Ukraine đang đau khổ.
Tôi chúc tất cả anh chị em một ngày Chúa Nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
1. Zelenskiy thảo luận về cuộc nổi dậy ở Nga với một số nhà lãnh đạo thế giới. Ba Lan kêu gọi NATO đưa không quân vào Ukraine
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết ông đã thảo luận về các sự kiện diễn ra vào cuối tuần ở Nga với một số nhà lãnh đạo thế giới, bao gồm cả Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Zelenskiy cho biết ông cũng đã nói chuyện vào Chúa Nhật với Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda.
“Chúng tôi đã trao đổi đánh giá về những gì đang xảy ra ở Nga. Chúng tôi nhìn nhận tình hình theo cách tương tự và biết cách phản ứng”, ông Zelenskiy nói và cho biết thêm, “sự gây hấn của Nga đang dần quay trở lại bến cảng quê hương của nó”.
Zelenskiy đã mô tả cuộc trò chuyện của ông với Biden là “tích cực và đầy cảm hứng”, cho biết các cuộc thảo luận của ông cũng bao gồm tình hình tiền tuyến và tăng cường hơn nữa lực lượng Ukraine.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov cho biết ông đã nói chuyện với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin về các sự kiện ở Nga cũng như cuộc phản công của Ukraine.
“Chúng tôi đồng ý rằng chính quyền Nga yếu kém và việc rút quân đội Nga khỏi Ukraine là lựa chọn tốt nhất cho Điện Cẩm Linh. Nga sẽ được phục vụ tốt hơn để giải quyết các vấn đề của chính mình khi rút quân hoàn toàn khỏi Ukraine,” Reznikov nói.
Người ta vẫn không chắc các nhà lãnh đạo Ukraine, Hoa Kỳ, Ba Lan và Canada đánh giá cuộc binh biến của quân Wagner như thế nào. Tuy nhiên, Waldemar Skrzyczak, nguyên Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Ba Lan, đã lặp lại yêu cầu của nhóm 9 nước Đông Âu gọi là Bucharest Nine theo đó “chúng ta cần đưa ra quyết định mà Kyiv đã yêu cầu từ lâu – đó là đóng cửa không phận đối với Ukraine. Trong trường hợp này, Nga sẽ không thể phóng hỏa tiễn vào Ukraine và máy bay của họ sẽ không thể bay tới đó”, Tướng Skrzyczak nói.
Nếu Nga tiếp tục không kích vào Ukraine, NATO phải bảo đảm an ninh cho không phận Ukraine bằng cách “gửi lực lượng không quân của mình tới Ukraine để bảo vệ bầu trời Ukraine”.
Theo Tướng Skrzyczak, với tình hình lộn xộn này của Nga, khả năng Putin dám động đến vũ khí hạt nhân là hoàn toàn không có. Trong cuộc binh biến vừa qua, người ta thấy các thống đốc của Nga kêu gọi dân chúng đóng cửa ở yên trong nhà, không thấy họ kêu gọi quân chính quy Nga chống cự lại quân Wagner.
Tướng Skrzyczak nhấn mạnh rằng: “Rostov On Don là nơi đặt trụ sở của quân khu phía nam chịu trách nhiệm chính trong cuộc xâm lược Ukraine. Đó cũng là đại bản doanh của Tập Đoàn Quân Hỗn Hợp Số 58. Một lực lượng lớn như thế đã không chống cự quân Wagner.”
2. Tình trạng của Prigozhin ở Belarus không chắc chắn và dịch vụ báo chí của ông nói với CNN rằng ông sẽ trả lời các câu hỏi khi có thể
Dịch vụ báo chí của công ty quản lý Concord của Yevgeny Prigozhin đã trả lời một câu hỏi qua email từ CNN về nơi ở của người đứng đầu Wagner.
CNN hỏi: “Không có tin nhắn nào từ Yevgeny Viktorovich Prigozhin kể từ tối hôm qua. Bạn có thể nói rõ anh ấy hiện đang ở đâu và liệu anh ấy có thực sự chấp nhận các điều kiện do Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đề xuất không?”
Câu trả lời có nội dung: “Tất cả các câu hỏi của bạn đã được chuyển đến Yevgeny Viktorovich Prigozhin. Anh ấy gửi lời hỏi thăm tới mọi người và sẽ trả lời các câu hỏi khi anh ấy có thể giao tiếp thích hợp.”
Prigozhin được nhìn thấy lần cuối khi rời khỏi Rostov-on-Don vào cuối ngày thứ Bảy trên một chiếc SUV màu đen sau khi Điện Cẩm Linh cho biết một thỏa thuận đã được Lukashenko làm trung gian, trong đó Prigozhin đã đồng ý đến Belarus và chấm dứt cuộc nổi loạn của mình.
Bản thân Prigozhin chưa xác nhận thỏa thuận này.
Hãng thông tấn chính thức của Belarus hôm Chúa Nhật cho biết Lukashenko đã nói chuyện qua điện thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin một lần nữa vào sáng Chúa Nhật.
Các quan chức Belarus nói với CNN rằng họ không có thông tin chi tiết về tình trạng của Prigozhin ở Belarus và không thể xác nhận liệu Prigozhin đã đến nước này hay chưa.
3. Cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Nga nhận định rằng Putin 'chấp nhận sự sỉ nhục' để chấm dứt cuộc nổi loạn của Wagner
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin 'Accepted Humiliation' to End Wagner Rebellion: Former Ambassador”, nghĩa là “Cựu đại sứ nhận định rằng Putin 'chấp nhận sự sỉ nhục' để chấm dứt cuộc nổi loạn của Wagner”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Hôm Chúa Nhật, Michael McFaul, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Nga, đã đặt vấn đề về thẩm quyền của Tổng thống Nga Vladimir Putin, và nhận xét rằng Putin đã “chấp nhận sự sỉ nhục” thay vì dẹp tan cuộc nổi loạn của Tập đoàn Wagner.
Người sáng lập Tập đoàn Wagner, Yevgeny Prigozhin, người từng là đồng minh của Putin, đã chỉ trích tổng thống Nga và quân đội Nga trong vài tháng qua. Hôm thứ Sáu, anh ta đã mưu toan lãnh đạo một cuộc nổi dậy của lính đánh thuê chống lại chính phủ Nga bằng cách tiến vào bên trong Mạc Tư Khoa, nhưng những nỗ lực đó đã giảm leo thang vào chiều thứ Bảy khi anh ta nói rằng quân đội của anh đang trở lại trại dã chiến của họ sau khi đồng minh hàng đầu của Putin, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, đàm phán các bước giảm leo thang.
McFaul và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết hôm Chúa Nhật rằng cuộc nổi loạn của Wagner đã bộc lộ những rạn nứt trong giới lãnh đạo Nga khi Prigozhin trực tiếp thách thức quyền lực của Putin.
“Thay vì tăng gấp đôi lực lượng để dẹp tan cuộc binh biến, Putin lại chấp nhận sự sỉ nhục. Ông ấy là con chuột bị nhốt trong góc mà rất nhiều nhà nghiên cứu về Putin đã bảo chúng ta phải sợ hãi. Nhưng hãy xem kìa ông ta không dám đánh trả cũng chẳng dám nổi điên. Ông ta đã đàm phán và với một kẻ mà chỉ trước đó một giờ ông ta gọi là kẻ phản quốc,” McFaul nói.
Trong một bài phát biểu trên truyền hình hôm thứ Bảy, Putin đã gọi cuộc nổi dậy của Tập đoàn Wagner là “đâm sau lưng chiến sĩ” và tuyên bố sẽ có “hành động quyết liệt”, nhưng không tiết lộ chi tiết cụ thể về các bước có thể thực hiện để chống lại nhóm lính đánh thuê.
“Những kẻ đã tổ chức một cuộc nổi loạn vũ trang sẽ phải chịu trách nhiệm,” nhà lãnh đạo Nga nói mà không đề cập đến Wagner hay Prigozhin. “Những ai đã bị lôi kéo vào chuyện này, tôi kêu gọi các bạn hãy dừng các hành động tội ác của mình lại.”
Putin nói thêm trong bài phát biểu của mình rằng những quân nhân “đi theo con đường phản quốc sẽ bị trừng phạt và phải chịu trách nhiệm” và nói rằng “các lực lượng vũ trang đã nhận được mệnh lệnh cần thiết”.
Putin đã phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm ngoái, với sự tự tin rất lớn rằng ông sẽ giành được cái mà ông gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” vào thời điểm đó, với dự đoán rằng Kyiv sẽ thất thủ trong vài ngày tới. Tuy nhiên, phản ứng mạnh hơn dự kiến từ Ukraine, vốn được hỗ trợ bởi viện trợ của phương Tây, đã làm suy yếu quyền lực của Putin khi các lực lượng Nga tiếp tục đối mặt với những thất bại chiến lược kể từ khi chiến tranh bắt đầu.
“Putin đã nói một cách cứng rắn trong bài phát biểu quốc gia của mình. Ông ta xem ra là một người đang chuẩn bị cho một trận đánh lớn. Nhưng khi phải đối mặt với quyết định khó khăn là cố gắng ngăn chặn lính đánh thuê Wagner bằng lực lượng lớn, ông ta đã lùi bước,” McFaul nói.
Cựu đại sứ nói thêm: “Ông ta không leo thang. Ông ta không cần một đoạn đường tắt để giữ thể diện và tuyên bố chiến thắng. Khi đứng trước khả năng thực sự thua trước những tên lính đánh thuê Wagner đang tiến vào Mạc Tư Khoa, ông ta chỉ biết đầu hàng.”
Lặp lại nhận xét của McFaul về quyền lực của Putin, Blinken cho biết trong một lần xuất hiện vào hôm Chúa Nhật trên ABC News This Week rằng cuộc nổi dậy của Prigozhin đã đặt ra câu hỏi về cách tiến hành tổng thể của cuộc chiến.
“Đây là một thất bại chiến lược tàn khốc đối với Putin trên hầu hết mọi mặt trận, kinh tế, quân sự, địa chính trị. Và, về cơ bản, nó đã cho thấy cuộc xâm lược của Putin đã làm được hay không làm được gì cho người dân Nga,” Blinken nói, nhưng nói thêm rằng vẫn rất khó để suy đoán điều gì sẽ xảy ra tiếp theo bởi vì Putin “đã thiết lập một nhà nước được thiết kế xung quanh ông ta với sự kiểm soát của các phương tiện truyền thông, và kiểm soát chặt chẽ không gian thông tin.”
Trong một lần xuất hiện khác vào hôm Chúa Nhật trên chương trình Gặp gỡ báo chí của NBC News, ngoại trưởng Mỹ chỉ ra rằng những sự kiện gần đây xảy ra ở Nga là “phi thường” bởi vì Mạc Tư Khoa đã bị đặt vào tình thế phải tự vệ giống như Kyiv đã phải tự vệ 16 tháng trước để bảo vệ nền độc lập và sự tồn tại của Ukraine.
“Bây giờ những gì chúng ta thấy là Nga phải bảo vệ Mạc Tư Khoa, thủ đô của mình, chống lại đám lính đánh thuê do chính họ tạo ra. Vì vậy, về bản chất, điều đó thật phi thường,” Blinken nói, đồng thời cho biết thêm rằng Putin chắc chắn có những câu hỏi cần trả lời trong những tuần và tháng tới.
Trong khi đó, người dẫn chương trình State of the Union của CNN, Dana Bash, đã hỏi Blinken vào Chúa Nhật rằng liệu ông có tin rằng cuộc nổi dậy của Tập đoàn Wagner là khởi đầu cho sự kết thúc của Putin hay không.
“Tôi không muốn suy đoán về điều đó,” Blinken trả lời. “Đây trước hết là vấn đề nội bộ của Nga. Dù thế, những gì chúng ta đã thấy là như vậy. Chúng tôi đã thấy cuộc xâm lược này chống lại Ukraine trở thành một thất bại chiến lược trên diện rộng. Nga yếu hơn về kinh tế, quân sự”.
Ông nói tiếp: “Vị thế của Nga trên toàn thế giới đã giảm mạnh. Nó dẫn đến việc đưa người Âu Châu ra khỏi năng lượng của Nga. Nó dẫn đến sự đoàn kết và củng cố NATO với các thành viên mới và một liên minh mạnh mẽ hơn. Nó đã dẫn đến việc xa lánh Nga và đoàn kết Ukraine lại với nhau theo những cách chưa từng có trước đây. Đây chỉ là một chương được thêm vào một cuốn sách rất, rất dở mà Putin đã viết cho nước Nga. “
Newsweek đã liên hệ qua email tới Bộ Quốc phòng Nga để xin bình luận.
4. 'Chúng tôi rất hạnh phúc': Cuộc nổi dậy của Wagner mang lại hy vọng mới cho người Ukraine
Ký giả Lorenzo Tondo của tờ The Guardian đang có mặt tại Thủ đô Kyiv của Ukraine, đã phỏng vấn các cư dân địa phương, và có bài tường trình nhan đề “We were so happy’: Wagner rebellion brings fresh hope to Ukrainians, nghĩa là “'Chúng tôi rất hạnh phúc': Cuộc nổi dậy của Wagner mang lại hy vọng mới cho người Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Thất vọng về sự xuống thang của Prigozhin - nhưng cảm giác ở Kyiv là có điều gì đó đã thay đổi
Trong gần 24 giờ, hàng triệu người Ukraine tin rằng cuộc chiến với Nga có thể sắp kết thúc. Từ 21h ngày thứ Sáu, khi thủ lĩnh Wagner Yevgeny Prigozhin tuyên bố hành quân vào Mạc Tư Khoa, cho đến 20h ngày thứ Bảy, khi lính đánh thuê với xe tăng và xe bọc thép của họ chỉ còn cách thủ đô Nga hơn 300km, đất nước bị tàn phá này đã thoáng thấy sự kết thúc của chế độ Putin.
Sau đó, đột nhiên, khi trùm Wagner Yevgeny Prigozhin ngừng tiến công, sự nhiệt tình hồi sinh nhanh chóng vụt tắt, nhường chỗ cho sự thất vọng, và nhiều người từ chối tin rằng thỏa thuận chấm dứt cuộc nổi dậy vũ trang do Belarus làm trung gian là có thật.
Putin và Prigozhin ngăn chặn đổ máu, nhưng mối thù của họ vẫn chưa kết thúc
Serhii, 27 tuổi, đến từ Kyiv cho biết: “Tôi có những cảm xúc tích cực. Lúc đầu có hy vọng, có hy vọng đảo chính. Hy vọng rằng tất cả sẽ kết thúc. Hy vọng rằng sẽ có một sự thay đổi quyền lực ở Nga và rút quân khỏi Ukraine. Sau đó, đột nhiên thế là hết! Hết phim. Không có gì xảy ra… Tôi cảm thấy rất thất vọng.”
Vào sáng thứ Bảy, sau một đêm chuông báo động không kích vang lên tại ít nhất năm khu vực, Kyiv tỉnh dậy trước một loạt hỏa tiễn khác do Nga tung ra. Ít nhất 5 người thiệt mạng ở thủ đô sau khi mảnh vỡ của một hỏa tiễn do người Ukraine bắn rơi trúng một tòa nhà ở quận Solomyansk. Nhưng câu chuyện khiến hàng triệu người dán mắt vào màn hình của họ là tổng thống Nga, Vladimir Putin, cáo buộc Prigozhin tội phản quốc.
Kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện, Ukraine đã khao khát sự bất ổn nội bộ ở Nga, với hy vọng rằng sự bất ổn chính trị bằng cách nào đó có thể làm suy yếu quyền lực của Putin và kết quả là chiến tranh sẽ kết thúc.
Từ Lviv ở phía tây đến thành phố Kharkiv bị tàn phá ở phía đông, người dân bày tỏ sự vui mừng trước cuộc binh biến của nhóm lính đánh thuê Wagner chống lại Mạc Tư Khoa và hy vọng cuộc đấu đá nội bộ sẽ làm suy yếu quân đội Nga trên chiến trường.
Valeriy, 59 tuổi, một sinh viên quân sự ở Kyiv cho biết: “Chúng tôi rất vui và ngạc nhiên. Tất cả chúng tôi đều theo dõi từng cập nhật trên Telegram, cố gắng diễn giải mọi dấu chỉ.”
Một trong những người đầu tiên phản ứng với tin tức là tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, người đã không đợi đến giờ phát video buổi tối như thường lệ của mình. Ông bình luận ngay lập tức về cuộc nổi dậy của Wagner: “Sự yếu kém của Nga là rõ ràng,” ông nói. “Điểm yếu toàn diện. Và Nga giữ quân đội và lính đánh thuê trên đất của chúng ta càng lâu thì càng có nhiều hỗn loạn, đau đớn và rắc rối cho chính họ sau này.”
Vài giờ sau, khi đoàn xe quân sự Wagner trên đường tới Mạc Tư Khoa đến vùng Lipetsk, cách thủ đô khoảng 360 km, người Ukraine đã bị mê hoặc.
Các kênh Telegram sáng lên với hết câu chuyện này đến câu chuyện khác cho thấy tình hình đang thay đổi. Một người tuyên bố hàng chục đơn vị Nga đang rút khỏi mặt trận để đến Nga và đối mặt với quân nổi dậy. Những người khác cho biết hàng trăm binh sĩ đang rời khỏi các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm để gia nhập nhóm Wagner. Một người khác cho rằng các phe phái Belarus cũng đang chuẩn bị đảo chính để lật đổ chế độ Lukashenko.
Thật khó để nói tin tức nào trong số những tin tức hiện không thể kiểm chứng này là có thật hay là kết quả của sự nhiệt tình mới. Đột nhiên, vào cuối buổi tối và vào cuối một ngày đặc biệt, các hy vọng mờ dần - ngay phút truyền thông nhà nước Nga thông báo rằng Prigozhin đã ra lệnh cho quân đội anh ta trở lại căn cứ của họ.
“Cái quái gì thế?” Vira, một giáo viên 59 tuổi cho biết. ''Tôi đã rất bối rối. Và hôm nay tôi vẫn đang tiêu hóa những sự kiện của ngày hôm qua. Tôi vẫn không thể đặt các sự kiện lại với nhau. Khá là khó khăn.''
Một cố vấn của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine đã mô tả cuộc nổi dậy của Wagner là “nỗ lực binh biến lố bịch nhất” từ trước đến nay.
“Điều này chỉ khiến Nga yếu đi và khiến chúng ta mạnh hơn,” Yuriy Sak nói với chương trình The World This Weekend của BBC Radio 4.
Tuy nhiên, ngay cả sau khi bế tắc, tình trạng hỗn loạn ở Nga đã tạo ra một “cửa sổ cơ hội” để Kyiv biến tình trạng hỗn loạn nội bộ của Mạc Tư Khoa thành một lợi thế trên chiến trường. Trong khi Putin buộc phải dè chừng, Ukraine đã tăng cường phản công quyết liệt.
Vào chiều thứ Bảy, quân đội Ukraine đã báo cáo một cuộc tấn công gần các ngôi làng xung quanh Bakhmut, do lực lượng Wagner chiếm được vào tháng 5 sau nhiều tháng giao tranh. Vào buổi tối, Oleksandr Tarnavsky, một chỉ huy Ukraine, nói với hãng thông tấn quốc gia Ukraine, Ukrinform, rằng các lực lượng của họ đã giải phóng các vùng lãnh thổ gần thành phố Krasnohorivka, thuộc vùng Donetsk, nơi đã bị lực lượng ly khai thân Nga xâm lược từ năm 2014.
Ukrinform dẫn lời Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói: “Bất kỳ sự hỗn loạn nào đằng sau chiến tuyến của đối phương đều có lợi cho chúng ta.”
Các hãng thông tấn Nga đưa tin, việc Ukraine bất ngờ nối lại các cuộc tấn công đã được Bộ Quốc phòng Nga xác nhận vào hôm Chúa Nhật, nhưng Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov không quên lặp lại điệp khúc quen thuộc rằng quân Nga đã đẩy lùi các lực lượng Ukraine ở khu vực Donetsk và Zaporizhzhia.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố: “Trong 24 giờ qua, các lực lượng vũ trang của Ukraine đã tiếp tục cố gắng thực hiện các hành động tấn công,” đồng thời cho biết thêm rằng “chỉ riêng gần Bakhmut đã có 10 cuộc tấn công bị chặn lại”.
Một số nhà phân tích lo ngại rằng một Putin bị thương có thể trở thành một Putin nguy hiểm hơn. Nhưng ở Kyiv, vào một buổi sáng Chúa Nhật, tắm trong cơn mưa buổi sáng trong lành, cảm giác là có điều gì đó đã thay đổi.
Mykhailo Podolyak, cố vấn chính của Zelenskiy, cho biết: “Tình hình bên trong nước Nga là không thể kiểm soát. Cấu trúc mỏng manh được giữ với nhau bằng quán tính trên một cánh và một lời cầu nguyện.”
“Trong khi đó,” anh nói thêm, “các nhà dự báo dự đoán sẽ có những cơn gió mới…”
5. Video trên mạng xã hội cho thấy hiện trường vụ rơi máy bay quân sự Nga được cho là do Tập đoàn Wagner bắn rơi
Các video và hình ảnh trên mạng xã hội đã xuất hiện cho thấy những mảnh vỡ của một chiếc máy bay quân sự được cho là do Tập đoàn Wagner bắn rơi ở một vùng nông thôn miền nam nước Nga.
Dấu hiệu của chiếc máy bay cho thấy đó là một chiếc Ilyushin-22 của Không quân Nga, loại máy bay đôi khi được sử dụng làm trung tâm liên lạc và chỉ huy trên không.
Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về việc mất bất kỳ máy bay Il-22 nào.
Nguyên nhân của vụ tai nạn không rõ ràng, nhưng các video do dân địa phương quay đã ghi lại cảnh nó lao xuống và cho thấy nó đã bị trúng hỏa tiễn như thế nào.
Một blogger quân sự Nga cho biết hôm thứ Bảy rằng lực lượng Wagner đã bắn hạ một chiếc máy bay Il-22 chở 10 người.
Irina Kuksenkova, phóng viên của Channel One nhà nước Nga, cho biết chiếc máy bay đã rơi gần Voronezh, và người đứng đầu Wagner, Yevgeny Prigozhin, đã đề nghị bồi thường cho người thân của phi hành đoàn thiệt mạng.
Prigozhin đã không bình luận về vụ tai nạn nhưng tuyên bố hôm thứ Bảy rằng một máy bay trực thăng chiến đấu của Nga đã bị bắn hạ. Video cũng xuất hiện vào Chúa Nhật về đống đổ nát của một chiếc trực thăng Ka-52 ở quận Talovsky của vùng Voronezh.
Một blogger quân sự Nga tuyên bố rằng chiếc trực thăng đã bị Wagner bắn hạ và cho biết phi hành đoàn đã thiệt mạng.
Các blogger quân sự Nga ở Rostov On Don cho biết có ít nhất 10 máy bay và máy bay trực thăng đã bị quân Wagner bắn hạ, và 17 phi công và phi hành đoàn đã thiệt mạng.
6. Quan chức Mỹ dự đoán sẽ có “đổ máu nhiều hơn” ở Nga
Khi bức tranh trở nên rõ ràng hơn đối với các nhà phân tích tình báo Hoa Kỳ rằng Yevgeny Prigozhin sắp huy động quân đội Wagner của mình bên trong Nga, người ta kỳ vọng rằng cuộc hành quân của ông ta về phía Mạc Tư Khoa sẽ gặp phải nhiều sự kháng cự hơn và “đẫm máu hơn”.
Một quan chức Mỹ cho biết, có một điều ngạc nhiên là quân đội chuyên nghiệp của Nga đã không làm tốt hơn việc đối đầu với quân đội Wagner khi họ tiến vào Rostov và hướng tới Mạc Tư Khoa.
Rostov On Don là nơi đặt trụ sở của quân khu phía nam chịu trách nhiệm chính trong cuộc xâm lược Ukraine. Đó cũng là đại bản doanh của Tập Đoàn Quân Hỗn Hợp Số 58. Một lực lượng lớn như thế đã không chống cự quân Wagner.
Một quan chức Mỹ cho biết, thêm vào sự ngạc nhiên đó là sự nhanh chóng của thỏa thuận được đưa ra hôm thứ Bảy, mà Điện Cẩm Linh cho biết là do Belarus làm trung gian.
“Tôi biết rằng chúng tôi đã đánh giá rằng nó sẽ trở nên bạo lực và đẫm máu hơn rất nhiều,” quan chức này nói với CNN.
Cuối cùng, không có cuộc chiến nào dành cho Mạc Tư Khoa, nơi dự kiến sẽ có sự kháng cự quyết liệt. Ông nói, lý do mà Prigozhin đã nêu để chấm dứt cuộc binh biến của Wagner là mong muốn tránh đổ máu.
“Bây giờ là lúc máu có thể đổ. Do đó, nhận ra tất cả trách nhiệm về việc máu Nga sẽ đổ từ một trong hai phía, chúng tôi quay các đoàn xe của mình lại và rời đi theo hướng ngược lại,” Prigozhin nói.
Mục đích cuối cùng của Prigozhin là gì trong chiến dịch ngắn hạn của ông vẫn chưa chắc chắn.
Nhiều nguồn tin cho biết trong những ngày trước cuộc binh biến của Wagner, tình báo Hoa Kỳ đánh giá rằng ông ta sẽ thách thức sự lãnh đạo của Nga, nhưng liệu đó là với chính Putin hay giới lãnh đạo quân sự mà ông ta đã chống lại từ lâu thì vẫn chưa rõ ràng.
7. Ukraine tuyên bố thành công một phần ở mặt trận phía nam chống lại Nga
Ukraine tuyên bố họ đã cải thiện “vị trí chiến thuật” trong việc phòng thủ chống lại Nga ở phía nam và đã đạt được “thành công một phần” trong cuộc phản công ở khu vực Tavria.
“Trong ngày qua, bản chất của các hành động thù địch không thay đổi theo hướng Tavria. Chúng tôi giữ vị trí của mình trong phòng thủ và thực hiện các biện pháp, bao gồm các biện pháp để cải thiện vị trí chiến thuật. Mặt khác, chúng tôi đã thành công một phần trong việc tiến hành các hành động tấn công theo hướng đã định. Đối phương đang có những nỗ lực đáng kể để ngăn chặn bước tiến của chúng tôi, đồng thời chịu tổn thất nặng nề về nhân lực, vũ khí và thiết bị”, phát ngôn nhân Bộ Tư Lệnh Phía Nam Nataliya Humenyuk cho biết như trên
Trong 24 giờ qua, quân đội Nga đã nã pháo vào 9 khu vực của Ukraine, với “nhiều loại vũ khí khác nhau - súng phóng lựu, súng cối, xe tăng, pháo, MLRS, SAM và máy bay chiến thuật - tấn công 40 ngôi làng và đánh vào cơ sở hạ tầng”
“Ở hướng Zaporizhzhia, quân xâm lược tiếp tục tập trung lực lượng chính nhằm ngăn chặn bước tiến của quân ta. Họ tiến hành các cuộc không kích ở các khu vực Orikhiv, Novodanylivka, Robotyne thuộc vùng Zaporizhzhia”.
Trong khi đó, Đại Tá Serhiy Cherevatyi, phát ngôn viên của Bộ chỉ huy quân sự miền đông Ukraine cho biết giao tranh đang diễn ra ở khu vực Mariinka của Donetsk vào hôm Chúa Nhật.
Trong suốt một ngày, quân đội Ukraine được tường trình đã tiến từ 600 mét lên 1.000 mét ở sườn phía nam và phía bắc xung quanh Bakhmut.
Vào chiều thứ Bảy, trong khi Prigozhin đang tiến về Điện Cẩm Linh, quân đội Ukraine đã báo cáo về một cuộc tấn công gần các ngôi làng xung quanh Bakhmut, do lực lượng Wagner chiếm được vào tháng 5, sau nhiều tháng giao tranh.
Vào buổi tối, Oleksandr Tarnavsky, một chỉ huy Ukraine, nói với hãng thông tấn quốc gia Ukraine, Ukrinform, rằng các lực lượng của họ đã giải phóng các vùng lãnh thổ gần thành phố Krasnohorivka, thuộc khu vực Donetsk, nơi lực lượng ly khai thân Nga đã xâm lược từ năm 2014.
8. Quảng trường Đỏ của Mạc Tư Khoa bị phong tỏa sau cuộc nổi dậy của Wagner
Một nhóm CNN đã quan sát Quảng trường Đỏ của Mạc Tư Khoa bị phong tỏa vào hôm Chúa Nhật, một ngày sau khi ông chủ của Wagner, Yevgeny Prigozhin, ngừng cuộc nổi dậy ngắn ngủi của mình.
Người ta nhìn thấy các vách ngăn bằng kim loại chặn lối vào trung tâm thành phố và một số nhân viên an ninh đã có mặt.
Quảng trường Đỏ cũng bị đóng cửa vào thứ Bảy.
9. Biden kêu gọi các đồng minh không tin vào những tuyên bố của Putin về sự can thiệp của phương Tây vào cuộc nổi dậy của Wagner
Khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đang đi bộ từ dinh thự của Tòa Bạch Ốc đến một cuộc họp báo về cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Nga, không có nhiều điều chắc chắn.
Ví dụ, không rõ ràng là một nhóm lính đánh thuê của nhóm Wagner tiến nhanh về phía Mạc Tư Khoa có thể ảnh hưởng như thế nào đến cuộc chiến ở Ukraine. Cũng không rõ liệu quân đội Nga dưới sự chỉ huy của Tổng thống Vladimir Putin có ý chí chiến đấu với họ hay không.
Tuy nhiên, có một điều dường như rõ ràng: bất cứ điều gì đang xảy ra trên đường cao tốc M-4 ở miền nam nước Nga đều có khả năng thay đổi tiến trình của những gì đã trở thành một cuộc xung đột xác định quan điểm của tổng thống.
Chưa bao giờ trong 16 tháng kể từ khi Nga xâm chiếm Ukraine, quyền lực của Putin lại có vẻ lung lay như cuối tuần này. Đối với Biden, khoảnh khắc này là một lời nhắc nhở về mức độ khó lường của cuộc khủng hoảng, ngay cả khi các quan chức Mỹ đang nghiên cứu thông tin tình báo để tìm các dấu hiệu cho thấy quyền lực của Putin đang tuột dốc.
Mục tiêu chính là không cho Putin cái cớ để cáo buộc phương Tây muốn giết ông ta.
Trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Anh Rishi Sunak, Biden nhấn mạnh điều cấp thiết là đừng tin vào bất kỳ những tuyên bố có thể có từ Putin về sự can thiệp của phương Tây.
Như Biden đã nói với nhóm của mình trong nhiều tháng, mục tiêu của anh ấy là ngăn chặn “Chiến tranh thế giới thứ ba”.
Một thông điệp tương tự đã được gửi từ Washington tới các đại sứ quán Mỹ, những người được thông báo, nếu được chính phủ sở tại yêu cầu, hãy truyền đạt rằng “Hoa Kỳ không có ý định can dự vào cuộc binh biến của quân Wagner.”
Mặt khác, các cơ quan ngoại giao đã được hướng dẫn “không chủ động tiếp xúc với các quan chức chính phủ nước chủ nhà” về vấn đề này, theo một người quen thuộc với thông điệp.
Một thông điệp cũng đã được gửi tới chính phủ Nga từ chính quyền củng cố rằng Hoa Kỳ sẽ không tham gia vào cuộc binh biến, theo những người quen thuộc với vấn đề này.
Giờ đây, Biden và nhóm của ông đang làm việc để hiểu ý nghĩa của các sự kiện trong những ngày qua và xác định điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Thỏa thuận đột ngột do Belarus làm trung gian nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng hầu như không khiến các quan chức Mỹ tin tưởng rằng tình hình đã hoàn toàn được xoa dịu. Nó chỉ có thể củng cố những nghi ngờ hiện có bên trong Nga về khả năng lãnh đạo của Putin, theo các quan chức Mỹ.
10. Duma Quốc gia Nga đang soạn thảo luật để điều chỉnh Tập đoàn Wagner
Andrey Kartapolov, người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng của Duma Quốc gia Nga, hay hạ viện Nga, cho biết cơ quan này đang soạn thảo một đạo luật để điều chỉnh Tập đoàn Wagner.
Đã có nhiều suy đoán về tương lai của Wagner kể từ khi người đứng đầu của nó, Yevgeny Prigozhin, phát động một cuộc nổi dậy vào cuối tuần này.
“Số phận của Wagner PMC chưa được quyết định, nhưng không cần thiết phải cấm nó, vì đây là đơn vị sẵn sàng chiến đấu và có những vấn đề dành cho ban lãnh đạo chứ không phải các chiến binh,” Kartapolov nói với tờ báo kinh doanh Vedomosti của Nga vào hôm Chúa Nhật.
Nhận xét của Kartapolov lặp lại những nhận xét của phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov, người cho biết hôm thứ Bảy rằng đã đạt được thỏa thuận về việc “đưa PMC Wagner trở lại địa điểm của họ. Một phần trong số họ, những người muốn làm như vậy, sau đó sẽ ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng - điều này liên quan đến những người không tham gia cuộc binh biến” theo lệnh của Prigozhin.
11. Quan chức địa phương cho biết 19 ngôi nhà bị hư hại ở vùng Voronezh của Nga sau các cuộc đụng độ với lực lượng Wagner
Một quan chức địa phương ở vùng Voronezh của Nga cho biết 19 ngôi nhà đã bị hư hại trong các cuộc đụng độ với quân Wagner vào hôm thứ Bảy.
Aleksandr Gusev, thống đốc khu vực cho biết: “Do cuộc giao tranh diễn ra gần Elizavetovka, quận Pavlovsky, vào ngày 24 tháng 6, khi một đoàn xe của Wagner PMC đi qua khu vực của chúng tôi, 19 hộ gia đình trong làng đã bị thiệt hại.
Nhóm này đã chiếm thành công các cơ sở quân sự ở thành phố phía tây nam nước Nga hôm thứ Bảy như một phần của nỗ lực nổi dậy vũ trang.
Gusev cam kết sẽ giúp các chủ nhà sửa chữa những hư hỏng của ngôi nhà và nhận tiền bồi thường, ông nói: “Chúng tôi nhất định sẽ giúp họ”.
Ông cảm ơn cư dân trong khu vực vì “sự kiên cường” của họ khi chịu đựng những hạn chế được đưa ra trong khu vực sau các sự kiện hôm thứ Bảy.
Bản thân Gusev có thể đang gặp khó khăn. Các phương tiện truyền thông Nga đã chỉ trích ông và Vasily Golubev, là thống đốc khu vực Rostov. Hai ông này đã yêu cầu dân chúng đóng cửa ở yên trong nhà, tránh đi ra ngoài đường. Họ đã không kêu gọi binh lính chống lại quân Wagner.
1. Đức Thánh Cha cảm thấy khó thở vì hậu quả của thuốc mê
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài cảm thấy khó thở vì hậu quả của việc gây mê trong ba giờ đồng hồ, chiều ngày 07 tháng Sáu vừa qua, để phẫu thuật ở bụng dưới.
Đức Thánh Cha tiết lộ như trên, trong buổi tiếp kiến các tham dự viên khóa họp thứ 96 của các tổ chức bác ái trợ giúp các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, gọi tắt là ROACO, hôm 22 tháng Sáu mới đây. Đức Thánh Cha không đọc bài diễn văn dọn sẵn, nhưng trao cho mọi người để đọc sau và ngài chỉ nói ít lời chào thăm họ.
Đức Thánh Cha cũng đã nhiều lần cho biết việc tiêm thuốc mê làm cho ngài có những hậu quả khó chịu, đặc biệt sau lần phẫu thuật ruột già hồi tháng Bảy năm 2021 và bị cắt bỏ 33 centimet ruột, và vì thế ngài đã nhiều lần từ chối không chịu phẫu thuật để chữa bệnh đau đầu gối.
Mặt khác, hôm 22 tháng Sáu vừa qua, Đức Thánh Cha đã gửi sứ điệp Video trấn an những người lo rằng ngài sẽ không thể đến gặp các bạn trẻ thế giới tại Ngày Quốc tế Giới trẻ, vào đầu tháng Tám năm nay ở Lisbon, Bồ Đào Nha vì bệnh tình của ngài. Đức Thánh Cha nói: “Bác sĩ đã nói với tôi rằng tôi có thể đi, và tôi mong đến ngày đó, tôi sẽ gặp các bạn. Vậy, chúng ta hãy tiến bước. Còn 40 ngày nữa, giống như một Mùa chay, cho đến ngày gặp gỡ ở Lisbon!”
Đức Thánh Cha cũng gửi một sứ điệp Video thứ hai để khích lệ và cám ơn những người từ lâu đang cộng tác vào việc chuẩn bị và tiến hành Ngày Quốc tế Giới trẻ. Ngài nói: Tôi biết các bạn đang dành giờ này sang giờ khác để làm cho Ngày Quốc tế Giới trẻ có thể tiến hành. Khó khăn nhất sẽ đến sau đó, khi mà trong Ngày Quốc tế Giới trẻ, các bạn phải duy trì các cơ cấu về trật tự, sức khỏe, lương thực, vệ sinh, và bao nhiêu thứ cần thiết khác. Các bạn không xuất hiện như những nhân vật chính của Ngày Quốc tế Giới trẻ, nhưng chính các bạn là những người làm cho ngày này có thể diễn ra được. Vì thế, tôi nhiệt liệt cám ơn các bạn”.
2. Công nhận các nhân đức anh hùng của chị Lucia
Hôm 22 tháng Sáu vừa qua, với sự chấp thuận của Đức Thánh Cha Phanxicô, Bộ Tuyên thánh đã công bố sắc lệnh nhìn nhận các nhân đức anh hùng của chị Lucia dos Santos, người lớn nhất trong số ba mục đồng đã được Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, năm 1917.
Với sắc lệnh này, từ nay chị Lucia được gọi là “Đấng Đáng kính” và cần có một phép lạ được công nhận để có thể được phong chân phước.
Chị Lucia dos Santos sinh ngày 28 tháng Ba năm 1907, cùng với hai em họ Francesco và Giacinta Marto, đã được Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên ngày 13 tháng Năm năm 1917, tại Cova da Iria, Fatima, Bồ Đào Nha. Hai người em họ này qua đời vì dịch sốt Tây Ban Nha và được Đức Thánh Cha Phanxicxe hơin phong hiển thánh hồi năm 2017.
Chị Lucia là người duy nhất còn sống sót và cẩn giữ sứ điệp của Đức Mẹ. Do sự thúc đẩy của Đức Cha José Alves Correia da Silvia, chị đã ghi lại trong bốn văn kiện, từ năm 1935 đến 1941. Một tài liệu khác, được viết ra năm 1944, có chứa đựng “bí mật thứ ba” và được gửi về Roma và được mở ra lần đầu tiên năm 1960, nhưng không được thánh Giáo hoàng Gioan XXIII và Phaolô VI công bố.
Thánh Gioan Phaolô II, người có lòng sùng kính đặc biệt đối với Đức Mẹ Fatima, đã công bố bí mật này hồi năm thánh 2000.
Chị Lucia về sau đã vào Dòng kín Cát Minh ở Coimbra và qua đời tại đây, ngày 13 tháng Hai năm 2005, thọ 98 tuổi. Ngày 13 tháng Năm năm 1967, chị đã đến Fatima để gặp Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, và cũng vậy, vào ngày 13 tháng Năm năm 1982 để gặp Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, khi các ngài đến viếng thăm Fatima.
Sau khi chị Lucia qua đời, cả Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI cũng đã đến Fatima năm 2010, và Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến đây năm 2017. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ trở lại đây vào ngày 05 tháng Tám năm nay, trong dịp đến Bồ Đào Nha, nhân Ngày Quốc tế Giới trẻ ở Lisbon Bồ Đào Nha.
Cùng ngày 22 tháng Sáu vừa qua, Bộ Phong thánh đã công bố sắc lệnh nhìn nhận cuộc tử đạo của 20 vị tôi tớ Chúa, bị sát hại tại thành Sevilla năm 1936, trong cuộc nội chiến tại Tây Ban Nha. Trong số các vị, có cha Manuel González-Serna Rodríguez, sinh năm 1880 và làm cha sở tại làng Constantina gần đó, năm 1911. Cha bị dân quân cộng hòa bắt trong đêm 19 tháng Bảy năm 1936 và hành quyết tại nhà mặc áo của thánh đường, bốn ngày sau đó. Các vị còn lại gồm chín linh mục, và mười chủng sinh, giáo dân nam nữ, là những người bị dân quân cộng hòa bắt và sát hại vào khoảng đầu cuộc nội chiến.
Ngoài các sắc lệnh trên đây, có năm sắc lệnh khác nhìn nhận các nhân đức anh hùng của năm vị tôi tớ Chúa người Brazil, Ý, Cuba.
3. Thượng Phụ Kirill là một trong số ít người lên tiếng ủng hộ Putin trong cuộc binh biến do trùm Wagner Yevgeny Prigozhin khởi xướng
Các quan sát viên cho rằng cuộc binh biến do trùm Wagner Yevgeny Prigozhin khởi xướng là một phép thử đối với nhà độc tài Vladimir Putin. Trong khi quy mô của quân Wagner là rất nhỏ so với quân chính quy Nga, khả năng giành chiến thắng rất khó xảy ra, nhưng quân chính quy Nga đã không chống cự, và chỉ có một ít người lên tiếng ủng hộ Putin.
Thượng Phụ Kirill là một trong số rất ít người này.
Vào ngày 24 tháng 6 năm 2023, Đức Thượng phụ Mạc Tư Khoa và Toàn Nga đã phát biểu như sau trước đồng bào của mình.
Anh chị em thân mến!
Đối đầu quân sự là một thử thách mà chúng ta, hơn bất kỳ lúc nào khác, được kêu gọi cẩn thận giữ gìn sự thống nhất quốc gia, cầu nguyện với Chúa và hỗ trợ hết mình cho những người lính và lẫn nhau.
Ngày nay, khi anh em chúng ta chiến đấu và hy sinh ngoài mặt trận, quên mình làm tròn bổn phận, khi đối phương đang tìm mọi cách chống phá nước Nga, thì mọi âm mưu gieo rắc bất hòa trong nước đều là tội ác lớn nhất không có lời biện minh.
Nâng cao lời cầu nguyện cho một giải pháp hòa bình cho tình hình hiện tại, với tư cách là Giáo chủ của Giáo Hội Chính thống Nga, tôi kêu gọi những người đã cầm vũ khí trong tay và sẵn sàng chỉ đạo họ chống lại anh em của họ, hãy suy nghĩ lại. Trước hiểm họa chung, phải giữ vững ý chí thống nhất, vượt qua ân oán, tham vọng cá nhân. Dù vấn đề có thể đôi khi khó khăn.
Tôi ủng hộ những nỗ lực của Nguyên thủ quốc gia Nga nhằm ngăn chặn tình trạng bất ổn ở đất nước chúng ta.
Bản thân tôi cầu nguyện và kêu gọi tất cả hàng giáo phẩm, giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân hãy long trọng cầu nguyện xin Chúa gìn giữ hòa bình và hiệp nhất, đang bị nguy hiểm bởi những lời kêu gọi hỗn loạn.
Xin Chúa bảo vệ nước Nga, người dân và quân đội của nước này.
+ KIRILL, Thượng phụ Mạc Tư Khoa và Toàn Nga
Source:patriarchia.ru