Ngày 27-06-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Hai 28/6: Theo Chúa- Suy Niệm của Linh mục Anthony Nguyễn Hữu Quảng
Giáo Hội Năm Châu
02:00 27/06/2021

Video sẽ bắt đầu từ 5g chiều ngày 27-June-2021 theo giờ Việt Nam


PHÚC ÂM: Mt 8, 18-22

“Con hãy theo Ta”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đám đông dân chúng vây quanh Người, thì Người ra lệnh sang qua bờ bên kia. Một luật sĩ đến thưa Người rằng: “Lạy Thầy, bất cứ Thầy đi đâu, con cũng xin theo Thầy”. Chúa Giêsu trả lời: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, Con Người không có chỗ gối đầu”. Một môn đệ khác thưa Người rằng: “Thưa Thầy, xin cho phép con về chôn cất cha con trước đã”. Chúa Giêsu trả lời: “Con hãy theo Ta, và hãy để kẻ chết chôn kẻ chết”.

Đó là lời Chúa.
 
Cánh cửa ở ngõ cụt
Lm. Minh Anh
05:44 27/06/2021
CÁNH CỬA Ở NGÕ CỤT

Cựu tổng thống Calvin Coolidge, được biết đến, là một người khó tiếp cận và kiệm lời. Lần kia, tại một bữa ăn tối ở Toà Bạch Ốc, một phụ nữ đến gần ông và nói, “Thưa tổng thống, tôi cá cược với một người bạn rằng, tôi có thể khiến ngài nói ít nhất ba từ”; Coolidge nhìn cô ấy và nói, “Bạn thua!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Chúa Giêsu không khó tiếp cận như Coolidge, và Ngài cũng không kiệm lời như vị tổng thống thứ 30 của Hoa Kỳ. Trong Tin Mừng hôm nay, chúng ta chứng kiến việc tiếp cận Ngài thật dễ dàng như thế nào! Một công khai, một bí mật; đó là hai cách thức tiếp cận đầy niềm tin vào Ngài của hai con người ‘bất lực, đường cùng’. Ông Giairô, trưởng hội đường và một phụ nữ vô danh; thế nhưng, với Chúa Giêsu, cả hai đã ‘chạm đến ân sủng’ và mở được cho mình một ‘cánh cửa ở ngõ cụt!’.

Giairô, một người đàn ông thế giá, có một vị trí danh dự trong cộng đồng; ấy thế, một khi ‘đường cùng’, ông đã làm một điều không tưởng. Tin Mừng nói, “Ông tìm đến Chúa Giêsu, sụp lạy Ngài và van xin rằng, “Con gái tôi đang hấp hối, xin Ngài đến đặt tay trên nó, để nó được khỏi và được sống!””. Với văn hoá thời bấy giờ, những người đàn ông vị vọng thường không bao giờ ‘ném mình’ dưới chân một người khác, đây là một hành động đáng sỉ nhục. Thế nhưng, rõ ràng, mạng sống của con gái có ý nghĩa hơn so với danh tiếng của ông; ông đã làm tất cả trong khả năng để bù đắp cho sự bất lực của đứa con bơ vơ đang nằm ở nhà đợi chết. Đó cũng là những gì thánh Phaolô nói đến trong bài đọc thứ hai, sự cần thiết phải đầu tư hết lòng vào việc chăm sóc những người dễ bị tổn thương. Lập tức, Chúa Giêsu cùng đi với ông. Có điều gì cấp bách hơn việc cứu sống một con người! Sách Khôn Ngoan hôm nay nói, “Chúa chẳng vui mừng khi người sống phải chết”.

Vậy là Ngài lên đường; thế nhưng, giữa đám đông, Chúa Giêsu đã bị cản trở, “Ai đã chạm đến áo Tôi?”. Kìa! Đó cũng là một con người đang ở ‘ngõ cụt, đường cùng’. Một phụ nữ có một căn bệnh bí mật; bà đã tiêu tốn rất nhiều để chữa trị nó nhưng vô vọng. Với bà, đến với Chúa Giêsu, là phương sách cuối cùng; thế nhưng, tên gọi của căn bệnh và sự xấu hổ có lẽ đã buộc bà phải tiếp cận Ngài một cách lén lút và không giống ai. Bà không đủ can đảm để trực tiếp gặp Ngài; những ước được chạm vào gấu áo Ngài với hy vọng rằng, không ai, kể cả Ngài, biết được điều đó. Việc chạm vào gấu áo Chúa Giêsu là ‘bao nhiêu đó’ mà sức bà có thể làm được; bà tự nhủ, “Miễn sao tôi chạm tới áo Ngài thì tôi sẽ được lành”. Vậy mà, sự đụng chạm chóng vánh đó đã đủ để mở cho bà ‘cánh cửa ở ngõ cụt’; lập tức, huyết cầm lại, và bà cảm thấy trong mình được khỏi bệnh. Chúa Giêsu nói, “Hỡi con, đức tin của con đã chữa con, hãy về bình an và được khỏi bệnh!”.

Ngài còn đang nói, thì người nhà ông trưởng hội đường đến nói với ông rằng, “Con gái ông chết rồi, phiền Thầy làm chi nữa?”. Đúng, người phụ nữ kia đã làm mất nhiều thời gian quý báu của Ngài. Tuy nhiên, Chúa Giêsu không nóng nảy trước sự gián đoạn này như chúng ta có thể nóng nảy, ngược lại là khác. Với Ngài cuộc gặp gỡ nào cũng quan trọng! Ngài mời Giairô, người đã chứng kiến lòng tin của người phụ nữ cũng hãy có một đức tin như bà ngay cả khi đối mặt với cái chết của con gái mình. Vì thế, Ngài bảo ông, “Đừng sợ, hãy cứ tin!”. ‘Cánh cửa ở ngõ cụt’ đã mở ra cho người phụ nữ, giờ đây, cũng sẽ mở ra cho ông và gia đình ông, nếu ông tin Ngài; để từ đó, Giairô và người nhà của ông, từ đây, có thể cảm nghiệm rằng, Chúa Giêsu không chỉ có thể chữa lành bệnh mà còn có thể mang lại sự sống mới cho những ai đã chết; Ngài không chỉ chữa lành em bé bệnh nặng đang hấp hối như ông đã van xin, nhưng còn đưa em từ cõi chết trở lại cuộc sống mới. Ngài là Đấng chữa lành, cứu sống và là Đấng giải thoát, mở ra cho mọi người những ‘cánh cửa ở ngõ cụt’ để tất cả họ có thể ngợi khen Thiên Chúa như lời Thánh Vịnh đáp ca hôm nay tuyên xưng, “Lạy Chúa, con ca tụng Chúa vì đã giải thoát con!”.

Anh Chị em,

Như hai nhân vật, một công khai, một bí mật của Tin Mừng, chí ít một lần trong đời, ai trong chúng ta cũng đã trải qua một cảnh huống tương tự; hoặc cũng có thể ngay lúc này, chúng ta đang ở vào một ‘đường cùng, ngõ cụt’ nào đó. Một cơn bạo bệnh, một tang tóc, một tai nạn, một món nợ vượt sức, một đổ vỡ xem ra không thể hàn gắn, một tội lỗi cứ sa đi ngã lại… Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy ‘ném mình’ dưới chân Chúa Giêsu như viên trưởng hội đường, hoặc cố chạm cho được ‘gấu áo’ Ngài, ‘một sự chạm đến có tên là ân sủng’; bấy giờ, ‘cánh cửa ở ngõ cụt’ cũng sẽ mở ra cho chúng ta. Trong nhà chầu Thánh Thể, Chúa Giêsu đang ở đó, đang chờ đợi mỗi người chạm đến Ngài và để cho Ngài chạm đến, chúng ta cũng sẽ được chữa lành và được cứu sống.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, mỗi ngày còn lại của đời con, xin cho con biết ‘ném mình’ dưới chân Chúa, hoặc biết bấu lấy Chúa cả trong khi bình an hay khi gặp phải ‘ngõ cụt, đường cùng’”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:02 27/06/2021

17. Những người không kiên quyết chống trả cơn cám dỗ thì hoàn toàn bỏ rơi Thiên Chúa, mất tiêu linh hồn.

(sách Gương Chúa Giê-su)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


------------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:06 27/06/2021
84. TÊN GỌI VẺ VANG

Có bà vợ của Vương lão, có tiền mà lại nói quá nhiều lời.

Bà ta đặt làm cho mình một cái quan tài và muốn đề chữ bên trên, bèn ban thưởng cho đạo sĩ rất nhiều tiền bạc, nhờ ông ta chọn cho một tên gọi thật vẻ vang, để sau khi chết thì lưu lại tiếng tăm.

Đạo sĩ suy đi nghĩ lại, cuối cùng thì viết như thế này:

- “Quan tài của Vương lão bà hàn lâm viện hầu hạ chú ý đại học sĩ quốc tử giám tế rượu nhà bên cạnh sát vách.”

(Tiếu Đắc Hảo)

Suy tư 84:

Người xưa nói: “cọp chết để da, người chết để tiếng”, còn Vương lão bà thì thích để lại tiếng thật vẻ vang trên cái quan tài cho hậu thế, nhưng đạo sĩ không biết viết ra sao cả vì cuộc sống của Vương lão bà có gì phải viết đâu, thế là viết không chấm không phẩy, ai hiểu sao thì hiểu…

Các thánh không viết gì trên quan tài cả và cũng chẳng muốn viết gì trên mộ, nhưng người đời vẫn luôn nhớ đến các ngài, vì các ngài đã “viết” bằng cuộc sống kính Chúa yêu người của mình rồi.

Viết trên mộ những lời thật hay, xây những nấm mồ thật đẹp và đắt tiền, nhưng chẳng ai nhớ đến mình cả, bởi vì cuộc sống của mình toàn là gian ác, lừa dối, hại người, mà nếu có nhớ chăng nữa thì cũng để mà chửi rủa mà thôi.

Cần gì phải viết những lời thật hay trên bia mộ, nhưng hãy noi gương các thánh, “viết” thật hay cuộc sống phục vụ tha nhân, giúp đỡ mọi người trong hiện tại của mình, thì sẽ được vẻ vang không những đời này mà ngay cả đời sau nữa…

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Lễ Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
23:27 27/06/2021

Video sẽ bắt đầu từ 2g chiều ngày 28-06-2021 theo giờ Việt Nam

BÀI ĐỌC I: Cv 3, 1-10

“Tôi có cái này tôi cho anh là: nhân danh Đức Giêsu, anh hãy đứng dậy mà đi”.

Bài trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong những ngày ấy, vào giờ thứ chín, là giờ cầu nguyện, Phêrô và Gioan lên đền thờ. Lúc bấy giờ có một anh què từ lúc mới sinh, hằng ngày được người ta khiêng đến cửa đền thờ, gọi là cửa Đẹp, để xin những người vào đền thờ bố thí cho. Khi thấy Phêrô và Gioan tiến vào đền thờ, anh liền xin bố thí. Phêrô và Gioan nhìn anh và nói: “Anh hãy nhìn chúng tôi”. Anh ngước mắt chăm chú nhìn hai ngài, mong sẽ được hai ngài cho cái gì. Nhưng Phêrô nói: “Vàng bạc thì tôi không có, nhưng có cái này tôi cho anh là: nhân danh Đức Giêsu Kitô Nadarét, anh hãy đứng dậy mà đi!” Rồi Phêrô nắm tay mặt anh mà kéo dậy, tức thì mắt cá và bàn chân anh trở nên cứng cát; anh nhảy ngay lên mà đứng và đi được; anh cùng hai ngài tiến vào đền thờ, anh vừa đi vừa nhảy nhót và ngợi khen Thiên Chúa, và dân chúng đều thấy anh đi và ngợi khen Chúa. Họ nhận ra anh chính là kẻ ngồi ăn xin ở cửa Đẹp đền thờ, nên họ bỡ ngỡ và sửng sốt về việc xảy đến cho anh.

Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 18, 2-3. 4-5

Đáp: Tiếng chúng đã vang cùng trái đất (c. 5a).

1) Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa; thanh không kể ra sự nghiệp của Người. Ngày này nhắc nhủ cho ngày khác; đêm này truyền tụng cho đêm kia.

2) Đây không phải lời cũng không phải tiếng, mà âm thanh chúng không thể lọt tai. Nhưng tiếng chúng đã vang cùng trái đất, và lời chúng truyền ra khắp cõi địa cầu.

BÀI ĐỌC II: Gl 1, 11-20

“Thiên Chúa đã tách riêng tôi từ lòng mẹ”.

Bài trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Galata.

Anh em thân mến, tôi cho anh em biết rằng: Tin Mừng do tôi rao giảng không phải thuộc về loài người, vì tôi không nhận, cũng không học với loài người, nhưng là do Đức Giêsu Kitô mạc khải. Anh em nghe nói về đời sống của tôi trước kia khi theo đạo Do-thái: tôi đã bắt bớ và phá hoại Hội Thánh của Thiên Chúa thái quá: trong đạo Do-thái, tôi đã vượt hẳn nhiều bạn đồng giống nòi, đồng tuổi với tôi, và tôi nhiệt thành hơn bất cứ ai đối với truyền thống của cha ông tôi. Nhưng khi Đấng tách riêng tôi ra từ lòng mẹ, và dùng ơn Người mà kêu gọi tôi, để tôi rao giảng Người trong các dân ngoại, thì không lúc nào tôi bàn hỏi người xác thịt máu huyết, và tôi không lên Giêrusalem, để gặp các vị làm tông đồ trước tôi, nhưng tôi đi ngay đến Arabia, rồi lại trở về Đamas. Đoạn ba năm sau, tôi mới lên Giêrusalem để gặp Phêrô, và lưu lại với ông mười lăm ngày. Tôi không gặp một tông đồ nào khác, ngoài Giacôbê, anh em của Chúa. Đây trước mặt Thiên Chúa, tôi viết cho anh em những điều này, tôi cam kết rằng tôi không nói dối đâu.

Đó là lời Chúa.

ALLELUIA: Ga 21, 17d

All. All. – Thưa Thầy, Thầy thông biết mọi sự: Thầy biết con yêu mến Thầy. – All.

PHÚC ÂM: Ga 21, 15-19

“Con hãy chăn dắt các chiên mẹ và chiên con của Thầy”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi Chúa Giêsu tỏ mình ra cho các môn đệ, Người dùng bữa với các ông, và hỏi Simon Phêrô rằng: “Simon, con ông Gioan, con có yêu mến Thầy hơn những người này không?” Ông đáp: “Thưa Thầy: Có, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Người bảo ông: “Con hãy chăn dắt các chiên con của Thầy”. Người lại hỏi: “Simon, con ông Gioan, con có yêu mến Thầy không?” Ông đáp: “Thưa Thầy: Có, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Người bảo ông: “Con hãy chăn dắt các chiên con của Thầy”. Người hỏi ông lần thứ ba: “Simon, con ông Gioan, con có yêu mến Thầy không?” Phêrô buồn phiền, vì thấy Thầy hỏi lần thứ ba: “Con có yêu mến Thầy không?” Ông đáp: “Thưa Thầy, Thầy biết mọi sự: Thầy biết con yêu mến Thầy”. Người bảo ông: “Con hãy chăn dắt các chiên mẹ của Thầy. Thật, Thầy bảo thật cho con biết: khi con còn trẻ, con tự thắt lưng lấy và đi đâu mặc ý; nhưng khi con già, con sẽ giang tay ra, người khác sẽ thắt lưng cho con và dẫn con đến nơi con không muốn đến”. Chúa nói thế có ý ám chỉ Phêrô sẽ chết cách nào để làm sáng danh Thiên Chúa. Phán những lời ấy đoạn, Người bảo ông: “Con hãy theo Thầy”.

Đó là lời Chúa.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lấy cắp hàng trăm ngàn của nhà thờ chính tòa bỏ trốn về Colombia, bị bắt. Cha sở được minh oan
Đặng Tự Do
06:11 27/06/2021


Một người đàn ông bị cáo buộc đã đánh cắp hơn 250,000 Mỹ Kim từ Nhà thờ Chúa Kitô Vua ở Lubbock đã bị bắt tại Colombia, và các quan chức FBI Mỹ đang tìm cách dẫn độ anh ta về Hoa Kỳ.

Nghi phạm quản lý các khoản quyên góp của nhà thờ và các tài khoản Venmo và PayPal. Cha sở nhà thờ chính tòa không liên quan đến vụ trộm nhưng đã từ chức vì quá tin người.

Nathan Allen Webb, một người Colombia di dân sang Hoa Kỳ. Anh ta không có công ăn việc làm thường xuyên nên cha sở đã giao cho anh đảm nhận các trách nhiệm tài chính của giáo xứ nhà thờ chính tòa bao gồm viêc quản lý các khoản quyên góp và thanh toán hóa đơn, từ tháng 8 năm 2019. Tháng 3 năm nay, một luật sư của Giáo phận Lubbock “đã báo cáo rằng Webb đã tham gia vào một âm mưu lừa đảo để biển thủ tiền của nhà thờ.

Vào tháng 3, Cha John Ohlig, cha sở nhà thờ chính tòa Chúa Kitô Vua - cũng như ủy ban tài chính của giáo xứ - đã phát hiện tài khoản ngân hàng của nhà thờ bị thiếu và báo cáo điều này với giáo phận.

Trong thông báo được đưa ra hôm thứ Tư 23 tháng Sáu, giáo phận Lubbock cho biết:

“FBI đã được thông báo ngay lập tức. Giáo xứ và giáo phận đã hỗ trợ FBI điều tra kỹ lưỡng kể từ thời điểm đó. Giáo phận Lubbock đã không tiết lộ ngay vụ trộm để bảo vệ tính khách quan của cuộc điều tra. Cha Ohlig không liên quan gì đến hành vi trộm cắp này.”

Theo báo cáo của FBI, Webb đã biển thủ hàng nghìn đô la mỗi tháng bằng cách chuyển tiền trái phép từ tài khoản Venmo của nhà thờ chính tòa Chúa Kitô Vua sang tài khoản Venmo cá nhân của mình.

FBI đã tìm cách bắt giữ Webb với cáo buộc gian lận chuyển khoản. Tuy nhiên, anh ta đã bỏ trốn về quê hương. Các quan chức liên bang đã yêu cầu chính phủ Colombia giam giữ anh ta thông qua INTERPOL.

FBI cho biết ngày 3 tháng 3 năm nay Cha Ohlig đã gặp gỡ Webb và hỏi anh ta về hành vi gian lận này. Webb chối quanh không nhận, nhưng đã đóng tài khoản PayPal của mình vào cùng ngày.

Một lệnh bắt giữ Webb đã được ban hành vào ngày 10 tháng 6. Cha của Webb đã bảo đảm với FBI rằng anh ta sẽ bay đến Florida và tự nộp mình cho nhà chức trách. Webb dự kiến bay từ Cartagena, Columbia đến Fort Lauderdale, Florida vào ngày 14 tháng 6, nhưng giờ chót anh ta đã không lên máy bay.

Các công tố viên đã thực hiện tất cả các bước cần thiết để bắt giữ Webb tại Colombia.

Hai ngày sau chuyến bay dự kiến của Webb, anh ta nhận phòng tại một khách sạn ở Pereira, Colombia. Anh ta bị bắt vì visa quá hạn. Các quan chức Colombia đã lên kế hoạch trục xuất anh ta nhưng theo tờ Lubbock Avalanche-Journal, anh ta có kết quả dương tính với COVID-19.

Vào ngày 10 tháng 6, Cha Ohlig đã đệ trình đơn từ chức cha sở nhà thờ chính tòa lên Đức Cha Robert M. Coerver. Trong đơn từ chức, ngài nói: “Tôi tin rằng tốt nhất là việc quản lý Giáo xứ Nhà thờ Chính tòa Chúa Kitô Vua và các đơn vị phối thuộc nên được giao một người khác xử lý khi cộng đồng đức tin cố gắng vượt qua chuyện buồn đáng tiếc này”.

Giáo phận cho biết vị linh mục vừa được minh oan hoàn toàn có thể được bổ nhiệm lại trong giáo phận. Nhiệm vụ mới của ngài và ai sẽ thay ngài sẽ sớm được công bố.

Giáo phận và nhà thờ chính tòa đang làm việc với một công ty tài chính độc lập “để tiếp tục kiểm tra kỹ lưỡng hồ sơ tài chính của giáo xứ và hỗ trợ xây dựng các thủ tục kế toán nâng cao”.

“ Những thay đổi trong quản lý giáo xứ cũng đã được thực hiện”, giáo phận Lubbock nói.

Giáo phận Lubbock phục vụ hơn 136,000 người Công Giáo tại 61 giáo xứ trên 25 quận của miền tây Texas. Giáo phận được thành lập vào năm 1983. Người Công Giáo chiếm khoảng 25% dân số trong tổng số 530.000 cư dân của vùng này.
Source:Catholic News Agency
 
Bài giảng của Đức Tổng Giám Mục Paris Michel Aupetit về câu chuyện Chúa làm cho biển lặng sóng êm
Đặng Tự Do
06:12 27/06/2021


Hôm Chúa Nhật 20 tháng 6 vừa qua, Chúa Nhật thứ 12 Mùa Thường Niên, Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit của Paris đã cử hành thánh lễ tại nhà thờ Saint-Germain l’Auxerrois.

Mở đầu bài giảng, Đức Tổng Giám Mục nói:

Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Chúng ta hãy băng qua bờ bên kia”.

Anh chị em đã sẵn sàng vượt qua bờ bên kia chưa?

Khi Chúa Giêsu đưa các môn đệ đến bờ bên kia, Ngài đưa họ từ thế giới Do Thái sang thế giới ngoại giáo, từ thế giới thờ phượng một Thiên Chúa duy nhất đến một thế giới hoang mang, xa lạ và có rất nhiều niềm tin khác nhau.

Chúng ta có sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi dấn thân vào phía bên kia của một thế giới vô tri, thậm chí thù địch với đức tin không? Tắt một điều là anh chị em đã sẵn sàng trở thành những nhà truyền giáo ở Pháp, một đất nước đã trở nên bất khả tri, với nền đạo đức gần như suy đồi, hay đạo đức thậm chí không tồn tại, đặc biệt là khi nó được đặt trước chiêu bài “hữu cơ”.

Anh chị em không cần phải đi rất xa để đến bờ bên kia. Chỉ cần ra tàu điện ngầm, đi làm, đoàn tụ gia đình, đến sân vận động túc cầu.

Có lẽ anh chị em sợ những cơn bão chụp xuống vì sự táo bạo của mình? Giống như các môn đệ, anh chị em muốn Chúa Giêsu ra tay. Xét cho cùng, Người là Con Thiên Chúa, chính Người là Đấng cứu độ chúng ta. Hãy đánh thức Ngài dậy! Hãy làm sao để Ngài ra tay: “Hãy nhìn xem, Chúa ơi, chúng con bị cười nhạo, chúng con bị chế diễu, người ta thậm chí còn đi xa đến mức đánh đập chúng con chỉ đơn giản vì chúng con tôn vinh Chúa trên đường phố như chúng con đã từng làm từ trước đến nay, hết thế kỷ này sang thế kỷ khác, mà không ai làm phiền chúng con. Điều đó có quan trọng với Chúa không? Chúa ơi thức dậy mau!”

Anh chị em có thể nghĩ rằng Chúa đang ngủ trong con thuyền của Hội Thánh, khi con thuyền ấy đang đối mặt với mọi sóng gió? Trên thực tế, vấn đề đặt ra không phải là Chúa Giêsu dường như đang ngủ, khó khăn là những người đồng đội của Ngài, những “thủy thủ trong vùng nước ngọt” là môn đệ của ngày hôm qua và hôm nay, đang sợ những cảnh trái gió trở trời.

Sự thanh thản của chúng ta không đến từ hành động của Chúa Giêsu, Đấng sẽ làm mọi thứ cho chúng ta. Sự bình yên của chúng ta đến từ sự hiện diện của Người giữa chúng ta. Ngài đang ở trên thuyền. Hỡi những người hèn tin! Làm sao con tàu có thể chìm được khi Chúa Giêsu đang hiện diện? Hãy nhớ rằng Ngài là Con Thiên Chúa, Ngôi Lời hằng sống, nguồn mạch của sự sống.

Chẳng phải Chúa Giêsu hiện diện nơi hai hoặc ba người cầu nguyện nhân danh Ngài sao? Chẳng phải Chúa Giêsu thực sự hiện diện trong Bí tích Thánh Thể, nơi Ngài ban chính Mình Người làm lương thực cho chúng ta sao? Chẳng phải Chúa Giêsu sẽ hiện diện khi cánh cửa trái tim chúng ta mở ra cho Ngài sao? Chẳng phải Chúa Giêsu hiện diện khi Người đến để tha thứ qua miệng của thầy tế lễ sao?

Anh chị em đang ở trong con thuyền của Giáo hội, Giáo hội này đã làm cho anh chị em trở thành con trai và con gái của Thiên Chúa qua phép rửa, nuôi dưỡng anh chị em qua Bí tích Thánh Thể, và tha thứ cho anh chị em qua bí tích hòa giải

Phương châm của Paris là “fluctuat nec mergitur”, nghĩa là “giao động không nhận chìm được”. Nếu con thuyền của Paris bị sóng đánh mà không chìm, thì chúng ta càng có thể chắc chắn rằng con thuyền của Chúa sẽ không bao giờ chìm. Anh chị em có tin như thế không?

Vậy giờ đây, hỡi những nhà truyền giáo, anh chị em đã sẵn sàng để vượt qua bờ bên kia với Chúa Giêsu chưa?
Source:L'Eglise Catholique à Paris
 
Vụ khóa cửa ở Đông Quan Quảng Đông gây lo ngại
Đặng Tự Do
16:20 27/06/2021


Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết Quảng Đông đã mở rộng tình trạng cách ly ở một số khu phố ở Đông Quan. Sau khi phát hiện ra hai trường hợp nhiễm coronavirus vào cuối tuần qua, trung tâm công nghiệp lớn này đã phải trải qua một chiến dịch kiểm tra rất lớn; toàn bộ cộng đồng bị cô lập và cư dân không thể rời thành phố. Các biện pháp này gây ra thiệt hại to lớn cho nền kinh tế địa phương.

Tỉnh miền nam Trung Quốc này đã phải vật lộn một lần nữa với coronavirus kể từ cuối tháng Năm. Biến thể Delta, lần đầu tiên xuất hiện ở Ấn Độ, đang được quan tâm đặc biệt.

Hôm thứ Ba 22 tháng Sáu, các cơ quan y tế báo cáo có bảy trường hợp nhiễm bệnh mới; mức trung bình của tuần trước là 11 trường hợp mỗi ngày.

Kể từ ngày 28 tháng 5, 168 trường hợp được báo cáo ở Quảng Đông, 90% số trường hợp xảy ra ở tỉnh lỵ Quảng Châu.

Các biện pháp kiểm dịch và khử trùng nghiêm ngặt đã gây ra tình trạng tắc nghẽn tại cảng container quốc tế Diêm Điền (Yantian, 盐田) một trong những cảng nhộn nhịp nhất Trung Quốc, phục vụ trung tâm công nghệ của Thâm Quyến. Ít nhất 50 tàu buôn đang neo đậu ngoài khơi chờ cập bến.

Theo Reuters, hơn 160 tàu chở hàng đã bị ảnh hưởng bởi vụ đóng cửa. Do đó, nhiều nhà xuất khẩu Trung Quốc đã ưu tiên chuyển hàng hóa của họ sang Âu Châu bằng đường bộ.

Đợt bùng phát coronavirus mới đã tạo ra nhiều nguy hiểm hơn nữa cho nền kinh tế địa phương. Hơn nữa, Quảng Đông gần đây thường xuyên bị mất điện đe dọa sản xuất công nghiệp.

Tình trạng mất điện là do lượng mưa kém khiến các nhà máy thủy điện buộc phải hoạt động dưới công suất, giá than tăng cao. Đến nay than vẫn chiếm 60% trong quy trình sản xuất điện của Trung Quốc.

Quảng Đông sản xuất 10% GDP của Trung Quốc; và bất kỳ sự suy giảm kinh tế nào cũng sẽ là mối nguy hiểm cho toàn bộ Trung Quốc.
Source:Asia News
 
Đại dịch đã ảnh hưởng nặng nề đến các giáo xứ Công Giáo. Nó cũng ảnh hưởng đến các linh mục
Đặng Tự Do
16:21 27/06/2021


Ngày 21 tháng Sáu được cho là “Ngày Tự do của nước Anh”. Hồi tháng Hai, Thủ tướng Boris Johnson nói với dân chúng Anh mệt mỏi rằng, nếu tất cả đều ổn, đất nước có thể kết thúc của việc đóng cửa trên toàn quốc vào ngày 21 tháng Sáu.

Nhưng tất cả đều không ổn. Với làn sóng COVID-19 thứ ba lan rộng khắp đất nước, Johnson tuyên bố rằng việc nới lỏng các hạn chế ở Anh sẽ được lùi lại đến ngày 19 tháng 7.

Nhưng với “Ngày Tự do” ở trước mắt, Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, đã nói chuyện với các mục tử trên khắp nước Anh về tác động lâu dài của đại dịch đối với các giáo xứ của họ.

Các cuộc trò chuyện tiết lộ rằng coronavirus không chỉ ảnh hưởng nặng nề đến các giáo xứ, mà còn gây thiệt hại sâu sắc cho các linh mục.

Tất cả các mục tử đều thừa nhận rằng một số lượng đáng kể giáo dân đã biến mất trong cuộc khủng hoảng - và không có khả năng trở lại.

Cha Alexander Lucie-Smith, cha sở của giáo xứ Thánh Phêrô, ở Hove, một thị trấn ven biển East Sussex, nói rằng con số bây giờ bằng khoảng 60% so với trước đại dịch, may lắm là khoảng 70%.

Ngài nói: “Tình hình tiền bạc không quá thảm khốc như chúng tôi nghĩ bởi vì những người biến mất có xu hướng là những người ít cam kết nhất và cho ít tiền nhất. Họ cũng thường là những người trẻ tuổi”.

Ngài giải thích rằng một số gia đình trẻ đã ngần ngại không muốn đưa những đứa trẻ huyên náo của họ đến tham dự Thánh lễ vào thời điểm các quy định vệ sinh chặt chẽ.

“Không chỉ ở giáo xứ này, mà ở nhiều giáo xứ, trường hợp này xảy ra. Điều này cũng sẽ có tác động mạnh đến các trường Công Giáo. Nhiều trường Công Giáo chỉ là Công Giáo trên danh nghĩa. Họ có số lượng người Công Giáo ngày càng giảm. Và tôi nghĩ rằng điều đó sẽ tiếp tục”.

“Điều sẽ xảy ra trong thời gian 5, 10, 20 năm nữa là sẽ có rất nhiều nhà thờ phải đóng cửa, đơn giản là vì không có tiền để duy trì những tòa nhà đắt tiền này”.

Ý thức được sự cần thiết phải kết nối lại với giáo dân, Cha Lucie-Smith đã đến thăm các trường Công Giáo địa phương hàng tuần để nói chuyện với học sinh và phụ huynh. Giáo xứ của ngài cũng tổ chức một số sự kiện xã hội trong mùa hè, bao gồm các buổi hòa nhạc.
Source:Catholic News Agency
 
Huấn dụ của Đức Thánh Cha trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 27 tháng Sáu, 2021
J.B. Đặng Minh An dịch
16:23 27/06/2021
Chúa Nhật 27 tháng Sáu Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ 13 Mùa Thường Niên. Bài Tin Mừng trình bày với chúng ta hai phép lạ ngoạn mục của Chúa Giêsu.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu đã xuống thuyền trở về bờ bên kia, có đám đông dân chúng tụ họp quanh Người, và lúc đó Người đang ở bờ biển. Bỗng có một ông trưởng hội đường tên là Giairô đến. Trông thấy Người, ông sụp lạy và van xin rằng: “Con gái tôi đang hấp hối, xin Ngài đến đặt tay trên nó để nó được khỏi và được sống”. Chúa Giêsu ra đi với ông ấy, và đám đông dân chúng cũng đi theo chen lấn Người tứ phía. Vậy có một người đàn bà bị bệnh xuất huyết đã mười hai năm. Bà đã chịu cực khổ, tìm thầy chạy thuốc, tiêu hết tiền của mà không thuyên giảm, trái lại bệnh càng tệ hơn. Khi bà nghe nói về Chúa Giêsu, bà đi lẫn trong đám đông đến phía sau Người, chạm đến áo Người, vì bà tự nhủ: “Miễn sao tôi chạm tới áo Người thì tôi sẽ được lành”. Lập tức, huyết cầm lại và bà cảm thấy trong mình đã được khỏi bệnh. Ngay lúc ấy, Chúa Giêsu nhận biết có sức mạnh đã xuất phát tự mình, Người liền quay lại đám đông mà hỏi: “Ai đã chạm đến áo Ta?” Các môn đệ thưa Người rằng: “Thầy coi, đám đông chen lấn Thầy tứ phía, vậy mà Thầy còn hỏi ‘Ai chạm đến Ta?’!” Nhưng Người cứ nhìn quanh để tìm xem kẻ đã làm điều đó. Bấy giờ người đàn bà run sợ, vì biết rõ sự thể đã xảy ra nơi mình, liền đến sụp lạy Người và thú nhận với Người tất cả sự thật. Người bảo bà: “Hỡi con, đức tin của con đã chữa con, hãy về bình an và được khỏi bệnh”.} Người còn đang nói, thì người nhà đến nói với ông trưởng hội đường rằng: “Con gái ông chết rồi, còn phiền Thầy làm chi nữa?” Nhưng Chúa Giêsu đã thoáng nghe lời họ vừa nói, nên Người bảo ông trưởng hội đường rằng: “Ông đừng sợ, hãy cứ tin”. Và Người không cho ai đi theo, trừ Phêrô, Giacôbê và Gioan, em Giacôbê. Các Ngài đến nhà ông trưởng hội đường và Chúa Giêsu thấy người ta khóc lóc kêu la ồn ào, Người bước vào và bảo họ: “Sao ồn ào và khóc lóc thế? Con bé không chết đâu, nó đang ngủ đó”. Họ liền chế diễu Người. Nhưng Người đuổi họ ra ngoài hết, chỉ đem theo cha mẹ đứa bé và những môn đệ đã theo Người vào chỗ đứa bé nằm. Và Người cầm tay đứa nhỏ nói rằng: “Talitha, Koumi”, nghĩa là: “Hỡi em bé, Ta truyền cho em hãy chỗi dậy!” Tức thì em bé đứng dậy và đi được ngay, vì em đã được mười hai tuổi. Họ sửng sốt kinh ngạc. Nhưng Người cấm ngặt họ đừng cho ai biết việc ấy và bảo họ cho em bé ăn.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Hôm nay trong bài Tin Mừng (x. Mc 5,21-43) Chúa Giêsu đối diện với hai hoàn cảnh bi đát nhất của chúng ta là cái chết và bệnh tật. Ngài giải thoát hai người khỏi các hoàn cảnh bi thảm này: một bé gái, là người vừa chết khi cha cô chạy đi cầu xin sự giúp đỡ của Chúa Giêsu; và một phụ nữ, bị mất máu nhiều năm. Chúa Giêsu cảm động trước sự đau khổ và cái chết của chúng ta, và Ngài làm ra hai dấu chỉ chữa lành để cho chúng ta biết rằng cả đau khổ và sự chết đều không có tiếng nói cuối cùng. Ngài nói với chúng ta rằng chết không phải là hết. Ngài đánh bại kẻ thù này, kẻ thù mà một mình chúng ta mà thôi thì không thể giải phóng được mình.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, thời điểm mà bệnh tật vẫn là trung tâm của các bản tin, chúng ta nên tập trung vào một dấu chỉ khác, đó là sự chữa lành cho người phụ nữ bị mắc chứng xuất huyết. Không chỉ có vấn đề về sức khỏe mà thôi, tình cảm của cô ấy cũng đã bị tổn hại. Tại sao? Cô bị xuất huyết và do đó, theo suy nghĩ của người thời đó, cô bị coi là người không trong sạch. Cô ấy là một phụ nữ bị gạt ra ngoài lề xã hội; cô ấy không thể có những mối quan hệ ổn định; cô ấy không thể có chồng; cô ấy không thể có một gia đình, và không thể có những mối quan hệ xã hội bình thường, bởi vì cô ấy “không trong sạch”, một căn bệnh đã khiến cô ấy “không trong sạch”. Cô sống cô đơn, với một trái tim đầy vết thương. Căn bệnh lớn nhất của cuộc đời là gì? Bệnh lao chăng? Đại dịch chăng? Thưa: Không phải như thế. Căn bệnh lớn nhất của cuộc đời là thiếu tình yêu; là không thể yêu. Người phụ nữ tội nghiệp này bị bệnh, vâng, vì mất máu, nhưng kết quả là, thiếu tình yêu thương, vì cô ấy không thể ở bên người khác trong xã hội. Và sự chữa lành ngoạn mục nhất là sự chữa lành về tình cảm. Nhưng làm thế nào để chúng ta tìm thấy sự chữa lành? Chúng ta có thể nghĩ về những người chúng ta thương mến: họ có bị bệnh không hay đang có sức khỏe tốt? Nếu họ mắc bệnh, Chúa Giêsu có thể chữa lành cho họ.

Câu chuyện về người phụ nữ vô danh này - chúng ta hãy gọi cô ấy như vậy, “người phụ nữ vô danh” -, người mà tất cả chúng ta có thể thấy chính mình nơi cô ấy, là một mẫu gương. Trình thuật Tin Mừng nói rằng cô ấy đã thử nhiều phương pháp điều trị, “đã tiêu hết những gì cô ấy có, mà chẳng khá hơn nhưng càng ngày càng tệ hơn” (câu 26). Chúng ta cũng vậy, chúng ta có thường xuyên lao vào những phương dược chữa trị sai lầm để thoả mãn sự thiếu thốn tình yêu của mình không? Chúng ta nghĩ rằng thành công và tiền bạc làm cho chúng ta hạnh phúc, nhưng tình yêu không thể mua được; tình yêu là nhưng không. Chúng ta ẩn mình trong ảo ảnh, nhưng tình yêu là hữu hình. Chúng ta không chấp nhận bản thân mình như thực chất của chúng ta và chúng ta ẩn sau những dáng vẻ bề ngoài, nhưng tình yêu không phải là hình thức bên ngoài. Chúng ta tìm kiếm giải pháp từ các trò ma thuật và từ các chuyên gia, để rồi thấy mình hết cả tiền và hết cả bình yên, giống như người phụ nữ đó. Cuối cùng, cô chọn Chúa Giêsu và lao mình vào đám đông để chạm vào áo của Chúa Giêsu. Nói cách khác, người phụ nữ đó tìm cách tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc thể lý với Chúa Giêsu. Đặc biệt trong thời điểm này, chúng ta hiểu được tầm quan trọng của việc tiếp xúc và các mối quan hệ như thế nào. Điều tương tự cũng đúng trong mối quan hệ với Chúa Giêsu: đôi khi chúng ta bằng lòng tuân theo một số giới luật và lặp đi lặp lại lời cầu nguyện - nhiều lần, giống như những con vẹt -, nhưng Chúa chờ đợi chúng ta gặp gỡ Người, để mở lòng chúng ta ra với Người, vì chúng ta, như người phụ nữ, cần chạm vào quần áo của Người để được chữa lành. Khi trở nên thân mật với Chúa Giêsu, tình cảm của chúng ta sẽ được chữa lành.

Chúa Giêsu muốn điều này. Trên thực tế, chúng ta đọc thấy rằng, ngay cả khi bị đám đông thúc ép, Ngài vẫn nhìn xung quanh để tìm xem ai đã chạm vào Ngài. Các môn đệ đã nói: “Thầy coi, đám đông chen lấn Thầy tứ phía” Nhưng Người cứ nhìn quanh để tìm xem “Ai đã chạm vào tôi?” Đây là cái nhìn của Chúa Giêsu: có rất nhiều người, nhưng Ngài đi tìm một khuôn mặt và một tấm lòng tràn đầy đức tin. Chúa Giêsu không hờ hững nhìn chung chung như chúng ta, nhưng Ngài nhìn vào từng cá nhân. Ngài không dừng lại ở những vết thương và sai lầm của quá khứ, mà còn vượt lên trên những tội lỗi và định kiến. Tất cả chúng ta đều có một lịch sử, và mỗi người chúng ta, trong bí mật của mình, đều biết rõ những vấn đề xấu xa trong lịch sử của chúng ta. Nhưng Chúa Giêsu đã nhìn vào đó để chữa lành. Trái lại, chúng ta thích nhìn những vấn đề xấu xa của người khác. Biết bao lần khi trò chuyện, chúng ta lại rơi vào tình trạng huyên thuyên nói xấu người khác, “xỉa xói” người khác. Nhưng này: làm như thế thì đi đến đâu? Chúng ta thường không hành động như Chúa Giêsu, Đấng luôn nhìn vào những cách thế để cứu chúng ta; Ngài nhìn vào ngày hôm nay; Ngài không nhìn vào lịch sử xấu xa mà chúng ta có. Chúa Giêsu vượt lên trên tội lỗi. Chúa Giêsu vượt ra ngoài những định kiến. Chúa Giêsu không chỉ dừng lại ở những vẻ bề ngoài, nhưng đi đến tận thẳm sâu trái tim. Và Ngài chữa lành hoà toàn cho cô ấy, là người đã bị mọi người khước từ như một người phụ nữ không trong sạch. Ngài dịu dàng gọi cô là “con” (câu 34) - phong cách của Chúa Giêsu là gần gũi, từ bi và dịu dàng: “Này con” - và Ngài ca ngợi đức tin của cô, khôi phục sự tự tin cho cô.

Anh chị em đang hiện diện ở đây thân mến, hãy để Chúa Giêsu nhìn vào và chữa lành trái tim anh chị em. Tôi cũng phải làm điều này: là để Chúa Giêsu nhìn vào trái tim tôi và chữa lành nó. Và nếu anh chị em đã cảm thấy sự dịu dàng khi Ngài nhìn vào anh chị em, hãy bắt chước Ngài, và làm như Ngài đã làm. Nhìn xung quanh: anh chị em sẽ thấy rằng nhiều người sống bên cạnh anh chị em cảm thấy bị thương và cô đơn; họ cần cảm thấy được yêu thương: hãy thực hiện từng bước. Chúa Giêsu yêu cầu anh chị em một cái nhìn không chỉ dừng lại ở vẻ bề ngoài, nhưng đi vào trái tim: một cái nhìn không phán xét, nhưng chào đón - chúng ta hãy ngừng phán xét người khác - Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta một cái nhìn không phán xét. Vì chỉ tình yêu mới có thể hàn gắn cuộc đời. Xin Đức Mẹ, Đấng An Ủi những người đau khổ, giúp chúng ta có thể vuốt ve những người có trái tim bị tổn thương mà chúng ta gặp trên hành trình của mình. Và đừng phán xét; đừng phán xét thực tế cá nhân, xã hội của người khác. Chúa yêu tất cả mọi người! Đừng phán xét; hãy để người khác sống và cố gắng tiếp cận họ bằng tình yêu thương.

Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:

Anh chị em thân mến! Hôm nay, gần Lễ Các Thánh Phêrô và Phaolô, tôi xin anh chị em cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng. Hãy cầu nguyện một cách đặc biệt: Đức Giáo Hoàng cần lời cầu nguyện của anh chị em! Cảm ơn anh chị em. Tôi biết anh chị em sẽ làm như vậy.

Nhân Ngày cầu nguyện cho hòa bình ở Trung Đông hôm nay, tôi mời mọi người cầu xin lòng thương xót và hòa bình của Thiên Chúa cho khu vực đó. Xin Chúa ủng hộ nỗ lực của những người tham gia đối thoại và chung sống huynh đệ ở Trung Đông, nơi đức tin Kitô được sinh ra và luôn sống động, bất chấp những đau khổ. Xin Chúa luôn ban cho những người thân yêu của chúng ta ở đó sự bình an, sự kiên trì và lòng can đảm.

Tôi bảo đảm sự gần gũi của tôi với những người dân ở phía Tây Nam của Cộng hòa Tiệp bị tấn công bởi một cơn bão mạnh. Tôi cầu nguyện cho những người đã ra đi và những người bị thương và những người đã phải rời bỏ ngôi nhà bị hư hại nghiêm trọng của họ.

Tôi gửi lời chào thân ái đến tất cả các bạn, đến từ Rôma, từ Ý và từ các quốc gia khác. Tôi thấy người Ba Lan, người Tây Ban Nha…. Rất nhiều ở đó và ở đó…. Cầu chúc cho chuyến viếng thăm mộ hai Thánh Phêrô và Phaolô củng cố trong anh chị em tình yêu đối với Chúa Kitô và đối với Giáo hội của Người.

Chúc mọi người một ngày Chúa Nhật vui vẻ. Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc bữa trưa ngon miệng. Xin chào tạm biệt! Tuổi trẻ của Đức Mẹ Vô nhiễm, các con xuất sắc lắm!
Source:Holy See Press Office
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thánh Giá Giữa Trời Mây
Nguyễn Bá Khanh
14:48 27/06/2021
THÁNH GIÁ GIỮA TRỜI MÂY
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh

Thánh Giá cao giữa trời mây
Gợi lòng lữ khách ngất ngây tôn thờ
(nbk)
 
VietCatholic TV
Chỉ trong một đêm hai nhà thờ Công Giáo cổ kính ở Okanagan, Canada bị đốt phá
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:02 27/06/2021


1. Chỉ trong một đêm hai nhà thờ Công Giáo ở Okanagan, Canada bị đốt phá

Hai nhà thờ Công Giáo ở Nam Okanagan của British Columbia đã bị phá hủy bởi các đám cháy trong đêm vào hôm thứ Hai rạng sáng ngày thứ Ba.

Cảnh sát tại Penticton cho biết một viên chức đang đi tuần tra thì thấy lửa bốc ra từ Nhà thờ Thánh Tâm trên vùng đất của người da đỏ vào khoảng 1 giờ sáng.

Vào thời điểm lính cứu hỏa đến nơi, nhà thờ đã bị nhấn chìm hoàn toàn trong một biển lửa.

Vài giờ sau, vào khoảng 3:10 sáng, cảnh sát tại Oliver cho biết họ cũng đã được thông báo về một vụ hỏa hoạn tại Nhà thờ Thánh Grêgôriô trong vùng Osoyoos.

“ Chúng tôi, cùng với các cư dân Osoyoos... không thể nào tin được những gì đang diễn ra và tức giận về những sự việc này vì những nơi thờ phượng này cung cấp cho các thành viên tìm kiếm niềm an ủi trong các nhà thờ,” đại diện người da đỏ tại Osoyoos cho biết trong một tuyên bố.

Họ cho biết các camera an ninh từ khu vực này đang được cung cấp cho cảnh sát.

“Vui lòng đừng tiếp cận các thành viên bản địa của chúng tôi và hỏi xem chúng tôi cảm thấy thế nào về điều đó. Đây là một vết thương mới cần thời gian để chữa lành và chúng tôi sẽ hỗ trợ các nỗ lực điều tra”.

Cha Obi Ibekwe cho biết giáo xứ sẽ chờ đợi kết quả của một cuộc điều tra cảnh sát trước khi đưa ra những lời bình luận thêm về hai vụ cháy.

Cảnh sát trưởng Oliver cho biết:

“Nếu cuộc điều tra của chúng tôi coi những đám cháy này là một vụ đốt phá, cảnh sát sẽ xem xét tất cả các động cơ có thể có và lựa chọn hành động thích ứng”.

Penticton và Oliver cách nhau khoảng 40 km. Cả hai nhà thờ đều được làm bằng gỗ và hơn 100 năm tuổi. Nhà thờ Thánh Grêgôriô được xây dựng vào năm 1910 và nhà thờ Thánh Tâm được xây vào năm tiếp theo 1911.

Cảnh sát đang yêu cầu bất kỳ ai có thể đã chứng kiến bất kỳ ai hoặc bất kỳ phương tiện nào ra vào trong khu vực của một trong hai nhà thờ trong khoảng thời gian từ khuya ngày 20 tháng 6 đến sáng ngày 21 tháng 6 liên hệ với biệt đội cảnh sát Penticton theo số 250-492-4300.
Source:Reuters

2. Đức Thánh Cha tiếp các phó tế vĩnh viễn của Giáo phận Roma và gia đình

Trong buổi tiếp kiến sáng hôm 19/6, dành cho các phó tế vĩnh viễn của Giáo phận Roma, Đức Thánh Cha Phanxicô khích lệ các thầy sống trọn ơn gọi phục vụ và bác ái, đồng thời là những người chồng, người cha tốt lành.

Hiện diện trong buổi tiếp kiến, có Đức Hồng Y Giám quản Roma, Angelo De Donatis, và phu nhân của các phó tế, tổng cộng khoảng 500 người.

Lên tiếng trong dịp này, Đức Thánh Cha nhắc lại giáo huấn của Công đồng chung Vatican II, trong Hiến chế “Ánh sáng muôn dân”, sau khi liệt kê phó tế vào phẩm trật của Giáo hội, Công đồng khẳng định rằng: “Phó tế được đặt tay trên đầu không phải để thi hành chức linh mục nhưng là để phục vụ” (n.29). Sự nhấn mạnh này nói lên khác biệt cần nhấn mạnh “để vượt thắng tai ương giáo sĩ trị, đặt một giai cấp linh mục “lên trên” dân Chúa. Các phó tế, chính vì được dành để phục vụ dân Chúa, nói lên rằng trong thân mình Giáo hội, không ai có thể nâng mình lên trên người khác”.

Đức Thánh Cha cũng khẳng định rằng: “Giáo hội nòng cốt là phục vụ”. Nếu không sống chiều kích phục vụ này, thì mọi thừa tác vụ sẽ trở nên trống rỗng từ bên trong, trở nên ‘son sẻ ‘, không mang lại hoa trái và dần dần trở thành trần tục.”

Đức Thánh Cha nhắc nhở các phó tế: “phải tận tuy thi hành công tác bác ái và quản trị” (LG 29), như các phó tế trong các thế kỷ đầu tiên của Giáo hội, nhân danh và thay cho Đức Giám Mục, chăm sóc các nhu cầu của các tín hữu, đặc biệt những người nghèo và các bệnh nhân... vì thế, tại Roma, giáo phận cũng đang tìm cách phục hồi truyền thống cổ kính, với nhà thờ thánh Stanislao, được biến thành một thánh đường phó tế.”

Đức Thánh Cha nói: “Tôi biết anh em hiện diện cả trong tổ chức Caritas và nhiều tổ chức khác, gần gũi người nghèo. Khi làm như thế, anh em đừng bao giờ đánh mất chỉ nam này: các phó tế không phải là “những người nửa linh mục”, những “người giúp lễ hạng sang”, nhưng là những người ân cần phục vụ, hiến thân làm sao để không ai bị loại trừ và để tình yêu của Chúa đánh động cụ thể đời sống của dân chúng. Xét cho cùng, chúng ta có thể tóm tắt trong vài lời linh đạo phó tế, đó là linh đạo phục vụ: sẵn sàng trong nội tâm và cởi mở bên ngoài”.

Sau cùng, Đức Thánh Cha không quên nhắn nhủ các phó tế vĩnh viễn có gia đình “hãy là những người chồng và người cha tốt lành. Điều này sẽ mang lại hy vọng và an ủi cho các đôi vợ chồng đang trải qua những lúc cơ cực và họ sẽ tìm thấy nơi sự đơn sơ chân thành của anh em, một bàn tay sẵn sàng giúp đỡ. Họ sẽ có thể nghĩ rằng: “Xem kìa, thầy phó tế của chúng ta! Thầy hài lòng khi ở với người nghèo, với cả cha sở và với con cái và vợ nữa! Hãy làm tất cả trong tinh thần vui tươi, đừng bao giờ than vãn: đó là một chứng tá có giá trị hơn bao nhiêu bài giảng”.

3. Tổ chức Trợ giúp Giáo hội đau khổ quyên được 122.7 triệu Euro

Theo phúc trình, công bố hôm 17/6/2021 vừa qua, số tiền do các tín hữu và ân nhân hỗ trợ tăng 16,4 triệu Euro, tức là tăng 15.4% so với năm 2019.

Nhờ ngân khoản quyên góp được, Tổ chức “Trợ giúp các Giáo hội đau khổ” đã tài trợ 102,1 triệu Euro, trong đó 79% được dành cho các dự án, thông tin, hỗ trợ các phương tiện truyền thông và các chiến dịch cầu nguyện.

Tổng cộng có 4.758 dự án tại 138 nước được tài trợ. Khoảng 8% ngân khoản được dành cho việc hành chánh và quản trị, 12,5% được dùng cho việc gây ý thức và tìm kiếm các ân nhân mới.

Phúc trình cho biết vì những chậm trễ do sự giới hạn vì Covid-19, khoảng 20 triệu 600.000 Euro sẽ được sử dụng cho các dự án trước cuối tháng Sáu này.

Từ đầu đại dịch đến nay, Tổ chức “Trợ giúp các Giáo hội đau khổ” đã tài trợ 401 dự án liên quan tới Coronavirus, với tổng cộng 6,2 triệu Euro, trong đó có việc cung cấp cho các linh mục, tu sĩ các thiết bị phòng chống virus, cũng như trợ giúp tài chánh khẩn cấp.

Theo phúc trình, số tiền quyên góp tại Italia tăng 20%, tức là gần 5.3 triệu Euro, do 15,760 ân nhân đóng góp.

Xét về sự phân phối, 32.6% tiền giúp đỡ được dành cho Phi châu, 14.2% cho Trung Đông, 18% cho Á châu. Tổ chức “Trợ giúp các Giáo hội đau khổ” trợ giúp xây cất 744 nhà thờ, nhà xứ, tu viện, chủng viện, trung tâm cộng đồng trong năm ngoái.


Source:ACI Prensa
 
Thảm họa: Nhà thờ chính tòa bị đánh cắp hàng trăm ngàn Mỹ Kim. Tuyên bố của giáo phận Lubbock, Texas
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:09 27/06/2021


1. Lấy cắp hàng trăm ngàn nhà thờ chính tòa bỏ trốn về Colombia, bị bắt. Cha sở được minh oan

Một người đàn ông bị cáo buộc đã đánh cắp hơn 250,000 Mỹ Kim từ Nhà thờ Chúa Kitô Vua ở Lubbock đã bị bắt tại Colombia, và các quan chức FBI Mỹ đang tìm cách dẫn độ anh ta về Hoa Kỳ.

Nghi phạm quản lý các khoản quyên góp của nhà thờ và các tài khoản Venmo và PayPal. Cha sở nhà thờ chính tòa không liên quan đến vụ trộm nhưng đã từ chức vì quá tin người.

Nathan Allen Webb, một người Colombia di dân sang Hoa Kỳ. Anh ta không có công ăn việc làm thường xuyên nên cha sở đã giao cho anh đảm nhận các trách nhiệm tài chính của giáo xứ nhà thờ chính tòa bao gồm viêc quản lý các khoản quyên góp và thanh toán hóa đơn, từ tháng 8 năm 2019. Tháng 3 năm nay, một luật sư của Giáo phận Lubbock “đã báo cáo rằng Webb đã tham gia vào một âm mưu lừa đảo để biển thủ tiền của nhà thờ.

Vào tháng 3, Cha John Ohlig, cha sở nhà thờ chính tòa Chúa Kitô Vua - cũng như ủy ban tài chính của giáo xứ - đã phát hiện tài khoản ngân hàng của nhà thờ bị thiếu và báo cáo điều này với giáo phận.

Trong thông báo được đưa ra hôm thứ Tư 23 tháng Sáu, giáo phận Lubbock cho biết:

“FBI đã được thông báo ngay lập tức. Giáo xứ và giáo phận đã hỗ trợ FBI điều tra kỹ lưỡng kể từ thời điểm đó. Giáo phận Lubbock đã không tiết lộ ngay vụ trộm để bảo vệ tính khách quan của cuộc điều tra. Cha Ohlig không liên quan gì đến hành vi trộm cắp này.”

Theo báo cáo của FBI, Webb đã biển thủ hàng nghìn đô la mỗi tháng bằng cách chuyển tiền trái phép từ tài khoản Venmo của nhà thờ chính tòa Chúa Kitô Vua sang tài khoản Venmo cá nhân của mình.

FBI đã tìm cách bắt giữ Webb với cáo buộc gian lận chuyển khoản. Tuy nhiên, anh ta đã bỏ trốn về quê hương. Các quan chức liên bang đã yêu cầu chính phủ Colombia giam giữ anh ta thông qua INTERPOL.

FBI cho biết ngày 3 tháng 3 năm nay Cha Ohlig đã gặp gỡ Webb và hỏi anh ta về hành vi gian lận này. Webb chối quanh không nhận, nhưng đã đóng tài khoản PayPal của mình vào cùng ngày.

Một lệnh bắt giữ Webb đã được ban hành vào ngày 10 tháng 6. Cha của Webb đã bảo đảm với FBI rằng anh ta sẽ bay đến Florida và tự nộp mình cho nhà chức trách. Webb dự kiến bay từ Cartagena, Columbia đến Fort Lauderdale, Florida vào ngày 14 tháng 6, nhưng giờ chót anh ta đã không lên máy bay.

Các công tố viên đã thực hiện tất cả các bước cần thiết để bắt giữ Webb tại Colombia.

Hai ngày sau chuyến bay dự kiến của Webb, anh ta nhận phòng tại một khách sạn ở Pereira, Colombia. Anh ta bị bắt vì visa quá hạn. Các quan chức Colombia đã lên kế hoạch trục xuất anh ta nhưng theo tờ Lubbock Avalanche-Journal, anh ta có kết quả dương tính với COVID-19.

Vào ngày 10 tháng 6, Cha Ohlig đã đệ trình đơn từ chức cha sở nhà thờ chính tòa lên Đức Cha Robert M. Coerver. Trong đơn từ chức, ngài nói: “Tôi tin rằng tốt nhất là việc quản lý Giáo xứ Nhà thờ Chính tòa Chúa Kitô Vua và các đơn vị phối thuộc nên được giao một người khác xử lý khi cộng đồng đức tin cố gắng vượt qua chuyện buồn đáng tiếc này”.

Giáo phận cho biết vị linh mục vừa được minh oan hoàn toàn có thể được bổ nhiệm lại trong giáo phận. Nhiệm vụ mới của ngài và ai sẽ thay ngài sẽ sớm được công bố.

Giáo phận và nhà thờ chính tòa đang làm việc với một công ty tài chính độc lập “để tiếp tục kiểm tra kỹ lưỡng hồ sơ tài chính của giáo xứ và hỗ trợ xây dựng các thủ tục kế toán nâng cao”.

“ Những thay đổi trong quản lý giáo xứ cũng đã được thực hiện”, giáo phận Lubbock nói.

Giáo phận Lubbock phục vụ hơn 136,000 người Công Giáo tại 61 giáo xứ trên 25 quận của miền tây Texas. Giáo phận được thành lập vào năm 1983. Người Công Giáo chiếm khoảng 25% dân số trong tổng số 530.000 cư dân của vùng này.
Source:Catholic News Agency

2. Bài giảng của Đức Tổng Giám Mục Paris Michel Aupetit về câu chuyện Chúa làm cho biển lặng sóng êm

Hôm Chúa Nhật 20 tháng 6 vừa qua, Chúa Nhật thứ 12 Mùa Thường Niên, Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit của Paris đã cử hành thánh lễ tại nhà thờ Saint-Germain l’Auxerrois.

Mở đầu bài giảng, Đức Tổng Giám Mục nói:

Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Chúng ta hãy băng qua bờ bên kia”.

Anh chị em đã sẵn sàng vượt qua bờ bên kia chưa?

Khi Chúa Giêsu đưa các môn đệ đến bờ bên kia, Ngài đưa họ từ thế giới Do Thái sang thế giới ngoại giáo, từ thế giới thờ phượng một Thiên Chúa duy nhất đến một thế giới hoang mang, xa lạ và có rất nhiều niềm tin khác nhau.

Chúng ta có sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi dấn thân vào phía bên kia của một thế giới vô tri, thậm chí thù địch với đức tin không? Tắt một điều là anh chị em đã sẵn sàng trở thành những nhà truyền giáo ở Pháp, một đất nước đã trở nên bất khả tri, với nền đạo đức gần như suy đồi, hay đạo đức thậm chí không tồn tại, đặc biệt là khi nó được đặt trước chiêu bài “hữu cơ”.

Anh chị em không cần phải đi rất xa để đến bờ bên kia. Chỉ cần ra tàu điện ngầm, đi làm, đoàn tụ gia đình, đến sân vận động túc cầu.

Có lẽ anh chị em sợ những cơn bão chụp xuống vì sự táo bạo của mình? Giống như các môn đệ, anh chị em muốn Chúa Giêsu ra tay. Xét cho cùng, Người là Con Thiên Chúa, chính Người là Đấng cứu độ chúng ta. Hãy đánh thức Ngài dậy! Hãy làm sao để Ngài ra tay: “Hãy nhìn xem, Chúa ơi, chúng con bị cười nhạo, chúng con bị chế diễu, người ta thậm chí còn đi xa đến mức đánh đập chúng con chỉ đơn giản vì chúng con tôn vinh Chúa trên đường phố như chúng con đã từng làm từ trước đến nay, hết thế kỷ này sang thế kỷ khác, mà không ai làm phiền chúng con. Điều đó có quan trọng với Chúa không? Chúa ơi thức dậy mau!”

Anh chị em có thể nghĩ rằng Chúa đang ngủ trong con thuyền của Hội Thánh, khi con thuyền ấy đang đối mặt với mọi sóng gió? Trên thực tế, vấn đề đặt ra không phải là Chúa Giêsu dường như đang ngủ, khó khăn là những người đồng đội của Ngài, những “thủy thủ trong vùng nước ngọt” là môn đệ của ngày hôm qua và hôm nay, đang sợ những cảnh trái gió trở trời.

Sự thanh thản của chúng ta không đến từ hành động của Chúa Giêsu, Đấng sẽ làm mọi thứ cho chúng ta. Sự bình yên của chúng ta đến từ sự hiện diện của Người giữa chúng ta. Ngài đang ở trên thuyền. Hỡi những người hèn tin! Làm sao con tàu có thể chìm được khi Chúa Giêsu đang hiện diện? Hãy nhớ rằng Ngài là Con Thiên Chúa, Ngôi Lời hằng sống, nguồn mạch của sự sống.

Chẳng phải Chúa Giêsu hiện diện nơi hai hoặc ba người cầu nguyện nhân danh Ngài sao? Chẳng phải Chúa Giêsu thực sự hiện diện trong Bí tích Thánh Thể, nơi Ngài ban chính Mình Người làm lương thực cho chúng ta sao? Chẳng phải Chúa Giêsu sẽ hiện diện khi cánh cửa trái tim chúng ta mở ra cho Ngài sao? Chẳng phải Chúa Giêsu hiện diện khi Người đến để tha thứ qua miệng của thầy tế lễ sao?

Anh chị em đang ở trong con thuyền của Giáo hội, Giáo hội này đã làm cho anh chị em trở thành con trai và con gái của Thiên Chúa qua phép rửa, nuôi dưỡng anh chị em qua Bí tích Thánh Thể, và tha thứ cho anh chị em qua bí tích hòa giải

Phương châm của Paris là “fluctuat nec mergitur”, nghĩa là “giao động không nhận chìm được”. Nếu con thuyền của Paris bị sóng đánh mà không chìm, thì chúng ta càng có thể chắc chắn rằng con thuyền của Chúa sẽ không bao giờ chìm. Anh chị em có tin như thế không?

Vậy giờ đây, hỡi những nhà truyền giáo, anh chị em đã sẵn sàng để vượt qua bờ bên kia với Chúa Giêsu chưa?


Source:L'Eligse a Paris
 
Nữ quái trộm hết các thùng tiền trong Nhà thờ Thánh Anrê Tông đồ ở Kelso, Tô Cách Lan
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:19 27/06/2021


1. Nữ quái trộm hết các thùng tiền trong Nhà thờ Thánh Anrê Tông đồ ở Kelso

Đại dịch coronavirus kéo dài tại Tô Cách Lan đang khiến nhiều người mất công ăn việc làm. Tình trạng khó khăn đã khiến một số người quay sang trộm cắp các nhà thờ.

Cảnh sát cho biết Nhà thờ Thánh Anrê ở Kelso đã bị đột nhập vào khoảng từ 7 giờ tối thứ Năm, ngày 17 tháng 6 đến 9 giờ 15 sáng thứ sáu, ngày 18 tháng 6.

Các camera an ninh ghi nhận một người phụ nữ trong độ tuổi 40 đã vào được văn phòng của nhà thờ và lấy trộm các thùng tiền đầy tiền mặt.

Thám tử Ashley Black cho biết: “Chúng tôi kêu gọi bất kỳ ai có thể đã thấy bất cứ điều gì đáng ngờ trong thời gian đó hãy liên hệ với chúng tôi”.

“Có lẽ bạn đã thấy ai đó lảng vảng bên ngoài nhà thờ trông hơi kỳ quặc hoặc đáng ngờ và không nghĩ gì về điều đó ngay lúc đó”.

“Bất kỳ thông tin nhỏ nào cũng có thể hỗ trợ cuộc điều tra của chúng tôi, vì vậy vui lòng liên hệ Cảnh sát Tô Cách Lan qua số 101, trích dẫn vụ việc số 0784 ngày 18 tháng 6 năm 2021.
Source:Border Telegraph

2. Vụ khóa cửa ở Đông Quan (Dongguan, 东莞) Quảng Đông gây lo ngại

Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết Quảng Đông đã mở rộng tình trạng cách ly ở một số khu phố ở Đông Quan. Sau khi phát hiện ra hai trường hợp nhiễm coronavirus vào cuối tuần qua, trung tâm công nghiệp lớn này đã phải trải qua một chiến dịch kiểm tra rất lớn; toàn bộ cộng đồng bị cô lập và cư dân không thể rời thành phố. Các biện pháp này gây ra thiệt hại to lớn cho nền kinh tế địa phương.

Tỉnh miền nam Trung Quốc này đã phải vật lộn một lần nữa với coronavirus kể từ cuối tháng Năm. Biến thể Delta, lần đầu tiên xuất hiện ở Ấn Độ, đang được quan tâm đặc biệt.

Hôm thứ Ba 22 tháng Sáu, các cơ quan y tế báo cáo có bảy trường hợp nhiễm bệnh mới; mức trung bình của tuần trước là 11 trường hợp mỗi ngày.

Kể từ ngày 28 tháng 5, 168 trường hợp được báo cáo ở Quảng Đông, 90% số trường hợp xảy ra ở tỉnh lỵ Quảng Châu.

Các biện pháp kiểm dịch và khử trùng nghiêm ngặt đã gây ra tình trạng tắc nghẽn tại cảng container quốc tế Diêm Điền (Yantian, 盐田) một trong những cảng nhộn nhịp nhất Trung Quốc, phục vụ trung tâm công nghệ của Thâm Quyến. Ít nhất 50 tàu buôn đang neo đậu ngoài khơi chờ cập bến.

Theo Reuters, hơn 160 tàu chở hàng đã bị ảnh hưởng bởi vụ đóng cửa. Do đó, nhiều nhà xuất khẩu Trung Quốc đã ưu tiên chuyển hàng hóa của họ sang Âu Châu bằng đường bộ.

Đợt bùng phát coronavirus mới đã tạo ra nhiều nguy hiểm hơn nữa cho nền kinh tế địa phương. Hơn nữa, Quảng Đông gần đây thường xuyên bị mất điện đe dọa sản xuất công nghiệp.

Tình trạng mất điện là do lượng mưa kém khiến các nhà máy thủy điện buộc phải hoạt động dưới công suất, giá than tăng cao. Đến nay than vẫn chiếm 60% trong quy trình sản xuất điện của Trung Quốc.

Quảng Đông sản xuất 10% GDP của Trung Quốc; và bất kỳ sự suy giảm kinh tế nào cũng sẽ là mối nguy hiểm cho toàn bộ Trung Quốc.
Source:Asia News

3. Đại dịch đã ảnh hưởng nặng nề đến các giáo xứ Công Giáo. Nó cũng ảnh hưởng đến các linh mục

Ngày 21 tháng Sáu được cho là “Ngày Tự do của nước Anh”. Hồi tháng Hai, Thủ tướng Boris Johnson nói với dân chúng Anh mệt mỏi rằng, nếu tất cả đều ổn, đất nước có thể kết thúc của việc đóng cửa trên toàn quốc vào ngày 21 tháng Sáu.

Nhưng tất cả đều không ổn. Với làn sóng COVID-19 thứ ba lan rộng khắp đất nước, Johnson tuyên bố rằng việc nới lỏng các hạn chế ở Anh sẽ được lùi lại đến ngày 19 tháng 7.

Nhưng với “Ngày Tự do” ở trước mắt, Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, đã nói chuyện với các mục tử trên khắp nước Anh về tác động lâu dài của đại dịch đối với các giáo xứ của họ.

Các cuộc trò chuyện tiết lộ rằng coronavirus không chỉ ảnh hưởng nặng nề đến các giáo xứ, mà còn gây thiệt hại sâu sắc cho các linh mục.

Tất cả các mục tử đều thừa nhận rằng một số lượng đáng kể giáo dân đã biến mất trong cuộc khủng hoảng - và không có khả năng trở lại.

Cha Alexander Lucie-Smith, cha sở của giáo xứ Thánh Phêrô, ở Hove, một thị trấn ven biển East Sussex, nói rằng con số bây giờ bằng khoảng 60% so với trước đại dịch, may lắm là khoảng 70%.

Ngài nói: “Tình hình tiền bạc không quá thảm khốc như chúng tôi nghĩ bởi vì những người biến mất có xu hướng là những người ít cam kết nhất và cho ít tiền nhất. Họ cũng thường là những người trẻ tuổi”.

Ngài giải thích rằng một số gia đình trẻ đã ngần ngại không muốn đưa những đứa trẻ huyên náo của họ đến tham dự Thánh lễ vào thời điểm các quy định vệ sinh chặt chẽ.

“Không chỉ ở giáo xứ này, mà ở nhiều giáo xứ, trường hợp này xảy ra. Điều này cũng sẽ có tác động mạnh đến các trường Công Giáo. Nhiều trường Công Giáo chỉ là Công Giáo trên danh nghĩa. Họ có số lượng người Công Giáo ngày càng giảm. Và tôi nghĩ rằng điều đó sẽ tiếp tục”.

“Điều sẽ xảy ra trong thời gian 5, 10, 20 năm nữa là sẽ có rất nhiều nhà thờ phải đóng cửa, đơn giản là vì không có tiền để duy trì những tòa nhà đắt tiền này”.

Ý thức được sự cần thiết phải kết nối lại với giáo dân, Cha Lucie-Smith đã đến thăm các trường Công Giáo địa phương hàng tuần để nói chuyện với học sinh và phụ huynh. Giáo xứ của ngài cũng tổ chức một số sự kiện xã hội trong mùa hè, bao gồm các buổi hòa nhạc.
Source:Catholic News Agency