Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:59 10/07/2020
24. Cuộc sống tại thế của con người cần phải gặp rất nhiều đau khổ.
(Thánh Gioan Thánh Giá)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/samac.tw
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:03 10/07/2020
71. MẮT ĐỂ SAU LƯNG
Đại thần Trần Âm lên triều, cái mũ quan đội sai vị trí, dải tua mũ rủ xuống sau đầu. Ông ta nhìn thấy dải mũ quan của đồng sự đều rủ phía trước rất chỉnh tề, rồi lại nhìn xuống dưới cằm mình thì rất kinh hãi, nói:
- “Tại sao chỉ có mình tôi không có dây tua mũ thế này? ”
Có một đồng liêu vừa sửa mũ ngay ngắn giùm cho ông ta vừa nói:
- “Ông cũng có dây tua mũ đấy chứ, chỉ độc nhất là không có con mắt ở sau lưng”.
(Nhã Ngược)
Suy tư 71:
Con mắt thì luôn ở phía trước mặt để thấy, cho nên mới nói “con mắt là cửa sổ của tâm hồn.”
Con mắt thì luôn nằm phía trước để dễ dàng nhìn thấy những người bất hạnh mà giúp đỡ ủi an, để nhìn thấy tha nhân đang đau khổ vì nhiều hoàn cảnh xảy đến cho họ, đó là sự sắp đặt khôn ngoan của Thiên Chúa nơi con người.
Trong xã hội ngày nay có rất nhiều người đặt con mắt của mình sau lưng nên không nhìn thấy ai cả, họ chỉ nhìn thấy mình mà thôi: họ thấy mình sao ăn uống toàn là thịt cá quá ngán nên đòi hỏi phải thay đổi thực đơn ngon hon, nên họ không thấy chung quanh họ có nhiều người chỉ mong có cơm ăn để sống là được rồi; họ thấy mình đi chiếc xe đời mới mà sao không thấy “ngầu” như người khác nên thay xe như thay áo, họ không nhìn thấy người anh em chỉ mong sao có chiếc xe đạp cũ để đi học đi làm. Tại sao họ lại như thế, thưa là vì họ để con mắt ở sau lưng mình...
Con mắt thì luôn ở phía trước nên nó nhìn thấy tha nhân trước khi thấy mình, đó là một bài học tu đức mà Thiên Chúa dạy chúng ta phải đào sâu và học hỏi: nhìn thấy những khó khăn đau khổ của tha nhân trước để an ủi, giúp đỡ, rồi sau đó mới nhìn thấy mình...
Hạnh phúc là ở đó vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/samac.tw
http://nhantai.info
Đại thần Trần Âm lên triều, cái mũ quan đội sai vị trí, dải tua mũ rủ xuống sau đầu. Ông ta nhìn thấy dải mũ quan của đồng sự đều rủ phía trước rất chỉnh tề, rồi lại nhìn xuống dưới cằm mình thì rất kinh hãi, nói:
- “Tại sao chỉ có mình tôi không có dây tua mũ thế này? ”
Có một đồng liêu vừa sửa mũ ngay ngắn giùm cho ông ta vừa nói:
- “Ông cũng có dây tua mũ đấy chứ, chỉ độc nhất là không có con mắt ở sau lưng”.
(Nhã Ngược)
Suy tư 71:
Con mắt thì luôn ở phía trước mặt để thấy, cho nên mới nói “con mắt là cửa sổ của tâm hồn.”
Con mắt thì luôn nằm phía trước để dễ dàng nhìn thấy những người bất hạnh mà giúp đỡ ủi an, để nhìn thấy tha nhân đang đau khổ vì nhiều hoàn cảnh xảy đến cho họ, đó là sự sắp đặt khôn ngoan của Thiên Chúa nơi con người.
Trong xã hội ngày nay có rất nhiều người đặt con mắt của mình sau lưng nên không nhìn thấy ai cả, họ chỉ nhìn thấy mình mà thôi: họ thấy mình sao ăn uống toàn là thịt cá quá ngán nên đòi hỏi phải thay đổi thực đơn ngon hon, nên họ không thấy chung quanh họ có nhiều người chỉ mong có cơm ăn để sống là được rồi; họ thấy mình đi chiếc xe đời mới mà sao không thấy “ngầu” như người khác nên thay xe như thay áo, họ không nhìn thấy người anh em chỉ mong sao có chiếc xe đạp cũ để đi học đi làm. Tại sao họ lại như thế, thưa là vì họ để con mắt ở sau lưng mình...
Con mắt thì luôn ở phía trước nên nó nhìn thấy tha nhân trước khi thấy mình, đó là một bài học tu đức mà Thiên Chúa dạy chúng ta phải đào sâu và học hỏi: nhìn thấy những khó khăn đau khổ của tha nhân trước để an ủi, giúp đỡ, rồi sau đó mới nhìn thấy mình...
Hạnh phúc là ở đó vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/samac.tw
http://nhantai.info
Lời gieo vào lòng mong sinh trái
Lm. Nguyễn Xuân Trường
15:32 10/07/2020
Chúa Giêsu kể dụ ngôn người gieo giống và đã giải thích rõ hạt giống chính là Lời. Lời cần thấm vào lòng và mong sinh hoa trái.
1. Lời Chúa. Lời không chỉ là lời nói từ miệng Thiên Chúa, mà còn là chính Ngôi Lời, là chính con người Chúa Giêsu. Chúa Cha là người gieo giống quảng đại và lạc quan đã gieo hạt giống Giêsu vào thế giới này cho muôn dân muôn nước. Lời được gieo ở mọi nơi, cho mọi người.
2. Lòng người. Lòng Chúa thì quảng đại yêu thương, nhưng lòng người lại ngổn ngang trăm mối. Lòng người như vệ đường gạt Lời Chúa ra bên lề, lòng người như sỏi đá khô cứng khiến Lời Chúa chẳng thể đâm rễ, lòng người như bụi gai khiến Lời Chúa bị chết nghẹt. Không có lòng tin thì người ta chối từ Lời Chúa, người ta nghe tai này lại qua tai kia. Điều quan trọng là phải để cho Lời Chúa thấm vào lòng dạ, phải để cho Ngôi Lời ngự vào trong tim mình. Lòng dạ là lòng tin.
3. Lời lãi. Phúc thay, vẫn có đó những cõi lòng như mảnh đất tốt để cho hạt giống Lời Chúa bám rễ sâu, sinh hoa kết quả gấp trăm. Lời Chúa thành lời lãi. Lời lãi vì để Lời Chúa ngấm vào lòng, rồi đem Lời ấy ra thực hành bằng những việc làm cụ thể.
Chúa thì luôn quảng đại gieo Lời. Nhưng Lời có sinh hoa trái là tùy thuộc vào cõi lòng và việc làm của mỗi chúng ta. Mỗi người cần tự hỏi chính mình: Hạt giống Lời Chúa đã sinh những hoa trái tốt đẹp nào trong đời tôi? Tôi có quảng đại gieo hạt giống Lời Chúa vào trong cõi lòng người khác chưa?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lời cầu nguyện cho Hoa Kỳ của Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò
J.B. Đặng Minh An dịch
00:50 10/07/2020
Hoa Kỳ đang trải qua những giờ phút đầy thử thách vì đại dịch coronavirus kinh hoàng, và những biến động theo sau cái chết của anh George Floyd.
Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò, nguyên Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, đã biên soạn một lời cầu nguyện cho đất nước mà ngài đã từng hân hạnh đến làm việc trong tư cách là vị đại diện của Đức Thánh Cha.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Lạy Thiên Chúa toàn năng và hằng hữu, Vua các vua và Chúa các chúa: xin đoái thương nhìn đến chúng con, là những người đang cầu khẩn cùng Chúa.
Xin chúc lành cho chúng con, các công dân của Hoa Kỳ; xin ban hòa bình và thịnh vượng cho quốc gia chúng con; soi sáng những người cai trị chúng con để họ có thể dấn thân vì thiện ích chung, trong niềm tôn trọng Luật Thánh của Chúa.
Xin Chúa bảo vệ những ai, vì bảo vệ các nguyên tắc bất khả xâm phạm của Luật Tự Nhiên và các Giới Răn của Chúa, đang phải đối mặt với các cuộc tấn công hết đợt này đến đợt khác từ Kẻ Thù của loài người.
Xin ghi khắc trong trái tim những con cái Chúa lòng can đảm cho sự thật, tình yêu mến các nhân đức và sự bền đỗ giữa trăm chiều thử thách.
Xin Chúa cho gia đình chúng con tăng trưởng theo tấm gương Chúa đã ban cho chúng con, cùng với Mẹ Rất Thánh của Người và Thánh Giuse trong ngôi nhà Nagiarét; xin Chúa ban cho những người cha và những người mẹ của chúng con ân sủng Sức Mạnh, để biết dạy dỗ một cách khôn ngoan những con cái mà Chúa đã chúc phúc cho họ.
Xin Chúa ban can đảm cho những người, trong cuộc chiến tâm linh, biết chiến đấu quyết liệt như những người lính của Chúa Kitô chống lại các thế lực điên cuồng của con cái bóng tối.
Lạy Chúa, xin gìn giữ mỗi người chúng con, trong Trái Tim Cực Thánh của Chúa, và trên hết là người mà Chúa Quan Phòng đã đặt ở vị trí đứng đầu Quốc gia chúng con.
Xin Chúa hãy chúc phúc cho Tổng thống Hoa Kỳ, để với nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, ông có thể là một hiệp sĩ cho công lý, một người bảo vệ những người bị áp bức, một người kiên quyết chống lại kẻ thù của Chúa, và là người tự hào ủng hộ cho con cái của ánh sáng.
Xin Chúa đặt Hoa Kỳ và toàn thế giới dưới lớp áo của Nữ vương Chiến Thắng, Đấng Bất Khả Chiến Bại khi dìu dắt chúng con trong trận chiến, và là Đấng Vô nhiễm Nguyên Tội. Nhờ có Mẹ, và nhờ Lòng Thương Xót của Chúa, mà bài thánh thi tán tụng ngợi khen dâng lên cho Chúa, từ những con cái mà Chúa đã cứu chuộc trong Máu Cực Trọng của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen.
Source:Taylor MarshallPrayer for the United States of America by Archbishop Viganò
Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò, nguyên Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, đã biên soạn một lời cầu nguyện cho đất nước mà ngài đã từng hân hạnh đến làm việc trong tư cách là vị đại diện của Đức Thánh Cha.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Lạy Thiên Chúa toàn năng và hằng hữu, Vua các vua và Chúa các chúa: xin đoái thương nhìn đến chúng con, là những người đang cầu khẩn cùng Chúa.
Xin chúc lành cho chúng con, các công dân của Hoa Kỳ; xin ban hòa bình và thịnh vượng cho quốc gia chúng con; soi sáng những người cai trị chúng con để họ có thể dấn thân vì thiện ích chung, trong niềm tôn trọng Luật Thánh của Chúa.
Xin Chúa bảo vệ những ai, vì bảo vệ các nguyên tắc bất khả xâm phạm của Luật Tự Nhiên và các Giới Răn của Chúa, đang phải đối mặt với các cuộc tấn công hết đợt này đến đợt khác từ Kẻ Thù của loài người.
Xin ghi khắc trong trái tim những con cái Chúa lòng can đảm cho sự thật, tình yêu mến các nhân đức và sự bền đỗ giữa trăm chiều thử thách.
Xin Chúa cho gia đình chúng con tăng trưởng theo tấm gương Chúa đã ban cho chúng con, cùng với Mẹ Rất Thánh của Người và Thánh Giuse trong ngôi nhà Nagiarét; xin Chúa ban cho những người cha và những người mẹ của chúng con ân sủng Sức Mạnh, để biết dạy dỗ một cách khôn ngoan những con cái mà Chúa đã chúc phúc cho họ.
Xin Chúa ban can đảm cho những người, trong cuộc chiến tâm linh, biết chiến đấu quyết liệt như những người lính của Chúa Kitô chống lại các thế lực điên cuồng của con cái bóng tối.
Lạy Chúa, xin gìn giữ mỗi người chúng con, trong Trái Tim Cực Thánh của Chúa, và trên hết là người mà Chúa Quan Phòng đã đặt ở vị trí đứng đầu Quốc gia chúng con.
Xin Chúa hãy chúc phúc cho Tổng thống Hoa Kỳ, để với nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, ông có thể là một hiệp sĩ cho công lý, một người bảo vệ những người bị áp bức, một người kiên quyết chống lại kẻ thù của Chúa, và là người tự hào ủng hộ cho con cái của ánh sáng.
Xin Chúa đặt Hoa Kỳ và toàn thế giới dưới lớp áo của Nữ vương Chiến Thắng, Đấng Bất Khả Chiến Bại khi dìu dắt chúng con trong trận chiến, và là Đấng Vô nhiễm Nguyên Tội. Nhờ có Mẹ, và nhờ Lòng Thương Xót của Chúa, mà bài thánh thi tán tụng ngợi khen dâng lên cho Chúa, từ những con cái mà Chúa đã cứu chuộc trong Máu Cực Trọng của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen.
Source:Taylor Marshall
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về chiến thắng của Dòng Tiểu Muội Của Người Nghèo tại Tối Cao Pháp Viện
Đặng Tự Do
01:37 10/07/2020
Các nữ tu Dòng Tiểu Muội Của Người Nghèo gần đây đã tới Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ một lần nữa để bảo vệ cộng đồng của các chị chống lại các nỗ lực buộc các tu sĩ Công Giáo phải hợp tác với các hoạt động vô luân, và một lần nữa, Tối Cao Pháp Viện đã công nhận quyền tự do tín ngưỡng của các chị. Với tỷ số 7 trên 2, Tối Cao Pháp Viện đã phán quyết có lợi cho các nữ tu.
Đức Tổng Giám Mục Thomas G. Wenski của Miami, Chủ tịch Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, và Đức Tổng Giám Mục Joseph F. Naumann của tổng giáo phận Kansas City, Chủ tịch Ủy Ban Các Hoạt Động Phò Sinh, đã ban hành một tuyên bố liên quan đến phán quyết này như sau:
Đây là một câu chuyện dài nhiều tập mà lẽ ra không nên xảy ra. Tránh thai không phải là chăm sóc sức khỏe và chính phủ không bao giờ nên bắt buộc các chủ nhân phải cung cấp điều này ngay từ đầu. Ngay cả sau khi chuyện đã diễn ra, có nhiều cơ hội cho các quan chức chính phủ để thực thi điều đúng đắn và miễn trừ cho những người phản đối vì lý do lương tâm. Hết lần này đến lần khác, các giới chức thẩm quyền và các luật sư đã từ chối tôn trọng quyền của các nữ tu Dòng Tiểu Muội Của Người Nghèo, và đức tin Công Giáo mà các chị tuyên xưng, và quyết liệt từ chối hành động theo sự thật về tình dục và con người nhân bản. Ngay cả sau khi chính phủ liên bang đã mở rộng miễn trừ không phải mua bảo hiểm tránh thai bắt buộc HHS vì lý do tôn giáo, Pennsylvania và các tiểu bang khác vẫn tiếp tục cuộc tấn công vào tự do lương tâm.
Dòng Tiểu Muội Của Người Nghèo là một giáo đoàn quốc tế cam kết xây dựng một nền văn hóa sự sống. Các chị chăm sóc người già và người nghèo. Các chị đề cao phẩm giá con người. Các chị làm theo lời dạy của Chúa Giêsu Kitô và Giáo hội của Người. Chính phủ không có quyền buộc một dòng tu hợp tác với cái ác. Chúng tôi hoan nghênh quyết định của Tối Cao Pháp Viện. Chúng tôi hy vọng phán quyết này mang lại dấu chấm hết cho bộ phim nhiều tập đã quá dài này về sự phân biệt đối xử của chính phủ đối với những người có đức tin. Tuy nhiên, khi xem xét những nỗ lực mà chúng ta thấy họ đã tung ra để buộc chúng ta tuân thủ mệnh lệnh này, chúng ta phải tiếp tục cảnh giác về tự do tôn giáo.
Source:USCCBUSCCB Chairmen Welcome Supreme Court Decision Preserving the Religious Liberty of Little Sisters
Đức Tổng Giám Mục Thomas G. Wenski của Miami, Chủ tịch Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, và Đức Tổng Giám Mục Joseph F. Naumann của tổng giáo phận Kansas City, Chủ tịch Ủy Ban Các Hoạt Động Phò Sinh, đã ban hành một tuyên bố liên quan đến phán quyết này như sau:
Đây là một câu chuyện dài nhiều tập mà lẽ ra không nên xảy ra. Tránh thai không phải là chăm sóc sức khỏe và chính phủ không bao giờ nên bắt buộc các chủ nhân phải cung cấp điều này ngay từ đầu. Ngay cả sau khi chuyện đã diễn ra, có nhiều cơ hội cho các quan chức chính phủ để thực thi điều đúng đắn và miễn trừ cho những người phản đối vì lý do lương tâm. Hết lần này đến lần khác, các giới chức thẩm quyền và các luật sư đã từ chối tôn trọng quyền của các nữ tu Dòng Tiểu Muội Của Người Nghèo, và đức tin Công Giáo mà các chị tuyên xưng, và quyết liệt từ chối hành động theo sự thật về tình dục và con người nhân bản. Ngay cả sau khi chính phủ liên bang đã mở rộng miễn trừ không phải mua bảo hiểm tránh thai bắt buộc HHS vì lý do tôn giáo, Pennsylvania và các tiểu bang khác vẫn tiếp tục cuộc tấn công vào tự do lương tâm.
Dòng Tiểu Muội Của Người Nghèo là một giáo đoàn quốc tế cam kết xây dựng một nền văn hóa sự sống. Các chị chăm sóc người già và người nghèo. Các chị đề cao phẩm giá con người. Các chị làm theo lời dạy của Chúa Giêsu Kitô và Giáo hội của Người. Chính phủ không có quyền buộc một dòng tu hợp tác với cái ác. Chúng tôi hoan nghênh quyết định của Tối Cao Pháp Viện. Chúng tôi hy vọng phán quyết này mang lại dấu chấm hết cho bộ phim nhiều tập đã quá dài này về sự phân biệt đối xử của chính phủ đối với những người có đức tin. Tuy nhiên, khi xem xét những nỗ lực mà chúng ta thấy họ đã tung ra để buộc chúng ta tuân thủ mệnh lệnh này, chúng ta phải tiếp tục cảnh giác về tự do tôn giáo.
Source:USCCB
Thánh Chiến Hồi Giáo Jiha đã càn quét tiêu hủy toàn bộ nhà thờ, trường học và nhà cửa cùng phố xá tại tỉnh Mocimboa, Mozambique!
Thanh Quảng sdb
06:16 10/07/2020
Thánh Chiến Hồi Giáo Jiha đã càn quét tiêu hủy toàn bộ nhà thờ, trường học và nhà cửa cùng phố xá tại tỉnh Mocimboa, Mozambique!
Mozambique – Phi Châu: Theo Thông Tấn Xã Fides thì: Thánh chiến Hồi giáo Jiha đã phá hủy nhà thờ, bệnh viện, nhà cửa, xe cộ và hàng quán tại vùng Mocimboa da Praia, miền bắc Mozambique.
Quân thánh chiến Jiha đã phá hủy trường trung học thánh Januario Pedro, bệnh viện, hàng chục ngôi nhà, xe cộ và một số cửa hàng khi tấn công vào thị trấn, một trong những trung tâm lớn của tỉnh Cabo Delgado, vào ngày 27 và 28 tháng Sáu.
Theo Thông Tấn xã Fides thì thánh chiến quân Jiha đã kéo cờ đen Hồi Giáo và tuyên bố một Nhà nước Hồi giáo.
Theo một số nhà phân tích, thì đằng sau lá cờ đen của Hồi giáo thánh chiến này nhằm để tạo ra một "vùng tự trị" để buôn bán cần sa ma túy từ Trung Á vào Phi Châu.
Dân cư trên toàn tỉnh Cabo Delgado vô cùng hoảng hốt và sợ hãi. Các nhà truyền giáo cùng với dân chúng bất kể là già trẻ đều phải chạy trốn, tay không đang ẩn núp trong rừng sâu...
Tháng 5 vừa qua, Hội Đồng Giám mục miền Nampula, Bắc Mozambique đã cảnh báo: "Chúng tôi rất quan tâm trước sự tồi tệ về tình hình ở Cabo Delgado, nơi đang diễn ra các cuộc chiến đầy bí ẩn và khó hiểu". (Fides 10/7/2020)
Mozambique – Phi Châu: Theo Thông Tấn Xã Fides thì: Thánh chiến Hồi giáo Jiha đã phá hủy nhà thờ, bệnh viện, nhà cửa, xe cộ và hàng quán tại vùng Mocimboa da Praia, miền bắc Mozambique.
Quân thánh chiến Jiha đã phá hủy trường trung học thánh Januario Pedro, bệnh viện, hàng chục ngôi nhà, xe cộ và một số cửa hàng khi tấn công vào thị trấn, một trong những trung tâm lớn của tỉnh Cabo Delgado, vào ngày 27 và 28 tháng Sáu.
Theo Thông Tấn xã Fides thì thánh chiến quân Jiha đã kéo cờ đen Hồi Giáo và tuyên bố một Nhà nước Hồi giáo.
Theo một số nhà phân tích, thì đằng sau lá cờ đen của Hồi giáo thánh chiến này nhằm để tạo ra một "vùng tự trị" để buôn bán cần sa ma túy từ Trung Á vào Phi Châu.
Dân cư trên toàn tỉnh Cabo Delgado vô cùng hoảng hốt và sợ hãi. Các nhà truyền giáo cùng với dân chúng bất kể là già trẻ đều phải chạy trốn, tay không đang ẩn núp trong rừng sâu...
Tháng 5 vừa qua, Hội Đồng Giám mục miền Nampula, Bắc Mozambique đã cảnh báo: "Chúng tôi rất quan tâm trước sự tồi tệ về tình hình ở Cabo Delgado, nơi đang diễn ra các cuộc chiến đầy bí ẩn và khó hiểu". (Fides 10/7/2020)
Ủy ban bác ái Hội đồng Giám Mục Ý ủng hộ 12 triệu Euro cho 60 dự án phát triển trong Thế giới thứ ba.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
16:40 10/07/2020
Hai trong số các dự án quan trọng nhất là ở Châu Phi. Một ở trong giáo phận Maiduguri và ở các bang Borno và Adamawa thuộc nước Nigeria, . Dịch vụ tị nạn Dòng Tên sẽ cộng tác với chính quyền địa phương để cung cấp các khóa đào tạo giáo viên được cá nhân hóa dành cho các nhà giáo dục, những người này sẽ sử dụng các kỹ năng có được trong lớp học để cải thiện chất lượng giáo dục trong hệ thống trường công. Những giáo viên này sau đó sẽ được sử dụng để thực hiện một chương trình học tập cấp tốc sau giờ tan học nhằm vào cả trẻ em đang đi học và những em đã rời bỏ trường học. Trong giáo phận Benguela tại Ăng-gô-la, các nữ tu Dòng Chúa Quan Phòng sẽ xây dựng và trang bị một trung tâm xã hội và thiết lập một trạm y tế với phòng thí nghiệm phân tích. Trung tâm xã hội, rộng khoảng 300 mét vuông, sẽ bao gồm một khu vực phục hồi người khuyết tật về thể chất và tinh thần, vật lý trị liệu và phòng thí nghiệm; một không gian đào tạo bao gồm (xóa nạn mù chữ, đào tạo chuyên nghiệp, xã hội hóa). Các cơ sở y tế hiện tại cần tái cấu trúc và sẽ được có thêm bệnh viện một ngày để tiêm chủng và quản lý các phương pháp điều trị, có thể đón tiếp 120 bệnh nhân.
Ở Trung Đông, đặc biệt là ở Ai Cập, các Nữ tu Truyền giáo Phan sinh của Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội có một trường học ở Beni Suef, nơi đón tiếp trẻ em từ mẫu giáo đến trung học. Trường học mở cửa cho tất cả, Kitô giáo và Hồi giáo và vào năm 2013, trong mùa xuân Ả Rập, nó đã bị phá hủy và đốt cháy bởi những kẻ khủng bố. Việc xây dựng đã dừng lại do thiếu vốn nhưng bây giờ cuối cùng nó cũng có thể hoàn thành.
Trong số các dự án của Mỹ La tinh: ở Buenos nước Argentina, việc tái cấu trúc một trường dạy nấu ăn, với một nhà hàng bên cạnh, dành cho những phụ nữ nghèo nhất, sẽ được tài trợ. Sáng kiến này được các Nữ tử Đấng Cứu Thế thực hiện, được đặt tại một tòa nhà lịch sử ở trung tâm của thủ đô Buenos Aires, cần một loạt các tái tạo và điều chỉnh để hoạt động trở lại. Tuy nhiên ở Peru, sẽ can thiệp để mang lại lợi ích cho cộng đồng nông nghiệp của Palermo và Rio Salado, nơi có khoảng 1200 người dân sống trên một cao nguyên cao từ bốn đến năm ngàn mét so với mực nước biển: do đó, mạng điện, hệ thống thoát nước và nước uống là không thể, không có phương tiện giao thông công cộng, suy dinh dưỡng và bệnh tật nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong cao ở trẻ em và người mẹ vì thiếu dinh dưỡng. Nhà vệ sinh, nhà bếp, hệ thống thông gió và chiếu sáng của các ngôi nhà sẽ được xây dựng, và các phương pháp làm việc nông nghiệp và chăn nuôi sẽ được dạy, và việc xây dựng các mô hình chăn nuôi lợn Ấn độ và vườn sinh học gia đình sẽ được thực hiện.
Cuối cùng, hai dự án sẽ được thực hiện ở châu Á. Tại Tổng giáo phận Colombo nước Sri Lanka, sẽ tạo ra một trường âm nhạc và nghệ thuật để phục hồi cho trẻ em Negombo, bị chấn thương sau các cuộc tấn công mà cộng đồng phải chịu vào mùa xuân năm 2019. Cuối cùng, ở Đông Timor, các Nữ tu Dòng Canossia sẽ xây dựng một trung tâm đào tạo chuyên nghiệp và ký túc xá trên đảo Atauro, để đáp lại cách cụ thể dành cho những người trẻ tuổi không có các kỹ năng cần thiết và chuyên nghiệp gặp nhiều khó khăn để hội nhập vào thế giới lao động. (SIR 10/7/2020)
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Đức Giám Mục thành phố Irapuato, Mễ Tây Cơ lên án vụ thảm sát kinh hoàng khiến 26 người chết.
Đặng Tự Do
17:11 10/07/2020
Trong bản tin đánh đi hôm 4 tháng 7, thông tấn xã Fides, của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã tường trình về một vụ thảm sát kinh hoàng vừa diễn ra tại Mễ Tây Cơ.
“Vụ thảm sát lớn nhất trong sáu năm”, “tội ác không thể chấp nhận”, “Một cuộc chiến khác và một vụ thảm sát khủng khiếp”, “Một trong những sự kiện tồi tệ nhất trong lịch sử của Mễ Tây Cơ”, “Công lý cấp thiết cho Irapuato”, “Chính phủ hứa lèo tại Guanajuato”, “26 người chết, một vụ thảm sát ở Irapuato”, là một số các hàng tít lớn trên các phương tiện truyền thông ở Mễ Tây Cơ sau vụ thảm sát xảy ra vào chiều ngày 01 tháng Bảy. Các tay súng, khoảng 8 tên, đã xông vào một trung tâm cai nghiện ma túy ở miền trung Mễ Tây Cơ và nổ súng, giết chết ít nhất 26 người.
Thị trưởng Irapuato và thống đốc bang Guanajuato đồng ý với nhau khi bình luận rằng đây là một cuộc chiến băng đảng nhằm tranh giành quyền kiểm soát địa bàn. Trung tâm phục hồi chức năng này không được quản lý bởi các nhà chức trách cũng không có giấy phép hợp pháp: những cái gọi là trung tâm xã hội này đôi khi chỉ là trung tâm khiêu vũ. Đôi khi là các trung tâm phục hồi cho những người tự nguyện muốn cai nghiện ma túy.
Chỉ riêng ở Irapuato có khoảng 200 trung tâm như thế, ở các khu vực ngoại ô hoặc ở những ngôi nhà trong thành phố bị những người trẻ này chiếm giữ. Theo những người sống gần đó, nhiều người có mặt tại các trung tâm này thực ra chẳng có cai nghiện gì cả. Chúng chỉ đơn thuần là các tên xã hội đen đến đó nghỉ ngơi về đêm.
Mễ Tây Cơ từ lâu đã có vấn đề với các trung tâm cai nghiện vì hầu hết đều do tư nhân điều hành, thiếu thốn và thường có hành vi lạm dụng chống lại những người nghiện đang hồi phục.
Trong một tuyên bố gởi đến cho thông tấn xã Fides, “Đức Giám Mục thành phố Irapuato, các linh mục và các cộng đoàn Kitô hữu lấy làm tiếc và lên án mạnh mẽ các hành vi bạo lực. Máu của một người anh em không bao giờ có thể nằm hoài trong im lặng hoặc trong lãng quên, nó kêu đòi công lý trước mặt Thiên Chúa. Chúng ta không thể làm quen với tội phạm và bạo lực và không được thờ ơ với những cái chết này”.
Tuyên bố kết luận bằng cách trích dẫn tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ, trong đó các Giám Mục nhắc nhớ rằng: “Nghĩa vụ của nhà nước là phải thực hiện công lý một cách có hiệu quả để bảo đảm sự an toàn của các công dân, trừng phạt những người phạm tội, những kẻ gây ra bạo lực và các băng đảng tội phạm có tổ chức, và không có bất cứ ngoại lệ nào trong việc thực thi quyền lực nhà nước. Tham nhũng và tình trạng phạm tội mà không bị trừng phạt đang kết hợp song hành với nhau, và đang tiếp tục thách thức chúng ta ở Mễ Tây Cơ. Mỗi Kitô hữu cũng phải có nghĩa vụ xây dựng nền tảng cho hòa bình và tôn trọng cuộc sống.”
Source:Fides
Bức tượng Thánh Junípero Serra tại thủ phủ tiểu bang California bị BLM giật sập
Đặng Tự Do
17:12 10/07/2020
Vào tối ngày lễ quốc khánh 4 tháng 7, một đám đông ở Sacramento đã giật sập bức tượng của Thánh Junipero Serra, dùng lửa làm biến dạng khuôn mặt bức tượng và đập phá bằng búa tạ.
Bức tượng, được dựng ở thủ phủ của tiểu bang California, là bức tượng thứ ba của vị thánh truyền giáo bị phong trào BLM ở California giật sập trong những tuần gần đây. Phản ứng trước biến cố đau buồn này, Đức Giám Mục của Sacramento khẳng định rằng Thánh Serra đã làm mọi việc để thúc đẩy phẩm giá của người bản địa.
Một đám đông lớn đã tập trung xung quanh bức tượng trong công viên Sacramento vào khoảng 9 giờ tối ngày 4 tháng 7, theo báo cáo phương tiện truyền thông.
Một người đàn ông đã đốt cháy khuôn mặt của bức tượng Serra bằng một tia lửa từ một bình xịt lửa, trước khi những người khác kéo sập bức tượng. Sau khi bức tượng sụp đổ, đám đông đã phá hoại bức tượng bằng búa tạ và các vật thể khác, và nhảy lên bức tượng reo hò.
Đám đông hô vang các khẩu hiệu thường thấy trong các cuộc biểu tình của người da đen “Hãy đứng dậy, dân tộc tôi, đứng lên” trong khi phá hủy bức tượng.
Họ đã giải tán khi các viên chức cảnh sát Tuần tra Xa lộ California can thiệp.
Trong một tuyên bố ngày 05 tháng 7, Đức Cha Jaime Soto Giám Mục Sacramento nói rằng trong khi “hành động của nhóm có thể là nhằm gây sự chú ý đến ký ức về quá khứ của California, hành động phá hoại này dựa trên các đồ thổi sai lạc về cuộc đời Thánh Serra, và không có tính xây dựng cho tương lai”
Cảnh sát California đang điều tra vụ giật đổ bức tượng này.
Bức tượng đã được xây dựng vào năm 1965. Dưới chân tượng là một bản đồ của 21 cứ điểm truyề giáo được Thánh Serra khi ngài và các tu sĩ Dòng Anh Em Hèn Mọn đến California vào thế kỷ thứ mười tám.
Source:Catholic News Agency
Giáo sĩ Do Thái nhắc lại một khoảnh khắc biến đổi: cuộc gặp mặt giữa Thánh Gioan XXIII và Giáo sư Jules Isaacs cách nay 60 năm
Vũ Văn An
18:06 10/07/2020
Ngày 19 tháng 6 vừa qua, nhân kỷ niệm 60 năm cuộc gặp gỡ giữa Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII và Giáo sư Jules Isaacs, tờ báo của Tòa Thánh, L’Osservatore Romano, đã đăng bài viết của giáo sĩ Do Thái Giáo nổi tiếng, Abraham Skorka, thuộc Viện Liên Lạc Công Giáo-Do Thái Giáo của Đại Học Saint Joseph, Philadelphia. Nội dung bài viết như sau:
Có những khoảnh khắc trong lịch sử làm thay đổi các dân tộc và cá nhân vĩnh viễn. Nhiều khoảnh khắc như vậy từng là những cuộc gặp gỡ giữa con người và Thiên Chúa hoặc giữa con người với người lân cận của họ. Cuộc gặp gỡ của Ápraham với Đấng Tạo Dựng trong đó ông nghe thấy mệnh lệnh: “hãyra đi” (St 12: 1) và cuộc gặp gỡ của Môsê với Thiên Chúa trong bụi cây bốc cháy (Xh 3) là hai thí dụ trong Kinh thánh cho thấy những cuộc đối thoại đầy tính biến đổi. Một bước ngoặt khác trong lịch sử đã xảy ra cách đây 60 năm, vào ngày 13 tháng 6 năm 1960, khi Giáo sư Jules Isaac yết kiến Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII.
Mười lăm năm đã trôi qua kể từ khi kết thúc Thế chiến thứ hai; một thế giới mới đang hình thành trên các đổ nát và tàn phá còn sót lại của cuộc xung đột. Đức Giáo Hoàng nhận ra rằng Giáo Hội Công Giáo phải thích nghi với thực tại mới này nếu muốn đóng góp cho nhu cầu thế giới. Do đó, vào ngày 24 tháng 1 năm 1960, ngài công bố việc triệu tập một công đồng lớn gồm tất cả các giám mục của thế giới, Công đồng Vatican II.
Theo lời mời của Vatican, hàng ngàn đề xuất đã được các giám mục và thần học gia gửi tới làm các chủ đề để Công đồng xem xét. Hầu như không có một yêu cầu nào muốn Công đồng xem xét vấn đề Shoah (Diệt chủng Do Thái) và mối liên hệ của nó với giáo huấn hàng thế kỷ của Kitô giáo chống Do Thái. Ngoại lệ duy nhất là lời kêu gọi của viện trưởng và giảng viên Dòng Tên của Giáo hoàng Học viện Kinh thánh tại Rôma (Augustin Bea).
Sự thất bại phổ quát hiển nhiên trong việc hiểu rõ tính cấp bách của vấn đề này làm bận tâm Cha dòng Paulist Thomas F. Stransky, một nhân viên của Văn phòng Cổ vũ Hiệp nhất Kitô giáo. Nhiều thập niên sau, Cha nhắc lại:
“Tôi tự hỏi: phải chăng sự thờ ơ như vậy là một sự bỏ sót tập thể vô tình? Phải chăng kinh nghiệm diệt chủng người Do Thái ở Châu Âu Kitô giáo, tức “giải pháp tận cùng” dành cho người Do Thái của thế giới, đã bị lãng quên hay bị gạt ra ngoài lề? Phải chăng các các phiên xử tội phạm chiến tranh năm 1947 ở Nuremberg từng được truyền bá rộng rãi chỉ là một thứ khinh khí cầu nhanh chóng bị dập tắt? "
Nhà sử học người Do Thái, Giáo sư Jules Isaac, nổi tiếng trước Thế chiến II vì những cuốn sách về giáo dục trung học ở Pháp. Mặc dù ông đã mất vợ, con gái và con rể của mình ở Auschwitz và Bergen-Belsen, nhưng ông không cay đắng giận hờn. Năm 1947, ông đã xuất bản một nghiên cứu quan trọng, Jésus et Israël (Chúa Giêsu và Israel) về việc Tính cách Do Thái của Chúa Giêsu đối lập ra sao với những giáo huấn chống Do Thái sau này. Ông cũng là một trong những người sáng lập hội Amitié Judéo-Chrétienne de France (Thân hữu Do Thái-Kitô Giáo Pháp) và là một trong những người tham gia chính trong Hội nghị Seelisberg nổi tiếng (1947). Ông hiểu rằng mặc dù chủ nghĩa bài Do Thái của Đức Quốc xã có nguồn gốc ngoại giáo, nhưng hàng thế kỷ “giáo huấn khinh miệt” của Kitô giáo (tiêu đề cuốn sách năm 1962 của ông) đã phục vụ tốt cho Đức quốc xã. Và vì vậy, ông trở thành một trong những người cổ vũ vĩ đại cuộc đối thoại Kitô giáo-Do Thái. Khi Đức tân cử Gioan XXIII công bố Công đồng vĩ đại, Isaac đã tìm cách yết kiến ngài. Ông thấy Tân Giáo hoàng là một người biết lắng nghe đầy thiện cảm.
Với tư cách là Đại sứ của Tòa thánh tại Thổ Nhĩ Kỳ, người trước đây có tên Ron Roncalli, theo yêu cầu của Cơ quan Đại diện Do Thái, đã cung cấp hàng ngàn giấy chứng nhận rửa tội giả và thị thực du lịch cho người Do Thái Bảo gia lợi, Lỗ ma ni, Slovakia và Hung gia lợi, cứu họ khỏi Nạn Diệt chủng và cho phép họ chạy trốn từ châu Âu qua Palestine. Vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh đầu tiên của ngài trong tư cách Giáo hoàng, ngài đã loại bỏ chữ “bội bạc” (perfidious) khỏi lời khẩn cầu cho người Do Thái.
Khi hai vị gặp nhau vào ngày 13 tháng 6 năm 1960, Isaac đã trình bày một danh mục tóm tắt các nghiên cứu của ông và yêu cầu rằng để chuẩn bị cho Công đồng, một tiểu ban sẽ khảo sát giáo huấn Công Giáo về người Do Thái. Theo Isaac, Đức Giáo Hoàng nói, “tôi đã nghĩ đến điều đó khi bắt đầu cuộc trò chuyện của chúng ta”. Hai vị chia tay nhau một cách thân thiện và khi Isaac lên tiếng thắc mắc “liệu ông có thể mang về một tia hy vọng nào hay không”, Đức Giáo Hoàng Gioan đã thốt lên “ngài có quyền được nhiều hơn một niềm hy vọng!”
Sau gián đoạn mùa hè, Đức Giáo Hoàng đã chỉ thị cho Đức Hồng Y Augustin Bea thành lập tiểu ban. Lệnh này cuối cùng sẽ dẫn đến việc ban hành Tuyên ngôn Nostra Aetate vào ngày 28 tháng 10 năm 1965 của Công đồng. Thư ký riêng của Đức Gioan XXIII, khi nhìn lại cuộc hội kiến với Giáo sư Isaac, đã viết:
“Tôi nhớ rất rõ việc Đức Giáo Hoàng vẫn cực kỳ có ấn tượng bởi cuộc gặp gỡ đó và ngài đã nói chuyện về nó với tôi trong một thời gian dài. Điều cũng đúng là cho đến ngày đó, Đức Gioan XXIII chưa có ý niệm gì về việc Công đồng sẽ xử lý vấn đề người Do Thái và chủ nghĩa bài Do Thái. Nhưng từ hôm đó trở đi, ngài đã hoàn toàn bị vấn đề đó chiếm đoạt”.
Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa Đức Giáo Hoàng và vị Giáo sư vì thế là một khoảnh khắc biến đổi to lớn. Nó đã dẫn đến một “hành trình thân hữu”, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mô tả về nó, một hành trình đem phước lành lại cho cả người Công Giáo lẫn người Do Thái mãi mãi kể từ đó.
Cuộc hành trình này đã không có những bước đi lầm và tranh cãi dọc đường. Nhưng dần dần chúng ta học được việc phải nói với nhau ra sao, và ở nhiều nơi trên thế giới, một cuộc đối thoại sâu sắc đã phát triển giữa chúng ta. Chúng ta đã tiến đến chỗ trân trọng các khác biệt của chúng ta, trân trọng những cách khác biệt mà người Do Thái và Kitô hữu [lập] giao ước với Thiên Chúa, thấy sự thánh thiện trong mỗi truyền thống của nhau, và có khả năng nói với nhau, “thấy mặt bạn giống như thấy mặt Thiên Chúa!” (St 33:10).
Khi chúng ta nhớ lại bước ngoặt trong lịch sử Ory được đại diện bởi cuộc đối thoại giữa Đức Gioan XXIII và Jules Isaac, chúng ta hãy cảm ơn Thiên Chúa và tôn vinh các ký ức của họ bằng cách đào sâu và mở rộng cuộc đối thoại mà họ đã bắt đầu 60 năm trước đây.
Nỗi khổ con người! Chút nước sạch cũng không có!
Thanh Quảng sdb
23:32 10/07/2020
Nỗi khổ con người! Chút nước sạch cũng không có!
Liên Hợp Quốc đề ra một chương trình mới về Phát triển Bền vững (SDGs) nhằm cung cấp nguồn nước sạch và vệ sinh cho toàn cầu vào năm 2030.
(Tin Vatican)
Liên Hợp Quốc đã kêu gọi một chương trình mới “Phát triển Bền vững SDG 6”, qui tụ hơn 30 thực thể và 40 tổ chức quốc tế hầu cung cấp nước sạch và vệ sinh cho tất cả mọi người.
Mục tiêu của chương trình Phát triển Bền vững 6 là một trong 17 mục tiêu của chương trình Phát triển Bền vững do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc quyết định vào năm 2015 nhằm cung cấp nước sạch và vệ sinh cho tất cả mọi người.
Nước – là nhu cầu quan yếu trong hầu hết các chương trình Phát triển Bền vững SDG được ông Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh tới trong bài phát biểu của ông ở buổi ra mắt trực tuyến các sáng kiến của LHQ vào hôm thứ Năm vừa qua với 16 chương trình Phát triển Bền vững của LHQ.
Ông cho rằng nước là một yếu tố căn bản cần thiết cho sức khỏe toàn cầu, song hành với các nỗ lực lo cho vấn đề biến đổi khí hậu.
Ông Tổng thư ký LHQ cho hay với 280 nguồn nước trên toàn cầu được chia sẻ bởi hai hoặc nhiều quốc gia và khoảng 60 phần trăm tất cả các nguồn nước trên thế giới, đang bị tranh chấp gây ra những xung đột trên các lưu vực khắp nơi trên toàn cầu!
Quyền có nước sạch trong lành để ăn uống là quyền của con người đã được luật pháp quốc tế thừa nhận.
Ông Tổng thư ký LHQ lưu ý rằng vấn đề về nước uống đang đối diện với hai thách thức trên toàn cầu. Trong khi nhu cầu ngày càng tăng và quyền đòi xử dụng nguồn tài nguyên quý giá này làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái liên quan đến việc biến đổi khí hậu, ô nhiễm và các mối đe dọa khác.
Ông Tổng thư ký LHQ cho hay Chương trình Phát triển Bền vững thứ 6 (SDG 6), sẽ phải đối diện với những thách thức sâu sắc trước vấn đề biến đổi khí hậu đang không ngừng thay đổi.
Mục tiêu có nước sạch và trong lành như "không còn là vấn đề cấp bách cho các ưu tiên của Chương trình Phát triển Bền vững nữa!
Đây là những cản trở nhắm tới trong Chương trình nghị sự năm 2030.
Liên Hợp Quốc ước tính có hơn hai tỷ người trên toàn thế giới vẫn chưa có nước sạch để uống và xử dụng; khoảng 4.2 tỷ người thiếu nước đủ vệ sinh để xử dụng cho được an toàn. Nếu chiều hướng này cứ tiếp tục theo đà này thì đến năm 2040, một trong bốn trẻ em trên thế giới dưới 18 tuổi – tức khoảng 600 triệu trẻ em - sẽ phải đối diện với việc thiếu nước sạch trầm trọng!
Ông Guterres cho hay: Nước sạch rất quan trọng để chống lại các cơn dịch và vệ sinh an toàn là chìa khóa để chống lại đại dịch Covid-19 hiện tại. Rửa tay bằng xà phòng là một trong những cách hiệu quả nhất để hạn chế sự lây lan của Covid-19 và các bệnh truyền nhiễm khác.
Tuy nhiên, ông cho biết, 3 tỷ người trên toàn cầu nghĩa là vào khoảng - 40% dân số toàn cầu - thiếu các thiết bị rửa tay cơ bản tại nhà.
Ông kêu gọi các tổ chức quốc tế liên quan đến việc cung cấp nước sạch và vệ sinh giúp cho dân chúng hầu có thể ngăn chặn được cơn đại dịch hiện nay và tương lai.
Và ông Guterres cho hay sự phối hợp và liên đới là nhu cầu cần thiết hơn bao giờ hết, giúp cho việc xử dụng và phân phối tài nguyên của thế giới cách công bằng và hiệu quả!...
Liên Hợp Quốc đề ra một chương trình mới về Phát triển Bền vững (SDGs) nhằm cung cấp nguồn nước sạch và vệ sinh cho toàn cầu vào năm 2030.
(Tin Vatican)
Liên Hợp Quốc đã kêu gọi một chương trình mới “Phát triển Bền vững SDG 6”, qui tụ hơn 30 thực thể và 40 tổ chức quốc tế hầu cung cấp nước sạch và vệ sinh cho tất cả mọi người.
Mục tiêu của chương trình Phát triển Bền vững 6 là một trong 17 mục tiêu của chương trình Phát triển Bền vững do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc quyết định vào năm 2015 nhằm cung cấp nước sạch và vệ sinh cho tất cả mọi người.
Nước – là nhu cầu quan yếu trong hầu hết các chương trình Phát triển Bền vững SDG được ông Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh tới trong bài phát biểu của ông ở buổi ra mắt trực tuyến các sáng kiến của LHQ vào hôm thứ Năm vừa qua với 16 chương trình Phát triển Bền vững của LHQ.
Ông cho rằng nước là một yếu tố căn bản cần thiết cho sức khỏe toàn cầu, song hành với các nỗ lực lo cho vấn đề biến đổi khí hậu.
Ông Tổng thư ký LHQ cho hay với 280 nguồn nước trên toàn cầu được chia sẻ bởi hai hoặc nhiều quốc gia và khoảng 60 phần trăm tất cả các nguồn nước trên thế giới, đang bị tranh chấp gây ra những xung đột trên các lưu vực khắp nơi trên toàn cầu!
Quyền có nước sạch trong lành để ăn uống là quyền của con người đã được luật pháp quốc tế thừa nhận.
Ông Tổng thư ký LHQ lưu ý rằng vấn đề về nước uống đang đối diện với hai thách thức trên toàn cầu. Trong khi nhu cầu ngày càng tăng và quyền đòi xử dụng nguồn tài nguyên quý giá này làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái liên quan đến việc biến đổi khí hậu, ô nhiễm và các mối đe dọa khác.
Ông Tổng thư ký LHQ cho hay Chương trình Phát triển Bền vững thứ 6 (SDG 6), sẽ phải đối diện với những thách thức sâu sắc trước vấn đề biến đổi khí hậu đang không ngừng thay đổi.
Mục tiêu có nước sạch và trong lành như "không còn là vấn đề cấp bách cho các ưu tiên của Chương trình Phát triển Bền vững nữa!
Đây là những cản trở nhắm tới trong Chương trình nghị sự năm 2030.
Liên Hợp Quốc ước tính có hơn hai tỷ người trên toàn thế giới vẫn chưa có nước sạch để uống và xử dụng; khoảng 4.2 tỷ người thiếu nước đủ vệ sinh để xử dụng cho được an toàn. Nếu chiều hướng này cứ tiếp tục theo đà này thì đến năm 2040, một trong bốn trẻ em trên thế giới dưới 18 tuổi – tức khoảng 600 triệu trẻ em - sẽ phải đối diện với việc thiếu nước sạch trầm trọng!
Ông Guterres cho hay: Nước sạch rất quan trọng để chống lại các cơn dịch và vệ sinh an toàn là chìa khóa để chống lại đại dịch Covid-19 hiện tại. Rửa tay bằng xà phòng là một trong những cách hiệu quả nhất để hạn chế sự lây lan của Covid-19 và các bệnh truyền nhiễm khác.
Tuy nhiên, ông cho biết, 3 tỷ người trên toàn cầu nghĩa là vào khoảng - 40% dân số toàn cầu - thiếu các thiết bị rửa tay cơ bản tại nhà.
Ông kêu gọi các tổ chức quốc tế liên quan đến việc cung cấp nước sạch và vệ sinh giúp cho dân chúng hầu có thể ngăn chặn được cơn đại dịch hiện nay và tương lai.
Và ông Guterres cho hay sự phối hợp và liên đới là nhu cầu cần thiết hơn bao giờ hết, giúp cho việc xử dụng và phân phối tài nguyên của thế giới cách công bằng và hiệu quả!...
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hễ tham nhũng là giết thì còn đâu cán bộ!
Nguyễn Văn Nghệ
08:05 10/07/2020
Cuối bài viết “Căn bệnh tham nhũng ở Việt Nam hiện nay đã nhập lý” của tôi có viết: “Muốn chữa trị tuyệt gốc căn bệnh tham nhũng hiện nay, phải chấp nhận đau đớn một lần. Người xưa nói: “Cát ung tuy thống, thắng ư dưỡng độc”(Xẻ mụt nhọt tuy đau, còn hơn nuôi dưỡng nọc độc). Tuân tử nói: “Nguyên ác bất đãi giáo nhi tru”(Kẻ đứng đầu tội ác không cần dạy dỗ, mà giết đi)”.
Nhiều độc giả sau khi đọc xong bài viết đã có nhiều ý kiến trái chiều nhưng tựu trung chia thành hai phe:
Một phe chủ trương: Bắn một người răn vạn người.
Một phe chủ trương: Hễ tham nhũng là giết thì còn đâu cán bộ làm việc!
Với suy nghĩ: Hễ tham nhũng là giết thì còn đâu cán bộ làm việc! thì quá bi quan cho việc chống tham nhũng. Với suy nghĩ như vậy thì hóa ra, hiện nay cán bộ đảng viên nào cũng tham nhũng hết cả hay sao? Thế thì “thậm cấp chí nguy” cho đất nước Việt Nam. Đất nước ta chuẩn bị “xhcn” (xuống hố cả nước)!
Chẳng lẽ cả nước Việt Nam chỉ có những đảng viên mới làm cán bộ viên chức được hay sao? Có biết bao công dân Việt Nam yêu nước nhưng không yêu chủ nghĩa xã hội, tốt gấp vạn lần đảng viên, sao chúng ta không sử dụng những con người ấy làm cán bộ viên chức để kiến tạo một nước Việt Nam hùng mạnh về mọi mặt.
“Người tài đức có đặc điểm giàu lòng tự trọng, nhưng trung thực thủy chung…trong hoàn cảnh nào cũng lấy đất nước, dân tộc, quê hương làm mục đích cống hiến phục vụ, cho nên làm nhân sự mà có trong tay những người tài đức thì xét góc độ khía cạnh nào cũng là điều tốt cho dân cho nước. Là người ngoài Đảng, việc họ có quan điểm việc này việc kia khác biệt là điều bình thường. Người tài đức ngoài Đảng mặt khác là động lực cạnh tranh để cán bộ đảng viên nhìn vào mà phấn đấu rèn luyện”[1].
Hiện nay trong bộ máy Đảng và Nhà nước có rất nhiều cán bộ đảng viên thuộc loại “ngụy quân tử”. Theo tác giả Trúc Nguyễn đó là loại “đỏ” mà không “chín”. Loại “đỏ” mà không “chín” luôn sử dụng thủ đoạn “chụp mũ” những người liêm chính đã vạch ra lỗi của mình. Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đã phát biểu trong phiên thảo luận kinh tế -xã hội, ngân sách tại Quốc hội chiều 15.6.2020: “Mỗi khi người người dân phản ứng với chính sách hành động của chính quyền, cán bộ công chức phải tự vấn, tự kiểm vì sao lòng dân không đồng thuận, đừng vội quy kết họ là thế lực thù địch để đối phó… Không mượn bóng ma của các thế lực này để công kích những người góp ý cho mình, dù đó là dân thường, doanh nghiệp, trí thức hay đại biểu dân cử”[2].
Loại “đỏ” mà không “chín”: “đích thị là kẻ cơ hội, kém cỏi…nếu để họ luồn lách rồi leo lên cao thì chỉ có một con đường đưa đất nước vào chỗ lụn bại, nên phải kiên quyết thanh lọc, loại bỏ”[3]. Gương mặt “đỏ” mà không “chín” trong cán bộ đảng viên mà nhiều biết tới nhất là Cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông. Khi đương chức, y đã tham nhũng nhưng lại viết sách dạy đời!
“Câu nói “đừng thấy đỏ mà tưởng chín” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong bối cảnh bây giờ còn mang ngữ nghĩa là một lời cảnh báo: Đừng nhân danh Đảng, nhân danh chế độ mà làm việc phạm pháp rồi nghĩ là được bao che…Cái lò chống tham nhũng đã, đang và sẽ tiếp tục nóng thời gian qua và sắp tới sẽ minh chứng nhận định”[4].
Nhìn thấy “cái lò chống tham nhũng đã, đang và sẽ tiếp tục nóng” làm tôi nhớ đến câu chuyện trong Kinh Thánh về “Người thiếu phụ phạm tội ngoại tình”. Bọn Pharisêu dẫn đến trước Đức Jésus và nói: Theo luật Do Thái thì kẻ phạm tội ngoại tình sẽ bị ném đá, còn Thầy thì sao? Sau khi bị hỏi thúc tới, Đức Jésus mới nói: “Ai trong các ngươi sạch tội hãy ném đá chị này trước đi!”. Nói rồi Đức Jésus tiếp tục cúi xuống lấy tay viết trên mặt đất. Trong lúc ấy bọn Pharisêu tự vấn lương tâm và thấy mình cũng chẳng sạch chút nào nên họ rút lui từ từ, bắt đầu từ người lớn tuổi nhất cho đến người ít tuổi nhất. Đức Jésus ngước lên và thấy chỉ còn một mình thiếu phụ, Ngài hỏi: Những người kết tội chị đâu cả rồi? Thiếu phụ đáp: Họ đã bỏ đi hết cả rồi! Đức Jésus nói: Phần ta, ta không kết tội chị, chị hãy về đi và đừng phạm tội nữa!
Trước khi “đốt lò” chắc những người thợ đốt lò đã tự vấn lương tâm và thấy mình tinh sạch chẳng chút bợn nhơ nên mới dám ra tay “đốt lò” như vậy!
Đốt lò mà mà chỉ đốt củi nhánh, củi nhóc thì làm sao lò nóng lên được? Phải đốt củi gộc thì lò mới rực nóng lên. “Nhược dục trị tội, đương trừ nguyên ác” (Nếu muốn trị tội, nên diệt trừ mấy tên gian ác đứng đầu – Tam quốc diễn nghĩa- Hồi thứ ba).
Nguyễn Văn Nghệ
Diên Khánh- Khánh Hòa
Chú thích:
[1][3][4] https://baohaiduong.vn/cung-ban-luan/van-dung-cau-dung-thay-do-ma-tuong-chin-vao-cong-tac-can-bo-141092
[2] https://plo.vn/thoi-su/nhung-phat-ngon-day-song-o-nghi-truong-tuan-qua-919107.html
Nhiều độc giả sau khi đọc xong bài viết đã có nhiều ý kiến trái chiều nhưng tựu trung chia thành hai phe:
Một phe chủ trương: Bắn một người răn vạn người.
Một phe chủ trương: Hễ tham nhũng là giết thì còn đâu cán bộ làm việc!
Với suy nghĩ: Hễ tham nhũng là giết thì còn đâu cán bộ làm việc! thì quá bi quan cho việc chống tham nhũng. Với suy nghĩ như vậy thì hóa ra, hiện nay cán bộ đảng viên nào cũng tham nhũng hết cả hay sao? Thế thì “thậm cấp chí nguy” cho đất nước Việt Nam. Đất nước ta chuẩn bị “xhcn” (xuống hố cả nước)!
Chẳng lẽ cả nước Việt Nam chỉ có những đảng viên mới làm cán bộ viên chức được hay sao? Có biết bao công dân Việt Nam yêu nước nhưng không yêu chủ nghĩa xã hội, tốt gấp vạn lần đảng viên, sao chúng ta không sử dụng những con người ấy làm cán bộ viên chức để kiến tạo một nước Việt Nam hùng mạnh về mọi mặt.
“Người tài đức có đặc điểm giàu lòng tự trọng, nhưng trung thực thủy chung…trong hoàn cảnh nào cũng lấy đất nước, dân tộc, quê hương làm mục đích cống hiến phục vụ, cho nên làm nhân sự mà có trong tay những người tài đức thì xét góc độ khía cạnh nào cũng là điều tốt cho dân cho nước. Là người ngoài Đảng, việc họ có quan điểm việc này việc kia khác biệt là điều bình thường. Người tài đức ngoài Đảng mặt khác là động lực cạnh tranh để cán bộ đảng viên nhìn vào mà phấn đấu rèn luyện”[1].
Hiện nay trong bộ máy Đảng và Nhà nước có rất nhiều cán bộ đảng viên thuộc loại “ngụy quân tử”. Theo tác giả Trúc Nguyễn đó là loại “đỏ” mà không “chín”. Loại “đỏ” mà không “chín” luôn sử dụng thủ đoạn “chụp mũ” những người liêm chính đã vạch ra lỗi của mình. Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đã phát biểu trong phiên thảo luận kinh tế -xã hội, ngân sách tại Quốc hội chiều 15.6.2020: “Mỗi khi người người dân phản ứng với chính sách hành động của chính quyền, cán bộ công chức phải tự vấn, tự kiểm vì sao lòng dân không đồng thuận, đừng vội quy kết họ là thế lực thù địch để đối phó… Không mượn bóng ma của các thế lực này để công kích những người góp ý cho mình, dù đó là dân thường, doanh nghiệp, trí thức hay đại biểu dân cử”[2].
Loại “đỏ” mà không “chín”: “đích thị là kẻ cơ hội, kém cỏi…nếu để họ luồn lách rồi leo lên cao thì chỉ có một con đường đưa đất nước vào chỗ lụn bại, nên phải kiên quyết thanh lọc, loại bỏ”[3]. Gương mặt “đỏ” mà không “chín” trong cán bộ đảng viên mà nhiều biết tới nhất là Cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông. Khi đương chức, y đã tham nhũng nhưng lại viết sách dạy đời!
“Câu nói “đừng thấy đỏ mà tưởng chín” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong bối cảnh bây giờ còn mang ngữ nghĩa là một lời cảnh báo: Đừng nhân danh Đảng, nhân danh chế độ mà làm việc phạm pháp rồi nghĩ là được bao che…Cái lò chống tham nhũng đã, đang và sẽ tiếp tục nóng thời gian qua và sắp tới sẽ minh chứng nhận định”[4].
Nhìn thấy “cái lò chống tham nhũng đã, đang và sẽ tiếp tục nóng” làm tôi nhớ đến câu chuyện trong Kinh Thánh về “Người thiếu phụ phạm tội ngoại tình”. Bọn Pharisêu dẫn đến trước Đức Jésus và nói: Theo luật Do Thái thì kẻ phạm tội ngoại tình sẽ bị ném đá, còn Thầy thì sao? Sau khi bị hỏi thúc tới, Đức Jésus mới nói: “Ai trong các ngươi sạch tội hãy ném đá chị này trước đi!”. Nói rồi Đức Jésus tiếp tục cúi xuống lấy tay viết trên mặt đất. Trong lúc ấy bọn Pharisêu tự vấn lương tâm và thấy mình cũng chẳng sạch chút nào nên họ rút lui từ từ, bắt đầu từ người lớn tuổi nhất cho đến người ít tuổi nhất. Đức Jésus ngước lên và thấy chỉ còn một mình thiếu phụ, Ngài hỏi: Những người kết tội chị đâu cả rồi? Thiếu phụ đáp: Họ đã bỏ đi hết cả rồi! Đức Jésus nói: Phần ta, ta không kết tội chị, chị hãy về đi và đừng phạm tội nữa!
Trước khi “đốt lò” chắc những người thợ đốt lò đã tự vấn lương tâm và thấy mình tinh sạch chẳng chút bợn nhơ nên mới dám ra tay “đốt lò” như vậy!
Đốt lò mà mà chỉ đốt củi nhánh, củi nhóc thì làm sao lò nóng lên được? Phải đốt củi gộc thì lò mới rực nóng lên. “Nhược dục trị tội, đương trừ nguyên ác” (Nếu muốn trị tội, nên diệt trừ mấy tên gian ác đứng đầu – Tam quốc diễn nghĩa- Hồi thứ ba).
Nguyễn Văn Nghệ
Diên Khánh- Khánh Hòa
Chú thích:
[1][3][4] https://baohaiduong.vn/cung-ban-luan/van-dung-cau-dung-thay-do-ma-tuong-chin-vao-cong-tac-can-bo-141092
[2] https://plo.vn/thoi-su/nhung-phat-ngon-day-song-o-nghi-truong-tuan-qua-919107.html
Qùy gối
Đình Quân
16:50 10/07/2020
Và chúng ta chỉ quì gối trước Thiên Chúa Toàn Năng.”
( Tổng thống Donald Trump tuyên bố trong ngày Lễ Độc Lập Hoa Kỳ 4/7/20 )
- Có những hành động chẳng cần giải thích mà ai cũng hiểu.
- Có những âm mưu cố tình che dấu mà ai cũng biết.
Trăm năm có lẻ cũng qua,
Trùng dương sóng cuộn bài ca muôn đời,
Mải mê danh vọng gọi mời,
Phút giây tỉnh ngộ hết thời còn đâu !
Quì gối làm gì bạn thấy không?
Cúi đầu câm lăng giữa đám đông,
Tại sao lại phải làm như thế,
Hành động phô trương có thật lòng?
Vua chúa ngày xưa ngự trên ngai,
Quần thần quí mọp xếp hàng dài,
Bày tôi chỉ là đám nô lệ,
Mở miệng xin tuân chấp lệnh ngài.
Tưởng rằng ngày ấy đã xa rồi,
Quân chủ phong kiến đã xa xôi,
Nhưng xem lảng vảng nơi đâu đó,
Vẫn còn những kẻ sống tôi đòi.
Cố quì tám phút đúng thi hành,
Xưng tụng tội đồ cho nổi danh,
Ham tiền hay trò chơi xin phiếu,
Mưu ma chước quỉ thật khó thành !
Mỹ quốc dậy sóng chẳng yên lành,
Con vi còn tiếp tục hoành hành,
Lại thêm bọn biểu tình cướp phá,
Biểu tượng đất nước đập tan tành !
Ngụy danh là kỳ thị màu da,
Khuấy động chính bọn antifa,
Cũng đám tay chân của Tàu cộng,
m mưu quyết phá nước Cờ Hoa.
Quí gối chỉ là một trò hề,
Khiến dân tình chán ghét cười chê,
Những kẻ giật giây trong bóng tối,
Giờ đây lộ mặt quá ê chề !
Ai ơi ! Nhớ lấy điều này :
Luật trời quả báo hằng ngày khắc ghi,
Chữ quì liền với chữ qui,
Làm người phải biết nghĩ suy tỏ tường,
Thượng Đế hiện diện muôn phương,
Ta chỉ quí gối theo gương của Ngài.
ĐINH QU N
Tài Liệu - Sưu Khảo
Bảo vệ sức khoẻ đời sống
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
11:27 10/07/2020
Bảo vệ sức khoẻ đời sống
Đời sống nơi nhiều quốc gia đất nước trên thế giới, nhất là những nước có đời sống hòa bình phát triển, mức sống thịnh vượng phú túc… lối sống văn hóa đi nghỉ mùa hè trở thành như một nhu cầu trong đời sống xã hội.
Từ khi sang định cư sinh sống bên xã hội các nước tân tiến văn minh, người Công Giáo Việt Nam cũng hòa nhịp thích nghi với nhu cầu đi nghỉ mùa hè nóng bức, sau những ngày tháng dài trong năm lao động làm việc, học hành nghiên cứu. Một số người chọn cách thế nghỉ hè theo cách sống đạo đức: đi hành hương.
Hành hương các nơi thánh địa là niềm mong ước của nhiều người Công Giáo. Vì thế hằng năm nhiều cộng đoàn xứ đạo Công Giáo Việt Nam thường tổ chức những cuộc hành hương kính viếng những nơi đền thánh kính Đức Mẹ bên các thánh địa Lourdes, bên Fatima, bên Mễ Du, Częstochowa bên Balan, bên Loreto, bên Lazarette, bên Banneux nước Bỉ, các Thánh Phanxico Assisi, Thánh Anton Padua, theo dấu chân con đường truyền giáo của Thánh Phaolô bên Hy Lạp, bên Thổ nhĩ Kỳ, con đường tu đức của thánh Ignatio bên Tây ban Nha, của Thánh nữ Terexa thành Lisieux, thăm viếng giáo đô Vatican, và đặc biệt nhất hành hương sang đất thánh Do Thái lần tìm theo bước đường Chúa Giêsu Kitô ngày xưa đã sinh ra, dong duổi giảng đạo, chịu chết, sống lại và lên trời.
Mùa nghỉ hè năm nay 2020 không có những cuộc hành hương như những năm trước. Vì bệnh đại dịch do vi trùng Corona lây lan truyền nhiễm đe dọa sức khoẻ đời sống con người từ mùa Đông kéo dài cho tới bây giờ, và không biết cho tới khi nào mới hết. Vì thế những sinh hoạt đời sống trong xã hội vẫn còn phải giữ giới hạn trong mọi lãnh vực để bảo vệ sức khoẻ. Do đó nếp sống đi nghỉ mùa hè năm nay, nhất là đi hành hương như người tín hữu Công Giáo mong muốn đã hoạch định phải ngưng đình chỉ lại hủy bỏ hết.
Đi hành hương theo khía cạnh tâm linh đạo đức như Đức Thánh Cha Phanxico bày tỏ tâm tư về ý nghĩa của hành hương: ”hành hương là một lòng đạo đức bình dân, là một hình thức chân thực loan báo Tin Mừng, luôn luôn cần được cổ võ và đề cao giá trị. Tại các đền thánh, tín hữu sống một linh đạo sâu xa, một lòng đạo đức từ bao thế kỷ đã nhào nặn đức tin với những lòng sùng mộ đơn sơ nhưng rất có ý nghĩa”.
”Trong thực tế, người hành hương mang trong mình lịch sử riêng, đức tin với những điểm sáng điểm tối của cuộc đời. Mỗi người mang trong con tim ước muốn đặc thù và một kinh nguyện riêng... Đền thánh thực sự là một môi trường ưu tiên để gặp gỡ Thiên Chúa và đụng chạm đến lòng thương xót của Chúa.”
Nhưng khi đi hành hương những nơi thánh địa, ngoài khía cạnh đạo đức tâm linh, người hành hương còn có cơ hội tìm hiểu học biết thêm về địa lý, văn hóa lối sống của nơi đó nữa.
Hành hương những nơi thánh tích còn là cơ hội mang lại cho người hành hương kiến thức hiểu biết sâu xa cụ thể hơn về lịch sử thuật kể lại những biến cố thánh viết thuật lại đọc trong sách vở hay nghe kể tường thuật lại.
Ngoài ra đi hành hương cũng còn là cơ hội nghỉ dưỡng cho tâm trí cùng cho cả tinh thần lấy lại sức khoẻ.
Sức khoẻ là báu vật Trời cao ban cho mỗi con người. Một đời sống không có sức khoẻ tốt, hay có sức khoẻ yếu kém là một đời sống có nhiều u buồn ảm đạm rất đáng thương tội nghiệp. Vì người như thế không thể hoạt động làm được gì theo như đòi hỏi mong muốn, luôn sống lệ thuộc vào y tế thuốc men, niềm vui đời sống cùng sự tự do bị giới hạn ràng buộc…
Không nguyên chỉ những cuộc hành hương phải ngưng hủy bỏ, mà cả những sinh hoạt trại mùa hè cho các em thiếu nhi, cho các bạn trẻ cũng không thể tổ chức được.
Đây cũng là một mất mát cho các em, không có cơ hội cùng nhau chung sống vui chơi ngoài thiên nhiên. Qua sinh hoạt đó các em tìm được sức khoẻ cho thể xác cũng như tinh thần, và có cơ hội rất tốt học hỏi nếp sống tinh thần đồng đội cùng nhau sinh hoạt thi đua, cùng nhau chia sẻ bữa ăn, nước uống, cùng nhau thu dọn dẹp giữ vệ sinh, cùng nhau ca hát, cùng vui cười với nhau. Những kinh nghiệm này tuy nhỏ thôi, nhưng lại là chút hành trang tốt cho đời đang vươn lên của tuổi trẻ dần bước chân vào trường đời sống ngày mai.
Trên thế giới những sinh hoạt tổ chức lớn tầm vóc quốc tế cũng hủy bỏ chương trình cho năm nay. Để bảo vệ sức khoẻ những buổi diễn kịch thương khó về cuộc đời Chúa Giêsu ở Oberammergau được dự tính diễn ra từ tháng Năm tới tháng Mười năm nay cũng phải huỷ bỏ, và dời đến năm 2022. Các buổi diễn kịch thương khó về cuộc đời năm ngày sau cùng của Chúa Giêsu khi xưa trên trần gian sống động trên sân khấu do dân làng nơi đó trình diễn cứ 10 năm một lần.
Lần thứ nhất kịch thương khó Chúa Giêsu được diễn xuất năm 1634 do lời hứa của dân làng Oberammergau cầu xin khấn hứa và tạ ơn cho qua khỏi cơn bệnh dịch hạch hoành hành năm 1633 khiến 80 người dân làng Oberammergau bị lây nhiễm qua đời.
Tập tục giữ lời đoan hứa đạo đức này trong dòng thời gian dần trở thành truyền thống văn hóa tốt đẹp không chỉ trong vùng Oberammergau, trong nước Đức mà còn có tiếng vang sâu rộng trên thế giới được Unesco công nhận là di sản văn hóa tinh thần của con người.
Trong dân gian xưa nay có kinh nghiệm khôn ngoan rất qúy báu: khi đau yếu bệnh tật mới hiểu biết thiết thực hơn sức khoẻ cần thiết quan trọng thế nào cho đời sống cá nhân cũng như cho xã hội.
Chính vì thế, từ khi bệnh đại dịch vi trùng Corana truyền nhiễm lây lan, chính phủ các quốc gia trên thế giới đã đề ra những biện pháp Lockdown, Shutdown trong đời sống xã hội, để ngăn ngừa không để bị vi trùng bệnh dịch truyền nhiễm lây lan, hầu mang đến hiệu qủa bảo vệ sức khoẻ đời sống con người.
Bảo vệ sức khoẻ con người là ưu tiên hàng đầu trong lúc này. Kinh thánh cũng đề cao sức khoẻ con người vào hàng ưu tiên số một trong đời sống con người:
„ Nghèo mà cơ thể lành mạnh cường tráng, còn hơn giàu mà thân xác ốm o xo bại.
15 Khoẻ mạnh và tráng kiện thì hơn mọi thứ bạc vàng, một thân hình vạm vỡ thì hơn cả gia tài vô tận.
16 Không của cải nào bằng sức khoẻ của thân xác, chẳng vui sướng nào hơn niềm vui của con tim. ( Sách Jesus Sirach - Huấn ca 30, 14-16).
Mùa hè nóng bức, mà có cơ hội đi nghỉ hè, có sinh hoạt trại hè ngoài thiên nhiên, đi hành hương rất tốt cho sức khoẻ thể xác lẫn tinh thần. Nhưng thời bệnh đại dịch Corona không đi du lịch tham quan nghỉ hè được, không có sinh hoạt trại hè, không đi hành hương được, không tham dự được những tổ chức đại hội đạo đức, cũng không gây ra thiệt hại gì cho đời sống.
Trái lại, còn cần thiết và tốt hữu ích nữa. Vì việc bảo vệ giữ gìn sức khoẻ quan trọng hơn, để cho không bị lây nhiễm vi trùng bệnh dịch Corona trong lúc này nơi chỗ có đông người, nơi xa lạ. Vi trùng Corona vẫn ẩn hiện vô hình ở khắp nơi. Và như bà Thủ Tướng nước Đức, Angela Merkel, đã có suy tư rất thiết thực thâm thúy cùng thời sự cho đời sống:“ Vi trùng bệnh đại dịch Corona không biết ngày mùa lễ nghỉ!“
Xin chúc các Bạn trẻ, cùng mọi người mùa hè niềm vui, bằng an mạnh khoẻ, cùng dùng thời gian qúy báu vào việc tốt hữu ích cho sức khoẻ bản thân cũng như cho gia đình, cùng cho mọi người trong xã hội.
Mùa Hè 2020
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Đời sống nơi nhiều quốc gia đất nước trên thế giới, nhất là những nước có đời sống hòa bình phát triển, mức sống thịnh vượng phú túc… lối sống văn hóa đi nghỉ mùa hè trở thành như một nhu cầu trong đời sống xã hội.
Từ khi sang định cư sinh sống bên xã hội các nước tân tiến văn minh, người Công Giáo Việt Nam cũng hòa nhịp thích nghi với nhu cầu đi nghỉ mùa hè nóng bức, sau những ngày tháng dài trong năm lao động làm việc, học hành nghiên cứu. Một số người chọn cách thế nghỉ hè theo cách sống đạo đức: đi hành hương.
Hành hương các nơi thánh địa là niềm mong ước của nhiều người Công Giáo. Vì thế hằng năm nhiều cộng đoàn xứ đạo Công Giáo Việt Nam thường tổ chức những cuộc hành hương kính viếng những nơi đền thánh kính Đức Mẹ bên các thánh địa Lourdes, bên Fatima, bên Mễ Du, Częstochowa bên Balan, bên Loreto, bên Lazarette, bên Banneux nước Bỉ, các Thánh Phanxico Assisi, Thánh Anton Padua, theo dấu chân con đường truyền giáo của Thánh Phaolô bên Hy Lạp, bên Thổ nhĩ Kỳ, con đường tu đức của thánh Ignatio bên Tây ban Nha, của Thánh nữ Terexa thành Lisieux, thăm viếng giáo đô Vatican, và đặc biệt nhất hành hương sang đất thánh Do Thái lần tìm theo bước đường Chúa Giêsu Kitô ngày xưa đã sinh ra, dong duổi giảng đạo, chịu chết, sống lại và lên trời.
Mùa nghỉ hè năm nay 2020 không có những cuộc hành hương như những năm trước. Vì bệnh đại dịch do vi trùng Corona lây lan truyền nhiễm đe dọa sức khoẻ đời sống con người từ mùa Đông kéo dài cho tới bây giờ, và không biết cho tới khi nào mới hết. Vì thế những sinh hoạt đời sống trong xã hội vẫn còn phải giữ giới hạn trong mọi lãnh vực để bảo vệ sức khoẻ. Do đó nếp sống đi nghỉ mùa hè năm nay, nhất là đi hành hương như người tín hữu Công Giáo mong muốn đã hoạch định phải ngưng đình chỉ lại hủy bỏ hết.
Đi hành hương theo khía cạnh tâm linh đạo đức như Đức Thánh Cha Phanxico bày tỏ tâm tư về ý nghĩa của hành hương: ”hành hương là một lòng đạo đức bình dân, là một hình thức chân thực loan báo Tin Mừng, luôn luôn cần được cổ võ và đề cao giá trị. Tại các đền thánh, tín hữu sống một linh đạo sâu xa, một lòng đạo đức từ bao thế kỷ đã nhào nặn đức tin với những lòng sùng mộ đơn sơ nhưng rất có ý nghĩa”.
”Trong thực tế, người hành hương mang trong mình lịch sử riêng, đức tin với những điểm sáng điểm tối của cuộc đời. Mỗi người mang trong con tim ước muốn đặc thù và một kinh nguyện riêng... Đền thánh thực sự là một môi trường ưu tiên để gặp gỡ Thiên Chúa và đụng chạm đến lòng thương xót của Chúa.”
Nhưng khi đi hành hương những nơi thánh địa, ngoài khía cạnh đạo đức tâm linh, người hành hương còn có cơ hội tìm hiểu học biết thêm về địa lý, văn hóa lối sống của nơi đó nữa.
Hành hương những nơi thánh tích còn là cơ hội mang lại cho người hành hương kiến thức hiểu biết sâu xa cụ thể hơn về lịch sử thuật kể lại những biến cố thánh viết thuật lại đọc trong sách vở hay nghe kể tường thuật lại.
Ngoài ra đi hành hương cũng còn là cơ hội nghỉ dưỡng cho tâm trí cùng cho cả tinh thần lấy lại sức khoẻ.
Sức khoẻ là báu vật Trời cao ban cho mỗi con người. Một đời sống không có sức khoẻ tốt, hay có sức khoẻ yếu kém là một đời sống có nhiều u buồn ảm đạm rất đáng thương tội nghiệp. Vì người như thế không thể hoạt động làm được gì theo như đòi hỏi mong muốn, luôn sống lệ thuộc vào y tế thuốc men, niềm vui đời sống cùng sự tự do bị giới hạn ràng buộc…
Không nguyên chỉ những cuộc hành hương phải ngưng hủy bỏ, mà cả những sinh hoạt trại mùa hè cho các em thiếu nhi, cho các bạn trẻ cũng không thể tổ chức được.
Đây cũng là một mất mát cho các em, không có cơ hội cùng nhau chung sống vui chơi ngoài thiên nhiên. Qua sinh hoạt đó các em tìm được sức khoẻ cho thể xác cũng như tinh thần, và có cơ hội rất tốt học hỏi nếp sống tinh thần đồng đội cùng nhau sinh hoạt thi đua, cùng nhau chia sẻ bữa ăn, nước uống, cùng nhau thu dọn dẹp giữ vệ sinh, cùng nhau ca hát, cùng vui cười với nhau. Những kinh nghiệm này tuy nhỏ thôi, nhưng lại là chút hành trang tốt cho đời đang vươn lên của tuổi trẻ dần bước chân vào trường đời sống ngày mai.
Trên thế giới những sinh hoạt tổ chức lớn tầm vóc quốc tế cũng hủy bỏ chương trình cho năm nay. Để bảo vệ sức khoẻ những buổi diễn kịch thương khó về cuộc đời Chúa Giêsu ở Oberammergau được dự tính diễn ra từ tháng Năm tới tháng Mười năm nay cũng phải huỷ bỏ, và dời đến năm 2022. Các buổi diễn kịch thương khó về cuộc đời năm ngày sau cùng của Chúa Giêsu khi xưa trên trần gian sống động trên sân khấu do dân làng nơi đó trình diễn cứ 10 năm một lần.
Lần thứ nhất kịch thương khó Chúa Giêsu được diễn xuất năm 1634 do lời hứa của dân làng Oberammergau cầu xin khấn hứa và tạ ơn cho qua khỏi cơn bệnh dịch hạch hoành hành năm 1633 khiến 80 người dân làng Oberammergau bị lây nhiễm qua đời.
Tập tục giữ lời đoan hứa đạo đức này trong dòng thời gian dần trở thành truyền thống văn hóa tốt đẹp không chỉ trong vùng Oberammergau, trong nước Đức mà còn có tiếng vang sâu rộng trên thế giới được Unesco công nhận là di sản văn hóa tinh thần của con người.
Trong dân gian xưa nay có kinh nghiệm khôn ngoan rất qúy báu: khi đau yếu bệnh tật mới hiểu biết thiết thực hơn sức khoẻ cần thiết quan trọng thế nào cho đời sống cá nhân cũng như cho xã hội.
Chính vì thế, từ khi bệnh đại dịch vi trùng Corana truyền nhiễm lây lan, chính phủ các quốc gia trên thế giới đã đề ra những biện pháp Lockdown, Shutdown trong đời sống xã hội, để ngăn ngừa không để bị vi trùng bệnh dịch truyền nhiễm lây lan, hầu mang đến hiệu qủa bảo vệ sức khoẻ đời sống con người.
Bảo vệ sức khoẻ con người là ưu tiên hàng đầu trong lúc này. Kinh thánh cũng đề cao sức khoẻ con người vào hàng ưu tiên số một trong đời sống con người:
„ Nghèo mà cơ thể lành mạnh cường tráng, còn hơn giàu mà thân xác ốm o xo bại.
15 Khoẻ mạnh và tráng kiện thì hơn mọi thứ bạc vàng, một thân hình vạm vỡ thì hơn cả gia tài vô tận.
16 Không của cải nào bằng sức khoẻ của thân xác, chẳng vui sướng nào hơn niềm vui của con tim. ( Sách Jesus Sirach - Huấn ca 30, 14-16).
Mùa hè nóng bức, mà có cơ hội đi nghỉ hè, có sinh hoạt trại hè ngoài thiên nhiên, đi hành hương rất tốt cho sức khoẻ thể xác lẫn tinh thần. Nhưng thời bệnh đại dịch Corona không đi du lịch tham quan nghỉ hè được, không có sinh hoạt trại hè, không đi hành hương được, không tham dự được những tổ chức đại hội đạo đức, cũng không gây ra thiệt hại gì cho đời sống.
Trái lại, còn cần thiết và tốt hữu ích nữa. Vì việc bảo vệ giữ gìn sức khoẻ quan trọng hơn, để cho không bị lây nhiễm vi trùng bệnh dịch Corona trong lúc này nơi chỗ có đông người, nơi xa lạ. Vi trùng Corona vẫn ẩn hiện vô hình ở khắp nơi. Và như bà Thủ Tướng nước Đức, Angela Merkel, đã có suy tư rất thiết thực thâm thúy cùng thời sự cho đời sống:“ Vi trùng bệnh đại dịch Corona không biết ngày mùa lễ nghỉ!“
Xin chúc các Bạn trẻ, cùng mọi người mùa hè niềm vui, bằng an mạnh khoẻ, cùng dùng thời gian qúy báu vào việc tốt hữu ích cho sức khoẻ bản thân cũng như cho gia đình, cùng cho mọi người trong xã hội.
Mùa Hè 2020
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Văn Hóa
Tiếng Việt kỳ diệu: Hành trình từ chữ Nho, chữ Nôm đến chữ Quốc ngữ
Nguyễn Hải Hoành
11:33 10/07/2020
Đã hơn trăm năm nay nước ta chính thức sử dụng chữ Quốc ngữ, thứ chữ viết được các nhà trí thức tiên tiến đầu thế kỷ20 ca ngợi là Hồn trong nước; Công cụ kỳ diệu giải phóng trí tuệ người Việt và tin rằng Nước Nam ta sau này hay dở cũng ở chữ Quốc ngữ.
Dư luận nước ta trước đây quy công trạng làm ra thứ chữ kỳ diệu ấy cho giáo sĩ người Pháp Alexandre de Rhodes. Gần đây lại có dư luận yêu cầu ghi công các giáo sĩ không phải người Pháp như Francisco de Pina, António Barbosa, Gaspar do Amaral, António de Fontes… và đóng góp của giáo dân miền Nam nước ta từng giúp các giáo sĩ đó học tiếng Việt, và đóng vai trò “giám định” trong quá trình thí điểm sử dụng thứ chữ mới ấy.
Đáng tiếc là cho tới nay công luận ở ta vẫn chưa nhất trí chọn được các nhân vật tiêu biểu làm ra chữ Quốc ngữ, và cơ quan chính quyền liên quan cũng chưa dứt điểm giải quyết vấn đề này. Để tình trạng đó kéo dài sẽ không có lợi cho hình ảnh một dân tộc văn minh. Đã đến lúc cần bàn thảo rộng rãi và sớm có hành động tri ân những người xứng đáng ghi công.. Bài này nhằm góp một ý kiến bàn thảo. Vì người viết ít hiểu biết về ngôn ngữ học nên ý kiến nêu ra khó tránh khỏi có sai sót, mong được bạn đọc chỉ bảo.
***
Tiếng nói là khả năng bẩm sinh của con người, còn chữ viết là một phát minh sáng tạo không phải dân tộc nào cũng có. Ở thời xưa, tiến trình làm chữ viết cho một ngôn ngữ cần thời gian nhiều thế kỷ, thậm chí hàng ngàn năm. Tiếng Việt có hệ thống ngữ âm cực kỳ phong phú, cho nên càng có sức sống bền dai và càng khó làm được chữ viết; có thể vì thế mà ta chậm có chữ của mình. Nhưng cũng chính nhờ tiếng ta giàu ngữ âm mà rốt cuộc dân tộc ta được thừa hưởng một loại chữ viết tuyệt vời nhất vùng Đông Á.
Hiếm thấy nước nào từng sử dụng ba loại chữ viết như nước ta: chữ Nho, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ, mỗi loại chữ ấy làm nên một trang sử vẻ vang đáng ôn lại.
Chữ Nho
Khoảng thế kỷ 2 TCN, phong kiến Trung Quốc (TQ) chiếm nước ta, bắt dân ta học chữ Hán.[1] Nhờ đó lần đầu tiên người Việt Nam biết tới chữ viết –– phương tiện truyền thông tin cực kỳ tiện lợi, không bị hạn chế về không gian và thời gian như tiếng nói. Có thể vì thấy được cái lợi lớn ấy mà các bậc đại trí người Việt đã nảy ý tưởng mượn dùng loại chữ này. Nhưng học Hán ngữ cực kỳ khó, vì người TQ đọc tiếng Hán theo hàng trăm phương ngữ khác nhau. Cái khó ló cái khôn: tổ tiên ta đã nghĩ ra cách chỉ đọc thứ chữ này bằng tiếng Việt mà không đọc bằng tiếng Hán, tức chỉ học chữ mà không học tiếng Hán. Ngôn ngữ học ngày nay giải thích điều đó là hợp lý, vì chữ Hán là chữ biểu ý (chữ ghi ý, ideograph), tương tự chữ tượng hình vẽ con vật hoặc chữ số 1, 2, 3 hoặc ký hiệu $, %, … cả thế giới đều hiểu ý nghĩa các ký hiệu biểu ý đó, tuy đọc bằng tiếng của mình. Tổ tiên ta đã lợi dụng tính biểu ý của chữ Hán để đọc nó bằng tiếng Việt, như cách người TQ các địa phương đọc bằng phương ngữ của họ. Vì thế chính quyền chiếm đóng không thể cấm dân ta đọc chữ Hán theo cách của ta.
Người Việt gọi thứ chữ Hán đã Việt hóa phần ngữ âm ấy là chữ Nho, tức chữ của người có học. Khi ấy mỗi chữ Hán được đọc bằng một âm (từ) Hán-Việt gần giống âm Hán của nó; nhưng một âm Hán có thể chuyển thành một số âm Việt khác nhau. Không chữ Hán nào không được đặt tên tiếng Việt. Việc đặt tên cho hàng chục nghìn chữ Hán kéo dài hàng trăm năm, thực sự là một công trình vĩ đại. Chỉ bằng truyền miệng mà cách nay 2.000 năm các thầy đồ Nho trong cả nước ta đã đọc chữ Hán bằng một âm Việt thống nhất (TQ đặt mục tiêu đến năm 2020 toàn dân đọc chữ Hán bằng một âm Hán thống nhất). Có lẽ đây là lần đầu tiên chữ Hán được phiên âm ra tiếng nước ngoài.
Do dạy và học chữ Hán bằng tiếng mẹ đẻ nên dân ta học chữ Hán dễ hơn so với khi dạy và học bằng tiếng Hán, nhờ đó mượn được thứ chữ này để dùng, và coi chữ Nho là “chữ ta” trong khoảng 2.000 năm. Không ít người giỏi chữ chẳng kém người Hán. Như Khương Công Phụ (731-805) người Thanh Hóa đỗ Trạng nguyên ở TQ, về sau được vua nhà Đường phong Tể tướng.
Sau khi có chữ viết, dân tộc ta thoát khỏi thời tiền sử lạc hậu, tiến sang thời đại có sử sách ghi chép, có công cụ giao tiếp đối nội đối ngoại, sáng tác văn thơ, xây dựng ngành giáo dục, tiếp thu nền văn minh Trung Hoa tiên tiến, tổ chức xã hội theo mô hình TQ, từ đó tạo dựng nền văn minh Việt. Việc dùng chữ Hán mà không nói tiếng Hán đã giúp dân ta đời đời nói tiếng mẹ đẻ; nhờ thế dù có học và dùng chữ Hán bao lâu thì vẫn tránh được thảm họa bị người Hán đồng hóa. Chữ Nho đã thầm lặng bóp chết âm mưu Hán hóa tiếng Việt. Sau hơn 1.000 năm Bắc thuộc, dân tộc ta vẫn giữ được nguyên vẹn tiếng mẹ đẻ cùng nền văn hóa của mình. Đây là thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam.
Phương pháp dùng từ Hán-Việt để phiên âm chữ Hán, qua đó làm thành chữ Nho, là một sáng tạo xuất sắc về ngôn ngữ, cực kỳ ích lợi: vừa mượn được chữ của người Hán về dùng, vừa lợi dụng được kho từ vựng chữ Hán làm nguồn bổ sung vô hạn cho kho từ vựng tiếng Việt. Thực ra hiện nay từ Hán-Việt đã kết hợp nhuần nhuyễn với từ thuần Việt tới mức khó phân biệt (ví dụ: lập trình, cận nghèo v.v…). Khi cần dịch một từ ngữ mới xuất hiện, ta thường tham khảo cách dùng từ của người TQ. Ví dụ từ quantum, người TQ dịch là量子, ta đọc Hán-Việt là lượng tử, rất hay và dễ hiểu. Toàn bộ từ vựng Hán ngữ hiện đại do người Nhật cuối thế kỷ 19 phiên dịch các từ ngữ phương Tây, sau khi vào Việt Nam đều được các nhà Nho Đông Kinh Nghĩa Thục chuyển thẳng thành từ Hán-Việt như vậy. Ngày nay không một từ ngữ mới nào không thể chuyển thành tiếng Việt.
Hơn nữa, tổ tiên ta phiên âm chữ Hán theo cách khôn ngoan không đâu có. Người Triều Tiên/Hàn Quốc phiên âm theo kiểu bám sát âm Hán, hậu quả là thừa kế 100% tình trạng tồn tại quá nhiều chữ đồng âm trong chữ Hán; bởi vậy sau 7 thế kỷ dùng chữ Hangul, cho tới nay họ vẫn phải dùng chữ Hán để ghi chú các chữ đồng âm. Người Nhật đọc chữ Hán theo nghĩa tiếng Nhật, không theo âm tiếng Hán –– cách phiên âm này khiến cho ban đầu họ phải dùng hàng chục nghìn chữ Hán, làm cho tiếng Nhật thời cổ trở nên cực kỳ phức tạp. Về sau họ làm ra chữ Kana biểu âm, nhờ thế chỉ còn cần dùng khoảng 2000 chữ Hán. Tổ tiên ta phiên âm chữ Hán theo kiểu một âm tiếng Hán được chuyển thành hàng chục âm tiếng Việt, nhờ thế giảm hàng chục lần số chữ đồng âm, qua đó làm cho từ Hán-Việt chính xác hơn. Ví dụ âm [yi] tiếng Hán có 135 chữ đồng âm, ta chuyển thành hàng chục âm tiếng Việt như ất, dật, di, dĩ, dị, dịch, duệ, ích, y, ý, nghi, nghị, nghĩa, nhị, ức, …
Chữ Nho vốn là chữ Hán nên không ghi được lời nói tiếng Việt, do đó không thể làm chữ viết của tiếng Việt. Trên thực tế chữ Nho hoàn toàn xa lạ với ngôn ngữ của tầng lớp bình dân, chỉ một số ít người thuộc giới quan lại hoặc giới tinh hoa ở ta biết dùng chữ Nho, và chỉ dùng để viết (bút đàm) trong một số lĩnh vực hẹp, không dùng để nói. Văn thơ chữ Nho làm theo kiểu văn thơ của người Hán không được coi là văn thơ tiếng Việt.
Chữ Nôm.
Từ khoảng thế kỷ 12 tổ tiên ta bắt đầu sáng tạo một loại chữ viết nhằm ghi âm tiếng mẹ đẻ, gọi là chữ Nôm. Thử nghiệm này nói lên ý thức tự chủ ngôn ngữ muốn có chữ viết riêng của ta, chấm dứt tình trạng dùng chữ đi mượn, lạithể hiện được trí tuệ của người Việt: tiến tới làm ra loại chữ tiên tiến nhất –– chữ biểu âm (chữ ghi âm, phonograph), loại chữ người Hán chưa từng có.
Chữ Nôm được xây dựng trên cơ sở chữ Hán đọc theo âm Hán-Việt, kết hợp cả hai yếu tố biểu ý và biểu âm. Vì chưa biết tới ký tự Latin abc nên tổ tiên ta đã dùng các ký tự vuông chữ Hán (có cải tiến) để ghi âm tiếng mẹ đẻ của mình. Ban đầu chữ Nôm mượn dạng chữ Hán để ghi âm tiếng Việt, dần dần dùng cách ghép hai chữ Hán để tạo ra một chữ mới, một phần gợi âm, một phần gợi ý –– về sau loại chữ tự tạo này được dùng ngày một nhiều. Nhưng vì các ký tự vuông gốc chữ Hán không phải là chữ cái ghép vần, cho nên mức chính xác ghi âm tiếng Việt còn thấp, chưa tiêu chuẩn hóa, nhiều chữ phải đoán âm đọc, có trường hợp một âm có nhiều chữ v.v…
Mỗi chữ Nôm thể hiện một âm tiết. Tiếng Việt giàu âm tiết nên có nhiều chữ Nôm. Theo tài liệu, vào giữa thế kỷ 17 đã có khoảng 80.000 chữ Nôm (? ). “Bảng tra chữ Nôm” (xuất bản năm 1976) cho biết có 8.187 chữ. “Từ điển Chữ Nôm dẫn giải” của GS Nguyễn Quang Hồng (2015) có 9.450 chữ Nôm (gồm gần 3.000 chữ tự tạo), ghi 14.519 âm tiết tiếng Việt. Do chữ Nôm chưa chuẩn hóa nên các số liệu trên có khác nhau, nhưng đều cho thấy tổ tiên ta đã làm được rất nhiều chữ, suy ra chữ Nôm thời xưa đã ghi được rất nhiều (nếu không nói là hầu hết) âm tiếng Việt đã dùng.
Chữ Nôm từng được gọi là Quốc ngữ hoặc Quốc âm, tức chữ của tiếng nói nước ta (chữ Nho chưa bao giờ được gọi như vậy). Nhưng do cấu tạo trên nền tảng chữ Hán nên chữ Nôm phụ thuộc vào chữ Hán, khó học (biết chữ Nho mới học được chữ Nôm), khó phổ cập. Hơn nữa, do Nhà nước phong kiến và tầng lớp tinh hoa ở ta mù quáng sùng bái chữ Hán cho nên chữ Nôm chưa được thừa nhận là chữ viết chính thức, bị coi là thấp kém dưới chữ Hán. Vì thế chữ Nôm khó được phát triển và hoàn thiện, chưa tiêu chuẩn hóa.
Tuy vậy văn thơ chữ Nôm, tức văn thơ tiếng Việt, do nói lên được tiếng nói và nỗi lòng của người bình dân nên đã tỏ ra trội hơn hẳn văn thơ chữ Nho. Nền văn học chữ Nôm từng đạt tới cực thịnh từ thời Hậu Lê đến thời kỳ đầu nhà Nguyễn (thế kỷ 17-19), với các kiệt tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), Đoàn Thị Điểm (1705-48), Nguyễn Gia Thiều (1741-98), Nguyễn Huy Tự (1743-90), Nguyễn Du (1765-1820), Hồ Xuân Hương (thế kỷ 18-19), Phạm Thái (1777-1813), Bà Huyện Thanh Quan (thế kỷ 19), Lý Văn Phức (1785-1849), Nguyễn Đình Chiểu (1822-88), Nguyễn Khuyến (1835-1909), Trần Tế Xương (1870-1907), v.v. Sách Thiên Nam Ngữ Lục (cuối thế kỷ 17) gồm 8.136 câu thơ lục bát, dùng tới 58.212 chữ Nôm.
Càng về sau chữ Nôm càng được sử dụng nhiều: trong hơn 200 năm sau khi chữ Quốc ngữ đã ra đời nhưng chưa phổ cập, các linh mục Công Giáo đều dùng chữ Nôm viết tài liệu giảng đạo. Điều đó cho thấy vai trò to lớn của chữ Nôm trong đời sống văn hóa ở ta, đặc biệt trong cộng đồng Công Giáo vốn không ưa dùng chữ gốc Hán.
Vì sao chữ Nôm khó học mà lại được sử dụng khá phổ biến như vậy? Chủ yếu do chữ Nôm có yếu tố ghi âm rất rõ, ghi được tiếng nói người bình dân, là “chữ của tiếng ta”. Ngôn ngữ học thời nay giải thích: chữ Nôm có được yếu tố ghi âm là do tiếng Việt giàu âm tiết nên vượt qua được sự hạn chế của ngôn ngữ đơn âm tiết (monosyllabic).[2]
Chữ Quốc ngữ
Thế kỷ 17 các giáo sĩ Kitô giáo Dòng Tên Francisco de Pina, António Barbosa, Gaspar do Amaral, António de Fontes, Girolamo Maiorica, Alexandre de Rhodes v.v… đến nước ta truyền giáo. Dòng Tên chỉ tuyển người có trình độ tiến sĩ, và nghiêm khắc yêu cầu nhà truyền giáo phải thông thạo ngôn ngữ và theo phong tục tập quán của dân bản xứ.
Theo ghi chép, Francisco de Pina đến Việt Nam năm 1617, ba năm sau đã cùng các giáo sĩ soạn tài liệu giáo lý bằng chữ Nôm. Trong các năm 1632-1656, Girolamo Maiorica (người Ý) đã viết 45 tác phẩm chữ Nôm, trong đó Thư viện Quốc gia Pháp hiện còn giữ 15 tác phẩm với tổng số 1, 2 triệu chữ Nôm, [3] nhiều gấp 52 lần số chữ Nôm trong Truyện Kiều. Một số thư viện còn giữ được nhiều tài liệu chữ Nôm của các giáo sĩ đi đầu làm chữ Quốc ngữ như Gaspar do Amaral, António Barbosa…
Vì đối tượng truyền giáo thời ấy là nông dân, ngư dân Quảng Nam, Quảng Ngãi nên dĩ nhiên các tài liệu giảng đạo chữ Nôm phải dùng từ ngữ của dân thường. Từ đây có thể suy ra các vị giáo sĩ-bậc thầy ngôn ngữ học ấy không thể không nhận thấy chữ Nôm có yếu tố biểu âm, và đã ghi được phần lớn âm tiếng Việt, nhưng chỉ vì dùng ký tự vuông của Hán ngữ nên ghi âm chưa chính xác, và khó học, khó phổ cập. Kinh nghiệm thất bại của các giáo sĩ Dòng Tên ở Nhật trong việc phiên âm Latin hóa chữ Kanji biểu ý (tức chữ Hán) càng cho thấy việc chữ Nôm có yếu tố biểu âm là một thuận lợi lớn khi phiên âm nó thành chữ biểu âm Latin hóa.
Với nhận thức như vậy, các giáo sĩ giỏi chữ Nôm kể trên dĩ nhiên đã sớm nảy ra ý tưởng và niềm tin có thể dùng chữ cái Latin để phiên âm chữ Nôm, biến thứ chữ gốc Hán có yếu tố biểu âm ấy thành thứ chữ biểu âm Latin hóa dễ học dễ dùng cho việc truyền giáo.
Hiển nhiên, phiên âm một loại tiếng nói đã có chữ viết ghi lại âm của tiếng đó thì đơn giản nhiều so với việc phiên âm thứ tiếng nói chưa có chữ viết –– ở thời xưa, đó là một công trình lao động sáng tạo cực kỳ phức tạp, cần nhiều người làm trong hàng trăm năm.
Trên thực tế, các giáo sĩ kể trên dù rất ít người và làm việc phân tán nhưng đã nhanh chóng tìm ra các chữ cái Latin thích hợp thay cho các ký tự vuông tương ứng trong chữ Nôm và tạo ra loại chữ mới trong thời gian ngắn kỷ lục: 32 năm (1617-1649). Năm 1617 Francisco de Pina đến Đàng Trong, năm 1619 đã viết xong một bản từ vựng tiếng Việt bằng chữ Latin. Năm 1631 Gaspar do Amaral đến Đàng Ngoài, năm sau đã ghi âm rất tốt tiếng Việt, năm 1634 làm xong một cuốn từ vựng tiếng Việt. Trong mấy cuộc gặp tại Macao (1630-1631), các giáo sĩ đã xác định được 6 thanh điệu và tính đơn âm tiết của tiếng Việt. Năm 1649 Rhodes mang theo bản thảo Từ điển Việt-Bồ-La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) rời Việt Nam. Năm 1651 Từ điển này được xuất bản tại Roma, đánh dấu sự ra đời chữ Quốc ngữ Việt Nam.[4] Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, chữ viết biểu âm Latin hóa thành công ra đời tại khu vực ảnh hưởng của Hán ngữ.Trong quá trình làm chữ Quốc ngữ, các giáo sĩ đã phải giải quyết nhiều khó khăn gây ra bởi hệ ngữ âm tiếng Việt quá phong phú và mới lạ. Vấn đề phức tạp nhất là phải nghiên cứu sáng tạo ra hệ thống ký hiệu thể hiện được các thanh điệu sắc, huyền, hỏi. ngã, nặng, và các con chữ thể hiện được các ngữ âm không có trong bộ chữ La tinh như ă, â, ê, ơ, ô, ư, đ. Bộ ký hiệu và con chữ ấy làm nên cái gọi là “giày và mũ” trong nhận xét của một học giả nổi tiếng Trung Quốc: “Chữ viết của Việt Nam sau khi phiên âm hóa, đầu đội mũ, chân đi giày, rất nực cười”. Thực ra “mũ, giày” ấy là những sáng tạo hợp lý tới mức người Việt xưa và nay đều không chấp nhận bất cứ thứ chữ Quốc ngữ nào không có các ký hiệu và con chữ đó. Ví dụ gần đây công luận không tán thành một số phương án chữ Quốc ngữ bỏ dấu. Ngoài ra các giáo sĩđã hiệu chỉnh những âm tiếng Việt mà chữ Nôm chưa ghi chính xác, và hiện đại hóa ngữ pháp cùng cách viết, như đưa vào các loại dấu ngắt câu, ngắt đoạn, dấu ngoặc, ký hiệu toán học, lối viết hoa, viết tắt v.v…
Về hình thức, chữ Quốc ngữ khác hẳn chữ Nôm, nhưng về bản chất cả hai đều là các hệ chữ viết ghi âm tiếng Việt; chữ Quốc ngữ trong Từ điển Việt-Bồ-La thể hiện rất rõ mối tương quan với chữ Nôm.[5]
Sau mấy chục năm dầy công lao động sáng tạo, các vị giáo sĩ nói trên đã hoàn thành việc phiên âm và biến đổi chữ Nôm thành một thứ chữ biểu âm dùng chữ cái Latin –– loại chữ viết tiên tiến nhất, quốc tế hóa nhất thời đó, về sau được gọi là chữ Quốc ngữ. Rõ ràng, chữ Quốc ngữ chính là chữ Nôm được Latin hóa và hiện đại hóa.
Giả thử thời ấy chưa có chữ Nôm, chỉ có chữ Nho, thì việc làm chữ của các giáo sĩ sẽ vô cùng khó khăn vì chữ Nho vốn là chữ Hán. Thực tiễn cải cách chữ viết ở Trung Quốc đã chứng tỏ không thể dùng bất cứ bộ chữ cái nào để phiên âm chữ Hán thành chữ biểu âm.
Năm 1582 giáo sĩ Dòng Tên người Ý Matteo Ricci đến Trung Quốc truyền giáo. Ông rất giỏi Hán ngữ, đã dành nhiều năm nghiên cứu cách phiên âm chữ Hán. Năm 1605 Ricci đưa ra phương án phiên âm chữ Hán bằng chữ cái Latin, nhưng phương án này chỉ giúp người Âu học chữ Hán dễ hơn, chứ chưa phải là một loại chữ viết mới. Về sau, giới trí thức Trung Quốc tiếp tục nghiên cứu theo phương hướng của Ricci nhằm mục tiêu tạo ra một thứ chữ biểu âm có thể thay thế chữ Hán mà họ muốn loại bỏ. Nhưng mọi cố gắng ấy đều không có kết quả. Năm 1958 Ủy ban Cải cách chữ viết Trung Quốc làm ra Phương án phiên âm (Pinyin) Hán ngữ dùng chữ cái Latin, nhưng chỉ có tác dụng phụ trợ là ghi chú âm cho chữ Hán, không phải là một loại chữ viết. Từ năm 1986 Ủy ban này không còn nhắc tới mục tiêu tạo ra loại chữ biểu âm thay cho chữ Hán nữa, và nói tương lai của chữ Hán sẽ do các thế hệ sau quyết định. Hiện nay Trung Quốc vẫn dùng chữ Hán như cũ, có kết hợp dùng phương án Pinyin Hán ngữ chỉ để ghi chú âm đọc chữ Hán.
Tóm lại, việc dùng chữ cái Latin phiên âm chữ Nôm thành chữ biểu âm đã thành công ngay từ giữa thế kỷ 17, trong khi mọi cố gắng tương tự đối với chữ Hán cho tới nay vẫn bất thành. Tại sao vậy? Đó là do chữ Nôm có yếu tố biểu âm, còn chữ Hán biểu ý không biểu âm; và tình trạng đó bắt nguồn sâu xa từ chỗ tiếng Việt giàu âm tiết, tiếng Hán nghèo âm tiết.
Đến đây có thể kết luận: Chữ Nôm đã xây đắp nền tảng ngôn ngữ để các giáo sĩ nói trên dựa vào đó tạo ra chữ Quốc ngữ. Toàn dân Việt Nam mãi mãi ghi nhớ công trạng làm chữ Nôm của tổ tiên ta, coi chữ Nôm là một sáng tạo ngôn ngữ xuất sắc góp phần quyết định sự hình thành chữ Quốc ngữ.
Sau cùng cần nhấn mạnh vai trò quan trọng của Kitô giáo. Là hiện tượng văn hóa của số đông loài người, các tôn giáo lớn đều tôn sùng và truyền bá tư tưởng nhân ái cao quý. Thế kỷ 17, các giáo sĩ Kitô giáo người Âu khi đến Việt Nam truyền giáo đã kết hợp làm sứ mạng khai hóa dân bản xứ, khác hẳn hành vi xâm chiếm thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Thực dân Bồ Đào Nha khi chiếm Brazil đã cưỡng bức đồng hóa dân bản xứ bằng cách bắt họ nói tiếng Bồ, trong khi các giáo sĩ Kitô giáo người Bồ như Francisco de Pina … đến Việt Nam truyền giáo đã không làm thế mà còn tìm cách Latin hóa chữ Nôm. Hơn nữa, de Pina còn nghĩ tới việc dùng thứ chữ hiện đại này bắc cây cầu đối thoạiViệt Nam với châu Âu văn minh, và tạo dựng một nền văn hóa mới cho nước ta. Đây thật là một ý tưởng cao quý! Khi mới chiếm Việt Nam, thực dân Pháp từng chủ trương bắt dân ta đời đời nói tiếng Pháp như chúng đã làm ở các thuộc địa châu Phi. Nhưng giáo sĩ người Pháp Alexandre de Rhodes lại hăng hái làm chữ viết riêng giúp cho người Việt giữ được tiếng mẹ đẻ. Nếu chưa có chữ Quốc ngữ thì nước ta ắt hẳn đã bị người Pháp đồng hóa từ lâu.Bởi vậy sẽ là sai lầm khi cho rằng các giáo sĩ đạo Kitô đến Việt Nam truyền giáo là để phục vụ chính sách xâm lược của thực dân Pháp. Với truyền thống Uống nước nhớ nguồn, dân tộc ta đời đời ghi ơn tất cả các giáo sĩ Kitô giáo đã góp phần làm ra thứ chữ viết kỳ diệu ta dùng hơn trăm năm nay.
Và như vậy có thể nói chữ Quốc ngữ là thành quả kết hợp trí tuệ của nền văn minh Việt với nền văn minh Kitô giáo, là món quà vô giá mà các giáo sĩ Dòng Tên trao cho dân tộc ta trong một ngẫu nhiên lịch sử xảy ra ở thế kỷ 17.
————
[1] Thứ chữ này đến đời nhà Nguyên (thế kỷ 14) mới có tên “chữ Hán”. Ở đây gọi như vậy cho tiện.
[2] Nguyễn Hải Hoành: “Một vài tìm tòi về ngôn ngữ”. Tạp chí Tia Sáng số 11 (5/6/2020).
[3] Lã Minh Hằng: “Đôi nét về thư tịch Hán Nôm Công Giáo tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm”.
[4] Phạm Thị Kiều Ly: “Lịch sử chữ Quốc ngữ từ 1615 đến 1861: Quá trình La-tinh hóa tiếng Việt trong trào lưu ngữ học truyền giáo”. TC Tia Sáng số 24 (20/12/2019).
[5] Nguyễn Ngọc Quân: “Chữ Quốc ngữ trong Từ điển Việt-Bồ-La trong tương quan với cấu tạo chữ Nôm đương thời”
Attachments area
Dư luận nước ta trước đây quy công trạng làm ra thứ chữ kỳ diệu ấy cho giáo sĩ người Pháp Alexandre de Rhodes. Gần đây lại có dư luận yêu cầu ghi công các giáo sĩ không phải người Pháp như Francisco de Pina, António Barbosa, Gaspar do Amaral, António de Fontes… và đóng góp của giáo dân miền Nam nước ta từng giúp các giáo sĩ đó học tiếng Việt, và đóng vai trò “giám định” trong quá trình thí điểm sử dụng thứ chữ mới ấy.
Đáng tiếc là cho tới nay công luận ở ta vẫn chưa nhất trí chọn được các nhân vật tiêu biểu làm ra chữ Quốc ngữ, và cơ quan chính quyền liên quan cũng chưa dứt điểm giải quyết vấn đề này. Để tình trạng đó kéo dài sẽ không có lợi cho hình ảnh một dân tộc văn minh. Đã đến lúc cần bàn thảo rộng rãi và sớm có hành động tri ân những người xứng đáng ghi công.. Bài này nhằm góp một ý kiến bàn thảo. Vì người viết ít hiểu biết về ngôn ngữ học nên ý kiến nêu ra khó tránh khỏi có sai sót, mong được bạn đọc chỉ bảo.
***
Tiếng nói là khả năng bẩm sinh của con người, còn chữ viết là một phát minh sáng tạo không phải dân tộc nào cũng có. Ở thời xưa, tiến trình làm chữ viết cho một ngôn ngữ cần thời gian nhiều thế kỷ, thậm chí hàng ngàn năm. Tiếng Việt có hệ thống ngữ âm cực kỳ phong phú, cho nên càng có sức sống bền dai và càng khó làm được chữ viết; có thể vì thế mà ta chậm có chữ của mình. Nhưng cũng chính nhờ tiếng ta giàu ngữ âm mà rốt cuộc dân tộc ta được thừa hưởng một loại chữ viết tuyệt vời nhất vùng Đông Á.
Hiếm thấy nước nào từng sử dụng ba loại chữ viết như nước ta: chữ Nho, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ, mỗi loại chữ ấy làm nên một trang sử vẻ vang đáng ôn lại.
Chữ Nho
Khoảng thế kỷ 2 TCN, phong kiến Trung Quốc (TQ) chiếm nước ta, bắt dân ta học chữ Hán.[1] Nhờ đó lần đầu tiên người Việt Nam biết tới chữ viết –– phương tiện truyền thông tin cực kỳ tiện lợi, không bị hạn chế về không gian và thời gian như tiếng nói. Có thể vì thấy được cái lợi lớn ấy mà các bậc đại trí người Việt đã nảy ý tưởng mượn dùng loại chữ này. Nhưng học Hán ngữ cực kỳ khó, vì người TQ đọc tiếng Hán theo hàng trăm phương ngữ khác nhau. Cái khó ló cái khôn: tổ tiên ta đã nghĩ ra cách chỉ đọc thứ chữ này bằng tiếng Việt mà không đọc bằng tiếng Hán, tức chỉ học chữ mà không học tiếng Hán. Ngôn ngữ học ngày nay giải thích điều đó là hợp lý, vì chữ Hán là chữ biểu ý (chữ ghi ý, ideograph), tương tự chữ tượng hình vẽ con vật hoặc chữ số 1, 2, 3 hoặc ký hiệu $, %, … cả thế giới đều hiểu ý nghĩa các ký hiệu biểu ý đó, tuy đọc bằng tiếng của mình. Tổ tiên ta đã lợi dụng tính biểu ý của chữ Hán để đọc nó bằng tiếng Việt, như cách người TQ các địa phương đọc bằng phương ngữ của họ. Vì thế chính quyền chiếm đóng không thể cấm dân ta đọc chữ Hán theo cách của ta.
Người Việt gọi thứ chữ Hán đã Việt hóa phần ngữ âm ấy là chữ Nho, tức chữ của người có học. Khi ấy mỗi chữ Hán được đọc bằng một âm (từ) Hán-Việt gần giống âm Hán của nó; nhưng một âm Hán có thể chuyển thành một số âm Việt khác nhau. Không chữ Hán nào không được đặt tên tiếng Việt. Việc đặt tên cho hàng chục nghìn chữ Hán kéo dài hàng trăm năm, thực sự là một công trình vĩ đại. Chỉ bằng truyền miệng mà cách nay 2.000 năm các thầy đồ Nho trong cả nước ta đã đọc chữ Hán bằng một âm Việt thống nhất (TQ đặt mục tiêu đến năm 2020 toàn dân đọc chữ Hán bằng một âm Hán thống nhất). Có lẽ đây là lần đầu tiên chữ Hán được phiên âm ra tiếng nước ngoài.
Do dạy và học chữ Hán bằng tiếng mẹ đẻ nên dân ta học chữ Hán dễ hơn so với khi dạy và học bằng tiếng Hán, nhờ đó mượn được thứ chữ này để dùng, và coi chữ Nho là “chữ ta” trong khoảng 2.000 năm. Không ít người giỏi chữ chẳng kém người Hán. Như Khương Công Phụ (731-805) người Thanh Hóa đỗ Trạng nguyên ở TQ, về sau được vua nhà Đường phong Tể tướng.
Sau khi có chữ viết, dân tộc ta thoát khỏi thời tiền sử lạc hậu, tiến sang thời đại có sử sách ghi chép, có công cụ giao tiếp đối nội đối ngoại, sáng tác văn thơ, xây dựng ngành giáo dục, tiếp thu nền văn minh Trung Hoa tiên tiến, tổ chức xã hội theo mô hình TQ, từ đó tạo dựng nền văn minh Việt. Việc dùng chữ Hán mà không nói tiếng Hán đã giúp dân ta đời đời nói tiếng mẹ đẻ; nhờ thế dù có học và dùng chữ Hán bao lâu thì vẫn tránh được thảm họa bị người Hán đồng hóa. Chữ Nho đã thầm lặng bóp chết âm mưu Hán hóa tiếng Việt. Sau hơn 1.000 năm Bắc thuộc, dân tộc ta vẫn giữ được nguyên vẹn tiếng mẹ đẻ cùng nền văn hóa của mình. Đây là thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam.
Phương pháp dùng từ Hán-Việt để phiên âm chữ Hán, qua đó làm thành chữ Nho, là một sáng tạo xuất sắc về ngôn ngữ, cực kỳ ích lợi: vừa mượn được chữ của người Hán về dùng, vừa lợi dụng được kho từ vựng chữ Hán làm nguồn bổ sung vô hạn cho kho từ vựng tiếng Việt. Thực ra hiện nay từ Hán-Việt đã kết hợp nhuần nhuyễn với từ thuần Việt tới mức khó phân biệt (ví dụ: lập trình, cận nghèo v.v…). Khi cần dịch một từ ngữ mới xuất hiện, ta thường tham khảo cách dùng từ của người TQ. Ví dụ từ quantum, người TQ dịch là量子, ta đọc Hán-Việt là lượng tử, rất hay và dễ hiểu. Toàn bộ từ vựng Hán ngữ hiện đại do người Nhật cuối thế kỷ 19 phiên dịch các từ ngữ phương Tây, sau khi vào Việt Nam đều được các nhà Nho Đông Kinh Nghĩa Thục chuyển thẳng thành từ Hán-Việt như vậy. Ngày nay không một từ ngữ mới nào không thể chuyển thành tiếng Việt.
Hơn nữa, tổ tiên ta phiên âm chữ Hán theo cách khôn ngoan không đâu có. Người Triều Tiên/Hàn Quốc phiên âm theo kiểu bám sát âm Hán, hậu quả là thừa kế 100% tình trạng tồn tại quá nhiều chữ đồng âm trong chữ Hán; bởi vậy sau 7 thế kỷ dùng chữ Hangul, cho tới nay họ vẫn phải dùng chữ Hán để ghi chú các chữ đồng âm. Người Nhật đọc chữ Hán theo nghĩa tiếng Nhật, không theo âm tiếng Hán –– cách phiên âm này khiến cho ban đầu họ phải dùng hàng chục nghìn chữ Hán, làm cho tiếng Nhật thời cổ trở nên cực kỳ phức tạp. Về sau họ làm ra chữ Kana biểu âm, nhờ thế chỉ còn cần dùng khoảng 2000 chữ Hán. Tổ tiên ta phiên âm chữ Hán theo kiểu một âm tiếng Hán được chuyển thành hàng chục âm tiếng Việt, nhờ thế giảm hàng chục lần số chữ đồng âm, qua đó làm cho từ Hán-Việt chính xác hơn. Ví dụ âm [yi] tiếng Hán có 135 chữ đồng âm, ta chuyển thành hàng chục âm tiếng Việt như ất, dật, di, dĩ, dị, dịch, duệ, ích, y, ý, nghi, nghị, nghĩa, nhị, ức, …
Chữ Nho vốn là chữ Hán nên không ghi được lời nói tiếng Việt, do đó không thể làm chữ viết của tiếng Việt. Trên thực tế chữ Nho hoàn toàn xa lạ với ngôn ngữ của tầng lớp bình dân, chỉ một số ít người thuộc giới quan lại hoặc giới tinh hoa ở ta biết dùng chữ Nho, và chỉ dùng để viết (bút đàm) trong một số lĩnh vực hẹp, không dùng để nói. Văn thơ chữ Nho làm theo kiểu văn thơ của người Hán không được coi là văn thơ tiếng Việt.
Chữ Nôm.
Từ khoảng thế kỷ 12 tổ tiên ta bắt đầu sáng tạo một loại chữ viết nhằm ghi âm tiếng mẹ đẻ, gọi là chữ Nôm. Thử nghiệm này nói lên ý thức tự chủ ngôn ngữ muốn có chữ viết riêng của ta, chấm dứt tình trạng dùng chữ đi mượn, lạithể hiện được trí tuệ của người Việt: tiến tới làm ra loại chữ tiên tiến nhất –– chữ biểu âm (chữ ghi âm, phonograph), loại chữ người Hán chưa từng có.
Chữ Nôm được xây dựng trên cơ sở chữ Hán đọc theo âm Hán-Việt, kết hợp cả hai yếu tố biểu ý và biểu âm. Vì chưa biết tới ký tự Latin abc nên tổ tiên ta đã dùng các ký tự vuông chữ Hán (có cải tiến) để ghi âm tiếng mẹ đẻ của mình. Ban đầu chữ Nôm mượn dạng chữ Hán để ghi âm tiếng Việt, dần dần dùng cách ghép hai chữ Hán để tạo ra một chữ mới, một phần gợi âm, một phần gợi ý –– về sau loại chữ tự tạo này được dùng ngày một nhiều. Nhưng vì các ký tự vuông gốc chữ Hán không phải là chữ cái ghép vần, cho nên mức chính xác ghi âm tiếng Việt còn thấp, chưa tiêu chuẩn hóa, nhiều chữ phải đoán âm đọc, có trường hợp một âm có nhiều chữ v.v…
Mỗi chữ Nôm thể hiện một âm tiết. Tiếng Việt giàu âm tiết nên có nhiều chữ Nôm. Theo tài liệu, vào giữa thế kỷ 17 đã có khoảng 80.000 chữ Nôm (? ). “Bảng tra chữ Nôm” (xuất bản năm 1976) cho biết có 8.187 chữ. “Từ điển Chữ Nôm dẫn giải” của GS Nguyễn Quang Hồng (2015) có 9.450 chữ Nôm (gồm gần 3.000 chữ tự tạo), ghi 14.519 âm tiết tiếng Việt. Do chữ Nôm chưa chuẩn hóa nên các số liệu trên có khác nhau, nhưng đều cho thấy tổ tiên ta đã làm được rất nhiều chữ, suy ra chữ Nôm thời xưa đã ghi được rất nhiều (nếu không nói là hầu hết) âm tiếng Việt đã dùng.
Chữ Nôm từng được gọi là Quốc ngữ hoặc Quốc âm, tức chữ của tiếng nói nước ta (chữ Nho chưa bao giờ được gọi như vậy). Nhưng do cấu tạo trên nền tảng chữ Hán nên chữ Nôm phụ thuộc vào chữ Hán, khó học (biết chữ Nho mới học được chữ Nôm), khó phổ cập. Hơn nữa, do Nhà nước phong kiến và tầng lớp tinh hoa ở ta mù quáng sùng bái chữ Hán cho nên chữ Nôm chưa được thừa nhận là chữ viết chính thức, bị coi là thấp kém dưới chữ Hán. Vì thế chữ Nôm khó được phát triển và hoàn thiện, chưa tiêu chuẩn hóa.
Tuy vậy văn thơ chữ Nôm, tức văn thơ tiếng Việt, do nói lên được tiếng nói và nỗi lòng của người bình dân nên đã tỏ ra trội hơn hẳn văn thơ chữ Nho. Nền văn học chữ Nôm từng đạt tới cực thịnh từ thời Hậu Lê đến thời kỳ đầu nhà Nguyễn (thế kỷ 17-19), với các kiệt tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), Đoàn Thị Điểm (1705-48), Nguyễn Gia Thiều (1741-98), Nguyễn Huy Tự (1743-90), Nguyễn Du (1765-1820), Hồ Xuân Hương (thế kỷ 18-19), Phạm Thái (1777-1813), Bà Huyện Thanh Quan (thế kỷ 19), Lý Văn Phức (1785-1849), Nguyễn Đình Chiểu (1822-88), Nguyễn Khuyến (1835-1909), Trần Tế Xương (1870-1907), v.v. Sách Thiên Nam Ngữ Lục (cuối thế kỷ 17) gồm 8.136 câu thơ lục bát, dùng tới 58.212 chữ Nôm.
Càng về sau chữ Nôm càng được sử dụng nhiều: trong hơn 200 năm sau khi chữ Quốc ngữ đã ra đời nhưng chưa phổ cập, các linh mục Công Giáo đều dùng chữ Nôm viết tài liệu giảng đạo. Điều đó cho thấy vai trò to lớn của chữ Nôm trong đời sống văn hóa ở ta, đặc biệt trong cộng đồng Công Giáo vốn không ưa dùng chữ gốc Hán.
Vì sao chữ Nôm khó học mà lại được sử dụng khá phổ biến như vậy? Chủ yếu do chữ Nôm có yếu tố ghi âm rất rõ, ghi được tiếng nói người bình dân, là “chữ của tiếng ta”. Ngôn ngữ học thời nay giải thích: chữ Nôm có được yếu tố ghi âm là do tiếng Việt giàu âm tiết nên vượt qua được sự hạn chế của ngôn ngữ đơn âm tiết (monosyllabic).[2]
Chữ Quốc ngữ
Thế kỷ 17 các giáo sĩ Kitô giáo Dòng Tên Francisco de Pina, António Barbosa, Gaspar do Amaral, António de Fontes, Girolamo Maiorica, Alexandre de Rhodes v.v… đến nước ta truyền giáo. Dòng Tên chỉ tuyển người có trình độ tiến sĩ, và nghiêm khắc yêu cầu nhà truyền giáo phải thông thạo ngôn ngữ và theo phong tục tập quán của dân bản xứ.
Theo ghi chép, Francisco de Pina đến Việt Nam năm 1617, ba năm sau đã cùng các giáo sĩ soạn tài liệu giáo lý bằng chữ Nôm. Trong các năm 1632-1656, Girolamo Maiorica (người Ý) đã viết 45 tác phẩm chữ Nôm, trong đó Thư viện Quốc gia Pháp hiện còn giữ 15 tác phẩm với tổng số 1, 2 triệu chữ Nôm, [3] nhiều gấp 52 lần số chữ Nôm trong Truyện Kiều. Một số thư viện còn giữ được nhiều tài liệu chữ Nôm của các giáo sĩ đi đầu làm chữ Quốc ngữ như Gaspar do Amaral, António Barbosa…
Vì đối tượng truyền giáo thời ấy là nông dân, ngư dân Quảng Nam, Quảng Ngãi nên dĩ nhiên các tài liệu giảng đạo chữ Nôm phải dùng từ ngữ của dân thường. Từ đây có thể suy ra các vị giáo sĩ-bậc thầy ngôn ngữ học ấy không thể không nhận thấy chữ Nôm có yếu tố biểu âm, và đã ghi được phần lớn âm tiếng Việt, nhưng chỉ vì dùng ký tự vuông của Hán ngữ nên ghi âm chưa chính xác, và khó học, khó phổ cập. Kinh nghiệm thất bại của các giáo sĩ Dòng Tên ở Nhật trong việc phiên âm Latin hóa chữ Kanji biểu ý (tức chữ Hán) càng cho thấy việc chữ Nôm có yếu tố biểu âm là một thuận lợi lớn khi phiên âm nó thành chữ biểu âm Latin hóa.
Với nhận thức như vậy, các giáo sĩ giỏi chữ Nôm kể trên dĩ nhiên đã sớm nảy ra ý tưởng và niềm tin có thể dùng chữ cái Latin để phiên âm chữ Nôm, biến thứ chữ gốc Hán có yếu tố biểu âm ấy thành thứ chữ biểu âm Latin hóa dễ học dễ dùng cho việc truyền giáo.
Hiển nhiên, phiên âm một loại tiếng nói đã có chữ viết ghi lại âm của tiếng đó thì đơn giản nhiều so với việc phiên âm thứ tiếng nói chưa có chữ viết –– ở thời xưa, đó là một công trình lao động sáng tạo cực kỳ phức tạp, cần nhiều người làm trong hàng trăm năm.
Trên thực tế, các giáo sĩ kể trên dù rất ít người và làm việc phân tán nhưng đã nhanh chóng tìm ra các chữ cái Latin thích hợp thay cho các ký tự vuông tương ứng trong chữ Nôm và tạo ra loại chữ mới trong thời gian ngắn kỷ lục: 32 năm (1617-1649). Năm 1617 Francisco de Pina đến Đàng Trong, năm 1619 đã viết xong một bản từ vựng tiếng Việt bằng chữ Latin. Năm 1631 Gaspar do Amaral đến Đàng Ngoài, năm sau đã ghi âm rất tốt tiếng Việt, năm 1634 làm xong một cuốn từ vựng tiếng Việt. Trong mấy cuộc gặp tại Macao (1630-1631), các giáo sĩ đã xác định được 6 thanh điệu và tính đơn âm tiết của tiếng Việt. Năm 1649 Rhodes mang theo bản thảo Từ điển Việt-Bồ-La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) rời Việt Nam. Năm 1651 Từ điển này được xuất bản tại Roma, đánh dấu sự ra đời chữ Quốc ngữ Việt Nam.[4] Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, chữ viết biểu âm Latin hóa thành công ra đời tại khu vực ảnh hưởng của Hán ngữ.Trong quá trình làm chữ Quốc ngữ, các giáo sĩ đã phải giải quyết nhiều khó khăn gây ra bởi hệ ngữ âm tiếng Việt quá phong phú và mới lạ. Vấn đề phức tạp nhất là phải nghiên cứu sáng tạo ra hệ thống ký hiệu thể hiện được các thanh điệu sắc, huyền, hỏi. ngã, nặng, và các con chữ thể hiện được các ngữ âm không có trong bộ chữ La tinh như ă, â, ê, ơ, ô, ư, đ. Bộ ký hiệu và con chữ ấy làm nên cái gọi là “giày và mũ” trong nhận xét của một học giả nổi tiếng Trung Quốc: “Chữ viết của Việt Nam sau khi phiên âm hóa, đầu đội mũ, chân đi giày, rất nực cười”. Thực ra “mũ, giày” ấy là những sáng tạo hợp lý tới mức người Việt xưa và nay đều không chấp nhận bất cứ thứ chữ Quốc ngữ nào không có các ký hiệu và con chữ đó. Ví dụ gần đây công luận không tán thành một số phương án chữ Quốc ngữ bỏ dấu. Ngoài ra các giáo sĩđã hiệu chỉnh những âm tiếng Việt mà chữ Nôm chưa ghi chính xác, và hiện đại hóa ngữ pháp cùng cách viết, như đưa vào các loại dấu ngắt câu, ngắt đoạn, dấu ngoặc, ký hiệu toán học, lối viết hoa, viết tắt v.v…
Về hình thức, chữ Quốc ngữ khác hẳn chữ Nôm, nhưng về bản chất cả hai đều là các hệ chữ viết ghi âm tiếng Việt; chữ Quốc ngữ trong Từ điển Việt-Bồ-La thể hiện rất rõ mối tương quan với chữ Nôm.[5]
Sau mấy chục năm dầy công lao động sáng tạo, các vị giáo sĩ nói trên đã hoàn thành việc phiên âm và biến đổi chữ Nôm thành một thứ chữ biểu âm dùng chữ cái Latin –– loại chữ viết tiên tiến nhất, quốc tế hóa nhất thời đó, về sau được gọi là chữ Quốc ngữ. Rõ ràng, chữ Quốc ngữ chính là chữ Nôm được Latin hóa và hiện đại hóa.
Giả thử thời ấy chưa có chữ Nôm, chỉ có chữ Nho, thì việc làm chữ của các giáo sĩ sẽ vô cùng khó khăn vì chữ Nho vốn là chữ Hán. Thực tiễn cải cách chữ viết ở Trung Quốc đã chứng tỏ không thể dùng bất cứ bộ chữ cái nào để phiên âm chữ Hán thành chữ biểu âm.
Năm 1582 giáo sĩ Dòng Tên người Ý Matteo Ricci đến Trung Quốc truyền giáo. Ông rất giỏi Hán ngữ, đã dành nhiều năm nghiên cứu cách phiên âm chữ Hán. Năm 1605 Ricci đưa ra phương án phiên âm chữ Hán bằng chữ cái Latin, nhưng phương án này chỉ giúp người Âu học chữ Hán dễ hơn, chứ chưa phải là một loại chữ viết mới. Về sau, giới trí thức Trung Quốc tiếp tục nghiên cứu theo phương hướng của Ricci nhằm mục tiêu tạo ra một thứ chữ biểu âm có thể thay thế chữ Hán mà họ muốn loại bỏ. Nhưng mọi cố gắng ấy đều không có kết quả. Năm 1958 Ủy ban Cải cách chữ viết Trung Quốc làm ra Phương án phiên âm (Pinyin) Hán ngữ dùng chữ cái Latin, nhưng chỉ có tác dụng phụ trợ là ghi chú âm cho chữ Hán, không phải là một loại chữ viết. Từ năm 1986 Ủy ban này không còn nhắc tới mục tiêu tạo ra loại chữ biểu âm thay cho chữ Hán nữa, và nói tương lai của chữ Hán sẽ do các thế hệ sau quyết định. Hiện nay Trung Quốc vẫn dùng chữ Hán như cũ, có kết hợp dùng phương án Pinyin Hán ngữ chỉ để ghi chú âm đọc chữ Hán.
Tóm lại, việc dùng chữ cái Latin phiên âm chữ Nôm thành chữ biểu âm đã thành công ngay từ giữa thế kỷ 17, trong khi mọi cố gắng tương tự đối với chữ Hán cho tới nay vẫn bất thành. Tại sao vậy? Đó là do chữ Nôm có yếu tố biểu âm, còn chữ Hán biểu ý không biểu âm; và tình trạng đó bắt nguồn sâu xa từ chỗ tiếng Việt giàu âm tiết, tiếng Hán nghèo âm tiết.
Đến đây có thể kết luận: Chữ Nôm đã xây đắp nền tảng ngôn ngữ để các giáo sĩ nói trên dựa vào đó tạo ra chữ Quốc ngữ. Toàn dân Việt Nam mãi mãi ghi nhớ công trạng làm chữ Nôm của tổ tiên ta, coi chữ Nôm là một sáng tạo ngôn ngữ xuất sắc góp phần quyết định sự hình thành chữ Quốc ngữ.
Sau cùng cần nhấn mạnh vai trò quan trọng của Kitô giáo. Là hiện tượng văn hóa của số đông loài người, các tôn giáo lớn đều tôn sùng và truyền bá tư tưởng nhân ái cao quý. Thế kỷ 17, các giáo sĩ Kitô giáo người Âu khi đến Việt Nam truyền giáo đã kết hợp làm sứ mạng khai hóa dân bản xứ, khác hẳn hành vi xâm chiếm thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Thực dân Bồ Đào Nha khi chiếm Brazil đã cưỡng bức đồng hóa dân bản xứ bằng cách bắt họ nói tiếng Bồ, trong khi các giáo sĩ Kitô giáo người Bồ như Francisco de Pina … đến Việt Nam truyền giáo đã không làm thế mà còn tìm cách Latin hóa chữ Nôm. Hơn nữa, de Pina còn nghĩ tới việc dùng thứ chữ hiện đại này bắc cây cầu đối thoạiViệt Nam với châu Âu văn minh, và tạo dựng một nền văn hóa mới cho nước ta. Đây thật là một ý tưởng cao quý! Khi mới chiếm Việt Nam, thực dân Pháp từng chủ trương bắt dân ta đời đời nói tiếng Pháp như chúng đã làm ở các thuộc địa châu Phi. Nhưng giáo sĩ người Pháp Alexandre de Rhodes lại hăng hái làm chữ viết riêng giúp cho người Việt giữ được tiếng mẹ đẻ. Nếu chưa có chữ Quốc ngữ thì nước ta ắt hẳn đã bị người Pháp đồng hóa từ lâu.Bởi vậy sẽ là sai lầm khi cho rằng các giáo sĩ đạo Kitô đến Việt Nam truyền giáo là để phục vụ chính sách xâm lược của thực dân Pháp. Với truyền thống Uống nước nhớ nguồn, dân tộc ta đời đời ghi ơn tất cả các giáo sĩ Kitô giáo đã góp phần làm ra thứ chữ viết kỳ diệu ta dùng hơn trăm năm nay.
Và như vậy có thể nói chữ Quốc ngữ là thành quả kết hợp trí tuệ của nền văn minh Việt với nền văn minh Kitô giáo, là món quà vô giá mà các giáo sĩ Dòng Tên trao cho dân tộc ta trong một ngẫu nhiên lịch sử xảy ra ở thế kỷ 17.
————
[1] Thứ chữ này đến đời nhà Nguyên (thế kỷ 14) mới có tên “chữ Hán”. Ở đây gọi như vậy cho tiện.
[2] Nguyễn Hải Hoành: “Một vài tìm tòi về ngôn ngữ”. Tạp chí Tia Sáng số 11 (5/6/2020).
[3] Lã Minh Hằng: “Đôi nét về thư tịch Hán Nôm Công Giáo tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm”.
[4] Phạm Thị Kiều Ly: “Lịch sử chữ Quốc ngữ từ 1615 đến 1861: Quá trình La-tinh hóa tiếng Việt trong trào lưu ngữ học truyền giáo”. TC Tia Sáng số 24 (20/12/2019).
[5] Nguyễn Ngọc Quân: “Chữ Quốc ngữ trong Từ điển Việt-Bồ-La trong tương quan với cấu tạo chữ Nôm đương thời”
Attachments area
VietCatholic TV
Niềm vui của người Công Giáo Tây Ban Nha: Đại đền thánh Sagrada Familia mở cửa trở lại
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:25 10/07/2020
1. Đền thờ Sagrada Familia chào đón các nhân viên y tế nhân dịp mở cửa trở lại
Đền thờ Sagrada Família, nghĩa là Thánh Gia, được thiết kế bởi Antoni Gaudí, đã được mở cửa trở lại vào ngày 4 tháng 7 sau khi đóng cửa hơn 100 ngày do cuộc khủng hoảng coronavirus.
Đền thờ vẫn còn xây cất dở dang, đã buộc phải đóng cửa với các khách du lịch vào ngày 13 tháng 3.
Nhân dịp mở cửa trở lại, Đền thờ sẽ cung cấp vé vào cửa miễn phí cho các nhân viên y tế và gia đình họ trong hai cuối tuần 4 và 5 tháng 7, cũng như 11 và 12 tháng 7.
Đức Hồng Y Juan Jose Omella, là tổng giám mục Barcelona và là chủ tịch hội đồng giám mục Tây Ban Nha, đã gặp gỡ hiệu trưởng các trường đại học, giám đốc các bệnh viện, các bác sĩ, dược sĩ, y tá và những chuyên gia vật lý trị liệu trong hôm 4 tháng 7.
37, 000 vé, được cung cấp vào ngày 16 tháng 6, đã hết sạch trong vòng năm giờ.
Trong giai đoạn nới lỏng thứ ba đền thờ sẽ có thể đóncác khách du lịch địa phương và quốc tế.
Vương cung thánh đường dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2026, một trăm năm sau ngày mất của Gaudí.
Gaudí, một người Công Giáo sùng đạo và khổ hạnh, bắt đầu làm việc cho dự án này vào năm 1883. Năm 1914, ông dừng tất cả các công việc khác để tập trung hoàn toàn đền thờ này, là nơi ông cống hiến trọn vẹn cho đến khi chết bất ngờ.
Ông bị một chiếc xe điện đâm phải vào năm 1926, ở tuổi 73, khi đang đi bộ đến nhà thờ Thánh Philip Neri của Barcelona để cầu nguyện. Người đi đường đã không nhận ra kiến trúc sư nổi tiếng vì ông mặc quần áo xuềnh xoàng, cũ kỹ và thiếu giấy tờ tùy thân.
Gaudí chết ba ngày sau vụ tai nạn này và được chôn cất trong hầm mộ của ngôi đền thờ còn đang dang dở. Án tuyên thánh cho ông đã được mở tại Rôma vào năm 2003.
Tháng trước, đền thờ cuối cùng đã nhận được giấy phép xây dựng chính thức, 137 năm sau khi việc xây dựng bắt đầu.
Source:Catholic News Agency
2. Đức Giám Mục Brownsville, Texas chỉ trích cách thức tranh cử bằng cách nhục mạ người khác
Đức Cha Daniel Flores, Giám mục Brownsville, Texas đã chỉ trích tổ chức phá thai Planned Parenthood và các tổ chức chính trị phò phá thai vì họ đã sử dụng những từ ngữ bài Mễ Tây Cơ trong một chiến dịch chống Thượng nghị sĩ Eddie Lucio. Thượng nghị sĩ Eddie Lucio là một người Công Giáo hăng hái trong các hoạt động phò sinh. Ông đang tái tranh cử nhiệm kỳ mới.
“Mặc dù tôi không ngạc nhiên rằng Planned Parenthood sẽ tấn công Thượng nghị sĩ phò sinh Eddie Lucio, tôi cảm thấy bàng hoàng sâu sắc rằng họ cùng với Texas Freedom Network và những người khác đang tham gia vào loại tấn công độc hại, sử dụng ngôn ngữ xúc phạm như thế để chê bai ông và gia đình ông, ” Đức Cha Daniel Flores cho biết trong một tuyên bố ngày 3 tháng 7.
Tuyên bố đưa ra sau khi Planned Parenthood, Texas Votes PAC và Texas Freedom Network sử dụng thuật ngữ “Sucio Lucio” để mô tả ông Eddie Lucio trong một chiến dịch gửi thư trực tiếp đến từng nhà để vận động tranh cử cho ứng cử viên Sara Stapleton Barrera, trong cuộc bầu cử ngày 14 tháng 7 tới đây.
Từ ngữ “Sucio” là tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “dơ bẩn”. “Sucio Lucio” nghĩa là “tên Lucio dơ bẩn”.
Source:Catholic News Agency
Tin vui: Tháp nhọn Nhà thờ Đức Bà Paris sẽ được phục hồi theo thiết kế gôtích cũ.
Giáo Hội Năm Châu
16:04 10/07/2020
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vừa công bố quyết định trên, chấm dứt các đồ đoán cho rằng ngọn tháp đó sẽ được tái thiết theo thiết kế hiện đại.
Ông Macron trước đây vốn có chủ trương như vậy. Nhưng nay, ông nói rằng ông muốn việc tái thiết được hoàn tất vào năm 2024 là năm Paris sẽ đứng ra tổ chức Thế vận hội. Và vì thế, theo Phủ Tổng Thống Pháp, ông không muốn trì hoãn việc tái thiết và làm cho nó ra phức tạp, sự việc cần phải được tiến hành nhanh chóng.
Phủ Tổng thống Pháp cho hay diễn trình thiết kế tháp nhọn theo lối hiện đại có thể gây ra nhiều trì hoãn không cần thiết vì đòi hỏi cuộc cạnh tranh quốc tế để chọn kiến trúc sư.
Điện Elysée nói rằng “Tổng thống tin tưởng các nhà chuyên môn và chấp thuận các phác thảo chính của dự án do trưởng kiến trúc sư trình bầy nhằm tái thiết tháp nhọn y như cũ”.
Lời tuyên bố trên diễn ra sau một cuộc họp của Ủy Ban di sản và kiến trúc quốc gia Pháp gọi tắt là CNPA.
Khi chiếc mái thế kỷ 13 của Nhà thờ Chính tòa Paris bị bốc cháy hồi tháng Tư năm 2019, trong lúc có cuộc chỉnh trang, nó gây xúc động lớn lao và đã khiến nhiều người khắp thế giới quyên tặng số tiền đáng kể.
Chỉ trong vòng hai ngày, đã có khoảng 900 triệu Euro (1 tỷ dollars hay 805 triệu Bảng Anh) được quyên tặng để tái thiết Nhà thờ.
Ngọn tháp nhọn đầu tiên của Nhà thờ được xây vào thế kỷ thứ 13, nhưng do các hư hại nặng nề, nó đã được tháo gỡ vào thế kỷ 18. Ngọn tháp thay thế nó, do kiến trúc sư Eugène Viollet-le-Duc vẽ kiểu, đã được xây vào giữa thế kỷ 19.
Kể từ cuộc hoả hoạn năm rồi, cuộc thảo luận về việc phải tái dựng ngọn tháp ra sao đôi lúc rất căng thẳng.
Jean-Louis Georgelin, vị tướng lục quân được cử đứng đầu dự án tái thiết, muốn có ngọn tháp hiện đại thay thế. Ý tưởng này thoạt đầu được Tổng thống Macron ủng hộ, khi ông nói rằng ông muốn có “một cử chỉ hiện đại”.
Điều đó đã tạo ra một đợt đề nghị bất qui ước từ các kiến trúc sư khắp thế giới, trong dó, có thiết kế làm một hồ tắm trên mái nhà thờ, và một thiết kế khác có công viên và nhà xanh trên mái.
Nhưng trưởng kiến trúc sư Philippe Villeneuve của nhà thờ mạnh mẽ ủng hộ việc tái dựng như cũ theo thiết kế thế kỷ 19.
Trong một cuộc tranh luận nóng bỏng vào hồi tháng 11 năm ngoái, Tướng Georgelin nói với Ông Villeneuve “câm miệng lại” – khiến ai trong phiên họp của Ủy ban Văn hóa của Quốc Hội cũng phải ngỡ ngàng.
Nhà thờ chính tòa vĩ đại này là một địa điểm tôn giáo, nhưng nó lại thuộc quyền sở hữu của nhà nước Pháp, nên nó đã tạo ra một trong những thách thức đầu tiên khi các quan chức nhà thờ và nhà nước phải đối diện với triển vọng khôi phục nhà thờ Đức Bà.
Đức ông Patrick Chauvet, Cha sở Nhà thờ Đức Bà, mô tả vai trò của ngài ngày nay như vai trò của một “nhà ngoại giao”, phục vụ trong tư cách liên lạc viên giữa tổng giám mục Paris, thành phố Paris, Tổng thống Pháp và Bộ Văn hóa, bộ chịu trách nhiệm đối với các nỗ lực khôi phục.
Trong những tuần sau vụ hỏa hoạn ngày 15 tháng 4, đã có một thứ giằng co quốc gia giữa những người muốn sử dụng việc khôi phục để hiện đại hóa thiết kế của nhà thờ chính tòa và những người khác đang tìm cách đem nhà thờ chính tòa trở lại trạng thái chính xác trước khi xảy ra hỏa hoạn.
Bất chấp bi kịch này, Đức Ông Chauvet đã nói với Crux vào tháng trước rằng ngài đang hưởng được một mối “liên hệ tốt đẹp” với các bên liên hệ, nhưng thừa nhận đây là một diễn trình tế nhị. Trong khi đương nhiên quan tâm đến các vấn đề về thiết kế, an toàn và sửa chữa, ngài vẫn chủ yếu quan tâm đến việc đem Nhà thờ Đức Bà trở lại tư cách ngôi nhà cầu nguyện.
Đức ông Chauvet nói rằng “Tôi tiếp tục nhận được thư của những người mô tả hậu quả của đám cháy và tôi muốn duy trì một sự đổi mới thiêng liêng”.
“Tôi muốn Đức Mẹ có thể rời nhà thờ chính tòa vì chúng tôi không thể trở lại bên trong, nhưng ngài thì ngài có thể ra ngoài để gặp con cái của ngài”, Đức ông tiếp tục nói thế, trong khi mô tả ngài hy vọng ra sao trong việc đặt bức tượng Đức Mẹ thế kỷ 14 bên ngoài nhà thờ như một địa điểm hành hương mới trong khi những nỗ lực khôi phục đang được tiến hành.
Ngài nói “Chúng ta là một tôn giáo nhập thể. Chúng ta thích nhìn, vì vậy điều quan trọng đối với tôi là có thể làm một việc như vậy để duy trì ngọn lửa đổi mới thiêng liêng này”.
Source:New York Post
Vụ thảm sát kinh hoàng tại thành phố Irapuato, BLM giật sập thêm một tượng thánh Junípero Serra
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:09 10/07/2020
1. Đức Giám Mục thành phố Irapuato, Mễ Tây Cơ lên án vụ thảm sát kinh hoàng khiến 26 người chết.
Trong bản tin đánh đi hôm 4 tháng 7, thông tấn xã Fides, của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã tường trình về một vụ thảm sát kinh hoàng vừa diễn ra tại Mễ Tây Cơ.
“Vụ thảm sát lớn nhất trong sáu năm”, “tội ác không thể chấp nhận”, “Một cuộc chiến khác và một vụ thảm sát khủng khiếp”, “Một trong những sự kiện tồi tệ nhất trong lịch sử của Mễ Tây Cơ”, “Công lý cấp thiết cho Irapuato”, “Chính phủ hứa lèo tại Guanajuato”, “26 người chết, một vụ thảm sát ở Irapuato”, là một số các hàng tít lớn trên các phương tiện truyền thông ở Mễ Tây Cơ sau vụ thảm sát xảy ra vào chiều ngày 01 tháng Bảy. Các tay súng, khoảng 8 tên, đã xông vào một trung tâm cai nghiện ma túy ở miền trung Mễ Tây Cơ và nổ súng, giết chết ít nhất 26 người.
Thị trưởng Irapuato và thống đốc bang Guanajuato đồng ý với nhau khi bình luận rằng đây là một cuộc chiến băng đảng nhằm tranh giành quyền kiểm soát địa bàn. Trung tâm phục hồi chức năng này không được quản lý bởi các nhà chức trách cũng không có giấy phép hợp pháp: những cái gọi là trung tâm xã hội này đôi khi chỉ là trung tâm khiêu vũ. Đôi khi là các trung tâm phục hồi cho những người tự nguyện muốn cai nghiện ma túy.
Chỉ riêng ở Irapuato có khoảng 200 trung tâm như thế, ở các khu vực ngoại ô hoặc ở những ngôi nhà trong thành phố bị những người trẻ này chiếm giữ. Theo những người sống gần đó, nhiều người có mặt tại các trung tâm này thực ra chẳng có cai nghiện gì cả. Chúng chỉ đơn thuần là các tên xã hội đen đến đó nghỉ ngơi về đêm.
Mễ Tây Cơ từ lâu đã có vấn đề với các trung tâm cai nghiện vì hầu hết đều do tư nhân điều hành, thiếu thốn và thường có hành vi lạm dụng chống lại những người nghiện đang hồi phục.
Trong một tuyên bố gởi đến cho thông tấn xã Fides, “Đức Giám Mục thành phố Irapuato, các linh mục và các cộng đoàn Kitô hữu lấy làm tiếc và lên án mạnh mẽ các hành vi bạo lực. Máu của một người anh em không bao giờ có thể nằm hoài trong im lặng hoặc trong lãng quên, nó kêu đòi công lý trước mặt Thiên Chúa. Chúng ta không thể làm quen với tội phạm và bạo lực và không được thờ ơ với những cái chết này”.
Tuyên bố kết luận bằng cách trích dẫn tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ, trong đó các Giám Mục nhắc nhớ rằng: “Nghĩa vụ của nhà nước là phải thực hiện công lý một cách có hiệu quả để bảo đảm sự an toàn của các công dân, trừng phạt những người phạm tội, những kẻ gây ra bạo lực và các băng đảng tội phạm có tổ chức, và không có bất cứ ngoại lệ nào trong việc thực thi quyền lực nhà nước. Tham nhũng và tình trạng phạm tội mà không bị trừng phạt đang kết hợp song hành với nhau, và đang tiếp tục thách thức chúng ta ở Mễ Tây Cơ. Mỗi Kitô hữu cũng phải có nghĩa vụ xây dựng nền tảng cho hòa bình và tôn trọng cuộc sống.”
Source:Fides
2. Bức tượng Thánh Junípero Serra tại thủ phủ tiểu bang California bị giật sập
Vào tối ngày lễ quốc khánh 4 tháng 7, một đám đông ở Sacramento đã giật sập bức tượng của Thánh Junipero Serra, dùng lửa làm biến dạng khuôn mặt bức tượng và đập phá bằng búa tạ.
Bức tượng, được dựng ở thủ phủ của tiểu bang California, là bức tượng thứ ba của vị thánh truyền giáo bị phong trào BLM ở California giật sập trong những tuần gần đây. Phản ứng trước biến cố đau buồn này, Đức Giám Mục của Sacramento khẳng định rằng Thánh Serra đã làm mọi việc để thúc đẩy phẩm giá của người bản địa.
Một đám đông lớn đã tập trung xung quanh bức tượng trong công viên Sacramento vào khoảng 9 giờ tối ngày 4 tháng 7, theo báo cáo phương tiện truyền thông.
Một người đàn ông đã đốt cháy khuôn mặt của bức tượng Serra bằng một tia lửa từ một bình xịt lửa, trước khi những người khác kéo sập bức tượng. Sau khi bức tượng sụp đổ, đám đông đã phá hoại bức tượng bằng búa tạ và các vật thể khác, và nhảy lên bức tượng reo hò.
Đám đông hô vang các khẩu hiệu thường thấy trong các cuộc biểu tình của người da đen “Hãy đứng dậy, dân tộc tôi, đứng lên” trong khi phá hủy bức tượng.
Họ đã giải tán khi các viên chức cảnh sát Tuần tra Xa lộ California can thiệp.
Trong một tuyên bố ngày 05 tháng 7, Đức Cha Jaime Soto Giám Mục Sacramento nói rằng trong khi “hành động của nhóm có thể là nhằm gây sự chú ý đến ký ức về quá khứ của California, hành động phá hoại này dựa trên các đồ thổi sai lạc về cuộc đời Thánh Serra, và không có tính xây dựng cho tương lai”
Cảnh sát California đang điều tra vụ giật đổ bức tượng này.
Bức tượng đã được xây dựng vào năm 1965. Dưới chân tượng là một bản đồ của 21 cứ điểm truyề giáo được Thánh Serra khi ngài và các tu sĩ Dòng Anh Em Hèn Mọn đến California vào thế kỷ thứ mười tám.
Source:Catholic News Agency