Ngày 16-07-2011
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Người trẻ tin rằng Ngày Giới trẻ Thế giới làm thay đổi đời sống
Lã Thụ Nhân
01:54 16/07/2011
Người trẻ tin rằng Ngày Giới trẻ Thế giới làm thay đổi đời sống

Madrid, Tây Ban Nha (CNA). - Một nghiên cứu gần đây ở Tây Ban Nha cho thấy rằng cứ chín trong số mười người trẻ sẽ tham gia sự kiện Ngày Giới Trẻ Thế Giới (WYD) cho rằng sự kiện này "là một trải nghiệm thay đổi đời sống".

Kết quả của cuộc thăm dò được các nhà tổ chức WYD 2011 công bố hôm 11 tháng Bảy và các đặc điểm được phản hồi từ 1.800 người trẻ dưới 30 tuổi từ khắp năm châu lục, những người đang theo sát sự kiện.

Phân tích cho thấy rằng 92% số người được hỏi cho biết lý do chính để tham dự WYD là để truyền thông điệp của Chúa Giêsu Kitô. 93% giới trẻ cho biết họ tham dự để có một trải nghiệm mới với 90% số người nói rằng việc tham dự của họ thể hiện sự dấn thân đối với Giáo Hội. 88% số người nói rằng những người khác có suy nghĩ như mình.

Cuộc thăm dò cũng cho thấy rằng cứ một trong số bốn người trẻ được phỏng vấn đã từng tham dự một kỳ WYD. Trong số này, 61% tham dự WYD tại Cologne, Đức, vào năm 2005. 44% tham dự WYD tại Sydney vào năm 2008. 80% những người tham dự cả hai sự kiện nói rằng sự trải nghiệm là rất tích cực.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng những người trẻ tin rằng đức tin vào Chúa Kitô là rất tích cực cho sự tha thứ tha nhân (85%), thể hiện tình liên đới (80%), trưởng thành và trở thành một người tốt hơn (79%), chấp nhận đau khổ và hạnh phúc (75%) và có sự rõ ràng trong niềm tin của mình (67%).

Lã Thụ Nhân
 
Các nữ tu và khách sạn cộng tác để gia tăng ý thức về nạn buôn gái mãi dâm
Bùi Hữu Thư
06:54 16/07/2011
ST. LOUIS (CNS) -- Năm 18 tuổi Katie Rhoades là một người vô gia cư. Ngoài ra cô còn phải đối phó với nạn nghiện rượu và hậu quả của một sự căng thẳng và chấn động tinh thần sau khi bị hiếp dâm.

Một người bạn đã khuyên cô vũ khiêu dâm để "kiếm tiền nhanh chóng" với niềm hy vọng là cô có thể tự lập sinh sống.

Tuy nhiên, việc này không xẩy ra đúng như cô đã mong muốn, cô càng lún sâu thêm vào một cái hố, bị bủa vây bởi một đời sống bán thân để có tiền, có rượu và ma túy.

Khi cô 19 tuổi, cô bị một ma cô đưa ra khỏi nhà tại Oregon và dẫn đi California, nơi cô được huấn luyện để trở thành một gái mãi dâm.

Bây giờ, cô đã 30 tuổi và đang theo học chương trình Cao Học tại Trường Brown School of Social Work thuộc Đại Học Washington University tại St. Louis, cô Rhoades nói cô đã biết quá nhiều về thực trạng của kỹ nghệ buôn người mãi dâm, nơi cô đã trốn thoát được vào năm 2002.

Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ ghi nhận là hàng năm có khoảng 300.000 thiếu nữ tại Hoa Kỳ đang lâm nguy vào cảnh bị kỹ nghệ mãi dâm khai thác.

Lứa tuổi trung bình cho một đứa trẻ khởi sự như một nạn nhân của vụ buôn bán trẻ em là 12 tuổi. Vì thế cô Rhoades đã họp với gần 900 nữ tu của Dòng Thánh Giuse tại St. Louis trong một buổi hội của cộng đồng trên toàn quốc tại khách sạn Millennium để làm nhân chứng như khách sạn này đã công khai kêu gọi một ý thức sâu rộng về kỹ nghệ mãi dâm buôn bán trẻ em.

Sau nhiều tháng chuẩn bị cho buổi đại hội toàn quốc, các nữ tu Dòng Thánh Giuse và nhiều người khác đã cộng tác với Khách Sạn Millennium để ký kết một "Quy Luật Hành Xử nhằm Bảo Vệ Trẻ Em không bị Khai Thác về Tính Dục trong Ngành Du Lịch (Code of Conduct for the Protection of Children from Sexual Exploitation in Travel and Tourism.)

Quy luật đã được ký kết trong một nghi lễ công khai tại khách sạn ngày 12 tháng 7, đã được một cơ quan thiện nguyện quốc tế mang tên Chấm Dứt Nạn Trẻ Em Mãi Dâm, Chụp Hình Trẻ Em Khỏa Thân, và Buôn Bán Trẻ Em với Mục Dích Mãi Dâm (End Child Prostitution, Child Pornography and Trafficking Children for Sexual Purposes, viết tắt là ECPAT). Quy luật hành xử này gồm có sáu điều đã được áp dụng bởi trên 240 cơ quan tổ chức du lịch, khách sạn, các nhân viên các hãng du lịch và nhiều tổ chức khác trên toàn thế giới.
 
ĐTC Biển Đức XVI chúc mừng Nam Sudan, quốc gia thứ 193 của LHQ
Phạm Kim An
08:35 16/07/2011
ĐTC Biển Đức XVI chúc mừng Nam Sudan, quốc gia thứ 193 của LHQ

Lời chúc sống tự do, hòa bình và phát triển, quan trung gian của Đức Giám mục Chullikatt

ROMA - Đại diện của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở New York, Đức Giám mục Francis Chullikatt, đã chuyển các lời chúc mừng của ĐTC Biển Đức XVI đến nhân dân nước Nam Sudan, và Ngài cầu xin Chúa thương ban phước lành "xuống trên người dân và chính phủ của quốc gia mới này", và nói rằng Ngài hy vọng rằng đất nước sẽ tiến lên "trên con đường hòa bình, tự do, và phát triển".

Theo Đài phát thanh Vatican, vị Đại diện Tòa thánh nhấn mạnh rằng Nam Sudan là quốc gia thứ 193 được LHQ công nhận, và nước này sẽ phải đối mặt với các thách thức lớn: hàng trăm ngàn người di dời chỗ ở, bao gồm nhiều người Công Giáo, nhu cầu khẩn thiết chữa bệnh (do AIDS và các bệnh khác), việc tái thiết sau nhiều thập kỷ xung đột.

Giám mục Chullikatt nhắc lại rằng Giáo Hội đã tham gia vào việc phục vụ cho sự hòa giải dân tộc và hoạt động nhân đạo.

Ngài bày tỏ mong muốn rằng đất nước Nam Sudan sẽ đi trên con đường tiến bộ trong sự công bình, sự thật, và sự tha thứ, như một điều kiện để đạt được hòa bình và dân chủ. (Zenit 15-7-2011)

Phạm Kim An
 
Indonesia: Đa số thanh niên từ chối chế độ đa thê
Nguyễn Trọng Đa
08:37 16/07/2011
Indonesia: Đa số thanh niên từ chối chế độ đa thê

Jakarta – Đa số thanh niên Hồi giáo Indonesia chống lại chế độ đa thê và chống quan hệ tình dục trước hôn nhân, theo một nghiên cứu mới đây của Viện Thăm dò dư luận Indonesia (ISI).

Trong gần 1.500 người được phỏng vấn, 98% từ chối quan hệ tình dục trước hôn nhân, 99% từ chối đồng tính luyến ái và 89% chống các thức uống có cồn.

Viện Thăm dò dư luận Indonesia kết luận: “Hầu hết thanh niên Hồi giáo đã có ý kiến bảo thủ của họ về ba vấn đề này". Tuy nhiên, các cuộc thăm dò khác cho thấy rằng chế độ đa thê đang lan rộng giữa các chính trị gia và các gương mặt nổi tiếng với công chúng. Đồng thời, bất chấp sự phản đối công chúng, việc quan hệ tình dục trước hôn nhân là phổ biến hơn người ta nghĩ, mặc dù trong bí mật.

Như là chứng minh tính bảo thủ của giới trẻ Indonesia, kết quả thăm dò của ISI cho thấy rằng 28,7% thanh niên cầu nguyện năm lần một ngày (theo quy định của Hồi giáo), 11,7% hiểu nhiều câu Kinh thánh Qur'an, và gần 60% ăn chay trong tháng Ramadan.

Một cuộc thăm dò khác được tiến hành bởi Cục Kiểm soát sinh sản Indonesia (BKKBN) hồi năm 2000 cho thấy rằng 50% thanh niên Indonesia đã có quan hệ tình dục trước hôn nhân.

Indonesia là một quốc gia có đa số dân là người Hồi giáo và chế độ đa thê là một phần của nền văn hóa của nước này.

Tuy nhiên, Tổng thống Suharto, người cai trị đất nước từ năm 1967 đến năm 1998, là người đơn thê và không thỏa hiệp với chế độ đa thê, đặc biệt là giữa các quan chức chính phủ. Trong thực tế, ông không ngần ngại bãi nhiệm các quan chức dính líu đến việc quan hệ ngoài hôn nhân. Một luật hôn nhân một vợ một chồng (UU Perkawinan số 1/năm 1974) đã được thông qua trong nhiệm kỳ tổng thống của ông.

Hiện nay, chế độ đa thê xuất hiện mạnh trở lại, và đây là một trong các kết luận của một cuộc thăm dò, được tiến hành bởi Hội tư vấn Semarak Cerlang Nusa và các nhóm khác, vốn được công bố hồi tháng Giêng năm nay.

Tương tự như vậy, khi luật Sharia được thảo luận, một số lớn các gương mặt nổi tiếng và chính trị gia ít ngần ngại che giấu hành vi đa thê của họ.

Gần đây, một lãnh đạo tôn giáo Hồi giáo nổi tiếng đã chính thức công bố ý định của mình để cưới người vợ thứ hai. Tại Bogor, một quan chức địa phương cũng nói rằng ông sẽ cưới người vợ thứ ba. Việc tuyên bố này đã không gây ra làn sóng lớn nào, ngoại trừ liên quan đến tuổi quá nhỏ của người vợ thứ ba.

Tuy nhiên các nhóm phụ nữ không im tiếng. Một số nhóm đã chỉ trích chế độ đa thê, nói rằng đó là "một hành động bạo lực chống lại phụ nữ".

Cuối cùng, một cuộc thăm dò được tiến hành bởi hai tổ chức văn hóa của Đức cho thấy rằng 86,5% của 1.496 người Indonesia được phỏng vấn nói rằng họ chống lại chế độ đa thê.

Các xu hướng trái ngược nhau trong các kết quả thăm dò trên là một dấu hiệu của một sự phân rẽ quan trọng trong xã hội Indonesia, giữa người bảo thủ và người truyền thống, là những người tập trung ở các vùng nông thôn, và người tiến bộ sống ở các thành phố lớn.

Ngày càng có nhiều người Indonesia bảo thủ xem quan hệ tình dục trước hôn nhân như là một cái gì đó bất hợp pháp, bất chấp sự việc là có nhiều người trẻ tuổi ở các thành phố thực hiện quan hệ tình dục trước hôn nhân. Ngược lại, ngày càng có nhiều người trẻ ở các thành phố chấp nhận việc ‘kumpul kebo’, hoặc ‘sống chung với nhau’ bên ngoài gia đình của họ, tự do xác định hành vi ứng xử của họ. (AsiaNews 15-7-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
TT Obama tiếp đón Đức Dalai Lama tại Tòa Bạch Ốc - Cộng sản Tầu phản đối
Hà Long
08:55 16/07/2011
TT Obama tiếp đón Đức Dalai Lama tại Tòa Bạch Ốc - Cộng sản Tầu phản đối

Washington, 16/7/2011 - Theo các hãng thống tấn APA và Reuter cho biết TT Obama sẽ tiếp đón nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Dalai Lama tại Tòa Bạch Ốc vào thứ bẩy, lúc 11g30 (giờ địa phương, 17g30 theo MESZ)) ngày 16/7/2011, mặc dù Bắc Kinh đã phản đối và thúc đẩy Mỹ hủy bỏ việc đón tiếp này.

Trung cộng luôn phản đối bất kỳ cuộc tiếp đón nào của một quan chức nước ngoài với Đức Dalai Lama, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Tầu, ông Hong Lei cho biết. Chính quyền Mỹ đã được yêu cầu thu hồi lời mời đón tiếp vị lãnh đạo Tây Tạng để tránh can thiệp vào công việc nội bộ của cộng sản Tầu, ông Hong Lei cho biết thêm.

Một việc hiếm thấy nơi đảng Dân Chủ của TT Obama là ông đã khiển trách quốc hội Mỹ không tỏ ra thiện chí tốt đối với Đức Dalai Lama.

Như thế trong vòng hơn một năm TT Obama đã đón tiếp Đức Dalai Lama hai lần tại Mỹ.

Ủng hộ sự đối thoại

Hôm thứ sáu, trong một tuyên bố của Nhà Trắng đã cho giới truyền thông biết rằng cuộc tiếp đón nhấn mạnh sự "hỗ trợ mạnh mẽ" của TT Obama cho việc "bảo tồn bản sắc tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ độc đáo của Tây Tạng và bảo vệ nhân quyền của người Tây Tạng".

Tổng thống Mỹ ủng hộ một cuộc đối thoại giữa đại diện của Đức Dalai Lama và chính quyền Bắc Kinh, văn phòng Tổng Thống cho biết thêm. Cuộc tiếp đón này đã lên kế hoạch vào lúc 11g30.

Chỉ trích Quốc hội Mỹ

TT Obama trước đó đã chỉ trích Quốc hội Mỹ ở Washington vì quốc hội đã "chịu áp lực của Bắc Kinh" không dám tiếp đón vị lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng lưu vong. Đức Dalai Lama đã đến Mỹ từ đầu tháng 7.

TT Obama đã gặp mặt Đức Dalai Lama trong năm 2010 với sự thất vọng của Bắc Kinh. Các nhà lãnh đạo cộng sản Tầu luôn sợ hãi Đức Dalai Lama có tầm ảnh hưởng lớn trong những hoạt động tôn giáo của ngài.

Dự kiến cuộc họp này sẽ dẫn đến những căng thẳng mới trong quan hệ giữa Mỹ và Trung cộng. Bắc Kinh luôn cáo buộc vị tu sĩ lãnh đạo người Tây Tạng là người hoạt động chính trị tạo sự ly khai của Tây Tạng tách ra Trung Cộng và đổ tội cho ngài chịu trách nhiệm về tình trạng bất ổn ngày càng nổi dậy ở cao nguyên Hy Mã Lạp Sơn.

Một dân tộc bị đàn áp khổ đau

Quân đội cộng sản Tầu đã tiến quân vào Tây Tạng vào nămm 1950/1951. Năm 1959, sau thất bại của cuộc khởi nghĩa lớn của dân tộc Tây Tạng, Đức Dalai Lama và hơn 100.000 người Tây Tạng chạy trốn qua biên giới vào tỵ nạn ở Ấn Độ.

Vào ngày 1 tháng 9 năm 1965, Bắc Kinh xây dựng các "khu tự trị Tây Tạng", có diện tích nhỏ hơn nhiều hơn so với Tây Tạng cũ, đã được thêm vào một vài phần đất của Tầu là tỉnh Thanh Hải và Tứ Xuyên.

Tổ chức nhân quyền quốc tế và Đức Dalai Lama tố cáo chính quyền Bắc Kinh thực thi chính sách "diệt chủng văn hóa", bao gồm cả việc phá thai và triệt sản, ép buộc cưỡng bức di dân người Tây Tạng để phân tán và đồng hóa họ trở thành người Tầu.

Từ nhiều tháng qua, các cuộc xung đột leo thang giữa người Tây Tạng và tầng lớp lãnh đạo cộng sản Bắc Kinh, qua đó nhiều tu sĩ Phật giáo đã bị bắt giữ tù đầy.

Ngày 10/3/2011, Đức Dalai Lama từ chức vị trí của mình là người đứng đầu chính phủ Tây Tạng lưu vong. Lúc đó ngài nói tại Dharamsala, nơi đặt trụ sở của chính quyền Tây Tạng lưu vong: "Ngay từ những năm 1960, tôi đã nhiều lần nhấn mạnh rằng người Tây Tạng cần một nhà lãnh đạo được bầu bởi những người mà tôi có thể bàn giao quyền lực".

Ngày 27/4/2011, vị chuyên gia luật pháp quốc tế và là giáo sư đại học Harvard, ông Lobsang Sangay, 44 tuổi, trong một cuộc bỏ phiếu của người Tây Tạng lưu vong tại Dharamsala đã được chọn làm vị đại diện hợp pháp của chính phủ Tây Tạng lưu vong, kế vị Đức Dalai Lama.

Đức Dalai Lama nay đã 76 tuổi và chỉ muốn được lãnh đạo về tinh thần. Năm 1989 ngài được trao giải Nobel Hòa Bình.

Đức Dalai Lama hiện giờ đang ở Washington để tham dự một nghi lễ Phật giáo kéo dài 11 ngày.

Hà Long
 
Lich sử Đại Hội Giới Trẻ Thế Giơi
Lm. Anphong Trần Đức Phương
18:37 16/07/2011
LỊCH SỬ ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ THẾ GIỚI

• Quá Trình Tổ Chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.

• Các Đại Hội Giới trẻ đã được tổ chức cho đến ngày nay.

ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ THẾ GIỚI là cuộc HỘI NGỘ rất quan trọng cho Giới Trẻ trong thế giới đầy biến động ngày nay.

Đức Đương Kim Giáo Hoàng Bênêdictô XVI đã đề cập đến Đại Hội Giới Trẻ trong Bài Giảng của Ngài vào Thánh Lễ buổi sáng ngày 20/4/2005 (ngay ngày hôm sau khi được bầu chọn lên Ngôi Giáo Hoàng) như sau: “Tôi đặc biệt nghĩ đến GIỚI TRẺ, là những người đã được Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đặc biệt lưu tâm đối thoại với họ. Tôi gửi đến các bạn trẻ lòng âu yếm mến thương. .. Tôi muốn tiếp tục đối thoại với các bạn, lắng nghe các ước vọng của các bạn, trong niềm hy vọng tôi sẽ giúp được các bạn gặp gỡ Chúa Kitô luôn sống động và trẻ trung...”

Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khởi xướng từ ngày Chúa Nhật Lễ Lá (15-4-1984) Năm Thánh Cứu Độ 1984 tại Rôma. Sau đó, năm 1985 (Năm Liên Hiệp Quốc tuyên bố là “Năm Giới Trẻ”), vào ngày Chúa Nhật Lễ Lá (31/3/1985), tại Công Trường Đại Thánh Đường Thánh Phêrô (Rôma), trước khoảng 300,000 ngàn bạn trẻ có mặt hôm đó, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tuyên bố thành lập “Ngày Giới Trẻ Thế Giới”.

Từ ngày đó, đã có những tổ chức Ngày Đại Hội Giới Trẻ theo từng Giáo phận mỗi năm một lần thường vào ngày Chúa Nhật Lễ Lá (mở đầu Tuần Thánh); còn Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới thừờng được tổ chức 3 năm một lần tại các địa điểm khác nhau trên thế giới. Mỗi Đại Hội Giới Trẻ Giáo Phận hay Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới đều có một Chủ đề (Theme) để các bạn trẻ học hỏi. Vào Ngày Đại Hội, các bạn trẻ sẽ hân hoan gặp gỡ nhau, cầu nguyện, vui chơi, và hội thảo để trao đổi với nhau các kinh nghiệm sống thuộc các nền văn hoá khác nhau, để xây dựng bản thân, đời sống đức tin, và cùng nhau tìm ra những phương thức thực hành Đức Tin và Đức Bác ái giữa thế giới hôm nay. Khi ra về các bạn trẻ sẽ cố gắng để xây dựng một tương lai tốt đẹp và phong phú hơn cho chính mình, cho gia đình, cho tổ quốc và xã hội.

Sau đây là những Đại Hội Giới Trẻ đã được tổ chức (Tài liệu lấy trong: World Youth Day-Wikipedia, the free encyclopedia. Số người tham dự được tính theo số người trong Thánh Lễ Bế mạc mỗi Đại Hội).

• Đại Hội Giới Trẻ đầu tiên đã được tổ chức Tại Rôma (ngày 15/4/1984); số tham dự: 300,000; chủ đề: “Năm Thánh Cứu Độ”.

• Lần thứ hai cũng tại Rôma (ngày 31/3/1985); số tham dự: 300,000; chủ đề: “Năm Giới Trẻ Thế Giới” ( do Liên Hiệp Quốc đề xướng để đề cao vai trò của giới trẻ trên thế giới).

• Năm 1986 (ngày 23/3): Ở mỗi Giáo Phận. Chủ đề: “Hãy luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về Niềm Hy vọng của anh em” (1 Phêrô 3:15).

• Năm 1987 (ngày 11-12/ 4): Đại hội Giới trẻ tòan thế giới tại Buenos Aires, thủ đô nước Argentina; số tham dự: 900,000. Chủ đề: “Chúng ta đã nhận biết Tình yêu Chúa nơi chúng ta và chúng ta đã tin vào Tình yêu ấy” (1 Gioan 4:16).

• Năm 1988 (ngày 27/3): Ở mỗi Giáo Phận. Chủ đề: “Ngài bảo các anh làm gì, các anh cứ làm theo như vậy” (Gioan 2:5)

• Năm 1989 ( ngày 15-20/ 8 ): Đại Hội Giới Trẻ toàn thế giới tại Santiago de Campostella, Bồ Đào Nha; số tham dự: 400,000. Chủ đề: “Ta là Đường, là Sự Thật, và là sự Sống (Gioan 14:16).

• Năm 1990 (ngày 8/4): Ở mỗi Giáo Phận. Chủ đề: “Thày là cây nho, các con là ngành nho” (Gioan 15:5)

• Năm 1991 ( ngày 10-15 tháng 8): Đại Hội Giới Trẻ toàn thế giới tại Czestochowa, Ba Lan; số tham dự: 1,600,000. Chủ đề: “Chúa Thánh thần làm cho anh em trở nên con cái Chúa”(Rôma 8:15).

• Năm 1992 (ngày 12/4): Ở mỗi Giáo Phận. Chủ đề: “Các con hãy đi khắp thế giới rao giảng Tin Mừng” (Mátcô 16:15)

• Năm 1993 ( ngày 10-15/8): Đại Hội Giới Trẻ toàn thế giới tại Denver, Colorado, Hoa Kỳ; số tham dự: 500,000. Chủ đề: “Ta đến để đòan chiên được sống và sống dồi dào(Gioan 10:10)

• Năm 1994 (Ngày 27/3): Ở mỗi Gíao Phận. Chủ đề: “Như Chúa Cha đã sai Thày, Thày cũng sai các con.” (Gioan 20:21)

• Năm 1995 (ngày 10-15 /1): Đại Hội Giới Trẻ toàn thế giới tại Manila, Thủ đô Phi Luật Tân; số tham dự: 5,000,000; đây là một cuộc tập họp đông đảo nhất trong lịch sử nhân loại).Chủ đề: “Như Chúa Cha đã sai Thày, Thày cũng sai các con” (Gioan 20:21)

• Năm 1996: Ở mỗi Giáo Phận. Chủ đề: “Thưa Thày, bỏ Thày chúng con biết theo ai? Thày mới có những lời ban sự sống đời đời” (Gioan 6:68)

• Năm 1997 (ngày 19-24/8): Đại Hội Giới Trẻ thế giới tại Paris, Thủ đô nước Pháp; số tham dự: 1,200,000.Chủ đề: “Thưa Thày, Thày ở đâu? - Hãy đến mà xem”(Gioan 1:38-39)

• Năm 1998 (Ngày 5/4): Ở mỗi Giáo Phận. Chủ đề: “Chúa Thánh Thần sẽ dạy chúng con mọi điều”(Gioan 14:26)

• Năm 1999 (ngày 28/3): Ở mỗi Giáo phận. Chủ đề “Chúa Cha yêu mến chúng con” (Gioan 16:27)

• Năm Thánh 2000 (ngày 15-20/8): Đại Hội Giới Trẻ toàn thế giới tại Rôma; số người tham dự: 2,000,000. Chủ đề: “ Ngôi Lời đã làm nguời và ở giữa chúng ta”(Gioan 1:14)

• Năm 2001 (ngày 8/4): Ở mỗi Giáo Phận. Chủ đề: “Ai muốn theo Ta hãy bỏ mình đi, vác Thánh giá mình hằng ngày mà theo Ta” (Luca 9:23)

• Năm 2002 (ngày 23-28/7): Đai Hội Giới Trẻ thế giới tại Toronto, Canada; số tham dự: 800,000. Chủ đề: “Các con là Muối cho đời… Các con là Ánh sáng cho trần gian” (Mattheu 5:13-14)

• Năm 2003 (Ngày 13/4): Ở mỗi Giáo Phận. Chủ đề: “Đây là Mẹ con” (Gioan 19:27)

• Năm 2004 (Ngày 4/4): Ở mỗi Giáo phận. Chủ đề: “Chúng tôi muốn gặp Đức Giêsu” (Gioan 12: 21)

• Năm 2005 (ngày 16-21/8/2005): Đại Hội Giới Trẻ thế giới tại Kohn, Đức quốc; số tham dự: 1,200,000. Đại hội lần này cách 3 năm kể từ Đại Hội Toronto, lại trùng vào năm Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II qua đời, và bắt đầu triều đại của Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI, là người Đức.Chủ đề: “Chúng tôi đến bái lạy Người”(Mattheu 2:2)

• Năm 2006 (Ngày 9/4): Ở mỗi Giáo Phận. Chủ đề: “Lời Chúa là đèn soi bước chân tôi, và là ánh sáng dẫn lối cho tôi” (Thánh vịnh 119:105)

• Năm 2007 (Ngày 01/4): Ở cấp Giáo Phận. Chủ đề: “Như Cha đã yêu mến chúng con; chúng con cũng hãy yêu mến nhau” (Gioan 13:34)

• Năm 2008 (ngày 15-20/7): Đại Hội Giới Trẻ toàn thế giới tại Sydney (Australia), số người tham dự cũng rất đông, gần cả triệu người ( Khách hành hương đến Úc nhiều nhất từ trước đến nay, hơn cả dịp Thế Vận Hội năm 2000 ). Chủ đề: “Chúng con sẽ nhận được sức mạnh của Chúa Thánh Thần xuống trên chúng con; và chúng con sẽ là những chứng nhân của Thày”(Công Vụ Tông đồ 1:8).

• Năm 2011(Ngày 16-21/8): Đai Hội Giới Trẻ tại Madrid.

Chương trình chung cho Tuần Lễ Đại Hội Giới Trẻ Thế giới như sau:

Ngày Thứ Ba:

Buổi Sáng: Đón chào quan khách và các bạn trẻ đến dự Đại Hội.

Buổi Chiều: Thánh Lễ Khai Mạc và tiếp theo là các sinh hoạt riêng của mỗi Đoàn Thể và mỗi Nhóm Bạn Trẻ ở các nơi đến.

Ngày Thứ Tư đến Thứ Sáu:

Buổi Sáng: Các Khóa Giáo Lý và các cuộc Hội thảo do các Đức Giám Mục và các Linh mục hướng dẫn.

Buổi chiều: Các sinh hoạt vui chơi giải trí, các chương trình Văn nghệ, hòa nhạc, các cuộc thăm viếng.

Buổi tối là các giờ Cầu nguyện, các nghi thức sám hối và ban Bí Tích Hòa giải. Các Thánh Lễ sẽ ở các địa điểm và các giờ khác nhau.

Riêng tối Thứ Sáu có giờ Ngắm Đàng Thánh Gía Trọng Thể.

Thứ Bẩy:

Buổi Sáng: Di chuyển đến địa điểm Canh Thức Cầu Nguyện.

Buổi chiều: Canh Thức Cầu Nguyện và nghỉ qua đêm ngoài trời.

Chúa Nhật:

Buổi Sáng: Thánh Lễ Bế mạc và Phép lành Tòa Thánh; sau đó loan báo thời gian và địa điểm sẽ tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế giới lần sau, và tiếp tục các sinh hoạt đến 5:00 giờ chiều.

Thực ra, mỗi Đại Hội Giới trẻ Thế giới khởi đầu ngay từ ngày Bế Mạc Đại Hội Giới Trẻ lần trước, khi Đức Giáo Hoàng trong Lễ Bế Mạc, trao cho các đại diện giới trẻ (của nước sẽ tổ chức Đại hội lần tới) “Thánh Giá Hành Hương” và các bạn trẻ này sẽ rước về quê hương mình và rước đi nhiều nơi trên đất nước của họ (đôi khi cũng rước qua các nước lân cận) trong suốt thời gian trước ngày khai mạc Đại hội.

Lần Bế mạc Năm Thánh Cứu Độ vào ngày 15/4/1984, khi lần đầu tiên trao Thánh giá cho Đai Diện Giới trẻ, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã nhắn nhủ: “Các Bạn trẻ thân mến, khi bế mạc Năm Thánh này, Cha trao cho các con Dấu Chỉ của Năm Thánh: Thánh Giá Chúa Kitô! Các con hãy mang Thánh Giá này đi khắp thế giới như là biểu tượng của Tình yêu của Chúa Kitô cho nhân loại, và các con hãy loan truyền cho mọi người rằng: chỉ nơi Sự Chết và Phục Sinh của Chúa Kitô, chúng ta mới có thể tìm thấy ơn Cứu độ và sự Giải thoát!” Rồi trong ngày Bế mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Tôrôntô (Canada), Ngài cũng nói với các bạn trẻ: “Cha muốn chính thức loan báo Ngày Giới Trẻ Thế Giới kế tiếp sẽ là vào năm 2005 tại Koln, Đức Quốc…Cuộc Hành Trình Thiêng liêng của chúng con đến thành phố Koln bắt đầu ngay từ ngày hôm nay. Chúa Kitô đợi chúng con tại đó…Vậy giờ đây chúng ta đang trên đường hướng tới thành phố Kohn, nơi sẽ cử hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới vào tháng 8, 2005…” và vào phần cuối bài Nói chuyện này, Đức Thánh Cha nhắn nhủ: “ Các Bạn trẻ thân mến, khi chúng con hướng về thành phố Kohn, thì Cha cũng đồng hành với chúng con trong kinh nguyện. Xin Mẹ Maria, người ‘phụ nữ của Thánh Thể’ và là Mẹ khôn ngoan, nâng đỡ chúng con trong cuộc hành trình, soi sáng cho chúng con những quyết định, và dạy chúng con biết yêu mến nhũng gì là Chân, Thiện, Mỹ. Xin Mẹ dẫn đưa tất cả chúng con đến với Con của Mẹ, là Đấng duy nhất có thể thỏa mãn những ước vọng thâm sâu nhất của tâm hồn con người. Cha chúc lành cho chúng con!”
 
Top Stories
Vatican excommunicates Chinese bishop
Philip Pullella
10:28 16/07/2011
VATICAN CITY - A Chinese bishop ordained without papal approval has been excommunicated from the Catholic Church, the Vatican said on Saturday, bringing relations between the Vatican and Beijing to a new low.

In a statement branding Thursday's ordination illegitimate, the Vatican said Pope Benedict "deplores" the way communist authorities are treating Chinese Catholics who want to remain faithful to Rome instead of to the state-backed Church.

China's state-sanctioned Catholic Church ordained Joseph Huang Bingzhang as bishop in Shantou city in southern Guangdong province on Thursday despite warnings he would not be recognised because the city has a Vatican-approved bishop.

"Consequently, the Holy See does not recognise him ... and he lacks authority to govern the Catholic community of diocese," the Vatican said.

Chinese Catholics, believed to number between 8 million and 12 million, are divided between those who are members of the Church backed by the Communist Party and those loyal to the pope.

In its statement, the Vatican said Beijing authorities had coerced some bishops loyal to the Holy See to attend the ordination service against their will and praised them for trying to resist.

A source in China said last week the bishops were accompanied to the event by police.

The Vatican demanded that Catholics in China be given the right to act freely and remain loyal to the pope.

"The Holy Father, having learned of these events, once again deplores the manner in which the Church in China is being treated and hopes that the present difficulties can be overcome as soon as possible," it said.

SEVERAL RECENT ORDINATIONS

Huang was the third bishop to be ordained without Vatican approval in recent months, but the build-up ratcheted up tensions.

Priests anywhere in the world who allow themselves to be made bishops without papal approval — and the bishops who perform the ordinations — are subject to automatic excommunication, or a total cutoff from the Church.

Relations between Beijing and the Vatican had been seen to be improving last year before the recent string of ordinations.

The Vatican says it is willing to start talks with China aimed at Beijing recognising the Church's autonomy in its internal affairs and forge diplomatic relations.

But China says the Vatican must first sever ties with Taiwan, which China considers a renegade territory.

The Vatican is among some 20 states that still have full diplomatic relations with Taiwan.

(Source: http://www.wellandtribune.ca/ArticleDisplay.aspx?e=3217555)
 
The desperate plight of Catholics in Vietnam – one priest’s story
Alan Holdren and David Kerr (CNA)
18:46 16/07/2011
Rome, Italy, Jul 15, 2011 / 05:53 am (CNA).- “If I return now, they will throw me in jail and kill me.” These are the frank words that mark an encounter with Father Peter Nguyen Khai, a 41-year-old Vietnamese priest living in Rome.

His crime? Not hiding his Catholic faith.

Fr. Peter Nguyen Van Khai
“My parents taught me how to pray daily and keep the faith in our home, but we never went to church,” says Fr. Khai who grew up in the predominantly Catholic village of Phuc Nhac in the Ninh Binh province of northern Vietnam.

“I learned that the government did not allow the parishioners to gather for worship at the church. Attending Holy Mass, therefore, was a special treat for me.”

It is a situation that many Vietnamese Catholics simply had to learn to live with. For Fr. Khai, though, any thoughts of quietly co-existing with the regime evaporated following one particular boyhood experience.

“One day, I saw a mentally ill woman who used to wander around the village. She came to the church in tears, banging on its front door with her skinny hands and crying out with great anguish: ‘The church is still here, but where is Father?’”

“Father” was a local pastor, Fr. Matthew Hau, who a few years before had been arrested, tortured and killed by the local communist authorities. A vicious persecution of all the Catholics in the village then ensued – the Khai family included.

“After learning the story of Fr. Matthew Hau and his heroic acts to the end of his life in order to protect the faith of his people, especially the accounts of his arrest, torture and senseless murder, I suddenly had a strong desire to become a priest—a “Father” like him,” says Fr. Khai.

And so began 12 years of clandestine formation with just one aim – to become a Catholic priest.

Initially he sought out the only surviving Redemptorist priest in northern Vietnam, a member of his extended family, Fr. Joseph Bich. Under the pretense of being the old man’s caretaker, Fr. Khai studied at Fr. Bich’s home in Hanoi.

“Unfortunately, the police in Hanoi suspected my real reason. They summoned me repeatedly to the local precinct for interrogation and put all kinds of pressure on Fr. Joseph Bich.”

And so, Fr. Khai set off for the relative safety of Saigon in the south of the country. It was here after years of secret studying, says Fr. Khai, “I was secretly ordained to the priesthood in a small room on the night of September 25, 2001.”

Thus began a decade of priestly ministry to the Catholic population in both north and south Vietnam, often playing a game of cat-and-mouse with the communist authorities.

However in 2010, “after a few years of leading the faithful,” says Fr. Khai “in highly publicized quests for justice and truth against the oppression of the communist government,” his superiors decided to send him to Rome.

Unable to leave the country legally, he made a dangerous trek across the Vietnamese border into Laos and on to Thailand.

“After many perilous days during which I had more than once confronted the fear of death, I arrived in Bangkok,” the Thai capital.

“Throughout these escape episodes I knew that St. Joseph was protecting me in a special way. His own story of leading Mary and the baby Jesus to safety remained my constant hope and inspiration,” says Fr. Khai.

In Rome, his campaign for the Catholics of Vietnam continues. He shares photos of peaceful protest and prayer being suppressed by riot police, images of tear gas being used and women being beaten. He even shows prints of babies who, he claims, were forcibly aborted by the authorities. Fr. Khai says he carried out proper burials on each one.

He says the past few months spent “at the heart of the Church” has only deepened his “love and devotion to the causes of my Catholic brothers and sisters back home who still struggle and suffer every day for their faith in a ruthless regime.”

That suffering, he says, is “systematic” and “cunning” and comes in many guises from interference in episcopal appointments down to everyday discrimination in politics, the law and freedom of worship.

“The government uses all forces at their disposal, including the state media, the political apparatus, the laws and the public education system to stop the growth of the Catholic Church at all costs.”

“Catholics in every part of Vietnam are considered second-class citizens, deserving discrimination in legal treatment” he concludes.

His key message is that he not only wants the outside world to protest but also to pray for Vietnam, a country he believes is ripe for the message of Jesus Christ and the Gospel.

“Vietnamese society as a whole is thirsty for truth and justice and their result which is peace. They are tired of living under a regime full of lies, corruption and unjust treatment.”

“When the Catholic leadership is strong in promoting these fundamental values, they earn the respect and loyalty of the poor, the educated and the young people who are seeking.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Hội Việt Nam khởi động ''Năm Tu đức''
Lã Thụ Nhân
08:43 16/07/2011
Giáo Hội Việt Nam khởi động "Năm Tu đức"

Xuân Lộc (AsiaNews) – Các giám mục Việt Nam đã thiết lập "Năm Tu đức" nhằm giúp giải quyết một trong những vấn đề đang nổi lên nơi Giáo Hội Việt Nam; sự cần thiết linh mục ở các vùng nông thôn, và các khu vực dân tộc thiểu số, hỗ trợ cho sự trưởng thành của tín hữu. Vấn đề này cũng được thảo luận tại Hội nghị thường niên các Đại Chủng viện Việt Nam do Ủy ban Giáo sĩ và Chủng sinh thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức tại Xuân Lộc từ ngày 4 đến 9 tháng Bảy. Hội nghị quy tụ những người đứng đầu các đại chủng viện gặp nhau tại Giáo phận Xuân Lộc. Hội nghị có sự tham dự của 49 người gồm các giáo sư và các giám đốc Đại chủng viện trong nước. Các báo cáo đã được trình bày và các chủ đề chính cho việc chuẩn bị đào tạo linh mục cũng được thảo luận, chẳng hạn như kinh nghiệm nhân bản, các bí tích và các hoạt động mục vụ, nhất là chú ý đến tầm quan trọng của sự hiệp thông trong các chủng viện.

Mục đích của hội nghị là để thiết lập các hướng dẫn cho "Năm Tu đức" do Hội Đồng Giám Mục Việt Nam phát động. Tầm quan trọng và mục tiêu của Năm Tu đức đã được nhấn mạnh, đưa ra các chủ đề: đào tạo con người, kiến thức và chuẩn bị cho công tác mục vụ và giáo dục thiêng liêng, và các thông số để đánh giá Năm Tu đức cũng được thiết lập. Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Tổng Thư ký của Ủy ban Giáo sĩ và Chủng sinh, đã nói về việc chuẩn bị cho chức linh mục tại Việt Nam, phác thảo một chương trình đã được các giám mục phê duyệt và thông qua.

Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo cho hãng Tin Tức Á Châu hay: "Tôi rất quan tâm đến việc đào tạo các linh mục tương lai, làm thế nào chúng ta có thể giúp các chủng sinh yêu mến Chúa Giêsu, tin tưởng vào Chúa Giêsu và theo Ngài bằng niềm vui. Tất nhiên mọi Kitô hữu đều cần đến tình yêu của Chúa Giêsu và đây là lý do tại sao các linh mục phải là một mẫu gương để noi theo. Việc đào tạo không dừng lại ở các khái niệm thần học, chúng ta phải suy nghĩ và sống như Chúa Giêsu".

Việt Nam đã mở cửa để phát triển về kinh tế và xã hội từ năm 1987. Trong bối cảnh của kinh tế thị trường, nhiều người Công Giáo đã di cư từ các cộng đồng nghèo khó của miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Giờ là thời điểm cần các linh mục hơn nữa để phục vụ trong các giáo xứ, các linh mục làm việc vì quyền lợi của các cộng đồng và góp phần ổn định xã hội và phát triển kinh tế của đất nước.

Theo thời gian, Giáo Hội đã hiện diện trong cơ cấu xã hội và đóng góp vào sự phát triển. Năm 1993, Tổng Giáo Phận Hà Nội có gần 2 triệu thành viên so với dân số gần 34 triệu người, Tổng Giáo Phận Huế đã có 553 ngàn người so với dân số 10,5 triệu người, và Tổng Giáo Phận Sài Gòn đã có 2,2 triệu thành viên so với dân số 25,8 triệu người.

Đến năm 2008, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã có 3.541 linh mục và 6,187 triệu tín hữu, so với dân số Việt Nam là 86,16 triệu người (chiếm khoảng 7% dân số). Năm 2011 có khoảng 7 triệu giáo dân, quy tụ quanh 7.000 nhà thờ, với hơn 4.000 linh mục. Nhưng giáo dân và các nhóm dân tộc thiểu số sống ở các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh thiếu linh mục cùng làm việc với họ và giúp họ đạt đến sự phát triển con người toàn diện.

Trong chuyến thăm chủng viện của giáo phận Xuân Lộc ngày 01 tháng Năm, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện không Thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam, cho hay: "Chúng ta cần nhiều linh mục, nhưng các linh mục phải nên thánh, theo mẫu gương của Chúa Giêsu, công bố Tin Mừng và là mục tử của cộng đoàn mà Thiên Chúa trao phó cho họ. Do đó cần thúc đẩy để tu dưỡng đời sống tinh thần của anh em và tiếp tục công cuộc giáo dục của anh em nhằm thực hiện công việc mà Thiên Chúa đã trao phó cho anh em".
 
Hãng tin Công giáo quốc tế CNA viết về cha Phêrô Nguyễn Văn Khải
Lã Thụ Nhân
10:47 16/07/2011
Câu chuyện của cha Khải: Hoàn cảnh tuyệt vọng của người Công Giáo tại Việt Nam

Rôma, Ý (CNA). - "Nếu giờ tôi trở về, họ sẽ ném tôi vào tù và giết tôi". Đây là những lời thẳng thắn đánh dấu cuộc gặp gỡ với cha Phêrô Nguyễn Văn Khải, một linh mục Việt Nam 41 tuổi sống tại Rôma.

Cha Khải hồi tranh đấu ở Tòa Khâm Sứ Hà Nội
Tội của ngài? Không che giấu đức tin Công Giáo của mình.

Cha Khải lớn lên trong một làng quê chủ yếu là người Công Giáo ở Phúc Nhạc, tỉnh Ninh Bình. Ngài cho hay: "Cha mẹ tôi đã dạy tôi làm thế nào để cầu nguyện hàng ngày và giữ đức tin trong gia đình chúng tôi, nhưng chúng tôi đã không bao giờ được đi nhà thờ". "Tôi đã học biết được rằng chính quyền không cho phép giáo dân đến thờ phượng tại nhà thờ. Vì thế, tham dự Thánh Lễ, là một niềm vui sướng đặc biệt đối với tôi".

Đây là tình huống mà nhiều người Công giáo Việt Nam phải học cách sống với nó. Mặc dù thế, đối với cha Khải, những tư tưởng thinh lặng cùng tồn tại với chế độ đã tan biến sau một kinh nghiệm cụ thể thời niên thiếu: "Một ngày, tôi thấy một phụ nữ bị bệnh tâm thần đi lang thang quanh làng. Cô đã đến nhà thờ trong nước mắt, đập mạnh vào cửa trước của nhà thờ bằng đôi bàn tay gầy guộc và khóc lớn trong nỗi đau đớn: "Nhà thờ vẫn còn đây, nhưng Cha đi đâu rồi?"

"Cha" là một vị mục tử địa phương, cha Mátthêu Hậu, người trước đó một vài năm đã bị bắt, bị tra tấn và bị sát hại bởi chính quyền cộng sản địa phương. Một cuộc đàn áp khắc nghiệt tất cả người Công Giáo trong làng xảy ra sau đó – bao gồm cả gia đình cha Khải.

Cha Khải cho biết: "Sau khi biết được câu chuyện của Cha Mátthêu Hậu và những hành động anh hùng của ngài cho đến hết đời để bảo vệ đức tin của giáo dân mình, nhất là những thông tin về vụ bắt giữ, tra tấn và giết người vô cớ, đột nhiên tôi khao khát mạnh mẽ muốn trở thành một linh mục – một người ‘Cha’ như ngài".

Và vì thế ngài đã bắt đầu 12 năm được đào tạo bí mật với mục tiêu duy nhất để trở thành một linh mục Công Giáo. Ban đầu ngài cố tìm kiếm ra vị linh mục Dòng Chúa Cứu Thế duy nhất còn sót lại ở miền Bắc Việt Nam, một thành viên trong đại gia đình của ngài, cha Giuse Bích. Giả dạng là người trông nhà của cụ già, cha Khải học ở nhà cha Bích tại Hà Nội: "Thật không may, công an Hà Nội nghi ngờ lý do thực sự của tôi. Họ triệu tập tôi nhiều lần đến đồn công an địa phương để thẩm vấn và gây mọi áp lực trên cha Giuse Bích".

Và vì thế, cha Khải bắt đầu lên đường vì sự an toàn tương đối ở Sài Gòn thuộc miền Nam đất nước. Tại đây, sau nhiều năm bí mật tu học, cha Khải cho biết "tôi đã được phong chức linh mục một cách bí mật trong căn phòng nhỏ vào đêm 25 tháng 9 năm 2001". Từ đó ngài bắt đầu một thập kỷ của sứ vụ linh cho giáo dân Công Giáo ở cả hai miền Nam Bắc, thường chơi trò mèo-và- chuột với chính quyền cộng sản.

Tuy nhiên, cha Khải cho hay vào năm 2010, "sau vài năm lãnh đạo các tín hữu, tìm kiếm một cách công khai công lý và sự thật chống lại sự áp bức của chính quyền cộng sản", các bề trên của ngài quyết định gửi ngài sang Rôma.

Không thể rời khỏi đất nước một cách hợp pháp, ngài đã thực hiện một chuyến đi nguy hiểm xuyên qua biên giới Việt Nam với Lào và sang Thái Lan: "Sau nhiều ngày đầy hiểm họa có hơn một lần đối mặt với nỗi sợ hãi của cái chết, tôi đến Băng Cốc, thủ đô Thái Lan". Cha cho biết: "Trong suốt những tình tiết của cuộc trốn chạy này, tôi biết rằng Thánh Giuse đã bảo vệ tôi một cách đặc biệt. Câu chuyện của chính ngài dẫn dắt Đức Maria và Hài nhi Giêsu an toàn vẫn là niềm hy vọng không ngớt và là nguồn cảm hứng của tôi".

Tại Rôma, cuộc vận động của ngài cho những người Công giáo Việt Nam vẫn tiếp tục. Ngài chia sẻ những bức ảnh của cuộc biểu tình và cầu nguyện ôn hòa bị công an chống bạo động đàn áp, những hình ảnh hơi cay được sử dụng và phụ nữ bị đánh đập. Ngài thậm chí còn trưng ra những hình ảnh các em bé bị phá thai do nhà cầm quyền ép buộc. Cha Khải cho hay ngài đã chôn cất thích hợp từng em.

Ngài cho biết vài tháng qua đã dành thời gian "ở trung tâm của Giáo Hội" chỉ để đào sâu thêm "tình yêu và lòng thành kính của tôi hướng về quê hương đối với những bản án của anh chị em Công Giáo của tôi tiếp tục đấu tranh và đau đớn mỗi ngày vì đức tin của họ trong một chế độ tàn nhẫn".

Ngài nói sự đau đớn đó là "có hệ thống" và "sự xảo quyệt" đến trong nhiều vỏ bọc từ sự can thiệp trong các bổ nhiệm giám mục đến phân biệt đối xử hàng ngày trong chính trị, pháp luật và tự do thờ phượng: "Chính quyền sử dụng tất cả các lực lượng tùy ý họ, gồm các phương tiện truyền thông nhà nước, bộ máy chính trị, pháp luật và hệ thống giáo dục công cộng để ngăn chặn sự phát triển của Giáo Hội Công Giáo bằng mọi giá".

Ngài kết luận: "Người Công Giáo ở mọi miền của Việt Nam được xem là công dân hạng hai, bị phân biệt đối xử tồi tệ trong đối xử pháp lý".

Sứ điệp chính của ngài không chỉ muốn thế giới bên ngoài phản đối mà còn cầu nguyện cho Việt Nam, một đất nước mà ngài tin rằng đã chín muồi cho các sứ điệp của Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng: "Toàn thể xã hội Việt Nam khao khát sự thật và công lý, và kết quả của chúng là hòa bình. Họ đang mệt mỏi sống dưới một chế độ đầy tham nhũng, dối trá và đối xử bất công".

"Khi giới lãnh đạo Công Giáo mạnh mẽ thăng tiến các giá trị căn bản này, họ đạt được sự tôn trọng và lòng trung thành của người nghèo, người có học thức và giới trẻ, những người đang tìm kiếm các giá trị đó".
 
Lễ trao giải cuộc thi Nhánh Huệ Nước Trời tại Trung Tâm Mục Vụ Huế
Thủy Tiên
10:04 16/07/2011
HUẾ - Khóa Ca Trưởng Cấp 1, đợt I, lần 2 từ ngày 11-17/2011 tại Tổng giáo Phận Huế năm nay có một sinh hoạt thay đổi hẳn bầu khí bình thường, đó là buổi chia sẻ với một số tác giả văn thơ Công giáo nhân lễ Trao giải cuộc thi viết Nhánh Huệ Nước Trời. Cuộc thi này tổ chức trao giải tại ba địa điểm khác nhau theo ba Giáo tỉnh. Và ngày 15/07/2011 đã diễn ra buổi trao giải dành cho các tác giả thuộc Giáo tỉnh Huế.

Xem hình ảnh

Mở đầu chương trình, Cha Đaminh Minh Anh, Trưởng Ban Thánh Nhạc Giáo phận Huế, cũng là thành viên trong Ban Giám Khảo cuộc thi tuyên bố lý do và giới thiệu thành phần tham dự gồm có: Đức Tổng Giám Mục Stêphanô, mặc dù Ngài vừa mới đi công tác mục vụ về, sức khỏe không được tốt nhưng với tất cả tình yêu mến và tinh thần cổ võ cho cuộc thi, Ngài đã đến hiện diện trong buổi lễ trao giải. Kế đến là Đức Cha phụ Tá Phanxicô Xavie, Cha Đaminh Minh Anh, Ban Giám Khảo, Nhạc sư Giuse Phạm Đức Huyến cùng Ban Giảng Huấn Khóa Ca Trưởng TGP Huế. Về phía ban Tổ chức cuộc thi gồm: Cha Trăng Thập Tự, nhà thơ Pm Cao Huy Hoàng, anh Pio X Lê Hồng bảo, chủ nhiệm Vườn Ôliu, Anh Nguyễn Thanh Xuân. Tác giả bài xướng: Anh Dzuy Sơn Tuyền. Bên cạnh đó, còn có đại diện CLB Đồng Xanh Thơ Quy Nhơn: anh Nguyễn Văn Tường. Đại diện CLB Chút Tâm Tình Đà Nẳng: Anh Nguyễn văn Sướng. Đại diện CLB Đồng Xanh Thơ Nha Trang: anh Lê Hồng Bảo. Đại diện các cây bút Công giáo Giáo phận Ban Mê Thuột: anh Trần Ngọc Hạnh. Đại diện các cây bút Công giáo Giáo phận Kon Tum: anh Lê Minh Sơn, cùng 14 thí sinh đạt giải thuộc TGP Huế và các thí sinh dự thi thuộc TGP Huế, 370 học viên khóa Ca Trưởng, 70 thiếu nhi đạt giải Văn Thơ Linh Mục Đặng Đức Tuấn, của Giáo phận Quy Nhơn.

Năm ngoái, Sen Giữa Lầy là cuộc thi tôn vinh Mẹ Maria và cổ võ đức khiết tịnh. Năm nay, cuộc thi Nhánh Huệ Nước Trời tiếp tục cổ võ đức khiết tịnh đồng thời tôn vinh Thánh Cả Giuse, được hai trang mạng liên kết tổ chức là Mạng Lưới Dũng Lạc và Hướng Về Đại Hội Dân Chúa.

Cuộc thi “Nhánh Huệ Nước Trời” được khởi đầu từ giữa tháng 09/2010 và kết thúc nhận bài vào ngày 19/03/2011. Cuộc thi đã quy tụ được 155 tác giả tham dự, với 248 bài họa thơ Đường, 174 bài thuộc các thể thơ khác, 10 kịch bản và 91 tác phẩm truyện rất ngắn hoặc đoản văn.

Cuộc thi đã đem lại những tín hiệu đặc biệt đáng mừng :

- Số lượng tác phẩm văn xuôi (101) tăng hơn 5 lần so với lần trước (19).
- Số chủng sinh (17) và nam nữ tu sĩ (10) tham gia khá đông.
- Số sinh viên tham gia đạt 12%, với 06 sinh viên khoa sáng tác và 13 sinh viên các khoa khác.
- Đặc biệt có một tác giả “nhí” đạt giải triển vọng thơ Đường mới 16 tuổi, học lớp 9, cho thấy thơ Đường vẫn còn thu hút cả với người trẻ.

Một nét đặc biệt trong sinh hoạt văn thơ Công giáo trong năm qua là sự gia tăng các Câu Lạc Bộ. Vào thời điểm trao giải Sen Giữa Lầy, trong 26 Giáo phận chỉ mới có 3 Câu Lạc Bộ sáng tác thơ văn Công giáo tại ba Giáo tỉnh. Tại giáo tỉnh Hà Nội có CLB Thơ Tâm Nguyện Hải Phòng. Tại Giáo tỉnh Huế có CLB Đồng Xanh Thơ Quy Nhơn. Tại giáo tỉnh Sài Gòn có CLB Đồng Xanh Thơ Sài gòn. Chỉ sau một năm đã có thêm 3 CLB mới, trong đó tại Giáo tỉnh Huế đã có thêm CLB Chút Tâm Tình Đà Nẵng và CLB Đồng Xanh Thơ Nha Trang.

Tiếp tục chương trình, Cha Trăng Thập Tự, thay mặt Ban Tổ chức có lời phát biểu chào mừng “Buổi trao giải cho các tác giả thuộc Giáo tỉnh Huế hôm nay, là một xác nhận cụ thể về sự nâng đỡ của Qúy Đức Cha và cũng là một cơ hội quý báu, để chúng con đệ đạt lên Đức Tổng Giám Mục và Qúy Đức trong Giáo tỉnh, một nguyện vọng nhỏ: Ước mong Đức Tổng và Qúy Đức Cha, cho tổ chức một giải văn thơ cho các bạn trẻ trong Giáo tỉnh, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà thơ Hàn Mạc Tử, ngày 22/09/2012 tới đây. Chúng con đệ đạt nguyện vọng này, không riêng cho Giáo tỉnh Huế mà cho cả ba Giáo tỉnh”.

Tiếp lời Cha Trăng Thập Tự, anh Nguyễn Thanh Xuân giới thiệu hướng sinh hoạt của Câu lạc bộ thơ văn Công giáo (xin xem bài phát biểu đính kèm tiếp sau).

Và có lẽ phần mọi người hồi hộp, chờ đợi nhất chính là lúc công bố và giới thiệu các tác giả đạt giải thuộc Giáo tỉnh Huế. Nhà thơ Pm Cao Huy Hoàng và anh Pio X Lê Hồng Bảo, chủ nhiệm hai chuyên san Đồng Xanh thơ và Vườn Ôliu của Mạng Lưới Dũng Lạc lần lượt giới thiệu tên các tác giả đạt giải gồm có:

I. Xướng họa thơ Đường Luật :

Giải nhì: tác giả Vân Du- Gp Huế với tác phẩm Thánh Cả. Giải triển vọng: tác giả Giuse Nguyễn Văn Sướng- Gp Đà Nẵng với tác phẩm Bông Huệ Thánh, tác giả Sao Đêm -Gp Huế với tác phẩm Bạch Huệ, Nguyễn Vũ Hồng Kha, tác giả trẻ tuổi nhất- Gp Quy Nhơn với tác phẩm Hương Cha.

II. CÁC THỂ THƠ KHÁC:

Giải nhất: tác giả Cao Nguyên- Gp Kontum với tác phẩm Giuse, Cành Huệ Trắng. Các giải triển vọng: Giuse Nguyễn Văn Sướng- Gp Đà Nẵng với tác phẩm Tiếng Lòng Ông Thợ Mộc, Vân Du- Gp Huế với tác phẩm Thánh Cả Giuse, Nguyên Thiện- Gp Đà Nẵng với tác phẩm Huệ Trắng Lừng Hương, Nam Giao- Úc Châu với tác phẩm Người Công Chính, Phạm Đình Duy- Gp Nha Trang với tác phẩm Người Cha Không Lên Tiếng.

III. KỊCH BẢN:

Giải nhì: tác giả Giuse Nguyễn Văn Sướng- Gp Đà Nẵng với tác phẩm Đoan Hứa Khiết Tịnh. Giải triển vọng: Tippy- Gp Huế với tác phẩm Một Gia Đình.

IV. TRUYỆN RẤT NGẮN VÀ ĐOẢN VĂN:

Giải ba: tác giả Lê Thành Đích- Gp Nha Trang với tác phẩm Nhập Vai Thánh Giuse. Các giải triển vọng: Dương Duy Tân- Gp Nha Trang với tác phẩm Nhìn Lên Ngài- Sự Trở Lại, Phạm Thành- Gp Đà Nẵng với tác phẩm Người Đàn Ông Tuyệt Vời, Nguyễn Khắc Thư- Gp Nha Trang với tác phẩm Giấc Mộng Lành, Nguyễn Hoàng Hải- Gp Nha Trang với tác phẩm Anh Rể, Lm Nguyễn Thành Tiên- Gp Nha Trang với tác phẩm Đối Thoại Với Thánh Giuse, Đinh Thị Thu Hằng- Gp Nha Trang với tác phẩm Cha và Con.

Các tác giả đạt giải cũng như Ban Tổ chức cuộc thi hết sức xúc động trước sự hiện diện của Đức Tổng, Đức Cha Phụ Tá, quý Cha và các vị quan khách danh dự khác...

Tiếp đến, anh Nguyễn Văn Sướng, đại diện các tác giả đạt giải phát biểu cảm tưởng. Sau đó, Đức Cha Phụ Tá, thay lời Đức Tổng ban huấn từ với “Ước mong trong tương lai có nhiều tổ chức cuộc thi viết để lớp trẻ tiếp tục kế thừa và phát huy làng thơ văn Công giáo ngày một tốt đẹp hơn...”

Một số tác phẩm văn học có nội dung và hình thức khá xứng đáng với ý nguyện Tôn Vinh Thánh Cả Giuse và Cổ võ Đức Khiết Tịnh, đã được Ban Tổ chức tuyển chọn in thành tập sách “Thánh Cả Giuse, Nhánh Huệ Nước Trời” và được trao tặng đến mọi người trong buổi lễ trao giải. Tuy không đến được với buổi lễ trao giải nhưng nhạc sĩ Phạm Trung ( đã từng Phụ Giáo trong khóa Ca Trưởng Cấp 1, lần 1, từ 10-16/01/2011) và nhà thơ khiếm thị Vũ Thủy, thuộc mái ấm Thiên Ân đã trao gửi đến mọi người đĩa nhạc CD “Cô gái mù và ly cà phê trắng”, với ước mong xin quý vị rộng tay giúp các em mù trong “Mái Ấm Thiên Ân”.

Kết thúc buổi lễ trao giải, Cha Trăng Thập Tự đại diện cho Ban tổ chức nói lời cám ơn (Xin xem bài đính kèm).

Mọi người ra về với một tâm hồn đoan hứa cùng Thánh Cả Giuse Cổ võ Đức Khiết trong cuộc sống hôm nay.

LỜI CÁM ƠN CỦA ĐẠI DIỆN BAN TỔ CHỨC CUỘC THI NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI, CHA TRĂNG THẬP TỰ.

Trọng kính Qúy Đức Cha, Qúy Cha và tất cả Anh Chị Em,

Kết thúc lễ trao giải là lúc để chúng con chân thành thốt lên tâm tình biết ơn Thiên Chúa và Hội Thánh. Chúng con biết ơn Đức Tổng dù sức khỏe không cho phép vẫn hiện diện với chúng con, chúng con biết ơn Đức Cha Phụ tá đã yêu thương nâng đỡ chúng con, biết ơn Cha Giám đốc TTMV và Cha Trưởng Ban Thánh Nhạc Tổng giáo phận Huế, cùng các cộng sự viên của hai Cha, đã nhiệt tình và vất vả hy sinh, để tổ chức cuộc lễ cho chúng con. Chúng con xin chân thành cám ơn quý Cha và quý khách đã bỏ thời giờ đến hiệp thông với chúng con. Xin cám ơn quý đại diện các giáo phận, các tác giả cũng như các tác giả khác, đã vượt đường xa đến tham dự buổi gặp gỡ và lễ trao giải.

Với tư cách trưởng đoàn Giáo phận Quy Nhơn, con còn phải có một lời cám ơn riêng trước tình thương mà Đức Tổng, Đức Cha Phụ tá, Cha Giám đốc TTMV và Cha Trưởng Ban Thánh Nhạc dành cho các mầm non văn thơ của Giáo phận chúng con.

Để tỏ lòng biết ơn, tất cả anh chị em bạn thơ và bạn văn chúng con, lớn cũng như nhỏ, nguyện hứa sống tinh thâng Hội Thánh mà hai cuộc thi Sen Giữa Lầy và Nhánh Huệ Nước Trời gợi hứng cho chúng con.

Hai cuộc thi đều bắt đầu từ việc xướng họa thơ Đường, việc xướng họa dạy ta một cách sống rất đẹp trong Hội Thánh và cho Hội Thánh. Với Đức Kittô là Đầu, chúng ta sống tâm tình phu xướng phụ tùy. Còn giữa mọi anh chị em trong Hội Thánh, chúng ta sống cái tương kính của việc xướng họa. Không “thách họa” để chơi nhau chí tử như nhiều trường hợp ở đời nhưng “mời họa” với tấm lòng ưu ái và trân trọng, vừa tôn trọng cái khác biệt vừa phát huy nét độc sáng, tạo nên cảnh vừa hài hòa vừa phong phú. Luật khắc lục không cho phép ta lười lĩnh dẫm chân lên nhau nhưng phải không ngừng sáng tạo.

Đi xa hơn kinh nghiệm xướng họa, diễn tiến cuộc thi cũng gợi hứng về tinh thần Hội Thánh. Chúng con không thực hiện sáng kiến mình cách riêng lẻ nhưng đã đặt nó dưới sự chuẩn thuận của vị Giám mục có trách nhiệm và xin sự hỗ trợ của nhiều Giám mục khác. Diễn tiến ấy dạy chúng con bài học tìm kiếm sự hài hòa giữa đoàn sủng và cơ cấu, phát huy sáng kiến của mình nhưng luôn bước đi trong sự hiệp thông và vâng phục các Chủ chăn và trong niềm đồng cảm mạnh mẽ với Hội Thánh.

Với tinh thần ấy, một lần nữa, chúng con chân thành cảm tạ và xin kính mời tất cả chúng cùng kết thúc buổi lễ trao giải này với lời kinh Hoà Bình của thánh Phanxicô.

100 NĂM NGÀY SINH HÀN MẠC TỬ
100 NHÀ THƠ CÔNG GIÁO MỚI
BÀI PHÁT BIỂU CỦA BAN TỔ CHỨC CUỘC THI NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI TRONG BUỔI TRAO GIẢI
DÀNH CHO CÁC TÁC GIẢ THUỘC GIÁO TỈNH HUẾ TẠI TRUNG TÂM MỤC VỤ TỔNG GIÁO PHẬN HUẾ

Kính thưa Qúy Đức Cha, Qúy Cha và tất cả anh chị em,

Kết thúc cuộc thi viết Nhánh Huệ Nước Trời, Ban Tổ Chức nhận ra rằng cuộc thi có duyên nợ với Hàn Mạc Tử, nhà thơ tài hoa của văn học Việt Năn nói chung và của giới Công giáo nói riếng. Cuộc thi khởi đầu năm 2010, trùng với kỷ niệm 70 năm Hàn Mạc Tử qua đời, 11/11/2010, và kết thúc năm 2011 khi chúng ta chuẩn bị mừng 100 năm sinh nhật của anh, 22/09/2012.

Chúng con muốn đề cập tới Hàn Mạc Tử trong buổi trao giải dành cho các tác giả thuộc giáo miền Trung này vì anh vốn gắn liền với miền Trung. Anh sinh tại Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình ngày 22/09/1912. Năm 12 tuổi, học tiểu học tại Quãng Ngãi, 14 tuổi học tại Quy Nhơn, 16 tuổi học tại Huế- rồi 18 tuổi làm công chức tại Quy Nhơn và sau một thời gian làm báo ở Sài Gòn, khi biết mình mắc bạo bệnh, anh quay về Quy Nhơn tìm phương chữa trị. Cuối cùng, anh từ giã cõi đời tại bệng viện phong Quy Hòa, Quy Nhơn, ngày 11/11/1940.

Trong năm 2000, giới Công giáo Việt Nam đã có một số sinh hoạt kỷ niệm 70 năm anh qua đời. Hai cụ Phạm Đình Khiêm và Võ Long Tê cho xuất bản quyển Như Hương Trầm Bay Lên, công bố một tài liệu nhiều chục năm qua vẫn ở trong vòng thầm lặng. Tài liệu cho thấy nhà thơ trẻ tuổi này là một Kitô hữu rất thánh thiện. Cùng lúc với tập tài liệu ấy về sự thánh thiện của Hàn Mạc Tử, linh mục Trăng Thập Tự viết một tập mỏng, Hàn Mạc Tử- người Kitô hữu trẻ trên đường vào nội tâm, dựa vào giáo thuyết dòng Cát Minh để trình bày bước nhảy vọt trên hành trình tâm linh của Hàn Mạc Tử, trả lời cho câu hỏi bí ẩn:tại sao trước khi biết mình mắc bệnh phong, Hàn Mạc Tử làm thơ hay và sau khi biết, anh lại làm thơ cực hay? Tại sao trước đó hầu như anh chỉ làm thơ đời mà sau đó anh lại làm thơ đạo là chính?

Bài viết đã được tác giả chia sẻ trong ngày sinh hoạt tưởng niệm 70 năm Hàn Mạc Tử, tại khu điều trị phong Quy Hòa. Đây là một ngày sinh hoạt đặc biệt, từ sáng tới chiều ngày 06/11/2010, quy tụ gần 130 người, chủ yếu là sinh viên Công giáo, buổi sáng nghe thuyết trình, thảo luận, dâng lễ; buổi chiều dành cho thơ nhạc Hàn Mạc Tử và viếng mộ nhà thơ tại Ghềnh Ráng.

Việc tưởng niệm Hàn Mạc Tử còn được thực hiện tại Xã Đoài chính ngày 11/11/2010 với những bài nói chuyện của Linh mục Trăng Thập Tự dành cho cộng đồng linh mục, cho các chủng sinh và cho các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá. Sau đó một tuần, có thánh lễ cầu nguyện và đêm thơ Hàn Mạc Tử tại hội trường An Phong DCCT Sài Gòn.

Nối dài những tưởng niệm ấy, Ban Tổ chức cuộc thi Nhánh Huệ Nước Trời muốn nhân cơ hội này công bốmột cố gắng đang được thực hiện hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hàn Mạc Tử. Đó là bộ sưu tập mang tên “100 năm ngày sinh Hàn Mạc Tử - 100 nhà thơ Công giáo mới”. Như lời Chúa Kitô, từ một hạt giống mục nát đã nẩy nở hàng trăm. Công việc sẽ do chuyên san Đồng Xanh Thơ của Mạng Lưới Dũng Lạc và CLB Đồng Xanh Thơ Quy Nhơn hợp tác thực hiện.

Trong dịp trao giải Nhánh Huệ Nước Trời tại Sài Gòn, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Chủ tịch Ủy ban Văn hóa HĐGMVN, đã ngỏ ý mong Ban Tổ chức cuộc thi chúng con tiến hành tổ chức một cuộc thi viết kỷ niệm 100 năm Hàn Mạc Tử. Thế nhưng vì phải dành nội lực cho việc thực hiện bộ sưu tập, thay vì tự mình tổ chức, chúng con sẽ đạo đạt nguyện vọng lên Hàng Giáo Phẩm xin tổ chức giải thưởng ấy ở quy mô các Giáo tỉnh, mỗi Giáo tỉnh có một Ban Tổ chức riêng. Như thế sẽ dễ bề thúc đẩy hoạt động của các CLB văn thơ các giáo phận.

Bộ sưu tập sẽ gồm 4 quyển. Quyển đầu dành 2/3 số trang cho Hàn Mạc Tử và 1/3 còn lại cho mười tác giả khác. Ba quyển sau, mỗi quyển giới thiệu 30 tác giả. Mỗi tác giả sẽ có từ 5 đến 15 bài thơ, ảnh chân dung, tiểu sử và bài cảm nghiệm đức tin. Ban sưu tập không làm công việc bình thơ. Thay vào đó, mỗi tác giả sẽ tự chia sẻ về cảm nghiệm đức tin của mình, để giúp độc giả dễ cảm nhận thông điệp Kitô giáo của tác giả.

Cho đến nay, chúng con đã chọn được tác phẩm và thu thập các thông tin cá nhân nói trên của 30 tác giả. 50 tác giả khác đã được chọn bài xong và đang thu thập thông tin cần thiết.

Chắc hẳn chìm ẩn trong lòng các giáo xứ và các Dòng tu còn có nhiều nhà thơ đáng chú ý. Chúng con ước mong được quý Ban mục vụ Văn hóa các giáo phận cũng như các Dòng tu tiếp tay giúp cho công cuộc sưu tập sớm hoàn thành. Với sự giúp đỡ của nhiều người, chúng con hy vọng sẽ có được tác phẩm của trên 130 tác giả. Chúng con sẽ chọn 100 tác giả đầu tiên có đủ thông tin cá nhân để giới thiệu trong dịp này. Chúng con cũng ước mong có thể dành ưu tiên cho 10 tác giả dưới 28 tuổi, tuổi của Hàn Mạc Tử. Ước mong quý vị hữu trách nhiệt tình cổ võ giúp chúng con để bộ sưu tập sớm được hoàn thành và phong phú giá trị.

Tm Ban Tổ Chức
Tađêô Nguyễn Thanh Xuân
Chủ nhiệm CLB Đồng Xanh Thơ Quy Nhơn


 
Tiệc Hội Bảo Trợ Ơn Gọi tại Sydney
Diệp Hải Dung
10:12 16/07/2011
SYDNEY - Tối thứ Sáu 15/07/2011 khoảng 500 quan khách đã đến nhà hàng Crystal Palece vùng Canley Heights Sydney tham dự buổi dạ tiệc gây quỹ Hội Bảo Trợ Ơn Gọi TGP Sydney.
Khai mạc chương trình vũ khúc Trong Tim Ta do các bạn trẻ trong Cộng Đổng Công Giáo TGP Sydney trình diễn. Kế tiếp Mc Ngọc Oanh chào mừng quý Cha, quý Sơ, quý Thầy và quý quan khách đã đến tham dự buổi Dạ Tiệc Bảo Trợ Ơn Gọi và đồng thời giới thiệu Cha Phêrô Đặng Đình Nên Linh Hướng Hội Bảo Trợ Ơn Gọi TGP Sydney.

Xem hình ảnh

Cha Đặng Đình Nên ngỏ lời chào mừng quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ và tất cả mọi người đã đến tham dự buổi dạ tiệc hôm nay nhằm mục đích giúp cho Hội Bảo Trợ Ơn Gọi Tỗng Giáo Phận Sydney có cơ hội và phương tiện giúp cho các Tu Sinh ở Việt Nam dấn thân theo Ơn Gọi của Chúa. Cha ngỏ lời cám ơn tất cả mọi người và sau đó Cha Tuyên Uý Trưởng Nguyễn Khoa Toàn lên làm phép của ăn đồng thời Ban Tổ Chức trình chiếu về những sinh hoạt bảo trợ các Dòng Tu bên Việt Nam.

Ông Hoàng Văn Hùng Hội Trưởng HộI Bảo Trợ Ơn Gọi Tổng Giáo Phận Sydney lên báo cáo về những sinh hoạt của Hội trong những năm qua:

Năm 2007 Hội bảo trợ cho 299 Tu Sinh Nam Nữ thuộc 19 HộI Dòng, Tu HộI tại Việt Nam và đã gởi số tiền : $35,880.oo Úc kim
Năm 2008 Hội bảo trợ cho 405 Tu Sinh Nam Nữ thuộc 27 HộI Dòng, Tu HộI tại Việt Nam và đã gởi về $50,150.oo Úc kim
Năm 2009 Hội bảo trợ cho 424 Tu Sinh Nam Nữ thuộc 33 HộI Dòng, Tu HộI tại Việt Nam và đã gởI về $51,460.oo Úc kim
Năm 2010 HộI bảo trợ cho 454 Tu Sinh Nam Nữ thuộc 31 HộI Dòng, Tu HộI tại Việt Nam và đã gởI về $64,671.oo Úc kim

Năm nay 2011 Hội dự trù bảo trợ cho 530 Tu Sinh Nam Nữ thuộc 34 Tu Hội, Hội Dòng, Đan Viện, đa số là Tu Sinh miền Bắc của Giáo Hội Mẹ Việt Nam và dự trù sẽ gởi về trong vài tuần tới khoảng trên dướI $75,000.oo Úc kim.

Nhân dịp này chúng con xin cám ơn Ban Tuyên Uý, Cha Tuyên úy Đặc trách Đặng Đình Nên đã linh hướng cho HộI và giúp hội có một hướng đi phù hợp với nhu cầu của Giáo Hội Việt Nam. Xin cám ơn Ban Thường Vụ luôn luôn khích lệ và hỗ trợ. Xin cám ơn đến HĐMV, quý Trưởng Ban Ngành Đoàn Thể, các Ban Mục Vụ và quý Trưởng Ban Mục Vụ các Giáo Đoàn đã tích cực tiếp tay đồng hành với Hội. Đặc biệt hơn nữa xin cám ơn đến qúy ân nhân đã quảng đại nhận bảo trợ cho trên 465 Tu Sinh Nam Nữ của Giáo Hội Mẹ Việt Nam.

Sau đó chương trình văn nghệ với những màn Vũ, Đơn Ca, Song Ca, Tốp ca do các bạn trẻ Công Giáo trong Cộng Đồng cùng với Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh trình diễn với những ca khúc Cánh Đồng Truyền Giáo, Nhân Chứng Tình Yêu, Giêsu Con Hát Về Ngài v..v.. rất là đặc sắc.

Ông Hoàng Đức Tính Phó Chủ tịch CĐCGVN Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Hội Bảo Trợ Ơn Gọi đã tích cực hoạt động động trong những năm tháng qua hầu giúp cho các Tu Sinh ở quê nhà có phương tiện và cơ hội bước theo Ơn Gọi của Thiên Chúa.

Đặc biệt hôm nay Hội cũng trao tặng Phép Lành Tòa Thánh cho 3 vị Ân Nhân là Ông Bà Nguyễn Anh Dũng, Ông Bà Nguyễn Ngọc Bích và ông Bà Nguyễn Thanh Vương đã trợ giúp bảo trợ liên tục trong nhiều năm qua cho trên 20 Tu Sinh.
Sau cùng ông Lê Tinh Quang Thủ quỹ Hội lên báo cáo tổng kết chi thu của buổi dạ tiệc trừ chi phí cho nhà hàng. Hội thu nhận được $10,054 Úc kim.

Sau đó chương trình dạ tiệc kết thúc với nhạc phẩm Tôi Chọn Giêsu do các Ca Sĩ trong Cộng Đồng trình diễn và kết thúc bế mạc vào lúc 11pm.
 
Thông Báo
Thông báo từ “Quỹ Học Bổng Dành cho Sinh viên Công giáo”
Maria Goretti Trần Thu Hoài
10:14 16/07/2011
Hà Nội, ngày 12 tháng 07 năm 2011

Các bạn sinh viên thân mến!
Nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện nâng cao tri thức nơi các bạn sinh viên Công giáo, đặc biệt là những bạn có hoàn cảnh khó khăn nhưng có tinh thần vươn lên và đạt thành tích cao trong học tập, một nhóm những người hảo tâm Công giáo trong và ngoài nước đã thành lập một Quĩ Học Bổng cho sinh viên Công giáo. Liên đoàn Sinh viên Công giáo Việt Nam được Quĩ học bổng dành nhiều suất học bổng trong năm (học bổng toàn phần, học bổng bán phần) cho những sinh viên đạt thành tích tốt và nhiệt thành tham gia công tác đoàn thể, nhà thờ, giáo xứ, cộng đoàn sinh viên cũng như những công việc bác ái theo tinh thần Kitô giáo.

Dự kiến có hơn 20 suất học bổng toàn phần sẽ được trao vào mỗi năm, 2 lần/năm.
Cụ thể như sau:

1. Học bổng:
- Chỉ được dùng để đóng tiền học phí cho sinh viên.
- Học bổng toàn phần (4 triệu đồng/năm). Thanh toán theo mỗi học kỳ (6 tháng). Mỗi học kỳ 2 triệu đồng (sinh viên phải thanh toán lại với biên lai tiền học phí).
- Các trường hợp đặc biệt như: Sinh viên giỏi, quá khó khăn, nhiệt tình làm việc thiện có thể được xem xét nâng học bổng, trợ cấp sách vở ....
- Đối với các trường hợp đặc biệt, tuy không đủ hoàn toàn các điều kiện để cấp học bổng toàn phần cả năm, cũng có thể được xét trợ cấp một học kỳ.
- Nếu số lượng đơn xin đủ tiêu chuẩn nhiều hơn tổng số học bổng có được thì sẽ ưu tiên cho những người nghèo hơn, học giỏi hơn và nhiệt tình trong các hoạt động bác ái.

2. Điều kiện để được học bổng:
- Sinh viên nghèo hiện đang học tại các trường đại học ở miền Bắc Việt Nam (những trường hợp ngoài miền Bắc được coi là trường hợp đặc biệt), có điểm học trong một năm trước đó trung bình từ điểm 7,5 trở lên. Nếu là sinh viên mới vào trường thì tính điểm năm cuối trung học, hoặc điểm thi vào đại học.
- Trong thời gian được học bổng, sinh viên phải sinh hoạt thường xuyên trong tổ chức sinh viên Công giáo hoặc làm việc thiện nguyện tối thiểu 20 tiếng trở lên trong một kỳ học: Đi thăm người già cả neo đơn, nghèo khó, phục vụ nhà thờ và các đoàn thể trong Giáo hội Công giáo, trẻ em nghèo, khuyết tật, nạn nhân HIV-AIDS, bệnh nhân phong và các nạn nhân khác ...
- Sinh viên được cấp học bổng là những sinh viên không nhận được học bổng, trợ cấp của các tổ chức, cá nhân khác (ngoài gia đình).

3. Đơn xin học bổng:
- Làm đơn xin học bổng theo mẫu của Ban điều hành học bổng của Liên Đoàn hoặc đơn viết tay.
Trong đơn cần ghi rõ cam kết hiện không được hưởng bất cứ học bổng hoặc tài trợ nào ngoài gia đình. (Việc này nếu có thì cần ghi rõ trong đơn và nêu lý do vẫn muốn xin học bổng). Và cam kết trong thời gian nhận học bổng sẽ làm việc bác ái tông đồ, giúp việc trong nhà thờ hoặc sinh hoạt đoàn thể Công giáo ít nhất 20 giờ trong một học kỳ.
- Phiếu điểm học kỳ.
- Xác nhận của Cha linh hướng hoặc trưởng Ban đại diện (nơi mà sinh viên đó sinh hoạt và học tập) hoặc của cha xứ (nơi ứng viên sinh sống) là sinh viên nghèo.

4. Thông tin liên hệ:
Mọi hồ sơ xin cấp học bổng gửi về theo địa chỉ:
Văn phòng mục vụ Giới trẻ và Sinh viên - Nhà thờ Thái Hà.
180/2 Nguyễn Lương Bằng - Phường Quang Trung - Quận Đống Đa - Hà Nội.
Điện thoại: 0912 344 993
Email: hocbongsinhvienconggiao@gmail.com

5. Lưu ý:
- Đợt trao học bổng lần đầu dự kiến sẽ vào đầu năm học (tháng 9/2011) tới đây. Vì vậy, các bạn sinh viên thuộc diện trên và mong muốn được hỗ trợ, giúp đỡ thì hãy gửi hồ sơ về Ban điều hành học bổng LDSVCGVN. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ ngày 10/8 đến ngày 10/9/2011.
- Sau thời gian kiểm tra và xét duyệt, những hồ sơ được cấp học bổng sẽ được thông báo trên website của Liên Đoàn: www. svconggiaovietnam.org (Vào khoảng từ ngày 15- 20/9/2011).

Trân trọng thông báo.
Trưởng Ban điều hành học bổng LĐSVCGVN
 
Tin Đáng Chú Ý
TT Obama tiếp đón Đức Dalai Lama tại Tòa Bạch Ốc - Cộng sản Tầu phản đối
Hà Long
10:16 16/07/2011
Washington, 16/7/2011 - Theo các hãng thống tấn APA và Reuter cho biết TT Obama sẽ tiếp đón nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Dalai Lama tại Tòa Bạch Ốc vào thứ bẩy, lúc 11g30 (giờ địa phương, 17g30 theo MESZ)) ngày 16/7/2011, mặc dù Bắc Kinh đã phản đối và thúc đẩy Mỹ hủy bỏ việc đón tiếp này.

Trung cộng luôn phản đối bất kỳ cuộc tiếp đón nào của một quan chức nước ngoài với Đức Dalai Lama, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Tầu, ông Hong Lei cho biết. Chính quyền Mỹ đã được yêu cầu thu hồi lời mời đón tiếp vị lãnh đạo Tây Tạng để tránh can thiệp vào công việc nội bộ của cộng sản Tầu, ông Hong Lei cho biết thêm.

Một việc hiếm thấy nơi đảng Dân Chủ của TT Obama là ông đã khiển trách quốc hội Mỹ không tỏ ra thiện chí tốt đối với Đức Dalai Lama.

Như thế trong vòng hơn một năm TT Obama đã đón tiếp Đức Dalai Lama hai lần tại Mỹ.

Ủng hộ sự đối thoại

Hôm thứ sáu, trong một tuyên bố của Nhà Trắng đã cho giới truyền thông biết rằng cuộc tiếp đón nhấn mạnh sự "hỗ trợ mạnh mẽ" của TT Obama cho việc "bảo tồn bản sắc tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ độc đáo của Tây Tạng và bảo vệ nhân quyền của người Tây Tạng".

Tổng thống Mỹ ủng hộ một cuộc đối thoại giữa đại diện của Đức Dalai Lama và chính quyền Bắc Kinh, văn phòng Tổng Thống cho biết thêm. Cuộc tiếp đón này đã lên kế hoạch vào lúc 11g30.

Chỉ trích Quốc hội Mỹ

TT Obama trước đó đã chỉ trích Quốc hội Mỹ ở Washington vì quốc hội đã "chịu áp lực của Bắc Kinh" không dám tiếp đón vị lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng lưu vong. Đức Dalai Lama đã đến Mỹ từ đầu tháng 7.

TT Obama đã gặp mặt Đức Dalai Lama trong năm 2010 với sự thất vọng của Bắc Kinh. Các nhà lãnh đạo cộng sản Tầu luôn sợ hãi Đức Dalai Lama có tầm ảnh hưởng lớn trong những hoạt động tôn giáo của ngài.

Dự kiến cuộc họp này sẽ dẫn đến những căng thẳng mới trong quan hệ giữa Mỹ và Trung cộng. Bắc Kinh luôn cáo buộc vị tu sĩ lãnh đạo người Tây Tạng là người hoạt động chính trị tạo sự ly khai của Tây Tạng tách ra Trung Cộng và đổ tội cho ngài chịu trách nhiệm về tình trạng bất ổn ngày càng nổi dậy ở cao nguyên Hy Mã Lạp Sơn.

Một dân tộc bị đàn áp khổ đau

Quân đội cộng sản Tầu đã tiến quân vào Tây Tạng vào nămm 1950/1951. Năm 1959, sau thất bại của cuộc khởi nghĩa lớn của dân tộc Tây Tạng, Đức Dalai Lama và hơn 100.000 người Tây Tạng chạy trốn qua biên giới vào tỵ nạn ở Ấn Độ.

Vào ngày 1 tháng 9 năm 1965, Bắc Kinh xây dựng các "khu tự trị Tây Tạng", có diện tích nhỏ hơn nhiều hơn so với Tây Tạng cũ, đã được thêm vào một vài phần đất của Tầu là tỉnh Thanh Hải và Tứ Xuyên.

Tổ chức nhân quyền quốc tế và Đức Dalai Lama tố cáo chính quyền Bắc Kinh thực thi chính sách "diệt chủng văn hóa", bao gồm cả việc phá thai và triệt sản, ép buộc cưỡng bức di dân người Tây Tạng để phân tán và đồng hóa họ trở thành người Tầu.

Từ nhiều tháng qua, các cuộc xung đột leo thang giữa người Tây Tạng và tầng lớp lãnh đạo cộng sản Bắc Kinh, qua đó nhiều tu sĩ Phật giáo đã bị bắt giữ tù đầy.

Ngày 10/3/2011, Đức Dalai Lama từ chức vị trí của mình là người đứng đầu chính phủ Tây Tạng lưu vong. Lúc đó ngài nói tại Dharamsala, nơi đặt trụ sở của chính quyền Tây Tạng lưu vong: "Ngay từ những năm 1960, tôi đã nhiều lần nhấn mạnh rằng người Tây Tạng cần một nhà lãnh đạo được bầu bởi những người mà tôi có thể bàn giao quyền lực".

Ngày 27/4/2011, vị chuyên gia luật pháp quốc tế và là giáo sư đại học Harvard, ông Lobsang Sangay, 44 tuổi, trong một cuộc bỏ phiếu của người Tây Tạng lưu vong tại Dharamsala đã được chọn làm vị đại diện hợp pháp của chính phủ Tây Tạng lưu vong, kế vị Đức Dalai Lama.

Đức Dalai Lama nay đã 76 tuổi và chỉ muốn được lãnh đạo về tinh thần. Năm 1989 ngài được trao giải Nobel Hòa Bình.

Đức Dalai Lama hiện giờ đang ở Washington để tham dự một nghi lễ Phật giáo kéo dài 11 ngày.
 
Văn Hóa
Niềm vui dâng Chúa
Thanh Sơn
10:07 16/07/2011
Niềm vui nối kết dâng cao
Niềm vui dâng Chúa quyện vào trong tim
Niềm vui đâu phải kiếm tìm
Niềm vui ru nhẹ lim dim vào hồn

Niềm vui thiếu nữ kết hôn
Niềm vui thánh thoát tâm hồn bình an
Niềm vui kẻ biết thanh nhàn
Niềm vui chẳng biết thở than bao giờ

Niềm vui sẽ biến thành thơ
Niềm vui tuôn chảy tràn bờ yêu thương
Niềm vui tỏa ngát muôn hương
Niềm vui thơm ngát vô thường dâng lên

Niềm vui dâng Chúa đáp đền
Niềm vui theo Chúa vững bền ngàn năm
Niềm vui đẹp tựa trăng rằm
Niềm vui Cảm tạ Mãi nằm trong tâm

Niềm vui dâng hiến âm thầm
Niềm vui mạnh mẽ ầm ầm dâng lên
Niềm vui con mãi đáp đền
Niềm vui cảm tạ dâng lên đến Ngài.