Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cuộc chiến giành giật mạng sống cho bé Charlie Gard với những khúc quanh đầy bất ngờ
Đặng Tự Do
01:42 16/07/2017
Hai tiếng đồng hồ điều trần tại tòa án với các câu hỏi được lặp đi lặp lại của Thẩm phán Nicholas Francis đã khiến cho bầu không khí càng lúc càng căng thẳng. Đến một lúc, mẹ của Charlie, là cô Connie Yates, đã mất bình tĩnh và hét vào mặt quan tòa Nicholas Francis:
“Chúng tôi đã nói nhiều lần rằng con chúng tôi không đau đớn gì cả. Nếu nó đau như mấy người nói, chúng tôi đã không có mặt ở đây chiến đấu với mấy người.”
Anh chồng Chris Gard, bực tức giằn mạnh cốc nước của mình xuống, và hai vợ chồng rời phòng xử án, vừa đi vừa chửi toáng lên.
Bé Charlie bị một dạng bệnh mitochondrial rất hiếm dẫn đến sự suy giảm cơ bắp và tổn thương não. Bất chấp lời cầu xin của Đức Thánh Cha Phanxicô, và của tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, cũng như các nỗ lực ngoại giao trên thế giới nhằm tiếp tục các cuộc điều trị thử nghiệm cho bé Charlie Gard, một loạt các thẩm phán đã ủng hộ các chuyên gia tại bệnh viện Greater Ormond Street cho rằng việc điều trị cho bé Charlie sẽ không có kết quả mà chỉ gây thêm đau đớn cho đứa trẻ. Họ cho rằng đứa bé nên được “chết êm dịu”.
Nhiều người lo ngại rằng cha mẹ của cháu bé phen này sẽ rắc rối to vì tội “khinh mạn toà án”.
Tuy nhiên, hôm thứ Sáu, một thẩm phán Tòa án Tối cao ở Anh đã phán quyết rằng một chuyên gia người Mỹ được phép khám cho bé Charlie, và đưa ra ý kiến xem liệu đứa trẻ có nên được đưa sang Mỹ điều trị hay không.
Tiến sĩ Michio Hirano của Trung tâm Y tế Đại học Columbia, Hoa Kỳ sẽ kiểm tra Charlie Gard ngay tại Bệnh viện Greater Ormond Street ở London. Trước tòa, Tiến sĩ Hirano nói dựa vào kiến thức hiện tại của ông về vụ án, ông tin rằng có “từ 11% đến 56% cơ hội” liệu pháp của ông sẽ cải thiện tình trạng của cậu bé. Tiến sĩ Hirano cũng chứng thực rằng ông không thấy có chứng cứ gì là bé Charlie Gard đang đau đớn.
Các tín hữu Công Giáo Croatia lo ngại người Serb cản trở tiến trình tuyên thánh cho Chân Phước Hồng Y Aloysius Stepinac
Đặng Tự Do
06:53 16/07/2017
Đức Hồng Y Aloysius Stepinac trước tòa án nhân dân của cộng sản |
Diễn biến này khiến các tín hữu Công Giáo Croatia lo ngại rằng Chính Thống Giáo Nam Tư có thể gây cản trở cho tiến trình tuyên thánh cho vị Hồng Y được xem là anh hùng dân tộc Croatia.
Đức Hồng Y Stepinac sinh ngày 8 tháng 5 năm 1898. Ngài được thụ phong linh mục năm 1930. Chỉ một năm sau, ngài được bổ nhiệm làm trưởng ban nghi lễ Phụng Vụ của tổng giáo phận Zagreb và thành lập Caritas của tổng giáo phận này. Năm 1934, ngài được tấn phong Giám Mục Phó tổng giáo phận Zagreb. Khi Đức Tổng Giám Mục Antun Bauer qua đời vào tháng 12 năm 1937, Đức Cha Stepinac lên kế vị ngài.
Ngày 6 tháng Tư năm 1941, Đức Quốc Xã xâm lược Nam Tư và tách Croatia thành một quốc gia độc lập như trước khi bị sát nhập vào Nam Tư hồi tháng 12 năm 1918. Là con dân của tổ quốc Croatia, Đức Cha Stepinac hoan nghênh bước tiến này. Tuy nhiên, ngay sau đó, ngài không ngừng lên án tội ác của Đức Quốc Xã đối với người Do Thái và người Serb. Ngài được viện Yad Vashem của Do Thái vinh danh là người Công Chính Giữa Các Dân Nước vì đã tích cực giúp người Do Thái và những người khác trốn thoát khỏi tay Đức Quốc Xã. Năm 1943, ngay trước Vương Cung Thánh Đường Zagreb, ngài công khai lên án tội ác của chính quyền bù nhìn.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ Hai, cộng sản Nam Tư do Titô lãnh đạo lên nắm quyền và tái sát nhập Croatia vào liên bang Nam Tư như trước đây. Đức Cha Stepinac không ngừng lên án cộng sản trước diễn biến này và những hành vi tàn ác của cộng sản, đặc biệt là chiến dịch thủ tiêu các linh mục Công Giáo.
Đức Cha Stepinac bị cộng sản bắt ngày 18 tháng 9 năm 1946 và bị đưa ra tòa một tháng sau đó, cụ thể là vào ngày 30 tháng 9 năm 1946. Ngài bị cáo buộc tội phản quốc và trong âm mưu dành hậu thuẫn của người Chính Thống Giáo Serb, cộng sản cũng kết án ngài tội cưỡng bức cải đạo những người Chính Thống Giáo mà ngài cứu thoát trong thế chiến thứ hai. Ngài bị kết án 16 năm tù. Dưới áp lực quốc tế, sau 5 năm bị giam, ngài được về nhà nhưng bị quản thúc tại gia. Ngài được Đức Thánh Cha Piô thứ Mười Hai tấn phong Hồng Y vào năm 1952 nhưng không thể sang Rôma. Ngày 10 tháng Hai năm 1960, ngài qua đời trong tình trạng bị quản thúc.
Ngài được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyên phong chân phước vào năm 1988.
Những lo ngại về sự chậm trễ trong án tuyên thánh cho Đức Hồng Y Stepinac đã phát sinh tại Croatia sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô đồng ý thành lập một ủy ban chung của Công Giáo và Chính thống Serbia, để điều tra các khiếu nại về cáo buộc cho rằng ngài đã cưỡng bức cải đạo những người Chính Thống Giáo.
Tuyên bố của ủy ban hỗn hợp Công giáo và Chính Thống Giáo nhằm nghiên cứu cuộc đời của Chân Phước Hồng Y Aloysius Stepinac
Đặng Tự Do
02:22 16/07/2017
Trong một tuyên bố chung được công bố hôm 13 tháng 7, các thành viên của ủy ban hỗn hợp Công Giáo và Chính Thống Giáo nhằm nghiên cứu cuộc đời của Chân Phước Hồng Y Aloysius Stepinac đã bày tỏ lòng biết ơn đối với “sự quảng đại của Đức Giáo Hoàng Phanxicô”, “bầu khí thân mật” và “tự do ngôn luận” trong các cuộc thảo luận của họ.
Ủy ban hỗn hợp được thành lập vào năm 2016 để nghiên cứu các vấn nạn liên quan đến cuộc đời Đức Hồng Y Stepinac trong và ngay sau Thế chiến Thứ II, cũng như các mối quan hệ của ngài với các nhóm dân tộc chủ nghĩa Croatia.
Đức Hồng Y được coi là một kẻ thù của chủ nghĩa cộng sản. Ngài bị cộng sản Nam Tư kết án phản quốc trong một phiên tòa nhằm giằn mặt người dân Croatia và bị kết án 16 năm tù. Ngài cũng bị cộng sản Nam Tư cáo buộc là đã cưỡng bức cải đạo những người Chính Thống Giáo được ngài cứu thoát khỏi tay Quốc Xã Đức.
Ngài đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II phong Chân Phước năm 1998.
Cha Bernard Ardura, chủ tịch của Ủy ban Giáo hoàng về Khoa học Lịch sử, đã chủ trì các cuộc họp bao gồm phần lớn là các giám mục Công Giáo và Chính thống.
Tuyên bố của ủy ban thừa nhận những bất đồng không thể vượt qua được giữa các thành viên Chính Thống Giáo và Công Giáo. Các sự kiện, các quan điểm, những bài nói chuyện, những bài viết, và cả sự im lặng của Đức Hồng Y đã được giải thích theo nhiều cách khác nhau.
Ủy ban nhìn nhận rằng quyết định tuyên thánh cho Đức Hồng Y Stepinac giờ đây tùy thuộc hoàn toàn vào Đức Giáo Hoàng. Tuy nhiên, bất kể ngài quyết định ra sao các thành viên cũng bày tỏ lòng biết ơn Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho họ có cơ hội bày tỏ những suy nghĩ của mình một cách thẳng thắn.
Ủy ban hỗn hợp được thành lập vào năm 2016 để nghiên cứu các vấn nạn liên quan đến cuộc đời Đức Hồng Y Stepinac trong và ngay sau Thế chiến Thứ II, cũng như các mối quan hệ của ngài với các nhóm dân tộc chủ nghĩa Croatia.
Đức Hồng Y được coi là một kẻ thù của chủ nghĩa cộng sản. Ngài bị cộng sản Nam Tư kết án phản quốc trong một phiên tòa nhằm giằn mặt người dân Croatia và bị kết án 16 năm tù. Ngài cũng bị cộng sản Nam Tư cáo buộc là đã cưỡng bức cải đạo những người Chính Thống Giáo được ngài cứu thoát khỏi tay Quốc Xã Đức.
Ngài đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II phong Chân Phước năm 1998.
Cha Bernard Ardura, chủ tịch của Ủy ban Giáo hoàng về Khoa học Lịch sử, đã chủ trì các cuộc họp bao gồm phần lớn là các giám mục Công Giáo và Chính thống.
Tuyên bố của ủy ban thừa nhận những bất đồng không thể vượt qua được giữa các thành viên Chính Thống Giáo và Công Giáo. Các sự kiện, các quan điểm, những bài nói chuyện, những bài viết, và cả sự im lặng của Đức Hồng Y đã được giải thích theo nhiều cách khác nhau.
Ủy ban nhìn nhận rằng quyết định tuyên thánh cho Đức Hồng Y Stepinac giờ đây tùy thuộc hoàn toàn vào Đức Giáo Hoàng. Tuy nhiên, bất kể ngài quyết định ra sao các thành viên cũng bày tỏ lòng biết ơn Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho họ có cơ hội bày tỏ những suy nghĩ của mình một cách thẳng thắn.
Lời thương tiếc của Đức Bênêđicô XVI trong tang lễ Đức Hồng Y Joachim Meisner
J.B. Đặng Minh An dịch
09:47 16/07/2017
Tang lễ của Đức Hồng Y Joachim Meisner, nguyên Tổng Giám Mục Köln, đã được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 năm 2017.
Đức Hồng Y là một người bạn thân của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđicô XVI, và cũng là người đã thuyết phục ngài nhận lãnh trách vụ chủ chăn toàn thể Hội Thánh trong Mật Nghị bầu Giáo Hoàng vào tháng Tư năm 2005 sau khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua đời. Vì thế, Đức Bênêđicô XVI đã viết một bài nói lên lòng thương tiếc Đức Hồng Y của ngài. Những tâm tình này đã được đọc lên trong tang lễ. Toàn văn bài viết của Đức Bênêđicô XVI như sau:
Vào giờ này, khi Giáo Hội tại Köln và các tín hữu ở các nơi khác xa hơn đang tiễn biệt Đức Hồng Y Joachim Meissner, tôi đồng hành với họ trong trái tim và suy nghĩ của tôi và vui mừng đáp lại mong mỏi của Đức Hồng Y Woelki là muốn tôi nói lên một vài suy tư cùng anh chị em.
Thứ Tư vừa rồi khi nhận được tin qua điện thoại về cái chết của Đức Hồng Y Meissner, lúc đầu tôi không thể tin được. Chúng tôi đã nói chuyện với nhau vào ngày hôm trước qua điện thoại. Ngài nói với tôi về tâm tình tạ ơn vì được nghỉ hè, sau khi đã tham dự vào lễ tuyên phong Chân Phước cho Đức Giám Mục Teofilius Maturlionis ở Vilnius vào Chúa Nhật trước đó [25 tháng 6]. Tình yêu của ngài dành cho Giáo Hội láng giềng ở phiá Đông, nơi đã bị bách hại dưới chế độ cộng sản, cũng như lòng biết ơn đối với những chịu đựng khổ đau trong thời gian đó đã để lại dấu ấn suốt đời đối với ngài. Vì thế, chẳng phải là tình cờ mà cuộc thăm viếng cuối cùng mà ngài thực hiện trong đời được dành cho một chứng nhân đức tin.
Điều gây ấn tượng cho tôi một cách đặc biệt trong những cuộc nói chuyện gần đây với Đức Hồng Y, giờ đây đã về nhà Cha rồi, là thái độ vui tươi hồn nhiên, sự bình an nội tâm và sự an tâm ngài đã tìm thấy. Chúng ta biết rằng thật là khó khăn cho ngài, một người chăn dắt đàn chiên và là một vị mục tử nhiệt thành của các linh hồn, khi phải rời khỏi sứ vụ của mình, đúng vào lúc Giáo Hội đang có nhu cầu bức thiết phải có những mục tử dám phản đối chế độ độc tài đương đại, và quyết tâm hành động và suy nghĩ hoàn toàn từ quan điểm đức tin. Tuy nhiên, điều gây ấn tượng mạnh hơn đối với tôi là trong giai đoạn cuối cùng của cuộc đời mình, ngài đã học cách buông ra, và ngày càng sống trong sự tín thác rằng Chúa không bỏ rơi Giáo Hội của Ngài, cho dù đôi khi con tàu gần như ngập đầy nước đến mức sắp chìm.
Có hai điều mà trong giai đoạn cuối cùng này cho phép ngài ngày càng hạnh phúc và yên tâm hơn.
Thứ nhất là ngài thường nhắc với tôi rằng điều làm ngài tràn ngập niềm vui sâu sắc là nhận thấy rằng, qua Bí Tích Hòa Giải, nhiều người trẻ tuổi, đặc biệt là các nam thanh niên cảm nghiệm được lòng thương xót nơi sự tha thứ, như một ân sủng, giúp họ tìm được sự sống, mà chỉ có Chúa mới có thể ban cho họ.
Thứ hai, điều liên tục xảy ra và một lần nữa làm ngài xúc động và hạnh phúc, là sự gia tăng rõ rệt trong việc chầu Thánh Thể. Đây là chủ đề chính đối với ngài tại Ngày Giới trẻ Thế giới ở Köln. Đó là sự tôn thờ, trong im lặng, trong đó chỉ một mình Chúa nói với con tim chúng ta. Một số người chịu trách nhiệm về mục vụ và phụng vụ cho rằng một sự im lặng như vậy trong việc chiêm ngắm Chúa trước một số đông người như thế sẽ không thể đạt được điều gì. Một vài người cũng cho rằng sự thờ phượng Thánh Thể như vậy không có nghiã gì nhiều, bởi vì Chúa muốn các tín hữu tiếp nhận Ngài trong Bánh Thánh Thể hơn là chiêm ngắm. Tuy nhiên, thực tế là một người không thể ăn bánh này chỉ như một loại dưỡng chất, và “đón nhận” Chúa trong Bí Tích Thánh Thể phải bao gồm tất cả các chiều kích hiện sinh của chúng ta - việc đón nhận đó phải là một sự thờ phượng, mà theo thời gian ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Vì vậy, việc chầu Thánh Thể tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Köln đã trở thành một biến cố nội tâm không thể nào quên được, và không chỉ đối với Hồng Y mà thôi. Thời điểm này đối với ngài, sau đó, luôn hiện diện trong tâm hồn và là một ánh sáng tuyệt vời đối với ngài.
Vào buổi sáng cuối cùng, Đức Hồng Y Meissner đã không xuất hiện trong Thánh Lễ, người ta tìm thấy ngài chết trong phòng của ngài. Cuốn Phụng Vụ các giờ kinh đã trượt khỏi tay ngài: Đức Hồng Y đã chết trong khi cầu nguyện, mặt ngước nhìn lên Chúa, trong cuộc trò chuyện với Ngài. Nghệ thuật của cái chết, được trao cho ngài, một lần nữa chứng minh ngài đã sống như thế nào: đó là với khuôn mặt hướng về Chúa và trong cuộc trò chuyện với Ngài. Vì vậy, chúng ta có thể tự tin phó thác linh hồn của ngài cho lòng nhân lành của Thiên Chúa. Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì chứng tá của tôi tớ Chúa, là Joachim đây. Xin ngài cầu bầu cho Giáo Hội tại Köln và cho toàn thế giới! Xin cho ngài yên nghỉ trong bình an!
Vào giờ này, khi Giáo Hội tại Köln và các tín hữu ở các nơi khác xa hơn đang tiễn biệt Đức Hồng Y Joachim Meissner, tôi đồng hành với họ trong trái tim và suy nghĩ của tôi và vui mừng đáp lại mong mỏi của Đức Hồng Y Woelki là muốn tôi nói lên một vài suy tư cùng anh chị em.
Thứ Tư vừa rồi khi nhận được tin qua điện thoại về cái chết của Đức Hồng Y Meissner, lúc đầu tôi không thể tin được. Chúng tôi đã nói chuyện với nhau vào ngày hôm trước qua điện thoại. Ngài nói với tôi về tâm tình tạ ơn vì được nghỉ hè, sau khi đã tham dự vào lễ tuyên phong Chân Phước cho Đức Giám Mục Teofilius Maturlionis ở Vilnius vào Chúa Nhật trước đó [25 tháng 6]. Tình yêu của ngài dành cho Giáo Hội láng giềng ở phiá Đông, nơi đã bị bách hại dưới chế độ cộng sản, cũng như lòng biết ơn đối với những chịu đựng khổ đau trong thời gian đó đã để lại dấu ấn suốt đời đối với ngài. Vì thế, chẳng phải là tình cờ mà cuộc thăm viếng cuối cùng mà ngài thực hiện trong đời được dành cho một chứng nhân đức tin.
Điều gây ấn tượng cho tôi một cách đặc biệt trong những cuộc nói chuyện gần đây với Đức Hồng Y, giờ đây đã về nhà Cha rồi, là thái độ vui tươi hồn nhiên, sự bình an nội tâm và sự an tâm ngài đã tìm thấy. Chúng ta biết rằng thật là khó khăn cho ngài, một người chăn dắt đàn chiên và là một vị mục tử nhiệt thành của các linh hồn, khi phải rời khỏi sứ vụ của mình, đúng vào lúc Giáo Hội đang có nhu cầu bức thiết phải có những mục tử dám phản đối chế độ độc tài đương đại, và quyết tâm hành động và suy nghĩ hoàn toàn từ quan điểm đức tin. Tuy nhiên, điều gây ấn tượng mạnh hơn đối với tôi là trong giai đoạn cuối cùng của cuộc đời mình, ngài đã học cách buông ra, và ngày càng sống trong sự tín thác rằng Chúa không bỏ rơi Giáo Hội của Ngài, cho dù đôi khi con tàu gần như ngập đầy nước đến mức sắp chìm.
Có hai điều mà trong giai đoạn cuối cùng này cho phép ngài ngày càng hạnh phúc và yên tâm hơn.
Thứ nhất là ngài thường nhắc với tôi rằng điều làm ngài tràn ngập niềm vui sâu sắc là nhận thấy rằng, qua Bí Tích Hòa Giải, nhiều người trẻ tuổi, đặc biệt là các nam thanh niên cảm nghiệm được lòng thương xót nơi sự tha thứ, như một ân sủng, giúp họ tìm được sự sống, mà chỉ có Chúa mới có thể ban cho họ.
Thứ hai, điều liên tục xảy ra và một lần nữa làm ngài xúc động và hạnh phúc, là sự gia tăng rõ rệt trong việc chầu Thánh Thể. Đây là chủ đề chính đối với ngài tại Ngày Giới trẻ Thế giới ở Köln. Đó là sự tôn thờ, trong im lặng, trong đó chỉ một mình Chúa nói với con tim chúng ta. Một số người chịu trách nhiệm về mục vụ và phụng vụ cho rằng một sự im lặng như vậy trong việc chiêm ngắm Chúa trước một số đông người như thế sẽ không thể đạt được điều gì. Một vài người cũng cho rằng sự thờ phượng Thánh Thể như vậy không có nghiã gì nhiều, bởi vì Chúa muốn các tín hữu tiếp nhận Ngài trong Bánh Thánh Thể hơn là chiêm ngắm. Tuy nhiên, thực tế là một người không thể ăn bánh này chỉ như một loại dưỡng chất, và “đón nhận” Chúa trong Bí Tích Thánh Thể phải bao gồm tất cả các chiều kích hiện sinh của chúng ta - việc đón nhận đó phải là một sự thờ phượng, mà theo thời gian ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Vì vậy, việc chầu Thánh Thể tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Köln đã trở thành một biến cố nội tâm không thể nào quên được, và không chỉ đối với Hồng Y mà thôi. Thời điểm này đối với ngài, sau đó, luôn hiện diện trong tâm hồn và là một ánh sáng tuyệt vời đối với ngài.
Vào buổi sáng cuối cùng, Đức Hồng Y Meissner đã không xuất hiện trong Thánh Lễ, người ta tìm thấy ngài chết trong phòng của ngài. Cuốn Phụng Vụ các giờ kinh đã trượt khỏi tay ngài: Đức Hồng Y đã chết trong khi cầu nguyện, mặt ngước nhìn lên Chúa, trong cuộc trò chuyện với Ngài. Nghệ thuật của cái chết, được trao cho ngài, một lần nữa chứng minh ngài đã sống như thế nào: đó là với khuôn mặt hướng về Chúa và trong cuộc trò chuyện với Ngài. Vì vậy, chúng ta có thể tự tin phó thác linh hồn của ngài cho lòng nhân lành của Thiên Chúa. Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì chứng tá của tôi tớ Chúa, là Joachim đây. Xin ngài cầu bầu cho Giáo Hội tại Köln và cho toàn thế giới! Xin cho ngài yên nghỉ trong bình an!
Nhiệm vụ của giới lãnh đạo chính trị tôn giáo trong việc phòng ngửa bạo lực
Linh Tiến Khải
10:04 16/07/2017
NEW YORK: ĐTGM Bernardito Auza, quan sát viên thường trực của Toà Thánh tại Liên Hiệp Quốc, nêu bật nhiệm vụ của giới lãnh đạo chính trị và tôn giáo trong việc phòng ngừa bạo lực và tội phạm trên thế giới.
Phát biểu trong phiên họp phát động Chương trình hành động cho các vị lãnh đạo tôn giáo và các tác nhân phòng ngừa việc kích động bạo lực có thể dẫn đưa tới các tội phạm, ĐTGM Auza đã nhấn mạnh nhiệm vụ ưu tiên của các chính quyền và giới lãnh đạo là che chở dân chúng khỏi các tội phạm tàn ác cũng như việc khích động bạo lực.
ĐC ca ngợi các mục tiêu của chương trình nhằm giúp hiểu biết hơn, phối hợp và khích lệ tiềm năng của các vị lãnh đạo tôn giáo góp phần phòng ngừa kích động bạo lực và sát nhập công việc của các vị vào trong các nỗ lực đề phòng các tội phạm tàn các. Đó cũng là điều được yêu cầu đối với các quốc gia, các cơ cấu xã hội dân sự, các tổ chức và giới truyền thông, vì việc phòng ngừa bạo lực và các tội phạm chống lại nhân loại đòi hỏi sự cộng tác của tất cả mọi người. Toà Thánh không thể ủng hộ mọi điểm trong số 177 mục tiêu được đề ra do 9 nhóm làm việc liên quan tới 35 mục đích. Nó là một bước tiến cụ thể trong việc cổ võ nền văn hoá và xã hội tiến tới.
Tiếp đến Vị đại diện Toà Thánh nhấn mạnh trên nhiệm vụ ưu tiên của các chính quyền quốc gia và quốc tế phải bảo vệ dân chúng, trong đó có việc ngăn ngừa kích thích cằng thẳng và xung đột có thể trở thành dip cho các tội phạm tàn ác. Tuy không có các phương tiện chấm dứt các tàn ác và tội phạm nhưng giới lãnh đạo tôn giáo có thể ảnh hưởng trên cung cách hành xử và tâm thức của dân chúng. Ảnh hưởng này đã bị lạm dụng và làm cho sai lạc bởi các vị lãnh đạo dùng quyền bính và ảnh hưởng của mình để biện minh cho bạo lực.
Một trong các cách thức giúp loại trừ bạo lực và tội phạm tàn ác là đối thoại, và ý thức được chiều kích xã hội cộng đồng của tôn giáo. Các thiện ích phát xuất từ tôn giáo phải được trân trọng và thăng tiến làm sao để các vị lãnh đạo tôn giáo có thể lột mặt nạ các gian dối và tố cáo lên án các vi phạm nhân phẩm và nhân quyền, cũng như việc biện minh cho mọi hình thức thù ghét nhân danh tôn giáo.
Từ ngay sau khi được bầu làm Giáo Hoàng Đức Phanxicô đã hoạt động và cổ võ việc đối thoại liên tôn, vì nó là điều kiện cần thiết cho hoà bình trên thế giới. Nó trao ban mẫu mực cho tín hữu trong việc thảo luận các khác biệt, lớn lên trong sự trân trọng các viễn tượng của nhau, và cùng nhau tiến tới hoà bình và lo cho công ích. Nó không chỉ giúp ngăn chặn việc khích động bạo lực mà còn khích lệ con người sống đạo hạnh và tạo dựng các xã hội hoà bình hoà hợp. (REI 14-7-2017)
Phát biểu trong phiên họp phát động Chương trình hành động cho các vị lãnh đạo tôn giáo và các tác nhân phòng ngừa việc kích động bạo lực có thể dẫn đưa tới các tội phạm, ĐTGM Auza đã nhấn mạnh nhiệm vụ ưu tiên của các chính quyền và giới lãnh đạo là che chở dân chúng khỏi các tội phạm tàn ác cũng như việc khích động bạo lực.
ĐC ca ngợi các mục tiêu của chương trình nhằm giúp hiểu biết hơn, phối hợp và khích lệ tiềm năng của các vị lãnh đạo tôn giáo góp phần phòng ngừa kích động bạo lực và sát nhập công việc của các vị vào trong các nỗ lực đề phòng các tội phạm tàn các. Đó cũng là điều được yêu cầu đối với các quốc gia, các cơ cấu xã hội dân sự, các tổ chức và giới truyền thông, vì việc phòng ngừa bạo lực và các tội phạm chống lại nhân loại đòi hỏi sự cộng tác của tất cả mọi người. Toà Thánh không thể ủng hộ mọi điểm trong số 177 mục tiêu được đề ra do 9 nhóm làm việc liên quan tới 35 mục đích. Nó là một bước tiến cụ thể trong việc cổ võ nền văn hoá và xã hội tiến tới.
Tiếp đến Vị đại diện Toà Thánh nhấn mạnh trên nhiệm vụ ưu tiên của các chính quyền quốc gia và quốc tế phải bảo vệ dân chúng, trong đó có việc ngăn ngừa kích thích cằng thẳng và xung đột có thể trở thành dip cho các tội phạm tàn ác. Tuy không có các phương tiện chấm dứt các tàn ác và tội phạm nhưng giới lãnh đạo tôn giáo có thể ảnh hưởng trên cung cách hành xử và tâm thức của dân chúng. Ảnh hưởng này đã bị lạm dụng và làm cho sai lạc bởi các vị lãnh đạo dùng quyền bính và ảnh hưởng của mình để biện minh cho bạo lực.
Một trong các cách thức giúp loại trừ bạo lực và tội phạm tàn ác là đối thoại, và ý thức được chiều kích xã hội cộng đồng của tôn giáo. Các thiện ích phát xuất từ tôn giáo phải được trân trọng và thăng tiến làm sao để các vị lãnh đạo tôn giáo có thể lột mặt nạ các gian dối và tố cáo lên án các vi phạm nhân phẩm và nhân quyền, cũng như việc biện minh cho mọi hình thức thù ghét nhân danh tôn giáo.
Từ ngay sau khi được bầu làm Giáo Hoàng Đức Phanxicô đã hoạt động và cổ võ việc đối thoại liên tôn, vì nó là điều kiện cần thiết cho hoà bình trên thế giới. Nó trao ban mẫu mực cho tín hữu trong việc thảo luận các khác biệt, lớn lên trong sự trân trọng các viễn tượng của nhau, và cùng nhau tiến tới hoà bình và lo cho công ích. Nó không chỉ giúp ngăn chặn việc khích động bạo lực mà còn khích lệ con người sống đạo hạnh và tạo dựng các xã hội hoà bình hoà hợp. (REI 14-7-2017)
Không chỉ là tin vịt mà giới truyền thông Mỹ đang tấn công những tổ chức sinh hoạt Kitô giáo.
Giuse Thẩm Nguyễn
21:45 16/07/2017
Không chỉ là tin vịt mà giới truyền thông Mỹ đang tấn công những tổ chức sinh hoạt Kitô giáo.
(CNS NEWS.COM) Alliance Defending Freedom là Hiệp hội Bảo Vệ Tự Do viết tắt là ADF đã có những giúp đỡ tích cực pháp lý cho quyền tự do tôn giáo tại Hoa Kỳ, thế mà khi tường trình về cuộc nói chuyện của Bộ Trưởng Tư Pháp Jeff Sessions với hiệp hội này tại cuộc họp ngày 11 tháng Bẩy, giới truyền thông đã đưa tin như thể ông nói trước nhóm Klan, một tổ chức kỳ thị bạo động da trắng có tên gọi khác là Ku Klux Klan.
Nhóm ABC News đã chạy hàng tít lớn “Jeff Sessions đã nói chuyện với “Nhóm hận thù giới đồng tính”, nhưng Bộ Tư Pháp đã không đưa ra lời bình phẩm nào. Bản tin coi ADF như là một “nhóm hận thù hợp pháp” đồng hóa nhóm này với nhóm hoạt động cánh tả bạo động chống Klan có tên là Trung Tâm Pháp Lý Người Nghèo Miền Nam, Southern Poverty Law Center (SPLC)
Tồi tệ hơn nữa là bản tin của NBC News. Họ không những chỉ lập lại những cáo buộc thực hiện bởi nhóm SPLC, mà còn chua thêm vào lời bình luận của Ủy Ban Quốc Gia Dân Chủ. Họ gọi ADF là một “nhóm hận thù”. NBC còn kêu gọi chiến dịch Nhân Quyền với lời in trên áo ủng hộ cho đồng tính và họ tiếp tục rêu rao ADF là một nhóm “hận thù”. Không những thế NBC còn tấn công người đồng sáng lập ADF là Tiến Sĩ James Dobson và gọi ông là người chống đồng tính.
CNN thì luôn dành giải nhất về phao tin vịt. Họ bịa ra một câu chuyện mới để gọi ADF là “nhóm tự vận động cho tự do Kitô giáo được biết đến là có lập trường chống đồng tính.” Không biết CNN có chống lại không nếu CNN được gọi là nhóm tự cho mình là một phương tiện truyền thông được biết đến như là có lập trường chống bảo thủ? Họ còn trích dẫn lời của ai đó thuộc Trung Tâm Bảo Vệ quyền của Giới Đồng Tính cho là vô giá. Bà ta tố cáo ADF đã “quá cực đoan đến nỗi đã không công nhận ngay cả người đồng tính hay chuyển giới được tồn tại.”
NBC, ABC và CNN đã coi SPLC như là nguồn tin đáng tin cậy của một loại kinh thánh nào đó. Tuy nhiên không ai có thể tin được rằng các tổ chức như ADF, FRC (Family Research Council./ Hội Nghiên Cứu Về Gia Đình) và Nhà Thờ Baptist Westboro là những tổ chức danh tiếng luôn bảo vệ giá trị luân lý truyền thống và tự do tôn giáo lại ghét bỏ những người Công Giáo và những người đồng tính.
Tiến sĩ James Dobson là nhà sáng lập tổ chức Focus, nhằm giúp đỡ những vấn đề về gia đình, là người bảo vệ trung thành và can đảm của Kitô giáo. Ông không thể là một người thù hận. NBC cần phải xin lỗi ông.
CNN cần phải sa thải phóng viên Laura Jarrett vì đã trích dẫn lời của một nhà hoạt động cho rằng ADF không muốn người đồng tính tồn tại. Cần phải sa thải cô phóng viên này, không những vì cô ta miệt thị ADF mà còn vì sự thiếu năng lực.
Vào ngày 10 tháng Bẩy, một cuộc thăm dò của Pew về nhận thức của công chúng đối với các tổ chức lớn được công bố. Giới truyền thông đã xuống dốc tồi tệ. Nhiều đảng viên Dân Chủ cho rằng giới truyền thông đã tạo một ấn tượng tiêu cực về những việc đang xảy ra ở trong nước và chỉ có 10% đảng viên Cộng Hòa nghĩ rằng giới truyền thông có cái nhìn tích cực.
Với những câu chuyện thiên vị, ác ý về ADF đã làm cho công chúng mất tin tưởng vào giới truyền thông. Đây không chỉ là “tin vịt” mà là sự tấn công có chủ đích và hệ thống nhắm vào các tổ chức hoạt động Kitô giáo.
Giuse Thẩm Nguyễn
(CNS NEWS.COM) Alliance Defending Freedom là Hiệp hội Bảo Vệ Tự Do viết tắt là ADF đã có những giúp đỡ tích cực pháp lý cho quyền tự do tôn giáo tại Hoa Kỳ, thế mà khi tường trình về cuộc nói chuyện của Bộ Trưởng Tư Pháp Jeff Sessions với hiệp hội này tại cuộc họp ngày 11 tháng Bẩy, giới truyền thông đã đưa tin như thể ông nói trước nhóm Klan, một tổ chức kỳ thị bạo động da trắng có tên gọi khác là Ku Klux Klan.
Nhóm ABC News đã chạy hàng tít lớn “Jeff Sessions đã nói chuyện với “Nhóm hận thù giới đồng tính”, nhưng Bộ Tư Pháp đã không đưa ra lời bình phẩm nào. Bản tin coi ADF như là một “nhóm hận thù hợp pháp” đồng hóa nhóm này với nhóm hoạt động cánh tả bạo động chống Klan có tên là Trung Tâm Pháp Lý Người Nghèo Miền Nam, Southern Poverty Law Center (SPLC)
Tồi tệ hơn nữa là bản tin của NBC News. Họ không những chỉ lập lại những cáo buộc thực hiện bởi nhóm SPLC, mà còn chua thêm vào lời bình luận của Ủy Ban Quốc Gia Dân Chủ. Họ gọi ADF là một “nhóm hận thù”. NBC còn kêu gọi chiến dịch Nhân Quyền với lời in trên áo ủng hộ cho đồng tính và họ tiếp tục rêu rao ADF là một nhóm “hận thù”. Không những thế NBC còn tấn công người đồng sáng lập ADF là Tiến Sĩ James Dobson và gọi ông là người chống đồng tính.
CNN thì luôn dành giải nhất về phao tin vịt. Họ bịa ra một câu chuyện mới để gọi ADF là “nhóm tự vận động cho tự do Kitô giáo được biết đến là có lập trường chống đồng tính.” Không biết CNN có chống lại không nếu CNN được gọi là nhóm tự cho mình là một phương tiện truyền thông được biết đến như là có lập trường chống bảo thủ? Họ còn trích dẫn lời của ai đó thuộc Trung Tâm Bảo Vệ quyền của Giới Đồng Tính cho là vô giá. Bà ta tố cáo ADF đã “quá cực đoan đến nỗi đã không công nhận ngay cả người đồng tính hay chuyển giới được tồn tại.”
NBC, ABC và CNN đã coi SPLC như là nguồn tin đáng tin cậy của một loại kinh thánh nào đó. Tuy nhiên không ai có thể tin được rằng các tổ chức như ADF, FRC (Family Research Council./ Hội Nghiên Cứu Về Gia Đình) và Nhà Thờ Baptist Westboro là những tổ chức danh tiếng luôn bảo vệ giá trị luân lý truyền thống và tự do tôn giáo lại ghét bỏ những người Công Giáo và những người đồng tính.
Tiến sĩ James Dobson là nhà sáng lập tổ chức Focus, nhằm giúp đỡ những vấn đề về gia đình, là người bảo vệ trung thành và can đảm của Kitô giáo. Ông không thể là một người thù hận. NBC cần phải xin lỗi ông.
CNN cần phải sa thải phóng viên Laura Jarrett vì đã trích dẫn lời của một nhà hoạt động cho rằng ADF không muốn người đồng tính tồn tại. Cần phải sa thải cô phóng viên này, không những vì cô ta miệt thị ADF mà còn vì sự thiếu năng lực.
Vào ngày 10 tháng Bẩy, một cuộc thăm dò của Pew về nhận thức của công chúng đối với các tổ chức lớn được công bố. Giới truyền thông đã xuống dốc tồi tệ. Nhiều đảng viên Dân Chủ cho rằng giới truyền thông đã tạo một ấn tượng tiêu cực về những việc đang xảy ra ở trong nước và chỉ có 10% đảng viên Cộng Hòa nghĩ rằng giới truyền thông có cái nhìn tích cực.
Với những câu chuyện thiên vị, ác ý về ADF đã làm cho công chúng mất tin tưởng vào giới truyền thông. Đây không chỉ là “tin vịt” mà là sự tấn công có chủ đích và hệ thống nhắm vào các tổ chức hoạt động Kitô giáo.
Giuse Thẩm Nguyễn
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Phận Đà Nẵng mở Khóa Huần Luyện Ca Trưởng năm 2017
Toma Trương văn Ân
08:00 16/07/2017
Giáo Phận Đà Nẵng mở Khóa Huần Luyện Ca Trưởng năm 2017
“Ca trưởng có một vai trò rất đặc biệt không chỉ với ca đoàn mà cả cộng đoàn phụng vụ” (trích mục 35 Hướng Dẫn Mục Vụ Thánh nhạc , của Ủy Ban Thánh Nhạc – Hội đồng Giám mục Việt Nam) .
Đào tạo Ca trưởng Thánh nhạc cho các Cộng đoàn Giáo xứ, Dòng tu …. Luôn là ưu tư của Cha Giuse Nguyễn Thanh Sơn- Trưởng Ban Thánh nhạc ( BTN) và BTN Giáo phận Đà Nẵng, trước hiện trạng có nhiều Giáo xứ thiếu Ca trưởng , hoặc vì nhu cầu phụng vụ tại một số Giáo xứ, có Ca trưởng nhưng chưa qua khóa đào tạo nào về căn bản.
Vì vậy , từ ngày 10 đến 14 / 7 / 2017, tại Trung tâm mục vụ ( TTMV) Giáo phận Đà nẵng , BTN đã mở Khóa huấn luyện Ca trưởng cơ bản, các Anh Chị trong BTN là Giáo viên trực tiếp hướng dẫn.
Có 52 Học viên của 14 Giáo xứ tham dự, chia thành 2 lớp : Lớp nhạc lý căn bản có 22 Học viên , và lớp Đánh nhịp căn bản có 30 học viên.
Xem Hình
Cha Bonaventura Mai Thái- Tổng Đại diện, Giám đốc Trung tâm mục vụ đã đến dự giờ khai mạc khóa học. Cha vui mừng chào đón tất cả mọi người đến với Trung tâm mục vụ, Cha khích lệ học viên, Giảng viên và BTN hy sinh phục vụ, làm vinh danh Chúa tại cộng đoàn mình đang sống và làm việc.
Mỗi ngày học 6 tiết với chương trình học trong 4 ngày, từ sơ cấp, căn bản và nâng cao.
Có nhiều học viên chưa một lần làm Ca trưởng, nhưng cuối khóa học, đôi tay đánh nhịp rất khéo léo , khởi tấu đúng phách , đúng nhịp , có nhạc sắc và thần sắc…
“ Em làm Ca trưởng hơn 10 năm , nhưng chưa học lớp Ca trưởng , cứ phẩy tay đánh nhịp cho ca đoàn hát vậy thôi , chứ không biết cách đánh nhịp đúng căn bản ….. ước mong BTN thường xuyên mở lớp , để có nhiều Giáo xứ có nhu cầu , gởi học viên đến học” ( Anh Phao-lô Nguyễn Văn Hùng – Trưởng ca đoàn Giáo xứ An Hòa chia sẻ)
Đức Cha Giuse – Giám mục Giáo phận đã đến dự giờ tổng kết báo cáo kết quả học tập của học viên lúc 9g00 ngày 14 / 7 / 2017. Các bài trình diễn , xoáy vào trọng tâm những nhịp Ca trưởng đã học. Từ ngày đầu chưa biết gì , e ngại thiếu tự tin, nay các học viên sẵn sàng đứng đánh nhịp trước cộng đoàn.
Đức Cha đã huấn từ và có một số nhận xét giúp học viên bổ túc thêm kiến thức và kỷ năng của mình. Ngài rất vui vì BTN đã có nhiều cố gắng đào tạo nhân sự cho Mục vụ Thánh nhạc tại các Giáo xứ nói riêng và cho Giáo phận nói chung, chính ca trưởng giúp cho lời cầu nguyện cộng đoàn thêm phong phú…. Ca hát phung vụ là cầu nguyện 2 lần ( Thánh Augustino)
Đức Cha đã Chủ sự Thánh lễ tạ ơn lúc 10g00 cùng ngày : “ Chúa đã thương chúng ta lạ lùng , nên lòng chúng ta chan chứa niềm vui” ( Tv 125) . Trong Thánh lễ, các bài hát phung vụ , có các học viên thay nhau đứng đánh nhịp cộng đoàn.
Cuối Thánh lễ , Cha Giuse Trưởng BTN , Đại diện Ban Thánh nhạc cám ơn Đức Cha , Cha Tổng Đại diện , Cha Quản lý TTMV, Quý Cha , Quý Thầy… đã ưu ái , tạo điều kiện giúp đỡ…. Và tất cả những Người đã cộng tác , để khóa học có những kết quả đáng ghi nhận.
Một học viên Đại diện học viên khóa học đã nói lên lòng biết ơn chân thành đến Đức Cha , Quý cha , BTN, quý Giảng viên… đã quan tâm nâng đỡ, tạo mọi điều kiện cả vật chất ( miễn phí hoàn toàn về học phí và ăn ở suốt khóa học) và tinh thần. giúp học viên có những kiến thức cơ bản của Người Ca trưởng trong phụng vụ. Một lẵng hoa dâng tặng Đức Cha gói ghém cả lòng biết ơn sâu xa .
Đáp từ , Đức Cha cũng cám ơn quý Cha và quý anh chị trong Ban Thánh nhạc, đã có nhiều hy sinh cố gắng truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho học viên trong yêu thương sẻ chia , trong bác ái phục vụ….. và Ngài cầu chúc những điều tốt đẹp đến với mỗi người.
Trước lúc Ban phép lành cuối lễ , Đức Cha đã phát Chứng Chỉ của BTN Giáo phận Đà Nẵng cấp cho các Học viên đã tham dự khóa học. Ngài đã chụp hình lưu niệm với các học viên và sau Thánh lễ , Ngài đã chung chia cơm trưa trong niềm vui nối tiếp niềm vui và lòng biết ơn của học viên , trước lúc chia tay…
Toma Trương văn Ân
“Ca trưởng có một vai trò rất đặc biệt không chỉ với ca đoàn mà cả cộng đoàn phụng vụ” (trích mục 35 Hướng Dẫn Mục Vụ Thánh nhạc , của Ủy Ban Thánh Nhạc – Hội đồng Giám mục Việt Nam) .
Đào tạo Ca trưởng Thánh nhạc cho các Cộng đoàn Giáo xứ, Dòng tu …. Luôn là ưu tư của Cha Giuse Nguyễn Thanh Sơn- Trưởng Ban Thánh nhạc ( BTN) và BTN Giáo phận Đà Nẵng, trước hiện trạng có nhiều Giáo xứ thiếu Ca trưởng , hoặc vì nhu cầu phụng vụ tại một số Giáo xứ, có Ca trưởng nhưng chưa qua khóa đào tạo nào về căn bản.
Vì vậy , từ ngày 10 đến 14 / 7 / 2017, tại Trung tâm mục vụ ( TTMV) Giáo phận Đà nẵng , BTN đã mở Khóa huấn luyện Ca trưởng cơ bản, các Anh Chị trong BTN là Giáo viên trực tiếp hướng dẫn.
Có 52 Học viên của 14 Giáo xứ tham dự, chia thành 2 lớp : Lớp nhạc lý căn bản có 22 Học viên , và lớp Đánh nhịp căn bản có 30 học viên.
Xem Hình
Cha Bonaventura Mai Thái- Tổng Đại diện, Giám đốc Trung tâm mục vụ đã đến dự giờ khai mạc khóa học. Cha vui mừng chào đón tất cả mọi người đến với Trung tâm mục vụ, Cha khích lệ học viên, Giảng viên và BTN hy sinh phục vụ, làm vinh danh Chúa tại cộng đoàn mình đang sống và làm việc.
Mỗi ngày học 6 tiết với chương trình học trong 4 ngày, từ sơ cấp, căn bản và nâng cao.
Có nhiều học viên chưa một lần làm Ca trưởng, nhưng cuối khóa học, đôi tay đánh nhịp rất khéo léo , khởi tấu đúng phách , đúng nhịp , có nhạc sắc và thần sắc…
“ Em làm Ca trưởng hơn 10 năm , nhưng chưa học lớp Ca trưởng , cứ phẩy tay đánh nhịp cho ca đoàn hát vậy thôi , chứ không biết cách đánh nhịp đúng căn bản ….. ước mong BTN thường xuyên mở lớp , để có nhiều Giáo xứ có nhu cầu , gởi học viên đến học” ( Anh Phao-lô Nguyễn Văn Hùng – Trưởng ca đoàn Giáo xứ An Hòa chia sẻ)
Đức Cha Giuse – Giám mục Giáo phận đã đến dự giờ tổng kết báo cáo kết quả học tập của học viên lúc 9g00 ngày 14 / 7 / 2017. Các bài trình diễn , xoáy vào trọng tâm những nhịp Ca trưởng đã học. Từ ngày đầu chưa biết gì , e ngại thiếu tự tin, nay các học viên sẵn sàng đứng đánh nhịp trước cộng đoàn.
Đức Cha đã huấn từ và có một số nhận xét giúp học viên bổ túc thêm kiến thức và kỷ năng của mình. Ngài rất vui vì BTN đã có nhiều cố gắng đào tạo nhân sự cho Mục vụ Thánh nhạc tại các Giáo xứ nói riêng và cho Giáo phận nói chung, chính ca trưởng giúp cho lời cầu nguyện cộng đoàn thêm phong phú…. Ca hát phung vụ là cầu nguyện 2 lần ( Thánh Augustino)
Đức Cha đã Chủ sự Thánh lễ tạ ơn lúc 10g00 cùng ngày : “ Chúa đã thương chúng ta lạ lùng , nên lòng chúng ta chan chứa niềm vui” ( Tv 125) . Trong Thánh lễ, các bài hát phung vụ , có các học viên thay nhau đứng đánh nhịp cộng đoàn.
Cuối Thánh lễ , Cha Giuse Trưởng BTN , Đại diện Ban Thánh nhạc cám ơn Đức Cha , Cha Tổng Đại diện , Cha Quản lý TTMV, Quý Cha , Quý Thầy… đã ưu ái , tạo điều kiện giúp đỡ…. Và tất cả những Người đã cộng tác , để khóa học có những kết quả đáng ghi nhận.
Một học viên Đại diện học viên khóa học đã nói lên lòng biết ơn chân thành đến Đức Cha , Quý cha , BTN, quý Giảng viên… đã quan tâm nâng đỡ, tạo mọi điều kiện cả vật chất ( miễn phí hoàn toàn về học phí và ăn ở suốt khóa học) và tinh thần. giúp học viên có những kiến thức cơ bản của Người Ca trưởng trong phụng vụ. Một lẵng hoa dâng tặng Đức Cha gói ghém cả lòng biết ơn sâu xa .
Đáp từ , Đức Cha cũng cám ơn quý Cha và quý anh chị trong Ban Thánh nhạc, đã có nhiều hy sinh cố gắng truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho học viên trong yêu thương sẻ chia , trong bác ái phục vụ….. và Ngài cầu chúc những điều tốt đẹp đến với mỗi người.
Trước lúc Ban phép lành cuối lễ , Đức Cha đã phát Chứng Chỉ của BTN Giáo phận Đà Nẵng cấp cho các Học viên đã tham dự khóa học. Ngài đã chụp hình lưu niệm với các học viên và sau Thánh lễ , Ngài đã chung chia cơm trưa trong niềm vui nối tiếp niềm vui và lòng biết ơn của học viên , trước lúc chia tay…
Toma Trương văn Ân
Thánh Lễ Cho Người Di Dân Tại Hong Kong
Thủy quyên
14:29 16/07/2017
Thánh Lễ Cho Người Di Dân Tại Hong Kong
Hong Kong, vào Chúa Nhật 16/7/2017 – CN 15 thường niên, giáo phận cử hành Thánh lễ đặc biệt dành cho người di dân và tị nạn Á châu tại đây.
Thánh lễ diễn ra sốt sắng và ấm cúng tại đền thờ Chúa Kitô Vua, thuộc dòng thánh Phaolô, Causway Bay - Hong Kong.
Xem Hình
ĐGM phó Michael Yeung Ming Cheung chủ tế. Các linh mục đa quốc tịch đồng tế. Đông đảo giáo dân Việt Nam, Phillippine, Indonesia, Sri Lanka ... vv... là những người di dân hoặc tị nạn đang định cư tại Hong Kong tham dự.
Đức Cha Micheal Dương Minh Chương hiện là chủ tịch ủy ban mục vụ đặc trách về người di dân tại HK. Khi giảng lễ, Ngài mở đầu: “Tất cả chúng ta là lữ khách, và Đức Giêsu cũng là một người “di dân” từ trời đến trong trái đất này để sống giữa chúng ta, trở nên một với chúng ta... Trong cuộc sống thường ngày những người di dân gặp không ít gian nan, thử thách. Nhưng như trong bài đọc hai, Thánh Phao-lô nói: "Những đau khổ đời này không thể sánh bằng với vinh quang sắp tới sẽ được mặc khải cho chúng ta." ...
Trong Thánh lễ hôm nay, CĐVN phụ trách đọc bài 2 bằng tiếng Việt, dâng lễ với vũ điệu phụng vụ trong trang phục truyền thống Việt Nam, và kiêm phụ trách phần Thánh ca hiệp lễ. Phần lời nguyện giáo dân, đại diện các nước đọc bằng tiếng mẹ đẻ của mình.
Sau khi kết thúc, tiệc giao lưu văn hóa, văn nghệ và ẩm thực diễn ra trong khuôn viên khang trang rộng lớn của dòng thánh Phaolô. Đức Cha cùng cắt bánh chúc mừng lễ kim khánh và ngọc khánh khấn dòng của 2 sơ dòng “Các nữ tu mục tử nhân lành” (RGS)
Nhóm giáo hữu Việt Nam với nón lá và áo dài thướt tha, thể hiện múa điệu “LỐI VỀ XÓM NHỎ” đã để lại ấn tượng vô cùng đẹp đẽ với các nước bạn - Một hình ảnh rất duyên dáng mà rạng ngời Việt Nam !
Ở đô hội quốc tế Hong Kong, người di cư và tị nạn hiện là một thành phần không nhỏ luôn cùng nỗ lực với người dân bản địa, cùng thăng tiến và đóng góp sức lực, trí tuệ, cống hiến cho xã hội HK.
Có khoảng 300 giáo hữu VN hiện đang sinh sống tại đây và vẫn duy trì được thánh lễ tiếng Việt mỗi Chúa Nhật hàng tuần. Cha Phêrô Lâm Minh (MEP) và các linh mục người Việt thay nhau cử hành thánh lễ cho họ.
Một ngày Chúa Nhật đầy hồng ân đối với người di dân tại Hong Kong !
Họ ra đi trong hân hoan, mang theo món quà tặng là tấm hình gia đình Thánh Gia đi “tị nạn”, khi Chúa Giêsu hài đồng vừa mới được sinh ra.
Như chủ đề của Thánh lễ: “Giáo Hội ĐANG ĐỒNG HÀNH VỚI NGƯỜI DI CƯ”, nguyện xin Chúa luôn đồng hành và nâng đỡ những người di dân và tị nạn ở Hong Kong nói chung và CĐCGVN nói riêng, để họ hằng trung tín, luôn noi theo tinh thần phúc âm, nhờ vậy làm sáng danh Chúa Kitô ở nơi mình đang sống.
Thủy Quyên.
Hong Kong, vào Chúa Nhật 16/7/2017 – CN 15 thường niên, giáo phận cử hành Thánh lễ đặc biệt dành cho người di dân và tị nạn Á châu tại đây.
Thánh lễ diễn ra sốt sắng và ấm cúng tại đền thờ Chúa Kitô Vua, thuộc dòng thánh Phaolô, Causway Bay - Hong Kong.
Xem Hình
ĐGM phó Michael Yeung Ming Cheung chủ tế. Các linh mục đa quốc tịch đồng tế. Đông đảo giáo dân Việt Nam, Phillippine, Indonesia, Sri Lanka ... vv... là những người di dân hoặc tị nạn đang định cư tại Hong Kong tham dự.
Đức Cha Micheal Dương Minh Chương hiện là chủ tịch ủy ban mục vụ đặc trách về người di dân tại HK. Khi giảng lễ, Ngài mở đầu: “Tất cả chúng ta là lữ khách, và Đức Giêsu cũng là một người “di dân” từ trời đến trong trái đất này để sống giữa chúng ta, trở nên một với chúng ta... Trong cuộc sống thường ngày những người di dân gặp không ít gian nan, thử thách. Nhưng như trong bài đọc hai, Thánh Phao-lô nói: "Những đau khổ đời này không thể sánh bằng với vinh quang sắp tới sẽ được mặc khải cho chúng ta." ...
Trong Thánh lễ hôm nay, CĐVN phụ trách đọc bài 2 bằng tiếng Việt, dâng lễ với vũ điệu phụng vụ trong trang phục truyền thống Việt Nam, và kiêm phụ trách phần Thánh ca hiệp lễ. Phần lời nguyện giáo dân, đại diện các nước đọc bằng tiếng mẹ đẻ của mình.
Sau khi kết thúc, tiệc giao lưu văn hóa, văn nghệ và ẩm thực diễn ra trong khuôn viên khang trang rộng lớn của dòng thánh Phaolô. Đức Cha cùng cắt bánh chúc mừng lễ kim khánh và ngọc khánh khấn dòng của 2 sơ dòng “Các nữ tu mục tử nhân lành” (RGS)
Nhóm giáo hữu Việt Nam với nón lá và áo dài thướt tha, thể hiện múa điệu “LỐI VỀ XÓM NHỎ” đã để lại ấn tượng vô cùng đẹp đẽ với các nước bạn - Một hình ảnh rất duyên dáng mà rạng ngời Việt Nam !
Ở đô hội quốc tế Hong Kong, người di cư và tị nạn hiện là một thành phần không nhỏ luôn cùng nỗ lực với người dân bản địa, cùng thăng tiến và đóng góp sức lực, trí tuệ, cống hiến cho xã hội HK.
Có khoảng 300 giáo hữu VN hiện đang sinh sống tại đây và vẫn duy trì được thánh lễ tiếng Việt mỗi Chúa Nhật hàng tuần. Cha Phêrô Lâm Minh (MEP) và các linh mục người Việt thay nhau cử hành thánh lễ cho họ.
Một ngày Chúa Nhật đầy hồng ân đối với người di dân tại Hong Kong !
Họ ra đi trong hân hoan, mang theo món quà tặng là tấm hình gia đình Thánh Gia đi “tị nạn”, khi Chúa Giêsu hài đồng vừa mới được sinh ra.
Như chủ đề của Thánh lễ: “Giáo Hội ĐANG ĐỒNG HÀNH VỚI NGƯỜI DI CƯ”, nguyện xin Chúa luôn đồng hành và nâng đỡ những người di dân và tị nạn ở Hong Kong nói chung và CĐCGVN nói riêng, để họ hằng trung tín, luôn noi theo tinh thần phúc âm, nhờ vậy làm sáng danh Chúa Kitô ở nơi mình đang sống.
Thủy Quyên.
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Dòng Ba Cát Minh mừng bổn mạng
Văn Minh
21:39 16/07/2017
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Dòng Ba Cát Minh mừng bổn mạng
“Những ai có lòng sùng kính và siêng năng đọc kinh Mân Côi mỗi ngày, thì sẽ được Đức Mẹ bảo trợ, yêu thương, và che chở khỏi lửa đền tội muôn đời”.
Cha Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa, đã nói như thế cho cộng đoàn trong Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ núi Cát Minh – bổn mạng Dòng Ba Cát Minh giáo xứ Vĩnh Hòa.
Xem Hình
Thánh lễ được cử hành lúc 17g30 thứ Bảy ngày 15.07.2017, do cha xứ Gioakim chủ sự.
Đến tham dự Thánh lễ, ngoài các thành viên trong hội còn có đông đảo các em thiếu nhi và cộng đoàn trong giáo xứ.
Hướng cộng đoàn vào Thánh lễ được sốt sắng, quý hội đã cùng nhau đọc kinh Nhật tụng kính Đức Mẹ và mời gọi cộng đoàn suy ngẫm về nhân đức của Mẹ.
Bài giảng trong Thánh lễ, cha Gioakim chia sẻ: Vào năm 1251, Đức Trinh Nữ Maria hiện ra với Thánh Simon Stock (bề trên nhà Dòng) tay bồng Chúa Hài Nhi và có các Thiên Thần hầu cận, đã trao hai miếng nhung nhỏ màu nâu bằng bàn tay, có hai dây đính lại với nhau cho Thánh Simon Stock và phán rằng: "Hỡi con yêu dấu, con hãy lãnh nhận tấm áo này cho hội Dòng của con. Đó là dấu chỉ đặc biệt một hồng ân mà Mẹ đã xin cho các con và tất cả con cái của Chúa, để những ai tôn vinh Mẹ dưới tước hiệu Đức Mẹ Núi Cát Minh. Đặc biệt, trong giờ phút lâm chung sốt sắng mặc áo này sẽ được cứu thoát khỏi lửa muôn đời”.
Sau đây là những đặc ân mà Mẹ ban cho những ai mang áo Đức Mẹ Núi Cát Minh:
- Ơn được Mẹ nhận làm con riêng và đặc biệt phù trợ;
- Ơn được thông công những việc đạo đức của Dòng Cát Minh;
- Ơn được lãnh các ân xá Giáo Hội ban;
- Ơn được Mẹ cứu khỏi luyện ngục vào ngày thứ Bảy sau khi qua đời, nếu giữ được đức trong sạch tùy theo bậc sống và ơn kêu gọi của mình, đọc kinh nhật tụng kính Đức Mẹ hằng ngày.
Kết thúc bài giảng, cha xứ mời gọi; “Những ai có lòng sùng kính và siêng năng đọc kinh Mân Côi mỗi ngày, thì sẽ được Đức Mẹ bảo trợ, yêu thương, và che chở khỏi lửa đền tội muôn đời”.
Sau lời nguyện hiệp lễ, ông Phêrô Trịnh Khắc Dương, thay mặt, Hội Dòng Ba Cát Minh lên ngỏ lời cảm ơn cha xứ Gioakim, quý vị trong HĐMVGX, quý vị đại diện các hội đoàn cùng mọi thành phần dân Chúa đã hiệp dâng Thánh lễ được sốt sắng, và bó hoa tươi được vị đại diện dâng lên cha Gioakim trong tiếng pháo tay rộn rã của cộng đoàn. Thay mặt cộng đoàn phụng vụ, cha xứ chúc mừng Hội Dòng Ba Cát Minh được nhiều hồng ân và ngày càng hăng say trong việc đọc sách thiêng liêng, và chu toàn sứ mạng trong bậc sống của mình.
Trước khi ban phép lành cuối lễ, cha xứ cùng cộng đoàn đọc 10 kinh Mân Côi hiệp dâng lời cầu nguyện cho giáo xứ luôn được bình an.
Thánh lễ khép lại lúc 18g30. Sau Thánh lễ, cha xứ cùng hội Dòng Ba Cát Minh chụp chung tấm hình kỷ niệm.
Được biết, hiện nay số hội viên trong giáo xứ có khoảng trên 40 thành viên, trong đó có 4 cụ ông đã lớn tuổi, số còn lại là các bà và một số hội viên trung niên. Hội thường đọc kinh sau Thánh lễ ban sáng và trước Thánh lễ ban chiều lúc 15g30.
“Những ai có lòng sùng kính và siêng năng đọc kinh Mân Côi mỗi ngày, thì sẽ được Đức Mẹ bảo trợ, yêu thương, và che chở khỏi lửa đền tội muôn đời”.
Cha Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa, đã nói như thế cho cộng đoàn trong Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ núi Cát Minh – bổn mạng Dòng Ba Cát Minh giáo xứ Vĩnh Hòa.
Xem Hình
Thánh lễ được cử hành lúc 17g30 thứ Bảy ngày 15.07.2017, do cha xứ Gioakim chủ sự.
Đến tham dự Thánh lễ, ngoài các thành viên trong hội còn có đông đảo các em thiếu nhi và cộng đoàn trong giáo xứ.
Hướng cộng đoàn vào Thánh lễ được sốt sắng, quý hội đã cùng nhau đọc kinh Nhật tụng kính Đức Mẹ và mời gọi cộng đoàn suy ngẫm về nhân đức của Mẹ.
Bài giảng trong Thánh lễ, cha Gioakim chia sẻ: Vào năm 1251, Đức Trinh Nữ Maria hiện ra với Thánh Simon Stock (bề trên nhà Dòng) tay bồng Chúa Hài Nhi và có các Thiên Thần hầu cận, đã trao hai miếng nhung nhỏ màu nâu bằng bàn tay, có hai dây đính lại với nhau cho Thánh Simon Stock và phán rằng: "Hỡi con yêu dấu, con hãy lãnh nhận tấm áo này cho hội Dòng của con. Đó là dấu chỉ đặc biệt một hồng ân mà Mẹ đã xin cho các con và tất cả con cái của Chúa, để những ai tôn vinh Mẹ dưới tước hiệu Đức Mẹ Núi Cát Minh. Đặc biệt, trong giờ phút lâm chung sốt sắng mặc áo này sẽ được cứu thoát khỏi lửa muôn đời”.
Sau đây là những đặc ân mà Mẹ ban cho những ai mang áo Đức Mẹ Núi Cát Minh:
- Ơn được Mẹ nhận làm con riêng và đặc biệt phù trợ;
- Ơn được thông công những việc đạo đức của Dòng Cát Minh;
- Ơn được lãnh các ân xá Giáo Hội ban;
- Ơn được Mẹ cứu khỏi luyện ngục vào ngày thứ Bảy sau khi qua đời, nếu giữ được đức trong sạch tùy theo bậc sống và ơn kêu gọi của mình, đọc kinh nhật tụng kính Đức Mẹ hằng ngày.
Kết thúc bài giảng, cha xứ mời gọi; “Những ai có lòng sùng kính và siêng năng đọc kinh Mân Côi mỗi ngày, thì sẽ được Đức Mẹ bảo trợ, yêu thương, và che chở khỏi lửa đền tội muôn đời”.
Sau lời nguyện hiệp lễ, ông Phêrô Trịnh Khắc Dương, thay mặt, Hội Dòng Ba Cát Minh lên ngỏ lời cảm ơn cha xứ Gioakim, quý vị trong HĐMVGX, quý vị đại diện các hội đoàn cùng mọi thành phần dân Chúa đã hiệp dâng Thánh lễ được sốt sắng, và bó hoa tươi được vị đại diện dâng lên cha Gioakim trong tiếng pháo tay rộn rã của cộng đoàn. Thay mặt cộng đoàn phụng vụ, cha xứ chúc mừng Hội Dòng Ba Cát Minh được nhiều hồng ân và ngày càng hăng say trong việc đọc sách thiêng liêng, và chu toàn sứ mạng trong bậc sống của mình.
Trước khi ban phép lành cuối lễ, cha xứ cùng cộng đoàn đọc 10 kinh Mân Côi hiệp dâng lời cầu nguyện cho giáo xứ luôn được bình an.
Thánh lễ khép lại lúc 18g30. Sau Thánh lễ, cha xứ cùng hội Dòng Ba Cát Minh chụp chung tấm hình kỷ niệm.
Được biết, hiện nay số hội viên trong giáo xứ có khoảng trên 40 thành viên, trong đó có 4 cụ ông đã lớn tuổi, số còn lại là các bà và một số hội viên trung niên. Hội thường đọc kinh sau Thánh lễ ban sáng và trước Thánh lễ ban chiều lúc 15g30.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hồ chí Minh = Lê chiêu Thống, những kẻ rước voi…
Bảo Giang
16:07 16/07/2017
Hồ chí Minh - Lê chiêu Thống, những kẻ rước voi…
I. Tại sao Việt cộng còn sống đến hôm nay?
Có một điều mà ai cũng biết rất rõ là khi Liên bang Sô Viết sụp đổ, Đông Âu quay về với Tự Do thì Việt cộng nằm bên bờ vực hấp hối, chờ chết. Kết qủa, chúng đã không chết, hơn thế, xem ra chúng còn tạo được chỗ đứng vững hơn xưa. Tại sao lại có chuyện như một phép lạ như thế? Câu trả lời chuẩn xác mà mọi người Việt Nam đều biết rất rõ và cần đấm ngực là: Những người bỏ nước ra đi đã là nguồn tiếp tế không bao giờ vơi cạn cho chúng, là những người đã nâng chúng đứng dậy!
1. Nguồn tiếp tế từ người bỏ nước ra đi.
Nay thì không còn một người nào phải hoài nghi nữa. Chính người bỏ nước ra đi trong dịp 30-4 và những năm sau đó đã là nguồn tiếp tế cho Việt cộng không bao giờ vơi cạn! Họ tiến từ bước bị Phạm văn Đồng phỉ báng là “ bọn cao bồi đĩ điếm theo chân đế quốc”, rồi lên thang mây với lời ca vọng của Võ văn Kiệt là “ khúc ruột ngàn dặm” đã đổ về Việt Nam hàng năm không dưới 20 tỷ Mỹ kim tiền mặt. Đó là chưa kể đến hàng qùa, tiền vé máy bay và tiền “tiêu vặt” khi họ về Việt Nam. Số tiền này nếu tính theo ích lợi biên tế thì phải được nhân lên gấp 3 lần so với thành phẩm viện trợ! Kết qủa, nhờ số tiền tươi này, khát vọng Độc Lập, Tự Do và Công Lý cho người dân Việt Nam không thấy, nhưng bầy đoàn Việt cộng và vợ con chúng nhờ đó mà béo tốt với quần là áo lượt thẳng nếp hơn. Nhờ đó, chúng cũng làm mới cánh cửa lao tù cho những người vì dân vì nước, vì Độc Lập vì Tự Do và vì Công Lý của dân tộc tại Việt Nam.
Thật ra, chuyện người quốc gia nuôi Việt cộng để chúng triệt hạ tự do của đất nước không có gì lạ và không mới mẻ gì. Trái lại, ngay từ trước 1954 tập đoàn vong nô này đã được nuôi sống bởi nguồn lương thực và tài lực của đồng bào Việt Nam, để sau đó, được nó đền ơn đáp nghĩa bằng mùa đấu tố ở miền bắc với hơn 172000 người chủ gia đình bị giết. Và câu chuyện của miền nam sau 1975 cũng tương tự như thế. Trong thời chiến, chúng được nuôi bằng cơm gạo chắt chiu của nhiều người. Nhưng sau chiến tranh, cuộc trở mặt đã lộ diện. Nhiều người từng che chở, bảo vệ hoặc nuôi cơm gạo cho chúng, nay trở thành những kẻ đầu đường xó chợ, miếng đất cắm dùi cũng đã bị chúng tước đoạt!
Riêng phận công chức, quân đội và người dân của miền nam vào thời kỳ trước 1975 thì đã có một chỗ đứng đặc biệt cho họ sau ngày 30-4-1975 là những nhà tù khổ sai. Dĩ nhiên, phần tài sản của họ ngoài song sắt cũng bị tan chảy trong tay lũ giặc cộng này. Trong cảnh nước mắt chan cơm, người đi tù chẳng một tin hơi, phần người ở nhà thì AK kề trước cửa, hàng triệu người Việt Nam đành phải tìm cái sống trong cái chết trên những con thuyền, ván bè mong manh để ra khơi. Khi đi, ngoài khát vọng Tự Do, lòng họ còn gánh theo lời thề ghi trên… nước đá là thà chết trên biển khơi còn hơn là phải trông thấy mặt bọn cuồng nô cộng sản trên đất Việt.
Kết qủa, hàng chục ngàn chiếc thuyền ra khơi thì có hàng trăm ngàn người giữ vững lời thề khi họ nằm lại giữa lòng biển khơi. Hàng triệu người khác, sau khi vượt qua ngàn cơn sóng với máu, lệ, lao khổ, mồ hôi đã bay bổng trên không mà quay về chốn xưa trong bài ca “áo gấm vê làng” để mua vui, hành lạc! Khi đứng nhìn những chuyến áo gấm của đoàn người tỵ nạn về làng xưa, quan, dân các nước Mỹ, Úc, Pháp, Canada và cả Âu châu đều theo nhau đấm ngực thình thịch. Trong khi đó, chính người Việt Nam cũng biết là những chuyến về này đã không chỉ giết chết ước mơ của người đi hôm nao, nhưng nó còn triệt tiêu luôn khát vọng và niềm tin của những người còn ở lại. Chuyện là thế, bạn mừng không?
2. Thế lực bành trướng sau Hiệp Ước Thành Đô.
Bên cạnh nguồn trợ lực không bao giờ dứt của người ra đi, cái hiệp ước Thành Đô phải được xem là một dấu mốc đặc biệt của ngày mất quê hương, dẫu như đến nay chưa ai biết được đích xác nó quy định những gì. Tuy nhiên, chỉ dựa vào những lời tuyên bố của viên lãnh đạo và là kẻ trực tiếp đứng ra ký kết hiệp ước Thành Đô là “ Tôi biết theo Trung cộng là mất nước, nhưng thà mất nước còn hơn mất đảng” (Nguyễn văn Linh) thì người ta đã biết đất nước này bị bán rẻ ra sao rồi. Tuy thế, việc này củng chẳng là mới lạ, xem ra nó chỉ có nghĩa là tập đoàn Việt cộng chính thức xác định thời gian để từ bỏ chủ quyền của đất nước để xin được làm một phiên thuộc cho TC mà thôi. Bởi vì, trước đó chính Hồ chí Minh (dù nghi vấn là Tàu hay Việt) đã từng kết ước, thoả thuận những điều khoản này với Mao trong “Bản ghi nhớ hợp tác Việt Trung” số hiệu (VT/GU- 0212) đã ký ngày 12/06/1953 tại Quảng Tây rồi.( đã trích đăng trong bài trước).
Rõ ràng, sau hai khúc quanh này, ước vọng Độc Lập, Tự Do cho Việt Nam chỉ là một giấc ngủ mê. Lý do:
a. Với người còn ở lại.
Trời chưa sáng, tiếng động đã vang. Trước ngõ là đoàn người ra đi hôm nao, nay quay về lại quê xưa khoa tay múa chân như nổ pháo. Bên cạnh đó là hàng quan cán vừa nở nụ cười xã giao, cầu tài, nhận hàng, nhận qùa. Tưởng rằng vui, bỗng chốc, mặt mày tái mét như không còn một giọt máu khi nhìn thấy con dao mổ lợn trong tay anh hàng thịt lơ lớ tiếng Nam giữa chợ. Thảm hại thay, chẳng bù cho lúc họ vung tay múa chân trước mặt người dân Việt không một tấc sắt mà hò hét, tra khảo, cướp của! Kết qủa, người còn ở lại lòng đau như cắt, thở chẳng ra hơi, tim nhói không thành lời. Thôi, thì đành vậy. Dầu ước mơ có thừa và bản thân này không muốn phụ bạc Tổ Quốc, nơi đã sinh ra và cho mình hơi thở thì cũng xin … chào! Lý do, Người đi nay về chia cơm sẻ áo cho kẻ thù của dân tộc, phận mình, miếng cơm cho gia đình chưa gọn thì lấy gì mà tranh với đấu! Đành lặng lẽ cúi xuống mà đi cho qua ngày, kẻo ngã!
b. Về phía những kẻ “lãnh đạo”!
Đời sống của người dân đã mất hướng là thế, khi nhìn đến hàng ngũ gọi là lãnh đạo VC, mọi người đều phải mửa ra mật! Bởi lẽ, những ngưòi như Tổng thống Ngô đình Diệm, chúng rêu rao là Ngụy, là bán nước. Thực tế, từ khi có nước Việt, ông là người duy nhất khi ra hải ngoại được nguyên thủ các quốc gia kính trọng nghênh tiếp. Đặc biệt, Tổng Thống của Hợp chủng Quốc, vị anh hùng giải phóng Âu Châu ra tận phi trường, ngả mũ để đón chào. Rồi trên đường đi là hàng hàng lớp lớp quân, dân, cán chính Hoa Kỳ hớn hở chào mừng. Trong khi đó, phía bên kia thì từ Hồ chí Minh cho đến những kẻ gọi là lãnh đạo hôm nay đều có chung một phong thái. Kẻ thì co ro ngồi chờ gọi tên trong các khách sạn như Hồ khi đi Pháp, kẻ mắt trước mắt sau đến xứ người như thành phần cầm rổ bên đường. Hỏi xem, tại sao kẻ thua cuộc là tên Mỹ kia lại dám nghênh ngang đón tiếp người chiến thắng là VC như thế nhỉ? Tại sao đảng ta không bắt chúng qùy phủ phục xuống dưới chân để nộp của cầu sinh nhỉ?
Đã tủi nhục thế, lại còn phải theo một quy luật bất thành văn từ thời Hồ là muốn đi đâu thì đi, nhưng trước khi đi phải kéo sang chầu nhà Hán (Trung cộng) để xin chỉ giáo trước! Qủa là không còn một “vinh quang” nào lớn hơn thế để dành cho tập đoàn bán nước Việt cộng!
II. Đi tìm một phuơng cách hóa giải.
Đứng trước những thảm trạng trên, xem ra ai cũng héo úa, ai cũng buồn chán, rồi quên đi một sức mạnh trong tay của mình. Sức mạnh đó là, dù chúng ta là người không có quyền, nhưng lại có tiền. Tại sao những chủ nhân ông lại vụng tính, không biết dùng sức mạnh đồng tiền để triệt hạ chúng? Ai cũng biết, “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, “Có tiền mua tiên cũng được” cơ mà! Việt cộng phải đi cầu van lạy Mỹ vì Mỹ có tiền. Tại sao, ta đã không biết cùng nhau tạo cho mình sức mạnh, lực đẩy, để triệt hạ CS cứu non sông? Trái lại, còn tiếp tay, gởi tiền cho CS trấn áp đồng bào của mình và mở thêm nhà tù cho ngưòi tranh đấu?
Hỏi xem, Bạn có bao giờ nghĩ rằng việc chúng ta nuôi chúng từng ngày như thế, nên tập đoàn CS ác ôn côn đồ kia muốn buộc sợi giây lòi tói vào cổ ai đó thì nó buộc. Chúng muốn lôi dân ta đi đâu thì phải đi theo đó. Hoặc gỉa, chúng có giao cả nước cho Tàu thì cũng chẳng ai ra cản đường không?
Câu hỏi chẳng vui, điều tôi viết ra có thể làm cho nhiều người, trong đó có cả bằng hữu thân thuộc của tôi buồn lòng, không đồng ý. Nhưng sự thật nằm sẵn ở trong đó, tôi không thể không viết. Như thế, bạn hãy thật lòng hỏi chính bản thân mình một lần xem: Khi xuống tàu vượt biên, bạn ước mong gì, và hôm nay bạn hành động ra sao? Có phải bạn đã từng khai với Cao Ủy là bạn xin tỵ nạn cộng sản không? Bạn xin thế, họ tin bạn, họ nhận bạn. Nay, thế nào rồi? Có phải bạn đã lừa cả Cao Ủy, lừa và phản bội cả tình thương của quốc gia đón nhận bạn? Hỏi xem, đã đến lúc chúng ta phải đấm ngực hay chưa?
Dĩ nhiên, tôi đồng ý với bạn là vì hoàn cảnh từng người, ta không thể trách lẫn nhau. Nhưng bạn ạ, nỗi khổ của gia đình bạn và cả niềm vui của bạn khi về quê chẳng qua chỉ là cái gai nhỏ, qúa nhỏ ngoài da, hay là chút son phấn thừa xót trên cây son, trên cái bảng mà thôi. Nhưng cái búa mà bọn Việt cộng ngày đêm chém, đập trên đầu trên cổ dân tộc Việt Nam kia mới là điều mà tôi muốn nói đến. Đó mới chính là điều chúng ta phải nghĩ lại. Bởi lẽ, khi hồn dân tộc không còn, Việt Nam mất tên, bạn sẽ hãnh diện là ai đây? Là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Úc, Đức… hay là Tàu chăng?
Theo đó, nếu chúng ta dám thẳng thắn trả lời và giải quyết xòng phẳng câu hỏi này, chúng ta còn có hy vọng cứu được quê hương mình khỏi nanh vuốt cộng sản và ảnh hưởng Tàu cộng. Ngược lại, chúng ta sẽ là những kẻ mất quê hương. Mất không phải cho người đã vượt biên, vì họ đã mất rồi, nhưng lần này là cho chính những ngưòi còn ở lại. Bạn có buồn không?
Xin bạn đừng phân trần là tôi gửi đâu có bao nhiêu, mấy ngàn một năm ăn nhằm gì? Vâng, tôi còn gởi ít hơn bạn, nhưng cả triệu người gởi về nó sẽ là một con số lớn. Theo những bản thống kê gần đây cho thấy số lượng ngoại tệ do ngoại kiều gởi về Việt Nam là không dưới 20 tỷ mỹ kim một năm. Ấy là chưa kể đến tiền mua vé máy bay đi về và tiền qùa cáp, tiêu hoang tại chỗ. Nếu tính được, con số này hẳn là vượt qua con số 20 ? Bạn thừa biết, số tiền mặt này trị gía ít nhất gấp ba lần tiền viện trợ tính trên hàng hóa chứ? Theo đó, tôi xin nhắc bạn là chỉ vì thiếu 700,000 Dollars tiền viện trợ cho năm 1975 mà ta không còn súng đạn để giữ nước. Và trước đó, chỉ vì 3 triệu đồng bạc Việt Nam (khoảng 200,000.00 dollars)mà tập đoàn tướng lãnh Minh, Xuân, Đính, Đôn, Khiêm … đã giết chết không phải một Tổng Thống Ngô đình Diệm, nhưng là một chế độ, một tiến trình nhân bản đáng ghi nhớ của Việt Nam đấy!
Cũng theo thống kê, tính đến cuối năm 2015, tổng số nợ công mà tập đoàn CS đã vay mượn ở ngoại quốc mà chúng gọi là để phát triển kinh tế là hơn 3,5 triệu tỷ. (3,5.000.000.000.000.000.00 VND). Dĩ nhiên, số tiền này không bao gồm khu vực tư hay các tập đoàn công ty của nhà nước hay được nhà nước bảo trợ để vay mượn như Ngân Hàng, địa phương. Theo đó, nếu tính bình quân trên 95 triệu người, mỗi người Việt Nam đang gánh trên vai số nợ công là 30 triệu đồng. Nợ, xem ra là chưa lớn nhưng con số này tăng theo hàng năm với tiền lời, và chỉ có tăng không có giảm. Dân ta trả nợ làm sao đây khi lợi tức hàng năm của họ có khi chỉ là 10, 20 triệu một năm?
Trong khi đó, tiền từ hải ngoại gởi về là 20 tỷ Dollars, trị gía khoảng 460 ngàn tỷ (460,000,000,000,000.00) đồng một năm. Số tiền mặt này tương đương 1,380,000,000,000,000.00 đồng VN.( một triệu ba trăm tám mươi ngàn tỷ đồng VN nếu tính theo thành phẩm). Nếu không có số tiền nhưng không này, Việt cộng đã bị rơi vào khủng hoảng, phá sản, vì không thể phụ trả các món nợ đáo hạn cho các khoản vay nợ và đầu tư thua lỗ của chúng từ lâu rồi, chúng làm gì còn đến hôm nay! Theo đó, ta còn gởi tiền về, chúng còn cười và chúng ta cũng như người thân của mình sẽ còn khốn đốn cho đến chết.
III. Chúng ta mong gì ở ngày mai?
Gần đây trên chính trường Hoa Kỳ có nhiều thay đổi lớn. Trước hết, chính phủ CH vào ngày 09-7-2017 đã ký lệnh cấm gửi tiền Mỹ ra khỏi Hoa Kỳ. Hình thức sẽ thắt chặt ra sao, đến nay chưa có chỉ dẫn rõ ràng. Tuy nhiên, nó không thể lỏng lẻo như cái thời của Obama. Nếu người Việt Nam biết nhân cơ hội này, thì đây là cơ hội thuận tiện nhất để trực tiếp góp bàn tay vào việc cứu quê hương ra khỏi gông cùm cộng sản. Bởi vì:
Không một ai trong chúng ta không biết rằng. Kinh tế của Việt Nam dưới thời CS là loại ăn bám như cây chùm gủi. Chúng không bao giờ có thể tạo ra được nền kinh tế ổn định. Theo đó, dòng kiều hối do người Việt từ hải ngoại đổ về chính là nguồn lực bù đắp thâm hụt cho cán cân thương mại của chúng. Hơn thế, nó còn giúp VC tạm ổn định thị trường và làm tăng nguồn vốn đầu tư xã hội. Sau cùng nó góp một phần lớn vào việc trả nợ cũng như góp phần vào dự trữ ngoại hối tại Việt Nam. Nay nếu nguồn ngoại hối này bị ngưng, nó sẽ tức khắc làm đảo lộn cuộc sống không phải chỉ ở vài triệu gia đình, nhưng chính là nền kinh tế của chế độ.
Từ viễn cảnh này, chúng ta sẽ thấy trong những ngày tới, Việt cộng sẽ tìm đủ mọi phương cách để ưu đãi cho người nhận tiền gởi về từ nước ngoài. Đồng thời chúng cũng tìm cách để thu gom tài sản, đặc biệt là nhắm đến việc khuyến khích nhân dân gởi vàng và thu gom Dollars từ các tư nhân vào ngân hàng. Việc làm này nếu thất bại, nền kinh tế sẽ sụp đổ và hệ thống tài chính công của CS sẽ bị phá sản, không thể hoạt động.
Trước viễn cảnh này, chúng ta, những người Việt Nam luôn thiết tha với quê hương của mình sẽ cần phải làm gì? Bạn có muốn đất nước và dân tộc mình có Độc Lập và Tự Do không?
Nếu bạn muốn thật và muốn bằng cả tâm hồn của mình, buộc chúng ta phải thay đổi lối sống và suy nghĩ của mình. Điều này có nghĩa buộc người ở ngoài cũng như ở trong đều phải có cách nhìn rõ ràng và hỗ tương cho nhau. Nếu người trong nước đã sẵn sàng liều chết, chấp nhận lao tù để tranh đấu cho quê hương thì họ cũng chẳng yêu cầu người đã bỏ nước ra đi phải chết với họ. Nhưng họ chỉ xin chúng ta một điều nhỏ nhất là đừng tiếp tế về Việt Nam và đừng hỗ trợ cho chúng bằng cách cách gởi tiền về cho thân nhân chúng ta trong trong một thời gian khoảng vài ba năm thôi. Họ chỉ mong ước nhỏ nhoi vậy thôi, Bạn và tôi có làm được hay không?
Vâng, không lâu đâu, chỉ vài ba năm thôi. Tối đa cho chương trình này là năm năm, chúng ta không cần đánh, bọn Việt cộng cũng tự nhiên lăn ra tan rã. Lý do, khi nền kinh tế bị sụp đổ, loạn lạc, trộm cướp cả trong lãnh vực công và tư sẽ xảy ra ở khắp nơi. Khi đó sẽ có nhiều ngưòi, có thể là những viên chức cộng sản cấp trung, không thể bỏ chạy ra hải ngoại, buộc phải tiếp tay với những nhà hoạt động Dân Chủ hiện tại để ổn định lại tình hình. Cuộc ổn định này, lẽ dĩ nhiên là không thể còn cộng sản tồn tại trên đất nước. Như thế, đất nước ta sẽ bước sang một tiến trình mới. Tiến trình Dân Chủ, Cộng Hòa. Khi ấy mời bạn tháo khoán và đem số tiền dành dụm từ mấy năm qua về quê. Bạn sẽ là một nguồn lực hồi sinh, không phải cho gia đình và thân nhân của bạn, nhưng còn là cho đất nước của chúng ta nữa. Như thế, liệu bạn có thể hy sinh một chút được không?
Chuyện căn bản là thế, nếu viết ra thì còn dài. Nhưng đơn giản hơn, và để có cái nhìn rõ hơn, tôi xin kính mời bạn tham dự vào chương trình khơi lại nguồn sống cho đất nước, mà chính bạn là người thảo và giữ chương trình như sau:
1. Báo cho người thân ở trong nước biết về tương lai dân tộc mình. Kêu gọi họ tự lực cánh sinh một thời gian. Chúng ta sẽ không còn gởi tiền về nữa.
2. Tuyệt đối không bao giờ tham gia những trò văn nghệ nham nhở của các nghệ sỹ, dù là đảng đoàn viên hay không, từ tromg nước ra trình diễn. Đồng thời, tẩy chay không mua bán, không giao dịch với tất cả các tiệm tạp hóa, quán ăn, nhà hàng có liên hệ với chúng ở hải ngoại.
3. Tuyệt đối không bao giờ về Việt Nam du lịch hay thăm thân nhân. Trường hợp cha mẹ “Ra Đi”, phận làm con cần về, phải về thì về trong tang chế ngắn gọn, nhẹ nhàng.
4. Tích cực tham gia các cuộc biểu tình lên án tội ác CS tại Việt Nam và hỗ trợ mạnh mẽ những sinh hoạt dân chủ ở trong nước.
Thưa bạn, những điều tôi đề nghị xem ra là chướng tai đấy. Tuy nhiên, đây là một chương trình bao vây kinh tế rất lớn và tự nó có đủ sức mạnh tiêu diệt tập đoàn CS bán nước. Hơn thế, vì chủ trương triệt tiêu Cộng sản và tai hoạ của nó trên đất Việt, chúng ta không thể không tính đến. Nếu chúng ta quyết tâm xây dựng một Việt Nam trong Tự Do, Độc Lập và Trường Tồn trong Công Lý thì đây là một chọn lựa nhẹ nhàng, ít xáo trộn nhất và cũng hao tốn ít máu xương nhất. Bởi lẽ, nếu chúng ta đồng thuận và cùng thực hiện thì chì cần đạt được 70% những đề nghị trên, chúng ta sẽ là người chiến thắng và tập đoàn Việt cộng không thể tồn tại đến năm 2020. Chúng sẽ tự vỡ vụn ra, chết thảm. Lý do:
- Chính các quốc gia sở tại, nơi chúng ta đang sống cũng sẽ ủng hộ chúng ta. CS sẽ bị bỏ rơi trên trường quốc tế.
- Người Việt Nam còn ở trong nước nhìn thấy quyết tâm của chúng ta, bước chân của họ sẽ nhanh hơn, cánh tay sẽ mạnh dạn hơn, tập đoàn CS chắc chắn sẽ không còn chỗ dung thân.
Như thế, sự hy sinh của chúng ta sẽ được trả lời bằng cuộc trở về trong đoàn viên, trong hạnh phúc với gia đình, với Tổ Quốc. Hơn thế, còn thấm đậm ý nghĩa trong tự tình của Dân Tộc và của đất nước mình nữa. Và hẳn nhiên sau ngày đoàn viên ấy, trang sử mới của dân tộc đã được mở ra. Ở nơi đó, chính bạn sẽ là người dạy dỗ con cái chúng ta bài sử của dân tộc Việt Nam với tựa đề: Hồ chí Minh, Lê chiêu Thống… những kẻ rước cầu voi...
Bảo Giang, 30-6-2017
I. Tại sao Việt cộng còn sống đến hôm nay?
Có một điều mà ai cũng biết rất rõ là khi Liên bang Sô Viết sụp đổ, Đông Âu quay về với Tự Do thì Việt cộng nằm bên bờ vực hấp hối, chờ chết. Kết qủa, chúng đã không chết, hơn thế, xem ra chúng còn tạo được chỗ đứng vững hơn xưa. Tại sao lại có chuyện như một phép lạ như thế? Câu trả lời chuẩn xác mà mọi người Việt Nam đều biết rất rõ và cần đấm ngực là: Những người bỏ nước ra đi đã là nguồn tiếp tế không bao giờ vơi cạn cho chúng, là những người đã nâng chúng đứng dậy!
1. Nguồn tiếp tế từ người bỏ nước ra đi.
Nay thì không còn một người nào phải hoài nghi nữa. Chính người bỏ nước ra đi trong dịp 30-4 và những năm sau đó đã là nguồn tiếp tế cho Việt cộng không bao giờ vơi cạn! Họ tiến từ bước bị Phạm văn Đồng phỉ báng là “ bọn cao bồi đĩ điếm theo chân đế quốc”, rồi lên thang mây với lời ca vọng của Võ văn Kiệt là “ khúc ruột ngàn dặm” đã đổ về Việt Nam hàng năm không dưới 20 tỷ Mỹ kim tiền mặt. Đó là chưa kể đến hàng qùa, tiền vé máy bay và tiền “tiêu vặt” khi họ về Việt Nam. Số tiền này nếu tính theo ích lợi biên tế thì phải được nhân lên gấp 3 lần so với thành phẩm viện trợ! Kết qủa, nhờ số tiền tươi này, khát vọng Độc Lập, Tự Do và Công Lý cho người dân Việt Nam không thấy, nhưng bầy đoàn Việt cộng và vợ con chúng nhờ đó mà béo tốt với quần là áo lượt thẳng nếp hơn. Nhờ đó, chúng cũng làm mới cánh cửa lao tù cho những người vì dân vì nước, vì Độc Lập vì Tự Do và vì Công Lý của dân tộc tại Việt Nam.
Thật ra, chuyện người quốc gia nuôi Việt cộng để chúng triệt hạ tự do của đất nước không có gì lạ và không mới mẻ gì. Trái lại, ngay từ trước 1954 tập đoàn vong nô này đã được nuôi sống bởi nguồn lương thực và tài lực của đồng bào Việt Nam, để sau đó, được nó đền ơn đáp nghĩa bằng mùa đấu tố ở miền bắc với hơn 172000 người chủ gia đình bị giết. Và câu chuyện của miền nam sau 1975 cũng tương tự như thế. Trong thời chiến, chúng được nuôi bằng cơm gạo chắt chiu của nhiều người. Nhưng sau chiến tranh, cuộc trở mặt đã lộ diện. Nhiều người từng che chở, bảo vệ hoặc nuôi cơm gạo cho chúng, nay trở thành những kẻ đầu đường xó chợ, miếng đất cắm dùi cũng đã bị chúng tước đoạt!
Riêng phận công chức, quân đội và người dân của miền nam vào thời kỳ trước 1975 thì đã có một chỗ đứng đặc biệt cho họ sau ngày 30-4-1975 là những nhà tù khổ sai. Dĩ nhiên, phần tài sản của họ ngoài song sắt cũng bị tan chảy trong tay lũ giặc cộng này. Trong cảnh nước mắt chan cơm, người đi tù chẳng một tin hơi, phần người ở nhà thì AK kề trước cửa, hàng triệu người Việt Nam đành phải tìm cái sống trong cái chết trên những con thuyền, ván bè mong manh để ra khơi. Khi đi, ngoài khát vọng Tự Do, lòng họ còn gánh theo lời thề ghi trên… nước đá là thà chết trên biển khơi còn hơn là phải trông thấy mặt bọn cuồng nô cộng sản trên đất Việt.
Kết qủa, hàng chục ngàn chiếc thuyền ra khơi thì có hàng trăm ngàn người giữ vững lời thề khi họ nằm lại giữa lòng biển khơi. Hàng triệu người khác, sau khi vượt qua ngàn cơn sóng với máu, lệ, lao khổ, mồ hôi đã bay bổng trên không mà quay về chốn xưa trong bài ca “áo gấm vê làng” để mua vui, hành lạc! Khi đứng nhìn những chuyến áo gấm của đoàn người tỵ nạn về làng xưa, quan, dân các nước Mỹ, Úc, Pháp, Canada và cả Âu châu đều theo nhau đấm ngực thình thịch. Trong khi đó, chính người Việt Nam cũng biết là những chuyến về này đã không chỉ giết chết ước mơ của người đi hôm nao, nhưng nó còn triệt tiêu luôn khát vọng và niềm tin của những người còn ở lại. Chuyện là thế, bạn mừng không?
2. Thế lực bành trướng sau Hiệp Ước Thành Đô.
Bên cạnh nguồn trợ lực không bao giờ dứt của người ra đi, cái hiệp ước Thành Đô phải được xem là một dấu mốc đặc biệt của ngày mất quê hương, dẫu như đến nay chưa ai biết được đích xác nó quy định những gì. Tuy nhiên, chỉ dựa vào những lời tuyên bố của viên lãnh đạo và là kẻ trực tiếp đứng ra ký kết hiệp ước Thành Đô là “ Tôi biết theo Trung cộng là mất nước, nhưng thà mất nước còn hơn mất đảng” (Nguyễn văn Linh) thì người ta đã biết đất nước này bị bán rẻ ra sao rồi. Tuy thế, việc này củng chẳng là mới lạ, xem ra nó chỉ có nghĩa là tập đoàn Việt cộng chính thức xác định thời gian để từ bỏ chủ quyền của đất nước để xin được làm một phiên thuộc cho TC mà thôi. Bởi vì, trước đó chính Hồ chí Minh (dù nghi vấn là Tàu hay Việt) đã từng kết ước, thoả thuận những điều khoản này với Mao trong “Bản ghi nhớ hợp tác Việt Trung” số hiệu (VT/GU- 0212) đã ký ngày 12/06/1953 tại Quảng Tây rồi.( đã trích đăng trong bài trước).
Rõ ràng, sau hai khúc quanh này, ước vọng Độc Lập, Tự Do cho Việt Nam chỉ là một giấc ngủ mê. Lý do:
a. Với người còn ở lại.
Trời chưa sáng, tiếng động đã vang. Trước ngõ là đoàn người ra đi hôm nao, nay quay về lại quê xưa khoa tay múa chân như nổ pháo. Bên cạnh đó là hàng quan cán vừa nở nụ cười xã giao, cầu tài, nhận hàng, nhận qùa. Tưởng rằng vui, bỗng chốc, mặt mày tái mét như không còn một giọt máu khi nhìn thấy con dao mổ lợn trong tay anh hàng thịt lơ lớ tiếng Nam giữa chợ. Thảm hại thay, chẳng bù cho lúc họ vung tay múa chân trước mặt người dân Việt không một tấc sắt mà hò hét, tra khảo, cướp của! Kết qủa, người còn ở lại lòng đau như cắt, thở chẳng ra hơi, tim nhói không thành lời. Thôi, thì đành vậy. Dầu ước mơ có thừa và bản thân này không muốn phụ bạc Tổ Quốc, nơi đã sinh ra và cho mình hơi thở thì cũng xin … chào! Lý do, Người đi nay về chia cơm sẻ áo cho kẻ thù của dân tộc, phận mình, miếng cơm cho gia đình chưa gọn thì lấy gì mà tranh với đấu! Đành lặng lẽ cúi xuống mà đi cho qua ngày, kẻo ngã!
b. Về phía những kẻ “lãnh đạo”!
Đời sống của người dân đã mất hướng là thế, khi nhìn đến hàng ngũ gọi là lãnh đạo VC, mọi người đều phải mửa ra mật! Bởi lẽ, những ngưòi như Tổng thống Ngô đình Diệm, chúng rêu rao là Ngụy, là bán nước. Thực tế, từ khi có nước Việt, ông là người duy nhất khi ra hải ngoại được nguyên thủ các quốc gia kính trọng nghênh tiếp. Đặc biệt, Tổng Thống của Hợp chủng Quốc, vị anh hùng giải phóng Âu Châu ra tận phi trường, ngả mũ để đón chào. Rồi trên đường đi là hàng hàng lớp lớp quân, dân, cán chính Hoa Kỳ hớn hở chào mừng. Trong khi đó, phía bên kia thì từ Hồ chí Minh cho đến những kẻ gọi là lãnh đạo hôm nay đều có chung một phong thái. Kẻ thì co ro ngồi chờ gọi tên trong các khách sạn như Hồ khi đi Pháp, kẻ mắt trước mắt sau đến xứ người như thành phần cầm rổ bên đường. Hỏi xem, tại sao kẻ thua cuộc là tên Mỹ kia lại dám nghênh ngang đón tiếp người chiến thắng là VC như thế nhỉ? Tại sao đảng ta không bắt chúng qùy phủ phục xuống dưới chân để nộp của cầu sinh nhỉ?
Đã tủi nhục thế, lại còn phải theo một quy luật bất thành văn từ thời Hồ là muốn đi đâu thì đi, nhưng trước khi đi phải kéo sang chầu nhà Hán (Trung cộng) để xin chỉ giáo trước! Qủa là không còn một “vinh quang” nào lớn hơn thế để dành cho tập đoàn bán nước Việt cộng!
II. Đi tìm một phuơng cách hóa giải.
Đứng trước những thảm trạng trên, xem ra ai cũng héo úa, ai cũng buồn chán, rồi quên đi một sức mạnh trong tay của mình. Sức mạnh đó là, dù chúng ta là người không có quyền, nhưng lại có tiền. Tại sao những chủ nhân ông lại vụng tính, không biết dùng sức mạnh đồng tiền để triệt hạ chúng? Ai cũng biết, “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, “Có tiền mua tiên cũng được” cơ mà! Việt cộng phải đi cầu van lạy Mỹ vì Mỹ có tiền. Tại sao, ta đã không biết cùng nhau tạo cho mình sức mạnh, lực đẩy, để triệt hạ CS cứu non sông? Trái lại, còn tiếp tay, gởi tiền cho CS trấn áp đồng bào của mình và mở thêm nhà tù cho ngưòi tranh đấu?
Hỏi xem, Bạn có bao giờ nghĩ rằng việc chúng ta nuôi chúng từng ngày như thế, nên tập đoàn CS ác ôn côn đồ kia muốn buộc sợi giây lòi tói vào cổ ai đó thì nó buộc. Chúng muốn lôi dân ta đi đâu thì phải đi theo đó. Hoặc gỉa, chúng có giao cả nước cho Tàu thì cũng chẳng ai ra cản đường không?
Câu hỏi chẳng vui, điều tôi viết ra có thể làm cho nhiều người, trong đó có cả bằng hữu thân thuộc của tôi buồn lòng, không đồng ý. Nhưng sự thật nằm sẵn ở trong đó, tôi không thể không viết. Như thế, bạn hãy thật lòng hỏi chính bản thân mình một lần xem: Khi xuống tàu vượt biên, bạn ước mong gì, và hôm nay bạn hành động ra sao? Có phải bạn đã từng khai với Cao Ủy là bạn xin tỵ nạn cộng sản không? Bạn xin thế, họ tin bạn, họ nhận bạn. Nay, thế nào rồi? Có phải bạn đã lừa cả Cao Ủy, lừa và phản bội cả tình thương của quốc gia đón nhận bạn? Hỏi xem, đã đến lúc chúng ta phải đấm ngực hay chưa?
Dĩ nhiên, tôi đồng ý với bạn là vì hoàn cảnh từng người, ta không thể trách lẫn nhau. Nhưng bạn ạ, nỗi khổ của gia đình bạn và cả niềm vui của bạn khi về quê chẳng qua chỉ là cái gai nhỏ, qúa nhỏ ngoài da, hay là chút son phấn thừa xót trên cây son, trên cái bảng mà thôi. Nhưng cái búa mà bọn Việt cộng ngày đêm chém, đập trên đầu trên cổ dân tộc Việt Nam kia mới là điều mà tôi muốn nói đến. Đó mới chính là điều chúng ta phải nghĩ lại. Bởi lẽ, khi hồn dân tộc không còn, Việt Nam mất tên, bạn sẽ hãnh diện là ai đây? Là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Úc, Đức… hay là Tàu chăng?
Theo đó, nếu chúng ta dám thẳng thắn trả lời và giải quyết xòng phẳng câu hỏi này, chúng ta còn có hy vọng cứu được quê hương mình khỏi nanh vuốt cộng sản và ảnh hưởng Tàu cộng. Ngược lại, chúng ta sẽ là những kẻ mất quê hương. Mất không phải cho người đã vượt biên, vì họ đã mất rồi, nhưng lần này là cho chính những ngưòi còn ở lại. Bạn có buồn không?
Xin bạn đừng phân trần là tôi gửi đâu có bao nhiêu, mấy ngàn một năm ăn nhằm gì? Vâng, tôi còn gởi ít hơn bạn, nhưng cả triệu người gởi về nó sẽ là một con số lớn. Theo những bản thống kê gần đây cho thấy số lượng ngoại tệ do ngoại kiều gởi về Việt Nam là không dưới 20 tỷ mỹ kim một năm. Ấy là chưa kể đến tiền mua vé máy bay đi về và tiền qùa cáp, tiêu hoang tại chỗ. Nếu tính được, con số này hẳn là vượt qua con số 20 ? Bạn thừa biết, số tiền mặt này trị gía ít nhất gấp ba lần tiền viện trợ tính trên hàng hóa chứ? Theo đó, tôi xin nhắc bạn là chỉ vì thiếu 700,000 Dollars tiền viện trợ cho năm 1975 mà ta không còn súng đạn để giữ nước. Và trước đó, chỉ vì 3 triệu đồng bạc Việt Nam (khoảng 200,000.00 dollars)mà tập đoàn tướng lãnh Minh, Xuân, Đính, Đôn, Khiêm … đã giết chết không phải một Tổng Thống Ngô đình Diệm, nhưng là một chế độ, một tiến trình nhân bản đáng ghi nhớ của Việt Nam đấy!
Cũng theo thống kê, tính đến cuối năm 2015, tổng số nợ công mà tập đoàn CS đã vay mượn ở ngoại quốc mà chúng gọi là để phát triển kinh tế là hơn 3,5 triệu tỷ. (3,5.000.000.000.000.000.00 VND). Dĩ nhiên, số tiền này không bao gồm khu vực tư hay các tập đoàn công ty của nhà nước hay được nhà nước bảo trợ để vay mượn như Ngân Hàng, địa phương. Theo đó, nếu tính bình quân trên 95 triệu người, mỗi người Việt Nam đang gánh trên vai số nợ công là 30 triệu đồng. Nợ, xem ra là chưa lớn nhưng con số này tăng theo hàng năm với tiền lời, và chỉ có tăng không có giảm. Dân ta trả nợ làm sao đây khi lợi tức hàng năm của họ có khi chỉ là 10, 20 triệu một năm?
Trong khi đó, tiền từ hải ngoại gởi về là 20 tỷ Dollars, trị gía khoảng 460 ngàn tỷ (460,000,000,000,000.00) đồng một năm. Số tiền mặt này tương đương 1,380,000,000,000,000.00 đồng VN.( một triệu ba trăm tám mươi ngàn tỷ đồng VN nếu tính theo thành phẩm). Nếu không có số tiền nhưng không này, Việt cộng đã bị rơi vào khủng hoảng, phá sản, vì không thể phụ trả các món nợ đáo hạn cho các khoản vay nợ và đầu tư thua lỗ của chúng từ lâu rồi, chúng làm gì còn đến hôm nay! Theo đó, ta còn gởi tiền về, chúng còn cười và chúng ta cũng như người thân của mình sẽ còn khốn đốn cho đến chết.
III. Chúng ta mong gì ở ngày mai?
Gần đây trên chính trường Hoa Kỳ có nhiều thay đổi lớn. Trước hết, chính phủ CH vào ngày 09-7-2017 đã ký lệnh cấm gửi tiền Mỹ ra khỏi Hoa Kỳ. Hình thức sẽ thắt chặt ra sao, đến nay chưa có chỉ dẫn rõ ràng. Tuy nhiên, nó không thể lỏng lẻo như cái thời của Obama. Nếu người Việt Nam biết nhân cơ hội này, thì đây là cơ hội thuận tiện nhất để trực tiếp góp bàn tay vào việc cứu quê hương ra khỏi gông cùm cộng sản. Bởi vì:
Không một ai trong chúng ta không biết rằng. Kinh tế của Việt Nam dưới thời CS là loại ăn bám như cây chùm gủi. Chúng không bao giờ có thể tạo ra được nền kinh tế ổn định. Theo đó, dòng kiều hối do người Việt từ hải ngoại đổ về chính là nguồn lực bù đắp thâm hụt cho cán cân thương mại của chúng. Hơn thế, nó còn giúp VC tạm ổn định thị trường và làm tăng nguồn vốn đầu tư xã hội. Sau cùng nó góp một phần lớn vào việc trả nợ cũng như góp phần vào dự trữ ngoại hối tại Việt Nam. Nay nếu nguồn ngoại hối này bị ngưng, nó sẽ tức khắc làm đảo lộn cuộc sống không phải chỉ ở vài triệu gia đình, nhưng chính là nền kinh tế của chế độ.
Từ viễn cảnh này, chúng ta sẽ thấy trong những ngày tới, Việt cộng sẽ tìm đủ mọi phương cách để ưu đãi cho người nhận tiền gởi về từ nước ngoài. Đồng thời chúng cũng tìm cách để thu gom tài sản, đặc biệt là nhắm đến việc khuyến khích nhân dân gởi vàng và thu gom Dollars từ các tư nhân vào ngân hàng. Việc làm này nếu thất bại, nền kinh tế sẽ sụp đổ và hệ thống tài chính công của CS sẽ bị phá sản, không thể hoạt động.
Trước viễn cảnh này, chúng ta, những người Việt Nam luôn thiết tha với quê hương của mình sẽ cần phải làm gì? Bạn có muốn đất nước và dân tộc mình có Độc Lập và Tự Do không?
Nếu bạn muốn thật và muốn bằng cả tâm hồn của mình, buộc chúng ta phải thay đổi lối sống và suy nghĩ của mình. Điều này có nghĩa buộc người ở ngoài cũng như ở trong đều phải có cách nhìn rõ ràng và hỗ tương cho nhau. Nếu người trong nước đã sẵn sàng liều chết, chấp nhận lao tù để tranh đấu cho quê hương thì họ cũng chẳng yêu cầu người đã bỏ nước ra đi phải chết với họ. Nhưng họ chỉ xin chúng ta một điều nhỏ nhất là đừng tiếp tế về Việt Nam và đừng hỗ trợ cho chúng bằng cách cách gởi tiền về cho thân nhân chúng ta trong trong một thời gian khoảng vài ba năm thôi. Họ chỉ mong ước nhỏ nhoi vậy thôi, Bạn và tôi có làm được hay không?
Vâng, không lâu đâu, chỉ vài ba năm thôi. Tối đa cho chương trình này là năm năm, chúng ta không cần đánh, bọn Việt cộng cũng tự nhiên lăn ra tan rã. Lý do, khi nền kinh tế bị sụp đổ, loạn lạc, trộm cướp cả trong lãnh vực công và tư sẽ xảy ra ở khắp nơi. Khi đó sẽ có nhiều ngưòi, có thể là những viên chức cộng sản cấp trung, không thể bỏ chạy ra hải ngoại, buộc phải tiếp tay với những nhà hoạt động Dân Chủ hiện tại để ổn định lại tình hình. Cuộc ổn định này, lẽ dĩ nhiên là không thể còn cộng sản tồn tại trên đất nước. Như thế, đất nước ta sẽ bước sang một tiến trình mới. Tiến trình Dân Chủ, Cộng Hòa. Khi ấy mời bạn tháo khoán và đem số tiền dành dụm từ mấy năm qua về quê. Bạn sẽ là một nguồn lực hồi sinh, không phải cho gia đình và thân nhân của bạn, nhưng còn là cho đất nước của chúng ta nữa. Như thế, liệu bạn có thể hy sinh một chút được không?
Chuyện căn bản là thế, nếu viết ra thì còn dài. Nhưng đơn giản hơn, và để có cái nhìn rõ hơn, tôi xin kính mời bạn tham dự vào chương trình khơi lại nguồn sống cho đất nước, mà chính bạn là người thảo và giữ chương trình như sau:
1. Báo cho người thân ở trong nước biết về tương lai dân tộc mình. Kêu gọi họ tự lực cánh sinh một thời gian. Chúng ta sẽ không còn gởi tiền về nữa.
2. Tuyệt đối không bao giờ tham gia những trò văn nghệ nham nhở của các nghệ sỹ, dù là đảng đoàn viên hay không, từ tromg nước ra trình diễn. Đồng thời, tẩy chay không mua bán, không giao dịch với tất cả các tiệm tạp hóa, quán ăn, nhà hàng có liên hệ với chúng ở hải ngoại.
3. Tuyệt đối không bao giờ về Việt Nam du lịch hay thăm thân nhân. Trường hợp cha mẹ “Ra Đi”, phận làm con cần về, phải về thì về trong tang chế ngắn gọn, nhẹ nhàng.
4. Tích cực tham gia các cuộc biểu tình lên án tội ác CS tại Việt Nam và hỗ trợ mạnh mẽ những sinh hoạt dân chủ ở trong nước.
Thưa bạn, những điều tôi đề nghị xem ra là chướng tai đấy. Tuy nhiên, đây là một chương trình bao vây kinh tế rất lớn và tự nó có đủ sức mạnh tiêu diệt tập đoàn CS bán nước. Hơn thế, vì chủ trương triệt tiêu Cộng sản và tai hoạ của nó trên đất Việt, chúng ta không thể không tính đến. Nếu chúng ta quyết tâm xây dựng một Việt Nam trong Tự Do, Độc Lập và Trường Tồn trong Công Lý thì đây là một chọn lựa nhẹ nhàng, ít xáo trộn nhất và cũng hao tốn ít máu xương nhất. Bởi lẽ, nếu chúng ta đồng thuận và cùng thực hiện thì chì cần đạt được 70% những đề nghị trên, chúng ta sẽ là người chiến thắng và tập đoàn Việt cộng không thể tồn tại đến năm 2020. Chúng sẽ tự vỡ vụn ra, chết thảm. Lý do:
- Chính các quốc gia sở tại, nơi chúng ta đang sống cũng sẽ ủng hộ chúng ta. CS sẽ bị bỏ rơi trên trường quốc tế.
- Người Việt Nam còn ở trong nước nhìn thấy quyết tâm của chúng ta, bước chân của họ sẽ nhanh hơn, cánh tay sẽ mạnh dạn hơn, tập đoàn CS chắc chắn sẽ không còn chỗ dung thân.
Như thế, sự hy sinh của chúng ta sẽ được trả lời bằng cuộc trở về trong đoàn viên, trong hạnh phúc với gia đình, với Tổ Quốc. Hơn thế, còn thấm đậm ý nghĩa trong tự tình của Dân Tộc và của đất nước mình nữa. Và hẳn nhiên sau ngày đoàn viên ấy, trang sử mới của dân tộc đã được mở ra. Ở nơi đó, chính bạn sẽ là người dạy dỗ con cái chúng ta bài sử của dân tộc Việt Nam với tựa đề: Hồ chí Minh, Lê chiêu Thống… những kẻ rước cầu voi...
Bảo Giang, 30-6-2017
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (Bài 20)
Vũ Văn An
20:33 16/07/2017
Chương sáu: Thiên thần, ma qủy, và các thánh
Một cách khá nghịch lý là: theo một nghĩa nào đó, các tiểu thuyết giật gân kiếm tiền nhanh chóng (potboiler) như cuốn Angels and Demons (Thiên Thần và Ác Qủy) của Dan Brown hay các cuốn phim như The Exorcist (Người Trừ Quỷ) trên thực tế đã nói về Giáo Hội Công Giáo tốt hơn phần lớn các bài bình luận bác học ta thường gặp trên các tờ như New York Review of Books. Lý do: các tác phẩm kia ít nhất cũng đã nghiêm túc đối với các xác tín siêu nhiên của Giáo Hội. Phần lớn các tường thuật của truyền thông về Đạo Công Giáo chỉ chú trọng tới các chiều kích tự nhiên, nhân bản, hữu hình như các cơ cấu và định chế của nó, tác động của nó đối với nền chính trị thế tục, và việc thỉnh thoảng nó mất kiểm soát (meltdown) như các tai tiếng về lạm dụng tình dục trẻ em chẳng hạn. Họ thường bỏ qua những điều được các tín hữu đích thực coi trọng. Với các tín hữu này, tất cả những điều vừa kể chỉ là đỉnh của băng sơn vũ trụ. Họ tin rằng vũ trụ không chỉ bao gồm các phàm nhân thực hiện những điều trông thấy, nhưng còn bao gồm hằng hà sa số các thiên thần và ma qủy, các thế hệ tín hữu quá vãng đã ra đi lãnh phần thưởng và nay đang tạo thành hợp đoàn “các thánh cùng thông công” và mẫu mực can thiệp liên tục của Thiên Chúa vào sự việc thế giới vốn tạo nên lịch sử cứu rỗi.
Không hiểu được ảnh hưởng của các niềm tin trên đối với cung cách người tôn giáo nhìn thế giới, thì khó mà hiểu được các chọn lựa của họ. Hãy lấy một thí dụ cổ điển. Lúc Đức Giáo Hoàng quá cố Gioan Phaolô II bị khốn đốn vì bệnh Parkinson, người ta liên tiếp thắc mắc tại sao ngài không chịu từ chức. Đã đành, có nhiều lý do phàm trần để ngài không từ chức, bắt đầu là sự kiện vị giáo hoàng cuối cùng từ chức diễn ra năm 1415 giữa một cuộc ly giáo vĩ đại; đấy không hẳn là một tiền lệ hứa hẹn gì. Ấy thế nhưng, người ta sẽ không thể hiểu hoàn toàn được quyết tâm của Đức Gioan Phaolô II nếu không nắm được điều này là ngài coi ngôi vị giáo hoàng của mình như một phần của vở bi kịch lớn lao có tính vũ trụ hơn.
Quả thế, Đức Gioan Phaolô II xác tín sâu xa rằng vào ngày 13 tháng Năm năm 1981, ngày sạ thủ người Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Ali Agca mưu toan ám sát ngài tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, Trinh Nữ Diễm Phúc Maria đã thay đổi đạn đạo để cứu sống ngài. Như mọi người biết, ngày 13 tháng Năm là ngày Lễ Kính Đức Mẹ Fatima, ngày đánh dấu điều được người Công Giáo tin là hàng loạt cuộc hiện ra của Đức Mẹ tại Bồ Đào Nha, đầu thế kỷ 20. Đức Gioan Phaolô II xác tín việc này không tình cờ chút nào, và chính Đức Mẹ đã can thiệp để ngăn Agca khỏi sát hại ngài. Ngày kỷ niệm biến cố này lần thứ nhất, Đức Gioan Phaolô II đã tới Đền Thánh Fatima để gắn viên đạn mà các bác sĩ đã lấy ra từ thân thể ngài vào chiếc triều thiên của Đức Trinh Nữ, để cám ơn Đức Mẹ.
Dưới ánh sáng trên, việc lưu lại chức vụ của Đức Gioan Phaolô II trở nên dễ hiểu hơn. Nếu bạn tin rằng chính Trinh Nữ Maria đã can thiệp để Thiên Chúa ngưng các định luật vật lý để duy trì ngôi vị giáo hoàng của bạn, thì chắc chắn bạn sẽ không thể một sớm một chiều từ bỏ nhiệm vụ này. Đức Gioan Phaolô II cảm thấy ngôi vị giáo hoàng của ngài thuộc về Đức Mẹ cũng nhiều như thuộc về chính ngài, như khẩu hiệu bằng tiếng La Tinh Totus Tuus (Tất cả là của Mẹ) của ngài vốn nói. Bất kể nghĩ gì về các xác tín này, hẳn bạn cũng không thể chối cãi được cung cách chúng tạo khuôn cho tâm lý học tôn giáo, không chỉ nơi đầu óc các vị giáo hoàng mà còn ở nơi hàng tỷ tín hữu bình thường trên khắp thế giới.
Giáo Hội Công Giáo dạy gì về các thiên thần?
Chữ “thiên thần”, tiếng Anh là “angel”, phát xuất từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “sứ giả”, người được phái đi, và theo học thuyết Công Giáo, chữ này chỉ một thuần thần (pure spirit) do Thiên Chúa tạo nên đang sống trên thiên đàng. Như Giáo Hội vốn dậy, các thiên thần là những hữu thể có ngôi vị, có cả trí khôn lẫn ý chí tự do. Theo truyền thống Công Giáo, nhiều lần các thiên thần quả có hành động như các sứ giả của Thiên Chúa gửi tới thế giới tạo dựng. Chẳng hạn, Tân Ước chép lại rằng thiên thần Gabrien đã xuất hiện với Trinh Nữ Diễm Phúc Maria để loan báo với ngài rằng ngài sẽ mang thai Con Thiên Chúa, một tình tiết mà truyền thống Công Giáo vốn gọi là Truyền Tin. Ngưới Công Giáo được khuyến khích cầu nguyện với các thiên thần, vì các ngài có thể hành động như các sứ giả không phải chỉ từ Thiên Chúa phái đến mà còn được phái tới với Thiên Chúa, mang theo các niềm hy vọng và các nhu cầu của tín hữu nữa.
Vì Giáo Hội có xu hướng thích xếp loại, nên không ngạc nhiên gì khi các nhà thần học và các tác giả linh đạo Công Giáo, trong nhiều thế kỷ qua, đã nhận diện cả một phẩm trật thiên thần rất công phu, thường được diễn tả bằng các phạm trù hữu thể thiên giới khác nhau:
• Luyến thần (Seraphim): Phẩm thiên thần cao cấp nhất và trông coi ngai tòa Thiên Chúa;
• Minh thần (Cherubim): Tượng trưng cho quyền lực và tính di động của Thiên Chúa;
• Bệ thần (Thrones): Các thiên thần của hòa bình, khiêm nhường và tùng phục hoàn toàn;
• Quản thần (Dominions/Dominations): Các thiên thần của lãnh đạo;
• Dũng thần (Virtues): Các thiên thần thống lãnh thiên nhiên và ban phát các nhân đức;
• Quyền thần (Powers): Các thiên thần chiến sĩ lo bảo vệ vũ trụ và con người;
• Lãnh thần (Principalities): Các thần thù nghịch cuối cùng sẽ bị Chúa Kitô chinh phục;
• Tổng lãnh thiên thần (Archangels): Các thiên thần với vai trò quan trọng một cách độc đáo làm sứ giả trong lịch sử cứu rỗi;
• Thiên thần (Angels): Các hiên thần gần gũi nhất với thế giới và con người.
Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, tức tuyển tập chính thức mọi giáo huấn của Giáo Hội, nói rằng niềm tin vào các thiên thần dựa vào cả chứng tá Thánh Kinh lẫn truyền thống. Với đà phát triển của tư duy Kitô Giáo về chủ đề này, ý niệm nền tảng phía sau các thiên thần tiến đến chỗ cho rằng sự uy nghi và vinh quang của Thiên Chúa khác xa thế giới tạo dựng đến nỗi gần như con người không tài nào tiếp cận Thiên Chúa một cách trực tiếp được, nên Thiên Chúa đã tạo ra một loạt hữu thể thiêng liêng để trám hố phân cách này. Các thiên thần là loài bất tử, nhưng có khả năng tương tác với con người, và do đó, là các biểu thức nói lên ý của Thiên Chúa muốn vươn tay ra ôm lấy các thụ tạo của Người. Theo niềm tin Công Giáo, các ngài cũng tham dự vào việc thờ phượng đời đời tôn kính Thiên Chúa, và Giáo Hội hiểu phụng vụ của mình như là việc tham dự vào lễ ngợi khen trên thiên đàng này.
Thiên thần bản mệnh là đấng nào?
Nói cho ngay, phần lớn người Công Giáo ít dành thời gian nghĩ tới các phẩm thiên thần, ngoại trừ khi hát các bài thánh ca như “Kính chào, Thánh Nữ Vương” (Hail, Holy Queen) vào những dịp đặc biệt, trong đó có những lời này: “Hỡi mọi minh thần, hãy chiến thắng!Hãy hát với chúng tôi, hỡi các luyến thần!”
Tuy nhiên, về lòng sùng kính bình dân, các thiên thần bản mệnh lại là chuyện khác. Nhiều thế hệ trẻ em Công Giáo đã được dưỡng dục cách cầu nguyện với các thiên thần bản mệnh, nên trước khi làm điều gì xấu biết nhớ đến việc thiên thần bản mệnh sẽ nói gì. Đối với các phụ huynh, không khía cạnh nào trong lòng đạo Công Giáo có sức an ủi nhiều hơn bằng niềm tin cho rằng Thiên Chúa đã cử một thiên thần đặc biệt để che chở và hướng dẫn con cái mình. Ấy thế nhưng, Giáo Hội dạy rằng các thiên thần bản mệnh không phải chỉ dành cho con nít mà dành cho mọi người, và có một ngày lễ đặc biệt vào ngày 2 tháng Mười để thừa nhận tầm quan trọng của các ngài.
Mặc dù các nhà hần học vốn tranh cãi cho đến ngọn ngành, ý niệm nòng cốt về thiên thần bản mệnh rất khá nhất quán. Lúc sinh ra, mỗi người được Thiên Chúa ban cho một thiên thần để bảo vệ và hướng dẫn họ. Như Thánh Basilêô từng nói ở thế kỷ thứ 4, “Cạnh mỗi tín hữu có một thiên thần như người bảo vệ và mục tử hướng dẫn họ tới sự sống”. Người Công Giáo được khuyến khích cầu nguyện cùng thiên thần bản mệnh và cố gắng khám phá ra các sự thúc đẩy êm dịu của các ngài trong cuộc sống. Ngày nay, một số người Công Giáo có thể coi lòng sùng kính này như tàn dư kỳ quặc của quá khứ, nhưng nhiều người khác vẫn tri cảm thiên thần bản mệnh của họ như một sức mạnh hết sự hiện thực và rờ mó được trong chính cuộc sống của họ.
Về lịch sử, lòng sùng kính thiên thần bản mệnh ít nhất cũng đã có từ thế kỷ thứ 4 Công Nguyên. Trong các thế kỷ sau đó, nhiều vị thánh đã phát huy cảm thức sống động đối với sự hiện diện và vai trò của các thiên thần bản mệnh. Padre Piô, vị tu sĩ Capuchin vĩ đại người Ý, người được chịu năm dấu thánh và là một thị nhân, thường khuyên những người đến vấn kế ngài rằng nếu họ không thể đích thân đến gặp ngài vì bất cứ câu hỏi hay vấn đề nào, họ nên phái thiên thần bản mênh của họ đem tới cho ngài. Trong nghệ thuật và văn chương Tây Phương, người ta đã khai triển ra ý tưởng cho rằng mọi người không những có thiên thần bản mệnh riêng mà còn có cả qủy riêng nữa. Bởi thế, ngày nay, khi bạn thấy các quảng cáo thương mãi trình bầy một ai đó với một thiên thần và một tên qủy nhỏ xíu đứng ở hai vai để đưa ra các lời khuyên trái ngược nhau, thì hẳn bạn biết rằng đó là do ảnh hưởng của Giáo Hội Công Giáo.
Còn về Ác Qủy và các ma qủy thì sao?
Nói một cách tổng quát, ma qủy là phía trái của các thiên thần. Vì niềm tin Kitô Giáo vốn cho rằng các thiên thần được dựng nên có ý chí riêng, họ được tự do bác bỏ Thiên Chúa và chọn sự ác. Các “thiên thần sa ngã” chống lại ý của Thiên Chúa và, do đó, bị đuổi khỏi thiên đàng, được truyền thống Kitô Giáo gọi là “ma qủy”, chữ Anh là “demons”. Chữ này phát xuất từ chữ Hy Lạp, chỉ có nghĩa là “thần” (spirit) và trong thế giới cổ thời trong đó Tân Ước đã thành hình, nó là một hạn từ trung tín chỉ bất cứ hữu thể thuần thần nào. Tuy nhiên, trong nhiều thế kỷ sau đó, “demon” chỉ liên hệ tới các thần xấu mà thôi. Dù sao, giáo huấn Công Giáo cũng đã khẳng định một cách dứt khoát rằng ma qủy là những hữu thể có ngôi vị thực chất, chứ không phải chỉ là ẩn dụ hay sản phẩm văn chương.
Nổi tiếng hơn cả, kẻ đứng đầu các thiên thần sa ngã có tên là Ác Qủy (the Devil), cũng gọi là Luxiphe, Satan, và Hoàng Tử Bóng Tối. Truyền thống cho rằng Luxiphe muốn trở thành uy quyền như Thiên Chúa và thuyết phục một số thiên thần khác theo hắn nổi loạn, nhưng chúng bị đánh bại bởi đạo quân vũ trụ của Thiên Chúa do Tổng Lãnh Thiên Thần Micae thống lĩnh. Sau cuộc thảm bại này, các thiên thần sa ngã đã bị đuổi khỏi thiên đàng, vào một nơi bị trừng phạt không còn thấy Nhan Thiên Chúa nữa, nơi mà truyền thống vốn gọi là “hỏa ngục”. Một lần nữa, đối với Giáo Hội Công Giáo, Ác Qủy là một tạo vật có thực và hỏa ngục là một nơi có thực.
Giáo huấn của Giáo Hội dạy rằng sau khi dựng nên trái đất và con người, Satan và các thiên thần sa ngã khác được phép cám dỗ các hữu thể nhân bản và rù quyến họ phạm tội, để gia nhập hàng ngũ chúng chống lại Thiên Chúa. Giáo huấn Công Giáo cũng chủ trương rằng ảnh hưởng này có thể được thực hiện bằng hai cách: “qủy ám” (demonic obsession) khi ma qủy cố gắng rù quyến một ai đó tự do phạm tội bằng cách liên tiếp đặt các cơn cám dỗ trên đường đi của họ. Trong hình thức cực đoan, còn có “qủy nhập” (demonic posession) khi ma qủy thực sự cưỡng đoạt thân xác một người nào đó và thực hiện một ảnh hưởng áp đảo trên tâm trí và nhân cách họ, dù ở một trình độ nào đó, ý chí tự do của người này vẫn được giả thuyết là tồn tại, đem lại cho họ khả thể chiến đấu chống lại sự cưỡng đoạt này.
Có phải vì vậy mà có chuyện trừ qủy chăng?
Đúng như thế. Thực hành trừ qủy vốn lâu đời như chính Thánh Kinh, vì đã có nhiều trình thuật rải rác khắp Tân Ước nói về việc Chúa Giêsu và các môn đệ làm việc này. Phù hợp với truyền thống này, trong các thế kỷ qua, bất cứ người Công Giáo nào, giáo dân hay giáo sĩ, cũng có thể dâng các lời cầu nguyện để trục xuất các thần xấu, và ngày nay, các lời cầu nguyện tự phát để “giải thoát” vẫn là việc thông thường, nhất là trong phong trào đặc sủng gần như Ngũ Tuần. Tuy nhiên, với thời gian, Giáo Hội cũng đã khai triển một nghi thức trừ qủy chính thức, chỉ dành riêng cho các linh mục thực hiện. Năm 1999, Tòa Thánh duyệt lại nghi thức này, gồm một số lời cầu nguyện, chúc lành, và kêu cầu, truyền lệnh cho ma qủy một cách có thẩm quyền nhân danh Chúa Giêsu Kitô phải thu hồi ảnh hưởng của chúng trên linh hồn bị cưỡng chiếm.
Về phương diện chính thức, Giáo Hội coi các trường hợp qủy nhập thực sự là điều cực kỳ hiếm hoi, nên thường đòi phải khám xét thật kỹ về y khoa để loại bỏ bất cứ nguyên nhân thể lý hoặc tâm lý nào gây ra các hiện tượng này cho người đó trước khi cho phép trừ qủy. Theo nghi thức trừ qủy chính thức của Rôma, các dấu hiệu bị qủy nhập có thể như sau:
• Nói các ngôn ngữ mà người này chưa bao giờ học hay nghe;
• Nói những điều vô nghĩa;
• Biết những điều sâu kín hay xa vời mà người này không có cách tự nhiên nào để biết;
• Các khả năng siêu nhiên hay sức mạnh thể lý vượt trên và vượt quá khả năng của người này;
• Không thích bất cứ điều gì thánh thiêng, như ghét tên Thiên Chúa, Chúa Giêsu, Mẹ Maria, hay tên các thánh hay các cá nhân tôn giáo khác;
• Đau đớn hay khó chịu thể lý khi Thánh Kinh hay các lời cầu nguyện được đọc lên hay các bí tích được cử hành;
• Lời phạm thượng hay phạm thánh sâu xa.
Tuy nhiên, các điểm trên chỉ là các dấu hiệu chứ không hẳn là bản liệt kê chính thức, và mỗi trường hợp đều được khảo sát kỹ lưỡng trong chính chúng. Phần lớn cũng tùy thuộc phán đoán của từng vị trừ qủy. Một vài vị biện phân rất cẩn trọng, một số vị khác không được như thế. Có lẽ vị Công Giáo trừ qủy nổi tiếng thế giới hơn cả là Cha Gabriele Amorth, người Ý, thường được người bình dân gọi là “vị trừ qủy của Đức Giáo Hoàng” (thực ra không đúng như thế), vì ngài vốn được giáo phận Rôma cho phép trừ qủy từ năm 1986. Cho tới ngày cuốn sách này được soạn tác, vị 86 tuổi thuộc loại trừ qủy ít biện phân này đã thực hiện hơn 70,000 vụ trừ qủy trong suốt thời gian đảm nhiệm chức vụ.
Khi một vụ trừ qủy được thực hiện, người bị qủy nhập thường bị kiềm chế để họ đừng gây hại cho chính họ hay người khác: họ bị coi như nguy cơ đặc biệt, vì phản ứng dữ dội chống lại các đồ thánh thiêng vốn được coi là thành phần tạo nên tình trạng này. Nếu sự việc diễn tiến theo bài bản, thì linh mục sẽ đọc một loạt các kinh nguyện truyền cho ma qủy ra khỏi nhân danh Chúa Giêsu Kitô, và xin Thiên Chúa chấm dứt sự đau khổ của nạn nhân. Các linh mục từng thực hiện các vụ trừ qủy nói rằng các vị thường phải nhắc đi nhắc lại diễn trình này nhiều lần mới kết thúc được vụ việc, và các vị này thường xác định được điều này bằng cách kết liễu được các triệu chứng liệt kê trên đây. Nếu vụ trừ qủy thành công, giáo huấn của Giáo Hội dạy rằng người bị qủy nhập hẳn cảm thấy được giải thoát khỏi ảnh hưởng của ma qủy, cũng như cảm nhận được một loại tái sinh và thoát khỏi mặc cảm tội lỗi.
Trong các năm liền sau Công Đồng Vatican II, việc trừ qủy phần nào bị coi thường trong Đạo Công Giáo, nhưng việc nổi tiếng của những cuốn phim như “The Exorcist” (Người Trừ Qủy) đã khiến công chúng lưu ý rộng rãi hơn đối với việc thực hành nó và lời yêu cầu của các nạn nhân cũng gia tăng đáng kể. Vì khó tìm được các linh mục hợp pháp chịu thực hiện nghi thức này, nên đôi khi người ta đành phải nhờ các linh mục không có phép, thuộc loại người ta đùa gọi là “trừ qủy hầm trú”. Để ứng phó, Tòa Thánh đã âm thầm khuyến khích các giám mục khắp thế giới bổ nhiệm các vị trừ qủy chính thức, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu thực hiện nghi thức, tuy phải thận trọng về việc nên tiến hành khi nào. Từ năm 2005, Đại Học Regina Apostolorum ở Rôma, một đại học được Đạo Binh Chúa Kitô bảo trợ, đã tổ chức một cuộc hội thảo ngắn hàng năm gọi là “Việc Trừ Qủy và Các Kinh Nguyện Giải Thoát” dành cho các linh mục và các giáo lý viên, các bác sĩ và các nhân viên bệnh tâm thần, các chuyên viên luật pháp, v.v… (Trong các giới y khoa, người ta thường gọi là “Trường Trừ Qủy của Vatican” dù đây không phải là sáng kiến của Vatican). Năm 2011, các giám mục Hoa Kỳ cũng đã tổ chức một buổi huấn luyện ngắn về trừ qủy song song với phiên họp mùa thu hàng năm của các vị, để các giáo phẩm cập nhật được các đòi hỏi và thủ tục của nó.
Còn tiếp
Một cách khá nghịch lý là: theo một nghĩa nào đó, các tiểu thuyết giật gân kiếm tiền nhanh chóng (potboiler) như cuốn Angels and Demons (Thiên Thần và Ác Qủy) của Dan Brown hay các cuốn phim như The Exorcist (Người Trừ Quỷ) trên thực tế đã nói về Giáo Hội Công Giáo tốt hơn phần lớn các bài bình luận bác học ta thường gặp trên các tờ như New York Review of Books. Lý do: các tác phẩm kia ít nhất cũng đã nghiêm túc đối với các xác tín siêu nhiên của Giáo Hội. Phần lớn các tường thuật của truyền thông về Đạo Công Giáo chỉ chú trọng tới các chiều kích tự nhiên, nhân bản, hữu hình như các cơ cấu và định chế của nó, tác động của nó đối với nền chính trị thế tục, và việc thỉnh thoảng nó mất kiểm soát (meltdown) như các tai tiếng về lạm dụng tình dục trẻ em chẳng hạn. Họ thường bỏ qua những điều được các tín hữu đích thực coi trọng. Với các tín hữu này, tất cả những điều vừa kể chỉ là đỉnh của băng sơn vũ trụ. Họ tin rằng vũ trụ không chỉ bao gồm các phàm nhân thực hiện những điều trông thấy, nhưng còn bao gồm hằng hà sa số các thiên thần và ma qủy, các thế hệ tín hữu quá vãng đã ra đi lãnh phần thưởng và nay đang tạo thành hợp đoàn “các thánh cùng thông công” và mẫu mực can thiệp liên tục của Thiên Chúa vào sự việc thế giới vốn tạo nên lịch sử cứu rỗi.
Không hiểu được ảnh hưởng của các niềm tin trên đối với cung cách người tôn giáo nhìn thế giới, thì khó mà hiểu được các chọn lựa của họ. Hãy lấy một thí dụ cổ điển. Lúc Đức Giáo Hoàng quá cố Gioan Phaolô II bị khốn đốn vì bệnh Parkinson, người ta liên tiếp thắc mắc tại sao ngài không chịu từ chức. Đã đành, có nhiều lý do phàm trần để ngài không từ chức, bắt đầu là sự kiện vị giáo hoàng cuối cùng từ chức diễn ra năm 1415 giữa một cuộc ly giáo vĩ đại; đấy không hẳn là một tiền lệ hứa hẹn gì. Ấy thế nhưng, người ta sẽ không thể hiểu hoàn toàn được quyết tâm của Đức Gioan Phaolô II nếu không nắm được điều này là ngài coi ngôi vị giáo hoàng của mình như một phần của vở bi kịch lớn lao có tính vũ trụ hơn.
Quả thế, Đức Gioan Phaolô II xác tín sâu xa rằng vào ngày 13 tháng Năm năm 1981, ngày sạ thủ người Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Ali Agca mưu toan ám sát ngài tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, Trinh Nữ Diễm Phúc Maria đã thay đổi đạn đạo để cứu sống ngài. Như mọi người biết, ngày 13 tháng Năm là ngày Lễ Kính Đức Mẹ Fatima, ngày đánh dấu điều được người Công Giáo tin là hàng loạt cuộc hiện ra của Đức Mẹ tại Bồ Đào Nha, đầu thế kỷ 20. Đức Gioan Phaolô II xác tín việc này không tình cờ chút nào, và chính Đức Mẹ đã can thiệp để ngăn Agca khỏi sát hại ngài. Ngày kỷ niệm biến cố này lần thứ nhất, Đức Gioan Phaolô II đã tới Đền Thánh Fatima để gắn viên đạn mà các bác sĩ đã lấy ra từ thân thể ngài vào chiếc triều thiên của Đức Trinh Nữ, để cám ơn Đức Mẹ.
Dưới ánh sáng trên, việc lưu lại chức vụ của Đức Gioan Phaolô II trở nên dễ hiểu hơn. Nếu bạn tin rằng chính Trinh Nữ Maria đã can thiệp để Thiên Chúa ngưng các định luật vật lý để duy trì ngôi vị giáo hoàng của bạn, thì chắc chắn bạn sẽ không thể một sớm một chiều từ bỏ nhiệm vụ này. Đức Gioan Phaolô II cảm thấy ngôi vị giáo hoàng của ngài thuộc về Đức Mẹ cũng nhiều như thuộc về chính ngài, như khẩu hiệu bằng tiếng La Tinh Totus Tuus (Tất cả là của Mẹ) của ngài vốn nói. Bất kể nghĩ gì về các xác tín này, hẳn bạn cũng không thể chối cãi được cung cách chúng tạo khuôn cho tâm lý học tôn giáo, không chỉ nơi đầu óc các vị giáo hoàng mà còn ở nơi hàng tỷ tín hữu bình thường trên khắp thế giới.
Giáo Hội Công Giáo dạy gì về các thiên thần?
Chữ “thiên thần”, tiếng Anh là “angel”, phát xuất từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “sứ giả”, người được phái đi, và theo học thuyết Công Giáo, chữ này chỉ một thuần thần (pure spirit) do Thiên Chúa tạo nên đang sống trên thiên đàng. Như Giáo Hội vốn dậy, các thiên thần là những hữu thể có ngôi vị, có cả trí khôn lẫn ý chí tự do. Theo truyền thống Công Giáo, nhiều lần các thiên thần quả có hành động như các sứ giả của Thiên Chúa gửi tới thế giới tạo dựng. Chẳng hạn, Tân Ước chép lại rằng thiên thần Gabrien đã xuất hiện với Trinh Nữ Diễm Phúc Maria để loan báo với ngài rằng ngài sẽ mang thai Con Thiên Chúa, một tình tiết mà truyền thống Công Giáo vốn gọi là Truyền Tin. Ngưới Công Giáo được khuyến khích cầu nguyện với các thiên thần, vì các ngài có thể hành động như các sứ giả không phải chỉ từ Thiên Chúa phái đến mà còn được phái tới với Thiên Chúa, mang theo các niềm hy vọng và các nhu cầu của tín hữu nữa.
Vì Giáo Hội có xu hướng thích xếp loại, nên không ngạc nhiên gì khi các nhà thần học và các tác giả linh đạo Công Giáo, trong nhiều thế kỷ qua, đã nhận diện cả một phẩm trật thiên thần rất công phu, thường được diễn tả bằng các phạm trù hữu thể thiên giới khác nhau:
• Luyến thần (Seraphim): Phẩm thiên thần cao cấp nhất và trông coi ngai tòa Thiên Chúa;
• Minh thần (Cherubim): Tượng trưng cho quyền lực và tính di động của Thiên Chúa;
• Bệ thần (Thrones): Các thiên thần của hòa bình, khiêm nhường và tùng phục hoàn toàn;
• Quản thần (Dominions/Dominations): Các thiên thần của lãnh đạo;
• Dũng thần (Virtues): Các thiên thần thống lãnh thiên nhiên và ban phát các nhân đức;
• Quyền thần (Powers): Các thiên thần chiến sĩ lo bảo vệ vũ trụ và con người;
• Lãnh thần (Principalities): Các thần thù nghịch cuối cùng sẽ bị Chúa Kitô chinh phục;
• Tổng lãnh thiên thần (Archangels): Các thiên thần với vai trò quan trọng một cách độc đáo làm sứ giả trong lịch sử cứu rỗi;
• Thiên thần (Angels): Các hiên thần gần gũi nhất với thế giới và con người.
Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, tức tuyển tập chính thức mọi giáo huấn của Giáo Hội, nói rằng niềm tin vào các thiên thần dựa vào cả chứng tá Thánh Kinh lẫn truyền thống. Với đà phát triển của tư duy Kitô Giáo về chủ đề này, ý niệm nền tảng phía sau các thiên thần tiến đến chỗ cho rằng sự uy nghi và vinh quang của Thiên Chúa khác xa thế giới tạo dựng đến nỗi gần như con người không tài nào tiếp cận Thiên Chúa một cách trực tiếp được, nên Thiên Chúa đã tạo ra một loạt hữu thể thiêng liêng để trám hố phân cách này. Các thiên thần là loài bất tử, nhưng có khả năng tương tác với con người, và do đó, là các biểu thức nói lên ý của Thiên Chúa muốn vươn tay ra ôm lấy các thụ tạo của Người. Theo niềm tin Công Giáo, các ngài cũng tham dự vào việc thờ phượng đời đời tôn kính Thiên Chúa, và Giáo Hội hiểu phụng vụ của mình như là việc tham dự vào lễ ngợi khen trên thiên đàng này.
Thiên thần bản mệnh là đấng nào?
Nói cho ngay, phần lớn người Công Giáo ít dành thời gian nghĩ tới các phẩm thiên thần, ngoại trừ khi hát các bài thánh ca như “Kính chào, Thánh Nữ Vương” (Hail, Holy Queen) vào những dịp đặc biệt, trong đó có những lời này: “Hỡi mọi minh thần, hãy chiến thắng!Hãy hát với chúng tôi, hỡi các luyến thần!”
Tuy nhiên, về lòng sùng kính bình dân, các thiên thần bản mệnh lại là chuyện khác. Nhiều thế hệ trẻ em Công Giáo đã được dưỡng dục cách cầu nguyện với các thiên thần bản mệnh, nên trước khi làm điều gì xấu biết nhớ đến việc thiên thần bản mệnh sẽ nói gì. Đối với các phụ huynh, không khía cạnh nào trong lòng đạo Công Giáo có sức an ủi nhiều hơn bằng niềm tin cho rằng Thiên Chúa đã cử một thiên thần đặc biệt để che chở và hướng dẫn con cái mình. Ấy thế nhưng, Giáo Hội dạy rằng các thiên thần bản mệnh không phải chỉ dành cho con nít mà dành cho mọi người, và có một ngày lễ đặc biệt vào ngày 2 tháng Mười để thừa nhận tầm quan trọng của các ngài.
Mặc dù các nhà hần học vốn tranh cãi cho đến ngọn ngành, ý niệm nòng cốt về thiên thần bản mệnh rất khá nhất quán. Lúc sinh ra, mỗi người được Thiên Chúa ban cho một thiên thần để bảo vệ và hướng dẫn họ. Như Thánh Basilêô từng nói ở thế kỷ thứ 4, “Cạnh mỗi tín hữu có một thiên thần như người bảo vệ và mục tử hướng dẫn họ tới sự sống”. Người Công Giáo được khuyến khích cầu nguyện cùng thiên thần bản mệnh và cố gắng khám phá ra các sự thúc đẩy êm dịu của các ngài trong cuộc sống. Ngày nay, một số người Công Giáo có thể coi lòng sùng kính này như tàn dư kỳ quặc của quá khứ, nhưng nhiều người khác vẫn tri cảm thiên thần bản mệnh của họ như một sức mạnh hết sự hiện thực và rờ mó được trong chính cuộc sống của họ.
Về lịch sử, lòng sùng kính thiên thần bản mệnh ít nhất cũng đã có từ thế kỷ thứ 4 Công Nguyên. Trong các thế kỷ sau đó, nhiều vị thánh đã phát huy cảm thức sống động đối với sự hiện diện và vai trò của các thiên thần bản mệnh. Padre Piô, vị tu sĩ Capuchin vĩ đại người Ý, người được chịu năm dấu thánh và là một thị nhân, thường khuyên những người đến vấn kế ngài rằng nếu họ không thể đích thân đến gặp ngài vì bất cứ câu hỏi hay vấn đề nào, họ nên phái thiên thần bản mênh của họ đem tới cho ngài. Trong nghệ thuật và văn chương Tây Phương, người ta đã khai triển ra ý tưởng cho rằng mọi người không những có thiên thần bản mệnh riêng mà còn có cả qủy riêng nữa. Bởi thế, ngày nay, khi bạn thấy các quảng cáo thương mãi trình bầy một ai đó với một thiên thần và một tên qủy nhỏ xíu đứng ở hai vai để đưa ra các lời khuyên trái ngược nhau, thì hẳn bạn biết rằng đó là do ảnh hưởng của Giáo Hội Công Giáo.
Còn về Ác Qủy và các ma qủy thì sao?
Nói một cách tổng quát, ma qủy là phía trái của các thiên thần. Vì niềm tin Kitô Giáo vốn cho rằng các thiên thần được dựng nên có ý chí riêng, họ được tự do bác bỏ Thiên Chúa và chọn sự ác. Các “thiên thần sa ngã” chống lại ý của Thiên Chúa và, do đó, bị đuổi khỏi thiên đàng, được truyền thống Kitô Giáo gọi là “ma qủy”, chữ Anh là “demons”. Chữ này phát xuất từ chữ Hy Lạp, chỉ có nghĩa là “thần” (spirit) và trong thế giới cổ thời trong đó Tân Ước đã thành hình, nó là một hạn từ trung tín chỉ bất cứ hữu thể thuần thần nào. Tuy nhiên, trong nhiều thế kỷ sau đó, “demon” chỉ liên hệ tới các thần xấu mà thôi. Dù sao, giáo huấn Công Giáo cũng đã khẳng định một cách dứt khoát rằng ma qủy là những hữu thể có ngôi vị thực chất, chứ không phải chỉ là ẩn dụ hay sản phẩm văn chương.
Nổi tiếng hơn cả, kẻ đứng đầu các thiên thần sa ngã có tên là Ác Qủy (the Devil), cũng gọi là Luxiphe, Satan, và Hoàng Tử Bóng Tối. Truyền thống cho rằng Luxiphe muốn trở thành uy quyền như Thiên Chúa và thuyết phục một số thiên thần khác theo hắn nổi loạn, nhưng chúng bị đánh bại bởi đạo quân vũ trụ của Thiên Chúa do Tổng Lãnh Thiên Thần Micae thống lĩnh. Sau cuộc thảm bại này, các thiên thần sa ngã đã bị đuổi khỏi thiên đàng, vào một nơi bị trừng phạt không còn thấy Nhan Thiên Chúa nữa, nơi mà truyền thống vốn gọi là “hỏa ngục”. Một lần nữa, đối với Giáo Hội Công Giáo, Ác Qủy là một tạo vật có thực và hỏa ngục là một nơi có thực.
Giáo huấn của Giáo Hội dạy rằng sau khi dựng nên trái đất và con người, Satan và các thiên thần sa ngã khác được phép cám dỗ các hữu thể nhân bản và rù quyến họ phạm tội, để gia nhập hàng ngũ chúng chống lại Thiên Chúa. Giáo huấn Công Giáo cũng chủ trương rằng ảnh hưởng này có thể được thực hiện bằng hai cách: “qủy ám” (demonic obsession) khi ma qủy cố gắng rù quyến một ai đó tự do phạm tội bằng cách liên tiếp đặt các cơn cám dỗ trên đường đi của họ. Trong hình thức cực đoan, còn có “qủy nhập” (demonic posession) khi ma qủy thực sự cưỡng đoạt thân xác một người nào đó và thực hiện một ảnh hưởng áp đảo trên tâm trí và nhân cách họ, dù ở một trình độ nào đó, ý chí tự do của người này vẫn được giả thuyết là tồn tại, đem lại cho họ khả thể chiến đấu chống lại sự cưỡng đoạt này.
Có phải vì vậy mà có chuyện trừ qủy chăng?
Đúng như thế. Thực hành trừ qủy vốn lâu đời như chính Thánh Kinh, vì đã có nhiều trình thuật rải rác khắp Tân Ước nói về việc Chúa Giêsu và các môn đệ làm việc này. Phù hợp với truyền thống này, trong các thế kỷ qua, bất cứ người Công Giáo nào, giáo dân hay giáo sĩ, cũng có thể dâng các lời cầu nguyện để trục xuất các thần xấu, và ngày nay, các lời cầu nguyện tự phát để “giải thoát” vẫn là việc thông thường, nhất là trong phong trào đặc sủng gần như Ngũ Tuần. Tuy nhiên, với thời gian, Giáo Hội cũng đã khai triển một nghi thức trừ qủy chính thức, chỉ dành riêng cho các linh mục thực hiện. Năm 1999, Tòa Thánh duyệt lại nghi thức này, gồm một số lời cầu nguyện, chúc lành, và kêu cầu, truyền lệnh cho ma qủy một cách có thẩm quyền nhân danh Chúa Giêsu Kitô phải thu hồi ảnh hưởng của chúng trên linh hồn bị cưỡng chiếm.
Về phương diện chính thức, Giáo Hội coi các trường hợp qủy nhập thực sự là điều cực kỳ hiếm hoi, nên thường đòi phải khám xét thật kỹ về y khoa để loại bỏ bất cứ nguyên nhân thể lý hoặc tâm lý nào gây ra các hiện tượng này cho người đó trước khi cho phép trừ qủy. Theo nghi thức trừ qủy chính thức của Rôma, các dấu hiệu bị qủy nhập có thể như sau:
• Nói các ngôn ngữ mà người này chưa bao giờ học hay nghe;
• Nói những điều vô nghĩa;
• Biết những điều sâu kín hay xa vời mà người này không có cách tự nhiên nào để biết;
• Các khả năng siêu nhiên hay sức mạnh thể lý vượt trên và vượt quá khả năng của người này;
• Không thích bất cứ điều gì thánh thiêng, như ghét tên Thiên Chúa, Chúa Giêsu, Mẹ Maria, hay tên các thánh hay các cá nhân tôn giáo khác;
• Đau đớn hay khó chịu thể lý khi Thánh Kinh hay các lời cầu nguyện được đọc lên hay các bí tích được cử hành;
• Lời phạm thượng hay phạm thánh sâu xa.
Tuy nhiên, các điểm trên chỉ là các dấu hiệu chứ không hẳn là bản liệt kê chính thức, và mỗi trường hợp đều được khảo sát kỹ lưỡng trong chính chúng. Phần lớn cũng tùy thuộc phán đoán của từng vị trừ qủy. Một vài vị biện phân rất cẩn trọng, một số vị khác không được như thế. Có lẽ vị Công Giáo trừ qủy nổi tiếng thế giới hơn cả là Cha Gabriele Amorth, người Ý, thường được người bình dân gọi là “vị trừ qủy của Đức Giáo Hoàng” (thực ra không đúng như thế), vì ngài vốn được giáo phận Rôma cho phép trừ qủy từ năm 1986. Cho tới ngày cuốn sách này được soạn tác, vị 86 tuổi thuộc loại trừ qủy ít biện phân này đã thực hiện hơn 70,000 vụ trừ qủy trong suốt thời gian đảm nhiệm chức vụ.
Khi một vụ trừ qủy được thực hiện, người bị qủy nhập thường bị kiềm chế để họ đừng gây hại cho chính họ hay người khác: họ bị coi như nguy cơ đặc biệt, vì phản ứng dữ dội chống lại các đồ thánh thiêng vốn được coi là thành phần tạo nên tình trạng này. Nếu sự việc diễn tiến theo bài bản, thì linh mục sẽ đọc một loạt các kinh nguyện truyền cho ma qủy ra khỏi nhân danh Chúa Giêsu Kitô, và xin Thiên Chúa chấm dứt sự đau khổ của nạn nhân. Các linh mục từng thực hiện các vụ trừ qủy nói rằng các vị thường phải nhắc đi nhắc lại diễn trình này nhiều lần mới kết thúc được vụ việc, và các vị này thường xác định được điều này bằng cách kết liễu được các triệu chứng liệt kê trên đây. Nếu vụ trừ qủy thành công, giáo huấn của Giáo Hội dạy rằng người bị qủy nhập hẳn cảm thấy được giải thoát khỏi ảnh hưởng của ma qủy, cũng như cảm nhận được một loại tái sinh và thoát khỏi mặc cảm tội lỗi.
Trong các năm liền sau Công Đồng Vatican II, việc trừ qủy phần nào bị coi thường trong Đạo Công Giáo, nhưng việc nổi tiếng của những cuốn phim như “The Exorcist” (Người Trừ Qủy) đã khiến công chúng lưu ý rộng rãi hơn đối với việc thực hành nó và lời yêu cầu của các nạn nhân cũng gia tăng đáng kể. Vì khó tìm được các linh mục hợp pháp chịu thực hiện nghi thức này, nên đôi khi người ta đành phải nhờ các linh mục không có phép, thuộc loại người ta đùa gọi là “trừ qủy hầm trú”. Để ứng phó, Tòa Thánh đã âm thầm khuyến khích các giám mục khắp thế giới bổ nhiệm các vị trừ qủy chính thức, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu thực hiện nghi thức, tuy phải thận trọng về việc nên tiến hành khi nào. Từ năm 2005, Đại Học Regina Apostolorum ở Rôma, một đại học được Đạo Binh Chúa Kitô bảo trợ, đã tổ chức một cuộc hội thảo ngắn hàng năm gọi là “Việc Trừ Qủy và Các Kinh Nguyện Giải Thoát” dành cho các linh mục và các giáo lý viên, các bác sĩ và các nhân viên bệnh tâm thần, các chuyên viên luật pháp, v.v… (Trong các giới y khoa, người ta thường gọi là “Trường Trừ Qủy của Vatican” dù đây không phải là sáng kiến của Vatican). Năm 2011, các giám mục Hoa Kỳ cũng đã tổ chức một buổi huấn luyện ngắn về trừ qủy song song với phiên họp mùa thu hàng năm của các vị, để các giáo phẩm cập nhật được các đòi hỏi và thủ tục của nó.
Còn tiếp
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bướm/Butterfly
Robert Helfman
19:17 16/07/2017
Ảnh của Robert Helfman
Bướm bay lơ lửng đơn côi
Tôi thèm được bắt, đôi chân rã rời
Rong chơi phiêu lãng giữa trời
Cho tôi ngớ ngẩn cuộc đời tình si
Lai gần bướm lại bay đi…
(Trích thơ của Ngô Thiên Tú)
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 17/07/2017: Tương lai của các tín hữu Kitô Iraq
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
20:43 16/07/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Một linh mục Mễ Tây Cơ đã bị sát hại vào ngày 5 tháng 7. Đây là linh mục Công Giáo thứ 18 bị giết ở Mễ Tây Cơ trong sáu năm qua.
Xác của Cha Luis Lopez Villa được phát hiện tại nhà xứ của ngài thuộc tổng giáo phận Mexico City. Người ta tìm thấy ngài bị trói và có nhiều vết thương do dao đâm vào ngực và cổ. Những người hàng xóm tin rằng những kẻ tấn công ngài đã đột nhập vào nhà thờ giáo xứ ăn cắp đồ trước khi tấn công cha ngay trong nhà xứ.
Đức Hồng Y Norberto Rivera của thành phố Mexico đã lên án vụ giết hại này và yêu cầu cảnh sát nhanh chóng tìm ra hung thủ.
Trong 18 vụ giết hại các linh mục trong vòng 6 năm qua, cảnh sát chẳng bao giờ tìm ra bất cứ một tên tội phạm nào.
Tưởng cũng nên nhắc lại là trong một diễn biến gây tranh cãi tại Mễ Tây Cơ, đầu năm nay, một Giám Mục Mễ Tây Cơ đã gặp các tên trùm băng đảng nhằm “xin tha mạng” cho các linh mục của ngài.
Đức Cha Salvador Rangel Mendoza của giáo phận Chilpancingo-Chilapa trong bang Guerrero đã nhờ những người trung gian sắp đặt một cuộc gặp gỡ với các tên trùm băng đảng, sau khi nghe tin một số linh mục của ngài đã bị đe dọa giết hại. Ngài tường thuật rằng đã nói với tên này rằng “với cái chết chúng ta sẽ không thể giải quyết được bất cứ điều gì.”
Trả lời cho những chất vấn là tại sao ngài không nhờ cảnh sát bảo vệ lại phải hạ mình năn nỉ bọn du đảng mua bán ma tuý, Đức Cha Rangel giải thích: “Hầu hết bang Guerrero đều đã nằm trong tay bọn buôn ma túy. Ở đây làm gì có cảnh sát và luật pháp!”
2. Tuyên bố chung của các Giám Mục Mỹ và châu Âu về vũ khí hạt nhân
Các giám mục Công Giáo ở Mỹ và châu Âu đã cùng ký vào một tuyên bố chung kêu gọi việc loại bỏ hệ thống vũ khí hạt nhân khắp thế giới.
Tuyên bố có tiêu đề “Giải trừ quân bị hạt nhân: Tìm kiếm an ninh cho nhân loại” đã được công bố hôm 06 tháng 7, kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới đưa ra một “chiến lược đáng tin cậy, có thể kiểm chứng, và phải được thi hành” nhằm giải trừ vũ khí hạt nhân trên toàn cầu.
Các giám mục kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Âu và Mỹ cần nhận ra sự cấp bách của việc giải trừ hạt nhân vì theo các Giám Mục - “viễn cảnh lan tràn vũ khí hạt nhân đang được đi kèm với sự lây lan nhanh chóng chủ nghĩa khủng bố.”
Các ngài đặc biệt lưu ý rằng các quốc gia phi hạt nhân ngày nay đang mất dần niềm tin và kiên nhẫn trước vì có quá ít các tiến bộ trong nỗ lực kiềm chế sự lây lan của vũ khí hạt nhân.
Các ngài nói: “Khả năng lạm sát bừa bãi và mức độ tàn phá kinh hoàng của vũ khí hạt nhân, buộc các nhà lãnh đạo thế giới phải chấm dứt chính sách dùng hạt nhân để răn đe”.
Tuyên bố chung vừa được công bố đã được ký bởi các vị chủ tịch các ủy ban công lý và hòa bình của hội đồng giám mục châu Âu và Hoa Kỳ.
3. Tòa Thánh sẽ sớm đưa ra phán quyết về trường hợp Tổng Giám Mục Anthony Apuron
Đức Tổng Giám mục Michael Byrnes đã tường trình rằng một tòa án tại Vatican sẽ sớm được mở ra để thảo luận về số phận của Đức Cha Anthony Apuron, nguyên là Tổng Giám Mục tại Guam, đã bị ngưng chức để điều ta về các cáo buộc lạm dụng tình dục.
Đức Cha Michael Byrnes nguyên là Giám Mục Phụ Tá của tổng giáo phận Detroit đã được bổ nhiệm là Tổng Giám Mục Phó với những năng quyền đặc biệt của một Tổng Giám Mục Chính Tòa để cai quản tổng giáo phận Agaña trên đảo Guam.
Trong tổng số 155,690 dân trên đảo Guam, có 132,500 người Công Giáo chiếm tỉ lệ 85.1%. Agaña là giáo phận duy nhất trên hòn đảo này với 25 giáo xứ.
Trong cuộc họp báo ngày 6 tháng 7, Đức Tổng Giám mục Michael Byrnes nói rằng một tòa án giáo luật gồm ba vị thẩm phán sẽ được triệu tập “trong vài tuần tới để cân nhắc các bằng chứng đã được trình bày trong vụ án.”
Đức Tổng Giám mục Byrnes nói rằng nếu Đức Cha Apuron không bị buộc tội, ngài có thể được phục chức làm Tổng giám mục Agaña - một việc mà Đức Tổng Giám mục Byrnes cho rằng sẽ là một “thảm hoạ”.
Nếu Tổng giám mục Apuron bị buộc tội, Đức Cha Byrnes nói, rất khó để dự đoán hình phạt nào có thể được áp dụng. Vào năm 2014, phiên tòa giáo luật xử Đức Tổng Giám mục Jozef Wesolowski, nguyên sứ thần Tòa thánh ở Cộng hòa Dominican, đã cách chức vị này đồng thời huyền chức xuống bậc giáo dân.
4. Một vị Tổng Giám Mục Congo vẫn tin Joseph Kabila sẽ tổ chức tuyển cử
Đức Cha Marcel Utembi, Tổng giám mục của Kisangani, cho biết sau cuộc họp ngày 5 tháng 7 với Tổng thống Joseph Kabila của Cộng hòa Dân chủ Congo là ngài tin rằng cuộc tổng tuyển cử vẫn được xảy ra theo dự trù .
Đức Tổng Giám Mục Utembi cho biết tổng thống Kabila “đã không ngừng nói rằng sẽ có những cuộc bầu cử” trong năm nay, bất chấp sự chậm chạp trong việc lập kế hoạch bỏ phiếu.
Các giám mục Công Giáo của đất nước này đang đóng vai trò trung gian trong việc hòa giải giữa chính phủ và phe đối lập. Các ngài đã kiên quyết đòi phải có bầu cử trong năm nay.
Quốc gia tại miền Trung châu Phi này đang trải qua một giai đoạn khủng hoảng chính trị vì tổng thống nước này tham quyền cố vị. Tổng thống Joseph Kabila hết nhiệm kỳ vào ngày thứ Hai 19 tháng 12, năm ngoái 2016 nhưng ông tuyên bố sẽ tiếp tục nắm chính quyền và một cuộc bầu cử lại không thể được tiến hành ít nhất là cho đến sau năm 2018.
Tình trạng bất ổn - bao gồm các cuộc biểu tình và bạo động, đã diễn ra sau các cuộc buộc cho là tổng thống Joseph Kabila âm mưu duy trì quyền lực vô thời hạn.
5. Ủng hộ viên của tổng thống Nicolas Maduro tấn công tòa nhà Quốc hội
Hôm 05 Tháng Bảy- là ngày Độc Lập của Venezuela - một đám đông những người ủng hộ cho Tổng thống Nicolas Maduro đã đột nhập vào tòa nhà Quốc hội, bao vây và đánh đập các nhà lập pháp trong nhiều giờ.
Một số nhà lập pháp và các nhà báo bị thương trong khi xô xát với những kẻ xâm nhập. Julio Borges, Chủ tịch Quốc Hội nói với các phóng viên rằng vụ tấn công này nhắm không chỉ vào các nhà lập pháp nhưng còn là chủ quyền của nhân dân Venezuela, và nền dân chủ của chúng ta”.
Quốc hội Venezuela, do phe đối lập kiểm soát, đã bị Maduro tước mất hết quyền hạn của mình. Cuộc tấn công vào cơ quan lập pháp của các ủng hộ viên của Maduro diễn ra ngay sau khi Đức Hồng Y Jorge Urosa Savino của thủ đô Caracas nói rằng đất nước ngài đang trải qua một “cuộc chiến của chính phủ chống lại người dân của mình.”
Cũng trong ngày 05 Tháng Bảy, tổng thống Maduro cũng đã tổ chức diễn binh để thị oai với dân chúng.
6. Bảy người hành hương Ấn Giáo bị giết khi xe buýt của họ đi qua vùng Kashmir
Năm phụ nữ và hai người đàn ông đã bị giết chết khi chiếc xe buýt chở họ rơi vào một vụ chạm súng giữa các chiến binh Hồi giáo và cảnh sát. Ba mươi người hành hương khác bị thương trước khi chiếc xe buýt này được kéo ra khỏi hiện trường.
Đức Tổng Giám Mục Felix Machado, chủ tịch ủy ban đối thoại liên tôn của hội đồng giám mục Ấn Độ, đã lên án vụ tàn sát dã man những người hành hương này và kêu gọi chấm dứt bạo lực tôn giáo.
Ngài nhận xét rằng “tín đồ của các truyền thống tôn giáo khác nhau đang sống trong sợ hãi, lo lắng và mất an ninh, dưới thanh kiếm của hệ tư tưởng cực đoan trong đó người ta không chấp nhận đa nguyên tôn giáo.”
7. Tương lai bất định của các tín hữu Kitô Iraq
Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi nói rằng quân đội nước này đã đạt được thắng lợi trong việc quét sạch bọn khủng bố Hồi Giáo IS khỏi Mosul sau một cuộc chiến kéo dài 9 tháng.
Tuy nhiên, tương lai của các tín hữu Kitô đã trốn khỏi thành phố vào tháng 6 năm 2014 vẫn còn rất là bấp bênh. Faraj Benoît Camurat, chủ tịch Fraternité en Iraq, nói với tờ La Croix rằng “chúng tôi thật sự chưa biết liệu có những gia đình Kitô hữu nào dám tái định cư tại Mosul hay không.”
Ông nói thêm: “Họ đã phải chịu đựng nhiều chấn thương và nhiều người vẫn lo ngại sự có mặt của các nhóm cực đoan trong thành phố. Cũng không ai biết liệu các gia đình có thể thu hồi lại đất đai và nhà cửa bị bọn khủng bố Hồi Giáo IS tịch thu và giao cho người khác haay không. Câu hỏi mà nhiều người tự hỏi bây giờ là liệu họ có nên trở lại Mosul hay định cư tại một thành phố khác trong vùng bình nguyên Nineveh.”
8. UNESCO công nhận mộ của các tổ phụ tại Hebron là di sản Thế giới
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc, gọi tắt là UNESCO, đã công nhận lăng mộ của các Tổ phụ ở Hebron là di sản Thế giới, theo yêu cầu của chính quyền Palestine.
Israel đã phản đối mạnh mẽ yêu cầu này của Palestine, nhưng đa số các thành viên trong ủy ban UNESCO đã bỏ phiếu ủng hộ, thừa nhận đây là di sản thế giới trên phần lãnh thổ của Palestine.
Lăng mộ của các Tổ phụ được người Do Thái công nhận là nơi chôn cất của Ápraham, Isaac và Giacốp. Người Hồi giáo xây cất đền thờ Hồi Giáo Ibahimi ngay trên địa điểm này. Đó là cái gai trong mắt người Do Thái. Ước mong mãnh liệt của người Do Thái là tái chiếm lại được Hebron.
ĐGH danh dự Bênêđíctô thứ 16 tiếc thương bạn cố tri là ĐHY Joachim Meisner
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
20:59 16/07/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Đức Hồng Y là một người bạn thân của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđicô XVI, và cũng là người đã thuyết phục ngài nhận lãnh trách vụ chủ chăn toàn thể Hội Thánh trong Mật Nghị bầu Giáo Hoàng vào tháng Tư năm 2005 sau khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua đời. Vì thế, Đức Bênêđicô XVI đã viết một bài nói lên lòng thương tiếc Đức Hồng Y của ngài. Những tâm tình này đã được đọc lên trong tang lễ. Toàn văn bài viết của Đức Bênêđicô XVI như sau:
Vào giờ này, khi Giáo Hội tại Köln và các tín hữu ở các nơi khác xa hơn đang tiễn biệt Đức Hồng Y Joachim Meissner, tôi đồng hành với họ trong trái tim và suy nghĩ của tôi và vui mừng đáp lại mong mỏi của Đức Hồng Y Woelki là muốn tôi nói lên một vài suy tư cùng anh chị em.
Thứ Tư vừa rồi khi nhận được tin qua điện thoại về cái chết của Đức Hồng Y Meissner, lúc đầu tôi không thể tin được. Chúng tôi đã nói chuyện với nhau vào ngày hôm trước qua điện thoại. Ngài nói với tôi về tâm tình tạ ơn vì được nghỉ hè, sau khi đã tham dự vào lễ tuyên phong Chân Phước cho Đức Giám Mục Teofilius Maturlionis ở Vilnius vào Chúa Nhật trước đó [25 tháng 6]. Tình yêu của ngài dành cho Giáo Hội láng giềng ở phiá Đông, nơi đã bị bách hại dưới chế độ cộng sản, cũng như lòng biết ơn đối với những chịu đựng khổ đau trong thời gian đó đã để lại dấu ấn suốt đời đối với ngài. Vì thế, chẳng phải là tình cờ mà cuộc thăm viếng cuối cùng mà ngài thực hiện trong đời được dành cho một chứng nhân đức tin.
Điều gây ấn tượng cho tôi một cách đặc biệt trong những cuộc nói chuyện gần đây với Đức Hồng Y, giờ đây đã về nhà Cha rồi, là thái độ vui tươi hồn nhiên, sự bình an nội tâm và sự an tâm ngài đã tìm thấy. Chúng ta biết rằng thật là khó khăn cho ngài, một người chăn dắt đàn chiên và là một vị mục tử nhiệt thành của các linh hồn, khi phải rời khỏi sứ vụ của mình, đúng vào lúc Giáo Hội đang có nhu cầu bức thiết phải có những mục tử dám phản đối chế độ độc tài đương đại, và quyết tâm hành động và suy nghĩ hoàn toàn từ quan điểm đức tin. Tuy nhiên, điều gây ấn tượng mạnh hơn đối với tôi là trong giai đoạn cuối cùng của cuộc đời mình, ngài đã học cách buông ra, và ngày càng sống trong sự tín thác rằng Chúa không bỏ rơi Giáo Hội của Ngài, cho dù đôi khi con tàu gần như ngập đầy nước đến mức sắp chìm.
Có hai điều mà trong giai đoạn cuối cùng này cho phép ngài ngày càng hạnh phúc và yên tâm hơn.
Thứ nhất là ngài thường nhắc với tôi rằng điều làm ngài tràn ngập niềm vui sâu sắc là nhận thấy rằng, qua Bí Tích Hòa Giải, nhiều người trẻ tuổi, đặc biệt là các nam thanh niên cảm nghiệm được lòng thương xót nơi sự tha thứ, như một ân sủng, giúp họ tìm được sự sống, mà chỉ có Chúa mới có thể ban cho họ.
Thứ hai, điều liên tục xảy ra và một lần nữa làm ngài xúc động và hạnh phúc, là sự gia tăng rõ rệt trong việc chầu Thánh Thể. Đây là chủ đề chính đối với ngài tại Ngày Giới trẻ Thế giới ở Köln. Đó là sự tôn thờ, trong im lặng, trong đó chỉ một mình Chúa nói với con tim chúng ta. Một số người chịu trách nhiệm về mục vụ và phụng vụ cho rằng một sự im lặng như vậy trong việc chiêm ngắm Chúa trước một số đông người như thế sẽ không thể đạt được điều gì. Một vài người cũng cho rằng sự thờ phượng Thánh Thể như vậy không có nghiã gì nhiều, bởi vì Chúa muốn các tín hữu tiếp nhận Ngài trong Bánh Thánh Thể hơn là chiêm ngắm. Tuy nhiên, thực tế là một người không thể ăn bánh này chỉ như một loại dưỡng chất, và “đón nhận” Chúa trong Bí Tích Thánh Thể phải bao gồm tất cả các chiều kích hiện sinh của chúng ta - việc đón nhận đó phải là một sự thờ phượng, mà theo thời gian ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Vì vậy, việc chầu Thánh Thể tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Köln đã trở thành một biến cố nội tâm không thể nào quên được, và không chỉ đối với Hồng Y mà thôi. Thời điểm này đối với ngài, sau đó, luôn hiện diện trong tâm hồn và là một ánh sáng tuyệt vời đối với ngài.
Vào buổi sáng cuối cùng, Đức Hồng Y Meissner đã không xuất hiện trong Thánh Lễ, người ta tìm thấy ngài chết trong phòng của ngài. Cuốn Phụng Vụ các giờ kinh đã trượt khỏi tay ngài: Đức Hồng Y đã chết trong khi cầu nguyện, mặt ngước nhìn lên Chúa, trong cuộc trò chuyện với Ngài. Nghệ thuật của cái chết, được trao cho ngài, một lần nữa chứng minh ngài đã sống như thế nào: đó là với khuôn mặt hướng về Chúa và trong cuộc trò chuyện với Ngài. Vì vậy, chúng ta có thể tự tin phó thác linh hồn của ngài cho lòng nhân lành của Thiên Chúa. Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì chứng tá của tôi tớ Chúa, là Joachim đây. Xin ngài cầu bầu cho Giáo Hội tại Köln và cho toàn thế giới! Xin cho ngài yên nghỉ trong bình an!