Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy đôn đáo tìm kiếm
Lm. Minh Anh
01:51 22/07/2021
HÃY ĐÔN ĐÁO TÌM KIẾM!
“Này bà! Sao bà khóc? Bà tìm ai?”.
“Cherchez la femme!”, một thành ngữ tiếng Pháp, có nghĩa là, “Hãy tìm kiếm người phụ nữ!”. Câu nói này được giới phê bình phim và văn chương sử dụng để khám phá manh mối của một tình tiết, đặc biệt truyện trinh thám. “Tại sao ông ấy liều mạng?”, “Cherchez la femme!”; “Động lực nào khiến ông dối trá?”, “Cherchez la femme!”; “Kho báu được chôn ở đâu?”, “Cherchez la femme!”… Dĩ nhiên, đó là câu nói rập khuôn, nhưng các câu nói rập khuôn thường truyền đạt một số sự thật!
Kính thưa Anh Chị em,
Thật bất ngờ! Khi đang nói đến ‘Hãy đôn đáo tìm kiếm’ phụ nữ này, thì chính cô, Maria Mađalêna, lại là một con người đi kiếm tìm! Tin Mừng cho biết, “Ngày đầu tuần, Maria Mađalêna đi ra mồ từ sáng sớm khi trời còn tối, cô thấy tảng đá đã được lăn ra khỏi mồ”. Sự có mặt của một phụ nữ nơi chôn người chết khi trời còn chưa sáng chứng tỏ tình yêu và lòng trung thành của người ấy dành cho kẻ chết! Ở đây là Maria Mađalêna và Chúa Giêsu, dẫu cô chưa biết Ngài đã sống lại.
Bên mộ Ngài, cô đã khóc! Nước mắt của cô thật đẹp, chúng biểu hiện lòng sùng kính sâu sắc của cô đối với Thầy. Vậy, Maria Mađalêna là ai? Một phụ nữ đã được Chúa Giêsu phục hồi phẩm giá, giải thoát khỏi bảy quỷ; rất có thể đã từng là một phụ nữ tội lỗi, nhưng được ơn ăn năn, cô trở thành một trong những môn đệ của Chúa Giêsu; cũng có thể cô là một trong những phụ nữ trang trải cho Thầy trò Chúa Giêsu khi các ngài rày đây mai đó. Cô đã nghe Ngài dạy, chứng kiến phép lạ Ngài làm, có mặt khi Ngài bị kết án, đứng dưới chân thập giá, giúp chuẩn bị thi thể để chôn cất Ngài; và là người đầu tiên Thánh Kinh cho biết, được Chúa Giêsu hiện ra sau phục sinh, như phần thưởng cho một con người đã hết lòng vì Đấng Cứu Độ Của Thế Giới!
Thật trùng hợp! Bài đọc Diễm Ca của ngày lễ cũng nói đến một người đang yêu tự nhủ lòng mình, ‘Hãy đôn đáo tìm kiếm’ người mình yêu, “Tôi đã tìm kiếm chàng, nhưng không gặp được chàng!”; cuối cùng, hỏi các người lính, và “Tôi vừa đi qua khỏi họ, thì gặp ngay người tôi yêu”. Xem ra, người yêu của nàng cũng đang ngược chiều để đi tìm nàng. Người yêu của nàng ở đây chính là Thiên Chúa, là Chúa Giêsu Phục Sinh; Đấng con người tìm kiếm, cũng là Đấng đang đôn đáo kiếm tìm nó! Thật ý nghĩa! Thánh Vịnh đáp ca hôm nay diễn tả sâu sắc khát khao đáng ao ước của kẻ tìm kiếm Chúa, “Lạy Thiên Chúa, Ngài là Chúa con thờ; linh hồn con đã khao khát Chúa!”.
Anh Chị em,
“Này bà! Sao bà khóc? Bà tìm ai?”. Nói đến Maria Mađalêna là nói đến một tình yêu tìm kiếm, một tình yêu đáp đền tình yêu. Đúng thế, cảm nhận được tình yêu tha thứ, nhân hậu nơi con người Giêsu, Maria đã dành cuộc đời còn lại để phụng sự Ngài; chỉ khát khao được một mình Ngài khi Ngài còn trên dương thế hay cả khi Ngài yên nghỉ trong mồ. Chớ gì tình yêu đó là nguồn cảm hứng cho chúng ta. Và dẫu không ai trong chúng ta phải bảy quỷ ám, nhưng tất cả chúng ta đều bị giày vò cách này, cách khác. Tất cả chúng ta đều phạm tội, đều yếu đuối, đều có một quá khứ đáng hối tiếc! Thế nhưng, như Maria Mađalêna, tất cả chúng ta đều được mời gọi ‘Hãy đôn đáo tìm kiếm’ Giêsu, trở nên tốt hơn như Maria; nên môn đệ như Maria; trung thành thuỷ chung như Maria. Để cuối cùng, cũng nhận được quà tặng là phần thưởng cho lòng trung thành bền bỉ của mình. Chúa Phục Sinh đã hiện ra với Maria sau khi sống lại từ cõi chết, sai Maria ‘làm tông đồ cho các tông đồ’ và nói với họ rằng, Chúa đã sống lại; cũng thế, chúng ta đang được sai đi ‘làm tông đồ cho những ai chưa phải là môn đồ!”; ‘làm tông đồ cho những môn đồ không còn là môn đồ!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con biết nhủ lòng mình, ‘Hãy đôn đáo tìm kiếm’ Chúa như Maria Mađalêna, bằng cách quay lưng với tội lỗi và hết lòng tiến về phía trước, làm tông đồ cho những ai cần ‘chứng tá sống’ của một tông đồ hơn cả lời dạy của các tông đồ!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Này bà! Sao bà khóc? Bà tìm ai?”.
“Cherchez la femme!”, một thành ngữ tiếng Pháp, có nghĩa là, “Hãy tìm kiếm người phụ nữ!”. Câu nói này được giới phê bình phim và văn chương sử dụng để khám phá manh mối của một tình tiết, đặc biệt truyện trinh thám. “Tại sao ông ấy liều mạng?”, “Cherchez la femme!”; “Động lực nào khiến ông dối trá?”, “Cherchez la femme!”; “Kho báu được chôn ở đâu?”, “Cherchez la femme!”… Dĩ nhiên, đó là câu nói rập khuôn, nhưng các câu nói rập khuôn thường truyền đạt một số sự thật!
Kính thưa Anh Chị em,
Thật thú vị! “Hãy tìm những phụ nữ trong Tin Mừng, bạn sẽ không thất vọng!”. Chẳng hạn, ‘Hãy đôn đáo tìm kiếm’ người phụ nữ có tên Maria, Mẹ Chúa Giêsu, bạn sẽ không thất vọng! Hoặc ‘Hãy đôn đáo tìm kiếm’ Maria Mađalêna Hội Thánh mừng kính hôm nay, bạn sẽ không thất vọng! Tại sao? Bởi lẽ, mỗi người sẽ ‘tìm thấy mình’ tại các sự kiện quan trọng nhất của Phúc Âm: cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu; cuộc đóng đinh Ngài, chôn cất Ngài trong vườn; để sau đó, Ngài phục sinh khi tảng đá được lăn đi. Từ một ngôi mộ, Con Thiên Chúa bước ra; một thế giới mới bắt đầu, kỷ nguyên Kitô giáo ra đời! Như vậy, Maria Mađalêna đã hiện diện vào những ‘thời điểm quan trọng’, nói ‘những điều quan trọng’, và là một ‘nhân chứng quan trọng’. Chính cô đã mở ra những cánh cửa cho ‘những bối cảnh quan trọng’, mà nếu không có, hẳn một phần sự thật đã bị che khuất!
Thật bất ngờ! Khi đang nói đến ‘Hãy đôn đáo tìm kiếm’ phụ nữ này, thì chính cô, Maria Mađalêna, lại là một con người đi kiếm tìm! Tin Mừng cho biết, “Ngày đầu tuần, Maria Mađalêna đi ra mồ từ sáng sớm khi trời còn tối, cô thấy tảng đá đã được lăn ra khỏi mồ”. Sự có mặt của một phụ nữ nơi chôn người chết khi trời còn chưa sáng chứng tỏ tình yêu và lòng trung thành của người ấy dành cho kẻ chết! Ở đây là Maria Mađalêna và Chúa Giêsu, dẫu cô chưa biết Ngài đã sống lại.
Bên mộ Ngài, cô đã khóc! Nước mắt của cô thật đẹp, chúng biểu hiện lòng sùng kính sâu sắc của cô đối với Thầy. Vậy, Maria Mađalêna là ai? Một phụ nữ đã được Chúa Giêsu phục hồi phẩm giá, giải thoát khỏi bảy quỷ; rất có thể đã từng là một phụ nữ tội lỗi, nhưng được ơn ăn năn, cô trở thành một trong những môn đệ của Chúa Giêsu; cũng có thể cô là một trong những phụ nữ trang trải cho Thầy trò Chúa Giêsu khi các ngài rày đây mai đó. Cô đã nghe Ngài dạy, chứng kiến phép lạ Ngài làm, có mặt khi Ngài bị kết án, đứng dưới chân thập giá, giúp chuẩn bị thi thể để chôn cất Ngài; và là người đầu tiên Thánh Kinh cho biết, được Chúa Giêsu hiện ra sau phục sinh, như phần thưởng cho một con người đã hết lòng vì Đấng Cứu Độ Của Thế Giới!
Thật trùng hợp! Bài đọc Diễm Ca của ngày lễ cũng nói đến một người đang yêu tự nhủ lòng mình, ‘Hãy đôn đáo tìm kiếm’ người mình yêu, “Tôi đã tìm kiếm chàng, nhưng không gặp được chàng!”; cuối cùng, hỏi các người lính, và “Tôi vừa đi qua khỏi họ, thì gặp ngay người tôi yêu”. Xem ra, người yêu của nàng cũng đang ngược chiều để đi tìm nàng. Người yêu của nàng ở đây chính là Thiên Chúa, là Chúa Giêsu Phục Sinh; Đấng con người tìm kiếm, cũng là Đấng đang đôn đáo kiếm tìm nó! Thật ý nghĩa! Thánh Vịnh đáp ca hôm nay diễn tả sâu sắc khát khao đáng ao ước của kẻ tìm kiếm Chúa, “Lạy Thiên Chúa, Ngài là Chúa con thờ; linh hồn con đã khao khát Chúa!”.
Anh Chị em,
“Này bà! Sao bà khóc? Bà tìm ai?”. Nói đến Maria Mađalêna là nói đến một tình yêu tìm kiếm, một tình yêu đáp đền tình yêu. Đúng thế, cảm nhận được tình yêu tha thứ, nhân hậu nơi con người Giêsu, Maria đã dành cuộc đời còn lại để phụng sự Ngài; chỉ khát khao được một mình Ngài khi Ngài còn trên dương thế hay cả khi Ngài yên nghỉ trong mồ. Chớ gì tình yêu đó là nguồn cảm hứng cho chúng ta. Và dẫu không ai trong chúng ta phải bảy quỷ ám, nhưng tất cả chúng ta đều bị giày vò cách này, cách khác. Tất cả chúng ta đều phạm tội, đều yếu đuối, đều có một quá khứ đáng hối tiếc! Thế nhưng, như Maria Mađalêna, tất cả chúng ta đều được mời gọi ‘Hãy đôn đáo tìm kiếm’ Giêsu, trở nên tốt hơn như Maria; nên môn đệ như Maria; trung thành thuỷ chung như Maria. Để cuối cùng, cũng nhận được quà tặng là phần thưởng cho lòng trung thành bền bỉ của mình. Chúa Phục Sinh đã hiện ra với Maria sau khi sống lại từ cõi chết, sai Maria ‘làm tông đồ cho các tông đồ’ và nói với họ rằng, Chúa đã sống lại; cũng thế, chúng ta đang được sai đi ‘làm tông đồ cho những ai chưa phải là môn đồ!”; ‘làm tông đồ cho những môn đồ không còn là môn đồ!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con biết nhủ lòng mình, ‘Hãy đôn đáo tìm kiếm’ Chúa như Maria Mađalêna, bằng cách quay lưng với tội lỗi và hết lòng tiến về phía trước, làm tông đồ cho những ai cần ‘chứng tá sống’ của một tông đồ hơn cả lời dạy của các tông đồ!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Ngày 23/7: Mảnh đất tâm hồn. Suy Niệm: Linh mục Giuse Đỗ Tuấn Anh, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
02:11 22/07/2021
PHÚC ÂM: Mt 13, 18-23
“Kẻ nghe lời giảng mà hiểu được, nên sinh hoa kết quả”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Vậy các con hãy nghe dụ ngôn về người gieo giống: Kẻ nào nghe lời giảng về Nước Trời mà không hiểu, thì quỷ dữ đến cướp lấy điều đã gieo trong lòng nó: đó là kẻ thuộc hạng gieo dọc đường. Hạt rơi trên đá sỏi là kẻ khi nghe lời giảng, thì tức khắc vui lòng chấp nhận, nhưng không đâm rễ sâu trong lòng nó: đó là kẻ nông nổi nhất thời, nên khi cuộc bách hại, gian nan xảy đến vì lời Chúa, thì lập tức nó vấp ngã. Hạt rơi vào bụi gai, là kẻ nghe lời giảng, nhưng lòng lo lắng việc đời, ham mê của cải, khiến lời giảng bị chết ngạt mà không sinh hoa kết quả được. Hạt gieo trên đất tốt, là kẻ nghe lời giảng mà hiểu được, nên sinh hoa kết quả, đến nỗi có hạt được một trăm, có hạt sáu mươi, có hạt ba mươi”.
Đó là lời Chúa.
Chúa Nhật XVII Thường Niên B
Lm. Jude Siciliano, OP
02:11 22/07/2021
CHÚA NHẬT XVII TN (B)
2 Vua 4: 42-44; Tvịnh 144; Êphêsô 4: 1-6; Gioan 6: 1-15
Bài đọc thứ nhất nói về ngôn sứ Ê-li-sa đi theo ngôn sứ Ê-li-a. Hai ngôn sứ đó khác nhau rất nhiều, trừ khi chúng ta nghĩ rằng các ngôn sứ thường có một kiểu mẫu như nhau. Nhưng ngôn sứ Ê-li-a là một người ngoại đạo, ông luôn chỉ trích các quyền lực chính trị và các uy quyền tôn giáo vào thời ông. Nhưng Ê-li-sa là một kiểu ngôn sứ được mời gọi: Ông ta là một người luôn lo lắng cho cộng đoàn. Ông luôn giữ mối liên lạc với các ngôn sứ khác và với những số đông người không tên tuổi.
Hôm nay món bánh tặng cho Ê-li-sa là bánh dành cho người đói. Bánh là "Hoa trái đầu mùa" của ngày lễ hội thu hoạch. Người cung cấp bánh thể hiện sự hào phóng và lòng hiếu khách đón tiếp người nghèo đói. Ông Ê-li-sa thực hiện một việc đầy ý nghĩa. Trong khi những chiếc bánh lẽ ra được dâng lên cho Thiên Chúa, thì ngôn sứ Ê-li-sa lấy bánh cho dân chúng. Qua hành vi này, ngôn sứ Ê-li-sa cho thấy Thiên Chúa luôn quan tâm dến những người túng thiếu và tuyệt vọng đang cần.
Việc ông Ê-li-sa cho số đông người đói được ăn có những chi tiết giống như trong bài phúc âm nói về việc làm cá và bánh hóa nhiều. Thế giới của ông Ê-li-sa và của Chúa Giêsu giống nhau. Có nhiều người đói trong hai câu chuyện và thức ăn sẵn có không đủ. Thiên Chúa sử dụng những gì loài người cung cấp; dù không đủ cho nhu cầu; để cung cấp cho người đói ăn. Nhưng cái ăn này chỉ đủ cho một bửa mà thôi. Những người đã ăn sẽ đói trở lại. Cả hai câu chuyện nhắc người đói xung quanh chúng ta, và họ là những thử thách cho chúng ta vì chúng ta có thể dốc hết sức để phục vụ Thiên Chúa với niềm tin là Thiên Chúa sẽ giúp chúng ta đáp lại nhu cầu của loài người - mặc dù chúng ta có thể nghĩ là chúng ta không có đủ quyến lực. Đôi khi điều chúng ta đề nghị cho số đông quấn chúng chỉ là lời nói, mời gọi họ hãy lên tiếng nói thay cho người khác đang ở trong tình trạng u tối hay thiếu ý thức cách làm điều đó cho họ bằng lời cầu nguyện. Lời nói của chúng ta có thể không đủ thực tâm, nhưng dựa theo phúc âm, trong khi phục vụ Thiên Chúa chúng ta cứ dâng lên các lời nói đó, chúng sẽ đủ đáp ứng những nhu cầu trước mắt của chúng ta.
Cả hai kiểu người phục vụ là ông Ê-li-sa và các môn đệ Chúa Giêsu điều nhận thấy sự khó khăn của sự việc: Làm sao chỉ có một số ít người mà có thể giúp số đông như thế được? Chúng ta có xu hướng thận trọng trong cách đầu tư thời gian, nguồn lực và năng lực hạn hẹp của mình là làm sao để chỉ có một số ít thì giờ, và năng lực và nguồn lực đầu tư vào công việc, lại không muốn liều lĩnh. Nhưng khi nhu cầu quá lớn, theo phúc âm hôm nay, nếu chúng ta chụp lấy những điều gì chúng ta có, chúc phúc và dâng nó cho việc phục vụ Thiên Chúa, ai có thể biết được nguồn lực đó sẻ tăng lên gấp mấy lần! Chẳng phải chúng ta đã biết có những người làm quá sức bình thường, theo cách mà thế giới suy nghĩ, để làm việc cho Thiên Chúa và thấy việc cộng tác nhỏ đó tăng lên gấp bao nhiêu lần?
Chúa Giêsu đang lôi kéo đám đông quần chúng để nghe Ngài giảng dạy. Điều gì đã thu hút họ đến với Chúa Giêsu? Có phải niềm tin không? hay là họ tò mò? Thánh Gioan không nói với chúng ta là dân chúng ngồi dưới chân Chúa Giêsu và khao khát muốn nghe Ngài nói. Đúng hơn, đó chỉ do họ đã nhìn "thấy dấu chỉ thân phận của Chúa Giêsu khi Ngài đã chữa cho các bệnh nhân!" Trong khi cơn đói thể xác của họ ập tới, họ chưa có cơ hội để nói với Chúa Giêsu, Ngài đã cho họ ăn. Các môn đệ Chúa Giêsu không hiểu điều đó. Các ông nghĩ là các ông cần tiền để đủ lương thực cho dân chúng ăn. Nhưng, Chúa Giêsu không chỉ muốn làm cho dân chúng thoả mãn cơn thèm khát của thân xác. Ngài có nhiều thứ hơn để ban cho họ. Phép lạ sẽ là một "dấu chỉ" khác, trong phúc âm thánh Gioan việc Thiên Chúa tuôn đổ hồng ân qua Chúa Giêsu để ban thức ăn cho người khao khát và kiếm tìm Ngài.
Bởi thế, chúng ta tự hỏi: Chúng ta có những đói khát về những điều mà Chúa Giêsu đã nhận thấy và muốn cho ăn hay không? Hay, khi nghe lời Chúa Giêsu nói về sự no thoả trong Chúa, chúng ta có khao khát về việc nghe phúc âm để mạnh dạn nói lên đức tin chính là của ăn dồi dào mà Chúa Giêsu ban cho hay không?
Chúa Giêsu đã nhận thấy những người đói khát trong thế giới của chúng ta. Ngài hỏi chúng ta cùng một câu mà Ngài đã hỏi các môn đệ: "Chúng ta có thể mua được đủ lương thực cho dân chúng ăn ở đâu?" Cũng như các môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta cũng thấy được nhu cầu của mọi người dân và sự bất lực của chính chúng ta. Chúng ta nhún vai và nói "chúng ta không có đủ thức ăn để nuôi họ đâu!" Nhưng, Chúa Giêsu muốn nói đến sự đói khát của họ. Ngài nhận vài cái “bánh mì lúa mạch” nhỏ nhoi mà họ mang theo, rồi Ngài chúc lành, tạ ơn và ban cho dân chúng đang đói được ăn no nê.
Rõ ràng, thánh Gioan đang ám chỉ về bí tích Thánh Thể qua hành vi Chúa Giêsu làm phép hoá bánh ra nhiều. Lượng quần chúng đi theo Chúa Giêsu (chắc phải có phụ nữ và trẻ con ở đó nữa. Nhưng theo bản văn chi có 5,000 người đàn ông khi họ được bảo phải ngồi xuống trên cỏ. Tại sao?) Ai biết được điều kỳ diệu sẽ xãy ra như thế nào? Có người bảo là có một số người có thể đã đem theo họ vật dụng cần thiết và một ít thức ăn trong những chuyến đi như vậy và dưới ảnh hưởng của Chúa Giêsu, họ đã chia sẻ thức ăn của họ cho những người lạ khác ngồi gần họ. Và đó cũng là một phép lạ phải không? Người lạ chia sẽ với người lạ? Dù sao đi nữa dân chúng ở đó rút ra kết luận là Thiên Chúa đã gởi cho họ một vị ngôn sứ, Đấng họ đã mong đợi từ lâu để cứu họ. Bởi thế dân chúng sẵn sàng đưa Chúa Giêsu lên và gọi Ngài là Vua.
Trước câu chuyện đó thánh Gioan nói với chúng ta phép lạ xảy ra lúc nào. Vào "Ngày lễ Vượt Qua của người Do thái sắp đến" Lễ đó xãy ra gần lễ Bánh Không Men, mừng vào mùa thu hoạch lúa mì. Khi dân Israel chạy thoát khỏi nơi lưu đày ở Ai Cập, họ không có thời gian để chờ men được dậy lên trên bột bánh. Đó là lễ Vượt Qua. Lễ Vượt Qua và Lễ Bánh Không Men là hai lễ tưởng nhớ lại những việc lớn lao mà Thiên Chúa đã làm cho dân Israel. Hai lễ đó cũng là lễ của sự mong chờ thời khắc cuối cùng khi Thiên Chúa sẽ hoàn thành những điều mà Thiên Chúa đã bắt đầu nơi dân Israel. Bởi thế sau phép lạ mà Chúa Giêsu đã thực hiện, dân chúng phấn khởi nghĩ rằng Chúa Giêsu đúng là Đấng sẻ đem đến cho họ thời khắc cuối cùng của Thiên Chúa.
Trong khi chúng ta sửa soạn lên bàn thờ, chúng ta thử ngẫm đến chi tiết trong câu chuyện mà chúng ta có thể không thấy. Bạn có để ý đến một em bé không? Em bé đó đã đóng góp tất cả những gì em có, bánh và cá, cho dân chúng đang đói. Sự hiện diện của em bé và việc em đã làm là một câu hỏi cho mỗi chúng ta: Thử hỏi, tôi có gì, về vật chất, tài năng và đức tin, cho dù nhỏ bé đến đâu đi nữa, tôi có sẵn sàng để chia sẻ với người khác không?
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
17th SUNDAY (B)
2 Kings 4: 42-44; Psalm 145; Ephesians 4: 1-6; John 6: 1-15
Our first reading features the prophet Elisha, who followed Elijah. The two prophets differed dramatically, lest we think prophets fit into a mold. Elijah was an outsider, a critic of the religious and political powers of his day. But Elisha reflects another aspect of a prophetic calling: he was a close and caring member of the community. He kept company with other prophets and with the numerous and nameless crowds.
Today, gifts of bread are presented to Elisha for the hungry. The breads are the "first fruits" of the harvest festival. The man who provided the loaves displays generosity and hospitality for the hungry poor. Elisha makes a bold move. While the breads would have been offered to God, the prophet orders them to be given to the people. Through this prophetic act Elisha shows God’s care for the needy and desperate.
The Elisha story of the feeding of the crowds has details similar to our gospel account of the multiplication of the loaves and fishes. The worlds of Elisha and Jesus are similar: there are hungry people in both tales and the available food is not enough. God uses what humans provide, as inadequate as that might be, to feed the hungry. But this feeding is for only one meal, those who ate will be hungry again. Both stories are reminders of the hungers around us and they challenge us that, we can put our resources to God’s service with trust that God will help us meet human needs – even though we may think we do not have enough resources. Sometimes our offerings may be only words, when we feel called to speak up for others who are not in a position, or with skills to do it for themselves. Our words may not seem enough but, judging from the gospel, when offered to God’s service they will be more than sufficient to meet the needs before us.
Both Elisha’s servant and Jesus’ disciples realized the absurdity of the situation: how could so little be of any help for so many? We tend to be cautious how we invest our time, resources and energies. We are prudent and adverse to risk. But when the need is great, even though our resources are limited, according to today’s gospel, if we take a chance with what we have, bless and offer it to the Lord’s service, who knows how they will be multiplied. Haven’t we known people who went beyond common sense, in the world’s way of reckoning, to do something on God’s behalf and then watched their small contribution multiply?
Jesus was drawing large crowds to hear him speak. What was it that drew them to Jesus? Faith? Curiosity? John doesn’t tell us that they sat at Jesus’ feet anxious to listen to him. Rather, it was because they "saw the signs he was performing on the sick." While their physical hunger is not mentioned, Jesus fed them. The disciples didn’t get it. They think they will need money and enough food to feed the people. But Jesus doesn’t just want to just satisfy the people’s physical hungers. He has more to offer them. The miracle will be another "sign," in John’s characteristic term, of God reaching out through Jesus to feed our deepest longings and hungers.
So, we ask ourselves: Do we have hungers we are not aware of that Jesus sees and wants to feed? Or, hearing this gospel of the abundance Jesus provided, can we name our hungers, and have faith we will be fed?
Jesus has noticed the hungers of our world. He asks us the same question he asked his disciples: "Where can we buy enough food for them to eat?" Like his disciples, we see the people’s needs and our own inadequacies as well. We shrug our shoulders and say, "We just don’t have enough to feed them!" But Jesus wants to address their hungers. He takes what few gifts we place at his disposal, our "barley loaves," blesses them and feeds the hungry with them.
John is clearly alluding to the Eucharist in the details he provides of the multiplication. There are the crowds drawn to Jesus. (There must have been women and children at the scene, but only the 5000 men were told to recline on the grass. Why?) Who knows how the miracle took place? Some claim the people would have carried provisions for such a trip and, under Jesus’ influence, they shared what they had with strangers around them. That would be a miracle in itself, wouldn’t it? Strangers caring for strangers? However it happened, the people there drew the conclusion that God had sent them this Prophet, the one they had been waiting for, to deliver them. So, they were ready to carry Jesus off and make him a king.
John tells us early in the story when the miracle took place. "The Jewish feast of Passover was near." It coincided with the feast of Unleavened Bread, celebrated during the barley harvest. When the Israelites fled Egyptian slavery they had no time to wait for the bread to rise, it was Passover. Unleavened Bread and Passover were two feasts remembering the mighty works God had done for the people. They were also feasts of anticipation when they looked forward to the final age when God would bring to completion what God had begun for them. Thus, after Jesus’ miracle the people were excited, thinking that Jesus was the one who would bring about God’s final age.
As we prepare to go to the altar, we reflect on a detail in the story that we might have missed. Did you notice the boy? He contributed all he had, the loaves and fishes, for the hungry crowd. His presence and what he did pose a question to us: what do I have, in materials, talents and conviction of faith, as little as they might seem, to share with others?
2 Vua 4: 42-44; Tvịnh 144; Êphêsô 4: 1-6; Gioan 6: 1-15
Bài đọc thứ nhất nói về ngôn sứ Ê-li-sa đi theo ngôn sứ Ê-li-a. Hai ngôn sứ đó khác nhau rất nhiều, trừ khi chúng ta nghĩ rằng các ngôn sứ thường có một kiểu mẫu như nhau. Nhưng ngôn sứ Ê-li-a là một người ngoại đạo, ông luôn chỉ trích các quyền lực chính trị và các uy quyền tôn giáo vào thời ông. Nhưng Ê-li-sa là một kiểu ngôn sứ được mời gọi: Ông ta là một người luôn lo lắng cho cộng đoàn. Ông luôn giữ mối liên lạc với các ngôn sứ khác và với những số đông người không tên tuổi.
Hôm nay món bánh tặng cho Ê-li-sa là bánh dành cho người đói. Bánh là "Hoa trái đầu mùa" của ngày lễ hội thu hoạch. Người cung cấp bánh thể hiện sự hào phóng và lòng hiếu khách đón tiếp người nghèo đói. Ông Ê-li-sa thực hiện một việc đầy ý nghĩa. Trong khi những chiếc bánh lẽ ra được dâng lên cho Thiên Chúa, thì ngôn sứ Ê-li-sa lấy bánh cho dân chúng. Qua hành vi này, ngôn sứ Ê-li-sa cho thấy Thiên Chúa luôn quan tâm dến những người túng thiếu và tuyệt vọng đang cần.
Việc ông Ê-li-sa cho số đông người đói được ăn có những chi tiết giống như trong bài phúc âm nói về việc làm cá và bánh hóa nhiều. Thế giới của ông Ê-li-sa và của Chúa Giêsu giống nhau. Có nhiều người đói trong hai câu chuyện và thức ăn sẵn có không đủ. Thiên Chúa sử dụng những gì loài người cung cấp; dù không đủ cho nhu cầu; để cung cấp cho người đói ăn. Nhưng cái ăn này chỉ đủ cho một bửa mà thôi. Những người đã ăn sẽ đói trở lại. Cả hai câu chuyện nhắc người đói xung quanh chúng ta, và họ là những thử thách cho chúng ta vì chúng ta có thể dốc hết sức để phục vụ Thiên Chúa với niềm tin là Thiên Chúa sẽ giúp chúng ta đáp lại nhu cầu của loài người - mặc dù chúng ta có thể nghĩ là chúng ta không có đủ quyến lực. Đôi khi điều chúng ta đề nghị cho số đông quấn chúng chỉ là lời nói, mời gọi họ hãy lên tiếng nói thay cho người khác đang ở trong tình trạng u tối hay thiếu ý thức cách làm điều đó cho họ bằng lời cầu nguyện. Lời nói của chúng ta có thể không đủ thực tâm, nhưng dựa theo phúc âm, trong khi phục vụ Thiên Chúa chúng ta cứ dâng lên các lời nói đó, chúng sẽ đủ đáp ứng những nhu cầu trước mắt của chúng ta.
Cả hai kiểu người phục vụ là ông Ê-li-sa và các môn đệ Chúa Giêsu điều nhận thấy sự khó khăn của sự việc: Làm sao chỉ có một số ít người mà có thể giúp số đông như thế được? Chúng ta có xu hướng thận trọng trong cách đầu tư thời gian, nguồn lực và năng lực hạn hẹp của mình là làm sao để chỉ có một số ít thì giờ, và năng lực và nguồn lực đầu tư vào công việc, lại không muốn liều lĩnh. Nhưng khi nhu cầu quá lớn, theo phúc âm hôm nay, nếu chúng ta chụp lấy những điều gì chúng ta có, chúc phúc và dâng nó cho việc phục vụ Thiên Chúa, ai có thể biết được nguồn lực đó sẻ tăng lên gấp mấy lần! Chẳng phải chúng ta đã biết có những người làm quá sức bình thường, theo cách mà thế giới suy nghĩ, để làm việc cho Thiên Chúa và thấy việc cộng tác nhỏ đó tăng lên gấp bao nhiêu lần?
Chúa Giêsu đang lôi kéo đám đông quần chúng để nghe Ngài giảng dạy. Điều gì đã thu hút họ đến với Chúa Giêsu? Có phải niềm tin không? hay là họ tò mò? Thánh Gioan không nói với chúng ta là dân chúng ngồi dưới chân Chúa Giêsu và khao khát muốn nghe Ngài nói. Đúng hơn, đó chỉ do họ đã nhìn "thấy dấu chỉ thân phận của Chúa Giêsu khi Ngài đã chữa cho các bệnh nhân!" Trong khi cơn đói thể xác của họ ập tới, họ chưa có cơ hội để nói với Chúa Giêsu, Ngài đã cho họ ăn. Các môn đệ Chúa Giêsu không hiểu điều đó. Các ông nghĩ là các ông cần tiền để đủ lương thực cho dân chúng ăn. Nhưng, Chúa Giêsu không chỉ muốn làm cho dân chúng thoả mãn cơn thèm khát của thân xác. Ngài có nhiều thứ hơn để ban cho họ. Phép lạ sẽ là một "dấu chỉ" khác, trong phúc âm thánh Gioan việc Thiên Chúa tuôn đổ hồng ân qua Chúa Giêsu để ban thức ăn cho người khao khát và kiếm tìm Ngài.
Bởi thế, chúng ta tự hỏi: Chúng ta có những đói khát về những điều mà Chúa Giêsu đã nhận thấy và muốn cho ăn hay không? Hay, khi nghe lời Chúa Giêsu nói về sự no thoả trong Chúa, chúng ta có khao khát về việc nghe phúc âm để mạnh dạn nói lên đức tin chính là của ăn dồi dào mà Chúa Giêsu ban cho hay không?
Chúa Giêsu đã nhận thấy những người đói khát trong thế giới của chúng ta. Ngài hỏi chúng ta cùng một câu mà Ngài đã hỏi các môn đệ: "Chúng ta có thể mua được đủ lương thực cho dân chúng ăn ở đâu?" Cũng như các môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta cũng thấy được nhu cầu của mọi người dân và sự bất lực của chính chúng ta. Chúng ta nhún vai và nói "chúng ta không có đủ thức ăn để nuôi họ đâu!" Nhưng, Chúa Giêsu muốn nói đến sự đói khát của họ. Ngài nhận vài cái “bánh mì lúa mạch” nhỏ nhoi mà họ mang theo, rồi Ngài chúc lành, tạ ơn và ban cho dân chúng đang đói được ăn no nê.
Rõ ràng, thánh Gioan đang ám chỉ về bí tích Thánh Thể qua hành vi Chúa Giêsu làm phép hoá bánh ra nhiều. Lượng quần chúng đi theo Chúa Giêsu (chắc phải có phụ nữ và trẻ con ở đó nữa. Nhưng theo bản văn chi có 5,000 người đàn ông khi họ được bảo phải ngồi xuống trên cỏ. Tại sao?) Ai biết được điều kỳ diệu sẽ xãy ra như thế nào? Có người bảo là có một số người có thể đã đem theo họ vật dụng cần thiết và một ít thức ăn trong những chuyến đi như vậy và dưới ảnh hưởng của Chúa Giêsu, họ đã chia sẻ thức ăn của họ cho những người lạ khác ngồi gần họ. Và đó cũng là một phép lạ phải không? Người lạ chia sẽ với người lạ? Dù sao đi nữa dân chúng ở đó rút ra kết luận là Thiên Chúa đã gởi cho họ một vị ngôn sứ, Đấng họ đã mong đợi từ lâu để cứu họ. Bởi thế dân chúng sẵn sàng đưa Chúa Giêsu lên và gọi Ngài là Vua.
Trước câu chuyện đó thánh Gioan nói với chúng ta phép lạ xảy ra lúc nào. Vào "Ngày lễ Vượt Qua của người Do thái sắp đến" Lễ đó xãy ra gần lễ Bánh Không Men, mừng vào mùa thu hoạch lúa mì. Khi dân Israel chạy thoát khỏi nơi lưu đày ở Ai Cập, họ không có thời gian để chờ men được dậy lên trên bột bánh. Đó là lễ Vượt Qua. Lễ Vượt Qua và Lễ Bánh Không Men là hai lễ tưởng nhớ lại những việc lớn lao mà Thiên Chúa đã làm cho dân Israel. Hai lễ đó cũng là lễ của sự mong chờ thời khắc cuối cùng khi Thiên Chúa sẽ hoàn thành những điều mà Thiên Chúa đã bắt đầu nơi dân Israel. Bởi thế sau phép lạ mà Chúa Giêsu đã thực hiện, dân chúng phấn khởi nghĩ rằng Chúa Giêsu đúng là Đấng sẻ đem đến cho họ thời khắc cuối cùng của Thiên Chúa.
Trong khi chúng ta sửa soạn lên bàn thờ, chúng ta thử ngẫm đến chi tiết trong câu chuyện mà chúng ta có thể không thấy. Bạn có để ý đến một em bé không? Em bé đó đã đóng góp tất cả những gì em có, bánh và cá, cho dân chúng đang đói. Sự hiện diện của em bé và việc em đã làm là một câu hỏi cho mỗi chúng ta: Thử hỏi, tôi có gì, về vật chất, tài năng và đức tin, cho dù nhỏ bé đến đâu đi nữa, tôi có sẵn sàng để chia sẻ với người khác không?
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
17th SUNDAY (B)
2 Kings 4: 42-44; Psalm 145; Ephesians 4: 1-6; John 6: 1-15
Our first reading features the prophet Elisha, who followed Elijah. The two prophets differed dramatically, lest we think prophets fit into a mold. Elijah was an outsider, a critic of the religious and political powers of his day. But Elisha reflects another aspect of a prophetic calling: he was a close and caring member of the community. He kept company with other prophets and with the numerous and nameless crowds.
Today, gifts of bread are presented to Elisha for the hungry. The breads are the "first fruits" of the harvest festival. The man who provided the loaves displays generosity and hospitality for the hungry poor. Elisha makes a bold move. While the breads would have been offered to God, the prophet orders them to be given to the people. Through this prophetic act Elisha shows God’s care for the needy and desperate.
The Elisha story of the feeding of the crowds has details similar to our gospel account of the multiplication of the loaves and fishes. The worlds of Elisha and Jesus are similar: there are hungry people in both tales and the available food is not enough. God uses what humans provide, as inadequate as that might be, to feed the hungry. But this feeding is for only one meal, those who ate will be hungry again. Both stories are reminders of the hungers around us and they challenge us that, we can put our resources to God’s service with trust that God will help us meet human needs – even though we may think we do not have enough resources. Sometimes our offerings may be only words, when we feel called to speak up for others who are not in a position, or with skills to do it for themselves. Our words may not seem enough but, judging from the gospel, when offered to God’s service they will be more than sufficient to meet the needs before us.
Both Elisha’s servant and Jesus’ disciples realized the absurdity of the situation: how could so little be of any help for so many? We tend to be cautious how we invest our time, resources and energies. We are prudent and adverse to risk. But when the need is great, even though our resources are limited, according to today’s gospel, if we take a chance with what we have, bless and offer it to the Lord’s service, who knows how they will be multiplied. Haven’t we known people who went beyond common sense, in the world’s way of reckoning, to do something on God’s behalf and then watched their small contribution multiply?
Jesus was drawing large crowds to hear him speak. What was it that drew them to Jesus? Faith? Curiosity? John doesn’t tell us that they sat at Jesus’ feet anxious to listen to him. Rather, it was because they "saw the signs he was performing on the sick." While their physical hunger is not mentioned, Jesus fed them. The disciples didn’t get it. They think they will need money and enough food to feed the people. But Jesus doesn’t just want to just satisfy the people’s physical hungers. He has more to offer them. The miracle will be another "sign," in John’s characteristic term, of God reaching out through Jesus to feed our deepest longings and hungers.
So, we ask ourselves: Do we have hungers we are not aware of that Jesus sees and wants to feed? Or, hearing this gospel of the abundance Jesus provided, can we name our hungers, and have faith we will be fed?
Jesus has noticed the hungers of our world. He asks us the same question he asked his disciples: "Where can we buy enough food for them to eat?" Like his disciples, we see the people’s needs and our own inadequacies as well. We shrug our shoulders and say, "We just don’t have enough to feed them!" But Jesus wants to address their hungers. He takes what few gifts we place at his disposal, our "barley loaves," blesses them and feeds the hungry with them.
John is clearly alluding to the Eucharist in the details he provides of the multiplication. There are the crowds drawn to Jesus. (There must have been women and children at the scene, but only the 5000 men were told to recline on the grass. Why?) Who knows how the miracle took place? Some claim the people would have carried provisions for such a trip and, under Jesus’ influence, they shared what they had with strangers around them. That would be a miracle in itself, wouldn’t it? Strangers caring for strangers? However it happened, the people there drew the conclusion that God had sent them this Prophet, the one they had been waiting for, to deliver them. So, they were ready to carry Jesus off and make him a king.
John tells us early in the story when the miracle took place. "The Jewish feast of Passover was near." It coincided with the feast of Unleavened Bread, celebrated during the barley harvest. When the Israelites fled Egyptian slavery they had no time to wait for the bread to rise, it was Passover. Unleavened Bread and Passover were two feasts remembering the mighty works God had done for the people. They were also feasts of anticipation when they looked forward to the final age when God would bring to completion what God had begun for them. Thus, after Jesus’ miracle the people were excited, thinking that Jesus was the one who would bring about God’s final age.
As we prepare to go to the altar, we reflect on a detail in the story that we might have missed. Did you notice the boy? He contributed all he had, the loaves and fishes, for the hungry crowd. His presence and what he did pose a question to us: what do I have, in materials, talents and conviction of faith, as little as they might seem, to share with others?
Năm Bánh Hai Cá.
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
08:50 22/07/2021
Chúa Nhật 17 Thường Niên. B
Gioan 6: 1-15
Năm Bánh Hai Cá.
Xin Chúa mở rộng bàn tay ra thi ân cho chúng tôi được no nê. Chúa Giêsu đã nhìn biết được những nhu cầu cần thiếu của con người. Thực phẩm là nhu cầu thiết yếu để nuôi dưỡng đời sống của con người. Với năm chiếc bánh và hai con cá, Chúa đã hóa ra nuôi trên năm ngàn người ăn no nê. Chúa đã ban cho dư tràn.
Không phải ngày nào Chúa cũng hóa bánh ra nhiều nuôi dân. Chúa có quyền năng để ban phát của ăn như Chúa đã ban Manna cho dân Do Thái trong suốt hành trình lưu lạc trong sa mạc. Chúa chú trọng đến của ăn tinh thần. Chúa không đến trần gian để làm kinh tế lo thực phẩm phần xác. Chúa đến ban ơn cứu độ. Chúa cũng quan tâm đến sự đói khổ và những nhu cầu phần xác của con người. Chính Chúa hạ thân trong cảnh cơ nghèo. Chúa thấu hiểu sự đói khổ và nghèo túng. Việc lo làm ăn sinh sống nuôi thân xác, Chúa trao cho con người làm chủ để cùng chia xẻ với nhau.
Truyện kể vào một buổi chiều, thầy dòng chăm chú cầu nguyện. Thầy thấy một bà mẹ tật nguyền lê bước xin thức ăn cho đứa con bị suy dinh dưỡng. Nhìn cảnh khổ đau, thầy ngước nhìn lên Chúa thầm cầu nguyện và như có vẻ oán trách Chúa: Lạy Chúa toàn năng và đại lượng. Sao Chúa lại để cảnh khổ đau và đói khát trên trần gian này. Trong lúc đó, tâm hồn thầy nghe được tiếng lòng. Chúa phán: Ta đã làm. Ta đã dựng nên con.
Cảnh đời đói khát xảy ra khắp nơi. Đói cơm đói gạo. Đói nhu cầu vật chất. Đói lương thực thiêng liêng. Đói tình thương. Đói chân lý. Đói khát làm con người héo tàn. Người đời luôn hăng hái tìm kiếm và tích lũy cho thật nhiều của cải nuôi sống thân xác. Có nhiều người sống trên nhung lụa hoang phí của cải. Có những người làm lụng vất vả cả đời cũng không đủ ăn. Chúa đứng về phe những người nghèo. Chúa cần sự giúp đỡ và sự chia xẻ. Ngày phán xét, Chúa sẽ hỏi: bao nhiêu chúng ta đã giúp đỡ cho những người nghèo khổ và đói khát. Việc công bằng chia xớt và việc bác ái sẽ là phần thưởng đời sau.
Chúa nhắn nhủ chúng ta rằng nhu cầu cuộc sống không chỉ là cơm bánh nhưng là nguồn tình yêu chia xẻ. Lương thực cần thiết làm no thỏa khát vọng của con người chính là tình yêu. Chỉ có tình yêu mới lấp đầy và mới giải khát cho những ước vọng sâu xa của con người.
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Gioan 6: 1-15
Năm Bánh Hai Cá.
Xin Chúa mở rộng bàn tay ra thi ân cho chúng tôi được no nê. Chúa Giêsu đã nhìn biết được những nhu cầu cần thiếu của con người. Thực phẩm là nhu cầu thiết yếu để nuôi dưỡng đời sống của con người. Với năm chiếc bánh và hai con cá, Chúa đã hóa ra nuôi trên năm ngàn người ăn no nê. Chúa đã ban cho dư tràn.
Không phải ngày nào Chúa cũng hóa bánh ra nhiều nuôi dân. Chúa có quyền năng để ban phát của ăn như Chúa đã ban Manna cho dân Do Thái trong suốt hành trình lưu lạc trong sa mạc. Chúa chú trọng đến của ăn tinh thần. Chúa không đến trần gian để làm kinh tế lo thực phẩm phần xác. Chúa đến ban ơn cứu độ. Chúa cũng quan tâm đến sự đói khổ và những nhu cầu phần xác của con người. Chính Chúa hạ thân trong cảnh cơ nghèo. Chúa thấu hiểu sự đói khổ và nghèo túng. Việc lo làm ăn sinh sống nuôi thân xác, Chúa trao cho con người làm chủ để cùng chia xẻ với nhau.
Truyện kể vào một buổi chiều, thầy dòng chăm chú cầu nguyện. Thầy thấy một bà mẹ tật nguyền lê bước xin thức ăn cho đứa con bị suy dinh dưỡng. Nhìn cảnh khổ đau, thầy ngước nhìn lên Chúa thầm cầu nguyện và như có vẻ oán trách Chúa: Lạy Chúa toàn năng và đại lượng. Sao Chúa lại để cảnh khổ đau và đói khát trên trần gian này. Trong lúc đó, tâm hồn thầy nghe được tiếng lòng. Chúa phán: Ta đã làm. Ta đã dựng nên con.
Cảnh đời đói khát xảy ra khắp nơi. Đói cơm đói gạo. Đói nhu cầu vật chất. Đói lương thực thiêng liêng. Đói tình thương. Đói chân lý. Đói khát làm con người héo tàn. Người đời luôn hăng hái tìm kiếm và tích lũy cho thật nhiều của cải nuôi sống thân xác. Có nhiều người sống trên nhung lụa hoang phí của cải. Có những người làm lụng vất vả cả đời cũng không đủ ăn. Chúa đứng về phe những người nghèo. Chúa cần sự giúp đỡ và sự chia xẻ. Ngày phán xét, Chúa sẽ hỏi: bao nhiêu chúng ta đã giúp đỡ cho những người nghèo khổ và đói khát. Việc công bằng chia xớt và việc bác ái sẽ là phần thưởng đời sau.
Chúa nhắn nhủ chúng ta rằng nhu cầu cuộc sống không chỉ là cơm bánh nhưng là nguồn tình yêu chia xẻ. Lương thực cần thiết làm no thỏa khát vọng của con người chính là tình yêu. Chỉ có tình yêu mới lấp đầy và mới giải khát cho những ước vọng sâu xa của con người.
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:50 22/07/2021
39. Trong sách Phúc Âm Chúa Cứu Thế đã cảnh cáo người ta đừng quên gốc gác mình, nhưng phải thận trọng với những giảo hoạt quỷ kế của ma quỷ, tránh khỏi vực sâu đời đời.
(Thánh Leo giáo hoàng)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:58 22/07/2021
6. THƠ NHẠO LANG BĂM
Có người thích đùa, đổi một bài thơ của thi nhân đời nhà Đường là Mạnh Hạo Nhiên để tặng cho thầy thuốc:
“Bất minh tài chủ khí, đa cố bệnh nhân sơ”-
(hai câu này có nghĩa là: tôi là người không có bản lĩnh, nên khách có tiền bỏ tôi mà đi; bởi vì có nhiều sự cố, cho nên bệnh nhân tìm tôi để chữa bệnh ngày càng ít đi.)
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 6:
Tấm lòng của người thầy thuốc thì như mẹ hiền, nên mới có câu “lương y như từ mẫu”, để nhắc nhở cho các thầy thuốc nhớ đến nghề nghiệp cao quý của mình, mà tận tâm cứu chữa người bệnh hoạn.
Thời nay có những người bệnh không muốn đi tìm thầy thuốc chữa bệnh, bởi vì họ đã gặp những thầy thuốc không có tấm lòng như từ mẫu, tức là yêu thương bệnh nhân, trái lại họ chỉ gặp những thầy thuốc chữa trị “lạnh nhạt” hay “nhiệt tình” tùy theo túi tiền của bệnh nhân mà thôi.
Người thầy thuốc Ki-tô hữu luôn tâm niệm rằng: Thiên Chúa ban cho mình làm nghề thuốc là để thay mặt Ngài chữa lành thân xác bệnh nhân, và -như Đức Chúa Giê-su- họ luôn bày tỏ một tâm hồn biết cảm thông trước những bệnh nhân mà mau mắn chữa lành và yêu thương họ…
Đó là bí quyết, không những có đông bệnh nhân mà lại còn có thể thực hiện tinh thần Phúc Âm rao truyền Lời Chúa cho mọi người nữa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có người thích đùa, đổi một bài thơ của thi nhân đời nhà Đường là Mạnh Hạo Nhiên để tặng cho thầy thuốc:
“Bất minh tài chủ khí, đa cố bệnh nhân sơ”-
(hai câu này có nghĩa là: tôi là người không có bản lĩnh, nên khách có tiền bỏ tôi mà đi; bởi vì có nhiều sự cố, cho nên bệnh nhân tìm tôi để chữa bệnh ngày càng ít đi.)
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 6:
Tấm lòng của người thầy thuốc thì như mẹ hiền, nên mới có câu “lương y như từ mẫu”, để nhắc nhở cho các thầy thuốc nhớ đến nghề nghiệp cao quý của mình, mà tận tâm cứu chữa người bệnh hoạn.
Thời nay có những người bệnh không muốn đi tìm thầy thuốc chữa bệnh, bởi vì họ đã gặp những thầy thuốc không có tấm lòng như từ mẫu, tức là yêu thương bệnh nhân, trái lại họ chỉ gặp những thầy thuốc chữa trị “lạnh nhạt” hay “nhiệt tình” tùy theo túi tiền của bệnh nhân mà thôi.
Người thầy thuốc Ki-tô hữu luôn tâm niệm rằng: Thiên Chúa ban cho mình làm nghề thuốc là để thay mặt Ngài chữa lành thân xác bệnh nhân, và -như Đức Chúa Giê-su- họ luôn bày tỏ một tâm hồn biết cảm thông trước những bệnh nhân mà mau mắn chữa lành và yêu thương họ…
Đó là bí quyết, không những có đông bệnh nhân mà lại còn có thể thực hiện tinh thần Phúc Âm rao truyền Lời Chúa cho mọi người nữa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Điều không thể thành điều có thể
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
20:09 22/07/2021
CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN
Điều không thể thành điều có thể
2 V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15
Trong suốt cuộc đời rao giảng, Chúa Giêsu đã thực hiện rất nhiều kỳ diệu khiến những ai chứng kiến không thể nào quên. Trong số đó, phép lạ hóa bánh ra nhiều là biến cố được cộng đoàn tín hữu sơ khai nhớ đến cách đặc biệt nhất. Đây là phép lạ do Chúa Giêsu thực hiện bên kia biển hồ Galiêa khi rất đông dân chúng đến với Người để nghe giảng, họ không có gì ăn, vì họ đang ở trong một nơi hoang vắng. Đây cũng là câu chuyện duy nhất được cả bốn Tin Mừng thuật lại.
1- Hơn cả một phép lạ
Bài Tin Mừng hôm nay là trình thuật của thánh Gioan (Ga 6,1-6). Nội dung trình thuật này chứa đựng nhiều ý nghĩa rất phong phú. Theo cách nhìn riêng, thánh Gioan không gọi đây là một “phép lạ” nhưng đúng hơn là một “dấu chỉ hay dấu lạ.” Bởi lẽ, phép lạ thường được hiểu là những gì được xảy ra một cách ngoại thường, vượt ra khỏi định luật tự nhiên, do một bàn tay nào đó tác động. Chẳng hạn, một người leo lên nhà cao tầng, rồi nhảy xuống, đến mức nào đó, anh dừng lại trong không gian. Người ta gọi đó là phép lạ! Nó đi ngược với luật tự nhiên là phải rơi xuống đất. Hay một ai đó bị bệnh ung thư, không thể nào chữa khỏi, nhưng nhờ cầu nguyện, người đó được ơn chữa lành và sống thêm được một thời gian. Đó là phép lạ.
Nhưng theo cách nhìn của thánh Gioan, những việc kỳ điệu do Chúa Giêsu thực hiện là những “dấu chỉ” của Thiên Chúa. Vì dấu chỉ hướng chúng ta tới khám phá những ý nghĩa và thực tại bên trong mà những sự kiện xảy ra bên ngoài mách bảo. Đó là lý do tại sao thánh Gioan mời gọi chúng ta không có dừng lại ở những sự kiện bên ngoài được kể, nhưng cần khám phá ý nghĩa bên trong, sâu hơn của nó từ viễn tượng đức tin.
Trong trình thuật này, Chúa Giêsu là trung tâm điểm của câu chuyện. Trước một hoàn cảnh người thì đông, thức ăn không có, chợ thì xa, các môn đệ lo lắng: “Ta mua đâu được bánh cho những người này ăn? Không ai chạy đến xin Chúa Giêsu can thiệp. Nhưng chính Người đi bước trước, Người thấy dân chúng đang chịu đói khát, nên Người đề nghị các môn đệ phải chăm sóc họ. Điều rất thú vị ở đây khi biết rằng Chúa Giêsu không chỉ nuôi dưỡng dân chúng bằng Lời Chúa, nhưng Người còn quan tâm đến cả cái đói, cái khát mà họ đang trải qua.
Trước một đám đông khoảng năm ngàn người đàn ông, không kể đàn bà và trẻ con, các môn đệ thắc mắc: “Trong nơi hoang vắng, làm sao kiếm thức ăn mà nuôi chừng đó người được? Philiphê nói: Hai trăm bạc bánh cũng không đủ để mỗi người được một chút.” Các môn đệ không tìm ra giải pháp, bởi vì họ không có đủ tiền.
2- Chúa không làm gì một mình
Tuy nhiên, Chúa Giêsu không muốn làm gì một mình. Người mời gọi con người cộng tác. Ông Anrê nói: “Ở đây có một bé trai có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng bấy nhiêu thì thấm vào đâu cho từng ấy người.” Một em bé vô danh, không rõ lai lịch đã đóng góp phần mình cho một điều không thể trở thành điều có thể. Sự sẵn sàng của em bé là giải pháp để có thức ăn cho đám đông.
Đối với Chúa Giêsu như thế là đủ rồi. Người sẽ làm điều còn lại: Người cầm lấy bánh và cá của em bé, rồi tạ ơn Thiên Chúa và bắt đầu phân phát cho họ ăn, ai cũng được no nên. Sự đóng góp của em bé trở thành điều kiện để phép lạ được xảy ra.
Quả là một cảnh tượng thật ý nghĩa: Đám đông ngồi trên thảm cỏ xanh, chia sẻ một bữa ăn không rượu cũng không thịt, nhưng với những thức ăn đơn giản của dân sống gần biển hồ Galiêa: đó là bánh từ lúa mạch và cá muối; một bữa ăn đầy ấp tình huynh đệ mà Chúa Giêsu dọn ra cho mọi người, nhờ sự đóng góp quảng đại của em bé.
Đồng thời qua dấu chỉ bữa ăn này, thánh Gioan ám chỉ về bí tích Thánh Thể mà người Kitô hữu cử hành trong ngày của Chúa. Nơi đó, chính Chúa Giêsu đi bước trước chuẩn bị cho dân Chúa một bữa tiệc để nuôi dưỡng chúng ta nhờ Thần Khí, Bánh Hằng Sống đến từ Thiên Chúa. Thánh Thể chính là của ăn nuôi dưỡng linh hồn chúng ta. Thánh Thể làm nên Giáo Hội và quy tụ mọi người vào trong Giáo Hội. Nhờ đó, chúng ta được hiệp nhất với nhau trong Nhiệm Thể Chúa Kitô như thánh Phaolô nói trong bài đọc II: “Chỉ có một thân thể và một tinh thần, cũng như anh em đã được kêu gọi đến cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa là Cha hết mọi người, Đấng vượt trên hết mọi người, hoạt động nơi mọi người, và ở trong mọi người” (Ep 4,5-6).
3- Cần sự đóng góp của chúng ta
Sự quảng đại của em bé là lý tưởng mời gọi mọi tín hữu phải noi gương bắt chước. Bởi thế, ngay từ lúc ban đầu Giáo Hội, các tín hữu coi những gì mình có là của chung và mỗi người là anh chị em. Đây là mô hình lý tưởng của một xã hội mới do Chúa Giêsu thiết lập để xây dựng một nhân loại mới mà trong đó con người đối xử với nhau với tình tương thân tương ái, chia sẻ và đoàn kết.
Nhiều lúc, sự đóng góp của mỗi người là nhỏ bé, nhưng với ơn Chúa, lại trở nên điều kỳ diệu trong cuộc sống. Chúng ta có thể kiểm chứng điều này qua nhưng sự kiện xảy ra xung quanh chúng ta: chẳng hạn từ những đợt bão lụt xảy ra ở Miền Trung Việt Nam, có nhiều người không còn nhà cửa, của cải. Nhưng nhờ tinh thần tương thân tương ái của mọi người, nhiều ngôi nhà được xây dựng lại, nhiều người có đủ cơm ăn áo mặc... đó là phép lạ của sự đoàn kết!
Liên quan đến điều kỳ diệu này, cha Anthony de Mello kể câu chuyện về nồi cháo kỳ diệu: “Một ngày nọ, có một vị thiền sư tới một ngôi làng quê nghèo khổ, ai cũng không có gì ăn. Ông liền lấy một cái nồi, rồi đưa ra giữa ngã ba đường, múc nước, nhặt một hòn đá bỏ vào nồi và bắt đầu nấu. Ông vừa nấu vừa thiền. Thỉnh thoảng ông cúi xuống nếm thử và nói: “Giá mà có thêm ít gạo nữa thì ngon biết mấy.” Thế là có người dân làng mang đến cho ông một bịch gạo, ông đổ vào và tiếp tục nấu. Một lúc, ông lại nói: “Giá mà có thêm ít thịt nữa thì ngon biết mấy.” Thế là có một cụ bà đưa đến mấy con gà. Ông làm thịt và cho vào nồi, tiếp tục nấu. Sau đó, ông lại nếm và nói: “Giá mà có thêm ít rau, ít củ hành, củ tỏi, và ít gia vị nữa... thì ngon biết mấy.” Những người xung quang mang đến cho ông tất cả những thứ đó, ông nấu. Sau khi cháo chín, ông mời mọi người trong làng đến ăn. Ai cũng được ăn cháo gà no nê. Đó là phép lạ của sự chia sẻ.
Nếu trong thế giới này còn sự đói khát, đó không phải do thiếu thực phẩm, nhưng là do thiếu tình tương thân tương ái. Của ăn luôn có đủ cho mỗi người; nhưng sự quảng đại chia sẻ thì đang thiếu. Nhiều người hôm nay phải chết vì đói, vì khát chỉ vì sự vô cảm và ích kỷ của chúng ta. Nên thông điệp mà Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta góp phần nhỏ bé của mình để những gì xem ra như không thể trở thành có thể. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Điều không thể thành điều có thể
2 V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15
Trong suốt cuộc đời rao giảng, Chúa Giêsu đã thực hiện rất nhiều kỳ diệu khiến những ai chứng kiến không thể nào quên. Trong số đó, phép lạ hóa bánh ra nhiều là biến cố được cộng đoàn tín hữu sơ khai nhớ đến cách đặc biệt nhất. Đây là phép lạ do Chúa Giêsu thực hiện bên kia biển hồ Galiêa khi rất đông dân chúng đến với Người để nghe giảng, họ không có gì ăn, vì họ đang ở trong một nơi hoang vắng. Đây cũng là câu chuyện duy nhất được cả bốn Tin Mừng thuật lại.
1- Hơn cả một phép lạ
Bài Tin Mừng hôm nay là trình thuật của thánh Gioan (Ga 6,1-6). Nội dung trình thuật này chứa đựng nhiều ý nghĩa rất phong phú. Theo cách nhìn riêng, thánh Gioan không gọi đây là một “phép lạ” nhưng đúng hơn là một “dấu chỉ hay dấu lạ.” Bởi lẽ, phép lạ thường được hiểu là những gì được xảy ra một cách ngoại thường, vượt ra khỏi định luật tự nhiên, do một bàn tay nào đó tác động. Chẳng hạn, một người leo lên nhà cao tầng, rồi nhảy xuống, đến mức nào đó, anh dừng lại trong không gian. Người ta gọi đó là phép lạ! Nó đi ngược với luật tự nhiên là phải rơi xuống đất. Hay một ai đó bị bệnh ung thư, không thể nào chữa khỏi, nhưng nhờ cầu nguyện, người đó được ơn chữa lành và sống thêm được một thời gian. Đó là phép lạ.
Nhưng theo cách nhìn của thánh Gioan, những việc kỳ điệu do Chúa Giêsu thực hiện là những “dấu chỉ” của Thiên Chúa. Vì dấu chỉ hướng chúng ta tới khám phá những ý nghĩa và thực tại bên trong mà những sự kiện xảy ra bên ngoài mách bảo. Đó là lý do tại sao thánh Gioan mời gọi chúng ta không có dừng lại ở những sự kiện bên ngoài được kể, nhưng cần khám phá ý nghĩa bên trong, sâu hơn của nó từ viễn tượng đức tin.
Trong trình thuật này, Chúa Giêsu là trung tâm điểm của câu chuyện. Trước một hoàn cảnh người thì đông, thức ăn không có, chợ thì xa, các môn đệ lo lắng: “Ta mua đâu được bánh cho những người này ăn? Không ai chạy đến xin Chúa Giêsu can thiệp. Nhưng chính Người đi bước trước, Người thấy dân chúng đang chịu đói khát, nên Người đề nghị các môn đệ phải chăm sóc họ. Điều rất thú vị ở đây khi biết rằng Chúa Giêsu không chỉ nuôi dưỡng dân chúng bằng Lời Chúa, nhưng Người còn quan tâm đến cả cái đói, cái khát mà họ đang trải qua.
Trước một đám đông khoảng năm ngàn người đàn ông, không kể đàn bà và trẻ con, các môn đệ thắc mắc: “Trong nơi hoang vắng, làm sao kiếm thức ăn mà nuôi chừng đó người được? Philiphê nói: Hai trăm bạc bánh cũng không đủ để mỗi người được một chút.” Các môn đệ không tìm ra giải pháp, bởi vì họ không có đủ tiền.
2- Chúa không làm gì một mình
Tuy nhiên, Chúa Giêsu không muốn làm gì một mình. Người mời gọi con người cộng tác. Ông Anrê nói: “Ở đây có một bé trai có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng bấy nhiêu thì thấm vào đâu cho từng ấy người.” Một em bé vô danh, không rõ lai lịch đã đóng góp phần mình cho một điều không thể trở thành điều có thể. Sự sẵn sàng của em bé là giải pháp để có thức ăn cho đám đông.
Đối với Chúa Giêsu như thế là đủ rồi. Người sẽ làm điều còn lại: Người cầm lấy bánh và cá của em bé, rồi tạ ơn Thiên Chúa và bắt đầu phân phát cho họ ăn, ai cũng được no nên. Sự đóng góp của em bé trở thành điều kiện để phép lạ được xảy ra.
Quả là một cảnh tượng thật ý nghĩa: Đám đông ngồi trên thảm cỏ xanh, chia sẻ một bữa ăn không rượu cũng không thịt, nhưng với những thức ăn đơn giản của dân sống gần biển hồ Galiêa: đó là bánh từ lúa mạch và cá muối; một bữa ăn đầy ấp tình huynh đệ mà Chúa Giêsu dọn ra cho mọi người, nhờ sự đóng góp quảng đại của em bé.
Đồng thời qua dấu chỉ bữa ăn này, thánh Gioan ám chỉ về bí tích Thánh Thể mà người Kitô hữu cử hành trong ngày của Chúa. Nơi đó, chính Chúa Giêsu đi bước trước chuẩn bị cho dân Chúa một bữa tiệc để nuôi dưỡng chúng ta nhờ Thần Khí, Bánh Hằng Sống đến từ Thiên Chúa. Thánh Thể chính là của ăn nuôi dưỡng linh hồn chúng ta. Thánh Thể làm nên Giáo Hội và quy tụ mọi người vào trong Giáo Hội. Nhờ đó, chúng ta được hiệp nhất với nhau trong Nhiệm Thể Chúa Kitô như thánh Phaolô nói trong bài đọc II: “Chỉ có một thân thể và một tinh thần, cũng như anh em đã được kêu gọi đến cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa là Cha hết mọi người, Đấng vượt trên hết mọi người, hoạt động nơi mọi người, và ở trong mọi người” (Ep 4,5-6).
3- Cần sự đóng góp của chúng ta
Sự quảng đại của em bé là lý tưởng mời gọi mọi tín hữu phải noi gương bắt chước. Bởi thế, ngay từ lúc ban đầu Giáo Hội, các tín hữu coi những gì mình có là của chung và mỗi người là anh chị em. Đây là mô hình lý tưởng của một xã hội mới do Chúa Giêsu thiết lập để xây dựng một nhân loại mới mà trong đó con người đối xử với nhau với tình tương thân tương ái, chia sẻ và đoàn kết.
Nhiều lúc, sự đóng góp của mỗi người là nhỏ bé, nhưng với ơn Chúa, lại trở nên điều kỳ diệu trong cuộc sống. Chúng ta có thể kiểm chứng điều này qua nhưng sự kiện xảy ra xung quanh chúng ta: chẳng hạn từ những đợt bão lụt xảy ra ở Miền Trung Việt Nam, có nhiều người không còn nhà cửa, của cải. Nhưng nhờ tinh thần tương thân tương ái của mọi người, nhiều ngôi nhà được xây dựng lại, nhiều người có đủ cơm ăn áo mặc... đó là phép lạ của sự đoàn kết!
Liên quan đến điều kỳ diệu này, cha Anthony de Mello kể câu chuyện về nồi cháo kỳ diệu: “Một ngày nọ, có một vị thiền sư tới một ngôi làng quê nghèo khổ, ai cũng không có gì ăn. Ông liền lấy một cái nồi, rồi đưa ra giữa ngã ba đường, múc nước, nhặt một hòn đá bỏ vào nồi và bắt đầu nấu. Ông vừa nấu vừa thiền. Thỉnh thoảng ông cúi xuống nếm thử và nói: “Giá mà có thêm ít gạo nữa thì ngon biết mấy.” Thế là có người dân làng mang đến cho ông một bịch gạo, ông đổ vào và tiếp tục nấu. Một lúc, ông lại nói: “Giá mà có thêm ít thịt nữa thì ngon biết mấy.” Thế là có một cụ bà đưa đến mấy con gà. Ông làm thịt và cho vào nồi, tiếp tục nấu. Sau đó, ông lại nếm và nói: “Giá mà có thêm ít rau, ít củ hành, củ tỏi, và ít gia vị nữa... thì ngon biết mấy.” Những người xung quang mang đến cho ông tất cả những thứ đó, ông nấu. Sau khi cháo chín, ông mời mọi người trong làng đến ăn. Ai cũng được ăn cháo gà no nê. Đó là phép lạ của sự chia sẻ.
Nếu trong thế giới này còn sự đói khát, đó không phải do thiếu thực phẩm, nhưng là do thiếu tình tương thân tương ái. Của ăn luôn có đủ cho mỗi người; nhưng sự quảng đại chia sẻ thì đang thiếu. Nhiều người hôm nay phải chết vì đói, vì khát chỉ vì sự vô cảm và ích kỷ của chúng ta. Nên thông điệp mà Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta góp phần nhỏ bé của mình để những gì xem ra như không thể trở thành có thể. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cảnh sát New York cảnh báo về một người đàn bà đang điên cuồng đập phá các tượng Đức Mẹ
Đặng Tự Do
03:56 22/07/2021
Trong một thông báo được gởi đến các phương tiện truyền thông, đính kèm với một video, là video mà quý vị và anh chị em đang xem thấy đây, cảnh sát thành phố New York, gọi tắt là NYPD đã cảnh báo về một người đàn bà đang điên cuồng đập phá các tượng Đức Mẹ trong thành phố, và kêu gọi sự hợp tác của dân chúng trong việc truy bắt nghi can và bảo vệ các nhà thờ.
Cha Sở nhà thờ Our Lady of Mercy ở Forest Hills, trong quận Queens của thành phố New York cho biết một phụ nữ đã giật hai bức tượng bên ngoài nhà thờ của ngài và phá hủy các bức tượng bằng cách đập xuống đường trong một hành động phá hoại “quá sức đau lòng”.
Cảnh tượng đắm chìm trong màn sương ban mai vào sáng sớm thứ Bảy 17 tháng 7 đã được ghi lại trên video bên ngoài Nhà thờ Đức Mẹ Giầu Lòng Thương xót ở Forest Hills, nơi nghi phạm cầm búa nhảy qua một hàng rào ngắn và bắt đầu rung chuyển những bức tượng hàng chục năm tuổi cho đến khi có thể giật sập các bức tượng này.
Đoạn video cho thấy người phụ nữ sau đó ném các tượng này, một của Đức Mẹ và một tượng khác của Thánh Têrêxa Bông hoa nhỏ - lên vỉa hè và sau đó lên đường Kessel.
Kẻ phá hoại điên cuồng cũng được nhìn thấy dùng búa đập vào các bức tượng, dẫm lên chúng và khạc nhổ vào các bức tượng.
Y thị đã bỏ trốn khỏi hiện trường vào lúc 3 giờ sáng.
Theo cảnh sát và các viên chức Giáo Hội, chính người phụ nữ này cũng đã xô đổ cả hai bức tượng khác ở một nhà thờ tại Brooklyn vào hôm thứ Tư 14 tháng 7. Theo Giáo phận Brooklyn, hai bức tượng này may mắn không bị hư hại.
Đơn vị Tội phạm vì thù hận của NYPD và cảnh sát Khu vực 112 đang điều tra cả hai vụ phá hoại. Những ai biết thông tin gì về người đàn bà điên cuồng này xin liên hệ với cảnh sát theo số 1800-577-8477.
Cha Frank Schwarz, cha sở nhà thờ Đức Mẹ Giầu Lòng Thương xót cho biết các bức tượng đã ở bên ngoài nhà thờ từ năm 1937.
Ngài nói thêm:
“Thật là đau lòng, nhưng thật đáng buồn là trong những ngày này những cuộc tấn công như thế đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Tôi cầu nguyện xin cho các cuộc tấn công hoành hành gần đây nhằm vào các nhà thờ Công Giáo và tất cả các nơi thờ tự sớm chấm dứt, và lòng khoan dung tôn giáo có thể trở thành một phần trong xã hội chúng ta”.
Source:New York Post
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành thánh lễ nghi thức Đông phương Ruthen
Đặng Tự Do
03:57 22/07/2021
Khi Đức Thánh Cha Phanxicô công du Slovakia vào tháng 9, một trong những điểm dừng chân của ngài sẽ là thành phố Prešov. Nằm ở phía đông, thành phố này là một phần của Vương quốc Hung Gia Lợi cho đến giữa thế kỷ 20, và là nơi sinh sống của hơn 200,000 người Công Giáo Ruthen Byzantine.
Dù lịch trình chính thức của chuyến thăm vẫn chưa được công bố, theo một nguồn tin, Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể sẽ cử hành Phụng vụ thánh theo nghi thức Byzantine trong khi ngài ở Prešov vào ngày 14 tháng 9.
Giáo Hội Công Giáo Ruthen là một trong 23 Giáo Hội Công Giáo Đông phương hiệp thông hoàn toàn với Tòa thánh.
Vào tháng 4, người Công Giáo Byzantine ở Slovakia và trên toàn thế giới đã tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 375 Liên minh Uzhhorod, một thỏa thuận đưa Giáo Hội Chính thống Ruthen hiệp thông với Đức Giáo Hoàng sau gần sáu thế kỷ ly giáo.
Năm 1996, Thánh Gioan Phaolô II đã viết một lá thư nhân kỷ niệm 350 năm thành lập Liên minh Uzhhorod.
Ngài cho biết sự hợp nhất “tạo nên một thời điểm quan trọng trong lịch sử của một Giáo hội mà bằng hành động đó đã tái thiết lập sự hiệp nhất đầy đủ với Giám Mục Rôma. Do đó, điều rất dễ hiểu là tôi cũng tham gia tạ ơn Thiên Chúa với tất cả những ai vui mừng khi tưởng nhớ sự kiện quan trọng đó”.
Vào ngày 24 tháng 4 năm 1646, tại nhà thờ của lâu đài Uzhorod, 63 linh mục nghi lễ Đông phương tại Mukacheve, do linh mục Parthenius Petrovyc dẫn đầu, trước sự hiện diện của Đức Cha George Jakusics, Giám Mục giáo phận Eger, đã được hiệp thông đầy đủ với Ngai Tòa thánh Phêrô.”
Source:Catholic News Agency
Đức Thượng Phụ Raï: Người Li Băng giống như một bầy chiên không người chăn dắt
Đặng Tự Do
03:58 22/07/2021
Trong bản tin đánh đi hôm thứ Hai 19 tháng 7, Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết Đức Thượng Phụ Li Băng than thở rằng người dân Li Băng, đói khát và điêu đứng bởi cuộc khủng hoảng, trông giống như một đàn chiên không có người chăn dắt. Tuy nhiên, trong tình trạng đang khuỵu gối xuống, do sự kém cỏi của các nhà lãnh đạo chính trị, họ luôn có thể trông cậy vào sự cầu bầu của Thánh Charbel, với niềm tin rằng ngài “sẽ không để Li Băng sụp đổ”.
Đức Hồng Y Béchara Boutros Raï, Thượng phụ nghi lễ Maronite của thành Antiôkia, cũng đã kêu cầu vị Thánh của ‘những điều xem ra bất khả thi’ rất được tôn kính ở quê hương của các cây Hương Nam, và giao phó cho ngài vận mệnh của Li Băng, đang vật lộn với một thời gian khó khăn trong đó chính trị, xã hội và các trường hợp khẩn cấp kinh tế đang nhân lên và đan xen với nhau như những triệu chứng đa dạng của một cuộc khủng hoảng bản sắc triệt để.
Trong bài giảng thánh lễ được cử hành vào hôm Chúa Nhật, ngày 18 tháng 7 tại Diman, Đức Thượng phụ đã đề cập trực tiếp đến giai đoạn chính trị rối loạn đang diễn ra ở Li Băng sau khi Thủ tướng chỉ định Saad Hariri từ bỏ nhiệm vụ thành lập chính phủ.
Điều cấp bách đầu tiên cần được giải quyết ngay lập tức là tìm một đại diện chính trị người Sunni để ủy thác việc thành lập một chính phủ mới, sau Hariri.
Hệ thống chính trị Li Băng quy định rằng chức vụ Thủ tướng được một người theo Hồi Giáo Sunni nắm giữ.
Đức Thượng phụ nhấn mạnh rằng: Đất nước không phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng chính phủ thông thường, mà là một cuộc khủng hoảng quốc gia; và để đối mặt và vượt qua, cần phải có những nỗ lực thay mặt cho tất cả mọi người, bên cạnh sự hỗ trợ của các quốc gia thiện chí.”
Source:Fides
Đại dịch đang bùng phát mạnh tại Thái Lan, các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn
Đặng Tự Do
03:58 22/07/2021
Thái Lan báo cáo hôm thứ Hai có 11,784 trường hợp COVID-19 mới. Đó là ngày thứ tư liên tiếp có số ca nhiễm trùng kỷ lục
Lực lượng đặc nhiệm COVID-19 của quốc gia Đông Nam Á này cũng đã công bố 81 trường hợp tử vong mới, nâng tổng số người chết lên 3,422 người và với 415,170 trường hợp nhiễm coronavirus.
Hôm Chúa Nhật, cảnh sát đã sử dụng hơi cay, vòi rồng và đạn cao su để giải tán những người biểu tình đòi thủ tướng từ chức vì việc giải quyết đại dịch coronavirus của ông ta.
Một số người biểu tình đã tấn công cảnh sát. Tám cảnh sát và ít nhất một phóng viên bị thương trong các cuộc đụng độ.
Cảnh sát không cho biết có người biểu tình nào bị thương hay không, nhưng cho biết 13 người biểu tình đã bị bắt.
Các nhà tổ chức biểu tình kêu gọi cuộc biểu tình kết thúc sau 6 giờ chiều. Tuy nhiên, cuộc đối đầu giữa cảnh sát và hàng trăm người biểu tình tiếp tục kéo dài thêm vài giờ trước khi cảnh sát giải tán đám đông ngay trước khi bắt đầu lệnh giới nghiêm lúc 9 giờ tối, đang có hiệu lực tại thủ đô Thái Lan.
Cảnh sát đã can thiệp bằng vũ lực sau khi một số người biểu tình cố gắng tháo dỡ hàng rào thép gai và rào chắn kim loại do chính quyền dựng lên để chặn các con đường từ Tượng đài Dân chủ đến Tòa nhà Chính phủ, nơi thủ tướng làm việc.
Phát ngôn viên cảnh sát Kissana Phathanacharoen cho biết những người biểu tình đã tấn công cảnh sát bằng các loại bom tự chế.
Ông nói thêm rằng các hành động của cảnh sát là đúng luật, đúng quy định và hoàn toàn tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế trong việc kiểm soát đám đông.
Các cuộc biểu tình trên đường phố chống lại thủ tướng đã được một số nhóm tổ chức trong những tuần gần đây khi sự thất vọng ngày càng tăng về tình trạng nhiễm coronavirus đang gia tăng.
Source:Licas News
Ấn Giáo cực đoan tấn công các nữ tu, đóng cửa khoa cấp cứu của một bệnh viện Công Giáo
Đặng Tự Do
16:22 22/07/2021
Trong bản tin đánh đi hôm thứ Hai 19 tháng 7, Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Công Giáo Nazareth ở Mokama, phía đông nam Patna, thuộc bang Bihar, Ấn Độ, đã phải đóng cửa sau vụ tấn công xảy ra vào ngày 16 tháng 7.
Theo báo cáo của nữ tu Anjana Kunnath, Quản lý Bệnh viện Nazareth ở Mokama, một nhóm khoảng 30 người đã tấn công các Nữ tu Bác ái Nazareth, là những người điều hành bệnh viện, và tàn phá Khoa Cấp cứu.
Nhóm này đã đưa một người đàn ông bị thương nặng do đạn bắn, nhưng bác sĩ trực khám người này và xác nhận là anh ta đã chết.
“Đám đông khẳng định rằng người đàn ông vẫn còn nhịp tim. Họ đe dọa và khủng bố các nhân viên y tế, các nhân viên bảo vệ và các bệnh nhân khác”, Sơ Kunnath nói.
Đám đông đánh đập thô bạo nữ tu Aruna Kerketta, là người đang điều hành trong phòng cấp cứu, trong khi “một số cảnh sát từ Mokama khoanh tay làm khán giả trong khi đám đông cư xử bạo lực”.
Bệnh nhân, một người đàn ông 40 tuổi, tên là Pankaj Kumar Singh, bị bắn chết trên đường đi làm về trên một chiếc xe máy. “Thật là bi thảm khi đột ngột mất đi một thanh niên như thế. Nhưng việc khủng bố y tá và bác sĩ đang làm nhiệm vụ cũng bi thảm không kém,” Sơ Kunnath nói với cảnh sát.
Hiện bệnh viện chỉ còn có thể điều hành dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú và nội trú dành cho các sản phụ.
Chị Kunnath nhấn mạnh: “Bệnh viện của chúng tôi phục vụ người dân địa phương, không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào”.
Bệnh viện Nazareth bắt đầu hoạt động từ năm 1948 với 25 giường bệnh và dần dần phát triển lên 150 giường vào năm 1965. Nhà dòng, có trụ sở tại Kentucky, Hoa Kỳ, đã khởi xướng dự án này theo lời mời của Đức Giám Mục Patna và các tu sĩ Dòng Tên địa phương. Năm 1984, bệnh viện được mở rộng để trở thành một cơ sở 280 giường với sự giúp đỡ của một cơ quan tài trợ của Đức. Các Nữ tu Bác ái Nazareth cũng đã khởi động một số dự án y tế như “Mahila Mandals”, một chương trình chủng ngừa, một chương trình kiểm soát bệnh lao và bệnh phong. Năm 2004, bệnh viện đã mở trung tâm chăm sóc cộng đồng để điều trị bệnh nhân AIDS. Trong hơn 70 năm, bệnh viện đã điều trị cho hàng trăm nghìn người, hầu hết là người nghèo, đến từ nhiều quận ở Bihar, Tây Bengal và thậm chí cả biên giới Nepal. Bệnh viện cũng tổ chức các khóa đào tạo y tá và nhân viên y tế.
Source:Fides
Các Giám Mục Pháp bày tỏ lòng kính trọng đối với các cộng đồng cử hành Thánh lễ Latinh Truyền thống
Đặng Tự Do
16:23 22/07/2021
Hôm thứ Bảy, một ngày sau khi Tòa Thánh công bố Tông Thư dưới dạng Tự Sắc Traditionis Custodes, các Giám Mục Công Giáo của Pháp đã bày tỏ “lòng kính trọng” đối với anh chị em giáo dân và các mục tử của các cộng đồng Thánh lễ Latinh Truyền thống.
Các Giám Mục đã ra một tuyên bố vào ngày 17 tháng 7, một ngày sau khi Đức Giáo Hoàng thực hiện những thay đổi sâu rộng đối với tông thư Summorum Pontificum năm 2007 của vị tiền nhiệm trong đó Đức Bênêđíctô XVI ban năng quyền cho tất cả các linh mục được cử hành Thánh lễ bằng Sách lễ Rôma năm 1962.
Tự Sắc mới ban hành có hiệu lực ngay lập tức, nói rằng các Giám Mục có “thẩm quyền hoàn toàn” trong việc cho phép hay không cho phép việc sử dụng 1962 Sách Lễ Rôma trong giáo phận của ngài.
Tuyên bố cho biết: “Các Giám Mục của Pháp, cùng với tất cả các tín hữu của giáo phận của các ngài, đã nhận được Tự Sắc Traditionis Custodes của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, được công bố hôm qua”,.
“Chúng tôi muốn bày tỏ với các tín hữu thường cử hành thánh lễ theo Sách lễ của Thánh Gioan XXIII, và với các mục tử của họ, sự quan tâm của chúng tôi, cùng sự quý trọng mà chúng tôi dành cho lòng nhiệt thành thánh thiện của những tín hữu này, và quyết tâm của chúng tôi cùng nhau tiếp tục sứ mệnh, trong sự hiệp thông của Giáo hội và theo các quy tắc có hiệu lực”.
Các ý kiến của các Giám Mục sẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng vì Pháp là một trong những trung tâm hàng đầu thế giới có Thánh lễ Latinh Truyền thống.
Tuyên bố tiếp tục: “Mỗi Giám Mục sẽ ghi nhớ trong lòng để đáp ứng những thách thức mà Đức Thánh Cha mô tả trong việc thực thi trách nhiệm mà ngài đã nhắc nhở về công lý, bác ái, sự quan tâm đến mọi người và tất cả, trong khi phục vụ cho Phụng Vụ, và sự hiệp nhất của Giáo hội. Điều này sẽ được thực hiện thông qua đối thoại và sẽ mất thời gian”.
“Tự Sắc Traditionis Custodes và bức thư của Đức Thánh Cha gửi các Giám Mục giới thiệu điều này là một lời kêu gọi đòi hỏi toàn thể Giáo hội về một cuộc canh tân Thánh Thể đích thực. Không ai có thể được miễn trừ”.
Các Giám Mục kết thúc sứ điệp của các ngài bằng cách trích dẫn từ Hiến chế Tín lý Lumen Gentium của Công đồng Vatican II về Giáo hội.
“Các Giám Mục cầu khẩn Chúa Thánh Thần để Bí tích Thánh Thể, 'nguồn gốc và đỉnh cao của đời sống Kitô hữu', hy tế của Chúa và tưởng niệm cuộc Khổ nạn và Phục sinh của Người, có thể là nơi mà Giáo hội kín múc sức mạnh mỗi ngày để trở thành điều Giáo Hội được kêu gọi trở thành, đó là 'một bí tích hay như một dấu chỉ và một công cụ của sự kết hợp rất chặt chẽ với Thiên Chúa và sự hiệp nhất của toàn thể nhân loại.'"
Source:Catholic News Agency
Căng thẳng giữa những người ủng hộ Thánh lễ Latinh Truyền thống và một Tổng Giám Mục Pháp
Đặng Tự Do
16:23 22/07/2021
Pháp là một trong những trung tâm hàng đầu thế giới có Thánh lễ Latinh Truyền thống. Đông nhất là ở Hoa Kỳ. Sách “Danh mục Lễ Latinh” liệt kê 657 trung tâm cử hành Thánh lễ Latinh Truyền thống ở khắp nước Mỹ, đông 3 lần rưỡi nhiều hơn nước thứ nhì là Pháp với 199 trung tâm.
Gần đây, Pháp đã chứng kiến căng thẳng giữa những người ủng hộ Thánh lễ Latinh Truyền thống và một Tổng Giám Mục địa phương.
Giáo dân đã tổ chức các cuộc biểu tình phản đối sau khi Đức Tổng Giám Mục Roland Minnerath của Dijon yêu cầu các thành viên của Huynh đoàn Linh mục Thánh Phêrô, gọi tắt là FSSP, phải rời Vương cung thánh đường Fontaine-lès-Dijon, nơi sinh của Thánh Bernard ở Clairvaux, sau 23 năm hoạt động trong tổng giáo phận.
Huynh đoàn FSSP là một Tu Hội Giáo Hoàng Đời Sống Tông Đồ dành cho hàng giáo sĩ, được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thành lập theo giáo luật vào năm 1988. Huynh đoàn, có hơn 300 linh mục và 150 chủng sinh từ 30 quốc gia, sử dụng Sách lễ Rôma trước Công đồng Vatican II.
Tranh cãi trong tổng giáo phận Dijon nổ ra vài tháng sau khi xuất hiện một bản ghi nhớ do Hội đồng Giám Mục Pháp soạn thảo để trả lời bản câu hỏi của Vatican năm 2020 về việc áp dụng Summorum Pontificum, được gửi cho các Giám Mục trên toàn thế giới.
Văn bản của Hội đồng Giám Mục kêu gọi thực hiện các bước để “khuyến khích các tín hữu gắn bó với thánh lễ ngoại thường tham gia nhiều hơn vào đời sống giáo phận”, để tránh việc thành lập một “Giáo hội song song”.
Huynh đoàn FSSP cho biết vào ngày 16 tháng 7 rằng các thành viên của họ đã “ thất vọng và lo lắng” sau khi Đức Giáo Hoàng công bố Tự Sắc Traditionis Custodes.
Trong một tuyên bố đưa ra vào ngày Đức Giáo Hoàng ban hành Tự Sắc mới, nhóm này cho biết: “Với việc công bố Tự Sắc mới nhất của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Traditionis custodes, đã đặt ra những hạn chế mới đối với Hình thức ngoại thường của Nghi thức Rôma, làm nhiều người trong chúng tôi chán nản và lo lắng”.
“Tại thời điểm này, còn quá sớm để nói về tất cả những tác động sẽ xảy ra đối với Huynh đoàn Linh mục của Thánh Phê-rô, nhưng chúng tôi bảo đảm với anh chị em rằng chúng tôi vẫn cam kết phục vụ các tín hữu tham dự việc tông đồ của chúng tôi phù hợp với Hiến chế và đặc sủng của chúng tôi đã được nêu ra kể từ ngày thành lập Huynh đoàn chúng tôi”.
“Chúng ta phải cố gắng coi Thánh giá này là phương tiện nên thánh của chúng ta, và phải nhớ rằng Thiên Chúa sẽ không bao giờ bỏ rơi Giáo hội của Ngài”.
“Chính Chúa của chúng ta hứa với chúng ta những ân sủng cần thiết để vác Thập giá của chúng ta với sức mạnh và lòng can đảm. Tuy nhiên, chúng ta không được lơ là việc làm của mình với tư cách là những người tín hữu Công Giáo. Chúng ta hãy cầu nguyện và dâng những hy sinh trong cuộc sống hàng ngày, và tin tưởng vào lời chuyển cầu của Đức Mẹ, Thánh Cả Giuse và bổn mạng của chúng ta là Thánh Phêrô”.
Source:Catholic News Agency
Quá sức trơ trẽn: Viện dẫn đức tin Công Giáo, Pelosi bảo vệ việc phá thai bằng tiền đóng thuế của người dân
Đặng Tự Do
17:13 22/07/2021
Hôm thứ Năm 22 tháng 7, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi của đảng Dân Chủ đơn vị California, đã bảo vệ nỗ lực cho phép liên bang tài trợ cho các ca phá thai tự chọn, và viện dẫn đức tin Công Giáo của chính bà ta để biện minh cho hành động đó.
Một dự thảo luật về ngân sách gần đây đã được Ủy ban Chuẩn chi Hạ viện thông qua sẽ cho phép liên bang tài trợ cho các ca phá thai tự chọn trong Medicaid. Nó loại trừ Tu chính án Hyde, là chính sách liên bang từ năm 1976 cấm tài trợ cho hầu hết các ca phá thai bằng Medicaid.
Trong phát biểu tại cuộc họp báo hàng tuần của bà ta ở Điện Capitol Hoa Kỳ vào hôm thứ Năm, Pelosi cho biết bà ta ủng hộ việc bãi bỏ tu chính án Hyde vì đây là “một vấn đề sức khỏe của nhiều phụ nữ ở Mỹ, đặc biệt là những người có hoàn cảnh thu nhập thấp và ở trong các trạng huống khác nhau”.
“Và nó là cái gì đó đã là một ưu tiên hàng đầu đối với nhiều người trong chúng ta trong một thời gian dài”, Pelosi nói.
Trích dẫn đức tin của mình, và lưu ý các ký giả rằng bà ta là “một người Công Giáo sùng đạo và là mẹ của 5 người trong 6 năm, tôi cảm thấy rằng Chúa đã ban phước cho chồng tôi và tôi với gia đình đẹp đẽ của chúng tôi, năm đứa con trong sáu năm gần như mỗi năm một đứa”.
Bà ta nói thêm rằng bà ta sẽ không đưa ra quyết định cho những phụ nữ khác, về gia đình của họ và về việc phá thai.
Pelosi nói rằng “tài trợ cho việc phá thai bằng Medicaid là một vấn đề về công bằng và công lý cho những phụ nữ nghèo ở đất nước chúng tôi”.
Joe Biden loại bỏ Tu chính án Hyde trong yêu cầu ngân sách của mình với Quốc hội cho năm tài chính 2022. Các đảng viên Đảng Dân chủ hàng đầu đã thúc đẩy việc chấm dứt chính sách này trong những năm gần đây. Do nắm được cả Hành Pháp và Lập pháp, các dự luật phân bổ Lao động, Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, Giáo dục và Các Cơ quan Liên quan gần đây đã được Ủy ban Chuẩn chi thông qua mà không có bất kỳ sửa đổi nào.
Trong chính trị Hoa Kỳ, Tu chính án Hyde là một đạo luật cấm việc sử dụng quỹ liên bang để chi trả cho việc phá thai ngoại trừ để cứu mạng sống của người phụ nữ, hoặc nếu cái thai phát sinh do loạn luân hoặc cưỡng hiếp. Trước khi Tu chính án Hyde có hiệu lực, ước tính có khoảng 300,000 ca phá thai được thực hiện hàng năm bằng tiền đóng thuế của dân.
Hạ viện thông qua Tu chính án Hyde vào ngày 30 tháng 9 năm 1976 với tỷ lệ bỏ phiếu 312 trên 93. Tu chính án này có tên là Hyde vì do Dân biểu Cộng hòa Henry Hyde của Illinois đề xuất. Tu chính án thể hiện một trong những thành tựu lập pháp lớn nhất và đầu tiên nhất của phong trào ủng hộ sự sống tại Hoa Kỳ, đặc biệt là các phong trào phò sinh của Công Giáo và Ủy ban Quốc gia về Tu chính án Cuộc sống Con người do nhà vận động hành lang Mark Gallagher đứng đầu.
Theo một nghiên cứu do Viện ủng hộ cuộc sống Charlotte Lozier công bố và được cập nhật gần đây, chính sách này ước tính giúp giảm khoảng 60,000 ca phá thai mỗi năm, hoặc khoảng một trong số chín trường hợp phụ nữ mang thai được hưởng trợ cấp Medicaid. Viện tuyên bố rằng chính sách này đã cứu hơn 2.4 triệu sinh mạng kể từ khi nó được thiết lập vào năm 1976.
Hội đồng giám mục Hoa Kỳ đã kêu gọi các nhà lập pháp bảo vệ Tu chính án Hyde, và hiện đang lưu hành một bản kiến nghị ủng hộ chính sách vì sự sống hiện có hơn 130.000 chữ ký.
Tháng Giêng năm nay, trong chương trình “Bạn và tôi đều ủng hộ Hillary Clinton” ngày 18 tháng Giêng, bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện, đã mạt sát 4 năm cầm quyền của Tổng thống Trump là một “tai họa cho nước Mỹ” và quyết liệt đổ lỗi cho những cử tri phò sinh đã gây ra cái tai họa ấy và gọi họ là những người phản bội nền dân chủ Mỹ.
Pelosi đã chỉ trích những cử tri phò sinh đã chọn dồn phiếu cho Donald Trump về vấn đề phá thai, và nói rằng lá phiếu của họ khiến bà ấy “rất đau lòng trong tư cách là một người Công Giáo” và cáo buộc họ “sẵn sàng bán đứng toàn bộ nền dân chủ xuống sông chỉ vì một vấn đề đó.”
Đáp lại, Đức Tổng Giám Mục Salvatore J. Cordileone của tổng giáo phận San Francisco, là Giám Mục của bà Pelosi, nói:
“Bản thân tôi không thể giả định rằng tôi biết những gì trong tâm trí của các cử tri Công Giáo khi họ bỏ phiếu cho ứng cử viên Tổng thống mà họ lựa chọn, bất kể ứng cử viên ưa thích của họ là ai. Có nhiều vấn đề liên quan đến các hậu quả luân lý rất nghiêm trọng mà người Công Giáo phải cân nhắc trong lương tâm ngay lành của mình khi bỏ phiếu. Nhưng có một điều rõ ràng là: Không một người Công Giáo nào có lương tâm ngay chính lại có thể ủng hộ việc phá thai. ‘Quyền được lựa chọn’ là một hỏa mù nhằm duy trì cả một ngành công nghiệp thu lợi nhuận từ một trong những tệ nạn kinh khủng nhất có thể tưởng tượng được. Mảnh đất của chúng ta thấm đẫm máu của những người vô tội, và nó phải dừng lại.
Đó là lý do tại sao, với tư cách là những người Công Giáo, chúng tôi sẽ tiếp tục lên tiếng thay mặt những người không có tiếng nói để nói cho họ, cũng như tiếp cận, an ủi và hỗ trợ những người đang phải chịu đựng những vết sẹo sau khi phá thai. Chúng tôi sẽ làm như vậy, cho đến khi vùng đất của chúng ta cuối cùng thoát khỏi cái tội ác đáng khinh bỉ này.”
Source:Catholic News AgencyPelosi defends taxpayer-funded abortion while citing Catholic faith
Một dự thảo luật về ngân sách gần đây đã được Ủy ban Chuẩn chi Hạ viện thông qua sẽ cho phép liên bang tài trợ cho các ca phá thai tự chọn trong Medicaid. Nó loại trừ Tu chính án Hyde, là chính sách liên bang từ năm 1976 cấm tài trợ cho hầu hết các ca phá thai bằng Medicaid.
Trong phát biểu tại cuộc họp báo hàng tuần của bà ta ở Điện Capitol Hoa Kỳ vào hôm thứ Năm, Pelosi cho biết bà ta ủng hộ việc bãi bỏ tu chính án Hyde vì đây là “một vấn đề sức khỏe của nhiều phụ nữ ở Mỹ, đặc biệt là những người có hoàn cảnh thu nhập thấp và ở trong các trạng huống khác nhau”.
“Và nó là cái gì đó đã là một ưu tiên hàng đầu đối với nhiều người trong chúng ta trong một thời gian dài”, Pelosi nói.
Trích dẫn đức tin của mình, và lưu ý các ký giả rằng bà ta là “một người Công Giáo sùng đạo và là mẹ của 5 người trong 6 năm, tôi cảm thấy rằng Chúa đã ban phước cho chồng tôi và tôi với gia đình đẹp đẽ của chúng tôi, năm đứa con trong sáu năm gần như mỗi năm một đứa”.
Bà ta nói thêm rằng bà ta sẽ không đưa ra quyết định cho những phụ nữ khác, về gia đình của họ và về việc phá thai.
Pelosi nói rằng “tài trợ cho việc phá thai bằng Medicaid là một vấn đề về công bằng và công lý cho những phụ nữ nghèo ở đất nước chúng tôi”.
Joe Biden loại bỏ Tu chính án Hyde trong yêu cầu ngân sách của mình với Quốc hội cho năm tài chính 2022. Các đảng viên Đảng Dân chủ hàng đầu đã thúc đẩy việc chấm dứt chính sách này trong những năm gần đây. Do nắm được cả Hành Pháp và Lập pháp, các dự luật phân bổ Lao động, Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, Giáo dục và Các Cơ quan Liên quan gần đây đã được Ủy ban Chuẩn chi thông qua mà không có bất kỳ sửa đổi nào.
Trong chính trị Hoa Kỳ, Tu chính án Hyde là một đạo luật cấm việc sử dụng quỹ liên bang để chi trả cho việc phá thai ngoại trừ để cứu mạng sống của người phụ nữ, hoặc nếu cái thai phát sinh do loạn luân hoặc cưỡng hiếp. Trước khi Tu chính án Hyde có hiệu lực, ước tính có khoảng 300,000 ca phá thai được thực hiện hàng năm bằng tiền đóng thuế của dân.
Hạ viện thông qua Tu chính án Hyde vào ngày 30 tháng 9 năm 1976 với tỷ lệ bỏ phiếu 312 trên 93. Tu chính án này có tên là Hyde vì do Dân biểu Cộng hòa Henry Hyde của Illinois đề xuất. Tu chính án thể hiện một trong những thành tựu lập pháp lớn nhất và đầu tiên nhất của phong trào ủng hộ sự sống tại Hoa Kỳ, đặc biệt là các phong trào phò sinh của Công Giáo và Ủy ban Quốc gia về Tu chính án Cuộc sống Con người do nhà vận động hành lang Mark Gallagher đứng đầu.
Theo một nghiên cứu do Viện ủng hộ cuộc sống Charlotte Lozier công bố và được cập nhật gần đây, chính sách này ước tính giúp giảm khoảng 60,000 ca phá thai mỗi năm, hoặc khoảng một trong số chín trường hợp phụ nữ mang thai được hưởng trợ cấp Medicaid. Viện tuyên bố rằng chính sách này đã cứu hơn 2.4 triệu sinh mạng kể từ khi nó được thiết lập vào năm 1976.
Hội đồng giám mục Hoa Kỳ đã kêu gọi các nhà lập pháp bảo vệ Tu chính án Hyde, và hiện đang lưu hành một bản kiến nghị ủng hộ chính sách vì sự sống hiện có hơn 130.000 chữ ký.
Tháng Giêng năm nay, trong chương trình “Bạn và tôi đều ủng hộ Hillary Clinton” ngày 18 tháng Giêng, bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện, đã mạt sát 4 năm cầm quyền của Tổng thống Trump là một “tai họa cho nước Mỹ” và quyết liệt đổ lỗi cho những cử tri phò sinh đã gây ra cái tai họa ấy và gọi họ là những người phản bội nền dân chủ Mỹ.
Pelosi đã chỉ trích những cử tri phò sinh đã chọn dồn phiếu cho Donald Trump về vấn đề phá thai, và nói rằng lá phiếu của họ khiến bà ấy “rất đau lòng trong tư cách là một người Công Giáo” và cáo buộc họ “sẵn sàng bán đứng toàn bộ nền dân chủ xuống sông chỉ vì một vấn đề đó.”
Đáp lại, Đức Tổng Giám Mục Salvatore J. Cordileone của tổng giáo phận San Francisco, là Giám Mục của bà Pelosi, nói:
“Bản thân tôi không thể giả định rằng tôi biết những gì trong tâm trí của các cử tri Công Giáo khi họ bỏ phiếu cho ứng cử viên Tổng thống mà họ lựa chọn, bất kể ứng cử viên ưa thích của họ là ai. Có nhiều vấn đề liên quan đến các hậu quả luân lý rất nghiêm trọng mà người Công Giáo phải cân nhắc trong lương tâm ngay lành của mình khi bỏ phiếu. Nhưng có một điều rõ ràng là: Không một người Công Giáo nào có lương tâm ngay chính lại có thể ủng hộ việc phá thai. ‘Quyền được lựa chọn’ là một hỏa mù nhằm duy trì cả một ngành công nghiệp thu lợi nhuận từ một trong những tệ nạn kinh khủng nhất có thể tưởng tượng được. Mảnh đất của chúng ta thấm đẫm máu của những người vô tội, và nó phải dừng lại.
Đó là lý do tại sao, với tư cách là những người Công Giáo, chúng tôi sẽ tiếp tục lên tiếng thay mặt những người không có tiếng nói để nói cho họ, cũng như tiếp cận, an ủi và hỗ trợ những người đang phải chịu đựng những vết sẹo sau khi phá thai. Chúng tôi sẽ làm như vậy, cho đến khi vùng đất của chúng ta cuối cùng thoát khỏi cái tội ác đáng khinh bỉ này.”
Source:Catholic News Agency
Mật nghị bầu giáo hoàng tương lai giữa môi trường hoạt đầu truyền thông xã hội
Vũ Văn An
19:55 22/07/2021
Massimo Faggioli là một sử gia Giáo Hội, giáo sư thần học và tôn giáo học tại Đại Học Villanova, California, và một cây viết của tạp chí Commonweal. Trên tạp chí La Croix International gần đây, ông có bài viết tựa đề là Thấp thoáng Mật nghị, những người theo chủ nghĩa dân túy Công Giáo và “dubia" (The looming conclave, Catholic populists and the "dubia"), đại ý nhấn mạnh việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô cần khẩn cấp duyệt lại thể thức bầu vị kế nhiệm ngài.
Theo Giáo sư Faggioli, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thay đổi đáng kể thành phần cử tri đoàn, thậm chí bằng cách bổ sung vào số lượng của nó những người từ các quốc gia trước đây chưa từng có Hồng Y. Điều này phản ảnh cố gắng của ngài nhằm phi Âu hóa Giáo hội và bộ phận cuối cùng sẽ bầu ra người kế nhiệm ngài.
Đó là một thay đổi định chế rất quan trọng. Nhưng vị giáo hoàng, người sẽ bước sang tuổi 85 vào tháng 12 này, vẫn chưa cập nhật các tiêu chuẩn quy định mật nghị. Ngài cần phải làm như vậy sớm, nếu không có thể có vấn đề nghiêm trọng. Một bài báo gần đây trên tạp chí chính trị Ý Il Mulino của nhà sử học Giáo hội nổi tiếng Alberto Melloni (một trong những tôn sư của Faggioli) nêu ra nhiều vấn đề cấp bách liên quan đến mật nghị sắp tới. Đây là phiên bản sửa đổi và cập nhật của một cuốn sách rất quan trọng mà ông đã viết vào đầu những năm 2000 về lịch sử các cuộc bầu cử giáo hoàng. Trước tiên, nó cung cấp một phân tích ngắn gọn về những thay đổi gần đây nhất trong các quy tắc dành cho mật nghị, đặc biệt là tông hiến Universi Dominici Gregis (Chăn dắt Đoàn chiên Thiên Chúa) của Đức Gioan Phaolô II (1996). Bản văn này đặc biệt ấn định Rôma là nơi duy nhất việc bầu Giáo Hoàng có thể diễn ra, do đó đã loại bỏ qui định cũ theo đó, mật nghị diễn ra ở bất cứ nơi nào vị giáo hoàng qua đời. Sau đó, Melloni đề cập đến sự sửa đổi nhỏ mà Đức Bênêđíctô XVI đã thực hiện đối với Universi Dominici Gregis vào ngày 22 tháng 2 năm 2013, ngay sau khi tuyên bố từ chức giáo hoàng. Dù sao, Đức Bênêđíctô đã khôi phục sự cần thiết của đa số 2/3 đối với việc bầu chọn Giám Mục Rôma, hủy bỏ khả thể bầu cử theo đa số tương đối mà Đức Gioan Phaolô đã đưa ra.
Sự tự do của mật nghị sắp tới đang gặp nguy hiểm
Melloni cho rằng Đức Phanxicô không có nghĩa vụ phải cập nhật các tiêu chuẩn của mật nghị, nhưng ông thúc giục Đức Giáo Hoàng làm như vậy dựa trên hai sự kiện mới. Đầu tiên là việc Đức Phanxicô tạo ra các chuẩn mực đặc biệt mới để chống lại việc lạm dụng tình dục của các giáo sĩ và sự thất bại của các giám mục không chịu hành động, trong một hệ thống đôi khi phải dùng đến hình thức công lý chiếu lệ (summary justice) làm tổn hại đến sự công bằng, do áp lực bên ngoài thường có cái nhìn khắc nghiệt đối với các giáo sĩ vi phạm. Thứ hai là việc Đức Phanxicô khôi phục hệ thống "công lý thế tục" [temporal justice] ở Vatican, hệ thống này có thể khiến các vị Hồng Y bị buộc tội sai lầm (instrumental accusation) có khả năng loại họ khỏi mật nghị hay ít nhất khỏi danh sách có thể được bầu làm Giáo Hoàng (papabili) (những ứng cử viên hàng đầu). Melloni cho biết, những phát triển mới này đã đặt tự do của mật nghị sắp tới vào vòng nguy hiểm.
Ông cảnh báo, "Nếu không có một số sửa đổi trong tông hiến quy định mật nghị, thế kỷ 21 có thể có nghĩa là sự trở lại của một quyền phủ quyết đáng gờm có khả năng thay đổi kết quả của cuộc bầu cử giáo hoàng: một quyền phủ quyết không còn được thực hiện bởi các quân vương Công Giáo, mà là bởi các đế quốc xã hội mới là các phương tiện truyền thông và những người có kỹ thuật để sử dụng chúng hoặc một mối lợi để huy động chúng".
Bốn thay đổi được đề nghị
Melloni đưa ra bốn đề nghị để cập nhật các quy tắc cho mật nghị. Đề nghị đầu tiên của ông là tăng cường clausura (cấm cửa). Ông nói rằng tất cả các Hồng Y cử tri nên được yêu cầu cư trú tại Cư sở Santa Marta ngay khi các ngài đến Rôma, thay vì được phép đợi cho đến khi mật nghị thực sự bắt đầu. Đề nghị thứ hai của ông là "các phiên họp toàn thể" - tức các phiên họp hàng ngày trước mật nghị gồm tất cả các Hồng Y, kể cả những các vị không có quyền bỏ phiếu, trên 80 tuổi - cũng nên bao gồm các phiên họp trong bầu khí kiểu clausura chỉ dành cho các Hồng Y cử tri. Đề nghị thứ ba của Melloni là thay đổi tần suất các cuộc bỏ phiếu: chỉ một lần bỏ phiếu mỗi ngày trong ba ngày đầu tiên; hai lần bỏ phiếu mỗi ngày trong ba ngày tiếp theo; và bốn lần bỏ phiếu trong ba ngày sau đó. Ông nói điều này sẽ giúp các "bên khác nhau" trong mật nghị có thêm thời gian để thảo luận. Nó cũng sẽ giải phóng các cử tri khỏi áp lực của các phương tiện truyền thông nhằm nhanh chóng có được vị tân giáo hoàng. Đề nghị thứ tư và cuối cùng cũng liên quan đến những rủi ro của một cuộc bầu cử vội vàng. Melloni đề nghị các quy tắc mới nên dành cho vị Hồng Y đã nhận đủ phiếu bầu để trở thành giáo hoàng có nhiều thời gian hơn để cầu nguyện, suy ngẫm và xem xét lại lương tâm của mình. Điều này sẽ giúp ngài xét xem liệu có điều gì trong quá khứ của mình (cũng như khi ngài phải xử lý các trường hợp lạm dụng) có thể khiến cuộc bầu cử giáo hoàng trở thành dubia (nghi vấn).
Đó đều là những đề nghị chu đáo và sáng suốt và những đề nghị khác cũng có thể được bổ sung, nhất là trong bối cảnh các Hồng Y cử tri hiện tại hầu như không biết nhau. Thậm chí còn nghiêm trọng hơn trước đây vẫn tin.
Trong hơn tám năm làm giáo hoàng, Đức Phanxicô chỉ tụ tập tất cả các Hồng Y còn sống lại với nhau có một lần duy nhất (20-21 / 2/2014). Nhưng việc thảo luận tự do rất hạn chế. Hiện nay, những cuộc tụ tập như vậy dường như còn quan trọng hơn bao giờ hết.
Trước nhất, nhóm các Hồng Y hiện nay bao gồm những vị từ các khu vực địa lý mà trước đây chưa từng được đại diện tại một mật nghị. Và thứ hai, các mạng lưới giáo sĩ cũ, trước đây vốn là thành phần của cuộc bầu cử giáo hoàng, nay không có cùng một tầm quan trọng mà họ từng có nữa. Họ đã được thay thế bởi các mạng lưới gây ảnh hưởng khác.
Điều quan trọng cần lưu ý là tình hình có thể còn nghiêm trọng hơn Melloni thừa nhận, vì ít nhất hai lý do. Lý do đầu tiên liên quan đến một tình hình giáo hội đặc thù ở Hoa Kỳ, nơi chúng ta đã thấy những mối đe dọa trực tiếp đến quyền tự do của Đức Giáo Hoàng và mặc nhiên, đối với mật nghị sắp tới. Vụ lạm dụng tình dục của Theodore McCarrick, cựu Hồng Y, và các cuộc tấn công cơ hội chủ nghĩa chống lại Đức Giáo Hoàng Phanxicô của Tổng giám mục Carlo Maria Viganò, cựu sứ thần tại Washington, đã gây ra một làn sóng phẫn nộ trong một số nhóm và mạng lưới Công Giáo. Các ý thức hệ chống Đức Phanxicô đang hoạt động để gây ảnh hưởng đến mật nghị sắp tới.
Điều trên cho thấy khúc ngoặt chống định chế, hư vô chủ nghĩa của phe bảo thủ ngày nay - ngay cả bên trong Giáo Hội Công Giáo. Thí dụ, có một điều gọi là "Báo cáo Mũ đỏ", lưu giữ các hồ sơ về tất cả các Hồng Y cử tri. Người ta chỉ có thể tưởng tượng điều này sẽ được sử dụng ra sao khi các ngài, một lần nữa, tụ họp ở Rôma, để bầu vị giáo hoàng kế tiếp. Phải nhìn sáng kiến này trong bối cảnh phẫn nộ ý thức hệ chống lại Đức Giáo Hoàng Phanxicô, một điều xem ra khá rõ ràng trong một số giới giáo sĩ, trí thức, tài chính và chính trị ở Hoa Kỳ.
Tất cả họ đều được kết nối tốt với hệ sinh thái truyền thông mới, vốn định hình các bài tường thuật về tình trạng của đạo Công Giáo và nền chính trị của Giáo hội. Sẽ là một sai lầm nghiêm trọng khi đánh giá thấp những gì họ có khả thể làm với tất cả thông tin và ảnh hưởng mà họ đã tích lũy được để định hình kết quả của mật nghị kế tiếp. Trước, trong và sau chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2020, nhiều người Công Giáo (kể cả một số giám mục) đã từ chối thừa nhận và chấp nhận rằng Joe Biden đã được bầu một cách hợp pháp. Một kịch bản tương tự cũng có thể xảy ra với cuộc bầu vị giáo hoàng kế tiếp. Viganò và những người ủng hộ ngài đã phá vỡ điều cấm kỵ cuối cùng trong đạo Công Giáo định chế bằng cách yêu cầu Đức Phanxicô từ chức. Nếu một người có thể mưu toan lật đổ một vị giáo hoàng, thì bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Giáo Hội Công Giáo ở Hoa Kỳ đang ở trong tình trạng ly khai mềm hoặc thực tế (material) giữa hai nhóm khác nhau. Họ bị chia rẽ mạnh mẽ trong triều giáo hoàng của Đức Phanxicô. Mưu toan của Viganò và những người khác nhằm lật đổ giáo hoàng vào tháng 8 năm 2018 tương đương về phương diện giáo hội học với cuộc tấn công ngày 6 tháng 1 vào Đồi Capitol ở Washington của những người ủng hộ Donald Trump. Nhưng tại mật nghị kế tiếp sẽ có một khoảng trống quyền lực ở Rôma, một khoảng trống đã không có vào tháng 8 năm 2018. Tình hình có thể nguy hiểm hơn nhiều so với dự đoán của nhiều người.
Thật là ngây thơ khi cho rằng những người luôn cáo buộc Đức Phanxicô không phải là Công Giáo sẽ hạn chế làm bất cứ điều gì và mọi điều có thể để có được phương cách của họ tại mật nghị sắp tới. Tăng cường bộ máy phao tin đồn.
Lý do thứ hai khiến tình hình bây giờ có thể trở nên nguy hiểm hơn những gì Melloni thừa nhận trong bài báo của ông (xuất bản vào tháng 5) là những gì đã xảy ra vào ngày 4 tháng 7. Đó là buổi tối Đức Phanxicô được phẫu thuật tại bệnh viện Gemelli ở Rôma. Sau mười ngày lưu lại bệnh viện, giờ đây Đức Giáo Hoàng đã trở về nhà tại Cư sở Santa Marta. Không rõ sự hồi phục sẽ như thế nào đối với một người ở tuổi cao nhưng một số người đã bắt đầu suy đoán về khả năng tiếp tục điều hành Giáo hội của ngài. Tin đồn về vị Hồng Y nào có cơ hội tốt nhất để kế vị Đức Phanxicô cũng đã rộ lên. Việc Đức Giáo Hoàng quyết định công bố Tự sắc Traditionis Custodes gần đây bãi bỏ tự sắc Summorum Pontificum là một dấu hiệu cho thấy quyết tâm của ngài. Nhưng một số người đọc nó như truyền tải một cảm thức khẩn cấp vì sức khỏe giảm sút của vị giáo hoàng và việc sắp kết thúc triều giáo hoàng của ngài.
Đức Phanxicô có thể là một nhà lập pháp hữu hiệu và sắc bén, như chúng ta đã thấy trong nhiều lĩnh vực khác. Nhưng đôi khi ngài do dự thay đổi các bộ máy định chế, thay vào đó thích khởi xướng những cải cách tâm linh lâu dài nhằm mục đích biến đổi đường lối của Giáo hội theo thời gian. Nhưng ngài đang chấp nhận rủi ro lớn khi không cập nhật các quy tắc chi phối mật nghị hoặc nghĩ rằng ngài có thể đợi cho đến khi vào chính cuối triều đại giáo hoàng mới làm như vậy. Đây là một vấn đề cấp bách hơn, không thể chờ đợi. Có lẽ sự thay đổi lớn nhất kể từ hai mật nghị cuối cùng - bầu Đức Bênêđíctô năm 2005 và Đức Phanxicô năm 2013 - là quyền lực của những người có ảnh hưởng Công Giáo trên các phương tiện truyền thông chính dòng, truyền thông kỹ thuật số và truyền thông xã hội. Kể từ năm 2013, các nhóm nhỏ những người với những nghị trình cực kỳ đặc trưng (bao gồm một số giáo phẩm sở hữu các phương tiện truyền thông rộng lớn và nhiều người theo dõi mạng xã hội của họ) đã xây dựng một loại trình thuật có tính ý thức hệ về Giáo hội. Họ không thể cưỡng lại cơn cám dỗ tạo nên cơn bão truyền thông khi không tranh thủ được đường lối của mình. Chỉ cần nhìn vào cách một số người trong số họ đã phản ứng với Tự sắc Traditionis Custodes của Đức Phanxicô hạn chế sử dụng Thánh lễ Latinh Cổ. Lúc đó, bạn sẽ có ý niệm về sự tàn phá mà họ có thể gây ra cho mật nghị sắp tới.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Học viện thánh Anphongsô mùa covid: xin dùng con như khí cụ bình an của Chúa
Học viện thánh Anphongsô
09:06 22/07/2021
Học viện thánh Anphongsô mùa covid: xin dùng con như khí cụ bình an của Chúa
Tham gia “Nhóm tu sĩ thiện nguyện”
Đáp lời mời gọi của Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng, được sự khích lệ của Cha Bề trên Giám tỉnh, rất nhiều Thầy Học viện thánh Anphongsô đã đăng ký tham gia “Nhóm tu sĩ thiện nguyện” phục vụ các bệnh nhân covid-19.
Xem Hình
Sau khi cân nhắc các điều kiện về sức khoẻ, y tế…, tối 21/7/2021, Văn phòng Tu sĩ TGP. Sài Gòn công bố danh sách 206 tu sĩ Công Giáo thiện nguyện phục vụ các bệnh nhân covid-19, trong đó, có một số Thầy Học viện thánh Anphonsgô - Dòng Chúa Cứu Thế.
Đến với người nghèo
Nhờ tấm lòng của quý Ân Nhân khắp nơi, trong tuần này, Học viện thánh Anphongsô đã mua: trên 3 tấn gạo, 3 tạ rau, 200 chai nước nắm, 200 chai dầu ăn, 1.000 trứng gà, 1.000 gói mì để chia sẻ với các gia đình nghèo sống xung quanh Học viện.
Sau đợt chia sẻ lần 1 vào chiều 21/7, một Thầy Học viện rất xúc động khi kể lại: “Người nghèo đó bật khóc khi nhận 10 kg gạo… Quả thật, không phải các tu sĩ “rao giảng” cho người nghèo nhưng chính người nghèo “Phúc Âm hoá” các tu sĩ.”
Vâng, xin Chúa dùng chúng con như khí cụ bình an của Chúa.
Tham gia “Nhóm tu sĩ thiện nguyện”
Đáp lời mời gọi của Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng, được sự khích lệ của Cha Bề trên Giám tỉnh, rất nhiều Thầy Học viện thánh Anphongsô đã đăng ký tham gia “Nhóm tu sĩ thiện nguyện” phục vụ các bệnh nhân covid-19.
Xem Hình
Sau khi cân nhắc các điều kiện về sức khoẻ, y tế…, tối 21/7/2021, Văn phòng Tu sĩ TGP. Sài Gòn công bố danh sách 206 tu sĩ Công Giáo thiện nguyện phục vụ các bệnh nhân covid-19, trong đó, có một số Thầy Học viện thánh Anphonsgô - Dòng Chúa Cứu Thế.
Sáng 22/7, tại nhà nguyện Học viện, Cha Giám đốc Giuse Đỗ Đình Tư đã chủ tế Thánh Lễ cầu bình an và nghi thức sai đi cho quý Thầy tham gia nhóm tu sĩ thiện nguyện này. Sau Thánh Lễ, quý Thầy chính thức lên đường phục vụ, với niềm tin tưởng: có Chúa cùng hoạt động (x. Mc 16,20).
Đến với người nghèo
Nhờ tấm lòng của quý Ân Nhân khắp nơi, trong tuần này, Học viện thánh Anphongsô đã mua: trên 3 tấn gạo, 3 tạ rau, 200 chai nước nắm, 200 chai dầu ăn, 1.000 trứng gà, 1.000 gói mì để chia sẻ với các gia đình nghèo sống xung quanh Học viện.
Sau đợt chia sẻ lần 1 vào chiều 21/7, một Thầy Học viện rất xúc động khi kể lại: “Người nghèo đó bật khóc khi nhận 10 kg gạo… Quả thật, không phải các tu sĩ “rao giảng” cho người nghèo nhưng chính người nghèo “Phúc Âm hoá” các tu sĩ.”
Vâng, xin Chúa dùng chúng con như khí cụ bình an của Chúa.
Sàigòn hoa lệ: Hoa cho người giàu, lệ cho người nghèo. Thông báo của Giáo phận Bà Rịa, Caritas, DCCT
Giáo Hội Năm Châu
20:26 22/07/2021
1. Sàigòn, Thoáng Nhìn Từ Tâm Dịch
Thế là Sàigòn cũng đã trải qua được hơn một nửa chặng đường giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Và cũng từ đó đến nay hai chữ “Sàigòn” được nhắc đến với sự cảm thương nhiều hơn bao giờ hết.
Trong khoảng thời gian này, nếu ai đó đã từng sống ở Sàigòn nay trở lại thì chắc chắn họ sẽ không thể tưởng tượng và hình dung nổi một Sàigòn mà họ đã từng sống. Quả thật, một Sàigòn nhộn nhịp, huyên náo đông đúc xe cộ nhưng nay trở nên ảm đạm, tĩnh lặng đến khiếp sợ, đến nỗi có những ngày tiếng hú của xe cứu thương nhiều hơn là tiếng còi của xe hơi. Một Sàigòn hoa lệ mà trước giờ vẫn được ví như Hòn ngọc Viễn Đông nay xác xơ với hàng chục, hàng trăm chốt phong toả được dựng lên. Một Sàigòn tấp nập người qua lại ở những bến xe, sân bay và chợ đầu mối nay vắng bóng. Thế nên có người vừa đùa vừa thật rằng Sàigòn giờ này chợ duy nhất vẫn hoạt động và luôn đông người chỉ có thể là Chợ Rẫy (bệnh viện). Tắt một lời Sàigòn chẳng khác gì như một người trở bệnh nặng với những vết thương bầm dập, chằng chịt khắp nơi đến nỗi không ai dám đến gần.
Bên cạnh đó, những ngày giãn cách xã hội cũng đã cho nhiều người có cái nhìn rõ hơn về một Sàigòn thực sự ẩn khuất sau những ngôi nhà chọc trời, những khu vui chơi sang chảnh. Nếu như Sàigòn vẫn được biết đến như là một thành phố hoa lệ thì nói đúng hơn những ngày này “hoa” chỉ dành cho người giàu, còn “lệ” lại dành cho người nghèo mà thôi. Bởi lẽ tiếng khóc, tiếng kêu ai oán vẫn đang thốt lên ở từng ngõ ngách của Sàigòn. Họ, những người bán vé số, những người nhặt ve chai, những người buôn thúng bán bưng, những công nhân nghèo khắp nơi trong Sàigòn vẫn đang kiếm miếng ăn qua ngày dựa vào từng bó rau, ký gạo của những nhà hảo tâm. Bởi chưng khi mà người người, nhà nhà không được ra ngoài, khi mà các công ty, xí nghiệp đóng cửa thì điều đó cũng đồng nghĩa với khoản thu nhập ít ỏi của họ cũng mất đi. Thêm vào đó giá cả thực phẩm những ngày này cũng tăng chóng mặt. Thế nên có không ít người phải chịu cảnh no bữa trưa đói bữa chiều, nhất là những người nghèo trọ ở cuối ngõ con phố, nơi dễ bị bỏ sót. Thực sự chưa bao giờ Sàigòn lại cần đến sự trợ giúp của đồng bào cả nước đến vậy.
Những điều nói trên cho thấy một nghịch cảnh đang diễn ra ở Sàigòn trong hoàn cảnh này. Sàigòn, nơi đã từng cưu mang những phận người, nơi đã từng cứu trợ đồng bào mỗi lúc lâm nạn một cách hào sảng thì nay lại cần đến sự giúp đỡ nhiều nhất có thể, như lời Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh trong thư kêu gọi Đồng bào Công Giáo Việt Nam đã viết “Chính người dân Sàigòn hôm nay đang khốn khó, đã từng vội vã lên đường mỗi khi nghe tin đồng bào mình đây đó lâm cơn hoạn nạn… Các tỉnh Miền Trung, qua trận bão lũ năm 2020, vẫn còn ghi lại dấu chân người Sàigòn khắp hang cùng ngõ hẻm.”
Tuy nhiên, dù Sàigòn đang phải chịu “băng bó” là vậy, đang phải nhận sự tiếp tế từ đồng bào mình là vậy, nhưng giữa lòng Sàigòn vẫn sáng lên hình ảnh đẹp của những người dân Sàigòn. Có nhiều bạn trẻ, nhóm nhỏ không quản ngại vất vả giữa đêm khuya để phân phát thức ăn cho những người vô gia cư, những người đói khổ. Có những người chủ xóm trọ sẵn sàng giảm hoặc miễn tiền cho những người thuê trọ. Có những doanh nhân kêu gọi bạn bè, đồng nghiệp rồi nấu ăn miễn phí cho những khu cách ly, cho những bệnh nhân, cho những nhân viên y tế. Có những gian hàng 0 đồng của các nữ tu trong Sàigòn dành cho mọi người. Có những Hội Dòng hay Giáo xứ sẵn sàng làm chiếc cầu nối để phân phối thực phẩm tới người dân không phân biệt lương giáo. Và hơn hết dường như khắp nơi mọi người trong đất nước đều dõi theo Sàigòn với tình yêu trĩu nặng, với những chuyến hàng đầy ắp tình người. Những điều này không chỉ đem lại niềm ai ủi cho Sàigòn trong lúc khốn khó nhưng còn ánh lên niềm hy vọng cho một Sàigòn tươi sáng phía trước vì sau cơn mưa trời lại sáng hơn và có ánh cầu vồng.
Nỗi đau của Sàigòn cũng là nỗi đau của cả đồng bào Việt Nam. Hy vọng của Sàigòn cũng là hy vọng của nước Việt Nam. Sàigòn ơi! Hãy cố lên và mạnh khoẻ nhé.
2. Giáo phận Vinh cùng Sàigòn vượt qua đại dịch Covid-19
Cha Ngô Sĩ Đình, Dòng Đa Minh, Giám đốc Caritas Việt Nam có bài “Giáo phận Vinh cùng Sàigòn vượt qua đại dịch Covid-19”. Ngài cho biết như sau:
Vinh cách Sàigòn 1.400km, nhưng tấm lòng người Vinh lại không xa. Không xa không chỉ vì rất nhiều con cái Vinh đang sống và làm việc tại Sàigòn, không xa không chỉ vì bóng dáng Sàigòn thấp thoáng ở Vinh mỗi khi Vinh gặp hoạn nạn, nhưng không xa còn vì người Vinh rất giàu tình tương thân tương ái.
Chuyến xe chở hàng “Giáo phận Vinh cùng Sàigòn vượt qua đại dịch COVID-19” có thể nói là một trong những chuyến đầu tiên hướng về Sàigòn, khởi hành lúc 19g30 tối ngày 15/7/2021. Trước đó, trong hai ngày 13-14/7, anh chị em giáo dân đáp lại lời kêu gọi của linh mục Fx. Nguyễn Văn Lượng, Giám đốc Caritas Gp. Vinh, tập trung các loại thực phẩm, kẻ nhiều người ít về các nhà thờ xứ, để kịp sáng 15/7 chuyển về Toà Giám mục và lên đường chiều hôm đó. Lúc đầu dự trù một chuyến xe 30 tấn, nhưng giờ phút chót đã phải huy động thêm một chuyến xe trọng tải tương đương, mới chở hết số hàng lên đến 60 tấn, trong đó một nửa là gạo, số còn lại là bầu, bí, chuối, cá khô, tép khô, nước mắm, măng muối và một số đặc sản của Vinh.
Số hàng 60 tấn là ước lượng theo tải trọng của hai chiếc xe này, nhưng thực tế có thể hơn kém. Trong lúc này điều quan trọng là món quà phải sớm hết sức đến với những người dân Sàigòn. Không có thời gian để cân đong đo đếm, và hơn nữa, lòng quảng đại của người Vinh cũng không thể cân đong đo đếm nơi những bao gạo đủ kích cỡ, những buồng chuối, bao bí… Vội vàng đến nỗi anh em tài xế không kịp mang theo lương thực đi đường. Cứ tưởng như mọi lần, gặp đâu ăn đó, nhưng thực tế những ngày này hầu như các quán ăn trên quốc lộ đều đóng cửa, anh em tài xế đành giải quyết bằng những gói mì đơn sơ.
Mặc dù đã được chuẩn bị các thủ tục cần thiết như giấy xác nhận y tế, giới thiệu của Toà Giám mục… chuyến xe vẫn gặp một số trở ngại. Dự trù 3g sáng 17/7 xe đến Sàigòn, nhưng 4g15 Sr Hiền, Caritas Vinh nhắn tin “các em báo qua Đèo Cả là bắt đầu kẹt đường. Chốt kiểm dịch dày đặc, họ kiếm tra nhặt, xe cứu trợ nhiều và vì giấy tờ nên các đoàn khác bị ách tắc làm kẹt đường nên xe các em lưu thông khó. Bây giờ đang ở Phan Thiết. Đoàn xe các em không bị trở ngại về vấn đề giấy tờ nhưng do kẹt đường thôi”.
Mãi 8g30 thứ Sáu 17/7 chiếc xe thứ nhất mới tới điểm hẹn là tu viện Đa Minh Gò Vấp sau hành trình 37 tiếng đồng hồ. Cha Giuse Đào Nguyên Vũ, Chánh Văn phòng HĐGM đã đến đón và nói lời cám ơn Giáo phận Vinh, đặc biệt Đức cha Anphong và ban Caritas Vinh. Sở dĩ chuyến cứu trợ này chọn điểm đến là tu viện Đa Minh vì không thể xuống hàng ở trụ sở Caritas Việt Nam như dự trù, do Caritas Việt Nam nằm trong vùng phong toả, hơn nữa, Caritas không đủ nhân sự đảm nhận việc bốc hàng. Gần 11g trưa, chiếc thứ hai đến. Anh em tài xế được bố trí nghỉ ngơi riêng tránh tiếp xúc gần với người Sàigòn, ăn uống nghỉ ngơi chuẩn bi hành trình trở về cho kịp công tác khác nữa.
Việc phân phối được thực hiện theo sự đồng ý của ban tổ chức. Đối tượng nhận là những anh chị em trong khu vực cách ly, những người nghèo, các bếp phục vụ từ thiện… Có ba kênh phân phối. Một là Caritas Sàigòn phân phối đến các giáo hạt, chín giáo hạt nhận mỗi nơi 2 tấn gạo, 5 bao miến mỗi bao khoảng 30kg. Riêng giáo hạt Gò Vấp nhận khoảng 6 tấn củ quả. Kênh thứ hai là các dòng tu và các bếp từ thiện với số lượng khoảng 8 tấn gạo, 12 tấn chuối, và nước mắm, dưa muối, cá khô… Kênh thứ ba là 5 nhóm đồng hương Vinh nhận khoảng 4 tấn gạo, cá khô, miến khô, bí, và măng muối phân phối lại cho anh chị em trong vùng không phân biệt vùng miền.
Hi! Anh em
Sách Sáng Thế kể chuyện gia đình ông Giacop trong cơn hoạn nạn phải xuống Ai Cập mua lương thực. Đến nơi họ được giới thiệu đến tể tướng Giuse mà họ không ngờ chính là đứa em mà họ đã bán cho thương lái 15 năm trước. Câu chuyện kể việc mua lương thực, nhưng lại tập trung nhiều hơn vào hoạt cảnh làm hoà giữa anh em với nhau. Điều này xem ra không dễ dàng gì về phía ông Giuse cũng như phía các anh ông. Ngày nay, ai cũng biết thảm trạng nhân loại đang trải qua phần lớn là do thái độ con người muốn loại trừ nhau. Do đó, việc thiếu thốn tình huynh đệ giữa con người với nhau thực sự là quan trọng hơn cả việc thiếu thốn lương thực vật chất. Trong số các món quà của Vinh, có một bao gạo không lớn nhưng mang theo một sứ điệp chào hỏi người anh em Sàigòn chưa quen biết. “Gạo Gx. Bàn Thạch, Gp. Vinh, Hi anh em”. Còn những món quà khác cũng rất dễ thương, chẳng hạn một bao gạo không lớn lắm, nhưng người tặng quà đã chăm chút bằng chiếc nơ đơn sơ.
Sự trân trọng còn được thể hiện qua các thông tin món hàng, có khi cần phải có hai tên để xác định nội dung món hàng. Trên một bao hàng chúng tôi đọc được ghi chú Đậu Phộng (Lạc), hẳn chủ nhân món hàng biết rằng món quà này sẽ đến với người Sàigòn, do đó, thông tin cho người Sàigòn được đặt trước, sau đó mới ghi đến ngôn ngữ miền Trung.
Người Sàigòn ăn nhút
Có lẽ dịp này cũng là cơ hội để người Sàigòn thưởng thức một số đặc sản dân dã của miền Trung. Trong đó phải kể đến các món dưa muối, mà người Trung gọi cách mộc mạc là “nhút”. Có nhiều loại nhút, nhưng có lẽ nhút mít là phổ biến. Đây là món dưa muối làm bằng trái mít xanh, ăn dòn với vị chua hơi chát. Dinh dưỡng của nhút chưa biết thế nào nhưng chắc chắn là “đưa cơm” và giúp tiêu hoá. Người Vinh không dám so sánh nhút mít với các loại dưa muối cao cấp khác, nhưng đây là món ăn đặc sản đi vào lòng người với câu nói “nhút Thanh Chương tương Nam Đàn”.
Những hy sinh đến liều lĩnh…
Bên cạnh tấm lòng quảng đại của anh chị em Vinh gom góp những món quà vốn là thành phần chính trong bữa ăn gia đình của họ, bên cạnh sự hy sinh to lớn của anh em lái xe đường dài không kịp nghỉ ngơi, chúng tôi cũng muốn nói lên lời cám ơn đến thành phần khá đông đảo những anh chị em đảm nhận việc phân phối hàng cứu trợ đến tận tay người nghèo. Thực sự có ở trong hoàn cảnh người Sàigòn mới cảm nhận được nỗi sợ lây nhiễm virus như thế nào. Mỗi lần có chuyến xe đến nhận hàng, chúng tôi đều phải xác định ranh giới. Các anh em trong tu viện đảm nhận phần nào, và khách đảm nhận phần nào. Tinh thần chung tay làm việc là không hay tí nào trong hoàn cảnh này. Sự hy sinh đến liều lĩnh của các anh chị em chuyển hàng thật đáng trân trọng, trong đó có khá đông hội viên Caritas Sàigòn. Đằng sau họ là sự sống của gia đình, con cái… Vẫn biết ai cũng phải tự bảo vệ tối đa, nhưng cho dù cẩn thận và kỹ lưỡng đến đâu, các sơ suất vẫn rất dễ xảy ra, trừ trường hợp đóng cửa ngồi ở nhà không làm gì hết. Xin tri ân anh chị em, người tặng quà cũng như người nhận quà. Và xin Thiên Chúa ban ơn bình an cho tất cả mọi người trong cơn đại dịch này.
3. Học viện thánh Anphongsô mùa covid: xin dùng con như khí cụ bình an của Chúa
Đáp lời mời gọi của Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng, được sự khích lệ của Cha Bề trên Giám tỉnh, rất nhiều Thầy Học viện thánh Anphongsô đã đăng ký tham gia “Nhóm tu sĩ thiện nguyện” phục vụ các bệnh nhân covid-19.
Sau khi cân nhắc các điều kiện về sức khoẻ, y tế…, tối 21/7/2021, Văn phòng Tu sĩ TGP. Sàigòn công bố danh sách 206 tu sĩ Công Giáo thiện nguyện phục vụ các bệnh nhân covid-19, trong đó, có một số Thầy Học viện thánh Anphongsô - Dòng Chúa Cứu Thế.
Sáng 22/7, tại nhà nguyện Học viện, Cha Giám đốc Giuse Đỗ Đình Tư đã chủ tế Thánh Lễ cầu bình an và nghi thức sai đi cho quý Thầy tham gia nhóm tu sĩ thiện nguyện này. Sau Thánh Lễ, quý Thầy chính thức lên đường phục vụ, với niềm tin tưởng: có Chúa cùng hoạt động (x. Mc 16,20).
Nhờ tấm lòng của quý Ân Nhân khắp nơi, trong tuần này, Học viện thánh Anphongsô đã mua: trên 3 tấn gạo, 3 tạ rau, 200 chai nước nắm, 200 chai dầu ăn, 1.000 trứng gà, 1.000 gói mì để chia sẻ với các gia đình nghèo sống xung quanh Học viện.
Sau đợt chia sẻ lần 1 vào chiều 21/7, một Thầy Học viện rất xúc động khi kể lại: “Người nghèo đó bật khóc khi nhận 10 kg gạo… Quả thật, không phải các tu sĩ “rao giảng” cho người nghèo nhưng chính người nghèo “Phúc Âm hoá” các tu sĩ.”
Vâng, xin Chúa dùng chúng con như khí cụ bình an của Chúa.
4. Đồng Hành Thiêng Liêng Trong Thời Gian Dịch Bệnh Covid-19
Bên cạnh việc đồng hành với anh chị em giáo dân về vật chất, Đức Cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn, Giám mục Giáo phận Bà Rịa vừa loan báo sáng kiến đồng hành thiêng liêng với anh chị em giáo dân, đặc biệt là các bệnh nhân trong thời gian dịch bệnh Covid-19. Ngài viết như sau:
Kính gửi quý Cha và Cộng đoàn dân Chúa Giáo phận Bà Rịa,
Trong sinh hoạt mục vụ của Giáo Hội, việc đồng hành với giáo dân, đặc biệt trong đời sống đức tin, là sứ vụ thiết yếu của linh mục; trong khi giáo dân lại luôn có nhu cầu được linh mục tư vấn, khích lệ, nhất là trong những lúc khó khăn của cuộc sống, để có thể kiên vừng sống ơn gọi Kitô hữu của mình.
Giữa bối cảnh nghiệt ngã vì đại dịch Covid, mọi hình thức đồng hành truyền thống hầu như không thể thực hiện, trong khi nhu cầu được nâng đỡ, hướng dẫn của người tín hữu trong thời gian này lại gia tăng bội phần, nhất là với những Anh Chị Em đang trở thành nạn nhân của dịch bệnh, họ phải sống tách biệt khỏi gia đình và cộng đồng, sự lo âu, sợ hãi, thậm chí cả khủng hoảng là điều khó tránh khỏi.
Trong hoàn cảnh ấy, tôi mời gọi quý Cha và Cộng đoàn tiếp tục cố gắng làm tất cả những gì có thể, để nâng đỡ những ai đang gặp khó khăn cả vật chất lẫn tinh thần.
Qua Thư ngỏ này, với ước muốn đáp ứng phần nào nguyện vọng chung, tôi đề nghị thêm một vài hình thức đơn giản, để giúp chúng ta thực hiện được phần nào sứ vụ đồng hành thiêng liêng của chúng ta, nhất là cho những ai đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của cơn đại dịch.
1. Giáo phận sẽ tổ chức trực tuyến Giờ cầu nguyện Lòng Chúa Thương Xót để cầu nguyện cho và cầu nguyện với Anh Chị Em đang trong hoàn cảnh bị dương tính hoặc nghi nhiễm Covid-19. Trong phần bình luận, Anh Chị Em có thể trình bày những băn khoăn, trăn trở của mình, và lưu lại số điện thoại của Anh Chị Em để các linh mục trong nhóm Đồng Hành Thiêng Liêng cấp Giáo phận có thể trao đổi riêng với Anh Chị Em.
2. Các Cha xứ xin số điện thoại của những giáo dân trong xứ chẳng may bị nhiễm bệnh, đế thường xuyên thăm hởi, khích lệ và có thể cầu nguyện với họ.
3. Giáo phận thành lập nhóm các linh mục, như danh sách dưới đây, để đồng hành thiêng liêng qua điện thoại với tất cả những ai có nhu cầu.
Các linh mục phụ trách đồng hành thiêng liêng cấp Giáo phận gồm các Cha Phêrô Vũ Công Đoán, Phaolô Phạm Minh Tân, Giuse Đỗ Đức Hiện, Phêrô Trần Xuân Huệ, Gioan Baotixita Trương Đình Hà, Phêrô Trần Thanh Sơn, Matthêu Trần Bảo Long, Phêrô Nguyễn Thái Phúc, Giuse Đinh Phước Đại, và Antôn Nguyễn Văn Toàn.
Nguyện xin Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, bổn mạng Giáo phận, ban muôn phúc lành cho quý Cha và Anh Chị Em.
Bà Rịa, ngày 21 tháng 07 năm 2021
+ EMMANUEL NGUYỄN HỒNG SƠN
Giám mục Giáo phận Bà Rịa
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh biến hoá ra nhiều
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:53 22/07/2021
Hình ảnh biến hoá ra nhiều
Vào những ngày tháng giữa mùa hè nơi nhiều cánh đồng bắt đầu mùa gặt hái lúa. Những nhà sống nghề nghiệp, những nhà xay bột làm bánh hy vọng trông mong một mùa gặt hái thu lượm được nhiều lúa thóc làm lương thực căn bản cất giữ vào kho chứa.
Khi một mầm nhỏ bé nẩy nở phát triển từ một hạt lúa giống được gieo vãi xuống nền đất lớn thành một cụm cây lúa cao chừng hơn kém 50 cm lá rũ xuống mềm dẻo xanh tươi cùng chung sống chen chúc với những cụm cây lúa khác mọc sát bên cạnh nhau. Và từ cụm cây lúa đó phát triển trổ sinh ra những chùm bông lúa mang lại những hạt lúa mẩy nặng trĩu cho tới khi những hạt lúa lớn chín vàng đợi mùa thu hoạch.
Một sự lạ lùng trong thiên nhiên đã âm thầm từ từ biến hóa phát triển diễn xảy ra từ một hạt lúa giống bé nhỏ thành những bông lúa mang nặng trĩu với những hạt lúa chín vàng theo cấp số nhân thành 30, 50, 100… hạt lúa khác.
Phải đó là một phép lạ nhiệm mầu của thiên nhiên cho nhu cầu lương thực nuôi sống con người cùng cả thú vật.
Tương tự như vậy cũng thấy nơi những loại cây cối loài thảo mộc mang lại bông hoa trái. Như một hạt giống táo bé nhỏ biến hóa phát triển lớn lên thành một cây táo to lớn với những cành lá chùm hoa kết nặng trĩu hàng chục trái táo to nặng thơm ngon mỗi mùa thu hoạch.
Từ một hạt hoa hướng dương bé nhỏ bằng một hạt cát cũng biến hóa nẩy sinh ra một cây hoa to cao lớn có đường kính to hơn kém gần 04 cm và chiều cao hơn kém gần hai mét vươn lên trời không gian. Có cây hướng dương tỏa ra hai ba nhánh phụ. Rồi cây hoa đơm nở bông hoa tròn to có đường kính cỡ 20 cm mầu vàng ánh sáng mặt trời và nẩy sinh không biết bao nhiêu hạt hoa nhỏ nữa mới trong lòng nhụy hoa là thực phẩm cho chim trời, làm chất liệu chế biến thực phẩm, như dầu ăn... Khu vực có cây bông hướng dương với những hoa vàng sáng mang lại không khí dáng vẻ tươi mát dịu dàng cho khu vườn thiên nhiên.
Tất cả những cây cối thảo mộc, bông hoa kết trái phát triển biến hóa thành nhiều gấp bội theo cấp số nhân trên mặt đất đều nẩy sinh từ một khởi đầu bé nhỏ âm thầm như vô hình không nhìn thấy.
Con đường hay qúa trình phát triển sự sống nơi con người cũng có tiến trình biến hóa như vậy. Một tế bào mầm sống nhỏ bé li ty nơi thân thể người mẹ được kết nối liền hoà nhập với một tế bào mầm sự sống nhỏ bé li ty nơi thân xác người cha theo con đường biến hóa tự nhiên trở thành một bào thai sự sống mới. Bào thai sự sống đó dần phát triển lớn thành một con người – em bé- với đầy đủ cơ quan chức năng.
Em bé đó sau khi đủ ngày tháng do Đấng Tạo Hóa đã ấn định đi ra khỏi cung lòng mẹ mở mắt chào đời với các cơ quan bộ phận thân xác hình hài cùng trí khôn tinh thần. Trong dòng thời gian sinh sống em bé sơ sinh phát triển thành trẻ thơ, bạn trẻ, người trưởng thành, người lớn mạnh về thể xác cũng như trí khôn tinh thần trong xã hội con người.
Em bé đó biến hóa phát triển nẩy nở thành người cao lớn khỏe mạnh làm việc xây dựng xã hội, nhưng không phải là như “ bánh hoá ra nhiều”. Mà là một biến hóa sống động với (vật thể) những cơ quan bộ phận, cùng (tinh thần) với những khả năng ý chí, trí khôn, năng khiếu do trời phú bẩm ban cho.
Đây là một tuyệt tác trong công trình sáng tạo thiên nhiên của Đấng Tạo Hóa càn khôn thực hiện nơi đời sống con người.
Đó là sự lạ lùng. Phải, đó là phép lạ sự biến hoá ra nhiều, mà chúng ta sống trải qua hằng ngày trong đời sống mà không nhìn thấy bằng con mắt thường được.
Cách đây hai ngàn năm Kinh Thánh nơi sách Phúc âm viết thuật lại Chúa Giêsu ngày xưa ở vùng Tabgha bên nước Do Thái, đã làm phép lạ biến hóa năm chiếc bánh và hai con cá ra nhiều cho hàng ngàn người lúc họ đói có đầy đủ thực phẩm ăn no đủ, và sau cùng còn dư thừa tới 12 giỏ thúng. ( Ga 6, 1-15).
Nơi địa danh Tabgha ngày nay có ngôi nhà nguyện kính nhớ phép lạ Chúa Giêsu đã thực hiện. Trên nền cung thánh phía trước bàn thờ có khắc ghép bằng đá hình Mosaic bốn chiếc bánh và hai con cá, bàn thờ kính Chúa Giêsu là chiếc bánh thứ năm, để nhớ lại biến cố ngày xưa Chúa đã làm phép lạ biến 5 chiếc bánh và hai con cá thành lương thực cho năm ngàn người ăn no đủ dư thừa tại nơi này.
Xưa nay khi đọc đoạn Kinh Thánh này thường có những thắc mắc hoài nghi về tính xác thực khả tín của bài tường thuật.
Phép lạ là điều vượt khỏi tầm suy nghĩ của trí khôn, vượt khỏi tầm nhìn con mắt con người. Nhưng đâu là những hình ảnh chất chứa ý nghĩa trong bài tường thuật phép lạ bánh biến hoá ra nhiều?
Những con số viết thuật lại mang nhiều ý nghĩa hình ảnh ý nghĩa biểu tượng: hai con cá và năm chiếc bánh, và 12 thúng.
Con số năm (5) là hình ảnh biểu tượng nói về sự hoàn thiện tròn đầy, đang khi con số hai ( 2) nói về hình ảnh biểu tượng trời và đất. Những hình ảnh biểu tượng này nói lên Chúa Giêsu, Đấng là con Thiên Chúa, cùng chung sống giữa thiên nhiên với con người.
Hai con số 5 và 2 cộng chung lại thành số bẩy ( 7) là con số thánh cũng diễn tả Thiên Chúa thực hiện cho xảy ra trong sự thánh đức.
Các Tông Đồ, sau bữa ăn của phép lạ, thu gom lại được 12 thúng giỏ dư thừa. Con số 12 là hình ảnh biểu tượng nói đến 12 chi tộc dân Do Thái. Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa xuống trần gian làm người thuộc 12 chi tộc dân Do Thái.
Phép lạ biến hóa bánh ra nhiều do Chúa Giêsu thực hiện cho con người đang lúc họ đói khát lương thực không phải là một màn trình diễn ảo thuật. Nhưng đó là hình ảnh dấu chỉ mang đậm phẩm chất sắc thái linh thiêng thần thánh trong đời sống con người.
Thiên Chúa muốn ngay trong sinh hoạt hằng ngày gặp gỡ con người, và muốn thực hiện hình ảnh dấu chỉ thánh đức giữa con người.
Như văn hào Saint- Exupery có suy tư ” Với trái tim (tâm hồn) nhìn sự thể rõ tốt hơn!”.
Cũng vậy con người có thể nhận ra ý nghĩa ẩn chứa nơi những hình ảnh biểu tượng trong thiên nhiên, trong đời sống con người, mà Đấng Tạo Hóa luôn hằng thực hiện nơi công trình sáng tạo thiên nhiên : những sự nhỏ bé được biến hóa thành sự lạ lùng mang lại hữu ích cho đời sống hằng ngày, bằng tầm nhìn của con mắt trái tim tâm hồn.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Vào những ngày tháng giữa mùa hè nơi nhiều cánh đồng bắt đầu mùa gặt hái lúa. Những nhà sống nghề nghiệp, những nhà xay bột làm bánh hy vọng trông mong một mùa gặt hái thu lượm được nhiều lúa thóc làm lương thực căn bản cất giữ vào kho chứa.
Khi một mầm nhỏ bé nẩy nở phát triển từ một hạt lúa giống được gieo vãi xuống nền đất lớn thành một cụm cây lúa cao chừng hơn kém 50 cm lá rũ xuống mềm dẻo xanh tươi cùng chung sống chen chúc với những cụm cây lúa khác mọc sát bên cạnh nhau. Và từ cụm cây lúa đó phát triển trổ sinh ra những chùm bông lúa mang lại những hạt lúa mẩy nặng trĩu cho tới khi những hạt lúa lớn chín vàng đợi mùa thu hoạch.
Một sự lạ lùng trong thiên nhiên đã âm thầm từ từ biến hóa phát triển diễn xảy ra từ một hạt lúa giống bé nhỏ thành những bông lúa mang nặng trĩu với những hạt lúa chín vàng theo cấp số nhân thành 30, 50, 100… hạt lúa khác.
Phải đó là một phép lạ nhiệm mầu của thiên nhiên cho nhu cầu lương thực nuôi sống con người cùng cả thú vật.
Tương tự như vậy cũng thấy nơi những loại cây cối loài thảo mộc mang lại bông hoa trái. Như một hạt giống táo bé nhỏ biến hóa phát triển lớn lên thành một cây táo to lớn với những cành lá chùm hoa kết nặng trĩu hàng chục trái táo to nặng thơm ngon mỗi mùa thu hoạch.
Từ một hạt hoa hướng dương bé nhỏ bằng một hạt cát cũng biến hóa nẩy sinh ra một cây hoa to cao lớn có đường kính to hơn kém gần 04 cm và chiều cao hơn kém gần hai mét vươn lên trời không gian. Có cây hướng dương tỏa ra hai ba nhánh phụ. Rồi cây hoa đơm nở bông hoa tròn to có đường kính cỡ 20 cm mầu vàng ánh sáng mặt trời và nẩy sinh không biết bao nhiêu hạt hoa nhỏ nữa mới trong lòng nhụy hoa là thực phẩm cho chim trời, làm chất liệu chế biến thực phẩm, như dầu ăn... Khu vực có cây bông hướng dương với những hoa vàng sáng mang lại không khí dáng vẻ tươi mát dịu dàng cho khu vườn thiên nhiên.
Tất cả những cây cối thảo mộc, bông hoa kết trái phát triển biến hóa thành nhiều gấp bội theo cấp số nhân trên mặt đất đều nẩy sinh từ một khởi đầu bé nhỏ âm thầm như vô hình không nhìn thấy.
Con đường hay qúa trình phát triển sự sống nơi con người cũng có tiến trình biến hóa như vậy. Một tế bào mầm sống nhỏ bé li ty nơi thân thể người mẹ được kết nối liền hoà nhập với một tế bào mầm sự sống nhỏ bé li ty nơi thân xác người cha theo con đường biến hóa tự nhiên trở thành một bào thai sự sống mới. Bào thai sự sống đó dần phát triển lớn thành một con người – em bé- với đầy đủ cơ quan chức năng.
Em bé đó sau khi đủ ngày tháng do Đấng Tạo Hóa đã ấn định đi ra khỏi cung lòng mẹ mở mắt chào đời với các cơ quan bộ phận thân xác hình hài cùng trí khôn tinh thần. Trong dòng thời gian sinh sống em bé sơ sinh phát triển thành trẻ thơ, bạn trẻ, người trưởng thành, người lớn mạnh về thể xác cũng như trí khôn tinh thần trong xã hội con người.
Em bé đó biến hóa phát triển nẩy nở thành người cao lớn khỏe mạnh làm việc xây dựng xã hội, nhưng không phải là như “ bánh hoá ra nhiều”. Mà là một biến hóa sống động với (vật thể) những cơ quan bộ phận, cùng (tinh thần) với những khả năng ý chí, trí khôn, năng khiếu do trời phú bẩm ban cho.
Đây là một tuyệt tác trong công trình sáng tạo thiên nhiên của Đấng Tạo Hóa càn khôn thực hiện nơi đời sống con người.
Đó là sự lạ lùng. Phải, đó là phép lạ sự biến hoá ra nhiều, mà chúng ta sống trải qua hằng ngày trong đời sống mà không nhìn thấy bằng con mắt thường được.
Cách đây hai ngàn năm Kinh Thánh nơi sách Phúc âm viết thuật lại Chúa Giêsu ngày xưa ở vùng Tabgha bên nước Do Thái, đã làm phép lạ biến hóa năm chiếc bánh và hai con cá ra nhiều cho hàng ngàn người lúc họ đói có đầy đủ thực phẩm ăn no đủ, và sau cùng còn dư thừa tới 12 giỏ thúng. ( Ga 6, 1-15).
Nơi địa danh Tabgha ngày nay có ngôi nhà nguyện kính nhớ phép lạ Chúa Giêsu đã thực hiện. Trên nền cung thánh phía trước bàn thờ có khắc ghép bằng đá hình Mosaic bốn chiếc bánh và hai con cá, bàn thờ kính Chúa Giêsu là chiếc bánh thứ năm, để nhớ lại biến cố ngày xưa Chúa đã làm phép lạ biến 5 chiếc bánh và hai con cá thành lương thực cho năm ngàn người ăn no đủ dư thừa tại nơi này.
Xưa nay khi đọc đoạn Kinh Thánh này thường có những thắc mắc hoài nghi về tính xác thực khả tín của bài tường thuật.
Phép lạ là điều vượt khỏi tầm suy nghĩ của trí khôn, vượt khỏi tầm nhìn con mắt con người. Nhưng đâu là những hình ảnh chất chứa ý nghĩa trong bài tường thuật phép lạ bánh biến hoá ra nhiều?
Những con số viết thuật lại mang nhiều ý nghĩa hình ảnh ý nghĩa biểu tượng: hai con cá và năm chiếc bánh, và 12 thúng.
Con số năm (5) là hình ảnh biểu tượng nói về sự hoàn thiện tròn đầy, đang khi con số hai ( 2) nói về hình ảnh biểu tượng trời và đất. Những hình ảnh biểu tượng này nói lên Chúa Giêsu, Đấng là con Thiên Chúa, cùng chung sống giữa thiên nhiên với con người.
Hai con số 5 và 2 cộng chung lại thành số bẩy ( 7) là con số thánh cũng diễn tả Thiên Chúa thực hiện cho xảy ra trong sự thánh đức.
Các Tông Đồ, sau bữa ăn của phép lạ, thu gom lại được 12 thúng giỏ dư thừa. Con số 12 là hình ảnh biểu tượng nói đến 12 chi tộc dân Do Thái. Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa xuống trần gian làm người thuộc 12 chi tộc dân Do Thái.
Phép lạ biến hóa bánh ra nhiều do Chúa Giêsu thực hiện cho con người đang lúc họ đói khát lương thực không phải là một màn trình diễn ảo thuật. Nhưng đó là hình ảnh dấu chỉ mang đậm phẩm chất sắc thái linh thiêng thần thánh trong đời sống con người.
Thiên Chúa muốn ngay trong sinh hoạt hằng ngày gặp gỡ con người, và muốn thực hiện hình ảnh dấu chỉ thánh đức giữa con người.
Như văn hào Saint- Exupery có suy tư ” Với trái tim (tâm hồn) nhìn sự thể rõ tốt hơn!”.
Cũng vậy con người có thể nhận ra ý nghĩa ẩn chứa nơi những hình ảnh biểu tượng trong thiên nhiên, trong đời sống con người, mà Đấng Tạo Hóa luôn hằng thực hiện nơi công trình sáng tạo thiên nhiên : những sự nhỏ bé được biến hóa thành sự lạ lùng mang lại hữu ích cho đời sống hằng ngày, bằng tầm nhìn của con mắt trái tim tâm hồn.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
VietCatholic TV
Đau lòng: Cảnh sát New York công bố video một người đàn bà đang điên cuồng đập phá các tượng Đức Mẹ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:54 22/07/2021
1. Cảnh sát New York cảnh báo về một người đàn bà đang điên cuồng đập phá các tượng Đức Mẹ
Trong một thông báo được gởi đến các phương tiện truyền thông, đính kèm với một video, là video mà quý vị và anh chị em đang xem thấy đây, cảnh sát thành phố New York, gọi tắt là NYPD đã cảnh báo về một người đàn bà đang điên cuồng đập phá các tượng Đức Mẹ trong thành phố, và kêu gọi sự hợp tác của dân chúng trong việc truy bắt nghi can và bảo vệ các nhà thờ.
Cha Sở nhà thờ Our Lady of Mercy ở Forest Hills, trong quận Queens của thành phố New York cho biết một phụ nữ đã giật hai bức tượng bên ngoài nhà thờ của ngài và phá hủy các bức tượng bằng cách đập xuống đường trong một hành động phá hoại “quá sức đau lòng”.
Cảnh tượng đắm chìm trong màn sương ban mai vào sáng sớm thứ Bảy 17 tháng 7 đã được ghi lại trên video bên ngoài Nhà thờ Đức Mẹ Giầu Lòng Thương xót ở Forest Hills, nơi nghi phạm cầm búa nhảy qua một hàng rào ngắn và bắt đầu rung chuyển những bức tượng hàng chục năm tuổi cho đến khi có thể giật sập các bức tượng này.
Đoạn video cho thấy người phụ nữ sau đó ném các tượng này, một của Đức Mẹ và một tượng khác của Thánh Têrêxa Bông hoa nhỏ - lên vỉa hè và sau đó lên đường Kessel.
Kẻ phá hoại điên cuồng cũng được nhìn thấy dùng búa đập vào các bức tượng, dẫm lên chúng và khạc nhổ vào các bức tượng.
Y thị đã bỏ trốn khỏi hiện trường vào lúc 3 giờ sáng.
Theo cảnh sát và các viên chức Giáo Hội, chính người phụ nữ này cũng đã xô đổ cả hai bức tượng khác ở một nhà thờ tại Brooklyn vào hôm thứ Tư 14 tháng 7. Theo Giáo phận Brooklyn, hai bức tượng này may mắn không bị hư hại.
Đơn vị Tội phạm vì thù hận của NYPD và cảnh sát Khu vực 112 đang điều tra cả hai vụ phá hoại. Những ai biết thông tin gì về người đàn bà điên cuồng này xin liên hệ với cảnh sát theo số 1800-577-8477.
Cha Frank Schwarz, cha sở nhà thờ Đức Mẹ Giầu Lòng Thương xót cho biết các bức tượng đã ở bên ngoài nhà thờ từ năm 1937.
Ngài nói thêm:
“Thật là đau lòng, nhưng thật đáng buồn là trong những ngày này những cuộc tấn công như thế đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Tôi cầu nguyện xin cho các cuộc tấn công hoành hành gần đây nhằm vào các nhà thờ Công Giáo và tất cả các nơi thờ tự sớm chấm dứt, và lòng khoan dung tôn giáo có thể trở thành một phần trong xã hội chúng ta”.
Source:New York Post
2. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành thánh lễ nghi thức Đông phương Ruthen
Khi Đức Thánh Cha Phanxicô công du Slovakia vào tháng 9, một trong những điểm dừng chân của ngài sẽ là thành phố Prešov. Nằm ở phía đông, thành phố này là một phần của Vương quốc Hung Gia Lợi cho đến giữa thế kỷ 20, và là nơi sinh sống của hơn 200,000 người Công Giáo Ruthen Byzantine.
Dù lịch trình chính thức của chuyến thăm vẫn chưa được công bố, theo một nguồn tin, Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể sẽ cử hành Phụng vụ thánh theo nghi thức Byzantine trong khi ngài ở Prešov vào ngày 14 tháng 9.
Giáo Hội Công Giáo Ruthen là một trong 23 Giáo Hội Công Giáo Đông phương hiệp thông hoàn toàn với Tòa thánh.
Vào tháng 4, người Công Giáo Byzantine ở Slovakia và trên toàn thế giới đã tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 375 Liên minh Uzhhorod, một thỏa thuận đưa Giáo Hội Chính thống Ruthen hiệp thông với Đức Giáo Hoàng sau gần sáu thế kỷ ly giáo.
Năm 1996, Thánh Gioan Phaolô II đã viết một lá thư nhân kỷ niệm 350 năm thành lập Liên minh Uzhhorod.
Ngài cho biết sự hợp nhất “tạo nên một thời điểm quan trọng trong lịch sử của một Giáo hội mà bằng hành động đó đã tái thiết lập sự hiệp nhất đầy đủ với Giám Mục Rôma. Do đó, điều rất dễ hiểu là tôi cũng tham gia tạ ơn Thiên Chúa với tất cả những ai vui mừng khi tưởng nhớ sự kiện quan trọng đó”.
Vào ngày 24 tháng 4 năm 1646, tại nhà thờ của lâu đài Uzhorod, 63 linh mục nghi lễ Đông phương tại Mukacheve, do linh mục Parthenius Petrovyc dẫn đầu, trước sự hiện diện của Đức Cha George Jakusics, Giám Mục giáo phận Eger, đã được hiệp thông đầy đủ với Ngai Tòa thánh Phêrô.”
Source:Catholic News Agency
3. Đức Thượng Phụ Raï: “Người Li Băng giống như một bầy chiên không người chăn dắt”
Trong bản tin đánh đi hôm thứ Hai 19 tháng 7, Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết Đức Thượng Phụ Li Băng than thở rằng người dân Li Băng, đói khát và điêu đứng bởi cuộc khủng hoảng, trông giống như một đàn chiên không có người chăn dắt. Tuy nhiên, trong tình trạng đang khuỵu gối xuống, do sự kém cỏi của các nhà lãnh đạo chính trị, họ luôn có thể trông cậy vào sự cầu bầu của Thánh Charbel, với niềm tin rằng ngài “sẽ không để Li Băng sụp đổ”.
Đức Hồng Y Béchara Boutros Raï, Thượng phụ nghi lễ Maronite của thành Antiôkia, cũng đã kêu cầu vị Thánh của ‘những điều xem ra bất khả thi’ rất được tôn kính ở quê hương của các cây Hương Nam, và giao phó cho ngài vận mệnh của Li Băng, đang vật lộn với một thời gian khó khăn trong đó chính trị, xã hội và các trường hợp khẩn cấp kinh tế đang nhân lên và đan xen với nhau như những triệu chứng đa dạng của một cuộc khủng hoảng bản sắc triệt để.
Trong bài giảng thánh lễ được cử hành vào hôm Chúa Nhật, ngày 18 tháng 7 tại Diman, Đức Thượng phụ đã đề cập trực tiếp đến giai đoạn chính trị rối loạn đang diễn ra ở Li Băng sau khi Thủ tướng chỉ định Saad Hariri từ bỏ nhiệm vụ thành lập chính phủ.
Điều cấp bách đầu tiên cần được giải quyết ngay lập tức là tìm một đại diện chính trị người Sunni để ủy thác việc thành lập một chính phủ mới, sau Hariri.
Hệ thống chính trị Li Băng quy định rằng chức vụ Thủ tướng được một người theo Hồi Giáo Sunni nắm giữ.
Đức Thượng phụ nhấn mạnh rằng: Đất nước không phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng chính phủ thông thường, mà là một cuộc khủng hoảng quốc gia; và để đối mặt và vượt qua, cần phải có những nỗ lực thay mặt cho tất cả mọi người, bên cạnh sự hỗ trợ của các quốc gia thiện chí.”
Source:Fides
4. Đại dịch đang bùng phát mạnh tại Thái Lan, các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn
Thái Lan báo cáo hôm thứ Hai có 11,784 trường hợp COVID-19 mới. Đó là ngày thứ tư liên tiếp có số ca nhiễm trùng kỷ lục
Lực lượng đặc nhiệm COVID-19 của quốc gia Đông Nam Á này cũng đã công bố 81 trường hợp tử vong mới, nâng tổng số người chết lên 3,422 người và với 415,170 trường hợp nhiễm coronavirus.
Hôm Chúa Nhật, cảnh sát đã sử dụng hơi cay, vòi rồng và đạn cao su để giải tán những người biểu tình đòi thủ tướng từ chức vì việc giải quyết đại dịch coronavirus của ông ta.
Một số người biểu tình đã tấn công cảnh sát. Tám cảnh sát và ít nhất một phóng viên bị thương trong các cuộc đụng độ.
Cảnh sát không cho biết có người biểu tình nào bị thương hay không, nhưng cho biết 13 người biểu tình đã bị bắt.
Các nhà tổ chức biểu tình kêu gọi cuộc biểu tình kết thúc sau 6 giờ chiều. Tuy nhiên, cuộc đối đầu giữa cảnh sát và hàng trăm người biểu tình tiếp tục kéo dài thêm vài giờ trước khi cảnh sát giải tán đám đông ngay trước khi bắt đầu lệnh giới nghiêm lúc 9 giờ tối, đang có hiệu lực tại thủ đô Thái Lan.
Cảnh sát đã can thiệp bằng vũ lực sau khi một số người biểu tình cố gắng tháo dỡ hàng rào thép gai và rào chắn kim loại do chính quyền dựng lên để chặn các con đường từ Tượng đài Dân chủ đến Tòa nhà Chính phủ, nơi thủ tướng làm việc.
Phát ngôn viên cảnh sát Kissana Phathanacharoen cho biết những người biểu tình đã tấn công cảnh sát bằng các loại bom tự chế.
Ông nói thêm rằng các hành động của cảnh sát là đúng luật, đúng quy định và hoàn toàn tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế trong việc kiểm soát đám đông.
Các cuộc biểu tình trên đường phố chống lại thủ tướng đã được một số nhóm tổ chức trong những tuần gần đây khi sự thất vọng ngày càng tăng về tình trạng nhiễm coronavirus đang gia tăng.
Source:Licas News
Chán sống: Giữa lúc đại dịch nguy cấp, cực đoan Ấn lại đánh đập, tàn phá khoa cấp cứu của các nữ tu
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:21 22/07/2021
1. Ấn Giáo cực đoan tấn công các nữ tu, đóng cửa khoa cấp cứu của một bệnh viện Công Giáo
Trong bản tin đánh đi hôm thứ Hai 19 tháng 7, Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Công Giáo Nazareth ở Mokama, phía đông nam Patna, thuộc bang Bihar, Ấn Độ, đã phải đóng cửa sau vụ tấn công xảy ra vào ngày 16 tháng 7.
Theo báo cáo của nữ tu Anjana Kunnath, Quản lý Bệnh viện Nazareth ở Mokama, một nhóm khoảng 30 người đã tấn công các Nữ tu Bác ái Nazareth, là những người điều hành bệnh viện, và tàn phá Khoa Cấp cứu.
Nhóm này đã đưa một người đàn ông bị thương nặng do đạn bắn, nhưng bác sĩ trực khám người này và xác nhận là anh ta đã chết.
“Đám đông khẳng định rằng người đàn ông vẫn còn nhịp tim. Họ đe dọa và khủng bố các nhân viên y tế, các nhân viên bảo vệ và các bệnh nhân khác”, Sơ Kunnath nói.
Đám đông đánh đập thô bạo nữ tu Aruna Kerketta, là người đang điều hành trong phòng cấp cứu, trong khi “một số cảnh sát từ Mokama khoanh tay làm khán giả trong khi đám đông cư xử bạo lực”.
Bệnh nhân, một người đàn ông 40 tuổi, tên là Pankaj Kumar Singh, bị bắn chết trên đường đi làm về trên một chiếc xe máy. “Thật là bi thảm khi đột ngột mất đi một thanh niên như thế. Nhưng việc khủng bố y tá và bác sĩ đang làm nhiệm vụ cũng bi thảm không kém,” Sơ Kunnath nói với cảnh sát.
Hiện bệnh viện chỉ còn có thể điều hành dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú và nội trú dành cho các sản phụ.
Chị Kunnath nhấn mạnh: “Bệnh viện của chúng tôi phục vụ người dân địa phương, không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào”.
Bệnh viện Nazareth bắt đầu hoạt động từ năm 1948 với 25 giường bệnh và dần dần phát triển lên 150 giường vào năm 1965. Nhà dòng, có trụ sở tại Kentucky, Hoa Kỳ, đã khởi xướng dự án này theo lời mời của Đức Giám Mục Patna và các tu sĩ Dòng Tên địa phương. Năm 1984, bệnh viện được mở rộng để trở thành một cơ sở 280 giường với sự giúp đỡ của một cơ quan tài trợ của Đức. Các Nữ tu Bác ái Nazareth cũng đã khởi động một số dự án y tế như “Mahila Mandals”, một chương trình chủng ngừa, một chương trình kiểm soát bệnh lao và bệnh phong. Năm 2004, bệnh viện đã mở trung tâm chăm sóc cộng đồng để điều trị bệnh nhân AIDS. Trong hơn 70 năm, bệnh viện đã điều trị cho hàng trăm nghìn người, hầu hết là người nghèo, đến từ nhiều quận ở Bihar, Tây Bengal và thậm chí cả biên giới Nepal. Bệnh viện cũng tổ chức các khóa đào tạo y tá và nhân viên y tế.
Source:Fides
2. Đức Hồng Y Sako cảnh giác bầu cử gian lận tại Iraq
Đức Hồng Y Louis Raphael Sako, Thượng phụ Công Giáo Canđê, tỏ ra nghi ngờ sự minh bạch của cuộc bầu cử quốc hội tại nước này vào tháng Mười năm nay.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Rudaw ở miền Kurdistan, bắc Iraq, hôm 16/7/2021 vừa qua, Đức Hồng Y Sako nói rằng nguy cơ gian lận và kinh nghiệm về những vụ tước đoạt số ghế trong quốc hội dành cho các ứng viên thuộc các cộng đoàn Kitô, sẽ thúc đẩy nhiều cử tri Kitô tẩy chay các cuộc bầu cử chính trị tại nước này, vào tháng Mười tới đây. “Tôi nghi ngờ cuộc bầu cử sẽ minh bạch và công chính vì tình trạng dường như không thích hợp. Có những nhóm dân quân và tiền bạc để sử dụng để lèo lái những chọn lựa chính trị, vì thế sẽ có những gian lận trong cuộc bầu cử”.
Đức Hồng Y Sako đến viếng thăm mục vụ tại miền Kurdistan trong những ngày qua. Trong cuộc phỏng vấn, Đức Hồng Y nói đến “sự mệt mỏi” của các cử tri Kitô, vì xác tín số ghế quốc hội dành riêng cho các thành phần Kitô thuộc các cộng đoàn khác nhau sẽ lại bị các đảng phái và lực lượng chính trị mạnh tước đoạt mất.
Hệ thống bầu cử của Iraq dành 5 trong tổng số 329 ghế quốc hội cho các ứng cử viên Kitô. Cuộc bầu cử quốc hội lần trước đây tại Iraq đã diễn ra hồi tháng Năm năm 2018. Hồi đó, Đức Hồng Y Sako đã nhiều lần lên tiếng phê bình sự phân hóa của các lãnh tụ và các nhóm Kitô, vì do sự xâu xé nội bộ như thế, các đảng chính trị mạnh đã đặt những bè đảng của họ cả nơi các ghế dành cho các thành phần Kitô.
Theo luật, cuộc bầu cử quốc hội tại Iraq diễn ra 4 năm một lần, nhưng sau các cuộc biểu tình phản đối của dân chúng hồi năm 2019 chống chính trị, nên cuộc bầu cử tới đây diễn tra trước hạn kỳ.
Source:Fides
3. Các Giám Mục Pháp bày tỏ 'lòng kính trọng' đối với các cộng đồng cử hành Thánh lễ Latinh Truyền thống
Hôm thứ Bảy, một ngày sau khi Tòa Thánh công bố Tông Thư dưới dạng Tự Sắc Traditionis Custodes, các Giám Mục Công Giáo của Pháp đã bày tỏ “lòng kính trọng” đối với anh chị em giáo dân và các mục tử của các cộng đồng Thánh lễ Latinh Truyền thống.
Các Giám Mục đã ra một tuyên bố vào ngày 17 tháng 7, một ngày sau khi Đức Giáo Hoàng thực hiện những thay đổi sâu rộng đối với tông thư Summorum Pontificum năm 2007 của vị tiền nhiệm trong đó Đức Bênêđíctô XVI ban năng quyền cho tất cả các linh mục được cử hành Thánh lễ bằng Sách lễ Rôma năm 1962.
Tự Sắc mới ban hành có hiệu lực ngay lập tức, nói rằng các Giám Mục có “thẩm quyền hoàn toàn” trong việc cho phép hay không cho phép việc sử dụng 1962 Sách Lễ Rôma trong giáo phận của ngài.
Tuyên bố cho biết: “Các Giám Mục của Pháp, cùng với tất cả các tín hữu của giáo phận của các ngài, đã nhận được Tự Sắc Traditionis Custodes của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, được công bố hôm qua”,.
“Chúng tôi muốn bày tỏ với các tín hữu thường cử hành thánh lễ theo Sách lễ của Thánh Gioan XXIII, và với các mục tử của họ, sự quan tâm của chúng tôi, cùng sự quý trọng mà chúng tôi dành cho lòng nhiệt thành thánh thiện của những tín hữu này, và quyết tâm của chúng tôi cùng nhau tiếp tục sứ mệnh, trong sự hiệp thông của Giáo hội và theo các quy tắc có hiệu lực”.
Các ý kiến của các Giám Mục sẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng vì Pháp là một trong những trung tâm hàng đầu thế giới có Thánh lễ Latinh Truyền thống.
Tuyên bố tiếp tục: “Mỗi Giám Mục sẽ ghi nhớ trong lòng để đáp ứng những thách thức mà Đức Thánh Cha mô tả trong việc thực thi trách nhiệm mà ngài đã nhắc nhở về công lý, bác ái, sự quan tâm đến mọi người và tất cả, trong khi phục vụ cho Phụng Vụ, và sự hiệp nhất của Giáo hội. Điều này sẽ được thực hiện thông qua đối thoại và sẽ mất thời gian”.
“Tự Sắc Traditionis Custodes và bức thư của Đức Thánh Cha gửi các Giám Mục giới thiệu điều này là một lời kêu gọi đòi hỏi toàn thể Giáo hội về một cuộc canh tân Thánh Thể đích thực. Không ai có thể được miễn trừ”.
Các Giám Mục kết thúc sứ điệp của các ngài bằng cách trích dẫn từ Hiến chế Tín lý Lumen Gentium của Công đồng Vatican II về Giáo hội.
“Các Giám Mục cầu khẩn Chúa Thánh Thần để Bí tích Thánh Thể, 'nguồn gốc và đỉnh cao của đời sống Kitô hữu', hy tế của Chúa và tưởng niệm cuộc Khổ nạn và Phục sinh của Người, có thể là nơi mà Giáo hội kín múc sức mạnh mỗi ngày để trở thành điều Giáo Hội được kêu gọi trở thành, đó là 'một bí tích hay như một dấu chỉ và một công cụ của sự kết hợp rất chặt chẽ với Thiên Chúa và sự hiệp nhất của toàn thể nhân loại.'"
Source:Catholic News Agency
4. Căng thẳng giữa những người ủng hộ Thánh lễ Latinh Truyền thống và một Tổng Giám Mục Pháp
Pháp là một trong những trung tâm hàng đầu thế giới có Thánh lễ Latinh Truyền thống. Đông nhất là ở Hoa Kỳ. Sách “Danh mục Lễ Latinh” liệt kê 657 trung tâm cử hành Thánh lễ Latinh Truyền thống ở khắp nước Mỹ, đông 3 lần rưỡi nhiều hơn nước thứ nhì là Pháp với 199 trung tâm.
Gần đây, Pháp đã chứng kiến căng thẳng giữa những người ủng hộ Thánh lễ Latinh Truyền thống và một Tổng Giám Mục địa phương.
Giáo dân đã tổ chức các cuộc biểu tình phản đối sau khi Đức Tổng Giám Mục Roland Minnerath của Dijon yêu cầu các thành viên của Huynh đoàn Linh mục Thánh Phêrô, gọi tắt là FSSP, phải rời Vương cung thánh đường Fontaine-lès-Dijon, nơi sinh của Thánh Bernard ở Clairvaux, sau 23 năm hoạt động trong tổng giáo phận.
Huynh đoàn FSSP là một Tu Hội Giáo Hoàng Đời Sống Tông Đồ dành cho hàng giáo sĩ, được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thành lập theo giáo luật vào năm 1988. Huynh đoàn, có hơn 300 linh mục và 150 chủng sinh từ 30 quốc gia, sử dụng Sách lễ Rôma trước Công đồng Vatican II.
Tranh cãi trong tổng giáo phận Dijon nổ ra vài tháng sau khi xuất hiện một bản ghi nhớ do Hội đồng Giám Mục Pháp soạn thảo để trả lời bản câu hỏi của Vatican năm 2020 về việc áp dụng Summorum Pontificum, được gửi cho các Giám Mục trên toàn thế giới.
Văn bản của Hội đồng Giám Mục kêu gọi thực hiện các bước để “khuyến khích các tín hữu gắn bó với thánh lễ ngoại thường tham gia nhiều hơn vào đời sống giáo phận”, để tránh việc thành lập một “Giáo hội song song”.
Huynh đoàn FSSP cho biết vào ngày 16 tháng 7 rằng các thành viên của họ đã “ thất vọng và lo lắng” sau khi Đức Giáo Hoàng công bố Tự Sắc Traditionis Custodes.
Trong một tuyên bố đưa ra vào ngày Đức Giáo Hoàng ban hành Tự Sắc mới, nhóm này cho biết: “Với việc công bố Tự Sắc mới nhất của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Traditionis custodes, đã đặt ra những hạn chế mới đối với Hình thức ngoại thường của Nghi thức Rôma, làm nhiều người trong chúng tôi chán nản và lo lắng”.
“Tại thời điểm này, còn quá sớm để nói về tất cả những tác động sẽ xảy ra đối với Huynh đoàn Linh mục của Thánh Phê-rô, nhưng chúng tôi bảo đảm với anh chị em rằng chúng tôi vẫn cam kết phục vụ các tín hữu tham dự việc tông đồ của chúng tôi phù hợp với Hiến chế và đặc sủng của chúng tôi đã được nêu ra kể từ ngày thành lập Huynh đoàn chúng tôi”.
“Chúng ta phải cố gắng coi Thánh giá này là phương tiện nên thánh của chúng ta, và phải nhớ rằng Thiên Chúa sẽ không bao giờ bỏ rơi Giáo hội của Ngài”.
“Chính Chúa của chúng ta hứa với chúng ta những ân sủng cần thiết để vác Thập giá của chúng ta với sức mạnh và lòng can đảm. Tuy nhiên, chúng ta không được lơ là việc làm của mình với tư cách là những người tín hữu Công Giáo. Chúng ta hãy cầu nguyện và dâng những hy sinh trong cuộc sống hàng ngày, và tin tưởng vào lời chuyển cầu của Đức Mẹ, Thánh Cả Giuse và bổn mạng của chúng ta là Thánh Phêrô”.
Source:Catholic News Agency