Ngày 09-08-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lửa tình yêu cứu độ
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
02:14 09/08/2010
CHÚA NHẬT 20 THƯỜNG NIÊN, năm C

Lc 12, 49-53

Đọc Tin Mừng của Đức Giêsu nhiều khi chúng ta hết sức ngạc nhiên về cách nói và ngôn từ Đức Giêsu dùng để dạy dỗ các môn đệ, nhân loại và mỗi người chúng ta. Tuy nhiên, nếu cầu nguyện, chìm sâu vào sự thân mật với Chúa, với sự tác động, soi sáng của Chúa Thánh Thần, chắc chắn mọi người sẽ hiểu ý Chúa và thực hiện được những gì Ngài muốn chúng ta thực hiện. Ngọn lửa mà Chúa Giêsu đã ném vào thế giới này là ngọn lửa gì ?

Câu nói mà Đức Giêsu nói với các môn đệ: ” Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên “ ( Lc 12, 49) Ngọn lửa mà Đức Giêsu đề cập ở đây là ngọn lửa tình yêu hay nói một cách khác ngọn lửa cứu độ. Ngọn lửa phục sinh đã bùng lên trong tâm hồn của người môn đệ Chúa, ngọn lửa cứu độ tình yêu hằng cháy rực trong con tim của Đức Giêsu và cũng là ngọn lửa của Chúa Thánh Thần đã soi mở tâm trí các môn đệ, các tông đồ trong ngày lễ Ngũ Tuần. Thế giới này là một ngôi nhà rộng lớn, do đó, Đức Giêsu muốn các tông đồ và mọi môn đệ Chúa hãy ném vào ngôi nhà này ngọn lửa ấm áp, ngọn lửa đức tin, ngọn lửa tình yêu để biến ngôi nhà rộng lớn thế giới luôn đầy ắp Chúa và đầy ắp tình huynh đệ yêu thương. Vâng, Đức Giêsu đã tiên báo rằng ai theo Ngài phải vác thập giá của mình mà theo Ngài. Nên, lửa ở đây cũng có nghĩa là đau khổ, là khinh khi, là ghét bỏ khi người môn đệ tin theo Chúa. Lích sử đã chứng minh ngay từ các cộng đoàn tín hữu đầu tiên ai tin vào Chúa thì ở trong gia đình cũng có người ghen ghét. Trong một nước cũng vậy nhiều nơi, nhiều nước, biết bao vị tử đạo đã đổ máu để minh chứng cho đức tin của họ. Lửa là đau khổ. Cái chết của Đức Giêsu trên thập giá để cứu chuộc nhân loại theo ý Thiên Chúa Cha đã chứng minh đau khổ sẽ đưa tới vinh quang. Chúa phải chịu một phép rửa nghĩa là Ngài chấp nhận cái chết, chấp nhận sự đau khổ và như thế các môn đệ của Ngài cũng phải đi theo chân ngài.

Đức Giêsu ước muốn con người xây dựng hòa bình. Sự an bình mà chính các thiên thần trong đêm Giáng sinh đã hát vang lên trên không trung: ” Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho người thiện tâm “( Lc 2, 14 ). Đức Giêsu muốn nhân loại được sống trong an bình, yêu thương, hiệp nhất. Sự an bình, yêu thương, hiệp nhất chỉ có thể có được nơi những tâm hồn thành và thiện chí. Sự bình an ở đây chỉ có thể có được nơi tình yêu cứu độ. Có trải qua đau khổ, có vác thập giá mới có vinh quang.Ngọn lửa hòa bình Đức Giêsu muốn các môn đệ và mọi Kitô hữu ở thế giới muôn thời phải thắp lên. Đó là tình yêu thương phát xuất từ con tim nhân từ của Chúa. Ngọn lửa ấy cũng là ngọn lửa phục sinh bùng cháy xóa tan đêm đen mù tối. Ngọn lửa ấy cũng là ngọn lửa của Chúa Thánh Thần đã nối kết muôn dân trong ngày lễ Ngũ Tuần để tất cả đều hiểu tiếng các tông đồ nói. Đó là tiếng nói yêu thương, tiếng nói cứu độ. Tiếng nói ấy hoàn toàn khác với tiếng nói của các dân tộc muốn xây tháp Babel thấu trời cao, nhưng họ lại không sống yêu thương, không sống bác ái và hòa bình. Do đó, việc xây tháp Babel thất bại. Nhưng ngọn lửa tình yêu cứu đô của Đức Giêsu trên thập giá đã đánh tan tội lỗi và mang lại sự sống vĩnh cửu cho con người.

Lạy Chúa Giêsu, xin đốt trong tâm hồn chúng con ngọn lửa tình yêu, để chúng con đem yêu thương sưởi ấm những tâm hồn chưa biết Chúa và sưởi ấm lại những tâm hồn khô khan, nguội lạnh. Amen.
 
Vinh quang hồn xác Mẹ về trời
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
02:19 09/08/2010
LỄ ĐỨC MARIA HỒN XÁC LÊN TRỜI, ngày 15/8

Lc 1, 39-56

Vì được Thiên Chúa yêu thương tuyển chọn từ trước, nên Ngài đã dành cho Đức Trinh Nữ Maria những đặc ân vô cùng cao quí, những ân huệ mà không một người nào ở trần gian có được. Một trong những đặc ân tuyệt diệu đó là ơn hồn xác lên trời. Giáo Hội tôn kính, tung hô và ca ngợi Mẹ bởi vì Thiên Chúa đã làm cho Mẹ những điều kỳ diệu.

Ai chẳng phải chết. Đó là định luật của con người. Không ai được miễn trừ cái chết. Mẹ Maria cũng không thoát khỏi định luật đời đời đó. Tuy nhiên, Mẹ chết là để nên giống Chúa Giêsu, để góp phần vào ơn cứu độ của Con Mẹ và để thông cảm với sự đau khổ của Chúa Giêsu nơi thần thế. Tuy nhiên, cái chết của Mẹ là để sống đời đời. Mẹ đã chết nhưng thân xác và linh hồn của Mẹ đã được Chúa đón về trời ngay sau khi chết. Đây là một mầu nhiệm của lòng tin. Giáo Hội đã công bố thành tín điều và được mọi Kitô hữu đón nhận với niềm tin, hân hoan, sung sướng. Maria đã được Chúa Giêsu, Con Mẹ rước Mẹ ngôi trên ngai tòa Thiên Quốc và tặng ban cho Mẹ mũ triều thiên quí báu với chức Nữ Vương Thiên Quốc. Thực tế, đã có biết bao giả thuyết về cái chết của Chúa Giêsu. Các nhà khảo cổ học có lần đã tuyên bố tìm được tảng đá nơi chôn cất Đức Mẹ và họ quả quyết không thấy Đức Mẹ đâu. Đây là lời khẳng định của các nhà khảo cổ. Tuy nhiên, Mẹ Maria đã được Chúa Giêsu, Con Mẹ đón cả xác lẫn hồn của Mẹ về trời. Cái chết đối với những người không có đức tin là chấm dứt. Chúa Giêsu đã chết và đã sống lại. Mẹ Maria đã chết và được cất nhắc về trời cả hồn lẫn xác. Chính vì thế, cái chết của Chúa Giêsu và Đức Trinh Nữ Maria là khởi điểm của niềm hy vọng. Niềm hy vọng vì có qua cái chết mới có sự sống đời đời. Cái chết của con người ở thế gian luôn luôn là dấu hỏi, là khúc ngoặt của cuộc đời, về ý nghĩa của sự sống. Cái chết của Mẹ Maria là câu giải đáp quí hóa cho con người bởi vì Mẹ chết là để được sống, là để trở về với Con của Mẹ. Mẹ Maria là niềm hy vọng, là niềm cậy trông cho nhân loại. Trong Kinh Tiền Tụng thứ I lễ cầu hồn có viết: ” Cuộc sống thay đổi chứ không mất đi “. Mẹ Maria trong niềm tin cuộc sống thay đổi đã là dấu hiệu của niềm cậy trông của mỗi người chúng ta.

Mẹ Maria đã thưa xin vâng với Thiên Chúa cách triệt để, hoàn hảo. Do đó, Mẹ đã được Thiên Chúa tặng ban vượt qua tất cả mọi người ở trần gian này, qua ranh giới của sự chết để có sự sống vĩnh cửu muôn đời. Mẹ đã tin và chính lòng tin son sắt, lòng tin bền vững, Mẹ đã tin vào Đấng quyền năng có thể làm được mọi sự cho Mẹ và chính lòng tin ấy đã được Chúa Giêsu cất nhắc hồn xác Mẹ về trời. Mẹ Maria là Sao Mai dẫn đường cho người Kitô hữu bước đi và chính Mẹ đã giúp nhân loại vững bước trên cuộc hành trình đức tin, một cuộc hành trình lâu dài nhưng không nản chán và thất vọng.

Mẹ Maria là đích điểm cho nhân loại tiến bước. Mẹ luôn sẵn sàng dẫn dắt nhân loại đi theo con đường của Mẹ để gặp được Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Mẹ chỉ cho nhân loại thấy con của Mẹ là Chúa Giêsu và dẫn con người đến gặp Chúa Giêsu, Con của Mẹ.

Lạy Mẹ Maria, Mẹ là Sao Mai soi dẫn nhân loại, xin Mẹ cầu thay nguyện giúp cho chúng con để chúng con luôn vững bước trong cuộc lữ hành trần thế đầy thử thách, cam go và bếp bênh. Amen.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:55 09/08/2010
HOÀNG TUYỀN

N2T


Vào thời Xuân Thu chiến quốc, mẹ của Trịnh Trang công là Võ Khương, bởi vì khi sinh Trang công thì rất khó sinh, cho nên rất không thích Trang công mà lại sủng ái đứa con nhỏ là Cộng Thúc Đoạn. Sau khi Trang công lên ngôi, Võ Khương không những thay Cộng Thúc Đoạn muốn đến Phong Ấp của đất kinh thành, khi Cộng Thúc Đoạn lên kế hoạch tước đoạt chính quyền, bà ta lại còn muốn ông ta giúp mở cổng thành. Sau khi Trang công biết chuyện thì sai binh đến đánh Cộng Thúc Đoạn, và đánh bại ông ta ở đất Yên, lại còn đem mẫu thân đày đi đến thành Dinh, rồi lại còn thề độc: “Không đến lộ hoàng tuyền, thì không gặp lại bà nữa”.

(Tả truyện, Âm công nguyên niên)

Suy tư:

Làm cha làm mẹ phải luôn công bằng với con cái của mình, không nên thương đứa này nhiều đứa kia ít, cũng không nên chỉ biết chăm lo cho đứa con nào tính tình giống mình hơn, bởi vì tất cả chúng nó đều là con của mình, bởi vì nếu thiên vị trong cách nuôi dưỡng thì là mầm móng của tai họa huynh đệ tương tàn, đặc biệt là trong các gia đình giàu có.

Con cái là quà tặng đặc biệt và là hồng ân quý báu mà Thiên Chúa ban cho cha mẹ, bởi đó mà người Do Thái xưa có quan niệm rằng: gia đình không con là bị Thiên Chúa chúc dữ, như cây độc không kết trái.

Người Ki-tô hữu đều biết con trai hay con gái, con khỏe mạnh hay con yếu đuối bệnh tật thì cũng là con của mình, là Thiên Chúa ban cho mình để nuôi nấng và dạy dỗ chúng nó trở nên người con tốt của Thiên Chúa, cho nên họ luôn tâm niệm rằng bổn phận và trách nhiệm của mình vừa cao quý vừa nặng nề, do đó mà họ luôn cầu xin Chúa ban cho họ ơn khôn ngoan, hiền hậu và nhẫn nại, để dạy dỗ con cái mình theo tinh thần Phúc Âm của Chúa Giê-su Ki-tô và giáo huấn của Giáo Hội. Bằng không thì đến ngày phán xét, Chúa Giê-su Ki-tô hỏi những người làm cha mẹ: “Con cái ngươi bây giờ ở đâu ? Thì cha mẹ biết trả lời ra sao, bởi vì khi con cái không ở trên thiên đàng thì chắc chắn là ở dưới hoàng tuyền hỏa ngục…

Sinh con thì dễ, nhưng dạy con trở nên người tốt thì rất khó, và dạy con trở nên người Ki-tô hữu tốt lành thì càng khó hơn.

-----------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:56 09/08/2010
N2T


4. Ma quỷ sợ nhất là con người khổ công thực hành “gác đêm, cầu nguyện, giữ chay, sống nghèo”.

(Thánh Antôn)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:58 09/08/2010
N2T


496. Mỗi lần tâm tình té xuống đáy khe thì nên nói với mình: nghỉ ngơi chút xíu, làm lại từ đầu.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thổ Nhĩ Kỳ: Hai Thánh Đường Chính Thống Syri Mở Cửa Lại Sau 30 Năm
Giuse Nguyễn Thế Bài
13:57 09/08/2010
Thổ Nhĩ Kỳ: Hai Thánh Đường Chính Thống Syri Mở Cửa Lại Sau 30 Năm

(AsiaNews / Các hãng tin 07.08) Sau 30 năm, hai thánh đường Chính Thống Syri ở Mor Esayo và Mor Kuryakuswere, thứ tự thế kỷ 4 và thế kỷ 6, đã mở cửa lại hôm qua trong làng Midyat’s Yemisli trong vùng Mardin, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Hai thánh đường nầy đã bị đóng cửa từ thập niên 1980 và đã được 72 gia đình người Syri sửa chữa phục hồi với chi phí khoảng 300 ngàn euros. Hàng trăm người thuộc các cộng đồng Chính Thống Syri từ khắp trên thế giới đã tham dự Thánh Lễ khánh thành do Đức tổng giám mục Mor Timetheos Samuel Aktas, giáo phận Tur Abdin chủ tế. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, giáo hội Chính thống Syri có 5 ngàn tín hữu. Tuma Celik,phó chủ tịch Liên Đoàn Syri Châu Âu phát biểu tại nghi lễ: ” Những người Syri sống trong các quốc gia xa quê hương,thực sự tâm trí và tinh thần vẫn sống nơi đây và ước ao được trở về an nghỉ trong lòng đất nầy”. Ông nói thêm: ”Sự hiện hữu của người Syri ở Thổ Nhĩ Kỳ không được Hiến Pháp công nhận, như lẽ ra phải thế. Nếu chính phủ xây dựng hạ tầng cơ sở để cải thiện các điều kiện xã hội,văn hoá và kinh tế, thì những người Syri quay về lại, sẽ tăng lên mau chóng”.
 
Nếu Các Cặp Nam Đồng Tính Có Thể Kết Hôn, Thì Hôn Nhân Còn Có Ý Nghĩa Gì?
Giuse Nguyễn Thế Bài
13:59 09/08/2010
Nếu Các Cặp Nam Đồng Tính Có Thể Kết Hôn, Thì Hôn Nhân Còn Có Ý Nghĩa Gì?

(CWNews 07.08) Trong một bài xã luận sâu sắc viết cho tờ the Wall Street Journal, phản ứng lại phán quyết của thẩm phán Walker muốn lật ngược Điều 8 California, Dana Mack lập luận rằng các nhà hoạt động đồng tính nam muốn được đối xử đúng như cha mẹ họ - ngay cả dù họ không cư xử giống như cha mẹ họ.Các cặp đồng tính nam đã tiến gần hơn đến việc xử lý cuộc sống trong những vấn đề vay mượn từ những sự kiện văn hoá và những phong tục của gia đình mà mỗi người trong họ được sinh ra. Tuy nhiên,vấn đề ở chỗ cho phép họ chắp vá những tàn dư của một cơ chế suy đồi đến vậy lại với nhau thành hôn nhân. thì liệu có làm cho trầm trọng thêm sự xung đột gay gắt trong kết cấu của nó chăng?
 
Thư Viện Vatican Được Phục Hồi Sẵn Sàng Cho Sự Im Lặng Uyên Bác
Giuse Nguyễn Thế Bài
14:00 09/08/2010
Âm Thanh Của Im Lặng: Thư Viện Vatican Được Phục Hồi Sẵn Sàng Cho Sự Im Lặng Uyên Bác

(CNS 07.08) Cuối tháng bảy,người ta thấy một phụ nữ trẻ đang chuyển sách khỏi những kệ sách trong Thư Viện Vatican và phủi bụi từng cuốn một. Các học giả chưa từng được tiếp cận với 1,6 triệu cuốn sách,hàng trăm ngàn bản viết tay hoặc những sưu tập tiềb xu và huy chương từ năm 2007 của thư viện nầy, khi quy định tuyệt đồi im lặng trong các phòng đọc của thư viện đã được thay thế bằng tiếng khoan búa cũng như máy trộn xi măng ầm ỉ. Nhưng, như đã được hứa cách nay 3 năm, Thư Viện Vatican sẽ mở cửa vào ngày 20.09, sạch bóng và kiên cố hơn bao giờ hết. Các kỹ sư Vatican đã lưu ý sàn nhà của thư viện nầy đang lún xuống. Kể cả sau khi dời phần lớn sách, thì các thanh tra toà nhà cũng không dám chắc là nó an toàn, vì thế mà Vatican phải đóng cửa thư viện sau khi báo trước cho các học giả chỉ mấy tháng. Trả lời phỏng vấn cuối tháng bày, ĐGM quản thủ thư viện Cesare Pasini cứ úp mở với câu “tôi đã bảo mà!”, nói rằng người ta có thể chọn giữa “nghi ngờ hoặc tín nhiệm. Đúng là khi bạn bắt đầu loại công việc nầy, thì không bao giờ biết được điều gì sẽ xảy ra, loại rắc rối nào sẽ nỗi lên hoặc -thêm một mối nguy nữa – ấy là chúng ta sẽ ao ước và thích thú cứ muốn làm thêm chút nữa, và vậy là phải mất thêm thời gian”.
 
Các Nhà Khảo Cổ: Nơi Chúa Giêsu Đã Cầu Nguyện?
Giuse Nguyễn Thế Bài
14:02 09/08/2010
Các Nhà Khảo Cổ: Nơi Chúa Giêsu Đã Cầu Nguyện?

(CBN) Các nhà khảo cổ Israel đang làm việc tại vùng Bắc Israel cho biết họ đã phát hiện một hội đường Do Thái 2.00 năm tuổi,nơi Chúa Giêsu có thể đã cầu nguyện. Những tàn tích của một hội đường cổ xưa được khám phá trong vùng đất định xây một khách sạn phía bắc biên hồ Tiberia ở Migdal (là thành hpố mà Maria Mađalena đã từng sinh sống). Những vật tìm thấy khác dọc theo Biển Galilê tượng trưng một số trong các khám phá khảo cổ học xưa nhất chưa từng được khám phá tong vùng nầy. Một số chuyên gia nói chắc chắn rằng đây là những nơi Chúa Giêsu đã sống,giảng dạy và chữa cho người đau ốm.

Nhà khảo cổ Israel tiếng tăm Dina Avshalom-Gorni nói: ” Chúng tôi đoán rằng hội đường xinh xắn và trang hoàng đẹp đẽ nầy có thể đã là hội đường mà Chúa Giêsu và cộng đoàn của Người cùng với Maria Mađalêna đã ngồi, học hành và cầu nguyện chung với nhau trong toà nhà nầy”. Toà nhà nầy trước kia có lẽ rất rộng - sảnh chính rộng gần 120 thước vuông (1.300 square feet), được trang trí bằng những bích hoạ và có một sàn nhà khảm phù điêu. Đa phần đá được để đứng hoặc nằm nguyên trạng. Avshalom-Gorni cầm đầu cuộc khai quật nầy, Bà cho biết cũng đã khám phá ra một tảng đá khác thường bên trong hội đường, được trang trí bằng một chân đèn bảy nhánh, vốn dĩ là một phần của đền thờ ở Giêrusalem. Một ít mô tả các chân đèn đã nỗi lên,nhưng cái nầy là độc nhất,vì nó ở xa Giêrusalm và lại ở trong một hội đường. Các chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng điều nầy cho thấy có những mối liên hệ giữa các cộng đồng Do Thái giáo ở Galilê và Giêrusalem trong thời ấy. Bà Gorni nói thật đáng để ý là hội đường được bảo tồn ti61t đến thế, vì nó được phát hiện chỉ mấy tấc bên dưới mặt đất: ”Sau 2.000 năm không ai làm hư hại toà nhà nầy. Thật khó tin. Nó cũng rất đẹp trong ngành khảo cổ,vì khách sạn có thể xây xa một chút về hướng nam hoặc hướng bắc. …Tôi cho rằng mọi người đều muốn để công chúng được nhìn thấy hội đường nầy và có thể có cơ hội cầu nguyện trong hội đường nầy”.
 
Cuba: Xây Dựng Thánh Đường Đầu Tiên Từ Sau Cách Mạng
Giuse Nguyễn Thế Bài
14:03 09/08/2010
Cuba: Xây Dựng Thánh Đường Đầu Tiên Từ Sau Cách Mạng

(Apic 07.08) Lần đầu tiên kể từ Cách Mạng, cách nay hơn 50 năm, một thánh đường Công giáo đã có thể được xây ở Cuba. Các phương tiện truyền thông trong nước chỉ đưa tin ngày 06.08 rằng toà nhà nầy đã được cung hiến ngày 24.07 tại cayo Espino, trong tỉnh Granma. ĐGM Alvaro Beyra Luarca, giàm mục giáo phận Bayamo-Manzanillo, đã xác nhận trên sóng phát thanh Marti,rằng thánh đường nầy đã được xây dựng ở chính nơi người ta phá một nhà nguyện có cơ sụp đổ.
 
Đức Thánh Cha Rời Castel Gandolfo Để Hành Hương Bất Ngờ Ngày Lễ Hiển Dung
Giuse Nguyễn Thế Bài
14:05 09/08/2010
Đức Thánh Cha Rời Castel Gandolfo Để Hành Hương Bất Ngờ Ngày Lễ Hiển Dung

(CNA/ EWTN News 08.08) Trong mợt động thái tượng trưng, Đức Thánh Cha đã đi lên núi để cầu nguyện nhân lễ Hiển Dung (06.08). Trong chuyến đi kéo dài một ngày rời nơi trú hè, Người đã đi thăm một số nơi, dành giờ để nhân tiện ghé thăm một số bạn cũ. Đánh dấu ngày lễ nầy cũng ở tại một vùng núi, Đức Thành Cha đã cầu nguyện với những người tháp tùng tại một nhà nguyện Thánh Mẫu nằm ở vùng Abruzzo, Ý,ở độ cao hơn 1.000 mét. Tiếp sau lần dừng chân nầy, Đức Thánh Cha đi đến một cộng đoàn tu sĩ ở trong thành phố Carsoli gần đó để ăn trưa, cùng với ĐHY Fiorenzo Angelini, nguyên chủ tịch HĐ giáo hoàng Vể Mục VỤ Y Tế, vừa mừng sinh nhất thứ 94 vào ngày 01.08. Sau đó, cùng với Đức Ông Georg Ganswein, thư ký riêng của Người, Đức Biển Đức XVI đi đến thị trấn Rocca di Mezzo, nơi Người gặp ĐHY Angelo Sodano,niên trưởng Hồng Y đoàn, đang nghỉ hè tại đây. Người cũng thăm giáo xứ Thánh Leucio, ở đó Người cầu nguyện cho những kẻ đã bị trận động đất vào tháng tư năm ngoái,gây thiệt hại cho cả thánh đường giáo xứ. sau khi gặp Cha quản xứ, thị trưởng và các quan chức thị trấn khác, Người về lại Castel Gandolfo.
 
Nguyên Thỉnh Nguyện Viên Đồng Tế Thánh Lễ [Phong Thánh] Mary Mackillop Tại Vatican.
Giuse Nguyễn Thế Bài
14:06 09/08/2010
Nguyên Thỉnh Nguyện Viên Đồng Tế Thánh Lễ [Phong Thánh] Mary Mackillop Tại Vatican.

(CarhNews 09.08) Vị linh mục Dòng Tên người Úc,Cha Paul Gardiner, nguyên thỉnh nguyện viên án phong thánh Maru MacKillop, sẽ đồng tế Thánh Lễ cho sự kiện nầy vào ngày 17.10 cùng với Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI. Ngài đã bỏ ra 25 năm trời làm việc âm thầm để đấu tranh cho án phong thánh nầy. Ngài chờ đợi sự kiện nầy với hy vọng,nhất là “tưởng tượng cảnh Mary McKillop bước qua quãng trường Thánh Phêrô,như thánh nữ đã thường làm như thế”. Ngài nói: ”Thánh nữ là một phụ nữ trẻ cô đơn đến từ Úc, biết rất ít về ngôn ngữ và không có bạn thân ở đó, vẫn đi đến Đền thờ Thánh Phêrô để cầu nguyện cho Dòng tu của Ngài ở Úc, cho bản thân Ngài và cho sứ mệnh của Ngài ở Roma và không có ai quan tâm đến Ngài…Và ở đó chúng ta sẽ có mặt tại lễ tôn vinh hiển thánh cho Ngài, và Đức Thánh Cha sẽ nói với toàn thế giới chú ý đến con người của thánh nữ, đức tin và lòng bền chí của Ngài,lòng say mê Thánh giá, lòng tốt của ngài,tất cả mọi điều về Ngài mà Đức Thánh Cha muốn chúng ta noi gương bắt chước”. Hiện Cha làm tuyên úy ở trung tâm Mary McKillop ở Penola, miền nam nước Úc và cho biết Ngài hy vọng dân Úc hiểu được ý nghĩa vị thánh tiên khởi của Úc”
 
Đức tin Kitô tái sinh tại Đông Âu
Linh Tiến Khải
16:55 09/08/2010
Một số nhận định của Đức Hồng Y Peter Erdoe, Tổng Giám Mục Budapest, kiêm Chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Âu châu, về sự kiện đức tin tái sinh sau khi bức tường Berlin sụp đổ.

Trong các ngày từ 22 tới 28 tháng 8 này, Đại hội tình bạn các dân tộc lần thứ 31 sẽ tiến hành tại Rimini, Trung Italia, về đề tài ”Bản chất thúc đẩy chúng ta ước muốn những điều cao cả là con tim”. Mục đích của đại hội lần này là bảo vệ tính chất nhân bản của con người và xã hội, chống lại nền văn hóa có khuynh hướng xóa bỏ nhân bản tính, và phổ biến sự thiếu sót và hư vô trong cuộc sống xã hội ngày nay.

Thực ra, bản chất con người là khát khao những điều cao cả. Động lực mọi hành động của con người là ước mong điều cao cả, đòi hỏi điều vô tận. Con người có tương quan với sự vô tận. Sự căng thẳng đó là nét không thể nhầm lẫn được của con người, là tia lửa của mọi hành động: từ việc làm cho tới gia đình, từ sự tìm kiếm khoa học cho tới hoạt động chính trị, từ nghệ thuật cho tới việc đương đầu với các nhu cầu thường ngày.

Thánh lễ khai mạc sẽ đo Đức cha Francesco Lambiasi, Giám Mục Rimini, chủ sự lúc 11 giờ sáng Chúa Nhật 22-8-2010. Trong số hàng chục ngàn người tham dự sẽ có nhiều vị lãnh đạo tôn giáo, các giới chức chính trị, kinh tế và xã hội Italia, Âu châu và quốc tế. Trong số các vị lãnh đạo tôn giáo tham dự và thuyết trình tại đại hội cũng có Đức Tổng Giám Mục Filaret của Chính Thống Nga và Đức Hồng Y Peter Erdoe, Tổng Giám Mục Budapest, kiêm Chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Âu châu. Trong các ngày đại hội ngoài các buổi cử hành phụng vụ và chia sẻ kinh nghiệm đức tin, còn có hàng chục buổi diễn thuyết về các đề tài tôn giáo, chính trị, kinh tế, thương mại, xã hội và văn hóa.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Hồng Y Peter Erdoe về sự kiện đức tin kitô tái sinh tại Đông Âu, sau khi bức tường Berlin sụp đổ hồi tháng 12 năm 1989.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y Erdoe, từ vài năm nay Đức Hồng Y là Chủ tịch Liên Hiệp các Hội Đồng Giám Mục Âu châu, gọi tắt là CCEE. Khi nói tới Âu châu là chúng ta nói tới điều gì thưa Đức Hồng Y? Trong các năm qua Đức Hồng Y đã trông thấy gì và đã có các nhận xét nào?

Đáp: Với từ ”Âu châu” người ta hiểu nhiều điều lắm. Đối với một số người thì đó là ”Tây Phương Kitô”, đối với người khác thì nó là tất cả vùng đất mang ảnh hưởng của nền văn hóa hy lạp roma, trong hình thái la tinh cũng như trong hình thái bisantin, và như thế nó bao gồm cả châu Mỹ, Australia hay cả Nga nữa. Cũng có không ít người nói tới Âu châu chính trị, và trong trường hợp này thì đó là Liên Hiệp Âu châu... Đối với nền thần học công giáo, tất cả các nền văn hóa của nhân loại đều đáng qúy trọng, bởi vì chúng nảy sinh từ ý muốn tạo dựng của Thiên Chúa, như là sự phong phú của thiên nhiên, nhưng đặc biệt chúng cũng diễn tả một khía cạnh của phẩm giá con người nữa. Trong mấy ngàn năm qua Tin Mừng của Chúa Kitô đã không phá hủy sự khác biệt và căn tính văn hóa của các dân tộc âu châu, nhưng đã soi sáng cho gia tài của chúng, và thăng tiến sự phát triển của từng dân tộc. Đôi khi tôi khâm phục ngắm nhìn cuộc sống của các cộng đoàn công giáo tại Á châu hay Phi châu. Và tôi xác tín rằng giữa Tin Mừng và các nền văn hóa này sẽ nảy sinh ra các điều kỳ diệu mới cho thiện ích của Giáo Hội và toàn nhân loại.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, bức tường Berlin đã sụp đổ cách đây hơn 20 năm rồi. Bây giờ còn có thể nói về một Đông âu và một Tây Âu nữa không?

Đáp: Đã, đang và sẽ có thể nói về một Đông Âu và một Tây Âu, tuy cả hai đều là một Âu châu. Một đàng có sự kiện hoàng đế Diocleziano chia đế quốc Roma thành hai vùng Đông Tây, cả khi các chi tiết trong cơ cấu hành chánh không phát xuất từ cuộc cải cách này của hoàng đế, thực tại văn hóa đông tây vẫn sống động trong đại lục này. Phần latinh và phần bisantin của Âu châu cho tới nay vẫn cho thấy các khác biệt. Hiểu biết và đánh giá cao các khác biệt ấy vẫn là một nhiệm vụ hiện nay. Trong thời chiến tranh vùng Balcan có người đã nêu vấn nạn liên quan tới các lợi lộc trong các xung khắc phức tạp này. Và một người Hungari biết lịch sử một chút đã trả lời rằng: ”Như đã luôn luôn xảy ra, đây là việc xác định ranh giới chính xác đã do hoàng đế Diocleziano xác định”.

Dĩ nhiên trong hậu bán thế kỷ XX, Đông Âu và Tây Âu châu đã có một ý nghĩa khác: đó là ý nghĩa chính trị ám chỉ hai vùng ảnh hưởng, ảnh hưởng của Liên xô bên Đông Âu và ảnh hưởng của Hoa Kỳ bên Tây Âu. Tạ ơn Thiên Chúa, lằn ranh giới này, hay bức màn sắt, này giờ đây không hiện hữu nữa. Nhưng vẫn có các vùng văn hóa và kinh tế chứng minh cho thấy các khác biệt tiêu biểu: có các quốc gia thành lập Liên Hiệp Âu châu, có chân trong việc thiết định các luật chơi và các đặc thái của Liên Hiệp, cũng như xác định diện mạo của nó, cả khi một cách không đồng đều như nhau. Thế rồi, còn có các thành viên mới, đặc biệt là các nước cựu cộng sản, phải tùy thuộc vào ”một cái gì đó”, vì sự cần thiết lịch sử, kinh tế hay địa lý chính trị, sau khi các đoàn quân xô viết rút lui khỏi lãnh thổ của họ. Trong các quốc gia này, vì dư luận công cộng hay vì thứ tự thời gian, việc tùy thuộc khối NATO hay Minh Ước Bắc Đại Tây Dương, biểu tượng cho đặc tính tây âu hay sự ổn định của việc tùy thuộc của vùng này vào phần lục địa, mà người dân các nước Đông Âu cho là hạnh phúc hơn, là điều quan trọng đối với các dân tộc Đông Âu.

Ngoại trừ qúa khứ ra, giờ đây các nước Đông Âu có các tương quan mới với nước Nga không còn là xô viết nữa. Đó là các tương quan kinh tế, thông cảm, với các yếu tố chung của cung cách sống; một vài tương đồng trong các vấn đề xã hội như tình trạng trống rỗng ý thức hệ và luân lý, sau khi từ bỏ ý thức hệ mác xít; việc cần thiết sơ đẳng của sự thức tỉnh văn hóa có thể hệ tại nơi việc đánh giá cao các ngôn ngữ quốc gia; các truyền thống văn chương; các truyền thống gia chánh; các truyền thống nghệ thuật; cũng như hệ tại nơi việc thức tỉnh của ý thức về lịch sử riêng. Nó cũng hệ tại nhu cầu hiểu và tích cực xây dựng qúa khứ gần và xa của mình. Bên cạnh đó còn có nguy cơ của sự bất ổn trong cuộc sống xã hội và kinh tế, vì nạn gian tham hối lộ và vô chính phủ có thể xảy ra, nếu Nhà Nước tuân giữ một cách giáo điều các nguyên tắc của một khuynh hướng tự do cực đoan, xa cách với thực tại cụ thể của các xã hội này.

Hỏi: Trên bình diện tương quan giữa Giáo Hội công giáo và Giáo Hội chính thống, lộ trình hiện nay ra sao thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Sau những gì trình bầy trên đây, chúng tôi cảm thấy đặc biệt bị lôi cuốn bước vào trong cuộc đối thoại với Giáo Hội chính thống. Tuy nhiên, cả trong dấn thân này nữa, cũng không được để cho việc đối thoại nảy sinh từ một quan điểm thơ mộng, thiếu thực tế. Trên thực tế, chúng tôi phải vui mừng trước sự kiện các Giáo Hội chính thống khác nhau bên Đông Âu, đã từng bị đánh phá phá một cách tàn bạo và bị bách hại trong bao nhiêu thập niên, giờ đây đang tìm lại một phẩm chất cao về văn hóa nghệ thuật và thần học kitô, cũng như một tương quan có cơ cấu với cuộc sống của dân tộc mình.

Cần phải đánh giá cao hay tưởng tượng xem nó quan trọng chừng nào đối với các linh mục hay các Giám Mục chính thống và cả đối với các tu sĩ và giáo dân nam nữ nữa, sự chính thống của đức tin, thường khi đã là giá trị duy nhất mà họ còn duy trì được trong các tình trạng nhiều khi rất là nhục nhã. Đây không chỉ là điều liên quan tới các vị tử đạo và các tín hữu bị cầm tù mà thôi, mà nó liên quan tới cả những ai có thể thi hành nhiệm vụ của mình một cách công khai.

Trong nhận thức của nhiều người, giá trị có thể biện minh cho nhiều điều, đó là làm sao duy trì được đức tin của mình. Đây không luôn luôn là sự hữu hiệu mục vụ, là điều về lâu về dài đã không thể làm được, mà là nội dung của đức tin. Chính vì thế mà khi Đức Thánh Cha Biển Đức XVI được bầu làm Người Kế Vị Thánh Phêrô, niềm vui đã bùng nổ trong thế giới chính thống. Như thế, có một mức độ khác trong cuộc đối thoại với Giáo Hội chính thống: đó là mức độ của chính đức tin. Và trong lãnh vực này, sự tương đồng giữa công giáo và chính thống lớn lao đến độ chúng ta cảm thấy đau đớn vì sự thiếu hiệp nhất giữa hai bên. Đây là điều rất hiển nhiên tại những nơi đâu các kitô hữu không chia sẻ cùng số phận trong bối cảnh văn hóa không kitô. Tuy nhiên, cũng có một mức độ khiêm tốn hơn của cuộc đối thoại, đó là việc thăng tiến các giá trị luân lý kitô và giáo huấn xã hội. Hiển nhiên là các Hội Đồng Giám Mục Âu châu là các cơ cấu chuyên môn và được mời gọi dấn thân trong cuộc đối thoại và cộng tác, nhất là trong việc cộng tác với Giáo Hội chính thống. Các hiệu qủa cụ thể của đức tin chung thật ra rất giống nhau, và thường dẫn đưa các Giáo Hội tới cùng một lập trường đối với các vấn đề của cuộc sống xã hội ngày nay. Chính vì thế đã nảy sinh ra Diễn đàn công giáo chính thống âu châu, và nó bắt đầu đem lại các hoa trái đầu tiên, thí dụ như trong lập trường rõ ràng liên quan tới gia đình.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Đức Hồng Y có nhận xét gì về đại hội tình bạn các dân tộc diễn ra tại Rimini, mà Đức Hồng Y cũng sẽ tham dự cùng với Đức Tổng Giám Mục Filaret Giám Mục giáo phận Minsk của Giáo Hội chính thống Nga? Một người dân âu châu ngày nay có thể tin nơi Chúa Giêsu hay không?

Đáp: Tôi rất danh dự được nói chuyện với Đức Tổng Giám Mục Filaret của giáo phận Minsk, mà tôi rất qúy trọng. Tựa đề của cuộc đối thoại nhắc cho tôi nhớ đến thời tôi còn trẻ. Hồi đó người ta dậy chúng tôi rằng tôn giáo là một chậm tiến, là ngu dân. Cũng thế, người ta có thể nghĩ rằng một người dân âu châu có học ngày nay không thể là một tín hữu kitô. Tôi thì tôi có xác tín ngược lại. Chính tính cách phức tạp của các vấn đề thời đại chúng ta, sự hoạt động không hiệu qủa của guồng máy xã hội đòi buộc phải có một mẫu số chung tối thiểu liên quan tới việc đặt để loài người trong vũ trụ này, liên quan tới ý nghĩa và giá trị của toàn lịch sử nhân loại và của xã hội. Chính sự kiện này khiến cho một suy tư về các vấn đề nền tảng của quan niệm về cuộc sống trở thành cần thiết. Như vậy, theo tôi, một người âu châu tân tiến ngày nay không thể không đương đầu ít nhất là với vấn đề về Thiên Chúa, về Đức Giêsu Kitô và Tin Mừng của Người.

(Avvenire 21-7-2010)
 
Đức Thánh Cha kêu gọi tín hữu tỉnh thức và hy vọng
G. Trần Đức Anh OP
16:59 09/08/2010
CASTEL GANDOLFO. ĐTC Biển Đức 16 mời gọi các tín hữu hướng lòng về quê hương vĩnh cửu, tỉnh thức và hy vọng, vượt thắng lòng gắn bó ích kỷ với những của cải trần thế.

ĐTC cũng nhắc đến mẫu gương của các Thánh mà Giáo Hội mừng kính trong những ngày này. Ngài nói:

Anh chị em thân mến

Bài Tin Mừng chúa nhật hôm nay tiếp tục huấn từ của Chúa Giêsu cho các môn đệ về giá trị của con người dưới mắt Thiên Chúa và sự vô ích của những lo lắng bận tâm trần thế. Đây không phải là một sự ca ngợi thái độ không dấn thân làm việc. Trái lại, khi nghe lời mời gọi trấn an của Chúa Giêsu ”Hỡi đoàn chiên nhỏ, các con đừng sợ vì Cha các con đã vui lòng ban Nước Trời cho các con” (Lc 12,32), tâm hồn chúng ta mở rộng đối với một niềm hy vọng có sức soi sáng và linh hoạt cuộc sống cụ thể: chúng ta chắc chắn rằng ”Tin Mừng không phải chỉ là một sự thông tin tạo ra những sự kiện và thay đổi cuộc sống. Cánh cửa u tối của thời gian, của tương lai được mở toang. Người hy vọng thì sống khác hẳn, một cuộc sống mới đã được ban cho họ” (Thông điệp Spe Salvi, 2). Như chúng ta đọc trong đoạn Thư gửi Các Tín Hữu Do thái qua phụng vụ hôm nay, Tổ phụ Abraham tiến bước với lòng tín thác, trong niềm hy vọng mà Thiên Chúa mở ra cho ông: đó là lời hứa ban đất và một ”dòng dõi đông đúc” và ông ra đi ”mà không biết mình đi đâu”, chỉ tín thác vào Thiên Chúa (Xc 11,8-12).

Và Chúa Giêsu, trong Tin Mừng hôm nay, - qua 3 dụ ngôn - diễn giải thế nào là chờ đợi sự viên mãn ”của niềm hy vọng phúc hậu”, sự giáng lâm của Chúa, phải thúc đẩy sống khẩn trương hơn, đầy những công việc lành phúc đức: ”Các con sẽ thấy điều mà các con sở hữu và hãy làm phúc bố thí; hãy tích trữ những của không hư nát và một kho tàng chắc chắn trên trời, nơi mà trộm không đến được và mối mọt không làm hư hại” (Lc 12,33). Đó là một lời mời gọi hãy dùng những sự vật mà không ích kỷ, không khao khát chiếm hữu hoặc thống trị, nhưng theo tiêu chuẩn của Thiên Chúa, tiêu chuẩn quan tâm đến tha nhân, tiêu chuẩn thương yêu: như nhà thần học Romano Guardini đã tóm tắt, ”trong hình thức một cuộc mạc khải: khởi hành từ Thiên Chúa, và nhắm đến Thiên Chúa” (Chấp nhận chính mình, Brescia 1992, 44).

ĐTC nói tiếp: ”Với ý hướng đó, tôi muốn lưu ý anh chị em về một số vị Thánh chúng ta sẽ mừng trong tuần này: các vị đã xếp đặt cuộc sống của mình khởi hành từ Thiên Chúa và nhắm đến Thiên Chúa. Hôm nay chúng ta kính nhớ Thánh Đa Minh Guzman, vị sáng lập dòng Đa Minh vào thế kỷ 13, một dòng thi hành sứ mạng giáo huấn xã hội về các chân lý đức tin, chuẩn bị bằng việc học hỏi và cầu nguyện. Trong cùng thời ấy, có thánh nữ Clara thành Assisi mà chúng ta sẽ kính nhớ vào thứ tư tới đây, thánh nữ nối tiếp công trình của thánh Phanxicô và lập dòng Clarisse. Ngày 10-8, chúng ta sẽ kính nhớ thánh Lorenxô Phó tế, tử đạo hồi thế kỷ thứ 3, và hài cốt ngài còn được tôn kính tại Roma trong Vương cung thánh đường thánh Lorenxô ngoại thành. Sau cùng, chúng ta kính nhớ hai vị tử đạo khác trong thế kỷ 20, cùng chia sẻ số phận tại trại tập trung Auschwitz. Ngày 9-8, chúng ta kính nhớ thánh nữ Teresa Benedetta Thánh Giá, Edith Stein, và ngày 14-8 kính nhớ thánh Massimiliano Maria Kolbe linh mục Phanxicô, sáng lập dòng Chiến Binh của Đức Maria Vô Nhiễm. Cả hai đã trải qua thời kỳ tăm tối của thế chiến thứ hai, mà không bao giờ đánh mất viễn tượng hy vọng, Thiên Chúa của sự sống và tình thương.

Và ĐTC kết luận rằng ”Chúng ta hãy tín thác nơi sự nâng đỡ từ mẫu của Đức Trinh Nữ Maria, Nữ Vương các Thánh, Mẹ đã yêu thương chia sẻ cuộc lữ hành của chúng ta. Chúng ta hãy dâng lên Mẹ kinh nguyện của chúng ta.

Sau kinh Truyền Tin và Phép lành, ĐTC đã chào thăm các tín hữu hành hương bằng 5 thứ tiếng chính: Pháp, Anh, Đức, Tây ban Nha, Ý và nhắc lại ý chính của bài huấn dụ. Bằng tiếng Pháp, ĐTC mời gọi các tín hữu đặc biệt cầu nguyện cho những người thất nghiệp và không có gia cư.

Đặc biệt bằng tiếng Đức, ĐTC chào thăm các nhóm bạn trẻ giúp lễ từ Bad Reichenhall và Ramsau, từ giáo phận Fulda và các nơi khác ở Đức. Ngài nói:

Đức tin có thể chuyển núi dời non. Nhưng tin không có nghĩa là co cụm vào mình trong sự thoải mái, nhưng là hướng về Thiên Chúa. Đúng ra, Tin Mừng đòi hỏi chúng ta phải tỉnh thức và chu toàn những nghĩa vụ đã được ủy thác. Điều này cũng được áp dụng cho chúng ta, đó là lời hứa: ai tin thác nơi Chúa và chu toàn các công tác bác ái, thì sẽ mang lại những hoa trái trường tồn.

Với các tín hữu nói tiếng Tây Ban Nha, ĐTC nhắc đến hai đặc tính thiết yếu của đời sống Kitô là hy vọng và tỉnh thức, một đời sống cởi mở hướng về vĩnh cửu, như Tin Mừng hôm nay đã nhắc nhở.. Ước gì sự chăm chỉ tham dự Thánh Lễ, trong đó Chúa Kitô hằng ngày gặp gỡ chúng ta, giúp anh chị em tăng cường đời sống tin, cậy, mến.. Ngỏ lời với các tín hữu Ba Lan hiện diện, ĐTC nhắc đến sự kiện trong những ngày này, hàng ngàn tín hữu Công Giáo ở Ba Lan đang hành trình tiến về Đền thánh Đức Mẹ Jasna Gora ở Czestochowa. Ngài thân ái gửi lời chào thăm họ và nói: ”Tôi đặc biệt hiệp ý với những người tham dự cuộc hành hương đi bộ từ Cracovia, và cuộc hành hương của giới đại học từ thủ đô Varsava: đây là lần thứ 30 họ hành trình tiến về Đền thánh quốc gia để phó thác cho Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, những vấn đề của bản thân và cộng đồng. Tôi cám ơn tất cả mọi người vì lời cầu nguyện theo ý chỉ của ĐGH và của Giáo Hội.

Sau cùng, ĐTC tiến ra bao lơn bên ngoài để chào thăm và chúc lành cho hàng trăm tín hữu hành hương tụ tập tại đây vì không tìm được chỗ bên trong khuôn viên của dinh thự Castel Gandolfo.
 
Chính quyền Trung Quốc tấn phong một giám mục 'chính thức' thay thế vị giám mục bị cầm tù
Paul Minh Nhật
20:53 09/08/2010
Một giám mục người đã bỏ giáo hội "hầm trú" để gia nhập Hội Những Người Công Giáo Yêu Nước được chính phủ kiểm soát đã được đặt lên làm giám mục giáo phận Baoding. Chuyện này đã làm phức tạp vấn đề vì giáo hội "hầm trú" tại Baoding đã có một giám mục, người đã bị cầm tù từ năm 1997.

Việc bổ nhiệm giám mục Fancis An Shuxin lên đứng đầu giáo phận Baoding - một trong những giáo phận lớn nhất ở Trung Quốc, với con số ước tính lên tới 50.000 các tín hữu Công Giáo - đã được Hội Yêu Nước thực hiện mà không có sự phê chuẩn từ Tòa Thánh. Trong lễ tấn phong, vị giám mục chủ phong là ĐGM Ma Yinglin, người không được Vatican thừa nhận.

Giáo hội chui ngầm tại Baoding công nhận GM James Su Zhimin là vị lãnh đạo của mình. Nhưng ngài là tù nhân đã và đang bị chính phủ giam giữ, và hiện tại nơi nào ngài bị giam giữ cũng không ai biết.

ĐGM Francis An Shuxin đã là giám mục phụ tá của giáo phận Baoding, phục vụ dưới quyền GM Su Zhimin. Nhưng năm trước đức cha An Shuzin đã làm bất ngờ các thành viên thuộc giáo hội "hầm trú" khi công bố rằng mình đã gia nhập Hội Yêu Nước, ông giải thích rằng mình làm việc đó vì sự thống nhất của Giáo Hội.
 
Top Stories
German mosque used by Sept. 11 attackers shut down
Kirsten Grieshaber, AP
10:20 09/08/2010
BERLIN – A small Hamburg mosque once frequented by Sept. 11 attackers was shut down and searched Monday because German authorities believed the prayer house was again being used as a meeting point for Islamic radicals.

The Taiba mosque was closed and the cultural association that runs it was banned, officials in the northern German city of Hamburg said.

"We have closed the mosque because it was a recruiting and meeting point for Islamic radicals who wanted to participate in so-called jihad or holy war," said Frank Reschreiter, a spokesman for the Hamburg state interior ministry.

He said 20 police officers were searching the building and had confiscated material, including several computers. He said he had no information about any arrests.

The homes of leading members of the cultural association were also searched and the group's assets were confiscated, Hamburg's state government said in a statement.

The prayer house, until two years ago known as the al-Quds mosque, was a meeting and recruiting point years ago for some of the Sept. 11 attackers before they moved to the United States, authorities say. Sept. 11 ringleader Mohamed Atta as well as attackers Marwan al-Shehhi and Ziad Jarrah had studied in Hamburg and frequented the al-Quds mosque.

Reschreiter said the mosque had been under observation by local intelligence officers for "quite a long time" and this was the first time it had been closed. The local interior ministry said about 45 supporters of jihad live in the Hamburg area and around 200 people regularly attend Friday prayers at the Taiba mosque.

The ministry also said that over the years, the mosque also became a magnet for so-called jihad tourists — Muslims from out of town who bragged about having worshipped at the same mosque were once the Sept. 11 terrorists gathered for prayer.

The banned group's home page on the Web had been taken down by Monday and it was not possible to reach any members directly.

A 2009 report by the Hamburg branch of Germany's domestic intelligence agency said the mosque had again become the "center of attraction for the jihad scene" in the northern port city.

The current imam is Mamoun Darkazanli, who was questioned following the 2001 attacks after it emerged that he moved in some of the same circles as the hijackers. Darkazanli, a dual citizen of Germany and Syria, denied any links to Osama bin Laden or the attacks.

In October 2004, he was arrested in Hamburg on a Spanish warrant accusing him of involvement with al-Qaida and alleging that he was a bin Laden financier.

His extradition was blocked by Germany's high court and he was eventually released. In 2006, German prosecutors closed their own investigation of him, saying there was insufficient evidence to show that Darkazanli supported al-Qaida.

"He is a hate preacher," the head of the Hamburg anti-terror department, Lothar Bergmann, said at a news conference, the German news agency DAPD reported. Manfred Murck, the deputy head of the domestic intelligence agency's local branch, called him an "elder statesman of jihad."

The Hamburg interior ministry said a group of 11 militants who had traveled to military training camps in Uzbekistan in March 2009 was formed at Taiba mosque.

It said Monday that "the training courses, sermons and seminars by the association as well texts published on the group's home page not only violate the constitution but also radicalize listeners and readers."

Most of the group's members were either German converts, of Middle Eastern origin or from the Caucasus region.

"A very important factor for the radicalization of the group members was certainly their joint visits to the mosque," the intelligence report stated.

It appears that one man from the group joined the Islamic Movement of Uzbekistan, a terrorist organization in Central Asia, the report said.

A spokesman for an association of 30 mosques in Hamburg condemned the authorities' closure of Taiba mosque.

"I think this was a wrong move," Norbert Mueller of the Schura Association of Islamic Communities in Hamburg told The Associated Press. "Closing mosques does not make jihadists disappear."

The radical supporters of Taiba had been isolated among Hamburg's Muslim community, Mueller said. He warned that they would now try to infiltrate other Muslim groups in the city.

"At least it was easy to keep them under surveillance as long as they all met at Taiba," Mueller said.

(Source:http://news.yahoo.com/s/ap/20100809/ap_on_re_eu/eu_germany_mosque_closed)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Họ Đồng Tâm, Bồ Ngọc, Thái Bình Mừng 100 Năm Thành Lập
Quê Hương
11:06 09/08/2010
Giáo Họ Đồng Tâm, Bồ Ngọc, Thái Bình Mừng 100 Năm Thành Lập

Hôm nay (09/08/2010) giáo họ Đồng Tâm thuộc giáo xứ Bồ Ngọc hân hoan chào đón Đức Cha Phê-rô Nguyễn Văn Đệ - giám mục Giáo phận Thái Bình đến thăm và chủ sự Thánh lễ mừng 100 năm thành lập giáo họ và mừng kính thánh Đa-minh - bổn mạng của giáo họ vào lúc 17 giờ 30. Về hiệp thông trong ngày lễ này còn có sự hiện diện của quý cha cùng cha Chánh xứ Bồ Ngọc, quý thầy, quý dì và đông đảo giáo dân liên giáo xứ Bồ Ngọc – Lai Ổn và đặc biệt còn có sự hiện diện khá đông quý vị tôn giáo bạn hiện đang sống chung quanh giáo họ.

Thánh lễ diễn ra hết sức long trọng và sốt sắng. Trong bài giảng Đức Cha Phê – rô chia sẻ niềm vui tri ân các bậc tiền nhân đã xây dựng nền móng Đức Tin cho giáo họ; và những tâm tư, thao thức trong việc truyền giáo tại các xứ, họ thuộc vùng hẻo lánh như giáo họ Đồng Tâm. Ngài cũng ước mong những hạt men, hạt muối Đức Tin bé nhỏ như giáo họ Đồng Tâm ngày một lan tỏa và khơi dậy Đức Tin cho những người chưa biết Chúa.
 
Hội thảo khoa học về thân thế sự nghiệp của linh mục Leopold Cadiere tại Huế
Phạm Huy Thông
11:22 09/08/2010
Nhân dịp Năm thánh của Giáo hội Công giáo Việt Nam và 55 năm ngày mất của linh mục – học giả Leopold Cadiere (1955-2010) -- Uỷ ban văn hoá HĐGMVN và Toà TGM Huế cùng đứng ra tổ chức cuộc hội thảo khoa học về thân thế và sự nghiệp của cha. Cuộc hội thảo sẽ diễn ra trong 3 ngày 7, 8, 9-9-2010 tại Trung tâm Mục vụ giáo phận Huế số 6 Nguyễn Trường Tộ.

Trong 3 ngày hội thảo, các tham dự viên sẽ được nghe 14 bài thuyết trình của cả các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, Công giáo và ngoài Công giáo như GM Nguyễn Thái Hợp, GS Trần Văn Toàn (Pháp), LM JB Etcharren (MEP), LM Gerard Moussay (Pháp), nhà văn Nguyên Ngọc, GS Hoàng Dũng (Saigòn)…Các tham dự viên cũng có dịp đến viếng mộ cha Leopold Cadiere, thăm đại chủng viện Kim Long (Huế).

Linh mục Cadiere sinh ngày 14-2-1869 ở gần Aix-en Provence, học chủng viện của Hội thừa sai Paris và được truyền chức linh mục ngaỳ 24-9-1892. Tháng 10 năm 1892, cha được cử sang Việt Nam và đến Huế ngày 23-12-1892. Cha đã được giao coi sóc nhiều giáo xứ như Tam Toà ( nay thuộc giáo phận Vinh), Cự Lạc, Cổ Vưu, Di Loan… và tham gia giảng dạy tại tiểu chủng viện An Ninh, trường Pellerin, đại chủng viện Huế.

Sự nghiệp khoa học của cha rất đáng nể. Cha đã để lại tới gần 250 công trình khảo cứu về ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt. Trong đó đáng kể là Ngữ âm học Việt Nam (1902), Di tích lịch sử Quảng Bình (1903), Lũy Thày Đồng Hới (1906), Tín ngưỡng và thực hành tôn giáo của người Việt (3 tập)…Cha sáng lập ra tờ Hội đô thành hiếu cổ (Association des Amis du Vieux Huê) được coi là tạp chí khoa học có giá trị nhất ở Đông Dương lúc bấy giờ. Cha giữ rất nhiều chức danh trong các hội khoa học như Hội địa lý Hà Nội, Hội nghiên cứu Đông Dương Sài Gòn, Hội thuần dưỡng ở Paris, Viện sĩ Viện thông tấn Viện hàn lâm Aix, Viện hàn lâm khoa học thuộc địa và Bảo tàng khoa học Đông Dương. Cha cũng tham gia hội đồng khoa học Đông Dương và Viện nghiên cứu nhân văn Đông Dương, đặc biệt gắn bó với Viện Viễn đông bác cổ Pháp và trở thành giám đốc đầu tiên của Viện Louis Finot.

Sau biến cố Nhật đảo chính Pháp năm 1945, cha bị giam giữ 15 tháng ở Huế. Năm 1953, chính quyền đưa cha về Quảng Bình sang vùng quân đội Pháp quản lý. Giáo hội muốn đưa cha về Pháp để nghỉ dưỡng tuổi già nhưng cha xin được ở lại Việt Nam và qua đời tại Huế ngày 6-7-1955. Cha được an táng tại nghĩa trang Phú Xuân và nay nằm trong khuôn viên đại chủng viện Huế.

Cuộc đời và sự nghiệp của cha Cadiere để lại nhiều bài học quý giá. Cha cũng phải coi sóc giáo xứ, cũng phải giảng dạy, làm mục vụ. Vậy mà cha còn để lại rất nhiều công trình nghiên cứu có giá trị.

Có một câu hỏi đặt ra: vì sao cha Cadiere lại say sưa nghiên cứu về đất nước, con người Việt Nam? Cha đã trả lời: “Vì đã nghiên cứu và hiểu người Việt nên quả thật tôi yêu mến họ. Tôi yêu mến họ vì trí thông minh, nhạy bén trong suy nghĩ… Tôi yêu mến họ vì các đức hạnh tinh thần…Tôi yêu mến họ vì tính tình của họ…Tôi yêu mến họ vì họ khổ”.

Toà TGM Huế đã tổ chức nhiều cuộc Toạ đàm khoa học thành công với sự tham dự của cả ngàn người nên chắc chắn cuộc hội thảo sẽ đem lại nhiều hữu ích không chỉ cho các tham dự viên mà cả các nhà nghiên cứu trong đạo ngoài đời.
 
TGP Hà Nội hân hoan chào đón Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, nguyên TGM Hà Nội
TGP Hà Nội
14:14 09/08/2010
Hà Nội (tgphanoi.org) – Lúc 10 h00 sáng ngày 9 tháng 8 năm 2010, Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Đức Cha Phụ tá Lôrensô Chu Văn Minh, cha Tổng Quản lý, cha Thư ký, quý cha Quản hạt và quý cha trong Tổng Giáo phận đã về Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn, thuộc xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình để chào thăm Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, nguyên Tổng Giám mục Hà Nội vừa trở về sau chuyến đi nước ngoài dưỡng bệnh. Buổi gặp mặt đã diễn ra trong bầu khí cảm động và đầy tràn tình cảm gia đình.

 
Tin thêm về TGP Hà Nội hân hoan chào đón ĐC Giuse Ngô Quang Kiệt tại Dòng Châu Sơn
VP.TGM Hà Nội
15:57 09/08/2010
Hà Nội (tgphanoi.org) – Lúc 10 h00 sáng ngày 9 tháng 8 năm 2010, Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Đức Cha Phụ tá Lôrensô Chu Văn Minh, cha Tổng Quản lý, cha Thư ký, quý cha Quản hạt và quý cha trong Tổng Giáo phận Hà Nội đã về Đan viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn, thuộc xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình để chào thăm Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, nguyên Tổng Giám mục Hà Nội vừa trở về sau chuyến đi nước ngoài dưỡng bệnh. Buổi gặp mặt đã diễn ra trong bầu khí cảm động và đầy tràn tình cảm gia đình.

Xem hình Tổng Giáo Phận Hà Nội chào đón đức TGM Ngô Quang Kiệt

Như chúng ta đã biết, sau khi Đức Thánh cha Bênêđíctô chấp thuận đơn xin từ chức Tổng Giám mục Hà Nội, Đức Cha Giuse đã rời Hà Nội ngày 12 tháng 5 năm 2010 để tới Hoa kỳ điều trị bệnh. Sau hơn hai tháng nghỉ ngơi tại Đại chủng viện Boston, Đức cha Giuse đã trở về Việt Nam trong tình trạng sức khỏe khả quan.

Chào đón Đức Tổng Phêrô, Đức Cha Phụ tá Lôrensô và quý cha tại Đan viện, cha Giuse Hưng thay mặt cộng đoàn Đan viện Xitô bày tỏ niềm hân hoan vui mừng khi được Đức cha Giuse tiếp tục chọn nơi đây làm nơi cư ngụ và nghỉ ngơi, sau đó Ngài đã giới thiệu cộng đoàn với quý Đức cha và quý cha đã tới viếng thăm Đức cha Giuse và cộng đoàn Đan viện.

Ngỏ lời với vị tiền nhiệm, Đức Tổng Phêrô chúc mừng Đức cha Giuse đã trở về mạnh khỏe và bằng an. Ngài cũng bày tỏ tình cảm quý mến của Ngài cũng như của Tổng Giáo phận Hà Nội đối với Đức cha Giuse và kính chúc Đức cha những ngày tháng nghỉ ngơi tại Đan viện được bình an và khỏe mạnh.

Đức cha Giuse đã bày tỏ tâm tình cám ơn Đức Tổng Phêrô, Đức cha Phụ tá Lôrensô và quý cha đã dành tình cảm quý mến cho Ngài, đồng thời chia sẻ với mọi người về thời gian Ngài dưỡng bệnh tại Hoa kỳ. Ngài thấy sức khỏe dần dần hồi phục khi Ngài đến ở tại Đại Chủng Viện Boston. Bầu khí sinh hoạt và khí hậu ở đây rất tốt. Hiện tại ngài đã ăn uống ngủ nghỉ như bình thường nên ai nhìn thấy Ngài đều cảm nhận được vẻ mặt tươi vui như thường thấy.

Sau tâm tình chia sẻ, Đức cha Giuse đã cùng với cha Giuse Hưng hướng dẫn quý Đức cha và quý cha đi thăm phòng nghỉ của Ngài, cũng như nơi ăn chốn ở của các thầy trong Đan viện Xitô, chụp ảnh lưu niệm trước nhà nguyện Thánh Mẫu và cùng hiệp thông cầu nguyện trong giờ kinh trưa cùng quý thầy.

Trong bữa ăn gia đình do Đan viện khoản đãi, Đức cha Giuse đã thay mặt cộng đoàn chúc mừng lễ quan thầy của Đức cha Lôrensô, cám ơn Đan viện Xitô và gửi lời chào thăm tới tất cả thành phần dân Chúa. Trước khi chia tay trong niềm lưu luyến, Ngài cũng xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho Ngài thêm sức khỏe và bình an của Chúa trong thời gian nghỉ ngơi tại Đan viện.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hiểu và sống Mười Điều Răn Thiên Chúa (6)
Lm Nguyễn Hữu Thy
09:07 09/08/2010
hiểu và sống Mười Điều Răn Thiên Chúa (6)

Điều Răn Thứ Năm
: „Thứ năm: Chớ giết người

Trước hết, chữ „người“ được nói đến ở đây muốn ám chỉ tất cả mọi người, tức tha nhân và chính mình, chứ không chỉ muốn nói đến tha nhân mà thôi.

Do đó, Điều Răn Thứ Năm dạy con người phải biết tôn trọng và giữ gìn thân xác và mạng sống của mình cũng như của người khác. Bởi vì, mạng sống con người là một hồng ân vô cùng cao cả đã được Thiên Chúa ban cho, đã được Con Một của Người là Đức Kitô đổ máu mình ra để cứu chuộc, là đền thờ của Chúa Thánh Thần (1Cr 6,9), là một phần thân thể của Đức Kitô (1Cr 6,15), và sẽ được Thiên Chúa cho sống lại trong ngày sau hết. Vì thế, mỗi người đều có bổn phận phải lo làm việc nuôi thân, chăm sóc sức khỏe, tránh những điều hay những trường hợp nguy hại đến sức khỏe và mạng sống mình, như: nghiện ngập tứ đổ tường, không tôn trọng luật giao thông khi di chuyển trên các công lộ, lái xe cẩu thả hay ăn uống chè chén say sưa quá độ, v.v…!

Nói cách khác, Điều Răn Thứ Năm tuyệt đối cấm không được tự tử hay giết hại người khác với bất cứ lý do gì, cả đến những trường hợp nguy hiểm có thể gây nên thiệt hại hay tử vong cho chính mình hay cho người khác cũng đều phải tránh, nếu không có lý do quan trọng chính đáng đòi hỏi. Đối với những người khác nói chung, gồm những người thân và kẻ lạ mặt, chúng ta phải tôn trọng thân xác và mạng sống của họ, không được bạo hành, đánh đập và gây thương tích cho họ một cách trái phép. Xưa kia, ở những xã hội còn bán khai, còn thiếu văn mình, người ta thường coi việc đánh vợ, hay việc hành hạ tôi nam tớ nữ là một chuyện bình thường, nếu không muốn nói là một cách thức cần thiết để chứng tỏ uy quyền của mình với tư cách là một người chồng hay một người chủ nhân. Nhưng thực chất của những hành động thô bạo và vũ phu đó là tính cách thiếu văn hóa và hoàn toàn phản nhân bản của kẻ hành động, nhất là một xúc phạm nặng nề đến nhân phẩm của những nạn nhân bất hạnh, những người cũng mang trên mình hình ảnh của Thiên Chúa như họ. Người ta kể rằng vua Henri XIV của nước Pháp có một cô công chúa rất kiêu kỳ hách dịch và thường hay đánh đập, la mắng các người hầu hạ. Một hôm, có một nàng hầu vì do sơ ý đã làm phật lòng cô công chúa, cô ta chẳng những quát mắng và làm nhục nàng hầu bất hạnh kia một cách quá bất công mà còn hách dịch: „Mi có biết ta là con gái ai không?“ Nàng hầu liền đứng khoanh tay lễ phép thưa: „Dạ, thưa công chúa, em biết ạ, ngài là con gái của đức vua Henri XIV nước Pháp“, và đồng thời nàng cũng dũng cảm hỏi lại cô công chúa: „Còn công chúa, công chúa có biết em là con gái ai không?“ Vì bị hỏi quá bất ngờ, cô công chúa đã tỏ ra quá lúng túng và chưa biết phải phản ứng ra sao, nên đành dịu giọng trả lời: „Không, ta không biết“. Nàng hầu liền nói: „Vậy, em xin nói cho công chúa hay: Em là con gái của Thiên Chúa, Vua cả trời đất“. Nghe câu nói đầy quả quyết và vô cùng chí lý của một nàng hầu mà cô vừa la mắng, cô công chúa bản tính vốn kiêu kỳ nhưng cũng đầy thông minh kia đã nhận ra được rằng tất cả mọi người sinh ra ở đời này, dù giàu hay nghèo, dù sang hay hèn, đều là con cái của một Cha chung trên trời và là anh chị em của nhau, chứ không ai là đầy tớ của ai cả, nhất là không ai có quyền hành hạ hay làm nhục người khác. Nên từ đó về sau, cô công chúa đã hoàn toàn thay đổi, cô đã trở thành một con người mới: tính tình nhu mì, hiền lành, đạo đức, thương yêu tất cả mọi người giúp việc trong triều và nhất là cô đã siêng năng cầu nguyện hơn.

Nhưng nếu Điều Răn Thứ Năm cấm giết người và cấm làm hại đến sự sống người khác, thì cụm từ „người khác“ ở đây không chỉ được hiểu là những đồng loại đang sống với ta trên trái đất này, mà còn cả những đồng loại đang sắp sửa cùng chung sống với ta nữa. Đó là những trẻ vô sinh, là những thai nhi đang được cưu mang trong lòng mẹ và đang chờ đợi ngày cất tiếng khóc chào đời. Vì thế, tệ nạn phá thai là một tội giết người. Và không chỉ là một tội giết người mà thôi, nhưng còn là một tội giết người man rợ và độc ác nhất trong mọi tội giết người, vì những thai nhi, những mạng người như bao mạng người khác, chưa kịp mở mắt chào đời, chưa được nhìn thấy ánh sáng mặt trời, chưa biết đời là gì và nhất là chưa một lần được nhìn thấy mặt của mẹ chúng, thì đã bị giết chết, đã bị người ta dùng kéo hay kềm bóp nát óc, thân thể bị cắt nát ra từng mảnh nhỏ và bị máy hút ra khỏi bụng mẹ, và rồi bị vất bỏ vào thùng rác như những cục thịt hôi thối bẩn thỉu, chứ không hề có lấy được một nấm mồ hay có một ai thèm nhỏ cho một giọt nước mắt thương tiếc đưa tiễn, dù chính những người mẹ của chúng cũng không! Thật đau thương biết mấy! Thật khủng khiếp biết bao!

Sau cùng, dĩ nhiên những hành động vô nhân đạo mà người ta đối xử với các đồng loại của mình là những xúc phạm đến Điều Răn Thứ Năm của Thiên Chúa một cách trầm trọng. Vì tất cả chúng ta đều là con cái của Thiên Chúa, đều là con cái của một Cha trên trời và thân thể ta cũng như thân thể người khác đều là đền thờ của Chúa Thánh Thần.

Vì nguyên tắc nền tảng của Điều Răn Thứ Năm là ngoài một mình Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa Toàn Năng duy nhất, không một ai có quyền quyết định trên sự sống và sự chết của người khác.

Dĩ nhiên, có những trường hợp hoàn toàn ngoại thường khiến cho việc giết người không bị mang tội hay được giảm khinh trước mặt Thiên Chúa, chẳng hạn:

* khi phải chu toàn bổn phận người công dân và cầm súng lên đường tòng quân để bào vệ sự an ninh, nền hòa bình và các quyền lợi chính đáng khác của dân tộc đang trong cơn lâm nguy;

* khi bó buộc phải tự vệ để bảo toàn mạng sống của chính mình cũng như của gia đình trước sự đe dọa trực tiếp và thực tiễn của bọn người hung dữ hay của bọn cướp bóc tàn bạo, chứ không còn cách nào khác nữa.

Cũng thuộc về phạm vi Điều Răn Thứ Năm gồm có việc cấm giữ lòng giận hờn, ghen ghét, oán thù, chửi rủa, vu oan giáng họa cho người đồng loại, hay xúi giục hoặc mua chuộc một người nào đó đi làm hại kẻ khác, như việc thuê côn đồ hay những thành phần thuộc „xã hội đen“ đi thanh toán các đối thủ của mình.

Nói tóm lại, ngoài quyền tự vệ chính đáng trong một tình huống thực tiễn, khẩn thiết và bất khả kháng, thì hành động giết người dưới bất cứ hình thức nào và bằng bất cứ cách thế nào đều là trọng tội, vì đã chiếm đoạt quyền tối thượng của Thiên Chúa Tạo Hóa, bởi lẽ chỉ một mình Người mới có quyền quyết định trên sự sống-chết của con người, và vì xúc phạm một cách nặng nề đến chính sự sống, nhân vị và phẩm giá của người liên hệ.

(Còn tiếp)
 
Tin Đáng Chú Ý
Hoa Kỳ - Bắc Việt: Hai Kẻ Thù Xưa Nay thành Bạn Chiến Đấu.
Dominic David Trần
07:20 09/08/2010
Hoa Kỳ - Bắc Việt: Hai Kẻ Thù Xưa Nay thành Bạn Chiến Đấu.

Asociated Press: Trực tiếp trình thuật từ Siêu Hàng Không Mẫu Hạm USS George Washington, ngày Chúa Nhật 08/08/2010: Hai kẻ thù trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh là Hoa Kỳ và Bắc Việt đã chứng tỏ các quan hệ về mặt quân sự của họ đang tưng bừng nở hoa trong ngày Chúa Nhật 08 tháng Tám hôm nay (ngày Lễ Kính Thánh Đa Minh, Đấng Sáng Lập Dòng Thuyết Giáo) khi Siêu Hàng Không Mẫu Hạm Nguyên Tử mang tên George Washington - (Tổng Tư Lệnh và là vị Tổng Thống đầu tiên của Hoa Kỳ) oai hùng bỏ neo trên sóng nước cạnh bờ biển của quốc gia có bờ biển dài nhất Đông Nam Á. Sự hiện diện của Siêu Hàng Không Mẫu Hạm Nguyên Tử George Washington trên lãnh hải Việt Nam giống như đang gởi đi một thông điệp báo tin rằng; trên khu vực này không chỉ có mỗi một mình Hải Quân Trung Cộng là anh cả đỏ; và anh Ba đỏ ấy chưa phải là. .. đệ nhất cao thủ võ lâm trên sóng nước mênh mông của Thái Bình Dương.

Cuộc viếng thăm này đã đến sau 35 năm tàn cuộc chiến tại Việt Nam (1975-2010) khi Hoa Kỳ và chính thể hiện nay tại Việt Nam đang sưởi ấm các quan hệ trên một số lãnh vực: từ - chuyện điều đình một thương ước gây nhiều tranh cãi ồn ào để chia xẻ Nguyên liệu và Công Nghệ Hạch Nhân Dân Dụng tại Việt Nam - cho đến việc cả Hai Bên Hoa Kỳ -Việt Nam cùng đồng ý tuyên bố rằng Trung Cộng cần phải làm việc với tất cả các nước láng giềng để giải quyết mọi tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông Thái Bình Dương mà người Trung Cộng gọi là 'Biển Nam Trung Quốc'.

Chặng dừng chân viếng thăm Việt Nam của Siêu Hàng Không Mẫu Hạm Nguyên Tử George Washington đã đưọc thông báo chính thức từ tháng 07/2010 như là một lời chào mừng lễ kỷ niệm 15 năm ngày bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai kẻ thù xưa. Nhưng thực ra thời điểm hiện diện của Siêu Hàng Không Mẫu Hạm Nguyên Tử Hoa Thịnh Đốn (viết tắt SHKMHNT Hoa Thịnh Đốn) cũng phản ánh một cách hùng hồn là sự quan tâm của Chính Quyền tại Hoa Thịnh Đốn về việc duy trì tình trạng An Ninh và Ổn Định tại Á Châu - Thái Bình Dương đã tăng cao- mặc cho những căng thẳng gây nên từ sự việc một tàu chiến của Hải Quân Nam Hàn bị đánh chìm trong tháng Ba vừa qua đã khiến cho 46 thủy thủ sĩ quan Hải Quân Nam Hàn tử nạn. Bắc Hàn đã bị cáo buộc trong vụ tấn công này, nhưng Bắc Hàn đang khăng khăng chối là không có dính líu gì vào sự việc đó.

Tháng Bảy vừa qua, suốt trong Hội Nghị An Ninh về Châu Á được tổ chức tại Hà Nội, thủ đô Việt Nam, Ngoại Trưởng Hillary Rodham Clinton, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, đã gây bực tức cho Trung Cộng khi bà bất ngờ kêu gọi cường quốc Cộng Sản này hãy giải quyết các tranh chấp về đất đai và lãnh hải trong khu vực với các nước láng giềng Đông Nam Á trên các quần đảo thuộc về 'Biển Đông Nam Thái Bình Dương' mà Trung Cộng gọi là 'Biển Nam Trung Quốc'.

Trung Cộng lập luận rằng họ có chủ quyền hoàn toàn trên toàn Biển Đông Nam Thái Bình Dương kể cả các Quần đảo hiện còn nhiều tranh chấp là Hoàng Sa và Trường Sa. Thế nhưng các nước Việt Nam; Đài Loan; Mã Lai Á; Phi Luật Tân; và Brunei cũng tuyên bố là họ có chủ quyền hoàn toàn hay từng phần trên toàn khu vực Biển hay ở trên một số của các quần đảo hoặc lãnh hải này: vốn bao gồm và xen kẽ các luồng giao thông huyết mạch và đầy lợi ích sống còn như: vận tải biển; các ngư trường và khu vực đánh bắt nuôi hải sản; và nhất là ở những vùng biển được tin là rất giàu trữ lượng và tiềm năng dầu khí thiên nhiên.

Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Rodham Clinton tuyên bố rằng Hoa Kỳ có một lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ trong việc xem xét giải quyết các tranh chấp về chủ quyền nói trên.

" Vấn đề ở chỗ là Trung Cộng giờ đây đã và đang tự ràng buộc chính họ vào một ý định công khai mà nói, họ nhất định khăng khăng cho rằng theo đó họ có chủ quyền ở Biển Nam Trung Quốc và nếu lập luận ấy bị đẩy lùi lại, nếu chỉ đến tình trạng của một lập luận đòi chủ quyền không thôi thì nội việc ấy đã không thể cưỡng chế hay thực thi được, chuyện đó xem ra đang có vẻ rất khó khăn. " Arthur Waldron, Chuyên gia về Các Quan Hệ Quốc Tế của Viện Đại Học Pennsylvania đại ý nhận xét và nói thêm; " Vì vậy Hoa Kỳ đang cố bắt kịp cuộc chơi lại kể từ đầu mọi sự và giành lại thế đứng của mình, Hoa Kỳ đang nhắc cho Trung Cộng nhớ rằng- Hoa Kỳ không hề bị sụp đổ hoặc bị rơi vào hội chứng suy thoái của thời kỳ Hậu Siêu Cường (chú thích: nghĩa là bắt đầu đi xuống từ cực đỉnh của Siêu Cường); và rằng Trung Cộng nên nhớ rằng Hoa Kỳ (người Mỹ chúng tôi,) còn có nhiều bè bạn (chiến hữu) khác hiện đang ở trong khu vực này."

Bấy lâu nay Việt Nam rất to miệng và la làng về vấn đề này: họ đang phản kháng các kế hoạch của Trung Cộng muốn mang các khách du lịch đến các quần đảo còn đang trong vòng tranh chấp; và gần đây nhất là Việt Nam chống đối chuyện nghiên cứu khảo sát địa chấn gần Quần Đảo Hoàng Sa. Tháng Bảy vừa qua Trung Cộng cũng tổ chức tập trận Hải Quân trong khu vực Biển ' Nam Trung Quốc'.

"Việt Nam không ủng hộ chuyện bao gồm Trung Cộng trong vấn đề nan giải này, nhưng cũng như hầu hết các quốc gia hội viên trong tổ chức Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN- The Association of South East Asian Nations) rất mong muốn trông thấy có một Đại Siêu Cường khác để cân bằng đối chọi với một Đại Cường khác trong khu vực. Giáo Sư Carl Thayer, một chuyên gia Việt Nam Học tại Học Viện Quốc Phòng Quốc Gia Úc Đại Lợi tại Canberra đã tuyên bố như vậy khi ám chỉ đến Tổ chức Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN- The Association of South East Asian Nations); Giáo sư Carl Thayer còn bổ sung thêm; "Nói một cách đơn giản, những chuyện này không phải là những dấu hiệu quá lăng xăng hay rộn ràng chi lắm đâu vì Việt Nam mong muốn Hoa Kỳ giữ yên thái độ can dự vào khu vực này để quân bằng với Trung Cộng."

(Chú thích: Lời ám chỉ ấy là phải có Đại Siêu Cường Hoa Kỳ vào cuộc để đối chọi với Trung Cộng vì Trung Cộng mới đây đã hung hăng tuyên bố với các nước láng giềng rằng; "Các nước ấy phải biết rằng - Trung Quốc là một nước lớn, một Đại Cường- các nước ấy là các nước nhỏ!. .. và. .. Phải cho Việt Nam một bài học nữa! (sic))

Siêu Hàng Không Mẫu Hạm Nguyên Tử Hoa Thịnh Đốn giống như một Đại Mãnh thú dễ nể. .. dễ coi. .. và đang gầm gừ. .. gồng bắp thịt lên. .. để thị uy và diễu võ dương oai, Siêu Hàng Không Mẫu Hạm Nguyên Tử Hoa Thịnh Đốn là một cư dân. .. có "hộ khẩu" thường trú của. .. Thái Bình Dương, và đặt căn cứ tại Nhật Bản. Đại Mãnh Thú trên biển của Hải Quân Hoa Kỳ này; tức là Siêu Hàng Không Mẫu Hạm Nguyên Tử Hoa Thịnh Đốn; là một Đô Thị Nổi - có khả năng chứa được. .. 70 chiến đấu cơ siêu hạng, với hơn 5,000 hải quân và phi công chiến đấu và mang theo độ. .. 4 triệu cân Anh bom (tức 1.8 Triệu Tấn BOM). Trong Chúa Nhật 08 tháng Tám 2010 hôm nay, Siêu Hàng Không Mẫu Hạm Nguyên Tử George Washington đang lững lờ rẽ trên sóng nước cách khá xa trung tâm thành phố biển Đà Nẵng. .. nhưng nhìn theo hải bàn chiến đấu và vệ tinh quân sự thì từ địa điểm đang neo đậu an bình tại bến cảng Đà Nẵng lại. .. có thể. .. nhắm thẳng ngay vào quần đảo đang tranh chấp hiện nay: Hoàng Sa.

Siêu Hàng Không Mẫu Hạm Nguyên Tử Hoa Thịnh Đốn đã đến Việt Nam tiếp theo cuộc tập trận quân sự cao cấp 4 ngày diễn ra trong tháng 7 với Hải Quân và các lực lượng

quân sự Nam Hàn để bày tỏ tình đoàn kết Hoa Kỳ- Nam Hàn sau vụ chìm chiến hạm Hải Quân 1,200 tấn 'Cheonam' của Nam Hàn. Các buổi thao diễn và tập trận này đã làm

sôi máu chính quyền Bình Nhưỡng Bắc Hàn và kéo theo những lời chỉ trích dai dẳng của Trung Cộng, đồng minh của Bắc Hàn.

Một nhật báo Trung Cộng đã chạy ngay trên trang nhất một bài xã luận tuần rồi mạnh mẽ ám chỉ rằng Trung Cộng cũng không hài lòng về những báo cáo trình thuật là Hoa Kỳ và Việt Nam đang điều đình một thương ước về Nguyên Liệu và Công Nghệ Hạt Nhân Dân Sự và thương ước này đã có thể chấp thuận cho Việt Nam được làm giàu quặng tinh luyện Uranium tại chỗ, ngay trên lãnh thổ Việt Nam. (Nguyên văn tiếng Anh: A Chinese newspaper ran a front-page story last week strongly hinting that China also is not happy about reports that Vietnam and the U.S. are negotiating a civilian nuclear fuel and technology deal that could allow Vietnam to enrich uranium on its own soil.)

Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ P.J. Crowley tuyên bố là Trung Cộng đã không được tham khảo về những thảo luận của thương ước Hoa Kỳ- Việt Nam nói trên, nhưng Phát Ngôn Viên Crowley cũng không đề cập gì về các chi tiết đặc biệt của Điều Khoản Làm Giàu Quặng Tinh Luyện Uranium. Các Tùy Viên Lập Pháp của Quốc Hội Hoa Kỳ tuyên bố rằng Hiệp Định Thương Ước ấy có thể sẽ không bao gồm một điều khoản tuyên hứa Không Làm Giàu Quặng Tinh Luyện Uranium; Đây là điều khoản mà Hoa Kỳ nêu cao và cổ xúy như là "Tiêu Chuẩn bằng Vàng" cho các Thoả Ước Hợp Tác Hạt Nhân Phục Vụ Dân Sự để bảo đảm là các nhiên vật liệu tinh luyện Uranium sẽ không được dùng để xây dựng và chế tạo Vũ Khí Nguyên Tử.

Phiá Việt Nam bác bỏ lập luận cho rằng họ đang có những kế hoạch làm giàu quặng tinh luyện Uranium trên lãnh thổ Việt Nam.

Cuộc viếng thăm của Siêu Hàng Không Mẫu Hạm Nguyên Tử Hoa Thịnh Đốn là một biểu tượng rất đặc biệt khi nó đang thanh thản buông neo trên một bờ biển xa trung tâm thành phố Đà Nẵng, nơi một thuở trước đây đã là một căn cứ quân sự rộn ràng và bận bịu nhất (chú thích: căn cứ CHU LAI) trong suốt cuộc chiến Việt Nam; vốn được chấm dứt vào ngày 30/04/1975- khi bộ đội Cộng Sản Bắc Việt cưỡng chiếm Thủ Đô Sài Gòn của chính thể miền Nam Việt Nam do Hoa Kỳ ủng hộ - để thống nhất đất nước.

Đã có chừng 58,000 chiến sĩ và nhân viên dân sự Hoa Kỳ - cùng với khoảng 3 triệu người Việt Nam ở cả hai miền Nam Bắc Việt Nam đã chết trong suốt cuộc chiến tranh tại Việt Nam.

Các quan hệ đã tiến triển hơn lên từ ngày hai kẻ thù xưa đã bắt tay nhau lại vào năm 1995. Hoa Kỳ là thị trường xuất cảng hàng hóa số 1 của Việt Nam và các nhà đầu tư của Hoa Kỳ cũng là Nhà Đầu Tư số 1 tại thị trường Việt Nam. Hiện nay Mậu dịch Song Phương 2 chiều của Hoa Kỳ - Việt Nam đã đạt đến mức 15.4 tỷ đồng Đôla Mỹ trong năm 2009.

Các nối kết về mặt hợp tác quân sự Hoa Kỳ - Việt Nam nảy sinh từ chuyến viếng thăm của chiến hạm đầu tiên của Hải Quân Hoa Kỳ cặp bến Cảng Sài Gòn (nay mang tên Thành Phố Hố Chí Minh) vào năm 2003; bao gồm cả các buổi bàn thảo ở cấp cao về quốc phòng và huấn luyện quân sự.

Courtesy from the Asociated Press and Margie Mason; (Former enemies US, Vietnam now military mates)
 
Văn Hóa
Người phụ nữ và con mãng xà
Ngô xuân Tịnh
18:48 09/08/2010
Người phụ nữ và con mãng xà
Kh 12, 1-10

Trên tầng trời đền thờ Chúa mở
Hòm giao ước rực rỡ hiện ra
Sấm ầm vang, chớp chói lòa
Động đất mưa đá xảy ra uy hùng


Điềm lạ lùng lớn lao xuất hiện
Trên vùng trời cung tiến nguy nga
Một người phụ nữ hiện ra
Oai phong lẫm liệt kiêu sa lẫy lừng

Áo bà mặc vô cùng sáng chói
Như mặt trời chói lọi nguy nga
Triều thiên bà đội chói lòa
Mười hai sao sáng tỏa ra khắp vùng

Bà có thai bụng bà đã lớn
Trong giờ phút đau đơn lâm bồn
Miệng la lớn tiếng bồn chồn
Xác thân quằn quại sinh con sắp rồi

Điềm lạ khác tức thời xuất hiện
Con mãng xà cực lớn kinh hồn
Đỏ như lửa bảy đầu tròn
Mười sừng, vương miện ở trên bảy đầu

Con mãng xà đuôi mau quậy phá
Quét phần ba tinh tú xuống trần
Chực trước người nữ sinh con
Nuốt hài nhi mẹ lâm bồn vừa xong

Bà sinh được con trai xinh đẹp
Người con nầy quyền phép uy nghi
Sẽ dùng trượng sắt trị vì
Dẫn đưa dân tộc bước đi oai hùng

Con bà được Chúa dùng quyền phép
Đưa trực tiếp về trước thiên ngai
Quyền uy vô cực của Người
Quyền năng vô tận đời đời tôn vinh

Còn phụ nữ một mình chạy trốn
Vào nơi toàn sa mạc hoang vu
Một nơi Thiên Chúa dự trù
Dưỡng nuôi bà sống ẩn tu ngày dài

Một ngàn hai trăm sáu mươi ngày
Quyền năng Thiên Chúa tỏ bày
Micae của Chúa ra tay
Đập tan rắn lửa vút bay khỏi trời

Satan một thủa hết thời
Quyền năng cứu độ lên ngôi huy hoàng
Kitô Đức Chúa quyền năng
Vương quyền thống trị vĩnh hằng thiên thu
Dưới chân đặt mọi quân thù

Dù cho thánh giá mịt mù đường đi
Vì danh Chúa đừng sợ gì
Bởi chưng chiến thắng rất chi lẫy lừng
Chúa Giêsu cũng đã từng
Vượt qua khổ giá để mừng phục sinh
Viên thành cứu rỗi nhân sinh
Nguyện xin tay Mẹ nhân lành dẫn đưa
Vượt qua sóng gió đến bờ
Bình an bến đợi ước mơ nước trời

 
Lễ Mẹ hồn xác lên trời
Ngô xuân Tịnh
18:50 09/08/2010
Lễ Mẹ hồn xác lên trời

Giáo phận Vinh
Chọn ngày giáo hội
Tôn vinh Mẹ hồn xác lên trời
Làm ngày lễ bổn mạng
Hơn bốn trăm năm mươi ngàn người con trong giáo phận
Cả những đứa con lạc xa ly tán
Khắp mọi vùng tổ quốc thân yêu
Những Việt kiều
Sống ly hương tại nhiều nước trên thế giới
Những con tim hân hoan thổn thức bồi hồi
Cùng nao nức đón mừng ngày hội lớn
Xã Đoài ơi
Không niềm hạnh phúc nào tuyệt hảo hơn
Khi quây quần dưới thánh nhan diễm lệ
Đã ấp yêu đàn con bao thế hệ
Mẹ ngự giữa bảy sắc mây diễm ảo
Áo Mẹ mặc sáng láng tựa ánh sao
Màu da trời trong xanh dịu mát
Ánh bình minh ấm mùa thu bát ngát
Những thiên thần bụ bẫm thật xinh
Đôi cánh mỏng chấp hai tay cung kính
Cùng đón rước Mẹ hồn xác lên trời
Nhạc thiên cung đang du dương ca ngợi
Mẹ Chúa Trời hồn xác về ngôi báu
Một tạo vật được lên ngôi hoàng hậu
Vì Mẹ được Thiên Chúa tiền định
Cộng tác vào chương trình cứu rỗi phục sinh
Những đổ vỡ chết chóc do Adong Evà
Cho nên phẩm hạnh tước hiệu Mẹ thật bao la
Vượt rất xa mọi loài thụ tạo
Hơn hẳn cả chín phẩm thiên thần
Nhưng con tim Mẹ lại quá yêu thương gần gũi
Mẹ đồng hành với cuộc đời trôi nổi chúng con
Lúc vui tươi lúc héo úa tâm hồn
Mẹ nhập thế làm Mẹ từng kiếp người lận đận
Mẹ lên trời như Mẹ riêng Vinh giáo phận
Ngay từ lúc còn đỏ hỏn trong
Rồi từng bước chập chững học làm người
Trong hành trình trở thành con cái Mẹ
Sống phúc âm Chúa ban nơi trần thế
Bao thế hệ lúc thanh bình thịnh trị
Mẹ cùng vui với ý Chúa phù trì
Và nhữn g lúc gian nan thử thách
Mẹ ủi an luôn vỗ về khuyến khíh
Để đàn con bước theo đường thánh giá
Vững niềm tin đau khổ sẽ nở hoa
Mẹ yêu thương ban điềm lạ đỡ nâng
Lúc đau thương đàn con đang hụt hẫng
Giữa bom đạn tơi bời biến tòa cao thành gạch vụn
Tương thánh Mẹ đứng uy nghi không hề hấn
Rớt từ cao Mẹ vẫn đứng bình an
Với co tim sáng yêu thương vô vàn
Mẹ ơi Mẹ yêu thương chi nhiều rứa ?
Từng con tim no hoan lạc say sưa
Ôi chưa bưa muôn phúc lành của Mẹ
Giúp đàn con qua nẻo đường nhiêu khê
Nhiều máu lệ nhưng vững bước an toàn
Suốt hành trình kiếp lữ thứ trần gian
Dù xa xôi hoặc dù gần
Đến mùa lễ Mẹ bần thần nhớ nhung
Tình yêu của Mẹ vô cùng
Diều con bay lượn không trung cuộc đời
Tình yê^u giáo phận khắp nơi
Hồn xác Đức Mẹ lên trời hiển vinh

Ngô xuân Tịnh
 
Lễ dâng
Một Dòng Sông
21:07 09/08/2010
Lễ dâng …

muốn thử Abraham...
Thiên Chúa phán
hãy bắt Isaac
đứa con ngươi yêu dấu
tới Moriah
và dâng nó làm của lễ toàn thiêu lên Ta. .." (Sáng thế 22: 2 )


Apbraham có đau xót không ?
người ơi xin đừng hỏi thế
dù đã từng hay chưa từng làm cha
cũng xin đừng hỏi thế …

lên đường dẫn Isaac đến Moriah
không một giọt lệ rớt từ hốc mắt già khô héo
cõi lòng tan nát
Abraham
hiến tế chính đứa con yêu của mình
làm lễ dâng
lên Thiên Chúa

giáo hội Việt Nam hôm nay
trong vâng phục
cũng sẵn sàng dâng người con yêu của mình
làm lễ dâng
lên Thiên Chúa

như từ bao đời nay
trên khắp non sông
hàng hàng lớp lớp tín hữu đã hiến dâng máu đào
làm lễ dâng
lên Thiên Chúa

xin cho những hy sinh
vâng phục
và lời nguyện cầu tha thiết của chúng con hôm nay
… trong nắng chiều rực rỡ
cũng trở thành lễ dâng
lên Thiên Chúa


Một Dòng Sông
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Tay Trong Tay
Lm. Tâm Duy
07:14 09/08/2010

TAY TRONG TAY



Ảnh của Lm. Tâm Duy

Anh yêu hỡi, con bé nhỏ là thế

Yêu thương ai chỉ nói với Chúa thôi

Để mai đây trên những bước cuộc đời

Còn Thượng Đế luôn hằng đi bên nó.

(Thơ của Ý Nhi)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Sen Cuối Hạ
Lm. Vũ Đình Huyến
22:37 09/08/2010

SEN CUỐI HẠ



Ảnh của Lm. Vũ Đình Huyến, CMC.

Ngày xuân đi vội vả

Thiên nhiên thay màu hoa

Hạ về sen lại nở

Ngạt ngào hương đưa xa.

(Thơ Hồng Vinh)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền