Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:09 24/08/2020
8. Học vấn của thánh nhân chỉ cần hai việc: một là công việc hai là chịu đau khổ, càng làm càng tốt hai việc này thì thánh đức càng lớn.
(Thánh Francis de Sales)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:14 24/08/2020
14. CHA CON CỦA CẬN LÃO
Ở nước Đan có ông đồ Cận Các đã già và có một con trai không thích cầu tiến, mà đứa con của con trai này thì lại thi đổ khoa cử có tên trên bảng vàng.
Một lần nọ, Cận Các già trách cứ con trai là không giống cháu nội, đứa con liền nói:
- “Phụ thân của cha không giống phụ thân của con, con trai của cha không giống con trai của con, thì con có gì là không giống chứ? ”
Ông lão Cận Các cười lớn, từ đó về sau không trách cứ con trai nữa.
Suy tư 14:
Cái vòng lẫn quẫn là ở đó, trách người thì phải trách mình trước, bằng không thì sẽ trở thành “gậy ông đập lưng ông.”
Có một vài linh mục lên tòa giảng to tiếng là giáo dân không chịu học nơi cha sở của mình, nhưng lại bị giáo dân nói to nói nhỏ với nhau là cha sở có hay ho gì đâu mà học, vì ngài cũng thích ăn thích nhậu, vì ngài cũng thích tranh giành quyền lực, vì ngài cũng thích đấu tranh để đựoc ở chỗ sung sướng hơn...
Dù là bậc thánh đang sống ở trần gian thì các ngài cũng không bao giờ bắt giáo dân phải học hỏi các ngài, nhưng các ngài luôn dạy giáo dân phải học nơi Đức Chúa Giê-su và các thánh trên thiên đàng, là những gương lành thánh thiện như khiêm tốn, hiền lành và bác ái.
Cha trách con không cầu tiến, con trách cha không dạy con nên người, đều là những lời cáo buộc trước mặt Thiên Chúa trong ngày phán xét trước bàn dân thiên hạ.
Khủng khiếp lắm chứ không phải chuyện chơi !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ở nước Đan có ông đồ Cận Các đã già và có một con trai không thích cầu tiến, mà đứa con của con trai này thì lại thi đổ khoa cử có tên trên bảng vàng.
Một lần nọ, Cận Các già trách cứ con trai là không giống cháu nội, đứa con liền nói:
- “Phụ thân của cha không giống phụ thân của con, con trai của cha không giống con trai của con, thì con có gì là không giống chứ? ”
Ông lão Cận Các cười lớn, từ đó về sau không trách cứ con trai nữa.
Suy tư 14:
Cái vòng lẫn quẫn là ở đó, trách người thì phải trách mình trước, bằng không thì sẽ trở thành “gậy ông đập lưng ông.”
Có một vài linh mục lên tòa giảng to tiếng là giáo dân không chịu học nơi cha sở của mình, nhưng lại bị giáo dân nói to nói nhỏ với nhau là cha sở có hay ho gì đâu mà học, vì ngài cũng thích ăn thích nhậu, vì ngài cũng thích tranh giành quyền lực, vì ngài cũng thích đấu tranh để đựoc ở chỗ sung sướng hơn...
Dù là bậc thánh đang sống ở trần gian thì các ngài cũng không bao giờ bắt giáo dân phải học hỏi các ngài, nhưng các ngài luôn dạy giáo dân phải học nơi Đức Chúa Giê-su và các thánh trên thiên đàng, là những gương lành thánh thiện như khiêm tốn, hiền lành và bác ái.
Cha trách con không cầu tiến, con trách cha không dạy con nên người, đều là những lời cáo buộc trước mặt Thiên Chúa trong ngày phán xét trước bàn dân thiên hạ.
Khủng khiếp lắm chứ không phải chuyện chơi !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tin vào Chúa Giêsu sẽ mang lại ý nghĩa tròn đầy cho tình bác ái
Thanh Quảng sdb
00:40 24/08/2020
Tin vào Chúa Giêsu sẽ mang lại ý nghĩa tròn đầy cho tình bác ái
Trong buổi triều yết hôm Chủ Nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô nói Chúa Giêsu cho chúng ta thấy rằng con đường hoàn thiện nằm ở chỗ tin tưởng vào Ngài và thực hiện tình bác ái liên đới.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Trước khi đọc kinh Truyền tin, Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy tư về bài Tin Mừng trong ngày (Mt 16, 13-20), trong đó thánh Phêrô tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu là Chúa Kitô và là Con Thiên Chúa.
Trong đoạn, Chúa Giêsu hỏi các tông đồ về danh tính của Ngài, và dẫn họ tiến xa hơn trong mối tương quan thân tình với Ngài.
“Thật vậy, ” Đức Thánh Cha nói, “toàn bộ cuộc hành trình của Chúa Giêsu với các môn sinh theo Ngài, đặc biệt với Nhóm Mười Hai, là giáo huấn đức tin của họ.”
Do dự khi đối diện với huyền nhiệm
Trước tiên, Chúa Giêsu hỏi các tông đồ “người ta nói Ngài là ai? ” Đức Thánh Cha nói: “Nói về người khác thì không đòi hỏi nhiều, mặc dù trong trường hợp của đức tin chứ không phải là chuyện thông thường được yêu cầu.”
Sau đó, Chúa Giêsu hỏi chình các ông: "Còn các con? ... Các con nói Thầy là ai? "
ĐTC Phanxicô nói câu hỏi thứ hai này chạm vào cốt lõi của các tông đồ.
“Tại thời điểm này, chúng ta nhận thấy có một khoảnh khắc im lặng, khi các ngài bị đặt mình vào nhóm những kẻ theo Chúa Giêsu, thì phải có một lý do chính đáng nào chứ."
Phản ứng rắn như đá
Phêrô trả lời một cách tự tin: "Thầy là Đấng Mêsia, Con Thiên Chúa hằng sống."
Đức Thánh Cha cho biết đây là câu trả lời “đầy đủ và sáng suốt”, là kết quả của “một ân ban đặc biệt từ Chúa Cha trên trời”.
Và Chúa Giêsu thừa nhận câu đáp trả nhanh chóng của Phêrô là một ân ban và Chúa khen ngợi đức tin của ông và gọi ông là “tảng đá” không thể lay chuyển mà Ngài muốn xây dựng Hội Thánh của Ngài.”
Đối với tôi, Chúa Kitô là ai?
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục nhắc nhở cho các tín hữu rằng ngày nay cùng câu hỏi đó, Chúa Giêsu muốn hỏi mỗi người chúng ta: “Còn con, con nói Thầy là ai? ”
ĐTC nói: “Đây là một câu hỏi không phải để có một câu trả lời lý thuyết xuông, mà là một câu hỏi liên quan đến niềm tin, tức là cuộc sống, bởi vì đức tin là sự sống!”
Đức Thánh Cha cho biết, câu trả lời của chúng ta trước câu hỏi của Chúa Giêsu, đòi hỏi chúng ta phải lắng nghe tiếng nói của Chúa Cha bên trong chúng ta, “và hòa hợp với những gì mà Giáo hội, nhân danh thánh Phêrô tiếp tục rao giảng”.
“Vấn đề là phải hiểu Đấng Cứu Thế là ai đối với chúng ta: Có phải Ngài là trung tâm của đời sống chúng ta và là mục tiêu dấn thân của chúng ta trong Giáo hội và trong xã hội không.”
Từ thiện trong đức tin
Sau đó, Đức Thánh Cha suy tư về mối tương quan giữa lòng bác ái và đức tin vào Chúa Giêsu.
ĐTC nói, các cộng đoàn Công Giáo phải cung cấp các dịch vụ chăm sóc mục vụ cho những người đang phải đối diện với nhiều mặt: nghèo đói và khủng hoảng. “Từ thiện luôn là con đường cao cả của sự hoàn thiện”.
Tuy nhiên, ĐTC nói những việc làm liên đới tới bác ái từ thiện không thể “làm chúng ta suy giảm việc kết hợp với Chúa Giêsu.”
Đức Thánh Cha nói: “Những việc Từ thiện Kitô giáo không phải là việc bác ái đơn thuần, một mặt nó nhìn người khác qua ánh nhìn của chính Chúa Giêsu và mặt khác, nhìn thấy Chúa Giêsu đang đối diện với người nghèo.”
Đức Maria: Người hướng đạo đầy đức tin của chúng ta
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bài giáo lý của mình bằng lời cầu xin sự trợ giúp của Đức Trinh Nữ Maria trong hành trình Kitô giáo của chúng ta.
“Cầu xin Mẹ Rất Thánh, đầy ơn phước vì Mẹ đã tin, là người hướng dẫn và nêu gương cho chúng ta trên hành trình đức tin vào Chúa Kitô, cho chúng ta biết rằng sự tin cậy nơi Ngài mang lại ý nghĩa trọn vẹn cho lòng bác ái và cho sự hiện diện sống còn của chúng ta.”
Trong buổi triều yết hôm Chủ Nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô nói Chúa Giêsu cho chúng ta thấy rằng con đường hoàn thiện nằm ở chỗ tin tưởng vào Ngài và thực hiện tình bác ái liên đới.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Trước khi đọc kinh Truyền tin, Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy tư về bài Tin Mừng trong ngày (Mt 16, 13-20), trong đó thánh Phêrô tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu là Chúa Kitô và là Con Thiên Chúa.
Trong đoạn, Chúa Giêsu hỏi các tông đồ về danh tính của Ngài, và dẫn họ tiến xa hơn trong mối tương quan thân tình với Ngài.
“Thật vậy, ” Đức Thánh Cha nói, “toàn bộ cuộc hành trình của Chúa Giêsu với các môn sinh theo Ngài, đặc biệt với Nhóm Mười Hai, là giáo huấn đức tin của họ.”
Do dự khi đối diện với huyền nhiệm
Trước tiên, Chúa Giêsu hỏi các tông đồ “người ta nói Ngài là ai? ” Đức Thánh Cha nói: “Nói về người khác thì không đòi hỏi nhiều, mặc dù trong trường hợp của đức tin chứ không phải là chuyện thông thường được yêu cầu.”
Sau đó, Chúa Giêsu hỏi chình các ông: "Còn các con? ... Các con nói Thầy là ai? "
ĐTC Phanxicô nói câu hỏi thứ hai này chạm vào cốt lõi của các tông đồ.
“Tại thời điểm này, chúng ta nhận thấy có một khoảnh khắc im lặng, khi các ngài bị đặt mình vào nhóm những kẻ theo Chúa Giêsu, thì phải có một lý do chính đáng nào chứ."
Phản ứng rắn như đá
Phêrô trả lời một cách tự tin: "Thầy là Đấng Mêsia, Con Thiên Chúa hằng sống."
Đức Thánh Cha cho biết đây là câu trả lời “đầy đủ và sáng suốt”, là kết quả của “một ân ban đặc biệt từ Chúa Cha trên trời”.
Và Chúa Giêsu thừa nhận câu đáp trả nhanh chóng của Phêrô là một ân ban và Chúa khen ngợi đức tin của ông và gọi ông là “tảng đá” không thể lay chuyển mà Ngài muốn xây dựng Hội Thánh của Ngài.”
Đối với tôi, Chúa Kitô là ai?
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục nhắc nhở cho các tín hữu rằng ngày nay cùng câu hỏi đó, Chúa Giêsu muốn hỏi mỗi người chúng ta: “Còn con, con nói Thầy là ai? ”
ĐTC nói: “Đây là một câu hỏi không phải để có một câu trả lời lý thuyết xuông, mà là một câu hỏi liên quan đến niềm tin, tức là cuộc sống, bởi vì đức tin là sự sống!”
Đức Thánh Cha cho biết, câu trả lời của chúng ta trước câu hỏi của Chúa Giêsu, đòi hỏi chúng ta phải lắng nghe tiếng nói của Chúa Cha bên trong chúng ta, “và hòa hợp với những gì mà Giáo hội, nhân danh thánh Phêrô tiếp tục rao giảng”.
“Vấn đề là phải hiểu Đấng Cứu Thế là ai đối với chúng ta: Có phải Ngài là trung tâm của đời sống chúng ta và là mục tiêu dấn thân của chúng ta trong Giáo hội và trong xã hội không.”
Từ thiện trong đức tin
Sau đó, Đức Thánh Cha suy tư về mối tương quan giữa lòng bác ái và đức tin vào Chúa Giêsu.
ĐTC nói, các cộng đoàn Công Giáo phải cung cấp các dịch vụ chăm sóc mục vụ cho những người đang phải đối diện với nhiều mặt: nghèo đói và khủng hoảng. “Từ thiện luôn là con đường cao cả của sự hoàn thiện”.
Tuy nhiên, ĐTC nói những việc làm liên đới tới bác ái từ thiện không thể “làm chúng ta suy giảm việc kết hợp với Chúa Giêsu.”
Đức Thánh Cha nói: “Những việc Từ thiện Kitô giáo không phải là việc bác ái đơn thuần, một mặt nó nhìn người khác qua ánh nhìn của chính Chúa Giêsu và mặt khác, nhìn thấy Chúa Giêsu đang đối diện với người nghèo.”
Đức Maria: Người hướng đạo đầy đức tin của chúng ta
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bài giáo lý của mình bằng lời cầu xin sự trợ giúp của Đức Trinh Nữ Maria trong hành trình Kitô giáo của chúng ta.
“Cầu xin Mẹ Rất Thánh, đầy ơn phước vì Mẹ đã tin, là người hướng dẫn và nêu gương cho chúng ta trên hành trình đức tin vào Chúa Kitô, cho chúng ta biết rằng sự tin cậy nơi Ngài mang lại ý nghĩa trọn vẹn cho lòng bác ái và cho sự hiện diện sống còn của chúng ta.”
Cuộc Chiến Chống Tôn Giáo Của Trung Quốc
Emily Nguyễn
02:18 24/08/2020
Hôm 23 tháng 8, tờ The Week đã công bố một tiểu luận về cuộc chiến chống tôn giáo của bọn cầm quyền cộng sản Trung Quốc. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Cuộc đàn áp bắt đầu khi nào?
Việc đàn áp tôn giáo đã bắt đầu gia tăng trên khắp Trung Quốc kể từ khi Tập Cận Bình nhậm chức vào năm 2013. Cuộc đàn áp tàn bạo đối với người Hồi giáo thiểu số ở khu vực tây bắc Tân Cương - nơi các đền thờ Hồi giáo và các trường dạy đạo Hồi ( gọi là madrasas) hiện đang bị phá bỏ, và hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ đang bị giam giữ trong các trại cải tạo - đã làm dấy lên sự phẫn nộ khắp thế giới. Nhưng cuộc tấn công vào đức tin của Đảng Cộng sản không chỉ giới hạn với Hồi giáo. Nhà chức trách đã lợi dụng sự phân tâm của thế giới trong đại dịch coronavirus để xúc tiến chiến dịch chống lại Thiên Chúa Giáo vẫn đang diễn ra.
Đảng Cộng sản, vốn theo chủ nghĩa vô thần, xem việc tuân theo bất kỳ tín ngưỡng nào, đặc biệt là những tín ngưỡng có nguồn gốc từ nước ngoài như Thiên Chúa Giáo và Hồi giáo, là mối đe dọa đối với sự thống trị của họ. Vì vậy, họ Tập đã bắt tay vào việc “Hán hóa” việc giữ đạo, ra lệnh cho những vị lãnh đạo Hồi giáo, Phật giáo và Thiên Chúa giáo phải tích hợp tư tưởng cộng sản vào hệ thống tín ngưỡng của họ. Đảng muốn mọi người phải “Kính Chúa, yêu nước” theo lời Nhĩ Quyền (You Quan - 你权), người đứng đầu cơ quan giám sát các vấn đề tôn giáo và dân tộc tại Trung Quốc. Quá trình Hán hóa đã dẫn đến nạn hàng ngàn nhà thờ và đền thờ Hồi giáo bị đóng cửa và san bằng; những nơi còn sót lại phải treo cờ Trung Quốc.
Các tín hữu Kitô giữ đạo như thế nào ở Trung Quốc?
Trong nhiều thập niên, những giáo hữu Công Giáo và Tin lành tại Trung Quốc đã bị chia rẽ làm hai phe, có những người theo phe các giáo hội do nhà nước công nhận - trong đó các giáo sĩ được bổ nhiệm bởi Bắc Kinh - lại có những người theo phe gọi là giáo hội hầm trú. Có khoảng một nửa trong số 12 triệu người Công Giáo ở Trung Quốc thờ phượng Chúa với giáo hội hầm trú, vẫn trung thành với Vatican. Để cố gắng hàn gắn tình trạng ly khai đó, Bắc Kinh và Vatican đã đạt được một thỏa thuận vào năm 2018, cho phép nhà cầm quyền Trung Quốc quyền đề bạt các giám mục mới và ngược lại, Đức Giáo Hoàng có quyền chấp thuận hoặc phủ quyết đề nghị của họ. Bắc Kinh đã khai thác thỏa thuận đó bằng cách từ chối đề nghị một nửa số giám mục trong 98 giáo phận của Trung Quốc, đồng thời gây áp lực buộc các linh mục phải tuân thủ các quy định của đảng, viện lý do hiệp ước với Vatican có nghĩa là Đức Giáo Hoàng đòi buộc họ phải làm như vậy. Những tượng ảnh Đức Trinh Nữ Maria đã được thay thế bằng các bức chân dung của Tập Cận Bình, và các linh mục bị buộc phải trích dẫn những câu nói của họ Tập trong các bài giảng của mình.
Còn giáo hội Tin lành thì sao?
Giáo hội Tin lành là tôn giáo phát triển nhanh nhất ở Trung Quốc, và điều đó đặc biệt đáng lo ngại đối với Tập Cận Bình. Giáo hội này được đăng ký với nhà nước, Phong trào Yêu Nước Tam Tự (三自爱国运动), tuyên bố có khoảng 39 triệu tín đồ. Nhưng ít nhất 40 triệu người khác được cho là đang giữ đạo với các “giáo hội hầm trú tại gia” - đẩy tỷ lệ người Trung Quốc theo đạo Tin lành lên gần 6%, tương đương với số thành viên của Đảng Cộng sản. Bắc Kinh quyết tâm kiểm soát tín ngưỡng. Các cửa hàng sách trực tuyến đã bị cấm bán Kinh thánh trong khi nhà cầm quyền chuẩn bị cho dịch một ấn bản tiếng Quan thoại mới mà một số người lo ngại sẽ bỏ sót toàn bộ nhiều chương sách. Nhiều mục sư đã được lệnh phải tham dự các khóa đào tạo do chính phủ tài trợ. Họ được thông báo rằng ở Trung Quốc, “nhà nước lãnh đạo và giáo hội phải tuân theo.” Hàng ngàn hội thánh ngầm đã bị đóng cửa. Tại những nơi vẫn còn mở, các biểu tượng về đức tin đã bị thanh trừng, với những thánh giá và Kinh thánh bị đốt cháy. Những camera nhận dạng khuôn mặt đã được lắp đặt để chính quyền có thể theo dõi và quấy rối những tín hữu, cũng là chiến thuật đi tiên phong trong việc chống lại các Phật tử ở khu tự trị Tây Tạng thuộc Trung Quốc.
Điều gì đã xảy ra ở Tây Tạng?
Phật giáo Tây Tạng đã bị Bắc Kinh nhắm đến trong nhiều thập niên vì đây là trung tâm cột trụ của bản sắc Tây Tạng. Sự đàn áp này càng gia tăng dưới thời Tập Cận Bình. Hàng chục ngàn đảng viên đã được điều động đến các chùa chiền và làng mạc theo một sáng kiến tiếp cận cộng đồng nhằm thay thế một chương trình giám sát. Và kể từ năm 2016, đã có đến 17 ngàn tăng ni Phật giáo bị đuổi khỏi hai học viện đào tạo trọng yếu và bị đưa đến các trung tâm giáo hóa, nơi theo phúc trình của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, họ bị đánh đập và chích bằng roi điện. Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo, 陈全国) ủy viên Bộ Chính trị, người giám sát cuộc đàn áp Tây Tạng, đã được cử đến Tân Cương vào năm 2016 để sử dụng cùng một kế sách chống lại người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Âu Mạch Vinh (Omer Kanat, 欧麦荣) người đứng đầu Dự án Nhân quyền Duy Ngô Nhĩ có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết những người bị giam giữ bị ép buộc phải tuyên bố “không có Chúa, chỉ có Đảng Cộng sản”.
Các nhóm tôn giáo khác có bị đàn áp không?
Người A Huy (Hui, 阿辉) một dân tộc thiểu số theo đạo Hồi với khoảng 10 triệu người ở miền trung Trung Quốc, hiện đang chịu chung số phận với người Duy Ngô Nhĩ. Các đền thờ Hồi giáo của họ đang bị hán hóa, tước bỏ các mái vòm và tháp nhọn, việc kêu gọi cầu nguyện bị cấm. Nhiều người A Huy lo sợ rằng các trại tập trung có thể là chuyện xảy ra tiếp theo. Tín ngưỡng duy nhất còn tương đối tự do là Phật giáo Trung Quốc, được coi là tín ngưỡng bản địa. Tuy nhiên, nó cũng đang bị ép buộc phải phục vụ đảng: Năm 2018, Thiếu Lâm Tự - nơi khai sinh ra bộ môn võ thuật- đã buộc phải treo quốc kỳ Trung Quốc lần đầu tiên trong lịch sử 1, 500 năm của chùa.
Hoa Kỳ đã phản ứng như thế nào?
Chính quyền Trump đã trừng phạt hàng chục công ty và cơ quan chính phủ có liên quan đến vi phạm nhân quyền ở Tân Cương. Vào tháng trước, ông Trần và ba cán bộ hàng đầu khác (của Trung Quốc) đã phải chịu các lệnh trừng phạt theo Đạo Luật Magnitsky Toàn Cầu, tài sản của họ ở Mỹ bị phong toả, còn các công ty Mỹ bị cấm kinh doanh với họ. Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết, Hoa Kỳ sẽ không đứng khoanh tay nhìn khi Đảng Cộng sản cố xóa bỏ “văn hóa và tín ngưỡng Hồi giáo” của người Duy Ngô Nhĩ. Cô Karrie Koesel, chuyên gia về tôn giáo ở Trung Quốc, nói rằng áp lực từ bên ngoài khó có thể làm thay đổi chính sách của Trung Quốc. Cô nói “Nhà nước Trung Quốc coi tôn giáo là một mối đe dọa hiện hữu.”
Xoá bỏ Pháp Luân Công
Chính phủ Trung Quốc đã xác định “năm chất độc” đe dọa sự cai trị của họ, đó là: các nhà hoạt động dân chủ, người quốc gia Đài Loan, người bất đồng chính kiến ở Tây Tạng, người ly khai Duy Ngô Nhĩ, và Pháp Luân Công - một môn học tâm linh kết hợp giữa khí công cổ truyền với triết học Thời Đại Mới New Age.
Được thành lập vào năm 1992 ở đông bắc Trung Quốc bởi cựu nghệ sĩ kèn đồng Lý Hồng Chí. Pháp Luân Công ((Phép Bánh Xe - hay Dharmacakra theo tiếng Phạn) hứa hẹn sự cứu rỗi cho những ai nghiên cứu các văn bản của Sư phụ họ Lý và thực hành một chế độ vận động thể xác nhẹ nhàng. Lý tiên sinh đã thu hút được khoảng 70 triệu tín đồ trong vòng vài năm, mức độ nổi tiếng đã khiến Đảng Cộng sản phải lo lắng. Họ đã cấm đoán Pháp Luân Công vào năm 1999, gán cho phong trào này là một “tà giáo” và bắt giam hàng chục ngàn tín đồ. Các nhà hoạt động nhân quyền cho biết, đã có hàng ngàn người đã bị giết và lấy nội tạng cho việc cấy ghép. Các học viên Pháp Luân Công phải chạy trốn đến Hồng Kông để có thể tự do tập luyện, họ lo sợ rằng một luật an ninh mới từng được Bắc Kinh áp đặt lên thành phố giờ có thể được sử dụng để chống lại họ. Cô Ingrid Ngô, phát ngôn viên Pháp Luân Công nói: “Đó là một con dao treo lơ lửng trên đầu chúng tôi”.
Source:The WeekChina's war on religion
Cuộc đàn áp bắt đầu khi nào?
Việc đàn áp tôn giáo đã bắt đầu gia tăng trên khắp Trung Quốc kể từ khi Tập Cận Bình nhậm chức vào năm 2013. Cuộc đàn áp tàn bạo đối với người Hồi giáo thiểu số ở khu vực tây bắc Tân Cương - nơi các đền thờ Hồi giáo và các trường dạy đạo Hồi ( gọi là madrasas) hiện đang bị phá bỏ, và hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ đang bị giam giữ trong các trại cải tạo - đã làm dấy lên sự phẫn nộ khắp thế giới. Nhưng cuộc tấn công vào đức tin của Đảng Cộng sản không chỉ giới hạn với Hồi giáo. Nhà chức trách đã lợi dụng sự phân tâm của thế giới trong đại dịch coronavirus để xúc tiến chiến dịch chống lại Thiên Chúa Giáo vẫn đang diễn ra.
Đảng Cộng sản, vốn theo chủ nghĩa vô thần, xem việc tuân theo bất kỳ tín ngưỡng nào, đặc biệt là những tín ngưỡng có nguồn gốc từ nước ngoài như Thiên Chúa Giáo và Hồi giáo, là mối đe dọa đối với sự thống trị của họ. Vì vậy, họ Tập đã bắt tay vào việc “Hán hóa” việc giữ đạo, ra lệnh cho những vị lãnh đạo Hồi giáo, Phật giáo và Thiên Chúa giáo phải tích hợp tư tưởng cộng sản vào hệ thống tín ngưỡng của họ. Đảng muốn mọi người phải “Kính Chúa, yêu nước” theo lời Nhĩ Quyền (You Quan - 你权), người đứng đầu cơ quan giám sát các vấn đề tôn giáo và dân tộc tại Trung Quốc. Quá trình Hán hóa đã dẫn đến nạn hàng ngàn nhà thờ và đền thờ Hồi giáo bị đóng cửa và san bằng; những nơi còn sót lại phải treo cờ Trung Quốc.
Các tín hữu Kitô giữ đạo như thế nào ở Trung Quốc?
Trong nhiều thập niên, những giáo hữu Công Giáo và Tin lành tại Trung Quốc đã bị chia rẽ làm hai phe, có những người theo phe các giáo hội do nhà nước công nhận - trong đó các giáo sĩ được bổ nhiệm bởi Bắc Kinh - lại có những người theo phe gọi là giáo hội hầm trú. Có khoảng một nửa trong số 12 triệu người Công Giáo ở Trung Quốc thờ phượng Chúa với giáo hội hầm trú, vẫn trung thành với Vatican. Để cố gắng hàn gắn tình trạng ly khai đó, Bắc Kinh và Vatican đã đạt được một thỏa thuận vào năm 2018, cho phép nhà cầm quyền Trung Quốc quyền đề bạt các giám mục mới và ngược lại, Đức Giáo Hoàng có quyền chấp thuận hoặc phủ quyết đề nghị của họ. Bắc Kinh đã khai thác thỏa thuận đó bằng cách từ chối đề nghị một nửa số giám mục trong 98 giáo phận của Trung Quốc, đồng thời gây áp lực buộc các linh mục phải tuân thủ các quy định của đảng, viện lý do hiệp ước với Vatican có nghĩa là Đức Giáo Hoàng đòi buộc họ phải làm như vậy. Những tượng ảnh Đức Trinh Nữ Maria đã được thay thế bằng các bức chân dung của Tập Cận Bình, và các linh mục bị buộc phải trích dẫn những câu nói của họ Tập trong các bài giảng của mình.
Còn giáo hội Tin lành thì sao?
Giáo hội Tin lành là tôn giáo phát triển nhanh nhất ở Trung Quốc, và điều đó đặc biệt đáng lo ngại đối với Tập Cận Bình. Giáo hội này được đăng ký với nhà nước, Phong trào Yêu Nước Tam Tự (三自爱国运动), tuyên bố có khoảng 39 triệu tín đồ. Nhưng ít nhất 40 triệu người khác được cho là đang giữ đạo với các “giáo hội hầm trú tại gia” - đẩy tỷ lệ người Trung Quốc theo đạo Tin lành lên gần 6%, tương đương với số thành viên của Đảng Cộng sản. Bắc Kinh quyết tâm kiểm soát tín ngưỡng. Các cửa hàng sách trực tuyến đã bị cấm bán Kinh thánh trong khi nhà cầm quyền chuẩn bị cho dịch một ấn bản tiếng Quan thoại mới mà một số người lo ngại sẽ bỏ sót toàn bộ nhiều chương sách. Nhiều mục sư đã được lệnh phải tham dự các khóa đào tạo do chính phủ tài trợ. Họ được thông báo rằng ở Trung Quốc, “nhà nước lãnh đạo và giáo hội phải tuân theo.” Hàng ngàn hội thánh ngầm đã bị đóng cửa. Tại những nơi vẫn còn mở, các biểu tượng về đức tin đã bị thanh trừng, với những thánh giá và Kinh thánh bị đốt cháy. Những camera nhận dạng khuôn mặt đã được lắp đặt để chính quyền có thể theo dõi và quấy rối những tín hữu, cũng là chiến thuật đi tiên phong trong việc chống lại các Phật tử ở khu tự trị Tây Tạng thuộc Trung Quốc.
Điều gì đã xảy ra ở Tây Tạng?
Phật giáo Tây Tạng đã bị Bắc Kinh nhắm đến trong nhiều thập niên vì đây là trung tâm cột trụ của bản sắc Tây Tạng. Sự đàn áp này càng gia tăng dưới thời Tập Cận Bình. Hàng chục ngàn đảng viên đã được điều động đến các chùa chiền và làng mạc theo một sáng kiến tiếp cận cộng đồng nhằm thay thế một chương trình giám sát. Và kể từ năm 2016, đã có đến 17 ngàn tăng ni Phật giáo bị đuổi khỏi hai học viện đào tạo trọng yếu và bị đưa đến các trung tâm giáo hóa, nơi theo phúc trình của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, họ bị đánh đập và chích bằng roi điện. Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo, 陈全国) ủy viên Bộ Chính trị, người giám sát cuộc đàn áp Tây Tạng, đã được cử đến Tân Cương vào năm 2016 để sử dụng cùng một kế sách chống lại người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Âu Mạch Vinh (Omer Kanat, 欧麦荣) người đứng đầu Dự án Nhân quyền Duy Ngô Nhĩ có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết những người bị giam giữ bị ép buộc phải tuyên bố “không có Chúa, chỉ có Đảng Cộng sản”.
Các nhóm tôn giáo khác có bị đàn áp không?
Người A Huy (Hui, 阿辉) một dân tộc thiểu số theo đạo Hồi với khoảng 10 triệu người ở miền trung Trung Quốc, hiện đang chịu chung số phận với người Duy Ngô Nhĩ. Các đền thờ Hồi giáo của họ đang bị hán hóa, tước bỏ các mái vòm và tháp nhọn, việc kêu gọi cầu nguyện bị cấm. Nhiều người A Huy lo sợ rằng các trại tập trung có thể là chuyện xảy ra tiếp theo. Tín ngưỡng duy nhất còn tương đối tự do là Phật giáo Trung Quốc, được coi là tín ngưỡng bản địa. Tuy nhiên, nó cũng đang bị ép buộc phải phục vụ đảng: Năm 2018, Thiếu Lâm Tự - nơi khai sinh ra bộ môn võ thuật- đã buộc phải treo quốc kỳ Trung Quốc lần đầu tiên trong lịch sử 1, 500 năm của chùa.
Hoa Kỳ đã phản ứng như thế nào?
Chính quyền Trump đã trừng phạt hàng chục công ty và cơ quan chính phủ có liên quan đến vi phạm nhân quyền ở Tân Cương. Vào tháng trước, ông Trần và ba cán bộ hàng đầu khác (của Trung Quốc) đã phải chịu các lệnh trừng phạt theo Đạo Luật Magnitsky Toàn Cầu, tài sản của họ ở Mỹ bị phong toả, còn các công ty Mỹ bị cấm kinh doanh với họ. Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết, Hoa Kỳ sẽ không đứng khoanh tay nhìn khi Đảng Cộng sản cố xóa bỏ “văn hóa và tín ngưỡng Hồi giáo” của người Duy Ngô Nhĩ. Cô Karrie Koesel, chuyên gia về tôn giáo ở Trung Quốc, nói rằng áp lực từ bên ngoài khó có thể làm thay đổi chính sách của Trung Quốc. Cô nói “Nhà nước Trung Quốc coi tôn giáo là một mối đe dọa hiện hữu.”
Xoá bỏ Pháp Luân Công
Chính phủ Trung Quốc đã xác định “năm chất độc” đe dọa sự cai trị của họ, đó là: các nhà hoạt động dân chủ, người quốc gia Đài Loan, người bất đồng chính kiến ở Tây Tạng, người ly khai Duy Ngô Nhĩ, và Pháp Luân Công - một môn học tâm linh kết hợp giữa khí công cổ truyền với triết học Thời Đại Mới New Age.
Được thành lập vào năm 1992 ở đông bắc Trung Quốc bởi cựu nghệ sĩ kèn đồng Lý Hồng Chí. Pháp Luân Công ((Phép Bánh Xe - hay Dharmacakra theo tiếng Phạn) hứa hẹn sự cứu rỗi cho những ai nghiên cứu các văn bản của Sư phụ họ Lý và thực hành một chế độ vận động thể xác nhẹ nhàng. Lý tiên sinh đã thu hút được khoảng 70 triệu tín đồ trong vòng vài năm, mức độ nổi tiếng đã khiến Đảng Cộng sản phải lo lắng. Họ đã cấm đoán Pháp Luân Công vào năm 1999, gán cho phong trào này là một “tà giáo” và bắt giam hàng chục ngàn tín đồ. Các nhà hoạt động nhân quyền cho biết, đã có hàng ngàn người đã bị giết và lấy nội tạng cho việc cấy ghép. Các học viên Pháp Luân Công phải chạy trốn đến Hồng Kông để có thể tự do tập luyện, họ lo sợ rằng một luật an ninh mới từng được Bắc Kinh áp đặt lên thành phố giờ có thể được sử dụng để chống lại họ. Cô Ingrid Ngô, phát ngôn viên Pháp Luân Công nói: “Đó là một con dao treo lơ lửng trên đầu chúng tôi”.
Source:The Week
Giới nghiêm khẩn cấp tại Wiscosin sau vụ bắn bị thương một người da đen
Đặng Tự Do
03:55 24/08/2020
Các cuộc biểu tình đã nhanh chóng nổ ra ở thành phố Kenosha, Wisconsin của Hoa Kỳ, chỉ vài giờ sau khi cảnh sát bắn làm bị thương một người đàn ông da đen được cho là không có vũ khí, khiến các quan chức phải áp đặt lệnh giới nghiêm.
Theo truyền thông địa phương, nạn nhân được Thống đốc bang Wisconsin Tony Evers xác định là Jacob Blake, đã phải nhập viện trong tình trạng nghiêm trọng vào tối Chúa Nhật 23 tháng 8 sau khi cảnh sát bắn anh ta nhiều phát.
Theo báo cáo trên mạng xã hội, đám đông đã tập trung tại hiện trường và ném gạch và bom xăng tự chế vào cảnh sát.
“Chúng tôi chống lại việc sử dụng vũ lực quá mức và leo thang nhanh chóng khi tương tác với người Da Đen tại Wisconsin, ” thống đốc Evers viết trong một tweet.
Vụ nổ súng xảy ra vào khoảng 5 giờ chiều giờ địa phương ở Kenosha khi các viên chức cảnh sát đang đối phó với một vấn đề “bạo lực trong gia đình”. Theo thông báo của sở cảnh sát Kenosha, nạn nhân ngay lập tức được cảnh sát đưa đến bệnh viện.
Cảnh sát không đưa ra thêm lời giải thích nào về nguyên nhân dẫn đến vụ nổ súng.
Bộ Tư pháp Wisconsin cho biết vào sáng sớm ngày thứ Hai rằng các viên chức cảnh sát liên quan đến vụ nổ súng đã bị cho tạm nghỉ.
Bộ phận Điều tra Hình sự của tiểu bang đang tiến hành điều tra vụ nổ súng và cho biết trong một tuyên bố sẽ tìm cách “cung cấp các báo cáo về vụ việc cho công tố viện trong vòng 30 ngày”.
Một đoạn video lan truyền trên mạng xã hội và được báo chí Mỹ trích dẫn cho thấy người đàn ông đi về phía một chiếc xe hơi, theo sau là hai viên chức cảnh sát và một trong hai người cảnh sát này đã bắn anh ta khi anh ta mở cửa xe.
Theo các báo cáo trên các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ, nhiều đám cháy đã xảy ra tại hiện trường khi một đám đông tụ tập để phản đối vụ việc.
Các bài đăng trên mạng xã hội cho thấy đám đông lớn diễu hành xuống đường và ném gạch và bom xăng vào cảnh sát, làm bị thương một cảnh sát viên. Cảnh sát đã phản ứng bằng cách áp đặt lệnh giới nghiêm toàn thành phố cho đến 7 giờ sáng.
Vụ này xảy ra gần đúng 3 tháng sau cái chết ngày 25 tháng 5 của anh George Floyd, một người Mỹ gốc Phi 46 tuổi, sau khi một cảnh sát da trắng quỳ trên cổ anh ta trong gần 9 phút.
Source:USA NewsBlack Man Shot, Injured by Police in Wisconsin City, Curfew Imposed
Theo truyền thông địa phương, nạn nhân được Thống đốc bang Wisconsin Tony Evers xác định là Jacob Blake, đã phải nhập viện trong tình trạng nghiêm trọng vào tối Chúa Nhật 23 tháng 8 sau khi cảnh sát bắn anh ta nhiều phát.
Theo báo cáo trên mạng xã hội, đám đông đã tập trung tại hiện trường và ném gạch và bom xăng tự chế vào cảnh sát.
“Chúng tôi chống lại việc sử dụng vũ lực quá mức và leo thang nhanh chóng khi tương tác với người Da Đen tại Wisconsin, ” thống đốc Evers viết trong một tweet.
Vụ nổ súng xảy ra vào khoảng 5 giờ chiều giờ địa phương ở Kenosha khi các viên chức cảnh sát đang đối phó với một vấn đề “bạo lực trong gia đình”. Theo thông báo của sở cảnh sát Kenosha, nạn nhân ngay lập tức được cảnh sát đưa đến bệnh viện.
Cảnh sát không đưa ra thêm lời giải thích nào về nguyên nhân dẫn đến vụ nổ súng.
Bộ Tư pháp Wisconsin cho biết vào sáng sớm ngày thứ Hai rằng các viên chức cảnh sát liên quan đến vụ nổ súng đã bị cho tạm nghỉ.
Bộ phận Điều tra Hình sự của tiểu bang đang tiến hành điều tra vụ nổ súng và cho biết trong một tuyên bố sẽ tìm cách “cung cấp các báo cáo về vụ việc cho công tố viện trong vòng 30 ngày”.
Một đoạn video lan truyền trên mạng xã hội và được báo chí Mỹ trích dẫn cho thấy người đàn ông đi về phía một chiếc xe hơi, theo sau là hai viên chức cảnh sát và một trong hai người cảnh sát này đã bắn anh ta khi anh ta mở cửa xe.
Theo các báo cáo trên các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ, nhiều đám cháy đã xảy ra tại hiện trường khi một đám đông tụ tập để phản đối vụ việc.
Các bài đăng trên mạng xã hội cho thấy đám đông lớn diễu hành xuống đường và ném gạch và bom xăng vào cảnh sát, làm bị thương một cảnh sát viên. Cảnh sát đã phản ứng bằng cách áp đặt lệnh giới nghiêm toàn thành phố cho đến 7 giờ sáng.
Vụ này xảy ra gần đúng 3 tháng sau cái chết ngày 25 tháng 5 của anh George Floyd, một người Mỹ gốc Phi 46 tuổi, sau khi một cảnh sát da trắng quỳ trên cổ anh ta trong gần 9 phút.
Source:USA News
Hội Bác ái Vincent von Paul hỗ trợ 3.500 Euro cho Bệnh viện Caritas Nhi đồng ở Bethlehem Palestin trong mùa dịch cúm tàu.
Trầm Hương Thơ
12:15 24/08/2020
Hội Bác ái Vincent von Paul hỗ trợ 3.500 Euro cho Bệnh viện Caritas Nhi đồng ở Bethlehem Palestin trong mùa dịch cúm tàu.
Đại diện Hội là ông Nguyễn Văn Rị (giữa) lại tiếp tục quyên góp được một số tiền cho bệnh viện Caritas Nhi đồng ở Bethlehem. Hôm nay cùng với linh mục Johannes van der Vorst (phải), ông đã trao tấm ngân phiếu quyên góp được 3.500 euro cho ông Frank Polixa giám đốc điều hành Caritas.
Như nhiều những năm qua của hội Bác Ái Vincent von Paul ông Nguyễn Văn Rị một lần nữa quyên góp ủng hộ trẻ em ở bệnh viện Nhi Đồng Bethlehem ở Palestin.
3.500 euro Số tiền này đến từ các thành viên của Hội Bác Ái Vincent von Paul của cộng đồng người Việt Nam tại giáo phận Aachen mà ông Van Ri Nguyen là chủ tịch hội, đã được quyên góp trong các buổi lễ ở nhà thờ và trong những lần sinh hoạt của hội và những người ân nhân quen biết. Ông cho: “Khoảng 170 người đã đóng góp từng nhiều khoản tiền nhỏ gọi là: "tích tiểu thành đại" và đó là lý do số tiền này hôm nay được gom lại với nhau tổng cộng là 3.500 Euro giúp đỡ cho trẻ em và những người mẹ nghèo đói trong thời buổi khó khăn vì dịch bệnh Corona ở Bethlehem Palestin.
Ông luôn cảm thấy biết ơn sâu sắc, vì ông ấy và gia đình đã được cứu giúp trong cơn khốn khó cách đây gần 40 năm trước. Đó là động lực cho ông ấy luôn đi vận động cho những người cần giúp đỡ trong nhiều thập kỷ qua.
Cùng với Mục sư Johannes van der Vorst từ Geistenbeck, cả hai người đã nghỉ hưu nhưng vẫn không ngừng hoạt động trong những công việc tốt lành. Ông đã luôn ủng hộ cho những trẻ em nghèo ở bệnh viện nhi đồng Bethlehem Palestin trong nhiều năm qua. Tấm chi phiếu 3.500 Euro này là cả bao nhiêu tình thương trong đó mà hôm nay ông đã trao cho ông Frank Polixa, giám đốc điều hành Hiệp hội Caritas của vùng Mönchengladbach. Ông Polixa đã đại diện cảm ơn trân trọng và sẽ chuyển khoản tiền quyên góp này của Hội Bác Ái Vincent von Paul đến Hiệp hội Caritas Đức ở Freiburg.
Hiệp hội Caritas Đức ở Freiburg có văn phòng của quốc gia Đức giúp đỡ trẻ em Bethlehem ở Palestin. Tổ chức viện trợ Công Giáo quốc tế này được thành lập từ năm 1963, một sáng kiến của hiệp hội Đức và Thụy Sĩ. Chi nhánh văn phòng điều hành bệnh viện nhi đồng ở Bethlehem Palestin của Caritas trong năm 2019, có khoảng 50.000 (năm mươi ngàn) trẻ em đã được giúp đỡ. Bệnh viện Nhi đông này là một trong những trụ cột quan trọng hiện đại và tốt nhất của hệ thống y tế Palestine hiện nay.
Ông Van Ri Nguyen cho biết, từ kinh nghiệm cá nhân mình, là một thuyền nhân tị nạn nên ông rất hiểu. Ông rời Việt Nam chạy trốn cộng sản vào năm 1981 cùng vợ và bốn đứa con nhỏ. Cô con gái út Kim Ngân vừa chào đời trước đó mười ngày. Gia đình ông và 95 thuyền nhân tị nạn khác đã trải qua sáu ngày đêm lênh đênh trên một chiếc ghe nhỏ trên biển. Nguồn lương thực và nước uống đã cạn kiệt hết, bị đói khát mấy ngày liền. Giờ sinh tử mong manh thì chúng tôi được con thuyền nhân đạo của Đức là Cap Anamur cứu vớt.
Ông đã sống ở Mönchengladbach từ năm 1981 đó đến nay trong tự do cho đến ngày nay. Ông đã học nghề thợ sửa chữa máy móc trong hãng (Betriebsschlosser) và làm việc cho Voith Paper Krieger trong khoảng 34 năm cho đến khi nghỉ hưu. Năm nay tôi 67 tuổi, “Tôi đã tìm thấy một quê hương thứ hai đầy tình người và tự do ở Đức, tiện đây tôi cũng cảm ơn thành phố Mönchengladbach và chính phủ Đức rất nhiều.
Xin được nói thêm là: Ông Nguyen đã tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau và thường xuyên quyên góp cho những người cần sự giúp đỡ. Ông đã nhận được một số giải thưởng bao gồm Thập tự giá Liên bang, huy chương “Pro Ecclesia et Pontifice” do Đức Giáo Hoàng John Paul II trao tặng, Huân chương Công trạng của Bang North Rhine-Westphalia và Giải thưởng Công dân của Thành phố Mönchengladbach.
Giám đốc điều hành Caritas, Frank Polixa, cho biết: “Sự hoạt đông của ông Nguyễn Văn Rị là hoàn toàn tuyệt vời!, Tôi là người đã thay mặt Tổ chức viện trợ trẻ em Bethlehem cảm ơn ông Nguyễn và Hội Bác Ái Vincent von Paul một lần nữa. Như phương châm chiến dịch hàng năm của Caritas hiện nay: “Hãy sống là người tốt” Ông Nguyễn Văn Rị đã thực hiện lời kêu gọi này một cách gương mẫu trong nhiều thập kỷ qua.
Trầm Hương Thơ
23.08.2020 lược dịch
Như nhiều những năm qua của hội Bác Ái Vincent von Paul ông Nguyễn Văn Rị một lần nữa quyên góp ủng hộ trẻ em ở bệnh viện Nhi Đồng Bethlehem ở Palestin.
3.500 euro Số tiền này đến từ các thành viên của Hội Bác Ái Vincent von Paul của cộng đồng người Việt Nam tại giáo phận Aachen mà ông Van Ri Nguyen là chủ tịch hội, đã được quyên góp trong các buổi lễ ở nhà thờ và trong những lần sinh hoạt của hội và những người ân nhân quen biết. Ông cho: “Khoảng 170 người đã đóng góp từng nhiều khoản tiền nhỏ gọi là: "tích tiểu thành đại" và đó là lý do số tiền này hôm nay được gom lại với nhau tổng cộng là 3.500 Euro giúp đỡ cho trẻ em và những người mẹ nghèo đói trong thời buổi khó khăn vì dịch bệnh Corona ở Bethlehem Palestin.
Ông luôn cảm thấy biết ơn sâu sắc, vì ông ấy và gia đình đã được cứu giúp trong cơn khốn khó cách đây gần 40 năm trước. Đó là động lực cho ông ấy luôn đi vận động cho những người cần giúp đỡ trong nhiều thập kỷ qua.
Cùng với Mục sư Johannes van der Vorst từ Geistenbeck, cả hai người đã nghỉ hưu nhưng vẫn không ngừng hoạt động trong những công việc tốt lành. Ông đã luôn ủng hộ cho những trẻ em nghèo ở bệnh viện nhi đồng Bethlehem Palestin trong nhiều năm qua. Tấm chi phiếu 3.500 Euro này là cả bao nhiêu tình thương trong đó mà hôm nay ông đã trao cho ông Frank Polixa, giám đốc điều hành Hiệp hội Caritas của vùng Mönchengladbach. Ông Polixa đã đại diện cảm ơn trân trọng và sẽ chuyển khoản tiền quyên góp này của Hội Bác Ái Vincent von Paul đến Hiệp hội Caritas Đức ở Freiburg.
Hiệp hội Caritas Đức ở Freiburg có văn phòng của quốc gia Đức giúp đỡ trẻ em Bethlehem ở Palestin. Tổ chức viện trợ Công Giáo quốc tế này được thành lập từ năm 1963, một sáng kiến của hiệp hội Đức và Thụy Sĩ. Chi nhánh văn phòng điều hành bệnh viện nhi đồng ở Bethlehem Palestin của Caritas trong năm 2019, có khoảng 50.000 (năm mươi ngàn) trẻ em đã được giúp đỡ. Bệnh viện Nhi đông này là một trong những trụ cột quan trọng hiện đại và tốt nhất của hệ thống y tế Palestine hiện nay.
Ông Van Ri Nguyen cho biết, từ kinh nghiệm cá nhân mình, là một thuyền nhân tị nạn nên ông rất hiểu. Ông rời Việt Nam chạy trốn cộng sản vào năm 1981 cùng vợ và bốn đứa con nhỏ. Cô con gái út Kim Ngân vừa chào đời trước đó mười ngày. Gia đình ông và 95 thuyền nhân tị nạn khác đã trải qua sáu ngày đêm lênh đênh trên một chiếc ghe nhỏ trên biển. Nguồn lương thực và nước uống đã cạn kiệt hết, bị đói khát mấy ngày liền. Giờ sinh tử mong manh thì chúng tôi được con thuyền nhân đạo của Đức là Cap Anamur cứu vớt.
Ông đã sống ở Mönchengladbach từ năm 1981 đó đến nay trong tự do cho đến ngày nay. Ông đã học nghề thợ sửa chữa máy móc trong hãng (Betriebsschlosser) và làm việc cho Voith Paper Krieger trong khoảng 34 năm cho đến khi nghỉ hưu. Năm nay tôi 67 tuổi, “Tôi đã tìm thấy một quê hương thứ hai đầy tình người và tự do ở Đức, tiện đây tôi cũng cảm ơn thành phố Mönchengladbach và chính phủ Đức rất nhiều.
Xin được nói thêm là: Ông Nguyen đã tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau và thường xuyên quyên góp cho những người cần sự giúp đỡ. Ông đã nhận được một số giải thưởng bao gồm Thập tự giá Liên bang, huy chương “Pro Ecclesia et Pontifice” do Đức Giáo Hoàng John Paul II trao tặng, Huân chương Công trạng của Bang North Rhine-Westphalia và Giải thưởng Công dân của Thành phố Mönchengladbach.
Giám đốc điều hành Caritas, Frank Polixa, cho biết: “Sự hoạt đông của ông Nguyễn Văn Rị là hoàn toàn tuyệt vời!, Tôi là người đã thay mặt Tổ chức viện trợ trẻ em Bethlehem cảm ơn ông Nguyễn và Hội Bác Ái Vincent von Paul một lần nữa. Như phương châm chiến dịch hàng năm của Caritas hiện nay: “Hãy sống là người tốt” Ông Nguyễn Văn Rị đã thực hiện lời kêu gọi này một cách gương mẫu trong nhiều thập kỷ qua.
Trầm Hương Thơ
23.08.2020 lược dịch
Đức Tổng Giám Mục Denver cầu xin ơn hoán cải cho những kẻ phá hoại các nơi thờ phượng
Đặng Tự Do
16:04 24/08/2020
Đức Tổng Giám Mục Samuel Aquila của Denver cho biết ngài cầu nguyện cho ơn hoán cải của những kẻ đã chặt đầu tượng Thánh Giuđa Tađêô trong sân của Giáo xứ Đức Mẹ Guadalupe vào đầu tháng này.
Những ngọn nến anh chị em giáo dân cắm trước bức tượng cũng bị phá hủy.
Đức Tổng Giám Mục Aquila gọi cuộc tấn công là vô cùng đáng lo ngại.
“Thật là đang âu lo khi thấy các báo cáo về sự gia tăng phá hoại tại các nhà thờ Công Giáo vào mùa hè này, cả trên toàn quốc lẫn trong tổng giáo phận của chúng ta. Và thật vô cùng đáng lo ngại khi nhìn thấy một bức tượng tại một trong những giáo xứ địa phương của chúng ta bị xúc phạm như thế.”
Đức Tổng Giám Mục nói thêm rằng tổng giáo phận đã bắt đầu một “Cuộc Thập tự chinh Mân Côi” để cầu nguyện cho ơn hoán cải của những kẻ thực hiện các hành vi xúc phạm nhà thờ, các pho tượng và biểu tượng tôn giáo.
Cho đến nay giáo xứ vẫn chưa biết về động cơ đằng sau hành động này và liệu đó có phải là một cuộc tấn công được hoạch định hay chỉ là một hành động phá hoại ngẫu nhiên khi có cơ hội.
Giáo xứ Đức Mẹ Guadalupe chủ yếu phục vụ cộng đồng gốc Tây Ban Nha của Denver.
Source:Nine News
Giáo xứ tại Californa cầu nguyện cho kẻ đã chặt đầu một tượng Đức Mẹ
Đặng Tự Do
16:05 24/08/2020
Sau khi tượng Đức Mẹ Maria bị chặt đầu, một giáo xứ ở California đã yêu cầu người Công Giáo cầu nguyện cho những kẻ phá hoại bức tượng, cùng với một tượng đài khác tại giáo xứ.
“Thật đau lòng khi thấy sự xúc phạm đến hình ảnh của Đức Mẹ, và thật đau lòng khi cố gắng hiểu tại sao ai đó lại làm ra điều này. Mặc dù chúng ta không có cách nào để biết động cơ của hành động đáng xấu hổ này, nhưng chúng ta biết điều này: nó không đưa ra tuyên bố nào, chẳng thăng tiến điều gì và không nâng cao tinh thần cho bất cứ ai. Nó chỉ tạo ra nhiều nỗi buồn hơn trong một thời gian đã đầy rẫy những nỗi buồn, ” Cha Enrique Alvarez, cha sở của Giáo xứ Thánh Gia ở Citrus Heights, California, cho biết trong một tuyên bố được đưa ra trong tuần này.
Bức tượng đã bị chặt đầu vào tối thứ Hai. Trong khi đó, một bức tượng Mười Điều Răn, được đặt tại giáo xứ “để dâng hiến cho tất cả những thai nhi và tất cả những ai đã mất mạng vì phá thai, ” bị sơn một chữ Vạn rất lớn.
“Tôi yêu cầu cộng đồng Thánh Gia của chúng ta cùng tham gia với tôi trong lời cầu nguyện cho người nào đó hoặc những người nào đó đã làm những điều này và những người đang tìm cách làm tăng thêm nỗi buồn trong thế giới của chúng ta và mang lại nỗi đau cho những người chẳng hề gây chút tổn hại nào cho họ. Những hành động kiểu này cũng có thể phát sinh ra từ nỗi đau nội tâm mà chúng ta phải có lòng trắc ẩn, ” Cha Alvarez nói.
Trong vòng một ngày kể từ khi bị phá hoại, bức tượng của Đức Mẹ Đồng trinh Maria đã được sửa chữa và bia Mười Điều Răn đã được làm sạch.
Vụ phá hoại xảy ra trong bối cảnh một loạt các hành động phá hoại đang diễn ra tại các giáo xứ Công Giáo trên khắp đất nước. Trong những tuần gần đây, các bức tượng của Đức Mẹ Maria và các vị thánh khác, đã bị phá hủy tại các giáo xứ ở nhiều tiểu bang, và các nhà thờ ở California, Massachusetts và Florida bị đốt phá. Bắt đầu từ tháng 6, các bức tượng công cộng của các vị thánh, đặc biệt là bức tượng của Thánh Junipero Serra ở California, đã bị phá bỏ hoặc phá hủy bởi những người biểu tình và bạo loạn.
Tuần này, tại Giáo xứ Holy Family, Alvarez cho biết “ trong khi những bức tượng này đã được làm sạch và sửa chữa, chúng chỉ đơn thuần là những lời nhắc nhở về đức tin của chúng ta, là đức tin mạnh mẽ và lâu dài hơn đá.”
“Mỗi chúng ta phải nhớ rằng đức tin của chúng ta không nằm trong những bức tượng hay hình ảnh. Đức tin của chúng ta là đức tin vào Thiên Chúa Vĩnh cửu, vào Chúa Giêsu Kitô, Con Phục sinh của Ngài, và vào sự cứu chuộc của sự Phục sinh, ” Cha Alvarez nói thêm.
Source:Catholic News Agency
Hán Thành đóng cửa các nhà thờ để ngăn chặn làn sóng nhiễm trùng mới
Đặng Tự Do
16:05 24/08/2020
Các trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận ngày càng nhiều, đặc biệt là ở thủ đô Hán Thành. Cho đến khi chúng tôi thực hiện chương trình này, tổng số người nhiễm bệnh đã lên tới 16, 058 người. Tâm điểm mới của sự lây nhiễm là giáo phái Sarang Jeil, âm theo tiếng Việt là Tát Lãng-Gia Nhĩ. Đó là một giáo phái giả danh Kitô. Vào ngày 15 tháng 8, nhóm này đã tập hợp hàng chục nghìn người để phản đối chính phủ.
Để ngăn chặn làn sóng lây nhiễm mới có thể xảy ra vì Covid-19, các nhà chức trách đã áp đặt việc đóng cửa các địa điểm thờ phượng, bao gồm cả các nhà thờ Công Giáo, trong khu vực đô thị của thủ đô. Nam Hàn được coi là một trong những quốc gia đối phó tốt nhất với đại dịch, nhưng những ngày gần đây số ca lây nhiễm bắt đầu tăng trở lại.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia đã ghi nhận 297 bệnh nhân coronavirus mới trong ngày thứ Sáu, nâng tổng số lên 16.058. Với 568 ca lây nhiễm, trung tâm lớn nhất trong việc lây lan dịch bệnh là giáo phái giả Ki-tô giáo Tát Lãng-Gia Nhĩ, có trụ sở ở phía bắc Hán Thành.
Vào ngày 15 tháng 8, chống lại chỉ thị của chính phủ, lãnh đạo của nhóm này, là ông Tuấn Quang Huân, đã tổ chức một cuộc mít tinh lớn để kỷ niệm Ngày Giải phóng và chỉ trích việc điều hành của Tổng thống Văn Tại Dần. Cuộc mít tinh có sự tham gia của hàng chục nghìn người.
Một giáo phái khác, là Shincheonji của ông Lý Vạn Hy, là nơi bùng phát dịch bệnh đầu tiên trong cả nước, cũng tạo ra số lượng người nhiễm lớn nhất là 5, 200 người.
Source:Asia News
Rừng California thành biển lửa! nhưng Tình Chúa còn mãnh liệt hơn…’’
Thanh Quảng sdb
18:16 24/08/2020
Rừng California thành biển lửa! nhưng “Tình Chúa còn mãnh liệt hơn…’’
Hàng chục đám cháy kinh hoàng bùng lên khắp tiểu bang California Hoa Kỳ, Đức Giám Mục địa phương đã kêu gọi cầu nguyện cho các gia đình bị ảnh hưởng, nhân viên cứu hỏa và những người phục vụ ở tuyến đầu...
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Miền Bắc và Trung của tiểu bang California đang hứng chịu những ngọn lửa tàn khốc và mây khói đen mù mịt của cả hai chục đám cháy đang hừng hực lửa.
Hai trong số các vụ cháy rừng này được xếp vào hạng lớn thứ hai và thứ ba trong lịch sử cháy rừng tại Hoa Kỳ. Cả hai đều phát cháy từ vùng Vịnh San Francisco, nơi có hơn 200.000 cư dân đã phải sơ tán.
Ít nhất có bảy người thiệt mạng trong tuần qua, trong đó có khoảng 650 vụ cháy khác nhau. Khoảng 700 ngôi nhà và các cơ sở kinh doanh bị tiêu rụi.
Thảm họa lớn
Các nhân viên cứu hỏa từ khắp nước Mỹ đang chiến đấu với các đám cháy. Xe chữa lửa và các đội quân cứu hỏa được điều động đến từ các tiểu bang Texas, Arizona, Montana, Nevada và Utah.
Tổng thống Donald Trump đã trích quỹ liên bang để giúp dân cư ở bảy quận của tiểu bang California đang bị ảnh hưởng bởi những đám cháy, được công bố là một thảm họa lớn vào thứ Bảy tuần qua.
Sét đánh kéo theo một loạt các cơn gió nóng đã đã bộc phát các cơn cháy càn quyét hầu hết các khu rừng.
Cầu nguyện cho những người bị ảnh hưởng
Khi ngọn lửa bừng bừng cháy về gần, Đức cha của San Jose, Giám mục Oscar Cantú đã kêu mời mọi người hiệp nhất cầu nguyện cho dân chúng trong tiểu bang.
Trong một thông báo, Đức cha Cantú cho hay đây là vụ cháy rừng lớn thứ ba được ghi nhận. Nó đã tàn phá 339.000 mẫu rừng tính cho đến Chủ nhật vừa qua.
Trong thông báo, Đức cha Cantú khen ngợi những người lính cứu hỏa và những người tiếp ứng chữa cháy “bất chấp nhiệt độ như hỏa lò và những cơn bão lửa khó lường trên địa bàn… thường dẫn tới những hy sinh cá nhân để bảo vệ tính mạng và tài sản”.
Đức cha cho hay: “Khói đen dầy đặc làm nghẹt không khí và làm chúng ta khó thở!
Nhưng, Đức cha Cantú nói, người dân California không đơn độc vì “Thiên Chúa ở cùng chúng ta, Ngài là nơi nương tựa và sức mạnh của chúng ta, đặc biệt trong những khoảnh khắc tăm tối cuộc đời. Tình yêu của Chúa dành cho chúng ta mãnh liệt hơn cả những ngọn lửa bừng bừng, mạnh mẽ hơn bất cứ căn bệnh nào, và bền vững hơn những gì chúng ta chưa hề nghĩ tưởng…”
Đức cha yêu cầu tất cả mọi người Công Giáo hãy cầu nguyện cho các gia đình bị ảnh hưởng và những người đang làm việc để chiến đấu dập tắt cơn cháy rừng này.
Đức cha nói: “Chúng ta hãy chia sẻ tình yêu Chúa bằng cách giúp đỡ những người cần tới thức ăn, đồ uống hay chỗ ở… Hãy mở đôi tai nhân ái của chúng ta ra mà lắng nghe”.
Trung tâm giáo xứ
Đức cha Cantú mời gọi các giáo xứ hãy mở trường học và giáo xứ ở các nơi đang có cơn cháy, để làm các trung tâm cứu viện, giúp đỡ những người bị ảnh hưởng...
Đức cha Cantú bảo đảm: “Chúng ta đừng bao giờ quên rằng với Chúa Giêsu Kitô, mọi sự đều có thể.”
Hàng chục đám cháy kinh hoàng bùng lên khắp tiểu bang California Hoa Kỳ, Đức Giám Mục địa phương đã kêu gọi cầu nguyện cho các gia đình bị ảnh hưởng, nhân viên cứu hỏa và những người phục vụ ở tuyến đầu...
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Miền Bắc và Trung của tiểu bang California đang hứng chịu những ngọn lửa tàn khốc và mây khói đen mù mịt của cả hai chục đám cháy đang hừng hực lửa.
Hai trong số các vụ cháy rừng này được xếp vào hạng lớn thứ hai và thứ ba trong lịch sử cháy rừng tại Hoa Kỳ. Cả hai đều phát cháy từ vùng Vịnh San Francisco, nơi có hơn 200.000 cư dân đã phải sơ tán.
Ít nhất có bảy người thiệt mạng trong tuần qua, trong đó có khoảng 650 vụ cháy khác nhau. Khoảng 700 ngôi nhà và các cơ sở kinh doanh bị tiêu rụi.
Thảm họa lớn
Các nhân viên cứu hỏa từ khắp nước Mỹ đang chiến đấu với các đám cháy. Xe chữa lửa và các đội quân cứu hỏa được điều động đến từ các tiểu bang Texas, Arizona, Montana, Nevada và Utah.
Tổng thống Donald Trump đã trích quỹ liên bang để giúp dân cư ở bảy quận của tiểu bang California đang bị ảnh hưởng bởi những đám cháy, được công bố là một thảm họa lớn vào thứ Bảy tuần qua.
Sét đánh kéo theo một loạt các cơn gió nóng đã đã bộc phát các cơn cháy càn quyét hầu hết các khu rừng.
Cầu nguyện cho những người bị ảnh hưởng
Khi ngọn lửa bừng bừng cháy về gần, Đức cha của San Jose, Giám mục Oscar Cantú đã kêu mời mọi người hiệp nhất cầu nguyện cho dân chúng trong tiểu bang.
Trong một thông báo, Đức cha Cantú cho hay đây là vụ cháy rừng lớn thứ ba được ghi nhận. Nó đã tàn phá 339.000 mẫu rừng tính cho đến Chủ nhật vừa qua.
Trong thông báo, Đức cha Cantú khen ngợi những người lính cứu hỏa và những người tiếp ứng chữa cháy “bất chấp nhiệt độ như hỏa lò và những cơn bão lửa khó lường trên địa bàn… thường dẫn tới những hy sinh cá nhân để bảo vệ tính mạng và tài sản”.
Đức cha cho hay: “Khói đen dầy đặc làm nghẹt không khí và làm chúng ta khó thở!
Nhưng, Đức cha Cantú nói, người dân California không đơn độc vì “Thiên Chúa ở cùng chúng ta, Ngài là nơi nương tựa và sức mạnh của chúng ta, đặc biệt trong những khoảnh khắc tăm tối cuộc đời. Tình yêu của Chúa dành cho chúng ta mãnh liệt hơn cả những ngọn lửa bừng bừng, mạnh mẽ hơn bất cứ căn bệnh nào, và bền vững hơn những gì chúng ta chưa hề nghĩ tưởng…”
Đức cha yêu cầu tất cả mọi người Công Giáo hãy cầu nguyện cho các gia đình bị ảnh hưởng và những người đang làm việc để chiến đấu dập tắt cơn cháy rừng này.
Đức cha nói: “Chúng ta hãy chia sẻ tình yêu Chúa bằng cách giúp đỡ những người cần tới thức ăn, đồ uống hay chỗ ở… Hãy mở đôi tai nhân ái của chúng ta ra mà lắng nghe”.
Trung tâm giáo xứ
Đức cha Cantú mời gọi các giáo xứ hãy mở trường học và giáo xứ ở các nơi đang có cơn cháy, để làm các trung tâm cứu viện, giúp đỡ những người bị ảnh hưởng...
Đức cha Cantú bảo đảm: “Chúng ta đừng bao giờ quên rằng với Chúa Giêsu Kitô, mọi sự đều có thể.”
Các nhà lãnh đạo Kitô Giáo Úc kêu gọi Thủ Tướng Morrison bác bỏ Vắcxin sử dụng tế bào phôi thai bị phá của Đại Học Oxford
Vũ Văn An
20:11 24/08/2020
Theo Tuần san The Catholic Weekly của Tổng giáo phận Sydney (https://www.catholicweekly.com.au/church-leaders-call-pm-to-embrace-ethical-vaccines), ba Tổng Giám Mục, đại diện cho ba tín phái khác nhau của Kitô Giáo, đã viết thư cho Thủ Tướng Scott Morrison, bày tỏ nỗi thất vọng của họ trước việc Chính Phủ Liên Bang Úc lưu ý tới vắcxin chống Covid-19 được bào chế từ các tế bào có liên hệ tới các phôi thai người từng bị phá nhiều năm trước đây.
Thư trên tiếp theo việc Ông Morrison tuyên bố vào tuần trước rằng Chính phủ đang thảo luận với công ty dược phẩm AstraZeneca để bảo đảm có được vắcxin đang trong giai đoạn thử nghiệm của Đại Học Oxford và đang tạo áp lực để buộc mọi người dân Úc phải được chích ngừa với loại vắcxin này.
Vắcxin của Đại Học Oxford đang bị tranh luận về phương diện đạo đức vì được chế tạo bằng một tuyến tế bào lấy từ phôi thai người từng bị phá thai trong thập niên 1970.
Lá thư được ký bởi Tổng Giám Mục Công Giáo của Sydney, Anthony Fisher, O.P., Tổng Giám Mục Anh giáo của Sydney và là Tổng Giám Mục Giáo tỉnh New South Wales, Glenn Davies, và Giáo chủ Tổng giáo phận Úc của Chính thống giáo, Makarios.
Thay vào đó, các giáo phẩm cao cấp trên thúc giục Thủ tướng Morrison chọn thứ vắcxin không bị tranh cãi về phương diện đạo đức nếu có sẵn từ nhiều cuộc thử nghiệm lâm sàng hiện đang diễn ra trên khắp thế giới, không dùng tới các tuyến tế bào lấy từ phôi thai người.
Các vị kêu gọi Thủ tướng không biến vắcxin của Đại Học Oxford thành bó buộc nếu chấp nhận nó, và bảo đảm việc không ai bị bắt buộc phải chấp nhận nó “ngược với các niềm tin tôn giáo hay luân lý hữu thức của họ hay bị mất thế vì không chấp nhận nó”.
Các vị viết “dù chấp nhận rằng loại vắcxin đề nghị có thể đã đủ cách xa vụ phá thai từng tạo cơ hội cho việc lấy tuyến tế bào, chúng tôi vẫn gợi ý để ngài thấy rằng bất cứ loại vắcxin nào được cấy lên một tuyến tế bào phôi thai đều sẽ nêu lên nhiều vấn đề nghiêm trọng về lương tâm cho một tỷ lệ dân chúng của chúng ta”.
Ông Morrison vốn nói với các phương tiện truyền thông rằng ông muốn vắcxin chống coronavirus trở thành “bắt buộc bao nhiêu có thể” với “rất nhiều khuyến khích và biện pháp” để có được mức độ chấp nhận cao.
Nhưng Bộ trưởng Y tế Liên bang, Greg Hunt, đi xa hơn, dự kiến sẽ đưa ra chế tài đối với những người từ khước vắcxin chống coronavirus khi có sẵn, như truất quyền hưởng trợ cấp xã hội hay không được quyền hưởng trợ cấp con cái hoặc ghi danh học vườn trẻ.
Tuần này, ông nói với các phương tiện truyền thông: “Chúng tôi tuyệt đối cân nhắc các ý niệm như ‘không chích, không chơi’, ‘không chích, không trả’ (no jab, no play; no jab, no pay)”.
Tổng Giám Mục Fisher, một nhà đạo đức sinh học, nói rằng ngài không tin việc dùng vắcxin Oxford hợp đạo đức nếu có những vắcxin khác thay thế nhưng không hợp tác với các vụ phá thai quá khứ hay tương lai”.
Giáo sư Margaret Somerville thuộc Đại Học Notre-Dame Úc nói rằng “tôi rất bối rối về nó” vì việc dùng nó sẽ chia rẽ xã hội một cách không cần thiết.
Theo bà, nhiều người sẽ phản đối lương tâm đối với việc chích ngừa có liên hệ với phôi thai người bị phá.
Bà nói “Họ không đồng ý bị chích ngừa, vì họ tự coi mình như đồng loã với việc sai trái là việc phá thai. Đây không hẳn là một vấn đề mới mẻ gì.
“Người ta vốn từ khước nhiều loại vắcxin khác có liên quan đến các tế bào hay các mô lấy từ phôi thai người”.
Bà nhận định “Hiện đang có công trình thực hiện trên 160 vắcxin có tiềm năng trên khắp thế giới”, trong đó, chắc chắn có những vắcxin không dùng đến các tế bào lấy từ phôi thai người để chính phủ chọn.
Catherine Nunes, một giáo dân thuộc xứ Mẫu Tâm Maria ở Lewisham, nói bà sẽ bất chấp bất cứ chính quyền nào “tìm cách buộc người ta cộng tác trong sự dữ” có liên hệ tới phá thai này.
Bà cho hay “quả là đáng trách khi một vắcxin nhằm để che chở các công dân dễ bị thương tổn của xã hội ta lại dược bào chế bằng việc phải hy sinh đứa trẻ nhỏ tuổi nhất và dễ bị thương tổn nhất. Sức khỏe và sự an toàn của chúng ta không nên gây thiệt hại cho sự sống của một người khác”.
Nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung Tâm Đạo đức Sinh học Anscombe đặt trụ sở ở Anh, Tiến sĩ Helen Watt, tác giả một khảo luận được nhiều người tôn trọng về Covid-19, nói rằng vắcxin không liên quan gì tới tế bào phôi thai người “sẽ là một giải vây to lớn” đối với những người muốn tránh bất cứ liên hệ nào với một vụ phá thai đã lâu đời.
Theo Cơ Quan Y Tế Liên Hiệp Quốc, hiện có 167 ứng viên Vắcxin chống Covid-19, trong đó, 30 hiện đang được thử nghiệm vào người.
Trong bức thư của các vị, các nhà lãnh đạo đức tin nói rằng dù các Giáo Hội không chống đối chính việc chích ngừa và ủng hộ các biện pháp chống đại dịch của chính phủ, nhiều người trong các cộng đồng của các vị, vì vốn chống đối việc sử dụng các tế bào của phôi thai người, nên sẽ phải đối đầu với thế lưỡng nan giữa việc rơi vào áp lực phải sử dụng một vắcxin gây hại về đạo đức, và các mất thế nếu từ khước...
Các vị viết thêm “nhiều người cảm thấy rất bối rối không biết phải hành xử ra sao”.
Chuyện động trời: Hành hung người đọc bài đọc ngay trong thánh lễ trực tuyến tại Nhà thờ Chính tòa Philadelphia
Thanh Quảng sdb
20:44 24/08/2020
Chuyện động trời: Hành hung người đọc bài đọc ngay trong thánh lễ trực tuyến tại Nhà thờ Chính tòa Philadelphia
(ChurchPOP – 24/8/2020)
Một người phụ nữ vạm vỡ đã đấm vào mặt người đọc sách trong thánh lễ lúc 11 giờ sáng tại Vương cung thánh đường thánh Phêrô và Phaolô ở Philadelphia, hôm Chủ nhật ngày 23 tháng 8.
Khi người đọc sách trở về chỗ ngồi, nghi phạm đã đấm vào mặt bà hai lần… May mắn nạn nhân không cần phải vào nhà thương.
Cảnh sát đang truy lùng nghi phạm.
Linh mục chính sở Nhà thờ Chính tòa là cha Gerald Dennis Gill nói với đài ABC ở Philadelphia rằng nhà thờ “đã liên hệ ngay với chính quyền.”
“Chúng tôi phải ngay lập tức tắt máy quay hình, và chúng tôi cần tiếp tục thánh lễ. Tuy vậy, sự kiện này đã làm cho nhiều người khó chịu. Các giáo dân tham dự lễ bị sốc, cũng như nhiều người tham dự thánh lễ trực tuyến này lúc 11 giờ sáng thật ngỡ ngàng."
Đức Tổng Giám Mục Nelson J. Perez của TGP Philadelphia đã đưa ra một tuyên bố liên quan đến vụ việc, gọi đây là “một hành động vô nghĩa”.
Đức Tổng Giám Mục Perez nói: “Hành vi như vậy, không thể chấp nhận được tại mọi thời điểm, và trong một không gian đang cử hành Thánh lễ”.
“Tổng giáo phận Philadelphia đang phối hợp với cảnh sát để tìm ra thủ phạm và đề ra các kế hoạch để giữ an toàn và an ninh cho Nhà thờ Chính tòa.
“Chúng tôi chào đón tất cả du khách và cẩn phòng để đảm bảo an toàn cho quí vị”.
ĐTGM cho hay: “Bạo lực không thể có chỗ đứng trong thế giới của chúng ta! Mỗi cuộc sống là một món quà quý giá Chúa ban. Hãy cùng tôi cầu nguyện cho tất cả mọi người có liên quan đến vụ việc đáng tiếc này và tôn trọng anh chị em chúng ta”.
(ChurchPOP – 24/8/2020)
Một người phụ nữ vạm vỡ đã đấm vào mặt người đọc sách trong thánh lễ lúc 11 giờ sáng tại Vương cung thánh đường thánh Phêrô và Phaolô ở Philadelphia, hôm Chủ nhật ngày 23 tháng 8.
Khi người đọc sách trở về chỗ ngồi, nghi phạm đã đấm vào mặt bà hai lần… May mắn nạn nhân không cần phải vào nhà thương.
Cảnh sát đang truy lùng nghi phạm.
Linh mục chính sở Nhà thờ Chính tòa là cha Gerald Dennis Gill nói với đài ABC ở Philadelphia rằng nhà thờ “đã liên hệ ngay với chính quyền.”
“Chúng tôi phải ngay lập tức tắt máy quay hình, và chúng tôi cần tiếp tục thánh lễ. Tuy vậy, sự kiện này đã làm cho nhiều người khó chịu. Các giáo dân tham dự lễ bị sốc, cũng như nhiều người tham dự thánh lễ trực tuyến này lúc 11 giờ sáng thật ngỡ ngàng."
Đức Tổng Giám Mục Nelson J. Perez của TGP Philadelphia đã đưa ra một tuyên bố liên quan đến vụ việc, gọi đây là “một hành động vô nghĩa”.
Đức Tổng Giám Mục Perez nói: “Hành vi như vậy, không thể chấp nhận được tại mọi thời điểm, và trong một không gian đang cử hành Thánh lễ”.
“Tổng giáo phận Philadelphia đang phối hợp với cảnh sát để tìm ra thủ phạm và đề ra các kế hoạch để giữ an toàn và an ninh cho Nhà thờ Chính tòa.
“Chúng tôi chào đón tất cả du khách và cẩn phòng để đảm bảo an toàn cho quí vị”.
ĐTGM cho hay: “Bạo lực không thể có chỗ đứng trong thế giới của chúng ta! Mỗi cuộc sống là một món quà quý giá Chúa ban. Hãy cùng tôi cầu nguyện cho tất cả mọi người có liên quan đến vụ việc đáng tiếc này và tôn trọng anh chị em chúng ta”.
Top Stories
My baptism was valid...right?
Catholic News Agency
19:37 24/08/2020
Last week, the news broke that Father Matthew Hood of the Archdiocese of Detroit had this summer learned that he was not validly baptized— despite believing that he had been ordained a priest in 2017.
Hood thought he had been baptized as a baby. But, prompted by a recently issued notice from the Vatican’s Congregation for the Doctrine of the Faith (CDF), Hood reviewed the video of his baptism ceremony and realized that the deacon had said “We baptize you in the name of the Father and of the Son and of the Holy Spirit, ” instead of “I baptize you...”
The CDF clarified earlier this month that any baptisms administered with the formula “we baptize” are invalid, and anyone for whom the sacrament was celebrated with this formula should be considered as not yet having received the sacrament.
In one fell swoop, Hood went from being a Catholic priest to being...well, not technically a Catholic at all.
While the news was devastating to Hood, the situation was, at least for him, relatively easy to remedy. In short order, he was baptized, confirmed, and received the Eucharist. After making a retreat, he was ordained a deacon, and then ordained a priest Aug. 17.
But of course, the ripple effects spread far further. Hood’s initial lack of a valid baptism means that the Masses, confirmations, absolutions and anointings— and likely at least some of the marriages— that Hood had performed as a priest were not valid.
The Archdiocese of Detroit is encouraging those who have received sacraments from either Hood or Deacon Springer to contact the archdiocese.
Upon hearing the news about now-Father Hood’s invalid baptism, some Catholics— even if they have no connection to Hood or Springer— may be tempted, as Hood did, to review the tapes of their own baptisms to ensure that they, too, are not invalidly baptized.
But is that a worthwhile pursuit? CNA spoke with Fr. Hood himself, and with two theologians, to find out.
Fr. Thomas Petri, O.P., a moral theologian at the Dominican House of Studies in Washington, D.C., told CNA that it is not unreasonable for anyone who has a video of their baptism to review the tape, just in case.
“If I had a video, I would be reviewing my own baptism, just to be sure, ” Petri said.
In the absence of a video, Petri said trying to rely on memory alone may not be as helpful. Those present at the baptism may not have been paying close attention, he said, and people in general are prone to misremembering.
“Having a home video is one thing, but trying to investigate through witnesses is a whole other thing that will just take over your life...in the vast majority of cases, the vast majority are going to be fine, and valid. I suspect we're talking about a very small percentage [that are invalid].”
“I think you just open yourself up to a rabbit hole that you ought not go down, unless you have real, hard evidence that you should pursue that, ” he said.
All people, especially priests, should be attentive to what goes on at every baptism, and celebrate sacraments in the way that the Church has proscribed, ” he continued.
“Altering the words of the liturgy creates real problems. And sometimes this is done with the best of intentions— wanting to seem personable, and wanting to connect with the family— but it's using the wrong means. It's an inappropriate way to do it.”
Still, Petri said it is important to always remember what the Church teaches: God himself guarantees the sacraments, but he himself is not bound to the sacraments.
“So I think we have to believe that God can still give graces, and we know that he does give graces apart from the sacraments. So I think only in cases where there's proof that it is invalid should we worry, ” Petri said.
Finding out that your baptism was invalid would not mean that you are unable to receive graces throughout your life, he clarified. Instead, any graces that you received from God during your life would have been given in an “extraordinary” way.
While these graces come in an “ordinary” way through a valid baptism, there are other, “extraordinary” ways of obtaining the graces of baptism, such as a “baptism of desire” for those about to die.
The case of Father Hood is actually a good example of how God's grace can operate outside of the sacraments, Petri said.
“Somehow, by the grace of God he discerned a vocation to the priesthood, even though he wasn't baptized, ” he pointed out.
Of course, anyone who is not validly baptized should seek to be validly baptized as soon as possible. If it appears from video evidence that your baptism was invalid, contact your diocese, he said.
Father Mark Morozowich, dean of the school of theology and religious studies at The Catholic University of America, said if there are other people who were baptized by the same deacon who invalidly attempted to baptize Hood, it would be reasonable for them to review the tapes, if possible, or at least question whether their own baptisms may also have been invalid.
“If he did it in one case, could he have done it in other cases? ” he wondered.
The Church presumes the validity of baptisms unless there is proof to the contrary. Still, he recommended anyone who doubts the validity of their own baptism to contact their local priest, as well as their archdiocese.
The words of the sacrament do matter, he said. However, “we always have to remember that God does not desire the death of a person, but desires that they live. And if a person has lived their entire life believing in God, and believing that they were baptized, God will bring them unto Himself.”
“Even though this person may have been denied the specific graces of baptism, it did not mean that he did not lead a life that was blessed by God.”
For his part, Fr. Hood said that he hopes his story will not cause people anxiety. He said he's learning to trust in God's Providence.
“I think for my situation, we were able to act because something was made clear, and I think God desired for that to happen. I don’t think people need to all of the sudden doubt the validity of their own baptism. By and large, baptisms are celebrated correctly in the Church, ” he said.
“If someone knows for certain that the wrong words were used, then they can act. But if you don’t know, or there’s no evidence, you don’t need to be worried about it.”
“Being worried about it is not from God. Jesus says ‘have no anxiety about anything.’ So that’s just from the Evil One, I think — that concern that now I just need to be greatly worried about whether my own baptism is valid, ” Fr. Hood said.
“If you know there’s a video— go ahead and watch it. But other than that there’s not cause for greater anxiety because of this.”
Being invalidly baptized does not mean that God was absent from a person's life, Morozowich added, as was the case with now-Father Hood.
“God's activity will not be thwarted by the ineptitude of a human being.”
Hood thought he had been baptized as a baby. But, prompted by a recently issued notice from the Vatican’s Congregation for the Doctrine of the Faith (CDF), Hood reviewed the video of his baptism ceremony and realized that the deacon had said “We baptize you in the name of the Father and of the Son and of the Holy Spirit, ” instead of “I baptize you...”
The CDF clarified earlier this month that any baptisms administered with the formula “we baptize” are invalid, and anyone for whom the sacrament was celebrated with this formula should be considered as not yet having received the sacrament.
In one fell swoop, Hood went from being a Catholic priest to being...well, not technically a Catholic at all.
While the news was devastating to Hood, the situation was, at least for him, relatively easy to remedy. In short order, he was baptized, confirmed, and received the Eucharist. After making a retreat, he was ordained a deacon, and then ordained a priest Aug. 17.
But of course, the ripple effects spread far further. Hood’s initial lack of a valid baptism means that the Masses, confirmations, absolutions and anointings— and likely at least some of the marriages— that Hood had performed as a priest were not valid.
The Archdiocese of Detroit is encouraging those who have received sacraments from either Hood or Deacon Springer to contact the archdiocese.
Upon hearing the news about now-Father Hood’s invalid baptism, some Catholics— even if they have no connection to Hood or Springer— may be tempted, as Hood did, to review the tapes of their own baptisms to ensure that they, too, are not invalidly baptized.
But is that a worthwhile pursuit? CNA spoke with Fr. Hood himself, and with two theologians, to find out.
Fr. Thomas Petri, O.P., a moral theologian at the Dominican House of Studies in Washington, D.C., told CNA that it is not unreasonable for anyone who has a video of their baptism to review the tape, just in case.
“If I had a video, I would be reviewing my own baptism, just to be sure, ” Petri said.
In the absence of a video, Petri said trying to rely on memory alone may not be as helpful. Those present at the baptism may not have been paying close attention, he said, and people in general are prone to misremembering.
“Having a home video is one thing, but trying to investigate through witnesses is a whole other thing that will just take over your life...in the vast majority of cases, the vast majority are going to be fine, and valid. I suspect we're talking about a very small percentage [that are invalid].”
“I think you just open yourself up to a rabbit hole that you ought not go down, unless you have real, hard evidence that you should pursue that, ” he said.
All people, especially priests, should be attentive to what goes on at every baptism, and celebrate sacraments in the way that the Church has proscribed, ” he continued.
“Altering the words of the liturgy creates real problems. And sometimes this is done with the best of intentions— wanting to seem personable, and wanting to connect with the family— but it's using the wrong means. It's an inappropriate way to do it.”
Still, Petri said it is important to always remember what the Church teaches: God himself guarantees the sacraments, but he himself is not bound to the sacraments.
“So I think we have to believe that God can still give graces, and we know that he does give graces apart from the sacraments. So I think only in cases where there's proof that it is invalid should we worry, ” Petri said.
Finding out that your baptism was invalid would not mean that you are unable to receive graces throughout your life, he clarified. Instead, any graces that you received from God during your life would have been given in an “extraordinary” way.
While these graces come in an “ordinary” way through a valid baptism, there are other, “extraordinary” ways of obtaining the graces of baptism, such as a “baptism of desire” for those about to die.
The case of Father Hood is actually a good example of how God's grace can operate outside of the sacraments, Petri said.
“Somehow, by the grace of God he discerned a vocation to the priesthood, even though he wasn't baptized, ” he pointed out.
Of course, anyone who is not validly baptized should seek to be validly baptized as soon as possible. If it appears from video evidence that your baptism was invalid, contact your diocese, he said.
Father Mark Morozowich, dean of the school of theology and religious studies at The Catholic University of America, said if there are other people who were baptized by the same deacon who invalidly attempted to baptize Hood, it would be reasonable for them to review the tapes, if possible, or at least question whether their own baptisms may also have been invalid.
“If he did it in one case, could he have done it in other cases? ” he wondered.
The Church presumes the validity of baptisms unless there is proof to the contrary. Still, he recommended anyone who doubts the validity of their own baptism to contact their local priest, as well as their archdiocese.
The words of the sacrament do matter, he said. However, “we always have to remember that God does not desire the death of a person, but desires that they live. And if a person has lived their entire life believing in God, and believing that they were baptized, God will bring them unto Himself.”
“Even though this person may have been denied the specific graces of baptism, it did not mean that he did not lead a life that was blessed by God.”
For his part, Fr. Hood said that he hopes his story will not cause people anxiety. He said he's learning to trust in God's Providence.
“I think for my situation, we were able to act because something was made clear, and I think God desired for that to happen. I don’t think people need to all of the sudden doubt the validity of their own baptism. By and large, baptisms are celebrated correctly in the Church, ” he said.
“If someone knows for certain that the wrong words were used, then they can act. But if you don’t know, or there’s no evidence, you don’t need to be worried about it.”
“Being worried about it is not from God. Jesus says ‘have no anxiety about anything.’ So that’s just from the Evil One, I think — that concern that now I just need to be greatly worried about whether my own baptism is valid, ” Fr. Hood said.
“If you know there’s a video— go ahead and watch it. But other than that there’s not cause for greater anxiety because of this.”
Being invalidly baptized does not mean that God was absent from a person's life, Morozowich added, as was the case with now-Father Hood.
“God's activity will not be thwarted by the ineptitude of a human being.”
Văn Hóa
Những Đồng Xu Nhỏ Xinh Xinh Của Bà Goá
LM. Trương Đình Hiền
12:17 24/08/2020
Những Đồng Xu Nhỏ Xinh Xinh Của Bà Goá
(Kính tặng Bà Cố sr. Liễu Dòng MTG. Phan Thiết, Bà Cố sr. Thuỳ, Dòng Đa Minh Mân Côi Monteils, Bà Cố sr. Phượng Dòng MTG. Qui Nhơn, cùng các Bà Cố khác trên toàn cõi Việt Nam…)
Trong những cuối tháng 8 nầy, đặc biệt với “cột mốc phụng vụ” lễ Đức Maria Trinh Nữ Vương (22.8), có nhiều Hội Dòng nữ Việt Nam, đặc biệt, các Hội Dòng Mến Thánh Giá, chọn cử hành lễ Khấn Dòng hoặc mừng kỷ niệm “hồng ân thánh hiến” qua những chặng đường “cam kết sống đời hiến dâng”: Ngân Khánh, Kim Khánh, Ngọc Khánh, Kim Cương Khánh…!
Thường trong những cuộc lễ nầy, người ta thấy có lẫn nụ cười và những giọt nước mắt trên những gương mặt dễ thương thánh thiện của các nữ tu. Không vui sao được khi ngày “cam kết chọn Chúa làm gia nghiệp”, chọn “Thánh Giá Chúa Giêsu làm đối tượng duy nhất…” được cả cộng đoàn Dân Chúa hân hoan tạ ơn đồng cảm, yêu thương sẻ chia…; nhưng vẫn thấp thoáng đó đây những giọt nước mắt của trăn trở, xót xa trước một “thách đố nhân bản” đầy khắc nghiệt: rồi sẽ sống sao đây trước nỗi cô đơn của thân phận con người, của con tim yếu đuối mỏng dòn luôn đòi có điểm tựa để vỗ về an ủi??? . Hình như, chính giây phút khấn dòng, các nữ tu thường thấy rõ nhất cả một con đường dài quá khứ khắc nghiệt và xót xa, cũng như cả một tương lai mịt mờ vô định phía trước. Vì thế, không lạ gì có những “khoảng lặng”, cả những “thút thít” cắt ngang những lời cam kết !
Và điều đó không chỉ có nơi những thiếu nữ đang quỳ trên cung thánh, mà “dưới kia” trên những băng ngồi giữa lòng nhà thờ, người ta cũng thi thoảng thấy những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt nhăn nheo của những người mẹ, người cha, những bàn tay quặt vội những dòng lệ khi ý thức rõ: từ đây đứa con rứt ruột đẻ ra của mình đã không còn thuộc về mình mà là thuộc về Chúa, về Giáo Hội !
Qua những hình ảnh đó chúng ta mới thấy hết “vẻ đẹp” trong câu chuyện “hai đồng xu nhỏ của bà goá” (Lc 21, 1-4). Rất có thể, đây là một “cuộc xuất thần” của Chúa Giêsu để Ngài chợt thấy mình trong thân phận bọt bèo của những đồng xu nhỏ; và thấy hình ảnh của mẹ mình, Đức Maria, đang quạnh quẽ ngóng chờ con nơi xóm nghèo Nadarét ! Vâng, tất cả những hình ảnh đó sẽ cho chúng ta khám phá ra những vẻ đẹp rạng ngời “những đồng xu bằng xương bằng thịt của những ơn gọi tu trì” và những “bà goá nghèo” là những bậc cha mẹ chấp nhận sống cô đơn, bần hàn, túng ngặt… để sẵn sàng “dâng con cho Chúa”.
Cho dẫu trong Giáo Hội không thiếu những Giáo Hoàng, Hồng Y, Giám mục, linh mục, tu sĩ… xuất thân từ những gia đình “danh gia vọng tộc”, những nhà “địa chủ quyền quý cao sang”, đông con nhiều cháu…, nhưng cũng không thiếu những gia đình nghèo nàn rách nát, những “bà goá” chỉ có một đứa con duy nhất ở những vùng sâu vùng xa, những “căn hộ nhà sàn” thuộc những sắc tộc ít người mà “ánh sáng văn minh” vẫn còn le lói xa xôi vời vợi !
Nếu Chúa Giêsu đã từng quan sát, từng cảm động và từng dạy cho các môn sinh: “Thầy bảo thật anh em: bà goá nghèo nầy đã bỏ vào nhiều hơn ai hết…bỏ vào đó tất cả những gì bà có để nuôi sống mình” (Lc 21, 3-4), thì Hội Thánh hôm nay, trong cơn lốc tục hoá và khủng hoảng ơn gọi, cần trân trọng nhiều hơn nữa, biết ơn nhiều hơn nữa, khám phá nhiều hơn nữa, “những đồng xu nhỏ” và “những bà goá nghèo” đang tản mác khắp nơi trên muôn vạn nẻo đường cuộc sống; những người mà Chúa Giêsu không ngại ngùng gọi là “những kẻ bé mọn được ơn mạc khải” (Mt 11, 15), và Đức Thánh Cha Phanxicô trân trọng gọi tên là “những vị thánh ở sát bên nhà chúng ta” (Gaudete et Exsultate số 7).
Vâng, đẹp làm sao, quý làm sao “những đồng xu nhỏ xinh xinh” của những bà “mẹ goá nghèo” hôm nay mang về dâng cho Chúa !
Trương Đình Hiền
(Kính tặng Bà Cố sr. Liễu Dòng MTG. Phan Thiết, Bà Cố sr. Thuỳ, Dòng Đa Minh Mân Côi Monteils, Bà Cố sr. Phượng Dòng MTG. Qui Nhơn, cùng các Bà Cố khác trên toàn cõi Việt Nam…)
Trong những cuối tháng 8 nầy, đặc biệt với “cột mốc phụng vụ” lễ Đức Maria Trinh Nữ Vương (22.8), có nhiều Hội Dòng nữ Việt Nam, đặc biệt, các Hội Dòng Mến Thánh Giá, chọn cử hành lễ Khấn Dòng hoặc mừng kỷ niệm “hồng ân thánh hiến” qua những chặng đường “cam kết sống đời hiến dâng”: Ngân Khánh, Kim Khánh, Ngọc Khánh, Kim Cương Khánh…!
Thường trong những cuộc lễ nầy, người ta thấy có lẫn nụ cười và những giọt nước mắt trên những gương mặt dễ thương thánh thiện của các nữ tu. Không vui sao được khi ngày “cam kết chọn Chúa làm gia nghiệp”, chọn “Thánh Giá Chúa Giêsu làm đối tượng duy nhất…” được cả cộng đoàn Dân Chúa hân hoan tạ ơn đồng cảm, yêu thương sẻ chia…; nhưng vẫn thấp thoáng đó đây những giọt nước mắt của trăn trở, xót xa trước một “thách đố nhân bản” đầy khắc nghiệt: rồi sẽ sống sao đây trước nỗi cô đơn của thân phận con người, của con tim yếu đuối mỏng dòn luôn đòi có điểm tựa để vỗ về an ủi??? . Hình như, chính giây phút khấn dòng, các nữ tu thường thấy rõ nhất cả một con đường dài quá khứ khắc nghiệt và xót xa, cũng như cả một tương lai mịt mờ vô định phía trước. Vì thế, không lạ gì có những “khoảng lặng”, cả những “thút thít” cắt ngang những lời cam kết !
Và điều đó không chỉ có nơi những thiếu nữ đang quỳ trên cung thánh, mà “dưới kia” trên những băng ngồi giữa lòng nhà thờ, người ta cũng thi thoảng thấy những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt nhăn nheo của những người mẹ, người cha, những bàn tay quặt vội những dòng lệ khi ý thức rõ: từ đây đứa con rứt ruột đẻ ra của mình đã không còn thuộc về mình mà là thuộc về Chúa, về Giáo Hội !
Qua những hình ảnh đó chúng ta mới thấy hết “vẻ đẹp” trong câu chuyện “hai đồng xu nhỏ của bà goá” (Lc 21, 1-4). Rất có thể, đây là một “cuộc xuất thần” của Chúa Giêsu để Ngài chợt thấy mình trong thân phận bọt bèo của những đồng xu nhỏ; và thấy hình ảnh của mẹ mình, Đức Maria, đang quạnh quẽ ngóng chờ con nơi xóm nghèo Nadarét ! Vâng, tất cả những hình ảnh đó sẽ cho chúng ta khám phá ra những vẻ đẹp rạng ngời “những đồng xu bằng xương bằng thịt của những ơn gọi tu trì” và những “bà goá nghèo” là những bậc cha mẹ chấp nhận sống cô đơn, bần hàn, túng ngặt… để sẵn sàng “dâng con cho Chúa”.
Cho dẫu trong Giáo Hội không thiếu những Giáo Hoàng, Hồng Y, Giám mục, linh mục, tu sĩ… xuất thân từ những gia đình “danh gia vọng tộc”, những nhà “địa chủ quyền quý cao sang”, đông con nhiều cháu…, nhưng cũng không thiếu những gia đình nghèo nàn rách nát, những “bà goá” chỉ có một đứa con duy nhất ở những vùng sâu vùng xa, những “căn hộ nhà sàn” thuộc những sắc tộc ít người mà “ánh sáng văn minh” vẫn còn le lói xa xôi vời vợi !
Nếu Chúa Giêsu đã từng quan sát, từng cảm động và từng dạy cho các môn sinh: “Thầy bảo thật anh em: bà goá nghèo nầy đã bỏ vào nhiều hơn ai hết…bỏ vào đó tất cả những gì bà có để nuôi sống mình” (Lc 21, 3-4), thì Hội Thánh hôm nay, trong cơn lốc tục hoá và khủng hoảng ơn gọi, cần trân trọng nhiều hơn nữa, biết ơn nhiều hơn nữa, khám phá nhiều hơn nữa, “những đồng xu nhỏ” và “những bà goá nghèo” đang tản mác khắp nơi trên muôn vạn nẻo đường cuộc sống; những người mà Chúa Giêsu không ngại ngùng gọi là “những kẻ bé mọn được ơn mạc khải” (Mt 11, 15), và Đức Thánh Cha Phanxicô trân trọng gọi tên là “những vị thánh ở sát bên nhà chúng ta” (Gaudete et Exsultate số 7).
Vâng, đẹp làm sao, quý làm sao “những đồng xu nhỏ xinh xinh” của những bà “mẹ goá nghèo” hôm nay mang về dâng cho Chúa !
Trương Đình Hiền
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thuyền Viễn Xứ
Nguyễn Trung Tây Lm.
08:44 24/08/2020
THUYỀN VIỄN XỨ
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Biết bao thương nhớ cho vừa
Gửi về phương ấy mịt mờ quê hương
Chiều nay trên bến muôn phương
Có thuyền viễn xứ lên đường… lại đi
(Trích thơ của Huyền Chi)
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Biết bao thương nhớ cho vừa
Gửi về phương ấy mịt mờ quê hương
Chiều nay trên bến muôn phương
Có thuyền viễn xứ lên đường… lại đi
(Trích thơ của Huyền Chi)
VietCatholic TV
Kamala Harris – vị cứu tinh của các tổ chức phá thai. 14 điều người Công Giáo cần biết.
Giáo Hội Năm Châu
02:45 24/08/2020
Sau khi ông Joe Biden công bố quyết định chọn bà Kamala Harris trong vai trò ứng cử viên phó tổng thống trong liên danh với mình, tờ National Catholic Register trực thuộc hệ thống truyền hình Công Giáo EWTN cho biết Harris là một người phò phá thai và bài Công Giáo đến mức cực đoan.
Dưới đây là 14 điều người Công Giáo cần biết về nhân vật được mệnh danh là “nữ tướng phò phá thai” của Hoa Kỳ.
1. Trong khi phục vụ tại Thượng viện, Harris liên tục được xếp hạng 100% từ Hiệp hội Quốc gia về Bãi bỏ Luật Cấm Phá thai, gọi tắt là NARAL, một tổ chức hô hào phá thai khét tiếng tại Hoa Kỳ.
2. Harris cực đoan đến mức chủ trương mở rộng cái gọi là “nhân quyền về sinh sản” của phụ nữ trong đó cho phép việc phá hủy sự sống trong tử cung trong suốt toàn bộ thời gian mang thai, kể cả tại thời điểm đứa bé sắp được sinh ra.
3. Harris đã đề xuất rằng các tiểu bang có lịch sử hạn chế quyền phá thai cần phải được sự chấp thuận của liên bang trước khi có thể ban hành các luật lệ mới nhằm hạn chế phá thai. Bà ta tuyên bố rằng nếu những biện pháp bảo vệ này không được áp dụng, “phụ nữ sẽ chết” khiến tờ The Washington Post phải tặng cho bà ta bốn “Pinocchios”, tức là bốn nhân vật xạo hết chỗ nói, vì tuyên bố sai trái này. Trong một cuộc tranh luận chính ở Westerville, Ohio, Harris thanh minh thanh nga như sau:
“Có những tiểu bang đã thông qua các dự luật hầu như nhằm ngăn cản phụ nữ tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Và không ngoa chút nào khi nói phụ nữ sẽ chết. Phụ nữ nghèo, phụ nữ da đen sẽ chết vì các cơ quan lập pháp của Đảng Cộng hòa ở nhiều tiểu bang, những người đã mất liên hệ với nước Mỹ đang nói với phụ nữ phải làm gì với cơ thể của họ.”
4. Với tư cách là Bộ trưởng Tư Pháp của California, Kamala Harris đã truy tố các nhà báo phò sinh làm việc cho Trung tâm Tiến bộ Y tế, là những người đã điều tra Planned Parenthood và việc buôn bán các bộ phận cơ thể trẻ sơ sinh bị phá thai, dẫn đến một cuộc điều tra và một cuộc điều trần tại Hạ Viện.
5. Harris cũng đã sử dụng quyền lực của mình với tư cách là Bộ trưởng Tư Pháp để đột kích vào nhà của một trong những nhà báo điều tra nổi tiếng nhất, là anh David Daleiden.
6. Với tư cách là thượng nghị sĩ, Harris ủng hộ dự luật bãi bỏ Tu chính án Hyde, là một biện pháp ngăn chặn nguồn tài trợ liên bang cho việc phá thai và trong lịch sử tu chính án này luôn nhận được sự ủng hộ của cả hai đảng. Harris đã thách thức Biden tại cuộc tranh luận sơ bộ để chọn ra ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ vào năm 2019 vì sự ủng hộ lâu năm của ông ta đối với Tu chính án Hyde. Cúi đầu trước áp lực, Biden đã đảo ngược quan điểm của mình vài ngày sau đó.
7. Tại Thượng viện, Harris đã hai lần bỏ phiếu chống lại Đạo luật Bảo Vệ Những Thai Nhi Sống Sót sau một vụ nạo phá thai. Đó là một dự luật yêu cầu các bác sĩ phá thai phải cung cấp dịch vụ chăm sóc tương tự cho những trẻ sơ sinh sống sót sau khi phá thai giống như đối với bất kỳ trẻ sơ sinh nào khác.
8. Năm 2018, trong phiên điều trần của Thượng viện về việc đề cử Brian Buescher làm thẩm phán quận ở Nebraska, Harris đã tấn công Buescher, và cho rằng sự tham gia của anh ta trong Đoàn Hiệp sĩ Kha Luân Bố, là một tổ chức bác ái Công Giáo, khiến anh ta không đủ tư cách phục vụ trong tòa án. Vụ việc này đã khiến toàn bộ Thượng viện phải thông qua đạo luật tố cáo bất kỳ hình thức hạch sách tôn giáo nào đối với các ứng cử viên tư pháp.
9. Brian Buescher không phải là trường hợp duy nhất bị bà Kamala Harris tấn công. Với một lập trường bài Công Giáo kiên định và cực đoan, Harris tìm cách bác bỏ mọi đề cử của Tổng thống Trump liên quan đến người Công Giáo như thể người Công Giáo là có vấn đề, không xứng đáng hay không có khả năng giữ các chức vụ công quyền.
[Chúng ta hãy nhớ lại lời cảnh báo của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger trong Thánh Lễ Khai Mạc Cơ Mật Viện Bầu Giáo Hoàng ngày 18 tháng Tư, 2005.
Ngài nói:
“Có một đức tin rõ ràng, theo kinh Tin Kính của Giáo Hội, lại bị gán cho nhãn hiệu cuồng tín. Trong khi chủ nghĩa tương đối, nghĩa là để chính mình “bị sóng đánh trôi giạt theo mọi chiều gió đạo lý” dường như lại là cách thức hành xử duy nhất thức thời. Người ta đang thành lập một chế độ độc tài của chủ nghĩa tương đối, nó không nhìn nhận điều gì là chung kết và để cho cái tôi và ý muốn của mình là mẫu mực duy nhất.”
Có những kẻ đang mưu toan hình thành một chế độ độc tài như thế. Và nếu chúng thành công, chúng ta lại một lần nữa thấy mình và con cháu mình đứng trước một não trạng phân biệt đối xử với người Công Giáo như chúng ta đã từng phải gánh chịu ở quê nhà khi cộng sản chiếm được Miền Bắc vào năm 1954 và sau đó Miền Nam Việt Nam vào năm 1975.]
10. Ngay khi Dự luật 8 được thông qua vào năm 2008 tại California, nhằm cấm cái gọi là “hôn nhân đồng tính” trong tiểu bang này, Harris công bố chiến dịch của mình cho chức Bộ trưởng Tư Pháp tiểu bang California. Trong khi phục vụ tiểu bang với tư cách là Bộ trưởng Tư Pháp trong sáu năm, Harris không bao giờ bảo vệ lệnh cấm này, bất chấp dự luật đã được ký thành luật. Không những không bảo vệ luật của tiểu bang, bà ta còn vận động cho một phán quyết trong vụ án Hollingsworth kiện Perry để tòa án liên bang làm mất hiệu lực của Dự luật 8 vào năm 2010 để cho phép các kết hiệp đồng giới quay lại ở California.
11. Mặc dù cuộc thăm dò gần đây của công chúng Mỹ cho thấy đa số người Mỹ đồng ý với một số hạn chế về phá thai, Harris khẳng định không nên có bất kỳ hạn chế nào cả, kể cả lệnh cấm phá thai sau 20 tuần tuổi.
12. Vào năm 2015, với tư cách là Bộ trưởng Tư Pháp California, Harris đã giúp hình thành luật được gọi là “Đạo luật về sự kiện sinh sản” buộc các trung tâm trợ giúp các phụ nữ đang mang thai phải đăng các quảng cáo cho các dịch vụ phá thai và đòi tiểu bang California phải cung cấp phá thai miễn phí hoặc chi phí thấp. Hội Đồng Giám Mục Công Giáo tại tiểu bang California phản đối yêu cầu này. Bà ta bị kiện và thua kiện tại Tòa án Tối cao ba năm sau đó.
13. Đạo luật do Harris đồng bảo trợ được gọi là “Đạo luật bình đẳng” vào năm 2018, đặt quyền tự do ngôn luận và bảo vệ lương tâm vào tình thế nguy hiểm. Nó cũng sẽ vô hiệu hóa Đạo luật Khôi phục Tự do Tôn giáo năm 1993, và là một đòn giáng mạnh vào các hoạt động bảo vệ tự do tôn giáo.
14. Harris cũng là đồng tác giả của một dự luật vào năm 2019 được gọi là đạo luật “Không gây hại”, sẽ làm suy yếu các biện pháp bảo vệ hợp lý của Đạo luật Khôi phục quyền tự do tôn giáo. “Đạo luật Không gây hại” cho rằng tự do tôn giáo là “quyền cơ bản của con người”, nhưng, điều đó không thể được sử dụng “làm chiêu bài để phân biệt đối xử”. Chẳng hạn, các sơ Dòng Tiểu Muội Cho Người Nghèo không thể nại đến lý do tôn giáo để không mua bảo hiểm tránh thai vì nó sẽ gây hại cho chính sách bắt buộc mua bảo hiểm tránh thai.
Source:National Catholic Register
Tình hình Giáo Hội và đất nước Nam Dương
Giáo Hội Năm Châu
15:57 24/08/2020
Nhân Ngày quốc khánh, Đức Hồng Y Nam Dương đã lên án các tệ nạn xã hội
Trong ngày Đất nước Nam Dương mừng Ngày Độc lập lần thứ 75, Đức Hồng Y Ignatius Suharyo Hardjoatmodjo đã kêu gọi mọi công dân hãy đoàn kết và chống lại tham nhũng, bạo lực và các mối đe dọa môi trường.
(Tin Vatican - Robin Gomes)
Đức Hồng Y Ignatius Suharyo Hardjoatmodjo của Tổng Giáo phận Jakarta đã kêu gọi mọi công dân Nam Dương hãy hiệp nhất chống tham nhũng, bạo lực và biến đổi khí hậu, trong ngày đất nước kỷ niệm Ngày Độc lập vào ngày 17 tháng 8.
Ngày Độc lập năm nay được tổ chức đơn sơ, vì những hạn chế Y tế và hậu quả của cơn đại dịch Covid-19.
Tham nhũng, bạo lực và hủy hoại môi trường
Trong một thông điệp được phát đi bằng video, Đức Hồng Y Suharyo nhắc nhở tất cả rằng lý tưởng của quốc gia - thống nhất, chủ quyền, công bằng và thịnh vượng - đòi buộc tất cả mọi thành phần trong xã hội phải hoạt động cho một lợi ích chung.
ĐHY cho hay lý tưởng của đất nước đang bị đe dọa bởi tham nhũng, bạo lực và hủy hoại môi trường.
Nam Dương không ngừng gặp khó khăn vì các vụ tham nhũng nổi tiếng, tình trạng bất ổn ở Papua, các hoạt động khủng bố bạo lực hoặc các hành động không khoan dung của các phần tử cực đoan tôn giáo. Trong khi đó, việc tàn phá rừng nhiệt đới, ô nhiễm, đốt phá rừng để canh tác và tệ nạn xa thải rác nhựa đang hủy hoại môi trường. Đức Hồng Y than thở rằng những tệ nạn này đang tăng dần lên mỗi năm.
Lợi ích chung
Khi kỷ niệm ‘Ngày Độc lập’, Đức Hồng Y Suharyo phát biểu: “Chúng ta không chỉ mừng và nhớ tới sự độc lập của đất nước, mà còn vun góp và làm sống lại ý thức trách nhiệm của chúng ta là xây dựng và thực hiện lợi ích chung”.
Vị Hồng Y 70 tuổi, nhắc nhở những người Công Giáo rằng, bất chấp những khó khăn của đại dịch Covid-19 gây ra, chúng ta cần hoạt động cho công bằng xã hội và vun góp lý tưởng dân tộc trong gia đình, cộng đồng, giáo xứ và các cộng đoàn căn bản.
Hai người Công Giáo nổi tiếng trong nước cũng ủng hộ lời kêu gọi của Hồng Y là:
- Ông Vincentius Hargo Mandirahardjo, Chủ tịch Hiệp hội Trí thức Công Giáo Nam Dương (ISKA), ông nói với thông tấn xã UCA rằng: "Với tư cách là công dân, chúng tôi có trách nhiệm vượt lên trên những thách thức này vì sự tiến bộ của đất nước".
- Và vị linh mục Dòng Tên Francis Xavier Mudji Sutrisno, giáo sư của phân khoa Triết tại Đại học Driyarkara ở Jakarta, cho biết ba tệ nạn xã hội mà Đức Hồng Y nêu ra, cũng phải là những ưu tiên của chính phủ. Cha ấy nói với thông tấn xã UCA rằng: “Luật pháp phải được thực thi một cách công bằng để khắc phục tình trạng tham nhũng, bạo lực và hủy hoại môi trường. Cha cảnh báo: “Nếu luật pháp bị bỏ qua, thì những tệ nạn sẽ không bao giờ được chấm dứt!”.
Ngài tố cáo tình trạng đất nước hiện nay là do nền chính trị Nam Dương thiếu đạo đức. Cha nói: Dân chủ mà không đảm bảo được pháp lý là nguyên cớ dẫn đến bạo lực, tham nhũng và các hành vi tác hại cho môi trường.
Cha kêu gọi tất cả “hãy chung tay để làm chấm dứt những hủ tục và tính ích kỷ, lợi ích nhóm hoặc lợi ích cá nhân để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn”.
Nguồn: https://www.vaticannews.va/en/church/news/2020-08/indonesia-independence-suharyo-corruption-violence-environment.html
Tổng thống Nam Dương (Nam Dương) kêu gọi người Công Giáo hãy giúp bảo tồn tính đa dạng cho xã hội Indo
Tổng thống Joko Widodo đã đến thăm trụ sở của Hội đồng Giám mục Nam Dương ở Jakarta năm ngoái để cập nhật về tình hình địa phương của Giáo hội.
Tổng thống Nam Dương kêu gọi mọi người Công Giáo của quốc gia này hãy giúp bảo tồn sự đa dạng và tình đoàn kết quốc gia. TT Joko Widodo đã đến thăm trụ sở của Hội đồng Giám mục Nam Dương (KWI) ở Jakarta để cải thiện và phát huy mối quan hệ giữa chính phủ với Giáo hội địa phương và nhấn mạnh tới tầm quan trọng của các tổ chức tôn giáo trong việc bảo tồn và duy trì tính đa dạng trong nước.
TT Widodo, người cầm quyền chính phủ từ năm 2014, được Đức Hồng Y Ignatius Suharyo, Chủ tịch HĐGM ở Jakarta, và Đức Tổng Giám Mục Antonius Subianto Bunjamin của Bandung, Tổng thư ký, và 8 giám mục khác nghênh đón.
Cuộc họp kéo dài hơn một giờ, mỗi giám mục giới thiệu với tổng thống về các sinh hoạt và ảnh hưởng của giáo phận trong cuộc sống xã hội.
TT cũng cho hay "Trong cuộc họp, tôi đã nói về các vấn đề liên quan đến 5 nguyên tắc của các tiểu bang, cũng như sự đa dạng đặc biệt về mặt tôn giáo, sắc tộc, phong tục và truyền thống mà chúng ta cần tiếp tục duy trì".
TT nói tiếp: "Chúng ta phải duy trì tình huynh đệ, hòa hợp và đoàn kết, "
Đức Hồng Y Suharyo nói với Thông tấn xã UCA rằng chuyến viếng thăm của Tổng thống Widodo đã "xây dựng tình bằng hữu" chứ không có gì liên quan đến cuộc vận động bầu cử tổng thống sắp diễn ra vào năm 2019.
Cuộc bầu cử toàn quốc Nam Dương vào ngày 17 tháng 4 năm 2019, và đây là lần đầu tiên tổng thống cũng như các thành viên của Hội đồng Tư vấn Nhân dân sẽ được bầu trong cùng một ngày.
TT Widodo tin tưởng ông sẽ được tái tín nhiệm thêm nhiệm kỳ thứ hai tới này.
Đức TGM Suharyo cho hay: "Không có vấn đề cụ thể nào được đề ra do tổng thống trong cuộc họp này." " TT chỉ muốn nghe trực tiếp xem người Công Giáo nói lên những vấn đề họ đang phải đối diện."
Theo ông, đây là chuyến viếng thăm thứ hai của TT Widodo, vì Ông đã đến thăm trụ sở của Hội đồng Giám mục lần đầu lúc ông còn là thống đốc thủ đô Jakarta từ năm 2012 đến năm 2014.
Đức Hồng Y Suharyo cũng tiết lộ rằng TT Widodo ngỏ lời muốn viếng thăm Vatican trong tương lai.
"Nếu điều mà TT chia sẻ được xảy ra, thì những giá trị cao quý mà người dân Nam Dương sống, sẽ được cộng đồng quốc tế công nhận, nếu các vấn đề đa dạng và chủ nghĩa xã hội được hiến pháp thừa nhận”.
Giám mục Leo Laba Ladjar của Jayapura cho biết tổng thống nhấn mạnh tới sự cần thiết phải duy trì tính đa dạng "bởi vì bản sắc tôn giáo đã trở thành một vấn đề lớn đặc biệt trong cuộc vận động bầu cử tổng thống lần này."
Chủ nghĩa cấp tiến
Nam Dương là một nước có nhiều đảo nhất thế giới, với nhiều các nhóm sắc tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, kể cả cây cỏ thực vật và động vật, Nam Dương cũng là nơi có dân số Hồi giáo đông nhất thế giới. Quốc gia này từ lâu đã là tấm gương về một xã hội hòa bình, khoan dung và đoàn kết giữa nhiều sắc dân nhờ vào đạo luật Pancasila.
Đại đa số người Hồi giáo tại Nam Dương đều là những người Hồi giáo dung hòa chân chính, nhưng hình ảnh về một quốc gia khoan dung đã bị suy yếu bởi chủ nghĩa cấp tiến Hồi giáo và không khoan dung trong vài năm qua, đang đe dọa sự toàn hảo giữa một thực tại đa dạng của nó.
Trong bài phát biểu của mình trước quốc dân nhân dịp Ngày quốc khánh Nam Dương ngày 17 tháng 8, TT Widodo đã thúc giục mọi người hãy gìn giữ tinh thần khoan dung. Cha ông chúng ta đã đấu tranh giành độc lập, họ đã chiến thắng vì họ biết loại trừ những khác biệt về chính trị, dân tộc, tôn giáo hay phân biệt giai cấp trong dân chúng.
(Nguồn: UCA)
Hiệp ước hòa bình UAE-Israel: Tổng thống Trump xứng đáng nhận giải Nobel Hòa bình hơn Obama 1000 lần
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:03 24/08/2020
1. Tổng thống Trump xứng đáng nhận giải Nobel Hòa bình hơn Obama gấp ngàn lần
Giúp môi giới bình thường hóa quan hệ giữa Israel và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thành công hơn nhiều so với người tiền nhiệm của ông, là Barack Obama. Rowan Dean, phân tích gia của Sky News Australia nhận định như trên hôm 20 tháng 8.
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Israel sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau trong một thỏa thuận nhằm ngăn chặn việc sáp nhập theo dự trù một vùng của người Palestine vào lãnh thổ Israel.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố thỏa thuận vào hôm thứ Năm sau khi thành công trong việc thuyết phục Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Thái tử Mohammed bin Zayed al Nahyan của Abu Dhabi đồng ý bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
Theo Bộ trưởng Ngoại giao Israel, Gabi Ashkenazi, thỏa thuận sẽ được ký kết trong những tuần tới sẽ buộc Israel lùi bước trong việc “đơn phương sáp nhập” các khu vực thuộc Tây Ngạn vào lãnh thổ của mình. Đây là những vùng đất bị chiếm đóng mà người Palestine mong muốn dành lại cho quốc gia của họ.
Thỏa thuận cũng ủng hộ sự phản đối trước tham vọng trong khu vực của Iran, mà Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Israel và Mỹ coi là mối đe dọa chính trong khu vực.
Ông Rowan Dean cho biết nếu Barack Obama có thể được trao giải Nobel Hòa bình bất chấp những tàn phá kinh hoàng trong vùng Trung Đông, chắc chắn tổng thống Donald Trump xứng đáng được trao giải này gấp 1000 lần.
“Vì thế, tôi cho rằng những người trao giải Noel hòa bình tại Oslo có lẽ sẽ bận rộn khắc tên ông Trump vào giải Nobel Hòa bình cuối năm nay.”
Thành tích Tổng thống Trump có lẽ sẽ còn lớn hơn nữa vì các quốc gia Ả Rập khác được tường trình sẽ noi theo bước chân của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Source:Sky News Australia
2. Đức Tổng Giám Mục Denver cầu xin ơn hoán cải cho những kẻ phá hoại các nơi thờ phượng
Đức Tổng Giám Mục Samuel Aquila của Denver cho biết ngài cầu nguyện cho ơn hoán cải của những kẻ đã chặt đầu tượng Thánh Giuđa Tađêô trong sân của Giáo xứ Đức Mẹ Guadalupe vào đầu tháng này.
Những ngọn nến anh chị em giáo dân cắm trước bức tượng cũng bị phá hủy.
Đức Tổng Giám Mục Aquila gọi cuộc tấn công là vô cùng đáng lo ngại.
“Thật là đang âu lo khi thấy các báo cáo về sự gia tăng phá hoại tại các nhà thờ Công Giáo vào mùa hè này, cả trên toàn quốc lẫn trong tổng giáo phận của chúng ta. Và thật vô cùng đáng lo ngại khi nhìn thấy một bức tượng tại một trong những giáo xứ địa phương của chúng ta bị xúc phạm như thế.”
Đức Tổng Giám Mục nói thêm rằng tổng giáo phận đã bắt đầu một “Cuộc Thập tự chinh Mân Côi” để cầu nguyện cho ơn hoán cải của những kẻ thực hiện các hành vi xúc phạm nhà thờ, các pho tượng và biểu tượng tôn giáo.
Cho đến nay giáo xứ vẫn chưa biết về động cơ đằng sau hành động này và liệu đó có phải là một cuộc tấn công được hoạch định hay chỉ là một hành động phá hoại ngẫu nhiên khi có cơ hội.
Giáo xứ Đức Mẹ Guadalupe chủ yếu phục vụ cộng đồng gốc Tây Ban Nha của Denver.
Source:Nine News
3. Giáo xứ Californa cầu nguyện cho kẻ đã chặt đầu một tượng Đức Mẹ
Sau khi tượng Đức Mẹ Maria bị chặt đầu, một giáo xứ ở California đã yêu cầu người Công Giáo cầu nguyện cho những kẻ phá hoại bức tượng, cùng với một tượng đài khác tại giáo xứ.
“Thật đau lòng khi thấy sự xúc phạm đến hình ảnh của Đức Mẹ, và thật đau lòng khi cố gắng hiểu tại sao ai đó lại làm ra điều này. Mặc dù chúng ta không có cách nào để biết động cơ của hành động đáng xấu hổ này, nhưng chúng ta biết điều này: nó không đưa ra tuyên bố nào, chẳng thăng tiến điều gì và không nâng cao tinh thần cho bất cứ ai. Nó chỉ tạo ra nhiều nỗi buồn hơn trong một thời gian đã đầy rẫy những nỗi buồn, ” Cha Enrique Alvarez, cha sở của Giáo xứ Thánh Gia ở Citrus Heights, California, cho biết trong một tuyên bố được đưa ra trong tuần này.
Bức tượng đã bị chặt đầu vào tối thứ Hai. Trong khi đó, một bức tượng Mười Điều Răn, được đặt tại giáo xứ “để dâng hiến cho tất cả những thai nhi và tất cả những ai đã mất mạng vì phá thai, ” bị sơn một chữ Vạn rất lớn.
“Tôi yêu cầu cộng đồng Thánh Gia của chúng ta cùng tham gia với tôi trong lời cầu nguyện cho người nào đó hoặc những người nào đó đã làm những điều này và những người đang tìm cách làm tăng thêm nỗi buồn trong thế giới của chúng ta và mang lại nỗi đau cho những người chẳng hề gây chút tổn hại nào cho họ. Những hành động kiểu này cũng có thể phát sinh ra từ nỗi đau nội tâm mà chúng ta phải có lòng trắc ẩn, ” Cha Alvarez nói.
Trong vòng một ngày kể từ khi bị phá hoại, bức tượng của Đức Mẹ Đồng trinh Maria đã được sửa chữa và bia Mười Điều Răn đã được làm sạch.
Vụ phá hoại xảy ra trong bối cảnh một loạt các hành động phá hoại đang diễn ra tại các giáo xứ Công Giáo trên khắp đất nước. Trong những tuần gần đây, các bức tượng của Đức Mẹ Maria và các vị thánh khác, đã bị phá hủy tại các giáo xứ ở nhiều tiểu bang, và các nhà thờ ở California, Massachusetts và Florida bị đốt phá. Bắt đầu từ tháng 6, các bức tượng công cộng của các vị thánh, đặc biệt là bức tượng của Thánh Junipero Serra ở California, đã bị phá bỏ hoặc phá hủy bởi những người biểu tình và bạo loạn.
Tuần này, tại Giáo xứ Holy Family, Alvarez cho biết “ trong khi những bức tượng này đã được làm sạch và sửa chữa, chúng chỉ đơn thuần là những lời nhắc nhở về đức tin của chúng ta, là đức tin mạnh mẽ và lâu dài hơn đá.”
“Mỗi chúng ta phải nhớ rằng đức tin của chúng ta không nằm trong những bức tượng hay hình ảnh. Đức tin của chúng ta là đức tin vào Thiên Chúa Vĩnh cửu, vào Chúa Giêsu Kitô, Con Phục sinh của Ngài, và vào sự cứu chuộc của sự Phục sinh, ” Cha Alvarez nói thêm.
Source:Catholic News Agency
4. Hán Thành đóng cửa các nhà thờ để ngăn chặn làn sóng nhiễm trùng mới
Các trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận ngày càng nhiều, đặc biệt là ở thủ đô Hán Thành. Cho đến khi chúng tôi thực hiện chương trình này, tổng số người nhiễm bệnh đã lên tới 16, 058 người. Tâm điểm mới của sự lây nhiễm là giáo phái Sarang Jeil, âm theo tiếng Việt là Tát Lãng-Gia Nhĩ. Đó là một giáo phái giả danh Kitô. Vào ngày 15 tháng 8, nhóm này đã tập hợp hàng chục nghìn người để phản đối chính phủ.
Để ngăn chặn làn sóng lây nhiễm mới có thể xảy ra vì Covid-19, các nhà chức trách đã áp đặt việc đóng cửa các địa điểm thờ phượng, bao gồm cả các nhà thờ Công Giáo, trong khu vực đô thị của thủ đô. Nam Hàn được coi là một trong những quốc gia đối phó tốt nhất với đại dịch, nhưng những ngày gần đây số ca lây nhiễm bắt đầu tăng trở lại.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia đã ghi nhận 297 bệnh nhân coronavirus mới trong ngày thứ Sáu, nâng tổng số lên 16.058. Với 568 ca lây nhiễm, trung tâm lớn nhất trong việc lây lan dịch bệnh là giáo phái giả Ki-tô giáo Tát Lãng-Gia Nhĩ, có trụ sở ở phía bắc Hán Thành.
Vào ngày 15 tháng 8, chống lại chỉ thị của chính phủ, lãnh đạo của nhóm này, là ông Tuấn Quang Huân, đã tổ chức một cuộc mít tinh lớn để kỷ niệm Ngày Giải phóng và chỉ trích việc điều hành của Tổng thống Văn Tại Dần. Cuộc mít tinh có sự tham gia của hàng chục nghìn người.
Một giáo phái khác, là Shincheonji của ông Lý Vạn Hy, là nơi bùng phát dịch bệnh đầu tiên trong cả nước, cũng tạo ra số lượng người nhiễm lớn nhất là 5, 200 người.
Source:Asia News
Thánh Ca
Thánh Ca: Nợ Trăm Năm - Ca sĩ Lệ Hằng
Ca sĩ Lệ Hằng
15:51 24/08/2020