Ngày 29-08-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:54 29/08/2016
5. THỊT HEO HÀ DƯƠNG.
Lúc Tô Đông Pha ở Kì Sơn, nghe nói thịt heo ở Hà Dương thuộc vùng Hà Nam mùi vị rất ngon, liền sai người đi mua.
Người ấy rất ham uống rượu, lúc đang xách hai con heo gần đến Kì Sơn thì uống rượu ở thị trấn gần bên, uống đến say mới thôi. Đến khi anh ta tỉnh rượu thì heo Hà Dương chạy đâu không thấy tung tích, chỉ có cách là mua hai con heo ở đó tạm thời đem về báo cáo.
Tô Đông Pha không biết việc ấy, cho nên sau khi làm thịt heo xong thì cho mời tất cả bạn bè dến thưởng thức, giữa tiệc khách khứa tán thưởng quá mức, nói:
- “Đây là heo Hà Dương, đúng là danh bất hư truyền, nếu là heo ở đây thì tuyệt đối không có phong vị như thế này !”
Mọi người đang đồng thanh tán thưởng, thì đột nhiên có người trong thôn cầu kiến, nói:
- “Hôm qua, trong vườn rau nhà tôi có hai con heo đến chạy lung tung, nghe nói ở trên phủ của ngài mới mua về hai con heo Hà Dương, trên đường về thì chạy mất tiêu nên có ý định đem bắt hai con heo ấy tới cho ngài.”
Mọi người nghe xong đều thộn mặt ra, có người không còn hứng thú nữa định lủi đi.

(Cừu Trì bút ký)

Suy tư 5:
Nghe và thấy là hai việc không giống nhau.
Có người chỉ nghe người ta nói mà không thấy việc người ta làm, cho nên đi nói lại cho người khác nghe thì sai mất 80% . Con người thời nay thích cái gì là mới lạ, dù cái mới lạ ấy ngay trong cuộc sống đã gặp đã thấy rất nhiều lần: có người đi hết phố này qua phố nọ để tìm mua cho bằng được cái áo sơ mi ngoại nhập, nhưng khi mua về thì toàn là hàng nội, chỉ có cái “made in” là...ngoại mà thôi.
Có người chỉ thích đi dự thánh lễ ở các nhà thờ to lớn, còn nhà thờ nhỏ của xứ mình thì không thích tới, vì nó không náo nhiệt “dập dìu tài tử giai nhân” như các nhà thờ to lớn khác (!), họ đi “rửa mắt” chứ không phải đi lễ; có người nghe nói nhà thờ chánh tòa hôm nay có cha khách giảng rất hay bèn tới dự, họ rất bất ngờ vì cha giảng hay đó chính là cha sở của mình được nhà thờ to lớn mời đến giảng...
Đừng đi tìm đâu xa xôi những chuyện lạ, cứ khiêm tốn và vui vẻ phục vụ ngay trong môi trường sống của mình, thì sẽ phát hiện ra nhiều cái mới lạ hay ho mà Thiên Chúa đã rất tế nhị ban tặng cho chúng ta, chỉ cần chúng ta biết khiêm tốn nhìn thấy những ưu điểm cúa người khác lớn hơn những khuyết điểm của họ, chỉ cần chúng ta vui vẻ trao cho nhau những nụ cười, những lời nói không khách sáo, thì cái hay cái lạ sẽ xuất hiện trong tâm hồn của chúng ta, mà cái hay lạ vĩ đại nhất chính là chúng ta đã khám phá ra tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta nơi người anh em, chị em của mình.
Thiên Chúa gởi đến cho chúng ta một linh mục để dẫn dắt chúng ta đi theo đường trọn lành để nên thánh, cho nên chúng ta đừng tìm chuyên môn của một bác sĩ nơi cha sở của mình, đừng tìm sự thông thái uyên bác của một bác học nơi cha sở, hoặc đừng đòi hỏi cha sở phải bác cổ thông kim như cái máy vi tính, nhưng hãy thấy nơi ngài là một con người có nhiều khuyết điểm như mọi người để chia sẻ và thông cảm, hãy tìm nơi ngài sự khiêm tốn và hy sinh để nhìn thấy Lời của Thiên Chúa nơi các ngài...
Đừng tìm phép lạ hay kỳ tích nơi đâu cả, nó hiển hiện ngày trong cuộc sống bác ái và khiêm tốn của chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:56 29/08/2016

27. Thiên thần kiêu ngạo khi ở trên thiên đàng sang chói thì lớn tiếng hô “ta không phục tùng”; nhưng tôi ở trong thế giới tối tăm này thì phải hô to “tôi nguyện phục tùn".

(Thánh Terese of Lisieux)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Suy nhiệm Chúa Nhật XXIII thường niên C
Lm. Anthony Trung Thành
20:36 29/08/2016
Suy Niệm Chúa Nhật XXIII Thường Niên C

Trên con đường đi lên Giêrusalem, có rất nhiều người đi theo Đức Giêsu. Có những người đi theo Ngài vì hiếu kỳ. Có những người đi theo Ngài vì đã được “ăn no nê”. Có những người đi theo Ngài vì muốn chứng kiến những phép lạ Ngài làm. Có những người đi theo Ngài vì muốn làm môn đệ. Để biết được những ai thực sự muốn đi theo và làm môn đệ, Đức Giêsu đã đưa ra hai điều kiện: Điều kiện thứ nhất là “từ bỏ mọi sự;” điều kiện thứ hai là “vác thập giá.”

1. Từ bỏ mọi sự

Ở đời, khi quyết định đi theo ai, chắc chắn bản tính tự nhiên của con người bao giờ cũng mong muốn được cái gì đó chứ không muốn mất: Theo thầy cô để được học chữ; theo những người có chức có quyền để mong muốn được làm ông nọ bà kia; theo người buôn bán để kiếm được nhiều tiền…Nhưng, đối với những người đi theo và làm môn đệ Đức Giêsu thì phải chấp nhận mất chứ không phải được. Những thứ mất đó là: cha mẹ, vợ con, anh chị em và cả mạng sống mình. Chính Đức Giêsu đã tuyên bố: “Nếu ai đến với Ta mà không bỏ cha mẹ, vợ con, anh chị em và cả mạng sống mình, thì không thể làm môn đệ Ta”(Lc 14,26).

Có người cho rằng, lời dạy của Đức Giêsu xem ra quá mâu thuẫn? Bởi vì, “bỏ cha mẹ” là lỗi điều răn thứ tư. “Bỏ vợ con” là lỗi lời thề hứa về Bí tích Hôn phối. “Bỏ anh chị em” là lỗi đức yêu thương. “Bỏ mạng sống mình” là lỗi điều răn thứ năm.

Thực ra, giáo huấn của Đức Giêsu không mâu thuẫn. Đi theo và làm môn đệ của Đức Giêsu càng phải yêu mến cha mẹ, vợ chồng phải chung thủy với nhau, anh chị em phải yêu thương gắn kết với nhau, phải bảo vệ mạng sống của mình... Nhưng, người môn đệ luôn luôn phải đặt Thiên Chúa lên trên hết: trên cha mẹ, vợ con, anh em và cả mạng sống mình. Phải yêu mến Chúa trên hết mọi sự. Nói cách khác, nếu cha mẹ, vợ con, anh chị em cản trở chúng ta trên bước đường đi theo Chúa thì chúng ta phải chấp nhận từ bỏ họ. Thánh Phanxicô Assisi đã bỏ cha mẹ để đi theo Chúa vì họ ngăn cản ơn gọi của Ngài. Các Thánh Tử đạo đã hy sinh mạng sống của mình để trung thành với Chúa.

Tóm lại, những người đi theo làm môn đệ của Đức Giêsu cần phải loại bỏ những gì không thuộc về Chúa, những gì cản trở mình trên bước đường theo Chúa. Thậm chí, có khi người môn đệ còn phải hy sinh cả mạng sống của mình vì Đức Giêsu, vì Nước Trời.

2. Vác Thập giá

Đức Giêsu không những muốn chúng ta từ bỏ, mà Ngài còn muốn kẻ làm môn đệ của Ngài phải “vác thập giá”. Ngài nói: “Còn ai không vác thập giá mình mà theo Ta, thì không thể làm môn đệ Ta” (Lc 14,27). Vác thập giá, tức là đón nhận những hy sinh, những khổ đau do việc “từ bỏ” mang lại.

Chính Đức Giêsu đã trải qua con đường hy sinh, đau khổ. Ngài đã từ bỏ vinh quang trên trời, hạ mình xuống làm một con người như chúng ta ngoại trừ tội lỗi. Ngài đã sinh ra nơi hang đá nghèo hèn trong đêm đông lạnh lẽo. Ngài đã sống nghèo khó ba mươi năm ẩn dật và ba năm ra đi loan báo Tin mừng. Chính Ngài đã nói: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu” (Mt 8,20). Cuối cùng, Ngài đã chấp nhận bước vào cuộc khổ nạn, bị đánh đón, bị đội mạo gai và bị đóng đinh và chết trên thập giá.

Người môn đệ của Đức Giêsu cũng không đi ra ngoài con đường mà Đức Giêsu đã đi. Đi theo làm môn đệ của Ngài là phải chấp nhận vác thập giá. Thập giá sẽ đến với chúng ta khi chúng ta mang danh là Kitô hữu. Vì Đức Giêsu đã nói rằng: “Vì danh Thầy, các con sẽ bị mọi người ghen ghét…” (Mt 10,22). Thập giá sẽ đến với chúng ta khi chúng ta tuân giữ Mười điều răn của Thiên Chúa và sáu điều răn Hội Thánh. Thập giá sẽ đến với những người làm cha làm mẹ khi họ cố gắng chu toàn bổn phận làm cha làm chồng, làm vợ làm mẹ, bổn phận sinh sản và giáo dục con cái. Thập giá sẽ đến với con cái khi họ chu toàn bổn phận thảo kính ông bà, cha mẹ. Thập giá sẽ đến với những người sống đời tu trì khi họ cố gắng giữ trọn các lời khuyên Phúc âm: nghèo khó, vâng lời và khiết tịnh.

Có khi thập giá đến với chúng ta do người khác mang lại: đó là những khi chúng ta phải chịu đau khổ vì những người thân trong gia đình. Chính Đức Giêsu đã tuyên bố: “Anh em đừng tưởng Thầy đến đem bình an cho trái đất; Thầy đến không phải để đem bình an, nhưng để đem gươm giáo. Quả vậy, Thầy đến để gây chia rẽ giữa con trai với cha, giữa con gái với mẹ, giữa con dâu với mẹ chồng” (Mt 10, 34-35). Thập giá có thể đến với chúng ta do thiên nhiên gây nên: nóng, lạnh, bão tố, động đất…Thập giá có thể do Thiên Chúa gửi đến để thử thách chúng ta, như trường hợp Ngài thử thách ông Gióp.

Khi chúng ta vui lòng chấp nhận những đau khổ đó, là chúng ta đang vác thập giá đi theo Chúa.

3. Cần phải suy tính

Đi theo và làm môn đệ của Đức Giêsu là một việc làm hết sức hệ trọng. Hệ trọng vì đòi hỏi con người phải từ bỏ mọi sự và vác thập giá. Vì vậy, cần phải suy tính cẩn thận. Bài Tin mừng chúng ta vừa nghe, Đức Giêsu đưa ra hai dụ ngôn để nhắc nhở chúng ta: dụ ngôn người xây nhà và dụ ngôn vị vua đi giao chiến.

Việc xây nhà: Để công việc xây nhà được xuôi chảy cần phải “ngồi tính toán phí tổn cần thiết”. Người ta thường nói: “Một năm làm nhà, ba năm chuẩn bị.” Phải chuẩn bị những gì? mặt bằng, gạch, cát, sỏi, xi-măng, sắt thép, gỗ, ngói…Khâu chuẩn bị càng đầy đủ thì công việc xây nhà càng được xuôi chảy và nhanh chóng hoàn thành. Nếu không, công việc xây nhà sẽ bị bỏ dỡ dang, chẳng những không có nhà để ở mà còn bị người đời cười chê: “Tên này khởi sự xây cất mà không hoàn thành nổi”(Lc 14,30).

Việc đi giao chiến: Dụ ngôn này, Đức Giêsu muốn nói tới việc mình chủ động đi giao chiến. Có nên đi hay không nên đi là tùy thuộc vào sự cân bằng giữa quân ta với quân địch. Nếu quân ta chỉ có mười ngàn thì không thể đi giao chiến với quân địch có hai mươi ngàn.

Ý Đức Giêsu muốn những người đi theo và làm môn đệ của Ngài cần phải biết trước về những điều kiện: từ bỏ mọi sự và vác thập giá, để rồi từ đó biết lượng sức mình, biết chuẩn bị những gì cần thiết để đáp ứng những điều kiện mà Chúa đưa ra. Lời dạy này càng thích hợp hơn cho những người dấn thân theo Chúa trong đời sống tu trì và làm linh mục. Vì những người theo ơn gọi tu trì và linh mục cần phải từ bỏ nhiều hơn, nên cần phải tính toán kỹ lưỡng hơn. Nếu không, sẽ “đứt gánh giữa đàng” thì sẽ bị người đời cười chê.

Tóm lại, để xứng đáng làm môn đệ của Đức Giêsu, cần phải từ bỏ mọi sự và vác thập giá. Xin cho tất cả chúng ta hiểu được lời dạy này để quyết tâm cố gắng mọi ngày hầu xứng đáng là môn đệ thực sự của Đức Giêsu. Amen.

Lm. Anthony trung Thành
 
Để Làm Môn Đệ Chúa
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
20:37 29/08/2016
Để Làm Môn Đệ Chúa

Suy niệm Chúa Nhật XXIII năm – C

(Lc 14, 25 - 33)

Bài đọc I Chúa Nhật XXIII thường niên C dạy chúng ta rằng : "Những ai sống đẹp lòng Chúa từ ban đầu, thì được ơn cứu độ nhờ sự khôn ngoan" (Kn 9,18). Vì theo Thánh Kinh, sự Khôn ngoan của Thiên Chúa đồng nghĩa với Lời Chúa. Từ đó, nghe lời sự Khôn ngoan là căn tính đầu tiên của người môn đệ Đức Kitô, Lời Thiên Chúa nhập thể.

Đức Giêsu Kitô là Lời Thiên Chúa, là sự Khôn ngoan của Thiên Chúa (1 Co 1, 24, 30 ) cất tiếng mời gọi con người, cách riêng là người môn đệ, chẳng những lắng nghe, đi theo, mà còn phải hy sinh, từ bỏ nữa : "Nếu ai đến với Ta mà không bỏ cha mẹ, vợ con, anh chị em và cả mạng sống mình, thì không thể làm môn đệ Ta. Còn ai không vác thập giá mình mà theo Ta, thì không thể làm môn đệ Ta" (Lc 14, 26-27). Nghe lời tuyên bố của Đức Giêsu ở trên, mỗi người chúng ta nói gì và trả lời ra làm sao ? Tiêu chuẩn để làm môn đệ Đức Giêsu, đòi hỏi thật gắt gao. Ai muốn theo Chúa, phải từ bỏ tận căn, không những của cải, người thân thiết nhất, mà cả những tiện nghi, kế hoạch riêng, sự quyến luyến, những giao tiếp hợp pháp và thậm trí cả chính mạng sống mình nữa nữa. Người yêu cầu phải “bỏ” cha mẹ, vợ con, anh em, chị em.

Có người đặt câu hỏi : Phải chăng, Điều răn thảo cha kính mẹ, yêu thương người thân cận bị đảo lộn rồi hay sao? Nghĩa là để đi theo Đức Giêsu, người ta phải thay thế tình yêu đối với người thân cận bằng sự từ bỏ đối với họ? Không phải thế, Đức Giêsu đòi hỏi người môn đệ phải phân định và lựa chọn giữa Thiên Chúa và loài người, Thiên Chúa phải là nhất. Yêu cha mẹ và đồng loại, nhưng yêu Thiên Chúa hơn, vì Thiên Chúa là Đấng dựng nên cả cha mẹ chúng ta, nên Đức Giêsu yêu cầu con người dành cho Người một vị trí đặc biệt và cao nhất.

Tuy nhiên, dường như trở ngại lớn nhất không phải là người thân cận hoặc cha mẹ anh chị em, của cải … mà là cái tôi. Cái tôi cũng phải nhường bước cho dây liên kết với Đức Giêsu, nên Người thêm : "Ai không vác thập giá mình mà theo, thì không thể làm môn đệ Ta" (Lc 14, 27). Đức Giêsu có thích khổ đau và thập giá không? Không, Đức Giêsu đã không đi tìm thập giá và đau khổ, y như thể Người thích. Nhưng Người vác trên mình thập giá và sự đau khổ, đến mất mạng, khi phải đáp ứng điều này hầu giữ được lòng trung thành với Thiên Chúa. Ai muốn đi theo Đức Giêsu, phải đặt sự trung thành với thánh ý Thiên Chúa trên tất cả mọi sự. Vác thập giá mình là từ bỏ ý mình, vâng theo ý Chúa. Ý Chúa muốn là từ bỏ cái tôi, từ bỏ những ước muốn xấu, những lời chua cay, nóng nảy, giận hờn, từ bỏ tính kiêu căng, thói tham lam, để chúng ta thoát khỏi những đam mê vật chất, hầu sống trọn vẹn cho Chúa và cho tha nhân. Cơ bản, vác thập giá mình mà theo Đức Giêsu là liều thuốc chữa chúng ta khỏi căn bệnh ghê sợ là "sự trì trệ", ù lì, tê liệt và khép kín lòng mình.

Không phải ngẫu nhiên Đức Giêsu nói đến "Thập Giá". Vác thập giá bước theo Đức Kitô không phải là vác đi với những bước nhẹ nhàng. Vác lấy thập giá mà theo có nghĩa là sẵn sàng chấp nhận bất cứ hy sinh nào vì tình yêu đối với Chúa. Nhưng chúng ta không vác thập giá một mình, vì có Chúa cùng đi, Người đi trước để chúng ta tiếp bước theo sau, Người đi mau để chúng ta được lúi kéo dắt dùi, Người nâng đỡ chúng ta bằng sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa.

Quyết định theo Đức Giêsu, là gạt bỏ tất cả, hướng về Chúa là sự giầu có đích thực của chúng ta, không gì hơn Chúa, không đặt cái gì trước Chúa, toàn bộ phải qui hướng về Chúa, Chúa cũng khẩn khoản mời gọi chúng ta dùng mọi cách để đi đến tận cùng là trở nên những môn đệ. Theo Đức Kitô, chúng ta không mất gì hết, chúng ta được tất cả. Như Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI nhấn mạnh trong bài giảng khai mào sứ vụ Giám mục Rôma : "Ai chấp nhận cho Chúa Kitô bước vào trong cuộc đời họ, thì người đó không mất đi điều gì cả, tuyệt đối không mất điều gì làm cho cuộc đời được tự do, tươi đẹp và cao cả. Không! Chỉ trong tình bạn với Chúa Kitô này mà các cửa sự sống được mở rộng ra. Chỉ trong tình bạn với Chúa này mà những khả năng to lớn của cuộc sống con người được thể hiện đích thực. Chỉ trong tình bạn với Chúa này mà chúng ta cảm nghiệm được điều gì là tươi đẹp và điều gì là tự do". Với sức mạnh cao cả và với niềm xác tín lớn lao, dựa trên những năm dài kinh nghiệm cá nhân về cuộc sống, Đức Giáo Hoàng nói với chúng con rằng : "Anh em đừng sợ Chúa Kitô. Chúa không đến lấy mất đi điều gì cả, nhưng ban cho đủ mọi sự. Ai hiến thân cho Chúa, thì được nhận gấp trăm. Phải, hãy mở ra, hãy mở rộng mọi Cửa cho Chúa Kitô, và chúng con sẽ gặp được sự sống thật." (Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, 24/4/ 2005).

Lạy Chúa, trong niềm tin, chúng con muốn từ bỏ tất cả để đi theo Chúa, nhưng trên đường đi, chúng con sợ bị mất một phần của đời sống, sợ mất tự do, sợ đau khổ, sợ không có khả năng, không thực sự muốn bước đi theo Chúa và trở thành môn đệ Chúa. Lạy Chúa, chúng con dâng cho Chúa ước muốn theo Chúa của chúng con và chúng con mở cửa lòng mình cho Chúa. Lạy Chúa, xin đến giúp chúng con để chúng con thấy rằng trên đường đi, có chúa là sức mạnh để chúng con tiến bước theo, hiệp nhất với Chúa cho đến trọn đời. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Video Kinh Truyền tin với ĐTC ngày 28/8/2016: ''Sống Tin Mừng là phục vụ những ngưởi rốt hết vì yêu Thiên Chúa”
VietCatholic Network
15:38 29/08/2016

Hôm nay Chúa Nhật 28 tháng 8 năm 2016, Đức Thánh Cha chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hanh hương năm châu tụ tập tại quảng trường thánh Phêrô. Ngài nói về đề tài “Sống Tin Mừng là phục vụ nhũng ngưởi rốt hết vì yêu Thiên Chúa”. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: Phục vụ tha nhân vì tình yêu Chúa là sứ điệp nền tảng của Tin Mừng Chúa Giêsu rao giảng. Chúa cho chúng ta thấy Ngài yêu thích những người nghèo túng, đói khát, người di cư tỵ nạn, người bị cuộc sống đánh bại, người bị xã hội và sự ngạo mạn của những kẻ mạnh hơn loại trừ gạt bỏ.

Trong bài huấn dụ ĐTC đã quảng diễn ý nghĩa bài Phúc Âm kể lại sự kiện Chúa Giêsu đến nhà của một trong các thủ lãnh người Pharisêu dùng tiệc và quan sát họ vất vả tranh giành chỗ tốt nhất.

Đức Thánh Cha nói về việc Chúa kể hai dụ ngôn: một liên quan tới việc tìm chỗ tốt và một liên quan tới phần thưởng. Dụ ngôn thứ nhất được lồng khung trong một tiệc cưới như kể trong chương 14 Phúc Âm thánh Luca: “Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời, và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: "Xin ông nhường chỗ cho vị này. Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối” (Lc 14,8-9).

Với lời dặn dò này Chúa Giêsu không có ý đưa ra điều luật cho cung cách hành xử, nhưng đưa ra một bài học liên quan tới giá trị của sự khiêm nhường. Lịch sử dậy rằng kiêu căng, giành giật tiến thân, khoe khoang, phô trương là lý do của nhiều sự dữ. Và Chúa Giêsu làm cho chúng ta hiểu sự cần thiết chọn chỗ rốt hết, tìm kiếm sự bé nhỏ và ẩn dấu. Khi chúng ta đặt mình trước Thiên Chúa trong chiều kích của sự khiêm nhường, khi đó Thiên Chúa nâng chúng ta lên cao, và cúi xuống trên chúng ta để nâng chúng ta lên với Ngài: “vì ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên” .

Các lời của Chúa Giêsu nêu bật các thái độ hoàn toàn khác biệt và đối nghich nhau: thái độ của người chọn chỗ cho chính mình, và thái độ của người để cho Thiên Chúa chỉ chỗ cho mình và chờ đợi phần thưởng từ Ngài. Chúng ta đừng quên điều này: Thiên Chúa trả cho nhiều hơn con người rất nhiều! Chính Ngài cho chúng ta một chỗ đep hơn chỗ con người cho chúng ta! Chỗ mà Thiên Chúa cho chúng ta là chỗ gần con tim của Ngài, và phần thưởng của Ngài là cuộc sống vĩnh cửu: “Bạn sẽ diễm phúc… Bạn sẽ nhận được phần thưởng của mình vào ngày người công chính sống lại”.

Đó là điều được miêu tả trong dụ ngôn thứ hai, trong đó Chúa Giêsu chỉ cho thấy thái độ vô vị lợi của việc tiếp đón và nói: “Khi bạn đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ” (cc. 13-14). Đây là lựa chọn sự nhưng không thay vì tính toán duy thuận lợi tìm được phần thưởng. Thật vậy, các người nghèo túng, đơn sơ, những người không được kể tới, sẽ không thể đáp trả lại lời mời ăn. Như thế Chúa Giêsu chứng minh cho thấy Ngài ưa thích những người nghèo nàn và bị loại trừ, nhưng họ là những người được đặc ân của Nước Thiên Chúa, và Ngài gióng lên sứ điệp nền tảng của Phúc Âm là phục vụ tha nhân vì tình yêu Thiên Chúa .

Ngày hôm nay, Chúa Giêsu là tiếng nói của những người không có tiếng nói, và hướng tới từng người trong chúng ta một lời mời gọi đau đớn mở rộng con tim và coi là của mình các khổ đau và âu lo của những ngươi nghèo nàn túng thiếu, của những người đói khát, của những người bị gạt bỏ ngoài lề, của những người di cư tỵ nạn, những người bị cuộc đời đánh bại, những người bị xã hội và sự ngạo mạn của những kẻ mạnh hơn gạt bỏ.

Trong lúc này đây với lòng biết ơn tràn đầy tôi nghĩ tới biết bao thiện nguyện viên cống hiến sự phục vụ của họ, bằng cách cho những người cô đơn, gặp khó khăn, không việc làm hay không có nhà ở, ăn uống. Những nơi cung cấp các bữa ăn này là các nơi tập luyện của tình bác ái, phổ biến nền văn hóa của sự nhưng không, bởi vì những người hoạt động tại đó là những người làm việc vì được thúc đẩy bởi tình yêu của Thiên Chúa và được soi sáng bởi sự khôn ngoan của Tin Mừng. Như thế việc phục vụ các anh chị em khác trở thành chứng tá tình yêu, khiến cho tình yêu của Chúa Kitô đáng tin cậy và hữu hình.

Chúng ta hãy xin Đức Trinh Nữ Maria hướng dẫn chúng ta mỗi ngày trên con đường của sự khiêm nhường, làm cho chúng ta có khả năng có các cử chỉ nhưng không tiếp đón và liên đới với những người bị gạt bỏ ngoài lề để trở nên xứng đáng với phần thưởng của Chúa.

Tiếp đến ĐTC đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành Toà Thánh cho mọi người.
Sau phép lành ĐTC lại nhắc tới dân chúng và các nạn nhân trận động đất vùng Lazzio, Marche và Umbria. Giáo Hội chia sẻ nỗi khổ đau và âu lo của họ và cầu nguyện cho những người đã qua đời và những người sống sót. Ngài cũng nhắc tới sự ân cần mà chính quyền, các lực lượng an ninh, bảo vệ dân sự và các thiện nguyện viên đang làm chứng tỏ tầm quan trọng của tình liên đới giúp thắng vượt các thử thách đớn đau như thế. ĐTC nói vừa khi có thể ngài cũng sẽ đến viếng thăm và đem tới cho họ sự ủi an của niềm tin và sự đỡ nâng của niềm hy vọng kitô.

Ngài cũng nhắc tới lễ phong chân phước cho nữ tu Maria Antonia thánh Giuse tại Buenos Aires bên Argentina. Chị là gương sáng của chứng tá kitô đặc biệt trong việc thăng tiến các cuộc tĩnh tâm. Ước chi nữ tân chân phước khơi dậy nơi mọi người ước muốn ngày càng gắn bó với Chúa Kitô và Tin Mừng của Chúa hơn.
 
Top Stories
Mongolie: Oulan-Bator : ordination du premier prêtre d’origine mongole
Eglises d'Asie
15:15 29/08/2016
« Une bénédiction toute particulière de Dieu qui vient visiter son peuple. Un don de Dieu pour la petite Eglise de Mongolie et pour l’Eglise universelle, ainsi que pour le pays dans son ensemble, qui n’est pas chrétien. » Telles ont été quelques-unes des paroles que Mgr Venceslao Padilla, préfet apostolique d’Oulan-Bator, a prononcé ce dimanche 28 août en sa cathédrale Saint Pierre-Saint Paul à l’occasion de l’ordination sacerdotale d’Enkh Baatar. Agé de 25 ans, le jeune prêtre est le premier prêtre d’origine mongole ; il intègre un presbyterium jusqu’ici composé uniquement de missionnaires étrangers.

La cathédrale était pleine à craquer pour cet événement exceptionnel à plus d’un titre pour la jeune Eglise de Mongolie, refondée en 1992 lorsque les dirigeants du pays, fraîchement débarrassé du communisme, firent appel à la Congrégation du Cœur Immaculé de Marie (CICM) pour venir en aide à une population aux besoins immenses. Ce 28 août, le maire de la capitale et le gouverneur de la province avaient répondu positivement à l’invitation qui leur avait été faite de se joindre aux fidèles pour l’ordination. Signe également des bons rapports que l’Eglise cherche à entretenir avec la religion majoritaire des Mongols, le moine Dambajav, abbé du monastère bouddhiste de Dashi Lin Choi, a assisté à la cérémonie, non sans remettre au jeune ordonné un « khadag », l’échappe bleue symbole de pureté et de compassion.

La quasi-totalité du personnel missionnaire de l’Eglise en Mongolie (une vingtaine de prêtres et une cinquantaine de religieuses, originaires de 21 pays et appartenant à douze congrégations et instituts missionnaires) et une bonne partie des quelque 1 300 baptisés du pays avaient pris place dans la cathédrale. Aux côtés de Mgr Venceslao Padilla, se trouvaient le nonce apostolique accrédité en Mongolie (mais résidant en Corée du Sud), Mgr Oswaldo Padilla, ainsi que Mgr You Heung-sik, évêque de Daejeon, en Corée du Sud.

La présence de l’évêque de Daejeon était le signe du partenariat étroit qui unit les Eglises de ces deux pays. En juin dernier, ces liens ont été officialisés par la signature d’un partenariat entre la préfecture apostolique d’Oulan-Bator et la Fondation catholique pour l’éducation de l’archidiocèse de Séoul. Par ce partenariat visant à « améliorer la coopération missionnaire et à promouvoir le développement de l’Eglise en Mongolie », l’Eglise de Corée apporte un soutien tant financier qu’humain à l’Eglise de Mongolie. Cinq prêtres sud-coréens sont actuellement en mission en Mongolie.

La présence de Mgr You Heung-sik venait aussi rappeler qu’Enkh Baatar avait effectué ses études au séminaire de Daejeon, où il résidait jusqu’en janvier de cette année, date de son retour au pays. Depuis six mois, Enkh (‘Paix’ en mongol) Baatar exerçait un ministère diaconal à Arwaikheer (‘Steppe-d'Orge’), chef-lieu de la province Övörkhangai (ou province des Montagnes boisées du Sud).

Au-delà du fait que l’ordination du premier prêtre mongol atteste de l’enracinement progressif de la foi catholique dans ce pays de trois millions d’habitants, ses conséquences ne seront pas qu’ecclésiales et apostoliques. En effet, sur un plan pratique, l’Eglise catholique en Mongolie ne bénéficie actuellement que d’un statut juridique fragile. Conformément à la loi mongole, le chef officiel d’un organisme religieux doit être de nationalité mongole. Jusqu’à l’ordination d’Enkh Baatar, tous les responsables des communautés catholiques, y compris la préfecture apostolique, étaient donc officiellement des laïcs. De même, les titres de propriété des terrains ne pouvant légalement qu’être détenus par un citoyen mongol, la propriété des terrains de la préfecture apostolique d’Oulan-Bator avait été mise au nom de la secrétaire de Mgr Venceslao Padilla, une laïque. L’ordination du jeune Mongol laisse entrevoir des solutions juridiques plus pérennes.

De même, l’Eglise est soumise à une loi de 2009 qui oblige les étrangers travaillant dans le pays (dont les missionnaires) à embaucher du personnel mongol. Les quotas en vigueur sont assez élevés pour peser lourdement sur les finances de l’Eglise locale, qui se voit obliger d’employer des Mongols pour tous les prêtres étrangers qui servent sur place. L’arrivée d’un prêtre de nationalité mongole pourra contribuer à alléger quelque peu cette charge pour une Eglise par ailleurs très engagée dans les services humanitaires, caritatifs et éducatifs. (eda/ra)

(Source: Eglises d'Asie, le 29 août 2016)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ ban Bí tích Thêm Sức, Rước lễ và Bao Đồng tại Gx. Vinh Sơn , GP Phú Cường
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
09:13 29/08/2016
Gx. Vinh Sơn: Thánh lễ ban Bí tích Thêm Sức, Rước lễ và Bao Đồng

Vào lúc 9g30 Chúa Nhật 28/08/2016, Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ - Nguyên Giám mục Giáo phận Phú Cường đã về thăm viếng mục vụ Giáo xứ Vinh Sơn và chủ sự Thánh lễ ban bí tích Thêm Sức cho 29 em. Đồng thời, cho 29 em Rước lễ lần đầu và 22 em tuyên hứa Bao đồng. Trời sáng Chúa Nhật hôm nay thật đẹp, trong sân nhà thờ Vinh Sơn các em thiếu nhi cùng cộng đoàn giáo xứ đã đứng xếp hàng thành đội ngũ chỉnh tề, trang trọng chào đón Đức Cha Phê Rô, vị cha chung của Giáo phận.

Xem Hình

Giáo xứ Vinh Sơn hôm nay đẹp hẳn lên, bầu không khí cũng thật hân hoan. Đúng 9g00, Đức Cha đã đến nơi, mọi người vui mừng chào đón ngài với tràng pháo tay nồng nhiệt. Và mọi người ai cũng rất vui mừng khi thấy được Đức Cha vẫn còn khoẻ mạnh và bước đi của Vị Cha chung vẫn còn khoan thai như ngày nào, khi còn là Giám mục Chánh toà. Cùng đồng tế với Đức Cha, có cha chánh xứ Phaolô Trần Thanh Danh, cùng Các Cha trong Giáo hạt Tây Ninh.

Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha Phêrô chúc mừng tất cả các em được Thêm sức – Rước lễ lần đầu và Rước Lễ Bao Đồng hôm nay. Đức Cha cũng nói lên ý nghĩa của nghi thức hôm nay, đồng thời ngài mời gọi cộng đoàn hiện diện hiệp ý cầu nguyện để ơn Chúa Thánh Thần xuống dồi dào trên các em, cũng như quý phụ huynh và những người đã hướng dẫn và dạy dỗ các em.

Trong phần giảng lễ, Đức Cha chia sẽ với các em về mục đích và ý nghĩa của Bí Tích Thánh Thể và Nghi thức ban phép Thêm Sức, là ban ơn Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần biến đổi chúng ta từ con người cũ trở thành con người mới. Đức Cha mời gọi cộng đoàn giáo xứ cùng với các em thêm sức hôm nay hảy mở rộng tâm hồn các em tập sống yêu thương, thánh thiện và đạo đức. Hãy trở nên những chứng nhân cho Chúa Kitô bằng đời sống gương mẫu trong gia đình, Giáo xứ, Giáo phận và xã hội. Hãy là chứng nhân của Tin Mừng: gieo rắc bình an và niềm vui cho mọi người.

Sau khi lập lại lời tuyên xưng đức tin, nghi thức ban bí tích Thêm Sức được cử hành thật trang nghiêm và sốt sắng. “Lạy Chúa Thánh Thần…”. Lời bài hát vang lên cũng chính là giây phút linh thiêng khi 29 em và cha mẹ đỡ đầu lần lượt tiến bước lên cung thánh để lãnh nhận Ấn Tín ơn Chúa Thánh Thần. Kể từ đây, các em được hiến thánh cho Thiên Chúa, được ban sức mạnh đặc biệt của Chúa Thánh Thần, ra đi làm chứng và bảo vệ đức tin bằng lời nói cũng như hành động, trở thành chiến sĩ của Đức Kitô. Đây còn là kỷ niệm đẹp mà các em mãi ghi nhớ trong suốt cuộc đời.

Thánh lễ tiếp tục với phần nghi thức Tuyên hứa Bao đồng. Tính cách trọng thể của lễ nghi này nằm ở chỗ các em sẽ cầm nến sáng trên tay, đích thân nói lên lời tuyên xưng đức tin mà trước đây, khi các em lãnh nhận Bí tích Rửa tội, Cha mẹ và người đỡ đầu đã tuyên xưng thay cho các em. Qua lời tuyên hứa “Quyết tâm theo Chúa Giêsu đến trọn đời để trở nên người Kitô hữu trọn lành và sốt sắng.”

Với Nến sáng trên tay, xếp hàng ngay ngắn, cùng với cộng đoàn, các em nói lên quyết tâm từ bỏ tội lỗi, ma quỷ và những quyến rũ của chúng; đồng thời tuyên xưng niềm tin vào một Thiên Chúa Ba Ngôi và Giáo Hội của Người. Các em hứa trung thành với Chúa Giêsu, giữ trọn lề luật, thánh hoá ngày Chúa Nhật, giữ mùa Phục Sinh, cầu nguyện sáng tối, vâng lời cha mẹ và yêu thương anh chị em. Đó là một quyết tâm đến trọn đời.

Sau đó, từng em tiến lên, xưng tên của mình và đặt tay lên Phúc Âm để cam kết điều này: “ Con xin cam kết và thề hứa với Thiên Chúa, con luôn trung thành tin theo Chúa Giêsu Kitô và Hội Thánh của Người, để yêu thương và phục vụ mọi người cho đến trọn đời. Amen.” Sau đó Đức Cha đã trao cho từng em quyển Kinh Thánh, để làm hành trang vào đời, làm chứng nhân cho Chúa và loan báo tin mừng của Chúa.

Trong thánh lễ này, ngoài miền vui của Các em thêm sức khi được lãnh nhận ơn Chúa Thánh thần, để trở thành những chiến sĩ của Đức Ki tô; Những em Bao đồng là đã được trưởng thành trong Hội thánh, đã biết tự mình Tuyên hứa với Thiên Chúa là quyết một lòng theo Chúa và giữ trọn lề luật Chúa. Thì còn có miền vui của các em Rước lễ lần đầu. Vì từ đây các em được rước Mình thánh thể vào lòng, đây là một miền hạnh phúc của mỗi người Ki tô giáo, vì: “Thánh Thể là một ân ban của Thiên Chúa dành cho con người. Đó không phải là một tấm bánh hay ly rượu bình thường như chúng ta thấy, nhưng đó chính là Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô đã ban cho con người chúng ta để con người chúng ta có được sự sống đời đời”. “Do đó, các con phải sống tốt, phải hiểu thảo, phải vâng lời ông bà, cha mẹ thì mới xứng đáng để được Chúa ngự vào lòng… ”.Đó là lời mà Đức Cha Phêrô đã nhắc nhở các em Rước lễ lần đầu.

Cuối thánh lễ, sau lời cám ơn của Vị đại diện Giáo xứ gửi đến Đức Cha; Quý Cha; Quý Dì. Một em đại diện đã nói lên tâm tình của mình trong ngày trọng đại hôm nay và nói lên lời cảm ơn sâu sắc tới Đức Cha; quý Cha, quý Dì, quý Thầy và quý Thầy cô Giáo lý viên. Em nói: “Ngày hôm nay, chúng con thật hạnh phúc vì được rước Chúa vào lòng. Chúng con vô cùng cảm động khi được ơn Chúa Thành thần ngự trên con, và nhất là được trưởng thành trong niềm tin yêu của Thiên Chúa giàu lòng xót thương. Niềm vui này sẽ kéo dài mãi trong suốt cuộc đời mỗi chúng con. Để có niềm vui trọng đại này, chúng con đã được quý Cha, quý Dì, quý Thầy và quý Thầy cô Giáo lý viên dìu dắt, dạy dỗ và hướng dẫn trong nhiều năm tháng qua. Chúng con xin chân thành cảm tạ.” Các em cũng không quên nói lời tri ân bố mẹ, những người đã, đang và sẽ luôn ở bên các em. “Chúng con không biết nói thế nào để có thể diễn tả hết công lao to lớn của bố mẹ. Giờ đây chúng con chỉ biết dâng lời cảm tạ, tri ân và cầu xin Thiên Chúa ban nhiều ơn phúc xuống trên bố mẹ.”

Trước khi ban phép lành cuối lễ, Đức Cha Phê rô có đôi lời cám ơn và chào chúc cộng đoàn.

Thánh lễ kết thúc lúc 11 giờ. Mọi người ra về trong hân hoan vì được tham dự thánh lễ ban Bí tích Thêm Sức rất long trọng do tay vị chủ chăn của Giáo phận. Nhất là các em được Rước lễ lần đầu và lãnh Bí tích Thêm Sức, lòng tràn ngập niềm vui vì đã được rước Chúa vào lòng và nhận được ơn Chúa Thánh Thần, để từ nay, các em sẽ là chiến sĩ của Chúa Kitô, làm chứng cho Ngài giữa lòng thế giới hôm nay.

Giuse Nguyễn Hữu Lộc – Ban Truyền thông Giáo phận Phú Cường.
 
Cảm nhận của một giáo lý viên GP. Bùi Chu về chuyến hành hương Đức Mẹ Lavang Quảng Trị
GLV. Maria Trần Hậu
10:13 29/08/2016
Cảm nhận của Giáo Lý Viên Bùi Chu khi hành hương Đức Mẹ Lavang Quảng Trị

Tiếp nối những chuyến đi của những năm trước, năm nay chúng tôi lại nô nức chuẩn bị những hành trang cần thiết để tham gia vào chuyến đi lần này: xa hơn và ý nghĩa hơn.

Đúng vậy, mỗi mùa hè đến, chúng tôi – Giáo Lý Viên (GLV) xứ Phúc Hải lại háo hức chờ đợi một chuyến đi dã ngoại mới để khám phá và cảm nhận cho riêng mình những nơi mà chúng tôi chưa từng được đến: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Hành trình cho chuyến đi dã ngoại năm nay là hành hương Đức Mẹ La Vang vào các ngày 22-24/8/2016.

Một GLV như tôi, mỗi chuyến đi như một phần thưởng, là nguồn động viên và củng cố tinh thần lớn cho tôi. Mỗi năm một nơi và mỗi nơi một cảm nhận khác nhau. Năm nay là năm đặc biệt nhất với tôi, bởi vì địa điểm lần này chúng tôi đến chính là Linh Địa Đức Mẹ La Vang. Đây không chỉ là địa điểm đến để thăm quan, để cảm nhận như mọi địa điểm khác mà chúng tôi đã được đi trong những lần trước, mà nó còn là một chuyến đi hành hương, là nơi chúng tôi có thể gửi gắm những ý nguyện, là nơi chúng tôi đã muốn được đến từ rất lâu rồi.

Lời đầu tôi muốn gửi lời biết ơn đến người Cha kính yêu của chúng tôi- Cha Giuse Bùi Văn Tuyền- linh mục chánh xứ Phúc Hải, Người đã có sáng kiến, lo lắng và tổ chức những chuyến đi dã ngoại cho anh chị em GLV chúng tôi. Cha không những là người chủ chiên mà còn chính là người cha và người thầy của chúng tôi, Người luôn dạy dỗ, dẫn dắt, bao bọc, nâng đỡ và chở che cho chúng tôi. Chúng tôi có được ngày hôm nay cũng nhờ bàn tay cha vun trồng. Cha chính là người giữ lửa và truyền lửa cho chúng tôi.

Chuyến đi vừa rồi là chuyến đi xa nhất mà tôi từng được tham gia. Chúng tôi hành hương đến một nơi xa 1/3 chiều dài đất nước, từ Nam Định đến cuối tỉnh Quảng Trị. Bên cạnh địa điểm chính hành hương chúng tôi còn được Cha cho đi qua một số địa danh nổi tiếng của đất nước, được thỏa sức khám phá. Ghé qua vùng đất Phong Nha - Quảng Bình, một nơi Đấng tạo hóa đã ban tặng thật quá tuyệt vời. Nhưng điều làm tăng thêm sự tuyệt vời đó chính là sự góp mặt của Cha và anh chị em GLV ở nơi đây. Những người đã từng sát cánh bên nhau trong phong trào học hỏi giáo lý và Lời Chúa, nay lại được bên nhau nơi những kì quan thiên nhiên để cảm nhận sự hiện diện của Thiên Chúa cách sống động và ca tụng quyền năng của Ngài. Khoảnh khắc mọi người ở bên nhau thật là gần gũi, thân thiết. Mỗi người dường như đều có chúng cảm giác như không gian chỉ còn lại mỗi chúng ta, thỏa sức làm điều mà chúng ta thích… Đây chính là khởi đầu đẹp cho chuyến đi năm nay.

Ấn tượng ghi đậm nhất với tôi đó là Linh Địa Đức Mẹ La Vang. Vừa đặt chân đến đây tôi đã cảm nhận được sự linh thiêng ở nơi đây. Mọi thứ đều rất êm đềm và nhẹ nhàng. Nhưng đỉnh cao của cuộc hành hương là thánh lễ Misa bên linh đài Mẹ La Vang. Đây như một sợi dây liên kết mạnh mẽ nhất giữa con với Thiên Chúa qua Mẹ Maria. Đặc biệt, đây là thánh lễ do chúng con phụng ca, chủ tế là người cha kính yêu của chúng con cùng đồng tế với ngài là cha Giuse Phan Trung Lăng – (thầy xứ của chúng tôi năm 2013). Thánh lễ bề ngoài không được trang hoàng lộng lấy, nhưng bên trong tâm hồn mỗi người thì lại được chuẩn bị rất chu đáo. Mỗi lời kinh, tiếng hát đều như thể hiện lòng thành kính của chúng tôi. Hôm nay dưới con mắt của tôi mọi thứ đều trở nên thật khác. Mẹ đứng đó mang một vẻ đẹp thánh thiện, không lộng lẫy kiêu sa nhưng lại thật cao quý. Gương mặt Mẹ thật hiền từ và nhân hậu. Ánh mắt Mẹ nhìn thấu vào tâm hồn chúng tôi. Đứng trước Mẹ tôi thấy mình thực sự quá nhỏ bé và yếu đuối. Dưới chân Mẹ, ngay tại nơi linh địa này tôi thấy mình quá may mắn. May mắn vì được làm Con Mẹ, được đứng đây với Mẹ, được chiêm ngưỡng dung nhan Mẹ và thế giá của Mẹ trước mặt Chúa. Chẳng có niềm vui nào lớn hơn được niềm vui này. Đức tin nơi tôi lúc này đây đặt trọn vẹn nơi Mẹ để dâng lên Mẹ những lời khấn xin, xin cho gia đình con, xin cho bạn bè con, xin cho con, xin cho các Cha, xin cho các anh chị em nơi đây cũng như toàn thể mọi người. Không biết tôi có tham lam quá không khi xin quá nhiều điều như thế như thế? Nhưng tôi biết Mẹ chẳng bao giờ bỏ mặc những lời cầu xin nơi con cái của Mẹ. Do đó, đứng trước Mẹ tôi tin rằng mọi điều tôi xin đều sẽ thành hiện thực.

Được nghỉ đêm nơi linh địa này tôi có nhiều thời gian bên Mẹ hơn. Đêm đến ngồi cầu nguyện dưới chân Mẹ, lòng tôi như cũng trầm lặng theo cùng cảnh vật. Nơi Mẹ như nơi nguồn mạch của bình yên, của ấm áp. Đến bên Mẹ trong đêm mưa gió này, nhưng sao lòng tôi lại vui mừng và ấm áp đến lạ. Chỉ cần ngồi nơi đây, được ngước mắt lên nhìn ngắm Mẹ như thế này là cũng quá đủ cho tâm hồn nhỏ bé của tôi rồi. Nhìn vào gương mặt của Mẹ, trong tôi dường như trống rỗng, nơi đó có một sự thu hút mạnh mẽ khiến ai đã nhìn thì khó có thể rời mắt được. Mọi thứ ở đây đều thật linh thiêng. Những bình, can hay chai nước, bịch thuốc lá vằng, ảnh tượng … chờ các linh mục làm phép, được để đầy dưới chân Mẹ, qua Mẹ chuyển cầu ban cho chúng con được theo ý xin. Ảnh tượng tôi mang trên mình, đã được làm phép tại nơi đây, tôi có cảm giác như Mẹ đang ở bên tôi, bảo vệ và nâng đỡ tôi. Mang những ảnh tượng này trong mình tôi cảm thấy tự tin hơn bao giờ hết. Sức mạnh vào niềm tin nơi Chúa và Mẹ trong tôi mạnh mẽ như vậy đó.

Cuộc vui nào rồi cũng có lúc tàn. Sáng sớm hôm sau khi thức dạy, chúng tôi một lần nữa lại có cơ hội được tham dự thánh lễ Misa nhưng lần này là tại nguyện đường Lòng Chúa Xót Thương, đây cũng là khoảng thời gian cuối cùng tôi được ở linh địa này. Phải xa Mẹ lòng tôi thật buồn, nhưng dường như Mẹ đọc được suy nghĩ nơi tôi nên bước ra khỏi cổng là hình cảnh cầu vồng trên vòm trời cao. Thật quá tuyệt vời!

Xe lăn bánh mà lòng đầy nuối tiếc. Nhưng tôi cũng rất vui vì giờ đây đã có Mẹ đồng hành. Tôi vẫn luôn tự hào khi ai đó thấy ảnh tượng tôi đeo và hỏi: “Em là người Công Giáo à?”. Có Mẹ cùng đi tôi cảm thấy thật mạnh mẽ. Lúc đi một cảm xúc mong chờ mau về bên Mẹ, về lại là một cảm xúc tiếc nuối vì không muốn xa Mẹ.

Trên đường về được ghé qua bãi biển Sầm Sơn – Thanh Hóa và được hòa mình vào dòng nước nửa ấm, nửa mát của biển cả thật là sảng khoái. Như mọi thứ mệt mỏi và muộn phiền đều được gửi vào dòng nước mênh mông của biển cả để làm cho con người siêu thoát và nhẹ nhàng hơn.

Trong suốt chuyến hành trình, trên xe chẳng lúc nào ngớt tiếng nói cười, hết kể chuyện vui lại đến chơi những trò chơi đoàn kết, nối mọi người lại gần nhau hơn. Không chỉ có GLV, Cha xứ cũng có góp tạo tiếng cười bằng những câu chuyện định nghĩa sự tích và những chuyện hài ước thật dí dỏm…Cứ sau mỗi chuyến đi, mọi người như hiểu nhau hơn, quan tâm nhau hơn và trở nên thân thiết hơn.

Thời gian trôi đi, tôi cảm thấy đức tin nơi tôi ngày một vững mạnh hơn. Nó cứ lớn dần theo những biến cố mà tôi va vấp trong cuộc sống. Mỗi khi tôi yếu đuối hay vấp ngã Chúa và Mẹ luôn là nơi tôi cậy dựa, tìm đến đầu tiên. Chạy đến bên các Ngài tôi luôn tìm thấy được niềm an ủi, cách gải quyết và đối mặt với mọi vấn đề. Sau chuyến đi này tôi đã nhận được về quá nhiều so với những gì tôi đã hi sinh. Đặc biệt là một người GLV, Mẹ chính là mẫu gương sáng nhất cho chúng tôi học hỏi và noi theo. Một lần nữa tôi xin cảm ơn Cha xứ đã tổ chức chuyến đi thật ý nghĩa cho chúng tôi! Với tư cách là người GLV tôi tự hứa sẽ cố gắng hoàn thành tốt những điều đã tuyên hứa: “sống những điều tôi tin, tin những điều tôi dạy và dạy những điều tôi sống” và sẽ cố gắng noi gương Mẹ để có thể trở thành tấm gương sống và thực hành Lời Chúa cho các em thiếu nhi.

GLV. Maria Trần Hậu
 
Hội Công Nhân Viên Chức Công Giáo hạt Thuận Nghiã mừng bổn mạng
Hội CNVCCG Thuận Nghiã
09:52 29/08/2016
HỘI CNVCCG HẠT THUẬN NGHĨA MỪNG LỄ BỔN MẠNG

Vào chiều ngày Chúa Nhật 28/08/2016, tại Giáo xứ Thanh Dạ, hội Công nhân viên chức Công Giáo(CNVCCG) giáo hạt Thuận Nghĩa long trọng thành kính tham dự thánh lễ quan thầy của hội - Thánh Augustino, tiến sỹ Hội Thánh. Thánh Lễ được diễn ra với sự tham dự đông đảo bà con giáo dân trong giáo xứ.

Xem Hình

Giáo hạt Thuận nghĩa là một hạt có sô giáo dân lớn nhất Giáo phận, số CNVCCG hùng hậu, với gần 200 anh chị em đang công tác trong các cơ quan nhà nước, bao gồm các giáo viên, y bác sỹ, công nhân, cán bộ hành chính xã, huyện… chiếm đa số là các thầy cô giáo và y bác sỹ. Chưa kể gần 100 anh chị em chưa xin được việc làm sau khi tốt nghiệp các nghề khác nhau.

Lần đầu tiên được đến với Giáo xứ lớn Thanh Dạ sau 4 năm thành lập, hơn 120 anh chị em giáo chức háo hức lạ thường. Chương trình bắt đầu từ 13h30 với các nghi thức tĩnh tâm, xưng tội do cha Linh hướng FX Phan Đình Giáo, cha quản xứ Thanh Dạ Antôn Nguyễn Văn Thanh cùng quý cha trong hạt chủ sự.

Trong phần chia sẻ về cuộc đời Thánh nhân của cha linh hướng FX đã để lại trong anh chị em nhiều suy tư lắng đọng. Biết bao lệch lạc chất chứa mâu thuẫn, giằng xé và nổi loạn trong cuộc đời anh chị em như cuộc đời Thánh Nhân, chỉ khi nào chúng ta tìm thấy niềm vui trong Chúa và Giáo Hội thì lúc đó mới có hạnh phúc đích thực.

Augustinô trước khi trở thành một vị thánh, ngài từng sống bê tha vương đầy bụi trần và tội lỗi. Augustinô đã muốn bằng chính những tư duy, tình cảm, những ý chí và mọi tương quan của mình, hình thành lấy bản thân, vì Ngài có một ý chí kiên vững truy tìm chân lý. Thế nhưng, Ngài đã gặp từ thất bại này tới thất bại khác trên đường tìm chân lý, để rồi Ngài nhận ra rằng: “Tội sẽ phát sinh khi tìm kiếm cái tốt nhỏ bé nhưng coi như mục đích cuộc đời. Khi tìm kiếm tiền bạc, cảm tình hay quyền lực bằng phương pháp thái quá sẽ sinh ra tội lỗi.”

Từ kinh nghiệm ấy, nhờ sự hy sinh cầu nguyện trong nước mắt suốt mười mấy năm trời của người mẹ đức hạnh thánh Mônia cùng với những lời dạy và gương sáng của giám mục Ambrôsiô, Augustinô đã khám phá ra: “khi tôi chống lại lời mời gọi của Chúa, là thấy rõ tôi đang trên con đường tự hủy”. Augustinô đã được Chúa biến đổi tận căn. Từ một tín đồ của lạc giáo Manniche chống lại đức tin Kitô giáo, Ngài đã trở thành một Kitô hữu chân chính, một linh mục, một giám mục, rồi trở thành một vị Đại Thánh.

Khởi đầu thánh lễ, cha Quản hạt Antôn Nguyễn Văn Đính đã nói lên những tâm tình chia sẻ và chúc mừng bổn mạng của Hội, cầu chúc cho các bạn luôn biết noi gương Thánh quan thầy, biết biến đổi đời sống của mình, sống tinh thần hiệp nhất, yêu thương, cùng nhau thăng tiến đời sống để làm chứng cho Chúa giữa lòng thế giới hôm nay. Ngài nhấn mạnh: “Con người của chúng ta rất yếu đuối và bất toàn dễ chiều theo những cám dỗ, nhất là trong cuộc sống xã hội hôm nay, nhưng dù sống giữa những thử thách, cám dỗ tinh vi đó nếu chúng ta biết cậy dựa vào ơn Chúa, đặt trọn niềm tín thác vào Ngài thì chắc chắn một điều rằng: Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta, Ngài luôn đồng hành với mỗi người trong suốt cuộc đời lữ hành này”.

Phần diễn giảng lời Chúa của cha linh hướng thật sâu sắc: Ngài đã đề cao về tinh thần sám hối ăn năn của những tội nhân, làm cho mỗi người đều cảm nghiệm sâu xa về tình thương bao la của Thiên Chúa. Ngài nhấn mạnh: “Không có thánh nhân nào không có quá khứ, không có tội nhân nào không có tương lai”. Thiên Chúa luôn chờ đợi và tìm mọi cách để con người quay lại với Người để được lãnh nhận ơn tha thứ, dù họ có phạm nhiều tội lỗi đến đâu.. Phần chia sẻ rất ý nghĩa nhất là đối với anh chị em CNVCCG sống trong xã hội đầy tục hóa ngày nay.

Thánh lễ kết thúc với niềm vui hân hoan của mọi người. Bài phát biểu tri ân của đại diện hội cũng đã toát lên điều đó và hơn bao giờ hết anh chị em luôn cần phải triển nở về Đức Tin bởi không có Đức Tin thì mọi việc đều vô nghĩa, mọi cố gắng rồi cũng vô ích. Xin Thánh Bổn mạng luôn đồng hành với mọi thành viên của Hội, để dầu sống ở môi trường nào, mỗi người đều ý thức mình là người Kitô hữu phải toả sáng Đức Tin.

Cũng trong niềm hân hoan mừng kính Thánh quan thầy, Hội đã bầu ra ban điều hành mới nhiệm kỳ 2016 – 2019, gồm 5 người:

1. Thầy Phêrô Trần Văn Thống

2. Bs JB Nguyễn Văn Trị

3. Bs Giuse Nguyễn Văn Hiền

4. Thầy Micae Nguyễn Du Thế

5. Chị Têrêxa Phạm Thị Yến

HỘI CNVCCG THUẬN NGHĨA
 
Các bà mẹ xứ Vĩnh Hoà mừng lễ bổn mạng
Văn Minh
10:00 29/08/2016
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Mừng bổn mạng Hội CBMCG

“Người làm mẹ, thì luôn hy sinh bản thân mình để chăm lo cho con được trở nên tốt đẹp nhất, và chọn cho con một con đường đi đúng nhất”.

Xem Hình

Đó là lời chia sẻ của cha Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa trong Thánh lễ mừng kính Thánh nữ Mônica – bổn mạng Hội Các Bà Mẹ Công Giáo (CBMCG) giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt Phú Thọ, được diễn ra lúc 17g30 thứ Bảy ngày 27.08.2016, do cha xứ Gioakim Lê Hậu Hán chủ tế. Tham dự thánh lễ, có 130 quý hội viên CBMCG cùng đông đảo cộng đoàn trong giáo xứ Vĩnh Hòa cùng hiệp dâng.

Hướng quý hội viên chuẩn bị tâm hồn tham dự Thánh lễ bổn mạng được sốt sắng, cha Phaolô Vũ Đỗ Anh Khoa, Trung tâm Mục vụ TGP, đã về dâng Thánh lễ và tĩnh tâm cho quý Hội viên trước đó một ngày.

Trước Thánh lễ, quý Hội viên trong trang phục áo dài trắng đeo khăn quàng mầu xanh của Hội, đứng trước sân nhà thờ chào đón quý vị ân nhân và quý vị khách mời trong niềm vui hân hoan thể hiện trên nét mặt mỗi người.

Đúng 17g30, cha xứ Gioakim, Hội CBMCG cùng đông đảo cộng đoàn trong giáo xứ cung nghinh tượng Thánh nữ Mônica xung quanh thánh đường hòa trong tiếng kèn đồng rộn rã qua bài hát “Mừng Thánh bổn mạng”.

Sau bài công bố Tin Mừng, cha Gioakim chia sẻ cùng cộng đoàn: Theo lẽ thường, đối với người phụ nữ sống theo ơn gọi gia đình, khi đến tuổi trưởng thành thì kết hôn với người mình yêu thương, hoa trái của họ là những người con do hai vợ chồng tác thành, những người con ấy là quà tặng của Thiên Chúa thương ban cho mỗi người, Ngài muốn những người con ấy sinh ra đều có ích cho Giáo Hội và xã hội. Thánh nữ Mônica sinh năm 332 tại miền Bắc Phi, như bao người phụ nữ khác trên thế giới, Thánh nhân lập gia đình và sinh hạ được ba người con, người con cả của Thánh nữ là Augustinô, học hành rất giỏi nhưng lại thích ăn chơi phóng đãng và không tin vào Thiên Chúa. Chính vì thế, đã làm cho người mẹ buồn rầu đau khổ, những giọt nước mắt không ngừng tuôn rơi qua nhiều năm tháng. Dấu vậy, với lòng đạo đức và niềm cậy trông tuyệt đối vào Thiên Chúa, Thánh nhân đã cầu nguyện không biết mệt mỏi nên đã được Thiên Chúa nhậm lời, và người con của Thánh nữ là Augustinô đã trở lại với Chúa và lãnh nhận bí tích Rửa Tội.“Người làm mẹ, thì luôn hy sinh bản thân mình để chăm lo cho con được trở nên tốt đẹp nhất, và chọn cho con một con đường đi đúng nhất”. Đó chính là sự khác biệt của Thánh nữ Mônica.

Sau một thời gian, Thánh nữ qua đời ở tuổi 56, trong giờ phút lâm chung Thánh nữ nói với con rằng, dù thân xác mẹ ở đâu thì con đừng quên cầu nguyện cho mẹ trước mặt Thiên Chúa.

Qua đây, ước mong các bà mẹ trẻ hôm nay cũng hãy chọn cho con mình con đường đi đúng nhất, và hướng dẫn dạy giỗ con cháu của mình luôn biết cậy trông vào Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh và nêu gương vị Thánh nhân bổn mạng, trở nên mẫu gương sáng trong gia đình và ngoài xã hội nơi mình đang sinh sống và môi trường làm việc.

Sau phần hiệp lễ, bà Luicia Phạm Thị Kim Chung, Hội phó thay mặt lên ngỏ lời cảm ơn cha xứ Gioakim, quý chức HĐMVGX, đại diện các đoàn thể, quý vị ân nhân cùng mọi thành phần dân Chúa đã cùng hiệp dâng Thánh lễ được sốt sắng. Đồng thời, vị đại diện dâng lên cha xứ bó hoa tươi thắm trong tiếng pháo tay của cộng đoàn. Đáp lời, cha xứ thay mặt giáo xứ chúc mừng quý Hội được nhiều hồng ân. Nhân đây, ngài cũng mời gọi có nhiều các bà mẹ trẻ ra tham gia cộng tác chung của giáo xứ trong các công việc như, quyét dọn vệ sinh trong và ngoài giáo xứ mỗi ngày cùng các công việc khác được tốt đẹp hơn.

Trước khi lãnh nhận Ơn Toàn Xá, quý Hội cùng cộng đoàn đã cùng nhau đọc kinh Lạy Cha, kinh Tin kính, kinh Thánh Gioan Baotixita.

Thánh lễ khép lại lúc 19g00. Sau đó, cha xứ cùng đại diện quý Hội chụp chung tấm hình kỷ niệm.
 
Thánh lễ trao tu phục cho các tân chủng sinh khóa 20 GP. Phú Cường
Tôma Đỗ Lộc Sơn
15:16 29/08/2016
THÁNH LỄ TRAO TU PHỤC CHO CÁC TÂN CHỦNG SINH PHÚ CƯỜNG KHÓA 20

Vào lúc 10 giờ sáng ngày 29/8/2016, Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước – Giám mục Giáo phận Phú Cường, đã dâng Thánh lễ Tạ Ơn và trao tu phục (Áo dòng đen) cho 12 tân chủng sinh khóa 20 tại nguyện đường Nhà Chung giáo phận. Cùng hiệp dâng Thánh lễ có: Cha Gioan B. Phạm Quý Trọng – Giám đốc Nhà Chung, đặc trách ơn gọi giáo phận; quý cha giáo sư; quý cha trong giáo phận và đông đảo bà con thân nhân của các tân chủng sinh.

Xem Hình

Sau nhiều ngày suy nghĩ, cầu nguyện, lắng nghe tình yêu Chúa gọi mời, 12 anh em muốn đáp lại tiếng Chúa, hân hoan bước vào những năm tu học tại Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn, để được đào tạo trở nên những người thuộc trọn về Chúa và toàn hiến đời mình cho sứ mạng của Chúa. Đưa tay lãnh nhận chiếc áo dòng đen từ tay Đức Giám Mục hôm nay, lòng các thầy cam kết với Chúa để chết đi cho con người thế tục và mặc lấy Đức Kitô.

Các tân chủng sinh khóa 20 gồm:

1- Giuse Phạm Công Danh - Giáo xứ Phú Lương.

2- Phêrô Điểu Dư - Giáo xứ Tích Thiện

3- Giuse Nguyễn Thành Đông – Giáo xứ Phong Cốc.

4- Titô Trần Vũ Lâm Sơn Hải – Giáo xứ Lạc An.

5- Tôma Aqiuno Trần Quốc Hân – Giáo xứ Võng Phan.

6- Phêrô Nguyễn Vinh Hiển – Giáo xứ Tha La.

7- Giacôbê Huỳnh Minh Hiếu – Giáo xứ Chánh Tòa.

8- Phaolô Hoàng Thanh Minh Hùng – Giáo xứ Chánh Thiện.

9- Gioan Eude Hà Minh Kỳ - Giáo xứ Thượng Phúc.

10- Giuse Nguyễn Thành Tài – Giáo xứ Mỹ Hưng.

11- Gioan Baotixita Trần Minh Trí – Giáo xứ Lái Thiêu.

12- Giuse Nguyễn Tuấn Văn – Giáo xứ Tha La.

Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha Giuse nói: “Thánh lễ trao tu phục hôm nay như là một cột mốc đáng nhớ trong hành trình dâng hiến của các tân chủng sinh. Việc đón nhận tu phục là sự xác tín mạnh mẽ hơn trước lời mời gọi của Thiên Chúa trong hành trình ơn gọi của các thầy”. Đức Cha mời gọi cộng đoàn cầu nguyện nhiều cho các thầy vì hành trình tu luyện đòi hỏi rất nhiều sự từ bỏ, hy sinh, nhẫn nại và nỗ lực, mà phận người lại quá mỏng dòn, dễ đổi thay, dễ bị trần gian lôi kéo.

Cùng với các tân chủng sinh chúng ta tạ ơn Chúa, xin cho các thầy biết đem cả cuộc đời mình đáp lại tình yêu Chúa, rèn luyện mình trở thành linh mục say mến Chúa và để phục vụ các linh hồn.

Tôma Đỗ Lộc Sơn – Truyền thông Phú Cường
 
Thánh Lễ Tạ Ơn 25 năm Linh mục của cha Giuse Vũ Thái Hòa tại giáo phận Rennes, Pháp
Sr. Thu Hài
18:14 29/08/2016
Thánh Lễ Tạ Ơn 25 năm Linh mục của cha Giuse Vũ Thái Hòa tại giáo phận Rennes, Pháp

Gévezé (Pháp), Chúa Nhật ngày 28/08/2016. Trong ánh nắng vàng dịu nhẹ đầu ngày, tiếng chuông ngân nga đánh thức cả vùng quê thanh bình, yên ả. Dòng người tấp nập hướng về ngôi thánh đường cổ kính nằm giữa thành phố nhỏ xinh Gévezé, miền tây bắc nước Pháp, nơi đón tiếp hàng trăm người tới dự thánh lễ Tạ Ơn 25 năm của Linh mục - nhạc sĩ Giuse Vũ Thái Hòa.

Xem Hình

Có lẽ lần đầu tiên, người bản xứ có dịp chứng kiến một thánh lễ quy tụ nhiều người Việt Nam như thế. Đúng 10giờ30, ban hợp ca hát vang ca khúc nhập lễ, cộng đoàn hân hoan vui mừng hòa nhịp theo lời thánh ca du dương, cùng cha chủ tế, dâng lời Tạ Ơn Thiên Chúa sau hành trình 25 năm ân phúc trong đời mục tử. Cảm xúc dâng trào, vị Linh mục chia sẻ trong bài giảng kinh nghiệm sống Ơn Gọi của mình. Khởi đi từ niềm khao khát trở thành sứ giả của Tình Yêu Chúa trong thánh chức linh mục. Bỏ lại gia đình, quê hương, vượt qua giông gió cuộc đời, người trai trẻ đáp trả tiếng gọi từ trời cao và trở thành Linh mục người Việt duy nhất của giáo phận Rennes tại Pháp.

25 năm đi giữa cuộc đời dâu bể, khi mái tóc chẳng còn xanh, đôi chân không còn mạnh bước. Nhưng lửa phục vụ vẫn cháy mãi, lòng nhiệt huyết vẫn căng tràn và đôi tay vẫn giang rộng đón nhận ân sủng của Đấng có tên gọi Tình Yêu, rồi trao ban cho mọi người, cho cuộc đời. Bởi vậy mà, châm ngôn sống « yêu Chúa, yêu người, yêu đời », luôn là kim chỉ nam trong đời mục vụ của cha.

Giây phút trầm lắng, xúc động khi vị Linh mục quỳ gối trước bàn thờ, thinh lặng chắp tay khẩn nguyện và dâng lời tạ ơn, trong khi quý cha đồng tế đứng phía sau để hiệp thông, chia sẻ và nâng đỡ người anh em linh mục. Không gian chìm lắng, giọng solo nam trầm ấm, nhẹ nhàng cất lên ca khúc Lời nguyện linh mục, do sœur Kim Loan OP, em gái của cha sáng tác: « Lạy Chúa, Chúa đã chọn con và Chúa thánh hiến con, cho con nên Linh mục của Chúa, để con thuộc về Chúa, để dem tình yêu Chúa cho muôn người. Dẫu Chúa biết con như chiếc bình sành dễ vỡ tan, nhưng Chúa dùng để đựng muôn vàn ân thánh. Vì lạy Chúa, tất cả những gì con lãnh nhận đều từ nơi Chúa, tất cả những gì con có là của Chúa. Chúa chính là hạnh phúc, là lẽ sống đời con. Con xin dâng Chúa hồn xác con với trọn tình mến sắt son. Amen.»

Lời ca ý nghĩa nghe thật sâu, thật thấm. Hàng trăm con tim cùng rung một nhịp, tất cả như chìm đắm trong phút giây huyền diệu, phút giây thiên đường.

Phải chăng sau hành trình 25 năm, ấy là lúc gối mỏi chân chồn, là lúc giữa bản giao hưởng cuộc đời cần một dấu lặng. Dừng lại để chuẩn bị cho quãng đường phía trước và nhìn lại để Tạ Ơn. Tâm tình Tạ Ơn của người Linh mục hôm nay mang ý nghĩa đặc biệt quá. Ý nghĩa của một tình yêu hiến tế. Dâng tất cả. Dâng cuộc đời mỏng manh bất xứng. Dâng buồn vui kiếp sống nhân sinh. Dâng những ngày dài đã qua và tháng năm còn lại. Một dâng hiến trọn vẹn vì Yêu.

Cộng đoàn tham dự cùng chung lời Tạ Ơn với cha trong niềm hân hoan dạt dào. Quý cha đồng tế và hàng trăm giáo dân, bạn bè xa gần vây quanh vị chủ tế, như minh chứng tình yêu đong đầy dành cho cha trong lòng yêu thương của Giáo Hội. Đáp lại ân tình ấy là tâm tình tri ân sâu thẳm của vị Linh mục trong lời cảm ơn cuối lễ dành cho cộng đoàn.

Thánh lễ kết thúc, niềm vui vỡ òa, người người chúc mừng, hân hoan. Có cả giọt nước mắt hạnh phúc vì cảm nghiệm tình Chúa quá bao la. Nguyện xin ơn Trời giúp cha sống trung thành và trọn vẹn trong ơn gọi linh mục. Ngày vui rồi sẽ trôi đi, nhưng lời Tạ Ơn sẽ là mãi mãi. Bởi trên hành trình cuộc đời của một Linh mục hay của mỗi chúng ta là chuỗi ngày tri ân.

Sr. Thu Hài
 
Phỏng Vấn Đức Cha Nguyễn Hữu Long Về Hội Thảo Truyền Giáo với Các Dòng Tu
Nữ Tu Maria Minh Du
19:46 29/08/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
 
Giáo xứ Mẹ Thiên Chúa GP Phan Thiết : Các Bà Mẹ Công Giáo mừng lễ bổn mạng
Phêrô Nguyễn Đình Luyện
22:16 29/08/2016
GIÁO XỨ MẸ Thiên Chúa, PHAN THIẾT: CÁC BÀ MẸ Công Giáo MỪNG LỄ THÁNH MÔNICA

Trong bầu khí của năm thánh lòng thương xót và mừng lễ thánh Mônica, ngày 26/8/2016, Giáo xứ Mẹ Thiên Chúa đã tổ chức ngày gặp mặt cho hội Các Bà Mẹ Công Giáo trong giáo xứ với chủ đề: “Phúc thay ai xót thương…” (Mt 5, 7).

Xem Hình

Đúng 8 giờ, vị đại diện giới thiệu các thành phần tham dự: cha xứ, quý thầy, quý sơ, quý HĐMV và các bà mẹ trong giáo xứ. Trong niềm hân hoan của các bà mẹ, cha xứ tuyên bố khai mạc ngày gặp mặt giao lưu sinh hoạt. Sau giờ khai mạc, các bà mẹ tham gia các trò chơi vận động hết sức vui tươi và hào hứng.

Lúc 10 giờ, cha xứ có bài nói chuyện với đề tài: “Dung Mạo Lòng Chúa Thương Xót, người mẹ cánh tay nối dài của lòng Chúa Thương Xót”.

Sau đó, các bà mẹ cùng nhau dùng bữa trưa. Đan xen vào đó là những câu đố thú vị mang lại nhiều tiếng cười rộn rã.

Vào lúc 14giờ, các bà cùng nhau quây quần trong nhà thờ để tham dự giờ chầu Thánh Thể.

Ngay sau giờ chầu Thánh Thể, các bà mẹ bước vào trò chơi lớn với chủ đề “Đứa con hoang đàng trở về với Cha”. Qua đó, các bà mẹ một lần nữa cảm nghiệm lòng thương xót Chúa luôn phủ bóng trên cuộc đời mỗi người. Kết thúc trò chơi lớn các bà mẹ được trở về nhà để chuẩn bị cho thánh lễ mừng thánh Mônica.

Đúng 18 giờ 30, thánh lễ được diễn ra trong bầu khí trang nghiêm, sốt sắng.

Sau thánh lễ là chương trình lửa trại với các tiết mục văn nghệ đặc sắc của các bà mẹ. Bên ngọn lửa, các bà mẹ sống lại bầu khí của thời thanh xuân tràn đầy niềm vui và sức sống. Đêm lửa trại kết thúc với phần trao công bố và trao phần thưởng cho các đội.

Thiết nghĩ qua ngày gặp mặt hôm nay, các bà mẹ trong giáo xứ không những sống lại bầu khí tươi trẻ, năng động của thời thanh xuân, mà còn được nâng đỡ thêm về đời sống đức tin được vững mạnh. Nhờ đó, các bà mẹ tiếp tục trở nên người vợ hiền, người mẹ hết lòng vì con và một người Kitô hữu đạo đức, thánh thiện.

Phêrô Nguyễn Đình Luyện
 
Văn Hóa
Từ điển Merriam-Webster và lòng thương xót
Vũ Văn An
17:43 29/08/2016
Với huy hiệu của Đức Phanxicô, với cuốn sách mới gần đây của ngài và nhất là với năm thánh đặc biệt của ngài về lòng thương xót, Michael Jordan Laskey, giám đốc Các Thừa Tác Vụ Đời Sống và Công Lý của Giáo Phận Camden, N.J., Hoa Kỳ cho rằng chữ “thương xót” đã trở thành một trong các chữ chủ yếu của triều giáo hoàng Phanxicô và ông quyết định đi tìm hiểu nhiều hơn về ý nghĩa và nguyên lai của chữ này.

Không ai giúp ông trong việc trên bằng Kory Stamper vì cô vốn là một nhà từ điển học của Merriam-Webster, nơi cô viết các định nghĩa cho từ điển cũng như các bài báo cho nhiều trang mạng khác nhau của Merriam-Webster. Tự nhận mình là một “người mê chữ” (word nerd), Kory viết “blog” và nói về lịch sử và việc sử dụng chữ Anh một cách vừa khôi hài vừa thông sáng một cách thích thú. Cô sẵn sàng dành vài phút với Laskey để nói về chữ “mercy” (thương xót).

Trước nhất, ta biết, dù Đức Phanxicô đã dùng chữ thương xót từ trước, nhưng người ta chú ý đặc biệt tới chữ này từ tháng Mười Hai, lúc khởi đầu Năm Thánh Đặc Biệt và trong tháng Giêng, khi cuốn sách của ngài về lòng thương xót được phát hành. Kamper cho biết: quả tình trong hai tháng này, nhiều người đã vào các trang mạng để tìm hiểu chữ này. Nếu ta vào trang mạng của Merriam-Webster, sẽ thấy ở mục Seen & Heard, 86 người vào tìm chữ này và phần lớn cho hay được thúc đẩy bởi các tuyên bố của Đức Phanxicô.

Theo Kamper, chữ “mercy” có một lịch sử khá lý thú. Nó được đưa vào tiếng Anh qua ngả tiếng Pháp thời Trung Cổ, trong đó, nó có nghĩa là khoan hồng cho người phạm tội và người Anh sử dụng nó sớm nhất từ thế kỷ thứ 13 trong kinh: “Lạy Chúa, xin thương xót chúng con”. Tiếng Pháp lấy chữ này từ chữ “merx” (?) của tiếng Latinh, có nghĩa là “hàng hóa” (merchandise) và được dùng ngay ở đầu thời Trung Cổ để chỉ cái giá phải trả cho một vật gì đó, thường là lao công. Do đó, khi nó xuất hiện trong tiếng Anh, nó vẫn có hơi hướm của việc trả giá cho một vật gì đó. Dĩ nhiên cả theo nghĩa thần học nữa. Bởi thế, ngay trong những lần sử dụng sớm nhất, “mercy” đã được hiểu là lời cầu xin Thiên Chúa xót thương linh hồn người có tội.

Merriam-Webster nhấn mạnh đến việc tha thứ cho người có tội khi định nghĩa chữ “mercy”. Định nghĩa thứ nhất của họ là “lòng cảm thương đặc biệt hướng tới một phạm nhân”. Định nghĩa thứ ba là “lòng cảm thương đối với những người sầu khổ”. Kamper cho hay định nghĩa thứ nhất có sớm nhất và rất chuyên biệt. “Mercy” trong nghĩa này cột chặt vào ý niệm xóa nợ, làm mất hiệu lực một tội ác, phục hồi sức khỏe, sự toàn vẹn hay xã hội. Nó ngụ ý: đối tượng của “mercy” không xứng đáng được cảm thương, người tỏ lòng “mercy” thực sự là người tự vác lấy cái giá của tội ác hay khoản nợ vào thân.

Dĩ nhiên, việc sử dụng lớn lao nhất theo nghĩa trên là những lời van vỉ lòng thương xót của Thiên Chúa, để bãi bỏ một phán xử và trừng phạt đích đáng. “Lòng cảm thương đối với người bất hạnh” là một nối dài tự nhiên của nghĩa này. Cũng như Giáo Hội được hiểu phải trở thành Chúa Kitô nhập thể đối với thế giới tan nát thế nào, ta cũng đem lòng cảm thương của Chúa Kitô đến cho những người đau khổ như vậy. Việc tiếng Anh sử dụng nghĩa này có thể bắt nguồn gần như trực tiếp từ đoạn Mátthêu 25:35-37, trong đó, Chúa Giêsu giải thích việc Chúa Cha phân rẽ chiên và dê ra sao. Một cuốn sách giáo lý dành cho giáo dân thế kỷ 14 giải thích rằng các Kitô hữu phải có nhiệm vụ làm “seuen deds of merci” (bẩy việc thương xót) đã được Chúa Giêsu kể rõ trong đoạn văn này, tức “thương xác bẩy mối” có từ thời Trung Cổ.

Từ những điều trên, khuynh hướng của chữ “mercy” đã chuyển dịch từ lòng cảm thương đối với phạm nhân qua lòng cảm thương đối với mọi người hoạn nạn.

Có người cho rằng chữ “mercy” nghe có vẻ yếu đuối, nhất là trong bối cảnh thể thao hay tranh đua: tỏ ra “không thương xót” (no mercy!) chắc chắn sẽ dẫn đến chiến thắng, hay trò chơi gọi là “mercy” của trẻ em Hoa Kỳ ngày trước trong đó, bạn cố gắng gây thương tích cho đối phương cho tới lúc người này hô lên “Mercy!” (xin thương xót) bạn mới dừng tay. Về việc này, Kamper cho rằng trong những lối dùng này, quả có điều tiêu cực, yếu đuối hay kém hiệu năng hơn những chữ có âm hưởng mạnh mẽ hơn, tích cực hơn như chữ “công lý” chẳng hạn.

Ngoài công việc của một nhà từ điển học, Kamper cũng là một nữ phó tế của City Church tại Philadelphia. Cô cho hay Giáo Hội của cô có sử dụng chữ thương xót khi nói tới thừa tác vụ của mình tại thành phố và nhiều nơi khác. Họ dùng nó trên tòa giảng, trong các nhóm học hỏi và trong các thừa tác vụ đại kết “dù chúng tôi có cặp kè nó với chữ công lý. Đối với những người chưa gặp chữ ‘mercy’ trước đây… cặp kè nó với chữ công lý giúp đặt các hành vi thương xót vào viễn tượng nước trời”.

Công lý là một chữ được nhiều người cộng hưởng với và tại Philadelphia, người ta thấy bất công ở khắp mọi nơi, hay có lẽ không có công lý (unjust-ness) tức tình huống trong đó, các sự việc không theo lối chúng nên là. Việc này đụng tới mọi người thuộc mọi bình diện, dù bình diện này xem ra chẳng gây ảnh hưởng gì đối với Nước Thiên Chúa. Tôi đi ra để bỏ thêm tiền vào đồng hồ tính tiền đậu xe; chỉ còn cách chừng 1 thước, nhân viên kiểm soát đậu xe thấy tôi nhưng vẫn viết giấy phạt. Phần lớn người ta mong có công lý theo nghĩa đúng nhất của chữ này, họ muốn sự việc đúng đắn.

Khi Chúa Giêsu xuống thế với chúng ta, Chúa Cha sai Người đi như một người giữa chúng ta: ở với chúng ta, ngồi với chúng ta trong cảnh khốn cùng và đau đớn của chúng ta và chịu đựng cảnh bất công đúng nghĩa, vì còn có gì bất công hơn việc Thiên Chúa phải chết cái chết của một phạm nhân? Người rất có thể, bằng một cái búng tay, sửa chữa mọi bất công và buộc mọi người phải thực sự có lòng thương xót; nhưng thay vào đó, Người lại chọn việc đem Nước Thiên Chúa tới từng người một, một cách có tương quan, thường bằng cách phục vụ các nhu cầu thể lý, hàng ngày, khó khăn của họ. Người nuôi ăn người ta; Người để người đàn bà dơ bẩn đụng đến Người; Người ngồi với kẻ tang chế và làm người chết trỗi dậy để các quả phụ, các chị em và các bà mẹ có người chu cấp. Và rồi Người tha thứ các tội lỗi của họ. Các hành vi thương xót của Người lên khuôn lại sự đau khổ của họ và trao ban công lý thực sự; họ từ những người bị ruồng bỏ trở nên thành phần trong lịch sử cứu chuộc của Thiên Chúa.

Kamper cho rằng: “Và do đó, khi Giáo Hội chúng tôi nói tới lòng thương xót, chúng tôi cột nó vào công lý vì mỗi hành vi thương xót, bất kể nhỏ bé ra sao, đều mang sự đúng đắn của Thiên Chúa vào thế giới tan nát và vào các đời sống tan nát của con người. Thương xót và công lý là hai mặt của cùng một đồng tiền và điều này thay đổi ý nghĩa lòng thương xót đối với giáo dân của chúng tôi: thương xót không còn là một điều gì đó yếu đuối, xuống nước. Lòng thương xót có chiều sâu; nó là trái tim của Thiên Chúa có tương quan với tạo thế và dân của Người và là phương thế để nước Người xuất hiện trên trái đất”.
 
Lá thư truyền giáo : Paraguay - Ngôn sứ thời đại
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
20:49 29/08/2016
PARAGUAY – NGÔN SỨ THỜI ĐẠI

Thế vận hội hay Đại hội Thể thao Olympic Mùa Hè lần thứ 31 diễn ra tại Rio de Janeiro, Brasil và là lần đầu tiên được tổ chức tại Nam Mỹ vừa kết thúc trong tháng 8. Hoa Kỳ vẫn là quốc gia dẫn đầu về bảng tổng sắp huy chương (ngoại trừ Thế Vận Hội năm 2008 diễn ra ở Bắc Kinh thì Trung quốc là nước chủ nhà nên vượt qua Hoa Kỳ do lợi thế sân nhà và các môn thi sở trường của họ). Chứng kiến màn trình diễn khai mạc và bế mạc thế vận hội mỗi kỳ Olympic gần đây chúng ta mới thấy được sự hoàng tráng đúng nghĩa của khâu tổ chức với sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật hiện đại đã làm cho người xem thật bắt mắt và luôn trầm trồ khen ngợi. Quốc gia đăng cai Thế Vận Hội Mùa Hè 2020 sẽ là Nhật Bản và chúng ta sẽ được chứng kiến trong 4 năm tới chuyện gì sẽ xảy ra với một nước Nhật có trình độ phát triển khoa học kỹ thuật vượt bậc như lâu nay.

Người ta thường nói để có được một tấm huy chương, nhất là huy chương Olympic thì phải trả giá rất đắt vì phải tập luyện, kiêng khem đủ điều, và nhất là những tai nạn có thể xảy ra khi tập luyện hay khi thi đấu. Nhìn một số vận động viên cử tạ vừa nâng tạ lên vượt quá sức mình đã bị gãy tay và trở nên tàn phế suốt đời. Hay những vận động viên thể dục dụng cụ vừa nhảy lên không và khi rớt xuống thì gãy luôn một chân thấy mà tội nghiệp làm sao. Dẫu biết rằng có những rủi ro, nguy hiểm khi luyện tập hay khi thi đấu nhưng các vận động viên không bỏ cuộc vì họ có lí tưởng của họ và chúng ta tôn trọng, khâm phục họ. Cũng vì thế mà chúng tôi rất cảm kích những bậc cha, anh đang dấn thân truyền giáo ở các nơi nguy hiểm vì ở đó có những phần tử khủng bố, những căn bệnh truyền nhiễm chết người, những nơi mà hiện nay thế kỷ XXI rồi vẫn còn thiếu thốn đủ thứ về phương diện vật chất, vậy mà những “vận động viên” truyền giáo ấy vẫn “luyện tập và thi đấu” cho lý tưởng của mình vì vinh quang Nước Chúa.

Tháng 8 chúng ta lại nghe nhiều tin dữ về những vụ giết người gây chấn động ở Việt Nam hay động đất 6.2 độ Richter ở miền Trung nước Ý. Trong bài viết trước chúng tôi có đề cập chuyện một vị giám mục ở Paraguay đã viết một câu trong cuốn sổ tay của chúng tôi bằng tiếng Tây Ban Nha: “Humanidad sin Divinidad (Dios) se convierte en animalidad, bestialidad y brutalidad” (tạm dịch: Nhân loại vắng bóng Thần Linh (Thiên Chúa) sẽ trở nên thú tính, cầm thú và tàn bạo). Có lẽ vì con người ngày nay muốn gạt bỏ Thiên Chúa ra ngoài vì họ muốn làm chúa nên sự dữ đã lan tràn khắp nơi và hàng ngày trên các phương tiện truyền thông chúng ta vẫn nghe thấy những vụ nổ bổ khủng bố, giết người bằng súng, bằng dao hay bằng những vật gì có được trong tay để thủ tiêu đối thủ của mình, và chuyện đó xem ra trở nên bình thường đối với nhiều người.

Vụ xả súng ở Yên Bái, Việt Nam trung tuần tháng 8 vừa qua được nghi là của một cán bộ cao cấp giết chết 2 lãnh đạo của mình ngay trong cơ quan hành chính cấp Tỉnh là chuyện có một không hai từ năm năm 1975 đến nay, dù bà chủ tịch ủy ban nhân dân Tỉnh Yên Bái trong một cuộc họp báo trước câu hỏi vì sao lại “lọt” một người như ông Minh (nghi phạm trong vụ xả súng) vào đội ngũ cán bộ thì bà chủ tịch cho biết là nghi phạm “là người hiền lành, luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc, nhiệm vụ được giao. Việc bổ nhiệm không liên quan đến việc là con lãnh đạo. Trong cuộc sống gia đình, đối nhân xử thế không có vấn đề gì cả. Theo suy nghĩ của tôi, có thể do tâm lý tiêu cực, trong một phút không làm chủ được bản thân nên có hành vi manh động như vậy. Bản chất không phải là người xấu”.

Nếu ai đã đọc tác phẩm ”Tắt Đèn” của Ngô Tất Tố trong trích đoạn “ Tức nước vỡ bờ”, chúng ta sẽ thấy một chị Dậu hiền từ, chất phát đã phản kháng như thế nào trước những áp bức bất công của chế độ sưu thế. Qua đoạn trích, tác giả phơi bày và lên án bản chất tàn ác bất nhân của chế độ thực dân phong kiến lúc bấy giờ và phản ánh tình cảnh đau thương của nông dân cùng quy luật có áp bức có đấu tranh. Nhà văn giúp chúng ta thấy được vẻ đẹp tâm hổn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân nghèo khổ.

Là linh mục Công Giáo, chúng tôi không bao giờ cỗ vũ cho bất kỳ phương thức bạo động hay chống chính quyền nhưng kêu gọi chính quyền biết thực thi công lý. Vì nếu thế kỷ XXI này mà chúng ta vẫn còn áp dụng luật Cựu Ước: “Mắt đền mắt, răng đền răng” thì không biết loài người có còn mắt đề mà nhìn, răng để mà ăn tiệc hay không. Điều mà chúng tôi muốn chia sẻ nơi đây là đừng bao giờ dồn người ta vào bước đường cùng vì khi đó người ta không còn gì để mất, rồi chuyện gì đến, phải đến và khi đó không thể đỗ lỗi cho các thế lực thù địch hay diễn tiến hòa bình.

Người Hồi giáo quá khích thường nhân danh Đấng Allah tối cao của họ để giết người, để khủng bố vì họ cho rằng làm như thế sẽ mau chóng lên thiên đàng! Chủ nghĩa dân tộc cực đoan hay những Fan hâm mộ quá khích luôn tự cho là dân tộc mình, nhóm của mình là ưu việt rồi miệt thị, xem thường và thậm chí sỉ nhục người khác một cách bất công, thiếu suy xét. Những phần tử như thế ngày nay khá nhiều và luôn là mối nguy cho xã hội mà chúng ta đang sống. Tuy nhiên, những người có tôn giáo chân chính luôn giữ một thái độ chừng mực không thái quá cũng chẳng bất cập. Có một điều là khi họ không chịu đựng được nữa thì sẽ phản kháng là điều tất nhiên.

Cách đây hai ngày thì Paraguay lại xảy ra đổ máu vì một nhóm cực đoan có xu hướng bạo động đã giết chết 8 binh sĩ quân đội đang thi hành nhiệm vụ triệt phá tội phạm vận chuyển ma túy ở biên giới. Nước mắt của những người vợ mất chồng, người con mất cha lại thấm đẫm dòng đất mẹ và người dân đang biểu tình đòi Tổng thống và những vị bộ trưởng liên quan phải từ chức vì thiếu trách nhiệm như cách đây vài năm quốc hội Paraguay đã phế truất một vị tổng thống hợp hiến vì đã để xảy ra vụ thảm sát đẫm máu khiến nhiều nông dân và cảnh sát thiệt mạng. Có lẽ con người ngày nay quá cao ngạo không cần Thiên Chúa nữa nên đã và đang nhận lấy những hậu quả khôn lường.

Không biết từ khi nào những ý nghĩ và tư tưởng được xem là có dính dáng đến chính trị, chính em lại đi vào tâm tư của chúng tôi và từ đó tự nhiên được thể hiện qua những bài viết mà nhiều lúc mình không muốn. Sự bất công xã hội và những sự kiện đau lòng xảy ra hàng ngày trên thế giới nhiều lúc mình muốn nhắm mắt làm ngơ nhưng nghiệt nỗi các phương tiện truyền thông và công việc có liên quan bắt buộc chúng tôi phải lên tiếng.

Tháng 8 cũng là tháng có nhiều hoạt động trong trường học của chúng tôi, đặc biệt là các lễ hội truyền thống Folklore mà các em từ mẫu giáo đến cấp III đều chuẩn bị với sự đồng hành của các giáo viên. Nhìn thấy các em học sinh rất tự nhiên và trình bày những gì mình biết rất tự tin mà không hề sợ bị điềm xấu hay hạ hạnh kiểm nếu nói sai khiến chúng tôi cảm thấy trong lòng rất vui.

Trò chơi Pokemon Go được cho phép tải miễn phí vào điện thoại thông minh từ đầu tháng 8 cũng là một đề tại thời sự nóng vì ảnh hưởn tiêu cực rất nhiều đến việc học và dạy của thầy trò ở trường chúng tôi và tất cả các trường khác. Chúng tôi cũng khá đau đầu khi trong giờ học cũng như giờ ra chơi mạnh ai nấy chằm chằm chơi Pokemen Go và quên hết những chuyện khác. Đã có nhiều tai nạn đáng tiếc vì quá mê trò chơi này. Cũng may là chính quyền kịp thời can thiệp và ngăn cấm sự lạm dụng của trò chơi mà đến nay đã giúp học sinh và ngay cả giáo viên tập trung vào việc dạy và học.

Vì là trường Tư Thục Công Giáo nên chúng tôi có các chương trình mang tính tôn giáo nhằm giúp giáo viên và học sinh sống theo Lời Chúa. Chúng tôi có tổ chức cho giáo viên và nhân viên của trường một ngày tĩnh tâm và có thánh lễ tại Nhà Thờ Chính Tòa để bước vào Cửa Thánh. Nhiều giáo viên lần đầu tiên mới được vào nhà thờ Chính Tòa Thủ Đô có lịch sử mấy trăm năm nay với những ngỡ ngàng và thích thú và được lãnh nhận bí tích hòa giải và Thánh Thể sau biết bao năm nguội lạnh với Chúa. Chúng tôi cảm thấy ấm lòng khi lời kêu gọi của mình đã được 100% giáo viên và nhân viên đáp ứng để tham dự ngày Tĩnh Tâm trong Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót. Nhìn bầu khí vui tươi, thân thiện của những người cùng làm việc với mình mà thỉnh thoảng có những hiểu lầm, xích mích, tố giáo nhau, nhất là giữa những giáo viên nữ, nhưng nay có dịp hòa giải với nhau, cùng nhau gánh các những công việc chung là một món quà mà Chúa đã tặng cho chúng tôi.

Hôm nay là lễ thánh Gioan Tẩy Giả bị trảm huyết. Cũng chỉ vì dám nói lên sự thật, dám chống lại sự bất công dù ngài không làm chính trị hay thuộc bất kỳ một tổ chức chính trị nào, ngài đã bị chém đầu bởi hai mẹ con người đàn bà lăng loàn cũng chỉ vì một lời hứa vô trách nhiệm của một ông hoàng vô luân. Có lẽ những người dám nói lên tiếng nói của lương tâm để chống lại những áp bức, bất công xã hội hiện nay sẽ bị dán nhãn là làm chính trị và bằng cách này hay cách khác sẽ bị “xử trảm” như thánh Gioan Tiền Hô. Dẫu biết thế nhưng chúng tôi thiết nghĩ đừng vì sợ “xử trảm” mà chúng ta phải làm thinh trước những bất công. Hãy nói nhưng biết nói cách nào hợp tình, hợp lý để người nghe có thể đón nhận điều mình nói và họ còn suy nghĩ dù sau đó họ có thể “xử trảm” mình nếu họ mất hết lương tri.

Sáng nay chúng tôi có đi dâng lễ cho một Ty cảnh sát quốc gia trong dịp mừng lễ thánh Rosa Lima, bổn mạng của lực lượng cảnh sát quốc gia Paraguay và Nam Mỹ. Lễ này trong lịch phụng vụ mừng này 23 tháng 8 nhưng truyền thống ở đây họ mừng ngày 30 tháng 8. Một linh mục ngoại quốc mà vào ngay trong dinh cảnh sát quốc gia để dâng thánh lễ và giảng lễ cho những người bảo vệ công quyền thì thật là một vinh dự. Sau thánh lễ, vị trưởng ty cảnh sát có mời chúng tôi dùng sáng thân mật và hỏi chúng tôi nếu cần sự giúp đỡ điều gì thì có thể điện thoại cho ông để trong tầm tay ông có thể giải quyết. Nhìn cảnh sát nước họ mà thấy xót xa cho cảnh sát nước mình. Sự khác nhau đó rất rõ là cảnh sát nước họ có Thiên Chúa làm chủ cuộc đời của họ nên họ biết tôn trọng nhân phẩm con người. Còn cảnh sát nước mình thì vô thần nên họ tự cho mình là thần và đối xử với người dân theo ý của họ. Xin Thánh Gioan Tiền Hô giúp chúng con luôn biết nói lên sự thật, biết chống lại những áp bức bất công dù sau đó những hậu quả không hay có thể xảy đến với chúng con.

Paraguay, 29/08/2016 – Lễ Thánh Gioan bị trảm huyết

Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Róc Rách Thác Đổ Bên Ghềnh
Dominic Đức Nguyễn
20:49 29/08/2016
RÓC RÁCH THÁC ĐỔ BÊN GHỀNH
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Ta là dòng nước dạt dào
Từ trên ngọn thác đổ vào vực khe
Lượn quanh ghềnh thác mấy bề
Nghe bâng khuâng hết trở về trong ta …
(Trích thơ của Thủy Trang)