Ngày 30-08-2022
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
31/8 Ta còn phải rao giảng Tin Mừng cho các thành khác- Lm. Phaolô Nguyễn Trọng Thiên, SVD
Giáo Hội Năm Châu
01:07 30/08/2022


BÀI ĐỌC I: 1 Cr 3, 1-9

“Chúng tôi là những người phụ tá của Thiên Chúa, còn anh em là cánh đồng của Thiên Chúa, là toà nhà của Thiên Chúa”.

Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, tôi không thể nói với anh em như với những người thiêng liêng, nhưng với những người xác thịt, những trẻ nhỏ trong Đức Kitô. Tôi đã cho anh em uống sữa, chứ không cho của ăn, vì bấy giờ anh em chưa ăn được, nhưng cả bây giờ, anh em cũng chưa ăn được, vì hãy còn là người xác thịt. Bởi chưng ở giữa anh em, có sự ghen tương và tranh giành, thì anh em không phải là xác thịt, và sống như người phàm đó sao? Vì khi còn có người nói rằng: “Tôi thuộc về Phaolô”. Kẻ khác nói: “Tôi thuộc về Apollô”, thì anh em không phải là người phàm đó sao?

Vậy Apollô là gì? Phaolô là gì? Tất cả chỉ là những người giúp việc, mỗi người tuỳ theo ơn Chúa đã ban, nhờ họ mà anh em đã tin. Tôi trồng, Apollô tưới, nhưng Thiên Chúa cho mọc lên. Vì thế, kẻ trồng chẳng là gì cả, người tưới cũng chẳng là gì cả, nhưng chỉ Thiên Chúa, Đấng làm cho mọc lên, mới đáng kể. Kẻ gieo và người tưới đều là một. Mỗi người sẽ lãnh công theo sự khó nhọc của mình. Vì chúng tôi là những người phụ tá của Thiên Chúa: còn anh em là cánh đồng của Thiên Chúa và là toà nhà của Thiên Chúa. Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 32, 12-13. 14-15. 20-21

Đáp: Phúc thay dân tộc mà Chúa chọn làm cơ nghiệp riêng mình (c. 12b).

1) Phúc thay quốc gia mà Chúa là Chúa tể, dân tộc mà Chúa chọn làm cơ nghiệp riêng mình. Tự trời cao Chúa nhìn xuống, Người xem thấy hết thảy con cái người ta.

2) Tự cung lâu của Người, Người quan sát, hết thảy mọi người cư ngụ địa cầu. Người đã tạo thành tâm can họ hết thảy, Người quan tâm đến mọi việc làm của họ.

3) Linh hồn chúng tôi mong đợi Chúa, chính Người là Đấng phù trợ và che chở chúng tôi. Bởi vậy lòng chúng tôi hân hoan trong Chúa, chúng tôi tin cậy ở thánh danh Người.

ALLELUIA: 2 Tm 1, 10b

Alleluia, alleluia! – Đấng Cứu Chuộc chúng ta là Đức Giêsu Kitô, đã dùng Tin Mừng tiêu diệt sự chết, và chiếu soi sự sống. – Alleluia.

PHÚC ÂM: Lc 4, 38-44

“Ta còn phải rao giảng Tin Mừng cho các thành khác, bởi chính vì thế mà Ta đã được sai đến”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu chỗi dậy ra khỏi hội đường, Người đến nhà Simon. Nhạc mẫu ông Simon phải cơn sốt nặng, và người ta xin Người chữa bà ấy. Người đứng bên bà, truyền lệnh cho cơn sốt, và cơn sốt biến khỏi bà. Tức thì bà chỗi dậy, và dọn bữa hầu các ngài. Khi mặt trời lặn, mọi người có bệnh nhân đau những chứng bệnh khác nhau, đều dẫn họ đến cùng Người. Người đặt tay trên từng bệnh nhân, và chữa họ lành. Các quỷ xuất khỏi nhiều người và kêu lên rằng: “Ông là Con Thiên Chúa”. Nhưng Người quát bảo không cho chúng nói, vì chúng biết chính Người là Đức Kitô.

Đến sáng ngày (hôm sau), Người ra đi vào hoang địa, dân chúng liền đi tìm đến cùng Người, họ cố cầm giữ Người lại, kẻo Người rời bỏ họ. Người bảo họ rằng: “Ta còn phải rao giảng Tin Mừng nước Thiên Chúa cho những thành khác, bởi chính vì thế mà Ta đã được sai đến”. Và Người giảng dạy trong các hội đường xứ Giuđêa.

Đó là lời Chúa.
 
Điều kiện để theo làm môn đệ Đức Giêsu
Lm. Đan Vinh
05:45 30/08/2022

CHÚA NHẬT 23 THƯỜNG NIÊN C
Kn 9,13-18; Plm 9b-10.12-17; Lc 14,25-33
ĐIỀU KIỆN ĐỂ THEO LÀM MÔN ĐỆ ĐỨC GIÊ-SU

I.HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG : Lc 14,25-33

(25) Có rất đông người cùng đi đường với Đức Giê-su. Người quay lại bảo họ : (26) “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được. (27) Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được. (28) Quả thế, ai trong anh em muốn xây một cây tháp, mà trước tiên lại không ngồi xuống tính toán phí tổn, xem mình có đủ để hoàn thành không? (29) Kẻo lỡ ra, đặt móng rồi mà không có khả năng làm xong, thì mọi người thấy vậy sẽ lên tiếng chê cười mà bảo : (30) “Anh ta đã khởi công xây mà chẳng có sức làm cho xong việc”. (31) Hoặc có vua nào đi giao chiến với một vua khác, mà trước tiên lại không ngồi xuống, bàn tính xem mình có thể đem một vạn quân ra đương đầu với đối phương dẫn hai vạn quân tiến đánh mình chăng? (32) Nếu không đủ sức, thì khi đối phương còn ở xa, ắt nhà vua đã phải sai sứ đi cầu hòa. (33) Cũng vậy, ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được”.

2. Ý CHÍNH :

Bấy giờ có đông người đi theo Đức Giê-su lên Giê-ru-sa-lem. Nhưng họ lại tưởng Người sắp đi lãnh đạo cuộc cách mạng chống lại đế quốc Rôma giành độc lập theo chủ nghĩa Thiên Sai Do thái. Để đám đông khỏi bị ảo tưởng về sứ vụ cứu thế của mình, Đức Giê-su đã dạy họ ba điều kiện để có thể đi theo làm môn đệ cua Người: Một là họ phải yêu mến Người trên cả tình cảm gia đình ruột thịt và mạng sống của mình. Hai là họ phải sẵn sàng từ bỏ ý riêng và vác thập giá mình mà đi theo Người. Ba là họ phải khôn ngoan suy tính kỹ trước khi quyết định theo Người giống như một người sắp xây tháp cao hay như một ông vua sắp đem quân đi giao chiến với quân thù.

3. CHÚ THÍCH :

- C 25-27 : + Có rất đông người cùng đi đường với Đức Giê-su : Cuộc hành trình của Đức Giê-su lên Giê-ru-sa-lem (x. Lc 9,51) trùng hợp với cuộc hành hương của người Do thái lên dự lễ Vượt Qua tại Đền thờ Giê-ru-sa-lem. Vì thế có nhiều người cùng đi với Đức Giê-su làm thành một đám người rất đông. + “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con”... : Tiếng Do thái không có lối văn so sánh. Do đó, khi muốn diễn tả ý hơn kém, người ta thường dùng lối văn song đối như “yêu” đối với “ghét” hay “từ bỏ”. Như vậy “từ bỏ” cha mẹ... chỉ có nghĩa là “yêu ít hơn”. Chính Mát-thêu đã hiểu như thế khi viết : “Ai yêu cha hay yêu mẹ hơn Thầy thì không xứng với Thầy”... (Mt 10,37). Do đó khi nghe Đức Giê-su dùng kiểu nói có vẻ cứng rắn như “từ bỏ cha mẹ”, chúng ta sẽ không nghĩ rằng Người loại bỏ giới răn thứ tư là “Thảo kính cha mẹ” (x. Lc 18,20). Ở đây, Người đòi những ai muốn làm môn đệ phải dành mọi sự quý giá nhất cho Người. + “Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy" : Những ai muốn theo Đức Giê-su thì phải vác thập giá mình mà theo Người. Thập giá hôm nay là những hy sinh và từ bỏ mà người tín hữu phải chấp nhận khi bước theo Chúa.
- C 28-30 : + Ai trong anh em muốn xây một cây tháp... : Đây là một ví dụ cho thấy cần suy nghĩ kỹ trước khi làm một việc quan trọng. Chỉ những ai bền chí, có suy trước tính sau và không nản lòng thối chí mới có thể theo làm môn đệ của Người.
- C 31-33 : + Hoặc có vua nào... : Cũng như việc quyết định giao chiến của một ông vua cần cân nhắc thận trọng thế nào, thì việc đi theo Đức Giê-su cũng cần phải được suy tính kỹ càng trước khi quyết định như vậy. + Ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được : Đây là lần thứ hai Đức Giê-su nhắc đến sự từ bỏ của cải như điều kiện để trở thành môn đệ của Người.

4. CÂU HỎI :

1) Khi đòi những ai muốn làm môn đệ của mình phải dứt bỏ tình cảm gia đình hoặc từ bỏ cả mạng sống của mình, phải chăng Đức Giê-su đã phế bỏ điều răn thứ tư dạy “con cái phải thảo kính cha mẹ”?
2) Đức Giê-su đòi môn đệ phải vác thập giá mình mà theo Người. Vậy thập giá ám chỉ điều gì?
3) Đức Giê-su đã nêu ra hai dụ ngôn nào để dạy môn đệ phải cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định theo Người?
4) Câu nào cho thấy Đức Giê-su đòi môn đệ phải từ bỏ ngay cả những của cải vật chất nữa?

II.SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA : “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi” (Lc 14,26).

2. CÂU CHUYỆN :

1) SẴN SÀNG HY SINH MỌI SỰ TRẦN GIAN ĐỂ ĐƯỢC PHỤNG SỰ CHÚA :
Ô-ĐÉT (Odette) là một cô gái xinh đẹp, sinh ra trong một gia đình quý tộc ở Bỉ. Năm 17 tuổi, cô quyết định đi tu, nhưng chỉ vài ngày sau khi lãnh áo dòng, cha mẹ cô đến tu viện để bắt cô trở về nhà. Từ lâu, cha mẹ đã có ý gả cô cho vị lãnh chúa tên là Si-mon ở một lâu đài gần đó.
Vốn biết cô con cái cưng không muốn lập gia đình nên cha mẹ cô phải âm thầm chuẩn bị cho hôn lễ của cô. Vào một buổi sáng đẹp trời, cô bị đánh thức vì có tiếng ồn ào lạ thường trong lâu đài. Vén tấm màn nhìn qua cửa sổ, cô ngạc nhiên thấy một chiếc xe hoa lộng lẫy đang tiến vào qua chiếc cổng để vào đậu trong sân trước nhà. Hỏi đầy tớ, cô mới biết gia đình đang chuẩn bị lễ cưới rất hoành tráng cho cô. Kế đó, các người hầu đã vào phòng để trang điểm cô dâu và cho cô mặc chiếc áo cưới xinh đẹp. Họ đưa cô xuống nhà nguyện của lâu đài. Nơi đây đã có đông đủ quý khách, và linh mục tuyên úy của lâu đài nghiêm chỉnh chờ sẵn.
Nghi lễ đến phần giao ước. Vị chủ tế hỏi Ô-ĐÉT có muốn nhận Si-mon làm chồng theo luật Giáo Hội không? Cô đã dõng dạc tuyên bố : “Con không nhận lãnh chúa Si-mon cũng như bất cứ người nào làm chồng, bởi vì tất cả tình yêu và đức tin của con, con đã hiến dâng cho Chúa Ki-tô từ lâu rồi. Vì thế, không một tình yêu nào, cho dù sự hăm dọa có thể tách con khỏi tình yêu Chúa Ki-tô là bạn trăm năm duy nhất của đời con”.
Sáng hôm sau, không thấy con gái xuống vườn đi dạo như thường lệ, cha cô gõ cửa vào phòng của con thì thấy Ô-ĐÉT gục đầu trên bàn trang điểm với vũng máu tươi trước mặt. Ông rất đau lòng và hiểu được ý định của Ô-ĐÉT : Vì muốn hủy hoại sắc đẹp của mình nên cô đã dùng dao làm biến dạng chiếc mũi xinh đẹp của cô. Khi hồi tỉnh lại, được hỏi tại sao phải làm như vậy? Cô thản nhiên đáp : “Như thế sẽ không ai còn cấm cản con bước theo làm môn đệ Chúa Ki-tô nữa”.
Thật vậy, khi vết thương đã lành, cô được bề trên cho nhập vào tu viện cũ, và sau thời gian khấn trọn 3 năm, nữ tu Ô-ĐÉT đã được chị em trong dòng bầu lên làm tu viện trưởng, đang khi cô mới được 23 tuổi đời.

2) LÒNG HY SINH TẬN TỤY CỦA MỘT BỀ TÔI TRUNG THÀNH :
GIỚI TỬ THÔI người nước Tần, đời Xuân Thu Chiến Quốc, là bầy tôi trung thành của công tử Trùng Nhĩ. Khi công tử Trùng Nhĩ phải lưu vong nơi đất khách quê người, lương thực đã cạn kiệt, công tử lại không thể ăn những loại rau hoang cỏ dại trong rừng. Giới Tử Thôi đã lén cắt thịt đùi của mình nấu canh cho Trùng Nhĩ ăn. Về sau Trùng Nhĩ khôi phục lại nghiệp cả, làm vua nước Tần, Giới Tử Thôi xin về làng ở ẩn, chứ không hề kể công lênh ngày xưa.
Trùng Nhĩ dù sau đó có làm vua thì cũng chỉ là vua trần gian, mà Giới Từ Thôi còn dám bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chịu khổ cực theo hầu, hơn nữa còn hy sinh cả bản thân để phụng sự chủ, thì Chúa Giê-su chính là Vua Thiên Sai, Đấng đã yêu thương chúng ta đến nỗi bằng lòng chịu chết cứu độ chúng ta, lẽ nào chúng ta lại không dám hy sinh từ bỏ mọi sự và mạng sống mình để nên môn đệ của Người?

3) LÒNG HY SINH PHỤC VỤ ĐẤT NƯỚC CỦA NEN-SƠN MĂNG-ĐE-LA :
NEN-SƠN MĂNG-ĐE-LA (Nelson Mandela), một người thông minh muốn lập nghiệp như mọi người khác. Một thương gia kia, qua lăng kính của luật cung cầu, đã nói với Măng-đe-la : "Tất cả là tiền bạc. Bởi vì giàu sang và tiền bạc đồng nghĩa với hạnh phúc. Bạn phải chiến đấu cho tiền bạc và không gì ngoài tiền bạc. Một khi bạn có đủ tiền bạc, bạn sẽ không còn muốn điều gì khác trên đời". Nếu Măng-đe-la làm theo lời khuyên đó, ông có thể đã làm nhiều điều tốt phục vụ bản thân. May mắn thay cho nước Nam Phi, thay vì lo cho mình, Măng-đe-la đã cống hiến cả cuộc đời để phục vụ đất nước.
Để làm điều đó, Nen-sơn đã phải hy sinh, ông viết : "Đối với tôi, không phải dễ dàng gì khi phải xa lìa vợ con, giã từ những ngày tươi đẹp hạnh phúc. Sau một ngày làm việc ở văn phòng, tôi có thể quay về với gia đình để ăn bữa tối, thì tôi lại bị cảnh sát liên tục săn đuổi, phải xa cách những người thân yêu nhất, phải đối diện liên tục với những bất trắc như có thể bị bắt. Nen-sơn đã từng bị bắt và bị 27 năm trong cảnh tù đày vì lòng yêu nước. Ông đã trở thành vị tổng thống vĩ đại của nước Nam Phi.

4) TÔI LÀ THỨ BA :
GHÊN SÊ-Ơ (Gale Sayers), một cầu thủ chơi ở hàng hậu vệ của đội banh CHI-KÊ-GÔ BE-Ơ (Chicago Bears) vào thập niên 1960, được đánh giá là một trong những hậu vệ chạy nhanh nhất trong làng bóng đá chuyên nghiệp Hoa kỳ. Chung quanh cổ của cậu lúc nào cũng đeo lủng lẳng một chiếc mề đay bằng vàng, trên có khắc ba chữ “I am Third” nghĩa là “Tôi là thứ Ba”. Khi được hỏi lý do, anh đã cho biết như sau : “Chúa là thứ Nhất, tha nhân là thứ Hai, và tôi là thứ Ba”. Trong quyển tự thuật đời mình, Ghên viết : “Tôi cố gắng sống câu nói ghi trên tấm mề đay của tôi. Không hẳn lúc nào tôi cũng sống được như vậy. Nhưng dù sao việc đeo câu ấy cũng giúp tôi khỏi đi trệch đường quá xa” (Theo Mark Link SJ).

5) MƯỜI NĂM LÀM VIỆC VẤT VẢ TRẢ GIÁ CHO ƯỚC MƠ ĐỔI ĐỜI :
AN-TOAN-NÉT (Antoinette) là một cô gái có sắc đẹp nhưng lại lâm cảnh nghèo khó. Điều mơ ước duy nhất của cô là phải trở thành người giàu có, và cô nghĩ cách dễ nhất để được giàu nhanh là lấy được một anh chồng giàu có. Nhưng rủi thay khi cô lấy chồng thì người chồng của cô có dáng vẻ bên ngoài sang trọng, nhưng thực sự cũng chỉ là một người thường dân. Thất vọng và chán nản, cô chẳng còn thiết làm gì và cũng chẳng muốn đi đâu. Một hôm, An-toan-nét qua người bạn thân, cô đã nhận được thiệp mời đến dự một bữa tiệc gồm toàn những người quý phái khiến cô rất mừng. Nhưng cô lại không có y phục xứng hợp và nữ trang quý phái. Tuy nhiên cô cũng biết thu xếp là rút hết khoản tiền tiết kiệm ra mua một bộ váy áo đẹp; cô cũng đến với Ma-ry là bạn học cũ và mượn được một chiếc vòng nạm kim cương.
Thế là An-toan-nét đã xuất hiện tại bữa tiệc với dáng vẻ xinh đẹp và sang trọng. Mọi cặp mắt đều đổ dồn về cô khiến cô rất sung sướng. Tuy nhiên khi tiệc tàn, trở về nhà, cô hoảng hốt khi biết chiếc vòng nạm kim cương đã bị rơi từ lúc nào cô cũng không hay. Tìm tới tìm lui nhiều lần mà vẫn không thấy. Chẳng còn cách nào khác, cô đành phải đi vay 40 ngàn quan với lãi xuất cao để ra tiệm kim hoàng mua một chiếc vòng kim cương giống y như cái đã mượn để trả lại cho Ma-ry. Vì hai chiếc vòng rất giống nhau nên cô bạn Ma-ry không thắc mắc gì cả. Từ đó trở đi, An-toan-nét đã phải làm đủ mọi công việc để kiếm tiền trả nợ. Mãi 10 năm sau, cô mới trả xong hết nợ. Nhưng bấy giờ trông cô già và không còn vẻ đẹp quyến rũ như trước.
Một hôm hai cô bạn An-toan-nét và Ma-ry tình cờ gặp nhau :
- Ồ kỳ này sao trông bạn già đi và tiều tụy như thế? Ma-ry giật mình hỏi.
- Tất cả nguyên nhân là tại bạn đó.
- Sao lại tại tôi?
An-toan-nét kể rõ đầu đuôi sự việc. Nghe xong Ma-ry nói :
- Trời ơi tội nghiệp cho bạn quá. Chiếc vòng nạm kim cương của tôi cho bạn mượn là đồ giả. Giá chỉ có 400 quan thôi.
Thế là An-toan-nét đã được Ma-ry trả lại 39.600 quan. Cô đột nhiên trở thành một người giàu có. Nhưng cô đã phải trả giá để có số tiến đó bằng 10 năm làm việc quần quật khiến thân hình tiều tuỵ cùng với vẻ mặt già nua. Nếu An-toan-nét sớm biết bằng lòng với số phận và đừng ham trèo quá cao thì cô đã không phải trả một cái giá quá đắt như vậy !

3. SUY NIỆM :
Trong Tin Mừng hôm nay, có hai cụm từ cần phân biệt là "đi theo" và "làm môn đệ": "Khi ấy có rất đông người đi theo Chúa Giêsu. Ngài quay lại bảo họ : Ai không dứt bỏ... thì không thể làm môn đệ tôi. Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi thì không thể làm môn đệ tôi"... Qua đó cho thấy : rất đông người "đi theo" Chúa Giê-su, nhưng không phải mọi người đều có thể trở thành "môn đệ" của Người.

1) ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRỞ THÀNH MÔN ĐỆ ĐỨC GIÊ-SU? :

a) Một là phải có tinh thần siêu thoát từ bỏ : Mọi thành quả trên trần thế này, đều đòi hỏi nỗ lực, kiên trì cố gắng mới có thể đạt thành quả mỹ mãn. Chẳng hạn : một lực sĩ muốn chiếm huy chương vàng thế vận hội Ô-lym-pic, phải hy sinh tập luyện ngày đêm trong thời gian dài mới hy vọng chiếm được huy chương danh dự. Một người mẫu muốn có thân hình thon gọn, với ba vòng chuẩn, đòi phải ăn uống kiêng khem và tập thể dục hằng ngày… Chỉ cần lơ là một chút là thân hình sẽ bị mất vẻ thẩm mỹ ngay. Cũng thế, một sinh viên muốn thi đậu và đậu thủ khoa trong trường Đại học, hay muốn trở thành bác sĩ, luật sư… cũng phải trải qua bao năm dùi mài kinh sử. Ngoài ra, những người bệnh cao huyết áp do có nhiều chất Cholesterol trong máu hay bị bệnh thừa cân béo phì… cũng phải theo chế độ ăn kiêng vất vả trong một thời gian dài mới có thể giảm cân và tránh bị đột quỵ.
- Còn các tín hữu chúng ta : Nếu muốn trở thành những người môn đệ của Chúa Giê-su và hy vọng sau này được về trời hưởng hạnh phúc đời đời với Chúa, đòi chúng ta phải hy sinh từ bỏ theo lời dạy của Chúa Giê-su : “Ai đến với tôi mà không ghét bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được”.
- Ghét bỏ trong câu nói của Đức Giê-su nghĩa là gì? : Vì tiếng Do thái không có thể văn so sánh hơn kém, nên người Do thái thường dùng lối văn song đối như : "yêu và ghét bỏ". Ghét bỏ chỉ có nghĩa là yêu ít hơn. Câu này tương đương với câu Chúa nói trong Tin Mừng Mat-thêu như sau : "Ai yêu cha mẹ hơn Thầy thì không xứng đáng với Thầy" (Mt 10,37). Qua đó, Đức Giê-su đòi những ai muốn làm môn đệ của Người phải tôn Người lên hàng đầu, trên cả tình yêu dành cho người thân như : cha mẹ, vợ con, anh em, chị em và trên cả mạng sống mình nữa. khi cần chọn một trong hai thì người môn đệ phải ưu tiên chọn Đức Giê-su.

b) Hai là phải vác thập giá mình mà theo Đức Giê-su : Thập giá ở đây được ví như một cây gậy đi đường rất hữu ích cho một vận động viên leo núi : Vì nếu không có cây gậy dò đường và chống đỡ thì họ sẽ dễ bị mệt mỏi, chán nản bỏ cuộc nửa chừng và có thể còn bị tai nạn rơi xuống vực thẳm nữa. Nhờ biết bỏ đi những rào cản, người môn đệ mới dễ vác thập giá mình mà theo Đức Giê-su.
Người tín hữu cần biết chấp nhận thập giá là các thử thách gặp phải như : Bị kẻ gian giật điện thoại, cướp xe cộ… chúng ta sẽ không quá buồn phiền. Hoặc khi có cha mẹ, vợ chồng hay người thân qua đời… Chúng ta cũng không quá đau buồn buông xuôi mọi sự. Khi làm ăn thua lỗ, thi rớt đại học, bị người yêu bỏ rơi… chúng ta cần bình tĩnh đón nhận, vác thập giá đó để nên môn đệ Đức Giê-su.

c) Ba là phải khôn ngoan và kiên trì theo Chúa đến cùng : Khôn ngoan suy tính xem mình có thể đáp ứng được những đòi hỏi để theo Đức Giê-su hay không. Giống như một người muốn xây một cây tháp phải khôn ngoan suy nghĩ về khả năng tài chính của mình. Hoặc như một ông vua trước khi xuất chinh phải biết đánh giá tình hình để có quyết định phù hợp. Có thể sau khi đi theo Chúa nhiều người vẫn bị nản lòng bỏ Chúa khi găp hoàn cảnh khó khăn. Khi đó hãy nhìn gương của các tông đồ : ban đầu các ông theo Đức Giê-su là để hy vọng sẽ được chia sẻ quyền lực địa vị trong Nước Trời mà Người sắp thiết lập. Nhưng Đức Giê-su đã dần dần thanh luyện suy nghĩ của các ông. Nhưng phải đợi đến sau khi Chúa phục sinh, nhờ ơn Thánh Thần, các ông mới hiểu rõ điều kiện để đi theo làm môn đệ Chúa; và can đảm từ bỏ mọi sự. JOHN NEWTON đã nói : "Những khổ sở mà đời ta phải chịu cũng giống như một bó củi rất to và rất nặng. Chắc chắn ta vác không nổi. Nhưng Thiên Chúa đã thương tháo dây bó củi đó ra, rồi chia nhỏ nó ra để mỗi ngày Người chỉ chất lên vai chúng ta một khúc thôi... Cuối cùng ta cũng vác xong hết bó củi. Thế nhưng, nhiều người lại không làm như vậy : chẳng những họ chất lên vai khúc củi của hôm nay, mà còn thêm vào đó khúc củi của hôm qua và của cả ngày mai. Nên họ đã không thể vác nổi !".

2) CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ ĐỂ NÊN MÔN ĐỆ THỰC SỰ CỦA ĐỨC GIÊ-SU? :

a) Mỗi ngày phải tập từ bỏ : Có những điều xấu chúng ta phải từ bỏ như : rượu chè, ma túy, trụy lạc... Tuy nhiên cũng có những điều tốt mà chúng ta vẫn phải từ bỏ để chọn điều tốt hơn như : Bỏ nghề đang làm để làm nghề mới phù hợp với ơn gọi tu sĩ, chọn ngành học vừa hợp với khả năng lại vừa phù hợp với ơn Chúa kêu gọi... Từ bỏ thường làm ta cảm thấy tiếc nuối và cần có tinh thần hy sinh mới làm được. Chẳng hạn : Từ bỏ chiếc giường êm ấm để thức dậy đi lễ sáng; Từ bỏ một cuốn phim hay đang xem trên Ti-vi để đọc kinh tối chung gia đình... Cuộc sống hôm nay cho chúng ta nhiều cơ hội chọn lựa. Bình thường, người ta dễ chọn cái tầm thường hơn điều cao cả; Chọn khoái lạc thấp hèn hơn là hạnh phúc vững bền; Chọn ích kỷ có lợi cho bản thân hơn chọn ích chung tập thể.

b) Phải dứt khoát chọn đi con đường hẹp : Từ bỏ chính là chọn vào Nước Trời ngang qua cửa hẹp cùng với Đức Giê-su. Đây là một cuộc chiến lâu dài và gian khổ: Sự từ bỏ ở đây không phải chỉ cần làm một lần là đủ, nhưng phải không ngừng từ bỏ. Cần từ bỏ noi gương Đức Giê-su, Đấng đã từ bỏ trời cao để xuống trần gian, trở thành con loài người, tự nguyện sống nghèo khổ, sẵn sàng chịu chết đền tội thay loài người. Nhất là từ bỏ ý riêng để vâng theo ý Chúa Cha.

c) Phải quyết tâm từ bỏ thói xấu ích kỷ : Người môn đệ Đức Giê-su cần luôn sống vị tha bác ái, quên mình dấn thân phục vụ cộng đoàn, nhất là phục vụ những người nghèo khó, bệnh tật và bị bỏ rơi… Sống yêu thương là dấu hiệu của người môn đệ đích thực của Đức Giê-su như Người đã nói : “Người ta cứ dấu này mà nhận biết chúng con là môn đệ Thầy, là chúng con yêu thương nhau” (Ga 13,35).

4. THẢO LUẬN :
1) Nếu phải từ bỏ tất cả những gì đang có như tiền bạc, địa vị, đam mê... để thành môn đệ Đức Giê-su, thì theo bạn, từ bỏ điều nào khó nhất?
2) Khi người yêu thù ghét đạo công giáo, không muốn cử hành lễ hôn phối tại nhà thờ thì bạn nên làm gì?

5. NGUYỆN CẦU :
Lạy Chúa Giê-su. Chúa đã nhiều lần dạy chúng con rằng : Muốn trở thành môn đệ của Chúa thì chúng con phải từ bỏ ý riêng và vác thập giá là chu toàn các việc bổn phận hằng ngày mà đi theo Chúa. Chúa ơi, đây quả thật là một điều cam go và không dễ thực hiện chút nào ! Bởi vì con cảm thấy dường như lúc nào cũng có những thập giá đè nặng trên vai con : bệnh tật, đau khổ, công việc, sự vất vả hy sinh, mất mát và thất bại... Xin giúp con sẵn sàng vác cây thập giá đời con, vì tin rằng chính Chúa cũng đang vác thập giá đi trước con và hằng ban ơn nâng đỡ, giúp con đủ sức vác thập giá đời mình để đi theo Chúa đến trọn cuộc đời.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
 
Yêu Chúa trên hết mọi sự
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
06:01 30/08/2022
CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN

YÊU CHÚA TRÊN HẾT MỌI SỰ

Kn 9, 13-18b; Phl 9b-10.12-17; Lc 14,25-33

Bài Tin Mừng của Chúa Nhật này chứng đựng những lời chối tai và khó hiểu đối với con người mọi thời. Cần phải giải thích đúng đắn để hiểu được ý nghĩa cốt lõi của nó. Chúng ta hãy nghe thánh Luca tường thuật:

“Khi ấy, có nhiều đám đông cùng đi với Chúa Giêsu, Người ngoảnh lại bảo họ rằng: Nếu ai đến với Tôi mà không bỏ cha mẹ, vợ con, anh chị em và cả mạng sống mình, thì không thể làm môn đệ Tôi. Còn ai không vác thập giá mình mà theo Tôi, thì không thể làm môn đệ Tôi... Cũng thế, bất kỳ ai trong các ngươi không từ bỏ tất cả của cải mình có, thì không thể làm môn đệ Tôi” (Lc 14,25-26.28b).

1- Một lời mời gọi như một thách thức

Có một điều chúng ta cần phải làm rõ ngay lập tức. Nhiều khi Tin Mừng thách thức chúng ta, chứ không bao giờ gây mâu thuẫn. Bằng chứng là ngay trong Tin Mừng Luca, ở phần sau đó, Chúa Giêsu mạnh mẽ đòi hỏi phải tôn kính cha mẹ (x. Lc 18,20), và vợ chồng phải yêu mến nhau, Người nói rằng họ phải trở nên một thân xác và sự gì Thiên Chúa đã liên kết thì loài người không được phân li. Vậy tại sao ở đây Chúa lại nói với chúng ta hãy “bỏ” cha mẹ, vợ, con và anh chị em mình?

Để không rơi vào rối rắm ở đây, chúng ta cần lưu ý đến sự kiện này. Tiếng Do Thái không có sự so sánh lớn hơn hoặc nhỏ hơn (ví dụ: “thích điều này hơn điều kia, hay thích điều này ít hơn điều kia); người ta đơn giản và rút lại tất cả vào “yêu hoặc ghét.” Câu nói: “Nếu ai đến với Tôi mà không bỏ cha mẹ, vợ con...” được hiểu theo nghĩa: “Nếu ai đến với Tôi, mà không yêu tôi hơn cha mẹ... thì không thể là môn đệ tôi.” Chỉ cần đọc lại đoạn Tin Mừng của thánh Mátthêu thì rõ hơn: “Ai yêu cha hay mẹ hơn tôi, thì không xứng là môn đệ tôi” (Mt 10,37).

Nhưng với đoạn Tin Mừng này, chúng ta không được bỏ đi chức năng “thách thức” vốn phải được giữ nguyên vẹn. Chúa Giêsu đòi hỏi tình yêu dành cho Người phải vượt lên trên mọi tình yêu dành cho người khác, kể cả những người thân thiết nhất như cha mẹ, vợ con, anh chị em, và cả những của riêng mình. Ở đây không đề cập đến tình yêu Chúa theo số lượng, “yêu hơn một chút so với những cái khác,” nhưng tình yêu theo chất lượng, khác biệt và riêng biệt. Thánh Biển Đức nhận ra điều này nên đã để lại trong tu viện ngài châm ngôn: “Tuyệt đối không đặt gì hơn trước tình yêu dành cho Chúa Kitô.”

Chúng ta thường nghe câu nói này: “Tôi còn vợ và con cái.” Câu này có thể có giá trị trong mọi hoàn cảnh cuộc sống, nhưng không được viện cớ đó để thoái thác trách nhiệm trước lời mời gọi của Đức Kitô. Đoạn Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe là sự diễn tả rõ ràng hơn về điều mà ta gọi là tính triệt để của Tin Mừng. Cũng cần lưu ý một điều mà Chúa Giêsu nói nơi khác rằng: “Hãy đến với tôi hỡi những ai đói khát và bị bắt bớ;” còn ở đây xem ra Người nói ngược lại: “Anh em hãy suy nghĩ kỹ, trước khi đến với tôi...” Quả thật, đây là ý nghĩa của dụ ngôn mà Người viện dẫn, để minh chứng cho những lời Người trước đó:

“Có ai trong các ngươi muốn xây tháp mà trước tiên không ngồi tính toán phí tổn cần thiết, xem có đủ để hoàn tất không? Kẻo đặt móng rồi mà không thể hoàn tất, thì mọi người xem thấy sẽ chế giễu người đó rằng: “Tên này khởi sự xây cất mà không hoàn thành nổi.”

2- Một đòi hỏi từ bỏ tận căn

Việc bước theo Chúa Kitô là một chọn lựa và là quyết định hệ trọng liên quan đến toàn bộ đời sống chúng ta. Theo Chúa là sự dấn thân trọn vẹn cả cuộc đời, là sự chọn lựa triệt để theo Tin Mừng như các tu sĩ nam nữ và các linh mục đã làm, chứ không phải chỉ làm một chuyện đơn giản, nhẹ nhàng, hay là một thứ trang sức cho đời sống.

Chúng ta có thể thắc mắc: Chúa Giêsu là ai mà lại có thể đòi hỏi chúng ta phải yêu mến Người hơn cả cha mẹ, vợ con, và của cải? Người có phải là một người điên hay là Thiên Chúa? Nếu Người không phải là Thiên Chúa thì đòi hỏi như thế là quá đáng!

Các nhà chú giải không ngừng tìm kiếm trong Tin Mừng những chứng cớ về thần tính của Chúa Kitô, nghĩa là về sự kiện Người ý thức mình là Con Thiên Chúa. Bài Tin Mừng này là một trong những chứng cớ thuyết phục nhất, dù cách gián tiếp, theo đó Chúa Giêsu tự coi mình là Thiên Chúa. Trong những đòi hỏi này, Chúa Giêsu hành xử mà chỉ có Thiên Chúa mới có thể hành xử như thế. Bởi vì Người là Thiên Chúa. Người đòi hỏi con người chính điều mà Thiên Chúa đã đòi hỏi người Do Thái trong Cựu Ước: “Các người hãy yêu mến Ta trên hết mọi sự” (Đnl 6,5).

Nhưng có lẽ sẽ rất sai lầm khi nghĩ rằng tình yêu dành cho Chúa Kitô lại cạnh tranh với tình yêu nhân loại: với cha mẹ, vợ chồng, con cái và anh chị em. Chúa Kitô không phải là một “đối thủ trong tình yêu” của bất cứ ai và Người cũng không ghen tương với bất cứ người nào. Trong tác phẩm “Chiếc dày láng bóng” của Paul Claudel, nhân vật chính là một người Kitô hữu nhiệt tình nhưng lại chết mê chết mệt chàng Rodrigo, cô đã kêu lên như không thể tin nổi: “Vậy các thụ tạo có được phép yêu nhau bằng tình yêu này không? Thật vậy, Thiên Chúa thì không ghen tương phải không?” Và thiên thần hộ thủ trả lời: “Làm sao Người có thể ghen tương điều chính Người đã làm nên? (Atto III, cảnh 8).

Tình yêu dành cho Đức Kitô không loại trừ tình yêu khác, nhưng làm cho chúng đi vào trật tự. Quả thực, Người là Đấng mà nhờ Người mọi tình yêu đích thực tìm thấy nền tảng, trợ giúp và ân sủng cần thiết để được sống cho đến cùng. Đây là ý nghĩa của “ân sủng bậc sống” mà bí tích hôn nhân mang lại cho các vợ chồng Kitô hữu. Nó đảm bảo rằng họ được trợ giúp và hướng dẫn bởi tình yêu của Chúa Kitô như Người yêu hiền thê của mình là Giáo Hội.

Chúa Giêsu không lừa dối ai. Nhưng Người đòi hỏi chúng ta trao ban tất cả. Bởi vì, Người đã hiến dâng tất cả cho chúng ta. Có thể ai đó thắc mắc: Con người này có quyền gì mà đòi hỏi mọi người một tình yêu tuyệt đối như thế? Không cần phải trở về quá khứ xa xôi, chúng ta có thể tìm thấy trong lịch sử: Chúa Giêsu là người đầu tiên đã hiến dâng tất cả vì loài người: “Ngài đã yêu chúng ta và đã ban tặng chính mình cho chúng ta” (Ep 5,2).

3- Dấu chứng tình yêu đích thực

Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu nói về chuẩn mực và dấu chỉ của một tình yêu đích thực dành cho Người: “Hãy vác thập giá mình.” Vác thập giá mình không có nghĩa là tìm kiếm sự đau khổ. Chúa Giêsu không chủ trương tìm kiếm thập giá. Người vác thập giá mình vì vâng phục Chúa Cha và vì ơn cứu độ loài người. Người đã biến đổi thập giá từ một phương tiện của sự dữ trở thành dấu chỉ ơn cứu độ và vinh quang của Thiên Chúa. Chúa Giêsu không đến để làm cho những thập giá con người ra nặng hơn, nhưng đúng hơn, Người mang đến cho chúng một ý nghĩa mới. Thật có lý khi nói rằng: “Hễ ai kiếm tìm Chúa Giêsu mà không có thập giá, sẽ gặp thấy một thập giá mà không có Chúa Giêsu, nghĩa là người đó sẽ tìm thấy thập giá nhưng không tìm thấy sức mạnh để vác thập giá.”

Sách Gương Phúc cảnh báo: “Nếu con sẵn sàng vác thập giá, nó sẽ mang con và dẫn con tới nơi con ước mong, nơi đó đau khổ sẽ kết thúc. Nếu con vác thập giá với tình yêu, thập giá không trở thành gánh nặng dẫu nó có nặng hơn. Nếu con vứt bỏ thập giá, chắc chắn con sẽ thấy thập giá khác, và nó còn nặng hơn... tất cả cuộc đời của Chúa Kitô là thập giá và tử đạo, còn con, con muốn xin cho mình sự nghỉ ngơi và niềm vui chăng?” (II, 12).

Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta có một sự đáp trả triệt để theo Người. Chính chân phước Angela thành Foligno giúp chúng ta hiểu điều này. Một ngày kia, khi ngài suy nghĩ về sự thánh thiện, về tình yêu dành cho Chúa, bất ngờ ngài nhận ra rằng lòng mến ngài dành cho Chúa không còn trọn vẹn và hoàn toàn như thánh nhân nghĩ. Quả thật, ngài yêu mến Chúa trên hết mọi sự, nhưng ngài cũng yêu điều gì đó khác nữa, như yêu những sự an ủi của Chúa. Trong giây phút đó, ngài nghe một tiếng nói của Chúa Giêsu hỏi ngài: “Angela, con muốn gì?” Và với tất cả sức mạnh của lòng mến, ngài kêu lên: “Con chỉ muốn một mình Chúa thôi!”

Mỗi lần chúng ta suy niệm đoạn Tin Mừng này, hy vọng mỗi người cũng kêu lên và quyết định như thế. Con chỉ muốn Chúa mà thôi. Vì có Chúa là có tất cả. Amen!

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An

http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
17:32 30/08/2022

46. Ai vì yêu Đức Chúa Giê-su mà nhặt một cái đinh, thì cũng đủ để cứu một linh hồn.

(Thánh Terese of Lisieux)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"


--------------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
18:04 30/08/2022
84. GIẤU QUẢ CÂY DU

Có một người ăn mày (khiếu hóa tử) cầm cái rỗ rách đi đến dưới cây du, nhặt rất nhiều quả du và bỏ đi.

Một lúc sau lại đến nhặt tiếp, mọi người nhìn thấy như thế thì cảm thấy kỳ quặc, bèn âm thầm đi theo anh ta, té ra anh ta đào một cái lỗ trong núi bỏ tất cả quả du vào trong đó, bèn hỏi anh ta:

- “Anh giấu quả du để làm gì?”

Khiếu hóa tử nói:

- “Đây là tiền mà, cho nên giấu trong hốc đá này”.

Mọi người nghi anh ta có bệnh thần kinh, nhưng nào ngờ anh ta lại cười nói:

- “Người giữ của trên thế gian, thế nào rồi cũng đào cái lỗ để giấu tiền hữu dụng mà vô dụng, cam tâm tình nguyện cay nghiệt với chính mình, nhưng lại cho rằng mình là đại phú ông, họ cũng như tôi giấu quả du mà thôi, các người không cảm thấy kỳ quặc đối với người giữ của, nhưng lại cười nhạo tôi, tại sao lại như thế?”

(Yết hậu ngữ)

Suy tư 84:

Có những người ăn mày nhưng đạo đức thánh thiện, đó là ông La-gia-rô trong Phúc Âm (Lc 16, 19-31); có những người trộm cắp nhưng đầy lòng sám hối, đó là người trộm lành bị đóng đinh trên thập giá với Đức Chúa Giê-su (Lc 23, 39-43), họ giấu một tâm hồn thiện lương trong cái vỏ nghèo hèn bất hạnh nên luôn được Thiên Chúa chúc phúc.

Có những người cười nhạo kẻ nghèo khó nhưng lại nịnh bợ kẻ bất lương giàu có; có một vài người Ki-tô hữu cười nhạo sự nhịn nhục nhân ái của anh chị em, nhưng lại không dám đối diện với lương tâm và lương tri của mình, họ như người ăn mày đem quả du cất giấu trong hốc núi, rồi cười nhạo người khác cũng giống như mình mà thôi !

“Cười người chớ vội cười lâu,

Cười người hôm trước, hôm sau người cười”.

Người khác cười thì chỉ mắc cở ở đời này mà thôi, nhưng nếu để ma quỷ cười nhạo trong ngày phán xét trước tòa Chúa, thì đời đời xấu hổ và mắc cở vô cùng.

Ghê rợn lắm.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-------------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các câu trả lời và góp ý cho Thượng Hội Đồng cho thấy Giáo Hội rất sống động
Vũ Văn An
00:47 30/08/2022

Carol Glatz của Hãng tin CNS, ngày 26 tháng 8, 2022 có bài tường thuật về cuộc họp báo của Văn phòng Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục nhân giai đoạn lắng nghe giai đoạn giáo phận kết thúc. Trong cuộc họp báo này, người ta ghi nhận việc thay đổi lập trường của Đức Hồng Y Hollerich, tổng tường trình viên của Thượng Hội Đồng năm 2023, coi việc phản đối đồng tính luyến ái đã lỗi thời:



VATICAN CITY (CNS) – Theo một ban điều hợp gồm các viên chức và người tổ chức Thượng Hội đồng Giám mục cho biết, các ý kiến đóng góp và phản hồi từ những người tham gia hành trình đồng nghị đang diễn ra trên khắp thế giới đã truyền cảm giác biết ơn, hy vọng và niềm tin sâu sắc hơn cho nhiều người tham gia vào diễn trình này.

Đức Hồng Y Mario Grech, tổng thư ký của Thượng Hội Đồng Giám Mục, cho biết các nhà tổ chức nhìn thấy "một giáo hội sống động, cần tính chân thực, sự hàn gắn và ngày càng khao khát trở thành một cộng đồng cử hành và loan báo niềm vui Tin Mừng, học cách cùng bước đi và biện phân với nhau. "

Ngài và nhiều vị khác đã nói chuyện với các phóng viên tại một cuộc họp báo của Tòa Thánh vào ngày 26 tháng 8, cập nhật kết quả của giai đoạn đầu nay đã kết thúc của tiến trình thượng hội đồng.

Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich của Luxembourg, vị tổng tường trình của Thượng Hội Đồng, nói rằng việc đọc các bản tổng hợp từ các hội đồng giám mục và các tổ chức lớn khác đại diện cho giáo hội "đã sản sinh trong tôi, với tư cách là một môn đệ của Chúa Kitô và với tư cách là một giám mục, một niềm an ủi tinh thần lớn lao, một điều mở ra một niềm hy vọng lớn lao. Niềm hy vọng này giờ đây phải được biến đổi thành năng động tính của việc truyền giáo."

Văn phòng Thượng hội đồng Giám mục đã nhận được bản tóm tắt từ hơn 100 trong số 114 hội đồng giám mục trên thế giới, ngài nói, "và các bản tóm tắt này vẫn đang đến. Con số đáng kinh ngạc này cho chúng ta biết rằng vâng, Hội thánh đang ở trong Thượng hội đồng!"

Vào giữa tháng 8, các hội đồng giám mục trên thế giới đã được yêu cầu gửi báo cáo tổng hợp các kinh nghiệm, các câu hỏi, các cuộc thảo luận và hiểu biết sâu sắc từ các giáo xứ và giáo phận của họ.

"Giai đoạn thứ hai" hoặc "giai đoạn lục địa" của tiến trình đã bắt đầu, trong đó Văn phòng Thượng hội đồng Giám mục sẽ gom các báo cáo tổng hợp của các Hội Đồng Giám Mục lại với nhau theo châu lục, sau đó soạn thảo một văn kiện nêu bật các ưu tiên và các vấn đề cốt lõi xuất hiện trên quy mô "lục địa".

Mỗi tài liệu lục địa sẽ được gửi lại cho các hội đồng giám mục trong khu vực đó để chúng có thể được gửi đến các cấp địa phương, giáo xứ và giáo phận trong một thời gian suy tư, lắng nghe, đối thoại và phân định nhằm đáp ứng và làm phong phú thêm tài liệu từ văn phòng thượng hội đồng. Những phản hồi đó sẽ được gửi lại cho văn phòng Thượng hội đồng Giám mục và sẽ tạo nền tảng để xây dựng văn kiện làm việc cho đại hội đồng của Thượng hội đồng Giám mục vào tháng 10 năm 2023.

Linh mục Giacomo Costa của Dòng Tên người Ý, cố vấn cho tổng thư ký của Thượng hội đồng và là người đứng đầu nhóm đặc nhiệm về việc soạn thảo văn kiện cho giai đoạn lục địa, cho biết ngài đã nghe mọi người lo ngại rằng tiếng nói của họ sẽ "bị thất lạc" trong mọi việc biên soạn và gọt dũa để viết ra các báo cáo tóm tắt này.

Ngài nói, sẽ có những "khoảng trống" và không thể lấp đầy trong đại hội đồng kéo dài một tháng "mọi sự" xuất hiện, vì vậy, trọng tâm sẽ là tìm ra các yếu tố cần thiết và các vấn đề ưu tiên cần giải quyết tại Thượng hội đồng năm 2023.

Tuy nhiên, Cha Costa cho biết, phần quan trọng nhất của Thượng hội đồng là chính diễn trình thực sự của nó: một giáo hội vươn tới các chi thể của mình, với những người ở ngoại vi, và học cách làm nhiều hơn là đặt câu hỏi nhưng cũng cổ vũ đối thoại thực sự.

Nữ tu Truyền giáo Xavière Nathalie Becquart, một trong hai phó tổng thư ký của Thượng Hội đồng, cho biết bà đã thấy các giáo hội địa phương thực sự muốn cuộc hành trình đồng nghị được tiếp diễn.

Bà nói qua một thông dịch viên, "Đã có một cuộc huy động đầy ấn tượng khắp thế giới theo lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô". Bà cho biết, việc huy động này bao gồm nhiều quốc gia đang trải qua những gian khổ và khó khăn to lớn, như Ukraine và Congo, ấy là chỉ mới nêu tên một số quốc gia.

Bà nói, những thách thức vẫn còn đối với giai đoạn châu lục, bởi vì vẫn cần phải có sự đào tạo tốt hơn về cách làm việc nhóm và cách lắng nghe cũng như "thay đổi não trạng".

Bà nói cần phải có một "khung suy nghĩ" biết coi mọi người có phẩm giá bình đẳng, và do đó, cần được hội nhập và lắng nghe. Bà nói thêm, điều này có nghĩa là cần có nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa từ những người trẻ tuổi, phụ nữ, những người phải trải qua nhiều đau khổ và khó khăn, và các nạn nhân của lạm dụng. Họ cũng phải "là một phần của diễn trình."

Trong phần hỏi-đáp của cuộc họp báo, Đức Hồng Y Hollerich đã nói về mục đích của Thượng Hội Đồng là lắng nghe mọi người và tầm quan trọng của việc tôn trọng tín lý của Giáo Hội. Câu hỏi chuyên biệt nhắm vào các nhận xét mới đây của vị Hồng Y kêu gọi thay đổi giáo huấn của Giáo Hội về đồng tính luyến ái.

Ngài nói, "Tôi hoàn toàn tin tưởng vào truyền thống của Giáo Hội, và điều quan trọng, tôi nghĩ, trong diễn trình (đồng nghị) này không phải là thay đổi tín lý, mà là lắng nghe mọi người, lắng nghe cả nỗi đau khổ của mọi người, tôi nghĩ chẳng hạn như của cha mẹ và những người liên quan".

Ngài nói, mục đích không phải là thay đổi tín lý, mà là thay đổi thái độ: chúng ta là một Giáo Hội, nơi mọi người có thể cảm thấy như ở nhà."

Ngài nói, "Tôi không ủng hộ việc thay đổi bất cứ tín lý nào, tôi ủng hộ một Giáo Hội nơi mà mọi người thực sự có thể cảm thấy được chào đón, và sự chào đón này không có nghĩa là không thể có các cuộc thảo luận" và các lập trường khác nhau.

Theo ngài, "Nếu chúng ta đóng cửa đối với mọi người, chúng ta đẩy một số người vào tuyệt vọng, và đó là điều chúng ta không muốn".

Ngài cũng cho biết vai trò được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm tại Thượng hội đồng của ngài, trong tư cách tổng tường trình viên là phục vụ Đức Giáo Hoàng và toàn thể giáo hội; ngài nói rằng, "Tôi không có chương trình nghị sự cá nhân nào cho thượng hội đồng này."

"Tôi hy vọng tôi sẽ thay đổi trong diễn trình này, vì chúng ta nói về sự hoán cải đồng nghị, (và) nếu chúng ta, vốn là những người "tham gia chặt chẽ và cụ thể nhất vào thượng hội đồng không thay đổi”, thì "có điều gì đó không ổn ở phía chúng ta. Vì vậy, tôi cởi mở và lắng nghe, chứ tôi không thúc đẩy bất cứ chương trình nghị sự nào."
 
Shia LaBeouf theo đuổi đức tin Công Giáo: Đây là những gì chúng ta biết
Đặng Tự Do
05:23 30/08/2022


Shia LaBeouf, một diễn viên được biết đến với các vai diễn trong các bộ phim như “Transformers” và “Fury”, đã gây chú ý trong tuần này vì những chi tiết cá nhân mà anh ấy chia sẻ về cách mà chân dung Cha Pio trên màn ảnh của anh ấy đã dẫn anh ấy đến một tình yêu mới của người Công Giáo

Trong một cuộc phỏng vấn dài 80 phút với Đức Cha Robert Barron của Giáo phận Winona-Rochester và mục vụ Word on Fire, LaBeouf đã nói rất lâu về sự đánh giá cao của anh ta đối với các tác phẩm của Thánh Augustinô và Thomas Merton, lòng sùng kính của anh đối với Thánh lễ Latinh Truyền thống, sự bình an mà anh cảm nhận được khi lần hạt Mân Côi, và kinh nghiệm lần đầu tiên anh được rước Chúa Giêsu Thánh Thể.

“Con bắt đầu cảm thấy một tác động vật lý từ điều đó,” anh ấy nói về việc đi Rước lễ. “Con bắt đầu cảm thấy tiếc nuối và nó bắt đầu cảm thấy, như được tái tạo, và con bắt đầu tận hưởng nó đến mức con không muốn bỏ lỡ nó, không bao giờ.”

LaBeouf, 36 tuổi, nói rằng anh ta theo thuyết bất khả tri trước khi tìm thấy Chúa.

Anh nói với Đức Cha Barron, mặc dù anh làm quán bar mitzvah khi còn là một cậu bé 13 tuổi, nhưng anh chưa bao giờ hoàn toàn chấp nhận đức tin Do Thái của mẹ mình.

Mặc dù thành công với tư cách là một diễn viên, nhưng cuộc sống của anh ấy lại gặp nhiều xáo trộn. Gặp rắc rối với pháp luật nhiều lần, anh ta hiện đang phải đối mặt với vụ kiện của bạn gái cũ cáo buộc anh ta lạm dụng.

Xa lánh mẹ vì vòng xoáy đi xuống của mình, LaBeouf nói với Đức Cha Barron rằng anh đã đến mức tuyệt vọng với cuộc sống và nói rằng, “Con không muốn sống nữa.”

LaBeouf cho biết anh tin rằng Chúa đã sử dụng sự háo hức phục hồi sự nghiệp điện ảnh đang tụt dốc của anh để đưa anh đến con đường hàn gắn và bình an cá nhân.

Bước ngoặt là lời đề nghị đóng vai chính trong bộ phim mới của Abel Ferrara “Padre Pio” - công chiếu tại Liên hoan phim Venice vào tuần tới và chính thức phát hành vào ngày 9 tháng 9.

Dù biết rất ít về vị thánh nổi tiếng người Ý, hay đạo Công Giáo nói chung, nhưng LaBeouf đã chớp thời cơ.

Hóa ra, đó không phải là sự nghiệp của anh ấy mà Chúa muốn cứu anh, LaBeouf tin như thế.

Các anh em dòng Phanxicô mà anh dành thời gian để chuẩn bị cho vai diễn này khiến anh ngày càng tò mò về đức tin đã truyền cảm hứng cho Thánh Piô Năm Dấu Thánh.

Họ hướng dẫn anh ta đến Phúc âm Matthêu và các tác phẩm của các tác giả Công Giáo quan trọng khác, mà anh đã ngấu nghiến.

Trong cuộc phỏng vấn, LaBeouf đã nói về quan điểm của mình về Chúa Giêsu, trước khi đọc các sách Phúc âm, như một người “mềm mại, mỏng manh, yêu thương, biết lắng nghe” “không hung dữ, không lãng mạn”. Anh nói, những gì anh gặp trong các sách Phúc âm là một Chúa Kitô nam tính, rất khác.

Anh nói với Đức Cha Barron rằng anh đặc biệt bị thu hút bởi Thánh lễ Latinh Truyền thống. Anh ấy nói rằng anh ấy cảm thấy như thể ai đó đang chia sẻ một “bí mật sâu sắc” với anh ấy.

Tại các Thánh lễ Latinh do Viện Chúa Kitô Vua ở Oakland, California cử hành, anh nói với Đức Cha Barron, anh có cảm giác mạnh mẽ rằng mình đã “tìm thấy một thứ gì đó”.

Thầy Alexander Rodriguez, là một tu sĩ Capuchin dòng Phanxicô, người đã trở nên thân thiết với LaBeouf trong quá trình nam diễn viên chuẩn bị cho vai Thánh Piô Năm Dấu Thánh, bao gồm chuyến thăm Old Mission Santa Inés ở Solvang, California.

Ngoài ra, Rodriguez tiếp tục đi cùng LaBeouf đến Ý và thậm chí còn được xuất hiện trong phim. Trong cuộc phỏng vấn với Đức Cha Barron, LaBeouf nói về thầy Rodriguez như “cánh tay phải của anh ấy trong cuộc sống và trong phim.”
Source:Catholic News Agency
 
Cựu Phát ngôn viên của Vatican: Đức Bênêđíctô XVI đã sẵn sàng để gặp Chúa
Đặng Tự Do
05:24 30/08/2022


Cha Federico Lombardi, giám đốc Văn phòng Báo chí Vatican từ năm 2006 đến năm 2016, nói rằng Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô XVI đã sẵn sàng cho “cuộc gặp gỡ chung cuộc” với Chúa.

Vị linh mục Dòng Tên đã đưa ra nhận định này trong một cuộc phỏng vấn với tờ Avvenire, nghĩa là Tương Lai, là tờ báo của các giám mục Ý, nhân dịp sinh nhật lần thứ 80 sắp tới của ngài, sẽ được cử hành vào ngày 29 tháng 8.

Trong cuộc phỏng vấn được công bố ngày 22 tháng 8, vị linh mục, đồng thời là bề trên tỉnh Dòng Tên Ý và giám đốc Trung tâm Truyền hình Vatican, kể lại rằng ngài đã có thể đồng hành với Đức Bênêđíctô XVI trong gần như toàn bộ triều đại giáo hoàng của vị Giáo Hoàng người Đức, từ năm 2006 cho đến khi ngài từ chức khỏi sứ vụ mục tử toàn thể Hội Thánh vào tháng 2 năm 2013. “

Cha Lombardi nhấn mạnh rằng Đức Bênêđíctô XVI “là một nhà thông thái” và sẽ định nghĩa ngài là “một nhà thần học giáo hoàng với những ý tưởng rất rõ ràng.”

Linh mục Dòng Tên cũng cho biết một đức tính tuyệt vời của vị giáo hoàng là “sự khiêm tốn”. Trong các cuộc trò chuyện với tôi, ngài luôn nói bằng tiếng Ý chứ không phải tiếng Đức, một ngôn ngữ mà Cha Lombardi đã học khi ngài học thần học ở Frankfurt, nơi ngài được thụ phong năm 1972.

Đức Bênêđíctô chỉ đôi khi nói bằng tiếng Đức, khi nói chuyện với thư ký của ngài, là Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, và, Cha Lombardi nói, “ngài lặp lại những điều tương tự với tôi bằng tiếng Ý,” mặc dù điều đó không cần thiết, vì chính Cha Lombardi hiểu được tiếng Đức.

Cuộc gặp tháng 5 của Ngài với Bênêđíctô XVI

Cha Lombardi cho biết lần cuối cùng ngài có cuộc gặp gỡ với Đức Bênêđíctô XVI là “vào ngày 7 tháng 5, để nói cho ông biết tin tức về giải thưởng của quỹ Bênêđíctô XVI.”

Đức Bênêđíctô XVI, đã bước sang tuổi 95 vào tháng 4, “vẫn giữ được tinh thần minh mẫn đáng kể,” theo lời cha Lombardi. Ngài có một trí nhớ thực sự đáng chú ý và khả năng kết nối các sự kiện một cách đáng khâm phục so với những người ở lứa tuổi của ngài.”

Vị Tu sĩ Dòng Tên cũng nói rằng sau khi được gặp gỡ Đức Bênêđíctô XVI, vị Giáo Hoàng người Đức đã để lại trong ngài “ý tưởng về một người đàn ông, mặc dù mỏng manh, nhưng vẫn có thể truyền đạt sự thanh thản, lòng biết ơn, với một đời sống cầu nguyện mãnh liệt.”

Vị linh mục nói thêm: “Ngài luôn nói lời tạm biệt và mang lại cho bạn một nụ cười đẹp và cảm thấy sẵn sàng cho cuộc gặp gỡ chung cuộc với Chúa.”
Source:National Catholic Register
 
Đức Tổng Giám Mục Oklahoma City thất vọng vì yêu cầu ân xá cho tử tù bị từ chối
Đặng Tự Do
05:25 30/08/2022

Ngay sau khi Thống đốc Kevin Stitt của Oklahoma từ chối sự khoan hồng cho tử tù James Coddington hôm thứ Tư, Đức Tổng Giám Mục của Thành phố Oklahoma đã khuyến khích tiểu bang dừng áp dụng án tử hình nữa.

“Dù thủ phạm có phạm vào tội ác nghiêm trọng đến đâu, chúng ta cũng không thể tước bỏ phẩm giá mà Chúa ban cho người ấy. Việc từ chối sự khoan hồng của Thống đốc Stitt đối với James Coddington là điều đáng thất vọng”, Đức Tổng Giám Mục Paul Coakley của Thành phố Oklahoma cho biết hôm 24/8.

Ngài nói: “Có nhiều cách khác để thực hiện việc trừng phạt tội phạm mà không sử dụng các biện pháp gây chết người không phù hợp với các giá trị vì sự sống của nhà nước chúng ta và chỉ nhằm duy trì chu kỳ bạo lực”.

Ngài thúc giục cầu nguyện cho việc chấm dứt án tử hình và cho “các nhà lãnh đạo của chúng ta có thể có trí tuệ và lòng từ bi để nhận ra tính nhân văn trong mỗi người, bất kể trạng thái của họ trong cuộc sống.”

“Hãy cầu nguyện cho các nạn nhân của bạo lực và gia đình của họ rằng Chúa mang lại cho họ sự thoải mái và bình an. Cầu nguyện cho linh hồn của những người bị kết án và những người sẽ liên quan đến việc hành quyết anh ta”.

Giáo phận Tulsa có kế hoạch tổ chức một buổi cầu nguyện bên ngoài Nhà tù Tiểu bang Oklahoma ở McAlester.

Coddington sẽ bị hành quyết vào ngày 25 tháng 8. Anh ta bị kết án vào năm 2003 vì tội giết Albert Hale năm 1997. Anh ta dùng búa giáng xuống Hale khi người đàn ông, đồng nghiệp của anh ta, từ chối đưa anh ta tiền mua ma túy.

Đầu tháng này, hội đồng ân xá của bang đã bỏ phiếu với tỷ số 3-2 để đề nghị khoan hồng cho Coddington, thay đổi bản án của anh ta thành tù chung thân mà không có khả năng được ân xá.

Các luật sư của anh ta đã đưa ra bằng chứng cho thấy anh ta đã bị lạm dụng khi còn nhỏ, và các nhân viên nhà tù đã chứng kiến rằng anh ta là một tù nhân kiểu mẫu.

Stitt đã khoan hồng cho một tử tù khác, Julius Jones, vào tháng 11.

Trong khi Giáo Hội dạy rằng bản chất hình phạt tử hình không phải là xấu xa, cả Đức Giáo Hoàng Phanxicô và những người tiền nhiệm trực tiếp của ngài đều lên án hình phạt này ở phương Tây.
Source:National Catholic Register
 
Tờ Aleteia viết về vị hoàng đế cuối cùng của Việt Nam gia nhập Giáo Hội Công Giáo
Vũ Văn An
19:09 30/08/2022

Nhân dịp kỷ niệm ngày an táng vị hoàng đế cuối cùng của Triều Nguyễn, tức Vua Bảo Đại, tại Paris ngày 6 tháng 8 năm 1997, tạp chí Aleteia có bài viết về việc vị hoàng đế này cuối cùng đã gia nhập Giáo Hội Công Giáo do ảnh hưởng liên tiếp của hai người vợ Công Giáo:



Một năm trước khi qua đời, sống lưu vong ở Pháp từ năm 1955, Bảo Đại đã xuất bản cuốn sách tuyệt đẹp về Hoàng cung Huế, la cité interdite (“Huế, Tử Cấm Thành”), nơi ông đã trị vì trong 20 năm.

Thật khó có thể tưởng tượng cảnh ông bị giam giữ trong những bức tường của cung điện cũ kỹ của mình: những bộ quần áo thời trang mang lại cho ông vẻ ngoài của một doanh nhân phương Tây hoàn hảo. Sở thích săn bắn, chơi gôn và xe thể thao dường như đã khiến ông vĩnh viễn xa rời truyền thống và tôn giáo của cha ông. Nhưng số phận của vị hoàng đế cuối cùng của Việt Nam này còn đáng kinh ngạc hơn, bởi cả cá tính trái ngược của ông và câu chuyện trở lại đạo của ông sang Công Giáo, xen lẫn với lịch sử thuộc địa Pháp.

Hậu duệ triều Nguyễn này, một triều đại đã sinh ra 13 nhà cai trị, quả thực là một nhân vật phức tạp. Như Frédéric de Natal, một chuyên gia về hoàng gia, giải thích với Aleteia: “Trong suốt cuộc đời của mình, Bảo Đại vừa là một người ham hiểu biết vừa là một người sùng đạo.”

Con trai của vua Khải Định, Hoàng tử Vĩnh Thụy, sinh ngày 22 tháng 10 năm 1913, lớn lên trong Hoàng cung ở Huế. Trong khi Đông Dương sống dưới chế độ bảo hộ của Pháp, ông lên ngôi năm 1926 ở tuổi 12. Ông lấy hiệu là Bảo Đại (“Người bảo vệ sự vĩ đại”). Nhưng cậu thiếu niên trẻ, bị đặt dưới chế độ nhiếp chính cho đến năm 19 tuổi, ngay lập tức lên đường qua Paris để học tập: cậu theo học tại Cours Hattemer, Lycée Condorcet, Lycée Lakanal, và sau đó là École libre des sciences politiques.

Vị hoàng đế trẻ thích nghi khá tốt với cuộc sống ở Pháp. Sau khi là một hướng đạo sinh, ông chơi gôn và quần vợt. Ông yêu thích những chiếc xe thể thao. Là một người bảnh bao thực sự, ông đã chia thời gian của mình giữa dinh thự riêng của mình ở quận 16 của Paris (một khu phố đầy công viên, bảo tàng, tượng đài và nhà của những người giàu có) và Deauville, một khu nghỉ mát bên bờ biển danh tiếng ở Tây Bắc nước Pháp.

Frédéric de Natal cho biết tiếp, Bảo Đại rất thích lối sống phương Tây nên không vội trở về Việt Nam. “Ông không muốn từ bỏ lối sống của mình, và ông biết rằng khi trở về, ông sẽ phải sống giam hãm trong cung điện của mình. Tuy nhiên, vào năm 1932, các nhà chức trách Pháp đã thành công trong việc thuyết phục ông rằng ông có thể sống cuộc sống tương tự ở đất nước của mình. Hơn nữa, ngay khi trở về, ông đã nhanh chóng bắt tay vào thực hiện nhiều cải cách. Đặc biệt, ông muốn thiết lập một chế độ quân chủ lập hiến”.



Tình yêu từ lần gặp đầu tiên ở Đà Lạt

Năm 1933, khi đang đi nghỉ tại một khu nghỉ dưỡng sang trọng ở miền Trung Việt Nam, Bảo Đại gặp Jeanne-Marie-Thérèse. Hai người trẻ tuổi ngay lập tức rất hợp nhau: Họ đã nhận được cùng một nền giáo dục châu Âu. Thật vậy, cô gái trẻ, xuất thân từ một gia đình địa chủ giàu có, một trong những gia đình Công Giáo lâu đời nhất nước, vừa học xong ở Pháp, nơi cô đã được gửi đi, giống như Bảo Đại, năm 12 tuổi. Bắt đầu học tại trường nội trú Canons of Notre-Dame, và sau đó tại tu viện Les Oiseaux ở Neuilly.

Chân thành yêu nhau, một vài tháng sau, vị vua trẻ tuyên bố đính hôn với một phụ nữ Việt Nam theo Công Giáo. Vui mừng thay, cha mẹ của cô gái trẻ - những người Công Giáo nhiệt thành đã dành thời gian xây dựng các nhà thờ và các công trình tôn giáo trong nước – được chứng kiến cuộc hôn nhân với hoàng đế thành hình.

Tin tức gây chấn động, bị triều đình đón nhận một cách rất tồi tệ. Đối với triều đình, đó là một thảm họa thực sự ở một đất nước chủ yếu theo đạo Phật, nơi các Kitô hữu, vốn là một số dân rất nhỏ, từng bị bách hại từ lâu, thậm chí bởi cả cha và ông nội của Bảo Đại.

Kết hôn với một phụ nữ Công Giáo

Một tai tiếng đã nổ ra trong bối cảnh một tin đồn được đưa ra trước đó bởi một tờ báo cộng hòa cho rằng hoàng đế đã được rửa tội.

Frederic de Natal cho hay tin ấy hoàn toàn sai sự thật “Không có bằng chứng; nhưng tin đồn đã lan rộng. Tại sao? Bởi vì Bảo Đại thực sự quan tâm đến đạo Công Giáo.”

Vì sự náo động của dư luận do tin đồn gây ra, chính phủ Pháp cuối cùng đã nhận thức được vấn đề này và kiểm duyệt tất cả các bài báo đăng tin sai về lễ rửa tội của ông.

Về phía Tòa Thánh, Đức Piô XI ban đầu từ chối ban miễn chuẩn theo giáo luật cần thiết cho cuộc hôn nhân khác đạo, mặc dù hoàng đế đã yêu cầu. Đức Giáo Hoàng yêu cầu những đứa con tương lai phải được nuôi dạy trong đạo Công Giáo. Frédéric de Natal giải thích, “Thực tế không thể như thế được; triều đình sẽ phản đối. Nhưng Bảo Đại đã ký một giao thức bí mật, theo đó, ông sẽ bí mật nuôi dạy các con của mình theo đức tin Công Giáo”.

Chính trong bối cảnh đó, lễ cưới - kéo dài bốn ngày, với một phần các nghi lễ hoàn toàn nghiêm cấm đối với công chúng - đã diễn ra tại hoàng cung ở Huế, từ ngày 20 tháng 3 đến ngày 24 tháng 3 năm 1934. Được phú cho một cá tính mạnh mẽ, cô dâu yêu cầu được phong là Hoàng hậu “Nam phương” (“Trời Nam”).

Các lớp giáo lý kín đáo

Hoàng hậu đã nuôi dạy các con của mình theo đạo Công Giáo song song với việc giáo dục chúng trong đạo Phật. Bà đã bí mật cho chúng được rửa tội. Và khi bà cho chúng học giáo lý, chồng bà ở cách đó không xa, và ông cũng lắng nghe bà.

Chuyên gia về hoàng gia này cho biết, “Nam Phương đã thấm nhuần giáo dục tôn giáo cho ông, đặc biệt bằng cách đọc Kinh thánh cho con trai trước mặt ông. Bầu không khí khác xa với các giao thức hoàng gia mà người ta có thể tưởng tượng ra! Bảo Đại giữ mọi thứ bên trong ông, giống như một kho báu bí mật mà cuối cùng sẽ nở rộ vào ngày ông xin lãnh phép rửa”.

Là một phụ nữ trọng bổn phận, Nam Phương đã tận tụy, cùng với các nữ tu của Tu hội Đức Bà ở Đà Lạt, mở tu viện Les Oiseaux nơi bà cho các con gái của mình theo học. Nam Phương cũng có một dự án lớn mà bà muốn giao phó cho chồng: đó là đưa Việt Nam trở thành vương quốc Công Giáo đầu tiên ở Châu Á. Trong khi không bao giờ xuất hiện trước công chúng với các nhà chức trách Công Giáo, ông đã bí mật đọc Kinh thánh.



Cảnh lưu đày của vị hoàng đế sa cơ

Năm 1945, Nhật Bản tuyên bố nền độc lập cho Việt Nam với Bảo Đại làm hoàng đế. Nhưng ông đã thoái vị ngay sau đó khi Hồ Chí Minh tuyên bố nền cộng hòa. Sau đó, ông bị hạ xuống cấp bậc “cố vấn tối cao,” và sống lưu vong ở Hồng Kông. Ông được người Pháp phục hồi vào năm 1949, với chức danh quốc trưởng chứ không còn là hoàng đế, và cuối cùng bị lật đổ vào tháng 10 năm 1955 bởi Thủ tướng Ngô Đình Diệm do chính ông bổ nhiệm. Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều đại Việt Nam cuối cùng, đã vĩnh viễn rời bỏ chính trường.

Vị cựu hoàng đế này đã lưu vong cùng vợ và năm người con của họ ở Pháp, ở tuổi 42, để sống một cuộc hưu trí rất dài và rất kín đáo ở Cannes, và sau đó ở Paris.

Ông ít tiền bạc và một triều đình lưu vong nhỏ xung quanh ông. Bà Nam Phương, đau khổ vì sự không chung thủy của chồng, đã rời bỏ ông bất chấp xác tín tôn giáo của bà và đến cư trú tại tài sản của bà ở Corrèze, nơi bà qua đời ở tuổi 52. Về phần Bảo Đại, ông đã tìm lại ở Pháp lối sống của thời trẻ, tiếp tục săn bắn, chơi gôn và xe thể thao. Ông nhân thừa các cuộc phiêu lưu đa tình của mình... cho đến khi ông gặp Monique Baudot, một phụ nữ 23 tuổi quê ở vùng Lorraine, vào năm 1969.

Công chúa Monique và Nhà thờ Saint-Louis des Invalides

Chính tại đại sứ quán Zaire, ánh mắt họ đã gặp nhau. Monique Baudot phụ trách văn phòng báo chí của đại sứ quán. Bà kết hôn với hoàng đế năm 1972. Được gọi là Công chúa Monique, bà là một phụ nữ rất sùng đạo với tính cách kín đáo, thường xuyên đi lễ tại nhà thờ Saint-Louis des Invalides ở Paris. Cuối cùng, bà đã thuyết phục được chồng mình gia nhập cộng đồng Kitô giáo. Năm 1988, ông được rửa tội lấy tên thánh là Jean-Robert.

Mặc dù buổi lễ diễn ra rất riêng tư, nhưng một số người thân cận với cả gia đình lẫn Đức Hồng Y Lustiger, Tổng Giám mục Paris vào thời điểm đó, xác nhận Bảo Đại đã chuẩn bị lâu dài để lãnh nhận phép rửa, một điều có thể được coi như một con đường rất đặc thù hướng tới đức tin Kitô giáo được đánh dấu bởi chứng từ sống động của hai người vợ: Nam Phương trước, sau đó là công chúa Monique.

Thánh lễ an táng Bảo Đại tại Nhà thờ Saint-Pierre de Chaillot, ngày 6 tháng 8 năm 1997 ở Paris


Chuyên gia về hoàng gia này kết luận, “Sau khi được rửa tội, Bảo Đại đã gia nhập Giáo Hội Công Giáo một cách mạnh mẽ. Ông đã trở thành một Kitô hữu tận tụy. Sau khi trở thành một nhà cai trị sa cơ và một người đàn ông cô đơn, ông đã tìm thấy ơn cứu chuộc dưới cái nhìn của Chúa Kitô. Ông đã chết cách này, mặc dù còn lâu ông mới trở thành một vị thánh”.
 
Nhà lãnh đạo Liên Xô cuối cùng Mikhail Gorbachev qua đời ở tuổi 91, cay đắng nhìn thấy di sản của mình bị Putin phá tan tành
Đặng Tự Do
20:45 30/08/2022
Mikhail Gorbachev, người đã kết thúc Chiến tranh Lạnh không đổ máu nhưng không ngăn chặn được sự sụp đổ của Liên Xô, đã qua đời hôm thứ Ba ở tuổi 91, các quan chức bệnh viện ở Mạc Tư Khoa cho biết.

Gorbachev, tổng thống cuối cùng của Liên Xô, đã tạo ra các thỏa thuận cắt giảm vũ khí với Hoa Kỳ và quan hệ đối tác với các cường quốc phương Tây để xóa bỏ Bức màn sắt đã chia cắt Âu Châu kể từ Thế chiến thứ hai và đưa nước Đức đến chỗ thống nhất.

Nhưng những cải cách nội bộ rộng rãi của ông đã làm cho Liên Xô suy yếu đến mức tan rã. Tổng thống Vladimir Putin gọi đó là “thảm họa địa chính trị lớn nhất” của thế kỷ 20.

“Mikhail Gorbachev đã qua đời đêm nay sau một căn bệnh nguy hiểm và kéo dài”, Bệnh viện Lâm sàng Trung ương Nga cho biết trong một thông báo.

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói với hãng thông tấn Interfax rằng tổng thống Putin gởi “lời chia buồn sâu sắc nhất đến gia đình ông”.

“Ngày mai tổng thống sẽ gửi một bức điện chia buồn tới gia đình và bạn bè,” Dmitry Peskov nói.

Vào năm 2018, Putin cho biết ông sẽ đảo ngược sự sụp đổ của Liên Xô nếu có thể.

Các nhà lãnh đạo thế giới đã nhanh chóng bày tỏ lòng kính trọng. Người đứng đầu Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen nói rằng Gorbachev đã mở ra con đường cho một Âu Châu tự do.

Thủ tướng Anh Boris Johnson, đã nhắc đến cuộc xâm lược Ukraine của Putin, và cho biết “cam kết không mệt mỏi của Gorbachev trong việc mở cửa xã hội Xô Viết vẫn là một tấm gương cho tất cả chúng ta”.

Sau nhiều thập kỷ căng thẳng và đối đầu trong Chiến tranh Lạnh, Gorbachev đã đưa Liên Xô đến gần phương Tây hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ Thế chiến thứ hai.

Nhưng ông đã chứng kiến di sản đó bị phá hủy trong những tháng cuối đời, khi cuộc xâm lược Ukraine kéo theo các lệnh trừng phạt của phương Tây giáng xuống Mạc Tư Khoa, và các chính trị gia ở cả Nga và phương Tây bắt đầu nói về một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.

Andrei Kolesnikov, thành viên cấp cao của Carnegie Endowment for International Peace, cho biết: “Gorbachev đã chết trong đau lòng khi chứng kiến công việc cả đời của ông ấy, và tự do mà ông mang lại cho người Nga, đã bị Putin phá hủy tan tành”.

Gorbachev đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1990.

Thông tấn xã Tass cho biết ông sẽ được chôn cất tại Nghĩa trang Novodevichy ở Mạc Tư Khoa, bên cạnh người vợ Raisa, là người đã qua đời vào năm 1999, theo hiệp hội mà nhà lãnh đạo Liên Xô cũ đã thiết lập sau khi ông rời nhiệm sở.

Khi các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ tràn qua các quốc gia Đông Âu cộng sản thuộc khối Liên Xô vào năm 1989, ông đã cấm quân Liên Xô không được sử dụng vũ lực - không giống như các nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh trước đây, những người đã điều xe tăng đến để dập tắt các cuộc nổi dậy ở Hung Gia Lợi vào năm 1956 và Tiệp Khắc vào năm 1968.

Các cuộc biểu tình đã thúc đẩy khát vọng tự trị ở 15 nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết, và các nước này đã tách dần ra khỏi Liên Xô.

“Kỷ nguyên của Gorbachev là kỷ nguyên của perestroika, kỷ nguyên của hy vọng, kỷ nguyên của việc chúng ta tiến vào một thế giới không có hỏa tiễn” Vladimir Shevchenko, người đứng đầu văn phòng công chúng sự vụ của Gorbachev khi ông còn là lãnh đạo Liên Xô, đã cho biết như trên.

Khi trở thành tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1985, khi mới 54 tuổi, ông đã đặt ra mục tiêu phục hồi các quyền tự do chính trị và kinh tế.

“Ông ấy là một người đàn ông tốt - ông ấy là một người đàn ông tử tế. Tôi nghĩ bi kịch của ông ấy là ông ấy đã quá đàng hoàng và tử tế đối với đất nước mà ông ấy đang lãnh đạo,” William Taubman, người viết tiểu sử về Gorbachev, giáo sư danh dự tại Đại học Amherst ở Massachusetts, nói.

Chính sách “glasnost” - tự do ngôn luận của Gorbachev đã cho phép những lời chỉ trích không thể tưởng tượng trước đây đối với đảng và nhà nước, nhưng cũng khuyến khích những người theo chủ nghĩa dân tộc bắt đầu đòi độc lập ở các nước cộng hòa Baltic gồm Latvia, Lithuania, Estonia và những nơi khác.

Nhiều người Nga, như Putin, sẽ không bao giờ tha thứ cho Gorbachev vì những xáo trộn mà các cải cách của ông đã gây ra.

Vladimir Rogov, một quan chức do Nga bổ nhiệm ở một phần của Ukraine hiện bị lực lượng thân Mạc Tư Khoa chiếm đóng, cho biết Gorbachev đã “cố tình dẫn dắt Liên Xô đến sự sụp đổ” và gọi ông là kẻ phản bội.

“Ông ấy đã cho chúng tôi tất cả tự do - nhưng chúng tôi không biết phải làm gì với nó,” nhà kinh tế tự do Ruslan Grinberg nói với hãng tin lực lượng vũ trang Zvezda sau khi đến thăm Gorbachev trong bệnh viện vào tháng Sáu.

Nhưng nhà sử học Sergey Radchenko nói: “Gorbachev đã sống để chứng kiến một số nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của mình được hiện thực hóa và những giấc mơ tươi sáng nhất của ông ấy bị Putin dìm trong máu và rác rưởi. Nhưng ông ấy sẽ được các nhà sử học ghi nhớ một cách trìu mến, vào một ngày nào đó - tôi tin điều đó”
Source:Reuters
 
Cuộc họp Cải cách Giáo triều đã kết thúc với trọng tâm nhắm vào Năm Thánh Hy vọng 2025
Thanh Quảng sdb
20:53 30/08/2022
Cuộc họp Cải cách Giáo triều đã kết thúc với trọng tâm nhắm vào Năm Thánh Hy vọng 2025

Buổi họp Cải cách Giáo triều cuối cùng kéo dài hai ngày tại Vatican với sự tham gia của khoảng 190 Hồng Y từ khắp nơi trên thế giới diễn ra tại Vatican vào chiều thứ Ba.

(Tin Vatican - Linda Bordoni)

Một thông cáo của Văn phòng Báo chí Tòa thánh hôm thứ Ba (30/8/2022) cho hay phiên họp cuối cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô về cải cách Giáo triều đã thảo luận về nhiều khía cạnh khác nhau về Năm Thánh Hy vọng 2025.

Hội nghị kết thúc vào tối thứ Ba (30/8/2022) sau khi cử hành Thánh lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ trì, sau đó, “mỗi người trở về giáo phận của mình”.

Đức Hồng Y Dolan trong cuộc họp Cải cách Giáo triều phát biểu: Đây là một cơ hội để học hỏi từ những người 'ở tuyến đầu'

Đức Thánh Cha đã triệu tập các Hồng Y, Thượng phụ của các Giáo hội Đông phương và các vị lãnh đạo hàng đầu trong Bộ Ngoại giao, về Vatican trong những ngày 29 đến ngày 30 tháng 8 để chia sẻ “trong tình huynh đệ”, về Tông thư được công bố gần đây, “Hãy đi Loan truyền Tin mừng” (Praedicate Evangelium), và bàn về việc cải tổ Giáo triều Rôma.

Diễn đàn tự do

Văn phòng Báo chí Tòa Thánh cũng cho biết “Công việc trong các nhóm ngôn ngữ, và các cuộc thảo luận trong Hội trường Thượng Hội đồng đã tạo cơ hội cho các tham dự viên được tự do thảo luận về nhiều khía cạnh của Văn kiện và đời sống của Giáo hội.”

Đại hội đã chứng kiến gần như toàn bộ Hồng Y đoàn tụ họp về Vatican với Đức Thánh Cha Phanxicô lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu triều đại giáo hoàng của ngài gần 10 năm trước.

Các vị đã thảo luận về những thách đố mới mà Giáo triều và Giáo hội Hoàn vũ phải đối diện, tập chú vào các chủ đề quan trọng như vai trò của giáo dân, minh bạch tài chính, tính đồng nghị, một tổ chức hành chính mới, lời mời gọi truyền giáo và việc loan báo Tin Mừng trong thế giới ngày nay.
 
Tuyên bố chính thức của Tòa Thánh liên quan đến cuộc chiến tại Ukraine
J.B. Đặng Minh An dịch
21:11 30/08/2022

Ngày 30 tháng 8, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã đưa ra tuyên bố sau liên quan đến cuộc chiến tại Ukraine. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Tuyên bố chính thức của Tòa Thánh ngày 30 tháng 8 năm 2022

Trong bối cảnh chiến tranh ở Ukraine, có rất nhiều sự can thiệp của Đức Thánh Cha Phanxicô và các cộng tác viên của ngài liên quan đến vấn đề này. Phần lớn, mục đích của những can thiệp ấy là mời gọi các mục tử và tín hữu cầu nguyện, và tất cả những người có thiện chí đoàn kết và nỗ lực kiến tạo lại hòa bình.

Trong nhiều trường hợp, như những ngày gần đây, các cuộc thảo luận công khai đã nổ ra về ý nghĩa chính trị gắn liền với những can thiệp như vậy.

Về vấn đề này, cần nhắc lại rằng những lời của Đức Thánh Cha về vấn đề bi thảm này nên được hiểu như một tiếng nói được nêu lên để bảo vệ cuộc sống con người và các giá trị gắn liền với nó, chứ không phải như một lập trường chính trị. Đối với cuộc chiến quy mô lớn ở Ukraine, do Liên bang Nga khởi xướng, những can thiệp của Đức Thánh Cha Phanxicô là rõ ràng và dứt khoát trong việc lên án nó là bất công về mặt đạo đức, không thể chấp nhận được, man rợ, vô nghĩa, đáng ghê tởm và báng bổ.
Source:Holy See Press Office
 
Bài giảng của Đức Phanxicô trong Thánh lễ với các tân Hồng Y và Hồng Y đoàn, tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô ngày 30 tháng 8, 2022
Vũ Văn An
21:38 30/08/2022


Theo tin Tòa Thánh, 200 Hồng Y trong tổng số 226 vị đã hội họp với Đức Phanxicô để thảo luận về Tông hiến Preadicate Evangelium trong hai ngày 29 và 30 tháng 8. Đây là số lượng Hồng Y kỷ lục tham dự mật nghị Hồng Y từ trước đến nay.

Cũng theo tin Tòa Thánh, các vị lưu ý tới hai điểm quan trọng là hiệp thông và truyền giáo. Cao điểm của phiên họp này là Thánh lễ đại trào lúc 5 giờ 30 chiều ngày 30 tháng 8 tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô do Đức Phanxicô chủ tọa. Trong thánh lễ này, ngài có bài giảng như sau, theo bản tiếng Anh của Tòa Thánh:



Các bài đọc của buổi cử hành này - trích từ Thánh lễ Ngoại lịch “Cầu cho Giáo hội” - đặt trước chúng ta hai điển hình về sự ngạc nhiên: sự ngạc nhiên của thánh Phaolô trước kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa (x. Ep 1:3-14) và sự ngạc nhiên của các môn đệ, kể cả chính Mátthêu, khi gặp Chúa Giêsu Phục sinh, Đấng sau đó đã trao nhiệm vụ cho họ (x. Mt 28:16-20). Một điều kỳ diệu gấp hai lần. Chúng ta hãy đi sâu hơn vào hai “lãnh thổ” này, nơi có luồng gió của Chúa Thánh Thần thổi mạnh, để chúng ta có thể lên đường từ cuộc cử hành này, và cuộc tập hợp các Hồng Y này, luôn sẵn sàng hơn bao giờ hết để “công bố cho tất cả các dân tộc những điều kỳ diệu của Chúa” (xem Thánh vịnh Đáp ca).

Bài thánh ca mở đầu Thư gửi tín hữu Êphêsô phát sinh từ sự suy gẫm về kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa trong lịch sử. Chúng ta ngạc nhiên trước cảnh tượng của vũ trụ xung quanh chúng ta thế nào, thì chúng ta cũng đầy ngạc nhiên khi xem xét lịch sử của sự cứu rỗi như vậy. Và nếu, trong vũ trụ, mọi thứ chuyển động hoặc đứng yên theo lực hấp dẫn vô hình, thì, trong kế hoạch của Thiên Chúa, mọi thứ đều tìm thấy nguồn gốc, hiện hữu, cùng đích và mục tiêu của chúng trong Chúa Kitô.

Trong bài thánh ca của Thánh Phaolô, kiểu nói - “trong Chúa Kitô” hay “trong Người” - là nền tảng nâng đỡ mọi giai đoạn của lịch sử cứu rỗi. Trong Chúa Kitô, chúng ta đã được chúc phúc ngay trước khi thế giới được tạo ra; trong Người, chúng ta đã được kêu gọi và được cứu chuộc; nơi Người, mọi tạo vật được khôi phục cho sự hiệp nhất, và tất cả mọi người, gần và xa, trước hết, bởi hoạt động của Chúa Thánh Thần, đều được định sẵn để ngợi khen sự vinh hiển của Thiên Chúa.

Khi chúng ta suy gẫm kế hoạch này, “phải ngợi khen” Thiên Chúa (Đáp ca, Kinh sáng, Thứ Hai Tuần IV): ngợi khen, chúc tụng, tôn thờ và cảm tạ thừa nhận tất cả những gì Thiên Chúa đã làm. Ngợi khen phát sinh từ điều kỳ diệu, ngợi khen sẽ không bao giờ trở thành thói quen, miễn là nó vẫn bắt nguồn từ sự kỳ diệu và được nuôi dưỡng bởi thái độ căn bản của trái tim và tinh thần. Tôi muốn hỏi mỗi người chúng ta, những người anh chị em thân mến Hồng Y, Giám mục, linh mục, những người thánh hiến, dân Chúa: điều kỳ diệu của anh chị em là thế nào? Có khi nào anh chị em cảm thấy ngạc nhiên không? Hay anh chị em đã quên nó có nghĩa gì rồi?

Đây là bầu không khí ngạc nhiên mà với nó, giờ đây chúng ta có thể đi vào “lãnh thổ” của bài thánh ca của Thánh Phaolô.

Nếu chúng ta đi vào tường thuật ngắn gọn nhưng sâu sắc tìm thấy trong Tin Mừng, nếu cùng với các môn đệ, chúng ta đáp lại lời kêu gọi của Chúa và đi đến Galilê - và tất cả chúng ta đều có Galilê của riêng chúng ta trong lịch sử đặc thù của chúng ta, đó là Galilê nơi chúng ta cảm nhận được lời kêu gọi của Chúa, cái nhìn của Chúa, Đấng đã gọi chúng ta; hãy quay trở lại Galilê đó - nếu chúng ta quay trở lại Galilê trên ngọn núi mà Người đã chỉ cho, chúng ta sẽ trải nghiệm một điều kỳ diệu mới. Lần này, chúng ta sẽ ngạc nhiên không phải về chính kế hoạch cứu rỗi, mà còn ngạc nhiên hơn nữa là Thiên Chúa kêu gọi chúng ta tham gia vào kế hoạch này. Ở đây chúng ta thấy sứ mệnh của các tông đồ với Chúa Kitô Phục sinh. Chúng ta khó có thể hình dung được cảm xúc mà vớii nó, “mười một môn đệ” đã nghe những lời đó của Chúa: “Hãy đi… làm cho muôn dân thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, và dạy dỗ họ vâng theo mọi điều Thầy đã truyền cho các con ”(Mt 28:19-20). Và rồi, lời hứa cuối cùng của Người truyền cảm hứng cho hy vọng và niềm an ủi – quả thực, hôm nay chúng ta đã nói tới hy vọng [trong cuộc họp sáng nay]: “Thầy luôn ở bên các con, cho đến ngày tận thế” (câu 20). Những lời này, được nói bởi Chúa Phục sinh, vẫn có sức mạnh, ngay cả sau hai ngàn năm, làm rung động trái tim chúng ta. Chúng ta tiếp tục ngạc nhiên trước quyết định không thể hiểu được của Thiên Chúa trong việc truyền giảng tin mừng cho toàn thế giới, bắt đầu từ nhóm môn đệ khố rách áo ôm đó, mà một số - như lời thánh sử kể lại - vẫn còn nghi ngờ (xem câu 17). Thế nhưng, nếu chúng ta nghĩ về điều đó, chúng ta sẽ ngạc nhiên không kém nếu chúng ta nhìn lại chính mình, đang tụ họp ở đây ngày hôm nay, những người mà Chúa đã nói cùng những lời đó, được trao cho cùng một nhiệm vụ! Mỗi chúng ta, với tư cách là một cộng đồng, một hợp đoàn.

Anh chị em thân mến, loại ngạc nhiên này là một cách để được cứu rỗi! Cầu xin Thiên Chúa giữ cho nó luôn sống động trong trái tim chúng ta, vì nó giúp chúng ta thoát cơn cám dỗ muốn nghĩ rằng chúng ta có thể “quản lý mọi việc”, rằng chúng ta “lỗi lạc nhất”. Hoặc từ sự an tâm sai lầm khi nghĩ rằng ngày nay đã phần nào ra khác rồi, không còn giống như thuở ban đầu nữa; ngày nay Giáo hội lớn mạnh, vững chắc và chúng ta chiếm giữ những vị trí nổi tiếng trong hệ thống phẩm trật của nó - thực sự người ta xưng chúng ta là “Thưa đức ngài nổi tiếng” [your eminence]… Có một số sự thật trong điều này, nhưng cũng có khá nhiều lừa dối, theo đó, Cha của sự Dối trá luôn tìm cách biến những kẻ theo chân Chúa Kitô trước hết thành người theo thế gian, sau đó là vô thưởng vô phạt. Điều này có thể dẫn anh chị em đến sự cám dỗ của tính thế gian, nó từng bước lấy đi sức lực của anh chị em, lấy mất hy vọng của anh chị em; nó ngăn cản anh chị em nhìn thấy ánh mắt của Chúa Giêsu, Đấng gọi chúng ta bằng tên và sai chúng ta ra đi. Đó là những mầm mống của tính thế gian thiêng liêng.

Hôm nay, thực sự, lời Chúa đánh thức trong chúng ta sự ngạc nhiên về việc được ở trong Giáo hội, được là Giáo hội! Chúng ta hãy quay trở lại với điều kỳ diệu ban đầu của chúng ta về phép rửa. Đó là điều làm cho cộng đồng tín hữu trở nên hấp dẫn, trước tiên là với chính họ và sau đó là những người khác: mầu nhiệm hai mặt của việc chúng ta được chúc phúc trong Chúa Kitôvới Chúa Kitô đi vào thế giới. Sự kỳ diệu này không giảm đi theo năm tháng; nó không suy yếu với trách nhiệm ngày càng tăng của chúng ta trong Giáo hội. Không, cảm ơn Chúa. Nó phát triển mạnh hơn và sâu hơn. Tôi chắc chắn rằng đây cũng là trường hợp của anh em, những người anh em thân mến, những người nay đã trở thành thành viên của Hồng Y đoàn.

Chúng ta cũng vui mừng vì cảm thức biết ơn này được chia sẻ bởi tất cả chúng ta, tất cả những người đã được rửa tội. Chúng ta nên hết sức biết ơn Thánh Phaolô VI, người đã truyền lại cho chúng ta tình yêu này đối với Giáo hội, một tình yêu vốn là lòng biết ơn trước hết và trên hết, sự ngạc nhiên biết ơn về mầu nhiệm của Giáo Hội và về hồng phúc chúng ta không những là chi thể của Giáo hội, mà còn tham gia vào cuộc sống của Giáo Hội, chia sẻ và thực sự, cùng chịu trách nhiệm đối với Giáo Hội. Ở đầu thông điệp lên chương trình Ecclesiam Suam của ngài, được viết trong lúc có Công đồng, ý nghĩ đầu tiên nảy ra trong đầu Đức Giáo Hoàng là “Giáo hội cần trau dồi nhận thức sâu sắc hơn về bản sắc của mình… nguồn gốc và sứ mệnh của mình”. Về phương diện này, ngài đã minh nhiên trích dẫn Thư gửi tín hữu Êphêsô, đến “kế hoạch quan phòng của mầu nhiệm đã được giữ kín từ muôn thuở nơi Thiên Chúa... để, nhờ Giáo Hội, người ta biết đến điều đó” (Ep 3:9-10).

Anh chị em thân mến, đây là điều phải làm để trở thành một thừa tác viên của Giáo Hội. Một người cảm thấy ngạc nhiên trước kế hoạch của Thiên Chúa và với tinh thần đó, yêu mến Giáo hội một cách nồng nàn và luôn sẵn sàng phục vụ sứ mệnh của mình ở bất cứ nơi đâu và theo cách nào mà Chúa Thánh Thần có thể chọn lựa. Đây là trường hợp của Thánh Tông đồ Phaolô, như chúng ta thấy qua các lá thư của ngài. Lòng nhiệt thành tông đồ và sự quan tâm đến cộng đồng của ngài luôn được đi kèm, thực ra đi trước, với những lời chúc tụng đầy ngạc nhiên và biết ơn: “Chúc tụng Thiên Chúa…”, và đầy ngạc nhiên. Đây có lẽ là thước đo, là nhiệt kế của đời sống thiêng liêng của chúng ta. Tôi xin lặp lại câu hỏi, thưa em trai, em gái thân yêu, tất cả những ai ở đây với nhau: khả năng ngạc nhiên của anh chị em như thế nào? Hay anh chị em đã quen, đã quen với nó đến nỗi anh chị em đã đánh mất nó? Anh chị em có thể một lần nữa ngạc nhiên hay không?

Có thể điều đó đúng với chúng ta! Có thể đúng cho mỗi người trong số anh em, thưa các Hồng Y anh em thân mến! Cầu xin sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria - Đấng đã thấy và giữ mọi sự trong lòng với sự ngạc nhiên - xin Mẹ của Giáo hội nhận được ân sủng này cho mỗi người chúng ta. Amen!
 
VietCatholic TV
Kyiv, Washington loan báo tổng phản công, phòng tuyến Nga đã sụp đổ. Zelenskiy bảo quân Nga ra hàng
VietCatholic Media
03:25 30/08/2022


1. Zelenskiy bảo các lực lượng Nga buông vũ khí đầu hàng khi Ukraine bắt đầu tổng phản công ở Kherson

Cuộc phản công được chờ đợi từ lâu của quân đội Ukraine đã bắt đầu ở khu vực phía nam Kherson. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, nói: “Nếu muốn sống sót, đã đến lúc quân đội Nga phải bỏ chạy hay buông vũ khí đầu hàng”.

Oleksiy Arestovych, một cố vấn cấp cao của Zelenskiy tuyên bố hôm thứ Hai:

“Quân đội Ukraine đã phá vỡ hàng loạt chiến tuyến của Nga ở một số khu vực gần thành phố Kherson, tràn ngập các tuyến phòng thủ ở ngay cửa ngõ vào thành phố.”

Ngay trong giờ đầu tiên, các lực lượng Ukraine cũng đã nã pháo đánh chìm các phà ở khu vực Kherson mà Mạc Tư Khoa đã sử dụng để tìm cách tiếp tế cho các vùng lãnh thổ do Nga chiếm đóng trên bờ Tây sông Dnepro.

Trong một bài phát biểu tối thứ Hai, Zelenskiy nói: “Quân xâm lược Nga nên biết: chúng tôi sẽ hất cẳng họ ra biên giới. Đối với biên giới của chúng tôi, ranh giới không thay đổi.”

Ông nói: “Nếu họ nghe lời tôi, những người đầu hàng sẽ được đối xử theo công ước Geneva, nếu không họ sẽ phải đối phó với những người bảo vệ của chúng tôi, những người sẽ không dừng lại cho đến khi họ giải phóng mọi thứ thuộc về Ukraine.”

Theo CNN, ngay trong giờ đầu tiên, quân đội Ukraine đã tái chiếm được bốn huyện ngoại thành của thành phố Kherson sau khi đột phá chiến tuyến ở ba nơi. Nguồn tin cho biết, chiến dịch bắt đầu với những đợt pháo kích dữ dội vào các vị trí và hậu phương của quân Nga, buộc họ phải bỏ chạy.

Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, tuyên bố quân Nga đã đánh chặn được một số hỏa tiễn HIMARS trong những giờ đầu tiên của cuộc tổng phản công. Trong khi đó, tại Washington DC, Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia, bày tỏ hoài nghi về điều đó. Tại Kyiv, trong bản báo cáo sáng thứ Ba 30 tháng 8, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết hàng phòng không của Kherson gần như im tiếng và khả năng đánh chặn HIMARS của người Nga hầu như không có. Các chiến đấu cơ của Ukraine ra vào Kherson như chỗ không người, bay rất thấp để tấn công các sở chỉ huy. Người Ukraine dường như đã có sẵn bản đồ các sở chỉ huy của quân Nga do du kích cung cấp. Trong những giờ đầu tiên, các chiến đấu cơ đã tấn công mạnh vào các sở chỉ huy, dập tắt khả năng điều phối các lực lượng Nga, tạo thành một cảnh náo loạn bên trong thành phố.

Trước đó, hôm thứ Hai, một phát ngôn viên của Bộ chỉ huy miền Nam Ukraine, cô Nataliya Humenyuk, xác nhận cuộc phản công đã bắt đầu ở Kherson sau khi một video lan truyền trực tuyến được cho là cho thấy một binh sĩ từ Cộng hòa Donetsk tự xưng do Nga điều hành, nói rằng các lực lượng Ukraine đã đột phá được tuyến phòng thủ đầu tiên tại cửa ngõ thành phố Kherson và nhiều binh sĩ Nga đã đầu hàng.

Chiến dịch đang được thực hiện ở “nhiều hướng” ở phía nam, Humenyuk nói trong một cuộc họp báo và kêu gọi cư dân địa phương rời khỏi đó khẩn cấp hoặc tìm nơi trú ẩn.

Humenyuk cho biết hoạt động này cần “im lặng” vì sự chú ý của giới truyền thông có thể ảnh hưởng đến kết quả.

Humenyuk cho biết lực lượng Nga còn rất đông và mặc dù tinh thần trong hàng ngũ của họ xuống rất thấp, nhưng “vẫn còn quá sớm để thư giãn”. Tình báo quân sự phương Tây và Ukraine đã ghi nhận sự tích lũy quân đội và thiết bị của Nga tại khu vực Kherson, cho thấy Nga đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công, trước khi quân Ukraine dùng HIMARS phá thủng mặt cầu của 3 cây cầu chính dẫn vào Kherson.

Trên Telegram và trên các đài phát thanh bằng tiếng Nga, quân Ukraine kêu gọi anh em binh sĩ Nga buông súng đầu hàng. Họ đã bị bọn chỉ huy bỏ rơi; và các cơ may được tiếp tế không còn nữa.

Cố vấn của Tổng thống Ukraine, Mykhailo Podolyak, cảnh báo các chính trị gia, chuyên gia và các phóng viên dư luận không nên suy đoán về tiến trình của một chiến dịch quân sự trước khi Bộ Quốc phòng và quân đội Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những suy đoán về các bước tiếp theo có thể làm lợi cho người Nga.

“Tôi hiểu mong muốn và ước mơ của các bạn. Nhưng chiến tranh đòi hỏi một sự cẩn thận. Hãy lọc lựa thông tin và làm việc chuyên nghiệp vì sự tôn trọng đối với quân nhân bảo vệ chúng ta.”

2. Cựu tổng thống Ukraine cho biết Ukraine đã bắt đầu cuộc phản công 'được chờ đợi từ lâu' ở phía nam

Cựu tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho biết một cuộc phản công “được chờ đợi từ lâu” của Ukraine chống lại các lực lượng Nga đang được tiến hành ở miền nam đất nước để chiếm lại lãnh thổ do Mạc Tư Khoa kiểm soát.

Phát biểu với CNN, Poroshenko nói:

Đây là hoạt động phản công đã được chờ đợi từ lâu. Nó được bắt đầu hôm nay, lúc 7:00 sáng theo giờ địa phương, với các cuộc pháo kích và hỏa tiễn tấn công.

Anh ấy nói thêm:

Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 2 năm 2022 khi quân đội Ukraine tập trung đông đảo cùng với pháo binh phương tây, với HIMARS và các loại hỏa tiễn khác hiệp đồng tác chiến trong cuộc tổng phản công.

3. Cuộc tổng phản công của Ukraine diễn ra hoàn toàn bất ngờ và trong vòng bí mật.

Cuộc tổng phản công Kherson của quân Ukraine đã bắt đầu vào lúc 7 giờ sáng ngày thứ Hai 29 tháng 8. Tuy nhiên, trong cuộc họp báo vào lúc 10g sáng cùng ngày, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine đã không thông báo bất cứ một tin tức nào liên quan đến cuộc tổng phản công được trông đợi từ lâu.

Phát ngôn nhân Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine đã trình chiếu cảnh một chiếc xe tăng Nga bị pháo kích ở Kharkiv ở phía bắc. Chiếc xe tăng nổ tung và lính Nga núp sau xe tăng bỏ chạy theo nhiều hướng khác nhau. Diễn biến này như thể quân Ukraine đang dồn sức giải phóng các khu vực miền Bắc Kharkiv.

Tuy nhiên, đó không phải là mục tiêu chính của người Ukraine.

Trong cuộc họp báo buổi chiều thứ Hai tại Kyiv trùng với cuộc họp báo diễn ra tại Washington DC, Ukraine và Hoa Kỳ mới chính thức loan báo về cuộc tổng phản công.

Phát ngôn nhân Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine tuyên bố:

“Các lực lượng của chúng ta ngày hôm nay đã phát động một cuộc tổng tấn công ở khu vực phía nam Kherson, bị chiếm giữ ngay từ đầu cuộc xâm lược. Ngay trong giờ đầu tiên của cuộc tổng phản công, chúng ta đang xuyên thủng hàng phòng ngự của Nga trong cuộc đánh trả ngoạn mục ở khu vực chiếm đóng then chốt”.

Phát ngôn nhân Bộ Tư lệnh Miền Nam Natalia Humeniuk đã thông báo về cuộc tấn công trong một cuộc họp báo. Bà cho biết Ukraine đã tấn công hơn 10 kho đạn trong tuần qua, và điều đó đã “làm suy yếu kẻ thù một cách không thể nghi ngờ”.

Cô từ chối đưa ra chi tiết chính xác về cuộc phản công, nói rằng các lực lượng Nga ở miền nam Ukraine vẫn “khá đông”.

Cô nói thêm: “Cuộc phản công đã diễn ra trong một thời gian khiến kẻ thù kiệt sức và không cho hắn cơ hội để phục hồi”

Cô nói thêm rằng “bất kỳ hoạt động quân sự nào cũng cần có chế độ im lặng”, và kêu gọi người dân Ukraine hãy kiên nhẫn.

Cô nói: “Những nỗ lực chính của chúng tôi đã tập trung vào việc phá hủy các căn cứ lưu trữ đạn dược của kẻ thù. Hơn 10 căn cứ như vậy đã bị phá hủy trong tuần qua “.

Các tin tức được xác nhận cho đến nay đã cho thấy trong những giờ đầu tiên quân Nga đã bỏ chạy vào một nhà máy ở Beryslav. Quân Ukraine bao vây nhà máy này và một đồn quân sự của Nga cạnh Kênh đào Bắc Crimea. Họ kêu gọi các binh sĩ Nga buông súng đầu hàng, vì không có cơ may sống sót nếu tiếp tục chiến đấu.

Các quan chức Kyiv tuyên bố đã sử dụng hệ thống hỏa tiễn Himars do Mỹ cung cấp để phá hủy ba cây cầu bắc qua sông Dnipro, các cuộc tấn công được cho là sẽ khiến lực lượng Nga đang chiếm đóng Kherson không thể nhận được vũ khí và quân tiếp viện.

Theo các nguồn tin quân sự phương Tây, các cuộc tấn công của Kyiv trên các khu vực vượt sông là một phần trong nỗ lực có mục tiêu nhằm cô lập quân đội Nga ở bờ phải phía Tây của con sông với mục tiêu cuối cùng là tái chiếm toàn bộ khu vực Kherson.

Mạc Tư Khoa dựa vào các cây cầu để tiếp tế cho quân đội của họ đóng ở phía tây sông Dnipro, những người hiện đang đứng trước nguy cơ bị cô lập với phần còn lại của lực lượng chiếm đóng của Nga.

Các cơ quan truyền thông của Nga cũng đưa tin hôm thứ Hai rằng Ukraine đã tấn công các mục tiêu ở khu vực Kherson - nhưng cáo buộc rằng các cuộc không kích chỉ tập trung vào cơ sở hạ tầng dân sự, một tuyên bố thật khó tin.

Theo hãng tin TASS của Nga, quan chức khu vực do Mạc Tư Khoa chỉ định, Vladimir Leontyev hôm thứ Hai tuyên bố rằng các lực lượng Ukraine đã bắn phá một nhà máy thủy điện và đường xả lũ ở thành phố Kherson của Novaya Kakhovka.

Lực lượng của nước này cũng tuyên bố đã bắn hạ 3 hỏa tiễn đạn đạo và 21 quả rocket do các lực lượng Ukraine khai hỏa.

Nga đã chiếm được thành phố Kherson và vùng lân cận với tương đối ít kháng cự trong những ngày đầu của cuộc xâm lược.

4. Cuộc họp báo của phía Hoa Kỳ về cuộc tổng phản công của quân Ukraine tại Kherson

Trong cuộc họp báo tại Washington DC cùng với cuộc họp báo ở Kyiv để thông báo về cuộc tổng phản công giải phóng Kherson, Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia loan báo rằng Ukraine đã phát động cuộc tổng phản công hôm thứ Hai với hy vọng giành lại quyền kiểm soát Kherson, thành phố lớn đầu tiên mà Mạc Tư Khoa giành được quyền kiểm soát khi bắt đầu cuộc xâm lược, được Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động vào ngày 24 tháng 2.

Tướng Kirby cho biết Nga đang bị buộc phải tiêu hao “một số đơn vị nhất định” từ các khu vực quan trọng của Ukraine để có đủ quân đội đối phó với cuộc phản công của Ukraine ở Kherson.

Trong hơn sáu tháng kể từ khi chiến tranh bắt đầu, Nga đã phải đối mặt với phản ứng mạnh mẽ hơn mong đợi từ nước láng giềng Đông Âu. Nga cũng bộc lộ những điểm yếu trong quân đội của họ khiến người Ukraine lạc quan rằng họ có thể giành được nhiều căn cứ hơn sau nhiều tuần hai quốc gia đang bị bế tắc.

Kirby cho biết trong cuộc họp báo hôm thứ Hai rằng cuộc phản công của Ukraine đã ảnh hưởng đến quân đội Nga, vốn đã gặp khó khăn trong việc tuyển quân trong những tháng gần đây.

“Bất kể quy mô, và phạm vi của cuộc phản công mà họ đã nói đến hôm nay như thế nào, chúng đã có tác động đến khả năng quân sự của Nga bởi vì người Nga đã phải rút các nguồn lực từ phía Đông đơn giản chỉ vì các báo cáo rằng người Ukraine có thể tấn công ở phía Nam,” Kirby nói.

Khi Putin tìm cách đẩy nhanh việc tuyển quân, quân đội Nga đã phải chuyển quân từ các khu vực như Donbas - một khu vực ly khai mà Nga đã tìm cách “giải phóng” bằng cách xâm lược Ukraine - đến Kherson để cố gắng chống lại cuộc phản công, Kirby nói thêm.

Ông nói: “Họ đã phải tiêu hao một số đơn vị nhất định từ các khu vực nhất định ở phía Đông ở Donbas, để đối phó với điều mà họ tin rằng rõ ràng là một mối đe dọa tiềm tàng của một cuộc phản công”.

Kirby nói, những thách thức về nhân lực của Nga không hề “dễ dàng hơn” khi phải đối phó với cuộc phản công, ông Kirby nói và nói thêm rằng Điện Cẩm Linh không chỉ cố gắng mở rộng “đội ngũ những người họ đang tuyển dụng bên trong nước Nga” mà còn đang nỗ lực để lôi kéo quân đội tiếp tục phục vụ trong khung thời gian của họ.

Cuối tuần qua, Putin đã ra lệnh cho quân đội bổ sung 137.000 quân mới, nâng tổng số quân lên 1,15 triệu. Nó sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 và có thể sẽ dựa vào các tình nguyện viên. Tình báo Anh cũng chỉ ra rằng Nga hiện có khả năng sẽ thưởng tiền mặt để thúc đẩy quân đội chiến đấu mạnh mẽ hơn.

Cuộc phản công vẫn tiếp diễn suốt buổi chiều. Kherson có vị trí chiến lược ở phía bắc Crimea, khu vực được Nga sáp nhập vào năm 2014. Quân đội Ukraine đã tiến hành các cuộc tấn công vào Kherson bằng Hệ thống Hỏa tiễn Pháo binh Cơ động Cao M142, gọi tắt là, HIMARS, do Mỹ cung cấp trong đêm, dẫn đến cuộc phản công.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để đưa ra bình luận.

5. Quan chức Ngũ Giác Đài cho biết: Mỹ tăng tốc sản xuất HIMARS để giúp Ukraine

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “U.S. Accelerating HIMARS Production to Help Ukraine: Pentagon Official”, nghĩa là “Quan chức Ngũ Giác Đài cho biết: Mỹ tăng tốc sản xuất HIMARS để giúp Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Một quan chức Ngũ Giác Đài cho biết Mỹ đang tăng tốc sản xuất Hệ thống Hỏa tiễn Pháo binh Cơ động Cao, hay còn gọi là HIMARS, để giúp Ukraine.

Theo thông cáo từ Bộ Quốc phòng, Thứ trưởng Quốc phòng William LaPlante phụ trách khí tài chiến tranh đã đưa ra bình luận sau khi thăm các cơ sở của Lockheed Martin ở Camden, Arkansas, nơi sản xuất HIMARS và Hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt được dẫn đường, gọi tắt là GMLRS.

HIMARS do Mỹ cung cấp đã đóng một vai trò quan trọng khi các lực lượng Ukraine tiếp tục chống lại cuộc xâm lược của Nga. Ukraine đang “sử dụng hiệu quả” các bệ phóng di động hạng nhẹ và các loại đạn dược tấn công chính xác được sản xuất trong các cơ sở này, thông cáo của Bộ Quốc Phòng cho biết hôm thứ Sáu.

LaPlante cho biết: “Khi chúng tôi tiếp tục cung cấp hỗ trợ an ninh cho Ukraine, chúng tôi đang làm việc với ngành công nghiệp để đẩy nhanh quá trình sản xuất vũ khí và hệ thống quan trọng này”.

“Điều này bao gồm việc cung cấp kinh phí để mua thêm thiết bị, mở rộng dây chuyền sản xuất và hỗ trợ thuê thêm và phát triển lực lượng lao động.”

LaPlante nói thêm rằng các quan chức Hoa Kỳ “sẽ tiếp tục tham vấn chặt chẽ với Ukraine về nhu cầu vũ khí – và như Tổng thống Biden đã nói, mục tiêu của chúng tôi rất đơn giản: Hoa Kỳ muốn thấy một Ukraine dân chủ, độc lập, có chủ quyền và thịnh vượng với các phương tiện để răn đe và tự bảo vệ mình trước sự xâm lược hơn nữa.”

Lockheed Martin đã tweet rằng một nhóm đã chỉ cho LaPlante và Trợ lý Bộ trưởng Lục quân Doug Bush về Tiếp thu, Hậu cần và Công nghệ cơ sở “nơi chúng tôi tự hào cung cấp các sản phẩm giúp sứ mệnh thành công”. Newsweek đã liên hệ với công ty để bình luận thêm.

Chuyến thăm diễn ra sau khi Tổng thống Joe Biden thông báo hôm thứ Tư rằng ông sẽ gửi gần 3 tỷ đô la viện trợ quân sự mới cho Ukraine khi cuộc chiến của Nga với đất nước này đã vượt qua mốc sáu tháng.

Gói thiết bị và đạn dược đó sẽ bao gồm một số lượng không xác định các hệ thống chống máy bay không người lái có tên gọi Thiết bị hỏa tiễn ISR mô-đun hóa phương tiện, hoặc VAMPIRE, Newsweek đã đưa tin trước đó.

Trong một tuyên bố, Biden cho biết gói này đang được cung cấp thông qua Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine, tổ chức tài trợ cho các hợp đồng mua vũ khí và thiết bị.

“Hợp chủng quốc Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ người dân Ukraine khi họ tiếp tục cuộc chiến bảo vệ chủ quyền của mình”, Biden nói.

“Điều này sẽ cho phép Ukraine có được các hệ thống phòng không, hệ thống pháo và đạn dược, hệ thống máy bay không người lái đối kháng và radar để bảo đảm nước này có thể tiếp tục tự vệ về lâu dài”.

Tại cuộc họp báo hôm thứ Tư, Thứ trưởng Quốc phòng Colin Kahl cho biết Mỹ sẽ không cung cấp cho Ukraine các hỏa tiễn tầm xa.

Kahl cho biết Hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt được dẫn đường, gọi tắt là GMLRS, do Mỹ cung cấp vẫn là hình thức tấn công tốt nhất, hơn là các loại đạn của Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật quân đội, gọi tắt là ATACMS, có khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách hơn 280 km.

“Chúng tôi đã cung cấp cho họ hàng trăm hệ thống dẫn đường chính xác này và người Ukraine đã sử dụng chúng để mang lại hiệu quả phi thường trên chiến trường. “Theo đánh giá của chúng tôi rằng bom, và đạn phù hợp nhất cho cuộc chiến hiện tại là GMLRS.”

6. Nga cáo buộc người Ukraine thứ hai liên quan đến vụ giết Daria Dugina

Cơ quan an ninh FSB của Nga đã cáo buộc không bằng không chứng một công dân Ukraine thứ hai chuẩn bị cho việc thực hiện vụ đánh bom xe giết chết con gái của một nhà tư tưởng Nga cực đoan trong tháng này.

FSB trước đó đã tuyên bố rằng tình báo Ukraine đã âm mưu sát hại Daria Dugina, một nhà truyền thông ủng hộ chiến tranh, người đã bị giết khi một quả bom xé nát chiếc Toyota Land Cruiser mà cô đang lái gần Mạc Tư Khoa sau một lễ hội truyền thống.

Ukraine đã kiên quyết phủ nhận mọi liên quan đến vụ giết người. Phát ngôn viên của chính phủ Ukraine, Mykhailo Podolyak, nói rằng “chúng tôi không phải là một quốc gia tội phạm, chúng tôi không giống như Nga, và chắc chắn không phải là một quốc gia khủng bố”.

Dugina là con gái của nhà triết học chính trị Alexander Dugin, một người có tiếng nói cực đoan về chính sách đối ngoại, là người đã kêu gọi xung đột với phương Tây và nói với người Nga rằng họ nên “giết, giết, giết” người Ukraine.

Hôm thứ Hai, Nga cáo buộc rằng một thành viên của “nhóm phá hoại và khủng bố” người Ukraine đã có được các tài liệu giả và giúp lắp ráp bom xe hơi trong một nhà để xe dành riêng có các nhân vật quan trọng ở phía nam Mạc Tư Khoa. Cơ quan đã công bố video về người mà họ cho là nghi phạm, nhưng không công bố bất kỳ bằng chứng nào cho thấy anh ta đã tham gia vào vụ giết người. Các tuyên bố của cơ quan này không thể được xác minh một cách độc lập.

Các cáo buộc chống lại Ukraine, cũng như một đám tang tập thể được phủ sóng trên truyền hình nhà nước và có sự tham dự của một số quan chức Nga, đã làm dấy lên lo ngại rằng vụ giết người có thể được sử dụng để biện minh cho làn sóng bạo lực chống lại các chính trị gia Ukraine. Vladimir Putin đã truy tặng cho con gái Dugin một huy chương cho sự dũng cảm và gọi vụ đánh bom là một “tội ác thấp hèn, tàn ác”.

Cái chết của một chuyên gia truyền thông nổi tiếng gần thủ đô đã khiến một số nhân vật ủng hộ Điện Cẩm Linh cảnh báo sẽ có những vụ giết người khác trong tương lai. Margarita Simonyan, người đứng đầu thông tấn xã RT do nhà nước tài trợ, ủng hộ các cuộc đánh bom vào “các trung tâm ra quyết định” để trả thù cho cái chết của Dugina.

Trong vòng hai ngày sau vụ đánh bom, sau một cuộc điều tra chớp nhoáng, Nga đã buộc tội một nữ công dân Ukraine lái một chiếc xe Mini Cooper đến Nga cùng với con gái 12 tuổi của cô ta và theo dõi Dugina cho đến ngay trước khi xảy ra vụ đánh bom. Nhà cầm quyền Nga cho biết người phụ nữ sau đó đã vượt biên từ Nga sang Estonia.

Hôm thứ Hai, FSB đã công bố đoạn phim camera an ninh mà họ nói nó cho thấy người phụ nữ tại khu nhà Zakharovo bên ngoài Mạc Tư Khoa, nơi lễ hội diễn ra. Khuôn mặt của người phụ nữ không được nhìn thấy rõ ràng trong cảnh quay. FSB cáo buộc cô ấy đi bên cạnh chiếc Toyota Land Cruiser do Dugina lái sau này.

Cơ quan này, một lần nữa không có bằng chứng trực tiếp, tuyên bố người phụ nữ đã theo sau Dugina sau khi cô rời lễ hội và kích hoạt quả bom giết chết cô. Chính phủ Nga đã gọi vụ đánh bom là được tính toán trước và “giống như một vụ giết người theo hợp đồng”.
 
Hương thơm thánh thiện: Xúc động trước tấm gương Cha Piô, diễn viên đóng vai ngài theo đạo Công Giáo
VietCatholic Media
05:22 30/08/2022


1. Shia LaBeouf theo đuổi đức tin Công Giáo: Đây là những gì chúng ta biết

Shia LaBeouf, một diễn viên được biết đến với các vai diễn trong các bộ phim như “Transformers” và “Fury”, đã gây chú ý trong tuần này vì những chi tiết cá nhân mà anh ấy chia sẻ về cách mà chân dung Cha Pio trên màn ảnh của anh ấy đã dẫn anh ấy đến một tình yêu mới của người Công Giáo

Trong một cuộc phỏng vấn dài 80 phút với Đức Cha Robert Barron của Giáo phận Winona-Rochester và mục vụ Word on Fire, LaBeouf đã nói rất lâu về sự đánh giá cao của anh ta đối với các tác phẩm của Thánh Augustinô và Thomas Merton, lòng sùng kính của anh đối với Thánh lễ Latinh Truyền thống, sự bình an mà anh cảm nhận được khi lần hạt Mân Côi, và kinh nghiệm lần đầu tiên anh được rước Chúa Giêsu Thánh Thể.

“Con bắt đầu cảm thấy một tác động vật lý từ điều đó,” anh ấy nói về việc đi Rước lễ. “Con bắt đầu cảm thấy tiếc nuối và nó bắt đầu cảm thấy, như được tái tạo, và con bắt đầu tận hưởng nó đến mức con không muốn bỏ lỡ nó, không bao giờ.”

LaBeouf, 36 tuổi, nói rằng anh ta theo thuyết bất khả tri trước khi tìm thấy Chúa.

Anh nói với Đức Cha Barron, mặc dù anh làm quán bar mitzvah khi còn là một cậu bé 13 tuổi, nhưng anh chưa bao giờ hoàn toàn chấp nhận đức tin Do Thái của mẹ mình.

Mặc dù thành công với tư cách là một diễn viên, nhưng cuộc sống của anh ấy lại gặp nhiều xáo trộn. Gặp rắc rối với pháp luật nhiều lần, anh ta hiện đang phải đối mặt với vụ kiện của bạn gái cũ cáo buộc anh ta lạm dụng.

Xa lánh mẹ vì vòng xoáy đi xuống của mình, LaBeouf nói với Đức Cha Barron rằng anh đã đến mức tuyệt vọng với cuộc sống và nói rằng, “Con không muốn sống nữa.”

LaBeouf cho biết anh tin rằng Chúa đã sử dụng sự háo hức phục hồi sự nghiệp điện ảnh đang tụt dốc của anh để đưa anh đến con đường hàn gắn và bình an cá nhân.

Bước ngoặt là lời đề nghị đóng vai chính trong bộ phim mới của Abel Ferrara “Padre Pio” - công chiếu tại Liên hoan phim Venice vào tuần tới và chính thức phát hành vào ngày 9 tháng 9.

Dù biết rất ít về vị thánh nổi tiếng người Ý, hay đạo Công Giáo nói chung, nhưng LaBeouf đã chớp thời cơ.

Hóa ra, đó không phải là sự nghiệp của anh ấy mà Chúa muốn cứu anh, LaBeouf tin như thế.

Các anh em dòng Phanxicô mà anh dành thời gian để chuẩn bị cho vai diễn này khiến anh ngày càng tò mò về đức tin đã truyền cảm hứng cho Thánh Piô Năm Dấu Thánh.

Họ hướng dẫn anh ta đến Phúc âm Matthêu và các tác phẩm của các tác giả Công Giáo quan trọng khác, mà anh đã ngấu nghiến.

Trong cuộc phỏng vấn, LaBeouf đã nói về quan điểm của mình về Chúa Giêsu, trước khi đọc các sách Phúc âm, như một người “mềm mại, mỏng manh, yêu thương, biết lắng nghe” “không hung dữ, không lãng mạn”. Anh nói, những gì anh gặp trong các sách Phúc âm là một Chúa Kitô nam tính, rất khác.

Anh nói với Đức Cha Barron rằng anh đặc biệt bị thu hút bởi Thánh lễ Latinh Truyền thống. Anh ấy nói rằng anh ấy cảm thấy như thể ai đó đang chia sẻ một “bí mật sâu sắc” với anh ấy.

Tại các Thánh lễ Latinh do Viện Chúa Kitô Vua ở Oakland, California cử hành, anh nói với Đức Cha Barron, anh có cảm giác mạnh mẽ rằng mình đã “tìm thấy một thứ gì đó”.

Thầy Alexander Rodriguez, là một tu sĩ Capuchin dòng Phanxicô, người đã trở nên thân thiết với LaBeouf trong quá trình nam diễn viên chuẩn bị cho vai Thánh Piô Năm Dấu Thánh, bao gồm chuyến thăm Old Mission Santa Inés ở Solvang, California.

Ngoài ra, Rodriguez tiếp tục đi cùng LaBeouf đến Ý và thậm chí còn được xuất hiện trong phim. Trong cuộc phỏng vấn với Đức Cha Barron, LaBeouf nói về thầy Rodriguez như “cánh tay phải của anh ấy trong cuộc sống và trong phim.”
Source:Catholic News Agency

2. Cựu Phát ngôn viên của Vatican: Đức Bênêđíctô XVI đã sẵn sàng để gặp Chúa

Cha Federico Lombardi, giám đốc Văn phòng Báo chí Vatican từ năm 2006 đến năm 2016, nói rằng Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô XVI đã sẵn sàng cho “cuộc gặp gỡ chung cuộc” với Chúa.

Vị linh mục Dòng Tên đã đưa ra nhận định này trong một cuộc phỏng vấn với tờ Avvenire, nghĩa là Tương Lai, là tờ báo của các giám mục Ý, nhân dịp sinh nhật lần thứ 80 sắp tới của ngài, sẽ được cử hành vào ngày 29 tháng 8.

Trong cuộc phỏng vấn được công bố ngày 22 tháng 8, vị linh mục, đồng thời là bề trên tỉnh Dòng Tên Ý và giám đốc Trung tâm Truyền hình Vatican, kể lại rằng ngài đã có thể đồng hành với Đức Bênêđíctô XVI trong gần như toàn bộ triều đại giáo hoàng của vị Giáo Hoàng người Đức, từ năm 2006 cho đến khi ngài từ chức khỏi sứ vụ mục tử toàn thể Hội Thánh vào tháng 2 năm 2013. “

Cha Lombardi nhấn mạnh rằng Đức Bênêđíctô XVI “là một nhà thông thái” và sẽ định nghĩa ngài là “một nhà thần học giáo hoàng với những ý tưởng rất rõ ràng.”

Linh mục Dòng Tên cũng cho biết một đức tính tuyệt vời của vị giáo hoàng là “sự khiêm tốn”. Trong các cuộc trò chuyện với tôi, ngài luôn nói bằng tiếng Ý chứ không phải tiếng Đức, một ngôn ngữ mà Cha Lombardi đã học khi ngài học thần học ở Frankfurt, nơi ngài được thụ phong năm 1972.

Đức Bênêđíctô chỉ đôi khi nói bằng tiếng Đức, khi nói chuyện với thư ký của ngài, là Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, và, Cha Lombardi nói, “ngài lặp lại những điều tương tự với tôi bằng tiếng Ý,” mặc dù điều đó không cần thiết, vì chính Cha Lombardi hiểu được tiếng Đức.

Cuộc gặp tháng 5 của Ngài với Bênêđíctô XVI

Cha Lombardi cho biết lần cuối cùng ngài có cuộc gặp gỡ với Đức Bênêđíctô XVI là “vào ngày 7 tháng 5, để nói cho ông biết tin tức về giải thưởng của quỹ Bênêđíctô XVI.”

Đức Bênêđíctô XVI, đã bước sang tuổi 95 vào tháng 4, “vẫn giữ được tinh thần minh mẫn đáng kể,” theo lời cha Lombardi. Ngài có một trí nhớ thực sự đáng chú ý và khả năng kết nối các sự kiện một cách đáng khâm phục so với những người ở lứa tuổi của ngài.”

Vị Tu sĩ Dòng Tên cũng nói rằng sau khi được gặp gỡ Đức Bênêđíctô XVI, vị Giáo Hoàng người Đức đã để lại trong ngài “ý tưởng về một người đàn ông, mặc dù mỏng manh, nhưng vẫn có thể truyền đạt sự thanh thản, lòng biết ơn, với một đời sống cầu nguyện mãnh liệt.”

Vị linh mục nói thêm: “Ngài luôn nói lời tạm biệt và mang lại cho bạn một nụ cười đẹp và cảm thấy sẵn sàng cho cuộc gặp gỡ chung cuộc với Chúa.”
Source:National Catholic Register

3. Đức Tổng Giám Mục Oklahoma City thất vọng vì yêu cầu ân xá cho tử tù bị từ chối

Ngay sau khi Thống đốc Kevin Stitt của Oklahoma từ chối sự khoan hồng cho tử tù James Coddington hôm thứ Tư, Đức Tổng Giám Mục của Thành phố Oklahoma đã khuyến khích tiểu bang dừng áp dụng án tử hình nữa.

“Dù thủ phạm có phạm vào tội ác nghiêm trọng đến đâu, chúng ta cũng không thể tước bỏ phẩm giá mà Chúa ban cho người ấy. Việc từ chối sự khoan hồng của Thống đốc Stitt đối với James Coddington là điều đáng thất vọng”, Đức Tổng Giám Mục Paul Coakley của Thành phố Oklahoma cho biết hôm 24/8.

Ngài nói: “Có nhiều cách khác để thực hiện việc trừng phạt tội phạm mà không sử dụng các biện pháp gây chết người không phù hợp với các giá trị vì sự sống của nhà nước chúng ta và chỉ nhằm duy trì chu kỳ bạo lực”.

Ngài thúc giục cầu nguyện cho việc chấm dứt án tử hình và cho “các nhà lãnh đạo của chúng ta có thể có trí tuệ và lòng từ bi để nhận ra tính nhân văn trong mỗi người, bất kể trạng thái của họ trong cuộc sống.”

“Hãy cầu nguyện cho các nạn nhân của bạo lực và gia đình của họ rằng Chúa mang lại cho họ sự thoải mái và bình an. Cầu nguyện cho linh hồn của những người bị kết án và những người sẽ liên quan đến việc hành quyết anh ta”.

Giáo phận Tulsa có kế hoạch tổ chức một buổi cầu nguyện bên ngoài Nhà tù Tiểu bang Oklahoma ở McAlester.

Coddington sẽ bị hành quyết vào ngày 25 tháng 8. Anh ta bị kết án vào năm 2003 vì tội giết Albert Hale năm 1997. Anh ta dùng búa giáng xuống Hale khi người đàn ông, đồng nghiệp của anh ta, từ chối đưa anh ta tiền mua ma túy.

Đầu tháng này, hội đồng ân xá của bang đã bỏ phiếu với tỷ số 3-2 để đề nghị khoan hồng cho Coddington, thay đổi bản án của anh ta thành tù chung thân mà không có khả năng được ân xá.

Các luật sư của anh ta đã đưa ra bằng chứng cho thấy anh ta đã bị lạm dụng khi còn nhỏ, và các nhân viên nhà tù đã chứng kiến rằng anh ta là một tù nhân kiểu mẫu.

Stitt đã khoan hồng cho một tử tù khác, Julius Jones, vào tháng 11.

Trong khi Giáo Hội dạy rằng bản chất hình phạt tử hình không phải là xấu xa, cả Đức Giáo Hoàng Phanxicô và những người tiền nhiệm trực tiếp của ngài đều lên án hình phạt này ở phương Tây.
Source:National Catholic Register
 
Giờ đầu cuộc tổng phản công: Lữ đoàn 81 Dù loại 2 xe tăng Nga khỏi vòng chiến. Căng thẳng TQ-Ukraine
VietCatholic Media
15:48 30/08/2022


1. Giờ đầu tiên của cuộc tổng phản công Lữ đoàn 81 Dù loại 2 xe tăng Nga khỏi vòng chiến

Các quan chức Ukraine cho biết các cuộc pháo kích sử dụng vũ khí HIMARS do Mỹ cung cấp ở thành phố Kherson do Nga chiếm đóng trong đêm đã thành công và nó đã mở đường cho một cuộc phản công giải phóng khu vực.

Lực lượng đặc nhiệm “Kakhovka” của Ukraine đã ghi nhận Hệ thống Hỏa tiễn Pháo binh Cơ động Cao, gọi tắt là HIMARS, đã hỗ trợ quân đội của họ phá hủy gần như tất cả các cây cầu lớn ở khu vực phía nam Kherson.

“Tình hình trên lãnh thổ vùng Kherson bị tạm chiếm là vô cùng khó khăn. HIMARS lớn và đáng sợ đã phá hủy gần như tất cả các cây cầu lớn chỉ còn lại phần đường dành cho người đi bộ.”

Lực lượng đặc nhiệm cho biết, động thái này cắt phần lớn lực lượng của Nga khỏi nguồn cung cấp vũ khí, thiết bị quân sự và tiếp viện quan trọng từ khu vực Crimea đã sáp nhập, lực lượng đặc nhiệm cho biết.

“Đối với Ukraine, đây là một cơ hội tuyệt vời để giành lại các lãnh thổ của mình”, tuyên bố cho biết.

Kherson gần như hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng Nga kể từ đầu tháng 3 khi nó trở thành thành phố lớn đầu tiên bị quân đội Nga chiếm giữ kể từ khi chiến tranh bắt đầu.

Các cây cầu chính có tầm quan trọng chiến lược đối với Nga bao gồm cầu Kakhovka và cầu Antonovsky đã bị tấn công khi Ukraine muốn chiếm lại thành phố.

Trong những tuần gần đây, sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói rằng quân đội của ông đang tiến “từng bước” giải phóng hoàn toàn Kherson, pháo binh, lực lượng đặc biệt và du kích Ukraine đã phá hủy các trung tâm trọng yếu của Nga, tấn công các tuyến đường sắt quan trọng và cả hai cây cầu.

Serhiy Khlan, Phó Hội đồng Khu vực Kherson, cho biết Ukraine đã chọc thủng thành công “các tuyến phòng thủ đầu tiên của quân Nga trên mặt trận Kherson”.

“Chỉ riêng đêm qua và nửa đầu ngày hôm nay, các cuộc tấn công của Quân đội Ukraine đã tấn công Kherson, Antonivka, Oleshky, Nova Kakhovka, Liubymivka và Beryslav,” Khlan viết.

Trong bản báo cáo thứ Ba 30 tháng 8, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết lính Dù Ukraine đã tiêu diệt hai xe tăng Nga và hai xe chiến đấu bộ binh sử dụng pháo M777 của Anh.

Bộ Tư lệnh Các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết: “Các xạ thủ của Lữ đoàn 81 Dù đã tiêu diệt hai xe tăng và hai xe chiến đấu bộ binh của quân xâm lược Nga trong ngày đầu tiên diễn ra cuộc tổng phản công giải phóng Kherson.”

2. Tranh chấp Trung Quốc-Ukraine đang nung nấu về việc hình thành nhóm thân Đài Loan trong Quốc Hội Ukraine

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “China-Ukraine Dispute Simmers Over New Taiwan Group”, nghĩa là “Tranh chấp Trung Quốc-Ukraine đang nung nấu về việc hình thành nhóm thân Đài Loan trong Quốc Hội Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Một tranh chấp ngoại giao đang bùng phát giữa Ukraine và Trung Quốc sau khi các thành viên của quốc hội Ukraine, thường được gọi là Rada, thành lập một nhóm mới để tăng cường hợp tác với các nhà lập pháp ở Đài Loan - một nền dân chủ tự trị mà Bắc Kinh coi là một tỉnh ngoan cố.

Các thành viên cấp cao của Rada nói với Newsweek về áp lực ngoại giao của Trung Quốc đối với việc hình thành một nhóm mới được gọi là Nhóm Hữu nghị Đài Loan, được công bố vào tuần trước.

Phạm Tiến Vinh (Fan Xianrong, 范先荣) đại sứ của Trung Quốc tại Ukraine, được cho là dẫn đầu sự phản đối, mà theo một phó chủ tịch của Rada, bao gồm một kháng thư do Bộ Ngoại giao Trung Quốc gửi tới các nhà ngoại giao Ukraine ở Bắc Kinh.

Oleksandr Merezehko, chủ tịch ủy ban đối ngoại của Rada và là thành viên hàng đầu của nhóm Hữu Nghị Đài Loan, nói với Newsweek rằng Bắc Kinh đã triệu tập các đại diện của đại sứ quán Ukraine trong tuần qua, trong điều mà ông gọi là Trung Quốc “cố gắng ra lệnh cho quốc hội nước ngoài nên làm gì”

Phạm Tiến Vinh đã kích động chống lại nhóm này trước khi nhóm được chính thức công bố, Merezehko nói. Các nhà lập pháp Đài Loan cũng đã thành lập một nhóm đối tác ở Đài Bắc.

“Vào đêm trước khi ra thông báo về nhóm, đại sứ Trung Quốc đã cố gắng gặp tôi nhưng tôi từ chối,” Merezhko nói. Không rõ Phạm Tiến Vinh muốn thảo luận điều gì, nhưng Merezhko cho biết có khả năng là về nhóm Hữu Nghị Đài Loan.

Merezhko, một thành viên trong đảng của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, cho biết Phạm Tiến Vinh đã phàn nàn với một số thành viên cấp cao của đảng sau khi nhóm này được công khai. “May mắn thay, không có áp lực nào đối với tôi về phía những người này,” anh nói, khi đề cập đến các thành viên khác trong đảng.

Một thành viên cấp cao thứ hai của Rada, người không muốn nêu tên vì người ấy không được phép nói công khai về vấn đề này, xác nhận với Newsweek rằng nhiều đồng nghiệp đã nhận được cuộc gọi từ đại sứ Trung Quốc liên quan đến nhóm Hữu Nghị Đài Loan.

Cả đại sứ quán và bộ ngoại giao của Ukraine đều không trả lời nhiều yêu cầu bình luận về khiếu nại của Trung Quốc. Đại sứ quán Trung Quốc tại Ukraine và Bộ Ngoại giao nước này cũng không trả lời đối với các yêu cầu bình luận.

Trung Quốc rất nhạy cảm với bất kỳ hoạt động ngoại giao quốc tế nào của Đài Loan. Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền đã làm việc chăm chỉ để xóa bỏ tính hợp pháp của Đài Bắc, thúc ép các quốc gia rút lại việc công nhận chính thức hòn đảo dân chủ để ủng hộ Bắc Kinh.

Inna Sovsun, một thành viên của nhóm ủng hộ Đài Loan của Rada và là người ủng hộ lâu năm về quan hệ chặt chẽ hơn với Đài Bắc, cho rằng Trung Quốc lo ngại việc Ukraine chống lại Nga có thể trở thành hình mẫu cho sự kháng cự của Đài Loan chống lại Trung Quốc.

Sovsun, phó lãnh đạo đảng Holos tự do cho biết: “Có sự tương đồng này giữa Ukraine và Đài Loan. “Tôi nghĩ đó là điều mà người Trung Quốc sợ nhất… Ukraine và Đài Loan có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong ý thức của người dân, hai quốc gia nhỏ hơn đang chiến đấu chống lại chủ nghĩa thực dân.”

Các nhánh hành pháp của các chính phủ nước ngoài thường bị hạn chế bởi các mối quan hệ ngoại giao chính thức với Bắc Kinh, đặc biệt khi, giống như Ukraine, họ duy trì chính sách “một Trung Quốc”. Nhưng các cơ quan lập pháp có nhiều quyền tự do hơn để hành động.

Sovsun nói, “Đó là lý do tại sao chúng tôi điều phối việc thành lập nhóm thông qua các tầng lớp chính phủ khác nhau để bảo đảm rằng chúng tôi không tạo ra bất kỳ vấn đề nào.”

Sovsun nói: “Tôi không nhìn thấy tiềm năng của việc Trung Quốc giúp Ukraine. Những gì chúng tôi muốn nơi họ là đừng giúp Nga.”

Không rõ liệu một động thái quan trọng như vậy của Rada có yêu cầu sự phê chuẩn từ văn phòng của tổng thống Zelenskiy hay không, vì vị trí trung tâm của tổng thống trong hoạt động tiếp cận quốc tế của Kyiv.

Merezhko giải thích: “Đó là quyết định của tôi và rủi ro của tôi. Văn phòng khá cẩn thận về những vấn đề như vậy. Nhưng tôi tin rằng chính sách ngoại giao nghị viện có thể thẳng thắn hơn”.

Văn phòng của Zelenskiy đã không trả lại yêu cầu bình luận của Newsweek.

Sự ủng hộ ngầm của Trung Quốc đối với cuộc xâm lược đang diễn ra của Nga đã khiến nhiều người Ukraine xa lánh Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình cho đến nay đã không đáp lại nhiều yêu cầu đối thoại của Zelenskiy.

Đầu tháng này, Tổng thống Ukraine nói với tờ South China Morning Post của Hương Cảng rằng Bắc Kinh “có thể ảnh hưởng về mặt chính trị, kinh tế đối với Nga”. Zelenskiy cho biết ông đã không nói chuyện với ông Tập trong một năm, và việc tiếp xúc mới “sẽ rất hữu ích.”

Theo Merezkho, sự không quan tâm của Trung Quốc đã tạo động lực cho việc hình thành nhóm hữu nghị Đài Loan. “Khi tôi và các đồng nghiệp của mình hồi tháng 3 muốn gặp đại sứ Trung Quốc để yêu cầu sự hỗ trợ của Trung Quốc trong việc tổ chức các hành lang nhân đạo, ông ấy đã từ chối gặp chúng tôi”.

“Sau đó, tôi nhận ra rằng liên lạc với Trung Quốc chẳng ích gì. Đối với họ, chúng tôi không tồn tại,” anh nói.

Trung Quốc đã và đang cố gắng ngăn chặn dòng chảy của các chính trị gia nước ngoài đến Đài Bắc.

Merezhko cho biết, chuyến đi gây chú ý gần đây của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi dường như đã xuất hiện trong tâm trí người hâm mộ.

Merezhko nói: “Ông ấy viết thư cho tôi với những lời phàn nàn về chuyến thăm của Pelosi tới Đài Loan, ám chỉ rằng một số đại biểu của chúng tôi muốn đến Đài Loan. Câu trả lời của tôi rất đơn giản: 'Ukraine tuân theo chính sách một Trung Quốc. Mỹ là đối tác chiến lược đáng tin cậy của chúng tôi’.”

“ Có lẽ ông ấy sợ rằng một phái đoàn Ukraine có thể tới Đài Loan,” nhà lập pháp nói.

3. Video cho thấy chiến binh Nga với đầu lâu của người Ukraine, nói rằng anh ta sẽ làm thành một chiếc cốc

Trong một diễn biến đang gây sốc trên các mạng xã hội, một người Nga cực đoan đã phơi bày tính chất dã man của người Nga khi cầm một đầu lâu của một người lính Ukraine trong khi đưa ra các tuyên bố kêu gọi giết hết người Ukraine. Anh ta làm như thế không phải trong một cuộc họp đảng, nhưng trong một hộp đêm nơi người ta đến khiêu vũ giải trí, và đã nhận được những tràng pháo tay hưởng đứng đáng sợ. Tờ Newsweek có bài tường trình về biến cố này trong bài “ Video Shows Russian Fighter With Ukrainian Skull, Says He'll Make a Goblet”, nghĩa là “Video cho thấy chiến binh Nga với đầu lâu của người Ukraine, nói rằng anh ta sẽ làm thành một chiếc cốc”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đinh Nhung.

Một video đáng sợ đang gây xôn xao trên mạng xã hội với mục đích cho thấy một binh sĩ Nga đang ôm hộp sọ của một người Ukraine đã chết và ủng hộ bạo lực mạnh mẽ hơn nữa ở nước này.

Đoạn video bắt đầu được chia sẻ trên Twitter vào sáng sớm Chúa Nhật. Serhii Sternenko, người có tiểu sử giới thiệu anh ta là một nhà hoạt động người Ukraine, đã chia sẻ video trong một tweet và tính đến sáng Chúa Nhật, nó đã thu được hơn 205.000 lượt xem và hơn 9.200 lượt retweet.

Trong video, người lính, một cựu binh Nga 36 tuổi, đang đứng trên sân khấu hộp đêm và phát biểu trước đám đông. Anh ta nói rằng hộp sọ đến từ một binh sĩ trung đoàn Ukraine bị giết trong khi chiến đấu với lực lượng Nga ở Ukraine. Một tweet từ một người dùng có tên Den Kazansky cũng mô tả anh ta là một lính đánh thuê.

Sternenko viết khi bắt đầu một chủ đề bốn tweet: “Đây là Igor Mangushev, một người lính Nga đã tham chiến để thực hiện tội ác diệt chủng. Trong video, chính anh cũng thừa nhận điều này. Anh ta nói rằng mục tiêu chính của cuộc chiến là giết tất cả những người coi mình là người Ukraine. Mangushev cầm trên tay một hộp sọ người “.

Sternenko nói thêm: “Theo anh ta, đây là hộp sọ của một người lính Ukraine từ nhà máy thép Azovstal. Bạn vẫn cón muốn giao dịch với người Nga nữa chăng? Bạn vẫn nghĩ rằng Ukraine không nên được trao vũ khí để bảo vệ mình chăng? Nga là một thực thể chống con người tuyệt đối cần phải bị khắc chế”.

Trong bài phát biểu, Mangushev vừa cầm trên tay một hộp sọ người vừa kêu gọi Ukraine phải bị “phi Ukraine hóa” và “các vùng đất của Novorossiya” được “trả lại”. Novorossiya là tên của một liên minh được đề xuất giữa các khu vực ly khai ở miền Đông Ukraine, lần đầu tiên được đưa ra vào năm 2014. Nó bao gồm các khu vực Donetsk và Luhansk, là những trọng tâm chính trong cuộc xâm lược của Nga.

Mangushev nói trong video: “Chúng tôi không chiến tranh với những người bằng xương bằng thịt. Chúng tôi đang chiến tranh với một ý tưởng — Ukraine là một quốc gia chống Nga. Chúng tôi còn sống và anh chàng đầu lâu này đã chết. Hãy để anh ta bị thiêu trong địa ngục. Anh ấy không may mắn. Chúng tôi sẽ tạo ra một chiếc cốc từ hộp sọ của anh ấy.”

Ngoài vai trò là lính đánh thuê cho Nga, Mangushev còn là người lãnh đạo và là người sáng lập tập đoàn quân sự tư nhân theo chủ nghĩa dân tộc, gọi tắt là ENOT. Trên một trang Telegram mà anh ta điều hành, anh ta cũng đã kêu gọi bạo lực lớn hơn đối với người dân Ukraine và căn tính của họ.

“Chúng tôi sẽ đốt nhà của bạn, giết gia đình bạn, cướp đi con cái của bạn và nuôi dạy chúng thành người Nga,” anh ta viết trong một bài đăng.

Newsweek đã liên hệ với các quan chức Nga để đưa ra bình luận.

4. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu thường bị Putin gạt ngang, và chế nhạo

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu thường xuyên bị Tổng thống Vladimir Putin chế giễu và gạt sang một bên, khi cuộc chiến chống Ukraine bị đình trệ, tình báo Anh cho biết như trên hôm thứ Hai.

Bộ Quốc phòng Anh cho biết trong một bản cập nhật tình báo trên Twitter, rằng các sĩ quan và binh sĩ Nga có kinh nghiệm chiến tranh trực tiếp có thể thường xuyên chế nhạo Shoigu vì “khả năng lãnh đạo kém hiệu quả và lạc lõng” khi tiến độ của Nga đang chậm lại.

Shoigu, xuất thân từ vùng Tuva xa xôi của Nga, đã trở thành bộ trưởng phụ trách các tình huống khẩn cấp của Điện Cẩm Linh vào khoảng thời gian Liên Xô sụp đổ.

Ông là bộ trưởng tại vị lâu nhất trong chính phủ Nga.

Ông được Putin chọn làm Bộ trưởng Quốc phòng vào năm 2012, mặc dù không có nền tảng quân sự hay kinh nghiệm chiến đấu. Ông đã giám sát việc Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014.

“Shoigu từ lâu đã phải vật lộn để vượt qua nhược điểm là thiếu kinh nghiệm quân sự đáng kể, vì ông ấy đã dành phần lớn sự nghiệp của mình trong lĩnh vực xây dựng và trong Bộ Tình trạng Khẩn cấp,” bản cập nhật tình báo cho biết.

Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh, trích dẫn các báo cáo truyền thông độc lập của Nga gần đây, cho rằng Shoigu hiện đang đứng ngoài nhóm lãnh đạo Nga, với các chỉ huy tác chiến đã thông báo trực tiếp cho Putin về diễn biến của cuộc xâm lược.

Khi Ukraine đánh dấu Ngày Độc lập nhân kỷ niệm 6 tháng Nga tham chiến chống Ukraine vào ngày 24/8, ông Shoigu cho biết chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine đã cố tình làm chậm lại để giảm thương vong cho dân thường.

“Mọi thứ đang được thực hiện để tránh thương vong. Tất nhiên, điều này làm chậm tốc độ của các cuộc tấn công. Nhưng chúng tôi đang cố tình làm điều này “, ông Shoigu phát biểu tại cuộc họp bộ trưởng quốc phòng của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Uzbekistan.

Shoigu cho biết điều mà Putin gọi là “hoạt động quân sự đặc biệt” ở Ukraine đã diễn ra theo kế hoạch và rằng Nga sẽ đạt được tất cả các mục tiêu mong muốn.

Ông nói thêm rằng xung đột đang kéo dài bởi các quốc gia như Mỹ cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Những nhận xét đó được Bộ Quốc phòng Anh xếp vào loại “thông tin sai lệch có chủ ý.” Bộ Quốc Phòng Anh cho biết ít nhất 6 tướng lĩnh của lực lượng của Putin đã bị nhà lãnh đạo Nga sa thải vì không đạt được những bước tiến đủ nhanh.

Tatiana Stanovaya, người sáng lập công ty tư vấn chính trị R.Politik, trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times hồi tháng 3, đã cân nhắc về cách Putin có thể đánh giá bộ trưởng quốc phòng của mình trong bối cảnh chiến tranh đang diễn ra.

Stanovaya nói: “Shoigu là một người lính tốt, thực hiện những gì Putin nói - Shoigu phục vụ Putin và đất nước một cách đáng tin cậy. Nhưng Putin không có nhiều niềm tin vào khả năng chuyên môn của Shoigu – không có gì gần như vậy.”
 
Thành phần Hồng Y đoàn và tương lai bầu tân Giáo Hoàng. Công lý cho các linh mục Mễ Tây Cơ
VietCatholic Media
17:56 30/08/2022


1. Yêu cầu công lý cho các linh mục bị giết: Hơn 33.000 chữ ký được trình lên các nhà chức trách Mễ Tây Cơ

Hôm 24 tháng 8, Nền tảng của Mễ Tây Cơ có tên là Actívate đã gửi hơn 33.000 chữ ký tới Bộ Nội vụ và văn phòng tổng chưởng lý liên bang, yêu cầu công lý cho hai linh mục Dòng Tên đã bị sát hại vào tháng Sáu.

Các chữ ký được thu thập thông qua nền tảng ảo Activate.org.mx.

Các linh mục Dòng Tên Javier Campos Morales và Joaquín César Mora Salazar đã bị bắn hạ bên trong một nhà thờ ở thị trấn Cerocahui thuộc khu vực Sierra Tarahumara của bang Chihuahua vào ngày 20 tháng 6. Cùng với họ, Pedro Eliodoro Palma Gutiérrez, một doanh nhân địa phương, cũng bị giết.

Cho đến nay, các nhà chức trách đã bắt được hơn một chục thành viên bị cáo buộc của băng nhóm tội phạm liên quan đến tay súng bị buộc tội giết hai linh mục Dòng Tên, nhưng họ đã không thể bắt được kẻ sát nhân.

Đứng trước các văn phòng liên bang, José Ángel Soubervielle, giám đốc của Actívate, nói rằng “thật không may, đòi hỏi công lý vẫn là tiếng kêu thầm lặng của xã hội.”

“Đó là lý do tại sao chúng tôi đến các cơ quan này: để nói với chính quyền rằng bên ngoài cửa văn phòng của họ có rất nhiều người đang kêu gọi hòa bình và yên tĩnh thực sự,” anh nói.

Soubervielle nhấn mạnh rằng “công lý thực sự sẽ chỉ đạt được khi chính quyền bắt được những kẻ trực tiếp giết các linh mục Dòng Tên và hướng dẫn viên du lịch”.

“Đó là lý do tại sao sự trừng phạt vẫn tồn tại xung quanh tội ác này là không thể phủ nhận, điều này cho phép chúng tiếp tục hoạt động theo ý muốn chống lại một xã hội vốn đã ốm yếu và mệt mỏi với quá nhiều cái chết và sự bất an”.

Các nhà chức trách Mễ Tây Cơ đã khẳng định José Noriel Portillo Gil, bí danh “El Chueco,” là kẻ sát hại các linh mục Dòng Tên và doanh nhân Mễ Tây Cơ. Văn phòng tổng chưởng lý bang Chihuahua đã treo thưởng lên tới 5 triệu peso (khoảng 250.000 USD) cho thông tin dẫn đến việc bắt giữ anh ta.

Người ta ước tính rằng ba năm rưỡi đầu tiên của chính quyền đương nhiệm của Tổng thống López Obrador là thời kỳ bạo lực nhất được ghi nhận trong lịch sử Mễ Tây Cơ, với hơn 120.000 vụ giết người.
Source:National Catholic Register

2. Đức Thánh Cha tiếp kiến Hội đồng thế giới các tu hội đời

Đức Thánh Cha Phanxicô tái đề cao tầm quan trọng và hợp thời của ơn gọi thánh hiến giữa đời và ngài khích lệ các thành viên tu hội đời chứng tỏ “khuôn mặt một Giáo hội đang cần tái khám phá mình đồng hành với mọi người, đón nhận thế giới với tất cả những cơ cực và vẻ đẹp của nó”.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây, trong buổi tiếp kiến sáng ngày 25 tháng Tám vừa qua, dành cho gần 100 vị tổng phụ trách của các tu hội đời, nam và nữ, từ các nơi trên thế giới tựu về Roma để tham dự Đại hội (CMIS) nhóm sáu năm một lần, từ ngày 21 đến ngày 25 tháng Tám vừa qua.

Lên tiếng trong dịp này, Đức Thánh Cha nhận xét rằng: “Từ secolarità, giữa đời, chính là trọng tâm ơn gọi của anh chị em biểu lộ đặc tính ở giữa đời của Giáo hội, là dân Chúa, đang lữ hành giữa và với các dân tộc. Đó là Giáo hội đi ra ngoài, không xa cách, không tách biệt khỏi thế giới, nhưng dìm mình trong thế giới và trong lịch sử để trở thành muối và sáng sáng cho trần thế, mầm mống hiệp nhất, hy vọng và ơn cứu độ... Đó là lối sống và hành động của Thiên Chúa, Đấng đã tỏ sự gần gũi và tình thương của Ngài cho nhân loại khi sinh ra bởi một người nữ. Đó là mầu nhiệm nhập thể, nguồn gốc của tương quan làm cho chúng ta trở thành anh chi em với mọi thụ tạo...”.

Đức Thánh Cha cũng nói rằng: “Đoàn sủng mà anh chị em nhận được khiến anh chị em đặc biệt dấn thân, với tư cách cá nhân và cộng đoàn, liên kết sự chiêm niệm với sự tham gia, làm cho anh chị em chia sẻ những lo âu và mong đợi của nhân loại, đón nhận những băn khoăn của họ và soi sáng những băn khoăn ấy với ánh sáng Tin mừng. Anh chị em được kêu gọi sống trọn sự bấp bênh, do tình trạng tạm thời và tất cả vẻ đẹp của tuyệt đối trong đời sống thường nhật, qua những nẻo đường nơi con người đi qua, nơi có những cơ cực mạnh mẽ và đau khổ lớn nhất, nơi các quyền bị coi rẻ, nơi chiến tranh chia rẽ các dân tộc, nơi mà phẩm giá bị phủ nhận...”. Trong bối cảnh khó khăn đó, Đức Thánh Cha mời gọi các thành viên tu hội đời kín múc sức mạnh và can đảm từ nơi kinh nguyện và chiêm niệm Chúa Kitô trong thinh lặng: “Cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô trong kinh nguyện làm cho tâm hồn anh chị em tràn đầy an bình và tình thương của Chúa, để có thể trao tặng cho người khác. Sự siêng năng tìm Chúa, chăm chỉ đọc Kinh thánh và tham dự các bí tích, là chìa khóa làm cho hoạt động của anh chị em được phong phú”.

Sau cùng, Đức Thánh Cha nói: “Tôi khích lệ anh chị em hãy sao để trong Giáo hội, cuộc sống và hoạt động giữa đời được hiện diện trong sự dịu dàng, không đòi hỏi, nhưng một cách quyết liệt và với uy quyền đến từ sự phục vụ. Việc phục vụ của anh chị em là hạt giống, là men, phục vụ trong âm thầm. Về vấn đề này, điều thiết yếu là các vị mục tử của Giáo hội ở cạnh anh chị em để lắng nghe và giúp anh chị em can dự vào việc phân định những dấu chỉ thời đại đánh dấu bước đường của sứ mạng Giáo hội”.

3. Thành phần Hồng Y đoàn và tương lai bầu tân Giáo Hoàng

Theo ký giả Brendan Hodge của the Pillar: Hôm thứ Bảy, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ sung 20 thành viên mới vào Hồng Y đoàn, trong đó có 16 vị cuối cùng thực sự đủ điều kiện để giúp bầu vị kế nhiệm Đức Phanxicô.

Hodge cho hay ông dựa vào dữ kiện của catholic-hierarchy.org, để thu thập các chi tiết liên quan đến thành phần Hồng Y đoàn kể từ lúc Công đồng Vatican I kết thúc, vào năm 1870.

Khi Đức Phanxicô chính thức phong tân Hồng Y vào ngày 27 tháng 8, sẽ có 226 thành viên của Hồng Y đoàn - nếu không có vị nào qua đời từ bây giờ đến lúc đó - với 132 vị đủ điều kiện để bầu giáo hoàng. Các vị sẽ đến từ mọi châu lục, trừ Antartica, với tỷ lệ lớn nhất đến từ Âu Châu.

Cho đến Thế chiến thứ hai, người Ý chiếm đa số trong Hồng Y đoàn. Hồng Y đoàn nhỏ hơn vào thời điểm đó: thành phần của nó đã được định ở 70 thành viên vào thế kỷ 16; giới hạn đó vẫn được duy trì cho đến khi Đức Gioan XXIII tăng số Hồng Y vào năm 1958.

Hồng Y đoàn đã tăng gấp đôi trong những năm 1960 và 1970. Trong những thập niên đó, nó bắt đầu bao gồm nhiều thành viên không phải là người Âu Châu.

Năm 1971, Đức Phaolô VI đã ấn định độ tuổi bỏ phiếu tối đa là 80, lần đầu tiên tách các Hồng Y cử tri khỏi các Hồng Y khác.

Sau đó vào năm 1975, Đức Phaolô VI đã ấn định con số tối đa mới là 120 Hồng Y trong độ tuổi bầu cử.

Mặc dù các vị giáo hoàng kể từ thời điểm đó đã thực hiện các cuộc bổ nhiệm làm tăng nhanh số Hồng Y cử tri lên trên 120 - như Đức Phanxicô sẽ làm vào thứ Bảy - nói chung, các ngài đã tuân thủ giới hạn đó.

Kể từ năm 2000, số lượng Hồng Y cử tri trong bất cứ năm nào đạt trung bình 118 vị.

Trong khi năm 1870 Hồng Y đoàn hoàn toàn là người Âu Châu, thì năm 1875, Đức Piô IX đã bổ nhiệm vị Hồng Y đầu tiên của Bắc Mỹ, Đức Tổng Giám Mục John McCloskey của New York.

Năm 1886, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII bổ sung thêm hai vị Hồng Y đến từ Bắc Mỹ: Đức Tổng Giám Mục Elzear-Alexandre Taschereau của Québec và Đức Tổng Giám Mục James Gibbons của Baltimore.

Năm 1905, vị Hồng Y người Mỹ Latinh đầu tiên được bổ nhiệm vào Hồng Y đoàn: Joaquim Arcoverde de Albuquerque Cavalcanti, Tổng giám mục của Sao Sebastiao do Rio de Janeiro.

Hồng Y người Á Châu đầu tiên được bổ nhiệm vào năm 1946, khi Đức Giáo Hoàng Piô XII bổ nhiệm Thomas Tien Ken-hsin, Đại diện Tông Tòa của Thanh Đảo, vào Hồng Y đoàn.

Hồng Y người Phi Châu đầu tiên được bổ nhiệm thời hiện đại là Giám mục Laurean Rugambwa của Giáo phận Rutabo ở Tanzania, người được Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII bổ nhiệm vào năm 1960.

Ý đã chứng kiến sự sụt giảm lớn nhất trong thành phần Hồng Y đoàn. Người Ý chiếm 71% Hồng Y đoàn vào năm 1873, trong khi sau cuộc bầu cử năm nay, các vị người Ý sẽ chỉ nắm giữ 16% số ghế biểu quyết trong Hồng Y đoàn. Tuy nhiên, đối với một quốc gia đơn nhất, Ý vẫn rất khá trong Hồng Y đoàn - nước này vẫn có số lượng Hồng Y tương đương với lục địa Á Châu.

Xét về số lượng Hồng Y cho mỗi người Công Giáo, Ý vẫn vượt trội hơn nhiều. Tính đến năm 2022, Ý có dưới 60 triệu người Công Giáo, trong khi Á Châu có hơn 150 triệu người. Nhưng những ngày mà người Ý chiếm toàn bộ 2/3 đa số phiếu bầu của Hồng Y đoàn đã qua từ lâu.

Thật vậy, xét về số người Công Giáo trên mỗi Hồng Y ở bình diện châu lục, châu lục được đại diện nhiều nhất là Châu Đại Dương, nơi ba vị Hồng Y - Tổng giám mục Wellington NZ, Giám mục Tonga, và Tổng giám mục Port Moresby, New Guinea - đại diện cho 10 triệu người Công Giáo Châu Đại Dương.

Trên cơ sở số lượng, người Công Giáo Châu Đại Dương được đại diện tốt hơn một chút so với người Công Giáo Ý ở Hồng Y đoàn.

Cứ 2.4 triệu người Công Giáo ở Châu Đại Dương thì có một vị Hồng Y, trong khi cứ 3.0 triệu người Công Giáo ở Ý thì có một vị Hồng Y sinh ra ở Ý.

Xuất thân từ vùng ngoại vi?

Ba vị Hồng Y đến từ Châu Đại Dương đại diện cho chủ đề chính trong các cuộc bổ nhiệm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô: bổ nhiệm các vị Hồng Y từ các giáo phận mà theo truyền thống không được coi là “tòa Hồng Y”.

Năm 2015, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã phong Đức Tổng Giám Mục John Dew làm Hồng Y từ thị trấn Wellington, New Zealand, nơi đã có ba Hồng Y trước đó.

Nhưng trước đây chưa bao giờ có một Hồng Y từ Tonga hoặc từ New Guinea.

Trong khi đó, Tổng giáo phận Sydney, Úc, nơi mà từ năm 1946 thường thấy các tổng giám mục của mình phong làm Hồng Y, đã chứng kiến Tổng giám mục Anthony Fisher vẫn không đội mũ đỏ kể từ khi được thánh hiến làm tổng giám mục vào năm 2014 (một năm sau khi Đức Phanxicô lên làm giáo hoàng).

Trong số 16 Hồng Y cử tri được bổ nhiệm năm nay, 11 vị đến từ các giáo phận mà theo truyền thống không được xem là tòa Hồng Y, và 3 vị đến từ các văn phòng của Vatican, chỉ còn lại hai - Tổng Giám mục Marseille và Tổng Giám mục Brasília - là các giám mục của các giáo phận đã có Hồng Y trong quá khứ gần đây.

Bốn mươi tám phần trăm trong số 94 Hồng Y mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm cho đến năm 2022 là giám mục đầu tiên từ giáo phận của họ trở thành Hồng Y. Đây là tỷ lệ tân Hồng Y cao nhất đối với bất cứ vị giáo hoàng nào sau Thế chiến II.

Đức Giáo Hoàng Piô XII đã bổ nhiệm tỷ lệ Hồng Y cao thứ hai từ các giáo phận không có Hồng Y trước đó, với 41% các bổ nhiệm của ngài là các tòa Hồng Y mới.

Đức Piô XII cũng là vị giáo hoàng đầu tiên mở rộng Hồng Y đoàn ra ngoài Tây Âu. Trong số các giáo phận được ngài bổ nhiệm làm Hồng Y lần đầu tiên có các tổng giáo phận Lima, St. Louis, Sao Paolo, Toronto, Bombay, Los Angeles và Montreal.

Các tòa Hồng Y mới do Đức Thánh Cha Phanxicô tạo ra là những cái tên ít quen thuộc hơn đối với người Mỹ: Cotabato, Les Cayes, Yangon, Tonga, Tlalnepantla, Huancayo, Taomasina và Ekwulobi.

Hodge tự hỏi: Xu hướng của Giáo Hội muốn có các Hồng Y được bổ nhiệm “từ các vùng ngoại vi” có ý nghĩa gì đối với tương lai của Giáo Hội?

Ông cho rằng, chức năng chính của Hồng Y đoàn là chọn giáo hoàng mới sau khi giáo hoàng cũ qua đời hoặc nghỉ hưu. Việc bổ nhiệm vào Hồng Y đoàn của Đức Phanxicô bảo đảm rằng khi điều đó xảy ra, những vị có nhiệm vụ bầu giáo hoàng mới sẽ xuất thân từ các quốc gia và kinh nghiệm đa dạng hơn bao giờ hết.

Nhiều vị trong số các ngài sẽ không biết rõ về nhau. Không có hội đồng giám mục quốc gia hoặc khu vực nào sẽ có đa số. Ngoài 21% giữ một số chức vụ ở Vatican, thay vì làm giám mục giáo phận, nhiều Hồng Y sẽ không dành nhiều thời gian cho nhau.

Liệu điều đó có ảnh hưởng đến sự xem xét của các ngài, và sự lựa chọn của các ngài cho vị giáo hoàng tiếp theo không? Điều đó chúng ta vẫn còn phải chờ xem.

Viễn ảnh bầu tân Giáo Hoàng

Về viễn ảnh bầu vị Giáo Hoàng tương lai, Hodge cho hay: Nếu một mật nghị bầu giáo hoàng được triệu tập vào tuần tới, thì cuộc họp các Hồng Y sẽ được định hình chủ yếu bởi sự bổ nhiệm của Đức Phanxicô.

Sáu mươi bốn phần trăm Hồng Y cử tri tại mật nghị bầu giáo hoàng giả định vào tháng 8 năm 2022 - 85 trong số 132 cử tri - sẽ là người được Đức Phanxicô bổ nhiệm, chỉ thiếu 2% là đạt đa số tuyệt đối 2/3 cần thiết để bầu một vị giáo hoàng.

Nếu các Hồng Y do Đức Phanxicô bổ nhiệm bỏ phiếu thành một khối, các ngài sẽ chỉ cần ba Hồng Y cử tri khác tham gia cùng với các ngài để chọn một giáo hoàng mới.

Do một quy tắc do Đức Phaolô VI đặt ra - các Hồng Y phải dưới 80 tuổi mới được bỏ phiếu trong mật nghị bầu Giáo Hoàng - các Hồng Y mới sẽ già và ra khỏi nhóm bỏ phiếu mỗi năm.

Trong năm tới, hai trong số chín Hồng Y cử tri do Đức Gioan Phaolô II bổ nhiệm sẽ tròn 80 tuổi.

Tám vị do Đức Bênêđíctô XVI bổ nhiệm, và một vị do Đức Phanxicô bổ nhiệm cũng thế.

11 vị Hồng Y sẽ bước sang tuổi 80 trong năm tới sẽ đem tổng số Hồng Y cử tri xuống còn 121 vào ngày 28 tháng 8 năm 2023.

Tại thời điểm đó, 84 trong số 121 Hồng Y cử tri sẽ là những vị do Đức Phanxicô bổ nhiệm, chiếm 69% tổng số cử tri của mật nghị viện bầu Giáo Hoàng.

Căn cứ vào hồ sơ lưu trữ trong quá khứ, trước đại dịch, chắc chắn Đức Phanxicô sẽ bổ nhiệm thêm nhiều Hồng Y mới vào mùa hè hoặc mùa thu năm 2023.

Nếu Đức Phanxicô tiếp tục bổ nhiệm các Hồng Y mới với đà mà ngài đã làm trong chín năm đầu tiên của triều đại giáo hoàng, những vị được bổ nhiệm của ngài sẽ chiếm 81% số Hồng Y trong độ tuổi bầu cử vào tháng 8 năm 2025 và 85% trong 5 năm kể từ bây giờ, vào năm 2027.

Đến tháng 8 năm 2027, chỉ có bốn vị Hồng Y do Đức Gioan Phaolô II bổ nhiệm vẫn đủ điều kiện bỏ phiếu: Hồng Y Peter Turkson của Cape Coast, Hồng Y Josip Bozanic của Zagreb, Hồng Y Philippe Barbarin của Lyon, và Hồng Y Peterl Erdo của Esztergom-Budapest.

Hồng Y Erdo là người trẻ nhất trong số bốn vị, và sẽ vẫn còn đủ trẻ để bỏ phiếu trong mật nghị bầu Giáo hoàng vào cuối năm 2032.

Số lượng Hồng Y còn sống trên 80 tuổi đã tăng lên đáng kể kể từ năm 1971, khi Đức Phaolô VI thiết lập giới hạn tuổi cho các cử tri.

Tính đến thời điểm hiện tại, có 65 vị Hồng Y trong độ tuổi bầu cử khi được bổ nhiệm nhưng hiện đã ngoài 80, mặc dù vẫn còn sống.

Trong số 41 Hồng Y cử tri còn sống do Đức Gioan Phaolô II bổ nhiệm, chỉ có 9 vị vẫn còn trong độ tuổi bầu cử, trong khi 32 vị hiện đã trên 80. Và trong khi chỉ 13 trong số các cử tri do Đức Bênêđíctô XVI bổ nhiệm đã qua đời, 23 vị hiện đã quá già để tham gia một mật nghị bầu Giáo Hoàng.

Các nhà bình luận đưa ra nhiều tiêu đề đùa cợt và suy đoán về thành phần của Hồng Y đoàn có thể có ý nghĩa như thế nào đối với mật nghị bầu Giáo Hoàng tiếp theo.

Nhưng các điển hình trong quá khứ cho thấy khó có thể dự đoán nếu chỉ dựa vào các con số.

Tất cả ba mật nghị cuối cùng bầu giáo hoàng đều có đa số do vị giáo hoàng tiền nhiệm bổ nhiệm. Trong trường hợp của cả Đức Gioan Phaolô II lẫn Đức Bênêđíctô XVI, những đa số này rất lớn.

Chín mươi phần trăm Hồng Y trong mật nghị bầu Đức Gioan Phaolô II đã được Đức Phaolô VI bổ nhiệm.

Sau 27 năm làm giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II, 97% Hồng Y nhóm họp để bầu Đức Bênêđíctô XVI đã được Đức Gioan Phaolô II bổ nhiệm.

Ngay cả sau triều đại giáo hoàng của Đức Bênêđíctô chưa đầy tám năm, 58% các Hồng Y tụ họp tại mật nghị bầu Đức Phanxicô đã được Đức Bênêđíctô bổ nhiệm.

Dù bất cứ mật nghị bầu Giáo Hoàng nào trong tương lai hầu hết sẽ bao gồm các Hồng Y do Đức Phanxicô bổ nhiệm, thực tế đó sẽ không làm cho nó khác biệt đáng kể so với các mật nghị bầu Giáo Hoàng trước đó.

Thật vậy, ngay cả khi Đức Phanxicô vẫn còn là giáo hoàng thêm năm năm nữa, tỷ lệ các Hồng Y do Đức Phanxicô bổ nhiệm tại mật nghị bầu Giáo Hoàng tiếp theo vẫn sẽ ít hơn tỷ lệ các Hồng Y của Đức Phaolô VI tại mật nghị bầu Giáo Hoàng năm 1978 để bầu Đức Gioan Phaolô II.

Thêm sự kiện nhiều cuộc bổ nhiệm của Đức Phanxicô đã đến tay các Hồng Y “từ các vùng ngoại vi”, hướng đi của mật nghị bầu Giáo Hoàng trong tương lai có thể rất khó đoán.