Ngày 01-09-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 22 Thường niên năm C 01.9..2013
Mai Tá
06:43 01/09/2013

Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 22 Thường niên năm C 01.9..2013

“Một lần nào cho tôi lại gặp Em,”
“rồi thiên thu, sẽ là nhung nhớ.”
(dẫn từ ý nhạc của Vũ Thành An)
Lc 14: 1, 7-14
Thiên thu nhung nhớ, không chỉ nhớ mỗi người em ở nhà mà nhà thơ từng gặp, đã tạc ghi. Ngàn đời ghi tạc, còn ghi lời dặn dò của Đức Chúa từng nhắn nhủ dân con mọi người, ở khắp nơi.
Trình thuật thánh Luca, nay cũng ghi tạc Lời Chúa nhủ khuyên dân con mọi người ở nhiều nơi: từ chốn nguyện cầu ở hội đường, cho đến Vườn Dầu, bàn tiệc, nhất nhất đều có Lời vàng răn bảo, khiến người người mỗi khi nhớ đến đã thấy lòng đầy cảm-kích, vì tin tưởng. Nhưng, với người thời nay, lại không mấy tin yêu và tưởng nhớ Lời Ngài từng hấp dẫn họ.
Đọc kỹ trình thuật, người đọc thấy Chúa nói về 2 chủ đề chính, rất nghịch lý. Nghịch, là bởi đề tài Chúa nói, cũng nghịch và chống cả lý lẽ người đời, nhất là: khiêm hạ và tưởng thưởng. Nghịch lý/nghịch thường, là bởi hai đề tài này rất khó song hành/sánh đôi, trộn lẫn. Và, nghịch thường/nghịch lý nếu người người lại sẽ đưa Lời Chúa vào với cuộc sống hiện-thực, ở đời thường.
Bằng cụm từ khiêm/từ tốn, người đời thời nay cũng thấy như thể mình đang lạc lõng, rất khó chịu. Khó chịu, bởi nó khiến con người phải hạ mình đến cùng tận, thật thấp. Thấp đến độ, nó không hấp dẫn đủ để được đề-bạt công ăn việc làm hoặc sứ vụ nào cao đẹp nhưng khiến người được đề-bạt phải gia tăng năng-lượng mình đang sở-hữu mới có cơ may đạo đạt nguyện ước.
Thời cổ xưa, người người đều cổ-súy tính khiêm-hạ theo nhiều cách. Thời mới này, người người lại chỉ thăng tiến rất nhiều thứ, khiến tác-tạo động-lực phát-triển nhân bản, toàn diện. Người thời nay, hầu như quyết-tâm tạo cơ hội toả sáng, cốt lôi cuốn/khuyến-dụ người khác bằng việc thăng-tiến cá-nhân đạt thành-tựu, ngõ hầu có cơ ngơi/vị thế rất cao như lòng mình ao ước.
Khiêm hạ, như thể chỉ muốn mình có ít thôi, hoặc chỉ muốn ở vào vị thế thấp kém, chứ không màng chuyện cao sang, quyền qúi, lễ nghĩa. Chọn như thế, đôi lúc cũng đặt người chọn vào tình-huống oái oăm, như thể khinh chê/ghét bỏ chính con người mình, hoặc muốn xa lánh cuộc sống thực tế ở thế-trần, nhất là theo cung cách rất vô-thức. Trong khi đó, tính xông-xáo/xục sạo làm cho con người trở thành chủ thể mang tính-chất rất “người” hơn, chứ không hẳn chỉ coi thường chính mình, hoặc chống lại chính con người mình.
Nghịch-lý/nghịch-thường ở đây, là nhu cầu giữ cho con người mình những điều tích-cực chứ không nhắm vào các yếu/kém của con người. Thành thử, vấn-đề đặt ra là: Làm sao giữ cho con người mình có ý-nghĩa, đồng thời vẫn khiêm hạ cách sâu xa được? Làm sao ta có thể thích đồ vật, yêu con người mà vẫn thấy mình không cần đến người ấy/vật ấy, nên cứ để mọi sự ra đi, không níu kéo? Làm sao ta có thể nói mình thật thà đủ để cứ phạm lỗi cho nhiều rồi lại nghĩ mình là người rất đáng thương? Và, phải chăng Chúa vẫn yêu ta khi Ngài biết rằng ta ra như thế?
Có nhiều loại khiêm nhu/hạ mình cũng lại sai trái vì dựa vào lỗi phạm, để xin xỏ. Xin xỏ, để những muốn xoa dịu cơn giận của Chúa hoặc đổ lỗi cho Chúa làm mình sa ngã, những phạm lỗi. Vậy thì, hỏi rằng ta sống theo kiểu khiêm nhu/hạ mình theo kiểu nào đây?
Xem ra, như thể Chúa nhắn nhủ dân con mọi người: hãy sống khiêm hạ trước đã, tự khắc sẽ được Ngài đoái hoài, xót thương. Nhưng ở đây, Đức Giêsu lại cứ tiếp tục nói với những người đến với Ngài. Ngài đề nghị: mai ngày, Ngài sẽ mời gọi những người có nhiều nhu cầu hoặc cần được giúp đỡ hơn, tức: những người không thể đáp lại lời mời của Ngài. Như khi xưa, nhiều nơi có thói quen được mời đến dự tiệc, khi vào bàn, thường có khuynh-hướng mời lại chủ tiệc đến ngồi cùng bàn với mình, dù chốc lát.
Nhưng, Chúa chỉ tập trung vào những người không có khả năng sống lịch-duyệt theo cách ấy. Ngài chỉ tập trung hướng về những người biết nói vỏn vẹn hai chữ “Cảm tạ”, mà không thể mời lại Chúa được. Bởi, họ không có chỗ ngồi riêng biệt và không có được lần thứ hai như thế nữa. Mời những người tương-tự, ta không thể mong chờ một trả lễ nào hết.
Vậy, hỏi rằng: phải chăng khi đã sống khiêm hạ rồi, ta cũng được thưởng như thường chứ?
Đúng. Trông chờ được tưởng thưởng, là thái-độ đôi khi cũng có đôi chút ngờ vực. Ta được dạy: hãy yêu thương người đồng loại cách độ-lượng. Nhưng hỏi rằng: có độ lượng chăng nếu ta làm thể chỉ để lĩnh nhận phẩn thưởng do Chúa hứa? Độ-lượng như thế có nghĩa gì? Làm thế phải chăng có tính toán, hơn thua? Phải chăng đó là thứ “thuốc phiện” ru ngủ mọi người, hầu chỉ để ta nghĩ đến phần thưởng vĩnh-cửu nếu ta tìm sự công bằng ở đây, bây giờ? Phải chăng làm thế sẽ làm hạ giá công bằng xã hội và đưa ta ra khỏi tinh thần của Phúc Âm?
Thật ra, Tin Mừng hôm nay không chỉ kể về 2 sự kiện được nhắm đến, là: Khiêm tốn/hạ mình rồi sẽ nhận được phần thưởng, mà chỉ là tiến trình hoạt động, đó là: việc khiêm hạ, tự nó không bao giờ dứt điểm. Và, phần thưởng không hề có nghĩa sẽ đến vào thời sau. Cần xét kỹ, tính “khiêm hạ”. Đừng mang ảo giác vào những chuyện như thế, nhưng hãy sống thực tế.
Thật ra, ta không là người háo-hức/bốc đồng chỉ mơ mộng chuyện lạ nhưng thật sự, cũng không hẳn là hư không hoặc gần như không. Chúng ta là những người có hạn chế, nhưng vẫn có đôi chút khả năng để làm việc gì đó. Ta chẳng có lợi gì khi cứ đánh giá thấp khả năng của chính mình, cách ảo tưởng. Cũng hãy nên nhìn vào chính mình, như là ta, một người thực. Theo cách nào đó, ta cũng không nên đầu hàng/bỏ cuộc trước cố gắng đạt thành-tựu nào đó, khả năng ấy nằm sẵn trong ta. Nó là một phần của sự việc ta tìm cách kiến tạo. Ta không hề thấy ổn định, nếu chỉ có ít ân huệ.
Trong ta, vẫn có nhiều khả năng, và yếu tố tích cực mà có khi ta cũng không biết rõ. Chúa đã tặng trao cho ta; và Ngài muốn ta sử dụng các khả năng đó để hoàn-thành những gì tốt đẹp. Tốt và đẹp, không là phần thưởng ta sẽ có vào thời cuối, mà là những gì ta đã và đang có, những thứ không nằm bên ngoài con người của ta, nhưng ở ở sẵn bên mình. Dù, ta có là ai đi nữa.
Vì thế nên, điểm chính yếu, là: ta được Chúa mời gọi sử dụng những điều tích cực ở trong ta, bằng tình thương-yêu ta vẫn có. Yêu thương, không vị kỷ mà chỉ hướng ngoại, tức trực chỉ về người khác. Ta hiểu được mình phải yêu thương người khác, chứ không chỉ yêu thương mỗi chính mình, rồi loại bỏ hết mọi người nào khác. Ta được tạo-dựng là để sẻ san những gì tích cực của ta, sẻ san chính con người của ta cho người khác. Sẻ san, vì lợi ích của người khác.
Khiêm tốn/hạ mình cách đích thực như Chúa dạy, ở đây, nghĩa biết chào đón mọi “người khác” mà không cần trông đợi họ đáp lại điều gì có lợi cho ta. Ở đặc tính khiêm hạ, ta buộc phải trở nên bé nhỏ trước mặt Chúa. Điều này có nghĩa: hãy đặt mình vào địa vị của Chúa, để làm những gì Chúa muốn ta làm ở đâu, khi nào Ngài muốn ta làm thế. Chúa luôn muốn nhiều hơn cho người khác. Trở nên khiêm hạ, là từ bỏ loại hình công chính cũng như lợi ích của ta và để cho sự công chính của Chúa được hoạt động ngang qua ta, vì lợi ích của những người có nhu cầu đích-thực. Ta đang được Chúa “tuyển dụng” để ban bố tình yêu đến với người khác. Để tình-yêu xảy đến với những người thật sự có nhu cầu tình-yêu.
Chúa vẫn ủng hộ tinh thần bất vị kỷ, không hám lợi hám danh. Đó là chuyện hiếm thấy, dù với người tốt lành nhất trong thế gian. Vấn đề là: ta hãy từ bỏ các lợi lộc của chính ta. Đừng mặc cho nó tầm quan trọng, thiết yếu, nhưng quyết đem lại công bằng chính trực và bác ái với người khác. Có thể, đây là thuyết lý khó lòng thực hiện. Cũng là, lý thuyết chỉ biết cho đi, chứ không nhận lĩnh vào với mình.
Tuy nhiên, đó là thuyết rất có lý lẽ, như thánh Phaolô từng nói về Chúa rất thực như thư thánh-nhân gửi tín hữu ở Phillíphê, rằng: “Ngài, phận là phận của một vị Thiên Chúa, nhưng Ngài đã không nghĩ phải giằng cho được chức vị đồng hàng cùng Thiên Chúa. Song Ngài đã hủy mình ra hư không, là lĩnh lấy thân phận tôi đòi, trở thành giống hẳn người ta, đem thân đội lốt người phàm. Ngài đã hạ mình thấp hèn, trở thành vâng phục cho đến chết, và là cái chết thập giá.” (Phil 2: 6-8)
Chúa không trở nên thấp hèn để có được phần thưởng vào đời sau. Ngài trở nên như thế, là để yêu thương con người, yêu thương ta đến độ chịu mọi yếu kém/thiếu thốn cốt chứng tỏ tình yêu của Ngài đối với con người đến cùng tột. Và, đó là lý do khiến cho khiêm hạ theo kiểu của Ngài sẽ không bao giờ chấm dứt, bao lâu Chúa còn là Chúa, và cho đến khi người nghèo hèn, vẫn có đó, vẫn rất nghèo.
Trong tâm tình cảm thông tình thương yêu của Chúa, ta lại ngâm lên lời thơ hay, mà rằng:

“Một lần nào, cho tôi lại gặp em,
Rồi thiên thu, sẽ là nhung nhớ.”
(Vũ Thành An – Một Lần Nào Cho Tôi Lại Gặp Em)

Gặp thế rồi, em hay tôi cũng sẽ nhung nhớ. Nhớ Chúa. Nhớ Em. Nhớ hết mọi người từng yêu người, đến muôn đời.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh – Mai Tá luợc dịch
 
Điều kiện để theo làm môn đệ Chúa Giêsu
Lm. Đan Vinh
21:15 01/09/2013
CHÚA NHẬT 23 THƯỜNG NIÊN C

Kn 9,13-18 ; Plm 9b-10.12-17 ; Lc 14,25-33

ĐIỀU KIỆN ĐỂ THEO LÀM MÔN ĐỆ ĐỨC GIÊ-SU

I.HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 14,25-33

(25) Có rất đông người cùng đi đường với Đức Giê-su. Người quay lại bảo họ: (26) “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được. (27) Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được. (28) Quả thế, ai trong anh em muốn xây một cây tháp, mà trước tiên lại không ngồi xuống tính toán phí tổn, xem mình có đủ để hoàn thành không? (29) Kẻo lỡ ra, đặt móng rồi mà không có khả năng làm xong, thì mọi người thấy vậy sẽ lên tiếng chê cười mà bảo: (30) “Anh ta đã khởi công xây mà chẳng có sức làm cho xong việc”. (31) Hoặc có vua nào đi giao chiến với một vua khác, mà trước tiên lại không ngồi xuống, bàn tính xem mình có thể đem một vạn quân ra đương đầu với đối phương dẫn hai vạn quân tiến đánh mình chăng ? (32) Nếu không đủ sức, thì khi đối phương còn ở xa, ắt nhà vua đã phải sai sứ đi cầu hòa. (33) Cũng vậy, ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được”.

2. Ý CHÍNH: Bấy giờ có đông người đi theo Đức Giê-su lên Giê-ru-sa-lem. Nhưng họ lại tưởng Người sắp đi lãnh đạo cuộc cách mạng chống lại đế quốc Rô-ma giành độc lập theo chủ nghĩa Thiên Sai Do thái. Để đám đông khỏi bị ảo tưởng về sứ vụ cứu thế của mình, Đức Giê-su đã dạy họ ba điều kiện để có thể theo làm môn đệ cua Người: Một là họ phải yêu mến Người trên cả tình cảm gia đình ruột thịt và mạng sống của mình. Hai là họ phải sẵn sàng từ bỏ ý riêng và vác thập giá mình mà đi theo Người. Ba là họ phải khôn ngoan suy tính kỹ trước khi quyết định theo Người giống như một người sắp xây tháp cao hay như một ông vua sắp đem quân đi giao chiến với quân thù.

3. CHÚ THÍCH:

- C 25-27: + Có rất đông người cùng đi đường với Đức Giê-su : Cuộc hành trình của Đức Giê-su lên Giê-ru-sa-lem (x. Lc 9,51) trùng hợp với cuộc hành hương của người Do thái lên dự lễ Vượt Qua tại Đền thờ Giê-ru-sa-lem. Vì thế có nhiều người cùng đi với Đức Giê-su làm thành một đám người rất đông. + “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con”...: Tiếng Do thái không có lối văn so sánh. Do đó, khi muốn diễn tả ý hơn kém, người ta thường dùng lối văn song đối như “yêu” đối với “ghét” hay “từ bỏ”. Như vậy “từ bỏ” cha mẹ... chỉ có nghĩa là “yêu ít hơn”. Chính Mát-thêu đã hiểu như thế khi viết: “Ai yêu cha hay yêu mẹ hơn Thầy thì không xứng với Thầy”... (Mt 10,37). Do đó khi nghe Đức Giê-su dùng kiểu nói có vẻ cứng rắn như “từ bỏ cha mẹ”, chúng ta sẽ không nghĩ rằng Người loại bỏ giới răn thứ tư là “Thảo kính cha mẹ” (x. Lc 18,20). Ở đây, Người đòi những ai muốn làm môn đệ phải dành mọi sự quý giá nhất cho Người. + “Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy": Những ai muốn theo Đức Giê-su thì phải vác thập giá mình mà theo Người. Thập giá hôm nay là những hy sinh và từ bỏ mà người tín hữu phải chấp nhận khi bước theo Chúa.

- C 28-30: + Ai trong anh em muốn xây một cây tháp...: Đây là một ví dụ cho thấy cần phải suy nghĩ kỹ trước khi khởi sự làm một việc quan trọng. Chỉ những ai bền chí, có suy trước tính sau và không nản lòng thối chí mới có thể theo làm môn đệ của Người.

- C 31-33: + Hoặc có vua nào...: Cũng như việc quyết định giao chiến của một ông vua cần phải cân nhắc thận trọng thế nào, thì việc quyết định đi theo Đức Giê-su cũng cần phải được suy tính kỹ càng trước khi quyết định như vậy. + Ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được: Đây là lần thứ hai Đức Giê-su nhắc đến sự từ bỏ của cải như điều kiện để trở thành môn đệ của Người.

4. CÂU HỎI: 1) Khi đòi những ai muốn làm môn đệ của mình phải dứt bỏ tình cảm gia đình hoặc từ bỏ cả mạng sống của mình, phải chăng Đức Giê-su đã phế bỏ điều răn thứ tư dạy “con cái phải thảo kính cha mẹ” ? 2) Đức Giê-su đòi môn đệ phải vác thập giá mình mà theo Người. Vậy thập giá ám chỉ điều gì ? 3) Đức Giê-su đã nêu ra hai dụ ngôn nào để dạy môn đệ phải cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định theo Người ? 4) Câu nào cho thấy Đức Giê-su đòi môn đệ phải từ bỏ cả những của cải vật chất nữa ?

II.SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi” (Lc 14,26):

2. CÂU CHUYỆN:

GHÊN SÊ-Ơ (Gale Sayers), một cầu thủ chơi ở hàng hậu vệ của đội banh CHI-KÊ-GÔ BE-Ơ (Chicago Bears) vào thập niên 1960, được đánh giá là một trong những hậu vệ chạy nhanh nhất trong làng bóng đá chuyên nghiệp Hoa kỳ. Chung quanh cổ của cậu lúc nào cũng đeo lủng lẳng một chiếc mề đay bằng vàng, trên có khắc ba chữ “I am Third” nghĩa là “Tôi là thứ Ba”. Khi được hỏi lý do, anh đã cho biết như sau: “Chúa là thứ Nhất, tha nhân là thứ Hai, và tôi là thứ Ba”. Trong quyển tự thuật cuộc đời của mình, Ghên viết: “Tôi cố gắng sống câu nói ghi trên tấm mề đay của tôi. Không hẳn lúc nào tôi cũng sống được như vậy. Nhưng dù sao việc đeo câu ấy cũng giúp tôi khỏi đi trệch đường quá xa” (Theo Mark Link SJ).

3. SUY NIỆM:

Trong Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su dạy những ai muốn đi theo làm môn đệ của Người phải có đủ 3 điều kiện như sau: Một la phải có tinh thần siêu thoát, hai là phải vác thập giá đời mình, ba là phải suy tính khôn ngoan và kiên trì đi theo Người.

1)Điều kiện thứ nhất là phải có tinh thần siêu thoát từ bỏ: như lời Đức Giê-su: “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được”: Vì tiếng Do thái không có thể văn so sánh hơn kém, nên người ta thường dùng lối văn song đối như: "yêu và ghét bỏ". Ghét bỏ nghĩa là yêu ít hơn. Câu này tương đương với câu trong Tin Mừng Mat-thêu như sau: "Ai yêu cha mẹ hơn Thầy thì không xứng đáng với Thầy" (Mt 10,37). Qua câu này, Đức Giê-su đòi những ai muốn theo làm môn đệ của Người phải đặt Người lên hàng đầu, trên cả tình yêu đối với cha mẹ, vợ con, anh em, chị em và trên cả mạng sống của mình nữa.

Như thế, một khi theo Đức Giê-su, người môn đệ vẫn phải yêu mến cha mẹ, người thân và bản thân, phải quí mến của cải là hồng ân Chúa ban… Nhưng họ phải coi Đức Giê-su đứng hàng đầu: khi cần phải chọn một trong hai thì người môn đệ phải chọn Đức Giê-su hơn tất cả.

2)Điều kiện thứ hai là phải chấp nhận vác thập giá đời mình mà theo Đức Giê-su: như Người đã nói: “Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy":

Thập giá ở đây được ví như một cây gậy đi đường rất hữu ích cho một vận động viên leo núi: Vì nếu không có cây gậy dò đường và chống đỡ thì họ sẽ dễ dàng bị mệt mỏi, chán nản bỏ cuộc nửa chừng và có thể còn bị tai nạn nữa. Nhờ biết bỏ đi những rào cản, người môn đệ mới dễ dàng vác cây thập giá đời mình mà theo sau Đức Giê-su.

Người tín hữu cần biết chấp nhận các thử thách như: khi bị kẻ gian giật mất bóp tiền, điện thoại di động, xe cộ… chúng ta sẽ không quá buôn phiền tiếc của. Hoặc khi có cha mẹ, vợ chồng hay người thân qua đời… Chúng ta cũng đưng quá đau buồn buông suôi mọi sự. Rồi khi gặp những điều trái ý như làm ăn thua lỗ, thi rớt đại học, khi bị người yêu bỏ rơi… chúng ta hãy bình thản đón nhận, coi đó như thập giá phải vác để theo sau làm môn đệ Đức Giê-su.

3)Điều kiện thứ ba là phải khôn ngoan và kiên trì: Khôn ngoan suy tinh xem mình có thể đáp ứng được những đòi hỏi để theo Đức Giê-su hay không. Giống như một người muốn xây một cây tháp phải khôn ngoan suy nghĩ về khả năng tài chính của mình. Hoặc như một ông vua trước khi xuất chinh phải biết đánh giá tình hình để có quyết định xứng hợp. Có thể sau khi đi theo Chúa nhiều người vẫn bị nản lòng bỏ Chúa khi găp hoàn cảnh khó khăn. Khi đó hãy nhìn gương của các tông đồ: ban đầu các ông theo Đức Giê-su là để hy vọng sẽ được chia sẻ quyền lực địa vi trong Nước Trời Người sắp thiết lập. Nhưng Đức Giê-su đã dần dần thanh luyện suy nghĩ của các ông, và phải đến sau khi Đức Giê-su phục sinh, nhờ ơn Thanh Thần, các ông mới hiểu rõ thế nào là đi theo Chúa; và đã can đảm từ bỏ mọi sự để theo làm môn đệ của Người.

4)Hôm nay chúng ta phải làm gì để xứng đáng là môn đệ Đức Giê-su ? : Câu chuyện “Tôi là thứ Ba” minh chứng cho điều Đức Giê-su nói trong Tin mừng hôm nay: “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được”. Nói cách khác, Khi phải chọn lựa chúng ta phải ưu tiên chọn Đức Giê-su là thứ nhất cho cuộc đời mình.

- Sống là chấp nhận từ bỏ: Hôm nay có những điều xấu chúng ta phải từ bỏ như: rượu chè, ma túy, trụy lạc... Tuy nhiên cũng có những điều tốt mà chúng ta vẫn phải từ bỏ để chọn một điều tốt hơn như: Bỏ nghề đang làm để làm nghề mới phù hợp với ơn gọi, chọn ngành học hợp với khả năng lại vừa tốt cho ơn gọi... Từ bỏ thường hay làm cho ta tiếc nuối. Chẳng hạn: Từ bỏ chiếc giường êm ấm để thức dậy đi lễ sáng; Từ bỏ một cuốn phim hay đang xem trên Ti-vi để đọc kinh tối chung gia đình; Từ bỏ đi chơi ngày Chúa nhật để theo học lớp giáo lý hôn nhân và đi làm công tác xã hội... Cuộc sống hôm nay cho chúng ta có nhiều cơ hội để chọn lựa. Bình thường, người ta dễ chọn cái tầm thường hơn điều cao cả, chọn khoái lạc thấp hèn hơn hạnh phúc vững bền, chọn ích lợi bản thân hơn ích chung tập thể.

- Ki-tô hữu là người chọn làm môn đệ Đức Giê-su, nghĩa là chọn đi con đường hẹp. Đức Giê-su đòi môn đệ phải coi Người trọng hơn tất cả mọi mối dây tình cảm như tình cha con, vợ chồng, danh vọng của cải... Những điều nói trên tuy đáng quí, nhưng cũng chỉ có giá trị tương đối mà thôi. Ki-tô hữu là người dám từ bỏ tất cả noi gương Đức Giê-su, Đấng đã từ bỏ vinh quang thần linh để trở nên một người phàm. Từ bỏ chính là chọn vào Nước Trời ngang qua cửa hẹp với Đức Giê-su.

- Sự từ bỏ ở đây không phải chỉ cần làm một lần là đủ, nhưng muốn trở thành môn đệ Đức Giê-su, chúng ta phải không ngừng từ bỏ. Đây là một cuộc chiến lâu dài và gian khổ. Cần tránh thái độ nửa chừng thỏa hiệp. Bây giờ không còn phải là thời gian ngồi suy tính nữa, mà mỗi người chúng ta phải dứt khoát từ bỏ mọi vướng víu để trung thành đi theo làm môn đệ Đức Giê-su đến cùng.

4. THẢO LUẬN: 1) Nếu phải từ bỏ tất cả những gì bạn đang có như tiền bạc, địa vị, đam mê... để trở thành môn đệ Đức Giê-su, thì theo bạn, từ bỏ điều nào là khó nhất ? 2) Khi gặp một người yêu ghét đạo công giáo, nhất định không cử hành lễ nghi hôn phối trong nhà thờ thì bạn sẽ phải làm gì ? 3) Cụ thể ngay hôm nay bạn quyết tâm từ bỏ điều gì đang cản trở bạn đi theo làm môn đệ Đức Giê-su ?

5. NGUYỆN CẦU:

Lạy Chúa Giê-su. Chúa đã nhiều lần dạy chúng con rằng: Muốn trở thành môn đệ của Chúa thì chúng con phải sẵn sàng từ bỏ ý riêng và vác thập giá là việc bổn phận hằng ngày mà theo chân Chúa. Chúa ơi, đây quả thật là một điều cam go và không dễ thực hiện chút nào ! Bởi vì con cảm thấy dường như lúc nào cũng có những thập giá đè nặng trên vai con: bệnh tật, đau khổ, công việc, sự vất vả hy sinh, mất mát và thất bại... Mà thập giá ấy lại sẽ kéo dài trong suốt cuộc đời con. Thập giá con phải mang không thể tập thành thói quen và luôn biến dạng mỗi ngày mỗi khác... Chính vì thế mà con đã ý thức rằng: Theo Chúa đòi con phải luôn trong tư thế từ bỏ và hy sinh. Không phải chỉ cố chịu đựng một lần, nhưng là chịu đựng suốt đời. Từng giờ phút qua đi là những giờ phút con phải vác thập giá để tiến bước theo Chúa đến đỉnh đồi Can-vê. Xin giúp con sẵn sàng vác cây thập giá đời con, vì tin rằng chính Chúa cũng đang vác thập giá đi trước con và hằng ban ơn nâng đỡ, giúp con đủ sức vác thập giá đời mình đi theo Chúa đến trọn cuộc đời.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON

LM ĐAN VINH - HHTM
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tin thêm về Tân Quốc vụ Khanh Tòa Thánh: Đức TGM Pietro Parolin
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
10:38 01/09/2013
Tân Quốc vụ Khanh Tòa Thánh Roma: Đức tổng giám mục Pietro Parolin.

Đức Thánh Cha Phanxico, hôm nay thứ bảy ngày 31.08.2013, đã nhận đơn từ chức của Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, 78 tuổi, khỏi chức vụ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và công bố bổ nhiệm Đức Tổng giám mục Pietro Parolin, 58 tuổi, là người kế vị trong chức vụ Quốc vụ Khanh Tòa Thánh.

Đức Tổng giám mục Parolin là nhà ngoại giao chuyên nghiệp của Tòa Thánh Roma. Ngài sinh ngày 17.01.1955 ở Schiavon miền bắc nước Ý thuộc vùng Vicenza. Ngài chịu chức Linh mục năm 1980 và làm việc mục vụ ở Giáo phận Vicenza. Năm 1984 ngài học trường ngoại giao Tòa thánh ở Roma, đậu bằng Tiến sĩ Giáo luật, và năm 1986 làm việc trong ngành ngoại giao tòa thánh ở Nigeria và Mexico.

Ngài đã là Thứ trưởng bộ ngoại giao Tòa Thánh từ năm 2002 đến 2009. Trong thời gian này ngài đã từng cầm đầu phái đoàn Tòa Thánh hội đàm với Chính phủ Israel và Chính phủ Việt Nam. Dưới thời Đức nguyên giáo hoàng Benedicto XVI. ngài là người bắt liên lạc với Chính phủ Bắc Kinh.

Ngày 17.08.2009 Đức Ông Parolin được Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI. thăng Tổng giám mục và được cử làm Sứ Thần Tòa Thánh ở Venezuela. Ngài thông thạo ngoại ngữ Pháp, Anh và Tây Ban nha.

Việc đề cử Đức tổng giám mục Parolin còn trẻ tuổi vào chức vụ then chốt hàng đầu trong Tòa Thánh Vatican, như một „ Alter Ego, cánh tay phải“ của Đức Giáo Hoàng trong công việc ngoại giao cùng điều hành những công việc hành chánh trong giáo triều, đã gây ngạc nhiên cho nhiều người.

Với chức vụ là Quốc vụ Khanh Tòa Thánh Roma, rồi đây trong tương lai ngài sẽ được thăng chức vị Hồng Y.

Việc bổ nhiệm vị tân Quốc vụ Khanh trong triều đại Đức Giáo Hoàng Phanxico đã được nói đến nhiều với những phỏng đoán chờ đợi từ lâu nay.

Ngày 15.10.2013 tới đây Đức tân Quốc vụ Khanh Pietro Parolin sẽ bắt đầu nhiệm vụ mới ở Vatican.

Theo kath.net ngày 31.08.2013

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Tuần lễ cầu nguyện cho Syria
Bùi Hữu Thư
08:53 01/09/2013

Xin nâng đỡ những ai chịu đau khổ vì bạo tàn

ROME, Ngày 31 tháng 8, 2013 (Zenit.org) – Đây là kinh nguyện cho ngày 2 trong một tuần cầu nguyện cho Syria. Chiến dịch cầu nguyện được cơ quan Bác Ái Công Giáo trợ giúp cho Giáo Hội nghèo khó.

Cầu nguyện và cầu bầu cho hòa bình tại Syria

Lạy Thiên Chúa từ bi nhân hậu,
Xin lắng nghe tiếng than khóc của người dân Syria
Xin nâng đỡ những ai chịu đau khổ vì bạo tàn
Xin an ủi những ai đang thương khóc kẻ chết
Xin ban sức mạnh cho các nước láng giềng của Syria để họ tiếp đón những người tị nạn
Xin cải hóa tâm hồn những người đang cầm vũ khí
Và bảo vệ cho những ai đang dấn thân kiến tạo hòa bình.
Lạy Thiên Chúa của niềm hy vọng,
Xin soi sáng cho các vị lãnh dạo để họ lựa chọn hòa bình thay vì chiến tranh, và tìm kiếm sự hòa giải với những kẻ thù của họ
Xin đốt nóng Giáo Hội hoàn vũ với ngọn lửa của sự thương cảm đối với người dân Syria
Và ban cho chúng con niềm hy vọng cho một tương lai được xây dựng trên công lý cho tất cả mọi người
Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Hoàng Tử của Hòa Bình và Ánh Sáng thế gian.
Amen


Xin nâng đỡ những ai chịu đau khổ vì bạo tàn

Syria, một chiến trường: “Nơi sở làm bị tàn phá. Sự ngây thơ của con trẻ bị phá hủy. Gia đình, nhà cửa bị phá hủy. Trường học, nơi thờ phượng, bệnh viện, bị phá hủy … một thảm trạng bạo tàn đang lan tràn bên dưới sự thờ ơ ngó nhìn của biết bao nhiêu người. Một quốc gia nhỏ bé đang gánh vác hình ảnh đau đớn và nặng nề của Chúa Giêsu trên thập giá. ‘Vẫn chưa thấy ông Simôn thành Xyrênê xuất hiện’.”
6,8 triệu người đang chịu ảnh hưởng bởi cuộc chiến tại Syria. “Thời gian của sự thinh lặng đang đến gần… những cái nhìn thầm lặng, đầy tràn nước mắt với những con tim bị tan vỡ là ngôn ngữ kết hiệp chúng ta với trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria đứng dưới chân thập giá …”

Với những ai đang chịu đau khổ vì những bạo tàn này, chúng ta cầu xin rằng sau những đau khổ và bao nhiêu khủng khiếp này, họ sẽ không đánh mất niềm hy vọng về một giải pháp hòa bình và công chính. Chúng ta cầu xin cho có nhiều “Simôn thành Xyrênê” xuất hiện, sẵn sàng vác thập giá và đỡ nâng gánh nặng cho người dân này. Lạy Mẹ Maria, Nữ Vương Hòa Bình, xin cầu cho Syria, xin cầu cho chúng con.
 
ĐTC Phanxicô thông báo ngày 7 tháng 9 cầu nguyện cho hòa bình Thế Giới
Trần Mạnh Trác
15:36 01/09/2013
Trước viễn ảnh một Thế Giới đang càng ngày càng phân cực và bắt đầu sử dụng những vũ khí chiến tranh man rợ hơn, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên tiếng kêu gọi một Buổi Cầu Nguyện cho Hoà Bình Thế Giới, đặc biệt là cho cuộc xung đột thảm khốc đang diễn ra tại Syria.

Thay vì những lời giáo huấn lấy chủ đề từ bài đọc Chuá Nhật như thường lệ, Đức Thánh Cha đã dành trọn buổi kinh Truyền Tin ngày 1 tháng 9 để kêu gọi Hoà Bình:

"Tôi mạnh mẽ kêu gọi hòa bình , lời kêu gọi phát xuất tự đáy lòng, " Ngài nói với hàng ngàn người hành hương đang bất chấp cái nắng chói chang tại quảng trường Thánh Phêrô.

"Hiện đang có rất nhiều xung đột trên thế giới làm cho tôi đau khổ và lo lắng, nhưng gần đây trái tim tôi đã đặc biệt đau nhói về những gì đang xảy ra ở Syria và xúc động bởi những sự kiện đang từ từ được phát hiện ra, " Đức Giáo Hoàng noí tiếp.

" Vì lý do này , hỡi anh chị em, tôi quyết định kêu gọi một buổi cầu nguyện cuả toàn thể Giáo Hội , " Ngài tuyên bố .

Đây sẽ là "một ngày ăn chay và cầu nguyện cho hòa bình ở Syria , ở Trung Đông , và toàn thế giới . "

Một buổi canh thức sẽ được tổ chức vào ngày 07 tháng 9 , trong dịp lễ sinh nhật của Mẹ Maria, Nữ Vương Hòa Bình . Dân chúng sẽ tụ họp tại Quảng trường Thánh Phêrô từ 19:00g cho đến nửa đêm và các Giáo Hội địa phương được yêu cầu tham gia bằng cách tổ chức những buổi tụ hợp để ăn chay và cầu nguyện chung với nhau.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng mở rộng lời mời đến những người theo các tôn giáo khác và tất cả những người có thiện tâm để tham gia sáng kiến ​​này với những cách thức riêng cuả họ có thể. "

" Nhân loại đang cần được xem thấy những cử chỉ hòa bình và được nghe thấy những tiếng noí của hy vọng và bình an ! " Đức Giáo Hoàng cho biết.

" Mọi người có thiện tâm có nhiệm vụ phải theo đuổi hòa bình. "

"Tôi mạnh mẽ và khẩn cấp kêu gọi toàn bộ Giáo Hội Công Giáo , và mọi Kitô hữu của những niềm tin khác , cũng như những tín đồ của mọi tôn giáo và cả những anh chị em không có đức tin : hòa bình là một sự thiện vượt qua tất cả các rào cản, bởi vì nó thuộc về toàn thể nhân loại ! "

Đức Thánh Cha than thở về việc sử dụng vũ khí gây thiệt hại đến thường dân, những người không có vũ khí, những trẻ em , đặc biệt gần đây trong một "đất nước đang chịu cảnh tử đạo" là nước Syria .

" Với hết sức lực của tôi , tôi yêu cầu mỗi bên trong cuộc xung đột hãy lắng nghe tiếng nói của lương tâm, đừng đóng lòng mình vì lợi ích riêng, mà là để nhìn nhau như những người anh em và dứt khoát và can đảm đi theo con đường của gặp gỡ và thương lượng, và nhờ thế mà có thể vượt qua cuộc xung đột mù quáng", Ngài nói .

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng yêu cầu cộng đồng quốc tế "ngay lập tức dồn mọi nỗ lực để thúc đẩy những đề xuất rõ ràng cho nền hòa bình tại đất nước này. "

Ngài kết án việc sử dụng vũ khí hóa học và yêu cầu những nhân viên nhân đạo "phải được quyền đi tới tận chỗ để cung cấp sự trợ giúp cần thiết . "

Đức Thánh Cha tiếp tục kêu van cho hòa bình : " những nền văn hoá xung đột và đối đầu không xây dựng sự hài hòa giữa các dân tộc được, mà chỉ là một nền văn hóa gặp gỡ và đối thoại mới xây dựng hoà bình, đây là cách duy nhất tiến tới hòa bình . "

Khẩn cầu tới lòng từ mẫu của Đức Maria, Đức Giáo Hoàng Francis nói: " Chúng ta hãy xin Mẹ Maria giúp cho chúng ta đối phó với bạo lực, xung đột và chiến tranh, bằng sức mạnh của đối thoại , hòa giải và yêu thương. Mẹ là mẹ của chúng ta : Mẹ sẽ giúp chúng ta tìm thấy bình an, vì tất cả chúng ta là con cái của Mẹ " !

Xem Video Vatican
 
Giáo hội kêu gọi thương thuyết tại Syria trong khi Obama muốn can thiệp bằng quân sự
Vũ Văn An
18:32 01/09/2013
Cơ quan Trợ Giúp Giáo Hội Khốn Khó dự định tổ chức một tuần cầu nguyện cho Syria nhân dịp tháng Mười, tháng Mân Côi Đức Mẹ. Nhưng vì tình hình Syria trở nên nghiêm trọng đáng ngại, cơ quan này đã bắt đầu tuần cầu nguyện từ hôm thứ Sáu vừa qua. Mỗi ngày, cơ quan đưa ra lời cầu nguyện khác nhau cho Syria, dựa trên chứng từ từ Syria gửi tới.

Một trong những chứng từ đó là câu truyện bé gái 6 tuổi đang chơi trò ẩn-tìm với em trai thì em trai bị bắn và bị giết. Tại nghĩa trang, trước mộ em trai, bé gái gào to “Em ơi, ra khỏi chỗ ẩn đi! Chị không muốn chơi một mình nữa!”.

Những câu truyện như trên cùng với hàng ngàn những câu truyện khác và hình chụp, và nhất là nay các videos tường trình về vụ gọi là tấn công bằng vũ khí hóa học đang khiến cộng đồng quốc tế khẩn cấp kêu gọi phải có biện pháp giải quyết vấn đề Syria sau hơn hai năm tranh chấp.

Nhưng trong khi Hoa Kỳ và nhiều nước khác đang cân nhắc kế hoạch can thiệp quân sự, thì các nhà lãnh đạo Giáo Hội từ Syria và cả Vatican nữa đang lặp lời kêu gọi phải có những cuộc đối thoại.

Giải pháp duy nhất

Sáng thứ Năm tuần qua, sau khi Đức Phanxicô tiếp kiến quốc vương và hoàng hậu Jordan, thông cáo chính thức của Vatican về cuộc tiếp kiến này đã có những dòng sau đây: “[Liên quan tới tình hình bi thảm tại Syria hiện nay] hai bên tái khẳng định rằng con đường đối thoại và thương thuyết giữa mọi thành phần của xã hội Syria, với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, là giải pháp duy nhất chấm dứt tranh chấp và bạo lực mà hàng ngày đang gây mất mát cho nhiều mạng sống nhân bản, nhất là cho các thường dân vô tội”

Cơ quan Caritas Quốc Tế hôm nay cũng tuyên bố rằng “thương thuyết hòa bình” là “giải pháp duy nhất” tại Syria. Phát ngôn viên của cơ quan này là Patrick Nicholson cho rằng “Cộng đồng quốc tế có trách nhiệm đem mọi bên tới hòa đàm, tới tự chế, không làm cho tình hình xấu thêm bằng can thiệp quân sự, và tài trợ cho các cố gắng trợ giúp cả bên trong xứ sở lẫn người tị nạn”.

Ông cho hay: “Chúng ta cấp thiết cần hòa đàm, coi đó là giải pháp duy nhất để chấm dứt thảm họa tại Syria”.

Tuyên bố của cơ quan này nhìn nhận vũ khí hóa học là “tội ác khủng khiếp” và việc sử dụng loại vũ khí này nói là đã xẩy ra ngày 21 tháng Tám vừa qua cho thấy rõ “tình huống nhân đạo đã trở nên bi thảm biết chừng nào”

Tổng Thư Ký Caritas Quốc Tế là Michel Roy cho hay “Nhân dân Syria không hề cần thêm đổ máu, họ cần nó chấm dứt mau chóng. Họ cần một cuộc ngưng chiến ngay tức khắc. Leo thang can thiệp quân sự của các thế lực ngoại quốc chỉ mở rộng thêm chiến tranh và gia tăng đau khổ.

“Thập niên qua đã làm chứng cho các hậu quả thảm hại của việc can thiệp bằng quân sự tại Iraq, Afghanistan và Libya.

“Caritas tin rằng giải pháp duy nhất hợp nhân đạo là giải pháp thương thuyết. Đối thoại có thể chấm dứt chiến tranh tại Syria, duy trì mạng sống cho người dân và xây dựng một tương lai tươi đẹp cho mọi người. Ưu tiên phải là tái lên sinh lực cho các cuộc đàm phán tại Genève như là bước đầu tiến tới việc ngừng bắn và thỏa hiệp hòa bình”.

Tổng Thống Hoa Kỳ đang nói tới một hành động “có giới hạn và phạm vi nhỏ” tại Syria, dù cho rằng hành động đó còn đang được cân nhắc. Khoảng một năm trước đây, ông từng cho rằng việc sử dụng vũ khí hóa học sẽ bị đáp trả.

Tuy nhiên, các giám mục Hoa Kỳ, theo gương Vatican, đã lên tiếng kêu gọi thương thuyết. Trong lá thư gửi bộ trưởng ngoại giao John Kerry, các giám mục đã trích dẫn lời Đức Phanxicô: “Không phải tranh chấp đem lại viễn tượng hy vọng cho việc giải quyết các vấn đề, mà đúng hơn là khả năng gặp gỡ và đối thoại”.

Từ Damascus

Thượng Phụ Công Giáo Melkite Hy Lạp của Damascus cũng cho rằng bất chấp tình thế khó khăn tại Syria, các sáng kiến hòa giải vẫn còn khả thi và nên được coi là ưu tiên hàng đầu của mọi quốc gia có liên hệ với cuộc khủng hoảng.

Đức Gregorios III nói như thế trong cuộc phỏng vấn của cơ quan Trợ Giúp Giáo Hội Khốn Khó vào hôm thứ Ba tuần rồi. Theo lời Quận Chúa Caroline Cox của Queensbury, hôm thứ Năm, Nghị Viện Anh đã lắng nghe lời kêu gọi của Thượng Phụ rằng can thiệp quân sự của Phương Tây vào Syria chỉ tạo thêm bạo lực và bất ổn. Chính vì thế, Nghị Viện đã bác bỏ việc phóng hỏa tiễn vào Syria. Thượng phụ Gregorios cũng tỏ ra hoài nghi đối với việc xác định ai đứng đàng sau cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học hôm 21 tháng Tám. Đồng thời, ngài còn chỉ trích chính sách của Hoa Kỳ tại Syria: “quí vị không nên hôm nay tố cáo chính phủ mai lại tố cáo phe đối lập. Làm thế chỉ tổ tạo thêm bạo lực và thù hận. Người Mỹ vốn đổ dầu vào lửa suốt hai năm qua”.

Ngài lên án việc đổ vũ khí vào xứ sở: “Nhiều người đang từ bên ngoài tới Syria để đánh nhau tại xứ này. Những chiến binh này đang đổ dầu vào chủ nghĩa quá khích và duy Hồi Giáo. Đã đến lúc phải chấm dứt các vũ khí kia và thay vì kêu gọi thêm bạo lực, các thế lực quốc tế cần làm việc cho hòa bình”.

Từ Jerusalem

Hôm thứ Tư, Thượng Phụ La Tinh của Giêrusalem là Fouad Twal đã lên tiếng đặt nghi vấn: Hoa Kỳ lấy “quyền gì” mà phát động cuộc tấn công chống lại Syria. Ngài nói: “Có cần phải gia tăng con số tử vong hiện đã quá 100,000 người hay không?”

Thượng phụ cũng cảnh báo các hậu quả của một cuộc tấn công rất có thể sẽ lan ra khắp vùng. Ngài bảo: “Theo các quan sát viên, các cuộc tấn công chỉ nên nhằm các mục tiêu chuyên biệt và tập trung vào một số ít địa điểm chiến lược nhằm ngăn chặn việc sử dụng hơn nữa các vũ khí hóa học. Nhưng căn cứ vào kinh nghiệm, chúng ta biết rằng một cuộc tấn công có mục tiêu bao giờ cũng có hậu quả phụ (collateral), nhất là các phản ứng mạnh mẽ có thể nổi lửa cho toàn vùng”

Giám Mục Công Giáo theo nghi lễ Canđê và cũng là chủ tịch Caritas Syria là Đức Cha Antoine Audo của Aleppo cho hay “Con đường duy nhất dẫn tới hoà bình là đối thoại. Chiến tranh không đem ta tới đâu cả”.

Sức mạnh và đức tin

Mặc dù nhiều tiếng nói mạnh mẽ đã được gióng lên yêu cầu phải có thương thuyết, nhưng người ta vẫn không bỏ qua được tính tàn khốc của tình hình hiện nay.
Phát ngôn viên của Caritas Quốc Tế cho hay cách thế duy nhất đem những người liên hệ tới chỗ có thể thương thuyết với nhau mà không cần tới bạo lực là cầu nguyện. “Cầu nguyện như Đức Giáo Hoàng Phanxicô vốn khuyến khích. Nhưng cũng cần nói rõ với những người trong nội bộ Syria và các đồng minh của họ ở bên ngoài đất nước biết rằng bạo lực phải được chấm dứt. Điều này có nghĩa phải ngưng việc nhập vũ khí vào Syria, ngưng bắn tức khắc và áp lực mọi bên của tranh chấp tới bàn hòa đàm. Lời nhắn rõ ràng của người dân thường Syria là họ muốn có hòa bình và việc chấm dứt tranh chấp ngay lập tức. Như một trong các nhân viên Caritas của chúng tôi ở trong Syria từng nói với chúng tôi ‘chống lại bức tranh đen tối này, xã hội dân sự chúng tôi đang tiến hành cuộc kháng chiến thầm lặng. Chúng tôi đang chiến đấu chống khốn khó và bạo lực trong im lặng và với nhân phẩm’. Chúng ta phải liên đới với họ”.

Thư gửi bộ trưởng ngoại giao John Kerry

Trong thư gửi bộ trưởng ngoại giao John Kerry vào hôm thứ Năm, Đức Cha Richard Pates của Des Moines, Iowa, chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình Quốc Tế của HĐGMHK, nhắc tới cuộc gặp gỡ giữa Đức GH Phanxicô và quốc vương Jordan Abdullah II, trong đó Đức Giáo Hoàng và Quốc Vương nhất trí rằng “con đường đối thoại và thương thuyết giữa mọi thành phần của xã hội Syria, với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, là giải pháp duy nhất để chấm dứt tranh chấp và bạo lực đang hàng ngày gây ra sự mất mát cho rất nhiều nhân mạng, nhất là cho các thường dân vô tội... Tranh chấp không đem lại viễn tượng hy vọng nào để giải quyết các vấn đề...”.

Để rồi cho bộ trưởng ngoại giao hay: chủ trương lâu đời của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ là nhân dân Syria khẩn thiết cần một giải pháp chính trị có thể chấm dứt đánh nhau và tạo ra tương lai cho mọi người Syria, một giải pháp biết tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo. Các ngài yêu cầu Hoa Kỳ hợp tác với các chính phủ khác để có được một cuộc ngưng bán, khởi đầu các cuộc thương thuyết nghiêm chỉnh, cung cấp các trợ giúp nhân đạo vô tư và trung lập, và khuyến khích việc xây dựng một xã hội bao gồm mọi người tại Syria, một xã hội biết che chở quyền lợi của mọi công dân, trong đó có Kitô hữu và các nhóm thiểu số khác.

Ngày 7 tháng 9, ngày ăn chay cầu nguyện cho hòa bình Syria

Chúa Nhật ngày 1 tháng Chín, trong buổi đọc kinh truyền tin tại công trường nhà thờ Thánh Phêrô, Đức Phanxicô đã chính thức chọn ngày 7 tháng Chín, lễ sinh nhật Đức Mẹ, Nữ Vương Hòa Bình, làm ngày ăn chay và cầu nguyện cho hòa bình tại Syria, tại Trung Đông và trên khắp thế giới.

Đức Giáo Hoàng cho hay tiếng kêu hòa bình đang vang lên từ khắp nơi trên thế giới, từ mọi dân tộc, từ mọi cõi lòng, từ gia đình vĩ đại là nhân loại. “Tiếng kêu này mốn mạnh mẽ nói rằng: chúng tôi muốn một thế giới thanh bình, chúng tôi muốn là những người nam nữ của hòa bình, chúng tôi muốn hòa bình xuất hiện giữa lòng xã hội chúng tôi, một xã hội đang tan nát vì chia rẽ và tranh chấp. Không bao giờ có chiến tranh nữa! Không bao giờ có chiến tranh nữa! Hòa bình là ơn phúc quí giá cần phải được cổ vũ và bảo vệ.

“Hiện đang có quá nhiều tranh chấp trên thế giới khiến tôi đau khổ và lo âu rất nhiều, nhưng trong những ngày này, trái tim tôi đặc biệt đau đớn vì những gì đang diễn ra tại Syria và lo sợ trước những khai triển bi thảm đang ló dạng.

“Tôi khẩn thiết yêu cầu hòa bình, một lời yêu cầu phát xuất từ thẳm sâu tâm hồn tôi. Không biết bao nhiêu đau khổ, không biết bao nhiêu tàn phá, không biết bao nhiêu đớn đau đã được gây ra bởi việc sử dụng vũ khí tại xứ sở tử đạo này, nhất là cho thường dân và người không có vũ trang! Tôi nghĩ tới nhiều trẻ em không thấy được ánh sáng tương lai! Với một quyết tâm cao độ nhất, tôi lên án việc sử dụng vũ khí hóa học: tôi nói để anh chị em hay các hình ảnh khủng khiếp trong mấy ngày qua đang bừng bừng trong tâm trí tôi. Thiên Chúa và lịch sử sẽ phán kết hành động của chúng ta, một phán kết không thể nào tránh được! Sử dụng vũ khí không bao giờ đem lại hòa bình. Chiến tranh đẻ ra chiến tranh, bạo lực phát sinh bạo lực.

“Với hết sức lực mình, tôi yêu cầu mỗi bên trong cuộc tranh chấp này lắng nghe tiếng nói của chính lương tâm họ, đừng tự đóng kín duy nhất trong các quyền lợi của mình mà thôi, nhưng đúng hơn phải nhìn nhau như anh em và cương quyết cũng như can đảm bước theo con đường gặp gỡ và thương thuyết, nhờ thế vượt qua được cuộc tranh chấp mù quáng. Cùng một tha thiết ấy, tôi khuyên cộng đồng quốc tế cố gắng hết sức để cổ xúy các đề nghị rõ ràng nhằm đạt hòa bình cho xứ sở này ngay lập tức, một nền hòa bình dựa trên đối thoại và thương thuyết, vì lợ ích của toàn thể nhân dân Syria.

“Không nên tiếc một cố gắng nào nhằm bảo đảm việc trợ giúp nhân đạo cho những người bị thương bởi cuộc tranh chấp khủng khiếp này, nhất là những người bị buộc phải ra đi và rất nhiều người tị nạn tại các lước lân bang. Ước chi các nhân viên nhân đạo, có nhiệm vụ thoa dịu đau khổ cho những người này, được quyền lui tới để cung cấp sự trợ giúp cần thiết.

“Ta có thể làm gì để tạo hoà bình trên thế giới? Như Đức Gioan đã nói, mỗi cá nhân phải thiết lập cho được các liên hệ mới trong xã hội con người dưới sự dạy dỗ và dìu dắt của công lý và tình yêu (xem Gioan XXIII, Pacem in Terris, [11 tháng Tư, 1963]: AAS 55, [1963], 301-302).

“ Mọi người nam nữ thiện chí buộc có trách nhiệm theo đuổi hòa bình. Tôi mạnh mẽ và khẩn thiết gửi lời kêu gọi tới toàn thể Giáo Hội Công Giáo, và cả mọi Kitô hữu của các tuyên tín khác, cũng như tín hữu của mọi tôn giáo và cả các anh chị em không có tín ngưỡng: hòa bình là một thiện ích có thể vượt qua mọi rào cản, vì nó vốn thuộc về toàn thể nhân loại!

“Tôi xin mạnh mẽ nhắc lại: cả nền văn hóa kình chống lẫn nền văn hóa tranh chấp đều không tạo được sự hòa hợp bên trong cũng như giữa các dân tộc, đúng hơn, chỉ nền văn hóa gặp gỡ và nền văn hóa đối thoại mới làm được việc đó; đó là con đường duy nhất dẫn tới hòa bình.

“Ước chi lời kêu gọi hòa bình tiếp tục dâng cao và đụng tới trái tim từng người để ai nấy hạ vũ khí xuống và để ước nguyện hòa bình dẫn dắt mình.”

Sau đó, Đức Giáo Hoàng cho hay: vào ngày 7 tháng Chín sắp tới, tại công trường nhà thờ Thánh Phêrô, từ 19 giờ 00 tới 24 giờ 00, sẽ có buổi tụ tập để cầu nguyện và sám hối, xin Chúa ban hồng phúc hòa bình cho dân tộc Syria “quí yêu, cho mọi tình huống tranh chấp và bạo lực khắp thế giới. Nhân loại cần nhìn thấy các cử chỉ hoà bình này và nghe những lời lẽ hy vọng và hòa bình! Tôi yêu cầu các Giáo Hội địa phương, ngoài việc ăn chay, cùng tụ tập nhau để cầu nguyện theo ý chỉ này”.

Kết thúc, Đức Phanxicô dâng lời cầu xin Đức Mẹ “Xin giúp chúng con vượt qua thời điểm khó khăn nhất này và mỗi ngày biết dấn thân xây dựng, trong mọi hoàn cảnh, nền văn hóa gặp gỡ và hòa bình. Hỡi Maria, Nữ Vương Hòa Bình, xin cầu cho chúng con!”
 
Top Stories
Christian Symposium: For the good of the human community
+ Pope Francis
09:06 01/09/2013
2013-08-31 L’Osservatore Romano - Ecclesiastical authority and civil power “are called to cooperate for the integral good of the human community” . The Pope wrote this in a message to Cardinal Koch for the 13th Inter-Christian Symposium taking place in Milan from 28 to 30 August.

To my Venerable Brother
Cardinal Kurt Koch
President of the Pontifical Council
for Promoting Christian Unity

It was with great joy that I learned about this inter-Christian Symposium, organized every two years by the Franciscan Institute of Spirituality at the Pontifical University Antonianum and by the Department of Theology at the Orthodox Faculty of Theology of the Aristotle University of Thessaloniki, the aim of which is deepening understanding of the theological and spiritual Traditions of East and West and of cultivating brotherly relations of friendship and scholarship among members of the two academic institutions.

I would like, therefore, to extend my cordial greeting to the organizers, the relators and to all the participants in the 13th edition of this praiseworthy initiative, which is taking place this year in Milan, with the collaboration of the Catholic University of the Sacred Heart, on the theme: “The life of Christians and civil power — historical questions and current perspectives in East and West”. This subject matter fits well into the framework of the many initiatives organized to commemorate the 17th centenary of the promulgation of the Edict of Constantine, particularly important initiatives took place in Milan, such as such as the visit of the Ecumenical Patriarch Batholomaios I to the Church of St Ambrose and to the city.

The historical decision, by which religious freedom for Christians was decreed, opened up new ways for spreading the Gospel and contributed greatly to the birth of European civilization. The memory of that event offers the present Symposium an opportunity to reflect on the evolution of the ways in which the Christian world relates to civil society and the authority that presides over it. These ways have developed in history in very different contexts, with significant diversification in East and West. At the same time, they have retained several fundamental points in common, such as the conviction that civil power finds its limits before the law of God, reserving just space for the autonomy of conscience, with the awareness that ecclesiastical authority and civil power are called to cooperate for the integral good of the human community.

With the hope that the work of this Symposium bear abundant fruit for the progress of historical research and mutual understanding between the different Traditions, I assure you of my remembrance in prayer and I cordially invoke my Apostolic Blessing upon those who have contributed to the organization of the Conference and on all those who are taking part in it.

From the Vatican, 19 August 2013
 
Pope Francis at Angelus: Sept 7 day of prayer for peace
Vatican Radio
09:07 01/09/2013
(Vatican Radio Sept. 1) Pope Francis has called for a day of fasting and prayer for peace in Syria, in the entire Mideast region, and throughout the whole world to be held this coming Saturday, September 7th, 2013. Speaking ahead of the traditional Angelus prayer with pilgrims gathered in St Peter’s Square this Sunday, Pope Francis said, “On [Saturday] the 7th of September, here [in St Peter’s Square], from 7 PM until midnight, we will gather together in prayer, in a spirit of penitence, to ask from God this great gift [of peace] for the beloved Syrian nation and for all the situations of conflict and violence in the world.” The Holy Father also invited non-Catholic Christians and non-Christian believers to participate in ways they feel are appropriate. “Never again war!” said Pope Francis. “We want a peaceful world,” he said, “we want to be men and women of peace.”

Pope Francis also issued a forceful condemnation of the use of chemical weapons. “There is the judgment of God, and also the judgment of history, upon our actions – [judgments] from which there is no escaping.” He called on all parties to conflicts to pursue negotiations, and urged the international community to take concrete steps to end conflicts, especially the war in Syria. “Humanity needs to see gestures of peace,” said Pope Francis, “and to hear words of hope and of peace.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Sinh viên Công giáo giáo xứ Ba Ngòi sinh hoạt mùa Hè
PV. Ba Ngòi
20:00 01/09/2013
Sinh viên nào cũng mong tới mùa Hè, vừa là kết thúc một năm học đầy nỗ lực chuẩn bị cho một bước tiến mới, vừa là cơ hội về quê nghỉ hè - thỏa niềm mong nhớ mái ấm gia đình.

Xem hình ảnh

Với Sinh Viên Công Giáo Ba Ngòi, thiết tưởng, ngoài mái ấm gia đình đầy yêu thương ấy, còn mái nhà Giáo Xứ chan hòa niềm dấu ái một thưở ngây thơ.

Ngay từ những ngày đầu hè, các SVCG đã tập họp đông đủ để “Chào cha sở chúng con mới về”, khoe với cha những thành tích đạt được trong năm qua, trình với Cha những dự định thực hiện trong những ngày hè tại GX. Cảm ơn Cha đã vui vẻ đồng thuận và chúc lành cho những sinh hoạt của SV giáo xứ nhà.

Nhờ niềm thương của Cha, mà các SVCG Ba Ngòi đã có những ngày hè bên nhau với nhiều ý nghĩa đáng nhớ.

-Lần ghé thăm các em cô nhi ở Mái Ấm Đại An, Cam Phước Cam Ranh, đã nhắc nhở cho các em SV về hồng phúc của đời mình, khi tận tay mình ẵm bồng, mơn trớn, chãi đầu, vuốt tóc những em bé thiếu tình cha tình mẹ…

-Lần thăm những người già cả neo đơn, bệnh tật…để lại trong lòng các em SV những cảm xúc bùi ngùi về thân phận của con người, và cũng là thân phận của chính cha mẹ mình, những người đã vắt kiệt sức mình nên nhỏ lại và cho con cái lớn lên, vững bước tiến.

-Lần viếng mộ các thai nhi, các SV lặng thinh xúc động trước những nấm mồ tưởng im lặng nhưng lại như đang kêu gào thống thiết, như đang hét lên một thông điệp khẩn cấp về quyền sống của con người: “Hãy cho em chào đời”. “Mẹ ơi đừng giết con”. “Xin tha cho tội tày trời, Mẹ tôi đã trót giết người con yêu”…”Chúng tôi có quyền sống”.

-Tổ chức dạy kèm miễn phí cho các em trong giáo xứ, không kể giáo lương, như là một phần nào đền đáp công ơn của những vị ân sư đã từng dày công dạy dỗ các SV một thời thơ ấu.

-Không ngại khó, không ngại khổ, nhưng với lòng mến yêu, với nhiệt tình làm đẹp cho cuộc đời, các SV Ba Ngòi đã thu gom ve chai, đồng nát…vừa làm sạch đẹp môi trường vừa góp phần gây chút quỹ bác ái cho những em học sinh nghèo trong năm học tới.

Thật đáng vui mừng cho một thế hệ Sinh Viên gắn bó đời mình với mái ấm gia đình, giáo xứ, nơi mình đã bắt đầu. Đáng vui mừng vì ý thức tri ân bằng chính những công việc cụ thể cho tha nhân, cho xã hội.

Trong tâm tình tạ ơn, Cha Chính Xứ và Phó Xứ Ba Ngòi cùng đồng tế Thánh Lễ kính Thánh Augustino, Bổn mạng Sinh Viên Công Giáo GX, chiều ngày 28-8-2013 thật sốt sắng.

Sau Thánh Lễ, hai cha cùng các SV sinh hoạt lửa trại và buffet rất thanh đạm theo kiểu của đời sinh viên, thật sinh động và ý nghĩa.

Ước mong SVCG GX Ba Ngòi sẽ giữ mãi nhiệt huyết này cho gia đình và giáo xứ nhà, nối dài một truyền thống tốt đẹp và thánh thiện của Giáo xứ
 
Giáo lý viên Phủ Cam tuyên thệ dấn thân
Trương Trí
08:48 01/09/2013
HUẾ - Chuẩn bị cho việc khai giảng năm học giáo lý mới vào sáng Chúa Nhật tuần sau, sáng hôm nay 1.9.2013, Giáo xứ Chính toà Phủ Cam Huế long trọng tổ chức Nghi thức Dấn Thân cho trên 100 anh chị Giáo lý viên.

Xem hình ảnh

Là một giáo xứ có số giáo dân đông nhất của Giáo phận, nên số lượng giáo lý sinh cũng trên 1.200 em, đòi hỏi số Giáo lý viên khá đông và đầy nhiệt huyết mới đáp ứng được việc dạy giáo lý. Ngoài 127 anh chị Giáo lý viên của Giáo xứ, còn có 20 nữ tu Hội Dòng Mến Thánh giá, 24 thầy Đại Chủng sinh của Đại Chủng viện Xuân Bích và 2 Sư huynh dòng La San tại Huế giúp sức.

Đoàn rước tiến vào Nhà thờ trang nghiêm với nến sáng trên tay, mở đầu Thánh lễ trọng thể, với các bài đọc do các anh chị giáo lý viên phụ trách.

Mở đầu Nghi thức Dấn thân, cha Phó xứ Giuse Maria Hồ Sĩ Hiếu Trung đặc trách giáo lý mời gọi các anh chị Giáo lý viên tiến lên Cung Thánh. Anh Giuse Phạm Ngọc Thành Trưởng ban Giáo lý của Giáo xứ giới thiệu lên Cha Quản xứ các anh chị Giáo lý viên với nhiệm vụ hướng dẫn giáo lý, giáo dục đức tin, giúp các em ngày càng hiểu biết Lời Chúa và trưởng thành hơn trong đời sống đạo đức.

Trước khi tuyên xưng Đức tin, Cha Antôn Dương Quỳnh, Tổng Đại diện kiêm Quản xứ Chính toà ban huấn từ, Ngài nói: “Với tất cả sự hãnh diện của người con Chúa và Hội Thánh, chúng con được góp phần một cách đặc biệt với các Cha trong việc rao giảng Lời Chúa, vun trồng Đức Tin…hầu cho nước Chúa mỗi ngày một lan rộng, làm cho cộng đoàn Giáo xứ ngày càng đạo đức, hiểu biết và yêu mến Chúa nhiều hơn.”

Tiếp đó, với việc tuyên xưng đức tin và tuyên hứa sống đời Kitô hữu tốt và gương mẫu, trung thành với Giáo huấn của Hội Thánh, dấn thân phục vụ trong ơn gọi Giáo lý viên.

Sau Thánh lễ, Cha Quản xứ và quý Cha Phó đã chụp hình lưu niệm trước Tiền đường Nhà Thờ.
 
Giáo xứ Gia Định Sàigòn khai giảng Lớp Giáo lý Năm học mới
Xuân Nguyên
08:51 01/09/2013
Vào lúc 08g30 ngày Chúa Nhật 01/09/2013, Linh mục chánh xứ Gia Định, Ignatiô Hồ Văn Xuân cùng cha Phụ tá Gioan Baotixita Lê Quốc Kiệt, tuyên úy xứ đoàn, dâng thánh lễ Khai giảng năm học giáo lý 2013-2014 cho hơn 1000 thiếu nhi. Trong thánh lễ, có 15 em tốt nghiệp lớp Bao Đồng long trọng lặp lại lời Tuyên xưng đức tin khi lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy.

Xem hình ảnh

Đầu thánh lễ, Linh mục chánh xứ gợi nhớ lại công tác dạy giáo lý trong suốt 38 năm qua, kể từ khi ngài mới về làm phụ tá giáo xứ Gia Định. Thuở ấy, chỉ có cựu cha sở Antôn, quí cha phụ tá trực tiếp dạy giáo lý. Về sau, trong điều kiện thuận lợi, các giáo lý viên được huấn luyện và có khả năng phụ giúp quí cha, trong số đó hiện còn vài giáo lý viên vẫn kiên trì phục vụ đến hôm nay. Ngoài ra, giáo xứ còn được các nam nữ tu sĩ của nhiều cộng đoàn Dòng tu hỗ trợ, khiến công tác giáo dục đức tin cho mọi người nhất là các thiếu nhi bảo đảm hơn. Vì thế, ngài luôn cảm nhận và luôn biết ơn sự hy sinh cao quí và sự cộng tác chặt chẻ của các thành phần giáo dân, đặc biệt của các trợ úy và huynh trưởng giáo lý viên trong việc “Làm cho Chúa Giêsu Kitô ngày càng lớn lên trong tâm hồn các em”.

Sau kinh Vinh Danh, một em đại diện cho tất cả các thiếu nhi nói lên quyết tâm của các em trong năm học giáo lý mới. Nhận thức được tình thương bao la của Cha sở và quí cha, quí thầy, quí soeur, quí anh chị huynh trưởng giáo lý viên và của ba mẹ qua việc luôn cầu nguyện, nâng đỡ và theo sát, hướng dẫn dạy dỗ các em, các em xin hứa “Cố gắng sống theo gương Chúa Giêsu, bằng những hành động cụ thể như: siêng năng tham dự thánh lễ và Chầu Thánh Thể, chuyên cần học hỏi giáo lý và rèn luyện những đức tính nhân bản. Nhờ đó các em sẽ ngày càng giống Chúa Giêsu, trở nên những người con thảo trong gia đình, những công dân tốt và những Kitô hữu trưởng thành”.

Dựa theo trích đoạn Tin mừng thánh Luca "Phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên." (Lc 14,11) cha Ignatiô rút ra ba điểm chính

- Khiêm tốn: Chúa ghét kẻ kiêu căng. Mọi người cần nhận biết giới hạn của mình, một người không thể thông hiểu hết mọi lĩnh vực, vì vậy phải biết cộng tác với người khác. Nhờ ơn Chúa, trong khi cùng chung công tác, biết khiêm tốn lắng nghe, đón nhận ý kiến của người khác.

- Không chỉ sống cho riêng mình, biết quan tâm đến người khác. Trong suốt 16 năm phụ trách dạy giáo lý lớp Rước lễ cho các thiếu nhi, Cha sở rất yêu thương các em, Từng bước, ngài giáo dục đức tin cho các em, rèn luyện cho các em những đức tính nhân bản. Nhiều phụ huynh rất trân trọng những công việc này, và viết thư cám ơn ngài, vì nhờ ngài, mà con em các vị ngày nay “nên người”. Trong 38 năm ở giáo xứ, ngài và quí cha tổ chức các lớp Thánh kinh, Phụng vụ, Bi tích, Giáo lý Vào đời, đào tạo và huấn luyện giáo lý viên tại chỗ cũng như tạo điều kiện cho các em tham gia các lớp do Tổng giáo phận tổ chức. Nhờ đó, hiện nay giáo xứ có một lực lượng giáo lý viên hùng hậu, trong đó có 20 nam nữ tu sĩ đóng góp vai trò của mình rất tích cực.

Linh mục không chỉ chăm lo nuôi dưỡng đời sống đức tin cho giáo dân nhưng còn quan tâm đến đời sống vật chất của giáo dân.Vì thế, vài linh mục dễ bị lừa vì quá tốt, dễ tin. Ngài kể lại gương tốt của một linh mục ở Manila, trong khi đi xức dầu bệnh nhân trong đếm tối, đã bị tên cướp tấn công. Nhưng cha bình tĩnh mời tên cướp một bữa ăn tối no lòng và ngày hôm sau, tặng thêm những vật dụng cần thiết cũng như phương tiện để anh lao động chân chính.

- Trách nhiệm của các phụ huynh trong công tác giáo dục đức tin cho con em mình. Dẫu bận lo sinh kế, bị áp lực công việc đè nặng, các phụ huynh cần tìm phương thế tốt nhất, tạo điều kiện và khuyến khích các em chuyên cần đến lớp giáo lý, siêng năng tham dự thánh lễ không chỉ vào ngày Chúa Nhật là lễ buộc, mà còn tham dự thánh lễ ngày thường, nhất là các em lớp Rước Lễ 3 và Thêm sức 3. Chính cha mẹ phải làm gương sáng cho các em trong việc tham dự thánh lễ đúng giờ, trọn vẹn. Nhiều khi đứng bên ngoài quan sát việc đi lễ của các em, ngài rất lo buồn vì có phụ huynh đưa con em đến nhà thờ rất muộn, riêng vài em còn la cà mua quà bánh dù đang giờ lễ… Các phụ huynh cần hiểu rõ nguồn ân sủng nơi bí tích Thánh Thể, giúp nuôi dưỡng đời sống đức tin cho các em, giúp các em nên người, nên thánh. Để tránh hậu quả không tốt cho các em “trở nên những nghịch tử” sau này, ngài tha thiết mời gọi sự cộng tác và quan tâm của các phụ huynh trong việc kiểm soát giờ học gíao lý của các em. Tất cả những việc làm này cũng chỉ vì lợi ích của thiếu nhi là con em của anh chị em và cũng là con cái thiêng liêng của quí cha.

Sau bài giảng, các em tốt nghiệp lớp Bao đồng, long trọng lặp lại lời Tuyên xứng Đức Tin khi lãnh nhân Bí tích Thánh Tẩy. Sau khi Tuyên xưng Đức tin các em tiến lên đặt tay trên Sách thánh, hôn Sách thánh và lãnh nhận quyển Sách Lời Chúa. Đây là giây phút quan trọng trong hành trình đức tin của các em. Sau khi lãnh nhận các bí tích khai tâm, qua thời gian học hỏi giáo lý, Thánh Kinh, các em khởi sự “Vào đời” với sứ mệnh cao cả: Làm chứng nhân cho Chúa, đem Chúa đến những người chưa nhận biết Chúa, đặc biệt trong môi trường sống của các em.” Giới trẻ phải làm tông đồ trước tiên và trực tiếp cho giới trẻ” (Sắc lệnh Tông Đồ Giáo dân, số 12).

Kết lễ, một đại diện lớp Bao đồng cám ơn Cha Sở, quí cha, quí trợ úy, quí anh chị huynh trưởng, các thánh phần Dân Chúa, cách riêng ba mẹ, đã yêu thương cầu nguyện và dạy dỗ các em đạt kết quả hôm nay. Riêng đối với Cha sở, các em luôn cảm kích trước nỗ lực to lớn của ngài, không chỉ chu toàn trách nhiệm Cha sở, ngài còn phụ trách thêm các công tác của Tổng giáo phận và Hội đồng Giám mục Việt Nam. Các em nguyện xin Chúa ban nhiều hồng ân trên quí cha và tất cả những ai góp công sức cho sự trưởng thành và nên thánh của các em.

Đáp từ, cha sở đính chánh và giải thích về các công trình xây dựng ở Tổng giáo phận như Đại Chủng viện, Tòa Giám mục và công trình Trung Tâm Công Giáo của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Ngài kêu gọi mọi người tiếp tục cầu nguyện cũng như hỗ trợ tích cực vào các công tác chung. Chính sự hợp tác chặt chẽ và sự đồng hành của mọi người đã làm nhẹ vơi phần nào trọng trách của ngài. Một lần nữa, ngài không quên nhắc nhở vai trò quan trọng của phụ huynh trong công tác giáo dục đức tin cho con em mình. “Gia đình là Giáo Hội tại gia, là trường học tự nhiên và căn bản trong nền giáo dục Kitô giáo” (Thư chung 2007 Hội đồng Giám mục Việt Nam số 28)

Từng hồi trống vang dội của Cha chánh xứ dã kết thúc thánh lễ và khai mở niên học giáo lý 2013-2014 giữa tiếng vỗ tay nồng nhiệt của các em. Sau đó, lần lượt các lớp chụp hình lưu niệm với cha sở và cha tuyên úy.
 
Giáo Xứ Kim Ngọc, khai giảng năm học giáo lý
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
15:35 01/09/2013
Hôm nay Chúa Nhật 1-9-2013, Ban Giáo Lý Giáo Xứ Kim Ngọc tổ chức lễ khai giảng năm học giáo lý 2013 - 2014.

Xem hình ảnh

Sau những ngày nghĩ Hè, hơn 450 em Thiếu Nhi Thánh Thể với đồng phục áo trắng khăn quàng, nô nức đến Nhà thờ tham dự nghi thức khai giảng buổi sáng và Thánh lễ buổi chiều. Những em nhỏ 4-5 tuổi được mẹ dẫn đến Nhà thờ ghi tên vào giáo lý lớp khai tâm. Cha xứ, quý Thầy, quý Dì, quý anh chị Giáo lý viên Huynh trưởng, quý vị Hội Đồng Giáo Xứ và các phụ huynh đến chúc mừng chia sẻ niềm vui.

Nghi thức khai giảng thật trang trọng.

- Dì Chinh, trợ úy xứ đoàn chào mừng bằng những bài ca vui nhộn.
- Chị Hiền trưởng ban giáo lý giới thiệu thành phần tham dự.
- Huynh trưởng cùng đoàn thiếu nhi chào cờ và đọc 10 điều tâm niệm.
- Cha xứ ban huấn từ.
- Lớp giáo lý múa vũ khúc: học với Thầy Giêsu.
- Ông Chủ tịch HĐGX ngỏ lời với Thiếu nhi.
- Cha xứ đánh trống khai giảng.
- Đoàn Lân Lễ sinh múa giúp vui.
- Dì trợ úy công bố 14 lớp giáo lý trong năm học mới.
- Cha xứ lần lượt trao sứ vụ cho từng Giáo lý viên
- Những bong bóng bay lên đưa ước mơ của thiếu nhi vươn cao, trong khi đó chị Sương GLV nói về ý nghĩa bong bóng bay.
- Đại diện Thiếu nhi cám ơn và tặng hoa.
- Kết thúc, các GLV nhận lớp trở về phòng học và sinh hoạt đầu năm.

Thánh lễ chiều Chúa Nhật, xin Chúa chúc lành ban bình an cho năm giáo lý mới.

Mở đầu Thánh lễ, cha xứ đã mời gọi cộng đoàn phụng vụ cùng hiệp lời cầu nguyện cho các em thiếu nhi bước vào năm giáo lý mới luôn đạo đức, ngoan ngoãn, siêng năng tham dự Thánh lễ, chuyên chăm học hỏi giáo lý cũng như Lời Chúa để các em sống tốt đẹp và làm chứng nhân cho Chúa giữa trần gian.

Trong bài giảng lễ, cha xứ mời gọi thiếu nhi đào luyện các nhân đức và siêng năng tham dự các sinh hoạt đạo đức với lòng yêu mến Chúa.

Giáo dục là góp phần phát triển con người toàn diện về mọi mặt thể chất và trí tuệ, tinh thần và tâm linh, giúp các con ngày càng lớn lên càng nên người tốt, người chân chính và trung thực, người có tấm lòng nhân ái và bao dung, có tinh thần khiêm tốn phục vụ, người hữu ích cho gia đình, cho quê hương đất nước và cho Giáo Hội.

Bước vào năm học mới, các con cần có tâm hồn mới, tâm hồn thấm đượm các nhân đức khôn ngoan, kiên trì, khiêm tốn và chân thật để được dạy dỗ và đào luyện nên người phát triển toàn diện hài hòa, nên người con của Chúa, anh em của mọi người.

* Đức khôn ngoan sẽ giúp các con biết phân biệt phải trái, chính phụ để biết dành tâm sức thời giờ vào việc học hành nghiêm túc thay vì lao vào những thứ phụ thuộc hoặc có sức tàn phá tâm trí các con.
* Đức kiên trì giúp các con vượt mọi khó khăn hoặc trở ngại để học đến nơi đến chốn. Ơn Chúa đủ cho bất kỳ ai có quyết tâm học tập.
* Lòng khiêm tốn giúp các con giữ được tâm hồn tươi trẻ, điều kiện để biết vâng nghe các giáo lý viên, các thầy cô giáo và các bậc cha anh dạy dỗ nên những con người tốt.
* Chân thật: là môn đệ Chúa Kitô, Đấng “Là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6), con cái Chúa không thể gian dối, quanh co mà phải sống trong sự thật. Chỉ có sự thật mới cho con người được tự do đích thực! (x.Ga 8,12).

Các con thân mến,

Cha biết các con ngày càng bận rộn với nhiều công việc học hành ở nhà trường. Cha cũng như cha mẹ của chúng con, các anh chị giáo lý viên huynh trưởng rất mong các con dành thời gian để tham gia các sinh hoạt đạo đức của giáo xứ như thánh lễ, các giờ giáo lý, giúp lễ, ca đoàn, Junio… Rất cần và đủ để giúp tăng sức cho việc học tập và nên người của các con.

Xin Chúa chúc phúc cho các con trong Năm Giáo Lý mới này, và qua các con, các bạn học của các con, đạt được những thành quả tốt đẹp góp phần “làm cho các con nên người hơn, nên người con Chúa, nên người anh em với nhau hơn”.

Sau đó là nghi thức thăng cấp trao khăn mới cho 3 ngành Ấu nhi Thiếu nhi và nghĩa sĩ.

Cuối thánh lễ, Cha xứ, Thầy và quý Dì trao phần thưởng cho 40 học sinh giáo lý xuất sắc trong năm qua.

Hiện nay, Giáo Xứ Kim Ngọc có 18 lớp giáo lý. 14 lớp giáo lý thiếu nhi. Lớp dự bị huynh trưởng (GLV cấp I), lớp Huynh trưởng (GLC cấp II). Lớp Tân tòng và lớp Hôn phối. Thiếu phòng giáo lý nên các lớp chia ra học trong tuần vào các tối thứ 2 cho đến sáng Chúa Nhật.

Năm giáo lý mang lại thành quả là nhờ các giáo lý viên.Dạy giáo lý là ơn gọi cao quý. Sứ mạng Giáo lý viên là sứ mạng chính thức được Chúa Giêsu trao cho qua Hội Thánh, cụ thể là qua cha xứ. Dạy giáo lý là tham dự vào sứ mạng của Chúa Giêsu: Loan báo Tin Mừng cứu rỗi cho mọi người. Sứ mạng Giáo lý viên là sứ mạng siêu nhiên. Dạy giáo lý không chỉ là dạy giáo thuyết nhưng là kinh nghiệm về Thiên Chúa. Phải biết rằng cả trẻ em cũng mở ra với siêu việt và phải được giúp đỡ để phát huy tình bạn ấy với Chúa Kitô. Dạy giáo lý là việc của Chúa. Chính Chúa là phần thưởng của Giáo lý viên.

Công việc giảng dạy và học giáo lý luôn là sinh hoạt hàng đầu trong các giáo xứ. Xin Chúa chúc lành và ban nhiều ơn sủng cho các Giáo lý viên và các em Thiếu nhi suốt năm học này. Amen.
 
Giáo xứ Phước Tường trao tặng học bổng và quà khuyến học năm 2013
Toma Trương Văn Ân
15:46 01/09/2013
ĐÀ NẴNG - Sau Thánh lễ chiều Chúa Nhật (1/9/2013) tại Giáo xứ Phước Tường, Cha Quản xứ Phê-rô Maria Nguyễn Ngọc Phi và Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ đã trao tặng học bổng và quà khuyến học cho các em thiếu nhi trong giáo xứ. Có 17 em nhận được xe đạp, 7 em nhận học bổng và 50 em nhận tiền khuyến học. được biết số tiền này do Cha Quản xứ xin từ nhiều Ân nhân trong ngoài giáo xứ tài trợ giúp đỡ.

Xem hình ảnh

Trong dịp này, nhiều ân nhân đã tận tay trao quà cho các em. Lời cám ơn, ánh mắt và nụ cười của các em, làm tăng thêm niềm vui hạnh phúc của người hy sinh trao tặng, như Thánh Phao-lô nói: “ Cho thì có phúc hơn nhận…”
 
Ban bí tích thêm sức tại giáo xứ Vĩnh Phước Giáo phận Xuân Lộc
Phước Lý
21:27 01/09/2013
Đức Cha GIUSE THĂM MỤC VỤ- BAN BÍ TÍCH THÊM SỨC TẠI GIÁO XỨ VĨNH PHƯỚC, HẠT PHƯỚC LÝ

Sáng ngày đầu tiên của tháng Chín năm 2013 (01.9.2013), Gia đình giáo xứ Vĩnh Phước (hạt Phước Lý) hân hoan chào đón Đức Cha Giuse, Giám mục Phụ tá Giáo Phận Xuân Lộc về thăm Mục vụ và ban Bí tích Thêm sức cho 75 con em thuộc giáo xứ.

Xem Hình

Trong tâm tình gia đình thân thương, trước khi cử hành Thánh lễ ban Bí tích Thêm sức, Đức Cha đã gặp riêng lắng nghe và thăm hỏi mục vụ Ban hành giáo, các ban nghành đoàn thể.

Đúng 9 giờ bắt đầu Thánh lễ Thêm sức. Đoàn đồng tế khởi bước cồng Nhà xứ tiến về Nhà thờ trong tiếng thánh ca hân hoan vui mừng.

Đầu lễ, Đức Cha mời gọi toàn thể dân xứ trong tâm tình hân hoan tạ ơn Chúa, cầu nguyện cho gia đình giáo xứ, nhất là con em hôm nay lãnh nhận Bí tích Thêm sức được trần đầy ơn Chúa Thánh Thần. Niềm vui của giáo xứ được nhân lên khi có hiện diện của cha quản hạt, quý cha trong hạt về đồng tế và hiệp nhất chung một lời nguyện với Giáo xứ. Đức Cha đến đây không chỉ ban Bí tích Thêm sức mà con thăm Mục vụ giáo xứ, vì thế đây cũng là ngày hồng ân của moinj người trong giáo xứ.

Trong tâm tình đó, Đức Cha hướng đến cầu nguyện cho người người già bệnh tật, neo đơn, những gia đình còn bất hòa, những người trẻ đang trức diện trong một xã hội đầy thử thách, những anh chị em Lương dân ở trong xứ và ở gần giáo xứ. Trong sự hiệp thông với Giáo Hội, Đức Cha nhác đến chương trình Ngũ niên chuẩn bị mừng Kim Khánh Giáo Phận (1965-2015), cụ thể năm nay sống Đức tin trong Hiệp thông và Bác ái.

Trong bài giảng, khởi đi từ bài Tin Mừng Chúa Giêsu đầy ơn Chúa Thánh Thần, Người vui mừng- chúc tụng Chúa Cha vì đã mạc khải Màu nhiệm Nước Trời không phải cho bậc khôn ngoan thông thái mà là cho những người bé mọn, khiêm tốn (x Lc 10,21-24). Đức Cha mời gọi cùng trong tâm tình của Chúa Giêsu dâng lời tán tụng ngợi khen Thiên Chúa vì nhờ Chúa Giêsu ta biết Màu nhiệm Nước Trời, nhất là trong Chúa Giêsu ta được làm con Thiên Chúa. Giá trị của đời sống của ta hệ tại ở làm con Thiên Chúa, thuộc về gia đình Thiên Chúa. mỗi người trong chúng ta đều có ‘phẩm chất Thiên Chúa’- thần linh hóa dẫu bên ngoài bình thường như mọi người.

Để cảm hiểu điều này, Đức Cha minh họa cành quýt ghép vào cây cam. Cành quýt vẫn là cành quýt, song cành quýt sống và phát triển là nhờ có sức sống của cây cam. Cành quýt ra trái, vẫn là trái quýt nhưng không con trái quýt đơn thuần nữa mà có thêm yếu tố mới, hương vị mới là cây cam.

Là con Thiên Chúa, tuy nhiên, trong con người có tự do, để sức sống của Chúa triển nở nơi mình cần phài có sự cộng tác của chúng ta, không ngừng được thần hóa- biến đổi trong Tình yêu Chúa.

Qua minh họa lá thư của một người con trai 19 tuổi gởi cho Mẹ trước lúc đi xa với tựa đề “Ngày mai xin mẹ đừng khóc” như một lời tạ lỗi vì qúa khứ, có thể nói ‘mất dạy’ của mình. Đứng trước tình thương của mẹ người con hư ấy đã được cảm hóa, thay đổi đời sống. Từ câu chuyện cảm động có thật trên, Đức Cha nhấn mạng vai trò bậc cha mẹ trong vấn đề yêu thương giáo dục con cái. Đặc biệt các con em Thêm sức, nhờ biết lắng nghe Chúa Thánh Thần đừng bao giờ làm những việc xấu, không tốt khiến cho các bậc sinh thành phải đau khổ, như người con trai sám hối đừng bao giờ làm cho cha mẹ phải khóc.

Trước khi kết Lễ, Ông Trưởng Ban Hành giáo thay mặt gia đình Giáo xứ vĩnh Phước, nhất là cha mẹ có con em nhận Bí tích Thêm Sức đã có lời cảm ơn Đức Cha, quý Cha, quý tu sĩ nam nữa và cộng đoàn Dân Chúa. Tất cả tâm tình vâng phục kính yêu cùa đoang con giáo xứ xin được gói trọn trong lãng hóa xinh đẹp đang kính Đức Cha.

Đáp từ, lời đầu tiên Đức Cha chuyển lời thăm hỏi và cầu chúc bình an của Đức Cha Đaminh đến cộng đoàn dân xứ. Ngài cho biết, vì công việc mục vụ Đức Cha kính yêu không thể hiện điện cụ thể, song trong hiệp thông yêu thương ngài luôn hiện diện với cộng đoàn giáo xứ.

Tiếp đến Đức Cha thay mặt Đức Cha chính Giáo Phận cảm ơn Cha xứ, quý dì, Ban hành giáo, quý chức, anh chị em GLV và mọi người thuộc Giáo xứ thuộc nhiều thế hệ đã tích cực dặ nền tảng và xây dựng Giáo xứ thêm hiệp nhất yêu thương. Cảm ơn cha quản hạt, quý cha. Đức Cha cho biết, ngài đã nhớ và cầu nguyện cho giáo xứ Vĩnh Phước ngay từ gặp cha xứ trao dổi một số việc liên quan đến ngày Thêm sức, đặc biệt trong giờ kinh sáng nay. Đức Cha đề nghi vỗ những tràng pháo tay nồn nhiệt như một các cụ thể của lời cảm ơn.

Trong lời huấn từ với giáo xứ, Đức Cha xin gởi gắm ba đói tươnhj.

1. Với Giáo xứ, xin giáo xứ thành cộng đoàn Truyền giáo, đặc biệt lưu ý đến anh chị em lương dân sông trong, sống gần giáo xứ bằng chính đời sống chứng tá Tin Mừng, để làm sao khi người ta gặp dân xứ Vĩnh phước, cảm nhận ngay một điều gí đó đặc biệt, hương thơm Tin Mừng Chúa Giêsu.

2. Với giới trẻ, trong một xã hội tục hóa, nhiều thách đố, nhờ ơn Chúa hãy trở nên những men- muối ướp đời nơi mình hiện diện.

3. Cách riêng với các con được Thêm sức hôm nay, Đức Cha đề ghị những sứ diệp Đức Cha gởi chung cho Giáo xứ sẽ được các con áp dụng vào ba môi trường cụ thể Gia đình- Trường học- Giáo xứ

Thật ấn tượng khi Đức Cha xin 75 con em Thêm hãy thể hiện mong muốn thành Sứ giả của Tình yêu Chúa Giêsu vào ba môi trường cụ thể trên. Đức Cha hỏi các con có muốn thành sứ giả Yêu thương của Chúa Giêsu cho ông bà cha mẹ anh chị em trong gia đình (câu tiếp Giáo xứ, nhà trường)? Các em đồng thành, dõng dạc đầy quyêt tâm: Chúng con muốn.

Đặc biệt Đức Cha tặng cho mỗi em Thêm sức một chuỗi tràng hạt đựng trang trọng trong hộp nhắn nhủ năng đên với Đức Mẹ qua chuỗi Mân côi.

Phước Lý
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Sự thật về Cờ Vàng cần được tôn trọng
Hà Minh Thảo
09:06 01/09/2013
SỰ THẬT VỀ CỜ VÀNG CẦN ĐƯỢC TÔN TRỌNG

Ngày 27.06.2009, lúc 12 giờ, tại Sảnh đường Công Nghị, trong dinh Tông Tòa, Vatican, Đức Thánh Cha Biển Đức 16 đã gặp gỡ phái đoàn Giám Mục Việt Nam nhân dịp các Ngài đến Tòa Thánh để thực hiện Ad Limina. Đức Thánh Cha nhắc gởi chúng ta : « các giáo dân Công Giáo cần chứng tỏ - qua cuộc sống dựa trên bác ái, lương thiện, yêu chuộng công ích, - rằng một tín hữu Công Giáo tốt cũng là một công dân tốt ».

Đồng thời, chúng ta được Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa (x. St 1, 26-27). Người là Đấng toàụn năng, với Lý trí siêu việt, sau khi hoàn tất tiến trình tác thành vũ trụ và, cuối cùng, đã tạo dựng nên nhân loại để làm bá chủ muôn thú vật và cả mặt đất. Do đó, Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp (St 1, 31). Thiên Chúa hoàn toàn Tự do trao ban sự hiện hữu và sự sống cho Con Người. Vì lý do được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa và giống Thiên Chúa, chúng ta được mời gọi trở thành dấu chỉ hữu hình và dụng cụ hữu hiệu để tỏ lộ hành vi tặng không của Thiên Chúa khi đặt vào vườn để canh tác và trông coi các công trình sáng tạo khác (x. số 26 Tóm lược Học thuyết xã hội Công Giáo). Vì giống Thiên Chúa, Con Người có Lý trí và sự Tự do. Do đó, mỗi người phải chịu trách nhiệm hành động của mình.

Sau khi, tổ tiên chúng ta đã trái lệnh Thiên Chúa để bị mất nghĩa với Đấng đã tạo nên mình (xem Sáng Thế Ký), Đức Chúa Trời lại ban tặng cho Con Người Đức Giêsu nhập thế, mang xác phàm như chúng ta, chịu đóng đinh và chết trên cây Thánh Giá, được táng xác và Sống Lại để Cứu Chuộc chúng ta (xem Kinh Tin Kính). Chúa Giêsu là một chứng minh Con Người có Lý trí và Tự do như Thiên Chúa.

Là công dân nước Việt, một người Công Giáo phải yêu thương Tổ quốc Việt Nam, được tượng trưng bởi Quốc kỳ ghi khắc trong khối óc và con tim mình. Nhờ Lý trí và Tự do do Thiên Chúa ban để giống Người, chúng ta xác tín Sự Thật về Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ để yêu cầu mọi người tôn trọng.

I.- CỜ VÀNG XUẤT HIỆN TRONG CHIẾN THẮNG.

Năm 34 (Giáp ngọ), vua Quang vũ sai Tô Định sang làm thái thú quận Giao chỉ (thời Bắc thuộc thứ Nhất, Nam Việt, tức Việt Nam ngày nay, bị cải tên là Giao chỉ bộ). Ông là kẻ bạo ngược với chính trị tàn ác, năm 40, giết Thi Sách. Bà Trưng Trắc, vợ ông Thi Sách, cùng em là Trưng Nhị tuyển quân, dùng ‘Đầu voi phất Cờ Vàng’ khởi nghĩa đánh Tô Định chạy về quận Nam hải. Dân quân các quận Cửu chân, Nhật nam và Hợp phố nổi dậy theo Hai Bà Trưng. Sau khi chiến thắng được 65 thành trì, bà Trưng tự xưng Vua, đóng đô ở Mê linh.

Năm 42, vua Quang vũ sai Mã Viện đem đại quân đánh Trưng Vương. Thất trận, Hai Bà Trưng gieo mình xuống sông Hát giang (chỗ tiếng sông Đáy vào sông Hồng hà) để tự tử, ngày mùng 6 tháng 2 năm Quí mão (43). Tuy Hai Bà Trưng trị vì chỉ 3 năm, nhưng tài trí ấy đã làm nên nghĩa lớn khiến vua quan nhà Hán lo sợ, đủ để lưu danh muôn đời.

II.- SỰ LƯU TRUYỀN TINH THẦN DÂN TỘC CỦA CỜ VÀNG.

Trong sách ‘Lịch sử Việt Nam’ xuất bản năm 1955, tác giả Đào Duy Anh viết « Ở các thời Đinh, Lê, Lý, Trần…, cờ chỉ là tấm vải màu vàng trên đó có thêu tên của triều đại đang cai trị ». Như vậy, màu vàng là màu chủ đạo trong đế kỳ của các triều đại trên Quê Hương.

A. Tại sao màu Vàng là màu trong những lá cờ xuyên suốt lịch sử dân tộc?

1/ Người Việt là dân tộc Á châu có da màu vàng, nên nền lá cờ của mình thể hiện màu da người Việt. Sự trùng hợp màu giữa ‘da’ bộ phận bên ngoài bao bọc cơ thể và ‘nền’ lá cờ cho thấy từ xa xưa người Việt đã có ý thức về chủng tộc và màu da Dân tộc.

2/ Theo vũ trụ quan người Việt, màu vàng còn thuộc về hành thổ và có vị trí trung ương, tượng trưng cho lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. Do đó, các vua nước ta thường xưng là Hoàng đế và mặc áo có tên hoàng bào.

3/ Màu vàng cờ Hai Bà Trưng đơn giản, theo Dịch Lý, mang tính nuôi dưỡng, hổ trợ, căn bản của tình thương người cùng chung một nước:
‘Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng’.

B. Lịch sử Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ.

Long Tinh Kỳ (1802-1885) là lá cờ có từ thời vua Gia Long khi mới thống nhất sơn hà và lên ngôi Hoàng đế, được gọi là Đế kỳ (cờ của Vua). Cờ có : - Nền vàng biểu hiệu hoàng đế và sắc tộc dân Việt ;
- Chấm đỏ , giữa cờ, biểu hiệu phương Nam ;
- Tua xanh biểu hiệu đại dương, vẩy rồng.
{Long là Rồng, biểu tượng cho Vua, có màu vàng; Tua xanh dương chung quanh tượng trưng cho Tiên và cũng là màu đại dương, nơi Rồng cư ngụ ; Tinh có nghĩa là ngôi sao trên trời ; Màu đỏ biểu tượng lòng nhiệt thành ; Kỳ là cờ}. Đế kỳ khác Quốc kỳ ở chỗ : vì là cờ của Vua, nên Vua ở đâu thì đế kỳ treo hay dựng nơi đó.

Năm 1863, sau khi Kinh lược sứ Phan Thanh Giản được vua Tự Đức sai đi sứ sang Pháp thấy Pháp chào quốc kỳ Tam Tài trong các buổi lễ. Nên khi trở về, ông trình Vua để dùng Long Tinh Kỳ làm ‘Quốc kỳ’ và được lưu truyền đến nay. Quốc kỳ là biểu tượng của quốc gia, treo tại các nơi có cơ quan công quyền chứ không chỉ ở chốn hoàng triều.

Ngày 01.02.1889, Hoàng tử Bửu Lân, con vua Dục Đức, lên ngôi Vua chọn hiệu Thành Thái. Ông là người vua thông minh, hiếu học, tuổi còn trẻ đã sớm có ý chí tự cường Dân tộc và có tinh thần canh tân đất nước. Vua thích tìm cơ hội sống gần dân, thường ra khỏi hoàng thành giả dạng đi chơi hay săn bắn để tiếp xúc với các nhà chí sĩ cách mạng. Cảm thông tâm trạng bất mãn của nhân dân, Vua Thành Thái đã không những không thỏa mãn các đòi hỏi của chính quyền bảo hộ, mà còn trọng dụng nhiều nhân tài thanh liêm và đức độ như các ông Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài, với hy vọng khôi phục và canh tân đất nước. Năm 1890, vua ban chiếu thay đổi Quốc kỳ chữ Hán bằng Quốc kỳ mới: Lá cờ nền Vàng với Ba Sọc Đỏ được hình thành để được dùng làm Quốc kỳ.

Ba Sọc Đỏ bằng nhau biểu hiệu Bắc Trung Nam bất khả phân hàm chứa nguyện vọng độc lập và thống nhất lãnh thổ Việt mà sự kiến tạo lá Quốc Kỳ này có nhiều ý nghĩa vô cùng quan trọng:
- Thể hiện ý chí quật cường tranh đấu để bác bỏ hiệp ước Quý Mùi, ‘chia để trị’ của thực dân Pháp, đã tao ra tình trạng Nam kỳ thuộc địa, Trung và Bắc kỳ bảo hộ ;
- Xác quyết sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, ba kỳ đều có tư thế chính trị giống nhau và bất khả phân trong nền màu Vàng của dân tộc Việt Nam ;
- Nêu cao tinh thần ‘quốc gia dân tộc’, bằng đoạn tuyệt với sự liên hệ của chữ Hán, cũng như thoát ly ra khỏi nền bảo hộ Pháp và triều cống Tàu.
Chính vì các ý nghĩa đó mà Cờ Vàng được mệnh danh là cờ ‘Quốc gia’. Như vậy, từ ngữ ‘quốc gia’ đã có từ cuối thế kỷ 19, đối nghịch với ‘thuộc địa’, chớ không hẳn chỉ có vào bán thế kỷ 20 khi từ ngữ ‘cộng sản’ xuất hiện.

Cờ này đã tồn tại suốt triều Vua Thành Thái. Năm 1907, vì tánh khí quật cường, không chịu làm một Vua bù nhìn và không nghe theo các đề nghị của Pháp, Vua Thành Thái bị Pháp cho là ‘điên’ để truất phế và quản thúc ông ở Vũng tàu. Con Vua là Hoàng tử Vĩnh San lên ngôi, lấy hiệu là Duy Tân. Như Vua cha, Vua Duy Tân tuy còn nhỏ tuổi mà đã tỏ ra là một người ái quốc can đảm. Vì thế, lá cờ Quốc gia vẫn tồn tại cho tới khi chính Vua Duy Tân cũng bị bắt vì tội tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp rồi bị đày sang đảo Réunion ở Phi Châu cùng với Vua cha vào năm 1916.

Vua Khải Định (1916-1925), rồi Thủ tướng Trần Trọng Kim (năm 1945) và Quốc trưởng Bảo Đại đã thêm bớt vào Cờ Vàng và, ngày 02.06.1948, Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân chính thức dùng lại cờ Vàng Ba Sọc Đỏ làm Quốc kỳ của quốc gia Việt Nam. Từ đó, Quốc kỳ này đã tung bay khắp mọi miền đất nước từ Ải Nam quan đến Mũi Cà mau.

Hiệp định Genève 1954 chia đôi đất nước, Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản chiếm miền Bắc, tiếp thu Hà Nội ngày 10.10.1954 để cờ Đỏ sao vàng trở thành cờ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cờ Vàng tiếp tục tung bay khắp miền Nam, từ cầu Hiền lương đến Mũi Cà mau, với tên gọi Việt Nam Cộng hòa từ ngày 26.10.1955. Năm 1957, khi Quốc hội thảo luận để biểu quyết Quốc kỳ mới, Tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam Cộng hòa, nhơn danh Quân đội, gởi Thỉnh nguyện thư yêu cầu giữ nguyên Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ làm Quốc kỳ vì các thế hệ chiến sĩ anh dũng bảo vệ và đã hy sinh vì Tổ quốc, dưới Quốc kỳ này. Thỉnh nguyện thư đã được các Dân biểu chấp thuận và cuộc thảo luận được đình chỉ. Ngày 30.04.1975, cờ này không được treo nữa một cách đương nhiên và hợp lý.

C. Cảm nghiệm cá nhân nơi Cờ Vàng.

Vừa hơn 5 tuổi, ôm cặp đến trường tiểu học công lập, mỗi sáng thứ hai, chúng tôi dự lễ Chào Quốc kỳ và, từ đó, dần dần sự ngưỡng mộ Cờ Vàng triển nở trong tâm trí kéo theo lòng ái quốc, nhất là từ khi ông Ngô Đình Diệm chấp chính 07.07.1954 và sự buồn thãm do Hiệp định Genève ngày 20.07.1954 do thực dân Pháp và cộng sản Việt ký kết để chia đôi lãnh thổ Việt Nam. Vào cấp trung học tại trường Công Giáo Lasan Taberd, tuy là tư thục, nhưng lễ Chào Quốc kỳ diễn ra từng ngày, xứng danh ‘tín hữu Công Giáo tốt cũng là công dân tốt’.

Khi khoát áo chiến binh Quân đội Việt Nam Cộng hòa, từ đài chỉ huy chiến hạm Hải quân, Cờ Vàng lướt gió cắm nơi mũi tàu luôn được chúng tôi nhìn ngắm. Ngoài ra, bao lần, chúng tôi đã cúi mình trước linh cửu các chiến hữu và thân hữu hy sinh vì Tổ quốc được phủ Cờ Vàng. Trong cuộc chiến gọi là để thống nhất Đất Nước do cộng sản xâm lược gây ra, khoảng 250 ngàn linh cửu các tử sĩ miền Nam được phủ Quốc kỳ.

III. TÍNH HỢP LÝ CỦA CỜ VÀNG.

Ngày 30.04.1975, nơi hải ngoại, Người Việt Tự do trên đường tỵ nạn đã đồng tâm tiếp tục giữ Cờ Vàng như là biểu trưng cho tập thể tại các quốc gia tạm dung. Tuy nhiên, có những người Việt khác chỉ vì không quan tâm đến một biểu tượng, nhưng cũng có vị nghĩ xa hơn về một sự hợp tác với nhà nước Việt Nam hay sẽ về Việt Nam, nên không muốn Cờ Vàng hiện diện nơi mình có mặt. Do đó, người ta biện luận : Cờ Vàng thuộc Việt Nam Cộng hòa, nay Quốc hiệu không còn thì cũng dẹp đi Cờ Vàng, nhưng họ đâu chấp nhận do họ không biết hay cố tình phủ nhận lịch sử Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ đã xuất hiện từ năm 1890, thời Vua Thành Thái.

Cám ơn sinh viên Nguyễn Phương Uyên, 20 tuổi, đã biểu lộ tình yêu nước bằng học hỏi và lên tiếng về những Sự thật Lịch sử : Ngày 14.10.2012, khoảng 10 công an bắt và nhốt cô trong khách sạn. Chúng gạt cha mẹ và bà nội cô là không có bắt giữ, làm gia đình đau khổ và rất lo lắng cho sự an nguy của cô. Ngày 22.10.2012, chúng mới thú thật. Ngày 16.05.2013, Toà án Long an tuyên án 6 năm tù đối với Uyên 6 năm tù vì đã lấy máu pha nước viết trên vải ‘Tàu khựa cút khỏi Biển Đông’, bị cho là ‘có nội dung không hay về Trung quốc’, và ‘Đảng cộng sản chết đi’, bị cho là ‘phỉ báng đảng cộng sản Việt Nam’. Ngoài ra, cô ‘còn sử dụng giấy trắng A4, dùng bút sáp màu vàng và đỏ tô thành Cờ Vàng; phía dưới lá cờ cô ghi chú thích: ‘1890-1920: Đại Nam quốc kỳ từ thời vua Thành Thái tới vua Khải Định; 1948-1975: Cờ Quốc gia Việt Nam’ (trang 03 Cáo trạng). Cô bị kết án về tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam', quy định tại điểm c khoản 1 Điều 88 Bộ luật hình sự.

Trong phần bào chữa cho cô, Luật sư Hà Huy Sơn trích ‘Bách khoa toàn thư mở Wikipedia’: « Năm 1890, lá cờ vàng ba sọc đỏ được tạo ra và sử dụng lần đầu tiên như là lá cờ quốc gia (Đại Nam Quốc kỳ 1890-1920). Theo lịch sử thì đây là lá cờ của tổ tiên mà sau này Nhà nước Việt Nam Cộng hòa dùng lại và cũng như tên ‘Việt Nam’ là do tổ tiên để lại chứ không phải là biểu tượng của thế lực phản động nào. Phương Uyên không làm ra, không xuyên tạc, không phỉ báng chính quyền nhân dân vì đây là sự thật lịch sử có trước cả Nhà nước CHXHCN Việt Nam (sinh ra năm 1976). Hiện nay, chưa có một văn bản pháp luật nào cấm vẽ, dán cờ vàng ba sọc đỏ tại nơi công cộng ». Phương Uyên cất tiếng trước Tòa: « Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm. » và yêu cầu : « Việc tôi làm thì tôi chịu xin nhà cầm quyền đừng làm khó dễ mẹ hay gia đình của chúng tôi. Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung quốc xâm lược đất nước và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát từ cái tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp tươi sáng hơn ».

Ngày 16.08.2013, tại phiên Tòa phúc thẩm, bạn trẻ Phương Uyên, tự biện hộ, đã nói với Hội đồng Xét xử ‘yêu cầu xử đúng người đúng tội’ : những hành động chống đảng cộng sản quy định nơi điều 258 Bộ luật hình sự chứ không phải điều 88 như đã tuyên xử. Hội đồng Xét xử chới với vì Kiểm sát viên lúng túng đòi xử theo Điều 4 Hiến pháp… Kết quả, Phương Uyên bị 3 năm tù hưởng án treo, chịu 52 tháng thử thách và được trả tự do tại tòa. Công lý cộng sản đầy bất công và bất ngờ, chúng ta ước mong những năm tháng tới, họ không buộc tội oan Phương Uyên.

Có những người vẫn ‘dị ứng’ với Cờ Vàng nên nại lý do là cờ này hết được Quốc tế công nhận. Là người có Lý trí và Tự do, chúng tôi từ chối sự cưởng bách bởi bạo quyền cộng sản lẫn các chính phủ hợp thành các tổ chức quốc tế, những ô hợp các quốc gia với quyền lợi khác nhau và đầy mâu thuẩn. Xin mời suy luận. Ngày 01.11.1963, được Tổng thống Kennedy cho phép, tên Henry Cabot Lodge, Đại sứ Hoa kỳ tại Sài gòn đã thuê kẻ giết ông Ngô Đình Diệm, Tổng thống dân cử. Ngày nay, tại Ai cập, Tổng thống Mohamed Morsi bị lật đỗ và còn sống, Hoa kỳ đe dọa sẽ cắt viện trợ chính phủ mới. Ngày 30.04.1975, cuộc cướp chính quyền xảy ra tại Sài gòn và đã được các chính phủ thế giới công nhận. Hiện tại, chúng ta đang nhìn thấy sự phân hóa của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc trước nội chiến Syria và nhà độc tài Bashar al-Assad.

Nhân dịp Đại hội các Cộng đoàn Công Giáo Âu châu chuẩn bị Hội ngộ Niềm Tin Rôma 2003 được tổ chức tại Lộ đức (Pháp) từ ngày 02 đến 04.08.2002, một sự từ chối Cờ Vàng đã làm nực cười nơi nhiều tín hữu tham dự. Trưa đó, trên bàn cơm trưa phái đoàn Paris, đa số những thành viên đồng ý, bây giờ, tuy cờ này không là Quốc kỳ, nhưng là cờ tượng trưng cho Người Việt Tự do Hải ngoại. Ngoài ra, trong dịp này, một Linh mục, gốc Giáo phận Bùi chu vừa thụ phong tại Pháp, cho chúng tôi biết nhiều Linh mục đã từ chối lời mời tham dự Thánh Lễ Phong chức với lý do Cha là ‘linh mục chui’ do không có phép nhà nước. Chúng tôi ngạc nhiên ‘tột độ’ vì có những Cha không biết điều kiện ắt có và đủ để nhận Bí tích Truyền Chức Thánh chỉ là phép đến từ Giáo quyền.

Ngày 02.08.2013, sau Thánh Lễ Kính Chư Thánh Tử Đạo Việt Nam để khai mạc Đại Hội Hành Hương Lộ Đức người Công Giáo Việt Nam tại Pháp từ 02 đến 04.08.2013, kỷ niệm 25 năm tuyên phong Hiển Thánh cho 117 Á Thánh Tử Đạo Việt Nam, đã diễn ra phiên chụp hình lưu niệm, nhiều tín hữu vui vẽ trưng Cờ Vàng, đôi ba người không biết Sự thật về Cờ Vàng nên phản đối. Một Sự thật Lịch sữ Công Giáo mà mọi người nên biết là trước khi được tuyên phong Hiển Thánh, 117 Á Thánh Tử Đạo đã là Bổn Mạng các quân nhân Công Giáo Việt Nam.

Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Giáo phận Kontum có kể : Một lần Ngài đi nước ngoài. Khi đến cơ quan nhà nước nhận hộ chiếu, người ta dặn dò: ‘Ông đi nước ngoài nhớ đừng chụp hình với lá cờ vàng ba sọc đỏ, nếu không là toi đời ông!’.
Ngài đáp ngay: ‘Vậy tôi trả hộ chiếu lại cho các ông, tôi không đi nữa’. Họ ngạc nhiên hỏi Đức Cha : ‘Sao vậy?’ Ngài cười: ‘Chứ nếu đi nước ngoài mà toi đời thì đi làm gì?’.
Rồi ngài nói với các ông ấy: ‘Này nhé, tôi vào nhà ông, thấy ông để tượng Hồ chí Minh với lá cờ đỏ, tôi có bảo ông đem đặt chỗ khác không? Đến nhà người ta ai làm thế. Ở nước ngoài, nơi tôi đến có lá cờ vàng, chẳng lẽ tôi bảo họ đem đi chỗ khác cho tôi ngồi và chụp hình à?’
Ngài lý luận sắc bén: ‘Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây, vậy các ông có ghét Tàu và Tây lắm không? Tôi thấy mấy ông lãnh đạo vẫn đứng chào cờ Trung quốc, chào cờ Pháp, Mỹ đó thôi. Vậy tại sao lá cờ vàng của anh em người Việt mình mà các ông căm ghét đến thế?’
‘Còn nữa, hàng năm chúng ta đón bao nhiêu Việt kiều, nhận bao nhiêu tiền họ gửi về, sao lại phải lúc nào cũng căm ghét cờ của họ?’
Đức Cha tâm sự, nghe rất xúc động: ‘Năm 1954 gia đình tôi di cư vào Nam. Gia đình tôi sống được và tôi lớn lên, ăn học là dưới lá cờ vàng. Nếu các ông di cư năm ấy thì các ông cũng thế thôi’. Nghe những lời vô cùng hợp lý như thế, chắc họ bất ngờ và ngượng ngùng lắm nên cuối cùng họ bảo: ‘Thôi ông cứ đi…’.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thánh Phaolô: Kinh Nghiệm về Niềm Tin và Mô Hình bậc Cha-chú
Mai Tá
06:41 01/09/2013

Thánh Phaolô

Chương II: Kinh nghiệm về niềm tin và mô-hình bậc cha-chú

(bài 10)


Phần I
(tiếp theo)

Hiện-tượng-học tăm-tối

(xem P. Royannais, Michael de Certeau: l’anthropologie du croire et la théologie de la faiblesse de croire, RsR 2003, tr. 499-533)

Ở đây, tôi muốn nói thêm đôi chút về công-trình nghiên-cứu của tác giả Michel de Certeau khi ông đề-cập đến vấn-đề hiện-tượng-học loại-hình tin tưởng theo cung cách ta vừa bàn; để rồi, sau đó, ta thấy được luận-cứ đối-ứng với lập-trường này bằng một phương-án ta thường vẫn có từ thời thánh Tôma Akinô.

Phải nói ngay ở đây rằng: tác giả De Certeau đã khá ư là vất vả khi ông muốn gỡ bỏ kinh nghiệm về niềm tin ta có, ra khỏi lãnh-vực “hiểu biết”. “Tin”, không là động-thái rất “hiểu biết”; cũng không là sản phẩm ta có được, do bản-chất của những gì được kể là sẽ định đoạt niềm tin.

Tin, không do ngôn-ngữ hoặc từ-vựng tạo thành hình-thái của công-thức; cũng chẳng là sự việc ban đầu ta thoạt nhìn vào những gì được diễn-lộ ra ngoài như sự thể đáng để mọi người tin. Nó cũng không là động-thái qui về nội-dung khiến ta đặt tin-tưởng vào đó và nó lại không được hỗ trợ từ các định-nghĩa/diễn-giải cũng không tùy thuộc một cách trực-tiếp, cấp bách vào “đối tượng” khiến ta tin, và nhiều người lại cứ cho rằng: đó là cung cách diễn-đạt theo khoa học. Và, nó cũng không là kết-cuộc có được từ văn-bản đáng tin cậy. Khi niềm tin được trình-bày theo kiểu cách như thế, ta lại bảo: không hẳn thế đâu! Trên thực tế, chẳng làm sao có được tính khách-quan đệ-tam-nhân về những chuyện như thế, hết. Không thể có được thứ nối-kết nào khả dĩ đưa vào “thực tại” này...

Điều này, như thể để ta có được tuyên-ngôn bảo rằng: mọi ý-niệm cũng như ngôn-từ, tự chúng, không hề có giá-trị tự-tại. Xem ra, nó tùy thuộc vào một thứ nguyên-ngữ không cần viện-dẫn bất cứ trường-hợp hoặc vụ việc nào cho nguyên-ngữ ấy. Một phần sự việc này, được rút từ nghị-trình do tác giả De Certeau chủ xướng. Tác giả đã tìm hiểu và học hỏi văn-bản đề cập đến các yếu-tố mang tính bí-nhiệm. Ông chủ-trương phân-tách cấu-trúc của ngôn-từ đã từng diễn-lộ toàn-bộ tính-cách huyền-bí; để rồi, người người có khuynh-hướng khuếch-trương mọi địa-hạt tư-tưởng và ngôn-ngữ, nói rằng: Đấng ta tin, thật ra không thể diễn-tả điều gì về Ngài bằng từ-vựng tích-cực hơn được. Điều này, xem ra cũng giống như khẳng-định về thần-học “hư vô”, cách này hay cách khác. Bằng nhiều cách, tác giả De Certeau đã viết lại tư-tưởng của Denys về đề-tài được người xưa gọi bằng tiếng La-tinh như: “De divinis nominibus” (tức “về danh xưng thần thánh”) và nhân rộng tư tưởng ấy thành “De omnibus nominibus” (tức: “về danh xưng của mọi người”).
Ở đây, ta thấy mọi nỗ-lực tìm gặp cho bằng được “luồng sáng” tích-cực phải được xoá-bỏ rút khỏi động-thái “tin”. Niềm tin bị tổn-thương do vô-thức, thiếu mất sự hiện-hữu dứt khoát và do bởi hình-thái nào khác, để thay vào. Giả như ta có được “vết chân trần” của “Đấng nào khác”, thì chuyện ấy cũng sẽ trở thành sự việc đã và đang rơi vào dĩ-vãng. Ở đây, ta vẫn thấy tính hư-vô/trống-rỗng nơi những gì được diễn-tả ra như thế. “Thần-học hữu-thể” bị ông khước-từ, bỏ bê. Quả là, ông đang thực hiện một thứ nhân-chủng-học nặng tính hư-không/trống-rỗng về tin tưởng, đặc biệt là niềm “tin” của tín-hữu Đức Kitô. Ở đây, lại cũng có học-thuyết thuộc loại vô-thần vốn dĩ là hoa quả của thập giá. Ở đây, ông kêu gọi mọi người hãy liên tưởng đến thánh-nữ Têrêxa thành Lisieux, rất Hài Đồng.

Tin, là cung cách khác biệt quyết trở nên con người. Đây, là cung cách thực hành nghệ thuật sống rất khác biệt. Ở đây, nó tạo cho kẻ tin có được khả-năng nhận lãnh một lệnh-truyền hiện-hữu khác, đã biến thành chủ-thể tự-do dành cho chính mình. Đây, đích-thực một nguyện cầu/ới gọi; là: “nói với” chứ không phải là “nói cho” hoặc “nói về” ai đó. Là, đối ứng/đáp trả những chuyện mình nghe/biết. Và là: ứng-đáp lại giọng nói chứ không phải tuyên-ngôn. Ở đây, có thứ gì đó thật khó có thể giản-lược được niềm tin. Đây, là nghệ-thuật “nghe” với cung-cách rất mới. Niềm tin, mang tính hư-vô vốn từ-khước sự thể tách-bạch khỏi lĩnh-vực từng mang tính khác biệt và nó những muốn ở lại trong đó, bất kể hiểm nguy có thể xảy đến. Nói cách khác, rõ ràng là: nó như thể đang chuyển động về nơi nào đó chẳng ai biết rõ đó là chốn nào. Điều này nghe như thể có sự thể thích-ứng với tư-tưởng của Heidegger mãi về sau, như tác giả Rahner từng đề cập. Tác giả là người từng nói đến “hiện-tượng” niềm tin đang dần dà biến dạng... Diễn-trình đúng cách của niềm tin như thế, là diễn và trình theo kiểu ngụ ngôn, thơ văn. Nó mang tính chất khá bí-nhiệm. Nó vốn dĩ là thi ca. Là, thứ ngôn-từ của sự việc truất-hữu. Thứ ngữ-vựng của sự thể chẳng-bao-giờ-nắm-bắt được toàn bộ sự việc. Chính đây là cung-cách cho thấy: tại sao và làm thế nào mà các văn-bản huyền-nhiệm lại quan trọng đối với sức sống của niềm tin. Huyền-nhiệm này, là “thực-thể tư duy” dìu dắt mọi hình-thái thần học. Thế nên, mới có lời lẽ huyền-nhiệm chưa đến được tới tai người nghe, nhưng vẫn mang tính hữu-hiệu. Kẻ tin tưởng vào tính huyền-nhiệm có nguyện cầu rằng: Xin để con xa tránh những gì chúng con không thể quay lại mà quan-hệ. Với tác giả Karl Rahner, thì: tín-hữu của mai ngày sẽ trở thành nhà thần-bí-học từng kinh-nghiệm thứ gì đó, hoặc thành: người anh/người chị không là kẻ tin, chút nào hết.

Đằng sau tư-duy theo loại hình này, vẫn có hai thể-loại: một, là triết-lý kiểu Heidegger hoặc Rahner; và thể-loại kia, là: quyết tâm bằng tinh-thần đi vào tính ưu-việt của những bi-ai/bi-đát cách đặc biệt nơi thập giá.

Các thần-học-gia theo hướng này, lại vẫn nhấn mạnh nhiều đến sự “yếu kém” của niềm tin. Đó là tính độc-đáo có-một-không-hai của tin tưởng. Các thần-học-gia theo chiều hướng này, không có ý bảo: Tin, là loại động-thái “yếu kém” thường diễn-biến quanh sự-thể đầy tin tưởng và hiểu biết. Đó, không là lập-trường đầy kiên-quyết. Nhưng, là tính “yếu kém” của bản thân, không lướt vượt được. Cũng như thể, lĩnh-nhận thứ gì đó khác với kết-cuộc đầy tích cực. Nó là “trò chơi” của đứt đoạn, như thể chơi trò “khả-thi”. Ngôn-ngữ diễn tả như thế, đánh dấu chốn miền của một “KHIẾM DIỆN” (viết chữ Hoa) không đạt được chốn miền ấy.




(bài 11)


Phần I
(tiếp theo)

Tin, là nếm và thấy được Chúa

Một lần nữa, trước khi đi vào lập-trường tư-tưởng vốn bảo rằng: “tin”, bao gồm cả quà tặng được thấy Chúa, tôi muốn thêm thắt đôi chút để làm thành một thứ chuyển-tiếp từ tính “hư vô” đến những gì ta có thể nếm và thấy lại cũng được coi như tầm-nhìn về Chúa, rất tích-cực. Và, tôi cũng sẽ ngưng lại, ở giữa chừng.

Khi ta khám phá ra rằng: đôi lúc, ta cũng thích thực-tại rất thật này, vì có điều gì đó khiến ta cần quan-hệ với nó. Nói cách khác, ta cần “nếm trải” để hiểu nó.

Rất nhiều lần, ta cứ bị rơi vào bẫy-cạm của ngôn-ngữ nên đã sử-dụng đường lối rất thân quen về những chuyện đại loại như thế. Nhưng, tất cả vẫn là giòng chảy, không đổi thay. Và, ta không thể bắt chụp hoặc giữ chặt nó được. Đó, là thứ không-gian lưng chừng ở ngưỡng cửa phía dưới thấp, tục gọi là Chora (tức chốn miền thị-trấn rất quê nhà). Và khi đó, lại như thể có người đi bên cạnh cứ nói chuyện dụ-ngôn cho mình thưởng-lãm. Đây, là cảm-nghiệm về sử-dụng ngôn-ngữ một cách rất khác hẳn. Kiểu cách này, thường khiến ta bị xúc-động đến độ phải ngồi xuống một chốc lát, chẳng nói gì. Thế đó, là phản-ứng “nội-tại”, rất chức-năng. Người kể, lại sử dụng từ-vựng hoặc tuyên ngôn cùng dấu hiệu theo cung-cách riêng-tây của họ. Tức, đã ngưng không còn theo kiểu-cách của người kể hoặc sử-dụng ngữ-pháp theo phương-thức bình-thường nữa, nhưng lại nhìn thẳng mặt vào nữ-thần Medusa để thấy như thể bà ta vẫn chưa chết, nhưng rất đẹp. Và, miệng bà cười rất tươi, như reo vui thật diễm kiều... (x. Helene Cixous, The Laugh of Medusa). Kể truyện dụ-ngôn theo kiểu như thế, sẽ đặt mọi người vào trạng-thái có chút “nếm trải” cũng rất hay.

NẾM TRẢI

(Nguồn: “Hãy nếm và xem Thiên Chúa ngọt ngào dường bao.” (Tv 33: 9): The flavour of God in the monastic West, Rachel Fulton, Journal of Religion vol. 86, N.2, p. 169-ff)

Các sử-gia xưa nay thường triển-khai ý-nghĩa của “viễn cảnh”. Đó là ảnh-hình mang tính thị-giác bao hàm một luận-cứ rất ưu-việt. Đôi lúc, nó rất xa vời lại không có rào cản nào xuất hiện ở chính giữa. Thật ra thì, sử-gia nhà ta lại ưa-thích lối viết đầy ẩn-dụ nhằm nắm-giữ sự vật xa vời qua một chọn-lựa mang sắc-mầu riêng-tư, đầy ẩn-dụ ức. Đó, là thực-tại khác hẳn tầm-nhìn của người ở vị-thế đứng trụ mà quan-sát. Tất cả, đều nhận ra điều này khi xem xét sự-việc theo “viễn cảnh” cũng rất thật.

Có vị coi đó là chuyện “nếm trải”, tức: sử-dụng thứ ẩn-dụ khác hẳn. Bởi, “nếm trải” chẳng làm sao có được nghĩa đúng-đắn của thứ ngôn ngữ ta thường dùng. Xưa nay, ta vẫn ưa vẫn thích “mùi ngon/vị ngọt”, nhưng không “nếm trải” được gì, nếu không đưa nó vào miệng rồi nuốt ực, ngõ hầu thưởng thức nó cách tận tình. Và khi đó, ta lại sẽ kêu lên: “Ôi chao là ngọt!” hoặc: “Úi chà! Sao mà đắng thế?” Hoặc: “Cay ơi là cay!”... Cũng có thể, chất ta “nếm trải” lại không thuận/hợp với ta; hoặc: ta chẳng ưa thích nó chút nào. Vấn đề là: mùi ngon/vị ngọt ấy, sẽ loại bỏ mọi khoảng cách, để rồi có người lại dõng-dạc tuyên-bố: “Ăn gì, bạn sẽ là người ấy!”

Thời Trung-cổ, truyền-thống phổ-đại chuyên sử-dụng ngôn-ngữ ẩn-dụ, như từ-vựng “nếm trải” ta nghe/biết về Chúa. Đây, là khía-cạnh phổ-cập cũng rất thường, vào buổi trước; tức: thời, mà con người có “cảm-giác linh-thiêng” như vật-thể hữu-hình, tựa hồ như thế. “Cảm-giác linh-thiêng”, điều-động bằng giác-quan tổng-thể hệt như một giao-hưởng-khúc gồm đủ mọi giác-quan thay cho ẩn-dụ. Chìa khoá chính cho giác-quan tổng-thể này, không là thị-kiến tạo nên vị-giác tổng-hợp, nhưng là thứ vị-giác thiêng-liêng linh-đạo. Xem như thế, ta trở thành bản-vị có đính-kèm vật-thể mà ta lĩnh-hội được theo cung-cách linh-thiêng giống hệt như thế. Nói tóm lại, Chúa để lại “mùi ngon/vị ngọt” nơi ta. Chúa có “mùi vị ngon ngọt” của riêng Ngài, ở mọi thời. Truyền-thống nhận định theo giác-quan như thế lại rực-sáng hơn, khi các đan-sĩ khổ-hạnh như người anh em hèn mọn Dòng Xitô lưu ý (đặc biệt là thánh Bernađô thành Clairvaux, đấng thánh hiền lành được biết nhiều dưới danh hiệu là “Tiến-sĩ-Mật” rất nổi cộm mà anh em đồng môn gọi ngài bằng danh-xưng rất gọn như: “Mật Huynh” cho “tiện bề sổ sách”; và truyền thống này, lan tràn sang các nữ-tử dòng Bê-ganh cũng như các tu-sinh dòng nữ ở mạn Bắc nước Đức, rất đặc biệt.

Thật ra, không chỉ mỗi Chúa mới ngọt ngào, mà cuộc sống hằng ngày của ta cũng ra thế!

Như, thánh vịnh 33 câu 9, cũng từng viết: “Hãy nếm và xem Thiên Chúa ngọt ngào dường bao.” (Tv 33: 9). Tiếng Do thái, sử dụng tính-từ “tob” có hai nghĩa: “tốt lành” và “ngọt ngào”. Trong khi đó, Bản Bảy Mươi Hy-Lạp lại sử-dụng từ-vựng: “chrestos”, dịch theo nghĩa đen, là: “hữu-dụng”, nhưng ở đây từ-vựng này mang sắc-màu ngộ-nghĩnh, khá lạ kỳ. Ở đây, tôi lại xin mở dấu ngoặc để quý vị cùng tôi, ta nhớ về thời xưa/cũ khi thánh Luca cũng đã sử-dụng tính-từ này trong một bài giảng-thuyết giản-dị để nói rằng: Thiên Chúa là Đấng “hữu dụng” đối với kẻ vô-ân, độc ác, bạc-tình. Thánh Giêrônimô, cách riêng, trong bản Vulgata lại đã chuyển-ngữ sang tiếng La-tinh bao gồm các từ, như: “gustate et videte quoniam bonus Dominus” – tức: “Hãy nếm và xem Thiên-Chúa tốt lành biết chừng nào”. Thánh-nhân dùng cụm từ “bonus Dominos” không để nhấn mạnh ý-nghĩa: “ngọt ngào” như câu “Hãy nếm và xem Thiên Chúa tốt lành dường bao!” Trong khi đó, thánh Augustinô lại không đồng ý với câu đó, nên đã viết: “Hãy ca tụng Chúa đi! Vì Ngài rất tốt lành (“bonus”) và: “Hãy hát ca Danh Người! vì Danh Người ngọt ngào biết mấy!” (“suavis”). Xem thế thì, thánh Augustinô đã triển-khai tư-tưởng bảo rằng: là con Chúa, ta được mời gọi “nếm trải Chúa” (“Gustare Dominum”). Dĩ nhiên, ta không là Chúa, nhưng tác giả Thánh Vịnh lại cứ bảo: “gustare quod non es” và “gustare suavitatem Dei” (tức: “Hãy nếm xem những gì không phải là ngươi” và “Hãy nếm trải vị ngọt của Thiên Chúa”) Thánh Bernađô, lại cũng viết: “Jesus dulcis memoria, dans vera cordis gaudia, sed super mel et omnia Eius dulcis praesentia” – tức: “Lạy Đức Giêsu, là nỗi nhớ ngọt ngào trong niềm vui đích-thực tận tâm can, Ngài là Đấng Hiện-Hữu ngọt hơn mật hoặc thứ gì khác”.

Kinh thánh tiếng Hipri lại mang đậm nguồn-hứng khá trải rộng để ta suy-tư theo kiểu cách giống như thế. Điều này ta có được là từ Thánh vịnh của mọi Ca vịnh. Đồng thời, ta có nhiều khả-hữu-thể như thế, giống như đoạn Tin Mừng do thánh Gioan ghi khi thánh-nhân đề-cập đến sự thể diễn ra trong buổi tiệc Tạ Từ, ở buổi đó Chúa có nói: “Tôi là bánh và rượu...” Khi thuyết giảng cho lớp người bình-dị/giản đơn, thánh Phaolô có lẽ đã so sánh những gì được thánh-nhân đã giảng-giải cho người bình-dân hiểu, rằng: sữa là mật, chứ không phải là của ăn/thức uống vẫn đông đặc. Đó, là những gì người xưa từng nếm trải. Bởi khi xưa, dân con đi Đạo từng cảm kích sự việc “nếm-trải” cách linh-thiêng trong hiệp thông rước Chúa vào lòng bằng cách đưa bánh thánh vào miệng, vào lưỡi (có lẽ thừa-tác-viên khi ấy, vẫn đặt Mình Thánh Chúa vào lòng bàn tay của người hiệp-thông rước lễ, là để nếm trải Thân Mình Ngài.

Ẩn-dụ “nếm trải” được diễn-tả như vui thích, thoải mái mang tính-chất rất chữa lành ngõ hầu dẫn đưa người hiệp-thông rước Chúa sẽ được tháp-ghép vào cơ thể Ngài để gắn bó cho chặt. Tin như thế, là hiểu rằng: để được sống còn, ta cần có và cần chọn cảm-giác ngọt ngào, vẫn rất ngon. Ta còn tiến xa nhiều hơn là chỉ “nếm trải” Chúa rất đích thực, đến độ ta trở nên giống như Chúa. Trở nên con cái của Chúa. Bởi, khi có được sự khai sáng ấy, đã thấy nhiều người có được chọn lựa cả về thị giác lẫn vị-giác, tức tập trung không chỉ vào “nhãn quan”, mà thôi. Một khi ta gặp loại hình thực phẩm mới mẻ nào đó và được mời ăn thử, thì cũng sẽ có đổi thay cũng rất mới. Như thế là, ta có thể tháp-ghép vào chính con người mình những gì khả dĩ giết chết hoặc chữa lành, những gì làm cho ta thêm bệnh hoạn hoặc nuôi ta cho tốt. Có chuyện ngộ nghĩnh là chất đường ngọt ngào lần đầu tiên được sản xuất theo số lượng lớn lao, là vào thế kỷ thứ 19-20 tại Anh quốc và nước Mỹ: cũng vào thời bấy giờ người người đã thấy mất mát đáng kể về tôn-giáo, lẫn niềm tin.

Ngôn-ngữ sử dụng cho giòng chảy ở dưới mang một chút dáng dấp có hơi Mỹ-quốc, nhưng cũng là lập trường đáng để ta quan tâm.

“Lạy Chúa, là Bánh ngọt,
Sữa-chua có mùi hương va-ni,
Là bánh qui vụn vặt có chất sôcôla,
là trà mạn ướp mật rất ngọt,
Không chất giọng nào có thể hát thành tiếng,
Chẳng bộ nhớ nào tìm ra được
Âm vang ngọt ngào hơn cả Danh Thánh của Ngài...”

Câu truyện dụ-ngôn đại loại như thế sẽ đưa ta đi từ những mỉa mai/châm biến đến vui hưởng/thưởng ngoạn và rồi để lại vị ngọt “nếm trải” nơi môi miệng của ta...

----------------------
(còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai Tá lược dịch

 
Đối thoại năm đức tin : Thiên Chúa là Tình Yêu
Lm. Đan Vinh
21:17 01/09/2013
ĐỐI THOẠI NĂM ĐỨC TIN

VẤN ĐỀ 12: Nói rằng Thiên Chúa là tình yêu. Vậy tại sao Thiên Chúa biết trước có một số người sẽ phải xuống hỏa ngục, mà Ngài còn tạo dựng nên họ làm chi ? Tại sao Ngài để cho con người phải chịu đau khổ, chết choc, chiến tranh và đầy dẫy những bất công trong xã hội ?ĐỐi

TRẢ LỜI:

1.LỜI CHÚA: “Thiên Chúa sai Con của Ngài đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Ngài mà được cứu độ” (Ga 3,17).

2.TRÌNH BÀY:

I.ĐẶT VẤN ĐỀ:

1)Thiên Chúa là Tình Yêu:

Thiên Chúa đã tỏ mình ra cho loài người biết Ngài là tình yêu (x. 1 Ga 4,16). Chúa Cha yêu Chúa Con, và tình yêu ấy nhiệm xuất ra Chúa Thánh Thần (Kinh Tin Kính). Thiên Chúa đã biểu lộ tình yêu bằng các việc như sau:

-Tạo dựng nên vũ trụ vạn vật vì và cho con người.

-Sẵn sàng tha thứ những lỗi lầm của họ, bằng việc sai Đức Giê-su đến dạy cho loài người nhận biêt tinh yêu cua Thiên Chúa và sẵn sàng hiến thân chịu chết trên thập giá để cứu độ những ai tin và đi theo con đường yêu thương của Người như Người đã nói: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13).

-Người dạy các môn đệ phải yêu thương nhau, vì đó là dấu hiệu để người ngoài nhận ra họ thực sự là môn đệ của Người (x. Ga 13,35).

-Đức Ki-tô dạy những ai tin kính Người hãy thi hành lời Người truyền là: Tha thứ luôn luôn: “Thầy không bảo là tha đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy” (Mt 18,22). Yêu cả kẻ thù: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em” (Mt 5,44).

Cuộc đời của Đức Giê-su đầy những hành động yêu thương: chữa lành các bệnh tật như bị quỷ ám, kinh phong, bại liệt (x Mt 4,24), nhân bánh ra nhiều nuôi những kẻ đói được ăn no (x. Lc 9,12-17). Thiết lập bí tích Thánh Thể để ban sự sống đời đời (x. Ga 6,48-51) và để ở lại với các môn đệ mọi ngày cho đến tận thế (x. Mt 28,20).

2)Tuy nhiên, có người đặt vấn đề : Nếu Thiên Chúa là tình yêu, thì tại sao Ngài biết trước một số người sẽ phải xuống hỏa ngục mà còn dựng nên họ làm chi ? Tại sao Ngài để xảy ra các tai ương như động đất, lũ lụt, sóng thần, núi phun lửa, chiến tranh và đầy dẫy những bất công trong xã hội ?

II) GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

Đây là một chân lý mầu nhiệm, rất khó hiểu đối với tâm trí kém cỏi của loài người chúng ta.

Có những điều Chúa làm và con người dễ dàng hiểu được, nhưng cũng có những hành động của Chúa vượt quá tầm hiểu biết của loài người như ngôn sứ I-sai-a đã tuyên sấm: ”Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi và đường lối của Ta cũng không phải là đường lối của các ngươi” (Is 55,8). Đây là chân lý mầu nhiệm, là điều hợp lý, nhưng lại vượt quá giới hạn của trí khôn con người. Cũng như một em bé lớp năm trinh độ tiểu học không thể hiểu các công thức toán học phức tạp của lớp 12 trình độ trung học, nhưng em vẫn phải chấp nhận cac công thức đó là đúng đắn đáng tin.

Sau đây là một số lời giải đáp cho các vấn nạn về sự đau khổ và sự dữ ở trân gian mà loài người cảm thấy khó hiểu và khó chấp nhận:

1) Tại sao Thiên Chúa biết trước một số người sẽ xuống hỏa ngục, mà Ngài dựng lên họ làm chi ?

a) Trước hết, Thiên Chúa là Tinh Yêu, dựng lên mọi tạo vật trong đó có loài người là để chia sẻ ân sủng và hạnh phúc viên mãn của Ngài cho họ. Ngài dựng nên họ không phải để bắt họ chịu đau khổ hỏa ngục, nhưng để họ được chia sẻ hạnh phúc với Ngài (x. St 2,8)

Tuy nhiên, để hạnh phúc ấy được trọn vẹn, Ngài đã ban cho con người có tự do, để họ tự do quyết định làm điều tốt, và tránh làm điều xấu (Stk 2,16).

Nếu họ làm tốt thì sẽ được thưởng, còn nếu dùng tự do để làm điều ác thì sẽ bị phạt theo đức công bình (x. Stk 2,17).

b)Vì Thiên Chúa là tình yêu, nên hằng ban Ơn Thánh giúp loài người sống theo thánh ý của Ngài. Nhưng họ được hoàn toàn tự do quyết định làm hay không làm theo. Thánh Augustino đã nói: “Thiên Chúa sinh ra bạn không cần bạn, nhưng Ngài không thể cứu rỗi bạn nếu bạn không muốn cộng tác với ngài.”

c)Con người không được đổ thừa trách nhiệm cứu rỗi chính mình cho Thiên Chúa, vì sự biết trước của Thiên Chúa không giống sự biết trước của chúng ta.

- Con người chúng ta sống trong thời gian nên ý niệm biết trước có tính cách tất định.

- Còn nơi Thiên Chúa là Đấng ở ngoài thời gian nên sự biết trước của ngài không tất định, mà còn lệ thuộc vào sự tự do của con người.

Ta có thể ví sự biết trước của Thiên Chúa như cái nhìn của khán giả xem đá banh: khi nhìn lực lượng của hai bên, khán giả bên ngoài có thể đoán trước phần thắng bại thế nào. Tuy vậy, sự ăn thua ấy không tất định, không nhất thiết phải xảy ra như dự đoán, mà còn lệ thuộc vào ý chí quyết thắng và tinh thần dũng cảm của các đấu thủ, cũng như sự cổ võ của khán giả bên ngoài nữa. Nếu bây giờ chúng ta được sự cổ võ của Thiên Chúa (ơn thánh), và hăng hái sống đạo, thì từ đời đời Thiên Chúa cũng đã thấy và biết trước như vậy. Nhưng rồi, sau một thời gian sốt sắng, chúng ta lại chán nản buông xuôi theo sự cám dỗ của ma quỷ, của thế gian và xác thịt, thì cũng từ đời đời Thiên Chúa đã biết trước ta sẽ bị sa ngã như vậy. Thiên Chúa luôn luôn khích lệ, trợ giúp cho ta sống tốt đẹp để được thửong, nhưng ta có muốn được cứu hay không là do chinh ta quyết định.

Một ví dụ khác về sự quyết định tự do của con người trước lời mời gọi của Thiên Chúa. Chẳng hạn: vào một buổi tối trời, chúng ta trông thấy một người đi xe đạp trên một đoạn đường rất nguy hiểm mà nhiều người đã gặp tai nạn. Chúng ta có lòng tốt khuyên bảo người đó không nên tiếp tục đi. Nhưng nếu họ coi thường lời cảnh cáo của chúng ta mà cứ tiếp tục đi như thường, thì chúng ta cũng có thể biết trước số phận của người ấy, và họ không thể đổ thừa trách nhiệm cho chúng ta. Cũng thế, những người từ chối Ơn Chúa giúp, nhất định chọn làm điều xấu, thì sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành vi của họ, và không thể phiền trách Thiên Chúa đã biết trước mà sao còn dựng nên họ. Chúa Ki-tô cũng đã nói lên sự cố chấp của dân Do thái như sau: “vì họ nhìn mà không nhìn, nghe mà không nghe không hiểu. Thế là đối với họ đã ứng nghiệm lời sấm của ngôn sứ Isaia, rằng: Các ngươi có lắng tai nghe cũng chẳng hiểu, có trố mắt nhìn cũng chẳng thấy; vì lòng dân này đã ra chai đá: chúng đã bịt tai nhắm mắt, kẻo mắt chúng thấy, tai chúng nghe, và lòng hiểu được mà hoán cải, và rồi Ta sẽ chữa chúng cho lành (Mt 13,13-15).

d)Đàng khác vì không ai trong chúng ta biết trước số phận tương lai của mình, thì tại sao ta lại không nghĩ mình sẽ được thưởng để cố gắng sống tử tế hơn mà lại nghĩ mình sẽ bị phạt, rồi sống buông thả, và đổ thừa trách nhiệm cho Thiên Chúa đã tiền định như vậy:

TÓM LẠI: Thiên Chúa là Tình Yêu, và Ngài đã thể hiện tình yêu ấy ra bên ngoài bằng việc sáng tạo nên vũ trụ vạn vật, trong đó có con người. Ngài tạo dựng con người là để thông ban hạnh phúc cho họ. Tuy nhiên, để ban hạnh phúc ấy được trọn vẹn, Thiên Chúa đã ban cho con người sự tự do chọn lựa điều tốt và gạt bỏ điều xấu. Nhưng con người muốn hưởng hạnh phúc hay không là tùy sự quyết định sự tư do của họ: nếu làm tốt sẽ được thưởng nhưng nếu cố tình chọn lựa điều xấu thì tất nhiên sẽ bị phạt. Khi ấy, họ không thể đổ thừa trách nhiệm cho ai khác ngoài chính mình. Còn việc Thiên Chúa biết trước không có tính tất định như con người thường hiểu, mà còn lệ thuộc nhiều yếu tố khác nữa, nhất là ý muốn tự do của chúng ta.

2)Thiên Chúa là tình yêu, vậy tại sao Ngài lại để xảy ra các tai ương, cùng những bất công nơi con người ?

a)Đây cũng là một điều rất khó hiểu đối với trí khôn của con người, vì một đàng chúng ta tin chắc Thiên Chúa là Đấng toàn năng và đầy lòng từ bi thương xót, nhưng đàng khác, thực tế chúng ta lại gặp thấy biết bao tai ương cùng những bất công nơi con người.

-Theo giáo lý Công Giáo thì đau khổ tai họa là hậu quả của tội lỗi: Đầu tiên, Thiên Chúa tạo dựng nên con người để họ được chia sẻ hạnh phúc trọn vẹn của Ngài. Nhưng để họ chứng tỏ mình xứng đáng được hưởng hạnh phúc ấy, Thiên Chúa đã thử thách lòng tin yêu của họ. Con người đã không vượt qua được thử thách khi lựa chọn làm điều xấu, cố tình lỗi lệnh Chúa truyền (Stk 2,16–17; 3,1–7), nên đã bị phạt bị mất tất cả những gì đang được hưởng: “Từ nay đàn bà sẽ phải đau đớn lúc sinh con… đàn ông phải lam lũ vất vả, phải đổ mồ hôi để có bát cơm ăn, phải đau khổ và phải chết nữa” (Stk 3,16–19). Từ đây, do hậu quả của tội tổ tông này, mà đau khổ đã lọt vào thế gian, và rồi các tội riêng của con người tiếp tục gây thêm đau khổ cho nhau.

-Nếu là những tai họa do loài người gây nên như: chiến tranh, giặc giã thì những tai họa ấy hoàn toàn do lỗi của con người chứ không phải do sự sắp đặt của Thiên Chúa. Loài người đã lạm dụng tự do để chọn lối sống tham lam ích kỷ, lợi dụng khoa học để chế tạo ra những thứ vũ khí giết người… gây ra biết bao đau khổ cho đồng loại. Thiên Chúa là tình yêu, không muốn cho con người bị đau khổ, nên đã biến những tai họa kia trở nên nguyên nhân đem lại hạnh phúc cho những kẽ biết phó thác cậy trông và đi theo con đường yêu thương của Đức Giê-su.

Trong thực tế, chúng ta thấy rằng: tai họa đến với người này lại có thể là may mắn đối với người khác: người bệnh tật thì đau khổ nhưng lại là cơ hội cho giới y sĩ có việc làm, cũng như một cơ may giúp các nhà bác học phát minh ra những thứ thuốc mới hữu hiệu hơn. Hơn nữa, ngay trong cái khổ cũng có cái sướng và ngược lại cái sướng hôm nay có thể trở thành nguyên nhân gây đau khổ ngày mai. Chẳng hạn: một người nghèo khổ bỗng nhiên trúng số trở thành giàu có là sự may mắn. Nhưng nếu họ không khéo sử dụng thì sự giàu sang ấy có thể làm họ phạm tội, hoặc trở thành nguyên nhân khiến họ chịu đau khổ nhiều hơn. Từ đó cho thấy: đau khổ thực ra chỉ là tương đối, sống trên đời không ai hoàn toàn sướng và cũng không ai phải chịu đau khổ hoàn toàn. Điều quan trọng là người ta có biết chấp nhận hoàn cảnh và cố gắng vượt qua hay không. Chính điều này sẽ giúp họ luôn luôn bình an là nguồn hạnh phúc.

-Còn những tai họa thiên nhiên như động đất, bão lụt, mất mùa… đã gây ra cho loài người những hậu quả thảm khốc là kết quả của một thế giới tương đối, nhờ có con người mới dễ nhận biết Đấng hoàn hảo tuyệt đối và là cùng đích của vạn sự vạn vật là Thiên Chúa.

Những khuyết điểm của vũ trụ ấy là do Thiên Chúa cho xảy ra, để nhắc nhở con người: thế gian này nơi tạm gởi. Chỉ có thiên đàng đời sau mới là quê thật vĩnh cửu của chúng ta.

Hơn nữa, Thiên Chúa cũng cố ý sáng tạo nên vũ trụ có khuyết điểm để con người được vinh dự công tác với Ngài bằng cách dùng trí khôn Chúa ban hoàn tất những gì còn khuyết điểm nơi tạo vật. Có như thế, con người mới chứng tỏ sự cao quý của loài có trí khôn trổi vượt trên mọi loài vật khác.

b)Tất cả những giải đáp nói trên cũng không đủ để làm thỏa mãn đối với những người gặp phải đau khổ nặng nề. Trong hoàn cảnh ấy, chỉ có Đức Tin mới giải quyết được vấn đề đau khổ. Vì tất cả những thử thách, đau khổ một phần là do Thiên Chúa để mưu ích cho phần rỗi đời đời của chúng ta .

Những đau khổ con người phải chịu còn giúp thanh luyện tâm hồn con người, giúp họ sớm trưởng thành, và có dịp lập công đền tội ngay ở đời này. Chính Chúa Giê-su đã nêu gương chịu đựng đau khổ cho con người: Người vô tội, nhưng đã tình nguyện chịu đau khổ và tự hiến mạng sống mình trên cây thập giá vì chúng ta. Ngài đã đi bước trước và mời gọi chúng ta đi theo: “Nếu ai muốn theo thầy, hãy từ bỏ mình đi và vác thập giá mà theo Thầy”(Lc 9,23). Từ đây, người tín hữu có thể tìm thấy niềm vui ngay trong những đau khổ họ chịu vì danh Chúa (x. TDCV 5,41). Vì sự đau khổ làm cho họ nên giống Chúa hơn (x. Pl 3,10).

Cũng từ ngày Chúa Giê-su làm gương can đảm chịu đau khổ, thì đối với những tâm hồn anh dũng theo Chúa, sự đau khổ đã trở nên nguồn sinh lực dồi dào và là điều kiện để được ôn cứu rỗi. Do đó những người từ khi mới sinh đã bị thua thiệt đau khổ cũng không nên buồn rầu, than thân trách phận, vì cuộc đời con người không phải là tất cả, và chết không phải là hết. Những đau khổ họ chịu đời này vài ba chục năm có là gì khi so sánh với đời sống vĩnh cửu mai sau.

TÓM LẠI: Thiên Chúa thực sự là Tình Yêu và muốn chia sẻ hạnh phúc của Ngài cho chúng ta. Ngài tạo dựng nên con người để họ được thông phần hạnh phúc với Ngài. Nhưng có những người bị phạt muôn đời là hoàn toàn do sự cố chấp của họ. Cũng thế, ngay trên trần gian này, con người phải chịu đau khổ cũng là do lỗi ở con người. Tuy đau khổ là điều bất lợi về một phương diện, nhưng đau khổ cũng chỉ là tương đối, và nếu xét về phương diện khác thì đau khổ lại là một điều cần thiết để thanh luyện tâm hồn và giúp ta lập được nhiều công nghiệp ở đời này. Trong thực hành, mỗi khi gặp phải đau khổ, thay vì kêu trách Thiên Chúa, chúng ta hãy bình tĩnh giải quyết. Nếu đã cố gắng hết sức mà không thể thắng vượt trở ngại, chúng ta sẽ sẵn sàng đón nhận với một tinh thần phó thác cậy trông nơi Chúa Quan Phòng: Ngài luôn muốn làm điều lành cho ta. Chính thái độ can đảm ấy sẽ trở lên nguồn hạnh phúc cho ta đời này và đời sau

PHỤ CHÚ

1.BỆNH TẬT CŨNG LÀ MỘT ƠN HUỆ, NẾU BIẾT SỬ DỤNG SẼ CÓ ÍCH NHIỀU CHO TA.

IGNACE DE LOYOLA là một sĩ quan trẻ tuổi rất háo danh, hay nóng giận, nhưng có tài chỉ huy. Một hôm, khi dẫn quân lính đi đánh trận, chẳng may anh bị thương gãy chân, phải nằm nhà thương điều trị. Trong thời gian dưỡng bệnh, anh tìm đọc sách tiểu thuyết giải khuây. Trong số các sách ở bệnh viện, cũng có những sách về cuộc đời Chúa Cứu Thế và hạnh các Thánh. Lần đầu cầm cuốn sách đạo, Ignace cảm thấy ngại ngùng, nhưng vì đã đọc hết các sách truyện khác, nên anh cũng đọc cho đỡ buồn. Sau khi đọc xong mấy cuốn, Ignace đột nhiên khám phá ra những tư tưởng mới lạ có sức biến đổi cả cuộc đời anh. Anh đã nhận ra lòng nhân từ mạnh hơn sự thù oán, lòng sốt sắng có sức chinh phục các linh hồn cách hữu hiệu.

Rồi với tâm hồn cao thượng, và với ơn Chúa thôi thúc, Ignace tự nhủ mình: “Phanxicô và Đôminicô làm được những việc vĩ đại, tại sao tôi lại không làm được?” Từ đó, anh đã quyết định theo gương hai vị thánh trên để trở thành một tu sĩ gương mẫu và thiết lập một dòng lớn vào bậc nhất của Giáo Hội – Đó là dòng Chúa Giêsu (dòng Tên) và sau này anh đã được phong thánh.

2.TẤM GƯƠNG CHỊU ĐAU KHỔ CỦA THÁNH GIÓP THỜI CỰU ƯỚC:

GIÓP Là một người công chính, kính sợ Thiên Chúa. Ông cũng được Chúa ban cho sự giàu sang và con cái đầy đàn. Nhưng rồi, một ngày kia, để thử lòng Gióp, Thiên Chúa đã để mặc Gióp cho Satan làm hại: các con ông bị chết hết, của cải sự nghiệp cũng bị tiêu tan. Cuối cùng Gióp còn bị mang bệnh cùi hủi, đến nỗi phải ở riêng một mình, ngồi trên đống tro và lấy mảnh sành cạo những con dòi đang rúc rỉa thân xác ông.

Trước những tai họa dồn dập, Gióp vẫn một lòng trông cậy Chúa, mặc cho những lời dèm pha của bạn bè, những lời nhiếc mắng của bà vợ ông. Ông nói: “Thiên Chúa đã ban mọi sự cho tôi, bây giờ Ngài lấy lại, xin ngợi khen Chúa”.

Cuối cùng Satan đã chịu thua và Thiên Chúa đã khen lòng trung thành của ông. Ngài đã trả lại cho ông tất cả những gì ông bị mất, và ông còn được Thiên Chúa ban nhiều con cái và của cải hơn trước.

LM ĐAN VINH -
 
Văn Hóa
Cảm động việc làm của bác ái yêu thương
Tuyết Mai
09:03 01/09/2013
“Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó” Có phải câu này Chúa muốn nhắn gởi cho người giầu có để họ biết sống trong công bằng, chia sẻ và yêu thương?. Bởi thật vô phúc cho những người giầu có thay khi mà Chúa gọi họ Ra Đi thật bất ngờ ở cái ngày giờ mà họ không biết …. Thì tiền của họ để lại cho ai xài giùm cho đây?. Khi mà cả đời họ chỉ biết tích góp, cất giữ vào kho lẫm, hà tiện chẳng dám xài và tệ nhất là chẳng đem chia sẻ cho ai.

Phải chi con người chúng ta ai cũng luôn sống rộng rãi chia sẻ cho người thì chúng ta chẳng thấy còn mấy ai mà đứng đường ngửa tay xin tiền …. Bạc cắc, bạc lẻ mà chúng ta cho họ cách bố thí như thế đâu!?. Thật phải khi mà Chúa dậy chúng ta là phải luôn sống trong công bằng trước mặt Thiên Chúa và trước mặt người anh chị em của chúng ta.

Ta thử ngẫm nghĩ xem sao khi ta có của để chất đống chất đầy, để cho bụi bám, thức ăn hằng ngày ê hề trong dư thừa nhưng lại đang tâm để đổ thùng rác? Trong khi bao nhiêu trẻ em sống thiếu thốn miếng ăn bỏ bụng từng bữa một. Thiếu nước trong sạch để uống để tắm, sống lang thang ngoài chợ đời; bữa đói cồn cào, bữa chỉ tạm đủ ở những gì mà chúng lượm được, hà huống gì chúng có đủ chất dinh dưỡng để sống cho được.

Chúng ta cũng thử nghĩ xem cái chữ Công Bằng nó có nghĩa sâu sắc như thế nào?. Có phải công bằng có nghĩa là ai cũng bằng nhau là được đủ no đủ ấm, đủ tình thương cha mẹ, có nơi ăn chốn ở đàng hoàng, quần áo không dơ dáy dính xình lầy, có chỗ tắm rửa giặt dũ, có dép để mang vào chân để chúng không bị phồng hay bị cắt vì những mảnh chai nằm bể la liệt?. Cũng có phải chúng cần được học chữ, học nghề, và cần có công cụ để mà giúp chúng có công ăn việc làm …. Và đó có phải là tiêu chuẩn căn bản sống của một con người cần phải có?.

Không ai là người nghèo mà không thông cảm cho nỗi đau khổ của anh chị em như câu “Lá lành đùm lá lách” hay “Lá rách đùm lá tả tơi” và thật sự thì người nghèo đã làm được những gì trong khả năng của họ để được đùm bọc lẫn nhau. Họ hiểu và thấm lắm khi phải ngủ ngoài trời với cái ướt thấm vào da thịt khi bị sương phủ khắp người. Họ hiểu lắm khi cả gia đình phải tìm chỗ trú mưa khi mà mái lót bằng rơm rạ chúng bị rách thủng những lỗ thật to; và tội nhất là chúng con nít.

Nên có phải cái câu “nghèo thường gặp cái eo” có nghĩa là cái vận nghèo nó cứ bám và theo đuổi người nghèo suốt cả cuộc đời như bài hát “Kiếp nghèo” nổi tiếng của nhạc sĩ Lam Phương tả về cái cảnh nghèo của ông ở cái tuổi 17?. Thì xin được thưa rằng nó chỉ đúng ở phần nào đó thôi mà chúng ta phải đỗ lỗi cho những người giầu có vì họ quá tham lam, quá ích kỷ, quá xấu xa. Vì người giầu tham lam nên mới có những cái nạn cướp đất, cướp nhà, cướp của, cướp luôn cả công sức yếu kém vì không đủ ăn của người nghèo …. Thì Thiên Chúa không nổi cơn thịnh nộ sao đặng?.

Do đó ta có thể kết luận rằng người giầu có thường là căn nguyên gây bao tội ác cho nhân loại. Như trong cuốn chuyện của The God Father ngay ở trang đầu có viết câu “Ở đằng sau những của cải và sự giầu sang là những tội ác ngập đầu” mà đó luôn là sự thật đau lòng ở mọi thời đại làm người, thưa anh chị em!.

Thật cảm kích thay khi chúng tôi có cơ hội đọc được một chuyện thật cảm động trong Vatican hiện nay có một tin vui …. Là có một linh mục lâu năm đang sống trong Vatican mà cuộc sống hằng ngày của ngài trôi qua rất thầm lặng và rất khiêm nhường. Ngài vừa mới được ĐGH Francisco cho lên chức giám mục để lo việc chia sẻ cho người nghèo.

Ngài đã bao năm âm thầm làm việc bác ái mà không ai hay ai biết (chỉ trừ những ai rất thân cận với ngài). Hằng ngày ngài đã lẳng lặng đi gop nhặt hết tất cả những thức ăn còn dư trên bàn của các vị giám mục cho đầy vào bao rồi ngài đi ra khỏi cổng trường mà đem thức ăn dư thừa đó đến cho các em nghèo mà nuôi chúng. Cuộc sống của ngài không khác lắm với những vị thánh đi trước ngài là như Mẹ Thánh Têrêsa Caculta, Thánh Francisco khó nghèo, Thánh Martino da đen, v.v…..

Sao chúng ta giới trẻ còn có đầy năng lực không bắt chước gương làm việc Bác Ái của ngài giám mục này nhỉ, là đi thâu lượm những thức ăn dư thừa trên những bàn ăn của thực khách ở trong tất cả các nhà hàng mà nuôi các em sống bờ sống bụi. Rất khó khăn để tìm ra miếng ăn ở khắp nơi hay từ trong các nhà giầu có?. Chúng ta có tin rằng số thức ăn mà chúng ta thâu nhặt có thể nuôi cầm chừng các em đói khổ ngoài kia hay không? Thưa được lắm đi chứ nhỉ!?.

Vâng, tiền bạc thì chúng ta ai cũng có giới hạn nhưng sao chúng ta không dùng công sức và thời gian không biết làm gì cho có lợi ích, để ra làm những công tác xã hội đầy tình người này?. Rất nhiều khi đồng tiền nó không cho chúng ta giá trị cho bằng là ta bỏ ra công sức mà đi quyên góp, đi ủy lạo, thưa có phải?. Công việc làm đạo đức và bác ái ấy càng cứ làm thì Thiên Chúa càng chúc phúc và ban thêm cho như hũ bột của bà già góa nghèo không bao giờ vơi.

“Công việc bác ái đòi hỏi chúng ta làm những công việc nhỏ thôi nhưng có lòng yêu mến thật to” Câu nói này là của mẹ thánh Têrêsa Caculta đó!. Nếu tất cả mọi người chúng ta ai cũng hiểu được sống sao cho công bằng mà thôi thì công việc làm bác ái hẳn chúng ta chưa có thực hiện theo mức mà Thiên Chúa mong muốn và nếu đúng như thế thì chúng ta còn chần chờ gì nữa???.
 
Con biết tìm Chúa nơi đâu?
Lê Đình Bảng
21:13 01/09/2013
CON BIẾT TÌM CHÚA NƠI ĐÂU ?

Chúa ở phương nào xa tít tắp
Beth-lem, tiệc cưới, trong đền thờ
Mà sao con cứ mơ hồ thấy
Có tiếng mẹ yêu ru bé thơ

Chúa ở quanh đây, bên lối xóm
Gần nhà xa ngõ, bến lau thưa
Về nghe thôn vắng Nazareth
Ai hát bài “lừa xẻ kéo cưa”

Sớm sớm trên lưng đồi nghé ngọ
Leng keng chiều lục lạc trâu bò
Đời sao êm ả, thư nhàn quá
Nhịp võng ầu ơ theo gió đưa

Chúa ghé bà con hay khách lạ
Và ra chài lưới với tông đồ
Nhiều hôm bỗng gió to mưa lớn
Hỏi chiếc thuyền câu về bến chưa?

Sao Chúa phải lầm than, vất vả
Có hôm, trưa nắng cháy da lừa
Nhiều đêm khuya khoắt vô hàng quán
Bị gậy, dây lưng xin đỗ nhờ

Chúa bảo con, lên bờ xuống ruộng
Đường về quê xa lắc xa lơ
Nhiều phen, con rã rời chân bước
Hỏi những hàng dương kia phất phơ

Chúa bảo con, đi qua cửa hẹp
Đường lên cao, dốc đá trơ vơ
Trời xanh thăm thẳm, non vời vợi
Đất rộng bao la, biển mịt mờ

Chúa mở ra đường ngay nẻo chính
Mà sao con rồng rắn, quanh co
Hèn chi, hay yếu mềm, sa ngã
Khăn gói qua sông, nên đắm đò

Chúa hẹn đâu đâu, sao chẳng gặp
Này tàn cây vả, dưới giàn nho
Trong vườn mướt máu Cây Dầu ấy
Sau trận đòn tan nát, nhuốc nhơ

Con hiểu vừa khi gà gáy sáng
Mới đầu ngày, còn sớm tinh mơ
Là khi con nói năng nhăng cuội
Là lúc con bội bạc, dối lừa

Chúa ở xa con, xa quá đỗi
Âm dương còn cách trở đôi bờ
Chiều nay, ra ngóng con thuyền bé
Bằn bặt về đâu, sóng nhấp nhô

Con biết khi tro tàn, lửa tắt
Những vàng son xa mã lô xô
Một thời hưng phế bao còn mất
Thôi, tiếc chi ngọn cỏ gió đùa

Con biết tìm nơi đâu, lạy Chúa
Tội tình kia biết đến bao giờ
Còn bao nhiêu nước vơi đầy, nhỉ
Soi bóng mình tan trong Biển Hồ

Con vẫn mang mang trông đợi Chúa
Như là đồng ải, luống cày khô
Lạy trời mưa xuống, mưa sương xuống
Để được mùa xanh tươi lúa ngô
Khi ấy, mặt trời lên chính ngọ
Mừng reo ca, cơm rượu, xôi vò

NEW JERSEY, 08/2013
 
Từ bỏ & Môn đệ của Chúa
Ngô Xuân Tịnh
21:20 01/09/2013
TỪ BỎ & MÔN ĐỆ CHÚA

Đông người theo Chúa Giê-su

Người quay trở lại nói như thế nầy

Những người đến với tôi đây

Anh em, cha mẹ, vợ, bầy con thơ

Ngay cả mạng sống mình mà

Không thèm từ bỏ thế là không nên

Người môn đệ của tôi liền

Theo tôi thì phải triền miên thực hành

Vác theo thập giá chưng minh

Chúa ơi Lời Chúa thực tình dạy con

Phải yêu Chúa hết linh hồn

Thẳm sâu mạnh mẽ nhiều hơn mọi người

Những người thân thiết trong đời

Lại còn tự nguyện tuyệt vời vâng theo

Thánh ý Chúa hết mọi điều

Trước khi lựa chọn bao nhiêu việc làm

Để xây đời sống nội tâm

Con nên cầu nguyện chân thành nghĩ suy

Để xem mình phải làm gì

Rồi luôn cố gắng thực thi vẹn toàn

Đừng như ngọn sóng lang thang

Sống đời trôi dạt dễ dàng tùy khi

Loại trừ từ bỏ hết đi

Để cho Thần Khí dẫn đi vững vàng

Xin cho con biết sẵn sàng

Chọn Chúa sống lại vinh quang dẫn đường

Làm môn đệ Chúa yêu thương

Hồng ân cứu độ muôn phương loan truyền

Để cho nhân loại trở nên

Người con của Chúa vững bên` thiên thu

Thánh Thần sức mạnh :mặc dù

Con người yếu đuối coi như bất toàn

Để cho Thân` Khí lo toan

Quyền năng của Chúa hoàn toàn khả thi

Cho tất cả mọi điều gì (Mt 18,26)

Ngô xuân Tịnh
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Cỏ Bên Đường
Vũ Đình Huyến, Lm
21:00 01/09/2013
HOA CỎ BÊN ĐƯỜNG
Ảnh của Vũ đình Huyến, Lm. (CMC)
Hoa cỏ đẹp bên đường
Anh thờ ơ chẳng thấy
Bởi suốt đời anh khôn
Còn hoa này hoa dại.
(Trích thơ của Trần Mạnh Hảo)