Ngày 10-09-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:58 10/09/2014
N2T


53. Khi tôi thực hiện việc yêu người, thì đó chính là Đức Chúa Giê-su tự mình làm việc trong tôi.

(Thánh Terese of Lisieux)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

Dịch trong “Cách ngôn thần học tu đức”


-------------------

http://nhantai.info

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com

http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Lễ Suy Tôn Thánh Giá: Nhìn lên Thánh Giá
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:46 10/09/2014
Bài đọc 1 sách Dân Số kể chuyện, dân Do thái đi trong sa mạc, họ kêu trách Thiên Chúa và ông Môsê rằng: “Tại sao lại đưa chúng tôi ra khỏi đất Ai cập, để chúng tôi chết trong sa mạc, một nơi chẳng có bánh ăn, chẳng có nước uống? …”. Vì thế, Thiên Chúa đã cho rắn độc bò ra cắn chết nhiều người. Sau đó dân hối lỗi chạy đến với Môsê và ông đã cầu khẩn cùng Chúa. Thiên Chúa thương xót, đã truyền cho Môsê đúc một con rắn đồng treo lên giữa sa mạc, và bất cứ ai, hễ bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng ấy thì được chữa lành.

Hình ảnh

Bài Tin Mừng, trong cuộc đối thoại với ông Nicôđêmô, Chúa Giêsu khẳng định: “Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời”.

Lời Chúa trong sách Dân Số và trong Tin Mừng Gioan, qua hình ảnh “Con Rắn”, sẽ đưa chúng ta đi xuyên suốt lịch sử cứu độ, khởi đi từ kinh nghiệm phạm tội trong sa mạc (Ds 21,6), trở về với thời điểm khởi đầu của sự sống (St 3), sau đó đi đến ngôi vị của Đức Kitô (Ga 3,14) và vươn xa tới tận thời cánh chung (Kh 12,7-10).

Dịp hành hương Thánh Địa tháng 5 vừa rồi, chúng tôi có lên núi Nebo bên đất nước Jordanie. Chiêm ngắm tác phẩm điêu khắc Thánh giá theo hình con rắn, biểu tượng cho con rắn đồng ngày xưa được Môsê dựng nên, nhìn về Thánh địa và dâng lễ tại nhà nguyện trên núi.

1. Núi Nebo

Núi Nebo là một dãy núi ở Vương quốc Jordanie, cao khoảng 817m. Cựu ước đã đề cập đến nơi này. Trên núi Nebo, Thiên Chúa đã cho Môsê nhìn về Đất Hứa. Từ đỉnh núi nhìn bao quát bức tranh toàn cảnh về Thánh Địa và thành phố bờ Tây sông Giođan là Giêricô, thậm chí vào một ngày rất đẹp trời người ta có thể nhìn thấy cổ thành Giêrusalem.

Theo chương 34 của sách Đệ Nhị Luật, Môsê đã đi lên núi Nebo từ đồng bằng Môáp đến đỉnh Pisgah đối diện với Giêricô để nhìn về Đất Hứa.Giavê phán với Môsê: Đó là đất Ta đã thề với Abraham, ysaac và Giacop rằng: Ta sẽ ban nó cho dòng giống ngươi! Ta đã cho ngươi thấy tận mắt, nhưng ngươi sẽ không qua đó!. Và Môsê đã chết trong xứ Môab. Người ta đã chôn cất ông trong thung lũng, ở xứ Môab, trước mặt Bet-pơor, nhưng không biết được mộ ông cho đến ngày nay.(Đnl 34,4-6).

Theo truyền thống Kitô giáo, Môsê đã được chôn cất trên núi này, tuy nhiên người ta vẫn không xác định được nơi chôn cất ông. Một vài truyền thống Hồi giáo cũng khẳng định điều tương tự, nhưng ngôi mộ của Môsê thì họ cho là ở Maqam El- Nabi Musa nằm về phía nam cách Giêricô 11 km và về phía đông cách Giêrusalem khoảng 20km trong hoang địa Giuđêa. Các học giả tiếp tục tranh luận xem ngọn núi hiện nay được gọi là là Nebo có phải là ngọn núi ngày xưa được đề cập trong bộ Ngũ kinh của Cựu ước không.

Theo sách Maccabê (2 Mcb, 2,4-7): Tiên tri Giêrêmia đã giấu Nhà tạm và Hòm Bia Giao Ước trong một cái hang trên núi Môsê đã lên và được chiêm ngắm cơ nghiệp của Thiên Chúa.

Ngày 20/03/2000, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đến núi Nebo trong cuộc hành hương Thánh địa. Ngài đã trồng một cây ô liu bên cạnh nhà thờ theo phong cách Byzantine như là một biểu tượng cho hòa bình.

Ngày 9/5/2009, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã đến thăm địa danh này, đọc bài diễn văn ở đây và ngài nhìn về thành Giêrusalem từ đỉnh núi Nebo.

Nghệ sĩ người Ý, Giovanni Fantoni đã thực hiện tác phẩm điêu khắc Thánh giá theo hình con rắn. Đây là biểu tượng cho con rắn đồng ngày xưa được Môsê làm theo lệnh của Chúa để cứu sống người bị rắn cắn (Ds 21,4-9) và là thánh giá trên đó Chúa Giêsu bị đóng đinh (Ga 3,14).

Trên đỉnh cao nhất của ngọn núi mang tên Syagha, người ta khám phá ra di tích ngôi nhà thờ và một tu viện vào năm 1933. Ngôi Nhà thờ được xây dựng lần đầu vào nửa bán thế kỷ thứ IV để kỷ niệm nơi Môsê qua đời. Thiết kế nhà thờ theo phong cách một Vương cung Thánh đường. Nó được mở rộng vào cuối bán thế kỷ thứ V và được xây dựng lại năm 597. Ngôi Nhà thờ đầu tiên được nhắc đến trong bản báo cáo về một cuộc hành hương của một người phụ nữ tên Aetheria vào năm 394. Người ta đã tìm thấy 6 ngôi mộ trống rỗng từ những phiến đá tự nhiên nằm dưới sàn khảm đá của nhà thờ.

Trong ngôi nhà nguyện hiện đại được xây dựng để bảo địa danh này và cung cấp nơi thờ phượng, người ta có thể nhìn thấy thấy những di tích của những sàn nhà khảm đá từ nhiều thời kỳ khác nhau. Một trong những bức tranh khảm đá lâu đời nhất là một tấm ghép với những hình chữ thập có viền hiện nay được đặt ở phía đầu Đông của bức tường phía Nam.

2. Tại sao lại treo con rắn ?

Trong trình thuật về Tội Nguyên Tổ (St 3,1-7), lời dụ dỗ của con rắn đã làm cho Evà và Adam nghi ngờ Thiên Chúa: Thiên Chúa nói rằng, ăn trái cây đó thì chắc chắn sẽ chết, nhưng con rắn nói: chẳng chết chóc gì đâu! Tin vào lời con rắn, đồng nghĩa với việc cho rằng Thiên Chúa nói dối ! Đó là cho rằng, Thiên Chúa lừa dối con người, vì Ngài không muốn chia sẻ sự sống của mình; đó là nghĩ rằng, Ngài tạo dựng con người để bỏ mặc con người trong sa mạc cuộc đời và nhất là cho số phận phải chết. Tin vào lời con rắn, chính là bị con rắn cắn vào người, chính là bị nó tiêm nọc đọc vào người. Và hậu quả là tương quan tình yêu giữa con người với Thiên Chúa, giữa con người với con người bị phá vỡ. Hậu quả tất yếu là chết chóc, như Thiên Chúa đã báo trước: Ngày nào ngươi ăn chắc chắn ngươi sẽ phải chếhắc chắn ngươi sẽ phải chết (St 2,17).

Dựa vào trình thuật Vườn Eden, chúng ta hiểu ra rằng, rắn độc mà sách Dân Số nói đến, chính là hình ảnh diễn tả sự nguy hại chết người của thái độ nghi ngờ Thiên Chúa: kế hoạch cứu sống, khi gặp khó khăn lại bị coi là kế hoạch giết chết. Nghi ngờ Thiên Chúa, đó là để cho mình bị rắn cắn, đó là mang nọc độc vào người.

3. Tại sao “Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy” ?

Trong Vương cung Thánh đường Thánh Ambrôsiô ở Milan, có 2 cột đá thật ấn tượng và giàu ý nghĩa; "cột rắn": một con rắn bằng đồng thời Byzantine vào thế kỷ thứ X được đặt trên đỉnh một cột ngắn, đối diện bên kia có “cột thập giá”.

Bài đọc 1 là “lời tiên báo” của sách Dân Số, một lời tiên báo rất huyền nhiệm về Đấng Cứu Thế, về mầu nhiệm Thâp giá, nơi Đức Kitô là Con Người được “giương cao”. Trong Tin Mừng Gioan, Chúa Giêsu coi cái chết của mình như là một sự tôn vinh, tôn vinh Tình Yêu của Chúa Cha, một Tình Yêu vô bờ bến, một Tình Yêu mãnh liệt đến nỗi Chúa Cha đã ban Con Một cho thế gian, để những ai tin vào Người Con thì khỏi phải chết, nhưng được sống đời đời (x. Ga 3,16). Đồng thời cũng là tôn vinh Tình Yêu của Chúa Giêsu, một Tình Yêu đã hy sinh mạng sống vì những người mình yêu, là một hy lễ dâng lên Chúa Cha, cũng là sự tự hiến cho loài người chúng ta, trở nên lương thực nuôi sống chúng ta. Chúa Giêsu “chết để cho chúng ta được sống”.

Trong Tin Mừng Gioan, Đức Giêsu, ngay từ những lời nói đầu tiên đã đặt mầu nhiệm Thập Giá trong tương quan trực tiếp với hình ảnh con rắn biểu tượng của Tội và Sự Dữ: Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời.

Một bên là con rắn bị giương cao. Một bên là Đức Kitô được giương cao trên cây thập giá.Trong Cuộc Thương Khó, Đức Kitô sẽ tự nguyện thế chỗ cho con rắn.Theo Thánh Phaolô: Đức Giêsu tự nguyện trở nên “giống như thân xác tội lội” (Rm 8, 3) và Ngài “đồng hóa mình với tội” (2Cr 5, 21; Gl 3, 13). Tội có bản chất là ẩn nấp, khó nắm bắt, giống như con rắn, nhưng đã phải hiện ra nguyên hình nơi thân xác nát tan của Đức Kitô: “tội để lộ chân tướng và cho thấy tất cả sức mạnh tội lỗi của nó” (Rm 7,13). Thập Giá Đức Kitô mặc khải cho loài người hình dạng thật của Tội. Chính vì thế mà trong Tin Mừng theo thánh Máccô, Đức Giêsu dạy, (chứ không phải báo trước) cho các môn đệ về cuộc Thương Khó của Người (Mc 8, 31).

Chúng ta được mời gọi nhìn lên Đức Kitô chịu đóng đinh trên Thánh giá để nhìn thấy:

- Thân thể nát tan của Người vì roi vọt, kết quả của lòng ghen ghét, của lòng ham muốn, của sự phản bội, của sự bất trung, và của những lời tố cáo, lên án vô cớ, của vụ án gian dối.

- Đầu đội mạo gai của Người, tượng trưng cho những lời nhạo báng, diễu cợt trên ngôi vị; chân tay của Người bị đinh nhọn đâm thủng và ghim vào giá gỗ; hình ảnh này cho thấy con người đã đánh mất nhân tính, và hành động theo thú tính; và cạnh sườn của Người bị đâm thủng, thấu đến con tim. Sự Dữ luôn đi đôi với bạo lực; và bạo lực luôn muốn đi tới tận cùng, là hủy diệt. Nhưng đồng thời cũng ở nơi đây, trên Thập Giá, tình yêu, lòng thương xót, sự thiện, sự hiền lành và cả sự sống nữa, của Thiên Chúa cũng đi tới tận cùng!

4. Tại sao “nhìn lên” có khả năng chữa lành?

Theo lời của Đức Chúa, Môsê đã treo một con rắn bằng đồng lên cột gỗ và ai nhìn lên thì được chữa lành. Hình phạt bị rắn độc cắn là rất nặng nề, còn ơn chữa lành thật nhẹ nhàng: nhìn lên thì được sống.

Nhìn lên Đức Kitô chịu đóng đinh: “Đấng họ đã đâm thâu” (Ga 19, 37) với lòng tin chúng ta đón nhận ơn tha thứ và được chữa lành.

Thánh giá Đức Kitô chịu đóng đinh được các giáo phụ gọi là Cây Sự Sống, vì đã mang đến cho nhân loại Sự Sống của Thiên Chúa.

Thánh Giá mang lại cho nhân loại Ơn Tha Thứ của Thiên Chúa. Sự bất tuân của Adam đã mang đến án phạt và sự chết cho toàn thể nhân loại. Thì giờ đây, sự vâng phục của Chúa Giêsu mang lại Ơn Tha Tội của Thiên Chúa cho toàn thể nhân loại (bài đọc 2). Vì tình yêu vâng phục của Chúa Giêsu đối với Chúa Cha, vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá, Chúa Cha đã tha hết mọi tội lỗi cho nhân loại. Ơn tha thứ đã được ban một cách tràn đầy và cho mọi người, không trừ một ai. Ơn Tha Thứ ấy phát xuất từ Tình Yêu của Thiên Chúa Cha. Tình Yêu lớn hơn tội lỗi. Tình Yêu khỏa lấp muôn vàn tội lỗi. Chúa Giêsu chịu đóng đinh và chịu chết trên thập giá biểu lộ Gương Mặt đích thực của Thiên Chúa Cha giàu lòng thương xót.

Thánh Giá mạc khải Tình Yêu của Chúa Giêsu đối với Chúa Cha và đối với nhân loại chúng ta. Chúa Giêsu yêu mến Chúa Cha đến nỗi sẵn sàng hy sinh mọi sự vì Chúa Cha, dâng hiến sự sống mình lên cho Chúa Cha. Thánh Giá cũng biểu lộ Tình Yêu của Chúa Giêsu đối với chúng ta: không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của kẻ thí mạng sống vì những người mình yêu.

Thánh Giá đã in sâu và gắn chặt với Chúa Giêsu Kitô. Ngay cả sau khi Chúa sống lại vinh quang, các vết thương khổ nạn thập giá vẫn hiển hiện, vẫn không bị xóa nhòa. Thánh Giá Chúa Kitô xuyên qua thời gian và hiện diện trong mỗi giây phút cuộc đời chúng ta. Sự hiện diện ấy làm thay đổi tất cả.

Nhìn lên Thánh Giá, chúng ta yêu mến và tôn thờ Chúa Cứu Thế.Trong xã hội tiêu thụ và hưởng thụ ngày nay, bóng tối của quyền lực, tiền của, danh vọng, lạc thú đang che mờ bóng thánh giá. Con người đang lao mình vào bóng tối bằng mọi giá. Xã hội hôm nay cần phải được ánh sáng của Thánh Giá soi dẫn. Từ Thánh Giá Ðức Kitô, tình thương chúc phúc thế gian, sự sống chan chứa cho lòng người. Suy tôn Thánh Giá chính là suy tôn tình yêu, sự sống của Chúa Kitô.
 
Thánh giá là nguồn tình yêu và hy vọng
Jos. Vinc. Ngọc Biển
17:48 10/09/2014
THÁNH GIÁ LÀ NGUỒN TÌNH YÊU VÀ HY VỌNG

(LỄ SUY TÔN THÁNH GIÁ)

Ngày nay, chúng ta thấy Thánh Giá được treo khắp nơi, nào là: Nhà Thờ, Nhà Nguyện, nhà tư; ở Nghĩa Trang, trên nấm mộ...; Thánh Giá còn xuất hiện trên áo, trong khăn và khắc trên gỗ, trên đá...; người ta cũng đeo Thánh Giá trên cổ, trên tay...

Tất cả những điều đó diễn tả niềm tin, sự tôn thờ của của người Công Giáo, bởi vì, Thánh Giá là niềm vinh dự, là sự toàn thắng, là ơn cứu chuộc, là sự sống, là niềm hy vọng của chúng ta.

Khi người Công Giáo tôn thờ Thánh Giá, chắc chắn không chỉ đơn thuần là tôn thờ một biểu tượng, càng không phải lưu ký một kỷ niệm buồn gợi lại sự đau khổ và chết chóc...

Nhưng Thánh Giá là tất cả, là trọn vẹn niềm tin, là niềm hy vọng duy nhất của chúng ta.

Tại sao vậy? Thưa! Vì chính nhờ Cây Thánh Giá, mà chúng ta được cứu độ.

Như vậy, khi tôn thờ Thánh Giá, chúng ta suy tôn tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu cứu độ và mang lại cho chúng ta niềm hy vọng phục sinh.

1. Tôn thờ Thánh Giá là suy tôn tình yêu của Thiên Chúa

Khởi đi từ việc: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3, 16). Từ “đến nỗi” cho thấy: Thiên Chúa đã yêu quá nhiều, yêu vô bờ và bao la, nhưng chưa thỏa lòng, nên còn một món quà duy nhất, cao quý, là tất cả của Thiên Chúa, nhưng Người sẵn lòng trao tặng cho nhân loại, đó chính là Đức Giêsu.

Khi Đức Giêsu xuất hiện, Ngài đã làm toát lên sự khiêm nhường tột cùng khi vâng lời Thiên Chúa Cha và yêu nhân loại tha thiết, nên Ngài: “...vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2, 6-8). Vì là hiện thân của Thiên Chúa, Đấng Giàu Lòng Thương Xót, nên cả cuộc đời và lời rao giảng của Ngài đều nhằm diễn tả bản chất tình yêu của Thiên Chúa cho con người. Đỉnh cao của mặc khải này chính là cuộc hiến tế trên Thánh Giá. Thật vậy: “Không ai có tình thương lớn hơn tình thương của người hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu” (Ga 15, 13); “Họa may có ai dám chết vì một người lương thiện chăng. Thế mà Ðức Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi; đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta” (Rm 5,7-8).

Không chỉ trao ban tình yêu cách phổ quát, mà Ngài còn ban riêng cho mỗi người, khiến ai cũng cảm nghiệm được tình yêu cứu độ mà Đức Giêsu dành cho. Quả thật, Ngài là "Ðấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi" (Gl 2, 20). Không phải yêu có thời gian và số lượng, mà là tình yêu trường cửu: "Ta đã yêu ngươi bằng mối tình muôn thuở, nên Ta vẫn dành cho ngươi lòng xót thương" (Gr 31, 3); và: "Ta quyết chẳng đoạn tình dứt nghĩa, quyết không hề bội tín thất trung" (Tv 89, 34).

Quả thật, Thiên Chúa đã buộc Mình vào một tình yêu muôn thuở; Người tự tước đoạt tự do của Mình vì yêu thương chúng ta. Đây là ý nghĩa sâu sắc của Giao Ước mà trong Chúa Kitô, nơi Thánh Giá, đã trở nên "mới mẻ và sống động".

Vì thế, đây là lý do thứ nhất để chúng ta suy tôn Thánh Giá Chúa Kitô.

2. Suy tôn Thánh Giá, đem lại cho chúng ta niềm hy vọng cứu độ

Lý do thứ hai chính là vì niềm hy vọng và ơn cứu độ của chúng ta nơi Thánh Giá.

Trong Cựu Ước, chúng ta thấy hình ảnh tiên trưng về Thánh Giá và ơn cứu độ qua cây gậy và con rắn đồng được treo lên.

Bài đọc I trình thuật việc ông Môsê dẫn dân ra khỏi Aicập và trên đường trở về Đất Hứa, dân Israel phải trải qua hành trình trong sa mạc. Trên hành trình ấy, dân đã nhiều lần bất trung, kêu trách Đức Chúa và trút tội lên đầu Môsê. Trước tình cảnh đó, Thiên Chúa đã cho rắn lửa xuất hiện và cắn chết nhiều người. Thấy được sự bất trung và cảm nghiệm sâu xa về tội của mình đã phạm, toàn dân đồng loạt kêu cầu Môsê xin Chúa tha thứ. Thiên Chúa đã nhận lời Môsê và truyền cho ông: "Ngươi hãy làm một con rắn và treo lên một cây cột. Tất cả những ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đó, sẽ được sống" (Ds 21, 8).

Trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu đã minh nhiên xác định hình ảnh này chính là Ngài khi nói: “Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời” (Ga 3, 14-15).

Thật vậy, mang trong mình niềm tin vào Thiên Chúa và ơn cứu độ ngang qua Đức Giêsu, hẳn chúng ta không bao giờ được phép chối bỏ Thánh Giá bằng bất cứ giá nào. Ngược lại, luôn luôn hướng nhìn lên Thánh Giá Chúa như bảo chứng của ơn cứu độ, bởi vì chính Đức Giêsu đã chọn Thánh Giá làm giá chuộc muôn người. Nhờ cây Thánh Giá, Đức Giêsu đã giải thoát thế gian khỏi xiềng xích tội lỗi, để từ nay, tội lỗi không còn quyền chi đối với Ngài và tất cả những người tin vào Ngài cũng được hưởng nhờ ân huệ đó.

Nếu từ cái chết trên Thánh Giá, Đức Giêsu đã phục sinh, thì chúng ta cũng qua đau khổ, ắt chúng ta có niềm hy vọng được phục sinh như Ngài.

Nếu xưa kia, từ Cây Trái Cấm, mà Tổ Tiên loài người đã sa ngã, cửa Thiên Đàng đóng lại, thì nay nhờ Cây Sự Sống chính là Thánh Giá, cửa Thiên Đàng được mở ra và đón nhận tất cả những ai tin vào Cây Trường Sinh.

Như thế, Thánh Giá là biểu trưng cho sự khôn ngoan của Thiên Chúa và của những ai đón nhận như nguồn ơn cứu độ. Đây chính là nghịch lý của Thiên Chúa và của cả chúng ta, vì: “Dân Do thái thì đòi phép lạ, dân Hy lạp thì tìm lý lẽ cao siêu; còn chúng tôi lại rao giảng một Đức Kitô trên Thập giá [...]. Thế nhưng, đối với ai được gọi, dù là Do thái hay Hy lạp, thì đó là một vị cứu tinh với quyền năng và khôn ngoan của Thiên Chúa” (x. 1Cr 1,18-25).

3. Suy tôn Thánh Giá, chúng ta học được bài học thứ tha

Cuối cùng, khi suy tôn Thánh Giá, chúng ta được mời gọi hãy: “yêu thương như Thầy đã yêu thương” (x. Ga 13,3-35). Yêu như thầy là phục vụ vô vị lợi. Yêu như Thầy là hiến thân cho người mình yêu, không phân biệt bạn hay thù (x. Lc 6, 27-35). Yêu như Thầy cũng là tập sống bao dung, tha thứ, không xét đoán, giận hờn và luôn hướng tới sự thiện trọn hảo: “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ”, bởi vì: "Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau" (Cl 3:12-13).

Như vậy, yêu Chúa thì cũng phải yêu người. Lệnh truyền này không thể tách rời nhau. Nó luôn kết hợp với nhau cách chặt chẽ như thể thanh ngang và thanh dọc của Thánh Giá.

Kết hợp cả hai mới thành Thánh Giá, thì mến Chúa và yêu người phải luôn luôn sát cánh bên nhau không thể tách rời.

Lạy Chúa, chúng con tôn thờ Thánh Giá Chúa. Xin Thánh Giá Chúa rợp bóng trên cuộc đời chúng con, để chúng con được ơn cứu độ. Xin cũng cho chúng con học được bài học tha thứ của Chúa ngang qua Thánh Giá. Amen.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:52 10/09/2014
KHẢNG KHÁI CỦA CON VOI
N2T

Con của gấu bị bệnh phải mỗ ngay lập tức, nên cần phải đưa trước một món tiền, gấu vội vàng đi khắp nơi hỏi để vay mượn.
Nó cầu cứu sự giúp đỡ của con voi, voi khảng khái nói:
- “Không thành vấn đề, hai ngày sau, thì vừa đúng lúc tôi có tấm ngân phiếu đến kỳ, tôi nhất định giúp đỡ.”
Qua hai ngày sau, con voi đem tiền đến biếu cho nhà gấu, nhưng gấu nói nó không cần nữa, bởi vì con nó đã chết, con voi lấy làm tiếc nói với tê giác:
- “Tôi đã nói rồi, tôi nhất định phải giúp họ.”
Tê giác cảm khái thở dài nói:
- “Một đồng hôm nay, hơn hẳn trăm đồng ngày mai vậy.”
(Hạnh Lâm Tử)

Suy tư:
Đem tiền gởi vào ngân hàng thì không mất mà lại còn được lời, một lời hai, hai lời ba…
Còn ân phúc thì làm sao cho có lời, mà lời gấp hai gấp ba ?
Thưa, đem ân phúc của chúng ta mà gởi cả cho người nghèo, người cần chúng ta giúp đỡ, bởi vì chính họ là những ngân hàng của chúng ta. Khi chúng ta giúp đỡ cho ai một ly nước lã mà thôi, thì cũng được Thiên Chúa trả lại gấp đôi, đạo lý này thì rất rõ ràng, nhưng mấy ai thích đem tiền của của mình gởi vào những ngân hàng người nghèo ấy!
Tôi còn nhớ một câu chuyện ngụ ngôn đại khái như sau: có một con cọp bị thương, đang nằm rên la đau đớn, bác tiều phu nghèo khổ thấy vậy bèn cứu chữa cho nó, sau khi nó lành thì chạy vào rừng… … bác tiều phu ngày ngày đi lấy củi trong rừng trở về, và ngày nào cũng đều thấy một miếng thịt rừng to tổ bố giữa nhà, đó chính là sự trả ơn của con cọp...
Thú dữ mà cũng biết trả ơn như thế, huống gì là Thiên Chúa lại không biết sao?
Xét cho cùng, người nghèo khó và người bất hạnh đều là những người làm ơn cho chúng ta, họ là những ngân hàng để chúng ta gởi công phúc vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

----------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:55 10/09/2014
N2T

54. Đức ái không vì mình mà có lợi, nhưng được cái lợi thì càng nhiều; mặc dù không mong thưởng công, nhưng sự thưởng công ngày sau thì càng lớn hơn.

(Thánh Bernardus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch trong “Cách ngôn thần học tu đức”

-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lòng thương xót vượt thắng mọi trở ngại và ngăn cách
Bùi Hữu Thư
09:06 10/09/2014
Vatican, ngày 10 tháng 9, 2014 (Zenit.org)

Huấn từ của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến

Trên con đường học hỏi về giáo lý của Giáo Hội, chúng ta hãy dừng lại để suy tư về Giáo Hội như người Mẹ. Lần trước chúng ta nhấn mạnh việc Giáo Hội làm cho chúng ta tăng trưởng, và với ánh sáng và sức mạnh của Lời Chúa, trình bầy cho chúng ta thấy con đường cứu chuộc, và bảo vệ chúng ta chống mọi sự dữ. Hôm nay, tôi muốn nêu cao một khía cạnh của hành động giáo huấn của Giáo Hội Mẹ, đó là dạy cho chúng ta công trình của lòng thương xót.

Một người thầy giỏi chú tâm vào những gì thiết yếu, không bị đi lạc vào các chi tiết, nhưng muốn truyền đạt những gì quan trọng để cho con trẻ hay học sinh tìm được ý nghĩa của niềm vui của đời sống: đây là sự thật! Và những gì thiết yếu, theo Phúc Âm. Là lòng thương xót! Chúa đã gửi Con Chúa! Thiên Chúa đã giáng thế làm người để cứu chuộc chúng ta, nghĩa là ban cho chúng ta lòng xót thương. Chúa Giêsu đã nói rõ, và tóm lược giáo huấn của Người cho các môn đệ: “Hãy có lòng thương xót như Cha các anh em có lòng xót thương.” (Lc.6, 36).

Có thể có một Kitô hữu không có lòng xót thương không? Không! Một Kitô hữu phải có lòng xót thương vì đây là trọng tâm của Phúc Âm.

Trung thành với giáo huấn này, Giáo Hội chỉ có thể lập lại cùng một điều này với các con cái: “Hãy có lòng thương xót như Cha các anh em, và y như Chúa Giêsu có lòng xót thương.”

Và do đo, Giáo Hội hành xử như Chúa Giêsu. Giáo Hội không dạy các bài học lý thuyết về tình yêu và lòng xót thương. Giáo Hội không loan truyền khắp thế gian một tâm lý học, một con đường khôn ngoan ….Thực vậy, Kitô giáo là tất cả những điều này, nhưng hậu quả của sự suy tư là: Giáo Hội, như Chúa Giêsu, giảng dạy bằng gương sáng, và lời dạy chỉ dùng để soi sáng cho ý nghĩa của hành động.

Giáo Hội Mẹ dạy chúng ta đem thức ăn thức uống cho những ai đói khát, quần áo cho những ai trần trụi. Và phải làm thế nào? Bằng gương sáng của biết bao nhiêu vị thánh đã làm như vậy. Nhưng cũng bằng gương sáng của biết bao nhiêu bậc cha mẹ, đang dạy cho con cái biết những gì dư thừa phải được dành cho những ai thiếu thốn.

Đây là điều quan trọng chúng ta cần biết.

Quy tắc của sự hiếu khách đã luôn luôn là điều thiêng liêng đối với đa số các gia đình Kitô giáo: không bao giờ thiếu thức ăn và một cái giường cho những ai thiếu thốn.

Có một lần, một bà mẹ tại một giáo phận khác bảo tôi là bà muốn dạy cho con cái phải biết cho đi thức ăn cho những ai đói khát. Bà có ba đứa con. Một ngày kia trong bữa trưa, người cha đang đi làm, bà ở nhà cùng ba đứa con nhỏ. Chỉ 7, 5 và 4 tuổi thôi. Có tiếng gõ cửa và có một người đến xin ăn. Bà bảo anh ta, “Xin chờ một chút.” Bà nói với các con, “Có người đến xin ăn. Chúng ta phải làm sao?” Các con bà nói, chúng ta hãy cho họ ăn.” Mỗi đứa có một miếng thị bò và khoai tây chiên trên đĩa. Bà mẹ nói, “Tốt, chúng ta hãy chia cho họ nửa phần ăn trên đĩa chúng ta, cũng như nửa miếng thịt bò.” Các trẻ em nói, “Không được mẹ! Chúng ta phải đem cho hết chính đĩa thức ăn của chúng ta.” Đây là một thí dụ đẹp và đã giúp tôi nhiều. “Nhưng tôi không có thức ăn thừa.” Vậy hãy cho đi những gì chúng ta đang có. Đây là điều Giáo Hội Mẹ dạy chúng ta. Và biết bao nhiêu các bà mẹ khác có mặt ở đây, các bạn biết phải làm gì khi dạy dỗ con cái. Để chúng biết chia xẻ với những ai thiếu thốn.

Giáo Hội Mẹ dạy chúng ta phải thân cận với những ai đau yếu. Có bao nhiêu người nam và nữ thánh thiện đã phục vụ Chúa Giêsu như vậy! Có biết bao nhiêu người nam nữ bình thường, hàng ngày, đang thực thi công trình thương xót trong một bệnh viện, hay một nhà dưỡng lão, hay ngay chính trong tư gia của họ, để giúp đỡ những người đau ốm.

Giáo Hội Mẹ dạy chúng ta phải thân cận với những ai đang bị cầm tù. “Nhưng cha ơi, điều này nguy hiểm lắm. Họ là những người xấu!” Nhưng mỗi người chúng ta đều có thể làm điều xấu. Hãy nghe kỹ đây: Mỗi người trong chúng ta đều có thể làm những điều người tù nhân nam hay nữ đó đã làm! Tất cả chúng ta đều có thể phạm tội và làm những điều như vậy. Làm những điều sai lầm trong đời. Họ không xấu hơn tôi hay các bạn.

Lòng thương xót vượt thắng mọi trở ngại, và đem chúng ta đến việc luôn luôn tìm kiếm gương mặt của con người. Và chính lòng thương xót làm thay đổi trái tim và đời sống, có thể tái tạo con người và làm cho họ dấn thân vào xã hội theo một đường lối khác.

Giáo Hội Mẹ dạy chúng ta gần gũi với những ai bị bỏ rơi và cô đơn. Đây là điều Chân Phước Têrêsa đã làm trên đường phố Calcutta; và những gì các Kitô hữu đã và đang làm và không sợ nắm tay của những ai đang lìa đời. Ngay ở đây, lòng thương xót đem lại bình an cho những người qua đời, và những ai còn sống, làm cho họ cảm thấy là Thiên Chúa cao cả hơn cái chết, và nếu ở lại trong Người, ngay trong phút cuối cùng là Chúa sẽ nói “Ta hẹn gặp lại con.” Chân Phước Têrêsa hiểu điều này rất rõ. Nhưng có người sẽ nói với Mẹ, “Mẹ ơi, Mẹ đang uổng phí thì giờ.” Mẹ thấy những người hấp hối trên đường phố. Những người bị chuột cắn trên đường phố. Và mẹ phải đem họ về nhà để họ được qua đời sau khi tắm rửa sạch sẽ, bình thản, được vuốt ve và bình an. Mẹ sẽ từ biệt họ. Nhưng tất cả những người và chính mẹ và rất nhiều người nam nữ khác đã làm, là đang chờ đợi để mở cửa Thiên Đàng cho họ. Để giúp họ chết lành và trong an bình.

Anh chị em thân mến, bằng cách này, Giáo Hội là người mẹ, dạy con cái công trình của lòng thương xót. Giáo Hội đã học được đường lối này từ Chúa Giêsu, đã học được rằng đây là những gì thiết yếu cho sự cứu rỗi. Yêu những ai yêu mến chúng ta chưa đủ. Làm điều tốt cho những ai tốt với mình chưa đủ. Muốn thay đổi cho thế giới tốt đẹp hơn, phải làm điều tốt cho những ai không thể đền đáp, như Cha trên trời đã làm với chúng ta, là ban cho chúng ta Chúa Giêsu.

Chúng ta hãy cảm tạ Thiên Chúa, đã ban cho chúng ta ân sủng là có Giáo Hội là Mẹ, để dạy cho chúng ta con đường của lòng thương xót, con đường của sự sống.
 
Những người Hồi Giáo hữu lý
Vũ Văn An
20:38 10/09/2014
Dù giữa lúc người Kitô Hữu bị Hồi Giáo Trị bách hại dã man đến mức độ Đức Cha Tommaso Ghirelli của Giáo Phận Imola, Ý, gọi là dã thú, Đức Phanxicô vẫn kêu gọi các vị Giám Mục Cameroon tiếp tục đối thoại với người Hồi Giáo. Bởi vì, ngài biết Hồi Giáo vẫn còn rất nhiều người hữu lý.

Ngoài bản tin hôm nay về việc nhà vua Bahrain hiến tặng Giáo Hội Công Giáo 9,000 mét vuông đất để xây nhà thờ chính tòa dâng kính Đức Mẹ Ả Rập ra, bản tin Catholic World News cũng như bài viết của George Weigel ngày 9 tháng 9, 2 ngày trước kỷ niệm biến cố 11 tháng 9 lần thứ 13, cũng đã nói về những người hữu lý trên.

Dựa vào bản tin của tờ Le Figaro, Catholic World News cho biết các nhà lãnh đạo Hồi Giáo nổi tiếng nhất tại Pháp vừa cùng nhau lên tiếng kết án một cách vô tiền khóang hậu việc bách hại Kitô Hữu của Hồi Giáo Trị.

Trong “Lời Kêu Gọi Từ Paris” (L’Appel de Paris) công bố hôm 9 tháng 9 tại Đại Giáo Đường Hồi Giáo ở Paris, các nhà lãnh đạo Hồi Giáo Pháp đã “không mập mờ tố cáo các hành động khủng bố này, vốn là các tội ác chống lại nhân loại, và long trọng tuyên bố rằng các nhóm này, những kẻ ủng hộ chúng, và những người chúng tuyển dụng không thể tự nhận mình là Hồi Giáo”

Lời Kêu Gọi Từ Paris lên án “những kẻ man rợ” vì sự tàn ác của chúng, và nhấn mạnh rằng “các lời kêu gọi thánh chiến bừa bãi và các chiến dịch của chúng nhằm nhồi sọ giới trẻ không hề phù hợp với các giáo huấn và các giá rị của Hồi Giáo”. Những người ký tên vào Lời Kêu Gọi Từ Paris cam kết chống lại mọi cố gắng của những người đấu tranh Hồi Giáo quá khích nhằm tuyển dụng các cảm tình viên trẻ Âu Châu. Họ tuyên xưng “quyền bất khả nhượng của anh em Kitô hữu tại Đông Phương…được ở lại và sống hợp nhân phẩm và an toàn trên đất đai của họ và tự do thực hành đức tin của họ”.

Lời kêu gọi trên được ký bởi Dalil Boubakeur, Viện Trưởng Đại Giáo Đường Hồi Giáo Paris và là Chủ Tịch Hội Đồng Đức Tin Hồi Giáo Pháp; Anouar Kbibech, chủ tịch Hội Đồng Người Hồi Giáo Pháp và nhiều người tên tuổi khác.

Nhật Báo Le Figaro cho hay một cách tổng quát đây là lời kêu gọi long trọng của Hội Đồng Tín Ngưỡng Hồi Giáo Pháp, và xác nhận đây là lần đầu tiên người Hồi Giáo Pháp chính thức lên tiếng kết án tính man rợ của những người thánh chiến Hồi Giáo và bênh vực các Kitô hữu Đông Phương.

Le Figaro cũng cho hay tuy mùa hè qua, các liên đoàn Hồi Giáo ít nhiều đã lên tiếng kết án việc xua đuổi có hệ thống người Kitô hữu ra khỏi Iraq của Hồi Giáo Trị nhân danh Hồi Giáo rồi, nhưng chưa bao giờ họ đưa ra được một chủ trương chung như thế này.

Những người chủ trương trên cũng sẽ phát động một hội nghị quốc tế lớn về chủ đề này tại Paris vào cuối năm nay và yêu cầu rằng buổi cầu nguyện vào ngày 12 tháng 9 này tại khắp các đền thờ Hồi Giáo của Pháp và của Âu Châu nên dành để“tưởng niệm các anh em Kitô hữu Đông Phương của chúng ta đang là nạn nhân của bất khoan dung và chính sách man rợ”.

Dalil Boubakeur nói rằng “tôi thấy đã có những bĩu môi đầy hoài nghi trước điều bị coi là sự bất lực của loại kêu gọi này, nhưng ở đây chúng ta đang trong một cuộc chiến tranh văn hóa: với sức mạnh của vũ khí, chúng ta lấy sức mạnh tâm linh, sức mạnh của tinh thần để chống lại”.

Patrick Karam, một người ký tên khác và là Chủ Tịch Ủy Ban Phối Trí “Các Kitô Hữu Đông Phương Đang Lâm Nguy” thì cho hay: “Một cách nghịch thường, các Kitô hữu Đông Phương luôn bênh vực sự hiện diện của người Hồi Giáo tại Pháp”. Điều này phản ảnh phần cuối cùng của Lời Kêu Gọi: “Làm sao có thể tưởng tượng được một Trung Đông bị cưa mất một phần căn tính của nó, phần từng đóng góp vào sự bừng nở nền văn minh của nó? Chính vì thế những người ký tên kêu gọi mọi người ý thức bi kịch mà các Kitô Hữu Đông Phương hiện đang phải sống”.

Fouad Ajami vĩ đại

George Weigel nhắc tới một người Hồi Giáo vĩ đại mới nằm xuống ngày 22 tháng 6 vừa qua, tên là Fouad Ajami. Weigel cho rằng, suốt 4 thập niên qua, người này vốn là thầy dạy vô giá của mình trong các vấn đề liên quan tới thế giới Ả Rập và sự bất mãn thường hay giết người của nó. Đây là một vạc dầu sôi sục những cuồng nhiệt tự hủy mà người Shiite Libăng này biết rõ. Ông qua định cư ở Hoa Kỳ vì tại đây, ông tìm được một kiểu mẫu của lịch thiệp và khoan dung mà ông muốn cho dân ông được hưởng.

Fouad Ajami mô tả các căn bệnh của thế giới Ả Rập một cách sáng sủa đặc biệt và đầy duyên dáng văn chương. Ông không hề là kẻ lưu vong chuyên chỉ trích vặt vãnh những gì mình bỏ lại; mà là một nhà phê bình sắc bén, sâu sắc và cuối cùng biết cảm thông, luôn thương tiếc tình huống đầy thảm họa của nền văn minh Ả Rập hiện tại, việc những tên độc tài đánh cướp các nền chính trị của Ả Rập để phục vụ cho chính chúng, việc những tên cuồng tín duy Hồi Giáo điên cuồng bài Do Thái, và hậu quả là không biết bao cuộc đời ra hư hỏng hoặc mất mát. Lòng cuồng nhiệt sâu sắc của ông trước các mục nát của nền văn hóa Ả Rập chưa bao giờ được diễn tả một cách hùng hồn cho bằng cột báo ông viết cho tờ Wall Street Journal, một tháng sau ngày 11 tháng 9:

“Một bóng đêm, một mùa đông dài, đã giáng xuống người Ả Rập. Không có gì mọc được ở khoảng giữa một bên là trật tự chính trị chuyên chế và bên kia là dân chúng bị phó cho những thao túng muôn đời của những tên độc tài, bị phó cho những ghét bỏ quỉ quái nhất của chúng. Có một điều gì đó bất ổn trong thế giới Ả Rập, một thế giới bao vây các tòa đại sứ Hoa Kỳ để xin nhập cảnh nhưng đồng thời vẫn mở hội mừng các thảm hoạ họ gặp phải. Một điều gì đó quả sai lầm một cách khủng khiếp nơi một thế giới, trong đó, người trẻ tự trói mình bằng chất nổ, chỉ để được chào mừng là 'tử đạo' hay 'người phục thù'".

Mấy tháng trước đây, Fouad gửi điện thư cho Weigel tỏ ý hết sức phấn khích trước những gì ông nhận ra nơi Đức GH Phanxicô. Ông nói đùa: trong hoàn cảnh này, ông dám trở lại Công Giáo lắm! Dĩ nhiên đây chỉ một bông đùa, nhưng âm sắc đầy mầu nghiêm túc. Trong các năm trước, ông tỏ lòng tôn kính Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI. Ông còn mời cả Weigel đến nói chuyện tại một kỳ hội thảo của ông tại Trường Quốc Tế Học Cao Cấp của ĐH John Hopkins về vai trò của Giáo Hội Công Giáo trong việc lên khuôn các nền chính trị thế giới. Theo Fouad, vai trò đó đã thay đổi. Quyền lực được Giáo Hội Công Giáo ngày nay triển khai không còn là quyền lực chính trị như ngày trước nữa; nay nó đã là quyền lực tinh thần, quyền lực do thuyết phục và lý lẽ tạo ra; cả hai điều này, theo Fouad, đều chủ yếu nếu thế giới Ả Rập muốn ra khỏi cái bãi lầy trí thức mà nó đã sa vào mấy thế kỷ qua.

Bởi thế, trong khi rất nhiều người lên án Đức Bênêđíctô XVI về bài diễn văn Regensburg năm 2006 của ngài, thì Fouad hiểu ra rằng vị giáo hoàng người Bavaria này đã nhận diện đúng đắn hai thách đố chủ yếu mà lịch sử đương đại đã đặt ra cho Hồi Giáo thế kỷ 21: đây là các thách đố biết tìm cho bằng được, nơi các nguồn Hồi Giáo có thẩm quyền, các bảo đảm của Hồi Giáo để hỗ trợ một chính sách khoan dung tôn giáo, và biết phân biệt hai thẩm quyền trong đời sống công cộng: thẩm quyền tôn giáo và thẩm quyền chính trị.

Fouad biết rõ: câu trả lời cho hai chủ nghĩa duy Hồi Giáo chính trị và duy thánh chiến không phải là biến hàng trăm triệu người Hồi Giáo trở thành những người duy tự do theo nghĩa thế tục; điều này đơn thuần sẽ không diễn ra, trừ nơi óc tưởng tượng của các chiến lược gia về chính sách ngoại giao. Nhưng có một câu trả lời khác. Giáo Hội Công Giáo đã phục hồi được nhiều thành tố đã mất trong chính truyền thống của mình và tiện thể đã học hỏi được nhiều điều mới mẻ, nhờ thế đã tiến tới chỗ chủ trương tự do tôn giáo và ủng hộ tính hiện đại của chính trị. Đó là điều Hồi Giáo cần phải làm.

Chắc chắn Fouad Ajami hết sức đau lòng khi Mosul bị sạch bóng người Kitô hữu do chính sách sát nhân quỉ quái của Hồi Giáo Trị ISIS. Trung Đông mà ông rất mong góp phần hạ sinh vốn là một vùng biết trân trọng rất nhiều truyền thống tôn giáo và trân quí các hồng phúc văn hóa mà mỗi truyền thống này đã đem lại cho nhau. Sự bất cẩn không thể nào hiểu được nơi người Hoa Kỳ khi bỏ rơi Iraq trong mấy năm qua làm Fouad rất buồn.
 
LM. Robert J. Geisinger, S.J. được bổ nhiệm làm Chưởng lý – Bộ Giáo lý Đức tin
Chỉnh Trần, S.J.
21:01 10/09/2014
LM. Robert J. Geisinger, S.J. được bổ nhiệm làm Chưởng lý – Bộ Giáo lý Đức tin

Tin từ Đài Phát thanh Vatican cho hay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm cha Robert J. Geisinger, S.J. làm Chưởng lý thuộc Bộ Giáo lý Đức tin thay thế cha Robert W. Oliver, người đã đảm nhận nhiệm vụ này từ ngày 3 tháng 1 năm 2013 và vừa được bổ nhiệm làm thư ký Ủy ban Tòa thánh Bảo vệ trẻ vị thành niên.

Chưởng lý thường đóng vai trò là ‘công tố viên trưởng’ của Bộ Giáo lý Đức tin và chịu trách nhiệm điều tra những tội phạm đến giáo luật cách trầm trọng bao gồm tội xúc phạm đến Thánh Thể, vi phạm ấn tín tòa giải tội và giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em. Như thế, với vai trò mới này, cha Geisinger sẽ phục vụ trong tư cách là công tố viên trưởng xử lý những vụ lạm dụng tình dục. Chức vụ này cũng liên quan đến việc giám sát những thủ tục pháp lý của các Hội đồng Giám mục quốc gia để xử lý những cáo buộc về lạm dụng tình dục và trục xuất khỏi hàng giáo sĩ những linh mục lạm dụng tình dục.

Cha Geisinger sinh năm 1958 tại Parma, Ohio, là thành viên của Tỉnh Dòng Tên Chicago – Detroi, Hoa Kỳ và hiện đang phục vụ tại Rôma trong cương vị là Đại diện pháp lý của Dòng – phụ trách tư vấn cho cha Bề trên Tổng quản về những vấn đề liên quan đến giáo luật. Ngài có bằng về văn chương Anh, triết học, giáo luật và cao học về thần học. Ngài gia nhập dòng Tên năm 1981 và chịu chức linh mục năm 1991.

Chỉnh Trần, S.J.

(Radio Vatican, jesuits.org)

 
Top Stories
Vietnam: des prêtres s’insurgent contre les sanctions qui accompagnent la politique de limitation des naissances
Eglises d'Asie
08:50 10/09/2014
Au Vietnam, la politique de contrôle et de limitation des naissances est accompagnée de deux sanctions qui la rendent coercitive. C’est ainsi que la naissance d’un troisième enfant dans les familles paysannes est sévèrement punie. Les prêtres d’un doyenné du diocèse de Vinh ont entrepris, depuis quelque temps, une campagne pour dénoncer ces sanctions contraires aux droits de l’homme.

Le 25 août dernier, huit prêtres du doyenné de Nhân Hoa (diocèse de Vinh) ont signé une lettre collective adressée aux autorités du district (Nghi Lôc). Au nom des 18 000 catholiques de la région, ils protestent contre la politique de contrôle des naissances en vigueur dans le district. Ils dénoncent plus particulièrement les sanctions administratives frappant les familles qui engendrent plus de deux enfants. Beaucoup de familles du district, en effet, mettent au monde trois enfants et plus. Elles subissent, selon les prêtres, un traitement discriminatoire intolérable. Elles se voient obligées de payer une amende qui peut s’élever jusqu’à 1 500 000 dongs (55 euros). Mais, ce qui est plus grave, c’est le refus par les autorités locales d’enregistrer les naissances du troisième enfant ou du quatrième enfant à l’état civil qui pose problème.

Les prêtres qualifient l’attitude des autorités de manquement grave aux droits de l’homme et spécialement à la Convention internationale sur les droits des enfants, adoptée en 1989 par les Nations Unies, une convention à laquelle le Vietnam a souscrit, souligne la lettre collective.

Cette lettre du 25 août est loin d’être la première intervention des prêtres du doyenné en ce domaine. Depuis longtemps, ils soulignent devant les cadres administratifs locaux le caractère illégitime de cette attitude. Mais ces derniers ont continué d’appliquer les mêmes sanctions, prévues, disent-ils, par la loi vietnamienne.

La lettre des prêtres a reçu une réponse presque immédiate, le 30 août 2014. Le Comité populaire du district de Nghi Lôc a accusé réception de la protestation des prêtres et leur a fait savoir qu’il menait une enquête sur le problème avant de prendre une décision. Cette réponse dilatoire a particulièrement déçu les auteurs de la protestation qui auraient voulu que les responsables politiques précisent dans leur réponse si la pratique démographique en vigueur dans le doyenné correspondait à une ligne politique officiellement prescrite.

Les mesures dénoncées par les prêtres du diocèse de Vinh font partie d’un ensemble de moyens utilisés par les autorités vietnamiennes en vue de freiner la croissance démographique d’une population qui a dépassé, en 2014, les 90 millions d’habitants. La politique démographique du Vietnam en vigueur a été définie dans une « Ordonnance sur la population », promulguée en 2003 et plusieurs fois modifiée, notamment en 2008. Son objectif est d’empêcher les familles d’avoir plus de deux enfants. Elle sanctionne lourdement les couples qui s’écartent de cette règle. (eda/jm)

(Source: Eglises d'Asie, le 10 septembre 2014)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ mừng kỷ niệm khấn dòng cuả các Sơ Đa Minh Tam Hiệp tại Garland, Texas.
Trần Mạnh Trác
09:58 10/09/2014
Xem hình ảnh



100 năm hồng ân:

Ngày thứ Bảy mồng 6 tháng 9 vừa qua, dòng nữ Đa Minh ở Garland, Texas, thuộc hội dòng Đa Minh Tam Hiệp, đã mừng lễ kỷ niệm khấn dòng cho 3 sơ ở đây, đó là qúi sơ:

-Sơ Maria Nguyễn thị Tim, 50 năm

-Sơ Teresa Nguyễn Minh Châu, 30 năm và

-Sơ Maria Ngô thị Liên, 20 năm.

Tổng cộng là đủ 100 năm.

Ngoài giáo dân và các đoàn thể cuả giáo xứ DMHCG Garland TX, người ta ghi nhận có nhiều quan khách xa như các Sơ dòng Trinh Vương từ Irving, các sơ dòng Thừa Sai Bác ái (cuả Mẹ Teresa) từ Dallas, thành viên Tu Hội Tận Hiến từ New Orleans, LA, và một linh mục khách từ Việt Nam.

Trong thánh lễ tạ ơn, bào huynh cuả Sơ Tim, linh mục Giuse Nguyễn Việt Hưng, Tổng Phụ Trách Tu Hội Tận Hiến, đã ban lời thuyết giảng. Những tâm tình dào dạt yêu thương dành cho người em gái cuả ngài đã làm cho nhiều người phải rưng rưng 'nước mắt'.

Những bí mật cuả ơn Chuá gọi:

"Cách Chuá kêu gọi mỗi người mỗi khác," Ngài nói. Trường hợp Maisen, Chuá không gọi khi ông là một hoàng tử trong cung điện mà lại gọi ông lúc ông phải chạy trốn lang thang. Phao lô cũng đặc biệt như thế, Chuá gọi lúc ông đang bách hại những người Kitô hữu.

Nhưng tất cả, từ khi đã đáp trả tiếng gọi đó rồi, thì sống hết mình với sứ mệnh Chuá trao và sống vuông tròn trong ơn gọi.

Ngài hé lộ một bí mật gia đình cuả sơ Tim mà chưa ai biết như sau:

"...đó là sơ Tim hồi ở nhà đã bỏ trầu rồi đó...chưa ăn hỏi nhưng đã bỏ trầu rồi... Khi tôi về thì Tim nói rằng em không muốn, nhưng vì làm vui lòng mẹ, em nhận cơi trầu bỏ ngõ, và tôi nói rằng nếu không muốn, cứ việc trả lại trầu. Thế rồi trả lại trầu cau, cuả một gia đình ở trên Bảo Thị, và sau đó ít ngày đi tu."

"Tôi không thể quên được ngày em tôi xuống đò ở vùng Cái Sắn, ra đầu kinh để đi nhà Dòng, mẹ tôi khóc như là con chết vậy. Vâng, không vui mà khóc, khóc như là con mình chết vậy."

...

Không chỉ là Sơ Tim mà thôi, hình như các Sơ khác trước khi đi tu cũng đã có những quyết định quyết liệt như vậy trước câu hỏi về đời sống hôn nhân. Qua lời tâm sự ở trong bữa tiệc, mọi người cũng được biết thêm rằng chính Sơ Liên, kỷ niệm 20 năm, đã từ chối kết hôn để chọn đời tu.

Những vực sâu u tối cuả đời tận hiến:

"Nhưng cuộc hành trình cuả một đời dâng hiến, 50, 30, 20 năm, thì chan hoà nước mắt và đầy hi sinh chứ không dễ dàng như người ta tưởng." Qua vài mẫu chuyện cá nhân Cha Việt Hưng đã lóe lên một ít tia chớp chiếu soi vào những vực xâu u uẩn cuả cảnh đời tu.

Ngài ôn lại quãng thời gian 12 năm vừa qua cuả Sơ Tim, chuyên lo phục vụ cho những người dân tộc, với 7, 8 năm ở Tà Lài, cho những người ở vùng Phương Lâm, và 2, 3 năm sau cùng là Kon Chà Ròm, Kontum.

"Kon Chà Ròm là vùng Trắng Tôn Giáo" Ngài nói. "Tôi nhớ rằng năm ngoái tôi muốn đến thăm em tôi, và tôi liên lạc với Đức Cha Oanh, thì ĐC nói rằng 'Cha không thể đến được đâu, đây là vùng trắng tôn giáo, cha đến nó bắt cha đấy. Nhưng mà tôi dẫn cha đi thì không sao hết.' Và hôm đó ngài đã dẫn tôi đến thăm em tôi sống cùng với một sơ khác ở trong một căn nhà hết sức đơn sơ. Vâng. Và tôi được biết rằng các chị không được quyền đến với bất kỳ ai, người ta đến với mình có thể, mình không được đến với ai vì đây là vùng trắng tôn giáo."

Trong hoàn cảnh bị cô lập như thế thì các sơ đã làm gì?

"Ngài (ĐC Oanh) đã vào nhà cuả các chị," Cha Việt Hưng cho biết thêm, "không phải chỉ là mái tranh ván gỗ thôi, nhưng mà ọp ẹp lắm, thì thấy Mình Thánh đặt ở ngay cái tường bằng gỗ, cách nhà bếp một chút thôi. Mình Thánh đặt ngay tại đó. Và tôi đứng ngay sau Đức Cha, và ĐC Oanh đã cầu nguyện như thế này... Hôm ấy thực sự tôi đã khóc."

Khi ĐC đứng trước Thánh Thể cuả Chuá, Ngài nói như thế này:"Lạy Chuá, Chúa hiện diện ở giữa một vùng không ai biết Chuá hết, còn bị cấm không được đem Chuá đến cho những người đó. Nhưng sự hiện diện cuả Chuá hôm nay ở trong căn nhà này, là một sự nâng đỡ rất lớn cho hai chị sống tại đây".

Cho nên, Cha Việt Hưng kết luận, nếu không có Thánh Thể, không có thánh lễ thì đời sống người Kitô Hữu, đời sống cuả một người tận hiến sẽ khô cằn, bế tắc:

"Làm sao trong hành trình 50 năm, 30 năm, 20 năm mà có thể trung thành với Chuá trong ơn gọi? Có thể cái hao hức thuở ban đầu cuả ơn gọi sẽ không còn sau một số năm ở trong Dòng. Làm sao tôi có thể tiếp tục đi tới để hoàn thành ơn gọi cuả tôi? Nếu không phải là Đời Cầu Nguyện và Thánh Thể?"

Những thách đố và hy vọng

Nhưng đến với Thánh Thể thì không phải là một chuyện dễ dàng. Sơ Tim hồi tưởng lại cuộc sống trong rừng già Kontum, nơi hai sơ chỉ có thể thay phiên nhau đi lễ 2 tuần một lần. Cứ mỗi Chuá Nhật, một Sơ trông nhà, còn Sơ kia lái xe Honda 40 km đường rừng để đi lễ sớm và mang Mình Thánh về.

Hãy tưởng tượng đi lễ sớm một mình trên con đường đất lồi lõm giữa rừng già lúc chưa rạng đông còn sương mù, khi mà muông thú vẫn chưa hết rình mồi...Nhưng hình như các Sơ có đức tin mạnh mẽ hơn chúng ta nhiều lắm, cái gì cũng biết trông cậy vào Chuá và nhờ thế mà được giữ gìn một cách đặc biệt chăng?

Sơ kể lại, một lần kia khi chiếc xe honda đang leo lên một con giốc cao ở giữa rừng thì không chạy nữa. Rú ga và gài số thế nào nó cũng không chạy, không biết phải tìm ai giúp cho...Thôi chỉ còn biết kêu lên Chuá...Thế thì bỗng nhiên có một người đàn ông chạy xe vụt qua, rồi quay lại mà mắng rằng: "phải đạp số 2 chứ đạp số 4 thì lên giốc thế nào được!".

Hoá ra Sơ lúng túng quá đạp số ngược chiều vào số 4 cho nên xe không có sức đi lên...

Vấn đề phát triển các dòng tu VN tại Mỹ

Bây giờ thì Sơ Tim đã qua Mỹ để thi hành một sứ vụ khác cuả nhà Dòng trao cho, chắc hẳn Sơ không còn phải lo lắng với chiếc xe honda 2 bánh nữa, nhưng nếu mà Sơ chưa biết lái xe hơi thì cũng chưa hết ưu tư đâu, vì đời sống ở bên Hoa Kỳ cần dùng xe, không có bằng lái thì cũng giống như là bị cụt chân vậy.

Nhớ lại 6 năm trước, khoảng năm 2008 khi nhà dòng bắt đầu mở chi nhánh ở Garland này, vì chỉ có một sơ có bằng lái cho nên trong suốt nhiều năm mỗi khi đi thăm viếng mục vụ thì các sơ phải tính toán chặt chẽ lắm và sau đó phải nhờ vả quá giang để về nhà, rất là vất vả.

...

Việc nhiều nhà dòng cuả VN đang lan tràn qua Hoa Kỳ là một hiện tượng nẩy sinh do hoàn cảnh xã hội. Vì bên Mỹ sẵn có nhiều cơ sở và tài lực để đào tạo tu sĩ, nhưng ơn gọi lại giảm sút, còn bên VN tuy thiếu thốn, nhưng ơn gọi vẫn tăng. Việc đưa các tu sĩ từ Việt Nam qua đây đào tạo là một công vụ hai chiều, vừa giúp thăng tiến phẩm chất cuả hàng giáo sĩ Việt Nam, vừa giúp cho Giáo Hội Hoa Kỳ tạm thời có thêm một nguồn giáo sĩ mà họ đang cần. Vì thế mà nhiều giáo phận ở Hoa Kỳ hoan nghênh việc các nhà dòng ngoại quốc mở thêm chi nhánh ở bên đây, và có khi còn cung cấp thêm học bổng.

Về phần người Việt Nam, chúng ta sẵn có nhiều cộng đoàn gắn bó với quê nhà, cho nên nhiều nhà dòng nhờ thế mà dùng làm bàn đạp để bén rễ. Nhưng đó chỉ là bước đầu, một bước hạn hẹp đoản kỳ mà thôi, còn những bước kế tiếp thì phải còn tùy...

Những dòng có những tu sĩ thành thạo tiếng Anh hoặc nói được tiếng Mễ (Tây Ban Nha) và có khả năng giúp cho các Gx cuả người Mỹ hoặc lo cho các cơ sở xã hội thì có nhiều cơ hội xin cấp visa và có thể phát triển mạnh hơn.



Riêng với Hội Dòng Đa Minh Tam Hiệp, giáo phận Dallas đã cho phép hoạt động từ năm 2008, mục đích là làm mục vụ cho người VN và giáo dục thanh thiếu niên.

Về tài chánh, các sơ hoàn toàn tự lập nhờ việc giữ trẻ.

Vì nhà dòng ở Garland nằm trong chu vi cuả cộng đoàn DMHCG, cho nên sinh hoạt như là một thành viên cuả Gx và luôn tình nguyện tham gia những công tác cuả giáo xứ.

Và hội dòng Đa Minh Tam Hiệp hình như đang tìm cách phát triển ra cả bên ngoài vùng Dallas... Một chi nhánh thứ hai mới được hình thành tại Ft Smith, Arkansas.





Những ai muốn liên lạc với nhà dòng Garland, xin đề qua địa chỉ:

Sr. Teresa Nguyen Minh Chau, OP.

Dominican Sisters

2934 Landershire Ln.

Garland, TX 75044.
 
Tĩnh Tâm Mục Vụ Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Melbourne
HT Melbourne
04:31 10/09/2014
NGÀY TĨNH TÂM CỦA HỘI ĐỒNG MỤC VỤ CỘNG ĐỒNG Công Giáo VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN MELBOURNE

Trời Melbourne vào buổi sáng đầu Xuân với gió se lạnh còn sót lại của mùa Đông dài ẩm ướt, với gần 30 anh chị em nòng cốt (nhưng không phải ưu tú) của các cộng đoàn Việt nam thuộc Tổng giáo phận Melbourne họp mặt tại Đan viện Cát Minh, dòng chiêm niệm cổ kính và trầm lắng, nhưng đầy đủ mọi tiện nghi trong thời đại thông tin hiện đại. Tất cả về đây cùng nhau học hỏi, cầu nguyện và tạ ơn trong một ngày tĩnh tâm thường niên của Hội đồng Mục vụ từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều ngày thứ Bảy 6/9/2014 vừa qua.
Tĩnh tâm Mục vụ: chụp chung

Sau khi tự giới thiệu về mình, anh chị em được hân hạnh chào đón cha Đinh Thanh Bình SDB đến thuyết giảng vào buổi sáng qua chủ đề “Phục vụ… trong niềm vui Tin Mừng.” Với giọng nói dí dỏm nhưng sắc bén, các ví dụ cụ thể và những minh chứng xác thực, cùng với tài sử dụng slideshow, cha đã khéo léo dẫn dắt mọi người cùng hiểu được thế nào là phục vụ theo tinh thần Tông huấn Evangelii Gaudium (Niềm Vui Tin Mừng) của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Sau hơn 30 phút giới thiệu qua các điểm chính của Tông huấn, cha Đinh Thanh Bình đã dẫn dắt anh chị em cùng tìm hiểu về các mối liên hệ trong phục vụ: (1) Tôi và Thiên Chúa, (2) Tôi và anh chị em cùng đồng hành phục vụ, (3) Tôi và mọi người trong sứ vụ loan báo niềm vui Tin Mừng. Đặc biệt rất nhiều câu nói hoặc châm ngôn của Mẹ Têrêsa Calcutta đã được trích dẫn. Mỗi ngày chúng ta phải tập cười với mọi người chung quanh để loan báo hương thơm Tin Mừng của Chúa.
Sau giờ giải lao là phần hội thảo và giải đáp thắc mắc, phòng họp vui nhộn hẳn lên qua những câu giải đáp về “mục vụ công khai” và “mục vụ bác ái” cho một số anh chị em.
Giờ cơm trưa tới, mọi người cùng dùng cơm (sườn) dã chiến với nhau do anh chủ tịch HĐMV thu xếp. Dưới tiết trời ấm áp vào buổi trưa ngày đầu Xuân, trong khung cảnh thơ mộng của đan viện, anh chị em chia thành nhiều nhóm hoặc ngồi dưới mái che, trên thảm cỏ hoặc đứng bên nhau vừa ăn vừa hàn huyên tâm sự. Nhìn quanh thật là hạnh phúc vì thoáng thấy “niềm vui Tin Mừng”, khác với lần tĩnh tâm năm trước, 2013, khí hậu lạnh hơn và hơi gò bó trong khuôn viên phòng ăn của một khu tĩnh tâm vùng núi.
Qua buổi chiều là giờ thuyết giảng về đề tài “Phục vụ và Trách nhiệm” do cha Đinh Trung Hòa SJ phụ trách, mọi người trở lại phòng hội thảo. Khác với buổi sáng, chiều nay anh chị em cảm thấy hơi buồn ngủ, lẽ thường tình sau một bữa cơm no (nhưng không say), nhưng cha Hòa đã khéo léo làm cho mọi người không thể ngủ được vì luôn phải vận dụng não bộ suy nghĩ theo những gì ngài dẫn dắt.
Trách nhiệm của một người phục vụ là nghĩ đến mọi người với lòng khoan dung, độ lượng, biết ơn, cảm thông, vui về sự chân thật và bao dung, tin tưởng và hy vọng nơi mọi người, không nuôi sự thù ghét. Đặc biệt, với hai hình ảnh tương phản, phục vụ không phải là làm đại tướng chỉ huy ngồi trên lưng ngựa ra lệnh, mà là đi bộ dắt lừa chở người khác như thánh Giuse đối với Đức Mẹ. Đừng bắt người khác phải thay đổi mà mình thì “Nguyễn Y Vân” (vẫn y nguyên), cho rằng mình luôn luôn đúng, không bao giờ phải xin lỗi ai, tự cho mình là diễn viên múa rối, nghĩa là lúc nào cũng điều khiển hoặc sai khiến người khác làm theo ý mình, áp đặt ý muốn của mình, xen vào chuyện của người khác.
Qua bài Phúc âm suy niệm về phép lạ năm chiếc bánh và hai con cá, tất cả cùng cầu nguyện theo những lời Chúa nói khi xưa mà ngẫm nghĩ về nhiệm vụ và trách nhiệm của mình để cuộc đời tông đồ phục vụ sẽ trở thành hương thơm Tin Mừng, loại bỏ tính vị kỷ để vươn tới bến yêu thương. Có cái gì đó trong tôi phải chết đi, bỏ đi, để sự sống của Chúa Kitô được tỏ lộ trong thân xác tôi và công việc của Chúa được thành tựu trong gia đình, cộng đoàn và xã hội.
Vào lúc 4 giờ chiều, sau khi kết thúc hội thảo, mọi người cùng dâng thánh lễ tạ ơn tại nhà nguyện của đan viện do Đức Cha Vinh-sơn Nguyễn văn Long chủ tế cùng với hai cha đồng tế, với sự tham dự của các nữ tu trong đan viện. Trong bài giảng, Đức Cha chia sẻ về đức bác ái, san sẻ và trách nhiệm của những thành phần nòng cốt trong cộng đồng. Qua những bài thánh ca nồng ấm rộn vang cả đan viện, tất cả mọi người cùng hiệp ý tạ ơn và nguyện xin cho nhau được thấm nhuần những điều được học hỏi hầu đem ra thực hành trong đời sống phục vụ hằng ngày.
Rời đan viện Cát minh lúc 5 giờ chiều với nhiều lưu luyến qua ánh mắt, nụ cười và lời chào từ giã của mọi người, từ đại diện các đoàn thể đến các thành viên trong các ban mục vụ các cộng đoàn, trong tình yêu thương và đoàn kết và hẹn gặp lại ngày tĩnh tâm năm sau.
Một vài ý tưởng của Chân phước Mẹ Têrêsa thành Calcutta như những lời mời gọi:
Những gì tôi làm, chỉ như một giọt nước trong đại dương, nhưng nếu không có giọt nước đó, thì đại dương cũng bị thiếu vắng một giọt… Nếu không có những giọt nước hội tụ, thì đại dương cũng không tồn tại.
Một cuộc đời không sống cho người khác, thì không phải là một cuộc đời.
Nếu tôi cầu nguyện, tôi sẽ tin; nếu tôi tin, tôi sẽ yêu; nếu tôi yêu, tôi sẽ phục vụ.
Cầu nguyện trong hành động là tình yêu. Tình yêu trong hành động là phục vụ.
Tôi không thể làm điều vĩ đại, nhưng tôi có thể làm những điều nhỏ nhặt với một tình yêu vĩ đại.

H. T. Melbourne, tháng 9/2014.
 
Trung Thu tại giáo xứ Trung Nghĩa: Đêm Trăng hồng ân
JB Nguyễn
09:54 10/09/2014
Mỗi độ mùa thu về mang theo hương vị ngọt ngào của đất trời, của hương bưởi, hương cau, tuổi thơ lại ngước mắt lên bầu trời mong đợi vầng trăng cổ tích lung linh. Đêm trăng rằm, tết trung thu là đêm hội mà bao tâm hồn trẻ thơ mơ ước với chú cuội, chị hằng, với đen sao dung giăng khắp phố và tiếng trống múa lận ngập tràn nhộn nhịp.

Hình ảnh

Thật vậy, Tết trung thu là một nét đẹp trong truyền thống văn háo của dân tộc, là dịp để toàn xã hội dành tình yêu thương, sự quân tâm chăm sóc với các thế hệ thiếu niên nhi đồng. Đối với các em thiếu nhi Công Giáo chúng ta, niềm vui Trung thu lại càng được nhân lên, khi vui trung dưới ánh trăng dịu mát và thánh thiện của Đức Maria – Mẹ Chúng ta. Đức Mẹ không chỉ là vầng trăng cho một số dân tộc mà là vầng trăng cho cả nhân loại. Nơi Mẹ, chúng ta tìm thấy tất cả những ưu điểm của vầng trăng như sự dịu mát, thanh bình, hướng tâm, thánh thiện, như lời bài hát Dao ca Mẹ dịu hiền nhạc sĩ Văn Chi đã viết:

“Mẹ là suối mát trinh nguyên giữa sa mạc hoang.
Mẹ là trăng thanh đêm về chiếu sáng mênh mang.
Mẹ là tiếng hát ru êm giữa đêm hè vắng.
Mãi mãi Mẹ là mây trời biển rộng thênh thang”


Trong tâm tình đó, vào lúc 19h15’, tối ngày mồng 7 tháng 9,(tức là 14 tháng 8 âm lịch), tại quảng trường Mẹ La Vang Trung Nghĩa, cha quản xứ Paul Nguyễn Đức Vĩnh đã dâng thánh lễ Mừng Tết Trung Thu cho các em thiếu nhi. Hiệp dâng thánh lễ có quý thầy, quý sơ, quý ban ngành đoàn thể, đặc biệt là sự hiện diện của gần 2700 em thiếu nhi không phân biệt lương giáo trên địa bàn giáo xứ.
Khởi đi từ bài Lời Chúa, cha quản xứ chia sẻ: Thật hạnh phúc cho chúng ta, Trung Thu năm nay lại trùng vào ngày sinh nhật của Đức Maria, Mẹ là Vầng Trăng thanh dịu hiền, cũng như mặt trăng đã đón nhận ánh sáng từ mặt trời, Đức Maria đã đón nhận một cách viễn mãn nguồn ánh sáng từ mặt trời công chính là Đức Giêsu. Cầu chúc cho các con chăm ngoan học giỏi, vâng lời cha mẹ thầy cô, đặc biệt trong cuộc sống đầy thách đố hôm này, các em biết đón nhận nguồn sáng từ Lời Chúa, từ Thánh Thể để có thể chiếu tỏa đời sống bác ái, góp phần đẩy lui bóng tối là sự hận thù ghen ghét và dối gian, hầu đem lại cho nhân loại hòa bình, hạnh phúc.

Sau thánh lễ là chương trình vui trung thu với chủ đề: ĐÊM TRĂNG HỒNG ÂN.
Với các tiết mục văn nghệ vui nhộn, được thể hiện bởi các diễn viên nhí đến từ bốn giáo họ Kim Đôi, Trung Nghĩa, Xuân Hải và Trung Cự. Những điệu múa, lời ca của các em thiếu nhi biểu diễn đã mang lại cho khán giả nhiều tiếng cười và những tràng vỗ tay giòn giã.
Sau cùng là chương trình Phá cỗ đêm trăng, bầu không khí trở nên sôi động hơn bao giờ hết, mọi ánh mắt đều hướng về những thùng quà, gần 2700 suất quà được các bạn trong Nhóm Ba Chị Em đóng gói cẩn thận từ những ngày trước, hôm nay đã được trao tận tay cho các em. Không thể diễn tả hết niềm vui, niềm hạnh phúc của các bạn nhỏ khi đón nhận những món quà trung thu từ tay cha quản xứ.

Được biệt Trung Thu năm nay, được sự cho phép của cha quản xứ, sự cộng tác của quý Hội đồng mục vụ giáo xứ, giáo họ, quý vị ân nhân, các bạn trẻ trong Nhóm Ba Chị Em đã dành thời gian gần 4 tuần lễ để tự làm sân khấu, gói quà, phân chia các nhóm đi tập múa cho thiếu nhi các giáo họ, gõ cửa các nhà hảo tâm... Với tình thần của người môn đệ Chúa Kitô, các bạn đã không quản thời tiết nắng hay mưa, quyết không dừng bước khi nhiệm vụ chưa hoàn thành. Nhờ thế mà không khí trung thu năm nay hết sức rộn ràng.

Chương trình trung thu ĐÊM TRĂNG HỒNG ÂN được kết thúc bằng lời kinh của đoàn con thảo dâng lên Mẹ la Vang. Xin Chúa và Mẹ chúc phúc cho tất cả chúng ta. Cách riêng cầu chúc cho các em mãi luôn giữ được sự trong trắng, đơn sơ, hồn nhiên của tuổi thơ, dù mai ngày có lớn khôn, không còn trẻ thơ như ngày nào, thì tâm hồn các em vẫn giữ được sự bình an thư thái, giữ được nụ cười tươi tắn của ngày hôm nay".
 
Caritas Phan Thiết tiếp sức cho học sinh nghèo đến trường
Hồng Hương
09:39 10/09/2014
“Số tiền hỗ trợ tuy nhỏ nhưng góp phần cùng gia đình giúp 220 em học sinh nghèo hiếu học tại Bình Thuận có cơ hội tiếp tục được đến trường là mục tiêu của Quỹ Khuyến học Nắng Mới vào đầu năm học 2014-2014”, linh mục Phêrô Nguyễn Đình Sáng, giám đốc Caritas Phan Thiết cho biết.

Hình ảnh

Bước vào năm thứ 2 hoạt động, Quỹ Khuyến học Nắng Mới của Caritas Phan Thiết đã mang nhiều niềm vui đến các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tài các xã Mepu, Nghị Đức, Tân Nghĩa, Phan Rí Cửa, Gia Huynh, làng Chăm Mu7ly, Nam Hà. Với tiêu chí được nhận trợ cấp “không đòi hỏi phải là học sinh khá – giỏi mà là những em học sinh nghèo không phân biệt lương giáo mong muốn được đi học nhưng thiếu điều kiện”, Nắng Mới đã tạo thêm cơ hội cho các em học sinh cần được quan tâm hơn. Năm nay, học sinh cấp I nhận trợ cấp là 500,000đ, cấp II: 800,000đ, cấp III: 1,000,000đ và sinh viên là 2,000,000đ.

Tuy nhiên, tùy theo hoàn cảnh gia đình mà các em nhận trợ cấp khác nhau. Tỷ như em Hoài Ngân ở xã Sùng Nhơn, huyện Đức Linh, Bình Thuận năm nay vào lớp 12 nhưng cha bị tai nạn gãy xương sống, mẹ cũng đau bệnh luôn không thể lo cho em tiếp tục học. “Số tiền học bổng 2,5 triệu đồng Caritas trao tặng giúp gia đình tôi toại nguyện cho cháu có thể học tiếp lớp 12. Gia đình tôi rất mừng vì đang dự tính phải cho cháu nghỉ học bởi không có tiền đóng”, mẹ của em Ngân chia sẻ.

Với 20 em học sinh của Cơ sở Khiếm Thị Ánh Sáng đang theo học hòa nhập tại các trường phổ thông ở Lagi, số tiền 10 triệu đồng nhận hỗ trợ giúp cơ sở có thêm điều kiện mua thêm 4 bộ sách giáo khoa cho năm học mới, chị Thúy Phượng, phụ trách cơ sở cho biết.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Caritas Phan Thiết, trong đầu niên khóa 2014-2015, các cá nhân và đoàn thể đã đóng góp cho Quỹ khuyến học Nắng Mới giúp các em học sinh nghèo cách cụ thể như: nhóm Thiện Nguyện Tín Thác (Tp. Hồ Chí Minh) phát học bổng, ông Điện ở Sài Gòn cho 11 ngàn cây viết bi, gia đình bà Nguyện tặng tập vở và nhiều ân nhân âm thầm khác. Chương trình khen thưởng và hỗ trợ học sinh nghèo cũng được các Giáo xứ, đoàn thể tổ chức tùy theo hoàn cảnh của mình. Tiêu biểu như quỹ học bổng của Caritas giáo xứ Vinh Lưu, giáo xứ Thanh Xuân, Quỹ Bàn Tay Nhân Ái, nhóm Thanh Sinh Công. v.v.

Theo báo cáo của Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Bình Thuận cuối năm học 2013- 2014, hàng năm số học sinh bỏ lớp tại các trường từ thành phố đến nông thôn đều khá cao. Nguyên nhân dẫn đến việc các em bỏ học là do học lực yếu, không theo kịp chương trình … nhưng phần lớn là do hoàn cảnh gia đình khó khăn.

Cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng, Giám đốc Caritas Phan Thiết, nhắn gởi với chúng tôi: " Đóng góp cho giáo dục là một việc bác ái cụ thể và hữu hiệu, là một nỗ lực góp phần tích cực và năng động cho xã hội. Caritas Phan Thiết chân thành cám ơn quý ân nhân và rất trân trọng đón nhận sự tiếp sức của tất cả mọi người để cùng chung góp lo cho trẻ em nghèo được đến trường hầu mong bọn trẻ có một tương lai tươi sáng và hạnh phúc hơn".
 
Các Thánh Lễ Việt Nam đầu tiên tại Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Tgp Miami
LM. Giuse Nguyễn Kim Long
20:38 10/09/2014
Các Thánh Lễ Việt Nam đầu tiên tại Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Tgp Miami

"Hồng ân Thiên Chúa bao la, muôn đời con sẽ ngợi ca danh Ngài".

Thật vậy, Cộng đoàn Đức Mẹ La Vang cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, qua lời cầu bầu của Mẹ La Vang, đã nhậm lời cho ước mơ trở thành hiện thực là được Đức Tổng GM Thomas Wenski cho trở thành Giáo xứ Việt Nam đầu tiên trong Tổng giáo phận, và bán cho khu Nhà thờ với giá có thể chấp nhận được.

Xem Hình

Cộng đoàn chúng ta hân hoan vì hành trình sa mạc nay đã vào vùng đất hứa với bao hy vọng cho hiện tại và tương lai. Ngày nhận chìa khoá Nhà thờ với niềm vui dạt dào, nhưng không thiếu những lo âu vì khung cảnh tiêu điều sau những tháng năm không người chăm sóc. Cha Quản xứ và những anh chị em tình nguyện (quí sơ, quí ông bà, anh chị em và các em thiếu nhi....) đã không quản ngại thời gian, công sức và tiển bạc để bắt tay vào trùng tu ngôi Thánh đường, Nhà xứ và vườn hoa. Chỉ hơn 6 tuần làm việc vất vả, mọi sự đã thay đổi như một phép mầu diễn ra. Bên trong ngôi Nhà thờ đã được sơn phết lại, các hàng ghế được tân trang, bổ túc thêm với chổ cho ca đoàn và các thừa tác viên, dàn đèn trên trần được thay thế, hệ thống âm thanh được sửa chữa lại, và cung thánh với bàn thờ, toà giảng, Thánh giá và Nhà Tạm.....

Chúa Nhật 31-08 là ngày đáng ghi nhớ khi Anh chị em giáo dân Giáo xứ Đức Mẹ La Vang lần đầu tiên cử hành các Thánh Lễ trong ngôi Nhà thờ riêng của mình. Từ sáng sớm, có những người đã náo nức đến xem Nhà thờ mới. Đúng 11:30am, Nhà thờ đã hầu như kín người không còn chỗ trống. Theo ước tính, có khoảng gần 800 người tham dự Thánh Lễ với chỗ ngồi chỉ là 550. Sau Thánh Lễ, moị người được mời ra thăm vườn hoa và ăn trưa do Hội CBMCG khoản đãi nhân ngày mừng Lễ BM Thánh Monica. Lễ chiều lúc 7:00 tối có khoảng 100 người tham dự.

Chúa Nhật 07-09, bắt đầu có 3 Thánh Lễ: -9:30am: Lễ Thiếu nhi - 12:00pm: Lễ Cộng đoàn - 7:00pm: Lễ Giới trẻ. Các em Thiếu nhi, sau 3 tháng nghỉ hè, đã nô nức trở lại Nhà thờ, gặp lại Thày cô, bạn bè và chuẩn bị cho Lễ Khai giảng Năm mới Giáo lý, Việt ngữ và Đoàn Thiếu nhi. Ngày đầu tiên, khoảng 150 em Thiếu nhi cùng Cha mẹ tham dự Thánh Lể dành cho Thiều nhi. Ca đoàn Các Thiên Thần do Sơ Quyên điều khiển hát thật hay và sốt sắng. Các Huynh trưởng và Thày cô đã có nghi thức Tuyên thệ sau bài giảng. Sau lễ, các em được Thày cô và Huynh trưởng hướng dẫn vào các lớp trong Nhà xứ. Thánh Lễ 12:00pm số người tham dự cũng gần đầy Nhà thờ. Trước đó có nửa giờ chầu Thánh Thể tôn vinh Lòng Thương Xót Chúa. Vì hôm nay mới chính thức Khai trương Nhà thờ, Cha Quản xứ đã mời quí cha Việt Nam trong vùng đền đồng thế Thánh Lễ. Vì một số các cha bận, nên chỉ có cha Chung, cha Toàn và Thày sáu Philip đến chia vui. Sau Thánh Lễ, Hội CBMCG bán đồ ăn tại Patiô gây quĩ cho giáo xứ. Thánh Lễ ban chiều lúc 7:00 với số người tham dự ổn định khoảng 150.

Những ngày trong tuần cũng có Thánh Lễ sáng lúc 7:00am tại Nhà nguyện với số người tham dự đều đặn là 6 (kể cả cha dâng lễ). Những ngày nghỉ số người đông hơn.

Hai Chúa Nhật đã qua đi và số anh chị em giáo dân tiếp tục gia tăng đó là một tin vui cho Giáo xứ Việt Nam Đức Mẹ La Vang. Bên cạnh đó, sự ủng hộ qua việc đóng góp hằng tuần của anh chị em giáo dân cũng là một khích lệ lớn lao cho sự tồn tại của giáo xứ trong những ngày tháng tới.

Nguyện xin Chúa, qua lời cầu bầu của Mẹ La Vang và Thánh cả Giuse luôn chúc lành và gìn giữ mỗi cá nhân và gia đình trong Giáo xứ được bình an.

LM. Giuse Nguyễn Kim Long
 
Khai mạc Hội nghị thường niên lần V của Ủy Ban Mục Vụ Gia Đình HĐGM Việt Nam
BTT Giáo phận Thanh Hóa
21:05 10/09/2014
Thanh Hóa: Khai mạc Hội nghị thường niên lần V của Ủy Ban Mục Vụ Gia Đình HĐGM Việt Nam

Sáng nay 10.9.2014, tại Tòa giám mục giáo phận Thanh hóa, đã diễn ra lễ khai mạc Hội Nghị Thường Niên Lần V của Ủy Ban Mục Vụ Gia Đình trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Xem Hình

Hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh toàn Giáo Hội đang hướng về Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế giới khoá ngoại thường lần III sẽ diễn ra tại Roma từ ngày 05 – 19.10.2014 và Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam đang sống năm Tân Phúc Âm Hóa Đời Sống Gia Đình. Với ý tưởng “ phục vụ gia đình để gia đình phục vụ những gia đình khác trong giáo xứ, giáo phận cũng như mong muốn ghóp phần giảm thiểu nguy cơ đổ vỡ trong các gia đình và chống lại việc suy đồi đạo đức” (diễn văn khai mạc của Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri Chủ tịch UB Mục Vụ Gia Đình trực thuộc HĐGM Việt Nam), BTC chọn Chủ đề của Hội Nghị lần V này là: “Gia đình và giáo xứ ‑ Phục vụ tình yêu và sự sống”.

Hội nghị sẽ diễn ra từ ngày 10 – 12.9 tại Tòa giám mục Thanh hóa với sự tham dự của 158 tham dự viên đại diện cho các UB Mục Vụ gia đình của 21 giáo phận trên toàn lành thổ Việt Nam. Trong đó có 34 linh mục, 6 tu sĩ, 118 giáo dân thuộc phong trào Công Giáo tiến hành như: Khôi Bình, Cùng Theo Chúa, Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình, Emmanuel...Đặc biệt Hội Nghị lần này, ngoài sự hiện diện của Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục giáo phận Đà Nẵng, Chủ tịch UB Mục Vụ Gia Đình HĐGM, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh giám mục giáo phận Thanh hóa, nơi đăng cai Hội Nghị, còn có Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, giám mục giáo phận Lạng Sơn, khách mời đặc biệt của Hội Nghị.

Năm 2009, lần đầu tiên UB Mục Vụ Gia Đình tổ chức hội nghị tại Trung Tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu giáo phận Đà Nẵng. Năm 2011, 2012 hai lần liên tiếp, Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn là nơi được chọn làm địa điểm tổ chức. Hội Nghị lần IV được tổ chức tại Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang 2013. Và năm nay, BTC đã chọn Tòa giám mục Thanh hóa làm địa điểm diễn ra Hội Nghị thường niên lần V.

Với tư cách chủ nhà, phát biểu trong lễ khai mạc Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh cũng bày tỏ lời cảm ơn tới BTC đã chọn giáo phận Thanh hóa làm nơi tổ chức Hội Nghị: Hội nghị diễn ra tại Thanh hóa là một món quà quý giá cho giáo phận chúng con. Giúp chúng con ý thức hơn về năm Tân Phúc Âm Hóa Gia Đình và những vấn đề thời sự cũng như những giá trị nền tảng của gia đình”. Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh đã bày tỏ niềm vui và khẳng định: “Đón tiếp là một giá trị của Tin Mừng và mang tính Giáo Hội. Giáo Hội của Chúa Kitô muốn kết thân với tất cả những ai trong Giáo Hội Người thiết lập. Bất kỳ vị khách nào đến với giáo phận Thanh hóa cũng là một niềm vui đối với giáo phận”.

Ngay sau lễ khai mạc, Hội nghị đã bắt tay vào chương trình nghị sự. Các đại biểu đã nghe cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng BTC thuyết trình về “Bối cảnh mục vụ gia đình ở Việt Nam hiện nay”, cha Augustino Nguyễn Văn Dụ, Phó BTC trình bày về hoạt động của Tiểu ban Nghiên huấn trong thời gian qua.

Thánh lễ khai mạc, do Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri chủ tế, đồng tế với Ngài có Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân và các cha tham dự viên.

Buổi chiều, các tham dự viên, sau khi được nghe thuyết trình đề tài “ Tình trạng gia đình hiện nay” do cha Louis Nguyễn Anh Tuấn trình bày, được chia làm 8 tổ hội thảo xung quanh các đề tài như: nguyên nhân đổ vỡ trong các gia đình trẻ, mục vụ gia đình trong giáo xứ hiện nay, chuẩn bị hôn nhân trong viễn cảnh Tân Phúc Âm Hóa, thái độ của gia đình trước hôn nhân khác đạo, bảo về tình yêu và bênh vực sự sống...

Các tham dự viên cũng đọc kinh chiều chung và cũng nhau tham dự giờ chầu Thánh Thể vào buổi tuối.

Ngày thứ hai của Hội nghị, sẽ bàn về “Định hướng mục vụ gia đình tương lai”.
 
Hình ảnh Gx DMHCG khai giảng niên khoá 2014-2015
Trần Mạnh Trác & Phạm Thái Hùng
21:44 10/09/2014
Trong buổi lễ 12g trưa ngày 7 tháng 9 vừa qua, cha chánh xứ Gx DMHCG đã đánh một hồi trống tựu trường loan báo niên học 2014-2015 bắt đầu.

Tuy nhiên tại trung tâm giáo dục Thánh Anphong, ngay từ lúc 9g sáng các em đã nô nức đến tìm lại bạn bè, nhận phòng học và tìm ghế ngồi cuả các lớp Giáo Lý, rồi liên tiếp suốt ngày là phiên các lớp Việt Ngữ.

Xem hình ảnh

Nhờ hệ thống website, giáo xứ đã niêm yết chương trình và danh sách lớp cho nên các em đã biết được phòng học và giờ học cách chính xác, tuy nhiên thỉnh thoảng vẫn còn thấy một vài em lo lắng tìm tên mình trên những danh dách được yết thị tại sảnh đường.

Sự trôi chảy trong ngày tựu trường đó được thực hiện là nhờ việc tổ chức đã được hoàn chỉnh hơn và trong khung cảnh cuả một trung tâm giáo dục rộng rãi mới được xây cất.

Nhiều năm trước đây, ngảy tựu trường là một dịp bận rộn và chen chúc vì phụ huynh xếp hàng để hỏi thăm hoặc khiếu nại. Năm nay mọi sự có vẻ thảnh thơi hơn, và các anh em trong ban trật tự cuả hội phụ huynh học sinh cũng có vẻ thanh nhàn, vui vẻ hơn.

Sau đây là vài hình ảnh so sánh giữa năm 2009 (trái) và năm nay (phải) để cho thấy sự khác biệt giữa hai khung cảnh vừa nói trên:





































 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
RFA phỏng vấn ĐGM Nguyễn Thái Hợp về cuộc họp vòng thứ 5 Việt Nam - Vatican tại Hà nội
Gia Minh /RFA
07:45 10/09/2014
Cuộc họp vòng thứ 5 Việt Nam - Vatican tại Hà nội

Nhóm Công tác Hỗn hợp Việt Nam-Vatican vào hai ngày 10 và 11 tháng 9 tiến hành vòng họp lần thứ 5 tại Hà Nội.

Trước khi vòng họp diễn ra, vào ngày 9 tháng 9, Gia Minh hỏi chuyện giám mục Phao lô Nguyễn Thái Hợp, người phụ trách giáo phận Vinh và cũng là chủ tịch Ủy ban Công lý- Hòa Bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam, về vòng họp lần này.


Giám mục Nguyễn Thái Hợp: Những cuộc họp này đã được dự phóng trong quá khứ rồi. Mỗi năm đều có những cuộc họp, có lần ở Roma và lần này thì ở Việt Nam. Đây là những cuộc họp để tiếp tục tiến trình đối thoại giữa Nhà nước và Giáo Hội.

Và qua những năm làm việc vừa rồi, ta thấy có những bước tiến mặc dù chưa được như một số người mong muốn; nhưng phải nhìn nhận rằng có những bước tiến.

Cuộc họp này ngày mai sẽ bắt đầu. Trưa nay, các giám mục Giáo tỉnh Hà Nội gặp phái đoàn trưa nay, và hình như hôm qua phái đoàn gặp các giám mục Giáo tỉnh Sài Gòn.

Ngày mai phái đoàn làm việc với ủy ban bên Chính phủ.

Gia Minh: Giám mục có nhắc đến quá trình đối thoại giữa hai phía, đây là đường lối của Vatican và Hội đồng Giám mục Việt Nam theo đuổi trong những năm qua; nhưng việc đối thoại giữa Giáo Hội Việt Nam và phía chính quyền có những bước đột phá thế nào không?

Giám mục Nguyễn Thái Hợp: Chẳng hạn như trong suốt mấy năm vừa rồi, cũng nhờ những đối thoại đó vị đại diện của Tòa Thánh đã đến và đồng hành với đất nước Việt Nam. Và cũng thường xuyên đến thăm, đồng hành và thảo luận với các vị hữu trách cũng như nhiều giáo dân của Việt Nam.

Ta thấy một số vấn đề được giải thích và đả thông. Còn một số vấn đề còn tồn đọng chẳng hạn như vấn đề ‘sự cộng tác của Giáo Hội trong các vấn đề như y tế, giáo dục’. Vấn đề nhiều lần được nêu lên và một vài vị cao cấp trong chính phủ vào đầu năm vừa rồi nói vấn đề đó coi như đồng ý rồi. Nhưng cho đến hôm nay chưa thấy văn bản nào công bố rõ rệt về vấn đề đó.

Chúng tôi hy vọng rằng rất có thể trong lần làm việc này, đó cũng là một vấn đề. Nhất là nền giáo dục Việt Nam đang gặp bế tắc và khủng hoảng. Và cũng vào lúc người Việt Nam trong cũng như ngoài nước đang nghĩ đến tiền đồ của dân tộc. Đó là vấn đề đào tạo con người.

Rồi trong những tháng vừa qua, vấn đề mà Hội đồng Giám mục Việt nam cũng đã nêu lên: vấn đề độc lập, tự chủ của đất nước ta trước mộng xâm lược của Phương Bắc, của chính sách Đại Hán.

Có lẽ đó cũng là một vấn đề; nhưng có lẽ cuộc đối thoại sẽ xoay quanh những vấn đề còn tồn đọng trước đây nhiều hơn.

Gia Minh: Giáo phận Vinh nơi giám mục đang cai quản thì trong những năm vừa qua và mới năm ngoái thôi có những vụ việc đáng tiếc dẫn đến việc giáo dân bị đánh đập, khi vụ việc xảy ra thì báo chí lên tiếng và hai phía nói khác nhau; nhưng rồi sau này không nghe nói gì đến nữa?

Giám mục Nguyễn Thái Hợp: Chúng tôi rất ngạc nhiên và lấy làm tiếc sự việc đã xảy ra. Chúng tôi đã nói ngay trong những sự việc đó. Đáng lẽ ra những nhà lãnh đạo ‘chuyện lớn làm cho nhỏ đi, chuyện nhỏ làm cho càng nhỏ hơn, chuyện nhỏ hơn thì đáng lẽ không phải là một chuyện’; nhưng rất tiếc lúc đó đã xảy ra những chuyện như thế. Chuyện đau lòng thì chúng ta đã nói rồi.

Nhưng trong những năm vừa rồi, hai bên vẫn tiếp tục đối thoại và bây giờ thì vấn đề tồn đọng không còn nữa, đang giải quyết để có thể xây dựng Trung tâm Trại Gáo.

Hơn nữa, trong Giáo phận Vinh chúng tôi có ba tỉnh: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An.Vấn đề xảy ra nổi cộm vào năm ngoái và năm kia là ở Nghệ An; riêng tại Hà Tĩnh chúng tôi đang hợp tác để xây dựng một trung tâm khuyết tật lớn cho các em khuyết tật. Ở Quảng Bình thì vấn đề đất đai đã giải quyết; Tam Tòa đã có sổ đỏ và đang chuẩn bị để xây dựng Nhà Thờ.

Giáo Hội chúng tôi luôn cố gắng làm sao sự hiện diện của tôn giáo đem lại an bình, yên vui cho mọi người dân. Tôi giáo không phải lực lượng chính trị, nhưng tôi giáo luôn luôn yêu cầu có cơ hội để phục vụ con người, nhất là phục vụ những người nghèo khổ, những người bất hạnh như trẻ em khuyết tật, những bệnh nhân.

Gia Minh: Những nổ lực của Giáo Hội rõ ràng như thế, nhưng nếu không có được Chính quyền cùng làm việc thì vẫn có tình trạng như lâu nay giữa Chính quyền với Giáo Hội, giữa người không có tín ngưỡng, người Cộng sản không theo Công Giáo nghị kỵ, chia rẽ nhau. Làm thế nào để có thể dần xóa bỏ điều đó?

Giám mục Nguyễn Thái Hợp: Phải kiên nhẫn và cầu nguyện nữa. Nhưng chúng ta nhìn lại quãng đường quá khứ, chúng ta thấy rằng càng ngày có thể những xung đột càng giảm đi hơn. Ước mong vậy.

Chúng tôi cũng thấy có xích lại từ hai phía. Rồi chúng ta hy vọng, như anh vừa nói trong thời gian vừa qua, chuyện đó không còn là bản tin nóng, không còn gây dư luận xôn xao nữa.

Cuộc sống đang tiếp tục đi và từ cuộc sống đó có lẽ chúng ta có cơ hội nhìn lại để cộng tác, để làm cho cuộc đời bớt căng thẳng hơn, bớt khổ đau hơn. Đó là nhiệm vụ của tôn giáo. Chúng tôi tiếp tục con đường đó. Cho đến hôm nay, chúng tôi thấy rằng tình hình đã giữ được mức độ phải chăng.

Gia Minh: Chân thành cám ơn Giám mục về cuộc nói chuyện vừa rồi.
 
Văn Hóa
Dạ tiệc phát hành tác phẩm ''Khả Thể & Thách Đố Trong Giáo Dục Đạo Đức Truyền Thông'' tại Sydney
Diệp Hải Dung
08:54 10/09/2014
Tối Chúa Nhật 07/09/2014 có rất đông đủ quan khách và mọi người trong Cộng Đồng đã đến nhà hàng Crystal Palace, Canley Heights tham dự buổi ra mắt và phát hành tác phẩm: Khả Thể & Thách Đố Trong Giáo Dục Đạo Đức Truyền Thông của Linh mục Tiến Sĩ FX. Nguyễn Văn Tuyết do Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình TGP Sydney tổ chức.

Hình ảnh

Khai mạc đêm phát hành tác phẩm. Đội Trống Diên Hồng của các em Thiếu Nhi Thánh Thể với Tiếng Trống Mê Linh rất hoành tráng tạo bầu khí phấn khởi trong nhà hàng. Sau đó MC Kiên Giang và Hồng Phúc ngỏ lời chào mừng tất cả mọi người đồng thời giới thiệu quý Cha Tuyên Úy Trưởng Dương Thanh Liêm, Cha Paul Văn Chi, Cha Đặng Đình Nên, Cha Mai Đào Hiền, Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Lâm Ngọc Quý, Cha Việt, quý Sơ Dòng Trinh Vương Úc Châu và Mến Thánh Giá Quy Nhơn, Quý thầy và quý Ban Thường Vụ TGP Sydney hiện diện trong buổi phát hành tác phẩm hôm nay. Trong phần giới thiệu tác phẩm và tác giả, linh mục Nhạc Sĩ Paul Văn Chi chia sẻ rằng đây là một cuốn sách rất giá trị cho tất cả mọi người đặc biệt là giới trẻ cần biết để hiểu thêm về những điểm tích cực và tiêu cực của Internet.

Tiếp theo Cha FX Nguyễn Văn Tuyết lên ngỏ lời chào mừng và tri ân đến quý Cha, quý Sơ quý Quan Khách và mọi người đã thương mến đến với con hôm nay. Cha ngỏ lời cám ơn tất cả mọi người, đặc biệt cám ơn các Huynh Trưởng Liên Đoàn Nữ Vương Hòa Bình đã đứng ra tổ chức buổi phát hành tác phẩm hôm nay. Cha xin chân thành tri ân tất cả mọi người.

Sau đó quý Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Tuyên úy Trưởng Dương Thanh Liêm, Cha Paul Văn Chi và Liên Đoàn Trưởng Ngô Thụy Thúy Hằng với nghi thức giới thiệu tác phẩm Khả Thể & Thách Đố. Đồng thời Cha Tuyên Tuyên Úy Trưởng Dương Thanh Liêm ngỏ lời chúc mừng Cha FX Nguyễn Văn Tuyết và Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể đã tổ chức phát hành tác phẩm quý giá ngày hôm nay. Anh Trần Anh Vũ Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney cũng thay mặt Hội Đồng Mục Vụ ngỏ lời chúc mừng buổi phát hành tác phẩm của Lm. Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Tuyết cùng với Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình tổ chức “Ngày Nhớ Ơn Cha” và đặc biệt hơn cũng là đêm phát hành tác phẩm đầu tay của Linh Mục FX Nguyễn Văn Tuyết qua cuốn sách “Ảnh Huỏng Của Internet Trên Giới Trẻ; Khả Thể & Thách Đố Trong Giáo Dục Truyền Thông. Cuốn sách đem lại lợi ích cho mọi người, nhất là ảnh hưởng của Internet trên giới trẻ. Một món quà quý giá mà Lm FX. Nguyễn Văn Tuyết đã mang đến cho Cộng Đồng chúng ta.Chúng ta đón nhận món quà này với lòng kính trọng biết ơn và tạ ơn Chúa đã ghi những dấu ấn hạnh phúc trong cuộc đời dâng hiến của Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết.

Kế tiếp là phần trình diễn văn nghệ do Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể phối hợp cùng với anh chị em ca sĩ của Ban Nhạc Ngôi Ba trình diễn với những tiết mục Đơn Ca, Song Ca, Hợp Ca, Vũ và Hoạt Cảnh rất ngoạn mục đặc sắc. Cha Tuyên Úy Trưởng Dương Thanh Liêm cũng giúp vui phần văn nghệ với bài vọng cổ rất mùi.

Trước khi kết thúc đêm phát hành tác phẩm. Chị Ngô Thụy Thúy Hằng Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách, Ban Nhạc và mọi người đã đến tham dự buổi phát hành tác phẩm Khả Thể & Thách Đố của Cha FX Nguyễn Văn Tuyết được thành công và tốt đẹp. Đồng thời chị cũng báo cáo số tiền mọi người tặng cho Cha là: $34,845.oo Úc Kim

Sau trừ chí phí tất cả còn lại là: $12,575.oo Úc kim. Số tiền này Cha FX Nguyễn Văn Tuyết đã tặng lại cho Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình TGP Sydney. Chị thay mặt Liên Đoàn ngỏ lời cám ơn Cha Tuyết và số tiền sẽ được xung vào quỹ Bác Ái của Thiếu Nhi để trong tương lai sẽ dùng giúp đỡ những người thiếu may mắn.

Buổi dạ tiệc phát hành tác phẩm Khả Thể&Thách ĐốTrong Giáo Dục Truyền Thông kết thúc bế mạc trong tình yêu thương đoàn kết.
 
Lễ Suy Tôn Thánh Giá: Thánh Giá - Tình yêu cứu độ
Lm. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
21:12 10/09/2014
THÁNH GIÁ – TÌNH YÊU CỨU ĐỘ

Ôi thánh giá Chúa làm con xúc động
Tim bồi hồi thêm mở rộng tình yêu.
Mấy ai người hiểu ý nghĩa cao siêu
Đời đau khổ lại được nhiều hạnh phúc !

Con tìm Chúa cõi lòng con thao thức,
Đời khổ đau hâu kiệt sức ngã thua,
Con biết đâu từ cõi chết năm xưa
Trên Thánh Giá Chúa vẫn đưa tay đón.
Đời trần ai biết bao lần đau đớn,
Những hiểu lầm, oan uổng những khinh chê.
Con biết đâu trên Thánh giá ê chề
Chúa vẫn đó gọi con về với Chúa.
Những giây phút máu tim con tràn ứa,
Một mình con hầu chết giữa cô đơn,
Ôi Can-vê Chúa đang khát tình thương,
Con chợt hiểu Chúa chung đường Thánh Giá.
Ôi Chúa ơi, Chúa ơi kỳ diệu quá
Tìm Thiên đàng từ khổ giá đau thương,
Tìm tình thương từ tê tái sầu vương,
Giờ con hiểu chết tình thương là sống.
Con không thể giữa trần gian khổ thống
Thấy Thiên đàng đầy xúc động yêu đương
Nhưng bắt đầu từ khổ giá đau thương
Con lại thấy phúc Thiên đường hiển hiện!

Đây Thánh Giá dìm đau thương tan biến
Đây vinh quang, cờ thẳng tiến Nước trời
Nơi treo cao Đấng Cứu độ loài người
Con quỳ gối đến muôn đời cảm tạ.
Con nguyện hứa dõi bóng cờ Thánh giá
“Trái tim con xin cắm cả hai tay” (ĐHV 445)
Trên vai con trung thành vác mỗi ngày
Con theo Chúa từng giây - ĐỜI THÁNH GIÁ.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Cỏ Bên Đàng
Thérésa Nguyễn
21:27 10/09/2014
HOA CỎ BÊN ĐÀNG
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Đâu cần bình sứ chậu sành
Lá xanh hoa dại bên đàng vẫn xinh.
(nđc)
 
VietCatholic TV
Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 04-10/09/2014 - Bài ca Magnificat
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:39 10/09/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Tin Mừng mang đến cho chúng ta niềm vui và sự canh tân

Hôm thứ Sáu 5 tháng 9 tại nguyện đường Santa Marta, trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu hiện diện suy tư về sự “mới mẻ” của Phúc Âm là Tin Mừng đem đến những Điều Mới giúp giải thoát con người khỏi những ràng buộc của lề luật và mở rộng tâm hồn họ đón nhận luật mới là tình yêu.

Bài đọc Tin Mừng kể lại câu chuyện các Luật Sĩ và Biệt Phái đã khiển trách Chúa Giêsu và các môn đệ đã không ăn chay như các môn đệ của ông Gioan Tẩy Giả. Chúa Giêsu đã chỉ cho họ thấy điều này:

Rượu mới và bầu da mới, sự mới mẻ của Phúc Âm – và Tin Mừng mang lại ý nghĩa gì cho chúng ta? Đó là niềm vui và của sự đổi mới. Vì các lề luật và giới răn đã che mắt những Luật Sĩ làm cho họ không nhận ra được niềm vui mới. Thánh Phaolô nói cho chúng ta biết rằng, trước khi có đức tin tất cả chúng ta đã bị lề luật giam giữ. Lề luật không phải là điều xấu, dân Chúa được giữ gìn bởi Lề Luật, nhưng họ là những tù nhân trông đợi đức tin- là điều được Đức Kitô mạc khải.

Đức Thánh Cha nói tiếp là dân chúng thời đó tuân giữ cả luật Môsê lẫn hàng lô những tập tục và đòi buộc pháp lý nhỏ mọn khác mà các Thầy Luật Sĩ đưa ra bắt dân thực hiện. “Luật” nhằm phục vụ dân nhưng đã trói buộc dân và họ mong ngóng sự tự do đích thực mà Thiên Chúa sẽ ban cho dân Ngài qua Người Con yêu dấu.

Có người sẽ hỏi tôi? Vậy thưa Cha Kitô hữu không có luật sao? Có chứ! Chúa Giêsu đã nói: “Thầy đến không phải để bãi bỏ luật nhưng để kiện toàn.” Và Tám Mối Phúc Thật là một ví dụ. Đó là luật của tình yêu, một tình yêu như Chúa Giêsu đã yêu thương chúng ta. Đó là sự kiện toàn của luật. Chúa Giêsu lên án các Luật sĩ vì họ không dùng luật để phục vụ con người nhưng đã nô lệ dân Người khi đưa ra quá nhiều điều nhỏ nhặt buộc người ta thực hiện.

Đức Thánh Cha giải thích rằng đối nghịch lại với tất cả những “việc nhỏ nhặt” buộc người ta thực hiện mà không có sự tự do thì Chúa Giêsu sẽ mang lại cho chúng ta luật mới do chính Ngài ban hành bằng giá máu của Ngài. Đó chính là giá cứu chuộc mà muôn dân đang mong đợi vì họ đang ở dưới sự gánh nặng của lề luật. Bài học rút ra trong Tin Mừng hôm nay là Chúa muốn chúng ta đừng sợ phải thay đổi theo luật của Tin Mừng.

Thánh Phalô phân biệt cho chúng ta về con cái lề luật và con cái đức tin: rượu mới thì đựng trong bầu da mới. Và đó là lý do tại sao Giáo Hội mời gọi chúng ta phải thay đổi vài điều. Giáo Hội mời gọi chúng ta bỏ đi những cấu trúc không cần thiết, vô ích và giữ lấy bầu da mới là Tin Mừng. Các Luật Sĩ và Biệt Phái không hiểu được điều này vì đây là phong cách mới của Tin Mừng, một phong cách kiện toàn lề luật: rượu mới phải đựng trong bầu da mới.

Đức Thánh Cha kết luận bài giảng rằng Tin Mừng là điều mới mẻ, mang lại niềm vui mà ta chỉ có thể có khi tâm hồn tràn đầy niềm vui và sự tươi mới. Xin Thiên Chúa ban ân sủng cho tất cả chúng ta để chúng ta giữ luật mới là luật tình yêu, niềm vui và sự tự do mà Tin Mừng mang lại.

2. Tôi có để cho Thiên Chúa cùng đồng hành với tôi không? Hay tôi chỉ muốn đi một mình

Trong bài giảng nhân ngày Giáo Hội mừng Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta suy gẫm về công trình tạo dựng của Thiên Chúa và hành trình mà Ngài đi vào trong dòng lịch sử nhân loại.

Tin Mừng kể về một lịch sử dài nhưng kết thúc tại “một làng quê bé nhỏ” với Thánh Giuse và Mẹ Maria. Thiên Chúa của lịch sử thật tuyệt vời vì Ngài muốn đồng hành cùng tất cả mọi người. Thánh Thomas nói rằng “Đừng sợ những điều lớn lao cũng như những điều nhỏ nhặt. Vì tất cả điều thánh thiêng”. Và đây là cách Thiên Chúa, Ngài hiện diện trong những điều lớn lao cũng như trong những điều nhỏ nhặt.

Ngài là Thiên Chúa đồng hành cùng lịch sử nhân loại. Ngài là Thiên Chúa nhẫn nại qua muôn thế hệ. Thiên Chúa nhẫn nại với hết mọi người, với những ai sống trong ân sủng cũng như kẻ ở trong tội lỗi. Thiên Chúa đồng hành với chúng ta vì Ngài muốn tất cả chúng ta nên giống hình ảnh của Con Ngài. Và đó là lý do Ngài ban cho chúng ta sự tự do, không bị lệ thuộc. Ngài vẫn đang tiếp tục đồng hành với chúng ta.

Và hôm nay chúng ta mừng lễ Sinh Nhật Đức Maria. Chúng ta hãy xin Chúa ban cho chúng ta ơn bình an trong tâm hồn và ân sủng hiệp nhất để đồng hành với nhau.

Hôm nay chúng ta có thể nhìn lên Đức Mẹ, Đấng trinh khiết vẹn tuyền, được tuyển chọn để trở nên Mẹ Thiên Chúa. Đồng thời, chúng ta hãy chiêm ngắm hành trình của Mẹ và tự hỏi: “Hành trình cuộc đời tôi sẽ như thế nào đây? Tôi có để cho Thiên Chúa cùng đi với tôi không? Tôi có để cho Ngài cùng đi với tôi hay tôi muốn đi một mình? Tôi có để cho Ngài chăm sóc, giữ gìn tôi, trợ giúp tôi, tha thứ cho tôi, đem tôi tiến lên phía trước để gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô không? Gặp Đức Kitô sẽ là điểm kết thúc cuộc hành trình đời tôi. Hôm nay, chúng ta hãy tự chất vấn điều này: Tôi có để cho Chúa nhẫn nại với tôi không? Đọc câu chuyện Tin Mừng kể về bản gia phả và ngôi làng nhỏ, chúng ta hãy ngợi khen Chúa và khiêm tốn xin Ngài ban cho chúng ta sự bình an trong tâm hồn vì chỉ có Ngài mới có thể ban cho chúng ta. Xin Ngài cùng đồng hành với chúng ta.

3. Bài ca Magnificat

Quý vị và anh chị em vừa theo dõi một phần của concerto Magnificat cung đô trưởng của Schubert.

Trong bài ca Magnificat, trích từ Phúc Âm Thánh Luca (1: 46-55), Đức Maria ca tụng kỳ công mà Thiên Chúa đã thực hiện ở nơi mình, đó là mầu nhiệm Nhập thể. Đồng thời, bài ca này tuyên dương Thiên Chúa là Đấng “Toàn năng” “Lân tuất”: Người lưu tâm đến những kẻ khó nghèo khiêm tốn. Đức Maria không những chỉ cảm tạ Thiên Chúa vì những đặc ân dành cho bản thân mình, nhưng còn chúc tụng Người vì tấm lòng trung tín và quảng đại dành cho dân Israel và toàn thể nhân loại. Đối lại, bài ca này mở màn cho những lời chúc tụng mà Hội thánh dâng lên Đức Maria, kẻ có phúc vì đã tin và theo dòng thời gian, bài ca này đã linh hứng cho các tín hữu và đông đảo các nhà soạn nhạc như Schubert, Palestrina, Bach và Mozart.

Hoàn cảnh Đức Mẹ tán tụng kỳ công Chúa thực hiện nơi Mẹ như sau:

Hồi ấy, bà Maria lên đường vội vã, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa. Bà vào nhà ông Dacaria và chào hỏi bà Êlisabét. Bà Êlisabét vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được trần đầy Thánh Thần, liền kêu lớn tiếng và nói rằng: "Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được phúc này là Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi như vậy? Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em."

Bấy giờ bà Maria nói:

"Linh hồn tôi ngợi khen Ðức Chúa,
thần trí tôi hớn hở vui mừng
vì Thiên Chúa, Ðấng cứu độ tôi.
Phận nữ tỳ hèn mọn,
Người đoái thương nhìn tới;
từ nay, hết mọi đời
sẽ khen tôi diễm phúc.
Ðấng Toàn Năng đã làm cho tôi
biết bao điều cao cả,
Danh Người thật chí thánh chí tôn !
Ðời nọ tới đời kia,
Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người.
Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh,
dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.
Chúa hạ bệ những ai quyền thế,
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,
người giàu có, lại đuổi về tay trắng.
Chúa độ trì Ítraen, tôi tớ của Người,
như đã hứa cùng cha ông chúng ta,
vì Người nhớ lại lòng thương xót
dành cho tổ phụ Ápraham
và cho con cháu đến muôn đời.

Bà Maria ở lại với bà Êlisabét độ ba tháng, rồi trở về nhà.

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhận xét:

“Trong kinh Magnificat, một bài ca đầy tính chất thần học bởi vì bày tỏ cảm nghiệm của Đức Maria về khuôn mặt của Thiên Chúa, Đấng không những chỉ là Toàn năng, không có điều gì mà Người không làm được, như thiên sứ Gabriel đã nói (xc. Lc 1, 37), nhưng còn là Hằng thương xót, tỏ lòng lân tuất và chung thủy đối với hết mọi người.”

4. Sửa lỗi cho nhau là một phục vụ, nhưng phải tế nhị, khiêm tốn và tránh các lời nói gây thương tích và giết chết tha nhân

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 7 tháng 9 tại quảng trường thánh Phêrô.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã quảng diễn ý nghĩa bài Phúc Âm Chúa Nhật. Ngài nói: “Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay giới thiệu đề tài sửa lỗi huynh đệ trong cộng đoàn tín hữu: nghĩa là tôi phải sửa lỗi một Kitô hữu khác như thế nào, khi anh ta làm một điều không tốt. Chúa Giêsu dậy chúng ta rằng nếu người anh em kitô của tôi phạm một lỗi chống lại tôi, xúc phạm đến tôi, tôi phải dùng lòng bác ái đối với người đó, và trước hết nói chuyện với họ một cách cá nhân, bằng cách giải thích cho họ rằng điều họ đã nói hay đã làm không tốt. Và nếu người anh em đó không nghe tôi thì sao? Chúa Giêsu gợi ý một sự can thiệp tiệm tiến: trước hết trở lại nói chuyện với họ với hai hay ba người, để họ ý thức hơn về lỗi lầm họ đã làm. Nếu mặc dù thế họ không đón nhận lời khích lệ, thì phải nói với cộng đoàn; nếu người ấy cũng không nghe cả cộng đoàn nữa, thì phải làm cho họ nhận thức được sự bẻ gẫy và xa cách, mà chính họ đã gây ra, khiến cho sự hiệp thông với các anh em khác trong đức tin bị giảm thiểu đi. Các chặng đường kiên nhẫn của lộ trình này cho thấy Chúa xin cộng đoàn của Người đồng hành với kẻ lầm lỗi để họ đừng hư mất. Trước hết cần phải tránh sự ồn ào của tin tức và sự bép xép của cộng đoàn - đó là điều đầu tiên phải tránh – ‘Hãy đi và sửa lỗi người anh em, giữa con với nó mà thôi’ (c. 15). Thái độ là sự tế nhị, cẩn trọng, khiêm tốn, chú ý đối với người đã phạm một lỗi, bằng cách tránh các lời nói có thể gây thương tích và giết chết người anh em. Bởi vì anh chị em biết, các lời nói có thể giết người!”

Đức Thánh Cha minh giải điều này như sau:

“Khi tôi nói xấu nói hành, khi tôi có một lời chỉ trích bất công, khi tôi ‘lột da’ một người anh em với cái lưỡi của tôi, thì đó là lúc tôi đang giết chết danh dự của người đó. Chúng ta phải để ý tới điều này. Đồng thời sự kín đáo nói chuyện với người đó một mình không có mục đích làm nhục người có tội một cách vô ích. Nói chuyện giữa hai người, không ai nhận thấy và tất cả kết thúc. Chính dưới ánh sáng của đòi buộc này mà chúng ta cũng hiểu được một loạt các can thiệp tiếp theo, dự kiến có sự tham dự của vài chứng nhân, và rồi cả cộng đoàn nữa. Mục đích là giúp người anh em ý thức được điều họ đã làm, và với lỗi lầm của họ, họ đã không chỉ xúc phạm tới một người khác, mà xúc phạm tới tất cả mọi người. Nhưng cũng là để giúp chúng ta giải thoát mình khỏi sự giận dữ hay oán hận, chỉ gây đau đớn; nỗi cay đắng của con tim đem lại sự giận dữ và đau xót, và khiến cho chúng ta chửi rủa và gây hấn. Thật rất xấu, thấy ra khỏi miệng một Kitô hữu một lời chửi rủa hay một gây hấn. Thật là xấu! Hiểu chưa? Không có chửi rủa nhé! Chửi rủa không phải là Kitô. Anh chị em hiểu chưa?

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: “Thật ra, trước mặt Thiên Chúa chúng ta tất cả là những người tội lỗi cần được tha thứ. Tất cả. Thật vậy Chúa Giêsu dạy chúng ta đừng xét đoán. Việc sửa lỗi huynh đệ là một khía cạnh của tình yêu thương và sự hiệp thông, phải ngự trị trong cộng đoàn kitô; nó là một phục vụ mà chúng ta có thể và phải làm cho nhau.”

Đức Thánh Cha giải thích thêm như sau:

“Sửa lỗi người anh em là một phục vụ, và nó chỉ có thể và hữu hiệu, nếu mỗi người thừa nhận mình là kẻ có tội, cần được ơn tha thứ của Chúa. Cùng ý thức đó giúp tôi nhận biết sai lầm của người khác, nhưng trước đó nữa nó nhắc cho tôi biết rằng rằng tôi đã sai sai lầm, và sai lầm biết bao nhiêu lần. Chính vì thế vào đầu mỗi Thánh Lễ chúng ta được mời gọi thừa nhận trước mặt Chúa chúng ta là kẻ có tội, bằng cách diễn tả ra bằng các lời nói và các cử chỉ sự thống hối chân thành của con tim. Và chúng ta nói: ‘Xin thương xót con, lậy Chúa. Con là kẻ có tội! Lậy Thiên Chúa Toàn Năng, con xưng thú các tội lỗi của con’. Chứ chúng ta không nói: ‘Lậy Chúa xin thương xót cái ông bên cạnh con đây, hay cái bà kia, là những kẻ tội lỗi’. Không. ‘Xin thương xót con!’ Chúng ta tất cả đều là những người tội lỗi và cần sự tha thứ của Chúa. Chính Chúa Thánh Thần nói với thần trí chúng ta, và làm cho chúng ta nhận biết các lỗi lầm của chúng ta dưới ánh sáng lời Chúa Giêsu. Và cũng chính Chúa Giêsu mới gọi chúng ta tất cả, thánh thiện và tội lỗi, đếm bàn tiệc của Ngài, bằng cách quy tụ chúng ta từ mọi ngã tư đường, từ các hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống (x. Mt 22,9-10). Và trong số các điều kiện chung cho các người tham dự buổi cử hành thánh thể, có hai điều nền tảng, hai điều kiện để đi tham dự Thánh Lễ: chúng ta tất cả là người tội lỗi, và Thiên Chúa ban lòng thương xót của Ngài cho tất cả mọi người. Đó là hai điều kiện mở toang cửa cho chung ta vào dự Thánh Lễ cách tốt đẹp. Chúng ta phải luôn nhớ điều ấy trước khi đi sửa lỗi người anh em. Chúng ta hãy xin tất cả những điều này qua sự bầu cử của Đức Trinh Nữ Diễm Phúc Maria, mà ngày mai chúng ta mừng sinh nhật của Mẹ.”

5. Ý thức về thân phận tội lỗi của mình giúp ta gặp gỡ Chúa Kitô

Hôm thứ Năm, 04 tháng 09, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi các Kitô hữu nhận ra tội lỗi của mình để được biến đổi nhờ cuộc gặp gỡ với Đức Kitô.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha dựa trên lời mở đầu thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô trong bài đọc I nói rằng: “Nếu trong anh em có ai nghĩ mình là khôn ngoan trên đời này, kẻ ấy nên điên rồ, để được thành khôn ngoan”. (x.1Cr 3,18)

Thánh Phaolô nói với chúng ta rằng nhờ sức mạnh Lời Chúa sẽ mang đến sự thay đổi thật sự trong tâm hồn, nhờ đó có sức mạnh thay đổi cả thế giới, đem lại cho chúng ta niềm hy vọng và sự sống.

Tính thuyết phục của người Kitô hữu không tìm thấy trong kiến thức hay sự khôn ngoan, hiểu biết của con người. Cần phải “trở nên điên rồ”, đừng tìm kiếm sự bảo đảm nơi các kiến thức hay trong sự hiểu biết của thế gian.

Thánh Phaolô là người đã học biết những kiến thức khôn ngoan nhưng ngài không bao giờ tự hào về các kiến thức ấy. Trái lại, ngài tự hào về những yếu đuối và tội lỗi của mình. Nhờ cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô và mầu nhiệm thập giá, là cuộc gặp gỡ giữa tội lỗi của chính bản thân ngài và giá máu cứu độ của Chúa Kitô đã mang đến ơn cứu độ cho Phaolô. Nếu chúng ta quên mất cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, chúng ta sẽ mất đi năng quyền sức mạnh của chính Chúa và chúng ta sẽ chỉ còn nói về những điều Thiên Chúa với một ngôn ngữ con người. Và điều này thật là vô ích.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng thuật lại câu chuyện trong Tin Mừng kể về việc Thánh Phêrô bắt được mẻ cá lạ lùng. Sau đó Phêrô thưa với Chúa Giêsu: “Lạy Chúa xin tránh xa con vì con là kẻ tội lỗi”. Vào lúc đó cuộc gặp gỡ giữa tội lỗi của Phêrô với chính Chúa mang đến cho ông ơn cứu độ.

Vì vậy nơi ưu tiên xảy ra cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô là chính tội lỗi của chúng ta. Nếu một Kitô hữu không nhìn thấy tội lỗi của mình và ơn cứu độ mình nhận được nhờ máu Đức Kitô thì đời sống người đó nửa vời. Anh ta là một Kitô hữu nửa vời.

Nếu các Kitô hữu thực sự chưa bao giờ gặp Chúa Kitô thì chắc chắn sẽ đưa đến tình trạng Giáo Hội suy đồi, giáo xứ suy đồi, các hội đoàn suy đồi.

Đức Thánh Cha kết luận bài giảng bằng việc mời gọi các tín hữu phải tự chất vấn lương tâm để nhận ra mình là người tội lỗi trước mặt Chúa. Bởi người Kitô hữu chỉ nên tự hào về lòng thương xót Chúa: tự hào là bất chấp tội lỗi, yếu đuối của mình nhờ cái chết của Chúa Kitô trên thánh giá mà chúng ta được đưa đến ơn cứu độ.