Ngày 15-09-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Bảo vệ sự sống đời đời
Lm. JB. Nguyễn Minh Hùng
09:25 15/09/2016
BẢO VỆ SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI

Chúa Nhật 25 THƯỜNG NIÊN NĂM C

“Ông chủ khen anh quản gia bất lương đã hành động khôn khéo”. Đó là lời Chúa Giêsu khẳng định trong dụ ngôn mà Tin Mừng theo thánh Luca (16, 1-13) ghi lại. Ông chủ là ai? Chúa dùng hình ảnh ông chủ để ám chỉ chính Chúa. Hóa ra, Chúa Giêsu lại khen ngợi kẻ bất lương? Hay chúng ta phải hiểu thế nào?

Thật ra, Chúa không khen người quản gia bất lương vì chính sự bất lương. Chúa chỉ khen vì tính toán của anh ta nhanh nhạy, hành động của anh ta khéo léo. Dù gian lận, nhưng trong việc làm gian lận, anh ta xử lý hoàn cảnh của mình hết sức hợp lý, đúng thời điểm, đúng đối tượng cần thiết.

Khi anh quản gia đối diện với tình huống đe dọa sự sống của mình: sắp bị đuổi việc, bản thân tự biết rõ: cuốc đất không nổi vì không quen lao động chân tay. Nhưng đi ăn mày thì xấu hổ, vì từng làm việc quan trọng, ai cũng biết tiếng. Anh ta nhanh nhạy tạo tương quan, nhỡ sau khi mất việc, anh ta có thể có điều kiện để sống. Biết đâu anh còn được người ta đón tiếp, coi như ân nhân của họ. Chúa khen là khen điều ấy.

Ngay sau khi khen người quản gia bất lương khéo léo, Chúa Giêsu trao cho dụ ngôn một cái kết: “Con cái đời này khi đối xử với đồng loại thì khôn khéo hơn con cái sự sáng”. Dựa vào câu nói của Chúa, chúng ta bàn về sự khôn ngoan của con cái Thiên Chúa, bởi họ phản chiếu ánh sáng của Thiên Chúa. Họ trở thành con của sự sáng.

Khi cho biết con cái thế gian khôn khéo hơn con cái ánh sáng, là Chúa muốn nói rằng: Chúng ta không biết tính toán, thậm chí không thèm phản ứng để hành động chống trả những chước cám dỗ, những hoàn cảnh có thể làm cho bản thân sai đường.

Thực tế đời sống chứng minh: Đã quá nhiều lần, ta không nhanh nhạy để gìn giữ sự sống đời đời của mình. Những khi đồi diện với cám dỗ, nhất là những cơn cám dỗ về tội trọng đe dọa sự sống đời đời, dù biết mình là con cái sự sáng, ta đâu có tìm cách gấp rút thoát ra. Có khi ta lại còn muốn ở lỳ trong tội. Chính vì thế, ta đâu chỉ một lần phạm tội. Có thể nói, dấu ấn về tội lỗi là điều rất thật trên cuộc đời của từng con người.

Sở dĩ những con cái sự sáng không phản ứng đủ, kịp lúc để bảo vệ sự sống đời đời, là do ta ít để ý đến sự sống ấy, ít để nó lưu trú trong tâm trí ta. Trong cuộc đời, có quá nhiều thứ để con người quan tâm. Nhưng lý tưởng đời sống thiêng liêng để vươn tới sự sống đời đời, lẽ ra phải là mối quan tâm trên hết mọi quan tâm, dù là con cái sự sáng, nhưng lại không quan tâm, không thèm đếm xỉa, không tha thiết với nó.

Một trong những mối bận tâm, thậm chí trở thành đam mê, gây nên tội lỗi mà những con cái sự sáng vướng vào, đó là tham lam của cải. Chính trong bài Tin Mừng, Chúa trách thói tham lam này: “Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được”.

Hơn bao giờ hết, thời đại mà mỗi chúng ta cùng đồng hành, đang bị nền kinh tế thị trường cuốn hút và vạch lối. Con người dễ có khuynh hướng tập trung vào sự sống thân xác, quên đi sự sống tinh thần. Lắm khi người ta còn sẵn sàng hủy diệt cả sự sống tinh thần, để phục vụ sự sống thân xác, nhằm tạo cảm giác sung sướng hơn, thỏa mãn nhiều hơn.

Đồng tiền dễ xâm lăng, chiếm ngôi “ông chủ” trong tâm trí nhiều người. Bởi thế, người ta dễ đánh giá nhau dựa trên giá trị vật chất. Người ta yêu nhau cũng nhìn vào túi tiền của nhau. Cha mẹ lập gia đình cho con cũng nhắm sự giàu có của kẻ sẽ phối ngẫu với con mình. Lập bè lập bạn, người ta cũng tìm sự tương đồng vật chất. Kẻ giàu tìm cách trưng bày sự giàu có. Kẻ nghèo cảm thấy mặc cảm, xa lánh nhiều người, nhiều hoàn cảnh…

Ước gì chúa ban cho ta giàu có, nói theo ngôn ngữ của Chúa: mua lấy bạn hữu đời này, để đời sau, có cả một đoàn thánh nhân đón nhận ta vào Nước Chúa.

Và nếu ta chưa giàu như người, ta cũng không lấy đó làm bức bối, tủi thân, mặc cảm, nhưng luôn biết hiến dâng sự thiếu thốn, sống tinh thần của mối Phúc đầu tiên: “Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ”. Trong chính sự nghèo khó của mình, càng là điều kiện tốt để ta đồng cảm, yêu thương, chia sớt, trải lòng với anh chị em bên cạnh hơn.

Đừng để mình sống rồi cuối cùng phải xa Nước Chúa, bị đuổi khỏi tôn nhan Chúa đời đời. Có mấy điểm chúng ta cần rút ra cho chọn lựa để bảo vệ sự sống đời đời, để trở thành con cái sự sáng:

- Luôn hướng về Chúa, luôn để Chúa làm chủ đời mình. Tiền bạc của cải không là điểm tựa, không là cứu cánh mà chỉ là phương tiện. Con cái sự sáng vừa say mê cuộc đời này vừa say mê vĩnh cửu. Giữa cái mau qua họ tìm gặp vĩnh cửu, họ làm việc vui chơi như mọi người, nhưng họ luôn để Thiên Chúa đi vào toàn bộ cuộc đời họ.

- Sống chân thật và tín trung. Chân thật trong lời nói, trong tư tưởng, trong hành động; thật tình trong cư xử; thật hiếu hạnh trong gia đình; thật tín nghĩa ngoài xã hội; thật trung thành trong niềm tin. Trung tín sống đức tin, trung tín trong lời hứa, có tinh thần trách nhiệm cao, trung tín trong việc trau dồi những nhân đức, tập sống vươn lên trong sự thánh thiện, trong lòng yêu mến Chúa.

- Khôn ngoan Thập Giá. Họ chấp nhận thập giá và hiến mình cho Thiên Chúa để mang lại lợi ích cứu độ cho chính họ và cho muôn người.

Vậy, trong từng ngày sống, chúng ta hãy thường xuyên tập luyện cho mình ngày càng biết khôn ngoan để thờ phượng Chúa, khôn ngoan luôn luôn để Chúa hướng dẫn và điều khiển đời mình.

Chúng ta cần sống siêu thoát với mọi của cải thế gian, để luôn đẹp lòng Chúa, luôn trung thành với lề luật Chúa suốt cả đời mình. Có như thế, chúng ta sẽ thật sự trở thành con cái của Sự Sáng, con cái của chính Thiên Chúa, Đấng luôn muốn ta thuộc về Người, Đấng sẽ ban sự sống đời đời cho ta.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết chọn Chúa làm lẽ sống của cuộc đời chúng con. Xin cho chúng con biết học đòi bắt chước nơi Chúa về sự khôn ngoan chọn lựa sống theo chân lý Chúa ban, để luôn luôn đứng trên mọi thứ cám dỗ trần thế gây bất lợi cho ơn phần rỗi của chúng con. Amen.

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 25 Mùa Quanh Năm C. 18.9.2016
Lm Francis Lý văn Ca
14:51 15/09/2016
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Trong những tuần sắp tới, chúng ta sẽ theo gót Chúa Giêsu trên bước đường truyền giáo từ Galiêa đến Giêrusalem. Để đi với Ngài, đòi hỏi chúng ta phải khướt từ những gì cản lối chúng ta bước đi theo Ngài.
Tin Mừng hôm nay trình bày cho chúng ta những lo âu của Chúa về những ai lo lắng về của cải đời nầy thái quá: sức khoẻ, tài năng, tiền bạc, danh vọng... Câu chuyện người quản lý bất trung đã dùng tiền của đời nầy mua lấy bạn hữu. Nhưng người tôi tớ trung thành của Chúa không thể làm thế được.
Một là làm tôi tớ Thiên Chúa hai là làm tôi tiền của đời nầy. Chúng ta cầu xin Chúa ơn khôn ngoan xử dụng của cải đời nầy và cách thức giữ đạo trong thế giới hưởng thụ hôm nay. Biết chọn Chúa làm cứu cánh của đời mình, là nguồn phúc thật đời sau.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀi I:
Tiên tri Amos cảnh cáo dân chúng thời của ngài đã quá bận tâm, lo lắng, tích lũy của cải đời nầy. Có thể một khoảng thời gian nào đó, vì quá bận làm ăn, chúng ta bỏ cả kinh hôm sớm mai và cả lễ Chúa Nhật nữa. Mời anh chị em suy nghĩ khi nghe bài đọc thứ nhất hôm nay.

TRƯỚC BÀI II:
Bài đọc hôm nay chính là nguồn gốc cho những hình thức của các lời nguyên giáo dân mà công đồng Vaticanô II đã lấy và áp dụng vào thánh lễ sau kinh Tin Kính. Tất cả những lời nguyện không chỉ hướng đến cá nhân mà còn hướng đến tha nhân.

TRƯỚC BÀI PÂ:
Chúa Giêsu kết án tên đầy tớ bất lương. Phần chúng ta, trOng đời sống thường nhật hãy cố gắng phát huy những điều sau đây: THÀNH THẬT, CÔNG BẰNG VÀ BÁC ÁI. Phát huy cho chính mình và dạy con cháu sống chính điều mà chúng ta đã phát huy.


Lời Nguyện Giáo Dân.

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Thánh Phaolô trong bài đọc thứ II hôm nay đã nhắc nhở: không chỉ cầu nguyện cho cá nhân mà cho toàn thể anh chị em, cộng đoàn nhân loại. Giờ đây, chúng ta theo lời chỉ dẫn của thánh nhân, dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện sau đây:

1. Xin cho các nhà lãnh đạo tinh thần, luôn loan truyền sự công bằng và bác ái cho thế giới chúng ta đang sống. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Xin cho những nhà lãnh đạo các quốc gia, biết xử dụng quyền hành trần thế Chúa ban đem lại cho con dân trong xứ sở, quốc gia của họ, sự no cơm ấm áo, an bình và thịnh vượng. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Với tâm hồn quảng đại, xin cho chúng ta biết đáp lại những nhu cầu cần thết của tha nhân, trong hoàn cảnh và điều kiện của chúng ta đang có. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin cho những bậc làm cha mẹ, ông bà cô bác luôn thông truyền cho cho con cái cháu chắt, thế hệ tương lai sự THÀNH THẬT, CÔNG BẰNG VÀ BÁC ÁI đối với tha nhân. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho các tín hữu đã qua đời, những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu, được hưởng lòng từ bi của Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Chúng con là những tôi tớ của Chúa, là những người được Chúa giao phó coi sóc và xử dụng tài năng của Chúa cách khôn ngoan. Xin cho chúng con là những người quản lý trung thành cho đến khi Chúa lại đến. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
 
Hãy xứ dụng của cải vật chất theo ý Chúa
Lm Jude Siciliano, OP
17:08 15/09/2016
Chúa Nhật 25 THƯỜNG NIÊN (C)
Amốt 8: 4-7;T.vịnh 112; I Timôthê 2: 1-8; Luca 16: 1-1

HÃY XỬ DỤNG CỦA CẢI VẬT CHẤT THEO Ý CHÚA

Không có dụ ngôn nào mà dễ hiểu cả. Đôi khi câu chuyện có vẻ đỏn sỏ, nhủng có ý nghĩa lắng đọng trong tâm trí chúng ta và chúng ta cảm nhận được và chọ̉t hiểu ra làm chúng ta phải xem xét lại đỏ̀i sống chúng ta. Dụ ngôn hôm nay hỏi khó hiểu cho người diễn giảng và cả cho ngủỏ̀i nghe phúc âm hôm nay. Sụ̉ khó hiểu đến ngay trủỏ́c mắt chúng ta. Ngủỏ̀i quản gia đã làm gì sai trái về việc quản lý tài sản của chủ? Vì sao ngủỏ̀i giáu có lại khen ngủ̉̀ỏi quản gia về việc hình nhủ anh ta làm một cách không trung thực để tụ̉ chuẩn bị cho mình? Vậy dụ ngôn có ý khuyến khích ngủỏ̀i bất lủỏng làm việc nhủ thế để tụ̉ củ́u mình hay sao?

Có hai phần trong dụ ngôn: ngủỏ̀i quản gia bị mất chức quản gia (1-8a). và những câu kế tiếp (8b-13) liên kết với dụ ngôn về chủ đề tiền bạc. Để dể tập trung về chủ đề chính của dụ ngôn. Tôi sẽ giải thích từng phần cho tới phần cơ cấu chính của dụ ngôn.

Chúng ta chủa biết rõ việc sai trái của người quản gia nhủ thế nào, chúng ta chỉ biết ngủỏ̀i quản gia không trung tín trong việc xủ̃ dụng tiền của của chủ một cách “lãng phí”. Anh ta gặp khó khăn nên cần phải hành động và giải quyết vấn đề ngay lập tủ́c. Anh ta thực hiện bằng cách bỏ́t các món nọ̉ của chủ. Nhủ vậy anh ta lại không trung tín thêm một lần nữa phải không? Vì sao mà anh ta lại đủọ̉c khen về việc đó? Bài phúc âm hôm nay là một thách đố cho ngủỏ̀i đọc và ngủỏ̀i học hỏi về Kinh Thánh. Có thể là ngủỏ̀i quản gia đã tính tiền lỏ̀i quá nhiều, và hy vọng sẽ làm lọ̉i cho chính anh ta. Vì thế, khi anh ta bỏt tiền lỏ̀i của các món nọ̉, anh ta đã che lấp đủọ̉c việc bất lủỏng anh ta đã làm. Tuy việc cho vay tính lỏ̀i quá cao là trái vỏ́i luật Do thái. Đáng lẽ ngủỏ̀i quản gia phải tuân theo luật Do thái ngay tủ̀ đầu là không tính lỏ̀i quá cao. Và người quản lý đã làm những gì ông cần phải có như một Người Do Thái bình thường là loại bỏ các hoa hồng ông sẽ nhận được cho mình Vì thế các bạn thấy những câu từ 8b đến câu 13 được đặt ở phần sau dụ ngôn. Phần thủ́ nhất có thể áp dụng "con cái đỏ̀i này khôn khéo hỏn con cái ánh sáng khi xủ̉ sụ̉ vỏ́i ngủỏ̀i đồng loại". Người đầy tớ đã hành động khôn ngoan trong tình trạng bấp bênh của cuộc sống và tự cho mình xứng đáng được khen ngợi.

Có thể Chúa Giêsu muốn nói là các ngủỏ̀i theo Ngài sẽ gặp khó khăn trong đồng loại của họ. Nếu Chúa Giêsu tiếp tục đi lên Giêrusalem và sẽ chịu thủỏng khó và chịu chết thì các ngủỏ̀i theo Ngài sẽ làm gì trong lúc khó khăn đó? Các ông sẽ là "con cái ánh sáng" và khôn khéo tiếp tục chọn Chúa Giêsu và đủỏ̀ng lối của Ngài trong khó khăn đó và nhủ̃ng khó khăn khác họ sẽ gặp hay không? Hay các ông sẽ là "con cái đỏ̀i này" và tìm cách giải quyết mau lẹ để tránh khó khăn hay không? Còn chúng ta, chúng ta sẽ làm gì khi chúng ta gặp khó khăn trong đỏ̀i sống chúng ta? Khó khăn đã xãy ra và sẽ xãy ra nủ̃a. Chúng ta hy vọng chúng ta sẽ là quản gia "khôn khéo" biết tính toán hoàn cảnh và một lần nủ̃a quay về ánh sáng. Đó là điều chúng ta cầu xin trong Tiệc Thánh Thể hôm nay. Chúng ta dâng lỏ̀i cảm tạ là chúng ta biết phải làm gì trong lúc khó khăn, và chúng ta cầu xin hy vọng Thiên Chúa sẽ dẫn dắt chúng ta lần tỏ̀i khi khó khăn đến "Lạy Chúa xin cho chúng con hành động một cách khôn khéo ".

Dụ ngôn khuyến khích chúng ta xem xét việc chúng ta xử dụng tiền của. Một trong những đề tài chính của phúc âm thánh Luca là việc Chúa Giêsu lo ngại về tiền của đời này. Tài nguyên đời này có thể là cạm bẩy cho chúng ta và làm chúng ta không để ý đến những sự việc thật đáng lo ngại trong đời sống. Chúng ta cũng đã thấy những gia đình chia rẻ vì tiền của và gia tài; đời sống gia đình tan rả vì một người quá lo âu về việc buôn bán; cuộc chiến tranh giành về vấn đề đất đai và nguyên liệu xãy ra; đời sống bị huỷ hoại vì lợi tức thu nhập được quá thấp v.v…

Chúng ta có thể làm bạn vỏ́i "tiền của bất lủỏng". Trong phúc âm thánh Luca có ngủỏ̀i giàu có hình nhủ can đảm theo dụ ngôn và xủ̉ dụng thỏ̀i giỏ̀ và tiền của một cách khôn khéo. Họ dùng của cải của họ để phục vụ Chúa Giêsu nhủ "con cái của ánh sáng". Thí dụ nhủ: ngủỏ̀i phụ nủ̃ đổ lên chân Chúa Giêsu dầu thỏm quý giá; ông Dakêu chia phân nủ̉a gia tài của ông ta cho ngủỏ̀i nghèo.

Ngủỏ̀i thỏ̀i Chúa Giêsu cũng nhủ ngủỏ̀i thỏ̀i nay xủ̉ dụng tài sản họ để phục vụ Thiên Chúa. Phúc âm hôm nay khuyến khích họ làm việc và quyết định mau lẹ khi hoàn cảnh xãy ra. Không phải vi ̀ họ cho tất cả của cải, mặc dù có ngủỏ̀i cho hết của cải mình, nhủng họ không muốn để "của cải" điều khiển đỏ̀i sống họ hay chỉ định các ý nghĩ của họ. Thí dụ: Có nhủ̃ng thủỏng gia khôn ngoan giúp mỏ̉ trủỏ̀ng dạy nghề cho nhủ̃ng ngủỏ̀i không có việc làm để họ có thể tụ̉ kiếm việc làm để giúp nuôi gia đình họ. Có thủỏng gia khác giúp ngủỏ̀i cao niên tổ chủ́c tài chính của họ để họ có đủ tiền lo việc thuốc men và săn sóc sủ́c khoẻ. Có luật sủ giúp bênh vụ̉c nhủ̃ng ngủỏ̀i không có đủ tiền trả lệ phí. Có giáo chủ́c dạy sau giỏ̀ làm việc giúp các học sinh sút kém. Chúng ta có nhiều nguồn lọ̉i để xủ̉ dụng do sụ̉ khôn ngoan nhỏ̀ Chúa Giêsu chỉ dẫn. Phúc âm cho chúng ta thí dụ của ngủỏ̀i biết cách xủ̉ dụng trong hoàn cảnh khó khăn, và Chúa Giêsu chỉ dẫn chúng ta hãy hành động mau lẹ và xủ̉ dụng nhủ thế vỏ́i sụ̉ hủỏ́ng dẫn của "ánh sáng".

Trong lúc chúng ta xem xét sụ̉ phức tạp của dụ ngôn, và các ảnh hủỏ̉ng đến hoàn cảnh xã hội và văn hóa, chúng ta có thể lạc hủỏ́ng vì các chi tiết và quên điều cần thiết chúa Giêsu muốn nói. Chúa Giêsu hỏi chúng ta về sụ̉ trung tín và sụ̉ chọn lụ̉a căn bản. Chúa Giêsu muốn biết điều gì và Ai đủ́ng hàng đầu trong đỏ̀i sống chúng ta. Nếu, sau khi suy nghĩ chúng ta cảm thấy là chúng ta hành động nhủ "con cái đỏ̀i này" hỏn là "con cái của ánh sáng" thì dụ ngôn có thể là một khuyến khích cho chúng ta hãy đặt lại mọi sụ̉ cho đúng chỗ của nó, và dụ ngôn cũng khuyên chúng ta nên hành động mau lẹ Nói trắng ra là theo ý Thiên Chúa và chỉ có việc của Thiên Chúa mỏ́i là việc đủ́ng hàng đầu trong đỏ̀i sống chúng ta.

Trong lúc chúng ta suy nghĩ về dụ ngôn, ngôn sủ́ Amos nhấn mạnh về thong tri của mình. Ngôn sủ́ Amos chỉ trích nhủ̃ng ngủỏ̀i làm giàu chà đạp trên ngủỏ̀i nghèo. Chúng ta, nhủ̃ng ngủỏ̀i ỏ̉ các nủỏ́c tiền tiến, có nhủ̃ng an toàn và tiện nghi chúng ta xủ̉ dụng qua các nủỏ́c nghèo, và nhủ̃ng ngủỏ̀i làm việc ít lủỏng, và ngay cả nô lệ. Thí dụ nhủ quần áo chúng ta mặc tốn ít vì sản xuất bỏ̉i nhủ̃ng nhà máy may rẻ ỏ̉ các xủ́ khác. Thánh Luca và ngôn sủ́ Amos cũng nhủ các tác giả khác trong Kinh Thánh chủ́ng tỏ Thiên Chúa thiên vị ngủỏ̀i nghèo. Chúa Giêsu xem tiền của một cách lo ngại khi nói đến "tiền của bất lủỏng". Chúa Giêsu hỏi chúng ta làm gì ra tiền của đó và đã chà đạp trên ngủỏ̀i nghèo nhủ thế nào?

Chúng ta có tiền của nhủng không là của thật của chúng ta. Trái lại nhủ̃ng tiền của đó đã để chúng ta xủ̉ dụng. Chúng ta có trách nhiệm xủ̉ dụng nguyên liệu trên trái đất cũng nhủ nhủ̃ng tiền của chúng ta có. Chúng ta có trách nhiệm vì chúng ta thuộc về cộng đoàn của loài ngủỏ̀i - trong gia đình, trong giáo xủ́, trong quốc gia, và trên thế giỏ́i. Dụ ngôn đáng phải làm chúng ta lo ngại, nếu phần đông năng lụ̉c và thỏ̀i giỏ̀ của chúng ta chú trọng đến sụ̉ an toàn vật chất riêng của chúng ta và của tủỏng lai chúng ta hỏn là chú trọng đến nhủ̃ng gì có giá trị theo nhãn quan của Thiên Chúa. Chúng ta phải làm gì để thế giỏ́i đủọ̉c tốt đẹp hỏn? Chúng ta phải làm gì để giúp nhủ̃ng ngủỏ̀i nghèo khó? Chúng ta phải tha thủ́ và cảm thông vỏ́i nhủ̃ng ai? Chúng ta phải làm gì để gây nhủ̃ng liên hệ thâm sâu? Nói một cách khác, chúng ta phải làm gì nhủ là "con cái của ánh sáng" trên một thế giỏ́i mà chỉ đặt giá trị trên các quốc gia và các ngủỏ̀i hùng mạnh và giàu có, để gây ảnh hủỏ̉ng trên đỏ̀i này?

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP



25th SUNDAY -C-
Amos 8: 4-7; Psalm 113; I Timothy 2: 1-8; Luke 16: 1-13


No parable is an easy read. Sometimes the stories seem simple enough, and then their meaning seeps out to us and we realize, sometimes with a shock of awareness, that we have to reevaluate our lives. Today’s parable has extra complications for the one who preaches and those who will hear it proclaimed this Sunday. The difficulties come forth quickly. What "squandering" of the master’s property did the steward do? Why would the rich man praise his steward for what seems to be the steward’s dishonest and self-serving actions? Is the parable really suggesting we emulate a conniving person who acts only to save his neck?

There are two segments in today’s gospel: the parable (vv. 1-8a) and the subsequent verses (vv. 8b-13) – which are linked to the parable because of the money theme. To help focus and simplify the preaching, I would preach from just one of these sections, not both. Let one go till the next time the passage comes up.

The parable is the main feature, so let’s focus on it. The steward has been caught. We aren’t sure of his exact offense, but he has been reported for "squandering" the rich man’s property. He is in trouble and needs to act quickly and decisively. And he does. He reduces the debts owed the master. Hasn’t he acted dishonestly again? How can he be praised for that? This gospel passage has been a challenge to those who read and study the scriptures. It’s possible the steward was charging extra interest from the debtors, hoping to make a profit for himself. If so, by his discounting the debts he was eliminating his own dishonest gains. Since usury was forbidden by Jewish law, the steward was doing what he should have been doing in the first place as an observant Jew. Or, maybe the steward was eliminating the commission he would have rightfully received for himself. You can see why the sayings (8b-13) are placed after the parable. The first is certainly applicable, "The children of this world are more prudent with their own generation than are the children of the light." The steward acted shrewdly in a crisis situation and for that he deserves praise.

Jesus may be suggesting that his followers will face another kind of urgency in their own generation. If Jesus continues his journey to Jerusalem and is punished and dies, what will his followers do in that crisis? Will they be "children of light" and have the wisdom to continue choosing Jesus and his ways in that and any other crisis they face? Or, will they be "children of the world" and go for the quick fix and the easy way out? What will we do when crisis occurs in our lives? It has and it will again. We hope we will be the "prudent" stewards who take serious stock of the situation and once again turn towards the light. That is something to pray about at this Eucharist – a prayer of gratitude that we knew what to do when life got difficult and a prayer of hope that God will guide us the next time it does. "Help us to act prudently O God."

The parable invites us to examine our use of material possessions. One of the central themes in Luke’s gospel is the suspicion Jesus conveys towards worldly wealth. Material things can trap us and divert our attention from what truly matters in life. Haven’t we seen families divided over possessions and inheritances; marriages ruined by a spouse preoccupied with business dealings; wars fought over land and resources; lives ruined for the sake of the "bottom line," etc.

We can "make friends with dishonest wealth." There are wealthy people in Luke’s gospel who seem to follow the thrust of the parable and make wise use of their time and their wealth. They use their possessions to serve Jesus as "children of light." E.g. the woman who anointed Jesus with expensive ointment (7:36 ff) and Zaccheus, who gave half his possessions for the sake of the poor (19:18).

People in gospel times and now have figured out how to use their resources in God’s service. Stirred by teachings like today’s gospel, they have decided to act quickly and decisively when occasions arise. Not because they gave everything away, though some did, but because they never let "mammon" rule their lives or be the sole guide for their decisions. For example. Smart business people have financed and helped train the unemployed so that they could find work and support their families. Others have helped the elderly organized their finances so that they could pay for crucial medications and health care. Lawyers have argued cases for those who couldn’t afford to pay them. Teachers have donated after-school hours to kids who need a hand to catch up. We have many kinds of resources that can be used – guided by Jesus’ wisdom. The gospel gives us an example of someone who knew what he had to do in a crisis situation and Jesus directs us to act quickly and behave similarly – but under the direction of "the light."

As we examine the complexities of the parable, its subsequent sayings and its social and cultural aspects, we can get side tracked in studious details and miss the obvious impact of Jesus’ images and words. He is asking us about our fundamental choices and loyalties. He wants to know who or what comes first in our lives. If, after reflection, we discover that we have been acting more like "children of this world" and less like "children of the light," then this parable can serve as an impetus to "set things right." It also advises us to be quick about it! To put it crassly, God’s and only God’s business should be first in our lives.

As we ponder the parable the prophet Amos reinforces its message. Amos criticizes those who make profits off the backs of the poor. As citizens of the first world, there are comforts and luxuries we enjoy at the expense of poor countries and low-wage employees – even slaves. For example, the clothes we wear are economical for us because they may be made in sweatshops abroad. Luke and Amos, like the other biblical writers, show God’s preference for the poor. Jesus puts wealth under suspicion when he labels it, "dishonest wealth." He questions how we acquire it and at what cost to the poor.

We have goods that aren’t so much ours by right, but instead, they have been entrusted to us. We have a responsibility to use the things of the earth, as well as things we have earned, in responsible ways because we belong to a community of human beings - in family, community, parish, nation and world. The parable should make us uneasy if most of our energy and time are focused on our material security and our future and less on what is valuable in God’s eyes. What can we do to make our world a better place; how can we help the desperately poor; to whom must we show forgiveness and compassion; what must we do to deepen our personal relationships? What, in other words, must we do as children of light in a world that values people and nations based on their power, wealth and influence in the world?
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:11 15/09/2016
20. NĂM ĐỨC CỦA BỆNH GHẺ.
Trần Đại Khanh mắc bệnh ghẻ, cấp trên chế giễu anh ta.
Trần Đại Khanh nói:
- “Ngài không nên nhạo báng tôi, loại bệnh này có năm đức tính tốt mà tôi có thể kể ra cho ngài nghe: không hại đến trên mặt, đó là nhân; thích truyền nhiễm cho người khác, đó là nghĩa; nó dạy người ta xoa tay gãi tung lên, đó là lễ; sống ở trong khe của ngón tay, đó là trí; đúng giờ thì ngứa ngáy, đó là tín !”
Cấp trên cười ha ha.
(Sự Lâm Quảng ký)

Suy tư 20:
Người cơ trí thì trong hoàn cảnh nào cũng có thể ứng biến để: một là làm giảm bớt đi tình hình căng thẳng, hai là để khoá chặt lời châm biếm của người khác mà không làm cho họ phải rát mặt.
Sống trong một hoàn cảnh xã hội mà niềm tin vào Thiên Chúa của người Ki-tô hữu luôn bị thế lực của thế gian đe doạ, bắt bớ và tiêu diệt, thì người giáo dân càng cầu xin cho mình được ơn khôn ngoan nhiều hơn để đối phó, để làm giảm bớt đi tình hình đen tối cho niềm tin của mình.
Chỉ một bệnh ghẻ thôi mà ông Trần Đại Khanh đã nhìn ra và gán cho con ghẻ những đức tính của con người thì quả là cơ trí, cũng vậy, người Ki-tô hữu sống trong hoàn cảnh nào cũng có thể nhìn thấy Lời Chúa như là ngọn đèn soi sáng để sống cho phù hợp với hoàn cảnh thực tại:
- Trong sự giàu sang phú quý, chúng ta nhìn thấy Thiên Chúa đang cho phép chúng ta thay mặt Ngài để giúp đỡ những người nghèo khó.
- Trong cảnh nghèo đói, chúng ta nhìn thấy mình được diễm phúc chia sẽ thân phận nghèo hèn với Đức Chúa Giê-su nơi hang lừa máng cỏ.
- Trong cảnh bị bắt bớ, chúng ta cảm nhận được niềm khổ đau với các thánh tử đạo cha ông của chúng ta, và chia sẽ niềm vui được chịu hy sinh vì đạo Chúa.
- Trong những khó khăn của cuộc sống hiện tại, chúng ta cậy trông vào ân sủng của Đức Chúa Thánh Thần để “ngước mặt nhìn đời” với niềm tin, yêu và hy vọng vào Đấng đã vì yêu mà hiến dâng mạng sống cứu chuộc chúng ta là Đức Chúa Ki-tô.
Người Ki-tô hữu khôn ngoan là người biết nhìn thấy Lời Chúa và thánh ý của Ngài qua mọi hoàn cảnh của cuộc sống, để như hoa hướng dương họ luôn ngước trông về Lời Chúa là ánh sáng dẫn đường họ đi.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:12 15/09/2016

7. Có hai hạng người cần phải luôn rước lễ: một là người hoàn mỹ, Thánh Thể có thể gìn giữ lòng nhiệt tâm của họ; hai là người không hoàn mỹ, Thánh Thể có thể làm cho họ đạt tới từng bước hoàn mỹ.

(Thánh Francis de Sales)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Video ĐTC tiếp kiến chung ngày 14/9/2016: Hãy sống lòng thương xót để trở thành dụng cụ lòng xót thương
VietCatholic Network
09:23 15/09/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong những lúc mệt mỏi và chán chường, chúng ta hãy nhớ lời Chúa mời gọi chúng ta đến với Ngài để đuợc nghỉ ngơi và vơi nhẹ. Đôi khi sự mệt mỏi của chúng ta phát xuất từ việc tin tưởng nơi các sự vật không phải là điều nòng cốt, và vì chúng ta đã xa rời điều thực sự có giá trị trong cuộc sống.

ĐTC Phanxicô đã nói như trên với mấy chục ngàn tín hữu hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hôm qua.

Trong bài huấn dụ ĐTC đã giải thích ý nghĩa đọan Phúc Âm trong đó Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Hãy đến với Ta, tất cả các con là những kẻ mệt nhọc và bị áp bức, Ta sẽ bổ sức cho… Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng và các con sẽ tìm được an nghỉ cho cuộc sống” (Mt 11,28-30). ĐTC nói: lời mời gọi của Chúa gây ngạc nhiên: Ngài mời những kẻ đơn sơ và bị cuộc sống khó khăn đè nặng, Ngài mời gọi những người có biết bao nhu cầu và hứa với họ rằng nơi Ngài họ sẽ tìm được nghỉ ngơi và vơi nhẹ. Lời mời gọi được hướng tới ở thể sai khiến: “Hãy đến với Ta”, “hãy mang lấy ách của Ta” và “hãy học nơi Ta”. Giá mà tất cả mọi vị lãnh đạo trên thế giới có thể nói điều này!

Lời sai khiến thứ nhất “Hãy đến với Ta”. Khi ngỏ lời với những kẻ mệt mỏi và bị áp bức, Chúa Giêsu tự giới thiệu như Người Tôi Tớ của Chúa được miêu tả trong sách ngôn sứ Isaia: “Chúa đã ban cho tôi miệng lưỡi của người môn đệ, để tôi biết ngỏ lời với kẻ mất tin tưởng” (Is 50,4). Bên cạnh những người mất tin tưởng này Tin Mừng cũng thường đặt những kẻ nghèo khó (Mt 11,5) và bé mọn (x. Mt 18,6). ĐTC giải thích như sau:

Đây là những người không thể dựa trên các phương tiện riêng của mình, cũng như trên các tình bạn quan trọng. Họ chỉ có thể tin cậy nơi Thiên Chúa. Ý thức được điều kiện khiêm tốn và bần cùng của mình họ biết họ tuỳ thuộc nơi lòng thương xót của Chúa, bằng cách chờ đợi từ Ngài sự trợ giúp duy nhất có thể có. Trong lời mời của Chúa Giêsu,sau cùng chúng ta tìm thấy câu trả lời cho sự chờ mong của họ: khi trở thành môn đệ của Ngài họ nhận được lời hứa tìm thấy sự nghỉ ngơi cho suốt cuộc đời. Một lời hứa vào cuối Tin Mừng được trải dài ra cho tất cả mọi người: “Các con hãy ra đi – Chúa Giêsu nói với các môn đệ - và làm cho tất cả mọi dân tộc trở thành môn đệ Thầy” (Mt 28,19). Khi tiếp nhận lời mời cử hành Năm Thánh ân sủng này, trên toàn thế giới tín hữu hành hương bước qua Cửa Thánh Lòng Thương Xót, đuợc mở trong các nhà thờ chính toà và các đền thánh và trong biết bao nhiêu nhà thờ trên thế giới; trong các nhà thương, trong các nhà tù… Tại sao lại bước qua Cửa của Lòng Thương Xót này? Để tìm Chúa Giêsu, để tìm tình bạn của Chúa Giêsu, để tìm sự bổ sức mà chỉ có Chúa Giêsu trao ban. Con đường này diễn tả sự hoán cải của từng môn đệ bước theo Chúa Giêsu. Và sự hoán cải luôn luôn hệ tại việc khám phá ra lòng thương xót của Chúa. Và lòng thương xót này vô tận và không thể nào cạn: lòng thương xót của Chúa thật lớn lao. Như vậy khi bước qua Cửa Thánh, chúng ta tuyên xưng rằng “tình yêu hiện diện trong thế giới và tình yêu đó mạnh hơn mọi thứ sự dữ, trong đó con người, nhân loại, thế giới bị liên lụy” (Gioan Phaolô II, Thiên Chúa giầu lòng thương xót, 7)

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: lệnh truyền thứ hai là “Hãy mang lấy ách của Ta”. Trong bối cảnh của Giao Ước , truyền thống kinh thánh dùng hình ảnh các ách để ám chỉ mối dây chặt chẽ nối liền dân với Thiên Chúa và vì thế sự tùng phục ý muốn của Ngài được diễn tả ra trong Luật Lệ. Tranh luận với các ký lục và các tiến sĩ luật Chúa Giêsu đặt ách của Ngài trên các môn đệ, trong đó Lề Luật tìm được sự thành toàn của nó. Ngài muốn dậy họ rằng họ sẽ khám phá ra ý của Thiên Chúa qua con người của Ngài: qua Chúa Giêsu, chứ không qua các luật lệ và các quy tắc lạnh lùng mà chính Chúa Giêsu kết án. Chúng ta có thể đọc chương 23 Phúc Âm thánh Mátthêu. Ngài ở trong trung tâm tương quan của họ với Thiên Chúa, ở trong trung tâm của các tương quan giữa các môn đệ và ở trọng tâm cuộc sống của mỗi người. Khi nhận lấy “ách của Chúa Giêsu” như thế mỗi môn đệ bước vào trong sự hiệp thông với Ngài và chia sẻ mầu nhiệm thập giá và số phận cứu rỗi của Ngài.

Kết qủa là lệnh truyền thứ ba: “Hãy học nơi Ta”. Chúa Giêsu vạch ra cho các môn đệ Ngài một con đường hiểu biết và noi gương. Ngài không phải là một vị thầy một cách nghiêm ngặt áp đặt trên người khác các gánh nặng mà Ngài không mang: đây đã là lời tố cáo mà Ngài đưa ra cho các tiến sĩ luật. Ngài hướng tới các người khiêm tốn và bé nhỏ, các người nghèo, các người túng thiếu, bởi vì chính Ngài cũng tự trở thành bé nhỏ và khiêm tốn. Ngài hiểu biết người nghèo và người đau khổ, bởi vì chính Ngài cũng nghèo nàn và bị thức thách bởi khổ đau. ĐTC giải thích thêm:

Để cứu rỗi nhân loại Chúa Giêsu đã không đi theo một con đường dễ dàng, trái lại, con đường của Ngài đã là con đường khổ đau và khó khăn. Như viết trong thư gửi tín hữu Philiphê: “Người đã hạ mình bằng cách vâng lời cho đến chết và chết trên thập tự” (Pl 2,8). Ách mà các người nghèo và các người bị áp bức mang cũng chính là ách mà Ngài đã mang trước họ: vì thế nó là một ách nhẹ nhàng. Ngài đã mang trên vai các khổ đau và tội lỗi của toàn nhân loại. Như vậy đối với người môn đệ nhận lấy ách của Chúa Giêsu có nghĩa là nhận lấy sự mạc khải của Ngài và tiếp đón nó: nơi Ngài lòng thương xót của Thiên Chúa đã lo lắng cho các nghèo khó của con người, và như thế trao ban cho tất cả mọi người khả thể của ơn cứu độ. Nhưng tại sao Chúa Giêsu lại có khả năng nói các điều này? Bởi vì Ngài đã biến thành tất cả cho mọi người, gần gũi mọi nguời, gần gũi những kẻ nghèo túng! Ngài đã là một mục tử sống giữa dân chúng, sống giữa người nghèo… Ngài đã làm việc suốt ngày với họ. Chúa Giêsu đã không phải là một hoàng tử. Thật là xấu cho Giáo Hội, khi các mục tử trở thành các ông hoàng, sống xa cách dân chúng, xa cách người nghèo: đó không phải là tinh thần của Chúa Giêsu. Ngài quở trách các mục tử này và Chúa Giêsu nói với dân chúng về các mục tử này như sau: “Hãy làm điều họ nói, nhưng đừng làm như họ”

Anh chị em thân mến đối với cả chúng ta nữa cũng có những lúc mệt mỏi và chán nản. Khi đó chúng ta hãy nhớ tới các lời này của Chúa, trao ban cho chúng ta biết bao an ủi và làm cho chúng ta hiểu rằng chúng ta đang dùng sức lực của mình để phục vụ sự thiện. Thật thế, đôi khi sự mệt nhọc của chúng ta là do đã tin tưởng nơi các điều không phải là nòng cốt, bởi vỉ chúng ta đã xa rời điều thực sự có giá trị trong cuộc sống. Chúa dậy chúng ta đừng sợ hãi theo Ngài, bởi vì niềm hy vọng mà chúng ta đặt nơi Ngài sẽ không bị thất vọng. Như thế chúng ta được mời gọi học nơi Ngài sống lòng thương xót có nghĩa là gì để là dụng cụ của lòng thương xót. Sống lòng thương xót để là dụng cụ của lòng xót thương: sống lòng thương xót có nghĩa là cảm thấy mình cần lòng thương xót của Chúa Giêsu, và khi chúng ta cảm tháay mình cần ơn tha thứ, cần sự ủi an, cần lòng thương xót của Chúa Giêsu, chúng ta học thương xót các người khác.

Giữ cái nhìn trên Con Thiên Chúa làm cho chúng ta hiểu chúng ta còn biết bao đường phải đi; nhưng đồng thời cũng đổ tràn đầy trên chúng ta niềm vui biết rằng chúng ta đang cùng đi với Ngài và chúng ta không bao giờ cô đơn. Như thế hãy can đảm lên nhé! Can đảm! Chúng ta đừng để lấy mất đi niềm vui là môn đệ của Chúa. “Nhưng mà thưa cha con là kẻ tội lỗi, làm sao con có thể làm được?” Hãy để cho Chúa nhìn bạn, hãy mở con tim bạn ra, hãy cảm nhận trên bạn cái nhìn của Ngài, lòng thương xót của Ngài, và con tim của bạn sẽ được tràn đầy niềm vui, niềm vui của sự tha thứ, nếu bạn đến gần xin ơn tha thứ. Chúng ta đừng để cho mình bị đánh cắp đi niềm hy vọng sống cuộc sống với Ngài và với sức mạnh của sự an ủi của Ngài.

ĐTC đã chào nhiều nhóm hiện diện. Trong số các nhóm nói tiếng Pháo ngài chào tín hữu tổng giáo phận Rouen do ĐGM sở tại hướng dẫn, các chủng sinh giáo phận Lille, cũng như Liên hiệp các cựu học sinh các trường của dòng Tên, các tín hữu Bỉ và Thụy Sĩ.

Ngài cũng chào tín hữu đến từ các nước Anh, Êcốt, Ailen, Bỉ, Australia, Indonesia, Malaysia, Canada, Hoa Kỳ, Đức, Áo, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Croazia, Slovacchia và các nước châu Mỹ Latinh. Ngài nhắc cho mọi người biết hôm qua là lễ Tôn vinh Thánh Giá, trên đó Con Thiên Chúa đã chết để cứu chuộc nhân loại. Nó là câu trả lời của Thiên Chúa cho sự dữ và tội lỗi của con người. Một câu trả lời của tình yêu, lòng thương xót và ơn tha thứ.

Trong số các nhóm nói tiếng Ý ĐTC chào tín hữu các giáo phận Lugano, Acerta Cento, các nữ tu Clarét thuộc nhiều quốc gia khác nhau về hành hương Năm Thánh, nhóm Biomedia Milano. Ngài cầu mong mọi người có những ngày hành hương hữu ích và tràn đầy ơn thánh.

Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn ĐTC chúc các bạn trẻ hăng hái bước vào năm học mới sau kỳ nghỉ hè trong thái độ đối thoại với Chúa; người đau yếu tìm thấy nơi thập gía Chúa niềm an ủi, ánh sáng và bình an; các đôi vợ chồng mới cưới luôn sống trong tương quan với Chúa Kitô chịu đóng đinh để tình yêu của họ luôn được chân thực, phong phú và bền lâu.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.
 
Vatican: Hội Đồng Hồng Y Cố Vấn tiếp tục họp bàn về việc tuyển chọn giám mục trên thế giới
Chân Phương
09:52 15/09/2016
Vatican: Hội Đồng Hồng Y Cố Vấn tiếp tục họp bàn về việc tuyển chọn giám mục trên thế giới

Hôm Thứ Tư 14.9.2016, phát ngôn viên của Tòa Thánh cho biết, trong kỳ họp mới diễn ra gần đây, 9 vị Hồng Y cố vấn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về cải cách cơ chế trung ương của Giáo Hội Công Giáo đã dành thời gian thảo luận về việc tuyển chọn chức giám mục trên toàn thế giới.

Ông Gregory Burke - Giám đốc văn phòng báo chí Vatican nói rằng Hội Đồng 9 Hồng Y Cố Vấn đặc biệt chú trọng vào vai trò của các vị đại diện Tòa Thánh trên toàn cầu (được gọi là các Sứ thần) trong việc giúp đỡ tuyển chọn ra các giám mục mới.

Họp báo sau kỳ họp, ông Burke cho biết: "Các vị Hồng Y rất quan tâm đến hồ sơ tâm linh và mục vụ vì đó là điều cần thiết cho một vị giám mục thời đại ngày nay".

"Các ngài cũng bàn luận về công tác ngoại giao của Tòa Thánh, việc tổ chức và nhiệm vụ của các tòa sứ thần, trong đó đặc biệt chú ý đến trách nhiệm lớn lao của các vị sứ thần trong việc tuyển chọn ứng viên cho chức giám mục".

Thông thường, các vị Sứ thần Tòa Thánh có trách nhiệm giới thiệu lên Đức Giáo Hoàng 3 ứng viên cho chức vụ chủ chăn của một giáo phận Công Giáo đang cần giám mục, tại quốc gia mà vị sứ thần đó đang được sai đến.

Ông Burke còn cho biết thêm rằng trong kỳ họp lần này, Hội Đồng "cũng dành phần lớn thời gian để tiếp tục thảo luận về các cơ quan khác nhau của Giáo triều để có thể phục vụ tốt hơn cho sứ vụ của Giáo Hội". Đó là bốn cơ quan của Vatican: Bộ Giáo Sĩ, Bộ Giám mục, Bộ Giáo dục Công Giáo và Hội đồng Giáo hoàng về Hiệp nhất Kitô giáo.

Đức Hồng Y Marc Ouellet người Canada - Tổng trưởng Bộ Giám Mục đã đến hiện diện trong một phiên họp của Hội Đồng để trình bày về công việc trong Bộ của ngài. Ngoài ra còn có thêm sự hiện diện của Đức Hồng Y George Pell người Úc - Vụ trưởng Quốc vụ viện Kinh tế, Đức Hồng Y O'Malley - Chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ người chưa thành niên.

Kỳ họp thứ 16 này của Hội Đồng Hồng Y Cố Vấn với Đức Giáo Hoàng đã diễn ra ở Rôma từ ngày Thứ Hai đến Thứ Tư, 12-14.9.2016. Kỳ họp tiếp theo của Hội Đồng Hồng Y Cố Vấn dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 12-14 tháng 12 năm nay. (VaticanInsider)

Chân Phương
 
Tự sắc của Đức Thánh Cha thay đổi bộ Giáo Luật cho hài hòa với các Giáo Hội Đông Phương
Đặng Tự Do
23:43 15/09/2016
Trong tự sắc được công bố hôm thứ Năm 15 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã sửa đổi bộ Giáo Luật của Giáo Hội Công Giáo Rôma nhằm hài hòa với giáo luật dành cho các Giáo Hội Công Giáo Đông phương.

Các thay đổi trong bộ Giáo Luật là kết quả của 15 năm nghiên cứu nhằm loại bỏ những xung khắc giữa các thực hành bí tích trong Giáo Hội Công Giáo nghi lễ La-tinh và trong các Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương.

Đức Cha Juan Ignacio Arrieta, tổng thư ký Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Bản Luật giải thích rằng các thay đổi này là cần thiết trước sự gia tăng đông đảo những thành viên của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương sống trong các khu vực nghi thức La-tinh chiếm ưu thế. Các thay đổi trong tự sắc của Đức Thánh Cha Phanxicô cũng phản ảnh các mối quan hệ chặt chẽ giữa các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương và các Giáo Hội Chính Thống.

Những thay đổi chính được Đức Thánh Cha chấp thuận là:

- Các phó tế nghi lễ La-tinh từ nay không thể chủ sự một lễ cưới trong đó có một bên là thành viên của một Giáo Hội Đông Phương, vì các Giáo Hội Đông Phương đòi hỏi một lễ cưới như thế phải được thực hiện bởi một linh mục.

- Tại thời điểm kết hôn, một người Công Giáo nghi lễ La-tinh có thể chọn để trở thành một thành viên của Giáo Hội Công Giáo Đông phương của người phối ngẫu. Đương sự có thể trở về với Giáo Hội nghi lễ La-tinh khi cuộc hôn nhân kết thúc.

- Khi trẻ em được sinh ra trong một cuộc hôn nhân giữa một người thuộc nghi lễ La-tinh và người phối ngẫu thuộc nghi lễ Đông phương, hai vợ chồng có thể lựa chọn cho con mình là thành viên của nghi lễ nào cũng được. Nếu có sự bất đồng, thì ý muốn của người cha có tính chất quyết định. Các em có thể tự do lựa chọn theo nghi thức riêng của mình khi đến tuổi trưởng thành.

- Những người Công Giáo thuộc một nghi lễ có thể nhận lãnh các bí tích trong một Giáo Hội Công Giáo theo nghi thức khác; khi làm như thế họ không tự động trở thành một thành viên chính thức của nghi thức này.

- Khi một người Công Giáo nghi lễ Đông phương được rửa tội trong nhà thờ theo nghi thức La-tinh, hồ sơ rửa tội của họ vẫn ghi nhận họ là thành viên của Giáo Hội Đông phương.

- Các Giám mục Công Giáo nghi lễ La-tinh có thể ban thẩm quyền cho các linh mục của mình cử hành lễ cưới cho các cặp vợ chồng Chính Thống, nếu cặp vợ chồng này “đồng thanh yêu cầu như thế” – với giả định là không có linh mục Chính thống trong vùng.

- Các Linh mục nghi lễ La-tinh có thể ban phép rửa tội cho các trẻ em có cha mẹ là các tín hữu Chính Thống - với giả định là không có linh mục Chính thống trong vùng – và với nhận thức rằng hồ sơ rửa tội vẫn ghi nhận họ là thành viên của Giáo Hội Chính Thống
 
Nghiên cứu mới: Tôn giáo góp phần vào kinh tế Hoa Kỳ nhiều hơn Facebook, Google và Apple cộng lại
Vũ Văn An
23:22 15/09/2016
Trong số báo ngày 15 tháng Chín vừa qua của tờ Washington Post, nữ ký giả Julie Zauzmer cho rằng tôn giáo là một doanh nghiệp lớn. Nhưng mà lớn cỡ nào? Một cuộc nghiên cứu mới do một nhóm chuyên viên gồm hai cha con công bố hôm thứ Tư, 14 tháng Chín, dưới hình thức một bài báo, cho hay: doanh nghiệp này lớn hơn cả Facebook, Google và Apple cộng lại.

Bài báo đăng trên tờ Interdisciplinary Journal of Research on Religion (Tạp Chí Liên Khoa Nghiên Cứu về Tôn Giáo) nói rằng thu nhập hàng năm của các doanh nghiệp có cơ sở đức tin, không phải chỉ của các nhà thờ mà còn của các bệnh viện, trường học, các cơ quan bác ái và cả các nhạc sĩ tin mừng và các nhà chế tạo thực phẩm halal (Hồi Giáo) là 378 tỷ đôla một năm. Ấy là chưa tính sự phát đạt của việc mua sắm mùa Giáng Sinh.

Brian Grim của Đại Học Georgetown và Melissa Grim của Newseum, trong một cuộc nghiên cứu được tổ chức Faith Counts, một tổ chức chuyên cổ vũ các giá trị tôn giáo, tài trợ, đã công bố một bảng chiết tính dài 31 trang cho thấy mọi cách qua đó, tôn giáo đã góp phần vào nền kinh tế Hoa Kỳ như thế nào.

Khoản thu nhập lớn nhất trong số 378 tỷ đôla này là của các hệ thống chăm sóc sức khỏe thống thuộc các tôn giáo. Các nhóm tôn giáo này điều hành nhiều bệnh viện tại Hoa Kỳ; các hệ thống chăm sóc sức khỏe riêng của Công Giáo mà thôi đã chiếm 1 trong 6 giường bệnh của cả nước rồi.

Rồi còn có các nhà thờ và cộng đoàn nữa. Dựa vào các cuộc điều tra dân số Hoa Kỳ trước đây, cha con ông Grim đã xem xét 344,894 cộng đoàn thuộc 236 hệ phái tôn giáo khác nhau (217 hệ phái Kitô Giáo, số còn lại là của các tôn giáo khác như Thần Giáo, Lão Giáo, Zoroastrian…). Tính tổng cộng, thành viên của các cộng đoàn này chiếm tới 50 phần trăm dân số Hoa Kỳ. Thu nhập trung bình hàng năm của một cộng đoàn này là 242,910 đôla.

Phần lớn thu nhập trên là do các thành viên dâng cúng. Như thế, quả người Hoa Kỳ đã dâng cúng cho các cộng đoàn tôn giáo của họ mỗi năm 74.5 tỷ đôla.

Các cơ quan bác ái tôn giáo cũng đóng góp đáng kể vào nền kinh tế. Theo bản nghiên cứu này, Lutheran Services of America là cơ quan bác ái tôn giáo lớn nhất với thu nhập điều hành hàng năm lên tới 21 tỷ đôla. Bản nghiên cứu liệt kê thêm 17 cơ quan bác ái tôn giáo khác trong số 50 cơ quan bác ái lớn nhất của Hoa Kỳ theo tạp chí Forbes, với thu nhập từ 300 triệu đôla (Cross International) tới 6 tỷ 6 đôla (YMCA USA).

Hầu hết các cơ quan bác ái đều là của Kitô Giáo, ngoại trừ Ủy Ban Phân Phối Hỗn Hợp Mỹ Do Thái (American Jewish Joint Distribution Committee), với thu nhập điều hành hàng năm 400 triệu đôla.

Thu nhập tôn giáo cũng bao gồm các cao đẳng và đại học tôn giáo, nơi các sinh viên đóng hơn 46 tỷ 7 đôla học phí hàng năm. Con số trên cũng bao gồm các thu nhập về học phí ở các trường tiểu và trung học, ngành sách vở Kitô Giáo, tiền bán âm nhạc Kitô Giáo, hệ thống truyền hình EWTN và CBN và 1 tỷ 9 đôla của kỹ nghệ thực phẩm halal. Bản nghiên cứu cũng kể 12 tỷ rưỡi đôla tiền bán thực phẩm ăn chay cổ điển của người Do Thái (kosher), không kể 300 tỷ đôla tiền bán các thực phẩm có chứng nhận hợp tiêu chuẩn kosher được người không theo Do Thái Giáo mua dùng.

Bản nghiên cứu còn đề nghị nhiều cách khác để người ta tính phần đóng góp của các tôn giáo vào nền kinh tế Hoa Kỳ, như thu nhập của các doanh nghiệp có liên hệ tới đức tin như Hobby Lobby và Chick-fil-A, lợi tức thu tại rạp của các phim ăn khách như “Trời có thật” (“Heaven Is for Real”) và cả lợi tức gia hộ của hàng triệu người Hoa Kỳ đang điều hành sinh hoạt tài chánh của họ theo các nguyên tắc hướng dẫn của đức tin.

Nhưng chỉ tính tới thu nhập trực tiếp của các cơ sở kinh doanh của nó, tôn giáo hiện được kể là có thu nhập khá cao trong nền kinh tế 16 ngàn tỷ đôla GDP của cả nước, lớn hơn bất cứ tổ hợp đại công ty nào.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thiếu nhi Thánh Thể xứ Phú Bình “Vui hội trăng rằm”
Martino Lê Hoàng Vũ
20:44 15/09/2016
Thiếu nhi Thánh Thể xứ Phú Bình “Vui hội trăng rằm”

Trước tiên, các em tham dự thánh lễ vào lúc 18g. Phụng vụ Lời Chúa theo lễ Truyền thống dân tộc, ngày Tết Trung Thu cầu nguyện cho các em thiếu nhi nhi đồng,do Cha chánh xứ Phú Bình Giuse Vương Sĩ Tuấn chủ tế.

Xem Hình

Sau thánh lễ,các em đi rước đèn chung quanh nhà thờ.Các em rước lồng đèn từ trong nhà thờ ra ngoài,đi vòng quanh hồ nước trước nhà thờ và ra khu vực sân khấu trình diễn văn nghệ phía sau nhà thờ.Cha phó Giuse Nguyễn Cảnh Thịnh cùng đi rước đèn với các em với đội múa lân đi trước và có cả những tiếng chiêng vang dội.

Đêm văn nghệ diễn ra sau đó thật rộn ràng với những ca khúc,vở kịch,điệu múa,nhảy hiên đại làm cho chương trình thu hút các em thiếu nhi theo dõi đến phút cuối khoảng 21g.Dẫn dắt chương trình do hai bạn Huynh trưởng trong vai trò Chú Cuội,chị Hằng Nga.Kịch Tấm cám thời hiện đại của ngày nảy ngày nay,nhắc nhở các em sống nhân bản hơn,yêu thương bạn bè, đoàn kết chia sẻ với nhau,chăm sóc gìn giữ và bảo vệ môi trường sống của chúng ta luôn được xanh sạch.Đặc biệt trong kịch bản chị Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu,các em nhận ra được mẫu gương phục vụ,chịu đựng mọi hy sinh, quên mình làm mọi việc vì lòng yêu mến Chúa nồng nàn.Linh đạo trở nên trẻ thơ của chị Thánh mời gọi các em thiếu nhi Phú Bình sống đơn sơ phó thác trong vòng tay của Thiên Chúa giàu lòng xót thương.Vở kịch kết thúc với tâm nguyện của Chị Thánh Têrêsa “Em sẽ mưa hoa hồng xuống thế gian”, đó là tình yêu thương liên đới,mọi người sống chia sẻ cơm áo cho nhau,là sứ mạng truyền giáo, ra đi loan báo Tin mừng Tình yêu thương của Thiên Chúa cho mọi người.Đó cũng là tâm tình mời gọi các em noi theo gương đời sống chị thánh, để hướng đến ngày mừng bổn mạng của đoàn TNTT Giáo xứ Phú Bình ngày 1.10.2016 tới đây.

Xin Chúa ban cho các em thiếu nhi trong giáo xứ luôn sống tinh thần đơn sơ nhỏ bé và phó thác mọi sự trong bàn tay của Thiên Chúa che chở và luôn cảm nghiệm được niềm vui khi học hành và vui chơi, biết giải trí những trò chơi lành mạnh, sống chan hòa yêu thương với bạn be chung quanh.

Martino Lê Hoàng Vũ
 
Giáo phận Vinh thành lập Uỷ Ban Hỗ Trợ Các Nạn Nhân Thảm Họa Ô Nhiễm Môi Trường Biển
BTT Gp Vinh
20:49 15/09/2016
THÔNG BÁO

về Quyết Định Thành Lập Ban Hỗ Trợ Các Nạn Nhân Thảm Họa Ô Nhiễm Môi Trường Biển

Căn cứ đơn xin trợ giúp của giáo dân các giáo xứ Đông Yên, Quý Hòa, Song Ngọc, Cồn Sẻ, Xuân Hòa, Tân Mỹ, Nhân Thọ, Đan Sa, Chợ Sàng và Tân Phong;

Căn cứ vào sự sẵn sàng cộng tác và giúp đỡ của các cha quản xứ liên quan cũng như tình hình thực tế đời sống khốn khổ của các nạn nhân vùng trực tiếp chịu thiệt hại bởi thảm họa ô nhiễm môi trường biển miền Trung;

Đức Giám Mục Phaolô đã ký quyết định số 2316/QĐ-TGM thành lập Ban Hỗ Trợ Các Nạn Nhân Thảm Họa Ô Nhiễm Môi Trường Biển tại Giáo phận Vinh, gồm:

1/ Linh mục Giuse Phan Sỹ Phương;
2/ Linh mục Phêrô Hoàng Biên Cương;
3/ Linh mục Giuse Nguyễn Công Bắc;
và và một số linh mục cộng tác với Ban.
Ban này có nhiệm vụ căn cứ trên đơn xin hỗ trợ và thực tế đời sống để giúp các nạn nhân nhận được sự đền bù cách tương xứng và công bằng. Ban này hoạt động theo quy định của Giáo luật và luật Quốc gia.

Quyết định này đã được Đức Giám Mục Phaolô ký và đóng dấu ngày 13/9/2016 và có hiệu lực từ ngày ký.

BTT
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Chuyên chở xác người bó chiếu ở VN thời Cộng Sản
Điền Phương Thào / Bà Sàm
12:48 15/09/2016
CHẾT RỒI CÒN PHẢI “CHẠY RONG”

Do không có tiền thuê xe ô tô chở xác về, nên gia đình chị P đã nhờ người quen sử dụng xe máy chở thi thể về mai táng. Ảnh: Tùng Hải.

Tôi lặng người rất lâu trước bức ảnh người đàn ông chở một thi thể người bó chiếu trên một chiếc xe honda cũ.

Bức ảnh không hề cho thấy gương mặt của hai nhân vật chính nhưng chưa bao giờ tôi cảm nhận được có sự thống khổ nào vượt trên cảnh tượng đã diễn ra trong bức ảnh.

Tôi đã từng nghe câu “nghèo đến nỗi chết phải bó chiếu” nhưng kỳ thực đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy. Người chết được bó chiếu đặt sau xe và được giữ chặt bằng những sợi dây thun màu đen tựa như cột một con heo, con gà, hay một món hàng. Không hơn. Không kém.

Đôi chân người chết xỏ đôi dép nhựa thò ra ngoài. Trơ vơ! Chông chênh! Nhưng chính nhờ đôi chân này mà mọi người biết đó là một CON NGƯỜI , Trời ạ!

Người chết thì không còn cảm giác gì. Chết là vĩnh viễn xa rời kiếp nhân sinh nhọc nhằn khổ lụy. Nhưng hẳn là người đàn ông phải nuốt ngược nướt mắt vào lòng khi phải đưa xác người thân trở về trong một hoàn cảnh khốn cùng như không thể khốn cùng hơn.

Thuở còn đi học, tôi đã rất xúc động khi đọc đoạn văn nói về cái chết của lão Hạc của tác giả Nam Cao. Lão Hạc chết rất đau đớn. Lão Hạc sống một đời nghèo khó cơ cực lại còn đau ốm. Lão ăn củ chuối, ăn sung muối cho qua ngày nhưng rồi cũng chẳng còn cái gì để ăn. Lão Hạc có một mảnh vườn nhưng lão không muốn bán vì muốn để dành cho đứa con trai sau này còn lấy vợ. Do vậy mà lão phải chọn cái chết. Lão đã ăn bả chó để tự giải thoát kiếp sống nghèo . “ Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội” là đoạn văn đã gây nhiều xúc động nặng nề trong lòng tôi.

Rồi tôi được nghe các cô giáo dạy Văn cũng như các nhà phê bình văn học thời đó phân tích rằng trong chế độ nửa thực dân nửa phong kiến cũ, cuộc sống của người nông dân cơ cực, bế tắc và đen tối. Sở dĩ như thế là vì lúc đó họ chưa có ánh sáng của Đảng Cộng Sản dẫn đường , rằng thì cuộc sống của họ sẽ khởi sắc, sẽ ấm no hạnh phúc từ sau Cách Mạng Tháng Tám thành công.

“Bây giờ tình mới tỏ tình”

Theo một bản tin được đăng trên báo An ninh thủ đô vào ngày 23-01-2016 cho biết “phát biểu tại phiên thảo luận tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường nêu lên những thực trạng đáng buồn về đời sống người nông dân Việt Nam khi hiện nay, thu nhập ngày càng giảm; lao động trẻ muốn thoát ly nông thôn, nguồn gốc nông dân; khoa học kỹ thuật còn cách xa ruộng, vườn…”

Do việc quản lý yếu kém của nhà nước nên người nông dân gặp khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản, đồng thời họ không được quyền “định giá nông sản” là những vấn nạn mà người nông dân thường xuyên phải đối mặt. Ngoài ra, họ còn phải chịu nạn sưu thuế chẳng khác gì thời của anh Pha, chị Dậu vì “ ngoài việc chịu “thuế lạm phát” hàng năm ở mức hai con số, những chính sách bảo hộ và thuế chồng lên thuế đang khiến mỗi người dân Việt Nam gánh chịu tỉ lệ thuế phí/GDP cao gấp từ 1,4 đến 3 lần so với các nước khác trong khu vực”. (1)

Còn đó nỗi đau đáu về cuộc sống của người nông dân Việt nam, đặc biệt nếu họ thuộc nông dân vùng núi, vùng sâu vùng xa như Sơn La thì nỗi cơ cực càng bội phần. Do vậy, việc phải bó chiếu đưa thi thể người thân về nhà bằng xe máy là điều không khó hiểu.

Bức ảnh đầy thương tâm trên được lan truyền nhanh chóng trên các phương tiện truyền thông. Có rất nhiều lời bình tỏ ý xót thương, cũng có những lời trách móc bệnh viện …Thế nhưng theo thiển ý của tôi, có lẽ chúng ta chưa chạm thấu cái cốt lõi của vấn đề …

Điều tôi muốn nói là nếu như ngày trước tôi được dạy rằng sở dĩ đời sống của người nông dân Việt Nam nói riêng và người dân Việt Nam nói chung dưới thời thực dân nửa phong kiến phải chịu đựng nhiều bất công, đói khổ là do sự thống trị của bọn cường hào ác bá , thì giờ đây , chúng ta phải nhìn thấy cái cơ chế nào, cái đường lối lãnh đạo nào khiến cuộc sống người dân từ lúc sống cho đến khi chết không hơn gì một con súc vật ?

Tôi xin…tôi tha thiết xin những Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan…của thời đại hãy nói, hãy viết về những gì mình thấy, mình cảm nhận để không hổ mặt với các bậc tiền nhân – những người đã dám “ đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” để cuộc sống này được tốt hơn , người dân được ấm no hạnh phúc.

Và để đừng có thêm một đôi chân lạnh cứng còn nào phải “chạy rong” giữa cõi trần ai trước khi về nơi yên nghỉ cuối cùng.

(1) Nghĩa tử là nghĩa tận: Sơn La, đến lúc chết vẫn khổ – Người chứ có phải chở bò, heo đâu??…

(2)Gánh nặng thuế phí ở Việt Nam cao nhất khu vực

Nguồn trang Ba Sàn
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hàng Giáo phẩm là ai và có Chức năng gì?
Lm. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn.
16:03 15/09/2016
HÀNG GIÁO PHẨM LÀ AI VÀ CÓ CHỨC NĂNG GÌ?

Hỏi: xin cha giải thích rõ chức vụ và chức năng của các vị lãnh đạo trong Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ và địa phương.

Trả lời:

Giáo Hội Công Giáo là Giáo Hội duy nhất mà Chúa Kitô đã thiết lập trên nền tảng Tông Đồ với Sứ Mệnh rao giảng Tin Mừng cứu độ ,”làm cho muôn dân trở hành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em ..”(Mt 28: 19-20)

Thi hành Sứ Mệnh trên, Giáo Hội có cơ chế Hàng giáo phẩm (Hierachy) rất chặt chẽ và hữu hiệu từ trung ương cho đến địa phương với các phẩm trật như sau:

HÀNG GIÁO SĨ (Clergy)

I- Đức Thánh Cha:

Đứng đầu hàng giáo phẩm, giáo sĩ và Tu sĩ là Đức Thánh Cha, vị Đai Diện (Vicar) duy nhất của Chúa Kitô trên trần gian và là Chủ Chăn của toàn thể Giáo Hội, với sự công tác, hiệp thông và vâng phục trọn vẹn của hàng Giám Mục trong toàn Giáo Hội. Ngài có quyền thông thường tối cao, sung mãn, trực tiếp và phổ quát trong Giáo Hội, và ngài luôn luôn có thể tự do hành sử quyền ấy.(x Giáo luật số 331)

Đức Thánh Cha phải là người có chức Giám mục. Do đó, ai được bầu lên ngôi Giáo Hoàng mà chưa có chức Giám mục thì lập tức phải được truyền chức Giám Mục, trước khi đăng quang, chính thức thi hành nhiệm vụ Giáo Hoàng.(x giáo luật số 332 & 1)

Như thế chức Giám Mục là chức thánh cao nhất trong Giáo Hội Công Giáo. Thứ đến là chức Linh mục và cuối cùng là chức Phó Tế

Đức Thánh Cha cũng không bị giới hạn thời gian phục vụ Giáo Hội ở chức vụ Giáo Hoàng. Nghĩa là ngài có thể phục vụ bao lâu ngài muốn, vì giáo luật không ấn định thời gian phục vu cho Đức Thánh Cha, như ấn định cho Giám mục phải từ chức khi tròn 75 tuổi. (x giáo luật số 401&1.)

Đức Thánh Cha được hưởng ơn bất khả ngộ (infallibility),tức là được gìn giữ cho khỏi sai lầm khi Ngài dậy dỗ điều gì thuộc phạm vi đức tin hay luân lý. Các Giám mục cũng được hưởng ơn này khi hiệp thông với Đức Thánh Cha để dạy dỗ trong hai pham vi nói trên.(x giáo luật số 749, &1, 2).

Sau hết, Đức Thánh Cha có quyền từ chức, nếu ngài tự ý chọn lựa như vậy và việc từ chức này đương nhiên có hiệu lực, không cần được ai phê chuẩn hay chấp nhận. Đó là trường hợp Đức Thánh Cha Bê-nê đictô XVI từ chức năm 2012.(x giáo luật số 332, & 1 và 2)

II- Giám Mục Đoàn (College of Bishops):

Giám mục là người kế vị các Thánh Tông Đồ, được Đức Thánh Cha chọn và bổ nhiệm để cộng tác với Ngài trong sứ mệnh cai quản, dậy dỗ và thánh hóa Dân Chúa được trao phó cho các ngài coi sóc ở các Giáo Hội địa phương tức các Giáo Phận (Dioceses) ở các quốc gia trên toàn thế giới. Các Giám Mục họp lại thành Giám Mục Đoàn, đặt dưới quyền coi sóc của Đức Thánh Cha là Thủ Lãnh và cũng là Giám Mục Roma mà các Giám mục khác phải hiệp thông và vâng phục trọn vẹn.

Để thi hành nhiệm vụ và trách nhiệm, Giám Mục được phân chia thành ba cấp bậc như sau:

1- Giám mục chính tòa (Diocesan bishop= Ordinary) tức Giám mục cai quản một địa phận hay Giáo phận (Diocese)

2- Giám mục Phó (Coadjutor) là Giám Mục có quyền kế vị Giám muc chính tòa khi vi này đột nhiên từ trần hay đến tuổi phải về hưu (giáo luật số 403&3)

3- Giám mục Phụ Tá (Auxiliary Bishop) là Giám mục được chọn để phụ giúp Giám mục chính tòa. Giám mục phụ tá không có quyền kế vị như Giám mục Phó, (giáo luật số 403& 1). Muốn kế vị, Giám mục phụ tá phải được Đức Thánh Cha bổ nhiệm vào chức vụ mới.

Như vậy, các Giám Mục, tuy khác nhau về địa vị và trách nhiệm , nhưng bằng nhau về chức thánh cấp Giám mục, là chức thánh cao nhất của Giáo Hội Công Giáo. Đức Thánh Cha và các Hồng Y (sẽ nói sau) cũng chỉ có chức Giám mục mà thôi, nhưng có địa vị và trách nhiệm lớn hơn Giám mục.

Khi các Giám mục tròn 75 tuổi,và đang coi Địa Phận hay giữ chức vụ nào trong Giáo Triều Roma, thì phải xin về hưu (giáo luật số 401 & 1)

4-Tổng Giám mục (Archbishop): cũng là Giám mục, nhưng được cử để coi sóc một Tổng Giáo Phận (Archdiocese) hay còn gọi là Giáo Tỉnh (Ecclesial Province). Tuỳ theo nhu cầu mục vụ đòi hỏi, Tòa Thánh có thể gom một số Giáo Phận thành Tổng Giáo Phận hay Giáo Tỉnh. Người đứng đầu một Tổng Giáo Phận được gọi là Tổng Giám Mục, ngài cũng là Giám mục chính tòa của Địa Phận mình coi sóc.

Tổng Giám Mục có trách nhiệm sau đây:
  • -theo dõi việc thi hành giáo lý đức tin và kỷ luật Giáo Hội trong Giáo Tỉnh của mình để báo cáo cho Đức Thánh Cha biết về những lạm dụng,hay sai trái nếu có.
  • - Bổ nhiệm Giám Quản cho Giáo Phận khi Giám Mục chính tòa về hưu hay từ trần trong khi chờ Tòa Thánh bổ nhiệm Giám Mục chính tòa mới.Nhưng Tổng Giám Mục không có quyền hạn gì trên các Giám Mục trong Giáo Tỉnh của mình.Tất cả các Giám Mục, và Tổng Giám Mục đều trực tiếp chịu trách nhiệm trước Đức Thánh Cha mà thôi
  • - Khi được bổ nhiệm coi sóc một Tổng Giáo Phận, Tổng Giám mục được Đức Thánh Cha trao cho dây PALLIUM là dấu chỉ quyền hành của Tổng Giám mục và cũng là dây hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo La Mã do
  • - Đức Thánh Cha lãnh đạo , thay mặt Chúa Kitô trên trần gian.
  • - -Nếu Giám mục nào trong Giáo Tỉnh của mình vắng mặt cách bất hợp pháp trong sáu tháng ở Địa Phận mình coi sóc, thì Tổng Giám mục phải thông tri cho Tòa Thánh biết. Nhưng nếu Tổng Giám mục cũng vắng mặt như vậy, thì Giám muc cao niên nhất trong Giáo Tỉnh sẽ thông tri việc này.(x Giáo luật số 395 &4)
  • - Tổng Giám Mục được phép đeo dây Pallium trong bất cứ Thánh Đường nào thuộc Giáo Tỉnh của mình (x giáo luật số 437 &1-2)
  • - Khi Tổng Giám Mục được thuyên chuyển đến một Giáo Tỉnh khác, thì phải xin lại dây Pallium này.


- III- Hồng Y ĐOÀN (College of Cardinals)

- Hồng Y được mệnh danh là “những Hoàng Tử của Giáo Hội= Princes of the Church), được chọn trong hàng Giám Mục trong toàn Giáo Hội với chức năng làm cố vấn cho Đức Thánh Cha và là cử tri (Elector) đi bầu Giáo Hoàng mới cho Giáo Hội khi Giáo Hoàng đương kim qua đời hay tự ý từ chức (Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI năm 2012)

- Hồng Y là một tước vi cao (title) chứ không phải là Chức Thánh, nhưng được chọn với hai chức năng nói trên vì lợi ích của Giáo Hội.

- Theo giáo luật hiện hành thì chỉ có các Hồng Y dưới 80 tuổi mới được đi bầu Giáo Hoàng mà thôi. Khi vào Mât hội (Conclave) các Hồng Y cũng đương nhiên là những ứng viên (potential candidates) có thể được bầu mặc dù không ra tranh cử.

- Ngoài Giám mục ra, một vài linh mục cũng có thể được chọn làm Hồng Y. Nhưng sau khi được chọn, các vị này cũng sẽ được thụ phong Giám mục. Và nếu Hồng Y nào chưa có chức Giám mục mà được bầu làm Giáo Hoàng thì phải được truyền chức Giám Mục ngay, trước khi đăng quang, do Hồng Y niên trưởng tấn phong. (x giáo luật số 355& 1)

- Hồng Y họp lại thành Hồng Y Đoàn (College of Cardinals) do một vị làm niên Trưởng (Dean)

- Có ba đẳng cấp Hồng Y như sau:

- 1- Hồng Y Giám mục (Cardinal Bíshops) từng là những giám mục đã coi sóc các Địa phận chung quanh Roma,và nay là những Hồng Y thâm niên làm việc trọn thời gian (full time) trong Giáo Triều Roma (Roman Curia)

- 2- Hồng Y Linh mục (Cardinal Priests)là những Hồng Y hiện đang làm việc trong Giáo Triều hay đang coi các Tổng Giáo Phận ở Ý hay ở các quốc gia trên thế giới’

- 3- Hồng Y Phó Tế (Cardinal Deacons) là những giám mục hiệu tòa (Titular Bishops) tức là không coi sóc địa phận nào và đang làm việc trọn thời gian trong Giáo Triều. (x giáo luật số 350 & 1-2)

- Khi các Hồng Y trọn 75 tuổi –và diện đang giữ các chức vụ quan trọng trong Giáo Triều, hay coi sóc các Tổng Giáo Phận trên toàn thế giới đều phải xin từ chức và tùy Đức Thánh Cha cho từ chức hay tạm lưu chức thêm môt thời gian nữa.

- Các Hồng Y, nếu không coi sóc Giáo Phận nào, thì buộc phải cư trú ở Rome. (x. giáo luật số 356)

IV- Linh mục đoàn và Phó Tế

Linh mục là cộng sự viên đắc lực nhất của Giám mục (co-workers) mình trưc thuộc trong sứ vụ rao giảng Tin Mừng, dạy dỗ chân lý đức tin và luân lý cùng coi sóc giáo dân ở các giáo xứ (Parishes)được trao phó cho mình phục vụ với tư cách chủ chăn.

Linh mục rất cần thiết và quan trọng cho sứ mệnh của Giáo Hội nói chung, vì là người trực tiếp coi sóc giáo dân thay mặt cho Giám mục Giáo Phận. Nếu không có linh mục, thì sẽ không có Thánh Lễ hay Bi Tích Thánh Thể và các Bí Tích Hòa giải, Sức dầu bệnh nhân, là những bí tích rất quan quan trọng cho đời sống Kitô Giáo.

Linh mục được phân chia thành:

Linh mục Giáo Phận (Diocesan Priests) hay còn gọi là linh mục Triều, và
Linh mục Dòng (Religious Priests) tức Linh muc thuộc một Dòng Tu hay Tu Hội, như Linh mục Dòng Đa Minh, Linh mục Dòng Tên (SJ), Dòng Ngôi Lời (SVD) .v.v

Linh mục Triều thì trực thuộc Giám mục của một Giáo Phận, còn Linh muc Dòng thì thuộc quyền Bề trên một Dòng tu hay Tu Hội. Muốn thi hành sứ vụ linh mục (Priestly ministries) thì linh mục phải được Giám mục trao cho năng quyền (Faculties) để cử hành Thánh Lễ và các bí tích. Nếu vì lý do gì mà năng quyền này bị rút(suspension) tạm thời hay vĩnh viễn (hay gọi nôm na là bị treo chén) thì linh mục không được phép cử hành Thánh Lễ và các bí tích, bao lâu không có năng quyền.

Phụ tá linh mục trong sứ vụ có các Phó tế vĩnh viễn , tức những người đang có vợ con nhưng được chịu chức Phó Tế để phục vụ trong một giáo xứ. Phó tế được phụ giúp Bàn Thánh, được đọc Phúc Âm và có thể chia sẻ lời Chúa, được rửa tội cho trẻ em, được chứng hôn phối và chủ sự nghi lễ an táng (Rite of Christian Funerals)

Trên đây là tất cả các chức vụ trong hệ thống Giáo quyền của Hàng Giáo Phẩm Công Giáo.Như thế, không ai có thể làm mục vụ trong Giáo Hội mà lại không thuộc Hàng Giáo Phẩm trên đây.

Cụ thể, không có Giám mục nào mà không thuộc một Giáo Phận để phục vụ và về hưu. Không một linh mục hay Phó tế nào mà không trực thuộc một Giám mục hay Bề Trên một Dòng Tu hay Tu Hội. Nếu không trực thuộc thì sẽ không có năng quyền (Faculties) để thi hành tác vụ linh mục hay Phó tế, dù cho có chức thánh linh mục hay Phó tế.

B- HÀNG TU SĨ (Religious)

Tu sĩ là những người có ba lời khấn khó nghèo (poverty), độc thân ,khiết tịnh (celibacy, chastity) và vâng phục (obedience) và thuộc về một Dòng Tu hay Tu Hội được thành lập hợp pháp (đúng giáo luật) trong Giáo Hội.Thí dụ Dòng ĐaMinh, Dòng Chúa Cứu Thế, Dòng Ngôi Lời (SVD) Dòng Mến Thánh Giá, Tu Hội Tận Hiến, v.v

Mỗi Dòng Tu hay Tu Hội đều có đặc sủng (charism) và linh đạo riêng ((spirituality) , nên ai thích linh đạo nào thì gia nhập Dòng hay Tu Hội cổ võ cho linh đạo đó.

Tu sĩ nam có thể học để lãnh chức linh mục và có thể được chọn làm Giám Mục, Hồng Y hay Giáo Hoàng (Đức Thánh Cha đương kim là tu sĩ Dòng Tên (Sj).

Giáo sĩ (clerics) như Phó tế, Linh mục, Giám mục thì không phải là Tu sĩ và chỉ có hai lời khấn khiết tịnh (độc thân) và vâng phuc mà thôi. Ngược lại Tu Sĩ có thể là giáo sĩ nếu có chức Phó Tế, Linh mục hay Giám mục, và cả Giáo Hoàng nữa.

Tu sĩ của các Dòng Tu và Tu Hội đều thuộc quyền coi sóc tối cao của Đức Thánh Cha, và hoạt động trong khuôn khổ giáo luật,và luật Dòng cho phép. Nhưng khi làm việc trong một Giáo Phận thì Dòng Tu hay tu sĩ của Dòng đó phải có phép của Giám mục liên hệ.

Tóm lại, tất cả các vị trong Hàng Giáo Phẩm và Tu sĩ đều lãnh trách nhiệm từ các Bề Trên liên hệ, trừ Đức Thánh Cha được Hồng Y Đoàn bầu lên cách hợp lệ và lãnh trách nhiệm từ chức vụ được bầu này để thay mặt Chúa Kitô chăn dắt đoàn chiên của Người cho đến ngày hết nhiệm vụ vì từ trần hay tự ý từ chức.

Chúng ta cùng cầu xin cho các vị lãnh đạo Trong Hàng Giáo Phẩm (giáo sĩ và Tu sĩ) được sung mãn ơn Chúa để chu toàn trách nhiệm của mình trong toàn Giáo Hội.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trung Thu
Nguyễn Đức Cung
20:59 15/09/2016
TRUNG THU
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Ngắm cây hồng trái sau nhà
Trời se se lạnh thế là trung Thu.
(nđc)