Ngày 20-09-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:29 20/09/2015
24. CAN GIÁN TRONG MƯA.
N2T

Triều đại nhà Tần có một diễn viên cung đình rất giỏi nhưng vóc dáng thấp lùn, tên là Ưu Chiên.
Một hôm, Tần Thủy Hoàng mở một đại yến tiệc, gặp lúc trời mưa lớn, bên trong cung các đại thần hò reo phấn chấn, nhưng một vài vệ sĩ đứng bên ngoài bậc thềm lên xuống đài thì lại bị mưa ướt hết, lạnh đến phát run.
Ưu Chiên nói với các vệ sĩ:
- “Nếu các anh muốn nghỉ ngơi, đợi lúc tôi hô lên một tiếng, các anh chỉ cần đáp ứng là được”.
Một lúc sau, mưa rơi càng lúc càng lớn, Ưu Chiên đứng nơi lan can lớn tiếng nói với các vệ sĩ: “Các vệ sĩ !”
Các vệ sĩ cùng nhau đáp: “Có mặt !”
Ưu Chiên nói:
- “Các anh dù tài nghệ rất cao nhưng không được ích lợi gì mà lại còn đứng ngoài trời mưa nữa, còn tôi đây khi sinh ra thì đã thấp bé, nhưng vẫn còn có thể được nghỉ ngơi hơn các anh đấy!”
Tần Thủy Hoàng biết Ưu Chiên thay các vệ sĩ mà nói dùm, bèn ban chiếu chỉ ra lệnh cho họ thay phiên nhau mà nghỉ ngơi.
(Sử ký)

Suy tư 24:
Tần Thủy Hoàng là một ông vua bạo tàn, nhưng vẫn biết nghe lời can gián của kẻ bề tôi, như thế cũng đủ biết, để trở thành một người vô lương tâm thì thật khó chứ không phải dễ dàng.
Khuyên bảo những bậc vị vọng, có chức quyền thì không như khuyên bảo trẻ em hoặc bạn bè, bởi vì khi khuyên bảo trẻ em hoặc bè bạn thì chúng ta chỉ cần dùng tình cảm chân thành mà khuyên, chứ không cần dùng đến lời lẽ văn hoa. Nhưng khi mở miệng khuyên bảo những bậc vị vọng, thì không những có tình cảm chân thành, mà còn dùng những lời lẽ ra sao cho hợp cảnh hợp thời nữa, để họ không những nhìn thấy thiện chí của chúng ta, mà còn nhìn thấy sự tôn trọng họ trong lời nói và thái độ của chúng ta.
Nhưng trước khi khuyên bảo ai, thì nên tự vấn mình trước và bàn hỏi với Chúa, cũng có nghĩa là nên cầu nguyện trước khi mở lời, hiệu quả chắc chắn vượt quá sức mong muốn của chúng ta.
Đó là sự khôn ngoan của người Ki-tô hữu vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:31 20/09/2015
N2T

9. Nếu như ơn gọi đến từ ma quỷ thì chúng ta cũng nên phục tùng, giống như chúng ta tiếp thu lời khuyên tốt của kẻ thù vậy.

(Thánh Thomas de Aquino)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Lễ kính thánh Mathêu tông đồ : Tình thương biến đổi
Lm. Anthony Trung Thành
21:41 20/09/2015
LỄ KÍNH THÁNH MATHÊU TÔNG ĐỒ

Tình thương biến đổi

Thánh Mathêu là một trong số 12 tông đồ. Trước khi theo Chúa Giêsu, ông có tên là Lêvi. Hoàn cảnh Chúa gọi ông làm tông đồ được tường thuật lại trong đoạn tin mừng chúng ta vừa nghe (Mt 9,9-13). Hôm ấy, ông đang ngồi ở bàn thu thuế. Chúa Giêsu đi ngang qua đó. Ngài gọi ông: “Hãy theo Ta”. Lập tức, ông đứng dậy và đi theo Ngài. Qua một sự kiện nhưng có hai thái độ khác nhau:

1. Thái độ đáp trả của Thánh Mathêu: Ông đang ngồi thu thuế. Ông đang hái ra tiền. Có được một nghề như vậy không phải dễ. Nếu không phải con cha cháu ông thì cũng phải mất một đống tiền mới có được. Bây giờ từ bỏ nó, đồng nghĩa với từ bỏ một mối lợi lớn. Rồi đây tương lai sẽ ra sao? Nếu là người làm kinh tế, chắc chắn phải so đo tính toán thiệt hơn. Nhưng ở đây ta thấy, Mathêu không chần chừ, không so đo tính toán. Nghe tiếng Chúa gọi. Ông “đứng dậy”và đi theo Người. Động từ “đứng dậy” nói lên tất cả. Ông dứt khoát từ bỏ cái quá khứ và hướng tới tương lai. Quá khứ ở đây là một quá khứ đầy tội lỗi. Vì nghề thu thuế thời đó là làm việc cho quân ngoại bang, cọng rắn cắn gà nhà, nên được liệt kê vào phường tội lỗi. Tương lai ở đây là sự gắn kết với Thầy Giêsu và sứ mạng mà Thầy giao phó. Đúng vậy, từ đó Mathêu đã một lòng gắn bó với Thầy trên mọi nẻo đường truyền giáo. Đặc biệt, thánh nhân đã viết cuốn tin mừng mang tên Ngài. Tin mừng theo Thánh Mathêu. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, thánh nhân đã lấy chính máu mình để làm chứng cho lời mình rao giảng.

2. Thái độ của những người biệt phái: Khi thấy Chúa Giêsu gọi Mathêu, đến nhà ông dùng bữa, những người biệt phái thắc mắc với các môn đệ rằng: "Tại sao Thầy các ông lại ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi như vậy?". Nhân cơ hội này, Chúa Giêsu khẳng đinh sứ mạng của Ngài. "Người lành mạnh không cần đến thầy thuốc, nhưng là người đau yếu! Các ông hãy đi học xem lời này có ý nghĩa gì: Ta muốn lòng nhân từ, chớ không phải hy lễ. Vì Ta không đến để kêu gọi người công chính, nhưng kêu gọi người tội lỗi".

Thật ra, mọi người đều có tội. Thánh Gioan Tông đồ đã nói: “Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta”(1Ga 1,8). Như vậy, những người biệt phái tự cho mình là người công chính, tức là họ tự lừa dối mình. Họ tự đặt mình làm quan án để xét xử kẻ khác. Tệ hại hơn, họ không nhận ra thân phận của mình là kẻ tội lỗi để được Chúa cứu. Đó cũng là căn bệnh trầm kha của nhiều người qua mọi thời đại. Có tội nhưng không nhận mình là tội nhân. Thậm chí, còn cho mình là người công chính. Họ sống trong sự kiêu ngạo, nên không bao giờ được cứu độ.

3. Tình thương biến đối

Ơn gọi của Thánh Mathêu là một mầu nhiệm. Mầu nhiệm Tình Thương. Tình thương quảng đại của Chúa Giêsu đã biến đổi con người của Mathêu. Đây không phải là lần duy nhất Chúa Giêsu kêu gọi người tội lỗi. Trong suốt ba năm ra giảng Tin mừng, Chúa kêu gọi, gặp gỡ, biến đổi biết bao nhiêu con người: Giakêu, Maria Mađalêna…Các dụ ngôn: người Cha nhân hậu, người đàn bà đánh mất đồng bạc, con chiên lạc… nói lên tình thương của một người mục tử luôn khắc khoải đi tìm kiếm “con chiên lạc”. Trước khi về trời, Chúa còn lập Bí tích Hoà giải và chức linh mục để thay mặt Chúa tha tội cho loài người. Từ đó tới nay, biết bao nhiêu tội nhân đã trở thành thánh nhân. Ôi, thật kỳ diệu !

Ước gì tất cả các mục tử trong Giáo Hội đều có tình thương như Chúa Giêsu. Tình thương quảng đại. Tình thương tha thứ. Tình thương kiếm tìm. Tình thương biến đổi. Biết quan tâm đến những người tội lỗi, tạo cơ hội để họ được trở về với Chúa. Ước gì mọi người chúng ta, nhất là những kẻ đang sống trong đam mê tội lỗi, biết “đứng dậy” từ bỏ quá khứ, thay đổi bản thân, trở thành những người có ích cho Chúa, cho Giáo Hội và xã hội. “Lạy Chúa, Chúa đã mở lượng từ bi khôn tả chọn một người thâu thuế là Mát-thêu làm tông đồ rao giảng Tin Mừng. Xin nhận lời thánh nhân cầu thay nguyện giúp mà cho chúng con biết noi gương người luôn hết tình gắn bó với Chúa Ki-tô là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.Amen” (X. Lời nguyện lễ thánh Mathêu tông đồ)

Lm. Anthony Trung Thành
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Diễn Văn Của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Phi Trường Havana, Cuba
Vũ Văn An
16:46 20/09/2015
Kính thưa Chủ Tịch,

Qúy Nhà Cầm Quyền

Qúy hiền huynh giám mục,

Qúy Bà và Qúy Ông

Kính thưa Chủ Tịch, tôi cám ơn ngài về việc ngài chào đón và những lời chào mừng tốt đẹp của ngài nhân danh chính phủ và toàn thể dân chúng Cuba. Tôi cũng xin chào kính các nhà cầm quyền và các thành viên của ngoại giao đoàn hiện diện trong buổi lễ này.

Lời cám ơn của tôi cũng xin ngỏ với Đức Hồng Y Jaime Ortega y Alamino, Tổng Giám Mục Havana, Đức Cha Dionisio Guillermo García Ibáñez, Tổng Giám Mục Santiago de Cuba và là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục, các vị giám mục khác và mọi người dân Cuba vì sự chào đón nồng hậu của các vị.

Tôi cũng xin cám ơn tất cả những người đã góp công chuẩn bị cho chuyến Viếng Thăm Mục Vụ này. Kính thưa Chủ Tịch, tôi muốn yêu cầu ngài chuyển các tâm tình kính trọng và ân cần đặc biệt của tôi tới hiền huynh Fidel của ngài. Tôi muốn sự chào kính của tôi ôm ấp đặc biệt tất cả những ai, vì lý do này hay lý do nọ, tôi không thể gặp mặt và những người Cuba khắp thế giới.

Năm 2015 này đánh dấu kỷ niệm lần thứ 80 việc thiết lập ngoại giao giữa Cộng Hòa Cuba và Tòa Thánh. Hôm nay, Chúa Quan Phòng cho phép tôi tới quốc gia thân yêu này, theo con đường không thể nào phá bỏ từng được khai mở bởi những cuộc tông du khó quên mà hai vị tiền nhiệm của tôi là Thánh Gioan Phaolô II và Đức Bênêđictô XVI, đã thực hiện tại đảo quốc này. Tôi biết rằng ký ức về các cuộc viếng thăm này làm sống dậy niềm biết ơn và tình âu yếm nơi nhân dân và các nhà lãnh đạo Cuba. Hôm nay, chúng ta làm mới lại các mối dây hợp tác và thân hữu để Giáo Hội có thể tiếp tục hỗ trợ và khuyến khích nhân dân Cuba trong các mối hy vọng và quan tâm của họ, bằng sự tự do, bằng các phương tiện và không gian cần thiết để đem việc công bố Nước Trời tới tận những khu ngoại vi hiện hữu của xã hội.

Cuộc tông du này cũng trùng hợp với đệ nhất bách chu niên ngày Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XV tuyên bố Đức Mẹ Bác Ái El Cobre là Quan Thầy của Cuba. Chính các cựu chiến binh của Cuộc Chiến Tranh Giành Độc Lập, những người được các tâm tình đức tin và ái quốc thúc đẩy, đã muốn Đức Virgen Mambisa thành quan thầy của Cuba trong tư cách một quốc gia tự do và có chủ quyền. Từ những ngày đó, Đức Mẹ luôn đồng hành với lịch sử nhân dân Cuba, nâng đỡ niềm hy vọng vốn duy trì phẩm giá người dân trong những hoàn cảnh khó khăn nhất của họ và đấu tranh cho việc cổ vũ tất cả những gì đem lại phẩm giá cho con người nhân bản. Việc sùng kính mỗi ngày một gia tăng đối với Đức Nữ Trinh là chứng từ rõ rệt cho thấy sự hiện diện của ngài trong tâm hồn người dân Cuba. Trong những ngày này, tôi sẽ có dịp tới El Cobre, như một người con và một người hành hương, để cầu xin Mẹ chúng ta cho mọi con cái Cuba của ngài và cho đất nước thân yêu này, để họ luôn tiến trên đường công lý, hòa bình, tự do và hòa giải.

Về địa dư, Cuba là một quần đảo, hướng về mọi phía, với một giá trị ngoại hạng làm một “chìa khóa” giữa nam và bắc, giữa đông và tây. Ơn gọi tự nhiên của họ là trở thành điểm gặp gỡ để mọi dân tộc cùng bước vào tình thân hữu, như José Martí từng ước mơ, “bất kể ngôn ngữ eo đất và rào cản đại dương” (La Conferencia Monetaria de las Repúblicas de América, in Obras escogidasII, La Habana, 1992, 505). Đây cũng là ước muốn của Thánh Gioan Phaolô II, qua lời kêu gọi tha thiết của ngài “Cầu mong Cuba, với mọi tiềm năng kỳ diệu của họ, cởi mở với thế giới, và cầu mong thế giới cởi mở với Cuba” (Nghi Lễ Lúc Tới, 21 tháng Giêng, 1998, 5).

Cách nay mấy tháng, chúng ta đã được mục kích một biến cố khiến chúng ta tràn trề hy vọng: diễn trình bình thường hóa các mối liên hệ giữa hai dân tộc sau nhiều năm ra xa lạ. Đây là dấu hiệu chiến thắng của nền văn hóa gặp gỡ và đối thoại, của “hệ thống phát triển hoàn vũ” chống lại “hệ thống phe nhóm và triều đại đã vĩnh viễn nằm xuống” (José Martí, đã dẫn). Tôi khẩn khoản yêu cầu các nhà lãnh đạo chính trị kiên trì trên nẻo đường này và khai triển mọi tiềm năng của nó làm bằng chứng cho sự phục vụ cao của họ, một việc phục vụ họ được kêu gọi tiến hành nhân danh hòa bình và phúc lợi của nhân dân họ, của toàn thể Mỹ Châu, và để làm điển hình hòa giải cho toàn thế giới.

Tôi đặt những ngày này dưới sự che chở của Đức Mẹ Bác Ái El Cobre, Chân Phúc Olallo Valdés và Chân Phúc José López Pietreira, và Đấng Đáng Kính Félix Varela, người cổ vũ vĩ đại của tình yêu giữa Cuba và mọi dân tộc, để các mối dây hòa bình, liên đới và tương kính của chúng ta mãi luôn tăng tiến.

Một lần nữa, tôi xin cám ơn ngài, thưa Chủ Tịch
 
Đức Thánh Cha kêu gọi hòa giải và tự do cho Cuba
VietCatholic Network
01:21 20/09/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Kính thưa Tổng Thống,
Qúy Nhà Cầm Quyền
Qúy hiền huynh giám mục,
Qúy Bà và Qúy Ông


Kính thưa Tổng Thống, tôi cám ơn ngài về việc ngài chào đón và những lời chào mừng tốt đẹp của ngài nhân danh chính phủ và toàn thể dân chúng Cuba. Tôi cũng xin chào kính các nhà cầm quyền và các thành viên của ngoại giao đoàn hiện diện trong buổi lễ này.

Lời cám ơn của tôi cũng xin ngỏ với Đức Hồng Y Jaime Ortega y Alamino, Tổng Giám Mục Havana, Đức Cha Dionisio Guillermo García Ibáñez, Tổng Giám Mục Santiago de Cuba và là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục, các vị giám mục khác và mọi người dân Cuba vì sự chào đón nồng hậu của các vị.

Tôi cũng xin cám ơn tất cả những người đã góp công chuẩn bị cho chuyến Viếng Thăm Mục Vụ này. Kính thưa Tổng Thống, tôi muốn yêu cầu ngài chuyển các tâm tình kính trọng và ân cần đặc biệt của tôi tới hiền huynh Fidel của ngài. Tôi muốn sự chào kính của tôi ôm ấp đặc biệt tất cả những ai, vì lý do này hay lý do nọ, tôi không thể gặp mặt và những người Cuba khắp thế giới.

Năm 2015 này đánh dấu kỷ niệm lần thứ 80 việc thiết lập ngoại giao giữa Cộng Hòa Cuba và Tòa Thánh. Hôm nay, Chúa Quan Phòng cho phép tôi tới quốc gia thân yêu này, theo con đường không thể nào phá bỏ từng được khai mở bởi những cuộc tông du khó quên mà hai vị tiền nhiệm của tôi là Thánh Gioan Phaolô II và Đức Bênêđictô XVI, đã thực hiện tại đảo quốc này. Tôi biết rằng ký ức về các cuộc viếng thăm này làm sống dậy niềm biết ơn và tình âu yếm nơi nhân dân và các nhà lãnh đạo Cuba. Hôm nay, chúng ta làm mới lại các mối dây hợp tác và thân hữu để Giáo Hội có thể tiếp tục hỗ trợ và khuyến khích nhân dân Cuba trong các mối hy vọng và quan tâm của họ, bằng sự tự do, bằng các phương tiện và không gian cần thiết để đem việc công bố Nước Trời tới tận những khu ngoại vi hiện hữu của xã hội.

Cuộc tông du này cũng trùng hợp với đệ nhất bách chu niên ngày Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XV tuyên bố Đức Mẹ Bác Ái El Cobre là Quan Thầy của Cuba. Chính các cựu chiến binh của Cuộc Chiến Tranh Giành Độc Lập, những người được các tâm tình đức tin và ái quốc thúc đẩy, đã muốn Đức Virgen Mambisa thành quan thầy của Cuba trong tư cách một quốc gia tự do và có chủ quyền. Từ những ngày đó, Đức Mẹ luôn đồng hành với lịch sử nhân dân Cuba, nâng đỡ niềm hy vọng vốn duy trì phẩm giá người dân trong những hoàn cảnh khó khăn nhất của họ và đấu tranh cho việc cổ vũ tất cả những gì đem lại phẩm giá cho con người nhân bản. Việc sùng kính mỗi ngày một gia tăng đối với Đức Nữ Trinh là chứng từ rõ rệt cho thấy sự hiện diện của ngài trong tâm hồn người dân Cuba. Trong những ngày này, tôi sẽ có dịp tới El Cobre, như một người con và một người hành hương, để cầu xin Mẹ chúng ta cho mọi con cái Cuba của ngài và cho đất nước thân yêu này, để họ luôn tiến trên đường công lý, hòa bình, tự do và hòa giải.

Về địa dư, Cuba là một quần đảo, hướng về mọi phía, với một giá trị ngoại hạng làm một “chìa khóa” giữa nam và bắc, giữa đông và tây. Ơn gọi tự nhiên của họ là trở thành điểm gặp gỡ để mọi dân tộc cùng bước vào tình thân hữu, như José Martí từng ước mơ, “bất kể ngôn ngữ eo đất và rào cản đại dương” (La Conferencia Monetaria de las Repúblicas de América, in Obras escogidasII, La Habana, 1992, 505). Đây cũng là ước muốn của Thánh Gioan Phaolô II, qua lời kêu gọi tha thiết của ngài “Cầu mong Cuba, với mọi tiềm năng kỳ diệu của họ, cởi mở với thế giới, và cầu mong thế giới cởi mở với Cuba” (Nghi Lễ Lúc Tới, 21 tháng Giêng, 1998, 5).

Cách nay mấy tháng, chúng ta đã được mục kích một biến cố khiến chúng ta tràn trề hy vọng: diễn trình bình thường hóa các mối liên hệ giữa hai dân tộc sau nhiều năm ra xa lạ. Đây là dấu hiệu chiến thắng của nền văn hóa gặp gỡ và đối thoại, của “hệ thống phát triển hoàn vũ” chống lại “hệ thống phe nhóm và triều đại đã vĩnh viễn nằm xuống” (José Martí, đã dẫn). Tôi khẩn khoản yêu cầu các nhà lãnh đạo chính trị kiên trì trên nẻo đường này và khai triển mọi tiềm năng của nó làm bằng chứng cho sự phục vụ cao của họ, một việc phục vụ họ được kêu gọi tiến hành nhân danh hòa bình và phúc lợi của nhân dân họ, của toàn thể Mỹ Châu, và để làm điển hình hòa giải cho toàn thế giới.

Tôi đặt những ngày này dưới sự che chở của Đức Mẹ Bác Ái El Cobre, Chân Phúc Olallo Valdés và Chân Phúc José López Pietreira, và Đấng Đáng Kính Félix Varela, người cổ vũ vĩ đại của tình yêu giữa Cuba và mọi dân tộc, để các mối dây hòa bình, liên đới và tương kính của chúng ta mãi luôn tăng tiến.

Một lần nữa, tôi xin cám ơn ngài, thưa Tổng Thống

Bản dịch của Vũ Văn An
 
Ngày đầu chuyến viếng thăm Cuba của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
16:46 20/09/2015
Associated Press vừa đánh đi các ghi chép của họ về ngày đầu tiên ở Cuba của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Giờ là giờ Havana.

4 giờ 50 sáng: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã lên đường đi Cuba, bắt đầu cuộc hành hương 10 ngày, cũng đưa ngài tới Hoa Kỳ.

Chuyến bay đặc biệt của Hãng Alitalia chở Đức Giáo Hoàng và đoàn tùy tùng của ngài cất cánh từ phi trường Leonardo da Vinci ở Rôma sau lúc 10 giờ 30 sáng một chút (0830 GMT) vào hôm Thứ Bẩy. Sau Cuba, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ thăm 3 thành phố Hoa Kỳ: Washington, D.C., New York và Philadelphia.

10 giờ 15 sáng: Chính phủ Cuba đã phát động một cố gắng khắp thành phố để đưa dân chúng tới các đường phố Havana. Họ cấp một ngày lương, bữa ăn nhẹ và phương tiện vận chuyển cho công nhân nhà nước chịu tụ tập dọc theo lộ trình của Đức Giáo Hoàng từ phi trường vào Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh. Các sinh viên đại học cũng được tuyển lựa để đi chào đón Đức Giáo Hoàng.

Các người tham dự hầu như ai cũng ca ngợi vai trò của Đức Giáo Hoàng trong việc làm môi giới cho việc hòa hoãn giữa Hoa Kỳ và Cuba, cho rằng họ hy vọng chuyến viếng thăm hai nước của ngài sẽ gia tốc diễn trình bình thường hóa.

Kế toán viên 51 tuổi, Magaly Delgado, cho hay bà sẽ tham dự: “tôi sẽ đi vì tôi là một tín hữu và vị giáo hoàng này làm tôi rất chú ý vì mọi thay đổi ngài đang thực hiện”.

Người hưu trí 71 tuổi, Diego Carrera, phát biểu: “Chuyến viếng thăm này giống như làn gío hy vọng thổi khắp Cuba”. Cụ cho hay: điều đó nhờ vai trò của Đức Giáo Hoàng trong việc tái lập các liên hệ với Hoa Kỳ.

10 giờ 20 sáng: Tổng Thống Á Căn Đình Cristina Fernandez đang có mặt tại thủ đô Cuba để viếng thăm chính thức nước này trùng với cuộc tông du của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Bộ trưởng ngoại giao Cuba cho biết Tổng Thống Fernandez tới đây sáng Thứ Bẩy và dự tính sẽ hội kiến Chủ Tịch Raul Castro. Tổng Thống Fernadez cũng dự tính sẽ tham dự Thánh Lễ do Đức Giáo Hoàng Phanxicô cử hành hôm Chúa Nhật tại Quảng Trường Cách Mạng ở Havana.

Bà từng gặp Đức Phanxicô nhiều lần; ngài vốn là Tổng Giám Mục Buenos Aires trước khi được bầu làm giáo hoàng năm 2013.

12giờ 20 trưa: Hàng trăm người dự tính đáp xe buýt hoặc xe lửa theo lộ trình dài, uốn khúc qua khắp vùng thôn quê Cuba để gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Havana ở phía Tây hay tại Holguin và Santiago ở phía Đông.

Non một phần ba người Cuba tự nhận là Công Giáo, nhưng người Cuba ở thôn quê rất hăng say khi nói tới vai trò của Đức Giáo Hoàng trong việc làm trung gian đem lại hòa hoãn giữa Hoa Kỳ và Cuba.

Nhiều người nói rằng họ muốn Đức Giáo Hoàng làm áp lực để Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Cuba, một lệnh cấm vận bị họ coi là nguyên nhân gây ra các khó khăn kinh tế hiện đang tạo nhiều khốn khổ cho vùng quê hơn là các thành phố lớn.

Tại thị trấn trồng mía Taguasco, Marisela Hernandez cho hay theo bà, cuộc tông du của Đức Giáo Hoàng “sẽ đem đến cho chúng tôi nhiều điều tốt đẹp”. Người công nhân 52 tuổi trong một tiệm kính này cho biết người Hoa Kỳ “nên biết rằng lệnh cấm vận đang gây thiệt hại cho nền kinh tế của chúng tôi”.

Người lao công ở nông trại 43 tuổi, tên Osmel Morffi, treo một bích chương về Đức Giáo Hoàng lên đài Đức Mẹ ở dọc đường, nói: “chúng tôi cần Đức Giáo Hoàng đem lại các liên hệ tốt đẹp hơn giữa Hoa Kỳ và Cuba. Chúng tôi kẹt trong cuộc tranh chấp này lâu năm quá rồi”.

1giờ 55 chiều: Không phải ai ai ở Havana cũng hớn hở khi được yêu cầu ra nghinh đón Đức Giáo Hoàng.

Nhân viên y tế công Rafael Rivero nói rằng không chắc anh sẽ đi nhìn đoàn xe của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, và nhiều người cùng sở anh cũng cảm thấy như thế. Anh cho rằng “Chắc chắn nên đi, nếu bạn là người Công Giáo nhiệt thành nhưng không nên bắt buộc vào chiều Thứ Bẩy. Đó là ngày nghỉ của chúng tôi mà”.

Các viên chức Cuba tặng một ngày lương, bữa ăn nhẹ và phương tiện vận chuyển để khuyến khích các nhân viên nhà nước xếp hàng dọc lộ trình của Đức Giáo Hoàng từ phi trường vào Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh. Các sinh viên đại học cũng được tuyển dụng.

2 giờ 45 chiều: Hàng trăm người đang bắt đầu tụ tập dọc lộ trình Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ đi qua khi tới Cuba.

Trong số này có cả 5 công dân Salvador đang đứng chờ tại một con phố đã cấm xe cộ qua lại thuộc khu nhiều cây lá phía Tây Havana, nơi Đức Giáo Hoàng sẽ nghỉ đêm tại Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh.

Sandra del Moreno từ Salvador tới đây cùng với 4 người bạn và đang nắm chặt lá cờ của quốc gia Trung Mỹ này.

Người đàn bà 51 tuổi này cho biết “chúng tôi yêu Đức Giáo Hoàng này, dù muốn ngài thăm El Salvador hơn”.

Cách một dẫy phố, 3 trẻ em đang chơi với trái banh làm bằng giẻ rách.

Kevin Fuvergel, 10 tuổi, và Marlos Duenas, 9 tuổi, cùng một lúc nói lớn: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô sắp tiến qua!”.

3 giờ 51 chiều: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đáp xuống Havana, phát động chuyến đi lịch sử dài 10 ngày thăm Cuba và Hoa Kỳ sau khi bí mật làm trung gian cho việc xích lại gần nhau giữa hai cựu thù của Chiến Tranh Lạnh.

Chủ Tịch Cuba Raul Castro có mặt tại phi trường để nghinh đón Đức Giáo Hoàng, người sẽ biểu lộ tình liên đới với người Cuba và sẽ đưa ra một sứ điệp tại Hoa Kỳ cho thấy người nói tiếng Tây Ban Nha là nền tảng vững chắc của Giáo Hội Mỹ Châu.

4 giờ 30 chiều: Chủ Tịch Cuba Raul Castro ca ngợi lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô phê phán hệ thống kinh tế hoàn cầu, cho rằng nó “hoàn cầu hóa tư bản và biến tiền bạc thành ngẫu thần của nó”.

Trong một diễn văn dài dòng để nghinh đón Đức Giáo Hoàng tại phi trường quốc tế Havana, Castro nói rằng chính phủ cộng sản Cuba đã “thiết lập một xã hội công bình có công lý xã hội”. Ông cám ơn Đức Giáo Hoàng đã làm trung gian cho các cuộc thương thuyết nhằm đạt hòa hoãn giữa Hoa Kỳ và Cuba.

Castro cũng kêu gọi chấm dứt cuộc cấm vận buôn bán của Hoa Kỳ lên Cuba và trả lại căn cứ hải quân hiện do Mỹ chiếm tại Guantanamo Bay.

4 giờ 40 chiều: Đức Giáo Hoàng Phanxicô chào mừng sự hoà hoãn giữa Hoa Kỳ và Cuba như là một khuôn mẫu hoà giải. Ngài thúc giục tổng thống Barack Obama và chủ tịch Raul Castro tiếp tục làm việc để xây dựng các mối liên hệ bình thường khi ngài bắt đầu chuyến thăm hai nước cựu thù của Chiến Tranh Lạnh trong 10 ngày.

Đức Phanxicô từng đứng làm trung gian môi giới cuộc nối lại các liên hệ ngoại giao giữa hai bên vào đầu năm nay. Ngài nói: “Tôi khẩn khoản yêu cầu các nhà lãnh đạo chính trị kiên trì trên con đường này và khai triển mọi tiềm năng của nó”.

Đức Phanxicô gọi các cuộc thương thuyết từng dẫn tới việc mở lại các tòa đại sứ tại Havana và Washington là “điển hình hòa giải cho toàn thế giới”.

Tại lễ nghinh đón tại phi trường do Chủ Tịch Raul Castro đứng đầu, Đức Phanxicô nói rằng ngài muốn việc ngài chào mừng “ôm ấp đặc biệt tất cả những ai, vì các lý do khác nhau, tôi sẽ không thể gặp gỡ”, có thể hàm ý nhắc tới những người bất đồng chính trị và cả người Cuba bình thường nữa.

4 giờ 50 chiều: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã được dành cho một nghi thức nghinh đón trải thảm đỏ tại Havana, đủ cả vệ binh danh dự và bắt tay với Raul Castro mặc đồ xậm.

Mỉm cười với các trẻ em tới tặng hoa, và với ban nhạc trình bầy quốc ca Cuba trước khi Castro trước, Đức Giáo Hoàng sau, lần lượt đọc diễn văn.

Các vị lãnh đạo Giáo Hội của đảo quốc cũng có mặt để nghinh đón Đức Giáo Hoàng.

5 giờ 21 chiều: Đức Phanxicô đang băng qua các đường phố Havana, vẫy tay với các đám đông đầy phấn khởi từ một giáo hoàng xa cải tiến đầy ấn tượng.

Hàng ngàn người Cuba dọc theo lộ trình từ Phi Trường Quốc Tế Jose Marti tới Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh, nơi Đức Giáo Hoàng sẽ nghỉ qua đêm.

Nhiều người vẫy cờ Cuba và cờ Vatican. Gần Tòa Khâm Sứ, một nhóm nữ tu đang hát Kinh Lạy Cha theo nhịp nhạc Cuba truyền thống. Một phụ nữ cầm một biển ngữ với hàng chữ “Thưa Đức Phanxicô, ngài mang tới cho chúng con niềm hy vọng”.

Có một hàng nhân viên an ninh gần như liên tục tạo nên một rào cản bằng người.

5 giờ 55 chiều: Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc gửi tweet phê phán các nhà cầm quyền Cuba bắt giam người trước khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới Havana.

Tweet của Đại Sứ Samantha Power nói rằng các nhà tranh đấu nhân quyền “và ngay cả những người vô gia cư có tin bị giam giữ trước khi Đức Giáo Hoàng tới thăm; một công việc gây thất vọng như thói quen của chính phủ Cuba”.

Các nhóm đối lập trong mấy ngày qua tường trình đã có những cuộc bắt giam gia tăng các người bất đồng. Như thường lệ, chính phủ Cuba không bình luận về các cáo buộc này.

6 giờ 15 tối: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tới tòa Khâm Sứ Tòa Thánh tại Havana giữa sự chào đón nồng nhiệt, sau một lộ trình dài từ phi trường quốc tế của thành phố vào đây trên chiếc giáo hoàng xa cải tiến.

Hàng trăm người đứng đợi bên ngoài Tòa Khâm Sứ hô to khi Đức Giáo Hoàng đi qua: “Ngài tới kìa! Ngài tới kìa!”.

Lúc ngài tới, họ hô ta: “Thưa Đức Phanxicô, Người Anh Em, bây giờ ngài là người Cuba”.

Sau buổi nghinh đón chính thức tại phi trường, Đức Giáo Hoàng không còn cuộc xuất hiện công cộng nào khác cho ngày Thứ Bẩy nữa, dù trong những cuộc tông du khác, Đức Phanxicô vẫn có thói quen phá bỏ nghi lễ và ra khỏi trú sở để thăm hỏi dân chúng.

6 giờ 25 tối: Trước khi lên đường đi Cuba, Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới viếng thăm các cư dân mới nhất của Thị Quốc Vatican: một gia đình tỵ nạn Syria được Vatican tiếp nhận để hỗ trợ cho lời kêu gọi của ngài rằng thế giới nên mở cửa chào đón người tỵ nạn và những người mốn đi tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn cho họ.

Đức Phanxicô nói rằng ngài rất xúc động khi gặp gia đình 4 người từ Damascus tới Ý cùng một ngày với việc ngài đưa ra lời kêu gọi mỗi giáo xứ và mỗi dòng tu nên tiếp nhận một gia đình tỵ nạn và chu cấp cho họ. Tòa Thánh tiếp nhận hai gia đình: một gia đình Syria theo Công Giáo Melkite Hy Lạp, còn gia đình kia thì chưa được nhận diện.



Trong chuyến bay tới Havana, Đức Phanxicô kể về việc gặp gỡ gia đình Syria vào sáng Thứ Bẩy khi ngài lên đường rời Vatican. Chính lời ngài: “qúy vị có thể thấy nỗi đau trên gương mặt họ”.

Một lần nữa, ngài kêu gọi cho “các cây cầu hòa bình” thắng thế để chấm dứt chiến tranh và giúp kết thúc làn sóng di dân.

Người ta đang chờ mong Đức Phanxicô sẽ biến việc di dân thành một trong các chủ đề chính trong chuyến đi từ ngày 19 đến ngày 28 tháng Chín, nhất là ở đoạn thăm Hoa Kỳ bắt đầu thứ Ba này.

6 giờ 50 tối: Đức Giáo Hoàng Phanxicô chiêu đãi các ký giả trên đường tới Havana ít mùi vị quê hương.

Các tiếp viên phi hành phân phối các bánh mì (empanadas) nhồi thịt tới 75 ký giả du hành trên máy bay của Đức Giáo Hoàng, cho hay: chúng là quà tặng đặc biệt của Đức Giáo Hoàng từ phía trước máy bay.

Ngược lại, ngài nhận được một số quà tặng, trong đó có một giải thưởng Emmy. Ký giả Univision là Rogelio Mora-Tagle tặng Đức Giáo Hoàng một bản sao chính thức bức tượng có cánh mà ông nhận được năm 2014 vì đã đưa tin nhanh nhất về mật nghị hội Hồng Y năm 2013 bầu ngài làm giáo hoàng.

Mora-Tagle cho hay: “tôi thưa với ngài rằng đây không chỉ là một giải thưởng, mà nó còn là công trình của tất cả các đồng nghiệp của tôi”.

7 giờ 10 tối: Phát ngôn viên Tòa Thánh cho biết rất có thể Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ gặp cựu lãnh tụ Cuba Fidel Castro, dù việc này chưa được xác nhận.

Cha Federico Lombardi nói với các ký giả: "có thể việc này sẽ xẩy ra”.

Theo Cha Lombardi, nếu cuộc gặp diễn ra, thì chắc là vào Chúa Nhật, tại Havana.

7 giờ 20 tối: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã vào Tòa Khâm Sứ, vẫy tay với các người Cuba và du khác tụ tập bên ngoài đang hoan hô. Đám đông sau đó đã giải tán chỉ còn lại sự hiện diện đông đảo của cảnh sát.

Với việc này, các cuộc xuất hiện công cộng trong ngày của Đức Giáo Hoàng xem ra đã chấm dứt. Nhưng như trên đã nói, trong những cuộc tông du khác, Đức Phanxicô vẫn có thói quen phá bỏ nghi lễ và ra khỏi trú sở để thăm hỏi dân chúng.

8 giờ 15 tối: Đức Giáo Hoàng Phanxicô vừa rời Tòa Khâm Sứ để thăm hỏi một số khách được phép tới gần để diện kiến Đức Giáo Hoàng vào đêm đầu tiên của ngài tại Havana.

Vào khoảng từ 30 tới 40 người khách được chọn trước đã được phép tới gần Tòa Khâm Sứ tại khu Miramar ở thủ đô Cuba. Đức Phanxicô ra ngoài để thăm hỏi họ sau khi dùng bữa tối.

Vatican ước lượng khoảng 100,000 người đã xếp hang dọc lộ trình đoàn xe của Đức Phanxicô từ phi trường vào thành phố.
 
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ sáng Chúa Nhật tại thủ đô Havana
J.B. Đặng Minh An dịch
11:50 20/09/2015
Tin Mừng cho chúng ta thấy Chúa Giêsu hỏi một câu hỏi dường như đang gây xôn xao trong các môn đệ của Ngài: “Dọc đường anh em tranh luận điều gì thế?” Đó là một câu hỏi mà Ngài cũng có thể hỏi mỗi người trong chúng ta hôm nay: “Các con bàn tán những gì mỗi ngày vậy?” “khát vọng của các con là gì?” Tin Mừng cho chúng ta biết là các môn đệ “đã không trả lời bởi vì trên đường họ đã tranh cãi xem ai là người quan trọng nhất”. Các môn đệ cảm thấy xấu hổ nếu nói với Chúa Giêsu những gì họ đã tranh biện. Cũng như với các môn đệ ngày đó, chúng ta cũng bị bắt gặp đang tranh luận về những chuyện tương tự như thế: Ai là người quan trọng nhất?”

Chúa Giêsu không truy cho tới cùng. Ngài không bắt buộc họ phải chính miệng nói ra những gì họ đã nói dọc đàng. Nhưng câu hỏi cứ day dứt, không chỉ trong tâm trí của các môn đệ, nhưng cả trong tâm hồn họ.

Ai là người quan trọng nhất? Đây là một câu hỏi suốt đời mà vào những thời điểm khác nhau, chúng ta phải đưa ra một câu trả lời. Chúng ta không thể né tránh câu hỏi này; nó được ghi khắc trong tâm hồn chúng ta. Tôi nhớ hơn một lần, trong buổi họp mặt gia đình, trẻ con được hỏi: “Con yêu ai hơn, Mẹ hay Cha nào”? Điều đó hệt như hỏi con trẻ: “Ai là người quan trọng nhất đối với con” Nhưng có phải điều này chỉ là một trò chúng ta chơi với trẻ em? Lịch sử của nhân loại đã được đánh dấu bằng những câu trả lời mà chúng ta đưa ra cho câu hỏi này.

Chúa Giêsu không e sợ những câu hỏi của dân chúng; Ngài không sợ sự trần tục của chúng ta hoặc những điều khác nữa mà chúng ta đang kiếm tìm. Ngược lại, Ngài thấu hiểu những “gút mắc quanh co” trong trái tim con người, và, như một thầy giáo đầy kinh nghiệm, Ngài luôn luôn sẵn sàng khuyến khích và ủng hộ chúng ta. Như vẫn thường làm, Ngài vực dậy những kiếm tìm của chúng ta, những nguyện vọng của chúng ta, và ban cho chúng một chân trời mới. Như thường lệ, bằng cách nào đó Ngài tìm ra câu trả lời có thể đề ra một thách đố mới, đặt sang một bên những “câu trả lời đúng”, những câu trả lời tiêu chuẩn chúng ta dự kiến sẽ đưa ra. Như thường lệ, Chúa Giêsu đặt ra trước chúng ta “luận lý” của tình yêu. Một cung cách suy nghĩ, một đường lối cho cuộc sống, mà mọi người đều có thể thực hiện, vì đã được đề ra cho tất cả chúng ta.

Khác xa với bất kỳ hình thái nào của chủ nghĩa tinh hoa, chân trời Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta không phải chỉ dành riêng cho những linh hồn đặc tuyển có khả năng đạt đến những tầm cao của tri thức hoặc những cảnh vực đa dạng của tâm linh. Chân trời Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta luôn luôn gắn liền với cuộc sống hàng ngày, ở ngay trên “ốc đảo của chúng ta”, một cái gì đó có thể mang lại cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta chút hương hoa của cõi vĩnh hằng.

Ai là người quan trọng nhất? Chúa Giêsu rất thẳng thắn trong câu trả lời của Ngài: “Ai muốn làm lớn nhất, thì hãy tự làm người rốt hết và làm đầy tớ mọi người”. Những ai muốn làm lớn phải phục vụ người khác, chứ đừng để kẻ khác phục dịch mình.

Đó chính là một nghịch lý lớn Chúa Giêsu đưa ra. Các môn đệ tranh luận xem ai được chiếm chỗ quan trọng nhất, ai là người ưu tuyển, ai ở trên luật chung, trên chuẩn mực thông thường, để làm cho mình được nổi bật trong cuộc kiếm tìm sự ưu việt trên những người khác. Ai leo lên những nấc thang nhanh nhất để chiếm những trách vụ mang lại cho mình những lợi lộc nhất định?

Chúa Giêsu đảo lộn luận lý của họ, đơn giản bằng cách nói với họ rằng đời sống chân chính cần phải được sống trong sự dấn thân cụ thể nhằm phục vụ tha nhân.

Lời mời gọi phục vụ liên quan đến một số điều đặc biệt mà chúng ta phải chú ý. Phục vụ tha nhân phần lớn có nghĩa là chăm sóc sự yếu đuối dòn mỏng của họ. Chăm sóc những người yếu đuối trong gia đình, trong xã hội, trong dân tộc chúng ta. Họ là những khuôn mặt thất thần, đau khổ, và vô phương tự vệ mà Chúa Giêsu đề nghị chúng ta nhìn đến cách riêng và mời gọi chúng ta yêu thương họ với một tình mến được cụ thể hóa trong những hành động và các quyết định; với một tình thương được biểu lộ trong những công tác khác nhau mà chúng ta được kêu gọi chu toàn trong tư cách là công dân. Những con người cụ thể, bằng xương bằng thịt với những mảnh đời và những câu chuyện riêng, và với tất cả sự mong manh của họ chính là những người mà Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy bảo vệ, giúp đỡ, và phục vụ. Là Kitô hữu có nghĩa là được mời gọi để đề cao phẩm giá của anh chị em mình, chiến đấu và sống cho điều đó. Chính vì thế, Kitô hữu được mời gọi để bỏ qua một bên những đòi hỏi, và những mong đợi riêng mình, bỏ qua một bên việc theo đuổi quyền bính, để nhường chỗ cho ánh mắt dành cho những người yếu thế nhất.

Có một hình thái “phục vụ” thực sự là “phục dịch”, nhưng chúng ta cần tỉnh táo để tránh rơi vào cám dỗ của một hình thái “phục vụ” khác, một thứ “phục vụ” để mưu “tư lợi”. Thứ phục vụ ấy luôn đẩy con người ra bên ngoài, và tạo ra một tiến trình loại trừ người khác.

Do ơn gọi Kitô, tất cả chúng ta được mời gọi phục vụ thực sự và giúp đỡ lẫn nhau để tránh rơi vào cám dỗ phục vụ nhưng thực ra là “tư lợi”. Tất cả chúng ta được Chúa Giêsu khích lệ nâng đỡ lẫn nhau vì tình thương mà không cần nhìn sang bên cạnh để xem những người lân cận với chúng ta có thực hiện hay không. Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Ai muốn làm lớn nhất, thì hãy tự làm người rốt hết và làm đầy tớ mọi người”. Ngài không nói rằng: nếu người bên cạnh các con muốn làm đầu, hãy bắt nó là người tôi tớ! Chúng ta phải cẩn thận để tránh cái nhìn phê phán và canh tân niềm tin của chúng ta trong cái nhìn hoán cải mà Chúa Giêsu mời gọi chúng ta.

Việc nâng đỡ nhau vì tình thương này không hướng đến một thái độ nô lệ, trái lại, nó có nghĩa là đặt người anh chị em của chúng ta ở vị trí trung tâm. Sự phục vụ luôn hướng đến khuôn mặt của người anh em, động chạm đến bản thân, cảm thấy sự gần gũi với họ đến độ trong một số trường hợp, chịu đựng họ để giúp đỡ họ. Vì thế, việc phục vụ không bao giờ có tính chất ý thức hệ, vì chúng ta không phục dịch các ý tưởng nhưng là phục vụ con người.

Dân thánh và trung tín của Thiên Chúa tại Cuba là những người thích những buổi gặp mặt, tình bạn, và những gì đẹp đẽ. Đó là một dân tộc diễn hành với những bài hát ngợi khen. Đó là một dân tộc có những vết thương, như mọi dân tộc khác, nhưng biết đứng dậy với vòng tay mở rộng, biết tiến bước trong hy vọng, vì họ có một ơn gọi cao cả. Ngày hôm nay tôi mời gọi anh chị em hãy chăm sóc ơn gọi này của anh chị em, chăm sóc những hồng ân mà Thiên Chúa phú ban cho anh chị em, nhất là tôi muốn mời gọi anh chị em chăm sóc phục vụ những anh chị em yếu đuối của mình. Đừng lơ là bỏ qua họ vì những dự án có vẻ thu hút đấy, nhưng lại không quan tâm gì đến những người ở ngay bên cạnh mình. Chúng ta biết, chúng ta là chứng nhân về sức mạnh khôn sánh của mầu nhiệm Phục sinh, đang tạo nên những mầm mống của thế giới mới này ở mọi nơi (x. Niềm Vui Tin Mừng, 276-278).

Chúng ta đừng quên bài Tin Mừng chúng ta đã nghe ngày hôm nay: Tầm quan trọng của một dân tộc, một quốc gia, và tầm quan trọng của một cá nhân luôn luôn dựa trên cách thế họ tìm kiếm để phục vụ anh chị em dễ bị tổn thương của họ. Ở đây chúng ta thấy một trong những thành quả của một nhân loại thật sự. “Ai không sống để phục vụ, không 'phục vụ' để sống”.
 
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ sáng Chúa Nhật 20/9/2015 tại thủ đô Havana
VietCatholic Network
17:49 20/09/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Kính thưa quý vị và anh chị em,

Sáng Chúa Nhật 20 tháng 9 tại quảng trường Cách Mạng ở thủ đô Havana của Cuba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ đầu tiên cho công chúng trong chuyến tông du này.

Đồng tế với Đức Thánh Cha có đông đảo các giám mục và hàng trăm linh mục Cuba. Trước một cộng đoàn đông đảo hàng mấy trăm ngàn tín hữu, có cả tổng thống Raoul Castro và nữ tổng thống Cristina Kirchner của Á Căn Đình, Đức Thánh Cha đã phân tích bài Tin Mừng Chúa Nhật thứ 25 Mùa Thường Niên.

Ngài nói:

Tin Mừng cho chúng ta thấy Chúa Giêsu hỏi một câu hỏi dường như đang gây xôn xao trong các môn đệ của Ngài: “Dọc đường anh em tranh luận điều gì thế?” Đó là một câu hỏi mà Ngài cũng có thể hỏi mỗi người trong chúng ta hôm nay: “Các con bàn tán những gì mỗi ngày vậy?” “khát vọng của các con là gì?” Tin Mừng cho chúng ta biết là các môn đệ “đã không trả lời bởi vì trên đường họ đã tranh cãi xem ai là người quan trọng nhất”. Các môn đệ cảm thấy xấu hổ nếu nói với Chúa Giêsu những gì họ đã tranh biện. Cũng như với các môn đệ ngày đó, chúng ta cũng bị bắt gặp đang tranh luận về những chuyện tương tự như thế: Ai là người quan trọng nhất?”

Chúa Giêsu không truy cho tới cùng. Ngài không bắt buộc họ phải chính miệng nói ra những gì họ đã nói dọc đàng. Nhưng câu hỏi cứ day dứt, không chỉ trong tâm trí của các môn đệ, nhưng cả trong tâm hồn họ.

Ai là người quan trọng nhất? Đây là một câu hỏi suốt đời mà vào những thời điểm khác nhau, chúng ta phải đưa ra một câu trả lời. Chúng ta không thể né tránh câu hỏi này; nó được ghi khắc trong tâm hồn chúng ta. Tôi nhớ hơn một lần, trong buổi họp mặt gia đình, trẻ con được hỏi: “Con yêu ai hơn, Mẹ hay Cha nào”? Điều đó hệt như hỏi con trẻ: “Ai là người quan trọng nhất đối với con” Nhưng có phải điều này chỉ là một trò chúng ta chơi với trẻ em? Lịch sử của nhân loại đã được đánh dấu bằng những câu trả lời mà chúng ta đưa ra cho câu hỏi này.

Chúa Giêsu không e sợ những câu hỏi của dân chúng; Ngài không sợ sự trần tục của chúng ta hoặc những điều khác nữa mà chúng ta đang kiếm tìm. Ngược lại, Ngài thấu hiểu những “gút mắc quanh co” trong trái tim con người, và, như một thầy giáo đầy kinh nghiệm, Ngài luôn luôn sẵn sàng khuyến khích và ủng hộ chúng ta. Như vẫn thường làm, Ngài vực dậy những kiếm tìm của chúng ta, những nguyện vọng của chúng ta, và ban cho chúng một chân trời mới. Như thường lệ, bằng cách nào đó Ngài tìm ra câu trả lời có thể đề ra một thách đố mới, đặt sang một bên những “câu trả lời đúng”, những câu trả lời tiêu chuẩn chúng ta dự kiến sẽ đưa ra. Như thường lệ, Chúa Giêsu đặt ra trước chúng ta “luận lý” của tình yêu. Một cung cách suy nghĩ, một đường lối cho cuộc sống, mà mọi người đều có thể thực hiện, vì đã được đề ra cho tất cả chúng ta.

Khác xa với bất kỳ hình thái nào của chủ nghĩa tinh hoa, chân trời Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta không phải chỉ dành riêng cho những linh hồn đặc tuyển có khả năng đạt đến những tầm cao của tri thức hoặc những cảnh vực đa dạng của tâm linh. Chân trời Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta luôn luôn gắn liền với cuộc sống hàng ngày, ở ngay trên “ốc đảo của chúng ta”, một cái gì đó có thể mang lại cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta chút hương hoa của cõi vĩnh hằng.

Ai là người quan trọng nhất? Chúa Giêsu rất thẳng thắn trong câu trả lời của Ngài: “Ai muốn làm lớn nhất, thì hãy tự làm người rốt hết và làm đầy tớ mọi người”. Những ai muốn làm lớn phải phục vụ người khác, chứ đừng để kẻ khác phục dịch mình.

Đó chính là một nghịch lý lớn Chúa Giêsu đưa ra. Các môn đệ tranh luận xem ai được chiếm chỗ quan trọng nhất, ai là người ưu tuyển, ai ở trên luật chung, trên chuẩn mực thông thường, để làm cho mình được nổi bật trong cuộc kiếm tìm sự ưu việt trên những người khác. Ai leo lên những nấc thang nhanh nhất để chiếm những trách vụ mang lại cho mình những lợi lộc nhất định?

Chúa Giêsu đảo lộn luận lý của họ, đơn giản bằng cách nói với họ rằng đời sống chân chính cần phải được sống trong sự dấn thân cụ thể nhằm phục vụ tha nhân.

Lời mời gọi phục vụ liên quan đến một số điều đặc biệt mà chúng ta phải chú ý. Phục vụ tha nhân phần lớn có nghĩa là chăm sóc sự yếu đuối dòn mỏng của họ. Chăm sóc những người yếu đuối trong gia đình, trong xã hội, trong dân tộc chúng ta. Họ là những khuôn mặt thất thần, đau khổ, và vô phương tự vệ mà Chúa Giêsu đề nghị chúng ta nhìn đến cách riêng và mời gọi chúng ta yêu thương họ với một tình mến được cụ thể hóa trong những hành động và các quyết định; với một tình thương được biểu lộ trong những công tác khác nhau mà chúng ta được kêu gọi chu toàn trong tư cách là công dân. Những con người cụ thể, bằng xương bằng thịt với những mảnh đời và những câu chuyện riêng, và với tất cả sự mong manh của họ chính là những người mà Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy bảo vệ, giúp đỡ, và phục vụ. Là Kitô hữu có nghĩa là được mời gọi để đề cao phẩm giá của anh chị em mình, chiến đấu và sống cho điều đó. Chính vì thế, Kitô hữu được mời gọi để bỏ qua một bên những đòi hỏi, và những mong đợi riêng mình, bỏ qua một bên việc theo đuổi quyền bính, để nhường chỗ cho ánh mắt dành cho những người yếu thế nhất.

Có một hình thái “phục vụ” thực sự là “phục dịch”, nhưng chúng ta cần tỉnh táo để tránh rơi vào cám dỗ của một hình thái “phục vụ” khác, một thứ “phục vụ” để mưu “tư lợi”. Thứ phục vụ ấy luôn đẩy con người ra bên ngoài, và tạo ra một tiến trình loại trừ người khác.

Do ơn gọi Kitô, tất cả chúng ta được mời gọi phục vụ thực sự và giúp đỡ lẫn nhau để tránh rơi vào cám dỗ phục vụ nhưng thực ra là “tư lợi”. Tất cả chúng ta được Chúa Giêsu khích lệ nâng đỡ lẫn nhau vì tình thương mà không cần nhìn sang bên cạnh để xem những người lân cận với chúng ta có thực hiện hay không. Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Ai muốn làm lớn nhất, thì hãy tự làm người rốt hết và làm đầy tớ mọi người”. Ngài không nói rằng: nếu người bên cạnh các con muốn làm đầu, hãy bắt nó là người tôi tớ! Chúng ta phải cẩn thận để tránh cái nhìn phê phán và canh tân niềm tin của chúng ta trong cái nhìn hoán cải mà Chúa Giêsu mời gọi chúng ta.

Việc nâng đỡ nhau vì tình thương này không hướng đến một thái độ nô lệ, trái lại, nó có nghĩa là đặt người anh chị em của chúng ta ở vị trí trung tâm. Sự phục vụ luôn hướng đến khuôn mặt của người anh em, động chạm đến bản thân, cảm thấy sự gần gũi với họ đến độ trong một số trường hợp, chịu đựng họ để giúp đỡ họ. Vì thế, việc phục vụ không bao giờ có tính chất ý thức hệ, vì chúng ta không phục dịch các ý tưởng nhưng là phục vụ con người.

Dân thánh và trung tín của Thiên Chúa tại Cuba là những người thích những buổi gặp mặt, tình bạn, và những gì đẹp đẽ. Đó là một dân tộc diễn hành với những bài hát ngợi khen. Đó là một dân tộc có những vết thương, như mọi dân tộc khác, nhưng biết đứng dậy với vòng tay mở rộng, biết tiến bước trong hy vọng, vì họ có một ơn gọi cao cả. Ngày hôm nay tôi mời gọi anh chị em hãy chăm sóc ơn gọi này của anh chị em, chăm sóc những hồng ân mà Thiên Chúa phú ban cho anh chị em, nhất là tôi muốn mời gọi anh chị em chăm sóc phục vụ những anh chị em yếu đuối của mình. Đừng lơ là bỏ qua họ vì những dự án có vẻ thu hút đấy, nhưng lại không quan tâm gì đến những người ở ngay bên cạnh mình. Chúng ta biết, chúng ta là chứng nhân về sức mạnh khôn sánh của mầu nhiệm Phục sinh, đang tạo nên những mầm mống của thế giới mới này ở mọi nơi (x. Niềm Vui Tin Mừng, 276-278).

Chúng ta đừng quên bài Tin Mừng chúng ta đã nghe ngày hôm nay: Tầm quan trọng của một dân tộc, một quốc gia, và tầm quan trọng của một cá nhân luôn luôn dựa trên cách thế họ tìm kiếm để phục vụ anh chị em dễ bị tổn thương của họ. Ở đây chúng ta thấy một trong những thành quả của một nhân loại thật sự. “Ai không sống để phục vụ, không 'phục vụ' để sống”.
 
ĐGH Phanxicô đã gặp riêng Fidel Castro và không thể gặp riêng phe chống đối.
Trần Mạnh Trác
22:05 20/09/2015


Sau khi cử hành thánh lễ Chuá Nhật tại công trường Cách Mạng ở Havana, ĐTC Phanxicô đã ghé thăm Fidel Castro tại nhà riêng.

Theo lời cuả LM Federico Lombardi, giám đốc văn phòng truyền thông cuả Vatican, cho biết thì có khoảng 10 người trong gia đình Castro hiện diện, gồm vợ ông và nhiều đứa cháu.

Cuộc thăm viếng được mô tả là 'riêng tư và thân thiện' đã kéo dài khoảng 40 phút. ĐGH tặng cho Castro 2 cuốn sách về thần học và Castro tặng lại cho ĐGH một cuốn sách nói về chính sách tôn giáo dưới thời cuả ông, cuốn "Fidel and religion" viết bởi một LM Ba Tây dòng Đa Minh có chủ chương Thần Học Giải Phóng là LM Frei Betto, và một cuốn sách 'lớp vỡ lòng' cuả một LM dòng Tên từng là thầy dậy cuả ông trong những năm 1940.



ĐGH Phanxicô đã nhiều lần phê bình Cuba. Trong một cuốn sách xuất bản năm 1998 khi còn là Hồng Y, Ngài viết rằng chế độ độc tài toàn trị và tham nhũng cuả Cuba cần phải bị xoá bỏ để thay vào một chế độ dân chủ.

Theo lời LM Lombardi thì quan điểm cuả ĐGH về tự do tôn giáo ở Cuba không phải chỉ là việc được thờ phụng mà thôi mà cần phải bao gồm quyền mở trường học, quyền làm việc xã hội và những công việc mục vụ khác.

Theo tin cuả tờ Washington Post thì chiều nay ĐGH cũng có thể gặp riêng với những người Cuba bất đồng chính kiến mà chính quyền vẫn thường tố cáo là những phần tử phản động, tay sai và là 'lính đánh thuê' cuả các thế lực thù địch. Nhắc lại trước đây nhiều tuần chính quyền Cuba đã ruồng bắt nhiều nhân vật chống đối và tất cả những "ladies in white". Tuy nhiên trong Thánh lể buổi sáng, mặc dù công an kiểm soát rất chặt chẽ, vẫn có một nhóm nhỏ tiến tới sát ĐGH hô to khẩu hiệu 'Tự Do !" và tung truyền đơn ra ngoài. Nhóm đó đã bị công an cảnh sát bắt đem đi ngay.

Nguồn tin sau cùng cho biết hai nhân vật bất đồng chính kiến được mời tới toà khâm sứ Toà Thánh là Marta Beatriz Roque và Miriam Leiva để đọc kinh chiếu với ĐTC đã không có mặt. Họ cho biết đã bị công an bắt giữ trên đường đi.

Trong thánh lễ tại công trường Cách Mạng, ĐGH đã nhắn nhủ chính quyền Cộng Sản hãy "phục vụ cho con người, chứ không nên phục vụ cho một ý tưởng."

"Đó (Phục vụ cho con người) là loại phục vụ đích thực," ĐGH nói trong bài giảng, "chúng ta cần phải cảnh giác đừng để bị cám dỗ vào loại phục vụ (ý tưởng) kia, loại đó chỉ tự phục vụ cho riêng nó mà thôi."

"Cũng có loại phục vụ (cho con người) nhưng chỉ chăm lo việc giúp đỡ 'những người cuả mình'," ĐTC nói tiếp. "Loại này luôn để mặc 'những người cuả chúng bay' ra bên ngoài, tạo ra một thể chế loại trừ."

Đám đông dân chúng Cuba đã tụ tập nhiều giờ trước bình minh để được có dịp nhìn thấy ĐGH, quảng trường đã đầy từ 3 giờ trước lễ. Phỏng đoán có 300 ngàn người tham dự. Hội Hồng Thập Tự đã thiết lập nhiều trạm y tế để săn sóc cho những người có thể bị kiệt sức.

ĐGH đã đi xe quanh quảng trường để gặp gỡ dân chúng, bế bồng con trẻ, thăm hỏi người bất toại.

Người ta nhận thấy có nhiều vị Hồng Y tháp tùng ĐTC, như ĐHY Sean O'Malley, tổng giám mục Boston (HK), ĐHY Theodore McCarrick, tổng giám mục về hưu cuả Washington (HK) và ĐHY Peter Turkson cuả Gana (Phi Châu).

Tham dự thánh lễ còn có ông Chủ tịch Cuba Raul Castro và bà Tổng Thống Argentina Cristina Fernandez de Kirchner.

Riêng ông Raul Castro thì từng nói ĐGH là nguồn cảm hứng cho ông và ông đang suy nghĩ về việc gia nhập đạo Công Giáo. Castro đã ca tụng ĐGH trong bài diễn văn chào mừng hôm thứ Bảy, nhưng không đề cập đến những vấn nạn tự do dân chủ, mà chỉ nhắc nhở tới những điều Ngài chỉ trích về chủ nghĩa tiêu dùng và sự suy thoái môi trường. Castro cũng cảm ơn ĐGH đã giúp Cuba và Mỹ thiết lập bang giao, nhưng cũng nhắc thêm rằng Mỹ cần phải trả lại căn cứ quân sự Guantanamo Bay cho Cuba.

Trang trí cho buổi lễ, người ta đã trưng bày một một bức hình 'Lòng Chuá Thương Xót' vĩ đại với dòng chữ "Hãy đến cùng Ta." Bức hình tương phản với các hình ảnh cách mạng có sẵn ở đây. Đây là lần đầu tiên chính quyền Cuba cho phép trưng bày một hình ảnh tôn giáo tại quảng trường Cách Mạng như thế này, theo ý kiến cuả nhiều người dân tham dự thánh lễ.

Và chính quyền cũng cho mở những làn sóng Wi Fi, và yêu cầu những người sử dụng gửi lời chúc mừng tới ĐGH.
 
Diễn văn của Đức Phanxicô với các sinh viên trẻ tại Trung Tâm Văn Hóa Félix Varela, Havana
Vũ Van An
21:32 20/09/2015
Các bạn thân mến,

Tôi rất vui được hiện diện với các bạn tại đây ở Trung Tâm Văn Hóa này, nơi quan trọng xiết bao đối với lịch sử Cuba. Tôi tạ ơn Thiên Chúa vì dịp may này, được gặp mặt rất nhiều bạn trẻ, những người, qua việc làm, việc học hành và huấn luyện của họ, đang mơ về và đang thực sự tạo ra tương lai cho Cuba.

Tôi cám ơn Leonardo vì những lời chào mừng của bạn, và nhất là vì, dù nói tới biết bao nhiêu điều quan trọng và cụ thể như các khó khăn, các mối lo sợ, các niềm hoài nghi của chúng ta, có tính vừa thực chất vừa nhân bản, bạn vẫn đề cập với ta về hy vọng. Bạn ấy đã nói với chúng ta về các giấc mơ và khát vọng từng bén rễ vững chắc trong tâm hồn người trẻ Cuba, vượt lên trên các dị biệt của họ về giáo dục, văn hóa, niềm tin và ý nghĩ. Leonardo thân mến, xin cám ơn bạn, vì khi tôi nhìn tất cả các bạn, điều đầu tiên xuất hiện trong tâm trí tôi cũng là chữ "hy vọng". Tôi không thể tưởng tượng được việc một người trẻ lại không có sức sống, không có giấc mơ hay lý tưởng, không khát mong một điều gì đó vĩ đại hơn.

Nhưng ở giờ phút lịch sử này, một người trẻ Cuba nên có loại hy vọng nào? Không có gì hơn hay kém niềm hy vọng của bất cứ người trẻ nào tại bất cứ nơi nào trên thế giới. Vì hy vọng nói với ta về một điều gì đó bén rễ sâu trong mọi trái tim con người, độc lập với các hoàn cảnh cụ thể và điều kiện lịch sử của ta. Hy vọng nói với chúng ta về nỗi khát mong, niềm hoài bão, lòng mong mỏi có được một cuộc đời thành toàn, niềm khát vọng hoàn thành những điều cao cả, những điều làm tâm hồn ta ngập tràn và nâng tinh thần ta lên những thực tại cao thượng như chân, thiện, mỹ, công lý và tình yêu. Nhưng nó cũng bao gồm việc chấp nhận rủi ro. Nghĩa là sẵn sàng không để mình bị quyến rũ bởi những lời hứa hẹn hạnh phúc mau qua, giả dối, lạc thú tức khắc và vị kỷ, bởi cuộc sống tầm thường và tự lấy mình làm trung tâm, một cuộc sống chỉ có thể đổ đầy lòng ta bằng buồn bã và đắng đót. Không, hy vọng phải mạnh dạn; nó phải biết nhìn quá bên kia tiện ích bản thân, những an toàn và bù đắp nhỏ mọn chỉ giới hạn chân trời ta; nó phải mở lòng ta cho những lý tưởng lớn lao giúp làm cho đời ta nên tươi đẹp và đáng sống hơn. Tôi muốn hỏi mỗi người trong các bạn: Điều gì lên khuôn đời các bạn? Điều gì đang nằm sâu trong trái tim các bạn? Các hy vọng và khát vọng của các bạn đặt ở đâu? Các bạn có sẵn sàng đặt mình lên tuyến phục vụ một điều gì đó lớn lao hơn không?

Có lẽ các bạn sẽ thưa: "có, thưa cha, con được các lý tưởng đó lôi cuốn mạnh mẽ. Con cảm nhận được lời mời gọi của chúng, vẻ đẹp của chúng, ánh sáng rạng rỡ của chúng trong trái tim con. Nhưng con thấy mình yếu đuối quá, con chưa sẵn sàng quyết định đi theo con đường hy vọng. Mục tiêu thì cao cả đấy nhưng sức con thì yếu quá đi. Tốt nhất là bằng lòng với những điều nhỏ mọn, không cao cả gì nhưng thực tiễn hơn, trong vòng với hơn". Tôi có thể hiểu được phản ứng này; cảm thấy bị trĩu nặng bởi khó khăn và các điều quá đòi hỏi là chuyện thông thường thôi. Nhưng các bạn hãy ý tứ đừng để mình bị cám dỗ mà nhụt chí là thứ làm tê liệt lý trí và ý chí ta, hay lãnh cảm là hình thức bi quan triệt để trước tương lai. Các thái độ này kết thúc ở chỗ một là trốn chạy khỏi thực tế mà sa vào ảo tưởng vô ích, hai là ích kỷ tự cô lập hóa và hoài nghi bịt tai trước tiếng kêu than đòi công lý, sự thật và tình người đang nổi lên giữa ta và trong chính ta.

Nhưng ta phải làm gì? Làm thế nào tìm thấy các nẻo đường hy vọng ngay trong các hoàn cảnh ta đang sống? Làm thế nào biến các niềm hy vọng thành toàn, chân thực, công lý và chân lý trở thành một thực tại trong cuộc sống bản thân của ta, trong đất nước ta và trong thế giới ta? Tôi nghĩ: có ba ý tưởng có thể giúp duy trì niềm hy vọng của ta luôn sống động:

Hy vọng là một con đường gồm cả ký ức lẫn biện phân. Hy vọng là nhân đức để đi khắp nơi. Nó không đơn thuần là nẻo đường ta theo vì thích nó, nhưng nó có một cùng đích, một mục tiêu rất thực tế và soi dẫn đường ta đi. Hy vọng cũng được nuôi dưỡng bằng ký ức; nó không chỉ nhìn tương lai mà còn nhìn cả dĩ vãng và hiện tại nữa. Để luôn tiến tới trong đời, ngoài việc biết mình muốn đi đâu, ta cũng cần biết ta là ai và ta từ đâu đến. Các cá nhân hay các dân tộc nào không có ký ức và xóa bỏ dĩ vãng của mình đều liều mình đánh mất bản sắc và tiêu diệt tương lai của mình. Thành thử ta cần nhớ ta là ai, và di sản thiêng liêng và luân lý của ta bao gồm những gì. Tôi tin rằng điều này chính là kinh nghiệm và cái nhìn thông sáng của Cha Félix Varela, người Cuba vĩ đại. Biện phân cũng cần thiết, vì điều chủ yếu là cởi mở đối với thực tại và biết giải thích thực tại này mà không sợ thiên kiến. Các giải thích phiến diện và có tính ý thức hệ là điều vô ích; chúng chỉ làm méo mó thực tại bằng cách cố gắng nhét nó vào những khuôn khổ tiên kiến, chỉ tổ gây thất vọng và tuyệt vọng. Ta cần biện phân và ký ức, vì biện phân không mù quáng; nó được xây dựng trên các tiêu chuẩn đạo đức và luân lý vững chắc, giúp ta nhìn thấy điều thiện và điều chính đáng.

Hy vọng là con đường ta cùng người khác tiếp nhận. Một tục ngữ Phi Châu nói rằng: "Muốn đi nhanh, thì đi một mình; muốn đi xa, thì đi với người khác". Cô lập và sống xa cách không bao giờ phát sinh được hy vọng; nhưng gần gũi và gặp gỡ người khác thì có. Để một mình, ta sẽ không đi tới đâu cả. Mà với loại trừ, ta cũng không thể xây dựng tương lai cho ai được, cho cả ta cũng không. Đường hy vọng đòi phải có nền văn hóa gặp gỡ, đối thoại, một nền văn hóa vốn có khả năng thắng vượt tranh chấp và kình chống khô cằn. Muốn tạo ra nền văn hóa này, điều sinh tử là coi các phương thức suy nghĩ khác nhau không hẳn là nguy cơ mà là phong phú và phát triển. Thế giới cần nền văn hóa gặp gỡ này. Nó cần những người trẻ biết tìm cách biết nhau và yêu nhau, cùng nhau đồng hành trong việc xây dựng xứ sở, một cuộc hành trình mà José Martí từng mơ ước: “với mọi người, và vì lợi ích mọi người".

Hy vọng là con đường liên đới. Nền văn hóa gặp gỡ tự nhiên sẽ dẫn ta tới nền văn hóa liên đới. Tôi rất thán phục trước điều Leonardo nói lúc đầu, khi bạn ấy đề cập tới tình liên đới, coi nó như nguồn tạo sức mạnh để lướt thắng mọi trở ngại. Không có liên đới, không nước nào có tương lai cả. Vượt lên trên các tính toán và tư lợi khác, ta không những phải quan tâm tới những người có thể là bằng hữu ta, người đồng hành với ta, mà cả những ai suy nghĩ khác với ta, những ai có ý nghĩ riêng nhưng không kém nhân bản và có tính Cuba như ta. Khoan dung không thôi chưa đủ; ta còn phải đi xa hơn thế, từ thái độ nghi ngờ và phòng ngự phải tiến qua thái độ chấp nhận, hợp tác, phục vụ cụ thể và giúp đỡ hữu hiệu. Đừng sợ liên đới, phục vụ và giúp một tay, để không ai bị loại trừ khỏi con đường này.

Con đường sống trên đươc soi sáng bởi một niềm hy vọng cao hơn: đó là niềm hy vọng phát sinh từ đức tin vào Chúa Kitô. Ngưòi tự làm Người trở thành người đồng hành với ta. Không những Người khuyến khích ta, Người còn đồng hành với ta nữa; Người ở bên cạnh ta và giơ bàn tay thân hữu của Người cho ta. Là Con Thiên Chúa, Người muốn trở thành một người như ta, đồng hành với ta trên đường. Niềm tin vào sự hiện diện của Người, vào tình bạn và tình yêu của Người làm sáng lên mọi hy vọng và mọi giấc mơ của ta. Với người cạnh bên, ta học được cách biện phân điều có thực, gặp gỡ và phục vụ người khác, và bước theo con đường liên đới.

Các bạn trẻ Cuba thân mến, nếu chính Thiên Chúa đã bước vào lịch sử ta và trở thành nhục thể nơi Chúa Giêsu, nếu Người đỡ lấy các yếu đuối và tội lỗi của ta, thì các bạn không nên sợ hy vọng, hay tương lai, vì Thiên Chúa ở cạnh bên ta. Người tin tưởng các bạn và Người hy vọng nơi các bạn.

Các bạn thân mến, tôi xin cám ơn các bạn vì cuộc gặp gỡ này. Xin niềm hy vọng nơi Chúa Kitô, người bạn của các bạn, luôn hướng dẫn các bạn trên đường đời của các bạn. Và xin các bạn nhớ cầu nguyện cho tôi. Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả các bạn.

 
Ngày thứ hai chuyến tông du của Đức Phanxicô tại Cuba
Vũ Van An
23:18 20/09/2015
Sau đây là bản tường trình từng giờ của A.P. về các biến cố của ngày thứ hai chuyến tông du của Đức Phanxicô tại Cuba:

8 giờ 15 sáng: Mặt trời đã xuất hiện trên Quảng Trường Cách Mạng của Havana và hàng ngàn người đã đứng chật quảng trường trước khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới cử hành Thánh Lễ đầu tiên của ngài trên đất Cuba.

Các tín hữu và những người không có đức tin đã kéo nhau vào quảng trường, chờ Đức Giáo Hoàng tới trên giáo hoàng xa. Bức tượng Che Guevara bằng kim khí đầy ấn tượng ở quảng trường như đang đua tranh với tấm bích chương khổng lồ vẽ Chúa Kitô đặt đối diện với bàn thờ nơi Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ cử hành Thánh Lễ.

Người Cuba biết rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng giúp thúc đẩy Hoa Kỳ và Cuba thực hiện việc xích lại gần nhau có tính lịch sử của họ, và họ kéo nhau từng đoàn để được thấy vị giáo hoàng Mỹ Châu La Tinh đầu tiên trong lịch sử.

Jose Rafael Velazquez là một công nhân 54 tuổi, tới quảng trường cùng vợ, cả ba tiếng đồng hồ trước khi Thánh Lễ được dự trù khởi đầu. Ông cho hay: ông không phải là người có tôn giáo nhưng tới đây để chứng kiến một biến cố lịch sử thì đúng hơn.

Ông nói: “chúng tôi rất hy vọng đối với chuyến viếng thăm này, vì Đức Giáo Hoàng là chìa khóa mở cuộc thương thảo với Hoa Kỳ, và từ đó lúc thông báo, đã có nhiều thay đổi và chuyến viếng thăm này đem lại cho tôi nhiều hy vọng nó sẽ tốt hơn”.

8 giờ 30 sáng: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang chạy vòng quanh đám đông tụ tập để tham dự Thánh Lễ đầu tiên của ngài tại Havana, thỉnh thoảng dừng giáo hoàng xa lại để thăm hỏi tín hữu và hôn trẻ em được nâng lên cho ngài.

Cờ Vatican và Cuba tung bay giữa các hàng tín hữu tại Quảng Trường Cách Mạng của Cuba.

Chủ Tịch Cuba, Raul Castro, có mặt trong số những người tụ tập tham dự Thánh Lễ.

9 giờ 15 sáng: Nhân viên an ninh Cuba đã giam giữ ít nhất ba người hình như đang cố gắng phân phát truyền đơn trước khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô cử hành Thánh Lễ tại Quảng Trường Cách Mạng của Havana.

Các viên chức này lôi họ đi và thu lượm các tờ truyền đơn vương vãi trên một trong những đường phố quanh Quảng Trường. Không rõ họ phản đối điều gì. Ba người vận áo thung trắng và hô hoán trước khi bị túm giữ và lôi đi.

9 giờ 45 sáng: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang thúc giục người Cuba chăm sóc lẫn nhau và đừng phê phán người khác dựa trên tư cách hay hành động của họ.

Đức Phanxicô ngỏ sứ điệp của ngài trước hàng ngàn người Cuba đang tụ tập vào hôm Chúa Nhật để tham dự Thánh Lễ đầu tiên của ngài tại Quảng Trường Cách Mạng của Havana. Ngài nói vói họ rằng những ai muốn làm lớn phải phục vụ người khác, chứ không để người khác phục vụ mình. Ngài cho hay: người Cuba nên tránh “những cái nhìn đầy phê phán”.

Ngài nói: “tất cả chúng ta đều được Chúa Giêsu yêu cầu, đúng hơn, được Người thúc giục chăm sóc lẫn nhau vì yêu thương… Không nhìn phía này phía kia để thấy người láng giềng mình đang làm gì hay đang không làm gì”.

Lúc này, chưa rõ Đức Phanxicô muốn nói gì. Nhưng nhiều người Cuba than phiền về sự cứng ngắc của một hệ thống trong đó hầu như mọi khía cạnh của cuộc sống đều bị nhà nước kiểm soát, từ các định chế văn hóa tới các ủy ban khu xóm chuyên dòm ngó, một hệ thống trong đó con người bị loại trừ hay mất phúc lợi nếu bị coi là không trung thành với các nguyên tắc cách mạng.

Trong mấy năm gần đây, hệ thống trên đã được nới lỏng phần nào, nhưng đối với nhiều người trong nước và các quan sát viên ngoại quốc, trọng điểm của vấn đề vẫn còn đó.

Nhiều người Cuba cũng càng ngày càng quan tâm tới việc gia tăng bất bình đẳng, khi những người được tư bản ngoại quốc nâng đỡ thì sống phè phỡn trong khi người khác phải chật vật lắm mới có miếng ăn, sinh ra ghen tỵ và chia rẽ giữa các gia đình và trong xã hội nói chung.

10 giờ 21 sáng: Đức Giáo Hoàng Phanxicô khẩn khoản yêu cầu chính phủ và nhóm du kích quân lớn nhất của Colombia chấm dứt cuộc tranh chấp kéo dài nhất ở Nam Mỹ; ngài nói rằng họ không thể cho phép mình một lần nữa phạm sai lầm trong việc làm trật đường các cố gắng đạt hòa bình.

Đức Phanxicô đưa ra lời kêu gọi trên vào hôm Chúa Nhật từ Quảng Trường Cách Mạng ở Havana, nơi đang diễn ra các cuộc thương thuyết hòa bình trong hơn hai năm qua giữa Lực Lượng Võ Trang Cách Mạng Colombia và các đại diện của Bogota nhằm chấm dứt nửa thế kỷ đánh nhau.

Ngài nói: “Mong rằng máu do hàng ngàn người vô tội đổ ra trong suốt những thập niên lâu dài của cuộc tranh chấp võ trang” có thể nâng đỡ các cố gắng tìm được một nền hòa bình dứt khoát.

Đức Phanxicô nói thêm: “Làm ơn, chúng ta không có quyền tự cho phép mình sai phạm một lần nữa trong nẻo đường hoà bình và hoà giải này”.

Vị giáo hoàng đầu tiên người Mỹ Châu La Tinh của Giáo Hội gần đây đã giúp đẩy nhanh việc hòa giải có tính lịch sử giữa Hoa Kỳ và Cuba bằng cách đích dân kêu gọi các nhà lãnh đạo của cả hai quốc gia.

10 giờ 40 sáng: Chủ Tịch Cuba, Raul Castro là người đầu tiên chào kính Đức Giáo Hoàng Phanxicô sau khi ngài cử hành Thánh Lễ tại Quảng Trường Cách Mạng ở Havana.

Đức Phanxicô cũng chuyện trò ít phút với Tổng Thống Á Căn Đình, Bà Cristina Fernandez, và các nhà lãnh đạo tôn giáo trong nước.

Hai phụ tá nâng Đức Giáo Hoàng khi ngài leo lên các bậc thang của bàn thờ, và lúc ngài bước xuống. Ngài vốn bị chứng đau thần kinh tọa và thường bước đi cách hơi khó khăn.

11 giờ 10 sáng: Truyền thông điện tử của chính phủ Cuba, Cubadebate, đã thay đổi biểu trưng (logo) trên trang mạng và trên chương mục “Hót” của họ nhân chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Biểu trưng quen dùng gồm các bán nguyệt đỏ và đen và các dải trắng đã được thay thế bằng chiếc mũ giáo hoàng với cây Thánh Giá và hàng chữ “Chào Mừng Tới Cuba” thay vì hàng chữ quen dùng “Chống Khủng Bố Truyền Thông”.

1 giờ 05 chiều: Phát ngôn viên Vatican cho hay: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp Fidel Castro khoảng nửa giờ tại căn nhà của người cựu lãnh đạo Cuba.

Cha Lombardi nói rằng buổi đàm đạo không có gì trịnh trọng và diễn ra trước sự hiện diện của cả con lẫn cháu của Castro.

1 giờ 15 chiều: Phát ngôn viên Vatican còn cho hay: Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Fidel Castro trao đổi sách làm quà tặng lẫn nhau trong cuộc gặp gỡ kéo dài nửa tiếng tại nhà viên cựu lãnh tụ này.

Cha Lombardi nói rằng Đức Giáo Hoàng tặng Castro một tác phẩm do một tu sĩ Dòng Tên viết, vị này vốn dạy Fidel tại một trường Công Giáo lúc ông ta còn nhỏ.

Castro thì tặng Đức Giáo Hoàng một bộ ghi lại các cuộc đàm đạo của ông về tôn giáo với giáo sĩ người Ba Tây, tên là Frei Betto.

3 giờ 05 chiều: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đích thân mời người ta cùng với ngài tới Philadelphia cuối tuần tới. Liệu có tới một triệu người hay không sẽ tham dự, như dự tính, vẫn còn là một câu hỏi bỏ ngỏ.

Một chiến dịch để khuyến khích việc tham dự Thánh Lễ đại trào và các biến cố khác đã được phát động với khẩu hiệu “Tôi Sẽ Ở Đó”
Trong một sứ điệp video, Đức Giáo Hoàng nói rằng “Tôi sẽ ở đó vì các bạn sẽ ở đó! Hẹn gặp các bạn tại Philadelphia!”

Một số hạn chế về du lịch đã được nới lỏng, giúp cắt ngắn các đoạn đường phải đi bộ. Nhưng vẫn còn nhiều phòng khách sạn và rất nhiều vé xe lửa chưa có người giữ chỗ.

Địa điểm an toàn cho hai biến cố lớn nhất của Đức Giáo Hoàng là Benjamin Franklin Parkway dài một dặm. Các ước lượng mới cho biết sức chứa của nó vào khoảng 250,000 người.

Các khách viếng thăm khác sẽ phải coi các màn hình vĩ đại đặt gần đó hay tại các địa điểm khác trong thành phố. Các giới chức Giáo Hội cho biết kế hoạch đã luôn như thế rồi.

3 giờ 45 chiều: Một bức hình cho thấy cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Fidel Castro tại nhà của cựu lãnh tụ Cuba.
Cựu chủ tịch và Đức Giáo Hoàng nhìn thẳng vào mặt nhau khi bắt tay nhau. Đức Phanxicô mặc đồ trắng, còn Castro thì mặc một sơmi trắng và một áo ấm thể thao.

Bức hình do Alex Castro, con trai Fidel và là nhiếp ảnh gia chính thức, chụp và gửi cho Associated Press.

4 giờ 15 chiều: Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới Dinh Cách Mạng, trụ sở của chính phủ Cuba, để dự cuộc hội kiến với chủ tịch Raul Castro.

Hai vị đang thăm hỏi các vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Cuba và các giới chức chính phủ.

Trong số những người tham dự có đệ nhất Phó Chủ Tịch Miguel Diaz-Canel, người được nhiều giới cho là sẽ đảm nhiệm chức chủ tịch vào năm 2018 khi Castro nói mình sẽ từ chức.

4 giờ 45 chiều: Món quà Đức Giáo Hoàng Phanxicô tặng Fidel Castro khiến nhiều người cau mày.

Ngài mang tới cho cựu lãnh tụ Cuba một bộ sưu tầm các bài giảng của vị thầy Dòng Tên trước đây của Fidel, tức linh mục Amando Llorente, và hai CD ghi lại các bài giảng của vị linh mục Tây Ban Nha này. Cha Llorente dạy tại một trung học Dòng Tên nơi Fidel theo học, nhưng ngài bị buộc phải rời Cuba sau khi Castro nắm được quyền hành vào năm 1959 không bao lâu và ra tay trục xuất các giáo sĩ ngoại quốc. Ngài qua đời tại Miami năm 2010.

Người viết tiểu sử Đức Giáo Hoàng Phanxicô là Austen Invereigh cho hay: theo ông, Đức Giáo Hoàng muốn gửi một thông điệp tế nhị cho một người có nền cai trị được đánh dấu bằng tranh chấp với Giáo Hội Công Giáo và nhiều nhóm khác. Trong chuyến viếng thăm của ngài, Đức Phanxicô nhấn mạnh tới việc hoà giải giữa những người Cuba sống trong nước và sống ở ngoại quốc.

Invereigh nói: ông “không thể không nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn mời gọi Fidel Castro giải quyết quá khứ của ông cách thoả đáng”.

5 giờ 20 chiều: Chủ Tịch Cuba, Raul Castro, đang chỉ cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô xem điều hình như là quà tặng chính thức dành cho ngài, được trưng bày tại Dinh Cách Mạng: một tượng chịu nạn lớn được làm từ những mái chèo do nghệ sĩ Cuba tên Kcho thực hiện, và một bức vẽ Nữ Trinh Bác Ái El Cobre, Quan Thầy Cuba.

5 giờ 35 chiều: Đức Giáo Hoàng Phanxicô cám ơn ông Raul Castro vì sự nghinh đón của ông tại phi trường hôm Thứ Bẩy và việc ông ân xá cho 3,522 tù nhân phạm những tội tương đối nhẹ.

Trong cuộn băng của Associated Press ghi âm cuộc trao đổi giữa hai vị trước khi họ gặp riêng nhau, mà một phần nghe không rõ, người ta thấy Đức Phanxicô nói: “Trước nhất, tôi muốn cám ơn ngài vì sự nồng hậu của cuộc nghinh đón, sự kiện là trong bài diễn văn của ngài, ngài đã trích dẫn những điều thực sự là đấu chỉ (nghe không rõ) và đầm ấm. Tôi cũng muốn cám ơn ngài về lệnh ân xá”.

5 giờ 45 chiều: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang chủ tọa buổi kinh chiều tại Nhà Thờ Chính Tòa Vô Nhiễm Thai và Thánh Cristobal ở Havana, xây từ thế kỷ thứ 18.

Các chuông nhà thờ đã được dóng lên và mấy trăm linh mục cùng nữ tu phấn khởi vỗ tay và hô to “Phanxicô!” khi Đức Giáo Hoàng tới. Chiếc đại phong cầm bật lên bài thánh ca hân hoan.

Ngôi nhà thờ chánh tòa này đầu tiên được khởi công bởi các cha Dòng Tên và mặt tiền của nó do kiến trúc sư người Ý tên Borromini vẽ kiểu. Nhà thờ có tượng lớn bằng thau của Thánh Gioan Phaolô II, người là vị giáo hoàng đầu tiên thăm Cuba năm 1998, cũng như bản sao tượng Nữ Trinh Bác Ái El Cobre, quan thầy Cuba.

6 giờ 30 tối: Đức Giáo Hoàng Phanxicô, lần đầu tiên trong chuyến tông du này, đã nói ứng khẩu khá dài, ra ngoài bản văn đã soạn sẵn, trong một bài giảng tập chú nhiều vào sự quan trọng của đức khó nghèo đối với Giáo Hội Công Giáo.

Ngài cũng cảnh giác trước các nguy hiểm rơi vào cạm bẫy bị cám dỗ giầu sang. Ngài nói: “Mẹ Giáo Hội ta sống nghèo. Thiên Chúa muốn Giáo Hội nghèo, như Người từng muốn cho Mẹ Thánh Maria của Người sống nghèo vậy”.

8 giờ 10 tối: Hai người bất đồng nổi tiếng của Cuba nói rằng Vatican mời họ dự buổi kinh chiều của Đức Giáo Hoàng tại Nhà Thờ Chánh Tòa Havana nhưng cơ quan an ninh Cuba bắt giam họ và tạm thời giam giữ họ.

Marta Beatriz Roque và Miriam Leiva, cả hai đều là những người bất đồng đã lâu, cho biết: họ nhận được lời mời từ văn phòng Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh ở Havana để tham dự buổi lễ, nhưng họ bị bắt khi lên đường tới nhà thờ chánh tòa.

Bà Roque nói rằng bà cũng được Vatican mời gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Tòa Khâm Sứ không bao lâu sau khi ngài tới đây hôm Thứ Bẩy, nhưng bà cũng đã bị bắt giữ cùng một lúc và được thả trước khi bị bắt lại vào chiều Chúa Nhật.

Theo hai bà Leiva và Roque, các nhân viên an ninh minh nhiên nói với họ rằng họ không thể tới dự buổi cầu nguyện với Đức Giáo Hoàng tại Cuba.

Bà Roque nói: "họ bảo tôi rằng tôi không có tư cách, nên tôi không thể tới tham dự các biến cố của Đức Giáo Hoàng đang diễn ra tại Quảng Trường Nhà Thờ Chánh Tòa”.

8 giờ 30 tối: Phát ngôn viên Vatican xác nhận rằng một số người bất đồng được kêu gọi và được mời tới tham dự các biến cố để được Đức Giáo Hoàng Phanxicô chào hỏi.

Nhưng ngài cho hay: không có cuộc gặp gỡ đặc biệt nào đã được hoạch định. Cha Lombardi cho hay: các người bất đồng này đã không tới nhưng ngài không thể xác nhận là do họ bị bắt giữ.

Trước đó, hai người bất đồng nổi tiếng nói rằng các nhân viên an ninh Cuba đã bắt giữ họ và nói với họ rằng họ không được lui tới các biến cố của Đức Giáo Hoàng.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ Fidel Castro
Đặng Tự Do
23:19 20/09/2015
Fidel và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
Fidel và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16
Fidel và Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Trưa Chúa Nhật 20 tháng 9, sau thánh lễ tại quảng trường cách mạng của thủ đô Havana, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc gặp gỡ với nhà cựu độc tài Fidel Castro tại tư gia của ông ta trong vòng 30-40 phút. Hiện diện trong cuộc gặp gỡ có cả vợ con và cháu chắt của Fidel Castro.

Đức Thánh Cha đã trao cho ông Fidel Castro nhiều cuốn sách, trong đó có một cuốn của một vị linh mục người Ý là cha Alexander Pronzato, và một cuốn khác bằng tiếng Tây Ban Nha của linh mục Dòng Tên Segundo Llorentea. Cha Segundo Llorentea sinh năm 1906 và qua đời năm 1963. Ngài là một nhà triết học lẫy lừng của Dòng Tên đã viết nhiều sách bàn về quan hệ giữa đức tin và triết học. Sau 40 năm truyền giáo tại những vùng quê ở Alaska, Hoa Kỳ, năm 1960 ngài đắc cử dân biểu quốc hội lập hiến khóa 2 của tiểu bang Alaska và là linh mục Công Giáo đầu tiên tại Hoa Kỳ đảm nhận một chức vụ công quyền như vậy.

Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, không cho biết chi tiết về 2 cuốn sách nói trên nhưng hầu chắc cuốn sách của cha Segundo Llorentea là một cuốn sách về triết học. Còn cuốn sách của cha Alexander Pronzato được dự đoán là sách về đàng thiêng liêng. Đức Thánh Cha cũng tặng cho Fidel Castro một cuốn sách và hai đĩa DVD những bài giảng của ngài, cũng như hai bản sao Thông Điệp Lumen Fidei và Laudetop Sí.

Đáp lại, Fidel Castro đã tặng cho Đức Thánh Cha một cuốn sách nhan đề "Fidel và Tôn Giáo," được viết vào năm 1985 bởi một linh mục người Brazil là cha Frei Betto. Trong lời đề tặng Fidel viết: "Kính tặng Đức Thánh Cha Phanxicô, nhân chuyến viếng thăm của ngài tại Cuba, với lòng ngưỡng mộ và kính trọng của nhân dân Cuba."

Qua cuốn sách này, rõ ràng Fidel muốn đáp trả lại những cuốn sách Đức Thánh Cha đã viết về Fidel và đảng cộng sản Cuba trong thời gian trước và sau khi ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Buenos Aires.

Cha Federico Lombardi, cho biết cuộc họp đã diễn ra "thân thiện và không nặng về nghi thức". Cha cho biết thêm chủ đề chính được thảo luận là việc "bảo vệ môi trường và các vấn đề lớn của thế giới đương đại."

So sánh cuộc gặp gỡ hôm Chúa Nhật 20 tháng 9 với cuộc gặp gỡ đã diễn ra giữa Fidel Castro và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 vào năm 2012, Cha Federico Lombardi nói trong cuộc họp trước Fidel Castro đặt nhiều câu hỏi hơn với Đức Bênêđíctô thứ 16. Lần này, Đức Thánh Cha Phanxicô chủ động đưa ra nhiều câu hỏi với Fidel.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đoàn WOOMB Việt Nam dâng lễ tạ ơn tại Cộng đoàn Vinh Sơn Liêm.
Trần Văn Minh
05:48 20/09/2015
Melbourne, vào lúc 6 giờ chiều Thứ Bảy 19 – 9 – 2015. Tại Trung Tâm Công Giáo Việt nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Đoàn WOOMB (viết tắt của tổ chức World Organization of the Ovulation Method “Billings”) Việt Nam, đến hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn cùng Cộng đoàn.

Mời coi hình

Thánh lễ đồng tế do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân Quản nhiệm Cộng đoàn chủ tế cùng với Linh mục Stephano Nguyễn Văn Đậu Tổng đại diện GP. Ban Mê Thuột và Linh mục Toma Lê Văn Khẩn GP Thanh Hóa đồng tế.

Trong lời chào mừng đoàn trước khi cử hành Thánh lễ, Linh mục chủ tế thay mặt cộng đoàn vui mừng được chào đón đoàn đã đến Melbourne tu nghiệp và cùng Cộng đoàn dâng Thánh lễ tạ ơn. Cũng nhân dịp này, Linh mục quản nhiệm cũng giới thiệu đến Cộng đoàn về những vị khách đặc biệt đang hiện diện gồm hai vị Linh mục đại diện cho hai miền Trung và Bắc, bốn Sơ và hơn hai mươi vị đại diện cho các giáo phận trong cả nước, qua Úc tham dự các buổi tọa đàm nói về chủ đề Phương pháp Billings.

Được biết, Đoàn WOOMB sẽ có hai buổi tọa đàm tại Melbourne, buổi đầu tiên sẽ được tổ chức tại Hội trường Trung tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm số 95 Mt. Alexander Road, thời gian từ: 14.00 tới 16.00 ngày Chúa Nhật 20-09-2015.
Buổi thứ hai sẽ được tổ chức tại hội trường Nhà thờ ST. Anthony tại 90 Buckly St. Noble Park VIC. 3174. Từ 11.00 sáng tới 1.00 trưa ngày Chúa Nhật 27 – 09 – 2015.

Thuyết trình viên gồm:
1- Linh mục Trần Ngọc Tân SSS Quản nhiệm Cộng đoàn VSL.
2- Linh mục Stephano Nguyễn Văn Đậu thuộc GP Ban Mê Thuột VN.
3- SR. Theresa Nguyễn Thị Phú Đại diện WOOMB VN Dòng Đa Minh Thủ Đức VN.
Phương pháp Billings là một phương pháp kiểm soát sinh sản dựa trên chu kỳ thụ thai tự nhiên của người phụ nữ, được nghiên cứu từ năm 1953 do Ông bà Bác sĩ John và Evelyn Billings nghiên cứu.

-Phương pháp hiện nay có trên 100 quốc gia có trung tâm hướng dẫn.
-Để giảm bớt việc giết thai nhi và kiểm soát việc điều hòa sinh sản, Việt Nam đã có 10 Giáo phận tham gia với 1,275 học viên (năm 2008)
-Phương pháp hoàn toàn tự nhiên, tránh được việc dùng thuốc ngừa thai nên không sợ bất cứ ảnh hưởng phụ sau này của việc dùng thuốc ngừa thai.
-Có sự hợp tác của người chồng trong việc cùng nhau xây dựng mái ấm gia đình.
-Kết quả thần kỳ với 98-99% trong việc tránh thai và giúp đỡ 78% các cặp hiếm muộn có con.
Đặc biệt phương pháp Billings được sự chấp thuận của Giáo Hội Công Giáo.

Chúc đoàn gặt hái nhiều kết quả trong những ngày trao đổi và học tập tại Úc, nơi mà phương pháp đã được nghiên cứu và phổ biến.
 
Giáo xứ Hà Đông TGP Sàigòn khai giảng năm học giáo lý
An Duy
08:32 20/09/2015
Giáo xứ Hà Đông: Khai giảng “Trường Chúa Dạy”

Niên học Giáo lý (2015 - 2016)

“Việc dạy và học giáo lý luôn được Giáo Hội coi là một trong những nhiệm vụ tối quan trọng, thuộc lãnh vực giáo dục Đức tin, là sự loan báo Tin Mừng cứu độ” (DGL1).

HÀ ĐÔNG – Sáng ngày 5/9/2015 vừa qua, toàn quốc đã chính thức khai giảng năm học mới. Trong môi trường giáo dục Đức tin, nhiều giáo xứ cũng thường xuyên tổ chức ngày lễ khai giảng năm học giáo lý mới đều đặn hàng năm cho các Thiếu nhi để cảm tạ hồng ân Chúa vì một năm cũ, và cầu nguyện cho năm học mới đạt được nhiều thành tích tốt đẹp hơn.

Xem Hình

Trong ý nghĩa đó, vào lúc 7g00 giờ sáng Chúa Nhật 20/9/2015), hơn 700 em Thiếu Nhi thuộc giáo xứ Hà Đông – TGP. Sài Gòn đã tề tựu tại Thánh đường giáo xứ để hân hoan cảm tạ và chúc tụng Thiên Chúa trong Thánh lễ khai giảng năm học giáo lý mới 2015 – 2016 với chủ đề: “Thiếu nhi siêng năng chịu lễ, viếng Chúa hàng ngày” (Điều 2 trong 10 Điều tâm niệm của phong trào Thiếu nhi Thánh Thể). Đây là một dịp đặc biệt và để lại dấu ấn khó phai khi các phụ huynh được tham dự các nghi thức của con em mình trong Thánh lễ ý nghĩa này.

Tham dự lễ Thánh lễ khai giảng có hai Cha Chính xứ và phụ tá; Quý tu sĩ nam nữ Trợ úy của phong trào Thiếu nhi Thánh Thể thuộc Hội Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết và Ngôi Lời; Hội đồng Mục vụ Giáo xứ; Quý Hội đoàn; Quý Phụ huynh; Quý Anh chị Huynh trưởng, Dự trưởng – Giáo lý viên, các em học sinh và toàn thể cộng đoàn cùng hiệp dâng lời cầu nguyện cho những người phụ trách cũng như cho con em của mình trong năm học giáo lý mới.

Thánh lễ khai giảng:

Khởi đầu Thánh lễ là đoàn rước Cha chủ tế gồm đại diện các em Ngành Chiên Con; Ngành Ấu Nhi; Ngành Thiếu Nhi và Ngành Nghĩa Sĩ, kế đến là Quý Anh chị Huynh trưởng – Giáo lý viên. Thánh lễ Chúa Nhật XXV thường niên năm phụng vụ B do Cha chính xứ Gioan Bt. Vũ Mạnh Hùng làm chủ tế và Cha phụ tá Gioan Bt. Phạm Văn Lâm cùng đồng tế.

Nghi thức khai giảng:

Đầu Thánh lễ, Cộng đoàn giáo xứ cùng chào đón các em Thiếu nhi lớp Vỡ Lòng, các em hôm nay chính thức đến “Trường Chúa Dạy”, lớp này được gọi là lớp “Chiên Con” với châm ngôn sống ‘hiền lành, đơn sơ và hôn nhiên yêu đời’ hứa hẹn tương lai tương sáng cho Giáo Hội và xã hội.

Trong lời huấn từ, Cha chủ tế nói lên tầm quan trọng của việc đi học giáo lý, Cha nói:“Trong Thánh lễ khai giảng sáng nay có hai anh em linh mục chúng tôi, có quý cụ, quý ông bà, các phụ huynh, các anh chị Huynh trưởng – Giáo lý viên cùng các em Thiếu nhi. Dĩ nhiên, các em Thiếu nhi mới là ‘cái đinh’ trong buổi lễ khai giảng hôm nay: ‘Trường Chúa Dạy’. Các em thấy có những bong bóng bay mà một lát nữa sẽ bay lên để mang theo những ước mơ của các em và xin chuyển tải đến với Chúa, vì Ngài hằng yêu thương các em. Và trong nghi lễ long trọng này, tiếng trống ‘Trường Chúa Dạy’ sẽ nổi lên để báo hiệu cho mọi người biết rằng “Hãy đem các trẻ em đến với Thầy Giêsu, Thầy yêu mến mỗi em, từng em một” (x. Mc 10,13-16). Và theo tư tưởng của nhà thần học Karl Rhaner: ‘mỗi em là hình ảnh sống động của Thiên Chúa luôn luôn mới mẻ và trẻ trung’. Trong niềm hân hoan ấy, cộng đoàn chúng ta cùng vỗ tay thật lớn để chào mừng ngày khai giảng hôm nay”.

Tiếp theo, Cha chính xứ đã gióng lên hồi trống trầm hùng khai mạc năm học Giáo lý. Một tràng vỗ tay của tất cả những người hiện diện hòa quyện với tiếng trống, tạo nên một bầu khí vui tươi rộn ràng nhưng không kém phần thánh thiêng, báo hiệu một năm học Giáo lý đầy phấn khởi và tốt đẹp. Vâng, tiếng trống khai giảng đã được cất lên như lời mời gọi mỗi em thiếu nhi hãy siêng năng học hỏi Lời Chúa, đồng thời cũng mời gọi các anh chị Giáo lý viên Huynh trưởng luôn trung thành và nhiệt tâm hơn với sứ vụ mà mình đang dấn thân phụng sự Thiên Chúa và phục vụ Giáo Hội.

Trong phẩn chia sẻ Lời Chúa qua các bản văn Kinh Thánh [x. Ds 11,25-29; Gc 5,1-6, Mc 9,38-43.45.47-48], Cha chủ tế đã dẫn giải cho các em Thiếu nhi và cộng đoàn “chủ đề Kinh Thánh được diễn tả bằng một mô hình mới cần được xây dựng là ‘cần phải nên như trẻ thơ mới có cửa vào Nước Trời’ (x. Mc 10,15). Chính Chúa Giêsu đã chấp nhận từ bỏ địa vị ngang hàng với Thiên Chúa để mang thân phận con người trong vâng phục Ý Chúa Cha và để phục vụ con người bằng đời sống và bằng đôi tay của mình. Thế nên, các môn đệ của Chúa cũng phải đi theo đường lối phục vụ như thế. Chúa muốn các môn đệ của Chúa cũng phải phục vụ không tính toán thiệt hơn, không chọn nơi phục vụ, cũng không chọn lựa đối tượng để phục vụ. Vì thế, Ngài đưa một em bé để làm ví dụ: ‘Ai tiếp đón một em nhỏ vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy’ (Mc 9,37). Đón tiếp và phục vụ một em nhỏ thì không được lợi gì cả. Phục vụ trẻ nhỏ là công việc không tên, lại bận rộn suốt ngày, mà trẻ nhỏ thì không có gì đền trả. Thế nhưng, Chúa Giêsu lại kể những việc phục vụ nhỏ bé, không tên, tầm thường ấy như là phục vụ cho chính Ngài và hơn thế nữa là phục vụ chính Thiên Chúa Cha. Vì thế, bài học khiêm nhường phục vụ và tấm gương cúi mình phục vụ của Chúa Giêsu vẫn mãi là lời mời gọi cho tất cả anh chị Giáo lý viên Huynh trưởng và toàn thể cộng đoàn. Xin Chúa sửa dạy và uốn nắn tâm hồn mỗi người có được một tâm hồn trẻ thơ, và như vậy tất cả thuộc về triều đại của Nước Thiên Chúa..

Trong nhà thờ của chúng ta hôm nay mỗi một em Thiếu nhi mặc bên mình một áo với màu trắng tinh khiết, tinh khôi rất đẹp đẽ. Một ít nữa thôi các em sẽ được khoác trên mình một chiếc khăn quàng, đây là màu cờ sắc áo của Thiếu nhi Thánh Thể. Các em được Chúa Giêsu Thánh Thể yêu mến và đồng hóa các em nên một với Ngài qua việc Chúa ôm các em vào lòng và cho mọi người thấy rằng phải trở nên như trẻ nhỏ mới được vào Nước Trời. Thật quý hóa biết bao! Giáo xứ Hà Đông ‘Khai Giảng Trường Chúa Dạy’ hôm nay ngồi chật kín nhà thờ với con số hơn 700 em thiếu nhi, mỗi em đều toát lên được khuôn mặt đẹp đẽ, dễ thương. Và như vậy, các em đến với Chúa Giêsu để rồi được Ngài ôm vào lòng, được giải độc trong một bầu khí độc hại của môi trường sống đang quật ngã các em, để rồi hôm nay đây trở nên tình trạng thánh thiện, nguyên tuyền, tinh khôi được diễn tả qua huy hiệu, bộ đồng phục và những chiếc khăn quàng đầy sắc màu của các em. Với hình thập giá in gắn trên khăn quàng sau lưng các em, đây được xem là Thiếu nhi Thánh Thể (TNTT) của giáo xứ Hà Đông và các em chính là tương lai rường cột của Giáo Hội, của cộng đoàn giáo xứ và của xã hội”..

Tiếp đến, Cha phụ tá Gioan Baotixita tiến về phía trước Cung thánh để làm phép và rảy nước thánh trên khăn quàng; Cha Chính xứ và cha phụ tá trao khăn cho Quý tu sĩ nam nữ Trợ úy; Quý Anh chị Huynh trưởng, Dự trưởng – Giáo lý viên và đoàn Thiếu nhi Thánh Thể gồm:

Trợ Úy:

Nt. Maria Phan Thị Thanh Nga, MTG Phan Thiết.

Nữ tu Mácta Ngô Thị Mỹ Loan, MTG Phan Thiết.

Tu sĩ Micae Trần Quốc Thạch, SVD.

Tu sĩ Fx. Nguyễn Quốc Vương, SVD.

Ban Điều Hành:

Trưởng: Giuse Hồ Ngọc Châu.

Phó Nội vụ: Têrêsa M. Đào Anh Thy.

Phó Ngoại vụ: Têrêsa Đỗ Thị Mỹ Hạnh.

Thư ký kiêm Thủ quỹ: Têrêsa Đỗ Nguyễn Hoàng Anh.

Khăn quàng Trợ úy màu đỏ viền trắng, phía sau có huy hiệu TNTT.

Khăn quàng Huynh trưởng màu đỏ viền vàng.

Khăn quàng Dự trưởng màu đỏ không viền.

Ngành Chiên Con với khăn quàng màu hồng.

Ngành Ấu Nhi với khăn quàng màu xanh lá non.

Ngành Thiếu Nhi với khăn quàng màu xanh biển.

Ngành Nghĩa Sĩ với khăn quàng màu vàng.

Tiếp đó, Ban Điều Hành Giáo Lý viên của giáo xứ tiến lên trình diện và mạnh dạn tuyên hứa thực thi những nhiệm vụ được trao phó.

Được biết, năm học giáo lý 2015-2016, giáo xứ có gần 780 em thiếu nhi đi học giáo lý được phân thành 11 lớp: hai lớp Vỡ Lòng và Khai Tâm 1; ba lớp Khai tâm 2, Rước lễ 1 và Rước lễ 2; hai lớp Thêm Sức 1 và Thêm Sức 2 và bốn lớp Bao đồng [1-4]. Còn về đội ngũ giáo lý viên gồm 42 anh chị em tính cả các em Dự truởng.

Thánh Lễ được tiếp tục với phần lời nguyện tín hữu và dâng lễ vật do chính các anh chị giáo lý viên phụ trách, mọi người cùng tham dự thánh lễ trong bầu khí nghiêm trang và đầy lòng sốt mến.

Thánh lễ kết thúc với lời cảm ơn với tất cả tấm lòng chân tình của Cha Chính xứ bày tỏ tri ân Cha phụ tá, Quý tu sĩ nam nữ, Quý HĐMV; Quý Hội đoàn, Quý phụ huynh, Quý Ân nhân và tất cả mọi người đã yêu thương, giáo dục và quảng đại nâng đỡ hết mình để các em có được như ngày hôm nay. Cha cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của người Huynh trưởng trong việc giúp đỡ và giáo dục các em thiếu nhi trong giáo xứ đồng thời, tin tưởng giao phó cho tân Ban Điều Hành nhiệm vụ cùng nhau cộng tác để thăng tiến phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Sau đó Băng reo “Học Giáo Lý” được tất cả các Em thiếu nhi cùng hô vang lên, kết thúc buổi Khai Giảng Năm Học Giáo Lý 2015 – 2016.

Cầu chúc Quý anh chị Huynh trưởng – Giáo lý viên với ơn Chúa ban cho, đem hết Kiến thức Công Giáo, hiểu biết của mình để chia sẻ cho các em với tất cả lòng mến, và không ngừng học hỏi Lời Chúa để mở rộng nâng cao năng lực và luôn nhiệt tình sinh lợi nén bạc (x. Mt 25,14-30) mà Chúa đã trao phó. Chúc cho các em Thiếu nhi Thánh Thể trong giáo xứ Hà Đông luôn siêng năng học tập, trau dồi hiểu biết Lời Chúa và hăng hái đem ra thực hành để luôn sống xứng đáng là con cái Chúa.

8g30, Thánh lễ khai giảng năm học mới được kết thúc tốt đẹp với những hứa hẹn, kỳ vọng sẽ thành công cho một mùa gặt bội thu. Mong sao những lời đoan hứa ấy sẽ trở thành sự thật để nước Chúa được rộng lan khắp nơi.

An Duy.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thời thế thế!
lykhách
05:30 20/09/2015
Ừ, vận nước mình nó mãi xui như thế
Thằng ác lại…giải phóng kẻ lành
Hơn bốn mươi năm một cuộc dâu bể
Lãnh đạo đỏ thời này những đứa lưu manh!

Ai biết chắc chắn nước từ đâu đến đâu?
Xưa thì từ Nam-Quan cho đến Cà-Mau
Giờ thì lịch sử đảng độc quyền xào nấu
Chẳng biết chúng bán, thuê bao biển đất cho Tàu!

Biển Đông giờ kẹt cái “lưỡi bò”
Tầu thè dài lưỡi liếm mảng quá rõ to
Giả sử thời nay Nguyễn Trãi theo khóc tiễn cha lưu đày biệt xứ
Nhất định chẳng thể biết Ải Nam-Quan ở đâu mà mò!

Ừ, thì thời thế thế, nên con ngưòi ra như thế
Tình nghĩa đồng bào chỉ là chuyện… diễm xưa!
Càng lâu dài năm sống dưới Xã-Hội-Chủ-Nghĩa
Con người dửng dưng quen kiểu sống dối lừa!

Đứa càng làm lớn càng làm láo
Chuột lũ, sâu bầy chí chóe tranh lãnh đạo
Bởi thượng bất chính ắt sinh bầy đàn bất hảo
Hỏi kẻ thiện lương sống dằn vặt dường nào?!

Đứa chẳng đáng sống thường cứ sống dai
Chết chưa kịp chôn lại được bố trí lắm tượng đài
Cộng sản hễ đứa nào được ca tụng …vĩ đại
Là rập y khuông: gian ác - thủ đoạn và độc tài!

Huyền thoại Bác-Đảng vẽ vời từ ngu dốt,
Mị dân của hệ thống dối trá tuyên truyền
Ừ thời xưa…có thể hiểu bởi nhiệt tâm u mê, bồng bột
Giờ vẫn cuồng: một là đồng phường gian ác, hai là ngu, ba là điên!

Nghĩ càng buồn! nếu đàn bò chẳng vào thành phố
Sài Gòn chắc giờ ngọc Viễn-Đông tỏa sáng siêu sao
Chung quanh người ta ngày càng văn minh tiến bộ
Đảng lui tới nhai cỏ: Xã-Hội-Chủ-Nghĩa đến khi nào?!

Nước còn nghèo, dân còn rách đói…quan đú đởn làm sang
Tượng đài nghìn nghìn tỉ đua đòi xây dựng hoành tráng
Bệnh viện thiếu giường, trẻ con thiếu trường hụt lớp…
Đảng toàn các quan tham nhũng cơ cấu kết bầy đàn!

Hễ càng hoành tráng thì càng khốn nạn
Cướp đất, đuổi dân…màn trời chiếu đất lang thang
Hãy mở mắt mà nhìn đảng-đoàn thật rõ
Dân ta ơi, thời này bọn nào là Việt gian?!
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Kinh Nguyện Thánh Thể IV có thể được sử dụng trong Thánh lễ nào?
Nguyễn Trọng Đa
08:56 20/09/2015
Giải đáp phụng vụ: Kinh Nguyện Thánh Thể IV có thể được sử dụng trong Thánh lễ nào?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Rôma.

Hỏi: Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, số 365 d, nói: "Kinh Nguyện IV có lời tiền tụng không thay đổi và trình bày đầy đủ hơn bản tóm lược lịch sử cứu độ. Có thể dùng Kinh Nguyện này khi Thánh Lễ không có lời tiền tụng riêng, và trong các Chúa Nhật "Quanh Năm". Trong Kinh Nguyện này, do cấu trúc của nó, không thể xen vào công thức riêng cầu cho người quá cố" (Bản dịch Việt ngữ của linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang). Câu hỏi của tôi là: Chúng ta phải hiểu thế nào về cụm từ “Thánh Lễ không có lời tiền tụng riêng”? Thí dụ, nếu tôi cử hành Thánh Lễ ngoại lịch kính Thánh Giuse, vốn có nhắc đến lời tiền tụng của lễ thánh Giuse, liệu tôi không được sử dụng Kinh Nguyện Thánh Thể IV sao? - J. A., Montreal, Canada.


Đáp: Có lẽ dễ dàng hơn để trả lời câu hỏi bằng cách nói lễ nào có lời tiền tụng riêng, hơn là nói lễ nào không có lời tiền tụng riêng.

Một giải thích rõ về điểm này được thực hiện bởi Thánh Bộ Phượng Tự và Kỷ Luật Bí Tích trong câu trả lời chính thức cho Hội Đồng Giám mục Ý về một nghi vấn vào giữa thập niên 1970. Câu trả lời nói rõ rằng lời tiền tụng riêng là lời tiền tụng của ngày lễ ấy, chứ không phải lời tiền tụng theo mùa.

Như vậy, chỉ có các Thánh Lễ được xem là có lời tiền tụng riêng, khi lời tiền tụng ấy buộc đọc trong ngày lễ.

Trong thực tế, điều này có nghĩa là các Thánh Lễ của ngày lễ trọng, vốn có lời tiền tụng riêng được qui định, như lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh, và lễ Thánh Tâm; hoặc một loại đặc biệt của lời tiền tụng, chẳng hạn các Chúa Nhật Mùa Vọng và Mùa Chay.

Như thế, Kinh Nguyện Thánh Thể IV có thể được sử dụng vào các ngày Chúa Nhật Thường Niên. Nó cũng có thể được sử dụng cho các Thánh Lễ hàng ngày trong mùa thường niên, và thậm chí có thể được sử dụng cho các Thánh Lễ hàng ngày trong các mùa, như Mùa Vọng và Mùa Chay. Nhưng tốt hơn người ta nên tôn trọng lời tiền tụng của mùa, trừ khi có một lý do rất tốt để sử dụng KinhNguyện Thánh Thể IV.

Tương tự như vậy, Kinh nguyện Thánh Thể IV có thể được sử dụng cho bất kỳ lễ ngoại lịch nào, thậm chí khi chữ đỏ chỉ dẫn một lời tiền tụng khác. Bởi vì Thánh Lễ ngoại lịch là một Thánh lễ tùy chọn, các phẩn thay đổi của Thánh lễ không bị buộc một cách chặt chẽ.

Vì thế, thí dụ, lời tiền tụng của lễ thánh Giuse là bắt buộc vào ngày 19-3, và do đó Kinh Nguyện Thánh Thể IV không thể được sử dụng vào ngày này. Tuy nhiên, nếu linh mục cử hành một Thánh lễ ngoại lịch về Thánh Giuse vào bất kỳ ngày nào mà Thánh lễ như vậy là được phép, linh mục được tự do sử dụng hoặc là lời tiền tụng lễ Thánh Giuse, hoặc là lời tiền tụng hợp pháp khác. Và do đó, Kinh nguyện Thánh Thể IV có thể được sử dụng vào các dịp như vậy. (Zenit.org 22-11-2005)

Nguyễn Trọng Đa
 
Thánh Matthêu, Tông đồ và Thánh sử
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hương
11:39 20/09/2015
Thánh Matthêu, Tông đồ và Thánh sử

Trong ngày lễ mừng kính thánh Matthêu, có một điều gì đó khiến chúng ta phải xúc động khi được nghe chính thánh Matthêu kể lại ơn gọi của mình. Đây là một trang tự truyện kể về cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô và sự biến đổi của ngài. Trong phần tự thuật này, có những chi tiết rất đáng chú ý và có ý nghĩa:

Chi tiết thứ nhất: Thánh Matthêu không hề giấu giếm gốc gác không mấy trong sáng của mình khi kể: “Khi ấy, Đức Giêsu đi ngang qua trạm thu thếu, thì thấy một người tên là Matthêu đang ngồi đó”. Vào thời xưa, người Do Thái coi người thu thuế thuộc hạng người tội lỗi công khai, ngang hàng với những cô gái điếm.

Thánh Matthêu nói rõ tên và nghề nghiệp đầy tai tiếng của mình trong khi Luca và Maccô chỉ gọi ông dưới tên khác là Lêvi. Ông tự nhận mình thuộc hạng người tội lỗi, không có công trạng hay xứng đáng gì với ơn gọi tông đồ. Nhưng tình yêu và ân sủng của Chúa thì luôn luôn lớn hơn, vượt trên những giới hạn đó. Thánh Giêrônimô trong Chú giải Tin Mừng Matthêu đã nói rằng: “Matthêu tự nhận mình là người thu thuế tội lỗi để nói cho các độc giả biết rằng không ai phải thất vọng về phần rỗi của chính mình, bởi vì chính ông cũng đã đột ngột thay đổi từ một người thu thuế thành một tông đồ”. Chi tiết này làm cho chúng ta càng xác tín hơn về tình thương của Chúa thật lớn lao và việc Chúa gọi mỗi người thật huyền nhiệm!

Chi tiết thứ hai đó là sự đáp trả của Matthêu: khi nghe Chúa bảo ông: “Hãy theo tôi! Ông đứng dậy đi theo Người”. Thánh nhân xác tín rằng dẫu bất xứng và tội lỗi, điều quan trọng là biết đáp trả tình thương của Chúa, biết đứng dậy theo Người. Quá khứ không quan trọng cho bằng hiện tại; tội lỗi không quan trọng cho bằng hoán cải. Nếu chúng ta đọc tiếp phần cuộc đời của thánh Matthêu, chúng ta sẽ thấy sự biến đổi của ngài thật kỳ diệu: từ một người thu thuế trở thành tông đồ, rồi đi truyền giáo ở Ethiopi, Ba Tư và Parthes, đặc biệt trở thành tác giả tin mừng và tử đạo tại Ethiopi. Đó là sự kỳ diệu của ân sủng kết hợp với sự cộng tác của con người nơi thánh nhân!

Chi tiết thứ ba được tóm tắt trong câu nói của Chúa: “Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi”.

Ở đây, Chúa Giêsu trích lại câu trong sách Hôsê (Hs 6,3-6) nhưng viễn tượng và ý nghĩa đã được Chúa thay đổi. Trong Hôsê, kiểu nói đó qui chiếu về con người, về điều Chúa muốn con người làm. Chúa muốn tình yêu và sự hiểu biết của con người, chứ không phải những hy lễ bề ngoài và những sát tế thú vật. Trái lại, khi Chúa Giêsu nói điều đó, Người qui chiếu về Thiên Chúa. Tình yêu được nói tới ở đây không phải là tình yêu Thiên Chúa đòi hỏi nơi con người, nhưng tình yêu Chúa ban cho con người. “Tôi muốn lòng nhân chứ không cần lễ tế” có nghĩa là tôi muốn sử dụng lòng nhân, lòng thương xót chứ không muốn loại bỏ và xử phạt. Điều này giống với điều được nói trong Êdêkien: “Ta không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối và được sống” (Ed 33,11). Thiên Chúa của Đức Giêsu là Thiên Chúa của lòng thương xót. Ngài là hiện thân của lòng thương xót Chúa. Ngài đến để cứu vớt và chữa lành. Ngài đến để mang lòng thương xót của Chúa cho nhân loại, nhất là cho những người tội lỗi. Matthêu có kinh nghiệm về lòng thương đó nơi Đức Giêsu và muốn truyền lại mọi người qua tác phẩm Tin Mừng của ngài để tất cả cũng được hưởng lòng thương xót Chúa.

Có một con người đồng thời chúng ta nhưng có kinh nghiệm rất giống với thánh Matthêu, ngài đang thu hút sự chú ý của cả thế giới trong chuyến viếng thăm mục vụ của mình tại Cuba và Mỹ. Khi được Chúa chọn làm giáo hoàng, Ngài đã chọn câu khẩu hiệu cho mình là: “Miserando atque elegando – kẻ mọn hèn nhưng được chọn”. Ngài muốn Giáo Hội tập trung làm chứng cho lòng thương xót Chúa. Đó là đường hướng mục vụ lấy lòng thương xót Chúa làm trọng tâm của việc tân Phúc âm hóa. Ngài muốn Giáo Hội cử hành và sống năm 2016 là Năm Lòng thương xót Chúa. Bởi vì, chỉ có lòng thương xót Chúa mới cứu rỗi nhân loại.

Ba điểm trên cuối cùng quy về điểm duy nhất này là tất cả đều do lòng thương xót Chúa. Xin cho mỗi người chúng ta cũng biết cảm nghiệm và làm chứng lòng thương xót Chúa cho anh chị em của mình. Amen!

Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hương
 
Văn Hóa
Ngọc Nữ nghỉ yên bên Thiên Chúa nhé, em hết đau đớn rồi!
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
08:42 20/09/2015
Ngọc Nữ nghỉ yên bên Thiên Chúa nhé, em hết đau đớn rồi!

Ngọc Nữ thân mến,

Em đã vĩnh viễn ra đi ngày 19-9-2015! Em đi về một thế giới mà nơi ấy chẳng còn đau khổ, không còn chết chóc tang thương. Trong thân phận con người, chúng tôi vẫn hoài thương tiếc về em. Trong niềm tin vào Thiên Chúa, chúng tôi van xin tình yêu của Thiên Chúa đón lấy em trong Nước vĩnh hằng của Người. Nơi đó, em mãi tươi cười, điều ước của em luôn hiện thực và em được chung chia sự sống thần linh với Thiên Chúa. Chúng tôi tiếp tục cầu nguyện cho em luôn được nghỉ yên trong Nước Trời.

Em biết không, tên em – Võ Thị Ngọc Nữ – đã nên quen thuộc với chương trình “Điều ước thứ 7”. Tháng 8 năm 2014, cả cuộc đời tươi đẹp như đã sụp đổ xuống ngay trước mặt cô diễn viên múa xinh đẹp, tài năng khi em nhận được tin mình bị ung thư máu cấp tính. Mọi người yêu mến và chia vơi nỗi đau cùng em. Giữa độ xuân thì, em phải mang trong mình bạo bệnh khi giấc mơ “nhảy múa” chưa tròn, khi chưa kịp làm gì để báo hiếu người mẹ đã tần tảo nuôi em khôn lớn. Qua chia sẻ của em, ai ai cũng nhận ra em là một cô gái đầy nghị lực, rất kiên cường và em trao cho người trẻ nhiều bài học ý nghĩa lớn lao.

Em à, em – Matta Võ Thị Ngọc Nữ – luôn là người con ngoan đạo của giáo phận Đà Nẵng. Ngoan đạo vì em luôn trung thành, tín thác nơi Thiên Chúa dù căn bệnh máu trắng dày vò đến gầy rộc thân em. Thiên Chúa mà em tôn thờ đã trao cho em sức mạnh để đón nhận bạo bệnh. Em san sẻ sức mạnh ấy đến với từng người mà em chuyện trò. Qua đó, chúng tôi nhận ra tình yêu và lòng tin tưởng của em đặt để nơi Thiên Chúa thật lớn lao. Hóa ra trong mọi hoàn cảnh, lòng tin tưởng vào Thiên Chúa sẽ cho người ta sức mạnh phi thường để đón nhận tất cả, em nhỉ!

Cố gắng lật lại những trang nhận ký facebook của em, tôi đọc từng chữ, nghe từng lời em chia sẻ về bí quyết để em làm được những điều kỳ diệu trong những ngày tháng cuối đời. Em chia sẻ rằng:

“Trước Ngài (Chúa Giêsu), con cảm thấy mình thật bé nhỏ! Chỉ mong sao cho con đủ nghị lực để kiên cường bước tiếp…vì con biết mình mang một sứ mạng nên không có quyền khóc lóc hay than vãn. Con nuốt tất cả vào trong lòng rồi cười thật tươi để chiến đấu tiếp. Vì những những người yêu thương con và vì những chiến binh còn lại. Trên trận chiến này con đã mất một người đồng hành và mất đi một người em con thương yêu. Họ đã kiên cường đến giây phút cuối cùng. Xin đừng cướp đi một chiến binh nào nữa để chúng con còn có thêm sức mạnh chống trọi vì tất cả! Dù thế nào thì vẫn phải giữ vững niềm tin, vì trận chiến này không thể nào mất thêm một ai nữa! Chúng ta chỉ có quyền khóc một chút nếu thấy đau đớn và nghỉ một lúc nếu thấy mệt, nhưng chúng ta không có quyền đầu hàng và buông xuôi. Hãy cố đến hi vọng cuối, phải chiến đấu đến tận cùng...” (11-5-2015)

Cảm ơn em đã chiến đấu trong một trận chiến cao đẹp. Trong u uẩn của căn bệnh ung thư, em đã không trách Chúa, không oán đời. Ngược lại, em vào đời với nụ cười thật tươi, rồi em xa chúng tôi với niềm tin thật lớn! Trong niềm tin, chúng tôi hẹn gặp lại em trong Nước Trời, em nhé!

Cầu chúc em yên nghỉ trong vòng tay yêu thương của Thiên Chúa. Chúng tôi vẫn nhớ mãi hình ảnh của em: một người con ngoan hiền của Chúa, một cô bé với nhiều nghị lực để chiến đấu với bệnh tật.

Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
 
Đảo Cephalonia của Hy-Lạp chìm ngập trong lịch sử, huyền thoại, thiên nhiên và thơ mộng
Lm Trần Công Nghị
10:42 20/09/2015
Hòn đảo lớn Cephalonia hoặc Kefalonia (tiếng Hy Lạp: Κεφαλονιά) trước đây còn được gọi là Kefallinia hoặc Kephallenia (Κεφαλληνία), là đảo lớn nhất của quần đảo trong biển Ionian ở phía tây Hy Lạp. Thủ phủ của Cephalonia là thành Argostoli.

Xem hình

Nhớ thời học tiếng Latin ở tiểu chủng viện Phát Diệm Phú Nhuận, không những phải học vài giờ mỗi tuần tiếng cổ điển Latin và Hy Lạp (lý do Latin là tiếng chính thức của Giáo Hội thời đó, học Hy Lạp để bối cảnh văn minh Tây phương và Thánh kinh), mà còn phải đọc và nghe một số những huyền thoại, những bi hùng sử văn minh cổ đại về đế quốc La mã và Hy lạp. Một trong những người hùng đó là Odysseus. Cuộc đời sóng gió và phiêu lưu của Odysseus được ghi lại bởi thiên tài Homer. Người ta thường nói tới Ithaca là quê nhà của Odysseus, nhưng những phám phá và giả thuyết mới đây cho rằng Cephalinia mới thực sự là nhà của người anh hùng phiêu lưu này. Thật ra thì đảo Caphalonia và Ithacia chỉ năm cách nhau chừng vài cây số thôi.

Đảo Cephalonia rộng khoảng 781 km2, và mật độ dân số hiện nay là 55 người trên một km2. Một phần ba dân cư sống tại thị trấn Argostoli. Thị trấn Lixouri lớn thứ hai trên đảo.

Cephalonia nằm ngay trên khe lửa vỡ trong lòng đất nên hay bị động, và hàng chục những chấn động nhỏ xảy ra mỗi năm. Năm 1953, một trận động đất lớn gần như bị phá hủy tất cả các khu định cư trên đảo, chỉ để lại làng Fiscardo ở phía bắc là không bị ảnh hưởng. Thế nên khi đi thăm quanh đảo, chúng ta chứng kiến hầu như tất cả các khu nhà, các làng xóm đều là nhà mới xây. Cũng chính vì thế mà cách kiến trúc các khu nhà rất đẹp, xây dựng trên các vùng non xanh nước biếc hữu tình, chụp vào hình thật thơ mộng.

Chuyến thăm Cephalonia đầy thú vị và cảm hứng

Trong số các đặc điểm tự nhiên thu hút khách du lịch là các hồ Melissani, hang động Drogarati, và sông Koutavos Lagoon ở Argostoli, nhất là các bãi biển tuy nhỏ, nhưng nước xanh mầu ngọc bích, trong suốt nhìn thấu đáy... Đó là đặc điểm tại sao gần đây đảo này thu hút nhiều khách du lịch tới đây nghỉ mát... Khung trời riêng tư, trong lành, yên bình, chỉ có ta với ta.

Chúng tôi đã đi một vòng khắp đảo này, đi từ bến tầu Argostoli dọc theo bờ biển, lên đỉnh ngọn núi cao nhất của hòn đảo là Núi Ainos, với độ cao 1.628 m nằm về phía tây. Đỉnh núi Ainos được bao phủ với cây linh sam và là một công viên tự nhiên. Tiến xa về phía tây bắc gặp núi Paliki với thị trấn chính là Lixouri. Từ đây lên ngàn xuống khe, quanh co theo các làng xóm dọc các triền núi, để tiến về phía bắc thăm thành phố Fiskardo, một nơi nghỉ mát có tiếng đối diện với đảo Ithaca. Tại Fiscardo, chúng tôi có dịp tham quan di tích khảo cổ thời đế quốc Roma với những khám phá khảo cổ quan trọng. Truyện kể vào cuối năm 2006, một số mộ La Mã đã được phát hiện khi khai quật nền đất xây dựng một khách sạn mới tại Fiscardo. Di tích có niên đại từ thế kỷ thứ 2 đến thứ 4 trước Công nguyên. Ngôi mộ lớn hình vòm và một quan tài bằng đá, cùng với bông tai và nhẫn vàng, có thể đã được gắn vào quần áo nghi lễ, thủy tinh, chậu đất sét, các đồ tạo tác bằng đồng trang trí với mặt nạ, một đồng khóa và tiền đồng. Rất gần ngôi mộ một nhà hát La Mã cũng đã được phát hiện.

Từ quan điểm khảo cổ học, thời đại quan trọng nhất đối với hòn đảo Cephalonia này là thời đại Mycenaean, từ khoảng 1500-1100 trước Công nguyên mà các di tích tìm được tại đảo còn được bảo trì tại Bảo tàng khảo cổ học tại Argostoli - dù là bảo tàng viện nhỏ - nhưng được coi như là bảo tàng quan trọng nhất ở Hy Lạp về văn minh thời kỳ Mycenaean. Vào năm 1991 người ta phát hiện ra ngôi mộ Tholos Mycenaean tại vùng ngoại ô của làng Tzanata, gần Poros ở phía đông nam Cephalonia (đô thị của Elios-Pronni) trong vườn cây ô liu, cây bách và cây sồi. Ngôi mộ được xây dựng khoảng năm 1300 trước Công nguyên. Ngôi một chôn các vị vua và các quan chức cao cấp được tìm thấy ở Tholos trong thời kỳ Mycenaean. Đó là những mộ lớn nhất được tìm thấy ở tây bắc Hy Lạp, và được khai quật bởi các nhà khảo cổ học Lazaros Kolonas. Người ta tin rằng đây chính là ngôi mộ của Odysseus. Ngôi một vẫn đang được tiếp tục khai quật và tìm hiểu. Nó nằm bên ngoài làng Poros. Nhiều người dân địa phương tin tưởng vững chắc ngôi mộ Mycenaean này phải thuộc về Odysseus.

Năm 1953 trận động đất lớn nhất xẩy ra ở Cephalonia, gây ra sự tàn phá rất lớn, chỉ có khu vực ở phía Bắc thoát khỏi chấn động nặng nhất và nhà ở có còn nguyên vẹn. Thiệt hại ước tính chạy vào hàng chục triệu đô la, nhưng thiệt hại thực sự cho nền kinh tế xảy ra khi người dân rời khỏi đảo. Ước tính có khoảng trên 100.000 người đã rời đảo ngay sau đó, tìm kiếm một cuộc sống mới ở nơi khác.

Rượu, nho khô, và đặc biệt là dầu olive là những sản phẩm lâu đời được sản xuất trên đảo và trong thế kỷ 20 trở thành những món nhất xuất khẩu quan trọng cho nền kinh tế của đảo. Thống kê du lịch cho biết: Có hơn một triệu cây ôliu được trồng tại Cephalonia, bao gồm gần như 55% diện tích của hòn đảo. Dầu ôliu rất quan trọng đối với địa phương, kinh tế nông thôn của hòn đảo. Cây ôliu giống "Koroneiki" và "theiako" là hai loại chính được trồng trên hòn đảo này, và tiếp theo là một số nhỏ hơn là giống "ntopia" và "matolia". Dầu ô liu Kefalonian có màu xanh lá cây, hơi béo ngậy, nồng độ axit thấp, nhưng đạp đà.

Thiên nhiên và các bãi biển thơ mộng thu hút khách du lịch

Ngành du lịch phát triển mạnh ở Cephalonia bắt đầu vào những năm đầu thế kỷ 19, Khi các gia đình Hoàng gia của Hy Lạp gửi con cái của họ tới đây trong những tháng mùa hè đặc biệt tại vùng Lixouri. Nhưng qua một thời gian dài du lịch cũng không phát đạt mạnh và bùng nổ cho đến thập niên 1980.

Khi đó có phong trào đi nghỉ Hè của khách du lịch từ khắp Hy Lạp, từ châu Âu và thế giới ghé thăm Cephalonia. Nó là một điểm đến phổ biến của nhiều người Ý, do gần Ý.

Hai điểm thu hút tự nhiên, hồ nước ngầm Melissani và bãi biển Myrtos, đã giúp phổ biến Cephalonia.

Một thiên đường cho những người yêu thiên nhiên, hòn đảo xanh tươi này có một loại đặc biệt của linh sam mọc duy nhất ở đây và không nơi nào khác trên thế giới. Có những con ngựa hoang trên sườn núi, dê và thỏ với răng vàng vì các khoáng chất trong đất. Các vùng biển của hòn đảo được coi là trong số các sạch nhất thế giới.

Bãi biển đẹp, một hang động ngầm và hồ, làng chài Fiscardo, rượu Robola và Calliga... Cephalonia thực sự là một hòn đảo của bất cứ ai thích trải nghiệm vài tuần giữa thiên nhiên và muốn có không khí một tình yêu thơ mộng nếu như bạn đã từng bối cảnh phim "Captain Corelli Mandolin của Louis de Bernier đã được đóng tại đây. Những gì xem trong phim trên đảo thực sự là như thế sẽ không phải thất vọng.

Hầu hết các tour đảo bao gồm đi thuyền trong hang động Drogarati, thăm hồ nước ngầm Melissani, thăm tu viện của Thánh Gerasimos, và các bãi biển tuyệt đẹp như tranh vẽ tại Myrtos.

Myrtos có lẽ là bãi biển chụp ảnh nhiều nhất ở Hy Lạp nhưng con đường xuống đó quá dốc và quanh co - không có xe buýt nào có thể đưa bạn ở đó - bạn phải lội bộ hoặc hoặc thuê xe riêng mà đi nhé! Đó là một bãi biển sỏi và biển sâu.

Ở Skala còn có một bãi biển cát dài. Gần Fiscardo ở Petanias cũng có một bãi biển đá sỏi rất đẹp. Nếu có giờ cũng nên đến bãi biển thiên đường Antisami, gần làng Sami.

Cephalonia thời danh vì làng Assos trải bên bờ biển nay được gọi là làng Honeymoon, kể từ khi hoàng tử Charles và và công nương Diana đã dừng lại ở đây với du thuyền của họ khi mới cưới.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cánh Cò
Thérésa Nguyễn
20:38 20/09/2015
CÁNH CÒ
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Cò tôi bay lả bay la
Bay từ cửa tổ bay ra cánh đồng
Cha mẹ sinh đẻ tay không
Cho nên bay khắp tây đông kiếm mồi
Trước là nuôi cái thân tôi
Sau nuôi đàn trẻ nên đời cò con.
(Ca dao)
 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 14 – 20/09/2015: Câu chuyện người tị nạn Syria
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:59 20/09/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Món quà sau chuyến tông du của Đức Gioan Phaolô II dành cho người dân Cuba

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Nhân chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Cuba, chúng tôi xin thuật lại một câu chuyện liên quan đến cuộc tông du tới đảo quốc này của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Cả hai vị Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Phanxicô đều ở tuổi 78 khi viếng thăm Cuba. Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng người Ba Lan yếu hơn vào thời điểm đó sau khi đã ở ngôi Giáo Hoàng 20 năm. Bất chấp yếu đau, Ngài đã thăm bốn tỉnh và đọc 12 bài diễn văn.

Trong một bài nói chuyện, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói: “ Tôi không phản đối việc vỗ tay, vì khi anh chị em vỗ tay Giáo Hoàng có thể nghỉ một chút !”.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng đã gặp gỡ chủ tịch Fidel Castro. Nhà lãnh đạo Cuba này đã chào đón Đức Giáo Hoàng tại sân bay, tham dự thánh lễ tại quảng trường Cách Mạng ở Havana, cũng như tiễn Đức Giáo Hoàng khi Ngài trở về Rôma.

Tiến sĩ Joaquin Navarro-Valls, phát ngôn viên của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cho biết: “ Tôi nhớ lại buổi chiều hôm kết thúc chuyến tông du. Chúng tôi đang chờ ở sân bay. Castro đến và nói: ‘Tôi hiểu rõ giá trị tất cả những điều mà Đức Thánh Cha đã phát biểu tại đất nước này, mặc dù cả những điều mà tôi không thể đồng ý’. Đó là một cách nói rất tế nhị và lịch sự là cố nhiên ông ta không thể đồng ý với mọi điều mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II muốn thay đổi.

Dù thế, sau chuyến viếng thăm của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Fidel Castro đã chấp nhận ít nhất là một yêu cầu thay đổi của ngài: Ngày 25 tháng 12 là ngày quốc lễ của đảo quốc này. Chuyến tông du đã trực tiếp làm nên sự thay đổi này và người dân Cuba vui sướng đón nhận điều đó.

2. Hàng trăm người chết và bị thương tại thánh địa Hồi Giáo Mecca

Những tai nạn gây ra cái chết của hàng trăm người Hồi Giáo tại Masjid al-Haram, đại đền thờ Hồi Giáo ở Mecca, xảy ra quá thường đến mức các cơ quan truyền thông ít còn hứng thú loan tải. Tuy nhiên, tai nạn vừa xảy ra hôm 10 tháng Chín là một ngoại lệ vì nó diễn ra ngay cả trước cuộc hành hương Hajj truyền thống hàng năm.

Một cơn bão mạnh đã lật đổ một cần cẩu xây dựng vào buổi chiều thứ Sáu giết chết ít nhất 107 người và làm bị thương 238 người khác, cục an ninh dân sự của Saudi Arabia cho biết như trên.

Hình ảnh và video trên các phương tiện truyền thông xã hội cho thấy cần cẩu này đâm xuyên qua mái vòm đền thờ Hồi giáo và gây ra các hậu quả kinh hoàng, với các thi thể, các vũng máu và các mảnh kính vỡ tung toé mọi nơi.

Cần cẩu này sụp đổ chỉ 10 ngày trước khi bắt đầu cuộc hành hương Hajj hàng năm dự kiến sẽ mang 2 triệu người Hồi Giáo đến với thánh địa Mecca.

Masjid al-Haram là nhà thờ Hồi giáo lớn nhất trên thế giới bao quanh Kaaba, một ngôi đền hình khối vuông nơi các tín đồ đi vòng tròn xung quanh.

Những thảm kịch tại Mecca trong ngày lễ Hajj không có gì lạ. Năm 2006, người ta chạy giẫm đạp lên nhau giết chết ít nhất 363 người. Sau khi ném đá vào một bức tường tượng trưng cho ma quỷ, những người hành hương bắt đầu chạy toán loạn như một phần trong nghi lễ này.

Hàng trăm người bị thiệt mạng trong những vụ chạy tán loạn như thế vào năm 2004 và 1998. Riêng năm 1990 có tới 1426 người thiệt mạng.

Hồi giáo đòi hỏi mọi người Hồi giáo lành mạnh về sức lực và tài chính phải thực hiện cuộc hành trình đến thánh địa Mecca ít nhất một lần trong cuộc đời mình.

Ngày lễ Hajj xảy ra vào tháng Dhul-Hijjah của Hồi Giáo, tức là hai tháng và 10 ngày sau khi tháng chay Ramadan kết thúc.

3. Trùm Mafia được ca tụng “công đức” trên đài truyền hình RAI

Một chương trình truyền hình của RAI, tổ hợp truyền hình lớn nhất của chính phủ Italia với doanh thu lên đến 2.4 tỷ Euro trong năm 2014, đã tạo ra một phản ứng tức giận nơi công chúng nước này.

Thị trưởng Ignazio Marino của Rôma đã công khai chỉ trích một chương trình truyền hình được phát sóng hôm 9 tháng 9 trong đó đặc biệt tập trung vào gia đình của một trùm Mafia vừa qua đời, làm sống lại một cuộc tranh cãi sôi nổi vì đám tang xa hoa của tên cướp này hồi tháng Tám vừa qua.

Ông Ignazio Marino kêu gọi chính phủ Ý mở cuộc điều tra đài này. Ông nói chương trình đặc biệt của đài RAI nhằm “tưởng nhớ” trùm Mafia Vittorio Casamonica, là “không thể chấp nhận, không xứng với một dịch vụ công cộng.”

Trong chương trình truyền hình nói trên, Vera Casamonica, con gái của người đã khuất, phủ nhận rằng cha cô đã tham gia vào các hoạt động tội phạm, và nói rằng ông ta đã rất được lòng người “vì cha tôi rất tốt lành, giống như Đức Giáo Hoàng Phanxicô vậy”

Đám tang của tên trùm đã diễn ra hôm 21 tháng 8 tại nhà thờ San Giovanni Bosco ở ngoại ô thành phố Rôma tưng bừng như một lễ phong thánh.

Trưóc mặt tiền nhà thờ, người ta treo một bức chân dung rất lớn của tên trùm Vittorio Casamonica, 65 tuổi, như người ta vẫn từng thấy Tòa Thánh treo hình các vị Thánh hay Chân Phước trong các buổi lễ phong thánh tại tiền đình Đền Thờ Thánh Phêrô. Bức hình còn có cả một dòng chữ rất ngạo mạn “Re di Roma” – nghĩa là “Vua Thành Rôma”.

Một biểu ngữ khác còn ngạo mạn hơn được chăng ngang cửa chính của nhà thờ:

“Bạn đã chinh phục được Rôma, bây giờ bạn sẽ chinh phục thiên đường”.

Sau một nghi lễ long trọng trong nhà thờ, quan tài được khiêng ra một đoàn xe đưa tang cực kỳ xa hoa như cảnh an táng một vua chúa thời trung cổ, nhưng còn huy hoàng hơn đám tang vua chúa vì có thêm một tiết mục mới không vua chúa thời xưa nào có được là cảnh những cánh hoa tulip rơi từ đoàn trực thăng xuống trong khi ban nhạc chơi các giai điệu chủ đề trong bài “The Godfather” mà người Việt thường dịch là Bố Già.

Tên trùm Vittorio Casamonica là một trong những nhà lãnh đạo của gia tộc Casamonica, đã bị buộc tội bắt cóc, tống tiền và buôn bán ma túy.

Giám mục phụ tá Rôma là Đức Cha Giuseppe Marciante giải thích với tờ Avvenire của Hội Đồng Giám Mục Italia rằng “giáo xứ đã mất cảnh giác”.

4. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ kêu gọi người Mỹ chào đón người tị nạn Syria.

“Tôi kêu gọi tất cả người Công Giáo tại Hoa Kỳ và những người thiện chí khác thể hiện sự cởi mở và chào đón những người tị nạn, những người đang chạy trốn những tình huống tuyệt vọng chỉ mong được sống sót”.

Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz của tổng giáo phận Louisville và cũng là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho biết như trên trong một tuyên bố đưa ra ngày 10 tháng 9.

Ngài nói:

“Bất kể tôn giáo hay nguồn gốc quốc gia của họ, những người tị nạn đều là những con người được tạo nên theo hình ảnh của Thiên Chúa, mang phẩm giá vốn có, và xứng đáng được tôn trọng, chăm sóc và được pháp luật của chúng ta bảo vệ khi họ bị ngược đãi.”

Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc tố cáo Hoa Kỳ đã gần như phủi tay với cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Syria. Trong năm 2013, khi số người tị nạn Syria đã lên đến mức 2.5 triệu người, Hoa Kỳ chỉ chấp nhận cho 36 người được định cư tại Mỹ.

Cho đến giờ phút này, Hoa Kỳ mới chỉ cho định cư 1,434 người tỵ nạn Syria. Dưới sức ép của cuộc khủng hoảng người tị nạn đang diễn ra tại Âu Châu, tổng thống Obama đã hứa sẽ nhận thêm trong tài khóa tới 10,000 người nữa.

Chương trình thâu nhận người tỵ nạn tại Mỹ chỉ cho phép 70,000 người trên toàn thế giới một năm – đây là một chỉ tiêu cố định nhiều năm nay rồi không hề thay đổi bất chấp những cuộc khủng hoảng người tỵ nạn trên thế giới.

5. Úc nhận thêm thêm 12,000 người tị nạn Syria

Nguyên Thủ tướng Tony Abbott hôm thứ Tư 9/9 đã thông báo rằng Úc sẽ chấp nhận thêm 12,000 người Syria từ những nhóm thiểu số bị đàn áp. Một từ ngữ cho thấy Úc sẽ nhận chủ yếu là các Kitô hữu.

Trước đó, ông cho biết Úc sẽ ưu tiên nhận những người tị nạn Syria nhưng chỉ giới hạn trong phạm vi hạn ngạch 13,750 người đã được ấn định trước cho năm 2015.

Ngay sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các giáo xứ tại Âu Châu đón nhận người tị nạn, Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher ra tuyên bố kêu gọi chính phủ Úc tăng hạn ngạch đón nhận người tị nạn và đặc biệt ưu tiên đón nhận các Kitô hữu vào Úc.

Ngài nói các Kitô hữu phải được đối xử đặc biệt vì sinh mạng của họ bị đe dọa nghiêm trọng trong sách lược “xua đuổi các Kitô hữu ra khỏi Trung Đông”.

Tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục cho biết:

“Ngày hôm nay các nhà lãnh đạo Giáo Hội đã viết thư cho Thủ tướng Tony Abbott và Bộ trưởng Nhập cư Peter Dutton bày tỏ sự sẵn sàng hợp tác với chính phủ trong bất kỳ cách thế nào có thể giúp tái định cư cho những người tị nạn. Do thiếu một giải pháp ngoại giao hay chính trị ngay lập tức để chấm dứt cuộc khủng hoảng tại Syria, chúng tôi mong chính phủ Úc vui lòng bổ sung cấp thời một hạn ngạch là 10,000 chỗ cho người tị nạn, đặc biệt cho những người chạy trốn khỏi Syria. Nếu được, thông qua Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, chúng tôi mong những người này có thể đặt chân đến Úc trước Giáng Sinh này”

Với quyết định đưa ra hôm thứ Tư, trong năm nay Úc sẽ nhận tổng cộng 25,750 người tị nạn.

Trong tuyên bố hôm thứ Tư, thủ tướng Úc cũng thông báo quyết định ném bom các vị trí của quân khủng bố Hồi Giáo IS tại Syria. Lực lượng không quân Úc đã ném bom các mục tiêu của quân khủng bố Hồi Giáo IS tại Iraq trong khoảng 12 tháng qua. Với quyết định mới này Úc hy vọng giúp chặn đứng đà tiến công của quân khủng bố Hồi Giáo IS trên lãnh thổ Syria.

6. Câu chuyện những người tị nạn Trung Đông

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 6 tháng 9 tại quảng trường Thánh Phêrô trước hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương, Đức Thánh Cha đã kêu gọi các giáo xứ và các tổ chức Công Giáo trên toàn Âu Châu đón nhận người tị nạn.

Ngài nói:

“Đứng trước thảm trạng hàng chục ngàn người tị nạn trốn chạy cái chết vì chiến tranh và đói và họ đang hành trình tiến về cuộc sống hy vọng, Tin Mừng kêu gọi chúng ta, yêu cầu chúng ta hãy trở thành “những người thân cận của những người bé nhỏ nhất và bị bỏ rơi, mang lại cho họ một niềm hy vọng cụ thể. Vì thế, nhân dịp Năm Thánh Lòng Thương Xót sắp đến gần, tôi kêu gọi các giáo xứ, các cộng đoàn dòng tu, các đan viện và Đền thánh ở toàn Âu Châu hãy biểu lộ sự cụ thể của Tin Mừng và đón tiếp một gia đình tị nạn. Đó là một cử chỉ cụ thể để chuẩn bị cho Năm Thánh Lòng Thương Xót. Mỗi giáo xứ, mỗi cộng đoàn dòng tu, mỗi đan viện, mỗi đền thánh ở Âu Châu hãy tiếp nhận một gia đình, bắt đầu từ giáo phận Rôma của tôi.”

Một ngày sau đó, trong bài giảng thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha lại nói tiếp:

“Anh chị em thân mến, lịch sử Thiên Chúa Giáo gắn liền với những cuộc bách hại. Hãy nhớ đến mối phúc cuối cùng trong Tám Mối Phúc Thật: [Ai chịu khốn nạn vì đạo ngay, ấy là phúc thật, vì chưng nước Đức Chúa Trời là của mình vậy.] Nếu người ta tống cổ anh em ra khỏi hội đường, ngược đãi anh em, chửi rủa anh em, anh em hãy biết đó là số phận của một Kitô hữu.

Ngày nay cũng vậy, điều này xảy ra trước mắt thế giới, với sự im lặng đồng lõa của nhiều nhà lãnh đạo các cường quốc là những người có thể ngăn chặn điều đó.

Chúng ta đang đối mặt với số phận của người Kitô hữu, đó là đi trên cùng một con đường Chúa Giêsu đã đi qua”.

Những diễn biến này cùng với dòng người tị nạn tràn vào Âu Châu cho thấy tình hình các Kitô hữu tại Trung Đông đang ngày càng bi đát. Chúng tôi xin dành trọn phần còn lại của chương trình này để giới thiệu với quý vị và anh chị em một số nét về cuộc khủng hoảng người tị nạn đang diễn tại Âu Châu.

7. Tại sao quá nhiều người tỵ nạn rời bỏ những trại tạm cư?

Có một số lý do khiến những người tỵ nạn nhắm mắt liều mình đến Châu Âu (hay đến Úc Đại Lợi như trường hợp của những người ra đi từ Đông Nam Á; hoặc đến nước Mỹ như trường hợp những di dân từ những nước Trung Mỹ). Lý do thứ nhất là vì những cuộc khủng hoảng tại chính quê hương họ đã quá nguy hiểm, kéo dài quá lâu trước sự thờ ơ của thế giới đến mức hy vọng trở về được mái nhà xưa lụi tàn trong lòng người tỵ nạn. Lý do khác là vì dù có đến được những trại tạm cư, nhưng chính tại đó những nguy hiểm vẫn phủ lên đầu họ và một tương lai mong manh chờ đón họ và gia đình khi phải bị giam giữ nhiều năm tại những nơi tạm cư đó.

Mùa hè năm nay, Cộng Đồng Châu Âu, Hoa Kỳ và Kuwait đã lần lượt cam kết trợ cấp 1.2 tỷ, 507 triệu và và 500 triệu để giúp đỡ những người tỵ nạn. Điều đó thật là tốt, nhưng vẫn còn xa lắm mới đạt đến nhu cầu thực sự là 5 tỷ rưỡi mà Liên Hiệp Quốc nói rất cần cho những người tỵ nạn này, chưa kể đến 2.9 tỷ cho những người Syrian phải bỏ nhà cửa ngay bên trong nước Syria của họ. Kết quả là, những trại tiếp đón đều đã quá tải và không đủ sức cung cấp những nhu cầu cần thiết cho người tỵ nạn. Chính điều đó đã làm cho người tỵ nạn sống tại đó phải chịu đựng thời tiết lạnh lẽo, đói khát, và làm mồi cho những bệnh tật huỷ diệt họ.

Thế là, hàng trăm ngàn người đã hướng về Châu Âu, đa số băng qua biển Địa Trung Hải trên những con thuyền mong manh kể cả những chiếc xuồng thể thao bằng cao su nhỏ bé. Những phương tiện ấy không thể dùng để đi biển. Vì thế thảm kịch là chuyện thường xảy ra. Cơ quan Cao Uỷ Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc ước lượng là có tới 2,500 người đã bỏ xác trong mùa hè vừa qua khi cố gắng dùng thuyền vượt biển.

8. Cuộc phiêu lưu trở nên nguy hiểm vì những nước giàu có cố gắng làm nản lòng người tỵ nạn

Những quốc gia giàu có với những cố gắng đẩy người tỵ nạn ra khỏi bờ biển của họ đã rất tích cực lẩn tránh những chính sách có thể giúp làm cho những chuyến phiêu lưu của người tỵ nạn bớt nguy hiểm hơn. Chính việc này đã gây thêm những hiểm nguy cho người tỵ nạn. Mùa thu năm ngoái, nước Anh chẳng hạn, đã cắt bớt việc tài trợ cho những chiến dịch tìm kiếm và cứu trợ mang tên Mare Nostrum. Trong quá khứ, những chiến dịch này đã cứu được khoảng 150,000 người mỗi năm. Họ lý luận rằng chiến dịch cứu trợ như thế sẽ khuyến khích thêm ngườì vượt biển. Chính phủ Ý cũng chấm dứt chiến dịch cứu trợ này vào tháng 11 vừa qua. Kể từ đó, chương trình Frontex của Châu Âu đã đảm trách công việc này nhưng họ chỉ thực hiện những cuộc tuần tiễu cách biên giới khoảng 30 dặm và hoàn toàn không thực hiện nhiệm vụ tìm-và-cứu người tỵ nạn.

Kết quả có thể tiên đoán được là khoảng chừng 2,500 người đã bỏ mạng trên đường trốn chạy tính đến mùa hè vừa qua. Đây hoàn toàn không phải là một tại nạn. Đó là kết quả của những chính sách mà các nước Châu Âu đã đưa ra để đẩy lui người tỵ nạn.

Ngay bên trong lục địa Âu Châu, nhiều nước đang cố gắng giới hạn người tỵ nạn để họ không vượt qua được biên giới vào nước họ. Hung Gia Lợi đã thiết lập những hàng rào kẽm gai có gắn những lưỡi dao cạo dọc biên cương với Serbia trong một cố gắng ngăn chặn người tỵ nạn vào Châu Âu bằng đường bộ. Hungary cũng đưa ra những luật lệ mới kết án những ai phá hỏng hay băng qua những hàng rào kẽm gai đó. Và họ đã qui định sẽ phạt tù tới ba năm những ai vượi biên giới một cách bất hợp pháp. Chính phủ Hung Gia Lợi cũng cho tạm ngưng những chuyến xe lửa đến nước Đức trong một cố gằng rõ ràng là làm nản lòng những ai dùng Hung Gia Lợi như một quốc gia trung chuyển để tìm đường tỵ nạn chính trị tại nước Đức.

9. Liên Hiệp Âu Châu trước làn sóng người tỵ nạn

Đa số những quốc gia giầu có nhất trên thế giới, từ lâu lắm rồi, đã không ngừng từ chối người tỵ nạn và chỉ chịu chấp nhận một lượng người tỵ nạn ở mức thấp nhất có thể chấp nhận được. Kết quả là, cho đến giờ phút này, khi mà cuộc khủng hoảng vượt qua tầm kiểm soát, họ vẫn chưa có một kế hoạch nào để ổn định tình hình, và cũng chẳng có một thoả thuận nào về việc phải chia sẻ gánh nặng này ra làm sao.

Cấu trúc Liên Hiệp Châu Âu đặc biệt không phù hợp với vấn đề này. Trên lý thuyết, Châu Âu phải cùng chung lưng giải quyết, tức là phải hành động như một quốc gia đoàn kết. Nhưng, trên thực tế, đa số những quốc gia thành viên Châu Âu không muốn chia sẻ trách nhiệm của họ. Kết quả là, đa số những người tỵ nạn bị mắc kẹt trong hai hay ba quốc gia mà thôi, đến nỗi những nước này chẳng bao lâu tràn ngập người tỵ nạn. Điều này thật bất công cho những quốc gia này cũng như tồi tệ với người tỵ nạn.

Một phần của tình trạng này là qui luật của Châu Âu có tên là Qui luật Dublin. Theo qui luật này, người tỵ nạn bắt buộc phải ở lại tại quốc gia đầu tiên mà họ đặt chân tới cho đến khi đơn xin tỵ nạn của họ được xét duyệt xong. Về lý thuyết, qui luật này là một phương cách ngăn không cho người tỵ nạn nộp đơn hết quốc gia này đến quốc gia khác cho đến khi có một quốc gia nào đó sẵn sàng chấp nhận họ. Nhưng trên thực tế, chính qui luật này đã khiến hàng ngàn người tỵ nạn phải ở lại Hy Lạp và Italia, đơn giản là vì hai nước này là nơi những chiếc thuyền của họ dễ cập bến nhất khi băng qua Địa Trung Hải. và nhiều quốc gia Châu Âu cũng sử dụng qui luật này để đẩy gánh nặng người tỵ nạn cho hai quốc gia ấy.

Nước Đức, vì muốn làm gương, gần đây đã đồng ý tạm ngưng áp dụng Qui Luật Dublin đối với người tỵ nạn Syria. Hiện nay, họ được phép nộp đơn xin tỵ nạn trực tiếp tại Đức Quốc. Nhưng phần lớn Châu Âu vẫn không muốn theo chân sự lãnh đạo đầy đạo đức này của nước Đức.

Hoa Kỳ, về phần mình đã phủi tay với cuộc khủng hoảng. Cho đến giờ phút này, họ mới chỉ cho định cư 1,434 người tỵ nạn Syria và đã hứa là sẽ nhận thêm vài ngàn người nữa… trong tương lai. Chương trình thâu nhận người tỵ nạn tại Mỹ chỉ cho phép 70,000 người trên toàn thế giới một năm – đây là một chỉ tiêu cố định nhiều năm nay rồi không hề thay đổi bất chấp những cuộc khủng hoảng người tỵ nạn trên thế giới.

10. Thống kê của Tòa Thánh về Giáo Hội tại Cuba và Hoa Kỳ

Trước thềm chuyến tông du sắp tới của Đức Thánh Cha đến Cuba và Hoa Kỳ, hôm thứ Hai 14 tháng 9, Văn phòng Thống kê Trung ương Tòa Thánh đã công bố các số liệu thống kê liên quan đến Giáo Hội Công Giáo ở hai nước này được cập nhật cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2013.

Cuba, với diện tích rộng 110,861 km2, có dân số là 11,192,000 người, trong đó có 6,775,000 người Công Giáo, tương đương với 60.5 phần trăm dân số. Giáo Hội tại Cuba hiện nay có 11 giáo phận hay những miền giám quản tông tòa với 283 giáo xứ và 2,094 trung tâm mục vụ. Hiện tại, đất nước này có 17 giám mục, 365 linh mục, 659 tu sĩ nam nữ, và 4,395 giáo lý viên.

Có 85 chủng sinh đang theo học tại chủng viện Havana và nước ngoài. Giáo Hội có 6 trung tâm giáo dục Công Giáo, từ mầm non đến đại học. Về các trung tâm bác ái và xã hội thuộc Giáo Hội, được điều hành bởi các giáo sĩ hay tu sĩ, Giáo Hội hiện có 173 bệnh viện và phòng khám, một nhà dưỡng lão cho người già và những người tàn tật, một nhà cho trẻ mồ côi, và ba trung tâm đặc biệt cho những người cai nghiện và các tệ nạn xã hội khác .

Hoa Kỳ, với diện tích lên đến 9,372,616 km2, có 316,253,000 dân, trong đó có 71,796,000 người Công Giáo, chiếm 22.7 phần trăm dân số. Trong 196 giáo phận, có 18,256 giáo xứ và 2,183 trung tâm mục vụ.

Giáo Hội tại Hoa Kỳ hiện có 457 giám mục, 40,967 linh mục, 55,390 tu sĩ nam nữ, 381,892 giáo lý viên và 5,829 chủng sinh.

Giáo Hội có 11,265 trung tâm giáo dục Công Giáo, từ mầm non đến đại học. Về các trung tâm bác ái và xã hội, Giáo Hội tại Hoa Kỳ có 888 bệnh viện và phòng khám, hai trung tâm dành cho người bị bệnh phong, 1,152 trung tâm dành cho người già hoặc người tàn tật, 1,090 trẻ mồ côi, 981 trung tâm tư vấn gia đình và một số đông đảo các trung tâm khác phò sinh, và 4,295 trung tâm đặc biệt dành cho việc giáo dục nhằm tái hội nhập vào xã hội.

11. Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Syria cáo buộc Hoa Kỳ gây hỗn loạn tại nước này

Canada Catholic News cho biết người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Syria nói rằng sự hỗ trợ quân nổi dậy Syria của Hoa Kỳ, Anh, và Pháp không khác gì là “xúi giục bạo loạn” tại Syria “với chiêu bài của một thứ mùa xuân Ả Rập”. Chính sách này không ngăn chặn được quân khủng bố Hồi Giáo IS nhưng tạo điều kiện cho chúng giành hết chiến thắng này đến chiến thắng khác trong bối cảnh quân chính phủ Syria phải đương đầu cùng một lúc với nhiều kẻ thù.

Đức Thượng Phụ Ignatius Joseph III Yonan đang thực hiện một chuyến viếng thăm mục vụ tại Ottawa, cáo buộc rằng quan điểm của phương Tây về “một thứ quân nổi dậy được hiện đại hóa và văn minh” nhằm lật đổ chế độ Assad là một “huyền thoại”.

Hôm 18 tháng 9 năm ngoái, Hạ viện Mỹ đã thông qua kế hoạch lên đến 500 triệu đôla của ông Obama nhằm cung cấp vũ khí và huấn luyện “phiến quân theo chủ trương ôn hòa” ở Syria.

Các “phiến quân theo chủ trương ôn hòa” này trong thực tế lại gia nhập vào quân khủng bố Hồi Giáo IS đặc biệt trong những tình huống như khi bị lạc mất đơn vị hay khi bị quân chính phủ Syria đánh bại.

Đức Thượng Phụ nêu câu hỏi: “Các phiến quân đã được cung cấp vũ khí. Bây giờ thì sao nào? Quân Daesh (chỉ quân khủng bố Hồi Giáo IS) càng ngày càng vững mạnh, càng tiến nhanh như vũ bão”.

Như để xác nhận nhận định của Đức Thượng Phụ Yunan, hôm thứ Ba 15 tháng 9, Bộ trưởng quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian nói tại quốc hội nước này: “Ngay giờ phút này đây, quân Daesh đang giành được những chiến thắng đáng kể. Tôi nghĩ đặc biệt đến những gì đang diễn ra trong khu vực Aleppo”.

Bình luận về việc tổng thống Pháp Francois Hollande cho máy bay thám thính trên không phận Syria, và triển vọng Pháp cho máy bay không kích quân khủng bố Hồi Giáo IS không chỉ tại Iraq như hiện nay mà còn cả tại Syria, Đức Thượng Phụ nhận định rằng các cuộc không kích không đem lại hiệu quả bởi vì các chiến binh Daesh lẫn vào trong dân thường, lấy họ làm bia đỡ đạn.

12. Khả năng xảy ra cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô với Fidel Castro và với Vladimir Putin

Trong cuộc họp báo sáng thứ Ba 15 tháng 9, Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết là có khả năng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp Fidel Castro trong chuyến thăm Cuba.

Một cuộc họp với các nhà độc tài Cuba đã nghỉ hưu không được liệt kê theo dự định ban đầu của Đức Thánh Cha, nhưng chương trình đã rất dày đặc của ngài có thể được sửa đổi một chút vào giờ chót để bao gồm thêm một vài biến cố nữa.

Khi được hỏi là liệu Đức Thánh Cha sẽ dành thời gian cho một cuộc họp với các nạn nhân bị lạm dụng tính dục trong thời gian ngắn ngủi của mình tại Mỹ, theo gương của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, cha Lombardi đã không trả lời trực tiếp. Tuy nhiên, ngài cho biết là các phương tiện truyền thông sẽ được thông báo nếu một cuộc họp như thế được sắp xếp.

Trả lời một câu hỏi về những đồn thổi cho rằng Đức Thánh Cha sẽ gặp tổng thống Nga Vladimir Putin tại New York về tình hình tại Syria và Ukraine, cha Federico Lombardi cho biết chưa có một dự trù nào về một cuộc gặp gỡ như thế.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gây ra những phản ứng sửng sốt sau các nguồn tin theo đó Nga đã gởi quân sang Syria nhằm tránh nguy cơ sụp đổ của chính quyền Bashar Assad sau hàng loạt những thất bại quân sự gần đây. Bộ trưởng Quốc phòng Israel Moshe Yaalon nói với các phóng viên tại Tel Aviv hôm 10 tháng 9 rằng những nguồn tin tình báo của Isarel cho biết các cố vấn quân sự, kỹ thuật viên và nhân viên an ninh Nga đã đến Syria trong những ngày gần đây, với mục tiêu chính là thiết lập một căn cứ không quân gần thị trấn ven biển Latakia.