Ngày 21-09-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật 25 Quanh Năm 20/9/2020 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic
00:00 21/09/2020

Bài Ðọc II: Pl 1, 20c-24. 27a

"Ðối với tôi, sống là Ðức Kitô"

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Philipphê.

Anh em thân mến, dù tôi sống hay tôi chết, Ðức Kitô sẽ được vẻ vang trong thân xác tôi. Vì đối với tôi, sống là Ðức Kitô, còn chết là một mối lợi. Nhưng nếu sống trong xác thịt này đem lại cho tôi kết quả trong việc làm, thì tôi không biết phải chọn đàng nào. Tôi đang lúng túng trong hai điều này: là ước ao chết để được ở với Ðức Kitô thì tốt hơn bội phần, nhưng cứ ở lại trong xác thịt thì cần thiết cho anh em. Anh em hãy sống xứng đáng với Tin Mừng của Ðức Kitô.

Ðó là lời Chúa.

Alleluia: Lc 19, 38

Alleluia, alleluia! - Chúc tụng Ðức Vua, Ðấng nhân danh Chúa mà đến; bình an trên trời và vinh quang trên các tầng trời. - Alleluia.

Hoặc đọc: Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin mở lòng chúng con, để chúng con lắng nghe lời của Con Chúa

Phúc Âm: Mt 20, 1-16a

"Hay mắt bạn ganh tị, vì tôi nhân lành chăng".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn này rằng: "Nước trời giống như chủ nhà kia sáng sớm ra thuê người làm vườn nho mình. Khi đã thoả thuận với những người làm thuê về tiền công nhật là một đồng, ông sai họ đến vườn của ông. Khoảng giờ thứ ba, ông trở ra, thấy có những người khác đứng không ngoài chợ, ông bảo họ rằng: "Các ngươi cũng hãy đi làm vườn nho ta, ta sẽ trả công cho các ngươi xứng đáng". Họ liền đi. Khoảng giờ thứ sáu và thứ chín, ông cũng trở ra và làm như vậy.

Ðến khoảng giờ thứ mười một ông lại trở ra, và thấy có kẻ đứng đó, thì bảo họ rằng: "Sao các ngươi đứng nhưng không ở đây suốt ngày như thế?" Họ thưa rằng: "Vì không có ai thuê chúng tôi". Ông bảo họ rằng: "Các ngươi cũng hãy đi làm vườn nho ta".

Ðến chiều chủ vườn nho bảo người quản lý rằng: "Hãy gọi những kẻ làm thuê mà trả tiền công cho họ, từ người đến sau hết tới người đến trước hết." Vậy những người làm từ giờ thứ mười một đến, lãnh mỗi người một đồng.

Tới phiên những người đến làm trước, họ tưởng sẽ lãnh được nhiều hơn, nhưng họ cũng chỉ lãnh mỗi người một đồng. Ðang khi lãnh liền, họ lẩm bẩm trách chủ nhà rằng: "Những người đến sau hết chỉ làm có một giờ, chúng tôi chịu nắng nôi khó nhọc suốt ngày mà ông kể họ bằng chúng tôi sao"? Chủ nhà trả lời với một kẻ trong nhóm họ rằng: "Này bạn, tôi không làm thiệt hại bạn đâu, chớ thì bạn đã không thoả thuận với tôi một đồng sao?" Bạn hãy lấy phần bạn mà đi về, tôi muốn trả cho người đến sau hết bằng bạn, nào tôi chẳng được phép làm như ý tôi muốn sao? Hay mắt bạn ganh tị, vì tôi nhân lành chăng? Như thế, kẻ sau hết sẽ nên trước hết, và kẻ trước hết sẽ nên sau hết".

Ðó là lời Chúa.
 
Thứ Ba 22/09/2020: Lắng nghe Lời Chúa – Suy Niệm của Linh Mục Giuse Phạm Minh Ước
Giáo Hội Năm Châu
07:33 21/09/2020
 
Dở Dang
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:35 21/09/2020
Từ rất lâu, khoảng 18 năm về trước khi dự lễ an táng cha bạn cùng lớp, linh mục Gb.Nguyễn Đình San, ngài qua đời khi tuổi còn trẻ và đời linh mục mới qua con số 7 năm, tôi không thể quên vị giảng lễ đã trích lời ngôn sứ Isaia:

Lạy Chúa, con như người thợ dệt,

đang mải dệt đời mình,

bỗng nhiên bị tay Chúa

cắt đứt ngay hàng chỉ. (Is 38, 12)


Đã từng một thời và hình như vẫn còn ở trong tâm trí nhiều người, kể cả các vị mục tử, đó là xem sự kết thúc cuộc đời của con người như là việc Chúa gọi. Thậm chí với sự ra đi của người trẻ thì lại cố an ủi người thân của họ bằng câu từ rất dễ nghe nhưng thật phản cảm và không đúng chút nào, chẳng hạn: “Đóa hoa nào đẹp thì Thiên Chúa ngắt về”. Làm sao có thể nói những người chết vì thiên tai động đất, sóng thần là do Chúa gọi? Ai có thể to gan nói cái chết của trên dưới 6 triệu người Do Thái trong thế chiến thứ 2, cách riêng 1.1 triệu người chết ở lò hơi ngạt tại Auschwitz bởi bàn tay độc ác phát xít Đức là do Thiên Chúa gọi? Làm sao có thể nói những người bị chết vì cơn dịch bệnh Covid 19 là do Chúa muốn? Chưa kể chuyện có người tự kết liểu đời mình bằng chai thuốc diệt cỏ cũng đã từng được cất lên câu hát: “khi Chúa thương gọi con về…”. Quả thật với nhiều lối diễn suy khởi đi từ nhận thức còn hạn chế của chúng ta đã khiến cho nhiều người phẩn uất và chối từ sự hiện hữu của Thiên Chúa.

Sự ra đi của cha Gioan Nguyễn Sơn thì sao đây? Ước gì sẽ được nghe rất ít câu” Cha Gioan đã được Chúa gọi về. Thiên Chúa là Cha toàn năng chí ái, nếu Người gọi cha Gioan về thì chắc hẳn Người sẽ gọi đúng giờ, đúng lúc ngài sẵn sàng nhất. Và với hệ luận như thế thì hẳn mọi người đều ra đi trong tình thương của Chúa, một hệ luận xem ra có vấn đề.

Thiên Chúa đã dựng nên các quy luật và Người tôn trọng quy luật Người đã làm ra. Cái chết của người này hay kẻ kia và của cha Gioan chúng ta đây vốn có nguyên nhân của chúng, các nguyên nhân từ các định luật tự nhiên và xã hội, các nguyên nhân chủ quan và khách quan. Xin đừng quên rằng một kết quả thường được cấu thành do bới nhiều nguyên nhân. Có nhiều kết quả vốn được dự đoán thời điểm xảy ra, nhưng với cái chết của bản thân mình thì đại đa số đều là bất ngờ mà Chúa Kitô đã từng ví như giờ kẻ trộm viếng nhà. Và lời mạc khải từ miệng ngôn sứ Isaia sẽ được hoàn hảo hơn theo cái nhìn Tân Ước thì nên đọc là: Lạy Chúa, con là người thợ dệt, đang mãi dệt đời mình, thì bỗng dưng bị đứt ngay hàng chỉ.

Đang mãi mê dệt dời mình mà bỗng dưng bị đứt ngay hàng chỉ thì quả thật là dỡ dang. Cha Phêrô Trần Ngọc Anh, cha bạn cùng lớp Matthia chúng tôi đã từng thú nhận công khai về một mơ ước lớn của ngài là được mừng ngân khánh linh mục cách trọng thể và ngài đã như toại nguyện. Theo kiểu nhìn này thì cha Gioan đây quả là dở dang vì còn đến 2 tháng 10 ngày nữa mới tròn ngân khánh đời linh mục. Vì ngài chịu chức linh mục cùng ngày với tôi, 30 tháng 11 năm 1995. Khi lâm cơn bệnh đột quỵ tai biến nhẹ cách đây hơn một năm, ngài tâm sự với tôi là bao nhiêu chuyện chuẩn bị cho các chú, nào là giúp phân định ơn gọi, nào là chương trình tĩnh tâm, nào là công tác tuyển chọn các ứng sinh khóa mới. Tất thảy đều như bỏ vào sọt rác khi bệnh tật ấp tới. Đúng là dỡ dang thật. Qua vài nét dang dỡ đời ngài, tôi nghiệm ra rằng đừng lầm tưởng “bàn tay ta làm nên tất cả”. Cha ông ta kinh nghiệm một thực tiển: “không mợ thì chợ cũng đông”. Và nhiều khi “không có mợ thì chợ lại đông hơn nhiều”. Xin chớ quên công trình cứu độ là của Thiên Chúa và do Thiên Chúa thực hiện. Còn chúng ta, nếu được mời gọi cộng tác thì phải ý thức mình chỉ là “đầy tớ vô dụng” mà thôi.

Hiểu được chân lý này thì chúng ta sẽ biết sống tự do theo tinh thần tỉnh thức của Tin Mừng. Chức vụ này hay vai vế nọ, dù có quan trọng hay cao cả đến đâu đều sẽ qua đi. Khi nhấn mạnh đến việc sống tự do với cả những thiện hảo đời này thì Chúa Kitô đã dùng một lối nói so sánh mạnh mẽ với các từ yêu ghét. “Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, và ai ghét sự sống mình ở đời này, thì sẽ giữ được nó cho sự sống đời” (Ga 12,24).

Anh em Phật tử diễn cách thế sống tự do là “vô chấp” nghĩa là không quỵ lụy, không dính bén, không lệ thuộc. Vô chấp không chỉ với những sự không tốt như các thất bại, các lầm lỗi của bản thân hay những điều trái ý tha nhân gây cho mình mà còn phải vô chấp với cả những sự tốt đẹp thế trần vốn là vô thường. Với Kitô hữu chúng ta thì vô chấp hay biết sống tự do chỉ là một trong những phương thế để chúng ta biết sẵn sàng đón nhận hạnh phúc thật mà Thiên Chúa tặng ban.

Thiển nghĩ rằng dù chẳng mong nhưng khi đành chịu nhiều cảnh tình dở dang thì cha Gioan chúng ta đây hẳn ít nhiều cảm nghiệm về sự hữu hạn và chóng qua của những thiện hảo đời này để rồi biết tập sống tự do hơn. Và một cách nào đó ngài đã sẵn sàng đón nhận thiên ân hằng hữu. Đã biết sẵn sàng thì dù cho cánh cửa sự chết mở ra cách từ từ hay cách đột ngột thì không còn là vấn đề. Tuy nhiên chẳng thể một ai bảo đảm là mình đã sẵn sàng đủ, chính vì thế chúng ta vẫn mãi nài xin lòng nhân từ của Chúa ủ ấp và nỗ lực lập công nghiệp để dâng cho những người đã khuất và cho cha Gioan.

Xin cha Gioan khi về cùng Chúa hãy cầu bàu cho chúng tôi.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:13 21/09/2020

25. Nếu có người nói khắc chế mình không quan trọng, thì dù anh ta có làm phép lạ để chứng minh đức hạnh, thì cũng không thể tin tưởng được.

(Thánh Gioan Thánh Giá)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:19 21/09/2020
31. CẮT ĐÙI CHỮA BỆNH

Người nọ có cha bị bệnh, thầy thuốc dặn dò:

- “Thuốc men không thể cứu được, chỉ có cách là cắt thịt của đứa con có hiếu mới chữa được, dùng sự cảm động may ra mới có thể cứu được.”

Con trai nói:

- “Cái đó thì có gì là khó chứ?”

Nói xong thì lấy con dao đi khỏi, gặp lúc mùa hạ, anh ta thấy một người nằm ngủ bên ngoài cổng, bèn xuống tay cắt thịt trên thân của người ấy, người ấy kinh hoàng la lớn.

Anh ta xua tay nói với người ấy:

- “Nhẹ thôi mà đừng có la, lẽ nào anh không biết, cắt thịt cứu cha mẹ chính là việc rất tốt đẹp trong thiên hạ hay sao?”

(Tinh tuyển nhã tiếu)

Suy tư 31:

Trên đời này không có gì đẹp cho bằng tình yêu, mà cắt thịt mình làm thuốc cho cha mẹ thì lại là một tình cảm đẹp nhất trên trần gian, có lẽ không có tình yêu nào đẹp như thế. Cắt thịt chữa bệnh cho cha mẹ thì tốt đẹp thật nhưng phải là thịt của mình mới đẹp, còn cắt thịt của người khác thì có gì là đẹp, hơn nữa lại còn bị mang tiếng là ác và chắc chắn là bị...ở tù.

Đức Chúa Giê-su đã lấy thịt của mình để nuôi sống chúng ta chứ không phải lấy thịt của người khác, cho nên tình yêu của Ngài dành cho nhân loại thật vô cùng vĩ đại và hoàn hảo nhất, đó cũng là bằng chứng hùng hồn nhất để cho chúng ta biết sống hy sinh cho nhau.

Cắt thịt mình để chữa bệnh cho cha mẹ là hành động hiếu thảo và hy sinh của người con có hiếu; nhưng đem những của dư thừa của mình để bố thí cho người khác thì là hành động coi thường nhân phẩm của tha nhân, bởi vì có nhiều người không dám lấy cái mình đang có để bố thí, nhưng lại đem của “hết xài” tống khứ nơi người nghèo để khỏi bỏ chật nhà chật cửa...

Phải biết xót biết đau thì mới thấm thía khi cho khi nhận, và cảm nhận được sự hy sinh cao quý như thế nào khi nhận cũng như khi cho.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài viết của Cha Mankowski: Điều gì đi sai về cuộc khủng hoảng giáo sĩ lạm dụng tình dục
Vũ Văn An
19:18 21/09/2020

Điều gì đã đi sai?

Ngày 15 tháng 7, 2003, Cha Mankowski đã đến nói chuyện với Liên Huynh Giáo sĩ Công Giáo về cuộc khủng hoảng giáo sĩ lạm dụng tình dục, cách nó dã diễn ra như thế nào.

Điều gì đã đi sai, và tại sao? Ai trong phòng này cũng đều hiểu đúng rằng đây có ý nói đến Cuộc khủng hoảng, việc trong suốt mười tám tháng qua, hàng ngày, đều có tiết lộ về vô số các điển hình linh mục sa đoạ, các giám mục gian dối, và hậu quả là sự hoang mang và giận dữ của giáo dân. Quan điểm của riêng tôi, một quan điểm mà tôi đưa ra để qúy bạn xem xét, là Cuộc khủng hoảng chủ yếu gây ngạc nhiên vì mức độ không đáng ngạc nhiên của nó. Không ai đang đấu tranh cuộc chiến văn hóa trong Giáo hội trong hai mươi năm qua lại có thể không nhận ra mình đang đấu tranh với một bộ máy bàn giấy thù nghịch và hàng giáo phẩm mâu thuẫn trong cuộc chiến đấu của những người muốn được giải thoát khỏi việc lạm dụng tình dục - bất chấp sự chênh lệch trong bi kịch báo chí theo dõi. Thực thế, tôi cho rằng điểm khác biệt quan trọng duy nhất trong thất bại của Giáo hội liên quan đến các giáo sĩ lạm dụng và những thất bại liên quan đến phụng vụ, dạy giáo lý, chính trị phò sinh, bất đồng tín lý và bản dịch Kinh thánh là thế này: trong tai tiếng lạm dụng tình dục, chúng ta được phép đọc kỹ các thông tri được ghi chép của chính các giám mục. Cuộc tấn công tình dục lệch lạc đã thực hiện được một điều mà việc lạm dụng phụng vụ không bao giờ có thể thực hiện được: nó đã tạo ra áp lực của các phương tiện truyền thông thế tục và những hạn chế pháp lý thế tục một cách áp đảo đến mức tính hành chính quan liêu buộc phải công khai hóa các hồ sơ của mình.

Những gì chúng ta đọc được trong các hồ sơ đó thật gây sốc, đúng vậy, nhưng đối với hầu hết chúng ta, nó gây sốc theo nghĩa déja vu (đã thấy rồi). Trong những năm sau Công Đồng Vatican II, việc bà nội trợ phàn nàn rằng Cha bỏ qua Kinh Tin Kính trong thánh lễ và việc bà phàn nàn rằng Cha mò mẫm con trai bà đã có những trải nghiệm giống nhau đáng kể ở chỗ cảm thấy rằng chính bà đã sai lầm cách nào đó; bà đã làm ô uế danh dự của những người đức hạnh; những lời phàn nàn của bà làm gián đoạn một cách không được hoan nghinh những công trình quan trọng hơn; tình hình thực sự đã được tòa Giám Mục biết rõ và hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát; sự hiểu biết rộng hơn và đầy đủ hơn của các chức sắc cao cấp hơn trong Giáo Hội biện minh cho việc dường như không hành động của các ngài; chỉ trích cha phó là chỉ trích cha sở là chỉ trích cha quản hạt là chỉ trích giám mục; công khai hóa sự không hài lòng của bà là gây ra tai tiếng và sẽ gây tổn hại một cách tích cực đến những nỗ lực kín đáo nhằm sửa chữa các tệ nạn; nhiệm vụ của bà là giữ im lặng và tin tưởng rằng những người được chính thức gánh vác trách nhiệm liên hệ sẽ thực thi chúng đúng lúc; việc trì hoãn sửa chữa các vấn đề đôi khi cần thiết vì lợi ích chung của Giáo hội!

Bức tranh trên cố ý mô tả những việc các tín hữu đối phó với bộ máy hành chính đang hoạt động bình thường, trong đó các đấng bậc trên cao phần lớn sống trong ốc đảo. Thỉnh thoảng ai đó cố gắng phá vỡ tính ốc đảo ấy và được tiếp xúc với chính các giáo phẩm có trách nhiệm. Trong trường hợp này, một thủ đoạn khác thường được sử dụng, một thủ đoạn tôi từng cố gắng phác thảo tám năm trước đây trong một tiểu luận có tên “Những người thuần thục [tames] trong cuộc sống giáo sĩ”:

"Trong các tình huống một đối một, những người thuần thục trong các chức vụ có quyền hạn hiếm khi thẳng thừng bác bỏ tính hợp lệ của đơn tố cáo tham nhũng do cấp dưới đệ trình. Thông thường hơn, họ sẽ thừa nhận thực tại và mức độ nghiêm trọng của vấn đề được nêu ra, sau đó giả vờ làm người tố cáo tin tưởng nơi họ, bảo đảm với người tố cáo rằng những người có trách nhiệm hoàn toàn ý thức được cuộc khủng hoảng và các biện pháp đang được thực hiện, một cách lặng lẽ, đằng sau hậu trường, để khắc phục nó. Do đó, gánh nặng giữ kín câu chuyện được chuyển sang cấp dưới với danh nghĩa quan tâm đến lợi ích của định chế và lòng trung thành bản thân đối với nhà cai quản: họ không được công khai hóa bằng chứng của mình về hành vi sai trái để tránh làm gián đoạn diễn trình - luôn bị che khuất khỏi tầm nhìn – nhờ thế, nó mới được giải quyết. Mưu mẹo này được gọi là thủ đoạn Bí mật Ông Già Noel: “Không có quà nào bên dưới gốc cây cho con đâu, nhưng đó là vì Bố đang ở dưới tầng hầm làm cho con một thứ đặc biệt. Nó nhất định là một điều bất ngờ, vì vậy đừng hở một lời nếu không con sẽ làm hỏng hết mọi chuyện". Và, tất nhiên, Giáng sinh sẽ không bao giờ đến. Có lẽ hầu hết các cố gắng cải cách có ý ngay lành trong một phần tư thế kỷ qua đã bị giữ trong ngăn kéo vô hạn định bởi các tay thuần thục cao cấp sử dụng mưu đồ này để mua đường thoát khỏi những tình huống khó khăn mà về mặt tính tình họ không thích hợp" (1).

Những gì tôi đã trình bầy trước qúy bạn là hai khung cảnh trong đó các khiếu nại lạm dụng được trình cho những người có thẩm quyền và ở đó dường như chúng biến mất - ý tôi là các khiếu nại chứ không phải các lạm dụng. Tất nhiên, người ta hy vọng rằng một điều gì đó đang được thực hiện ở hậu trường, nhưng bất cứ điều gì xảy ra luôn ở lại hậu trường. Nhiều tuần trôi qua mà không có những thay đổi thấy được trong việc lạm dụng và không có phản hồi nào từ bộ máy hành chính, người ta bị giằng xé giữa hai phỏng đoán trái ngược nhau: đó là khiếu nại của người ta đã được chuyển lên tầng trên đến cấp cao đến nỗi thậm chí cả giám mục (hoặc bề trên) cũng bị cấm thảo luận về nó; hoặc, một khi sự im lặng của người ta đã được bảo đảm và vấn đề công khai hóa rùm beng không ai hoan nghênh đã qua khỏi thì không có bất cứ điều gì được thực hiện.

Bây giờ điều đáng chú ý về Cuộc Khủng Hoảng là nó đã xác nhận trọn vẹn sự nghi ngờ thứ hai. Trong hàng ngàn và hàng ngàn trang hồ sơ, người ta hiếm khi nào, nếu có bao giờ, được xây dựng bằng một bất ngờ thú vị, khi phát hiện ra rằng mối quan tâm của giám mục hoặc bề trên đối với nạn nhân hoặc đối với Đức tin không lớn hơn những gì công chúng biết, nghĩa là bộ máy công lý đang tăng ga và chạy hết ga, nhưng theo cách vô hình đối với những người ở bên ngoài vòng giữ ý tứ. Không gì diễn ra cả.

Tôi nghĩ điều này đi xa đủ để giải thích sự kiện này là khi vụ tai tiếng nổ ra, chính những người Công Giáo bảo thủ là những người đầu tiên và là những người lớn tiếng nhất kêu gọi các giám mục từ chức, và chỉ sau đó những người theo chủ nghĩa cấp tiến cánh tả mới tìm được tiếng nói của mình. Một phần sự phẫn nộ của chúng ta liên quan đến sự vô tâm đáng kinh ngạc của các giám mục đối với chính sự lạm dụng; nhưng một phần, theo tôi, là người phục vụ bực tức khi hiểu ra rằng, vì cùng những lý do y hệt, tất cả các cố gắng của chúng ta trong cuộc chiến văn hóa nhân danh các chủ trương Công Giáo đã bay mất trong cùng làn khói bàn giấy.

Do đó, tôi đặt vấn đề với những nhà bình luận vốn gọi Cuộc khủng hoảng này là một “lò nguyên tử chảy tan” hoặc “ngày 11 tây tháng 9 của Giáo hội” hoặc những người ví nó như một cơn đại hồng thủy. Bất cứ điều gì cần làm tan chảy đều đã xảy ra trong nhiều năm trước, và ở cùng khắp các lãnh vực, không riêng trong hành vi sai trái của linh mục. Do đó, khi giải quyết câu hỏi, "điều gì đã đi sai và tại sao?", tôi cần cố gắng giải thích không chỉ các vụ tai tiếng về lạm dụng tình dục mà còn cả sự thất bại lớn hơn trong Giáo hội, những điểm yếu đã có trước cả Công đồng Vatican II.

Nghịch lý thay, một trong những yếu tố chính gây ra cảnh tha hóa của đời sống giáo sĩ vào cuối thế kỷ 20 là sức mạnh của nó ngay từ lúc đầu. Ở đây tôi xin trích dẫn James Hitchcock:

"Một sự thật u ám về đời sống giáo sĩ là, chỉ trừ những thế kỷ đầu tiên, không có thời điểm nào trong lịch sử của Giáo hội mà cuộc sống như thế lại bình dị cả. Thời Trung cổ có dự phần vào việc các linh mục cư xử sai trái, và các giáo sĩ bình thường ở giáo xứ không được đào tạo bài bản và là một phần của nền văn hóa nông dân, một nền văn hóa, về một số mặt nào đó, vẫn còn có tính ngoại giáo. Phong trào Phản Cải cách đã nỗ lực rất nhiều để cải thiện tình trạng của hàng giáo sĩ, đặc biệt là thông qua việc thành lập một định chế lẽ ra là hiển nhiên nhưng vì một lý do nào đó lại không phải như vậy - tức chủng viện. Ngay cả khi đã có những nỗ lực này, các vụ tai tiếng của giáo sĩ và nhiều loại thiếu khả năng khác nhau vẫn tiếp diễn lâu dài, giữa một số linh mục thánh thiện hiếm hoi và nhiều người khác có lòng đạo đức và lòng nhiệt thành vững chắc. Tại Hoa Kỳ, giai đoạn l900-l960 có thể được coi là thời kỳ hoàng kim của chức linh mục, không chỉ trong thời hiện đại mà trong suốt các thế kỷ của Công Giáo. (Thời kỳ hoàng kim này không chỉ giới hạn ở Mỹ mà có mặt ở cả các nước khác nữa). Mặc dù các linh mục của thời đại đó chắc chắn có các sai lỗi của họ, nhưng theo tất cả các tiêu chuẩn có thể đo lường được, thì họ ít ngu dốt hơn, ít vô luân hơn, ít bỏ bê bổn phận hơn và ít bất tuân phục hơn so với hầu như bất cứ thời điểm nào trong lịch sử của Giáo hội. Tích cực hơn, các linh mục của thời đại đó nhìn chung là những người đạo đức và sốt sắng, và những người không đạo đức và sốt sắng ít nhất cũng phải giả vờ như mình đạo đức và sốt sắng" (2).

Không phải chỉ nhân cách linh mục tốt, mà danh tiếng của hàng giáo sĩ Công Giáo cũng rất cao. Điều này kéo theo một số vấn đề. Thứ nhất, là một địa vị đáng kính trong xã hội, cuộc sống giáo sĩ cung cấp những đám cỏ cao, để nhiều kẻ bất lương và những cá nhân rối loạn có thể tìm đến ẩn nấp. Tôi ước lượng có từ 50 đến 60 phần trăm những người đàn ông bước vào đời sống tu trì với tôi vào giữa thập niên 70 là những người đồng tính luyến ái, họ không có hứng thú đặc biệt nào đối với Giáo hội, mà chỉ dùng đòi hỏi độc thân của chức linh mục như một cách để ngụy trang lý do thực sự cho sự kiện họ sẽ không bao giờ kết hôn. Trong mối liên kết này, cần lưu ý rằng quân đội cũng các phần tử đồng tính luyến ái kiểu dấu mặt này, tuy ít hơn nhưng vẫn không thể giản lược được, cũng như những tên vô lại trên các giàn khoan ngoài khơi và các tàu buôn (“Tôi chưa bao giờ kết hôn vì tôi di chuyển nhiều nên sẽ không công bằng đối với cô gái...”). Có lẽ không bao giờ có thể loại bỏ được một bách phân nào đó những người đồng tính luyến ái trong những ngành nghề này. Ngoài ra, tôi cũng tin rằng lời giải thích thuyết phục nhất về số lượng người ấu dâm cao một cách không cân đối trong hàng linh mục không phải là Lý Thuyết Kiêng Cữ Khiến Giáo Hội Trồng Những Kẻ Hí Hửng (Abstinence Makes The Church Grow Fondlers) nổi tiếng lâu nay, mà là lời giải thích ngược lại mới đúng, một lời giải thích do một nhân viên cải huấn tại một nhà tù Canada đề xuất với tôi. Ông ta gợi ý rằng, trong những năm trước đây, những người đàn ông Công Giáo nào, nhận ra mình có xu hướng thiếu dâm (pederastic) và ghét nó, sẽ cố gắng giết chết nó bằng cách vào một chủng viện hoặc một đan viện, nơi họ ngây thơ tin rằng chiều kích tình dục của cuộc sống sẽ đơn giản biến đi. Nhưng nó không hề biến mất, và nhiều người trong số những người đàn ông này, đến lúc nhận ra mình sai, họ đã đâm ghiền. Gợi ý này có lợi điểm là giải thích được sự kiện này: hầu hết các linh mục thực sự ấu dâm dường như là nam giới từ 60 tuổi trở lên, và thuộc thế hệ người Công Giáo một mặt có ý thức mạnh mẽ về tội trọng tình dục và, mặt khác, xác tín mạnh mẽ về sự khổ hạnh và tính chính trực của đời sống linh mục. Đối với những người đồng tính luyến ái và ấu dâm, tôi xin thêm nhóm thứ ba, những người mà tôi gọi là “thuần thục” (tames) - những người đàn ông không có khả năng đối mặt với những tình huống thường không vui của tuổi trưởng thành và những người tìm nơi ẩn náu, và thực sự đã thành công, trong một hệ thống coi trọng ngoại hình, chán ghét xung đột và thích lời nói dối có lợi. Tóm lại, uy tín xã hội và danh tiếng cao gắn liền với chức linh mục thời hậu Thế chiến 2 khiến nó trở nên hấp dẫn đối với những người đàn ông có nhân cách thấp kém và tạo cho họ một ngụy trang tuyệt vời.

Nhân tố chủ chốt thứ hai trong tình trạng sa đọa hiện nay là việc các giám mục đánh mất khả năng tự sửa chữa mình. Vấn đề này có cả chiều kích định chế lẫn bản thân. Mô hình hợp đoàn giám mục (episcopal collegiality) được áp dụng kể từ Công đồng đã không làm tăng thiện chí hỗ tương của các giám mục, nhưng nghịch lý thay, đã làm cho loại thiện chí biểu kiến (chỉ có ở bền ngoài) trở thành bắt buộc trong hầu hết mọi tình huống. Một lần nữa tôi xin trích dẫn James Hitchcock. Nói về nhu cầu Giáo Hội phải dùng tới ngoại giao để đối phó với các nhà nước vượt trội về mặt quân sự, Hitchcock viết:

"Điều oái oăm và không khích lệ là trong kỷ nguyên dân chủ hiện đại, khi Giáo hội được hưởng ân phúc độc lập hoàn toàn khỏi sự kiểm soát chính trị, thì ngoại giao dường như vẫn còn cần thiết, giờ đây thường tập trung vào các vấn đề nội bộ của Giáo hội. Chẳng hạn, có vẻ như Giáo hoàng không được tự do bổ nhiệm giám mục như ngài thấy phù hợp, mà một diễn trình tham khảo phức tạp, sửa đổi phủ quyết (checks and balances), diễn ra, mà sau đó các ứng viên thành công thường là những người không có kẻ thù ở cao cấp. Hiện nay, dường như Tòa thánh coi các hội đồng giám mục quốc gia, và nhiều dòng tu, gần như là các thế lực ngoại quốc. Người ta thấy lúc nào cũng phải thật chính xác, ngôn từ chính thức phải che cho được các bất đồng khó che, và trên hết phải tránh những “sự cố” tiềm tàng.... Thực hành ngoại giao cố hữu này trong Giáo hội đã mang lại những kết quả nhỏ. Các vụ lạm dụng đã được dung thứ không phải vì hợp nhất mà chỉ đơn thuần vì vẻ bề ngoài của hợp nhất, tự nó sớm trở thành một mối bận tâm quan trọng hơn" (4).

Vì điều quan trọng nhất trong não trạng này là việc tri nhận (perception), vẻ bề ngoài của sự hợp nhất, hầu như không thể loại bỏ một giám mục tồi nếu không gây tai tiếng công khai trước đó - “công khai” ở đây có nghĩa là khét tiếng trong lĩnh vực thế tục, được loan truyền qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Khi tai tiếng liên quan đến tình dục hoặc tài chính, có vẻ như Tòa thánh nhanh chóng loại bỏ kẻ vi phạm. Khi vụ tai tiếng nằm trong phạm vi dị giáo hoặc bất hợp lệ hành chính hoặc lạm dụng phụng vụ, hầu như không bao giờ có đủ quan tâm thế tục để buộc Tòa thánh phải ra tay. Các Giám mục Milingo, Ziemann và Roddy Wright có nhiều huynh đệ; Giám mục Gaillot có rất ít. Các biện pháp cải cách trung gian như các chuyến viếng thăm chủng viện nhất định sẽ thất bại vì cùng một lý do y hệt; trong sắp xếp hiện nay, không hề có khả thể một cuộc thanh tra thù nghịch, trong đó, những người đến thăm cố gắng “đi đàng sau” hành chính để tự tìm ra sự thật cho chính mình. Làm một điều như vậy hàm nghĩa là thiếu tin tưởng vào bộ máy hành chính và do đó vào giám mục chịu trách nhiệm về nó, và một sự qui lỗi như vậy là hoàn toàn bất khả. Điều này cũng đúng trong việc các giám mục giao dịch với các trường đại học, các hội uyên bác và các dòng tu. Các cuộc thanh tra duy nhất được phép là các cuộc thanh tra thân thiện, trong đó những người đến thăm yêu cầu định chế đang được giám sát tự đánh giá, một việc, tất nhiên, sẽ rất tích cực và khiến cơ hội cải cách gần như là số không.

Câu trả lời thứ ba cho câu hỏi "Điều gì đã đi sai?" liên quan đến một nhân tố cùng một lúc là kết quả của những thất bại trước đó và là nguyên nhân của nhiều thất bại tiếp theo: tôi muốn nói đến chuyện tống tiền tình dục (sexual blackmail). Hầu hết những người hiện là giám mục và bề trên ngày nay đều ở trong chủng viện hoặc học viện trong các thập niên 1960 và 1970. Ở hầu hết các quốc gia thuộc thế giới Tây phương, những nơi này đã rơi vào trạng thái phi kỷ luật trong mười hoặc mười lăm năm. Một bách phân rất cao các giáo phẩm nay đang nắm giữ các chức vụ có thẩm quyền đã thỏa hiệp về tình dục trong thời kỳ đó. Có lẽ họ đã có một cuộc gặp gỡ đồng tính luyến ái với một đồng chủng sinh; có lẽ họ đã có một cuộc tình khác giới ngắn ngủi với một sinh viên thần học khác. Với điều kiện họ không gây ra tai tiếng nghiêm trọng, những người đàn ông như vậy thường được thăng chức tùy theo tài năng và tham vọng của họ. Nhiều người là quản trị viên có năng lực, nhưng họ có một quả bom sẵn sàng nổ trong quá khứ của họ và họ rất ít thích các biện pháp cải cách dưới bất cứ hình thức nào - ngay cả cải cách giáo lý - và họ không thích chút nào các đề xuất cải cách đòi xóa bỏ tệ nạn tình dục.

Trong một số trường hợp, có lẽ còn có sự tống tiền tình dục hoàn toàn, khi một giám mục toan tính kỷ luật một linh mục và linh mục đe dọa sẽ báo cáo quan hệ đồng tính của giám mục trong chủng viện với Sứ thần Tòa Thánh hoặc báo chí, và vì vậy giám mục đã lùi bước. Tôi thường nghi ngờ việc tống tiền tình dục có tính gián tiếp. Không ai đe dọa lộ liễu, nhưng vị giáo phẩm có trách nhiệm đang gặp rắc rối bởi bóng ma quá khứ của mình và không có lòng dạ nào để thực hiện một đường lối cứng rắn. Ngay cả khi bản thân ngài không thoải mái với đồng tính luyến ái, ngài cũng sẽ không cản trở việc thu nhận và đề bạt những người đồng tính. Hầu như ngài luôn coi tình dục theo khía cạnh tâm lý, như một vấn đề trưởng thành về nhân bản, và rất dè dặt đối với ngôn ngữ luân lý và khổ hạnh. Ngài sẽ chỉ hành động khi không thể không hành động, như khi một trường hợp hành vi sai trái tình dục của một linh mục hoặc chủng sinh được cảnh sát hoặc phương tiện truyền thông biết đến. Một cách đặc trưng, ngài không yêu cầu phạm nhân một biện pháp kỷ luật nào nhưng sẽ gửi họ đi huấn đạo, thường là trong một khoảng thời gian ngắn nhất có thể có, và sẽ khôi phục họ vào chức vụ tốt nhất mà các thủ tục của giáo phận và công luận cho phép ngài làm.

Xin lưu ý: tống tiền tình dục hoạt động vượt ra ngoài phạm vi hành vi sai trái tình dục. Khi dì Margaret của qúi bạn phàn nàn về các giáo viên phò phá thai ở trường trung học Công Giáo, hoặc các Nữ tu Dòng Thánh Giuđa thờ Tám Ngọn Gió, hoặc kinh nguyện thánh thể tự chế của Cha, và không có hành động nào được đưa ra, thì rất có thể là sự miễn cưỡng can thiệp của vị giám mục phát xuất từ ý thức rằng ngài đang sống trong thời gian vay mượn. Tóm lại, nhiều giám mục và bề trên, thiếu liêm chính, thiếu can đảm đạo đức. Thiếu can đảm đạo đức, họ không bao giờ có thể là những nhà cải cách, không bao giờ nhổ tận rễ được vấn đề, mà chỉ có thể cầu xin sự bao dung, hàn gắn, và hòa giải. Ở đây, tôi chỉ phác thảo những tình huống ít tệ nhất, trong đó cuộc phiêu lưu của vị giám mục diễn ra rất ngắn, không có vấn đề gì, và hai mươi năm trong quá khứ của ngài. Trong trường hợp người đàn ông tiếp tục khai thác tình dục trong tư cách giám mục, tất nhiên ngài hoàn toàn thỏa hiệp và vụ tống tiền trở nên thảm khốc tương ứng.

Yếu tố thứ tư trong tình trạng sa đọa hiện nay là sự xa cách kỳ lạ của Giáo hội đối với những người lao động cổ xanh. Trước Công đồng, mọi cộng đồng Công Giáo thường lưu ý tới các gia đình sống bằng lương giờ và ngoan đạo một cách không cần biện hộ, trong một số trường hợp, còn đọc kinh mân côi hàng ngày trong gia đình và tham dự thánh lễ hàng ngày nữa. Những gia đình như vậy là một nguồn chính của các ơn gọi tu trì và cũng cung cấp cho Giáo hội nhiều linh mục. Những gia đình này thật tốt cho Giáo hội, tạo ra các giám mục và linh mục, có khả năng nói đến các nhu cầu tâm linh của họ và làm việc để bảo vệ họ khỏi những tác hại xã hội và chính trị. Các gia đình thuộc tầng lớp lao động sùng đạo có đặc trưng nghiêng về một lòng đạo đức phần nào có tính bọc đường, nhưng họ cũng đặc biệt yêu cầu các linh mục nam tính phải truyền đạt điều đó cho họ: đó là nền văn hóa đã cho chúng ta giọng nam trung (baritone) trong chiếc áo các phép có ren ( lace surplice). Ngoại trừ các di dân mới đến từ Mexico, Việt Nam và Philippines, gia đình thuộc giai cấp lao động sùng đạo đã biến mất ở Hoa Kỳ và ở Tây Âu. Sự cộng sinh bổ ích giữa văn hóa giáo sĩ và giai cấp công nhân cũng biến mất. Ở hầu hết các giáo xứ mà tôi biết, các linh mục biết cách nói chuyện với những người chuyên nghiệp và những người chuyên nghiệp biết cách nói chuyện với các linh mục, nhưng những người thợ hàn và thợ lợp mái nhà và thợ kim loại, nếu họ có đến nhà thờ, dường như càng ngày càng bị loại khỏi bức tranh. Tôi nghĩ điều này ảnh hưởng đến Giáo hội theo hai cách: một mặt, chủng viện Công Giáo và nền văn hóa đại học đã được giải thoát khỏi mọi trách nhiệm tự giải thích mình cho giai cấp công nhân, và các ý niệm linh hứng thánh kinh và quyền sở hữu tình dục đã dần dần bị tách rời khỏi các thuật ngữ trong đó chúng có thể dễ hiểu đối với những người bình thường; mặt khác, rất ít linh mục, nếu có, thực sự phụ thuộc vào sự hỗ trợ của các công nhân. Trong một giáo xứ hỗn hợp, họ được hỗ trợ bởi các chuyên gia; trong một giáo xứ hoàn toàn chỉ có tầng lớp lao động, họ được hỗ trợ bởi giáo phận - tức là những chuyên gia sống ở nơi khác. Điều đó có nghĩa là cha không những không phải giải trình quan điểm kỳ lạ của ngài về cộng đồng Gioan, mà còn không phải giải trình việc ngài ba buổi tối một tuần sống xa giáo xứ với những bộ quần áo dân thường.

Một nhân tố có liên quan nhưng khác biệt góp phần vào cuộc Khủng hoảng là tiền. Các giáo sĩ nói chung giầu có hơn nhiều so với một thế kỷ trước đây. Điều này có nghĩa giáo sĩ ngày nay không phụ thuộc vào sự phản đối của các tín hữu theo cách mà những người tiền nhiệm của ngài phải chịu, và điều này cũng có nghĩa là ngài có cơ hội và đủ tiền để phạm tội, và phạm tội một cách táo bạo, rất thường xuyên mà không bị phát hiện. Trừ khi ngài hết sức cố gắng làm ngược lại, một linh mục ngày nay thấy mình là một phần của nền văn hóa độc thân tìm kiếm khoái lạc, và cách ngài tiêu khiển và giải trí trùng lắp đáng kể với cách của một tay ngựa chuyên nghiệp trẻ tuổi chưa thuần hóa hẳn (bronco). Điều đáng tiếc là sự trùng lắp này có tính toàn diện một cách quá thường xuyên. Nhưng ngay cả khi một linh mục sống khiết tịnh, bằng cách thu nhận các cậu trai hấp dẫn (boy-toys) và sống một cuộc sống nhung lụa, ngài cũng có thể rơi vào tình trạng thỏa hiệp phần nào. Ngài có thể nghi ngờ một linh mục anh em toan tính sống không tốt qua việc vị này thường xuyên trốn đến một căn hộ chung chia, nhưng nếu ngài cảm thấy không thoải mái về sự buông thả của bản thân, thì chắc ngài không có khả năng gọi điện thoại cho người anh em này để khuyên can. Kinh nghiệm của riêng tôi về đời sống tu trì là thế này: cuộc thảo luận của cộng đồng về “các vấn đề nghèo khó” là điều cực kỳ khó chịu - một phần vì hầu hết mọi người đều cảm thấy dễ bị chỉ trích về một khía cạnh nào đó trong cuộc sống của mình, một phần vì có một sự thừa nhận không thành văn rằng các vấn đề nghèo khó và khiết tịnh không hoàn toàn không liên quan với nhau. Do đó, chỉ những điều chỉnh nhỏ nhặt và có tính tô điểm nhất được thực hiện, còn tính chính trực của cuộc sống cộng đồng thì tiếp tục xấu đi.

Một điểm nữa, có lẽ kỳ khôi hơn những điểm khác. Tôi tin rằng một trong những điều tồi tệ nhất có thể xảy ra cho Giáo hội và một trong những nhân tố quan trọng nhất dẫn đến sự sa đọa của hàng giáo sĩ hiện nay là việc Merton hóa lối sống đơn tu. Tôi có thể không công bằng với Thomas Merton khi đổ lỗi cho ông và tôi không nhấn mạnh đến tên ông, nhưng tôi nghĩ tất cả quí bạn đều có thể nhận ra ý tôi muốn nói: một biến đổi lớn lao trong mô hình đời sống chiêm niệm, trước đây nhằm vào việc hành xác (mortification), chết đối với bản thân qua lối sống khổ hạnh - giờ đây nhằm vào việc tự hiện thực hóa bản thân (self-actualization): Bản ngã đã chiếm vị trí trung tâm. Sự thay đổi này quan trọng vì, mặc dù hơn 50 năm tuyên truyền ngược lại, lý tưởng đơn tu vẫn còn là một hình tượng mạnh mẽ trong việc tự hiểu mình của bất cứ linh mục nào. Rõ ràng là vâng lời, sống đơn sơ và trung thành với việc cầu nguyện có những định hướng khác nhau trong trường hợp một kinh sĩ, một tu sĩ và một linh mục giáo phận, nhưng tất cả đều có tính đơn tu (monastic) trong truyền tải và đều có tính chủ yếu đối với đời sống giáo sĩ. Nơi nào đời sống đơn tu lành mạnh, thì đời sống đó xây dựng cả những bộ phận không phải là đơn tu của Giáo hội, bao gồm và đặc biệt là đời sống của các linh mục trong hoạt động tông đồ tích cực; nếu nó đồi bại hoặc lỏng lẻo, thì sự mất mát cũng lan vào Giáo Hội nói chung - như thể một một lan can ở một bên của ban công bị thiếu vậy. Khi tôi chuẩn bị chiụ chức linh mục, các bậc thầy của tôi đã than thở về điều mà họ gọi là đặc tính “đơn tu” của các chủng viện và nhà đào tạo trước công đồng (thời gian cố định cho việc cầu nguyện chung, thinh lặng, đọc sách trong bữa ăn, v.v.); các vị phàn nàn rằng những kỷ luật như vậy là không phù hợp đối với cuộc sống của các vị vì các vị đã được định sẵn không phải làm đan sĩ mà làm mục tử, nhà truyền giáo và học giả.

Nhưng nhìn vào cuộc sống của những người cùng thời với tôi, một trong những điều tôi thấy thiếu rõ ràng nhất là việc thích cầu nguyện do các thói quen cầu nguyện tốt tạo ra - những thói quen thường là sản phẩm của một kỷ luật mà chúng tôi chưa từng có. Điều này cũng đúng đối với lối sống khổ hạnh và việc từ bỏ mình nói chung. Ngày nay, khi giáo dân bước vào khu nhà của các linh mục, họ dường như hiếm khi có ấn tượng bởi cách sắp xếp cuộc sống của chúng ta một cách đạm bạc và khắc khổ. Họ hiếm khi bỏ đi với ấn tượng rằng người đàn ông sống ở đây giỏi nói không với bản thân. Tuy nhiên, các đan sĩ hiện là, hoặc quen là, các bậc thầy của chúng ta trong việc nói không với Bản Ngã. Một điều gì đó đã đi sai. Đặt cùng ý tưởng này vào một viễn ảnh khác, thật buồn cười khi đọc thấy các nhà bình luận về vấn đề lạm dụng tình dục khuyên rằng các linh mục nên được gửi đến một đan viện để đền tội. Loại đền tội nào? Liệu có chăng một nhà đơn tu duy nhất nào đó ở Hoa Kỳ nơi vị đan viện trưởng có thẩm quyền, huống hồ là xu hướng, để giữ một người đàn ông lao động khổ sai trong hai mươi tháng hoặc sống bằng bánh mì và nước lã trong hai mươi ngày?

Tôi xin tổng hợp lại. Tôi tin rằng cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục không đại diện cho một hiện tượng cô lập hay một thất bại mới, nhưng đúng hơn nó minh họa một tình trạng sa đọa ngày càng tồi tệ hơn của hàng giáo sĩ và giám mục bắt nguồn từ thập niên 1940. Các nhánh chính của nó bao gồm một khối lượng quan trọng các giáo sĩ sa đọa về mặt đạo đức và khiếm khuyết về mặt tâm lý, những người đã tham gia việc phục vụ Giáo hội để tìm kiếm những phụ cấp (emoluments) và lợi thế không liên quan gì đến sứ mệnh thiêng liêng của Giáo Hội, ngoài các nhà lãnh đạo về mặt hiến chế không phù hợp với việc thực thi các nhân đức nói thực (truthfulness) và dũng cảm. Những thói xấu kiểu ngày xưa như ham dục, kiêu căng và lười biếng đã dựng lên cả một bộ máy hành chính hữu hiệu trong việc thông truyền những lời an ủi của Đức tin nhưng bất lực trong việc sửa chữa và giải quyết vấn đề. Kết quả là một tình huống không tuân theo cải cách, trong đó các nhà lãnh đạo tiếp tục lên dự án cho một thông điệp lạc quan và tích cực về phúc lợi của giáo hội ngỏ với một hàng ngũ giáo dân cực kỳ có thiện chí, một thông điệp mà cả người nói và người nghe đều thấy thoải mái hơn là có tính thuyết phục. Tôi tin rằng cuộc Khủng hoảng sẽ sâu xa hơn trong tương lai gần, mặc dù không cảm kích; Tôi tin rằng các chính sách được đề xuất để khắc phục tình hình sẽ chỉ giúp ích một cách hời hợt (tangentially), và toàn bộ ý niệm về cách tiếp cận theo chương trình hành chính - một "giải pháp phần mềm", nếu tôi có thể nói cách đó - là một điển hình cho căn bệnh mà nó có ý định chữa trị. Tôi tin rằng việc cải cách sẽ diễn ra, mặc dù trong một thế hệ tương lai, và các nhà cải cách mà Thiên Chúa cho xuất hiện sẽ đổ máu ra theo gương Chúa Kitô. Nói tóm lại, mượn lời của Wilfrid Sheed, tôi thấy hoàn toàn không có cơ sở để lạc quan, và tôi có mọi lý do để hy vọng.

Chú thích

1. “‘ Tames ’in Clerical Life,” The Latin Mass, Vol. 5, số 3, mùa hè năm 1996.
2. James F. Hitchcock, "Thirty Years of Blight," Catholic Dossier, tháng 7 / tháng 8 năm 1998.
3. Cụm từ này xuất phát từ một tựa đề phụ của một bài báo của William Saletan, "Booty and the Priest," (Chiến lợi phẩm và Linh mục) trên tạp chí trực tuyến Slate, đăng hôm thứ Tư, 6 tháng 3, 2002.
4. James F. Hitchcock, "Conservative Bishops, Liberal Results”, Catholic World Report, tháng 5 năm 1995.
 
Caritas Châu Phi và Caritas Liên Hiệp Âu Châu liên kết mừng Ngày Quốc tế Hòa bình 2020
Thanh Quảng sdb
19:35 21/09/2020
Caritas Châu Phi và Caritas Liên Hiệp Âu Châu liên kết mừng Ngày Quốc tế Hòa bình 2020

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 29 Ngày Quốc tế Hòa bình năm nay (2020), Caritas Châu Phi và Caritas Liên hiệp Âu Châu kêu gọi các nhà lãnh đạo Châu Âu và Châu Phi thông qua một khuôn khổ mới về mối quan hệ Liên hiệp Âu Châu -Châu Phi, đặt con người vào trọng tâm của các nỗ lực hòa bình và an ninh thịnh vượng.

(Tin Vatican - Paul Samasumo)

Lo ngại về nguy cơ của mối quan hệ đối tác trong tương lai được chỉ đạo từ trên xuống, Caritas Châu Phi và Caritas Liên hiệp Âu Châu kêu gọi các nhà lãnh đạo Châu Âu và Châu Phi hãy nhìn vào chủ đề Ngày Quốc tế Hòa bình năm nay là: “Cùng nhau xây dựng hòa bình” mà cam kết thực hiện những cách thức thiết thực để xây dựng hòa bình thông qua các chương trình thiết thực.

Ban đầu dự kiến Ngày Quốc tế Hòa bình năm nay sẽ rơi vào các ngày 28 và 29 tháng 10 tại Bỉ với Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Phi (AU) - Châu Âu (EU) lần thứ sáu, nhưng vì đại dịch COVID-19, nên Hội nghị đã được hoãn lại đến năm sau 2021.

Ngày tuân thủ và củng cố lý tưởng hòa bình

Hằng năm, Ngày Quốc tế Hòa bình được tổ chức trên khắp thế giới vào ngày 21 tháng 9. Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tuyên bố đây là ngày dành riêng để củng cố các lý tưởng hòa bình, thông qua việc tuân thủ 24 giờ ngừng chiến và ngừng bắn.

Liên Hợp Quốc cho hay: “Năm nay, thế giới ý thức hơn bao giờ hết rằng chúng ta không còn là kẻ thù của nhau! Nhưng chúng ta có một kẻ thù chung là con vi-rút, vô hình tượng đang đe dọa sức khỏe, an ninh và cuộc sống của chúng ta. COVID-19 đã khiến cả thế giới chúng ta rơi vào tình trạng hỗn loạn và dậy chúng ta rằng những gì đang xảy ra ở một phần hành tinh, có thể ảnh hưởng đến hết mọi người ở khắp mọi nơi”.

Đặt con người lên hàng đầu trong các cuộc thảo luận

Ông Albert Mashika, Thư ký điều hành Caritas Châu Phi phát biểu: Đối với Caritas Châu Phi và Caritas Liên hiệp Âu Châu, "Đặt con người vào trung tâm của mọi nỗ lực hòa bình và an ninh đòi hỏi chúng ta phải vượt ra ngoài ý niệm ích kỷ, chỉ nhìn đất nước như là trung tâm, không thừa nhận năng lực của người khác, mà dựng xây các chính sách đong đầu ước vọng xây dựng hòa bình và phục hồi những chia rẽ đổ vỡ…"

Hội nghị thượng đỉnh Liên minh Châu Âu và Châu Phi lần thứ sáu đã được hoãn lại vào thăm sau, dự kiến sẽ đưa một tuyên bố chung, đặt các ưu tiên và hành động cụ thể của Liên minh hai châu vào các lĩnh vực hòa bình và an ninh.

Từ an ninh quốc gia, hướng tới hòa bình toàn diện

Cả Caritas Châu Phi và Châu Âu đều tin rằng đã đến lúc các cuộc đàm phán giữa Liên minh Châu Âu và Châu Phi không dừng lại ở các thảo luận về các vấn đề an ninh ở cấp quốc gia mà thôi.

Theo tổ chức Caritas hai châu thì: Những cam kết của Liên minh Châu Âu và Châu Phi cho Chương trình nghị sự 2030 là kiến tạo các mối quan hệ đối tác lấy con người làm trung tâm, - chẳng hạn như đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC ) và Dịch vụ Hành động Đối ngoại Châu Âu (EEAS) và Kết luận của Hội đồng Châu Phi - luôn tập trung vào an ninh quốc gia. Tuy nhiên, quan hệ Liên minh Châu Âu và Châu Phi cần dựa trên quan hệ đối tác toàn diện, liên quan đến xã hội dân sự và các bên, không chỉ chú tập vào chính phủ mà thôi mà còn để ý tới các tổ chức liên chính phủ. Điều này hợp lý, vì xây dựng hòa bình là một quá trình tổng thể đòi hỏi phải giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của các cuộc xung đột và đầu tư vào việc ngăn ngừa xung đột giữa các cộng đồng và những liên kết xã hội. Việc xây dựng hòa bình đòi hỏi những nỗ lực quan trọng nhằm xóa bỏ tình trạng nghèo khổ cùng cực, trong khi vẫn duy trì được pháp quyền.

Các nhà lãnh đạo châu Phi và châu Âu cần có những quyết định táo bạo

Bà Maria Nyman, Tổng thư ký của Caritas Liên minh Châu Âu cho hay: “Chỉ có cam kết quyết liệt trong việc cùng nhau xây dựng hòa bình, các chương trình của Liên minh Châu Âu và Châu Phi trong tương lai sẽ thành công trong việc giải quyết các vấn đề an ninh, chẳng hạn như sự gắn bó và liên kết xã hội, giảm thiểu các xung đột và bất ổn, làm suy yếu các nỗ lực phát triển trong việc xây dựng lại vào thời kỳ hậu Covid-19 được tốt đẹp hơn!

Mừng Ngày này với việc ngừng chiến

Ngày Quốc tế Hòa bình được Đại hội đồng Liên hợp quốc thành lập năm 1981. Hai thập kỷ sau, vào năm 2001, Đại hội đồng đã nhất trí bỏ phiếu quyết định Ngày này là thời gian ngưng bắn và ngừng chiến.

Liên hợp quốc mời tất cả các quốc gia và mọi người hãy nỗ lực đóng góp phần sức vào việc hòa giải những bất đồng trong Ngày này và kỷ niệm Ngày này trong nỗ lực giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về các vấn đề liên quan đến hòa bình.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội Bác Ái Vinh Sơn Đức Quốc mừng Lễ bổn mạng kính thánh Vincent de Paul
Bùi Thanh Thu
09:01 21/09/2020
ĐỨC QUỐC -- Chiều nay Chúa Nhật 13.09.2020 lúc 15h00 tại Thánh đường Chúa Thánh Linh thành phố MÖNCHENGLADBACH trong tiết trời nhạt nắng gió nhẹ đang báo hiệu chớm vào thu, nhưng đã có gần 40 hội viên quy tụ về đây để vui vẻ tham dự thánh lễ mừng kính Quan Thầy Vincent de Paul, mặc dù trong mùa đại dịch cúm tàu COVID19 vẫn còn đang hoành hành. Trước Thánh lễ, Ban mục vu giáo xứ Đức hướng dẫn mọi người ghi danh vào ghế ngồi, giữ khoảng cách và đeo khẩu trang như luật đã quy định.

32 ngọn nến sáng lung linh được qúy hội viên tiến vào bàn thánh như những tâm tình thiết tha nhất dâng lên Thiên Chúa, qua lời bầu cử của thánh bổn mạng Vincent de Paul.

Cha chủ tế là linh mục khả kính Fernand Nguyễn Hữu Công linh hướng của hội Bác ÁI đến từ vương quốc Bỉ. Ngài có lời chào mừng anh chị em tham dự thánh lễ, cũng như những người không thể đến dự thánh lễ được vì hoàn cảnh bệnh dịch cúm tàu Corona. Thế nên chúng ta cùng dâng lên lời cảm tạ đã ban cho ta được bình an, hãy sám hối sửa soạn tâm hồn cho xứng đáng để lãnh nhận ân sủng mà Chúa đã ban cho chúng ta qua ơn phù trợ của Thánh vincent de Paul hôm nay mà chúng ta mừng kính Ngài đây.

Chia sẻ lời Chúa rõ ràng và khúc chiết, qua bài Phúc Âm Mt. 18,21-35: “Thầy bảo phải tha đến 70 lần 7 (490 lần). Dụ ngôn kể rằng có người kia mắc nợ vị vua 10.000 yến vàng (số vàng này phải làm đến 10.000 năm mới trả đủ). Con nợ không thể trả được, đã xấp mình xuống lạy lục, xin hoãn lại. Tôn chủ của con nợ đã chạnh lòng thương cho y về và tha luôn món nợ ấy. Vừa ra đến cổng hắn gặp người bạn đã nợ hắn 100 quan tiền (chỉ cần làm trong 3 tháng có thể trả đủ), hắn đã tống anh ta vào ngục cho đến khi trả hết món nợ”.

Đức tin Công Giáo đã dạy chúng ta rằng: hãy tha thứ để được thứ tha. Ta phải tha thứ và thông cảm trong mọi trường hợp, mọi nơi, mọi lúc, trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Tha thứ để có được tâm hồn bình an, tha thứ để đem niềm vui đến cho tha nhân. Tha thứ là món nợ ta phải trả cho đời và cho chính Thiên Chúa vậy. Thật vậy, mỗi sáng ta thức dậy, ta còn không khí trong lành để thở, con tim còn nhịp đập để biết yêu thương, sức khỏe để làm việc cho tương lai và gia đình được tốt đẹp hơn. Đây há chẳng phải những ơn lành và phép lạ nhãn sao? Nhìn xa hơn nữa về các cộng đoàn Việt Nam với thế hệ thứ 2, tứ 3 ta thấy phần trăm rất cao các em đã qua ngưỡng cửa đại học và có công ăn việc làm tốt. Nhiều gia đình còn có nhà cao cửa rộng nữa, và biết bao ơn lành Chúa đã đổ xuống cho từng gia đình, cá nhân theo nhu cầu v.v... Phải công nhận rằng cha có biệt tài và giọng nói lôi cuốn dẫn dắt những người tham dự chú ý lắng nghe để hiểu rõ hơn về lòng Thương xót của Thiên Chúa lòng lành không giới hạn.

Phần thánh ca, do anh Thanh Long cùng cây đàn Organ và 3 nữ ca viên: Thùy Châu, Kim Yến và Tuyết Dung đảm trách, với những bài hát thật quen thuộc, hợp với giáo dân tham dự, các bạn đã hát với cả tâm hồn và nhịp đập của con tim. thắp sáng trong con,“Biết lấy gì cảm mến, biết lấy chi báo đền, Hồng Ân Chúa cao vời. Chúa đã làm cho con…

Qua phần lời nguyện giáo dân: - Nguyện xin các hội viên được noi gương bác ái theo cha thánh bổn mạng.

- Cầu nguyện cho các vị Mục Tử trong Giáo Hội luôn trung thành với sứ mạng Chúa trao phó, đặc biệt chúng con cũng cầu nguyện cho cha Linh hướng được nhiều sức khỏe và Chú Thánh Linh luôn hướng dẫn cha trong mọi lúc.

- Cho các gia đình thiếu hạnh phúc, biết nhìn lên Thánh Giá Chúa để tìm được nguồn an ủi.

- Hội cũng nhớ đến những vị ân nhân, thân nhân và hội viên đã ra đi trước chúng ta, cùng cầu nguyện cho qúy Tu Sỹ, các Bác Sĩ y tá. và bệnh nhân trên thế gìới đã tữ vọng lây nhiểm trong lúc chăm sóc mục vụ và phục vụ xã hôi tất cả những bệnh nhân đã chết trong mùa dich được Chúa thương ban và an ủi họ. Đặc biệt cầu nguyện cho Cha cố Dr. Phêrô Nguyễn Trọng Qúy vừa giã từ thế gian ngày 11.09.2020 để bước sang một cuộc sống mới trong Thiên Chúa. (Những người quen biết cha đều công nhận rằng, cha là vị mục tử tốt lành và nhân hậu. Chúa đã để cho cha sống 91 năm trên thế gian này để minh chứng cho Lòng Chúa Xót Thương. Xin cha ra đi bình an và nhớ tới chúng con.)

Cuối thánh lễ Ông Vincent Nguyễn văn Rị Hội trưởng thay lời Hội cám ơn Cha Linh Hương Fer. đã dành thời gian thương mến đến dâng lễ mừng Bổn Mạng để chúng con những thành viên trong hội có cơ hội hiệp nhất mừng lễ kính Thánh nhân Vincent de Paul. Theo lịch phụng vụ trong năm, giáo hội chọn ngài là tấm gương sáng trong vệc Bác Ái Yêu Thương, ngà là tông đồ của người nghèo khổ, bấn hàn, túng quẩn, bệnh tật, Ngài cũng là bổn mạng Các tu hội dong va hội đoàn từ thiện và Bác Ái. Năm nay vì hoàn cảnh dịch cúm tàu nên hội không thể mừng vào đúng ngày 27.09 được, cũng như không được phép tập trung đông đủ để mừng kính quan thầy được, mặc dù thế chúng ta vẫn luôn cảm tạ Chúa và sống phó thác và cậy trông qua sự bầu cử của thánh Quan Thầy Bác Ái Vicent của chúng ta. Hiện tại chúng ta thấy nhiều hãng xưởng còn phải làm ít giờ đi (Kurzarbeit), nhiều người còn bị thất nghiệp bởi có những hãng xưởng phải đóng cửa. Nhưng thiết nghĩ đây cũng là cơ hội Chúa cho nó xảy ra, để ta có dịp nhìn lại mình và biết tín thác vào Lòng Thương Xót của Chúa hơn. Chúng ta cứ cậy nhờ Thánh Quan Thầy và qua trung gian Đức Mẹ. Vì Mẹ vẫn mãi là nguồn an ủi, là kho tàng hạnh phúc, là bến bờ cậy trông, là biển cả tình ái và là nhịp cầu đưa ta tới gần Chúa hơn. Thánh lể bế mạc trong hân hoan năm nay vì đại dịch nên không có buổi liên hoan mừng hẹn gặp lại nhau vào dịp giáng sinh 2020.

Bui Thanh Thu & Vicent tường thuật
 
Thánh lễ Tạ ơn Hồng ân 25 năm linh mục của 7 linh mục khóa III ĐCV Hà Nội
Triết Giang
09:06 21/09/2020
HÀ NỘI - Hôm nay ngày 21-9-2020, tại nhà thờ chính tòa Hà Nội đã có thánh lễ Tạ ơn 25 năm Hồng ân linh mục của 7 linh mục khóa III, Đại chủng viện Hà Nội. Đó là các linh mục:

-Anphongso Nguyễn Ngọc Châu (xứ Mang Sơn)
-Giacôbê Nguyễn Văn Lý (xứ Cẩm Sơn)
-Giuse Vũ Ngọc Ruẫn (xứ Bằng Sở)
-Phêrô Bùi Ngọc Tuấn (xứ Bái Xuyên)
-Antôn Trần Duy Lương (xứ Đồng Trì)
-Luca Vũ Công Liêm (xứ Chằm Hạ)
-Giuse Nguyễn Ngọc Hinh (xứ Kẻ Sét).

Chủ sự thánh lễ Tạ ơn là Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên- TGM Hà Nội. Cùng đồng tế với Ngài có Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và Đức cha Lorenso Chu Văn Minh. Đông đảo các linh mục, nam nữ tu sĩ và cộng đoàn giáo dân đã tham dự. Bảy linh mục có Ngân khánh hôm nay cùng được đồng tế với Đức TGM Giuse (ảnh trên). Giảng trong thánh lễ, Đức TGM Giuse nói: Hôm nay, chúng ta quy tụ về đây để cùng dâng lên lời Tạ ơn Thiên Chúa với 7 cha trong Hồng ân 25 năm linh mục. Đây là dịp các ngài cùng nhìn lại chặng đường đã qua ¼ thế kỷ. 25 năm linh mục là 25 ân sủng, hạnh phúc và niềm vui. Đồng thời cũng là 25 năm của biết bao cố gắng, hy sinh theo chân Chúa trên đường Thập giá. Như có tác giả đã viết rằng, buổi sáng, linh mục dâng lễ ở nhà thờ thì Chúa Giêsu là của lễ và linh mục là tư tế. Nhưng thời gian còn lại trong ngày, thì linh mục lại làm của lễ và chính Chúa Giêsu là tư tế, dâng linh mục là của lễ lên Chúa Cha.

Ngài mời gọi mọi người tiếp tục cầu nguyện cho Quý cha mừng lễ Ngân khánh hôm nay cũng như tất cả các linh mục, để họ xứng đáng là hiện thân của Chúa Kitô ở trần gian.

Linh mục Anphongso Nguyễn Ngọc Châu đã thay mặt cho các cha có Hồng ân Ngân khánh linh mục hôm nay dâng lời cảm tạ Thiên Chúa đã thương yêu, ghi ơn các Đấng bậc đã dắt dìu và cộng đoàn đã cầu nguyện liên lỉ cũng như hôm nay các Đấng bậc và cộng đoàn cùng hiệp thông Tạ ơn Chúa hôm nay. Linh mục Anphongso cũng phác lại vài nét lịch sử khó khăn vất vả của Đại chủng viện Hà Nội. Khóa I kéo dài 23 năm từ năm 1954 đến năm 1977. Sau lễ truyền chức ngày 31-8-1954 thì chủng viện phải đóng cửa. Khóa II học chui lủi đủ kiểu, kéo dài 10 năm từ năm 1977 đến ngày 8-12-1987 mới có lễ truyền chức linh mục. Khóa III cũng kéo dài 8 năm, đến ngày 21-9-1995, nhân lễ kính thánh Mattheu Tông đồ, Đức TGM Phaolo Vũ Đình Tụng mới tổ chức lễ truyền chức cho các cha hiện diện hôm nay.
 
Lễ Giỗ Lần Thứ 18 Đấng Đáng Kính Hồng Y F.X. Nguyễn Văn Thuận và mừng bổn mạng cựu chủng sinh Huế
Trương Trí
21:21 21/09/2020
Nhân dịp Lễ Giỗ lần thứ 18 Đức Hồng Y F.X. Nguyễn Văn Thuận, với tâm tình tri ân và tưởng niệm vị n sư cũng là Bề trên tiên khởi của Chủng viện Hoan Thiện Huế: Đấng Đáng kính của Thiên Chúa và Giáo hội. Gia đình Cựu Chủng sinh Huế vùng Huế-Quảng trị đã tổ chức lễ Giỗ và cũng là ngày lễ kính Thánh Tử đạo Tôma Thiện, Bổn mạng Gia đình Cựu Chủng sinh Huế tại Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam. Với những đóng góp tích cực của anh chị em Cựu Chủng sinh trong sinh hoạt mục vụ của Giáo phận và tại các giáo xứ, Gia đình Cựu Chủng sinh Huế được Đức Tổng Giám Mục Giáo phận Huế Giuse Nguyễn Chí Linh công nhận là một trong những Hội Đoàn thuộc Công Giáo Tiến hành của Giáo phận và là thành viên của Hội đồng Mục vụ Tổng Giáo phận Huế.

Xem hình

Trước giờ Thánh lễ, anh chị em đã đến viếng Từ đường gia đình Đức Cố Hồng Y. Thánh lễ đồng tế do quý linh mục là Cựu Chủng sinh Huế cùng với chừng 70 anh chị em tham dự sốt sắng. Đứng trước bài vị Cố Hồng Y, cộng đoàn dâng hương và tưởng niệm đến vị ân sư đáng kính, dâng lên Thiên Chúa lời khẩn cầu xin cho án phong thánh của Ngài sớm hoàn thành.

Chia sẻ trong bài giảng lễ, linh mục Phero Phan Văn Lợi đã chia sẻ về ý nghĩa của niềm tin tín thác vào tình yêu Thiên Chúa mà Thánh Tử đạo Chủng sinh Tô ma Trần Văn Thiện, người anh Cả của Gia đình Cựu Chủng sinh Huế đã làm chứng nhân nhân anh dũng cho thế hệ đàn em.

Trương Trí
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ý Nghĩa Sự Chấp Nhận Tất Cả Của Ngày Nay Là Gì?
LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng
08:22 21/09/2020
Trước đây, từ thuở nhà Clintons chưa “phát minh” ra từ “political correctness” (điều chỉnh chính trị) thì chữ “tolerance” đã có nghĩa: “chấp nhận, chịu đựng với người nào đó hay điều gì mình không thích.” Nhưng ngày nay chữ này đang mang một ý nghĩa hoàn toàn khác biệt, đó là: “Tất cả những giá trị, niềm tin, cách sống, điều không thật; nhưng nếu có người cho là thật… (thì họ vẫn được tôn trọng cách) bình đẳng.” Ai từ chối điều này sẽ bị ghép là “intolerance” và như vậy sẽ trở thành kẻ “bất chấp.”

Điều này sẽ đưa các Kitô hữu đi đến đâu? Chúa Giêsu đã phán “Ta là đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thày.” (Gioan 14:6). Thánh Phêrô cũng nói: “Xin chư vị hết thảy cùng toàn dân Israel biết rằng: chính là Nhân Danh Yêsu Ðức Kitô người Nazaret, người các ông đã cho đóng đinh thập giá, nhưng Thiên Chúa đã cho sống lại từ cõi chết, chính (vì sự) Nhân Danh ấy mà người này được đứng trước mặt các ông an lành mạnh khỏe. Chính Ngài là viên đá đã bị các ông là thợ xây khinh màng, thì đã hóa thành đỉnh góc. Và hẳn không có ơn cứu độ nơi một người nào khác nữa. Vì dưới gầm trời này, không có một Danh nào khác đã được ban xuống cho nhân loại để phải nhờ vào đó mà chúng ta trông được cứu thoát." (Sách “Tông Đồ Công Vụ”, hay, “Công Vụ ‘của các’ Tông Đồ” 4:10-12) (Bản dịch của cha Nguyễn Thế Thuấn).

Định nghĩa “mới” của từ “tolerance” (chấp nhận tất cả và bình đẳng), đã làm cho niềm tin trên của các Kitô hữu khiến họ trở thành những kẻ bất chấp, điều đó chứng tỏ các cuộc tấn công vào Kitô giáo của phe truyền thông và hệ thống giáo dục công cộng là chính đáng. Nhưng lý lẽ này đã hoàn toàn vô lý và tự bác bỏ. Thật vậy, nếu những kẻ đang tuyên truyền cho “tolerance” từ chối Kitô giáo, thì chính họ đã đối xử bất bình đẳng với các tín hữu Kitô. Như vậy, thì, với họ, tất cả các niềm tin đều bình đẳng, nhưng một số niềm tin lại bình đẳng hơn những niềm tin khác!

Kết quả là chính những kẻ đang tuyên truyền cho “tolerance” lại đối xử hoàn toàn bất bình đẳng (bất chấp) đối với Kitô giáo. Tóm lại, họ là những người bất chấp với bất chấp, nên một cách có lý luận, chính họ đã tự bất chấp với chính họ!

Sự giả hình của “tân” tolerance này đã biểu lộ trong các sự kiện xảy ra ở hai đại học. Thứ nhất là Đại Học Kỹ Thuật (Technological University) ở Lubbock thuộc bang Texas. Giáo sư Michael Dini, dạy sinh vật học, đã nói rằng ông ta sẽ không giới thiệu lên đại học y khoa bất cứ sinh viên nào không tin vào thuyết tiến hóa. Thấy bị phản đối, đại học này đã vội vã bênh ông giáo và nêu quyền “tự do lý luận.”

Thứ hai, một sự kiện khác, ngược lại với điều kể trên, đã diễn ra ở Đại Học Sydney (Úc). Một số giáo sư hàng đầu đã ký tên vào một bản tuyên ngôn và cậy đăng trên nguyên một trang của tờ báo do sinh viên quản trị: “Trên bất cứ tiêu chuẩn nào, Chúa Giêsu Kitô là một trong những nhân vật lịch sử vĩ đại của thế giới. Hơn nữa, Ngài còn tự xưng là Con của Thiên Chúa, đã tuyên xưng Chúa Cha và đã gánh tội trần gian, chịu đựng sự soi mói tận cùng. Đây là niền tin của chúng tôi và chúng tôi kêu gọi mọi sinh viên hãy tận lực thẩm tra nhân vật Giêsu đặc biệt này.” Thông điệp này đã làm nhiều người (thuộc phe tả hay “cấp tiến”) hốt hoảng về bất chấp tôn giáo và lạm dụng “tự do lý luận.” Một số sinh viên chống Kitô giáo đã tỏ nỗi lo ngại không đáng có, về vấn đề kỳ thị.

Nhưng tuyên ngôn trên chẳng đá động gì đến việc kỳ thị, không như giáo sư Dini đã rõ ràng tỏ sự bất chấp và kỳ thị đối với những Kitô hữu đang tin tưởng vào Kinh Thánh. Ở đây, các giáo sư này chỉ đơn giản tuyên xưng đức tin của mình trong khi vẫn chấp nhận quyền tự do của những người có niềm tin khác.

QUYỀN CÓ Ý KIẾN, TƯ TƯỞNG CÁ NHÂN

Ngoài việc kỳ thị tỏ tường đối với Kitô giáo của những kẻ khoa trương “chủ nghĩa” tolerance, đã có một khía cạnh nguy hiểm nữa trong triết lý về quyền “tự do tư tưởng” của mỗi người. Điều này không những đã được nhấn mạnh trong hệ thống giáo dục công cộng, nhưng nó đã lan tràn đến mọi tầng lớp của xã hội, ngay cả trong một số giáo hội Kitô.

Ngày nay, điều gì đang xảy ra khi các nhà thờ bàn đến những vấn đề như phá thai, đồng tính, vai trò của phụ nữ trong giáo hội v.v…? Người Kitô hữu thường xuyên được nghe về những ý kiến khác biệt (đôi khi có chút thuyết phục) của các cá nhân, nhưng người chủ trì buổi họp (thường là một giáo sĩ) chỉ tóm tắt các ý kiến đó mà không đưa ra ý kiến phản biện nào, để nói lên điều đúng và điều sai theo những giảng dạy trong lời của Chúa, để hướng dẫn khán thính giả của mình tìm về chân lý.

SỰ THẬT

Có một sự thật tuyệt vời ở đây: Là những Kitô hữu, chúng ra có thể đặt căn bản của cuộc sống thế trần này trên điều chắc chắn hơn nhiều so với những “ý kiến cá nhân!” Chúng ta có tri thức căn bản từ một hữu thể bất biến, Đấng Tạo Dựng, đang hướng dẫn chúng ta. Bắt đầu từ tri thức nhận được trong quyển sách đầu tiên của Kinh Thánh: Sáng Thế (Genesis). Đấng Tạo Dựng đã không để chúng ta phải lang thang tự tìm chính lộ cho mình, Ngài đã chỉ lối cho chúng ta rằng CHÚA SỞ HỮU MỌI SỰ, NÊN ĐÃ GIÚP CHÚNG TA (đi theo một cách sống để được hưởng vương quốc của Ngài, sau cuộc sống ở trần gian này) QUA NHỮNG LỀ LUẬT (điều kiện phải thực hành như giữ 10 giới răn, lề luật yêu thương). Điều Ngài nói phải là căn bản cho tất cả các suy tư và hành động của con người. Kết luận của chúng ta phải đặt nền tảng trong LỜI CỦA CHÚA, không phải dựa vào Ý KIẾN BẤT TOÀN CỦA BẤT CỨ CON NGƯỜI HAY ĐÁM ĐÔNG NÀO!
Nếu không, e rằng trong ngày sau hết, chúng ta sẽ bị loại và phải đứng bên ngoài nước Trời để “khóc lóc và nghiến răng” vì chúng ta đã sống quá sai lầm (Lu-ca 13:28).

Đức Tổng Giám Mục, Charles J. Chaput của tổng giáo phận Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania, đã có Một kết luận thật hay: “Ý đồ của ma quỉ là loan truyền về sự “chấp nhận tất cả” cho đến khi chúng thống trị, rồi chúng sẽ làm câm lặng những cái tốt (của con người).” (“Evil preaches tolerance until it is dominant, then it tries to silence good.”
Archbishop Charles J. Chaput.)

LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng (tổng hợp)
 
VietCatholic TV
Linh mục tại Oklahoma City bàng hoàng phát hiện mình chưa được rửa tội hợp lệ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:17 21/09/2020


1. Một linh mục tại Mỹ được rửa tội lại và được phong chức linh mục lần thứ hai

Thêm một linh mục tại Mỹ khám phá mình được rửa tội bất thành, vì công thức sai, và đã được rửa tội lại cũng như được tái truyền chức thánh.

Ðó là cha Zachary Boazman, thuộc tổng giáo phận Oklahoma City, thụ phong linh mục năm 2019. Ngày 5 tháng 8 năm 2020, Bộ Giáo lý đức tin đã ra thông cáo tín lý nhắc nhở các tín hữu Công Giáo rằng ai được rửa tội với công thức “Chúng ta rửa con”, thay vì “Cha rửa con” thì bí tích đó vô hiệu lực. Có những người sáng chế ra công thức rửa tội, như “Nhân danh ba và má, cha mẹ đỡ đầu, ông bà, thân nhân, bạn hữu, nhân danh cộng đoàn, chúng ta rửa tội cho con nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”.

Cha Boazman đã được rửa tội năm 1992. Cha xem lại băng video thu hình lễ rửa tội thì thấy thầy phó tế đã rửa tội với công thức: “Chúng ta rửa tội cho con”. Cha đã tiếp xúc với Ðức Tổng Giám Mục bản quyền, Paul Coakley, để được hướng dẫn. Vì cha đã chịu phép rửa tội bất thành nên tất cả các bí tích cha chịu sau đó đều bất thành. Chỉ vài ngày sau đó, cha đã được rửa tội lại và chịu phép thêm sức và Mình Thánh Chúa, ngày 8 tháng 9 năm 2020, rồi sau đó được Ðức Tổng Giám Mục Coakley tái truyền chức phó tế và linh mục ngày 12 tháng 9 năm 2020.

Ðức Tổng Giám Mục Coakley thông báo sự việc trên đây cho giáo phận và nói: “Ðây thực là một kinh nghiệm đau lòng cho cha Zak Boazman, nhưng là một kinh nghiệm cha đã trải qua với ơn thánh và kiên nhẫn”. Tòa Tổng giám mục cũng khuyến khích các tín hữu nào quan tâm về những bí tích đã lãnh nhận từ cha Boazman, trước khi cha chịu chức linh mục thành sự, thì hãy liên lạc với Tòa Tổng giám mục.

Ðây là trường hợp thứ hai người ta được biết tại Mỹ. Hồi tháng Tám năm 2020, ít lâu sau khi có thông cáo của Bộ Giáo lý đức tin, cha Matthew Hood thuộc tổng giáo phận Detroit, cũng khám phá mình đã được rửa tội bất thành, do công thức sai mà thầy phó tế rửa tội đã đọc, như trường hợp cha Boazman, và được rửa tội lại và tái thụ phong linh mục ngày 17 tháng 8 năm 2020.


Source:Catholic News Agency

2. Ðức Thánh Cha ngỏ ý muốn viếng thăm Belarus.

Ðức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, cho biết Ðức Thánh Cha đang cứu xét xem có thể thực hiện cuộc viếng thăm tại Belarus hay không.

Tuyên bố nhân dịp đến Cộng hòa Croát để truyền chức giám mục cho Ðức Tổng Giám Mục Ante Jozic, tân Sứ thần Tòa Thánh tại Belarus, Ðức Hồng Y Parolin nói: “Tôi nghĩ đây là một trong những cuộc viếng thăm mà Ðức Giáo Hoàng đang cứu xét. Belarus vẫn luôn tỏ ra muốn được Ðức Giáo Hoàng đến viếng thăm, nhưng cho đến nay các chương trình này không thành hình... và hiện nay coronavirus đã ngăn chặn tất cả cho đến thời gian vô hạn định”.

Cả ngoại trưởng Belarus, ông Vladimir Makaev, khi gặp Ðức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, ngoại trưởng Tòa thánh, hôm 11 tháng 9 năm 2020, tại thủ đô Minsk, cũng xác nhận đã mời Ðức Thánh Cha đến viếng thăm Belarus, và ông cũng tuyên bố rằng: “Chúng tôi hài lòng vì sự phát triển năng động các quan hệ ở cấp cao nhất và các cấp khác giữa Belarus và Vatican trong thời gian gần đây”. Ông không đề cập đến việc nhà nước tại đây từ chối không cho Ðức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Belarus được về nước.

Ðức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz sẽ tròn 75 tuổi trong vòng ba tháng tới đây, tức là vào đầu tháng Giêng năm 2021, nên theo một số quan sát viên, có thể Ðức Tổng Giám Mục ngoại trưởng Tòa Thánh đã thảo luận với nhà nước Belarus về vấn đề bổ nhiệm một vị Tổng giám mục mới cho giáo phận Minsk dễ được chính quyền nước này chấp nhận hơn.

Sáng ngày 16 tháng 9 năm 2020, Ðức Hồng Y Parolin đã truyền chức giám mục cho Ðức cha Ante Jozic, tại giáo phận Split nguyên quán của ngài. Hồi tháng Năm năm 2019, cha Ante Jozic được bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa Thánh tại Cote d'Ivoire bên Phi châu, nhưng ít lâu trước khi chịu chức, cha bị tai nạn lưu thông, và nay đã bình phục và được bổ làm Sứ thần Tòa Thánh tại Belarus. Ðức tân Tổng giám mục đã từng phục vụ tại Hong Kong, với nhiệm vụ nghiên cứu và theo dõi tình hình Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Lục. Ngài cũng phục vụ tại Mascơva bên Nga.

Việc Tòa Thánh bổ nhiệm tân Sứ thần Tòa thánh tại Belarus là một sự công nhận việc bầu cử tổng thống Lukaschenko, mặc dù ông được tái cử lần thứ sáu, hôm 9 tháng 8 năm 2020, với hơn 80% số phiếu, và tại nước này vẫn diễn ra các cuộc biểu tình phản đối kết quả cuộc bầu cử, với nhiều vụ bắt giam và một lãnh tụ phe đối lập, bà Maria Kolesnikova, bị trục xuất, nhưng bà xé hộ chiếu để khỏi bị đẩy ra khỏi nước.


Source:Asia News

3. Chiến dịch một triệu trẻ em đọc kinh Mân Côi cầu nguyện cho thế giới.

Tổ chức “Trợ giúp các Giáo hội đau khổ” đang mời gọi các thiếu nhi tham gia sáng kiến “Vì hiệp nhất và hòa bình, một triệu trẻ em đọc kinh Mân Côi”, vào ngày 18 tháng 10, để cầu nguyện cho thế giới.

Trong tháng Mân Côi năm nay, sáng kiến đọc kinh với sự tham dự của các trẻ em trên khắp thế giới cùng với phụ huynh của các em, các giáo viên và giáo lý viên cũng được tổ chức để đặc biệt xin Ðức Mẹ cho đại dịch COVID-19 chấm dứt.

Các nhà tổ chức gửi một thư cho các trẻ em để giải thích cách đọc kinh Mân Côi và một thư cho những người lớn đồng hành với các em, nhấn mạnh cách thế Chúa Giêsu là “thuốc giải độc” thực sự đối với những sự dữ đang xảy đến với nhân loại.

Các lá thư trên trình bày sáng kiến được ký bởi Ðức Hồng Y Mauro Piacenza, nói rằng do đại dịch, thế giới chúng ta đang sống đã thay đổi. Chúng ta sống trong cảm giác sợ hãi, mất định hướng và bất lực, dù tình liên đới và hiệp nhất xã hội cũng được thể hiện trong những tháng cao điểm của đại dịch. Không thể chối rằng đại dịch đang làm chúng ta xa cách và cô lập với người khác. Chúng ta không còn nhìn người xung quanh như hình ảnh của Thiên Chúa nhưng như người có thể mang virus.

Các lá thư nhấn mạnh rằng giữa bệnh tật đau khổ, Thiên Chúa luôn ở bên cạnh chúng ta và Chúa Giêsu đã mang lấy tất cả những điều xấu của chúng ta, cho đến cả tội lỗi của chúng ta. “Do đó, Chúa Giêsu trở thành thuốc giải độc chống lại mọi bất hạnh của thế giới. Và vì điều này, Chúa mời gọi chúng ta tin cậy nơi Người, khuyến khích chúng ta cầu nguyện để được Người giúp đỡ và cầu nguyện với Mẹ Người, Ðấng hướng về nhân loại trong những thời khắc đen tối nhất.”

Trong thư Ðức Hồng Y cũng nhắc rằng trong những lần hiện ra, Ðức Mẹ luôn mời gọi tham dự Thánh lễ, đọc kinh Mân Côi, đọc Kinh Thánh, thánh hiến cho Trái tim vô nhiễm của Mẹ, làm các việc bác ái. Do đó, ngài mời gọi tham gia vào sáng kiến cầu nguyện “Một triệu trẻ em đọc kinh Mân Côi” vào Chúa Nhật 18 tháng 10 năm 2020, hoặc ở trường vào thứ Hai 19 tháng 10 năm 2020.

Các trẻ em cũng như mọi người được mời gọi thánh hiến cho Ðức Mẹ nhân dịp cầu nguyện đặc biệt này.


Source:Aid To The Church In Need