Ngày 02-10-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Vệ sĩ vô hình
Lm. Minh Anh
00:07 02/10/2021

VỆ SĨ VÔ HÌNH
“Này Ta sẽ sai thiên thần Ta đi trước mặt con, gìn giữ con khi đi đàng, và dẫn đưa con đến nơi Ta đã dọn sẵn!”.

Alexander Maclaren nhận định, “Nếu Thiên Chúa sai chúng ta đi trên những con đường đầy đá, Ngài sẽ cung cấp cho chúng ta những đôi giày bền bỉ! Nếu Thiên Chúa sai chúng ta đến một nơi xa lạ, Ngài sẽ chuẩn bị cho chúng ta một người bạn đồng hành! Và nếu Thiên Chúa muốn cứu độ chúng ta đời đời, Ngài ban cho chúng ta chính Con Một Ngài!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Với một em bé sắp chào đời, có nơi nào xa lạ bằng trần gian! Phụng vụ Lời Chúa ngày lễ Thiên Thần Bản Mệnh cho thấy tình yêu của Cha trên trời dành cho mỗi người. Ngoài Con Một mình, Thiên Chúa còn ban cho chúng ta những đôi giày bền bỉ là các Bí tích ban ân sủng, và cả những người bạn đồng hành là các thiên thần, hầu chúng ta có thể bước đi đúng hướng trên con đường về trời. Giáo lý Hội Thánh dạy, từ khi chào đời cho đến ngày tắt hơi, mỗi người được Thiên Chúa đặt dưới sự bảo hộ của một thiên thần, tựa hồ một ‘vệ sĩ vô hình’ canh giữ hồn xác đêm ngày.

Qua sách Xuất Hành hôm nay, Thiên Chúa phán, “Này Ta sẽ sai thiên thần Ta đi trước mặt con, gìn giữ con khi đi đàng, và dẫn đưa con đến nơi Ta đã dọn sẵn!”. Trích dẫn lời thánh Basiliô, Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo cũng giải thích sự tồn tại của các ngài rằng, “Từ khi bắt đầu hiện hữu cho đến ngày lìa đời, cuộc sống con người được bao bọc bởi sự chăm sóc và cầu bầu của các Thiên Thần Bản Mệnh. ‘Mỗi tín hữu đều có một thiên thần bảo trợ, hướng dẫn đến sự sống đời đời’”. Thánh Vịnh đáp ca hôm nay cũng xác tín về các ‘vệ sĩ vô hình’ của mỗi người rằng, “Chúa truyền cho thiên sứ, giữ gìn bạn trên khắp nẻo đường!”.

Hãy tưởng tượng, theo một nghĩa đời thường, mỗi người có một ‘vệ sĩ vô hình’ chăm sóc suốt đời. Có lẽ điều này sẽ gợi lên hai tình cảm khác nhau. Trước hết, thật ủi an, mỗi khi chúng ta gặp nguy biến; không đơn độc, nhưng được an toàn trước những tổn hại thể chất. Bên cạnh đó, có thể là sự mất quyền riêng tư vì ai đó đang theo dõi chúng ta cả ngày lẫn đêm; điều chúng ta nói, việc chúng ta làm sẽ được chú ý. Với một số người, điều này không phải lúc nào cũng được hoan nghênh. Tại sao? Bởi họ nhìn thấy tất cả hành vi, kể cả tội lỗi chúng ta phạm. Thật khó chấp nhận!

Và bây giờ, hãy tưởng tượng, ‘vệ sĩ vô hình’ này luôn tôn trọng tự do, không phán xét, nhưng chỉ hành động với tình yêu hoàn hảo, giữ bí mật một cách tuyệt đối và chỉ quan tâm đến sức khoẻ hồn xác chúng ta! Và dẫu thật khó để tưởng tượng một thực thể như vậy lại có thể tồn tại; vậy mà, Thiên Thần Bản Mệnh là một quà tặng thực sự Thiên Chúa trao ban cho mỗi người! Khi chúng ta phạm tội và đi lạc, các ngài sẽ ra sức ngăn cản; thế nhưng, vì tôn trọng tự do, các ngài đành bất lực mỗi khi chúng ta quay lưng lại với Thiên Chúa! Thế nên, mối quan tâm duy nhất của các ngài là dẫn chúng ta trở về với Chúa. Khi chúng ta sợ hãi, các ngài bảo vệ; khi chúng ta khó khăn, các ngài gỡ rối; khi chúng ta bất an, các ngài ban lòng can đảm. Chỉ khi ở trên thiên đàng, chúng ta mới có thể hiểu hết được chiều kích sâu xa của tình yêu, sự bảo vệ và chăm sóc của Thiên Chúa mà qua các ‘vệ sĩ vô hình’ này, Ngài dành cho mỗi người chúng ta.

Anh Chị em,

Thiên Chúa ban cho mỗi người một thiên thần để gìn giữ chúng ta đêm ngày trên dương thế, ngõ hầu dẫn đưa chúng ta đến nơi Thiên Chúa đã dọn sẵn. Tuyệt vời làm sao! Thiên Chúa như một người mẹ chu đáo, Ngài không nỡ để con người bơ vơ, lưu lạc trên chốn lưu đày dương gian này mà không được dẫn dắt. Như thế, ngày lễ hôm nay là ngày bổn mạng của mỗi người chúng ta. Chúng ta hãy vui mừng, biết ơn, kính trọng, lắng nghe các ‘vệ sĩ vô hình’ của mình; nhờ đó, chúng ta sẽ đi đúng hướng, về đến nơi, mà Thiên Chúa đã dọn sẵn. Hãy cầu nguyện với các ngài, thừa nhận quà tặng tuyệt vời Thiên Chúa dành cho chính mình; hãy giao phó hồn xác chúng ta trọn vẹn hơn cho sự trung gian của các ngài, những người bạn đầy yêu thương!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin cho con biết vâng nghe chỉ dạy của người ‘vệ sĩ vô hình’ Chúa ban, để con luôn đi đúng đường Chúa đã dọn sẵn cho con. Xin đừng bao giờ để con làm buồn lòng ngài, khi con nhân danh tự do mà làm điều mất lòng Chúa!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:49 02/10/2021

24. Tôi quyết không lấy cái đầu lừa của tôi để mua vương miện thế gian.

(Hiền sĩ Tertulliano)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Thánh Lễ Chúa Nhật 27 Mùa Quanh Năm 3/10/2021 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
00:50 02/10/2021

BÀI ĐỌC I: St 2, 18-24

“Cả hai nên một thân thể”.

Bài trích sách Sáng Thế.

Chúa là Thiên Chúa phán: “Ðàn ông ở một mình không tốt. Ta hãy tạo dựng cho nó một nội trợ giống như nó”. Sau khi lấy bùn đất dựng nên mọi thú vật dưới đất và toàn thể chim chóc trên trời, Thiên Chúa dẫn đến trước mặt Ađam để coi ông gọi chúng thế nào, và sinh vật nào Ađam gọi, thì chính đó là tên nó. Ađam liền đặt tên cho mọi súc vật, chim trời và muông thú. Nhưng Ađam không gặp một người nội trợ giống như mình. Vậy Thiên Chúa khiến cho Ađam ngủ say, và khi ông đang ngủ, Người lấy một xương sườn của ông, và đắp thịt lại. Thiên Chúa làm cho chiếc xương sườn đã lấy từ Ađam trở thành người đàn bà, rồi dẫn đến Ađam. Ađam liền nói: “Bây giờ đây xương bởi xương tôi và thịt bởi thịt tôi. Người này sẽ được gọi là người nữ, vì bởi người nam mà ra”. Vì thế, người đàn ông sẽ lìa bỏ cha mẹ mà kết hợp với vợ mình, và cả hai nên một thân thể.

Ðó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 127, 1-2. 3. 4-5. 6

Ðáp: Nguyện Chúa chúc phúc cho chúng con hết mọi ngày trong đời sống chúng con! (x. c. 5).

1) Phúc thay những bạn nào tôn sợ Thiên Chúa, bạn nào ăn ở theo đường lối của Người! Công quả tay bạn làm ra bạn được an hưởng, bạn được hạnh phúc và sẽ gặp may.

2) Hiền thê bạn như cây nho đầy hoa trái, trong gia thất nội cung nhà bạn. Con cái bạn như chồi non của khóm ô-liu, ở chung quanh bàn ăn của bạn.

3) Ðó là phúc lộc dành để cho người biết kính sợ Chúa. Nguyện Chúa từ Sion chúc phúc cho bạn, để bạn nhìn thấy cảnh thịnh đạt của Giêrusalem, hết mọi ngày trong đời sống của bạn.

4) Và để bạn nhìn thấy lũ cháu đàn con. Nguyện xin bình an đến trên đất Israel.

BÀI ĐỌC II: Dt 2, 9-11

“Ðấng thánh hoá và những người được thánh hoá, tất cả đều do một nguồn gốc”.

Bài trích thư gửi tín hữu Do-thái.

Anh em thân mến, Ðấng trong một thời gian bị hạ xuống kém các Thiên Thần, là Ðức Giêsu, chúng ta thấy Người được triều thiên vinh quang và danh dự vì cuộc tử nạn của Người, để nhờ ơn Thiên Chúa, Người chịu chết thay cho mọi người. Quả vậy, thật là thích hợp việc Chúa là nguyên nhân và cùng đích mọi vật, đã dẫn đưa nhiều con cái đến vinh quang và đã lấy cuộc khổ nạn mà làm cho Ðấng đem lại ơn cứu rỗi được hoàn hảo. Vì chưng, Ðấng thánh hoá và những người được thánh hoá, tất cả đều do một nguồn gốc. Vì thế, Người không hổ thẹn gọi họ là anh em.

Ðó là lời Chúa.

ALLELUIA: Ga 17, 17

All. All. – Chúa phán: “Lời Cha là chân lý; xin hãy thánh hoá chúng trong sự thật”. – All.

PHÚC ÂM: Mc 10, 2-14

“Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân rẽ”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, những người biệt phái đến gần và hỏi thử Chúa Giêsu rằng: “Người ta có được phép ly dị vợ mình chăng?” Người đáp: “Môsê đã truyền cho các ông thế nào?” Họ thưa: “Môsê cho phép làm giấy ly dị và cho ly dị”. Bấy giờ Chúa Giêsu đáp lại: “Chính vì sự cứng lòng của các ông, mà Môsê đã viết ra điều luật đó. Nhưng lúc khởi đầu cuộc sáng tạo, Thiên Chúa đã dựng nên một người nam và một người nữ. Bởi đó người nam sẽ lìa cha mẹ để luyến ái vợ mình, và hai người sẽ nên một huyết nhục. Như thế, họ không còn là hai mà là một huyết nhục. Vậy sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân rẽ”. Về đến nhà, các môn đệ lại hỏi Người về điểm đó. Và Người bảo các ông: “Ai bỏ vợ mình và lấy vợ khác, thì phạm tội ngoại tình đối với người vợ trước. Và người nữ bỏ chồng và lấy chồng khác, thì cũng phạm tội ngoại tình”. Bấy giờ người ta đưa những trẻ nhỏ đến cùng Chúa Giêsu để Người đặt tay trên chúng, nhưng các môn đệ khiển trách họ. Thấy vậy, Chúa Giêsu bất bình và bảo các ông rằng: “Hãy để các trẻ nhỏ đến cùng Thầy, đừng ngăn cản chúng, vì nước Thiên Chúa là của những người giống như chúng. Thầy bảo thật các con: Ai không đón nhận nước Thiên Chúa như trẻ nhỏ, sẽ không được vào nước đó”. Rồi Người ôm chúng, đặt tay ban phép lành cho chúng.

Ðó là lời Chúa.
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:57 02/10/2021
72. NỬA CON VỊT

Phương Hồi tuổi đã già nhưng lòng tham dâm không hết, nhìn thấy kỹ nữ liền quỳ xuống xin xỏ tình yêu mà không lấy gì làm nhục.

Có một lần, vớ được một đứa tớ gái tên là Ban Tế, ông ta coi giống như của quý, đi đâu cũng đều nhúng nhường, mỗi lần đi dự tiệc ở nhà bạn bè thì thế nào cũng lấy một bao thức ăn bỏ trong tay áo, đem về cho Ban Tế ăn.

Một hôm, trên đường đi thì ông ta gặp một người bạn bèn chấp tay thi lễ, đột nhiên cái bao thức ăn trong tay áo rơi xuống đất, nhìn rõ thì ra là nửa con vịt. Người đi đường sau khi hiểu sự việc, thì không thể không cười ha ha.

(Tiếu tiếu lục)

Suy tư 72:

Tham dâm thì không kể tuổi tác, có những người gần đất xa trời rồi mà khi thấy đàn bà con gái thì y như là mèo thấy mỡ, cho nên mới có thể nghiệm ra rằng, ham mê sắc dục thì cũng là một bệnh “nghiện” như nghiện thuốc phiện vậy, đã dính vào thì khó mà dứt ra được...

Xưa nay chưa có ai tham dâm mà trường thọ, và cũng chẳng có ai tham dâm mà trí óc minh mẫn, cho nên trong lịch sử của nhân loại có những anh hùng chết uổng vì tham dâm.

Tình dục thì tất cả mọi người đều có, đó là luật tự nhiên, nhưng người Ki-tô hữu đều hiểu rằng: đi quá giới hạn hoặc luôn để lòng mình suy đến nghĩ đến và ước ao đến dục vọng đều là việc không tốt và sinh ra nhiều hậu quả tai hại, mà hậu quả lớn nhất là mất thanh danh và mất linh hồn mình...

Ai có trí thì suy!

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


------------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 27 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:56 02/10/2021
CHÚA NHẬT 27 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng: Mc 10, 2-16

“Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly.”


Bạn thân mến,

“Mô-đen” nổi bật nhất của gia đình trong thế giới ngày nay chính là vợ chồng li dị nhau. Li dị là một hành vi bạo lực tàn nhẫn làm tổn thương lâu dài tinh thần của con cái, là sự ích kỷ tàn nhẫn của cha mẹ đối với con cái của mình...

Con người thời nay viện cớ là phải theo đà tiến của văn minh nhân loại, của khoa học kĩ thuật để rồi từ chối và phủ nhận cái gốc của hoà bình chính là hạnh phúc gia đình, họ chối bỏ giá trị đạo đức cá nhân để a dua theo phong trào li dị mà họ cho rằng, nếu mình không theo là lỗi thời. Li dị chính là chối bỏ đạo đức căn bản trong hôn nhân mà Đức Chúa Giê-su đã nói rõ ràng: “Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân li”, Thiên Chúa đã phối hợp và chúc phúc trong sự ưng thuận một cách thong dong của người nam và người nữ, chứ không phối hợp và chúc phúc cách miễn cưỡng hay gò bó của hai người, cho nên khi họ xé bỏ khế ước hôn nhân để li dị đường ai nấy đi, thì chính họ cũng đã xé bỏ hạnh phúc của mình và con cái của mình, và hơn thế nữa, họ từ chối sự chúc lành của Thiên Chúa trên tình yêu của họ: họ không thể nào tìm kiếm lại hạnh phúc hôn nhân sau khi đã li dị...

Tình yêu chân chính là biết hi sinh cho nhau và chấp nhận những khuyết điểm của nhau, trong tình yêu vợ chồng, sự hi sinh cho nhau và chấp nhận khuyết điểm của nhau càng phải nổi bật hơn, bởi vì bao lâu họ biết chấp nhận và hi sinh cho nhau thì hạnh phúc còn ở với họ, nhưng một khi họ chỉ nhìn thấy những khổ cực của mình mà không nhìn thấy những nổi khổ của vợ (chồng) mình, thì cánh cửa hạnh phúc gia đình đang từ từ khép lại, nhốt họ trong sự ích kỉ chỉ muốn thoả mãn những đòi hỏi của cá nhân mà thôi.

Bạn thân mến,

Hạnh phúc của đời sống hôn nhân rất là quan trọng, quan trọng là bởi vì được Thiên Chúa chúc phúc, và Đức Chúa Giê-su đã nâng lên hàng bí tích, do đó mà bạn và tôi –những người vợ người chồng- càng phải ý thức hơn nữa vai trò của mình trước mặt Thiên Chúa, đó là biết chấp nhận khuyết điểm của nhau và hi sinh cho nhau, bởi vì đó chính là những giọt mật ngọt trong tình yêu chân thật của đời sống hôn nhân theo ý của Thiên Chúa.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

Câ hỏi gợi ý:

1. Có lúc nào anh (chị) mĩm cười trước khuyết điểm của vợ (chồng)?

2. Có lúc nào anh (chị) nghĩ rằng: chỉ biết nghĩ đến bản thân mình mà thôi, thì là sẽ làm cho gia đình mất hạnh phúc chăng?

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Có một Nữ Hoàng
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
05:41 02/10/2021
CÓ MỘT NỮ HOÀNG...

Đó là một Bà Hoàng cao cả, vượt trên mọi bà hoàng, vì không phải như một người mẹ của ông vua trần thế nào. Bà là Mẹ Thiên Chúa - ĐỨC MARIA, Đấng vẹn tuyền, trinh trắng.

Cao cả là thế, nhưng Bà Hoàng Maria lại rất tinh tế, hiểu biết, nhạy cảm trước những nhu cầu của mọi người xung quanh.

1. Chính lòng yêu thương thúc bách Đức Maria lên đường đi thăm bà Isave (Lc 1, 39-45). Mẹ đến để chia vui với niềm vui trọng đại của gia đình người chị họ, vì giờ đây gia đình này được Chúa thương ban cho một người con. Nhưng Đức Maria đã không chỉ đến thăm chị như một sự xã giao, mà còn ở lại để giúp đỡ chị của mình cho tới khi chị sanh nỡ vuông tròn.

2. Tin Mừng theo thánh Gioan kể, nhờ lời tiến cử của Bà Hoàng Maria, Chúa Giêsu thực hiện dấu lạ đầu tiên hoá nước thành rượu hảo hạn, giúp đỡ một đám cưới tại làng Cana, vì đang giữa chừng tiệc thì hết rượu (Ga 2, 1-12).

Nhưng đâu chỉ có Thánh Kinh mới ghi nhận nét đẹp của tình yêu mà Nữ Hoàng Maria dành cho con người. Lịch sử Hội Thánh nhiều lần ghi lại đậm nét tình yêu ấy qua những cuộc hiện ra của Đức Mẹ. Nhất là những lần Mẹ viếng thăm thế giới, viếng thăm đoàn con của mình trong cơn sóng gió, loạn lạc.

3. Chẳng hạn tại Việt Nam, năm 1798, thời vua Cảnh Thịnh bắt đạo dữ dội, Đức Maria hiện ra tại La-vang để an ủi đoàn con đất Việt. Sự viếng thăm ân cần, yêu thương nâng đỡ của Mẹ trong cơn nguy khốn như tăng thêm sức mạnh, đốt thêm lửa mến, giúp đoàn con can trường vượt qua thử thách.

4. Hoặc nhiều lần Đức Mẹ hiện ra với thánh nữ Bernadette Soubirous, năm 1858 tại Lộ Đức, thuộc miền nam nước Pháp. Cho tới nay, dù đã qua một thế kỷ rưởi, hang đá Lộ Đức vẫn là nơi thu hút đông đảo khách hành hương.

Rất nhiều người đến đây đã nhận được lòng yêu thương của Mẹ. Bởi đó, cũng chính tại Lộ Đức, phép lạ vẫn cứ tiếp tục được thực hiện, nhờ lời cầu bàu của Đức Maria dành cho đoàn con của mình.

5. Đặc biệt năm 1917, đang lúc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), bước vào giai đoạn khốc liệt. Những cuộc tàn phá, đau khổ, chết chóc diễn ra khắp nơi. Tại Phatima, Bồ Đào Nha, Đức Trinh Nữ Maria hiện ra với ba em bé chăn chiên: Lucia, Phanxicô, Giaxinta, và an ủi thế giới khi báo trước cuộc chiến tranh tương tàn sắp kết thúc.

Giống như Lộ Đức, kể từ đó, Phatima trở thành trung tâm cầu nguyện nổi tiếng cả thế giới. Biết bao nhiêu người đã nhận được ơn nhiệm lạ từ tay Bà Hoàng Maria khi thành tâm, tin tưởng khẩn cầu Mẹ Thiên Chúa.

Một Bà Hoàng với một tấm lòng nhân hậu, một tâm hồn bác ái tuyệt vời! Bởi vậy, bên cạnh tình yêu của Thiên Chúa, và của Chúa Giêsu, tình yêu của Đức Maria trở nên kiểu mẫu, và ánh sáng soi rọi cho tình yêu của chúng ta với đồng loại quanh mình.

6. Kết luận.

Nhìn ngắm vẻ đẹp của Nữ Vương Maria bao nhiêu, ta cần phải cám ơn Chúa Giêsu bấy nhiêu, vì Chúa đã ban cho ta một quà tặng xứng đáng, đã được chuẩn bị, nhờ ơn Thiên Chúa, quá kỹ lưỡng, đến mức sang trọng và lộng lẫy.

Nhưng điều đã làm cho chính bản thân Đức Maria trở nên món quà sang trọng, lộng lẫy của thế giới là nhờ sự thánh thiện vô song của Mẹ. Sự thánh thiện ấy, Mẹ đã nắn đúc cả một đời của mình. Thời gian của cuộc sống càng dài, sự thánh thiện ấy càng phát triển và lớn lên không ngừng.

Đức Maria sẽ rất vui lòng khi chúng ta nỗ lực vươn lên sống thánh thiện như Mẹ, để chiếm lấy tình yêu của Chúa như Mẹ.

Nhưng để được sống thánh thiện, và được Chúa yêu thương, ta hãy tập sống các nhân đức mà Mẹ đã sống. Đức Mẹ có nhiều nhân đức. Chỉ xin đan cử vài nhân đức để từng người có thể học tập: lòng khiêm hạ, đức tin mạnh mẽ, sống nghèo khó, yêu mến Chúa và yêu thương con người...

Học dưới ngôi trường của Đức Mẹ qua các nhân đức ấy, ta sẽ từng bước, từng bước một hoàn hảo cuộc đời mình. Vì chính khi học đòi gương nhân đức của Nữ Hoàng Maria, là lúc chúng ta sống Lời Chúa dạy: "Các con hãy thánh thiện như Cha các con trên trời là Đấng thánh thiện" (Mt 6, 48).

Các nhân đức ấy chính là bông hoa của tâm hồn tươi thắm, rất cần thiết để được Chúa chọn đưa vào vườn hoa thiên đàng, nơi mà Mẹ Maria, và lớp lớp những người thánh thiện luôn dâng lên Thiên Chúa. Đó là những bông hoa mà khi sống trên cõi trần, các ngài đã dày công tập luyện, giờ đây đã hóa nên vĩnh cửu.

Giống như Bà Hoàng Maria, nếu cuộc sống của chúng ta là một cuộc sống thánh, sự thánh thiện ấy chắc chắn sẽ chiếu tỏa và ảnh hưởng trên mọi anh chị em quanh mình. Có như thế, ta mới trở thành quà tặng cho anh chị em, như chính Mẹ là tặng phẩm huy hoàng của ta.

Nếu Mẹ rất vui lòng nhìn thấy ta vươn lên trong ơn thánh, chắc chắn niềm vui ấy càng lớn hơn nhiều khi sự thánh thiện của ta, tiếp nối vẻ đẹp trong sự thánh thiện của Mẹ, ban tặng trần gian. Vì chỉ có tâm hồn thánh thiện mới là quà tặng quý giá mà thôi.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:32 02/10/2021

25. Phàm con người yêu vật chất trên cả Thiên Chúa, thì vật chất ấy giống như thiên chúa của họ vậy.

(Thánh Cyprian)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:35 02/10/2021
73. ĐÀO GIẾNG TÌNH NGHĨA

Vợ của Châu Ích Công có tính hay ghen ghét.

Một lần nọ, Châu Ích Công thấy đứa tớ gái đẹp thì đem lòng yêu thích, khiến cho bà vợ nổi ghen tuông nên trói đứa tớ gái trong sân, lúc ấy khí trời nóng bức, Châu Ích Công đi ngang sân thì đứa tớ gái xin ông ta nước uống, Châu Ích Công bèn đưa nước nóng cho nó uống.

Đúng lúc ấy bà vợ đứng sau bức bình phong nhìn thấy, lớn tiếng nói:

- “Đường đường là một tướng công lão gia mà lại bưng nước trà cho tên nô tỳ uống”.

Châu Ích Công lúng túng cười nói:

- “Bà không nghe qua mấy thân sĩ nọ nói “đào giếng tình nghĩa” sao?”

(Tiếu tiếu lục)

Suy tư 73:

Ghen tức là mù quáng, càng ghen thì càng mù quáng hơn, mù quáng có nghĩa là mất đi lý trí bình thường để làm những chuyện hại người vì ghen tuông.

Ở đời, dù là tổng thống hay tướng công, dù là người giàu hay người nghèo, dù là người có học hay thất học, thì đều có một tâm hồn trắc ẩn trước sự bất hạnh của người khác, bởi vì đó là “nhân chi sơ tính bổn thiện”. Nhưng có nhiều người vì ghen tuông mà đánh mất đi “tính bổn thiện” của mình, họ trở thành kẻ dữ tợn với tình địch, họ trở thành bóng ma ám ảnh hạnh phúc gia đình, và cuối cùng thì họ trở thành nạn nhân của chính mình do sự ghen tuông mà ra.

Vì yêu nên mới ghen –ai cũng nói thế- nhưng ghen kiểu đó thì không ham chút nào cả; vì ghen là phản hồi của tình yêu –ai cũng nói thế- cho nên họ không ngần ngại tạt át-xít vào mặt tình địch, họ đã mất tính người, phản hồi tình yêu kiểu như thế thì cũng chẳng sung sướng gì, hại mình hại người thì có...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Quà tặng tự nhiên lúc khởi đầu
Lm. Minh Anh
22:48 02/10/2021

QUÀ TẶNG TỰ NHIÊN LÚC KHỞI ĐẦU
“Lúc khởi đầu cuộc sáng tạo, Thiên Chúa đã dựng nên một người nam và một người nữ!”.

Trong cuốn sách “Feminine Faces”, “Những Khuôn Mặt Nữ Tính”, Clovis Chappel viết, “Khi thành Pompeii được khai quật, thi thể và vị trí của một người phụ nữ dưới tro đã kể lại một câu chuyện bi thảm. Chân cô hướng về phía cổng thành, nhưng cánh tay và những ngón tay của cô vói lại một thứ gì đó phía sau. Đó là một túi kim cương!”. Chappel nói, “Mặc dù cái chết đang chụp xuống, và sự sống đang vẫy gọi bên ngoài cổng thành; nhưng cô ấy không thể rũ bỏ bùa mê của mình. Hầu hết phụ nữ, đều mê kim cương!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Có thể Clovis Chappel đúng, phụ nữ mê kim cương; vì họ là phụ nữ! Sẽ khá bất ngờ khi phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay nói đến giới tính nam, giới tính nữ với những gì độc đáo nhất của nó. Đó chính là ‘quà tặng tự nhiên lúc khởi đầu’ Thiên Chúa ban cho mỗi người.
Câu chuyện tạo dựng của sách Sáng Thế hôm nay không phải là một tường thuật khoa học về việc Thiên Chúa tạo ra nguyên tổ của loài người; đúng hơn, nó là một miêu tả mang tính biểu tượng về mối quan hệ giữa một người có ‘giới tính nam’ và một người có ‘giới tính nữ’. Đó là ‘quà tặng tự nhiên lúc khởi đầu’ khi Thiên Chúa trao tặng hai người với hai giới tính khác biệt nhau. Ở đây, chúng ta không nói đến hôn nhân, nhưng chỉ nói đến giới tính!

Đi kèm với giới tính là tính dục của nó. “Lúc khởi đầu cuộc sáng tạo, Thiên Chúa đã dựng nên một người nam và một người nữ”. Thiết kế tự nhiên này là một phần trí tuệ vinh quang của Ngài, Đấng Tạo Hoá, và nó phải được hiểu, được yêu thương và được tôn trọng một cách đầy đủ. “Nam và nữ” là một điều gì đó khá hiển nhiên và được hiểu một cách tự nhiên. Bên trong mỗi người đều có những thuộc tính, mong muốn, khuynh hướng nhất định vốn đi liền với việc trở thành một người nam hay một người nữ. Và dù là nam hay là nữ, họ đều là con cái của Thiên Chúa, giống hình ảnh Ngài; và ơn gọi của họ là sống cho tình yêu, triển nở trong tình yêu, dù là tình yêu của hôn nhân hay là tình yêu của đời sống tu trì. Có gì đẹp bằng tình yêu, cũng không có gì thách đố bằng tình yêu! Tình yêu nào cũng lắm lãng mạn, nhưng cũng đầy chông gai!

Tất cả chúng ta, dù là nam hay là nữ, đã kết hôn hay còn độc thân, bậc gia đình hay bậc tu trì… đều được kêu gọi sống yêu thương và tôn trọng người khác; tôn trọng người nam, tôn trọng người nữ, bằng chính tình yêu của Thiên Chúa trong đấng bậc mình. Tuy nhiên, ngoại trừ các thánh, tất cả chúng ta xem ra đều thất bại trong việc đáp lại trọn vẹn lời kêu gọi đó. Chính trong những yếu đuối đó, Chúa Giêsu qua Tin Mừng hôm nay, còn nói với chúng ta rằng, “Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa như trẻ nhỏ, sẽ không được vào Nước đó!”. Tất cả chúng ta cần đứng trước mặt Chúa với trái tim của một trẻ thơ, trong sự yếu đuối và dễ bị tổn thương của mình, cởi mở và đón nhận ‘quà tặng tự nhiên lúc khởi đầu’ Ngài ban. Khi chúng ta chào đón món quà tình yêu này với sự cởi mở của một đứa trẻ, chúng ta sẽ nhận được từ Ngài sức mạnh để tiếp tục hướng tới một tầm nhìn về tình yêu mà Ngài đặt trước chúng ta. Và một điều chúng ta không quên, đó là cậy trông vào Chúa như lời Thánh Vịnh đáp ca, “Nguyện Chúa chúc phúc cho chúng con, hết mọi ngày trong đời sống chúng con!”, dù chúng ta đang sống trong đấng bậc nào.

Anh Chị em,

Thiên Chúa tạo dựng con người “có nam, có nữ”. Tuy nhiên, ngày nay món quà giới tính tự nhiên này đang bị thách thức và huỷ hoại trong thế giới. Nhiều người không chấp nhận mình là nam hay là nữ. Đôi khi, nữ tính và nam tính cũng có thể trở nên méo mó và nhầm lẫn; nhưng về bản chất, những thuộc tính này nơi con người chúng ta không thể bị loại bỏ hoặc phủ nhận. Trên thực tế, chấp nhận con người mình trong bản chất của nó không gì khác hơn là trung thực và cho phép chúng ta tiếp tục con đường nên thánh của mình một cách tự nhiên thực sự; chính lúc ấy, chúng ta sẽ vui tươi hồn nhiên đón nhận ‘quà tặng tự nhiên lúc khởi đầu’ Thiên Chúa dành cho mình. Hãy để món quà tự nhiên nảy nở trong cuộc sống của chúng ta!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa đã tạo ra con là nam hay nữ. Xin giúp con nắm bắt bản sắc đầy đủ giới tính của con, sao cho phù hợp với ý định của Chúa; và trong vòng tay Chúa, xin giúp con tiếp tục khám phá phẩm giá rất riêng của mình”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Úc Châu sẽ mở các cửa khẩu quốc tế
Thanh Quảng sdb
06:00 02/10/2021
Úc Châu sẽ mở các cửa khẩu quốc tế

Australia đã thông báo sẽ dỡ bỏ lệnh đóng các cửa khẩu quốc tế vì đại dịch Covid-19 vào tháng 11.

(Tin Vatican)

Nước Úc đã áp đặt một trong những hạn chế khắc nghiệt nhất trên thế giới nhằm hạn chế sự lây lan của COVID-19; nhưng từ tháng 11, công dân của Úc và người nước ngoài có thể ra vào nước Úc.

Thủ tướng Australia là ông Scott Morrison, đã cho biết như trên vào hôm thứ Sáu 1/10/2021.

Thủ tướng Morrison cho hay Australia đã đóng cửa các cửa khẩu quốc tế từ tháng 3 năm 2020. Kể từ đó, chỉ có một số lượng rất nhỏ người được phép ra vào, vì lý do kinh doanh quan trọng hoặc nhân đạo.

Chỉ có người dân và thường trú nhân được phép trở về Úc, nhưng phải cách ly 14 ngày trong khách sạn với chi phí tự túc.

Chủng ngừa

Với các viễn kiến trên có nghĩa là người Úc phải được tiêm chủng đầy đủ 2 mũi mới có thể đi ra nước ngoài và khi trở về phải cách ly 7 ngày tại nhà.

Những người không có tiêm chủng sẽ phải cách ly 14 ngày tại khách sạn khi họ trở về nước.

Thủ tướng Morrison cho biết chính phủ đang nỗ lực làm việc cho việc đi lại mà không cần phải cách ly với một số quốc gia như New Zealand…

Các ca nhiễm covid

Chính sách đóng cửa biên giới cứng rắn của Úc đã giúp cho các trường hợp nhiễm Covid-19 ở nước này tương đối thấp, với hơn 107.000 ca nhiễm và khoảng 1.300 trường hợp tử vong.

Các quan chức hôm thứ Sáu 1/10/2021 cho hay hiện có 2.084 ca nhiễm mới, chủ yếu là ở các bang New South Wales và Victoria.

Các thành phố Sydney, Melbourne và Canberra hiện đang đóng cửa biên giới và bị cách ly một cách ngặt vì tình trạng virus bùng phát.
 
Câu chuyện thực sự đằng sau vấn đề giữa đài truyền hình EWTN và ĐTC Phanxicô
Trần Mạnh Trác
16:05 02/10/2021
Lời phi lộ: Sau khi ĐTC Phanxicô qui kết tội một Mạng truyền thông Công Giáo nào đó thường tấn công ngài là 'công việc của ma quỷ' thì ai cũng đều biết Mạng đó chính là mạng truyền hình Công Giáo lớn nhất thế giới EWTN.

Tờ America cuả dòng Tên bên Hoa Kỳ mới Đây có một bài giải thích về lý do tại sao và trong đó có viết về lịch sử cuả EWTN một cách khá chi tiết.

Sự hiểu biết lịch sử là quan trọng vì nó làm bối cảnh cho những việc xảy ra sau này, cho nên chúng tôi xin phỏng dịch bài báo đó.



Tuy nhiên chúng ta biết rằng báo America cuả dòng Tên thường có nhiều luận điệu đi ngược với hàng giáo phẩm Hoa Kỳ, họ biểu hiệu cho phái cấp tiến và bài viết dưới đây cũng có nhiều luận điệu kết tội EWTN một cách hời hợt, với những bằng cớ là những giai thoại vụn vặt (anecdotes.)

Vậy xin độc giả cứ coi đây là một tài liệu về lịch sử EWTN, còn phần bình luận thì xin cân nhắc với các ấn phẩm khác.


Explainer: The story behind Pope Francis’ beef with EWTN

Colleen Dulle

Ngày 30 tháng 9 năm 2021

ĐTC Phanxicô đã gây xôn xao dư luận tuần trước khi ngài lên tiếng chỉ trích những người tấn công ngôi vị giáo hoàng trên các phương tiện truyền thông, là “công việc của ma quỷ”. Lời bình luận ấy được suy đoán có ý ám chỉ đài EWTN, là mạng truyền hình Công Giáo lớn nhất thế giới, từng cung cấp diễn đàn cho một số người chỉ trích Đức Giáo Hoàng nổi tiếng nhất trong thế giới nói tiếng Anh.

Điều này làm cho nhiều người ngạc nhiên. Theo như người dẫn chương trình podcast cuả Dòng Tên ở Hoa Kỳ vừa giải thích vào tuần trước, thì đối với nhiều thính giả là thanh niên đã trưởng thành, EWTN chính là “nơi mà các bà nội bà ngoại của họ xem Thánh lễ” và lần hạt cầu nguyện.

Vậy, làm thế nào mà một đài truyền hình Công Giáo nổi tiếng với các chương trình cầu nguyện lại tham gia vào việc phát sóng các cuộc tấn công nhắm vào ngôi vị giáo hoàng đến nỗi ngài cảm thấy phải công khai tố cáo là “việc làm của ma quỷ”?

Để hiểu điều này, chúng ta hãy nhìn lại nguồn gốc của mạng.

Mạng lưới Truyền hình Lời Vĩnh Cửu (EWTN) được thành lập bởi Mẹ Angelica, thuộc dòng Clara Khó Nghèo; Mẹ Angelica đã lập một tu viện ở Alabama với mục đích “kết nạp các phụ nữ da Đen vào đời sống chiêm niệm.” Theo người viết tiểu sử nhà dòng là ông Raymond Arroyo của EWTN, thì nhà dòng đã giữ sứ mệnh phục vụ cộng đồng Da Đen trong vòng bí mật, để không thu hút sự giận dữ của các nhóm Ku Klux Klan, vẫn thường tấn công bạo lực vào người Công Giáo và người Mỹ gốc Phi. Nhiệm vụ kế tiếp mà ông Arroyo đề cập đến, xảy ra là do một sự kiện hai năm sau, khi một nhóm KKK giết chết bốn thiếu nữ da Đen trẻ tại Nhà thờ Sixteenth Street Baptist Church ở Birmingham, Ala. ông Arroyo viết, “Đối với Mẹ Angelica, đó là một nỗi đau khôn nguôi cho một sứ mạng khởi đầu đã không thể sinh hoa kết trái. Rồi dần dà theo thời gian, mục tiêu thiết lập dòng tu cho người da Đen đã bị đánh lạc mất. " Do đó đặc sủng khởi thủy vừa nói trên đã không hề được viết lại trong cuốn tiểu sử cuả nhà dòng.

Vào thời điểm đó, Mẹ Angelica đã gây dựng được một lực lượng ủng hộ lớn cho các bài nói chuyện về các vấn đề tâm linh. Những bài viết này được xuất bản thành những cuốn sách bàn về tâm linh và Mẹ đã có nhiều cuộc xuất hiện rải rắc trên các đài truyền hình Cơ Đốc giáo và địa phương cho mãi đến năm 1980, khi Mẹ Angelica thành lập mạng EWTN. Mạng mới này bắt đầu phát sóng từ một studio là một garage để xe ở Irondale, Ala vào năm 1981. Chương trình bốn giờ mỗi ngày bao gồm các cuộc trò chuyện của Mẹ Angelica có tên là “Mother Angelica Live”, chương trình Thánh lễ mỗi Chủ nhật, phát sóng lại các nội dung Công Giáo trong đó có chương trình “Cuộc sống đáng sống” của DGM Fulton Sheen, và một số nội dung thế tục như “The Bill Cosby Show” cũng như một số chương trình cuả Tin lành được Mẹ Angelica chấp thuận. Việc phát sóng Mân Côi mỗi ngày thì phải đợi tới năm 1987 mới bắt đầu; còn Thánh lễ mỗi ngày thì mãi tới 1991 mới bắt đầu phát sóng.

Khi mạng lưới của Mẹ Angelica đã mở rộng, các giám mục Hoa Kỳ quyết định thử phát triển một mạng lưới cạnh tranh. Từ năm 1982 đến năm 1994, Hội Đồng Giám mục Công Giáo Quốc gia (tiền thân của Hội Đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ ngày nay) đã rót 30 triệu đô la vào Mạng lưới Viễn thông Công Giáo của Hoa Kỳ, (theo New York Times, 1997). Nỗ lực của các giám mục cuối cùng đã thất bại vì “không thích nghi nhanh chóng với môi trường”.

Một phần của sự thích nghi với môi trường và cũng là sự thay đổi mang tính quyết định đối với hướng đi của EWTN, đã được khơi mào vì một buổi 'Đi Đàng Thánh Giá' tại Ngày Giới trẻ Thế giới ở Denver năm 1993, khi mà một thiếu nữ trẻ đã được chọn để thủ vai Chúa Giê-su. Ngày hôm sau, Mẹ Angelica đã lên sóng để tố cáo màn trình diễn này là “một sự xỉ nhục cho Người Cha Vĩnh cửu” và tiếp theo sau đó là nửa tiếng đồng hồ với những lời chỉ trích gay gắt về một “giáo hội tự do quá trớn ở Mỹ” và những cải cách cấp tiến theo sau Công Đồng Vatican II.

"Toàn bộ mục đích của các ngươi là phá hủy," Mẹ Angelica nói trên "Mother Angelica Live." “Đã đến lúc phải có một ai đó nói lên điều gì đó về tất cả những rạn nứt nhỏ bé mà các người đã đặt vào giáo hội trong suốt 30 năm qua.”

Tháng tiếp theo, Mẹ Angelica và các nữ tu trong tu viện đã vất bỏ những bộ áo dòng được cải biến sau Công Đồng Vatican II để chuyển về phong cách cũ đã có trước Công Đồng Vatican II. Xung đột giữa Mẹ Angelica với hàng giám mục cũng gia tăng: Sau khi đánh bại nỗ lực phát thanh và truyền hình của các giám mục, Mẹ Angelica trở nên gay gắt hơn với các giám mục mà Mẹ cho là tự do quá trớn. Có lúc Mẹ đã thúc giục “không vâng lời” (“zero obedience”) đối với Hồng Y Roger Mahony của Los Angeles sau khi ngài ban hành một lá thư mục vụ về việc phụng vụ mà Mẹ Angelica giải thích là không nhấn mạnh đến sự Hiện diện Thực sự của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể.

Các Thánh lễ hàng ngày được phát sóng trên EWTN cũng chuyển sang hướng truyền thống hơn, loại bỏ dần loại âm nhạc đương đại và kết hợp nhiều tiếng Latinh. Nội dung chung của mạng, ban đầu đề cập nhiều đến các sáng kiến công bằng xã hội và các chương trình đại kết, thì nay bị thống trị bởi những chương trình giáo lý Công Giáo.

Như LM James Martin, SJ, đã viết trong một bài truyền hình ở Mỹ vào năm 1995, trong khi EWTN là một phước lành cho những người bị mắc kẹt ở nhà muốn cầu nguyện cùng với các thánh lễ truyền hình và lần hạt, nó cũng trở thành một vùng đắc địa để phát sóng thường xuyên những tức giận chống lại một “giáo hội tự do ”. Và trong khi, như Cha Martin đã chỉ ra, “mọi người đều có một tức giận gì đó trong nhà thờ,” sự tức giận của Mẹ Angelica đặc biệt có hại vì hình ảnh của Mẹ về giáo hội — là điều mà Cha Martin mô tả là “cay đắng, không khoan dung, phòng thủ” —làm cho giáo hội trở thành một “hình ảnh thống trị trên truyền hình Mỹ. ” Và nó vẫn tiếp tục như vậy.

Mẹ Angelica đã nhượng quyền kiểm soát EWTN cho một hội đồng giáo dân vào năm 2000 sau một cuộc viếng thăm tông đồ của Đức Tổng Giám Mục San Juan Roberto González Nieves, là người được Vatican giao nhiệm vụ điều tra quyền sở hữu của đài và mối quan hệ với tu viện của Mẹ Angelica, cũng như quyền hạn của Mẹ Angelica đối với hai bên. Kết quả cuộc viếng thăm không được công bố. Năm tiếp theo, sau khi bị đột quỵ, Mẹ Angelica cũng ngừng chương trình "Mother Angelica Live." Mẹ đã dành phần còn lại của cuộc đời trong tu viện kín mà Mẹ đã thành lập và qua đời vào năm 2016.

Ngày nay, sự thống trị của EWTN trên các làn sóng không những ở riêng Hoa Kỳ, mà còn trên toàn thế giới - ngay cả với các giám mục Hoa Kỳ đã từng xung đột với đài này. EWTN là mạng lưới truyền thông tôn giáo lớn nhất thế giới, tiếp cận 250 triệu người ở 140 quốc gia. Chỉ riêng ở Vatican nó có 30 nhân viên, vượt xa các phương tiện truyền thông bằng tiếng Anh khác và nó sở hữu nhiều tờ báo Công Giáo bao gồm báo National Catholic Register và Catholic News Agency, cạnh tranh tại Hoa Kỳ với Dịch vụ Tin tức Công Giáo (CNS) do các giám mục sở hữu.

Theo một cuộc khảo sát gần đây, National Catholic Register cũng là báo được các giám mục Hoa Kỳ đọc nhiều nhất.

Di sản của Mẹ Angelica tại EWTN được đảm bảo bởi một nhóm các nhà tài trợ bảo thủ giàu có, (như Tổng biên tập của báo National Catholic Reporter, Heidi Schlumpf đã ghi lại trong một loạt bài điều tra năm 2019 về EWTN,) nhưng rõ ràng nhất là qua người bảo trợ và đồng thời là người viết tiểu sử Mẹ Angelica, là ông Raymond Arroyo của EWTN., là người tổ chức chương trình hàng tuần “The World Over. ” ông ấy cũng xuất hiện thường xuyên trên chương trình Fox News của Laura Ingraham, thỉnh thoảng còn tham gia với tư cách là người dẫn chương trình.

Những bình luận tin tức của ông Arroyo, giống như cuả Mẹ Angelica trước đây, thì rất gay gắt với bất kỳ yếu tố “tự do” nào của giáo hội và thường được trình bày như là quan điểm "chính thống" của Công Giáo, kèm theo đó là những 'dè bỉu' (snark) như kiểu cuả Mẹ Angelica đã được nhiều người hâm mộ ca ngợi. Với một triều đại giáo hoàng như hiện nay, tập trung vào việc thực hiện các quyết định của Công Đồng Vatican II và một triều đại thường ưu tiên mục vụ và truyền giáo hơn là giáo lý, thì không có gì đáng ngạc nhiên khi sự ác cảm của ông Arroyo tập trung vào nhân vật Giáo hoàng Phanxicô.

Các vị khách mời định kỳ của ông Arroyo trong chương trình cuả ôbao gồm các nhà phê bình Đức Phanxicô nổi tiếng như Đức Hồng Y Raymond Burke, người ký danh sách “dubia” về việc Đức Giáo Hoàng muốn cởi mở cho phép những người Công Giáo ly hôn và tái hôn được rước lễ trong một số trường hợp, và Đức Hồng Y Gerhard Müller, cựu lãnh đạo Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican, đã không được Giáo hoàng Francis gia hạn thêm nhiệm kỳ vào năm 2017. Hai năm sau, Hồng Y Müller đã xuất bản một “bản tuyên ngôn đức tin” trên Hãng thông tấn Công Giáo thuộc sở hữu của EWTN. và trên các cơ quan truyền thông khác, với lập luận chống lại giáo huấn của Đức Phanxicô về việc Rước lễ cho những người ly dị và tái hôn.

Vào năm 2018, cựu Sứ thần Tòa thánh tại Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò, đã công bố một tài liệu (vì phần lớn bị mất uy tín), được xuất bản bởi Cơ quan Thông tấn Công Giáo và các phương tiện truyền thông khác, cáo buộc rằng Giáo hoàng đã xử lý sai lầm sự lạm dụng của cựu Hồng Y Theodore McCarrick và kêu gọi giáo hoàng từ chức. Ngay sau đó, Đức Hồng Y Müller xuất hiện trong chương trình của ông Arroyo, thúc giục Đức Thánh Cha “hòa giải” với Đức Tổng Giám Mục Viganò.

Những khách mời khác trong chương trình của ông Arroyo bao gồm ông Joseph Shaw, chủ tịch Hiệp hội Quần chúng Latinh Vương quốc Anh, người đã ký một bản “sửa sai chính thức” đối với những lời dạy cuả Đức Giáo Hoàng liên quan đến việc Rước lễ cho những người ly hôn và tái hôn, và ông Alexander Tschugguel, người đã đánh cắp tượng của phụ nữ mang thai cuả người bản địa Amazonian trong cuộc họp thượng hội đồng Amazon và ném bức tượng xuống sông Tiber, cáo buộc rằng bức tượng là thần tượng Andean.

Christopher Lamb, phóng viên tại Vatican cho tờ báo The Tablet, đã viết trong The Outsider về những cuộc kháng chiến chống DGH Phanxicô như thế này, “Trong trận chiến này, nhiều phương tiện truyền thông Công Giáo đã tự thiết lập cho mình là một cơ quan quyền lực song song có quyền phán xét Đức Phanxicô, giống như thể họ là một hoàng đế La Mã chỉ tay lên hay xuống, tuỳ theo việc Đức Phanxicô có tuân theo sự hiểu biết của họ về 'chân lý' Công Giáo hay không. "

Ông Lamb cũng đã phỏng vấn ông Michael P. Warsaw, chủ tịch và giám đốc điều hành của EWTN, cho The Outsider. Ông Warsaw nói với ông Lamb: “Tôi tin rằng thật không công bằng khi cho rằng 'The World Over' chỉ có những vị khách tiêu cực về Đức Giáo Hoàng Francis. “Bản chất của chương trình là xem xét một cách phê bình các sự kiện cả bên trong và bên ngoài Giáo hội theo một hình thức tương tự như các hãng tin thế tục với một số khách mời đưa ra ý kiến quan điểm cá nhân của họ về các vấn đề trong ngày.”

Hơn nữa, ông nói với ông Lamb, "The World Over" không nhất thiết phải đại diện cho tất cả những gì EWTN làm, nó "chỉ đơn giản là một chương trình hàng tuần giữa toàn bộ mạng lưới bao gồm nhiều loại nội dung khác nhau."

Ông Warsaw cũng bác bỏ những ý kiến cho rằng mạng lưới của ông đối lập với giáo hoàng là những ý kiến "đơn giản là lố bịch", và nói với ông Lamb rằng "chúng tôi hợp nhất với Đức Giáo Hoàng trong việc đồng hành và dẫn dắt mọi người hiểu về vẻ đẹp, sự thật và sự tốt lành trong giáo hội."

Ông Arroyo cũng thường xuyên được tham gia vào một nhóm tự xưng là “The Papal Posse” (Nhóm Truy Lùng Giáo Hoàng)— bao gồm Linh mục Linh mục Gerald Murray ở New york, một cựu tuyên úy Hải quân Hoa Kỳ và luật sư giáo luật, và Robert Royal, một tác giả Công Giáo đã thành lập DC think tank Viện Đức tin và Lý trí và blog “The Catholic Thing” —có bài viết về những lời chỉ trích của người khác đối với giáo hoàng và đã đưa ra các cuộc phỏng vấn thiếu căn cứ đối với những vị khách chống DGH Phanxicô như Steve Bannon, người đã lập luận trên làn sóng rằng nền chính trị dân túy của chính ông ấy đại diện Giáo huấn xã hội Công Giáo tốt hơn cuả Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Có sự khác biệt nào giữa điều này và sự hoài nghi lành mạnh mà các nhà báo phải có đối với những người có chức vụ quyền hạn không? Theo quan điểm của ông Lamb, vấn đề liên quan đến tính toàn vẹn của báo chí. Ông viết.

Trong những bình luận gần đây, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho biết mối quan tâm hàng đầu của ngài không phải là bản thân bị tấn công, mà là việc những người tự đặt mình làm chính quyền song song với ngài hoặc với Vatican thì là việc chia rẽ toàn thể giáo hội: “Cá nhân tôi xứng đáng bị tấn công và xúc phạm vì tôi là tội nhân, nhưng Giáo hội không xứng đáng như thế ”. Theo nghĩa đó, điều đáng chú ý là nhiều cuộc tấn công nhằm vào Đức Phanxicô đến từ các cá nhân và tổ chức, bao gồm ông Arroyo và những người đồng hành tại EWTN, những người đã ủng hộ nhiệt tình các giáo hoàng Benedict XVI và Thánh John Paul II — và thực tế là những người đã rất cẩn thận để tránh chỉ trích các giáo hoàng tiền nhiệm.

Thực tế này cho thấy rằng sự dè bỉu và ác cảm chống lại Đức Phanxicô phục vụ cho một chương trình nghị sự lớn hơn được áp dụng tại EWTN, một chương trình phù hợp với sự ngờ vực của Mẹ Angelica đối với Công Đồng Vatican II và đối với những người trong giáo hội mà Mẹ nói rằng “toàn bộ mục đích của họ là phá hủy. ”
 
Tổng giám mục người Lithuania sinh ra tại Hoa Kỳ được bầu làm chủ tịch hội đồng giám mục Âu Châu
Đặng Tự Do
17:26 02/10/2021


Các thành viên của Liên Hội đồng Giám mục Âu Châu, gọi tắt là CCEE, đã bầu một tổng giám mục người Lithuania sinh ra tại Hoa Kỳ làm chủ tịch tiếp theo của họ vào hôm thứ Bảy.

Đức Tổng Giám Mục Gintaras Grušas của Vilnius kế nhiệm Đức Hồng Y người Ý Angelo Bagnasco, là người đã lãnh đạo CCEE từ năm 2016.

Vị Tổng giám mục 60 tuổi sinh ra ở Washington, DC, vào ngày 23 tháng 9 năm 1961, trong một gia đình gốc Lithuania. Ngài đã dành nửa đầu của cuộc đời mình ở Mỹ, và tham gia nhiều vào các tổ chức Công Giáo Lithuania.

Các đại biểu cũng đã chọn hai phó chủ tịch mới vào ngày 25 tháng 9 tại hội nghị toàn thể của CCEE ở Rôma: đó là Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich và Đức Cha Ladislav Német.

Đức Hồng Y Hollerich, 63 tuổi, là tổng giám mục của Luxembourg, chủ tịch Ủy ban Hội đồng Giám mục của Liên minh Âu Châu hay COMECE, và là vị tổng tường trình của Thượng hội đồng năm 2023 về tính đồng nghị.

Đức Cha Német, 65 tuổi, là giám mục của Zrenjanin, Serbia, và là chủ tịch của Hội Nghị Các Giám mục Quốc tế về các Thánh Cyrilô và Methôđiô ở Belgrade.

Hội nghị toàn thể của CCEE đã diễn ra vào ngày 23 đến 26 tháng 9 tại Rôma để kỷ niệm 50 năm thành lập tổ chức.

Hội đồng có trụ sở tại St. Gallen, Thụy Sĩ, được thành lập vào năm 1971 nhằm tăng cường hợp tác giữa các hội đồng giám mục Âu Châu.

Theo tiểu sử chính thức của mình, Grušas (phát âm là “Grushas”) đã hoạt động tại giáo xứ St. Casimir ở Lithuania ở Los Angeles và trong Liên đoàn Ateitis Công Giáo, cũng như là người đứng đầu Hiệp hội Thanh niên Lithuania thế giới từ năm 1983 đến năm 1987.

Ngài học toán và công nghệ thông tin tại UCLA, trước khi có được một công việc tại IBM.

“Tôi rất biết ơn vì trải nghiệm ở Mỹ và tất cả những gì nó đã mang lại cho tôi. Tôi cũng rất biết ơn về di sản và nguồn gốc Lithuania của mình. Và tôi nghĩ rằng đó là một điều may mắn khi có được sự kết hợp này.

Tuy nhiên, ngôn ngữ đầu tiên của tôi là tiếng Lithuania. Khi tôi sinh ra, mẹ tôi không nói tiếng Anh, vì vậy Lithuania thực sự là tiếng mẹ đẻ của tôi theo một nghĩa rất nghiêm ngặt. Vì vậy, tôi rất thích cả người Lithuania và người Mỹ.”


Source:Catholic News Agency
 
Chuyến yết kiến cuối cùng của Thủ Tướng Đức với ĐTC Phanxicô
Thanh Quảng sdb
17:48 02/10/2021
Chuyến yết kiến cuối cùng của Thủ Tướng Đức với ĐTC Phanxicô

Thủ tường Đức, bà Merkel trên cương vị Thủ tướng, sau 16 năm lãnh đạo chính phủ Đức sẽ làm một cuộc hội kiến với Đức Thánh Cha để bàn về Hòa bình do Tổ chức Thánh Egidio dàn xếp vào ngày 7 tháng 10. Sau đó, bà sẽ tham dự một đại hội hòa bình do tổ chức Thánh Egidio tổ chức gần Đấu trường La Mã.

Đây là buổi tiếp kiến cuối

Bà Merkel đắc cử vào năm 2005, vài tháng sau khi Đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II qua đời, bà đến thăm Rôma một lần dưới triều đại Đức Thánh Cha Benedict XVI, người đồng hương với bà vào năm 2006.

Nhưng bà đã có mặt trong thánh lễ nhậm chức của triều đại của Đức Thánh Cha Phanxicô, và đã đến Vatican ba lần kể từ năm đó, vào các năm 2013, 2015 và 2017.

Trong những năm gần đây, một quan chức cấp cao tại Giáo triều nói với giới truyền thông rắng bà Merkel là một trong những nhà lãnh đạo chính trị hay tìm đến Tòa thánh để “tham khảo ý kiến khôn ngoan”.

Trong một cuộc triều yết riêng, bà đã xin ĐTC “Xin hãy giúp tôi trở thành một nhà lãnh đạo tốt…”
 
Văn Hóa
Edith Stein đã giúp tôi trở thành một người đàn bà
Vũ Văn An
16:31 02/10/2021

Tâm sự của Carly Andrews - Life Institute - đăng ngày 20/09/2013 (https://aleteia.org/2013/09/20/how-edith-stein-made-me-a-woman/)

Tôi đang ẩn núp trong bóng tối thì bà đến, tát tôi một cú tát thật đau và đẩy tôi tỉnh táo bước vào cuộc sống.

Tôi nhận thấy có điều gì đó không ổn khi tôi bước vào cuộc tranh cãi với một số bạn bè về ngôn ngữ hoàn toàn mang phái tính.

Tôi không hiểu sao họ không hiểu điều này - đặc biệt trong lĩnh vực học thuật - khi đụng đến việc sử dụng ngôn ngữ, đàn bà là công dân hạng hai. Điều này đã làm dấy lên một cuộc thảo luận khá sôi nổi (giữa họ và tôi) về sự áp bức đàn bà nói chung.

Một người bạn của tôi đã lặng lẽ đề nghị tôi đọc Edith Stein. Tôi khinh thường hất cô ấy ra. “Tôi không phải là người có vấn đề” tôi tự nhủ.



Cuối cùng tôi bỏ đi, nóng bừng cả người đến tận cổ và có nhiều khả năng họ nghĩ tôi là người theo chủ nghĩa duy nữ cứng rắn. Tôi đâu phải thế, nhưng điều này khiến tôi nhận ra rằng tôi rất giận đàn ông.

Hơn nữa, việc trải nghiệm nhiều người đàn ông thực sự tốt lành trong cuộc hành trình của tôi với Cộng đồng Emmanuel năm đó - các linh mục, các người cha, các anh em và con trai – càng khiến tôi lưu ý đến sự bất nam tính đơn thuần của những người đàn ông mà tôi đã trải qua trong cuộc sống riêng của mình và những tổn hại đau đớn do nó gây ra. Nhắc lại điều này chỉ càng làm tôi tức giận hơn.

“Được rồi, Houston” Cuối cùng tôi nói sau khi bớt nóng, “Tôi nghĩ chúng ta có vấn đề”

Sự tương tác khó chịu trên với bạn bè khiến tôi hiểu rằng tôi đã bị thương nhiều hơn những gì tôi có thể nhận ra. Tất cả những nỗ lực và thử thách tôi đã trải qua khi cố gắng tìm cách chữa lành trong những năm gần đây và tôi đột nhiên rơi vào tuyệt vọng và đau đớn. Cảm thấy như mình phải bắt đầu lại từ đầu.

Tôi không biết phải làm gì với bản thân. Tôi bắt đầu cuộn mình trở lại với bóng tối.

Trong lúc tuyệt vọng, tôi lấy cuốn sách mà người bạn đã giới thiệu có tên là 'Woman' (Đàn bà), đây là tuyển tập các trước tác về bản chất tư cách đàn bà của Edith Stein (Tân tòng gốc Do Thái, Nữ tu Cát minh, nhà triết học ngoại hạng, nạn nhân phòng hơi ngạt của Đức Quốc xã, Thánh nữ và NGÔI SAO NHẠC ROCK toàn diện).

Tôi bỗng qùy gối xuống. “Vâng, lạy Chúa” Tôi nói “Con đây. Con xa lạc, con suy sụp và con xin dâng những gì bản ngã khốn cùng nhỏ nhoi của con có cho Chúa”. Sau đó, không phải là không có chút bối rối, tôi bắt đầu cầu nguyện với cuốn sách.

Tôi bắt đầu đọc; càng đọc, máu của tôi càng sôi lên… những từ ngữ, những từ xuyên thấu đó - chúng bắt đầu chạy như sấm chớp xuyên thấu tâm trí tôi, khiến tôi quay cuồng.

“Đàn bà tự nhiên tìm cách nắm lấy những gì sống động, có tính bản vị và toàn bộ. Nâng niu, canh giữ, bảo vệ, nuôi dưỡng, thúc đẩy sự trưởng thành là niềm khao khát mẫu thân đầy tự nhiên của nàng.

“Hồng phúc làm mẹ cho phép người đàn bà quan tâm và tương cảm trong những lĩnh vực khác xa với mối quan tâm đến mình của nàng.

“Tất cả đàn bà đều có ơn gọi tự nhiên là làm vợ và làm mẹ…”

Càng đọc, tôi càng nhận ra rằng tôi không hề giống với người đàn bà mà Edith đang mô tả và tất cả những đặc điểm điển hình của nam giới được bà mô tả, tôi đều sở đắc, và sở đắc một cách dư thừa không kém. Tôi có khuynh hướng suy nghĩ trừu tượng, tôi có một sự độc lập ngang ngạnh đến mức tôi không dựa dẫm và tin tưởng vào ai khác ngoài bản thân mình…

… Và rồi CÚ TÁT! Một tia chớp Sự thật làm tôi choáng váng hoàn toàn và xé toạc trái tim tôi như một trái banh vỡ nát…

Trước đây, tôi không phải là một người đàn bà.

Tôi chết đứng trên đường đi trước đây của mình. Đó là một tiết lộ tàn khốc và tan nát, dẫn đến việc tôi hoàn toàn tự hủy hoại bản thân. Tôi đã không phải là một người đàn bà. Tôi đã không phải là người mà Chúa Kitô muốn tôi trở thành, tôi đã không sống theo ơn gọi tự nhiên của mình, do đó tôi đã không sống trong sự thật của Người, tôi đã không sống trong thân thể của Chúa Kitô - và bên ngoài Chúa Kitô, không có gì cả, không có sự sống. Tôi rơi vào cõi không hiện hữu.

Tôi đã luôn chắc chắn về bản thân và nghĩ tôi hiểu rõ bản thân mình, nhưng hóa ra tôi đã không hề là người mà tôi nghĩ. Cả cuộc đời tôi đã là một sự bóp méo bản ngã thật của mình và bây giờ tôi phải học cách trở thành một người đàn bà lại từ đầu.

Tôi ngồi tê liệt trước tiết lộ này; rồi khóc sụt sùi, rất lâu.

Tôi tiếp tục đọc.

Edith đã giúp tôi nhận ra rằng điều này là do cả tội lỗi của chính tôi cũng như các hoàn cảnh của cuộc sống tôi: cả thời thơ ấu và khi trưởng thành của tôi - mặc dù mẹ tôi rất tuyệt vời - tôi đã không nhận được tự do, trong việc tương tác với những người đàn ông không hành động như những người đàn ông đích thực, để học biết ý nghĩa của việc trở thành một người đàn bà đích thực, con gái của Đức Maria.

Trong những hoàn cảnh trên, tôi đã khai triển các thuộc tính của đàn ông cũng như đàn bà, khi cố gắng lấp đầy khoảng trống đó trong đời mình, nơi không có người đàn ông đích thực nào để hướng dẫn và bảo vệ. Tôi đã cố gắng sống hoàn toàn độc lập và không nhìn nơi ai ngoài bản thân mình để được nuôi dưỡng chỉ vì mình không muốn bị tổn thương.

Điều này cùng với thái độ khinh bỉ và giận dữ của tôi đối với đàn ông nói chung, đã dẫn đến tư cách đàn bà tiêu cực của tôi. Cố gắng sống cuộc sống hài hòa của một người đàn ông đích thực cùng kết hợp với một người đàn bà đích thực – bởi một mình tôi – chính là điều cuối cùng đã biến thái và bóp méo con người đích thực của tôi, và dựng lên một bức tường ngăn cách giữa tôi và Chúa.

Bây giờ mặc dù sự tiết lộ này vô cùng đau đớn, nó đồng thời cũng đẹp đẽ vô cùng, vì lần đầu tiên, tôi nhận thức được ý nghĩa của việc làm một người đàn bà; Đó là một điều tuyệt vời, tôn kính và cao quý (ngay cả khi tôi chưa phải là một người như thế). Lần đầu tiên tôi thấy mình có thể trở thành một con người đẹp đẽ như thế nào nếu tôi nỗ lực bước vào cuộc hành trình.

Tôi đã nhìn Chúa Kitô một cách mới mẻ, với đôi mắt mới mẻ; đôi mắt buổi đầu của một người đàn bà. Nó đã tạo nên sự kết hợp thân mật và dịu dàng nhất với Người. Nó giống như một bức màn được vén lên trước mặt tôi và Người, và tôi tiến gần trái tim thần thiêng và thánh thiêng nhất của Người hơn một bước. Tôi cảm thấy lòng thương xót của Người trong nỗi thống khổ của tôi. Tình yêu của Người đã ôm lấy tôi như một đứa con nhỏ mọn và gói trọn trái tim nhỏ bé tan nát của tôi trong trái tim Người.

***

Đúng, thưa Thánh Edith, chắc chắn ngài có cách của ngài đối với con!

Nhưng mặc dù ngài đã giúp tôi suy sụp, Thánh Edith cũng chỉ cho tôi con đường tiến lên phía trước: làm thế nào xây dựng mình trở lại với cuộc sống đích thực trong Chúa Kitô:

“Trong Giao Ước Mới, con người chu toàn phần của mình vào công cuộc cứu chuộc qua sự kết hợp bản thân gần gũi nhất với Chúa Kitô: nhờ đức tin… đức cậy… đức mến… chiêm niệm… Thánh Thể… phụng vụ”.

Và thế là cuộc hành trình dài đi vào tư cách đàn bà bắt đầu. Nhưng bắt đầu từ đâu?

Có điều gì đó về Đức Maria

Thánh Edith đã giúp tôi hiểu rằng Đức Maria, siêu sao riêng của thiên đàng, là hình mẫu tối hậu của tôi ở trong đời:

“Nếu chúng ta muốn trình bày một cách tương phản hình ảnh một cá tính đã phát triển đến mức tinh ròng về người phối ngẫu và người mẹ như lẽ ra nó phải là theo ơn gọi tự nhiên của nàng, chúng ta phải nhìn lên Đức Trinh Nữ Maria. Ở tâm điểm đời ngài là con trai của ngài. Ngài chờ đợi sự ra đời của Người trong niềm mong đợi hạnh phúc; ngài săn sóc chăm lo thời thơ ấu của Người; thật vậy, gần hay xa, bất cứ nơi nào Người muốn, ngài đi theo Người trên con đường của Người; ngài ôm thi thể bị đóng đinh trong vòng tay của mình; ngài thực thi thánh ý của người đã ra đi. Nhưng ngài làm tất cả những điều này không phải như hành động của ngài: trong tất cả những điều này, ngài là người hầu gái của Chúa; ngài chu toàn điều Thiên Chúa đã kêu gọi ngài thực hiện. Và đó là lý do tại sao ngài không coi đứa con như tài sản của riêng mình: ngài chào đón Người từ bàn tay Thiên Chúa; ngài đặt Người trở lại trong bàn tay Thiên Chúa…

“Nếu chúng ta phải coi Mẹ Thiên Chúa như người phối ngẫu, chúng ta sẽ tìm thấy một sự tín thác âm thầm, vô giới hạn, một sự tín thác, ngược lại, phụ thuộc vào sự tín thác vô giới hạn, sự vâng phục thầm lặng, và sự hiệp thông rõ ràng là trung thành trong đau khổ. Ngài làm tất cả những điều này trong phục tùng thánh ý Thiên Chúa, Đấng đã ban chồng ngài trên ngài như một người bảo vệ nhân bản và người hướng dẫn hữu hình".

Vì vậy, bất kể sau cùng tôi đã làm gì với cuộc sống của mình, có một điều chắc chắn - tôi nên coi Đức Maria như hình mẫu của mình để khôi phục bản chất nữ tính hư hỏng, sa đọa của tôi trở lại với các đỉnh cao của nó trong nguyên lý ơn gọi, và luôn luôn là “một người hầu gái của Chúa ở khắp mọi nơi… Nếu mỗi người đàn bà đều là hình ảnh của Thiên Chúa, là người phối ngẫu của Chúa Kitô, một tông đồ của trái tim thần linh, thì mỗi người sẽ hoàn thành ơn gọi nữ tính của mình bất kể họ sống trong những điều kiện nào và đời họ chìm đắm trong hoạt động trần tục nào”.

Nhưng vẫn còn một vấn đề. Tôi còn thực tại đời mình phải đối diện với. Nói một cách thực tiễn, chưa có gì thay đổi cả; tôi vẫn chưa có bất cứ người đàn ông nào trong đời để bảo vệ hoặc hướng dẫn tôi. Tôi tự hỏi bản thân: "Làm thế nào tôi có thể tìm được sự cân bằng trong việc duy trì nữ tính của mình trong cuộc sống hàng ngày?"

Thánh Edith lại đã có câu trả lời một lần nữa!

“Bất cứ ai tìm cách tham khảo ý kiến với Thiên Chúa Thánh Thể trong mọi mối quan tâm của mình, bất cứ ai để mình được thanh tẩy bởi quyền năng thánh hóa phát xuất từ lễ hy sinh trên bàn thờ, dâng mình cho Chúa trong hy lễ này, bất cứ ai tiếp nhận Chúa trong sâu thẳm linh hồn mình trong Sự hiệp thông thánh thiện, thì chỉ có thể được lôi cuốn sâu xa và mạnh mẽ hơn bao giờ hết vào dòng chảy của sự sống Thần linh, được tháp nhập vào Nhiệm thể Chúa Kitô, trái tim nàng được hoán cải trở nên giống như trái tim thần linh.

"Vì vậy, linh hồn nàng được tự do tham gia vào sự sống thần linh khi chúng ta giao phó mọi phiền muộn của mình cho trái tim thần linh."

Nghĩa là tham dự vào hồng phúc tối thượng của Người. Trong hy lễ trên bàn thờ, tôi dâng đời tôi trong nét viên mãn của nó với mọi buồn phiền và khó khăn của nó và để đáp lại tôi được tiếp nhận thân thể của Chúa Kitô, nguồn hỗ trợ, chữa lành và sự sống cụ thể của tôi.

còn nhiều hơn thế nữa! Thánh Edith nói rằng:

“Việc tham dự vào sự sống thần linh tự nó có một sức mạnh giải phóng; nó làm giảm bớt sức nặng của những mối quan tâm trần thế của chúng ta và ban cho chúng ta một chút vĩnh cửu ngay trong sự hữu hạn này, một phản chiếu của phước hạnh, một sự biến đổi thành ánh sáng. Nhưng lời mời bước vào sự biến đổi này trong lãnh thổ Thiên Chúa là do chính Thiên Chúa ban cho chúng ta trong phụng vụ của Giáo Hội. Do đó cuộc sống của một người đàn bà Công Giáo chân chính cũng là một cuộc sống phụng vụ. Bất cứ ai cầu nguyện cùng với Giáo Hội trong tinh thần và sự thật đều biết rằng toàn bộ cuộc sống của mình phải được đào tạo bằng đời sống cầu nguyện này.

“Nguyên tắc đào tạo sâu thẳm nhất của linh hồn người đàn bà là tình yêu tuôn trào từ trái tim thần linh trong đời sống Thánh Thể và phụng vụ”.

Vì vậy, câu trả lời cuối cùng của Thánh Edith cho mọi vấn đề của tôi là: kết hợp mật thiết với Chúa Kitô bằng cách sống một đời sống Thánh Thể và phụng vụ, với Đức Maria như mẫu gương hoàn hảo của tôi.

Bất kể tôi có một người đàn ông nào trong đời mình hay không, tôi vẫn phải lấy Chúa Giêsu làm người phối ngẫu yêu dấu của tôi; tìm kiếm sự hướng dẫn của Người, sự an ủi của Người, sự bảo vệ của Người; qua lời cầu nguyện, kinh thánh, chiêm niệm và hơn hết bằng cách tiếp nhận Người nơi bàn thờ, hiến dâng bản thân tôi để đáp lại.

Đó là cách cụ thể để sống nữ tính đích thực trong cảnh hỗn loạn của thế giới, trong tính thực tế của cuộc sống hàng ngày. Đó là cách tôi trở thành một người đàn bà trong Chúa Kitô.

Cuộc hành trình cho đến nay là một chặng đường gian nan nhưng đẹp đẽ, mỗi ngày vượt qua ngày tiếp theo, bởi vì mỗi ngày tôi đến gần Người hơn một chút. Tôi cũng đã để mắt đến những người đàn ông thực sự tốt lành xung quanh tôi, bất kể là những người cha, những người con trai, những ông chồng hay các linh mục, và giữ họ trong tầm mắt của tôi, như những hình mẫu của nam tính.

Một điều được tôi nhận ra trong cuộc hành trình nhỏ bé của đời mình là con đường hoàn thiện bản thân trong tư cách đàn bà của tôi không phải là con đường sẽ kết thúc ở đời này. Tôi sẽ không bao giờ đạt được sự hoàn hảo trọn vẹn vì tôi không phải là Đức Maria. Tôi là một hữu thể tội lỗi và có giới hạn. Nhưng điều này tự nó có một vẻ đẹp nào đó, vì mỗi ngày tôi đều có cơ hội chọn việc thăng hoa hơn một chút trong tư cách đàn bà của mình và do đó bước vào sự hiệp thông ngày càng chặt chẽ hơn với Chúa Kitô.

Như tôi thấy (nhờ Thánh Edith), cuộc hành trình trở thành một người đàn bà đích thực là một chuyến tàu lửa vừa dài vừa lớn, Chúa Kitô là đích đến và Đức Maria mẹ Thiên Chúa là người dẫn đường.

Tôi xin thưa, tất cả hãy lên tàu!

Xin đặc biệt cảm ơn Thánh Edith, nếu không có ngài, tôi vẫn là người lạc lối.
 
VietCatholic TV
Liên Sô cài gián điệp vào Vatican ra sao? Huyền thoại Casaroli – Nhận định của Tiến Sĩ George Weigel
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:30 02/10/2021


1. Liên Sô cài gián điệp vào Vatican ra sao?

Trong cuốn “The End and the Beginning” – “Kết thúc và Khởi đầu”, sử dụng các tài liệu gốc từ các kho lưu trữ của KGB, Stasi của Đức, SB của Ba Lan, và các tổ chức khác, Tiến sĩ George Weigel đã trình bày các thủ đoạn do thám Tòa Thánh của cộng sản Liên Sô. Chúng tôi sẽ trình bày với quý vị và anh chị em trong một dịp khác.

Trong chương trình này, xin giới thiệu một chi tiết đã được ghi lại trong cuốn “Spies in the Vatican: The Soviet Union's Cold War Against the Catholic Church”, nghĩa là “Các gián điệp tại Vatican: Chiến tranh lạnh của Liên Sô Chống Lại Giáo Hội Công Giáo”, của John O. Koehler. Ở trang 25, tác giả nhận định rằng:

Việc Hồng Y Casaroli ký các hiệp ước với Hung Gia Lợi năm 1964 và Nam Tư năm 1966 là lần đầu tiên Tòa thánh mở cửa theo cách này đối với các chế độ Cộng sản, là chế độ đã giết chết rất nhiều người Công Giáo kể từ khi lên nắm quyền. Mặc dù cuốn hồi ký năm 2000 của Hồng Y Casaroli vẽ nên một người đàn ông thù địch với chủ nghĩa Cộng sản, nhưng kỹ năng ngoại giao đáng nể của ngài đã khiến sự thù địch này dường như không tồn tại.

KGB và các “cơ quan anh em” của nó ở Đông Âu đã biết rõ về ý kiến và ảnh hưởng thực sự của Hồng Y Casaroli. Do đó, văn phòng của ngài là một trong những mục tiêu gián điệp chính bên trong Vatican.

KGB đã được hỗ trợ trong việc này bởi chính cháu trai của Đức Hồng Y, tên Marco Torreta, và người vợ Tiệp Khắc của Torreta là Irene Trollerova. Theo các quan chức tình báo Ý, Torreta là người cung cấp thông tin cho KGB từ năm 1950.

Irene trở về từ Tiệp Khắc vào đầu những năm 1980, với một bức tượng bằng gốm Đức Mẹ Đồng trinh, cao khoảng 10 inch, một tác phẩm tuyệt đẹp của nghệ thuật gốm nổi tiếng của Tiệp. Hai vợ chồng đã tặng bức tượng cho Đức Hồng Y Casaroli. Ngài đã đón nhận với lòng biết ơn. Nhưng đó chính là một sự phản bội của chính đứa cháu ruột của mình! Bên trong biểu tượng tôn giáo được tôn kính này là một “con bọ”, một máy phát siêu nhỏ nhưng mạnh mẽ, được giám sát từ bên ngoài tòa nhà bởi những người phụ trách cặp vợ chồng này từ Đại sứ quán Liên Sô ở Rôma. Bức tượng đã được đặt trong một chiếc tủ trong phòng ăn gần văn phòng của Hồng Y Casaroli. Một thiết bị nghe lén khác bên trong một mảnh gỗ hình chữ nhật được giấu trong cùng một chiếc tủ này. Cả hai đều không được phát hiện cho đến năm 1990 trong một cuộc điều tra lớn do Thẩm phán Rosario Priore khởi xướng sau vụ ám sát Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Các “con bọ” đã nghe lén liên tục cho đến thời điểm đó.

John O. Koehler, Spies in the Vatican: The Soviet Union's Cold War Against the Catholic Church, Pegasus Books, 2009. Page 25.

2. Huyền thoại Casaroli – Nhận định của Tiến Sĩ George Weigel

Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Hôm 29 tháng 9, ông đã có một bài nhận định nhan đề “The Casaroli Myth”, nghĩa là “Huyền thoại Casaroli” đăng trên tờ First Things về chính sách ngoại giao Ostpolitik.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Ngày 14 tháng 2 năm 1997, tôi đã gặp Đức Hồng Y Agostino Casaroli, kiến trúc sư của Tòa thánh về cách Vatican tiếp cận nhẹ nhàng với các chế độ cộng sản ở Đông và Trung Âu trong những năm 1960 và 1970. Bầu khí của cuộc gặp gỡ là hết sức thân mật. Khi đó, tôi đang chuẩn bị tập đầu tiên trong bộ tiểu sử của tôi về Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II “Chứng nhân hy vọng”. Khi yêu cầu một buổi gặp gỡ với vị Hồng Y đã nghỉ hưu, tôi nhấn mạnh hai điểm: Tôi muốn hiểu lý thuyết đằng sau chính sách Ostpolitik, và tôi rất háo hức muốn tìm hiểu ấn tượng của Đức Hồng Y Casaroli về Đức Hồng Y Karol Wojtyła trước khi vị tổng giám mục Kraków trở thành giáo hoàng. Chúng tôi đã nói chuyện trong gần hai giờ, và khi tôi nhìn lại những ghi chép của mình từ cuộc gặp gỡ đó, tôi vẫn thấy hấp dẫn trước những quan sát của vị Hồng Y.

Điều thú vị là, ngài bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với Đức Hồng Y Stefan Wyszyński, người được phong chân phước vào ngày 12 tháng 9 vừa qua. Hai người đã xung khắc với nhau trong nhiều năm — Đức Wyszyński nghĩ rằng chính sách Ostpolitik là một sự cố vấn hết sức tồi tàn — nhưng Đức Casaroli đã hết lời khen ngợi vị Giáo Chủ Ba Lan, là người mà ngài gọi là “Một hoàng tử thực sự... mặc dù Đức Wyszyński xuất thân từ một gia đình khá nghèo”. Nhưng xem ra điều mà nhà ngoại giao Vatican ngưỡng mộ ở Đức Wyszyński chỉ là ý thức chiến thuật nhạy bén của nhà ngoại giao này. Thành ra, tại một thời điểm, vị Hồng Y lại cho rằng vị Giáo Chủ “giống như một trong những món đồ chơi của lũ trẻ mà bạn quay tròn” —và sau đó nó dừng lại ngay trước khi tan tành, một động tác mà Hồng Y Casaroli minh họa bằng cách rê rê ngón tay đến mép bàn cà phê giữa chúng tôi. Đối với người đã bổ nhiệm ngài làm Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Hồng Y Casaroli nghĩ “Ba Lan quá nhỏ so với nhân cách lớn của Hồng Y Wojtyła, là điều phù hợp hơn với một giáo hoàng.”

Đức Hồng Y Casaroli đã thảo luận rất lâu về mối quan hệ của ngài với Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, những bức chân dung và ảnh của vị Giáo Hoàng được trưng bày khắp căn hộ của vị Hồng Y ở Palazzina dell'Arciprete. Chính sách Ostpolitik mà Hồng Y Casaroli tiến hành cho Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục bắt đầu với một tiền đề và một câu hỏi: Việc cứu lấy Giáo hội đằng sau Bức màn sắt đòi hỏi người Công Giáo phải tiếp cận với các bí tích; nhưng làm thế nào tốt nhất để duy trì quyền truy cập đó dưới chế độ toàn trị? Câu trả lời của Ostpolitik là: Việc tiếp cận các bí tích bắt buộc phải có các linh mục; phong chức linh mục bắt buộc phải có giám mục; có được các giám mục có nghĩa là phải thực hiện các giao dịch với các chế độ cộng sản; đạt được những giao dịch đó có nghĩa là tránh những cuộc đối đầu ồn ào. Đức Phaolô Đệ Lục hiểu rằng đây “không phải là một chính sách vinh quang”, như ngài đã từng nói với Casaroli. Đức Hồng Y Casaroli nhớ lại rằng: “Thật khó nếu Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục không lên tiếng công khai và mạnh mẽ” để bảo vệ quyền tự do tôn giáo; tự kiểm duyệt là một “cực hình đối với ngài.” Đức Phaolô Đệ Lục thường nói về những tình huống bắt bớ khác nhau đằng sau Bức màn Sắt, “Điều này là không thể, tôi phải nói điều gì đó.” Nhưng vị giáo hoàng vẫn “trung thành với tầm nhìn” của Ostpolitik, mặc dù điều đó Hồng Y Casaroli đôi khi phải “kiềm chế” ngài, và “đây là một sự đau đớn cho chúng tôi.” Không có gì đáng ngạc nhiên khi Hồng Y Casaroli gọi cuốn hồi ký được xuất bản sau khi hồi hưu của mình là “The Martyrdom of Patience” – “Sự Yên Lặng Tử Đạo”.

Dù ý định của nó là gì, chiến lược đó đã thất bại trong việc tạo ra một tình huống Công Giáo khả thi đằng sau Bức màn Sắt. Và tuyên bố vẫn được nghe ở Rôma rằng chính sách Ostpolitik của Hồng Y Casaroli là một thành công lớn, mở đường cho Cách mạng bất bạo động năm 1989 và sự sụp đổ của cộng sản ở Đông Trung Âu, không có cơ sở trong thực tế lịch sử. Ostpolitik đã biến Giáo Hội Công Giáo ở Hung Gia Lợi thành một công ty con của đảng và nhà nước cộng sản Hung Gia Lợi. Chính sách Ostpolitik đã làm mất tinh thần các bộ phận sinh hoạt của Giáo Hội ở miền đất khi đó là Tiệp Khắc. Nó làm phức tạp tình hình của Giáo hội Ba Lan một cách không cần thiết. Và nó đã tạo cơ hội cho các tổ chức Công Giáo giả mạo bao gồm những người ủng hộ và những người đồng hành với các chế độ cộng sản. Đó là những thực tiễn. Mọi sinh viên nghiêm túc của thời kỳ này đều biết điều đó.

Ostpolitik cũng tạo cơ hội cho các cơ quan tình báo cộng sản xâm nhập vào Vatican và làm tổn hại thêm các quan điểm đàm phán của Tòa thánh: một chuyện tồi tệ mà tôi đã ghi lại trong tập thứ hai của bộ tiểu sử Đức Gioan Phaolô II, “The End and the Beginning” – “Kết thúc và Khởi đầu”, sử dụng các tài liệu gốc từ các kho lưu trữ của KGB, Stasi của Đức, SB của Ba Lan, và các tổ chức khác.

Tôi biết ơn sự nhã nhặn của Đức Hồng Y Casaroli khi chúng tôi gặp nhau hai mươi bốn năm trước. Và trong khi tôi nhìn nhận rằng, không giống như bài bình luận gần đây của ngài về Giáo Hoàng, tôi thấy cuốn hồi ký của ngài không có thông tin, tôi không hiềm thù gì ngài. Tuy nhiên, cách thức người Rôma vẫn đang xem chính sách Ostpolitik của Hồng Y Casaroli như một chiến thắng cho chính sách ngoại giao của Vatican và là một khuôn mẫu cho tương lai hoàn toàn chỉ là chuyện thêu dệt huyền thoại - và chuyện thêu dệt huyền thoại này là nguy hiểm. Vì huyền thoại đó đã định hình nên các chính sách làm quen dần và “đối thoại” của Vatican trong thế kỷ 21, hạ giảm chứng tá luân lý của Giáo Hội Công Giáo chống lại sự đàn áp ở Hương Cảng, Trung Quốc, Venezuela, Belarus, Cuba, Nicaragua và những nơi khác.

Giáo hội bị bách hại xứng đáng được đối xử tốt hơn. Một thế giới đang rất cần sự minh bạch về luân lý cũng xứng đáng được đối xử tốt hơn.


Source:First Things
 
Phép lạ nhãn tiền của Tôi Tớ Chúa, Cha Kapaun qua đời trong trại tù, 70 năm vẫn tìm được hài cốt
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:24 02/10/2021


1. Tổng giám mục người Lithuania sinh ra tại Hoa Kỳ được bầu làm chủ tịch hội đồng giám mục Âu Châu

Các thành viên của Liên Hội đồng Giám mục Âu Châu, gọi tắt là CCEE, đã bầu một tổng giám mục người Lithuania sinh ra tại Hoa Kỳ làm chủ tịch tiếp theo của họ vào hôm thứ Bảy.

Đức Tổng Giám Mục Gintaras Grušas của Vilnius kế nhiệm Đức Hồng Y người Ý Angelo Bagnasco, là người đã lãnh đạo CCEE từ năm 2016.

Vị Tổng giám mục 60 tuổi sinh ra ở Washington, DC, vào ngày 23 tháng 9 năm 1961, trong một gia đình gốc Lithuania. Ngài đã dành nửa đầu của cuộc đời mình ở Mỹ, và tham gia nhiều vào các tổ chức Công Giáo Lithuania.

Các đại biểu cũng đã chọn hai phó chủ tịch mới vào ngày 25 tháng 9 tại hội nghị toàn thể của CCEE ở Rôma: đó là Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich và Đức Cha Ladislav Német.

Đức Hồng Y Hollerich, 63 tuổi, là tổng giám mục của Luxembourg, chủ tịch Ủy ban Hội đồng Giám mục của Liên minh Âu Châu hay COMECE, và là vị tổng tường trình của Thượng hội đồng năm 2023 về tính đồng nghị.

Đức Cha Német, 65 tuổi, là giám mục của Zrenjanin, Serbia, và là chủ tịch của Hội Nghị Các Giám mục Quốc tế về các Thánh Cyrilô và Methôđiô ở Belgrade.

Hội nghị toàn thể của CCEE đã diễn ra vào ngày 23 đến 26 tháng 9 tại Rôma để kỷ niệm 50 năm thành lập tổ chức.

Hội đồng có trụ sở tại St. Gallen, Thụy Sĩ, được thành lập vào năm 1971 nhằm tăng cường hợp tác giữa các hội đồng giám mục Âu Châu.

Theo tiểu sử chính thức của mình, Grušas (phát âm là “Grushas”) đã hoạt động tại giáo xứ St. Casimir ở Lithuania ở Los Angeles và trong Liên đoàn Ateitis Công Giáo, cũng như là người đứng đầu Hiệp hội Thanh niên Lithuania thế giới từ năm 1983 đến năm 1987.

Ngài học toán và công nghệ thông tin tại UCLA, trước khi có được một công việc tại IBM.

“Tôi rất biết ơn vì trải nghiệm ở Mỹ và tất cả những gì nó đã mang lại cho tôi. Tôi cũng rất biết ơn về di sản và nguồn gốc Lithuania của mình. Và tôi nghĩ rằng đó là một điều may mắn khi có được sự kết hợp này.

Tuy nhiên, ngôn ngữ đầu tiên của tôi là tiếng Lithuania. Khi tôi sinh ra, mẹ tôi không nói tiếng Anh, vì vậy Lithuania thực sự là tiếng mẹ đẻ của tôi theo một nghĩa rất nghiêm ngặt. Vì vậy, tôi rất thích cả người Lithuania và người Mỹ.”


Source:Catholic News Agency

2. Hài cốt của Cha Kapaun được đưa trở về Kansas

Hài cốt của Tôi tớ Chúa Cha Emil Kapaun đã trở về quê hương Pilsen, Kansas vào hôm thứ Bảy 25 tháng 9, trước Thánh lễ an táng chính thức của ngài vào hôm thứ Tư, 29 tháng 9.

Việc hài cốt của ngài được đưa đến Kansas đánh dấu sự kết thúc của cuộc hành trình 70 năm kể từ khi Kapaun, một Đại úy quân đội Hoa Kỳ và là tuyên úy trong cả Thế chiến II và Chiến tranh Triều Tiên, đã chết trong trại tù binh chiến tranh của Triều Tiên ở tuổi 35. Một buổi lễ đã được tổ chức tại giáo xứ quê hương của ngài ở Pilsen, trước khi một lễ cầu nguyện chung và thánh lễ an táng được cử hành tại Wichita vào hai ngày thứ Ba và thứ Tư.

Cha Emil Kapaun được mọi người nhớ đến với các đức tính anh hùng của ngài. Vào tháng Giêng năm 1950, Cha Kapaun được cử đến Nhật Bản với tư cách là tuyên úy tại Trung đoàn 8 Kỵ binh thuộc Sư đoàn 1 Kỵ binh Hoa Kỳ. Vào tháng 7 năm 1950, Cha được gửi đến Triều Tiên. Khi ở Hàn Quốc, Cha Kapaun thường xuyên cử hành thánh lễ, đôi khi ở chiến trường trên mui xe Jeep được dùng làm bàn thờ tạm, và ban các bí tích cho các chiến binh. Ngài được biết đến với việc cầu nguyện cùng các chiến binh trong các hầm hố khi bị quân địch bao vây và vì sự anh hùng của mình trong việc chăm sóc những quân nhân bị thương - cả các binh sĩ Hoa Kỳ lẫn những kẻ thù.

Ngài đã trải qua một loạt các kinh nghiệm cận kề cái chết. Một lần khi đang hút thuốc, một tay bắn tỉa Trung Quốc đã bắn trúng ống điếu làm bật ra khỏi miệng của ngài. Một lần khác bộ dụng cụ cử hành Thánh lễ đã cản viên đạn bắn thẳng vào ngực ngài. Một lần khác nữa xe Jeep của ngài trúng nhằm hỏa tiễn bị phá hủy nhưng ngài không sao.


Source:Catholic News Agency
 
Tin rất vui – Ánh sáng cuối đường hầm, MỘT TIẾN BỘ VƯỢT BẬC, đã tìm ra thuốc uống chữa cô-vít
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:21 02/10/2021


Trong bản tin đặc biệt hôm thứ Bẩy 2 tháng 10, Deena Beasley và Carl O'donnell có bài tường trình sau đây trên Reuters.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi toàn văn bản dịch sang Việt Ngữ.

Viên uống của hãng Merck được coi là 'tiến bộ vượt bậc', làm tăng hy vọng ngăn ngừa tử vong do COVID-19

Theo các dữ liệu mà các chuyên gia ca ngợi là có khả năng tạo ra đột phá trong cách đương đầu với vi rút, một viên thuốc kháng vi-rút đang trong thời gian thử nghiệm do công ty Merck & Co (MRK.N) phát triển có thể giảm một nửa nguy cơ tử vong hoặc nhập viện cho những người có nguy cơ mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng nhất.

Nếu được chấp thuận cho sử dụng, molnupiravir, được thiết kế để đưa các lỗi vào mã di truyền của vi rút, sẽ là thuốc kháng vi rút đường uống đầu tiên cho COVID-19.

Merck và đối tác dược phòng kháng sinh Ridgeback cho biết họ có kế hoạch xin phép sử dụng khẩn cấp loại thuốc này tại Hoa Kỳ càng sớm càng tốt và nộp đơn theo quy định trên toàn thế giới.

Amesh Adalja, học giả cao cấp tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins cho biết: “Một loại thuốc kháng vi-rút đường uống có thể làm giảm nguy cơ nhập viện ở mức độ như vậy sẽ có tác dụng thay đổi tình thế”.

Các lựa chọn điều trị hiện tại bao gồm remdesivir kháng vi-rút theo đường truyền của Gilead Sciences Inc (GILD.O) và dexamethasone steroid, cả hai đều chỉ được sử dụng khi bệnh nhân đã nhập viện.

“Điều này sẽ thay đổi cuộc đối thoại về cách khống chế COVID-19,” Robert Davis, Giám đốc điều hành của Merck, nói với Reuters.

Adalja cho biết thêm rằng các phương pháp điều trị hiện nay “cồng kềnh và đầy thách thức về mặt hậu cần”, một viên thuốc uống đơn giản sẽ là điều ngược lại với điều đó.

Kết quả từ thử nghiệm Giai đoạn III, khiến cổ phiếu Merck tăng hơn 9%, mạnh đến mức nghiên cứu đang bị dừng sớm theo khuyến nghị của các nhà giám sát bên ngoài.

Tin tức cho biết cổ phiếu của Atea Pharmaceuticals Inc (AVIR.O), công ty đang phát triển một phương pháp điều trị COVID-19 tương tự, đã tăng hơn 21%.

Cổ phiếu của các nhà sản xuất vắc xin COVID-19 như Moderna Inc (MRNA.O) đã giảm hơn 10%, trong khi Pfizer (PFE.N) giảm dưới 1%.

Nhà phân tích Michael Yee của Jefferies cho biết các nhà đầu tư tin rằng “mọi người sẽ ít sợ COVID hơn và ít có xu hướng tiêm vắc-xin hơn nếu có một loại thuốc đơn giản có thể điều trị COVID.”

Pfizer và nhà sản xuất thuốc Thụy Sĩ Roche Holding AG (ROG.S) cũng đang chạy đua để phát triển một loại thuốc kháng vi-rút dễ sử dụng cho COVID-19. Hiện tại, chỉ những loại dung dịch kháng thể được truyền qua đường tĩnh mạch mới được chấp thuận cho những bệnh nhân không nhập viện.

Điều phối viên phản ứng COVID-19 của Tòa Bạch Ốc Jeff Zient cho biết hôm thứ Sáu rằng molnupiravir là “một công cụ bổ sung tiềm năng... để bảo vệ mọi người khỏi những kết quả tồi tệ nhất của COVID”, nhưng nói thêm rằng tiêm chủng “vẫn còn và trong thời gian dài sẽ còn là, công cụ tốt nhất của chúng ta chống lại COVID- 19. “

Trong nghiên cứu của Merck, một phân tích tạm thời được hoạch định trên 775 bệnh nhân nhập viện hoặc tử vong đối với những người có nguy cơ mắc bệnh nặng. Kết quả cho thấy rằng chỉ 7.3% những người được cho sử dụng molnupiravir hai lần một ngày trong 5 ngày đã phải nhập viện và không có trường hợp nào tử vong sau 29 ngày sau khi điều trị. Con số này so với tỷ lệ nhập viện là 14.1% đối với bệnh nhân dùng giả dược, tiếng Anh là placebo, tức là thuốc dùng để trấn an bệnh nhân hơn là chữa bệnh. Cũng có tám trường hợp tử vong trong nhóm dùng giả dược.

Wendy Holman, Giám đốc điều hành của Ridgeback, cho biết trong một tuyên bố: “Các phương pháp điều trị kháng vi-rút có thể được thực hiện tại nhà để ngăn những người mắc COVID-19 khỏi phải đến bệnh viện là rất cần thiết”.

'MỘT TIẾN BỘ KHỔNG LỒ'

Các nhà khoa học hoan nghênh phương pháp điều trị mới đầy tiềm năng giúp ngăn ngừa bệnh hiểm nghèo do vi rút gây ra, đã giết chết gần 5 triệu người trên thế giới, trong đó có 700,000 người ở Hoa Kỳ.

Peter Horby, giáo sư về các bệnh truyền nhiễm mới nổi lên tại Đại học Oxford, cho biết: “Một loại thuốc kháng vi-rút đường uống an toàn, giá cả phải chăng và hiệu quả sẽ là một bước tiến vượt bậc trong cuộc chiến chống lại COVID”.

Nghiên cứu thu nhận những bệnh nhân mắc bệnh COVID-19 được phòng thí nghiệm xác nhận là bị nhiễm ở mức độ từ nhẹ đến trung bình với các triệu chứng không quá năm ngày. Tất cả bệnh nhân đều có ít nhất một yếu tố dẫn đến nguy cơ trầm trọng, chẳng hạn như béo phì hoặc lớn tuổi.

Các loại thuốc cùng nhóm với molnupiravir có liên quan đến dị tật bẩm sinh trong các nghiên cứu trên động vật. Công ty Merck đã cho biết các nghiên cứu tương tự về molnupiravir - trong thời gian dài hơn và ở liều lượng cao hơn so với sử dụng ở người - chỉ ra rằng thuốc không ảnh hưởng đến DNA của động vật có vú.

Công ty Merck cho biết việc xác định trình tự virus được thực hiện cho đến nay cho thấy molnupiravir có hiệu quả chống lại tất cả các biến thể của coronavirus bao gồm cả Delta có khả năng lây truyền cao, là biến thể đã thúc đẩy sự gia tăng số ca nhập viện và tử vong trên toàn thế giới gần đây.

Công ty cho biết tỷ lệ các tác dụng bất lợi là tương tự đối với cả bệnh nhân dùng molnupiravir và giả dược, nhưng không cho biết chi tiết.

Merck cho biết dữ liệu cho thấy molnupiravir không có khả năng gây ra những thay đổi di truyền trong tế bào người, nhưng những người đàn ông tham gia thử nghiệm phải kiêng quan hệ tình dục khác giới hoặc đồng ý sử dụng biện pháp tránh thai. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trong nghiên cứu có thể mang thai và cũng phải sử dụng biện pháp tránh thai.

Nhà sản xuất thuốc Hoa Kỳ cho biết họ dự kiến sẽ sản xuất 10 triệu liệu trình điều trị vào cuối năm 2021.

Công ty có hợp đồng với chính phủ Hoa Kỳ để cung cấp 1.7 triệu liệu trình molnupiravir với giá 700 đô la một liệu trình.

Davis cho biết Merck có các thỏa thuận tương tự với các chính phủ khác và đang đàm phán với nhiều chính phủ. Merck cho biết họ lập kế hoạch phương pháp định giá theo từng cấp dựa trên tiêu chí thu nhập của quốc gia.

Một quan chức y tế Mỹ nói với Reuters rằng chính phủ Mỹ có quyền chọn mua thêm 3.5 triệu liệu trình điều trị nếu cần. Quan chức này yêu cầu được giấu tên vì họ không được phép bình luận công khai về hợp đồng.

Merck cũng đã đồng ý cấp phép loại thuốc này cho một số nhà sản xuất thuốc có trụ sở tại Ấn Độ để có thể cung cấp phương pháp điều trị cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

Molnupiravir cũng đang được nghiên cứu trong một thử nghiệm giai đoạn III để ngăn ngừa nhiễm trùng ở những người tiếp xúc với coronavirus.

Các quan chức của Merck cho biết không rõ sẽ mất bao lâu để FDA xem xét, mặc dù Dean Li, người đứng đầu phòng nghiên cứu của Merck, cho biết, “họ đang cố gắng làm việc với lòng nhiệt thành về vấn đề này”.


Source:Reuters