Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 9/10: Lắng nghe và thực hành Lời Chúa. Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Giáo Hội Năm Châu
03:14 08/10/2021
PHÚC ÂM: Lc 11, 27-28
“Phúc cho dạ đã cưu mang Thầy”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu đang giảng cho dân chúng, thì từ giữa đám dân chúng, có một phụ nữ cất tiếng nói rằng: “Phúc cho dạ đã cưu mang Thầy và vú đã cho Thầy bú!” Nhưng Người phán rằng: “Những ai nghe và giữ lời Thiên Chúa thì có phúc hơn”.
Đó là lời Chúa
Thiện: Điều kiện vào Nước Chúa
Lm. Nguyễn Xuân Trường
05:30 08/10/2021
THIỆN: ĐIỀU KIỆN VÀO NƯỚC THIÊN CHÚA
1. Sống thánh thiện. Khi có người đến hỏi Chúa Giêsu: “Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?” Chúa liền bảo hãy sống thánh thiện bằng cách tuân giữ các điều răn Chúa dạy: “Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, chớ làm hại ai, hãy thờ cha kính mẹ.” Sống thánh thiện là điều kiện cần để được sống đời đời.
2. Làm từ thiện. Chúa bảo việc thứ hai cần làm để được hưởng kho tàng trên trời không phải là tích trữ, mà là cho đi, làm từ thiện giúp người nghèo. Nghe vậy, người ấy buồn bã bỏ đi vì anh ta có nhiều của cải. Ôi, đúng là “đồng tiền liền khúc ruột”, cho đi thì cứ như là rứt ruột ra, xót xa đau lắm! Đời buồn vì giá trị bị đảo lộn: Lẽ ra của cải vật chất phải là cây cầu kết nối con người với Chúa và với nhau, thì nó lại trở thành bức tường ngăn cách nghĩa tình, ngăn cản mong ước Nước Trời.
Thiên Chúa là sự sống và tình yêu. Sống khỏe, sống lâu, sống đời đời là sống theo lời Chúa dạy. Yêu nhau luôn muốn trao tặng, cho đi. Trong tình yêu, cả nhận lẫn người cho đều dạt dào niềm vui. Thế nên mới hiểu tại sao lời Đáp Ca tuần này lại vang lên rằng: “Lạy Chúa, xin cho đoàn con được no say tình Chúa, để ngày ngày được hớn hở vui ca.” Amen.
Mong muốn sống khoẻ, sống lâu, sống mãi ư? Ước mong được hưởng hạnh phúc đời đời trên thiên đàng ư? Chúa Giêsu cung cấp cho chúng ta thần dược để được như lòng ước mong, thần dược có tên là THIỆN: sống thánh thiện và làm từ thiện.
1. Sống thánh thiện. Khi có người đến hỏi Chúa Giêsu: “Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?” Chúa liền bảo hãy sống thánh thiện bằng cách tuân giữ các điều răn Chúa dạy: “Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, chớ làm hại ai, hãy thờ cha kính mẹ.” Sống thánh thiện là điều kiện cần để được sống đời đời.
2. Làm từ thiện. Chúa bảo việc thứ hai cần làm để được hưởng kho tàng trên trời không phải là tích trữ, mà là cho đi, làm từ thiện giúp người nghèo. Nghe vậy, người ấy buồn bã bỏ đi vì anh ta có nhiều của cải. Ôi, đúng là “đồng tiền liền khúc ruột”, cho đi thì cứ như là rứt ruột ra, xót xa đau lắm! Đời buồn vì giá trị bị đảo lộn: Lẽ ra của cải vật chất phải là cây cầu kết nối con người với Chúa và với nhau, thì nó lại trở thành bức tường ngăn cách nghĩa tình, ngăn cản mong ước Nước Trời.
Thiên Chúa là sự sống và tình yêu. Sống khỏe, sống lâu, sống đời đời là sống theo lời Chúa dạy. Yêu nhau luôn muốn trao tặng, cho đi. Trong tình yêu, cả nhận lẫn người cho đều dạt dào niềm vui. Thế nên mới hiểu tại sao lời Đáp Ca tuần này lại vang lên rằng: “Lạy Chúa, xin cho đoàn con được no say tình Chúa, để ngày ngày được hớn hở vui ca.” Amen.
Chìa Khóa Mở Cửa Thiên Đàng
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
05:43 08/10/2021
Một câu hỏi quan trọng liên quan đến vận mệnh đời đời của con người mà những người con Chúa cần phải tìm cho ra đáp án chính xác. Câu hỏi đó là: Chìa khóa nào có thể mở được cửa Thiên đàng? Nói khác đi: Muốn được lên Thiên đàng, muốn được hưởng hạnh phúc đời đời trên thiên quốc, ta cần phải làm gì?
Có nhiều đáp án khác nhau.
- Chìa khóa thứ nhất: Ăn năn tội vào giờ sau hết
Một số người dựa vào Tin mừng Lu-ca, thuật lại sự việc một tên gian phi cùng chịu đóng đinh vào thập giá với Chúa Giê-su, nài xin Ngài cho anh được vào thiên đàng và anh liền được Chúa chấp thuận, để khẳng định rằng: Trong giờ hấp hối hoặc trong những ngày cuối đời, ta chỉ cần tỏ lòng ăn năn và cầu xin với Chúa đôi lời như tên gian phi kia là đủ để được Chúa tha mọi tội và cho lên thiên đàng; Vì thế, họ chủ trương rằng: hôm nay cứ sống thoải mái, chẳng cần mất công giữ luật làm chi cho phiền, đến khi gần chết rồi hãy lo.
Khẳng định như thế là lầm to.
Mặc dù tên gian phi trên đây đã gây ra tội ác, nhưng anh ta đã bị lên án tử hình, phải chết bằng khổ nạn thập giá rất đau đớn và khủng khiếp. Thế thì anh ta đã đền tội quá đủ rồi; tội anh ta đã được xóa bỏ rồi; không lẽ Chúa còn bắt anh phải chịu thêm hình phạt nào nữa hay sao!
Ngoài ra, anh nầy còn mang lại niềm an ủi cho Chúa Giê-su bằng cách lên tiếng bênh vực Ngài khi Ngài bị lăng mạ; anh cũng là người đồng cảnh ngộ với Chúa Giê-su, cùng chịu khổ nạn với Chúa Giê-su… nên lời cầu xin của anh được Chúa Giê-su chấp thuận là điều chính đáng.
Còn những ai không phải chịu xử phạt vì tội mình gây ra như tên gian phi nầy, chưa mang lại niềm an ủi nào cho Chúa Giê-su, chưa cùng chịu khổ nạn với Chúa Giê-su như tên gian phi đã chịu, cũng chẳng quan tâm đến luật Chúa truyền… mà đòi Chúa cho lên Thiên đàng thì không thể được. Như vậy, thứ chìa khóa nầy không thể mở được cửa Thiên đàng.
- Chìa khóa thứ hai: Tuân giữ các giới răn
Khi có người tìm đến với Chúa Giê-su và nêu lên câu hỏi: “Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời?” thì Chúa trả lời là phải tuân giữ các giới răn: “Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, chớ làm hại ai, hãy thờ cha kính mẹ...” Nói khác đi, chìa khóa Thiên đàng mà Chúa Giê-su trao cho người nầy cũng như mỗi người chúng ta, là tuân giữ lề luật, tóm gọn trong luật mến Chúa yêu người.
Chúa Giê-su còn nhấn mạnh: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lạy Chúa! Lạy Chúa! là được vào Nước Trời, nhưng chỉ có những ai thi hành ý muốn của Cha Thầy, mới được vào Thiên đàng mà thôi” (Mt 7, 21).
Qua lời nầy, Chúa Giê-su tỏ cho thấy chỉ có một chìa khóa duy nhất, không có chìa thứ hai, để mở cửa Thiên đàng, đó là thi hành ý muốn của Chúa Cha, tóm gọn trong luật “Mến Chúa yêu người.” Vậy thì chúng ta không thể trông chờ một chìa khóa nào khác.
Lạy Chúa Giê-su,
Chúa đã trao tận tay mỗi người chúng con chìa khóa Thiên đàng, đó là quy luật mến Chúa yêu người và bất cứ ai muốn sử dụng chìa khóa nầy để mở cửa Thiên đàng thì sẽ được toại nguyện; nhưng nếu chúng con không muốn dùng chìa khóa nầy để mở cửa, thì không còn lối nào khác để vào.
Xin cho chúng con trân quý chìa khóa Chúa trao tay, cụ thể là thực hành luật Chúa truyền dạy, nhờ đó hạnh phúc đời đời sẽ thuộc về chúng con. Amen.
Phải làm gì để được sự sống đời đời?
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
08:50 08/10/2021
Phải làm gì để được sự sống đời đời?
(Suy niệm Chúa nhật 28 TNB)
Câu chuyện: Sự sống đời đời rất quý báu
Bất tuân lệnh vua nước Anh, quan thượng thư Tôma More không chịu rời bỏ Giáo Hội Công Giáo. Quan bị bắt giam trong ngục, chờ ngày xử tử. Vua truyền cho mọi người hãy tìm đủ cách để lung lạc đức tin của Tôma More, đặc biệt là những người thân yêu trong gia đình của quan thượng thư nầy.
Khi thấy người vợ yêu quý của mình vào trong tù, khóc lóc thảm thiết, van nài ông hãy tuân theo lệnh vua để đem lại hạnh phúc cho mình và cho gia đình, quan thượng thư Tôma More liền hỏi vợ: “Nếu vâng theo lệnh vua mà chối bỏ Giáo Hội Công Giáo, thì được sống thêm mấy năm nửa.” Bà vợ liền vui vẻ trả lời: “Được hơn hai mươi năm nửa.” Quan thượng thư Tôma More liền dạy cho vợ mình một bài học đích đáng: “Bà thật dại. Lấy hai mươi năm để đổi lấy sự đời đời. Sao tôi lại bán linh hồn tôi quá rẻ như thế?”Quan thượng thư nầy bị vua ra lệnh giết ngay. Ông chết vì đức tin. Đó là thánh Tôma More, bổn mạng các nhà chính trị Công Giáo.
1/ Sự sống đời đời là gì?
Sự sống đời đời là sự sống ngự bên hữu Thiên Chúa. Sự sống đời đời là sự hướng nếm vị ngọt hạnh phúc đời đời với Chúa sau sự sống trần gian. Sự sống đời đời là phần thưởng Thiên Chúa dành ban cho mọi người và mong muốn mọi người đạt tới. Thiên Chúa không muốn kẻ gian ác phải chết nhưng muốn nó ăn trở lại để được sống muôn đời là vậy. (x.Ed 33,11). Nhiều lần Đức Giê-su đã nói đến sống đời đời:“Sự sống đời đời, đó là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Giêsu Kitô” (Ga 17,3);“Không phải tôi tự mình nói ra, nhưng là chính Chúa Cha, Đấng đã sai tôi, truyền lệnh cho tôi phải nói gì, tuyên bố gì. Và tôi biết: mệnh lệnh của Người là sự sống đời đời. Vậy, những gì tôi nói, thì tôi nói đúng như Chúa Cha đã nói với tôi" (Ga 12,49-50); “Cha đã ban cho Người quyền trên mọi phàm nhân là để Người ban sự sống đời đời cho tất cả những ai Cha đã ban cho Người” (Ga 17,2). Trong Kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng: ‘tôi tin hằng sống vậy’, tức là tin vào sự sống đời đời. Quả thật, mọi người theo đạo Công Giáo đều được mời gọi sống và thực hành đạo để hướng về sự sống đời đời. Đây là cái đích cuối cùng và mục đích tối hậu của đạo Công Giáo chúng ta. Vậy,
2/ Phải làm gì để được sự sống đời đời?
Tin mừng của Thánh sử Mac-cô (10, 17-30) của Chúa nhật 28 hôm nay trình thuật cho chúng ta cuộc trao đối giữa một người đàn ông với Đức Giê-su về sự sống đời đời. Ông ta hỏi Đức Giê-su: “Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?”(c. 17). Nhờ câu hỏi này mà Đức Giê-su đã đưa ra những chỉ dẫn hết sức cụ thể và thiết thực cho ông ta nói riêng và cho mọi người về cách thức để sở hữu sự sống đời đời. Điều trước tiên mà Đức Giê-su mong muốn là: “Hẳn anh biết các điều răn : Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, chớ làm hại ai, hãy thờ cha kính mẹ.”(c.19). Như vậy, tiên vàn để đạt được sự sống đời đời, Đức Giê-su đòi buộc mọi người hãy tuân giữ các điều răn của Thiên Chúa. Tuân giữ ở đây không chỉ dừng lại ở trên môi trên miệng, không chỉ thuộc lòng lý thuyết nhưng trên hết là thực hành những giới răn này ngang qua cuộc sống đời thường. Vì như Thánh Gia-cô-bê Tông đồ cũng đã nói: Đức tin không có việc làm là đức tin chết. Chỉ đọc thuộc lòng giới răn mà không chịu thực hành thì đúng như người xây nhà trên cát mà Đức Giê-su đã từng nói. Về điều này, người đàn ông trong Tin mừng xem ra đã thực hành từ nhỏ theo như lời ông nói. Những điều này xem ra chưa đủ để đón nhận sự sống đời đời, nên Đức Giê-su muốn đòi hỏi sâu xa hơn về mối tương quan đối với những người nghèo. Tin mừng thuật lại tiếp: “Đức Giê-su đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến. Người bảo anh ta : “Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi.” (c.21). Phải chăng đây là điểm cần thiết và quyết định cho sự sống đời đời? Đối vói Đức Giê-su, tương quan đối với người nghèo, với những kẻ bé mọn, những kẻ bị loại ra khỏi lề xã hội,…là tương quan cần đối với các môn đệ của Đức Giê-su. Đây là điều kiện để được vào Nước Trời.
Quả thật, Thánh Phaolô nói: “Yêu thương là chu toàn lề luật” (Rm 13, 10). Yêu thương và Đức ái là kết quả của những người sống vì Đức Giê-su và sống như Đức Giê-su. Ngài đã đến vì người nghèo, vì những tội nhân bằng chứng tá yêu thương và sự chết trên Thập Tự. Yêu thương bằng những hành động cụ thể chứ không phải bằng đầu môi trót lưỡi. (x.1 Ga 3, 18). Trong Tin mừng hôm nay, Đức Giê-su đã khen ngợi người đàn ông khi ông đã biết tuân giữ các điều răn từ lúc nhỏ. Nhưng Ngài còn đòi hỏi thêm mức độ nữa là hãy đi bán mọi của cải để cho người nghèo để được chiếm hữu sự sống đời đời. Quả thật, bám víu hay tích trữ của cải là có lỗi với người nghèo. Đức Giê-su mong muốn chúng ta dám chấp nhận sống quảng đại, nhẹ nhàng thanh thoát và không còn bị nô lệ bởi của cải vật chất. Đi theo Chúa và muốn hưởng nếm sự sống đời đời, mỗi chúng ta được đòi buộc phải tránh lối sống tham lam, ích kỷ và vô cảm. Đức Giê-su đã ví người giàu có mà tồn tại những lối sống đó thì giống như ‘con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có mà vào Nước Trời.’ Điều đó, người đàn ông giàu có trong Tin mừng là điển hình cho lời nói của Chúa Giê-su khi ông buồn rầu bỏ đi vì ông ta có nhiều của cải mà không dám bán để cho người nghèo.
Hơn nữa, một khi dám chấp nhận bỏ mọi sự vì tha nhân và vì Chúa thì chắc chắn chúng ta sẽ được Chúa đền bù rất lớn. Điều này Ngài đã trả lời cho ông Phê-rô khi ông đã hỏi Ngài: “Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy !” Đức Giê-su đáp : “Thầy bảo thật anh em : Chẳng hề có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng, mà ngay bây giờ, ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự sống vĩnh cửu ở đời sau.” (cc.28-30). Chúa sẽ không bao giờ để cho chúng ta thiệt thòi đâu. Những việc làm tốt đẹp, những nghĩa cử bác ái của chúng ta đối với những mảnh đời bất hạnh và nghèo đói sẽ được Chúa ghi nhận và đó sẽ là hành trang giúp chúng ta hưởng được sự sống đời đời.
Tóm lại, sự sống đời đời là đích đến của mỗi người ki-tô hữu chúng ta. Nhưng làm sao để chúng ta sở hữu được sự sống đó? Hôm nay, ngang qua các Bài đọc phụng vụ, chúng ta được mời gọi hãy biết dành ưu tiên chọn Chúa bằng việc siêng năng lắng nghe Lời Ngài, vì “Lời Thiên Chúa là lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi : xuyên thấu chỗ phân cách tâm với linh, cốt với tuỷ; lời đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người.” (Dt 4,12). Tuy nhiên, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc nghe mà thôi, nhưng Chúa đòi hỏi chúng ta phải suy gẫm và sống thực hành những điều đã nghe bằng cuộc sống hằng ngày, nhất là bằng lối sống yêu thương, lối sống biết cho đi hơn là lãnh nhận. Khi chúng ta dám từ bỏ của cải, vật chất để sống cho người nghèo là lối sống khôn ngoan mà Bài đọc I (Kn 7,7-11) đã nhắc nhở chúng ta.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
(Suy niệm Chúa nhật 28 TNB)
Câu chuyện: Sự sống đời đời rất quý báu
Bất tuân lệnh vua nước Anh, quan thượng thư Tôma More không chịu rời bỏ Giáo Hội Công Giáo. Quan bị bắt giam trong ngục, chờ ngày xử tử. Vua truyền cho mọi người hãy tìm đủ cách để lung lạc đức tin của Tôma More, đặc biệt là những người thân yêu trong gia đình của quan thượng thư nầy.
Khi thấy người vợ yêu quý của mình vào trong tù, khóc lóc thảm thiết, van nài ông hãy tuân theo lệnh vua để đem lại hạnh phúc cho mình và cho gia đình, quan thượng thư Tôma More liền hỏi vợ: “Nếu vâng theo lệnh vua mà chối bỏ Giáo Hội Công Giáo, thì được sống thêm mấy năm nửa.” Bà vợ liền vui vẻ trả lời: “Được hơn hai mươi năm nửa.” Quan thượng thư Tôma More liền dạy cho vợ mình một bài học đích đáng: “Bà thật dại. Lấy hai mươi năm để đổi lấy sự đời đời. Sao tôi lại bán linh hồn tôi quá rẻ như thế?”Quan thượng thư nầy bị vua ra lệnh giết ngay. Ông chết vì đức tin. Đó là thánh Tôma More, bổn mạng các nhà chính trị Công Giáo.
1/ Sự sống đời đời là gì?
Sự sống đời đời là sự sống ngự bên hữu Thiên Chúa. Sự sống đời đời là sự hướng nếm vị ngọt hạnh phúc đời đời với Chúa sau sự sống trần gian. Sự sống đời đời là phần thưởng Thiên Chúa dành ban cho mọi người và mong muốn mọi người đạt tới. Thiên Chúa không muốn kẻ gian ác phải chết nhưng muốn nó ăn trở lại để được sống muôn đời là vậy. (x.Ed 33,11). Nhiều lần Đức Giê-su đã nói đến sống đời đời:“Sự sống đời đời, đó là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Giêsu Kitô” (Ga 17,3);“Không phải tôi tự mình nói ra, nhưng là chính Chúa Cha, Đấng đã sai tôi, truyền lệnh cho tôi phải nói gì, tuyên bố gì. Và tôi biết: mệnh lệnh của Người là sự sống đời đời. Vậy, những gì tôi nói, thì tôi nói đúng như Chúa Cha đã nói với tôi" (Ga 12,49-50); “Cha đã ban cho Người quyền trên mọi phàm nhân là để Người ban sự sống đời đời cho tất cả những ai Cha đã ban cho Người” (Ga 17,2). Trong Kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng: ‘tôi tin hằng sống vậy’, tức là tin vào sự sống đời đời. Quả thật, mọi người theo đạo Công Giáo đều được mời gọi sống và thực hành đạo để hướng về sự sống đời đời. Đây là cái đích cuối cùng và mục đích tối hậu của đạo Công Giáo chúng ta. Vậy,
2/ Phải làm gì để được sự sống đời đời?
Tin mừng của Thánh sử Mac-cô (10, 17-30) của Chúa nhật 28 hôm nay trình thuật cho chúng ta cuộc trao đối giữa một người đàn ông với Đức Giê-su về sự sống đời đời. Ông ta hỏi Đức Giê-su: “Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?”(c. 17). Nhờ câu hỏi này mà Đức Giê-su đã đưa ra những chỉ dẫn hết sức cụ thể và thiết thực cho ông ta nói riêng và cho mọi người về cách thức để sở hữu sự sống đời đời. Điều trước tiên mà Đức Giê-su mong muốn là: “Hẳn anh biết các điều răn : Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, chớ làm hại ai, hãy thờ cha kính mẹ.”(c.19). Như vậy, tiên vàn để đạt được sự sống đời đời, Đức Giê-su đòi buộc mọi người hãy tuân giữ các điều răn của Thiên Chúa. Tuân giữ ở đây không chỉ dừng lại ở trên môi trên miệng, không chỉ thuộc lòng lý thuyết nhưng trên hết là thực hành những giới răn này ngang qua cuộc sống đời thường. Vì như Thánh Gia-cô-bê Tông đồ cũng đã nói: Đức tin không có việc làm là đức tin chết. Chỉ đọc thuộc lòng giới răn mà không chịu thực hành thì đúng như người xây nhà trên cát mà Đức Giê-su đã từng nói. Về điều này, người đàn ông trong Tin mừng xem ra đã thực hành từ nhỏ theo như lời ông nói. Những điều này xem ra chưa đủ để đón nhận sự sống đời đời, nên Đức Giê-su muốn đòi hỏi sâu xa hơn về mối tương quan đối với những người nghèo. Tin mừng thuật lại tiếp: “Đức Giê-su đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến. Người bảo anh ta : “Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi.” (c.21). Phải chăng đây là điểm cần thiết và quyết định cho sự sống đời đời? Đối vói Đức Giê-su, tương quan đối với người nghèo, với những kẻ bé mọn, những kẻ bị loại ra khỏi lề xã hội,…là tương quan cần đối với các môn đệ của Đức Giê-su. Đây là điều kiện để được vào Nước Trời.
Quả thật, Thánh Phaolô nói: “Yêu thương là chu toàn lề luật” (Rm 13, 10). Yêu thương và Đức ái là kết quả của những người sống vì Đức Giê-su và sống như Đức Giê-su. Ngài đã đến vì người nghèo, vì những tội nhân bằng chứng tá yêu thương và sự chết trên Thập Tự. Yêu thương bằng những hành động cụ thể chứ không phải bằng đầu môi trót lưỡi. (x.1 Ga 3, 18). Trong Tin mừng hôm nay, Đức Giê-su đã khen ngợi người đàn ông khi ông đã biết tuân giữ các điều răn từ lúc nhỏ. Nhưng Ngài còn đòi hỏi thêm mức độ nữa là hãy đi bán mọi của cải để cho người nghèo để được chiếm hữu sự sống đời đời. Quả thật, bám víu hay tích trữ của cải là có lỗi với người nghèo. Đức Giê-su mong muốn chúng ta dám chấp nhận sống quảng đại, nhẹ nhàng thanh thoát và không còn bị nô lệ bởi của cải vật chất. Đi theo Chúa và muốn hưởng nếm sự sống đời đời, mỗi chúng ta được đòi buộc phải tránh lối sống tham lam, ích kỷ và vô cảm. Đức Giê-su đã ví người giàu có mà tồn tại những lối sống đó thì giống như ‘con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có mà vào Nước Trời.’ Điều đó, người đàn ông giàu có trong Tin mừng là điển hình cho lời nói của Chúa Giê-su khi ông buồn rầu bỏ đi vì ông ta có nhiều của cải mà không dám bán để cho người nghèo.
Hơn nữa, một khi dám chấp nhận bỏ mọi sự vì tha nhân và vì Chúa thì chắc chắn chúng ta sẽ được Chúa đền bù rất lớn. Điều này Ngài đã trả lời cho ông Phê-rô khi ông đã hỏi Ngài: “Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy !” Đức Giê-su đáp : “Thầy bảo thật anh em : Chẳng hề có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng, mà ngay bây giờ, ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự sống vĩnh cửu ở đời sau.” (cc.28-30). Chúa sẽ không bao giờ để cho chúng ta thiệt thòi đâu. Những việc làm tốt đẹp, những nghĩa cử bác ái của chúng ta đối với những mảnh đời bất hạnh và nghèo đói sẽ được Chúa ghi nhận và đó sẽ là hành trang giúp chúng ta hưởng được sự sống đời đời.
Tóm lại, sự sống đời đời là đích đến của mỗi người ki-tô hữu chúng ta. Nhưng làm sao để chúng ta sở hữu được sự sống đó? Hôm nay, ngang qua các Bài đọc phụng vụ, chúng ta được mời gọi hãy biết dành ưu tiên chọn Chúa bằng việc siêng năng lắng nghe Lời Ngài, vì “Lời Thiên Chúa là lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi : xuyên thấu chỗ phân cách tâm với linh, cốt với tuỷ; lời đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người.” (Dt 4,12). Tuy nhiên, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc nghe mà thôi, nhưng Chúa đòi hỏi chúng ta phải suy gẫm và sống thực hành những điều đã nghe bằng cuộc sống hằng ngày, nhất là bằng lối sống yêu thương, lối sống biết cho đi hơn là lãnh nhận. Khi chúng ta dám từ bỏ của cải, vật chất để sống cho người nghèo là lối sống khôn ngoan mà Bài đọc I (Kn 7,7-11) đã nhắc nhở chúng ta.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Điềm Lạ
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:52 08/10/2021
Điềm Lạ
(x.Lc 11,29-32)
Thế giới càng văn minh, nhân loại càng tiến bộ với khoa học công nghệ hiên đại thì dường như nỗi lo, sự e ngại càng không giảm đi mà có phần tăng lên thêm và mang nhiều sắc thái khác nhau. Khi càng đầy đủ tiện nghi thì càng chất thêm nhiều nỗi lo sợ. Người ta lo sợ vì có thể mất đi những gì đang có. Do đó các hãng bảo hiểm luôn ăn nên làm ra. Hơn nữa, chính khi cuộc sống vật chất xem chừng được bảo đảm thì đời sống tinh thần lại bấp bênh, vì sự phát triển của đời sống tinh thần dường như không theo kịp với tốc độ phát triển quá nhanh, kiểu chóng mặt của đời sống kinh tế ngày càng hiện đại như hôm nay. Sống trong tình trạng bấp bênh thì người ta luôn khao khát “sự đột biến”. Không lạ gì những khi mất chủ quyền, bị nô lệ thì dân Israel lại khát khao Đấng Thiên sai xuất hiện cách mãnh liệt. Càng không ổn định thì ta càng thích những chuyện “giật gân”, “chuyện lạ”. Các phương tiện truyền thông, các báo, đài không ngại ngần khai thác tâm lý này để thu lợi. Chuyện tình đổ vỡ giữa công nương Diana và hoàng tử Charles vương quốc Anh đã từng một thời trở thành món hàng kinh doanh của nhiều toà soạn, ký giả, phóng viên. Sự phong lưu đa tình của một nguyên thủ nước cờ hoa cũng đã là chuyện lạ đó đây. Có được mấy ai không thích chuyện lạ? Chuyện lạ nào lại không gợi tính tò mò, gây sự chú ý? Dân Việt cũng đã hăm hở lên màn ảnh nhỏ với tiết mục“những chuyện lạ Việt Nam”. Thú thực, bản thân tôi cũng đã từng không kìm được sự hiếu kỳ, một sự hiếu kỳ rất chi là “dân tộc tính”.
Ngài hãy làm một điềm lạ từ trời xem nào! Hỡi dòng giống ác độc, sẽ chẳng cho các ngươi điềm lạ nào ngoài điềm lạ của tiên tri Giona. Đức Giêsu vô tình hay hữu ý kéo chuyện bà hoàng phương Nam vào đây. Đến ngày tận thế Nữ hoàng phương Nam sẽ đứng lên tố cáo dòng giống này vì bà đã từ tận cùng trái đất đến để nghe lời khôn ngoan của vua Salômon. Và dân Ninivê cũng sẽ tố cáo dân này vì họ đã nghe lời tiên tri Giona. Ở đây còn có người hơn cả Giona, Salômon nữa (x. Lc 11,29-32).
ĐIỀM LẠ GIONA :
Hẳn nhiên thoạt nghe điềm lạ của tiên tri Giona, ta dễ liên tưởng đến chuyện Giona ở trong bụng cá ba đêm ngày. Các tác giả Tin Mừng, đặc biệt Matthêu sau này khi viết cũng liên tưởng điều này, vì nhớ đến việc Đức Giêsu ở trong mộ ba ngày qua cuộc khổ nạn. Dù rằng chuyện tiên tri Giona chỉ là một chuyện thuộc loại hình văn chương dụ ngôn, thế nhưng chuyện một người ở trong bụng cá ba đêm ngày mà vẫn còn sống thì quả là rất lạ. Cái sự lạ này nếu có thì chỉ với số người ở ngay bờ biển. Ninivê, một thành phố lớn, thủ phủ của đế quốc Assyri, phía Đông Bắc nước Israel, bên con sông Tigre, con sông đổ về vịnh Batư, chắc hẳn theo luận lý bình thường thì dân thành Ninivê sẽ khó lòng biết chuyện Giona ở trong bụng cá. Thế thì Tiên tri Giona đã trở nên điềm lạ cho dân thành Ninivê ở điểm nào?
Ta sẽ nhận ra cái nét lạ, khi chịu khó tìm hiểu lịch sử một chút. Đế quốc Assyri thời bấy giờ là một đế quốc lớn đang thôn tính hay đô hộ nhiều nước nhỏ khác trong đó có nước Israel (khi ấy nước Do Thái đang bị phân chia thành hai, đó là Israel ở phia Bắc và Giuđêa ở phía Nam). Hôm nay, bỗng có một anh là con dân nước bị trị, ngang nhiên đến thủ đô của đế quốc tuyên bố những điều chướng tai, khó nghe. “Còn bốn mươi ngày nữa Ninivê sẽ bị phá đổ”(Gn 3,4). Quả là to gan, đáng chém đầu. Giả như tôi là một trong những con dân thành Ninivê, tôi sẽ cùng với một vài người xách cổ Giona ra, cho vài bạt tai, đá vài cái vào “mông” rồi đuổi về nước. Chắc hẳn Tiên tri Giona thừa hiểu điều này. Thay vì đi về hướng Ninivê, Giona đã muốn qua mặt Giavê mà về hướng Tacxê. Sự việc ông làm trái lời Giavê phán dạy không chỉ vì không muốn cho dân Ninivê, một thứ “dân ngoại” được khỏi tai hoạ mà cũng có phần lo sợ cho số phận mình. Sao lại không lo lắng khi to gan liều mình đi nói một điều xúi quẩy, cho dù đó là sự thật, mà lại nói với những người trên đầu trên cổ của mình xét về mặt xã hội. Kinh thánh không nói rõ nhưng ta có thể suy đoán những lời lẽ của Giona. Ngoài câu còn bốn mươi ngày nữa Ninivê sẽ bị phá đổ thì phải có những lý chứng kèm theo đó là vì vua quan lẫn dân chúng thành ấy đang sa đoạ trong tội lỗi. Thánh kinh Cựu ước cho ta hay rằng hễ Giavê đoán phạt ai là vì tội lỗi của họ hoặc có thể là vì tội lỗi của các đấng bậc ở bên trên như hàng vua chúa quan quyền chẳng hạn.
“Sẽ chỉ cho dân này điềm lạ của Tiên tri Giona… và ở đây còn có Đấng hơn cả Giona”. Cái điều hơn cả Giona ở đây, mới nghe ta dễ liên tưởng đến phẩm vị. Chúa Giêsu thì hơn Giona chứ. Ngài là Con Thiên Chúa. Đúng vậy, nhưng chỉ đúng với người có niềm tin sau này. Với các Tông đồ thì cũng chỉ đúng cách chắc chắn sau biến cố Chúa phục sinh. Còn với các khán thính giả của Chúa Giêsu lúc bấy giờ thì sao? Đây có một người hơn cả Giona về sự to gan, về sự liều lĩnh. Đây là Giêsu thành Nazaret. Nazaret nào có gì hay chứ? Nathanaen đã không một lần thẳng thừng với Philipphê đấy ư? Ông ta chỉ là người thợ mộc bình thường nếu không muốn nói là tầm thường. Thế mà ông ta to gan vạch trần sự giả dối của các vị đạo đức, tự tách riêng khỏi đám đông tội lỗi (biệt phái). Họ như những thứ mồ mả tô vôi mà bên trong đầy sự tanh hôi (x.Lc 11,44)…. Các ngài tiến sĩ luật, ông cũng không chừa. Ông tố cáo họ dùng sự thông thái của mình để vẽ vời nhiều sự. Họ tạo nên nhiều tập tục, nghi tiết chất nặng trên vai trên cổ đám dân đen còn họ thì không buồn giơ một ngón tay lay thử (x.Lc11,46)… Các Thượng tế, những đấng bậc thay dân để tế lễ Giavê vẫn bị tấn công. Ông mạnh mẽ lên án họ đã biến Đền thờ thành sào huyệt của phường trộm cướp (x.Mc 11,17). Cả đến vua Hêrôđê, ông cũng đã đặt tên là con cáo già (x Lc 13,32).
Vẫn là ông, Giêsu Nazaret, một người to gan hơn cả Giona. Sự thật thường dễ mất lòng. Nói những sự thật không hay, không tốt của các đấng vị vọng, của những người có quyền có chức không chỉ dễ mất lòng mà ngay cả đầu cũng khó lòng giữ nguyên với cổ. To gan, phạm thượng, cái tội đáng tru di cửu tộc. Bài học lịch sử các nước thời quân chủ chuyên chế không hiếm những mẫu gương phạm thượng, to gan sẵn sàng can ngăn vua chúa khi các vị ấy hành động sai lầm hoặc vạch mặt chỉ tên những nịnh thần hại dân hại nước.
Thấy điềm lạ là sở thích của con người vì ai ai cũng mong có sự đổi thay khi mà tình thế hôm nay không mấy đẹp, không được ổn. Dễ thôi, sở thích ấy có thể được thoả mãn bằng các hình ảnh sống động, nhưng là trên màn ảnh nhỏ hay trong các băng hình. Xưa thì có một Bao công liêm chính, nay sẽ có nhiều nhân vật quan toà, hay viện kiểm soát “hư cấu”. Dẫu sao cũng là một cách làm thoả mãn đôi mắt dân chúng và dĩ nhiên lòng của họ sẽ thấy an ủi phần nào. Bánh vẽ tuy không thể làm no lòng được nhưng lắm khi tạo cảm giác “nê nê”. Xin chớ ngủ mê! Điềm lạ vẫn rất cần cho hôm nay. Thế giới này, xã hội này và cả Hội thánh ta hôm nay vẫn rất cần có điềm lạ. Chắc chắn như xưa Chúa Giêsu sẽ chẳng cho điềm lạ nào ngoài điềm lạ của Giona, một “tiện dân” to gan vì chân lý. Chân lý sẽ giải thoát chúng ta (x.Ga 8,32).
ĐIỀM LẠ HƠN CẢ GIONA:
Cái điềm lạ hơn cả Giona trong chuyện tích Giona đó là Vua quan và toàn dân thành Ninivê. Trước những lời lẽ chướng tai của một kẻ vô danh, đúng hơn là của một người dân một nước nhược tiểu, bị trị, thế mà từ vua đến quan đến dân chúng của thủ đô một đế quốc đã khiêm tốn đón nhận. Không chỉ đón nhận kiểu hoà hoãn cho qua chuyện mà tất cả đã biến sứ điệp ấy thành hành động cụ thể. “Dân Ninivê tin vào Thiên Chúa, họ công bố lệnh ăn chay và mặc áo vải thô, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Tin báo đến cho vua Ninivê; vua rời khỏi ngai, cởi áo choàng, khoác vải thô và ngồi trên tro. Vua cho rao sắc chỉ:….Mỗi người phải trở lại, bỏ đường gian ác và những hành vi bạo lực của mình…”(Gn 3,5-10). Đọc đi đọc lại những dòng này, quả thật ta phải nghiêng mình trước sự khiêm tốn của vua lẫn dân thành Ninivê. Một điềm lạ hơn cả Tiên tri Giona.
Dễ thường người ta hay chú ý xem ai nói, ai làm hơn là nói điều gì, làm việc gì. Miệng của quan có gang có thép. Lời lẽ từ người có quyền có chức ta thường xem là đúng và hữu lý. Thậm chí một lời đơn sơ, lắm khi không cần nói trẻ thơ đã hiểu, thế mà nếu nó được một nguyên thủ quốc gia hay một bậc vị vọng thốt lên thì sẽ trở thành khuôn vàng thước ngọc. Một số biểu bảng, panô đó đây cho ta sự thật này. Chưa kể đến những cái lưng luôn khúm núm cong cong thì bất cứ lời nào của bề trên, của bậc có quyền đều là “bệ hạ sáng suốt, bệ hạ sáng suốt”. Đón nhận sự thật, điều khôn ngoan, đặc biệt khi chúng có dính dáng cách nào đó liên quan đến những sự không hay của ta, bất kể nó khởi đi từ đâu, là một thái độ khiêm nhu chân thành. Dễ mấy ai sẵn sàng đón nhận chúng, nhất là khi chúng do những người cấp dưới, những người thấp cổ, bé phận. Thỉnh thoảng có một đôi dòng tâm tình với chủ chăn ở báo này báo kia thì đã không thiếu quý ngài la toáng lên. Cũng may, ở xứ ta, tâm tình tôn kính bề trên dẫu sao vẫn còn đó. Bản thân tôi chưa nghe và chưa thấy những lời lẽ kiểu ngang ngược, kiểu “bình đẳng” như bên Tây, Mỹ. Chưa nghe nhưng thiết nghĩ ta cần phải sẵn sàng đón nhận.
Hai cô ca sĩ có khen nhau bao giờ. Câu nói này khiến ta hổ thẹn với Nữ Hoàng phương Nam. Cũng phận đứng đầu một quốc gia, thế mà Nữ hoàng đã khiêm tốn đến nghe lời khôn ngoan của vua Salômon. Một giáo dân có đôi suy tư ý vị lẫn sâu sắc thì thế nào cũng sẽ dễ bị coi thường vì chỉ là hàng giáo dân. Một tu sĩ giảng dạy thu hút nhưng vẫn có thể ít được các nhà dòng mời dạy, mời giảng tỉnh tâm chỉ vì không có thánh chức. Đã là tỉnh tâm năm của hàng linh mục thì phải mời cho được giám mục giảng dù vị ấy không chuyên môn trong việc giảng tỉnh tâm. Muốn nói cho giáo dân nghe, ít nữa phải là tu sĩ. Muốn nói cho tu sĩ nghe, ít nữa phải là linh mục. Muốn nói cho linh mục nghe thì phải là giám mục. Quả đúng là những chuyện bình thường của kiếp người. Vì thế chuyện Nữ hoàng phương Nam đúng là chuyện lạ.
Hội Thánh chúng ta, Nước Việt chúng ta rất cần có điềm lạ như Giona, như Nữ hoàng phương Nam, như Vua quan và dân thành Ninivê. Đã và đang xuất hiện nhiều Giona cho nước nhà chúng ta, những Giona chấp nhận cả việc bị khai trừ ra khỏi đảng cầm quyền, những Giona chấp nhận bị trù dập, mất quyền lợi để nói lên sự thật, có những sự thật rất dễ mất lòng như là bỏ sự độc quyền, bỏ cái tư duy “mục đích biện minh cho phương tiện” kiểu cách lý luận tương tự như ông Đặng Tiểu Bình: “mèo trắng hay mèo đen thì bất kể, miễn là bắt được chuột” hoặc đề nghị bỏ cả tư duy cũ không phù hợp với đà phát triển của lịch sử. Đã và đang xuất hiện đó đây trong Hội thánh những Giona dám to gan góp ý với các Đấng bậc “làm thầy” dù rằng có thể bị hiểu lầm là “rối đạo”, là “thiếu vâng phục”… Điềm lạ Giona đã xảy ra còn điềm lạ vua quan Ninivê thì sao? Xin các đấng, các vị có quyền, có chức, đang nắm vận mệnh đất nước, đang điều khiển con thuyền Hội thánh hãy can đảm khiêm nhu để trở nên điềm lạ như vua quan Ninivê và Nữ hoàng phương Nam: Lắng nghe và đón nhận sự thật bất kể chúng khởi đi từ đâu. Lắng nghe và đón nhận mới chỉ là bước khởi đầu. Điềm lạ thực sự là ở động thái biết hoán cải, biết đổi thay.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(x.Lc 11,29-32)
Thế giới càng văn minh, nhân loại càng tiến bộ với khoa học công nghệ hiên đại thì dường như nỗi lo, sự e ngại càng không giảm đi mà có phần tăng lên thêm và mang nhiều sắc thái khác nhau. Khi càng đầy đủ tiện nghi thì càng chất thêm nhiều nỗi lo sợ. Người ta lo sợ vì có thể mất đi những gì đang có. Do đó các hãng bảo hiểm luôn ăn nên làm ra. Hơn nữa, chính khi cuộc sống vật chất xem chừng được bảo đảm thì đời sống tinh thần lại bấp bênh, vì sự phát triển của đời sống tinh thần dường như không theo kịp với tốc độ phát triển quá nhanh, kiểu chóng mặt của đời sống kinh tế ngày càng hiện đại như hôm nay. Sống trong tình trạng bấp bênh thì người ta luôn khao khát “sự đột biến”. Không lạ gì những khi mất chủ quyền, bị nô lệ thì dân Israel lại khát khao Đấng Thiên sai xuất hiện cách mãnh liệt. Càng không ổn định thì ta càng thích những chuyện “giật gân”, “chuyện lạ”. Các phương tiện truyền thông, các báo, đài không ngại ngần khai thác tâm lý này để thu lợi. Chuyện tình đổ vỡ giữa công nương Diana và hoàng tử Charles vương quốc Anh đã từng một thời trở thành món hàng kinh doanh của nhiều toà soạn, ký giả, phóng viên. Sự phong lưu đa tình của một nguyên thủ nước cờ hoa cũng đã là chuyện lạ đó đây. Có được mấy ai không thích chuyện lạ? Chuyện lạ nào lại không gợi tính tò mò, gây sự chú ý? Dân Việt cũng đã hăm hở lên màn ảnh nhỏ với tiết mục“những chuyện lạ Việt Nam”. Thú thực, bản thân tôi cũng đã từng không kìm được sự hiếu kỳ, một sự hiếu kỳ rất chi là “dân tộc tính”.
Ngài hãy làm một điềm lạ từ trời xem nào! Hỡi dòng giống ác độc, sẽ chẳng cho các ngươi điềm lạ nào ngoài điềm lạ của tiên tri Giona. Đức Giêsu vô tình hay hữu ý kéo chuyện bà hoàng phương Nam vào đây. Đến ngày tận thế Nữ hoàng phương Nam sẽ đứng lên tố cáo dòng giống này vì bà đã từ tận cùng trái đất đến để nghe lời khôn ngoan của vua Salômon. Và dân Ninivê cũng sẽ tố cáo dân này vì họ đã nghe lời tiên tri Giona. Ở đây còn có người hơn cả Giona, Salômon nữa (x. Lc 11,29-32).
ĐIỀM LẠ GIONA :
Hẳn nhiên thoạt nghe điềm lạ của tiên tri Giona, ta dễ liên tưởng đến chuyện Giona ở trong bụng cá ba đêm ngày. Các tác giả Tin Mừng, đặc biệt Matthêu sau này khi viết cũng liên tưởng điều này, vì nhớ đến việc Đức Giêsu ở trong mộ ba ngày qua cuộc khổ nạn. Dù rằng chuyện tiên tri Giona chỉ là một chuyện thuộc loại hình văn chương dụ ngôn, thế nhưng chuyện một người ở trong bụng cá ba đêm ngày mà vẫn còn sống thì quả là rất lạ. Cái sự lạ này nếu có thì chỉ với số người ở ngay bờ biển. Ninivê, một thành phố lớn, thủ phủ của đế quốc Assyri, phía Đông Bắc nước Israel, bên con sông Tigre, con sông đổ về vịnh Batư, chắc hẳn theo luận lý bình thường thì dân thành Ninivê sẽ khó lòng biết chuyện Giona ở trong bụng cá. Thế thì Tiên tri Giona đã trở nên điềm lạ cho dân thành Ninivê ở điểm nào?
Ta sẽ nhận ra cái nét lạ, khi chịu khó tìm hiểu lịch sử một chút. Đế quốc Assyri thời bấy giờ là một đế quốc lớn đang thôn tính hay đô hộ nhiều nước nhỏ khác trong đó có nước Israel (khi ấy nước Do Thái đang bị phân chia thành hai, đó là Israel ở phia Bắc và Giuđêa ở phía Nam). Hôm nay, bỗng có một anh là con dân nước bị trị, ngang nhiên đến thủ đô của đế quốc tuyên bố những điều chướng tai, khó nghe. “Còn bốn mươi ngày nữa Ninivê sẽ bị phá đổ”(Gn 3,4). Quả là to gan, đáng chém đầu. Giả như tôi là một trong những con dân thành Ninivê, tôi sẽ cùng với một vài người xách cổ Giona ra, cho vài bạt tai, đá vài cái vào “mông” rồi đuổi về nước. Chắc hẳn Tiên tri Giona thừa hiểu điều này. Thay vì đi về hướng Ninivê, Giona đã muốn qua mặt Giavê mà về hướng Tacxê. Sự việc ông làm trái lời Giavê phán dạy không chỉ vì không muốn cho dân Ninivê, một thứ “dân ngoại” được khỏi tai hoạ mà cũng có phần lo sợ cho số phận mình. Sao lại không lo lắng khi to gan liều mình đi nói một điều xúi quẩy, cho dù đó là sự thật, mà lại nói với những người trên đầu trên cổ của mình xét về mặt xã hội. Kinh thánh không nói rõ nhưng ta có thể suy đoán những lời lẽ của Giona. Ngoài câu còn bốn mươi ngày nữa Ninivê sẽ bị phá đổ thì phải có những lý chứng kèm theo đó là vì vua quan lẫn dân chúng thành ấy đang sa đoạ trong tội lỗi. Thánh kinh Cựu ước cho ta hay rằng hễ Giavê đoán phạt ai là vì tội lỗi của họ hoặc có thể là vì tội lỗi của các đấng bậc ở bên trên như hàng vua chúa quan quyền chẳng hạn.
“Sẽ chỉ cho dân này điềm lạ của Tiên tri Giona… và ở đây còn có Đấng hơn cả Giona”. Cái điều hơn cả Giona ở đây, mới nghe ta dễ liên tưởng đến phẩm vị. Chúa Giêsu thì hơn Giona chứ. Ngài là Con Thiên Chúa. Đúng vậy, nhưng chỉ đúng với người có niềm tin sau này. Với các Tông đồ thì cũng chỉ đúng cách chắc chắn sau biến cố Chúa phục sinh. Còn với các khán thính giả của Chúa Giêsu lúc bấy giờ thì sao? Đây có một người hơn cả Giona về sự to gan, về sự liều lĩnh. Đây là Giêsu thành Nazaret. Nazaret nào có gì hay chứ? Nathanaen đã không một lần thẳng thừng với Philipphê đấy ư? Ông ta chỉ là người thợ mộc bình thường nếu không muốn nói là tầm thường. Thế mà ông ta to gan vạch trần sự giả dối của các vị đạo đức, tự tách riêng khỏi đám đông tội lỗi (biệt phái). Họ như những thứ mồ mả tô vôi mà bên trong đầy sự tanh hôi (x.Lc 11,44)…. Các ngài tiến sĩ luật, ông cũng không chừa. Ông tố cáo họ dùng sự thông thái của mình để vẽ vời nhiều sự. Họ tạo nên nhiều tập tục, nghi tiết chất nặng trên vai trên cổ đám dân đen còn họ thì không buồn giơ một ngón tay lay thử (x.Lc11,46)… Các Thượng tế, những đấng bậc thay dân để tế lễ Giavê vẫn bị tấn công. Ông mạnh mẽ lên án họ đã biến Đền thờ thành sào huyệt của phường trộm cướp (x.Mc 11,17). Cả đến vua Hêrôđê, ông cũng đã đặt tên là con cáo già (x Lc 13,32).
Vẫn là ông, Giêsu Nazaret, một người to gan hơn cả Giona. Sự thật thường dễ mất lòng. Nói những sự thật không hay, không tốt của các đấng vị vọng, của những người có quyền có chức không chỉ dễ mất lòng mà ngay cả đầu cũng khó lòng giữ nguyên với cổ. To gan, phạm thượng, cái tội đáng tru di cửu tộc. Bài học lịch sử các nước thời quân chủ chuyên chế không hiếm những mẫu gương phạm thượng, to gan sẵn sàng can ngăn vua chúa khi các vị ấy hành động sai lầm hoặc vạch mặt chỉ tên những nịnh thần hại dân hại nước.
Thấy điềm lạ là sở thích của con người vì ai ai cũng mong có sự đổi thay khi mà tình thế hôm nay không mấy đẹp, không được ổn. Dễ thôi, sở thích ấy có thể được thoả mãn bằng các hình ảnh sống động, nhưng là trên màn ảnh nhỏ hay trong các băng hình. Xưa thì có một Bao công liêm chính, nay sẽ có nhiều nhân vật quan toà, hay viện kiểm soát “hư cấu”. Dẫu sao cũng là một cách làm thoả mãn đôi mắt dân chúng và dĩ nhiên lòng của họ sẽ thấy an ủi phần nào. Bánh vẽ tuy không thể làm no lòng được nhưng lắm khi tạo cảm giác “nê nê”. Xin chớ ngủ mê! Điềm lạ vẫn rất cần cho hôm nay. Thế giới này, xã hội này và cả Hội thánh ta hôm nay vẫn rất cần có điềm lạ. Chắc chắn như xưa Chúa Giêsu sẽ chẳng cho điềm lạ nào ngoài điềm lạ của Giona, một “tiện dân” to gan vì chân lý. Chân lý sẽ giải thoát chúng ta (x.Ga 8,32).
ĐIỀM LẠ HƠN CẢ GIONA:
Cái điềm lạ hơn cả Giona trong chuyện tích Giona đó là Vua quan và toàn dân thành Ninivê. Trước những lời lẽ chướng tai của một kẻ vô danh, đúng hơn là của một người dân một nước nhược tiểu, bị trị, thế mà từ vua đến quan đến dân chúng của thủ đô một đế quốc đã khiêm tốn đón nhận. Không chỉ đón nhận kiểu hoà hoãn cho qua chuyện mà tất cả đã biến sứ điệp ấy thành hành động cụ thể. “Dân Ninivê tin vào Thiên Chúa, họ công bố lệnh ăn chay và mặc áo vải thô, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Tin báo đến cho vua Ninivê; vua rời khỏi ngai, cởi áo choàng, khoác vải thô và ngồi trên tro. Vua cho rao sắc chỉ:….Mỗi người phải trở lại, bỏ đường gian ác và những hành vi bạo lực của mình…”(Gn 3,5-10). Đọc đi đọc lại những dòng này, quả thật ta phải nghiêng mình trước sự khiêm tốn của vua lẫn dân thành Ninivê. Một điềm lạ hơn cả Tiên tri Giona.
Dễ thường người ta hay chú ý xem ai nói, ai làm hơn là nói điều gì, làm việc gì. Miệng của quan có gang có thép. Lời lẽ từ người có quyền có chức ta thường xem là đúng và hữu lý. Thậm chí một lời đơn sơ, lắm khi không cần nói trẻ thơ đã hiểu, thế mà nếu nó được một nguyên thủ quốc gia hay một bậc vị vọng thốt lên thì sẽ trở thành khuôn vàng thước ngọc. Một số biểu bảng, panô đó đây cho ta sự thật này. Chưa kể đến những cái lưng luôn khúm núm cong cong thì bất cứ lời nào của bề trên, của bậc có quyền đều là “bệ hạ sáng suốt, bệ hạ sáng suốt”. Đón nhận sự thật, điều khôn ngoan, đặc biệt khi chúng có dính dáng cách nào đó liên quan đến những sự không hay của ta, bất kể nó khởi đi từ đâu, là một thái độ khiêm nhu chân thành. Dễ mấy ai sẵn sàng đón nhận chúng, nhất là khi chúng do những người cấp dưới, những người thấp cổ, bé phận. Thỉnh thoảng có một đôi dòng tâm tình với chủ chăn ở báo này báo kia thì đã không thiếu quý ngài la toáng lên. Cũng may, ở xứ ta, tâm tình tôn kính bề trên dẫu sao vẫn còn đó. Bản thân tôi chưa nghe và chưa thấy những lời lẽ kiểu ngang ngược, kiểu “bình đẳng” như bên Tây, Mỹ. Chưa nghe nhưng thiết nghĩ ta cần phải sẵn sàng đón nhận.
Hai cô ca sĩ có khen nhau bao giờ. Câu nói này khiến ta hổ thẹn với Nữ Hoàng phương Nam. Cũng phận đứng đầu một quốc gia, thế mà Nữ hoàng đã khiêm tốn đến nghe lời khôn ngoan của vua Salômon. Một giáo dân có đôi suy tư ý vị lẫn sâu sắc thì thế nào cũng sẽ dễ bị coi thường vì chỉ là hàng giáo dân. Một tu sĩ giảng dạy thu hút nhưng vẫn có thể ít được các nhà dòng mời dạy, mời giảng tỉnh tâm chỉ vì không có thánh chức. Đã là tỉnh tâm năm của hàng linh mục thì phải mời cho được giám mục giảng dù vị ấy không chuyên môn trong việc giảng tỉnh tâm. Muốn nói cho giáo dân nghe, ít nữa phải là tu sĩ. Muốn nói cho tu sĩ nghe, ít nữa phải là linh mục. Muốn nói cho linh mục nghe thì phải là giám mục. Quả đúng là những chuyện bình thường của kiếp người. Vì thế chuyện Nữ hoàng phương Nam đúng là chuyện lạ.
Hội Thánh chúng ta, Nước Việt chúng ta rất cần có điềm lạ như Giona, như Nữ hoàng phương Nam, như Vua quan và dân thành Ninivê. Đã và đang xuất hiện nhiều Giona cho nước nhà chúng ta, những Giona chấp nhận cả việc bị khai trừ ra khỏi đảng cầm quyền, những Giona chấp nhận bị trù dập, mất quyền lợi để nói lên sự thật, có những sự thật rất dễ mất lòng như là bỏ sự độc quyền, bỏ cái tư duy “mục đích biện minh cho phương tiện” kiểu cách lý luận tương tự như ông Đặng Tiểu Bình: “mèo trắng hay mèo đen thì bất kể, miễn là bắt được chuột” hoặc đề nghị bỏ cả tư duy cũ không phù hợp với đà phát triển của lịch sử. Đã và đang xuất hiện đó đây trong Hội thánh những Giona dám to gan góp ý với các Đấng bậc “làm thầy” dù rằng có thể bị hiểu lầm là “rối đạo”, là “thiếu vâng phục”… Điềm lạ Giona đã xảy ra còn điềm lạ vua quan Ninivê thì sao? Xin các đấng, các vị có quyền, có chức, đang nắm vận mệnh đất nước, đang điều khiển con thuyền Hội thánh hãy can đảm khiêm nhu để trở nên điềm lạ như vua quan Ninivê và Nữ hoàng phương Nam: Lắng nghe và đón nhận sự thật bất kể chúng khởi đi từ đâu. Lắng nghe và đón nhận mới chỉ là bước khởi đầu. Điềm lạ thực sự là ở động thái biết hoán cải, biết đổi thay.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Thái độ đúng đắn với tiền của
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
14:06 08/10/2021
CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN
Kn 7,1-7; Hr 4,12-13; Mc 10,17-30
Thái độ đúng đắn với tiền của
Người ta kể một câu chuyện sau đây liên quan đến vấn đề tiền của. Một gia đình nọ có ba người con trai. Ông bố muốn biết thiên hướng mỗi người như thế nào cho phù hợp với tương lai, ông liền lấy một cuốn Kinh Thánh và một cục tiền bỏ trên bàn, rồi lần lượt gọi từng đứa một đến hỏi: “Hai cái này, con chọn cái nào?” Người con trai đầu ra, vừa nhìn vừa làm dấu, nó chọn cuốn Kinh Thánh. Ông kết luận: “Con đi tu được.” Người thứ hai tới, nó suy nghĩ một lát và thấy tiền, nó chọn cục tiền. Ông kết luận: “Con sẽ là một tay làm ăn kinh tế giỏi.” Đến lượt cậu con trai út đến, nó vừa nhìn cục tiền và cầu nguyện, rồi nó ôm cả cuốn Kinh Thánh và cục tiền về phòng nó.” Ông bố kết luận: “Con sẽ là một chính trị gia thành công.”
1- Của cải theo tinh thần Chúa Giêsu
Lời Chúa hôm nay nói đến thái độ chúng ta đối với của cải vật chất và sự giàu có. Về vấn đề này, chúng ta nhận thấy có những sự hàm hồ cần phải làm sáng tỏ bao nhiêu có thể trong thánh lễ hôm nay.
Tin Mừng cho thấy Chúa Giêsu không bao giờ kết án sự giàu có hay việc có nhiều của cải vật chất tự thân chúng. Trong số những người bạn của Người cũng có những người giàu như ông Giuse Arimathea; rồi có lần Chúa Giêsu chủ động đến thăm nhà ông Giakêu, một người thu thuế giàu có. Trong cuộc viếng thăm này, Chúa tuyên bố rằng ông này được cứu độ vì đã dành một phần của cải để đền bù cho ngượi bị thiệt hại và giúp người nghèo. Chúa đánh giá cao về nghĩa cử đó.
Tuy nhiên, điều mà Chúa Giêsu lên án chính là sự gắn bó thái quá với tiền của, nó làm cho con người quá lệ thuộc vào chúng và chỉ lo vun vén tích trữ cho chính mình thôi (Lc 12,13-21).
Người thanh niên trong Tin Mừng hôm nay là một người giàu có. Anh đã tuân giữ đầy đủ các giới răn theo luật. Tuy nhiên, anh còn thiếu một điều là bán tất cả những gì anh có mà cho người nghèo rồi đến đi theo Chúa Giêsu. Nhưng khi nghe Chúa đề nghị anh làm như thế, anh sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi (x. Mc 21-22). Anh quá gắn bó với tiền bạc, vì thế, anh không thể đi xa hơn.
2- Tiền bạc, ngẫu tượng lớn nhất
Kinh Thánh dùng từ ngữ để đồng hóa thái độ tham lam của cải với tội “thờ ngẫu tượng” (Cl 3,5; Ep 5,5). Tiền bạc không phải là một ngẫu tượng như những ngẫu tượng khác, nhưng nó là một ngẫu tượng lớn nhất, một cách văn chương, được gọi là “thần Mammon” hay “thần tài.” Vì thế, Chúa Giêsu cảnh báo: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được” (Lc 16,13).
Khi tiền của trở thành ông chủ, nó sẽ điều khiển con người chống lại Thiên Chúa, bởi vì, nó đảo lộn mọi trật tự như người ta vẫn thường nói: “Trong tay sẵn có đồng tiền, dẫu rằng đổi trắng thay đen khó gì.” Tiền của cũng làm thay đổi đối tượng của các nhân đức đối thần. Thiên Chúa không còn là đối tượng của đức tin, đức cậy và đức mến, nhưng là tiền bạc. Hậu quả là chúng đảo lộn mọi bậc thang giá trị.
Với những ai tin Chúa thì nói: “Không có gì là không thể đối với Thiên Chúa;” hay có thể nói: “Mọi sự là có thể với những ai có niềm tin.” Nhưng với những người có tiền thì nói: “Mọi sự là có thể đối với những ai có tiền bạc.”
Ngoài chuyện là “ngẫu tượng,” lòng tham lam tiền của cũng là nguồn gốc sinh ra biết bao điều bất hạnh trong đời sống. Người ham tiền là người bất hạnh. Họ nghi ngờ hết mọi người và tự cô lập mình. Họ thường là người không có tình thương, cảm xúc với thân bằng quyến thuộc, họ nhìn người khác theo tiêu chuẩn có lợi hoặc không có lợi, người khác là cơ hội để trục lợi và chỉ dành ưu tiên cho những ai có lợi cho mình. Đối với cha mẹ, đôi lúc họ thầm nói: ước gì ông ấy, bà ấy chết sớm để tôi thừa hưởng của cải. Người ham tiền thì tìm mọi cách để có tiền và giữ tiền. Thay vì có sự thanh thoát và bình an, người đó trở thành nô lệ cho tiền bạc.
3- Cơ hội cho người giàu có
Tuy nhiên, Chúa Giêsu luôn mở ra cho cả những người này niềm hy vọng được cứu độ khi họ biết dùng của cải để mua lấy phần thưởng Nước Trời. Vấn đề không phải là người giàu có không thể được cứu độ, nhưng người giàu nào thì mới được cứu. Đây là vấn đề tranh cãi nhiều trong truyền thống Giáo Hội. Chúa Giêsu chỉ cho thấy người giàu có cách thế để được cứu độ khi nói: “Anh em đừng tích trữ cho mình những kho tàng dưới đất, nơi mối mọt làm hư nát, và kẻ trộm khoét vách lấy đi. Nhưng hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát, và kẻ trộm không khoét vách lấy đi” (Mt 6,19-20). Nơi khác, Chúa quả quyết: “Phần Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu” (Lc 16,9).
Chúa Giêsu đang khuyên bảo chúng ta và những người giàu có phải thay đổi địa chỉ cất giữ tiền bạc, không phải là chuyển ngân khoản của mình sang ngân hàng Thủy Sĩ để được an toàn hơn, nhưng là chuyển sang cho người nghèo. Thánh Augustinô nói rằng “nhiều người cố gắng cất giữ tiền bạc của họ dưới đất, để không vui thỏa được nhìn thấy nó chỉ vì sự an toàn. Tại sao không bỏ tiền nhiều hơn trên thiên đàng, nơi đó an toàn hơn, và sẽ tìm lại trong một ngày sau hết? Và làm sao để làm điều đó?” Rất đơn giản, thánh Augustinô tiếp tục, “Thiên Chúa dành cho bạn những địa chỉ để gửi tiền là những người nghèo. Họ sẽ đưa bạn đến nơi mà bạn hy vọng tới một ngày nào đó. Thiên Chúa muốn bạn giúp đỡ người nghèo và Người sẽ hoàn lại cho bạn trong ngày sau hết.”
Tuy nhiên, ngày nay rõ ràng việc bố thí và bác ái không còn là cách thế duy nhất để dùng tiền của làm việc từ thiện, hoặc đó là cách thức duy nhất. Có nhiều các thức khác như việc đóng thuế để giúp cho người nghèo, tạo nên nhiều công việc, trả lương xứng đáng hơn cho công nhân khi điều kiện cho phép, xây dựng những nhà máy mới để tạo việc làm cho nhiều người…
Tóm lại, chúng ta được khuyến khích phải sinh lời tiền của và dùng nó để giúp đỡ người khác giống nguồn nước tưới lên đồng ruộng chứ không như nguồn nước trong ao tù nước đọng không mang lại lợi ích gì cho ai cả. Vì thế, việc làm ra tiền thuộc lãnh vực kinh tế, còn việc dùng tiền thuộc lãnh vực văn hóa và tôn giáo. Vì với tư cách là người Kitô hữu, chúng ta còn phải biết sử dụng tiền của theo cái nhìn của đức tin nữa. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Chúa Nhật 28 Mùa Thường Niên: Trí Tuệ
Lm. Giuse Trần Việt Hùng..
15:10 08/10/2021
Chúa Nhật 28 Mùa Thường Niên: Trí Tuệ
(Kn 7, 7-11; Dt 4, 12-13; Mc 10, 17-30).
Người ta thường nói: Khôn chết, dại chết, biết thì sống. Có nhiều thứ khôn như khôn lanh, khôn lỏi và khôn ranh phát sinh sự thiếu chân thật. Trí tuệ khôn ngoan là một khả năng hiểu biết vừa nhận lãnh, vừa thủ đắc và có ý thức quán triệt. Ơn khôn ngoan là ơn đầu tiên trong bảy ơn Chúa Thánh Thần. Ngày xưa, vua Solomôn đã không xin sống lâu hay sang giàu, mà chỉ xin cho được sự khôn ngoan để cai trị quốc gia. Chúa đã ban cho vua Salômôn được ơn khôn ngoan để xét xử dân chúng và cho được của cải dư tràn.
Người khôn ngoan là người thông thái và có trí tuệ. Có trí tuệ khác với có trí thức, vì người trí thức là người học rộng hiểu nhiều nhưng chưa chắc đã khôn ngoan. Nhiều người có bằng cấp và học vị nhưng không có đời sống đạo đức và lòng bao dung, kể như họ thiếu sự khôn ngoan thật. Người có trí tuệ là người biết đem sự học biết và tri thức của mình áp dụng trong cuộc sống. Khôn ngoan là sự tinh túy cốt lõi của tâm hồn. Khôn ngoan là sự quán chiếu và giác ngộ trong tâm thức. Sự khôn ngoan chiếu tỏ ánh quang trong mọi tư tưởng, lời nói và hành động. Sự khôn ngoan đối nghịch lại với sự vô minh. Vô minh là không nhận diện được ý nghĩa đích thực của cuộc sống vô thường này.
Thiên Chúa mạc khải chính mình Ngài qua các dấu chỉ nơi các tạo vật trong thiên nhiên và qua lời của các ngôn sứ. Nhất là qua Lời của Ngôi Hai, đó là Ngôi Lời: Lời Thiên Chúa là lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi: xuyên thấu chỗ phân cách tâm với linh, cốt với tuỷ; lời đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người (Dt 4, 12). Chúng ta nhận diện sự vật hiện hữu qua nhiều cách thế. Có thể nhận biết sự vật qua hình ảnh, mầu sắc, âm thanh, mùi vị, sờ mó đụng chạm, lời diễn tả và sự tưởng tượng. Sự khôn ngoan thúc đẩy chúng ta tìm về cội nguồn của những sự kỳ vĩ và huyền diệu trong thế giới. Theo thuyết nhân qủa, xem qủa thì biết cây. Nhìn vạn vật vận hành một cách trật tự trong vũ trụ muôn loài, chúng ta sẽ nhận ra sự hiện diện của Đấng vô thủy vô chung.
Lời Chúa trong bài phúc âm giúp chúng ta suy niệm và tuệ giác về cách sống đạo. Ai trong chúng ta cũng thuộc lòng Mười Điều Răn và các luật lệ trong đạo Chúa. Anh thanh niên sống trong gia đình khá giả nên chẳng cần phải lấy của ai và sống đạo hạnh luôn giữ các điều răn và luật dạy. Ngày này qua tháng nọ, cuộc sống cứ theo dòng trôi. Không gây gỗ và cũng chẳng làm hại ai cả. Lương tâm cảm thấy an ổn. Anh ta nói: "Thưa Thầy, tất cả những điều đó, tôi đã tuân giữ từ thuở nhỏ" (Mc 10, 20). Anh đã chu toàn giới răn một cách tiêu cực là “chớ”, có nghĩa là tránh và không làm điều quấy. Để bước lên con đường trọn lành, Chúa mời gọi anh tiến thêm một bước là bán gì đang có để giúp cho người nghèo.
Chúng ta được sinh ra đời với tấm thân trần trụi, yếu đuối và thanh bần. Cùng với thời gian, con người phát triển không ngừng cả phần hồn lẫn thể xác. Đối với con người, muốn nên người chúng ta phải học làm người. Cái gì cũng phải học: Học ăn, học nói, học gói và học mở, rồi học bò, học đi và học đứng. Qua thời gian, mỗi người trưởng thành bắt đầu cần trau dồi kiến thức và lao động sản xuất để kiếm tìm của cải làm giầu cho chính mình. Khi nghe Lời Chúa Giêsu mời gọi: Bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng. Thật là không mấy vui! Chúng ta thử nghĩ công ăn việc làm phát triển tốt, tiền bạc đang vô, kho tiết kiệm còn vơi và chúng ta còn nhiều thứ phải lo. Còn phải lo mua nhà, tậu xe, trả các món nợ và các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống gia đình. Làm sao chúng ta có thể bỏ lại những của cải mà đã cố công thu quén gom góp từng ngày bằng mồ hôi nước mắt? Đồng tiền nối liên khúc ruột mà.
Người thanh niên có lòng đạo, nhưng chỉ mới sống đạo ở những bước khởi đầu. Anh học biết các giới răn và chu toàn mọi bổn phận hằng ngày trong cuộc sống. Anh có cuộc sống nhẹ nhàng thư thái và bao quanh bởi mọi tiện nghi dễ dãi. Chỉ vì anh muốn nên trọn lành hơn nữa, nên Chúa Giêsu đã mở một lối nhỏ hạnh phúc mời anh bước vào. Anh đã từ chối vì của cải giầu sang chặn lối anh đi. Anh thanh niên buồn rầu bỏ cuộc đi tìm hạnh phúc viên mãn. Đây cũng là tâm trạng chung của mỗi người chúng ta. Chúng ta không muốn ai đụng đến gia tài, sản nghiệp và của cải riêng của mình. Thái độ của anh thanh niên này cũng giống như chúng ta, muốn vào nước trời nhưng còn tiếc nuối, ngại ngùng và mải mê thế sự.
Lạy Chúa, chúng con xin chọn Chúa làm phần gia nghiệp. Có Chúa, chúng con sẽ có tất cả. Chỉ nơi Chúa, chúng con sẽ tìm thấy sự khôn ngoan đích thực. Xin cho chúng con biết dùng những của cải chóng qua đời này để sinh ích và hoa quả cho cuộc sống mai sau. Cho chúng con biết khôn ngoan như các Tông Đồ dám từ bỏ tất cả những ràng buộc kéo lê cuộc sống, để thanh thoát bước vào cửa hẹp dẫn tới sự sống muôn đời.
Lm. Giuse Trần Việt Hùng.
(Kn 7, 7-11; Dt 4, 12-13; Mc 10, 17-30).
Người ta thường nói: Khôn chết, dại chết, biết thì sống. Có nhiều thứ khôn như khôn lanh, khôn lỏi và khôn ranh phát sinh sự thiếu chân thật. Trí tuệ khôn ngoan là một khả năng hiểu biết vừa nhận lãnh, vừa thủ đắc và có ý thức quán triệt. Ơn khôn ngoan là ơn đầu tiên trong bảy ơn Chúa Thánh Thần. Ngày xưa, vua Solomôn đã không xin sống lâu hay sang giàu, mà chỉ xin cho được sự khôn ngoan để cai trị quốc gia. Chúa đã ban cho vua Salômôn được ơn khôn ngoan để xét xử dân chúng và cho được của cải dư tràn.
Người khôn ngoan là người thông thái và có trí tuệ. Có trí tuệ khác với có trí thức, vì người trí thức là người học rộng hiểu nhiều nhưng chưa chắc đã khôn ngoan. Nhiều người có bằng cấp và học vị nhưng không có đời sống đạo đức và lòng bao dung, kể như họ thiếu sự khôn ngoan thật. Người có trí tuệ là người biết đem sự học biết và tri thức của mình áp dụng trong cuộc sống. Khôn ngoan là sự tinh túy cốt lõi của tâm hồn. Khôn ngoan là sự quán chiếu và giác ngộ trong tâm thức. Sự khôn ngoan chiếu tỏ ánh quang trong mọi tư tưởng, lời nói và hành động. Sự khôn ngoan đối nghịch lại với sự vô minh. Vô minh là không nhận diện được ý nghĩa đích thực của cuộc sống vô thường này.
Thiên Chúa mạc khải chính mình Ngài qua các dấu chỉ nơi các tạo vật trong thiên nhiên và qua lời của các ngôn sứ. Nhất là qua Lời của Ngôi Hai, đó là Ngôi Lời: Lời Thiên Chúa là lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi: xuyên thấu chỗ phân cách tâm với linh, cốt với tuỷ; lời đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người (Dt 4, 12). Chúng ta nhận diện sự vật hiện hữu qua nhiều cách thế. Có thể nhận biết sự vật qua hình ảnh, mầu sắc, âm thanh, mùi vị, sờ mó đụng chạm, lời diễn tả và sự tưởng tượng. Sự khôn ngoan thúc đẩy chúng ta tìm về cội nguồn của những sự kỳ vĩ và huyền diệu trong thế giới. Theo thuyết nhân qủa, xem qủa thì biết cây. Nhìn vạn vật vận hành một cách trật tự trong vũ trụ muôn loài, chúng ta sẽ nhận ra sự hiện diện của Đấng vô thủy vô chung.
Lời Chúa trong bài phúc âm giúp chúng ta suy niệm và tuệ giác về cách sống đạo. Ai trong chúng ta cũng thuộc lòng Mười Điều Răn và các luật lệ trong đạo Chúa. Anh thanh niên sống trong gia đình khá giả nên chẳng cần phải lấy của ai và sống đạo hạnh luôn giữ các điều răn và luật dạy. Ngày này qua tháng nọ, cuộc sống cứ theo dòng trôi. Không gây gỗ và cũng chẳng làm hại ai cả. Lương tâm cảm thấy an ổn. Anh ta nói: "Thưa Thầy, tất cả những điều đó, tôi đã tuân giữ từ thuở nhỏ" (Mc 10, 20). Anh đã chu toàn giới răn một cách tiêu cực là “chớ”, có nghĩa là tránh và không làm điều quấy. Để bước lên con đường trọn lành, Chúa mời gọi anh tiến thêm một bước là bán gì đang có để giúp cho người nghèo.
Chúng ta được sinh ra đời với tấm thân trần trụi, yếu đuối và thanh bần. Cùng với thời gian, con người phát triển không ngừng cả phần hồn lẫn thể xác. Đối với con người, muốn nên người chúng ta phải học làm người. Cái gì cũng phải học: Học ăn, học nói, học gói và học mở, rồi học bò, học đi và học đứng. Qua thời gian, mỗi người trưởng thành bắt đầu cần trau dồi kiến thức và lao động sản xuất để kiếm tìm của cải làm giầu cho chính mình. Khi nghe Lời Chúa Giêsu mời gọi: Bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng. Thật là không mấy vui! Chúng ta thử nghĩ công ăn việc làm phát triển tốt, tiền bạc đang vô, kho tiết kiệm còn vơi và chúng ta còn nhiều thứ phải lo. Còn phải lo mua nhà, tậu xe, trả các món nợ và các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống gia đình. Làm sao chúng ta có thể bỏ lại những của cải mà đã cố công thu quén gom góp từng ngày bằng mồ hôi nước mắt? Đồng tiền nối liên khúc ruột mà.
Người thanh niên có lòng đạo, nhưng chỉ mới sống đạo ở những bước khởi đầu. Anh học biết các giới răn và chu toàn mọi bổn phận hằng ngày trong cuộc sống. Anh có cuộc sống nhẹ nhàng thư thái và bao quanh bởi mọi tiện nghi dễ dãi. Chỉ vì anh muốn nên trọn lành hơn nữa, nên Chúa Giêsu đã mở một lối nhỏ hạnh phúc mời anh bước vào. Anh đã từ chối vì của cải giầu sang chặn lối anh đi. Anh thanh niên buồn rầu bỏ cuộc đi tìm hạnh phúc viên mãn. Đây cũng là tâm trạng chung của mỗi người chúng ta. Chúng ta không muốn ai đụng đến gia tài, sản nghiệp và của cải riêng của mình. Thái độ của anh thanh niên này cũng giống như chúng ta, muốn vào nước trời nhưng còn tiếc nuối, ngại ngùng và mải mê thế sự.
Lạy Chúa, chúng con xin chọn Chúa làm phần gia nghiệp. Có Chúa, chúng con sẽ có tất cả. Chỉ nơi Chúa, chúng con sẽ tìm thấy sự khôn ngoan đích thực. Xin cho chúng con biết dùng những của cải chóng qua đời này để sinh ích và hoa quả cho cuộc sống mai sau. Cho chúng con biết khôn ngoan như các Tông Đồ dám từ bỏ tất cả những ràng buộc kéo lê cuộc sống, để thanh thoát bước vào cửa hẹp dẫn tới sự sống muôn đời.
Lm. Giuse Trần Việt Hùng.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:09 08/10/2021
30. Hoặc là con hoàn toàn thuộc về thế gian, hoặc là con hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa.
(Thánh John Vianney)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:12 08/10/2021
78. THƠ “THI KHÔNG ĐỖ”
Đường Thanh Thần có viết một bài thơ “thi không đỗ” rất là nực cười như sau:
- “Thi hỏng ở xa về,
mặt vợ sắc không vui,
chó vàng vui có tình,
nằm ở cổng lắc đuôi (ý nói mừng đón chủ nhân về)”.
Bạn bè đọc xong thì cười ngã nghiêng.
(Tiếu tiếu lục)
Suy tư 78:
Thi không đỗ thì buồn lắm, vợ lại càng buồn hơn vì lo lắng quán xuyến việc nhà cho chồng ba năm đèn sách, buồn là chuyện đương nhiên; con chó vàng thấy chủ nhân đi xa về thì vẫy đuôi mừng rỡ, cũng là chuyện tự nhiên. Chỉ có ông chồng đi thi không đỗ lại còn làm thơ so sánh giữa cảm xúc của vợ và con chó vàng thì là quá tầm bậy, thi rớt cũng đúng thôi.
Thiên Chúa rất yêu thương con người và luôn tôn trọng sự tự do của con người, bởi vì con người được dựng nên giống hình ảnh Ngài, và được cứu chuộc bằng giá máu của Đức Chúa Giê-su trên thập giá.
Cho nên, vợ chồng sống với nhau ngoài tình nghĩa ra thì còn có sự tôn trọng lẫn nhau, chính việc tôn trọng lẫn nhau này làm cho tình nghĩa vợ chồng thêm khắng khít hơn, và khi đã tôn trọng nhau thì không thể đem những cảm xúc thiêng liêng của vợ hoặc chồng ra, để mà so sánh với những xúc giác của loài vật...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Đường Thanh Thần có viết một bài thơ “thi không đỗ” rất là nực cười như sau:
- “Thi hỏng ở xa về,
mặt vợ sắc không vui,
chó vàng vui có tình,
nằm ở cổng lắc đuôi (ý nói mừng đón chủ nhân về)”.
Bạn bè đọc xong thì cười ngã nghiêng.
(Tiếu tiếu lục)
Suy tư 78:
Thi không đỗ thì buồn lắm, vợ lại càng buồn hơn vì lo lắng quán xuyến việc nhà cho chồng ba năm đèn sách, buồn là chuyện đương nhiên; con chó vàng thấy chủ nhân đi xa về thì vẫy đuôi mừng rỡ, cũng là chuyện tự nhiên. Chỉ có ông chồng đi thi không đỗ lại còn làm thơ so sánh giữa cảm xúc của vợ và con chó vàng thì là quá tầm bậy, thi rớt cũng đúng thôi.
Thiên Chúa rất yêu thương con người và luôn tôn trọng sự tự do của con người, bởi vì con người được dựng nên giống hình ảnh Ngài, và được cứu chuộc bằng giá máu của Đức Chúa Giê-su trên thập giá.
Cho nên, vợ chồng sống với nhau ngoài tình nghĩa ra thì còn có sự tôn trọng lẫn nhau, chính việc tôn trọng lẫn nhau này làm cho tình nghĩa vợ chồng thêm khắng khít hơn, và khi đã tôn trọng nhau thì không thể đem những cảm xúc thiêng liêng của vợ hoặc chồng ra, để mà so sánh với những xúc giác của loài vật...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 28 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:13 08/10/2021
CHÚA NHẬT 28 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Mc 10, 17-30
“Hãy đi bán những gì anh có rồi đến theo tôi”.
Bạn thân mến,
Con người ta ai cũng muốn được giàu có, muốn có nhiều của cải vật chất để sống sung sướng, nên thức khuya dậy sớm để đi kiếm tiền. Vì “đồng tiền nối liền khúc ruột” của con người, cho nên con người dù phải nguy hiểm đến bản thân cũng cố làm cho “khúc ruột” của mình càng ngày càng lớn, như vậy mới thoả mãn những nhu cầu của cá nhân mình.
1. Tuân giữ các lề luật chưa chắc đã được vào Nước Trời bởi vì Đức Chúa Giê-su còn nhắc nhở cho anh thanh niên giàu có: “Anh phải về bán hết những gì anh có mà cho người nghèo...” (Mc 10, 21b)
Giàu có không phải là cái tội, nhưng sự giàu có thường làm cho con người ta dễ dàng phạm tội và phạm tội nặng hơn những người khác, bởi vì tiền bạc vật chất mà chúng ta có và sử dụng, nó không có con mắt để nhìn thấy người nghèo mà giúp đỡ, nó không có tâm hồn để biết cảm thông, cho nên nó dễ dàng làm cho con người đi lầm đường lạc lối, do đó mà Đức Chúa Giê-su đã cảnh tỉnh anh thanh niên giàu có, cũng như là để nhắc nhở cho chúng ta ngày hôm nay biết rằng: con lạc đà đi qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào thiên đàng.
2. Người biệt phái và các kinh sư cũng như các thầy thông luật đã tuân giữ cách hoàn hảo lề luật, nhưng vẫn bị Đức Chúa Giê-su chê trách, bởi vì họ chỉ giữ luật theo kiểu mặc áo choàng cho đẹp cho oai với mọi người, còn tâm hồn thì thật xa cách lề luật, bởi vì họ đã coi thường những người nghèo khó, những người goá bụa và những người neo chiếc cô đơn, nhưng, trái lại một La-gia-rô nghèo khó không cơm ăn áo mặc, đã được ngồi trong lòng của tổ phụ A-bra-ham để hưởng hạnh phúc thiên đàng.
Khoảng cách giữa giàu có và thiên đàng không phải chỉ đo bằng tiền bạc hay vật chất, nhưng được đo bằng sự bác ái và yêu thương tha nhân, cho nên nó rất xa và cũng rất gần. Xa là vì chúng ta coi tiền bạc như là cứu cánh của cuộc sống, cho nên tiền bạc đã như một hố lửa sâu ngùn ngụt ngăn cách giữa chúng ta và thiên đàng; gần là vì chúng ta thanh thoát trong việc sử dụng tiền bạc với tinh thần bác ái phục vụ tha nhân, coi tiền bạc như một công cụ trợ lực cho sự phục vụ ấy tốt đẹp hơn...
Bạn thân mến,
Người thanh niên giàu có trong Tin Mừng hôm nay chính là hình ảnh của bạn và tôi và của những người Ki-tô hữu khác, chúng ta đi tham dự thánh lễ để giữ trọn lề luật như Chúa và Hội Thánh dạy, nhưng chúng ta chưa thực hành đúng cốt lõi của lề luật là bác ái và yêu thương.
Hưởng thụ những công lao thành quả của mình làm ra là một hạnh phúc, nhưng càng hạnh phúc hơn khi chúng ta biết chia sẻ với tha nhân những của cải mình có được, bởi vì khi cho đi chính là lúc nhận lại, cho nhiều thì nhận nhiều, mà cho tất cả là nhận được thiên đàng làm gia tài của mình vậy...
Câu hỏi gợi ý:
1/ Tự xét mình, anh (chị) có thấy là mình giàu có hơn người nghèo không, và có lúc nào anh (chị) chia sẻ với người nghèo cái của mình có: vật chất và tinh thần?
2/ Chúa nói: con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào nước thiên đàng. Anh (chị) có thấy đây là lời “chói tai” hay không, nếu không chói tai, thì anh (chị) làm gì để thực hành lời này cho đúng ý của Chúa?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng : Mc 10, 17-30
“Hãy đi bán những gì anh có rồi đến theo tôi”.
Bạn thân mến,
Con người ta ai cũng muốn được giàu có, muốn có nhiều của cải vật chất để sống sung sướng, nên thức khuya dậy sớm để đi kiếm tiền. Vì “đồng tiền nối liền khúc ruột” của con người, cho nên con người dù phải nguy hiểm đến bản thân cũng cố làm cho “khúc ruột” của mình càng ngày càng lớn, như vậy mới thoả mãn những nhu cầu của cá nhân mình.
1. Tuân giữ các lề luật chưa chắc đã được vào Nước Trời bởi vì Đức Chúa Giê-su còn nhắc nhở cho anh thanh niên giàu có: “Anh phải về bán hết những gì anh có mà cho người nghèo...” (Mc 10, 21b)
Giàu có không phải là cái tội, nhưng sự giàu có thường làm cho con người ta dễ dàng phạm tội và phạm tội nặng hơn những người khác, bởi vì tiền bạc vật chất mà chúng ta có và sử dụng, nó không có con mắt để nhìn thấy người nghèo mà giúp đỡ, nó không có tâm hồn để biết cảm thông, cho nên nó dễ dàng làm cho con người đi lầm đường lạc lối, do đó mà Đức Chúa Giê-su đã cảnh tỉnh anh thanh niên giàu có, cũng như là để nhắc nhở cho chúng ta ngày hôm nay biết rằng: con lạc đà đi qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào thiên đàng.
2. Người biệt phái và các kinh sư cũng như các thầy thông luật đã tuân giữ cách hoàn hảo lề luật, nhưng vẫn bị Đức Chúa Giê-su chê trách, bởi vì họ chỉ giữ luật theo kiểu mặc áo choàng cho đẹp cho oai với mọi người, còn tâm hồn thì thật xa cách lề luật, bởi vì họ đã coi thường những người nghèo khó, những người goá bụa và những người neo chiếc cô đơn, nhưng, trái lại một La-gia-rô nghèo khó không cơm ăn áo mặc, đã được ngồi trong lòng của tổ phụ A-bra-ham để hưởng hạnh phúc thiên đàng.
Khoảng cách giữa giàu có và thiên đàng không phải chỉ đo bằng tiền bạc hay vật chất, nhưng được đo bằng sự bác ái và yêu thương tha nhân, cho nên nó rất xa và cũng rất gần. Xa là vì chúng ta coi tiền bạc như là cứu cánh của cuộc sống, cho nên tiền bạc đã như một hố lửa sâu ngùn ngụt ngăn cách giữa chúng ta và thiên đàng; gần là vì chúng ta thanh thoát trong việc sử dụng tiền bạc với tinh thần bác ái phục vụ tha nhân, coi tiền bạc như một công cụ trợ lực cho sự phục vụ ấy tốt đẹp hơn...
Bạn thân mến,
Người thanh niên giàu có trong Tin Mừng hôm nay chính là hình ảnh của bạn và tôi và của những người Ki-tô hữu khác, chúng ta đi tham dự thánh lễ để giữ trọn lề luật như Chúa và Hội Thánh dạy, nhưng chúng ta chưa thực hành đúng cốt lõi của lề luật là bác ái và yêu thương.
Hưởng thụ những công lao thành quả của mình làm ra là một hạnh phúc, nhưng càng hạnh phúc hơn khi chúng ta biết chia sẻ với tha nhân những của cải mình có được, bởi vì khi cho đi chính là lúc nhận lại, cho nhiều thì nhận nhiều, mà cho tất cả là nhận được thiên đàng làm gia tài của mình vậy...
Câu hỏi gợi ý:
1/ Tự xét mình, anh (chị) có thấy là mình giàu có hơn người nghèo không, và có lúc nào anh (chị) chia sẻ với người nghèo cái của mình có: vật chất và tinh thần?
2/ Chúa nói: con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào nước thiên đàng. Anh (chị) có thấy đây là lời “chói tai” hay không, nếu không chói tai, thì anh (chị) làm gì để thực hành lời này cho đúng ý của Chúa?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Kiệt tác của một kiệt tác
Lm. Minh Anh
22:59 08/10/2021
KIỆT TÁC CỦA MỘT KIỆT TÁC
“Phúc cho dạ đã cưu mang Thầy, và vú đã cho Thầy bú!”.
William Hearst đã đầu tư cả gia tài vào các tác phẩm nghệ thuật, được sưu tập từ khắp nơi trên thế giới. Ngày kia, biết đến một tác phẩm quý, William cử người đại diện ra nước ngoài tìm kiếm. Sau nhiều tháng, cuối cùng, người đại diện đã tìm ra gốc gác; anh vội báo tin về, trước sự ngạc nhiên của William, “Kiệt tác vô giá được cất giữ trong kho của William Randolph Hearst!”. Như vậy, tỷ phú này đã cho tìm kiếm khắp nơi một kho báu mà ông đã sở hữu; và giả như ông chịu khó đọc danh mục các tác phẩm của mình, ông đã tiết kiệm được biết bao tiền bạc và thời gian!
Kính thưa Anh Chị em,
Sự hiểu biết của người phụ nữ này, có thể nói, sâu sắc đến tuyệt vời! Cô cảm nhận được sự vĩ đại của một vị Thầy có tên Giêsu; và hầu chắc, cô linh cảm Giêsu là Đấng Messia. Thật đáng nghi, e rằng, cô đã đoán được phần nào vị Thầy này còn là một Thiên Chúa làm người! Từ sự vĩ đại của vị Thầy, cô suy đoán sự vĩ đại của người mẹ sinh ra Thầy. Đối với cô, bất cứ ai đã sinh ra ‘Kiệt Tác’ này cho nhân loại, người ấy cũng phải là một ‘kiệt tác’ của nhân loại. Cô lý luận theo kiểu người xưa, “Phúc đức tại phụ mẫu”. Và cô ấy đúng! Nhân tính của Chúa Giêsu là kiệt tác của Đức Maria; tất cả những gì Mẹ có, tất cả những gì Mẹ là, Mẹ đã chuyển đạt cho Con mình. Đang khi không ai dám nghĩ sự hoàn hảo nơi thần tính của Chúa Giêsu phần nào cũng có công nghiệp của Đức Mẹ, thì sẽ rất bất công nếu bảo, Mẹ Maria chẳng có một tác động tích cực nào lên sự hoàn hảo nơi nhân tính của Chúa Giêsu. Vì thế, Mẹ Maria, là ‘kiệt tác của một kiệt tác’ vậy!
Vậy tại sao Maria là một kiệt tác? Vì lẽ, chính Thiên Chúa đã nắn đúc nên một thiếu nữ Sion xinh đẹp, trổi vượt hơn muôn vàn phụ nữ. Thiên Chúa muốn Con mình vào trần gian; và là một em bé sơ sinh, trẻ Giêsu cần một người mẹ. Thiên Chúa muốn Con mình có một người mẹ tốt nhất, hoàn hảo nhất. Để chuẩn bị, Ngài đã ban cho Đức Maria nhiều ân đức, bắt đầu với ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội, hầu gìn giữ Mẹ khỏi tội nguyên tổ. Ai có thể tưởng tượng, Giêsu, trong trắng, vô tội, được bao bọc trong một thân xác ô nhiễm bởi tội lỗi trong chín tháng đầu tiên của Ngài? Liệu một đứa trẻ tinh nguyên như thế, đến bao giờ mới có thể ngừng khóc khi được một tội nhân chăm sóc? Chúa Cha muốn điều tốt nhất cho Con mình, ban cho Con điều tốt nhất là Mẹ Maria, dẫu phải can thiệp bằng một phép lạ có một không hai. Và đó là lý do tại sao, Maria là một kiệt tác!
Anh Chị em,
“Phúc cho dạ đã cưu mang Thầy, và vú đã cho Thầy bú!”; đó là những gì người phụ nữ đã dành cho kiệt tác Maria. Thế nhưng, thật bất ngờ, Chúa Giêsu còn nói đến một điều gì đó hơn cả một kiệt tác, “Ai nghe và giữ lời Thiên Chúa sẽ có phúc hơn!”. Ai nghe và giữ lời Thiên Chúa bằng Mẹ! Mẹ đã không ngừng cộng tác với Đấng tác thành nên Mẹ để giữ cho mình mãi là kiệt tác hoàn hảo của Ngài. Suốt đời Mẹ, Mẹ đã không bỏ rơi một Lời, một ý nào của Thiên Chúa, mãi cho đến tận thập giá của Con mình; vì thế, Maria sẽ còn hơn cả một kiệt tác! Lạ lùng thay, cả chúng ta, nếu nghe và giữ lời Thiên Chúa như Mẹ, chúng ta cũng là một kiệt tác và còn hơn thế nữa, chúng ta sinh ra những kiệt tác tuyệt vời khác cho Thiên Chúa, cho nhân loại bằng sự cộng tác hết mình với ơn Chúa. Điều này có nghĩa là, chúng ta phải nên thánh và giúp người khác nên thánh bằng con đường lắng nghe Lời Chúa và uốn mình theo thánh ý Ngài. “Chúa là niềm cậy trông” của chúng ta như bài đọc Gioel hôm nay tiên báo; còn chúng ta, là những người công chính, sẽ luôn hân hoan, như lời Thánh Vịnh đáp ca, “Trước thánh nhan Chúa, người công chính hãy vui mừng!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Mẹ Maria, xin giáo dục con hầu con biết lắng nghe và sống Lời Chúa như Mẹ; và như thế, con cũng có thể trở thành ‘kiệt tác’, môn đệ của ‘Kiệt Tác’ Giêsu, Con của Mẹ”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Phúc cho dạ đã cưu mang Thầy, và vú đã cho Thầy bú!”.
William Hearst đã đầu tư cả gia tài vào các tác phẩm nghệ thuật, được sưu tập từ khắp nơi trên thế giới. Ngày kia, biết đến một tác phẩm quý, William cử người đại diện ra nước ngoài tìm kiếm. Sau nhiều tháng, cuối cùng, người đại diện đã tìm ra gốc gác; anh vội báo tin về, trước sự ngạc nhiên của William, “Kiệt tác vô giá được cất giữ trong kho của William Randolph Hearst!”. Như vậy, tỷ phú này đã cho tìm kiếm khắp nơi một kho báu mà ông đã sở hữu; và giả như ông chịu khó đọc danh mục các tác phẩm của mình, ông đã tiết kiệm được biết bao tiền bạc và thời gian!
Kính thưa Anh Chị em,
Tỷ phú William đã tốn phí biết bao để tìm kiếm trên thế giới một kho báu mà ông đã sở hữu. Cũng thế, gia đình nhân loại hôm nay đã sở hữu một ‘kiệt tác’; ấy thế, con người vẫn đang mải miết đi tìm! Lời Chúa hôm nay nói đến Maria, ‘kiệt tác của một kiệt tác’, kiệt tác mà một phụ nữ, qua Tin Mừng hôm nay, đã phát hiện, “Phúc cho dạ đã cưu mang Thầy, và vú đã cho Thầy bú!”.
Sự hiểu biết của người phụ nữ này, có thể nói, sâu sắc đến tuyệt vời! Cô cảm nhận được sự vĩ đại của một vị Thầy có tên Giêsu; và hầu chắc, cô linh cảm Giêsu là Đấng Messia. Thật đáng nghi, e rằng, cô đã đoán được phần nào vị Thầy này còn là một Thiên Chúa làm người! Từ sự vĩ đại của vị Thầy, cô suy đoán sự vĩ đại của người mẹ sinh ra Thầy. Đối với cô, bất cứ ai đã sinh ra ‘Kiệt Tác’ này cho nhân loại, người ấy cũng phải là một ‘kiệt tác’ của nhân loại. Cô lý luận theo kiểu người xưa, “Phúc đức tại phụ mẫu”. Và cô ấy đúng! Nhân tính của Chúa Giêsu là kiệt tác của Đức Maria; tất cả những gì Mẹ có, tất cả những gì Mẹ là, Mẹ đã chuyển đạt cho Con mình. Đang khi không ai dám nghĩ sự hoàn hảo nơi thần tính của Chúa Giêsu phần nào cũng có công nghiệp của Đức Mẹ, thì sẽ rất bất công nếu bảo, Mẹ Maria chẳng có một tác động tích cực nào lên sự hoàn hảo nơi nhân tính của Chúa Giêsu. Vì thế, Mẹ Maria, là ‘kiệt tác của một kiệt tác’ vậy!
Vậy tại sao Maria là một kiệt tác? Vì lẽ, chính Thiên Chúa đã nắn đúc nên một thiếu nữ Sion xinh đẹp, trổi vượt hơn muôn vàn phụ nữ. Thiên Chúa muốn Con mình vào trần gian; và là một em bé sơ sinh, trẻ Giêsu cần một người mẹ. Thiên Chúa muốn Con mình có một người mẹ tốt nhất, hoàn hảo nhất. Để chuẩn bị, Ngài đã ban cho Đức Maria nhiều ân đức, bắt đầu với ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội, hầu gìn giữ Mẹ khỏi tội nguyên tổ. Ai có thể tưởng tượng, Giêsu, trong trắng, vô tội, được bao bọc trong một thân xác ô nhiễm bởi tội lỗi trong chín tháng đầu tiên của Ngài? Liệu một đứa trẻ tinh nguyên như thế, đến bao giờ mới có thể ngừng khóc khi được một tội nhân chăm sóc? Chúa Cha muốn điều tốt nhất cho Con mình, ban cho Con điều tốt nhất là Mẹ Maria, dẫu phải can thiệp bằng một phép lạ có một không hai. Và đó là lý do tại sao, Maria là một kiệt tác!
Anh Chị em,
“Phúc cho dạ đã cưu mang Thầy, và vú đã cho Thầy bú!”; đó là những gì người phụ nữ đã dành cho kiệt tác Maria. Thế nhưng, thật bất ngờ, Chúa Giêsu còn nói đến một điều gì đó hơn cả một kiệt tác, “Ai nghe và giữ lời Thiên Chúa sẽ có phúc hơn!”. Ai nghe và giữ lời Thiên Chúa bằng Mẹ! Mẹ đã không ngừng cộng tác với Đấng tác thành nên Mẹ để giữ cho mình mãi là kiệt tác hoàn hảo của Ngài. Suốt đời Mẹ, Mẹ đã không bỏ rơi một Lời, một ý nào của Thiên Chúa, mãi cho đến tận thập giá của Con mình; vì thế, Maria sẽ còn hơn cả một kiệt tác! Lạ lùng thay, cả chúng ta, nếu nghe và giữ lời Thiên Chúa như Mẹ, chúng ta cũng là một kiệt tác và còn hơn thế nữa, chúng ta sinh ra những kiệt tác tuyệt vời khác cho Thiên Chúa, cho nhân loại bằng sự cộng tác hết mình với ơn Chúa. Điều này có nghĩa là, chúng ta phải nên thánh và giúp người khác nên thánh bằng con đường lắng nghe Lời Chúa và uốn mình theo thánh ý Ngài. “Chúa là niềm cậy trông” của chúng ta như bài đọc Gioel hôm nay tiên báo; còn chúng ta, là những người công chính, sẽ luôn hân hoan, như lời Thánh Vịnh đáp ca, “Trước thánh nhan Chúa, người công chính hãy vui mừng!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Mẹ Maria, xin giáo dục con hầu con biết lắng nghe và sống Lời Chúa như Mẹ; và như thế, con cũng có thể trở thành ‘kiệt tác’, môn đệ của ‘Kiệt Tác’ Giêsu, Con của Mẹ”, Amen.
(Tgp. Huế)
Thánh Lễ Chúa Nhật 28 Mùa Quanh Năm 10/10/2021 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
23:40 08/10/2021
BÀI ĐỌC I: Kn 7, 7-11
“Ðem so sánh sự giàu sang với sự khôn ngoan, tôi kể sự giàu sang như không”.
Bài trích sách Khôn Ngoan.
Tôi đã ước ao được ban sự hiểu biết, tôi cầu khẩn được thần trí khôn ngoan đến cùng tôi. Tôi lấy sự khôn ngoan làm hơn vương quốc và ngai vàng: Ðem so sánh sự giàu sang với sự khôn ngoan, tôi kể sự giàu sang như không. Tôi cũng không so sánh nó với kim cương, vì mọi thứ vàng đem so sánh với nó thì kể như hạt cát nhỏ bé, và bạc đem để trước nó thì kể như đất bùn. Tôi yêu quý sự khôn ngoan hơn sức khoẻ và sắc đẹp, tôi lấy nó làm hơn được sự sáng, vì sự sáng của nó không hề tắt. Tất cả mọi sự tốt lành đều đến cùng tôi làm một với nó, và nhờ tay của nó, tôi được đoan chính không kể xiết.
Ðó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 89, 12-13. 14-15. 16-17
Ðáp: Xin cho chúng con sớm được no phỉ ân tình của Chúa, để chúng con mừng rỡ hân hoan (c. 14).
1) Xin dạy chúng con biết đếm ngày giờ, để chúng con luyện được lòng trí khôn ngoan. Lạy Chúa, xin trở lại, chứ còn để tới bao giờ? Xin tỏ lòng xót thương tôi tớ của Ngài.
2) Xin cho chúng con sớm được no phỉ ân tình của Chúa, để chúng con mừng rỡ hân hoan trọn đời sống chúng con. Xin ban niềm vui thế cho những ngày Chúa hạ nhục chúng con, thế cho những năm chúng con mục kích nạn tai.
3) Xin cho các bầy tôi nhìn thấy sự nghiệp của Chúa, và cho con cháu họ được thấy vinh quang Ngài. Xin cho chúng con được hưởng ân sủng Chúa là Thiên Chúa chúng con, sự nghiệp tay chúng con làm ra, xin Ngài củng cố; xin Ngài củng cố sự nghiệp tay chúng con làm ra.
BÀI ĐỌC II: Dt 4, 12-13
“Lời của Chúa phân tách tình cảm với ý nghĩ của tâm hồn”.
Bài trích thư gửi tín hữu Do-thái.
Anh em thân mến, lời Thiên Chúa là lời hằng sống, linh nghiệm, sắc bén hơn mọi thứ gươm hai lưỡi, thấu suốt đến nỗi phân rẽ linh hồn với thần trí, gân cốt với tuỷ não, phân tách tình cảm với ý nghĩ của tâm hồn. Không một tạo vật nào ẩn khuất được trước mặt Chúa; tất cả mọi sự đều phơi trần và tỏ ra trước mắt của Ðấng mà chúng ta phải trả lẽ.
Ðó là lời Chúa.
ALLELUIA: Lc 19, 38
All. All. – Chúc tụng Ðức Vua, Ðấng nhân danh Chúa mà đến! Bình an trên trời và vinh quang trên các tầng trời! – All.
PHÚC ÂM: Mc 10, 17-30
“Ngươi hãy đi bán tất cả gia tài rồi đến theo Ta”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy Chúa Giêsu vừa lên đường, thì một người chạy lại quỳ gối trước Người và hỏi: “Lạy Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sống đời đời?” Chúa Giêsu trả lời: “Sao ngươi gọi Ta là nhân lành? Chẳng có ai là nhân lành, trừ một mình Thiên Chúa. Ngươi đã biết các giới răn: đừng ngoại tình, đừng giết người, đừng trộm cắp, đừng làm chứng gian, đừng lường gạt; hãy thảo kính cha mẹ”. Người ấy thưa: “Lạy Thầy, những điều đó tôi đã giữ từ thuở nhỏ”. Bấy giờ Chúa Giêsu chăm chú nhìn người ấy và đem lòng thương mà bảo rằng: “Ngươi chỉ thiếu một điều, là ngươi hãy đi bán tất cả gia tài, đem bố thí cho người nghèo khó và ngươi sẽ có một kho báu trên trời, rồi đến theo Ta”. Nhưng người ấy nghe những lời đó, thì sụ nét mặt và buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải. Lúc đó Chúa Giêsu nhìn chung quanh và bảo các môn đệ rằng: “Những người giàu có vào nước Thiên Chúa khó biết bao!” Các môn đệ kinh ngạc vì những lời đó. Nhưng Chúa Giêsu lại nói tiếp và bảo các ông rằng: “Hỡi các con, những kẻ cậy dựa vào tiền bạc, thật khó mà vào nước Thiên Chúa biết bao! Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào nước Thiên Chúa”. Các ông càng kinh ngạc hỏi nhau rằng: “Như vậy thì ai có thể được cứu độ?” Chúa Giêsu chăm chú nhìn các ông, và nói: “Ðối với loài người thì không thể được, nhưng không phải đối với Thiên Chúa, vì Thiên Chúa làm được mọi sự”. Phêrô thưa cùng Chúa Giêsu rằng: “Ðây chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy”. Chúa Giêsu trả lời rằng: “Thầy bảo thật các con, chẳng ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái, đồng ruộng vì Thầy và vì Tin Mừng, mà ngay bây giờ lại không được gấp trăm ở đời này về nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái và ruộng nương, cùng với sự bắt bớ, và ở đời sau được sự sống vĩnh cửu. Nhưng có nhiều kẻ trước nhất sẽ nên rốt hết, và những kẻ rốt hết sẽ nên trước nhất”.
Ðó là lời Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô thương tiếc vị Hồng Y đã công bố kết quả cuộc bầu cử của Đức Bênêđíctô XVI
Đặng Tự Do
16:15 08/10/2021
Đức Hồng Y Jorge Arturo Medina Estévez, người đã lãnh đạo Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích của Vatican trong sáu năm và là linh mục qua bảy triều giáo hoàng, đã qua đời vào ngày 3 tháng 10 ở tuổi 94.
Đức Hồng Y Medina cũng là vị Hồng Y đã công bố với thế giới việc Đức Bênêđíctô XVI được bầu làm Giáo Hoàng vào ngày 19/4/2005.
Ngài qua đời ở Chí Lợi, tại quê hương Santiago de Chile, và tang lễ của ngài được cử hành vào hôm thứ Hai tại nhà thờ chính tòa của thành phố.
Hôm 4 tháng 10, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gửi một thông điệp chia buồn tới những người thân của Đức Hồng Y Medina và những người Công Giáo của các giáo phận Rancagua và Valparaíso, nơi mà Đức Hồng Y Medina đã lãnh đạo trước khi đảm nhận vị trí của mình tại Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích của Vatican.
Đức Phanxicô nói rằng Đức Hồng Y Medina là một linh mục và giám mục “hy sinh quên mình”, là người “với lòng trung thành, đã hiến dâng cuộc đời mình để phục vụ Thiên Chúa và Giáo hội hoàn vũ.”
Ngài nói thêm rằng ngài đang cầu nguyện cho linh hồn của vị Hồng Y được an giấc ngàn thu.
Sinh ngày 23 tháng 12 năm 1926, Đức Hồng Y Medina được thụ phong linh mục năm 1954, sau đó ngài bắt đầu giảng dạy triết học trong chủng viện, và dạy thần học tại Đại học Công Giáo Giáo hoàng Chí Lợi. Ngài dạy triết học trong 10 năm và thần học cho đến năm 1994. Từ năm 1974 đến năm 1985, ngài là hiệu trưởng đại học.
Ngài cũng là cha giải tội trong Kinh Sĩ Đoàn nhà thờ chính tòa của Thủ đô Santiago de Chile trong nhiều năm và là thẩm phán trong tòa án giáo hội.
Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã phong ngài là peritus, tức là “chuyên gia”, tại Công đồng Vatican II. Sau đó, ngài cũng là thành viên của Ủy ban Thần học Quốc tế và ủy ban soạn thảo Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo.
Ngài là nhà thuyết giảng tại kỳ tĩnh tâm Mùa Chay của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1993, và vào năm 1996, Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm ngài làm tổng trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích. Ngài giữ chức tổng trưởng từ năm 1998 đến năm 2002.
Đức Hồng Y Medina đã viết nhiều sách và bài báo về các chủ đề bao gồm tâm linh và giáo luật.
Vào tháng 2 năm 1998, Đức Gioan-Phaolô II đã tấn phong Hồng Y cho ngài. Năm 2005, Đức Hồng Y Medina tham gia mật nghị bầu Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI. Với tư cách là Hồng Y trưởng đẳng phó tế, ngài đã công bố việc Đức Bênêđíctô được bầu làm Giáo Hoàng và choàng dây Pallium cho Đức Bênêđíctô trong thánh lễ nhậm chức.
Source:Catholic News Agency
Hồng Y Đoàn sau cái chết của Đức Hồng Y Jorge Medina Estévez
Đặng Tự Do
16:15 08/10/2021
Với cái chết của Đức Hồng Y Jorge Medina Estévez, nguyên Tổng trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, Hồng Y Đoàn còn 215 vị, trong đó số Hồng Y cử tri là 121 vị
Trong số 121 vị Hồng Y cử tri
13 vị được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong.
38 vị được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI tấn phong.
70 vị được Đức Giáo Hoàng Phanxicô tấn phong.
Số Hồng Y không còn quyền bầu Giáo Hoàng 94 *
44 vị được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong.
27 vị được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI tấn phong.
23 vị được Đức Giáo Hoàng Phanxicô tấn phong.
Source:Sismografo
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh sự khôn ngoan
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:54 08/10/2021
Hình ảnh sự khôn ngoan
Xưa nay khi chúc mừng ai, nhất là cho những bậc vị vọng trong đạo đời, những người có trách nhiệm đứng đầu cơ quan điều hành quản trị, thường luôn có lời cầu chúc có được “sự khôn ngoan.”
Nhưng thế nào là sự khôn ngoan?
Định nghĩa về khôn ngoan được nhìn theo nhiều khía cạnh văn hóa, triết học, tôn giáo…
Nhưng có một điều ai cũng được Trời cao ban cho sự khôn ngoan cùng khác biệt nơi mỗi người. Đó là khả năng, hay còn nôm na gọi là nghệ thuật hành xử trong đời sống mang đến gía trị cao qúi, quyết định đúng sự việc cùng đúng lúc.
Điều này con người chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm sống trải qua, những khi bỏ lỡ cơ hội thuận tiện cùng không nhận ra sự gì đúng cùng quan trọng trong đời sống đã đến. Hậu qủa là làm tức bực mình cùng mất thời giờ, hoặc phải chờ đợi hoặc phải làm lại từ khởi đầu.
Nhận ra điều trong khoảnh khắc (timing) là đúng cùng quan trọng, đó là sự khôn ngoan.
Nhưng làm sao nhận được sự khôn ngoan?
Khi mới chào đời, con người chúng ta không được nói về điều này. Còn thơ bé con người hành xử theo bản năng nhu cầu phản ứng của cơ thể. Trẻ thơ theo cảm quan cách đơn giản nhận ra điều gì quan hệ thôi: đòi uống khi khát nước, đòi ăn lúc đói, nhắm mắt ngủ lúc mệt.
Theo bản năng trẻ thơ nhận ra những người gần gũi mình và quan trọng cho mình có ở bên cạnh gần mình không, có thể có được họ không. Vì thế trẻ thơ có hành động hồn nhiên bộc phát là nhìn và kêu la, hay nhìn làm theo bắt chước người khác.
Với thời gian thân xác lớn lên thêm, cùng tâm trí phát triển đến tuổi đi học, trẻ em bạn trẻ được cắt nghĩa thêm cho hiểu biết rõ hơn. Điều này đúng. Nhưng cũng có những điều khác ít đúng hơn.
Vì thế đặt ra thắc mắc: Thế nào là sự đúng đắn?
Và con người bắt đầu suy nghĩ thử nghiệm cùng với cả sai nhầm để tìm ra câu trả lời. Thông thường là đúng, nhưng đôi khi cũng ít kém hơn. Đôi khi cũng có kết qủa đúng, nhưng chỉ sau đó mới nhận ra. Và đôi khi cũng đúng nhiều hơn là những gì được nói chỉ dẫn cho trước đó.
Với thời gian càng lớn khôn đi vào đời sống, con người nhận ra sự quan trọng với người này, nhưng bỗng chốc lại không còn quan trọng nữa, hay còn điều khác đúng hơn. Đời sống trong thế giới và luật lệ thay đổi từng đơn vị chi tiết.
Như thế con người nhận ra rằng sự khôn ngoan không là một lý thuyết cao vời, nhưng là điều gì trong đời sống thực tế. Dẫu vậy, thông thường chúng ta lại không gọi đó là sự khôn ngoan.
Sự khôn ngoan là khả năng, là ân đức món qùa tặng được ban cho, và con người có thể lãnh nhận được qua cầu nguyện xin ơn, như Vua Salomon đã làm ngay từ lúc bắt đầu lên ngôi vua trị vì:
“ Xin ban cho tôi tớ Chúa đây, một tâm hồn biết lắng nghe, để cai trị dân Chúa và phân biệt phải trái; chẳng vậy, nào ai có đủ sức cai trị dân Chúa, một dân quan trọng như thế? "10 Chúa hài lòng vì vua Sa-lô-môn đã xin điều đó.11 Thiên Chúa phán với vua: "Bởi vì ngươi đã xin điều đó, ngươi đã không xin cho được sống lâu, hay được của cải, cũng không xin cho kẻ thù ngươi phải chết, nhưng đã xin cho được tài phân biệt để xét xử,12 thì này, Ta làm theo như lời ngươi: Ta ban cho ngươi một tâm hồn khôn ngoan minh mẫn, đến nỗi trước ngươi, chẳng một ai sánh bằng, và sau ngươi, cũng chẳng có ai bì kịp”( 1 Sách Các Vua, 3,9-12).
Nhưng tại sao lại cần phải cầu nguyện xin sự khôn ngoan?
Thiên Chúa, Đấng Tạo Hoá càn khôn, đã tạo dựng vũ trụ cùng con người. Ngài vui mừng, khi được cùng chia sẻ với con người do chính Ngài tạo dựng nên. Và không có con người sự khôn ngoan không tỏa chiếu ra trong vũ trụ.
Sách Khôn ngoan đã vẽ thuật về hình ảnh sự Khôn ngoan ( Sách Khôn ngoan7,7-12) : khả năng hành xử điều đúng cùng quan trọng đúng lúc, là điều qúy gía. Qúy gía hơn” vương quốc và ngai vàng”. Ngày nay có thể nói được rằng sự khôn ngoan qúy gía hơn quyền lực sức mạnh.
Với quyền lực sức mạnh có thể làm nhiều sự cùng có ảnh hưởng sâu rộng đến cho đời sống. Nhưng nếu không làm đúng, không đúng lúc trong khoảnh khắc, có thể sinh ra hậu qủa xấu tai hại không chỉ cho sự việc, mà cả cho con người nữa.
Với sự giầu sang cũng tương tự như vậy “ mọi thứ vàng đem so sánh với nó thì kể như hạt cát nhỏ bé.”. Nếu không hành xử cho đúng trong đúng thời điểm đến, có thể vì thiếu hiểu biết, sự không cẩn trọng chú ý sẽ đưa đến hậu qủa là tài sản giầu sang tích lũy cũng sẽ bị tiêu tan, như những hạt cát chảy buông tuột khỏi lòng bàn tay.
Sức khoẻ và sự đẹp đẽ xưa nay được trân trọng cho là quan trọng. Nhưng người hiểu biết lấy sự khôn ngoan quan trọng hơn. Người hiểu biết hành xử trước hết cho bản thân mình làm sao cho sức khoẻ và sự đẹp đẽ có ý nghĩa, khi nhận ra rằng điều gì đúng và quan trọng trong lúc cần phải hành xử. Điều này gọi là sự khôn ngoan.
Trong đời sống, người luôn luôn học hỏi tiếp, và qua đó nhận ra thêm nhiều kiến thức sự hiểu biết. Đó là chương trình ưu tiên. Ai biết đặt việc đúng thích hợp cùng đúng lúc, khi hành động, người đó là người khôn ngoan.
Thánh Phaolo trình bày hình ảnh khuôn mẫu sự khôn ngoan cho đời sống tinh thần đức tin vào Thiên Chúa:
“ Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do-thái hay Hy-lạp, Đấng ấy chính là Đức Ki-tô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa.” ( 1 cor 1,24)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Xưa nay khi chúc mừng ai, nhất là cho những bậc vị vọng trong đạo đời, những người có trách nhiệm đứng đầu cơ quan điều hành quản trị, thường luôn có lời cầu chúc có được “sự khôn ngoan.”
Nhưng thế nào là sự khôn ngoan?
Định nghĩa về khôn ngoan được nhìn theo nhiều khía cạnh văn hóa, triết học, tôn giáo…
Nhưng có một điều ai cũng được Trời cao ban cho sự khôn ngoan cùng khác biệt nơi mỗi người. Đó là khả năng, hay còn nôm na gọi là nghệ thuật hành xử trong đời sống mang đến gía trị cao qúi, quyết định đúng sự việc cùng đúng lúc.
Điều này con người chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm sống trải qua, những khi bỏ lỡ cơ hội thuận tiện cùng không nhận ra sự gì đúng cùng quan trọng trong đời sống đã đến. Hậu qủa là làm tức bực mình cùng mất thời giờ, hoặc phải chờ đợi hoặc phải làm lại từ khởi đầu.
Nhận ra điều trong khoảnh khắc (timing) là đúng cùng quan trọng, đó là sự khôn ngoan.
Nhưng làm sao nhận được sự khôn ngoan?
Khi mới chào đời, con người chúng ta không được nói về điều này. Còn thơ bé con người hành xử theo bản năng nhu cầu phản ứng của cơ thể. Trẻ thơ theo cảm quan cách đơn giản nhận ra điều gì quan hệ thôi: đòi uống khi khát nước, đòi ăn lúc đói, nhắm mắt ngủ lúc mệt.
Theo bản năng trẻ thơ nhận ra những người gần gũi mình và quan trọng cho mình có ở bên cạnh gần mình không, có thể có được họ không. Vì thế trẻ thơ có hành động hồn nhiên bộc phát là nhìn và kêu la, hay nhìn làm theo bắt chước người khác.
Với thời gian thân xác lớn lên thêm, cùng tâm trí phát triển đến tuổi đi học, trẻ em bạn trẻ được cắt nghĩa thêm cho hiểu biết rõ hơn. Điều này đúng. Nhưng cũng có những điều khác ít đúng hơn.
Vì thế đặt ra thắc mắc: Thế nào là sự đúng đắn?
Và con người bắt đầu suy nghĩ thử nghiệm cùng với cả sai nhầm để tìm ra câu trả lời. Thông thường là đúng, nhưng đôi khi cũng ít kém hơn. Đôi khi cũng có kết qủa đúng, nhưng chỉ sau đó mới nhận ra. Và đôi khi cũng đúng nhiều hơn là những gì được nói chỉ dẫn cho trước đó.
Với thời gian càng lớn khôn đi vào đời sống, con người nhận ra sự quan trọng với người này, nhưng bỗng chốc lại không còn quan trọng nữa, hay còn điều khác đúng hơn. Đời sống trong thế giới và luật lệ thay đổi từng đơn vị chi tiết.
Như thế con người nhận ra rằng sự khôn ngoan không là một lý thuyết cao vời, nhưng là điều gì trong đời sống thực tế. Dẫu vậy, thông thường chúng ta lại không gọi đó là sự khôn ngoan.
Sự khôn ngoan là khả năng, là ân đức món qùa tặng được ban cho, và con người có thể lãnh nhận được qua cầu nguyện xin ơn, như Vua Salomon đã làm ngay từ lúc bắt đầu lên ngôi vua trị vì:
“ Xin ban cho tôi tớ Chúa đây, một tâm hồn biết lắng nghe, để cai trị dân Chúa và phân biệt phải trái; chẳng vậy, nào ai có đủ sức cai trị dân Chúa, một dân quan trọng như thế? "10 Chúa hài lòng vì vua Sa-lô-môn đã xin điều đó.11 Thiên Chúa phán với vua: "Bởi vì ngươi đã xin điều đó, ngươi đã không xin cho được sống lâu, hay được của cải, cũng không xin cho kẻ thù ngươi phải chết, nhưng đã xin cho được tài phân biệt để xét xử,12 thì này, Ta làm theo như lời ngươi: Ta ban cho ngươi một tâm hồn khôn ngoan minh mẫn, đến nỗi trước ngươi, chẳng một ai sánh bằng, và sau ngươi, cũng chẳng có ai bì kịp”( 1 Sách Các Vua, 3,9-12).
Nhưng tại sao lại cần phải cầu nguyện xin sự khôn ngoan?
Thiên Chúa, Đấng Tạo Hoá càn khôn, đã tạo dựng vũ trụ cùng con người. Ngài vui mừng, khi được cùng chia sẻ với con người do chính Ngài tạo dựng nên. Và không có con người sự khôn ngoan không tỏa chiếu ra trong vũ trụ.
Sách Khôn ngoan đã vẽ thuật về hình ảnh sự Khôn ngoan ( Sách Khôn ngoan7,7-12) : khả năng hành xử điều đúng cùng quan trọng đúng lúc, là điều qúy gía. Qúy gía hơn” vương quốc và ngai vàng”. Ngày nay có thể nói được rằng sự khôn ngoan qúy gía hơn quyền lực sức mạnh.
Với quyền lực sức mạnh có thể làm nhiều sự cùng có ảnh hưởng sâu rộng đến cho đời sống. Nhưng nếu không làm đúng, không đúng lúc trong khoảnh khắc, có thể sinh ra hậu qủa xấu tai hại không chỉ cho sự việc, mà cả cho con người nữa.
Với sự giầu sang cũng tương tự như vậy “ mọi thứ vàng đem so sánh với nó thì kể như hạt cát nhỏ bé.”. Nếu không hành xử cho đúng trong đúng thời điểm đến, có thể vì thiếu hiểu biết, sự không cẩn trọng chú ý sẽ đưa đến hậu qủa là tài sản giầu sang tích lũy cũng sẽ bị tiêu tan, như những hạt cát chảy buông tuột khỏi lòng bàn tay.
Sức khoẻ và sự đẹp đẽ xưa nay được trân trọng cho là quan trọng. Nhưng người hiểu biết lấy sự khôn ngoan quan trọng hơn. Người hiểu biết hành xử trước hết cho bản thân mình làm sao cho sức khoẻ và sự đẹp đẽ có ý nghĩa, khi nhận ra rằng điều gì đúng và quan trọng trong lúc cần phải hành xử. Điều này gọi là sự khôn ngoan.
Trong đời sống, người luôn luôn học hỏi tiếp, và qua đó nhận ra thêm nhiều kiến thức sự hiểu biết. Đó là chương trình ưu tiên. Ai biết đặt việc đúng thích hợp cùng đúng lúc, khi hành động, người đó là người khôn ngoan.
Thánh Phaolo trình bày hình ảnh khuôn mẫu sự khôn ngoan cho đời sống tinh thần đức tin vào Thiên Chúa:
“ Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do-thái hay Hy-lạp, Đấng ấy chính là Đức Ki-tô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa.” ( 1 cor 1,24)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Văn Hóa
Tiểu luận I của Edith Stein về Phụ nữ: Triết lý thực hành của Nghề nghiệp Phụ nữ
Vũ Văn An
19:00 08/10/2021
Tiểu luận này gồm bản văn bài diễn giảng của Edith Stein dưới cùng tên tại hội nghị mùa thu của Hiệp Hội Các Nhà Học Thuật Công Giáo, tại Salzburg [Áo], ngày 30 tháng Chín năm 1930, chủ đề là “Chúa Kitô và Đời sống Nghề nghiệp của Con người Hiện đại”.
Nghĩa đen của hạn từ “ethos” theo nghĩa lâu đời của nó phải được hiểu trong mối liên hệ của nó với hành động của con người. Tôi không có ý nói đến một sắc lệnh được áp đặt lên con người từ bên ngoài mà đúng hơn là một điều gì đó hành động trong chính bản thân họ, một mô thức bên trong, một thái độ tâm linh thường hằng mà các nhà kinh viện gọi là thói quen [habitus]. Những thái độ tâm linh thường hằng như vậy mang lại một đặc tính đồng dạng nhất định cho việc thay đổi các mẫu tác phong, và các thái độ tự phát biểu qua đặc tính này trong hành động bên ngoài. Tính khí là một thói quen bẩm sinh, một thiên hướng tự nhiên và căn bản của linh hồn như vui vẻ hoặc u sầu. Có những thái độ thủ đắc được dựa trên các khuynh hướng tự nhiên; ở đây mọi năng khiếu và nhân đức tự nhiên đều quan trọng. Cuối cùng, có một thói quen đã thành cố định: trước hết, chính là những nhân đức thần linh tạo nên sự thánh thiện của một con người. Và các nhân đức này có thể thủ đắc được thế nào, thì chúng cũng có thể bị mất đi thế ấy; chúng không vĩnh viễn thuộc về linh hồn vì chúng dễ dàng bị sửa đổi.
Cùng với “ethos”, khái niệm tổng quát về thói quen này trở thành chuyên biệt nhờ tập chú vào các giá trị. Nói đến “ethos” là nói đến thói quen, một hoặc một số, có giá trị tích cực và đáp ứng các yêu cầu hoặc quy định khách quan nào đó.
Tôi hiểu triết lý thực hành nghề nghiệp [professionel ethos] là thái độ tinh thần lâu dài hoặc tính tổng thể của thói quen xuất hiện từ bên trong như là nguyên tắc đào tạo cuộc sống nghề nghiệp của một người. Chúng ta chỉ có thể nói về triết lý thực hành này khi cuộc sống nghề nghiệp chứng tỏ được một tính cách đồng dạng [uniform] nào đó một cách khách quan. Thật vậy, tính cách này xuất hiện như một lực lượng đạo đức từ bên trong; nó không bị áp đặt lên cuộc sống nghề nghiệp từ bên ngoài hoặc bởi tính chân chính của bản thân công việc hoặc bởi các quy định khác.
Lòng trung thành và sự ngay thẳng lương tâm là một trong những thái độ lâu dài có thể có tính quyết định đối với cuộc sống nghề nghiệp. Thái độ của một người đối với nghề nghiệp của họ rõ ràng giúp xác định kết quả đạt được trong nghề đó. Bất cứ ai coi công việc của mình như một nguồn thu nhập đơn thuần hoặc một trò tiêu khiển sẽ thực hiện nó khác với những người cảm thấy nghề nghiệp của mình như một ơn gọi đích thực. Nói một cách chính xác, chúng ta chỉ có thể chấp nhận thuật ngữ “triết lý thực hành nghề nghiệp” (professional ethos) trong trường hợp cuối cùng vừa kể mà thôi.
Cuối cùng, chúng ta phải nhìn nhận rằng mỗi ngành nghề đều có một triết lý thực hành đặc thù cho mục đích của nó. (Điều này phần nào giống như tính hay giúp đỡ của y tá, sự cẩn thận và quyết tâm của nhân viên nhà quàn v.v.) Triết lý thực hành có thể được biểu lộ qua bản chất của một người (nghĩa là họ có thiên hướng tự nhiên đối với nghề nghiệp của mình); hoặc, nó có thể phát triển trong họ qua việc thực hành liên tục các hoạt động nó đòi hỏi; và sau đó nó có thể trở thành một tiêu chuẩn cho hành vi độc lập đối với sự kiểm soát bên ngoài.
Khi chủ đề của buổi tối này được gợi ý cho tôi, nó khơi dậy hai giả thuyết: thứ nhất, một số thái độ lâu dài nào đó có tính độc đáo đối với linh hồn nữ giới và tạo thành cuộc sống chuyên nghiệp của người phụ nữ từ bên trong; thứ hai, chính bản chất của người phụ nữ đã lôi kéo họ vào một số ngành nghề nào đó. Bây giờ chúng ta hãy thảo luận về hai điểm này.
I. Ơn gọi tự nhiên của phụ nữ và Triết lý thực hành tương ứng của nó
Chúng ta có thể nói tới các ơn gọi có tính đặc biệt nữ giới hay không? Lúc khởi thủy của phong trào duy nữ, các nhà lãnh đạo cấp tiến đã phủ nhận điều này, cho rằng tất cả các ngành nghề đều phù hợp với phụ nữ. Các đối thủ của họ không chịu thừa nhận khái niệm này, họ chỉ công nhận một ơn gọi nữ giới mà thôi, ơn gọi tự nhiên của phụ nữ. Đề tài của chúng ta đòi thảo luận cả hai quan điểm. Để bắt đầu, chúng ta phải đặt câu hỏi: Có một ơn gọi nữ giới tự nhiên của người phụ nữ hay không? Nó đòi hỏi thái độ tâm linh nào?
Chỉ người mù quáng bởi đam mê tranh cãi mới có thể phủ nhận người phụ nữ trong linh hồn và thân xác được tạo thành cho một mục đích đặc thù. Lời Kinh thánh rõ ràng và không thể thu hồi đã tuyên bố điều mà kinh nghiệm hàng ngày vốn dạy từ thuở sơ khai của thế giới: người phụ nữ được định làm vợ và làm mẹ. Cả về thể chất lẫn tinh thần, họ đều được phú bẩm cho mục đích này, như thấy rõ ràng từ kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên, đặc điểm tâm linh ấy cũng phát xuất từ nguyên tắc của học thuyết Tôma, anima forma corporis [linh hồn là mô thức của thân xác]. Tất nhiên, phụ nữ có chung một bản chất căn bản của con người, nhưng xét về căn bản, các khả năng của họ khác với nam giới; do đó, một loại linh hồn khác hẳn cũng phải hiện hữu. Vì những điều căn bản của thái độ tâm linh đặc trưng nữ tính thường đã khá quen thuộc đối với chúng ta, nên chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu sơ qua về nó mà thôi.
Người phụ nữ tự nhiên tìm cách nắm lấy những gì sống động, có bản vị và toàn bộ. Nâng niu, canh giữ, bảo vệ, nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển là hoài mong tự nhiên, có tính mẫu thân của họ. Vật thể vô sinh, tức sự kiện chỉ có thể làm họ lưu ý khi nó phục vụ điều sống động và có bản vị, chứ thông thường không phải vì nó. Liên quan đến vấn đề này là một vấn đề khác: trừu tượng hóa theo mọi nghĩa đều xa lạ đối với bản chất nữ giới. Điều sống động và có bản vị được họ lưu ý là một toàn bộ cụ thể và được bảo vệ và khuyến khích như một tổng thể; điều này không có nghĩa một bộ phận bị hy sinh cho một bộ phận khác, không phải tâm trí bị hy sinh cho thân xác hoặc một cơ năng tâm linh bị hy sinh cho một cơ năng khác. Họ khao khát sự toàn diện này trong bản thân mình và nơi những người khác. Các quan điểm lý thuyết và thực tế của họ tương ứng với nhau; dòng suy nghĩ tự nhiên của họ không quá có tính ý niệm và phân tích vì nó được điều hướng một cách trực giác và cảm xúc vào điều cụ thể. Thiên bẩm này cho phép người phụ nữ bảo vệ và dạy dỗ những đứa con của mình. Nhưng thái độ căn bản này không chỉ dành cho họ; họ cũng nên cư xử theo cách này với chồng mình và với tất cả những ai tiếp xúc với họ.
Hồng phúc làm mẹ này được kết hợp với hồng phúc làm bạn đồng hành. Hồng phúc và hạnh phúc của họ là được chia sẻ cuộc sống của một hữu thể nhân bản khác và thực sự, được tham gia vào mọi điều xảy ra với chàng, vào những điều lớn nhất và nhỏ nhất, vào niềm vui cũng như đau khổ, vào việc làm và vào các nan đề. Người đàn ông ngụp lặn trong “doanh nghiệp của họ”, và họ mong được những người khác quan tâm và giúp đỡ; nói chung, họ khó có thể can dự vào các hữu thể khác và các mối quan tâm của họ. Ngược lại, điều đó rất tự nhiên đối với phụ nữ, và họ có khả năng quan tâm một cách tương cảm đến các lĩnh vực nhận thức khác xa với mối quan tâm của bản thân và là các lãnh vực họ sẽ không lưu ý tới nếu không phải do sở thích bản thân đã lôi kéo họ tiếp xúc với chúng. Thiên bẩm này gắn liền với hồng phúc làm mẹ. Một mối thiện cảm tích cực dành cho những người rơi vào tầm mắt của họ đánh thức sức mạnh của những người này và nâng cao thành tích của họ. Đó là một chức năng liên hệ, có tính đào tạo và thực sự mẫu thân, là một chức năng chính người trưởng thành cũng cần đến. Chức năng này cũng được áp dụng vào chính con cái của họ, đặc biệt là khi chúng đã trưởng thành và người mẹ không còn phải chăm sóc thể lý cho chúng nữa.
Việc tham gia vào cuộc sống của chồng họ đòi hỏi sự phục tùng và vâng lời theo chỉ dẫn của lời Thiên Chúa. Đúng theo bản chất của họ, người đàn ông phục vụ mối quan tâm của họ một cách trực tiếp. Người vợ phục vụ chính nghĩa của chồng vì ông ta; và như thế, điều hợp lý là việc này diễn ra dưới sự hướng dẫn của ông. Việc nghĩa vụ vâng lời cũng mở rộng tới lãnh vực trực tiếp của người vợ - gia hộ và việc nuôi dạy con cái - có lẽ ít phát xuất từ cá tính nữ giới cho bằng từ ơn gọi tự nhiên của đàn ông như người hướng dẫn và bảo vệ vợ mình. Ơn gọi tự nhiên cũng tương ứng với xu hướng tự nhiên của người phụ nữ đối với sự vâng lời và phục vụ: “khi vâng lời, tôi cảm thấy linh hồn mình luôn tự do một cách đẹp đẽ nhất”.
Ngay từ đầu, bài trình bày về cá tính nữ giới tự nhiên này không bao gồm bất cứ đánh giá nào về giá trị. Điều hiển nhiên không cần giải thích chi tiết thêm rằng bản chất nữ tính được phát triển tinh ròng quả có bao gồm một giá trị cao cả có tính sinh tử. Điều chủ yếu đối với giá trị sinh tử này cũng như đối với giá trị đạo đức, mà chúng ta sẽ sớm xem xét, là bản chất nữ giới phải được phát triển cho tinh ròng, và điều này không xảy ra như một lẽ tất nhiên. Người ta thậm chí còn đi xa đến mức nói rằng nó chỉ như thế trong những trường hợp đặc thù. Vì thiên hướng nữ tính mắc phải khuyết điểm chung mà bản chất con người thừa hưởng từ tội nguyên tổ, một điều cản trở sự phát triển tinh ròng của họ, và là điều nếu không chống đối, sẽ dẫn đến sự đồi bại rất đặc trưng. Thông thường, cái nhìn về bản thân xem ra bị phóng đại một cách không lành mạnh; trước nhất, xu hướng tập chú cả các hoạt động của mình lẫn của người khác vào con người của chính họ được phát biểu qua trang điểm phù phiếm, muốn được khen ngợi và tâng bốc, và nhu cầu chuyện trò không hạn chế; mặt khác, người ta thấy nó trong việc họ lưu ý quá mức đến người khác qua tính tò mò, ngồi lê đôi mách và nhu cầu vô ý tọc mạch pha mình vào cuộc sống riêng tư của người khác. Quan điểm muốn đạt tới nét toàn bộ của họ dễ dàng dẫn tới việc phung phí các năng lực của họ: sự ác cảm của họ đối với việc ra kỷ luật khách quan cần thiết đối với các khả năng cá nhân dẫn đến việc họ bắt bẻ cách phiến diện trong mọi lĩnh vực. Và trong các mối liên hệ của họ với những người khác, người ta thấy nó được phát biểu qua việc hoàn toàn đồng hóa [absorption] với họ quá mức yêu cầu của chức năng người mẹ: người bạn đầy thiện cảm trở thành kẻ gây phiền phức ngăn cản người khác, không chịu đựng một sự phát triển thầm lặng, kín đáo; và vì điều này, họ không thúc đẩy sự phát triển mà đúng hơn cản trở và làm nó ra tê liệt. Việc thống trị đã thay thế việc phục vụ vui tươi. Biết bao nhiêu cuộc hôn nhân bất hạnh đã được quy cho sự bất thường này! Biết bao sự ra xa cách giữa người mẹ và những đứa con đang lớn lên và ngay cả những đứa con đã trưởng thành!
Để tương phản, nếu phải trình bày hình ảnh nhân cách phát triển tinh ròng của người phối ngẫu và người mẹ như lẽ ra họ phải là đúng theo ơn gọi tự nhiên của họ, chúng ta phải nhìn vào Đức Trinh Nữ Maria. Ở tâm điểm đời sống ngài là con trai của ngài. Ngài chờ mong sự ra đời của Người trong một niềm mong chờ hạnh phúc; ngài chăm chút thời thơ ấu của Người; dù gần hay xa, đúng thế, bất cứ nơi nào Người muốn, ngài cũng đi theo Người trên con đường của Người; ngài ôm thi thể bị đóng đinh trong vòng tay của mình; ngài thực hiện ý muốn của người đã ra đi. Nhưng ngài làm tất cả những điều này không phải như hành động của ngài: trong mọi sự, ngài là người tớ gái của Chúa; ngài chu toàn điều Thiên Chúa kêu gọi ngài làm. Và đó là lý do tại sao ngài không coi đứa con như tài sản của riêng mình: ngài đã chào đón Người từ bàn tay Thiên Chúa; ngài đặt Người trở lại bàn tay Thiên Chúa bằng cách dâng Người trong Đền thờ và ở với Người khi bị đóng đinh. Nếu phải coi Mẹ Thiên Chúa như người phối ngẫu, chúng ta sẽ tìm thấy một sự tín thác thầm lặng, vô hạn, một sự tín thác, ngược lại, lại phụ thuộc một sự tín thác vô hạn, một sự vâng phục âm thầm, và một sự hiệp thông hiển nhiên trung thành trong đau khổ. Ngài làm tất cả những điều này để phục tùng ý muốn của Thiên Chúa, Đấng đã ban cho ngài một người chồng như một người phàm bảo vệ và là người hướng dẫn hữu hình.
Hình ảnh Mẹ Thiên Chúa chứng tỏ thái độ tâm linh căn bản tương ứng với ơn gọi tự nhiên của người phụ nữ; mối liên hệ của ngài với chồng là mối liên hệ vâng lời, tín thác và tham gia vào cuộc sống của chồng khi ngài thúc đẩy các nhiệm vụ khách quan và sự phát triển nhân cách của ông; đối với đứa con, ngài dành sự quan tâm thực sự, khuyến khích và đào tạo các tài năng do Thiên Chúa ban tặng cho đứa con; ngài cung ứng cả hiến mình đầy vị tha lẫn sự rút lui trong yên lặng khi không còn được cần đến. Tất cả đều dựa trên quan niệm coi hôn nhân và việc làm mẹ như một ơn gọi từ Thiên Chúa; nó được thực hiện vì Thiên Chúa và dưới sự hướng dẫn của Người.
Làm thế nào người phụ nữ có thể đạt được triết lý thực hành cao cả này trong suy nghĩ và trong việc làm khi những động lực mạnh mẽ như vậy trong bản chất sa ngã của họ chống lại nó và thúc giục họ theo những cách khác? Một phương thuốc tốt tự nhiên chống lại tất cả các khuyết tật đặc trưng nữ giới là việc làm khách quan vững chắc. Điều này tự nó đòi hỏi phải kìm hãm một thái độ quá có tính bản thân. Nó kêu gọi chấm dứt sự hời hợt không những trong việc làm riêng của họ mà còn nói chung nữa. Vì nó đòi phải tuân theo các quy luật khách quan, nó là một trường dạy sự vâng lời. Nhưng nó không được dẫn đến việc từ bỏ thái độ bản thân tốt đẹp và tinh trong cũng như việc chuyên môn hóa một chiều và làm nô lệ cho một kỷ luật chỉ tiêu biểu cho sự đồi bại của bản chất nam giới. Có thể thấy phương thuốc tự nhiên của việc làm khách quan này cực kỳ hữu hiệu như thế nào ở việc trưởng thành và hài hòa của nhiều phụ nữ chứng tỏ có sự đào tạo trí thức cao hoặc được đào luyện bằng cuộc sống gian khổ trong kỷ luật lao động chuyên nghiệp vất vả. Ở đây chúng ta có sự song hành đối với hình ảnh chính nhân quân tử (gentleman) mà Newman từng phác họa trong The Idea of a University (Ý tưởng về một Trường Đại học): sự trau dồi nhân cách phần nào giống với sự thánh thiện thực sự. Nhưng trong cả hai trường hợp, đây chỉ là một vấn đề tương tự. Bản nhiên chỉ bị hạn chế bởi ảnh hưởng của giáo dục duy trì bề ngoài được trau dồi của nó chỉ đến một điểm nào đó; sau đó nó vượt qua mọi giới hạn. Chỉ sức mạnh của ân sủng mới có thể nhổ tận gốc và tái tạo ra bản chất đã sa ngã; nó diễn ra từ bên trong, không bao giờ từ bên ngoài. Điều này diễn ra như thế nào trong bản chất nữ giới, chúng ta sẽ xem xét ở phần sau.
II. Các ơn gọi tự nhiên khác của phụ nữ
Chúng ta tiến sang câu hỏi căn bản thứ hai: Có những ơn gọi nữ giới nào khác với ơn gọi tự nhiên không? Chỉ có ai ảo tưởng chủ quan mới có thể phủ nhận rằng phụ nữ có khả năng thực hành các ơn gọi khác ngoài vai trò làm người phối ngẫu và làm mẹ. Kinh nghiệm của những thập niên qua và thực sự, kinh nghiệm của mọi thời đại, đã chứng minh điều này. Người ta có thể nói rằng trong trường hợp cần thiết, mọi phụ nữ bình thường và khỏe mạnh đều có thể giữ một chức vụ. Và không có nghề nào mà người phụ nữ không thể làm được. Một người phụ nữ tự hy sinh có thể đạt được những thành tựu đáng kinh ngạc khi đụng đến vấn đề phải thay thế vai trò tạo sinh kế cho những đứa con mồ côi cha, nâng đỡ những đứa trẻ bị bỏ rơi hoặc cha mẹ già yếu. Tuy nhiên, những thiên phú và xu hướng cá nhân cũng có thể dẫn đến những hoạt động đa dạng nhất. Thật vậy, không có phụ nữ nào chỉ là phụ nữ; giống như một người đàn ông, mỗi phụ nữ đều có chuyên môn và tài năng riêng, và tài năng này mang lại cho họ khả năng làm việc chuyên môn, bất kể là nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, v.v. Trong yếu tính, tài năng cá nhân có thể cho phép họ bắt tay vào bất cứ ngành nào, ngay cả những ngành xa vời với ơn gọi nữ giới thông thường. Trong những trường hợp như vậy, có lẽ người ta không nên nói tới một nghề nghiệp nữ giới. Khi sử dụng thuật ngữ “nghề nghiệp nữ giới” một cách có ý nghĩa, nó chỉ có thể biểu thị những nhiệm vụ khách quan được bản chất nữ giao phó. Điều này có nghĩa mọi nghề nghiệp phụ thuộc vào mối quan hệ thiện cảm như điều dưỡng, giáo dục, và công tác xã hội; do đó, cũng sẽ bao gồm ơn gọi làm bác sĩ và y tá, giáo viên và gia sư, người giúp việc nhà, và toàn bộ các dịch vụ xã hội hiện đại. Về mặt học thuật, đó sẽ là những ngành liên quan đến yếu tố cụ thể, sống động, bản vị tức là nghệ thuật và các chức vụ nhằm trợ giúp và phục vụ, chẳng hạn như dịch thuật, biên tập và có thể hướng dẫn công việc của một người lạ một cách trân trọng. Trong căn bản, cùng một thái độ tâm linh mà người vợ và người mẹ cần cũng cần ở đây, ngoại trừ việc nó được mở rộng ra một phạm vi làm việc rộng hơn và chủ yếu đối với một lãnh vực đang thay đổi của con người; vì lý do đó, viễn ảnh được tách khỏi mối liên hệ huyết thống có tính sinh tử và được nâng cao hơn tới bình diện tâm linh. Tất nhiên điều cũng đúng là có thể thiếu nhiều năng lực thúc đẩy tự nhiên, những sức mạnh hiện hữu trong sự hiệp thông sống động. Một sức mạnh lớn hơn để hy sinh bản thân là điều không thể thiếu cho thái độ tâm linh này.
Tuy nhiên, quá và trên điều này, người ta có thể nói rằng ngay cả những ngành nghề mà các yêu cầu khách quan không hài hòa với bản chất nữ giới, những ngành nghề được coi là đặc biệt của nam giới, vẫn có thể được thực hành một cách thực sự nữ tính nếu được chấp nhận như một phần của điều kiện nhân bản cụ thể. Cần điều chỉnh tư duy vật chất hoặc suy nghĩ trừu tượng, như trong việc làm ở nhà máy, văn phòng kinh doanh, công vụ quốc gia hoặc thành phố, cơ quan lập pháp, phòng thí nghiệm hóa học hoặc viện toán học. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, công việc được tiến hành với những người khác, ít nhất là với những người khác trong cùng một phòng; thường thì đó là sự phân công lao động. Và với nó một cơ hội trực tiếp được dành cho việc phát triển mọi nhân đức nữ tính. Người ta thậm chí có thể nói rằng việc phát triển bản tính nữ có thể trở thành một đối trọng cân bằng tốt lành chính ở đây, nơi mà mọi người đều có nguy cơ trở thành máy móc và đánh mất nhân tính của mình. Trong tinh thần của người đàn ông biết rằng sự giúp đỡ và thiện cảm đang chờ đợi họ ở nơi làm việc của họ, nhiều điều sẽ được đánh thức hoặc giữ được sức sống mà nếu không sẽ bị hao mòn đi. Đây là một cách để cuộc sống chuyên nghiệp được đào tạo bởi tính cách nữ tính; điều này thường khác với những gì người đàn ông làm. Có một khả thể khác. Mọi điều trừu tượng cuối cùng trở thành một phần của điều cụ thể. Mọi điều vô tri vô giác cuối cùng đều phục vụ cho điều sống động. Đó là lý do tại sao mọi hoạt động liên quan đến trừu tượng đều cuối cùng sẽ phục vụ cho một tổng thể sống động. Bất cứ ai nắm được tầm nhìn tổng thể này và làm cho nó hoạt động đều cảm thấy mình bị ràng buộc vào nó ngay cả trong việc làm trừu tượng buồn tẻ nhất. Và việc làm này sẽ trở thành có thể chịu đựng được nhờ tầm nhìn này và trong nhiều trường hợp, thậm chí trở nên tốt một cách hiển nhiên hơn là khi, vì một phần, mà đánh mất toàn bộ. Người đàn ông có lẽ sẽ nhắm vào hình thức pháp lý hoàn hảo nhất trong luật lệ hoặc lệnh lạc; và, khi làm như vậy, họ có thể cân nhắc rất ít các hoàn cảnh cụ thể rất tốt để giải quyết; trong khi phụ nữ, nếu họ mãi trung thành với bản chất của mình ngay cả trong Quốc hội hoặc dịch vụ hành chính, sẽ tìm kiếm mục tiêu cụ thể và điều chỉnh các phương tiện để đạt được mục đích.
Do đó, sự tham gia của phụ nữ vào các lĩnh vực chuyên môn đa dạng nhất có thể là một phúc lành cho toàn xã hội, bất kể là tư nhân hay công cộng, nếu triết lý thực hành có tính nữ một cách chuyên biệt được bảo tồn. Một cái nhìn về Mẹ Thiên Chúa lại trở thành dấu hiệu cho chúng ta một lần nữa. Chẳng hạn, tại đám cưới ở Cana, trong tầm nhìn yên lặng, đầy quan sát, Đức Maria đã tìm hiểu mọi sự và phát hiện ra những điều thiếu sót. Trước khi bất cứ điều gì được lưu ý, ngay cả trước khi sự bối rối bắt đầu, ngài đã cung cấp sẵn biện pháp khắc phục. Ngài tìm mọi cách và phương tiện, ngài đưa ra các chỉ thị cần thiết, làm mọi việc một cách âm thầm. Ngài không chú ý đến chính ngài. Hãy để ngài là nguyên mẫu của người phụ nữ trong đời sống chuyên nghiệp. Dù ở bất cứ nơi đâu, hãy để họ luôn thi hành công việc của họ một cách lặng lẽ và đúng bổn phận, không đòi được chú ý và đánh giá cao. Và đồng thời, họ nên khảo sát các điều kiện với một con mắt cảnh giác. Hãy để họ ý thức được ở đâu có nhu cầu và ở đâu cần được giúp đỡ, can thiệp và qui định bao lâu trong khả năng của mình một cách kín đáo nhất có thể. Rồi họ sẽ như một tinh thần tốt lành tỏa lan phước lành ra khắp nơi.
Còn tiếp
VietCatholic TV
Tai hại của cầu cơ, bói toán. Sức mạnh của phù thủy, thầy bùa, thầy ngải từ đâu ra?
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:20 08/10/2021
1. Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô và Đức Tổng Giám Mục Hilarion cùng có mặt tại Vatican cùng các vị khác
Hôm 4 tháng 10, lễ Thánh Phanxicô Assisi, đã có một cuộc họp quan trọng của các nhà lãnh đạo tôn giáo, các nhà khoa học và các chuyên gia tại Vatican. Tiêu đề của sự kiện là Niềm tin và Khoa học: Hướng tới COP26, và được phối hợp tổ chức với các Đại sứ quán Anh và Ý tại Tòa thánh. Tại cuộc họp, các đại biểu đã ký kháng nghị chung cho Hội nghị khí hậu COP26 của Liên hợp quốc sắp tới sẽ được tổ chức tại Glasgow, từ ngày 1 đến ngày 12 tháng 11. Các đại diện và diễn giả của Chính thống giáo tại cuộc họp bao gồm Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô và Đức Tổng Giám Mục Hilarion, người đứng đầu Ủy ban đối ngoại Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa.
Các quan sát viên cho rằng thật thú vị khi thấy hai vị này ngồi gần nhau hơn một giờ đồng hồ, chỉ cách nhau bởi một người duy nhất là Đức Tổng Giám Mục Justin Welby của Anh Giáo Canterbury. Đức Thượng Phụ Đại Kết đã vỗ tay tán thưởng khi Đức Tổng Giám Mục Hilarion kết thúc bài diễn văn của mình.
Từ khi Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô trao tomo cho Giáo Hội Chính Thống Ukraine, Đức Thượng Phụ Kirill cũng như Đức Tổng Giám Mục Hilarion đã không ngừng công kích ngài.
Hôm 27 tháng 9, khi trao các giải thưởng cho một số nhân vật Chính Thống Giáo Nga, Thượng phụ Kirill nói : “Chúng ta rất buồn vì thực tế là ngày nay Đức Thượng Phụ Constantinople đã rơi vào tình trạng ly giáo vì ngài đã hiệp thông cùng với các giáo sĩ ly khai và công nhận các giáo sĩ tự phong, những người không có sự thánh hiến hợp pháp theo các hệ thống giáo luật.”
Source:Sismografo
2. Ba Vệ binh Thụy Sĩ xin về quê vì từ chối chích vắc xin COVID
Mặc dù đã tuyên thệ cống hiến mạng sống của mình để bảo vệ Đức Giáo Hoàng, ba thành viên của Đội Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ huyền thoại của Vatican đã từ bỏ lực lượng nhỏ về quê vì từ chối tuân thủ mệnh lệnh gần đây là phải có chứng chỉ tiêm chủng COVID-19 hoặc có kết quả xét nghiệm COVID âm tính trong vòng 48 giờ qua để làm việc tại Quốc gia Thành phố Vatican.
Ba người lính, những người vừa mới tham gia đội Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ vào tháng 5 năm ngoái, đã chọn về quê thay vì nhận vắc-xin. Vắc-xin dễ dàng có sẵn trên khắp nước Ý và được Vatican cung cấp miễn phí cho tất cả nhân viên của mình vào đầu năm nay.
Quyết định của họ đã được xác nhận bởi người phát ngôn của Lực lượng Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ, Urs Breitenmoser, với tờ báo Tribune de Geneve.
Theo nhật báo Il Messionaryro của Rôma, ba Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ khác đã bị đình chỉ không lương cho đến khi họ hoàn thành việc tiêm chủng, có lẽ là với vắc xin Pfizer mà Tòa thánh đã cung cấp cho tất cả các nhân viên của mình và cần ít nhất 20 ngày giữa các đợt tiêm chủng.
Người phát ngôn của Lực lượng Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ cho biết: “Đó là một biện pháp phù hợp với các binh đoàn khác trên thế giới.
Kể từ ngày 1 tháng 10, Thẻ xanh, hay chứng chỉ tiêm chủng, là bắt buộc đối với tất cả nhân viên Vatican. Nó có thể nhận được sau khi hoàn thành việc tiêm chủng, hay sau khi phục hồi từ COVID-19, hay xét nghiệm thường xuyên. Những người chọn phương pháp xét nghiệm thường xuyên phải trả cho khoảng $25, từ tiền túi của mình, cứ mỗi 48 giờ.
Trong trường hợp cụ thể của Lực lượng Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ, những người luôn ở gần cả Đức Giáo Hoàng và những vị khách quan trọng của ngài, xét nghiệm âm tính được coi là không đủ, vì các xét nghiệm có thể âm tính trong thời gian ủ bệnh của coronavirus.
Kể từ ngày 1 tháng 10, Vatican đã đình chỉ lương của những nhân viên nghỉ việc vì họ không có giấy chứng nhận sức khỏe COVID-19. Điều đó khiến Vatican trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới đình chỉ trả lương cho những nhân viên từ chối tiêm phòng.
Ngoại lệ duy nhất đối với Green Pass để vào các sự kiện của Vatican là các nghi thức phụng vụ và thánh lễ được cử hành tại Đền Thờ Thánh Phêrô và giáo xứ Santa Anna. Buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật hàng tuần tại Quảng trường Thánh Phêrô cũng không yêu cầu phải có thẻ xanh, vì nó diễn ra ngoài trời, nhưng chưa rõ phải có Thẻ Xanh hay không để tham dự buổi triều yết của Đức Giáo Hoàng vào sáng thứ Tư hay không, khi các buổi tiếp kiến này tiếp tục được tổ chức tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục
Source:Crux
3. Sức mạnh của phù thủy, thầy bùa, thầy ngải từ đâu ra?
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #151: A Witch's Power”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 151. Sức mạnh của phù thủy”.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một số anh chị em đến gặp chúng tôi xin trừ tà là những người đang bị hành hạ bởi những phù thủy tinh quái. Đó là chuyện khó khăn. Một số kẻ hành hạ họ tự nhận mình là phù thủy, trong khi những người khác tuyên bố thực hành các tôn giáo phương Đông hoặc tâm linh ngoại giáo, chẳng hạn như Wicca. Nhưng họ đang nguyền rủa và khống chế người dân của chúng ta, và những tác động là rất thực tế.
Ví dụ, một nạn nhân bị đau dữ dội, không rõ nguyên nhân, không giải thích được về y khoa, các thành viên khác trong gia đình cũng đau khổ về thể chất và tinh thần; trong khi phù thủy gửi tin nhắn hả hê. Một nạn nhân khác hàng đêm nghe thấy giọng nói đe dọa của phù thủy nói với cô ấy rằng cô ấy sẽ bị đày đọa xuống địa ngục. Người thứ ba phải chịu sự thăm viếng thường xuyên từ một phù thủy với nhiều kiểu tra tấn và biểu hiện khác nhau. Trong mỗi trường hợp, một phù thủy tuyên bố đang hành hạ họ và có thể xác minh đúng là như vậy.
Trong quá trình giải thoát, một số người đã bài tiết một cách đáng kể ra khỏi cơ thể một loại “bolus”, tức là một loại bùa – đó là một khối đen hoặc đốm màu được phù thủy sử dụng để nguyền rủa cá nhân. Khi nào cái bolus đó vẫn còn bên trong người họ, quá trình giải thoát sẽ bị cản trở. Dù cho sự bài tiết lộn xộn và đáng xấu hổ, thoát khỏi nó là một sự giải tỏa tuyệt vời. Nếu họ tin tưởng và kiên trì, quyền năng cứu độ của Chúa Giêsu Kitô cuối cùng sẽ giải thoát họ khỏi sự nắm bắt của phù thủy. Nhưng quá trình giải phóng có thể mất khá nhiều thời gian, giống như trường hợp bị ma quỷ chiếm hữu hoàn toàn.
Điều nổi bật trong những trường hợp này là sức mạnh thực sự của phù thủy. Một số phù thủy có kiến thức phức tạp, tiềm ẩn về những người mà họ đang hành hạ và chế nhạo họ với điều đó. Một số phù thủy điều khiển đồ vật bằng sức mạnh của quỷ. Ví dụ, một phù thủy có thể đưa các vật thể đen tối vào bên trong chiếc xe đã được khóa cẩn thận của nạn nhân. Và những tên phù thủy này có thể khiến mọi người bị bệnh thực sự.
Trong quá trình giải thoát, chúng tôi nhấn mạnh rằng các nạn nhân phải học cách tin cậy vào Chúa Giêsu. Sức mạnh của phù thủy, giống như của quỷ, là có hạn. Các phù thủy có thể quấy rối, hành hạ và gây ra đau khổ, nhưng quyền năng của Chúa Kitô Phục sinh là tối cao.
Các phù thủy lấy sức mạnh từ đâu? Một số người thực hành ma thuật này tuyên bố đang truyền năng lượng tự nhiên từ vũ trụ; những người khác nói rằng họ đang kêu gọi một “năng lượng nữ tính”; và vẫn còn những người khác tuyên bố được các vị thần ngoại giáo hỗ trợ. Nhưng tất cả họ đều bị lừa dối. Thực hành phép thuật dưới bất kỳ hình thức nào đều không đến từ một Thiên Chúa chân chính và yêu thương.
Những gì họ nghĩ là năng lượng tâm linh, sức mạnh trái đất hoặc các vị thần chỉ là mặt nạ cho Satan. Tất cả những “vị thần” ngoại giáo này đều là ma quỷ dưới sự kiểm soát của Satan. Các phù thủy bị sa lầy sâu trong thế giới đen tối của tội ác này. Trên thực tế, tâm hồn họ chỉ có thể là chập chùng các bóng tối và nô lệ cho Hoàng tử bóng tối. Trong khi họ đe dọa người khác bằng địa ngục, thì chính họ là người đang gặp nguy hiểm lớn nhất về tâm linh.
Tuy nhiên, những người đến với chúng tôi, nếu họ kiên trì, có thể tìm lại được tự do, ánh sáng và bình an đích thực trong Chúa Giêsu Kitô. Con đường bắt đầu bằng sự ăn năn cho bất kỳ tội lỗi nào mà họ có thể đã phạm phải khiến họ dễ bị tổn thương trước sức mạnh của phù thủy. Nó cũng bao gồm một sự thanh tẩy tâm linh và thánh hóa qua các bí tích và á bí tích. Họ cũng nên tha thứ cho phù thủy đang hành hạ họ, giống như Chúa Giêsu tha thứ cho những người đã đóng đinh Ngài. Chúng ta thực sự là những người theo Chúa Giêsu khi chúng ta “chúc lành cho những kẻ bắt bớ anh em, chúc lành chứ đừng nguyền rủa họ” (Rm 12,14).
Lời nguyền, phép thuật và ma thuật là công cụ của Satan và các phù thủy của hắn. Công cụ của người tin Chúa là đức tin nơi Thiên Chúa, sự tín thác nơi Chúa Giêsu, và tình yêu thương người lân cận, kể cả những kẻ bắt bớ mình.
Source:Catholic Exorcism
Đức Thánh Cha sẽ sớm công bố các tân HY sau khi nhiều vị qua đời. Lời khuyên khi gia đình có người đau yếu
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:14 08/10/2021
1. Đức Thánh Cha Phanxicô thương tiếc vị Hồng Y đã công bố kết quả cuộc bầu cử của Đức Bênêđíctô XVI
Đức Hồng Y Jorge Arturo Medina Estévez, người đã lãnh đạo Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích của Vatican trong sáu năm và là linh mục qua bảy triều giáo hoàng, đã qua đời vào ngày 3 tháng 10 ở tuổi 94.
Đức Hồng Y Medina cũng là vị Hồng Y đã công bố với thế giới việc Đức Bênêđíctô XVI được bầu làm Giáo Hoàng vào ngày 19/4/2005.
Ngài qua đời ở Chí Lợi, tại quê hương Santiago de Chile, và tang lễ của ngài được cử hành vào hôm thứ Hai tại nhà thờ chính tòa của thành phố.
Hôm 4 tháng 10, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gửi một thông điệp chia buồn tới những người thân của Đức Hồng Y Medina và những người Công Giáo của các giáo phận Rancagua và Valparaíso, nơi mà Đức Hồng Y Medina đã lãnh đạo trước khi đảm nhận vị trí của mình tại Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích của Vatican.
Đức Phanxicô nói rằng Đức Hồng Y Medina là một linh mục và giám mục “hy sinh quên mình”, là người “với lòng trung thành, đã hiến dâng cuộc đời mình để phục vụ Thiên Chúa và Giáo hội hoàn vũ.”
Ngài nói thêm rằng ngài đang cầu nguyện cho linh hồn của vị Hồng Y được an giấc ngàn thu.
Sinh ngày 23 tháng 12 năm 1926, Đức Hồng Y Medina được thụ phong linh mục năm 1954, sau đó ngài bắt đầu giảng dạy triết học trong chủng viện, và dạy thần học tại Đại học Công Giáo Giáo hoàng Chí Lợi. Ngài dạy triết học trong 10 năm và thần học cho đến năm 1994. Từ năm 1974 đến năm 1985, ngài là hiệu trưởng đại học.
Ngài cũng là cha giải tội trong Kinh Sĩ Đoàn nhà thờ chính tòa của Thủ đô Santiago de Chile trong nhiều năm và là thẩm phán trong tòa án giáo hội.
Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã phong ngài là peritus, tức là “chuyên gia”, tại Công đồng Vatican II. Sau đó, ngài cũng là thành viên của Ủy ban Thần học Quốc tế và ủy ban soạn thảo Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo.
Ngài là nhà thuyết giảng tại kỳ tĩnh tâm Mùa Chay của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1993, và vào năm 1996, Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm ngài làm tổng trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích. Ngài giữ chức tổng trưởng từ năm 1998 đến năm 2002.
Đức Hồng Y Medina đã viết nhiều sách và bài báo về các chủ đề bao gồm tâm linh và giáo luật.
Vào tháng 2 năm 1998, Đức Gioan-Phaolô II đã tấn phong Hồng Y cho ngài. Năm 2005, Đức Hồng Y Medina tham gia mật nghị bầu Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI. Với tư cách là Hồng Y trưởng đẳng phó tế, ngài đã công bố việc Đức Bênêđíctô được bầu làm Giáo Hoàng và choàng dây Pallium cho Đức Bênêđíctô trong thánh lễ nhậm chức.
Source:Catholic News Agency
2. Hồng Y Đoàn sau cái chết của Đức Hồng Y Jorge Medina Estévez
Với cái chết của Đức Hồng Y Jorge Medina Estévez, nguyên Tổng trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, Hồng Y Đoàn còn 215 vị, trong đó số Hồng Y cử tri là 121 vị
Trong số 121 vị Hồng Y cử tri
13 vị được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong.
38 vị được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI tấn phong.
70 vị được Đức Giáo Hoàng Phanxicô tấn phong.
Số Hồng Y không còn quyền bầu Giáo Hoàng 94 *
44 vị được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong.
27 vị được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI tấn phong.
23 vị được Đức Giáo Hoàng Phanxicô tấn phong.
Source:Sismografo
3. Ma quỷ tấn công những người đau yếu liệt lào ra sao?
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #150: An Evil Spirit of Infirmity”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 150. Tâm ma của những người đau yếu liệt lào”.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Sau một cuộc chiến lâu dài với căn bệnh ung thư, anh ấy biết mình sắp chết và thừa nhận điều đó. Điều mà tôi không biết, cũng như anh ấy cũng không nói với tôi vào thời điểm đó, là anh ấy đang phải vật lộn với cảm giác sợ hãi và tuyệt vọng sâu sắc. Anh là một người có đức tin, nhưng những khoảng khắc xao xuyến này là rất thực và rất mạnh, và chúng dày vò anh.
Khi chúng tôi cầu nguyện cho anh ấy, một trong những người nhạy cảm tâm linh của chúng tôi đã cảm nhận được sự hiện diện mà cô ấy gọi là, “tâm ma của người đau yếu liệt lào”. Vì vậy, chúng tôi đã cầu nguyện một cách cụ thể và lặp đi lặp lại rằng con quỷ này sẽ bị trục xuất. Khi buổi trừ tà kết thúc, có một sự thay đổi đáng kể nơi người đàn ông. Bóng tối xung quanh anh được cất đi và anh nói, lần đầu tiên sau một thời gian dài, anh cảm thấy hy vọng và bình yên.
Nhiều tháng trôi qua, đám ma quỷ này quay trở lại, mặc dù không mạnh bằng. Có vẻ như Satan đang tiếp tục khai thác nỗi sợ hãi tự nhiên về cái chết của anh ta, đó là cơ hội cho ma quỷ quay trở lại, và cám dỗ anh ta rơi vào tâm lý tuyệt vọng. Anh đã chiến đấu anh dũng chống lại sự cám dỗ cuối cùng này. Một thời gian sau, anh ra đi trong thanh thản.
Thánh Catêrina thành Siena trong tác phẩm nổi tiếng của mình, cuốn The Dialogue, thuật lại rằng Chúa đã nói với bà, “Đối với Ta, tội lỗi cuối cùng của sự tuyệt vọng này nghiêm trọng hơn tất cả các tội lỗi khác. Những linh hồn phạm vào tội tuyệt vọng này coi sự khốn khổ của nó lớn hơn lòng thương xót của Ta.” Coi thường lòng thương xót của Thiên Chúa, “đây là tội lỗi không được tha thứ, bởi vì linh hồn đó sẽ không được tha thứ khi đánh giá thấp lòng thương xót của Ta.” Để làm ví dụ, Chúa nói với Thánh Catêrina, “Sự tuyệt vọng của Giuđa làm Ta phật lòng nhiều hơn, và nặng nề hơn so với sự phản bội của nó đối với Con Ta” (“A Treatise of Discretion,” Dialogues, p. 55/169).
Trong suốt cuộc đời của chúng ta, đặc biệt là vào giờ chết của chúng ta, tâm ma yếu đuối và tuyệt vọng sẽ không ngừng làm khổ linh hồn. Phương pháp khắc phục rất rõ ràng: chúng ta phải tin cậy vào lòng thương xót của Thiên Chúa. Dù tội lỗi của chúng ta là gì, dù nghiêm trọng đến đâu, Chúa luôn sẵn sàng tha thứ và chào đón chúng ta vào Vương quốc của Ngài. chúng ta chỉ cần vững dạ xin Ngài.
Source:Catholic Exorcism